SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 1
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Định nghĩa của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ
tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần
đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp.
1.1.2. Định nghĩa về phân tích tài chính
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp chính là đánh giá những gì đã
làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó có thể tìm ra được các
biện pháp làm tối ưu hóa các điểm mạnh, hạn chế cũng như khắc phục tối ưu
cho các điểm yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đánh giá tình
hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu tình
hình tài chính hiện hành với quá khứ, từ đó mà các nhà quản trị doanh nghiệp
thấy được thực trạng tài chính quá khứ, hiện tại và những dự đoán cho tương
lai.
1.1.3. Định nghĩa về quản trị tài chính
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp
thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các quan hệ
tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất – kinh doanh nhằm thực hiện
mục tiêu của doanh nghiệp. Những nội dung cơ bản đó bao gồm lựa chọn và
đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó.
1.1.4. Mục đích và vai trò phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.1.5. Mục đích và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Thông tin tài chính của doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm
Dưới góc độ của quản trị tài chính, phân tích tài chính là để kiểm tra, đánh
giá các số liệu tài chính từ quá khứ, hiện tại và xu hướng tương lai, phục vụ
cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phân tích tình
hình tài chính đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan
tâm khác nhau như nhà quản lý tại doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 2
hàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng… phục vụ cho mục đích
của mình.
1.1.6. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính có tầm quan trọng to lớn trong chức năng quản trị doanh
nghiệp và trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Những vai trò
chủ yếu mà tài chính doanh nghiệp giữ như sau:
- Huy động, khai thác nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp đồng thời tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu
vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như
cho đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở
chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong kỳ, tiếp đó lựa chọn các phương pháp và hình thức thích
hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu
cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
cũng phụ thuộc vào việc tổ chức sử dụng vốn. Từ việc đánh giá và lựa chọn
dự án đầu tư tối ưu, các cơ hội kinh doanh, giảm bớt hoặc tránh được những
thiệt hại do ứ đọng vốn, giảm bớt các nhu cầu vay vốn, giảm các khoản tiền
trả lãi vay, hình thành sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đều là vai trò của quản trị tài chính.
- Đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh
Tài chính doanh nghiệp phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp.
Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu
nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với
những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở
hữu doanh nghiệp. Đối với người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức
năng phân phối của tài chính doanh nghiệp phù hợp với quy luật, tài chính
doanh nghiệp sẽ trở thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra
những động lực kinh tế tác động tới tăng năng suất, kích thích và thu hút
vốn, thúc đẩy tăng vòng quay vốn.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 3
- Công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thông qua các hình thức, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực
hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà lãnh đạo và quản lý đánh giá khái quát và
kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời
những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó đưa ra các quyết định điều
chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.
1.1.7. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp
- Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như tình hình phân bổ vốn,
nguồn vốn hợp lý hay chưa hợp lý, mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa hoặc
thiếu vốn.
- Đánh giá khả năng thanh toán, tình trạng thanh toán của doanh nghiệp, sự
chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
- Phát hiện khả năng tiềm tang, xu hướng tài chính của doanh nghiệp, tìm ra
biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.8. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Nội dung phân tích báo cáo tài chính sẽ đi vào cụ thể 06 nội dung sau:
- Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Phân cơ cấu tài sản – nguồn vốn.
- Phân tích tình công nợ và khả năng thanh toán
- Phân tích tình hình luân chuyển vốn
- Phân tích khả năng sinh lời
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
1.2. Quy trình phân tích và hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính
1.2.1. Trình tự và các bước tiến hành phân tích
Bước 1: Thu thập thông tin
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và
thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp bao gồm cả những
thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin về kế toán
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 4
và các thông tin quản lý khác… trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập
trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp hàng năm, hàng tháng và
hàng quý, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Phân tích tài chính
sẽ tập trung chính vào việc phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Bước 2: Xử lý thông tin
Giai đoạn tiếp theo là xử lý thông tin thu thập được. Từ công tác tính toán, so
sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được
phục vụ cho quá trình tìm các giải pháp và ra quyết định
Bước 3: Tìm giải pháp và ra quyết định
Mục tiêu của phân tích tài chính là nhằm tìm giải pháp để tối ưu hóa các
quyết định tài chính và các quyết định quản trị khác đáp ứng nhu cầu cho các
đối tượng quan tâm như chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư…
1.2.2. Số liệu phục vụ phân tích tài chính doanh nghiệp
Dữ liệu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và phân tích tài chính là nguồn
dữ liệu thứ cấp bao gồm các bảng báo cáo tài chính, các báo cáo và các dữ
liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, và các dữ liệu kinh tế kỹ thuật bên
ngoài doanh nghiệp. Sau đây một số loại dữ liệu chính:
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp bao gồm phần tài
sản và phần nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
- Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm lập
báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Dựa trên số
liệu này, chúng ta có thể đánh giá tổng quát quy mô tài sản, kết cấu các
loại vốn của doanh nghiệp hiện có đang biểu hiện dưới hình thức vật chất.
Về mặt pháp lý, số lượng các chỉ tiêu phần tài sản thể hiện số vốn đang
thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
- Phần nguồn vốn: phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý
và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Phần nguồn vốn cho thấy
được thực trạng tài chính của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng cũng
như thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về tổng số vốn được
hình thành từ những nguồn khác nhau.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 5
Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh
nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện
có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu hình thành của
các tài sản đó. Từ đó, ta có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng
huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng cân đối số phát sinh:
Là bảng dùng phương pháp kỹ thuật để kiểm tra một cách tổng quát số liệu
kế toán đã ghi trên các tài khoản tổng hợp. Bảng cân đối số phát sinh được
xây dựng trên 2 cơ sở:
- Tổng số dư bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số
dư bên Có của tất cả các tài khoản tổng hợp.
- Tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng
tổng số phát sinh bên Có cửa tất cả các tài khoản tổng hợp.
Bảng cân đối số phát sinh có tác dụng trong việc kiểm tra công việc ghi chép,
tính toán. Thể hiện ở những điểm:
+ Xét theo tổng cộng thì: Tổng số bên Nợ và bên Có của từng cột số dư đầu
kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ nhất thiết phải bằng nhau.
+ Xét theo từng tài khoản trên từng dòng thì: Số dư cuối kỳ phải bằng số dư
đầu kỳ cộng phát sinh tổng trừ phát sinh giảm. Nếu không xảy ra như trên thì
trong ghi chép, tính toán chắc chắn có sai sót.
+ Nhìn vào bảng có thể đánh giá tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn và
quá trình kinh doanh của đơn vị.
+ Cung cấp tài liệu để lập bảng cân đối kế toán.
+ Cung cấp tài liệu cho việc phân tích hoạt động kính tế.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng
hợp phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của từng mặt hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ
với Nhà nước của doanh nghiệp như thuế và tình hình chấp hành Luật thuế
GTGT.
Kết cấu của bảng báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh gồm 03 phần:
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 6
Phần 1: Lãi, lỗ trong kinh doanh: được phản ánh theo kỳ trước, của kỳ này
và lũy kế từ đầu năm theo 03 chỉ tiêu doanh thu chi phí và lợi nhuận.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Phần 3: Thuế giá trị gia tăng
Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Đây là bảng báo cáo về dòng tiền của doanh nghiệp. Thực chất báo cáo này
cho chúng ta biết các luồng tiền vào và các luồng tiền ra trong một kỳ của
doanh nghiệp, từ đó so sánh để biết trong kỳ doanh nghiệp đã tạo ra bao
nhiêu tiền, đã sử dụng bao nhiêu tiền, tiền được tạo ra từ hoạt động nào, và
tiền được sử dụng vào hoạt động nào của doanh nghiệp. Đây là một báo cáo
mà các chủ nợ và các nhà đầu tư rất quan tâm, bởi vì đơn vị không chỉ cần
hoạt động có lãi mà còn phải tạo ra tiền nữa, nếu không khả năng thanh toán
của đơn vị sẽ không đảm bảo. Nếu hoạt động của đơn vị không tạo ra lợi
nhuận thì sẽ làm giảm dần vốn kinh doanh, nếu đơn vị không tạo ra tiền thì
dần dần đơn vị sẽ mất khả năng thanh toán và kết quả là trong cả hai trường
hợp đơn vị đều sẽ có nguy cơ đi đến phá sản.
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh BCTC được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình
hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không
thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn
về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
- Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng.
- Các chính sách kế toán áp dụng.
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế
toán.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 7
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
- Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển
tiền tệ.
1.2.3. Một số chỉ số tài chính căn bản trong phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp
Các tỷ số về khả năng thanh toán
Chúng ta có 03 tỷ số khả năng thanh toán chính:
- Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành
- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
- Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền
Ngoài ra chúng ta còn có 03 tỷ số hỗ trợ cho tỷ số thanh toán là:
- Tỷ số thanh toán ngân lưu
- Tỷ số khoảng cách an toàn
- Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
Các chỉ số về cơ cấu tài chính
Chúng ta có các tỷ số về cơ cấu tài chính quan trọng sau:
- Tỷ số cơ cấu tài sản ngắn hạn
- Tỷ số cơ cấu tài sản dài hạn
- Tỷ số tự tài trợ
- Tỷ số tài trợ dài hạn
Các tỷ số về khả năng hoạt động
Chúng ta có một số tỷ số tỷ số về khả năng hoạt động thể hiện sức sản xuất,
năng suất của doanh nghiệp như sau:
- Năng suất của tài sản ngắn hạn
- Năng suất của tổng tài sản
- Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
- Thời gian thu tiền bán hàng
- Thời gian thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp
Các tỷ số về khả năng sinh lời
Chúng ta có 03 tỷ số về khả năng sinh lời chính như sau:
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 8
- Sức sinh lời của doanh thu thuần
- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
- Sức sinh lời của vốn kinh doanh
1.3. Phương pháp phân tích tài chính
Về lý thuyết, ta có nhiều phương pháp phân tích tài chính; trong thực tế, hai
phương pháp được sử dụng thông dụng nhất là phương pháp so sánh và
phương pháp phân tích tỷ lệ. Trong phạm vi của khóa luận này, dữ liệu của
Công ty Cổ phần Thành Long sẽ được so sánh với hai đối thủ cạnh tranh là
Công ty Cổ phần Kết cấu thép VNCO – SSM và Công ty Cổ phần Xây lắp
điện 1.
1.3.1. Phương pháp so sánh
Nguyên tắc của phương pháp so sánh là phải đảm bảo các điều kiện có thể so
sánh được của các chỉ tiêu tài chính như thống nhất về không gian, thời gian,
nội dung, tính chất, và đơn vị tính…
Gốc so sánh được lựa chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian
Kỳ phân tích là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch
Nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu
hướng thay đổi về mặt tài chính
- So sánh số thực hiện kỳ này với số kế hoạch để thấy mức độ phát triển
của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành,
doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
mình.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng
thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về
số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ
kế toán liên tiếp.
Giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối:
Số tuyệt đối:
Y=Y1 – Y0
Trong đó:
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 9
Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích
Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc
Phương pháp so sánh số tuyệt đối cho thấy độ lớn của các chỉ tiêu, các khoản
mục chi phí, tài sản, công nợ, nguồn vốn… Tuy nhiên, phương pháp so sánh
tuyệt đối lại không cho thấy mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, các khoản mục và
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Số tương đối: Y= (Y1 /Y0)*100%
Phương pháp so sánh tương đối là dựa trên các tỷ lệ được tính toán theo
chiều ngang hoặc chiều dọc của các báo cáo tài chính. Phương pháp so sánh
tương đối cho thấy sự thay đổi cả về độ lớn của từng loại chỉ tiêu và khoản
mục, đồng thời cho phép liên kết các chỉ tiêu, khoản mục lại với nhau để
nhận định diễn biến về hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh. Phương
pháp so sánh tương đối có hạn chế là không thể hiện rõ mặt lượng của các
chỉ tiêu. Cùng một tỷ lệ, cùng một sự thay đổi tỷ lệ có thể phản ánh mặt
lượng khác nhau như 1% của 1tỷ khác 1% của 1 triệu.
1.3.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa các tỷ lệ của đại lượng tài
chính trong quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi các đại
lượng tài chính.
Nguyên tắc của phương pháp là yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các
định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở
các tỷ lệ của doanh nghiệp với các giá trị tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành
các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ảnh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu
hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán,
nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh,
nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời.
1.3.3. Phương pháp liên hệ cân đối
Đây là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
độc lập có sẵn mối liên hệ cân đối. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ
làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 10
1.3.4. Phân tích xu hướng
Phân tích xu hướng cũng là một dạng của phân tích so sánh. Nhưng thay vì
so sánh nhiều kỳ bằng cách so sánh từng cặp với nhau, phân tích xu hướng
lại chọn ra một năm làm gốc. Thông thường năm làm gốc là năm có kỳ xa
nhất so với năm tiến hành phân tích. Các năm còn lại được so sánh với năm
làm gốc.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính doanh nghiệp
Tài chính ở những doanh nghiệp khác nhau đều có những điểm khác nhau.
sự khác nhau đó ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bên trong cũng như bên ngoài.
1.4.1. Các nhân tố bên trong
- Hình thức pháp lý:
Theo tổ chức pháp lý của doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện có các loại
hình thức doanh nghiệp chủ yếu là: Doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ
phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa các
doanh nghiệp trên có ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp như việc tổ
chức, huy động vốn, sản xuất kinh doanh, việc phân phối lợi nhuận.
- Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của ngành kinh doanh:
Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của ngành kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ
tới tài chính doanh nghiệp. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm về mặt
kinh tế và kỹ thuật khác nhau. Những ảnh hưởng đó thể hiện:
*Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh:
Ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của
doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh, cũng như
tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do đó ảnh hưởng tới tốc độ
luân chuyển vốn (vốn cố định và vốn lưu động) ảnh hưởng tới phương pháp
đầu tư, thể thức thanh toán chi trả.
*Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh:
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 11
Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu vốn sử
dụng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp sản xuất có chu
kỳ ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không
có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng,
điều đó giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đảm bảo sự cân đối giữa thu và
chi bằng tiền; cũng như trong việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu
kinh doanh. Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ
sản xuất dài, phải ứng ra một lượng vốn lưu động tương đối lớn, doanh
nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính chất thời vụ, thì nhu cầu vốn
lưu động giữa các quý trong năm thường có sự biến động lớn, tiền thu về bán
hàng cũng không được đều, tình hình thanh toán, chi trả, cũng thường gặp
những khó khăn. Cho nên việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cũng như đảm
bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền của doanh nghiệp cũng khó khăn
hơn.
1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng môi trường kinh doanh bên ngoài:
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh
doanh nhất định. Môi trường kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt
động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động tài chính.
Dưới đây chủ yếu xem xét tác động của môi trường kinh doanh đến các hoạt
động tài chính doanh nghiệp.
- Sự ổn định của nền kinh tế:
Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng
trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu
về vốn của doanh nghiệp. Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên
những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường
trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí
trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay nguồn tài trợ cho việc
mở rộng sản xuất hay việc tăng tài sản.
-Ảnh hưởng về giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế:
Giá cả thị trường, giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ có ảnh hưởng
lớn tới doanh thu, do đó cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng tìm kiếm lợi
nhuận. Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng được phản ảnh nếu có sự
thay đổi về giá cả. Sự tăng, giảm lãi suất và giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng tới
sự chi phí tài chính và sự hấp dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau. Mức
lãi suất cũng là một yếu tố đo lường khả năng huy đông vốn vay. Sự tăng hay
giảm thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh, tới khả năng
tiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 12
Tất cả các yếu tố trên có thể được các nhà quản trị tài chính sử dụng để phân
tích các hình thức tài trợ và xác định thời gian tìm kiếm các nguồn vốn trên
thị trường tài chính.
- Sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
Sự cạnh tranh sản phẩm đang sản suất và các sản phẩm tương lai giữa các
doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và
có liên quan chặt chẽ đến khả năng tài trợ để doanh nghiệp tồn tại và tăng
trưởng trong một nền kinh tế luôn luôn biến đổi và người giám đốc tài chính
phải chịu trách nhiệm về việc cho doanh nghiệp hoạt động khi cần thiết.
Cũng tương tự như vậy, sự tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi doanh
nghiệp phải ra sức cải tiến kỹ thuật, quản lý, xem xét và đánh giá lại toàn bộ
tình hình tài chính, khả năng thích ứng với thị trường, từ đó đề ra những
chính sách thích hợp cho doanh nghiệp.
- Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp.
- Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính
trung gian.
1.5. Một số phương hướng cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp
Để xây dựng được phương hướng cải thiện tài chính, việc trước hết là nhận
diện vấn đề và gốc rễ của vấn đề. Phương hướng cải thiện tình hình tài chính
doanh nghiệp phải được xây dựng dựa trên thực trạng tài chính của doanh
nghiệp và chiến thuật, chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh
nghiệp đang áp dụng để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp bao gồm nội
dung thực trạng tài chính tốt hay xấu, tốt ở điểm nào, xấu ở điểm nào, doanh
nghiệp có những chiến thuật, chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh
nào có tầm ảnh hưởng, đặc biệt là ảnh hưởng tới tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Những ưu điểm nào cần tiếp tục duy trì và phát huy, những
nhân tố nào ảnh hưởng tới việc duy trì và phát huy ưu điểm, những điểm yếu
nào cần khắc phục, nguyên nhân nào hay những nhân tố nào tạo ra những
điểm yếu này. Thực tế, có một số tình trạng thông thường và giải pháp cải
thiện tình trạng đó trình bày sau đây.
1.5.1. Các phương hướng cải thiện mức độ an toàn tài chính
Tình trạng mất an toàn tài chính phổ biến nhất thường là tình trạng mất cân
đối tài chính. Tình trạng này biểu hiện ở vốn lưu động thuần (NWC) âm,
công ty đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn tạo ra
sự mất cân đối giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn của nguồn nợ vay. NWC
âm đẩy doanh nghiệp vào tình trạng thường xuyên đảo nợ ngắn hạn tạo ra
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 13
căng thẳng tài chính. Một số nguyên nhân chính như là các quyết định đầu tư
trong quá khứ đã không tuân thủ nguyên tắc cân đối kỳ hạn giữa tài sản và
nguồn vốn vay, đầu tư dàn trải, tăng trưởng nóng tài trợ bằng nguồn vốn vay
có kỳ hạn ngắn, nguồn vốn chủ sở hữu thấp (ví dụ: các dự án có thời gian thu
hồi vốn dài trong khi vay nợ với kỳ hạn ngắn hơn nhiều thời gian hoạt động
của dự án đầu tư trong bối cảnh nguồn vốn chủ sở hữu của dự án thấp…).
Biện pháp tái thiết lập trạng thái cân bằng tài chính đặc biệt trong bối cảnh
thị trường đầu ra bão hòa và suy giảm, NWC âm lớn:
- Đàm phán điều chỉnh lại kỳ hạn nợ từ nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn, điều
chỉnh nhịp độ tăng trưởng giảm lại, cắt giảm tiến độ đầu tư mới, bán các
tài sản và vốn góp tại các công ty thành viên không cốt lõi trả bớt nợ, tái
cấu trúc hoạt động kinh doanh cải thiện khả năng sinh lời, tăng cường
nguồn vốn chủ sở hữu.
- Huy động những nguồn vốn dài hạn nhanh chóng như phát hành cổ phiếu
trả bớt nợ đến hạn, chuyển nợ thành vốn cổ phần.
- Để ngăn ngừa tái diễn tình trạng mất cân đối tài chính trong tương lai, lập
kế hoạch tài chính dài hạn, thực hiện cân đối dòng tiền trong dài hạn,
phân tích tình huống kiểm tra khả năng cân đối tài chính trong bối cảnh
ngành và nền kinh tế khó khăn, xem xét sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao
hơn trong các dự án đầu tư.
1.5.2. Các phương hướng nâng cao hiệu quả tài chính
Biện pháp nâng cao khả năng sinh lời
- Tăng ROS: bằng cách thực hiện cắt giảm chi phí
- Tăng vòng quay tài sản: bằng cách tăng hiệu quả sử dụng tài sản
- Tăng tỷ số nợ: khi tăng tỷ số nợ sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của
doanh nghiệp, tăng tỷ số này là tốt, nhưng mức tăng tùy vào kế hoạch tài
chính của từng doanh nghiệp.
- Một số lưu ý giữa ROE với Debit như sau:
+ ROA > r, D tăng, ROE tăng
+ ROA > r, D tăng, ROE giảm
+ ROA= r, D tăng hoặc giảm ROE không đổi
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 14
Biện pháp cắt giảm chi phí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh
Những biện pháp phổ biến nhất để cắt giảm chi phí là:
- Giữ chi phí ở mức trung bình của ngành
- Xác định khoản chiếm nhiều chi phí nhất
- Giảm bớt chi phí trong các hoạt động kinh doanh thường nhật như: xem
xét tới các chỉ số vòng quay hàng tồn kho, đối với các hợp đồng xem xét
thương lượng thời gian trả tiền và giá phải trả…
- Giảm bớt chi phí bằng cách thay đổi cơ cấu: cân nhắc tới hiệu quả mở
rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, hoặc liên doanh liên kết.
- Giảm bớt chi phí bằng cách quản lý rủi ro về các vấn đề liên quan tới
pháp lý, vi phạm quyền sáng chế, thiết bị máy móc hư hỏng, rắc rối về
nguồn cung, tín dụng cho khách hàng, rủi ro của ngân hàng, rủi ro đối với
nhân viên, không quen luật, các yêu cầu về thuế…
1.5.3. Các biện pháp cải thiện công tác quản trị tài chính
Thực trạng thường gặp: Công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp yếu
kém:
- Doanh nghiệp có hệ thống quản trị tài chính lỏng lẻo, các quy tắc quy
định về tài chính của doanh nghiệp chưa rõ ràng, cụ thể. Giải pháp là phải
thiết lập một hệ thống kế toán tài chính chuyên nghiệp.
- Năng lực và chuyên môn của cán bộ kế toán-tài chính trong doanh nghiệp
còn yếu kém. Giải pháp là đào tạo, tuyển dụng, và xây dựng một đội ngũ
cốt cán có năng lực chuyên môn, tiến hành đào tạo, kiểm tra liên tục.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 15
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THÀNH LONG
2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty CP Thành Long
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1995, tiền thân của Công ty Cổ phần Thành Long là Công ty thương
mại và sản xuất Thành Long được thành lập. Năm 2002, Công ty Thương
mại và sản xuất Thành Long trở thành Công ty Cổ phần Thành Long chính
thức vào ngày 07/10/2002 đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình
phát triển và mở rộng sau này. Công ty Cổ phần Thành Long là chủ sở hữu
của Công ty TNHH Thép Thành Long, Công ty TNHH Cán thép Việt Nga,
Công ty TNHH Thép Thành Long Vneco.
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Thành Long
Tên giao dịch quốc tế: Thanh Long Joint Stock Company
Tên viết tắt: THLONG JSC
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 0101296000
Trụ sở chính đăng ký kinh doanh: Thôn Đình Dù, Xã Đình Dù, Huyện Văn
Lâm, Tỉnh Hưng Yên.
Địa chỉ nhà máy tại Hưng Yên: Khu Liên hợp Công nghiệp Thành Long,
Đình Đù, Văn Lâm, Hưng Yên
Điện thoại: (0321) 3785 Fax: (0321) 3993 303
Website: http://thanhlongcorp.vn/
Vốn điều lệ đăng ký: 320.000.000.000 đồng (Ba trăm hai mươi tỷ Việt Nam
đồng)
Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng
Số cổ phần được quyền chào bán: 0
Nguồn nhân lực xấp xỉ 800 người bao gồm 109 kỹ sư, 72 cử nhân, 441 công
nhân, và 144 người lao động khác.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 16
2.1.2. Đặc điển hoạt động của công ty
Hình thức sở hữu vốn: Vốn do sáng lập viên đóng góp
Lĩnh vự kinh doanh: Sản xuất và thương mại
Ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng các công trình đường sắt và đường bộ
- Xây dựng công trình công ích
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
- Nhà máy chế tạo kết cấu thép phi tiêu chuẩn: chế tạo và cung cấp kết cấu
thép lắp ráp các Nhà máy nhiệt điện, thủy điện, kết cấu khung nhà máy
công nghiệp…
- Nhà máy kết cấu thép: sản xuất dầm đặc, dầm dàn khẩu, cột điện, cột
viba, cột truyền hình, sản xuất lan can, tấm chống xô dạng sóng cho cầu,
đường bộ…; sản xuất thép đều cạnh cán nóng, thép chữ V cán nóng, thép
chữ I cán nóng và các loại thép khác.
- Nhà máy mạ kẽm: mạ kẽm các kết cấu thép cho các dự án cột điện… và
mạ dịch vụ cho các đơn vị có nhu cầu trên thị trường.
- Nhà máy rượu Vodka V-Status: sản xuất rượu theo dây chuyền công nghệ
của Ukraina.
Là doanh nghiệp tập trung mũi nhọn vào lĩnh vực sản xuất, cung cấp các sản
phẩm thép phục vụ các dự án xây dựng công nghiệp, nhiệt điện, thuỷ điện,
cột thép mạ kẽm đường dây truyền tải điện, đường sắt, cầu đường, nhà kết
cấu thép,… Trước xu thế hội nhập Quốc tế, Công ty đã mở rộng các lĩnh vực
hoạt động, tăng cường năng lực thông qua việc thành lập các công ty con,
mở rộng liên danh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước. Hiện nay
Công ty Cổ phần Thành Long được tổ chức theo mô hình tập đoàn, trong đó
các công ty thành viên luôn đảm bảo được sự gắn kết chặt chẽ nhằm đảm bảo
việc huy động mọi nguồn lực cho việc thực hiện các công trình lớn, công
trình trọng điểm.
Công ty Cổ phần Thành Long lấy triết lý kinh doanh là “Thực hiện nội địa
hóa kết cấu thép cho các ngành điện lực, giao thông… phát triển thị trường
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 17
trong nước và cạnh tranh quốc tế, vì sự phát triển bền vững thịnh vượng của
khách hàng, của Thành Long và sự phồn vinh của đất nước”.
Từ triết lý kinh đó, Công ty Cổ phần Thành Long đặt mục tiêu cụ thể làm
nền tảng cho hoạt động của mình là:
Hiệu quả - Lợi nhuận – An sinh xã hội
Mọi hoạt động phải đạt được hiệu quả cao, có lợi nhuận và đem lại lợi ích
lâu dài và bền vững cho đất nước.
Trong các hoạt động kinh doanh cũng như xây dựng chiến lược phát triển,
Công ty kiên định và nhất quán trong đường hướng phát triển doanh nghiệp
trên lợi thế cạnh tranh và có chiến lược kinh doanh rõ ràng dựa trên lợi thế
cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ cũng như định hướng mục tiêu một số nhóm
khách hàng để cung cấp một cách tốt nhất nhằm duy trì phát triển và cạnh
tranh bền vững trong môi trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt hiện nay với
phương châm cạnh tranh dựa trên SỰ KHÁC BIỆT.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 18
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
2.1.3.1. Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp:
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 19
2.1.3.2. Chức năng cơ bản của các bộ phận quản lý
- Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Ban Thư ký
. Trợ giúp Tổng giám đốc duy trì hoạt động điều hành toàn bộ các mặt hoạt động
của Công ty, theo dõi công việc của các Giám đốc và các trưởng phòng.
. Tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của Công ty thông qua báo cáo của các
bộ phận, báo cáo Tổng giám đốc.
. Hỗ trợ các phòng ban, bộ phận trong công việc hoạch định mục tiêu, kế hoạch,
theo chức năng được Tổng giám đốc phân công.
. Giám sát việc tuân thủ các quy định của hệ thống quản lý công ty.
. Đề xuất giải pháp thực hiện các mặt hoạt động của Công ty cho Tổng giám
đốc.
. Trợ giúp cho Tổng giám đốc trong các quan hệ đối nội, đối ngoại; trợ giúp
Tổng giám đốc quản lý thời gian và kiểm soát công việc.
. Kiểm tra các văn bản, chứng từ từ các bộ phận khác chuyển đến trước khi trình
TGĐ phê duyệt.
. Chuẩn bị các cuộc họp với khách hàng theo yêu cầu của Tổng giám đốc TGĐ,
làm báo cáo.
. Tham gia/chủ trì các cuộc họp với các bộ phận theo yêu cầu của Tổng giám
đốc, làm báo cáo.
. Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc tìm giải pháp cho những vấn đề
thuộc mảng phát triển Dự án,
. Tổ chức sự kiện khác trong nội bộ Công ty; biên dịch tài liệu, phiên dịch
. Thực hiện các công việc khác khi được Tổng giám đốc phân công.
- Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Ban Tổ chức – Nhân sự
. Chức năng của Ban Tổ chức – Hành chính bao gồm tham mưu cho Tổng giám
đốc trong việc quản lý, sắp xếp và sử dụng có hiệu quả đội ngũ nhân CB-
CNV.Tổ chức thực hiện tốt chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định, phối
hợp tổ chức quần chúng của Đảng (công đoàn, đoàn thanh niên), tổ chức các
phong trào thi đua trong công nhân viên chức, sơ tổng kết khen thưởng đồng
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 20
thời tổ chức giáo dục CB-CNV nâng cao tinh thần cảnh giác bảo vệ an ninh, sản
xuất, tài sản và trật tự trong công ty.
. Nhiệm vụ của Ban Tổ chức-Hành chính bao gồm giúp Tổng Giám đốc nắm
vững tình hình CBCNV trong công ty về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ
thuật, năng lực, nguyện vọng, sức khỏe…Lập kế hoạch lao động-tiền lương và
quy chế sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, kế hoạch cải thiện chế độ,
điều kiện làm việc, bảo hiểm lao động…Tham mưu đề xuất điều động, điều phối
CB-CNV sử dụng hiệu quả nguồn lao động. Quản lý và lập kế hoạch bồi dưỡng
đào tạo đội ngũ CB-CNV về chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề lao động. Tổ
chức thực hiện tốt kỷ luật lao động, vệ sinh môi trường, phối hợp với các phòng
ban chuyên môn xây dựng các chỉ tiêu định mức lao động, hình thức trả lương.
. Theo dõi báo cáo thường xuyên, đột xuất về quản lý lao động, tiền lương, năng
suất lao động. Soạn thảo văn bản theo nhiệm vụ, trình ký, đóng dấu, in ấn, phát
hành văn bản, tiếp nhận công văn, tài liệu đi đến.
. Trang bị, quản lý, điều chuyển thiết bị văn phòng, công cụ dụng cụ làm việc,
quản lý giờ giấc của CBCNV toàn công ty. Cấp giấy đi dường, giấy giới thiệu,
bố trí và điều động xe, quản lý đội xe của công ty.
. Quan hệ với chính quyền sở tại giải quyết các thủ tục hành chính theo quy
định. Phối hợp với công đoàn xây dựng tiêu chuẩn thi đua khen thưởng và tham
mưu cho lãnh đạo.
- Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Phòng Kinh doanh- Ban Dự án:
. Tham mưu Tổng Giám đốc về kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý, và
hàng năm. Định hướng chiến lược phát triển theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
. Tham mưu cho lãnh đạo về việc mở mang ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
mới.
. Tham mưu cho lãnh đạo công ty tìm kiếm các đối tác, thẩm tra, thẩm định về
tư cách pháp nhân, năng lực và uy tín của đối tác để hợp tác kinh doanh.
. Thực hiện nhiệm vụ thống kê, chủ trì làm hồ sơ các dự án đấu thầu, nhận thầu.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 21
. Chủ trì và phối hợp với các phòng chức năng liên quan lập thủ tục quyết toán
công trình đã thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ quy định.
. Phối hợp với Phòng Kỹ thuật chất lượng về việc bổ sung, điều chỉnh, xây dựng
mới các định mức kinh tế-kỹ thuật, đơn giá giao khoán… phù hợp với quy định
hiện hành của Nhà nước và các quy định nội nộ Công ty.
. Lập hồ sơ và tham gia đấu thầu các dự án theo nhiệm vụ kinh doanh của công
ty.
. Xây dựng và quản lý hồ sơ năng lực của công ty.
- Phòng Kỹ thuật
. Xây dựng, ban hành và kiểm soát các quy trình công nghệ, các hướng dẫn công
việc, định mức sử dụng nguyên vật liệu…
. Xây dựng tổ chức, ban hành và kiểm soát việc thực hiện các hướng dẫn vận
hành của từng máy móc, thiết bị.
. Trực tiếp giải quyết các biến động do công nghệ và thiết bị của công ty trong
quá trình sản xuất.
. Tham gia giải quyết các khiếu nại của khách hàng, đề xuất các biện pháp khắc
phục, phòng ngừa, không ngừng đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm.
- Phòng quản lý chất lượng-sản xuất
. Chịu trách nhiệm trước lãnh đọa về kỹ thuật sản xuất. Chỉ đạo và quản lý trực
tiếp mọi hoạt động của phân xưởng.
. Lập bảng phân công công việc cho từng bộ phận, từng cá nhân để thực hiện
nhiệm vụ sản xuất.
. Thực hiện đúng và tiết kiệm các định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
. Tổ chức ghi chép thống kê theo quy định.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 22
. Lập kế hoạch về chất lượng sản phẩm, thường xuyên kiểm soát, đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng, công nghệ, đề xuất cách cải tiến, nâng cao
phẩm cấp.
. Thực hiện kiểm tra nguyên vật liệu mua vào.
. Theo dõi quá trình phát sinh của các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, đề xuất
các biện pháp xử lý, không ngừng hoàn thiện chất lượng, định kỳ báo cáo lãnh
đạo.
. Quản lý toàn bộ các dụng cụ và thiết bị giám sát, kiểm tra và đo lường chất
lượng sản phẩm, đảm bảo các dụng cụ và thiết bị đó luôn hoạt động tốt, chính
xác.
. Cập nhật hồ sơ lưu trữ theo quy định.
. Được quyền yêu cầu lãnh đạo các đơn vị cung cấp số liệu về tình hình sản xuất
và chất lượng.
. Được quyền yêu cầu các quản đốc phân xưởng loại khỏi dây chuyền sản xuất
các loại nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm không đạt chất lượng.
. Được quyền từ chối không cho nhập kho các loại nguyên vật liệu không đạt
tiêu chuẩn.
- Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Phòng Tài chính-Kế toán
. Tham mưu các công tác tài chính, công tác kế toán tài vụ; công tác quản lý tài
sản;
. Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty;
. Thanh toán lương cho toàn công ty;
. Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn
Công ty;
. Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc
trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền
vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 23
. Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổng công ty giao
cho Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều
chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty;
. Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị
trực thuộc;
. Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty;
. Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành
của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty; phân tích tình
hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ… trong Công ty và báo cáo định kỳ
hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc;
. Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế
toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc đề
xuất với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
. Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính;
. Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định
huy động vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động công ích và SX-TM-
ĐT. Chủ trì trong công tác giao dịch với các tổ chức tài chính có liên quan.
. Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong toàn
Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế độ
hạch toán kế toán, quản lý tài chính và các chế độ chính sách khác liên quan đến
công tác tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp
vụ cho hệ công tác kế toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định của cấp trên về công tác tài chính kế toán.
. Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu
chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực
hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tham gia kiểm tra
quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc.
. Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân,
thanh quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong Công ty cũng như nguồn
vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do Công ty làm chủ đầu tư và thực
hiện.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 24
. Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết
toán theo đúng quy định. Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu,
đơn vị thành viên trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán…tài sản của Công
ty.
. Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
2.1.3.3. Bộ máy tài chính – kế toán của Công ty CP Thành Long
Kế toán trưởng:
- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán tài chính trong toàn công ty.
- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán tại công ty, các nhà máy, và các văn
phòng đại diện.
- Thu nhập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, theo dõi đối tượng và nội dung
công việc theo chuẩn mực kế toán hiện hành, phân tích thông tin, số liệu kế
toán, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các giải pháp phục vụ cho yêu cầu
quản lý và ra quyết định kinh tế, tài chính của công ty.
- Tổ chức, chứng kiến việc bàn giao công việc của cán bộ, nhân viên kế toán,
thủ quỹ mỗi khi có sự thuyên chuyển, thay đổi cán bộ kế toán, thủ quỹ.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán VP Công ty
Kế toán tại các nhà máy
& VP đại diện
Kế toán tổng hợp
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tổng hợp
Kế toán VP Công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư
Kế toán thuế
Kế toán tiền lương
Thủ quỹ
Thủ quỹ
Kế toán tại các nhà máy
& VP đại diện
Kế toán VP Công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư
Kế toán thuế
Kế toán tiền lương
Thủ quỹ
Thủ quỹ
Kế toán tại các nhà máy
& VP đại diện
Kế toán VP Công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tổng hợp
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 25
- Tổ chức, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài
chính của công ty và tình hình chấp hành các định suất, định mức kinh tế, kỹ
thuật, các dự toán chi phí.
- Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm kê định kỳ về nguyên vật
liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, hàng tồn kho, hàng bán chưa thu tiền,
hàng trên đường vận chuyển, công nợ…
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Được quyền yêu cầu các đơn vị có liên quan cung cấp các thông tin có liên
quan đến nhiệm vụ.
Nhân viên kế toán:
- Chấp hành nhiệm vụ được phân công, mở sổ sách kế toán theo quy định của
nhà nước dưới sự hướng dẫn của người phụ trách kế toán.
- Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng kế toán về phần việc được phân công.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ theo quy định của pháp luật.
2.1.4. Tổng quan môi trường hoạt động của Công ty Cổ phần Thành Long:
- Môi trường vĩ mô:
Giai đoạn 2011-2015, Kinh tế thế giới đã ra khỏi cuộc khủng hoảng tài
chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và có những dấu hiệu phục hồi nhưng còn
phục hồi chậm. Đây là giai đoạn tình hình kinh tế trong nước và thế giới có
những khó khăn và thuận lợi đan xen.
- Môi trường ngành:
Ngành gia công kết cấu thép chịu ảnh hưởng lớn từ các ngành khác là ngành
xây dựng, ngành thép phôi (nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp trong
ngành gia công kết cấu thép).
- Đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thành Long
Đặc thù trong ngành thép, và thép gia công kết cấu, hiện tại Thành Long có
hai đối thủ tiêu biểu nhất cùng cạnh tranh trên một thị trường là cung cấp cột
điện mạ kẽm, cột sóng, và các loại dầm kết cấu phục vụ cho công trình xây
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 26
dựng cầu đường là Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 và Công ty Cổ phần Kết
cấu thép Vneco.SSM.
Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 là một công ty có quy mô lớn, lịch sử lâu đời,
và tiềm lực tài chính vững mạnh.
Công ty Cổ phần Kết cấu thép VNECO.SSM là công ty so với Thành Long về
lịch sử hình thành phát triển đi sau, nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ hơn, nhưng là
một đối thủ đối đầu trực tiếp tại thị trường khu vực miền Nam.
2.1.4. Khái quát các thông tin tài chính của Công ty Cổ phần Thành Long
Chế độ kế toán được áp dụng tại công ty
Kỳ kế toán: Kỳ kế toán năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VND
Hình thức khai thuế: Từ năm 2014, áp dụng hình thức khai thuế điện tử
Chuẩn mực và chế độ kế toán được áp dụng tại Công ty Cổ phần Thành
Long:
1-Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp
theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/06/2006 của Bộ Tài chính và
thông tư số 244/2009/TT_BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính.
2-Tuyên bố về tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán: Doanh
nghiệp tuân thủ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/06/2006,
Chuẩn mực kế toán và các chế độ Chính sách hiện hành.
3-Hình thức sổ kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính
4- Các chính sách kế toán áp dụng:
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Khi số
tiền thực tế phát sinh, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng
tiền sử dụng trong kế toán.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 27
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho được
xác định trên cơ sở giá gốc, giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua và
các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở
trạng thái và địa điểm hiện tại.
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ hữu hình: Được xác định trên cơ sở
giá mua trừ các khoản chiết khấu thương mại giảm giá và các khoản thuế
(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực
tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ thuê tài chính: Theo phương pháp đường thẳng
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư:
Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư:
Trường hợp mua: Được xác định trên cơ sở giá mua cộng chi phí liên quan
trực tiếp đến việc mua như: Chi phí dịch vụ tư vấn, lệ phí trước bạ và chi phí
giao dịch liên quan khác.
Trường hợp xây dựng: được xác định trên cơ sở giá thành thực tế và các chi
phí liên quan trực tiếp của bất động sản đầu tư tính đến ngày hoàn thành
công trình xây dựng.
Trường hợp bất động sản thuê tài chính với mục đích để cho thuê hoạt động
thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận là bất động sản đầu tư. Nguyên giá của bất
động sản đầu tư đó tại thời điểm khởi đầu thuê được thực hiện theo quy định
của chuẩn mực kế toán số 06 “thuê tài sản”.
Phương pháp khấu hao Bất động sản đầu tư: Phương pháp khấu hao đường
thẳng
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính: Các khoản đầu tư vào công
ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát: Theo chuẩn mực
số 08 “thông tin tài chính và những khoản vốn góp liên doanh” và Quyết
định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003.
Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác: Được xác định trên cơ sở giá trị
hiện có và tình hình biến động, tăng giảm các loại đầu tư khác.
- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các hoản chi phí đi vay:
Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Chi phí liên quan đến đầu tư xây dựng
cơ bản được phân bổ cho từng hạng mục công trình và vốn hóa khi quyết
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 28
toán vốn xây dựng cơ bản & tài sản được đưa vào sử dụng. Các chi phí lãi
vay khác được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
khi phát sinh.
Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong
kỳ.
- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các chi phí khác:
Chi phí trả trước: Được xác định trên cơ sở các khoản chi phí thực tế phát
sinh nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ hạch
toán.
Phương pháp phân bổ chi phí trích trước: Đường thẳng
Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại: áp dụng phương pháp
đường thẳng chi phí được phân bổ nhiều kỳ phản ánh tình hình thực tế hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Được phản ánh theo giá trị ghi nhận
ban đầu.
- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn
khác của chủ sở hữu: Được xác định trên các cơ sở cổ phần các cổ đông đã
đóng và lợi nhuận sau thuế theo Quyết định của đại hội đồng cổ đông.
Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch: đánh giá lại tài sản
Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Chênh lệch tỷ giá thực hiện
Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: Được xác định trên cơ sở
doanh thu từ các hoạt động của doanh nghiệp cộng thu nhập khác trừ giá vốn
và các khoản chi phí hợp lý.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Được xác định trên cơ sở giá hợp lý của các
khoản đã thu tiền, hoặc sẽ thu tiền từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh
doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa…
- Doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính: Được xác định
trên cơ sở lãi vay và lãi tiền gửi.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Trên cơ sở lãi vay và
lỗ từ phát sinh mua bán ngoại tệ.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 29
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận thuế thu nhập hiện hành, chi phí thuế
thu nhập hoãn lại:
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận trên cở sở lợi nhuận trước thuế
nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Các thông tin tài chính của Công ty Cổ phần Thành Long
Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Thành Long được lập tuân theo quy định
của hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và được kiểm toán bởi đơn vị độc lập
Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn thuế (ATC).
Bảng báo cáo tài chính của công ty bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, thuyết minh báo cáo
tài chính, bảng cân đối số phát sinh trong kỳ.
Giới thiệu báo cáo tài chính của Công ty trong 3 năm gần nhất từ năm 2012 – 2014
Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Thành Long 03 năm gần đây
Đơn vị tính:Triệu đồng
TÀI SẢN
MẪ
SỐ
Năm
2011
C. Năm
2012
C.Năm
2013
C.Năm
2014
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100= 10 + 120 +130 +140)
508,599 830,551 1,043,500 955,624
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền
2,918 47,644 19,514 20,307
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
21,065
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 170,830 361,896 678,354 498,744
IV. Hàng tồn kho (140 = 141 +
149)
252,155 336,350 287,909 330,846
V. Tài sản ngắn hạn khác 82696,9 63,596 57,721 105,726
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
(200=210 + 220 + 240 + 250 +
260)
301,310 323,363 411,534 365,806
I. Các khoản phải thu dài hạn 200,528 200,507 228,818 231,341
II. Tài sản cố định 24,716 64,028 115,218 68,790
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 30
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn
76,063 58,825 58,825 58,825
V. Tài sản dài hạn khác 4 4 8,673 6,850
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(270 = 100 + 200)
809,910 1,153,915 1,455,034 1,321,429
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
(300 = 310 + 330)
487,834 831,420 1,131,274 996,199
I. Nợ ngắn hạn 487,657 531,404 831,275 696,199
II. Nợ dài hạn 177 300,016 300,000 300,000
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
(400 = 410 + 430)
322,076 322,495 323,759 325,231
I. Vốn chủ sở hữu 322,076 322,495 323,759 325,231
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 320,821 320,821 320,821 320,821
2. Thặng dự vốn cổ phần 500 500
3. Vốn khác của chủ sở hữu
4. Cổ phiếu quỹ (*)
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (48)
7. Quỹ đầu tư phát triển 193 193 193
8. Quỹ dự phòng tài chính 32 32 32 32
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối
739 948 2,713 4,184
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB
12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh
nghiệp
32
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
(430 = 432 + 433)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(440 = 300 + 400)
809,909 1,153,915 1,455,034 1,321,429
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Thành Long
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 31
Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính:Triệu đồng
CHỈ TIÊU
MÃ
SỐ
Đ.Năm
2012
C.Năm
2012
C.Năm
2013
C.Năm
2014
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
258,161 790,034 900,607 589,333
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
258,161 790,034 900,607 589,333
4. Giá vốn hàng bán 214,620 715,457 812,961 500,430
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20 = 10-11)
43,541 74,577 87,646 88,903
6. Doanh thu hoạt động tài chính 84 3,133 2,628 841
7. Chi phí tài chính 28,529 37,358 38,570 28,528
- Trong đó: Chi phí lãi vay 25,177 33,614 35,286 27,146
8. Chi phí bán hàng 2,893 20,915 18,042 12,108
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 11,316 18,615 32,659 46,696
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh {30 = 20 + (21-22) -(24-
25)}
887 821 1,003 2,411
11. Thu nhập khác 156 72 4,844 13,626
12. Chi phí khác 58 477 3,203 14,087
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 98 (406) 1,642 (461)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
985 415 2,645 1,950
15. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp
hiện hành
246 205 747 479
16. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (60 = 50-51-52)
739 210 1,898 1,472
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần Thành Long
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 32
Bảng 2.3. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ 04 năm Công ty Cổ phần Thành Long
Đơn vị tính:Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
I. Lưu chuyển tiền từ HĐKD
1. Tiền thu từ BH, cung cấp DV &
doanh thu khác 272,124 609,624 753,775 644,195
2. Tiền thu khác từ HĐKD 24,787 711 11,269 221,509
3. Tiền chi trả cho nhà cung cấp HH
& DV 153,916 244,203 695,576 120,287
4. Tiền chi trả cho người lao động 2,631 1,722 23,921 11,276
5. Tiền chi trả lãi vay 2,974 11,640 57,598 27,146
6. Tiền chi nộp TTNDN 946 1,348
7. Tiền chi khác cho HĐKD 32,474 32,456 4,421 299,828
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 104,917 320,315 (17,417) 405,819
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động
đầu tư
1. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán
TSCĐ & các TSDH khác 81 - - 39
2. Tiền thu hồi cho vay, mua các công
cụ
nợ của các đơn vị khác - - - -
3. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn
vào các đơn vị khác - - - -
4. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức, &
lợi nhuận được chia 80 - - 33
5. Tiền chi để mua sắm, xây dựng
TSCĐ &
các TSDH khác - - 74,932 -
6. Tiền chi cho vay, mua các công cụ
nợ
của các đơn vị khác - - - 26
7. Tiền chi đầu tư góp vốn
vào các đơn vị khác 600 - - -
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT (439) (74,932) 46
III. Lưu chuyển tiền từ HĐTC
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu,
nhận vốn góp của CSH - - - -
2. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận
được 5,020 29,643 551,321 44,610
3. Tiền chi trả vốn góp cho các CSH,
mua
lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát
hành - - - -
4. Tiền chi trả nợ gốc vay 107,800 305,231 487,121 445,524
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính - - - -
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH - - - -
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC (102,780) (275,588) 64,200 (400,914)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 1,698 44,727 (28,149) 4,951
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 1,146 2,918 47,664 3,843
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối
đoái
quy đổi ngoại tệ 93
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 2,936 47,644 19,515 8,794
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Thành Long
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 33
2.2. Phân tích khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp
2.2.1. Phân tích khái quát sự biến động về tài sản
Nghiên cứu sự biến động về vốn và nguồn vốn sẽ cho ta biết được sự biến động về
quy mô kinh doanh cũng như năng lực kinh doanh của công ty.
Bảng 2.4. Phân tích cơ cấu về tài sản theo chiều dọc
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm
2011
Tỷ
trọng
Năm
2012
Tỷ
trọng
Năm
2013
Tỷ
trọng
Năm
2014
Tỷ
trọng
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100= 10 + 120 +130 +140)
508,599 62.8% 830,551 72% 1,043,500 71.72% 955,624 72.32%
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
2,918 0.4% 47,644 4% 19,514 1.34% 20,307 1.54%
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
0.0% 21,065 2% 0.00% 0.00%
III. Các khoản phải thu ngắn
hạn
170,830 21.1% 361,896 31% 678,354 46.62% 498,744 37.74%
IV. Hàng tồn kho (140 = 141
+ 149)
252,155 31.1% 336,350 29% 287,909 19.79% 330,846 25.04%
V. Tài sản ngắn hạn khác 82,697 10.2% 63,596 6% 57,721 3.97% 105,726 8.00%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
(200=210 + 220 + 240 + 250
+ 260)
301,310 37.2% 323,363 28% 411,534 28.28% 365,806 27.68%
I. Các khoản phải thu dài hạn 200,528 24.8% 200,507 17% 228,818 15.73% 231,341 17.51%
II. Tài sản cố định 24,716 3.1% 64,028 6% 115,218 7.92% 68,790 5.21%
III. Bất động sản đầu tư 0.0% 0% 0.00% 0.00%
IV. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
76,063 9.4% 58,825 5% 58,825 4.04% 58,825 4.45%
V. Tài sản dài hạn khác 4 0.0% 4 0% 8,673 0.60% 6,850 0.52%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(270 = 100 + 200)
809,910 100% 1,153,915 100% 1,455,034 100% 1,321,429 100%
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần Thành Long
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 34
Đồ thị 2.1: Biến động tài sản Công ty Cổ phần Thành Long 2011-2014
Từ đồ thị cơ cấu tài sản và bảng phân tích cơ cấu tài sản theo chiều dọc qua 4 năm
gần đây nhất bên trên, xem xét tỷ trọng từng khoản mục ta thấy tài sản ngắn hạn
luôn chiếm tỷ trọng cao so với tài sản dài hạn từ năm 2011 đến 2014 ở mức từ
62.8% đến 72,32%, năm 2013 tuy có thấp hơn so với năm 2014 chỉ chiếm 71,72%
nhưng vẫn nằm trong mức tăng tuyến tính qua 4 năm.
Trong kết cấu tài sản ngắn hạn, chiếm tỷ trọng chính so với tổng cộng tài sản có 03
khoản mục là các khoản phải thu ngắn hạn (2011: 21.1%, 2012: 31%, 2013:
46.62%, 2014: 37.74%) trong đó chủ yếu là phải thu khách hàng và phải thu nội bộ,
khoản mục hàng tồn kho (2011: 31.1%, 2012: 29%, 2013: 19.79%, 2014: 25.04%,
khoản mục tài sản ngắn hạn khác (2011: 10.2%, 2012: 6%, 2013: 3.97%, 2014:
8%). Khoản mục còn lại là tiền chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ duy nhất năm 2012
tăng lên 4% tương đương với 47,644 triệu đồng.
Khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn có tỷ trọng cũng như giá trị tăng dần đều
nổi bật nhất là năm 2013 với giá trị 678,354 triệu đồng chiếm 46,62%.
Khoản mục hàng tồn kho tỷ trọng so với tổng tài sản có xu hướng giảm dần đều qua
3 năm, năm 2014 có xu hướng tăng trở lại nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2011,
mặc dù về mặt giá trị tuyệt đối vẫn có xu hướng tăng dần đều qua các năm. Điều
0.00
200,000.00
400,000.00
600,000.00
800,000.00
1,000,000.00
1,200,000.00
1,400,000.00
1,600,000.00
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tài sản dài hạn 301,310.00 323,363.00 411,534.00 365,805.70
Tài sản ngắn hạn 508,599.00 830,551.00 1,043,499.80 955,623.50
508,599.00
830,551.00
1,043,499.80 955,623.50
301,310.00
323,363.00
411,534.00
365,805.70
Triệuđồng
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 35
này cho thấy tốc độ tăng tỷ trọng của hàng tồn kho chậm hơn so với tốc độ tăng các
khoản phải thu ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn khác là một trong ba tỷ trọng chính nhưng là tỷ trọng nhỏ nhất
trong ba tỷ trọng và có xu hướng giảm, năm 2014 (8%) có tăng trở lại nhưng vẫn
thấp hơn năm 2011 (10.2%) là 2.2% xét về mặt tỷ trọng tuy nhiên về trị số tuyệt đối
cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn năm 2014 là giá trị cao nhất trong 4 năm tăng đột
biến trở lại sau 2 năm giảm sâu. Tìm hiểu sâu hơn về mức tài sản ngắn hạn khác này
chiếm tỷ trọng cao là do chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu
trừ, các khoản tạm ứng, cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn rất cao. Đây là đặc thù
của công ty với nhiều hợp đồng kinh tế nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu, các
hợp đồng thầu có giá trị lớn nên các khoản ký quỹ thanh toán LC, bảo lãnh dự thầu,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng kèm theo cũng có giá trị lớn.
Xét về mặt tỷ trọng tiền mặt có tăng lên qua 4 năm nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng rất
thấp. Tìm hiểu sâu hơn về khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền cho thấy
chiếm tỷ trọng chính trong khoản mục này là tiền gửi ngân hàng. Lượng tiền mặt
chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Cùng với xu hướng tăng tỷ trọng của tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn lại có tỷ
trọng giảm dần so với tài sản ngắn hạn mặc dù xét về giá trị tuyệt đối theo chiều
ngang tài sản dài hạn có tăng lên qua các năm. Nguyên nhân là do xu hướng giảm tỷ
trọng khoản mục phải thu dài hạn (2011: 24.8%, 2012: 17%, 2013: 15.73%, 2014:
17.51%), các khoản đầu tư tài chính dài hạn (2011: 9.4%, 2012: 5%, 2013: 4.04%,
2014: 4.45%). Đây là hai khoản mục chiếm tỷ trọng chính của tài sản dài hạn. Tuy
nhiên khi xét các giá trị tuyệt đối của hai khoản mục này qua 04 năm cho thấy các
khoản phải thu dài hạn có tăng lên, các khoản đầu tư tài chính dài hạn 03 năm 2012,
2013, 2014 tăng lên hơn so với năm 2011 và giữ đúng giá trị này 03 năm. Điều này
cho thấy tốc độ tăng của hai khoản mục này chậm hơn so với các khoản mục ở tài
sản ngắn hạn dẫn tới tỷ trọng của tài sản dài hạn có xu hướng giảm dần và tài sản
ngắn hạn có xu hướng tỷ trọng cao hơn.
Riêng tài sản cố định lại có xu hướng tăng lên qua 4 năm, cao nhất là năm 2013 với
mức giá trị là 115,218 triệu đồng tương đương với 7.92% so với tổng tài sản. Tìm
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 36
hiểu kỹ hơn mức tăng tỷ trọng này là do đầu tư vào xây dựng cơ bản dở dang, mua
sắm máy móc thiết bị, đặc biệt là năm 2013 với nhiều hoạt động sản xuất kinh
doanh nhất, ngoài các hợp đồng cung cấp cột điện thì có thêm cung cấp dầm thép và
dịch vụ thi công 03 cầu vượt thép. Đây là năm đầu tiên mà Thành Long tham gia
sản xuất dầm thép cũng như thi công cầu đường. Đây là sản phẩm và dịch vụ mới
mà Thành Long đang muốn xâm nhập và phát triển.
Tài sản dài hạn khác cũng có xu hướng tăng qua 4 năm nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ.
Bảng 2.5. Bảng phân tích sự biến động tài sản theo chiều ngang
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
2012/2011 2013/2012 2014/2013
TÀI SẢN +/- % +/- % +/- %
A. TÀI SẢN NGẮN
HẠN
508,599 830,551 1,043,500 955,624 321,952 163 534,901 126 (87,876) 92
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
2,918 47,644 19,514 20,307 44,727 1633 (28,130) 41 793 104
II. Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn
21,065 21,065 (21,065) 0 0
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn
170,830 361,896 678,354 498,744 191,066 212 316,458 187 (179,610) 74
IV. Hàng tồn kho 252,155 336,350 287,909 330,846 84,195 133 (48,441) 86 42,937 115
V. Tài sản ngắn hạn
khác
82,697 63,596 57,721 105,726 (19,101) 77 (5,875) 91 48,005 183
B. TÀI SẢN DÀI
HẠN
301,310 323,363 411,534 365,806 22,053 107 88,171 127 (45,728) 89
I. Các khoản phải thu
dài hạn
200,528 200,507 228,818 231,341 (21) 100 28,311 114 2,523 101
II. Tài sản cố định 24,716 64,028 115,218 68,790 39,312 259 51,190 180 (46,429) 60
III. Bất động sản đầu
tư
0 0 0
IV. Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
76,063 58,825 58,825 58,825 (17,238) 77 0 100 0 100
V. Tài sản dài hạn
khác
4 4 8,673 6,850 0 100 8,669 240914 (1,823) 79
TỔNG CỘNG TÀI
SẢN
809,910 1,153,915 1,455,034 1,321,429 344,005 142 301,119 126 (133,605) 91
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Thành Long
Từ bảng phân tích theo chiều ngang trên, ta cũng thấy rõ tổng tài sản của Công ty
tăng dần đều qua các năm, năm 2014 có giảm xuống hơn so với năm 2013 nhưng
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 37
vẫn ở mức cao hơn so với các năm còn lại, nhìn đồ thị cũng cho ta thấy rõ mức tăng
về quy mô của công ty. Tổng tài sản qua 4 năm tăng dần đều chứng tỏ, doanh
nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tổng tài sản tăng trong đó, tài
sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng qua các năm. Điều này đúng với thực tế
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Thành Long. Trong suốt 4 năm qua,
công ty đã đầu tư vào nhiều hoạt động mở rộng quy mô như xây thêm nhà xưởng
sản xuất dầm thép, nhà xưởng thép hình B-H, mở rộng phân xưởng mạ vì đây là
những mặt hàng đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp và cũng là loại sản phẩm
đáp ứng cho nhu cầu dồi dào của thị trường. Bên cạnh đó, một cơ sở cán thép nóng
tại Quất Động lại tạm dừng hoạt động sản xuất vào năm 2014 do hoạt động không
hiệu quả, không có đầu ra cho sản phẩm thép cán nóng. Năm 2013 là năm có tổng
tài sản lớn nhất so với 4 năm bởi năm 2013 cũng là năm Thành Long có hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính mạnh nhất. Một năm thành
công với nhiều dự án cung cấp thép và thêm hoạt động thi công xây dựng cầu
đường.
Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều có xu hướng tăng lên qua 02 năm 2012 và
2013, đến năm 2014 đều có dấu hiệu giảm xuống làm cho tổng tài sản cũng giảm
theo. Năm 2012 thể hiện là một năm với sự tăng vọt các tài khoản tài sản, chỉ có
khoản mục tài sản ngắn hạn khác, các khoản phải thu dài hạn và các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn giảm xuống với mức giảm nhẹ. Điều này cho thấy năm 2012 là
năm Thành Long có hoạt động sản xuất kinh doanh tích cực so với năm 2011 về
biến động tăng tiền mặt, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản cố định.
Năm 2013, vẫn tiếp tục với đà tăng về quy mô tài sản cả tài sản ngắn hạn và tài sản
dài hạn nhưng điểm khác so với năm 2014 là công ty tập trung vào các khoản phải
thu ngắn hạn ở phần tài sản ngắn hạn, các khoản mục khác trong tài sản ngắn hạn
đều thu nhỏ quy mô lại, còn ở phần tài sản dài hạn cũng cho thấy Thành Long tiếp
tục đầu tư mở rộng quy mô vào khoản mục tài sản cố định, còn hai khoản mục khác
cũng tăng lên là các khoản phải thu dài hạn và tài sản dài hạn khác.
Năm 2014 là năm có dấu hiệu sụt giảm tổng tài sản cũng như sụt giảm cả ở tài sản
ngắn hạn và tài sản dài hạn sau hai năm tăng liên tiếp. mức sụt giảm chủ yếu tập
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 38
trung vào 02 khoản mục là các khoản phải thu ngắn hạn, và tài sản cố định. Điều
này cho thấy năm 2014 đã giảm về quy mô hoạt động sản xuất.
Theo chiều ngang, nguồn tiền mặt của Thành Long qua 4 năm có xu hướng tăng lên
rõ rệt đặc biệt là sự chuyển biến từ năm 2011 so với năm 2012 là 1633% (chênh
lệch 44,727 triêu đồng), hai năm còn lại mức tăng có chậm hơn và có xu hướng tịnh
tiến dần đều. Điều này cho thấy tính chủ động trong hoạt động sản xuất đã có cải
biến theo xu hướng tốt hơn.
2.2.2. Đánh giá khái quát sự biến động về nguồn vốn
Phần phân tích này sẽ cho ta thấy được quy mô nguồn vốn cũng như tình hình huy
động vốn của Công ty Cổ phần Thành Long trong 04 năm vừa qua cũng như xu
hướng của nguồn vốn về cả quy mô cũng như các nguồn huy động vốn và mức huy
động vốn.
Đồ thị 2.2: Đồ thị cơ cấu nguồn vốn Công ty CP Thành Long 2011 - 2014
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
1,600,000
2011 2012 2013 2014
Nợ ngắn hạn 487,657 531,404 831,275 696,199
Nợ dài hạn 177 300,016 300,000 300,000
Vốn chủ sở hữu 322,076 322,495 323,759 325,231
322,076 322,495 323,759 325,231
177
300,016 300,000 300,000
487,657
531,404
831,275
696,199
Cơ cấu nguồn vốn Công ty CP Thành Long
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 39
Bảng 2.5. Phân tích cơ cấu về nguồn vốn theo chiều dọc 2011-2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm
2011
Tỷ
trọng
Năm
2012
Tỷ
trọng
Năm
2013
Tỷ
trọng
Năm
2014
Tỷ
trọng
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
(300 = 310 + 330)
487,834 60.23 831,420 72 1,131,274 77.75 996,199 75.39
I. Nợ ngắn hạn 487,657 60.21 531,404 46 831,275 57.13 696,199 52.69
II. Nợ dài hạn 177 0.02 300,016 26 300,000 20.62 300,000 22.70
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
(400 = 410 + 430)
322,076 39.77 322,495 28 323,759 22.25 325,231 24.61
I. Vốn chủ sở hữu 322,076 39.77 322,495 28 323,759 22.25 325,231 24.61
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
(430 = 432 + 433)
0.00 0 0.00 0.00
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(440 = 300 + 400)
809,909 100 1,153,915 100 1,455,034 100 1,321,429 100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Thành Long
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn theo chiều dọc cho ta thấy rõ nguồn vốn chủ yếu
của doanh nghiệp là từ đi vay trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn, kèm theo đó, cơ
cấu của nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng vốn chủ
sở hữu thấp hơn gần như gấp 2 vào năm 2011, các năm sau còn thấp hơn, và xu
hướng tỷ lệ này giảm đi thấy rõ. Trong nợ phải trả, chủ yếu là các khoản nợ ngắn
hạn chiếm tỷ trọng chính. Đây là yếu tố mang tính chất rất nhạy cảm đến khả năng
thanh toán của doanh nghiệp sẽ được đi vào phân tích cụ thể ở phần sau. Từ năm
2012, công ty đã bổ sung thêm khoản nợ dài hạn hơn so với trước, khoản nợ dài hạn
này cho thấy không tăng lên trong 2 năm sau trong khi đó vay ngắn hạn vẫn có xu
hướng tăng lên chiếm tỷ trọng lớn.
Tìm hiểu sâu hơn trong nguồn vốn chủ sở hữu, chiếm tỷ trọng chính là vốn đầu tư
của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần và các khoản mục khác chiếm không đáng
kể. Nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu trong 3 năm 2012,2013, và 2014 đã xấp xỉ
bẳng nguồn vốn chủ sở hữu.
Như vậy tính tự chủ và độc lập về tài chính của doanh nghiệp là rất thấp. Nguồn
vốn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chính là nguồn vốn đi vay. Khả năng tự tài trợ
tài chính sẽ được đi sâu phân tích kỹ hơn ở phần sau.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 40
Bảng 2.6. Phân tích sự biến động nguồn vốn theo chiều ngang
Đơn vị tính:Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
2012/2011 2013/2012 2014/2013
NGUỒN VỐN +/- % +/- % +/- %
A. NỢ PHẢI TRẢ
(300 = 310 + 330)
487,834 831,420 1,131,274 996,199 343,586 170 299,854 136 (135,075) 88
I. Nợ ngắn hạn 487,657 531,404 831,275 696,199 43,747 109 299,871 156 (135,076) 84
II. Nợ dài hạn 177 300,016 300,000 300,000 299,839 (16) 100 0 100
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
(400 = 410 + 430)
322,076 322,495 323,759 325,231 419 100 1,264 100 1,472 100
I. Vốn chủ sở hữu 322,076 322,495 323,759 325,231 419 100 1,264 100 1,472 100
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
320,821 320,821 320,821 320,821 0 100 0 100 0 100
2. Thặng dự vốn cổ phần 500 500 0 100 (500) 0 0
3. Vốn khác của chủ sở hữu
4. Cổ phiếu quỹ (*)
5. Chênh lệch đánh giá lại tài
sản
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (48) 48 0 0 0 0 0
7. Quỹ đầu tư phát triển 193 193 193 193 0 100 0 100
8. Quỹ dự phòng tài chính 32 32 32 32 0 100 0 100 0 100
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ
sở hữu
0 0 0
10. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
739 948 2,713 4,184 210 128 1,765 286 1,472 154
11. Nguồn vốn đầu tư
XDCB
0 0
12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp
doanh nghiệp
32 (32) 0 0 0
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác
(430 = 432 + 433)
1. Nguồn kinh phí
2. Nguồn kinh phí đã hình
thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN
(440 = 300 + 400)
809,909 1,153,915 1,455,034 1,321,429 344,006 142 301,119 126 (133,605) 91
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Thành Long
Từ năm 2012, nợ phải trả tăng dần đều qua 02 năm 2012 và 2013, năm 2014 có
giảm hơn so với năm 2013 nhưng nhìn chung vẫn giữ mức tăng hơn so với năm
2011, và năm 2012. Điều này cho thấy mức độ tăng vay để mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh, tuy nhiên việc tăng vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh này
cũng là nhân tố tạo áp lực cho khả năng thanh toán, trong khi đó, nợ ngắn hạn
chiếm tỷ trọng chính, có một điểm sáng là doanh nghiệp cũng tạo thêm nguồn vốn
vay dài hạn, và giữ mức nguồn vốn vay dài hạn này nằm dưới mức số vốn chủ sở
hữu.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 41
2.2.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho thấy khái quát tình hình phân
bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh. Đồng thời mối quan hệ cân đối này còn có thể đánh giá xem giữa
nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm,
dự trữ, sử dụng có hợp lý hay hiệu quả và cân bằng hay chưa.
Quan hệ cân đối 1: Cân đối giữa B.Nguồn vốn với (I+II+IV+V) A.Tài
sản + (II+III+IV+V) B.Tài sản
Bảng 2.7. Bảng cân đối 1
Đơn vị tính:Triệu đồng
Năm 2011 2012 2013 2014
(A) 322,076 322,495 323,759 325,231
(B) 438,551 591,511 547,860 591,343
(C) (116,476) (269,016) (224,101) (266,113)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Thành Long
Trong đó:
(A)= B. Nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu
(B)= (I+II+IV+V) A.Tài sản + (II+III+IV+V) B.Tài sản: Tổng tài sản trừ đi các khoản
phải thu, tạm ứng và các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn và dài hạn.
(C)= (A) – (B): Phần chênh lệch
Qua bảng cân đối trên ta thấy, qua cả 04 năm nguồn vốn chủ sở chủ sở hữu khoảng
hơn 300 tỷ đồng không đáp ứng đủ cho hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh
nghiệp. Điều này bắt buộc công ty phải vay thêm vốn hoặc đi chiếm dụng vốn của
các đơn vị khác. Điều này tương đối phổ biến đối với các công ty hoạt động trong
ngành gia công kết cấu thép do đặc thù là ngành công nghiệp nặng, chi phí đầu vào
lớn, các dự án tham gia đều có giá trị lớn và chậm thu hồi.
Nhìn bảng phân tích trên cũng thấy rõ lượng vốn thiếu của doanh nghiệp không
những không cải thiện mà còn có chiều hướng tăng lên. Mặc dù nguồn vốn chủ sở
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 42
hữu cũng tăng dần lên qua các năm nhưng vẫn không đủ để đáp ứng cho nhu cầu
vốn của doanh nghiệp.
Để thấy rõ hơn và xem xét số vốn vay có hợp lý không, có đáp ứng được nhu cầu
vốn còn thiếu không, ta tiếp tục xét mối quan hệ cân đối thứ hai.
Quan hệ cân đối 2: Cân đối giữa [(1)I + II] A.Nguồn vốn và B. Nguồn
vốn với (I + II + IV + V) A.Tài sản + (II + III + IV +V) B. Tài sản
Bảng 2.8. Bảng cân đối 2
Đơn vị tính:Triệu đồng
Năm 2011 2012 2013 2014
(D) 678,149 967,285 1,032,533 912,154
(E) 438,551 591,511 547,862 591,344
(F) 239,597 375,774 484,671 320,810
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Thành Long
Trong đó:
(D) = A.Nguồn vốn [(1)I + II] + B. Nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu cộng khoản vay
ngắn hạn và dài hạn
(E) = A. Tài sản (I + II + IV + V) + B. Tài sản (II + III + IV + V): Tổng tài sản trừ đi các
khoản phải thu, tạm ứng, các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn và dài hạn
(F) = (D) – (E): Phần chênh lệch
Kết quả phân tích trong bảng trên cho thấy lượng vốn vay và vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp đều đủ trang trải cho hoạt động kinh doanh cả 04 năm từ 2011 cho tới
2014, đặc biệt năm 2013 có nguồn vốn dồi dào nhất trong 04 năm. Như vậy cho
thấy lượng vốn vay đã giúp cho doanh nghiệp cải thiện nguồn vốn bị thiếu hụt. Điều
này cho thấy nguồn vốn vay đóng vai trò rất quan trọng trong Công ty Cổ phần
Thành Long.
Quan hệ cân đối 3: Tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn và giữa tài sản tài
hạn với nguồn vốn dài hạn
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 43
Xét mối quan hệ cân đối này sẽ cho ta thấy việc sử dụng nguồn vốn của công ty ,
nguồn vốn dài hạn chính là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn.
Bảng 2.9. Bảng cân đối 3
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2011 2012 2013 2014
Vốn chủ sở hữu 322,076 322,495 323,759 325,231
Nợ dài hạn 177 300,016 300,000 300,000
VCSH + Nợ dài hạn 322,253 622,511 623,759 625,231
Tài sản dài hạn 301,310 323,363 411,534 365,806
Chênh lệch 20,943 299,148 212,225 259,425
Tài sản ngắn hạn 508,599 830,551 1,043,500 955,624
Nợ ngắn hạn 487,657 531,404 831,275 696,199
Chênh lệch 20,943 299,147 212,225 259,425
Nguồn: Bảng Cân đối kế toán Công ty Cổ phần Thành Long
Qua bảng phân tích trên cho ta thấy qua cả 04 năm, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ
ngắn hạn, và tài sản dài hạn nhỏ hơn nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên).
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài
trợ cho một phần tài sản ngắn hạn. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy tình hình tài
chính của công ty vững chắc. Tuy nhiên do phần nợ dài hạn có lãi suất cao hơn nợ
ngắn hạn, nếu dùng chủ lực nguồn vốn vay dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn cũng
không phải là giải pháp tối ưu, đặc biệt là 03 năm 2012, 2013, và 2014, nguồn vốn
vay dài hạn chỉ khoảng 300 tỷ đồng nhưng phần chênh lệch tài trợ cho tài sản ngắn
hạn lên đến hơn 200 tỷ đồng, và gần 300 tỷ đồng ở năm 2012. Vì vậy trong tương
lai, công ty cũng cần chú ý cân đối nguồn vốn sao cho đạt được phương án sử dụng
nguồn vốn tối ưu hơn, tiết kiệm chi phí lãi vay hơn.
Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý
NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 44
2.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thành Long
Phân tích doanh thu qua 04 năm 2011-2014
Bảng 2.10. Bảng phân tích tỷ trọng doanh thu
Đơn vị tính:Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
258,161 99.91 790,034 99.60 900,607 99.18 589,333 97.60
- Doanh thu thuần
về bán hàng
và cung cấp dịch
vụ
258,161 790,034 900,607 589,333
2.Doanh thu hoạt
động tài chính
84 0.03 3,133 0.39 2,628 0.29 841 0.14
3. Thu nhập khác 156 0.06 72 0.01 4,844 0.53 13,626 2.26
Tổng doanh thu 258,401 100 793,238 100 908,079 100 603,800 100
Nguồn: Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Thành Long
Từ bảng phân tích tỷ trọng doanh thu Công ty Cổ phần Thành Long trên cho ta thấy
doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua cả 04 năm đều chiếm tỷ trọng cao
nhất chiếm trên 97% tổng doanh thu. Từ quy mô doanh thu trên cho ta thấy Thành
Long là đơn vị có mục tiêu tập trung chủ lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh các
mặt hàng và dịch vụ của mình. Các mảng hoạt động khác chỉ nhằm hỗ trợ cho hoạt
động chính của doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế hoạt động kinh
doanh sản xuất tại công ty. Tuy nhiên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng
có dấu hiệu đang giảm dần tỷ trọng mặc dù mức giảm không đáng kể, không ảnh
hưởng tới vị trí tỷ trọng chính trong toàn bộ doanh thu.
Không có các khoản giảm trừ doanh thu làm cho doanh thu thuần giữ nguyên giá trị
như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version

More Related Content

What's hot

De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Dương Hà
 
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Hiếu Kều
 
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1Nguyen Phuong Thao
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
7 chuong 5
7 chuong 57 chuong 5
7 chuong 5Thi8567
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...nataliej4
 

What's hot (19)

Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
 
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
 
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân độiLuận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
 
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
 
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
 
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
 
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_6567118055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
 
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_6567118047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
 
giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
 
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
 
Đề tài: Lập báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty đầu tư Cát Lâm
Đề tài: Lập báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty đầu tư Cát LâmĐề tài: Lập báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty đầu tư Cát Lâm
Đề tài: Lập báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty đầu tư Cát Lâm
 
7 chuong 5
7 chuong 57 chuong 5
7 chuong 5
 
Chuong1
Chuong1Chuong1
Chuong1
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
 

Viewers also liked

FINAL Understanding the Role of Charge Mobility and Recombination
FINAL Understanding the Role of Charge Mobility and RecombinationFINAL Understanding the Role of Charge Mobility and Recombination
FINAL Understanding the Role of Charge Mobility and RecombinationDavid Lam
 
National Pension System
National Pension SystemNational Pension System
National Pension SystemLAXYA5
 
NGUYỄN THỊ HUYỀN_K36_PT TÀI CHÍNH CP THÀNH LONG SLIDES
NGUYỄN THỊ HUYỀN_K36_PT TÀI CHÍNH CP THÀNH LONG SLIDESNGUYỄN THỊ HUYỀN_K36_PT TÀI CHÍNH CP THÀNH LONG SLIDES
NGUYỄN THỊ HUYỀN_K36_PT TÀI CHÍNH CP THÀNH LONG SLIDESAn Tố
 
Presentazione Cama_Primiceri_Atro
Presentazione Cama_Primiceri_AtroPresentazione Cama_Primiceri_Atro
Presentazione Cama_Primiceri_AtroBernadetteCama
 
2016 Presentation - Rahul Pratap - Claim Benefits Manager
2016 Presentation - Rahul Pratap - Claim Benefits Manager2016 Presentation - Rahul Pratap - Claim Benefits Manager
2016 Presentation - Rahul Pratap - Claim Benefits ManagerRahul Pratap
 
FinalProject_Report_ADEKT
FinalProject_Report_ADEKTFinalProject_Report_ADEKT
FinalProject_Report_ADEKTAjinkya Shewale
 
Bio Antox Gold
Bio Antox GoldBio Antox Gold
Bio Antox GoldLAXYA5
 
Nihongo yonjuugo jikan
Nihongo yonjuugo jikanNihongo yonjuugo jikan
Nihongo yonjuugo jikanChamat
 
DEBRA NEELY'S RESUME FINAL
DEBRA NEELY'S RESUME FINALDEBRA NEELY'S RESUME FINAL
DEBRA NEELY'S RESUME FINALDEBRA NEELY
 
02storylineandplotelements esidera, esther joy l. - bsmt - 2 c
02storylineandplotelements esidera, esther joy l. - bsmt - 2 c02storylineandplotelements esidera, esther joy l. - bsmt - 2 c
02storylineandplotelements esidera, esther joy l. - bsmt - 2 cEsther Esidera
 
03typesofcharactersinliterature charactertypes-esidera, esther joy l. bsmt -2 c
03typesofcharactersinliterature charactertypes-esidera, esther joy l. bsmt -2 c03typesofcharactersinliterature charactertypes-esidera, esther joy l. bsmt -2 c
03typesofcharactersinliterature charactertypes-esidera, esther joy l. bsmt -2 cEsther Esidera
 
01typesofliteraryconflict 150612203339-lva1-app6892
01typesofliteraryconflict 150612203339-lva1-app689201typesofliteraryconflict 150612203339-lva1-app6892
01typesofliteraryconflict 150612203339-lva1-app6892Esther Esidera
 

Viewers also liked (15)

3D technology and its effects.
3D technology and its effects.3D technology and its effects.
3D technology and its effects.
 
FINAL Understanding the Role of Charge Mobility and Recombination
FINAL Understanding the Role of Charge Mobility and RecombinationFINAL Understanding the Role of Charge Mobility and Recombination
FINAL Understanding the Role of Charge Mobility and Recombination
 
National Pension System
National Pension SystemNational Pension System
National Pension System
 
NGUYỄN THỊ HUYỀN_K36_PT TÀI CHÍNH CP THÀNH LONG SLIDES
NGUYỄN THỊ HUYỀN_K36_PT TÀI CHÍNH CP THÀNH LONG SLIDESNGUYỄN THỊ HUYỀN_K36_PT TÀI CHÍNH CP THÀNH LONG SLIDES
NGUYỄN THỊ HUYỀN_K36_PT TÀI CHÍNH CP THÀNH LONG SLIDES
 
Presentazione Cama_Primiceri_Atro
Presentazione Cama_Primiceri_AtroPresentazione Cama_Primiceri_Atro
Presentazione Cama_Primiceri_Atro
 
Article Ecure
Article EcureArticle Ecure
Article Ecure
 
2016 Presentation - Rahul Pratap - Claim Benefits Manager
2016 Presentation - Rahul Pratap - Claim Benefits Manager2016 Presentation - Rahul Pratap - Claim Benefits Manager
2016 Presentation - Rahul Pratap - Claim Benefits Manager
 
FinalProject_Report_ADEKT
FinalProject_Report_ADEKTFinalProject_Report_ADEKT
FinalProject_Report_ADEKT
 
Bio Antox Gold
Bio Antox GoldBio Antox Gold
Bio Antox Gold
 
Nihongo yonjuugo jikan
Nihongo yonjuugo jikanNihongo yonjuugo jikan
Nihongo yonjuugo jikan
 
Aligarh movement
Aligarh movementAligarh movement
Aligarh movement
 
DEBRA NEELY'S RESUME FINAL
DEBRA NEELY'S RESUME FINALDEBRA NEELY'S RESUME FINAL
DEBRA NEELY'S RESUME FINAL
 
02storylineandplotelements esidera, esther joy l. - bsmt - 2 c
02storylineandplotelements esidera, esther joy l. - bsmt - 2 c02storylineandplotelements esidera, esther joy l. - bsmt - 2 c
02storylineandplotelements esidera, esther joy l. - bsmt - 2 c
 
03typesofcharactersinliterature charactertypes-esidera, esther joy l. bsmt -2 c
03typesofcharactersinliterature charactertypes-esidera, esther joy l. bsmt -2 c03typesofcharactersinliterature charactertypes-esidera, esther joy l. bsmt -2 c
03typesofcharactersinliterature charactertypes-esidera, esther joy l. bsmt -2 c
 
01typesofliteraryconflict 150612203339-lva1-app6892
01typesofliteraryconflict 150612203339-lva1-app689201typesofliteraryconflict 150612203339-lva1-app6892
01typesofliteraryconflict 150612203339-lva1-app6892
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version

Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpduongle0
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakRoyal Scent
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.doc
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.docPhân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.doc
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.docmokoboo56
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version (20)

Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Công Ty Dệt May.
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Công Ty Dệt May.Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Công Ty Dệt May.
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Công Ty Dệt May.
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
 
QT111.doc
QT111.docQT111.doc
QT111.doc
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
7 chuong 5
7 chuong 57 chuong 5
7 chuong 5
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia Định
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia ĐịnhCơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia Định
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia Định
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.doc
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.docPhân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.doc
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.doc
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 

Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version

  • 1. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Định nghĩa của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.2. Định nghĩa về phân tích tài chính Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó có thể tìm ra được các biện pháp làm tối ưu hóa các điểm mạnh, hạn chế cũng như khắc phục tối ưu cho các điểm yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đánh giá tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu tình hình tài chính hiện hành với quá khứ, từ đó mà các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính quá khứ, hiện tại và những dự đoán cho tương lai. 1.1.3. Định nghĩa về quản trị tài chính Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất – kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Những nội dung cơ bản đó bao gồm lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó. 1.1.4. Mục đích và vai trò phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1.5. Mục đích và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Thông tin tài chính của doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm Dưới góc độ của quản trị tài chính, phân tích tài chính là để kiểm tra, đánh giá các số liệu tài chính từ quá khứ, hiện tại và xu hướng tương lai, phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phân tích tình hình tài chính đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm khác nhau như nhà quản lý tại doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách
  • 2. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 2 hàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng… phục vụ cho mục đích của mình. 1.1.6. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính có tầm quan trọng to lớn trong chức năng quản trị doanh nghiệp và trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Những vai trò chủ yếu mà tài chính doanh nghiệp giữ như sau: - Huy động, khai thác nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, tiếp đó lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng phụ thuộc vào việc tổ chức sử dụng vốn. Từ việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư tối ưu, các cơ hội kinh doanh, giảm bớt hoặc tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn, giảm bớt các nhu cầu vay vốn, giảm các khoản tiền trả lãi vay, hình thành sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đều là vai trò của quản trị tài chính. - Đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh Tài chính doanh nghiệp phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp. Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp. Đối với người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp phù hợp với quy luật, tài chính doanh nghiệp sẽ trở thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế tác động tới tăng năng suất, kích thích và thu hút vốn, thúc đẩy tăng vòng quay vốn.
  • 3. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 3 - Công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua các hình thức, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà lãnh đạo và quản lý đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh. 1.1.7. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp - Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như tình hình phân bổ vốn, nguồn vốn hợp lý hay chưa hợp lý, mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn. - Đánh giá khả năng thanh toán, tình trạng thanh toán của doanh nghiệp, sự chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước. - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. - Phát hiện khả năng tiềm tang, xu hướng tài chính của doanh nghiệp, tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.1.8. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Nội dung phân tích báo cáo tài chính sẽ đi vào cụ thể 06 nội dung sau: - Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp - Phân cơ cấu tài sản – nguồn vốn. - Phân tích tình công nợ và khả năng thanh toán - Phân tích tình hình luân chuyển vốn - Phân tích khả năng sinh lời - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng 1.2. Quy trình phân tích và hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính 1.2.1. Trình tự và các bước tiến hành phân tích Bước 1: Thu thập thông tin Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin về kế toán
  • 4. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 4 và các thông tin quản lý khác… trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp hàng năm, hàng tháng và hàng quý, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Phân tích tài chính sẽ tập trung chính vào việc phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Bước 2: Xử lý thông tin Giai đoạn tiếp theo là xử lý thông tin thu thập được. Từ công tác tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình tìm các giải pháp và ra quyết định Bước 3: Tìm giải pháp và ra quyết định Mục tiêu của phân tích tài chính là nhằm tìm giải pháp để tối ưu hóa các quyết định tài chính và các quyết định quản trị khác đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng quan tâm như chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư… 1.2.2. Số liệu phục vụ phân tích tài chính doanh nghiệp Dữ liệu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và phân tích tài chính là nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm các bảng báo cáo tài chính, các báo cáo và các dữ liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, và các dữ liệu kinh tế kỹ thuật bên ngoài doanh nghiệp. Sau đây một số loại dữ liệu chính: Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp bao gồm phần tài sản và phần nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. - Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Dựa trên số liệu này, chúng ta có thể đánh giá tổng quát quy mô tài sản, kết cấu các loại vốn của doanh nghiệp hiện có đang biểu hiện dưới hình thức vật chất. Về mặt pháp lý, số lượng các chỉ tiêu phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. - Phần nguồn vốn: phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Phần nguồn vốn cho thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng cũng như thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về tổng số vốn được hình thành từ những nguồn khác nhau.
  • 5. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 5 Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu hình thành của các tài sản đó. Từ đó, ta có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng cân đối số phát sinh: Là bảng dùng phương pháp kỹ thuật để kiểm tra một cách tổng quát số liệu kế toán đã ghi trên các tài khoản tổng hợp. Bảng cân đối số phát sinh được xây dựng trên 2 cơ sở: - Tổng số dư bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số dư bên Có của tất cả các tài khoản tổng hợp. - Tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số phát sinh bên Có cửa tất cả các tài khoản tổng hợp. Bảng cân đối số phát sinh có tác dụng trong việc kiểm tra công việc ghi chép, tính toán. Thể hiện ở những điểm: + Xét theo tổng cộng thì: Tổng số bên Nợ và bên Có của từng cột số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ nhất thiết phải bằng nhau. + Xét theo từng tài khoản trên từng dòng thì: Số dư cuối kỳ phải bằng số dư đầu kỳ cộng phát sinh tổng trừ phát sinh giảm. Nếu không xảy ra như trên thì trong ghi chép, tính toán chắc chắn có sai sót. + Nhìn vào bảng có thể đánh giá tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh của đơn vị. + Cung cấp tài liệu để lập bảng cân đối kế toán. + Cung cấp tài liệu cho việc phân tích hoạt động kính tế. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của từng mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của doanh nghiệp như thuế và tình hình chấp hành Luật thuế GTGT. Kết cấu của bảng báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh gồm 03 phần:
  • 6. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 6 Phần 1: Lãi, lỗ trong kinh doanh: được phản ánh theo kỳ trước, của kỳ này và lũy kế từ đầu năm theo 03 chỉ tiêu doanh thu chi phí và lợi nhuận. Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Phần 3: Thuế giá trị gia tăng Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đây là bảng báo cáo về dòng tiền của doanh nghiệp. Thực chất báo cáo này cho chúng ta biết các luồng tiền vào và các luồng tiền ra trong một kỳ của doanh nghiệp, từ đó so sánh để biết trong kỳ doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu tiền, đã sử dụng bao nhiêu tiền, tiền được tạo ra từ hoạt động nào, và tiền được sử dụng vào hoạt động nào của doanh nghiệp. Đây là một báo cáo mà các chủ nợ và các nhà đầu tư rất quan tâm, bởi vì đơn vị không chỉ cần hoạt động có lãi mà còn phải tạo ra tiền nữa, nếu không khả năng thanh toán của đơn vị sẽ không đảm bảo. Nếu hoạt động của đơn vị không tạo ra lợi nhuận thì sẽ làm giảm dần vốn kinh doanh, nếu đơn vị không tạo ra tiền thì dần dần đơn vị sẽ mất khả năng thanh toán và kết quả là trong cả hai trường hợp đơn vị đều sẽ có nguy cơ đi đến phá sản. Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh BCTC được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau: - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. - Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. - Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng. - Các chính sách kế toán áp dụng. - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán.
  • 7. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 7 - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 1.2.3. Một số chỉ số tài chính căn bản trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Các tỷ số về khả năng thanh toán Chúng ta có 03 tỷ số khả năng thanh toán chính: - Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành - Tỷ số khả năng thanh toán nhanh - Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền Ngoài ra chúng ta còn có 03 tỷ số hỗ trợ cho tỷ số thanh toán là: - Tỷ số thanh toán ngân lưu - Tỷ số khoảng cách an toàn - Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả Các chỉ số về cơ cấu tài chính Chúng ta có các tỷ số về cơ cấu tài chính quan trọng sau: - Tỷ số cơ cấu tài sản ngắn hạn - Tỷ số cơ cấu tài sản dài hạn - Tỷ số tự tài trợ - Tỷ số tài trợ dài hạn Các tỷ số về khả năng hoạt động Chúng ta có một số tỷ số tỷ số về khả năng hoạt động thể hiện sức sản xuất, năng suất của doanh nghiệp như sau: - Năng suất của tài sản ngắn hạn - Năng suất của tổng tài sản - Tỷ số vòng quay hàng tồn kho - Thời gian thu tiền bán hàng - Thời gian thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp Các tỷ số về khả năng sinh lời Chúng ta có 03 tỷ số về khả năng sinh lời chính như sau:
  • 8. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 8 - Sức sinh lời của doanh thu thuần - Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu - Sức sinh lời của vốn kinh doanh 1.3. Phương pháp phân tích tài chính Về lý thuyết, ta có nhiều phương pháp phân tích tài chính; trong thực tế, hai phương pháp được sử dụng thông dụng nhất là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ. Trong phạm vi của khóa luận này, dữ liệu của Công ty Cổ phần Thành Long sẽ được so sánh với hai đối thủ cạnh tranh là Công ty Cổ phần Kết cấu thép VNCO – SSM và Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1. 1.3.1. Phương pháp so sánh Nguyên tắc của phương pháp so sánh là phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính như thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất, và đơn vị tính… Gốc so sánh được lựa chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian Kỳ phân tích là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch Nội dung so sánh bao gồm: - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về mặt tài chính - So sánh số thực hiện kỳ này với số kế hoạch để thấy mức độ phát triển của doanh nghiệp. - So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành, doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. - So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối: Số tuyệt đối: Y=Y1 – Y0 Trong đó:
  • 9. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 9 Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc Phương pháp so sánh số tuyệt đối cho thấy độ lớn của các chỉ tiêu, các khoản mục chi phí, tài sản, công nợ, nguồn vốn… Tuy nhiên, phương pháp so sánh tuyệt đối lại không cho thấy mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, các khoản mục và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số tương đối: Y= (Y1 /Y0)*100% Phương pháp so sánh tương đối là dựa trên các tỷ lệ được tính toán theo chiều ngang hoặc chiều dọc của các báo cáo tài chính. Phương pháp so sánh tương đối cho thấy sự thay đổi cả về độ lớn của từng loại chỉ tiêu và khoản mục, đồng thời cho phép liên kết các chỉ tiêu, khoản mục lại với nhau để nhận định diễn biến về hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh. Phương pháp so sánh tương đối có hạn chế là không thể hiện rõ mặt lượng của các chỉ tiêu. Cùng một tỷ lệ, cùng một sự thay đổi tỷ lệ có thể phản ánh mặt lượng khác nhau như 1% của 1tỷ khác 1% của 1 triệu. 1.3.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi các đại lượng tài chính. Nguyên tắc của phương pháp là yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở các tỷ lệ của doanh nghiệp với các giá trị tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ảnh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. 1.3.3. Phương pháp liên hệ cân đối Đây là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố độc lập có sẵn mối liên hệ cân đối. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng.
  • 10. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 10 1.3.4. Phân tích xu hướng Phân tích xu hướng cũng là một dạng của phân tích so sánh. Nhưng thay vì so sánh nhiều kỳ bằng cách so sánh từng cặp với nhau, phân tích xu hướng lại chọn ra một năm làm gốc. Thông thường năm làm gốc là năm có kỳ xa nhất so với năm tiến hành phân tích. Các năm còn lại được so sánh với năm làm gốc. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính doanh nghiệp Tài chính ở những doanh nghiệp khác nhau đều có những điểm khác nhau. sự khác nhau đó ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bên trong cũng như bên ngoài. 1.4.1. Các nhân tố bên trong - Hình thức pháp lý: Theo tổ chức pháp lý của doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện có các loại hình thức doanh nghiệp chủ yếu là: Doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp trên có ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp như việc tổ chức, huy động vốn, sản xuất kinh doanh, việc phân phối lợi nhuận. - Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của ngành kinh doanh: Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của ngành kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ tới tài chính doanh nghiệp. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật khác nhau. Những ảnh hưởng đó thể hiện: *Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh: Ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh, cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn (vốn cố định và vốn lưu động) ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán chi trả. *Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh:
  • 11. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 11 Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu vốn sử dụng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền; cũng như trong việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra một lượng vốn lưu động tương đối lớn, doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính chất thời vụ, thì nhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong năm thường có sự biến động lớn, tiền thu về bán hàng cũng không được đều, tình hình thanh toán, chi trả, cũng thường gặp những khó khăn. Cho nên việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cũng như đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền của doanh nghiệp cũng khó khăn hơn. 1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng môi trường kinh doanh bên ngoài: Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động tài chính. Dưới đây chủ yếu xem xét tác động của môi trường kinh doanh đến các hoạt động tài chính doanh nghiệp. - Sự ổn định của nền kinh tế: Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất hay việc tăng tài sản. -Ảnh hưởng về giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế: Giá cả thị trường, giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới doanh thu, do đó cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng được phản ảnh nếu có sự thay đổi về giá cả. Sự tăng, giảm lãi suất và giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng tới sự chi phí tài chính và sự hấp dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau. Mức lãi suất cũng là một yếu tố đo lường khả năng huy đông vốn vay. Sự tăng hay giảm thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh, tới khả năng tiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư.
  • 12. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 12 Tất cả các yếu tố trên có thể được các nhà quản trị tài chính sử dụng để phân tích các hình thức tài trợ và xác định thời gian tìm kiếm các nguồn vốn trên thị trường tài chính. - Sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Sự cạnh tranh sản phẩm đang sản suất và các sản phẩm tương lai giữa các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và có liên quan chặt chẽ đến khả năng tài trợ để doanh nghiệp tồn tại và tăng trưởng trong một nền kinh tế luôn luôn biến đổi và người giám đốc tài chính phải chịu trách nhiệm về việc cho doanh nghiệp hoạt động khi cần thiết. Cũng tương tự như vậy, sự tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải ra sức cải tiến kỹ thuật, quản lý, xem xét và đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính, khả năng thích ứng với thị trường, từ đó đề ra những chính sách thích hợp cho doanh nghiệp. - Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp. - Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian. 1.5. Một số phương hướng cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp Để xây dựng được phương hướng cải thiện tài chính, việc trước hết là nhận diện vấn đề và gốc rễ của vấn đề. Phương hướng cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp phải được xây dựng dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp và chiến thuật, chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đang áp dụng để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp bao gồm nội dung thực trạng tài chính tốt hay xấu, tốt ở điểm nào, xấu ở điểm nào, doanh nghiệp có những chiến thuật, chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh nào có tầm ảnh hưởng, đặc biệt là ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những ưu điểm nào cần tiếp tục duy trì và phát huy, những nhân tố nào ảnh hưởng tới việc duy trì và phát huy ưu điểm, những điểm yếu nào cần khắc phục, nguyên nhân nào hay những nhân tố nào tạo ra những điểm yếu này. Thực tế, có một số tình trạng thông thường và giải pháp cải thiện tình trạng đó trình bày sau đây. 1.5.1. Các phương hướng cải thiện mức độ an toàn tài chính Tình trạng mất an toàn tài chính phổ biến nhất thường là tình trạng mất cân đối tài chính. Tình trạng này biểu hiện ở vốn lưu động thuần (NWC) âm, công ty đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn tạo ra sự mất cân đối giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn của nguồn nợ vay. NWC âm đẩy doanh nghiệp vào tình trạng thường xuyên đảo nợ ngắn hạn tạo ra
  • 13. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 13 căng thẳng tài chính. Một số nguyên nhân chính như là các quyết định đầu tư trong quá khứ đã không tuân thủ nguyên tắc cân đối kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn vay, đầu tư dàn trải, tăng trưởng nóng tài trợ bằng nguồn vốn vay có kỳ hạn ngắn, nguồn vốn chủ sở hữu thấp (ví dụ: các dự án có thời gian thu hồi vốn dài trong khi vay nợ với kỳ hạn ngắn hơn nhiều thời gian hoạt động của dự án đầu tư trong bối cảnh nguồn vốn chủ sở hữu của dự án thấp…). Biện pháp tái thiết lập trạng thái cân bằng tài chính đặc biệt trong bối cảnh thị trường đầu ra bão hòa và suy giảm, NWC âm lớn: - Đàm phán điều chỉnh lại kỳ hạn nợ từ nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn, điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng giảm lại, cắt giảm tiến độ đầu tư mới, bán các tài sản và vốn góp tại các công ty thành viên không cốt lõi trả bớt nợ, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh cải thiện khả năng sinh lời, tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu. - Huy động những nguồn vốn dài hạn nhanh chóng như phát hành cổ phiếu trả bớt nợ đến hạn, chuyển nợ thành vốn cổ phần. - Để ngăn ngừa tái diễn tình trạng mất cân đối tài chính trong tương lai, lập kế hoạch tài chính dài hạn, thực hiện cân đối dòng tiền trong dài hạn, phân tích tình huống kiểm tra khả năng cân đối tài chính trong bối cảnh ngành và nền kinh tế khó khăn, xem xét sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn trong các dự án đầu tư. 1.5.2. Các phương hướng nâng cao hiệu quả tài chính Biện pháp nâng cao khả năng sinh lời - Tăng ROS: bằng cách thực hiện cắt giảm chi phí - Tăng vòng quay tài sản: bằng cách tăng hiệu quả sử dụng tài sản - Tăng tỷ số nợ: khi tăng tỷ số nợ sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tăng tỷ số này là tốt, nhưng mức tăng tùy vào kế hoạch tài chính của từng doanh nghiệp. - Một số lưu ý giữa ROE với Debit như sau: + ROA > r, D tăng, ROE tăng + ROA > r, D tăng, ROE giảm + ROA= r, D tăng hoặc giảm ROE không đổi
  • 14. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 14 Biện pháp cắt giảm chi phí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh Những biện pháp phổ biến nhất để cắt giảm chi phí là: - Giữ chi phí ở mức trung bình của ngành - Xác định khoản chiếm nhiều chi phí nhất - Giảm bớt chi phí trong các hoạt động kinh doanh thường nhật như: xem xét tới các chỉ số vòng quay hàng tồn kho, đối với các hợp đồng xem xét thương lượng thời gian trả tiền và giá phải trả… - Giảm bớt chi phí bằng cách thay đổi cơ cấu: cân nhắc tới hiệu quả mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, hoặc liên doanh liên kết. - Giảm bớt chi phí bằng cách quản lý rủi ro về các vấn đề liên quan tới pháp lý, vi phạm quyền sáng chế, thiết bị máy móc hư hỏng, rắc rối về nguồn cung, tín dụng cho khách hàng, rủi ro của ngân hàng, rủi ro đối với nhân viên, không quen luật, các yêu cầu về thuế… 1.5.3. Các biện pháp cải thiện công tác quản trị tài chính Thực trạng thường gặp: Công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp yếu kém: - Doanh nghiệp có hệ thống quản trị tài chính lỏng lẻo, các quy tắc quy định về tài chính của doanh nghiệp chưa rõ ràng, cụ thể. Giải pháp là phải thiết lập một hệ thống kế toán tài chính chuyên nghiệp. - Năng lực và chuyên môn của cán bộ kế toán-tài chính trong doanh nghiệp còn yếu kém. Giải pháp là đào tạo, tuyển dụng, và xây dựng một đội ngũ cốt cán có năng lực chuyên môn, tiến hành đào tạo, kiểm tra liên tục.
  • 15. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 15 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH LONG 2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty CP Thành Long 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Năm 1995, tiền thân của Công ty Cổ phần Thành Long là Công ty thương mại và sản xuất Thành Long được thành lập. Năm 2002, Công ty Thương mại và sản xuất Thành Long trở thành Công ty Cổ phần Thành Long chính thức vào ngày 07/10/2002 đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình phát triển và mở rộng sau này. Công ty Cổ phần Thành Long là chủ sở hữu của Công ty TNHH Thép Thành Long, Công ty TNHH Cán thép Việt Nga, Công ty TNHH Thép Thành Long Vneco. Tên Công ty: Công ty Cổ phần Thành Long Tên giao dịch quốc tế: Thanh Long Joint Stock Company Tên viết tắt: THLONG JSC Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 0101296000 Trụ sở chính đăng ký kinh doanh: Thôn Đình Dù, Xã Đình Dù, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên. Địa chỉ nhà máy tại Hưng Yên: Khu Liên hợp Công nghiệp Thành Long, Đình Đù, Văn Lâm, Hưng Yên Điện thoại: (0321) 3785 Fax: (0321) 3993 303 Website: http://thanhlongcorp.vn/ Vốn điều lệ đăng ký: 320.000.000.000 đồng (Ba trăm hai mươi tỷ Việt Nam đồng) Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng Số cổ phần được quyền chào bán: 0 Nguồn nhân lực xấp xỉ 800 người bao gồm 109 kỹ sư, 72 cử nhân, 441 công nhân, và 144 người lao động khác.
  • 16. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 16 2.1.2. Đặc điển hoạt động của công ty Hình thức sở hữu vốn: Vốn do sáng lập viên đóng góp Lĩnh vự kinh doanh: Sản xuất và thương mại Ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng các công trình đường sắt và đường bộ - Xây dựng công trình công ích - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa - Nhà máy chế tạo kết cấu thép phi tiêu chuẩn: chế tạo và cung cấp kết cấu thép lắp ráp các Nhà máy nhiệt điện, thủy điện, kết cấu khung nhà máy công nghiệp… - Nhà máy kết cấu thép: sản xuất dầm đặc, dầm dàn khẩu, cột điện, cột viba, cột truyền hình, sản xuất lan can, tấm chống xô dạng sóng cho cầu, đường bộ…; sản xuất thép đều cạnh cán nóng, thép chữ V cán nóng, thép chữ I cán nóng và các loại thép khác. - Nhà máy mạ kẽm: mạ kẽm các kết cấu thép cho các dự án cột điện… và mạ dịch vụ cho các đơn vị có nhu cầu trên thị trường. - Nhà máy rượu Vodka V-Status: sản xuất rượu theo dây chuyền công nghệ của Ukraina. Là doanh nghiệp tập trung mũi nhọn vào lĩnh vực sản xuất, cung cấp các sản phẩm thép phục vụ các dự án xây dựng công nghiệp, nhiệt điện, thuỷ điện, cột thép mạ kẽm đường dây truyền tải điện, đường sắt, cầu đường, nhà kết cấu thép,… Trước xu thế hội nhập Quốc tế, Công ty đã mở rộng các lĩnh vực hoạt động, tăng cường năng lực thông qua việc thành lập các công ty con, mở rộng liên danh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước. Hiện nay Công ty Cổ phần Thành Long được tổ chức theo mô hình tập đoàn, trong đó các công ty thành viên luôn đảm bảo được sự gắn kết chặt chẽ nhằm đảm bảo việc huy động mọi nguồn lực cho việc thực hiện các công trình lớn, công trình trọng điểm. Công ty Cổ phần Thành Long lấy triết lý kinh doanh là “Thực hiện nội địa hóa kết cấu thép cho các ngành điện lực, giao thông… phát triển thị trường
  • 17. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 17 trong nước và cạnh tranh quốc tế, vì sự phát triển bền vững thịnh vượng của khách hàng, của Thành Long và sự phồn vinh của đất nước”. Từ triết lý kinh đó, Công ty Cổ phần Thành Long đặt mục tiêu cụ thể làm nền tảng cho hoạt động của mình là: Hiệu quả - Lợi nhuận – An sinh xã hội Mọi hoạt động phải đạt được hiệu quả cao, có lợi nhuận và đem lại lợi ích lâu dài và bền vững cho đất nước. Trong các hoạt động kinh doanh cũng như xây dựng chiến lược phát triển, Công ty kiên định và nhất quán trong đường hướng phát triển doanh nghiệp trên lợi thế cạnh tranh và có chiến lược kinh doanh rõ ràng dựa trên lợi thế cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ cũng như định hướng mục tiêu một số nhóm khách hàng để cung cấp một cách tốt nhất nhằm duy trì phát triển và cạnh tranh bền vững trong môi trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt hiện nay với phương châm cạnh tranh dựa trên SỰ KHÁC BIỆT.
  • 18. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 18 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 2.1.3.1. Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp:
  • 19. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 19 2.1.3.2. Chức năng cơ bản của các bộ phận quản lý - Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Ban Thư ký . Trợ giúp Tổng giám đốc duy trì hoạt động điều hành toàn bộ các mặt hoạt động của Công ty, theo dõi công việc của các Giám đốc và các trưởng phòng. . Tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của Công ty thông qua báo cáo của các bộ phận, báo cáo Tổng giám đốc. . Hỗ trợ các phòng ban, bộ phận trong công việc hoạch định mục tiêu, kế hoạch, theo chức năng được Tổng giám đốc phân công. . Giám sát việc tuân thủ các quy định của hệ thống quản lý công ty. . Đề xuất giải pháp thực hiện các mặt hoạt động của Công ty cho Tổng giám đốc. . Trợ giúp cho Tổng giám đốc trong các quan hệ đối nội, đối ngoại; trợ giúp Tổng giám đốc quản lý thời gian và kiểm soát công việc. . Kiểm tra các văn bản, chứng từ từ các bộ phận khác chuyển đến trước khi trình TGĐ phê duyệt. . Chuẩn bị các cuộc họp với khách hàng theo yêu cầu của Tổng giám đốc TGĐ, làm báo cáo. . Tham gia/chủ trì các cuộc họp với các bộ phận theo yêu cầu của Tổng giám đốc, làm báo cáo. . Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc tìm giải pháp cho những vấn đề thuộc mảng phát triển Dự án, . Tổ chức sự kiện khác trong nội bộ Công ty; biên dịch tài liệu, phiên dịch . Thực hiện các công việc khác khi được Tổng giám đốc phân công. - Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Ban Tổ chức – Nhân sự . Chức năng của Ban Tổ chức – Hành chính bao gồm tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc quản lý, sắp xếp và sử dụng có hiệu quả đội ngũ nhân CB- CNV.Tổ chức thực hiện tốt chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định, phối hợp tổ chức quần chúng của Đảng (công đoàn, đoàn thanh niên), tổ chức các phong trào thi đua trong công nhân viên chức, sơ tổng kết khen thưởng đồng
  • 20. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 20 thời tổ chức giáo dục CB-CNV nâng cao tinh thần cảnh giác bảo vệ an ninh, sản xuất, tài sản và trật tự trong công ty. . Nhiệm vụ của Ban Tổ chức-Hành chính bao gồm giúp Tổng Giám đốc nắm vững tình hình CBCNV trong công ty về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, năng lực, nguyện vọng, sức khỏe…Lập kế hoạch lao động-tiền lương và quy chế sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, kế hoạch cải thiện chế độ, điều kiện làm việc, bảo hiểm lao động…Tham mưu đề xuất điều động, điều phối CB-CNV sử dụng hiệu quả nguồn lao động. Quản lý và lập kế hoạch bồi dưỡng đào tạo đội ngũ CB-CNV về chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề lao động. Tổ chức thực hiện tốt kỷ luật lao động, vệ sinh môi trường, phối hợp với các phòng ban chuyên môn xây dựng các chỉ tiêu định mức lao động, hình thức trả lương. . Theo dõi báo cáo thường xuyên, đột xuất về quản lý lao động, tiền lương, năng suất lao động. Soạn thảo văn bản theo nhiệm vụ, trình ký, đóng dấu, in ấn, phát hành văn bản, tiếp nhận công văn, tài liệu đi đến. . Trang bị, quản lý, điều chuyển thiết bị văn phòng, công cụ dụng cụ làm việc, quản lý giờ giấc của CBCNV toàn công ty. Cấp giấy đi dường, giấy giới thiệu, bố trí và điều động xe, quản lý đội xe của công ty. . Quan hệ với chính quyền sở tại giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định. Phối hợp với công đoàn xây dựng tiêu chuẩn thi đua khen thưởng và tham mưu cho lãnh đạo. - Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Phòng Kinh doanh- Ban Dự án: . Tham mưu Tổng Giám đốc về kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý, và hàng năm. Định hướng chiến lược phát triển theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. . Tham mưu cho lãnh đạo về việc mở mang ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mới. . Tham mưu cho lãnh đạo công ty tìm kiếm các đối tác, thẩm tra, thẩm định về tư cách pháp nhân, năng lực và uy tín của đối tác để hợp tác kinh doanh. . Thực hiện nhiệm vụ thống kê, chủ trì làm hồ sơ các dự án đấu thầu, nhận thầu.
  • 21. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 21 . Chủ trì và phối hợp với các phòng chức năng liên quan lập thủ tục quyết toán công trình đã thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ quy định. . Phối hợp với Phòng Kỹ thuật chất lượng về việc bổ sung, điều chỉnh, xây dựng mới các định mức kinh tế-kỹ thuật, đơn giá giao khoán… phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định nội nộ Công ty. . Lập hồ sơ và tham gia đấu thầu các dự án theo nhiệm vụ kinh doanh của công ty. . Xây dựng và quản lý hồ sơ năng lực của công ty. - Phòng Kỹ thuật . Xây dựng, ban hành và kiểm soát các quy trình công nghệ, các hướng dẫn công việc, định mức sử dụng nguyên vật liệu… . Xây dựng tổ chức, ban hành và kiểm soát việc thực hiện các hướng dẫn vận hành của từng máy móc, thiết bị. . Trực tiếp giải quyết các biến động do công nghệ và thiết bị của công ty trong quá trình sản xuất. . Tham gia giải quyết các khiếu nại của khách hàng, đề xuất các biện pháp khắc phục, phòng ngừa, không ngừng đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. - Phòng quản lý chất lượng-sản xuất . Chịu trách nhiệm trước lãnh đọa về kỹ thuật sản xuất. Chỉ đạo và quản lý trực tiếp mọi hoạt động của phân xưởng. . Lập bảng phân công công việc cho từng bộ phận, từng cá nhân để thực hiện nhiệm vụ sản xuất. . Thực hiện đúng và tiết kiệm các định mức tiêu hao nguyên vật liệu. . Tổ chức ghi chép thống kê theo quy định.
  • 22. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 22 . Lập kế hoạch về chất lượng sản phẩm, thường xuyên kiểm soát, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng, công nghệ, đề xuất cách cải tiến, nâng cao phẩm cấp. . Thực hiện kiểm tra nguyên vật liệu mua vào. . Theo dõi quá trình phát sinh của các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, đề xuất các biện pháp xử lý, không ngừng hoàn thiện chất lượng, định kỳ báo cáo lãnh đạo. . Quản lý toàn bộ các dụng cụ và thiết bị giám sát, kiểm tra và đo lường chất lượng sản phẩm, đảm bảo các dụng cụ và thiết bị đó luôn hoạt động tốt, chính xác. . Cập nhật hồ sơ lưu trữ theo quy định. . Được quyền yêu cầu lãnh đạo các đơn vị cung cấp số liệu về tình hình sản xuất và chất lượng. . Được quyền yêu cầu các quản đốc phân xưởng loại khỏi dây chuyền sản xuất các loại nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm không đạt chất lượng. . Được quyền từ chối không cho nhập kho các loại nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn. - Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Phòng Tài chính-Kế toán . Tham mưu các công tác tài chính, công tác kế toán tài vụ; công tác quản lý tài sản; . Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty; . Thanh toán lương cho toàn công ty; . Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty; . Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện. . Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
  • 23. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 23 . Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổng công ty giao cho Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty; . Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc; . Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty; . Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty; phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ… trong Công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc; . Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc đề xuất với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; . Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính; . Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định huy động vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động công ích và SX-TM- ĐT. Chủ trì trong công tác giao dịch với các tổ chức tài chính có liên quan. . Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong toàn Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán, quản lý tài chính và các chế độ chính sách khác liên quan đến công tác tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho hệ công tác kế toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của cấp trên về công tác tài chính kế toán. . Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tham gia kiểm tra quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc. . Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân, thanh quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong Công ty cũng như nguồn vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do Công ty làm chủ đầu tư và thực hiện.
  • 24. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 24 . Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán theo đúng quy định. Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán…tài sản của Công ty. . Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu. 2.1.3.3. Bộ máy tài chính – kế toán của Công ty CP Thành Long Kế toán trưởng: - Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán tài chính trong toàn công ty. - Tổ chức điều hành bộ máy kế toán tại công ty, các nhà máy, và các văn phòng đại diện. - Thu nhập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, theo dõi đối tượng và nội dung công việc theo chuẩn mực kế toán hiện hành, phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các giải pháp phục vụ cho yêu cầu quản lý và ra quyết định kinh tế, tài chính của công ty. - Tổ chức, chứng kiến việc bàn giao công việc của cán bộ, nhân viên kế toán, thủ quỹ mỗi khi có sự thuyên chuyển, thay đổi cán bộ kế toán, thủ quỹ. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán VP Công ty Kế toán tại các nhà máy & VP đại diện Kế toán tổng hợp KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán VP Công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán thuế Kế toán tiền lương Thủ quỹ Thủ quỹ Kế toán tại các nhà máy & VP đại diện Kế toán VP Công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán thuế Kế toán tiền lương Thủ quỹ Thủ quỹ Kế toán tại các nhà máy & VP đại diện Kế toán VP Công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp
  • 25. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 25 - Tổ chức, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính của công ty và tình hình chấp hành các định suất, định mức kinh tế, kỹ thuật, các dự toán chi phí. - Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm kê định kỳ về nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, hàng tồn kho, hàng bán chưa thu tiền, hàng trên đường vận chuyển, công nợ… - Tổ chức lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật. - Được quyền yêu cầu các đơn vị có liên quan cung cấp các thông tin có liên quan đến nhiệm vụ. Nhân viên kế toán: - Chấp hành nhiệm vụ được phân công, mở sổ sách kế toán theo quy định của nhà nước dưới sự hướng dẫn của người phụ trách kế toán. - Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng kế toán về phần việc được phân công. - Lưu trữ, bảo quản chứng từ theo quy định của pháp luật. 2.1.4. Tổng quan môi trường hoạt động của Công ty Cổ phần Thành Long: - Môi trường vĩ mô: Giai đoạn 2011-2015, Kinh tế thế giới đã ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và có những dấu hiệu phục hồi nhưng còn phục hồi chậm. Đây là giai đoạn tình hình kinh tế trong nước và thế giới có những khó khăn và thuận lợi đan xen. - Môi trường ngành: Ngành gia công kết cấu thép chịu ảnh hưởng lớn từ các ngành khác là ngành xây dựng, ngành thép phôi (nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp trong ngành gia công kết cấu thép). - Đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thành Long Đặc thù trong ngành thép, và thép gia công kết cấu, hiện tại Thành Long có hai đối thủ tiêu biểu nhất cùng cạnh tranh trên một thị trường là cung cấp cột điện mạ kẽm, cột sóng, và các loại dầm kết cấu phục vụ cho công trình xây
  • 26. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 26 dựng cầu đường là Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 và Công ty Cổ phần Kết cấu thép Vneco.SSM. Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 là một công ty có quy mô lớn, lịch sử lâu đời, và tiềm lực tài chính vững mạnh. Công ty Cổ phần Kết cấu thép VNECO.SSM là công ty so với Thành Long về lịch sử hình thành phát triển đi sau, nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ hơn, nhưng là một đối thủ đối đầu trực tiếp tại thị trường khu vực miền Nam. 2.1.4. Khái quát các thông tin tài chính của Công ty Cổ phần Thành Long Chế độ kế toán được áp dụng tại công ty Kỳ kế toán: Kỳ kế toán năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VND Hình thức khai thuế: Từ năm 2014, áp dụng hình thức khai thuế điện tử Chuẩn mực và chế độ kế toán được áp dụng tại Công ty Cổ phần Thành Long: 1-Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/06/2006 của Bộ Tài chính và thông tư số 244/2009/TT_BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính. 2-Tuyên bố về tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán: Doanh nghiệp tuân thủ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/06/2006, Chuẩn mực kế toán và các chế độ Chính sách hiện hành. 3-Hình thức sổ kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính 4- Các chính sách kế toán áp dụng: - Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Khi số tiền thực tế phát sinh, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán.
  • 27. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 27 - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc, giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở trạng thái và địa điểm hiện tại. - Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ hữu hình: Được xác định trên cơ sở giá mua trừ các khoản chiết khấu thương mại giảm giá và các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ thuê tài chính: Theo phương pháp đường thẳng - Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư: Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư: Trường hợp mua: Được xác định trên cơ sở giá mua cộng chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua như: Chi phí dịch vụ tư vấn, lệ phí trước bạ và chi phí giao dịch liên quan khác. Trường hợp xây dựng: được xác định trên cơ sở giá thành thực tế và các chi phí liên quan trực tiếp của bất động sản đầu tư tính đến ngày hoàn thành công trình xây dựng. Trường hợp bất động sản thuê tài chính với mục đích để cho thuê hoạt động thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận là bất động sản đầu tư. Nguyên giá của bất động sản đầu tư đó tại thời điểm khởi đầu thuê được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán số 06 “thuê tài sản”. Phương pháp khấu hao Bất động sản đầu tư: Phương pháp khấu hao đường thẳng - Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính: Các khoản đầu tư vào công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát: Theo chuẩn mực số 08 “thông tin tài chính và những khoản vốn góp liên doanh” và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003. Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác: Được xác định trên cơ sở giá trị hiện có và tình hình biến động, tăng giảm các loại đầu tư khác. - Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các hoản chi phí đi vay: Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Chi phí liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ cho từng hạng mục công trình và vốn hóa khi quyết
  • 28. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 28 toán vốn xây dựng cơ bản & tài sản được đưa vào sử dụng. Các chi phí lãi vay khác được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi phát sinh. Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ. - Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các chi phí khác: Chi phí trả trước: Được xác định trên cơ sở các khoản chi phí thực tế phát sinh nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán. Phương pháp phân bổ chi phí trích trước: Đường thẳng Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại: áp dụng phương pháp đường thẳng chi phí được phân bổ nhiều kỳ phản ánh tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Được phản ánh theo giá trị ghi nhận ban đầu. - Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữu: Được xác định trên các cơ sở cổ phần các cổ đông đã đóng và lợi nhuận sau thuế theo Quyết định của đại hội đồng cổ đông. Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch: đánh giá lại tài sản Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Chênh lệch tỷ giá thực hiện Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: Được xác định trên cơ sở doanh thu từ các hoạt động của doanh nghiệp cộng thu nhập khác trừ giá vốn và các khoản chi phí hợp lý. - Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Được xác định trên cơ sở giá hợp lý của các khoản đã thu tiền, hoặc sẽ thu tiền từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa… - Doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính: Được xác định trên cơ sở lãi vay và lãi tiền gửi. - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Trên cơ sở lãi vay và lỗ từ phát sinh mua bán ngoại tệ.
  • 29. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 29 - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận thuế thu nhập hiện hành, chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận trên cở sở lợi nhuận trước thuế nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Các thông tin tài chính của Công ty Cổ phần Thành Long Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Thành Long được lập tuân theo quy định của hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và được kiểm toán bởi đơn vị độc lập Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn thuế (ATC). Bảng báo cáo tài chính của công ty bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh trong kỳ. Giới thiệu báo cáo tài chính của Công ty trong 3 năm gần nhất từ năm 2012 – 2014 Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Thành Long 03 năm gần đây Đơn vị tính:Triệu đồng TÀI SẢN MẪ SỐ Năm 2011 C. Năm 2012 C.Năm 2013 C.Năm 2014 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100= 10 + 120 +130 +140) 508,599 830,551 1,043,500 955,624 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2,918 47,644 19,514 20,307 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 21,065 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 170,830 361,896 678,354 498,744 IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 252,155 336,350 287,909 330,846 V. Tài sản ngắn hạn khác 82696,9 63,596 57,721 105,726 B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210 + 220 + 240 + 250 + 260) 301,310 323,363 411,534 365,806 I. Các khoản phải thu dài hạn 200,528 200,507 228,818 231,341 II. Tài sản cố định 24,716 64,028 115,218 68,790
  • 30. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 30 III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 76,063 58,825 58,825 58,825 V. Tài sản dài hạn khác 4 4 8,673 6,850 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 809,910 1,153,915 1,455,034 1,321,429 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 487,834 831,420 1,131,274 996,199 I. Nợ ngắn hạn 487,657 531,404 831,275 696,199 II. Nợ dài hạn 177 300,016 300,000 300,000 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 322,076 322,495 323,759 325,231 I. Vốn chủ sở hữu 322,076 322,495 323,759 325,231 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 320,821 320,821 320,821 320,821 2. Thặng dự vốn cổ phần 500 500 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ (*) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (48) 7. Quỹ đầu tư phát triển 193 193 193 8. Quỹ dự phòng tài chính 32 32 32 32 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 739 948 2,713 4,184 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 32 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (430 = 432 + 433) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 809,909 1,153,915 1,455,034 1,321,429 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Thành Long
  • 31. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 31 Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính:Triệu đồng CHỈ TIÊU MÃ SỐ Đ.Năm 2012 C.Năm 2012 C.Năm 2013 C.Năm 2014 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 258,161 790,034 900,607 589,333 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 258,161 790,034 900,607 589,333 4. Giá vốn hàng bán 214,620 715,457 812,961 500,430 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10-11) 43,541 74,577 87,646 88,903 6. Doanh thu hoạt động tài chính 84 3,133 2,628 841 7. Chi phí tài chính 28,529 37,358 38,570 28,528 - Trong đó: Chi phí lãi vay 25,177 33,614 35,286 27,146 8. Chi phí bán hàng 2,893 20,915 18,042 12,108 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 11,316 18,615 32,659 46,696 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21-22) -(24- 25)} 887 821 1,003 2,411 11. Thu nhập khác 156 72 4,844 13,626 12. Chi phí khác 58 477 3,203 14,087 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 98 (406) 1,642 (461) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 985 415 2,645 1,950 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 246 205 747 479 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50-51-52) 739 210 1,898 1,472 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần Thành Long
  • 32. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 32 Bảng 2.3. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ 04 năm Công ty Cổ phần Thành Long Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 I. Lưu chuyển tiền từ HĐKD 1. Tiền thu từ BH, cung cấp DV & doanh thu khác 272,124 609,624 753,775 644,195 2. Tiền thu khác từ HĐKD 24,787 711 11,269 221,509 3. Tiền chi trả cho nhà cung cấp HH & DV 153,916 244,203 695,576 120,287 4. Tiền chi trả cho người lao động 2,631 1,722 23,921 11,276 5. Tiền chi trả lãi vay 2,974 11,640 57,598 27,146 6. Tiền chi nộp TTNDN 946 1,348 7. Tiền chi khác cho HĐKD 32,474 32,456 4,421 299,828 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 104,917 320,315 (17,417) 405,819 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ & các TSDH khác 81 - - 39 2. Tiền thu hồi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác - - - - 3. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác - - - - 4. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức, & lợi nhuận được chia 80 - - 33 5. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ & các TSDH khác - - 74,932 - 6. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác - - - 26 7. Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 600 - - - Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT (439) (74,932) 46 III. Lưu chuyển tiền từ HĐTC 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của CSH - - - - 2. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 5,020 29,643 551,321 44,610 3. Tiền chi trả vốn góp cho các CSH, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành - - - - 4. Tiền chi trả nợ gốc vay 107,800 305,231 487,121 445,524 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính - - - - 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH - - - - Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC (102,780) (275,588) 64,200 (400,914) Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 1,698 44,727 (28,149) 4,951 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 1,146 2,918 47,664 3,843 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 93 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 2,936 47,644 19,515 8,794 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Thành Long
  • 33. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 33 2.2. Phân tích khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp 2.2.1. Phân tích khái quát sự biến động về tài sản Nghiên cứu sự biến động về vốn và nguồn vốn sẽ cho ta biết được sự biến động về quy mô kinh doanh cũng như năng lực kinh doanh của công ty. Bảng 2.4. Phân tích cơ cấu về tài sản theo chiều dọc Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng Năm 2013 Tỷ trọng Năm 2014 Tỷ trọng TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100= 10 + 120 +130 +140) 508,599 62.8% 830,551 72% 1,043,500 71.72% 955,624 72.32% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2,918 0.4% 47,644 4% 19,514 1.34% 20,307 1.54% II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0.0% 21,065 2% 0.00% 0.00% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 170,830 21.1% 361,896 31% 678,354 46.62% 498,744 37.74% IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 252,155 31.1% 336,350 29% 287,909 19.79% 330,846 25.04% V. Tài sản ngắn hạn khác 82,697 10.2% 63,596 6% 57,721 3.97% 105,726 8.00% B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210 + 220 + 240 + 250 + 260) 301,310 37.2% 323,363 28% 411,534 28.28% 365,806 27.68% I. Các khoản phải thu dài hạn 200,528 24.8% 200,507 17% 228,818 15.73% 231,341 17.51% II. Tài sản cố định 24,716 3.1% 64,028 6% 115,218 7.92% 68,790 5.21% III. Bất động sản đầu tư 0.0% 0% 0.00% 0.00% IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 76,063 9.4% 58,825 5% 58,825 4.04% 58,825 4.45% V. Tài sản dài hạn khác 4 0.0% 4 0% 8,673 0.60% 6,850 0.52% TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 809,910 100% 1,153,915 100% 1,455,034 100% 1,321,429 100% Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần Thành Long
  • 34. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 34 Đồ thị 2.1: Biến động tài sản Công ty Cổ phần Thành Long 2011-2014 Từ đồ thị cơ cấu tài sản và bảng phân tích cơ cấu tài sản theo chiều dọc qua 4 năm gần đây nhất bên trên, xem xét tỷ trọng từng khoản mục ta thấy tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao so với tài sản dài hạn từ năm 2011 đến 2014 ở mức từ 62.8% đến 72,32%, năm 2013 tuy có thấp hơn so với năm 2014 chỉ chiếm 71,72% nhưng vẫn nằm trong mức tăng tuyến tính qua 4 năm. Trong kết cấu tài sản ngắn hạn, chiếm tỷ trọng chính so với tổng cộng tài sản có 03 khoản mục là các khoản phải thu ngắn hạn (2011: 21.1%, 2012: 31%, 2013: 46.62%, 2014: 37.74%) trong đó chủ yếu là phải thu khách hàng và phải thu nội bộ, khoản mục hàng tồn kho (2011: 31.1%, 2012: 29%, 2013: 19.79%, 2014: 25.04%, khoản mục tài sản ngắn hạn khác (2011: 10.2%, 2012: 6%, 2013: 3.97%, 2014: 8%). Khoản mục còn lại là tiền chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ duy nhất năm 2012 tăng lên 4% tương đương với 47,644 triệu đồng. Khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn có tỷ trọng cũng như giá trị tăng dần đều nổi bật nhất là năm 2013 với giá trị 678,354 triệu đồng chiếm 46,62%. Khoản mục hàng tồn kho tỷ trọng so với tổng tài sản có xu hướng giảm dần đều qua 3 năm, năm 2014 có xu hướng tăng trở lại nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2011, mặc dù về mặt giá trị tuyệt đối vẫn có xu hướng tăng dần đều qua các năm. Điều 0.00 200,000.00 400,000.00 600,000.00 800,000.00 1,000,000.00 1,200,000.00 1,400,000.00 1,600,000.00 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tài sản dài hạn 301,310.00 323,363.00 411,534.00 365,805.70 Tài sản ngắn hạn 508,599.00 830,551.00 1,043,499.80 955,623.50 508,599.00 830,551.00 1,043,499.80 955,623.50 301,310.00 323,363.00 411,534.00 365,805.70 Triệuđồng
  • 35. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 35 này cho thấy tốc độ tăng tỷ trọng của hàng tồn kho chậm hơn so với tốc độ tăng các khoản phải thu ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn khác là một trong ba tỷ trọng chính nhưng là tỷ trọng nhỏ nhất trong ba tỷ trọng và có xu hướng giảm, năm 2014 (8%) có tăng trở lại nhưng vẫn thấp hơn năm 2011 (10.2%) là 2.2% xét về mặt tỷ trọng tuy nhiên về trị số tuyệt đối cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn năm 2014 là giá trị cao nhất trong 4 năm tăng đột biến trở lại sau 2 năm giảm sâu. Tìm hiểu sâu hơn về mức tài sản ngắn hạn khác này chiếm tỷ trọng cao là do chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, các khoản tạm ứng, cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn rất cao. Đây là đặc thù của công ty với nhiều hợp đồng kinh tế nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu, các hợp đồng thầu có giá trị lớn nên các khoản ký quỹ thanh toán LC, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng kèm theo cũng có giá trị lớn. Xét về mặt tỷ trọng tiền mặt có tăng lên qua 4 năm nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp. Tìm hiểu sâu hơn về khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền cho thấy chiếm tỷ trọng chính trong khoản mục này là tiền gửi ngân hàng. Lượng tiền mặt chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Cùng với xu hướng tăng tỷ trọng của tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn lại có tỷ trọng giảm dần so với tài sản ngắn hạn mặc dù xét về giá trị tuyệt đối theo chiều ngang tài sản dài hạn có tăng lên qua các năm. Nguyên nhân là do xu hướng giảm tỷ trọng khoản mục phải thu dài hạn (2011: 24.8%, 2012: 17%, 2013: 15.73%, 2014: 17.51%), các khoản đầu tư tài chính dài hạn (2011: 9.4%, 2012: 5%, 2013: 4.04%, 2014: 4.45%). Đây là hai khoản mục chiếm tỷ trọng chính của tài sản dài hạn. Tuy nhiên khi xét các giá trị tuyệt đối của hai khoản mục này qua 04 năm cho thấy các khoản phải thu dài hạn có tăng lên, các khoản đầu tư tài chính dài hạn 03 năm 2012, 2013, 2014 tăng lên hơn so với năm 2011 và giữ đúng giá trị này 03 năm. Điều này cho thấy tốc độ tăng của hai khoản mục này chậm hơn so với các khoản mục ở tài sản ngắn hạn dẫn tới tỷ trọng của tài sản dài hạn có xu hướng giảm dần và tài sản ngắn hạn có xu hướng tỷ trọng cao hơn. Riêng tài sản cố định lại có xu hướng tăng lên qua 4 năm, cao nhất là năm 2013 với mức giá trị là 115,218 triệu đồng tương đương với 7.92% so với tổng tài sản. Tìm
  • 36. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 36 hiểu kỹ hơn mức tăng tỷ trọng này là do đầu tư vào xây dựng cơ bản dở dang, mua sắm máy móc thiết bị, đặc biệt là năm 2013 với nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh nhất, ngoài các hợp đồng cung cấp cột điện thì có thêm cung cấp dầm thép và dịch vụ thi công 03 cầu vượt thép. Đây là năm đầu tiên mà Thành Long tham gia sản xuất dầm thép cũng như thi công cầu đường. Đây là sản phẩm và dịch vụ mới mà Thành Long đang muốn xâm nhập và phát triển. Tài sản dài hạn khác cũng có xu hướng tăng qua 4 năm nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Bảng 2.5. Bảng phân tích sự biến động tài sản theo chiều ngang Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 TÀI SẢN +/- % +/- % +/- % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 508,599 830,551 1,043,500 955,624 321,952 163 534,901 126 (87,876) 92 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2,918 47,644 19,514 20,307 44,727 1633 (28,130) 41 793 104 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 21,065 21,065 (21,065) 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 170,830 361,896 678,354 498,744 191,066 212 316,458 187 (179,610) 74 IV. Hàng tồn kho 252,155 336,350 287,909 330,846 84,195 133 (48,441) 86 42,937 115 V. Tài sản ngắn hạn khác 82,697 63,596 57,721 105,726 (19,101) 77 (5,875) 91 48,005 183 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 301,310 323,363 411,534 365,806 22,053 107 88,171 127 (45,728) 89 I. Các khoản phải thu dài hạn 200,528 200,507 228,818 231,341 (21) 100 28,311 114 2,523 101 II. Tài sản cố định 24,716 64,028 115,218 68,790 39,312 259 51,190 180 (46,429) 60 III. Bất động sản đầu tư 0 0 0 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 76,063 58,825 58,825 58,825 (17,238) 77 0 100 0 100 V. Tài sản dài hạn khác 4 4 8,673 6,850 0 100 8,669 240914 (1,823) 79 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 809,910 1,153,915 1,455,034 1,321,429 344,005 142 301,119 126 (133,605) 91 Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Thành Long Từ bảng phân tích theo chiều ngang trên, ta cũng thấy rõ tổng tài sản của Công ty tăng dần đều qua các năm, năm 2014 có giảm xuống hơn so với năm 2013 nhưng
  • 37. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 37 vẫn ở mức cao hơn so với các năm còn lại, nhìn đồ thị cũng cho ta thấy rõ mức tăng về quy mô của công ty. Tổng tài sản qua 4 năm tăng dần đều chứng tỏ, doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tổng tài sản tăng trong đó, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng qua các năm. Điều này đúng với thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Thành Long. Trong suốt 4 năm qua, công ty đã đầu tư vào nhiều hoạt động mở rộng quy mô như xây thêm nhà xưởng sản xuất dầm thép, nhà xưởng thép hình B-H, mở rộng phân xưởng mạ vì đây là những mặt hàng đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp và cũng là loại sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu dồi dào của thị trường. Bên cạnh đó, một cơ sở cán thép nóng tại Quất Động lại tạm dừng hoạt động sản xuất vào năm 2014 do hoạt động không hiệu quả, không có đầu ra cho sản phẩm thép cán nóng. Năm 2013 là năm có tổng tài sản lớn nhất so với 4 năm bởi năm 2013 cũng là năm Thành Long có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính mạnh nhất. Một năm thành công với nhiều dự án cung cấp thép và thêm hoạt động thi công xây dựng cầu đường. Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều có xu hướng tăng lên qua 02 năm 2012 và 2013, đến năm 2014 đều có dấu hiệu giảm xuống làm cho tổng tài sản cũng giảm theo. Năm 2012 thể hiện là một năm với sự tăng vọt các tài khoản tài sản, chỉ có khoản mục tài sản ngắn hạn khác, các khoản phải thu dài hạn và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm xuống với mức giảm nhẹ. Điều này cho thấy năm 2012 là năm Thành Long có hoạt động sản xuất kinh doanh tích cực so với năm 2011 về biến động tăng tiền mặt, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản cố định. Năm 2013, vẫn tiếp tục với đà tăng về quy mô tài sản cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn nhưng điểm khác so với năm 2014 là công ty tập trung vào các khoản phải thu ngắn hạn ở phần tài sản ngắn hạn, các khoản mục khác trong tài sản ngắn hạn đều thu nhỏ quy mô lại, còn ở phần tài sản dài hạn cũng cho thấy Thành Long tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô vào khoản mục tài sản cố định, còn hai khoản mục khác cũng tăng lên là các khoản phải thu dài hạn và tài sản dài hạn khác. Năm 2014 là năm có dấu hiệu sụt giảm tổng tài sản cũng như sụt giảm cả ở tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn sau hai năm tăng liên tiếp. mức sụt giảm chủ yếu tập
  • 38. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 38 trung vào 02 khoản mục là các khoản phải thu ngắn hạn, và tài sản cố định. Điều này cho thấy năm 2014 đã giảm về quy mô hoạt động sản xuất. Theo chiều ngang, nguồn tiền mặt của Thành Long qua 4 năm có xu hướng tăng lên rõ rệt đặc biệt là sự chuyển biến từ năm 2011 so với năm 2012 là 1633% (chênh lệch 44,727 triêu đồng), hai năm còn lại mức tăng có chậm hơn và có xu hướng tịnh tiến dần đều. Điều này cho thấy tính chủ động trong hoạt động sản xuất đã có cải biến theo xu hướng tốt hơn. 2.2.2. Đánh giá khái quát sự biến động về nguồn vốn Phần phân tích này sẽ cho ta thấy được quy mô nguồn vốn cũng như tình hình huy động vốn của Công ty Cổ phần Thành Long trong 04 năm vừa qua cũng như xu hướng của nguồn vốn về cả quy mô cũng như các nguồn huy động vốn và mức huy động vốn. Đồ thị 2.2: Đồ thị cơ cấu nguồn vốn Công ty CP Thành Long 2011 - 2014 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 2011 2012 2013 2014 Nợ ngắn hạn 487,657 531,404 831,275 696,199 Nợ dài hạn 177 300,016 300,000 300,000 Vốn chủ sở hữu 322,076 322,495 323,759 325,231 322,076 322,495 323,759 325,231 177 300,016 300,000 300,000 487,657 531,404 831,275 696,199 Cơ cấu nguồn vốn Công ty CP Thành Long
  • 39. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 39 Bảng 2.5. Phân tích cơ cấu về nguồn vốn theo chiều dọc 2011-2014 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng Năm 2013 Tỷ trọng Năm 2014 Tỷ trọng NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 487,834 60.23 831,420 72 1,131,274 77.75 996,199 75.39 I. Nợ ngắn hạn 487,657 60.21 531,404 46 831,275 57.13 696,199 52.69 II. Nợ dài hạn 177 0.02 300,016 26 300,000 20.62 300,000 22.70 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 322,076 39.77 322,495 28 323,759 22.25 325,231 24.61 I. Vốn chủ sở hữu 322,076 39.77 322,495 28 323,759 22.25 325,231 24.61 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (430 = 432 + 433) 0.00 0 0.00 0.00 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 809,909 100 1,153,915 100 1,455,034 100 1,321,429 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Thành Long Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn theo chiều dọc cho ta thấy rõ nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp là từ đi vay trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn, kèm theo đó, cơ cấu của nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu thấp hơn gần như gấp 2 vào năm 2011, các năm sau còn thấp hơn, và xu hướng tỷ lệ này giảm đi thấy rõ. Trong nợ phải trả, chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chính. Đây là yếu tố mang tính chất rất nhạy cảm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ được đi vào phân tích cụ thể ở phần sau. Từ năm 2012, công ty đã bổ sung thêm khoản nợ dài hạn hơn so với trước, khoản nợ dài hạn này cho thấy không tăng lên trong 2 năm sau trong khi đó vay ngắn hạn vẫn có xu hướng tăng lên chiếm tỷ trọng lớn. Tìm hiểu sâu hơn trong nguồn vốn chủ sở hữu, chiếm tỷ trọng chính là vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần và các khoản mục khác chiếm không đáng kể. Nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu trong 3 năm 2012,2013, và 2014 đã xấp xỉ bẳng nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy tính tự chủ và độc lập về tài chính của doanh nghiệp là rất thấp. Nguồn vốn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chính là nguồn vốn đi vay. Khả năng tự tài trợ tài chính sẽ được đi sâu phân tích kỹ hơn ở phần sau.
  • 40. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 40 Bảng 2.6. Phân tích sự biến động nguồn vốn theo chiều ngang Đơn vị tính:Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 NGUỒN VỐN +/- % +/- % +/- % A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 487,834 831,420 1,131,274 996,199 343,586 170 299,854 136 (135,075) 88 I. Nợ ngắn hạn 487,657 531,404 831,275 696,199 43,747 109 299,871 156 (135,076) 84 II. Nợ dài hạn 177 300,016 300,000 300,000 299,839 (16) 100 0 100 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 322,076 322,495 323,759 325,231 419 100 1,264 100 1,472 100 I. Vốn chủ sở hữu 322,076 322,495 323,759 325,231 419 100 1,264 100 1,472 100 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 320,821 320,821 320,821 320,821 0 100 0 100 0 100 2. Thặng dự vốn cổ phần 500 500 0 100 (500) 0 0 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ (*) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (48) 48 0 0 0 0 0 7. Quỹ đầu tư phát triển 193 193 193 193 0 100 0 100 8. Quỹ dự phòng tài chính 32 32 32 32 0 100 0 100 0 100 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 0 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 739 948 2,713 4,184 210 128 1,765 286 1,472 154 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 0 0 12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 32 (32) 0 0 0 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (430 = 432 + 433) 1. Nguồn kinh phí 2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 809,909 1,153,915 1,455,034 1,321,429 344,006 142 301,119 126 (133,605) 91 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Thành Long Từ năm 2012, nợ phải trả tăng dần đều qua 02 năm 2012 và 2013, năm 2014 có giảm hơn so với năm 2013 nhưng nhìn chung vẫn giữ mức tăng hơn so với năm 2011, và năm 2012. Điều này cho thấy mức độ tăng vay để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc tăng vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh này cũng là nhân tố tạo áp lực cho khả năng thanh toán, trong khi đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chính, có một điểm sáng là doanh nghiệp cũng tạo thêm nguồn vốn vay dài hạn, và giữ mức nguồn vốn vay dài hạn này nằm dưới mức số vốn chủ sở hữu.
  • 41. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 41 2.2.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho thấy khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời mối quan hệ cân đối này còn có thể đánh giá xem giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý hay hiệu quả và cân bằng hay chưa. Quan hệ cân đối 1: Cân đối giữa B.Nguồn vốn với (I+II+IV+V) A.Tài sản + (II+III+IV+V) B.Tài sản Bảng 2.7. Bảng cân đối 1 Đơn vị tính:Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 (A) 322,076 322,495 323,759 325,231 (B) 438,551 591,511 547,860 591,343 (C) (116,476) (269,016) (224,101) (266,113) Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Thành Long Trong đó: (A)= B. Nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu (B)= (I+II+IV+V) A.Tài sản + (II+III+IV+V) B.Tài sản: Tổng tài sản trừ đi các khoản phải thu, tạm ứng và các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn và dài hạn. (C)= (A) – (B): Phần chênh lệch Qua bảng cân đối trên ta thấy, qua cả 04 năm nguồn vốn chủ sở chủ sở hữu khoảng hơn 300 tỷ đồng không đáp ứng đủ cho hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Điều này bắt buộc công ty phải vay thêm vốn hoặc đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Điều này tương đối phổ biến đối với các công ty hoạt động trong ngành gia công kết cấu thép do đặc thù là ngành công nghiệp nặng, chi phí đầu vào lớn, các dự án tham gia đều có giá trị lớn và chậm thu hồi. Nhìn bảng phân tích trên cũng thấy rõ lượng vốn thiếu của doanh nghiệp không những không cải thiện mà còn có chiều hướng tăng lên. Mặc dù nguồn vốn chủ sở
  • 42. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 42 hữu cũng tăng dần lên qua các năm nhưng vẫn không đủ để đáp ứng cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Để thấy rõ hơn và xem xét số vốn vay có hợp lý không, có đáp ứng được nhu cầu vốn còn thiếu không, ta tiếp tục xét mối quan hệ cân đối thứ hai. Quan hệ cân đối 2: Cân đối giữa [(1)I + II] A.Nguồn vốn và B. Nguồn vốn với (I + II + IV + V) A.Tài sản + (II + III + IV +V) B. Tài sản Bảng 2.8. Bảng cân đối 2 Đơn vị tính:Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 (D) 678,149 967,285 1,032,533 912,154 (E) 438,551 591,511 547,862 591,344 (F) 239,597 375,774 484,671 320,810 Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Thành Long Trong đó: (D) = A.Nguồn vốn [(1)I + II] + B. Nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu cộng khoản vay ngắn hạn và dài hạn (E) = A. Tài sản (I + II + IV + V) + B. Tài sản (II + III + IV + V): Tổng tài sản trừ đi các khoản phải thu, tạm ứng, các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn và dài hạn (F) = (D) – (E): Phần chênh lệch Kết quả phân tích trong bảng trên cho thấy lượng vốn vay và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đều đủ trang trải cho hoạt động kinh doanh cả 04 năm từ 2011 cho tới 2014, đặc biệt năm 2013 có nguồn vốn dồi dào nhất trong 04 năm. Như vậy cho thấy lượng vốn vay đã giúp cho doanh nghiệp cải thiện nguồn vốn bị thiếu hụt. Điều này cho thấy nguồn vốn vay đóng vai trò rất quan trọng trong Công ty Cổ phần Thành Long. Quan hệ cân đối 3: Tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn và giữa tài sản tài hạn với nguồn vốn dài hạn
  • 43. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 43 Xét mối quan hệ cân đối này sẽ cho ta thấy việc sử dụng nguồn vốn của công ty , nguồn vốn dài hạn chính là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Bảng 2.9. Bảng cân đối 3 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 Vốn chủ sở hữu 322,076 322,495 323,759 325,231 Nợ dài hạn 177 300,016 300,000 300,000 VCSH + Nợ dài hạn 322,253 622,511 623,759 625,231 Tài sản dài hạn 301,310 323,363 411,534 365,806 Chênh lệch 20,943 299,148 212,225 259,425 Tài sản ngắn hạn 508,599 830,551 1,043,500 955,624 Nợ ngắn hạn 487,657 531,404 831,275 696,199 Chênh lệch 20,943 299,147 212,225 259,425 Nguồn: Bảng Cân đối kế toán Công ty Cổ phần Thành Long Qua bảng phân tích trên cho ta thấy qua cả 04 năm, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, và tài sản dài hạn nhỏ hơn nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên). Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy tình hình tài chính của công ty vững chắc. Tuy nhiên do phần nợ dài hạn có lãi suất cao hơn nợ ngắn hạn, nếu dùng chủ lực nguồn vốn vay dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn cũng không phải là giải pháp tối ưu, đặc biệt là 03 năm 2012, 2013, và 2014, nguồn vốn vay dài hạn chỉ khoảng 300 tỷ đồng nhưng phần chênh lệch tài trợ cho tài sản ngắn hạn lên đến hơn 200 tỷ đồng, và gần 300 tỷ đồng ở năm 2012. Vì vậy trong tương lai, công ty cũng cần chú ý cân đối nguồn vốn sao cho đạt được phương án sử dụng nguồn vốn tối ưu hơn, tiết kiệm chi phí lãi vay hơn.
  • 44. Đồ án tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý NGUYỄN THỊ HUYỀN Page 44 2.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thành Long Phân tích doanh thu qua 04 năm 2011-2014 Bảng 2.10. Bảng phân tích tỷ trọng doanh thu Đơn vị tính:Triệu đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 258,161 99.91 790,034 99.60 900,607 99.18 589,333 97.60 - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 258,161 790,034 900,607 589,333 2.Doanh thu hoạt động tài chính 84 0.03 3,133 0.39 2,628 0.29 841 0.14 3. Thu nhập khác 156 0.06 72 0.01 4,844 0.53 13,626 2.26 Tổng doanh thu 258,401 100 793,238 100 908,079 100 603,800 100 Nguồn: Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Thành Long Từ bảng phân tích tỷ trọng doanh thu Công ty Cổ phần Thành Long trên cho ta thấy doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua cả 04 năm đều chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm trên 97% tổng doanh thu. Từ quy mô doanh thu trên cho ta thấy Thành Long là đơn vị có mục tiêu tập trung chủ lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ của mình. Các mảng hoạt động khác chỉ nhằm hỗ trợ cho hoạt động chính của doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế hoạt động kinh doanh sản xuất tại công ty. Tuy nhiên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng có dấu hiệu đang giảm dần tỷ trọng mặc dù mức giảm không đáng kể, không ảnh hưởng tới vị trí tỷ trọng chính trong toàn bộ doanh thu. Không có các khoản giảm trừ doanh thu làm cho doanh thu thuần giữ nguyên giá trị như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.