SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
1
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Xây dựng cơ bản là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho nền
kinh tế quốc dân, cũng là ngành mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và phát triển
đất nước. Thành công của ngành xây dựng cơ bản trong những năm qua là điều
kiện thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chính vì tầm quan
trọng của xây dựng cơ bản trong nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm,
chú trọng loại hình sản xuất - kinh doanh này. Đầu tư cho xây dựng cơ bản hàng
năm chiếm khoảng 30% vốn đầu tư của cả nước và ngày càng mở rộng vị thế của
mình so với các ngành khác trên cơ sở ngày càng phát triển tỷ trọng đóng góp của
ngành vào thu nhập quốc dân. Chính điều này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp xây dựng phát triển, song đi cùng với đó cũng làm phát sinh
nhiều thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành này là phải làm sao sử dụng
và quản lý nguồn vốn có hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn. Muốn
như vậy, các doanh nghiệp cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài
chính của mình thông qua các báo cáo tài chính. Để từ đó phát triển mặt tích cực,
tìm ra những nguyên nhân cơ bản và khắc phục các hạn chế. Đề xuất được những
biện pháp cần thiết, để cải tiến hoạt động tài chính, tạo tiền đề tăng hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, phân tích tình hình tài chính không những
cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá tiềm
lực vốn của mình, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà còn
thông qua đó xác định được xu hướng của doanh nghiệp, tìm ra những bước đi
vững chắc, hiệu quả trong công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung.
Chính vì những lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu về công ty cổ phần Đầu
Tư Xây Dựng Đại Hồng , tôi cho rằng việc phân tích tình hình tài chính tại công ty
này là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Do đó tôi đã chọn đề tài : “
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀU TƯ XÂY
DỰNG ĐẠI HỒNG “ làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận này là phân tích thực trạng tài chính tại
doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những điểm mạnh hay những hạn chế của doanh nghiệp.
Đồng thời đưa ra biện pháp giải quyết, khắc phục thích hợp.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các số liệu, dữ liệu do công ty cung cấp.
- Thu thập từ các tài liệu từ giáo trình, sáchbáo, website.
- Phương pháp được dùng để phân tíchsố liệu: Chủ yếu sử dụng phương pháp
tỷ lệ và phương pháp so sánh, ngoài ra còndùng các phương pháp khác như
phương pháp phân tích thay đổi liên hoàn, phương pháp phân tích số chênh
lệch, phương pháp phân tích liên hệ cân đối.
4. Phạm vi nghiên cứu
Giới thiệu khái quát và phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Đầu
tư Xây dựng Đại Hồng từ năm từ năm 2012 đến năm 2014, sau đó là đánh giá tình
hình tài chính và đưa ra biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại doanh nghiệp.
5. Giới thiệu kết cấuchuyên đề
Khoá luận tốt nghiệp này ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3 phần
chính sau đây:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp, vì kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, lập luận chưa
thấu đáo. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý Thầy
Cô để có thể hoàn thiện hơn khoá luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
3
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, là một trong những nội dung cơ bản trong quá trình hoạt động của
doanh nghiệp. Đó là một hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy
sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được biểu
hiện như những luồng chuyển dịch giá trị gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử
dụng các loại vốn kinh doanh, các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho yêu cầu thực hiện
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xét về nội dung, các mối quan hệ thuộc phạm trù tài chính doanh nghiệp bao
gồm:
- Quan hệ liên quan đến việc huy động, tạo lập vốn của doanh nghiệp. Những
mối quan hệ này nảy sinh ngay từ khi doanh nghiệp được thành lập và tồn tại, phát
triển gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp bao giờ cũng bắt đầu bằng việc bỏ ra một lượng vốn đầu tư nhất định,
do đó vốn là tiền đề vật chất cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tạo lập,
huy động đủ nguồn vốn cần thiết cho doanh nghiệp làm phát sinh hàng loạt các mối
quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị, liên quan đến việc sử dụng các quỹ tiền tệ
của nhiều chủ thể trong xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau để tạo lập quỹ tiền
tệ của doanh nghiệp. Nền kinh tế hàng hoá càng phát triển, những hình thức huy
động, tạo lập vốn của doanh nghiệp càng đa dạng và phong phú.
- Quan hệ liên quan đến việc phân phối, sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư
của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm phát sinh
hàng loạt các mối quan hệ đòi hỏi phải sử dụng các nguồn tài chính tạo lập được để
đáp ứng nhiều nhu cầu chi tiêu khác nhau phát sinh từ thực tiễn. Xét cho cùng, đây
là những hoạt động đầu tư vốn dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau để
thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Những mối quan hệ này cũng
càng ngày trở nên đa dạng và phong phú theo sự phát triển của nền kinh tế hàng
hoá ở trình độ cao.
4
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
- Quan hệ liên quan đến việc phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Biểu hiện của những mối quan hệ này là việc phân phối doanh
thu và lợi nhuận của doanh nghiệp để đáp ứng nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội.
Xét về phạm vi hoạt động , các mối quan hệ thuộc phạm trù tài chính doanh
nghiệp bao gồm:
-Quan hệ với Nhà nước: Mối quan hệ với Nhà nước phát sinh thường xuyên
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, biểu hiện trên các mặt sau:
+ Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các
khoản khác theo quy định của pháp luật vào Ngân sách Nhà nước;
+ Nhà nước đầu tư vốn hoặc hỗ trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp;
+ Doanh nghiệp thực hiện việc chi trả lợi tức cổ phần hoặc lợi nhuận hoạt động
liên doanh cho Nhà nước.
-Quan hệ với thị trường: Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường diễn ra
trên phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau như:
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng thông qua
việc huy động vốn và trả nợ vay;
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức tài chính phi ngân hàng như các
công ty tài chính, các tổ chức bảo hiểm;
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với người mua, người bán trên thị trường;
+ Quan hệ với các doanh nghiệp khác.
-Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Bao gồm quan hệ giữa doanh nghiệp với
các phân xưởng , phòng, ban, bộ phận trong nội bộ liên quan đến việc sử dụng tài
sản, tiền vốn của doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh nghiệp với cán bộ, công nhân
viên trong việc trả công lao động, trả thưởng, trả lãi cổ phần hoặc thu các khoản
tiền phạt, tiền bồi thường của người lao động ,…
2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, biểu hiện trên các mặt sau đây:
5
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
- Hoạt động tài chính doanh nghiệp là khai thác, thu hút các nguồn tài chính
nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tài chính doah nghiệp giúp thúc đẩy việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu
quả
- Hoạt động tài chính đóng vai trò là đòn bẩy, kích thích sản xuất kinh doanh
- Tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích để kiểm tra, giám sát hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những chứng từ cần thiết trong kinh doanh. Mà các nhà
quản lý sử dụng chúng để đánh giá năng lực thực hiện và xác định lĩnh vực cần
thiết phải can thiệp. Các cổ đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư
của mình đang được quản lý như thế nào. Cá nhà đầu tư bên ngoài dùng chúng để
xác định cơ hội đầu tư. Còn người cho vay và nhà cung ứng lại thường xuyên kiểm
tra báo cáo tài chính để xác định khả năng thanh toán của những công ty mà họ
đang giao dịch.
Theo chế độ kế toán hiện hành, hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng cho tất
cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước ở
Việt Nam bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo sau:
- Bảng cân đối kế toán (mẫuB01 – DN): Phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và
nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 – DN): Phản ánh tổng quát
tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, tình
hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 – DN): Phản ánh việc hình thành và sử
dụng lượng tiền phát sinh gắn với hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp;
- Thuyết minh các báo cáo tài chính (mẫu B04 – DN): Được sử dụng để giải
thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác
không thể trình bày rõ ràng, cụ thể được.
2. Khái niệm về phân tích tình hình tài chính
Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính và
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua đó cung cấp các thông tin tổng
6
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
hợp về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền phát sinh trong
một thời kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở các số liệu trên báo
cáo tài chính, người ta chưa thể có được những thông tin cần thiết cho việc đưa ra
quyết định đối với doanh nghiệp. Số liệu trên các báo cáo tài chính là số liệu tổng
hợp nhưng riêng rẻ của từng báo cáo, chưa phản ánh mối quan hệ nhân – quả giữa
các chỉ tiêu trên các báo cáo với nhau như ảnh hưởng của việc phân bổ vốn hay ảnh
hưởng của việc huy động vốn đến kết quả hoạt động kinh doanh,... Vì thế, báo cáo
tài chính chưa cung cấp thông tin một cách đầy đủ và toàn diện về chất lượng hoạt
động của doanh nghiệp.
Những thông tin trên báo cáo tài chính nếu được xử lý bằng những phương
pháp và kỹ thuật tính toán nhất định, có thể xác định thực trạng tình hình tài chính
của doanh nghiệp, xu thế vận động và phát triển của doanh nghiệp, các nguyên
nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động,… Làm cơ sở cho việc đưa ra
các quyết định có liên quan đến doanh nghiệp. Công việc đó gọi là phân tích tình
hình tài chính doanh nghiệp.
Như vậy phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc tập hợp và xử lý
các thông tin có liên quan về hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của
doanh nghiệp bằng những công cụ và phương pháp nhất định, thông qua đó có thể
đánh giá một cách đúng đắn tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong
một thời kỳ. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp không phải chỉ cung
cấp những thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá
khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển
vọng phát triến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp cho các
đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp như: các nhà đầu tư,các nhà
cho vay, các nhà cung ứng, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách
hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và các nhà
nghiên cứu, các sinh viên ngành kinh tế… Đặc biệt đối với các doanh nghiệp đã
niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc cung cấp những thông tin về tình
hình tài chính một cách chính xác và đầy đủ cho các nhà đầu tư là một vấn đề có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp họ lựa chọn và ra quyết định đầu tư có hiệu quả.
3. Mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp
7
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Mục tiêu cơ bản của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là giúp các
đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng thực trạng tài chính, khả năng sinh lời
và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với
mục tiêu mà họ quan tâm.
Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin tài chính của doanh
nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở một
góc độ khác nhau, theo những mục tiêu khác nhau nhằm phục vụ cho lợi ích riêng
của họ. Vì thế để có thông tin tài chính phù hợp, các đối tượng sẽ tiến hành phân
tích tình hình tài chính theo hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phương pháp cụ thể
khác nhau.
 Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp
Các nhà quản trị doanh nghiệp là người trực tiếp điều hành, quản lý , kiểm
soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính
của doanh nghiệp đối với các nhà quản trị doanh nghiệp là để:
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn đã qua về các
mặt hoạt động, từ đó có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời;
- Ra các quyết định để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường
xuyên, liên tục phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết
định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận, chiến lược sản phẩm…;
- Cung cấp thông tin làm cơ sở cho những dự đoán tài chính để lập các kế
hoạch, lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả nhất;
- Làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp.
 Đối với các nhà đầu tư:
Nhà đầu tư là người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng
để được hưởng lợi và cũng chịu rủi ro. Phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp đối với họ chủ yếu hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gian hoàn vốn, khả
năng sinh lời của vốn, chính sách phân phối lợi nhuận, giá trị doanh nghiệp,… Từ
đó họ có thể đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.
8
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
 Đối với các tổ chức tín dụng, người cho vay:
Các tổ chức tín dụng, người cho vay là những người cho doanh nghiệp vay
vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì
vậy, họ đặc biệt chú ý đến lượng tiền tạo ra từ các tài sản có thể chuyển đổi nhanh
thành tiền trong báo cáo tài chính. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu
như một nguồn đảm bảo thanh toán cho các khoản vay khi đến hạn. Phân tích tình
hình tài chính của doanh nghiệp với đối tượng này để:
- Quyết định có nên cho doanh nghiệp này vay không;
- Xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng;
- Đánh giá lợi ích thu được từ việc cho vay ra sao.
 Đối với nhà cung ứng:
Nhà cung ứng là người bán, người cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ, cho
doanh nghiệp. Cũng như những người cho vay, nhà cung ứng cần phải biết được
khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong hiện tại và thời gian sắp tới để quyết
định có nên thực hiện chính sách bán chịu cho khách hàng hay không.
 Đối với người lao động trong doanh nghiệp:
Lợi ích trực tiếp của người lao động được hưởng trong doanh nghiệp là thu
nhập từ tiền công được trả. Ngoài thu nhập từ tiền công , một số lao động còn có
một phần vốn góp nhất định trong doanh nghiệp nên có những thu nhập từ lợi
nhuận được chia của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có triển
vọng trong tương lai sẽ giúp người lao động có được việc làm, thu nhập ổn định và
ngược lại. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp người lao động định
hướng việc làm trong tương lai.
 Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước:
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động kinh tế, vì
vậy Nhà nước sử dụng thông tin phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để:
- Kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nghĩa vụ đóng
góp, tình hình chấp hành pháp luật, khả năng thanh toán theo các hợp đồng
của doanh nghiệp, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;
9
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
- Ban hành, phổ biến và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về doanh
nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan để định hướng phát triển hay
thu hẹp ngành nghề, phát triển kinh tế xã hội;
- Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục
tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội…
Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Phân tích tình hình tài chính cung cấp những thông tin hữu ích giúp kiểm tra
một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanh, tình
hình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Những nhà quản lý tài chính khi
phân tích tình hình tài chính cần cân nhắc tính toán mức độ rủi ro và tác động của
nó tới doanh nghiệp mà biểu hiện chính là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng
cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên
cơ sở đó, các nhà phân tích tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các dự đoán về kết quả
hoạt động kinh doanh nói chung, mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong
tương lai. Ngoài ra, phân tích tình hình tài chính còn cung cấp những thông tin để
kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành chính sách
chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của xã hội thì
việc phân tíchtình hình tài chính càng trở nên quan trọng, bởi công tác phân tích tài
chính càng ngày càng cho thấy sự cần thiết của nó đối với sự phát triển của doanh
nghiệp, do đó sẽ giúp cho công tác dự báo, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài
hạn, dễ dàng đưa ra các chính sách tạo điều kiện cho công ty hoạt động.
Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:
Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: Xem xét việc phân bổ vốn,
nguồn vốn hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu,
thừa vốn.
- Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình
hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước.
- Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
- Phát hiện khả năng cũng như các nguy cơ tiềm tàng, để đề ra các biện pháp
động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
10
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
vốn và phòng tránh hoặc hạn chế đến mức tối thiểu những tác động xấu của
những nguy cơ tiềm tàng.
III. CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Phân tích khái quát tình hình tài chính
Phân tích khái quát tình hình tài chính nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối
tượng có nhu cầu biết được cơ cấu tài sản, nguồn vốn cùa doanh nghiệp đã phù hợp
với đặc điểm ngành kinh doanh chưa, đã phù hợp với khả năng tài chính, tình hình
huy động vốn của doanh nghiệp chưa.
1.1. Phân tích tình hình phân bổ vốn
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với việc phân bổ vốn và sử
dụng vốn vào các hoạt động đầu tư trong từng thời kỳ. Tổng số vốn kinh doanh của
doanh nghiệp được dùng để đầu tư vào các loại tài sản kinh doanh, bao gồm cả tài
sản cố định, tài sản lưu động và các loại tài sản tài chính khác. Khả năng về vốn
của doanh nghiệp là có giới hạn, do đó với một số lượng vốn nhất định, đòi hỏi
doanh nghiệp phải phân bổ và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất. Biểu hiện
của việc phân bổ vốn là tỷ trọng của các loại tài sản được đầu tư. Tỷ trọng giữa các
loại tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản tài chính khác phải đảm bảo tính cân
đối nhất định và phù hợp với đặc trưng hoạt động của doanh nghiệp. Thực tiễn chỉ
ra rằng việc phân bổ vốn hợp lý hay không hợp lý có ảnh hưởng quyết định đến kết
quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Vì lẽ đó, phân tích tình
hình phân bổ vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
Mục tiêu phân tích tình hình phân bổ vốn là xem xét tính hợp lý của việc sử
dụng vốn trong doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh
doanh, trên cơ sở đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn về quản lý và sử dụng
vốn trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
11
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
Ta có bảng phân tích tình hình phân bổ vốn:
CHỈ TIÊU
Năm N-2 Năm N-1 Năm N
Năm N-1 so
với năm N-2
Năm N so
với năm N-1
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
IV. Hàng tồn kho
…
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
III. Bất động sản đầu tư
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
…
TỔNG TÀI SẢN
Cùng với việc so sánh số liệu trên bảng phân tích, có thể xác định các chỉ tiêu
tỷ suất đầu tư chung, tỷ suất TSCĐ, tỷ suất tài sản tài chính dài hạn so với tổng tài
sản của doanh nghiệp để có cơ sở xem xét tính hợp lý của việc phân bổ vốn.
Các chỉ tiêu tỷ suất đầu tư được xác định như sau:
Tỷ suất đầu tư chung =
𝑇𝑟ị 𝑔𝑖á ℎ𝑖ệ𝑛 𝑐ó 𝑐ủ𝑎 𝑇𝑆𝐶Đ+Đầ𝑢 𝑡ư 𝑇𝐶 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛+𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎ𝑖 𝑋𝐷𝐶𝐵
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
× 100
Tỷ suất đầu tư TSCĐ =
𝑇𝑟ị 𝑔𝑖á ℎ𝑖ệ𝑛 𝑐ó 𝑐ủ𝑎 𝑇𝑆𝐶Đ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
× 100
Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn =
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 đầ𝑢 𝑡ư 𝑇𝐶 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
× 100
12
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
1.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn
Vốn kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được tài trợ từ những nguồn
khác nhau, gồm cả nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nhu cầu vốn trong từng
thời kỳ luôn luôn biến động, điều đó làm cho các nguồn tài trợ của doanh nghiệp
cũng thay đổi. Phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ, mức
độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp cũng như những khó khăn doanh nghiệp gặp
phải trong khai thác nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Ta có bảng phân tích kết cấu nguồn vốn:
CHỈ TIÊU
Năm N-2 Năm N-1 Năm N
Năm N-1 so
với năm N-2
Năm N so với
năm N-1
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
…
II. Nợ dài hạn
…
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
…
II. Nguồn kinh phí và các quỹ
khác
…
TỔNG NGUỒN VỐN
Ngoài ra, cùng với việc so sánh số liệu trên bảng phân tích. Thông qua việc
so sánh tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất nợ, tỷ suất nợ trên VCSH, có thể biết khả năng
chủ động về mặt tài chính của doanh nghiệp.
13
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
- Các chỉ tiêu tính tự chủ được xác định như sau:
Tỷ suất tự tài trợ =
𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
× 100
Tỷ suất nợ =
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
× 100 = 1- Tỷ suất tự tài trợ
Tỷ suất nợ trên VCSH =
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
× 100
2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
2.1. Phân tích tình hình công nợ
Phân tích tình hình công nợ là phân tích tình hình các khoản phải thu và phải
trả của doanh nghiệp. Từ đó cung cấp cho các đối tượng quan tâm biết được cơ cấu
của các khoản phải thu, phải trả và biết được số tiền chiếm dụng và bị chiếm dụng
của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích doanh nghiệp đưa ra các biện pháp thu
hồi nhằm giảm bớt các khoản phải thu quá hạn, tránh sự thiệt thòi về tài sản của
doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra các biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng khả
năng thanh toán các khoản phải trả để nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh
nghiệp. Tình hình công nợ được thể hiện qua công thức:
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả=
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
× 100
Đây là chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa các khoản phải thu so với các khoản
phải trả. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, ngành nghề kinh
doanh và hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp, chỉ tiêu này > 100% chứng tỏ
doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, chỉ tiêu này < 100% chứng tỏ doanh nghiệp
chiếm dụng vốn nhiều.
14
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
Một số chỉ tiêu phân tích các khoản phải thu:
- Bảng phân tích tình hình biến động nợ phải thu
Bảng này nhằm so sánh và phân tích chung tình hình biến động nợ phải thu
qua từng năm, có thể so sánh sự biến động nhiều năm liên tục, từ đó rút ra tính quy
luật và xu hướng tăng hoặc giảm nợ, tình hình thu hồi nợ, chính sách bán hàng, kế
hoạch thu hồi nợ, nguyên nhân ảnh hưởng nợ phải thu đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp, từ đó có biện pháp cụ thể quản lý nợ phải thu cho tương lai.
- Số vòng quay các khoản phải thu:
Số vòng quay các khoản phải thu =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑐ấ𝑝 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ
𝑆ố 𝑑ư 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao
nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tình hình thu tiền của doanh nghiệp
nhanh, ít bị chiếm dụng vốn.Và ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hiệu quả
sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng.
- Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân =
𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑘ỳ 𝑛𝑔ℎ𝑖ê𝑛 𝑐ứ𝑢
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
CHỈTIÊU
Năm N-2 Năm N-1 Năm N
N-1 so với
N-2 Nso vớiN-1
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu theo tiến độ HĐXD
….
Tổng cộng
15
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
Chỉ tiêu này cho biết thời gian mỗi vòng quay hết bao nhiêu ngày, chỉ tiêu
này càng nhỏ thì thể hiện tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu thành tiền càng
nhanh, điều này cho thấy việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp là tốt, doanh
nghiệp ít bị chiếm dụng vốn . Tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động được
nguồn vốn, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, mỗi ngành
khác nhau thì chỉ số này cũng khác nhau và để đánh giá hiệu quả quản lý của doanh
nghiệp thì cũng phải so sánh hệ số này với số ngày thanh toán cho các khoản công
nợ phải thu mà doanh nghiệp đó quy định.
Một số chỉ tiêu phân tích các khoản phải trả:
- Bảng phân tích tình hình biến động nợ phải trả
CHỈTIÊU
Năm N-2 Năm N-1 Năm N
N-1 so với
N-2
Nso với
N-1
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
Tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
Tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
Tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp NN
5. Phải trả công nhân viên
6. Chi phí phải trả
7. Phải trả nội bộ
……
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn khác
2. Vay và nợ dài hạn
……
Tổng cộng
16
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
Bảng này nhằm so sánh và phân tích chung tình hình biến động nợ phải trả
qua từng năm, có thể so sánh sự biến động nhiều năm liên tục, từ đó rút ra tính quy
luật và xu hướng tăng hoặc giảm nợ, tình hình trả nợ, chính sách vay, chiếm dụng,
kế hoạch trả nợ… , nguyên nhân ảnh hưởng nợ phải trả đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp, từ đó có biện pháp cụ thể để quản lý nợ phải trả trong tương lai.
- Số vòng quay các khoản phải trả:
Số vòng quay các khoản phải trả =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡𝑖ề𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑎 𝑐ℎị𝑢
𝑆ố 𝑑ư 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả quay được bao
nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tình hình thanh toán tiền hàng của
doanh nghiệp nhanh, ít đi chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải
trả quá cao có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp do
doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ ( kể cả vay, bán rẻ hàng hoá ,
dịch vụ,…).
- Thời gian quay vòng các khoản nợ phải trả:
Thời gian quay vòng các khoản nợ phải trả =
𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑘ỳ 𝑛𝑔ℎ𝑖ê𝑛 𝑐ứ𝑢
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
Chỉ tiêu này cho biết thời gian một vòng quay các khoản phải trả là bao nhiêu
ngày. Thời gian quay vòng các khoản nợ phải trả càng ngắn chứng tỏ tốc độ trả nợ
càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian một vòng
quay các khoản phải trả càng dài, tốc độ trả nợ càng chậm, số vốn đi chiếm dụng
nhiều. Khi phân tích cần tính toán và so sánh với thời gian mua chịu được người
bán quy định cho doanh nghiệp. Nếu thời gian trả nợ tiền hàng lớn hơn thời gian trả
chậm được quy định thì việc trả nợ là chậm trễ và ngược lại, số ngày quy định mua
chịu lớn hơn thời gian trả nợ tiền hàng, chứng tỏ việc trả nợ sớm so với kế hoạch về
thời gian.
2.2. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh
nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ
chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới
dạng tiền tệ ( tiền mặt, tiền gửi…), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh
17
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hoá, thành phẩm.
hàng gửi đi bán…
Phân tích khả năng thanh toán là dựa vào khả năng hoán đổi thành tiền của
các tài sản trong doanh nghiệp khi không sử dụng các yếu tố nguồn tài trợ như đi
vay hoặc chiếm dụng thêm để thanh toán nợ. Từ đó ta có chỉ tiêu hệ số khả năng
thanh toán chung (hệ số thanh toán tổng quát) như sau:
Hệ số khả năng thanh toán chung =
𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛
𝑁ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛
Hay
Hệ số khả năng thanh toán chung =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐ó 𝑡ℎể 𝑑ù𝑛𝑔 để 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛
Trong công thức trên, khả năng thanh toán bao gồm tất cả các loại sản tài sản
của doanh nghiệp có thể dùng để thanh toán. Tổng số nợ phải thanh toán bao gồm
toàn bộ các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp, kể cả nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và
nợ khác.
- Nếu hệ số thanh toán chung ≥ 1, chứng tỏ doanh nghiệp đáp ứng được yêu
cầu thanh toán, tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định.
- Nếu hệ số thanh toán chung < 1, chứng tỏ khả năng thanh toán thấp, tình
hình tài chính của doanh nghiệp bất ổn.
- Nếu hệ số thanh toán chung = 0, chứng tỏ doanh nghiệp có nguy cơ mất khả
năng thanh toán, có thể dẫn tới phá sản.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện tình hình tài chính của
doanh nghiệp đó. Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta cần xét
trên nhiều tiêu chí, trên nhiều góc độ khác nhau.Ta có bảng chỉ tiêu phản ánh khả
năng thanh toán:
Chỉ tiêu Năm N Năm N+1 Năm N+2
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
Hệ số khả năng thanh toán lãi nợ vay
Hệ số khả năng thanh toán chung
18
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
Trong đó:
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán của TSNH đối với NNH của doanh
nghiệp . Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán
đồng thời chứng tỏ các TSNH được đầu tư từ nguồn vốn ổn định. Tuy nhiên, hệ số
này quá cao cũng không hẳn là tốt, nó chỉ cho thấy sự dồi dào đảm bảo khả năng
thanh toán của doanh nghiệp, nhưng có thể dẫn đến việc quản lý và sử dụng không
hiệu quả các loại tài sản của mình và điều này có thể làm cho tình hình tài chính
của doanh nghiệp không lành mạnh. Hệ số thanh toán quá thấp sẽ là gánh nặng cho
việc trả các khoản nợ ngắn hạn, lúc này doanh nghiệp không đủ khả năng để thanh
toán các khoản nợ đến hạn, tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy ra.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛−ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán
nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Ở góc độ khác, hệ số này mang tính chủ quan vì nó
loại trừ giá trị hàng tồn kho, một loại tài sản được coi là chậm chuyển thành tiền
mặt để trả nợ. Nhưng trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẵn sàng bán dưới giá
trị ghi sổ các khoản hàng tồn kho để biến thành tiền mặt thật nhanh. Trường hợp hệ
số khả năng thanh toán lớn hơn hoặc bằng 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp có khả
năng thanh toán nhanh và ngược lại. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán nhanh
chỉ cho biết mức độ thanh toán nhanh các khoản nợ nhanh hơn mức bình thường
chứ chưa có đủ cơ sở để khẳng định doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán
các khoản nợ đến hạn hay không.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay đối với các khoản nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Tuy nhiên, hệ số
này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt. Nếu hệ số này quá cao đồng nghĩa với
19
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
việc sử dụng không hiệu quả lượng tiền mặt, doanh nghiệp luôn sẵn tiền để trả nợ,
nhưng thời điểm trả nợ xảy ra không liên tục, nguồn tiền sẽ đứng im không vận
động, để ứ đọng tiền mặt, chậm quay vòng dòng tiền, như vậy là lãng phí.
- Hệ số thanh toán nợ dài hạn:
Hệ số thanh toán nợ dài hạn =
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 đồng NDH thì được đảm bảo thanh toán bằng bao
nhiêu đồng TSDH. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp thừa khả
năng thanh toán. Đó là nhân tố góp phần ổn định tài chính.
- Hệ số thanh toán lãi nợ vay:
Hệ số thanh toán lãi nợ vay =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝 𝑣à 𝑙ã𝑖 𝑛ợ 𝑣𝑎𝑦
𝐿ã𝑖 𝑛ợ 𝑣𝑎𝑦
Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với
nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an
toàn có thể có đối với người cung cấp tín dụng, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, vì
khi đó doanh nghiệp không chỉ có khả năng thanh toán lãi nợ vay mà còn thanh
toán nợ gốc vay. Đây là chỉ tiêu hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
- Hệ số thanh toán chung:
Hệ số thanh toán chung =
𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛
𝑁ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛
Hay
Hệ số thanh toán chung =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐ó 𝑡ℎể 𝑑ù𝑛𝑔 để 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛
Chỉ tiêu này cho biết này cho biết tổng tài sản của doanh nghiệp có đảm bảo
khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hay không, chỉ tiêu này càng
cao càng tốt, là nhân tố góp phần ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp.
3. Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh
doanh
Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức sử
dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa
kết quả thu về với các yếu tố bỏ ra. Thông qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh
20
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
nhằm cung cấp thông tin cho tất cả mọi đối tượng để đưa ra các quyết định đầu tư
hoặc giữ nguyên quy mô hoặc thu hẹp quy mô nhằm đảm bảo an toàn vốn cho
doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn giúp các đối tượng
nhận diện được dấu hiệu rủi ro tài chính có thể xuất hiện và xu hướng phát triển của
doanh nghiệp trong tương lai. Hiệu quả kinh doanh còn giúp doanh nghiệp có
hướng đầu tư phù hợp, đồng thời đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí.
3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản là một nội dung quan trọng trong phân tích
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và phân tích tình hình tài chính
nói chung. Doanh nghiệp phải đầu tư mua sắm tài sản để tiến hành hoạt động sản
xuất - kinh doanh từ các nguồn khác nhau. Kết quả của việc quản lý và sử dụng tài
sản có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cần
phải phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp để có hướng đầu tư thích
hợp, mang lại hiệu quả lớn nhất.
Các chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích:
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ
số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết bình quân một đồng tài sản tham gia
vào hoạt động kinh doanh thì có khả nặng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Điều này cho thấy việc tăng tỷ số này sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp, từ đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của
doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, tỷ số này càng cao càng tốt.
 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚
𝑁𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑔𝑖á 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑇𝑆𝐶Đ
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản cố định với doanh thu của
doanh nghiệp, cho biết bình quân một đồng tài sản cố định dùng vào kinh doanh tạo
ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Tài sản cố định ở đây được tính theo
giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Trị số càng cao chứng tỏ việc
khai thác, sử dụng tài sản cố định là hiệu quả.
21
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
- Hàm lượng tổng tài sản
Hàm lượng tổng tài sản =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ để tạo ra một đồng doanh thu thì
phải sử dụng bao nhiêu đồng tài sản, do đó chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả
sử dụng tổng tài sản càng tốt và ngược lại.
- Hàm lượng tài sản cố định
Hàm lượng TSCĐ =
𝑁𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑔𝑖á 𝑇𝑆𝐶𝐷 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
Tương tự như hàm lượng tổng tài sản, chỉ tiêu hàm lượng TSCĐ cho biết
để tạo ra một đồng doanh thu thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng TSCĐ. Chỉ tiêu
này càng nhỏ càng tốt và ngược lại.
Ngoài việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản còn phân tích hiệu quả sử
dụng qua các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay tài sản ngắn hạn =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Thời gian 1 vòng quay của tài sản ngắn hạn =
𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Số vòng quay hàng tồn kho =
𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛
𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
Thời gian 1 vòng quay của hàng tồn kho =
𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
3.2. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp thường được thể hiện bằng các chỉ tiêu
tỷ suất lợi nhuận. Tuỳ thuộc vào đối tượng so sánh mà có thể có được nhiều chỉ tiêu
tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Điều cần chú ý là phải đảm bảo mối tương thích giữa
lợi nhuận trong kỳ với các đối tượng cần so sánh trong kỳ để các chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận tính được có ý nghĩa phân tích đúng đắn. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
thường được sử dụng trong phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp gồm:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
× 100
22
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
Chỉ tiêu này thường được viết tắt là ROS (Return on Sales), phản ánh mối
tương quan giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu, cho biết trong kỳ với một suất
doanh thu tiêu thụ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑉ố𝑛 𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
× 100
Chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa lợi nhuận đạt được với số vốn sử
dụng trong kỳ, cho biết với một suất vốn sử dụng trong kỳ có khả năng đem lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Số vốn sử dụng có thể là vốn cố định hoặc vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp. Nếu tính trên vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này thường được
viết tắt là ROE (Return on Equity).
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛
× 100
Chỉ tiêu này thường được viết tắt là ROA ( Return on Asssts). Phản ánh mối
tương quan giữa lợi nhuận sau thuế với tổng tài sản, cho biết trong kỳ kinh doanh
với một suất tài sản sử dụng vào kinh doanh có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế.
IV. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1. Nhân tố chủ quan:
 Trình độ, kỹ năng của người thực hiện phân tích:
Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đầu tiên tới kết quả phân tích tài
chính. Nếu người thực hiện phân tích có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả
năng đánh giá sâu sắc, nhạy bén cùng với việc nắm vững quy trình phân tích, nhận
định được chính xác sự biến động trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp sẽ
đưa ra được những kết quả phân tích chính xác, chi tiết, từ đó có những quyết định
quản lý hoặc quyết định đầu tư, cho vay đúng đắn. Ngược lại, người thực hiện phân
tích không đạt được những phẩm chất trên sẽ làm cho công tác phân tích không đạt
được hiệu quả cao, kết quả phân tích đưa ra không chính xác.
 Chất lượng nguồn thông tin được sử dụng trong quá trình phân tích.
Nhân tố tiếp theo quyết định tới hiệu quả của hoạt động phân tích công ty cổ
phần là chất lượng nguồn thông tin được sử dụng. Nếu nguồn thông tin không đầy
đủ, không chính xác, không phản ánh trung thực tình hình hoạt động của doanh
nghiệp thì cho dù chủ thể thực hiện phân tích có trình độ cao đến mấy cũng sẽ
không thể đưa ra được những kết luận chính xác. Do đó, đòi hỏi các thông tin cần
phải có chất lượng cao, cụ thể là phải đầy đủ, chính xác, phản ánh được mọi mặt
23
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
của quá trình hoạt động của doanh nghiệp, có như vậy mới giúp ích được nhiều
trong việc đánh giá tình hình tài chính của các công ty cổ phần.
 Phương pháp sử dụng trong phân tích:
Khi bắtđầu tiến hành phân tích, việc sử dụng phương pháp nào để thực hiện là
tùy thuộc vào mối liên hệ giữa chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích và mục tiêu của
người thực hiện. Do đó, nếu lựa chọn được đúng phương pháp phân tích sẽ mang lại
những thông tin phân tích chính xác, sát thực, từ đó giúp đưa ra được cái nhìn toàn
diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Một điều phải nhận thấy rằng, nếu sử dụng kết hợp được nhiều phương pháp
phân tích một cách linh hoạt, hợp lý sẽ có thể đánh giá được nhiều mặt, nhiều khía
cạnh của chỉ tiêu cần phân tích. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi mất nhiều
thời gian, gây tốn kém. Vì vậy, việc sử dụng đồng thời nhiều phương pháp phân
tích thường chỉ được thực hiện khi phân tích những chỉ tiêu quan trọng có tính chất
quyết định tới những lựa chọn ra quyết định của người sử dụng kết quả phân tích.
 Việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất - kinh
doanh:
Việc áp dụng công nghệ tin học trong các doanh nghiệp như hiện nay cho
phép lưu trữ, tích lũy dữ liệu, thông tin với số lượng lớn, là nguồn cung cấp tài liệu
thiết thực, thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng hoạt các tỷ số trong khi thực
hiện phân tích. Điều này giúp cho hoạt động phân tích trở nên dễ dàng hơn, nhanh
chóng hơn và độ chính xác cao hơn. Do đó, việc áp dụng khoa học kỹ thuật công
nghệ hiện đại vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ là một yếu tố quan trọng
giúp cho công việc phân tích ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.
2. Nhân tố khách quan:
 Hệ thống pháp lý của Nhà nước:
Doanh nghiệp được hình thành, hoạt động và phát triển trong khuôn khổ hệ
thống luật pháp của Nhà nước. Thông qua hệ thống pháp lý, Nhà nước có thể điều
chỉnh các hành vi của doanh nghiệp. Do đó, hệ thống pháp lý có ảnh hưởng tới hệ
thống tài chính của doanh nghiệp, từ đó có ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài
chính.
Việc Nhà nước xây dựng một hệ thống pháp lý ổn định, hợp lý, thống nhất sẽ
tạo điều kiện cho các nhà phân tích tài chính trong việc tìm kiếm thông tin, xác định
phươngpháp phântíchhợp lý, nâng cao hiệu quả hoạtđộng phân tích tài chính doanh
24
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
nghiệp. Ngược lại, sự thiếu chặt chẽ, thiếu khoa học và không thống nhất trong hệ
thống pháp lý sẽcó tác độngtiêu cực tớihoạt độngphântích, khiến cho việc phân tích
không đạt được hiệu quả cao.
 Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành:
Ngoài các nhân tố đã nói ở trên, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ
trở nên đầy đủ, chính xác và có ý nghĩa hơn nếu có hệ thống các chỉ tiêu trung bình
ngành làm tham chiếu. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp hầu như
không chỉ kinh doanh trong một lĩnh vực mà đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của
mình, điều này gây khó khăn trong việc tìm ra một tham chiếu thích hợp và chính
xác, buộc các nhà phân tích khi muốn sử dụng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
để tham chiếu thì cần phải xác định được ngành nghề chính của doanh nghiệp đó là
gì, để từ đó sử dụng các tham chiếu thích hợp.
25
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐẠI
HỒNG
1. Lịch sử hình thành
1.1 Thông tin tổng quan
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng (Đại Hồng), được thành lập
ngày 21 tháng 2 năm 2006 theo giấy đăng ký kinh doanh số 3200147171 do Sở Kế
Hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng trị cấp ngày 21/02/2006.
 Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng
 Viết tắt : DAHOCO
 Mã số thuế : 3200147171 (21/02/2006)
 Địa chỉ : 28 Đoàn Khuê, Phường 5, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
 Đại diện pháp luật: Phan Ngọc Uyên
 Điện thoại : (053) 3852755/ (053) 3556755
 Fax : (053) 3852755
 Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần.
 Vốn điều lệ : 100.000.000.000 VNĐ (Một trăm tỷ đồng chẵn)
 Lĩnh vực kinh doanh: Xây dựng nhà các loại
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng, được thành lập ngày 21 tháng 2
năm 2006 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 3200147171 được cấp ngày
21/02/2006.
Từ khi thành lập đến nay, dưới sự chỉ đạo của các cấp các ngành ngành,
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng đã từng bước phấn đấu thực hiện sản
xuất – kinh doanh có hiệu quả. Cho đến nay, Công ty đã thực hiện nhiều công trình
công nghiệp, dân dụng, công trình thủy lợi, đường giao thông nông thôn; tư vấn
thiết kế, giám sát và theo dõi thi công công trình xây dựng; sản xuất vật liệu xây
dựng... Các sản phẩm do Công ty thi công xây lắp và sản xuất đều đạt chất lượng
yêu cầu thiết kế, chất lượng tiến độ của chủ đầu tư trên địa bàn trong và ngoài tỉnh
Quảng trị.
26
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
Để nâng cao chất lượng xây dựng công trình, công ty đã đầu tư nhiều trang
thiết bị, máy móc và dụng cụ thi công, ứng dụng nhiều kỹ thuật và công nghệ mới,
quy trình kỹ thuật chất lượng, hiệu quả và an toàn. Lực lượng cán bộ kỹ thuật và
công nhân lao động luôn được rèn luyện về trình độ và tay nghề để đáp ứng theo
yêu cầu của công việc được giao. Hiện nay Công ty có nhiều kỹ sư, cán bộ theo các
ngành nghề xây dựng đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề, được học tập Luật Xây
dựng và các văn bản pháp quy, lớp tập huấn giám sát thi công xây dựng của Bộ
Xây dựng mở.
2. Chức năng
 Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Tư vấn xây dựng; Giám sát thi công.
Quản lý dự án; Sửa chữa nhà và trang trí nội thất.
 Hoạt động thiết kế chuyên dụng: Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng –
công nghiệp; Thiết kế xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp; Thiết kế
xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư; Môi giới bất động sản; Mua bán và
cho thuê nhà ở; Dịch vụ định giá, sàn giao dịch bất động sản; Kinh doanh bất
động sản;
 Mua bán vật liệu xây dựng; Đại lý ký gửi hàng hóa;
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng là công ty xây dựng chuyên
nghiệp, chuyên thực hiện dự án cho các khách hàng trong và ngoài nước. Đại Hồng
hoạt trong các lĩnh vực đầu tư dự án, kinh doanh bất động sản, kinh doanh vật liệu
xây dựng, thiết kế và thi công các công trình dân dụng và công nghiệp.
3. Nhiệm vụ
 Quán triệt những chủ trương chính sách của nhà nước trong việc phát triển và
quản lý kinh tế.
 Thực hiện hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên trung thực đúng quy
định về quản lý công ty của nhà nước.
 Tinh giảm bộ máy gọn nhẹ, năng động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
trên thị trường.
 Mở rộng kinh doanh, liên kết, liên doanh với các đơn vị khác trong ngành.
Thực hiện tốt các hợp đồng xây dựng để tạo dựng uy tín cho công ty ngày
càng phát triển và đứng vững trên thị trường, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà
nước.
27
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng là một đơn vị kinh tế hạch toán
độc lập. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất - kinh doanh. Công ty tổ chức bộ
máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý
(Nguồn: Phòng tổ chức)
Phòng tài chính kế toán
Phòng Kinh doanh
Phòng Kế hoạch – Đầu tư
Phòng cung ứng vật tư
Phòng tổ chức
Phòng quản lý máy
Phòng kinh tế kỹ thuật
Phòng hành chính
Đội lắp đặt thang máy
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PGĐ Kỹ thuật
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PGĐ Kinh doanh
Ban QA - QC
Xưởng Quang Bình
Xưởng Mai Hoa
Đội lắp đặt KCT 1
Đội lắp đặt KCT 2
Đội lắp đặt HT điện 1
Đội lắp đặt HT điện 2
Đội lắp đặt HT ống
28
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
Trải qua nhiều lần thay đổi, hiện nay bộ máy quản lý của Công ty cổ phần
Đầu tư Xây dựng Đại Hồng được tổ chức như mô tả trong sơ đồ 2.1 .
Như đã được mô tả ở sơ đồ 2.1, bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu trực
tuyến - chức năng. Người tối cao và duy nhất có quyền ra quyết định trong công ty
là Giám đốc điều hành với sự trợ giúp của 2 Phó giám đốc phụ trách từng lĩnh vực.
Cơ cấu này vừa đảm bảo thực hiện chế độ một thủ trưởng, vừa phát huy được
quyền dân chủ, sáng tạo, độc lập tương đối của các phòng, ban trong công ty. Đặc
trưng cơ bản của mô hình quản lý này là vừa duy trì quan hệ trực tuyến giữa Giám
đốc, các Phó giám đốc và các phòng ban; đồng thời kết hợp tổ chức các bộ phận
chức năng, các phòng ban với nhau.
Quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận như sau:
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
có thẩm quyền cao nhất trong việc quyết định mọi vấn đề của công ty.
Hội đồng quản trị: do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn (đứng đầu là Chủ tịch
Hội đồng quản trị), là cơ quan quản lý công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan tới
kế hoạch phát triển, lợi ích của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại
hội cổ đông.
Ban kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn, là cơ quan thay mặt cổ
đông để kiểm soát việc chấp hành pháp luật của công ty.
Ban Giám đốc: gồm một Giám đốc và 2 Phó giám đốc.
- Giám đốc là người do Hội đồng quản trị bầu và bãi miễn, thay mặt công ty
chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng công ty về mọi
mặt sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo sản xuất, xây dựng bộ
máy giúp việc đồng thời chỉ đạo trực tiếp và giám sát đến các phòng ban, tổ
đội công trường. Kết thúc năm kế hoạch, Giám đốc thực hiện phân tích, đánh
giá thực hiện kế hoạch sản xuất báo cáo trước Hội đồng quản trị và Đại hội
cổ đông. Phụ trách việc đối ngoại và quan hệ chính quyền, ban ngành chức
năng và khách hàng (khi cần). Phê duyệt và ký kết các giấy tờ, hợp đồng với
đối tác, khách hàng; các chứng từ kế toán; các ủy nhiệm chi…
- Hai Phó giám đốc: có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo các bộ phận được phân
công uỷ quyền, là người phụ tá cho Giám đốc trong việc tham gia quản lý
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và báo cáo kết quả thực hiện.
29
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách tiêu thụ sản phẩm, được ủy quyền ký kết
các hợp đồng xây lắp, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và kế hoạch tiêu thụ
sản phẩm.
Phó giám đốc kỹ thuật: là người được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc công ty về các lĩnh vực như nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nhằm hoàn
thành công trình được giao; theo dõi hướng dẫn thi công, điều động máy móc thi
công cho công trình, chỉ đạo phối hợp giữa các phòng ban liên quan để bảo đảm
cung ứng vật tư, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ thi công.
Các phòng ban chuyên môn, các tổ đội, phân xưởng và dây chuyền sản xuất
thực hiện theo đúng các chức năng được quy định:
- Phòng Kinh tế - Kỹ thuật: lập kế hoạch về khối lượng thi công, theo dõi khối
lượng thực hiện, chủ trì xây dựng định mức, đơn giá, lập dự toán, lập hồ sơ
thầu, tổ chức áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, những sáng kiến cải tiến
kỹ thuật mới, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phối hợp cùng các đơn vị thi
công làm tốt công tác nghiệm thu kỹ thuật, chạy thử, bàn giao công trình.
Chuẩn bị đầy đủ tài liệu để Giám đốc ký hợp đồng với đối tác, lập các thanh
lý hợp đồng theo quy định.
- Phòng Tài chính - Kế toán: có nhiệm vụ vừa tổ chức hạch toán kế toán, vừa
xây dựng kế hoạch huy động vốn, thanh toán việc thanh toán với các ngân
hàng và chủ đầu tư cũng như cán bộ công nhân viên. Hàng kỳ, phòng Tài
chính - Kế toán phải cung cấp các báo cáo nghiệp vụ cho lãnh đạo công ty và
các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường để xây dựng và
tổ chức các phương án kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm các công trình có
chất lượng tổt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thực hiện các công
việc về thương mại nhằm tiêu thụ tối đa sản phẩm của công ty sản xuất ra.
Thực hiện các công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược kinh
doanh. Đồng thời có chức năng tư vấn cho Giám đốc về công tác xuất nhập
khẩu và tổ chức việc thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Phòng Kế hoạch & đầu tư: giúp Giám đốc theo dõi thực hiện khối lượng
công tác sản xuất kinh doanh qua đó xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn.
Lập các dự án đầu tư, các dự án tiền khả thi để đầu tư phát triển sản phẩm.
- Phòng cung ứng vật tư: có chức năng phối hợp với các phòng ban lập dự trù
cung cấp vật tư cho công trình, mua sắm vật tư, sắp xếp kho bãi bảo quản vật
tư, chi tiết việc liên hệ mua vật tư với các công ty để phục vụ các công trình.
30
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
- Phòng tổ chức: có chức năng quản lý nhân sự theo sự chỉ đạo trực tiếp của
Ban Giám đốc bao gồm: tổ chức tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều chuyển
nhân sự cho phù hợp với tính chất và yêu cầu của công việc. Theo dõi đề bạt
nâng lương, đi học, khen thưởng, kỷ luật, hưu trí, đóng bảo hiểm của người
lao động.
- Phòng quản lý máy: quản lý máy móc, thiết bị của công ty như máy ủi, máy
san nền đảm bảo sử dụng đúng theo yêu cầu kỹ thuật và đạt hiệu quả kinh tế
cao.
- Phòng hành chính: thừa lệnh Giám đốc ký tên và đóng dấu vào các công văn,
các bản sao và các bản xác nhận khác đồng thời soạn thảo văn bản và bảo
mật các văn bản hành chính trong công ty.
- Ban QA – QC (kiểm tra chất lượng sản phẩm): thực hiện kiểm tra, giám sát
các công trình thi công.
- Các xưởng và các đội lắp đặt: thực hiện chức năng sản xuất, thi công, lắp đặt
các công trình cấp trên giao, đảm bảo hoàn thành đúng kỹ thuật và bàn giao
đúng thời hạn.
5. Đặc điểm tổ chức sản xuất
5.1. Đặc điểm về sản phẩm
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng là đơn vị sản xuất kinh doanh
với nét đặc trưng của ngành là tái tạo ra tài sản cố định. Đặc điểm nổi bật của sản
phẩm xây lắp là:
- Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc…có qui mô
lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, cố định tại một chỗ, thời gian thi
công dài, và chủ yếu ở ngoài trời, thời gian sử dụng cũng lâu dài.
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán, hoặc thoả thuận với chủ
đầu tư (giá đấu thầu) do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không
được thể hiện rõ.
- Quá trình sản xuất rất phức tạp, không ổn định và có tính lưu động cao, việc
hoàn thành kế hoạch sản xuất chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau
bao gồm: các nhân tố thuộc về lực lượng sản xuất của doanh nghiệp, các
nhân tố thuộc về tư tưởng tổ chức, chỉ đạo thi công, các nhân tố thuộc về thời
tiết, thiên nhiên và các nhân tố khác.
31
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
5.2. Quy trình kinh doanh
Có thể khái quát quá trình kinh doanh như sau:
Sơ đồ 2.2: Quá trình kinh doanh
(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kỹ thuật)
Quy trình kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Đại Hồng bao
gồm 3 giai đoạn chính: cung ứng yếu tố đầu vào, sản xuất (thi công), tiêu thụ (hoàn
thành, bàn giao). Quy trình được tiến hành như sau: khi Công ty nhận được công
trình theo hợp đồng xây dựng do chủ đầu tư chỉ định hoặc do tham gia đấu thầu và
trúng thầu. Sau đó căn cứ vào bản kế hoạch trong năm và dự toán công trình, phòng
cung ứng vật tư lập kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị và tiến hành thu mua, kiểm
tra vật tư thiết bị hiện có tại Công ty. Công ty xuất kho vật liệu chính, máy móc
thiết bị thi công chuyển tới chân các công trình hoặc điều chuyển giữa các công
trình. Vật liệu phụ các đội có thể tự mua.
Nếu trong trường hợp Công ty chưa thể đáp ứng, các đội thi công có thể sử
dụng phương án mua, thuê ngoài được duyệt. Tùy theo quy mô của từng công trình
mà số lượng lao động sử dụng khác nhau. Sau khi vật tư thiết bị lao động đã được
chuyển xuống công trình, các đội thi công sẽ tiến hành thi công công trình. Khi
công trình đã hoàn thành là sản phẩm xây lắp, xây dựng.
Đấu thầu Hợp đồng
nhận thầu
Thiết kế kỹ
thuật
Biện pháp thi
công
Dự toán thi
công
Tổ chức
thi công
Nghiệm thu, bàn
giao
Quyết toán,
thanh lý hợp
đồng
32
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
Sơ đồ 2.3: Quy trình thi công xây lắp
(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kỹ thuật)
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG
1. Phân tích khái quát về tình hình tài chính công ty cổ phần Đầu Tư Xây
Dựng Đại Hồng
Để đánh giá được chính xác tình hình tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư
Xây dựng Đại Hồng chúng ta không chỉ dựa vào BCTC của công ty mà còn dựa
vào nhiều nguồn tài liệu khác. Tuy nhiên, thông qua BCTC của Công ty ta có thể
thấy được một cách rõ nét tình hình hoạt động của Công ty cổ phần Đầu tư Xây
Dựng Đại Hồng qua các năm và trên các lĩnh vực. Trước hết chúng ta tiến hành
đánh giá tình hình phân bổ vốn và kết cấu nguồn vốn của công ty.
1.1. Đánh giá tình hình phân bổ vốn của công ty
Tài sản là một trong hai khoản mục chính trong bảng cân đối kế toán. Nó là
điều kiện cần thiết để công ty tiến hành hoạt động kinh doanh. Để đánh giá được
tình hình phân bổ vốn ta đi xem xét bảng số liệu sau:
Sản xuất vật tư, thiết bị,
máy móc
Tự cung ứng
Điều chuyển
Thuê ngắn hạn
Sản phẩm xây
dựng, xây lắp
Kho công ty
Nhà cung cấp
Lao động biên
chế
Thị trường lao
động
Các
yếu
tố sản
xuất
Đội thi
công,
xưởng
sản xuất
Khách
hàng
Hoàn thành
33
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
Bảng 1: Bảng đánh giá tình hình phân bổ vốn của công ty
CHỈTIÊU
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013sovới 2012 2014sovới 2013
Sốtiền
Tỷ
trọng
(%)
Sốtiền
Tỷ
trọng
(%)
Sốtiền
Tỷ
trọng
(%)
Sốtiền Tỷ lệ (%) Sốtiền
Tỷ lệ
(%)
A.TÀI SẢNNGẮNHẠN 233.641.866.109 37,1 368.736.218.139 45,0 507.247.700.069 50,2 135.094.352.030 57,8 138.511.481.930 37,6
I. Tiền vàcác khoản tươngđươngtiền 20.589.461.568 3,3 1.237.844.144 0,2 18.428.048.820 1,8 -19.351.617.424 -94,0 17.190.204.676 1388,7
III. Cáckhoản phải thu 46.666.737.414 7,4 131.693.471.944 16,1 92.285.839.012 9,1 85.026.734.530 182,2 -39.407.632.932 -29,9
1.Phảithucủa kháchhàng 38.701.858.034 6,1 52.884.805.610 6,5 52.426.521.236 5,2 14.182.947.576 36,6 -458.284.374 -0,9
2.Trảtrướcchongười bán 4.834.575.045 0,8 5.999.876.547 0,7 5.925.804.960 0,6 1.165.301.502 24,1 -74.071.587 -1,2
4.PhảithutheotiếnđộHĐXD 0 0,0 76.104.768.720 9,3 33.334.002.207 3,3 76.104.768.720 - -42.770.766.513 -56,2
5.Các khoảnphảithukhác 3.130.304.335 0,5 3.237.331.332 0,4 599.510.609 0,1 107.026.997 3,4 -2.637.820.723 -81,5
IV. Hàngtồn kho 152.087.161.603 24,2 211.048.971.328 25,8 373.620.846.256 37,0 58.961.809.725 38,9 162.571.874.928 77,0
V.Tài sản ngắn hạn khác 14.298.505.524 2,3 18.222.620.458 2,2 22.912.965.981 2,3 3.924.114.934 27,4 4.690.345.523 25,7
B.TÀI SẢNDÀI HẠN 395.974.824.852 62,9 450.821.036.405 55,0 503.493.944.000 49.8 54.846.211.553 13,9 52.672.907.595 11,7
I. Tài sản cốđịnh 395.842.003.752 62,9 394.844.721.228 48,2 374.210.351.821 37,0 -997.282.524 -0,3 -20.634.369.407 -5,2
1.Tàisản cốđịnh hữuhình 16.302.901.194 2,6 364.990.666.203 44,5 347.476.149.716 34,4 348.687.765.009 2139,.8 -17.514.516.487 -4,8
-Nguyên giá 30.712.925.207 4,9 395.847.512.819 48,3 410.603.290.463 40,6 365.134.587.612 1188,9 14.755.777.644 3,7
-Giá trị haomònlũykế(*) (14.410.024.013) -2,3 (30.856.846.616) -3,8 (63.127.140.747) -6,2 -16.446.822.603 114,1 -32.270.294.131 104,6
2.Tàisản cốđịnh thuêtàichính 5.470.127.908 0,9 21.512.590.262 2,6 18.104.596.238 1,8 16.042.462.354 293,3 -3.407.994.024 -15,8
-Nguyên giá 7.782.788.217 1,2 24.516.110.571 3,0 20.355.648.238 2,0 16.733.322.354 215,0 -4.160.462.333 -17,0
-Giá trị haomònlũykế(*) (2.312.660.309) -0,4 (3.003.520.309) -0,4 (2.251.052.000) -0,2 -690.860.000 29,9 752.468.309 -25,1
3.Tàisản cốđịnh vôhình 810.000.000 0,1 720.000.000 0,1 637.500.000 0,1 -90.000.000 -11,1 -82.500.000 -11,5
-Nguyên giá 900.000.000 0,1 900.000.000 0,1 915.000.000 0,1 0 0,0 15.000.000 1,7
-Giá trị haomònlũykế(*) (90.000.000) 0,0 (180.000.000) 0,0 (277.500.000) 0,0 -90.000.000 100,0 -97.500.000 54,2
4.Chi phíxâydựng cơbản dở dang 373.258.974.650 59,3 7.621.464.763 0,9 7.992.105.867 0,8 -365.637.509.887 -98,0 370.641.104 4,9
II. Cáckhoản đầu tưtài chính dài hạn 0 0,0 804,429,034 0,1 0 0,0 804.429.034 - 804.429.034 -100,0
III. Tài sản dài hạn khác 132.821.100 0,0 55.171.886.143 6,7 129.283.592.179 12,8 55.039.065.043 41438,5 74.111.706.036 134,3
TỔNGCỘNGTÀI SẢN 629,616,690,961 100.0 819,557,254,544 100.0 1.010.741.644.069 100,0 189.940.563.583 30,2 191.184.389.525 23,3
Đơn vị tính: đồng
34
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
Nhìn vào bảng 1 ta thấy tổng tài sản của công ty tăng lên theo từng năm
quy mô công ty ngày càng mở rộng. Năm 2013 tổng tài sản của công ty tăng
189.940.563.583 đồng, tốc độ tăng 30,2% so với năm 2012. Đến năm 2014 tổng
tài sản của công ty tăng 191.184.389.525 đồng, tốc độ tăng 23,3% so với năm
2013. Như vậy, tổng tài sản của công ty đã tăng lên một cách rõ ràng cả về quy
mô và tốc độ.
Trong nền kinh tế hiện nay, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp
cùng ngành khác, duy trì và mở rộng thị trường thì việc tăng quy mô vốn kinh
doanh là điều phù hợp và tất yếu mà Công ty phải đạt đến. Chứng tỏ ban lãnh
đạo công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để hiểu rõ hơn nguyên nhân tăng lên của tổng tài sản ta cần đi sâu phân tích sự
biến động của từng khoản mục tài sản.
Thứ nhất, TSNH của công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng
135.094.352.030 đồng, tốc độ tăng 57,8%; năm 2014 tăng 138.511.481.930
đồng, tốc độ tăng 37,6% so với năm 2013. Có thể nói đây là một tốc độ tăng khá
cao nhưng không đồng đều. Theo đó từng khoản mục trong TSNH cũng có
những sự biến động khác nhau.
Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2013 giảm
mạnh so với năm 2012. Năm 2013 tiền và các khoản tương đương tiền giảm
19.351.617.424 đồng, tốc độ giảm 94% so với năm 2012. Sang năm 2014 tiền và
các khoản tương đương tiền tăng mạnh tăng 17.190.204.676 đồng, tốc độ tăng
1.338,7% so với năm 2013. Trong năm 2013 tiền và các khoản tương đương tiền
giảm mạnh là do công ty tiến hành thanh toán các khoản nợ đến hạn nhưng công
ty chưa thu được tiền từ hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động trong lĩnh
vực xây lắp, chủ yếu là xây lắp các công trình lớn do đó thời gian thanh toán các
hợp đồng thường kéo dài. Lượng tiền mặt năm 2014 tăng so với năm 2013 là do
công ty đã thu được tiền từ hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên vẫn thấp
hơn năm 2012 là 2.161.412.748 đồng. Điều này dẫn tới làm giảm khả năng
thanh toán của công ty, gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.
Nhưng điều này cũng chứng tỏ công ty sử dụng đồng vốn có hiệu quả.
Các khoản phải thu biến động khá lớn trong 3 năm. Năm 2013 là năm các
khoản phải thu lớn nhất, chiếm tỷ trọng 16,1% trong tổng tài sản. Là một công
ty với lĩnh vực hoạt động chính là xây lắp và xây dựng, khối lượng thường được
nghiệm thu và bàn giao vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm và thanh toán vào kỳ
tiếp theo nên công nợ phải thu lớn vào thời điểm cuối kỳ báo cáo. Năm 2013
khoản phải thu tăng lên là do phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng của công
35
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
ty là 76.104.768.720 đồng chiếm 9,3% trong tổng tài sản, trong khi năm 2012
khoản mục này không phát sinh. Đến năm 2014 các khoản phải thu giảm
39.407.632.932 đồng, tốc độ giảm 29,9% so với năm 2013. Điều này chủ yếu là
do phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng năm 2014 giảm 42.770.766.513
đồng, tốc độ giảm 56,2% so với năm 2013. Không có sự xuất hiện của khoản
mục dự phòng các khoản phải thu khó đòi trong 3 năm 2012, 2013, 2014, điều
này là do khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty lớn, có tình hình tài
chính tốt, Công ty cũng thường nhận thầu các công trình, dự án lớn do Nhà nước
đứng ra đấu thầu cho nên việc thanh toán hợp đồng thường diễn ra đúng hạn,
không có tình trạng nợ quá hạn. Vì thế trong nhiều năm công ty không phải lập
dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH là hàng tồn kho. Vì đặc
trưng của công ty là công ty xây lắp, khối lượng sản phẩm dở dang, thành phẩm
có giá trị lớn. Năm 2013 HTK tăng 58.961.809.725 đồng, tốc độ tăng 38,8% so
với năm 2012. Sang năm 2014 HTK của công ty tăng mạnh, tăng
162.571.874.928 đồng, tốc độ tăng 77% so với năm 2013, tương ứng tỷ trọng
HTK so với tổng tài sản đạt 37% và bằng với tỷ trọng TSCĐ. Năm 2013 và
2014 HTK tăng lên là do nhiều công trình được khởi công xây dựng nhưng cuối
năm vẫn chưa quyết toán công trình, các công trình chưa đi vào hoạt động nên
giá trị HTK lớn. Điều này chứng tỏ luân chuyển vốn của công ty không tốt, đang
xảy ra tình trạng ứ đọng vốn. Cần phải nhanh chóng có chính sách tiến hành
quyết toán các công trình xây dựng, góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn.
Khoản mục dự phòng giảm giá HTK của công ty trong 3 năm đều không xuất
hiện. Điều này là do HTK của công ty chủ yếu là giá trị dở dang của các công
trình, dự án. Lượng nguyên vật liệu dự trữ trong kho rất ít, công ty mua nguyên
vật liệu và chuyển đến chân các công trình khi cần. Do đó việc giá cả thay đổi ít
ảnh hưởng tới giá HTK của công ty. Tuy nhiên công ty cần quản lý chặt chẽ để
không bị mất mát hao hụt và có giải pháp xúc tiến nhanh quá trình thi công để
giảm được các chi phí có liên quan.
Như vậy, sự gia tăng TSNH của công ty trong các năm chủ yếu là do sự
gia tăng của HTK và các khoản phải thu. Cơ cấu TSNH của công ty đang được
thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tiền mặt, tăng tỷ trọng HTK và tỷ trọng các
khoản phải thu. Tuy nhiên, có thể thấy cơ cấu TSNH của công ty hiện nay là
chưa hợp lý. Tiền và các khoản tương đương tiền quá ít, năm 2013 chiếm 0,2%,
năm 2014 chiếm 1,8% so với tổng tài sản, gây khó khăn trong việc đáp ứng nhu
cầu thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Cần có biện pháp đẩy nhanh tốc độ
thu hồi tiền hàng năm để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn,
tránh tình trạng thiếu tiền trong thanh toán. Đồng thời cũng phải xem xét để có
36
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
biện pháp dự trữ HTK hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển và nâng cao
hiệu quả sử dụng HTK.
Thứ hai, TSDH của công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng
54.846.211.553 đồng, tốc độ tăng 13,9%; năm 2014 tăng 52.672.907.595 đồng,
tốc độ tăng 11,7% so với năm 2013. Tuy nhiên, tỷ trọng TSDH ngày càng giảm
so với tổng tài sản. Điều này chủ yếu là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang
giảm mạnh. Năm 2012 chi phí xây dựng cơ bản dở dang rất lớn chiếm 59,3% so
với tổng tài sản, năm 2013 chỉ chiếm 0,9% so với tổng tài sản, năm 2014 chiếm
0,8% so với tổng tài sản. Đến năm 2013, 2014 có nhiều công trình được hoàn
thành và đưa vào sử dụng nên TSCĐ hữu hình trong 2 năm này tăng mạnh.
TSCĐ hữu hình năm 2013 tăng 348.687.765.009 đồng, tốc độ tăng 2138,8% so
với năm 2012, năm 2014 giảm nhẹ so với năm 2013 là 17.514.516.487 đồng, tốc
độ giảm 4,8%. Việc tăng TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp xây lắp là hợp lý.
Điều này chứng tỏ công ty đang có xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tài sản dài hạn khác của công ty cũng tăng nhanh qua các năm. Năm
2013 tăng 55.039.065.043 đồng, tốc độ tăng 41.438,5% so với năm 2012, năm
2014 tăng 74.111.706.036 đồng, tốc độ tăng 134,3% so với năm 2013. Đó là do
công ty phát sinh nhiều khoản chi phí trả trước dài hạn. Các khoản phải thu dài
hạn của công ty trong 3 năm đều bằng 0 thể hiện khả năng thu hồi nợ tốt.
Xét về quá trình đầu tư của doanh nghiệp thông qua các tỷ số đầu tư ta thấy:
Bảng 2: Bảng phân tích tỷ số đầu tư của công ty
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Trị giá hiện có của TSCĐ 22.583.029.100 387.223.256.500 392.952.448.100
2. Đầu tư tài chính dài hạn 0 804.429.034 0
3. Chi phí XDCB dở dang 373.258.974.650 7.621.464.763 7.992.105.867
4. Tổng tài sản 629.616.690.961 819.557.254.544 1.010.741.644.069
5. Tỷ suất đầu tư chung
(5)=((1)+(2)+(3))/(4)
62,87% 48,28% 37,02%
6. Tỷ suất đầu tư TSCĐ (6)=(1)/(4) 3,59% 47,24% 36,23%
7. Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn
(7)=(2)/(4)
0% 0,098% 0%
Công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Đại Hồng là doanh nghiệp chuyên về
kinh doanh lĩnh vực đầu tư liên quan đến ngành bất động sản và sản phẩm chủ
yếu tiêu thụ trên thị trường nội địa. Trong hai năm 2013, 2014 tình hình đầu tư
lĩnh vực bất động sản có phần khởi sắc, nền kinh tế trong nước tăng trưởng công
Đơn vị tính: đồng
37
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
ty đã mua thêm trang thiết bị và máy móc để tiến hành thi công đồng loạt các
công trình nên tỷ suất đầu tư TSCĐ cũng tăng theo nhất là năm 2013 đạt
47,24%. Đây là việc làm tốt chứng tỏ doanh nghiệp quan tấm đến đầu tư theo
chiều sâu. Tỷ suất đầu tư chung năm 2013, 2014 giảm mạnh so với năm 2012,
năm 2014 chỉ còn 37,02%, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí xây dựng cơ bản
dở dang giảm do một số công trình đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng.
Trong năm 2013 Công ty đầu tư tài chính dài hạn để hy vọng tìm kiếm nguồn lợi
tức lâu dài và điều đó cũng phù hợp với xu thế chung là đa dạng hoá các hoạt
động để giảm rủi ro tài chính.
Trong 2 năm 2013, 2014 tốc độ và quy mô của TSNH và TSDH đều tăng
kéo theo sự gia tăng của tổng tài sản. Tuy nhiên tốc độ và quy mô của TSNH
tăng nhanh hơn TSDH. Năm 2014 TSNH và TSDH chiếm tỷ trọng tương đương
nhau so với tổng tài sản. TSNH tăng lên một phần là do các khoản phải thu ngắn
hạn tăng lên, thể hiện khả năng thu hồi các khoản nợ là chưa tốt, chứng tỏ công
ty đang gặp khó khăn trong thu hồi nợ ngắn hạn, cũng có thể chính sách thu nợ
của công ty chưa hợp lý. Tuy nhiên các khoản phải thu dài hạn trong 3 năm đều
bằng 0 lại chứng tỏ công ty đã chủ động trong các khoản phải thu dài hạn, đây
lại là một khoản mục được đánh giá là có tính rủi ro cao. Công ty cũng cần hoàn
thành nhanh các công trình để đưa vào sử dụng, giảm lượng HTK và sớm thu
hồi vốn đầu tư ban đầu. Việc đầu tư vào TSCĐ là rất hợp lý, nhưng công ty cũng
cần có những chính sách hợp lý để sử dựng TSCĐ hiệu quả.
Dựa vào các phân tích trên cho thấy cơ cấu tài sản của công ty chưa hợp
lý, công ty nên giảm tỷ trọng HTK, các khoản phải thu và tăng tỷ trọng tiền và
các khoản tương đương tiền nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo tình
hình tài chính được vững mạnh.
1.2. Đánh giá kết cấu nguồn vốn của công ty
Một kết cấu tài sản tốt thể hiện một kết cấu vốn có hiệu quả, hứa hẹn kết
quả tốt đẹp trong tương lai. Nhưng kết cấu tài sản đó có bền vững hay không lại
phụ thuộc vào kết cấu nguồn vốn. Nếu kết cấu tài sản của công ty hợp lý nhưng
lại được hình thành từ nguồn vốn vay thì hiệu quả và tính bền vững của tài sản
đó không chắc chắn. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải
xác định nhu cầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn.
Qua việc phân tích kết cấu nguồn vốn, ta biết được khả năng tự chủ về
mặt tài chính, mức độ chủ động trong SXKD, những khó khăn mà công ty đang
và sẽ gặp phải trong tương lai để từ đó có nhưng chính sách và biện pháp xử lý
kịp thời. Công ty có thể huy động vốn từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và
38
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
nợ phải trả. Công ty có trách nhiệm xác định số vốn cần huy động, nguồn huy
động, thời gian huy động, chi phí huy động,… sao cho vừa bảo đảm đáp ứng
nhu cầu về vốn cho kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí huy động, tiết kiệm chi phí
sử dụng vốn và đảm bảo an ninh tài chính cho Công ty. Kết cấu nguồn vốn của
Công ty thể hiện qua bảng sau:
39
GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn
Bảng 3: Bảng đánh giá tình hình kết cấu nguồn vốn của công ty
CHỈTIÊU
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013sovới 2012 2014sovới 2013
Sốtiền
Tỷ lệ
(%)
SốTiền
Tỷ lệ
(%)
SốTiền Tỷ lệ (%) SốTiền Tỷ lệ (%) Sốtiền Tỷ lệ (%)
A.NỢ PHẢITRẢ 615.081.887.503 97,7 805.680.098.562 98,3 878.314.623.479 86,9 190.598.211.059 31,0 72.634.524.917 9,0
I. Nợ ngắn hạn 254.113.298.628 40,4 443.833.832.541 54,2 413.616.569.122 40,9 189.720.533.913 74,7 -30.217.263.419 -6,8
1.Vay và nợngắnhạn 141.318.974.381 22,4 228.556.039.168 27,9 236.882.835.182 23,4 87.237.064.787 61,7 8.326.796.014 3,6
2.Phảitrảngười bán 69.973.864.655 11,1 109.348.094.990 13,3 72.141.772.555 7,1 39.374.230.335 56,3 -37.206.322.435 -34,0
3.Người mua trảtiềntrước 16.523.656.245 2,6 75.439.226.571 9,2 89.659.081.975 8,9 58.915.570.326 356,6 14.219.855.404 18,8
4.Thuếvàcác khoảnphảinộpNN 0 0,0 72.384.036 0,0 0 0,0 72.384.036 - -72.384.036 -100,0
5.Phảitrảcôngnhânviên 4.513.269.258 0,7 5.362.165.348 0,7 4.000.088.927 0,4 848.896.090 18,8 -1.362.076.421 -25,4
6.Chi phíphải trả 646.933.029 0,1 19.413.987.935 2,4 330.382.933 0,0 18.767.054.906 2900,9 -19.083.605.002 -98,3
7.Phảitrảnộibộ 6.796.652.870 1,1 1.624.968.216 0,2 0 0,0 -5.171.684.654 -76,1 -1.624.968.216 -100,0
8.Các khoảnphảitrả,phảinộpkhác 14.339.948.190 2,3 4.016.966.277 0,5 10.602.407.550 1,0 -10.322.981.913 -72,0 6.585.441.273 163,9
II. Nợdài hạn 360.968.588.875 57,3 361.846.266.021 44,2 464.698.054.357 46,0 877.677.146 0,2 102.851.788.336 28,4
1.Phảitrảdài hạnkhác 0 0,0 790.000.000 0,1 6.129.486.670 0,6 790.000.000 - 5.339.486.670 675,9
2.Vay và nợdài hạn 360.968.588.875 57,3 360.796.177.221 44,0 458.308.478.887 45,3 -172.411.654 0.0 97.512.301.666 27,0
3.Dự phòngtrợcấpmất việclàm 0 0,0 260.088.800 0,0 260.088.800 0,0 260.088.800 - 0 0,0
B.VỐNCHỦSỞ HỮU 14.534.803.458 2,309 13.877.155.982 1,693 132.427.020.590 13,102 -657.647.476 -4,5 118.549.864.608 854,3
I. Vốn chủ sởhữu 14.508.522.244 2,304 13.857.730.340 1,691 132.473.576.300 13,107 -650.791.904 -4,5 118.615.845.960 856,0
1.Vốn đầu tưcủa chủsở hữu 13.500.000.000 2,144 13.500.000.000 1,647 100.000.000.000 9,894 0 0,0 86.500.000.000 640,7
2.Thặngdư vốncổphần 0 0,000 0 0,000 24.250.520.121 2,399 0 - 24.250.520.121 -
3.Quỹ đầu tưphát triển 856.924.531 0,136 215.684.318 0,026 0 0,000 -641.240.213 -74,8 -215.684.318 -100,0
4.Quỹ dự phòngtài chính 32.070.335 0,005 22.518.644 0,003 0 0,000 -9.551.691 -29,8 -22.518.644 -100,0
5.Quỹ khácthuộcvốnchủsở hữu 119.527.378 0,019 119.527.378 0,015 0 0,000 0 0,0 -119.527.378 -100,0
6.Lợi nhuậnchưa phânphối 0 0,000 0 0,000 8.223.056.179 0,814 0 - 8.223.056.179 -
II. Nguồn kinh phí vàcácquỹkhác 26.281.214
0,005
19.425.642
0,002
(46.555.710)
-0,005
-6.855.572 -26,1 -65.981.352 -339,7
1.Quỹ khenthưởng,phúc lợi 26.281.214 0,005 19.425.642 0,002 (46.555.710) -0,005 -6.855.572 -26,1 -65.981.52 -339,7
TỔNGCỘNGNGUỒNVỐN 629.616.690.961 100,0 819.557.254.544 100,0 1.010.741.644.069 100,0 189.940.563.583 30,2 191.184.389.525 23,3
Đơn vị tính: đồng
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp

More Related Content

What's hot

Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpTiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpcVngTrung1
 
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_656712727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...chauloan
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)Nguyễn Công Huy
 

What's hot (16)

Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpTiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
 
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
 
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép ViệtNâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
 
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_6567126136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
 
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_656712727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
 
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_6567118047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
 
32175 5 chuong_2_8_z2oe_20130819042848
32175 5 chuong_2_8_z2oe_2013081904284832175 5 chuong_2_8_z2oe_20130819042848
32175 5 chuong_2_8_z2oe_20130819042848
 
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_6567118055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
 
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_6567126125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
 
Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)
 
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào CaiĐề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
 

Viewers also liked

WTO và Việt Nam
WTO và Việt NamWTO và Việt Nam
WTO và Việt NamMinh Mại
 
To chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc teTo chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc teSmall Nguyễn
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớihuuthinh85
 
Acceptable behaviour? Government intervention on unhealthy foods
Acceptable behaviour? Government intervention on unhealthy foodsAcceptable behaviour? Government intervention on unhealthy foods
Acceptable behaviour? Government intervention on unhealthy foodsIpsos UK
 
Exorcise the NIMBY Within
Exorcise the NIMBY WithinExorcise the NIMBY Within
Exorcise the NIMBY Withinacohenhnk
 
Year 13 parents' evening presentation - October 2015
Year 13 parents' evening presentation - October 2015Year 13 parents' evening presentation - October 2015
Year 13 parents' evening presentation - October 2015rpalmerratcliffe
 
Presentazione turismo pellegrino
Presentazione turismo pellegrinoPresentazione turismo pellegrino
Presentazione turismo pellegrinoClaudio Cheirasco
 
Search Engine Optimization (SEO) Trends 2015
Search Engine Optimization (SEO) Trends 2015Search Engine Optimization (SEO) Trends 2015
Search Engine Optimization (SEO) Trends 2015Venchito Tampon
 
What happens to the artist when you pirate
What happens to the artist when you pirateWhat happens to the artist when you pirate
What happens to the artist when you pirateUtsab Bandopadhyay
 
Taylor Milbun Estate Agents In Essex Who Help With Mortgage
Taylor Milbun Estate Agents In Essex Who Help With MortgageTaylor Milbun Estate Agents In Essex Who Help With Mortgage
Taylor Milbun Estate Agents In Essex Who Help With MortgageMark Joseph
 
Does Your Business Need to be Using Social Media
Does Your Business Need to be Using Social MediaDoes Your Business Need to be Using Social Media
Does Your Business Need to be Using Social MediaHall Internet Marketing
 
Enseñanza de la me canica
Enseñanza de la me canicaEnseñanza de la me canica
Enseñanza de la me canicamvaldes0127
 
What is Google+ and why should we care? (2013 edition)
What is Google+ and why should we care? (2013 edition) What is Google+ and why should we care? (2013 edition)
What is Google+ and why should we care? (2013 edition) Kamber
 
1 plan del buen vivir 2009 2013-octubre 20_2010
1 plan del buen vivir 2009 2013-octubre 20_20101 plan del buen vivir 2009 2013-octubre 20_2010
1 plan del buen vivir 2009 2013-octubre 20_2010ubertocortez
 

Viewers also liked (20)

WTO và Việt Nam
WTO và Việt NamWTO và Việt Nam
WTO và Việt Nam
 
To chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc teTo chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc te
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
 
Acceptable behaviour? Government intervention on unhealthy foods
Acceptable behaviour? Government intervention on unhealthy foodsAcceptable behaviour? Government intervention on unhealthy foods
Acceptable behaviour? Government intervention on unhealthy foods
 
Exorcise the NIMBY Within
Exorcise the NIMBY WithinExorcise the NIMBY Within
Exorcise the NIMBY Within
 
Year 13 parents' evening presentation - October 2015
Year 13 parents' evening presentation - October 2015Year 13 parents' evening presentation - October 2015
Year 13 parents' evening presentation - October 2015
 
Presentazione turismo pellegrino
Presentazione turismo pellegrinoPresentazione turismo pellegrino
Presentazione turismo pellegrino
 
Historiadeladn
HistoriadeladnHistoriadeladn
Historiadeladn
 
จรรยาวิชาชีพวิจัย
จรรยาวิชาชีพวิจัยจรรยาวิชาชีพวิจัย
จรรยาวิชาชีพวิจัย
 
شكر
شكرشكر
شكر
 
Renevela16
Renevela16Renevela16
Renevela16
 
Search Engine Optimization (SEO) Trends 2015
Search Engine Optimization (SEO) Trends 2015Search Engine Optimization (SEO) Trends 2015
Search Engine Optimization (SEO) Trends 2015
 
Earthsoft-Collection-Apr 2011
Earthsoft-Collection-Apr 2011Earthsoft-Collection-Apr 2011
Earthsoft-Collection-Apr 2011
 
What happens to the artist when you pirate
What happens to the artist when you pirateWhat happens to the artist when you pirate
What happens to the artist when you pirate
 
Angola
AngolaAngola
Angola
 
Taylor Milbun Estate Agents In Essex Who Help With Mortgage
Taylor Milbun Estate Agents In Essex Who Help With MortgageTaylor Milbun Estate Agents In Essex Who Help With Mortgage
Taylor Milbun Estate Agents In Essex Who Help With Mortgage
 
Does Your Business Need to be Using Social Media
Does Your Business Need to be Using Social MediaDoes Your Business Need to be Using Social Media
Does Your Business Need to be Using Social Media
 
Enseñanza de la me canica
Enseñanza de la me canicaEnseñanza de la me canica
Enseñanza de la me canica
 
What is Google+ and why should we care? (2013 edition)
What is Google+ and why should we care? (2013 edition) What is Google+ and why should we care? (2013 edition)
What is Google+ and why should we care? (2013 edition)
 
1 plan del buen vivir 2009 2013-octubre 20_2010
1 plan del buen vivir 2009 2013-octubre 20_20101 plan del buen vivir 2009 2013-octubre 20_2010
1 plan del buen vivir 2009 2013-octubre 20_2010
 

Similar to Khoá luận tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện ihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...Viện Quản Trị Ptdn
 
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakRoyal Scent
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...tcoco3199
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duyHuệ Violet
 
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...mokoboo56
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1Vu Huy
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Similar to Khoá luận tốt nghiệp (20)

Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
 
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
 
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
 
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
 
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
 
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...
 
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_6567124212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
 
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn

Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankNguyễn Ngọc Phan Văn
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 

Recently uploaded

CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 

Khoá luận tốt nghiệp

  • 1. 1 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Xây dựng cơ bản là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, cũng là ngành mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước. Thành công của ngành xây dựng cơ bản trong những năm qua là điều kiện thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chính vì tầm quan trọng của xây dựng cơ bản trong nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng loại hình sản xuất - kinh doanh này. Đầu tư cho xây dựng cơ bản hàng năm chiếm khoảng 30% vốn đầu tư của cả nước và ngày càng mở rộng vị thế của mình so với các ngành khác trên cơ sở ngày càng phát triển tỷ trọng đóng góp của ngành vào thu nhập quốc dân. Chính điều này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng phát triển, song đi cùng với đó cũng làm phát sinh nhiều thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành này là phải làm sao sử dụng và quản lý nguồn vốn có hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn. Muốn như vậy, các doanh nghiệp cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính của mình thông qua các báo cáo tài chính. Để từ đó phát triển mặt tích cực, tìm ra những nguyên nhân cơ bản và khắc phục các hạn chế. Đề xuất được những biện pháp cần thiết, để cải tiến hoạt động tài chính, tạo tiền đề tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, phân tích tình hình tài chính không những cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá tiềm lực vốn của mình, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà còn thông qua đó xác định được xu hướng của doanh nghiệp, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Chính vì những lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu về công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Đại Hồng , tôi cho rằng việc phân tích tình hình tài chính tại công ty này là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Do đó tôi đã chọn đề tài : “ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀU TƯ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG “ làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
  • 2. 2 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận này là phân tích thực trạng tài chính tại doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những điểm mạnh hay những hạn chế của doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra biện pháp giải quyết, khắc phục thích hợp. 3. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập các số liệu, dữ liệu do công ty cung cấp. - Thu thập từ các tài liệu từ giáo trình, sáchbáo, website. - Phương pháp được dùng để phân tíchsố liệu: Chủ yếu sử dụng phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh, ngoài ra còndùng các phương pháp khác như phương pháp phân tích thay đổi liên hoàn, phương pháp phân tích số chênh lệch, phương pháp phân tích liên hệ cân đối. 4. Phạm vi nghiên cứu Giới thiệu khái quát và phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng từ năm từ năm 2012 đến năm 2014, sau đó là đánh giá tình hình tài chính và đưa ra biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại doanh nghiệp. 5. Giới thiệu kết cấuchuyên đề Khoá luận tốt nghiệp này ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3 phần chính sau đây: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp, vì kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, lập luận chưa thấu đáo. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý Thầy Cô để có thể hoàn thiện hơn khoá luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn!
  • 3. 3 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một trong những nội dung cơ bản trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được biểu hiện như những luồng chuyển dịch giá trị gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các loại vốn kinh doanh, các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho yêu cầu thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xét về nội dung, các mối quan hệ thuộc phạm trù tài chính doanh nghiệp bao gồm: - Quan hệ liên quan đến việc huy động, tạo lập vốn của doanh nghiệp. Những mối quan hệ này nảy sinh ngay từ khi doanh nghiệp được thành lập và tồn tại, phát triển gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao giờ cũng bắt đầu bằng việc bỏ ra một lượng vốn đầu tư nhất định, do đó vốn là tiền đề vật chất cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tạo lập, huy động đủ nguồn vốn cần thiết cho doanh nghiệp làm phát sinh hàng loạt các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị, liên quan đến việc sử dụng các quỹ tiền tệ của nhiều chủ thể trong xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau để tạo lập quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Nền kinh tế hàng hoá càng phát triển, những hình thức huy động, tạo lập vốn của doanh nghiệp càng đa dạng và phong phú. - Quan hệ liên quan đến việc phân phối, sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm phát sinh hàng loạt các mối quan hệ đòi hỏi phải sử dụng các nguồn tài chính tạo lập được để đáp ứng nhiều nhu cầu chi tiêu khác nhau phát sinh từ thực tiễn. Xét cho cùng, đây là những hoạt động đầu tư vốn dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau để thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Những mối quan hệ này cũng càng ngày trở nên đa dạng và phong phú theo sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá ở trình độ cao.
  • 4. 4 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn - Quan hệ liên quan đến việc phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Biểu hiện của những mối quan hệ này là việc phân phối doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp để đáp ứng nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội. Xét về phạm vi hoạt động , các mối quan hệ thuộc phạm trù tài chính doanh nghiệp bao gồm: -Quan hệ với Nhà nước: Mối quan hệ với Nhà nước phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, biểu hiện trên các mặt sau: + Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác theo quy định của pháp luật vào Ngân sách Nhà nước; + Nhà nước đầu tư vốn hoặc hỗ trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp; + Doanh nghiệp thực hiện việc chi trả lợi tức cổ phần hoặc lợi nhuận hoạt động liên doanh cho Nhà nước. -Quan hệ với thị trường: Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường diễn ra trên phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau như: + Quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng thông qua việc huy động vốn và trả nợ vay; + Quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức tài chính phi ngân hàng như các công ty tài chính, các tổ chức bảo hiểm; + Quan hệ giữa doanh nghiệp với người mua, người bán trên thị trường; + Quan hệ với các doanh nghiệp khác. -Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Bao gồm quan hệ giữa doanh nghiệp với các phân xưởng , phòng, ban, bộ phận trong nội bộ liên quan đến việc sử dụng tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh nghiệp với cán bộ, công nhân viên trong việc trả công lao động, trả thưởng, trả lãi cổ phần hoặc thu các khoản tiền phạt, tiền bồi thường của người lao động ,… 2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, biểu hiện trên các mặt sau đây:
  • 5. 5 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn - Hoạt động tài chính doanh nghiệp là khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Tài chính doah nghiệp giúp thúc đẩy việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả - Hoạt động tài chính đóng vai trò là đòn bẩy, kích thích sản xuất kinh doanh - Tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích để kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những chứng từ cần thiết trong kinh doanh. Mà các nhà quản lý sử dụng chúng để đánh giá năng lực thực hiện và xác định lĩnh vực cần thiết phải can thiệp. Các cổ đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình đang được quản lý như thế nào. Cá nhà đầu tư bên ngoài dùng chúng để xác định cơ hội đầu tư. Còn người cho vay và nhà cung ứng lại thường xuyên kiểm tra báo cáo tài chính để xác định khả năng thanh toán của những công ty mà họ đang giao dịch. Theo chế độ kế toán hiện hành, hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước ở Việt Nam bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo sau: - Bảng cân đối kế toán (mẫuB01 – DN): Phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 – DN): Phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 – DN): Phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh gắn với hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp; - Thuyết minh các báo cáo tài chính (mẫu B04 – DN): Được sử dụng để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng, cụ thể được. 2. Khái niệm về phân tích tình hình tài chính Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua đó cung cấp các thông tin tổng
  • 6. 6 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn hợp về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền phát sinh trong một thời kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở các số liệu trên báo cáo tài chính, người ta chưa thể có được những thông tin cần thiết cho việc đưa ra quyết định đối với doanh nghiệp. Số liệu trên các báo cáo tài chính là số liệu tổng hợp nhưng riêng rẻ của từng báo cáo, chưa phản ánh mối quan hệ nhân – quả giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo với nhau như ảnh hưởng của việc phân bổ vốn hay ảnh hưởng của việc huy động vốn đến kết quả hoạt động kinh doanh,... Vì thế, báo cáo tài chính chưa cung cấp thông tin một cách đầy đủ và toàn diện về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin trên báo cáo tài chính nếu được xử lý bằng những phương pháp và kỹ thuật tính toán nhất định, có thể xác định thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, xu thế vận động và phát triển của doanh nghiệp, các nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động,… Làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định có liên quan đến doanh nghiệp. Công việc đó gọi là phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Như vậy phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc tập hợp và xử lý các thông tin có liên quan về hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng những công cụ và phương pháp nhất định, thông qua đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp không phải chỉ cung cấp những thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp như: các nhà đầu tư,các nhà cho vay, các nhà cung ứng, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và các nhà nghiên cứu, các sinh viên ngành kinh tế… Đặc biệt đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc cung cấp những thông tin về tình hình tài chính một cách chính xác và đầy đủ cho các nhà đầu tư là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp họ lựa chọn và ra quyết định đầu tư có hiệu quả. 3. Mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
  • 7. 7 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Mục tiêu cơ bản của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng thực trạng tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở một góc độ khác nhau, theo những mục tiêu khác nhau nhằm phục vụ cho lợi ích riêng của họ. Vì thế để có thông tin tài chính phù hợp, các đối tượng sẽ tiến hành phân tích tình hình tài chính theo hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phương pháp cụ thể khác nhau.  Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp Các nhà quản trị doanh nghiệp là người trực tiếp điều hành, quản lý , kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đối với các nhà quản trị doanh nghiệp là để: - Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn đã qua về các mặt hoạt động, từ đó có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời; - Ra các quyết định để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên, liên tục phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận, chiến lược sản phẩm…; - Cung cấp thông tin làm cơ sở cho những dự đoán tài chính để lập các kế hoạch, lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả nhất; - Làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp.  Đối với các nhà đầu tư: Nhà đầu tư là người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng để được hưởng lợi và cũng chịu rủi ro. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đối với họ chủ yếu hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gian hoàn vốn, khả năng sinh lời của vốn, chính sách phân phối lợi nhuận, giá trị doanh nghiệp,… Từ đó họ có thể đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.
  • 8. 8 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn  Đối với các tổ chức tín dụng, người cho vay: Các tổ chức tín dụng, người cho vay là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến lượng tiền tạo ra từ các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong báo cáo tài chính. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu như một nguồn đảm bảo thanh toán cho các khoản vay khi đến hạn. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp với đối tượng này để: - Quyết định có nên cho doanh nghiệp này vay không; - Xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng; - Đánh giá lợi ích thu được từ việc cho vay ra sao.  Đối với nhà cung ứng: Nhà cung ứng là người bán, người cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ, cho doanh nghiệp. Cũng như những người cho vay, nhà cung ứng cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong hiện tại và thời gian sắp tới để quyết định có nên thực hiện chính sách bán chịu cho khách hàng hay không.  Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Lợi ích trực tiếp của người lao động được hưởng trong doanh nghiệp là thu nhập từ tiền công được trả. Ngoài thu nhập từ tiền công , một số lao động còn có một phần vốn góp nhất định trong doanh nghiệp nên có những thu nhập từ lợi nhuận được chia của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có triển vọng trong tương lai sẽ giúp người lao động có được việc làm, thu nhập ổn định và ngược lại. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp người lao động định hướng việc làm trong tương lai.  Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước: Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động kinh tế, vì vậy Nhà nước sử dụng thông tin phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để: - Kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nghĩa vụ đóng góp, tình hình chấp hành pháp luật, khả năng thanh toán theo các hợp đồng của doanh nghiệp, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;
  • 9. 9 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn - Ban hành, phổ biến và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan để định hướng phát triển hay thu hẹp ngành nghề, phát triển kinh tế xã hội; - Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội… Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính cung cấp những thông tin hữu ích giúp kiểm tra một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Những nhà quản lý tài chính khi phân tích tình hình tài chính cần cân nhắc tính toán mức độ rủi ro và tác động của nó tới doanh nghiệp mà biểu hiện chính là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các dự đoán về kết quả hoạt động kinh doanh nói chung, mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, phân tích tình hình tài chính còn cung cấp những thông tin để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành chính sách chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của xã hội thì việc phân tíchtình hình tài chính càng trở nên quan trọng, bởi công tác phân tích tài chính càng ngày càng cho thấy sự cần thiết của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp, do đó sẽ giúp cho công tác dự báo, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn, dễ dàng đưa ra các chính sách tạo điều kiện cho công ty hoạt động. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm: - Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: Xem xét việc phân bổ vốn, nguồn vốn hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu, thừa vốn. - Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước. - Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp. - Phát hiện khả năng cũng như các nguy cơ tiềm tàng, để đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
  • 10. 10 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn vốn và phòng tránh hoặc hạn chế đến mức tối thiểu những tác động xấu của những nguy cơ tiềm tàng. III. CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Phân tích khái quát tình hình tài chính nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu biết được cơ cấu tài sản, nguồn vốn cùa doanh nghiệp đã phù hợp với đặc điểm ngành kinh doanh chưa, đã phù hợp với khả năng tài chính, tình hình huy động vốn của doanh nghiệp chưa. 1.1. Phân tích tình hình phân bổ vốn Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với việc phân bổ vốn và sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư trong từng thời kỳ. Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp được dùng để đầu tư vào các loại tài sản kinh doanh, bao gồm cả tài sản cố định, tài sản lưu động và các loại tài sản tài chính khác. Khả năng về vốn của doanh nghiệp là có giới hạn, do đó với một số lượng vốn nhất định, đòi hỏi doanh nghiệp phải phân bổ và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất. Biểu hiện của việc phân bổ vốn là tỷ trọng của các loại tài sản được đầu tư. Tỷ trọng giữa các loại tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản tài chính khác phải đảm bảo tính cân đối nhất định và phù hợp với đặc trưng hoạt động của doanh nghiệp. Thực tiễn chỉ ra rằng việc phân bổ vốn hợp lý hay không hợp lý có ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Vì lẽ đó, phân tích tình hình phân bổ vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mục tiêu phân tích tình hình phân bổ vốn là xem xét tính hợp lý của việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn về quản lý và sử dụng vốn trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
  • 11. 11 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn Ta có bảng phân tích tình hình phân bổ vốn: CHỈ TIÊU Năm N-2 Năm N-1 Năm N Năm N-1 so với năm N-2 Năm N so với năm N-1 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho … B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn … TỔNG TÀI SẢN Cùng với việc so sánh số liệu trên bảng phân tích, có thể xác định các chỉ tiêu tỷ suất đầu tư chung, tỷ suất TSCĐ, tỷ suất tài sản tài chính dài hạn so với tổng tài sản của doanh nghiệp để có cơ sở xem xét tính hợp lý của việc phân bổ vốn. Các chỉ tiêu tỷ suất đầu tư được xác định như sau: Tỷ suất đầu tư chung = 𝑇𝑟ị 𝑔𝑖á ℎ𝑖ệ𝑛 𝑐ó 𝑐ủ𝑎 𝑇𝑆𝐶Đ+Đầ𝑢 𝑡ư 𝑇𝐶 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛+𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎ𝑖 𝑋𝐷𝐶𝐵 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 × 100 Tỷ suất đầu tư TSCĐ = 𝑇𝑟ị 𝑔𝑖á ℎ𝑖ệ𝑛 𝑐ó 𝑐ủ𝑎 𝑇𝑆𝐶Đ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 × 100 Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 đầ𝑢 𝑡ư 𝑇𝐶 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 × 100
  • 12. 12 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn 1.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn Vốn kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được tài trợ từ những nguồn khác nhau, gồm cả nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nhu cầu vốn trong từng thời kỳ luôn luôn biến động, điều đó làm cho các nguồn tài trợ của doanh nghiệp cũng thay đổi. Phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp cũng như những khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong khai thác nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ta có bảng phân tích kết cấu nguồn vốn: CHỈ TIÊU Năm N-2 Năm N-1 Năm N Năm N-1 so với năm N-2 Năm N so với năm N-1 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn … II. Nợ dài hạn … B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu … II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác … TỔNG NGUỒN VỐN Ngoài ra, cùng với việc so sánh số liệu trên bảng phân tích. Thông qua việc so sánh tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất nợ, tỷ suất nợ trên VCSH, có thể biết khả năng chủ động về mặt tài chính của doanh nghiệp.
  • 13. 13 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn - Các chỉ tiêu tính tự chủ được xác định như sau: Tỷ suất tự tài trợ = 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 × 100 Tỷ suất nợ = 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 × 100 = 1- Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất nợ trên VCSH = 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 × 100 2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 2.1. Phân tích tình hình công nợ Phân tích tình hình công nợ là phân tích tình hình các khoản phải thu và phải trả của doanh nghiệp. Từ đó cung cấp cho các đối tượng quan tâm biết được cơ cấu của các khoản phải thu, phải trả và biết được số tiền chiếm dụng và bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích doanh nghiệp đưa ra các biện pháp thu hồi nhằm giảm bớt các khoản phải thu quá hạn, tránh sự thiệt thòi về tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra các biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng khả năng thanh toán các khoản phải trả để nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Tình hình công nợ được thể hiện qua công thức: Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả= 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả × 100 Đây là chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp, chỉ tiêu này > 100% chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, chỉ tiêu này < 100% chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều.
  • 14. 14 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn Một số chỉ tiêu phân tích các khoản phải thu: - Bảng phân tích tình hình biến động nợ phải thu Bảng này nhằm so sánh và phân tích chung tình hình biến động nợ phải thu qua từng năm, có thể so sánh sự biến động nhiều năm liên tục, từ đó rút ra tính quy luật và xu hướng tăng hoặc giảm nợ, tình hình thu hồi nợ, chính sách bán hàng, kế hoạch thu hồi nợ, nguyên nhân ảnh hưởng nợ phải thu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp cụ thể quản lý nợ phải thu cho tương lai. - Số vòng quay các khoản phải thu: Số vòng quay các khoản phải thu = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑐ấ𝑝 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ 𝑆ố 𝑑ư 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tình hình thu tiền của doanh nghiệp nhanh, ít bị chiếm dụng vốn.Và ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng. - Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân = 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑘ỳ 𝑛𝑔ℎ𝑖ê𝑛 𝑐ứ𝑢 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 CHỈTIÊU Năm N-2 Năm N-1 Năm N N-1 so với N-2 Nso vớiN-1 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu theo tiến độ HĐXD …. Tổng cộng
  • 15. 15 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn Chỉ tiêu này cho biết thời gian mỗi vòng quay hết bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng nhỏ thì thể hiện tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu thành tiền càng nhanh, điều này cho thấy việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn . Tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, mỗi ngành khác nhau thì chỉ số này cũng khác nhau và để đánh giá hiệu quả quản lý của doanh nghiệp thì cũng phải so sánh hệ số này với số ngày thanh toán cho các khoản công nợ phải thu mà doanh nghiệp đó quy định. Một số chỉ tiêu phân tích các khoản phải trả: - Bảng phân tích tình hình biến động nợ phải trả CHỈTIÊU Năm N-2 Năm N-1 Năm N N-1 so với N-2 Nso với N-1 Số tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 5. Phải trả công nhân viên 6. Chi phí phải trả 7. Phải trả nội bộ …… II. Nợ dài hạn 1. Phải trả dài hạn khác 2. Vay và nợ dài hạn …… Tổng cộng
  • 16. 16 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn Bảng này nhằm so sánh và phân tích chung tình hình biến động nợ phải trả qua từng năm, có thể so sánh sự biến động nhiều năm liên tục, từ đó rút ra tính quy luật và xu hướng tăng hoặc giảm nợ, tình hình trả nợ, chính sách vay, chiếm dụng, kế hoạch trả nợ… , nguyên nhân ảnh hưởng nợ phải trả đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp cụ thể để quản lý nợ phải trả trong tương lai. - Số vòng quay các khoản phải trả: Số vòng quay các khoản phải trả = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡𝑖ề𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑎 𝑐ℎị𝑢 𝑆ố 𝑑ư 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tình hình thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp nhanh, ít đi chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải trả quá cao có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp do doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ ( kể cả vay, bán rẻ hàng hoá , dịch vụ,…). - Thời gian quay vòng các khoản nợ phải trả: Thời gian quay vòng các khoản nợ phải trả = 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑘ỳ 𝑛𝑔ℎ𝑖ê𝑛 𝑐ứ𝑢 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả Chỉ tiêu này cho biết thời gian một vòng quay các khoản phải trả là bao nhiêu ngày. Thời gian quay vòng các khoản nợ phải trả càng ngắn chứng tỏ tốc độ trả nợ càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian một vòng quay các khoản phải trả càng dài, tốc độ trả nợ càng chậm, số vốn đi chiếm dụng nhiều. Khi phân tích cần tính toán và so sánh với thời gian mua chịu được người bán quy định cho doanh nghiệp. Nếu thời gian trả nợ tiền hàng lớn hơn thời gian trả chậm được quy định thì việc trả nợ là chậm trễ và ngược lại, số ngày quy định mua chịu lớn hơn thời gian trả nợ tiền hàng, chứng tỏ việc trả nợ sớm so với kế hoạch về thời gian. 2.2. Phân tích khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ ( tiền mặt, tiền gửi…), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh
  • 17. 17 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hoá, thành phẩm. hàng gửi đi bán… Phân tích khả năng thanh toán là dựa vào khả năng hoán đổi thành tiền của các tài sản trong doanh nghiệp khi không sử dụng các yếu tố nguồn tài trợ như đi vay hoặc chiếm dụng thêm để thanh toán nợ. Từ đó ta có chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán chung (hệ số thanh toán tổng quát) như sau: Hệ số khả năng thanh toán chung = 𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑁ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 Hay Hệ số khả năng thanh toán chung = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐ó 𝑡ℎể 𝑑ù𝑛𝑔 để 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 Trong công thức trên, khả năng thanh toán bao gồm tất cả các loại sản tài sản của doanh nghiệp có thể dùng để thanh toán. Tổng số nợ phải thanh toán bao gồm toàn bộ các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp, kể cả nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác. - Nếu hệ số thanh toán chung ≥ 1, chứng tỏ doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu thanh toán, tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định. - Nếu hệ số thanh toán chung < 1, chứng tỏ khả năng thanh toán thấp, tình hình tài chính của doanh nghiệp bất ổn. - Nếu hệ số thanh toán chung = 0, chứng tỏ doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, có thể dẫn tới phá sản. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta cần xét trên nhiều tiêu chí, trên nhiều góc độ khác nhau.Ta có bảng chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: Chỉ tiêu Năm N Năm N+1 Năm N+2 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn Hệ số khả năng thanh toán lãi nợ vay Hệ số khả năng thanh toán chung
  • 18. 18 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn Trong đó: - Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán của TSNH đối với NNH của doanh nghiệp . Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán đồng thời chứng tỏ các TSNH được đầu tư từ nguồn vốn ổn định. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không hẳn là tốt, nó chỉ cho thấy sự dồi dào đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhưng có thể dẫn đến việc quản lý và sử dụng không hiệu quả các loại tài sản của mình và điều này có thể làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh. Hệ số thanh toán quá thấp sẽ là gánh nặng cho việc trả các khoản nợ ngắn hạn, lúc này doanh nghiệp không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn, tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy ra. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛−ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Ở góc độ khác, hệ số này mang tính chủ quan vì nó loại trừ giá trị hàng tồn kho, một loại tài sản được coi là chậm chuyển thành tiền mặt để trả nợ. Nhưng trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẵn sàng bán dưới giá trị ghi sổ các khoản hàng tồn kho để biến thành tiền mặt thật nhanh. Trường hợp hệ số khả năng thanh toán lớn hơn hoặc bằng 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh và ngược lại. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán nhanh chỉ cho biết mức độ thanh toán nhanh các khoản nợ nhanh hơn mức bình thường chứ chưa có đủ cơ sở để khẳng định doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn hay không. - Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Hệ số khả năng thanh toán tức thời = 𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Tuy nhiên, hệ số này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt. Nếu hệ số này quá cao đồng nghĩa với
  • 19. 19 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn việc sử dụng không hiệu quả lượng tiền mặt, doanh nghiệp luôn sẵn tiền để trả nợ, nhưng thời điểm trả nợ xảy ra không liên tục, nguồn tiền sẽ đứng im không vận động, để ứ đọng tiền mặt, chậm quay vòng dòng tiền, như vậy là lãng phí. - Hệ số thanh toán nợ dài hạn: Hệ số thanh toán nợ dài hạn = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 Chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 đồng NDH thì được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu đồng TSDH. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán. Đó là nhân tố góp phần ổn định tài chính. - Hệ số thanh toán lãi nợ vay: Hệ số thanh toán lãi nợ vay = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝 𝑣à 𝑙ã𝑖 𝑛ợ 𝑣𝑎𝑦 𝐿ã𝑖 𝑛ợ 𝑣𝑎𝑦 Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn có thể có đối với người cung cấp tín dụng, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, vì khi đó doanh nghiệp không chỉ có khả năng thanh toán lãi nợ vay mà còn thanh toán nợ gốc vay. Đây là chỉ tiêu hấp dẫn cho các nhà đầu tư. - Hệ số thanh toán chung: Hệ số thanh toán chung = 𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑁ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 Hay Hệ số thanh toán chung = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐ó 𝑡ℎể 𝑑ù𝑛𝑔 để 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 Chỉ tiêu này cho biết này cho biết tổng tài sản của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hay không, chỉ tiêu này càng cao càng tốt, là nhân tố góp phần ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp. 3. Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa kết quả thu về với các yếu tố bỏ ra. Thông qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh
  • 20. 20 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn nhằm cung cấp thông tin cho tất cả mọi đối tượng để đưa ra các quyết định đầu tư hoặc giữ nguyên quy mô hoặc thu hẹp quy mô nhằm đảm bảo an toàn vốn cho doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn giúp các đối tượng nhận diện được dấu hiệu rủi ro tài chính có thể xuất hiện và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Hiệu quả kinh doanh còn giúp doanh nghiệp có hướng đầu tư phù hợp, đồng thời đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí. 3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản là một nội dung quan trọng trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và phân tích tình hình tài chính nói chung. Doanh nghiệp phải đầu tư mua sắm tài sản để tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh từ các nguồn khác nhau. Kết quả của việc quản lý và sử dụng tài sản có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cần phải phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp để có hướng đầu tư thích hợp, mang lại hiệu quả lớn nhất. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích: - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết bình quân một đồng tài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh thì có khả nặng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Điều này cho thấy việc tăng tỷ số này sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, tỷ số này càng cao càng tốt.  Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 𝑁𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑔𝑖á 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑇𝑆𝐶Đ Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản cố định với doanh thu của doanh nghiệp, cho biết bình quân một đồng tài sản cố định dùng vào kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Tài sản cố định ở đây được tính theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Trị số càng cao chứng tỏ việc khai thác, sử dụng tài sản cố định là hiệu quả.
  • 21. 21 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn - Hàm lượng tổng tài sản Hàm lượng tổng tài sản = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ để tạo ra một đồng doanh thu thì phải sử dụng bao nhiêu đồng tài sản, do đó chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tốt và ngược lại. - Hàm lượng tài sản cố định Hàm lượng TSCĐ = 𝑁𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑔𝑖á 𝑇𝑆𝐶𝐷 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ Tương tự như hàm lượng tổng tài sản, chỉ tiêu hàm lượng TSCĐ cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng TSCĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt và ngược lại. Ngoài việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản còn phân tích hiệu quả sử dụng qua các chỉ tiêu sau: Số vòng quay tài sản ngắn hạn = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Thời gian 1 vòng quay của tài sản ngắn hạn = 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Số vòng quay hàng tồn kho = 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 Thời gian 1 vòng quay của hàng tồn kho = 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 3.2. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp Khả năng sinh lời của doanh nghiệp thường được thể hiện bằng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Tuỳ thuộc vào đối tượng so sánh mà có thể có được nhiều chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Điều cần chú ý là phải đảm bảo mối tương thích giữa lợi nhuận trong kỳ với các đối tượng cần so sánh trong kỳ để các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tính được có ý nghĩa phân tích đúng đắn. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thường được sử dụng trong phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp gồm: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 × 100
  • 22. 22 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn Chỉ tiêu này thường được viết tắt là ROS (Return on Sales), phản ánh mối tương quan giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu, cho biết trong kỳ với một suất doanh thu tiêu thụ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑉ố𝑛 𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 × 100 Chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa lợi nhuận đạt được với số vốn sử dụng trong kỳ, cho biết với một suất vốn sử dụng trong kỳ có khả năng đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Số vốn sử dụng có thể là vốn cố định hoặc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nếu tính trên vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này thường được viết tắt là ROE (Return on Equity). Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 × 100 Chỉ tiêu này thường được viết tắt là ROA ( Return on Asssts). Phản ánh mối tương quan giữa lợi nhuận sau thuế với tổng tài sản, cho biết trong kỳ kinh doanh với một suất tài sản sử dụng vào kinh doanh có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. IV. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1. Nhân tố chủ quan:  Trình độ, kỹ năng của người thực hiện phân tích: Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đầu tiên tới kết quả phân tích tài chính. Nếu người thực hiện phân tích có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng đánh giá sâu sắc, nhạy bén cùng với việc nắm vững quy trình phân tích, nhận định được chính xác sự biến động trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp sẽ đưa ra được những kết quả phân tích chính xác, chi tiết, từ đó có những quyết định quản lý hoặc quyết định đầu tư, cho vay đúng đắn. Ngược lại, người thực hiện phân tích không đạt được những phẩm chất trên sẽ làm cho công tác phân tích không đạt được hiệu quả cao, kết quả phân tích đưa ra không chính xác.  Chất lượng nguồn thông tin được sử dụng trong quá trình phân tích. Nhân tố tiếp theo quyết định tới hiệu quả của hoạt động phân tích công ty cổ phần là chất lượng nguồn thông tin được sử dụng. Nếu nguồn thông tin không đầy đủ, không chính xác, không phản ánh trung thực tình hình hoạt động của doanh nghiệp thì cho dù chủ thể thực hiện phân tích có trình độ cao đến mấy cũng sẽ không thể đưa ra được những kết luận chính xác. Do đó, đòi hỏi các thông tin cần phải có chất lượng cao, cụ thể là phải đầy đủ, chính xác, phản ánh được mọi mặt
  • 23. 23 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn của quá trình hoạt động của doanh nghiệp, có như vậy mới giúp ích được nhiều trong việc đánh giá tình hình tài chính của các công ty cổ phần.  Phương pháp sử dụng trong phân tích: Khi bắtđầu tiến hành phân tích, việc sử dụng phương pháp nào để thực hiện là tùy thuộc vào mối liên hệ giữa chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích và mục tiêu của người thực hiện. Do đó, nếu lựa chọn được đúng phương pháp phân tích sẽ mang lại những thông tin phân tích chính xác, sát thực, từ đó giúp đưa ra được cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Một điều phải nhận thấy rằng, nếu sử dụng kết hợp được nhiều phương pháp phân tích một cách linh hoạt, hợp lý sẽ có thể đánh giá được nhiều mặt, nhiều khía cạnh của chỉ tiêu cần phân tích. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi mất nhiều thời gian, gây tốn kém. Vì vậy, việc sử dụng đồng thời nhiều phương pháp phân tích thường chỉ được thực hiện khi phân tích những chỉ tiêu quan trọng có tính chất quyết định tới những lựa chọn ra quyết định của người sử dụng kết quả phân tích.  Việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất - kinh doanh: Việc áp dụng công nghệ tin học trong các doanh nghiệp như hiện nay cho phép lưu trữ, tích lũy dữ liệu, thông tin với số lượng lớn, là nguồn cung cấp tài liệu thiết thực, thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng hoạt các tỷ số trong khi thực hiện phân tích. Điều này giúp cho hoạt động phân tích trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và độ chính xác cao hơn. Do đó, việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ là một yếu tố quan trọng giúp cho công việc phân tích ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. 2. Nhân tố khách quan:  Hệ thống pháp lý của Nhà nước: Doanh nghiệp được hình thành, hoạt động và phát triển trong khuôn khổ hệ thống luật pháp của Nhà nước. Thông qua hệ thống pháp lý, Nhà nước có thể điều chỉnh các hành vi của doanh nghiệp. Do đó, hệ thống pháp lý có ảnh hưởng tới hệ thống tài chính của doanh nghiệp, từ đó có ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính. Việc Nhà nước xây dựng một hệ thống pháp lý ổn định, hợp lý, thống nhất sẽ tạo điều kiện cho các nhà phân tích tài chính trong việc tìm kiếm thông tin, xác định phươngpháp phântíchhợp lý, nâng cao hiệu quả hoạtđộng phân tích tài chính doanh
  • 24. 24 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn nghiệp. Ngược lại, sự thiếu chặt chẽ, thiếu khoa học và không thống nhất trong hệ thống pháp lý sẽcó tác độngtiêu cực tớihoạt độngphântích, khiến cho việc phân tích không đạt được hiệu quả cao.  Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành: Ngoài các nhân tố đã nói ở trên, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên đầy đủ, chính xác và có ý nghĩa hơn nếu có hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành làm tham chiếu. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp hầu như không chỉ kinh doanh trong một lĩnh vực mà đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của mình, điều này gây khó khăn trong việc tìm ra một tham chiếu thích hợp và chính xác, buộc các nhà phân tích khi muốn sử dụng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để tham chiếu thì cần phải xác định được ngành nghề chính của doanh nghiệp đó là gì, để từ đó sử dụng các tham chiếu thích hợp.
  • 25. 25 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG 1. Lịch sử hình thành 1.1 Thông tin tổng quan Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng (Đại Hồng), được thành lập ngày 21 tháng 2 năm 2006 theo giấy đăng ký kinh doanh số 3200147171 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng trị cấp ngày 21/02/2006.  Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng  Viết tắt : DAHOCO  Mã số thuế : 3200147171 (21/02/2006)  Địa chỉ : 28 Đoàn Khuê, Phường 5, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị  Đại diện pháp luật: Phan Ngọc Uyên  Điện thoại : (053) 3852755/ (053) 3556755  Fax : (053) 3852755  Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần.  Vốn điều lệ : 100.000.000.000 VNĐ (Một trăm tỷ đồng chẵn)  Lĩnh vực kinh doanh: Xây dựng nhà các loại 1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng, được thành lập ngày 21 tháng 2 năm 2006 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 3200147171 được cấp ngày 21/02/2006. Từ khi thành lập đến nay, dưới sự chỉ đạo của các cấp các ngành ngành, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng đã từng bước phấn đấu thực hiện sản xuất – kinh doanh có hiệu quả. Cho đến nay, Công ty đã thực hiện nhiều công trình công nghiệp, dân dụng, công trình thủy lợi, đường giao thông nông thôn; tư vấn thiết kế, giám sát và theo dõi thi công công trình xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng... Các sản phẩm do Công ty thi công xây lắp và sản xuất đều đạt chất lượng yêu cầu thiết kế, chất lượng tiến độ của chủ đầu tư trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Quảng trị.
  • 26. 26 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn Để nâng cao chất lượng xây dựng công trình, công ty đã đầu tư nhiều trang thiết bị, máy móc và dụng cụ thi công, ứng dụng nhiều kỹ thuật và công nghệ mới, quy trình kỹ thuật chất lượng, hiệu quả và an toàn. Lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động luôn được rèn luyện về trình độ và tay nghề để đáp ứng theo yêu cầu của công việc được giao. Hiện nay Công ty có nhiều kỹ sư, cán bộ theo các ngành nghề xây dựng đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề, được học tập Luật Xây dựng và các văn bản pháp quy, lớp tập huấn giám sát thi công xây dựng của Bộ Xây dựng mở. 2. Chức năng  Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Tư vấn xây dựng; Giám sát thi công. Quản lý dự án; Sửa chữa nhà và trang trí nội thất.  Hoạt động thiết kế chuyên dụng: Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng – công nghiệp; Thiết kế xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp; Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;  Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư; Môi giới bất động sản; Mua bán và cho thuê nhà ở; Dịch vụ định giá, sàn giao dịch bất động sản; Kinh doanh bất động sản;  Mua bán vật liệu xây dựng; Đại lý ký gửi hàng hóa; Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng là công ty xây dựng chuyên nghiệp, chuyên thực hiện dự án cho các khách hàng trong và ngoài nước. Đại Hồng hoạt trong các lĩnh vực đầu tư dự án, kinh doanh bất động sản, kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết kế và thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. 3. Nhiệm vụ  Quán triệt những chủ trương chính sách của nhà nước trong việc phát triển và quản lý kinh tế.  Thực hiện hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên trung thực đúng quy định về quản lý công ty của nhà nước.  Tinh giảm bộ máy gọn nhẹ, năng động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trên thị trường.  Mở rộng kinh doanh, liên kết, liên doanh với các đơn vị khác trong ngành. Thực hiện tốt các hợp đồng xây dựng để tạo dựng uy tín cho công ty ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
  • 27. 27 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất - kinh doanh. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng. Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý (Nguồn: Phòng tổ chức) Phòng tài chính kế toán Phòng Kinh doanh Phòng Kế hoạch – Đầu tư Phòng cung ứng vật tư Phòng tổ chức Phòng quản lý máy Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng hành chính Đội lắp đặt thang máy ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PGĐ Kỹ thuật GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PGĐ Kinh doanh Ban QA - QC Xưởng Quang Bình Xưởng Mai Hoa Đội lắp đặt KCT 1 Đội lắp đặt KCT 2 Đội lắp đặt HT điện 1 Đội lắp đặt HT điện 2 Đội lắp đặt HT ống
  • 28. 28 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn Trải qua nhiều lần thay đổi, hiện nay bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng được tổ chức như mô tả trong sơ đồ 2.1 . Như đã được mô tả ở sơ đồ 2.1, bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng. Người tối cao và duy nhất có quyền ra quyết định trong công ty là Giám đốc điều hành với sự trợ giúp của 2 Phó giám đốc phụ trách từng lĩnh vực. Cơ cấu này vừa đảm bảo thực hiện chế độ một thủ trưởng, vừa phát huy được quyền dân chủ, sáng tạo, độc lập tương đối của các phòng, ban trong công ty. Đặc trưng cơ bản của mô hình quản lý này là vừa duy trì quan hệ trực tuyến giữa Giám đốc, các Phó giám đốc và các phòng ban; đồng thời kết hợp tổ chức các bộ phận chức năng, các phòng ban với nhau. Quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận như sau: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc quyết định mọi vấn đề của công ty. Hội đồng quản trị: do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn (đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị), là cơ quan quản lý công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan tới kế hoạch phát triển, lợi ích của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn, là cơ quan thay mặt cổ đông để kiểm soát việc chấp hành pháp luật của công ty. Ban Giám đốc: gồm một Giám đốc và 2 Phó giám đốc. - Giám đốc là người do Hội đồng quản trị bầu và bãi miễn, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng công ty về mọi mặt sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo sản xuất, xây dựng bộ máy giúp việc đồng thời chỉ đạo trực tiếp và giám sát đến các phòng ban, tổ đội công trường. Kết thúc năm kế hoạch, Giám đốc thực hiện phân tích, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất báo cáo trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông. Phụ trách việc đối ngoại và quan hệ chính quyền, ban ngành chức năng và khách hàng (khi cần). Phê duyệt và ký kết các giấy tờ, hợp đồng với đối tác, khách hàng; các chứng từ kế toán; các ủy nhiệm chi… - Hai Phó giám đốc: có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo các bộ phận được phân công uỷ quyền, là người phụ tá cho Giám đốc trong việc tham gia quản lý các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và báo cáo kết quả thực hiện.
  • 29. 29 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách tiêu thụ sản phẩm, được ủy quyền ký kết các hợp đồng xây lắp, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Phó giám đốc kỹ thuật: là người được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về các lĩnh vực như nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nhằm hoàn thành công trình được giao; theo dõi hướng dẫn thi công, điều động máy móc thi công cho công trình, chỉ đạo phối hợp giữa các phòng ban liên quan để bảo đảm cung ứng vật tư, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ thi công. Các phòng ban chuyên môn, các tổ đội, phân xưởng và dây chuyền sản xuất thực hiện theo đúng các chức năng được quy định: - Phòng Kinh tế - Kỹ thuật: lập kế hoạch về khối lượng thi công, theo dõi khối lượng thực hiện, chủ trì xây dựng định mức, đơn giá, lập dự toán, lập hồ sơ thầu, tổ chức áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật mới, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phối hợp cùng các đơn vị thi công làm tốt công tác nghiệm thu kỹ thuật, chạy thử, bàn giao công trình. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu để Giám đốc ký hợp đồng với đối tác, lập các thanh lý hợp đồng theo quy định. - Phòng Tài chính - Kế toán: có nhiệm vụ vừa tổ chức hạch toán kế toán, vừa xây dựng kế hoạch huy động vốn, thanh toán việc thanh toán với các ngân hàng và chủ đầu tư cũng như cán bộ công nhân viên. Hàng kỳ, phòng Tài chính - Kế toán phải cung cấp các báo cáo nghiệp vụ cho lãnh đạo công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước. - Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường để xây dựng và tổ chức các phương án kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm các công trình có chất lượng tổt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thực hiện các công việc về thương mại nhằm tiêu thụ tối đa sản phẩm của công ty sản xuất ra. Thực hiện các công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược kinh doanh. Đồng thời có chức năng tư vấn cho Giám đốc về công tác xuất nhập khẩu và tổ chức việc thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu. - Phòng Kế hoạch & đầu tư: giúp Giám đốc theo dõi thực hiện khối lượng công tác sản xuất kinh doanh qua đó xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn. Lập các dự án đầu tư, các dự án tiền khả thi để đầu tư phát triển sản phẩm. - Phòng cung ứng vật tư: có chức năng phối hợp với các phòng ban lập dự trù cung cấp vật tư cho công trình, mua sắm vật tư, sắp xếp kho bãi bảo quản vật tư, chi tiết việc liên hệ mua vật tư với các công ty để phục vụ các công trình.
  • 30. 30 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn - Phòng tổ chức: có chức năng quản lý nhân sự theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bao gồm: tổ chức tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều chuyển nhân sự cho phù hợp với tính chất và yêu cầu của công việc. Theo dõi đề bạt nâng lương, đi học, khen thưởng, kỷ luật, hưu trí, đóng bảo hiểm của người lao động. - Phòng quản lý máy: quản lý máy móc, thiết bị của công ty như máy ủi, máy san nền đảm bảo sử dụng đúng theo yêu cầu kỹ thuật và đạt hiệu quả kinh tế cao. - Phòng hành chính: thừa lệnh Giám đốc ký tên và đóng dấu vào các công văn, các bản sao và các bản xác nhận khác đồng thời soạn thảo văn bản và bảo mật các văn bản hành chính trong công ty. - Ban QA – QC (kiểm tra chất lượng sản phẩm): thực hiện kiểm tra, giám sát các công trình thi công. - Các xưởng và các đội lắp đặt: thực hiện chức năng sản xuất, thi công, lắp đặt các công trình cấp trên giao, đảm bảo hoàn thành đúng kỹ thuật và bàn giao đúng thời hạn. 5. Đặc điểm tổ chức sản xuất 5.1. Đặc điểm về sản phẩm Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng là đơn vị sản xuất kinh doanh với nét đặc trưng của ngành là tái tạo ra tài sản cố định. Đặc điểm nổi bật của sản phẩm xây lắp là: - Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc…có qui mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, cố định tại một chỗ, thời gian thi công dài, và chủ yếu ở ngoài trời, thời gian sử dụng cũng lâu dài. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán, hoặc thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu) do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ. - Quá trình sản xuất rất phức tạp, không ổn định và có tính lưu động cao, việc hoàn thành kế hoạch sản xuất chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau bao gồm: các nhân tố thuộc về lực lượng sản xuất của doanh nghiệp, các nhân tố thuộc về tư tưởng tổ chức, chỉ đạo thi công, các nhân tố thuộc về thời tiết, thiên nhiên và các nhân tố khác.
  • 31. 31 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn 5.2. Quy trình kinh doanh Có thể khái quát quá trình kinh doanh như sau: Sơ đồ 2.2: Quá trình kinh doanh (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kỹ thuật) Quy trình kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Đại Hồng bao gồm 3 giai đoạn chính: cung ứng yếu tố đầu vào, sản xuất (thi công), tiêu thụ (hoàn thành, bàn giao). Quy trình được tiến hành như sau: khi Công ty nhận được công trình theo hợp đồng xây dựng do chủ đầu tư chỉ định hoặc do tham gia đấu thầu và trúng thầu. Sau đó căn cứ vào bản kế hoạch trong năm và dự toán công trình, phòng cung ứng vật tư lập kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị và tiến hành thu mua, kiểm tra vật tư thiết bị hiện có tại Công ty. Công ty xuất kho vật liệu chính, máy móc thiết bị thi công chuyển tới chân các công trình hoặc điều chuyển giữa các công trình. Vật liệu phụ các đội có thể tự mua. Nếu trong trường hợp Công ty chưa thể đáp ứng, các đội thi công có thể sử dụng phương án mua, thuê ngoài được duyệt. Tùy theo quy mô của từng công trình mà số lượng lao động sử dụng khác nhau. Sau khi vật tư thiết bị lao động đã được chuyển xuống công trình, các đội thi công sẽ tiến hành thi công công trình. Khi công trình đã hoàn thành là sản phẩm xây lắp, xây dựng. Đấu thầu Hợp đồng nhận thầu Thiết kế kỹ thuật Biện pháp thi công Dự toán thi công Tổ chức thi công Nghiệm thu, bàn giao Quyết toán, thanh lý hợp đồng
  • 32. 32 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn Sơ đồ 2.3: Quy trình thi công xây lắp (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kỹ thuật) II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG 1. Phân tích khái quát về tình hình tài chính công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Đại Hồng Để đánh giá được chính xác tình hình tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Hồng chúng ta không chỉ dựa vào BCTC của công ty mà còn dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác. Tuy nhiên, thông qua BCTC của Công ty ta có thể thấy được một cách rõ nét tình hình hoạt động của Công ty cổ phần Đầu tư Xây Dựng Đại Hồng qua các năm và trên các lĩnh vực. Trước hết chúng ta tiến hành đánh giá tình hình phân bổ vốn và kết cấu nguồn vốn của công ty. 1.1. Đánh giá tình hình phân bổ vốn của công ty Tài sản là một trong hai khoản mục chính trong bảng cân đối kế toán. Nó là điều kiện cần thiết để công ty tiến hành hoạt động kinh doanh. Để đánh giá được tình hình phân bổ vốn ta đi xem xét bảng số liệu sau: Sản xuất vật tư, thiết bị, máy móc Tự cung ứng Điều chuyển Thuê ngắn hạn Sản phẩm xây dựng, xây lắp Kho công ty Nhà cung cấp Lao động biên chế Thị trường lao động Các yếu tố sản xuất Đội thi công, xưởng sản xuất Khách hàng Hoàn thành
  • 33. 33 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn Bảng 1: Bảng đánh giá tình hình phân bổ vốn của công ty CHỈTIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013sovới 2012 2014sovới 2013 Sốtiền Tỷ trọng (%) Sốtiền Tỷ trọng (%) Sốtiền Tỷ trọng (%) Sốtiền Tỷ lệ (%) Sốtiền Tỷ lệ (%) A.TÀI SẢNNGẮNHẠN 233.641.866.109 37,1 368.736.218.139 45,0 507.247.700.069 50,2 135.094.352.030 57,8 138.511.481.930 37,6 I. Tiền vàcác khoản tươngđươngtiền 20.589.461.568 3,3 1.237.844.144 0,2 18.428.048.820 1,8 -19.351.617.424 -94,0 17.190.204.676 1388,7 III. Cáckhoản phải thu 46.666.737.414 7,4 131.693.471.944 16,1 92.285.839.012 9,1 85.026.734.530 182,2 -39.407.632.932 -29,9 1.Phảithucủa kháchhàng 38.701.858.034 6,1 52.884.805.610 6,5 52.426.521.236 5,2 14.182.947.576 36,6 -458.284.374 -0,9 2.Trảtrướcchongười bán 4.834.575.045 0,8 5.999.876.547 0,7 5.925.804.960 0,6 1.165.301.502 24,1 -74.071.587 -1,2 4.PhảithutheotiếnđộHĐXD 0 0,0 76.104.768.720 9,3 33.334.002.207 3,3 76.104.768.720 - -42.770.766.513 -56,2 5.Các khoảnphảithukhác 3.130.304.335 0,5 3.237.331.332 0,4 599.510.609 0,1 107.026.997 3,4 -2.637.820.723 -81,5 IV. Hàngtồn kho 152.087.161.603 24,2 211.048.971.328 25,8 373.620.846.256 37,0 58.961.809.725 38,9 162.571.874.928 77,0 V.Tài sản ngắn hạn khác 14.298.505.524 2,3 18.222.620.458 2,2 22.912.965.981 2,3 3.924.114.934 27,4 4.690.345.523 25,7 B.TÀI SẢNDÀI HẠN 395.974.824.852 62,9 450.821.036.405 55,0 503.493.944.000 49.8 54.846.211.553 13,9 52.672.907.595 11,7 I. Tài sản cốđịnh 395.842.003.752 62,9 394.844.721.228 48,2 374.210.351.821 37,0 -997.282.524 -0,3 -20.634.369.407 -5,2 1.Tàisản cốđịnh hữuhình 16.302.901.194 2,6 364.990.666.203 44,5 347.476.149.716 34,4 348.687.765.009 2139,.8 -17.514.516.487 -4,8 -Nguyên giá 30.712.925.207 4,9 395.847.512.819 48,3 410.603.290.463 40,6 365.134.587.612 1188,9 14.755.777.644 3,7 -Giá trị haomònlũykế(*) (14.410.024.013) -2,3 (30.856.846.616) -3,8 (63.127.140.747) -6,2 -16.446.822.603 114,1 -32.270.294.131 104,6 2.Tàisản cốđịnh thuêtàichính 5.470.127.908 0,9 21.512.590.262 2,6 18.104.596.238 1,8 16.042.462.354 293,3 -3.407.994.024 -15,8 -Nguyên giá 7.782.788.217 1,2 24.516.110.571 3,0 20.355.648.238 2,0 16.733.322.354 215,0 -4.160.462.333 -17,0 -Giá trị haomònlũykế(*) (2.312.660.309) -0,4 (3.003.520.309) -0,4 (2.251.052.000) -0,2 -690.860.000 29,9 752.468.309 -25,1 3.Tàisản cốđịnh vôhình 810.000.000 0,1 720.000.000 0,1 637.500.000 0,1 -90.000.000 -11,1 -82.500.000 -11,5 -Nguyên giá 900.000.000 0,1 900.000.000 0,1 915.000.000 0,1 0 0,0 15.000.000 1,7 -Giá trị haomònlũykế(*) (90.000.000) 0,0 (180.000.000) 0,0 (277.500.000) 0,0 -90.000.000 100,0 -97.500.000 54,2 4.Chi phíxâydựng cơbản dở dang 373.258.974.650 59,3 7.621.464.763 0,9 7.992.105.867 0,8 -365.637.509.887 -98,0 370.641.104 4,9 II. Cáckhoản đầu tưtài chính dài hạn 0 0,0 804,429,034 0,1 0 0,0 804.429.034 - 804.429.034 -100,0 III. Tài sản dài hạn khác 132.821.100 0,0 55.171.886.143 6,7 129.283.592.179 12,8 55.039.065.043 41438,5 74.111.706.036 134,3 TỔNGCỘNGTÀI SẢN 629,616,690,961 100.0 819,557,254,544 100.0 1.010.741.644.069 100,0 189.940.563.583 30,2 191.184.389.525 23,3 Đơn vị tính: đồng
  • 34. 34 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn Nhìn vào bảng 1 ta thấy tổng tài sản của công ty tăng lên theo từng năm quy mô công ty ngày càng mở rộng. Năm 2013 tổng tài sản của công ty tăng 189.940.563.583 đồng, tốc độ tăng 30,2% so với năm 2012. Đến năm 2014 tổng tài sản của công ty tăng 191.184.389.525 đồng, tốc độ tăng 23,3% so với năm 2013. Như vậy, tổng tài sản của công ty đã tăng lên một cách rõ ràng cả về quy mô và tốc độ. Trong nền kinh tế hiện nay, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác, duy trì và mở rộng thị trường thì việc tăng quy mô vốn kinh doanh là điều phù hợp và tất yếu mà Công ty phải đạt đến. Chứng tỏ ban lãnh đạo công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân tăng lên của tổng tài sản ta cần đi sâu phân tích sự biến động của từng khoản mục tài sản. Thứ nhất, TSNH của công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng 135.094.352.030 đồng, tốc độ tăng 57,8%; năm 2014 tăng 138.511.481.930 đồng, tốc độ tăng 37,6% so với năm 2013. Có thể nói đây là một tốc độ tăng khá cao nhưng không đồng đều. Theo đó từng khoản mục trong TSNH cũng có những sự biến động khác nhau. Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012. Năm 2013 tiền và các khoản tương đương tiền giảm 19.351.617.424 đồng, tốc độ giảm 94% so với năm 2012. Sang năm 2014 tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh tăng 17.190.204.676 đồng, tốc độ tăng 1.338,7% so với năm 2013. Trong năm 2013 tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh là do công ty tiến hành thanh toán các khoản nợ đến hạn nhưng công ty chưa thu được tiền từ hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, chủ yếu là xây lắp các công trình lớn do đó thời gian thanh toán các hợp đồng thường kéo dài. Lượng tiền mặt năm 2014 tăng so với năm 2013 là do công ty đã thu được tiền từ hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên vẫn thấp hơn năm 2012 là 2.161.412.748 đồng. Điều này dẫn tới làm giảm khả năng thanh toán của công ty, gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Nhưng điều này cũng chứng tỏ công ty sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Các khoản phải thu biến động khá lớn trong 3 năm. Năm 2013 là năm các khoản phải thu lớn nhất, chiếm tỷ trọng 16,1% trong tổng tài sản. Là một công ty với lĩnh vực hoạt động chính là xây lắp và xây dựng, khối lượng thường được nghiệm thu và bàn giao vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm và thanh toán vào kỳ tiếp theo nên công nợ phải thu lớn vào thời điểm cuối kỳ báo cáo. Năm 2013 khoản phải thu tăng lên là do phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng của công
  • 35. 35 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn ty là 76.104.768.720 đồng chiếm 9,3% trong tổng tài sản, trong khi năm 2012 khoản mục này không phát sinh. Đến năm 2014 các khoản phải thu giảm 39.407.632.932 đồng, tốc độ giảm 29,9% so với năm 2013. Điều này chủ yếu là do phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng năm 2014 giảm 42.770.766.513 đồng, tốc độ giảm 56,2% so với năm 2013. Không có sự xuất hiện của khoản mục dự phòng các khoản phải thu khó đòi trong 3 năm 2012, 2013, 2014, điều này là do khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty lớn, có tình hình tài chính tốt, Công ty cũng thường nhận thầu các công trình, dự án lớn do Nhà nước đứng ra đấu thầu cho nên việc thanh toán hợp đồng thường diễn ra đúng hạn, không có tình trạng nợ quá hạn. Vì thế trong nhiều năm công ty không phải lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH là hàng tồn kho. Vì đặc trưng của công ty là công ty xây lắp, khối lượng sản phẩm dở dang, thành phẩm có giá trị lớn. Năm 2013 HTK tăng 58.961.809.725 đồng, tốc độ tăng 38,8% so với năm 2012. Sang năm 2014 HTK của công ty tăng mạnh, tăng 162.571.874.928 đồng, tốc độ tăng 77% so với năm 2013, tương ứng tỷ trọng HTK so với tổng tài sản đạt 37% và bằng với tỷ trọng TSCĐ. Năm 2013 và 2014 HTK tăng lên là do nhiều công trình được khởi công xây dựng nhưng cuối năm vẫn chưa quyết toán công trình, các công trình chưa đi vào hoạt động nên giá trị HTK lớn. Điều này chứng tỏ luân chuyển vốn của công ty không tốt, đang xảy ra tình trạng ứ đọng vốn. Cần phải nhanh chóng có chính sách tiến hành quyết toán các công trình xây dựng, góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn. Khoản mục dự phòng giảm giá HTK của công ty trong 3 năm đều không xuất hiện. Điều này là do HTK của công ty chủ yếu là giá trị dở dang của các công trình, dự án. Lượng nguyên vật liệu dự trữ trong kho rất ít, công ty mua nguyên vật liệu và chuyển đến chân các công trình khi cần. Do đó việc giá cả thay đổi ít ảnh hưởng tới giá HTK của công ty. Tuy nhiên công ty cần quản lý chặt chẽ để không bị mất mát hao hụt và có giải pháp xúc tiến nhanh quá trình thi công để giảm được các chi phí có liên quan. Như vậy, sự gia tăng TSNH của công ty trong các năm chủ yếu là do sự gia tăng của HTK và các khoản phải thu. Cơ cấu TSNH của công ty đang được thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tiền mặt, tăng tỷ trọng HTK và tỷ trọng các khoản phải thu. Tuy nhiên, có thể thấy cơ cấu TSNH của công ty hiện nay là chưa hợp lý. Tiền và các khoản tương đương tiền quá ít, năm 2013 chiếm 0,2%, năm 2014 chiếm 1,8% so với tổng tài sản, gây khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Cần có biện pháp đẩy nhanh tốc độ thu hồi tiền hàng năm để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, tránh tình trạng thiếu tiền trong thanh toán. Đồng thời cũng phải xem xét để có
  • 36. 36 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn biện pháp dự trữ HTK hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển và nâng cao hiệu quả sử dụng HTK. Thứ hai, TSDH của công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng 54.846.211.553 đồng, tốc độ tăng 13,9%; năm 2014 tăng 52.672.907.595 đồng, tốc độ tăng 11,7% so với năm 2013. Tuy nhiên, tỷ trọng TSDH ngày càng giảm so với tổng tài sản. Điều này chủ yếu là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh. Năm 2012 chi phí xây dựng cơ bản dở dang rất lớn chiếm 59,3% so với tổng tài sản, năm 2013 chỉ chiếm 0,9% so với tổng tài sản, năm 2014 chiếm 0,8% so với tổng tài sản. Đến năm 2013, 2014 có nhiều công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng nên TSCĐ hữu hình trong 2 năm này tăng mạnh. TSCĐ hữu hình năm 2013 tăng 348.687.765.009 đồng, tốc độ tăng 2138,8% so với năm 2012, năm 2014 giảm nhẹ so với năm 2013 là 17.514.516.487 đồng, tốc độ giảm 4,8%. Việc tăng TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp xây lắp là hợp lý. Điều này chứng tỏ công ty đang có xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản dài hạn khác của công ty cũng tăng nhanh qua các năm. Năm 2013 tăng 55.039.065.043 đồng, tốc độ tăng 41.438,5% so với năm 2012, năm 2014 tăng 74.111.706.036 đồng, tốc độ tăng 134,3% so với năm 2013. Đó là do công ty phát sinh nhiều khoản chi phí trả trước dài hạn. Các khoản phải thu dài hạn của công ty trong 3 năm đều bằng 0 thể hiện khả năng thu hồi nợ tốt. Xét về quá trình đầu tư của doanh nghiệp thông qua các tỷ số đầu tư ta thấy: Bảng 2: Bảng phân tích tỷ số đầu tư của công ty Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. Trị giá hiện có của TSCĐ 22.583.029.100 387.223.256.500 392.952.448.100 2. Đầu tư tài chính dài hạn 0 804.429.034 0 3. Chi phí XDCB dở dang 373.258.974.650 7.621.464.763 7.992.105.867 4. Tổng tài sản 629.616.690.961 819.557.254.544 1.010.741.644.069 5. Tỷ suất đầu tư chung (5)=((1)+(2)+(3))/(4) 62,87% 48,28% 37,02% 6. Tỷ suất đầu tư TSCĐ (6)=(1)/(4) 3,59% 47,24% 36,23% 7. Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn (7)=(2)/(4) 0% 0,098% 0% Công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Đại Hồng là doanh nghiệp chuyên về kinh doanh lĩnh vực đầu tư liên quan đến ngành bất động sản và sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trên thị trường nội địa. Trong hai năm 2013, 2014 tình hình đầu tư lĩnh vực bất động sản có phần khởi sắc, nền kinh tế trong nước tăng trưởng công Đơn vị tính: đồng
  • 37. 37 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn ty đã mua thêm trang thiết bị và máy móc để tiến hành thi công đồng loạt các công trình nên tỷ suất đầu tư TSCĐ cũng tăng theo nhất là năm 2013 đạt 47,24%. Đây là việc làm tốt chứng tỏ doanh nghiệp quan tấm đến đầu tư theo chiều sâu. Tỷ suất đầu tư chung năm 2013, 2014 giảm mạnh so với năm 2012, năm 2014 chỉ còn 37,02%, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm do một số công trình đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng. Trong năm 2013 Công ty đầu tư tài chính dài hạn để hy vọng tìm kiếm nguồn lợi tức lâu dài và điều đó cũng phù hợp với xu thế chung là đa dạng hoá các hoạt động để giảm rủi ro tài chính. Trong 2 năm 2013, 2014 tốc độ và quy mô của TSNH và TSDH đều tăng kéo theo sự gia tăng của tổng tài sản. Tuy nhiên tốc độ và quy mô của TSNH tăng nhanh hơn TSDH. Năm 2014 TSNH và TSDH chiếm tỷ trọng tương đương nhau so với tổng tài sản. TSNH tăng lên một phần là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên, thể hiện khả năng thu hồi các khoản nợ là chưa tốt, chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn trong thu hồi nợ ngắn hạn, cũng có thể chính sách thu nợ của công ty chưa hợp lý. Tuy nhiên các khoản phải thu dài hạn trong 3 năm đều bằng 0 lại chứng tỏ công ty đã chủ động trong các khoản phải thu dài hạn, đây lại là một khoản mục được đánh giá là có tính rủi ro cao. Công ty cũng cần hoàn thành nhanh các công trình để đưa vào sử dụng, giảm lượng HTK và sớm thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Việc đầu tư vào TSCĐ là rất hợp lý, nhưng công ty cũng cần có những chính sách hợp lý để sử dựng TSCĐ hiệu quả. Dựa vào các phân tích trên cho thấy cơ cấu tài sản của công ty chưa hợp lý, công ty nên giảm tỷ trọng HTK, các khoản phải thu và tăng tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo tình hình tài chính được vững mạnh. 1.2. Đánh giá kết cấu nguồn vốn của công ty Một kết cấu tài sản tốt thể hiện một kết cấu vốn có hiệu quả, hứa hẹn kết quả tốt đẹp trong tương lai. Nhưng kết cấu tài sản đó có bền vững hay không lại phụ thuộc vào kết cấu nguồn vốn. Nếu kết cấu tài sản của công ty hợp lý nhưng lại được hình thành từ nguồn vốn vay thì hiệu quả và tính bền vững của tài sản đó không chắc chắn. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn. Qua việc phân tích kết cấu nguồn vốn, ta biết được khả năng tự chủ về mặt tài chính, mức độ chủ động trong SXKD, những khó khăn mà công ty đang và sẽ gặp phải trong tương lai để từ đó có nhưng chính sách và biện pháp xử lý kịp thời. Công ty có thể huy động vốn từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và
  • 38. 38 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn nợ phải trả. Công ty có trách nhiệm xác định số vốn cần huy động, nguồn huy động, thời gian huy động, chi phí huy động,… sao cho vừa bảo đảm đáp ứng nhu cầu về vốn cho kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí huy động, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và đảm bảo an ninh tài chính cho Công ty. Kết cấu nguồn vốn của Công ty thể hiện qua bảng sau:
  • 39. 39 GVHD: Ths. Hoàng Thị Ngọc Hường SVTH: Nguyễn Ngọc Phan Văn Bảng 3: Bảng đánh giá tình hình kết cấu nguồn vốn của công ty CHỈTIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013sovới 2012 2014sovới 2013 Sốtiền Tỷ lệ (%) SốTiền Tỷ lệ (%) SốTiền Tỷ lệ (%) SốTiền Tỷ lệ (%) Sốtiền Tỷ lệ (%) A.NỢ PHẢITRẢ 615.081.887.503 97,7 805.680.098.562 98,3 878.314.623.479 86,9 190.598.211.059 31,0 72.634.524.917 9,0 I. Nợ ngắn hạn 254.113.298.628 40,4 443.833.832.541 54,2 413.616.569.122 40,9 189.720.533.913 74,7 -30.217.263.419 -6,8 1.Vay và nợngắnhạn 141.318.974.381 22,4 228.556.039.168 27,9 236.882.835.182 23,4 87.237.064.787 61,7 8.326.796.014 3,6 2.Phảitrảngười bán 69.973.864.655 11,1 109.348.094.990 13,3 72.141.772.555 7,1 39.374.230.335 56,3 -37.206.322.435 -34,0 3.Người mua trảtiềntrước 16.523.656.245 2,6 75.439.226.571 9,2 89.659.081.975 8,9 58.915.570.326 356,6 14.219.855.404 18,8 4.Thuếvàcác khoảnphảinộpNN 0 0,0 72.384.036 0,0 0 0,0 72.384.036 - -72.384.036 -100,0 5.Phảitrảcôngnhânviên 4.513.269.258 0,7 5.362.165.348 0,7 4.000.088.927 0,4 848.896.090 18,8 -1.362.076.421 -25,4 6.Chi phíphải trả 646.933.029 0,1 19.413.987.935 2,4 330.382.933 0,0 18.767.054.906 2900,9 -19.083.605.002 -98,3 7.Phảitrảnộibộ 6.796.652.870 1,1 1.624.968.216 0,2 0 0,0 -5.171.684.654 -76,1 -1.624.968.216 -100,0 8.Các khoảnphảitrả,phảinộpkhác 14.339.948.190 2,3 4.016.966.277 0,5 10.602.407.550 1,0 -10.322.981.913 -72,0 6.585.441.273 163,9 II. Nợdài hạn 360.968.588.875 57,3 361.846.266.021 44,2 464.698.054.357 46,0 877.677.146 0,2 102.851.788.336 28,4 1.Phảitrảdài hạnkhác 0 0,0 790.000.000 0,1 6.129.486.670 0,6 790.000.000 - 5.339.486.670 675,9 2.Vay và nợdài hạn 360.968.588.875 57,3 360.796.177.221 44,0 458.308.478.887 45,3 -172.411.654 0.0 97.512.301.666 27,0 3.Dự phòngtrợcấpmất việclàm 0 0,0 260.088.800 0,0 260.088.800 0,0 260.088.800 - 0 0,0 B.VỐNCHỦSỞ HỮU 14.534.803.458 2,309 13.877.155.982 1,693 132.427.020.590 13,102 -657.647.476 -4,5 118.549.864.608 854,3 I. Vốn chủ sởhữu 14.508.522.244 2,304 13.857.730.340 1,691 132.473.576.300 13,107 -650.791.904 -4,5 118.615.845.960 856,0 1.Vốn đầu tưcủa chủsở hữu 13.500.000.000 2,144 13.500.000.000 1,647 100.000.000.000 9,894 0 0,0 86.500.000.000 640,7 2.Thặngdư vốncổphần 0 0,000 0 0,000 24.250.520.121 2,399 0 - 24.250.520.121 - 3.Quỹ đầu tưphát triển 856.924.531 0,136 215.684.318 0,026 0 0,000 -641.240.213 -74,8 -215.684.318 -100,0 4.Quỹ dự phòngtài chính 32.070.335 0,005 22.518.644 0,003 0 0,000 -9.551.691 -29,8 -22.518.644 -100,0 5.Quỹ khácthuộcvốnchủsở hữu 119.527.378 0,019 119.527.378 0,015 0 0,000 0 0,0 -119.527.378 -100,0 6.Lợi nhuậnchưa phânphối 0 0,000 0 0,000 8.223.056.179 0,814 0 - 8.223.056.179 - II. Nguồn kinh phí vàcácquỹkhác 26.281.214 0,005 19.425.642 0,002 (46.555.710) -0,005 -6.855.572 -26,1 -65.981.352 -339,7 1.Quỹ khenthưởng,phúc lợi 26.281.214 0,005 19.425.642 0,002 (46.555.710) -0,005 -6.855.572 -26,1 -65.981.52 -339,7 TỔNGCỘNGNGUỒNVỐN 629.616.690.961 100,0 819.557.254.544 100,0 1.010.741.644.069 100,0 189.940.563.583 30,2 191.184.389.525 23,3 Đơn vị tính: đồng