SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
LUẬN VĂN:
Đánh giá thực trạng tài chính của
công ty VIRASIMEX
Lời mở đầu
* * * * * * * *
Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao
lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát
triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước xích lại gần nhau thông qua
chiếc cầu nối thương maị quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian những luồng
dịch chuyển hàng hoá và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết vững bền giữa cung và cầu ở
những trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo
sự phức tạp ngày càng lớn trong mặt xích cuối cùng của quá trình hội nhập quốc tế.
Chính vì vậy, hội nhập không chỉ còn là vấn đề lý thuyết mà là vấn đề được mọi
quốc gia quan tâm. Tiến trình quốc tế hoá mở ra cho các quốc gia những cơ hội để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội nhưng ngược lại chính nó lại tạo ra
không ít những thách thức lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội nếu họ không biết
tận dụng những cơ hội trong tiến trình này.
Sau những biến động trong và ngoài nước vừa qua đã có không ít các doanh
nghiệp bị “văng” ra khỏi “vòng xoáy” của “cơn lốc” thị trường, thậm chí nhiều doanh
nghiệp đã phải tự nguyện rút lui nhưng cũng có rất nhiều DN đã khẳng định được vị
thế và khả năng phát triển tiềm tàng của mình.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cùng với xu hướng
toàn cầu hoá, mà cụ thể là đến năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của AFTA, và hiện nay đang trong quá trình xin ra nhập WTO, đã mở ra những cơ
hội cùng những thách thức mới cho các doanh nghiệp. Do đó để có thể tồn tại và phát
triển trong môi trường rộng lớn, giàu tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro mạo hiểm
này, các doanh nghiệp luôn phải nắm bắt được những biến động trên thị trường và có
kế sách ứng phó kịp thời. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà một doanh nghiệp có thể
giải quyết được vấn đề trên, trong khi đó phải tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả. Nhờ có phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp, chúng ta sẽ có cái nhìn chung nhất về thực trạng tài chính của doanh
nghiệp đó, giúp các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp xác định được trong điểm
trong công tác quản lý tài chính, tìm ra những giải pháp tài chính hợp lý nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa có rất nhiều
chủ thể kinh tế khác cũng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới
nhiều góc độ tuỳ theo mục đích của mỗi chủ thể. Vì vậy, phân tích tài chính doanh
nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Là một sinh viên tài chính với những kiến thức đã tiếp thu được ở trường, em
cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại công ty VIRASIMEX em đã chọn đề tài
“Đánh giá thực trạng tài chính của công ty VIRASIMEX” làm đề tài chính thức
cho chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề gồm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty VIRASIMEX.
Chương 3: Các giải pháp tài chính và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của công ty.
Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1. Sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp:
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp:
Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp và công cụ cho
phép thu thập, xử lý các thông tin khác nhau trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh
giá tình hình tài chính, khả năng và triển vọng của doanh nghiệp, giúp người sử
dụng thông tin đưa ra các quyết định phù hợp.
1.1.2. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:
Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý phải
đưa ra rất nhiều các quyết định khác nhau như: quyết định đầu tư, quyết định về
mặt hàng, về trang thiết bị, về nhân sự, về chi phí, về giá bán, về tổ chức huy động
và sử dụng vốn... Các quyết định của các nhà quản lý có ý nghĩa rất quan trọng, liên
quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của cả toàn bộ nền
kinh tế nói chung. Đặc biệt là các quyết định quản trị tài chính doanh nghiệp, hầu
hết các quyết định khác đều dựa trên kết quả rút ra từ những đánh giá về mặt tài
chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Nói một cách khác, tất cả các hoạt động
sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, và
ngược lại tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy
hoặc kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Thông qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ có được
cái nhìn chung nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tốt hay xấu,
xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Nhờ có những thông tin thu thập được, các đối tượng sử
dụng thông tin sẽ có căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định đúng
đắn, phù hợp với mục tiêu của mình. Cùng với sự đa dạng của các mối quan hệ
trong và ngoài doanh nghiệp, mỗi một chủ thể sẽ có nhu cầu sử dụng thông tin khác
nhau, cụ thể:
 Phân tích tài chính cung cấp cho chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị doanh
nghiệp, các cổ đông, người lao động những thông tin giúp cho việc đánh giá chính
xác tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra các
dự báo tài chính và các quyết định tài chính thích hợp, cũng như việc xác định quyền
và nghĩa vụ của các bên đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Mặt khác thông qua phân tích tình hình tài chính giúp cho người quản lý có
thể kiểm soát được kịp thời các mặt hoạt động của doanh nghiệp và đề ra các biện
pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc, đồng thời khai thác các tiềm
năng thế mạnh của doanh nghiệp.
 Đối với các nhà đầu tư (các chủ nợ): Thông qua phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng thanh toán, hiệu quả kinh
doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư muốn biết rằng đồng
vốn của mình bỏ ra có sinh lời được hay không, doanh nghiệp sử dụng số vốn đó
như thế nào và khả rủi ro của đồng vốn của mình đã bỏ ra có cao hay không, để từ
đó các nhà đầu tư có những quyết định thích hợp về vấn đề cho vay vốn, thu hồi nợ
và đầu tư vào doanh nghiệp.
 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Thông qua phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp nhằm mục đích kiểm tra giám sát tình hình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp xem có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước hay
không. Đồng thời thông qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp còn
giúp cho các cơ quan này hoạch định chính sách, cơ chế tài chính phù hợp, tạo hành
lang pháp lý lành mạnh cho các doanh nghiệp, hướng dẫn và trợ giúp các doanh
nghiệp phát huy những lợi thế, hạn chế những điểm yếu, tăng tích luỹ cho nền kinh
tế quốc dân, giải quyết các vấn đề xã hội...
Như vậy, xuất phát từ mục đích sử dụng thông tin của các đối tượng trên cùng
với vai trò quan trọng của các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp đối
với việc ra quyết định tài chính, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh
nghiệp là một yêu cầu tất yếu và cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Xu hướng hội
nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sắp tới Việt Nam chính thức gia nhập khu vực mậu
dịch tự do Đông Nam á (AFTA) và chuẩn bị tham gia vào WTO (năm 2005), cùng
với sự cạnh tranh mạnh mẽ và những biến động của nền kinh tế thị trường, sẽ là
những tác nhân thúc đẩy việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày
càng trở nên quan trọng.
1.1.3. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp:
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin có tác
dụng hữu ích trong việc tạo ra các quyết định kinh doanh. Vì vậy, phân tích hoạt
động tài chính phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:
 Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp được đầy đủ các thông tin hữu
ích cho các nhà đầu tư và người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp cho họ có
quyết định đúng đắn khi có các quyết định đầu tư, quyết định cho vay, quyết định thu
hồi nợ... Ngoài ra còn giúp họ có những thông tin để đánh giá khả năng và tính chắc
chắn của dòng tiền vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hay
không, cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải cung cấp thông tin về
nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản vay nợ và tình hình biến động của chúng. Hơn nữa,
phân tích tình hình tài chính cung cấp thông tin về việc thực hiện chức năng quản lý
của người quản lý đối với doanh nghiệp. Người quản lý không chỉ có trách nhiệm về
việc quản lý và bảo toàn vốn của doanh nghiệp, mà còn có trách nhiệm về việc sử
dụng chúng sao cho có hiệu quả.
1.2. Quy trình phân tích, khái quát nội dung phân tích, cơ sở số liệu và phương
pháp phân tích:
1.2.1. Quy trình phân tích:
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thường được tiến hành qua các giai
đoạn sau:
 Lập kế hoạch phân tích: Đây là khâu đầu tiên trong quá trình phân tích.
Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân
tích. Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời
gian tiến hành, những thông tin cần thu thập, tìm hiểu.
 Tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc
đã ghi trong kế hoạch. Tiến hành phân tích bao gồm các công việc sau:
- Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu.
- Tính toán các chỉ tiêu phân tích.
- Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích.
- Xác định và dự toán những nhân tố kinh tế- xã hội tác động đến tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính
của doanh nghiệp.
 Kết thúc phân tích: Trong giai đoạn này cần tiến hành những công việc cụ
thể sau:
- Viết báo cáo phân tích.
- Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích.
1.2.2. Khái quát nội dung phân tích:
Để có thể đánh giá xác thực, sâu sắc tình hình tài chính của doanh nghiệp, khi
tiến hành phân tích ta phải đảm bảo các nội dung phân tích cơ bản sau:
- Phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng.
- Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
1.2.3. Cơ sở số liệu:
Để thực hiện phân tích tài chính của doanh nghiệp cần sử dụng các tài liệu
sau:
- Báo cáo 01 doanh nghiệp (B01- DN): Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo 02 doanh nghiệp (B02- DN): Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh.
- Báo cáo 03 doanh nghiệp (B03- DN): Báo cáo ngân quỹ.
- Báo cáo 09 doanh nghiệp (B09- DN): Thuyết minh báo cáo tài
chính.
- Báo cáo tình hình công nợ, các khoản vay và các tài liệu liên quan.
Tuy chỉ có một số chỉ tiêu phân tích ta không thể sử dụng được ngay các số
liệu trong các báo cáo mà cần thiết có sự điều chỉnh và xử lý số liệu. Căn cứ vào ý
nghĩa của từng chỉ tiêu, có thể phải xử lý các số liệu để có được ý nghĩa của từng chỉ
tiêu đó.
1.2.4. Phương pháp phân tích:
Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm một hệ thống các
công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận và nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối
quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài
chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình tài chính
doanh nghiệp.
Thông thường người ta sử dụng 2 phương pháp sau:
1.2.4.1. Phương pháp so sánh:
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế
nói chung và phân tích tài chính nói riên, được áp dụng từ khâu đầu đến khâu cuối
của quá trình phân tích: từ khi sưu tầm tài liệu đến khi kết thúc phân tích. Khi sử
dụng phương pháp so sánh cần chú ý đến điều kiện so sánh, tiêu thức so sánh và kỹ
thuật so sánh:
 Về điều kiện so sánh:
- Thứ nhất: Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu
- Thứ hai: Các đại lượng, các chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung và
phương pháp tính toánh, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.
 Về tiêu thức so sánh: Tuỳ thuộc vào mục đích của cuộc phân tích, người ta
có thể lựa chọn một trong số các tiêu thức sau đây:
- Để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra: Tiến hành so sánh
tài liệu thực tế đạt được với các tài liệu kế hoạch, dự toán hoặc
định mức.
- Để xác định xu hướng cũng như tốc độ phát triển: Tiến hành so
sánh giữa số liệu kỳ thực tế này với số liệu thực tế kỳ trước.
- Để xác định vị trí cũng như sức mạnh của công ty: Tiến hành so
sánh giữa số liệu của công ty với các doanh nghiệp khác cùng loại
hình kinh doanh hoặc giá trị trung bình của ngành kinh doanh.
Số liệu của kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi là gốc so sánh.
 Về kỹ thuật so sánh:
- So sánh về số liệu tuyệt đối: Là việc xác định chênh lệch giữa trị số
chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh
cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của hiện tượng kinh tế đang
nghiên cứu.
- So sánh về số tương đối: Là việc xác định số % tăng giảm giữa thực
tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích.
Khi phân tích các báo cáo tài chính có thể sử dụng phương pháp phân
tích theo chiều dọc hoặc phân tích theo chiều ngang.
+ Phân tích theo chiều ngang: Là việc so sánh cả về số tuyệt đối
và số tương đối trên cùng một hàng (cùng một chỉ tiêu) trên các báo
cáo tài chình. Qua đó thấy được sự biến động của từng chỉ tiêu.
+ Phân tích theo chiều dọc: Là việc xem xét, xác định tỷ trọng
của từng chỉ tiêu trong tổng thể, quy mô chung. Qua đó thấy được mức
độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể.
1.2.4.2. Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này được dựa trên ý nghĩa, chuẩn mực của các tỷ lệ đại lượng tài
chính trong các mối quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu
phải xác định được các ngưỡng (định mức) để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính
dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị lỷ lệ tham chiếu.
Như vậy, để đưa ra nhận xét, đánh giá một cách chính xác về tình hình tài
chính thì phải phân tích với việc kết hợp hài hoà hai phương pháp trên. Sự kết hợp
hai phương pháp này cho phép người phân tích đi sâu xem xét các kía cạnh khác
nhau, thấy rõ được thực chất hoạt động tài chính cũng như xu hướng biến động của
từng chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp qua các giai đoạn khác nhau, đồng thời
vẫn đảm bảo tính đồng nhất trong khi tính toán.
1.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Nội dung của phân tích tình hình tài chính bao gồm:
 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp:
- Qua bảng cân đối kế toán (Bảng CĐKT) để phân tích cơ cấu và diễn
biến nguồn vốn, sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của doanh
nghiệp.
- Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Báo cáo
KQHĐSXKD) để phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuố
cùng của doanh nghiệp.
 Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp:
- Hệ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- Hệ số về rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
- Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tỷ suất tự tài trợ của doanh
nghiệp
- Hệ số về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Hệ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp
1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp:
1.3.1.1. Phân tích cơ cấu của nguồn vốn và sử dụng vốn:
Để phân tích kết cấu nguồn vốn, sử dụng vốn cũng như diễn biến của nó
chúng ta phải dựa vào Bảng CĐKT.
 Khái quát Bảng CĐKT: là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một
cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài
sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo.
Các chỉ tiêu của bảng CĐKT được phản ánh dưới hình thức giá trị và tuân
theo nguyên tắc cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn.
 Mẫu bảng CĐKT:
*Phần tài sản: Phản ánh giá trị hiện có tính tới thời điểm lập báo cáo.
- Xét về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh dưới
hình thái giá trị quy mô, kết cấu các loại tài sản như: vốn bằng tiền,
hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định.. mà doanh nghiệp
hiện có.
- Xét về mặt pháp lý: Số liệu ở phần tài sản phản ánh số tài sản thuộc
quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp.
*Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh
nghiệp hiện có.
- xét về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn phản ánh quy
mô, kết cấu của các nguồn vốn đã được doanh nghiệp huy động vào
sản xuất kinh doanh.
- Xét về mặt pháp lý: Đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp
lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn
cho doanh nghiệp.
 Phương pháp phân tích:
*Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số
tương đối lẫn số tuyệt đối của từng chỉ tiêu trên bảng CĐKT. Phép so sánh ngang
này cho phép đánh giá được quy mô vốn và khả năng huy động vốn mà doanh
nghiệp sử dụng trong kỳ. Tuy nhiên, sự so sánh này chưa thể hiện được đầy đủ tình
hình tài chính của doanh nghiệp bởi vì nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
khác nhau.
*So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số.
Qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại, các mục, các khoản mục.
* Ngoài ra có thể so sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ
trước, từ đó thấy được xu hướng biến động về tài chính doanh nghiệp là tốt hay xấu,
đề ra các biện pháp khắc phục trong kỳ tới. Hoặc có thể so sánh số thực hiện với số
kế hoạch để thấy được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
 Kết luận đánh giá: Chỉ ra sự biến động về tài sản và nguồn vốn hình thành
tài sản một cách khách quan tại thời điểm phân tích, từ đó đưa ra những nhận định về
khả năng thay đổi trong tương lai.
Tuy nhiên, thông qua bảng CĐKT chúng ta mới chỉ biết được một cách khái
quát về cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp. để tìm hiểu một cách
sâu sắc hơn chúng ta đi phân tích, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh
nghiệp thông qua Báo cáo KQKD.
1.3.1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn:
Để lập được bảng kê diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của doanh
nghiệp, ta phải thực hiện theo các quy trình sau:
 Tổng hợp sự thay đổi của các khoản mục trên Bảng CĐKT giữa hai thời
điểm là đầu kỳ và cuối kỳ.
 Dựa vào kết quả vừa tìm được sẽ sắp xếp kết quả của từng khoản mục vào
hai cột diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc:
- Việc tăng các khoản nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu, giảm tài sản
của doanh nghiệp được xếp vào cột diễn biến nguồn vốn.
- Tăng tài sản, giảm các khoản nợ phải trả và VCSH được xếp chung
vào cột sử dụng vốn.
Từ kết quả vừa tìm được, chúng ta tính toán tỷ trọng của từng khoản mục để
đánh giá sự thay đổi theo xu hướng nào của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
trong một kỳ vừa qua.
1.3.1.3. Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng:
Mục tiêu của phương pháp này là xác định, phân tích mối liên hệ và đặc điểm
các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD), đồng thời so sánh chúng
qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số trung bình ngành (nếu có) để đánh giá
xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các
doanh nghiệp khác.
 Khái niệm BCKQKD: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát
tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong
một kỳ kế toán.
* Phần 1: Lãi lỗ- phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
sau một kỳ là lãi hoặc lỗ. Các chỉ tiêu trong phần này được theo dõi chi tiết theo số
quý trước, số quý này và số luỹ kế từ đầu năm.
* Phần2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, bao gồm các chỉ
tiêu liên quan đến các loại thuế phải nộp và được theo dõi chi tiêt thành số còn phải
nộp kỳ trước, số phải nộp kỳ này, số đã nộp trong kỳ và số còn phải nộp đến cuối kỳ
này.
* Phần 3: Thuế GTGT (VAT) được khấu trừ, VAT được hoàn lại, VAT
được giảm, VAT hàng bán nội địa.
 Như vậy, thông qua việc phân tích Báo cáo KQHĐKD để:
* Kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi
phí sản xuất, giá vốn, doanh thu tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của
hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán.
* Kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp về
các khoản thuế và các khoản phải nộp khác.
* Đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau.
Nội dung của báo cáo KQHKD có thể thay đổi theo từng thời kỳ, tuỳ theo yêu
cầu quản lý, nhưng phải đảm bảo được 5 nội dung cơ bản là:
- Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh.
- Giá vốn hàng bán
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Giữa các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, thể hiện:
Lợi
nhuận
thuần
từ hoạt
động
Doanh
thu
thuần
từ
hoạt
Giá
vốn
hàng
bán
Chi
phí
bán
hàng
Chi
phí
quản
lý
doanh
Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó chịu tác động của rất nhiều
nhân tố ảnh hưởng. Để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu đến lợi nhuận,
ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất giá vốn
hàng bán trên
doanh thu thuần
=
Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần
x 100%
Tỷ suất này cho ta biết để có được một doanh thu thuần, doanh nghiệp đã phải
bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán, tỷ suất này càng thấp thì càng tốt vì nó chứng
tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
Tỷ suất chi phí
bán hàng trên
doanh thu thuần
=
Chi phí bán hàng
Doanh thu thuần
x 100%
Tỷ suất chi phí
quản lý DN trên
doanh thu thuần
=
Chi phí quản lý DN
Doanh thu thuần
x 100%
Hai chỉ tiêu này phản ánh để có 1đ doanh thu thuần, doanh nghiệp đã phản chi
ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các tỷ suất này
càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm chi phí bán hàngv và chi phí
quản lý doanh nghiệp và ngược lại.
 Phương pháp phân tích:
Thông qua phương pháp so sánh, ta so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, đưa ra
những nhận định ban đầu về sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Như vậy, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua 2
bảng trên mới chỉ là bước phân tích khái quát, giúp chúng ta có được cái nhìn tổng
quan về doanh nghiệp. Để có những đánh giá chi tiết và cụ thể hơn về tình hình tài
chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ đi vào phân tích, đánh giá các hệ số tài chính
đặc trưng sau:
1.3.1.4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh:
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, TSCĐ và đầu tư dài hạn. Để hình thành 2 lại này phải có
các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng
thời gian dưới một năm cho hoạt động SXKD bao gồm các nợ ngắn hạn, nợ quá hạn
nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn
doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn VCSH,
nguồn vốn vay nợ trung, dài hạn…
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư của
nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành TSLĐ. Chênh lệch
giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi
là VLĐ thường xuyên.
Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của VLĐ thường
xuyên. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, ta cần tính
toán và so sánh giữa nguồn vốn với tài sản.
* Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hoặc TSLĐ < nguồn vốn ngắn hạn.
Có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên < 0. Nguồn vốn dài hạn không đủ đầu
tư cho TSCĐ. Doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ một phần nguồn vốn ngắn hạn,
TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của
doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng 1 phần TSCĐ để thanh toán
nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong trường hợp như vạy giải pháp của doanh nghiệp là
tăng cường huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn hoặc
thực hiện đồng thời các 2 giải pháp đó.
VLĐ
thường
xuyên
Nguồn
vốn dài
hạn
TSLĐ TSCĐ
Nguồn
vốn ngắn
hạn
* Khi nguồn vốn dài hạn > TSCĐ hoặc TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn
Tức là VLĐ thường xuyên > 0, nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào
TSCĐ, phần dư thừa đó đầu tư vào TSLĐ. Đồng thời TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn
do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Vốn thường xuyên = 0 có nghĩa là
nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho TSCĐ và TSLĐ đủ để trả các khoản nợ ngắn hạn,
tình hình tài chính như vậy là lành mạnh.
VLĐ thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình
hình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết 2 điều cốt yếu:
Một là: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
không?
Hai là: TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng vốn
dài hạn hay không?
Ngoài khái niệm VLĐ thường xuyên được phân tích trên đây; nghiên cứu tình
hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu
VLĐ thường xuyên để phân tích.
Nhu cầu VLĐ thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ
cho 1 phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSLĐ không phải là
tiền).
Nhu cầu VLĐ
thường xuyên
Tồn kho và các
khoản phải thu
Thực tế có thể xảy ra những trường hợp sau đây:
* Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 tức là tồn kho và các khoản phải thu > nợ
ngắn hạn. Tại đây các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn
ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn
dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch.
Giải pháp trong trường hợp này là nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và
giảm các khoản phải thu ở khách hàng.
Nợ ngắn
hạn
* Nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 có nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh
doanh.
Mối liên hệ giữa VLĐ thường xuyên với nhu cầu VLĐ thường xuyên:
Vốn bằng tiền = VLĐ thường xuyên - Nhu cầu VLĐ thường xuyên
Nguồn vốn dài hạn > TSCĐ => VLĐ thường xuyên > 0 và ngược lại
TSLĐ > Nguồn vốn ngắn hạn => Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0
và ngược lại.
Dựa vào các chỉ tiêu trong BCĐKT ta thấy các mối liên hệ trên được biểu hiểu
nhu sau:
- Nếu hàng tồn kho và khoản phải thu > nợ ngắn hạn, nghĩa là sử
dụng ngắn hạn > nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động được => nhu cầu VLĐ
thường xuyên dương. Để tài trợ phần chênh lệch này doanh nghiệp cần tới VLĐ
thường xuyên. Nếu VLĐ thường xuyên > nhu cầu VLĐ thường xuyên => vốn bằng
tiền dương và ngược lại.
- Nếu tồn kho và các khoản phải thu < nợ ngắn hạn, có nghĩa là
VLĐ từ bên ngoài thừa trang trải các sử dụng ngắn hạn; nhu cầu VLĐ thường xuyên
< 0; nếu VLĐ thường xuyên dương => vốn bằng tiền dương lớn hơn; nếu VLĐ
thường xuyên < 0 và nhỏ hơn cả nhu cầu VLĐ thường xuyên => vốn bằng tiền âm.
Xảy ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn (Vốn ngắn hạn
nhiều, vốn dài hạn ít) hoặc mất cân đối trong đầu tư dài hạn (đầu tư dài quá nhiều).
-
Giải pháp là:
 Tăng cường vay vốn dài hạn
 Giải phóng hàng tồn kho: tăng thu từ khách hàng để tài trợ ngắn
hạn
 Giảm đầu tư dài hạn.
Như vậy, để đảm bảo nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh, đảm bảo sự lành
mạnh về tài chính doanh nghiệp, trước tiên phải có VLĐ thường xuyên  0 nghĩa là
đảm bảo tài trợ TSCĐ bằng nguồn vốn dài hạn. Nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0
=> phải tìm cách giảm hàng tồn kho, tăng thu từ các khoản phải thu ở khách hàng;
nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 => hạn chế vay ngắn hạn từ bên ngoài.
1.3.2. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng:
 Phương pháp phân tích: Thường so sánh giữa số kỳ này với kỳ trước,
giữa doanh nghiệp với các chuẩn mực của ngành để đi đến kết luận đánh
giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
 Cơ sở số liệu: Chủ yếu sử dụng Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số loại số liệu cần có sự điều chỉnh để tính
toán xác thực hơn.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một trong các yếu tố để đánh giá
tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không. Nó là yếu tố được các
đối tượng sử dụng thông tin quan tâm. Do vậy, chúng ta sẽ đi vào phân tích khả năng
thanh toán của doanh nghiệp đầu tiên.
1.3.2.1. Các hệ số về khả năng thanh toán:
Đối với các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư, thì
vấn đề được họ quan tâm nhiều nhất là khoản lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đem lại
và khả năng rủi ro của các khoản đầu tư đó là cao hay thấp. Họ luôn đặt ra câu hỏi
liệu doanh nghiệp mà họ đầu tư có đủ khả năng trả các khoản nợ tới hạn hay không?
Việc phân tích một số chỉ tiêu dưới đây sẽ giúp họ trả lời được câu hỏi này:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài
sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng với tổng số nợ phải trả (bao gồm
nợ ngắn hạn và nợ dài hạn).
Hệ số khả năng
thanh toán tổng =
Tổng tài sản
quát Nợ ngắn hạn và dài hạn
*ý nghĩa: Hệ số này đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán các
khoản nợ tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp.Nhìn chung hệ số này càng
lớn hơn 1 thì càng tốt.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
*Hệ số khả năng thanh toán hiện thời phản ánh mức độ đảm bảo cảu tài
sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn (TSLĐ và ĐTNH) với nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng
thanh toán hiện
thời
=
TSLĐ & ĐTNH
Tổng nợ ngắn hạn
*ý nghĩa: Nếu hệ số này có xu hướng giảm đi thì điều đó đồng nghĩa với
sự rủi ro về mặt tài chính của doanh nghiệp là tăng lên và ngược lại. Nhưng nếu hệ
số này quá cao nó có thể biểu hiện năng lực quản trị VLĐ của doanh nghiệp chưa tốt
bởi vì đây thường là hiện tượng mà doanh nghiệp để tiền mặt tồn trữ quá nhiều, hàng
tồn kho l ớn, các khoản phải thu cũng cao.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
*Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp tại một thời điểm của TSLĐ và các khoản tương đương tiền, mà không
dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá.
Hệ số khả năng
thanh toán
nhanh
TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn - Vốn vật tư hàng hoá
=
Tổng nợ ngắn hạn
*ý nghĩa:
- Nếu hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong công
việc thanh toán công nợ vì vào lúc cần phải thanh toán gấp, doanh
nghiệp có thể phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán các tài sản
với giá thấp để trả nợ.
- Nhìn chung, hệ số này càng cao thì càng tốt, nhưng nếu quá cao thì
doanh nghiệp cần phải xem xét lại vì có thể trong TSLĐ thì bộ phận
tài sản không có khả năng sinh lợi thấp đang chiếm một tỷ trọng khá
lớn.
Như vậy, thông qua việc phân tích các hệ số trên, các đối tượng có liên quan
sẽ phần nào đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và xu hướng biến
động của nó trong tương lai, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích
của mình.
Các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn
nhằm tiến tới kết cấu vốn tối ưu để đạt được mục tiêu chi phí sử dụng vốn là thấp
nhất. Tuy nhiên, do những thay đổi trong kỳ kinh doanh, trong hoạt động đầu tư của
doanh nghiệp làm cho kết cấu này luôn bị phá vỡ. Phân tích cơ cấu nguồn vốn là tình
hình tự tài trợ dưới đây sẽ giúp chúng ta đánh giá cơ cấu nguồn vốn và tình hình tự
tài trợ của công ty có hợp lý hay không?
Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tỷ suất tự tài trợ:
Cơ cấu nguồn vốn:
*Cơ cấu nguồn vốn phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh hiện
nay của doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vay nợ hoặc mấy đồng từ vốn chủ
sở hữu.
*Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu (VCSH) là hai tỷ số quan trọng nhất phản
ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
Nợ phải trả
Hệ số nợ = = 1 - Hệ số vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Hệ số này phản ánh trong 1đ vốn kinh doanh có bao nhiêu được hình thành từ
vay nợ bên ngoài, và có xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Hệ
số này cao thì doanh nghiệp có thể sử dụng đòn bẩy tài chính là công cụ để gia tăng
lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu vì họ được sử dụng một lượng tài sản lớn trong khi
chỉ phải đầu tư một lượng vốn nhỏ. Nhưng nếu hệ số này quá cao cũng đồng nghĩa
với rủi ro tài chính lớn vì doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
toán.
VCSH
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Tổng nguồn vốn
Hệ số này cho thấy sự đóng góp của chủ sở hữu trong một đồng vốn kinh
doanh hiện nay là bao nhiêu. Nếu hệ số này càng lớn thì tính độc lập và tự chủ của
doanh nghiệp càng cao, vì vậy doanh nghiệp ít phải chịu ràng buộc và sức ép của các
chủ nợ.
Mỗi hệ số có ý nghĩa riêng, nhưng thông thường thì bản thân các chủ nợ lại
thích những doanh nghiệp có hệ số VCSH càng cao thì càng tốt. Bởi vì họ dựa vào hệ
số này để thấy được sự bảo đảm cho các khoản đầu tư của mình vào doanh nghiệp.
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định (TSCĐ):
VCSH
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ =
TSCĐ & ĐTDH
*ý nghĩa: Tỷ suất này phản ánh khả năng tự tài trợ của chủ doanh nghiệp đối
với các hoạt động đầu tư về TSCĐ & ĐTDH khác. Nó cho phép chúng ta đánh giá
tính độc lập và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động dài hạn.
1.3.2.2. Các hệ số về khả năng hoạt động:
Các hệ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh
nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản
khác nhau. Bao gồm:
Số vòng quay hàng tồn kho:
 Khái niệm: Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình
quân luân chuyển trong kỳ.
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bàn
Hàng tồn kho bình quân
Trong đó hàng tốn kho bình quân là số dư hàng tồn kho tình bình quân ở các
thời điểm trong kỳ. Kỳ phân tích có thể là tháng, quý, năm. Thông thường là năm.
Số ngày vòng quay hàng tồn kho =
360
Số vòng quay hàng tồn kho
*ý nghĩa: Hai hệ số trên là những đại lượng nghịch đảo của nhau, nó cùng
phản ánh tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho. Nếu số vòng quay nhỏ tức là số ngày
của một vòng quay lớn, nó thường là biểu hiện của tình trạng hàng tồn kho nhiều.
Vốn bị tồn động dưới dạng hàng tồn kho là lớn, sẽ làm cho hiệu quả sử dụng VLĐ
giảm, năng lực quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp còn yếu kém. Và ngược lại,
số vòng quay lớn đồng nghĩa với số ngày của một vòng quay là nhỏ, chứng tỏ năng
lực quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp là tốt vì lượng hàng tồn kho của doanh
nghiệp đã bị giảm đi.
Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay của các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu
*ý nghĩa: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các
khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp. Vòng quay này càng lớn thì càng tốt vì
nó cho biết tốc độ thu hồi các khoản phải thu là nhanh, tránh được tình trạng bị chiếm
dụng vốn, điều này tác động rất tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và
ngược lại.
Kỳ thu tiền
bình quân
360
Vòng quay các
khoản phải thu
Số dư BQ các khoản phải thu
Doanh thu thuần x 360
*ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải
thu hay nó đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải
thu và doanh thu tiêu thụ bình quân trong một ngày. Thông thường thì chỉ tiêu này
càng ngắn càng tốt. Tuy nhiên, để có thể kết luận chắc chắn còn phải xem xét đến
chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, từ đó đánh giá công tác thu hồi nợ
trong thanh toán là tích cực, hiệu quả, hay còn hạn chế.
Vòng quay vốn lưu động (VLĐ):
Vòng quay VLĐ =
Doanh thu thuần
VLĐ bình quân
Trong đó, VLĐ bình quân = (VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ) / 2.
*ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ VLĐ luân chuyển được bao nhiêu
vòng, nhằm đo lường hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Vòng quay này càng
cao thì càng tốt vì với cùng một lượng VLĐ bỏ ra nếu vòng quay VLĐ nhanh hơn thì
sẽ tạo ra mức doanh thu lớn hơn, và ngược lại.
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kỳ
Vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này cho biết từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra để hình thành nên các
TSLĐ cho đến khi bán, thu tiền về thì mất bao nhiêu ngày. Nếu chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ có thể hàng hoá tiêu thụ chậm, tiền mặt hoặc vật tư tồn kho nhiều, số lượng
các khoản phải thu là lớn... tức là VLĐ bị ứ đọng.
Nhìn chung, vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ cho biết sử dụng VLĐ
của doanh nghiệp là có tiết kiệm và hợp lý không?
Hiệu suất sử dụng vốn cố định (VCĐ):
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Doanh thu thuần
VCĐ bình quân
Trong đó: VCĐ bình quân = (VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ) / 2.
*ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh 1đ VCĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ, và thông thường hệ số này càng cao thì càng tốt
vì nó cho biết hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp. Các nhà quản lý phải tìm
hiểu cơ cấu của từng loại TSCĐ cũng như hiệu quả hoạt động của từng loại TSCĐ đó
để có thể có những chiến lược đầu tư đúng đắn nhất.
Vòng quay vốn kinh doah (VKD):
Vòng quay VKD =
Doanh thu thuần
VKD bình quân
*ý nghĩa: Vòng quay VKD cho biết trong một kỳ, VKD của doanh nghiệp
quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể biết được 1đ VKD bỏ ra thì sẽ
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, từ đó đánh giá việc sử dụng VKD là tiết kiệm
và hiệu quả hay không. Thông thường chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
1.3.2.3. Các hệ số về khả năng sinh lời:
Hệ số về khả năng sinh lời đo lường khả năng sinh lời khi doanh nghiệp sử
dụng vốn vào kinh doanh. Bao gồm:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
*ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong 100đ doanh thu thực hiện có bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận Tài sản: (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận Tài Sản =
Lợi nhuận sau thuế & lãi
Tổng tài sản
*ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh
lời của một đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được
phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu trước thuế hoặc thu nhập sau
thuế để so sánh với tổng tài sản. Chỉ
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH: (ROE)
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
*ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu được chủ sở hữu doanh nghiệp mong đợi nhiều nhất,
bởi vì chỉ tiêu này cho biết cuối cùng chủ doanh nghiệp được hưởng bao nhiêu từ kết
quả hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, tức là cho biết mỗi đồng VCSH
doanh nghiệp đưa vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Để phân tích sự biến động của các chỉ tiêu này, người ta có thể so sánh giữa số
liệu đầu kỳ và cuối kỳ. Tuy nhiên để xác định được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu
trên cũng như xác định được nguyên nhân dẫn đến tỷ suất lợi nhuận ròng VCSH cao
hay thấp, ta có thể phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh nghiệp thông qua
phương pháp Dupont.
Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp qua phân tích phương trình
Dupont:
Phương trình Dupont hay còn gọi là phương trình hoàn vốn được sử dụng đầu
tiên do công ty Dupont của Mỹ dùng để phân tích các tỷ số tài chính và được viết tắt
là ROI. Phương trình Dupont được xác định như sau:
Tỷ suất LNST LNST DT thuần Tỷ suất Vòng
LNST VKD = = * = LNST * quay toàn
(ROI) VKD bq DT thuần VKD bq doanh thu bộ vốn
LNST LNST DT thuần VKD bq
ROE = = * *
VCSH bình quân DT thuần VKD bình quân VCSH
Tỷ suất vòng quay 1 1
= LNST * toàn bộ * = ROI *
doanh thu vốn 1- Hệ số nợ 1- Hệ số nợ
*ý nghĩa: Phân tích phương trình Dupont cho biết 3 nhân tố ảnh hưởng đến
doanh lợi VCSH là tỷ suất lợi nhuận sau thuế doanh thu, vòng quay toàn bộ vốn và
hệ số nợ.
1.3.1.4. Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp:
Trong cơ chế bao cấp, Nhà nước chi phối và quyết định toàn bộ quá trình tuần
hoàn và chu chuyển vốn lưu động, do đó người ra không đặt ra vấn đề rủi ro nói
chung và rủi ro tài chính nói riêng đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện
nay, việc đánh giá nói trên là tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, do đó nếu có rủi ro,
các doanh nghiệp phải gánh chịu.
Để phản ánh rủi ro về tài chính, ngoài các chỉ tiêu về khả năng thanh toán,
người ta còn sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau đây:
 Hệ số nợ trên tài sản.
 Hệ số nợ ngắn hạn trên tài sản lưu động.
 Hệ số nợ quay vòng hàng tồn kho và kỳ hạn hàng tồn kho bình quân
 Hệ số thanh toán lãi vay.
Các chỉ tiêu trên lần lượt được xác định như sau:

nTængtµis
Tængsènî
ntµisHÖsènî
¶
¶/ 
Chỉ tiêu này chỉ rõ rằng, trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có bao
nhiêu phần do vay nợ mà có. Do vậy, nếu hệ số này càng tăng, rủi ro về tài chính của
doanh nghiệp càng tăng và ngược lại.

§
¹¾
§/¹¾
TSL
nnhTængsènîng
TSLnnhHÖsènîng 
ý nghĩa của chỉ tiêu này cũng giống với ý nghĩa của chỉ tiêu nói trên, nhưng
phạm vi hẹp hơn.

SèdùnîBQ
uÇnDoanhthuth
nîHÖsèthuhåi 
Nếu doanh nghiệp càng hạn chế bán trả chậm, số dự nợ phải thu càng nhỏ, hệ
số thu hồi nợ càng tăng và khi đó rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại. Mặt khác,
khi hệ số thu hồi nợ tăng lên, thời hạn thu hồi nợ càng ngắn, và thời gian thu hồi nợ
được xác định như sau:

nîHÖsèthuhåi
oocongkúbThêigiantr
QnthuhåinîBThêih
¸¸
¹ 
Nếu thời gian thu hồi nợ càng ngắn, rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại

¶¶·
·­
·¸
itrivayphL
ivayícthuÕvµlLîinhuËntr
ivaynloHÖsèthanht 
Chỉ tiêu này chỉ ra rằng, nếu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả,
doanh nghiệp không những hoàn trả được vốn vay mà còn trả được cả lãi tiền vay, do
đó doanh nghiệp dễ dàng trong việc vay vốn của Ngân hàng, rủi ro về tài chính càng
giảm và ngược lại.
Chương 2: Phân tích thực trạng tài chính của công ty VIRASIMEX
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty VIRASIMEX:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty vật tư thiết bị đường sắt được thành lập ngày 06/01/1986 theo quyết
định số 23/QĐ/TCCB của Liên hiệp đường sắt Việt Nam trên cơ sở của ba xí
nghiệp đường sắt hợp lại là:
 Xí nghiệp vật tư đường sắt I (Hà Nội)
 Xí nghiệp II (Đà Nẵng)
 Xí nghiệp vật tư đường sắt III (Sài Gòn)
Với nhiệm vụ chủ yếu là cung ứng vật tư chuyên dùng cho ngành đường sắt từ
Bắc đến Nam, trực thuộc công ty là hai xí nghiệp: Xí nghiệp vật tư Đà Nẵng và xí
nghiệp vật tư đường sắt Sài Gòn.
Do tổ chức của ngành đường sắt thay đổi, để phù hợp với cơ chế mới, đáp ứng
yêu cầu phục vụ năng lực vận tải lớn tháng 9/1989 công ty vật tư thiết bị đường sắt
được Nhà nước, Bộ giao thông vận tải và ngành đường sắt cho phép công ty trực tiếp
làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu. Đổi tên công ty vật tư đường sắt thành công
ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị đường sắt, sát nhập xí nghiệp vật tư đường sắt Đà
Nẵng vào xí nghiệp liên hiệp vận tải đường sắt II và xí nghiệp vật tư đường sắt Sài
Gòn vào xí nghiệp liên hiệp đường sắt III.
Ngày nay công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư, thiết bị đường sắt có 3 chi
nhánh, 2 trung tâm và 6 xí nghiệp trực thuộc trên địa bàn đường sắt cả nước với tên
giao dịch quốc tế là: Viet Nam railway import- export and supply material equipment
company, trực thuộc Liên Hiệp Đường sắt Việt Nam (gọi tắt là công ty
VIRASIMEX).
Công ty có trụ sở giao dịch tại 132 Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng- Hà Nội, là
một doanh nghiệp Nhà nước, trực tiếp sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ hạch
toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản tiền Việt
Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng công thương và Ngân hàng Vietcom.bank và bắt đầu
từ năm 2001 công ty mở tài khoản tại Ngân hàng ĐT&PT, được sử dụng con dấu
riêng, giấy phép kinh doanh số 108769 và giấy phép kinh doanh XNK số
1031053/GP. Vốn kinh doanh là do Nhà nước cấp và một phần do tiết kiệm trong chi
tiêu, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn tự có cũng như các nguồn vốn huy
động khác.
Công ty đã bắt kịp với phương thức kinh doanh mới để phù hợp với điều kiện
thị trường hiện nay. Công tác nghiên cứu thị trường được công ty đặc biệt coi trọng-
Công ty đã chủ động duy trì và đẩy mạnh quan hệ buôn bán với các thị trường truyền
thống như: Tiệp Khắc, ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản. Với phương châm đường lối
ngoại giao kiên trì, mền dẻo, tận dụng mọi thời cơ cũng như cơ hội; đồng thời cũng
cố gắng tìm kiếm các đối tác làm ăn mới, khai thác triệt để thị trường trong nước và
ngoài nước.
Để đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ của mình, công ty sử dụng một
lượng vốn kinh doanh khá lớn, theo quyết toán quý IV năm 2004 thì:
*Tổng tài sản của công ty là: 320.192.589.062 đồng
Trong đó:
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là:279.422.781.333 đồng
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là: 40.769.807.729 đồng
*Doanh thu:
- Năm 2003 là: 292.070.384.074 đồng
- Năm 2004 là: 279.523.698.198 đồng
*Tổng nhân viên công ty hiện nay là: 789 người, trong đó nhân viên quản
lý là 106 người.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh:
2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ:
Với chức năng và nhiệm vụ chính là kinh doanh xuất nhập khẩu mà chủ
yếu là chức năng nhập khẩu các loại vật tư thiết bị phục vụ cho ngành đường sắt và
các ngành khác có nhu cầu, tổ chức quá trình lưu thông hàng hoá từ nước ngoài đến
các tổ chức tiêu dùng nội địa. Kinh doanh thương mại, dịch vụ, liên doanh đầu tư
trong nước và ngoài nước, tổ chức sản xuất và gia công, tổ chức cung ứng vật tư,
thiết bị, phụ tùng đường sắt, sản xuất tà vẹt và sản phẩm gỗ phục vụ cho ngành
đường sắt. Chúng ta có thể khái quát chức năng, nhiệm vụ của công ty như sau:
 XNK vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng công trình,
vận tải trong và ngoài ngành.
 Được quyền nhập khẩu uỷ thác
 Tổ chức sản xuất và liên kết các mặt hàng xuất khẩu, thu mua sắt thép, phế
liệu và các loại mặt hàng theo giá thoả thuận với các đơn vị để tập trung xuất
khẩu.
 Tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu các loại mặt hàng không thuộc diện cấm
của pháp luật.
 Tạo nguồn ngoại tệ cho ngành thông qua xuất khẩu và làm dịch vụ kiều hối
cho Việt Kiều và công nhân đi hợp tác chuyên gia hợp tác lao động quốc tế.
 Sản xuất gia công, tổ chức cung ứng các loại vật tư thiết bị, phụ tùng đường
sắt như: sản xuất tà vẹt và các sản phẩm gỗ phục vụ cho ngành đường sắt.
 Bàn buôn, bán lẻ các loại hàng thuộc phạm vi công ty kinh doanh.
Mặt hàng do công ty sản xuất, xuất nhập khẩu rất đa dạng, nhiều chủng loại,
có các nhóm kinh doanh như: nhóm phụ tùng đầu máy Bỉ, Tiệp; nhóm các vật tư thiết
bị Trung Quốc, ấn Độ, Nhật, Đức... Mỗi nhóm từ hàng chục tới hàng trăm phụ tùng,
thiết bị cho việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ đường sắt. Công ty cung cấp các mặt hàng
cho các đơn vị ngành đường sắt trên toàn quốc như: các xí nghiệp đầu máy Hà Nội,
xí nghiệp đầu máy Vinh, xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng và các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ
tầng là các xí nghiệp cầu đường.
Công ty nhập theo hình thức trực tiếp hoặc uỷ thác:
*Trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng:
- Phụ tùng đầu máy Bỉ, Tiệp, Trung Quốc, ấn Độ.
- Thép hợp kim
- Phụ tùng toa xe khách, toa xe hàng.
*Trực tiếp bán các mặt hàng:
- Phụ tùng Bỉ
- Phụ tùng Tiệp
- Phụ tùng toa xe
- Phụ kiện cầu đường, đường sắt.
Để thực hiện chức năng nhiệm vụ trên, công ty có quyền ký kết hợp đồng
xuất nhập khẩu với các bạn hàng trong và ngoài nước, hợp tác đầu tư ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, được vay vốn tại Ngân hàng. Công ty được
giao và quản lý sử dụng các nguồn vốn, tài sản, cũng như nguồn nhân lực. Để sử
dụng nguồn vốn có hiệu quả cũng như các hợp đồng kinh tế được ký kết ngày càng
tăng lên thì công ty cần phải cố gắng hết sức để thực hiện tốt nhất các hợp đồng kinh
tế mà đã được ký kết, thể hiện thông qua việc thu được lợi nhuận cao nhất đến mức
có thể từ các hợp đồng đó. Có như vậy mới đảm duy trì, mở rộng mối quan hệ với
khách hàng, tạo niềm tín và uy tín với khách hàng- điều này vô cùng quan trọng đối
với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào muốn đứng vững trên thị trường hiện
nay và phát triển được trong tương lai.
Bên cạnh đó công ty không ngừng cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh
thần và điều kiện lao động tốt cho nhân viên, đồng thời thường xuyên phải bồi dưỡng
và nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động với mục đích khuyến khích
người lao động tăng cao năng suất và tận tình hết mình vì công ty.
2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Trong năm qua, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị chuyên dùng
cho ngành đường sắt ngày càng khó khăn hơn, cơ chế thị trường chi phối, cạnh tranh
quyết liệt, những lô hàng lớn chủ yếu phải qua đấu thầu. Tình trạng thiếu vốn để sản
xuất kinh doanh, hàng hoá bán ra không thu được tiền ngay, nợ kéo dài, trong khi đó
phải lo trả lãi tiền vay vẫn thường xuyên diễn ra trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh. Mặt khác, bước vào thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong những
năm đầu của thiên niêm kỷ mới với biết bao những nét khởi sắc mới, sự kiện và
công việc mới. Song trong những năm qua với sự quan tâm của lãnh đạo Liên hiệp
đường sắt Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng bộ công ty, Ban giám đốc phối hợp
chặt chẽ với các phòng ban và tinh thần ý thức của cán bộ công nhân viên trong công
ty mà toàn công ty đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành kế hoạch sản xuất
kinh doanh đề ra hàng năm với mức tăng trưởng cao.
 Đặc điểm kinh doanh: Công ty VIRASIMEX là một đơn vị độc lập về kinh tế
thuộc diện chịu Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các mặt hàng mà công ty
kinh doanh thông thường rất đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã với
những mức thuế suất khác nhau, hàng tháng kế toán phải kê khai thuế phát sinh trong
kỳ để được khấu trừ và nộp thuế theo nghĩa vụ cho ngân sách. Thông thường số thuế
mà công ty phải nộp phụ thuộc vào số lượng hàng hoá bán ra và mua vào trong kỳ.
Để hiểu rõ hơn về điều đó cần tìm hiểu về mặt hàng và thị trường kinh doanh của
công ty.
- Mặt hàng kinh doanh:
1. Hệ thống thiết bị thông tin, tín hiệu
2. Phụ tùng đầu máy toa xe
3. Ray, ghi phụ kiện dầm cầu
4. Phụ tùng thiết bị lẻ
5. Phụ kiện cầu đường
6. Gỗ xẻ, tà vẹt gỗ
7. Tà vẹt bê tông và dụng cụ chuyên dùng
8. Kim loại chế phẩm
9. Hoá chất
10. Hoá chất, tạp phẩm phế liệu
Trong mỗi loại trên còn được chi tiết ra cụ thể hơn nữa để theo dõi và
quản lý.
- Thị trường kinh doanh:
Với điều kiện như nước ta hiện nay và do đặc trưng của ngành đường
sắt thường đòi hỏi các vật tư thiết bị với hàm lượng khoa học – kỹ thuật cao mà trong
nước khó có thể đáp ứng được cho nên công ty chủ yếu phải nhập khẩu từ các nước :
Tiệp, ấn Độ, Bỉ, úc…
Ngược lại, với thị trường bán của công ty lại chủ yếu là trong nước
(90%-95%) với quy mô rộng lớn, trải dài khắp cả nước công ty đã có quan hệ buôn
bán với trên 50 khách hàng có nhu cầu khác nhau, trong khi đó thị trường xuất khẩu
chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (5%- 10%) chủ yếu công ty xuất sang: Trung Quốc, Hồng
Kông… trên phương châm chung: “Nắm chắc bạn hàng, giữ chữ tín với bạn hàng và
tranh thủ thu hút thêm các bạn hàng mới”.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Quản lý là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Bởi khi một doanh
nghiệp có bộ máy quản lý tốt thì sẽ lãnh đạo doanh nghiệp của mình đạt kết quả cao
trong kinh doanh. Để quản lý có hiệu quả thì đòi hỏi phải tổ chức bộ máy quản lý phù
hợp cùng đội ngũ quản lý có trình độ, có năng lực. Do nhận thức đúng đắn tầm quan
trọng đó, công ty đã từng bước củng cố tổ chức cơ cấu phòng ban, tuyển chọn nhân
viên, cán bộ mới có trình độ cao, đồng thời đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho công
nhân cán bộ cũ của công ty cho phù hợp vớ công việc và phục vụ cho kế hoạch xây
dựng công ty lâu dài.
Về mặt tổ chức: Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, thủ trưởng quản lý điều hành trong kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm
chủ của tập thể.
Về mặt sản xuất kinh doanh: Xuất phát từ đặc điểm của ngành đường sắt là trải
dài, rộng khắp đất nước nên các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành được thành
lập theo địa chỉ tuyến đường để phục vụ cho công tác chạy tàu.
Do đặc điểm trên mà ngành vật tư đường sắt cũng được thành lập theo tuyến để
đảm bảo cung ứng vật tư đến tận hiện trường, trách lãng phí đảm bảo tiến độ, phục
vụ kịp thời cho vận tải đường sắt. Do vậy bộ máy kinh doanh của công ty được thành
lập phù hợp với đặc điểm của ngành và phục vụ đắc lực cho việc sản xuất kinh doanh
của công ty.
Sơ đồ tóm tắt tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh của công ty VIRASIMEX.
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Phòn
g kỹ
thuậ
t
công
nghệ
Xí
nghiệp
cơ khí
đường
sắt
Đông
Anh
Chi
nhánh
tại
TPHCM
Ban giám
đốc
Các phòng quản lý Các phòng ban nghiệp
vụ kinh doanh
Phòn
g kế
hoạc
h
thốn
g kê
Phòng
tổ
chức
cán
bộ
lao
động
Phòn
g
tài
chín
h kế
toán
Phòn
g
hành
chín
h
tổng
Phòng
kinh
doanh
xuất
nhập
khẩu
I
Phòng
kinh
doanh
xuất
nhập
khẩu
II
Xí
nghiệ
p vật
tư
đường
sắt
Hà
Xí
nghiệp
vật tư
đường
sắt
Đông
Anh
Xí
nghiệ
p vật
tư
đường
sắt
Xí
nghiệ
p vật
tư
đường
sắt
Thanh
Xí
nghiệ
p vật
tư
đường
sắt
Chi
nhấn
h
tại
Hải
Chi
nhán
h
Lào
Cai
Trung
tâm
xuất
khẩu
lao
Chi
nhán
h
tại
Lạng
Trung
tâm
dịch vụ
khách
sạn Sầm
Với mạng lưới các cơ sở kinh doanh và cơ cấu tổ chức như trên bộ máy công ty
có hoạt động như sau:
Ban giám đốc: Đứng đầu là giám đốc, có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý chung
toàn bộ công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên và cán bộ công nhân viên
chức về tổ chức điều hành và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Sử dụng,
bảo toàn và phát triển các loại vốn, tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật do Nhà nước giao.
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và dự án đầu tư cho hàng năm,
phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý, quy hoạch đào tạo của doanh nghiệp.
Các phòng chức năng, quản lý nghiệp vụ được tổ chức theo yêu cầu của công tác
quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thể như sau:
 Phòng hành chính tổng hợp: Tổ chức công tác hành chính của công ty, quản lý
và sử dụng hợp cách về chứng chỉ Nhà nước (con dấu và chức danh của công ty)
quản lý các hồ sơ, tài liệu của Nhà nước và công ty, thông tin báo chí ...
 Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính tham mưu cho
giám đốc, tạo nguồn sử dụng vốn. Tiến hành các hoạt động tài chính đối với Nhà
nước và cấp trên, thực hiện công tác tài chính nội bộ công ty và các bạn hàng. Chỉ
đạo hướng dẫn trên cơ sở nghiệp vụ tài chính, thống kê, kế toán. Kiểm tra việc thực
hiện các chế độ, thể lệ tài chính, phân tích hoạt động kinh tế ở công ty và cơ sở, trực
tiếp ký và thanh toán các hợp đồng kinh tế.
 Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương: Có nhiệm vụ tham mưu để xuất tổ
chức bộ máy quản lý, cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty và của cơ sở quản lý
cán bộ công nhân viên chức, lập dự án bố chí sử dụng lao động, xây dựng và thực
hiện các loại tiêu chuẩn thuộc nghiệp vụ lao động tiền lương.
 Phòng kế hoạch thống kê: Có nhiệm vụ dự kiến, xác lập kế hoạch sản xuất, kỹ
thuật tài chính và đời sống xã hội của toàn công ty. Tổ chức giao nhiệm vụ, thẩm
hạch, xét duyệt kế hoạch của cơ sở. Dự thảo các hợp đồng kinh tế, lập phương án
thực thi, giao nhiệm vụ cho các cơ sở thực hiện. Tổ chức và chủ trì các hội nghị tư
vấn.
 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Tổ chức thu nhập thông tin kinh tế xuất
nhập khẩu trong và ngoài nước. Hoạch định chương trình, trực tiếp chỉ đạo từ đầu
đến cuối việc thực thi hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu, quan hệ giao dịch với bạn
hàng. Trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ các chi nhánh.
 Phòng xây dựng: Tham mưu việc thực hiện các dự án xây dựng của công ty.
Thực hiện xây dựng, tu bổ, sửa chữa các cửa hàng, cơ sở làm việc của công ty cùng
các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của công ty.
Các xí nghiệp trực thuộc có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh các loại vật tư thiết
bị chuyên ngành.
 Xí nghiệp vật tư- thiết bị đường sắt Hà Nội: Kinh doanh vật tư thiết bị, hàng
hoá phục vụ tuyến đường sắt phía Nam, phía Đông (tuyến đường sắt Thống Nhất và
Hải Phòng).
 Xí nghiệp vật tư- thiết bị đường sắt Đông Anh: Kinh doanh vật tư thiết bị phục
vụ tuyến đường sắt phía Tây, phía Bắc (Tuyến đường sắt Lào Cai, Lạng Sơn).
 Xí nghiệp vật tư- thiết bị đường sắt Vinh: Kinh doanh vật tư thiết bị phục vụ
tuyến đường sắt miền Trung.
 Xí nghiệp cơ khí đường sắt Đông Anh: Sản xuất phụ kiện cầu đường và một số
sản phẩm gỗ khác cung cấp cho toàn ngành và cho xuất khẩu.
 Xí nghiệp vật tư- thiết bị đường sắt Vĩnh Phú và Thanh Hoá: Chuyên sản xuất
tà vẹt gỗ và chế biến một số sản phẩm gỗ khác cung cấp cho toàn ngành và cho xuất
khẩu.
Các chi nhánh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ tìm nguồn hàng, khách hàng
trong và ngoài nước với các hình thức, biện pháp kinh doanh dưới sự chỉ đạo của
công ty. Tiếp nhận hàng nhập khẩu từ các cửa khẩu đường biển và biên giới. Giữa
các phòng ban chức năng, các xí nghiệp trực thuộc và các chi nhánh có mối quan hệ
chặt chẽ và có trách nhiệm ngang nhau trong công tác được giao, phối hợp tiến hành
trên cơ sở đúng chức năng, có phân công cụ thể, trong đó phòng tài chính kế toán giữ
vai trò đặc biệt quan trọng.
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới sản xuất của công ty:
Công ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị đường sắt (gọi tắt là công ty
VIRAXIMEX) từ khi thành lập và đi vào hoạt động mặc dù phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường nhưng công ty đã không ngừng cố gắng
vươn lên để tìm cho mình một vị trí thích hợp trên thương trường. Đó là nhờ công ty
đã có những thuận lợi nhất định.
2.1.4.1. Những thuận lợi:
Công ty đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước, bởi công ty hoạt
động dưới sự quản lý của Liên hiệp đường sắt Việt Nam và chịu sự quản lý của
ngành đường sắt về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Với chức năng thực hiện
nhiệm vụ nhập khẩu các thiết bị ngành đường sắt phục vụ cho ngành, công ty đã
khẳng định được vai trò của mình trong kinh doanh. Công ty được Liên hiệp đường
sắt Việt Nam tin tưởng giao phó cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và do có
sự định hướng đúng đắn của Nhà nước nên công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để
tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.
Từ khi công ty được Liên hiệp đường sắt Việt Nam giao nhiệm vụ nhập khẩu
và cung ứng thiết bị, vật tư đường sắt, việc cung cấp thiết bị đường sắt cho các đơn
vị nội bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng
quan hệ ngoại giao phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Và đặc biệt công ty còn
được tự do thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu lao động và xuất nhập khẩu vật tư thiết
bị mà không phụ thuộc vào kế hoạch của ngành đường sắt từ đó công ty đã nâng cao
được doanh thu tiêu thụ của mình.
Ngoài ra, công ty còn có những điều kiện thuận lợi do bản thân công ty có một
đội ngũ lao động có trình độ, đều tốt nghiệp Đại học, có tinh thần trách nhiệm cao.
Đội ngũ cán bộ lao động giàu kinh nghiệm, năng động và sáng tạo chính là cơ sở để
tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Trên đây là những thuận lợi trong kinh doanh của công ty. Tuy nhiên bên
cạnh đó công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
2.1.4.2. Những khó khăn:
Trong xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh trong
kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt. Vì vậy, muốn tồn tại và đứng vững được trên
thị trường thì các doanh nghiệp đều phải không ngừng cố gắng vươn lên để khẳng
định vị trí của mình. Trong điều kiện như vậy, công ty lại gặp rất nhiều khó khăn
trong vấn đề giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu và tiếp nhận hàng hoá bởi sự quản lý
còn mang nặng tính quan liêu bao cấp của Nhà nước và đặc biệt là mức thuế nhập
khẩu liên tục thay đổi, có xu hướng ngày càng tăng làm cho hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu gặp nhiều trở ngại.
Mặc dù có rất nhiều nỗ lực trong kinh doanh nhưng công tác quản lý còn nhiều
thiếu sót và thực sự chưa đem lại hiệu quả cao.
Hàng hoá của công ty được nhập khẩu theo kế hoạch của ngành đường sắt cho
nên công ty chưa thực sự chủ động trong việc xác định chi phí cũng như giá bán của
sản phẩm. Chính vì vậy, đây trở thành một khó khăn trong công tác quản lý chi phí
của công ty.
Và hàng năm công ty chưa đề ra được kế hoạch cụ thể cho việc lưu chuyển hàng
hoá và chi phí lưu thông hàng xuất nhập khẩu mà chỉ đề ra kế hoạch xuất nhập khẩu
cho nên vẫn chưa đưa ra được biện pháp phù hợp để tăng vòng lưu chuyển hàng hoá
và giảm chi phí lưu thông.
2.1.4.3. Những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng trên là:
Do tính phức tạp của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đặc thù kinh
doanh của công ty là những vật tư chuyên dùng của ngành đường sắt đa dạng và
phong phú về chủng loại.
Do trình độ tổ chức quản lý, trình độ kế toán trong các chi nhánh, các đơn vị
trực thuộc cũng như nội bộ công ty còn nhiều hạn chế.
Những thuận lợi và khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty, từ đó cần phải nhận thức và hạn chế những khó khăn,
tận dụng thuận lợi vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty:
2.2.1. Phân tích kết cấu và diễn biến của nguồn vốn và sử dụng vốn tại công ty:
Như chúng ta đã biết, tổng số vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại vốn: VLĐ
và VCĐ; còn nguồn vốn gồm 2 loại: Nguồn vốn vay và nguồn VCSH. Trong mỗi
loại vốn và nguồn vốn lại bao gồm nhiều loại vốn và nguồn vốn khác nhau. Việc
phân bổ vốn cho từng khâu, từng quá trình hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
thông qua cơ cấu vốn, của nguồn vốn và sự biến động từng loại vốn, từng loại nguồn
vốn của doanh nghiệp, người ta sẽ đánh giá được một phần thực trạng tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
Về cơ cấu sử dụng vốn (tài sản) và sự biến động của nó:
Nhìn vào BCĐKT ta có thể đánh giá khái quát như sau:
Trong năm 2004, tổng tài sản của công ty đang quản lý và sử dụng giảm
12.072.734.807đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,63%. Số giảm này phản ánh đã có sự
giảm đi về quy mô hoạt động của công ty. Điều này thể hiện thông qua số liệu chi
tiết sau:
 TSLĐ & ĐTNH: Trong năm đã giảm 14.388.581.993 tương ứng với số
tương đối là 4,9%, đồng thời tỷ trọng của TSLĐ & ĐTNH trong tổng Tài sản của
công ty cũng giảm 1,16%, cụ thể là: đầu năm 2004 chiếm 88,43% tổng tài sản, cuối
kỳ tỷ trọng đó là 87,27%. Ta thấy TSLĐ & ĐTNH chiếm tỷ trọng rất lớn, tuy nhiên
do công ty VIRASIMEX là một công ty kinh doanh thương mại nên đó là một điều
dễ hiểu và rất hợp lý. Trong đó, sử dụng vốn chủ yếu nằm trong hàng hoá bán chịu;
tuy nhiên nếu nhu cầu thị trường tiêu thụ về sản phẩm này không cao thì điều đó có
thể chấp nhận được, còn ngược lại đó là điều không mong muốn, giải pháp cho vấn
đề này là doanh nghiệp cần phải có chính sách tín dụng thương mại hợp lý và nên
duy trì mức độ thu hồi nợ như năm vừa qua, cụ thể: năm 2003 là 197.051.988.176đ
chiếm tỷ trọng 67,07% trong tổng TSLĐ & ĐTNH và năm 2004 là 158.235.097.785đ
tương ứng với tỷ trọng 56,63%. Ta thấy, khoản mục này giảm tới 38.816.890.391đ
tương ứng với tỷ lệ giảm là 19,70% kéo theo tỷ trọng giảm 10,44%. Điều này chứng
tỏ trong một năm qua công ty đã cố gắng hết sức và có chính sách rất hợp lý trong
vấn đề thu hồi nợ.
Trong số các khoản thu, thì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn
nhất, cụ thể: năm 2003 là 124.707.904.494đ tương ứng chiếm một tỷ trọng 63,29%
trong tổng các khoản phải thu; còn năm 2004 là 95.729.815.603đ với tỷ trọng
60,50%, tuy đã giảm đến 28.978.088.891đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 23,24% nhưng
vẫn chiếm một tỷ trọng tương đối cao. Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong các khoản
phải thu là khoản mục phải thu nội bộ, cụ thể: năm 2003 là 53.428.545.623đ tương
ứng với tỷ trọng là 27,11%; và năm 2004 là 46.748.446.751đ tương ứng với tỷ trọng
29,54%; ta thấy tuy về số tuyệt đối giảm 6.680.098.872đ, nhưng tỷ trọng lại tăng lên
trong năm 2004 là 2.43%. Điều này đối với công ty không đáng lo ngại lắm vì công
ty có rất nhiều chi nhánh trải dài từ Bắc vào Nam nên khoản mục này chiếm tỷ trọng
thứ 2 cũng là điều chấp nhận được. Tuy nhiên, chỉ tiêu phải thu khác lại tăng lên
đáng kể, cụ thể: năm 2003 là 7.022.573.715đ tương ứng chiếm tỷ trọng 3,56%; và
đến cuối năm 2004 con số đó đã lên 9.296.990.171đ với tỷ trọng lớn hơn là 5,88%.
Như vậy chỉ trong vòng một năm khoản mục này đã tăng 2.274.452.456đ tương ứng
với tỷ lệ tăng là 32,39%- điều này chứng tỏ trong năm qua một phần vốn của công ty
vẫn bị chiểm dụng không hợp lý. Tuy vậy, qua số liệu vừa phân tích ở trên ta có thể
khẳng định rằng: TSLĐ & ĐTNH giảm là do công ty đã thu hồi được một số vốn bị
chiếm dụng tối đa để trách tình trạng nợ đọng nhiều.
Với khoản mục tiền : Theo số liệu trong BCĐKT ta thấy lượng tiền mặt tại quỹ
và tiền gửi ngân hàng (TGNH) đều tăng lên rất cao, cụ thể: năm 2003 tổng tiền mặt
của công ty chỉ là 9.855.420.855đ tương ứng chỉ chiếm 3,35% trong tổng TSLĐ &
ĐTNH, nhưng đến năm 2004 là 24.309.655.640đ tương ứng với tỷ trọng là 8,70%.
Như vậy trong một năm qua lượng tiền của công ty đã tăng 14.454.234.785đ ứng với
một tỷ lệ tăng là 146,66%- một tỷ lệ tăng khá cao, kéo theo tỷ trọng tăng là 5,53%.
Đi vào các khoản mục chi tiết hơn ta thấy: trong tổng tiền mặt của công ty thì TGNH
chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoản mục này chiếm đến 95,15% tổng tiền trong năm 2003
và tỷ trọng này là 90,09% trong năm 2004. Tuy có giảm đi một tỷ trọng là 5,06%
nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Tổng tiền của công ty tăng lên là do cả tiền mặt tại
quỹ và TGNH của công ty đều tăng lên với một tỷ lệ rất cao, cụ thể là: TGNH tăng
133,53% và tiền mặt tại quỹ tăng 404,46%- tăng gấp 3 lần so với mức tăng TGNH.
Điều này có thể lý giải là trong năm qua có lẽ công ty nhận định rằng lãi suất của
ngân hàng không ổn định cùng với sự biến động của tỷ giá và giá vàng, công ty đã
chủ động tăng tỷ lệ tiền mặt tại quỹ hơn so với TGNH để giảm thiểu rủi ro cũng là
một giải pháp trong tình hình kinh doanh của công ty khi gặp nhiều khó khăn. Mặt
khác, qua số liệu đó ta cũng khẳng định một điều đó là công ty chủ yếu thanh toán
các khoản tiền giao dịch qua Tài khoản ngân hàng- đây là một điều rất hợp lý đối với
công ty trong tình hình kinh tế thị trường hiện nay.
Bảng 01: Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính:
VNĐ
Chỉ tiêu Cuối năm 2002 Số đầu năm (Cuối 2003) Số cuối kỳ (Cuối 2004) Chênh lệch
TàI sản Số tiền Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền Tỷ lệ (%)
Tỷ
trọng(%)
A. TSLĐ và ĐT
ngắn hạn
263.700.048.517 293.811.363.326 88,43 279.422.781.333 87,27
-
14.388.581.993
-4,90 -1,16
I. Tiền 8.450.852.677 9.855.420.855 3,35 24.309.655.640 8,70 14.454.234.785 146,66 5,35
1. Tiền mặt tại quỹ 307.696.026 477.638.731 4,85 2.409.477.830 9,91 1.931.839.099 404,46 5,06
2. Tiền gửi ngân
hàng
8.143.156.651 9.377.782.124 95,15 21.900.177.810 90,09 12.522.395.686 133,53 -5,06
II. Các khoản
ĐTTC NH
0 0 0,00 0 0,00 0 0,00
III. Các khoản
phải thu
157.282.358.577 197.051.988.176 67,07 158.235.097.785 56,63
-
38.816.890.391
-19,70 -10,44
1. Phải thu của
khách hàng
91.153.646.960 124.707.904.494 63,29 95.729.815.603 60,50
-
28.978.088.891
-23,24 -2,79
2. Trả trớc cho ng-
ời bán
10.031.543.825 11.218.776.784 5,69 3.474.590.257 2,19 -7.744.186.527 -69,03 -3,50
3. VAT đợc khấu
trừ
3.236.195.320 674.223.560 0,34 2.985.254.998 1,88 2.311.031.438 342,77 1,54
4. Phải thu nội bộ 47.358.340.644 53.428.545.623 27,11 46.748.446.751 29,54 -6.680.098.872 -12,50 2,43
5. Phải thu khác 5.502.631.828 7.022.537.715 3,56 9.296.990.171 5,88 2.274.452.456 32,39 2,32
IV. Hàng tồn kho 90.487.139.539 77.890.942.035 26,51 91.479.119.479 32,74 13.588.177.444 17,45 6,23
1. Chi phí SXKD
dở dang
9.763.979.313 9.256.123.450 11,88 10.460.178.258 11,43 1.204.054.808 13,01 -0,45
2. Hàng hoá 80.723.160.226 68.634.818.585 88,12 81.018.941.221 88,57 12.384.122.636 18,04 0,45
V. TSLĐ khác 7.479.697.724 9.013.012.260 3,07 5.398.908.429 1,93 -3.614.103.831 -40,10 -1,14
B. TSCĐ và
ĐTDH
37.939.408.475 38.453.960.543 11,57 40.769.807.729 12,73 2.315.847.186 6,02 1,16
I. TSCĐ 34.774.920.085 35.495.502.335 92,31 35.097.496.674 86,07 -398.005.661 -1,12 -6,24
1. Nguyên giá
TSCĐHH
50.549.190.398 54.590.423.160 51.960.225.381 -2.630.197.779 -4,82 0,00
2. Hao mòn
TSCĐHH
-15.774.270.313 -19.094.920.808 -16.862.728.707 2.232.192.101 -11,69 0,00
II. Các khoản ĐT
dài hạn
1.906.031.500 1.906.031.500 4,96 1.906.031.500 4,68 0 0,00 -0,28
1. Đầu t CK dài
hạn
1.502.537.700 1.502.537.700 78,83 1.502.537.700 78,83 0 0,00 0,00
2. Góp vốn liên
doanh
403.493.800 403.493.800 21,17 403.493.800 21,17 0 0,00 0,00
III. Chi phí XDCB
DD
0 847.093.574 2,20 897.077.456 2,20 49.983.882 5,90 0,00
IV. Ký quỹ ký cợc
DH
0 0 0,00 500.000.000 1,23 500.000.000 1,23
V. Chi phí trả trớc
DH
1.258.456.890 205.333.134 0,53 2.369.202.099 5,81 2.163.868.965 1.053,83 5,28
Tổng Tài sản 301.639.456.992 332.265.323.869 320.192.589.062
-
12.072.734.807
-3,63
Nguồn vốn Số tiền Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số chênh lệch Tỷ lệ(%)
Tỷ
trọng(%)
A. Nợ phải trả 249.522.007.522 236.091.819.814 71,06 268.978.589.887 84,01 32.886.770.073 13,93 12,95
I. Nợ ngắn hạn 238.195.839.617 214.114.203.802 90,69 252.424.773.292 93,85 38.310.569.490 17,89 3,16
1. Vay ngắn hạn 85.317.754.645 50.839.309.875 23,74 83.884.827.804 33,23 33.045.517.929 65,00 9,49
2. Phải trả khách
hàng
30.649.380.658 32.242.184.653 15,06 30.370.124.842 12,03 -1.872.059.811 -5,81 -3,03
3. Ngời mua trả 1.710.651.802 785.504.518 0,37 1.482.465.253 0,59 696.960.735 88,73 0,22
tiền trớc
4.Thuế & các
khoản phải nộp NN
343.886.372 516.612.919 0,24 912.552.643 0,36 395.939.724 76,64 0,12
5. Phải trả CNV 2.744.395.592 3.325.521.678 1,55 2.879.879.110 1,14 -445.642.568 -13,40 -0,41
6. Phải trả nội bộ 62.583.388.934 60.290.805.757 28,16 69.246.968.211 27,43 8.956.162.454 14,85 -0,73
7. Phải trả phải nộp
khác
54.846.381.614 66.114.264.402 30,88 63.647.955.429 25,22 -2.466.308.973 -3,73 -5,66
II. Nợ dài hạn 11.326.167.905 21.977.616.012 9,31 16.494.522.805 6,13 -5.483.093.207 -24,95 -3,18
Vay dài hạn 11.326.167.905 21.977.616.012 100 16.494.522.805 100 -5.483.093.207 -24,95 0,00
III. Nợ khác 0 0 0,00 59.293.790 0,02 59.293.790 0,02
Chi phí phải trả 0 0 0,00 59.293.790 100 59.293.790 100,00
B. Nguồn VCSH 52.117.449.470 96.173.504.055 28,94 51.213.999.175 15,99
-
44.959.504.880
-46,75 -12,95
I. Nguồn vốn quỹ 52.102.283.752 95.998.536.502 99,82 51.198.833.457 99,97
-
44.799.703.045
-46,67 0,15
1. Nguồn vốn kinh
doanh
47.953.393.830 91.800.347.549 95,63 47.041.611.046 91,88
-
44.758.736.503
-48,76 -3,75
2. Quỹ Đầu t phát
triển
1.556.058.281 1.556.058.281 1,62 1.556.058.281 3,04 0 0,00 1,42
3. Quỹ dự phòng 69.298.423 69.298.423 0,07 69.298.423 0,14 0 0,00 0,07
tài chính
4. Lợi nhuận cha
phân phối
1.511.489.094 1.560.788.125 1,63 1.519.821.583 2,97 -40.966.542 -2,62 1,34
5. Nguồn vốn đầu t
XDCB
1.012.044.124 1.012.044.124 1,05 1.012.044.124 1,97 0 0,00 0,92
II.Nguồn kinh phí,
quỹ khác
15.165.718 174.967.553 0,18 15.165.718 0,03 -159.801.835 -91,33 -0,15
1. Quỹ khen thởng 15.165.718 104.516.718 59,73 15.165.718 100 -89.351.000 -85,49 40,27
2. Quỹ trợ cấp mất
việc làm
0 70.450.835 40,27 0 -70.450.835 -100 -40,27
Tổng nguồn vốn 301.639.456.992 332.265.323.869 320.192.589.062
-
12.072.734.807
-3,63
Lượng hàng tồn kho cuối năm 2004 đã tăng lên 13.588.177.444đ ứng với tỷ lệ
tăng là 17,45% kéo theo tỷ trọng tăng 6,23% và khoản mục này chiếm tỷ trọng thứ 2
trong tổng TSLĐ và ĐTNH (sau khoản mục các khoản phải thu), cụ thể: năm 2003 là
77.890.942.035đ - chiếm tỷ trọng 26,51%; và năm 2004 là 91.479.119.479đ - chiếm tỷ
trọng 32,74%. Tuy chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng TSLĐ & ĐTNH nhưng cũng
không phải là quá cao so với công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị vật
tư như công ty VIRASIMEX. Tuy nhiên, trong năm qua việc kinh doanh của công ty
còn gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu còn quá nhỏ bé và chủ
yếu là tiêu thị trong nước. Giải pháp cho vấn đề này là công ty cần tìm kiếm và mở
rộng thị trường cả thị trường trong nước và thị trường thế giới mà đặc biệt là thị trường
thế giới cho công tác tiêu thụ hàng hoá, đồng thời cũng cần điều chỉnh giá bán phù hợp
để tăng khối lượng hàng bán ra.
Tuy tỷ trọng hàng tồn kho trong cơ cấu TSLĐ & ĐTNH của công ty không lớn
đến mức phải đáng lo ngại, nhưng trong một năm qua tỷ trọng này lại tăng lên một cách
đáng kể, tỷ trọng tăng 17,45%- chúng ta biết rằng, hàng tồn kho bị coi là vốn chết vì nó
không vận động sinh lời, đồng thời lại mất chi phí bảo quản- chi phí lưu kho. Và nó có
thể làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty góp phần làm ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Do đó, công ty cũng cần có
kế hoạch hợp quản lý hàng tồn kho thật chặt chẽ và chi tiêt đến từng khoản mục nhỏ,
vừa, đặc biệt phải vừa tiết kiệm được chi phí lưu kho, bảo quản, vừa bảo đảo cho hoạt
động kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục.
TSLĐ khác: giảm một cách đáng kể, cụ thể: năm 2003 là 9.013.012.260đ- chiếm
tỷ trọng 3,07% trong tổng TSLĐ & ĐTNH và năm 2004 giảm chỉ còn 5.398.908.429đ -
tương ứng v ới tỷ trọng 1,93%. Như vậy trong một năm khoản mục này đã giảm được
3.614.103.831đ và ứng với tỷ lệ giảm là 40,10%. Điều này chứng tỏ công ty đã tiết
kiệm được một khoản khá lớn trong vấn đề sử dụng vốn không rõ ràng- đây là một việc
rất tốt và cần duy trì trong các năm tiếp theo.
 TSCĐ & ĐTDH: Trong năm qua TSCĐ & ĐTDN của công ty đã tăng
2.315.847.186đ - tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,02% và tỷ trọng tăng là 1,16%. Xem xét
chi tiết ta thấy:
TSCĐ: giảm 398.055.661đ- ứng với tỷ lệ giảm là 1,12% và tỷ trọng giảm là
6,24%. Chứng tỏ trong một năm qua công ty đã tiến hành thanh lý và nhượng bán một
số TSCĐ không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng của công ty nữa. Đây là một việc làm
hết sức hợp lý khi công ty đang từng bước chuyển đổi hình thức sở hữu từ DNNN sang
CTCP trong thời gian tới đây. Tuy vậy, khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong tổng TSCĐ & ĐTDH.
Khoản mục ĐTDN: không có gì thay đổi về số tuyệt đối trong một năm qua và
chiếm tỷ trọng thấp thậm chí còn bị giảm xuống, cụ thể: cả 2 năm đều chỉ có
1.906.031.500đ và năm 2003 tỷ trọng là 4,96% còn năm 2004 giảm còn 4,68%. Chứng
tỏ trong một năm qua công ty đã không chú trọng đến việc đầu tư vào các chứng khoán
dài hạn cũng như góp vốn vào liên doanh.
Khoản mục chi phí XDCBDD: tăng 49.983.882đ- ứng với tỷ lệ tăng là 5,90%.
Điều này chứng tỏ trong một năm qua để phục vụ cho kế hoạch mở rộng điẹa bàn và
mạng lưới hoạt động kinh doanh công ty đã đầu tư vào xây dựng một số trụ sở. Tuy
nhiên, như chúng ta thấy số liệu này vẫn còn thấp vì đây mới chỉ là sự đầu tư ban đầu
của công ty.
Tóm lại, trong năm 2004 do có kế hoạch thay đổi cơ chế quản lý của Nhà nước
với công ty mà cụ thể là chuyển đổi hình thức sở hữu, cũng như tình hình kinh doanh
khó khăn chung của ngành đường sắt mà cơ cấu Tài sản cảu công ty cũng có nhiều biến
động, công ty cũng đã chủ động trong việc thay đổi này để phù hợp v ới tình hình kinh
doanh của công ty.
Về cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của nó:
Nhìn vào BCĐKT ta thấy:
Năm 2004 là năm mà các khoản nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng lên, cụ
thể: năm 2003 là 236.091.819.814đ- chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn là
71,06%; năm 2004 con số này là 268.978.589.887đ- ứng với tỷ trọng 84,01%. Như vậy
trong một năm nợ phải trả đã tăng lên đến 32.886.770.073đ- ứng với tỷ lệ tăng 13,93%
kéo theo tỷ trọng tăng 12,95%. Trong đó, khoản mục nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu cụ
thể: năm 2003 là 214.114.203.802đ - tỷ trọng 90,69%; năm 2004 là 252.242.773.292đ-
tỷ trọng 93,85%. Vậy nợ phải trả của công ty tăng lên chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng
tương đối mạnh. Đi vào số liệu chi tiết của khoản mục nợ ngắn hạn ta thấy:
*Nợ ngắn hạn của công ty tăng là do các khoản mục vay ngắn hạn, người mua trả
tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả nôị bộ trong năm qua tăng
mạnh. Cụ thể: khoản mục vay ngắn hạn tăng 33.045.517.929đ- tương ứng với tỷ lệ tăng
65%; khoản mục người mua trả tiền trước tăng 696.960.735đ- tỷ lệ tăng tương ứng
88,73%; khoản mục thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng 395.939.724đ- tỷ lệ
tăng tương ứng 76,64%; khoản mục phải trả nội bộ tăng 8.956.162.454đ- tỷ lệ tăng
14,85%. Điều này chứng tỏ gánh nặng nợ của công ty đã tăng lên rất mạnh.
 Yếu tố phải trả khách hàng giảm 1.872.059.811đ - tương ứng với tỷ lệ giảm
5,81% và kéo theo tỷ trọng giảm 3,03%. Với việc công ty phải giảm quy mô hoạt động
trong năm vừa qua thì yếu tố này giảm cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, việc giảm chỉ
tiêu này cho thấy trách nhiệm của công ty trong việc thanh toán nợ với khách hàng đã
được giảm bớt và uy tín của công ty với bạn hàng cũng tăng lên. Tuy nhiên, khoản mục
phải trả khách hàng chiếm một tỷ lệ không cao trong cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty,
chứng tỏ công ty đã không tận dụng được nhiều nguồn vốn này để đầu tư sinh lời. Vì
vậy vấn đề ở đây là công ty cần có những biện pháp và chính sách tốt nhằm tăng nguồn
vốn này vì nguồn vốn này không phải trả lãi.
 Chỉ tiêu người mua trả tiền trước tăng 696.960.735đ với tỷ lệ tăng tương ứng rất
cao là 88,73%, chứng tỏ trong năm 2004 tình hình tiêu thụ của công ty rất tốt và rất
thuận lợi. Công ty cần duy trì tốc độ tăng này.
 Các khoản phải trả nội bộ tăng 8.956.162.454đ - tương ứng với tỷ lệ tăng là
14,85%, nhưng tỷ trọng lại giảm 0,73%. Nguyên nhân là do trong năm 2004 công ty đã
nắm bắt được tình hình kinh doanh khó khăn của các chi nhánh thuộc công ty nên đã
cho họ giảm các khoản phải nộp cho công ty trong năm nay, và chuyển sang kỳ kinh
doanh sau. Điều này là một biện pháp để khuyến khích các chi nhánh của công ty hoạt
động có hiệu quả hơn.
 Phải trả công nhân viên giảm 445.642.568đ ứng với tỷ lệ tăng 13,40%. Trong năm
qua, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn cố gắng thanh toán các khoản nợ đối
với công nhân viên, điều này chứng tỏ công ty đã quan tâm đến đời sống của người lao
động, tạo lòng tin cho công nhân viên tập trung lao động sản xuất và cũng là biện pháp
để ổn định tâm lý của cán bộ công nhân viên khi công ty tiến hành cổ phần hoá vào thời
gian sắp tới.
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!

More Related Content

What's hot

Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của ViettelChiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của ViettelCat Van Khoi
 
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111Lâm Xung
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
VY-THỊ-HUYỀN-TRANG-K11TC1.docx
VY-THỊ-HUYỀN-TRANG-K11TC1.docxVY-THỊ-HUYỀN-TRANG-K11TC1.docx
VY-THỊ-HUYỀN-TRANG-K11TC1.docxLNguynThHng2
 
Công Tác Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Than Na Dương - VVMI
Công Tác Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Than Na Dương - VVMI Công Tác Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Than Na Dương - VVMI
Công Tác Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Than Na Dương - VVMI nataliej4
 
Giáo trình Giao tiếp kinh doanh - Mục lục
Giáo trình Giao tiếp kinh doanh - Mục lụcGiáo trình Giao tiếp kinh doanh - Mục lục
Giáo trình Giao tiếp kinh doanh - Mục lụcĐinh Chính
 
Bài tập truyền thông
Bài tập truyền thôngBài tập truyền thông
Bài tập truyền thôngGiNguyn3
 
Tiểu luận môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
Tiểu luận môn quản trị rủi ro   đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...Tiểu luận môn quản trị rủi ro   đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
Tiểu luận môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢCBÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢCOnTimeVitThu
 

What's hot (20)

Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
 
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
 
Chiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của ViettelChiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của Viettel
 
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
 
VY-THỊ-HUYỀN-TRANG-K11TC1.docx
VY-THỊ-HUYỀN-TRANG-K11TC1.docxVY-THỊ-HUYỀN-TRANG-K11TC1.docx
VY-THỊ-HUYỀN-TRANG-K11TC1.docx
 
Báo cáo thực tập Mô tả công việc thực tập tại phòng Marketing
 Báo cáo thực tập Mô tả công việc thực tập tại phòng Marketing Báo cáo thực tập Mô tả công việc thực tập tại phòng Marketing
Báo cáo thực tập Mô tả công việc thực tập tại phòng Marketing
 
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt NamLuận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
 
Công Tác Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Than Na Dương - VVMI
Công Tác Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Than Na Dương - VVMI Công Tác Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Than Na Dương - VVMI
Công Tác Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Than Na Dương - VVMI
 
Giáo trình Giao tiếp kinh doanh - Mục lục
Giáo trình Giao tiếp kinh doanh - Mục lụcGiáo trình Giao tiếp kinh doanh - Mục lục
Giáo trình Giao tiếp kinh doanh - Mục lục
 
Bài tập truyền thông
Bài tập truyền thôngBài tập truyền thông
Bài tập truyền thông
 
Tiểu luận môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
Tiểu luận môn quản trị rủi ro   đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...Tiểu luận môn quản trị rủi ro   đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
Tiểu luận môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng BIDV chi nhánh sài gòn
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng BIDV chi nhánh sài gònHoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng BIDV chi nhánh sài gòn
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng BIDV chi nhánh sài gòn
 
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
 
Đề tài công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Đề tài  công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOTĐề tài  công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Đề tài công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
 
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢCBÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC
 
Tầm nhìn1.
Tầm nhìn1.Tầm nhìn1.
Tầm nhìn1.
 
Luận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược Marketing tại Công ty Ô tô Chiến Thắng
Đề tài: Xây dựng chiến lược Marketing tại Công ty Ô tô Chiến ThắngĐề tài: Xây dựng chiến lược Marketing tại Công ty Ô tô Chiến Thắng
Đề tài: Xây dựng chiến lược Marketing tại Công ty Ô tô Chiến Thắng
 

Similar to Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!

Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duyHuệ Violet
 
7 chuong 5
7 chuong 57 chuong 5
7 chuong 5Thi8567
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...chauloan
 
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Hiếu Kều
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1Vu Huy
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakRoyal Scent
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1hong Tham
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Similar to Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM! (20)

Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_6567124212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
 
7 chuong 5
7 chuong 57 chuong 5
7 chuong 5
 
7 chuong 5
7 chuong 57 chuong 5
7 chuong 5
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty Sản Xuất Bia.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty  Sản Xuất Bia.Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty  Sản Xuất Bia.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty Sản Xuất Bia.
 
QT111.doc
QT111.docQT111.doc
QT111.doc
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
 
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
 
bao cao thuc tap
bao cao thuc tap bao cao thuc tap
bao cao thuc tap
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!

  • 1. LUẬN VĂN: Đánh giá thực trạng tài chính của công ty VIRASIMEX
  • 2. Lời mở đầu * * * * * * * * Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương maị quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian những luồng dịch chuyển hàng hoá và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết vững bền giữa cung và cầu ở những trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mặt xích cuối cùng của quá trình hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, hội nhập không chỉ còn là vấn đề lý thuyết mà là vấn đề được mọi quốc gia quan tâm. Tiến trình quốc tế hoá mở ra cho các quốc gia những cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội nhưng ngược lại chính nó lại tạo ra không ít những thách thức lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội nếu họ không biết tận dụng những cơ hội trong tiến trình này. Sau những biến động trong và ngoài nước vừa qua đã có không ít các doanh nghiệp bị “văng” ra khỏi “vòng xoáy” của “cơn lốc” thị trường, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã phải tự nguyện rút lui nhưng cũng có rất nhiều DN đã khẳng định được vị thế và khả năng phát triển tiềm tàng của mình. Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cùng với xu hướng toàn cầu hoá, mà cụ thể là đến năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của AFTA, và hiện nay đang trong quá trình xin ra nhập WTO, đã mở ra những cơ hội cùng những thách thức mới cho các doanh nghiệp. Do đó để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường rộng lớn, giàu tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro mạo hiểm này, các doanh nghiệp luôn phải nắm bắt được những biến động trên thị trường và có kế sách ứng phó kịp thời. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà một doanh nghiệp có thể giải quyết được vấn đề trên, trong khi đó phải tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả. Nhờ có phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ có cái nhìn chung nhất về thực trạng tài chính của doanh nghiệp đó, giúp các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp xác định được trong điểm trong công tác quản lý tài chính, tìm ra những giải pháp tài chính hợp lý nhằm nâng
  • 3. cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa có rất nhiều chủ thể kinh tế khác cũng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ tuỳ theo mục đích của mỗi chủ thể. Vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Là một sinh viên tài chính với những kiến thức đã tiếp thu được ở trường, em cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại công ty VIRASIMEX em đã chọn đề tài “Đánh giá thực trạng tài chính của công ty VIRASIMEX” làm đề tài chính thức cho chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề gồm 3 phần chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty VIRASIMEX. Chương 3: Các giải pháp tài chính và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
  • 4. Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1. Sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp: 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin khác nhau trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và triển vọng của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định phù hợp. 1.1.2. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý phải đưa ra rất nhiều các quyết định khác nhau như: quyết định đầu tư, quyết định về mặt hàng, về trang thiết bị, về nhân sự, về chi phí, về giá bán, về tổ chức huy động và sử dụng vốn... Các quyết định của các nhà quản lý có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của cả toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đặc biệt là các quyết định quản trị tài chính doanh nghiệp, hầu hết các quyết định khác đều dựa trên kết quả rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Nói một cách khác, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, và ngược lại tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Thông qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ có được cái nhìn chung nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tốt hay xấu, xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhờ có những thông tin thu thập được, các đối tượng sử dụng thông tin sẽ có căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với mục tiêu của mình. Cùng với sự đa dạng của các mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp, mỗi một chủ thể sẽ có nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau, cụ thể:
  • 5.  Phân tích tài chính cung cấp cho chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị doanh nghiệp, các cổ đông, người lao động những thông tin giúp cho việc đánh giá chính xác tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra các dự báo tài chính và các quyết định tài chính thích hợp, cũng như việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác thông qua phân tích tình hình tài chính giúp cho người quản lý có thể kiểm soát được kịp thời các mặt hoạt động của doanh nghiệp và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc, đồng thời khai thác các tiềm năng thế mạnh của doanh nghiệp.  Đối với các nhà đầu tư (các chủ nợ): Thông qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư muốn biết rằng đồng vốn của mình bỏ ra có sinh lời được hay không, doanh nghiệp sử dụng số vốn đó như thế nào và khả rủi ro của đồng vốn của mình đã bỏ ra có cao hay không, để từ đó các nhà đầu tư có những quyết định thích hợp về vấn đề cho vay vốn, thu hồi nợ và đầu tư vào doanh nghiệp.  Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Thông qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích kiểm tra giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xem có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước hay không. Đồng thời thông qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp còn giúp cho các cơ quan này hoạch định chính sách, cơ chế tài chính phù hợp, tạo hành lang pháp lý lành mạnh cho các doanh nghiệp, hướng dẫn và trợ giúp các doanh nghiệp phát huy những lợi thế, hạn chế những điểm yếu, tăng tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân, giải quyết các vấn đề xã hội... Như vậy, xuất phát từ mục đích sử dụng thông tin của các đối tượng trên cùng với vai trò quan trọng của các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp đối với việc ra quyết định tài chính, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu và cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sắp tới Việt Nam chính thức gia nhập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á (AFTA) và chuẩn bị tham gia vào WTO (năm 2005), cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ và những biến động của nền kinh tế thị trường, sẽ là
  • 6. những tác nhân thúc đẩy việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. 1.1.3. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin có tác dụng hữu ích trong việc tạo ra các quyết định kinh doanh. Vì vậy, phân tích hoạt động tài chính phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:  Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp được đầy đủ các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư và người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp cho họ có quyết định đúng đắn khi có các quyết định đầu tư, quyết định cho vay, quyết định thu hồi nợ... Ngoài ra còn giúp họ có những thông tin để đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hay không, cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp.  Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải cung cấp thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản vay nợ và tình hình biến động của chúng. Hơn nữa, phân tích tình hình tài chính cung cấp thông tin về việc thực hiện chức năng quản lý của người quản lý đối với doanh nghiệp. Người quản lý không chỉ có trách nhiệm về việc quản lý và bảo toàn vốn của doanh nghiệp, mà còn có trách nhiệm về việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả. 1.2. Quy trình phân tích, khái quát nội dung phân tích, cơ sở số liệu và phương pháp phân tích: 1.2.1. Quy trình phân tích: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thường được tiến hành qua các giai đoạn sau:  Lập kế hoạch phân tích: Đây là khâu đầu tiên trong quá trình phân tích. Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích. Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần thu thập, tìm hiểu.
  • 7.  Tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch. Tiến hành phân tích bao gồm các công việc sau: - Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu. - Tính toán các chỉ tiêu phân tích. - Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích. - Xác định và dự toán những nhân tố kinh tế- xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. - Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.  Kết thúc phân tích: Trong giai đoạn này cần tiến hành những công việc cụ thể sau: - Viết báo cáo phân tích. - Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích. 1.2.2. Khái quát nội dung phân tích: Để có thể đánh giá xác thực, sâu sắc tình hình tài chính của doanh nghiệp, khi tiến hành phân tích ta phải đảm bảo các nội dung phân tích cơ bản sau: - Phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng. - Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. 1.2.3. Cơ sở số liệu: Để thực hiện phân tích tài chính của doanh nghiệp cần sử dụng các tài liệu sau: - Báo cáo 01 doanh nghiệp (B01- DN): Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo 02 doanh nghiệp (B02- DN): Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo 03 doanh nghiệp (B03- DN): Báo cáo ngân quỹ. - Báo cáo 09 doanh nghiệp (B09- DN): Thuyết minh báo cáo tài chính.
  • 8. - Báo cáo tình hình công nợ, các khoản vay và các tài liệu liên quan. Tuy chỉ có một số chỉ tiêu phân tích ta không thể sử dụng được ngay các số liệu trong các báo cáo mà cần thiết có sự điều chỉnh và xử lý số liệu. Căn cứ vào ý nghĩa của từng chỉ tiêu, có thể phải xử lý các số liệu để có được ý nghĩa của từng chỉ tiêu đó. 1.2.4. Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận và nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Thông thường người ta sử dụng 2 phương pháp sau: 1.2.4.1. Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riên, được áp dụng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình phân tích: từ khi sưu tầm tài liệu đến khi kết thúc phân tích. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý đến điều kiện so sánh, tiêu thức so sánh và kỹ thuật so sánh:  Về điều kiện so sánh: - Thứ nhất: Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu - Thứ hai: Các đại lượng, các chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toánh, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.  Về tiêu thức so sánh: Tuỳ thuộc vào mục đích của cuộc phân tích, người ta có thể lựa chọn một trong số các tiêu thức sau đây: - Để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra: Tiến hành so sánh tài liệu thực tế đạt được với các tài liệu kế hoạch, dự toán hoặc định mức. - Để xác định xu hướng cũng như tốc độ phát triển: Tiến hành so sánh giữa số liệu kỳ thực tế này với số liệu thực tế kỳ trước.
  • 9. - Để xác định vị trí cũng như sức mạnh của công ty: Tiến hành so sánh giữa số liệu của công ty với các doanh nghiệp khác cùng loại hình kinh doanh hoặc giá trị trung bình của ngành kinh doanh. Số liệu của kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi là gốc so sánh.  Về kỹ thuật so sánh: - So sánh về số liệu tuyệt đối: Là việc xác định chênh lệch giữa trị số chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của hiện tượng kinh tế đang nghiên cứu. - So sánh về số tương đối: Là việc xác định số % tăng giảm giữa thực tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Khi phân tích các báo cáo tài chính có thể sử dụng phương pháp phân tích theo chiều dọc hoặc phân tích theo chiều ngang. + Phân tích theo chiều ngang: Là việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên cùng một hàng (cùng một chỉ tiêu) trên các báo cáo tài chình. Qua đó thấy được sự biến động của từng chỉ tiêu. + Phân tích theo chiều dọc: Là việc xem xét, xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể, quy mô chung. Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể. 1.2.4.2. Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này được dựa trên ý nghĩa, chuẩn mực của các tỷ lệ đại lượng tài chính trong các mối quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng (định mức) để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị lỷ lệ tham chiếu. Như vậy, để đưa ra nhận xét, đánh giá một cách chính xác về tình hình tài chính thì phải phân tích với việc kết hợp hài hoà hai phương pháp trên. Sự kết hợp hai phương pháp này cho phép người phân tích đi sâu xem xét các kía cạnh khác nhau, thấy rõ được thực chất hoạt động tài chính cũng như xu hướng biến động của từng chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp qua các giai đoạn khác nhau, đồng thời vẫn đảm bảo tính đồng nhất trong khi tính toán.
  • 10. 1.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Nội dung của phân tích tình hình tài chính bao gồm:  Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp: - Qua bảng cân đối kế toán (Bảng CĐKT) để phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. - Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Báo cáo KQHĐSXKD) để phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuố cùng của doanh nghiệp.  Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp: - Hệ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp - Hệ số về rủi ro tài chính của doanh nghiệp. - Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp - Hệ số về tình hình hoạt động của doanh nghiệp - Hệ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp 1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp: 1.3.1.1. Phân tích cơ cấu của nguồn vốn và sử dụng vốn: Để phân tích kết cấu nguồn vốn, sử dụng vốn cũng như diễn biến của nó chúng ta phải dựa vào Bảng CĐKT.  Khái quát Bảng CĐKT: là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu của bảng CĐKT được phản ánh dưới hình thức giá trị và tuân theo nguyên tắc cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn.  Mẫu bảng CĐKT:
  • 11. *Phần tài sản: Phản ánh giá trị hiện có tính tới thời điểm lập báo cáo. - Xét về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh dưới hình thái giá trị quy mô, kết cấu các loại tài sản như: vốn bằng tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định.. mà doanh nghiệp hiện có. - Xét về mặt pháp lý: Số liệu ở phần tài sản phản ánh số tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp. *Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp hiện có. - xét về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn phản ánh quy mô, kết cấu của các nguồn vốn đã được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh. - Xét về mặt pháp lý: Đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp.  Phương pháp phân tích: *Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối của từng chỉ tiêu trên bảng CĐKT. Phép so sánh ngang này cho phép đánh giá được quy mô vốn và khả năng huy động vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ. Tuy nhiên, sự so sánh này chưa thể hiện được đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp bởi vì nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. *So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số. Qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại, các mục, các khoản mục. * Ngoài ra có thể so sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước, từ đó thấy được xu hướng biến động về tài chính doanh nghiệp là tốt hay xấu, đề ra các biện pháp khắc phục trong kỳ tới. Hoặc có thể so sánh số thực hiện với số kế hoạch để thấy được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.  Kết luận đánh giá: Chỉ ra sự biến động về tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản một cách khách quan tại thời điểm phân tích, từ đó đưa ra những nhận định về khả năng thay đổi trong tương lai.
  • 12. Tuy nhiên, thông qua bảng CĐKT chúng ta mới chỉ biết được một cách khái quát về cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp. để tìm hiểu một cách sâu sắc hơn chúng ta đi phân tích, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua Báo cáo KQKD. 1.3.1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn: Để lập được bảng kê diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, ta phải thực hiện theo các quy trình sau:  Tổng hợp sự thay đổi của các khoản mục trên Bảng CĐKT giữa hai thời điểm là đầu kỳ và cuối kỳ.  Dựa vào kết quả vừa tìm được sẽ sắp xếp kết quả của từng khoản mục vào hai cột diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc: - Việc tăng các khoản nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu, giảm tài sản của doanh nghiệp được xếp vào cột diễn biến nguồn vốn. - Tăng tài sản, giảm các khoản nợ phải trả và VCSH được xếp chung vào cột sử dụng vốn. Từ kết quả vừa tìm được, chúng ta tính toán tỷ trọng của từng khoản mục để đánh giá sự thay đổi theo xu hướng nào của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong một kỳ vừa qua. 1.3.1.3. Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng: Mục tiêu của phương pháp này là xác định, phân tích mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD), đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số trung bình ngành (nếu có) để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.  Khái niệm BCKQKD: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán.
  • 13. * Phần 1: Lãi lỗ- phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ là lãi hoặc lỗ. Các chỉ tiêu trong phần này được theo dõi chi tiết theo số quý trước, số quý này và số luỹ kế từ đầu năm. * Phần2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến các loại thuế phải nộp và được theo dõi chi tiêt thành số còn phải nộp kỳ trước, số phải nộp kỳ này, số đã nộp trong kỳ và số còn phải nộp đến cuối kỳ này. * Phần 3: Thuế GTGT (VAT) được khấu trừ, VAT được hoàn lại, VAT được giảm, VAT hàng bán nội địa.  Như vậy, thông qua việc phân tích Báo cáo KQHĐKD để: * Kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán. * Kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác. * Đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. Nội dung của báo cáo KQHKD có thể thay đổi theo từng thời kỳ, tuỳ theo yêu cầu quản lý, nhưng phải đảm bảo được 5 nội dung cơ bản là: - Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh. - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Giữa các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, thể hiện: Lợi nhuận thuần từ hoạt động Doanh thu thuần từ hoạt Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh
  • 14. Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó chịu tác động của rất nhiều nhân tố ảnh hưởng. Để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu đến lợi nhuận, ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần = Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần x 100% Tỷ suất này cho ta biết để có được một doanh thu thuần, doanh nghiệp đã phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán, tỷ suất này càng thấp thì càng tốt vì nó chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần = Chi phí bán hàng Doanh thu thuần x 100% Tỷ suất chi phí quản lý DN trên doanh thu thuần = Chi phí quản lý DN Doanh thu thuần x 100% Hai chỉ tiêu này phản ánh để có 1đ doanh thu thuần, doanh nghiệp đã phản chi ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các tỷ suất này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm chi phí bán hàngv và chi phí quản lý doanh nghiệp và ngược lại.  Phương pháp phân tích: Thông qua phương pháp so sánh, ta so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, đưa ra những nhận định ban đầu về sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua 2 bảng trên mới chỉ là bước phân tích khái quát, giúp chúng ta có được cái nhìn tổng
  • 15. quan về doanh nghiệp. Để có những đánh giá chi tiết và cụ thể hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ đi vào phân tích, đánh giá các hệ số tài chính đặc trưng sau: 1.3.1.4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh: Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, TSCĐ và đầu tư dài hạn. Để hình thành 2 lại này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động SXKD bao gồm các nợ ngắn hạn, nợ quá hạn nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn VCSH, nguồn vốn vay nợ trung, dài hạn… Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là VLĐ thường xuyên. Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của VLĐ thường xuyên. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn với tài sản. * Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hoặc TSLĐ < nguồn vốn ngắn hạn. Có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên < 0. Nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ. Doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ một phần nguồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng 1 phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong trường hợp như vạy giải pháp của doanh nghiệp là tăng cường huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn hoặc thực hiện đồng thời các 2 giải pháp đó. VLĐ thường xuyên Nguồn vốn dài hạn TSLĐ TSCĐ Nguồn vốn ngắn hạn
  • 16. * Khi nguồn vốn dài hạn > TSCĐ hoặc TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn Tức là VLĐ thường xuyên > 0, nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ, phần dư thừa đó đầu tư vào TSLĐ. Đồng thời TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Vốn thường xuyên = 0 có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho TSCĐ và TSLĐ đủ để trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính như vậy là lành mạnh. VLĐ thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết 2 điều cốt yếu: Một là: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không? Hai là: TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng vốn dài hạn hay không? Ngoài khái niệm VLĐ thường xuyên được phân tích trên đây; nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu VLĐ thường xuyên để phân tích. Nhu cầu VLĐ thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho 1 phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSLĐ không phải là tiền). Nhu cầu VLĐ thường xuyên Tồn kho và các khoản phải thu Thực tế có thể xảy ra những trường hợp sau đây: * Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 tức là tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn. Tại đây các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Giải pháp trong trường hợp này là nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và giảm các khoản phải thu ở khách hàng. Nợ ngắn hạn
  • 17. * Nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 có nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh. Mối liên hệ giữa VLĐ thường xuyên với nhu cầu VLĐ thường xuyên: Vốn bằng tiền = VLĐ thường xuyên - Nhu cầu VLĐ thường xuyên Nguồn vốn dài hạn > TSCĐ => VLĐ thường xuyên > 0 và ngược lại TSLĐ > Nguồn vốn ngắn hạn => Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 và ngược lại. Dựa vào các chỉ tiêu trong BCĐKT ta thấy các mối liên hệ trên được biểu hiểu nhu sau: - Nếu hàng tồn kho và khoản phải thu > nợ ngắn hạn, nghĩa là sử dụng ngắn hạn > nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động được => nhu cầu VLĐ thường xuyên dương. Để tài trợ phần chênh lệch này doanh nghiệp cần tới VLĐ thường xuyên. Nếu VLĐ thường xuyên > nhu cầu VLĐ thường xuyên => vốn bằng tiền dương và ngược lại. - Nếu tồn kho và các khoản phải thu < nợ ngắn hạn, có nghĩa là VLĐ từ bên ngoài thừa trang trải các sử dụng ngắn hạn; nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0; nếu VLĐ thường xuyên dương => vốn bằng tiền dương lớn hơn; nếu VLĐ thường xuyên < 0 và nhỏ hơn cả nhu cầu VLĐ thường xuyên => vốn bằng tiền âm. Xảy ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn (Vốn ngắn hạn nhiều, vốn dài hạn ít) hoặc mất cân đối trong đầu tư dài hạn (đầu tư dài quá nhiều). - Giải pháp là:  Tăng cường vay vốn dài hạn  Giải phóng hàng tồn kho: tăng thu từ khách hàng để tài trợ ngắn hạn  Giảm đầu tư dài hạn.
  • 18. Như vậy, để đảm bảo nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh, đảm bảo sự lành mạnh về tài chính doanh nghiệp, trước tiên phải có VLĐ thường xuyên  0 nghĩa là đảm bảo tài trợ TSCĐ bằng nguồn vốn dài hạn. Nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 => phải tìm cách giảm hàng tồn kho, tăng thu từ các khoản phải thu ở khách hàng; nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 => hạn chế vay ngắn hạn từ bên ngoài. 1.3.2. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng:  Phương pháp phân tích: Thường so sánh giữa số kỳ này với kỳ trước, giữa doanh nghiệp với các chuẩn mực của ngành để đi đến kết luận đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp.  Cơ sở số liệu: Chủ yếu sử dụng Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số loại số liệu cần có sự điều chỉnh để tính toán xác thực hơn. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một trong các yếu tố để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không. Nó là yếu tố được các đối tượng sử dụng thông tin quan tâm. Do vậy, chúng ta sẽ đi vào phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp đầu tiên. 1.3.2.1. Các hệ số về khả năng thanh toán: Đối với các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư, thì vấn đề được họ quan tâm nhiều nhất là khoản lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đem lại và khả năng rủi ro của các khoản đầu tư đó là cao hay thấp. Họ luôn đặt ra câu hỏi liệu doanh nghiệp mà họ đầu tư có đủ khả năng trả các khoản nợ tới hạn hay không? Việc phân tích một số chỉ tiêu dưới đây sẽ giúp họ trả lời được câu hỏi này: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:  Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng với tổng số nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn). Hệ số khả năng thanh toán tổng = Tổng tài sản
  • 19. quát Nợ ngắn hạn và dài hạn *ý nghĩa: Hệ số này đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp.Nhìn chung hệ số này càng lớn hơn 1 thì càng tốt. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: *Hệ số khả năng thanh toán hiện thời phản ánh mức độ đảm bảo cảu tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn (TSLĐ và ĐTNH) với nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = TSLĐ & ĐTNH Tổng nợ ngắn hạn *ý nghĩa: Nếu hệ số này có xu hướng giảm đi thì điều đó đồng nghĩa với sự rủi ro về mặt tài chính của doanh nghiệp là tăng lên và ngược lại. Nhưng nếu hệ số này quá cao nó có thể biểu hiện năng lực quản trị VLĐ của doanh nghiệp chưa tốt bởi vì đây thường là hiện tượng mà doanh nghiệp để tiền mặt tồn trữ quá nhiều, hàng tồn kho l ớn, các khoản phải thu cũng cao. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: *Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tại một thời điểm của TSLĐ và các khoản tương đương tiền, mà không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá. Hệ số khả năng thanh toán nhanh TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn - Vốn vật tư hàng hoá = Tổng nợ ngắn hạn *ý nghĩa: - Nếu hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong công việc thanh toán công nợ vì vào lúc cần phải thanh toán gấp, doanh
  • 20. nghiệp có thể phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán các tài sản với giá thấp để trả nợ. - Nhìn chung, hệ số này càng cao thì càng tốt, nhưng nếu quá cao thì doanh nghiệp cần phải xem xét lại vì có thể trong TSLĐ thì bộ phận tài sản không có khả năng sinh lợi thấp đang chiếm một tỷ trọng khá lớn. Như vậy, thông qua việc phân tích các hệ số trên, các đối tượng có liên quan sẽ phần nào đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và xu hướng biến động của nó trong tương lai, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích của mình. Các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn nhằm tiến tới kết cấu vốn tối ưu để đạt được mục tiêu chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Tuy nhiên, do những thay đổi trong kỳ kinh doanh, trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp làm cho kết cấu này luôn bị phá vỡ. Phân tích cơ cấu nguồn vốn là tình hình tự tài trợ dưới đây sẽ giúp chúng ta đánh giá cơ cấu nguồn vốn và tình hình tự tài trợ của công ty có hợp lý hay không? Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tỷ suất tự tài trợ: Cơ cấu nguồn vốn: *Cơ cấu nguồn vốn phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vay nợ hoặc mấy đồng từ vốn chủ sở hữu. *Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu (VCSH) là hai tỷ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Nợ phải trả Hệ số nợ = = 1 - Hệ số vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số này phản ánh trong 1đ vốn kinh doanh có bao nhiêu được hình thành từ vay nợ bên ngoài, và có xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Hệ
  • 21. số này cao thì doanh nghiệp có thể sử dụng đòn bẩy tài chính là công cụ để gia tăng lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu vì họ được sử dụng một lượng tài sản lớn trong khi chỉ phải đầu tư một lượng vốn nhỏ. Nhưng nếu hệ số này quá cao cũng đồng nghĩa với rủi ro tài chính lớn vì doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. VCSH Hệ số vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn Hệ số này cho thấy sự đóng góp của chủ sở hữu trong một đồng vốn kinh doanh hiện nay là bao nhiêu. Nếu hệ số này càng lớn thì tính độc lập và tự chủ của doanh nghiệp càng cao, vì vậy doanh nghiệp ít phải chịu ràng buộc và sức ép của các chủ nợ. Mỗi hệ số có ý nghĩa riêng, nhưng thông thường thì bản thân các chủ nợ lại thích những doanh nghiệp có hệ số VCSH càng cao thì càng tốt. Bởi vì họ dựa vào hệ số này để thấy được sự bảo đảm cho các khoản đầu tư của mình vào doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định (TSCĐ): VCSH Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = TSCĐ & ĐTDH *ý nghĩa: Tỷ suất này phản ánh khả năng tự tài trợ của chủ doanh nghiệp đối với các hoạt động đầu tư về TSCĐ & ĐTDH khác. Nó cho phép chúng ta đánh giá tính độc lập và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động dài hạn. 1.3.2.2. Các hệ số về khả năng hoạt động: Các hệ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau. Bao gồm: Số vòng quay hàng tồn kho:
  • 22.  Khái niệm: Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bàn Hàng tồn kho bình quân Trong đó hàng tốn kho bình quân là số dư hàng tồn kho tình bình quân ở các thời điểm trong kỳ. Kỳ phân tích có thể là tháng, quý, năm. Thông thường là năm. Số ngày vòng quay hàng tồn kho = 360 Số vòng quay hàng tồn kho *ý nghĩa: Hai hệ số trên là những đại lượng nghịch đảo của nhau, nó cùng phản ánh tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho. Nếu số vòng quay nhỏ tức là số ngày của một vòng quay lớn, nó thường là biểu hiện của tình trạng hàng tồn kho nhiều. Vốn bị tồn động dưới dạng hàng tồn kho là lớn, sẽ làm cho hiệu quả sử dụng VLĐ giảm, năng lực quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp còn yếu kém. Và ngược lại, số vòng quay lớn đồng nghĩa với số ngày của một vòng quay là nhỏ, chứng tỏ năng lực quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp là tốt vì lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp đã bị giảm đi. Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay của các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu *ý nghĩa: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp. Vòng quay này càng lớn thì càng tốt vì nó cho biết tốc độ thu hồi các khoản phải thu là nhanh, tránh được tình trạng bị chiếm
  • 23. dụng vốn, điều này tác động rất tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân 360 Vòng quay các khoản phải thu Số dư BQ các khoản phải thu Doanh thu thuần x 360 *ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu hay nó đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân trong một ngày. Thông thường thì chỉ tiêu này càng ngắn càng tốt. Tuy nhiên, để có thể kết luận chắc chắn còn phải xem xét đến chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, từ đó đánh giá công tác thu hồi nợ trong thanh toán là tích cực, hiệu quả, hay còn hạn chế. Vòng quay vốn lưu động (VLĐ): Vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần VLĐ bình quân Trong đó, VLĐ bình quân = (VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ) / 2. *ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ VLĐ luân chuyển được bao nhiêu vòng, nhằm đo lường hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Vòng quay này càng cao thì càng tốt vì với cùng một lượng VLĐ bỏ ra nếu vòng quay VLĐ nhanh hơn thì sẽ tạo ra mức doanh thu lớn hơn, và ngược lại. Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ Vòng quay VLĐ Chỉ tiêu này cho biết từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra để hình thành nên các TSLĐ cho đến khi bán, thu tiền về thì mất bao nhiêu ngày. Nếu chỉ tiêu này càng cao
  • 24. chứng tỏ có thể hàng hoá tiêu thụ chậm, tiền mặt hoặc vật tư tồn kho nhiều, số lượng các khoản phải thu là lớn... tức là VLĐ bị ứ đọng. Nhìn chung, vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ cho biết sử dụng VLĐ của doanh nghiệp là có tiết kiệm và hợp lý không? Hiệu suất sử dụng vốn cố định (VCĐ): Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần VCĐ bình quân Trong đó: VCĐ bình quân = (VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ) / 2. *ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh 1đ VCĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ, và thông thường hệ số này càng cao thì càng tốt vì nó cho biết hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp. Các nhà quản lý phải tìm hiểu cơ cấu của từng loại TSCĐ cũng như hiệu quả hoạt động của từng loại TSCĐ đó để có thể có những chiến lược đầu tư đúng đắn nhất. Vòng quay vốn kinh doah (VKD): Vòng quay VKD = Doanh thu thuần VKD bình quân *ý nghĩa: Vòng quay VKD cho biết trong một kỳ, VKD của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể biết được 1đ VKD bỏ ra thì sẽ được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, từ đó đánh giá việc sử dụng VKD là tiết kiệm và hiệu quả hay không. Thông thường chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
  • 25. 1.3.2.3. Các hệ số về khả năng sinh lời: Hệ số về khả năng sinh lời đo lường khả năng sinh lời khi doanh nghiệp sử dụng vốn vào kinh doanh. Bao gồm: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần *ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong 100đ doanh thu thực hiện có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận Tài sản: (ROA) Tỷ suất lợi nhuận Tài Sản = Lợi nhuận sau thuế & lãi Tổng tài sản *ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu trước thuế hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản. Chỉ Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH: (ROE) ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu *ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu được chủ sở hữu doanh nghiệp mong đợi nhiều nhất, bởi vì chỉ tiêu này cho biết cuối cùng chủ doanh nghiệp được hưởng bao nhiêu từ kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, tức là cho biết mỗi đồng VCSH doanh nghiệp đưa vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
  • 26. Để phân tích sự biến động của các chỉ tiêu này, người ta có thể so sánh giữa số liệu đầu kỳ và cuối kỳ. Tuy nhiên để xác định được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên cũng như xác định được nguyên nhân dẫn đến tỷ suất lợi nhuận ròng VCSH cao hay thấp, ta có thể phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh nghiệp thông qua phương pháp Dupont. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp qua phân tích phương trình Dupont: Phương trình Dupont hay còn gọi là phương trình hoàn vốn được sử dụng đầu tiên do công ty Dupont của Mỹ dùng để phân tích các tỷ số tài chính và được viết tắt là ROI. Phương trình Dupont được xác định như sau: Tỷ suất LNST LNST DT thuần Tỷ suất Vòng LNST VKD = = * = LNST * quay toàn (ROI) VKD bq DT thuần VKD bq doanh thu bộ vốn LNST LNST DT thuần VKD bq ROE = = * * VCSH bình quân DT thuần VKD bình quân VCSH Tỷ suất vòng quay 1 1 = LNST * toàn bộ * = ROI * doanh thu vốn 1- Hệ số nợ 1- Hệ số nợ *ý nghĩa: Phân tích phương trình Dupont cho biết 3 nhân tố ảnh hưởng đến doanh lợi VCSH là tỷ suất lợi nhuận sau thuế doanh thu, vòng quay toàn bộ vốn và hệ số nợ. 1.3.1.4. Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp: Trong cơ chế bao cấp, Nhà nước chi phối và quyết định toàn bộ quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn lưu động, do đó người ra không đặt ra vấn đề rủi ro nói
  • 27. chung và rủi ro tài chính nói riêng đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, việc đánh giá nói trên là tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, do đó nếu có rủi ro, các doanh nghiệp phải gánh chịu. Để phản ánh rủi ro về tài chính, ngoài các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, người ta còn sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau đây:  Hệ số nợ trên tài sản.  Hệ số nợ ngắn hạn trên tài sản lưu động.  Hệ số nợ quay vòng hàng tồn kho và kỳ hạn hàng tồn kho bình quân  Hệ số thanh toán lãi vay. Các chỉ tiêu trên lần lượt được xác định như sau:  nTængtµis Tængsènî ntµisHÖsènî ¶ ¶/  Chỉ tiêu này chỉ rõ rằng, trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có bao nhiêu phần do vay nợ mà có. Do vậy, nếu hệ số này càng tăng, rủi ro về tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại.  § ¹¾ §/¹¾ TSL nnhTængsènîng TSLnnhHÖsènîng  ý nghĩa của chỉ tiêu này cũng giống với ý nghĩa của chỉ tiêu nói trên, nhưng phạm vi hẹp hơn.  SèdùnîBQ uÇnDoanhthuth nîHÖsèthuhåi  Nếu doanh nghiệp càng hạn chế bán trả chậm, số dự nợ phải thu càng nhỏ, hệ số thu hồi nợ càng tăng và khi đó rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại. Mặt khác, khi hệ số thu hồi nợ tăng lên, thời hạn thu hồi nợ càng ngắn, và thời gian thu hồi nợ được xác định như sau:  nîHÖsèthuhåi oocongkúbThêigiantr QnthuhåinîBThêih ¸¸ ¹  Nếu thời gian thu hồi nợ càng ngắn, rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại
  • 28.  ¶¶· ·­ ·¸ itrivayphL ivayícthuÕvµlLîinhuËntr ivaynloHÖsèthanht  Chỉ tiêu này chỉ ra rằng, nếu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, doanh nghiệp không những hoàn trả được vốn vay mà còn trả được cả lãi tiền vay, do đó doanh nghiệp dễ dàng trong việc vay vốn của Ngân hàng, rủi ro về tài chính càng giảm và ngược lại.
  • 29. Chương 2: Phân tích thực trạng tài chính của công ty VIRASIMEX 2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty VIRASIMEX: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty vật tư thiết bị đường sắt được thành lập ngày 06/01/1986 theo quyết định số 23/QĐ/TCCB của Liên hiệp đường sắt Việt Nam trên cơ sở của ba xí nghiệp đường sắt hợp lại là:  Xí nghiệp vật tư đường sắt I (Hà Nội)  Xí nghiệp II (Đà Nẵng)  Xí nghiệp vật tư đường sắt III (Sài Gòn) Với nhiệm vụ chủ yếu là cung ứng vật tư chuyên dùng cho ngành đường sắt từ Bắc đến Nam, trực thuộc công ty là hai xí nghiệp: Xí nghiệp vật tư Đà Nẵng và xí nghiệp vật tư đường sắt Sài Gòn. Do tổ chức của ngành đường sắt thay đổi, để phù hợp với cơ chế mới, đáp ứng yêu cầu phục vụ năng lực vận tải lớn tháng 9/1989 công ty vật tư thiết bị đường sắt được Nhà nước, Bộ giao thông vận tải và ngành đường sắt cho phép công ty trực tiếp làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu. Đổi tên công ty vật tư đường sắt thành công ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị đường sắt, sát nhập xí nghiệp vật tư đường sắt Đà Nẵng vào xí nghiệp liên hiệp vận tải đường sắt II và xí nghiệp vật tư đường sắt Sài Gòn vào xí nghiệp liên hiệp đường sắt III. Ngày nay công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư, thiết bị đường sắt có 3 chi nhánh, 2 trung tâm và 6 xí nghiệp trực thuộc trên địa bàn đường sắt cả nước với tên giao dịch quốc tế là: Viet Nam railway import- export and supply material equipment company, trực thuộc Liên Hiệp Đường sắt Việt Nam (gọi tắt là công ty VIRASIMEX). Công ty có trụ sở giao dịch tại 132 Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng- Hà Nội, là một doanh nghiệp Nhà nước, trực tiếp sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng công thương và Ngân hàng Vietcom.bank và bắt đầu
  • 30. từ năm 2001 công ty mở tài khoản tại Ngân hàng ĐT&PT, được sử dụng con dấu riêng, giấy phép kinh doanh số 108769 và giấy phép kinh doanh XNK số 1031053/GP. Vốn kinh doanh là do Nhà nước cấp và một phần do tiết kiệm trong chi tiêu, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn tự có cũng như các nguồn vốn huy động khác. Công ty đã bắt kịp với phương thức kinh doanh mới để phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay. Công tác nghiên cứu thị trường được công ty đặc biệt coi trọng- Công ty đã chủ động duy trì và đẩy mạnh quan hệ buôn bán với các thị trường truyền thống như: Tiệp Khắc, ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản. Với phương châm đường lối ngoại giao kiên trì, mền dẻo, tận dụng mọi thời cơ cũng như cơ hội; đồng thời cũng cố gắng tìm kiếm các đối tác làm ăn mới, khai thác triệt để thị trường trong nước và ngoài nước. Để đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ của mình, công ty sử dụng một lượng vốn kinh doanh khá lớn, theo quyết toán quý IV năm 2004 thì: *Tổng tài sản của công ty là: 320.192.589.062 đồng Trong đó: - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là:279.422.781.333 đồng - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là: 40.769.807.729 đồng *Doanh thu: - Năm 2003 là: 292.070.384.074 đồng - Năm 2004 là: 279.523.698.198 đồng *Tổng nhân viên công ty hiện nay là: 789 người, trong đó nhân viên quản lý là 106 người. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh: 2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ: Với chức năng và nhiệm vụ chính là kinh doanh xuất nhập khẩu mà chủ yếu là chức năng nhập khẩu các loại vật tư thiết bị phục vụ cho ngành đường sắt và các ngành khác có nhu cầu, tổ chức quá trình lưu thông hàng hoá từ nước ngoài đến các tổ chức tiêu dùng nội địa. Kinh doanh thương mại, dịch vụ, liên doanh đầu tư trong nước và ngoài nước, tổ chức sản xuất và gia công, tổ chức cung ứng vật tư,
  • 31. thiết bị, phụ tùng đường sắt, sản xuất tà vẹt và sản phẩm gỗ phục vụ cho ngành đường sắt. Chúng ta có thể khái quát chức năng, nhiệm vụ của công ty như sau:  XNK vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng công trình, vận tải trong và ngoài ngành.  Được quyền nhập khẩu uỷ thác  Tổ chức sản xuất và liên kết các mặt hàng xuất khẩu, thu mua sắt thép, phế liệu và các loại mặt hàng theo giá thoả thuận với các đơn vị để tập trung xuất khẩu.  Tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu các loại mặt hàng không thuộc diện cấm của pháp luật.  Tạo nguồn ngoại tệ cho ngành thông qua xuất khẩu và làm dịch vụ kiều hối cho Việt Kiều và công nhân đi hợp tác chuyên gia hợp tác lao động quốc tế.  Sản xuất gia công, tổ chức cung ứng các loại vật tư thiết bị, phụ tùng đường sắt như: sản xuất tà vẹt và các sản phẩm gỗ phục vụ cho ngành đường sắt.  Bàn buôn, bán lẻ các loại hàng thuộc phạm vi công ty kinh doanh. Mặt hàng do công ty sản xuất, xuất nhập khẩu rất đa dạng, nhiều chủng loại, có các nhóm kinh doanh như: nhóm phụ tùng đầu máy Bỉ, Tiệp; nhóm các vật tư thiết bị Trung Quốc, ấn Độ, Nhật, Đức... Mỗi nhóm từ hàng chục tới hàng trăm phụ tùng, thiết bị cho việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ đường sắt. Công ty cung cấp các mặt hàng cho các đơn vị ngành đường sắt trên toàn quốc như: các xí nghiệp đầu máy Hà Nội, xí nghiệp đầu máy Vinh, xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng và các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng là các xí nghiệp cầu đường. Công ty nhập theo hình thức trực tiếp hoặc uỷ thác: *Trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng: - Phụ tùng đầu máy Bỉ, Tiệp, Trung Quốc, ấn Độ. - Thép hợp kim - Phụ tùng toa xe khách, toa xe hàng. *Trực tiếp bán các mặt hàng: - Phụ tùng Bỉ - Phụ tùng Tiệp - Phụ tùng toa xe
  • 32. - Phụ kiện cầu đường, đường sắt. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ trên, công ty có quyền ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với các bạn hàng trong và ngoài nước, hợp tác đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, được vay vốn tại Ngân hàng. Công ty được giao và quản lý sử dụng các nguồn vốn, tài sản, cũng như nguồn nhân lực. Để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cũng như các hợp đồng kinh tế được ký kết ngày càng tăng lên thì công ty cần phải cố gắng hết sức để thực hiện tốt nhất các hợp đồng kinh tế mà đã được ký kết, thể hiện thông qua việc thu được lợi nhuận cao nhất đến mức có thể từ các hợp đồng đó. Có như vậy mới đảm duy trì, mở rộng mối quan hệ với khách hàng, tạo niềm tín và uy tín với khách hàng- điều này vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào muốn đứng vững trên thị trường hiện nay và phát triển được trong tương lai. Bên cạnh đó công ty không ngừng cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần và điều kiện lao động tốt cho nhân viên, đồng thời thường xuyên phải bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động với mục đích khuyến khích người lao động tăng cao năng suất và tận tình hết mình vì công ty. 2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Trong năm qua, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị chuyên dùng cho ngành đường sắt ngày càng khó khăn hơn, cơ chế thị trường chi phối, cạnh tranh quyết liệt, những lô hàng lớn chủ yếu phải qua đấu thầu. Tình trạng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, hàng hoá bán ra không thu được tiền ngay, nợ kéo dài, trong khi đó phải lo trả lãi tiền vay vẫn thường xuyên diễn ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, bước vào thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong những năm đầu của thiên niêm kỷ mới với biết bao những nét khởi sắc mới, sự kiện và công việc mới. Song trong những năm qua với sự quan tâm của lãnh đạo Liên hiệp đường sắt Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng bộ công ty, Ban giám đốc phối hợp chặt chẽ với các phòng ban và tinh thần ý thức của cán bộ công nhân viên trong công ty mà toàn công ty đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra hàng năm với mức tăng trưởng cao.
  • 33.  Đặc điểm kinh doanh: Công ty VIRASIMEX là một đơn vị độc lập về kinh tế thuộc diện chịu Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các mặt hàng mà công ty kinh doanh thông thường rất đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã với những mức thuế suất khác nhau, hàng tháng kế toán phải kê khai thuế phát sinh trong kỳ để được khấu trừ và nộp thuế theo nghĩa vụ cho ngân sách. Thông thường số thuế mà công ty phải nộp phụ thuộc vào số lượng hàng hoá bán ra và mua vào trong kỳ. Để hiểu rõ hơn về điều đó cần tìm hiểu về mặt hàng và thị trường kinh doanh của công ty. - Mặt hàng kinh doanh: 1. Hệ thống thiết bị thông tin, tín hiệu 2. Phụ tùng đầu máy toa xe 3. Ray, ghi phụ kiện dầm cầu 4. Phụ tùng thiết bị lẻ 5. Phụ kiện cầu đường 6. Gỗ xẻ, tà vẹt gỗ 7. Tà vẹt bê tông và dụng cụ chuyên dùng 8. Kim loại chế phẩm 9. Hoá chất 10. Hoá chất, tạp phẩm phế liệu Trong mỗi loại trên còn được chi tiết ra cụ thể hơn nữa để theo dõi và quản lý. - Thị trường kinh doanh: Với điều kiện như nước ta hiện nay và do đặc trưng của ngành đường sắt thường đòi hỏi các vật tư thiết bị với hàm lượng khoa học – kỹ thuật cao mà trong nước khó có thể đáp ứng được cho nên công ty chủ yếu phải nhập khẩu từ các nước : Tiệp, ấn Độ, Bỉ, úc… Ngược lại, với thị trường bán của công ty lại chủ yếu là trong nước (90%-95%) với quy mô rộng lớn, trải dài khắp cả nước công ty đã có quan hệ buôn bán với trên 50 khách hàng có nhu cầu khác nhau, trong khi đó thị trường xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (5%- 10%) chủ yếu công ty xuất sang: Trung Quốc, Hồng
  • 34. Kông… trên phương châm chung: “Nắm chắc bạn hàng, giữ chữ tín với bạn hàng và tranh thủ thu hút thêm các bạn hàng mới”. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Quản lý là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Bởi khi một doanh nghiệp có bộ máy quản lý tốt thì sẽ lãnh đạo doanh nghiệp của mình đạt kết quả cao trong kinh doanh. Để quản lý có hiệu quả thì đòi hỏi phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp cùng đội ngũ quản lý có trình độ, có năng lực. Do nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đó, công ty đã từng bước củng cố tổ chức cơ cấu phòng ban, tuyển chọn nhân viên, cán bộ mới có trình độ cao, đồng thời đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho công nhân cán bộ cũ của công ty cho phù hợp vớ công việc và phục vụ cho kế hoạch xây dựng công ty lâu dài. Về mặt tổ chức: Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thủ trưởng quản lý điều hành trong kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể. Về mặt sản xuất kinh doanh: Xuất phát từ đặc điểm của ngành đường sắt là trải dài, rộng khắp đất nước nên các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành được thành lập theo địa chỉ tuyến đường để phục vụ cho công tác chạy tàu. Do đặc điểm trên mà ngành vật tư đường sắt cũng được thành lập theo tuyến để đảm bảo cung ứng vật tư đến tận hiện trường, trách lãng phí đảm bảo tiến độ, phục vụ kịp thời cho vận tải đường sắt. Do vậy bộ máy kinh doanh của công ty được thành lập phù hợp với đặc điểm của ngành và phục vụ đắc lực cho việc sản xuất kinh doanh của công ty.
  • 35. Sơ đồ tóm tắt tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh của công ty VIRASIMEX. (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Phòn g kỹ thuậ t công nghệ Xí nghiệp cơ khí đường sắt Đông Anh Chi nhánh tại TPHCM Ban giám đốc Các phòng quản lý Các phòng ban nghiệp vụ kinh doanh Phòn g kế hoạc h thốn g kê Phòng tổ chức cán bộ lao động Phòn g tài chín h kế toán Phòn g hành chín h tổng Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu I Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu II Xí nghiệ p vật tư đường sắt Hà Xí nghiệp vật tư đường sắt Đông Anh Xí nghiệ p vật tư đường sắt Xí nghiệ p vật tư đường sắt Thanh Xí nghiệ p vật tư đường sắt Chi nhấn h tại Hải Chi nhán h Lào Cai Trung tâm xuất khẩu lao Chi nhán h tại Lạng Trung tâm dịch vụ khách sạn Sầm
  • 36. Với mạng lưới các cơ sở kinh doanh và cơ cấu tổ chức như trên bộ máy công ty có hoạt động như sau: Ban giám đốc: Đứng đầu là giám đốc, có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý chung toàn bộ công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên và cán bộ công nhân viên chức về tổ chức điều hành và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Sử dụng, bảo toàn và phát triển các loại vốn, tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật do Nhà nước giao. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và dự án đầu tư cho hàng năm, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý, quy hoạch đào tạo của doanh nghiệp. Các phòng chức năng, quản lý nghiệp vụ được tổ chức theo yêu cầu của công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thể như sau:  Phòng hành chính tổng hợp: Tổ chức công tác hành chính của công ty, quản lý và sử dụng hợp cách về chứng chỉ Nhà nước (con dấu và chức danh của công ty) quản lý các hồ sơ, tài liệu của Nhà nước và công ty, thông tin báo chí ...  Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính tham mưu cho giám đốc, tạo nguồn sử dụng vốn. Tiến hành các hoạt động tài chính đối với Nhà nước và cấp trên, thực hiện công tác tài chính nội bộ công ty và các bạn hàng. Chỉ đạo hướng dẫn trên cơ sở nghiệp vụ tài chính, thống kê, kế toán. Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ tài chính, phân tích hoạt động kinh tế ở công ty và cơ sở, trực tiếp ký và thanh toán các hợp đồng kinh tế.  Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương: Có nhiệm vụ tham mưu để xuất tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty và của cơ sở quản lý cán bộ công nhân viên chức, lập dự án bố chí sử dụng lao động, xây dựng và thực hiện các loại tiêu chuẩn thuộc nghiệp vụ lao động tiền lương.  Phòng kế hoạch thống kê: Có nhiệm vụ dự kiến, xác lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính và đời sống xã hội của toàn công ty. Tổ chức giao nhiệm vụ, thẩm hạch, xét duyệt kế hoạch của cơ sở. Dự thảo các hợp đồng kinh tế, lập phương án thực thi, giao nhiệm vụ cho các cơ sở thực hiện. Tổ chức và chủ trì các hội nghị tư vấn.  Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Tổ chức thu nhập thông tin kinh tế xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Hoạch định chương trình, trực tiếp chỉ đạo từ đầu
  • 37. đến cuối việc thực thi hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu, quan hệ giao dịch với bạn hàng. Trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ các chi nhánh.  Phòng xây dựng: Tham mưu việc thực hiện các dự án xây dựng của công ty. Thực hiện xây dựng, tu bổ, sửa chữa các cửa hàng, cơ sở làm việc của công ty cùng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của công ty. Các xí nghiệp trực thuộc có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh các loại vật tư thiết bị chuyên ngành.  Xí nghiệp vật tư- thiết bị đường sắt Hà Nội: Kinh doanh vật tư thiết bị, hàng hoá phục vụ tuyến đường sắt phía Nam, phía Đông (tuyến đường sắt Thống Nhất và Hải Phòng).  Xí nghiệp vật tư- thiết bị đường sắt Đông Anh: Kinh doanh vật tư thiết bị phục vụ tuyến đường sắt phía Tây, phía Bắc (Tuyến đường sắt Lào Cai, Lạng Sơn).  Xí nghiệp vật tư- thiết bị đường sắt Vinh: Kinh doanh vật tư thiết bị phục vụ tuyến đường sắt miền Trung.  Xí nghiệp cơ khí đường sắt Đông Anh: Sản xuất phụ kiện cầu đường và một số sản phẩm gỗ khác cung cấp cho toàn ngành và cho xuất khẩu.  Xí nghiệp vật tư- thiết bị đường sắt Vĩnh Phú và Thanh Hoá: Chuyên sản xuất tà vẹt gỗ và chế biến một số sản phẩm gỗ khác cung cấp cho toàn ngành và cho xuất khẩu. Các chi nhánh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ tìm nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước với các hình thức, biện pháp kinh doanh dưới sự chỉ đạo của công ty. Tiếp nhận hàng nhập khẩu từ các cửa khẩu đường biển và biên giới. Giữa các phòng ban chức năng, các xí nghiệp trực thuộc và các chi nhánh có mối quan hệ chặt chẽ và có trách nhiệm ngang nhau trong công tác được giao, phối hợp tiến hành trên cơ sở đúng chức năng, có phân công cụ thể, trong đó phòng tài chính kế toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng. 2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới sản xuất của công ty: Công ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị đường sắt (gọi tắt là công ty VIRAXIMEX) từ khi thành lập và đi vào hoạt động mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường nhưng công ty đã không ngừng cố gắng
  • 38. vươn lên để tìm cho mình một vị trí thích hợp trên thương trường. Đó là nhờ công ty đã có những thuận lợi nhất định. 2.1.4.1. Những thuận lợi: Công ty đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước, bởi công ty hoạt động dưới sự quản lý của Liên hiệp đường sắt Việt Nam và chịu sự quản lý của ngành đường sắt về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Với chức năng thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu các thiết bị ngành đường sắt phục vụ cho ngành, công ty đã khẳng định được vai trò của mình trong kinh doanh. Công ty được Liên hiệp đường sắt Việt Nam tin tưởng giao phó cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và do có sự định hướng đúng đắn của Nhà nước nên công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Từ khi công ty được Liên hiệp đường sắt Việt Nam giao nhiệm vụ nhập khẩu và cung ứng thiết bị, vật tư đường sắt, việc cung cấp thiết bị đường sắt cho các đơn vị nội bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng quan hệ ngoại giao phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Và đặc biệt công ty còn được tự do thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu lao động và xuất nhập khẩu vật tư thiết bị mà không phụ thuộc vào kế hoạch của ngành đường sắt từ đó công ty đã nâng cao được doanh thu tiêu thụ của mình. Ngoài ra, công ty còn có những điều kiện thuận lợi do bản thân công ty có một đội ngũ lao động có trình độ, đều tốt nghiệp Đại học, có tinh thần trách nhiệm cao. Đội ngũ cán bộ lao động giàu kinh nghiệm, năng động và sáng tạo chính là cơ sở để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của công ty. Trên đây là những thuận lợi trong kinh doanh của công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.1.4.2. Những khó khăn: Trong xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt. Vì vậy, muốn tồn tại và đứng vững được trên thị trường thì các doanh nghiệp đều phải không ngừng cố gắng vươn lên để khẳng định vị trí của mình. Trong điều kiện như vậy, công ty lại gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu và tiếp nhận hàng hoá bởi sự quản lý
  • 39. còn mang nặng tính quan liêu bao cấp của Nhà nước và đặc biệt là mức thuế nhập khẩu liên tục thay đổi, có xu hướng ngày càng tăng làm cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều trở ngại. Mặc dù có rất nhiều nỗ lực trong kinh doanh nhưng công tác quản lý còn nhiều thiếu sót và thực sự chưa đem lại hiệu quả cao. Hàng hoá của công ty được nhập khẩu theo kế hoạch của ngành đường sắt cho nên công ty chưa thực sự chủ động trong việc xác định chi phí cũng như giá bán của sản phẩm. Chính vì vậy, đây trở thành một khó khăn trong công tác quản lý chi phí của công ty. Và hàng năm công ty chưa đề ra được kế hoạch cụ thể cho việc lưu chuyển hàng hoá và chi phí lưu thông hàng xuất nhập khẩu mà chỉ đề ra kế hoạch xuất nhập khẩu cho nên vẫn chưa đưa ra được biện pháp phù hợp để tăng vòng lưu chuyển hàng hoá và giảm chi phí lưu thông. 2.1.4.3. Những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng trên là: Do tính phức tạp của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đặc thù kinh doanh của công ty là những vật tư chuyên dùng của ngành đường sắt đa dạng và phong phú về chủng loại. Do trình độ tổ chức quản lý, trình độ kế toán trong các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc cũng như nội bộ công ty còn nhiều hạn chế. Những thuận lợi và khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó cần phải nhận thức và hạn chế những khó khăn, tận dụng thuận lợi vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. 2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty: 2.2.1. Phân tích kết cấu và diễn biến của nguồn vốn và sử dụng vốn tại công ty: Như chúng ta đã biết, tổng số vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại vốn: VLĐ và VCĐ; còn nguồn vốn gồm 2 loại: Nguồn vốn vay và nguồn VCSH. Trong mỗi loại vốn và nguồn vốn lại bao gồm nhiều loại vốn và nguồn vốn khác nhau. Việc phân bổ vốn cho từng khâu, từng quá trình hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
  • 40. thông qua cơ cấu vốn, của nguồn vốn và sự biến động từng loại vốn, từng loại nguồn vốn của doanh nghiệp, người ta sẽ đánh giá được một phần thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Về cơ cấu sử dụng vốn (tài sản) và sự biến động của nó: Nhìn vào BCĐKT ta có thể đánh giá khái quát như sau: Trong năm 2004, tổng tài sản của công ty đang quản lý và sử dụng giảm 12.072.734.807đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,63%. Số giảm này phản ánh đã có sự giảm đi về quy mô hoạt động của công ty. Điều này thể hiện thông qua số liệu chi tiết sau:  TSLĐ & ĐTNH: Trong năm đã giảm 14.388.581.993 tương ứng với số tương đối là 4,9%, đồng thời tỷ trọng của TSLĐ & ĐTNH trong tổng Tài sản của công ty cũng giảm 1,16%, cụ thể là: đầu năm 2004 chiếm 88,43% tổng tài sản, cuối kỳ tỷ trọng đó là 87,27%. Ta thấy TSLĐ & ĐTNH chiếm tỷ trọng rất lớn, tuy nhiên do công ty VIRASIMEX là một công ty kinh doanh thương mại nên đó là một điều dễ hiểu và rất hợp lý. Trong đó, sử dụng vốn chủ yếu nằm trong hàng hoá bán chịu; tuy nhiên nếu nhu cầu thị trường tiêu thụ về sản phẩm này không cao thì điều đó có thể chấp nhận được, còn ngược lại đó là điều không mong muốn, giải pháp cho vấn đề này là doanh nghiệp cần phải có chính sách tín dụng thương mại hợp lý và nên duy trì mức độ thu hồi nợ như năm vừa qua, cụ thể: năm 2003 là 197.051.988.176đ chiếm tỷ trọng 67,07% trong tổng TSLĐ & ĐTNH và năm 2004 là 158.235.097.785đ tương ứng với tỷ trọng 56,63%. Ta thấy, khoản mục này giảm tới 38.816.890.391đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 19,70% kéo theo tỷ trọng giảm 10,44%. Điều này chứng tỏ trong một năm qua công ty đã cố gắng hết sức và có chính sách rất hợp lý trong vấn đề thu hồi nợ. Trong số các khoản thu, thì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể: năm 2003 là 124.707.904.494đ tương ứng chiếm một tỷ trọng 63,29% trong tổng các khoản phải thu; còn năm 2004 là 95.729.815.603đ với tỷ trọng 60,50%, tuy đã giảm đến 28.978.088.891đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 23,24% nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng tương đối cao. Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong các khoản phải thu là khoản mục phải thu nội bộ, cụ thể: năm 2003 là 53.428.545.623đ tương
  • 41. ứng với tỷ trọng là 27,11%; và năm 2004 là 46.748.446.751đ tương ứng với tỷ trọng 29,54%; ta thấy tuy về số tuyệt đối giảm 6.680.098.872đ, nhưng tỷ trọng lại tăng lên trong năm 2004 là 2.43%. Điều này đối với công ty không đáng lo ngại lắm vì công ty có rất nhiều chi nhánh trải dài từ Bắc vào Nam nên khoản mục này chiếm tỷ trọng thứ 2 cũng là điều chấp nhận được. Tuy nhiên, chỉ tiêu phải thu khác lại tăng lên đáng kể, cụ thể: năm 2003 là 7.022.573.715đ tương ứng chiếm tỷ trọng 3,56%; và đến cuối năm 2004 con số đó đã lên 9.296.990.171đ với tỷ trọng lớn hơn là 5,88%. Như vậy chỉ trong vòng một năm khoản mục này đã tăng 2.274.452.456đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 32,39%- điều này chứng tỏ trong năm qua một phần vốn của công ty vẫn bị chiểm dụng không hợp lý. Tuy vậy, qua số liệu vừa phân tích ở trên ta có thể khẳng định rằng: TSLĐ & ĐTNH giảm là do công ty đã thu hồi được một số vốn bị chiếm dụng tối đa để trách tình trạng nợ đọng nhiều. Với khoản mục tiền : Theo số liệu trong BCĐKT ta thấy lượng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng (TGNH) đều tăng lên rất cao, cụ thể: năm 2003 tổng tiền mặt của công ty chỉ là 9.855.420.855đ tương ứng chỉ chiếm 3,35% trong tổng TSLĐ & ĐTNH, nhưng đến năm 2004 là 24.309.655.640đ tương ứng với tỷ trọng là 8,70%. Như vậy trong một năm qua lượng tiền của công ty đã tăng 14.454.234.785đ ứng với một tỷ lệ tăng là 146,66%- một tỷ lệ tăng khá cao, kéo theo tỷ trọng tăng là 5,53%. Đi vào các khoản mục chi tiết hơn ta thấy: trong tổng tiền mặt của công ty thì TGNH chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoản mục này chiếm đến 95,15% tổng tiền trong năm 2003 và tỷ trọng này là 90,09% trong năm 2004. Tuy có giảm đi một tỷ trọng là 5,06% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Tổng tiền của công ty tăng lên là do cả tiền mặt tại quỹ và TGNH của công ty đều tăng lên với một tỷ lệ rất cao, cụ thể là: TGNH tăng 133,53% và tiền mặt tại quỹ tăng 404,46%- tăng gấp 3 lần so với mức tăng TGNH. Điều này có thể lý giải là trong năm qua có lẽ công ty nhận định rằng lãi suất của ngân hàng không ổn định cùng với sự biến động của tỷ giá và giá vàng, công ty đã chủ động tăng tỷ lệ tiền mặt tại quỹ hơn so với TGNH để giảm thiểu rủi ro cũng là một giải pháp trong tình hình kinh doanh của công ty khi gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, qua số liệu đó ta cũng khẳng định một điều đó là công ty chủ yếu thanh toán các khoản tiền giao dịch qua Tài khoản ngân hàng- đây là một điều rất hợp lý đối với công ty trong tình hình kinh tế thị trường hiện nay.
  • 42. Bảng 01: Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Cuối năm 2002 Số đầu năm (Cuối 2003) Số cuối kỳ (Cuối 2004) Chênh lệch TàI sản Số tiền Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng(%) A. TSLĐ và ĐT ngắn hạn 263.700.048.517 293.811.363.326 88,43 279.422.781.333 87,27 - 14.388.581.993 -4,90 -1,16 I. Tiền 8.450.852.677 9.855.420.855 3,35 24.309.655.640 8,70 14.454.234.785 146,66 5,35 1. Tiền mặt tại quỹ 307.696.026 477.638.731 4,85 2.409.477.830 9,91 1.931.839.099 404,46 5,06 2. Tiền gửi ngân hàng 8.143.156.651 9.377.782.124 95,15 21.900.177.810 90,09 12.522.395.686 133,53 -5,06 II. Các khoản ĐTTC NH 0 0 0,00 0 0,00 0 0,00 III. Các khoản phải thu 157.282.358.577 197.051.988.176 67,07 158.235.097.785 56,63 - 38.816.890.391 -19,70 -10,44 1. Phải thu của khách hàng 91.153.646.960 124.707.904.494 63,29 95.729.815.603 60,50 - 28.978.088.891 -23,24 -2,79
  • 43. 2. Trả trớc cho ng- ời bán 10.031.543.825 11.218.776.784 5,69 3.474.590.257 2,19 -7.744.186.527 -69,03 -3,50 3. VAT đợc khấu trừ 3.236.195.320 674.223.560 0,34 2.985.254.998 1,88 2.311.031.438 342,77 1,54 4. Phải thu nội bộ 47.358.340.644 53.428.545.623 27,11 46.748.446.751 29,54 -6.680.098.872 -12,50 2,43 5. Phải thu khác 5.502.631.828 7.022.537.715 3,56 9.296.990.171 5,88 2.274.452.456 32,39 2,32 IV. Hàng tồn kho 90.487.139.539 77.890.942.035 26,51 91.479.119.479 32,74 13.588.177.444 17,45 6,23 1. Chi phí SXKD dở dang 9.763.979.313 9.256.123.450 11,88 10.460.178.258 11,43 1.204.054.808 13,01 -0,45 2. Hàng hoá 80.723.160.226 68.634.818.585 88,12 81.018.941.221 88,57 12.384.122.636 18,04 0,45 V. TSLĐ khác 7.479.697.724 9.013.012.260 3,07 5.398.908.429 1,93 -3.614.103.831 -40,10 -1,14 B. TSCĐ và ĐTDH 37.939.408.475 38.453.960.543 11,57 40.769.807.729 12,73 2.315.847.186 6,02 1,16 I. TSCĐ 34.774.920.085 35.495.502.335 92,31 35.097.496.674 86,07 -398.005.661 -1,12 -6,24 1. Nguyên giá TSCĐHH 50.549.190.398 54.590.423.160 51.960.225.381 -2.630.197.779 -4,82 0,00 2. Hao mòn TSCĐHH -15.774.270.313 -19.094.920.808 -16.862.728.707 2.232.192.101 -11,69 0,00 II. Các khoản ĐT dài hạn 1.906.031.500 1.906.031.500 4,96 1.906.031.500 4,68 0 0,00 -0,28
  • 44. 1. Đầu t CK dài hạn 1.502.537.700 1.502.537.700 78,83 1.502.537.700 78,83 0 0,00 0,00 2. Góp vốn liên doanh 403.493.800 403.493.800 21,17 403.493.800 21,17 0 0,00 0,00 III. Chi phí XDCB DD 0 847.093.574 2,20 897.077.456 2,20 49.983.882 5,90 0,00 IV. Ký quỹ ký cợc DH 0 0 0,00 500.000.000 1,23 500.000.000 1,23 V. Chi phí trả trớc DH 1.258.456.890 205.333.134 0,53 2.369.202.099 5,81 2.163.868.965 1.053,83 5,28 Tổng Tài sản 301.639.456.992 332.265.323.869 320.192.589.062 - 12.072.734.807 -3,63 Nguồn vốn Số tiền Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số chênh lệch Tỷ lệ(%) Tỷ trọng(%) A. Nợ phải trả 249.522.007.522 236.091.819.814 71,06 268.978.589.887 84,01 32.886.770.073 13,93 12,95 I. Nợ ngắn hạn 238.195.839.617 214.114.203.802 90,69 252.424.773.292 93,85 38.310.569.490 17,89 3,16 1. Vay ngắn hạn 85.317.754.645 50.839.309.875 23,74 83.884.827.804 33,23 33.045.517.929 65,00 9,49 2. Phải trả khách hàng 30.649.380.658 32.242.184.653 15,06 30.370.124.842 12,03 -1.872.059.811 -5,81 -3,03 3. Ngời mua trả 1.710.651.802 785.504.518 0,37 1.482.465.253 0,59 696.960.735 88,73 0,22
  • 45. tiền trớc 4.Thuế & các khoản phải nộp NN 343.886.372 516.612.919 0,24 912.552.643 0,36 395.939.724 76,64 0,12 5. Phải trả CNV 2.744.395.592 3.325.521.678 1,55 2.879.879.110 1,14 -445.642.568 -13,40 -0,41 6. Phải trả nội bộ 62.583.388.934 60.290.805.757 28,16 69.246.968.211 27,43 8.956.162.454 14,85 -0,73 7. Phải trả phải nộp khác 54.846.381.614 66.114.264.402 30,88 63.647.955.429 25,22 -2.466.308.973 -3,73 -5,66 II. Nợ dài hạn 11.326.167.905 21.977.616.012 9,31 16.494.522.805 6,13 -5.483.093.207 -24,95 -3,18 Vay dài hạn 11.326.167.905 21.977.616.012 100 16.494.522.805 100 -5.483.093.207 -24,95 0,00 III. Nợ khác 0 0 0,00 59.293.790 0,02 59.293.790 0,02 Chi phí phải trả 0 0 0,00 59.293.790 100 59.293.790 100,00 B. Nguồn VCSH 52.117.449.470 96.173.504.055 28,94 51.213.999.175 15,99 - 44.959.504.880 -46,75 -12,95 I. Nguồn vốn quỹ 52.102.283.752 95.998.536.502 99,82 51.198.833.457 99,97 - 44.799.703.045 -46,67 0,15 1. Nguồn vốn kinh doanh 47.953.393.830 91.800.347.549 95,63 47.041.611.046 91,88 - 44.758.736.503 -48,76 -3,75 2. Quỹ Đầu t phát triển 1.556.058.281 1.556.058.281 1,62 1.556.058.281 3,04 0 0,00 1,42 3. Quỹ dự phòng 69.298.423 69.298.423 0,07 69.298.423 0,14 0 0,00 0,07
  • 46. tài chính 4. Lợi nhuận cha phân phối 1.511.489.094 1.560.788.125 1,63 1.519.821.583 2,97 -40.966.542 -2,62 1,34 5. Nguồn vốn đầu t XDCB 1.012.044.124 1.012.044.124 1,05 1.012.044.124 1,97 0 0,00 0,92 II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 15.165.718 174.967.553 0,18 15.165.718 0,03 -159.801.835 -91,33 -0,15 1. Quỹ khen thởng 15.165.718 104.516.718 59,73 15.165.718 100 -89.351.000 -85,49 40,27 2. Quỹ trợ cấp mất việc làm 0 70.450.835 40,27 0 -70.450.835 -100 -40,27 Tổng nguồn vốn 301.639.456.992 332.265.323.869 320.192.589.062 - 12.072.734.807 -3,63
  • 47. Lượng hàng tồn kho cuối năm 2004 đã tăng lên 13.588.177.444đ ứng với tỷ lệ tăng là 17,45% kéo theo tỷ trọng tăng 6,23% và khoản mục này chiếm tỷ trọng thứ 2 trong tổng TSLĐ và ĐTNH (sau khoản mục các khoản phải thu), cụ thể: năm 2003 là 77.890.942.035đ - chiếm tỷ trọng 26,51%; và năm 2004 là 91.479.119.479đ - chiếm tỷ trọng 32,74%. Tuy chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng TSLĐ & ĐTNH nhưng cũng không phải là quá cao so với công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị vật tư như công ty VIRASIMEX. Tuy nhiên, trong năm qua việc kinh doanh của công ty còn gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu còn quá nhỏ bé và chủ yếu là tiêu thị trong nước. Giải pháp cho vấn đề này là công ty cần tìm kiếm và mở rộng thị trường cả thị trường trong nước và thị trường thế giới mà đặc biệt là thị trường thế giới cho công tác tiêu thụ hàng hoá, đồng thời cũng cần điều chỉnh giá bán phù hợp để tăng khối lượng hàng bán ra. Tuy tỷ trọng hàng tồn kho trong cơ cấu TSLĐ & ĐTNH của công ty không lớn đến mức phải đáng lo ngại, nhưng trong một năm qua tỷ trọng này lại tăng lên một cách đáng kể, tỷ trọng tăng 17,45%- chúng ta biết rằng, hàng tồn kho bị coi là vốn chết vì nó không vận động sinh lời, đồng thời lại mất chi phí bảo quản- chi phí lưu kho. Và nó có thể làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty góp phần làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Do đó, công ty cũng cần có kế hoạch hợp quản lý hàng tồn kho thật chặt chẽ và chi tiêt đến từng khoản mục nhỏ, vừa, đặc biệt phải vừa tiết kiệm được chi phí lưu kho, bảo quản, vừa bảo đảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục. TSLĐ khác: giảm một cách đáng kể, cụ thể: năm 2003 là 9.013.012.260đ- chiếm tỷ trọng 3,07% trong tổng TSLĐ & ĐTNH và năm 2004 giảm chỉ còn 5.398.908.429đ - tương ứng v ới tỷ trọng 1,93%. Như vậy trong một năm khoản mục này đã giảm được 3.614.103.831đ và ứng với tỷ lệ giảm là 40,10%. Điều này chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được một khoản khá lớn trong vấn đề sử dụng vốn không rõ ràng- đây là một việc rất tốt và cần duy trì trong các năm tiếp theo.  TSCĐ & ĐTDH: Trong năm qua TSCĐ & ĐTDN của công ty đã tăng 2.315.847.186đ - tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,02% và tỷ trọng tăng là 1,16%. Xem xét chi tiết ta thấy:
  • 48. TSCĐ: giảm 398.055.661đ- ứng với tỷ lệ giảm là 1,12% và tỷ trọng giảm là 6,24%. Chứng tỏ trong một năm qua công ty đã tiến hành thanh lý và nhượng bán một số TSCĐ không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng của công ty nữa. Đây là một việc làm hết sức hợp lý khi công ty đang từng bước chuyển đổi hình thức sở hữu từ DNNN sang CTCP trong thời gian tới đây. Tuy vậy, khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng TSCĐ & ĐTDH. Khoản mục ĐTDN: không có gì thay đổi về số tuyệt đối trong một năm qua và chiếm tỷ trọng thấp thậm chí còn bị giảm xuống, cụ thể: cả 2 năm đều chỉ có 1.906.031.500đ và năm 2003 tỷ trọng là 4,96% còn năm 2004 giảm còn 4,68%. Chứng tỏ trong một năm qua công ty đã không chú trọng đến việc đầu tư vào các chứng khoán dài hạn cũng như góp vốn vào liên doanh. Khoản mục chi phí XDCBDD: tăng 49.983.882đ- ứng với tỷ lệ tăng là 5,90%. Điều này chứng tỏ trong một năm qua để phục vụ cho kế hoạch mở rộng điẹa bàn và mạng lưới hoạt động kinh doanh công ty đã đầu tư vào xây dựng một số trụ sở. Tuy nhiên, như chúng ta thấy số liệu này vẫn còn thấp vì đây mới chỉ là sự đầu tư ban đầu của công ty. Tóm lại, trong năm 2004 do có kế hoạch thay đổi cơ chế quản lý của Nhà nước với công ty mà cụ thể là chuyển đổi hình thức sở hữu, cũng như tình hình kinh doanh khó khăn chung của ngành đường sắt mà cơ cấu Tài sản cảu công ty cũng có nhiều biến động, công ty cũng đã chủ động trong việc thay đổi này để phù hợp v ới tình hình kinh doanh của công ty. Về cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của nó: Nhìn vào BCĐKT ta thấy: Năm 2004 là năm mà các khoản nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng lên, cụ thể: năm 2003 là 236.091.819.814đ- chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn là 71,06%; năm 2004 con số này là 268.978.589.887đ- ứng với tỷ trọng 84,01%. Như vậy trong một năm nợ phải trả đã tăng lên đến 32.886.770.073đ- ứng với tỷ lệ tăng 13,93% kéo theo tỷ trọng tăng 12,95%. Trong đó, khoản mục nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu cụ thể: năm 2003 là 214.114.203.802đ - tỷ trọng 90,69%; năm 2004 là 252.242.773.292đ- tỷ trọng 93,85%. Vậy nợ phải trả của công ty tăng lên chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng tương đối mạnh. Đi vào số liệu chi tiết của khoản mục nợ ngắn hạn ta thấy:
  • 49. *Nợ ngắn hạn của công ty tăng là do các khoản mục vay ngắn hạn, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả nôị bộ trong năm qua tăng mạnh. Cụ thể: khoản mục vay ngắn hạn tăng 33.045.517.929đ- tương ứng với tỷ lệ tăng 65%; khoản mục người mua trả tiền trước tăng 696.960.735đ- tỷ lệ tăng tương ứng 88,73%; khoản mục thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng 395.939.724đ- tỷ lệ tăng tương ứng 76,64%; khoản mục phải trả nội bộ tăng 8.956.162.454đ- tỷ lệ tăng 14,85%. Điều này chứng tỏ gánh nặng nợ của công ty đã tăng lên rất mạnh.  Yếu tố phải trả khách hàng giảm 1.872.059.811đ - tương ứng với tỷ lệ giảm 5,81% và kéo theo tỷ trọng giảm 3,03%. Với việc công ty phải giảm quy mô hoạt động trong năm vừa qua thì yếu tố này giảm cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, việc giảm chỉ tiêu này cho thấy trách nhiệm của công ty trong việc thanh toán nợ với khách hàng đã được giảm bớt và uy tín của công ty với bạn hàng cũng tăng lên. Tuy nhiên, khoản mục phải trả khách hàng chiếm một tỷ lệ không cao trong cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty, chứng tỏ công ty đã không tận dụng được nhiều nguồn vốn này để đầu tư sinh lời. Vì vậy vấn đề ở đây là công ty cần có những biện pháp và chính sách tốt nhằm tăng nguồn vốn này vì nguồn vốn này không phải trả lãi.  Chỉ tiêu người mua trả tiền trước tăng 696.960.735đ với tỷ lệ tăng tương ứng rất cao là 88,73%, chứng tỏ trong năm 2004 tình hình tiêu thụ của công ty rất tốt và rất thuận lợi. Công ty cần duy trì tốc độ tăng này.  Các khoản phải trả nội bộ tăng 8.956.162.454đ - tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,85%, nhưng tỷ trọng lại giảm 0,73%. Nguyên nhân là do trong năm 2004 công ty đã nắm bắt được tình hình kinh doanh khó khăn của các chi nhánh thuộc công ty nên đã cho họ giảm các khoản phải nộp cho công ty trong năm nay, và chuyển sang kỳ kinh doanh sau. Điều này là một biện pháp để khuyến khích các chi nhánh của công ty hoạt động có hiệu quả hơn.  Phải trả công nhân viên giảm 445.642.568đ ứng với tỷ lệ tăng 13,40%. Trong năm qua, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn cố gắng thanh toán các khoản nợ đối với công nhân viên, điều này chứng tỏ công ty đã quan tâm đến đời sống của người lao động, tạo lòng tin cho công nhân viên tập trung lao động sản xuất và cũng là biện pháp để ổn định tâm lý của cán bộ công nhân viên khi công ty tiến hành cổ phần hoá vào thời gian sắp tới.