SlideShare a Scribd company logo
1 of 46
LỜI MỞ ĐẦU
Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần chủ động về hoạt động sản xuất
kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Điều này đã đặt ra cho các
doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi đáp ứng kịp thời với những thay đổi của nền
kinh tế và tận dụng những cơ hội để phát triển doanh nghiệp. Bởi vậy chủ doanh
nghiệp phải có những đối sách thích hợp, nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu
cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu việc cung ứng sản xuất và tiêu thụ
được tiến hành bình thường, đúng tiến độ sẽ là tiền đề đảm bảo cho hoạt động tài chính
có hiệu quả và ngược lại. Việc tổ chức huy động nguồn vốn kịp thời, việc quản lý phân
phối và sử dụng các nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tối đa cho hoạt động SXKD
được tiến hành liên tục và có lợi nhuận cao. Do đó, để đáp ứng một phần yêu cầu
mang tính chiến lược của mình các doanh nghiệp cần tiến hành định kỳ phân tích,
đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính. Từ đó, phát
huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp,
tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt này và đề xuất được các
biện pháp cần thiết để cải tiến hoạt động tài chính tăng hiệu quả SXKD.
Như vậy phân tích tình hình tài chính không những cung cấp thông tin quan trọng
nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực vốn có của doanh
nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà còn thông qua đó
xác định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tìm ra những bước đi vững chắc,
hiệu quả trong một tương lai gần. Việc phân tích tài chính là một công cụ quan trọng
cho công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh
nói chung. Vì vậy,em lựa chọn đề tài: “phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần
Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai” để hiểu hơn về việc phân tích cũng như tầm
quan trọng của việc quản trị tài chính.
1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là nhằm làm rõ thực trạng tài chính của doanh
nghiệp từ đó chỉ ra nhưng điểm mạnh cũng như những bất ổn của công ty.
- Giúp cho những doanh nghiệp nắm rõ những biến động tình hình tài chính trong
tương lai của mình mà có biện pháp đối phói thích hợp.
2. Phương pháp nghiên cứu:
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 1 SVTH: Tống Anh Duy
- Thu thập số liệu từ công ty, tài liệu từ sách báo, internet.
- Phương pháp được dung để phân tích số liệu: Phương pháp so sánh là chủ yếu,
ngoài ra còn dùng các phương pháp khác như: phân tích xu hướng (theo phương pháp
hồi quy tuyến tính), phân tích theo tỷ lệ chung phương pháp liên hệ cân đối và thay thế
liên hoàn.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị
trường học Đồng Nai trong những năm dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 2 SVTH: Tống Anh Duy
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp:
1.1.1. Khái niệm
Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài
chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá
những gì đã làm được dự kiến những gì đã xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những biện
pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu.
Hay nói cách khác, phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên
báo cáo tài chính “biết nói” để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính
của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của người quản lý
doanh nghiệp đó.
1.1.2. Chức năng:
Tài chính doanh nghiệp gồm ba chức năng sau:
- Chức năng tạo vốn đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: tài chính doanh
nghiệp thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động và sử dụng
đúng đắn nhàm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh
doanh.
- Chức năng phân phối thu nhập bẳng tiền: thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp
được doanh nghiệp phân phối như sau: thu nhập đạt được do bán hàng trước tiên phải
bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như hào mòn máy móc, thiết bị, trả lương,
mua nguyên, nhiên liệu, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, phần còn lại hình thành
các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có).
- Chức năng kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: tài chính
doanh nghiệp căn cứ vài tình hình thu chi tiền tệ và các chi tiêu phản ánh bằng tiền để
kiểm soát tình hình vốn, sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó giúp nhà quản
lý phát hiện nhưng khâu mất cân đối, sơ hở trong công tác điều hành để ngăn chặn các
tổn thất có thể xảy ra nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chức năng này là toàn diện và thường xuyên suốt trong quá trình kinh doanh, vì vậy
nó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Tóm lại, ba chức năng quan hệ mật thiết với nhau, chức năng kiểm tra tiến hành
tốt là cơ quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn tạo điểu kiện
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 3 SVTH: Tống Anh Duy
cho sản xuất liên tục. Ngược lại, việc tạo vốn và phân phối tốt sẽ khai thông các luồng
tài chính dồi dào đảm bảo cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tạo điều kiện
thuận lợi cho chức năng kiểm tra.
1.1.3. ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp:
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh
của một doanh nghiệp. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh sản xuất kinh
doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài
chính tốt hay xấu có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh
doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính
của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng
và có ý nghĩa sau:
- Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân
phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tang về vốn
của xí nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp
doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình.
Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý
của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện
các chế độ, chính sách tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn…
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp:
Với những ý nghĩa trên nhiệm vụ phân tích tài chính gồm:
- Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ có hợp lý hay
không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn.
- Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của xí nghiệp, tình hình
chấp hành chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
- Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các phương pháp động viên, khai thác khả
năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiểu quả sử dụng vốn.
1.2. Mục tiêu và nội dung phân tích tình hình tài chính:
1.2.1. Mục tiêu:
Phân tích tài chính có hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính
hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá dự tính các rủi ro tiềm ẩn trong tương
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 4 SVTH: Tống Anh Duy
lai nhằm phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, phân tích
tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của
nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh
nghiệp để phục vụ cho mục đích của mình.
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính nhằm mục
tiêu:
- Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về cácc hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến
hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính
của doanh nghiệp.
- Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ phân
chia lợi tức, cổ phần,…
- Là cơ sở cho các dự báo tải chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt…
- Là công cụ kiểm soát các hoạt động quản lý.
Đối với đơn vị chủ sở hữu: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ,
sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá
hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà
quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc
phân phối kết quả kinh doanh.
Đối với chủ nợ: (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp) mối quan tâm của
họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và
khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả
năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định
cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị.
Đối với nhà đầu tư trong tương lai: Điều mà họ quan tâm đầu tiên đó là sự an
toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lại, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần
năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó họ thường phân tích báo cáo tài chính hình
thức nào và đầu tư lĩnh vực nào.
Đối với cơ quan chức năng: Như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáo
tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan
thống kê tổng hợp phân tích thành số liệu thống kê, chỉ sô thống kê.
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 5 SVTH: Tống Anh Duy
1.2.2. Nội dung phân tích:
Nội dung chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính đi từ khái quát đến cụ thể bao gồm
các nội dung sau:
- Đánh giá khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp
- Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn
- Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp
- Phân tích tình hình luân chuyển vốn
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Phân tích khả năng sinh lời
1.3. Nội dung phân tích cụ thể:
1.3.1. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán:
1.3.1.1. Phân tích tình hình thanh toán:
Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản
phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính
của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nguyên nhân của mọi sự ngưng trệ, khê đọng
các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được khả năng tiềm tàng giúp doanh
nghiệp làm chủ tình hình tài chính, nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Phân tích các khoản phải thu:
Phân tích các tỉ số liên quan đến khoản phải thu:
Phân tích các khoản phải trả:
Phân tích tỷ lệ phải trả trên tổng tài sản lưu động:
1.3.1.2. Phân tích khả năng thanh toán:
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 6 SVTH: Tống Anh Duy
Tổng các khoản phải thu
Khoản phải thu/ tài sản lưu động =
Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng các khoản phải thu
Khoản phải thu/ khoản phải trả =
Tổng khoản phải trả
Tổng các khoản phải trả
Khoản phải trả/ tài sản lưu động =
Tổng tài sản ngắn hạn
Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả
năng thanh toán. Để thấy rõ tình hình tài chíh doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai
cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn:
Vốn luân chuyển:
Vốn luân chuyển phản ánh tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu
dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn, vốn luân chuyển càng lớn phản
ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn đến khi hạn trả.
Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay
dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn có
thể đối với người cấp tín dụng.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ chú trọng
đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng
đến sự đảm bảo các khoản tín dụng cho người vay. Tỷ lệ này được tính như sau:
Tỷ số này nói lên cứ 1 đồng vay hiện đang được đảm bảo bởi bao nhiêu.
1.3.2. Phân tích tình hình luân chuyển vốn:
Khả năng luân chuyển vốn là một vấn đề rất quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng luân chuyển vốn giúp cho ta đánh giá
chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các biện pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 7 SVTH: Tống Anh Duy
Vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn
Lợi nhuận thuần HĐKD
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi nợ vay
Nợ phải trả
Tỷ số nợ/ Vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Luân chuyển hàng tồn kho:
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản
xuất kinh doanh diễn ra bình thường lien tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc
vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm,…tốc độ
luận chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán trong
kỳ. Thời gian tồn kho bình quân đo lường số ngày hàng hóa nằm trong kho trước khi
bán ra.
Luân chuyển khoản phải thu:
Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và
được xác định bởi công thức sau:
Luân chuyển vốn chủ sở hữu
Việc phân tích tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá xem doanh
nghiệp có sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu hay không. Để đánh giá ta dựa vào các
tiêu chí sau:
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 8 SVTH: Tống Anh Duy
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng hóa tồn kho bình quân
Số ngày trong năm
Thời gian tồn kho bình quân =
Số vòng quay hàng tồn kho
Doanh thu thuần
Số vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu bình quân
Số ngày làm việc trong năm ( 360 ngày)
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay khoản phải thu
Tổng doanh thu thuần
Số vòng quay chủ sở hữu =
VCSH sử dụng bình quân
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số ngày của một vòng quay =
Số vòng quay VCSH
1.3.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí
quản lý
- Giá vốn hàng bán:
Tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu = Giá vốn / Doanh thu
- Chi phí bán hàng:
Tỷ trọng chi phí bán hàng trong doanh thu = Chi phí bán hàng / Doanh thu
- Chi phí quản lý:
Tỷ trọng chi phí quản lý trong doanh thu = Chi phi quản lý / Doanh thu
Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận của công ty
Lợi nhuận HĐTC = Thu nhập HđTC / Chi phí HĐTC
1.3.5. Phân tích khá năng sinh lời:
Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu
tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và
những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ
tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng
đều quan tâm
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
10' ×=
DT
P
P dt
P: Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROA)
V
P
P v ='
V: Tổng số vốn bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
sh
sh
V
P
P ='
shV : Tổng số vốn sở hữu bình quân
1.3.4 Phân tích tỷ số tài chính:
1.3.4.1. Tỷ số về khả năng thanh toán:
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành:
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 9 SVTH: Tống Anh Duy
Tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn
Hệ số kntt hiện hành (K) =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh:
d
nh
N
HTKTSLD
H
−
=
TSLD: Tài sản lưu động
HTK: Hàng tồn kho
dN : Nợ ngắn hạn
1.3.4.2. Tỷ số kết cấu tài chính:
Tỷ số nợ:
Tỷ suất tự tài trợ:
1.3.4.3. Tỷ số hoạt động hay hiệu suất sự dụng vốn sản xuất kinh doanh:
Lần luân chuyển (vòng quay) vốn hàng tồn kho:
bq
h
HTK
DT
L =
DT: Doanh thu thuần
HTKbq : Trị giá hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Kỳ thu tiền bình quân:
t
th
th
D
D
K =
Dth : Số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 10 SVTH: Tống Anh Duy
Nợ phải trả
Tỷ suất nợ = x 100%
Tổng nguồn vốn
Lợi nhuận thuần HDKD
Tỷ suất tự tài trợ =
Lãi nợ vay
Dt: Doanh thu bán hàng chịu bình quân 1 ngày
Dt = Tổng doanh thu bán chịu/ 360
Vòng quay các khoản phải thu khách hàng:
Đó là quan hệ tỉ lệ giữa doanh thu bán chịu với số dư bình quân các khoản phải thu của
khách hàng trong kỳ:
PT
DT
L pt
pt =
DTpt: Doanh thu bán chịu trong kỳ
Pt: Khoản phải thu bình quân trong kỳ
lđ
lđ
V
DT
L =
Llđ: Số lần luân chuyển vốn lưu động
lđV : Vốn lưu động bình quân trong kỳ
1.3.4.4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định:
Tỷ số này phản ánh hiệu suất của nguyên giá tài sản cố định và vốn cố định:
bq
cđ
NG
DT
H =
NGbq: Nguyên giá bình quân tài sản cố định
1.3.4.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh:
V
DT
Hv =
Hv: Là hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh
V : Là số dư bình quân toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh
1.4. Giới thiệu hệt thống báo cáo tài chính và mối liên hệ giữa chúng:
1.4.1. Hệ thống báo cáo tài chính:
Để tiến hành phân tích tài chính ngưởi ta sử dụng nhiều tài liệu khác nhau, trong
đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Những bộ phận cốt lõi của bảng báo cáo tài chính
là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng cân đối kế toán mô tả sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp bằng cách trình
bày những thứ mà nó có và những thứ mà nó nợ tại một thời điểm nhất định nào đó.
Người ta có thể xem bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 11 SVTH: Tống Anh Duy
cáo tình hình tài chính vào cuối năm. Ngược lại, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh lại giống bức tranh phản ánh sự vận động vì nó báo cáo về phương thức kinh
doanh trong một năm và chỉ ra rằng hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hoặc
gây ra tình trạng lỗ vốn.
Hệ thống báo cáo tài chính gồm có:
- Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn bộ tài sản
hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Số liệu trên bảng
cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài
sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối
kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng năng huy
động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo
thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh
giá một cách tổng quát qui mô tài sản và kết cấu các loại vốn của doanh nghiệp hiện có
đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số lượng của các chỉ tiêu bên
phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang
sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các
nhà quản lý có thể thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp về tổng vốn được
hình thành từ những nguồn sau:
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản
ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo
này cung cấp những thong tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm
năng về vốn, lao động kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp.
Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm:
Phần 1: Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Tất
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 12 SVTH: Tống Anh Duy
cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước (để so sánh), tổng số
phát sinh của kỳ báo cáo và số lũy kế đầu năm cho đến cuối kỳ báo cáo.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện
nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản khác.
DOANH THU – CHI PHÍ = LỢI NHUẬN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu thể hiện luu lượng tiền
vào, tiền ra của doanh nghiệp. Nói cách khác, chỉ ra những lĩnh vực nào tạo ra nguồn
tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán, lượng tiền thừa thiếu và thời điểm
cần sữ dụng để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.
Báo cáo ngân lưu được tổng hợp bởi ba dòng ngân lưu ròng, từ ba hoạt động:
Hoạt động kinh doanh: hoạt động chính tạo ra daonh thu của doanh nghiệp, sản
xuất, thương mại, dịch vụ…
Hoạt động đầu tưL trang bị, thay đổi tài sản cố định, lien doanh, góp vốn, đầu tư
chứng khoán, đầu tư bất động sản…
Hoạt động tài chính: hoạt động làm thay đổi quy mô và kết cấu của vốn chủ sở
hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
Để lập báo cáo ngân lưu có 2 phương pháp: trực tiếp và gián tiếp
- Thuyết minh báo cáo tài chính:
Là báo cáo trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết của những nội dung
thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong báo cáo tài chính không
thể hiện hết được. Những điều mà thuyết minh báo cáo tài chính diễn giải là:
• Giới thiệu tóm tắt doanh nghiệp
• Tình hình khách quan trong kỳ đã tác động đến hoạt động của doanh nghiệp
• Hình thức kế toán áp dụng
• Phương thức phân bổ chi phí, khấu hao, tỷ giá hối đoái được dung để hạch toán
• Sự thay đổi trong đầu tư, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu
• Tình hình thu nhập của nhân viên…
1.4.2. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính
Mỗi báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp cho người sử dụng một khía cạnh hữu
ích khác nhau, nhưng sẽ không thể có được những kết quả khái quát về tình hình tài
chính nếu không có sự kết hợp giữa các báo cáo tài chính.
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 13 SVTH: Tống Anh Duy
Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính cũng là mối quan hệ hữu cơ giữa các hoạt động
doanh nghiệp gồm: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, và hoạt động tài chính.
Một hoạt động nào đó thay đổi thì lập tức ảnh hưởng đến các hoạt động còn lại, chẳng
hạn như quy mô kinh doanh sẽ dẫn đến sự gia tăng trong đầu tư tài sản, kéo theo sự gia
tăng nguồn vốn và làm thay đỗi cấu trúc vố
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH
VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC ĐỒNG NAI
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty:
2.1.1.1. Giới thiệu chung:
Tên công ty: Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai
Địa chỉ: Số 10 – đường Võ Thị Sáu – P.Quyết Thắng – Biên Hòa – Đồng Nai
Điện thoại: 0613.846425. Fax: 0613.840606
Email: DONA-STB@yahoo.com.vn
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai trực thuộc Sở giáo dục –
Đào tạo Đồng Nai được thành lập theo quyết định số 2066/QĐ.UBT ngày 12/11/1992
của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Công ty là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập theo giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 101542 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp
ngày 09/12/1992.
Ngày 11/11/1997, chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Đồng Nai ra quyết định số
4021/1197/QĐ-CT-UBT về việc chuyển Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học
Đồng Nai trực thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo sang doanh nghiệp công ích.
Một số điểm nổi bật của Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai
trong những năm gần đây :
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 14 SVTH: Tống Anh Duy
Năm học 2006-2007, Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai
tham gia Hội chợ - Triển lãm sách, thiết bị Giáo dục do Bộ GD – DT và Sở Giáo dục
TP.HCM phối hợp tổ chức, tại Nhà thi đấu TDTT Phú Thọ - TP.HCM, diễn ra từ ngày
14/5 đến hết ngày 17/5. Công ty Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai đã mang đến
nhiều mô hình thiết bị mới, góp phần hỗ trợ tốt công tác giảng dạy cho năm học mới.
Những mô hình này sẽ làm cho các tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh hình dung
rõ ràng hơn về những vấn đề trừu tượng như sự chuyển động thẳng đều môn vật lý hay
nhiều khái niệm khác của môn vật lý, hóa học….
Trong năm 2008, Công ty Sách và Thiết bị và trường học Đồng Nai phối hợp
với Công ty máy tính CMS thực hiện dự án “chương trình bán trả góp máy tính cho
cán bộ nhân viên ngành giáo dục”. Đây là chương trình hỗ trợ cán bộ giáo viên trong
việc thực hiện Chỉ thị của Bộ GD-DT về “tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng
công nghệ thông tinh trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012” và thực hiện chủ để
năm học “năm ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới”.
Những năm qua, việc củng cố sách giáo khoa và thiết bị trường học Đồng Nai
phát triển cả về tỉ trọng, cơ cấu, chất lượng. hiệu quả và nghĩa vụ nộp ngân sách. Tuy
nhiên, hoạt động của công ty còn nhiểu hạn chế như mức tập trung nhu cầu học sinh
còn thấp. Mạng lưới cửa hàng, đại lý họat động chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu học
sinh trên địa bàn dân cư, việc củng cố thiết bị trường học còn nhiều hạn chế về số
lượng và chất lượng.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty :
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty :
- Tham mưu cho ngành Giáo dục – Đào tạo về việc trang bị sách cho thư viện trường
học và các thiết bị - đồ dùng dạy học cho các trường trong Tỉnh theo thông tư 30/TT-
LB ngày 26/07/1990 của Liên Bộ tài chính và Giáo dục – Đào tạo.
- Tham gia bồi dưỡng chuyên môn thư viện trường học và hướng dẫn sử dụng đồ dùng
dạy học, tổ chức các hoạt động bổ trợ cho công tác giáo dục, nâng cao chất lượng dạy
và học.
- Quản lý các xưởng, trạm, cửa hàng bán lẻ sách và thiết bị trường học.
* Ngành nghề kinh doanh :
- Cung cấp sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, văn phòng phẩm, hồ sơ,
sổ sách trong và ngoài ngành giáo dục.
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 15 SVTH: Tống Anh Duy
- Trang bị và sản xuất các loại đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học các ngành học và cấp
học, thiết bị dạy nghề.
2.1.2.2. Quy mô của công ty :
2.1.2.2.1. Quy mô văn phòng, nhà xưởng :
Hiện nay Tổng diện tích công ty đang quản lý và sử dụng là 6.065 m2
, với hình
thức thuê đất bao gồm :
- Công ty nhận bàn giao trụ sở làm việc tại số 10 Võ Thị Sáu – P. Quyết Thắng với
diện tích 868 m2
, đã sửa chữa và xây dựng thêm nhà kho và phòng làm việc.
- Nhà xưởng sản xuất, cửa hàng bán hàng và nhà kho tại P.Tam hiệp – Biên Hòa 3.463
m2
.
- Cửa hàng tổng hợp theo quy mô siêu thị tại trung tâm thị trấn Trảng Bom : 1.734 m2
.
2.1.2.2.2. Quy mô vốn :
Tổng số vốn kinh doanh tính đến 31/12/2010 là : 18.200.000.000 VND
Trong đó :
- Vốn nhà nước chiếm gần 51% là : 9.253.000.000VND
- Vốn của cổ đông chiến lược chiếm 20% là : 3.640.000.000 VND
- Vôn của người lao động chiếm 3,2% là : 581.000.000 VND
- Vốn của cổ đông bán đấu giá chiếm 25,8% là : 4.726.000.000 VND
2.1.2.2.3. Quy mô lao động:
Tính đến thời điểm 31/12/2010, Công ty có tổng cộng 52 người
Viên chức quản lý: 3người
Hợp đồng dài hạn: 22 người
Hợp đồng ngắn hạn (12 đến 36 tháng) : 27 người
Cán bộ có trình đô Đại học và Cao đẳng: 17 người
Cán bộ có trình độ Trung cấp: 11 người
Công nhân kỹ thuật: 9 người
Chưa qua đào tạo: 15 người
2.1.3. Thuận lợi, khó khăn của công ty:
2.1.3.1. Thuận lợi:
- Công ty Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ
của Sở Giáo Dục và Đào tạo Đồng Nai, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ban ngành
trong tỉnh và Nhà xuất bản Giáo dục.
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 16 SVTH: Tống Anh Duy
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ năng động, có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, có tinh thần đoàn kết cao.
- Nơi làm việc của công ty nằm ở khu vực trung tâm, văn phòng làm việc được sửa
chữa cải tạo lại tương đối khang trang và đầy đủ.
- Hiện tại công ty đang quản lý và sử dụng với tổng diện tích là 6.065 m2
, với hình
thức thuê đất bao gồm:
- Trụ sở làm việc tại số 10 Võ Thị Sáu – P. Quyết Thắng: 868 m2
.
- Tại phường Tam Hiệp – Biên Hòa: 3.463 m2
- Tại trung tâm thị trấn Trảng Bom: 1.734 m2
2.1.3.2. Phương hướng phát triển:
- Duy trì và phát triển theo định hướng đã đề ra: bảo đảm chất lượng sản phẩm cung
ứng cho khách hàng, thực hiện tốt chăm sóc khách hàng bằng nhiều hình thức để ngày
một nâng cao niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu của Công ty, đúng với
phương châm “Tất cả vì sự nghiệp giáo dục, vì học sinh thương yêu”.
- Mở rộng kinh doanh và đa dạng hóa hình thức kinh doanh như : phát triển thêm hệ
thống bán lẻ, liên doanh liên kết với các đơn vị trong nước để phát triển hệ thống bán
thiết bị giáo dục.
- Phát triển nhóm sản phẩm đồ gỗ, đặc biệt đẩy mạnh việc tham mưu xây dựng phòng
học bộ môn ở các trường THCS, THPT. Bên cạnh thiết bị bổ sung từ lớp 1 đến lớp 12,
nghiên cứu chuẩn bị các bộ thiết bị dạy nghề, thiết bị mầm non.
- Giữ vững thị trường sách giáo khoa tại tỉnh Đồng Nai, liên kết với các nhà xuất bản
có uy tín để xuất bản, khai thác, phát hành những đầu sách có giá trị, có kế hoạch đặt
sách và phân phối sách kịp thời
2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong Công ty:
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy:
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 17 SVTH: Tống Anh Duy
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ TOÁN
TÀI VỤ
PHÒNG KẾ HOẠCH-NGHIỆP VỤ
XƯỞNG SẢN
XUẤT
PHÒNG HÀNH
CHÁNH
PHÒNG KHO
PHÒNG BÁN
HÀNG
Quản lý các trạm và các
phòng giáo dục trực thuộc
công ty
Quản lý các cửa hàng
trực thuộc công ty
b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
* Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, là người
quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty.
* Phó giám đốc: Là người tham mưu, trợ giúp cho giám đốc về hoạt động sản xuất
kinh doanh, là người trực tiếp điều hành các phòng ban và chịu trách nhiệm trước giám
đốc.
* Phòng kế toán – tài vụ: Tham mưu cho Ban giám đốc về lĩnh vực tài chính trong
công ty. Giám sát mọi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tình hình lãi lỗ
hằng quý, hằng năm; giải quyết, phân tích tình hình hoạt động của công ty; theo dõi
nguồn kinh phí nhà nước cấp và giải quyết kịp thời đúng quy định của Nhà nước.
* Phòng kế hoạch – nghiệp vụ: Đưa ra kế hoạch kinh doanh, theo dõi hợp đồng điều
hành kho vận, lập các kế hoạch về thư viện nghiệp vụ và chuyên môn của ngành Giáo
dục đề ra, có hướng đề xuất, giải quyết mọi hoạt động về nghiệp vụ chuyên môn đem
lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho công ty.
* Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước
và đảm bảo việc phân công lao động, quản lý chặt chẽ việc lưu giữ hồ sơ cần thiết, các
loại công văn và tài sản của công ty.
* Phòng bán hàng: Quản lý các cửa hàng trực thuộc tại công ty như siêu thị Trảng
Bom, cửa hàng ở phường Tam Hiệp.
* Phòng kho: Quản lý các nhà kho trực thuộc tại công ty như nhà kho ở phường Tam
Hiệp.
* Xưởng sản xuất: Là nơi sản xuất thiết bị, đồ dùng dạy học để cung cấp cho các
trường THCS, THPT và các trường mầm non trong Tỉnh.
c. Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán:
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 18 SVTH: Tống Anh Duy
- Hình thức sổ sách kế toán mà công ty áp dụng là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
nhưng có sự trợ giúp của phần mềm kế toán để thuận lợi cho công tác kế toán;
- Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định
số 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/03/2006, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các
quy định về sửa đổi, bổ sung có lien quan đến Bộ tài chính.
- Báo cáo tài chính được lập phù hợp với chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngàu 31 tháng 12 hàng
năm.
- Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng đồng ViệT Nam
(VND).
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: nhập trước xuất trước.
- Hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu trừ TSCĐ: phương pháp đường thẳng.
2.1.4. Các quy định chung trong lao động, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi
trường tại công ty:
2.1.4.1. Mục đích yêu cầu:
- Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của từng thành viên trong công ty về việc
tổ chức thực hiện các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy; vệ sinh môi trường.
- Hạn chế đến mức thấp nhất các nguyên nhân gây cháy, nổ, bảo vệ an toàn tài sản của
Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân; góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn phường..
2.1.4.2. Trang bị công cụ phòng cháy chữa cháy:
Tại văn phòng công ty có trang bị hệ thống báo cháy, bình CO2 và danh bạ điện
thoại cần liên lạc như bệnh viện, Công an địa phương, phòng cháy chữa cháy, 113...
Tại khu vực kho hàng và xưởng sản xuất có gắn biển nêu rõ những quy định về PCCN;
hệ thống chữa cháy được trang bị đầy đủ như: hệ thống báo cháy, bình CO2 MFZ8,
phuy đựng nước, cát, kẻng báo...
2.1.4.3. Biện pháp phòng cháy và vệ sinh môi trường:
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác thong tin tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận
thức vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cho người lao động;
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác phòng chống
cháy nổ, vệ sinh môi trường. Tổ chức tốt “Tuần lễ Quốc gia về an toàn – vệ sinh lao
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 19 SVTH: Tống Anh Duy
động – phòng chống cháy nổ”, phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, đảm bảo an toàn vệ
sinh lao động” ....;
Thứ ba: Nâng cao chất lượng nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ
lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc, xử lý ô nhiễm môi trường lao động;
Thứ tư: Phối hợp các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh trongviệc xây dựng chương trình, kế hoạch bảo hộ lao động, an
toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh
tại đơn vị, với nội dung về cải thiện điều kiện lao động, vệ sinh lao độg và phòng
chống cháy nổ;
Thứ năm : Kiểm tra sắp xếp hàng hóa, vật tư trong các kho; kiểm tra tình trạng kỹ
thuật an toàn mạng điện trong các kho để đảm bảo tuyệt đối an toàn PCCN.
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH
VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC ĐỒNG NAI:
2.2.1. Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn:
Bảng 2.1: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn năm 2009-
2010
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 20 SVTH: Tống Anh Duy
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán
2.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản:
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy rằng Tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2010 so
với năm 2009 tăng 3,935 triệu đồng trong đó:
Đối với tài sản ngắn hạn tăng 1,069 triệu đồng, tỉ trọng giảm 9.37%
- Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 3,804 triệu đồng (1,03%) và tỷ trọng tăng
13,04% (chủ yếu là do tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng). Việc gia tăng này giúp
cho khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp được thuận lời và việc chuyển dịch
cơ cấu này phù hợp với cơ cấu nguồn vốn vì nợ phải trả ngắn hạn đang tăng.
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 21 SVTH: Tống Anh Duy
CHỈ TIÊU
2009 2010 CHÊNH LỆCH
Số tiền
Tỉ
trọng(%) Số tiền
Tỉ
trọng(%) Số tiền % T (G)
Tỉ
trọng(%)
TÀI SẢN
A.Tài sản ngắn hạn 16203 83,00 17272 73,64 1069 0,07 -9,37
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 3701 18,96 7505 32,00 3804 1,03 13.04
II. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn - -
III. Các khoản phải thu 8097 41,48 5271 22,47 -2826 -0,35 -19,01
IV. Hàng tồn kho 3175 16,26 3638 15,51 463 0,15 -0,75
V. Tài sản ngắn hạn khác 1,227 6,29 8567 36,52 7340 5,98 30,24
B. Tài sản dài hạn 3318 17,00 6183 26,36 2865 0,86 9,36
I. Các khoản phải thu dài hạn - -
II. Tài sản cố định 3318 17,00 5082 21,67 1764 0,53 4,67
III. Bất động sản đầu tư - -
IV. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn - -
V. Tài sản dài hạn khác
Tổng tài sản 19521 100 23456 100 3935 0,20
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 12380 63,42 14203 60,55 1823 0,15 -2,87
I. Nợ ngắn hạn 6296 32,25 13996 59,67 7700 1,22 27,42
II. Nợ dài hạn 6084 31,17 206 0,88 -5878 -0,97 -30,29
B. Vốn chủ sở hữu 7140 36,58 9253 39,45 2113 0,30 2,87
I. Vốn chủ sở hữu 7140 36,58 9253 39,45 2113 0,30 2,87
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác - -
Tổng cộng nguồn vốn 19521 100 23456 100 3,935 0.20
- Các khoản phải thu giảm 2,826 triệu đồng(0,35%) và tỷ trọng giảm 19,01%. Điều
này chứng tỏ biện pháp quản lý và thu hồi nợ của công ty hiệu quả và tích cực, vốn
công ty không bị các công ty khác chiếm dụng nhiều.
- Hàng tồn kho tăng 463 (0.15%) triệu đồng tỷ trọng giảm 0,75%. Đây là biểu hiện
chưa tốt, chứng tỏ tính quản lý đồng bộ trong dự trữ, sản xuất và phân phối của công
ty chưa cao. Đây là dấu hiệu cho thấy sản phẩm của công ty sản xuất chưa được thị
trường chấp nhận với số lượng lớn .
- Tài sản ngắn hạn khác tăng 7,340 triệu đồng, tỷ trọng tăng 30.24 %,. Đây là biểu hiện
tốt, giúp khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty thuận lợi hơn.
- Như vậy, tài sản ngắn hạn tăng cả về số tiền lẫn tỷ trọng là phù hợp với cơ cấu nguồn
vốn của công ty. Các khoản mục cấu thành trong tài sản biến động, tạo nên điều kiện
thuận lợi cho hoạt động của công ty. Tuy nhiên, biến động khoản mục hàng tồn kho là
chưa tốt, công ty cần xem xét nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục.
Đối với tài sản dài hạn của công ty
- Tỷ số vốn đầu tư năm 2009 là 16,9%, năm 2010 là 26,35%, do đó tỷ suất đầu tư tăng
9,4%, điều này chứng tỏ công ty có xu hướng mở rộng đầu tư, mua sắm xây dựng cơ
sở vật chất, tăng quy mô và năng lực sản xuất do trong giai đoạn này công ty nâng cấp
các cửa hàng bán lẻ sách và các thiết bị.
- Tài sản dài hạn tăng 2,865 triệu đồng với chủ yếu là do tài sản cố định tăng
2.2.1.2.Phân tích tình hình biến động nguồn vốn:
Nguồn vốn của công ty tăng 3,935 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 0,2%
chứng tỏ khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tốt hơn, nguyên nhân ảnh hưởng
tình hình này là do:
Nợ phải trả tăng 1,823 triệu đồng, tỷ trọng giảm 2,83%. Đây là biểu hiện chưa tốt,
chứng tỏ gánh nặng trả nợ gia tăng và khả năng tự chủ của doanh nghiệp giảm, nợ phải
trả tăng là do những yếu tố:
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 22 SVTH: Tống Anh Duy
Nợ ngắn hạn tăng 7,700 triệu đồng, tỷ trọng tăng 27.42 %. Đây là biến động
không tốt, công ty cần cân đối nguồn lực để giải quyết nợ ngắn hạn và tìm giải pháp
khắc phục tình trạng này.
Nợ dài hạn giảm 5,878 triệu đồng, tỷ trọng giảm 30.29% chứng tỏ một số máy
móc hư hỏng, cũ kỹ đã được thanh lý.
Vốn chủ sở hữu tăng 2,113 triệu đồng, tỷ trọng tăng 3,87%. Đây là biểu hiện
không tốt, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp giảm.
Tóm lại, tổng nguồn vốn tăng là biểu hiện tốt về khả năng huy động vốn của công
ty nhưng vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ khả năng tài chính của doanh nghiệp giảm, cần
khắc phục.
2.2.2. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán:
2.2.2.1 Phân tích tình hình thanh toán:
a. Phân tích các khoản phải thu
Bảng 2.2: Bảng phân tích các tỷ số khoản phải thu:
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 23 SVTH: Tống Anh Duy
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Tổng các khoản phải thu 8097 5271 -34,90%
Tổng tài sàn ngắn hạn 16203 17,272 6,60%
Tổng các khoản phải trà 12380 14,203 14,73%
Tỷ lệ khoản phải thu/tổng ts ngắn hạn 0,50 0,31 -0,19
Tỷ lệ khoản phải thu/khoản phải trả 0,65 0,37 -0,28
Nguồn: phòng kế toán
Tổng các khoản phải thu
Khoản phải thu/ tài sản lưu động =
Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng các khoản phải thu
Khoản phải thu/ khoản phải trả =
Tổng khoản phải trả
Hình 2.1. Biểu đổ tỷ số các khoản phải thu
8,097
5,271
16203
17,272
14,203
12,380
0.31
0.65
0.37
0.50
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
16,000
18,000
20,000
Năm 2009 Năm 2010
Triệuđồng
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
0.50
0.60
0.70
Tổng các
khoản phải thu
Tổng tài sàn
ngắn hạn
Tổng các
khoản phải trà
Tỷ lệ khoản
phải thu/tổng
ts ngắn hạn
Tỷ lệ khoản
phải thu/khoản
phải trả
(nguồn: từ bảng trên)
Khoản phải thu trong năm 2009 so với 2010 giảm 34,90%, khoản phải thu so với
tài sản ngắn hạn giảm 19%, so với khoản phải trả giảm 28%. Nguyên nhân là do công
ty nhanh chóng thu hồi nợ, làm cho các khoản phải thu giảm mạnh, trong khi đó tài
sản ngắn hạn và khoản phải trả tăng lên với tốc độ lần lượt là 6,06% và 14,73%.
Như vậy, từ kết quả phân tích ta thấy 2 năm qua 2009-2010 tỷ lệ các khoản phải
thu trên khoản phải trả có chiều hướng giảm dần, chứng tỏ công ty có cố gắng trong
việc thu hồi nợ để nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất.
b. Phân tích khoản phải trả:
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 24 SVTH: Tống Anh Duy
Tổng các khoản phải trả
Khoản phải trả/ tài sản lưu động =
Tổng tài sản ngắn hạn
Bảng 2.3: Bảng phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Tổng các khoản phải trả 12380 14203 14,73%
Tổng tài sàn ngắn hạn 16203 17272 6,60%
Tỷ lệ khoản phải trả/tổng ngắn hạn 0,76 0,82 2,23
Nguồn:phòng kế toán
Hình 2.2. Biểu đổ tỷ số các khoản phải trả
12,380
14,203
16203 17,272
0.76
0.82
0
5,000
10,000
15,000
20,000
Năm 2009 Năm 2010
Triệuđồng
0.72
0.74
0.76
0.78
0.80
0.82
0.84
Tổng các khoản phải trả
Tổng tài sàn ngắn hạn
Tỷ lệ khoản phải trả/tổng ngắn hạn
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn 2006-2007: tỷ số khoản phải trả so với tổng tài sản ngắn hạn tăng
không đáng kể. Điều này chứng tỏ lượng vốn do doanh nghiệp chiếm dụng của các
đơn vị khác không tăng. Qua quá trình phân tích khoản phải thu và khoản phải trả ta
thấy khoản phải thu của doanh nghiệp ít hơn khoản phải trả. Khoản phải thu bằng 31%
tài sản ngắn hạn, trong khi đó khoản phải trả bằng 82% tài sản ngắn hạn trong năm
2010.
2.2.2.2. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn:
a.Tỷ số thanh toán hiện thời:
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 25 SVTH: Tống Anh Duy
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn
Bảng 2.4 Bảng phân tích tỷ số thanh toán hiện thời
Hình 2.3. Biểu đồ tỷ số thanh toán hiện thời:
16203 17,272
6296
13,9962.57
1.23
0
5000
10000
15000
20000
Năm 2009 Năm 2010
Triệuđồng
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
Lần
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện thời
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn 2009-2010: Tỷ số thanh toán hiện thời năm 2009 là 2.57 nghĩa là cứ
một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 2.57 đồng tài sản lưu động. Đến năm
2010 thì giảm 1,34 còn 1,23 hay nói cách khác mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn
đối với nợ ngắn hạn của công ty giảm do tài sản ngắn hạn tăng mạnh nhưng nợ ngắn
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 26 SVTH: Tống Anh Duy
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối
Tài sản ngắn hạn 16203 17,272 1069 6,60%
Nợ ngắn hạn 6296 13,996 7700 122,30%
Tỷ số thanh toán hiện
thời
2,57 1,23 -1,34 -52,05%
Nguồn: Phòng kế toán
hạn cũng tăng theo tỷ trọng lớn nên khả năng thanh toán hiện hành của công ty chưa
cao.
b. Tỷ số thanh toán nhanh:
Bảng 2.5: Bảng phân tích tỷ số thanh toán nhanh:
Hình 2.4. Biểu đồ tỷ số thanh toán nhanh:
16203 17,272
6296
13,996
2.07
0.97
0
5000
10000
15000
20000
Năm 2009 Năm 2010
Triệuđồng
0.00
1.00
2.00
3.00
Lần
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn 2009-2010: Con số 0,97 nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,97
đồng tài sản thanh toán nhanh đảm bảo. Khả năng thanh toán của công ty giảm từ 2,07
xuống 0,97 tuy nhiên tỷ số thanh toán cuối năm 2010 nhỏ hơn 1 nên khả năng thanh
toán nợ của công ty chưa được đảm bảo.
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 27 SVTH: Tống Anh Duy
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối
Tài sản ngắn hạn 16203 17272 1069 6,60%
hàng tồn kho 3175 3638 1366 43,02%
Nợ ngắn hạn 6296 13996 7700 122,30%
Tỷ số thanh toán nhanh 2,07 0,97 -1,10 -2,33%
Nguồn: Phòng kế toán
Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Ta nhận thấy ở cuối năm 2010, tỷ số thanh toán hiện thời gấp 0,5 lần tỷ số thanh toán
nhanh, chứng tỏ hàng tồn kho của công ty lúc này nhiều.
2.2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn:
Bảng 2.6: Bảng phân tích tỷ số khả năng trả tiền vay
Tỷ số thanh toán lãi vay:
Đơn vị tính : triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch(%)
Tuyệt đối Tương đối
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1113 1160 47 4,22
Lãi vay 241 433 192 79,67
Tỷ số trả lãi vay 4,62 2,68 -1,94 -41,99
Nguồn: phòng kế toán
Hình 2.5. Biểu đồ tỷ số thanh toán lãi vay:
1,113 1,160
241
433
4.62
2.68
0
200
400
600
800
1,000
1,200
1,400
Năm 2009 Năm 2010
Triệuđồng
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00 Lần
Lợi nhuận thuần từ HĐKD Lãi vay
Tỷ số trả lãi vay
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn 2009-2010: Tỷ số lãi vay năm 2010 là 2,68 nghĩa là cứ 1 đồng chi phí
lãi vay thì sẽ có 2,68 đồng lợi nhuận để thanh toán lãi. Giai đoạn 2009-2010 lãi vay
giảm 1,94 từ 4,62 giảm xuống còn 2,68. Ta thấy lợi nhuận thuần tăng không đáng kể
nhưng chi phí lãi vay tăng gấp đôi làm hệ số này giảm xuống, khả năng trả lãi của
công ty thấp đi.
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 28 SVTH: Tống Anh Duy
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Tỷ số khả năng chi trả lãi vay =
Lãi vay
2.2.3. Phân tích tình hình bố trí tài sản và nguồn vốn:
2.2.3.1. Bố trí cơ cấu tài sản:
Bảng 2.7: Phân tích tỷ trọng tài sản ngắn hạn
Hình 2.6. Biểu đồ tỷ trọng tài sản ngắn hạn
16203
17,272
19,521
23,456
0.74
0.83
0
5000
10000
15000
20000
25000
Năm 2009 Năm 2010
Triệuđồng
0.68
0.70
0.72
0.74
0.76
0.78
0.80
0.82
0.84
Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Tỷ lệ Tsnh/Tổng tài sản
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn năm 2009-2010: Năm 2010 tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 74%
trong tổng tài sản, tức so với năm 2009 giảm 11,29%. Như vậy 2 năm qua, tỷ trọng tài
sản ngắn hạn có xu hướng giảm, tuy nhiên các khoản phải thu lại giảm mạnh chứng tỏ
công ty có khả năng thu hồi nợ tốt, giảm bớt được các lượng vốn bị các đơn vị khác
chiếm dụng.
2.2.3.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 29 SVTH: Tống Anh Duy
Đơn vị tính : triệu
đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối
Tài sản ngắn hạn 16203 17272 1069 6,60%
Tổng tài sản 19521 23456 3935 20,16%
Tỷ lệ Tsnh/Tổng tài sản 0,83 0,74 -0,09 -11,29%
Nguồn: phòng kế toán
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số tsnh/ Tổng TS =
Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số tsnh/ Tổng TS =
Tổng tài sản
a. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Bảng 2.8: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Đơn vị tính : triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối
Tổng nợ 12380 14203 1823 14,73%
Tổng vốn chủ sở hữu 7140 9253 2113 29,59%
Tỷ số 1,73 1,53 -0,20 -11,47%
Nguồn: phòng kế toán
Hình 2.6. Biểu đồ tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
12,380
14,203
7,140
9,253
1.73
1.53
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
16,000
Năm 2009 Năm 2010
Triệuđồng
1.40
1.45
1.50
1.55
1.60
1.65
1.70
1.75
LầnTổng nợ Tổng vốn chủ sở hữu Tỷ lệ
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn 2009-2010: Trong năm 2010 này ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
giảm 0,2, giảm 11,47% so với năm 2009, nguyên nhân giảm là do vốn chủ sở hữu tăng
với tỷ trọng lớn hơn. Tỷ suất nợ của doanh nghiệp có xu hướng giảm chứng tỏ doanh
nghiệp sử dụng đòn cân nợ khá hiệu quả nhưng tự chủ về tài chính vẫn chưa tốt.
b. Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Bảng 2.9: Bảng phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản
Đơn vị tính : triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối%
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 30 SVTH: Tống Anh Duy
Tổng Nợ
Tỷ số Nợ/ Tổng VCSH =
Tổng VCSH
Tổng Nợ
Tỷ số Nợ/ Tổng Tài sản=
Tổng tài sản
Tổng nợ 12380 14203 1.823 14,73%
Tổng tài sản 19521 23456 3.935 20,16%
Tỷ lệ 0,63 0,61 -0,03 -4,52%
Nguồn: phòng kế toán
Hình 2.7. Biểu đồ tỷ số nợ trên tổng tài sản
12,380
14,203
19,521
23,456
0.61
0.63
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
1 2
Triệuđồng
0.6
0.605
0.61
0.615
0.62
0.625
0.63
0.635
Lần
Tổng nợ Tổng tài sản Tỷ lệ
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn 2009-2010: Năm 2009, tỷ số nợ/ tổng tài sản là 0.63, tức cứ đồng tài
sản của công ty thì có 0.63 đồng nợ. Qua đến năm 2010, tỷ số này có xu hướng giảm,
giảm xuống còn 0.61 ( 4,5%) so với năm 2010). Nguyên nhân là tổng tài sản nhiều, tỷ
trọng lớn 20.16%, trong khi tổng tài sản lại tăng 14,73%.
c.Tỷ số tự tài trợ
Bảng 2.9: Bảng phân tích tỷ số tự tài trợ
Đơn vị tính : triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối%
Vốn chủ sở hữu 7140 9253 2113 29,59%
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 31 SVTH: Tống Anh Duy
Tổng VCSH
Tỷ số Tổng VCSH/ Tổng NV =
Tổng NV
Tổng nguồn vốn 19521 23456 3935 20,16%
Tỷ lệ 0,37 0,39 0,03 7,85%
Nguổn: Phòng kế toán
Hình 2.8. Biểu đồ tỷ số tự tài trợ
7,140
9,253
19,521
23,456
0.37
0.39
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
Năm 2009 Năm 2010
Triệuđồng
0.35
0.36
0.37
0.38
0.39
0.40
Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Tỷ lệ
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn 2009-2010: Năm 2010 tỷ suất tài trợ là 39%, so với năm 2009 thì đã
tăng 2%.Nguyên nhân là do nguồn vốn sở hữu tăng nhanh. Kết quá cho thấy tỷ suất tự
tài trợ của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng tăng, doanh nghiệp thừa vốn và chủ
động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
2.2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.2.4.1. Phân tích khả năng luân chuyễn hàng tồn kho
Bảng 2.10: Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 32 SVTH: Tống Anh Duy
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng hóa tồn kho bình quân
Số ngày trong năm
Thời gian tồn kho bình quân =
Số vòng quay hàng tồn kho
Hình 2.9. Biểu đồ vòng quay hàng tồn kho
48,878
59,045
3858 3406.5
12.67
17.33
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
1 2
Triệuđồng
0
5
10
15
20
Vòng
Giá vốn hàng bán Trị giá tk bình quân Số vòng quay tồn kho
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn 2009-2010: Năm 2009, số vòng quay hàng tồn kho là 12,67 nghĩa là
thời gian hàng hóa ở trong kho trước khi bán ra trung bình là 28,81 ngày. So với năm
2009, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cuối năm 2010 tăng 4,66 vòng, mỗi vòng là
21,06 ngày giảm 7,75 ngày. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán năm 2010 tăng 20,8%
so với năm 2009, trị giá hàng tồn kho bình quân tăng 36,81% ít hơn so với giá vốn
hàng bán.
2.2.4.2. Phân tích tỷ số vòng quay khoản phải thu
Bảng 2.11: Bảng phân tích tỷ số vòng quay phải thu
Đơn vị:triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009– 2010
Tuyệt đối Tương đối%
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 33 SVTH: Tống Anh Duy
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối%
Giá vốn hàng bán 48878 59045 10167 20,80%
Trị giá tk đầu kỳ 4541 3175 -1.366 -30,08%
Trị giá tk cuối kỳ 3175 3638 463,00 14,58%
Trị giá tk bình quân 3858 3406,5 -451,50 -11,70 %
Số vòng quay tồn kho 12,67 17,33 4,66 36,81%
Thời gian tồn kho(ngày) 28,81 21,06 -7,75 -26,91%
Nguồn:phòng kế toán
Doanh thu thuần
Số vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu bình quân
Số ngày làm việc trong năm ( 365 ngày)
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay khoản phải thu
Doanh thu thuần 54110 65697 11587 21,41%
Khoản phải thu đầu kỳ 5788 8097 2309 39,89%
Khoản phải thu cuối kỳ 8097 5271 -2826 -34,90%
Khoản phải thu bình quân 6943 6684 -259 -3,72%
Số vòng quay khoản phải thu 7,79 9,83 2,04 26,11%
Kỳ thu tiền bình quân 46,83 37,14 -9,69 -20,70%
Nguồn:phòng kế toán
Hình 2.9. Biểu đồ luân chuyển các khoản phải thu:
54,110
65,697
6,943 6,684
7.79
9.83
0
20,000
40,000
60,000
80,000
Năm 2000 Năm 2010
Triệuđồnh
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
Vòng
Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân
Số vòng quay khoản phải thu
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn 2009-2010: Năm 2009 số vòng quay khoản phải thu là 7,79 nghĩa là
trong năm phải mất bình quân 46,83 ngày để thu hồi các khoản nợ. Năm 2010, số vòng
quay là 7,83 vòng, mỗi vòng 37,14 ngày tăng 2,04 vòng, mỗi vòng giảm 9,69 ngày
nguyên nhân do doanh thu thuần tăng với mức độ lớn hơn so với kỳ thu tiền bình
quân.
2.2.4.3. Phân tích tỷ số vòng quay khoản phải trả
Bảng 2.12: Bảng phân tích tỷ số vòng quay phải trả
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 34 SVTH: Tống Anh Duy
Doanh số mua hàng thường niên
Số vòng quay khoản phải trả =
Phải trả bình quân
Hình 2.10. Biểu đồ vòng quay khoản phải trả
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 35 SVTH: Tống Anh Duy
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009– 2010
Tuyệt đối Tương đối
Giá vốn hàng bán (1) 48878 59045 10167 20,80
Hàng tồn kho cuối kỳ (2) 4541 3175 -1366 -30,08
Hàng tồn kho đầu kỳ (3) 3175 3638 463 14,58
Doanh số mua hàng thường
niên = (1) + (2) – (3) 50244 58582 8338 16,60
Phải trả đầu kỳ 17652 12380 -5272 -29,87
Phải trả cuối kỳ 12380 13996 1616 13,05
Phải trả bình quân 15016 13188 -1828 -12,17
Số vòng quay khoản phải trả 3,35 4,44 1,10 32,76
Kỳ thanh toán bình quân 109,08 82,17 -26,92 -24,67
Nguồn: phòng kế toán
50,244
58,582
15016 13188
3.35
4.44
0
20,000
40,000
60,000
80,000
Năm 2009 Năm 2010
Triệuđồng
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
Vòng
Doanh số mua hàng thường niên = (1) + (2) – (3)
Phải trả bình quân
Số vòng quay khoản phải trả
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn 2009-2010: Số vòng quay khoản phải trả năm 2009 là 3.35, có nghĩa
là trung bình 109,08 ngày thì doanh nghiệp phải trả nợ chủ nợ. Năm 2010, số vòng
tăng lên 4.44, mỗi vòng là 82,17 ngày, tức tăng 1,1 vòng, mỗi vòng giảm 26.92 ngày.
Nguyên nhân là do nợ phải trả bình quân tăng 12,17%, ít hơn so với tốc độ tăng doanh
số mua hàng thường niên (16,60%).
2.2.4.4. Phân tích tỷ số vòng quay tổng tài sản
Bảng 2.13: Bảng phân tích tỷ số vòng quay tổng tài sản
Hình 2.11. Biểu đồ vòng quay tổng tài sản
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 36 SVTH: Tống Anh Duy
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009– 2010
Tuyệt đối Tương đối%
Doanh thu thuần 54110 65697 11587 21,41%
Tổng tài sản đầu kỳ 23871 19521 -4350 -18,22%
Tổng tài sản cuối kỳ 19521 23456 3935 20,16%
Tổng tài sản bình quân 21696 21489 -207,50 -0,96%
Tỷ số vòng quay tổng tài sản 2,49 3,06 0,56 22,59%
Nguồn: phòng kế toán
Doanh thu thuần
Tỷ số vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân
54,110
65,697
21,696 21,489
2.49
3.06
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
Năm 2009 Năm 2010
Triệuđồng
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
Vòng
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
Tỷ số vòng quay tổng tài sản
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn 2007 – 2008: tỷ số vòng quay tổng tài sản năm 2009 là 9,2.49, nghĩa
là cứ 1 đồng tài sản của công ty thì tạo ra được 2.49 doanh thu. Năm 2010, tỷ số này là
3,06, tức tăng 22,59% hay 1 đồng tài sản của công ty tạo ra nhiều doanh thu hơn so với
năm 2010 như vậy ta thấy, khả năng luân chuyển tài sản của công ty là tốt, hiệu quả sử
dụng tài sản để tạo ra doanh thu tốt.
2.2.4.5. Phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Bảng 2.14: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Đơn vị tính triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009– 2010
Tuyệt đối Tương đối
Lãi ròng 1,113 1,160 47 4.22
Doanh thu thuần 54,110 65,697 11,587 21.41
Tỷ số lợi nhuận/ Doanh thu 0.021 0.018 -0.003 -14.159
Nguồn: Phòng kế toán
Hình 2.12. Biểu đồ tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 37 SVTH: Tống Anh Duy
Lợi nhuận ròng
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần
1,113 1,160
54,110 65,697
0.018
0.021
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
Năm 2009 Năm 2010
Triệuđồng
0.016
0.017
0.017
0.018
0.018
0.019
0.019
0.020
0.020
0.021
0.021
Lãi ròng Doanh thu thuần Tỷ số lợi nhuận/ Doanh thu
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn 2007 – 2008: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 là 0,03 tức là
cứ 1 đồng doanh thu thuần đem lại 0,03 đồng lợi nhuận. So với năm 2009 thì tỷ số lợi
nhuận trên doanh thu của năm 2010 giảm 0,03. Nguyên nhân giảm là do doanh thu
tăng mạnh (tăng 21,41% so với 2009) còn lợi nhuận lại tăng nhẹ.
2.2.4.6. Phân tích tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản
Bảng 2.15: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 38 SVTH: Tống Anh Duy
Đơn vị tính triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009– 2010
Tuyệt đối Tương đối%
Lãi ròng 1113 1160 47 4,22%
Tổng tài sản 19521 23456 3,935 20,16%
ROA 0,04 0,09 5%
Nguồn: Phòng kế toán
Lợi nhuận ròng
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) =
Tổng tài sản
Hình 2.13. Biểu đồ tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản
1,113 1,160
23,456
19,521
0.05
0.06
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
Năm 2009 Năm 2010
Triệuđồng
0.04
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.06
0.06
Lãi ròng Tổng tài sản ROA
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn 2009 – 2010: tỷ số ROA của doanh nghiệp năm 2009 là 4%, nghĩa là 100
đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra thì đem lại 4 đồng lợi nhuận. Năm 2010, tỷ số này là 9%,
tức tăng 5 đồng lợi nhuận trong 100 đồng vốn bỏ ra. Đây là biểu hiện tốt, hiệu quả
hoạt động sử dụng tài sản của công ty tăng.
2.2.4.7. Phân tích tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 39 SVTH: Tống Anh Duy
Lợi nhuận ròng
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) =
Vốn chủ sở hữu
Bảng 2.16: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009– 2010
Tuyệt đối Tương đối
Lãi ròng 1113 1160 47 4,22%
Vốn chủ sở hữu 7140 9253 2113 29,59%
ROE 0,16 0,13 -3,05%
Nguồn: Phòng kế toán
Hình 2.14. Biểu đồ tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
1,113 1,160
9,253
7,140 0.13
0.16
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
Năm 2009 Năm 2010
Triệuđồng
0.00
0.05
0.10
0.15
0.20
Lãi ròng Vốn chủ sở hữu ROE
(Nguồn: từ bảng trên)
Giai đoạn 2009 – 2010: tỷ số ROE của doanh nghiệp năm 2009 là 16%, nghĩa là
100 đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra thì đem lại 16 đồng lợi nhuận. Năm 2010, tỷ số này
là 13%, tức giảm 3 đồng lợi nhuận trong 100 đồng vốn bỏ ra. Chứng tỏ việc sử dụng
vốn của công ty hiệu quả chưa cao
2.2.4.8 Phân tích tình hình biến động giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi
phí quản lý:
Bảng 2.17: Bảng phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi
phí bán hàng và chi phí quản lý
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 40 SVTH: Tống Anh Duy
Giá vốn hàng bán:
Trong 2 năm 2009-2010 tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu giảm nhẹ. Năm
2009 giá vốn hàng bán chiếm 9% doanh thu thuần, năm 2010 giá vốn hàng bàn chiếm
8,9% doanh thu, tức giảm 0,1%, so với năm 2009. Nguyên nhân là do tình hình lạm
phát ngày càng cao ảnh hưởng đến các nguyên liệu đầu vào tăng. Bên cạnh đó cá chi
phí khác cũng tăng. Tuy nhiên đây là dấu hiệu tốt khi thấy tỉ trọng giá vốn trên doanh
thu có chiều hướng giảm, chứng tỏ công ty đã cố gắng trong việc giảm chi phí.
Chi phí bán hàng:
Giai đoạn 2009-2010: Trong giai đoạn này tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh
thu tăng với tốc độ khá nhanh (28,39%) doanh thu tăng với tốc độ chậm hơn (tăng
21,8%). Chi phí bán hàng trong năm 2010 chủ yếu dùng đê chi trả cho tiền điện nước,
sửa chữa bị hao phí cho các trang thiết bị cũ kỹ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Tỷ trọng chi phí quản lý trên doanh thu trong 2 năm 2009-2010 có chiều hướng
tăng nhẹ, năm 2010 chiếm 7,1% tăng 0,1% so với năm 2009. Nguyên nhân là do chi
phí quản lý tăng 5,27% và doanh thu thuần tăng nhanh hơn 21,8%.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Giải pháp
3.1.1 Tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng các khoản nợ:
Trong 2 năm qua nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.
Nguyên nhân là do hiệu quả kinh doanh thấp, lợi nhuận làm ra ít nên vốn dùng để bổ
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 41 SVTH: Tống Anh Duy
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009– 2010
Tuyệt đối Tương đối%
Giá vốn hàng bán 48878 59045 10167 20,80
Chi phí bán hàng 204 318 114 55,88
Chi phí quản lý 3818 4880 1062 27,82
Doanh thu thuần 54110 65697 11587 21,41
GVHB/Doanh thu thuần 0,903 0,899 -0,005 -0,50
CPBH/Doanh thu thuần 0,004 0,005 0,001 28,39
CPQL/Doanh thu thuần 0,071 0,074 0,004 5,27
Nguồn: phòng kế toán
sung ít, trong khi nhu cầu lại tăng cao, hệ quả là doanh nghiệp phải đi vay bên ngoài
hoặc đi chiếm dụng của các đối tượng khác. Do đó công ty cần chú ý gia tăng tỷ lệ vốn
tự có bằng cách tăng quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện khả năng thanh toán.
3.1.2. Đầu tư tài sản cố định:
Về TSLĐ và TSCĐ ta thấy kết cấu chưa phù hợp vì TSCĐ chỉ chiếm một phần
nhỏ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Để thuận tiên trong khâu sàn xuất sách và
thiết bị công ty cần đầu tư thêm vào các tài sản cố định hợp lý, khoa học và công nghệ
hiện đại. Đối với những tài sản cố định cũ kỹ cần mau chóng thanh lý, thu hồi vốn để
có điều kiện mua tài sản cố định mới.
3.1.3. Nâng cao khả năng thanh toán giải quyết công nợ :
Công ty cần cải thiện hơn nữa khả năng thanh toán, để thực hiện được điều đó
công ty phải thực hiện tốt việc quản trị tài sản ngắn hạn với tiền mặt là chủ yếu và các
khoản nợ ngắn hạn.
Tình hình công nợ phải thu, phải trả của Tổng công ty còn chiếm tỉ trọng rất cao
nhất là các khoản nợ phải trả và phải thu khách hàng. Như vậy công ty có vốn bị
chiếm dụng nhiều, vốn bị chiếm dụng cũng nhiều, do vậy công ty phải thường xuyên
theo dõi các đối tượng nợ khi cần có thể nhanh chóng thu hồi đủ vốn, mặt khác phải
thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn, tăng vốn chủ sở hữu để giảm các khoản nợ
vay. Đồng thời cần hạn chế việc bán hàng chịu nợ, chỉ cho nợ một phần tiền hàng hợp
lý với từng đối tượng khách hàng như đốivới những bạn hàng đáng tin cậy, hoặc
những khách hàng đó đã thanh toán hết các khoản nợ trước. Còn các khoản nợ của
doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để thanh toán tạo điều kiện cho
doanh nghiệp có khả năng vay nợ trong thời gian tới.
3.1.4. Hạ thấp chi phí kinh doanh:
Vì chi phí là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh. Do đó
muốn tăng được lợi nhuận thì ngoài kinh doanh có hiệu quả, việc giảm chi phí kinh
doanh là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao được khả năng tài chính. Do đó công ty
cần phải:
- Tích cực thanh lý tài sản cũ, lạc hậu không cần dùng để đầu tư trang thiết bị mới
đồng bộ hơn, cải tiến dây chuyền sản xuất để giữ ổn định chất lượng sản phẩm, hạ giá
thành sản xuất.
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 42 SVTH: Tống Anh Duy
- Trong việc sử dụng vật liệu, dụng cụ cần phải tận dụng hết những vật liệu, dụng cụ
sẵn có. Xây dựng mức tiêu hao hợp lý và bảo quản theo định mức đó.
- Giảm chi phí hành chánh đến mức thấp nhất có thể được... Quản lý chi phí theo từng
bộ phận để quy rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc đền bù hoặc xét khen
thưởng.
3.2. Kiến nghị:
3.2.1 Đối với công ty:
- Quản lý tài sản lưu động tài sản: Xác định nhu cầu tài sản cần thiết cho từng kỳ sản
xuất nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu không tính đúng nhu cầu tài
sản lưu động công ty hoặc sẽ gặp khó khăn trong thanh toán, sản xuất bị ngừng trệ
hoặc sẽ dẫn đến lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động.
- Quản lý tài sản cố định: Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất và
nâng cao hiệu suất hoạt động của máy móc thiết bị, xử lý dứt điểm những tài sản cố
định không cần dùng, lỗi thời không còn phù hợp với quy mô sản xuất nhằm thu hồi
vốn cố định, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Công ty cần có đường lối chủ trương chính sách kinh doanh đúng đắn, triển khai
công việc kịp thời đồng bộ. Về quản lý, giao quyền cho các phòng ban trực thuộc công
ty, cho người quản lý điều hành, quản lý, bảo toàn, phát triển và trực tiếp chịu trách
nhiệm, có chế độ thưởng phạt rõ ràng. Mạnh dạn đào tạo cán bộ đủ năng lực và trình
độ nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.
3.2.2. Đối với nhà nước:
- Hoàn thiện môi trường pháp lý, các chính sách ưu đãi về thuế, sử dụng đất, hỗ trợ và
tăng cường đầu tư cho công ty vì ngành giáo dục là vô cùng quan trọng.
- Tăng cường hỗ trợ vốn và các điều kiện thuận lợi để công ty có thể mở rộng sản xuất,
đầu tư thêm máy móc thiết bị, cửa hàng bán lẻ nâng cao được lượng sản phẩm sản xuất
ra và tiêu thụ tốt, tăng tỷ trọng ngành giáo dục trong nền kinh tế cả nước.
Phụ lục
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: triệu đồng
ChỉCTIÊU CHÍ 2008 2009 2010
TÀI SẢN 23871 19521 23456
Tài sản ngắn hạn 20227 16203 17272
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 43 SVTH: Tống Anh Duy
Tiền và các khoản tương đương tiền 7455 3701 7505
Tiền 7455 3701 7505
Các khoản tương đương tiền - - -
Các khoản đầu tái chính ngắn hạn - - -
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - - -
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn - - -
Các khoản phải thu ngắn hạn 5788 8097 5271
Phải thu của khách hàng 4743 7793 4713
Trả trước cho người bán 997 534 547
Phải thu nội bộ - -
Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - -
Các khoản phải thu khác 303 47 9
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
Hàng tồn kho 4541 3175 3638
Hàng tồn kho 4541 3175 3638
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - -
Tài sản ngắn hạn khác 2442 1227 856
Chi phí trả trước ngắn hạn 54 39
Các khoản thuế phải thu 363 0 201
Thuế TND được khấu trừ 36
Tài sản ngắn hạn khác 2025 1188 619
Tài sản dài hạn 3644 3318 6183
Các khoản phải thu dài hạn - - -
Phải thu dài hạn của khách hàng - - -
Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - - -
Phải thu nội bộ dài hạn - - -
Phải thu dài hạn khác - - -
Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi - - -
Tài sản cố định 3644 3318 5082
Tài sản cố định hữu hình 3644 3318 5082
Nguyên giá 5223 5223 7054
Giá trị hao mòn lũy kế 1579 1916 1972
Chi phí xây dựng dở dang 0 11 -
Bất động sản đầu tư - - -
Nguyên giá - - -
Giá trị hao mòn lũy kế - - -
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác 1101
NGUỒN VỐN 23871 19521 23456
Nợ phải trả 17652 12380 14203
Nợ ngắn hạn 8350 6296 206
Vay và nợ ngắn hạn 5500
Phải trả cho người bán 5841 7327 6150
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 44 SVTH: Tống Anh Duy
Người mua trả tiền trước 2 545 1698
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 54 35 8
Phải trả người lao động 417 388 468
Chi phí phải trả 25
Phải trả nội bộ - - -
Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - -
Các khoản phải trả, phải nộp khác 9 24 50
Dự phòng phải trả ngắn hạn - - -
Nợ dài hạn 9302 6083
Phải trả dài hạn người bán - - -
Phải trả dài hạn nội bộ - - -
Phải trả khác 94
Vay và nợ dài hạn 9000 5800
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 135 -
Dự phòng trợ cấp mất việc làm 22 21 56
Quỷ khen thưởng phúc lợi 280 127 150
Vốn chủ sở hữu 6219 7140 9253
Vốn chủ sở hữu 6219 7140 9253
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2054 2054 2054
Thặng dư vốn cổ phần
Vốn khác của chủ sở hữu - - -
Cổ phiếu quỹ - - -
Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - 2465
Chênh lệch tỷ giá hối đoái - -
Quỹ đầu tư phát triển 2570 2570 2627
Quỹ dự phòng tài chính 760 760 850
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 833 833 1256
Lợi nhuận chưa phân phối 921
Nguồn vốn đầu tư XDCB - - -
Nguồn kinh phí và quỹ khác
Quỹ khen thưởng và phúc lợi
Nguồn kinh phí - - -
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - - -
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm - - -
Nguồn: Phòng kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009-2010
Đơn vị tính triệu đồng
ChỉCTIÊU CHÍ 2008 2009 2010
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 46932 54148 65748
Các khoản giảm trừ doanh thu 115 48 50
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 46817 54100 65697
Giá vốn hàng bán 41753 48878 59045
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 45 SVTH: Tống Anh Duy
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5064 5221 6652
Doanh thu hoạt động tài chính 468 307 369
Chi phí tài chính 506 393 662
Trong đó: Chi phí lãi vay 346 241 443
Chi phí bán hàng 290 204 318
Chi phí quản lý doanh nghiệp 3555 3818 488
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1180 1113 1160
Thu nhập khác 202 167 203
Chi phí khác 148 2 115
Lợi nhuận khác 54 165 87
Lợi nhuận trước thuế 1,234 1278 1247
Thuế TNDN 345 319 312
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 888 958 935
Nguồn: Phòng kế toán
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập thể tác giả, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB tài chính.
2. TS. Nguyễn Minh Kiều, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Đại học Mở Tp. Hồ Chí
Minh.
3. Các trang web tham khảo.
GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 46 SVTH: Tống Anh Duy

More Related Content

What's hot

Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Quynhon Tjeugja
 
5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnhThao Nguyen
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duyHuệ Violet
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...chauloan
 
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
7 chuong 5
7 chuong 57 chuong 5
7 chuong 5Thi8567
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionAn Tố
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatex
Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatexTailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatex
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatexTrần Đức Anh
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhanhtuan24
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

What's hot (16)

Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
 
5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
 
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
 
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_6567124212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
 
7 chuong 5
7 chuong 57 chuong 5
7 chuong 5
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
 
Quan tri tai chinh
Quan tri tai chinhQuan tri tai chinh
Quan tri tai chinh
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatex
Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatexTailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatex
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatex
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chính
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
 

Similar to Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_20130821020447_65671

Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakRoyal Scent
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.doc
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.docPhân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.doc
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.docmokoboo56
 
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...NuioKila
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1Vu Huy
 
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...Viện Quản Trị Ptdn
 
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_20130821020447_65671 (20)

Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...
 
7 chuong 5
7 chuong 57 chuong 5
7 chuong 5
 
Tài chính doanh nghiệp là gì? Khái niệm, mục tiêu, vai trò
Tài chính doanh nghiệp là gì? Khái niệm, mục tiêu, vai tròTài chính doanh nghiệp là gì? Khái niệm, mục tiêu, vai trò
Tài chính doanh nghiệp là gì? Khái niệm, mục tiêu, vai trò
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docxĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.doc
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.docPhân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.doc
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính.doc
 
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
 
QT111.doc
QT111.docQT111.doc
QT111.doc
 
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1
 
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
 
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn

Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankNguyễn Ngọc Phan Văn
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 

Recently uploaded

catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (14)

catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 

Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_20130821020447_65671

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Điều này đã đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi đáp ứng kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế và tận dụng những cơ hội để phát triển doanh nghiệp. Bởi vậy chủ doanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp, nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu việc cung ứng sản xuất và tiêu thụ được tiến hành bình thường, đúng tiến độ sẽ là tiền đề đảm bảo cho hoạt động tài chính có hiệu quả và ngược lại. Việc tổ chức huy động nguồn vốn kịp thời, việc quản lý phân phối và sử dụng các nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tối đa cho hoạt động SXKD được tiến hành liên tục và có lợi nhuận cao. Do đó, để đáp ứng một phần yêu cầu mang tính chiến lược của mình các doanh nghiệp cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính. Từ đó, phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt này và đề xuất được các biện pháp cần thiết để cải tiến hoạt động tài chính tăng hiệu quả SXKD. Như vậy phân tích tình hình tài chính không những cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà còn thông qua đó xác định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong một tương lai gần. Việc phân tích tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Vì vậy,em lựa chọn đề tài: “phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai” để hiểu hơn về việc phân tích cũng như tầm quan trọng của việc quản trị tài chính. 1. Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là nhằm làm rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra nhưng điểm mạnh cũng như những bất ổn của công ty. - Giúp cho những doanh nghiệp nắm rõ những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà có biện pháp đối phói thích hợp. 2. Phương pháp nghiên cứu: GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 1 SVTH: Tống Anh Duy
  • 2. - Thu thập số liệu từ công ty, tài liệu từ sách báo, internet. - Phương pháp được dung để phân tích số liệu: Phương pháp so sánh là chủ yếu, ngoài ra còn dùng các phương pháp khác như: phân tích xu hướng (theo phương pháp hồi quy tuyến tính), phân tích theo tỷ lệ chung phương pháp liên hệ cân đối và thay thế liên hoàn. 3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai trong những năm dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 2 SVTH: Tống Anh Duy
  • 3. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp: 1.1.1. Khái niệm Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm được dự kiến những gì đã xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Hay nói cách khác, phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên báo cáo tài chính “biết nói” để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của người quản lý doanh nghiệp đó. 1.1.2. Chức năng: Tài chính doanh nghiệp gồm ba chức năng sau: - Chức năng tạo vốn đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: tài chính doanh nghiệp thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhàm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh. - Chức năng phân phối thu nhập bẳng tiền: thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được doanh nghiệp phân phối như sau: thu nhập đạt được do bán hàng trước tiên phải bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như hào mòn máy móc, thiết bị, trả lương, mua nguyên, nhiên liệu, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, phần còn lại hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có). - Chức năng kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: tài chính doanh nghiệp căn cứ vài tình hình thu chi tiền tệ và các chi tiêu phản ánh bằng tiền để kiểm soát tình hình vốn, sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý phát hiện nhưng khâu mất cân đối, sơ hở trong công tác điều hành để ngăn chặn các tổn thất có thể xảy ra nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chức năng này là toàn diện và thường xuyên suốt trong quá trình kinh doanh, vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Tóm lại, ba chức năng quan hệ mật thiết với nhau, chức năng kiểm tra tiến hành tốt là cơ quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn tạo điểu kiện GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 3 SVTH: Tống Anh Duy
  • 4. cho sản xuất liên tục. Ngược lại, việc tạo vốn và phân phối tốt sẽ khai thông các luồng tài chính dồi dào đảm bảo cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng kiểm tra. 1.1.3. ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp: Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau: - Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tang về vốn của xí nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình. Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn… 1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp: Với những ý nghĩa trên nhiệm vụ phân tích tài chính gồm: - Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ có hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn. - Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của xí nghiệp, tình hình chấp hành chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước. - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. - Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các phương pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiểu quả sử dụng vốn. 1.2. Mục tiêu và nội dung phân tích tình hình tài chính: 1.2.1. Mục tiêu: Phân tích tài chính có hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá dự tính các rủi ro tiềm ẩn trong tương GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 4 SVTH: Tống Anh Duy
  • 5. lai nhằm phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích của mình. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu: - Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về cácc hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. - Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ phân chia lợi tức, cổ phần,… - Là cơ sở cho các dự báo tải chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt… - Là công cụ kiểm soát các hoạt động quản lý. Đối với đơn vị chủ sở hữu: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh. Đối với chủ nợ: (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp) mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị. Đối với nhà đầu tư trong tương lai: Điều mà họ quan tâm đầu tiên đó là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lại, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó họ thường phân tích báo cáo tài chính hình thức nào và đầu tư lĩnh vực nào. Đối với cơ quan chức năng: Như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích thành số liệu thống kê, chỉ sô thống kê. GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 5 SVTH: Tống Anh Duy
  • 6. 1.2.2. Nội dung phân tích: Nội dung chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính đi từ khái quát đến cụ thể bao gồm các nội dung sau: - Đánh giá khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp - Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn - Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp - Phân tích tình hình luân chuyển vốn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh - Phân tích khả năng sinh lời 1.3. Nội dung phân tích cụ thể: 1.3.1. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: 1.3.1.1. Phân tích tình hình thanh toán: Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nguyên nhân của mọi sự ngưng trệ, khê đọng các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích các khoản phải thu: Phân tích các tỉ số liên quan đến khoản phải thu: Phân tích các khoản phải trả: Phân tích tỷ lệ phải trả trên tổng tài sản lưu động: 1.3.1.2. Phân tích khả năng thanh toán: GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 6 SVTH: Tống Anh Duy Tổng các khoản phải thu Khoản phải thu/ tài sản lưu động = Tổng tài sản ngắn hạn Tổng các khoản phải thu Khoản phải thu/ khoản phải trả = Tổng khoản phải trả Tổng các khoản phải trả Khoản phải trả/ tài sản lưu động = Tổng tài sản ngắn hạn
  • 7. Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán. Để thấy rõ tình hình tài chíh doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn: Vốn luân chuyển: Vốn luân chuyển phản ánh tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn, vốn luân chuyển càng lớn phản ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn đến khi hạn trả. Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn có thể đối với người cấp tín dụng. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng cho người vay. Tỷ lệ này được tính như sau: Tỷ số này nói lên cứ 1 đồng vay hiện đang được đảm bảo bởi bao nhiêu. 1.3.2. Phân tích tình hình luân chuyển vốn: Khả năng luân chuyển vốn là một vấn đề rất quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng luân chuyển vốn giúp cho ta đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 7 SVTH: Tống Anh Duy Vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn Lợi nhuận thuần HĐKD Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lãi nợ vay Nợ phải trả Tỷ số nợ/ Vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu
  • 8. Luân chuyển hàng tồn kho: Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường lien tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm,…tốc độ luận chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Thời gian tồn kho bình quân đo lường số ngày hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra. Luân chuyển khoản phải thu: Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau: Luân chuyển vốn chủ sở hữu Việc phân tích tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá xem doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu hay không. Để đánh giá ta dựa vào các tiêu chí sau: GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 8 SVTH: Tống Anh Duy Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng hóa tồn kho bình quân Số ngày trong năm Thời gian tồn kho bình quân = Số vòng quay hàng tồn kho Doanh thu thuần Số vòng quay khoản phải thu = Khoản phải thu bình quân Số ngày làm việc trong năm ( 360 ngày) Kỳ thu tiền bình quân = Vòng quay khoản phải thu Tổng doanh thu thuần Số vòng quay chủ sở hữu = VCSH sử dụng bình quân Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số ngày của một vòng quay = Số vòng quay VCSH
  • 9. 1.3.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý - Giá vốn hàng bán: Tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu = Giá vốn / Doanh thu - Chi phí bán hàng: Tỷ trọng chi phí bán hàng trong doanh thu = Chi phí bán hàng / Doanh thu - Chi phí quản lý: Tỷ trọng chi phí quản lý trong doanh thu = Chi phi quản lý / Doanh thu Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận của công ty Lợi nhuận HĐTC = Thu nhập HđTC / Chi phí HĐTC 1.3.5. Phân tích khá năng sinh lời: Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 10' ×= DT P P dt P: Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROA) V P P v =' V: Tổng số vốn bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) sh sh V P P =' shV : Tổng số vốn sở hữu bình quân 1.3.4 Phân tích tỷ số tài chính: 1.3.4.1. Tỷ số về khả năng thanh toán: Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành: GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 9 SVTH: Tống Anh Duy Tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn Hệ số kntt hiện hành (K) = Nợ ngắn hạn
  • 10. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: d nh N HTKTSLD H − = TSLD: Tài sản lưu động HTK: Hàng tồn kho dN : Nợ ngắn hạn 1.3.4.2. Tỷ số kết cấu tài chính: Tỷ số nợ: Tỷ suất tự tài trợ: 1.3.4.3. Tỷ số hoạt động hay hiệu suất sự dụng vốn sản xuất kinh doanh: Lần luân chuyển (vòng quay) vốn hàng tồn kho: bq h HTK DT L = DT: Doanh thu thuần HTKbq : Trị giá hàng tồn kho bình quân trong kỳ Kỳ thu tiền bình quân: t th th D D K = Dth : Số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 10 SVTH: Tống Anh Duy Nợ phải trả Tỷ suất nợ = x 100% Tổng nguồn vốn Lợi nhuận thuần HDKD Tỷ suất tự tài trợ = Lãi nợ vay
  • 11. Dt: Doanh thu bán hàng chịu bình quân 1 ngày Dt = Tổng doanh thu bán chịu/ 360 Vòng quay các khoản phải thu khách hàng: Đó là quan hệ tỉ lệ giữa doanh thu bán chịu với số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng trong kỳ: PT DT L pt pt = DTpt: Doanh thu bán chịu trong kỳ Pt: Khoản phải thu bình quân trong kỳ lđ lđ V DT L = Llđ: Số lần luân chuyển vốn lưu động lđV : Vốn lưu động bình quân trong kỳ 1.3.4.4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định: Tỷ số này phản ánh hiệu suất của nguyên giá tài sản cố định và vốn cố định: bq cđ NG DT H = NGbq: Nguyên giá bình quân tài sản cố định 1.3.4.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh: V DT Hv = Hv: Là hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh V : Là số dư bình quân toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh 1.4. Giới thiệu hệt thống báo cáo tài chính và mối liên hệ giữa chúng: 1.4.1. Hệ thống báo cáo tài chính: Để tiến hành phân tích tài chính ngưởi ta sử dụng nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Những bộ phận cốt lõi của bảng báo cáo tài chính là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng cân đối kế toán mô tả sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp bằng cách trình bày những thứ mà nó có và những thứ mà nó nợ tại một thời điểm nhất định nào đó. Người ta có thể xem bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 11 SVTH: Tống Anh Duy
  • 12. cáo tình hình tài chính vào cuối năm. Ngược lại, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lại giống bức tranh phản ánh sự vận động vì nó báo cáo về phương thức kinh doanh trong một năm và chỉ ra rằng hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hoặc gây ra tình trạng lỗ vốn. Hệ thống báo cáo tài chính gồm có: - Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh giá một cách tổng quát qui mô tài sản và kết cấu các loại vốn của doanh nghiệp hiện có đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số lượng của các chỉ tiêu bên phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các nhà quản lý có thể thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp về tổng vốn được hình thành từ những nguồn sau: TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thong tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp. Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm: Phần 1: Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Tất GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 12 SVTH: Tống Anh Duy
  • 13. cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước (để so sánh), tổng số phát sinh của kỳ báo cáo và số lũy kế đầu năm cho đến cuối kỳ báo cáo. Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản khác. DOANH THU – CHI PHÍ = LỢI NHUẬN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu thể hiện luu lượng tiền vào, tiền ra của doanh nghiệp. Nói cách khác, chỉ ra những lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán, lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sữ dụng để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất. Báo cáo ngân lưu được tổng hợp bởi ba dòng ngân lưu ròng, từ ba hoạt động: Hoạt động kinh doanh: hoạt động chính tạo ra daonh thu của doanh nghiệp, sản xuất, thương mại, dịch vụ… Hoạt động đầu tưL trang bị, thay đổi tài sản cố định, lien doanh, góp vốn, đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản… Hoạt động tài chính: hoạt động làm thay đổi quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Để lập báo cáo ngân lưu có 2 phương pháp: trực tiếp và gián tiếp - Thuyết minh báo cáo tài chính: Là báo cáo trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết của những nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong báo cáo tài chính không thể hiện hết được. Những điều mà thuyết minh báo cáo tài chính diễn giải là: • Giới thiệu tóm tắt doanh nghiệp • Tình hình khách quan trong kỳ đã tác động đến hoạt động của doanh nghiệp • Hình thức kế toán áp dụng • Phương thức phân bổ chi phí, khấu hao, tỷ giá hối đoái được dung để hạch toán • Sự thay đổi trong đầu tư, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu • Tình hình thu nhập của nhân viên… 1.4.2. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính Mỗi báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp cho người sử dụng một khía cạnh hữu ích khác nhau, nhưng sẽ không thể có được những kết quả khái quát về tình hình tài chính nếu không có sự kết hợp giữa các báo cáo tài chính. GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 13 SVTH: Tống Anh Duy
  • 14. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính cũng là mối quan hệ hữu cơ giữa các hoạt động doanh nghiệp gồm: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, và hoạt động tài chính. Một hoạt động nào đó thay đổi thì lập tức ảnh hưởng đến các hoạt động còn lại, chẳng hạn như quy mô kinh doanh sẽ dẫn đến sự gia tăng trong đầu tư tài sản, kéo theo sự gia tăng nguồn vốn và làm thay đỗi cấu trúc vố CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC ĐỒNG NAI 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty: 2.1.1.1. Giới thiệu chung: Tên công ty: Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai Địa chỉ: Số 10 – đường Võ Thị Sáu – P.Quyết Thắng – Biên Hòa – Đồng Nai Điện thoại: 0613.846425. Fax: 0613.840606 Email: DONA-STB@yahoo.com.vn 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai trực thuộc Sở giáo dục – Đào tạo Đồng Nai được thành lập theo quyết định số 2066/QĐ.UBT ngày 12/11/1992 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai. Công ty là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 101542 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày 09/12/1992. Ngày 11/11/1997, chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Đồng Nai ra quyết định số 4021/1197/QĐ-CT-UBT về việc chuyển Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai trực thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo sang doanh nghiệp công ích. Một số điểm nổi bật của Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai trong những năm gần đây : GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 14 SVTH: Tống Anh Duy
  • 15. Năm học 2006-2007, Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai tham gia Hội chợ - Triển lãm sách, thiết bị Giáo dục do Bộ GD – DT và Sở Giáo dục TP.HCM phối hợp tổ chức, tại Nhà thi đấu TDTT Phú Thọ - TP.HCM, diễn ra từ ngày 14/5 đến hết ngày 17/5. Công ty Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai đã mang đến nhiều mô hình thiết bị mới, góp phần hỗ trợ tốt công tác giảng dạy cho năm học mới. Những mô hình này sẽ làm cho các tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh hình dung rõ ràng hơn về những vấn đề trừu tượng như sự chuyển động thẳng đều môn vật lý hay nhiều khái niệm khác của môn vật lý, hóa học…. Trong năm 2008, Công ty Sách và Thiết bị và trường học Đồng Nai phối hợp với Công ty máy tính CMS thực hiện dự án “chương trình bán trả góp máy tính cho cán bộ nhân viên ngành giáo dục”. Đây là chương trình hỗ trợ cán bộ giáo viên trong việc thực hiện Chỉ thị của Bộ GD-DT về “tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tinh trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012” và thực hiện chủ để năm học “năm ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới”. Những năm qua, việc củng cố sách giáo khoa và thiết bị trường học Đồng Nai phát triển cả về tỉ trọng, cơ cấu, chất lượng. hiệu quả và nghĩa vụ nộp ngân sách. Tuy nhiên, hoạt động của công ty còn nhiểu hạn chế như mức tập trung nhu cầu học sinh còn thấp. Mạng lưới cửa hàng, đại lý họat động chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu học sinh trên địa bàn dân cư, việc củng cố thiết bị trường học còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty : 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty : - Tham mưu cho ngành Giáo dục – Đào tạo về việc trang bị sách cho thư viện trường học và các thiết bị - đồ dùng dạy học cho các trường trong Tỉnh theo thông tư 30/TT- LB ngày 26/07/1990 của Liên Bộ tài chính và Giáo dục – Đào tạo. - Tham gia bồi dưỡng chuyên môn thư viện trường học và hướng dẫn sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức các hoạt động bổ trợ cho công tác giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học. - Quản lý các xưởng, trạm, cửa hàng bán lẻ sách và thiết bị trường học. * Ngành nghề kinh doanh : - Cung cấp sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, văn phòng phẩm, hồ sơ, sổ sách trong và ngoài ngành giáo dục. GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 15 SVTH: Tống Anh Duy
  • 16. - Trang bị và sản xuất các loại đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học các ngành học và cấp học, thiết bị dạy nghề. 2.1.2.2. Quy mô của công ty : 2.1.2.2.1. Quy mô văn phòng, nhà xưởng : Hiện nay Tổng diện tích công ty đang quản lý và sử dụng là 6.065 m2 , với hình thức thuê đất bao gồm : - Công ty nhận bàn giao trụ sở làm việc tại số 10 Võ Thị Sáu – P. Quyết Thắng với diện tích 868 m2 , đã sửa chữa và xây dựng thêm nhà kho và phòng làm việc. - Nhà xưởng sản xuất, cửa hàng bán hàng và nhà kho tại P.Tam hiệp – Biên Hòa 3.463 m2 . - Cửa hàng tổng hợp theo quy mô siêu thị tại trung tâm thị trấn Trảng Bom : 1.734 m2 . 2.1.2.2.2. Quy mô vốn : Tổng số vốn kinh doanh tính đến 31/12/2010 là : 18.200.000.000 VND Trong đó : - Vốn nhà nước chiếm gần 51% là : 9.253.000.000VND - Vốn của cổ đông chiến lược chiếm 20% là : 3.640.000.000 VND - Vôn của người lao động chiếm 3,2% là : 581.000.000 VND - Vốn của cổ đông bán đấu giá chiếm 25,8% là : 4.726.000.000 VND 2.1.2.2.3. Quy mô lao động: Tính đến thời điểm 31/12/2010, Công ty có tổng cộng 52 người Viên chức quản lý: 3người Hợp đồng dài hạn: 22 người Hợp đồng ngắn hạn (12 đến 36 tháng) : 27 người Cán bộ có trình đô Đại học và Cao đẳng: 17 người Cán bộ có trình độ Trung cấp: 11 người Công nhân kỹ thuật: 9 người Chưa qua đào tạo: 15 người 2.1.3. Thuận lợi, khó khăn của công ty: 2.1.3.1. Thuận lợi: - Công ty Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Sở Giáo Dục và Đào tạo Đồng Nai, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ban ngành trong tỉnh và Nhà xuất bản Giáo dục. GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 16 SVTH: Tống Anh Duy
  • 17. - Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ năng động, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần đoàn kết cao. - Nơi làm việc của công ty nằm ở khu vực trung tâm, văn phòng làm việc được sửa chữa cải tạo lại tương đối khang trang và đầy đủ. - Hiện tại công ty đang quản lý và sử dụng với tổng diện tích là 6.065 m2 , với hình thức thuê đất bao gồm: - Trụ sở làm việc tại số 10 Võ Thị Sáu – P. Quyết Thắng: 868 m2 . - Tại phường Tam Hiệp – Biên Hòa: 3.463 m2 - Tại trung tâm thị trấn Trảng Bom: 1.734 m2 2.1.3.2. Phương hướng phát triển: - Duy trì và phát triển theo định hướng đã đề ra: bảo đảm chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng, thực hiện tốt chăm sóc khách hàng bằng nhiều hình thức để ngày một nâng cao niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu của Công ty, đúng với phương châm “Tất cả vì sự nghiệp giáo dục, vì học sinh thương yêu”. - Mở rộng kinh doanh và đa dạng hóa hình thức kinh doanh như : phát triển thêm hệ thống bán lẻ, liên doanh liên kết với các đơn vị trong nước để phát triển hệ thống bán thiết bị giáo dục. - Phát triển nhóm sản phẩm đồ gỗ, đặc biệt đẩy mạnh việc tham mưu xây dựng phòng học bộ môn ở các trường THCS, THPT. Bên cạnh thiết bị bổ sung từ lớp 1 đến lớp 12, nghiên cứu chuẩn bị các bộ thiết bị dạy nghề, thiết bị mầm non. - Giữ vững thị trường sách giáo khoa tại tỉnh Đồng Nai, liên kết với các nhà xuất bản có uy tín để xuất bản, khai thác, phát hành những đầu sách có giá trị, có kế hoạch đặt sách và phân phối sách kịp thời 2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong Công ty: 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: a. Sơ đồ tổ chức bộ máy: GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 17 SVTH: Tống Anh Duy GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG KẾ HOẠCH-NGHIỆP VỤ XƯỞNG SẢN XUẤT PHÒNG HÀNH CHÁNH PHÒNG KHO PHÒNG BÁN HÀNG Quản lý các trạm và các phòng giáo dục trực thuộc công ty Quản lý các cửa hàng trực thuộc công ty
  • 18. b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: * Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, là người quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty. * Phó giám đốc: Là người tham mưu, trợ giúp cho giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh, là người trực tiếp điều hành các phòng ban và chịu trách nhiệm trước giám đốc. * Phòng kế toán – tài vụ: Tham mưu cho Ban giám đốc về lĩnh vực tài chính trong công ty. Giám sát mọi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tình hình lãi lỗ hằng quý, hằng năm; giải quyết, phân tích tình hình hoạt động của công ty; theo dõi nguồn kinh phí nhà nước cấp và giải quyết kịp thời đúng quy định của Nhà nước. * Phòng kế hoạch – nghiệp vụ: Đưa ra kế hoạch kinh doanh, theo dõi hợp đồng điều hành kho vận, lập các kế hoạch về thư viện nghiệp vụ và chuyên môn của ngành Giáo dục đề ra, có hướng đề xuất, giải quyết mọi hoạt động về nghiệp vụ chuyên môn đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho công ty. * Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước và đảm bảo việc phân công lao động, quản lý chặt chẽ việc lưu giữ hồ sơ cần thiết, các loại công văn và tài sản của công ty. * Phòng bán hàng: Quản lý các cửa hàng trực thuộc tại công ty như siêu thị Trảng Bom, cửa hàng ở phường Tam Hiệp. * Phòng kho: Quản lý các nhà kho trực thuộc tại công ty như nhà kho ở phường Tam Hiệp. * Xưởng sản xuất: Là nơi sản xuất thiết bị, đồ dùng dạy học để cung cấp cho các trường THCS, THPT và các trường mầm non trong Tỉnh. c. Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán: GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 18 SVTH: Tống Anh Duy
  • 19. - Hình thức sổ sách kế toán mà công ty áp dụng là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ nhưng có sự trợ giúp của phần mềm kế toán để thuận lợi cho công tác kế toán; - Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/03/2006, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có lien quan đến Bộ tài chính. - Báo cáo tài chính được lập phù hợp với chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam. - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngàu 31 tháng 12 hàng năm. - Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng đồng ViệT Nam (VND). - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: nhập trước xuất trước. - Hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp khấu trừ TSCĐ: phương pháp đường thẳng. 2.1.4. Các quy định chung trong lao động, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường tại công ty: 2.1.4.1. Mục đích yêu cầu: - Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của từng thành viên trong công ty về việc tổ chức thực hiện các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy; vệ sinh môi trường. - Hạn chế đến mức thấp nhất các nguyên nhân gây cháy, nổ, bảo vệ an toàn tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân; góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường.. 2.1.4.2. Trang bị công cụ phòng cháy chữa cháy: Tại văn phòng công ty có trang bị hệ thống báo cháy, bình CO2 và danh bạ điện thoại cần liên lạc như bệnh viện, Công an địa phương, phòng cháy chữa cháy, 113... Tại khu vực kho hàng và xưởng sản xuất có gắn biển nêu rõ những quy định về PCCN; hệ thống chữa cháy được trang bị đầy đủ như: hệ thống báo cháy, bình CO2 MFZ8, phuy đựng nước, cát, kẻng báo... 2.1.4.3. Biện pháp phòng cháy và vệ sinh môi trường: Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác thong tin tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cho người lao động; Thứ hai: Nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường. Tổ chức tốt “Tuần lễ Quốc gia về an toàn – vệ sinh lao GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 19 SVTH: Tống Anh Duy
  • 20. động – phòng chống cháy nổ”, phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động” ....; Thứ ba: Nâng cao chất lượng nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc, xử lý ô nhiễm môi trường lao động; Thứ tư: Phối hợp các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trongviệc xây dựng chương trình, kế hoạch bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại đơn vị, với nội dung về cải thiện điều kiện lao động, vệ sinh lao độg và phòng chống cháy nổ; Thứ năm : Kiểm tra sắp xếp hàng hóa, vật tư trong các kho; kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn mạng điện trong các kho để đảm bảo tuyệt đối an toàn PCCN. 2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC ĐỒNG NAI: 2.2.1. Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn: Bảng 2.1: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn năm 2009- 2010 GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 20 SVTH: Tống Anh Duy
  • 21. Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn: Phòng kế toán 2.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản: Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy rằng Tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2010 so với năm 2009 tăng 3,935 triệu đồng trong đó: Đối với tài sản ngắn hạn tăng 1,069 triệu đồng, tỉ trọng giảm 9.37% - Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 3,804 triệu đồng (1,03%) và tỷ trọng tăng 13,04% (chủ yếu là do tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng). Việc gia tăng này giúp cho khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp được thuận lời và việc chuyển dịch cơ cấu này phù hợp với cơ cấu nguồn vốn vì nợ phải trả ngắn hạn đang tăng. GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 21 SVTH: Tống Anh Duy CHỈ TIÊU 2009 2010 CHÊNH LỆCH Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền % T (G) Tỉ trọng(%) TÀI SẢN A.Tài sản ngắn hạn 16203 83,00 17272 73,64 1069 0,07 -9,37 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3701 18,96 7505 32,00 3804 1,03 13.04 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - III. Các khoản phải thu 8097 41,48 5271 22,47 -2826 -0,35 -19,01 IV. Hàng tồn kho 3175 16,26 3638 15,51 463 0,15 -0,75 V. Tài sản ngắn hạn khác 1,227 6,29 8567 36,52 7340 5,98 30,24 B. Tài sản dài hạn 3318 17,00 6183 26,36 2865 0,86 9,36 I. Các khoản phải thu dài hạn - - II. Tài sản cố định 3318 17,00 5082 21,67 1764 0,53 4,67 III. Bất động sản đầu tư - - IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - V. Tài sản dài hạn khác Tổng tài sản 19521 100 23456 100 3935 0,20 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 12380 63,42 14203 60,55 1823 0,15 -2,87 I. Nợ ngắn hạn 6296 32,25 13996 59,67 7700 1,22 27,42 II. Nợ dài hạn 6084 31,17 206 0,88 -5878 -0,97 -30,29 B. Vốn chủ sở hữu 7140 36,58 9253 39,45 2113 0,30 2,87 I. Vốn chủ sở hữu 7140 36,58 9253 39,45 2113 0,30 2,87 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - Tổng cộng nguồn vốn 19521 100 23456 100 3,935 0.20
  • 22. - Các khoản phải thu giảm 2,826 triệu đồng(0,35%) và tỷ trọng giảm 19,01%. Điều này chứng tỏ biện pháp quản lý và thu hồi nợ của công ty hiệu quả và tích cực, vốn công ty không bị các công ty khác chiếm dụng nhiều. - Hàng tồn kho tăng 463 (0.15%) triệu đồng tỷ trọng giảm 0,75%. Đây là biểu hiện chưa tốt, chứng tỏ tính quản lý đồng bộ trong dự trữ, sản xuất và phân phối của công ty chưa cao. Đây là dấu hiệu cho thấy sản phẩm của công ty sản xuất chưa được thị trường chấp nhận với số lượng lớn . - Tài sản ngắn hạn khác tăng 7,340 triệu đồng, tỷ trọng tăng 30.24 %,. Đây là biểu hiện tốt, giúp khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty thuận lợi hơn. - Như vậy, tài sản ngắn hạn tăng cả về số tiền lẫn tỷ trọng là phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của công ty. Các khoản mục cấu thành trong tài sản biến động, tạo nên điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty. Tuy nhiên, biến động khoản mục hàng tồn kho là chưa tốt, công ty cần xem xét nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục. Đối với tài sản dài hạn của công ty - Tỷ số vốn đầu tư năm 2009 là 16,9%, năm 2010 là 26,35%, do đó tỷ suất đầu tư tăng 9,4%, điều này chứng tỏ công ty có xu hướng mở rộng đầu tư, mua sắm xây dựng cơ sở vật chất, tăng quy mô và năng lực sản xuất do trong giai đoạn này công ty nâng cấp các cửa hàng bán lẻ sách và các thiết bị. - Tài sản dài hạn tăng 2,865 triệu đồng với chủ yếu là do tài sản cố định tăng 2.2.1.2.Phân tích tình hình biến động nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty tăng 3,935 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 0,2% chứng tỏ khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tốt hơn, nguyên nhân ảnh hưởng tình hình này là do: Nợ phải trả tăng 1,823 triệu đồng, tỷ trọng giảm 2,83%. Đây là biểu hiện chưa tốt, chứng tỏ gánh nặng trả nợ gia tăng và khả năng tự chủ của doanh nghiệp giảm, nợ phải trả tăng là do những yếu tố: GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 22 SVTH: Tống Anh Duy
  • 23. Nợ ngắn hạn tăng 7,700 triệu đồng, tỷ trọng tăng 27.42 %. Đây là biến động không tốt, công ty cần cân đối nguồn lực để giải quyết nợ ngắn hạn và tìm giải pháp khắc phục tình trạng này. Nợ dài hạn giảm 5,878 triệu đồng, tỷ trọng giảm 30.29% chứng tỏ một số máy móc hư hỏng, cũ kỹ đã được thanh lý. Vốn chủ sở hữu tăng 2,113 triệu đồng, tỷ trọng tăng 3,87%. Đây là biểu hiện không tốt, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp giảm. Tóm lại, tổng nguồn vốn tăng là biểu hiện tốt về khả năng huy động vốn của công ty nhưng vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ khả năng tài chính của doanh nghiệp giảm, cần khắc phục. 2.2.2. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: 2.2.2.1 Phân tích tình hình thanh toán: a. Phân tích các khoản phải thu Bảng 2.2: Bảng phân tích các tỷ số khoản phải thu: GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 23 SVTH: Tống Anh Duy Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tổng các khoản phải thu 8097 5271 -34,90% Tổng tài sàn ngắn hạn 16203 17,272 6,60% Tổng các khoản phải trà 12380 14,203 14,73% Tỷ lệ khoản phải thu/tổng ts ngắn hạn 0,50 0,31 -0,19 Tỷ lệ khoản phải thu/khoản phải trả 0,65 0,37 -0,28 Nguồn: phòng kế toán Tổng các khoản phải thu Khoản phải thu/ tài sản lưu động = Tổng tài sản ngắn hạn Tổng các khoản phải thu Khoản phải thu/ khoản phải trả = Tổng khoản phải trả
  • 24. Hình 2.1. Biểu đổ tỷ số các khoản phải thu 8,097 5,271 16203 17,272 14,203 12,380 0.31 0.65 0.37 0.50 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000 Năm 2009 Năm 2010 Triệuđồng 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 Tổng các khoản phải thu Tổng tài sàn ngắn hạn Tổng các khoản phải trà Tỷ lệ khoản phải thu/tổng ts ngắn hạn Tỷ lệ khoản phải thu/khoản phải trả (nguồn: từ bảng trên) Khoản phải thu trong năm 2009 so với 2010 giảm 34,90%, khoản phải thu so với tài sản ngắn hạn giảm 19%, so với khoản phải trả giảm 28%. Nguyên nhân là do công ty nhanh chóng thu hồi nợ, làm cho các khoản phải thu giảm mạnh, trong khi đó tài sản ngắn hạn và khoản phải trả tăng lên với tốc độ lần lượt là 6,06% và 14,73%. Như vậy, từ kết quả phân tích ta thấy 2 năm qua 2009-2010 tỷ lệ các khoản phải thu trên khoản phải trả có chiều hướng giảm dần, chứng tỏ công ty có cố gắng trong việc thu hồi nợ để nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất. b. Phân tích khoản phải trả: GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 24 SVTH: Tống Anh Duy Tổng các khoản phải trả Khoản phải trả/ tài sản lưu động = Tổng tài sản ngắn hạn
  • 25. Bảng 2.3: Bảng phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tổng các khoản phải trả 12380 14203 14,73% Tổng tài sàn ngắn hạn 16203 17272 6,60% Tỷ lệ khoản phải trả/tổng ngắn hạn 0,76 0,82 2,23 Nguồn:phòng kế toán Hình 2.2. Biểu đổ tỷ số các khoản phải trả 12,380 14,203 16203 17,272 0.76 0.82 0 5,000 10,000 15,000 20,000 Năm 2009 Năm 2010 Triệuđồng 0.72 0.74 0.76 0.78 0.80 0.82 0.84 Tổng các khoản phải trả Tổng tài sàn ngắn hạn Tỷ lệ khoản phải trả/tổng ngắn hạn (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn 2006-2007: tỷ số khoản phải trả so với tổng tài sản ngắn hạn tăng không đáng kể. Điều này chứng tỏ lượng vốn do doanh nghiệp chiếm dụng của các đơn vị khác không tăng. Qua quá trình phân tích khoản phải thu và khoản phải trả ta thấy khoản phải thu của doanh nghiệp ít hơn khoản phải trả. Khoản phải thu bằng 31% tài sản ngắn hạn, trong khi đó khoản phải trả bằng 82% tài sản ngắn hạn trong năm 2010. 2.2.2.2. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn: a.Tỷ số thanh toán hiện thời: GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 25 SVTH: Tống Anh Duy Tài sản ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện thời = Nợ ngắn hạn
  • 26. Bảng 2.4 Bảng phân tích tỷ số thanh toán hiện thời Hình 2.3. Biểu đồ tỷ số thanh toán hiện thời: 16203 17,272 6296 13,9962.57 1.23 0 5000 10000 15000 20000 Năm 2009 Năm 2010 Triệuđồng 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 Lần Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện thời (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn 2009-2010: Tỷ số thanh toán hiện thời năm 2009 là 2.57 nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 2.57 đồng tài sản lưu động. Đến năm 2010 thì giảm 1,34 còn 1,23 hay nói cách khác mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn của công ty giảm do tài sản ngắn hạn tăng mạnh nhưng nợ ngắn GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 26 SVTH: Tống Anh Duy Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Tài sản ngắn hạn 16203 17,272 1069 6,60% Nợ ngắn hạn 6296 13,996 7700 122,30% Tỷ số thanh toán hiện thời 2,57 1,23 -1,34 -52,05% Nguồn: Phòng kế toán
  • 27. hạn cũng tăng theo tỷ trọng lớn nên khả năng thanh toán hiện hành của công ty chưa cao. b. Tỷ số thanh toán nhanh: Bảng 2.5: Bảng phân tích tỷ số thanh toán nhanh: Hình 2.4. Biểu đồ tỷ số thanh toán nhanh: 16203 17,272 6296 13,996 2.07 0.97 0 5000 10000 15000 20000 Năm 2009 Năm 2010 Triệuđồng 0.00 1.00 2.00 3.00 Lần Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn 2009-2010: Con số 0,97 nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,97 đồng tài sản thanh toán nhanh đảm bảo. Khả năng thanh toán của công ty giảm từ 2,07 xuống 0,97 tuy nhiên tỷ số thanh toán cuối năm 2010 nhỏ hơn 1 nên khả năng thanh toán nợ của công ty chưa được đảm bảo. GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 27 SVTH: Tống Anh Duy Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Tài sản ngắn hạn 16203 17272 1069 6,60% hàng tồn kho 3175 3638 1366 43,02% Nợ ngắn hạn 6296 13996 7700 122,30% Tỷ số thanh toán nhanh 2,07 0,97 -1,10 -2,33% Nguồn: Phòng kế toán Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn
  • 28. Ta nhận thấy ở cuối năm 2010, tỷ số thanh toán hiện thời gấp 0,5 lần tỷ số thanh toán nhanh, chứng tỏ hàng tồn kho của công ty lúc này nhiều. 2.2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn: Bảng 2.6: Bảng phân tích tỷ số khả năng trả tiền vay Tỷ số thanh toán lãi vay: Đơn vị tính : triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch(%) Tuyệt đối Tương đối Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1113 1160 47 4,22 Lãi vay 241 433 192 79,67 Tỷ số trả lãi vay 4,62 2,68 -1,94 -41,99 Nguồn: phòng kế toán Hình 2.5. Biểu đồ tỷ số thanh toán lãi vay: 1,113 1,160 241 433 4.62 2.68 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 Năm 2009 Năm 2010 Triệuđồng 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 Lần Lợi nhuận thuần từ HĐKD Lãi vay Tỷ số trả lãi vay (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn 2009-2010: Tỷ số lãi vay năm 2010 là 2,68 nghĩa là cứ 1 đồng chi phí lãi vay thì sẽ có 2,68 đồng lợi nhuận để thanh toán lãi. Giai đoạn 2009-2010 lãi vay giảm 1,94 từ 4,62 giảm xuống còn 2,68. Ta thấy lợi nhuận thuần tăng không đáng kể nhưng chi phí lãi vay tăng gấp đôi làm hệ số này giảm xuống, khả năng trả lãi của công ty thấp đi. GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 28 SVTH: Tống Anh Duy Lợi nhuận thuần từ HĐKD Tỷ số khả năng chi trả lãi vay = Lãi vay
  • 29. 2.2.3. Phân tích tình hình bố trí tài sản và nguồn vốn: 2.2.3.1. Bố trí cơ cấu tài sản: Bảng 2.7: Phân tích tỷ trọng tài sản ngắn hạn Hình 2.6. Biểu đồ tỷ trọng tài sản ngắn hạn 16203 17,272 19,521 23,456 0.74 0.83 0 5000 10000 15000 20000 25000 Năm 2009 Năm 2010 Triệuđồng 0.68 0.70 0.72 0.74 0.76 0.78 0.80 0.82 0.84 Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Tỷ lệ Tsnh/Tổng tài sản (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn năm 2009-2010: Năm 2010 tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 74% trong tổng tài sản, tức so với năm 2009 giảm 11,29%. Như vậy 2 năm qua, tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm, tuy nhiên các khoản phải thu lại giảm mạnh chứng tỏ công ty có khả năng thu hồi nợ tốt, giảm bớt được các lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng. 2.2.3.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 29 SVTH: Tống Anh Duy Đơn vị tính : triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Tài sản ngắn hạn 16203 17272 1069 6,60% Tổng tài sản 19521 23456 3935 20,16% Tỷ lệ Tsnh/Tổng tài sản 0,83 0,74 -0,09 -11,29% Nguồn: phòng kế toán Tài sản ngắn hạn Tỷ số tsnh/ Tổng TS = Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tỷ số tsnh/ Tổng TS = Tổng tài sản
  • 30. a. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Bảng 2.8: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Đơn vị tính : triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Tổng nợ 12380 14203 1823 14,73% Tổng vốn chủ sở hữu 7140 9253 2113 29,59% Tỷ số 1,73 1,53 -0,20 -11,47% Nguồn: phòng kế toán Hình 2.6. Biểu đồ tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 12,380 14,203 7,140 9,253 1.73 1.53 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 Năm 2009 Năm 2010 Triệuđồng 1.40 1.45 1.50 1.55 1.60 1.65 1.70 1.75 LầnTổng nợ Tổng vốn chủ sở hữu Tỷ lệ (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn 2009-2010: Trong năm 2010 này ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm 0,2, giảm 11,47% so với năm 2009, nguyên nhân giảm là do vốn chủ sở hữu tăng với tỷ trọng lớn hơn. Tỷ suất nợ của doanh nghiệp có xu hướng giảm chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng đòn cân nợ khá hiệu quả nhưng tự chủ về tài chính vẫn chưa tốt. b. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Bảng 2.9: Bảng phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản Đơn vị tính : triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối% GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 30 SVTH: Tống Anh Duy Tổng Nợ Tỷ số Nợ/ Tổng VCSH = Tổng VCSH Tổng Nợ Tỷ số Nợ/ Tổng Tài sản= Tổng tài sản
  • 31. Tổng nợ 12380 14203 1.823 14,73% Tổng tài sản 19521 23456 3.935 20,16% Tỷ lệ 0,63 0,61 -0,03 -4,52% Nguồn: phòng kế toán Hình 2.7. Biểu đồ tỷ số nợ trên tổng tài sản 12,380 14,203 19,521 23,456 0.61 0.63 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 1 2 Triệuđồng 0.6 0.605 0.61 0.615 0.62 0.625 0.63 0.635 Lần Tổng nợ Tổng tài sản Tỷ lệ (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn 2009-2010: Năm 2009, tỷ số nợ/ tổng tài sản là 0.63, tức cứ đồng tài sản của công ty thì có 0.63 đồng nợ. Qua đến năm 2010, tỷ số này có xu hướng giảm, giảm xuống còn 0.61 ( 4,5%) so với năm 2010). Nguyên nhân là tổng tài sản nhiều, tỷ trọng lớn 20.16%, trong khi tổng tài sản lại tăng 14,73%. c.Tỷ số tự tài trợ Bảng 2.9: Bảng phân tích tỷ số tự tài trợ Đơn vị tính : triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối% Vốn chủ sở hữu 7140 9253 2113 29,59% GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 31 SVTH: Tống Anh Duy Tổng VCSH Tỷ số Tổng VCSH/ Tổng NV = Tổng NV
  • 32. Tổng nguồn vốn 19521 23456 3935 20,16% Tỷ lệ 0,37 0,39 0,03 7,85% Nguổn: Phòng kế toán Hình 2.8. Biểu đồ tỷ số tự tài trợ 7,140 9,253 19,521 23,456 0.37 0.39 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 Năm 2009 Năm 2010 Triệuđồng 0.35 0.36 0.37 0.38 0.39 0.40 Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Tỷ lệ (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn 2009-2010: Năm 2010 tỷ suất tài trợ là 39%, so với năm 2009 thì đã tăng 2%.Nguyên nhân là do nguồn vốn sở hữu tăng nhanh. Kết quá cho thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng tăng, doanh nghiệp thừa vốn và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 2.2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.2.4.1. Phân tích khả năng luân chuyễn hàng tồn kho Bảng 2.10: Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 32 SVTH: Tống Anh Duy Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng hóa tồn kho bình quân Số ngày trong năm Thời gian tồn kho bình quân = Số vòng quay hàng tồn kho
  • 33. Hình 2.9. Biểu đồ vòng quay hàng tồn kho 48,878 59,045 3858 3406.5 12.67 17.33 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 1 2 Triệuđồng 0 5 10 15 20 Vòng Giá vốn hàng bán Trị giá tk bình quân Số vòng quay tồn kho (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn 2009-2010: Năm 2009, số vòng quay hàng tồn kho là 12,67 nghĩa là thời gian hàng hóa ở trong kho trước khi bán ra trung bình là 28,81 ngày. So với năm 2009, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cuối năm 2010 tăng 4,66 vòng, mỗi vòng là 21,06 ngày giảm 7,75 ngày. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán năm 2010 tăng 20,8% so với năm 2009, trị giá hàng tồn kho bình quân tăng 36,81% ít hơn so với giá vốn hàng bán. 2.2.4.2. Phân tích tỷ số vòng quay khoản phải thu Bảng 2.11: Bảng phân tích tỷ số vòng quay phải thu Đơn vị:triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009– 2010 Tuyệt đối Tương đối% GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 33 SVTH: Tống Anh Duy Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối% Giá vốn hàng bán 48878 59045 10167 20,80% Trị giá tk đầu kỳ 4541 3175 -1.366 -30,08% Trị giá tk cuối kỳ 3175 3638 463,00 14,58% Trị giá tk bình quân 3858 3406,5 -451,50 -11,70 % Số vòng quay tồn kho 12,67 17,33 4,66 36,81% Thời gian tồn kho(ngày) 28,81 21,06 -7,75 -26,91% Nguồn:phòng kế toán Doanh thu thuần Số vòng quay khoản phải thu = Khoản phải thu bình quân Số ngày làm việc trong năm ( 365 ngày) Kỳ thu tiền bình quân = Vòng quay khoản phải thu
  • 34. Doanh thu thuần 54110 65697 11587 21,41% Khoản phải thu đầu kỳ 5788 8097 2309 39,89% Khoản phải thu cuối kỳ 8097 5271 -2826 -34,90% Khoản phải thu bình quân 6943 6684 -259 -3,72% Số vòng quay khoản phải thu 7,79 9,83 2,04 26,11% Kỳ thu tiền bình quân 46,83 37,14 -9,69 -20,70% Nguồn:phòng kế toán Hình 2.9. Biểu đồ luân chuyển các khoản phải thu: 54,110 65,697 6,943 6,684 7.79 9.83 0 20,000 40,000 60,000 80,000 Năm 2000 Năm 2010 Triệuđồnh 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 Vòng Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân Số vòng quay khoản phải thu (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn 2009-2010: Năm 2009 số vòng quay khoản phải thu là 7,79 nghĩa là trong năm phải mất bình quân 46,83 ngày để thu hồi các khoản nợ. Năm 2010, số vòng quay là 7,83 vòng, mỗi vòng 37,14 ngày tăng 2,04 vòng, mỗi vòng giảm 9,69 ngày nguyên nhân do doanh thu thuần tăng với mức độ lớn hơn so với kỳ thu tiền bình quân. 2.2.4.3. Phân tích tỷ số vòng quay khoản phải trả Bảng 2.12: Bảng phân tích tỷ số vòng quay phải trả GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 34 SVTH: Tống Anh Duy Doanh số mua hàng thường niên Số vòng quay khoản phải trả = Phải trả bình quân
  • 35. Hình 2.10. Biểu đồ vòng quay khoản phải trả GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 35 SVTH: Tống Anh Duy Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009– 2010 Tuyệt đối Tương đối Giá vốn hàng bán (1) 48878 59045 10167 20,80 Hàng tồn kho cuối kỳ (2) 4541 3175 -1366 -30,08 Hàng tồn kho đầu kỳ (3) 3175 3638 463 14,58 Doanh số mua hàng thường niên = (1) + (2) – (3) 50244 58582 8338 16,60 Phải trả đầu kỳ 17652 12380 -5272 -29,87 Phải trả cuối kỳ 12380 13996 1616 13,05 Phải trả bình quân 15016 13188 -1828 -12,17 Số vòng quay khoản phải trả 3,35 4,44 1,10 32,76 Kỳ thanh toán bình quân 109,08 82,17 -26,92 -24,67 Nguồn: phòng kế toán
  • 36. 50,244 58,582 15016 13188 3.35 4.44 0 20,000 40,000 60,000 80,000 Năm 2009 Năm 2010 Triệuđồng 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 Vòng Doanh số mua hàng thường niên = (1) + (2) – (3) Phải trả bình quân Số vòng quay khoản phải trả (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn 2009-2010: Số vòng quay khoản phải trả năm 2009 là 3.35, có nghĩa là trung bình 109,08 ngày thì doanh nghiệp phải trả nợ chủ nợ. Năm 2010, số vòng tăng lên 4.44, mỗi vòng là 82,17 ngày, tức tăng 1,1 vòng, mỗi vòng giảm 26.92 ngày. Nguyên nhân là do nợ phải trả bình quân tăng 12,17%, ít hơn so với tốc độ tăng doanh số mua hàng thường niên (16,60%). 2.2.4.4. Phân tích tỷ số vòng quay tổng tài sản Bảng 2.13: Bảng phân tích tỷ số vòng quay tổng tài sản Hình 2.11. Biểu đồ vòng quay tổng tài sản GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 36 SVTH: Tống Anh Duy Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009– 2010 Tuyệt đối Tương đối% Doanh thu thuần 54110 65697 11587 21,41% Tổng tài sản đầu kỳ 23871 19521 -4350 -18,22% Tổng tài sản cuối kỳ 19521 23456 3935 20,16% Tổng tài sản bình quân 21696 21489 -207,50 -0,96% Tỷ số vòng quay tổng tài sản 2,49 3,06 0,56 22,59% Nguồn: phòng kế toán Doanh thu thuần Tỷ số vòng quay tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân
  • 37. 54,110 65,697 21,696 21,489 2.49 3.06 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 Năm 2009 Năm 2010 Triệuđồng 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 Vòng Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Tỷ số vòng quay tổng tài sản (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn 2007 – 2008: tỷ số vòng quay tổng tài sản năm 2009 là 9,2.49, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản của công ty thì tạo ra được 2.49 doanh thu. Năm 2010, tỷ số này là 3,06, tức tăng 22,59% hay 1 đồng tài sản của công ty tạo ra nhiều doanh thu hơn so với năm 2010 như vậy ta thấy, khả năng luân chuyển tài sản của công ty là tốt, hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu tốt. 2.2.4.5. Phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Bảng 2.14: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Đơn vị tính triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009– 2010 Tuyệt đối Tương đối Lãi ròng 1,113 1,160 47 4.22 Doanh thu thuần 54,110 65,697 11,587 21.41 Tỷ số lợi nhuận/ Doanh thu 0.021 0.018 -0.003 -14.159 Nguồn: Phòng kế toán Hình 2.12. Biểu đồ tỷ số lợi nhuận trên doanh thu GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 37 SVTH: Tống Anh Duy Lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần
  • 38. 1,113 1,160 54,110 65,697 0.018 0.021 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 Năm 2009 Năm 2010 Triệuđồng 0.016 0.017 0.017 0.018 0.018 0.019 0.019 0.020 0.020 0.021 0.021 Lãi ròng Doanh thu thuần Tỷ số lợi nhuận/ Doanh thu (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn 2007 – 2008: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 là 0,03 tức là cứ 1 đồng doanh thu thuần đem lại 0,03 đồng lợi nhuận. So với năm 2009 thì tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của năm 2010 giảm 0,03. Nguyên nhân giảm là do doanh thu tăng mạnh (tăng 21,41% so với 2009) còn lợi nhuận lại tăng nhẹ. 2.2.4.6. Phân tích tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản Bảng 2.15: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 38 SVTH: Tống Anh Duy Đơn vị tính triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009– 2010 Tuyệt đối Tương đối% Lãi ròng 1113 1160 47 4,22% Tổng tài sản 19521 23456 3,935 20,16% ROA 0,04 0,09 5% Nguồn: Phòng kế toán Lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) = Tổng tài sản
  • 39. Hình 2.13. Biểu đồ tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản 1,113 1,160 23,456 19,521 0.05 0.06 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 Năm 2009 Năm 2010 Triệuđồng 0.04 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.06 0.06 Lãi ròng Tổng tài sản ROA (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn 2009 – 2010: tỷ số ROA của doanh nghiệp năm 2009 là 4%, nghĩa là 100 đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra thì đem lại 4 đồng lợi nhuận. Năm 2010, tỷ số này là 9%, tức tăng 5 đồng lợi nhuận trong 100 đồng vốn bỏ ra. Đây là biểu hiện tốt, hiệu quả hoạt động sử dụng tài sản của công ty tăng. 2.2.4.7. Phân tích tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 39 SVTH: Tống Anh Duy Lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Vốn chủ sở hữu
  • 40. Bảng 2.16: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Đơn vị tính triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009– 2010 Tuyệt đối Tương đối Lãi ròng 1113 1160 47 4,22% Vốn chủ sở hữu 7140 9253 2113 29,59% ROE 0,16 0,13 -3,05% Nguồn: Phòng kế toán Hình 2.14. Biểu đồ tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: 1,113 1,160 9,253 7,140 0.13 0.16 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 Năm 2009 Năm 2010 Triệuđồng 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 Lãi ròng Vốn chủ sở hữu ROE (Nguồn: từ bảng trên) Giai đoạn 2009 – 2010: tỷ số ROE của doanh nghiệp năm 2009 là 16%, nghĩa là 100 đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra thì đem lại 16 đồng lợi nhuận. Năm 2010, tỷ số này là 13%, tức giảm 3 đồng lợi nhuận trong 100 đồng vốn bỏ ra. Chứng tỏ việc sử dụng vốn của công ty hiệu quả chưa cao 2.2.4.8 Phân tích tình hình biến động giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý: Bảng 2.17: Bảng phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 40 SVTH: Tống Anh Duy
  • 41. Giá vốn hàng bán: Trong 2 năm 2009-2010 tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu giảm nhẹ. Năm 2009 giá vốn hàng bán chiếm 9% doanh thu thuần, năm 2010 giá vốn hàng bàn chiếm 8,9% doanh thu, tức giảm 0,1%, so với năm 2009. Nguyên nhân là do tình hình lạm phát ngày càng cao ảnh hưởng đến các nguyên liệu đầu vào tăng. Bên cạnh đó cá chi phí khác cũng tăng. Tuy nhiên đây là dấu hiệu tốt khi thấy tỉ trọng giá vốn trên doanh thu có chiều hướng giảm, chứng tỏ công ty đã cố gắng trong việc giảm chi phí. Chi phí bán hàng: Giai đoạn 2009-2010: Trong giai đoạn này tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu tăng với tốc độ khá nhanh (28,39%) doanh thu tăng với tốc độ chậm hơn (tăng 21,8%). Chi phí bán hàng trong năm 2010 chủ yếu dùng đê chi trả cho tiền điện nước, sửa chữa bị hao phí cho các trang thiết bị cũ kỹ. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tỷ trọng chi phí quản lý trên doanh thu trong 2 năm 2009-2010 có chiều hướng tăng nhẹ, năm 2010 chiếm 7,1% tăng 0,1% so với năm 2009. Nguyên nhân là do chi phí quản lý tăng 5,27% và doanh thu thuần tăng nhanh hơn 21,8%. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Giải pháp 3.1.1 Tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng các khoản nợ: Trong 2 năm qua nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh doanh thấp, lợi nhuận làm ra ít nên vốn dùng để bổ GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 41 SVTH: Tống Anh Duy Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009– 2010 Tuyệt đối Tương đối% Giá vốn hàng bán 48878 59045 10167 20,80 Chi phí bán hàng 204 318 114 55,88 Chi phí quản lý 3818 4880 1062 27,82 Doanh thu thuần 54110 65697 11587 21,41 GVHB/Doanh thu thuần 0,903 0,899 -0,005 -0,50 CPBH/Doanh thu thuần 0,004 0,005 0,001 28,39 CPQL/Doanh thu thuần 0,071 0,074 0,004 5,27 Nguồn: phòng kế toán
  • 42. sung ít, trong khi nhu cầu lại tăng cao, hệ quả là doanh nghiệp phải đi vay bên ngoài hoặc đi chiếm dụng của các đối tượng khác. Do đó công ty cần chú ý gia tăng tỷ lệ vốn tự có bằng cách tăng quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện khả năng thanh toán. 3.1.2. Đầu tư tài sản cố định: Về TSLĐ và TSCĐ ta thấy kết cấu chưa phù hợp vì TSCĐ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Để thuận tiên trong khâu sàn xuất sách và thiết bị công ty cần đầu tư thêm vào các tài sản cố định hợp lý, khoa học và công nghệ hiện đại. Đối với những tài sản cố định cũ kỹ cần mau chóng thanh lý, thu hồi vốn để có điều kiện mua tài sản cố định mới. 3.1.3. Nâng cao khả năng thanh toán giải quyết công nợ : Công ty cần cải thiện hơn nữa khả năng thanh toán, để thực hiện được điều đó công ty phải thực hiện tốt việc quản trị tài sản ngắn hạn với tiền mặt là chủ yếu và các khoản nợ ngắn hạn. Tình hình công nợ phải thu, phải trả của Tổng công ty còn chiếm tỉ trọng rất cao nhất là các khoản nợ phải trả và phải thu khách hàng. Như vậy công ty có vốn bị chiếm dụng nhiều, vốn bị chiếm dụng cũng nhiều, do vậy công ty phải thường xuyên theo dõi các đối tượng nợ khi cần có thể nhanh chóng thu hồi đủ vốn, mặt khác phải thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn, tăng vốn chủ sở hữu để giảm các khoản nợ vay. Đồng thời cần hạn chế việc bán hàng chịu nợ, chỉ cho nợ một phần tiền hàng hợp lý với từng đối tượng khách hàng như đốivới những bạn hàng đáng tin cậy, hoặc những khách hàng đó đã thanh toán hết các khoản nợ trước. Còn các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để thanh toán tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng vay nợ trong thời gian tới. 3.1.4. Hạ thấp chi phí kinh doanh: Vì chi phí là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh. Do đó muốn tăng được lợi nhuận thì ngoài kinh doanh có hiệu quả, việc giảm chi phí kinh doanh là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao được khả năng tài chính. Do đó công ty cần phải: - Tích cực thanh lý tài sản cũ, lạc hậu không cần dùng để đầu tư trang thiết bị mới đồng bộ hơn, cải tiến dây chuyền sản xuất để giữ ổn định chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất. GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 42 SVTH: Tống Anh Duy
  • 43. - Trong việc sử dụng vật liệu, dụng cụ cần phải tận dụng hết những vật liệu, dụng cụ sẵn có. Xây dựng mức tiêu hao hợp lý và bảo quản theo định mức đó. - Giảm chi phí hành chánh đến mức thấp nhất có thể được... Quản lý chi phí theo từng bộ phận để quy rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc đền bù hoặc xét khen thưởng. 3.2. Kiến nghị: 3.2.1 Đối với công ty: - Quản lý tài sản lưu động tài sản: Xác định nhu cầu tài sản cần thiết cho từng kỳ sản xuất nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu không tính đúng nhu cầu tài sản lưu động công ty hoặc sẽ gặp khó khăn trong thanh toán, sản xuất bị ngừng trệ hoặc sẽ dẫn đến lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động. - Quản lý tài sản cố định: Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất và nâng cao hiệu suất hoạt động của máy móc thiết bị, xử lý dứt điểm những tài sản cố định không cần dùng, lỗi thời không còn phù hợp với quy mô sản xuất nhằm thu hồi vốn cố định, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. - Công ty cần có đường lối chủ trương chính sách kinh doanh đúng đắn, triển khai công việc kịp thời đồng bộ. Về quản lý, giao quyền cho các phòng ban trực thuộc công ty, cho người quản lý điều hành, quản lý, bảo toàn, phát triển và trực tiếp chịu trách nhiệm, có chế độ thưởng phạt rõ ràng. Mạnh dạn đào tạo cán bộ đủ năng lực và trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. 3.2.2. Đối với nhà nước: - Hoàn thiện môi trường pháp lý, các chính sách ưu đãi về thuế, sử dụng đất, hỗ trợ và tăng cường đầu tư cho công ty vì ngành giáo dục là vô cùng quan trọng. - Tăng cường hỗ trợ vốn và các điều kiện thuận lợi để công ty có thể mở rộng sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị, cửa hàng bán lẻ nâng cao được lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ tốt, tăng tỷ trọng ngành giáo dục trong nền kinh tế cả nước. Phụ lục BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị tính: triệu đồng ChỉCTIÊU CHÍ 2008 2009 2010 TÀI SẢN 23871 19521 23456 Tài sản ngắn hạn 20227 16203 17272 GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 43 SVTH: Tống Anh Duy
  • 44. Tiền và các khoản tương đương tiền 7455 3701 7505 Tiền 7455 3701 7505 Các khoản tương đương tiền - - - Các khoản đầu tái chính ngắn hạn - - - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - - - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn - - - Các khoản phải thu ngắn hạn 5788 8097 5271 Phải thu của khách hàng 4743 7793 4713 Trả trước cho người bán 997 534 547 Phải thu nội bộ - - Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - - Các khoản phải thu khác 303 47 9 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi Hàng tồn kho 4541 3175 3638 Hàng tồn kho 4541 3175 3638 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - Tài sản ngắn hạn khác 2442 1227 856 Chi phí trả trước ngắn hạn 54 39 Các khoản thuế phải thu 363 0 201 Thuế TND được khấu trừ 36 Tài sản ngắn hạn khác 2025 1188 619 Tài sản dài hạn 3644 3318 6183 Các khoản phải thu dài hạn - - - Phải thu dài hạn của khách hàng - - - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - - - Phải thu nội bộ dài hạn - - - Phải thu dài hạn khác - - - Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi - - - Tài sản cố định 3644 3318 5082 Tài sản cố định hữu hình 3644 3318 5082 Nguyên giá 5223 5223 7054 Giá trị hao mòn lũy kế 1579 1916 1972 Chi phí xây dựng dở dang 0 11 - Bất động sản đầu tư - - - Nguyên giá - - - Giá trị hao mòn lũy kế - - - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Tài sản dài hạn khác 1101 NGUỒN VỐN 23871 19521 23456 Nợ phải trả 17652 12380 14203 Nợ ngắn hạn 8350 6296 206 Vay và nợ ngắn hạn 5500 Phải trả cho người bán 5841 7327 6150 GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 44 SVTH: Tống Anh Duy
  • 45. Người mua trả tiền trước 2 545 1698 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 54 35 8 Phải trả người lao động 417 388 468 Chi phí phải trả 25 Phải trả nội bộ - - - Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - - Các khoản phải trả, phải nộp khác 9 24 50 Dự phòng phải trả ngắn hạn - - - Nợ dài hạn 9302 6083 Phải trả dài hạn người bán - - - Phải trả dài hạn nội bộ - - - Phải trả khác 94 Vay và nợ dài hạn 9000 5800 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 135 - Dự phòng trợ cấp mất việc làm 22 21 56 Quỷ khen thưởng phúc lợi 280 127 150 Vốn chủ sở hữu 6219 7140 9253 Vốn chủ sở hữu 6219 7140 9253 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2054 2054 2054 Thặng dư vốn cổ phần Vốn khác của chủ sở hữu - - - Cổ phiếu quỹ - - - Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - 2465 Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - Quỹ đầu tư phát triển 2570 2570 2627 Quỹ dự phòng tài chính 760 760 850 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 833 833 1256 Lợi nhuận chưa phân phối 921 Nguồn vốn đầu tư XDCB - - - Nguồn kinh phí và quỹ khác Quỹ khen thưởng và phúc lợi Nguồn kinh phí - - - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - - - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm - - - Nguồn: Phòng kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009-2010 Đơn vị tính triệu đồng ChỉCTIÊU CHÍ 2008 2009 2010 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 46932 54148 65748 Các khoản giảm trừ doanh thu 115 48 50 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 46817 54100 65697 Giá vốn hàng bán 41753 48878 59045 GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 45 SVTH: Tống Anh Duy
  • 46. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5064 5221 6652 Doanh thu hoạt động tài chính 468 307 369 Chi phí tài chính 506 393 662 Trong đó: Chi phí lãi vay 346 241 443 Chi phí bán hàng 290 204 318 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3555 3818 488 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1180 1113 1160 Thu nhập khác 202 167 203 Chi phí khác 148 2 115 Lợi nhuận khác 54 165 87 Lợi nhuận trước thuế 1,234 1278 1247 Thuế TNDN 345 319 312 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 888 958 935 Nguồn: Phòng kế toán DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tập thể tác giả, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB tài chính. 2. TS. Nguyễn Minh Kiều, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh. 3. Các trang web tham khảo. GVHD: Nguyễn Ngọc Long Trang 46 SVTH: Tống Anh Duy