SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN MINH HIẾU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG
Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ
Tải Tài Liệu qua Zalo 0936885877
Luanvantrithuc.com
dichvuluanvantrithuc@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN MINH HIẾU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU XUÂN KHÁNH
i
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên
địa bàn quận Hà Đông”là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý công của tác giả
tại trường Học viện Hành chính Quốc gia.
Tác giả cam đoan đây là công trình của riêng tác giả. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công
trình nghiên cứu khác.
Tác giả
Trần Minh Hiếu
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo của
Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong thời
gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Chu Xuân Khánh đã quan
tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận
văn. Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND quận
Hà Đông, Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng, Công ty cổ phần Môi
trường đô thị Hà Đông, Công ty cổ phần Minh Quân và các cơ quan liên quan
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu cần
thiết để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơnlãnh đạo cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp đã quan
tâm, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Tác giả
Trần Minh Hiếu
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.....................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn...........................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn....................8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.......................................................8
7. Kết cấu của luận văn............................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀDỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG......................10
1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................10
1.1.1. Dịch vụ công ích..........................................................................................10
1.1.2. Dịch vụ công ích vệ sinh môi trường......................................................12
1.2. Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường............14
1.2.1. Khái niệm......................................................................................................14
1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi
trường.........................................................................................................................15
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường........17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ công ích
vệ sinh môi trường................................................................................................23
1.3.1. Yếu tố chính sách, pháp luật.....................................................................23
1.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội ...............................................................................24
1.3.3. Ý thức hợp tác của người dân...................................................................25
1.3.4. Xã hội hóa dịch vụ công ích vệ sinh môi trường.................................26
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi
trường của một số địa phương và bài học cho quận Hà Đông...............26
1.4.1. Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh....................................................26
iv
1.4.2. Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.................................................27
1.4.3. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình..................................................28
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho quận Hà Đông................................................29
TIểU KếT CHƯƠNG 1...........................................................................................30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ
CÔNG ÍCHVỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ
ĐÔNG,THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........................................................................31
2.1. Giới thiệu chung về quận Hà Đông.........................................................31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................31
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................32
2.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Hà Đông tác động tới
hoạt động đến hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh
môi trường ................................................................................................................35
2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên
địa bàn quận Hà Đông.........................................................................................37
2.2.1. Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn quận Hà Đông ..................................................................................................38
2.2.2. Hoạt động duy trì vệ sinh khác.................................................................40
2.3. Phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công
ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông..................................42
2.3.1. Xây dựng kế hoạch, chính sách về cung cấp dịch vụ công ích vệ
sinh môi trường .......................................................................................................42
2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý theo phân cấp trong dịch vụ công ích vệ
sinh môi trường .......................................................................................................44
2.3.3. Phát huy vai trò làm chủ của người dân trong sử dụng dịch vụ công
ích vệ sinh môi trường...........................................................................................49
2.3.4. Công tác thanh toán và thu giá dịch vụ công ích vệ sinh môi trường........50
2.3.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ công ích vệ sinh
môi trường ................................................................................................................53
v
2.4. Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công ích
vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông.........................................56
2.4.1. Kết quả đạt được .........................................................................................56
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.....................................................57
TIểU KếT CHƯƠNG 2...........................................................................................59
CHƯƠNG 3: PHƯỚNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNQUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINHMÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........................60
3.1. Phướng hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về dịchvụ công ích
vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông.........................................60
3.1.1. Quan điểm.....................................................................................................60
3.1.2. Mục tiêu.........................................................................................................60
3.1.3. Định hướng ...................................................................................................62
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dịchvụ công ích vệ
sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông ..............................................63
3.2.1. Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung cấp dịch vụ công ích
vệ sinh môi trường..................................................................................................63
3.2.2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của người dân trong hoạt
động duy trì vệ sinh môi trường ..........................................................................66
3.2.3. Giải pháp tài chính ......................................................................................68
3.2.4. Xã hội hóa dịch vụ công ích vệ sinh môi trường..................................70
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.................................72
3.3. Một số kiến nghị............................................................................................73
3.3.1. Đối với Chính phủ.......................................................................................73
3.3.2. Đối với quận Hà Đông ...............................................................................74
TIểU KếT CHƯƠNG 3...........................................................................................76
KẾT LUẬN...............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................78
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND : Hội đồng nhân dân
QLDA : Quản lý dự án
QLNN : Quản lý nhà nước
UBND : Ủy ban nhân dân
VSMT : Vệ sinh môi trường
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Qui mô dân số theo cơ cấu tổ chức hành chính .................................33
Bảng 2.2: Lượng rác thải, phế thải sinh hoạt thu gom trên địa bàn...................38
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ trình độ chuyên môn của cán bộ Ban Quản lý dự dán đầu tư
xây dựng quận Hà Đông..........................................................................................47
Biểu đồ 2.2: Giá trị thanh quyết toán so với giá trị hợp đồng dịch vụ công ích
VSMT trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2017 – 2019 ...............................52
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Ba loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ công ......................................11
Hình 2.1: Mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 40
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng..................46
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, cải cách hành chính, Nhà
nước không chỉ tổ chức, quản lý xã hội bằng các thiết chế pháp luật mà còn
phải thông qua việc thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người dân - cung
ứng các dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích nói riêng. Nhà nước có
trách nhiệm xây dựng và ban hành chính sách, xác lập hành lang pháp lý làm
cơ sở để quản lý và tổ chức cung ứng các dịch vụ công ích. Thông qua các
văn bản pháp lý, nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, khuyến khích các tổ
chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ công ích theo định hướng xã hội
hóa, tăng tính tự chủ trong tham gia cung ứng dịch vụ công ích; quản lý việc
cung ứng dịch vụ công ích một cách hiệu quả; tạo thuận lợi cho người dân
trong tiếp cận dịch vụ công ích một cách công bằng.
Theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ
về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ công ích ở đô thị
bao gồm: dịch vụ vận tải công cộng tại các đô thị; dịch vụ cấp, thoát nước đô
thị; dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng; dịch vụ
quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè,
đường phố, dải phân cách, vòng xoay; dịch vụ cấp điện, chiếu sáng đô thị;
dịch vụ tang lễ, nghĩa trang đô thị.
Quận Hà Đông là một trong những quận của thành phố Hà Nội có tốc
độ đô thị hóa nhanh, hàng loạt các khu đô thị mới hình thành trên địa bàn và
dân số cũng tăng rất nhanh, đã tạo ra sức ép không nhỏ về công tác bảo vệ
môi trường. Trước thực trạng đó, quận Hà Đông đã kịp thời cân đối, bổ sung
nguồn lực để đáp ứng cho công tác vệ sinh môi trường (VSMT), thu gom rác
thải sinh hoạt; đã bố trí lực lượng hợp lý kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
công tác vệ sinh môi trường đảm bảo rác thải được vận chuyển ra khỏi thành
phố trước 7h hàng ngày. Đặc biệt, thời gian gần đây, quận Hà Đông đã phối
hợp với UBND các phường và doanh nghiệp chuyên trách thu gom rác thải
2
sinh hoạt, khảo sát, đề xuất dịch chuyển 20 điểm tập kết rác thải gây mất mỹ
quan và vệ sinh môi trường ra khỏi khu vực trung tâm quận; thực hiện lắp đặt
và đưa vào hoạt động 6 container chứa xe gom rác hợp vệ sinh và cải thiện
mỹ quan đô thị. Song song với đó, quận Hà Đông còn phối hợp với các đơn
vị, nghiên cứu tập trung sắp xếp, dồn các điểm tập kết rác trên các trục đường
chính về nơi xa dân cư.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng hoạt động quản lý dịch vụ công ích
vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông cũng gặp một số khó khăn, cụ
thể như: Do ý thức bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động tập thể vệ sinh
môi trường của một số người dân còn hạn chế (đổ rác không đúng giờ, đúng
nơi quy định); việc sử dụng vỉa hè để kinh doanh, để xe (không theo quy
định) gây khó khăn cho công tác duy trì vệ sinh môi trường. Công tác phối
hợp giám sát xử lý hiện trường với UBND các phường, các đơn vị, phòng,
ban, vẫn còn hạn chế do đặc thù công việc chủ yếu diễn ra trong thời gian
ngoài giờ, ban đêm.Trên địa bàn thành phố có nhiều dự án, công trình đang
thi công, gây mất vệ sinh môi trường; hiện tượng chở cát, đất đá làm rơi vãi ra
đường, đổ trộm phế thải xây dựng, đất trôi sau các cơn mưa do dự án san gạt
vẫn còn tồn tại, gây khó khăn cho việc duy trì và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Ngoài ra, bộ quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá của dịch vụ
duy trì VSMT áp dụng trong thực tế còn thiếu một số quy trình, định mức
thực hiện ngoài hiện trường dẫn tới việc xây dựng khối lượng mời thầu chưa
sát với thực tế. Do đó, trong quá trình triển khai có nhiều khối lượng phát sinh
nằm ngoài khối lượng đã được trúng thầu mà chưa có hướng dẫn xử lý cụ thể.
Công tác phối hợp giữa các sở chuyên ngành và quận Hà Đông nói
riêng, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung trong việc
thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất và cung ứng dịch vụ công
ích VSMT, cũng như việc tổ chức bàn giao phạm vi, lĩnh vực được quản lý
theo phân cấp chưa thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả. Quận Hà Đông chưa
3
chủ động xây dựng phương án tổng thể quản lý việc thực hiện duy trì VSMT,
công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm còn chưa triệt để…
Để khắc phục những tồn tại này, quận Hà Đông cần tiếp tục nâng cao
hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước(QLNN) đối với dịch vụ công ích vệ sinh
môi trườngtrên địa bàn... Đồng thời, tổ chức triển khai đấu thầu dịch vụ công
ích đô thị; kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng của
các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cung ứng đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài“Quản lý Nhà nước về
dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn Quận Hà Đông” là nội dung
nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý công
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về dịch vụ công nói chung và dịch vụ
công ích vệ sinh môi trường nói riêng đã nhận được sự quan tâm tìm hiểu của
nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu ở nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau.
Cụ thể như sau:
Đỗ Thị Hải Hà (2007), Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ
công, sách chuyên khảo, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Quản lý nhà
nước đối với cung ứng dịch vụ công là một trong các nhiệm vụ sống còn của
mọi nhà nước; chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách
quan ở mỗi nước và 1uôn luôn xảy ra sự bất cập giữa một bên Ià cung về dịch
vụ công mà đại diện là nhà nước, và một bên 1à cầu về dịch vụ công mà đại
diện 1à đòi hỏi của mọi người dân trong xã hội. Nội dung gồm 4 chương: (1)
Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công, (2) Quản lý nhà nước đối
với cung ứng dịch vụ công của một số nước trên thế giới; (3) Quản lý nhà
nước đối với cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam Giai đoạn vừa qua; (4) một
số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ
công ở Việt Nam trong giai đoạn tới(2007-2020).[13]
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2017), Cơ chế chính sách
cung ứng dịch vụ công ích tại các đô thị ở Việt Nam, Hội thảo khoa học. Nội
4
dung của hội thảo xoay quanh vấn đề, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong
việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ công: đảm bảo các dịch vụ công cơ bản
được cung cấp cho xã hội ở mức độ và chất lượng tối thiểu và đảm bảo tính
công bằng cho người dân. Nhà nước cũng có vai trò tạo ra các điều kiện
khung để khuyến khích đầy đủ được chức năng điều phối từ sự cạnh tranh,
cũng như khuyến khích việc sẵn sàng cung cấp các dịch vụ công, đồng thời
thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc cung ứng và chất lượng dịch vụ công
nói chung và dịch vụ công ích nói riêng. Và đề xuất nên thay đổi từ quản lý
“đầu vào” theo cơ chế hành chính sang quản lý “đầu ra” theo cơ chế kinh tế
thị trường để tạo dư địa cho các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, tăng lợi
nhuận và nâng cao sức cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ công [27]
Phạm Thị Hồng Điệp (2013), Quản lý nhà nước đối với dịch vụ công –
kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam, bài viết trên Tạp chí
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và kinh doanh, số 3/2013. Bài
viết phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công của một số
nước trên thế giới và rút ra một số khuyến nghị cho Việt Nam: (1) tăng cường
tạo lập cơ sở pháp lý (ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách,
chế độ, thể lệ…), đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống
cung ứng dịch vụ công cho toàn xã hội; (2) cần phân định rõ những dịch vụ
công do các cơ quan, tổ chức nhà nước trực tiếp cung ứng, từ đó cơ cấu lại chi
tiêu ngân sách theo hướng tập trung đầu tư thích đáng; (3) đa dạng hóa
phương thức quản lý đối với cung ứng dịch vụ công của các đơn vị thuộc sở
hữu nhà nước; (4) hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức ngoài nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ công cho cộng đồng và xã
hội trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và
của tổ chức, công dân; (5) ban hành cơ chế, chính sách, quy định tiêu chuẩn,
định mức, chất lượng, giá, phí… của dịch vụ công và công khai các tiêu
chuẩn này trên các phương tiện thông tin đại chúng.[10]
5
Lê Chi Mai (2018), Áp dụng giá dịch vụ trong cải cách cung ứng dịch
vụ công, Tạp chí Quản lý nhà nước điện tử. Tác giả cho rằng việc áp dụng giá
dịch vụ công sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể trong quá trình cải cách cung
ứng dịch vụ công, khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập có điều kiện
chuyển đổi cơ chế hoạt động theo hướng doanh nghiệp, tự bù đắp chi phí,
nâng cao chất lượng dịch vụ và có tích lũy đểmở rộng hoạt động. Cơ chế giá
dịch vụ cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của các đơn vị cung ứng dịch vụ
công công lập với các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc khu vực tư. Áp
dụng giá dịch vụ cũng là một giải pháp để giảm chi tiêu từ ngân sách nhà
nước cho các đơn vị này, phần kinh phí ngân sách đó sẽ được dùng để tăng
cường năng lực quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ cho những người nghèo và
các đối tượng chính sách trong thụ hưởng các dịch vụ công thiết yếu. Đương
nhiên, áp dụng giá dịch vụ công cũng sẽ có các tác động đa chiều đến các bên
liên quan, vì vậy cần phân tích đầy đủ các khía cạnh, từ đó có những bước đi
phù hợp để không gây ra những biến động tiêu cực, đặc biệt không làm giảm
khả năng tiếp cận của người dân đến các dịch vụ công.[19]
Đào Ngọc Báu (2019), Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cung
ứng dịch vụ chuẩn công ích, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 10(386)-2019.
Bài viết đã chỉ ra rằng để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
chuẩn công ích, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực do đặc điểm của
loại hình doanh nghiệp này gây ra, chúng ta phải tác động vào doanh nghiệp
chuẩn công ích theo hai hướng sau đây: (1) khuyến khích cạnh tranh trong
khu vực chuẩn công ích; (2) kiểm soát độc quyền đối với doanh nghiệp cung
ứng dịch vụ chuẩn công ích. Và để thực hiện cạnh tranh trong khu vực này, có
các biện pháp như cần phân tách rõ ràng mạng lưới độc quyền tự nhiên ra
khỏi nghiệp vụ kinh doanh có khả năng cạnh tranh. Đối với lĩnh vực nghiệp
vụ, cần cho phép cạnh tranh như các loại hình doanh nghiệp thông thường. [2]
Phạm Thị Giang (2015), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý duy trì vệ
sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, luận văn thạc
6
sĩ quản lý đô thị và công trình, Đại học kiến trúc. Luận văn đã đưa ra các giải
pháp quản lý hiệu quả trên cơ sở khoa học để quản lý duy trì vệ sinh môi
trường trên địa bàn quận Hà Đông. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác
đó, tìm ra những tồn tại và khó khăn. Và đưa ra 06 nhóm giải pháp chính: giải
pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công tác duy trì vệ sinh môi trường trên
địa bàn quận Hà Đông; giải pháp về cơ chế chính sách, thể chế pháp lý; giải
pháp về công tác tổ chức quản lý; giải pháp về tài chính, về xã hội hóa công
tác duy trì vệ sinh môi trường và công tác tuyên truyền giáo dục. [12]
Bounkeomanyxay Khamsouk (2017), Quản lý nhà nước về dịch vụ
công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào, luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn
đã đóng góp hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về hoạt động QLNN đối với các
dịch vụ công cộng nói chung và QLNN của UBND tỉnh đối với dịch vụ công
cộng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay. Về
mặt thực tiễn luận văn cũng cấp một số vấn đề về thực trạng công tác QLNN
về dịch vụ công cộng cho cán bộ, công chức của tỉnh để từng bước đổi mới
cách thức điều hành, quản lý và cung ứng dịch vụ nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với các dịch vụ công cộng của tỉnh Xiêng Khoảng.[3]
Âu Thị Vui (2018), Quản lý dịch vụ công ích đô thị tại thành phố Bắc
Kạn, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh,
Thái Nguyên. Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý hoạt động dịch vụ công ích đô thị, dịch vụ vệ sinh môi trường, cụ thể
quản lý hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Phân tích, đánh giá
thực trạng quản lý hoạt động dịch vụ công ích đô thị tại thành phố Bắc Kạn;
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý dịch vụ công ích đô thị (cụ
thể là dịch vụ vệ sinh môi trường) tại thành phố Bắc Kạn; Đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao công tác quản lý dịch vụ công ích đô thị tại thành phố
Bắc Kạn. [29]
7
Nhìn chung, các công trình đều tập trung nghiên cứu làm rõ những nội
dung, bản chất của dịch vụ công, dịch vụ công ích và đưa ra cơ sở xác định
nội dung, tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ. Các tác giả cũng chỉ ra các
phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công
nói chung và công ích nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chưa
cụ thể về tình hình, thực trạng hoạt động QLNN về dịch vụ công ích vệ sinh
môi trường trên địa bàn quận Hà Đông. Chính vì vậy, luân văn hy vọng sẽ
làm rõ các khái niệm cơ bản hơn nữa và đề xuất các giải pháp thiết thực đóng
góp cho hoạt động QLNN về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường tại quận Hà
Đông trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu: luận văn nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận
QLNN về dịch vụ công ích VSMT; phân tích thực trạng QLNN về dịch vụ
công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông; từ đó nghiên cứu đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện QLNN về dịch vụ công ích VSMT tại quận Hà Đông
trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về dịch vụ công ích VSMT, QLNN
đối với dịch vụ công ích VSMT
+ Phân tích thực trạng QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động QLNN về
dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Ban Quản lý dự
án đầu tư xây dựng quận Hà Đông, Công ty cổ phần môi trường đô thị Hà
Đông và một số đơn vị khác có liên quan)
8
+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 2017 đến năm 2019 và đề
xuất giải pháp trong thời gian tới.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận:Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng về dịch vụ công ích.
- Phương pháp nghiên cứu:Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử
dụng các phương pháp phân tích-tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, hệ
thống hóa.
+ Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện
có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực
tiễn liên quan đến QLNN về dịch vụ công ích VSMT cấp quận (ở Chương I).
+ Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu,
báo cáo chuyên môn của chính quyền và phương pháp quan sát thực tế để
đánh giá thực trạng QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà
Đông, thành phố Hà Nội (ở Chương II).
+ Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan
điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN về dịch vụ công ích
VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội trong thời gian tới (ở
Chương III).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ
công ích, hoạt động VSMT, QLNN đối với dịch vụ công ích VSMT trên địa
bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Phân tích, đánh giá và xác định được nguyên nhân của thực trạng
QLNN đối với dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội.
9
+ Đề tài có thể làm tài liệu cho các nhà quản lý dịch cụ công, chính
quyền địa phương tham khảo trong thực hiện QLNN đối với dịch vụ công ích
VSMT trong thời gian tới.
+ Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho những người quan tâm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn có ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ
công ích vệ sinh môi trường.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh
môi trường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội.
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Dịch vụ công ích
Khái niệm dịch vụ công được sử dụng phổ biến rộng rãi ở châu Âu sau
chiến tranh thế giời thứ hai. Dịch vụ công theo từ điển tiếng Anh là “public
service”. Trên thế giới hiện nay có nhiều cách tiếp cận đối với dịch vụ công,
mỗi cách tiếp cận đều có ưu và nhược điểm riêng, vì thế không có định nghĩa
chung nhất nào về dịch vụ công. Trong bối cảnh thực tiễn Việt Nam cùng với
hướng tiếp cận về bản chất, chức năng và vai trò của nhà nước, có thể đưa ra
khái niệm về dịch vụ công như sau: “dịch vụ công là những dịch vụ đáp ứng
các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của người dân và cộng đồng, bảo đảm ổn
định và công bằng xã hội do nhà nước chịu trách nhiệm, hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận.
Theo tác Chu Xuân Thành, dịch vụ công là những hoạt động của các tổ
chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được nhà
nước ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực
tiếp những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không
vụ lợi; đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội; và cho rằng dịch vụ công bao
gồm dịch vụ sự nghiệp công (hoặc phúc lợi công), dịch vụ công ích và dịch
vụ hành chính công, đồng thời nhấn mạnh là không được lẫn lộn với hoạt
động công vụ là hoạt động hàng ngày của bộ máy công quyền. [23]
Cũng liên quan đến khái niệm dịch vụ công, tác giả Nguyễn Xuân Lan
(2012) lại cho rằng: Dịch vụ công là những hàng hóa, dịch vụ nhà nước can
thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Theo đó, dịch
vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện những chức anwng vốn có
của chính phủ, bao gồm từ hoạt động ban hành chính sác, pháp luật, tòa
án...cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng. Dịch vụ
11
NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ
công còn được hiểu là những hàng hóa dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của
các tổ chức và công dân mà chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục
tiêu hiệu quả, công bằng.[16]
Từ những khái niệm trên, có thể khái quát lại: Dịch vụ công là những
hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân, vì lợi ích
chung của xã hội, do nhà nước trực tiếp cung ứng hoặc ủy quyền cho các chủ
thể khác cung ứng nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội.
Hình 1.1: Ba loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ công
12
Căn cứ vào tính chất và tác dụng của dịch vụ công có thể phân dịch vụ
công thành ba loại:
- Dịch vụ hành chính công: là dịch vụ gắn với chức năng quản lý hành
chính nhà nước, thường do các cơ quan hành chính thực hiện.
- Dịch vụ sự nghiệp công: là hoạt động cung cấp các phúc lợi xã hội
thiết yếu cho người dân như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao…
- Dịch vụ công ích: là hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ có tính
kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất thiết yếu cho sinh hoạt của người dân và
cộng đồng, tạo ra cơ sở hạ tầng cơ bản cho sản xuất và sinh hoạt của các tổ
chức và dân cư.
Dịch vụ công ích bao gồm: vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch,
thoát nước, vận tải công cộng, cấp điện, bưu chính...Những dịch vụ này
không cung cấp miễn phí mà có thu phí nhưng chịu sự quản lý chặt chẽ của
nhà nước về định giá và sản lượng cung cấp.
1.1.2. Dịch vụ công ích vệ sinh môi trường
Vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi
trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đó là các biện pháp được
thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công
cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết..., như: xây dựng hệ thống cống rãnh
thoát nước, thu gom và xử lí rác thải; cung cấp đầy đủ nước sạch cho người
dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi,
diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư...[12]
Như vậy, dịch vụ công ích VSMT là dịch vụ thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng...Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh,
thoát nước đường phố và khu dân cư cung cấp cho tổ chức, cá nhân (kể cả tổ
chức, cá nhân trong và ngoài khu công nghiệp) bao gồm các hoạt động thu,
dọn, vận chuyển, xử lý rác và chất phế thải; thoát nước, xử lý nước thải; bơm
hút, vận chuyển và xử lý phân bùn, bể phốt; thông tắc công trình vệ sinh, hệ
13
thống thoát nước thải; quét dọn nhà vệ sinh công cộng; duy trì vệ sinh tại các
nhà vệ sinh lưu động và thu gom, vận chuyển xử lý chất thải khác. Trong đó,
thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm
thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ
chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có
thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.
Dịch vụ công ích VSMT là một dạng của dịch vụ công nên nó cũng
mang những đặc điểm của dịch vụ công là: có tính chất xã hội cao, có mục
tiêu là phục vụ lợi ích cộng đồng, không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội,
công bằng và có tính quần chúng rộng rãi. Vì vậy, tính kinh tế, lợi nhuận
trong cơ chế thị trường không phải là điều kiện cần có của hoạt động dịch vụ
công íc VSMT.
Thị trường dịch vụ công ích VSMT rất khác so với thị trường dịch vụ
cá nhân về phương thức vận hành, do hàng hóa công cộng mà thị trường này
cung ứng rất khác với hàng hóa dịch vụ cá nhân. Vì đây là dịch vụ công ích
thiết yếu nên dù do ai cung ứng thì chính quyền đô thị cũng phải kiểm soát
giá cả và chịu trách nhiệm trước nhân dân về sự cung ứng kịp thời cả về chất
lượng và số lượng theo đúng quy định của chính quyền.
Nhà nước có trách nhiệm can thiệp vào quá trình cung ứng dịch vụ
công ích VSMT để đảm bảo quá trình cung ứng dịch vụ theo định hướng của
nhà nước, đáp ứng đòi hỏi của các công dân và xã hội.
Việc cung ứng dịnh vụ công ích VSMT có thể do cơ quan nhà nước (có
thể là cơ quan công quyền hoặc đơn vị sự nghiệp hay doanh nghiệp nhà nước)
đảm nhiệm hoặc nhà nước có thể ủy quyền cung ứng cho các đơn vị nhà
nước.
Các hoạt động dịch vụ công ích VSMT luôn vận động và phát triển
cùng sự phát triển của đô thị theo hướng mở rộng về quy mô, khối lượng, loại
hình dịch vụ đồng thời đòi hỏi ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ.
14
1.2. Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường
1.2.1. Khái niệm
Trong từ điển tiếng Việt, “Quản lý được hiểu là việc tổ chức, điều khiển
hoạt động của một số đơn vị, cơ quan; việc trông coi, gìn giữ và theo dõi việc
gì” [28, tr.130].
Các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý đưa ra khái niệm cụ thể hơn là sự
tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý
nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Để thực hiện công tác quản lý cần phải dựa vào
các công cụ quản lý là các chính sách về luật pháp, chiến lược phát triển, quy
hoạch, đề án bảo vệ và phát huy di sản, nguồn lực, tài chính, các công trình
nghiên cứu khoa học nhằm đạt được các mục đích đã đề ra.
Có nhiều dạng quản lý của nhiều chủ thể quản lý khác nhau trong sự vận
động và phát triển của xã hội. Trong đó, QLNN là một dạng quản lý có ý
nghĩa quan trọng nhất và có nhiều cách hiểu về QLNN. Theo nghĩa chung
nhất, QLNN vừa là chức năng, vừa là quyền hạn và nhiệm vụ của nhà nước,
nó được hiểu là việc nhà nước sử dụng quyền lực chung đã được thể chế hóa
tác động thường xuyên và liên tục đến các quá trình, lĩnh vực hay quan hệ xã
hội nhằm đạt được mục đích quản lý.
Chúng ta có thể định nghĩa quản lý nhà nước theo hai bình diện:
+ Theo nghĩa rộng: QLNN là hoạt động tổ chức, điều hành của hệ thống
các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức
của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành phápvà tư pháp.
+ Theo nghĩa hẹp: QLNN được hiểu là hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan hành chính nhà nước, đó là quá trình tổ chức, điều hành
của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và
hành vi của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu
nhiệm vụ quản lý nhà nước” [14, tr11]
Trong giới hạn của luận văn, khái niệm QLNN được hiểu theo nghĩa hẹp.
15
Như vậy, từ những khái niệm trên, có thể hiểu QLNN về dịch vụ công ích
VSMT là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực của bộ máy nhà nước lên đối
tượng bị quản lý (các cơ quan chức năng quản lý cung cấp dịch vụ công ích
VSMT được ủy quyền và công dân sử dụng dịch vụ công ích VSMT) trong việc
đảm bảo các dịch vụ công ích VSMT cho mọi người dân một cách công bằng,
ổn định, hiệu quả và phi lợi nhuận.
1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi
trường
Dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng ra đời và
tồn tại trên cơ sở cho phép của nhà nước bằng các quy định của chính sách,
pháp luật, ngược lại hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT rất cần thiết
do đòi hỏi của thực tiễn để điều chỉnh hành vi, hoạt động của các chủ thể liên
quan đến việc cung ứng dịch vụ công ích VSMT.
Thứ nhất, QLNN về dịch vụ công ích VSMT tạo ra các khuôn mẫu cho
hành vi của các chủ thể tham gia vào dịch vụ.
Các chủ thể tham gia dịch vụ công ích VSMT bao gồm: các cơ quan
nhà nước, các tổ chức, đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ công ích VSMT;
các cá nhân, tổ chức là người yêu cầu và hưởng thụ dịch vụ. Mỗi chủ thể có tư
cách khác nhau khi tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ công ích
VSMT. Do đó, nếu để các chủ thể tự do thực hiện những hành vi mà họ mong
muốn thì hành vi của chủ thể này có thể sẽ cản trở hoặc làm tổn hại đến
quyền, nghĩa vụ hợp pháp của chủ thể khác, làm cho việc cung cấp dịch vụ
công ích VSMT bị rối loạn, dịch vụ công sẽ phát triển theo hướng không theo
mục đích điều chỉnh của nhà nước. Vì vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải ban hành pháp luật làm khuôn mẫu cho hành vi của các chủ thể,
quy định quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng chủ thể trong dịch vụ công ích
VSMT. Với các chủ thể cung cấp dịch vụ, pháp luật quy định rõ phạm vi dịch
vụ mà chủ thể được cung cấp hoặc tham gia cũng cấp, các yêu cầu, điều kiện
cung cấp, chất lượng dịch vụ, đối tượng phục vụ cụ thể. Thậm chí hoạt động
16
QLNN có đề xuất cả biện pháp, chế tài đối với cá nhân, tổ chức cung cấp dịch
vụ công ích VSMT không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Với các chủ
thể yêu cầu và hưởng thụ dịch vụ, pháp luật quy định điều kiện, năng lực của
chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể, cách thức đưa ra yêu cầu và hưởng
thụ dịch vụ, những giới hạn trong yêu cầu dịch vụ. Bên cạnh đó, nhà nước còn
quy định các biện pháp, chính sách hỗ trợ cá nhân, tổ chức có hoàn cảnh đặc
biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp cận và sử dụng dịch vụ.
Nhà nước càng quy định chi tiết, cụ thể bao nhiêu càng dễ cho các chủ
thể trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công ích VSMT bấy nhiêu, nếu các chính
sách quy định của nhà nước chung chung, không rõ nghĩa, không rõ yêu cầu
dễ tạo ra sự tùy tiện của các chủ thể tham gia vào dịch vụ công ích
VSMT.Hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT sẽ tạo ra hành lang pháp
lý cho các chủ thể tham gia dịch vụ xác định được hành vi của mình được hay
không được làm gì, tránh hành vi tùy tiện, không có căn cứ pháp lý.
Thứ hai, hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT chính là sự cam
kết của nhà nước về việc cung cấp dịch vụ. Xuất phát từ bản chất nhà nước ta
là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bởi vậy, nhà nước sẽ sử dụng pháp
luật – hình thức phản ánh ý chí của nhà nước, phản ánh yêu cầu, nguyện vọng
của nhân dân, để thể hiện sự cam kết của nhà nước về việc cung cấp các dịch
vụ nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu
thực tế của người dân.
Nội dung các quy định của pháp luật thể hiện sự trương quan giữa nhu
cầu của nhân dân với khả năng đáp ứng của các cơ quan nhà nước, tổ chức,
đơn vị cung cấp dịch vụ. Nếu quy định của pháp luật lạc hậu hơn khả năng
đáp ứng của nhà nước về các dịch vụ công ích VSMT thì sẽ không thỏa mãn
được nhu cầu của nhân dân và gây ra những trở ngại trong tiếp nhận, hưởng
thụ dịch vụ. Ngược lại, nếu pháp luật quy định vượt quá khả năng cung ứng
dịch vụ của nhà nước thì các quy định trở thành bất khả thi, vai trò điều chỉnh
17
của pháp luật không được phát huy, dễ tạo ra những lộn xộn trong cung cấp
và hưởng thụ dịch vụ công ích, gây mất niềm tin trong dân chúng.
Thứ ba, thông qua việc quy định các điều kiện hoạt động của các chủ
thể tham gia dịch vụ công ích VSMT, nhà nước không chỉ giải quyết tình
trạng gây ô nhiễm môi trường từ chính các hoạt động của cong người mà từ
chính hoạt động này còn thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ công ích
VSMT theo hướng hiện đại hơn về công nghệ, an toàn hơn trong hoạt động từ
đó đạt hiệu quả cao hơn về kinh tế. Điều đó cũng có nghĩa là nhà nước sẽ tạo
ra hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của các dịch vụ công ích
VSMT.
Thứ tư, hoạt động quản lý của nhà nước sẽ góp phần thay đổi và nâng
cao nhận thức của cộng đồng theo hướng có lợi, bảo vệ môi trường. QLNN về
dịch vụ công ích VSMT sẽ định hướng cho cộng đồng về cách xử sự có lợi
cho môi trường khi tiến hành các hoạt động có liên quan tới dịch vụ công ích
VSMT. Sự định hướng này góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong
bảo vệ môi trường. Mặt khác, nhà nước bắt buộc người dân không được thực
hiện những hành vi gây hại cho môi trường trong quá trình sử dụng dịch vụ
công ích VSMT.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi
trường
1.2.3.1. Xây dựng chiến lược và cơ chế chính sách về cung cấp dịch vụ
công ích vệ sinh môi trường
Để quản lý và bảo đảm trách nhiệm của mình trước xã hội về dịch vụ
công nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng, nhà nước phải xây dựng
chiến lược cung ứng dịch vụ công ích nhằm đề ra định hướng và các giải pháp
bảo đảm về số lượng và chất lượng dịch vụ công ích VSMT cho xã hội gắn
với tầm nhìn dài hạn. Việc xây dựng chiến lược về dịch vụ công tập trung
vào:
18
- Xác định các mục tiêu chiến lược bảo đảm cung ứng dịch vụ công ích
VSMT, bao gồm các chỉ tiêu cả về số lượng và chất lượng.
- Xác định các yêu cầu đặt ra đối với việc cung ứng dịch vụ công ích
VSMT. - Xác định mối tương quan giữa khu vực công và khu vực tư về cung
ứng dịch vụ công ích VSMT.
Trên cơ sở chiến lược cung ứng dịch vụ công ích VSMT trong dài hạn,
Nhà nước tiến hành hoạch định chính sách và cơ chế cung ứng dịch vụ công
này. Hệ thống cơ chế chính sách này là căn cứ pháp lý để tổ chức, chỉ đạo
thống nhất hoạt động cung ứng dịch vụ công ích VSMT. Việc xây dựng hệ
thống chính sách, cơ chế cung ứng dịch vụ công ích VSMT này là để bảo đảm
dịch vụ công có đủ số lượng và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, bảo đảm
dịch vụ công được cung ứng đến tận tay người hưởng thụ, khắc phục sự thất
thoát.
Đồng thời đó cũng là cơ sở để các tổ chức xã hội và công dân có thể
lựa chọn và tham gia vào việc cung ứng dịch vụ công ích VSMT một cách
hiệu quả. Các chính sách về cung ứng dịch vụ công cần đáp ứng các yêu cầu
sau đây:
- Làm rõ đặc thù của dịch vụ công ích VSMT và tầm quan trọng đối với
xã hội.
- Xác định rõ phạm vi và nội dung của loại dịch vụ công ích này.
- Xác định rõ vai trò của nhà nước đối với việc bảo đảm cung ứng loại
dịch vụ công íchVSMT.
- Xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ sở
cung ứng dịch vụ công này.
- Xác định cơ chế hoạt động của các cơ sở cung ứng dịch vụ công.
- Quy định các biện pháp tổ chức cung ứng và trách nhiệm của các bên
tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ công ích VSMT.
1.2.3.2. Phân cấp quản lý trong dịch vụ công ích vệ sinh môi trường
19
Nếu xem xét hoạt động của nhà nước bao gồm việc QLNN và việc
cung ứng dịch vụ công ích VSMT, có thể thấy việc thực hiện chức năng
QLNN tập trung nhiều ở cấp quản lý cao hơn, trong khi đó chức năng cung
ứng dịch vụ công ích lại tăng lên theo sự dịch chuyển từ cấp trên xuống các
cấp dưới. Về nguyên tắc, các cấp chính quyền bên dưới chủ yếu thực hiện các
nhiệm vụ gắn với cung ứng dịch vụ công ích.Hơn nữa, các cấp chính quyền
cơ sở là những cấp gần dân nhất, họ là người nắm vững nguyện vọng của dân
và có khả năng đáp ứng trực tiếp nhất các nhu cầu gắn với đời sống của dân
cư trên địa bàn. Trên thực tế, đa số dịch vụ công ích VSMT phù hợp với cấp
địa phương. Hiệu quả kinh tế đã khẳng định ưu thế của việc chuyển giao trách
nhiệm cung ứng dịch vụ công ích VSMT cho các cấp chính quyền địa
phương, nhằm làm cho dịch vụ đó gần với người dân hơn, đồng thời tăng
trách nhiệm giải trình và tính năng động của chính quyền địa phương. Điều đó
cũng cho thấy nguồn lực tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa
phương sẽ phục vụ chủ yếu cho việc cung ứng dịch vụ công nói chúng và dịch
vụ công ích VSMT nói riêng. Việc xác định dịch vụ công ích VSMT thuộc
phạm vi cung ứng của trung ương hay địa phương căn cứ vào các yếu tố sau:
Thứ nhất, dịch vụ công ích VSMT có lợi chủ yếu cho quốc gia hay cho
địa phương? Nếu như lợi ích này thuộc về địa phương và không có tác động
lan truyền nào khác, thì việc cung ứng chúng có thể chuyển giao cho cấp
chính quyền địa phương để đạt hiệu quả lớn nhất. Về nguyên tắc, các đơn vị ở
cấp cơ sở gắn trực tiếp với người hưởng lợi sẽ là người cung ứng dịch vụ
công ích thích hợp và có hiệu quả nhất, vì họ hiểu rõ nhất nhu cầu của người
dân và có thể tạo ra sự thuận lợi nhất cho người dân trong việc tiếp nhận và sử
dụng các dịch vụ công ích.
Thứ hai, dịch vụ công ích VSMT do địa phương đảm nhận sẽ được
cung ứng bằng nguồn tài chính địa phương. Khi địa phương sử dụng ngân
sách của mình để trang trải kinh phí cho các dịch vụ công ích thì địa phương
đó cũng có quyền ra quyết định và quyền quản lý dịch vụ công ích này.
20
1.2.3.3. Phát huy vai trò làm chủ của người dân trong sử dụng dịch vụ
công ích vệ sinh môi trường
Nhà nước là cơ quan hoạch định các chính sách về dịch vụ công nói
chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng, đồng thời chịu trách nhiệm trước
xã hội về việc bảo đảm cung ứng dịch vụ công íchVSMT nhằm mục tiêu hiệu
quả, ổn định và công bằng.Nếu nhà nước không lắng nghe tiếng nói của người
dân thì các chính sách đề ra có thể tách rời thực tế, không đáp ứng nguyện
vọng của nhân dân. Vì vậy, nhà nước cần quán triệt quan điểmcung ứng dịch
vụ công ích VSMT định hướng khách hàng, cụ thể:
- Công dân không phải là người tiếp nhận một cách thụ động dịch vụ
công ích do các tổ chức nhà nước độc quyền cung ứng;
- Nhà nước phải có trách nhiệm trước công dân và tạo điều kiện cho
công dân được phát biểu ý kiến của mình về quá trình cung ứng dịch vụ công
ích VSMT. Có hai yếu tố cơ bản để tăng cường quyền lực của khách hàng, đó
là: Thứ nhất, tạo điều kiện cho người dân có quyền lựa chọn giữa các nhà
cung ứng dịch vụ khác nhau.
Thứ hai, tạo điều kiện cho người dân phát biểu ý kiến của mình nhằm
cải thiện khả năng tiếp cận đến dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ công
ích VSMT. Để người dân có điều kiện và cơ sở phát biểu ý kiến của mình,
Nhà nước phải thông tin cho người dân những vấn đề liên quan đến chính
sách và thực trạng cung ứng dịch vụ công ích VSMT, đồng thời tạo điều kiện
và hỗ trợ người dân mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình. Cụ thể là:
- Thông tin về chủ trương, chính sách của Nhà nước về dịch vụ công
ích VSMT.
- Công khai ngân sách và việc sử dụng ngân sách cho cung ứng dịch vụ
công ích VSMT, cụ thể: Thông tin về kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ
công ích VSMT; Thông tin kiểm toán các lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích
VSMT; Thông tin về các sai phạm, thất thoát, tham nhũng trong cung ứng
dịch vụ công ích VSMT.
21
- Hỗ trợ các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh sự phản hồi về
cung ứng dịch vụ công ích VSMT của các tổ chức nhà nước.
1.2.3.4. Công tác thanh toán và thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường
Trong suốt một thời kỳ dài, nhà nước áp dụng chung một cơ chế quản
lý cho tất cả các cơ quan đơn vị thuộc nhà nước, từ các cơ quan hành chính
nhà nước đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các bộ ngành, địa phương. Cơ
chế đó thích ứng trong thời kỳ bao cấp, khi toàn bộ hoạt động của các tổ chức
này đều sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước (NSNN) và hoạt động theo
cách thức xin – cho. Để khuyến khích các nhà cung ứng tăng cường dịch vụ
công ích cả về số lượng và chất lượng, Chính phủ đang từng bước đổi mới cơ
chế quản lý tài chính đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích.
Các cơ sở cung ứng dịch vụ công ích hoạt động theo luật doanh nghiệp,
với nguồn kinh phí được cấp theo kế hoạch, đặt hàng hoặc đấu thầu từ NSNN.
Cơ chế quản lý mới đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích tạo ra được
sự tự chủ lớn hơn cho các đơn vị này trên các mặt sau:
Thứ nhất, có quyền tự chủ lớn hơn trong việc xác định tổ chức bộ máy
và nhân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Xác định rõ chức
năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc; bố trí hợp lý lao động,
phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ công chức hoặc người lao động, trên cơ
sở đó xác định số biên chế hợp lý, tinh giản những lao động dư thừa hoặc làm
việc không có hiệu quả. Thứ hai, đơn vị được chủ động hơn trong quản lý và
tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
công ích, bên cạnh các hoạt động công ích theo kế hoạch, đặt hàng hoặc đấu
thầu của nhà nước, có quyền tổ chức hoạt động kinh doanh thêm phù hợp với
khả năng của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường.
Thứ ba, đơn vị được trao quyền lớn hơn trong quản lý tài chính, thủ
trưởng đơn vị được quyết định các khoản thu và nhiệm vụ chi đối với phần
kinh phí được giao tự chủ.
22
Thứ tư, với phần kinh phí dôi ra sau khi trang trải các chi phí hoạt động
và trích lập các quỹ theo quy định, các đơn vị này được sử dụng để tăng thêm
thu nhập cho người lao động.
Thứ năm, việc chi trả thu nhập cho người lao động được thực hiện dựa
vào mức độ đóng góp của mỗi người.
Việc đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ công
nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng đã góp phần đa dạng hoá các
hoạt động cung ứng dịch vụ công ích, mở rộng cung ứng dịch vụ cả về số
lượng dịch vụ, địa bàn, số cơ sở cung ứng và nâng cao chất lượng dịch vụ đáp
ứng nhu cầu ngày càng lớn của các tổ chức và công dân.
1.2.3.5. Kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ
công ích vệ sinh môi trường
Dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng do nhà
nước chịu trách nhiệm cung ứng để bảo đảm tính hiệu quả (khắc phục các
khiếm khuyết của thị trường) và công bằng xã hội. Tuy nhiên, do hoàn cảnh
phát triển nền kinh tế thị trường, với sự tham gia của các thành phần kinh tế
vào quá trình cung ứng dịch vụ công ích, trong điều kiện phát triển không
đồng đều giữa các vùng, do các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các địa
phương không giống nhau, vì vậy nhà nước cần có sự chỉ đạo, điều hành
thống nhất trên cả nước theo các nguyên tắc cơ bản trong cung ứng dịch vụ
công nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng, bảo đảm việc cung ứng
dịch vụ công có hiệu quả và đến đúng các đối tượng thụ hưởng. Dưới sự chỉ
đạo tập trung thống nhất của nhà nước, các địa phương, các ngành và các cơ
sở cung ứng dịch vụ công ích phải có những điều chỉnh trong việc cung ứng
dịch vụ công ích về số lượng, loại hình, chất lượng và giá cả cho phù hợp. Sự
điều hành của nhà nước nhằm bảo đảm:
- Duy trì việc cung ứng các dịch vụ công ích VSMT một cách liên tục,
ổn định;
23
- Thiết lập được môi trường chung, thống nhất cho các chủ thể tham gia
cung cấp dịch vụ công ích VSMT để họ tự nguyện cùng tham gia giải quyết
các vấn đề của cộng đồng;
- Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ
công ích VSMT;
- Tạo điều kiện cho người tiêu dùng là khách hàng có quyền lựa chọn;
bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng;
- Bảo đảm cung ứng các loại dịch vụ công ích VSMT, cơ bản đáp ứng
yêu cầu đề ra cả về số lượng, chất lượng và có giá cả hợp lý.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hình thành xã hội dân
sự, việc khu vực tư và các tổ chức xã hội tham gia cung ứng các dịch vụ công
ích là một tất yếu khách quan. Sự tham gia của nhiều chủ thể trong cung ứng
dịch vụ công ích VSMT góp phần làm cho các sản phẩm, dịch vụ đa dạng
hơn, giả cả rẻ hơn và chất lượng được nâng cao. Tuy nhiên, trên thực tế không
phải lúc nào các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích VSMT cũng bảo đảm cung
ứng dịch vụ theo đúng các yêu cầu của nhà nước. Vì vậy, nhà nước cần tăng
cường kiểm tra, kiểm soát, thực hiện sự can thiệp kịp thời, bảo đảm tính công
bằng trong cung ứng dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói
riêng.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ công
ích vệ sinh môi trường
1.3.1. Yếu tố chính sách, pháp luật
Một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh đảm bảo tính đồng bộ, nhất
quán, ổn định và minh bạch là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế nói chung và hoạt
động QLNN về dịch vụ công ích VSMT nói riêng. Chính vì vậy, để quản lý
hoạt động dịch vụ công ích VSMT cần ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật một cách rõ ràng, cụ thể, trong quá trình thực hiện nếu có nhiều bất cập,
24
kiến nghị sửa đổi thì cần phải được xem xét, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung
ban hành cho phù hợp với thực tiễn.
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhanh chóng lạc hậu sau khi được
ban hành, cần thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung, nhiều quy định còn chồng chéo
nhau. Tính ổn định thấp gây ra nhiều khó khăn cho việc tổ chức thực hiện vì
bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào trước khi thực hiện cũng cần phải
chuẩn bị về nhân lực, điều kiện vật chất. Pháp luật thường xuyên thay đổi sẽ
làm phát sinh nhiều chi phí tốn kém cho triển khai thực hiện, các chủ thể cung
cấp trong thực hiện dịch vụ chưa kịp quen cái cũ đã phải đổi sang cái mới,
chất lượng dịch vụ công ích VSMT vì thế khó bảo đảm. Ngoài ra, pháp luật
thường xuyên thay đổi thì tính dự báo thấp khó định hướng phát triển dịch vụ
công ích VSMT trung và dài hạn.
1.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội
Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô là tiền đề cơ bản và quan trọng cho
mọi sự tăng trưởng nói chung. Khi nền kinh tế phát triển ổn định sẽ có những
tác động thuận lợi đến hoạt động của các doanh nghiệp, do đó khi đề xuất xây
dựng các dịch vụ công ích VSMT địa phương và đơn vị phải phân tích kỹ
càng các biến động của môi trường kinh tế để có thể đưa ra những sản phẩm
có tính thiết thực, hiệu quả
Ngoài ra, với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ trên thế
giới làm cho các doanh nghiệp cũng như nhà nước phải nghiên cứu, đầu tư
thay đổi công nghệ, máy móc trang thiết bị để đáp ứng được đòi hỏi của thị
trường và thời đại. Vì vậy, cần phải có kế hoạch đầu tư, lựa chọn các máy
móc vừa phù hợp với trình độ phát triển của thời đại, vừa phù hợp với kế
hoạch phát triển và ngân sách của địa phương
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại cho các địa phương những cơ
hội: học hỏi những kinh nghiệm quản lý dịch vụ công ích VSMT của thế giới,
kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực VSMT. Tuy
nhiên, bên cạnh những cơ hội cũng là những thách thức mà các địa phương
25
phải đối đầu: chất lượng nguồn nhân lực cũng như năng lực của đội ngũ cán
bộ, công chức, người lao động khi được chuyển giao các công nghệ khoa học
trong lĩnh vực VSMT.
1.3.3. Ý thức hợp tác của người dân
Người dân với tư cách là khách hàng sử dụng dịch vụ, là một bên trong
quan hệ cung ứng dịch vụ công ích VSMT. Chính vì vậy, sự nhận thức của
người dân, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm cùng tham gia hoạch định
chính sách và giám sát việc cung ứng dịch vụ công ích VSMT sẽ là nhân tố
quan trọng tác động vào chất lượng quản lý và cung ứng dịch vụ công ích
VSMT. Chính vì vậy, Nhà nước cần thực hiện nhiều biện pháp nâng cao ý
thức pháp luật của nhân dân, xây dựng cơ chế để nhân dân có thể tham gia
tích cực vào quá trình cung ứng dịch vụ công ích VSMT.
Ngày nay việc giữ gìn VSMT đang trong tình trạng báo động. Môi
trường lâu nay đang có sự “ô nhiễm” mà đối tượng gây ô nhiễm môi trường
không ai khác chính là con người chúng ta. Thế nhưng, một số người dân lại
dửng dưng làm ngơ, quên đi và thậm chí là không hay biết. Chính những
thành phần này cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc duy trì VSMT. Dẫu
biết rằng,việc tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường xanh-sạch-đẹp ở bất kì
nơi đâu đã được trang bị và thông tin. Song, ở những khu vực hay bị ô nhiễm
như khu công nghiệp lớn, khu đông dân cư người dân vứt rác bừa bãi, vứt rác
một cách thiếu ý thức, thậm chí những hình ảnh này còn mang tính chất rất
phổ biến. Nguyên nhân của những hành động thiếu ý thức đó là do thói lười
biếng, lối sống ích kỷ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người.
Đa số mọi người nghĩ rằng, những nơi công cộng không phải nhà mình, vậy
thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp..
Một nguyên nhân nữa là do thói quen vứt rác bừa bãi đã có từ lâu, khó
sửa đổi khi ở nhà cũng như ở các nơi công cộng. Mặc dù, địa phương đã
tuyên truyền, vận động, hợp đồng với người lao động thu gom rác vào những
buổi sáng hay có những buổi lao động công ích từ các ban, ngành, đoàn thể
26
của địa phương nhưng vẫn không thể nào giữ cho môi trường biển luôn trong
- sạch - đẹp. Đây chỉ là những ví dụ điển hình, bề nổi đã trực tiếp làm ảnh
hưởng đến môi trường, trên thực tế có những hoạt động của chúng ta vì nhiều
lý do vô tình hay cố ý cũng đã ảnh hưởng đến môi trường.
1.3.4. Xã hội hóa dịch vụ công ích vệ sinh môi trường
Hiện nay, nhà nước đang chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, huy động
được nhiều nguồn lực xã hội để cùng với ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh
vực dịch vụ công ích nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng.
Tuy nhiên, hiện nay, việc tăng nhanh số lượng các cơ sở cung ứng dịch
vụ ngoài công lập đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải có những biện
pháp quản lý mới, nội dung và phương thức quản lý cần thay đổi do có nhiều
vấn đề nảy sinh trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ. Không ít các doanh
nghiệp trong khu vực tư nhân thường chú trọng đến lợi nhuận nhiều hơn nên
có xu hướng đẩy cao giá dịch vụ, các loại phí dịch vụ bị điều chỉnh tùy tiện,
chất lượng dịch vụ không tương xứng, cơ chế tài chính thiếu minh bạch.
Nhiều cơ sở tư nhân được thành lập tự phát khó kiểm soát được chất lượng.
Tất cả đang đặt ra vấn đề về kiểm soát chất lượng đối với các dịch vụ được
khối tư nhân cung ứng cho xã hội. Tất nhiên, tình trạng kém chất lượng trong
cung ứng dịch vụ không bắt nguồn từ việc xã hội hóa, song mức độ xã hội
hóa ồ ạt, thiếu kiểm soát rõ ràng đã tác động tiêu cực đến quyền lợi của người
thụ hưởng dịch vụ…
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi
trường của một số địa phương và bài học cho quận Hà Đông
1.4.1. Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Những năm gần đây, Thành phố Hạ Long có tỷ lệ đô thị hóa cao, nhiều
công trình, dự án được đầu tư mạnh, góp phần tạo thuận lợi cho thành phố
phát triển.Để khắc phục những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường, từ
đầu năm 2019 đến nay, thành phố đã chi trên 202,2 tỷ đồng phục vụ công tác
thu gom, xử lý nước thải, rác thải và đầu tư công trình tiêu, thoát nước, trồng
27
cây xanh, duy trì hệ thống điện chiếu sáng trong khu dân cư... Là đơn vị nòng
cốt trong công tác phối hợp chỉnh trang đô thị, trên cơ sở nguồn kinh phí do
thành phố cấp, từ năm 2019 đến nay, Ban Quản lý các dịch vụ công ích TP
Hạ Long đã chủ động triển khai nhiều gói thầu để phục vụ công tác chỉnh
trang đô thị, bảo vệ môi trường.
Điển hình là gói thầu: Duy trì, thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
trị giá trên 84 tỷ đồng; tưới nước rửa đường chống bụi, vận hành hệ thống
bơm và duy trì vệ sinh dải phân cách bằng máy các tuyến đường chính trị giá
trên 6 tỷ đồng; quản lý, vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh
hoạt trên địa bàn thành phố trị giá trên 15,68 tỷ đồng... Công tác chăm sóc cây
xanh, vườn hoa tiểu cảnh cũng được đơn vị thực hiện tốt. Từ năm 2019 đến
nay, đơn vị duy trì các gói thầu chăm sóc 50 vườn hoa cây xanh của thành
phố với trị giá gần 30 tỷ đồng...
Hiện nay, Ban Quản lý các dịch vụ công ích TP Hạ Long được giao
phối hợp quản lý 2 nhà máy và 3 trạm xử lý nước thải sinh hoạt với công suất
13.477m3/ngày, đêm. Theo đó, đơn vị đã thực hiện tốt việc nạo vét các hố ga,
giếng tách, duy tu bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị trạm bơm. Nước thải
được thu gom triệt để từ các trạm bơm về nhà máy để xử lý, hạn chế tối đa
nước thải chưa qua xử lý chảy tràn ra biển. Đối với việc thu gom rác thải,
bình quân mỗi ngày trên địa bàn thành phố phát sinh khoảng trên 350 tấn.
Trước đây, nhiều điểm tập kết rác nằm ở gần khu dân cư gây ô nhiễm môi
trường, nhưng từ năm 2019 đến nay, Ban Quản lý các dịch vụ công ích thành
phố đã phối hợp với các địa phương rà soát, điều chỉnh một số điểm tập kết,
nên đã giảm từ 198 điểm xuống còn 96 điểm. Đơn vị còn bố trí 6 container
chứa rác tại một số khu vực có nhiều rác thải sinh hoạt được tập kết, đồng
thời quây bạt, đào hố chứa rác tạm thời ở nhiều khu vực.
1.4.2. Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Năm 2013, Nha Trang là địa phương đầu tiên trong tỉnh tổ chức thí
điểm đấu thầu xã hội hóa dịch vụ công ích. Thành phố đã tổ chức đấu thầu xã
28
hội hóa thu gom rác thải trên địa bàn phường Phước Long và xã Vĩnh Hiệp.
Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Nha Trang trúng thầu trong
thời gian 24 tháng (bắt đầu từ tháng 10-2013), với nhiệm vụ: thu gom và vận
chuyển rác từ đường hẻm đến điểm tập kết rác theo quy định; quét và thu gom
vận chuyển rác đường chính đến vị trí tập kết.
Sau hơn 05 năm thực hiện, chất lượng dịch vụ được các đơn vị trúng
thầu thực hiện tương đối tốt. Trước mắt, việc đấu thầu giúp tăng khả năng
cạnh tranh chất lượng dịch vụ của các đơn vị, tiết kiệm chi ngân sách từ 30 -
33% so với thực hiện theo hình thức đặt hàng. Thời gian tới, TP. Nha Trang
sẽ tiếp tục nhân rộng thực hiện thí điểm đấu thầu dịch vụ công ích ở một số
khu vực trên các lĩnh vực vệ sinh môi trường để giảm chi ngân sách. Tương
lai sẽ đấu thầu toàn bộ các dịch vụ công ích.
Hiện nay, TP. Nha Trang đã triển khai mô hình thu gom rác tự quản
trên địa bàn các xã, phường: Vĩnh Nguyên, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thạnh, Phước
Đồng, Phước Hải, Ngọc Hiệp, Vĩnh Phước và Vĩnh Nguyên với tổng cộng 35
tổ tự quản đang hoạt động. Mô hình này xây dựng các cộng đồng dân cư tự
lực thu gom rác trong hẻm về điểm tập kết, chủ động về tài chính, cân đối thu
chi trong các dịch vụ công ích trên cơ sở phí vệ sinh thu được từ các hộ dân.
Đến nay, các địa phương được thực hiện đã giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi
trường ở nông thôn, đường hẻm. Thời gian tới, TP. Nha Trang sẽ triển khai
mô hình này ở 27 xã, phường trong toàn thành phố.
1.4.3. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Để đảm bảo hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn thành phố, trong thời gian qua UBND thành phố đã yêu cầu Công ty Cổ
phần Môi trường và Phát triển đô thị Quảng Bình thực hiện thu gom rác thải
rắn sinh hoạt đúng thời gian quy định; vận chuyển toàn bộ lượng rác thải
được thu gom trên địa bàn thành phố đến chôn lấp tại Bãi rác chung Đồng
Hới - Bố Trạch đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh môi trường; chỉ đạo lực
lượng công nhân thu gom triệt để rác thải và thường xuyên vệ sinh tại vị trí
29
tập kết rác thải; không để xảy ra tình trạng ứ đọng rác tại các nơi công cộng,
nơi tập trung đông người; bố trí thời gian thu gom rác thải sinh hoạt tại khu
dân cư phù hợp với sinh hoạt của người dân và đảm bảo vệ sinh môi trường
đô thị; vận hành có hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường bãi rác chung Đồng
Hới - Bố Trạch và Bãi tập kết phế thải xây dựng do đơn vị quản lý.
UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố tăng cường tuyên truyền,
vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cá nhân, tổ chức, cơ sở
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn về quản lý rác thải; duy trì tốt
hoạt động vệ sinh tại khu dân cư, các hoạt động xã hội hóa trong công tác vệ
sinh môi trường; hướng dẫn, vận động người dân tập kết rác thải đúng thời
gian, đổ rác thải đúng nơi quy định thu gom; vận động tất cả người dân trên
địa bàn ký hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt với Công ty Cổ phần Môi
trường và Phát triển đô thị Quảng Bình, trường hợp không chấp hành cần xử
lý theo đúng quy định; tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các điểm đổ chất
thải sinh hoạt, chất thải xây dựng không đúng nơi quy định trên địa bàn, đảm
bảo mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường.
Hội đồng Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu sản phẩm dịch vụ công ích
thành phố thường xuyên chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn do Công ty Cổ
phần Môi trường và Phát triển đô thị Quảng Bình thực hiện, đảm bảo đúng
quy trình và vệ sinh môi trường.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho quận Hà Đông
Một là, tăng cường cơ sở pháp lý, tạo hành lang pháp lý cơ bản và hoàn
thiện để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến QLNN về dịch vụ công ích
VSMT trên địa bàn quận, đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của hệ
thống cung ứng dịch vụ công cho toàn xã hội; xây dựng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch định hướng phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ công ích
VSMT cho đại phương.
30
Hai là, thiết lập cơ chế kiểm tra, kiểm soát hợp lý, quan trọng là phải
ban hành được các chuẩn về chất lượng dịch vụ công ích VSMT. Hiện nay,
các dịch vụ công ích mới chỉ cung ứng tới người dân và xã hội một cách thụ
động, mức độ cung ứng cơ bản, thiết yếu so với nhu cầu và chưa có một hệ
thống chuẩn mực để so sánh, đánh giá và hướng tới.
Ba là, đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa dịch vụ công ích VSMT trên địa
bàn quận. Xã hội hóa dịch vụ công ích VSMT đồng nghĩa với việc giảm thiểu
trách nhiệm của nhà nước trong cung cấp các dịch vụ, nhà nước đóng vai trò
điều tiết bảo đảm sự có mặt của dịch vụ công đó thay vì trực tiếp cung cấp các
dịch vụ công. Việc cung ứng dịch vụ được giao cho các thành phần kinh tế tư
nhân, cá nhân thực hiện. Như vậy, vai trò của nhà nước lúc này dần trở thành
người "lái thuyền" thay vì người "chèo thuyền" như trước đây.
Bốn là, tăng cường đầu tư xây dựng, thiết lập quy trình và phát triển cơ
sở hạ tầng, công nghệ thông tin đồng bộ trong việc cung ứng dịch vụ công ích
VSMT; hiện đại hóa công sở nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ,
công chức và chất lượng cung ứng dịch vụ công ích.
Tiểu kết chương 1
Tại chương 1, tác giả đã đi vào trình bày và chỉ ra những khái niệm cơ
bản nhất về dịch vụ công, dịch vụ công ích và dịch vụ công ích VSMT;
QLNN về dịch vụ công ích VSMT. Từ đó chỉ ra sự cần thiết của hoạt động
QLNN đối với dịch vụ công ích này và các nội dung của hoạt động QLNN về
dịch vụ công ích VSMT. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
QLNN về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường và thông qua thực tiễn triển
khai, thực hiện hoạt động QLNN này tại một số địa phương, đã rút ra bài học
kinh nghiệm cho quận Hà Đông. Và chương 1 cũng là cơ sở lý luận để tác giả
phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về dịch vụ công ích VSMT tại quận Hà
Đông, thành phố Hà Nội trong chương 2 của luận văn.
31
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu chung về quận Hà Đông
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quận Hà Đông được thành lập trên cơ sở thành phố Hà Đông - là đô thị
trực thuộc tỉnh Hà Tây cũ trước đây và nay là Quận nội thành phía Tây Nam
(là Quận lớn thứ hai của thủ đô Hà Nội), có tọa độ địa lý là 20059' vĩ độ Bắc,
105045' kinh độ Đông, nằm dọc theo Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và trên
ngã ba Sông Nhuệ, sông Đáy, kênh La Khê, cách trung tâm Hà Nội 10km về
phía Tây, Tây Nam. Hà Đông là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp
thành phố của Thủ đô Hà Nội.
Địa giới hành chính: Phía Bắc giáp Nam Từ Liêm, Hoài Đức; phía
Đông giáp huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân; phía Tây giáp các huyện
Quốc Oai, Hoài Đức; phía Nam giáp các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ.
Ngày 27 tháng 12 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
155/2006/Đ-CP thành lập Thành phố Hà Đông thuộc Tỉnh Hà Tây, với diện
tích như cũ, còn số dân là 228.715 người. Sau khi điều chỉnh địa giới hành
chính theo Nghị định số 23/2008/QĐ-CP của Chính phủ, năm 2014, Hà Đông
có diện tích tự nhiên là 48,35km2 và dân số là 271.628 người.
Về hành chính, Quận Hà Đông có 17 phường: Quang Trung, Nguyễn
Trãi, Hà Cầu, Vạn Phúc, Phúc La, Yết Kiêu, Mỗ Lao, Văn Quán, La Khê,
32
Phú La, Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Dương Nội, Biên
Giang, Đồng Mai.
Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi
các tỉnh phía Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Hà Đông có vị trí chiến
lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông -
Cát Linh thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội chạy qua địa bàn quận.
Giao thông của quận Hà Đông rất phong phú. Gồm có quốc lộ 6, quốc
lộ 21B, v...v. Tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển được xây dựng từ năm
1982 cắt qua quận Hà Đông có 1 nhà ga là ga Hà Đông và giao cắt các tuyến
đường như: Lê Trọng Tấn, ĐT72, Quang Trung, Ba La (QL21B). Hiện nay,
trên địa bàn quận Hà Đông đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp
như khu đô thị Mỗ Lao, khu đô thị Văn Quán, khu đô thị Văn Khê, khu đô thị
An Hưng, khu đô thị Văn Phú, khu đô thị Dương Nội, khu đô thị Đồng Mai,
khu đô thị Thanh Hà, khu đô thị La Khê, khu đô thị Xa La, khu đô thị
Geleximco, khu đô thị Lê Trọng Tấn, khu đô thị Kiến Hưng, khu đô thị Park
City, khu đô thị Phú Lãm, khu đô thị Phú Lương, khu đô thị Usilk City, khu
đô thị Văn La - Văn Khê, khu đô thị Nam La Khê - Bông Đỏ, khu đô thị Yên
Nghĩa.
Các dự án đường sắt đô thị Hà Nội đi qua địa bàn quận là các tuyến số
2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê
Linh - Ngọc Hồi), trong đó tuyến số 2A đã được chạy thử nghiệm vào đầu
tháng 8-2018 và dự kiến chính thức vận hành vào năm 2020.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số của quận Hà Đông có những biến đổi do quá trình đô thị hóa,
mở rộng và thay đổi địa giới hành chính. Sau khi điều chỉnh địa giới hành
chính, dân số trên địa bàn tăng lên tới 271.628 người. Mật độ trung bình là
5.619,51 người/km2.
Dân số quận Hà Đông phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các khu
vực gần đường quốc lộ 6, tỉnh lộ số 70, 430 và 21B. Đặc biệt tại các khu vực
33
trung tâm cũ (thuộc phường Nguyễn Trãi, Yết Kiêu ...), mật độ dân số từ 280
- 390 người/ha đất xây dựng đô thị. Khu vực phường Mộ Lao và Vạn Phúc có
mật độ dân số trung bình khoảng 110-160 người/ha đất xây dựng đô thị. Qui
mô dân số theo cơ cấu tổ chức hành chính quận Hà Đông được thể hiện trong
Bảng 2.1: Qui mô dân số theo cơ cấu tổ chức hành chính
quận Hà Đông năm 2019
TT Tên phường Diện tích (ha) Dân số (người)
1 Phường Quang Trung 78,89 14.124
2 Phường Nguyễn Trãi 42,02 18.637
3 Phường Yết Kiêu 21,9 7.249
4 Phường Vạn Phúc 143,97 20.725
5 Phường Văn Quán 137,39 20.725
6 Phường Mộ Lao 124,63 20.550
7 Phường La Khê 285,35 17.622
8 Phường Phúc La 138,71 20.434
9 Phường Phú La 182,78 9.853
10 Phường Phú Lãm 266,18 20.017
11 Phường Hà Cầu 152,27 14.405
12 Phường Kiến Hưng 428,46 14.636
13 Phường Yên Nghĩa 661,57 15.295
14 Phường Phú Lương 671,52 15.088
15 Phường Đồng Mai 634,55 15.037
16 Phường Biên Giang 278,05 7.465
17 Phường Dương Nội 585,42 19.766
Tổng cộng 4.833,66 271.628
(Nguồn: UBND quận Hà Đông, 2019)
Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích
cực, phù hợp với xu hướng phát triển của địa phương; ước năm 2020 tỷ trọng
ngành Công nghiệp - xây dựng 51,58%, ngành thương mại - dịch vụ - du lịch
48,37%, ngành nông nghiệp 0,05%. Trong 5 năm từ 2016 đến năm 2020, tổng
thu ngân sách nhà nước đạt 20.478 tỷ đồng, trong đó thu vượt dự toán Thành
34
phố giao 3.328, 511 tỷ đồng (tăng 19% so với dự toán), thu ngân sách nhà
nước năm 2019 đạt 5.514,957 tỷ đồng, tăng gấp 2,62 lần so với năm 2015.
Trong những năm qua Quận ủy, HĐND, UBND quận thường xuyên
quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển
sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, vì thế số lượng doanh nghiệp mới tăng lên,
tăng trưởng đạt ở mức khá. Tuy nhiên, năm 2019 diện tích đất sản xuất nông
nghiệp đã bị giảm nhiều, trên địa bàn xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi với số
lượng lợn tiêu hủy chiếm 46,7% tổng đàn lợn toàn quận gây ảnh hưởng lớn về
chăn nuôi cũng như phát triển kinh tế của Quận. Quá trình đô thị hóa cùng
lạm phát cao đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là
ngành thương mại, du lịch, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế;
năm 2019, ngành này tăng 100,02% so với cùng kỳ năm trước. Công tác quy
hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, đất đai được quan tâm đẩy mạnh.
Giáo dục đào tạo luôn duy trì chất lượng ở tốp đầu của Thành phố. Văn
hóa thông tin - truyền thanh kịp thời, đầy đủ, phục vụ các nhiệm vụ kinh tế,
chính trị văn hóa, xã hội. Phong trào thể dục thể thao ngày càng phát triển.
Công tác y tế - dân số được đảm bảo. Vấn đề việc làm và chính sách an sinh,
phúc lợi xã hội được thực hiện tốt, đến hết năm 2019, quận Hà Đông không
còn hộ nghèo. Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền, tiếp công
dân, giải quyết đơn thư, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm luôn
được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo thực hiện của Quận. An ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác quốc phòng, quân sự
địa phương được thực hiện tốt. Làm tốt công tác quy hoạch, quản lý trật tự
xây dựng và đô thị; tăng cường quản lý bảo vệ môi trường.
Hà Đông có hơn 200 di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có 83 di tích đã
được xếp hạng, 47 lễ hội truyền thống, trong năm 2012, ước tính quận Hà
Đông đón 52.300 lượt khách, trong đó có 11.750 lượt khách quốc tế.
Các làng nghề truyền thống, di tích lịch sử, văn hóa tại Hà Đông:
- Làng lụa Vạn Phúc
35
- Làng rèn Đa Sỹ
- Làng dệt La Khê
- Chùa Mậu Lương
- Bia Bà
- Chùa Diên Khánh
Hiện nay, quận Hà Đông đang chịu áp lực mãnh mẽ của sự gia tăng dân
số, quá trình đô thị hóa nhanh, các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là các
khu dân cư, đô thị và hoạt động của các cơ sở dịch vụ thương mại... Sự gia
tăng dân số, sự phát triển nhanh của đô thị làm cho môi trường nói chung và
công tác vệ sinh môi trường nói riêng ngày càng phức tạp như: ô nhiễm
không khí, ô nhiễm nguồn nước, rác thải các loại...
Vì vậy, UBND quận Hà Đông luôn tích cực tuyên truyền, phổ biến các
quy định, yêu cầu về công tác vệ sinh môi trường để nhân dân hiểu và chấp
hành giữ gìn vệ sinh chung, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Quận cũng
chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các
trường hợp đổ trộm phế thải. Chỉ tính từ tháng 4-2018 đến nay, các phường
đã thực hiện vệ sinh môi trường, chỉnh trang trồng cây, hoa, xã hội hóa để làm
các công trình vui chơi, thể dục thể thao tại 226 điểm, khu đất trống. Sau đó,
các phường bàn giao cho các tổ dân phố, ban, ngành, đoàn thể quản lý, duy trì
tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Cụ thể, phường Biên Giang 11 điểm; phường
Đồng Mai 12 điểm; phường Dương Nội 17 điểm; phường Hà Cầu 8 điểm…
Ngoài ra, các phường còn huy động xã hội hóa hơn 2,1 tỷ đồng để xây dựng
15 công trình vui chơi, thể dục thể thao và tạo cảnh quan môi trường; vẽ tranh
tường, tranh cổ động với diện tích khoảng 1.700m2.
2.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Hà Đông tác động
tới hoạt động đến hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh
môi trường
Cũng như các quận của thanh phố Hà Nội, quận Hà Đông cũng là một
trong những quận tập trung dân cư, mật độ dân số cao, có tỷ lệ dân nhập cư
36
cao gồm nhiều thành phần có phong tục, tập quán, lối sống khác nhau, tham
gia các hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng.Điều kiện kinh tế chủ yếu là phi
nông nghiệp, khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, phát triển
thành các trung tâm thương mại, tài chính và các dịch vụ khoa học, đào tạo
nguồn nhân lực. Quận Hà Đông có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phát triển,
hệ thống mạng lưới bệnh viện, trường học được bao phủ trên địa bàn quận.
Mức sống của người dân trên địa bàn cũng cao hơn nông thôn, tiếp cận các
dịch vụ công, an sinh xã hội tốt hơn.
Do tập trung về chính trị - hành chính, có lợi thế về địa lý - tự nhiên và
hệ thống hạ tầng hiện đại, các ngành nghề sản xuất và dịch vụ phát triển, nên
quận Hà Đông thu hút dân số và nguồn nhân lực có trình độ văn hóa và chất
lượng cao. Chính vì vậy, sự hiểu biết cũng như yêu cầu về dịch vụ công nói
chung và dịch vụ công ích về vệ sinh môi trường nói riêng của người dân ở
mức cao và rất cao. Đây thực sự cũng là một áp lực rất lớn đối với các đơn vị
cung ứng dịch vụ công ích VSMT, cũng như hoạt động QLNN về dịch vụ
công ích này của quận Hà Đông, nhằm đảm bảo không chỉ số lượng mà quan
trọng hơn là chất lượng của dịch vụ công ích VSMT cung cấp cho người dân.
Bên cạnh đó, quận Hà Đông đang chịu áp lực mãnh mẽ của sự giai tăng
dân số, quá trình đô thị hóa nhanh, các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là
các khu dân cư, đô thị và hoạt động của các cơ sở dịch vụ thương mại... Sự
gia tăng dân số, sự phát triển nhanh của đô thị làm cho môi trường nói chung
và công tác vệ sinh môi trường nói riêng ngày càng phức tạp như: ô nhiễm
không khí, ô nhiễm nguồn nước, rác thải các loại ... Điều này đặt ra nhiệm vụ
cần có giải pháp để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công ích về VSMT
trên địa bàn quận, cũng như giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN về
dịch vụ công ích VSMT.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích

More Related Content

What's hot

Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAYLuận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
 
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOTLuận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hộiLuận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
 
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tếLuận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAY
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAYChính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAY
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAY
 
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng AgribankHuy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Luận văn: Đánh giá kiến trúc tổ hợp cao tầng của tập đoàn Vingroup
Luận văn: Đánh giá kiến trúc tổ hợp cao tầng của tập đoàn VingroupLuận văn: Đánh giá kiến trúc tổ hợp cao tầng của tập đoàn Vingroup
Luận văn: Đánh giá kiến trúc tổ hợp cao tầng của tập đoàn Vingroup
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam, HAY
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích

Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
DONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdf
DONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdfDONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdf
DONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdfQucTrngTrn2
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích (20)

Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOTĐề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
 
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam ĐịnhLuận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà NộiĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng YênLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thôngĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông
 
DONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdf
DONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdfDONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdf
DONG LUC HUYEN QUOC OAI.pdf
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAYĐề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thôngLuận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAYCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Ích

  • 1. HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN MINH HIẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ Tải Tài Liệu qua Zalo 0936885877 Luanvantrithuc.com dichvuluanvantrithuc@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
  • 2. HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN MINH HIẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU XUÂN KHÁNH
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông”là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý công của tác giả tại trường Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả cam đoan đây là công trình của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Tác giả Trần Minh Hiếu
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Chu Xuân Khánh đã quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND quận Hà Đông, Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hà Đông, Công ty cổ phần Minh Quân và các cơ quan liên quan đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Cuối cùng, tôi xin cảm ơnlãnh đạo cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn./. Tác giả Trần Minh Hiếu
  • 5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.....................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn...........................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn....................8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.......................................................8 7. Kết cấu của luận văn............................................................................................9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀDỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG......................10 1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................10 1.1.1. Dịch vụ công ích..........................................................................................10 1.1.2. Dịch vụ công ích vệ sinh môi trường......................................................12 1.2. Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường............14 1.2.1. Khái niệm......................................................................................................14 1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường.........................................................................................................................15 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường........17 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường................................................................................................23 1.3.1. Yếu tố chính sách, pháp luật.....................................................................23 1.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội ...............................................................................24 1.3.3. Ý thức hợp tác của người dân...................................................................25 1.3.4. Xã hội hóa dịch vụ công ích vệ sinh môi trường.................................26 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường của một số địa phương và bài học cho quận Hà Đông...............26 1.4.1. Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh....................................................26
  • 6. iv 1.4.2. Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.................................................27 1.4.3. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình..................................................28 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho quận Hà Đông................................................29 TIểU KếT CHƯƠNG 1...........................................................................................30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCHVỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG,THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........................................................................31 2.1. Giới thiệu chung về quận Hà Đông.........................................................31 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................31 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................32 2.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Hà Đông tác động tới hoạt động đến hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường ................................................................................................................35 2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông.........................................................................................37 2.2.1. Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Hà Đông ..................................................................................................38 2.2.2. Hoạt động duy trì vệ sinh khác.................................................................40 2.3. Phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông..................................42 2.3.1. Xây dựng kế hoạch, chính sách về cung cấp dịch vụ công ích vệ sinh môi trường .......................................................................................................42 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý theo phân cấp trong dịch vụ công ích vệ sinh môi trường .......................................................................................................44 2.3.3. Phát huy vai trò làm chủ của người dân trong sử dụng dịch vụ công ích vệ sinh môi trường...........................................................................................49 2.3.4. Công tác thanh toán và thu giá dịch vụ công ích vệ sinh môi trường........50 2.3.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ công ích vệ sinh môi trường ................................................................................................................53
  • 7. v 2.4. Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông.........................................56 2.4.1. Kết quả đạt được .........................................................................................56 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.....................................................57 TIểU KếT CHƯƠNG 2...........................................................................................59 CHƯƠNG 3: PHƯỚNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINHMÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........................60 3.1. Phướng hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về dịchvụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông.........................................60 3.1.1. Quan điểm.....................................................................................................60 3.1.2. Mục tiêu.........................................................................................................60 3.1.3. Định hướng ...................................................................................................62 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dịchvụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông ..............................................63 3.2.1. Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung cấp dịch vụ công ích vệ sinh môi trường..................................................................................................63 3.2.2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của người dân trong hoạt động duy trì vệ sinh môi trường ..........................................................................66 3.2.3. Giải pháp tài chính ......................................................................................68 3.2.4. Xã hội hóa dịch vụ công ích vệ sinh môi trường..................................70 3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.................................72 3.3. Một số kiến nghị............................................................................................73 3.3.1. Đối với Chính phủ.......................................................................................73 3.3.2. Đối với quận Hà Đông ...............................................................................74 TIểU KếT CHƯƠNG 3...........................................................................................76 KẾT LUẬN...............................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................78
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân QLDA : Quản lý dự án QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Qui mô dân số theo cơ cấu tổ chức hành chính .................................33 Bảng 2.2: Lượng rác thải, phế thải sinh hoạt thu gom trên địa bàn...................38 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ trình độ chuyên môn của cán bộ Ban Quản lý dự dán đầu tư xây dựng quận Hà Đông..........................................................................................47 Biểu đồ 2.2: Giá trị thanh quyết toán so với giá trị hợp đồng dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2017 – 2019 ...............................52 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Ba loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ công ......................................11 Hình 2.1: Mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 40 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng..................46
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, cải cách hành chính, Nhà nước không chỉ tổ chức, quản lý xã hội bằng các thiết chế pháp luật mà còn phải thông qua việc thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người dân - cung ứng các dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích nói riêng. Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và ban hành chính sách, xác lập hành lang pháp lý làm cơ sở để quản lý và tổ chức cung ứng các dịch vụ công ích. Thông qua các văn bản pháp lý, nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ công ích theo định hướng xã hội hóa, tăng tính tự chủ trong tham gia cung ứng dịch vụ công ích; quản lý việc cung ứng dịch vụ công ích một cách hiệu quả; tạo thuận lợi cho người dân trong tiếp cận dịch vụ công ích một cách công bằng. Theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ công ích ở đô thị bao gồm: dịch vụ vận tải công cộng tại các đô thị; dịch vụ cấp, thoát nước đô thị; dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng; dịch vụ quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, đường phố, dải phân cách, vòng xoay; dịch vụ cấp điện, chiếu sáng đô thị; dịch vụ tang lễ, nghĩa trang đô thị. Quận Hà Đông là một trong những quận của thành phố Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh, hàng loạt các khu đô thị mới hình thành trên địa bàn và dân số cũng tăng rất nhanh, đã tạo ra sức ép không nhỏ về công tác bảo vệ môi trường. Trước thực trạng đó, quận Hà Đông đã kịp thời cân đối, bổ sung nguồn lực để đáp ứng cho công tác vệ sinh môi trường (VSMT), thu gom rác thải sinh hoạt; đã bố trí lực lượng hợp lý kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường đảm bảo rác thải được vận chuyển ra khỏi thành phố trước 7h hàng ngày. Đặc biệt, thời gian gần đây, quận Hà Đông đã phối hợp với UBND các phường và doanh nghiệp chuyên trách thu gom rác thải
  • 11. 2 sinh hoạt, khảo sát, đề xuất dịch chuyển 20 điểm tập kết rác thải gây mất mỹ quan và vệ sinh môi trường ra khỏi khu vực trung tâm quận; thực hiện lắp đặt và đưa vào hoạt động 6 container chứa xe gom rác hợp vệ sinh và cải thiện mỹ quan đô thị. Song song với đó, quận Hà Đông còn phối hợp với các đơn vị, nghiên cứu tập trung sắp xếp, dồn các điểm tập kết rác trên các trục đường chính về nơi xa dân cư. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng hoạt động quản lý dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông cũng gặp một số khó khăn, cụ thể như: Do ý thức bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động tập thể vệ sinh môi trường của một số người dân còn hạn chế (đổ rác không đúng giờ, đúng nơi quy định); việc sử dụng vỉa hè để kinh doanh, để xe (không theo quy định) gây khó khăn cho công tác duy trì vệ sinh môi trường. Công tác phối hợp giám sát xử lý hiện trường với UBND các phường, các đơn vị, phòng, ban, vẫn còn hạn chế do đặc thù công việc chủ yếu diễn ra trong thời gian ngoài giờ, ban đêm.Trên địa bàn thành phố có nhiều dự án, công trình đang thi công, gây mất vệ sinh môi trường; hiện tượng chở cát, đất đá làm rơi vãi ra đường, đổ trộm phế thải xây dựng, đất trôi sau các cơn mưa do dự án san gạt vẫn còn tồn tại, gây khó khăn cho việc duy trì và đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngoài ra, bộ quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá của dịch vụ duy trì VSMT áp dụng trong thực tế còn thiếu một số quy trình, định mức thực hiện ngoài hiện trường dẫn tới việc xây dựng khối lượng mời thầu chưa sát với thực tế. Do đó, trong quá trình triển khai có nhiều khối lượng phát sinh nằm ngoài khối lượng đã được trúng thầu mà chưa có hướng dẫn xử lý cụ thể. Công tác phối hợp giữa các sở chuyên ngành và quận Hà Đông nói riêng, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất và cung ứng dịch vụ công ích VSMT, cũng như việc tổ chức bàn giao phạm vi, lĩnh vực được quản lý theo phân cấp chưa thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả. Quận Hà Đông chưa
  • 12. 3 chủ động xây dựng phương án tổng thể quản lý việc thực hiện duy trì VSMT, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm còn chưa triệt để… Để khắc phục những tồn tại này, quận Hà Đông cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước(QLNN) đối với dịch vụ công ích vệ sinh môi trườngtrên địa bàn... Đồng thời, tổ chức triển khai đấu thầu dịch vụ công ích đô thị; kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cung ứng đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài“Quản lý Nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn Quận Hà Đông” là nội dung nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý công 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích vệ sinh môi trường nói riêng đã nhận được sự quan tâm tìm hiểu của nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu ở nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Cụ thể như sau: Đỗ Thị Hải Hà (2007), Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công, sách chuyên khảo, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công là một trong các nhiệm vụ sống còn của mọi nhà nước; chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan ở mỗi nước và 1uôn luôn xảy ra sự bất cập giữa một bên Ià cung về dịch vụ công mà đại diện là nhà nước, và một bên 1à cầu về dịch vụ công mà đại diện 1à đòi hỏi của mọi người dân trong xã hội. Nội dung gồm 4 chương: (1) Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công, (2) Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công của một số nước trên thế giới; (3) Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam Giai đoạn vừa qua; (4) một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam trong giai đoạn tới(2007-2020).[13] Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2017), Cơ chế chính sách cung ứng dịch vụ công ích tại các đô thị ở Việt Nam, Hội thảo khoa học. Nội
  • 13. 4 dung của hội thảo xoay quanh vấn đề, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ công: đảm bảo các dịch vụ công cơ bản được cung cấp cho xã hội ở mức độ và chất lượng tối thiểu và đảm bảo tính công bằng cho người dân. Nhà nước cũng có vai trò tạo ra các điều kiện khung để khuyến khích đầy đủ được chức năng điều phối từ sự cạnh tranh, cũng như khuyến khích việc sẵn sàng cung cấp các dịch vụ công, đồng thời thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc cung ứng và chất lượng dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích nói riêng. Và đề xuất nên thay đổi từ quản lý “đầu vào” theo cơ chế hành chính sang quản lý “đầu ra” theo cơ chế kinh tế thị trường để tạo dư địa cho các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, tăng lợi nhuận và nâng cao sức cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ công [27] Phạm Thị Hồng Điệp (2013), Quản lý nhà nước đối với dịch vụ công – kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam, bài viết trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và kinh doanh, số 3/2013. Bài viết phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công của một số nước trên thế giới và rút ra một số khuyến nghị cho Việt Nam: (1) tăng cường tạo lập cơ sở pháp lý (ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ…), đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cung ứng dịch vụ công cho toàn xã hội; (2) cần phân định rõ những dịch vụ công do các cơ quan, tổ chức nhà nước trực tiếp cung ứng, từ đó cơ cấu lại chi tiêu ngân sách theo hướng tập trung đầu tư thích đáng; (3) đa dạng hóa phương thức quản lý đối với cung ứng dịch vụ công của các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước; (4) hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ngoài nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ công cho cộng đồng và xã hội trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của tổ chức, công dân; (5) ban hành cơ chế, chính sách, quy định tiêu chuẩn, định mức, chất lượng, giá, phí… của dịch vụ công và công khai các tiêu chuẩn này trên các phương tiện thông tin đại chúng.[10]
  • 14. 5 Lê Chi Mai (2018), Áp dụng giá dịch vụ trong cải cách cung ứng dịch vụ công, Tạp chí Quản lý nhà nước điện tử. Tác giả cho rằng việc áp dụng giá dịch vụ công sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể trong quá trình cải cách cung ứng dịch vụ công, khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập có điều kiện chuyển đổi cơ chế hoạt động theo hướng doanh nghiệp, tự bù đắp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và có tích lũy đểmở rộng hoạt động. Cơ chế giá dịch vụ cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của các đơn vị cung ứng dịch vụ công công lập với các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc khu vực tư. Áp dụng giá dịch vụ cũng là một giải pháp để giảm chi tiêu từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị này, phần kinh phí ngân sách đó sẽ được dùng để tăng cường năng lực quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ cho những người nghèo và các đối tượng chính sách trong thụ hưởng các dịch vụ công thiết yếu. Đương nhiên, áp dụng giá dịch vụ công cũng sẽ có các tác động đa chiều đến các bên liên quan, vì vậy cần phân tích đầy đủ các khía cạnh, từ đó có những bước đi phù hợp để không gây ra những biến động tiêu cực, đặc biệt không làm giảm khả năng tiếp cận của người dân đến các dịch vụ công.[19] Đào Ngọc Báu (2019), Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuẩn công ích, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 10(386)-2019. Bài viết đã chỉ ra rằng để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chuẩn công ích, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực do đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này gây ra, chúng ta phải tác động vào doanh nghiệp chuẩn công ích theo hai hướng sau đây: (1) khuyến khích cạnh tranh trong khu vực chuẩn công ích; (2) kiểm soát độc quyền đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuẩn công ích. Và để thực hiện cạnh tranh trong khu vực này, có các biện pháp như cần phân tách rõ ràng mạng lưới độc quyền tự nhiên ra khỏi nghiệp vụ kinh doanh có khả năng cạnh tranh. Đối với lĩnh vực nghiệp vụ, cần cho phép cạnh tranh như các loại hình doanh nghiệp thông thường. [2] Phạm Thị Giang (2015), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, luận văn thạc
  • 15. 6 sĩ quản lý đô thị và công trình, Đại học kiến trúc. Luận văn đã đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả trên cơ sở khoa học để quản lý duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác đó, tìm ra những tồn tại và khó khăn. Và đưa ra 06 nhóm giải pháp chính: giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông; giải pháp về cơ chế chính sách, thể chế pháp lý; giải pháp về công tác tổ chức quản lý; giải pháp về tài chính, về xã hội hóa công tác duy trì vệ sinh môi trường và công tác tuyên truyền giáo dục. [12] Bounkeomanyxay Khamsouk (2017), Quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã đóng góp hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về hoạt động QLNN đối với các dịch vụ công cộng nói chung và QLNN của UBND tỉnh đối với dịch vụ công cộng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay. Về mặt thực tiễn luận văn cũng cấp một số vấn đề về thực trạng công tác QLNN về dịch vụ công cộng cho cán bộ, công chức của tỉnh để từng bước đổi mới cách thức điều hành, quản lý và cung ứng dịch vụ nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công cộng của tỉnh Xiêng Khoảng.[3] Âu Thị Vui (2018), Quản lý dịch vụ công ích đô thị tại thành phố Bắc Kạn, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh, Thái Nguyên. Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động dịch vụ công ích đô thị, dịch vụ vệ sinh môi trường, cụ thể quản lý hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dịch vụ công ích đô thị tại thành phố Bắc Kạn; Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý dịch vụ công ích đô thị (cụ thể là dịch vụ vệ sinh môi trường) tại thành phố Bắc Kạn; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý dịch vụ công ích đô thị tại thành phố Bắc Kạn. [29]
  • 16. 7 Nhìn chung, các công trình đều tập trung nghiên cứu làm rõ những nội dung, bản chất của dịch vụ công, dịch vụ công ích và đưa ra cơ sở xác định nội dung, tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ. Các tác giả cũng chỉ ra các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công nói chung và công ích nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chưa cụ thể về tình hình, thực trạng hoạt động QLNN về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông. Chính vì vậy, luân văn hy vọng sẽ làm rõ các khái niệm cơ bản hơn nữa và đề xuất các giải pháp thiết thực đóng góp cho hoạt động QLNN về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường tại quận Hà Đông trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: luận văn nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận QLNN về dịch vụ công ích VSMT; phân tích thực trạng QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông; từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về dịch vụ công ích VSMT tại quận Hà Đông trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về dịch vụ công ích VSMT, QLNN đối với dịch vụ công ích VSMT + Phân tích thực trạng QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội + Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông, Công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Đông và một số đơn vị khác có liên quan)
  • 17. 8 + Về thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 2017 đến năm 2019 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận:Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng về dịch vụ công ích. - Phương pháp nghiên cứu:Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích-tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, hệ thống hóa. + Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến QLNN về dịch vụ công ích VSMT cấp quận (ở Chương I). + Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu, báo cáo chuyên môn của chính quyền và phương pháp quan sát thực tế để đánh giá thực trạng QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (ở Chương II). + Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội trong thời gian tới (ở Chương III). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ công ích, hoạt động VSMT, QLNN đối với dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. - Ý nghĩa thực tiễn: + Phân tích, đánh giá và xác định được nguyên nhân của thực trạng QLNN đối với dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
  • 18. 9 + Đề tài có thể làm tài liệu cho các nhà quản lý dịch cụ công, chính quyền địa phương tham khảo trong thực hiện QLNN đối với dịch vụ công ích VSMT trong thời gian tới. + Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn có ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường. - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
  • 19. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Dịch vụ công ích Khái niệm dịch vụ công được sử dụng phổ biến rộng rãi ở châu Âu sau chiến tranh thế giời thứ hai. Dịch vụ công theo từ điển tiếng Anh là “public service”. Trên thế giới hiện nay có nhiều cách tiếp cận đối với dịch vụ công, mỗi cách tiếp cận đều có ưu và nhược điểm riêng, vì thế không có định nghĩa chung nhất nào về dịch vụ công. Trong bối cảnh thực tiễn Việt Nam cùng với hướng tiếp cận về bản chất, chức năng và vai trò của nhà nước, có thể đưa ra khái niệm về dịch vụ công như sau: “dịch vụ công là những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của người dân và cộng đồng, bảo đảm ổn định và công bằng xã hội do nhà nước chịu trách nhiệm, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Theo tác Chu Xuân Thành, dịch vụ công là những hoạt động của các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được nhà nước ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không vụ lợi; đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội; và cho rằng dịch vụ công bao gồm dịch vụ sự nghiệp công (hoặc phúc lợi công), dịch vụ công ích và dịch vụ hành chính công, đồng thời nhấn mạnh là không được lẫn lộn với hoạt động công vụ là hoạt động hàng ngày của bộ máy công quyền. [23] Cũng liên quan đến khái niệm dịch vụ công, tác giả Nguyễn Xuân Lan (2012) lại cho rằng: Dịch vụ công là những hàng hóa, dịch vụ nhà nước can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Theo đó, dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện những chức anwng vốn có của chính phủ, bao gồm từ hoạt động ban hành chính sác, pháp luật, tòa án...cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng. Dịch vụ
  • 20. 11 NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ công còn được hiểu là những hàng hóa dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả, công bằng.[16] Từ những khái niệm trên, có thể khái quát lại: Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân, vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nước trực tiếp cung ứng hoặc ủy quyền cho các chủ thể khác cung ứng nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội. Hình 1.1: Ba loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ công
  • 21. 12 Căn cứ vào tính chất và tác dụng của dịch vụ công có thể phân dịch vụ công thành ba loại: - Dịch vụ hành chính công: là dịch vụ gắn với chức năng quản lý hành chính nhà nước, thường do các cơ quan hành chính thực hiện. - Dịch vụ sự nghiệp công: là hoạt động cung cấp các phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao… - Dịch vụ công ích: là hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ có tính kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất thiết yếu cho sinh hoạt của người dân và cộng đồng, tạo ra cơ sở hạ tầng cơ bản cho sản xuất và sinh hoạt của các tổ chức và dân cư. Dịch vụ công ích bao gồm: vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch, thoát nước, vận tải công cộng, cấp điện, bưu chính...Những dịch vụ này không cung cấp miễn phí mà có thu phí nhưng chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về định giá và sản lượng cung cấp. 1.1.2. Dịch vụ công ích vệ sinh môi trường Vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đó là các biện pháp được thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết..., như: xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, thu gom và xử lí rác thải; cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư...[12] Như vậy, dịch vụ công ích VSMT là dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng...Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư cung cấp cho tổ chức, cá nhân (kể cả tổ chức, cá nhân trong và ngoài khu công nghiệp) bao gồm các hoạt động thu, dọn, vận chuyển, xử lý rác và chất phế thải; thoát nước, xử lý nước thải; bơm hút, vận chuyển và xử lý phân bùn, bể phốt; thông tắc công trình vệ sinh, hệ
  • 22. 13 thống thoát nước thải; quét dọn nhà vệ sinh công cộng; duy trì vệ sinh tại các nhà vệ sinh lưu động và thu gom, vận chuyển xử lý chất thải khác. Trong đó, thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý. Dịch vụ công ích VSMT là một dạng của dịch vụ công nên nó cũng mang những đặc điểm của dịch vụ công là: có tính chất xã hội cao, có mục tiêu là phục vụ lợi ích cộng đồng, không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội, công bằng và có tính quần chúng rộng rãi. Vì vậy, tính kinh tế, lợi nhuận trong cơ chế thị trường không phải là điều kiện cần có của hoạt động dịch vụ công íc VSMT. Thị trường dịch vụ công ích VSMT rất khác so với thị trường dịch vụ cá nhân về phương thức vận hành, do hàng hóa công cộng mà thị trường này cung ứng rất khác với hàng hóa dịch vụ cá nhân. Vì đây là dịch vụ công ích thiết yếu nên dù do ai cung ứng thì chính quyền đô thị cũng phải kiểm soát giá cả và chịu trách nhiệm trước nhân dân về sự cung ứng kịp thời cả về chất lượng và số lượng theo đúng quy định của chính quyền. Nhà nước có trách nhiệm can thiệp vào quá trình cung ứng dịch vụ công ích VSMT để đảm bảo quá trình cung ứng dịch vụ theo định hướng của nhà nước, đáp ứng đòi hỏi của các công dân và xã hội. Việc cung ứng dịnh vụ công ích VSMT có thể do cơ quan nhà nước (có thể là cơ quan công quyền hoặc đơn vị sự nghiệp hay doanh nghiệp nhà nước) đảm nhiệm hoặc nhà nước có thể ủy quyền cung ứng cho các đơn vị nhà nước. Các hoạt động dịch vụ công ích VSMT luôn vận động và phát triển cùng sự phát triển của đô thị theo hướng mở rộng về quy mô, khối lượng, loại hình dịch vụ đồng thời đòi hỏi ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • 23. 14 1.2. Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường 1.2.1. Khái niệm Trong từ điển tiếng Việt, “Quản lý được hiểu là việc tổ chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, cơ quan; việc trông coi, gìn giữ và theo dõi việc gì” [28, tr.130]. Các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý đưa ra khái niệm cụ thể hơn là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Để thực hiện công tác quản lý cần phải dựa vào các công cụ quản lý là các chính sách về luật pháp, chiến lược phát triển, quy hoạch, đề án bảo vệ và phát huy di sản, nguồn lực, tài chính, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đạt được các mục đích đã đề ra. Có nhiều dạng quản lý của nhiều chủ thể quản lý khác nhau trong sự vận động và phát triển của xã hội. Trong đó, QLNN là một dạng quản lý có ý nghĩa quan trọng nhất và có nhiều cách hiểu về QLNN. Theo nghĩa chung nhất, QLNN vừa là chức năng, vừa là quyền hạn và nhiệm vụ của nhà nước, nó được hiểu là việc nhà nước sử dụng quyền lực chung đã được thể chế hóa tác động thường xuyên và liên tục đến các quá trình, lĩnh vực hay quan hệ xã hội nhằm đạt được mục đích quản lý. Chúng ta có thể định nghĩa quản lý nhà nước theo hai bình diện: + Theo nghĩa rộng: QLNN là hoạt động tổ chức, điều hành của hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành phápvà tư pháp. + Theo nghĩa hẹp: QLNN được hiểu là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, đó là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước” [14, tr11] Trong giới hạn của luận văn, khái niệm QLNN được hiểu theo nghĩa hẹp.
  • 24. 15 Như vậy, từ những khái niệm trên, có thể hiểu QLNN về dịch vụ công ích VSMT là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực của bộ máy nhà nước lên đối tượng bị quản lý (các cơ quan chức năng quản lý cung cấp dịch vụ công ích VSMT được ủy quyền và công dân sử dụng dịch vụ công ích VSMT) trong việc đảm bảo các dịch vụ công ích VSMT cho mọi người dân một cách công bằng, ổn định, hiệu quả và phi lợi nhuận. 1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường Dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng ra đời và tồn tại trên cơ sở cho phép của nhà nước bằng các quy định của chính sách, pháp luật, ngược lại hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT rất cần thiết do đòi hỏi của thực tiễn để điều chỉnh hành vi, hoạt động của các chủ thể liên quan đến việc cung ứng dịch vụ công ích VSMT. Thứ nhất, QLNN về dịch vụ công ích VSMT tạo ra các khuôn mẫu cho hành vi của các chủ thể tham gia vào dịch vụ. Các chủ thể tham gia dịch vụ công ích VSMT bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ công ích VSMT; các cá nhân, tổ chức là người yêu cầu và hưởng thụ dịch vụ. Mỗi chủ thể có tư cách khác nhau khi tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ công ích VSMT. Do đó, nếu để các chủ thể tự do thực hiện những hành vi mà họ mong muốn thì hành vi của chủ thể này có thể sẽ cản trở hoặc làm tổn hại đến quyền, nghĩa vụ hợp pháp của chủ thể khác, làm cho việc cung cấp dịch vụ công ích VSMT bị rối loạn, dịch vụ công sẽ phát triển theo hướng không theo mục đích điều chỉnh của nhà nước. Vì vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành pháp luật làm khuôn mẫu cho hành vi của các chủ thể, quy định quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng chủ thể trong dịch vụ công ích VSMT. Với các chủ thể cung cấp dịch vụ, pháp luật quy định rõ phạm vi dịch vụ mà chủ thể được cung cấp hoặc tham gia cũng cấp, các yêu cầu, điều kiện cung cấp, chất lượng dịch vụ, đối tượng phục vụ cụ thể. Thậm chí hoạt động
  • 25. 16 QLNN có đề xuất cả biện pháp, chế tài đối với cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ công ích VSMT không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Với các chủ thể yêu cầu và hưởng thụ dịch vụ, pháp luật quy định điều kiện, năng lực của chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể, cách thức đưa ra yêu cầu và hưởng thụ dịch vụ, những giới hạn trong yêu cầu dịch vụ. Bên cạnh đó, nhà nước còn quy định các biện pháp, chính sách hỗ trợ cá nhân, tổ chức có hoàn cảnh đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Nhà nước càng quy định chi tiết, cụ thể bao nhiêu càng dễ cho các chủ thể trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công ích VSMT bấy nhiêu, nếu các chính sách quy định của nhà nước chung chung, không rõ nghĩa, không rõ yêu cầu dễ tạo ra sự tùy tiện của các chủ thể tham gia vào dịch vụ công ích VSMT.Hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT sẽ tạo ra hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia dịch vụ xác định được hành vi của mình được hay không được làm gì, tránh hành vi tùy tiện, không có căn cứ pháp lý. Thứ hai, hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT chính là sự cam kết của nhà nước về việc cung cấp dịch vụ. Xuất phát từ bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bởi vậy, nhà nước sẽ sử dụng pháp luật – hình thức phản ánh ý chí của nhà nước, phản ánh yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, để thể hiện sự cam kết của nhà nước về việc cung cấp các dịch vụ nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân. Nội dung các quy định của pháp luật thể hiện sự trương quan giữa nhu cầu của nhân dân với khả năng đáp ứng của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ. Nếu quy định của pháp luật lạc hậu hơn khả năng đáp ứng của nhà nước về các dịch vụ công ích VSMT thì sẽ không thỏa mãn được nhu cầu của nhân dân và gây ra những trở ngại trong tiếp nhận, hưởng thụ dịch vụ. Ngược lại, nếu pháp luật quy định vượt quá khả năng cung ứng dịch vụ của nhà nước thì các quy định trở thành bất khả thi, vai trò điều chỉnh
  • 26. 17 của pháp luật không được phát huy, dễ tạo ra những lộn xộn trong cung cấp và hưởng thụ dịch vụ công ích, gây mất niềm tin trong dân chúng. Thứ ba, thông qua việc quy định các điều kiện hoạt động của các chủ thể tham gia dịch vụ công ích VSMT, nhà nước không chỉ giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ chính các hoạt động của cong người mà từ chính hoạt động này còn thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ công ích VSMT theo hướng hiện đại hơn về công nghệ, an toàn hơn trong hoạt động từ đó đạt hiệu quả cao hơn về kinh tế. Điều đó cũng có nghĩa là nhà nước sẽ tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của các dịch vụ công ích VSMT. Thứ tư, hoạt động quản lý của nhà nước sẽ góp phần thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng theo hướng có lợi, bảo vệ môi trường. QLNN về dịch vụ công ích VSMT sẽ định hướng cho cộng đồng về cách xử sự có lợi cho môi trường khi tiến hành các hoạt động có liên quan tới dịch vụ công ích VSMT. Sự định hướng này góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Mặt khác, nhà nước bắt buộc người dân không được thực hiện những hành vi gây hại cho môi trường trong quá trình sử dụng dịch vụ công ích VSMT. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường 1.2.3.1. Xây dựng chiến lược và cơ chế chính sách về cung cấp dịch vụ công ích vệ sinh môi trường Để quản lý và bảo đảm trách nhiệm của mình trước xã hội về dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng, nhà nước phải xây dựng chiến lược cung ứng dịch vụ công ích nhằm đề ra định hướng và các giải pháp bảo đảm về số lượng và chất lượng dịch vụ công ích VSMT cho xã hội gắn với tầm nhìn dài hạn. Việc xây dựng chiến lược về dịch vụ công tập trung vào:
  • 27. 18 - Xác định các mục tiêu chiến lược bảo đảm cung ứng dịch vụ công ích VSMT, bao gồm các chỉ tiêu cả về số lượng và chất lượng. - Xác định các yêu cầu đặt ra đối với việc cung ứng dịch vụ công ích VSMT. - Xác định mối tương quan giữa khu vực công và khu vực tư về cung ứng dịch vụ công ích VSMT. Trên cơ sở chiến lược cung ứng dịch vụ công ích VSMT trong dài hạn, Nhà nước tiến hành hoạch định chính sách và cơ chế cung ứng dịch vụ công này. Hệ thống cơ chế chính sách này là căn cứ pháp lý để tổ chức, chỉ đạo thống nhất hoạt động cung ứng dịch vụ công ích VSMT. Việc xây dựng hệ thống chính sách, cơ chế cung ứng dịch vụ công ích VSMT này là để bảo đảm dịch vụ công có đủ số lượng và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, bảo đảm dịch vụ công được cung ứng đến tận tay người hưởng thụ, khắc phục sự thất thoát. Đồng thời đó cũng là cơ sở để các tổ chức xã hội và công dân có thể lựa chọn và tham gia vào việc cung ứng dịch vụ công ích VSMT một cách hiệu quả. Các chính sách về cung ứng dịch vụ công cần đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Làm rõ đặc thù của dịch vụ công ích VSMT và tầm quan trọng đối với xã hội. - Xác định rõ phạm vi và nội dung của loại dịch vụ công ích này. - Xác định rõ vai trò của nhà nước đối với việc bảo đảm cung ứng loại dịch vụ công íchVSMT. - Xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ sở cung ứng dịch vụ công này. - Xác định cơ chế hoạt động của các cơ sở cung ứng dịch vụ công. - Quy định các biện pháp tổ chức cung ứng và trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ công ích VSMT. 1.2.3.2. Phân cấp quản lý trong dịch vụ công ích vệ sinh môi trường
  • 28. 19 Nếu xem xét hoạt động của nhà nước bao gồm việc QLNN và việc cung ứng dịch vụ công ích VSMT, có thể thấy việc thực hiện chức năng QLNN tập trung nhiều ở cấp quản lý cao hơn, trong khi đó chức năng cung ứng dịch vụ công ích lại tăng lên theo sự dịch chuyển từ cấp trên xuống các cấp dưới. Về nguyên tắc, các cấp chính quyền bên dưới chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ gắn với cung ứng dịch vụ công ích.Hơn nữa, các cấp chính quyền cơ sở là những cấp gần dân nhất, họ là người nắm vững nguyện vọng của dân và có khả năng đáp ứng trực tiếp nhất các nhu cầu gắn với đời sống của dân cư trên địa bàn. Trên thực tế, đa số dịch vụ công ích VSMT phù hợp với cấp địa phương. Hiệu quả kinh tế đã khẳng định ưu thế của việc chuyển giao trách nhiệm cung ứng dịch vụ công ích VSMT cho các cấp chính quyền địa phương, nhằm làm cho dịch vụ đó gần với người dân hơn, đồng thời tăng trách nhiệm giải trình và tính năng động của chính quyền địa phương. Điều đó cũng cho thấy nguồn lực tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương sẽ phục vụ chủ yếu cho việc cung ứng dịch vụ công nói chúng và dịch vụ công ích VSMT nói riêng. Việc xác định dịch vụ công ích VSMT thuộc phạm vi cung ứng của trung ương hay địa phương căn cứ vào các yếu tố sau: Thứ nhất, dịch vụ công ích VSMT có lợi chủ yếu cho quốc gia hay cho địa phương? Nếu như lợi ích này thuộc về địa phương và không có tác động lan truyền nào khác, thì việc cung ứng chúng có thể chuyển giao cho cấp chính quyền địa phương để đạt hiệu quả lớn nhất. Về nguyên tắc, các đơn vị ở cấp cơ sở gắn trực tiếp với người hưởng lợi sẽ là người cung ứng dịch vụ công ích thích hợp và có hiệu quả nhất, vì họ hiểu rõ nhất nhu cầu của người dân và có thể tạo ra sự thuận lợi nhất cho người dân trong việc tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ công ích. Thứ hai, dịch vụ công ích VSMT do địa phương đảm nhận sẽ được cung ứng bằng nguồn tài chính địa phương. Khi địa phương sử dụng ngân sách của mình để trang trải kinh phí cho các dịch vụ công ích thì địa phương đó cũng có quyền ra quyết định và quyền quản lý dịch vụ công ích này.
  • 29. 20 1.2.3.3. Phát huy vai trò làm chủ của người dân trong sử dụng dịch vụ công ích vệ sinh môi trường Nhà nước là cơ quan hoạch định các chính sách về dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng, đồng thời chịu trách nhiệm trước xã hội về việc bảo đảm cung ứng dịch vụ công íchVSMT nhằm mục tiêu hiệu quả, ổn định và công bằng.Nếu nhà nước không lắng nghe tiếng nói của người dân thì các chính sách đề ra có thể tách rời thực tế, không đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, nhà nước cần quán triệt quan điểmcung ứng dịch vụ công ích VSMT định hướng khách hàng, cụ thể: - Công dân không phải là người tiếp nhận một cách thụ động dịch vụ công ích do các tổ chức nhà nước độc quyền cung ứng; - Nhà nước phải có trách nhiệm trước công dân và tạo điều kiện cho công dân được phát biểu ý kiến của mình về quá trình cung ứng dịch vụ công ích VSMT. Có hai yếu tố cơ bản để tăng cường quyền lực của khách hàng, đó là: Thứ nhất, tạo điều kiện cho người dân có quyền lựa chọn giữa các nhà cung ứng dịch vụ khác nhau. Thứ hai, tạo điều kiện cho người dân phát biểu ý kiến của mình nhằm cải thiện khả năng tiếp cận đến dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ công ích VSMT. Để người dân có điều kiện và cơ sở phát biểu ý kiến của mình, Nhà nước phải thông tin cho người dân những vấn đề liên quan đến chính sách và thực trạng cung ứng dịch vụ công ích VSMT, đồng thời tạo điều kiện và hỗ trợ người dân mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình. Cụ thể là: - Thông tin về chủ trương, chính sách của Nhà nước về dịch vụ công ích VSMT. - Công khai ngân sách và việc sử dụng ngân sách cho cung ứng dịch vụ công ích VSMT, cụ thể: Thông tin về kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ công ích VSMT; Thông tin kiểm toán các lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích VSMT; Thông tin về các sai phạm, thất thoát, tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công ích VSMT.
  • 30. 21 - Hỗ trợ các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh sự phản hồi về cung ứng dịch vụ công ích VSMT của các tổ chức nhà nước. 1.2.3.4. Công tác thanh toán và thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường Trong suốt một thời kỳ dài, nhà nước áp dụng chung một cơ chế quản lý cho tất cả các cơ quan đơn vị thuộc nhà nước, từ các cơ quan hành chính nhà nước đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các bộ ngành, địa phương. Cơ chế đó thích ứng trong thời kỳ bao cấp, khi toàn bộ hoạt động của các tổ chức này đều sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước (NSNN) và hoạt động theo cách thức xin – cho. Để khuyến khích các nhà cung ứng tăng cường dịch vụ công ích cả về số lượng và chất lượng, Chính phủ đang từng bước đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích. Các cơ sở cung ứng dịch vụ công ích hoạt động theo luật doanh nghiệp, với nguồn kinh phí được cấp theo kế hoạch, đặt hàng hoặc đấu thầu từ NSNN. Cơ chế quản lý mới đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích tạo ra được sự tự chủ lớn hơn cho các đơn vị này trên các mặt sau: Thứ nhất, có quyền tự chủ lớn hơn trong việc xác định tổ chức bộ máy và nhân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc; bố trí hợp lý lao động, phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ công chức hoặc người lao động, trên cơ sở đó xác định số biên chế hợp lý, tinh giản những lao động dư thừa hoặc làm việc không có hiệu quả. Thứ hai, đơn vị được chủ động hơn trong quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích, bên cạnh các hoạt động công ích theo kế hoạch, đặt hàng hoặc đấu thầu của nhà nước, có quyền tổ chức hoạt động kinh doanh thêm phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường. Thứ ba, đơn vị được trao quyền lớn hơn trong quản lý tài chính, thủ trưởng đơn vị được quyết định các khoản thu và nhiệm vụ chi đối với phần kinh phí được giao tự chủ.
  • 31. 22 Thứ tư, với phần kinh phí dôi ra sau khi trang trải các chi phí hoạt động và trích lập các quỹ theo quy định, các đơn vị này được sử dụng để tăng thêm thu nhập cho người lao động. Thứ năm, việc chi trả thu nhập cho người lao động được thực hiện dựa vào mức độ đóng góp của mỗi người. Việc đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng đã góp phần đa dạng hoá các hoạt động cung ứng dịch vụ công ích, mở rộng cung ứng dịch vụ cả về số lượng dịch vụ, địa bàn, số cơ sở cung ứng và nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các tổ chức và công dân. 1.2.3.5. Kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ công ích vệ sinh môi trường Dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng do nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng để bảo đảm tính hiệu quả (khắc phục các khiếm khuyết của thị trường) và công bằng xã hội. Tuy nhiên, do hoàn cảnh phát triển nền kinh tế thị trường, với sự tham gia của các thành phần kinh tế vào quá trình cung ứng dịch vụ công ích, trong điều kiện phát triển không đồng đều giữa các vùng, do các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các địa phương không giống nhau, vì vậy nhà nước cần có sự chỉ đạo, điều hành thống nhất trên cả nước theo các nguyên tắc cơ bản trong cung ứng dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng, bảo đảm việc cung ứng dịch vụ công có hiệu quả và đến đúng các đối tượng thụ hưởng. Dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của nhà nước, các địa phương, các ngành và các cơ sở cung ứng dịch vụ công ích phải có những điều chỉnh trong việc cung ứng dịch vụ công ích về số lượng, loại hình, chất lượng và giá cả cho phù hợp. Sự điều hành của nhà nước nhằm bảo đảm: - Duy trì việc cung ứng các dịch vụ công ích VSMT một cách liên tục, ổn định;
  • 32. 23 - Thiết lập được môi trường chung, thống nhất cho các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ công ích VSMT để họ tự nguyện cùng tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng; - Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ công ích VSMT; - Tạo điều kiện cho người tiêu dùng là khách hàng có quyền lựa chọn; bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng; - Bảo đảm cung ứng các loại dịch vụ công ích VSMT, cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra cả về số lượng, chất lượng và có giá cả hợp lý. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hình thành xã hội dân sự, việc khu vực tư và các tổ chức xã hội tham gia cung ứng các dịch vụ công ích là một tất yếu khách quan. Sự tham gia của nhiều chủ thể trong cung ứng dịch vụ công ích VSMT góp phần làm cho các sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn, giả cả rẻ hơn và chất lượng được nâng cao. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích VSMT cũng bảo đảm cung ứng dịch vụ theo đúng các yêu cầu của nhà nước. Vì vậy, nhà nước cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thực hiện sự can thiệp kịp thời, bảo đảm tính công bằng trong cung ứng dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường 1.3.1. Yếu tố chính sách, pháp luật Một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế nói chung và hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT nói riêng. Chính vì vậy, để quản lý hoạt động dịch vụ công ích VSMT cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật một cách rõ ràng, cụ thể, trong quá trình thực hiện nếu có nhiều bất cập,
  • 33. 24 kiến nghị sửa đổi thì cần phải được xem xét, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung ban hành cho phù hợp với thực tiễn. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhanh chóng lạc hậu sau khi được ban hành, cần thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung, nhiều quy định còn chồng chéo nhau. Tính ổn định thấp gây ra nhiều khó khăn cho việc tổ chức thực hiện vì bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào trước khi thực hiện cũng cần phải chuẩn bị về nhân lực, điều kiện vật chất. Pháp luật thường xuyên thay đổi sẽ làm phát sinh nhiều chi phí tốn kém cho triển khai thực hiện, các chủ thể cung cấp trong thực hiện dịch vụ chưa kịp quen cái cũ đã phải đổi sang cái mới, chất lượng dịch vụ công ích VSMT vì thế khó bảo đảm. Ngoài ra, pháp luật thường xuyên thay đổi thì tính dự báo thấp khó định hướng phát triển dịch vụ công ích VSMT trung và dài hạn. 1.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô là tiền đề cơ bản và quan trọng cho mọi sự tăng trưởng nói chung. Khi nền kinh tế phát triển ổn định sẽ có những tác động thuận lợi đến hoạt động của các doanh nghiệp, do đó khi đề xuất xây dựng các dịch vụ công ích VSMT địa phương và đơn vị phải phân tích kỹ càng các biến động của môi trường kinh tế để có thể đưa ra những sản phẩm có tính thiết thực, hiệu quả Ngoài ra, với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ trên thế giới làm cho các doanh nghiệp cũng như nhà nước phải nghiên cứu, đầu tư thay đổi công nghệ, máy móc trang thiết bị để đáp ứng được đòi hỏi của thị trường và thời đại. Vì vậy, cần phải có kế hoạch đầu tư, lựa chọn các máy móc vừa phù hợp với trình độ phát triển của thời đại, vừa phù hợp với kế hoạch phát triển và ngân sách của địa phương Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại cho các địa phương những cơ hội: học hỏi những kinh nghiệm quản lý dịch vụ công ích VSMT của thế giới, kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực VSMT. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội cũng là những thách thức mà các địa phương
  • 34. 25 phải đối đầu: chất lượng nguồn nhân lực cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động khi được chuyển giao các công nghệ khoa học trong lĩnh vực VSMT. 1.3.3. Ý thức hợp tác của người dân Người dân với tư cách là khách hàng sử dụng dịch vụ, là một bên trong quan hệ cung ứng dịch vụ công ích VSMT. Chính vì vậy, sự nhận thức của người dân, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm cùng tham gia hoạch định chính sách và giám sát việc cung ứng dịch vụ công ích VSMT sẽ là nhân tố quan trọng tác động vào chất lượng quản lý và cung ứng dịch vụ công ích VSMT. Chính vì vậy, Nhà nước cần thực hiện nhiều biện pháp nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, xây dựng cơ chế để nhân dân có thể tham gia tích cực vào quá trình cung ứng dịch vụ công ích VSMT. Ngày nay việc giữ gìn VSMT đang trong tình trạng báo động. Môi trường lâu nay đang có sự “ô nhiễm” mà đối tượng gây ô nhiễm môi trường không ai khác chính là con người chúng ta. Thế nhưng, một số người dân lại dửng dưng làm ngơ, quên đi và thậm chí là không hay biết. Chính những thành phần này cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc duy trì VSMT. Dẫu biết rằng,việc tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường xanh-sạch-đẹp ở bất kì nơi đâu đã được trang bị và thông tin. Song, ở những khu vực hay bị ô nhiễm như khu công nghiệp lớn, khu đông dân cư người dân vứt rác bừa bãi, vứt rác một cách thiếu ý thức, thậm chí những hình ảnh này còn mang tính chất rất phổ biến. Nguyên nhân của những hành động thiếu ý thức đó là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Đa số mọi người nghĩ rằng, những nơi công cộng không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp.. Một nguyên nhân nữa là do thói quen vứt rác bừa bãi đã có từ lâu, khó sửa đổi khi ở nhà cũng như ở các nơi công cộng. Mặc dù, địa phương đã tuyên truyền, vận động, hợp đồng với người lao động thu gom rác vào những buổi sáng hay có những buổi lao động công ích từ các ban, ngành, đoàn thể
  • 35. 26 của địa phương nhưng vẫn không thể nào giữ cho môi trường biển luôn trong - sạch - đẹp. Đây chỉ là những ví dụ điển hình, bề nổi đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến môi trường, trên thực tế có những hoạt động của chúng ta vì nhiều lý do vô tình hay cố ý cũng đã ảnh hưởng đến môi trường. 1.3.4. Xã hội hóa dịch vụ công ích vệ sinh môi trường Hiện nay, nhà nước đang chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, huy động được nhiều nguồn lực xã hội để cùng với ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ công ích nói chung và dịch vụ công ích VSMT nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay, việc tăng nhanh số lượng các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải có những biện pháp quản lý mới, nội dung và phương thức quản lý cần thay đổi do có nhiều vấn đề nảy sinh trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ. Không ít các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân thường chú trọng đến lợi nhuận nhiều hơn nên có xu hướng đẩy cao giá dịch vụ, các loại phí dịch vụ bị điều chỉnh tùy tiện, chất lượng dịch vụ không tương xứng, cơ chế tài chính thiếu minh bạch. Nhiều cơ sở tư nhân được thành lập tự phát khó kiểm soát được chất lượng. Tất cả đang đặt ra vấn đề về kiểm soát chất lượng đối với các dịch vụ được khối tư nhân cung ứng cho xã hội. Tất nhiên, tình trạng kém chất lượng trong cung ứng dịch vụ không bắt nguồn từ việc xã hội hóa, song mức độ xã hội hóa ồ ạt, thiếu kiểm soát rõ ràng đã tác động tiêu cực đến quyền lợi của người thụ hưởng dịch vụ… 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường của một số địa phương và bài học cho quận Hà Đông 1.4.1. Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Những năm gần đây, Thành phố Hạ Long có tỷ lệ đô thị hóa cao, nhiều công trình, dự án được đầu tư mạnh, góp phần tạo thuận lợi cho thành phố phát triển.Để khắc phục những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường, từ đầu năm 2019 đến nay, thành phố đã chi trên 202,2 tỷ đồng phục vụ công tác thu gom, xử lý nước thải, rác thải và đầu tư công trình tiêu, thoát nước, trồng
  • 36. 27 cây xanh, duy trì hệ thống điện chiếu sáng trong khu dân cư... Là đơn vị nòng cốt trong công tác phối hợp chỉnh trang đô thị, trên cơ sở nguồn kinh phí do thành phố cấp, từ năm 2019 đến nay, Ban Quản lý các dịch vụ công ích TP Hạ Long đã chủ động triển khai nhiều gói thầu để phục vụ công tác chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường. Điển hình là gói thầu: Duy trì, thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trị giá trên 84 tỷ đồng; tưới nước rửa đường chống bụi, vận hành hệ thống bơm và duy trì vệ sinh dải phân cách bằng máy các tuyến đường chính trị giá trên 6 tỷ đồng; quản lý, vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố trị giá trên 15,68 tỷ đồng... Công tác chăm sóc cây xanh, vườn hoa tiểu cảnh cũng được đơn vị thực hiện tốt. Từ năm 2019 đến nay, đơn vị duy trì các gói thầu chăm sóc 50 vườn hoa cây xanh của thành phố với trị giá gần 30 tỷ đồng... Hiện nay, Ban Quản lý các dịch vụ công ích TP Hạ Long được giao phối hợp quản lý 2 nhà máy và 3 trạm xử lý nước thải sinh hoạt với công suất 13.477m3/ngày, đêm. Theo đó, đơn vị đã thực hiện tốt việc nạo vét các hố ga, giếng tách, duy tu bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị trạm bơm. Nước thải được thu gom triệt để từ các trạm bơm về nhà máy để xử lý, hạn chế tối đa nước thải chưa qua xử lý chảy tràn ra biển. Đối với việc thu gom rác thải, bình quân mỗi ngày trên địa bàn thành phố phát sinh khoảng trên 350 tấn. Trước đây, nhiều điểm tập kết rác nằm ở gần khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, nhưng từ năm 2019 đến nay, Ban Quản lý các dịch vụ công ích thành phố đã phối hợp với các địa phương rà soát, điều chỉnh một số điểm tập kết, nên đã giảm từ 198 điểm xuống còn 96 điểm. Đơn vị còn bố trí 6 container chứa rác tại một số khu vực có nhiều rác thải sinh hoạt được tập kết, đồng thời quây bạt, đào hố chứa rác tạm thời ở nhiều khu vực. 1.4.2. Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Năm 2013, Nha Trang là địa phương đầu tiên trong tỉnh tổ chức thí điểm đấu thầu xã hội hóa dịch vụ công ích. Thành phố đã tổ chức đấu thầu xã
  • 37. 28 hội hóa thu gom rác thải trên địa bàn phường Phước Long và xã Vĩnh Hiệp. Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Nha Trang trúng thầu trong thời gian 24 tháng (bắt đầu từ tháng 10-2013), với nhiệm vụ: thu gom và vận chuyển rác từ đường hẻm đến điểm tập kết rác theo quy định; quét và thu gom vận chuyển rác đường chính đến vị trí tập kết. Sau hơn 05 năm thực hiện, chất lượng dịch vụ được các đơn vị trúng thầu thực hiện tương đối tốt. Trước mắt, việc đấu thầu giúp tăng khả năng cạnh tranh chất lượng dịch vụ của các đơn vị, tiết kiệm chi ngân sách từ 30 - 33% so với thực hiện theo hình thức đặt hàng. Thời gian tới, TP. Nha Trang sẽ tiếp tục nhân rộng thực hiện thí điểm đấu thầu dịch vụ công ích ở một số khu vực trên các lĩnh vực vệ sinh môi trường để giảm chi ngân sách. Tương lai sẽ đấu thầu toàn bộ các dịch vụ công ích. Hiện nay, TP. Nha Trang đã triển khai mô hình thu gom rác tự quản trên địa bàn các xã, phường: Vĩnh Nguyên, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thạnh, Phước Đồng, Phước Hải, Ngọc Hiệp, Vĩnh Phước và Vĩnh Nguyên với tổng cộng 35 tổ tự quản đang hoạt động. Mô hình này xây dựng các cộng đồng dân cư tự lực thu gom rác trong hẻm về điểm tập kết, chủ động về tài chính, cân đối thu chi trong các dịch vụ công ích trên cơ sở phí vệ sinh thu được từ các hộ dân. Đến nay, các địa phương được thực hiện đã giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường ở nông thôn, đường hẻm. Thời gian tới, TP. Nha Trang sẽ triển khai mô hình này ở 27 xã, phường trong toàn thành phố. 1.4.3. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Để đảm bảo hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố, trong thời gian qua UBND thành phố đã yêu cầu Công ty Cổ phần Môi trường và Phát triển đô thị Quảng Bình thực hiện thu gom rác thải rắn sinh hoạt đúng thời gian quy định; vận chuyển toàn bộ lượng rác thải được thu gom trên địa bàn thành phố đến chôn lấp tại Bãi rác chung Đồng Hới - Bố Trạch đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh môi trường; chỉ đạo lực lượng công nhân thu gom triệt để rác thải và thường xuyên vệ sinh tại vị trí
  • 38. 29 tập kết rác thải; không để xảy ra tình trạng ứ đọng rác tại các nơi công cộng, nơi tập trung đông người; bố trí thời gian thu gom rác thải sinh hoạt tại khu dân cư phù hợp với sinh hoạt của người dân và đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị; vận hành có hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường bãi rác chung Đồng Hới - Bố Trạch và Bãi tập kết phế thải xây dựng do đơn vị quản lý. UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn về quản lý rác thải; duy trì tốt hoạt động vệ sinh tại khu dân cư, các hoạt động xã hội hóa trong công tác vệ sinh môi trường; hướng dẫn, vận động người dân tập kết rác thải đúng thời gian, đổ rác thải đúng nơi quy định thu gom; vận động tất cả người dân trên địa bàn ký hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt với Công ty Cổ phần Môi trường và Phát triển đô thị Quảng Bình, trường hợp không chấp hành cần xử lý theo đúng quy định; tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các điểm đổ chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng không đúng nơi quy định trên địa bàn, đảm bảo mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường. Hội đồng Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu sản phẩm dịch vụ công ích thành phố thường xuyên chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn do Công ty Cổ phần Môi trường và Phát triển đô thị Quảng Bình thực hiện, đảm bảo đúng quy trình và vệ sinh môi trường. 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho quận Hà Đông Một là, tăng cường cơ sở pháp lý, tạo hành lang pháp lý cơ bản và hoàn thiện để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận, đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cung ứng dịch vụ công cho toàn xã hội; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ công ích VSMT cho đại phương.
  • 39. 30 Hai là, thiết lập cơ chế kiểm tra, kiểm soát hợp lý, quan trọng là phải ban hành được các chuẩn về chất lượng dịch vụ công ích VSMT. Hiện nay, các dịch vụ công ích mới chỉ cung ứng tới người dân và xã hội một cách thụ động, mức độ cung ứng cơ bản, thiết yếu so với nhu cầu và chưa có một hệ thống chuẩn mực để so sánh, đánh giá và hướng tới. Ba là, đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận. Xã hội hóa dịch vụ công ích VSMT đồng nghĩa với việc giảm thiểu trách nhiệm của nhà nước trong cung cấp các dịch vụ, nhà nước đóng vai trò điều tiết bảo đảm sự có mặt của dịch vụ công đó thay vì trực tiếp cung cấp các dịch vụ công. Việc cung ứng dịch vụ được giao cho các thành phần kinh tế tư nhân, cá nhân thực hiện. Như vậy, vai trò của nhà nước lúc này dần trở thành người "lái thuyền" thay vì người "chèo thuyền" như trước đây. Bốn là, tăng cường đầu tư xây dựng, thiết lập quy trình và phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin đồng bộ trong việc cung ứng dịch vụ công ích VSMT; hiện đại hóa công sở nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức và chất lượng cung ứng dịch vụ công ích. Tiểu kết chương 1 Tại chương 1, tác giả đã đi vào trình bày và chỉ ra những khái niệm cơ bản nhất về dịch vụ công, dịch vụ công ích và dịch vụ công ích VSMT; QLNN về dịch vụ công ích VSMT. Từ đó chỉ ra sự cần thiết của hoạt động QLNN đối với dịch vụ công ích này và các nội dung của hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường và thông qua thực tiễn triển khai, thực hiện hoạt động QLNN này tại một số địa phương, đã rút ra bài học kinh nghiệm cho quận Hà Đông. Và chương 1 cũng là cơ sở lý luận để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về dịch vụ công ích VSMT tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội trong chương 2 của luận văn.
  • 40. 31 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu chung về quận Hà Đông 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Quận Hà Đông được thành lập trên cơ sở thành phố Hà Đông - là đô thị trực thuộc tỉnh Hà Tây cũ trước đây và nay là Quận nội thành phía Tây Nam (là Quận lớn thứ hai của thủ đô Hà Nội), có tọa độ địa lý là 20059' vĩ độ Bắc, 105045' kinh độ Đông, nằm dọc theo Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và trên ngã ba Sông Nhuệ, sông Đáy, kênh La Khê, cách trung tâm Hà Nội 10km về phía Tây, Tây Nam. Hà Đông là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của Thủ đô Hà Nội. Địa giới hành chính: Phía Bắc giáp Nam Từ Liêm, Hoài Đức; phía Đông giáp huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân; phía Tây giáp các huyện Quốc Oai, Hoài Đức; phía Nam giáp các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2006/Đ-CP thành lập Thành phố Hà Đông thuộc Tỉnh Hà Tây, với diện tích như cũ, còn số dân là 228.715 người. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị định số 23/2008/QĐ-CP của Chính phủ, năm 2014, Hà Đông có diện tích tự nhiên là 48,35km2 và dân số là 271.628 người. Về hành chính, Quận Hà Đông có 17 phường: Quang Trung, Nguyễn Trãi, Hà Cầu, Vạn Phúc, Phúc La, Yết Kiêu, Mỗ Lao, Văn Quán, La Khê,
  • 41. 32 Phú La, Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Dương Nội, Biên Giang, Đồng Mai. Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi các tỉnh phía Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội chạy qua địa bàn quận. Giao thông của quận Hà Đông rất phong phú. Gồm có quốc lộ 6, quốc lộ 21B, v...v. Tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển được xây dựng từ năm 1982 cắt qua quận Hà Đông có 1 nhà ga là ga Hà Đông và giao cắt các tuyến đường như: Lê Trọng Tấn, ĐT72, Quang Trung, Ba La (QL21B). Hiện nay, trên địa bàn quận Hà Đông đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị Mỗ Lao, khu đô thị Văn Quán, khu đô thị Văn Khê, khu đô thị An Hưng, khu đô thị Văn Phú, khu đô thị Dương Nội, khu đô thị Đồng Mai, khu đô thị Thanh Hà, khu đô thị La Khê, khu đô thị Xa La, khu đô thị Geleximco, khu đô thị Lê Trọng Tấn, khu đô thị Kiến Hưng, khu đô thị Park City, khu đô thị Phú Lãm, khu đô thị Phú Lương, khu đô thị Usilk City, khu đô thị Văn La - Văn Khê, khu đô thị Nam La Khê - Bông Đỏ, khu đô thị Yên Nghĩa. Các dự án đường sắt đô thị Hà Nội đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), trong đó tuyến số 2A đã được chạy thử nghiệm vào đầu tháng 8-2018 và dự kiến chính thức vận hành vào năm 2020. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Dân số của quận Hà Đông có những biến đổi do quá trình đô thị hóa, mở rộng và thay đổi địa giới hành chính. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, dân số trên địa bàn tăng lên tới 271.628 người. Mật độ trung bình là 5.619,51 người/km2. Dân số quận Hà Đông phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực gần đường quốc lộ 6, tỉnh lộ số 70, 430 và 21B. Đặc biệt tại các khu vực
  • 42. 33 trung tâm cũ (thuộc phường Nguyễn Trãi, Yết Kiêu ...), mật độ dân số từ 280 - 390 người/ha đất xây dựng đô thị. Khu vực phường Mộ Lao và Vạn Phúc có mật độ dân số trung bình khoảng 110-160 người/ha đất xây dựng đô thị. Qui mô dân số theo cơ cấu tổ chức hành chính quận Hà Đông được thể hiện trong Bảng 2.1: Qui mô dân số theo cơ cấu tổ chức hành chính quận Hà Đông năm 2019 TT Tên phường Diện tích (ha) Dân số (người) 1 Phường Quang Trung 78,89 14.124 2 Phường Nguyễn Trãi 42,02 18.637 3 Phường Yết Kiêu 21,9 7.249 4 Phường Vạn Phúc 143,97 20.725 5 Phường Văn Quán 137,39 20.725 6 Phường Mộ Lao 124,63 20.550 7 Phường La Khê 285,35 17.622 8 Phường Phúc La 138,71 20.434 9 Phường Phú La 182,78 9.853 10 Phường Phú Lãm 266,18 20.017 11 Phường Hà Cầu 152,27 14.405 12 Phường Kiến Hưng 428,46 14.636 13 Phường Yên Nghĩa 661,57 15.295 14 Phường Phú Lương 671,52 15.088 15 Phường Đồng Mai 634,55 15.037 16 Phường Biên Giang 278,05 7.465 17 Phường Dương Nội 585,42 19.766 Tổng cộng 4.833,66 271.628 (Nguồn: UBND quận Hà Đông, 2019) Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển của địa phương; ước năm 2020 tỷ trọng ngành Công nghiệp - xây dựng 51,58%, ngành thương mại - dịch vụ - du lịch 48,37%, ngành nông nghiệp 0,05%. Trong 5 năm từ 2016 đến năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 20.478 tỷ đồng, trong đó thu vượt dự toán Thành
  • 43. 34 phố giao 3.328, 511 tỷ đồng (tăng 19% so với dự toán), thu ngân sách nhà nước năm 2019 đạt 5.514,957 tỷ đồng, tăng gấp 2,62 lần so với năm 2015. Trong những năm qua Quận ủy, HĐND, UBND quận thường xuyên quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, vì thế số lượng doanh nghiệp mới tăng lên, tăng trưởng đạt ở mức khá. Tuy nhiên, năm 2019 diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã bị giảm nhiều, trên địa bàn xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi với số lượng lợn tiêu hủy chiếm 46,7% tổng đàn lợn toàn quận gây ảnh hưởng lớn về chăn nuôi cũng như phát triển kinh tế của Quận. Quá trình đô thị hóa cùng lạm phát cao đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là ngành thương mại, du lịch, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế; năm 2019, ngành này tăng 100,02% so với cùng kỳ năm trước. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, đất đai được quan tâm đẩy mạnh. Giáo dục đào tạo luôn duy trì chất lượng ở tốp đầu của Thành phố. Văn hóa thông tin - truyền thanh kịp thời, đầy đủ, phục vụ các nhiệm vụ kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội. Phong trào thể dục thể thao ngày càng phát triển. Công tác y tế - dân số được đảm bảo. Vấn đề việc làm và chính sách an sinh, phúc lợi xã hội được thực hiện tốt, đến hết năm 2019, quận Hà Đông không còn hộ nghèo. Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền, tiếp công dân, giải quyết đơn thư, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo thực hiện của Quận. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác quốc phòng, quân sự địa phương được thực hiện tốt. Làm tốt công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng và đô thị; tăng cường quản lý bảo vệ môi trường. Hà Đông có hơn 200 di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có 83 di tích đã được xếp hạng, 47 lễ hội truyền thống, trong năm 2012, ước tính quận Hà Đông đón 52.300 lượt khách, trong đó có 11.750 lượt khách quốc tế. Các làng nghề truyền thống, di tích lịch sử, văn hóa tại Hà Đông: - Làng lụa Vạn Phúc
  • 44. 35 - Làng rèn Đa Sỹ - Làng dệt La Khê - Chùa Mậu Lương - Bia Bà - Chùa Diên Khánh Hiện nay, quận Hà Đông đang chịu áp lực mãnh mẽ của sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa nhanh, các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là các khu dân cư, đô thị và hoạt động của các cơ sở dịch vụ thương mại... Sự gia tăng dân số, sự phát triển nhanh của đô thị làm cho môi trường nói chung và công tác vệ sinh môi trường nói riêng ngày càng phức tạp như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, rác thải các loại... Vì vậy, UBND quận Hà Đông luôn tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định, yêu cầu về công tác vệ sinh môi trường để nhân dân hiểu và chấp hành giữ gìn vệ sinh chung, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Quận cũng chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp đổ trộm phế thải. Chỉ tính từ tháng 4-2018 đến nay, các phường đã thực hiện vệ sinh môi trường, chỉnh trang trồng cây, hoa, xã hội hóa để làm các công trình vui chơi, thể dục thể thao tại 226 điểm, khu đất trống. Sau đó, các phường bàn giao cho các tổ dân phố, ban, ngành, đoàn thể quản lý, duy trì tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Cụ thể, phường Biên Giang 11 điểm; phường Đồng Mai 12 điểm; phường Dương Nội 17 điểm; phường Hà Cầu 8 điểm… Ngoài ra, các phường còn huy động xã hội hóa hơn 2,1 tỷ đồng để xây dựng 15 công trình vui chơi, thể dục thể thao và tạo cảnh quan môi trường; vẽ tranh tường, tranh cổ động với diện tích khoảng 1.700m2. 2.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Hà Đông tác động tới hoạt động đến hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường Cũng như các quận của thanh phố Hà Nội, quận Hà Đông cũng là một trong những quận tập trung dân cư, mật độ dân số cao, có tỷ lệ dân nhập cư
  • 45. 36 cao gồm nhiều thành phần có phong tục, tập quán, lối sống khác nhau, tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng.Điều kiện kinh tế chủ yếu là phi nông nghiệp, khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, phát triển thành các trung tâm thương mại, tài chính và các dịch vụ khoa học, đào tạo nguồn nhân lực. Quận Hà Đông có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phát triển, hệ thống mạng lưới bệnh viện, trường học được bao phủ trên địa bàn quận. Mức sống của người dân trên địa bàn cũng cao hơn nông thôn, tiếp cận các dịch vụ công, an sinh xã hội tốt hơn. Do tập trung về chính trị - hành chính, có lợi thế về địa lý - tự nhiên và hệ thống hạ tầng hiện đại, các ngành nghề sản xuất và dịch vụ phát triển, nên quận Hà Đông thu hút dân số và nguồn nhân lực có trình độ văn hóa và chất lượng cao. Chính vì vậy, sự hiểu biết cũng như yêu cầu về dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích về vệ sinh môi trường nói riêng của người dân ở mức cao và rất cao. Đây thực sự cũng là một áp lực rất lớn đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích VSMT, cũng như hoạt động QLNN về dịch vụ công ích này của quận Hà Đông, nhằm đảm bảo không chỉ số lượng mà quan trọng hơn là chất lượng của dịch vụ công ích VSMT cung cấp cho người dân. Bên cạnh đó, quận Hà Đông đang chịu áp lực mãnh mẽ của sự giai tăng dân số, quá trình đô thị hóa nhanh, các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là các khu dân cư, đô thị và hoạt động của các cơ sở dịch vụ thương mại... Sự gia tăng dân số, sự phát triển nhanh của đô thị làm cho môi trường nói chung và công tác vệ sinh môi trường nói riêng ngày càng phức tạp như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, rác thải các loại ... Điều này đặt ra nhiệm vụ cần có giải pháp để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công ích về VSMT trên địa bàn quận, cũng như giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT.