SlideShare a Scribd company logo
1 of 61
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KỸ THUẬT TRONG DẠY HỌC
MÔN CÔNG NGHỆ 6. Ở TRƯỜNG THCS MƯỜNG BÚ –MƯỜNG LA -
SƠN LA”.
Ngành: Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Quàng Văn Tía
Khóa học: 2020 - 2022
Hưng Yên – Năm 2022
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KỸ THUẬT TRONG DẠY HỌC
MÔN CÔNG NGHỆ 6. Ở TRƯỜNG THCS MƯỜNG BÚ –MƯỜNG LA -
SƠN LA”.
Sinh viên thực hiện : QUÀNG VĂN TÍA
Khóa học : 2020 – 2022
Giáo viên hướng dẫn : ĐoànThanh Hòa
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Hưng Yên, ngày ....... tháng ....... năm 2022
Giáo viên hưỡng dẫn
ĐoànThanh Hòa
NHẬN XÉT GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Hưng Yên, ngày ..... tháng ..... năm 2022
Giáo viên phản biện
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu về kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ trong bất kỳ một khóa luận nào, các thông tin
được trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn chính xác.
Sơn La, ngày ....... tháng ....... năm 2022
Người thực hiện đề tài
Quàng Văn Tía
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo và bạn bè.
Trước hết, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa sư
phạm kỹ thuật đã cung cấp cho em những kiến thức trong những năm học vừa qua để em
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Đoàn Thanh Hòa cô giáo trực tiếp
hướng dẫn đã nhiệt tình dẫn dắt, tận tâm chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh ở trường Trung học
cơ sở Mường Bú đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt công việc điều tra nghiên cứu
tại trường.
Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày tháng năm 2022
Người thực hiện đề tài
Quàng Văn Tía
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
STT Viết đầy đủ Viết tắt
1 Giáo viên GV
2 Học sinh HS
3 Phương pháp dạy học PPDH
4 Sách giáo khoa SGK
5 Trung học cơ sở THCS
6 Công nghệ CN
7 Thực nghiệm TN
8 Đối chứng ĐC
9 Quá trình dạy học QTDH
10 Tình huống TH
11 Mục tiêu MT
12 Tích cực hóa TCH
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ...............................................................2
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...................................................................................................3
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................................3
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU..............................................................................................3
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “THIẾT KẾ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KỸ THUẬT
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 6 Ở TRƯỜNG THCS MƯỜNG BÚ –MƯỜNG
LA SƠN LA.
1.1.Lý luận về tích cực hóa hoạt động học tập......................................................................5
1.2. Nhữngvấn đề cơ bảntrongtíchcực hóa hoạt độnghọc tập ........................................................................6
1.2.1 Khái niệm về trò chơikỹ thuật............................................................................................6
1.2.2 Chức năng dạy học của trò chơi ........................................................................................8
1.2.3. Phân loại trò chơi................................................................................................................9
1.2.4 Quy tắc sử dụng trò chơi ................................................................................................ 11
1.2.5 Hiệu quả của việc sử dụng trò chơi dạy học để nâng cao tính tích cực học tập .....13.
1.3. Đặc điểm, nội dung môn Công nghệ 6..............................................................................13
1.3.1. Nội dung Công nghệ 6.....................................................................................................13
1.3.2. Đặc điểm Công nghệ 6.....................................................................................................14
1.3.2.1 Tính cụ thể và tính trừu tượng của môn học ........................................................14
1.3.2.2 Tính thực tiễn của môn học ......................................................................................14
1.3.2.3 Tính tổng hợp- tích hợp .............................................................................................14
1.3.2.4 Ngôn ngữ và thuật ngữ kĩ thuật ..............................................................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................................................15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 6 TẠI
TRƯỜNG THCS MƯỜNG BÚ..............................................................................................15
2.1. Thôngtinchung về khảosátthực trạng...............................................................................................................15
2.1.1. Vài nét về khách thể điều tra...........................................................................................15
2.1.2. Mục tiêu khảo sát..............................................................................................................16
2.1.3. Nội dung khảo sát.............................................................................................................16
2.1.4. Công cụ khảo sát và đánh giá .........................................................................................16
2.2. Thực trạngdạy và học môn Công nghệ 6 ở trường THCS Mường Bú...............................................16
2.2.1. Thực trạng môn Công nghệ 6 ở trường THCS Mường Bú ........................................16
2.2.1.1 Trách nhiệm của thầy (cô)khi giảng dạy trong các giờ học Công nghệ...............16
2.2.1.2 .Để điều tra về việc GV có sử dụng trò chơi kỹ thuật trong mỗi bài dạy.............. 17
2.2.1.3. Để tìm hiểu thái độ của HS khi tổ chức các trò chơi kỹ thuật ............................ . 18
2.2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và sử dụng trò chơi kỹ thuật trong dạy
học môn công nghệ............................................................................................................19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CÁC TRÒ CHƠI DẠY HỌC TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6
VÀ ÁP DỤNG VÀO GIẢNG DẠY.............................................................................................21
3.1 Cơ sở xây dựng và các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi kỹ thuật trong dạy học
môn công nghệ 6.. .............................................................................................................21
3.1.1 Xây dựng một số trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn công nghệ 6........................21
3.1.2 Các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn CN 6........21
3.2 Quy trình Thiết kế và vận dụng bài giảng có sử dụng trò chơi kỹ thuật trong dạy học
môn công nghệ 6................................................................................................................22
3.3 Thiết kế một số trò chơi dạy kỹ thuật học trong dạy học môn CN6 ..........................23
3.4. Thiết kế bài giảng ( giáo án) có sử dụng trò chơi kỹ thuật.........................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................................42
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................42
1. KẾT LUẬN..............................................................................................................................42
1.1. Về mục tiêu đào tạo.............................................................................................................42
1.2. Về nội dung và chất lượng nội dung học tập....................................................................42
1.3. Về môi trường học tập ........................................................................................................42
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.4. Về kết quả học tập ...............................................................................................................43
2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................................43
2.1. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo..................................................................................43
2.2. Đối với nhà trường ..............................................................................................................43
2.3. Đối với giáo viên .................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................45
Phụ lục 1 .....................................................................................................................................46
Phụ lục 2 ......................................................................................................................................49
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển Khoa học- công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy
vọt trong thế kỷ 21, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của
con người. Sự phát triển khoa học công nghệ làm nền tảng phát triển xã hội, giáo dục, phát
triển nền kinh tế tri thức kéo theo việc cần thiết phải có nguồn nhân lực có trình độ
cao.Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 , quan điểm chỉ đạo phát triển giáo
dục được trình bày có đoạn: “giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người
lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ
năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong
môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này đòi hỏi phải có những
thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những
môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi,…” [1]
Để thực hiện mục tiêu trên, việc đưa kiến thức khoa học công nghệ vào chương trình
giáo dục phổ thông là rất cần thiết: “ Môn học Công nghệ - bộ môn trong chương
trình giáo dục của nhà trường Trung học có nhiệm vụ cung cấp cho người học kiến
thức ban đầu và rèn luyện các kỹ năng lao động tối thiểu trong cuộc sống tự lập làm
cơ sở cho việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp về sau.” [2]
Thực tế cho thấy, tình hình học tập môn Công nghệ của học sinh trường THCS hiện
nay không đạt kết quả tốt. Theo các em môn học này không phải môn chính, thuộc nhóm
không thi tốt nghiệp, không nằm trong các khối thi Đại học nên các em không quan tâm,
thái độ học tập môn học này chưa cao. Việc thu hút sự quan tâm, đầu tư thời gian cho các
em ở môn học này hết sức cần thiết.
Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên dạy môn Công nghệ cần phải đối mới phương
pháp, làm mới nội dung để góp phần hình thành con người - đủ năng lực và trình độ để tiếp
thu tinh hoa, thành tựu khoa học kĩ thuật, đáp ứng được nhu cầu xã hội, giải quyết vấn đề.
Phong trào đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện rộng khắp không chỉ ở bậc
Đại học, Cao đẳng mà ngay cả bậc Phổ thông, Tiểu học… , cũng cần có sự chuyển đổi sâu
sắc hơn nữa. Trong khuyến cáo 21 điểm về chiến lược phát triển giáo dục hiện đại của tổ
chức UNESCO cũng chỉ rõ: “thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
2
nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức”. Vì thế mà PPDH truyền thống theo
kiểu ban phát không kích thích được tư duy sáng tạo của người học, không hình thành cho
người học những năng lực cần thiết. Các quan điểm dạy học dựa trên vấn đề, dạy học giải
quyết vấn đề, dạy học dự án, dạy học tích cực hóa học sinh,… đang dần được đưa vào quá
trình dạy học.
“Không có phương pháp nào là hoàn hảo”, cho nên lựa chọn phương pháp phù hợp
và linh động vận dụng hiệu quả vào dạy học là rất cần thiết và phải tuân thủ theo những
nguyên tắc riêng của từng PP đó. Nếu thực hiện đúng thì sẽ hình thành được con người “có
thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng những điều đã học
vào cuộc sống”, hình thành được các năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực
hành động, năng lực cá thể và năng lực hành động
Với những lý do, người nghiên cứu thực hiện đề tài“Thiết kế sử dụng trò chơi kỹ
thuật trong dạy học môn Công nghệ 6. Ở trường THCS Mường Bú – Mường La - Sơn
La”. nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ và hình
thành con người Việt Nam mới có đủ bản lĩnh, kiến thức và kĩ năng để có thể làm việc hiệu
quả trong môi trường làm việc toàn cầu hóa, hợp tác và cạnh tranh hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích chính là vận dụng các kỹ thuật trò chơi vào trong dạy học nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học môn công nghệ 6.
Đề xuất các biện pháp vận dụng quan điểm dạy học theo thiết kế sử dụng trò chơi kỹ
thuật. Từ đó nâng cao chất lượng bộ môn Công nghệ 6 đồng thời bước đầu hình thành cho
học sinh “có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, học được kiến thức trong trò
chơi”.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là vận dụng thiết kế sử dụng trò chơi kỹ thuật trong dạy học
môn Công nghệ 6. Ở trường THCS Mường Bú – Mường La – Sơn La.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động dạy, hoạt động học môn Công nghệ 6 tại trường THCS Mường Bú.
Học sinh khối 6 trường THCS.
Đội ngũ Giáo viên môn Công nghệ trường THCS Mường Bú.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
3
Nội dung môn Công nghệ 6.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu cơ sở lý luận về quan điểm dạy học sử dụng trò chơi kỹ thuật
Nhiệm vụ 2 : Khảo sát thực trạng dạy và học môn Công nghệ 6tại trường THCS Mường Bú.
Nhiệm vụ 3 : Thiết kế bài giảng theo thiết kế sử dụng trò chơi kỹ thuật tại trường
THCS Mường Bú.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng dạy và học môn Công nghệ 6 ở trường
THCS Mường bú. Việc thử nghiệm được tiến hành ở lớp 6A4.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng định hướng dạy học theo thiết kế sử dụng trò chơi kỹ thuật để thiết kế
dạy học môn Công nghệ 6 thì sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh, nâng cao năng lực
tư duy sáng tạo, hình thành khả năng xử lý các tình huống trong thực tế của học sinh. Đây
sẽ là điểm góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của
học sinh, lấy người học làm trung tâm, nâng cao chất lượng của việc dạy và học, không gò
bó học sinh được cảm giác thoải mái phấn khích từ đó tiếp thu bài dễ dàng hơn.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp như sau:
7.1. Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu văn kiện Đảng về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học theo thiết kế sử dụng trò chơi kỹ thuật
Nghiên cứu chương trình Công nghệ 6
7.2. Phương pháp quan sát
Khảo sát học sinh trước và sau khi thực nghiệm dạy học theo thiết kế sử dụng trò
chơi kỹ thuật trong môn Công nghệ 6.
Tìm hiểu đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học phục vụ cho môn Công nghệ
6 tại trường THCS Mường Bú.
7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng các câu hỏi để kiểm chứng tác động của dạy học theo thiết kế sử dụng trò
chơi kỹ thuật Công nghệ 6 tại trường THCS Mường Bú.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
4
7.4.Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Kiểm chứng tác động của dạy học theo theo thiết kế sử dụng trò chơi kỹ thuật Công
nghệ 6 trên cơ sở lý luận đã tìm hiểu nhằm kết luận được hiệu quả, tính khả thi của đề tài.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
5
PHẦN: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “THIẾT KẾ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KỸ THUẬT
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 6. Ở TRƯỜNG THCS MƯỜNG BÚ –
MƯỜNG LA – SƠN LA.”
1.1. Lý luận về tích cực hóa hoạt động học tập.
Tích cực hóa người học vào quá trình học tập trò chơi kỹ thuật TCH được đặt ra từ rất
lâu, được giải thích từ nhiều lập trường khác nhau như: TCH quá trình dạy học, TCH quá
trình nhận thức của học sinh; phát huy TTCNT của học sinh, nâng cao tính tích cực tự giác
chủ động của học sinh; tích cực hoá hoạt động của học sinh; phát huy tính tích cực, sáng tạo
năng động của học sinh… Tác giả Đặng Thành Hưng đã đưa ra khái niệm về TCH như sau:
Tích cực hoá là làm cho người học sống và làm việc tích cực đến mức tối đa so với tiềm
năng và bản chất của mỗi người, so với những điều kiện và cơ hội thực tế mà mỗi người có
được. [19 tr 191] 26 Theo Thái Duy Tuyên, TCH là một tập hợp các hoạt động nhằm làm
chuyển biến các vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri
thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. [36 tr 281]. Như vậy, có
thể hiểu: Tích cực hoá người học vào quá trình học tập là quá trình tác động để làm cho
người học năng động hơn, linh hoạt hơn trong học tập nhằm nâng cao hiệu quả học tập của
người học. TCH người học nói chung chính là phát triển và nâng caoTTC cá nhân hướng
vào lĩnh vực học tập, tích cực hoá cá nhân, làm cho tính tích cực cá nhân được phân hoá và
hướng nhiều hơn vào việc giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ học tập nhằm đạt các mục tiêu.
Biện pháp tích cực hóa học tập là kiểu biện pháp dạy học hướng vào người học, dựa
vào kinh nghiệm và hoạt động của chính họ để tập trung tác động vào quá trình học tập
nhằm hình thành và phát triển hoạt động học tập, làm cho người học trở thành chủ thể tự
giác của quá trình đó.
Các biện pháp cụ thể để tích cực hóa học tập + Phân hóa dạy học vi mô, tức là thực
hiện cách tiếp cận riêng biệt trên lớp để tăng hiệu quả học nhóm và cá nhân
Sử dụng các kỹ thuật tương tác đa phương tiện theo các yêu cầu trực quan, sinh động,
đa chiều, đa kênh đa chức năng và kích thích được quá trình học tập
Tổ chức các quan hệ và môi trường học tập đa dạng, giàu cảm xúc tích cực.đó là đa
dạng hóa môi trường học tập, hay các hình thức tổ chức dạy học.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
6
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh, đặc trưng bởi khát vọng học
tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức” (1). Tính tích cực
nhận thức thực chất là tính tích cực học tập, là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể
thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết vấn đề học tập-
nhận thức. Tích cực hóa (TCH) hoạt động học tập về bản chất là làm phát triển, nâng cao
TTCHT, TCH là tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ
động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức TCH hoạt
động học tập của HS là tiêu chí cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Các biện pháp TCHHT góp phần chuyển biến HS từ người học văn thụ động sang chủ thể
tích cực, sáng tạo và một trong những hoạt động khơi dậy tính tích cực của học sinh chính là
hoạt động trò chơi.
1.2. Những vấn đề cơ bản trong tích cực hóa hoạt động học tập
1.2.1 Khái niệm vể trò chơi kỹ thuật
Có những quan niệm khác nhau về trò chơi kỹ thuật. Trong lý luận dạy học, tất cả
những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập ...
không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi thì đều được gọi là trò chơi kỹ thuật. Do
những lợi thế của trò chơi có luật được quy định rõ ràng (gọi tắt là trò chơi có luật), trò chơi
dạy học còn được hiểu là loại trò chơi có luật có định hướng đối với sự phát triển trí tuệ của
người học, thường do giáo viên nghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học. Trò
chơi dạy học có nguồn gốc trong nền giáo dục dân gian, trong những trò chơi đầu tiên của
mẹ với con, trong các trò vui và những bài hát khôi hài làm cho đứa trẻ chú ý đến những vật
xung quanh, gọi tên các vật đó và dùng hình thức đó để dạy con, những trò chơi đó có chứa
đựng các yếu tố dạy học
Tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu về trò chơi dạy học của các nhà nghiên cứu Xô
Viết, tác giả Trương Thị Xuân Huệ trong công trình nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp trò
chơi trong công tác chuẩn bị trí tuệ cho trẻ em học toán lớp 1”, khẳng định rằng trò chơi dạy
học được hiểu là trò chơi có nhiệm vụ giáo dục, trò chơi dạy học là trò chơi có nội dung và
luật chơi cho trước do người lớn sáng tác và đưa vào cuộc sống của trẻ. Còn theo tác giả
Đặng Thành Hưng thì những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy
học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
7
chức, hướng dẫn và động viên trẻ hay học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn
luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội,
văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất,
tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi gọi là
trò chơi dạy học. Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học
được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng
vào mục tiêu, nội dung học tập. Trò chơi dạy học được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các
nhà giáo và người lớn dựa trên những khuyến nghị của lý luận dạy học, đặc biệt là của lý
luận dạy học các môn học cụ thể. Chúng phản ánh lý thuyết, ý tưởng, mục tiêu của nhà giáo,
là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc như những giờ
học. Cần lưu ý rằng, cách gọi tên trước đây là trò chơi học tập thật ra chưa chính xác, bởi vì
học sinh không xây dựng và thiết kế chúng, ý tưởng và mục tiêu của trò chơi không phải do
học sinh đề ra, học sinh cũng không tiến hành trò chơi mà là tham gia trò chơi. Đó là một
loại hoạt động giáo dục do GV tiến hành để dạy học là một “trò” của GV chứ không phải trò
của học sinh .
Bản chất của trò chơi: Trò chơi là thuật ngữ có 2 nghĩa khác nhau tương đối xa:
Một loại kiểu phổ biến của trò chơi nó chính là chơi có luật ( tập hợp qui tắc định rõ
mục đích kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với
người tham gia.
Loại 2 là những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như
chơi, bằng chơi chảng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình
thức chơi đá bóng....
Chơi là một trong những hoạt động của con người, có mặt trong đời sống con người ở
mọi lứa tuổi, mặc dù hình thức chơi thay đổi khi một người lớn lên già đi. Khi chơi, cả
người lớn lẫn trẻ em đều say mê, vui vẻ, thoải mái. Đối với người lớn, hoạt động chơi chiếm
một vị trí nhất định trong cuộc sống của họ. Còn đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động chơi là nội
dung chính của cuộc sống là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi này.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chơi”, có thể điểm qua một vài định
nghĩa về “chơi” như:
“Chơi là hoạt động chỉ nhằm cho vui mà thôi, không có mục đích gì khác”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
8
“Chơi là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi”
“Chơi là một hoạt động vô tư, người chơi không chú tâm vào một lợi ích thiết thực nào
cả, trong khi chơi các mối quan hệ của con người với tự nhiên với xã hội được mô phỏng
lại, nó mang đến cho người chơi một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu” .
“Chơi là kiểu hành vi hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện, có động cơ thúc đẩy là
những yếu tố bên trong quá trình chơi và chủ thể không nhất thiết theo đuổi những mục tiêu
và lợi ích thực dụng một cách tự giác trong quá trình đó. Bản thân quá trình chơi có sức
cuốn hút tự thân và các yếu tố tâm lý của con người trong khi chơi nói chung mang tính chất
vui đùa, ngẫu hứng, tự do, cởi mở, thư giản, có khuynh hướng thể nghiệm những tâm trạng
hoặc tạo ra sự khuây khỏa cho mình” Rõ ràng khó có thể đưa ra một khái niệm chung cho
một hiện tượng “chơi” trong toàn bộ phạm vi hoạt động rộng lớn của con người vì hình thức
thể hiện của hoạt động chơi vô cùng đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức.
1.2.2. Chức năng dạy học của trò chơi
Xây dựng đội chơi: Đó là những trò chơi được sử dụng để cải thiện mối quan hệ giữa
cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể. Các thành viên sẽ họp lại thành nhóm và làm
việc theo nhóm.
Cải thiện khả năng giao tiếp: Loại trò chơi này được thiết kế và sử dụng để
người chơi thấy được cái họ cần cải thiện trong khả năng giao tiếp. Khi một chương trình về
kỹ năng giao tiếp người chơi cần phải đảm bảo tất cả những gì mình đưa ra là
đúng và những bản nhận xét là một phần quan trọng của trò chơi. Lời nhận xét phải cụ thể
và hướng tới những cách cư xử của từng cá nhân khi giải quyết vấn đề.
Phát triển kỹ năng thuyết trình: Bao gồm những trò chơi có mục đích giúp người
chơi phát triển khả năng đứng trước đám đông hay kỹ năng thuyết trình. Trong khi sử dụng
các trò chơi để tăng cường kỹ năng thuyết trình SV cần chớp thời cơ bằng việc thể hiện cá
tính của mỗi cá nhân trong nhóm bất cứ khi nào có thể. Điều này sẽ phát triển các kỹ năng
thuyết trình. Điều quan trọng là người thuyết trình phải đảm bảo những cá nhân đó được để
ý và được báo cáo lại bởi các thành viên khác còn lại trong nhóm. Bằng cách quan sát đơn
giản các thành viên trong đội sẽ nhận ra những điều mà họ cần.
Rèn luyện trí nhớ: Các hoạt động đòi hỏi phải tái hiện trong thời gian ngắn hoặc dài
những kinh nghiệm tri giác, thị giác hoặc thính giác. Trí nhớ được trắc định bằng các trò đố,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
9
trong đó phải huy động tri thức từ quá khứ để giải đáp những câu hỏi đánh đố. Bởi vì trò
chơi đố có thể được xây dựng cho tất cả những lĩnh vực học tập trong nhà trường, nên có
thể sử dụng chúng như những biện pháp để giúp SV tập dượt tri thức đã học trước đây và
bằng cách đó nâng cao hiệu suất trí nhớ của họ.
Rèn luyện tính sáng tạo: Hiểu theo nghĩa phát kiến ra một biến thể mới của hoạt động.
Rõ ràng là các kiểu trò chơi khác biệt nhau ở mức độ độc đáo mà nó khuyến khích hoặc hạn
chế. Những phương án khác của trò chơi thích hợp nhất cho việc kích thích tính sáng tạo là
giải trí bằng đồ hoạ, vẽ tranh, viết truyện, làm thơ, nghĩ ra các trò đùa, câu đố, mô tả những
phát kiến tưởng tượng... - Học những kỹ năng phán đoán: Chỉ một loại năng lực lường trước
những dữ liệu của các hành động có thể xảy ra trong tương lai ở trong một tình huống, và
đánh giá những nhân tố nào quyết định xác suất lớn nhất xảy ra điều gì đó. - Học kỹ năng
đánh lừa: Chỉ một loại năng lực đánh lạc hướng người khác bằng cách tỏ ra dự định một
hành động này nhưng thực tế lai thực hiện một hành động khác. 23
Năng lực này là sự mở rộng của năng lực dự đoán các sự kiện, nó đòi hỏi phải ước
định được mình có thể dùng những cử chỉ biểu đạt nào để đánh loại được các đối thủ, khiến
cho họ phán đoán những sai lầm về những hoạt động sau đó của mình.
Học và rèn luyện hành vi có luật: Có nghĩa là cá nhân hiểu các luật lệ, quy tắc chi phối
hoạt động, tuân theo luật, tôn trọng những thoả thuận đã nhất trí với nhau để tránh vi phạm
luật và làm theo những gì đã nhất trí
Học cách làm chủ thái độ đối với thành công và thất bại: Có nghĩa là cá nhân tán thành
những phản ứng được chấp nhận về mặt xã hội trước sự thắng và bại. Bất cứ hoạt động nào
hễ có mục đích vươn tới hoặc có đối thủ để chiến thắng, đều tạo ra những cơ hội tốt
Cải thiện kỹ năng tự quản: Thông qua các trò chơi cho phép người tham gia biết được họ có
thể cải thiện kỹ thuật tự đánh giá bản thân ở chỗ nào.
1.2.3 Phân loại trò chơi dạy học
Những hình thái cơ bản của chơi xét theo bản chất tâm sinh lý của nó (chơi đơn
độc, chơi song song, chơi hội, chơi hợp tác, chơi chức năng, chơi kiến tạo, chơi tự do,
chơi có nghi thức, chơi sao chép lại mẫu, chơi có liên hệ, chơi sáng tạo v.v....) gợi ra 20 rằng
cần phân loại trò chơi dạy học theo các cấu trúc hay chức năng tâm sinh lý của người tham
gia trò chơi, đồng thời cũng chính là đối tượng của dạy học.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
10
Những chức năng tâm sinh lý chủ yếu của con người xét đến cùng, từ bé cho đến lớn
và qua suốt cuộc đời, được thể hiện trong mọi hoạt động, quan hệ, công việc và những lĩnh
vực sinh hoạt khác nhau của cá nhân, là nhận thức, biểu cảm hay thái độ, và vận động. Ba
chức năng này cũng là những lĩnh vực phát triển hay những mục tiêu giáo dục, rèn luyện
của học sinh trong quá trình dạy học. Như vậy, căn cứ vào chức năng, trò chơi dạy học có 3
nhóm sau:
** Nhóm 1: Trò chơi phát triển nhận thức.
Đó là loại trò chơi đòi hỏi người tham gia phải sử dụng các chức năng nhận thức, nỗ
lực hoạt động nhận thức, thực hiện các hành vi và hành động nhận thức để tiến hành các
nhiệm vụ chơi, hoàn thành các luật và quy tắc chơi, tuân thủ những yêu cầu và mục đích
chơi, nhờ vậy mà cải thiện và phát triển được khả năng nhận thức, quá trình và kết quả nhận
thức của mình. Trò chơi phát triển nhận thức lại được phân thành một số nhóm nhỏ:
Các trò chơi phát triển cảm giác và tri giác: Ví dụ các trò chơi thi xếp hình, ghép hình
theo hình dạng, theo màu sắc; trò chơi nhận dạng các đồ vật, con vật và đối chiếu các sự vật
với mẫu, với vật thật, với mô hình, trò chơi phân biệt các sắc thái của màu, phân biệt các bộ
phận đồng nhất và khác nhau giữa các sự vật; trò chơi nghe và nhận dạng âm thanh...
Các trò chơi phát triển và rèn luyện trí nhớ: Ví dụ trò chơi kể và tiếp nối các từ
đồng nghĩa, các đồ vật, các con vật, các chữ cái: Trò chơi nhắc lại các âm, các nốt nhạc, trò
chơi nhận lại các hình sau khi quan sát, nhớ lại dạy số, nhớ lại số lượng hay kích thức của
vật....
Các trò chơi phát triển tưởng tượng và tư duy: Ví dụ các môn cờ khác nhau, các trò
chơi xây dựng, lắp ghép mô hình, các trò chơi có vai (phóng tác), phân vai (theo chủ đề) và
đóng kịch ; các trò chơi thi giải đố, thi tính toán thi với các thực nghiệm khoa học; các trò
chơi thực hiện những thuật toán như xếp đội hình, giải các bài tập theo chương trình.
** Nhóm 2: Trò chơi phát triển các giá trị
Đó là những trò chơi có nội dụng văn hoá, xã hội, trong đó các quan hệ chơi phóng tác
hoạt lý tưởng hoá các quan hệ đạo đức, thẩm mỹ, kinh tế, gia đình, xã hội, chính trị, pháp
luật, quân sự...hiện thực và các quy luật hay quy tắc chơi được định hướng vào việc kích
thích, khai thác các thái độ, tình cảm tích cực, động viên ý chí và nhu cầu xã hội, khuyến
khích sự phát triển các phẩm chất cá nhân của người tham gia. Ví dụ: Các trò chơi phân vai
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
11
theo các chủ đề, các trò chơi đóng kịch, các trò chơi dân gian có tính chất lễ hội, các trò
chơi tập thể có tính chất liên hoan: Thi nấu cơm, thi kéo co, thi nhảy múa, thi đọc thơ, thi
làm thơ; các trò chơi phóng tác những nghề nghiệp hay quan hệ xã hội... Chúng là môi
trường giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm sống, giúp trẻ học và rèn luyện những kỹ năng xã
hội, kỹ năng cộng tác… Một số trò chơi đòi hỏi khả năng đánh giá sự vật hay hành vi, hành
động, tính cách con người, khả năng giải đáp những tình huống khác nhau.
** Nhóm thứ 3: Trò chơi phát triển vận động.
Hầu hết các trò chơi thể thao như chơi bóng, đá cầu, mang vác, leo trèo, chạy nhảy,
nhảy dây, đuổi bắt, xếp hình bằng đội ngũ...
Các trò chơi phóng tác có nội dung quân sự, lao động, dịch vụ đòi hỏi
động thể chất và di chuyển cơ thể. Các trò chơi phát triển vận động là loại trò chơi được
chơi hơi khác những trò chơi vận động, nó có vi phạm rộng hơn. Trò chơi vận động trực
tiếp đòi hỏi các vận động phải tuân theo luật hay quy tắc, và nội dung chơi chủ yếu là vận
động. Nó đương nhiên có chức năng phát triển vận động.
Còn trò chơi phát triển vận động vừa gồm các trò chơi vận động vừa gồm những trò
chơi khác. Chức năng của cá nhân ngày càng phát triển phân hoá theo sự tăng dần của lứa
tuổi và thể hiện cụ thể trong các lĩnh vực hành vi, hoạt động quan hệ thực hiện của con
người. Dạy học chính là dạy người ta lĩnh hội các phương thức hành vi, hoạt động và quan
hệ, hay như chúng ta quen gọi là các mặt giáo dục và phát triển của trẻ em. Các lĩnh vực hay
các mặt này là tầng phát triển cụ thể hơn tầng chức năng, có nội dung bộ mônhaychuyênbiệt,
có tính chất ngành. Nếu như các hành vi và hoạt động có cơ cấu ngành (lĩnh vực) thì bản thân cơ cấu đó
gợi ý cho ta phân loại và xác định các nhóm trò chơi dạy học theo nguyên tắc ngành. Điều đó còn có
nghĩa nếu cơ cấu ngành thay đổi theo lứa tuổi học sinh, thì hệ thống tròchơi phải thay đổi
1.2.4. Quy tắc sử dụng trò chơi dạy học
Xác định rõ mục tiêu dạy học – giáo dục của mỗi trò chơi: cần làm rõ những gì là
nhiệm vụ, quan hệ, nội dung và tình huống chơi, và bên cạnh đó những gì là nhiệm vụ, quan
hệ, nội dung và tình huống dạy học - giáo dục.
Trò chơi phóng tác chủ yếu giúp người học nâng cao nhận thức, hiểu sâu hơn bản chất
của vấn đề và cách giải quyết vấn đề mà trong những tình huống chính thức người học khó
hoặc không thể tiếp cận được.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
12
Trò chơi sáng tạo chủ yếu dạy người học cách suy nghĩ, rèn luyện tính năng động của
hành vi, động cơ xã hội trong học tập, tạo ra môi trường áp dụng những tri thức và tư tưởng.
Trò chơi cần được xem như môi trường hoạt động của người học, để học chính nội
dung của đề tài, bài học thông qua ứng xử, xử lý, thực hiện, hành động với các đối tượng,
quá trình, quan hệ và tình huống chơi.
Trò chơi phải có quan hệ chặt chẽ với nội dung học tập và nội dung cần phù hợp với
thực tế tổ chức trò chơi.
Chỉ lựa chọn những yếu tố, vấn đề quan trọng, cần thết và thích hợp với phương thức
chơi để đưa vào trò chơi với phán đoán rằng trò chơi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với
giờ học bài bản.
Trong trò chơi các vai chơi và các vai trò của người chơi cần được xác định rõ
ràng. Đặc biệt phải tránh làm cho người chơi lẫn lộn vai chơi trong các trò chơi phân
vai đóng kịch và một số trò chơi phóng tác với vai trò hoạt động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ
học tập, vai trò trách nhiệm đối với công việc trong quá trình chơi.
Khi đề ra các giải pháp hay kết luận về những vấn đề, tình huống phóng tác
(chơi), cần tránh tuyệt đối hoá hoàn cảnh chơi mà phải tìm cách đưa ra những liên hệ, biến
cố dữ liệu của đời sống thực tế vào, nhằm tạo ra sự gần gũi giữa tình hướng chơi và tình
huống thật.
Trong quá trình chơi, chỉ cho phép một số học sinh tham gia hành động, nhập vai chơi,
còn số HS kia quan sát học tập, sau đó đảo lại tiến trình chơi. Không thể đưa tất cả SV vào
tình huống chơi và biến trò chơi thành trò giải trí đơn thuần.
Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo để có khả năng giải đáp những thắc mắc của HS,
hướng dẫn và điều chỉnh quá trình chơi, tổ chức tổng thể trò chơi theo đúng thể loại đặc thù
của nó.
Các quy luật và quy tắc chơi cần tự nhiên đến mức cao nhất, tránh gò bó và được
người học hiểu rõ, chấp nhận trước khi tiến hành trò chơi.
Cần có sự thảo luận và tổng kết sau trò chơi về 2 điều: nội dung và mục tiêu học tập
đạt đến đâu, người học học được cái gì bổ ích theo yêu cầu dạy học và ngoài yêu cầu dạy
học; xử lí tương tác nhóm và rút kinh nghiệm về tổ chức, trách nhiệm cá nhân của người
học trong hoạt động.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
13
Thảo luận sau trò chơi cần được kết hợp với giao bài tập, nhiện vụ về nhà và bước
chuẩn bị cho việc học tập tiếp sau.
Trong lúc giao bài tập về nhà, GV nên đặt ra những câu hỏi về hoạt động của sinh
viên, kết quả và nguyên nhân dẫn các em đến kết quả đó, những ý tưởng và sáng kiến của
SV trong quá trình chơi
GV cần sử dụng một số biện pháp và hình thức đánh giá kết quả và hành vi học tập
của SV trong các điều kiện của trò chơi và những hoạt động khác nhau dưới hình thức chơi.
Điều đó giúp GV thu được thông tin ngược cả cho việc dạy học nói chung lẫn cho việc tổ
chức hướng dẫn các trò chơi sau này hiệu quả hơn [19 tr 429].
1.2.5 Hiệu quả của việc sử dụng trò chơi dạy học để nâng cao tính tíchcực học tập của
HS trong dạy học công nghệ 6
Trong quá trình dạy học môn CN 6, các trò chơi nếu được sử dụng hợp lý sẽ thúc đẩy
một cách tự nhiên tính năng động và tính tích cực tham gia học tập của HS. Sử dụng trò
chơi trong dạy học nói chung và trong dạy học môn CN 6 nói riêng sẽ tạo được môi trường,
không khí học tập vui vẻ và cho chúng ta thấy học tập không khô khan, tẻ nhạt mà cũng khá
lý thú. Học tập của HS không chỉ là quá trình tiếp thu kiến thức, nó liên quan đến thực hành,
hợp tác, làm việc tập thể theo tổ nhóm hơn là ganh đua cá nhân. Trò chơi được sử dụng hợp
lý sẽ giúp cho HS lĩnh hội tri thức trong tất cả các khâu của QTDH, gây hứng thú học tập
đối với môn học, làm cho những kiến thức HS tự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc hơn. Đăc
biệt thông qua trò chơi HS có thể tự tìm tòi, nghiên cứu, rèn luyện tri thức trong quá trình
học tập ngoài giờ lên lớp. Nếu nhóm học sinh nào đó quen với không khí trầm, các em có
thể ít hào hứng, hoặc tỏ ra miễn cưỡng lúc đầu. Nhưng trò chơi bao giờ cũng mang bản chất
lôi cuốn hấp dẫn với mọi đối tượng, nó khuyến khích mức độ tập trung công việc thực sự
cũng như kích thích niềm ham mê đối với bài học. Trò chơi có tác dụng hoà đồng sâu rộng
và thu hút mức độ tập trung của HS. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của HS thể
hiện qua các tiết học có trò chơi làm nảy sinh tình cảm của các em đối với môn học. Do vậy
chúng ta hãy mạnh dạn và cố gắng áp dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong quá
trình dạy học môn CN 6 nói riêng.
1.3. Đặc điểm, nội dung môn Công nghệ 6
1.3.1. Nội dung Công nghệ 6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
14
Nội dung môn Công nghệ 6 được trình bày trong 27 bài, cấu trúc thành 4 chương.
Chương I : “May mặc trong gia đình” được trình bày trong 7 bài nhằm giới thiệu các
loại vải thường dùng trong may mặc, cách lựa chọn trang phục, bảo quản trang phục và biết
vận dụng may vá khâu một số sản phẩm đơn giản.
Chương II : “Trang trí nhà ở” được trình bày trong 7 bài nhằm giúp học sinh biết cách
sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở, trang trí nhà ở, biết cắm hoa trang trí cho ngôi nhà của
mình.
Chương III : “ Nấu ăn trong gia đình” được trình bày trong 6 bài nhằm giúp học sinh
biết được cơ sở của ăn uống hợp lí, biết vệ sinh an toàn thực phẩm, biết được các phương
pháp chế biến một số món ăn, làm được một số món ăn.
Chương IV: “ Thu chi trong gia đình” trình bày trong 3 bài nhằm giới thiệu về các
khoản thu nhập của gia đình, chi tiêu trong gia đình.
1.3.2. Đặc điểm Công nghệ 6
1.3.2.1. Tính cụ thể và tính trừu tượng của môn học
Tính cụ thể: Tính cụ thể của môn học thể hiện ở nội dung môn học đề cập đến những
dụng cụ đồ đạc trong gia đình,... Đây là những đồ dùng rất cụ thể đồng thời môn Công nghệ
còn đề cập đến những thao tác chế biến cơ bản và cụ thể như: Thực hành chế biến một số
món ăn, khâu một số sản phẩm đơn giản,... Những kiến thức trực quan này học sinh có thể
quan sát thông qua phương tiện trực quan hoặc thao tác mẫu của giáo viên.
Tính trừu tượng: Tính trừu tượng được phản ánh trong hệ thống các khái niệm, quy
trình,cơ sở khoa hoc... mà học sinh không thể chi giác được.
1.3.2.2. Tính thực tiễn của môn học
Đối tượng nghiên cứu và nội dung của môn học Công nghệ phản ánh các đồ đạc trong
gia đình có thể trục quan được trong thực tiễn sinh hoạt hàng ngày như: Kim chỉ, bàn ghế,
hoa, lá, cành, xong nồi, bát đũa... đây là những dụng cụ phục vụ cho cuộc sống hàng ngày
của chúng ta. Đây là những kiến thức rất thiết thực và gắn liền với cuộc sống vì vậy môn
Công nghệ đáp ứng những nhu cầu trên của xã hội..
1.3.2.3. Tính tổng hợp- tích hợp
Tình tổng hợp thể hiện ở chỗ nội dung kiến thức của môn Công nghệ được xây dựng
trên nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp. Nhờ có đặc điểm này mà môn học mang trong nó tiềm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
15
năng giáo dục kĩ thuật tổng hợp to lớn, tạo điều kiện cho giáo viên có khả năng phân tích;
khai thác trong từng nội dung cụ thể.
1.3.2.4. Ngôn ngữ và thuật ngữ kĩ thuật
Dựa trên việc sử dụng ngôn ngữ chung là: lời nói và chữ viết, tranh vẽ, sơ đồ,... Trong
quá trình giảng dạy, giáo viên phải sử dụng chính xác các thuật ngữ qui trình, các khái niệm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Dạy học tích cực hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo nói chung và chất
lượng dạy học môn công nghệ nói riêng. Vấn đề tích cực hóa học tập của HS trong dạy hoc
môn công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt. Việc làm này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển
trí tuệ cho HS, kích thích tư duy của các em, nâng cao hứng thú học tập môn công nghệ.
Trên cơ sở bồi dưỡng những phẩm chất trí tuệ, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ, tính
tích cực, tính độc lập, sáng tạo của tư duy ...
Trong số những biện pháp tích cực hóa, sử dụng trò chơi kỹ thuật dạy học được xem là
một trong những kỹ thuật dạy học hiệu quả nhằm tạo ra một quá trình tương tác, thu hút
động viên HS tham gia và hợp tác để nâng cao tính chủ thể và tự giác tạo cơ hội 31 cho các
em thực hành vận dụng những kinh nghiệm, những tri thức đã học vào trong thực tiễn
…góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 6 TẠI
TRƯỜNG THCS MƯỜNG BÚ
2.1. Thông tin chung về khảo sát thực trạng
2.1.1. Vài nét về khách thể điều tra
Nhiệm vụ nghiên cứu thực về việc dạy học môn Công nghệ 6 tại trường THCS Mường
Bú là xác định nội dung hiểu biết và nhận thức của giáo viên và học sinh về việc dạy học
theo định hướng dựa trên phương pháp sử dụng trò chơi vào dạy học, những kết quả đạt
được và hạn chế tìm ra nguyên nhân rồi từ đó đề xuất những giải pháp để đổi mới PPDH tại
trường.
Nội dung nghiên cứu thực trạng hướng vào một số nội dung chủ yếu sau:
* Đối với giáo viên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
16
Tôi đã tiến hành khảo sát 2 giáo viên với số phiếu điều tra thu được là 2 phiếu. Các
giáo viên đều giảng dạy môn Công nghệ tại trường THCS Mường Bú, những giáo viên này
có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trở lên
* Đối với học sinh
Tôi đã tiến hành khảo sát 100 HS lớp 6 đang học tại trường THCS Mường Bú. Số
phiếu thu được 80 phiếu gồm 30 HS nam và 50 HS nữ.
2.1.2. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát thực trạng dạy và học CN theo định hướng sử dụng trò chơi trong dạy học
nhằm tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của việc dạy học CN chưa đạt được hiệu quả, qua
đó lấy nó làm cơ sở thực tiễn để đề xuất quy trình dạy học CN theo định hướng sử dụng trò
chơi trong dạy học đề đạt hiệu quả cao.
2.1.3. Nội dung khảo sát
Mức độ hứng thú trong việc học môn Công nghệ của học sinh
Chất lượng dạy học môn Công nghệ của giáo viên THCS
Việc sử dụng PPDH trong môn CN của giáo viên
Việc dạy học theo định hướng dựa trên sử dụng trò chơi trong dạy học trong môn CN
6 của GV.
2.1.4. Công cụ khảo sát và đánh giá
Sử dụng phiếu điều tra dành cho Giáo viên( Phụ lục 1 ) và Học sinh ( Phụ lục 2 ). Kết
quả điều tra là cơ sở của phần thực trạng.
2.2. Thực trạng dạy và học môn Công nghệ 6 tại trường THCS Mường Bú
2.2.1. Thực trạng môn Công nghệ 6 của HS lớp 6 ở trường THCS Mường Bú
2.2.1.1 Trách nhiệm của thầy (cô)khi giảng dạy trong các giờ học Công nghệ
Để điều tra về trách nhiệm của thầy (cô) đối với các giờ dạy trong môn Công nghệ 6
tôi đã sử dụng 5 câu hỏi (phụ lục 1). Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.1: Mức độ trách nhiệm của thầy (cô) trong các giờ dạy môn Công nghệ
Nội dung Mức độ Số ý kiến Tỷ lệ
Rất nhiệt tình, tạo hứng thú cho người học MĐ 1 5 7,1%
Thường xuyên khai thác kiến thức vận dụng
vào cuộc sống, kỹ thuật
MĐ 2 10 14,3%
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
17
Chỉ truyền đạt nội dung sách giáo khoa MĐ 3 45 64,3%
Dạy qua loa cho hết chương trình MĐ 4 10 14,3%
Hình 2.1 : Biểu đồ về mức độ trách nhiệm của GV trong giảng dạy môn Công nghệ
Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy được mức độ nhiệt tình, tạo hứng thú cho người học
trong phần này còn chiếm tỷ lệ thấp, đối với việc khai thác kiến thức, vận dụng vào cuộc
sống kỹ thuật cũng không được thường xuyên lắm. Chiếm tỷ lệ khá cao GV chỉ truyền đạt
kiến thức nội dung có trong SGK như vậy lượng thông tín kiến thức không được phong phú
cho lắm đôi khi làm cho các em thấy nhàm chán. Bên cạnh đó việc nhiều tiết giảng GV chỉ
dạy qua loa cho hết tiết càng làm cho các em thấy bộ môn này chỉ là môn phụ như vậy làm
giảm đi hứng thú với bộ môn mà cần liên hệ thực tiễn nhiều.
Thực trạng trên cho thấy do GV vẫn chưa hiểu rõ được vai trò của mình và chưa nâng
cao được kiến thức trong bài dạy để HS được lôi cuốn hơn, chính GV đã không tạo cho HS
tinh thần học và không cho HS thấy sự nhiệt huyết của GV trong bài dạy.
Cần nâng cao nhận thức của GV ( người dạy ) trước tiên, cần thay đổi phương pháp
dạy học cho phù hợp vói xu thế thời đại.
2.2.1.2 .Để điều tra về việc GV có sử dụng trò chơi kỹ thuật trong mỗi bài dạy.
Tôi đã sử dụng 5 câu hỏi (phụ lục 1) trong phiếu điều tra kết quả thu được như sau:
Bảng 2.2: GV sử dụng trò chơi kỹ thuật trong bài giảng môn Công nghệ
TT Nội dung trả lời Sốý kiến Tỷ lệ
1 Rất thường xuyên 2 2,9%
2 Thường xuyên 22 31,4%
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
18
3 Thỉnh thoảng 35 50%
4 Không bao giờ 11 15,7%
Hì
nh
2.2
:
Biể
u
đồ
G
V
sử
dụ
ng trò chơi kỹ thuật trong bài giảng môn Công nghệ
Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy tỷ lệ rất thường xuyên và thường xuyên sử dụng trò chơi
trong bài là ít, thỉnh thoảng trò chơi mới được áp dụng trong bài chiếm tỷ lệ cao.
Đa số GV đang quen thói quen dạy nhanh, dạy nhàn, chưa thực sự đầu tư vào việc
soạn giáo án và tự tìm tòi các biện pháp đổi mới gây hứng thú cho học sinh trong quá trình
dạy học.
Qua đó thấy được cần tăng cường việc sử dụng trò chơi trong dạy học qua đó sẽ lôi
cuốn được người học gây hứng thú cho môn học làm cho các tiết học trở nên không còn
nhàm chán mà các em còn thấy được có ích hơn trong đời sống thực tiễn. Bên cạnh đó một
số em qua điều tra cho rằng các thầy (cô) không đưa trò chơi vào bài học như vậy thầy (cô)
cần điều chỉnh đưa các vấn đề sát với thực tiễn quen thuộc với các em qua đó kích thích tính
sáng tạo, khả năng tư duy của các em.
2.2.1.3. Để tìm hiểu thái độ của HS khi tổ chức các trò chơi kỹ thuật .
Sử dụng 12 câu hỏi (phụ lục 2) trong phiếu điều tra kết quả thu được như sau:
Bảng 2.3: Thái độ của HS khi chơi các trò chơi
TT Nội dung câu trả lời Số ý kiến Tỷ lệ
MĐ1 Rất hứng thú, nhiệt tình tham gia 30 7,1%
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
19
MĐ2 Hứng thú 20 14,3%
MD3 Thấy hay nhưng không giám tham gia 40 64,3%
MĐ4 Không quan tâm đến trò chơi 10 14,3%
Nhận xét: Nhìn trên biểu đồ ta thấy đa số các em đều không hứng thú với nội dung
môn công nghệ 6. Điều này do nội dung giảng dạy còn nghèo nàn, phương pháp giảng dạy
chưa phát huy tính tích cực của học sinh và giáo viên không sử dụng phương tiện dạy học
trong qua trình giảng dạy. Để khắc phục thực trạng trên, giáo viên phải tích cực sự dụng
phương tiện dạy họcđặc biệt là trò chơi kỹ thuật trong giảng dạy môn công nghệ 6.
2.2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và sử dụng trò chơi kỹ thuật trong
dạy học môn công nghệ
2.2.1.4.1. Thuận lợi: Qua quá trình nghiên cứu thực trạng chúng tôi nhận thấy vấn đề xây
dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn công nghệ có một số thuận lợi sau:
1) Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn công nghệ có trình độ chuyên môn tốt. Hầu hết
các GV đều tham gia giảng dạy rất lâu năm. Với trình độ và kinh nghiệm giảng dạy đó họ
có khả năng nắm bắt đặc điểm, tâm sinh lý, nhận thức …. của HS được tốt hơn và việc xây
dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học cũng thuận lợi hơn.
2) Tổ chuyên môn có sự đoàn kết cao, luôn có sự phối hợp, bàn bạc, học hỏi kinh
nghiệm của nhau, thống nhất với nhau trong các hoạt động chuyên môn. Các
GV luôn quan tâm đến vấn đề tích cực hóa trong dạy học, cũng như nghiên cứu các biện
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
20
pháp, kỹ thuật dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học. Các GV đều nhận thức
đúng đắn về sự cần thiết của việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn công
nghệ.
3) Số lượng giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu trên Internet liên quan đến dạy học
môn công nghệ khá nhiều là cơ sở để GV có thể tham khảo, kế thừa, thiết kế, sáng tạo các
loại trò chơi dạy học sao cho phù hợp với nội dung bài học, môn học để khai thác vốn hiểu
biết của HS cũng như các kỹ năng phân tích, đánh giá của họ.
4) Qua cách đánh giá ở trên chúng tôi nhận thấy đã có những HS có ý thức tốt, tích
cực, độc lập trong học tập, đây là cơ sở để GV sử dụng các trò chơi trong dạy học nhằm lôi
cuốn các HS này và thông qua họ để tạo ra bầu không khí tương tác tốt trong học tập.
2.2.1.4.2. Những khó khăn khi xây dựng thiết kế và sử dụng trò chơi kỹ thuật dạy học
trong dạy học môn công nghệ.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, khi xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong
dạy học môn công nghệ vẫn còn một số khó khăn, tồn tại cần phải giải quyết.
1) Số lượng HS thụ động trong học tập còn rất nhiều không khí học tập chưa tốt, bên
cạnh đó vẫn còn hiện tượng HS học “đối phó” .
2) Nhiều HS không có sự tìm tòi tài liệu để phát triển tri thức.
3) Số lượng HS quá đông đa số là con em dân tộc thiểu số dễ bị ảnh hưởng mặt tâm lý
như: rụt rè, e ngại, không mạnh dạn tự tin đứng phát biểu trước đám đông.
4) Do số lượng SV đông, không gian hoạt động chật hẹp dẫn đến việc tổ chức các trò
chơi học tập cũng như trong quá trình chơi của SV bị hạn chế, việc bao quát lớp của GV là
rất khó nên số lượng trò chơi được tổ chức còn rất ít.
5) GV vẫn chưa đầu tư nhiều vào việc thiết kế các loại trò chơi dạy học cho sinh viên.
Vì tài liệu thiết kế các loại trò chơi dạy học chủ yếu là dành cho độ tuổi mầm non, tiểu học
rất nhiều còn đối tượng là HS THCS thì rất ít đầu sách tham khảo.
6) Tuy trò chơi có những tác dụng to lớn trong việc kích thích tính tích cực học tập của
HS, nhưng kết quả khảo sát cho thấy việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn CN
cho HS còn rất ít, đôi khi không có. Các loại trò chơi được thiết kế còn đơn điệu, hình thức
tổ chức trò chơi chưa hấp dẫn nên đôi khi chưa thu hút được tất cả HS cùng chơi. Ngoài ra,
việc tổ chức trò chơi dạy học có thu hút được HS hay không? Có tạo nên hứng thú cho HS
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
21
không? Điều này còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực tổ chức các trò chơi của GV.
Kết luận chương 2
Qua việc điều tra, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát thực trạng xây dựng và sử dụng
trò chơi trong dạy học môn CN , chúng ta nhận thấy rằng: hầu hết GV và HS nhận thức
đúng đắn về sự cần thiết của việc tổ chức các trò chơi dạy học trong quá trình dạy học môn
CN.
Các GV đã có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng và sử dụng trò
chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS và hoạt động này đã cho
được một số kết quả. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và sử dụng trò chơi cũng còn
nhiều tồn tại cần phải giải quyết.
- Đây là cơ sở thực tiễn rất có giá trị là tiền đề, căn cứ để chúng ta xây dựng các trò
chơi dạy học cũng như các biện pháp, quy trình sử dụng trò chơi nhằm phát huy tính tích
cực học tập của HS, góp phần nâng cao kết quả học tập môn Công nghệ.
CHƯƠNG III. HỆ THỐNG CÁC TRÒ CHƠI KỸ THUẬT DẠY HỌC TRONG
MÔN CÔNG NGHỆ 6 VÀ ÁP DỤNG VÀO GIẢNG DẠY.
3.1 Cơ sở xây dựng và các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi kỹ thuật trong dạy học
môn công nghệ 6
3.1.1 Cơ sở xây dựng trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn công nghệ 6.
Để xây dựng trò chơi kỹ thuật dạy học phục vụ cho việc dạy học môn CN 6. Cần
căn cứ vào các tiêu chí sau:
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, phương pháp của bài học
Căn cứ vào logic của quá trình dạy học trên lớp
Căn cứ vào cách phân loại trò chơi trong dạy học (đã trình bày ở phần cơ sở lý luận
của đề tài).
Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tiễn dạy học môn CN 6 ở trường THCS Mường Bú.
3.1.2 Các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn CN 6
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1. Chúng tôi thiết kế các
trò chơi dạy học dựa trên một số nguyên tắc sau
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
22
Đảm bảo tính mục đích: Mục đích của trò chơi là phát huy tính tích cực học tập của
HS. Vì vậy nhiệm vụ chơi, luật chơi và hành động của trò chơi đòi hỏi HS phải sử dụng các
giác quan, các thao tác trí tuệ, đặc biệt là thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát
hóa, trừu tượng hóa, để lĩnh hội kiến thức của bài học, môn học.
Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi: Mỗi trò chơi học tập phải là trò chơi
đích thực, thực sự hấp dẫn, kích thích tính tích cực, tự lập, sáng tạo của HS. Những trò chơi
nhằm tích cực hóa hoạt động học tập cho HS phải tạo cơ hội cho các em hứng thú, tự
nguyện tham gia vào trò chơi, tích cực vận dụng vốn hiểu biết và năng lực trí tuệ của mình
để giải quyết nhiệm vụ học tập trong những hoàn cảnh chơi sinh động với yếu tố thi đua lẫn
nhau..
Đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển: Các trò chơi được sắp xếp từ đơn giản đến
phức tạp, từ dễ đến khó, tạo thành một hệ thống gồm các nhóm trò chơi nhằm nâng cao
năng lực phát triển trí tuệ của HS.
Đảm bảo tính đa dạng: Các trò chơi hệ thống phải đa dạng, phong phú tạo cơ hội cho
HS thực hành, vận dụng vốn hiểu biết thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và khả năng tư duy
của họ để giải quyết nhiệm vụ học tập trong những tình huống chơi đa dạng, phong phú.
3.2 Quy trình Thiết kế và vận dụng bài giảng có sử dụng trò chơi kỹ thuật trong dạy
học môn công nghệ 6.
Các nhóm trò chơi dạy học: Dựa trên cơ sở các căn cứ và các nguyên tắc đã nêu ở
trên, hệ thống trò chơi dạy học được thiết kế trong đề tài nghiên cứu này gồm 3 nhóm trò
chơi chính được xếp theo 3 hướng như sau:
Nhóm các trò chơi giới thiệu nội dung mới (gây hứng thú nhận thức)
Nhóm trò chơi tìm hiểu tri thức (lĩnh hội tri thức mới)
Nhóm trò chơi củng cố ôn tập
Nhóm 1: Nhóm trò chơi giới thiệu nội dung mới
Những trò chơi này có thể sử dụng khi bắt đầu vào 1 tiết học, nó có tác dụng khởi động
tư duy của HS, dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung, học tập một cách tự nhiên, thoải mái và vui
vẻ. Không chỉ vậy, trò chơi này còn được sử dụng khi chuyển tiếp sang một nội dung mới
trong giờ học. Cách chuyển tiếp này giúp HS thay đổi trạng thái, kích thích hoạt động trí tuệ
để đạt được mục tiêu bài học.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
23
Nhóm 2: Nhóm trò chơi lĩnh hội tri thức mới
Dựa vào quan điểm “Vùng phát triển gần nhất” những loại trò chơi này nhằm
huy động vốn hiểu biết của HS. Qua trò chơi này, giúp HS nắm được trình độ nhận thức
hiện tại của HS mà đưa ra các yêu cầu cao hơn hướng đến vùng phát triển gần nhất. Để sử
dụng loại trò chơi này, GV phải linh hoạt trong quá trình tổ chức vì mỗi em có sự nhận thức
khác nhau.
Nhóm 3: Nhóm trò chơi củng cố ôn tập
Những trò chơi trong nhóm này được sử dụng sau khi HS đã được học một nội dung
hoặc kỹ năng nào đó, những kiến thức hoặc kỹ năng đã học là cơ sở để HS thực hiện những
trò chơi này. Để tham gia được trò chơi và mong muốn chiến thắng, HS phải tích cực huy
động trí nhớ, tư duy và khả năng phản ứng nhanh của mình. Điều đó, sẽ giúp HS củng cố
kiến thức, luyện tập kỹ năng một cách tự nhiên, tự giác và tích cực. Ngoài cách phân loại
như trên, còn có thể phân loại các trò chơi thành nhóm trò chơi trí tuệ, nhóm trò chơi vận
động, nhóm trò chơi phối hợp trí tuệ và vận động … Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của
mình, chúng tôi chỉ đưa ra những trò chơi mang tính chất định hướng cho các bài học mà
chưa đi sâu vào tất cả các nhóm tiểu tiết trò chơi.
3.3. Thiết kế một số trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn CN6
1) Trò chơi ai nhanh hơn: Áp dụng phần mở bài
Thiết kế dạy học cho bài 8 “ Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình”
GV: Tổ chức chơi trò chơi : “Ai nhanh hơn” chia lớp làm 4 nhóm mỗi nhóm cử 1 bạn
lên bảng viết. Thời gian thực hiện trong 2 phút nhóm nào viết được nhiều, nhanh nhất nhóm
đó thắng cuộc. Nội dung câu hỏi như sau: Em hãy kể tên các đồ đạc trong gia đình em?
Qua trò chơi này sẽ hướng học sinh vào bài vậy các đồ đạc các em vừa kể ra rất nhiều
vậy trong gia đình chúng ta đã sắp xếp gọn gàng chưa? Và xếp xếp như thế nào cho hợp lí ta
cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Qua nội dung trò chơi này GV vừa tạo tâm thế cho lớp học không khí thoải mái, hứng
khởi, vừa tạo sự tò mò cho học sinh hướng vào nội dung bài học.
Thiết kế dạy học cho bài 12: “ Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa”
GV: Tổ chức chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn” chia lớp làm 4 nhóm mỗi nhóm cử 1 bạn
lên bảng viết. Thời gian thực hiện trong 3 phút nhóm nào viết được nhiều, nhanh nhất nhóm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
24
đó thắng cuộc. Nội dung câu hỏi như sau: Em hãy liệt kê các loại hoa, cây cảnh dùng trong
trang trí nhà ở?
Qua nội dung trò chơi này GV vừa tạo tâm thế cho lớp học không khí thoải mái, hứng
khởi, vừa tạo sự tò mò cho học sinh hướng vào nội dung bài học biết được các loại cây cảnh
và ý nghĩa của cây cảnh dùng trong trang trí nhà ở.
2) Trò chơi ô chữ: Áp dụng cho phần củng cố bài học.
Thiết kế dạy học cho bài 8 “Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình ”
GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Giải ô chữ” Cho học sinh mở lần lượt các ô chữ hàng
ngang, ai trả lời nhanh mở ô chính xác thì sẽ được cộng điểm, sau khi mở các ô chữ hàng
ngang xong sẽ tìm giải ô chữ bí mật, bạn nào giải được sẽ được cộng 10 diểm.
Qua trò chơi này sẽ khắc sâu kiến thức cho học sinh hơn.
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
4
3
2
1
5
6
7
L Ũ
L
P
Đ Ẹ
L P
Đ
K O
N
Í Á
Đ
L P
Đ Đ
I
S P
P
Ắ Ế
X
L S
P
Đ Đ
I A X P
L S
P
Đ Đ
I A X P E
Y N
N
Ê Ĩ
T H
L S
P
Đ Đ
I A X P P
E O
P N
Ò
H G
N G Ủ
G C
C
Ó Ọ
H T Ậ P
L S
P
Đ Đ
I A X P H
P
E O
O C A
S P
P
Ắ Ế
X Đ Ồ Đ P
C
Ạ Ợ
H L Í
Thiết kế dạy học cho bài 10 “ Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp”
GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Giải ô chữ” Cho học sinh mở lần lượt các ô chữ hàng
ngang, ai trả lời nhanh mở ô chính xác thì sẽ được cộng điểm, sau khi mở các ô chữ hàng
ngang xong sẽ tìm giải ô chữ bí mật, bạn nào giải được sẽ được cộng 10 diểm.
Qua trò chơi này sẽ khắc sâu kiến thức cho học sinh hơn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
25
Thiết kế dạy học cho bài 18 “ Các phương pháp chế biến thực phẩm”
GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Rung chuông vàng” chuẩn bị các gói câu hỏi về các món
ăn sau đó mở lần lượt các gói câu hỏi để học sinh trong lớp trả lời viết kết quả ra tờ giấy A4
Em nào đúng chơi tiếp cứ tiếp tục như vậy cho đến câu hỏi cuối cùng.
Qua trò chơi này sẽ khắc sâu kiến thức cho học sinh hơn.
Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
Câu hỏi 3
Câu hỏi 4
Câu hỏi 8
Câu hỏi 12
Câu hỏi 16
Câu hỏi 15
Câu hỏi 11
Câu hỏi 7
Câu hỏi 6
Câu hỏi 5
Câu hỏi 9
Câu hỏi 13
Câu hỏi 14
Câu hỏi 10
Câu hỏi 20
Câu hỏi 17 Câu hỏi 19
Câu hỏi 18
3) Trò chơi câu đố (liên quan đến nội dung bài học)
Thiết kế dạy học cho bài 18 “ Nấu ăn trong gia đình”
GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Giải đố” nêu câu đố để học sinh suy nghĩ trả lời
Thân em cô chủ mang về,
Băm làm trăm mảnh, hòa vào bột thơm.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
26
Bắt em làm bạn với tôm,
Cho bơi “nước lạ” thành ra tên người – Bánh gì?
Đáp án: Bánh tôm
Qua trò chơi này học sinh sẽ biết cách chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và áp
dụng phương phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo. Đồng thời thông qua trò
chơi này giúp học sinh hứng thú tập tung vào bài hơn, tránh nhàm chán.
4) Trò chơi gợi ý từ có kèm theo hình
Thiết kế dạy học cho bài 10 “ Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp”
GV: Chuẩn bị các hình ảnh kèm theo lời gợi ý có liên quan đến nội dung bài học.
Cách chơi: GV lần lượt đưa ra từng hình ảnh. Mỗi hình đều có từ gợi ý liên
quan đến nội dung cần tìm hiểu. Trong vòng 10 giây HS nào trả lời đúng từ khóa sẽ
được điểm cộng. Bạn nào trả lời sai sẽ nhường cơ hội cho các bạn còn lại.
Ví dụ: Áp dụng bài giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
Từ khóa: Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
27
Qua trò chơi này học sinh vừa lĩnh hội được kiến thức mới vừa biêt được sự cần thiết
của việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
5)Trò chơi lựa chọn phương án đúng:
Thiết kế dạy học cho bài 15 “ Cơ sở của ăn uống hợp lí”
GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất, đúng nhất” Cho hệ thống nội dung câu hỏi
có nhiều đáp án cho học sinh lựa chọn đáp án đúng nhất.
Chất đạm có trong những loại thực phẩm nào?
A. Dừa, đậu, bơ B. Rau, củ, quả
C. Bánh, kẹo, sữa D. Thịt, cá, trứng …
Đáp án đúng : D
Thiết kế dạy học cho bài 16 “ Vệ sinh an toàn thực phẩm”
GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Lựa chọn phương án đúng” Cho hệ thống nội dung câu
hỏi có nhiều đáp án cho học sinh lựa chọn đáp án đúng nhất.
Nhiệt độ an toàn trong nấu nướng là?
A. 50°C – 80°C B. 100°C -115°C
C. 0°C – 37° C D. 20°C – 80°C
Đáp án đúng : B
Thiết kế dạy học cho bài 25 “ Thu nhập của gia đình”
GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Lựa chọn phương án đúng” Cho hệ thống nội dung câu
hỏi có nhiều đáp án cho học sinh lựa chọn đáp án đúng nhất.
Thu nhập bằng tiền gồm:
A. Tiền bán rau, củ, quả B. Tiền bán tôm cá
C. Tiền lương, tiền thưởng, tiền lãi bán hàng... D. Tiền bán heo, gà, vịt
Đáp án đúng : C
Qua các nội dung thiết kế trên GV có thể áp dụng vào bài dạy rất dễ dàng. Đồng thời
khi đã nắm được quy trình thiết kế thì GV có thể thiết kế áp dụng vào rất nhiều nội dung bài
dạy trong sách CN 6.
3.4. Thiết kế bài giảng ( giáo án) có sử dụng trò chơi kỹ thuật.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
28
Giáo án bài 8
SẮP XẾP NHÀ Ở HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Xác định được vai trò quan trọng của nhà ở đối với đời sống con người.
- Biết được cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng hợp lý sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân gọn gàng, ngăn
nắp, gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ và sắp xếp đồ đạc hợp lí.
- THMT: Sắp xếp đồ đạc hợp li trong nhà ở sẽ tạo cho môi trường sống trong nhà ở
thoải mái thuận tiện hơn.
4. Năng lực cần đạt: - Rèn luyện học sinh năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1/Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK – SGV – Soạn bài
- Tranh ảnh về nhà ở hình 2.1 trang 34 sgk, hình 2,2/ sgk trang 36. Dụng cụ dạy học
- Máy chiếu
2/ Học sinh:
- SGK, sưu tầm tranh ảnh, trang trí nội thất trong gia đình.
III. Quá trình tổ chức hoạt động cho học sinh
1. Các hoạt động đầu giờ(5’)
+ Mục tiêu: Tạo cho HS tâm thế thoải mái để vào bài học.
+ Nhiệm vụ: Chơi trò chơi do GV tổ chức
+ Phương thức thực hiện: GV cho HS chơi tò chơi “ Ai nhanh hơn”
+ Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
29
GV: Tổ chức chơi trò chơi : Ai nhanh hơn” chia lớp làm 4 nhóm mỗi nhóm cử 1
bạn lên bảng viết. Thời gian thực hiện trong 2 phút nhóm nào viết được nhiều, nhanh
nhất nhóm đó thắng cuộc. Nội dung câu hỏi như sau: Em hãy kể tên các đồ đạc trong gia
đình em?
HS: Cử đại diện 4 nhóm lên bảng viết Trong thời gian 2 phút.
GV: Thông báo kết thúc trò chơi cử 2 đại diện làm ban giám khảo đếm kết quả
trên bảng nhóm nào ghi được nhiều hơn sẽ thắng cuộc. Phần quà là 1 tràng pháo tay
dành cho nhóm thắng cuộc.
Qua trò chơi này các em thấy đồ đạc các em vừa kể ra rất nhiều vậy trong gia
đình chúng ta đã sắp xếp gọn gàng chưa? Và xếp xếp như thế nào cho hợp lí ta cùng tìm
hiểu nội dung bài học hôm nay.
2. Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người
+ Mục tiêu: Biết được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người
+ Nhiệm vụ: Nghiên cứu sgk, quan sát hình ảnh liên hệ thực tế trả lời câu hỏi
+ Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, thảo luận cặp đôi
+ Sản phẩm: Nêu được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người
+ Tiến trình thực hiện và phương án kiểm tra, đánh giá:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu quan sát hình 2.1 trả lời. Con
người có nhu cầu và đòi hỏi gì trong cuộc
sống hàng ngày?
- Nhà ở có vai trò như thế nào đối với con
người?
- Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung
I. Vai trò của nhà ở đối với đời sống con
người.(15’)
- Hoạt động cá nhân quan sát hình 2.1 trả
lời câu hỏi
- Nhu cầu ăn mặc ở, nghỉ ngơi, hoạt động,
vệ sinh, làm việc, giải trí.
- Hoạt động cặp đôi (2’) phát biểu
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
30
- GV: Nhận xét chốt kiến thức
- Em hãy kể tên các nhu cầu về vật chất và
nhu cầu về tinh thần? Lấy ví dụ?
- Cho điểm nếu học sinh trả lời tốt
- Bổ sung: Nhà ở là nhu cầu cấp thiết của
con người, điều này được hiến pháp và
pháp luật cải thiện, bảo vệ chính đáng.
- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người,
- Bảo vệ con người tránh những tác hại của
thời tiết
- Đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh
thần cho con người.
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
+ Nhu cầu về vật chất: Ăn, mặc ở...
+ Tinh thần: Sự chăm sóc yêu thương của
gai đình lúc ốm đau.
- Nghe hiểu
* Hoạt động 2: Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở
+ Mục tiêu: Biết được cách sắp xếp và phân chia các khu vực trong nhà ở
+ Nhiệm vụ: Nghiên cứu sgk, quan sát hình ảnh liên hệ thực tế trả lời câu hỏi
+ Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, thảo luận cặp đôi, nhóm lớn
+ Sản phẩm: Biết được cách sắp xếp và phân chia các khu vực trong nhà ở
+ Tiến trình thực hiện và phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá HS bằng cho
điểm miệng khi HS liên hệ tốt
- Yêu cầu học sinh liệt kê một số đồ đạc
chính của gia đình?
- Phải sắp xếp đồ đạc sao cho dễ thấy, dễ
II. Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà
ở.(19’)
- Thảo luận cặp đôi (2’)trả lời câu hỏi
- Giường ngủ, tủ kệ, giá sách, bàn ghế
uống nước, bàn thờ, tủ quần áo, gương
soi, xe đạp, xe máy, bàn học, tủ đầu
giường
1. Phân chia các khu vực sinh hoạt trong
nơi ở của gia đình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
31
nhìn, dễ tìm
- Kể tên những hoạt động sinh hoạt bình
thường của gia đình?
- Nhận xét chốt kiến thức
- Những hoạt động chính của mọi gia
đình phải được bố trí phân chia các khu
vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình.
GV giải thích thêm: Phân chia các khu vực
của nơi ở hợp lí, bố trí nhà ở thành thị,
nông thôn, nhà ở của đồng bào dân tộc phù
hợp với từng điều kiện sống sẽ tạo cho môi
trường sống trong nhà ở thoải mái, thuận
tiện tránh được ô nhiễm môi trường (Khói,
bụi…) bảo vệ sức khoẻ con người.
- Em hãy liên hệ sự phân chia khu vực tại
gia đình em?
* Tích hợp môi trường: Việc sắp xếp đồ
đạc hợp lí trong nhà ở có tác dụng gì?
- Cho điểm nếu học sinh liên hệ tốt
- Hoạt đông cá nhân trả lời câu hỏi
- Khu sinh hoạt chung
- Khu thờ cúng
- Khu ngủ, nghỉ
- Khu bếp
- Khu vệ sinh
- Khu kho, để xe
- Nghe hiểu
- Tự liên hệ rồi cho nhận xét
Ăn, ngủ, học tập, làm vệ sinh cá nhân, vệ
sinh chung
- Thảo luận nhóm 4 (2’) trả lời câu hỏi
- Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở sẽ tạo
cho môi trường sống trong nhà ở thoải mái
thuận tiện hơn.
3. Củng cố - luyện tập(5’)
- Nêu các hoạt động của bản thân tại gia đình?
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
32
HS: Như ăn mặc ở, nghỉ ngơi, hoạt động, vệ sinh, làm việc, giải trí.
? Liên hệ việc phân chia khu vực hoạt động của gia đình đã hợp lý chưa
- Liên hệ
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’)
- Học thuộc lòng ghi nhớ
- Vị trí và vai trò của nhà ở đối với đời sống con người
- Các yêu cầu sắp xếp nhà ở hợp lý
- Sự phân chia khu vực trong gia đình.
Giáo án bài 10: GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ NGĂN NẮP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Cần phải làm gì để nhà ở luôn sạch sẽ ngăn nắp
- Biết được những công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
2. Kỹ năng: Quan sát hình vẽ
- Liên hệ thực tế những việc cần làm để nhà ở, nơi học tập sạch sẽ ngăn nắp đảm bảo
vệ sinh, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
3. Thái độ:
- Rèn luyện ý thức lao động có trách nhiệm với việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Tạo nếp sống thói quen ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Giữ gìn vệ sinh và dọn dẹp nhà ở thường xuyên.
4. Năng lực cần đạt:
- Rèn luyện học sinh năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
Nghiên cứu SGK, SGV Tranh ảnh nhà ở ngăn nắp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
33
2. Học sinh:
- Dụng cụ học tập
- Nghiên cứu bài ở nhà.
III. Quá trình tổ chức hoạt động cho học sinh
1. Các hoạt động đầu giờ(5’)
+ Mục tiêu: Tạo cho HS tâm thế thoải mái để vào bài học.
+ Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi GV.
+ Phương thức thực hiện: GV cho HS Hoạt động cặp đôi.
+ Sản phẩm: Câu trả lời của HS
+ Tiến trình thực hiện và phương án kiểm tra, đánh giá:
GV: Khi em bước vào một ngôi nhà hay một căn phòng tuy giản dị nhưng sạch sẽ,
ngăn nắp và một phòng bừa bộn, bẩn thỉu, em có cảm giác như thế nào?
HS: Trả lời câu hỏi
GV vào bài: Để biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp, tác dụng của nhà ở sạch
sẽ ngăn nắp ta cùng nghiên cứu nội dung bài học hôm nay. .
2. Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
+ Mục tiêu: - Biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
+ Nhiệm vụ: Nghiên cứu sgk, quan sát hình ảnh liên hệ thực tế trả lời câu hỏi
+ Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm 4
+ Sản phẩm: - Biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
+ Tiến trình thực hiện và phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá cho điểm qua
phần liên hệ của học sinh
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát tranh hình 28, 29/
SGK thảo luận nhóm 4 ( 2’). Em có nhận
xét gì về nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và nhà ở
lộn xộn thiếu vệ sinh?
- Yêu cầu đại diện nhóm trả lời
I/ Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp (15’)
- Hoạt động cá nhân quan sát hình ảnh
- Thảo luận nhóm 4 (2’)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
34
- Nhận xét bổ sung
- Thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
- Nhận xét, chốt kiến thức
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế quan sát trong
và ngoài lớp học đã sạch sẽ chưa?
- Cho điểm nếu học sinh liên hệ tốt
- Đại diện nhóm trả lời
- Hình 28: Thể hiện quang cảnh ngoài và
trong nhà ở được sắp xếp một cách gọn
gàng, sạch sẽ ngăn nắp.
- Hình 29: Thể hiện quang cảnh ngoài và
trong nhà ở không vệ sinh bên ngoài bẩn,
đồ đạc trong nhà bừa bãi
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Phát biểu
- Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là nhà có môi
trường sống luôn luôn sạch, đẹp và thuận
tiện, khẳng định có sự chăm sóc và giữ gìn
của bàn tay con người
- Liên hệ việc vệ sinh của lớp trong và
ngoài lớp học.
* Hoạt động 2: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
+ Mục tiêu: - Biết được sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp, các công
việc là để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
+ Nhiệm vụ: Nghiên cứu sgk, quan sát hình ảnh liên hệ thực tế trả lời câu hỏi
+ Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân,cặp đôi, thảo luận nhóm lớn
+ Sản phẩm: - Biết được sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp, các công
việc là để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
+ Tiến trình thực hiện và phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá cho điểm qua
phần liên hệ của học sinh
GV: Tổ chức chơi trò chơi: “Nhìn hình
ảnh đoán nội dung”
GV: Chiếu hình ảnh ngôi nhà lộn sộn,
thiếu vệ sinh, hình ảnh về người bị bệnh...
lên sau đó cho HS đoán qua hình ảnh mở
ra từ khóa gì?
- Một ngôi nhà chịu ảnh hưởng của những
yếu tố nào?
II/ Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp (19’)
1/ Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ
ngăn nắp
- Tham gia chơi trò chơi
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
+ Thiên nhiên, môi trường: lá cây, bụi bẩn..
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc
Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc

More Related Content

What's hot

Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănnataliej4
 
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...Man_Ebook
 
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...nataliej4
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcDiu Diu
 
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
 
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Trọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
 
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ ThôngKhoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
 
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyệnĐề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lực
 
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
 
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinhHệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
 
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
 
Biện Pháp Phát Triển Kĩ Năng Đọc Cho Học Sinh Lớp 2 Trường Tiểu Học An Bình B...
Biện Pháp Phát Triển Kĩ Năng Đọc Cho Học Sinh Lớp 2 Trường Tiểu Học An Bình B...Biện Pháp Phát Triển Kĩ Năng Đọc Cho Học Sinh Lớp 2 Trường Tiểu Học An Bình B...
Biện Pháp Phát Triển Kĩ Năng Đọc Cho Học Sinh Lớp 2 Trường Tiểu Học An Bình B...
 
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đLuận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
 
Thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ...
Thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ...Thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ...
Thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ...
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Luận án: Kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non
Luận án: Kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm nonLuận án: Kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non
Luận án: Kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
 

Similar to Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc

Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty One...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại  Công Ty One...Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại  Công Ty One...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty One...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Dịc...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Dịc...Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Dịc...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Dịc...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc (20)

Phân tích quy trình tuyển dụng nhân sự khoa quản trị kinh doanh trường Đại họ...
Phân tích quy trình tuyển dụng nhân sự khoa quản trị kinh doanh trường Đại họ...Phân tích quy trình tuyển dụng nhân sự khoa quản trị kinh doanh trường Đại họ...
Phân tích quy trình tuyển dụng nhân sự khoa quản trị kinh doanh trường Đại họ...
 
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty One...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại  Công Ty One...Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại  Công Ty One...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty One...
 
Đồ án tính toán – thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa bình dư...
Đồ án tính toán – thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa bình dư...Đồ án tính toán – thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa bình dư...
Đồ án tính toán – thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa bình dư...
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất In ấn T...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất In ấn T...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất In ấn T...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất In ấn T...
 
Nâng cao hiệu quả xuất khẩu ngành thủy sản sang thị trường Châu Âu.doc
Nâng cao hiệu quả xuất khẩu ngành thủy sản sang thị trường Châu Âu.docNâng cao hiệu quả xuất khẩu ngành thủy sản sang thị trường Châu Âu.doc
Nâng cao hiệu quả xuất khẩu ngành thủy sản sang thị trường Châu Âu.doc
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa Điện Điện Tử Đại Học Nha Trang.docx
Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Khoa Điện Điện Tử Đại Học Nha Trang.docxChuyên Đề Tốt Nghiệp  Khoa Điện Điện Tử Đại Học Nha Trang.docx
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa Điện Điện Tử Đại Học Nha Trang.docx
 
Phân tích hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty giải pháp ô tô Bình...
Phân tích hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty giải pháp ô tô Bình...Phân tích hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty giải pháp ô tô Bình...
Phân tích hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty giải pháp ô tô Bình...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Phi T...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Phi T...Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Phi T...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Phi T...
 
Báo Cáo Xây Dựng Chiến Lược Pr Cho Khách Hàng Sunsilk Của Công Ty Click.docx
Báo Cáo Xây Dựng Chiến Lược Pr Cho Khách Hàng Sunsilk Của Công Ty Click.docxBáo Cáo Xây Dựng Chiến Lược Pr Cho Khách Hàng Sunsilk Của Công Ty Click.docx
Báo Cáo Xây Dựng Chiến Lược Pr Cho Khách Hàng Sunsilk Của Công Ty Click.docx
 
Giải pháp nâng cao chế độ đãi ngộ nhân sự tại Công ty Xây dựng Tư vấn Đầu tư ...
Giải pháp nâng cao chế độ đãi ngộ nhân sự tại Công ty Xây dựng Tư vấn Đầu tư ...Giải pháp nâng cao chế độ đãi ngộ nhân sự tại Công ty Xây dựng Tư vấn Đầu tư ...
Giải pháp nâng cao chế độ đãi ngộ nhân sự tại Công ty Xây dựng Tư vấn Đầu tư ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Dịc...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Dịc...Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Dịc...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Dịc...
 
Phân tích quy trình bán hàng tại Công ty Thiết bị sự kiện Sài Gòn, 9 điểm.docx
Phân tích quy trình bán hàng tại Công ty Thiết bị sự kiện Sài Gòn, 9 điểm.docxPhân tích quy trình bán hàng tại Công ty Thiết bị sự kiện Sài Gòn, 9 điểm.docx
Phân tích quy trình bán hàng tại Công ty Thiết bị sự kiện Sài Gòn, 9 điểm.docx
 
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhân lực tại Công ty Vinh Vân Minh Vâ...
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhân lực tại Công ty Vinh Vân Minh Vâ...Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhân lực tại Công ty Vinh Vân Minh Vâ...
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhân lực tại Công ty Vinh Vân Minh Vâ...
 
Báo cáo thực tập Khoa Bảo hiểm Trường Đại học Thủ Dầu Một.doc
Báo cáo thực tập Khoa Bảo hiểm Trường Đại học Thủ Dầu Một.docBáo cáo thực tập Khoa Bảo hiểm Trường Đại học Thủ Dầu Một.doc
Báo cáo thực tập Khoa Bảo hiểm Trường Đại học Thủ Dầu Một.doc
 
Đánh giá công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty xây dựng Chá...
Đánh giá công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty xây dựng Chá...Đánh giá công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty xây dựng Chá...
Đánh giá công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty xây dựng Chá...
 
Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công Ty T...
Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công Ty T...Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công Ty T...
Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công Ty T...
 
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công...
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công...Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công...
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công...
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Quốc tế ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Quốc tế ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Quốc tế ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Quốc tế ...
 

More from Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 

More from Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docxField Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
 
Internship Report The Analysis Of Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
Internship Report The Analysis Of  Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docxInternship Report The Analysis Of  Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
Internship Report The Analysis Of Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
 
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docxKhóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
 
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
 
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docxBài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
 
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
 
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docxKhóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
 
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docxBáo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
 
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docxLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
 
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
 
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docxTiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docxKhóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docxLuận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Khóa Luận Thiết Kế Trò Chơi Kỹ Thuật Trong Dạy Học Môn Công Nghệ 6.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN ------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KỸ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 6. Ở TRƯỜNG THCS MƯỜNG BÚ –MƯỜNG LA - SƠN LA”. Ngành: Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp SINH VIÊN THỰC HIỆN: Quàng Văn Tía Khóa học: 2020 - 2022 Hưng Yên – Năm 2022
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN ------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KỸ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 6. Ở TRƯỜNG THCS MƯỜNG BÚ –MƯỜNG LA - SƠN LA”. Sinh viên thực hiện : QUÀNG VĂN TÍA Khóa học : 2020 – 2022 Giáo viên hướng dẫn : ĐoànThanh Hòa NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Hưng Yên, ngày ....... tháng ....... năm 2022 Giáo viên hưỡng dẫn ĐoànThanh Hòa NHẬN XÉT GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Hưng Yên, ngày ..... tháng ..... năm 2022 Giáo viên phản biện
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu về kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ trong bất kỳ một khóa luận nào, các thông tin được trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn chính xác. Sơn La, ngày ....... tháng ....... năm 2022 Người thực hiện đề tài Quàng Văn Tía
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè. Trước hết, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa sư phạm kỹ thuật đã cung cấp cho em những kiến thức trong những năm học vừa qua để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Đoàn Thanh Hòa cô giáo trực tiếp hướng dẫn đã nhiệt tình dẫn dắt, tận tâm chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh ở trường Trung học cơ sở Mường Bú đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt công việc điều tra nghiên cứu tại trường. Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, ngày tháng năm 2022 Người thực hiện đề tài Quàng Văn Tía
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Giáo viên GV 2 Học sinh HS 3 Phương pháp dạy học PPDH 4 Sách giáo khoa SGK 5 Trung học cơ sở THCS 6 Công nghệ CN 7 Thực nghiệm TN 8 Đối chứng ĐC 9 Quá trình dạy học QTDH 10 Tình huống TH 11 Mục tiêu MT 12 Tích cực hóa TCH
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................................1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................................................2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ...............................................................2 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...................................................................................................3 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................................3 6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU..............................................................................................3 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................................5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “THIẾT KẾ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KỸ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 6 Ở TRƯỜNG THCS MƯỜNG BÚ –MƯỜNG LA SƠN LA. 1.1.Lý luận về tích cực hóa hoạt động học tập......................................................................5 1.2. Nhữngvấn đề cơ bảntrongtíchcực hóa hoạt độnghọc tập ........................................................................6 1.2.1 Khái niệm về trò chơikỹ thuật............................................................................................6 1.2.2 Chức năng dạy học của trò chơi ........................................................................................8 1.2.3. Phân loại trò chơi................................................................................................................9 1.2.4 Quy tắc sử dụng trò chơi ................................................................................................ 11 1.2.5 Hiệu quả của việc sử dụng trò chơi dạy học để nâng cao tính tích cực học tập .....13. 1.3. Đặc điểm, nội dung môn Công nghệ 6..............................................................................13 1.3.1. Nội dung Công nghệ 6.....................................................................................................13 1.3.2. Đặc điểm Công nghệ 6.....................................................................................................14 1.3.2.1 Tính cụ thể và tính trừu tượng của môn học ........................................................14 1.3.2.2 Tính thực tiễn của môn học ......................................................................................14 1.3.2.3 Tính tổng hợp- tích hợp .............................................................................................14 1.3.2.4 Ngôn ngữ và thuật ngữ kĩ thuật ..............................................................................15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................................................15
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 6 TẠI TRƯỜNG THCS MƯỜNG BÚ..............................................................................................15 2.1. Thôngtinchung về khảosátthực trạng...............................................................................................................15 2.1.1. Vài nét về khách thể điều tra...........................................................................................15 2.1.2. Mục tiêu khảo sát..............................................................................................................16 2.1.3. Nội dung khảo sát.............................................................................................................16 2.1.4. Công cụ khảo sát và đánh giá .........................................................................................16 2.2. Thực trạngdạy và học môn Công nghệ 6 ở trường THCS Mường Bú...............................................16 2.2.1. Thực trạng môn Công nghệ 6 ở trường THCS Mường Bú ........................................16 2.2.1.1 Trách nhiệm của thầy (cô)khi giảng dạy trong các giờ học Công nghệ...............16 2.2.1.2 .Để điều tra về việc GV có sử dụng trò chơi kỹ thuật trong mỗi bài dạy.............. 17 2.2.1.3. Để tìm hiểu thái độ của HS khi tổ chức các trò chơi kỹ thuật ............................ . 18 2.2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và sử dụng trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn công nghệ............................................................................................................19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CÁC TRÒ CHƠI DẠY HỌC TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 VÀ ÁP DỤNG VÀO GIẢNG DẠY.............................................................................................21 3.1 Cơ sở xây dựng và các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn công nghệ 6.. .............................................................................................................21 3.1.1 Xây dựng một số trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn công nghệ 6........................21 3.1.2 Các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn CN 6........21 3.2 Quy trình Thiết kế và vận dụng bài giảng có sử dụng trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn công nghệ 6................................................................................................................22 3.3 Thiết kế một số trò chơi dạy kỹ thuật học trong dạy học môn CN6 ..........................23 3.4. Thiết kế bài giảng ( giáo án) có sử dụng trò chơi kỹ thuật.........................................27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................................42 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................42 1. KẾT LUẬN..............................................................................................................................42 1.1. Về mục tiêu đào tạo.............................................................................................................42 1.2. Về nội dung và chất lượng nội dung học tập....................................................................42 1.3. Về môi trường học tập ........................................................................................................42
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.4. Về kết quả học tập ...............................................................................................................43 2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................................43 2.1. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo..................................................................................43 2.2. Đối với nhà trường ..............................................................................................................43 2.3. Đối với giáo viên .................................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................45 Phụ lục 1 .....................................................................................................................................46 Phụ lục 2 ......................................................................................................................................49
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự phát triển Khoa học- công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt trong thế kỷ 21, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của con người. Sự phát triển khoa học công nghệ làm nền tảng phát triển xã hội, giáo dục, phát triển nền kinh tế tri thức kéo theo việc cần thiết phải có nguồn nhân lực có trình độ cao.Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 , quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục được trình bày có đoạn: “giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi,…” [1] Để thực hiện mục tiêu trên, việc đưa kiến thức khoa học công nghệ vào chương trình giáo dục phổ thông là rất cần thiết: “ Môn học Công nghệ - bộ môn trong chương trình giáo dục của nhà trường Trung học có nhiệm vụ cung cấp cho người học kiến thức ban đầu và rèn luyện các kỹ năng lao động tối thiểu trong cuộc sống tự lập làm cơ sở cho việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp về sau.” [2] Thực tế cho thấy, tình hình học tập môn Công nghệ của học sinh trường THCS hiện nay không đạt kết quả tốt. Theo các em môn học này không phải môn chính, thuộc nhóm không thi tốt nghiệp, không nằm trong các khối thi Đại học nên các em không quan tâm, thái độ học tập môn học này chưa cao. Việc thu hút sự quan tâm, đầu tư thời gian cho các em ở môn học này hết sức cần thiết. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên dạy môn Công nghệ cần phải đối mới phương pháp, làm mới nội dung để góp phần hình thành con người - đủ năng lực và trình độ để tiếp thu tinh hoa, thành tựu khoa học kĩ thuật, đáp ứng được nhu cầu xã hội, giải quyết vấn đề. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện rộng khắp không chỉ ở bậc Đại học, Cao đẳng mà ngay cả bậc Phổ thông, Tiểu học… , cũng cần có sự chuyển đổi sâu sắc hơn nữa. Trong khuyến cáo 21 điểm về chiến lược phát triển giáo dục hiện đại của tổ chức UNESCO cũng chỉ rõ: “thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 2 nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức”. Vì thế mà PPDH truyền thống theo kiểu ban phát không kích thích được tư duy sáng tạo của người học, không hình thành cho người học những năng lực cần thiết. Các quan điểm dạy học dựa trên vấn đề, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án, dạy học tích cực hóa học sinh,… đang dần được đưa vào quá trình dạy học. “Không có phương pháp nào là hoàn hảo”, cho nên lựa chọn phương pháp phù hợp và linh động vận dụng hiệu quả vào dạy học là rất cần thiết và phải tuân thủ theo những nguyên tắc riêng của từng PP đó. Nếu thực hiện đúng thì sẽ hình thành được con người “có thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống”, hình thành được các năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực hành động, năng lực cá thể và năng lực hành động Với những lý do, người nghiên cứu thực hiện đề tài“Thiết kế sử dụng trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn Công nghệ 6. Ở trường THCS Mường Bú – Mường La - Sơn La”. nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ và hình thành con người Việt Nam mới có đủ bản lĩnh, kiến thức và kĩ năng để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường làm việc toàn cầu hóa, hợp tác và cạnh tranh hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích chính là vận dụng các kỹ thuật trò chơi vào trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn công nghệ 6. Đề xuất các biện pháp vận dụng quan điểm dạy học theo thiết kế sử dụng trò chơi kỹ thuật. Từ đó nâng cao chất lượng bộ môn Công nghệ 6 đồng thời bước đầu hình thành cho học sinh “có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, học được kiến thức trong trò chơi”. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là vận dụng thiết kế sử dụng trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn Công nghệ 6. Ở trường THCS Mường Bú – Mường La – Sơn La. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy, hoạt động học môn Công nghệ 6 tại trường THCS Mường Bú. Học sinh khối 6 trường THCS. Đội ngũ Giáo viên môn Công nghệ trường THCS Mường Bú.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 3 Nội dung môn Công nghệ 6. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu cơ sở lý luận về quan điểm dạy học sử dụng trò chơi kỹ thuật Nhiệm vụ 2 : Khảo sát thực trạng dạy và học môn Công nghệ 6tại trường THCS Mường Bú. Nhiệm vụ 3 : Thiết kế bài giảng theo thiết kế sử dụng trò chơi kỹ thuật tại trường THCS Mường Bú. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng dạy và học môn Công nghệ 6 ở trường THCS Mường bú. Việc thử nghiệm được tiến hành ở lớp 6A4. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu vận dụng định hướng dạy học theo thiết kế sử dụng trò chơi kỹ thuật để thiết kế dạy học môn Công nghệ 6 thì sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh, nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, hình thành khả năng xử lý các tình huống trong thực tế của học sinh. Đây sẽ là điểm góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, lấy người học làm trung tâm, nâng cao chất lượng của việc dạy và học, không gò bó học sinh được cảm giác thoải mái phấn khích từ đó tiếp thu bài dễ dàng hơn. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khi thực hiện đề tài này, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp như sau: 7.1. Nghiên cứu lý luận Nghiên cứu văn kiện Đảng về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học theo thiết kế sử dụng trò chơi kỹ thuật Nghiên cứu chương trình Công nghệ 6 7.2. Phương pháp quan sát Khảo sát học sinh trước và sau khi thực nghiệm dạy học theo thiết kế sử dụng trò chơi kỹ thuật trong môn Công nghệ 6. Tìm hiểu đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học phục vụ cho môn Công nghệ 6 tại trường THCS Mường Bú. 7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Xây dựng các câu hỏi để kiểm chứng tác động của dạy học theo thiết kế sử dụng trò chơi kỹ thuật Công nghệ 6 tại trường THCS Mường Bú.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 4 7.4.Phương pháp thực nghiệm sư phạm Kiểm chứng tác động của dạy học theo theo thiết kế sử dụng trò chơi kỹ thuật Công nghệ 6 trên cơ sở lý luận đã tìm hiểu nhằm kết luận được hiệu quả, tính khả thi của đề tài.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 5 PHẦN: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “THIẾT KẾ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KỸ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 6. Ở TRƯỜNG THCS MƯỜNG BÚ – MƯỜNG LA – SƠN LA.” 1.1. Lý luận về tích cực hóa hoạt động học tập. Tích cực hóa người học vào quá trình học tập trò chơi kỹ thuật TCH được đặt ra từ rất lâu, được giải thích từ nhiều lập trường khác nhau như: TCH quá trình dạy học, TCH quá trình nhận thức của học sinh; phát huy TTCNT của học sinh, nâng cao tính tích cực tự giác chủ động của học sinh; tích cực hoá hoạt động của học sinh; phát huy tính tích cực, sáng tạo năng động của học sinh… Tác giả Đặng Thành Hưng đã đưa ra khái niệm về TCH như sau: Tích cực hoá là làm cho người học sống và làm việc tích cực đến mức tối đa so với tiềm năng và bản chất của mỗi người, so với những điều kiện và cơ hội thực tế mà mỗi người có được. [19 tr 191] 26 Theo Thái Duy Tuyên, TCH là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến các vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. [36 tr 281]. Như vậy, có thể hiểu: Tích cực hoá người học vào quá trình học tập là quá trình tác động để làm cho người học năng động hơn, linh hoạt hơn trong học tập nhằm nâng cao hiệu quả học tập của người học. TCH người học nói chung chính là phát triển và nâng caoTTC cá nhân hướng vào lĩnh vực học tập, tích cực hoá cá nhân, làm cho tính tích cực cá nhân được phân hoá và hướng nhiều hơn vào việc giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ học tập nhằm đạt các mục tiêu. Biện pháp tích cực hóa học tập là kiểu biện pháp dạy học hướng vào người học, dựa vào kinh nghiệm và hoạt động của chính họ để tập trung tác động vào quá trình học tập nhằm hình thành và phát triển hoạt động học tập, làm cho người học trở thành chủ thể tự giác của quá trình đó. Các biện pháp cụ thể để tích cực hóa học tập + Phân hóa dạy học vi mô, tức là thực hiện cách tiếp cận riêng biệt trên lớp để tăng hiệu quả học nhóm và cá nhân Sử dụng các kỹ thuật tương tác đa phương tiện theo các yêu cầu trực quan, sinh động, đa chiều, đa kênh đa chức năng và kích thích được quá trình học tập Tổ chức các quan hệ và môi trường học tập đa dạng, giàu cảm xúc tích cực.đó là đa dạng hóa môi trường học tập, hay các hình thức tổ chức dạy học.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 6 Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức” (1). Tính tích cực nhận thức thực chất là tính tích cực học tập, là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết vấn đề học tập- nhận thức. Tích cực hóa (TCH) hoạt động học tập về bản chất là làm phát triển, nâng cao TTCHT, TCH là tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức TCH hoạt động học tập của HS là tiêu chí cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Các biện pháp TCHHT góp phần chuyển biến HS từ người học văn thụ động sang chủ thể tích cực, sáng tạo và một trong những hoạt động khơi dậy tính tích cực của học sinh chính là hoạt động trò chơi. 1.2. Những vấn đề cơ bản trong tích cực hóa hoạt động học tập 1.2.1 Khái niệm vể trò chơi kỹ thuật Có những quan niệm khác nhau về trò chơi kỹ thuật. Trong lý luận dạy học, tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập ... không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi thì đều được gọi là trò chơi kỹ thuật. Do những lợi thế của trò chơi có luật được quy định rõ ràng (gọi tắt là trò chơi có luật), trò chơi dạy học còn được hiểu là loại trò chơi có luật có định hướng đối với sự phát triển trí tuệ của người học, thường do giáo viên nghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học. Trò chơi dạy học có nguồn gốc trong nền giáo dục dân gian, trong những trò chơi đầu tiên của mẹ với con, trong các trò vui và những bài hát khôi hài làm cho đứa trẻ chú ý đến những vật xung quanh, gọi tên các vật đó và dùng hình thức đó để dạy con, những trò chơi đó có chứa đựng các yếu tố dạy học Tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu về trò chơi dạy học của các nhà nghiên cứu Xô Viết, tác giả Trương Thị Xuân Huệ trong công trình nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp trò chơi trong công tác chuẩn bị trí tuệ cho trẻ em học toán lớp 1”, khẳng định rằng trò chơi dạy học được hiểu là trò chơi có nhiệm vụ giáo dục, trò chơi dạy học là trò chơi có nội dung và luật chơi cho trước do người lớn sáng tác và đưa vào cuộc sống của trẻ. Còn theo tác giả Đặng Thành Hưng thì những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 7 chức, hướng dẫn và động viên trẻ hay học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học. Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập. Trò chơi dạy học được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa trên những khuyến nghị của lý luận dạy học, đặc biệt là của lý luận dạy học các môn học cụ thể. Chúng phản ánh lý thuyết, ý tưởng, mục tiêu của nhà giáo, là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc như những giờ học. Cần lưu ý rằng, cách gọi tên trước đây là trò chơi học tập thật ra chưa chính xác, bởi vì học sinh không xây dựng và thiết kế chúng, ý tưởng và mục tiêu của trò chơi không phải do học sinh đề ra, học sinh cũng không tiến hành trò chơi mà là tham gia trò chơi. Đó là một loại hoạt động giáo dục do GV tiến hành để dạy học là một “trò” của GV chứ không phải trò của học sinh . Bản chất của trò chơi: Trò chơi là thuật ngữ có 2 nghĩa khác nhau tương đối xa: Một loại kiểu phổ biến của trò chơi nó chính là chơi có luật ( tập hợp qui tắc định rõ mục đích kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia. Loại 2 là những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như chơi, bằng chơi chảng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình thức chơi đá bóng.... Chơi là một trong những hoạt động của con người, có mặt trong đời sống con người ở mọi lứa tuổi, mặc dù hình thức chơi thay đổi khi một người lớn lên già đi. Khi chơi, cả người lớn lẫn trẻ em đều say mê, vui vẻ, thoải mái. Đối với người lớn, hoạt động chơi chiếm một vị trí nhất định trong cuộc sống của họ. Còn đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động chơi là nội dung chính của cuộc sống là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi này. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chơi”, có thể điểm qua một vài định nghĩa về “chơi” như: “Chơi là hoạt động chỉ nhằm cho vui mà thôi, không có mục đích gì khác”
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 8 “Chơi là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi” “Chơi là một hoạt động vô tư, người chơi không chú tâm vào một lợi ích thiết thực nào cả, trong khi chơi các mối quan hệ của con người với tự nhiên với xã hội được mô phỏng lại, nó mang đến cho người chơi một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu” . “Chơi là kiểu hành vi hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện, có động cơ thúc đẩy là những yếu tố bên trong quá trình chơi và chủ thể không nhất thiết theo đuổi những mục tiêu và lợi ích thực dụng một cách tự giác trong quá trình đó. Bản thân quá trình chơi có sức cuốn hút tự thân và các yếu tố tâm lý của con người trong khi chơi nói chung mang tính chất vui đùa, ngẫu hứng, tự do, cởi mở, thư giản, có khuynh hướng thể nghiệm những tâm trạng hoặc tạo ra sự khuây khỏa cho mình” Rõ ràng khó có thể đưa ra một khái niệm chung cho một hiện tượng “chơi” trong toàn bộ phạm vi hoạt động rộng lớn của con người vì hình thức thể hiện của hoạt động chơi vô cùng đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. 1.2.2. Chức năng dạy học của trò chơi Xây dựng đội chơi: Đó là những trò chơi được sử dụng để cải thiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể. Các thành viên sẽ họp lại thành nhóm và làm việc theo nhóm. Cải thiện khả năng giao tiếp: Loại trò chơi này được thiết kế và sử dụng để người chơi thấy được cái họ cần cải thiện trong khả năng giao tiếp. Khi một chương trình về kỹ năng giao tiếp người chơi cần phải đảm bảo tất cả những gì mình đưa ra là đúng và những bản nhận xét là một phần quan trọng của trò chơi. Lời nhận xét phải cụ thể và hướng tới những cách cư xử của từng cá nhân khi giải quyết vấn đề. Phát triển kỹ năng thuyết trình: Bao gồm những trò chơi có mục đích giúp người chơi phát triển khả năng đứng trước đám đông hay kỹ năng thuyết trình. Trong khi sử dụng các trò chơi để tăng cường kỹ năng thuyết trình SV cần chớp thời cơ bằng việc thể hiện cá tính của mỗi cá nhân trong nhóm bất cứ khi nào có thể. Điều này sẽ phát triển các kỹ năng thuyết trình. Điều quan trọng là người thuyết trình phải đảm bảo những cá nhân đó được để ý và được báo cáo lại bởi các thành viên khác còn lại trong nhóm. Bằng cách quan sát đơn giản các thành viên trong đội sẽ nhận ra những điều mà họ cần. Rèn luyện trí nhớ: Các hoạt động đòi hỏi phải tái hiện trong thời gian ngắn hoặc dài những kinh nghiệm tri giác, thị giác hoặc thính giác. Trí nhớ được trắc định bằng các trò đố,
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 9 trong đó phải huy động tri thức từ quá khứ để giải đáp những câu hỏi đánh đố. Bởi vì trò chơi đố có thể được xây dựng cho tất cả những lĩnh vực học tập trong nhà trường, nên có thể sử dụng chúng như những biện pháp để giúp SV tập dượt tri thức đã học trước đây và bằng cách đó nâng cao hiệu suất trí nhớ của họ. Rèn luyện tính sáng tạo: Hiểu theo nghĩa phát kiến ra một biến thể mới của hoạt động. Rõ ràng là các kiểu trò chơi khác biệt nhau ở mức độ độc đáo mà nó khuyến khích hoặc hạn chế. Những phương án khác của trò chơi thích hợp nhất cho việc kích thích tính sáng tạo là giải trí bằng đồ hoạ, vẽ tranh, viết truyện, làm thơ, nghĩ ra các trò đùa, câu đố, mô tả những phát kiến tưởng tượng... - Học những kỹ năng phán đoán: Chỉ một loại năng lực lường trước những dữ liệu của các hành động có thể xảy ra trong tương lai ở trong một tình huống, và đánh giá những nhân tố nào quyết định xác suất lớn nhất xảy ra điều gì đó. - Học kỹ năng đánh lừa: Chỉ một loại năng lực đánh lạc hướng người khác bằng cách tỏ ra dự định một hành động này nhưng thực tế lai thực hiện một hành động khác. 23 Năng lực này là sự mở rộng của năng lực dự đoán các sự kiện, nó đòi hỏi phải ước định được mình có thể dùng những cử chỉ biểu đạt nào để đánh loại được các đối thủ, khiến cho họ phán đoán những sai lầm về những hoạt động sau đó của mình. Học và rèn luyện hành vi có luật: Có nghĩa là cá nhân hiểu các luật lệ, quy tắc chi phối hoạt động, tuân theo luật, tôn trọng những thoả thuận đã nhất trí với nhau để tránh vi phạm luật và làm theo những gì đã nhất trí Học cách làm chủ thái độ đối với thành công và thất bại: Có nghĩa là cá nhân tán thành những phản ứng được chấp nhận về mặt xã hội trước sự thắng và bại. Bất cứ hoạt động nào hễ có mục đích vươn tới hoặc có đối thủ để chiến thắng, đều tạo ra những cơ hội tốt Cải thiện kỹ năng tự quản: Thông qua các trò chơi cho phép người tham gia biết được họ có thể cải thiện kỹ thuật tự đánh giá bản thân ở chỗ nào. 1.2.3 Phân loại trò chơi dạy học Những hình thái cơ bản của chơi xét theo bản chất tâm sinh lý của nó (chơi đơn độc, chơi song song, chơi hội, chơi hợp tác, chơi chức năng, chơi kiến tạo, chơi tự do, chơi có nghi thức, chơi sao chép lại mẫu, chơi có liên hệ, chơi sáng tạo v.v....) gợi ra 20 rằng cần phân loại trò chơi dạy học theo các cấu trúc hay chức năng tâm sinh lý của người tham gia trò chơi, đồng thời cũng chính là đối tượng của dạy học.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 10 Những chức năng tâm sinh lý chủ yếu của con người xét đến cùng, từ bé cho đến lớn và qua suốt cuộc đời, được thể hiện trong mọi hoạt động, quan hệ, công việc và những lĩnh vực sinh hoạt khác nhau của cá nhân, là nhận thức, biểu cảm hay thái độ, và vận động. Ba chức năng này cũng là những lĩnh vực phát triển hay những mục tiêu giáo dục, rèn luyện của học sinh trong quá trình dạy học. Như vậy, căn cứ vào chức năng, trò chơi dạy học có 3 nhóm sau: ** Nhóm 1: Trò chơi phát triển nhận thức. Đó là loại trò chơi đòi hỏi người tham gia phải sử dụng các chức năng nhận thức, nỗ lực hoạt động nhận thức, thực hiện các hành vi và hành động nhận thức để tiến hành các nhiệm vụ chơi, hoàn thành các luật và quy tắc chơi, tuân thủ những yêu cầu và mục đích chơi, nhờ vậy mà cải thiện và phát triển được khả năng nhận thức, quá trình và kết quả nhận thức của mình. Trò chơi phát triển nhận thức lại được phân thành một số nhóm nhỏ: Các trò chơi phát triển cảm giác và tri giác: Ví dụ các trò chơi thi xếp hình, ghép hình theo hình dạng, theo màu sắc; trò chơi nhận dạng các đồ vật, con vật và đối chiếu các sự vật với mẫu, với vật thật, với mô hình, trò chơi phân biệt các sắc thái của màu, phân biệt các bộ phận đồng nhất và khác nhau giữa các sự vật; trò chơi nghe và nhận dạng âm thanh... Các trò chơi phát triển và rèn luyện trí nhớ: Ví dụ trò chơi kể và tiếp nối các từ đồng nghĩa, các đồ vật, các con vật, các chữ cái: Trò chơi nhắc lại các âm, các nốt nhạc, trò chơi nhận lại các hình sau khi quan sát, nhớ lại dạy số, nhớ lại số lượng hay kích thức của vật.... Các trò chơi phát triển tưởng tượng và tư duy: Ví dụ các môn cờ khác nhau, các trò chơi xây dựng, lắp ghép mô hình, các trò chơi có vai (phóng tác), phân vai (theo chủ đề) và đóng kịch ; các trò chơi thi giải đố, thi tính toán thi với các thực nghiệm khoa học; các trò chơi thực hiện những thuật toán như xếp đội hình, giải các bài tập theo chương trình. ** Nhóm 2: Trò chơi phát triển các giá trị Đó là những trò chơi có nội dụng văn hoá, xã hội, trong đó các quan hệ chơi phóng tác hoạt lý tưởng hoá các quan hệ đạo đức, thẩm mỹ, kinh tế, gia đình, xã hội, chính trị, pháp luật, quân sự...hiện thực và các quy luật hay quy tắc chơi được định hướng vào việc kích thích, khai thác các thái độ, tình cảm tích cực, động viên ý chí và nhu cầu xã hội, khuyến khích sự phát triển các phẩm chất cá nhân của người tham gia. Ví dụ: Các trò chơi phân vai
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 11 theo các chủ đề, các trò chơi đóng kịch, các trò chơi dân gian có tính chất lễ hội, các trò chơi tập thể có tính chất liên hoan: Thi nấu cơm, thi kéo co, thi nhảy múa, thi đọc thơ, thi làm thơ; các trò chơi phóng tác những nghề nghiệp hay quan hệ xã hội... Chúng là môi trường giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm sống, giúp trẻ học và rèn luyện những kỹ năng xã hội, kỹ năng cộng tác… Một số trò chơi đòi hỏi khả năng đánh giá sự vật hay hành vi, hành động, tính cách con người, khả năng giải đáp những tình huống khác nhau. ** Nhóm thứ 3: Trò chơi phát triển vận động. Hầu hết các trò chơi thể thao như chơi bóng, đá cầu, mang vác, leo trèo, chạy nhảy, nhảy dây, đuổi bắt, xếp hình bằng đội ngũ... Các trò chơi phóng tác có nội dung quân sự, lao động, dịch vụ đòi hỏi động thể chất và di chuyển cơ thể. Các trò chơi phát triển vận động là loại trò chơi được chơi hơi khác những trò chơi vận động, nó có vi phạm rộng hơn. Trò chơi vận động trực tiếp đòi hỏi các vận động phải tuân theo luật hay quy tắc, và nội dung chơi chủ yếu là vận động. Nó đương nhiên có chức năng phát triển vận động. Còn trò chơi phát triển vận động vừa gồm các trò chơi vận động vừa gồm những trò chơi khác. Chức năng của cá nhân ngày càng phát triển phân hoá theo sự tăng dần của lứa tuổi và thể hiện cụ thể trong các lĩnh vực hành vi, hoạt động quan hệ thực hiện của con người. Dạy học chính là dạy người ta lĩnh hội các phương thức hành vi, hoạt động và quan hệ, hay như chúng ta quen gọi là các mặt giáo dục và phát triển của trẻ em. Các lĩnh vực hay các mặt này là tầng phát triển cụ thể hơn tầng chức năng, có nội dung bộ mônhaychuyênbiệt, có tính chất ngành. Nếu như các hành vi và hoạt động có cơ cấu ngành (lĩnh vực) thì bản thân cơ cấu đó gợi ý cho ta phân loại và xác định các nhóm trò chơi dạy học theo nguyên tắc ngành. Điều đó còn có nghĩa nếu cơ cấu ngành thay đổi theo lứa tuổi học sinh, thì hệ thống tròchơi phải thay đổi 1.2.4. Quy tắc sử dụng trò chơi dạy học Xác định rõ mục tiêu dạy học – giáo dục của mỗi trò chơi: cần làm rõ những gì là nhiệm vụ, quan hệ, nội dung và tình huống chơi, và bên cạnh đó những gì là nhiệm vụ, quan hệ, nội dung và tình huống dạy học - giáo dục. Trò chơi phóng tác chủ yếu giúp người học nâng cao nhận thức, hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề và cách giải quyết vấn đề mà trong những tình huống chính thức người học khó hoặc không thể tiếp cận được.
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 12 Trò chơi sáng tạo chủ yếu dạy người học cách suy nghĩ, rèn luyện tính năng động của hành vi, động cơ xã hội trong học tập, tạo ra môi trường áp dụng những tri thức và tư tưởng. Trò chơi cần được xem như môi trường hoạt động của người học, để học chính nội dung của đề tài, bài học thông qua ứng xử, xử lý, thực hiện, hành động với các đối tượng, quá trình, quan hệ và tình huống chơi. Trò chơi phải có quan hệ chặt chẽ với nội dung học tập và nội dung cần phù hợp với thực tế tổ chức trò chơi. Chỉ lựa chọn những yếu tố, vấn đề quan trọng, cần thết và thích hợp với phương thức chơi để đưa vào trò chơi với phán đoán rằng trò chơi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với giờ học bài bản. Trong trò chơi các vai chơi và các vai trò của người chơi cần được xác định rõ ràng. Đặc biệt phải tránh làm cho người chơi lẫn lộn vai chơi trong các trò chơi phân vai đóng kịch và một số trò chơi phóng tác với vai trò hoạt động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, vai trò trách nhiệm đối với công việc trong quá trình chơi. Khi đề ra các giải pháp hay kết luận về những vấn đề, tình huống phóng tác (chơi), cần tránh tuyệt đối hoá hoàn cảnh chơi mà phải tìm cách đưa ra những liên hệ, biến cố dữ liệu của đời sống thực tế vào, nhằm tạo ra sự gần gũi giữa tình hướng chơi và tình huống thật. Trong quá trình chơi, chỉ cho phép một số học sinh tham gia hành động, nhập vai chơi, còn số HS kia quan sát học tập, sau đó đảo lại tiến trình chơi. Không thể đưa tất cả SV vào tình huống chơi và biến trò chơi thành trò giải trí đơn thuần. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo để có khả năng giải đáp những thắc mắc của HS, hướng dẫn và điều chỉnh quá trình chơi, tổ chức tổng thể trò chơi theo đúng thể loại đặc thù của nó. Các quy luật và quy tắc chơi cần tự nhiên đến mức cao nhất, tránh gò bó và được người học hiểu rõ, chấp nhận trước khi tiến hành trò chơi. Cần có sự thảo luận và tổng kết sau trò chơi về 2 điều: nội dung và mục tiêu học tập đạt đến đâu, người học học được cái gì bổ ích theo yêu cầu dạy học và ngoài yêu cầu dạy học; xử lí tương tác nhóm và rút kinh nghiệm về tổ chức, trách nhiệm cá nhân của người học trong hoạt động.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 13 Thảo luận sau trò chơi cần được kết hợp với giao bài tập, nhiện vụ về nhà và bước chuẩn bị cho việc học tập tiếp sau. Trong lúc giao bài tập về nhà, GV nên đặt ra những câu hỏi về hoạt động của sinh viên, kết quả và nguyên nhân dẫn các em đến kết quả đó, những ý tưởng và sáng kiến của SV trong quá trình chơi GV cần sử dụng một số biện pháp và hình thức đánh giá kết quả và hành vi học tập của SV trong các điều kiện của trò chơi và những hoạt động khác nhau dưới hình thức chơi. Điều đó giúp GV thu được thông tin ngược cả cho việc dạy học nói chung lẫn cho việc tổ chức hướng dẫn các trò chơi sau này hiệu quả hơn [19 tr 429]. 1.2.5 Hiệu quả của việc sử dụng trò chơi dạy học để nâng cao tính tíchcực học tập của HS trong dạy học công nghệ 6 Trong quá trình dạy học môn CN 6, các trò chơi nếu được sử dụng hợp lý sẽ thúc đẩy một cách tự nhiên tính năng động và tính tích cực tham gia học tập của HS. Sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong dạy học môn CN 6 nói riêng sẽ tạo được môi trường, không khí học tập vui vẻ và cho chúng ta thấy học tập không khô khan, tẻ nhạt mà cũng khá lý thú. Học tập của HS không chỉ là quá trình tiếp thu kiến thức, nó liên quan đến thực hành, hợp tác, làm việc tập thể theo tổ nhóm hơn là ganh đua cá nhân. Trò chơi được sử dụng hợp lý sẽ giúp cho HS lĩnh hội tri thức trong tất cả các khâu của QTDH, gây hứng thú học tập đối với môn học, làm cho những kiến thức HS tự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc hơn. Đăc biệt thông qua trò chơi HS có thể tự tìm tòi, nghiên cứu, rèn luyện tri thức trong quá trình học tập ngoài giờ lên lớp. Nếu nhóm học sinh nào đó quen với không khí trầm, các em có thể ít hào hứng, hoặc tỏ ra miễn cưỡng lúc đầu. Nhưng trò chơi bao giờ cũng mang bản chất lôi cuốn hấp dẫn với mọi đối tượng, nó khuyến khích mức độ tập trung công việc thực sự cũng như kích thích niềm ham mê đối với bài học. Trò chơi có tác dụng hoà đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của HS. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của HS thể hiện qua các tiết học có trò chơi làm nảy sinh tình cảm của các em đối với môn học. Do vậy chúng ta hãy mạnh dạn và cố gắng áp dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong quá trình dạy học môn CN 6 nói riêng. 1.3. Đặc điểm, nội dung môn Công nghệ 6 1.3.1. Nội dung Công nghệ 6
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 14 Nội dung môn Công nghệ 6 được trình bày trong 27 bài, cấu trúc thành 4 chương. Chương I : “May mặc trong gia đình” được trình bày trong 7 bài nhằm giới thiệu các loại vải thường dùng trong may mặc, cách lựa chọn trang phục, bảo quản trang phục và biết vận dụng may vá khâu một số sản phẩm đơn giản. Chương II : “Trang trí nhà ở” được trình bày trong 7 bài nhằm giúp học sinh biết cách sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở, trang trí nhà ở, biết cắm hoa trang trí cho ngôi nhà của mình. Chương III : “ Nấu ăn trong gia đình” được trình bày trong 6 bài nhằm giúp học sinh biết được cơ sở của ăn uống hợp lí, biết vệ sinh an toàn thực phẩm, biết được các phương pháp chế biến một số món ăn, làm được một số món ăn. Chương IV: “ Thu chi trong gia đình” trình bày trong 3 bài nhằm giới thiệu về các khoản thu nhập của gia đình, chi tiêu trong gia đình. 1.3.2. Đặc điểm Công nghệ 6 1.3.2.1. Tính cụ thể và tính trừu tượng của môn học Tính cụ thể: Tính cụ thể của môn học thể hiện ở nội dung môn học đề cập đến những dụng cụ đồ đạc trong gia đình,... Đây là những đồ dùng rất cụ thể đồng thời môn Công nghệ còn đề cập đến những thao tác chế biến cơ bản và cụ thể như: Thực hành chế biến một số món ăn, khâu một số sản phẩm đơn giản,... Những kiến thức trực quan này học sinh có thể quan sát thông qua phương tiện trực quan hoặc thao tác mẫu của giáo viên. Tính trừu tượng: Tính trừu tượng được phản ánh trong hệ thống các khái niệm, quy trình,cơ sở khoa hoc... mà học sinh không thể chi giác được. 1.3.2.2. Tính thực tiễn của môn học Đối tượng nghiên cứu và nội dung của môn học Công nghệ phản ánh các đồ đạc trong gia đình có thể trục quan được trong thực tiễn sinh hoạt hàng ngày như: Kim chỉ, bàn ghế, hoa, lá, cành, xong nồi, bát đũa... đây là những dụng cụ phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đây là những kiến thức rất thiết thực và gắn liền với cuộc sống vì vậy môn Công nghệ đáp ứng những nhu cầu trên của xã hội.. 1.3.2.3. Tính tổng hợp- tích hợp Tình tổng hợp thể hiện ở chỗ nội dung kiến thức của môn Công nghệ được xây dựng trên nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp. Nhờ có đặc điểm này mà môn học mang trong nó tiềm
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 15 năng giáo dục kĩ thuật tổng hợp to lớn, tạo điều kiện cho giáo viên có khả năng phân tích; khai thác trong từng nội dung cụ thể. 1.3.2.4. Ngôn ngữ và thuật ngữ kĩ thuật Dựa trên việc sử dụng ngôn ngữ chung là: lời nói và chữ viết, tranh vẽ, sơ đồ,... Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải sử dụng chính xác các thuật ngữ qui trình, các khái niệm. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Dạy học tích cực hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng dạy học môn công nghệ nói riêng. Vấn đề tích cực hóa học tập của HS trong dạy hoc môn công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt. Việc làm này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho HS, kích thích tư duy của các em, nâng cao hứng thú học tập môn công nghệ. Trên cơ sở bồi dưỡng những phẩm chất trí tuệ, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của tư duy ... Trong số những biện pháp tích cực hóa, sử dụng trò chơi kỹ thuật dạy học được xem là một trong những kỹ thuật dạy học hiệu quả nhằm tạo ra một quá trình tương tác, thu hút động viên HS tham gia và hợp tác để nâng cao tính chủ thể và tự giác tạo cơ hội 31 cho các em thực hành vận dụng những kinh nghiệm, những tri thức đã học vào trong thực tiễn …góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 6 TẠI TRƯỜNG THCS MƯỜNG BÚ 2.1. Thông tin chung về khảo sát thực trạng 2.1.1. Vài nét về khách thể điều tra Nhiệm vụ nghiên cứu thực về việc dạy học môn Công nghệ 6 tại trường THCS Mường Bú là xác định nội dung hiểu biết và nhận thức của giáo viên và học sinh về việc dạy học theo định hướng dựa trên phương pháp sử dụng trò chơi vào dạy học, những kết quả đạt được và hạn chế tìm ra nguyên nhân rồi từ đó đề xuất những giải pháp để đổi mới PPDH tại trường. Nội dung nghiên cứu thực trạng hướng vào một số nội dung chủ yếu sau: * Đối với giáo viên
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 16 Tôi đã tiến hành khảo sát 2 giáo viên với số phiếu điều tra thu được là 2 phiếu. Các giáo viên đều giảng dạy môn Công nghệ tại trường THCS Mường Bú, những giáo viên này có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trở lên * Đối với học sinh Tôi đã tiến hành khảo sát 100 HS lớp 6 đang học tại trường THCS Mường Bú. Số phiếu thu được 80 phiếu gồm 30 HS nam và 50 HS nữ. 2.1.2. Mục tiêu khảo sát Khảo sát thực trạng dạy và học CN theo định hướng sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của việc dạy học CN chưa đạt được hiệu quả, qua đó lấy nó làm cơ sở thực tiễn để đề xuất quy trình dạy học CN theo định hướng sử dụng trò chơi trong dạy học đề đạt hiệu quả cao. 2.1.3. Nội dung khảo sát Mức độ hứng thú trong việc học môn Công nghệ của học sinh Chất lượng dạy học môn Công nghệ của giáo viên THCS Việc sử dụng PPDH trong môn CN của giáo viên Việc dạy học theo định hướng dựa trên sử dụng trò chơi trong dạy học trong môn CN 6 của GV. 2.1.4. Công cụ khảo sát và đánh giá Sử dụng phiếu điều tra dành cho Giáo viên( Phụ lục 1 ) và Học sinh ( Phụ lục 2 ). Kết quả điều tra là cơ sở của phần thực trạng. 2.2. Thực trạng dạy và học môn Công nghệ 6 tại trường THCS Mường Bú 2.2.1. Thực trạng môn Công nghệ 6 của HS lớp 6 ở trường THCS Mường Bú 2.2.1.1 Trách nhiệm của thầy (cô)khi giảng dạy trong các giờ học Công nghệ Để điều tra về trách nhiệm của thầy (cô) đối với các giờ dạy trong môn Công nghệ 6 tôi đã sử dụng 5 câu hỏi (phụ lục 1). Kết quả thu được như sau: Bảng 2.1: Mức độ trách nhiệm của thầy (cô) trong các giờ dạy môn Công nghệ Nội dung Mức độ Số ý kiến Tỷ lệ Rất nhiệt tình, tạo hứng thú cho người học MĐ 1 5 7,1% Thường xuyên khai thác kiến thức vận dụng vào cuộc sống, kỹ thuật MĐ 2 10 14,3%
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 17 Chỉ truyền đạt nội dung sách giáo khoa MĐ 3 45 64,3% Dạy qua loa cho hết chương trình MĐ 4 10 14,3% Hình 2.1 : Biểu đồ về mức độ trách nhiệm của GV trong giảng dạy môn Công nghệ Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy được mức độ nhiệt tình, tạo hứng thú cho người học trong phần này còn chiếm tỷ lệ thấp, đối với việc khai thác kiến thức, vận dụng vào cuộc sống kỹ thuật cũng không được thường xuyên lắm. Chiếm tỷ lệ khá cao GV chỉ truyền đạt kiến thức nội dung có trong SGK như vậy lượng thông tín kiến thức không được phong phú cho lắm đôi khi làm cho các em thấy nhàm chán. Bên cạnh đó việc nhiều tiết giảng GV chỉ dạy qua loa cho hết tiết càng làm cho các em thấy bộ môn này chỉ là môn phụ như vậy làm giảm đi hứng thú với bộ môn mà cần liên hệ thực tiễn nhiều. Thực trạng trên cho thấy do GV vẫn chưa hiểu rõ được vai trò của mình và chưa nâng cao được kiến thức trong bài dạy để HS được lôi cuốn hơn, chính GV đã không tạo cho HS tinh thần học và không cho HS thấy sự nhiệt huyết của GV trong bài dạy. Cần nâng cao nhận thức của GV ( người dạy ) trước tiên, cần thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp vói xu thế thời đại. 2.2.1.2 .Để điều tra về việc GV có sử dụng trò chơi kỹ thuật trong mỗi bài dạy. Tôi đã sử dụng 5 câu hỏi (phụ lục 1) trong phiếu điều tra kết quả thu được như sau: Bảng 2.2: GV sử dụng trò chơi kỹ thuật trong bài giảng môn Công nghệ TT Nội dung trả lời Sốý kiến Tỷ lệ 1 Rất thường xuyên 2 2,9% 2 Thường xuyên 22 31,4%
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 18 3 Thỉnh thoảng 35 50% 4 Không bao giờ 11 15,7% Hì nh 2.2 : Biể u đồ G V sử dụ ng trò chơi kỹ thuật trong bài giảng môn Công nghệ Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy tỷ lệ rất thường xuyên và thường xuyên sử dụng trò chơi trong bài là ít, thỉnh thoảng trò chơi mới được áp dụng trong bài chiếm tỷ lệ cao. Đa số GV đang quen thói quen dạy nhanh, dạy nhàn, chưa thực sự đầu tư vào việc soạn giáo án và tự tìm tòi các biện pháp đổi mới gây hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học. Qua đó thấy được cần tăng cường việc sử dụng trò chơi trong dạy học qua đó sẽ lôi cuốn được người học gây hứng thú cho môn học làm cho các tiết học trở nên không còn nhàm chán mà các em còn thấy được có ích hơn trong đời sống thực tiễn. Bên cạnh đó một số em qua điều tra cho rằng các thầy (cô) không đưa trò chơi vào bài học như vậy thầy (cô) cần điều chỉnh đưa các vấn đề sát với thực tiễn quen thuộc với các em qua đó kích thích tính sáng tạo, khả năng tư duy của các em. 2.2.1.3. Để tìm hiểu thái độ của HS khi tổ chức các trò chơi kỹ thuật . Sử dụng 12 câu hỏi (phụ lục 2) trong phiếu điều tra kết quả thu được như sau: Bảng 2.3: Thái độ của HS khi chơi các trò chơi TT Nội dung câu trả lời Số ý kiến Tỷ lệ MĐ1 Rất hứng thú, nhiệt tình tham gia 30 7,1%
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 19 MĐ2 Hứng thú 20 14,3% MD3 Thấy hay nhưng không giám tham gia 40 64,3% MĐ4 Không quan tâm đến trò chơi 10 14,3% Nhận xét: Nhìn trên biểu đồ ta thấy đa số các em đều không hứng thú với nội dung môn công nghệ 6. Điều này do nội dung giảng dạy còn nghèo nàn, phương pháp giảng dạy chưa phát huy tính tích cực của học sinh và giáo viên không sử dụng phương tiện dạy học trong qua trình giảng dạy. Để khắc phục thực trạng trên, giáo viên phải tích cực sự dụng phương tiện dạy họcđặc biệt là trò chơi kỹ thuật trong giảng dạy môn công nghệ 6. 2.2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và sử dụng trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn công nghệ 2.2.1.4.1. Thuận lợi: Qua quá trình nghiên cứu thực trạng chúng tôi nhận thấy vấn đề xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn công nghệ có một số thuận lợi sau: 1) Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn công nghệ có trình độ chuyên môn tốt. Hầu hết các GV đều tham gia giảng dạy rất lâu năm. Với trình độ và kinh nghiệm giảng dạy đó họ có khả năng nắm bắt đặc điểm, tâm sinh lý, nhận thức …. của HS được tốt hơn và việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học cũng thuận lợi hơn. 2) Tổ chuyên môn có sự đoàn kết cao, luôn có sự phối hợp, bàn bạc, học hỏi kinh nghiệm của nhau, thống nhất với nhau trong các hoạt động chuyên môn. Các GV luôn quan tâm đến vấn đề tích cực hóa trong dạy học, cũng như nghiên cứu các biện
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 20 pháp, kỹ thuật dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học. Các GV đều nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn công nghệ. 3) Số lượng giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu trên Internet liên quan đến dạy học môn công nghệ khá nhiều là cơ sở để GV có thể tham khảo, kế thừa, thiết kế, sáng tạo các loại trò chơi dạy học sao cho phù hợp với nội dung bài học, môn học để khai thác vốn hiểu biết của HS cũng như các kỹ năng phân tích, đánh giá của họ. 4) Qua cách đánh giá ở trên chúng tôi nhận thấy đã có những HS có ý thức tốt, tích cực, độc lập trong học tập, đây là cơ sở để GV sử dụng các trò chơi trong dạy học nhằm lôi cuốn các HS này và thông qua họ để tạo ra bầu không khí tương tác tốt trong học tập. 2.2.1.4.2. Những khó khăn khi xây dựng thiết kế và sử dụng trò chơi kỹ thuật dạy học trong dạy học môn công nghệ. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, khi xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn công nghệ vẫn còn một số khó khăn, tồn tại cần phải giải quyết. 1) Số lượng HS thụ động trong học tập còn rất nhiều không khí học tập chưa tốt, bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng HS học “đối phó” . 2) Nhiều HS không có sự tìm tòi tài liệu để phát triển tri thức. 3) Số lượng HS quá đông đa số là con em dân tộc thiểu số dễ bị ảnh hưởng mặt tâm lý như: rụt rè, e ngại, không mạnh dạn tự tin đứng phát biểu trước đám đông. 4) Do số lượng SV đông, không gian hoạt động chật hẹp dẫn đến việc tổ chức các trò chơi học tập cũng như trong quá trình chơi của SV bị hạn chế, việc bao quát lớp của GV là rất khó nên số lượng trò chơi được tổ chức còn rất ít. 5) GV vẫn chưa đầu tư nhiều vào việc thiết kế các loại trò chơi dạy học cho sinh viên. Vì tài liệu thiết kế các loại trò chơi dạy học chủ yếu là dành cho độ tuổi mầm non, tiểu học rất nhiều còn đối tượng là HS THCS thì rất ít đầu sách tham khảo. 6) Tuy trò chơi có những tác dụng to lớn trong việc kích thích tính tích cực học tập của HS, nhưng kết quả khảo sát cho thấy việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn CN cho HS còn rất ít, đôi khi không có. Các loại trò chơi được thiết kế còn đơn điệu, hình thức tổ chức trò chơi chưa hấp dẫn nên đôi khi chưa thu hút được tất cả HS cùng chơi. Ngoài ra, việc tổ chức trò chơi dạy học có thu hút được HS hay không? Có tạo nên hứng thú cho HS
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 21 không? Điều này còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực tổ chức các trò chơi của GV. Kết luận chương 2 Qua việc điều tra, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát thực trạng xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn CN , chúng ta nhận thấy rằng: hầu hết GV và HS nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc tổ chức các trò chơi dạy học trong quá trình dạy học môn CN. Các GV đã có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS và hoạt động này đã cho được một số kết quả. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và sử dụng trò chơi cũng còn nhiều tồn tại cần phải giải quyết. - Đây là cơ sở thực tiễn rất có giá trị là tiền đề, căn cứ để chúng ta xây dựng các trò chơi dạy học cũng như các biện pháp, quy trình sử dụng trò chơi nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, góp phần nâng cao kết quả học tập môn Công nghệ. CHƯƠNG III. HỆ THỐNG CÁC TRÒ CHƠI KỸ THUẬT DẠY HỌC TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 VÀ ÁP DỤNG VÀO GIẢNG DẠY. 3.1 Cơ sở xây dựng và các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn công nghệ 6 3.1.1 Cơ sở xây dựng trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn công nghệ 6. Để xây dựng trò chơi kỹ thuật dạy học phục vụ cho việc dạy học môn CN 6. Cần căn cứ vào các tiêu chí sau: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, phương pháp của bài học Căn cứ vào logic của quá trình dạy học trên lớp Căn cứ vào cách phân loại trò chơi trong dạy học (đã trình bày ở phần cơ sở lý luận của đề tài). Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tiễn dạy học môn CN 6 ở trường THCS Mường Bú. 3.1.2 Các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn CN 6 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1. Chúng tôi thiết kế các trò chơi dạy học dựa trên một số nguyên tắc sau
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 22 Đảm bảo tính mục đích: Mục đích của trò chơi là phát huy tính tích cực học tập của HS. Vì vậy nhiệm vụ chơi, luật chơi và hành động của trò chơi đòi hỏi HS phải sử dụng các giác quan, các thao tác trí tuệ, đặc biệt là thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, để lĩnh hội kiến thức của bài học, môn học. Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi: Mỗi trò chơi học tập phải là trò chơi đích thực, thực sự hấp dẫn, kích thích tính tích cực, tự lập, sáng tạo của HS. Những trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập cho HS phải tạo cơ hội cho các em hứng thú, tự nguyện tham gia vào trò chơi, tích cực vận dụng vốn hiểu biết và năng lực trí tuệ của mình để giải quyết nhiệm vụ học tập trong những hoàn cảnh chơi sinh động với yếu tố thi đua lẫn nhau.. Đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển: Các trò chơi được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tạo thành một hệ thống gồm các nhóm trò chơi nhằm nâng cao năng lực phát triển trí tuệ của HS. Đảm bảo tính đa dạng: Các trò chơi hệ thống phải đa dạng, phong phú tạo cơ hội cho HS thực hành, vận dụng vốn hiểu biết thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và khả năng tư duy của họ để giải quyết nhiệm vụ học tập trong những tình huống chơi đa dạng, phong phú. 3.2 Quy trình Thiết kế và vận dụng bài giảng có sử dụng trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn công nghệ 6. Các nhóm trò chơi dạy học: Dựa trên cơ sở các căn cứ và các nguyên tắc đã nêu ở trên, hệ thống trò chơi dạy học được thiết kế trong đề tài nghiên cứu này gồm 3 nhóm trò chơi chính được xếp theo 3 hướng như sau: Nhóm các trò chơi giới thiệu nội dung mới (gây hứng thú nhận thức) Nhóm trò chơi tìm hiểu tri thức (lĩnh hội tri thức mới) Nhóm trò chơi củng cố ôn tập Nhóm 1: Nhóm trò chơi giới thiệu nội dung mới Những trò chơi này có thể sử dụng khi bắt đầu vào 1 tiết học, nó có tác dụng khởi động tư duy của HS, dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung, học tập một cách tự nhiên, thoải mái và vui vẻ. Không chỉ vậy, trò chơi này còn được sử dụng khi chuyển tiếp sang một nội dung mới trong giờ học. Cách chuyển tiếp này giúp HS thay đổi trạng thái, kích thích hoạt động trí tuệ để đạt được mục tiêu bài học.
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 23 Nhóm 2: Nhóm trò chơi lĩnh hội tri thức mới Dựa vào quan điểm “Vùng phát triển gần nhất” những loại trò chơi này nhằm huy động vốn hiểu biết của HS. Qua trò chơi này, giúp HS nắm được trình độ nhận thức hiện tại của HS mà đưa ra các yêu cầu cao hơn hướng đến vùng phát triển gần nhất. Để sử dụng loại trò chơi này, GV phải linh hoạt trong quá trình tổ chức vì mỗi em có sự nhận thức khác nhau. Nhóm 3: Nhóm trò chơi củng cố ôn tập Những trò chơi trong nhóm này được sử dụng sau khi HS đã được học một nội dung hoặc kỹ năng nào đó, những kiến thức hoặc kỹ năng đã học là cơ sở để HS thực hiện những trò chơi này. Để tham gia được trò chơi và mong muốn chiến thắng, HS phải tích cực huy động trí nhớ, tư duy và khả năng phản ứng nhanh của mình. Điều đó, sẽ giúp HS củng cố kiến thức, luyện tập kỹ năng một cách tự nhiên, tự giác và tích cực. Ngoài cách phân loại như trên, còn có thể phân loại các trò chơi thành nhóm trò chơi trí tuệ, nhóm trò chơi vận động, nhóm trò chơi phối hợp trí tuệ và vận động … Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ đưa ra những trò chơi mang tính chất định hướng cho các bài học mà chưa đi sâu vào tất cả các nhóm tiểu tiết trò chơi. 3.3. Thiết kế một số trò chơi kỹ thuật trong dạy học môn CN6 1) Trò chơi ai nhanh hơn: Áp dụng phần mở bài Thiết kế dạy học cho bài 8 “ Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình” GV: Tổ chức chơi trò chơi : “Ai nhanh hơn” chia lớp làm 4 nhóm mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng viết. Thời gian thực hiện trong 2 phút nhóm nào viết được nhiều, nhanh nhất nhóm đó thắng cuộc. Nội dung câu hỏi như sau: Em hãy kể tên các đồ đạc trong gia đình em? Qua trò chơi này sẽ hướng học sinh vào bài vậy các đồ đạc các em vừa kể ra rất nhiều vậy trong gia đình chúng ta đã sắp xếp gọn gàng chưa? Và xếp xếp như thế nào cho hợp lí ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Qua nội dung trò chơi này GV vừa tạo tâm thế cho lớp học không khí thoải mái, hứng khởi, vừa tạo sự tò mò cho học sinh hướng vào nội dung bài học. Thiết kế dạy học cho bài 12: “ Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa” GV: Tổ chức chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn” chia lớp làm 4 nhóm mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng viết. Thời gian thực hiện trong 3 phút nhóm nào viết được nhiều, nhanh nhất nhóm
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 24 đó thắng cuộc. Nội dung câu hỏi như sau: Em hãy liệt kê các loại hoa, cây cảnh dùng trong trang trí nhà ở? Qua nội dung trò chơi này GV vừa tạo tâm thế cho lớp học không khí thoải mái, hứng khởi, vừa tạo sự tò mò cho học sinh hướng vào nội dung bài học biết được các loại cây cảnh và ý nghĩa của cây cảnh dùng trong trang trí nhà ở. 2) Trò chơi ô chữ: Áp dụng cho phần củng cố bài học. Thiết kế dạy học cho bài 8 “Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình ” GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Giải ô chữ” Cho học sinh mở lần lượt các ô chữ hàng ngang, ai trả lời nhanh mở ô chính xác thì sẽ được cộng điểm, sau khi mở các ô chữ hàng ngang xong sẽ tìm giải ô chữ bí mật, bạn nào giải được sẽ được cộng 10 diểm. Qua trò chơi này sẽ khắc sâu kiến thức cho học sinh hơn. TRÒ CHƠI Ô CHỮ 4 3 2 1 5 6 7 L Ũ L P Đ Ẹ L P Đ K O N Í Á Đ L P Đ Đ I S P P Ắ Ế X L S P Đ Đ I A X P L S P Đ Đ I A X P E Y N N Ê Ĩ T H L S P Đ Đ I A X P P E O P N Ò H G N G Ủ G C C Ó Ọ H T Ậ P L S P Đ Đ I A X P H P E O O C A S P P Ắ Ế X Đ Ồ Đ P C Ạ Ợ H L Í Thiết kế dạy học cho bài 10 “ Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp” GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Giải ô chữ” Cho học sinh mở lần lượt các ô chữ hàng ngang, ai trả lời nhanh mở ô chính xác thì sẽ được cộng điểm, sau khi mở các ô chữ hàng ngang xong sẽ tìm giải ô chữ bí mật, bạn nào giải được sẽ được cộng 10 diểm. Qua trò chơi này sẽ khắc sâu kiến thức cho học sinh hơn.
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 25 Thiết kế dạy học cho bài 18 “ Các phương pháp chế biến thực phẩm” GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Rung chuông vàng” chuẩn bị các gói câu hỏi về các món ăn sau đó mở lần lượt các gói câu hỏi để học sinh trong lớp trả lời viết kết quả ra tờ giấy A4 Em nào đúng chơi tiếp cứ tiếp tục như vậy cho đến câu hỏi cuối cùng. Qua trò chơi này sẽ khắc sâu kiến thức cho học sinh hơn. Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 Câu hỏi 4 Câu hỏi 8 Câu hỏi 12 Câu hỏi 16 Câu hỏi 15 Câu hỏi 11 Câu hỏi 7 Câu hỏi 6 Câu hỏi 5 Câu hỏi 9 Câu hỏi 13 Câu hỏi 14 Câu hỏi 10 Câu hỏi 20 Câu hỏi 17 Câu hỏi 19 Câu hỏi 18 3) Trò chơi câu đố (liên quan đến nội dung bài học) Thiết kế dạy học cho bài 18 “ Nấu ăn trong gia đình” GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Giải đố” nêu câu đố để học sinh suy nghĩ trả lời Thân em cô chủ mang về, Băm làm trăm mảnh, hòa vào bột thơm.
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 26 Bắt em làm bạn với tôm, Cho bơi “nước lạ” thành ra tên người – Bánh gì? Đáp án: Bánh tôm Qua trò chơi này học sinh sẽ biết cách chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và áp dụng phương phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo. Đồng thời thông qua trò chơi này giúp học sinh hứng thú tập tung vào bài hơn, tránh nhàm chán. 4) Trò chơi gợi ý từ có kèm theo hình Thiết kế dạy học cho bài 10 “ Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp” GV: Chuẩn bị các hình ảnh kèm theo lời gợi ý có liên quan đến nội dung bài học. Cách chơi: GV lần lượt đưa ra từng hình ảnh. Mỗi hình đều có từ gợi ý liên quan đến nội dung cần tìm hiểu. Trong vòng 10 giây HS nào trả lời đúng từ khóa sẽ được điểm cộng. Bạn nào trả lời sai sẽ nhường cơ hội cho các bạn còn lại. Ví dụ: Áp dụng bài giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp Từ khóa: Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 27 Qua trò chơi này học sinh vừa lĩnh hội được kiến thức mới vừa biêt được sự cần thiết của việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp. 5)Trò chơi lựa chọn phương án đúng: Thiết kế dạy học cho bài 15 “ Cơ sở của ăn uống hợp lí” GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất, đúng nhất” Cho hệ thống nội dung câu hỏi có nhiều đáp án cho học sinh lựa chọn đáp án đúng nhất. Chất đạm có trong những loại thực phẩm nào? A. Dừa, đậu, bơ B. Rau, củ, quả C. Bánh, kẹo, sữa D. Thịt, cá, trứng … Đáp án đúng : D Thiết kế dạy học cho bài 16 “ Vệ sinh an toàn thực phẩm” GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Lựa chọn phương án đúng” Cho hệ thống nội dung câu hỏi có nhiều đáp án cho học sinh lựa chọn đáp án đúng nhất. Nhiệt độ an toàn trong nấu nướng là? A. 50°C – 80°C B. 100°C -115°C C. 0°C – 37° C D. 20°C – 80°C Đáp án đúng : B Thiết kế dạy học cho bài 25 “ Thu nhập của gia đình” GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Lựa chọn phương án đúng” Cho hệ thống nội dung câu hỏi có nhiều đáp án cho học sinh lựa chọn đáp án đúng nhất. Thu nhập bằng tiền gồm: A. Tiền bán rau, củ, quả B. Tiền bán tôm cá C. Tiền lương, tiền thưởng, tiền lãi bán hàng... D. Tiền bán heo, gà, vịt Đáp án đúng : C Qua các nội dung thiết kế trên GV có thể áp dụng vào bài dạy rất dễ dàng. Đồng thời khi đã nắm được quy trình thiết kế thì GV có thể thiết kế áp dụng vào rất nhiều nội dung bài dạy trong sách CN 6. 3.4. Thiết kế bài giảng ( giáo án) có sử dụng trò chơi kỹ thuật.
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 28 Giáo án bài 8 SẮP XẾP NHÀ Ở HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Xác định được vai trò quan trọng của nhà ở đối với đời sống con người. - Biết được cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở 2. Kỹ năng: - Biết vận dụng hợp lý sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân gọn gàng, ngăn nắp, gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ và sắp xếp đồ đạc hợp lí. - THMT: Sắp xếp đồ đạc hợp li trong nhà ở sẽ tạo cho môi trường sống trong nhà ở thoải mái thuận tiện hơn. 4. Năng lực cần đạt: - Rèn luyện học sinh năng lực tự học - Năng lực tự giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp, hợp tác II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1/Giáo viên: - Nghiên cứu SGK – SGV – Soạn bài - Tranh ảnh về nhà ở hình 2.1 trang 34 sgk, hình 2,2/ sgk trang 36. Dụng cụ dạy học - Máy chiếu 2/ Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh ảnh, trang trí nội thất trong gia đình. III. Quá trình tổ chức hoạt động cho học sinh 1. Các hoạt động đầu giờ(5’) + Mục tiêu: Tạo cho HS tâm thế thoải mái để vào bài học. + Nhiệm vụ: Chơi trò chơi do GV tổ chức + Phương thức thực hiện: GV cho HS chơi tò chơi “ Ai nhanh hơn” + Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 29 GV: Tổ chức chơi trò chơi : Ai nhanh hơn” chia lớp làm 4 nhóm mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng viết. Thời gian thực hiện trong 2 phút nhóm nào viết được nhiều, nhanh nhất nhóm đó thắng cuộc. Nội dung câu hỏi như sau: Em hãy kể tên các đồ đạc trong gia đình em? HS: Cử đại diện 4 nhóm lên bảng viết Trong thời gian 2 phút. GV: Thông báo kết thúc trò chơi cử 2 đại diện làm ban giám khảo đếm kết quả trên bảng nhóm nào ghi được nhiều hơn sẽ thắng cuộc. Phần quà là 1 tràng pháo tay dành cho nhóm thắng cuộc. Qua trò chơi này các em thấy đồ đạc các em vừa kể ra rất nhiều vậy trong gia đình chúng ta đã sắp xếp gọn gàng chưa? Và xếp xếp như thế nào cho hợp lí ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. 2. Nội dung bài học * Hoạt động 1: Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người + Mục tiêu: Biết được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người + Nhiệm vụ: Nghiên cứu sgk, quan sát hình ảnh liên hệ thực tế trả lời câu hỏi + Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, thảo luận cặp đôi + Sản phẩm: Nêu được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người + Tiến trình thực hiện và phương án kiểm tra, đánh giá: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu quan sát hình 2.1 trả lời. Con người có nhu cầu và đòi hỏi gì trong cuộc sống hàng ngày? - Nhà ở có vai trò như thế nào đối với con người? - Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung I. Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.(15’) - Hoạt động cá nhân quan sát hình 2.1 trả lời câu hỏi - Nhu cầu ăn mặc ở, nghỉ ngơi, hoạt động, vệ sinh, làm việc, giải trí. - Hoạt động cặp đôi (2’) phát biểu - Nhóm khác nhận xét, bổ sung
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 30 - GV: Nhận xét chốt kiến thức - Em hãy kể tên các nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần? Lấy ví dụ? - Cho điểm nếu học sinh trả lời tốt - Bổ sung: Nhà ở là nhu cầu cấp thiết của con người, điều này được hiến pháp và pháp luật cải thiện, bảo vệ chính đáng. - Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, - Bảo vệ con người tránh những tác hại của thời tiết - Đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho con người. - Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. + Nhu cầu về vật chất: Ăn, mặc ở... + Tinh thần: Sự chăm sóc yêu thương của gai đình lúc ốm đau. - Nghe hiểu * Hoạt động 2: Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở + Mục tiêu: Biết được cách sắp xếp và phân chia các khu vực trong nhà ở + Nhiệm vụ: Nghiên cứu sgk, quan sát hình ảnh liên hệ thực tế trả lời câu hỏi + Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, thảo luận cặp đôi, nhóm lớn + Sản phẩm: Biết được cách sắp xếp và phân chia các khu vực trong nhà ở + Tiến trình thực hiện và phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá HS bằng cho điểm miệng khi HS liên hệ tốt - Yêu cầu học sinh liệt kê một số đồ đạc chính của gia đình? - Phải sắp xếp đồ đạc sao cho dễ thấy, dễ II. Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.(19’) - Thảo luận cặp đôi (2’)trả lời câu hỏi - Giường ngủ, tủ kệ, giá sách, bàn ghế uống nước, bàn thờ, tủ quần áo, gương soi, xe đạp, xe máy, bàn học, tủ đầu giường 1. Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 31 nhìn, dễ tìm - Kể tên những hoạt động sinh hoạt bình thường của gia đình? - Nhận xét chốt kiến thức - Những hoạt động chính của mọi gia đình phải được bố trí phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình. GV giải thích thêm: Phân chia các khu vực của nơi ở hợp lí, bố trí nhà ở thành thị, nông thôn, nhà ở của đồng bào dân tộc phù hợp với từng điều kiện sống sẽ tạo cho môi trường sống trong nhà ở thoải mái, thuận tiện tránh được ô nhiễm môi trường (Khói, bụi…) bảo vệ sức khoẻ con người. - Em hãy liên hệ sự phân chia khu vực tại gia đình em? * Tích hợp môi trường: Việc sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở có tác dụng gì? - Cho điểm nếu học sinh liên hệ tốt - Hoạt đông cá nhân trả lời câu hỏi - Khu sinh hoạt chung - Khu thờ cúng - Khu ngủ, nghỉ - Khu bếp - Khu vệ sinh - Khu kho, để xe - Nghe hiểu - Tự liên hệ rồi cho nhận xét Ăn, ngủ, học tập, làm vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung - Thảo luận nhóm 4 (2’) trả lời câu hỏi - Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở sẽ tạo cho môi trường sống trong nhà ở thoải mái thuận tiện hơn. 3. Củng cố - luyện tập(5’) - Nêu các hoạt động của bản thân tại gia đình?
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 32 HS: Như ăn mặc ở, nghỉ ngơi, hoạt động, vệ sinh, làm việc, giải trí. ? Liên hệ việc phân chia khu vực hoạt động của gia đình đã hợp lý chưa - Liên hệ 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’) - Học thuộc lòng ghi nhớ - Vị trí và vai trò của nhà ở đối với đời sống con người - Các yêu cầu sắp xếp nhà ở hợp lý - Sự phân chia khu vực trong gia đình. Giáo án bài 10: GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ NGĂN NẮP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp. - Cần phải làm gì để nhà ở luôn sạch sẽ ngăn nắp - Biết được những công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. 2. Kỹ năng: Quan sát hình vẽ - Liên hệ thực tế những việc cần làm để nhà ở, nơi học tập sạch sẽ ngăn nắp đảm bảo vệ sinh, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. 3. Thái độ: - Rèn luyện ý thức lao động có trách nhiệm với việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. - Tạo nếp sống thói quen ở sạch sẽ, ngăn nắp. - Giữ gìn vệ sinh và dọn dẹp nhà ở thường xuyên. 4. Năng lực cần đạt: - Rèn luyện học sinh năng lực tự học - Năng lực tự giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp, hợp tác II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV Tranh ảnh nhà ở ngăn nắp
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 33 2. Học sinh: - Dụng cụ học tập - Nghiên cứu bài ở nhà. III. Quá trình tổ chức hoạt động cho học sinh 1. Các hoạt động đầu giờ(5’) + Mục tiêu: Tạo cho HS tâm thế thoải mái để vào bài học. + Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi GV. + Phương thức thực hiện: GV cho HS Hoạt động cặp đôi. + Sản phẩm: Câu trả lời của HS + Tiến trình thực hiện và phương án kiểm tra, đánh giá: GV: Khi em bước vào một ngôi nhà hay một căn phòng tuy giản dị nhưng sạch sẽ, ngăn nắp và một phòng bừa bộn, bẩn thỉu, em có cảm giác như thế nào? HS: Trả lời câu hỏi GV vào bài: Để biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp, tác dụng của nhà ở sạch sẽ ngăn nắp ta cùng nghiên cứu nội dung bài học hôm nay. . 2. Nội dung bài học * Hoạt động 1: Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp + Mục tiêu: - Biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp + Nhiệm vụ: Nghiên cứu sgk, quan sát hình ảnh liên hệ thực tế trả lời câu hỏi + Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm 4 + Sản phẩm: - Biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp + Tiến trình thực hiện và phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá cho điểm qua phần liên hệ của học sinh Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát tranh hình 28, 29/ SGK thảo luận nhóm 4 ( 2’). Em có nhận xét gì về nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và nhà ở lộn xộn thiếu vệ sinh? - Yêu cầu đại diện nhóm trả lời I/ Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp (15’) - Hoạt động cá nhân quan sát hình ảnh - Thảo luận nhóm 4 (2’)
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 34 - Nhận xét bổ sung - Thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? - Nhận xét, chốt kiến thức - Yêu cầu HS liên hệ thực tế quan sát trong và ngoài lớp học đã sạch sẽ chưa? - Cho điểm nếu học sinh liên hệ tốt - Đại diện nhóm trả lời - Hình 28: Thể hiện quang cảnh ngoài và trong nhà ở được sắp xếp một cách gọn gàng, sạch sẽ ngăn nắp. - Hình 29: Thể hiện quang cảnh ngoài và trong nhà ở không vệ sinh bên ngoài bẩn, đồ đạc trong nhà bừa bãi - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - Phát biểu - Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là nhà có môi trường sống luôn luôn sạch, đẹp và thuận tiện, khẳng định có sự chăm sóc và giữ gìn của bàn tay con người - Liên hệ việc vệ sinh của lớp trong và ngoài lớp học. * Hoạt động 2: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp + Mục tiêu: - Biết được sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp, các công việc là để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp. + Nhiệm vụ: Nghiên cứu sgk, quan sát hình ảnh liên hệ thực tế trả lời câu hỏi + Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân,cặp đôi, thảo luận nhóm lớn + Sản phẩm: - Biết được sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp, các công việc là để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp. + Tiến trình thực hiện và phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá cho điểm qua phần liên hệ của học sinh GV: Tổ chức chơi trò chơi: “Nhìn hình ảnh đoán nội dung” GV: Chiếu hình ảnh ngôi nhà lộn sộn, thiếu vệ sinh, hình ảnh về người bị bệnh... lên sau đó cho HS đoán qua hình ảnh mở ra từ khóa gì? - Một ngôi nhà chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? II/ Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp (19’) 1/ Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp - Tham gia chơi trò chơi - Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi + Thiên nhiên, môi trường: lá cây, bụi bẩn..