SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình
cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua
chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và
thành công sau này của trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng
nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và
vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em.
Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện
bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành
vi văn hoá.
Usinsky từng nói: Từ là một đơn vị ngôn ngữ không thể thiếu trong
tạo lập lời nói để giao tiếp của trẻ.
“Tất cả mọi hiểu biết đều bắt đầu từ ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và
trở lại với ngôn ngữ” và “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ
và là kho tàng mọi tri thức”. (Usinsky)
Bởi vậy giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng cần thiết và phải bắt đầu
ngay từ rất sớm từ tuổi mầm non (0 – 6 tuổi) đặc biệt là từ 2 – 5 tuổi, lứa tuổi
này ngôn ngữ trẻ có điều kiện phát triển cực kỳ nhanh về tất cả các mặt: ngữ
âm, từ vụng và ngữ pháp mà không giai đoạn nào có thể sánh bằng. Nếu nhà
giáo dục bỏ qua giai đoạn phát cảm trong ngôn ngữ này sẽ là thiệt thòi lớn
cho sự phát triển của đứa trẻ, trẻ sẽ khó theo kịp sự phát triển của các bạn
cùng lứa tuổi. E. I. Tikhêêva cho rằng phát triển ngôn ngữ cho trẻ là khâu chủ
yếu của hoạt động trong trường mẫu giáo, là tiền đề cho mọi sự thành công
khác.
2
Mặt khác khi hết tuổi Mẫu giáo trẻ sẽ chuyển sang trường Tiểu học,
đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ 6 tuổi vì trẻ phải chuyển
qua một lối sống mới với sự thay thế của hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang
học tập. Đồng thời trẻ cũng chuyển qua một vị trí xã hội mới với những quan
hệ mới của một người học sinh thực thụ. Sự thay đổi đó đòi hỏi trẻ phải có
những điều kiện tâm lý cần thiết đủ để trẻ có thể thích nghi bước đầu với các
điều kiện học tập có hệ thống ở phổ thông. Một trong những điều kiện tâm lý
hết sức quan trọng thoả mãn đòi hỏi mới là ngôn ngữ của trẻ. Khi trẻ sử dụng
thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày: phát âm chuẩn; vốn từ
phong phú, đa dạng; câu nói hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp là trẻ có một công
cụ để tư duy trừu tượng, có một phương tiện cơ bản để lĩnh hội kiến thức
khoa học của các môn học, đặc biệt là môn Tiếng Việt – môn học được xem
là cơ bản nhất và khó khăn nhất đối với học sinh lớp 1 và trẻ còn có cả phương
tiện hữu hiệu để tiếp xúc thuận lợi với môi trường mới, quan hệ mới.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy
cảm với nghệ thuật ngôn từ: âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng
dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ; những câu chuyện cổ tích,
thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học
thông qua hoạt động kể chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt
nhất, hiệu quả nhất; đồng thời giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng
tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Thông qua hoạt động
kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ được rèn luyện, phát triển, trẻ phát âm rõ ràng
mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ được học cách trình bày ý kiến, suy nghĩ,
kể về một sự vật hay sự kiện nào đó một cách mạch lạc thông qua vốn từ của
trẻ.
Có nhiều phương pháp, phương tiện để trau dồi vốn từ cho trẻ và kể
chuyện là một biện pháp được sử dụng rất phổ biến ở trường mầm non, nếu
xác định rõ ảnh hưởng của hoạt động kể chuyện đến sự phát triển ngôn ngữ
nói chung và vốn từ của trẻ, ta có thể sử dụng hoạt động kể chuyện như một
3
phương tiện hiệu quả nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo (MG) 5 – 6
tuổi.
Xuất phát những lí do trên, đề tài “Biện pháp phát triển vốn từ cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện” được nhóm lựa
chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển vốn từ của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong
hoạt động kể chuyện; xác định các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số
biện pháp nâng cao vốn từ cho trẻ và tổ chức thực nghiệm.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng ảnh hưởng của
hoạt động kể chuyện tới sự phát triển vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở một số
trường mầm non thuộc Tp.HCM.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp sử dụng hoạt động kể chuyện (HĐKC) phát triển vốn từ cho
trẻ MG 5 – 6 tuổi.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu để hệ thống các vấn đề lý luận làm cơ sở
lý luận cho đề tài, thực trạng tổ chức một số biện pháp ảnh hưởng của hoạt
động kể chuyện tới sự phát triển vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở một số trường
mầm non thuộc Tp.HCM, từ đó đề xuất biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho
trẻ.
4.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
- 30 trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường mầm non thuộc quận 1 (trung tâm).
- 30 trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường mầm non thuộc quận Tân Bình (ven nội).
4
- 30 trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường mầm non thuộc huyện Hóc Môn (ngoại
thành).
- 50 giáo viên mầm non (GVMN) đang trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ
MG 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại trung tâm, ven nội và ngoại thành
Tp. Hồ Chí Minh.
4.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 7/2016 đến tháng 04/2017.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lí luận về hoạt động giáo dục vốn
từ cho trẻ MG 5-6 tuổi và ảnh hưởng của HĐKC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở
trường mầm non.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân phát triển vốn
từ của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trong HĐKC ở một số trường mầm non thuộc
Tp.HCM.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MG
5 – 6 tuổi thông qua HĐKC ở trường mầm non.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Vốn từ của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐKC ở một số trường mầm non còn hạn
chế, có thể do một số nguyên nhân sau:
- Trình độ nhận thức, vốn hiểu biết, kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế.
- Giáo viên ít tổ chức hoạt động để cung cấp vốn từ cho trẻ.
- Giáo viên chưa tạo điều kiện để trẻ phát huy tính sáng tạo trong khi kể
chuyện.
- Giáo viên thường xuyên cung cấp cho trẻ vốn sống và ấn tượng cảm
xúc.
- Đồ dùng trực quan chưa đa dạng phong phú, thẩm mỹ chưa đạt, giá trị
sử dụng chưa cao. Đặc biệt là đồ dùng cho trẻ hoạt động còn rất ít.
Nếu GVMN vận dụng tốt một trong số các biện pháp sau vào hoạt động kể
chuyện thì sẽ giúp trẻ nâng cao số lượng – chất lượng vốn từ:
5
- Sưu tầm tổng hợp các thể loại truyện có tác dụng phát triển vốn từ cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại.
- Kể chuyện theo tranh kết hợp trên nền âm nhạc phù hợp.
- Sử dụng phương tiện trực quan “Rối bóng”.
- Diễn xuôi câu chuyện theo giai điệu bài hát quen thuộc.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài, xây dựng cơ sở lý
luận của đề tài.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.2.1. Phương pháp quan sát
a. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng vốn từ của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐKC và
những biện pháp tổ chức HĐKC của GVMN nhằm phát triển vốn từ cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi.
b. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ MG 5 – 6 tuổi và GVMN dạy trẻ lớp Lá (5 – 6 tuổi).
c. Cách thực hiện
Quan sát, ghi nhận các mẫu lời nói của trẻ MG 5 – 6 tuổi, cách thức tổ
chức HĐKC của GVMN.
7.2.2. Phương pháp sử dụng bài tập
a. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng vốn từ của trẻ MG 5 – 6 tuổi.
b. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ MG 5 – 6 tuổi.
c. Cách thực hiện
Sử dụng các bài tập, quan sát trẻ thực hiện các bài tập ngôn ngữ, ghi
nhận kết quả.
6
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
a. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng vốn từ của trẻ MG 5 – 6 tuổi.
b. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ MG 5 – 6 tuổi.
c. Cách thực hiện
Trò chuyện, phỏng vấn trẻ nhằm tìm hiểu lời nói của trẻ.
7.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
a. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nhận thức và biện pháp GVMN sử dụng nhằm phát triển vốn
từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐKC.
b. Đối tượng nghiên cứu
GVMN, cán bộ quản lý trường MN.
c. Cách thực hiện
Soạn mẫu phiếu điều tra (sử dụng câu hỏi mở và đóng) phù hợp đối
tượng cần khảo sát, nội dung cần tìm hiểu. Yêu cầu người được hỏi điền vào
phiếu.
7.2.5. Phương pháp thống kê toán học.
a. Mục đích nghiên cứu
Xử lý số liệu thu thập được, đánh giá độ tin cậy – tính tương quan.
b. Cách thực hiện
Sử dụng phần mềm Excel để tính toán xử lý các số liệu sau khi thu
thập được từ việc nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm một số biện pháp của
đề tài. Các thuật toán thống kê xử lý và phân tích các số liệu nghiên cứu: Tỉ
lệ %, giá trị trung bình.
7
8. Dự kiến cấu trúc
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
5. Nhiện vụ nghiên cứu.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
7. Phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động kể chuyện nhằm phát triển vốn từ
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động kể chuyện nhằm phát triển vốn từ
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN ĐẾN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Loài người ngay từ thuở sơ khai đã sáng tạo ra ngôn ngữ, một hệ
thống tín hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện cơ bản và quan trọng nhất
trong giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng người. Cũng từ ngôn
ngữ được phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ
chính là một trong những yếu tố nâng tầm cao của con người lên vượt xa
về chất so với mọi giống loài.
Ngôn ngữ là chức năng tâm lý cấp cao của con người, là công cụ để
tư duy, để giao tiếp, là chìa khóa để con người nhận thức và chiếm lĩnh
kho tàng tri thức của dân tộc và nhân loại.
Với mỗi cá nhân, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra cực kỳ nhanh ở giai
đoạn từ 0 – 6 tuổi (lứa tuổi mầm non). Từ chỗ sinh ra chưa có ngôn ngữ,
đến cuối 6 tuổi – chỉ một khoảng thời gian rất ngắn so với cả một đời người
– trẻ đã có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày.
Đây chính là giai đoạn phát cảm về ngôn ngữ. Ở giai đoạn này nếu không
có những điểu kiện thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ thì sau này khó
có thể phát triển tốt được. Chính vì vậy ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ
của trẻ trước tuổi học là vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới và
trong nước quan tâm nghiên cứu.
Vấn đề ngôn ngữ đã được đề cập đến ngay từ thời cổ đại. Nhưng
thời cổ đại người ta nghiên cứu ngôn ngữ không tách khỏi triết học và lôgic
học. Các nhà triết học cổ đại đã coi ngôn ngữ như là một hình thức biểu
hiện bề ngoài của các bên trong là “logos”, tinh thần, trí tuệ của con người.
Trong cuốn “Bàn về phương pháp”, Descartes đã chỉ ra những đặc tính
9
chủ yếu của ngôn ngữ và lấy đó làm tiêu chí phân biệt con người, khác với
động vật. Ông nhấn mạnh tính chất của ngôn ngữ, cái tín hiệu duy nhất ấy
chắc chắn là của một tư duy tiềm tàng trong cơ thể và kết luận rằng:
“Có thể lấy ngôn ngữ làm chỗ khác nhau thực sự giữa con người và
con vật” [20].
Chỉ đến giữa thế kỷ 19 khuynh hướng tâm lý học mới nảy sinh trong
ngôn ngữ học. Ngưởi đầu tiên sáng lập ra trường phái ngôn ngữ học tâm
lý Shteintal (1823 – 1899). Ông đã đưa ra học thuyết ngôn ngữ là sự hoạt
động của cá nhân và sự phản ánh tâm lý dân tộc. Theo ông, ngôn ngữ học
phải dựa vào tâm lý cá nhân trong khi nghiên cứu ngôn ngữ cá nhân, phải
dựa vào tâm lý dân tộc trong khi nghiên cứu ngôn ngữ của dân tộc [20].
Thuyết tâm lý liên tưởng – đại biểu là V.Vunt (1832 – 1920) –
nghiên cứu lý thuyết về dạng thức bên trong của từ, về các loại ý nghĩa
chuyển đổi của từ, về nghĩa hiện có của từ và câu, về mối quan hệ liên
tưởng có tính ngữ đoạn.
Sau cách mạng tháng Mười Nga 1917, các nhà ngôn ngữ học, tâm
lý học Xô Viết đã vận dụng quan điểm của Mác – Lênin vào hoạt động
nghiên cứu ngôn ngữ đó là: xem xét ngôn ngữ với tư cách là một hiện
tượng xã hội. Ngôn ngữ thể hiện các mối quan hệ giữa con người với con
người được quy định bởi những điều kiện cụ thể của thời ký lịch sử nhất
định. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và là phương tiện giao
tiếp chủ yếu của con người. Với quan điểm này có thể kể đến: L.X.
Vưgôtxki; R.O. Shor; E.D. Polivanov; K.N. Derzhavin; B.A. Larin; M.V.
Sergievskij; M.N. Peterson; L.J. JaKubinskij; A.M. Selishchev… Họ đã đi
vào nghiên cứu tính chất xã hội của ngôn ngữ, về mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và tư duy, sự phụ thuộc qua lại giữa các thuộc tính của ngôn ngữ…
L.X. Vưgotxki trong cuốn: “Tư duy và ngôn ngữ” đã lập luận rằng hoạt
động tinh thần của con người chính là kết quả học tập mang tính xã hội
chứ không phải là một học tập chỉ là cá thể. Theo ông, khi trẻ em gặp phải
10
những khó khăn trong cuộc sống, trẻ tham gia vào hợp tác của người lớn
và bạn bè có năng lực cao hơn, những người này giúp đỡ trẻ và khuyến
khích trẻ. Trong mối quan hệ hợp tác này, quá trình tư duy trong một xã
hội nhất định được chuyển giao sang trẻ. Do ngôn ngữ là phương thức đầu
tiên mà qua đó, con người trao đổi các giá trị xã hội, L.X. Vưgotxki coi
ngôn ngữ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của tư duy [18].
Việc nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non (0 – 6 tuổi)
cũng được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và tiếp cận sâu
ở từng góc độ khác nhau trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
Ngôn ngữ là tài sản quý báu của văn minh nhân loại. Ngôn ngữ là điểm
mốc then chốt giúp cho nhiều công trình nghiên cứu được tỏa sáng. Không
những vậy ngôn ngữ có sức hút mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia nghiên cứu
của rất nhiều nhà khoa học, từ những lĩnh vực khác nhau: Triết học, tâm lí
học, ngôn ngữ học, giáo dục học, xã hội học,…Vai trò phát triển ngôn ngữ
cho trẻ từ lâu được các nhà khoa học ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Có
thể kể đến các tác giả như:
A.M. Borodis với cuốn: Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ em
(NXBGD Matxcơva – 1974).
Xôkhin với tác phẩm: Phương pháp phát triển lời nói trẻ em (NXBGD
Matxcơva – 1979).
E.I.Tikhêêva với tác phẩm: Phát triển ngôn ngữ trẻ em (NXBGD –
1997).
Các tác giả: L.P.Phedorenco, G.A.Phomitreva, V.K.Lomarep cũng có
những cuốn sách tương tự.
Tác giả E.I.Tikhêêva đã đề ra phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
một cách hệ thống, trong đó bà nhấn mạnh cần dựa trên cơ sở tổ chức cho trẻ
tìm hiểu thế giới thiên nhiên xung quanh trẻ, dạo chơi, xem tranh, kể chuyện
cho trẻ nghe… Bà đưa ra các biện pháp cụ thể để phát triển ngôn ngữ nói cho
11
trẻ mẫu giáo như: nói chuyện với các em, giao nhiệm vụ cho các em, đàm
thoại, kể chuyện, đọc truyện, thư từ, học thuộc lòng thơ ca. Những tư tưởng
này đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với việc giáo dục phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mầm non [10].
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước
Vốn từ, khả năng hiểu từ, ngữ pháp… của trẻ ở các độ tuổi khác
nhau có các công trình nghiên cứu của Dương Diệu Hoa (1985), Nguyễn
Minh Huệ (1989), Hồ Minh Tâm (1989) v.v… Chẳng hạn Lưu Thị Lan
(1996) trong công trình nghiên cứu Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ
em 1 – 6 tuổi [19] đã chỉ rõ các bước phát triển về ngữ âm của trẻ em Việt
Nam bắt đầu từ giai đoạn tiền ngôn ngữ (0 – 1 tuổi) giai đoạn ngôn ngữ (1
– 6 tuổi), về mặt ngữ âm có những bước tiến dài đặc biệt là giai đoạn 4 –
6 tuổi. Các bước phát triển về từ vựng được tác giả thống kê từng lứa tuổi
với số lượng từ tối thiểu và số lượng từ tối đa. Từ 18 tháng tuổi trở đi trẻ
có sự nhảy vọt về số lượng từ và yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển vốn từ của trẻ. Các bước phát triển về ngữ pháp trong
ngôn ngữ của trẻ em Việt Nam được tác giả nghiên cứu rất cụ thể từng lứa
tuổi với loại câu đơn, câu phức, các loại câu phức như câu phức chính phụ,
câu phức đẳng lập. Câu phức chính phụ xuất hiện muộn và có số lượng ít
hơn.
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn Phương pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo đã đưa ra một số biện pháp hướng dẫn trẻ kể
chuyện nhằm phát triển lời nói độc thoại cho trẻ gồm: kể lại chuyện, kể
chuyện theo tri giác, kể chuyện theo trí nhớ và kể chuyện theo tưởng tượng.
Tác giả Lưu Thị Lan đề cập đến biện pháp phát triển ngôn ngữ đối
với trẻ 4 – 6 tuổi, theo tác giả để phát triển vốn từ cần tổ chức cho trẻ quan
sát sự vật hiện tượng và đàm thoại, cùng với trẻ phân tích sự vật hiện tượng
để giúp trẻ nhận thức mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Cho trẻ nghe
thơ, truyện, chơi một số trò chơi như đoán vật qua tiếng kêu, kể tên các
12
con vật em biết, trò chơi nối từ, nói từ tiếp theo, chơi đóng vai theo chủ
đề, kể chuyện theo tranh… [17]. Tác giả cũng đã nêu các biện pháp sửa
ngọng cho trẻ rất đơn giản chỉ cần luyện tập một số buổi là trẻ có thể nhận
thức được cách phát âm đúng, cần căn cứ vào thời gian ngọng để định hình
lại cách phát âm chuẩn đòi hỏi ngắn hay dài và sự có mặt của cha mẹ trẻ
trong các buổi tập là cần thiết để từ đó họ có thể hướng dẫn cho trẻ luyện
tập phát âm khi trẻ ở nhà.
Riêng vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi 5 – 6 tuổi
cũng có một số công trình như:
+ Công trình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thức về khả năng hiểu
từ của trẻ 5 – 6 tuổi.
+ Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Thị Oanh (2000) Các
biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi.
+ Luận án Tiến sĩ của Hồ Lam Hồng (2002) về Một số đặc điểm tâm
lý trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hình thức kể
chuyện.
+ Luận văn Thạc sĩ Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể chuyện
về sinh hoạt nhằm phát triển lời nói mạch lạc của Hoàng Thị Thu Hương;
Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề nhằm phát triển lời nói
mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh của
Huỳnh Ái Hồng; Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
5 – 6 tuổi thông qua kể chuyện sáng tạo của Hoàng Thị Hồng Mát (2002).
Các bài viết trong các tạp chí Nghiên cứu Giáo dục cũng quan tâm
nhiều đến ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi nhưng chủ yếu về vấn đề chuẩn bị
cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi học đọc, học viết ở lớp 1 như bài viết của Lê Thị
Ánh Tuyết; Chuẩn bị cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học chữ của Nguyễn Phương
Nga; Thực trạng chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số vào
học lớp 1 của Trương Thị Kim Oanh, Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện
13
tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi dân tộc thiểu số (K'Ho) ở
Lâm Đồng của Đào Kim Nhung…
Nhìn chung vấn đề ngôn ngữ trẻ em được các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu ở nhiều mặt, nhiều lứa tuổi khác nhau. Có nghiên cứu về
cấu trúc đặc biệt của ngôn ngữ, có nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tác
động đến quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ, một số nghiên cứu
khác lại nghiên cứu biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ… Tuy nhiên, ở
Việt Nam các công trình nghiên cứu mới tập trung nhiều vào lứa tuổi nhà
trẻ, ít đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ của lứa tuổi 5 – 6 tuổi. Trong các
công trình nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi chủ yếu đi sâu nghiên
cứu vào một mặt của sự phát triẻn ngôn ngữ như hiểu từ hoặc ngôn ngữ
mạch lạc… Trong ngôn ngữ mạch lạc thì lại chủ yếu đi vào nghiên cứu
biện pháp hình thành và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi là một điều kiện hết sức quan trọng để trẻ
tiếp xúc với một trường mới lạ ở phổ thông, giúp trẻ lĩnh hội được những
kiến thức mang tính chất khoa học của các môn ở phổ thông…Vì vậy việc
nghiên cứu về vốn từ lứa tuổi 5 – 6 tuổi là rất cần thiết. Thông qua đó,
chúng ta có thể giúp trẻ có sự phát triển vốn từ một cách đầy đủ, đó cũng
là phương tiện cơ bản nhất, quan trọng nhất để trẻ tiếp thu tri thức không
chỉ môn Tiếng Việt mà còn là tất cả các môn học khác của chương trình
lớp 1.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm “Biện pháp”
Theo từ điển Hoàng Phê thì “biện pháp” được hiểu là: Cách làm, cách
giải quyết một vấn đề cụ thể [26].
Theo đại từ điển tiếng việt của Nguyễn Như Ý thì: Biện pháp là cách
làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể: biện pháp đúng đắn,
chưa tìm được biện pháp thích hợp, dùng biện pháp tiến bộ hơn. [37]
14
Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi đồng quan điểm với
Từ điển Hoàng Phê. Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ
thể.
1.2.2. Khái niệm “Phát triển vốn từ”
1.2.2.1. Khái niệm “Vốn từ”
Vốn từ là tập hợp các từ trong một ngôn ngữ mà người đó biết tới vốn
từ thường xuyên tăng theo thời gian, và là công cụ cơ bản và hữu dụng trong
giao tiếp và thu nhận kiến thức.
Vốn từ tích cực và vốn từ thụ động:
- Vốn từ tích cực: là những từ ngữ trẻ hiểu và sử dụng được trong giao
tiếp một cách chủ động linh hoạt, tích cực.
- Vốn từ thụ động: là những từ trẻ mới lĩnh hội trẻ chưa sử dụng chúng
trong giao tiếp, trẻ chưa hiểu rõ nghĩa của từ nên không sử dụng được.
1.2.2.2. Khái niệm “Phát triển”
Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự
tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện
tượng; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục,
không trải qua những bước quanh co phức tạp.
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách
quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các
nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng
cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.
Theo từ điển Hoàng Phê thì “phát triển” được hiểu là: biến đổi hoặc
làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến
phức tạp [26].
1.2.2.3. Khái niệm “Phát triển vốn từ”
Phát triển vốn từ được hiểu như một quá trình lâu dài của việc lĩnh hội
vốn từ mà con người đã lĩnh hội được trong lịch sử. Nó bao gồm hai mặt: tích
lũy số lượng (tăng dần số từ tích cực) và nâng cao chất lượng (lĩnh hội dần
15
dần nội dung xã hội tích luỹ trong từ, nó là sự phản ánh kết quả của nhận
thức) [30].
Tóm lại, dưới góc độ đề tài này chúng tôi xin đưa ra nhận định: Phát
triển vốn từ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu ý nghĩa của từ và biết sử
dụng từ trong các tình huống giao tiếp.
1.2.3. Khái niệm “Hoạt động kể chuyện”
1.2.3.1. Khái niệm “Hoạt động”
Theo từ điển Hoàng Phê thì “hoạt động” được hiểu là: Tiến hành
những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định
trong đời sống xã hội [26].
Theo chủ biên Nguyễn Quang Uẩn: Hoạt động là mối quan hệ tác động
qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía
thế giới và cả về phía con người (chủ thể) [35].
Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi đồng quan điểm với
cả hai cách định nghĩa trên. Như vậy: Hoạt động là sự tác động qua lại giữa
chủ thể và khách thể mà kết quả là khách thể được cải tạo còn chủ thể thì
được hoàn thiện. Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người
và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con
người (chủ thể). Hay nói cách khác tâm lý của con người nói chung và của
trẻ nói riêng được hình thành trong hoạt động và ngay chính trong hoạt động
của mình.
1.2.3.2. Khái niệm “Kể chuyện”
Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến
một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý
nghĩa.
1.2.3.3. Khái niệm “Hoạt động kể chuyện”
Kể chuyện là sự truyền đạt các sự kiện bằng lời nói, hình ảnh và âm
thanh, thường là do ngẫu hứng. Nó được xem như một phương tiện giải trí,
giáo dục, bảo tồn văn hóa và có giá trị đạo đức. Yếu tố quan trọng của câu
16
chuyện và kể chuyện bao gồm ý tưởng, ngôn ngữvà cách thuyết phục người
nghe [26].
Kể chuyện là hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằng ngôn
ngữ. Kể chuyện khởi đầu cho sự tích luỹ tri thức khoa học, kinh nghiệm sống.
Ngôn ngữ ngày càng phát triển, số lượng từ cơ bản tăng lên, đời sống vật chất
và tinh thần trở nên phong phú thì kể chuyện không dừng lại ở mức độ thông
tin mà còn mang trong mình chức năng giải trí hay cao hơn là chức năng nghệ
thuật [29].
Quá trình kể chuyện diễn ra với sự đóng góp của các nhu cầu được thể
hiện, bày tỏ nguyện vọng cũng như các thao tác tư duy, ngôn ngữ để tạo ra
một câu chuyện có nội dung, kết cấu hoàn chỉnh, mạch lạc. Trẻ là người chủ
động trong câu chuyện của mình. Sự chủ động thể hiện rõ rệt từ việc lựa chọn
nội dung, ý tưởng, ngôn ngữ, nhân vật, sự kiện…và sắp xếp chúng thế nào
cho hợp lý. Thông qua câu chuyện kể, tâm tư, tình cảm và sự trải nghiệm của
bản thân về những yếu tố được bộc lộ.
Kể chuyện là một loại “hoạt động lời nói”có sự giao thoa, đan kết giữa
yếu tố tâm lý và ngôn ngữ. Vì thế, kể chuyện được xem như là một hoạt động
phát triển trẻ một cách tích hợp và toàn diện các mặt nhận thức, ngôn ngữ,
tình cảm và tâm vận.
Tóm lại, theo cách hiểu của chúng tôi kể chuyện là một hoạt động,
đó là sự trình bày bằng miệng một cách cặn kẽ, liên kết một hiện tượng nào
đó.
1.3. Những vấn đề lí luận về biện pháp phát triển vốn từ
1.3.1. Đặc điểm phát triển của trẻ MG 5 – 6 tuổi
1.3.1.1. Đặc điểm tâm – sinh lý có ảnh hưởng đến việc phát triển vốn từ
 Đặc điểm sinh lý của trẻ MG 5 – 6 tuổi
Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là hoàn chỉnh hóa về hình thái cũng
như chức năng của hệ thần kinh. Đồng thời phát triển với nó là phát triển của
hệ cơ nên hoạt động đi lại của trẻ đã làm thay đổi một số hoạt động sinh lý.
17
Đặc điểm ở lứa tuổi này là tốc độ tăng chiều cao và cân nặng giảm,
chiều cao tăng mỗi năm từ 5 – 8cm, cân nặng tăng 2kg/năm.
Tỷ lệ giữa đầu và chiều dài cơ thể đã giảm còn 1/6, lứa tuổi này có đặc
điểm là xương hóa chưa hoàn toàn, các cơ bàn tay phát triển mạnh. Tuy nhiên
sự phát triển của các cơ để thực hiện các chức năng vận động phát triển mạnh
hơn. Chính vì vậy trẻ rất hiếu động chương lực cơ gập lớn hơn cơ duỗi. Cho
nên trẻ không thể ngồi lâu ở một tư thế được, kích thước tim to, mạch máu
phát triển mạnh, thành mạch máu cũng dày hơn vì vậy huyết áp cũng tăng
dần lên theo độ tuổi, phổi phát triển mạnh làm cho nhịp thở sâu hơn, tần số
hô hấp giảm, dung tích sống tăng cụ thể ở trẻ 5 tuổi là: 1100cm3 ở cuối độ
tuổi này bắt đầu có sự thay thế răng sữa bằng răng trưởng thành.
 Đặc điểm tâm lý của trẻ MG 5 – 6 tuổi liên quan đến PTVT
Trẻ có ý thức hơn: Sự tập trung chú ý của trẻ đã bền, lâu hơn nhiều, trẻ
có thể tập trung lắng nghe, lĩnh hội một câu chuyện dài.
+ Tư duy: Khả năng nắm bắt nghĩa từ của trẻ gắn liền với sự phát triển nhận
thức tư duy của trẻ cùng với các hoạt động giao tiếp, đó là quá trình phát triển
liên tục và lâu dài. Ở độ tuổi này tư duy trẻ phát triển mạnh mẽ trẻ có thể thiết
lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, trẻ có thể phân tích tổng
hợp không chỉ dừng ở đồ vật, hình ảnh mà cả từ ngữ.
+ Tưởng tượng: Ở độ tuổi này trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú, để hiểu
được nghĩa của từ trẻ có thể tưởng tượng các sự vật thật thông qua từ ngữ mà
trẻ được ghi nhận.
+ Tình cảm xã hội: Trẻ đã có ý thức rõ về ý nghĩa, tình cảm của mình, trách
nhiệm đối với hành vi của mình thông qua câu chuyện mà trẻ được nghe.
+ Xúc cảm tình cảm: Đời sống của trẻ còn rất dễ dao động, trẻ có thể bộc lộ
cảm xúc của mình qua các từ ngữ mà trẻ ghi nhận được.
 Hoàn thiện các cấu trúc tâm lý người
Những cấu trúc tâm lý đặc trưng của con người đã được hình thành
trong các giai đoạn trước tuổi, tiếp tục phát triển mạnh. Cùng với những tác
18
động, các chức năng tâm lý được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt
động tâm lý (nhận thức tình cảm, ý chí) để hình thành việc xây dựng những
cơ sở ban đầu của con người [31].
 Sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày
Lứa tuổi mẫu giáo là thời kì bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các
hiện tượng ngôn ngữ, điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt
tốc độ khá nhanh và đến cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ em điều sử dụng
tương đối thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Sự hoàn thiện
đó ở trẻ 5 – 6 tuổi theo các hướng sau:
+ Nắm vững ngữ âm ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ: do hoạt động giao
tiếp được mở rộng, tai âm vị được rèn luyện thường xuyên để tiếp nhận các
ngữ âm khi nghe người lớn nói. Mặt khác, các cơ quan phát âm đã trưởng
thành đến mức có thể phát ra những âm thanh tiếng mẹ đẻ tương đối chuẩn.
Trẻ biết điều chỉnh giọng nói và sử dụng ngữ điệu cho phù hợp với nội dung
và hoàn cảnh giao tiếp.
+ Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp: Vốn từ trẻ tích lũy được khá phong
phú cả về số lượng và từ loại. Trẻ có vốn từ và có kĩ năng kết hợp các từ
trong câu theo quy tắc ngữ pháp để có thể diễn đạt được các mặt trong đời
sống. Khả năng ngôn ngữ của trẻ có quan hệ trực tiếp với điều kiện sống và
giáo dục. Ở đây có sự khác biệt về cá nhân thể hiện rõ hơn so với bất kì lĩnh
vực nào khác trong sự phát triển tâm lí của trẻ.
Sự lĩnh hội ngôn ngữ còn được quyết định bởi tính tích cực của bản
thân trẻ em đối với ngôn ngữ. Những trẻ năng giao tiếp có ham muốn tìm
hiểu các hiện tượng ngôn ngữ (tức là ngôn ngữ đã trở thành đối tượng của ý
thức) thì không những hiểu được từ ngữ và nắm vững ngữ pháp mà còn có
khả năng sáng tạo ra những từ ngữ mới, những cách nói so sánh ví von, giàu
hình ảnh. Trong khi sử dụng ngôn ngữ, trẻ đã bắt đầu tìm hiểu nghĩa của từ
và nguồn gốc của nó.
19
+ Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc: ngôn ngữ mạch lạc thể hiện trình độ phát
triển tương đối cao về khả năng ngôn ngữ và tư duy. Trẻ thoát ly dần khỏi
ngôn ngữ tình huống sang ngôn ngữ ngữ cảnh (không dựa vào tình huống cụ
thể trước mắt). Một kiểu ngôn ngữ khác cũng đang phát triển trong độ tuổi
này đó là kiểu ngôn ngữ giải thích, có tính chặt chẽ và mạch lạc để giải thích
với bạn bè, người lớn những điều cần giải bày và đồng cảm. Kiểu ngôn ngữ
đó còn được gọi là kiểu ngôn ngữ mạch lạc. Ngôn ngữ mạch lạc có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với việc hình thành những mối quan hệ qua lại trong
nhóm trẻ với những người xung quanh, đặc biệt là đối với sự phát triển trí tuệ
của trẻ. Nhìn chung, trẻ trước khi bước vào tuổi học sinh đã có khả năng nắm
được ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng phát âm của người
lớn, biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt là nắm được
hệ thống ngữ pháp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi nhất về phương
diện cú pháp và về phương diện tu từ, diễn dạt mạch lạc. Tóm lại, trẻ đã thực
sự nắm vững tiếng mẹ đẻ.
Trong phong cách, trẻ 5 – 6 tuổi chủ yếu là nắm vững phong cách sinh
hoạt và ở một mức độ nào đó là phong cách nghệ thuật. Nói đúng hơn, nếu
đứa trẻ được dạy dỗ cẩn thận thì việc nói năng của trẻ tỏ ra có văn hóa, có
nghĩa là trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có thêm màu sắc của phong
cách nghệ thuật. Điều đó cho thấy, cần phải có một cách dạy dỗ đúng đắn
giúp trẻ có một vốn ngôn ngữ để thích nghi với nhiệm vụ học tập ở trường
phổ thông đồng thời hình thành và rèn luyện văn hóa nói cho trẻ một điều
kiện cần thiết cho trẻ bước vào đời.
 Sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ động trong hoạt động
tâm lý
Tiền đề của ý thức bản ngã là việc tách mình ra khỏi người khác đã
được hình thành từ cuối tuổi ấu nhi. Tuy nhiên, phải trải qua một quá trình
phát triển ý thức bản ngã của trẻ mới được xác định rõ ràng. Ý thức bản ngã
hay sự tự ý thức được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công và
20
thất bại của mình, về những ưu điểm và khuyết điểm của mình… Ở trẻ 5 – 6
tuổi, sự tự ý thức còn được biểu hiện rõ trong sự phát triển giới tính của trẻ.
Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng, giúp trẻ điều khiển và điểu chỉnh hành
vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực, những qui tắc của xã hội.
Đồng thời còn cho phép trẻ thực hiện các hành động một cách chú tâm hơn,
nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt.
Do sự xác định ý thức của bản ngã được rõ ràng hơn và các quá trình
tâm lí không chủ định chuyển dần sang quá trình tâm lý mang tính chủ định,
làm cho các hành động ý chí của trẻ ngày càng được bộc lộ rõ nét trong hoạt
động vui chơi và trong cuộc sống.
 Xuất hiện kiểu tư duy trực quan mới và những yếu tố của
kiểu tư duy logic
Trẻ 4 – 5 tuổi phát triển mạnh kiểu tư duy trực quan hình ảnh. Kiểu tư
duy này không đáp ứng được nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh ở trẻ
5 – 6 tuổi, đó là động lực để xuất hiện kiểu tư duy mới – tư duy trực quan sơ
đồ. Tư duy trực quan – sơ đồ giúp trẻ một cách có hiệu quả để lĩnh hội những
tri thức ở trình độ khái quát cao, từ đó mà hiểu được bản chất của sự vật. Kiểu
tư duy trực quan – sơ đồ phát triển cao sẽ dần trẻ đến ngưỡng cửa của tư duy
trừu tượng, sẽ cho phép trẻ hiểu những biểu diễn sơ đồ khái quát mà sau này
sự hình thành khái niệm sẽ được tiến hành chủ yếu dựa trên đó. Kiểu tư duy
logic được hình thành và phát triển mạnh ở tuổi học sinh nhưng những yếu
tố của nó đã có thể xuất hiện ở tuổi mẫu giáo, đặc biệt đối với trẻ 5 – 6 tuổi.
1.3.1.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
 Vốn từ xét về mặt số lượng
Từ 5 – 6 tuổi, vốn từ của trẻ bình quân đến 1.033 từ; tính từ và các loại
từ khác chiếm một tỉ lệ cao hơn. [30]
Tốc độ tăng vốn từ ở các độ khác nhau, chậm dần theo độ tuổi: cuối 5
tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ chỉ tăng 10.40%; cuối 6 so với đầu 6 tuổi vốn từ
cũng chỉ tăng 10.01%.
21
Chúng ta có thể nhận ra quy luật tăng số lượng từ của trẻ như sau:
- Số lượng từ của trẻ tăng theo thời gian.
- Sự tăng có tốc độ không đồng đều, có giai đoạn tăng nhanh, có giai
đoạn tăng chậm.
- Trong năm thứ 3 tốc độ tăng nhanh nhất.
- Từ 3 đến 6 tuổi tốc độ tăng vốn từ giảm dần.
 Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại
Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ là một tiêu chí để đánh giá chất
lượng vốn từ. Tiếng Việt có 9 loại từ: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ,
phó từ, quan hệ từ, định từ, tình thái từ [15].
Số lượng từ loại càng nhiều bao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho trẻ
diễn đạt thuận lợi bấy nhiêu. Các loại từ xuất hiện dần dần trong vốn từ của
trẻ. Ban đầu chủ yếu là danh từ, sau đó đến động từ và tính từ; các loại từ
khác xuất hiện muộn hơn.
Giai đoạn 5 – 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu từ
loại trong vốn từ của trẻ. Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi (chỉ còn khoảng 50%)
nhường chỗ cho tính từ và các từ loại khác tăng lên: tính từ đạt tới 15%, quan
hệ từ tăng lến đến 5.7%; còn lại là các loại từ khác.
 Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ MG
Theo Fedorenko (Nga), ở trẻ em có mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ như
sau:
- Mức độ zêrô (mức độ không): Mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó. Trẻ
hiểu được ý nghĩa gọi tên này: mẹ, bố, bàn, bát,… (nghĩa biểu danh).
- Mức độ 1: Ý nghĩa biểu niệm ở mức thấp, tên gọi chung của các sự
vật cùng loại: búp bê, bóng, cốc, nhà,…
- Mức độ 2: Khái quát hơn: quả (cam, táo, xoài); xe (đạp, máy, ôtô);
con (gà, chó, mèo);…
22
- Mức độ 3: Ở mức độ cao hơn mà trẻ 5 – 6 tuổi có thể nắm được:
phương tiện giao thông: ôtô, tàu thủy, xe máy,…; đồ vật: đồ chơi, đồ nấu bếp,
đồ dùng học tập, …
- Mức độ 4: Khái quát tối đa, gồm những khái niệm trừu tượng: số
lượng, chất lượng, hành động,… (học ở cấp phổ thông).
Đối với trẻ em tuổi mầm non, khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu được nghĩa
biểu danh (mức độ zêrô và 1). Mức độ 2 và 3 chỉ dành cho trẻ mẫu giáo, đặc
biệt là mẫu giáo lớn (chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ cũng đã quan
tâm đến việc cung cấp vốn từ khái niệm cho trẻ mẫu giáo lớn).
 Vốn từ tích cực và thụ động
Trẻ mẫu giáo lĩnh hội vốn từ ngữ chỉ là bước đầu nên không phải tất
cả các từ chúng tiếp nhận và sử dụng được ngay. Có những từ ngữ tích cực,
trẻ hiểu và sử dụng trong giao tiếp được. Loại này có số lượng hạn chế. Loại
vốn từ thụ động bao gồm những từ trẻ mới lĩnh hội. Kinh nghiệm sống và tri
thức còn nghèo nàn nên trẻ chưa hiểu rõ nghĩa của từ nên không sử dụng
được.
- Từ ngữ tích cực: vốn từ bao gồm những từ người ta hiểu và sử dụng
trong giao tiếp được.
- Vốn từ thụ động: Hiểu mà không sử dụng được. Khi nghe người khác
nói, ta hiểu, nhiều khi đoán hết nghĩa của từ nào đó nhưng lại không sử dụng
vào giao tiếp được. Trẻ mẫu giáo có giai đoạn chỉ nghe hiểu mà không nói
được. Tích cực hóa vốn từ (chuyển từ thụ động sang từ tích cực) là một nội
dung quan trọng của giáo dục ngôn ngữ.
 Đặc trưng lĩnh hội vốn từ của trẻ MG
Ở tuổi mầm non, trẻ phải nắm được một vốn từ cần thiết đủ để cho
chúng giao tiếp được với bạn bè, người lớn, tiếp thu các tri thức ban đầu trong
trường mầm non, chuẩn bị học tập ở trường phổ thông, xem các chương trình
truyền hình, truyền thanh… Vì thế, giáo dục học mẫu giáo coi việc hình thành
vốn từ là một nhiệm vụ quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ.
23
Phát triển vốn từ được hiểu như một quá trình lâu dài của việc lĩnh hội
vốn từ mà con người đã lĩnh hội được trong lịch sử. Nó bao gồm hai mặt: tích
lũy số lượng (tăng dần số từ tích cực) và nâng cao chất lượng (lĩnh hội dần
dần nội dung xã hội tích lũy trong từ, nó là sự phản ánh kết quả của nhận
thức).
Việc lĩnh hội vốn từ của trẻ mẫu giáo bao gồm các đặc trưng sau:
Thứ nhất: Nhờ có đặc điểm trực quan hành động và trực quan hình
tượng của tư duy nên trước hết trẻ nắm được các tên gọi của sự vật, hiện
tượng, thuộc tính, quan hệ mang tính chất biểu tượng trực quan và phù hợp
với hoạt động của chúng.
Thứ hai: Sự lĩnh hội nghĩa của từ diễn ra dần dần: Thoạt đầu, trẻ chỉ
đối chiếu từ với sự vật cụ thể (không có nghĩa khái quát); sự thâm nhập dần
của trẻ và hiện thực (khám phá ra những thuộc tính, dấu hiệu bản chất, khái
quát theo dấu hiệu nào đó),… Dần dần cùng với sự phát triển tư duy, trẻ mới
nắm được nội dung khái niệm trong từ việc nắm nghĩa từ còn biến đổi trong
suốt tuổi mẫu giáo. (Chẳng hạn: trẻ mẫu giáo lớn không coi cà chua, dưa
chuột là rau; khi mở rộng nghĩa của từ này trẻ lại đưa một số loại quả vào
khái niệm rau với lí do chúng được trồng dưới đất và ăn được).
Thứ ba: Vốn từ của trẻ mẫu giáo có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so
với số lượng vốn từ của người lớn. Vì khối lượng tri thức của chúng còn quá
hạn hẹp. Vì thế, mở rộng vốn từ phải dựa vào sự mở rộng nhận thức cho trẻ.
1.3.2. Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong chương
trình GDMN và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
Chương trình GDMN mới biên soạn trên cơ sở quy định của Luật giáo
dục, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo kí ban hành theo Thông tư số
17/2009/ Thông tư – Bộ Giáo Dục – Đào Tạo ngày 25/7/ 2009 đã kế thừa
những ưu việt của các Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trước đây và được
phát triển trên quan điểm đáp ứng sự đa dạng của vùng miền, các đối tượng
trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ.
24
Chương trình GDMN đổi mới, được xây dựng theo hướng tích hợp sẽ
góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ toàn diện trong trường
mầm non hiện nay. Chương trình này được xây dựng dựa trên quan điểm giáo
dục tích hợp theo chủ đề, lấy trẻ làm trung tâm và phát huy tính tích cực tự
giác của trẻ. Theo quan điểm này, nội dung giáo dục nhận thức cho trẻ mầm
non được tích hợp theo các chủ đề, các đề tài cụ thể gắn liền với cuộc sống
thực của trẻ. Nội dung dạy trẻ được xây dựng theo các chủ điểm và thay các
giờ học riêng biệt của từng môn bằng “hoạt động chung”. Trong mỗi kế hoạch
giáo dục hằng ngày giáo viên kết hợp một cách linh hoạt và hợp lý các nội
dung, các hình thức dạy học phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện dạy
học cụ thể ở trường, lớp. Ngoài ra, nội dung giáo dục không chỉ được khai
thác trong hoạt động chung có mục đích học tập ở trên lớp mà còn được lồng
ghép một cách tự nhiên vào hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, chế độ sinh
hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non. Nhờ vậy, việc phát triển trí tuệ
của trẻ trong đó có các thao tác tư duy cho trẻ nói chung và nâng cao khả
năng sử dụng vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi nói riêng theo hướng đổi mới thực
sự trở nên tích cực hơn, thoải mái, thú vị hơn cho trẻ tránh được sự quá tải,
áp đặt.
Phát triển vốn từ cần kết hợp chặt chẽ với hoạt động nhận thức tích cực
của trẻ: Từ chứa khái niệm. Vì thế việc phát triển vốn từ gắn chặt với quá
trình phát triển tư duy, kết quả của hoạt động nhận thức. Nội dung phát triển
vốn từ của trẻ đã được thể hiện trong hoạt động làm quen với văn học thông
qua hoạt động kể chuyện [21].
Trong chương trình GDMN mới: Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi được thể hiện trong hoạt động làm quen với văn học thông qua
hoạt động kể chuyện: Hiểu nghĩa từ khái quát; Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt
động, đặc điểm,… phù hợp với ngữ cảnh. Kể có thay đổi một vài tình tiết
như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện… trong nội dung
truyện [3].
25
Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi [30]:
- Dạy trẻ nói được họ tên những người gần gũi, nói đúng địa chỉ gia đình
và trường mầm non.
- Dạy trẻ nói đúng tên gọi, nói những đặc điểm giống và khác nhau của
đồ dùng, đồ chơi trong gia đình, lớp học. Nói đúng được tên gọi, màu sắc,
hình dạng, tính chất, công dụng… của cây, con, rau, hoa, quả gần gũi của
một số ngành nghề, phương tiện giao thông. Sử dụng được từ nói đến đặc
điểm đặc trưng của các mùa, của các hiện tượng tự nhiên và xã hội gần gũi.
- Dạy trẻ nói đúng, sử dụng chính xác những từ chỉ hành động trong
cuộc sống hằng ngày với những mức độ, sắc thái khác nhau như: trườn, lăn,
lê, sắp xếp, dọn dẹp, băm, thái, cưa, gọt…
- Dạy trẻ nói đúng và sử dụng chính xác những từ ngữ tính chất của vật
về màu sắc, từ khác nhau để chỉ kích thước với cấp độ khác nhau như: cao,
cao hơn, cao nhất, cao lênh khênh, cao lêu đêu, thấp, lùn, bé, bé tí, bé xíu, bé
tí tẹo… Những từ chỉ phẩm chất, những từ mang tính chất so sánh như: bé
như cái kẹo, bé như con kiến, trơn tuồn tuột, trơn như đổ mỡ, rắn như đá, nhẹ
như bấc, nặng như chì… Những từ chỉ trạng thái như: nóng như lửa, nóng
bầm bập, lạnh cóng, lạnh buốt, lạnh thấu xương, nhanh như điện, chậm như
rùa, chậm như sên…
- Dạy trẻ phân biệt và sử dụng chính xác các từ chỉ không gian, thời gian
như: nhanh, chậm, chóng, sớm, muộn, gần, xa…
- Dạy trẻ sử dụng các quan hệ từ: thì, mà, là, nhưng, vì, bởi vì, thế mà…
để diễn đạt các mối quan hệ, giải thích nguyên nhân, kết quả của sự việc.
- Dạy trẻ sử dụng những từ mang nghĩa trừu tượng, tượng hình, tượng
thanh.
- Dạy trẻ sử dụng các biện pháp tư từ, đặc biệt là so sánh và nhân hóa.
So sánh ở mức độ đơn giản giữa vật này với vật kia (cái thước này dài hơn
cái thước kia). Dần dần, dạy trẻ so sánh ví von trong mối quan hệ từ với các
26
sự vật, hiện tượng (trăng tròn như quả bóng); so sánh trong hệ thống từ cùng
nghĩa ở mức độ khác nhau (đỏ thắm – đỏ rực).
Tóm lại, nội dung quan trọng nhất của phát triển vốn từ là kích
thích trẻ dùng từ để giao tiếp, đánh thức vốn từ đã có trong trẻ để sử
dụng vào hoạt động thực tiễn.
Theo hướng dẫn sử dụng và đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ
em 5 tuổi đã đề cập đến việc phát triển vốn từ của trẻ gồm [1]:
 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ em 5 tuổi có chỉ số
63 của chuẩn 14 và chỉ số 66 của chuẩn 15.
 Lĩnh vực phát triển nhận thức của trẻ em 5 tuổi có chỉ số 120 của chuẩn
28.
Cụ thể như sau:
 Chuẩn 14: Trẻ nghe hiểu lời nói.
+ Chỉ số 63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản,
gần gũi.
 Chuẩn 15: Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp.
+ Chỉ số 66: Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm
trong sinh hoạt hàng ngày.
 Chuẩn 28: Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo.
+ Chỉ số 120: Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác.
1.3.3. Hoạt động kể chuyện ở trường mầm non
1.3.3.1. Vai trò của HĐKC đối với phát triển ngôn ngữ
Từ các cơ sở nêu trên tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhằm đạt
được những mục đích nhưng sau:
Cung cấp vốn từ đơn giản, chính xác, cần thiết của các sự vật, hiện
tượng gần gũi xung quanh trẻ. Phát triển năng lực ngôn ngữ để trẻ có thể trao
đổi thông tin, trình bày ý kiến và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra
trong cuộc sống.
27
Hình thành, phát triển vốn từ về các sự vật, hiện tượng gần gũi xung
quanh. Các vốn từ hình thành ở trẻ gồm có: Vốn từ thụ động và vốn từ tích
cực. Phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, bao gồm: Rèn năng phát âm đúng; Làm
giàu, chính xác vốn từ, rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc.
Hoạt động kể chuyện của trẻ ở trường mầm non có tác động mạnh mẽ
đến việc phát triển các lĩnh vực khác nhau: Nhận thức, ngôn ngữ, thể chất,
tình cảm – xã hội, thẩm mỹ. Hoạt động kể chuyện là giúp trẻ được rèn luyện
phát triển các quá trình tâm lý nhận thức: cảm giác, tri giác, trí nhớ có chủ
định, tưởng tượng, ngôn ngữ.
1.3.3.2. Bản chất hoạt động kể chuyện ở trường mầm non
Hoạt động kể chuyện giúp trẻ làm quen với vốn từ nghệ thuật thông
qua các tác phẩm văn học và là hoạt động giúp dạy trẻ kể lại truyện: Để trẻ
tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học mà trẻ được nghe.
Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác giả và của
giáo viên. Tuy nhiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng câu chuyện, trẻ phải
kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một cách
tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt truyện. Trẻ phải kể nội
dung chính của câu chuyện không yêu cầu trẻ kể chi tiết lời kể phải có cấu
trúc ngữ pháp, giọng kể diễn cảm to, rõ ràng, không ê a, ấp úng, kể chuyện
theo lời văn kinh nghiệm vốn từ của trẻ.
1.3.3.3. Các hình thức kể chuyện được sử dụng ở trường mầm non
Kể chuyện theo tri giác: trẻ miêu tả vật, tranh, sự việc đang quan sát.
Trẻ miêu tả những gì đang quan sát trong thời điểm kể chuyện.
Đồ chơi là người bạn thân thiết của trẻ, là phương tiện giúp trẻ làm
quen với thế giới xung quanh. Đồ chơi giúp trẻ nhớ lại những ấn tượng và
kinh nghiệm đã có đồng thời đáp ứng nhu cầu tích cực hoạt động, phát triển
óc sáng tạo, tư duy và tưởng tượng của trẻ.
Khi cho trẻ kể chuyện theo đồ chơi, giáo viên chọn một hay vài đồ chơi
dễ gây hứng thú cho trẻ, đặt câu hỏi gợi ý để trẻ gọi tên, nói lên các đặc điểm
28
về hình dạng, màu sắc, hình thức, sau đó kể một câu chuyện mẫu rồi đề nghị
trẻ kể lại theo ý mình.
Yếu tố trực quan sinh động giúp trẻ tiếp nhận sự vật, hiện tượng một
cách nhanh chóng và hiệu quả. Tranh được xem như một phương tiện để trẻ
sáng tạo ra những lời nói mạch lạc, những hình ảnh trong tranh được sắp đặt
theo một tương quan nhất định. Tranh vẽ giúp trẻ tiếp thu nội dung câu chuyện
dễ dàng hơn.
Khi dạy trẻ kể chuyện theo tranh vẽ, trước hết giáo viên cần dạy trẻ
hiểu nội dung các bức tranh, nắm được sự liên quan giữa các nhân vật, sự
kiện trong tranh. Sau đó, hướng dẫn trẻ kể lại chuyện theo tranh. Nếu bức
tranh có nội dung khó hiểu thì cần xem trước thật kỹ trong một giờ riêng sau
đó mới cho trẻ kể. Tuỳ theo bức tranh, giáo viên và trẻ có thể miêu tả từng
phần riêng của nó, sau đó cho trẻ kể lại cả bức tranh, có sử dụng dàn bài, có
một số tranh đòi hỏi miêu tả trọn vẹn lập tức vì nếu không nội dung của nó sẽ
không được tri giác trọn vẹn. Giáo viên có thể chọn một câu chuyện mẫu rồi
yêu cầu trẻ nhớ nội dung và kể lại.
Kể chuyện theo trí nhớ: Trẻ diễn tả lại bằng ngôn ngữ những gì đã
quan sát, đã làm (đã trải nghiệm). Kể về các sự kiện đã xảy ra trong cuộc
sống, ở trường hay ở gia đình trước khi trẻ kể chuyện. Dạng kể chuyện này
đòi hỏi trẻ phải có khả năng quan sát và ghi nhớ tốt cũng như khả năng diễn
đạt. Trẻ mang những sự kiện quen thuộc đã diễn ra như chuyến đi chơi xa,
ngày sinh nhật, ngày hội trăng rằm… thiết lập thành một câu chuyện hoàn
chỉnh để kể lại.
Kể lại chuyện: trẻ trình bày lại những câu chuyện, những chuyện văn
học đã được nghe cô giáo kể hoặc đọc bằng ngôn ngữ và theo sự thấu hiểu
của cá nhân.
Kể chuyện sáng tạo (chuyện tự nghĩ ra): trẻ kể lại câu chuyện do trẻ
tự nghĩ ra, tự tưởng tượng thành ý tưởng ở mức độ giản đơn. Có các loại kể
chuyện sáng tạo: kể tiếp và kết thúc câu chuyện của cô giáo; kể chuyện theo
29
tranh (kể có sự trợ giúp của yếu tố trực quan); kể chuyện tự do theo một chủ
đề hay tình huống (không có yếu tố trực quan); kể chuyện theo một số nhân
vật do cô giáo nêu ra…
Một số hình thức kể chuyện sáng tạo thường gặp:
+ Kể chuyện sáng tạo nối tiếp: Cô giáo chọn một câu chuyện mới để kể cho
trẻ. Cô sẽ kể phần đầu, bỏ trống phần kết thúc, yêu cầu trẻ phải tự nghĩ.
+ Kể chuyện sáng tạo thay đổi lời kết: Cô giáo chọn một câu chuyện cũ đã
kể cho trẻ nghe nhưng chỉ kể phần đầu, yêu cầu trẻ kể phần kết của chuyện
khác với phần kết đã nghe.
+ Kể chuyện sáng tạo với đồ dùng, đồ vật: Cô giáo chọn những đồ dùng, đồ
vật quen thuộc với trẻ (ít nhất là một vật và nhiều nhất là bốn vật), yêu cầu
trẻ xây dựng câu chuyện về chúng.
+ Kể chuyện sáng tạo từ họa báo: Cô giáo chuẩn bị một số tờ báo. Buổi đầu
cho trẻ tự chọn và cắt ra những tranh mà trẻ thích. Buổi thứ hai, yêu cầu trẻ
kể một câu chuyện từ những tranh mà trẻ đã cắt. Số lượng tranh được chọn
tuỳ theo ý thích và khả năng của từng trẻ nhưng phải xây dựng thành một câu
chuyện trọn vẹn.
+ Kể chuyện sáng tạo lắp ghép tranh: Cô giáo chuẩn bị một bộ tranh chứa
đựng nội dung một câu chuyện. Trước hết yêu cầu trẻ xếp thứ tự các bức tranh
theo ý thích của trẻ. Yêu cầu trẻ kể thành một câu chuyện theo trình tự các
bức tranh đó.
+ Kể chuyện sáng tạo theo chủ đề, tình huống ứng xử: Đưa cho trẻ một chủ
đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ, yêu cầu trẻ kể chuyện về chủ đề
đó.
1.3.3.4. Các thể loại truyện được sử dụng trong HĐKC
 Kể chuyện thần thoại.
Kể cho trẻ nghe những câu chuyện thần thoại trẻ rất thích bởi vì trong
nội dung câu chuyện thường hay có màu sắc thần thoại, khiến cho trẻ khi
nghe qua đã có ấn tượng sâu sắc với những nhân vật mà trẻ yêu thích.
30
Ví dụ: Truyện Thần sắt, Thần trụ Trời, Truyền thuyết Hạt lúa Thần…
Trẻ nhỏ thường hay tò mò gợi hỏi những điều bí ẩn trong câu chuyện
mà trẻ muốn tìm hiểu khi nghe cô vừa kể xong. Sau đó cô trò chuyện khai
thác sự hiểu biết của trẻ để phát triển thêm vốn từ, ngôn ngữ cho trẻ.
 Kể chuyện cổ tích.
Chuyện cổ tích hay mang đậm dấu ấn từ ngày xửa, ngày xưa, làm cho
trẻ khi nghe qua hay say mê chú ý lắng nghe cô kể chuyện.
Ví dụ: Truyện “Tấm cám”; Sự tích “Bánh chưng bánh dày”…
Nội dung trong chuyện đã mô tả về bản chất của những người tốt bụng,
qua đó cô liên hệ giáo dục trẻ, nên học tập theo những tấm gương tốt.
 Kể chuyện truyền thuyết:
Kể chuyện về truyền thuyết cho trẻ nghe nhằm cung cấp kiến thức và
vốn từ cho trẻ, để trẻ biết được về cha ông ta ngày xưa rất tài giỏi, oai hùng
trong việc đánh giặc cứu nước nhà.
Ví dụ: Truyện “Sự tích Hồ Gươm”. Trẻ được nghe cô kể chuyện và biết được
ngày xưa vua Lê Lợi đã đánh thắng giặc Minh sang xâm lược nước ta và đã
trả thanh gươm thần ở hồ Tả Vọng, còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
 Kể chuyện đồng thoại:
Kể chuyện đồng thoại cho trẻ nghe nhằm hình thành và phát triển nhân
cách, đạo đức cho trẻ vì thể loại đồng thoại có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
hiện thực và mơ tưởng.
Ví dụ: Truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”. Qua câu chuyện giáo viên giáo
dục cho trẻ biết yêu thương, nhường nhịn và giúp đỡ người khác.
 Kể chuyện ngụ ngôn:
Ngụ ngôn là chuyện kể về kinh nghiệm sống, bài học đạo đức, điều
khuyên răn có tính triết lý. Bên cạnh đó phản ánh phẩm chất, mối quan hệ xã
hội, quy luật xã hội, kinh nghiệm ứng xử…
Ví dụ: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Qua câu chuyện giáo viên giáo dục cho
trẻ biết khiêm tốn.
31
1.3.3.5. Ảnh hưởng của HĐKC đối với sự phát triển vốn từ của trẻ MG
5 – 6 tuổi
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng
nhất của GDMN. Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp với
nhau trong học tập cũng như vui chơi. Thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện
sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn. Chính vì thế, ngôn ngữ
còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển
về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá cho trẻ. Đây
chính là một yêu cầu rất cần thiết để giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ qua
hoạt động kể chuyện ở trường mầm non.
Đối với trẻ mầm non rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ, âm điệu,
hình tượng của các bài hát, bài thơ, những câu chuyện cổ tích, thần thoại rất
hấp dẫn đối với trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là
hoạt động dạy trẻ kể chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt
nhất.
Giáo viên thường hay dạy trẻ kể những nội dung câu chuyện thường
ngày một cách đơn điệu, ít dạy trẻ kể chuyện sáng tạo và những câu chuyện
thần thoại, cổ tích. Bên cạnh đó sự chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi chưa hấp dẫn
trẻ, phương pháp lên lớp của cô chưa linh hoạt sáng tạo nhiều, giọng nói chưa
hay, chưa thu hút lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Qua đó khi dạy trẻ kể chuyện trẻ còn
nhút nhát, lời nói chưa rõ ràng mạch lạc ngôn ngữ vốn từ còn hạn chế, trong
giờ học trẻ chưa hứng thú tập trung nhiều.
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự PTVT của trẻ MG 5 – 6 tuổi
1.3.4.1. Yếu tố chủ quan
 Yếu tố sinh lý
Nhược điểm về vận động: Khả năng phân tiết, cấu tạo, cũng như khả
năng phối hợp vận động của cơ quan phát âm chưa tốt, vì vậy trẻ không phát
âm đúng ngay tất cả các âm thanh ngôn ngữ. Ngoài ra còn có nhược điểm về
tri giác: Do tri giác chưa tinh tế, khả năng chú ý còn yếu nên trẻ chưa phân
32
biệt được sự khác biệt tinh tế trong cách phát âm (luộc – luột). Trẻ chưa chú
ý đồng đều đến các thành phần trong âm tiết, cách sử dụng các từ trong câu.
Các âm tiết gần giống nhau, các âm đệm được đọc lướt, các từ không được
nhấn mạnh thường không được trẻ chú ý (xoài – xài, uống – uốn)…
Khả năng ghi nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ không nhớ hết các âm đã
tiếp thu, trật tự các từ trong câu, vì thế có hiện tượng trẻ bỏ bớt từ, bớt âm
khi nói, hay trật tự từ trong câu không chính xác. Tư duy của trẻ cũng vậy,
cũng còn hạn chế, kinh nghiệm sống và kinh nghiệm dùng từ của trẻ chưa
được luyện tập nhiều, vì vậy có hiện tượng trẻ dùng từ sai dẫn đến việc trẻ
nói câu sai.
 Yếu tố bệnh lý
Cơ quan phát âm hay não của trẻ bị khiếm khuyết về mặt giải phẫu
cũng làm cho ngôn ngữ của trẻ phát triển không bình thường, phát âm bị biến
dạng. Ví dụ: trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch, câm, điếc, lưỡi ngắn hay quá dày…
Ngoài ra, nếu trẻ mắc bệnh về tai, mũi, họng, đường hô hấp… cũng gây ảnh
hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, đến âm điệu và sắc thái giọng của trẻ. Đặc
biệt, những trẻ bị tổn thương nặng nề về tâm lý cũng có thể dẫn đến những
khiếm khuyết về ngôn ngữ. Ví dụ, có trẻ phải chứng kiến cảnh bạo lực, quá
sợ hãi có thể bị câm, mặc dù trước đó trẻ đã biết nói.
Ngoài những nguyên nhân trên, chúng ta còn thấy ở trẻ nhỏ thường
mắc một bệnh lý rất đặc trưng, đó là nói lắp. Điều này thường xảy ra khi trẻ
suy nghĩ nhanh hơn nói hoặc trẻ sợ rằng người khác sẽ ngắt lời chúng. Hầu
hết trẻ em lớn lên sẽ khỏi nói lắp, nhưng với một số trẻ thì nói lắp lại trở
thành tật của trẻ.
1.3.4.2. Yếu tố khách quan
Theo các chuyên gia, thông thường nếu bố mẹ có khả năng biểu đạt
(nói, đọc) tốt thì khả năng đọc của con cũng sẽ không tốt. Có thể thấy môi
trường gia đình có ảnh hưởng tương đối lớn đối với việc phát triển khả năng
này của trẻ.
33
Gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc vốn từ của trẻ có phát triển hay
không. Đối với trẻ sự giao tiếp của trẻ với những người xung quanh không
chỉ có tác động rất lớn ở giai đoạn đầu mà trong suốt quá trình phát triển. Trẻ
sống trong một gia đình được quan tâm, được dạy dỗ và thường được cung
cấp thêm những từ mới, học hỏi được nhiều thứ xung quanh trẻ thì lượng vốn
từ trẻ sẽ được nhanh tích lũy và ngược lại nếu trẻ sống trong một gia đình ít
được quan tâm, dạy dỗ, ít giao tiếp thì ngôn ngữ, vốn từ ở trẻ sẽ bị nghèo nàn.
Cũng giống như yếu tố gia đình nếu trẻ được học tập trong môi trường
giáo dục tiến bộ, giáo viên có phương pháp và nội dung giảng dạy phù hợp,
hay hấp dẫn trẻ thì thái độ và khả năng tiếp thu, tích lũy vốn từ sẽ phát triển
theo hướng tích cực.
Một yếu tố cũng khá quan trọng và có tính quyết định đến sự phát triển
ngôn ngữ của trẻ, đó môi trường ngôn ngữ – môi trường giáo dục. Trẻ mắc
lỗi ngôn ngữ khi nói là do chịu ảnh hưởng của môi trường ngôn ngữ không
tốt xung quanh trẻ. Cần phải để trẻ tránh tiếp xúc với những hình thái ngôn
ngữ không chính xác, không đẹp. Một nguyên nhân nữa là trẻ phải sống trong
môi trường giao tiếp nghèo nàn, ít có cơ hội tiếp xúc và nói chuyện với người
khác, hoặc trẻ sống trong môi trường quá ầm ĩ, ảnh hưởng đến sự nhạy cảm
của tai nghe, làm trẻ nghe kém, dẫn đến nói không chính xác.
34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Những cơ sở tâm lý học, nhu cầu tiếp nhận văn học, tiếp nhận các thể
loại truyện, vai trò của hoạt động kể chuyện đối với việc phát triển vốn từ cho
trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi là rất cần thiết và đem lại những hiệu quả
giáo dục to lớn. Từ những cơ sở lý luận chung cũng có thể thấy một giờ học
kể chuyện của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chỉ có thể đạt được hiệu quả tốt nhất
khi đạt được mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ đặc biệt là
việc giúp nâng cao vốn từ cho trẻ độ tuổi này.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng
nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và
vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em.
Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện
bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành
vi văn hoá. Để trẻ có thể tự tin giao tiếp tốt, chúng ta cần cung cấp vốn từ cho
trẻ nhiều hơn nữa. Hiện tại, trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có số lượng vốn từ tương
đối nhiều, khoảng 1033 từ, nội dung vốn từ đó xoay quanh ba đề tài: những
từ ngữ nói về cuộc sống riêng, những từ ngữ về cuộc sống xã hội, những từ
ngữ về thế giới tự nhiên. Chúng ta cần dựa vào các khía cạnh đó và vốn từ
của trẻ hiện tại mà phát triển hơn nữa. Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn
ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về trí tuệ của
trẻ. Vốn từ được sử dụng trong lời nói được coi là một phương tiện tác động
rất tích cực trong các hoạt động giáo dục tại trường mầm non.
Trẻ mầm non rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ, âm điệu, hình tượng
của các bài hát, bài thơ, những câu chuyện cổ tích, thần thoại rất hấp dẫn đối
với trẻ thơ. Chính vì vậy, cho trẻ tiếp xúc với văn học, cụ thể là hoạt động dạy
trẻ kể chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất. Thông qua
hoạt động kể chuyện, trẻ được cung cấp vốn từ phong phú, đa dạng. Việc phát
triển vốn từ thông qua hoạt động kể chuyện cũng chính là làm quen với những
khái niệm, nghĩa của từ một cách đơn giản đối với trẻ.
35
Ở chương 2, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức của
giáo viên, thực trạng sử dụng các biện pháp và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến việc tổ chức hoạt động kể chuyện nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi.
36
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN
NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
2.1. Tổ chức khảo sát điều tra
2.1.1. Địa bàn, khách thể khảo sát
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, khái niệm phát triển vốn từ
được hiểu là khả năng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ. Để tìm hiểu khả
năng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm cơ sở cho
việc đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ, chúng tôi tiến hành khảo sát,
điều tra trên trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở các trường sau đây:
1. Trường Mầm non 19/5 Thành phố – Quận 1.
2. Trường Mầm non Quận – Quận Tân Bình.
3. Trường Mầm non Nhị Xuân – Huyện Hóc Môn.
Cả ba trường nằm ở vị trí giao lưu giữa các khu vực dân cư: trung tâm
thành phố, ven nội thành và ngoại thành và tiếp nhận trẻ là con em tất cả các
thành phần kinh tế đặc trưng trên địa bàn Thành phố.
Đối tượng khảo sát để tìm hiểu thực trạng là:
- 50 giáo viên đang giảng dạy ở các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- 90 trẻ đang học ở các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
2.1.2. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá tình hình chung của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.
2.1.3. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng với các nội dung:
- Tìm hiểu ý kiến của giáo viên về việc tổ chức hoạt động phát triển vốn
từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.
37
- Tìm hiểu thực trạng về vốn từ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi:
+ Khả năng sử dụng trong giao tiếp.
+ Khả năng hiểu nghĩa từ.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi an – két
Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.
 Phương pháp đàm thoại
Trò chuyện với trẻ về các câu chuyện mà chúng tôi đưa ra nhằm đánh
giá chung về việc phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hiện nay. Ngoài
ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp này trò chuyện với giáo viên những
vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chúng tôi đang nghiên cứu.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Giáo án tích hợp nội dung phát triển vốn từ cho trẻ và thống kê các số
liệu thu nhập được.
 Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động của trẻ, hoạt động dạy của giáo viên. Từ đó đưa ra
những nhận xét có liên quan đến vấn đề liên quan mà chúng tôi nghiên cứu.
2.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá
38
2.1.5.1. Tiêu chí 1: Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ (5 điểm)
Sử dụng 50 hình ảnh quen thuộc với trẻ.
Để phân loại mức độ phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi,
chúng tôi đánh giá bằng cách cho điểm theo tiêu chí. Bài tập ở tiêu chí này
được tiến hành với từng cá nhân trẻ:
Bảng 2.1. Tiêu chí và thang đánh giá khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ
STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
MỨC
ĐIỂM
1 Trẻ hiểu đúng 46 – 50 từ 5
2 Trẻ hiểu đúng 31 – 45 từ 4
3 Trẻ hiểu đúng 26 – 30 từ 3
4 Trẻ hiểu đúng 20 – 25 từ 2
5 Trẻ hiểu đúng 10 – 15 từ 1
6 Trẻ hiểu đúng dưới 10 từ 0
39
2.1.5.2. Tiêu chí 2: Khả năng sử dụng từ trong giao tiếp (5 điểm)
Bảng 2.2. Tiêu chí và thang đánh giá khả năng sử dụng từ trong giao tiếp
STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
MỨC
ĐIỂM
1
Trẻ mạnh dạn, tự tin, sử dụng từ chủ động phong phú khi
giao tiếp với mọi người xung quanh, biết trả lời câu hỏi
của giáo viên
5
2
Trẻ trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên nhưng vốn từ
chưa phong phú
4
3 Trẻ ngại giao tiếp và chỉ trả lời đúng câu hỏi của giáo viên 3
4
Trẻ không thích giao tiếp và trả lời đúng câu hỏi khi có sự
gợi ý của giáo viên
2
5
Trẻ không muốn giao tiếp và trả lời không đúng câu hỏi
của giáo viên
1
6
Trẻ không muốn giao tiếp và không trả lời được câu hỏi
của giáo viên
0
40
Với cách tính điểm như trên thì số điểm tối đa của mỗi trẻ đạt được là 10
điểm. Dựa vào kết quả (tính bằng điểm số) của mỗi trẻ, chúng tôi phân loại
trẻ theo các mức độ phát triển vốn từ như sau:
Bảng 2.3. Thang đánh giá mức độ phát triển vốn từ cho trẻ MG 4 – 5 tuổi
STT LOẠI MỨC ĐIỂM
1 GIỎI 8 < điểm ≤ 10
2 KHÁ 7 < điểm ≤ 8
3 TRUNG BÌNH 5 < điểm ≤ 7
4 YẾU ≤ 5 điểm
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phát triển vốn từ cho
trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐKC
Trong công tác giáo dục cho trẻ lứa tuổi mầm non thì công tác giáo
dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng chiếm một vị trí rất quan trọng vì chính
ngôn ngữ là tiền đề để giúp trẻ phát triển hoàn thiện. Trong công tác giáo dục
ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non có rất nhiều nội dung như: Dạy trẻ phát
âm, phát triển vốn từ cho trẻ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ
mạch lạc cho trẻ, giáo dục văn hóa trong giao tiếp. Nhằm để tìm hiểu nhận
thức của giáo viên mầm non về công tác giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi ở trường mầm non chúng tôi đã khảo sát về nội dung phát triển
ngôn ngữ cho trẻ . Chúng tôi đã thống kê được kết quả như sau:
41
Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên mầm non về công tác giáo dục
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
STT Nội dung giáo dục Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Dạy trẻ phát âm 9/50 18%
2 Phát triển vốn từ cho trẻ 22/50 44%
3 Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp 10/50 20%
4 Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 31/50 62%
5 Văn hóa trong giao tiếp 15/50 30%
Trong các nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thì
nội dung: phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ với 31/50 giáo viên, chiếm
62%, và đứng vị trí thứ hai là phát triển vốn từ cho trẻ vốn từ cho trẻ với 22/50
giáo viên, chiếm 44%. Qua kết quả trên cho chúng ta thấy giáo viên nắm được
nội dung quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi vì lứa tuổi này trẻ cần phát triển thêm vốn từ để số lượng từ trẻ tăng nhiều
giúp trẻ có vốn từ để giao tiếp mạch lạc khi giao tiếp.
Vốn từ được chia là hai loại: từ thụ động và từ tích cực. Trẻ ở lứa tuổi
5 – 6 thì số lượng từ tích cực chiếm tỉ lệ cao hơn từ thụ động trong số lượng
vốn từ của trẻ. Nên giáo viên có nhiệm vụ sẽ giúp trẻ chuyển những từ còn
thụ động sang từ tích cực để giúp trẻ tự tin và sử dụng linh hoạt hơn trong
giao tiếp. Theo khảo sát thì chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên mầm non có
nhận thức đúng về từ thụ động và từ tích cực điều đó ta thấy rõ qua bảng 2.5
và 2.6.
42
Bảng 2.5. Nhận thức của giáo viên mầm non về khái niệm từ thụ động
STT Khái niệm Số ý kiến Tỷ lệ %
1
Trẻ nghe và hiểu từ nhưng không sử
dụng được trong giao tiếp.
34/50 68%
2
Trẻ nghe nhưng không hiểu và không
sử dụng được trong giao tiếp.
3/50 6%
3
Trẻ nghe được nhưng không hiểu mà
lại sử dụng được trong giao tiếp.
9/50 18%
4
Trẻ không nghe, không thể sử dụng
trong giao tiếp nhưng hiểu nghĩa.
4/50 8%
Bảng 2.6. Nhận thức của giáo viên mầm non về khái niệm từ tích cực
STT Khái niệm Số ý kiến Tỷ lệ %
1
Trẻ nghe và sử dụng được trong giao
tiếp nhưng hiểu khó khăn.
3/50 6%
2
Trẻ nghe, hiểu và sử dụng được trong
giao tiếp.
45/50 90%
3
Trẻ nghe được nhưng không hiểu mà
lại sử dụng được trong giao tiếp.
2/50 4%
4
Trẻ nghe nhưng không hiểu và không
thể sử dụng trong giao tiếp.
0/50 0%
Khái niệm từ thụ động với 34/50 giáo viên, chiếm 68% còn khái niệm
từ tích cực 45/50 giáo viên, chiếm 90%. Tỉ số chênh lệch giữa hai khái niệm
là 22% như vậy cho ta thấy vẫn còn một số giáo viên vẫn còn nhầm lẫn chưa
có khái niệm đúng về từ thụ động và từ tích cực nhưng yếu tố đó không có
ảnh hưởng lớn trong việc phát triển vốn từ cho trẻ.
43
Trường mầm non tổ chức rất nhiều hoạt động, hoạt động kể chuyện là
một trong số đó. Nhằm điều tra đánh giá mức độ sử dụng HĐKC của giáo
viên chúng tôi đã hỏi giáo viên với ba mức độ và thu nhập được số liệu sau:
Bảng 2.7. Mức độ sử dụng hoạt động kể chuyện trong trường mầm non
STT Mức độ sử dụng Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Rất thường xuyên 23/50 46%
2 Thường xuyên 26/50 52%
3 Thỉnh thoảng 1/50 2%
Khảo sát mức độ sử dụng hoạt động kể chuyện trong các hoạt động ở
trường mầm non, chúng tôi nhận được rằng, có 23/50 giáo viên rất thường
xuyên sử dụng, chiếm tỷ lệ 46%; có 26/50 giáo viên thường xuyên sử dụng,
chiếm tỷ lệ 52%. Việc này cho thấy các giáo viên đã thấy được tầm quan
trọng và lợi ích của hoạt động kể chuyện trong các hoạt động giáo dục mầm
non. Ngoài ra, với mức độ thỉnh thoảng sử dụng, chúng tôi nhận được 1/50
phiếu, chiếm tỷ lệ 2% đồng thời cũng có thể hiểu rằng các giáo viên mầm
non ngày nay đã nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động kể chuyện ở
trường mầm non.
Trong việc phát triển ngôn ngữ mà đặc biệt là phát triển vốn từ cho trẻ
cũng nhiều nội dung quan trọng nhằm cung cấp cho trẻ vốn từ số lượng phù
hợp với lứa tuổi. Chúng tôi đã khảo sát giáo viên để xem đánh giá của giáo
viên về nội dung dung trọng tâm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
44
Bảng 2.8. Nội dung trọng tâm trong việc phát triển vốn từ cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi
STT Nội dung trọng tâm Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Danh từ, động từ, tính từ. 31/50 62%
2 Từ đồng nghĩa, trái nghĩa. 13/50 26%
3
Từ có giá trị gợi tả (tượng thanh, tượng
hình, từ láy,…).
20/50 40%
4
Từ mang sắc thái tu từ (so sánh, nhân
hóa,…).
4/50 8%
Qua bảng 2.8 cho chúng ta thấy nội dung dạy trẻ về từ loại danh từ,
động từ, tính từ vẫn được các cô quan tâm với 31/50 giáo viên, chiếm 62%.
Nhưng nội dung trọng tâm trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa chỉ có 13/50 giáo viên, chiếm 26% phần
còn lại.
Hoạt động kể chuyện giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục ngôn
ngữ cho trẻ. Bên cạnh đó, hoạt động kể chuyện còn là một hình thức tạo nhiều
hứng thú và kích thích cho trẻ. Chúng tôi chọn hình thức này để làm cơ sở đề
xuất biện pháp nhằm phát triển vốn từ nên chúng tôi đã điều tra giáo viên về
mức độ ảnh hưởng của HĐKC đến việc phát triển vốn từ cho trẻ MG 5 – 6
tuổi và thống kê được số liệu:
45
Bảng 2.9. Mức độ ảnh hưởng của hoạt động kể chuyện đến phát triển từ
vựng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
STT Mức độ ảnh hưởng Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Cao 45/50 90%
2 Trung bình 5/50 10%
3 Thấp 0/50 0%
Trong 50 giáo viên được khảo sát thì có 45/50 giáo viên, chiếm 90%
cho rằng là mức độ ảnh hưởng của HĐKC đến phát triển vốn từ là mức độ
cao. Như vậy, chúng ta có thể nói HĐKC là một hình thức giáo dục nhằm
phát triển vốn từ đem lại hiệu quả cao.
HĐKC không chỉ giúp trẻ phát triển vốn từ mà chúng ta còn có thể
thấy lợi ích của HĐKC qua bảng 2.10.
Bảng 2.10. Lợi ích của HĐKC tác động đến trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
STT Lợi ích của HĐKC Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Rèn luyện kỹ năng nói mạch lạc. 25/50 50%
2 Cung cấp nhiều từ mới. 28/50 56%
3
Giúp trẻ hiểu nghĩa từ trừu tượng một
cách dễ dàng.
19/50 38%
4
Tạo cơ hội cho trẻ thực hành sử dụng
những từ được cung cấp.
22/50 44%
5
Phát triển năng lực tư duy, óc tưởng
tượng sáng tạo.
19/50 38%
Hoạt động kể chuyện sẽ cung cấp nhiều từ mới cho trẻ đó là lựa chọn
từ 28/50 giáo viên, chiếm 56% đây chính là lợi ích tốt nhất để giúp trẻ phát
triển thêm vốn từ. Đứng ở vị trí thứ hai chiếm 50% với 25/50 giáo viên chính
là lợi ích rèn luyện kỹ năng nói mạch lạc vì hoạt động kể chuyện thông qua
46
câu hỏi đàm thoại hoặc kể lại truyện trẻ phải sử dụng ngôn ngữ của chính
mình để làm điều đó.
Hoạt động kể chuyện cũng là một phương tiện hiệu quả để phát triển
từ các loại từ mà giáo viên muốn cung cấp cho trẻ. Qua điều tra về tính hữu
hiệu của HĐKC đến việc phát triển từ loại trong nội dung phát triển vốn từ
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thì chúng ta có thể thấy: Tính hữu hiệu cao cho
loại từ: có giá trị gợi tả, chiếm 52%; còn danh, động, tính từ chiếm 50%
nhưng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa thì đạt mức trung bình với 32%.
Bảng 2.11. Tính hữu hiệu của hoạt động kể chuyện đến việc phát triển
các loại từ trong nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
STT Các loại từ Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Danh từ, động từ, tính từ. 25/50 50%
2 Từ đồng nghĩa, trái nghĩa. 16/50 32%
3
Từ có giá trị gợi tả (tượng thanh, tượng
hình, từ láy,…).
26/50 52%
4
Từ mang sắc thái tu từ (so sánh, nhân
hóa,…).
13/50 26%
Trong hoạt động kể chuyện gồm nhiều hình thức tổ chức nhằm giúp
cho giáo viên lựa chọn tổ chức tạo cho trẻ nhiều hứng thú và kích thích để
đạt được kết quả với mục đích đề ra trong giáo án. Bên cạnh đó, một số hình
thức tổ chức có hiệu quả cao trong việc cung cấp vốn từ cho trẻ. Nhằm để
đánh giá được tính hiệu quả chúng tôi đã khảo sát giáo viên bằng bảng hỏi
và thống kê:
47
Bảng 2.12. Tính hiệu quả của hình thức kể chuyện nhằm cung cấp
vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
STT Hình thức kể chuyện Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Kể chuyện tái tạo theo cô 16/50 32%
2 Kể chuyện theo tranh liên hoàn. 17/50 34%
3
Kể chuyện theo các sự kiện mà trẻ đã
trải nghiệm.
21/50 42%
4
Kể chuyện sáng tạo bằng hệ thống câu
hỏi đàm thoại.
13/50 26%
5 Kể chuyện theo tình huống. 22/50 44%
6
Kể chuyện dựa trên nội dung một bức
tranh.
17/50 34%
7 Kể chuyện theo đồ vật, đồ chơi. 4/50 8%
Qua bảng 2.12 ta có thể thấy đa số các hình thức đều có tính hiệu quả
trong việc phát triển vốn từ nhưng ở mức độ cao nhất là hình thức kể chuyện
theo tình huống với 22/50 giáo viên, chiếm 44%. Vị trí thứ hai chỉ chênh lệch
với hình thức đầu 2% đó là hình thức kể chuyện theo các sự kiện mà trẻ đã
trải nghiệm. Đây là hai hình thức gần gũi và khai thác được hết khả năng để
giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ của chính mình.
Trong hoạt động kể chuyện giáo viên thường sử dụng nhiều loại truyện
khác nhau tùy vào mục đích giáo dục. Nhằm giúp tổng hợp ý kiến của giáo
viên trong kinh nghiệm tổ chức hoạt động của giáo viên để ghi nhận sự hứng
thú của trẻ, chúng tôi đã khảo sát mức độ kích thích sự hứng thú của trẻ qua
các loại truyện được sử dụng trong HĐKC.
48
Bảng 2.13. Mức độ kích thích sự hứng của trẻ qua các loại truyện sử
dụng trong hoạt động kể chuyện
STT Loại truyện Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Truyện cổ tích 37/50 74%
2 Truyện đồng thoại 22/50 44%
3 Truyện hiện đại 4/50 8%
4 Truyện truyền thuyết 6/50 12%
5 Truyện thần thoại 8/50 16%
6 Truyện ngụ ngôn 1/50 2%
Dựa trên sự hứng thú của trẻ chúng tôi cũng khảo sát tác dụng của loại
truyện để đánh giá loại truyện trẻ hứng thú có cung cấp vốn từ tốt nhất cho
trẻ không? Chúng tôi khảo sát về tác dụng được số liệu như sau:
Bảng 2.14. Tác dụng cung cấp vốn từ cho trẻ tốt nhất qua việc sử dụng
các loại truyện trong hoạt động kể chuyện
STT Loại truyện Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Truyện cổ tích 28/50 56%
2 Truyện đồng thoại 30/50 60%
3 Truyện hiện đại 7/50 14%
4 Truyện truyền thuyết 8/50 16%
5 Truyện thần thoại 11/50 22%
6 Truyện ngụ ngôn 1/50 2%
49
Qua bảng 2.14 ta có thể thấy thể loại truyện nào thì có giá trị phát triển
vốn từ tốt nhất cho trẻ. Cụ thể: Có 60% giáo viên cho rằng kể chuyện đồng
thoại có tác dụng phát triển vốn từ tốt nhất và truyện cổ tích có tới 56% giáo
viên. Từ đó ta có thể khẳng định truyện cổ tích và truyện theo chủ đề có giá
trị phát triển vốn từ cho trẻ và như vậy xếp theo thứ tự truyện cổ tích đã chiếm
vị trí thứ hai trên sáu loại truyện được giáo viên lựa chọn.
Bên cạnh đó nhìn chung ở bảng 2.13 thì truyện cổ tích là loại truyện
gây hứng thú cho trẻ tốt nhất với 74% và cũng chính loại truyện này sẽ có tác
dụng cung cấp vốn từ cho trẻ tốt nhất thông qua bảng 2.14 ta thấy được điều
đó khi truyện cổ tích chiếm 56%. Vị trí thứ hai ở cả hai mục đích khảo sát về
mức độ kích thích – tác dụng thì truyện chiếm tỉ lệ cao là truyện đồng thoại
với 44% ở bảng 2.13 và 60% ở bảng 2.14.
Qua đó, ta có thể đánh giá loại truyện kích thích được sự hứng thú cho
trẻ thì loại truyện đó cũng sẽ có tác dụng cung cấp vốn từ cho trẻ tốt nhất.
Nhằm tạo hứng thú cho trẻ và thay đổi hình thức kể chuyện và cung
cấp cho trẻ những câu chuyện mới nên chúng tôi đã khảo sát giáo viên với
câu hỏi: “Cô có thay đổi phương pháp cho hoạt động phát triển vốn từ
ngoài nội dung có sẵn cô có tự thiết kế hay sưu tầm các loại truyện và hình
thức kể chuyện mới không?”.
Khi khảo sát câu hỏi này, chúng tôi đã nhận được câu trả lời mang tính
khách quan của giáo viên, chúng tôi thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.15. Mức độ thay đổi phương pháp cho hoạt động phát triển vốn
từ qua việc thiết kế hay sưu tầm các loại truyện và hình thức kể chuyện
STT Mức độ thay đổi Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Thường xuyên 28/50 56%
2 Thỉnh thoảng 21/50 42%
3 Không bao giờ 1/50 2%
50
Khảo sát mức độ thay đổi phương pháp cho hoạt động phát triển vốn
từ cho trẻ, chúng tôi nhận được rằng, có 28/50 giáo viên thường xuyên thay
đổi phương pháp cho trẻ thông qua việc thiết kế hay sưu tầm các loại truyện
và hình thức kể chuyện, chiếm 56% trên tổng số tỷ lệ 100%. Khi được hỏi lý
do vì sao, giáo viên đã cho biết, trẻ rất chán với những câu chuyện nếu được
kể nhiều lần, trẻ sẽ không còn hứng thú và tiết học sẽ không còn đọng lại ở
trẻ được gì.
Nhằm khảo sát tần suất sử dụng các biện pháp trong hoạt động kể
chuyện mục đích phát triển vốn từ cho trẻ của giáo viên thì chúng tôi nhận
được kết quả trả lời được thể hiện ở bảng 2.16:
Bảng 2.16. Mức độ sử dụng các biện pháp trong hoạt động kể chuyện
nhằm phát triển vốn từ cho trẻ
STT
Các biện pháp
kể chuyện
Mức độ sử dụng
Chưa bao
giờ
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
1 Dùng tranh liên hoàn 4/50 8% 21/50 42% 25/50 50%
2 Tạo tình huống 4/50 8% 12/50 24% 34/50 68%
3
Hệ thống câu hỏi đàm
thoại
0/50 0% 10/50 20% 40/50 80%
4
Kể chuyện theo các sự
kiện mà trẻ trải
nghiệm
1/50 2% 26/50 52% 23/50 46%
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện

More Related Content

What's hot

Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáoThiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi nataliej4
 
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ nataliej4
 
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa nataliej4
 
Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...
Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...
Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON nataliej4
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...jackjohn45
 
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...nataliej4
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ nataliej4
 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...hieu anh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...KhoTi1
 
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT 148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT nataliej4
 

What's hot (20)

Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hátĐề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
 
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáoThiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
 
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
 
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
 
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAYĐề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
 
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơiLuận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
 
Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...
Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...
Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...
 
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
 
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
 
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
 
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT 148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
 

Similar to Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện

Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...Trần Đức Anh
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm nonSkkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm nonnataliej4
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiYenPhuong16
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...Học Tập Long An
 
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...nataliej4
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Vui Chơi Của Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trường Mầm Non ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Vui Chơi Của Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trường Mầm Non ...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Vui Chơi Của Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trường Mầm Non ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Vui Chơi Của Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trường Mầm Non ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...NuioKila
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học nataliej4
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON nataliej4
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Học Mầm Non Giáo Trình Giáo Dục Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Học Mầm Non nataliej4
 
Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)
Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)
Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)Tranthithanhnhi
 
Spap bản tin sông phố tháng 7.2014
Spap bản tin sông phố tháng 7.2014Spap bản tin sông phố tháng 7.2014
Spap bản tin sông phố tháng 7.2014Tranthithanhnhi
 

Similar to Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện (20)

Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...
 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua t...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua t...Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua t...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua t...
 
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm nonSkkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
 
Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Giáo Dục Mầm Non
Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Giáo Dục Mầm NonCác Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Giáo Dục Mầm Non
Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Giáo Dục Mầm Non
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
 
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Vui Chơi Của Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trường Mầm Non ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Vui Chơi Của Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trường Mầm Non ...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Vui Chơi Của Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trường Mầm Non ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Vui Chơi Của Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trường Mầm Non ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm nonKhóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
 
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAYThành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
 
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
 
Truong mam-non-song-ngu-tphcm
Truong mam-non-song-ngu-tphcmTruong mam-non-song-ngu-tphcm
Truong mam-non-song-ngu-tphcm
 
Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Bảo Lộc – Lâm Đồng...
Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Bảo Lộc – Lâm Đồng...Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Bảo Lộc – Lâm Đồng...
Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Bảo Lộc – Lâm Đồng...
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
 
Danh sách đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non và một số bài mẫu nổi bật....
Danh sách đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non và một số bài mẫu nổi bật....Danh sách đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non và một số bài mẫu nổi bật....
Danh sách đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non và một số bài mẫu nổi bật....
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Học Mầm Non Giáo Trình Giáo Dục Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Học Mầm Non
 
Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)
Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)
Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)
 
Spap bản tin sông phố tháng 7.2014
Spap bản tin sông phố tháng 7.2014Spap bản tin sông phố tháng 7.2014
Spap bản tin sông phố tháng 7.2014
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện

  • 1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá. Usinsky từng nói: Từ là một đơn vị ngôn ngữ không thể thiếu trong tạo lập lời nói để giao tiếp của trẻ. “Tất cả mọi hiểu biết đều bắt đầu từ ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và trở lại với ngôn ngữ” và “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng mọi tri thức”. (Usinsky) Bởi vậy giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng cần thiết và phải bắt đầu ngay từ rất sớm từ tuổi mầm non (0 – 6 tuổi) đặc biệt là từ 2 – 5 tuổi, lứa tuổi này ngôn ngữ trẻ có điều kiện phát triển cực kỳ nhanh về tất cả các mặt: ngữ âm, từ vụng và ngữ pháp mà không giai đoạn nào có thể sánh bằng. Nếu nhà giáo dục bỏ qua giai đoạn phát cảm trong ngôn ngữ này sẽ là thiệt thòi lớn cho sự phát triển của đứa trẻ, trẻ sẽ khó theo kịp sự phát triển của các bạn cùng lứa tuổi. E. I. Tikhêêva cho rằng phát triển ngôn ngữ cho trẻ là khâu chủ yếu của hoạt động trong trường mẫu giáo, là tiền đề cho mọi sự thành công khác.
  • 2. 2 Mặt khác khi hết tuổi Mẫu giáo trẻ sẽ chuyển sang trường Tiểu học, đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ 6 tuổi vì trẻ phải chuyển qua một lối sống mới với sự thay thế của hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Đồng thời trẻ cũng chuyển qua một vị trí xã hội mới với những quan hệ mới của một người học sinh thực thụ. Sự thay đổi đó đòi hỏi trẻ phải có những điều kiện tâm lý cần thiết đủ để trẻ có thể thích nghi bước đầu với các điều kiện học tập có hệ thống ở phổ thông. Một trong những điều kiện tâm lý hết sức quan trọng thoả mãn đòi hỏi mới là ngôn ngữ của trẻ. Khi trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày: phát âm chuẩn; vốn từ phong phú, đa dạng; câu nói hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp là trẻ có một công cụ để tư duy trừu tượng, có một phương tiện cơ bản để lĩnh hội kiến thức khoa học của các môn học, đặc biệt là môn Tiếng Việt – môn học được xem là cơ bản nhất và khó khăn nhất đối với học sinh lớp 1 và trẻ còn có cả phương tiện hữu hiệu để tiếp xúc thuận lợi với môi trường mới, quan hệ mới. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ: âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ; những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học thông qua hoạt động kể chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất; đồng thời giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Thông qua hoạt động kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ được rèn luyện, phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ được học cách trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó một cách mạch lạc thông qua vốn từ của trẻ. Có nhiều phương pháp, phương tiện để trau dồi vốn từ cho trẻ và kể chuyện là một biện pháp được sử dụng rất phổ biến ở trường mầm non, nếu xác định rõ ảnh hưởng của hoạt động kể chuyện đến sự phát triển ngôn ngữ nói chung và vốn từ của trẻ, ta có thể sử dụng hoạt động kể chuyện như một
  • 3. 3 phương tiện hiệu quả nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo (MG) 5 – 6 tuổi. Xuất phát những lí do trên, đề tài “Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện” được nhóm lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng phát triển vốn từ của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động kể chuyện; xác định các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao vốn từ cho trẻ và tổ chức thực nghiệm. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng ảnh hưởng của hoạt động kể chuyện tới sự phát triển vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non thuộc Tp.HCM. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp sử dụng hoạt động kể chuyện (HĐKC) phát triển vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu để hệ thống các vấn đề lý luận làm cơ sở lý luận cho đề tài, thực trạng tổ chức một số biện pháp ảnh hưởng của hoạt động kể chuyện tới sự phát triển vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non thuộc Tp.HCM, từ đó đề xuất biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ. 4.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu - 30 trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường mầm non thuộc quận 1 (trung tâm). - 30 trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường mầm non thuộc quận Tân Bình (ven nội).
  • 4. 4 - 30 trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường mầm non thuộc huyện Hóc Môn (ngoại thành). - 50 giáo viên mầm non (GVMN) đang trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ MG 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại trung tâm, ven nội và ngoại thành Tp. Hồ Chí Minh. 4.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 7/2016 đến tháng 04/2017. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lí luận về hoạt động giáo dục vốn từ cho trẻ MG 5-6 tuổi và ảnh hưởng của HĐKC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. 5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân phát triển vốn từ của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trong HĐKC ở một số trường mầm non thuộc Tp.HCM. 5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐKC ở trường mầm non. 6. Giả thuyết nghiên cứu Vốn từ của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐKC ở một số trường mầm non còn hạn chế, có thể do một số nguyên nhân sau: - Trình độ nhận thức, vốn hiểu biết, kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế. - Giáo viên ít tổ chức hoạt động để cung cấp vốn từ cho trẻ. - Giáo viên chưa tạo điều kiện để trẻ phát huy tính sáng tạo trong khi kể chuyện. - Giáo viên thường xuyên cung cấp cho trẻ vốn sống và ấn tượng cảm xúc. - Đồ dùng trực quan chưa đa dạng phong phú, thẩm mỹ chưa đạt, giá trị sử dụng chưa cao. Đặc biệt là đồ dùng cho trẻ hoạt động còn rất ít. Nếu GVMN vận dụng tốt một trong số các biện pháp sau vào hoạt động kể chuyện thì sẽ giúp trẻ nâng cao số lượng – chất lượng vốn từ:
  • 5. 5 - Sưu tầm tổng hợp các thể loại truyện có tác dụng phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - Xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại. - Kể chuyện theo tranh kết hợp trên nền âm nhạc phù hợp. - Sử dụng phương tiện trực quan “Rối bóng”. - Diễn xuôi câu chuyện theo giai điệu bài hát quen thuộc. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 7.2.1. Phương pháp quan sát a. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng vốn từ của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐKC và những biện pháp tổ chức HĐKC của GVMN nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. b. Đối tượng nghiên cứu Trẻ MG 5 – 6 tuổi và GVMN dạy trẻ lớp Lá (5 – 6 tuổi). c. Cách thực hiện Quan sát, ghi nhận các mẫu lời nói của trẻ MG 5 – 6 tuổi, cách thức tổ chức HĐKC của GVMN. 7.2.2. Phương pháp sử dụng bài tập a. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng vốn từ của trẻ MG 5 – 6 tuổi. b. Đối tượng nghiên cứu Trẻ MG 5 – 6 tuổi. c. Cách thực hiện Sử dụng các bài tập, quan sát trẻ thực hiện các bài tập ngôn ngữ, ghi nhận kết quả.
  • 6. 6 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn a. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng vốn từ của trẻ MG 5 – 6 tuổi. b. Đối tượng nghiên cứu Trẻ MG 5 – 6 tuổi. c. Cách thực hiện Trò chuyện, phỏng vấn trẻ nhằm tìm hiểu lời nói của trẻ. 7.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi a. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nhận thức và biện pháp GVMN sử dụng nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐKC. b. Đối tượng nghiên cứu GVMN, cán bộ quản lý trường MN. c. Cách thực hiện Soạn mẫu phiếu điều tra (sử dụng câu hỏi mở và đóng) phù hợp đối tượng cần khảo sát, nội dung cần tìm hiểu. Yêu cầu người được hỏi điền vào phiếu. 7.2.5. Phương pháp thống kê toán học. a. Mục đích nghiên cứu Xử lý số liệu thu thập được, đánh giá độ tin cậy – tính tương quan. b. Cách thực hiện Sử dụng phần mềm Excel để tính toán xử lý các số liệu sau khi thu thập được từ việc nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm một số biện pháp của đề tài. Các thuật toán thống kê xử lý và phân tích các số liệu nghiên cứu: Tỉ lệ %, giá trị trung bình.
  • 7. 7 8. Dự kiến cấu trúc MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 5. Nhiện vụ nghiên cứu. 6. Giả thuyết nghiên cứu. 7. Phương pháp nghiên cứu. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện. Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động kể chuyện nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động kể chuyện nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
  • 8. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN ĐẾN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Loài người ngay từ thuở sơ khai đã sáng tạo ra ngôn ngữ, một hệ thống tín hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện cơ bản và quan trọng nhất trong giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng người. Cũng từ ngôn ngữ được phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ chính là một trong những yếu tố nâng tầm cao của con người lên vượt xa về chất so với mọi giống loài. Ngôn ngữ là chức năng tâm lý cấp cao của con người, là công cụ để tư duy, để giao tiếp, là chìa khóa để con người nhận thức và chiếm lĩnh kho tàng tri thức của dân tộc và nhân loại. Với mỗi cá nhân, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra cực kỳ nhanh ở giai đoạn từ 0 – 6 tuổi (lứa tuổi mầm non). Từ chỗ sinh ra chưa có ngôn ngữ, đến cuối 6 tuổi – chỉ một khoảng thời gian rất ngắn so với cả một đời người – trẻ đã có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Đây chính là giai đoạn phát cảm về ngôn ngữ. Ở giai đoạn này nếu không có những điểu kiện thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ thì sau này khó có thể phát triển tốt được. Chính vì vậy ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học là vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Vấn đề ngôn ngữ đã được đề cập đến ngay từ thời cổ đại. Nhưng thời cổ đại người ta nghiên cứu ngôn ngữ không tách khỏi triết học và lôgic học. Các nhà triết học cổ đại đã coi ngôn ngữ như là một hình thức biểu hiện bề ngoài của các bên trong là “logos”, tinh thần, trí tuệ của con người. Trong cuốn “Bàn về phương pháp”, Descartes đã chỉ ra những đặc tính
  • 9. 9 chủ yếu của ngôn ngữ và lấy đó làm tiêu chí phân biệt con người, khác với động vật. Ông nhấn mạnh tính chất của ngôn ngữ, cái tín hiệu duy nhất ấy chắc chắn là của một tư duy tiềm tàng trong cơ thể và kết luận rằng: “Có thể lấy ngôn ngữ làm chỗ khác nhau thực sự giữa con người và con vật” [20]. Chỉ đến giữa thế kỷ 19 khuynh hướng tâm lý học mới nảy sinh trong ngôn ngữ học. Ngưởi đầu tiên sáng lập ra trường phái ngôn ngữ học tâm lý Shteintal (1823 – 1899). Ông đã đưa ra học thuyết ngôn ngữ là sự hoạt động của cá nhân và sự phản ánh tâm lý dân tộc. Theo ông, ngôn ngữ học phải dựa vào tâm lý cá nhân trong khi nghiên cứu ngôn ngữ cá nhân, phải dựa vào tâm lý dân tộc trong khi nghiên cứu ngôn ngữ của dân tộc [20]. Thuyết tâm lý liên tưởng – đại biểu là V.Vunt (1832 – 1920) – nghiên cứu lý thuyết về dạng thức bên trong của từ, về các loại ý nghĩa chuyển đổi của từ, về nghĩa hiện có của từ và câu, về mối quan hệ liên tưởng có tính ngữ đoạn. Sau cách mạng tháng Mười Nga 1917, các nhà ngôn ngữ học, tâm lý học Xô Viết đã vận dụng quan điểm của Mác – Lênin vào hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ đó là: xem xét ngôn ngữ với tư cách là một hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ thể hiện các mối quan hệ giữa con người với con người được quy định bởi những điều kiện cụ thể của thời ký lịch sử nhất định. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Với quan điểm này có thể kể đến: L.X. Vưgôtxki; R.O. Shor; E.D. Polivanov; K.N. Derzhavin; B.A. Larin; M.V. Sergievskij; M.N. Peterson; L.J. JaKubinskij; A.M. Selishchev… Họ đã đi vào nghiên cứu tính chất xã hội của ngôn ngữ, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, sự phụ thuộc qua lại giữa các thuộc tính của ngôn ngữ… L.X. Vưgotxki trong cuốn: “Tư duy và ngôn ngữ” đã lập luận rằng hoạt động tinh thần của con người chính là kết quả học tập mang tính xã hội chứ không phải là một học tập chỉ là cá thể. Theo ông, khi trẻ em gặp phải
  • 10. 10 những khó khăn trong cuộc sống, trẻ tham gia vào hợp tác của người lớn và bạn bè có năng lực cao hơn, những người này giúp đỡ trẻ và khuyến khích trẻ. Trong mối quan hệ hợp tác này, quá trình tư duy trong một xã hội nhất định được chuyển giao sang trẻ. Do ngôn ngữ là phương thức đầu tiên mà qua đó, con người trao đổi các giá trị xã hội, L.X. Vưgotxki coi ngôn ngữ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của tư duy [18]. Việc nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non (0 – 6 tuổi) cũng được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và tiếp cận sâu ở từng góc độ khác nhau trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới Ngôn ngữ là tài sản quý báu của văn minh nhân loại. Ngôn ngữ là điểm mốc then chốt giúp cho nhiều công trình nghiên cứu được tỏa sáng. Không những vậy ngôn ngữ có sức hút mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học, từ những lĩnh vực khác nhau: Triết học, tâm lí học, ngôn ngữ học, giáo dục học, xã hội học,…Vai trò phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ lâu được các nhà khoa học ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến các tác giả như: A.M. Borodis với cuốn: Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ em (NXBGD Matxcơva – 1974). Xôkhin với tác phẩm: Phương pháp phát triển lời nói trẻ em (NXBGD Matxcơva – 1979). E.I.Tikhêêva với tác phẩm: Phát triển ngôn ngữ trẻ em (NXBGD – 1997). Các tác giả: L.P.Phedorenco, G.A.Phomitreva, V.K.Lomarep cũng có những cuốn sách tương tự. Tác giả E.I.Tikhêêva đã đề ra phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hệ thống, trong đó bà nhấn mạnh cần dựa trên cơ sở tổ chức cho trẻ tìm hiểu thế giới thiên nhiên xung quanh trẻ, dạo chơi, xem tranh, kể chuyện cho trẻ nghe… Bà đưa ra các biện pháp cụ thể để phát triển ngôn ngữ nói cho
  • 11. 11 trẻ mẫu giáo như: nói chuyện với các em, giao nhiệm vụ cho các em, đàm thoại, kể chuyện, đọc truyện, thư từ, học thuộc lòng thơ ca. Những tư tưởng này đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non [10]. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước Vốn từ, khả năng hiểu từ, ngữ pháp… của trẻ ở các độ tuổi khác nhau có các công trình nghiên cứu của Dương Diệu Hoa (1985), Nguyễn Minh Huệ (1989), Hồ Minh Tâm (1989) v.v… Chẳng hạn Lưu Thị Lan (1996) trong công trình nghiên cứu Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em 1 – 6 tuổi [19] đã chỉ rõ các bước phát triển về ngữ âm của trẻ em Việt Nam bắt đầu từ giai đoạn tiền ngôn ngữ (0 – 1 tuổi) giai đoạn ngôn ngữ (1 – 6 tuổi), về mặt ngữ âm có những bước tiến dài đặc biệt là giai đoạn 4 – 6 tuổi. Các bước phát triển về từ vựng được tác giả thống kê từng lứa tuổi với số lượng từ tối thiểu và số lượng từ tối đa. Từ 18 tháng tuổi trở đi trẻ có sự nhảy vọt về số lượng từ và yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển vốn từ của trẻ. Các bước phát triển về ngữ pháp trong ngôn ngữ của trẻ em Việt Nam được tác giả nghiên cứu rất cụ thể từng lứa tuổi với loại câu đơn, câu phức, các loại câu phức như câu phức chính phụ, câu phức đẳng lập. Câu phức chính phụ xuất hiện muộn và có số lượng ít hơn. Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo đã đưa ra một số biện pháp hướng dẫn trẻ kể chuyện nhằm phát triển lời nói độc thoại cho trẻ gồm: kể lại chuyện, kể chuyện theo tri giác, kể chuyện theo trí nhớ và kể chuyện theo tưởng tượng. Tác giả Lưu Thị Lan đề cập đến biện pháp phát triển ngôn ngữ đối với trẻ 4 – 6 tuổi, theo tác giả để phát triển vốn từ cần tổ chức cho trẻ quan sát sự vật hiện tượng và đàm thoại, cùng với trẻ phân tích sự vật hiện tượng để giúp trẻ nhận thức mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Cho trẻ nghe thơ, truyện, chơi một số trò chơi như đoán vật qua tiếng kêu, kể tên các
  • 12. 12 con vật em biết, trò chơi nối từ, nói từ tiếp theo, chơi đóng vai theo chủ đề, kể chuyện theo tranh… [17]. Tác giả cũng đã nêu các biện pháp sửa ngọng cho trẻ rất đơn giản chỉ cần luyện tập một số buổi là trẻ có thể nhận thức được cách phát âm đúng, cần căn cứ vào thời gian ngọng để định hình lại cách phát âm chuẩn đòi hỏi ngắn hay dài và sự có mặt của cha mẹ trẻ trong các buổi tập là cần thiết để từ đó họ có thể hướng dẫn cho trẻ luyện tập phát âm khi trẻ ở nhà. Riêng vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi 5 – 6 tuổi cũng có một số công trình như: + Công trình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thức về khả năng hiểu từ của trẻ 5 – 6 tuổi. + Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Thị Oanh (2000) Các biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi. + Luận án Tiến sĩ của Hồ Lam Hồng (2002) về Một số đặc điểm tâm lý trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hình thức kể chuyện. + Luận văn Thạc sĩ Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể chuyện về sinh hoạt nhằm phát triển lời nói mạch lạc của Hoàng Thị Thu Hương; Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh của Huỳnh Ái Hồng; Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua kể chuyện sáng tạo của Hoàng Thị Hồng Mát (2002). Các bài viết trong các tạp chí Nghiên cứu Giáo dục cũng quan tâm nhiều đến ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi nhưng chủ yếu về vấn đề chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi học đọc, học viết ở lớp 1 như bài viết của Lê Thị Ánh Tuyết; Chuẩn bị cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học chữ của Nguyễn Phương Nga; Thực trạng chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số vào học lớp 1 của Trương Thị Kim Oanh, Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện
  • 13. 13 tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi dân tộc thiểu số (K'Ho) ở Lâm Đồng của Đào Kim Nhung… Nhìn chung vấn đề ngôn ngữ trẻ em được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở nhiều mặt, nhiều lứa tuổi khác nhau. Có nghiên cứu về cấu trúc đặc biệt của ngôn ngữ, có nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tác động đến quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ, một số nghiên cứu khác lại nghiên cứu biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ… Tuy nhiên, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu mới tập trung nhiều vào lứa tuổi nhà trẻ, ít đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ của lứa tuổi 5 – 6 tuổi. Trong các công trình nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi chủ yếu đi sâu nghiên cứu vào một mặt của sự phát triẻn ngôn ngữ như hiểu từ hoặc ngôn ngữ mạch lạc… Trong ngôn ngữ mạch lạc thì lại chủ yếu đi vào nghiên cứu biện pháp hình thành và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi là một điều kiện hết sức quan trọng để trẻ tiếp xúc với một trường mới lạ ở phổ thông, giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức mang tính chất khoa học của các môn ở phổ thông…Vì vậy việc nghiên cứu về vốn từ lứa tuổi 5 – 6 tuổi là rất cần thiết. Thông qua đó, chúng ta có thể giúp trẻ có sự phát triển vốn từ một cách đầy đủ, đó cũng là phương tiện cơ bản nhất, quan trọng nhất để trẻ tiếp thu tri thức không chỉ môn Tiếng Việt mà còn là tất cả các môn học khác của chương trình lớp 1. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm “Biện pháp” Theo từ điển Hoàng Phê thì “biện pháp” được hiểu là: Cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể [26]. Theo đại từ điển tiếng việt của Nguyễn Như Ý thì: Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể: biện pháp đúng đắn, chưa tìm được biện pháp thích hợp, dùng biện pháp tiến bộ hơn. [37]
  • 14. 14 Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi đồng quan điểm với Từ điển Hoàng Phê. Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. 1.2.2. Khái niệm “Phát triển vốn từ” 1.2.2.1. Khái niệm “Vốn từ” Vốn từ là tập hợp các từ trong một ngôn ngữ mà người đó biết tới vốn từ thường xuyên tăng theo thời gian, và là công cụ cơ bản và hữu dụng trong giao tiếp và thu nhận kiến thức. Vốn từ tích cực và vốn từ thụ động: - Vốn từ tích cực: là những từ ngữ trẻ hiểu và sử dụng được trong giao tiếp một cách chủ động linh hoạt, tích cực. - Vốn từ thụ động: là những từ trẻ mới lĩnh hội trẻ chưa sử dụng chúng trong giao tiếp, trẻ chưa hiểu rõ nghĩa của từ nên không sử dụng được. 1.2.2.2. Khái niệm “Phát triển” Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp. Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới. Theo từ điển Hoàng Phê thì “phát triển” được hiểu là: biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp [26]. 1.2.2.3. Khái niệm “Phát triển vốn từ” Phát triển vốn từ được hiểu như một quá trình lâu dài của việc lĩnh hội vốn từ mà con người đã lĩnh hội được trong lịch sử. Nó bao gồm hai mặt: tích lũy số lượng (tăng dần số từ tích cực) và nâng cao chất lượng (lĩnh hội dần
  • 15. 15 dần nội dung xã hội tích luỹ trong từ, nó là sự phản ánh kết quả của nhận thức) [30]. Tóm lại, dưới góc độ đề tài này chúng tôi xin đưa ra nhận định: Phát triển vốn từ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu ý nghĩa của từ và biết sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp. 1.2.3. Khái niệm “Hoạt động kể chuyện” 1.2.3.1. Khái niệm “Hoạt động” Theo từ điển Hoàng Phê thì “hoạt động” được hiểu là: Tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội [26]. Theo chủ biên Nguyễn Quang Uẩn: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể) [35]. Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi đồng quan điểm với cả hai cách định nghĩa trên. Như vậy: Hoạt động là sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể mà kết quả là khách thể được cải tạo còn chủ thể thì được hoàn thiện. Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủ thể). Hay nói cách khác tâm lý của con người nói chung và của trẻ nói riêng được hình thành trong hoạt động và ngay chính trong hoạt động của mình. 1.2.3.2. Khái niệm “Kể chuyện” Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa. 1.2.3.3. Khái niệm “Hoạt động kể chuyện” Kể chuyện là sự truyền đạt các sự kiện bằng lời nói, hình ảnh và âm thanh, thường là do ngẫu hứng. Nó được xem như một phương tiện giải trí, giáo dục, bảo tồn văn hóa và có giá trị đạo đức. Yếu tố quan trọng của câu
  • 16. 16 chuyện và kể chuyện bao gồm ý tưởng, ngôn ngữvà cách thuyết phục người nghe [26]. Kể chuyện là hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằng ngôn ngữ. Kể chuyện khởi đầu cho sự tích luỹ tri thức khoa học, kinh nghiệm sống. Ngôn ngữ ngày càng phát triển, số lượng từ cơ bản tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần trở nên phong phú thì kể chuyện không dừng lại ở mức độ thông tin mà còn mang trong mình chức năng giải trí hay cao hơn là chức năng nghệ thuật [29]. Quá trình kể chuyện diễn ra với sự đóng góp của các nhu cầu được thể hiện, bày tỏ nguyện vọng cũng như các thao tác tư duy, ngôn ngữ để tạo ra một câu chuyện có nội dung, kết cấu hoàn chỉnh, mạch lạc. Trẻ là người chủ động trong câu chuyện của mình. Sự chủ động thể hiện rõ rệt từ việc lựa chọn nội dung, ý tưởng, ngôn ngữ, nhân vật, sự kiện…và sắp xếp chúng thế nào cho hợp lý. Thông qua câu chuyện kể, tâm tư, tình cảm và sự trải nghiệm của bản thân về những yếu tố được bộc lộ. Kể chuyện là một loại “hoạt động lời nói”có sự giao thoa, đan kết giữa yếu tố tâm lý và ngôn ngữ. Vì thế, kể chuyện được xem như là một hoạt động phát triển trẻ một cách tích hợp và toàn diện các mặt nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và tâm vận. Tóm lại, theo cách hiểu của chúng tôi kể chuyện là một hoạt động, đó là sự trình bày bằng miệng một cách cặn kẽ, liên kết một hiện tượng nào đó. 1.3. Những vấn đề lí luận về biện pháp phát triển vốn từ 1.3.1. Đặc điểm phát triển của trẻ MG 5 – 6 tuổi 1.3.1.1. Đặc điểm tâm – sinh lý có ảnh hưởng đến việc phát triển vốn từ  Đặc điểm sinh lý của trẻ MG 5 – 6 tuổi Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là hoàn chỉnh hóa về hình thái cũng như chức năng của hệ thần kinh. Đồng thời phát triển với nó là phát triển của hệ cơ nên hoạt động đi lại của trẻ đã làm thay đổi một số hoạt động sinh lý.
  • 17. 17 Đặc điểm ở lứa tuổi này là tốc độ tăng chiều cao và cân nặng giảm, chiều cao tăng mỗi năm từ 5 – 8cm, cân nặng tăng 2kg/năm. Tỷ lệ giữa đầu và chiều dài cơ thể đã giảm còn 1/6, lứa tuổi này có đặc điểm là xương hóa chưa hoàn toàn, các cơ bàn tay phát triển mạnh. Tuy nhiên sự phát triển của các cơ để thực hiện các chức năng vận động phát triển mạnh hơn. Chính vì vậy trẻ rất hiếu động chương lực cơ gập lớn hơn cơ duỗi. Cho nên trẻ không thể ngồi lâu ở một tư thế được, kích thước tim to, mạch máu phát triển mạnh, thành mạch máu cũng dày hơn vì vậy huyết áp cũng tăng dần lên theo độ tuổi, phổi phát triển mạnh làm cho nhịp thở sâu hơn, tần số hô hấp giảm, dung tích sống tăng cụ thể ở trẻ 5 tuổi là: 1100cm3 ở cuối độ tuổi này bắt đầu có sự thay thế răng sữa bằng răng trưởng thành.  Đặc điểm tâm lý của trẻ MG 5 – 6 tuổi liên quan đến PTVT Trẻ có ý thức hơn: Sự tập trung chú ý của trẻ đã bền, lâu hơn nhiều, trẻ có thể tập trung lắng nghe, lĩnh hội một câu chuyện dài. + Tư duy: Khả năng nắm bắt nghĩa từ của trẻ gắn liền với sự phát triển nhận thức tư duy của trẻ cùng với các hoạt động giao tiếp, đó là quá trình phát triển liên tục và lâu dài. Ở độ tuổi này tư duy trẻ phát triển mạnh mẽ trẻ có thể thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, trẻ có thể phân tích tổng hợp không chỉ dừng ở đồ vật, hình ảnh mà cả từ ngữ. + Tưởng tượng: Ở độ tuổi này trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú, để hiểu được nghĩa của từ trẻ có thể tưởng tượng các sự vật thật thông qua từ ngữ mà trẻ được ghi nhận. + Tình cảm xã hội: Trẻ đã có ý thức rõ về ý nghĩa, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi của mình thông qua câu chuyện mà trẻ được nghe. + Xúc cảm tình cảm: Đời sống của trẻ còn rất dễ dao động, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc của mình qua các từ ngữ mà trẻ ghi nhận được.  Hoàn thiện các cấu trúc tâm lý người Những cấu trúc tâm lý đặc trưng của con người đã được hình thành trong các giai đoạn trước tuổi, tiếp tục phát triển mạnh. Cùng với những tác
  • 18. 18 động, các chức năng tâm lý được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lý (nhận thức tình cảm, ý chí) để hình thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu của con người [31].  Sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày Lứa tuổi mẫu giáo là thời kì bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các hiện tượng ngôn ngữ, điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ khá nhanh và đến cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ em điều sử dụng tương đối thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Sự hoàn thiện đó ở trẻ 5 – 6 tuổi theo các hướng sau: + Nắm vững ngữ âm ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ: do hoạt động giao tiếp được mở rộng, tai âm vị được rèn luyện thường xuyên để tiếp nhận các ngữ âm khi nghe người lớn nói. Mặt khác, các cơ quan phát âm đã trưởng thành đến mức có thể phát ra những âm thanh tiếng mẹ đẻ tương đối chuẩn. Trẻ biết điều chỉnh giọng nói và sử dụng ngữ điệu cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp. + Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp: Vốn từ trẻ tích lũy được khá phong phú cả về số lượng và từ loại. Trẻ có vốn từ và có kĩ năng kết hợp các từ trong câu theo quy tắc ngữ pháp để có thể diễn đạt được các mặt trong đời sống. Khả năng ngôn ngữ của trẻ có quan hệ trực tiếp với điều kiện sống và giáo dục. Ở đây có sự khác biệt về cá nhân thể hiện rõ hơn so với bất kì lĩnh vực nào khác trong sự phát triển tâm lí của trẻ. Sự lĩnh hội ngôn ngữ còn được quyết định bởi tính tích cực của bản thân trẻ em đối với ngôn ngữ. Những trẻ năng giao tiếp có ham muốn tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ (tức là ngôn ngữ đã trở thành đối tượng của ý thức) thì không những hiểu được từ ngữ và nắm vững ngữ pháp mà còn có khả năng sáng tạo ra những từ ngữ mới, những cách nói so sánh ví von, giàu hình ảnh. Trong khi sử dụng ngôn ngữ, trẻ đã bắt đầu tìm hiểu nghĩa của từ và nguồn gốc của nó.
  • 19. 19 + Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc: ngôn ngữ mạch lạc thể hiện trình độ phát triển tương đối cao về khả năng ngôn ngữ và tư duy. Trẻ thoát ly dần khỏi ngôn ngữ tình huống sang ngôn ngữ ngữ cảnh (không dựa vào tình huống cụ thể trước mắt). Một kiểu ngôn ngữ khác cũng đang phát triển trong độ tuổi này đó là kiểu ngôn ngữ giải thích, có tính chặt chẽ và mạch lạc để giải thích với bạn bè, người lớn những điều cần giải bày và đồng cảm. Kiểu ngôn ngữ đó còn được gọi là kiểu ngôn ngữ mạch lạc. Ngôn ngữ mạch lạc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành những mối quan hệ qua lại trong nhóm trẻ với những người xung quanh, đặc biệt là đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nhìn chung, trẻ trước khi bước vào tuổi học sinh đã có khả năng nắm được ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng phát âm của người lớn, biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt là nắm được hệ thống ngữ pháp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi nhất về phương diện cú pháp và về phương diện tu từ, diễn dạt mạch lạc. Tóm lại, trẻ đã thực sự nắm vững tiếng mẹ đẻ. Trong phong cách, trẻ 5 – 6 tuổi chủ yếu là nắm vững phong cách sinh hoạt và ở một mức độ nào đó là phong cách nghệ thuật. Nói đúng hơn, nếu đứa trẻ được dạy dỗ cẩn thận thì việc nói năng của trẻ tỏ ra có văn hóa, có nghĩa là trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có thêm màu sắc của phong cách nghệ thuật. Điều đó cho thấy, cần phải có một cách dạy dỗ đúng đắn giúp trẻ có một vốn ngôn ngữ để thích nghi với nhiệm vụ học tập ở trường phổ thông đồng thời hình thành và rèn luyện văn hóa nói cho trẻ một điều kiện cần thiết cho trẻ bước vào đời.  Sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ động trong hoạt động tâm lý Tiền đề của ý thức bản ngã là việc tách mình ra khỏi người khác đã được hình thành từ cuối tuổi ấu nhi. Tuy nhiên, phải trải qua một quá trình phát triển ý thức bản ngã của trẻ mới được xác định rõ ràng. Ý thức bản ngã hay sự tự ý thức được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công và
  • 20. 20 thất bại của mình, về những ưu điểm và khuyết điểm của mình… Ở trẻ 5 – 6 tuổi, sự tự ý thức còn được biểu hiện rõ trong sự phát triển giới tính của trẻ. Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng, giúp trẻ điều khiển và điểu chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực, những qui tắc của xã hội. Đồng thời còn cho phép trẻ thực hiện các hành động một cách chú tâm hơn, nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt. Do sự xác định ý thức của bản ngã được rõ ràng hơn và các quá trình tâm lí không chủ định chuyển dần sang quá trình tâm lý mang tính chủ định, làm cho các hành động ý chí của trẻ ngày càng được bộc lộ rõ nét trong hoạt động vui chơi và trong cuộc sống.  Xuất hiện kiểu tư duy trực quan mới và những yếu tố của kiểu tư duy logic Trẻ 4 – 5 tuổi phát triển mạnh kiểu tư duy trực quan hình ảnh. Kiểu tư duy này không đáp ứng được nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh ở trẻ 5 – 6 tuổi, đó là động lực để xuất hiện kiểu tư duy mới – tư duy trực quan sơ đồ. Tư duy trực quan – sơ đồ giúp trẻ một cách có hiệu quả để lĩnh hội những tri thức ở trình độ khái quát cao, từ đó mà hiểu được bản chất của sự vật. Kiểu tư duy trực quan – sơ đồ phát triển cao sẽ dần trẻ đến ngưỡng cửa của tư duy trừu tượng, sẽ cho phép trẻ hiểu những biểu diễn sơ đồ khái quát mà sau này sự hình thành khái niệm sẽ được tiến hành chủ yếu dựa trên đó. Kiểu tư duy logic được hình thành và phát triển mạnh ở tuổi học sinh nhưng những yếu tố của nó đã có thể xuất hiện ở tuổi mẫu giáo, đặc biệt đối với trẻ 5 – 6 tuổi. 1.3.1.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi  Vốn từ xét về mặt số lượng Từ 5 – 6 tuổi, vốn từ của trẻ bình quân đến 1.033 từ; tính từ và các loại từ khác chiếm một tỉ lệ cao hơn. [30] Tốc độ tăng vốn từ ở các độ khác nhau, chậm dần theo độ tuổi: cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ chỉ tăng 10.40%; cuối 6 so với đầu 6 tuổi vốn từ cũng chỉ tăng 10.01%.
  • 21. 21 Chúng ta có thể nhận ra quy luật tăng số lượng từ của trẻ như sau: - Số lượng từ của trẻ tăng theo thời gian. - Sự tăng có tốc độ không đồng đều, có giai đoạn tăng nhanh, có giai đoạn tăng chậm. - Trong năm thứ 3 tốc độ tăng nhanh nhất. - Từ 3 đến 6 tuổi tốc độ tăng vốn từ giảm dần.  Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ là một tiêu chí để đánh giá chất lượng vốn từ. Tiếng Việt có 9 loại từ: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ, quan hệ từ, định từ, tình thái từ [15]. Số lượng từ loại càng nhiều bao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho trẻ diễn đạt thuận lợi bấy nhiêu. Các loại từ xuất hiện dần dần trong vốn từ của trẻ. Ban đầu chủ yếu là danh từ, sau đó đến động từ và tính từ; các loại từ khác xuất hiện muộn hơn. Giai đoạn 5 – 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ. Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi (chỉ còn khoảng 50%) nhường chỗ cho tính từ và các từ loại khác tăng lên: tính từ đạt tới 15%, quan hệ từ tăng lến đến 5.7%; còn lại là các loại từ khác.  Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ MG Theo Fedorenko (Nga), ở trẻ em có mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ như sau: - Mức độ zêrô (mức độ không): Mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó. Trẻ hiểu được ý nghĩa gọi tên này: mẹ, bố, bàn, bát,… (nghĩa biểu danh). - Mức độ 1: Ý nghĩa biểu niệm ở mức thấp, tên gọi chung của các sự vật cùng loại: búp bê, bóng, cốc, nhà,… - Mức độ 2: Khái quát hơn: quả (cam, táo, xoài); xe (đạp, máy, ôtô); con (gà, chó, mèo);…
  • 22. 22 - Mức độ 3: Ở mức độ cao hơn mà trẻ 5 – 6 tuổi có thể nắm được: phương tiện giao thông: ôtô, tàu thủy, xe máy,…; đồ vật: đồ chơi, đồ nấu bếp, đồ dùng học tập, … - Mức độ 4: Khái quát tối đa, gồm những khái niệm trừu tượng: số lượng, chất lượng, hành động,… (học ở cấp phổ thông). Đối với trẻ em tuổi mầm non, khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu được nghĩa biểu danh (mức độ zêrô và 1). Mức độ 2 và 3 chỉ dành cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo lớn (chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ cũng đã quan tâm đến việc cung cấp vốn từ khái niệm cho trẻ mẫu giáo lớn).  Vốn từ tích cực và thụ động Trẻ mẫu giáo lĩnh hội vốn từ ngữ chỉ là bước đầu nên không phải tất cả các từ chúng tiếp nhận và sử dụng được ngay. Có những từ ngữ tích cực, trẻ hiểu và sử dụng trong giao tiếp được. Loại này có số lượng hạn chế. Loại vốn từ thụ động bao gồm những từ trẻ mới lĩnh hội. Kinh nghiệm sống và tri thức còn nghèo nàn nên trẻ chưa hiểu rõ nghĩa của từ nên không sử dụng được. - Từ ngữ tích cực: vốn từ bao gồm những từ người ta hiểu và sử dụng trong giao tiếp được. - Vốn từ thụ động: Hiểu mà không sử dụng được. Khi nghe người khác nói, ta hiểu, nhiều khi đoán hết nghĩa của từ nào đó nhưng lại không sử dụng vào giao tiếp được. Trẻ mẫu giáo có giai đoạn chỉ nghe hiểu mà không nói được. Tích cực hóa vốn từ (chuyển từ thụ động sang từ tích cực) là một nội dung quan trọng của giáo dục ngôn ngữ.  Đặc trưng lĩnh hội vốn từ của trẻ MG Ở tuổi mầm non, trẻ phải nắm được một vốn từ cần thiết đủ để cho chúng giao tiếp được với bạn bè, người lớn, tiếp thu các tri thức ban đầu trong trường mầm non, chuẩn bị học tập ở trường phổ thông, xem các chương trình truyền hình, truyền thanh… Vì thế, giáo dục học mẫu giáo coi việc hình thành vốn từ là một nhiệm vụ quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ.
  • 23. 23 Phát triển vốn từ được hiểu như một quá trình lâu dài của việc lĩnh hội vốn từ mà con người đã lĩnh hội được trong lịch sử. Nó bao gồm hai mặt: tích lũy số lượng (tăng dần số từ tích cực) và nâng cao chất lượng (lĩnh hội dần dần nội dung xã hội tích lũy trong từ, nó là sự phản ánh kết quả của nhận thức). Việc lĩnh hội vốn từ của trẻ mẫu giáo bao gồm các đặc trưng sau: Thứ nhất: Nhờ có đặc điểm trực quan hành động và trực quan hình tượng của tư duy nên trước hết trẻ nắm được các tên gọi của sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quan hệ mang tính chất biểu tượng trực quan và phù hợp với hoạt động của chúng. Thứ hai: Sự lĩnh hội nghĩa của từ diễn ra dần dần: Thoạt đầu, trẻ chỉ đối chiếu từ với sự vật cụ thể (không có nghĩa khái quát); sự thâm nhập dần của trẻ và hiện thực (khám phá ra những thuộc tính, dấu hiệu bản chất, khái quát theo dấu hiệu nào đó),… Dần dần cùng với sự phát triển tư duy, trẻ mới nắm được nội dung khái niệm trong từ việc nắm nghĩa từ còn biến đổi trong suốt tuổi mẫu giáo. (Chẳng hạn: trẻ mẫu giáo lớn không coi cà chua, dưa chuột là rau; khi mở rộng nghĩa của từ này trẻ lại đưa một số loại quả vào khái niệm rau với lí do chúng được trồng dưới đất và ăn được). Thứ ba: Vốn từ của trẻ mẫu giáo có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng vốn từ của người lớn. Vì khối lượng tri thức của chúng còn quá hạn hẹp. Vì thế, mở rộng vốn từ phải dựa vào sự mở rộng nhận thức cho trẻ. 1.3.2. Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong chương trình GDMN và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi Chương trình GDMN mới biên soạn trên cơ sở quy định của Luật giáo dục, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo kí ban hành theo Thông tư số 17/2009/ Thông tư – Bộ Giáo Dục – Đào Tạo ngày 25/7/ 2009 đã kế thừa những ưu việt của các Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trước đây và được phát triển trên quan điểm đáp ứng sự đa dạng của vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ.
  • 24. 24 Chương trình GDMN đổi mới, được xây dựng theo hướng tích hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ toàn diện trong trường mầm non hiện nay. Chương trình này được xây dựng dựa trên quan điểm giáo dục tích hợp theo chủ đề, lấy trẻ làm trung tâm và phát huy tính tích cực tự giác của trẻ. Theo quan điểm này, nội dung giáo dục nhận thức cho trẻ mầm non được tích hợp theo các chủ đề, các đề tài cụ thể gắn liền với cuộc sống thực của trẻ. Nội dung dạy trẻ được xây dựng theo các chủ điểm và thay các giờ học riêng biệt của từng môn bằng “hoạt động chung”. Trong mỗi kế hoạch giáo dục hằng ngày giáo viên kết hợp một cách linh hoạt và hợp lý các nội dung, các hình thức dạy học phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện dạy học cụ thể ở trường, lớp. Ngoài ra, nội dung giáo dục không chỉ được khai thác trong hoạt động chung có mục đích học tập ở trên lớp mà còn được lồng ghép một cách tự nhiên vào hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non. Nhờ vậy, việc phát triển trí tuệ của trẻ trong đó có các thao tác tư duy cho trẻ nói chung và nâng cao khả năng sử dụng vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi nói riêng theo hướng đổi mới thực sự trở nên tích cực hơn, thoải mái, thú vị hơn cho trẻ tránh được sự quá tải, áp đặt. Phát triển vốn từ cần kết hợp chặt chẽ với hoạt động nhận thức tích cực của trẻ: Từ chứa khái niệm. Vì thế việc phát triển vốn từ gắn chặt với quá trình phát triển tư duy, kết quả của hoạt động nhận thức. Nội dung phát triển vốn từ của trẻ đã được thể hiện trong hoạt động làm quen với văn học thông qua hoạt động kể chuyện [21]. Trong chương trình GDMN mới: Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi được thể hiện trong hoạt động làm quen với văn học thông qua hoạt động kể chuyện: Hiểu nghĩa từ khái quát; Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm,… phù hợp với ngữ cảnh. Kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện… trong nội dung truyện [3].
  • 25. 25 Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi [30]: - Dạy trẻ nói được họ tên những người gần gũi, nói đúng địa chỉ gia đình và trường mầm non. - Dạy trẻ nói đúng tên gọi, nói những đặc điểm giống và khác nhau của đồ dùng, đồ chơi trong gia đình, lớp học. Nói đúng được tên gọi, màu sắc, hình dạng, tính chất, công dụng… của cây, con, rau, hoa, quả gần gũi của một số ngành nghề, phương tiện giao thông. Sử dụng được từ nói đến đặc điểm đặc trưng của các mùa, của các hiện tượng tự nhiên và xã hội gần gũi. - Dạy trẻ nói đúng, sử dụng chính xác những từ chỉ hành động trong cuộc sống hằng ngày với những mức độ, sắc thái khác nhau như: trườn, lăn, lê, sắp xếp, dọn dẹp, băm, thái, cưa, gọt… - Dạy trẻ nói đúng và sử dụng chính xác những từ ngữ tính chất của vật về màu sắc, từ khác nhau để chỉ kích thước với cấp độ khác nhau như: cao, cao hơn, cao nhất, cao lênh khênh, cao lêu đêu, thấp, lùn, bé, bé tí, bé xíu, bé tí tẹo… Những từ chỉ phẩm chất, những từ mang tính chất so sánh như: bé như cái kẹo, bé như con kiến, trơn tuồn tuột, trơn như đổ mỡ, rắn như đá, nhẹ như bấc, nặng như chì… Những từ chỉ trạng thái như: nóng như lửa, nóng bầm bập, lạnh cóng, lạnh buốt, lạnh thấu xương, nhanh như điện, chậm như rùa, chậm như sên… - Dạy trẻ phân biệt và sử dụng chính xác các từ chỉ không gian, thời gian như: nhanh, chậm, chóng, sớm, muộn, gần, xa… - Dạy trẻ sử dụng các quan hệ từ: thì, mà, là, nhưng, vì, bởi vì, thế mà… để diễn đạt các mối quan hệ, giải thích nguyên nhân, kết quả của sự việc. - Dạy trẻ sử dụng những từ mang nghĩa trừu tượng, tượng hình, tượng thanh. - Dạy trẻ sử dụng các biện pháp tư từ, đặc biệt là so sánh và nhân hóa. So sánh ở mức độ đơn giản giữa vật này với vật kia (cái thước này dài hơn cái thước kia). Dần dần, dạy trẻ so sánh ví von trong mối quan hệ từ với các
  • 26. 26 sự vật, hiện tượng (trăng tròn như quả bóng); so sánh trong hệ thống từ cùng nghĩa ở mức độ khác nhau (đỏ thắm – đỏ rực). Tóm lại, nội dung quan trọng nhất của phát triển vốn từ là kích thích trẻ dùng từ để giao tiếp, đánh thức vốn từ đã có trong trẻ để sử dụng vào hoạt động thực tiễn. Theo hướng dẫn sử dụng và đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đã đề cập đến việc phát triển vốn từ của trẻ gồm [1]:  Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ em 5 tuổi có chỉ số 63 của chuẩn 14 và chỉ số 66 của chuẩn 15.  Lĩnh vực phát triển nhận thức của trẻ em 5 tuổi có chỉ số 120 của chuẩn 28. Cụ thể như sau:  Chuẩn 14: Trẻ nghe hiểu lời nói. + Chỉ số 63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.  Chuẩn 15: Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp. + Chỉ số 66: Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.  Chuẩn 28: Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo. + Chỉ số 120: Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác. 1.3.3. Hoạt động kể chuyện ở trường mầm non 1.3.3.1. Vai trò của HĐKC đối với phát triển ngôn ngữ Từ các cơ sở nêu trên tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhằm đạt được những mục đích nhưng sau: Cung cấp vốn từ đơn giản, chính xác, cần thiết của các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ. Phát triển năng lực ngôn ngữ để trẻ có thể trao đổi thông tin, trình bày ý kiến và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống.
  • 27. 27 Hình thành, phát triển vốn từ về các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh. Các vốn từ hình thành ở trẻ gồm có: Vốn từ thụ động và vốn từ tích cực. Phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, bao gồm: Rèn năng phát âm đúng; Làm giàu, chính xác vốn từ, rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc. Hoạt động kể chuyện của trẻ ở trường mầm non có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các lĩnh vực khác nhau: Nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm – xã hội, thẩm mỹ. Hoạt động kể chuyện là giúp trẻ được rèn luyện phát triển các quá trình tâm lý nhận thức: cảm giác, tri giác, trí nhớ có chủ định, tưởng tượng, ngôn ngữ. 1.3.3.2. Bản chất hoạt động kể chuyện ở trường mầm non Hoạt động kể chuyện giúp trẻ làm quen với vốn từ nghệ thuật thông qua các tác phẩm văn học và là hoạt động giúp dạy trẻ kể lại truyện: Để trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học mà trẻ được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác giả và của giáo viên. Tuy nhiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng câu chuyện, trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt truyện. Trẻ phải kể nội dung chính của câu chuyện không yêu cầu trẻ kể chi tiết lời kể phải có cấu trúc ngữ pháp, giọng kể diễn cảm to, rõ ràng, không ê a, ấp úng, kể chuyện theo lời văn kinh nghiệm vốn từ của trẻ. 1.3.3.3. Các hình thức kể chuyện được sử dụng ở trường mầm non Kể chuyện theo tri giác: trẻ miêu tả vật, tranh, sự việc đang quan sát. Trẻ miêu tả những gì đang quan sát trong thời điểm kể chuyện. Đồ chơi là người bạn thân thiết của trẻ, là phương tiện giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh. Đồ chơi giúp trẻ nhớ lại những ấn tượng và kinh nghiệm đã có đồng thời đáp ứng nhu cầu tích cực hoạt động, phát triển óc sáng tạo, tư duy và tưởng tượng của trẻ. Khi cho trẻ kể chuyện theo đồ chơi, giáo viên chọn một hay vài đồ chơi dễ gây hứng thú cho trẻ, đặt câu hỏi gợi ý để trẻ gọi tên, nói lên các đặc điểm
  • 28. 28 về hình dạng, màu sắc, hình thức, sau đó kể một câu chuyện mẫu rồi đề nghị trẻ kể lại theo ý mình. Yếu tố trực quan sinh động giúp trẻ tiếp nhận sự vật, hiện tượng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tranh được xem như một phương tiện để trẻ sáng tạo ra những lời nói mạch lạc, những hình ảnh trong tranh được sắp đặt theo một tương quan nhất định. Tranh vẽ giúp trẻ tiếp thu nội dung câu chuyện dễ dàng hơn. Khi dạy trẻ kể chuyện theo tranh vẽ, trước hết giáo viên cần dạy trẻ hiểu nội dung các bức tranh, nắm được sự liên quan giữa các nhân vật, sự kiện trong tranh. Sau đó, hướng dẫn trẻ kể lại chuyện theo tranh. Nếu bức tranh có nội dung khó hiểu thì cần xem trước thật kỹ trong một giờ riêng sau đó mới cho trẻ kể. Tuỳ theo bức tranh, giáo viên và trẻ có thể miêu tả từng phần riêng của nó, sau đó cho trẻ kể lại cả bức tranh, có sử dụng dàn bài, có một số tranh đòi hỏi miêu tả trọn vẹn lập tức vì nếu không nội dung của nó sẽ không được tri giác trọn vẹn. Giáo viên có thể chọn một câu chuyện mẫu rồi yêu cầu trẻ nhớ nội dung và kể lại. Kể chuyện theo trí nhớ: Trẻ diễn tả lại bằng ngôn ngữ những gì đã quan sát, đã làm (đã trải nghiệm). Kể về các sự kiện đã xảy ra trong cuộc sống, ở trường hay ở gia đình trước khi trẻ kể chuyện. Dạng kể chuyện này đòi hỏi trẻ phải có khả năng quan sát và ghi nhớ tốt cũng như khả năng diễn đạt. Trẻ mang những sự kiện quen thuộc đã diễn ra như chuyến đi chơi xa, ngày sinh nhật, ngày hội trăng rằm… thiết lập thành một câu chuyện hoàn chỉnh để kể lại. Kể lại chuyện: trẻ trình bày lại những câu chuyện, những chuyện văn học đã được nghe cô giáo kể hoặc đọc bằng ngôn ngữ và theo sự thấu hiểu của cá nhân. Kể chuyện sáng tạo (chuyện tự nghĩ ra): trẻ kể lại câu chuyện do trẻ tự nghĩ ra, tự tưởng tượng thành ý tưởng ở mức độ giản đơn. Có các loại kể chuyện sáng tạo: kể tiếp và kết thúc câu chuyện của cô giáo; kể chuyện theo
  • 29. 29 tranh (kể có sự trợ giúp của yếu tố trực quan); kể chuyện tự do theo một chủ đề hay tình huống (không có yếu tố trực quan); kể chuyện theo một số nhân vật do cô giáo nêu ra… Một số hình thức kể chuyện sáng tạo thường gặp: + Kể chuyện sáng tạo nối tiếp: Cô giáo chọn một câu chuyện mới để kể cho trẻ. Cô sẽ kể phần đầu, bỏ trống phần kết thúc, yêu cầu trẻ phải tự nghĩ. + Kể chuyện sáng tạo thay đổi lời kết: Cô giáo chọn một câu chuyện cũ đã kể cho trẻ nghe nhưng chỉ kể phần đầu, yêu cầu trẻ kể phần kết của chuyện khác với phần kết đã nghe. + Kể chuyện sáng tạo với đồ dùng, đồ vật: Cô giáo chọn những đồ dùng, đồ vật quen thuộc với trẻ (ít nhất là một vật và nhiều nhất là bốn vật), yêu cầu trẻ xây dựng câu chuyện về chúng. + Kể chuyện sáng tạo từ họa báo: Cô giáo chuẩn bị một số tờ báo. Buổi đầu cho trẻ tự chọn và cắt ra những tranh mà trẻ thích. Buổi thứ hai, yêu cầu trẻ kể một câu chuyện từ những tranh mà trẻ đã cắt. Số lượng tranh được chọn tuỳ theo ý thích và khả năng của từng trẻ nhưng phải xây dựng thành một câu chuyện trọn vẹn. + Kể chuyện sáng tạo lắp ghép tranh: Cô giáo chuẩn bị một bộ tranh chứa đựng nội dung một câu chuyện. Trước hết yêu cầu trẻ xếp thứ tự các bức tranh theo ý thích của trẻ. Yêu cầu trẻ kể thành một câu chuyện theo trình tự các bức tranh đó. + Kể chuyện sáng tạo theo chủ đề, tình huống ứng xử: Đưa cho trẻ một chủ đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ, yêu cầu trẻ kể chuyện về chủ đề đó. 1.3.3.4. Các thể loại truyện được sử dụng trong HĐKC  Kể chuyện thần thoại. Kể cho trẻ nghe những câu chuyện thần thoại trẻ rất thích bởi vì trong nội dung câu chuyện thường hay có màu sắc thần thoại, khiến cho trẻ khi nghe qua đã có ấn tượng sâu sắc với những nhân vật mà trẻ yêu thích.
  • 30. 30 Ví dụ: Truyện Thần sắt, Thần trụ Trời, Truyền thuyết Hạt lúa Thần… Trẻ nhỏ thường hay tò mò gợi hỏi những điều bí ẩn trong câu chuyện mà trẻ muốn tìm hiểu khi nghe cô vừa kể xong. Sau đó cô trò chuyện khai thác sự hiểu biết của trẻ để phát triển thêm vốn từ, ngôn ngữ cho trẻ.  Kể chuyện cổ tích. Chuyện cổ tích hay mang đậm dấu ấn từ ngày xửa, ngày xưa, làm cho trẻ khi nghe qua hay say mê chú ý lắng nghe cô kể chuyện. Ví dụ: Truyện “Tấm cám”; Sự tích “Bánh chưng bánh dày”… Nội dung trong chuyện đã mô tả về bản chất của những người tốt bụng, qua đó cô liên hệ giáo dục trẻ, nên học tập theo những tấm gương tốt.  Kể chuyện truyền thuyết: Kể chuyện về truyền thuyết cho trẻ nghe nhằm cung cấp kiến thức và vốn từ cho trẻ, để trẻ biết được về cha ông ta ngày xưa rất tài giỏi, oai hùng trong việc đánh giặc cứu nước nhà. Ví dụ: Truyện “Sự tích Hồ Gươm”. Trẻ được nghe cô kể chuyện và biết được ngày xưa vua Lê Lợi đã đánh thắng giặc Minh sang xâm lược nước ta và đã trả thanh gươm thần ở hồ Tả Vọng, còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.  Kể chuyện đồng thoại: Kể chuyện đồng thoại cho trẻ nghe nhằm hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức cho trẻ vì thể loại đồng thoại có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và mơ tưởng. Ví dụ: Truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”. Qua câu chuyện giáo viên giáo dục cho trẻ biết yêu thương, nhường nhịn và giúp đỡ người khác.  Kể chuyện ngụ ngôn: Ngụ ngôn là chuyện kể về kinh nghiệm sống, bài học đạo đức, điều khuyên răn có tính triết lý. Bên cạnh đó phản ánh phẩm chất, mối quan hệ xã hội, quy luật xã hội, kinh nghiệm ứng xử… Ví dụ: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Qua câu chuyện giáo viên giáo dục cho trẻ biết khiêm tốn.
  • 31. 31 1.3.3.5. Ảnh hưởng của HĐKC đối với sự phát triển vốn từ của trẻ MG 5 – 6 tuổi Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của GDMN. Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập cũng như vui chơi. Thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn. Chính vì thế, ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá cho trẻ. Đây chính là một yêu cầu rất cần thiết để giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ qua hoạt động kể chuyện ở trường mầm non. Đối với trẻ mầm non rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các bài hát, bài thơ, những câu chuyện cổ tích, thần thoại rất hấp dẫn đối với trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất. Giáo viên thường hay dạy trẻ kể những nội dung câu chuyện thường ngày một cách đơn điệu, ít dạy trẻ kể chuyện sáng tạo và những câu chuyện thần thoại, cổ tích. Bên cạnh đó sự chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi chưa hấp dẫn trẻ, phương pháp lên lớp của cô chưa linh hoạt sáng tạo nhiều, giọng nói chưa hay, chưa thu hút lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Qua đó khi dạy trẻ kể chuyện trẻ còn nhút nhát, lời nói chưa rõ ràng mạch lạc ngôn ngữ vốn từ còn hạn chế, trong giờ học trẻ chưa hứng thú tập trung nhiều. 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự PTVT của trẻ MG 5 – 6 tuổi 1.3.4.1. Yếu tố chủ quan  Yếu tố sinh lý Nhược điểm về vận động: Khả năng phân tiết, cấu tạo, cũng như khả năng phối hợp vận động của cơ quan phát âm chưa tốt, vì vậy trẻ không phát âm đúng ngay tất cả các âm thanh ngôn ngữ. Ngoài ra còn có nhược điểm về tri giác: Do tri giác chưa tinh tế, khả năng chú ý còn yếu nên trẻ chưa phân
  • 32. 32 biệt được sự khác biệt tinh tế trong cách phát âm (luộc – luột). Trẻ chưa chú ý đồng đều đến các thành phần trong âm tiết, cách sử dụng các từ trong câu. Các âm tiết gần giống nhau, các âm đệm được đọc lướt, các từ không được nhấn mạnh thường không được trẻ chú ý (xoài – xài, uống – uốn)… Khả năng ghi nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ không nhớ hết các âm đã tiếp thu, trật tự các từ trong câu, vì thế có hiện tượng trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói, hay trật tự từ trong câu không chính xác. Tư duy của trẻ cũng vậy, cũng còn hạn chế, kinh nghiệm sống và kinh nghiệm dùng từ của trẻ chưa được luyện tập nhiều, vì vậy có hiện tượng trẻ dùng từ sai dẫn đến việc trẻ nói câu sai.  Yếu tố bệnh lý Cơ quan phát âm hay não của trẻ bị khiếm khuyết về mặt giải phẫu cũng làm cho ngôn ngữ của trẻ phát triển không bình thường, phát âm bị biến dạng. Ví dụ: trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch, câm, điếc, lưỡi ngắn hay quá dày… Ngoài ra, nếu trẻ mắc bệnh về tai, mũi, họng, đường hô hấp… cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, đến âm điệu và sắc thái giọng của trẻ. Đặc biệt, những trẻ bị tổn thương nặng nề về tâm lý cũng có thể dẫn đến những khiếm khuyết về ngôn ngữ. Ví dụ, có trẻ phải chứng kiến cảnh bạo lực, quá sợ hãi có thể bị câm, mặc dù trước đó trẻ đã biết nói. Ngoài những nguyên nhân trên, chúng ta còn thấy ở trẻ nhỏ thường mắc một bệnh lý rất đặc trưng, đó là nói lắp. Điều này thường xảy ra khi trẻ suy nghĩ nhanh hơn nói hoặc trẻ sợ rằng người khác sẽ ngắt lời chúng. Hầu hết trẻ em lớn lên sẽ khỏi nói lắp, nhưng với một số trẻ thì nói lắp lại trở thành tật của trẻ. 1.3.4.2. Yếu tố khách quan Theo các chuyên gia, thông thường nếu bố mẹ có khả năng biểu đạt (nói, đọc) tốt thì khả năng đọc của con cũng sẽ không tốt. Có thể thấy môi trường gia đình có ảnh hưởng tương đối lớn đối với việc phát triển khả năng này của trẻ.
  • 33. 33 Gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc vốn từ của trẻ có phát triển hay không. Đối với trẻ sự giao tiếp của trẻ với những người xung quanh không chỉ có tác động rất lớn ở giai đoạn đầu mà trong suốt quá trình phát triển. Trẻ sống trong một gia đình được quan tâm, được dạy dỗ và thường được cung cấp thêm những từ mới, học hỏi được nhiều thứ xung quanh trẻ thì lượng vốn từ trẻ sẽ được nhanh tích lũy và ngược lại nếu trẻ sống trong một gia đình ít được quan tâm, dạy dỗ, ít giao tiếp thì ngôn ngữ, vốn từ ở trẻ sẽ bị nghèo nàn. Cũng giống như yếu tố gia đình nếu trẻ được học tập trong môi trường giáo dục tiến bộ, giáo viên có phương pháp và nội dung giảng dạy phù hợp, hay hấp dẫn trẻ thì thái độ và khả năng tiếp thu, tích lũy vốn từ sẽ phát triển theo hướng tích cực. Một yếu tố cũng khá quan trọng và có tính quyết định đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, đó môi trường ngôn ngữ – môi trường giáo dục. Trẻ mắc lỗi ngôn ngữ khi nói là do chịu ảnh hưởng của môi trường ngôn ngữ không tốt xung quanh trẻ. Cần phải để trẻ tránh tiếp xúc với những hình thái ngôn ngữ không chính xác, không đẹp. Một nguyên nhân nữa là trẻ phải sống trong môi trường giao tiếp nghèo nàn, ít có cơ hội tiếp xúc và nói chuyện với người khác, hoặc trẻ sống trong môi trường quá ầm ĩ, ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của tai nghe, làm trẻ nghe kém, dẫn đến nói không chính xác.
  • 34. 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Những cơ sở tâm lý học, nhu cầu tiếp nhận văn học, tiếp nhận các thể loại truyện, vai trò của hoạt động kể chuyện đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi là rất cần thiết và đem lại những hiệu quả giáo dục to lớn. Từ những cơ sở lý luận chung cũng có thể thấy một giờ học kể chuyện của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chỉ có thể đạt được hiệu quả tốt nhất khi đạt được mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ đặc biệt là việc giúp nâng cao vốn từ cho trẻ độ tuổi này. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá. Để trẻ có thể tự tin giao tiếp tốt, chúng ta cần cung cấp vốn từ cho trẻ nhiều hơn nữa. Hiện tại, trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có số lượng vốn từ tương đối nhiều, khoảng 1033 từ, nội dung vốn từ đó xoay quanh ba đề tài: những từ ngữ nói về cuộc sống riêng, những từ ngữ về cuộc sống xã hội, những từ ngữ về thế giới tự nhiên. Chúng ta cần dựa vào các khía cạnh đó và vốn từ của trẻ hiện tại mà phát triển hơn nữa. Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về trí tuệ của trẻ. Vốn từ được sử dụng trong lời nói được coi là một phương tiện tác động rất tích cực trong các hoạt động giáo dục tại trường mầm non. Trẻ mầm non rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các bài hát, bài thơ, những câu chuyện cổ tích, thần thoại rất hấp dẫn đối với trẻ thơ. Chính vì vậy, cho trẻ tiếp xúc với văn học, cụ thể là hoạt động dạy trẻ kể chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất. Thông qua hoạt động kể chuyện, trẻ được cung cấp vốn từ phong phú, đa dạng. Việc phát triển vốn từ thông qua hoạt động kể chuyện cũng chính là làm quen với những khái niệm, nghĩa của từ một cách đơn giản đối với trẻ.
  • 35. 35 Ở chương 2, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên, thực trạng sử dụng các biện pháp và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động kể chuyện nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
  • 36. 36 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 2.1. Tổ chức khảo sát điều tra 2.1.1. Địa bàn, khách thể khảo sát Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, khái niệm phát triển vốn từ được hiểu là khả năng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ. Để tìm hiểu khả năng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ, chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra trên trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở các trường sau đây: 1. Trường Mầm non 19/5 Thành phố – Quận 1. 2. Trường Mầm non Quận – Quận Tân Bình. 3. Trường Mầm non Nhị Xuân – Huyện Hóc Môn. Cả ba trường nằm ở vị trí giao lưu giữa các khu vực dân cư: trung tâm thành phố, ven nội thành và ngoại thành và tiếp nhận trẻ là con em tất cả các thành phần kinh tế đặc trưng trên địa bàn Thành phố. Đối tượng khảo sát để tìm hiểu thực trạng là: - 50 giáo viên đang giảng dạy ở các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - 90 trẻ đang học ở các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 2.1.2. Mục đích khảo sát Nhằm đánh giá tình hình chung của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện. 2.1.3. Nội dung khảo sát Khảo sát thực trạng với các nội dung: - Tìm hiểu ý kiến của giáo viên về việc tổ chức hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.
  • 37. 37 - Tìm hiểu thực trạng về vốn từ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi: + Khả năng sử dụng trong giao tiếp. + Khả năng hiểu nghĩa từ. 2.1.4. Phương pháp khảo sát  Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi an – két Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.  Phương pháp đàm thoại Trò chuyện với trẻ về các câu chuyện mà chúng tôi đưa ra nhằm đánh giá chung về việc phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hiện nay. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp này trò chuyện với giáo viên những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chúng tôi đang nghiên cứu.  Phương pháp phân tích, tổng hợp Giáo án tích hợp nội dung phát triển vốn từ cho trẻ và thống kê các số liệu thu nhập được.  Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động của trẻ, hoạt động dạy của giáo viên. Từ đó đưa ra những nhận xét có liên quan đến vấn đề liên quan mà chúng tôi nghiên cứu. 2.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá
  • 38. 38 2.1.5.1. Tiêu chí 1: Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ (5 điểm) Sử dụng 50 hình ảnh quen thuộc với trẻ. Để phân loại mức độ phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, chúng tôi đánh giá bằng cách cho điểm theo tiêu chí. Bài tập ở tiêu chí này được tiến hành với từng cá nhân trẻ: Bảng 2.1. Tiêu chí và thang đánh giá khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐIỂM 1 Trẻ hiểu đúng 46 – 50 từ 5 2 Trẻ hiểu đúng 31 – 45 từ 4 3 Trẻ hiểu đúng 26 – 30 từ 3 4 Trẻ hiểu đúng 20 – 25 từ 2 5 Trẻ hiểu đúng 10 – 15 từ 1 6 Trẻ hiểu đúng dưới 10 từ 0
  • 39. 39 2.1.5.2. Tiêu chí 2: Khả năng sử dụng từ trong giao tiếp (5 điểm) Bảng 2.2. Tiêu chí và thang đánh giá khả năng sử dụng từ trong giao tiếp STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐIỂM 1 Trẻ mạnh dạn, tự tin, sử dụng từ chủ động phong phú khi giao tiếp với mọi người xung quanh, biết trả lời câu hỏi của giáo viên 5 2 Trẻ trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên nhưng vốn từ chưa phong phú 4 3 Trẻ ngại giao tiếp và chỉ trả lời đúng câu hỏi của giáo viên 3 4 Trẻ không thích giao tiếp và trả lời đúng câu hỏi khi có sự gợi ý của giáo viên 2 5 Trẻ không muốn giao tiếp và trả lời không đúng câu hỏi của giáo viên 1 6 Trẻ không muốn giao tiếp và không trả lời được câu hỏi của giáo viên 0
  • 40. 40 Với cách tính điểm như trên thì số điểm tối đa của mỗi trẻ đạt được là 10 điểm. Dựa vào kết quả (tính bằng điểm số) của mỗi trẻ, chúng tôi phân loại trẻ theo các mức độ phát triển vốn từ như sau: Bảng 2.3. Thang đánh giá mức độ phát triển vốn từ cho trẻ MG 4 – 5 tuổi STT LOẠI MỨC ĐIỂM 1 GIỎI 8 < điểm ≤ 10 2 KHÁ 7 < điểm ≤ 8 3 TRUNG BÌNH 5 < điểm ≤ 7 4 YẾU ≤ 5 điểm 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phát triển vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐKC Trong công tác giáo dục cho trẻ lứa tuổi mầm non thì công tác giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng chiếm một vị trí rất quan trọng vì chính ngôn ngữ là tiền đề để giúp trẻ phát triển hoàn thiện. Trong công tác giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non có rất nhiều nội dung như: Dạy trẻ phát âm, phát triển vốn từ cho trẻ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, giáo dục văn hóa trong giao tiếp. Nhằm để tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về công tác giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non chúng tôi đã khảo sát về nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ . Chúng tôi đã thống kê được kết quả như sau:
  • 41. 41 Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên mầm non về công tác giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non STT Nội dung giáo dục Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Dạy trẻ phát âm 9/50 18% 2 Phát triển vốn từ cho trẻ 22/50 44% 3 Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp 10/50 20% 4 Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 31/50 62% 5 Văn hóa trong giao tiếp 15/50 30% Trong các nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thì nội dung: phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ với 31/50 giáo viên, chiếm 62%, và đứng vị trí thứ hai là phát triển vốn từ cho trẻ vốn từ cho trẻ với 22/50 giáo viên, chiếm 44%. Qua kết quả trên cho chúng ta thấy giáo viên nắm được nội dung quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vì lứa tuổi này trẻ cần phát triển thêm vốn từ để số lượng từ trẻ tăng nhiều giúp trẻ có vốn từ để giao tiếp mạch lạc khi giao tiếp. Vốn từ được chia là hai loại: từ thụ động và từ tích cực. Trẻ ở lứa tuổi 5 – 6 thì số lượng từ tích cực chiếm tỉ lệ cao hơn từ thụ động trong số lượng vốn từ của trẻ. Nên giáo viên có nhiệm vụ sẽ giúp trẻ chuyển những từ còn thụ động sang từ tích cực để giúp trẻ tự tin và sử dụng linh hoạt hơn trong giao tiếp. Theo khảo sát thì chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên mầm non có nhận thức đúng về từ thụ động và từ tích cực điều đó ta thấy rõ qua bảng 2.5 và 2.6.
  • 42. 42 Bảng 2.5. Nhận thức của giáo viên mầm non về khái niệm từ thụ động STT Khái niệm Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Trẻ nghe và hiểu từ nhưng không sử dụng được trong giao tiếp. 34/50 68% 2 Trẻ nghe nhưng không hiểu và không sử dụng được trong giao tiếp. 3/50 6% 3 Trẻ nghe được nhưng không hiểu mà lại sử dụng được trong giao tiếp. 9/50 18% 4 Trẻ không nghe, không thể sử dụng trong giao tiếp nhưng hiểu nghĩa. 4/50 8% Bảng 2.6. Nhận thức của giáo viên mầm non về khái niệm từ tích cực STT Khái niệm Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Trẻ nghe và sử dụng được trong giao tiếp nhưng hiểu khó khăn. 3/50 6% 2 Trẻ nghe, hiểu và sử dụng được trong giao tiếp. 45/50 90% 3 Trẻ nghe được nhưng không hiểu mà lại sử dụng được trong giao tiếp. 2/50 4% 4 Trẻ nghe nhưng không hiểu và không thể sử dụng trong giao tiếp. 0/50 0% Khái niệm từ thụ động với 34/50 giáo viên, chiếm 68% còn khái niệm từ tích cực 45/50 giáo viên, chiếm 90%. Tỉ số chênh lệch giữa hai khái niệm là 22% như vậy cho ta thấy vẫn còn một số giáo viên vẫn còn nhầm lẫn chưa có khái niệm đúng về từ thụ động và từ tích cực nhưng yếu tố đó không có ảnh hưởng lớn trong việc phát triển vốn từ cho trẻ.
  • 43. 43 Trường mầm non tổ chức rất nhiều hoạt động, hoạt động kể chuyện là một trong số đó. Nhằm điều tra đánh giá mức độ sử dụng HĐKC của giáo viên chúng tôi đã hỏi giáo viên với ba mức độ và thu nhập được số liệu sau: Bảng 2.7. Mức độ sử dụng hoạt động kể chuyện trong trường mầm non STT Mức độ sử dụng Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Rất thường xuyên 23/50 46% 2 Thường xuyên 26/50 52% 3 Thỉnh thoảng 1/50 2% Khảo sát mức độ sử dụng hoạt động kể chuyện trong các hoạt động ở trường mầm non, chúng tôi nhận được rằng, có 23/50 giáo viên rất thường xuyên sử dụng, chiếm tỷ lệ 46%; có 26/50 giáo viên thường xuyên sử dụng, chiếm tỷ lệ 52%. Việc này cho thấy các giáo viên đã thấy được tầm quan trọng và lợi ích của hoạt động kể chuyện trong các hoạt động giáo dục mầm non. Ngoài ra, với mức độ thỉnh thoảng sử dụng, chúng tôi nhận được 1/50 phiếu, chiếm tỷ lệ 2% đồng thời cũng có thể hiểu rằng các giáo viên mầm non ngày nay đã nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động kể chuyện ở trường mầm non. Trong việc phát triển ngôn ngữ mà đặc biệt là phát triển vốn từ cho trẻ cũng nhiều nội dung quan trọng nhằm cung cấp cho trẻ vốn từ số lượng phù hợp với lứa tuổi. Chúng tôi đã khảo sát giáo viên để xem đánh giá của giáo viên về nội dung dung trọng tâm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
  • 44. 44 Bảng 2.8. Nội dung trọng tâm trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi STT Nội dung trọng tâm Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Danh từ, động từ, tính từ. 31/50 62% 2 Từ đồng nghĩa, trái nghĩa. 13/50 26% 3 Từ có giá trị gợi tả (tượng thanh, tượng hình, từ láy,…). 20/50 40% 4 Từ mang sắc thái tu từ (so sánh, nhân hóa,…). 4/50 8% Qua bảng 2.8 cho chúng ta thấy nội dung dạy trẻ về từ loại danh từ, động từ, tính từ vẫn được các cô quan tâm với 31/50 giáo viên, chiếm 62%. Nhưng nội dung trọng tâm trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa chỉ có 13/50 giáo viên, chiếm 26% phần còn lại. Hoạt động kể chuyện giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Bên cạnh đó, hoạt động kể chuyện còn là một hình thức tạo nhiều hứng thú và kích thích cho trẻ. Chúng tôi chọn hình thức này để làm cơ sở đề xuất biện pháp nhằm phát triển vốn từ nên chúng tôi đã điều tra giáo viên về mức độ ảnh hưởng của HĐKC đến việc phát triển vốn từ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi và thống kê được số liệu:
  • 45. 45 Bảng 2.9. Mức độ ảnh hưởng của hoạt động kể chuyện đến phát triển từ vựng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi STT Mức độ ảnh hưởng Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Cao 45/50 90% 2 Trung bình 5/50 10% 3 Thấp 0/50 0% Trong 50 giáo viên được khảo sát thì có 45/50 giáo viên, chiếm 90% cho rằng là mức độ ảnh hưởng của HĐKC đến phát triển vốn từ là mức độ cao. Như vậy, chúng ta có thể nói HĐKC là một hình thức giáo dục nhằm phát triển vốn từ đem lại hiệu quả cao. HĐKC không chỉ giúp trẻ phát triển vốn từ mà chúng ta còn có thể thấy lợi ích của HĐKC qua bảng 2.10. Bảng 2.10. Lợi ích của HĐKC tác động đến trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi STT Lợi ích của HĐKC Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Rèn luyện kỹ năng nói mạch lạc. 25/50 50% 2 Cung cấp nhiều từ mới. 28/50 56% 3 Giúp trẻ hiểu nghĩa từ trừu tượng một cách dễ dàng. 19/50 38% 4 Tạo cơ hội cho trẻ thực hành sử dụng những từ được cung cấp. 22/50 44% 5 Phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo. 19/50 38% Hoạt động kể chuyện sẽ cung cấp nhiều từ mới cho trẻ đó là lựa chọn từ 28/50 giáo viên, chiếm 56% đây chính là lợi ích tốt nhất để giúp trẻ phát triển thêm vốn từ. Đứng ở vị trí thứ hai chiếm 50% với 25/50 giáo viên chính là lợi ích rèn luyện kỹ năng nói mạch lạc vì hoạt động kể chuyện thông qua
  • 46. 46 câu hỏi đàm thoại hoặc kể lại truyện trẻ phải sử dụng ngôn ngữ của chính mình để làm điều đó. Hoạt động kể chuyện cũng là một phương tiện hiệu quả để phát triển từ các loại từ mà giáo viên muốn cung cấp cho trẻ. Qua điều tra về tính hữu hiệu của HĐKC đến việc phát triển từ loại trong nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thì chúng ta có thể thấy: Tính hữu hiệu cao cho loại từ: có giá trị gợi tả, chiếm 52%; còn danh, động, tính từ chiếm 50% nhưng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa thì đạt mức trung bình với 32%. Bảng 2.11. Tính hữu hiệu của hoạt động kể chuyện đến việc phát triển các loại từ trong nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi STT Các loại từ Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Danh từ, động từ, tính từ. 25/50 50% 2 Từ đồng nghĩa, trái nghĩa. 16/50 32% 3 Từ có giá trị gợi tả (tượng thanh, tượng hình, từ láy,…). 26/50 52% 4 Từ mang sắc thái tu từ (so sánh, nhân hóa,…). 13/50 26% Trong hoạt động kể chuyện gồm nhiều hình thức tổ chức nhằm giúp cho giáo viên lựa chọn tổ chức tạo cho trẻ nhiều hứng thú và kích thích để đạt được kết quả với mục đích đề ra trong giáo án. Bên cạnh đó, một số hình thức tổ chức có hiệu quả cao trong việc cung cấp vốn từ cho trẻ. Nhằm để đánh giá được tính hiệu quả chúng tôi đã khảo sát giáo viên bằng bảng hỏi và thống kê:
  • 47. 47 Bảng 2.12. Tính hiệu quả của hình thức kể chuyện nhằm cung cấp vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi STT Hình thức kể chuyện Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Kể chuyện tái tạo theo cô 16/50 32% 2 Kể chuyện theo tranh liên hoàn. 17/50 34% 3 Kể chuyện theo các sự kiện mà trẻ đã trải nghiệm. 21/50 42% 4 Kể chuyện sáng tạo bằng hệ thống câu hỏi đàm thoại. 13/50 26% 5 Kể chuyện theo tình huống. 22/50 44% 6 Kể chuyện dựa trên nội dung một bức tranh. 17/50 34% 7 Kể chuyện theo đồ vật, đồ chơi. 4/50 8% Qua bảng 2.12 ta có thể thấy đa số các hình thức đều có tính hiệu quả trong việc phát triển vốn từ nhưng ở mức độ cao nhất là hình thức kể chuyện theo tình huống với 22/50 giáo viên, chiếm 44%. Vị trí thứ hai chỉ chênh lệch với hình thức đầu 2% đó là hình thức kể chuyện theo các sự kiện mà trẻ đã trải nghiệm. Đây là hai hình thức gần gũi và khai thác được hết khả năng để giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ của chính mình. Trong hoạt động kể chuyện giáo viên thường sử dụng nhiều loại truyện khác nhau tùy vào mục đích giáo dục. Nhằm giúp tổng hợp ý kiến của giáo viên trong kinh nghiệm tổ chức hoạt động của giáo viên để ghi nhận sự hứng thú của trẻ, chúng tôi đã khảo sát mức độ kích thích sự hứng thú của trẻ qua các loại truyện được sử dụng trong HĐKC.
  • 48. 48 Bảng 2.13. Mức độ kích thích sự hứng của trẻ qua các loại truyện sử dụng trong hoạt động kể chuyện STT Loại truyện Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Truyện cổ tích 37/50 74% 2 Truyện đồng thoại 22/50 44% 3 Truyện hiện đại 4/50 8% 4 Truyện truyền thuyết 6/50 12% 5 Truyện thần thoại 8/50 16% 6 Truyện ngụ ngôn 1/50 2% Dựa trên sự hứng thú của trẻ chúng tôi cũng khảo sát tác dụng của loại truyện để đánh giá loại truyện trẻ hứng thú có cung cấp vốn từ tốt nhất cho trẻ không? Chúng tôi khảo sát về tác dụng được số liệu như sau: Bảng 2.14. Tác dụng cung cấp vốn từ cho trẻ tốt nhất qua việc sử dụng các loại truyện trong hoạt động kể chuyện STT Loại truyện Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Truyện cổ tích 28/50 56% 2 Truyện đồng thoại 30/50 60% 3 Truyện hiện đại 7/50 14% 4 Truyện truyền thuyết 8/50 16% 5 Truyện thần thoại 11/50 22% 6 Truyện ngụ ngôn 1/50 2%
  • 49. 49 Qua bảng 2.14 ta có thể thấy thể loại truyện nào thì có giá trị phát triển vốn từ tốt nhất cho trẻ. Cụ thể: Có 60% giáo viên cho rằng kể chuyện đồng thoại có tác dụng phát triển vốn từ tốt nhất và truyện cổ tích có tới 56% giáo viên. Từ đó ta có thể khẳng định truyện cổ tích và truyện theo chủ đề có giá trị phát triển vốn từ cho trẻ và như vậy xếp theo thứ tự truyện cổ tích đã chiếm vị trí thứ hai trên sáu loại truyện được giáo viên lựa chọn. Bên cạnh đó nhìn chung ở bảng 2.13 thì truyện cổ tích là loại truyện gây hứng thú cho trẻ tốt nhất với 74% và cũng chính loại truyện này sẽ có tác dụng cung cấp vốn từ cho trẻ tốt nhất thông qua bảng 2.14 ta thấy được điều đó khi truyện cổ tích chiếm 56%. Vị trí thứ hai ở cả hai mục đích khảo sát về mức độ kích thích – tác dụng thì truyện chiếm tỉ lệ cao là truyện đồng thoại với 44% ở bảng 2.13 và 60% ở bảng 2.14. Qua đó, ta có thể đánh giá loại truyện kích thích được sự hứng thú cho trẻ thì loại truyện đó cũng sẽ có tác dụng cung cấp vốn từ cho trẻ tốt nhất. Nhằm tạo hứng thú cho trẻ và thay đổi hình thức kể chuyện và cung cấp cho trẻ những câu chuyện mới nên chúng tôi đã khảo sát giáo viên với câu hỏi: “Cô có thay đổi phương pháp cho hoạt động phát triển vốn từ ngoài nội dung có sẵn cô có tự thiết kế hay sưu tầm các loại truyện và hình thức kể chuyện mới không?”. Khi khảo sát câu hỏi này, chúng tôi đã nhận được câu trả lời mang tính khách quan của giáo viên, chúng tôi thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.15. Mức độ thay đổi phương pháp cho hoạt động phát triển vốn từ qua việc thiết kế hay sưu tầm các loại truyện và hình thức kể chuyện STT Mức độ thay đổi Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Thường xuyên 28/50 56% 2 Thỉnh thoảng 21/50 42% 3 Không bao giờ 1/50 2%
  • 50. 50 Khảo sát mức độ thay đổi phương pháp cho hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ, chúng tôi nhận được rằng, có 28/50 giáo viên thường xuyên thay đổi phương pháp cho trẻ thông qua việc thiết kế hay sưu tầm các loại truyện và hình thức kể chuyện, chiếm 56% trên tổng số tỷ lệ 100%. Khi được hỏi lý do vì sao, giáo viên đã cho biết, trẻ rất chán với những câu chuyện nếu được kể nhiều lần, trẻ sẽ không còn hứng thú và tiết học sẽ không còn đọng lại ở trẻ được gì. Nhằm khảo sát tần suất sử dụng các biện pháp trong hoạt động kể chuyện mục đích phát triển vốn từ cho trẻ của giáo viên thì chúng tôi nhận được kết quả trả lời được thể hiện ở bảng 2.16: Bảng 2.16. Mức độ sử dụng các biện pháp trong hoạt động kể chuyện nhằm phát triển vốn từ cho trẻ STT Các biện pháp kể chuyện Mức độ sử dụng Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Số ý kiến Tỉ lệ % Số ý kiến Tỉ lệ % Số ý kiến Tỉ lệ % 1 Dùng tranh liên hoàn 4/50 8% 21/50 42% 25/50 50% 2 Tạo tình huống 4/50 8% 12/50 24% 34/50 68% 3 Hệ thống câu hỏi đàm thoại 0/50 0% 10/50 20% 40/50 80% 4 Kể chuyện theo các sự kiện mà trẻ trải nghiệm 1/50 2% 26/50 52% 23/50 46%