SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐẶNG THỊ LAN PHƢƠNG
HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
(QUA THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƢƠNG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐẶNG THỊ LAN PHƢƠNG
HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
(QUA THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƢƠNG)
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật
Mã số : 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS HOÀNG THỊ KIM QUẾ
Hà Nội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Đặng Thi Lan Phƣơng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.......................................8
1.1. Hòa giải ở cơ sở trong hệ thống các phƣơng thức giải quyết tranh chấp và sự cần
thiết giải quyết các tranh chấp, xích mích trong cộng đồng bằng hòa giải 8
1.2. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của hòa giải ở cơ sở:.....................................13
1.2.1. Khái niệm hòa giải ở cơ sở............................................................................................13
1.2.2. Đặc điểm hòa giải ở cơ sở..............................................................................................20
1.3. Vai trò của hòa giải ở cơ sở và sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hòa
giải ở cơ sở..............................................................................................................................................22
1.3.1. Vai trò của hòa giải ở cơ sở..........................................................................................22
1.3.2. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hòa giải ở cơ sở.........24
1.4. Nguyên tắc, phạm vi hòa giải ở cơ sở........................................................................25
1.4.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở........................................25
1.4.2. Phạm vi hòa giải ở cơ sở.................................................................................................31
1.5. Quá trình hình thành và phát triển của thể chế hòa giải ở cơ sở tại Việt Nam
........................................................................................................................................................................37
1.5.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945...................................................37
1.5.2. Giai đoạn từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1998.....................40
1.5.3. Giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2013 ..................................................................45
1.5.4. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay.................................................................................48
1.6. Thể chế hòa giải một số nƣớc trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam51
1.6.1. Mô hình Hòa giải nhân dân........................................................................................52
1.6.2. Mô hình trung tâm hòa giải cộng đồng................................................................53
1.6.3. Mô hình hòa giải của Trưởng thôn ở Philippin..............................................54
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.6.4. Những kinh nghiệm cho Việt Nam..........................................................................54
Chƣơng 2:THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG.......................................................... 56
2.1. Những điều kiện lịch sử, văn hóa chi phối và ảnh hƣởng đến hoạt động hòa giải
của tỉnh Hải Dƣơng........................................................................................................................56
2.2. Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
........................................................................................................................................................................60
2.2.1. Những quy định chung về hòa giải ở cơ sở .......................................................60
2.2.2. Những quy định của tỉnh Hải Dương về hòa giải ở cơ sở .......................65
2.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng 67
2.3.1. Tổ chức thực hiện hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương......67
2.3.2. Hoạt động của Tổ hòa giải............................................................................................69
2.3.3. Quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương
74
2.3.4. Đánh giá chung....................................................................................................................79
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG,
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HÒA GIẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI
DƢƠNG.................................................................................................................................................. 83
3.1. Quan điểm về nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác hòa giải trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng.............................................................................................................................................83
3.1.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về hòa
giải, xác định đó là một định chế xã hội phát huy quyền làm chủ của nhân
dân ở cơ sở.............................................................................................................................................83
3.1.2. Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan Tư pháp và đội ngũ cán bộ
Tư pháp – Hộ tịch các xã, phường, thị trấn đối với công tác hòa giải ở cơ sở
83
3.1.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở; Tiếp tục
đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở......................84
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.1.4. Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể, tổ chức
chính trị trong thực hiện hòa giải ở cơ sở ........................................................................85
3.1.5. Hòa giải ở cơ sở phải phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội...............86
3.1.6. Tôn trọng quyền và lợi ích của nhân dân...........................................................86
3.2. Giải pháp.......................................................................................................................................86
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật................................................................86
3.2.2. Xây dựng và kiện toàn các tổ chức hòa giải......................................................87
3.2.3. Bảo đảm cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.......88
3.2.4. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự
phối hợp thực hiện của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với
hoạt động hòa giải ở cơ sở ..........................................................................................................89
3.2.5. Nâng cao việc truyên truyền pháp luật về vai trò của hòa giải trong
đời sống xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở.......................................................................91
3.2.6. Giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng hòa giải, kiến thức pháp
luật và vận dụng pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên..............................................92
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 97
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế chung của hội nhập toàn cầu, Việt Nam có chủ trương xây
dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện công cuộc cải cách toàn diện và sâu sắc
theo quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Sự thay đổi đó tạo nên bộ
mặt mới cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị
trường thì các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột cũng ngày càng ra tăng với
diện mạo mới, đòi hỏi phải được giải quyết bằng một phương thức thích hợp.
Hòa giải ở cơ sở là một hình thức giải quyết hữu hiện được lựa chọn để giải
quyết các mâu thuẫn, tranh chấp.
Điều này được lý giải là do Việt Nam cùng một số nước Châu Á khác
chịu ảnh hưởng của triết lý Khổng Tử và Đạo phật, ở đó hòa giải đã trở thành
một truyền thống tốt đẹp trong việc giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp
và là biện pháp giải quyết tranh chấp được ưa chuộng hơn cả. Nếu như tranh
chấp bị xem như những biểu hiện tiêu cực là sự phá vỡ sự hòa thuận và bình
yên của cộng đồng thì hòa giải lại được xem như mặt tích cực, là sự gìn giữ,
củng cố trật tự công cộng. Hiện nay, nước ta cũng như một số nước trên thế
giới có xu hướng sử dụng hòa giải nhiều hơn, đặc biệt là hòa giải ở cơ sở bởi
nó là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm và đã tồn tài lâu đời
trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Hòa giải giải là một truyền thống, một đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam, mang đậm tính nhân văn, hoạt động vì mọi người và trên cơ sở tình
người. Mục đích chính của công tác hòa giải ở cơ sở nhằm giữ gìn tình làng,
nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng để hàn gắn,
vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình. Hòa giải mang lại niềm
vui cho mọi người, mọi nhà, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn
1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
xã hội, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, giảm bớt các vụ việc phải
giải quyết tại Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tiết kiệm thời
gian và chi phí cho nhà nước và nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế xã
hội phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của công tác hoà giải ở
cơ sở, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đến công tác này. Để tiếp tục phát
huy vai trò quan trọng của hoà giải ở cơ sở, Điều 127 Hiến pháp 1992 đã quy
định: “Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết
những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy
định của pháp luật” [39]. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm
2005 của Bộ chính trị về Chiến lựơc cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã
đề ra nhiệm vụ: “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua
thương lượng, hoà giải, trọng tài…” [29]. Cụ thể hoá quy định của Hiến
pháp, ngày 25/12/1998 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số
09/1998/PL-UBTVQH10 về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở. Ngày
18/10/1999, Chính phủ ban hành Nghị định 160/1999/NĐ-CP quy định chi
tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở. Đây
là những văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý đầu tiên, quan trọng
cho hoạt động hoà giải ở cơ sở.
Nhằm nâng cao vi trí vai trò của hoạt động hoà giải ở cơ sở đối với xã
hội, ngày 20 tháng 6 năm 2013, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật hoà giải ở cơ sở, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Là cơ sở pháp lý quan trọng cho
tổ chức và hoạt động của hoà giải ở cơ sở.
Trong đìều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc phát huy tác dụng của hoạt động
hoà giải ở cơ sở càng trở lên có ý nghĩa đối với đất nước nói chung với tỉnh
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hải Dương nói riêng. Mặc dù đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh về hoạt động hoà giải cơ sở, nhưng thực tiễn công tác hoà giải ở cơ sở
trên địa bàn tỉnh Hải Dương chưa phát huy được vai trò, ý nghĩa vốn có của
nó, thậm chí còn có nhiều đơn vị không chú trọng đến hoạt động này. Thực
tiễn Hải Dương cho thấy ở những đơn vị làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở thì
tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống người dân. Ngược lại, ở những nơi còn coi nhẹ công tác
hòa giải, tình hình mâu thuẫn, tranh chấp có chiều hướng tăng, dẫn đến mất
trật tự, trị an xã hội. Thông thường, những mâu thuẫn, va chạm trong cuộc
sống, lúc đầu đơn giản, nhưng do không được quan tâm giải quyết kịp thời
cho nên đã nhanh chóng trở thành phức tạp, thậm chí là nguyên nhân xuất
hiện những điểm nóng về khiếu kiện.
Do đó, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hiệu quả công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương là yêu
cầu cấp thiết. Được sự gợi ý của Khoa Luật và Bộ môn lý luận và lịch sử nhà
nước và pháp luật, tác giả đã lựa chọn đề tài : Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn
tỉnh Hải Dương) làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, nghiên cứu về lĩnh vực hòa giải ở cơ sở có nhiều
tài liệu và công trình nghiên cứu, như: Cuốn sách “Một số tham luận và kinh
nghiệm công tác hòa giải ở cơ sở năm 1996” của Sở Tư pháp thành phố Hồ
Chí Minh; Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); “Vì hạnh phúc của mọi nhà” do
Phó Tiến sĩ Nguyễn Vi Oánh và Luật gia Trần Thị Quốc Khánh chủ biên (Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 1998). Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu này mới chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp, đề cập những vấn đề về tổ chức
và hoạt động của Tổ hòa giải chứ không đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận
công tác hòa giải ở cơ sở.
3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Một số cuốn sách như: “Hướng dẫn nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ
sở”(tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn) - Viện nghiên cứu Khoa học pháp
lý - Bộ Tư pháp, năm 2000 do Tiễn sĩ Dương Thanh Mai chủ biên; “Công tác
hòa giải ở cơ sở” - Bộ tài liệu tập huấn thống nhất về công tác hòa giải ở cơ
sở dành cho cán bộ tư pháp và hòa giải viên do Bộ Tư pháp xây dựng trong
khuôn khổ Dự án VIE/02/015 “Hỗ trợ thực thi chiến lược phát triển hệ thống
pháp luật Vệt Nam đến năm 2010” do Chương trình phát triển của Liên hợp
quốc (UNDP), cơ quan hợp tác phát triển của quốc tế của Chính phủ Thụy
Điển (Sida), cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế của Chính phủ Đan Mạch
(DANIDA), Chính phủ Na Uy và Chính phủ Ai Len tài trợ; “Sổ tay pháp luật
về Hòa giải ở cơ sở” - Vụ phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp, năm
2014. Những cuốn sách này chỉ cập đến các quy định của pháp luật về công
tác hòa giải ở cơ sở với tính chất hướng dẫn nghiệp vụ chứ không đi vào phân
tích, đánh giá, nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật về công tác
hòa giải ở cơ sở.
Một số cuốn sách khác chỉ đề cập đến khía cạnh con người của công tác
hòa giải ở cơ sở như: “Đánh giá năng lực cán bộ tư pháp cấp tỉnh về quản lý,
hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở”, trong khuôn khổ Dự án VIE/02/015
“Hỗ trợ thực thi chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Vệt Nam đến năm
2010”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005. Cuốn sách “Hướng dẫn nghiệp
vụ phổ biến giáo dục pháp luật” do nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội ấn hành
năm 2006 cũng có một số chương riêng về hòa giải ở cơ sở và phổ biến giáo
dục pháp luật.
Một số nhà nghiên cứu về xã hội học cũng có những công trình nghiên
cứu liên quan đến hòa giải ở cơ sở như Giáo sư Tương Lai với bài viết “Đồng
thuận xã hội ” trên tạp chí Tia Sáng, năm 2005; bài viết “Đồng thuận xã hội
và việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Lan đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 6 năm 2006; Các bài viết của Phó
giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Dũng về “Giải quyết xích mích trong nhóm gia đình:
phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính”, “Giải quyết xích mích trong
nội bộ nhân dân: phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính”, “Hòa giải ở
nông thôn miền Bắc Việt Nam (giả thuyết dành cho một cuộc nghiên cứu)” đăng
trên tạp chí Xã hội học, số 4 năm 2001 và số 3 năm 2002.
Một số bài viết trong Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề “Pháp
luật về Hòa giải” năm 2012 và “Thể chế hòa giải ở Việt Nam” - số chuyên đề
tháng 9 năm 2014 mới chỉ đề cập đến thực tiễn công tác hòa giải như kết quả,
một số tồn tại cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả và chỉ trong phạm vi một
địa bàn nhất định.
Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài, đã có sự nghiên cứu, khảo
sát trực tiếp hoặc gián tiếp về hòa giải ở cơ sở ở Việt Nam với tư cách là một
phương thức giải quyết xung đột xã hội dưới dạng những tranh chấp, xích mích
nhỏ trong cộng đồng dân cư, hoặc cũng có thể coi hòa giải là một khía cạnh của
đời sống xã hội dân sự truyền thống của nông thôn Việt Nam. Đó là các công
trình nghiên cứu của nhóm tác giả về “Đánh giá xã hội dân sự ở Việt Nam”; Dự
án điều tra của Viện Xã hội học - Viện khoa học xã hội Việt Nam; hoặc là các
công trình nghiên cứu của các chuyên gia Nhật bản và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ
bản, có hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa
bàn tỉnh Hải Dương. Vì vậy, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về
tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở và việc áp dụng chúng trên địa bàn tỉnh
Hải Dương và đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động hòa giải ở cơ sở là rất cần thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ của Luận văn
- Mục đích: Làm rõ vai trò, đặc điểm hòa giải ở cơ sở, trên cơ sở đánh
giá thực trạng tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải
Dương và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu
luận văn cần giải quyết những vấn đề sau:
Những cơ sở lý luận về hòa giải ở cơ sở, vai trò của hoạt động hòa giải
đó đối với đời sống xã hội và nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với công
tác hòa giải ở cơ sở.
Nêu và phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ
chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Đề xuất những phương hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu khóa luận được thực hiện trên quan điểm của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp
nghiên cứu cụ thể được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu như:
phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội, thống kê.
5. Những điểm mới của Luận văn.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống từ khái niệm, vị trí, vai trò của hòa
giải ở cơ sở cũng như những nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với công tác
hòa giải ở cơ sở nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về hòa giải ở cơ sở.
- Phát hiện những điểm còn bất cập trong quy định của pháp luật về hòa
giải ở cơ sở, những tồn tại trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa
bàn tỉnh Hải Dương, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó. Đề xuất quan
điểm, phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hòa giải
ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
- Về mặt lý luận: Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có thể
được khai thác, sử dụng trong nghiên cứu về công tác hòa giải ở cơ sở của các
cơ quan tư pháp.
- Về mặt thực tiễn: Các cơ quan tư pháp, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, hòa
giải viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương có thể khai thác, vận dụng những kết
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quả nghiên cứu của luận văn để tham mưu đề xuất những giải pháp với cơ
quan có chức năng để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hòa giải ở cơ
sở, vận dụng để triển khai các hoạt động nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở như:
quản lý nhà nước, tập huấn nghiệp vụ, xây dựng các chương trình phối hợp...
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về hoà giải ở cơ sở.
Chƣơng 2. Trực trạng tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn
tỉnh Hải Dương.
Chƣơng 3. Quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
2.1. Những điều kiện lịch sử, văn hóa chi phối và ảnh hƣởng đến hoạt
động hòa giải của tỉnh Hải Dƣơng
Tỉnh Hải Dương nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Hà Nội –
Hải Phòng – Quảng Ninh) có diện tích tự nhiện 1.661,2km2, với 1.7 triệu
người, tiếp giáp 6 tỉnh, thành phố là Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái
Bình và Hưng Yên, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 10 huyện, 263 xã,
phường, 1493 thôn, khu, dân cư.
Thời Hùng Vương, Hải Dương thuộc bộ Dương Tuyền; thời bắc thuộc
thuộc Hồng Châu; Thời Trần đổi thành Hồng Lộ, đến năm Quang Thái thứ 10
(1397) đổi là Hải Đông lộ; thời thuộc Minh là phủ Nam Sách, Năm Thuận
Thiên thứ nhất (1428) cả nước chia làm 5 đạo, Hải Dương thuộc Đông Đạo;
năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đổi thành thừa tuyên Nam Sách; năm Quang
Thuận thứ 10(1469) đặt là thừa tuyên Hải Dương, sau là trấn Hải Dương.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đặt là tỉnh Hải Dương. Tháng 1 năm 1968,
sáp nhập với tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Tháng 2 năm 1997, tỉnh
Hải Dương được tái lập, trên cơ sở tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh như cũ.
Là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí
có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng. Hải Dương có vai trò làm cầu
nối giữa thủ đô Hà Nội với thành phố Hải Phòng và thành phố Hạ Long. Trên
địa bàn tỉnh có nhiều trục đường giao thông quốc gia quan trọng chạy qua.
Giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường sắt đều phát triển mạnh, rất thuận
lợi cho việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương. Ngoài ra,
Hải Dương còn cung cấp sản phẩm, hàng hoá quan trọng và là địa bàn tham
56
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
gia quá trình trung chuyển hàng hoá giữa hệ thống cảng biển với các tỉnh,
thành phố trong vùng, trong nước. Do vậy, Hải Dương vừa có cơ hội tạo động
lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh.
Những thành tựu, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
trong những năm đổi mới càng tạo ra cho Hải Dương những lợi thế to lớn về
vị trí địa lý. Hải Dương đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát
triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc.
Hải Dương nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của nền văn
minh sông Hồng, lại cận kề Kinh thành Thăng Long - trung tâm chính trị,
kinh tế và văn hoá của cả nước; đương nhiên, văn minh sông Hồng, văn hoá
Thăng Long trực tiếp tác động và kết tinh nhiều thành tựu rực rỡ trên đất này.
Vùng đất này còn có tên gọi là "xứ Đông", bởi nằm ở vị trí phía Đông của
Kinh thành Thăng Long xưa.
Hải Dương có 9 huyện đồng bằng phì nhiêu bát ngát, tiếp giáp là hai
huyện miền núi Chí Linh, Kinh Môn (liền một dải với huyện Đông Triều - từ
năm 1961 về trước vẫn thuộc Hải Dương) là một vùng núi non kỳ thú, sơn
thuỷ hữu tình, nhiều núi đẹp nổi tiếng từ xưa: Trán Rồng, Côn Sơn, Ngũ
Nhạc, Phượng Hoàng, Bái Vọng, Trúc Sơn, An Lạc, An Phụ, Kính Chủ v.v.
Đây là vùng đất lý tưởng để các bậc tiên hiền thấm nhuần lẽ xuất xử của đạo
Nho lựa chọn. Ở đây, khi bất đắc chí, phải lui về (xử), chỉ đi qua vài dốc núi,
nhà nho đã vào đến chốn lâm tuyền, đã tìm được nơi vô cùng thanh tĩnh, yên
ả để ở ẩn, tránh thế tục, "lánh đục về trong". Khi thời cơ đến cần ra giúp đời,
chỉ một hai khắc giờ đã kịp về với đồng bằng, thậm chí chỉ một hai ngày
đường bộ hoặc ngồi thuyền là đã về tới Thăng Long, hoặc dễ dàng, mau
chóng tới những địa phương khác - nơi cuộc đời đang cần họ ra tay "trị quốc,
bình thiên hạ".
Những điều kiện địa lý, lịch sử và con người nói trên đã là nguyên nhân
làm cho xứ Đông trở thành nơi sinh ra nhiều danh nhân, thành nơi mời gọi
nhiều anh tài 4 phương về đây lập nghiệp như: danh nhân quân sự thế
57
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
giới Trần Hưng Đạo, một trong mười tướng tài trên thế giới, vị anh hùng dân
tộc Việt Nam với chiến công hiển hách - ba lần chiến thắng quân Nguyên;
Danh sư Chu Văn An, nhà giáo tài đức vẹn toàn, lịch sử tôn ông là nhà nho có
đức nghiệp lớn nhất; Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, người có tầm
tư tưởng vượt lên nhiều thế kỷ; Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi với
học vấn đứng đầu cả nước, ông đã góp phần làm dạng danh đất nước; Đại
danh y Tuệ Tĩnh, vị thánh thuốc nam được cả nước ngưỡng mộ. Hải Dương
cũng là quê hương của Phạm Sư Mạnh, Đoàn Nhữ Hài, cùng với Mạc Đĩnh
Chi là những đại thần có tài đức, được xếp vào hàng "Người phò tá có công
lao tài đức đời Trần", được người đời khen tụng.
Hải Dương là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt", vùng văn
hoá và văn hiến tâm linh chính của cả nước. Mảnh đất Hải Dương hiện đang
lưu giữ khối lượng lớn văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với
1.098 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng. Từ những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ
có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hóa, núi Nhẫm (Kinh Môn), đến
những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ Đồng tại Đồi Thông 9 Kinh
Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà),…văn hóa Lý, Trần, Lê,
Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, để lại dấu ấn đậm
nét trong hàng loạt di tích, gắn liền với những sự kiện kịch sử trọng đại,
những danh nhân nổi tiếng, đã tạo nên một không gian văn hóa đặc biệt – nơi
kết hợp hải hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm
linh với 133 di tích được xếp hạng quốc gia mà tiêu biểu là Côn Sơn – Kiếp
Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh).
Hiện nay, tỉnh Hải Dương còn nhiều di tích lịch sử - văn hóa như: Đền
Kiếp Bạc thờ Đức thánh Trần, đền Đoan và đền Tranh thờ Quan lớn Tuần
Tranh, chùa Côn Sơn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi,
đền Cao, Văn miếu Mao Điền, di tích gốm sứ Chu Đậu, di tích lịch sử chùa
Bạch Hào. Khu di tích Kính Chủ - An Phụ, đảo cò Chi Lăng Nam...
Giá trị đặc trưng của văn hóa xứ Đông được thể hiện qua các lễ hội
58
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống của cộng đồng dân cư Hải Dương
xưa và nay. Toàn tỉnh có 881 lễ hội, trong hoạt động lễ hội đã khôi phục và
phát triển nhiều lễ hội truyền thống ở các làng, xã; hầu hết lễ hội ở Hải Dương
đều được tổ chức ở các thiết chế văn hoá cổ như đình, chùa, đền, miếu và di
tích lịch sử văn hoá khác.
Từ một tỉnh nông nghiệp, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng và phổ
biến, công nghiệp kém phát triển, đến năm 2005, Hải Dương đã trở thành một
tỉnh phát triển với cơ cấu kinh tế hợp lý, phát huy cao độ tiểm năng, nguồn
lực của địa phương, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không ngừng
được đầu tư nâng cấp, có những cơ sở công thương nghiệp, dịch vụ đáng kể,
là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao, thu hút được sự hợp tác đầu tư của các
thành phần kinh tế. Đến nay, Hải Dương đã quy hoạch 10 khu công nghiệp
với tổng diện tích 2.719 ha. Hải Dương là một trong số các tỉnh, thành phố có
tốc độ thu hút đầu tư cao trong cả nước (cùng với Bình Dương, Thành phố Hồ
Chí Minh). Về quy mô kinh tế, Hải Dương đứng thứ 12 trong số 64 tỉnh,
thành trong cả nước, đứng thứ 4 trong số 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng
và một trong 8 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Với bề dày về truyền thống lịch sử và đặc sắc về văn hóa như vậy,
mảnh đất, con người Hải Dương có những dấu ấn riêng. Trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, Đảng
bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương đã và đang xác định cho mình một tầm nhìn
xa, tạo hành trang lớn trên con đường phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình. Đời sống nhân dân từng bước
được cải thiện, sự nghiệp y tế, giáo dục, dân số, môi trường đạt được những
bước tiến đáng kể. Ý thức pháp luật và trình độ dân trí của nhân dân từng
bước được nâng lên, phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư cũng đẵ đạt những kết quả khả quan.
Tuy nhiên, những phát sinh tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế,
tốc độ đô thị hóa nhanh, lao động thiếu việc làm, các loại hình dịch vụ có điều
59
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
kiện về an ninh trật tự ngày càng gia tăng, quản lý đất đai, quản lý xây dựng
ngày càng phức tạp, tình trạng ô nhiêm mội trường, giải phóng mặt bằng ngày
càng phức tạp là điều kiện dễ làm nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp. Vì vậy, trong
những năm qua, trên địa bàn tỉnh còn phát sinh nhiều vấn đề tiềm ẩn gây mất an
ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội, trong đó có các mâu thuẫn trong nội bộ nhân
dân về thừa kế, việc thuê, mượn, sử dụng đất, sử dụng lối đi chung, mâu thuẫn
giữa các thành viên trong gia đình về lối sống, ý thức trách nhiệm và cách nuôi
dạy con cái....Đã có nơi, mâu thuẫn phát sinh thành tranh chấp dân sự, thậm chí
dẫn đến thành vụ án hình sự phức tạp, gây mất trật tự ở địa phương.
Để giải quyết triệt để những vấn đề nêu trên, từ trong đường lối lãnh
đạo, chỉ đạo đến tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các cấp ủy đảng, chính quyền
trong toàn tỉnh đặc biệt quan tâm tới công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn. Tỉnh Hải Dương đã tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiều
giải pháp trên tất cả các lĩnh vực công tác. Xuất phát từ nhận thức về vai trò, ý
nghĩa, tác dụng của hoạt động hòa giải trong việc phát huy truyền thống đoàn
kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư nên công tác hòa giải ở cơ
sở đã được coi trọng góp phần làm giảm đáng kể mâu thuẫn trong nội bộ nhân
dân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2.2. Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của công tác hòa giải đối
với sự ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề, điều kiện
thuận lợi để ổn định và phát triển kinh tế xã hội, hòa giải ở cơ sở luôn được
đặt trong sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể của tỉnh Hải Dương. Công tác hòa giải áp dụng những
thể chế chung trong phạm vi toàn quốc, thể chế riêng cho tỉnh Hải Dương.
2.2.1. Những quy định chung về hòa giải ở cơ sở
- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Điều 127 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 có quy định
60
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
“Ở cơ sở thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những
vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định
của pháp luật”[39]. Căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh, sự chỉ đạo của cơ
quan cấp trên, tỉnh Hải Dương dần thành lập những tổ chức để giải quyết các
mâu thuẫn tranh chấp trong nhân dân, xây dựng những thể chế để quản lý và
đưa vào hoạt động. Đến nay, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh cơ bản đã thành
lập, kiện toàn trên cơ sở Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác liên quan đi
vào hoạt động ổn định và hiểu quả
- Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 và Nghị định số
50/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và
các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các
tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
là tổ chức có mạng lưới rộng khắp, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp
thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động, quy tụ, tập hợp đông đảo
quần chúng nhân dân tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng
cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động
viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật... Việc xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân tự giác
chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng là
một trong những mục tiêu đặt ra đối với công tác hòa giải ở cơ sở. Điều 7
Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã quy định một trong những nhiệm vụ của
Mặt trận tổ quốc Việt nam các cấp trong tuyên truyền, vận động nhân dân
thực hiện quyền làm chủ, thi hành chính sách, pháp luật đó là “Tham gia hoạt
61
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải” [38].
Vai trò của Ủy ban Mặt trận tổ quốc trước hết thể hiện trong việc phối
hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan xây dựng, củng cố tổ hòa giải và tổ
chức khác của nhân dân trên địa bàn. Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số
50/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã quy định: “Ủy
ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng
cấp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tự quản được thành lập
theo quy định của pháp luật trong cộng đồng dân cư trên địa bàn” [38]. Ủy
ban mặt trận Tổ quốc lựa chọn, giới thiệu những người tiêu biểu, đủ tiêu
chuẩn là tổ viên Tổ hòa giải để nhân dân bầu.
Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên còn
giúp đỡ, tạo điều kiện về nhân lực, tinh thần (động viên, khuyến khích, thuyết
phục) đối với công tác hòa giải ở cơ sở, đồng thời tham gia hòa giải trực tiếp
các vụ việc, các tranh chấp, xích mích trong nhân dân và phối hợp với các cơ
quan hữu quan tham gia hướng dẫn hoạt động hòa giải.
- Luật Hôn nhân và gia đình năm năm 2014 và Bộ luật hình sự năm 1999.
Các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thường là
những tranh chấp về tài sản hay quyền nhân thân. Tranh chấp trong lĩnh vực
này là nguyên nhân cơ bản dẫn tới hậu quả pháp lý là ly hôn. Một số dạng
tranh chấp chủ yếu như tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân khi hôn nhân tan vỡ; tranh chấp hôn nhân gia đình xảy ra khi
mọi thành viên trong gia đình không thống nhất giải quyết được các vấn đề về
tài sản, con cái....Tranh chấp hôn nhân gia đình là một trong những lĩnh
vực có thể nói là phức tạp, liên quan tới nhiều cá nhân, nhiều thế hệ. Đơn giản
vì ai cũng có gia đình (cha, mẹ, vợ chồng, con cái) và mọi sự biến động liên
quan đến gia đình đều làm phát sinh hàng loạt các vấn đề pháp lý phức tạp.
62
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chính sự đặc biệt của chủ thể loại hình tranh chấp này đòi hỏi khi giải quyết
phải lấy phương thức hòa giải làm ưu tiên hàng đầu. Luật Hôn nhân và gia
đình đã quy định những nội dung rất cụ thể để giải quyết những tranh chấp
phát sinh trong từng lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đây cũng chính là cơ sở để
các hòa giải viên vận dụng khi tiến hành hòa giải ở cơ sở. Bên cạnh đó, Bộ
luật hình sự năm 1999 với những quy định từ Điều 146 đến Điều 152 về một
số tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và tội phạm đối với người chưa
thành niên cũng là cơ sở để các hòa giải viên vận dụng khi tiến hành hòa giải
những mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích trong lĩnh vực hôn nhân gia đình
được phép hòa giải.
- Bộ luật Dân sự:
Với những quy định rất cụ thể tại các phần như: quyền sở hữu (từ Điều
249 đến Điều 283); trách nhiệm dân sự (Điều 310); Hợp đồng dân sự (từ Điều
443 đến Điều 528); thừa kế (từ Điều 636 đến Điều 744) là những quy tắc xử
sự chung trong các lĩnh vực và khi phát sinh những tranh chấp tương ứng, các
hòa giải viên phải vận dụng các quy định này để tiến hành hòa giải, giúp các
bên tranh chấp hiểu, nhận thức đúng đắn quyền nghĩa vụ của mình đối với nội
dung tranh chấp đó, để từ đó có sự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp
với quy định của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Luật Đất đai năm 2013
Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Nhà nước khuyến
khích các bên tranh chấp đất đại tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất
đai thông qua hòa giải ở cơ sở” [47]. Đây là cơ sở để tổ hòa giải, hòa giải
viên thực hiện nhiệm vụ hòa giải của mình. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương,
trong thời gian qua sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhu cầu bồi thường,
giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu công nghiệp là nguyên nhân khiến giá
cả các loại đất đều tăng, mâu thuẫn giữa anh chị em ruột liên quan đến thừa
63
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
kế quyền sử dụng đất, tranh chấp của vợ chồng khi chia tài sản là quyền sử dụng
đất khi ly hôn, mâu thuẫn giữa xóm giềng trong việc sử dụng ngõ đi chung, lối đi
qua nhà. Vì lợi ích kinh tế mà các tranh chấp, mâu thuẫn liên quan đến quản lý
sử dụng đất đai chiếm phần nhiều. Chính vì vậy, khi giải quyết các tranh chấp
này, các hòa giải viên luôn coi đây là một trách nhiệm của mình và vận dụng tốt
những quy định của pháp luật đất đai để tiến hành hòa giải. Các Tổ hòa giải và
hòa giải viên đã chủ động tích cực hòa giải các tranh chấp liên quan đến đất đai.
Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực khó giải quyết nhất, việc xác định quyền sử
dụng, quyền sở hữu còn căn cứ vào nhiều vấn đề như bản đồ, trích lục đo vẽ do
các cơ quan khác quản lý. Đối với hòa giải viên mới chỉ dừng lại ở việc khuyên
nhủ, giải thích, vận động các bên tránh mâu thuẫn nhỏ thành tranh chấp lớn. Đa
số các tranh chấp liên quan đến đất đai trên địa bàn phải chuyển đến các cơ quan
có thẩm quyền để giải quyết như Uỷ ban nhân dân cấp xã, đến Tòa án hay đến
Ủy ban nhân dân cấp huyện...
- Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 và Nghị định 15/2014/NĐ-CP ngày
27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở.
- Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTWMTTQVN ngày 18
tháng 11 năm 2014 của Chính phủ - Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam
hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở
- Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm
2014 của Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng
và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
- Chỉ thị số 03/CT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về
tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở
- Quyết định số 889/QĐ-BTP ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp ban hành sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở
64
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 24 tháng 12
năm 2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cầu tổ chức của
Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tư
pháp thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Tóm lại, các văn bản Luật nêu trên là cơ sở pháp lý, quy tắc cứng trong
việc triển khai các hoạt động hòa giải có liên quan đến các lĩnh vực tương
ứng. Mọi hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đều căn cứ vào những nguyên tắc xử sự trong các văn bản Luật nêu
trên để làm cơ sở, động viên, thuyết phục các bên tranh chấp ngồi lại với nhau
để tìm ra giải pháp giải quyết ổn thỏa nhất, tránh phải đưa nhau ra tòa án mà
vẫn đạt hiệu quả.
2.2.2. Những quy định của tỉnh Hải Dương về hòa giải ở cơ sở
Để thực hiện có hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở, ngoài việc thực
hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước điều chỉnh về hoạt động này, tỉnh
Hải Dương cũng đã chỉ đạo, ban hành những văn bản riêng phù hợp với quy
định pháp luật và thực tế của địa phương để thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải
Dương, cụ thể:
- Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 08 tháng 11 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Hải Dương về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở đã nhận định:
Trong những năm qua, tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên
phạm vi toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới tổ hòa
giải được thành lập rộng khắp; hoạt động quản lý nhà nước về hòa giải
từ tỉnh đến cơ sở đã được quan tâm chỉ đạo và dần đi vào nề nếp; chất
lượng, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên; hoạt động hòa
giải ở cơ sở đã giải quyết kịp thời nhiều vụ, việc vi phạm pháp luật,
mâu thuẫn và tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân, phát huy quyền
làm chủ trực tiếp của nhân dân tại cộng đồng, tạo nên sự đồng thuận,
65
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ổn định, thúc đẩy kinh tế -xã hội ở địa phương phát triển [63].
Nội dung Chỉ thị tập trung vào 5 nội dung:
+ Tăng cường phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về lĩnh vực hòa
giải ở cơ sở và giao trách nhiệm này cho Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã, thành phố trong việc phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và
các tổ chức xã hội khác nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống
chính trị cho công tác hòa giải ở cơ sở.
+ Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị giúp Ủy ban nhân dân các cấp củng cố,
kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cho công chức quản lý và tổ viên tổ
hòa giải ở cơ sở thông qua việc bổ sung, kiện toàn cán bộ công chức thực hiện
nhiệm vụ theo dõi, quản lý, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở của Ủy ban
nhân dân các cấp; củng cố, kiện toàn và thống kê tình hình tổ chức của tổ hòa
giải; đảm bảo 100% thôn, khu dân cư có ít nhất một Tổ hòa giải
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở bằng các
hình thức: tăng cường sự phối hợp giữa tổ hòa giải với Tổ công tác Mặt trận,
Chi hội phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân trong hoạt động hòa giải ở cơ sở;
Huy động và khuyến khích đội ngũ luật sư, luật gia và những người am hiểu
pháp luật tham gia tích cực vào các hoạt động hòa giải ở cơ sở; Lồng ghép
hoạt động mạng lưới trợ giúp pháp lý với hoạt động của các tổ hòa giải.
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác hòa giải. Ủy
ban nhân dân các cấp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí và nguồn hỗ
trợ, tài trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.
+ Thực hiện tốt công tác kiểm tra và chế độ thông tin, báo cáo, thống
kê; định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng đồi với tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 và Nghị định 15/2014/NĐ-
66
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương
đã ban hành Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 17/12 quy định mức chi
đảm bảo cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải và chuẩn tiếp cận
pháp luật của người dân ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Theo quyết định
này, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở là 500.000đ/tổ hòa giải
cho 01 năm.
Ngoài ra, hằng năm trong các chương trình công tác tư pháp, chương trình
phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Ủy ban nhân dân
tỉnh Hải Dương đều có những nội dung quy định về công tác hòa giải.
2.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng
2.3.1. Tổ chức thực hiện hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để
hoạt động hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật. Luật Hòa
giải ở cơ sở năm 2013 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tiếp tục củng
cố, kiện toàn tổ chức của Tổ hòa giải và xây dựng đội ngũ hòa giải viên nói
chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng. Sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu
lực pháp luật (01/01/2015), UBND tỉnh Hải Dương thường xuyên chỉ đạo Sở
Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc rà soát, thống kê số liệu về tổ chức
và hoạt động hòa giải trên địa bàn, phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc có
biện pháp củng cố, kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của
các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh.
Tính đến 30/4/2015, trên địa bàn tỉnh có có 1.566 tổ hòa giải/1.493
làng, thôn, khu dân cư, tổ dân phố với 10.506 hòa giải viên. Đây là một lực
lượng hùng hậu, đó là chưa kể cán cán bộ nghỉ hưu, trưởng tộc, trưởng họ,
người có uy tín trong cộng đồng...không phải là hòa giải viên của các tổ hòa
67
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
giải nhưng vẫn tích cực tham gia vào hoạt động hòa giải một cách tự nguyện
Số lượng hòa giải viên của các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh tương đối
giống nhau, trung bình từ 5 đến 8 người, với cơ cấu hợp lý bao gồm cả nam,
nữ, già, trẻ, đảng viên, đoàn viên, cán bộ nghỉ hưu...Trong tổng số 10.506 hòa
giải viên trên địa bàn tỉnh, dân tộc kinh 10.415 người, các dân tộc khác 91
người; về giới tính: Nam 7.209 người, nữ 3.297 người. Hòa giải viên của tổ
hòa giải là những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, gương mẫu, am
hiểu pháp luật, do Ban công tác mặt trận của các làng, khu dân cư phối hợp
với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu để nhân dân bầu
và được UBND xã phường, thị trấn quyết định công nhận.
Cơ cấu thành phần tham gia Tổ hòa giải rất đa dạng, phong phú thường
có trưởng thôn, khu dân cư, tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chí bộ, cán bộ ban
công tác mặt trận, cán bộ các tổ chức đoàn thể như Nông dân, Phụ nữ, Đoàn
thanh niên, Cựu chiến binh, Người cao tuổi.... Hầu hết thành viên tổ hòa giải
có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, có uy tín, có khả năng vận động, thuyết
phục nhân dân, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, năng nổ tham gia công tác
hòa giải, được bầu dân chủ, công khai theo quy định.
Chất lượng đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương cơ bản
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và ngày càng được nâng cao. Trong số
10.506 hòa giải viên, có 10.415 người có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở
trở lên; về trình độ chuyên môn: 464 hòa giải viên có chuyên môn Luật, 4.489
hòa giải viên trình độ khác và 5.553 chưa qua đào tạo. Hằng năm, các hòa giải
viên đều được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải
Thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở, đồng thời xuất phát từ thực tiễn và nhu
cầu của người dân ở cơ sở, mô hình tổ hòa giải đã phát triển hết sức phong
phú và đa dạng. Mỗi làng, thôn, khu dân cư thành lập 01 hoặc nhiều tổ hòa
giải tùy thuộc vào quy mô dân số, đặc điểm địa lý. Mô hình như trên đáp
68
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ứng với nhu cầu và thực tiễn hoạt động hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua.
Bởi lẽ, các hòa giải viên là những người sống cùng khu, cùng xóm, lại có uy
tín, am hiểu về đời sống của nhân dân trên địa bàn, kịp thời phát hiện các mâu
thuẫn, tranh chấp nên có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu nguyên nhân phát
sinh và tổ chức hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn đó; hơn nữa hòa giải viên
lại được chính người dân lựa chọn để bầu nên hiệu quả hòa giải cao.
Tổ hòa giải được thành lập trên cơ sở quy mô thôn, khu dân cư, chịu sự
quản lý của Ủy ban nhân dân và hướng dân nghiệp vụ của Cán bộ Tư pháp –
Hộ tịch của các xã, phường, thị trấn.
2.3.2. Hoạt động của Tổ hòa giải
Theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 thì hòa giải ở cơ sở
được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trừ những
trường hợp không được hòa giải theo quy định. Thời gian qua, cùng với sự phát
triển của kinh tế, sự vận động của xã hội, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn diễn ra
nhanh, mạnh, kinh tế thị trường đã tạo ra sự phát triển đáng kể về kinh tế, văn
hóa, xã hội...cùng với nó là sự phát sinh ngày càng nhiều các mâu thuẫn, tranh
chấp, xích mích, vi phạm pháp luật với tính chất đa dạng và phức tạp hơn nhiều.
Nhưng, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, sự
chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức
chính trị - xã hội, sự nhiệt tình, sáng tạo của các hòa giải viên trên địa bàn tỉnh
Hải Dương nên đa số các Tổ hòa giải hoạt động hiệu quả.
Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã đi vào nề nếp, các mâu
thuẫn, tranh chấp trong nhân dân được phát hiện sớm, kịp thời tiền hành hòa
giải ngay tại cơ sở. Các vụ việc này đã được hòa giải viên kịp thời hòa giải,
kiên trì hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật một cách khách
quan, công bằng, thấu tình đạt lý. Các tổ hòa giải và hòa giải viên bằng kiến
thức pháp luật của mình cũng như sự am hiểu, vận dụng các câu ca dao tục
69
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ngữ, truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc đã hòa giải thành công rất nhiều
các vụ việc mâu thuẫn, xích mích trong cộng đồng, một số trường hợp cụ thể
mà các tổ hòa giải đã tiến hành hòa giải:
Đó là mâu thuẫn giữa hai anh em ruột trong việc sử dụng lối đi chung ở
thị xã Chí Linh. Ông Hải và ông Hưng là hai anh em ruột ở kề sát nhau. Ông
Hải ở phía trong, ông Hưng ở phía ngoài, hai nhà cùng đi chung một ngõ và là
ngõ đi duy nhất vào nhà ông Hải. Nhưng con trai ông Hải thường xuyên tụ tập
bạn bè, dựng xe bừa bãi trong lối đi chung, gây ồn ào mất trật tự. Sau nhiều
lần nhắc nhở em trai và cháu mình không có chuyển biến gì, ông Hưng đã rào
ngõ đi lại, không cho gia đình ông Hải đi qua. Sự việc xảy ra khiến hai gia
đình xảy ra mâu thuẫn, xích mích to tiếng gây mất trật tự ở khu phố.
Với vụ việc trên, tổ hòa giải ở khu dân cư đã hòa giải thành công.
Trước hết, Tổ hòa giải đã phân công cho 02 hòa giải viên hòa giải vụ việc
trên. Các hòa giải viên đã phân công nhau cùng gặp gỡ 02 gia đình, đã phân
tích sự việc, chỉ rõ phải, trái của hai bên: việc rào lại lối đi chung không cho
gia đình ông Hải đi qua là sai, vì hai gia đình cùng chung một ngõ và là lối đi
duy nhất vào nhà ông Hải. Hành vi này đã vi phạm pháp luật dân sự được quy
định tại Khoản 1 Điều 275 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “quyền về lối
đi qua bất động sản liền kề”, gây mất tình cảm anh em, mất tình làng, nghĩa
xóm. Do đó, ông Hưng không được rào lối đi chung của hai nhà. Việc con trai
ông Hải tụ tập bạn bè, dựng xe bừa bãi cũng là không đúng và ông Hải phải
có trách nhiệm giáo dục và nhắc nhở con trai mình không nên tụ tập thường
xuyên và dựng xe bừa bãi gây mất trật tự công cộng
Đồng thời, hòa giải viên đã phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của
dân tộc, đó là tình cảm gia đình “ anh em như thể tay chân – anh em hòa
thuận song thân vui vậy”, “chuyện anh em trong nhà đóng cửa nhẹ nhàng
bảo nhau”, thực hiện nếp sống gia đình văn hóa, xây dựng khu dân cư văn
70
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hóa để giải thích, thuyết phục hai bên, hóa giải mâu thuẫn.
Một vụ việc mâu thuẫn khác trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đã được
tổ hòa giải ở xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương hòa giải giữa vợ
chồng anh Năm và chị Bảo. Cụ thể, anh Năm và chị Bảo kết hôn với nhau là
người cùng xã. Sau 06 tháng chị Bảo sinh một cháu trai. Sự việc mâu thuẫn, xích
mích ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng xảy ra khi hàng xóm đồn đại con trai anh
không giống anh mà giống người bạn trai cũ của vợ ở làng bên. Điều này khiến
người chồng bị dao động đã căn vặn vợ, nặng lời với vợ, thậm chí anh chồng còn
tuyên bố đứa con mà chị vợ sinh không phải là con trai của mình. Người vợ đã
khuyên can chồng không nên tin vào lời đồn đại, nhưng anh vẫn không nghe,
khiến mâu thuẫn hai vợ chồng ngày càng căng thẳng
Khi biết được sự việc mâu thuẫn nêu trên, Tổ trưởng tổ hòa giải – một
cán bộ nghỉ hưu rất được nhân dân trong làng tín nhiệm đã chủ động gặp gỡ
vợ chồng anh Năm và Chị bảo để khuyên bảo, giải thích, giúp gia đình hàn
gắn tình cảm vợ chồng. Bằng sự hiểu biết pháp luật Hôn nhân gia đình của
mình, Tổ trưởng tổ hòa giải đã viện dẫn quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014 về xác đinh cha, mẹ quy định :
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai
trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh
ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân
được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con
sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là
con chung của vợ chồng.
Trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận con thì phải có
chứng cứ và được tòa án xác định [48].
Đối với người chồng, Hòa giải viên đã phân tích đạo lý vợ chồng để
anh Năm thấy rõ hành vi sai của mình, khuyên vợ chồng có niềm tin vào
71
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhau, không nên tin vào lời đồn đại, đừng vì búa rìu dư luận mà làm đổ vỡ
tình cảm gia đình, “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, tránh lời
nói thiếu suy nghĩ dẫn tới ân hận về sau “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời
mà nói cho vừa lòng nhau”. Và nếu vẫn còn nghi ngờ người vợ thì anh có thể
đưa vụ việc ra Tòa án làm thủ tục xác định cha –con để giải tỏa mọi nghi ngờ,
giữ gìn hòa khí gia đình, tình cảm cha con, vợ chồng được trọn vẹn. Mặt khác,
Tổ trưởng tổ hòa giải đã phân công các hòa giải viên khác trong tổ hòa giải
gặp gỡ, khuyên bảo hàng, xóm láng giềng của vợ chồng anh Năm, chị Bảo
không nên đàm tếu, gây dư luận xấu ảnh hưởng tới người khác.
Sau nhiều lần gặp gỡ, giải thích, mâu thuẫn trên đã được tổ hòa giải hòa
giải thành công giúp vợ chồng anh Năm, chị Bảo hàn gắn tình cảm vợ chồng.
Để có được kết quả hòa giải thành, các thành viên trong tổ hòa giải đã nhiệt
tình, tận tâm, khéo léo vận dụng quy định của pháp luật và đạo lý truyền
thống trong giải quyết vụ việc một cách hiệu quả
Đây chỉ là hai trong số rất nhiều các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp,
xích mích đã được các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh Hải Dương giải hòa giải
thành. Khác với các loại hình hòa giải khác, hòa giải ở cơ sở là hình thức hòa
giải do người dân thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Do đó, văn bản hòa giải
thành có thể được các bên thỏa thuận lập biên bản hòa hòa giải thành nhưng
đó chỉ là sự ghi nhận thỏa thuận của các bên, thể hiện sự giàng buộc mang ý
nghĩa đạo lý, danh dự, không mang tính bắt buộc như quyết định của các cơ
quan có thẩm quyền. Vì vậy, các vụ việc hòa giải thành trên địa bàn tỉnh các
hòa giải viên hòa giải thành khi các bên đã đạt được thỏa thuận. Rất ít trường
hợp yêu cầu lập thành văn bản hòa giải thành. Đó cũng là điều thể hiện tính tự
nguyện rất cao của các bên. Trong kết quả đó, vai trò của hòa giải viên với tư
cách là bên trung gian thuyết phục, vận động, giúp các bên đạt được thỏa
thuận và tự nguyện thực hiện các thỏa thuận đó.
72
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tỷ lệ hòa giải trên địa bàn tỉnh ngày một tăng cao, nhiều đơn vị tỉ lệ
hòa giải thành cao như: thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh, huyện Ninh
Giang, huyện Gia Lộc...Kết quả hòa giải trên địa bàn tỉnh từ năm 1998 đến
2015 như sau:
- Từ năm 1998-2008:
Đây là giai đoạn 10 năm thực hiện Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa
giải ở cơ sở. Trong thời gian này, các tổ hòa giải trên địa bàn đã tiến hành hòa
giải 46.640 vụ việc, đã hòa giải thành 35.016 vụ việc đạt tỷ lệ 75%. Kết quả
hoạt động trên đây của các tổ hòa giải đã góp phần tích cực trong việc phát
triển kinh tế, xã hộ tỉnh Hải Dương. Điều này được thể hiện ở việc các tổ hòa
giải đã hòa giải được nhiều vụ việc phức tạp ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt
trong lĩnh vực dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình.
- Từ năm 2009-2013
Tổng số vụ việc mâu thuẫn, xích mích phát sinh là 24.692 vụ. Trong
đó, đã hòa giải thành 19.684 vụ việc, đạt tỷ lệ hòa giải thành 79.7%
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến ngày 30 tháng 6 năm 2015:
Tổng số vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật do các Tổ
hòa giải trên địa bàn tỉnh tiếp nhận hòa giải 6.058 vụ việc. Trong đó:
- 2.192 vụ việc tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự;
- 1.851 vụ việc phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình;
- 2.015 mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác.
- Đã hòa giải thành 4.996 vụ việc, đạt 82.5%;
- Số vụ việc hòa giải không thành 1.062 vụ việc.
Phần lớn số vụ, việc hòa giải thường tập trung vào các lĩnh vực như dân
sự, hôn nhân và gia đình, đất đai và các mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong cộng
đồng. Trong đó, tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực đất đai, hôn nhân và gia
đình là khó giải quyết nhất vì hoạt động hòa giải chỉ được tiến hành trên
73
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cơ sở lời khai của các bên tranh chấp mà không có các giấy tờ, tài liệu cần
thiết để chứng minh nguồn gốc của tranh chấp, mâu thuẫn cần giải quyết.
Có được kết quả này, trước hết là nhờ sự đóng góp của đội ngũ hòa giải
viên. Họ đã không quản ngại vất vả, khó khăn, không suy tính thiệt hơn, tận tâm,
nhiệt tình, trách nhiệm, luôn tìm mọi cách hàn gắn những rạn nứt tình cảm, vun
đắp, thắp sáng tình yêu thương, sự hòa thuận trong từng gia đình, làng xóm.
Công tác hòa giải ở cơ sở đã kịp thời giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, xích
mích trong nhân dân ngay từ khi mới phát sinh hạn chế các vi phạm pháp luật,
khiếu kiện vượt cấp, giúp nhà nước tiết kiệm được thời gian, kinh phí, đồng thời
giúp nhân dân yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống.
2.3.3. Quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Từ khi Luật hòa giải ở cơ sở có hiệu lực và đi vào cuộc sống, công tác
quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
Hải Dương đã đi vào nề nếp, tạo điều kiện để các Tổ hòa giải ngày càng phát
triển cả về tổ chức và hoạt động
2.3.3.1. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
Hằng năm, Sở Tư pháp tỉnh đều tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
thống nhất quản lý nhà nước về công tác hòa giải trên địa bàn tỉnh bằng việc
ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn và nâng cao
hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải. Trên cơ sở Luật hòa giải ở cơ sở, Nghị
định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn
bản khác của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số
2378/KH-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải
Dương về triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Sở Tư pháp ban hành Kế
hoạch số 315/KH-STP ngày 05/5/2014 về bồi dưỡng kiến thức Luật Hòa giải
ở cơ sở năm 2014, Công văn số 199/STP-PBGDPL ngày 25 tháng 3 năm
74
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2014 về kiện toàn tổ chức hoạt động hòa giải trên địa bàn tỉnh Hải
Dương...Đồng thời chỉ đạo cơ quan Tư pháp của các huyện, thị xã, thành phố
trên địa bàn chỉ đạo, hưỡng dẫn, tổ chức triển khai việc kiện toàn tổ chức và
hòa giải trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công
tác hòa giải ở cơ sở.
2.3.3.2. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác hòa giải ở cơ sở
Trong những năm qua, mặc dù điều kiện kinh phí khó khăn, nhưng Ủy
ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cố
gắng tạo điều kiện vật chất cần thiết cho công tác hòa giải ở cơ sở. Thực hiện
Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014
của Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở,
Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 27/2014/QĐ-
UBND ngày 17 tháng 12 năm 2014 về việc quy định mức chi đảm bảo cho
công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải và chuẩn tiếp cận pháp luật của
người dân ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đây là văn bản quan trọng
của tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở là
500.000đ/tổ hòa giải cho 01 năm. Chính sự quan tâm về điều kiện, cơ sở vật
chất tới hoạt động của các hòa giải viên và tổ hòa giải đã cổ vũ động viên,
khích lệ rất lớn đối với người làm công tác hòa giải, góp phần không nhỏ vào
kết quả hoạt động hòa giải trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Ngoài việc hỗ trợ tiền mặt cho hoạt động của các tổ hòa giải, Ủy ban
nhân dân tỉnh còn dành nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động
hòa giải, cho việc tập huấn nghiệp vụ hòa giải, cho các hội thi, hội thảo
chuyên đề về công tác hòa giải ở cơ sở.
2.3.3.3. Biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác
75
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hòa giải
Để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cho hòa giải viên, nhằm
tăng cường chất lượng và hiệu qủa hoạt động hòa giải ở cơ sở, việc bồi dưỡng
về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỹ năng, nghiệp
vụ hòa giải và cung cấp tài liệu cho thành viên tổ hòa giải được đặc biệt quan
tâm, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo Hội đồng phối hợp phổ biến
giáo dục pháp luật của tỉnh cung cấp nhiều tài liệu hướng dẫn do cấp trên ban
hành như:
- Sổ tay pháp luật về Hòa giải ở cơ sở cung cấp cho hòa giải viên và
cán bộ tư pháp – hộ tịch kiến thức pháp luật cần thiết trong hòa giải, hướng
dẫn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, phổ biến kinh nghiệm hòa giải thông qua các
vụ việc hòa giải điển hình trong thực tiễn
- Tài liệu tập huấn về công tác hòa giải ở cơ sở cung cấp kỹ năng,
phương pháp quản lý công tác hòa giải, hướng dẫn phòng tư pháp các huyện,
thị xã, thành phố, cán bộ tư pháp-hộ tịch của các xã, phường, thị trấn về
phương pháp tập huấn, bồi dưỡng để họ truyền tải những nội dung của Sổ tay
pháp luật về hòa giải ở cơ sở đến hòa giải viên một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, để từng bước nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, kỹ
năng nghiệp vụ hòa giải của hòa giải viên, tổ chức các lớp bồi dưỡng và tập
huấn về đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trong năm
2014-2015, Sở tư pháp tỉnh đã tổ chức 11 lớp tập huấn nghiệp vụ hòa giải cho
tổ trưởng tổ hòa giải. UBND các huyện thị xã, thành phố và UBND các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đối tượng là
hòa giải viên của các tổ hòa giải. Nội dung tập huấn tập trung vào các nội
dung của Luật Hòa giải ở cơ sở và Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày
27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Hòa giải ở cơ sở, kỹ năng hòa giải ở cơ sở, các tình huống mâu thuẫn,
76
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tranh chấp và các văn bản pháp luật có liên quan như Luật Hôn nhân và gia
đình, Luật Đất đai, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới...
Nhìn chung, công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
hòa giải viên đã đi vào nề nếp, góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng hòa
giải cho hòa giải viên. Ngoài ra, còn tổ chức tập huấn riêng cho các hòa giải
viên mới được kiện toàn. Bên cạnh cung cấp các tài liệu do Bộ Tư pháp biên
soạn, in ấn phát hành hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải cho các tổ hòa giải, Hội
đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đều phát hành bộ tờ rơi, tờ
gấp về kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải, đĩa CD về các tình huống hòa giải...để
cấp phát tới các xã, phường, thị trấn, các tổ hòa giải. Qua đó đã nâng cao
nghiệp vụ cho các hòa giải viên cũng như trách nhiệm của cả cộng đồng
Ngoài ra, để nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ hòa giải viên, các
địa phương còn có nhiều cách làm sáng tạo như tổ chức thi tìm hiểu pháp luật
cho hòa giải viên, tổ chức cho các hòa giải viên tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm
từ các vụ việc hòa giải trên thực tế, thực hiện kết hợp giao ban định kỳ lồng
ghép vào các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở khu dân cư.
2.3.3.4. Kiểm tra, đôn đốc công tác hòa giải ở cơ sở
Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên chỉ đạo Sở Tư pháp- cơ quan
chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác hòa giải
ở cơ sở, nắm bắt tình hình, hướng dẫn các phòng Tư pháp trển khai thực hiện
các quy định về công tác hòa giải trên địa bàn, tham mưu, đề xuất những biện
pháp kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ hòa giải.
Định kỳ 6 tháng hoặc hằng năm, Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra công
tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và hòa giải ở cơ sở nói
riêng. Chỉ đạo cơ quan tư pháp cấp huyện tổ chức kiểm tra đối với công tác
này tại UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn và báo cáo kết quả về Sở
Tư pháp. Qua kiểm tra giúp cho cơ quan tư pháp nắm được tình hình hoạt
77
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
động của các tổ hòa giải và tổ viên tổ hòa giải, những tồn tại, vướng mắc trên
thực tế, từ đó có những giải pháp khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, công tác
kiểm tra, đôn đốc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở còn giúp cho cơ quan
quản lý nhà nước phát hiện những cánh làm hay, mô hình hiệu quả để nhân
rộng trong toàn tỉnh.
2.3.3.5. Tổ chức sơ kết, tổng kết và khen thưởng
Để đánh giá toàn diện thực trạng công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn
tỉnh, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động
hòa giải. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh đều tổ chức sơ
kết, tổng kết công tác tư pháp, công tác hòa giải. Sơ kết công tác hòa giải 6
tháng được lồng ghép trong sơ kết công tác tư pháp và tổng kết công tác hòa
giải được tổ chức riêng biệt trong hoạt động tổng kết công tác tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật. Qua Hội nghị tổng kết hằng năm như trên đã
biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong
công tác hòa giải ở địa phương
Hoạt động hòa giải là hoạt động tự nguyện, các hòa giải viên tham gia
công tác này hoàn toàn tự nguyện, những người tham gia công tác này không
vì lợi ích kinh tế, mà giá trị tinh thần đối với họ có vai trò quan trọng. Do đó,
trong những năm qua, các cấp chính quyền của tỉnh rất quan tâm tới công tác
khen thưởng đối với hoạt động hòa giải, thể hiện sự ghi nhận của nhà nước, sự
tôn vinh của nhân dân đối với những đóng góp của những người làm công tác
hòa giải ở cơ sở đối với cộng đồng xã hội, là nguồn động viên to lớn đối với
những người làm công tác hòa giải
2.3.3.6. Sự phối hợp giữa cơ quan Tư pháp với Mặt trận Tổ quốc các cấp và
các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở
Với đặc thù là mang tính xã hội hóa cao, để làm tốt công tác hòa giải ở
cơ sở đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tư pháp với các tổ
78
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chức chính trị - xã hội. Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-
UBTWMTTQVN ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ - Ủy ban Trung
ương mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định
của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, Sở Tư pháp và Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh
Hải Dương đã ban hành kế hoạch liên tịch, theo đó Ủy ban mặt Mrận tổ quốc và
các tổ chức thành viên của mặt trận các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với
UBND các cấp trong quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, lập kế hoạch
và chương trình công tác hằng năm gắn trách nhiệm và phân công cụ thể trách
nhiệm phối hợp của từng đơn vị trong việc chỉ đạo, tạo điều kiện để các xã,
phường, thị trấn xây dựng, củng cố tổ chức hòa giải, tạo điều kiện cho hoạt động
hòa giải ở cơ sở và tham gia hòa giải theo quy định.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp tỉnh cũng đã ký kết các kế hoạch, chương trình
phối hợp liên ngành với các cơ quan có liên quan trong việc triển khai hoạt động
hòa giải nhằm gắn hoạt động của tổ hòa giải với các hoạt động của đoàn thể quần
chúng như: hoạt động tuyên truyền pháp luật, sinh hoạt các câu lạc bộ Nông dân
với pháp luật, Phụ nữ với pháp luật, Thanh niên với pháp luật.
Hội nông dân các cấp cũng tham gia tích cực vào công tác hòa giải ở cơ
sở. Việc thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2001 của
Thủ tướng Chính phủ về tạo điều kiện để Hội nông dân các cấp tham gia giải
quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân đã góp phần quan trọng vào việc ổn định
tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
2.3.4. Đánh giá chung
2.3.4.1. Thuận lợi
Trong những năm, tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn
tỉnh Hải Dương đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý
nhà nước về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở với Mặt trận tổ quốc và các
79
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thành viên của Mặt trận. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác
hòa giải ở cơ ở của cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là lãnh đạo các cấp ủy
đảng, chính quyền cơ sở từng bước nâng lên. Tổ hòa giải, Hòa giải viên được
củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động. Thường xuyên tập huân nghiệp vụ,
bồi dưỡng kiến thức pháp luật, biên soạn cung cấp tài liệu cho các tổ hòa giải,
hòa giải viên. Tổ chức rút kinh nghiệm, động viên, khen thưởng kịp thời các
cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở. Các vụ
việc hòa giải thành ngày càng tăng, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng phương
pháp hòa giải là tôn trọng sự tự nguyện của các bên. Trong quá trình hòa giải
đã kết hợp hài hòa giữa lý và tình, chủ động, kiên trì, sáng tạo trong các bước
hòa giải. Nhằm làm tốt công tác hòa giải nên tỷ lệ hòa giải năm sau cao hơn
năm trước, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần tích cực trong việc giữ
gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội;
đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã
hội trên địa bàn tỉnh.
2.3.4.2. Tồn tại và nguyên nhân
- Nhiều hoạt động còn mang tính hình thức:
Theo quy định của pháp luật, hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với
các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ở một số đơn vị, tổ
hòa giải hoạt động còn mang tính hình thức, chiếu lệ, coi đó như cách giải
quyết bắt buộc các bên phải tuân theo, làm mất đi ý nghĩa, bản chất tự
nguyện, tự thỏa thuận của hoạt động hòa giải. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng
tổ hòa giải, hòa giải viên không nắm vững quy định của pháp luật, tiến hành
hòa giải những vụ việc mà pháp luật quy định không được hòa giải
- Chế độ đãi ngộ cho hòa gải viên thấp. Hòa giải là phương thức giải
quyết tranh chấp tốt nhất, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người dân. Hòa giải
viên không có chế độ quyền lợi kèm theo, chủ yếu dựa trên sự nhiệt tình, tinh
80
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thần trách nhiệm với công việc đảm nhiệm. Tuy vậy, cũng cần có sự hỗ trợ
động viên về vật chất ở mức độ nhất định để duy trì.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày
14 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập, quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến giáo dục
pháp luật có quy định tiền thù lao cho Hòa giải viên nhưng do chưa có hướng
dẫn cụ thể về mức chi, khoản chi, hồ sơ phục vụ việc thanh toán... nên rất khó
thực hiện trong thực tế. Hầu hết các xã, phường, thị trấn không có nguồn để
hỗ trợ cho hoạt động của tổ hòa giải. Vì vậy đã không khuyến khích, động
viên được hòa giải viên cũng như hoạt động hòa giải ở cơ sở
Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Dương quyết định hỗ trợ mỗi tổ hòa
giải 500.000đ/ năm. Tuy nhiên, mức hỗ trợ ở thời điểm này là quá thấp, chưa
khắc phục được khó khăn về kinh phí cho các Tổ hòa giải. Sự hỗ trợ từ phía
nhà nước thì quá thấp, còn công tác xã hội hóa thì hạn chế. Vì vậy, hoạt động
của tổ hòa giải vẫn còn rất khó khăn.
- Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ tuyên
truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ hòa giải, cung cấp tài liệu cho
đội ngũ hòa giải viên chưa được triển khai thực hiện thường xuyên do nguồn
kinh phí dành cho công tác chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Mặt
khác, chưa có sự đổi mới trong công tác tập huấn nghiệp vụ cho hòa giải viên
từ phương pháp tổ chức, nội dung tập huấn...
- Công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở còn hạn chế
Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về
vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, chưa thực sự
quan tâm về công tác tổ chức, thành lập, kiện toàn tổ hòa giải ở cơ sở, việc
quản lý điều hành hoạt động hòa giải ở cơ sở chưa được thường xuyên. Có
nơi việc khuyến khích, động viên phong trào hòa giải chưa kịp thời, thiếu sự
81
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
kiểm tra, đông đốc, còn có biểu hiện xem nhẹ, chưa quan tâm bồi dưỡng
nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên. Bên cạnh đó, do hòa giải viên thường
xuyên thay đổi nên việc củng cố, kiện toàn về tổ chức, tập huấn bồi dưỡng
nghiệp vụ chưa kịp thời.
Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch cấp xã là cán bộ chuyên môn giúp Ủy ban
nhân dân trong việc quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, đôi khi
còn lúng túng về phương thức hoạt động, chưa chủ động trong việc tham mưu
thành lập các tổ hòa giải, theo dõi quản lý hoạt động hòa giải. Mặt khác, cán
bộ Tư pháp – Hộ tịch phụ trách quá nhiều việc như đăng ký, quản lý hộ tịch,
công tác chứng thực, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; tự
kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ
tục hành chính, theo dõi thi hành pháp luật....với số lượng công việc lớn, quá
tải, làm ảnh hưởng tới việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc
quản lý, theo dõi công tác hòa giải ở cơ sở.
82
Luận văn thạc sĩ Luật học Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương).doc
Luận văn thạc sĩ Luật học Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương).doc
Luận văn thạc sĩ Luật học Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương).doc
Luận văn thạc sĩ Luật học Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương).doc

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ Luật học Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương).doc

Similar to Luận văn thạc sĩ Luật học Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương).doc (19)

Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đaiLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đaiLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ.docLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ.doc
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
 
Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện đông anh.doc
Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện đông anh.docQuản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện đông anh.doc
Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện đông anh.doc
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docx
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docxQuản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docx
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa.docxLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa.docx
 
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai - Từ thực tiễn huyên Thanh Trì, thà...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai - Từ thực tiễn huyên Thanh Trì, thà...Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai - Từ thực tiễn huyên Thanh Trì, thà...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai - Từ thực tiễn huyên Thanh Trì, thà...
 
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.docLuận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
 
Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...
Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...
Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...
 
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.docLuận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
 
Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.doc
Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.docPhát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.doc
Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.doc
 
Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
 
Luận văn thạc sĩ - Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
Luận văn thạc sĩ - Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.docLuận văn thạc sĩ - Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
Luận văn thạc sĩ - Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
 
Chuyên đề Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình.doc
Chuyên đề Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình.docChuyên đề Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình.doc
Chuyên đề Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình.doc
 
Vai trò của liên hợp quốc trong thế giới ngày nay và những đóng góp của Việt ...
Vai trò của liên hợp quốc trong thế giới ngày nay và những đóng góp của Việt ...Vai trò của liên hợp quốc trong thế giới ngày nay và những đóng góp của Việt ...
Vai trò của liên hợp quốc trong thế giới ngày nay và những đóng góp của Việt ...
 
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.doc
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.docHoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.doc
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.doc
 
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay sdt/ ZALO 09345 497 28
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 

Luận văn thạc sĩ Luật học Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương).doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG THỊ LAN PHƢƠNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ (QUA THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƢƠNG) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG THỊ LAN PHƢƠNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ (QUA THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƢƠNG) Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật Mã số : 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS HOÀNG THỊ KIM QUẾ Hà Nội
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Đặng Thi Lan Phƣơng
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.......................................8 1.1. Hòa giải ở cơ sở trong hệ thống các phƣơng thức giải quyết tranh chấp và sự cần thiết giải quyết các tranh chấp, xích mích trong cộng đồng bằng hòa giải 8 1.2. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của hòa giải ở cơ sở:.....................................13 1.2.1. Khái niệm hòa giải ở cơ sở............................................................................................13 1.2.2. Đặc điểm hòa giải ở cơ sở..............................................................................................20 1.3. Vai trò của hòa giải ở cơ sở và sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hòa giải ở cơ sở..............................................................................................................................................22 1.3.1. Vai trò của hòa giải ở cơ sở..........................................................................................22 1.3.2. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hòa giải ở cơ sở.........24 1.4. Nguyên tắc, phạm vi hòa giải ở cơ sở........................................................................25 1.4.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở........................................25 1.4.2. Phạm vi hòa giải ở cơ sở.................................................................................................31 1.5. Quá trình hình thành và phát triển của thể chế hòa giải ở cơ sở tại Việt Nam ........................................................................................................................................................................37 1.5.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945...................................................37 1.5.2. Giai đoạn từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1998.....................40 1.5.3. Giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2013 ..................................................................45 1.5.4. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay.................................................................................48 1.6. Thể chế hòa giải một số nƣớc trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam51 1.6.1. Mô hình Hòa giải nhân dân........................................................................................52 1.6.2. Mô hình trung tâm hòa giải cộng đồng................................................................53 1.6.3. Mô hình hòa giải của Trưởng thôn ở Philippin..............................................54
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.6.4. Những kinh nghiệm cho Việt Nam..........................................................................54 Chƣơng 2:THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG.......................................................... 56 2.1. Những điều kiện lịch sử, văn hóa chi phối và ảnh hƣởng đến hoạt động hòa giải của tỉnh Hải Dƣơng........................................................................................................................56 2.2. Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng ........................................................................................................................................................................60 2.2.1. Những quy định chung về hòa giải ở cơ sở .......................................................60 2.2.2. Những quy định của tỉnh Hải Dương về hòa giải ở cơ sở .......................65 2.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng 67 2.3.1. Tổ chức thực hiện hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương......67 2.3.2. Hoạt động của Tổ hòa giải............................................................................................69 2.3.3. Quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương 74 2.3.4. Đánh giá chung....................................................................................................................79 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HÒA GIẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG.................................................................................................................................................. 83 3.1. Quan điểm về nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác hòa giải trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.............................................................................................................................................83 3.1.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về hòa giải, xác định đó là một định chế xã hội phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.............................................................................................................................................83 3.1.2. Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan Tư pháp và đội ngũ cán bộ Tư pháp – Hộ tịch các xã, phường, thị trấn đối với công tác hòa giải ở cơ sở 83 3.1.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở; Tiếp tục đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở......................84
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.1.4. Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể, tổ chức chính trị trong thực hiện hòa giải ở cơ sở ........................................................................85 3.1.5. Hòa giải ở cơ sở phải phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội...............86 3.1.6. Tôn trọng quyền và lợi ích của nhân dân...........................................................86 3.2. Giải pháp.......................................................................................................................................86 3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật................................................................86 3.2.2. Xây dựng và kiện toàn các tổ chức hòa giải......................................................87 3.2.3. Bảo đảm cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.......88 3.2.4. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp thực hiện của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở ..........................................................................................................89 3.2.5. Nâng cao việc truyên truyền pháp luật về vai trò của hòa giải trong đời sống xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở.......................................................................91 3.2.6. Giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng hòa giải, kiến thức pháp luật và vận dụng pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên..............................................92 KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 97
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế chung của hội nhập toàn cầu, Việt Nam có chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện công cuộc cải cách toàn diện và sâu sắc theo quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Sự thay đổi đó tạo nên bộ mặt mới cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột cũng ngày càng ra tăng với diện mạo mới, đòi hỏi phải được giải quyết bằng một phương thức thích hợp. Hòa giải ở cơ sở là một hình thức giải quyết hữu hiện được lựa chọn để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp. Điều này được lý giải là do Việt Nam cùng một số nước Châu Á khác chịu ảnh hưởng của triết lý Khổng Tử và Đạo phật, ở đó hòa giải đã trở thành một truyền thống tốt đẹp trong việc giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp và là biện pháp giải quyết tranh chấp được ưa chuộng hơn cả. Nếu như tranh chấp bị xem như những biểu hiện tiêu cực là sự phá vỡ sự hòa thuận và bình yên của cộng đồng thì hòa giải lại được xem như mặt tích cực, là sự gìn giữ, củng cố trật tự công cộng. Hiện nay, nước ta cũng như một số nước trên thế giới có xu hướng sử dụng hòa giải nhiều hơn, đặc biệt là hòa giải ở cơ sở bởi nó là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm và đã tồn tài lâu đời trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Hòa giải giải là một truyền thống, một đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mang đậm tính nhân văn, hoạt động vì mọi người và trên cơ sở tình người. Mục đích chính của công tác hòa giải ở cơ sở nhằm giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng để hàn gắn, vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình. Hòa giải mang lại niềm vui cho mọi người, mọi nhà, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn 1
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 xã hội, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, giảm bớt các vụ việc phải giải quyết tại Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhà nước và nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của công tác hoà giải ở cơ sở, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đến công tác này. Để tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của hoà giải ở cơ sở, Điều 127 Hiến pháp 1992 đã quy định: “Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật” [39]. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về Chiến lựơc cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã đề ra nhiệm vụ: “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải, trọng tài…” [29]. Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, ngày 25/12/1998 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10 về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở. Ngày 18/10/1999, Chính phủ ban hành Nghị định 160/1999/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý đầu tiên, quan trọng cho hoạt động hoà giải ở cơ sở. Nhằm nâng cao vi trí vai trò của hoạt động hoà giải ở cơ sở đối với xã hội, ngày 20 tháng 6 năm 2013, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật hoà giải ở cơ sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Là cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động của hoà giải ở cơ sở. Trong đìều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc phát huy tác dụng của hoạt động hoà giải ở cơ sở càng trở lên có ý nghĩa đối với đất nước nói chung với tỉnh 2
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hải Dương nói riêng. Mặc dù đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động hoà giải cơ sở, nhưng thực tiễn công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương chưa phát huy được vai trò, ý nghĩa vốn có của nó, thậm chí còn có nhiều đơn vị không chú trọng đến hoạt động này. Thực tiễn Hải Dương cho thấy ở những đơn vị làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở thì tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Ngược lại, ở những nơi còn coi nhẹ công tác hòa giải, tình hình mâu thuẫn, tranh chấp có chiều hướng tăng, dẫn đến mất trật tự, trị an xã hội. Thông thường, những mâu thuẫn, va chạm trong cuộc sống, lúc đầu đơn giản, nhưng do không được quan tâm giải quyết kịp thời cho nên đã nhanh chóng trở thành phức tạp, thậm chí là nguyên nhân xuất hiện những điểm nóng về khiếu kiện. Do đó, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương là yêu cầu cấp thiết. Được sự gợi ý của Khoa Luật và Bộ môn lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, tác giả đã lựa chọn đề tài : Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương) làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, nghiên cứu về lĩnh vực hòa giải ở cơ sở có nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu, như: Cuốn sách “Một số tham luận và kinh nghiệm công tác hòa giải ở cơ sở năm 1996” của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh; Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); “Vì hạnh phúc của mọi nhà” do Phó Tiến sĩ Nguyễn Vi Oánh và Luật gia Trần Thị Quốc Khánh chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 1998). Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp, đề cập những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải chứ không đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận công tác hòa giải ở cơ sở. 3
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Một số cuốn sách như: “Hướng dẫn nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở”(tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn) - Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, năm 2000 do Tiễn sĩ Dương Thanh Mai chủ biên; “Công tác hòa giải ở cơ sở” - Bộ tài liệu tập huấn thống nhất về công tác hòa giải ở cơ sở dành cho cán bộ tư pháp và hòa giải viên do Bộ Tư pháp xây dựng trong khuôn khổ Dự án VIE/02/015 “Hỗ trợ thực thi chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Vệt Nam đến năm 2010” do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), cơ quan hợp tác phát triển của quốc tế của Chính phủ Thụy Điển (Sida), cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế của Chính phủ Đan Mạch (DANIDA), Chính phủ Na Uy và Chính phủ Ai Len tài trợ; “Sổ tay pháp luật về Hòa giải ở cơ sở” - Vụ phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp, năm 2014. Những cuốn sách này chỉ cập đến các quy định của pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở với tính chất hướng dẫn nghiệp vụ chứ không đi vào phân tích, đánh giá, nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở. Một số cuốn sách khác chỉ đề cập đến khía cạnh con người của công tác hòa giải ở cơ sở như: “Đánh giá năng lực cán bộ tư pháp cấp tỉnh về quản lý, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở”, trong khuôn khổ Dự án VIE/02/015 “Hỗ trợ thực thi chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Vệt Nam đến năm 2010”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005. Cuốn sách “Hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật” do nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội ấn hành năm 2006 cũng có một số chương riêng về hòa giải ở cơ sở và phổ biến giáo dục pháp luật. Một số nhà nghiên cứu về xã hội học cũng có những công trình nghiên cứu liên quan đến hòa giải ở cơ sở như Giáo sư Tương Lai với bài viết “Đồng thuận xã hội ” trên tạp chí Tia Sáng, năm 2005; bài viết “Đồng thuận xã hội và việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị 4
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Lan đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 6 năm 2006; Các bài viết của Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Dũng về “Giải quyết xích mích trong nhóm gia đình: phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính”, “Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân: phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính”, “Hòa giải ở nông thôn miền Bắc Việt Nam (giả thuyết dành cho một cuộc nghiên cứu)” đăng trên tạp chí Xã hội học, số 4 năm 2001 và số 3 năm 2002. Một số bài viết trong Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề “Pháp luật về Hòa giải” năm 2012 và “Thể chế hòa giải ở Việt Nam” - số chuyên đề tháng 9 năm 2014 mới chỉ đề cập đến thực tiễn công tác hòa giải như kết quả, một số tồn tại cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả và chỉ trong phạm vi một địa bàn nhất định. Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài, đã có sự nghiên cứu, khảo sát trực tiếp hoặc gián tiếp về hòa giải ở cơ sở ở Việt Nam với tư cách là một phương thức giải quyết xung đột xã hội dưới dạng những tranh chấp, xích mích nhỏ trong cộng đồng dân cư, hoặc cũng có thể coi hòa giải là một khía cạnh của đời sống xã hội dân sự truyền thống của nông thôn Việt Nam. Đó là các công trình nghiên cứu của nhóm tác giả về “Đánh giá xã hội dân sự ở Việt Nam”; Dự án điều tra của Viện Xã hội học - Viện khoa học xã hội Việt Nam; hoặc là các công trình nghiên cứu của các chuyên gia Nhật bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Vì vậy, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở và việc áp dụng chúng trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở là rất cần thiết. 3. Mục đích, nhiệm vụ của Luận văn - Mục đích: Làm rõ vai trò, đặc điểm hòa giải ở cơ sở, trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở. 5
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn cần giải quyết những vấn đề sau: Những cơ sở lý luận về hòa giải ở cơ sở, vai trò của hoạt động hòa giải đó đối với đời sống xã hội và nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với công tác hòa giải ở cơ sở. Nêu và phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đề xuất những phương hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu khóa luận được thực hiện trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội, thống kê. 5. Những điểm mới của Luận văn. - Nghiên cứu một cách có hệ thống từ khái niệm, vị trí, vai trò của hòa giải ở cơ sở cũng như những nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với công tác hòa giải ở cơ sở nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về hòa giải ở cơ sở. - Phát hiện những điểm còn bất cập trong quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, những tồn tại trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó. Đề xuất quan điểm, phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn - Về mặt lý luận: Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được khai thác, sử dụng trong nghiên cứu về công tác hòa giải ở cơ sở của các cơ quan tư pháp. - Về mặt thực tiễn: Các cơ quan tư pháp, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương có thể khai thác, vận dụng những kết 6
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quả nghiên cứu của luận văn để tham mưu đề xuất những giải pháp với cơ quan có chức năng để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, vận dụng để triển khai các hoạt động nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở như: quản lý nhà nước, tập huấn nghiệp vụ, xây dựng các chương trình phối hợp... 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về hoà giải ở cơ sở. Chƣơng 2. Trực trạng tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Chƣơng 3. Quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 7
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG 2.1. Những điều kiện lịch sử, văn hóa chi phối và ảnh hƣởng đến hoạt động hòa giải của tỉnh Hải Dƣơng Tỉnh Hải Dương nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) có diện tích tự nhiện 1.661,2km2, với 1.7 triệu người, tiếp giáp 6 tỉnh, thành phố là Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 10 huyện, 263 xã, phường, 1493 thôn, khu, dân cư. Thời Hùng Vương, Hải Dương thuộc bộ Dương Tuyền; thời bắc thuộc thuộc Hồng Châu; Thời Trần đổi thành Hồng Lộ, đến năm Quang Thái thứ 10 (1397) đổi là Hải Đông lộ; thời thuộc Minh là phủ Nam Sách, Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) cả nước chia làm 5 đạo, Hải Dương thuộc Đông Đạo; năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đổi thành thừa tuyên Nam Sách; năm Quang Thuận thứ 10(1469) đặt là thừa tuyên Hải Dương, sau là trấn Hải Dương. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đặt là tỉnh Hải Dương. Tháng 1 năm 1968, sáp nhập với tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Tháng 2 năm 1997, tỉnh Hải Dương được tái lập, trên cơ sở tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh như cũ. Là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng. Hải Dương có vai trò làm cầu nối giữa thủ đô Hà Nội với thành phố Hải Phòng và thành phố Hạ Long. Trên địa bàn tỉnh có nhiều trục đường giao thông quốc gia quan trọng chạy qua. Giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường sắt đều phát triển mạnh, rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương. Ngoài ra, Hải Dương còn cung cấp sản phẩm, hàng hoá quan trọng và là địa bàn tham 56
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 gia quá trình trung chuyển hàng hoá giữa hệ thống cảng biển với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong nước. Do vậy, Hải Dương vừa có cơ hội tạo động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh. Những thành tựu, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm đổi mới càng tạo ra cho Hải Dương những lợi thế to lớn về vị trí địa lý. Hải Dương đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Hải Dương nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của nền văn minh sông Hồng, lại cận kề Kinh thành Thăng Long - trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước; đương nhiên, văn minh sông Hồng, văn hoá Thăng Long trực tiếp tác động và kết tinh nhiều thành tựu rực rỡ trên đất này. Vùng đất này còn có tên gọi là "xứ Đông", bởi nằm ở vị trí phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Hải Dương có 9 huyện đồng bằng phì nhiêu bát ngát, tiếp giáp là hai huyện miền núi Chí Linh, Kinh Môn (liền một dải với huyện Đông Triều - từ năm 1961 về trước vẫn thuộc Hải Dương) là một vùng núi non kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình, nhiều núi đẹp nổi tiếng từ xưa: Trán Rồng, Côn Sơn, Ngũ Nhạc, Phượng Hoàng, Bái Vọng, Trúc Sơn, An Lạc, An Phụ, Kính Chủ v.v. Đây là vùng đất lý tưởng để các bậc tiên hiền thấm nhuần lẽ xuất xử của đạo Nho lựa chọn. Ở đây, khi bất đắc chí, phải lui về (xử), chỉ đi qua vài dốc núi, nhà nho đã vào đến chốn lâm tuyền, đã tìm được nơi vô cùng thanh tĩnh, yên ả để ở ẩn, tránh thế tục, "lánh đục về trong". Khi thời cơ đến cần ra giúp đời, chỉ một hai khắc giờ đã kịp về với đồng bằng, thậm chí chỉ một hai ngày đường bộ hoặc ngồi thuyền là đã về tới Thăng Long, hoặc dễ dàng, mau chóng tới những địa phương khác - nơi cuộc đời đang cần họ ra tay "trị quốc, bình thiên hạ". Những điều kiện địa lý, lịch sử và con người nói trên đã là nguyên nhân làm cho xứ Đông trở thành nơi sinh ra nhiều danh nhân, thành nơi mời gọi nhiều anh tài 4 phương về đây lập nghiệp như: danh nhân quân sự thế 57
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 giới Trần Hưng Đạo, một trong mười tướng tài trên thế giới, vị anh hùng dân tộc Việt Nam với chiến công hiển hách - ba lần chiến thắng quân Nguyên; Danh sư Chu Văn An, nhà giáo tài đức vẹn toàn, lịch sử tôn ông là nhà nho có đức nghiệp lớn nhất; Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, người có tầm tư tưởng vượt lên nhiều thế kỷ; Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi với học vấn đứng đầu cả nước, ông đã góp phần làm dạng danh đất nước; Đại danh y Tuệ Tĩnh, vị thánh thuốc nam được cả nước ngưỡng mộ. Hải Dương cũng là quê hương của Phạm Sư Mạnh, Đoàn Nhữ Hài, cùng với Mạc Đĩnh Chi là những đại thần có tài đức, được xếp vào hàng "Người phò tá có công lao tài đức đời Trần", được người đời khen tụng. Hải Dương là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt", vùng văn hoá và văn hiến tâm linh chính của cả nước. Mảnh đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng. Từ những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hóa, núi Nhẫm (Kinh Môn), đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ Đồng tại Đồi Thông 9 Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà),…văn hóa Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, để lại dấu ấn đậm nét trong hàng loạt di tích, gắn liền với những sự kiện kịch sử trọng đại, những danh nhân nổi tiếng, đã tạo nên một không gian văn hóa đặc biệt – nơi kết hợp hải hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 133 di tích được xếp hạng quốc gia mà tiêu biểu là Côn Sơn – Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh). Hiện nay, tỉnh Hải Dương còn nhiều di tích lịch sử - văn hóa như: Đền Kiếp Bạc thờ Đức thánh Trần, đền Đoan và đền Tranh thờ Quan lớn Tuần Tranh, chùa Côn Sơn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, đền Cao, Văn miếu Mao Điền, di tích gốm sứ Chu Đậu, di tích lịch sử chùa Bạch Hào. Khu di tích Kính Chủ - An Phụ, đảo cò Chi Lăng Nam... Giá trị đặc trưng của văn hóa xứ Đông được thể hiện qua các lễ hội 58
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống của cộng đồng dân cư Hải Dương xưa và nay. Toàn tỉnh có 881 lễ hội, trong hoạt động lễ hội đã khôi phục và phát triển nhiều lễ hội truyền thống ở các làng, xã; hầu hết lễ hội ở Hải Dương đều được tổ chức ở các thiết chế văn hoá cổ như đình, chùa, đền, miếu và di tích lịch sử văn hoá khác. Từ một tỉnh nông nghiệp, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng và phổ biến, công nghiệp kém phát triển, đến năm 2005, Hải Dương đã trở thành một tỉnh phát triển với cơ cấu kinh tế hợp lý, phát huy cao độ tiểm năng, nguồn lực của địa phương, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không ngừng được đầu tư nâng cấp, có những cơ sở công thương nghiệp, dịch vụ đáng kể, là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao, thu hút được sự hợp tác đầu tư của các thành phần kinh tế. Đến nay, Hải Dương đã quy hoạch 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.719 ha. Hải Dương là một trong số các tỉnh, thành phố có tốc độ thu hút đầu tư cao trong cả nước (cùng với Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh). Về quy mô kinh tế, Hải Dương đứng thứ 12 trong số 64 tỉnh, thành trong cả nước, đứng thứ 4 trong số 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và một trong 8 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với bề dày về truyền thống lịch sử và đặc sắc về văn hóa như vậy, mảnh đất, con người Hải Dương có những dấu ấn riêng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương đã và đang xác định cho mình một tầm nhìn xa, tạo hành trang lớn trên con đường phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, sự nghiệp y tế, giáo dục, dân số, môi trường đạt được những bước tiến đáng kể. Ý thức pháp luật và trình độ dân trí của nhân dân từng bước được nâng lên, phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư cũng đẵ đạt những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những phát sinh tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhanh, lao động thiếu việc làm, các loại hình dịch vụ có điều 59
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 kiện về an ninh trật tự ngày càng gia tăng, quản lý đất đai, quản lý xây dựng ngày càng phức tạp, tình trạng ô nhiêm mội trường, giải phóng mặt bằng ngày càng phức tạp là điều kiện dễ làm nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp. Vì vậy, trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh còn phát sinh nhiều vấn đề tiềm ẩn gây mất an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội, trong đó có các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân về thừa kế, việc thuê, mượn, sử dụng đất, sử dụng lối đi chung, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình về lối sống, ý thức trách nhiệm và cách nuôi dạy con cái....Đã có nơi, mâu thuẫn phát sinh thành tranh chấp dân sự, thậm chí dẫn đến thành vụ án hình sự phức tạp, gây mất trật tự ở địa phương. Để giải quyết triệt để những vấn đề nêu trên, từ trong đường lối lãnh đạo, chỉ đạo đến tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các cấp ủy đảng, chính quyền trong toàn tỉnh đặc biệt quan tâm tới công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tỉnh Hải Dương đã tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiều giải pháp trên tất cả các lĩnh vực công tác. Xuất phát từ nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của hoạt động hòa giải trong việc phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư nên công tác hòa giải ở cơ sở đã được coi trọng góp phần làm giảm đáng kể mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. 2.2. Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của công tác hòa giải đối với sự ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi để ổn định và phát triển kinh tế xã hội, hòa giải ở cơ sở luôn được đặt trong sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh Hải Dương. Công tác hòa giải áp dụng những thể chế chung trong phạm vi toàn quốc, thể chế riêng cho tỉnh Hải Dương. 2.2.1. Những quy định chung về hòa giải ở cơ sở - Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 127 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 có quy định 60
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 “Ở cơ sở thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật”[39]. Căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh, sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên, tỉnh Hải Dương dần thành lập những tổ chức để giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp trong nhân dân, xây dựng những thể chế để quản lý và đưa vào hoạt động. Đến nay, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh cơ bản đã thành lập, kiện toàn trên cơ sở Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác liên quan đi vào hoạt động ổn định và hiểu quả - Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 và Nghị định số 50/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức có mạng lưới rộng khắp, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động, quy tụ, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật... Việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân tự giác chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng là một trong những mục tiêu đặt ra đối với công tác hòa giải ở cơ sở. Điều 7 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã quy định một trong những nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc Việt nam các cấp trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thi hành chính sách, pháp luật đó là “Tham gia hoạt 61
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải” [38]. Vai trò của Ủy ban Mặt trận tổ quốc trước hết thể hiện trong việc phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan xây dựng, củng cố tổ hòa giải và tổ chức khác của nhân dân trên địa bàn. Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 50/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã quy định: “Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tự quản được thành lập theo quy định của pháp luật trong cộng đồng dân cư trên địa bàn” [38]. Ủy ban mặt trận Tổ quốc lựa chọn, giới thiệu những người tiêu biểu, đủ tiêu chuẩn là tổ viên Tổ hòa giải để nhân dân bầu. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên còn giúp đỡ, tạo điều kiện về nhân lực, tinh thần (động viên, khuyến khích, thuyết phục) đối với công tác hòa giải ở cơ sở, đồng thời tham gia hòa giải trực tiếp các vụ việc, các tranh chấp, xích mích trong nhân dân và phối hợp với các cơ quan hữu quan tham gia hướng dẫn hoạt động hòa giải. - Luật Hôn nhân và gia đình năm năm 2014 và Bộ luật hình sự năm 1999. Các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thường là những tranh chấp về tài sản hay quyền nhân thân. Tranh chấp trong lĩnh vực này là nguyên nhân cơ bản dẫn tới hậu quả pháp lý là ly hôn. Một số dạng tranh chấp chủ yếu như tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi hôn nhân tan vỡ; tranh chấp hôn nhân gia đình xảy ra khi mọi thành viên trong gia đình không thống nhất giải quyết được các vấn đề về tài sản, con cái....Tranh chấp hôn nhân gia đình là một trong những lĩnh vực có thể nói là phức tạp, liên quan tới nhiều cá nhân, nhiều thế hệ. Đơn giản vì ai cũng có gia đình (cha, mẹ, vợ chồng, con cái) và mọi sự biến động liên quan đến gia đình đều làm phát sinh hàng loạt các vấn đề pháp lý phức tạp. 62
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chính sự đặc biệt của chủ thể loại hình tranh chấp này đòi hỏi khi giải quyết phải lấy phương thức hòa giải làm ưu tiên hàng đầu. Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định những nội dung rất cụ thể để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong từng lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đây cũng chính là cơ sở để các hòa giải viên vận dụng khi tiến hành hòa giải ở cơ sở. Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 1999 với những quy định từ Điều 146 đến Điều 152 về một số tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và tội phạm đối với người chưa thành niên cũng là cơ sở để các hòa giải viên vận dụng khi tiến hành hòa giải những mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích trong lĩnh vực hôn nhân gia đình được phép hòa giải. - Bộ luật Dân sự: Với những quy định rất cụ thể tại các phần như: quyền sở hữu (từ Điều 249 đến Điều 283); trách nhiệm dân sự (Điều 310); Hợp đồng dân sự (từ Điều 443 đến Điều 528); thừa kế (từ Điều 636 đến Điều 744) là những quy tắc xử sự chung trong các lĩnh vực và khi phát sinh những tranh chấp tương ứng, các hòa giải viên phải vận dụng các quy định này để tiến hành hòa giải, giúp các bên tranh chấp hiểu, nhận thức đúng đắn quyền nghĩa vụ của mình đối với nội dung tranh chấp đó, để từ đó có sự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với quy định của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. - Luật Đất đai năm 2013 Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đại tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở” [47]. Đây là cơ sở để tổ hòa giải, hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ hòa giải của mình. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trong thời gian qua sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhu cầu bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu công nghiệp là nguyên nhân khiến giá cả các loại đất đều tăng, mâu thuẫn giữa anh chị em ruột liên quan đến thừa 63
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 kế quyền sử dụng đất, tranh chấp của vợ chồng khi chia tài sản là quyền sử dụng đất khi ly hôn, mâu thuẫn giữa xóm giềng trong việc sử dụng ngõ đi chung, lối đi qua nhà. Vì lợi ích kinh tế mà các tranh chấp, mâu thuẫn liên quan đến quản lý sử dụng đất đai chiếm phần nhiều. Chính vì vậy, khi giải quyết các tranh chấp này, các hòa giải viên luôn coi đây là một trách nhiệm của mình và vận dụng tốt những quy định của pháp luật đất đai để tiến hành hòa giải. Các Tổ hòa giải và hòa giải viên đã chủ động tích cực hòa giải các tranh chấp liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực khó giải quyết nhất, việc xác định quyền sử dụng, quyền sở hữu còn căn cứ vào nhiều vấn đề như bản đồ, trích lục đo vẽ do các cơ quan khác quản lý. Đối với hòa giải viên mới chỉ dừng lại ở việc khuyên nhủ, giải thích, vận động các bên tránh mâu thuẫn nhỏ thành tranh chấp lớn. Đa số các tranh chấp liên quan đến đất đai trên địa bàn phải chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết như Uỷ ban nhân dân cấp xã, đến Tòa án hay đến Ủy ban nhân dân cấp huyện... - Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 và Nghị định 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở. - Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTWMTTQVN ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ - Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở - Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở. - Chỉ thị số 03/CT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở - Quyết định số 889/QĐ-BTP ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở 64
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 24 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cầu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tư pháp thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tóm lại, các văn bản Luật nêu trên là cơ sở pháp lý, quy tắc cứng trong việc triển khai các hoạt động hòa giải có liên quan đến các lĩnh vực tương ứng. Mọi hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương đều căn cứ vào những nguyên tắc xử sự trong các văn bản Luật nêu trên để làm cơ sở, động viên, thuyết phục các bên tranh chấp ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp giải quyết ổn thỏa nhất, tránh phải đưa nhau ra tòa án mà vẫn đạt hiệu quả. 2.2.2. Những quy định của tỉnh Hải Dương về hòa giải ở cơ sở Để thực hiện có hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở, ngoài việc thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước điều chỉnh về hoạt động này, tỉnh Hải Dương cũng đã chỉ đạo, ban hành những văn bản riêng phù hợp với quy định pháp luật và thực tế của địa phương để thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cụ thể: - Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 08 tháng 11 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở đã nhận định: Trong những năm qua, tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên phạm vi toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới tổ hòa giải được thành lập rộng khắp; hoạt động quản lý nhà nước về hòa giải từ tỉnh đến cơ sở đã được quan tâm chỉ đạo và dần đi vào nề nếp; chất lượng, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên; hoạt động hòa giải ở cơ sở đã giải quyết kịp thời nhiều vụ, việc vi phạm pháp luật, mâu thuẫn và tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân tại cộng đồng, tạo nên sự đồng thuận, 65
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ổn định, thúc đẩy kinh tế -xã hội ở địa phương phát triển [63]. Nội dung Chỉ thị tập trung vào 5 nội dung: + Tăng cường phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về lĩnh vực hòa giải ở cơ sở và giao trách nhiệm này cho Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong việc phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội khác nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị cho công tác hòa giải ở cơ sở. + Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị giúp Ủy ban nhân dân các cấp củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cho công chức quản lý và tổ viên tổ hòa giải ở cơ sở thông qua việc bổ sung, kiện toàn cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi, quản lý, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở của Ủy ban nhân dân các cấp; củng cố, kiện toàn và thống kê tình hình tổ chức của tổ hòa giải; đảm bảo 100% thôn, khu dân cư có ít nhất một Tổ hòa giải + Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở bằng các hình thức: tăng cường sự phối hợp giữa tổ hòa giải với Tổ công tác Mặt trận, Chi hội phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; Huy động và khuyến khích đội ngũ luật sư, luật gia và những người am hiểu pháp luật tham gia tích cực vào các hoạt động hòa giải ở cơ sở; Lồng ghép hoạt động mạng lưới trợ giúp pháp lý với hoạt động của các tổ hòa giải. + Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác hòa giải. Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí và nguồn hỗ trợ, tài trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. + Thực hiện tốt công tác kiểm tra và chế độ thông tin, báo cáo, thống kê; định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng đồi với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở. Thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 và Nghị định 15/2014/NĐ- 66
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 17/12 quy định mức chi đảm bảo cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Theo quyết định này, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở là 500.000đ/tổ hòa giải cho 01 năm. Ngoài ra, hằng năm trong các chương trình công tác tư pháp, chương trình phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đều có những nội dung quy định về công tác hòa giải. 2.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng 2.3.1. Tổ chức thực hiện hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật. Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức của Tổ hòa giải và xây dựng đội ngũ hòa giải viên nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng. Sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực pháp luật (01/01/2015), UBND tỉnh Hải Dương thường xuyên chỉ đạo Sở Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc rà soát, thống kê số liệu về tổ chức và hoạt động hòa giải trên địa bàn, phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc có biện pháp củng cố, kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh. Tính đến 30/4/2015, trên địa bàn tỉnh có có 1.566 tổ hòa giải/1.493 làng, thôn, khu dân cư, tổ dân phố với 10.506 hòa giải viên. Đây là một lực lượng hùng hậu, đó là chưa kể cán cán bộ nghỉ hưu, trưởng tộc, trưởng họ, người có uy tín trong cộng đồng...không phải là hòa giải viên của các tổ hòa 67
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 giải nhưng vẫn tích cực tham gia vào hoạt động hòa giải một cách tự nguyện Số lượng hòa giải viên của các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh tương đối giống nhau, trung bình từ 5 đến 8 người, với cơ cấu hợp lý bao gồm cả nam, nữ, già, trẻ, đảng viên, đoàn viên, cán bộ nghỉ hưu...Trong tổng số 10.506 hòa giải viên trên địa bàn tỉnh, dân tộc kinh 10.415 người, các dân tộc khác 91 người; về giới tính: Nam 7.209 người, nữ 3.297 người. Hòa giải viên của tổ hòa giải là những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, gương mẫu, am hiểu pháp luật, do Ban công tác mặt trận của các làng, khu dân cư phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu để nhân dân bầu và được UBND xã phường, thị trấn quyết định công nhận. Cơ cấu thành phần tham gia Tổ hòa giải rất đa dạng, phong phú thường có trưởng thôn, khu dân cư, tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chí bộ, cán bộ ban công tác mặt trận, cán bộ các tổ chức đoàn thể như Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh, Người cao tuổi.... Hầu hết thành viên tổ hòa giải có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, có uy tín, có khả năng vận động, thuyết phục nhân dân, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, năng nổ tham gia công tác hòa giải, được bầu dân chủ, công khai theo quy định. Chất lượng đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và ngày càng được nâng cao. Trong số 10.506 hòa giải viên, có 10.415 người có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở trở lên; về trình độ chuyên môn: 464 hòa giải viên có chuyên môn Luật, 4.489 hòa giải viên trình độ khác và 5.553 chưa qua đào tạo. Hằng năm, các hòa giải viên đều được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải Thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở, đồng thời xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu của người dân ở cơ sở, mô hình tổ hòa giải đã phát triển hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi làng, thôn, khu dân cư thành lập 01 hoặc nhiều tổ hòa giải tùy thuộc vào quy mô dân số, đặc điểm địa lý. Mô hình như trên đáp 68
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ứng với nhu cầu và thực tiễn hoạt động hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua. Bởi lẽ, các hòa giải viên là những người sống cùng khu, cùng xóm, lại có uy tín, am hiểu về đời sống của nhân dân trên địa bàn, kịp thời phát hiện các mâu thuẫn, tranh chấp nên có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh và tổ chức hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn đó; hơn nữa hòa giải viên lại được chính người dân lựa chọn để bầu nên hiệu quả hòa giải cao. Tổ hòa giải được thành lập trên cơ sở quy mô thôn, khu dân cư, chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân và hướng dân nghiệp vụ của Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch của các xã, phường, thị trấn. 2.3.2. Hoạt động của Tổ hòa giải Theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 thì hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trừ những trường hợp không được hòa giải theo quy định. Thời gian qua, cùng với sự phát triển của kinh tế, sự vận động của xã hội, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn diễn ra nhanh, mạnh, kinh tế thị trường đã tạo ra sự phát triển đáng kể về kinh tế, văn hóa, xã hội...cùng với nó là sự phát sinh ngày càng nhiều các mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích, vi phạm pháp luật với tính chất đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Nhưng, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, sự chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị - xã hội, sự nhiệt tình, sáng tạo của các hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương nên đa số các Tổ hòa giải hoạt động hiệu quả. Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã đi vào nề nếp, các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân được phát hiện sớm, kịp thời tiền hành hòa giải ngay tại cơ sở. Các vụ việc này đã được hòa giải viên kịp thời hòa giải, kiên trì hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật một cách khách quan, công bằng, thấu tình đạt lý. Các tổ hòa giải và hòa giải viên bằng kiến thức pháp luật của mình cũng như sự am hiểu, vận dụng các câu ca dao tục 69
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ngữ, truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc đã hòa giải thành công rất nhiều các vụ việc mâu thuẫn, xích mích trong cộng đồng, một số trường hợp cụ thể mà các tổ hòa giải đã tiến hành hòa giải: Đó là mâu thuẫn giữa hai anh em ruột trong việc sử dụng lối đi chung ở thị xã Chí Linh. Ông Hải và ông Hưng là hai anh em ruột ở kề sát nhau. Ông Hải ở phía trong, ông Hưng ở phía ngoài, hai nhà cùng đi chung một ngõ và là ngõ đi duy nhất vào nhà ông Hải. Nhưng con trai ông Hải thường xuyên tụ tập bạn bè, dựng xe bừa bãi trong lối đi chung, gây ồn ào mất trật tự. Sau nhiều lần nhắc nhở em trai và cháu mình không có chuyển biến gì, ông Hưng đã rào ngõ đi lại, không cho gia đình ông Hải đi qua. Sự việc xảy ra khiến hai gia đình xảy ra mâu thuẫn, xích mích to tiếng gây mất trật tự ở khu phố. Với vụ việc trên, tổ hòa giải ở khu dân cư đã hòa giải thành công. Trước hết, Tổ hòa giải đã phân công cho 02 hòa giải viên hòa giải vụ việc trên. Các hòa giải viên đã phân công nhau cùng gặp gỡ 02 gia đình, đã phân tích sự việc, chỉ rõ phải, trái của hai bên: việc rào lại lối đi chung không cho gia đình ông Hải đi qua là sai, vì hai gia đình cùng chung một ngõ và là lối đi duy nhất vào nhà ông Hải. Hành vi này đã vi phạm pháp luật dân sự được quy định tại Khoản 1 Điều 275 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “quyền về lối đi qua bất động sản liền kề”, gây mất tình cảm anh em, mất tình làng, nghĩa xóm. Do đó, ông Hưng không được rào lối đi chung của hai nhà. Việc con trai ông Hải tụ tập bạn bè, dựng xe bừa bãi cũng là không đúng và ông Hải phải có trách nhiệm giáo dục và nhắc nhở con trai mình không nên tụ tập thường xuyên và dựng xe bừa bãi gây mất trật tự công cộng Đồng thời, hòa giải viên đã phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, đó là tình cảm gia đình “ anh em như thể tay chân – anh em hòa thuận song thân vui vậy”, “chuyện anh em trong nhà đóng cửa nhẹ nhàng bảo nhau”, thực hiện nếp sống gia đình văn hóa, xây dựng khu dân cư văn 70
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hóa để giải thích, thuyết phục hai bên, hóa giải mâu thuẫn. Một vụ việc mâu thuẫn khác trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đã được tổ hòa giải ở xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương hòa giải giữa vợ chồng anh Năm và chị Bảo. Cụ thể, anh Năm và chị Bảo kết hôn với nhau là người cùng xã. Sau 06 tháng chị Bảo sinh một cháu trai. Sự việc mâu thuẫn, xích mích ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng xảy ra khi hàng xóm đồn đại con trai anh không giống anh mà giống người bạn trai cũ của vợ ở làng bên. Điều này khiến người chồng bị dao động đã căn vặn vợ, nặng lời với vợ, thậm chí anh chồng còn tuyên bố đứa con mà chị vợ sinh không phải là con trai của mình. Người vợ đã khuyên can chồng không nên tin vào lời đồn đại, nhưng anh vẫn không nghe, khiến mâu thuẫn hai vợ chồng ngày càng căng thẳng Khi biết được sự việc mâu thuẫn nêu trên, Tổ trưởng tổ hòa giải – một cán bộ nghỉ hưu rất được nhân dân trong làng tín nhiệm đã chủ động gặp gỡ vợ chồng anh Năm và Chị bảo để khuyên bảo, giải thích, giúp gia đình hàn gắn tình cảm vợ chồng. Bằng sự hiểu biết pháp luật Hôn nhân gia đình của mình, Tổ trưởng tổ hòa giải đã viện dẫn quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về xác đinh cha, mẹ quy định : Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và được tòa án xác định [48]. Đối với người chồng, Hòa giải viên đã phân tích đạo lý vợ chồng để anh Năm thấy rõ hành vi sai của mình, khuyên vợ chồng có niềm tin vào 71
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhau, không nên tin vào lời đồn đại, đừng vì búa rìu dư luận mà làm đổ vỡ tình cảm gia đình, “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, tránh lời nói thiếu suy nghĩ dẫn tới ân hận về sau “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Và nếu vẫn còn nghi ngờ người vợ thì anh có thể đưa vụ việc ra Tòa án làm thủ tục xác định cha –con để giải tỏa mọi nghi ngờ, giữ gìn hòa khí gia đình, tình cảm cha con, vợ chồng được trọn vẹn. Mặt khác, Tổ trưởng tổ hòa giải đã phân công các hòa giải viên khác trong tổ hòa giải gặp gỡ, khuyên bảo hàng, xóm láng giềng của vợ chồng anh Năm, chị Bảo không nên đàm tếu, gây dư luận xấu ảnh hưởng tới người khác. Sau nhiều lần gặp gỡ, giải thích, mâu thuẫn trên đã được tổ hòa giải hòa giải thành công giúp vợ chồng anh Năm, chị Bảo hàn gắn tình cảm vợ chồng. Để có được kết quả hòa giải thành, các thành viên trong tổ hòa giải đã nhiệt tình, tận tâm, khéo léo vận dụng quy định của pháp luật và đạo lý truyền thống trong giải quyết vụ việc một cách hiệu quả Đây chỉ là hai trong số rất nhiều các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích đã được các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh Hải Dương giải hòa giải thành. Khác với các loại hình hòa giải khác, hòa giải ở cơ sở là hình thức hòa giải do người dân thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Do đó, văn bản hòa giải thành có thể được các bên thỏa thuận lập biên bản hòa hòa giải thành nhưng đó chỉ là sự ghi nhận thỏa thuận của các bên, thể hiện sự giàng buộc mang ý nghĩa đạo lý, danh dự, không mang tính bắt buộc như quyết định của các cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, các vụ việc hòa giải thành trên địa bàn tỉnh các hòa giải viên hòa giải thành khi các bên đã đạt được thỏa thuận. Rất ít trường hợp yêu cầu lập thành văn bản hòa giải thành. Đó cũng là điều thể hiện tính tự nguyện rất cao của các bên. Trong kết quả đó, vai trò của hòa giải viên với tư cách là bên trung gian thuyết phục, vận động, giúp các bên đạt được thỏa thuận và tự nguyện thực hiện các thỏa thuận đó. 72
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tỷ lệ hòa giải trên địa bàn tỉnh ngày một tăng cao, nhiều đơn vị tỉ lệ hòa giải thành cao như: thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh, huyện Ninh Giang, huyện Gia Lộc...Kết quả hòa giải trên địa bàn tỉnh từ năm 1998 đến 2015 như sau: - Từ năm 1998-2008: Đây là giai đoạn 10 năm thực hiện Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Trong thời gian này, các tổ hòa giải trên địa bàn đã tiến hành hòa giải 46.640 vụ việc, đã hòa giải thành 35.016 vụ việc đạt tỷ lệ 75%. Kết quả hoạt động trên đây của các tổ hòa giải đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế, xã hộ tỉnh Hải Dương. Điều này được thể hiện ở việc các tổ hòa giải đã hòa giải được nhiều vụ việc phức tạp ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình. - Từ năm 2009-2013 Tổng số vụ việc mâu thuẫn, xích mích phát sinh là 24.692 vụ. Trong đó, đã hòa giải thành 19.684 vụ việc, đạt tỷ lệ hòa giải thành 79.7% - Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến ngày 30 tháng 6 năm 2015: Tổng số vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật do các Tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh tiếp nhận hòa giải 6.058 vụ việc. Trong đó: - 2.192 vụ việc tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự; - 1.851 vụ việc phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình; - 2.015 mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác. - Đã hòa giải thành 4.996 vụ việc, đạt 82.5%; - Số vụ việc hòa giải không thành 1.062 vụ việc. Phần lớn số vụ, việc hòa giải thường tập trung vào các lĩnh vực như dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai và các mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong cộng đồng. Trong đó, tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực đất đai, hôn nhân và gia đình là khó giải quyết nhất vì hoạt động hòa giải chỉ được tiến hành trên 73
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cơ sở lời khai của các bên tranh chấp mà không có các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh nguồn gốc của tranh chấp, mâu thuẫn cần giải quyết. Có được kết quả này, trước hết là nhờ sự đóng góp của đội ngũ hòa giải viên. Họ đã không quản ngại vất vả, khó khăn, không suy tính thiệt hơn, tận tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, luôn tìm mọi cách hàn gắn những rạn nứt tình cảm, vun đắp, thắp sáng tình yêu thương, sự hòa thuận trong từng gia đình, làng xóm. Công tác hòa giải ở cơ sở đã kịp thời giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, xích mích trong nhân dân ngay từ khi mới phát sinh hạn chế các vi phạm pháp luật, khiếu kiện vượt cấp, giúp nhà nước tiết kiệm được thời gian, kinh phí, đồng thời giúp nhân dân yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống. 2.3.3. Quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương Từ khi Luật hòa giải ở cơ sở có hiệu lực và đi vào cuộc sống, công tác quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đi vào nề nếp, tạo điều kiện để các Tổ hòa giải ngày càng phát triển cả về tổ chức và hoạt động 2.3.3.1. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Hằng năm, Sở Tư pháp tỉnh đều tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về công tác hòa giải trên địa bàn tỉnh bằng việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải. Trên cơ sở Luật hòa giải ở cơ sở, Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản khác của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2378/KH-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 315/KH-STP ngày 05/5/2014 về bồi dưỡng kiến thức Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2014, Công văn số 199/STP-PBGDPL ngày 25 tháng 3 năm 74
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2014 về kiện toàn tổ chức hoạt động hòa giải trên địa bàn tỉnh Hải Dương...Đồng thời chỉ đạo cơ quan Tư pháp của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn chỉ đạo, hưỡng dẫn, tổ chức triển khai việc kiện toàn tổ chức và hòa giải trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở. 2.3.3.2. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác hòa giải ở cơ sở Trong những năm qua, mặc dù điều kiện kinh phí khó khăn, nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cố gắng tạo điều kiện vật chất cần thiết cho công tác hòa giải ở cơ sở. Thực hiện Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 27/2014/QĐ- UBND ngày 17 tháng 12 năm 2014 về việc quy định mức chi đảm bảo cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đây là văn bản quan trọng của tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở là 500.000đ/tổ hòa giải cho 01 năm. Chính sự quan tâm về điều kiện, cơ sở vật chất tới hoạt động của các hòa giải viên và tổ hòa giải đã cổ vũ động viên, khích lệ rất lớn đối với người làm công tác hòa giải, góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động hòa giải trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Ngoài việc hỗ trợ tiền mặt cho hoạt động của các tổ hòa giải, Ủy ban nhân dân tỉnh còn dành nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động hòa giải, cho việc tập huấn nghiệp vụ hòa giải, cho các hội thi, hội thảo chuyên đề về công tác hòa giải ở cơ sở. 2.3.3.3. Biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác 75
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hòa giải Để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cho hòa giải viên, nhằm tăng cường chất lượng và hiệu qủa hoạt động hòa giải ở cơ sở, việc bồi dưỡng về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải và cung cấp tài liệu cho thành viên tổ hòa giải được đặc biệt quan tâm, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh cung cấp nhiều tài liệu hướng dẫn do cấp trên ban hành như: - Sổ tay pháp luật về Hòa giải ở cơ sở cung cấp cho hòa giải viên và cán bộ tư pháp – hộ tịch kiến thức pháp luật cần thiết trong hòa giải, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, phổ biến kinh nghiệm hòa giải thông qua các vụ việc hòa giải điển hình trong thực tiễn - Tài liệu tập huấn về công tác hòa giải ở cơ sở cung cấp kỹ năng, phương pháp quản lý công tác hòa giải, hướng dẫn phòng tư pháp các huyện, thị xã, thành phố, cán bộ tư pháp-hộ tịch của các xã, phường, thị trấn về phương pháp tập huấn, bồi dưỡng để họ truyền tải những nội dung của Sổ tay pháp luật về hòa giải ở cơ sở đến hòa giải viên một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, để từng bước nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải của hòa giải viên, tổ chức các lớp bồi dưỡng và tập huấn về đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trong năm 2014-2015, Sở tư pháp tỉnh đã tổ chức 11 lớp tập huấn nghiệp vụ hòa giải cho tổ trưởng tổ hòa giải. UBND các huyện thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đối tượng là hòa giải viên của các tổ hòa giải. Nội dung tập huấn tập trung vào các nội dung của Luật Hòa giải ở cơ sở và Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, kỹ năng hòa giải ở cơ sở, các tình huống mâu thuẫn, 76
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tranh chấp và các văn bản pháp luật có liên quan như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới... Nhìn chung, công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho hòa giải viên đã đi vào nề nếp, góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên. Ngoài ra, còn tổ chức tập huấn riêng cho các hòa giải viên mới được kiện toàn. Bên cạnh cung cấp các tài liệu do Bộ Tư pháp biên soạn, in ấn phát hành hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải cho các tổ hòa giải, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đều phát hành bộ tờ rơi, tờ gấp về kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải, đĩa CD về các tình huống hòa giải...để cấp phát tới các xã, phường, thị trấn, các tổ hòa giải. Qua đó đã nâng cao nghiệp vụ cho các hòa giải viên cũng như trách nhiệm của cả cộng đồng Ngoài ra, để nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ hòa giải viên, các địa phương còn có nhiều cách làm sáng tạo như tổ chức thi tìm hiểu pháp luật cho hòa giải viên, tổ chức cho các hòa giải viên tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm từ các vụ việc hòa giải trên thực tế, thực hiện kết hợp giao ban định kỳ lồng ghép vào các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở khu dân cư. 2.3.3.4. Kiểm tra, đôn đốc công tác hòa giải ở cơ sở Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên chỉ đạo Sở Tư pháp- cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, nắm bắt tình hình, hướng dẫn các phòng Tư pháp trển khai thực hiện các quy định về công tác hòa giải trên địa bàn, tham mưu, đề xuất những biện pháp kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ hòa giải. Định kỳ 6 tháng hoặc hằng năm, Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và hòa giải ở cơ sở nói riêng. Chỉ đạo cơ quan tư pháp cấp huyện tổ chức kiểm tra đối với công tác này tại UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn và báo cáo kết quả về Sở Tư pháp. Qua kiểm tra giúp cho cơ quan tư pháp nắm được tình hình hoạt 77
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 động của các tổ hòa giải và tổ viên tổ hòa giải, những tồn tại, vướng mắc trên thực tế, từ đó có những giải pháp khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, đôn đốc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở còn giúp cho cơ quan quản lý nhà nước phát hiện những cánh làm hay, mô hình hiệu quả để nhân rộng trong toàn tỉnh. 2.3.3.5. Tổ chức sơ kết, tổng kết và khen thưởng Để đánh giá toàn diện thực trạng công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động hòa giải. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh đều tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tư pháp, công tác hòa giải. Sơ kết công tác hòa giải 6 tháng được lồng ghép trong sơ kết công tác tư pháp và tổng kết công tác hòa giải được tổ chức riêng biệt trong hoạt động tổng kết công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Qua Hội nghị tổng kết hằng năm như trên đã biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở địa phương Hoạt động hòa giải là hoạt động tự nguyện, các hòa giải viên tham gia công tác này hoàn toàn tự nguyện, những người tham gia công tác này không vì lợi ích kinh tế, mà giá trị tinh thần đối với họ có vai trò quan trọng. Do đó, trong những năm qua, các cấp chính quyền của tỉnh rất quan tâm tới công tác khen thưởng đối với hoạt động hòa giải, thể hiện sự ghi nhận của nhà nước, sự tôn vinh của nhân dân đối với những đóng góp của những người làm công tác hòa giải ở cơ sở đối với cộng đồng xã hội, là nguồn động viên to lớn đối với những người làm công tác hòa giải 2.3.3.6. Sự phối hợp giữa cơ quan Tư pháp với Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở Với đặc thù là mang tính xã hội hóa cao, để làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tư pháp với các tổ 78
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chức chính trị - xã hội. Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP- UBTWMTTQVN ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ - Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, Sở Tư pháp và Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương đã ban hành kế hoạch liên tịch, theo đó Ủy ban mặt Mrận tổ quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp trong quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, lập kế hoạch và chương trình công tác hằng năm gắn trách nhiệm và phân công cụ thể trách nhiệm phối hợp của từng đơn vị trong việc chỉ đạo, tạo điều kiện để các xã, phường, thị trấn xây dựng, củng cố tổ chức hòa giải, tạo điều kiện cho hoạt động hòa giải ở cơ sở và tham gia hòa giải theo quy định. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp tỉnh cũng đã ký kết các kế hoạch, chương trình phối hợp liên ngành với các cơ quan có liên quan trong việc triển khai hoạt động hòa giải nhằm gắn hoạt động của tổ hòa giải với các hoạt động của đoàn thể quần chúng như: hoạt động tuyên truyền pháp luật, sinh hoạt các câu lạc bộ Nông dân với pháp luật, Phụ nữ với pháp luật, Thanh niên với pháp luật. Hội nông dân các cấp cũng tham gia tích cực vào công tác hòa giải ở cơ sở. Việc thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về tạo điều kiện để Hội nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội 2.3.4. Đánh giá chung 2.3.4.1. Thuận lợi Trong những năm, tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở với Mặt trận tổ quốc và các 79
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thành viên của Mặt trận. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ ở của cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở từng bước nâng lên. Tổ hòa giải, Hòa giải viên được củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động. Thường xuyên tập huân nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, biên soạn cung cấp tài liệu cho các tổ hòa giải, hòa giải viên. Tổ chức rút kinh nghiệm, động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở. Các vụ việc hòa giải thành ngày càng tăng, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng phương pháp hòa giải là tôn trọng sự tự nguyện của các bên. Trong quá trình hòa giải đã kết hợp hài hòa giữa lý và tình, chủ động, kiên trì, sáng tạo trong các bước hòa giải. Nhằm làm tốt công tác hòa giải nên tỷ lệ hòa giải năm sau cao hơn năm trước, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần tích cực trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên địa bàn tỉnh. 2.3.4.2. Tồn tại và nguyên nhân - Nhiều hoạt động còn mang tính hình thức: Theo quy định của pháp luật, hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ở một số đơn vị, tổ hòa giải hoạt động còn mang tính hình thức, chiếu lệ, coi đó như cách giải quyết bắt buộc các bên phải tuân theo, làm mất đi ý nghĩa, bản chất tự nguyện, tự thỏa thuận của hoạt động hòa giải. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng tổ hòa giải, hòa giải viên không nắm vững quy định của pháp luật, tiến hành hòa giải những vụ việc mà pháp luật quy định không được hòa giải - Chế độ đãi ngộ cho hòa gải viên thấp. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp tốt nhất, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người dân. Hòa giải viên không có chế độ quyền lợi kèm theo, chủ yếu dựa trên sự nhiệt tình, tinh 80
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thần trách nhiệm với công việc đảm nhiệm. Tuy vậy, cũng cần có sự hỗ trợ động viên về vật chất ở mức độ nhất định để duy trì. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật có quy định tiền thù lao cho Hòa giải viên nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể về mức chi, khoản chi, hồ sơ phục vụ việc thanh toán... nên rất khó thực hiện trong thực tế. Hầu hết các xã, phường, thị trấn không có nguồn để hỗ trợ cho hoạt động của tổ hòa giải. Vì vậy đã không khuyến khích, động viên được hòa giải viên cũng như hoạt động hòa giải ở cơ sở Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Dương quyết định hỗ trợ mỗi tổ hòa giải 500.000đ/ năm. Tuy nhiên, mức hỗ trợ ở thời điểm này là quá thấp, chưa khắc phục được khó khăn về kinh phí cho các Tổ hòa giải. Sự hỗ trợ từ phía nhà nước thì quá thấp, còn công tác xã hội hóa thì hạn chế. Vì vậy, hoạt động của tổ hòa giải vẫn còn rất khó khăn. - Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ hòa giải, cung cấp tài liệu cho đội ngũ hòa giải viên chưa được triển khai thực hiện thường xuyên do nguồn kinh phí dành cho công tác chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Mặt khác, chưa có sự đổi mới trong công tác tập huấn nghiệp vụ cho hòa giải viên từ phương pháp tổ chức, nội dung tập huấn... - Công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở còn hạn chế Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, chưa thực sự quan tâm về công tác tổ chức, thành lập, kiện toàn tổ hòa giải ở cơ sở, việc quản lý điều hành hoạt động hòa giải ở cơ sở chưa được thường xuyên. Có nơi việc khuyến khích, động viên phong trào hòa giải chưa kịp thời, thiếu sự 81
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 kiểm tra, đông đốc, còn có biểu hiện xem nhẹ, chưa quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên. Bên cạnh đó, do hòa giải viên thường xuyên thay đổi nên việc củng cố, kiện toàn về tổ chức, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chưa kịp thời. Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch cấp xã là cán bộ chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân trong việc quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, đôi khi còn lúng túng về phương thức hoạt động, chưa chủ động trong việc tham mưu thành lập các tổ hòa giải, theo dõi quản lý hoạt động hòa giải. Mặt khác, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch phụ trách quá nhiều việc như đăng ký, quản lý hộ tịch, công tác chứng thực, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; tự kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi thi hành pháp luật....với số lượng công việc lớn, quá tải, làm ảnh hưởng tới việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý, theo dõi công tác hòa giải ở cơ sở. 82