SlideShare a Scribd company logo
VIỆN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------
NGUYỄN THỊ LY NA
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHÁP LUẬT
TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP CỦA VIỆT NAM
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------
NGUYỄN THỊ LY NA
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHÁP LUẬT
TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9 22 90 20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG
HÀ NỘI 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả công bố trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Ngườicam đoan
Nguyễn Thị Ly Na
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................3
MỤC LỤC .................................................................................................4
MỞ ĐẦU...................................................................................................7
1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...............................................7
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..........................................8
2.1. Mục đíchnghiên cứu............................................................................8
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................9
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................9
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................10
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN ............................11
6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..................................................12
6.1. Về ý nghĩa lí luận ...............................................................................12
6.2. Về ý nghĩa thực tiễn............................................................................12
7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN....................................................................12
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA
LUẬN ÁN................................................................................................14
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUError! Bookmark not
defined.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.............Error! Bookmark not defined.
1.1.1.1. Nhậnxét chung ............................................................................14
1.1.1.2. Tình hình nghiêncứu văn bản pháp luậttrên thế giới........................Error!
Bookmark notdefined.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản pháp luật ở Việt NamError! Bookmark
not defined.
1.1.3. Văn văn bản Hiến pháp với tư cách là một đối tượng nghiên cứu của
ngôn ngữ
học.................................................................................................... 25
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN...............................................27
1.2.1. Những vấn đề chung về văn bản pháp luật ........................................27
1.2.1.1. Mộtsố vấn đề về văn bản quyphạm phápluật:..............................27
1.2.1.2. Mộtsố vấn đề về ngôn ngữpháp luật ............................................29
1.2.2. Khái niệm từ, ngữ, câu trong tiếng Việt ............................................36
1.2.2.1. Vềtừ, ngữ(cụm từ cố định) trong tiếng Việt ..................................36
1.2.3. Biến đổingôn ngữ ...........................................................................45
1.2.4. Hiến pháp và các văn bản Hiến pháp ở Việt
Nam...............................................................................................................................................................................56
1.2.4.1. Định nghĩaHiến pháp ..................................................................46
4
1.2.4.2. Hoàn cảnh ra đời và nội dung của các văn bản Hiến pháp ở Việt Nam
47
1.2.4.3. Đặcđiểm chung về ngôn ngữ trong Hiến pháp ..............................52
1.3. TIỂU KẾT.........................................................................................53
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ, CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP .................55
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP ....................55
2.1.1. Đặc điểm của từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp ở góc độ cấu tạo ..55
2.1.1.1Từđơn.......................................................................................... 55
2.1.1.2. Từghép ....................................................................................... 57
2.1.2. Đặc điểm của từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp ở góc độ từ loại....58
2.1.2.1. Danhtừ........................................................................................ 59
2.1.2.2. Động từ........................................................................................ 61
2.1.2.3. Tính từ.........................................................................................68
2.1.2.4. Đạitừ ..........................................................................................69
2.1.2.5. Từchỉ lượng.................................................................................70
2.1.2.6. Liên từ .........................................................................................71
2.1.3. Đặc điểm của từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp xét ở góc độ nguồn
gốc.................................................................................................................................................................................78
2.1.3.1. Từthuần Việt ...............................................................................72
2.1.3.2. TừHán Việt..................................................................................72
2.1.4. Đặc điểm thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp .............................74
2.1.4.1. Các đặc điểm chung của thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp.....74
2.1.4.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ trong Hiến pháp ........................... 78
2.1.4.3. Conđường hình thành thuật ngữ trong Hiến pháp ..........................83
2.1.4.4. Đặc điểm định danh của thuật ngữ trong Hiến pháp ....................... 94
2.2. ĐẶC ĐIỂM CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP......................... 100
2.2.1. Dẫn nhập....................................................................................... 100
2.2.2. Các kiểu câu đặc trưng trong các văn bản Hiến pháp....................... 104
2.2.2.1. Câu có độ dài bấtthường ........................................................... 105
2.2.2.2. Sử dụng câu đơn đặc biệt biểu thị các thành phần thể thức và đề mục văn
bản ........................................................................................................ 108
2.2.2.3. Sửdụng câu đơn haithành phần................................................. 109
2.2.2.4. Sửdụng câu ghép chính phụ ....................................................... 110
2.2.2.5. Sửdụng phổbiến cấu trúc tỉnh lược ............................................ 112
2.2.2.6. Vềviệc sử dụng dấu câu ............................................................. 113
2.2.2.7. Hiện tượng đề hóa trong câu....................................................... 113
2.3. TIỂU KẾT....................................................................................... 115
CHƯƠNG 3
5
BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ GIỮA CÁC BẢN HIẾN PHÁP .............................. 118
3.1. DẪN NHẬP..................................................................................... 118
3.2. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI; QUYỀN VÀ NGHĨA
VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN............................................................. 121
3.2.1. Biến đổi từ ngữ về quyền con người ............................................... 121
3.2.2. Biến đổi từ ngữ về quyền công dân ................................................ 124
3.2.2.1. Biến đổitừ ngữ về quyền bình đẳng nam nữ ................................ 125
3.2.2.2. Biến đổitừ ngữ về quyền có nhà ở..........Error! Bookmark not defined.
3.2.2.3. Biến đổitừ ngữ về quyền của trẻ em......Error! Bookmark not defined.
3.3. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ CHẾ ĐỊNH KINH TẾ................................ 126
3.3.1. Biến đổitừ ngữ về chế độ kinh tế................................................... 126
3.3.2. Biến đổitừ ngữ về hình thức sở hữu............................................... 130
3.3.3. Biến đổitừ ngữ về thành phần kinh tế ............................................ 133
3.4. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ CHẾ ĐỊNH HỆ THỐNG CƠ QUAN NHÀ
NƯỚC ................................................................................................... 135
3.5. Biến đổingôn ngữ về những chế định về ngôn ngữ ..........................
3.6. TIỂU KẾT....................................................................................... 141
KẾT LUẬN............................................................................................ 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 147
NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.................................................................... 152
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ
CÔNG BỐ ............................................................................................. 153
6
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đặt ra
và bảo đảm thực hiện. Văn bản pháp luật là công cụ vô cùng quan trọng trong
hoạt động quản lý nhà nước và có tác động to lớn đến đời sống xã hội. Vì vai
trò to lớn như vậy nên các văn bản pháp luật được xây dựng với những yêu
cầu chặt chẽ về cả nội dung lẫn hình thức. Trong số các yêu cầu đó, yêu cầu
về ngôn ngữ là yêu cầu cơ bản và có ý nghĩa thực tiễn.
Luật Hiến pháp (còn gọi là Luật Nhà nước) là ngành luật chủ đạo trong
hệ thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh những quan hệ cơ bản trong các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, địa vị pháp lí của con người và công
dân và đặc biệt trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. [50, tr 5].
Hiến pháp là loại văn bản pháp luật quan trọng nhất xét ở hiệu lực và
những vấn đề cơ bản mà Hiến pháp quy định như chế độ chính trị, kinh tế, xã
hội của đất nước; quyền và nghĩa vụ công dân, thể chế nhà nước và các
nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức và hoạt động các thể chế đó… Bất cứ một
văn bản pháp luật nào cũng không được trái với Hiến pháp. Về mặt ngôn ngữ,
Hiến pháp là loại văn bản tiêu biểu của ngôn ngữ pháp luật, ở Hiến pháp hội
tụ những đặc điểm chung, cơ bản của nhiều thể loại văn bản pháp luật và cũng
có những điểm khác biệt so với những văn bản pháp luật khác do đặc điểm
đặc thù của thể loại văn bản này.
1.2. Sự phát triển của ngôn ngữ, trong đó có sự biến đổi của ngôn ngữ
từ lâu đã được giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm đích đáng. Ngôn ngữ
học đại cương đã khẳng định "Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột
biến nhảy vọt. Sự phát triển của ngôn ngữ không theo con đường phá huỷ
ngôn ngữ hiện có và tạo ra ngôn ngữ mới, mà theo con đường phát triển và cải
tiến những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ hiện có. Và sự chuyển biến từ tính
chất này của ngôn ngữ qua tính chất khác, tuyệt nhiên không diễn ra bằng
cách bùng nổ, đột biến, phá huỷ cái cũ và tạo lập cái mới, mà bằng cách tuần
tự, lâu dài, tích góp những yếu tố của tính chất mới, của cơ cấu mới của ngôn
ngữ, bằng cách tiêu ma dần những yếu tố của tính chất cũ" [12, tr. 42]
Xã hội nào thì ngôn ngữ ấy. Ngôn ngữ luôn luôn vận động thay đổi
biến độngvà bị chi phối bởi sự phát triển của xã hội và ngược lại những thay
đổi trong ngôn ngữ cũng có tác động ngược lại đến sự phát triển của xã hội.
Ngôn ngữ trong lĩnh vực pháp luật cũng không nằm ngoài quy luật ấy, cũng
chịu sự chi phối bởi hệ thống các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đặt ra
và bảo đảm thực hiện.
Ngày 28/11/2013, Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã thông qua văn bản Hiến pháp mới. Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay,
Việt Nam đã có 5 văn bản Hiến pháp, đó là các văn bản Hiến pháp sau: Hiến
pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 (Hiến pháp 1946), Hiến
pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 (Hiến pháp 1959), Hiến
pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (Hiến pháp 1980),
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (có sửa đổi,
bổ sung 2001) (Hiến pháp 1992) và Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013 (Hiến pháp 2013).
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách cụ thể và toàn diện các đặc điểm ngôn ngữ pháp luật của thể loại
văn bản này, hơn nữa cũng chưa có công trình nào xem xét sự biến đổi biến
độngngôn ngữ và nguyên nhân biến đổi biến độngngôn ngữ trong 5 văn bản
Hiến pháp đó. Để bù đắp cho sự thiếu hụt này chúng tôi đã chọn đề tài "Đặc
điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam" để nghiên
cứu.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận án này nhằm mục đíchsau:
Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ pháp luật trong các
văn bản Hiến pháp.
8
Chỉ ra được sự biến đổi biến động ngôn ngữ pháp luật giữa các văn bản
Hiến pháp. Đồng thời, luận án lý giải nguyên nhân của sự biến đổi biến động
ngôn ngữ pháp luật đó giữa các văn bản Hiến pháp dưới tác động của các
nhân tố xã hội.
Thông qua đó, luận án góp phần nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật cũng
như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nêu trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu
như sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án;
- Xây dựng cơ sở lý thuyết cho luận án: 1) Các vấn đề về ngôn ngữ
pháp luật, những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ pháp luật; 2) Vấn đề từ ngữ,
câu trong tiếng Việt; 3) Sự biến đổi biến động ngôn ngữ; 4) Giới thiệu khái
quát về hoàn cảnh ra đời và nội dung của 5 văn bản Hiến pháp ở Việt Nam; 5)
Đặc điểm chung về ngôn ngữ trong các văn bản Hiến pháp đó.
- Tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các văn bản Hiến
pháp: 1) Đặc điểm từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp; 2) Đặc điểm câu
trong các văn bản Hiến pháp.
- Tìm hiểu sự biển đổi ngôn ngữ pháp luật (cụ thể là từ ngữ) giữa các
văn bản Hiến pháp và nguyên nhân của sự biến đổi biến động đó dưới tác
động của các nhân tố xã hội.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án trước hết là những phương tiện ngôn
ngữ được sử dụng trong các văn bản Hiến pháp nhằm thể hiện rõ đặc điểm
ngôn ngữ pháp luật của thể loại văn bản này.
Luận án cũng sẽ tập trung xem xét sự biến đổi biến động từ ngữ trong 5
văn bản Hiến pháp qua các thời kỳ lịch sử khác nhau ở các chế định về quyền
con người, quyền và nghĩa vụ công dân; chế độ kinh tế; chế định về các hệ
thống cơ quan nhà nước; chế định vể các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ. Bên
9
cạnh đó, luận án sẽ tìm hiểu sự ảnh hưởng, tác động của các nhân tố xã hội
đến những biến đổi biến động từ ngữ đó.
Ngữ liệu để nghiên cứu của luận án là 5 văn bản Hiến pháp: Hiến pháp
1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung
2001) và Hiến pháp 2013.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau:
- Thủ pháp thống kê nhằm đưa ra các số liệu về các đơn vị ngôn ngữ
xuất hiện trong Hiến pháp để từ đó rút ra những nhận xét về lượng của các
đơn vị từ ngữ, câu xuất hiện trong Hiến pháp. Đây là những cơ sở cho việc
miêu tả, phân tích và đưa ra những kết luận của luận án.
- Phương pháp miêu tả được sử dụng để mô tả về bức tranh ngôn ngữ,
những đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong Hiến pháp.
- Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp được sử dụng để xác định và
phân tích đơn vị cơ sở cấu tạo thuật ngữ, phục vụ cho việc tìm hiểu đặc điểm
của thuật ngữ trong Hiến pháp và đây được xem như là phương tiện ngôn ngữ
thể hiện được đặc trưng nổi bất nhất của ngôn ngữ pháp luật thể hiện trong
Hiến pháp.
- Phương pháp phân tích ngữ vực kết hợp với Thủ pháp so sánh được
thực hiện dựa trên cơ sở những biểu hiện cụ thể của các hiện tượng ngôn ngữ
ở từng thời kì, ở từng Hiến pháp giúp cho luận án có được những kết luận
khoa học về sự thay đổitừ ngữ trong các văn bản Hiến pháp.
+ Phân tích ngữ vực thực chất là phân tích các đặc điểm ngôn ngữ theo
đường hường biến đổi biến động ngôn ngữ. Mục đích của phương pháp này là
chỉ ra sự thay đổi về ngôn ngữ giữa các văn bản trong các cảnh huống ngôn
ngữ khác nhau.
Trong luận án này, chúng tôi đã sử phương pháp phân tích diễn ngôn
theo đường hướng biến đổi biến động ngôn ngữ để chỉ ra những đặc điểm
ngôn ngữ pháp luật thay đổi trong từng thời điểm lịch sử khác nhau giữa các
văn bản Hiến pháp.
10
Phân tích ngữ vực thừa nhận có những khác biệt về ngôn ngữ sử dụng
trong các tình huống khác nhau. Đây là đường hướng có nguồn gốc ngôn ngữ
học, mặc dù cơ sở ngôn ngữ học ở đây mang tính xã hội. Đối tượng của phân
tích diễn ngôn theo đường hướng biến đổi biến động ngôn ngữ là tìm kiếm
những đơn vị hay bộ phận của diễn ngôn nằm trong mối quan hệ hệ thống và
khuôn mẫu với nhau (âm vị, từ vựng hay cú pháp), chẳng hạn như diễn ngôn
pháp luật với diễn ngôn chính trị. Phương pháp này thừa nhận có sự khác biệt
về ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp tiếng khác nhau và tìm hiểu
nguyên nhân gì đã làm ngôn ngữ thay đổi khi tình huống giao tiếp tiếng thay
đổi. Việc sử dụng ngôn ngữ luôn luôn đòi hỏi người nói phải lựa chọn các yếu
tố từ vựng hay ngữ pháp để thực hiện mục đích giao tiếp tiếng của mình trong
những hoàn cảnh giao tiếp tiếng nhất định.
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án được xem là những đóng góp
mới nhất để chỉ ra được đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật trong Hiến pháp -
thể loại văn bản đặc thù mang tính chính xác, khái quát, bao trùm, co dãn của
văn bản pháp luật trong khi các đề tài trước đây chỉ mới chỉ ra được đặc điểm
ngôn ngữ pháp luật trong các bộ luật cụ thể.
Thứ hai, luận án chỉ ra được sự thay đổi ngôn ngữ pháp luật trong các văn
bản Hiến pháp là do sự vận động thay đổi biến độngxã hội, do nhận thức của
Đảng và Nhà nước cũng như áp lực về việc phải thay đổi Hiến pháp của cộng
đồng quốc tế dưới ánh sáng của lí thuyết ngôn ngữ học xã hội.
Thứ ba, luận án chỉ ra nguyên nhân của sự thay đổi ngôn ngữ trong
Hiến pháp trước hết là do sự vận động thay đổi biến độngxã hội bên trong
quốc gia và trên trường quốc tế bên cạnh sự thay đổi do nhận thức của Đảng
và Nhà nước về việc xây dựng Hiến pháp.
Thứ tư, luận án cho thấy tính quy định xã hội của ngôn ngữ pháp luật
trong bối cảnh Hiến pháp sửa đổicủa một quốc gia cụ thể.
11
6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
6.1. Về ý nghĩa lí luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ luận đề lý thuyết của ngôn ngữ học xã
hội về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, xã hội thay đổi sẽ dẫn đến sự
thay đổi của ngôn ngữ.
6.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần cung cấp cho ngôn ngữ học một số cứ liệu về đặc
điểm từ ngữ, câu được sử dụng trong các văn bản Hiến pháp. Kết quả nghiên
cứu của đề tài bước đầu sẽ giúp nhận diện được một số đặc trưng cơ bản, cốt
yếu của ngôn ngữ Hiến pháp Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng được vào việc
xây dựng văn bản pháp luật, kỹ thuật lập hiến; ứng dụng trong việc giảng dạy
pháp luật, bởi yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật cũng là
một nội dung quan trọng trong việc xây dựng luật và sử dụng luật.
7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý thuyết của
luận án
Chương này được chia làm hai phần. Phần 1 là Tổng quan tình hình
nghiên cứu của luận án. Sau khi trình bày tình hình nghiên cứu liên quan đến
luận án trong nước và trên thế giới, điểm qua những vấn đề đã làm, những vẫn
đề chưa làm được, luận án lựa chọn đề tài nghiên cứu để bù đắp những thiếu
hụt trong nghiên cứu về ngôn ngữ pháp luật hiện nay. Phần 2 trình bày về cơ
sở lí thuyết của luận án về Ngôn ngữ pháp luật, về lí thuyết từ ngữ, câu; lý
thuyết về sự biến đổi biến động ngôn ngữ để làm cơ sở cho luận án làm việc.
Chương 2: Đặc điểm từ ngữ, câu trong các văn bản Hiến pháp
12
Chương này cũng chia làm 2 phần để làm nổi bật đặc điểm của ngôn
ngữ pháp luật trong Hiến pháp về từ ngữ và câu.
Chương 3: Biến đổi biến động từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp
Chương này chia thành 4 phần trình bày sự biến đổi biến động ngôn
ngữ trong 5 bản Hiến pháp ở các hiến định về Quyền con người, quyền công
dân; hiến định về chế độ kinh tế; hiến định về các cơ quan nhà nước và hiến
định về những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ.
13
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật trên thế giới
Ngôn ngữ học pháp luật (Forensic linguistics, Legal Language) ra đời
từ những năm đầu 60 của thế kỉ XX và càng ngày càng khẳng định vị trí cũng
như những đóng góp đích thực của nó trong lĩnh vực ứng dụng ngôn ngữ.
Hiện nay, trên thế giới, ngôn ngữ học pháp luật không chỉ được nghiên cứu lí
thuyết mà còn được giảng dạy cho đối tượng học viên sau đại học hoặc những
người nghiên cứu chuyên sâu. Chẳng hạn, Trung tâm Ngôn ngữ học pháp luật
(Đại học Aston, Birmingham, nước Anh) thường niên tổ chức những khóa
học về Ngôn ngữ học pháp luật do giáo sư Malcolm Coulthard phụ trách từ
năm 2000 đến nay1
. Có thể kể ra các nhà ngôn ngữ tiêu biểu đi theo hướng
nghiên cứu này như Jan Svartvik (1968), Peter French (1990), Roger Shuy
(1997), Coulthard, M. và Johnson, A. (2007), Gibbons và M.Teresa Turel
(2008), Olsson John (2009)…
Trên thế giới, nghiên cứu Ngôn ngữ học pháp luật quan tâm đến rất
nhiều vấn đề. Theo Gibbons và M.Teresa Turel [57] những phương diện của
ngôn ngữ học pháp luật gồm:
1) Ngôn ngữ văn bản pháp luật, chủ yếu là ngôn ngữ lập pháp;
2) Diễn ngôn pháp luật ở dạng nói, đặc biệt là ngôn ngữ tại những phiên
tòa và ngôn ngữ thẩm vấn của cảnh sát, cung cấp những bằng chứng ngôn ngữ
học trong giao tiếp tiếng ;
3) Dạy và học ngôn ngữ pháp luật ở dạng nói và dạng viết; giải thích; và
dịch thuật pháp luật.
1http://www.forensiclinguistics.net/summer_school.html
14
Trong phần tổng quan dưới đây, liên quan trực tiếp đến vấn đề đặc
điểm ngôn ngữ trong văn bản pháp luật, chúng tôi chỉ tập trung vào tình hình
nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật.
Nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật từ lâu đã được các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ học và liên ngành ở trên thế giới quan tâm và để lại
nhiều thành tựu. Các nghiên cứu về ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phục vụ
cho các mục đích ứng dụng như: xây dựng văn bản luật, giảng dạy ngôn ngữ
luật, dịch thuật văn bản pháp luật,... Từ đầu những năm 1960 trở lại đây đã có
nhiều nhà khoa học tên tuổi như: Hager (1960) [60], Mellinkoff (1963) [65],
Prederick Schauder (1982) [70], Bhatia (1987, 1993) [47, 48], Maley (1994)
[63], Peter Tiersma (1999) [71], … Hàng loạt những vấn đề nghiên cứu liên
quan đến ngôn ngữ trong văn bản pháp luật đã được đề cập đến, chẳng hạn
như:
1/ Bản chất của ngôn ngữ pháp luật (Peter Tiersma);
2/ Giáo dục ngôn ngữ trong trường luật (Jill Northcott);
3/ Ngôn ngữ và giao tiếp tiếng trong những tài liệu của hội đồng xét xử
(Chris Heffer);
4/ Nghiên cứu những quy tắc ngôn ngữ và hoạt động lập pháp, miêu tả
sự phát triển và những đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật (Peter Tiersma).
Peter Tiersma trong bài viết “Bản chất của ngôn ngữ pháp luật” (The
nature of legal language) [71, tr. 7] đã chỉ ra ngôn ngữ pháp luật chính là sản
phẩm của lịch sử đất nước, của chính quyền và của toàn bộ sự phát triển của
hệ thống pháp luật. Chính vì nguyên nhân lịch sử, ngôn ngữ pháp luật của
nước Anh chịu nhiều ảnh hưởng của ngôn ngữ La tinh và ngôn ngữ Pháp –
ngôn ngữ của những người Saxony và Scandinavia xâm lược mang đến. Hệ
quả là ngôn ngữ pháp luật của Anh mang những đặc điểm riêng: Một số ít
trường hợp từ được phát âm khác nhau hoặc viết chính tả khác nhau tùy từng
người nói; câu dài trường cú và phức tạp, chứa nhiều mệnh đề; cấu trúc câu bị
động, ngắn; hệ thống từ vựng nhiều và riêng biệt… Về mặt phong cách
15
chức năng, ngôn ngữ luật của Anh thường là ngôn ngữ cổ, nghi thức, phi cá
thể và dài dòng.
Có hai nội dung lớn về ngôn ngữ trong văn bản pháp luật được quan
tâm đó là: 1/ Đặc trưng ngôn ngữ cơ bản của hệ thống văn bản pháp luật và 2/
Nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật để ứng dụng trong dịch thuật.
Về miêu tả những đặctrưng ngôn ngữ cơ bản của văn bản pháp luật. Có
thể nói, khởi đầu cho việc nghiên cứu ngôn ngữ văn bản pháp luật là
Melinkoff 1963 với cuốn The Languageof the Law (1963). Tác giả được xem
là người đầu tiên đặt viên gạch trong địa hạt ngôn ngữ học pháp luật khi
nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ trong các văn bản pháp luật. Với cách đặt
vấn đề “The law is a profession of words” (Luật là công việc của ngôn từ), tác
giả đã khẳng định pháp luật được tạo nên bởi chất liệu ngôn ngữ, nên nghiên
cứu pháp luật không thể không nghiên cứu ngôn ngữ sử dụng trong pháp luật.
Theo tác giả, nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật cần tập trung vào một số vấn đề
chính như sau:
- Tìm ra những đặc điểm đặc trưng của ngôn ngữ được sử dụng trong
pháp luật;
- Chỉ ra sự khác biệt của việc sử dụng ngôn ngữ trong thể loại văn bản
này so với các thể loại văn bản khác.
Tác giả đặt vấn đề “so với ngôn ngữ được sử dụng trong đời sống thì
ngôn ngữ trong văn bản pháp luật có điểm gì khác biệt trong khi ngôn ngữ
trong văn bản pháp luật vẫn sử dụng phần lớn các từ ngữ, các mô hình câu,…
của ngôn ngữ bình thường. Điểm khác biệt lớn nhất trong văn bản pháp luật là
việc sử dụng nhiều phép lặp từ vựng nhằm đảm bảo tính chính xác của văn
bản pháp luật”. [Dẫn theo Nguyễn Văn Khang, 2014, tr. 501]
Tiếp sau công trình The Language of the Law của Melinkoff, nhiều công
trình nghiên cứu về ngôn ngữ pháp luật được công bố, những nội dung chủ
yếu được đặt ra nghiên cứu là:
16
1/ Phân chia thể loại ngôn ngữ pháp luật, chẳng hạn, theo Bhatia (1987)
[47] thể loại ngôn ngữ pháp luật bao gồm nhiều tiểu loại, các thể tiểu loại
khác nhau tùy thuộc vào mục đích giao tiếp trong từng ngữ cảnh cụ thể, các
sự kiện hoặc hoạt động giao tiếp liên quan, mối quan hệ xã hội hoặc mối quan
hệ chuyên môn giữa các thành viên tham dự vào các hoạt động giao tiếp. Kiến
thức nền giữa các thành viên được huy động vào giao tiếp và nhiều yếu tố
khác nữa. Các nét khác biệt giữa các tiểu loại này cũng được phản ánh trong
các nguồn tư liệu từ vựng – ngữ pháp và văn bản được huy động.
2/ Nghiên cứu chức năng của ngôn ngữ pháp luật, chẳng hạn, Heikki
E.S. Mattila (2006) [59] đã nghiên cứu chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ
pháp luật, những đặc trưng riêng của khái niệm và thuật ngữ pháp luật, di sản
luật Latin, những ngôn ngữ pháp luật hiện đại chủ yếu và cả những vấn đề
trong dịch thuật ngôn ngữ pháp luật.
Về nghiên cứu dịch thuậtngôn ngữ pháp luật cũng được quan tâm trong
bối cảnh toàn cầu hóa, đáp ứng nhu cầu trao đổi văn hóa, giao thương giữa
các quốc gia. Đặc biệt, trên thế giới đang hình thành những cộng đồng chung
thì hoạt động dịch thuật để tìm hiểu pháp luật của từng quốc gia là hết sức cần
thiết. Alcaraz Varo trong công trình nghiên cứu “Dịch thuật pháp luật” (Legal
translation) [56] quan tâm đến những “lỗ hổng” trong dịch thuật ngôn ngữ
pháp luật và những chủ đề gây tranh cãi khi chuyển ngữ giữa hai hệ thống luật
khác nhau. Thử thách thật sự nằm ở tính phức tạp và trừu tượng của ngôn ngữ
pháp luật. Ông cũng đề xuất những phương pháp đa dạng mà các nhà dịch
thuật sử dụng. Cùng mối quan tâm với Alcaraz Varo, tác giả Alenka Kocbek
của đại học Primorska có bài “Khung văn hóa của các văn bản pháp luật”
(The Cultural Embeddedness of Legal Texts) đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và
dịch thuật (Journal of Language & Translation) số 9 ngày 2/9/2008
[62]. Bài viết đề cập đến vai trò của khung văn hóa trong hoạt động dịch thuật
ngôn ngữ pháp luật từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích, trong bối cảnh
tiếng Anh vốn được coi là ngôn ngữ chung trên toàn thế giới. Tác giả tìm một
17
số giải pháp cho sự không tương ứng về những khái niệm và thuật ngữ pháp
luật trong hai ngôn ngữ như sáng tạo ra những thuật ngữ mới và nâng cao hiểu
biết về luật của ngôn ngữ đích...
Và cũng nghiên cứu ngôn ngữ học pháp luật, gần 20 năm trở lại đây ở
Trung Quốc vấn đề này cũng được quan tâm thỏa đáng, tập trung và hai lĩnh
vực: a) nghiên cứu lý luận ngôn ngữ học pháp luật như: xác định vị trí của
chuyên ngành ngôn ngữ học pháp luật, nội dung nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu của ngôn ngữ học pháp luật; về đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật:
văn bản, phong cách và tu từ pháp luật, tính chính xác và hàm ẩn, quy phạm
hóa ngôn ngữ pháp luật, đặc điểm từ ngữ trong ngôn ngữ pháp luật; b) nghiên
cứu ngôn ngữ học pháp luật kết hợp với thực tiễn tư pháp: nghiên cứu ngôn
ngữ pháp luật dựa trên hành vi ngôn ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ sử dụng trong
tòa án, xây dựng kho ngữ liệu về văn bản pháp luật. [Vũ Thị Minh Huyền,
2017, tr.19-21].
Như vậy, những kết quả của hướng nghiên cứu này có thể ứng dụng vào
việc dạy và học phong cách ngôn ngữ luật trong các trường luật, hữu ích với
cả những dịch giả trong lĩnh vực ngôn ngữ pháp luật, những luật sư có nhu
cầu tìm hiểu thông tin về pháp luật. Nói chung, những nghiên cứu này đóng
góp vào việc nâng cao hiểu biết về pháp luật, hữu ích cho người làm luật lẫn
người sử dụng luật.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật ở Việt Nam
Ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học pháp luật này vẫn chưa
tạo được một đường hướng nghiên cứu riêng biệt. Có thể điểm qua các
khuynh hướng nghiên cứu chính về ngôn ngữ học pháp luật ở Việt Nam:
(i) Hướng nghiên cứu theo phong cách học
Khuynh hướng này nghiên cứu những loại hình văn bản pháp luật khác
nhau tùy hệ thống luật pháp của mỗi nước. Chẳng hạn như ở Việt Nam, những
loại hình văn bản đó có thể là những văn bản quy phạm pháp luật được
18
tạo ra trong hoạt động hành pháp còn gọi là văn bản quản lí hành chính nhà
nước và văn bản dưới luật; những văn bản lập hiến lập pháp do Quốc hội ban
hành bao gồm Hiến pháp, bộ luật, luật, pháp lệnh; những văn bản do Viện
kiểm sát, Tòa án ban hành bao gồm các cáo trạng, bản án…
Khi nghiên cứu các văn bản pháp luật dưới góc độ của phong cách học,
các nhà nghiên cứu thường xếp chúng vào phạm vi ngôn ngữ hành chính,
thuộc phong cách hành chính – công vụ. Từ thực tế hệ thống chính trị của
Việt Nam, để thực hiện quyền hành pháp, các cơ quan hành chính không chỉ
là các cơ quan nhà nước thực hiện quyền hành pháp, mà còn là các tổ chức
Đảng, chính trị xã hội khác nữa.
Một số đặc điểm cơ bản và vị trí của ngôn ngữ trong thể loại văn bản
pháp luật tiếng Việt được trình bày trong các công trình về phong cách học.
Cù Đình Tú (1991) [44] xếp văn bản pháp luật là một tiểu loại thuộc phong
cách hành chính; Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Hàm (1997) trong Văn
bản và lưu trữ đại cương [33] thì gọi chúng là văn bản quản lý nhà nước.
Đồng tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1997) trong Phong cách
học tiếng Việt [19] và Lưu Kiếm Thanh (2010) trong Ngôn ngữ văn bản quản
lý hành chính nhà nước [37] đều xếp văn bản pháp luật vào phong cách hành
chính - công vụ. Vũ Thị Sao Chi (2012) trong Đề tài cấp Bộ Nghiên cứu, khảo
sát ngôn ngữ hành chính tiếng Việt phụcvụ cho việc xây dựng Luật ngôn ngữ
ở Việt Nam) [1] và Phạm Thị Ninh (2014) trong luận án “Phong cách ngôn
ngữ hành chính” [31], Vũ Thị Sao Chi (2015) trong "Phong cách ngôn ngữ
hành chính" và (2017) trong "Sơ thảo Phong cách học định lượng tiếng Việt
hiện đại" cũng nghiên cứu ngôn ngữ trong các văn bản hành chính theo hướng
phong cách học như thế này. Các công trình này đều tập trung phân loại và
nêu lên một số đặc điểm về từ vựng, cú pháp và văn bản pháp luật với tư cách
là một tiểu loại của “Phong cách hành chính-công vụ”. Do đó theo các tác giả
này, văn bản luật cũng mang đầy đủ các đặc điểm của “Phong cách hành
chính-công vụ”.
19
Nguyễn Hữu Đạt [5] xác định các văn bản như: Hiến pháp, các bộ luật,
sắc lệnh, nghị định...là một tiểu loại của phong cách hành chính-công vụ.
Trong công trình của mình, tác giả chỉ rõ, đây là phong cách được sử dụng để
trao đổi những công việc hành chính sự vụ hàng ngày giữa các cơ quan hành
chính, các đoàn thể, các cấp từ trung ương xuống địa phương với các thành
viên và bộ phận xã hội có liên quan. Tác giả còn chỉ ra một số đặc điểm của
phong cách này là tính khuôn mẫu đồng loạt; tính phi biểu cảm; tính hệ thống,
đồng bộ và thống nhất; tính ngắn gọn, súc tích và không đa nghĩa; tính trang
trọng và tính quốc tế; tính quy ước và khả biến theo thời gian.
Cù Đình Tú [44] cũng xếp các văn văn bản Hiến pháp, luật, bộ luật,
điều lệ, nội quy...vào phong cách hành chính tiếng Việt và chỉ ra những đặc
điểm riêng của phong cách này là mang tính thể thức, nghiêm trang về hình
thức.
Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa [19] nghiên cứu sâu và hệ thống
hơn đối với ngôn ngữ của thể loại văn bản pháp luật. Hai tác giả này cũng xếp
các văn bản pháp luật thuộc phong cách hành chính-công vụ, thuộc kiểu văn
bản pháp quyền đối lập với các kiểu văn bản quân sự, ngoại giao và văn thư.
Các tác giả này cũng chỉ ra một cách chi tiết chức năng và đặc trưng của cả
phong cách hành chính công vụ nói chung và văn bản pháp luật nói riêng.
Về chức năng ngôn ngữ, phong cách này thực hiện hai chức năng chính
là chức năng thông báo và chức năng sai khiến. Hai chức năng này tạo cho
các văn bản hành chính-công vụ một màu sắc phong cách, đặc biệt là sự bắt
buộc thi hành đều được thông báo. Về đặc điểm ngôn ngữ, theo Đinh Trọng
Lạc và Nguyễn Thái Hòa, loại văn bản này mang tính chính xác, minh bạch,
tính nghiêm khắc khách quan và tính khuôn mẫu cao.
Vũ Thị Sao Chi (2012) [1] trong đề tài cấp Bộ của mình đã chỉ ra những
đặc điểm của văn bản hành chính về từ ngữ, câu, cách sử dụng dấu câu,… để
từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị trong việc xây dựng Luật ngôn ngữ
ở Việt Nam. Bởi theo tác giả Vũ Thị Sao Chi, cùng với sự phát triển của đất
20
nước, các văn bản pháp luật và văn bản hành chính tăng lên không ngừng.
Cũng chính từ sự phát triển ấy, tiếng Việt nói chung và tiếng Việt hành chính
nói riêng cần phải được chuẩn hóa mới có thể đáp ứng được khả năng biểu đạt
chính xác, nhất là trong các hoạt động pháp luật và hành chính.
Phạm Thị Ninh (2014) [31] trong luận án “Phong cách ngôn ngữ hành
chính” đã mô tả các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản hành
chính ở các cấp độ: từ ngữ, câu, văn bản; đúc rút được những tính chất cơ bản
hay đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính; từ đó đề xuất việc áp
dụng những kết quả nghiên cứu về phong cách hành chính và công tác chuẩn
hóa tiếng Việt hành chính.
Trong các nghiên cứu về văn bản pháp luật tiếng Việt còn có thể kể đến
các tài liệu viết về soạn thảo văn bản quản lý nhà nước như Nguyễn Văn
Thâm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Hàm, Trần Anh Nhân, Nguyễn Anh
Tú, Nguyễn Đăng Dung và Hoàng Trọng Phiến... Đáng chú ý là phần nghiên
cứu về các văn bản pháp luật thuộc loại “Văn bản quản lý nhà nước” của
Vương Đình Quyền và Nguyễn Văn Hàm [33], Nguyễn Đăng Dung và Hoàng
Trọng Phiến. Các tác giả này đã hệ thống được các loại văn bản pháp luật
dưới tên gọi “Văn bản quản lý nhà nước” gồm Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh,
Nghị quyết...và chỉ ra những đặc điểm quan trọng của loại văn bản này. Tuy
nhiên, những công trình kể trên không tập trung phân loại văn bản và mô tả
thể thức, cấu trúc văn bản, đề ra các yêu cầu và quy trình của việc soạn thảo
các văn bản pháp luật tiếng Việt. Đây sẽ là những tài liệu quan trọng khi
nghiên cứu đặc điểm văn bản pháp luật. Các công trình này đều tập trung
phân loại và nêu lên một số đặc điểm về từ vựng, cú pháp và văn bản của văn
bản pháp luật với tư cách là một tiểu loại của "phong cách hành chính - công
vụ". Theo các tác giả này, văn bản luật cũng mang đầy đủ các đặc điểm của
"phong cách hành chính - công vụ". Các công trình kể trên nghiên cứu chung
về phong cách và các phong cách chức năng tiếng Việt, cho nên xét riêng về
phong cách ngôn ngữ hành chính thì chỉ mới dừng lại ở những nét phác thảo,
21
khái quát các đặc trưng phong cách và một vài đặc điểm của việc sử dụng các
phương tiện ngôn ngữ.
(ii) Hướng nghiên cứu theo phương phápphântích diễn ngôn
Hướng nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật theo phương pháp phân tích diễn
ngôn là một khuynh hướng xuất hiện trong khoảng 20 năm gần đây. Tiêu biểu
có thể kể đến luận án Lê Hùng Tiến (1998) "Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật
trong văn bản pháp luật"; luận án “Khảo sát chức năng ngôn ngữ văn bản
quản lí nhà nước qua phương pháp phân tích diễn ngôn” của Nguyễn Thị Hà
(2001); luận án “Phântích ngôn ngữvăn bản pháp luậtqua văn văn bản Hiến
pháp Hoa Kì và Hiến pháp Việt Nam” của Dương Thị Hiền (2008); luận án
“Biểu hiện của mạch lạc trong thể loại báo cáo và tờ trình thuộc văn bản
hành chính – công vụ” của Nguyễn Thị Hường (2010).
Nhìn chung, hướng nghiên cứu văn bản theo hướng phân tích diễn ngôn
và phân tích diễn ngôn phê phán - một nhánh của phân tích diễn ngôn xuất
hiện muộn hơn - là một đường hướng hứa hẹn nhiều kết quả thú vị. Nếu như
những nghiên cứu theo hướng phong cách học đáp ứng yêu cầu về kĩ thuật
soạn thảo các loại văn bản hành chính, văn bản pháp luật thì những nghiên
cứu theo hướng phân tích diễn ngôn lại có giá trị đáp ứng những yêu cầu cấp
thiết về nâng cao kĩ thuật lập pháp và cải cách thủ tục hành chính trong giai
đoạn hiện nay. Hướng nghiên cứu này còn có thể mở ra hướng nghiên cứu so
sánh pháp luật giữa những hệ thống pháp luật khác nhau.
Nghiên cứu của Lê Hùng Tiến [35] được xem là một trong những công
trình đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn của Bhatia,
Swales và Maley để chỉ ra một số đặc điểm đặc trưng về từ vựng, ngữ pháp và
văn bản trong văn bản pháp luật. Đây là một cách nhìn văn bản dưới góc độ
chức năng và dụng học. Lê Hùng Tiến đã ứng dụng những luận điểm hiện đại
của ngữ pháp chức năng hệ thống để phân tích ngôn ngữ các văn bản luật (chủ
yếu lấy từ Bộ Luật Dân sự và Hình sự). Công trình đã mô tả, giải thuyết
22
các phương tiện từ vựng, ngữ pháp như động từ ngữ vi, câu ngữ vi, từ tình
thái, hệ thuật ngữ luật pháp được sử dụng trong các văn bản luật nhằm hoàn
thành chức năng giao tiếp tiếng của thể loại văn bản này. Luận án nghiên cứu
phân tích diễn ngôn văn bản pháp luật tiếng Việt có đối chiếu với các đặc
điểm tương ứng của diễn ngôn văn bản pháp luật tiếng Anh và từ đó rút ra gợi
ý cho việc dịch thuật văn bản pháp luật từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
Tiếp sau nghiên cứu của Lê Hùng Tiến có thể kể đến công trình của
Dương Thị Hiền [9], tác giả Dương Thị Hiền đã ứng dụng lí thuyết phân tích
diễn ngôn phê phán vào phân tích văn bản pháp luật. Nếu như trước đó, vào
những năm 1998, Lê Hùng Tiến mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng phương
pháp phân tích diễn ngôn ứng dụng thì năm 2008 Dương Thị Hiền đã sử dụng
phương pháp phân tích diễn ngôn phê phán để chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ
trong Hiến pháp Hoa Kỳ và so sánh với các đặc điểm ngôn ngữ trong Hiến
pháp Việt Nam 1992. Việc phân tích và so sánh hai văn bản pháp luật của hai
quốc gia nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật và
dịch thuật giữa hai ngôn ngữ, từ đó ứng dụng việc nâng cao năng lực xây
dựng pháp luật.
Có thể nói tiếp theo hai tác giả trên thì sau này đã có nhiều công trình
tiếp nối ứng dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu các thể loại
văn bản khác nhau, không chỉ là văn bản pháp luật. Nó tạo ra một luồng
không khí mới trong nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam.
(iii) Hướng nghiên cứu theo lí thuyết hành động ngôn từ
Hiện nay, có một số đề tài đã nghiên cứu về hành động ngôn từ cầu
khiến trong văn bản hành chính (trong đó bao gồm văn bản quy phạm pháp
luật) dưới ánh sáng của lí thuyết Hành động ngôn từ. Lí thuyết hành động
ngôn từ là lí thuyết xương sống của Ngữ dụng học được áp dụng vào nghiên
cứu các văn bản hành chính như luận văn “Câu cầu khiến trong văn bản hành
chính” của Nguyễn Thị Thanh Nga [29], luận văn “Hành động ngôn từ điều
23
khiển trong văn bản hành chính”của Phan Xuân Dũng [4]…Có thể thấy, chức
năng nổi trội của văn bản pháp luật nói riêng, văn bản hành chính nói chung là
chức năng pháp lí, chức năng điều hành và quản lí xã hội nên hành động ngôn
từ cầu khiến mang tính đặc trưng cho thể loại văn bản này. Nghiên cứu hành
động ngôn từ cầu khiến cũng góp phần nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng
ngôn từ trong văn bản hành chính nói chung, văn bản quy phạm pháp luật nói
riêng.
(iv) Hướng nghiên cứu sự biến đổi ngôn ngữ trong các văn bản
Đi theo khuynh hướng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội, nghiên cứu
về sự biến đổi ngôn ngữ trong văn bản đã có một số công trình nghiên cứu
như sau: Lê Quang Thiêm, Phạm Thị Hằng, Bùi Thị Thanh Lương, Nguyễn
Thị Kim Loan, Nguyễn Thị Ly Na, …
Điểm qua các khuynh hướng nghiên cứu trên về nghiên cứu ngôn ngữ
trong văn bản pháp luật có thể nhận thấy hai điểm chính:
Thứ nhất, ngôn ngữ pháp luật đã bước đầu được các nhà Việt ngữ học
khai thác nhưng hầu như các tác giả mới quan tâm đến ngôn ngữ văn bản pháp
luật chung chung trong một đối tượng văn bản rộng lớn hơn đó là văn bản hành
chính. Đối tượng “văn bản pháp luật” chưa được tách ra xem xét một cách độc
lập, hoặc hòa trộn vào nội dung thuật ngữ “văn bản hành chính”, hoặc dưới dạng
một đạo luật cụ thể (như Lê Hùng Tiến, Một số đặc điểm ngôn ngữ pháp luật
tiếng Việt, tư liệu nghiên cứu là Luật Dân sự). Hiến pháp là một loại văn bản
pháp luật, một loại văn bản pháp luật đặc biệt, có tính khái quát, co dãn, bao
trùm, hầu như chỉ có phần giả định và quy định; không có phần chế tài là một
đặc điểm khác biệt so với các thể loại văn bản pháp luật khác nhưng hầu như
chưa được giới Việt ngữ học quan tâm đến một cách độc lập, riêng biệt để
nghiên cứu. Vậy, về mặt từ, ngữ, câu trong văn văn bản Hiến pháp có điều gì
khác biệt? Đó cũng chính là câu hỏi được đặt ra để trả lời trong luận án này.
24
Thứ hai, các công trình nghiên cứu Việt ngữ học đã bước đầu tìm hiểu
những nguồn lực ngôn từ: từ vựng, cú pháp… phản ánh những đặc tính cơ
bản đặc trưng của văn bản hành chính (trong đó có văn bản quy phạm pháp
luật) là tính chính xác, minh bạch, tính hiệu lực cao. Tuy nhiên, việc đi sâu
hơn nữa nhằm lí giải những giá trị văn hóa tiềm ẩn, hệ tư tưởng và quyền lực
ẩn, các nhân tố xã hội tác động đến ngôn ngữ pháp luật thì cánh cửa khai thác
còn rộng mở.
Có thể nói ngôn ngữ học pháp luật, đặc biệt là ngôn ngữ trong hoạt
động lập pháp, vẫn còn là một mảnh đất còn bỏ ngỏ trong Việt ngữ học.
Trong tương lai, cần thiết phải có những nghiên cứu trên cơ sở các kết quả
phân tích, kết hợp tri thức ngôn ngữ học và luật học, để góp phần hoàn thiện
pháp luật lập pháp, từng bước nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội
phạm, đồng thời đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước và xã hội.
1.1.1.4. Nghiên cứu văn văn bản Hiến pháp từ góc độ ngôn ngữ học
Văn văn bản Hiến pháp với tư cách là một đối tượng nghiên cứu của
ngôn ngữ học ở Việt Nam, đã được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu ở các
mặt sau:
Thứ nhất, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các chế định của Nhà nước
Việt Nam về ngôn ngữ được thể hiện trong Hiến pháp (Nguyễn Thiện Giáp,
2004; Nguyễn Văn Khang, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015; Nguyễn Thị
Ly Na, 2010).
Thứ hai, luận án của Dương Thị Hiền, 2008, đã ứng dụng lí thuyết phân
tích diễn ngôn phê phán đã phân tích các phương tiện ngôn ngữ thể hiện 3
siêu chức năng ngôn ngữ của Hiến pháp Hoa Kỳ có so sánh với Hiến pháp
Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) đó là các chức năng tư tưởng, chức
năng liên nhân và chức năng tạo lập văn bản.
25
Thứ ba, trong đề tài cấp Bộ năm 2012, tác giả Nguyễn Văn Khang đã
chỉ ra các đặc trưng chung của ngôn ngữ pháp luật dựa vào 4 văn bản Hiến
pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992.
Việt Nam hiện nay có 5 bản Hiến pháp ra đời trong từng bối cảnh lịch
sử khác nhau, vì vậy, mà ngôn ngữ được sử dụng trong từng bản Hiến pháp
cũng có sự biến đổi. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu
để chỉ ra sự biến đổi ngôn ngữ pháp luật một cách toàn diện trong các bản
Hiến pháp đó. Vì vậy, để tiếp tục hoàn thiện các nghiên cứu của mình, cũng
như mong muốn đưa ra một bức tranh tổng thể về các đặc điểm ngôn ngữ
pháp luật trong các bản Hiến pháp cũng như chỉ ra sự biến đổi ngôn ngữ trong
Hiến pháp dưới tác động của các nhân tố xã hội mà chúng tôi chọn đề tài
“Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam” để
nghiên cứu.
26
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN
1.2.1. Những vấn đề chung về văn bản pháp luật
1.2.1.1. Mộtsố vấn đề về văn bản quyphạm pháp luật: Cáckhái niệm
“văn bản”, “văn bản quản lý”, “văn bản quản lý nhà nước", "văn bản quy
phạm pháp luật"
Văn bản quy phạm pháp luật thuộc loại văn bản quản lý nhà nước, cũng là
đối tượng nghiên cứu của luận án, vì thế, trong luận án này, chúng tôi sẽ lần lượt
trình bày các khái niệm về văn bản, văn bản quản lý, văn bản quản lý nhà nước.
Về khái niệm Văn bản. Theo thống kê của tác giả Diệp Quang Ban có
khoảng 15 định nghĩa khác nhau. Theo tác giả này, định nghĩa của Asher có
thể coi là có tính khái quát cao, bao gồm được nhiều quan niệm về văn bản.
Asher cho rằng văn bản là "(1) Một quãng viết hay một phát ngôn, lớn hoặc
nhỏ, mà do cấu trúc, đề tài – chủ đề… của nó, hình thành nên một đơn vị, loại
như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường…(2) Văn
học. Trước hết được coi như một tài liệu viết, thường đồng nghĩa với sách.
[…] (3) Trong PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN, đôi khi được đánh đồng với ngôn
ngữ viết, còn diễn ngôn thì được dành cho cả ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn
được dùng bao gồm cả văn bản (Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong
tiếng Việt, tr. 17-18]).
Về khái niệm Văn bản quản lý. Căn cứ vào chức năng của văn bản thì
chia văn bản thành hai loại là văn bản quản lý và văn bản không có chức năng
quản lý.
Văn bản quản lí là phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các
quyết định quản lý hoặc các thông tin cần thiết hình thành trong hoạt động
quản lý được. Văn bản quản lí có chức năng cơ bản là cung cấp các thông tin
về pháp lý, quản lý điều hành và cả chức năng thông tin về mặt văn hóa, xã
hội, giáo dục. Văn bản quản lý thể hiện tính pháp lý, tính mệnh lệnh, chỉ huy,
tính thống nhất về hình thức và nội dung trong các lĩnh vực quản lý.
27
- Về khái niệm văn bản quản lý nhà nước. Dựa vào chức năng quản lý
nhà nước có thể chia văn bản quản lý thành hai loại là văn bản quản lý nhà
nước và văn bản quản lý không mang quyền lực nhà nước. Theo Lưu Kiếm
Thanh (2010), “văn bản quảnlý nhà nước được sử dụng trong các hoạt động
quản lý nhà nước, bao gồm những quyết định, thông tin quản lý thành
văn do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, có trình tự,
thủ tục, hình thức nhất định và được đảm bảo về thi hành bằng những biện
pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước
hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân” [Lưu Kiếm
Thanh (chủ biên), Ngôn ngữ văn bản quản lý hành chính nhà nước, Nxb Khoa
học và Kĩ thuật, H., 2010)].
Về khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp
luật là “văn bản do cơ quan nhà nướcban hành hoặcphốihợp ban hành theo
thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc
trong Luậtban hành văn bản quyphạm phápluậtcủa Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung,
được Nhà nước bảođảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”. (Điều
1, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008).
Cũng trong Khoản 2, điều 1 của Luật Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2008 đã quy định: “Văn bản do cơ quan nhà nước ban
hành hoặcphối hợp ban hành không đúng thẩm quyền,hình thức, trình tự, thủ
tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luậtcủa Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thì không phải là
văn bản quy phạm pháp luật”.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm có các văn bản sau: “1.
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; 2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội; 3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; 4. Nghị định
của Chính phủ; 5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 6. Nghị quyết của
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án
28
nhân dân tối cao; 7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao; 8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; 9. Quyết định
của Tổng Kiểm toán Nhà nước; 10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường
vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính
trị - xã hội; 11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; 12.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.”
(Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
1.2.1.2. Mộtsố vấn đề về ngôn ngữ pháp luật
i) Các khái niệm “luật”, “luậtpháp”,“pháp luật”
Trong tiếng Việt hiện nay, có 4 khái niệm cần được phân biệt: luật, luật
pháp, phápluật và pháp lý.
- "Luật" tương ứng với Law trong tiếng Anh, và 律 (luật) trong tiếng
Hán, Loi trong tiếng Pháp. Khái niệm khác với "luật" (Loi) tiếng La-tin
“ligare” nghĩa là trói buộc
- "Luật pháp" hay "pháp luật" tương đương với hoặc The Law, 法 律
(pháp luật) và Droit. Khái niệm “pháp luật” "luật pháp" (droit) có xuất xứ La-
tin “directum” để chỉ sự ngay thẳng, sự chính trực.
- "Pháp lý" tương đương với Legaltrong tiếng Anh, Juridiquetrong
tiếng Pháp. Khái niệm “Pháp lý” (juridique) xuất phát từ tiếng La-tin “Jus”
nghĩa là các quy định của pháp luật.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Luật: (…) 3. Pháp luật (nói tắt). 4. Văn
bản do cơ quan quyền lực nhà nước tối cao ban hành, quy định những phép
tắc trong quan hệ xã hội buộc mọi người phải tuân theo. Pháp luật: cn. luật
pháp. Những quy phạm hành vi do nhà nước ban hành mà mọi người dân
29
buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã
hội (nói tổng quát). Pháp lý: lý luận, nguyên lý về pháp luật. [Từ điển tiếng
Việt, Hoàng Phê (chủ biên), 2010, tr. 761 và tr. 985]. Như vậy, Luật, Pháp
luật, Luật pháp trong tiếng Việt chỉ là biến thể của một từ. Và trong các giáo
trình, từ điển chuyên ngành Luật học thì thuật ngữ Pháp luật được lựa chọn
để sử dụng chính thức. Còn Pháp lý lại là hệ thống lý luận, những nguyên lý
hoạt động về pháp luật. Nếu như pháp luật là một cái khung thì pháp lý chính
là những cơ sở khoa học vận hành trong cái khung đó.
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ Pháp luật để thống nhất
và làm việc. Pháp luật theo định nghĩa trong Giáo trình lý luận chung về nhà
nước và pháp luật "là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và
bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân
tố điều chỉnh các quan hệ xã hội” [Giáo trình lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, Đại học luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân 2008, tr.]
ii) Kháiniệm ngôn ngữ pháp luật
Tác giả Nguyễn Văn Khang (2014) trong cuốn “Chính sách ngôn ngữ
và Lập pháp ngôn ngữ" cho rằng: “Ngôn ngữ pháp luật thuộc nội dung nghiên
cứu của ngôn ngữ học pháp luật. Ngôn ngữ học pháp luật là một phân ngành
khoa học liên ngành giữa khoa học pháp lý và ngôn ngữ học. Đối tượng
nghiên cứu của nó là ngôn ngữ được sử dụng trong pháp luật. Ngôn ngữ học
pháp luật được hình thành trên cơ sở sự phát triển của khoa học ngôn ngữ liên
ngành như ngữ dụng học, ngôn ngữ học tâm lí, ngôn ngữ học xã hội, v.v. Nói
cách khác, sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ học pháp luật là do nhu cầu
cần phải nghiên cứu một cách sâu sắc hơn các vấn đề về pháp luật từ góc độ
ngôn ngữ học, cụ thể là dưới ánh sáng của lý thuyết ngôn ngữ học xã hội, ngữ
pháp chức năng, hành động ngôn ngữ, phân tích hội thoại, trong mối quan hệ
giữa năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp tiếng ,...”. [Nguyễn Văn Khang,
2014, tr.]
30
“Luật là công việc của ngôn từ" (The law is a profession of words)
[Mellinkoff David (1963), The Language of the Law]. Tác giả Mellinkoff –
một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đặt nền móng nghiên cứu ngôn ngữ
trong văn bản pháp luật cho rằng, do pháp luật được tạo nên bởi chất liệu
ngôn ngữ, nên nghiên cứu ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ thiết yếu để
nghiên cứu pháp luật. Ngôn ngữ học pháp luật có trọng tâm nghiên cứu mọi
vấn đề ngôn ngữ liên quan đến pháp luật. Cụ thể: 1) phong cách học pháp luật
(các hành vi xét xử tại tòa án như lời bào chữa của của luật sư, lời luận tội của
thẩm phán, các vấn đề đa ngữ trong xét xử …); 2) lời khai (ghi chép, nghe
ghi…); 3) ngôn ngữ trong tài liệu chứng cứ (các chứng cứ ngôn ngữ, ngôn
ngữ của người nhỏ tuổi tại tòa…); 4) ngữ âm học pháp luật (vấn đề thanh học,
xử lý phần mềm…); bút tích học (ngôn ngữ trong văn bản giám định, chữ
kí…).
Trong những trọng tâm nghiên cứu đó của ngôn ngữ học pháp luật có
một câu hỏi được đặt ra là, ngôn ngữ pháp luật sử dụng phần lớn các từ ngữ,
các mô hình câu, cách phát âm của ngôn ngữ bình thường, vậy ngôn ngữ được
sử dụng trong pháp luật có những đặc điểm gì khác biệt so với ngôn ngữ được
sử dụng trong đời sống?
Mellinkoff đã đưa ra một ví dụ về việc lặp lại từ ngữ để nhấn mạnh đến
tính chính xác của văn bản pháp luật, khác với các văn bản khác có thể dùng
đại từ thay thế. Ví dụ:
(i) I boughta car yesterday, it is very expensive.
(ii) I boughta car yesterday, the car is very expensive.
Tác giả của “The Language of the Law” khẳng định: câu (i) là ngôn
ngữ bình thường; câu (ii) là thuộc ngôn ngữ pháp luật. Khẳng định trên được
Mellinkoff giải thích: câu (ii) thay cho việc dùng it (được coi là để tránh lặp
lại trong giao tiếp tiếng thông thường) là việc lặp lại the car để chính xác hóa.
31
Tương tự như trường hợp trên, tác giả Melinkoff còn lấy thêm ví dụ,
cụm từ the said document (văn bản đã nói ở trên). Theo tác giả trong văn bản
pháp luật tiếng Anh thường xuất hiện, cụm từ trên có chứa từ said là quá khứ
của say để làm cho the document không bị mơ hồ.
“Ngôn ngữ pháp luật là một dạng tiêu biểu của ngôn ngữ phong cách
hành chính (administrative style)”. Nhận định này đã tồn tại từ lâu trong quan
niệm truyền thống của giới ngôn ngữ học như các tác giả Hoàng Trọng Phiến,
Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Hữu Đạt. Ngôn ngữ pháp luật sử dụng trong
phong cách hành chính phần lớn tồn tại ở dạng viết (dạng nói vẫn tồn tại
nhưng ít hơn), cụ thể là văn bản hành chính luật và các văn bản quy phạm
pháp luật (văn bản pháp quy).
Hiện nay, ngôn ngữ học hậu cấu trúc phát triển một cách mạnh mẽ,
trong đó có ngôn ngữ học giao tiếp tiếng . Cùng trong xu hướng đó, ngôn ngữ
học pháp luật giao tiếp tiếng được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học giao tiếp
tiếng chú ý nghiên cứu. Ngôn ngữ được sử dụng trong những phiên tòa, lời
khai trực tiếp trong những bản án,… là một trong những nội dung được đề cập
đến của ngôn ngữ học giao tiếp tiếng . Và dù ngôn ngữ pháp luật tồn tại ở
dạng nói hay dạng viết thì một trong những đặc điểm của ngôn ngữ học pháp
luật là ngôn ngữ có tính quyền lực và ràng buộc cao giữa các nhân vật trong
quá trình giao tiếp tiếng . Về vấn đề này, tác giả Nguyễn Văn Khang cho rằng
“ngôn ngữ có tính quyền lực là vì nó phản ánh ý chí của chủ thể lập pháp; có
tính ràng buộc là vì nó biểu thị quy chuẩn pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp
liên quan đến hành vi của con người”. [Nguyễn Văn Khang, 2014, tr. 107 ]
iii) Đặc điểm chung về ngôn ngữpháp luậttrong văn bản pháp quy
Như trên đã trình bày, ngôn ngữ pháp luật tồn tại ở cả hai dạng là nói
hoặc viết. Tuy nhiên, nhiệm vụ của luận án này là chỉ ra các đặc điểm ngôn
ngữ pháp luật trong các văn bản Hiến pháp, mà Hiến pháp tồn tại ở dạng văn
bản, nên trong luận án này chúng tôi chỉ quan tâm đến những đặc điểm chung
32
về ngôn ngữ pháp luật trong văn bản pháp luật, và coi đó là cơ sở lí luận để
chúng tôi triển khai các nội dung của Luận án.
Theo luật định, ngôn ngữ trong các văn phạm pháp quy được quy định
rõ trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 luật như sau:
“Điều 5. Ngôn ngữ, kỹ thuậtvăn bản quy phạm phápluật
1. Ngôn ngữtrong văn bản quyphạm pháp luậtlà tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác,
phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.”
Về phong cách, các văn bản pháp luật tuân theo những đặc trưng chung
của phong cách hành chính. Tác giả Đinh Trọng Lạc (1999) trong giáo trình
Phong cách học tiếng Việt, đã dẫn lại quan điểm của I.V. Acnôn và tác giả
Acnôn cho rằng, dựa vào cách phân loại về chức năng văn bản thì có 2 loại
chức năng là chức năng giao tiếp tiếng cơ bản (chức năng giao tiếp tiếng lí trí)
và chức năng bổ sung (chức năng ý nguyện, chức năng cảm xúc, chức năng
giao tiếp tiếng , chức năng thẩm mĩ)”. Và theo tác giả Đinh Trọng Lạc, chức
năng giao tiếp tiếng lý trí (thông báo) và chức năng ý chí (sai khiến) là hai
chức năng của ngôn ngữ phong cách hành chính được cụ thể hóa và hiện thực
hóa trong văn bản quy phạm pháp luật.
Đinh Trọng Lạc (1999) cũng đề xuất 3 tiêu chí cũng đồng thời là 3 đặc
điểm nổi bật của ngôn ngữ văn bản pháp luật, đó là: 1) tính khuôn mẫu; 2)
tính chính xác – minh bạch và 3) tính nghiêm túc – khách quan xuất phát từ
hai chức năng trên của văn bản quy phạm pháp luật. [...., tr55]
Nguyễn Thế Truyền (2002) chú trọng vào đặc điểm của ngôn ngữ trong
văn bản pháp luật đã đưa ra các 5 tiêu chí của ngôn ngữ văn bản pháp luật, đó
là: 1) tính trang trọng, nghiêm túc; 2) tính bắt buộc phải thực hiện; 3) tính
chính xác, chặt chẽ, rõ ràng; 4) tính khuôn mẫu; 5) tính xác thực khách quan
[47, tr. 370]
Nguyễn Văn Khang (2012) trong công trình cấp Bộ "Cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam", chương 4, có nêu các
33
tiêu chí của ngôn ngữ văn bản pháp luật đó là: 1) tính khái quát; 2) tính chính
xác, tính nhất quán và tính linh hoạt; 3) tính rõ ràng 4) tính chuyên môn; 5)
tính thông dụng; 6) tính giản ước.
Về tính khái quát. Văn bản pháp luật thường ra đời trong một thời điểm
cụ thể nhất định, nhưng lại được áp dụng trong một thời hạn tương đối dài,
thậm chí không thay đổi. Tuy nhiên, những hành vi xã hội lại luôn thay đổi
không ngừng, nhanh chóng, thậm chí thay đổi rất khó lường và phức tạp.
Những hành vi pháp luật đó đôi khi lại không thể giống với những hành vi
pháp luật được quy định trong văn bản pháp luật thời điểm trước đó. Cho nên,
văn bản pháp luật phải mang tính khái quát, co dãn để có thể bao trùm được
hết các hành vi xã hội đó. Văn bản pháp luật một mặt phải rất chính xác,
nhưng một mặt phải mang tính khái quát để có thể lường hết được những tình
huống phức tạp có thể diễn ra trong tương lai. Về đặc tính này có thể lấy Hiến
pháp Mĩ làm ví dụ. Hiến pháp Mĩ ra đời từ năm 1787 và suốt hơn 230 năm
qua, Hiến pháp Mĩ vẫn không thay đổi. Hiến pháp Mĩ vẫn được áp dụng và
hoạt động một cách có hiệu quả, là căn cứ pháp luật để thực thi pháp luật, xây
dựng và phát triển Hợp chủng quốc cường mạnh, đứng vị trí số một về nhiều
mặt trên thế giới như hiện nay. Hiến pháp Mĩ là một biểu hiện của tính khái
quát trong văn bản quy phạm pháp luật.
Về tính chính xác, tính nhất quán và tính linh hoạt. Để đảm bảo sự
công bằng, nghiêm minh của pháp luật, văn bản pháp luật phải chính xác và
nhất quán. Bởi vì, chỉ có sự chính xác và nhất quán trong xét xử thì mới đảm
bảo tính công minh của pháp luật. Cùng một tội danh, cùng vi phạm một một
tội thì phải được xử lí nhất quán. Tuy nhiên, thực tế lại muôn màu muôn vẻ,
trong pháp luật, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật cũng cần có tính linh hoạt
để người phán quyết có thể chủ động trong xét xử.
Về tính rõ ràng. Tác giả Nguyễn Văn Khang phân biệt tính chính xác
và tính rõ ràng trong văn bản pháp luật. Tác giả cho rằng, ngôn ngữ pháp luật
phải đảm bảo tính minh bạch, không sử dụng cách biểu đạt gián tiếp, hàm ẩn,
34
đa nghĩa, không sử dụng lối nói ví von, hình tượng. Ngôn ngữ pháp luật sử
dụng hình thức trần thuật trực tiếp. Tính rõ ràng còn thể hiện ở chỗ các yếu tố
ngôn ngữ biểu thị quá khứ, hiện tại, tương lai phải minh bạch, đúng với nội
dung mà văn bản muốn đề cập. Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi,
người viết luận án này thì tính rõ ràng cũng chỉ là một phần biểu hiện của tính
chính xác, minh bạch của văn bản pháp luật.
Về tính chuyên môn. Pháp luật là đối tượng nghiên cứu của khoa học
pháp lý. Trong quá trình phát triển chuyên ngành này đã hình thành nên một
hệ thống thuật ngữ phong phú, đa dạng, có tính hệ thống và khuôn mẫu tương
đối cố định để áp dụng trong đời sống pháp luật. Thuật ngữ trong văn bản
pháp luật làm nên tính chuyên môn của văn bản đó, cụ thể ở cả nội dung
chuyên môn về pháp luật và chuyên môn về ngành mà văn bản luật đó áp
dụng.
Về tính thông dụng. Chủ thể tiếp nhận văn bản pháp luật là mọi người
và công dân. Vì vậy, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải mang tính thông
dụng để có thể phổ biến, tuyên truyền đến với mọi người, mọi công dân. Nếu
ngôn ngữ trong văn bản pháp luật không thông dụng, ngôn ngữ pháp luật sẽ
trở thành xa lạ, mơ hồ. Trường hợp trong văn bản pháp luật xuất hiện những
thuật ngữ khó, xa lạ, ít phổ biến thì phần mô tả nội hàm phải được dùng ngôn
ngữ thường nhật hàng ngày làm cơ sở để giải thích và tham chiếu.
Về tính giản ước. Trong văn bản pháp luật phải dùng một lượng ngôn
ngữ hữu hạn và cô đọng để đề cập tới hàng loạt hành vi xã hội đa dạng, vì vậy
ngôn ngữ pháp luật phải có tính giản ước. Trong văn bản pháp luật sử dụng
nhiều câu vô chủ, câu giản lược, các hiện tượng đề hóa, danh hóa,... để biểu
đạt những sự tình hay các khái niệm tương đối phức tạp. Tuy ngôn ngữ trong
văn bản pháp luật có tính giản ước nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác.
Cho nên, trong nhiều trường hợp bất khả kháng, văn bản pháp luật thường sử
dụng các trường cú, trong đó có sử dụng phép lặp từ vựng để đảm bảo tính
chính xác cho văn bản pháp luật.
35
Tóm lại, có thể thấy rằng, cả 3 tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thế
Truyền và Nguyễn Văn Khang đều đồng thuận khẳng định văn bản pháp luật
có những đặc tính sau: 1) tính chính xác; 2) tính khuôn mẫu, hệ thống. 3) tính
trang trọng. Đây cũng là ba đặc tính quan trọng nhất của văn bản pháp luật
theo quan điểm của chúng tôi trong luận án này.
Hiến pháp là luật cơ bản, luật để mọi luật hướng đến, các văn bản pháp
luật khác không được trái với Hiến pháp. Văn văn bản Hiến pháp có đặc trưng
riêng, nếu như các văn bản pháp luật khác có đầy đủ cả ba phần: giả định, quy
định và chế tài thì Hiến pháp chủ yếu chỉ có 2 phần là giả định và chế định.
Nên so với các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Hiến pháp có tính khái
quát, co dãn và bao trùm cao nhất. Vì vậy, trong luận án này, bên cạnh việc
chấp nhận các quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước về đặc điểm của
văn bản pháp luật nói chung, chúng tôi đề nghị thêm tính khái quát, co dãn,
bao trùm riêng cho văn văn bản Hiến pháp.
Có thể nói, văn bản pháp luật là công cụ quan trọng trong hoạt động
quản lý nhà nước và có tác động to lớn đến đời sống xã hội. Để đảm bảo vai
trò trên, các văn bản pháp luật được xây dựng với những yêu cầu chặt chẽ về
cả nội dung lẫn hình thức. Trong đó, yêu cầu về ngôn ngữ là yêu cầu cơ bản
và có ý nghĩa thực tiễn không thể chối bỏ. Ngôn ngữ pháp luật là hệ thống
những từ ngữ và quy tắc kết hợp được nhà nước sử dụng để thiết lập các văn
bản pháp luật. Đó là phương tiện dùng để giao tiếp tiếng giữa chủ thể quản lý
và đối tượng quản lý. Hiệu quả quản lý của văn bản pháp luật phụ thuộc rất
nhiều vào việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, trong văn bản pháp luật, xét về kỹ
thuật lập pháp, yêu cầu ngôn ngữ là điều đương nhiên và bắt buộc.
1.2.2. Khái niệm từ ngữ, câu trong tiếng Việt
1.2.2.1. Vềtừ, ngữ(cụm từ cố định)trong tiếng Việt
Trong luận án này, chúng tôi sẽ chỉ ra những đặc điểm về từ và ngữ
(cụm từ cố định) xuất hiện trong 5 văn bản Hiến pháp. Vì vậy, trong phần lí
36
thuyết này, chúng tôi sẽ trình bày những cơ sở lí thuyết chỉ liên quan đến từ
và ngữ cố định (cụ thể đó là những cụm từ cố định là thuật ngữ pháp luật
được sử dụng trong 5 văn bản Hiến pháp).
i) Về khái niệm từ, cụm từ cố định trong tiếng Việt
Trong nghiên cứu ngôn ngữ học, từ là một khái niệm phức tạp, trong lý
thuyết ngôn ngữ học đại cương chưa có quan niệm thống nhất về khái niệm từ,
đồng thời ở những loại hình ngôn ngữ khác nhau, ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, từ
cũng có những đặc điểm riêng của mình. Theo thống kê của nhà nghiên cứu
Nguyễn Thiện Giáp, hiện nay trên thế giới tồn tại khoảng 300 định nghĩa về từ.
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về từ và cụm từ cố
định trong tiếng Việt của tác giả Vũ Đức Nghiệu được in trong "Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt" để làm cơ sở cho nghiên cứu trong luận án.
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn
chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời
nói để tạo câu. [3, tr. 142].
Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn tại với tư cách một
đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ.
[3, 153].
ii) Những góc độ nghiên cứu cơ bản của từ, cụm từ cố định trong tiếng Việt
Tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình ngôn ngữ đơn lập có
đặc điểm: tiếng là loại đơn vị cơ sở, từ không biến đổi biến động hình thái, các
ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.
Chính đặc điểm loại hình này đã chi phối đến những đặc điểm của từ trong
tiếng Việt.
Các nhà khoa học khi nghiên cứu từ ngữ của một ngôn ngữ, thường tập
trung nghiên cứu ở một số vấn đề như sau:
1) 2) 3) 4) 5) 6)
37
cấu nghĩa hiện trường biến các lớp từ trong từ vựng
tạo từ của từ tượng nghĩa, đổi a) theo b) c) từ d) theo
nhiều các biến nguồn phạm vi ngữ phong
nghĩa, quan hệ động gốc sử dụng tích cách sử
hiện trong từ ngữ cực và dụng,…
tượng trường tiêu
đồng nghĩa cực
âm
Trong luận án này chúng tôi chỉ trình bày những vấn đề lý thuyết cơ
bản có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, đó là: cấu tạo từ, từ loại, phân
chia các lớp từ từ góc độ nguồn gốc và phạm vi sử dụng từ ngữ (thuật ngữ).
- Đặc điểm cấu tạo của từ trong tiếng Việt
Theo tác giả Vũ Đức Nghiệu trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt,
đơn vị cơ sở để cấu tạo từ trong tiếng Việt là tiếng (hình vị trong tiếng Việt).
Từ đơn vị cơ bản đó người ta có các phương thức cấu tạo từ ngữ: bằng cách
dùng một tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếng lại theo cách nào đó.
Phương thức dùng mộttiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là
từ đơn tiết). Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng.
Ví dụ: quyền, luật, bắt, ngang, những, các, hàm, cấp, giáng, phong, tước, tội,
mới, nam, nữ, ...
Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm cho ta các từ
láy, ví dụ: lác đác, đo đỏ, heo hút, lắt lay, rung rinh, lung linh, lưa thưa, lớt
phớt,….
Phương thức tổ hợp ghép các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu
tạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép. Dựa
vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân
loại từ ghép tiếng Việt như sau:
Từ ghép đẳng lập. Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ
bình đẳng với nhau về nghĩa. Ở đây, có thể lưu ý tới hai khả năng. Thứ nhất,
38
các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa. Khi dùng mỗi thành tố như vậy để
cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không trùng
nhau. So sánh: đi ≠ đi đứng ≠ đi lại ≠ đứng ≠ lại,...Thứ hai, một thành tố rõ
nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Trong hầu hết các trường hợp,
những yếu tố không rõ nghĩa này vốn rõ nghĩa nhưng bị bào mòn dần đi ở các
mức độ khác nhau. Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử, người ta
thường xác định được nghĩa của chúng. Ví dụ: chùa chiền,
chợ búa, bếp núc, đường sá, tre pheo, cỏ rả, sầu muộn, chó má, gà qué, cá
mú, xe cộ, áo xống,... Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng
hợp. Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ.
Từ ghép chính phụ. Những từ ghép có thành tố cấu tạo này phụ thuộc
vào thành tố cấu tạo kia, đều được gọi là từ ghép chính phụ. Thành tố phụ có
vai trò phân loại, chuyên biệt hoá hoặc gia giảm sắc thái cho thành tố chính.
Ví dụ: tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cái,
dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, xanh lè, đỏ rực, ngay đơ, thằng
tắp, sưng vù,...
- Đặc điểm về từ loại
Tác giả Đinh Văn Đức (2002) trong Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại) định
nghĩa: Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữpháp, đượcphân chia
theo ý nghĩa, theokhả năng kết hợp với các từ ngữkhác trong ngữ lưu và
thực hiện những chức năng ngữpháp nhấtđịnh ở trong câu. [10, tr. 23]
Khi phân định từ loại, dựa vào tiêu chuẩn ý nghĩa, khả năng kết hợp, và
chức vụ cú pháp trong câu, tác giả đã phân chia hệ thống từ loại tiếng Việt
thành ba mảng: thực từ (bao gồm danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ); hư
từ (bao gồm từ phụ và từ nối); tình thái từ (gồm tiểu từ, trợ từ) [10, tr.56].
39
- Đặc điểm từ ngữxét theo nguồn gốc
Để có một diện mạo từ vựng hiện tại, ngoài những bộ phận từ vựng cơ
bản, là xương sống cho vốn từ của mình, thì ở bất kì ngôn ngữ nào cũng có
hiện tượng vay mượn từ ngữ. Có nhiều con đường để vay mượn từ ngữ, từ
trực tiếp đến gián tiếp. Trong những ngôn ngữ được sử dụng khá rộng rãi trên
thế giới như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp,... người ta vẫn có thể thấy hàng
loạt từ ngữ mà chúng vay mượn, hoặc vốn có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác.
Tiếng Việt của chúng ta cũng vậy. Như thế, điều mà người ta có thể dễ thấy
nhất ở đây là sự nổi lên đường phân giới hai lớp từ ngữ: lớp từ bản ngữ (còn
gọi là lớp từ thuần) và lớp từ có nguồn gốc khác, xa lạ (còn gọi là lớp từ ngoại
lai).
Trong từ vựng tiếng Việt, lớp từ ngoại lai được phân thành ba lớp nhỏ
hơn: lớp các từ ngữ gốc Hán và lớp các từ ngữ gốc Ấn-Âu (chủ yếu là gốc
Pháp) và các lớp từ gốc các ngôn ngữ khác.
Các từ ngữ gốc Hán. Tiếng Việt đã trải qua quá trình tiếp xúc với tiếng
Hán từ rất lâu đời, thông qua nhiều con đường và bao gồm nhiều giai đoạn
khác nhau. Có thể chia quá trình tiếp xúc Hán – Việt thành hai giai đoạn lớn:
một là giai đoạn từ đầu công nguyên đến đầu đời Đường (đầu thế kỉ 8); hai là
giai đoạn từ đời Đường (thế kỉ 8 – thế kỉ 10) trở về sau. Hai lần tiếp xúc lớn
này cung cấp cho từ vựng tiếng Việt hai nguồn gốc từ Hán mà như trước nay
vẫn quen gọi là từ Hán cổ và từ Hán Việt.
Các từ gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng, có vị trí rất đặc biệt
trong từ vựng tiếng Việt. Chúng có số lượng rất lớn và năng lực sản sinh rất
mạnh. Chúng gia nhập vào mọi lĩnh vực giao tiếp tiếng của đời sống người
Việt: chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật, quân sự, ngoại giao, y tế, pháp
luật,... Điều này không có gì lạ, bởi vị trí và quá trình tiếp xúc lâu đời giữa
tiếng Hán với tiếng Việt tất dẫn đến kết quả đó. Điều quan trọng là ở chỗ
chúng ta phải có cách nhìn nhận và xử lý các nhóm, các lớp trong lớp từ gốc
40
Hán này sao cho thoả đáng, phù hợp với nhu cầu xây dựng một hệ thống từ
vựng tiếng Việt phong phú, đầy đủ mà vẫn không làm mất đi bản sắc tiếng
nói dân tộc.
Các từ ngữ gốc Ấn-Âu. Bộ phận từ ngữ này vào tiếng Việt từ khi nước ta
bị người Pháp xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ (giữa thế kỉ 19). Vừa
bằng con đường khẩu ngữ vừa qua con đường chính thức trong giáo dục nhà
trường và giao tiếp tiếng hành chính, hàng loạt từ gốc Pháp đã du nhập vào tiếng
Việt. Mặt khác, một số từ nguồn gốc Anh; và gần đây, một số từ gốc Nga cũng
đã được tiếp thu: síp (ship), síp pơ (shiper - người chuyển hàng), ten nít, bốc,
bồi, cao bồi, xì ke, ết (AIDS), ơ (đơn vị tiền tệ của Cộng đồng chung Châu Âu)
bôn sê vích, men sê vích, Trốtskit, Xô viết,… Nhìn chung, các từ ngữ gốc Ấn -
Âu (chủ yếu là gốc Pháp) đã thâm nhập vào khá nhiều mặt của đời sống xã hội.
Từ đời sống giao tiếp tiếng thường ngày (bao gồm tên gọi một số món ăn, thuốc
men, quần áo, đồ đạc, dụng cụ...) cho đến các ngành văn hoá, nghệ thuật, khoa
học, kĩ thuật, y tế,... đều có sự xuất hiện của chúng. Ví dụ: pi za, pho mat, kem,
xúc xích, pê-ni-xi-lin, canh ki na, ca-phê-in, sơ mi, đờ mi,…
- Đặc điểm thuậtngữ
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học khi phân chia từ ngữ theo phạm vi
sử dụng thường nhắc đến 5 vấn đề, đó là: thuật ngữ, từ nghề nghiệp, tiếng
lóng, từ vựng chung, từ địa phương. Tuy nhiên, như đã trình bày ở mục 1.1,
văn bản pháp luật mà cụ thể là Hiến pháp là văn bản chuyên môn thuộc ngành
luật học, vì vậy mà lớp từ vựng được sử dụng chủ yếu trong văn bản này là
thuật ngữ. Trong giới hạn của phần cơ sở lý luận này, chúng tôi sẽ chỉ trình
bày những nội dung thuộc về vấn đề thuật ngữ.
+) Kháiniệm thuậtngữ
Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối
tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh
41
vực khoa học chuyên môn. [Vũ Đức Nghiệu, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng
Việt, tr.]
Ví dụ: Trong luật học ta có: lập pháp, hành pháp, tư pháp, bị cáo, bị
can, nghican, tội phạm quả tang, bảnán sơ thẩm, bản án phúc thẩm,...Trong
giáo dục ta có: học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, giáo viên, giảng
viên, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp nghề, cao
đẳng, đại học, sau đại học,…
Trong Toán học ta có các thuật ngữ như: đại số, hình học, số tự nhiên,
số nguyên, số thập phân, phân số,…
Trong Hóa học ta có các thuật ngữ như: hữu cơ, vô cơ, phản ứng hóa
học, phản ứng oxi hóa, phản ứng khử, chất xúc tác, chất khử, kiềm, axit,…
Như vậy, mỗi môn khoa học, kỹ thuật đều có một hệ thống thuật ngữ
của mình. Tuy nhiên, đó không phải là những từ vựng biệt lập mà chúng là
những bộ phận riêng trong từ vựng của một ngôn ngữ thống nhất.
+) Phân biệt thuậtngữ với danh phápvà từ ngữ thông thường
Thuật ngữ luôn luôn biểu thị khái niệm được xác định trong một ngành
họckhoa học và lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành họcđó. Trong các
khoa học còn có danh pháp (danh từ khoa học) của từng ngành. Danh pháp và
thuật ngữ không phải là một. Danh pháp có nội hàm khác với thuật ngữ. Nó là
toàn bộ những tên gọi cụ thể của các đối tượng được dùng trong từng ngành
học khoa học. Chẳng hạn, nếu ta có một danh sách về tên các loài động vật
sách đỏ ở Việt Nam: gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam mặt trắng, gà tiền mặt
đỏ, gà trĩ sao, gà đỏ hung,... thì đó là danh pháp động vật sách đỏ Việt Nam.
So với từ ngữ thông thường thì thuật ngữ có ngoại diên hẹp hơn nhưng
nội hàm sâu hơn và được biểu thị một cách logic chặt chẽ hơn. Trong thuật
ngữ không bao giờ có nét nghĩa biểu thị thái độ đánh giá của người nói, tích
cực hay tiêu cực, khen hay chê, kính trọng hay xem thường,... Từ ngữ bình
thường cũng biểu thị khái niệm nhưng đó là “khái niệm đời thường” chứ
42
không phải là “khái niệm khoa học” có tính nghiêm ngặt của nó. Ví dụ:
MUỐI – “hợp chất của Natri và Clo” khác với MUỐI trong xát muối vào mặt,
muối mặn rừng cay, muối mặt, nước muối,...
- Đặc điểm cơ bản của thuậtngữ
Các đặc điểm cơ bản của thuật ngữ, đó là: tính chính xác, tính hệ thống
và tính quốc tế.
Về tính chính xác của thuật ngữ. “Chính xác ở đây là chính xác và
chuẩn tắc về nội dung khái niệm do thuật ngữ biểu thị. Nội dung thuật ngữ có
thay đổi hay không, thay đổi như thế nào là tuỳ theo sự phát triển, khám phá
của ngành học khoa học chứ không lệ thuộc vào những biến đổi biến động
của hệ thống từ vựng, ngôn ngữ như các từ thông thường”. [Mai Ngọc Chừ;
Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến, 1997, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng
Việt, Nxb Giáo dục, H., ]
Nguyễn Đức Tồn trong [Thuật ngữ học tiếng Việt hiện đại, tr 51] cho
rằng: “Để tạo được một thuật ngữ chính xác, cần cố gắng sao cho trong nội bộ
một ngành học khoa học, mỗi khái niệm chỉ nên có một thuật ngữ biểu hiện,
nghĩa là không nên có hiện tượng đồng nghĩa; và ngược lại mỗi thuật ngữ chỉ
được dùng để biểu hiện một khái niệm (tức đơn nghĩa).
Về tính hệ thống của thuật ngữ. Mỗi thuật ngữ đều nằm trong một hệ
thống nhất định và hệ thống ấy phải chặt chẽ (gọi là hệ thuật ngữ). Thuật ngữ
phải đảm bảo cả tính hệ thống về mặt nội dung và tính hệ thống về hình thức.
Thuật ngữ phải bảo đảm tính hệ thống về mặt nội dung trong toàn bộ hệ thống
các khái niệm của từng ngành. Từ tính hệ thống về nội dung, dẫn đến tính hệ
thống về hình thức biểu hiện. Tính hệ thống về hình thức, ngược lại giúp cho
người ta nhận ra được tính hệ thống trong nội dung. Ví dụ: Trong Vật lí ta có:
nhiệt kế, ampe kế, điện kế, nhớt kế, rượu kế,…Trong Sinh học ta có: gen, gen
nhân tạo, gen ti thể, đột biến gen,…
43
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY

Giải pháp mở rộng XK rau quả vào thị trường Hoa Kỳ 2
Giải pháp mở rộng XK rau quả vào thị trường Hoa Kỳ 2Giải pháp mở rộng XK rau quả vào thị trường Hoa Kỳ 2
Giải pháp mở rộng XK rau quả vào thị trường Hoa Kỳ 2
Digiword Ha Noi
 
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ở Việt Nam
Luận án: Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ở Việt NamLuận án: Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ở Việt Nam
Luận án: Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ở Việt Nam
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAYLuận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Các Phương Tiện Ngôn Ngữ Biểu Thị Quyền Lực Trong Giao Tiếp Hành Chính Tiếng ...
Các Phương Tiện Ngôn Ngữ Biểu Thị Quyền Lực Trong Giao Tiếp Hành Chính Tiếng ...Các Phương Tiện Ngôn Ngữ Biểu Thị Quyền Lực Trong Giao Tiếp Hành Chính Tiếng ...
Các Phương Tiện Ngôn Ngữ Biểu Thị Quyền Lực Trong Giao Tiếp Hành Chính Tiếng ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt NamKiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND LàoLuận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VNLuận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước tỉnh Hải D...
Luận án: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước tỉnh Hải D...Luận án: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước tỉnh Hải D...
Luận án: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước tỉnh Hải D...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đĐề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Pháp Luật Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh Bất Động S...
Pháp Luật Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh Bất Động S...Pháp Luật Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh Bất Động S...
Pháp Luật Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh Bất Động S...
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Nguyễn Công Huy
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Điều Chỉnh Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Của Việt Nam Trước ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Điều Chỉnh Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Của Việt Nam Trước ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Điều Chỉnh Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Của Việt Nam Trước ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Điều Chỉnh Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Của Việt Nam Trước ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh thiếu niên Việt Nam
Luận án: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh thiếu niên Việt NamLuận án: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh thiếu niên Việt Nam
Luận án: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh thiếu niên Việt Nam
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY (20)

Giải pháp mở rộng XK rau quả vào thị trường Hoa Kỳ 2
Giải pháp mở rộng XK rau quả vào thị trường Hoa Kỳ 2Giải pháp mở rộng XK rau quả vào thị trường Hoa Kỳ 2
Giải pháp mở rộng XK rau quả vào thị trường Hoa Kỳ 2
 
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
 
Luận án: Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ở Việt Nam
Luận án: Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ở Việt NamLuận án: Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ở Việt Nam
Luận án: Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ở Việt Nam
 
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAYLuận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...
 
Các Phương Tiện Ngôn Ngữ Biểu Thị Quyền Lực Trong Giao Tiếp Hành Chính Tiếng ...
Các Phương Tiện Ngôn Ngữ Biểu Thị Quyền Lực Trong Giao Tiếp Hành Chính Tiếng ...Các Phương Tiện Ngôn Ngữ Biểu Thị Quyền Lực Trong Giao Tiếp Hành Chính Tiếng ...
Các Phương Tiện Ngôn Ngữ Biểu Thị Quyền Lực Trong Giao Tiếp Hành Chính Tiếng ...
 
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt NamKiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
 
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND LàoLuận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
 
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VNLuận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
 
Luận án: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước tỉnh Hải D...
Luận án: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước tỉnh Hải D...Luận án: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước tỉnh Hải D...
Luận án: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước tỉnh Hải D...
 
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đĐề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
 
10046
1004610046
10046
 
Pháp Luật Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh Bất Động S...
Pháp Luật Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh Bất Động S...Pháp Luật Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh Bất Động S...
Pháp Luật Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh Bất Động S...
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại ...
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Điều Chỉnh Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Của Việt Nam Trước ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Điều Chỉnh Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Của Việt Nam Trước ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Điều Chỉnh Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Của Việt Nam Trước ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Điều Chỉnh Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Của Việt Nam Trước ...
 
Luận án: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh thiếu niên Việt Nam
Luận án: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh thiếu niên Việt NamLuận án: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh thiếu niên Việt Nam
Luận án: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh thiếu niên Việt Nam
 
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
Luận Văn Uy Tín
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
ThaiTrinh16
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 

Recently uploaded (20)

Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, HAY

  • 1. VIỆN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------------------------- NGUYỄN THỊ LY NA ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHÁP LUẬT TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP CỦA VIỆT NAM TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------------------------- NGUYỄN THỊ LY NA ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHÁP LUẬT TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9 22 90 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG HÀ NỘI 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả công bố trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Ngườicam đoan Nguyễn Thị Ly Na 3
  • 4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................3 MỤC LỤC .................................................................................................4 MỞ ĐẦU...................................................................................................7 1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...............................................7 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..........................................8 2.1. Mục đíchnghiên cứu............................................................................8 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................9 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................9 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................10 5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN ............................11 6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..................................................12 6.1. Về ý nghĩa lí luận ...............................................................................12 6.2. Về ý nghĩa thực tiễn............................................................................12 7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN....................................................................12 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN................................................................................................14 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.............Error! Bookmark not defined. 1.1.1.1. Nhậnxét chung ............................................................................14 1.1.1.2. Tình hình nghiêncứu văn bản pháp luậttrên thế giới........................Error! Bookmark notdefined. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản pháp luật ở Việt NamError! Bookmark not defined. 1.1.3. Văn văn bản Hiến pháp với tư cách là một đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học.................................................................................................... 25 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN...............................................27 1.2.1. Những vấn đề chung về văn bản pháp luật ........................................27 1.2.1.1. Mộtsố vấn đề về văn bản quyphạm phápluật:..............................27 1.2.1.2. Mộtsố vấn đề về ngôn ngữpháp luật ............................................29 1.2.2. Khái niệm từ, ngữ, câu trong tiếng Việt ............................................36 1.2.2.1. Vềtừ, ngữ(cụm từ cố định) trong tiếng Việt ..................................36 1.2.3. Biến đổingôn ngữ ...........................................................................45 1.2.4. Hiến pháp và các văn bản Hiến pháp ở Việt Nam...............................................................................................................................................................................56 1.2.4.1. Định nghĩaHiến pháp ..................................................................46 4
  • 5. 1.2.4.2. Hoàn cảnh ra đời và nội dung của các văn bản Hiến pháp ở Việt Nam 47 1.2.4.3. Đặcđiểm chung về ngôn ngữ trong Hiến pháp ..............................52 1.3. TIỂU KẾT.........................................................................................53 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ, CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP .................55 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP ....................55 2.1.1. Đặc điểm của từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp ở góc độ cấu tạo ..55 2.1.1.1Từđơn.......................................................................................... 55 2.1.1.2. Từghép ....................................................................................... 57 2.1.2. Đặc điểm của từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp ở góc độ từ loại....58 2.1.2.1. Danhtừ........................................................................................ 59 2.1.2.2. Động từ........................................................................................ 61 2.1.2.3. Tính từ.........................................................................................68 2.1.2.4. Đạitừ ..........................................................................................69 2.1.2.5. Từchỉ lượng.................................................................................70 2.1.2.6. Liên từ .........................................................................................71 2.1.3. Đặc điểm của từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp xét ở góc độ nguồn gốc.................................................................................................................................................................................78 2.1.3.1. Từthuần Việt ...............................................................................72 2.1.3.2. TừHán Việt..................................................................................72 2.1.4. Đặc điểm thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp .............................74 2.1.4.1. Các đặc điểm chung của thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp.....74 2.1.4.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ trong Hiến pháp ........................... 78 2.1.4.3. Conđường hình thành thuật ngữ trong Hiến pháp ..........................83 2.1.4.4. Đặc điểm định danh của thuật ngữ trong Hiến pháp ....................... 94 2.2. ĐẶC ĐIỂM CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP......................... 100 2.2.1. Dẫn nhập....................................................................................... 100 2.2.2. Các kiểu câu đặc trưng trong các văn bản Hiến pháp....................... 104 2.2.2.1. Câu có độ dài bấtthường ........................................................... 105 2.2.2.2. Sử dụng câu đơn đặc biệt biểu thị các thành phần thể thức và đề mục văn bản ........................................................................................................ 108 2.2.2.3. Sửdụng câu đơn haithành phần................................................. 109 2.2.2.4. Sửdụng câu ghép chính phụ ....................................................... 110 2.2.2.5. Sửdụng phổbiến cấu trúc tỉnh lược ............................................ 112 2.2.2.6. Vềviệc sử dụng dấu câu ............................................................. 113 2.2.2.7. Hiện tượng đề hóa trong câu....................................................... 113 2.3. TIỂU KẾT....................................................................................... 115 CHƯƠNG 3 5
  • 6. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ GIỮA CÁC BẢN HIẾN PHÁP .............................. 118 3.1. DẪN NHẬP..................................................................................... 118 3.2. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI; QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN............................................................. 121 3.2.1. Biến đổi từ ngữ về quyền con người ............................................... 121 3.2.2. Biến đổi từ ngữ về quyền công dân ................................................ 124 3.2.2.1. Biến đổitừ ngữ về quyền bình đẳng nam nữ ................................ 125 3.2.2.2. Biến đổitừ ngữ về quyền có nhà ở..........Error! Bookmark not defined. 3.2.2.3. Biến đổitừ ngữ về quyền của trẻ em......Error! Bookmark not defined. 3.3. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ CHẾ ĐỊNH KINH TẾ................................ 126 3.3.1. Biến đổitừ ngữ về chế độ kinh tế................................................... 126 3.3.2. Biến đổitừ ngữ về hình thức sở hữu............................................... 130 3.3.3. Biến đổitừ ngữ về thành phần kinh tế ............................................ 133 3.4. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ CHẾ ĐỊNH HỆ THỐNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ................................................................................................... 135 3.5. Biến đổingôn ngữ về những chế định về ngôn ngữ .......................... 3.6. TIỂU KẾT....................................................................................... 141 KẾT LUẬN............................................................................................ 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 147 NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.................................................................... 152 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................................................. 153 6
  • 7. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện. Văn bản pháp luật là công cụ vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước và có tác động to lớn đến đời sống xã hội. Vì vai trò to lớn như vậy nên các văn bản pháp luật được xây dựng với những yêu cầu chặt chẽ về cả nội dung lẫn hình thức. Trong số các yêu cầu đó, yêu cầu về ngôn ngữ là yêu cầu cơ bản và có ý nghĩa thực tiễn. Luật Hiến pháp (còn gọi là Luật Nhà nước) là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh những quan hệ cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, địa vị pháp lí của con người và công dân và đặc biệt trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [50, tr 5]. Hiến pháp là loại văn bản pháp luật quan trọng nhất xét ở hiệu lực và những vấn đề cơ bản mà Hiến pháp quy định như chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; quyền và nghĩa vụ công dân, thể chế nhà nước và các nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức và hoạt động các thể chế đó… Bất cứ một văn bản pháp luật nào cũng không được trái với Hiến pháp. Về mặt ngôn ngữ, Hiến pháp là loại văn bản tiêu biểu của ngôn ngữ pháp luật, ở Hiến pháp hội tụ những đặc điểm chung, cơ bản của nhiều thể loại văn bản pháp luật và cũng có những điểm khác biệt so với những văn bản pháp luật khác do đặc điểm đặc thù của thể loại văn bản này. 1.2. Sự phát triển của ngôn ngữ, trong đó có sự biến đổi của ngôn ngữ từ lâu đã được giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm đích đáng. Ngôn ngữ học đại cương đã khẳng định "Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến nhảy vọt. Sự phát triển của ngôn ngữ không theo con đường phá huỷ ngôn ngữ hiện có và tạo ra ngôn ngữ mới, mà theo con đường phát triển và cải tiến những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ hiện có. Và sự chuyển biến từ tính chất này của ngôn ngữ qua tính chất khác, tuyệt nhiên không diễn ra bằng cách bùng nổ, đột biến, phá huỷ cái cũ và tạo lập cái mới, mà bằng cách tuần
  • 8. tự, lâu dài, tích góp những yếu tố của tính chất mới, của cơ cấu mới của ngôn ngữ, bằng cách tiêu ma dần những yếu tố của tính chất cũ" [12, tr. 42] Xã hội nào thì ngôn ngữ ấy. Ngôn ngữ luôn luôn vận động thay đổi biến độngvà bị chi phối bởi sự phát triển của xã hội và ngược lại những thay đổi trong ngôn ngữ cũng có tác động ngược lại đến sự phát triển của xã hội. Ngôn ngữ trong lĩnh vực pháp luật cũng không nằm ngoài quy luật ấy, cũng chịu sự chi phối bởi hệ thống các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện. Ngày 28/11/2013, Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua văn bản Hiến pháp mới. Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 5 văn bản Hiến pháp, đó là các văn bản Hiến pháp sau: Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 (Hiến pháp 1946), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 (Hiến pháp 1959), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (Hiến pháp 1980), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (có sửa đổi, bổ sung 2001) (Hiến pháp 1992) và Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Hiến pháp 2013). Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện các đặc điểm ngôn ngữ pháp luật của thể loại văn bản này, hơn nữa cũng chưa có công trình nào xem xét sự biến đổi biến độngngôn ngữ và nguyên nhân biến đổi biến độngngôn ngữ trong 5 văn bản Hiến pháp đó. Để bù đắp cho sự thiếu hụt này chúng tôi đã chọn đề tài "Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam" để nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện luận án này nhằm mục đíchsau: Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ pháp luật trong các văn bản Hiến pháp. 8
  • 9. Chỉ ra được sự biến đổi biến động ngôn ngữ pháp luật giữa các văn bản Hiến pháp. Đồng thời, luận án lý giải nguyên nhân của sự biến đổi biến động ngôn ngữ pháp luật đó giữa các văn bản Hiến pháp dưới tác động của các nhân tố xã hội. Thông qua đó, luận án góp phần nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật cũng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và pháp luật. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nêu trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án; - Xây dựng cơ sở lý thuyết cho luận án: 1) Các vấn đề về ngôn ngữ pháp luật, những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ pháp luật; 2) Vấn đề từ ngữ, câu trong tiếng Việt; 3) Sự biến đổi biến động ngôn ngữ; 4) Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh ra đời và nội dung của 5 văn bản Hiến pháp ở Việt Nam; 5) Đặc điểm chung về ngôn ngữ trong các văn bản Hiến pháp đó. - Tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các văn bản Hiến pháp: 1) Đặc điểm từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp; 2) Đặc điểm câu trong các văn bản Hiến pháp. - Tìm hiểu sự biển đổi ngôn ngữ pháp luật (cụ thể là từ ngữ) giữa các văn bản Hiến pháp và nguyên nhân của sự biến đổi biến động đó dưới tác động của các nhân tố xã hội. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án trước hết là những phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản Hiến pháp nhằm thể hiện rõ đặc điểm ngôn ngữ pháp luật của thể loại văn bản này. Luận án cũng sẽ tập trung xem xét sự biến đổi biến động từ ngữ trong 5 văn bản Hiến pháp qua các thời kỳ lịch sử khác nhau ở các chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân; chế độ kinh tế; chế định về các hệ thống cơ quan nhà nước; chế định vể các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ. Bên 9
  • 10. cạnh đó, luận án sẽ tìm hiểu sự ảnh hưởng, tác động của các nhân tố xã hội đến những biến đổi biến động từ ngữ đó. Ngữ liệu để nghiên cứu của luận án là 5 văn bản Hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) và Hiến pháp 2013. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau: - Thủ pháp thống kê nhằm đưa ra các số liệu về các đơn vị ngôn ngữ xuất hiện trong Hiến pháp để từ đó rút ra những nhận xét về lượng của các đơn vị từ ngữ, câu xuất hiện trong Hiến pháp. Đây là những cơ sở cho việc miêu tả, phân tích và đưa ra những kết luận của luận án. - Phương pháp miêu tả được sử dụng để mô tả về bức tranh ngôn ngữ, những đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong Hiến pháp. - Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp được sử dụng để xác định và phân tích đơn vị cơ sở cấu tạo thuật ngữ, phục vụ cho việc tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ trong Hiến pháp và đây được xem như là phương tiện ngôn ngữ thể hiện được đặc trưng nổi bất nhất của ngôn ngữ pháp luật thể hiện trong Hiến pháp. - Phương pháp phân tích ngữ vực kết hợp với Thủ pháp so sánh được thực hiện dựa trên cơ sở những biểu hiện cụ thể của các hiện tượng ngôn ngữ ở từng thời kì, ở từng Hiến pháp giúp cho luận án có được những kết luận khoa học về sự thay đổitừ ngữ trong các văn bản Hiến pháp. + Phân tích ngữ vực thực chất là phân tích các đặc điểm ngôn ngữ theo đường hường biến đổi biến động ngôn ngữ. Mục đích của phương pháp này là chỉ ra sự thay đổi về ngôn ngữ giữa các văn bản trong các cảnh huống ngôn ngữ khác nhau. Trong luận án này, chúng tôi đã sử phương pháp phân tích diễn ngôn theo đường hướng biến đổi biến động ngôn ngữ để chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ pháp luật thay đổi trong từng thời điểm lịch sử khác nhau giữa các văn bản Hiến pháp. 10
  • 11. Phân tích ngữ vực thừa nhận có những khác biệt về ngôn ngữ sử dụng trong các tình huống khác nhau. Đây là đường hướng có nguồn gốc ngôn ngữ học, mặc dù cơ sở ngôn ngữ học ở đây mang tính xã hội. Đối tượng của phân tích diễn ngôn theo đường hướng biến đổi biến động ngôn ngữ là tìm kiếm những đơn vị hay bộ phận của diễn ngôn nằm trong mối quan hệ hệ thống và khuôn mẫu với nhau (âm vị, từ vựng hay cú pháp), chẳng hạn như diễn ngôn pháp luật với diễn ngôn chính trị. Phương pháp này thừa nhận có sự khác biệt về ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp tiếng khác nhau và tìm hiểu nguyên nhân gì đã làm ngôn ngữ thay đổi khi tình huống giao tiếp tiếng thay đổi. Việc sử dụng ngôn ngữ luôn luôn đòi hỏi người nói phải lựa chọn các yếu tố từ vựng hay ngữ pháp để thực hiện mục đích giao tiếp tiếng của mình trong những hoàn cảnh giao tiếp tiếng nhất định. 5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án được xem là những đóng góp mới nhất để chỉ ra được đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật trong Hiến pháp - thể loại văn bản đặc thù mang tính chính xác, khái quát, bao trùm, co dãn của văn bản pháp luật trong khi các đề tài trước đây chỉ mới chỉ ra được đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bộ luật cụ thể. Thứ hai, luận án chỉ ra được sự thay đổi ngôn ngữ pháp luật trong các văn bản Hiến pháp là do sự vận động thay đổi biến độngxã hội, do nhận thức của Đảng và Nhà nước cũng như áp lực về việc phải thay đổi Hiến pháp của cộng đồng quốc tế dưới ánh sáng của lí thuyết ngôn ngữ học xã hội. Thứ ba, luận án chỉ ra nguyên nhân của sự thay đổi ngôn ngữ trong Hiến pháp trước hết là do sự vận động thay đổi biến độngxã hội bên trong quốc gia và trên trường quốc tế bên cạnh sự thay đổi do nhận thức của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng Hiến pháp. Thứ tư, luận án cho thấy tính quy định xã hội của ngôn ngữ pháp luật trong bối cảnh Hiến pháp sửa đổicủa một quốc gia cụ thể. 11
  • 12. 6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6.1. Về ý nghĩa lí luận Luận án góp phần làm sáng tỏ luận đề lý thuyết của ngôn ngữ học xã hội về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, xã hội thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của ngôn ngữ. 6.2. Về ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần cung cấp cho ngôn ngữ học một số cứ liệu về đặc điểm từ ngữ, câu được sử dụng trong các văn bản Hiến pháp. Kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu sẽ giúp nhận diện được một số đặc trưng cơ bản, cốt yếu của ngôn ngữ Hiến pháp Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng được vào việc xây dựng văn bản pháp luật, kỹ thuật lập hiến; ứng dụng trong việc giảng dạy pháp luật, bởi yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật cũng là một nội dung quan trọng trong việc xây dựng luật và sử dụng luật. 7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý thuyết của luận án Chương này được chia làm hai phần. Phần 1 là Tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án. Sau khi trình bày tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án trong nước và trên thế giới, điểm qua những vấn đề đã làm, những vẫn đề chưa làm được, luận án lựa chọn đề tài nghiên cứu để bù đắp những thiếu hụt trong nghiên cứu về ngôn ngữ pháp luật hiện nay. Phần 2 trình bày về cơ sở lí thuyết của luận án về Ngôn ngữ pháp luật, về lí thuyết từ ngữ, câu; lý thuyết về sự biến đổi biến động ngôn ngữ để làm cơ sở cho luận án làm việc. Chương 2: Đặc điểm từ ngữ, câu trong các văn bản Hiến pháp 12
  • 13. Chương này cũng chia làm 2 phần để làm nổi bật đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật trong Hiến pháp về từ ngữ và câu. Chương 3: Biến đổi biến động từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp Chương này chia thành 4 phần trình bày sự biến đổi biến động ngôn ngữ trong 5 bản Hiến pháp ở các hiến định về Quyền con người, quyền công dân; hiến định về chế độ kinh tế; hiến định về các cơ quan nhà nước và hiến định về những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ. 13
  • 14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật trên thế giới Ngôn ngữ học pháp luật (Forensic linguistics, Legal Language) ra đời từ những năm đầu 60 của thế kỉ XX và càng ngày càng khẳng định vị trí cũng như những đóng góp đích thực của nó trong lĩnh vực ứng dụng ngôn ngữ. Hiện nay, trên thế giới, ngôn ngữ học pháp luật không chỉ được nghiên cứu lí thuyết mà còn được giảng dạy cho đối tượng học viên sau đại học hoặc những người nghiên cứu chuyên sâu. Chẳng hạn, Trung tâm Ngôn ngữ học pháp luật (Đại học Aston, Birmingham, nước Anh) thường niên tổ chức những khóa học về Ngôn ngữ học pháp luật do giáo sư Malcolm Coulthard phụ trách từ năm 2000 đến nay1 . Có thể kể ra các nhà ngôn ngữ tiêu biểu đi theo hướng nghiên cứu này như Jan Svartvik (1968), Peter French (1990), Roger Shuy (1997), Coulthard, M. và Johnson, A. (2007), Gibbons và M.Teresa Turel (2008), Olsson John (2009)… Trên thế giới, nghiên cứu Ngôn ngữ học pháp luật quan tâm đến rất nhiều vấn đề. Theo Gibbons và M.Teresa Turel [57] những phương diện của ngôn ngữ học pháp luật gồm: 1) Ngôn ngữ văn bản pháp luật, chủ yếu là ngôn ngữ lập pháp; 2) Diễn ngôn pháp luật ở dạng nói, đặc biệt là ngôn ngữ tại những phiên tòa và ngôn ngữ thẩm vấn của cảnh sát, cung cấp những bằng chứng ngôn ngữ học trong giao tiếp tiếng ; 3) Dạy và học ngôn ngữ pháp luật ở dạng nói và dạng viết; giải thích; và dịch thuật pháp luật. 1http://www.forensiclinguistics.net/summer_school.html 14
  • 15. Trong phần tổng quan dưới đây, liên quan trực tiếp đến vấn đề đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản pháp luật, chúng tôi chỉ tập trung vào tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật. Nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật từ lâu đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học và liên ngành ở trên thế giới quan tâm và để lại nhiều thành tựu. Các nghiên cứu về ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phục vụ cho các mục đích ứng dụng như: xây dựng văn bản luật, giảng dạy ngôn ngữ luật, dịch thuật văn bản pháp luật,... Từ đầu những năm 1960 trở lại đây đã có nhiều nhà khoa học tên tuổi như: Hager (1960) [60], Mellinkoff (1963) [65], Prederick Schauder (1982) [70], Bhatia (1987, 1993) [47, 48], Maley (1994) [63], Peter Tiersma (1999) [71], … Hàng loạt những vấn đề nghiên cứu liên quan đến ngôn ngữ trong văn bản pháp luật đã được đề cập đến, chẳng hạn như: 1/ Bản chất của ngôn ngữ pháp luật (Peter Tiersma); 2/ Giáo dục ngôn ngữ trong trường luật (Jill Northcott); 3/ Ngôn ngữ và giao tiếp tiếng trong những tài liệu của hội đồng xét xử (Chris Heffer); 4/ Nghiên cứu những quy tắc ngôn ngữ và hoạt động lập pháp, miêu tả sự phát triển và những đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật (Peter Tiersma). Peter Tiersma trong bài viết “Bản chất của ngôn ngữ pháp luật” (The nature of legal language) [71, tr. 7] đã chỉ ra ngôn ngữ pháp luật chính là sản phẩm của lịch sử đất nước, của chính quyền và của toàn bộ sự phát triển của hệ thống pháp luật. Chính vì nguyên nhân lịch sử, ngôn ngữ pháp luật của nước Anh chịu nhiều ảnh hưởng của ngôn ngữ La tinh và ngôn ngữ Pháp – ngôn ngữ của những người Saxony và Scandinavia xâm lược mang đến. Hệ quả là ngôn ngữ pháp luật của Anh mang những đặc điểm riêng: Một số ít trường hợp từ được phát âm khác nhau hoặc viết chính tả khác nhau tùy từng người nói; câu dài trường cú và phức tạp, chứa nhiều mệnh đề; cấu trúc câu bị động, ngắn; hệ thống từ vựng nhiều và riêng biệt… Về mặt phong cách 15
  • 16. chức năng, ngôn ngữ luật của Anh thường là ngôn ngữ cổ, nghi thức, phi cá thể và dài dòng. Có hai nội dung lớn về ngôn ngữ trong văn bản pháp luật được quan tâm đó là: 1/ Đặc trưng ngôn ngữ cơ bản của hệ thống văn bản pháp luật và 2/ Nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật để ứng dụng trong dịch thuật. Về miêu tả những đặctrưng ngôn ngữ cơ bản của văn bản pháp luật. Có thể nói, khởi đầu cho việc nghiên cứu ngôn ngữ văn bản pháp luật là Melinkoff 1963 với cuốn The Languageof the Law (1963). Tác giả được xem là người đầu tiên đặt viên gạch trong địa hạt ngôn ngữ học pháp luật khi nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ trong các văn bản pháp luật. Với cách đặt vấn đề “The law is a profession of words” (Luật là công việc của ngôn từ), tác giả đã khẳng định pháp luật được tạo nên bởi chất liệu ngôn ngữ, nên nghiên cứu pháp luật không thể không nghiên cứu ngôn ngữ sử dụng trong pháp luật. Theo tác giả, nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật cần tập trung vào một số vấn đề chính như sau: - Tìm ra những đặc điểm đặc trưng của ngôn ngữ được sử dụng trong pháp luật; - Chỉ ra sự khác biệt của việc sử dụng ngôn ngữ trong thể loại văn bản này so với các thể loại văn bản khác. Tác giả đặt vấn đề “so với ngôn ngữ được sử dụng trong đời sống thì ngôn ngữ trong văn bản pháp luật có điểm gì khác biệt trong khi ngôn ngữ trong văn bản pháp luật vẫn sử dụng phần lớn các từ ngữ, các mô hình câu,… của ngôn ngữ bình thường. Điểm khác biệt lớn nhất trong văn bản pháp luật là việc sử dụng nhiều phép lặp từ vựng nhằm đảm bảo tính chính xác của văn bản pháp luật”. [Dẫn theo Nguyễn Văn Khang, 2014, tr. 501] Tiếp sau công trình The Language of the Law của Melinkoff, nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ pháp luật được công bố, những nội dung chủ yếu được đặt ra nghiên cứu là: 16
  • 17. 1/ Phân chia thể loại ngôn ngữ pháp luật, chẳng hạn, theo Bhatia (1987) [47] thể loại ngôn ngữ pháp luật bao gồm nhiều tiểu loại, các thể tiểu loại khác nhau tùy thuộc vào mục đích giao tiếp trong từng ngữ cảnh cụ thể, các sự kiện hoặc hoạt động giao tiếp liên quan, mối quan hệ xã hội hoặc mối quan hệ chuyên môn giữa các thành viên tham dự vào các hoạt động giao tiếp. Kiến thức nền giữa các thành viên được huy động vào giao tiếp và nhiều yếu tố khác nữa. Các nét khác biệt giữa các tiểu loại này cũng được phản ánh trong các nguồn tư liệu từ vựng – ngữ pháp và văn bản được huy động. 2/ Nghiên cứu chức năng của ngôn ngữ pháp luật, chẳng hạn, Heikki E.S. Mattila (2006) [59] đã nghiên cứu chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật, những đặc trưng riêng của khái niệm và thuật ngữ pháp luật, di sản luật Latin, những ngôn ngữ pháp luật hiện đại chủ yếu và cả những vấn đề trong dịch thuật ngôn ngữ pháp luật. Về nghiên cứu dịch thuậtngôn ngữ pháp luật cũng được quan tâm trong bối cảnh toàn cầu hóa, đáp ứng nhu cầu trao đổi văn hóa, giao thương giữa các quốc gia. Đặc biệt, trên thế giới đang hình thành những cộng đồng chung thì hoạt động dịch thuật để tìm hiểu pháp luật của từng quốc gia là hết sức cần thiết. Alcaraz Varo trong công trình nghiên cứu “Dịch thuật pháp luật” (Legal translation) [56] quan tâm đến những “lỗ hổng” trong dịch thuật ngôn ngữ pháp luật và những chủ đề gây tranh cãi khi chuyển ngữ giữa hai hệ thống luật khác nhau. Thử thách thật sự nằm ở tính phức tạp và trừu tượng của ngôn ngữ pháp luật. Ông cũng đề xuất những phương pháp đa dạng mà các nhà dịch thuật sử dụng. Cùng mối quan tâm với Alcaraz Varo, tác giả Alenka Kocbek của đại học Primorska có bài “Khung văn hóa của các văn bản pháp luật” (The Cultural Embeddedness of Legal Texts) đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và dịch thuật (Journal of Language & Translation) số 9 ngày 2/9/2008 [62]. Bài viết đề cập đến vai trò của khung văn hóa trong hoạt động dịch thuật ngôn ngữ pháp luật từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích, trong bối cảnh tiếng Anh vốn được coi là ngôn ngữ chung trên toàn thế giới. Tác giả tìm một 17
  • 18. số giải pháp cho sự không tương ứng về những khái niệm và thuật ngữ pháp luật trong hai ngôn ngữ như sáng tạo ra những thuật ngữ mới và nâng cao hiểu biết về luật của ngôn ngữ đích... Và cũng nghiên cứu ngôn ngữ học pháp luật, gần 20 năm trở lại đây ở Trung Quốc vấn đề này cũng được quan tâm thỏa đáng, tập trung và hai lĩnh vực: a) nghiên cứu lý luận ngôn ngữ học pháp luật như: xác định vị trí của chuyên ngành ngôn ngữ học pháp luật, nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học pháp luật; về đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật: văn bản, phong cách và tu từ pháp luật, tính chính xác và hàm ẩn, quy phạm hóa ngôn ngữ pháp luật, đặc điểm từ ngữ trong ngôn ngữ pháp luật; b) nghiên cứu ngôn ngữ học pháp luật kết hợp với thực tiễn tư pháp: nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật dựa trên hành vi ngôn ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ sử dụng trong tòa án, xây dựng kho ngữ liệu về văn bản pháp luật. [Vũ Thị Minh Huyền, 2017, tr.19-21]. Như vậy, những kết quả của hướng nghiên cứu này có thể ứng dụng vào việc dạy và học phong cách ngôn ngữ luật trong các trường luật, hữu ích với cả những dịch giả trong lĩnh vực ngôn ngữ pháp luật, những luật sư có nhu cầu tìm hiểu thông tin về pháp luật. Nói chung, những nghiên cứu này đóng góp vào việc nâng cao hiểu biết về pháp luật, hữu ích cho người làm luật lẫn người sử dụng luật. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật ở Việt Nam Ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học pháp luật này vẫn chưa tạo được một đường hướng nghiên cứu riêng biệt. Có thể điểm qua các khuynh hướng nghiên cứu chính về ngôn ngữ học pháp luật ở Việt Nam: (i) Hướng nghiên cứu theo phong cách học Khuynh hướng này nghiên cứu những loại hình văn bản pháp luật khác nhau tùy hệ thống luật pháp của mỗi nước. Chẳng hạn như ở Việt Nam, những loại hình văn bản đó có thể là những văn bản quy phạm pháp luật được 18
  • 19. tạo ra trong hoạt động hành pháp còn gọi là văn bản quản lí hành chính nhà nước và văn bản dưới luật; những văn bản lập hiến lập pháp do Quốc hội ban hành bao gồm Hiến pháp, bộ luật, luật, pháp lệnh; những văn bản do Viện kiểm sát, Tòa án ban hành bao gồm các cáo trạng, bản án… Khi nghiên cứu các văn bản pháp luật dưới góc độ của phong cách học, các nhà nghiên cứu thường xếp chúng vào phạm vi ngôn ngữ hành chính, thuộc phong cách hành chính – công vụ. Từ thực tế hệ thống chính trị của Việt Nam, để thực hiện quyền hành pháp, các cơ quan hành chính không chỉ là các cơ quan nhà nước thực hiện quyền hành pháp, mà còn là các tổ chức Đảng, chính trị xã hội khác nữa. Một số đặc điểm cơ bản và vị trí của ngôn ngữ trong thể loại văn bản pháp luật tiếng Việt được trình bày trong các công trình về phong cách học. Cù Đình Tú (1991) [44] xếp văn bản pháp luật là một tiểu loại thuộc phong cách hành chính; Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Hàm (1997) trong Văn bản và lưu trữ đại cương [33] thì gọi chúng là văn bản quản lý nhà nước. Đồng tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1997) trong Phong cách học tiếng Việt [19] và Lưu Kiếm Thanh (2010) trong Ngôn ngữ văn bản quản lý hành chính nhà nước [37] đều xếp văn bản pháp luật vào phong cách hành chính - công vụ. Vũ Thị Sao Chi (2012) trong Đề tài cấp Bộ Nghiên cứu, khảo sát ngôn ngữ hành chính tiếng Việt phụcvụ cho việc xây dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam) [1] và Phạm Thị Ninh (2014) trong luận án “Phong cách ngôn ngữ hành chính” [31], Vũ Thị Sao Chi (2015) trong "Phong cách ngôn ngữ hành chính" và (2017) trong "Sơ thảo Phong cách học định lượng tiếng Việt hiện đại" cũng nghiên cứu ngôn ngữ trong các văn bản hành chính theo hướng phong cách học như thế này. Các công trình này đều tập trung phân loại và nêu lên một số đặc điểm về từ vựng, cú pháp và văn bản pháp luật với tư cách là một tiểu loại của “Phong cách hành chính-công vụ”. Do đó theo các tác giả này, văn bản luật cũng mang đầy đủ các đặc điểm của “Phong cách hành chính-công vụ”. 19
  • 20. Nguyễn Hữu Đạt [5] xác định các văn bản như: Hiến pháp, các bộ luật, sắc lệnh, nghị định...là một tiểu loại của phong cách hành chính-công vụ. Trong công trình của mình, tác giả chỉ rõ, đây là phong cách được sử dụng để trao đổi những công việc hành chính sự vụ hàng ngày giữa các cơ quan hành chính, các đoàn thể, các cấp từ trung ương xuống địa phương với các thành viên và bộ phận xã hội có liên quan. Tác giả còn chỉ ra một số đặc điểm của phong cách này là tính khuôn mẫu đồng loạt; tính phi biểu cảm; tính hệ thống, đồng bộ và thống nhất; tính ngắn gọn, súc tích và không đa nghĩa; tính trang trọng và tính quốc tế; tính quy ước và khả biến theo thời gian. Cù Đình Tú [44] cũng xếp các văn văn bản Hiến pháp, luật, bộ luật, điều lệ, nội quy...vào phong cách hành chính tiếng Việt và chỉ ra những đặc điểm riêng của phong cách này là mang tính thể thức, nghiêm trang về hình thức. Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa [19] nghiên cứu sâu và hệ thống hơn đối với ngôn ngữ của thể loại văn bản pháp luật. Hai tác giả này cũng xếp các văn bản pháp luật thuộc phong cách hành chính-công vụ, thuộc kiểu văn bản pháp quyền đối lập với các kiểu văn bản quân sự, ngoại giao và văn thư. Các tác giả này cũng chỉ ra một cách chi tiết chức năng và đặc trưng của cả phong cách hành chính công vụ nói chung và văn bản pháp luật nói riêng. Về chức năng ngôn ngữ, phong cách này thực hiện hai chức năng chính là chức năng thông báo và chức năng sai khiến. Hai chức năng này tạo cho các văn bản hành chính-công vụ một màu sắc phong cách, đặc biệt là sự bắt buộc thi hành đều được thông báo. Về đặc điểm ngôn ngữ, theo Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, loại văn bản này mang tính chính xác, minh bạch, tính nghiêm khắc khách quan và tính khuôn mẫu cao. Vũ Thị Sao Chi (2012) [1] trong đề tài cấp Bộ của mình đã chỉ ra những đặc điểm của văn bản hành chính về từ ngữ, câu, cách sử dụng dấu câu,… để từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị trong việc xây dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam. Bởi theo tác giả Vũ Thị Sao Chi, cùng với sự phát triển của đất 20
  • 21. nước, các văn bản pháp luật và văn bản hành chính tăng lên không ngừng. Cũng chính từ sự phát triển ấy, tiếng Việt nói chung và tiếng Việt hành chính nói riêng cần phải được chuẩn hóa mới có thể đáp ứng được khả năng biểu đạt chính xác, nhất là trong các hoạt động pháp luật và hành chính. Phạm Thị Ninh (2014) [31] trong luận án “Phong cách ngôn ngữ hành chính” đã mô tả các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản hành chính ở các cấp độ: từ ngữ, câu, văn bản; đúc rút được những tính chất cơ bản hay đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính; từ đó đề xuất việc áp dụng những kết quả nghiên cứu về phong cách hành chính và công tác chuẩn hóa tiếng Việt hành chính. Trong các nghiên cứu về văn bản pháp luật tiếng Việt còn có thể kể đến các tài liệu viết về soạn thảo văn bản quản lý nhà nước như Nguyễn Văn Thâm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Hàm, Trần Anh Nhân, Nguyễn Anh Tú, Nguyễn Đăng Dung và Hoàng Trọng Phiến... Đáng chú ý là phần nghiên cứu về các văn bản pháp luật thuộc loại “Văn bản quản lý nhà nước” của Vương Đình Quyền và Nguyễn Văn Hàm [33], Nguyễn Đăng Dung và Hoàng Trọng Phiến. Các tác giả này đã hệ thống được các loại văn bản pháp luật dưới tên gọi “Văn bản quản lý nhà nước” gồm Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết...và chỉ ra những đặc điểm quan trọng của loại văn bản này. Tuy nhiên, những công trình kể trên không tập trung phân loại văn bản và mô tả thể thức, cấu trúc văn bản, đề ra các yêu cầu và quy trình của việc soạn thảo các văn bản pháp luật tiếng Việt. Đây sẽ là những tài liệu quan trọng khi nghiên cứu đặc điểm văn bản pháp luật. Các công trình này đều tập trung phân loại và nêu lên một số đặc điểm về từ vựng, cú pháp và văn bản của văn bản pháp luật với tư cách là một tiểu loại của "phong cách hành chính - công vụ". Theo các tác giả này, văn bản luật cũng mang đầy đủ các đặc điểm của "phong cách hành chính - công vụ". Các công trình kể trên nghiên cứu chung về phong cách và các phong cách chức năng tiếng Việt, cho nên xét riêng về phong cách ngôn ngữ hành chính thì chỉ mới dừng lại ở những nét phác thảo, 21
  • 22. khái quát các đặc trưng phong cách và một vài đặc điểm của việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ. (ii) Hướng nghiên cứu theo phương phápphântích diễn ngôn Hướng nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật theo phương pháp phân tích diễn ngôn là một khuynh hướng xuất hiện trong khoảng 20 năm gần đây. Tiêu biểu có thể kể đến luận án Lê Hùng Tiến (1998) "Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong văn bản pháp luật"; luận án “Khảo sát chức năng ngôn ngữ văn bản quản lí nhà nước qua phương pháp phân tích diễn ngôn” của Nguyễn Thị Hà (2001); luận án “Phântích ngôn ngữvăn bản pháp luậtqua văn văn bản Hiến pháp Hoa Kì và Hiến pháp Việt Nam” của Dương Thị Hiền (2008); luận án “Biểu hiện của mạch lạc trong thể loại báo cáo và tờ trình thuộc văn bản hành chính – công vụ” của Nguyễn Thị Hường (2010). Nhìn chung, hướng nghiên cứu văn bản theo hướng phân tích diễn ngôn và phân tích diễn ngôn phê phán - một nhánh của phân tích diễn ngôn xuất hiện muộn hơn - là một đường hướng hứa hẹn nhiều kết quả thú vị. Nếu như những nghiên cứu theo hướng phong cách học đáp ứng yêu cầu về kĩ thuật soạn thảo các loại văn bản hành chính, văn bản pháp luật thì những nghiên cứu theo hướng phân tích diễn ngôn lại có giá trị đáp ứng những yêu cầu cấp thiết về nâng cao kĩ thuật lập pháp và cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay. Hướng nghiên cứu này còn có thể mở ra hướng nghiên cứu so sánh pháp luật giữa những hệ thống pháp luật khác nhau. Nghiên cứu của Lê Hùng Tiến [35] được xem là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn của Bhatia, Swales và Maley để chỉ ra một số đặc điểm đặc trưng về từ vựng, ngữ pháp và văn bản trong văn bản pháp luật. Đây là một cách nhìn văn bản dưới góc độ chức năng và dụng học. Lê Hùng Tiến đã ứng dụng những luận điểm hiện đại của ngữ pháp chức năng hệ thống để phân tích ngôn ngữ các văn bản luật (chủ yếu lấy từ Bộ Luật Dân sự và Hình sự). Công trình đã mô tả, giải thuyết 22
  • 23. các phương tiện từ vựng, ngữ pháp như động từ ngữ vi, câu ngữ vi, từ tình thái, hệ thuật ngữ luật pháp được sử dụng trong các văn bản luật nhằm hoàn thành chức năng giao tiếp tiếng của thể loại văn bản này. Luận án nghiên cứu phân tích diễn ngôn văn bản pháp luật tiếng Việt có đối chiếu với các đặc điểm tương ứng của diễn ngôn văn bản pháp luật tiếng Anh và từ đó rút ra gợi ý cho việc dịch thuật văn bản pháp luật từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Tiếp sau nghiên cứu của Lê Hùng Tiến có thể kể đến công trình của Dương Thị Hiền [9], tác giả Dương Thị Hiền đã ứng dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn phê phán vào phân tích văn bản pháp luật. Nếu như trước đó, vào những năm 1998, Lê Hùng Tiến mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng phương pháp phân tích diễn ngôn ứng dụng thì năm 2008 Dương Thị Hiền đã sử dụng phương pháp phân tích diễn ngôn phê phán để chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ trong Hiến pháp Hoa Kỳ và so sánh với các đặc điểm ngôn ngữ trong Hiến pháp Việt Nam 1992. Việc phân tích và so sánh hai văn bản pháp luật của hai quốc gia nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật và dịch thuật giữa hai ngôn ngữ, từ đó ứng dụng việc nâng cao năng lực xây dựng pháp luật. Có thể nói tiếp theo hai tác giả trên thì sau này đã có nhiều công trình tiếp nối ứng dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu các thể loại văn bản khác nhau, không chỉ là văn bản pháp luật. Nó tạo ra một luồng không khí mới trong nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam. (iii) Hướng nghiên cứu theo lí thuyết hành động ngôn từ Hiện nay, có một số đề tài đã nghiên cứu về hành động ngôn từ cầu khiến trong văn bản hành chính (trong đó bao gồm văn bản quy phạm pháp luật) dưới ánh sáng của lí thuyết Hành động ngôn từ. Lí thuyết hành động ngôn từ là lí thuyết xương sống của Ngữ dụng học được áp dụng vào nghiên cứu các văn bản hành chính như luận văn “Câu cầu khiến trong văn bản hành chính” của Nguyễn Thị Thanh Nga [29], luận văn “Hành động ngôn từ điều 23
  • 24. khiển trong văn bản hành chính”của Phan Xuân Dũng [4]…Có thể thấy, chức năng nổi trội của văn bản pháp luật nói riêng, văn bản hành chính nói chung là chức năng pháp lí, chức năng điều hành và quản lí xã hội nên hành động ngôn từ cầu khiến mang tính đặc trưng cho thể loại văn bản này. Nghiên cứu hành động ngôn từ cầu khiến cũng góp phần nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng ngôn từ trong văn bản hành chính nói chung, văn bản quy phạm pháp luật nói riêng. (iv) Hướng nghiên cứu sự biến đổi ngôn ngữ trong các văn bản Đi theo khuynh hướng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội, nghiên cứu về sự biến đổi ngôn ngữ trong văn bản đã có một số công trình nghiên cứu như sau: Lê Quang Thiêm, Phạm Thị Hằng, Bùi Thị Thanh Lương, Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Thị Ly Na, … Điểm qua các khuynh hướng nghiên cứu trên về nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật có thể nhận thấy hai điểm chính: Thứ nhất, ngôn ngữ pháp luật đã bước đầu được các nhà Việt ngữ học khai thác nhưng hầu như các tác giả mới quan tâm đến ngôn ngữ văn bản pháp luật chung chung trong một đối tượng văn bản rộng lớn hơn đó là văn bản hành chính. Đối tượng “văn bản pháp luật” chưa được tách ra xem xét một cách độc lập, hoặc hòa trộn vào nội dung thuật ngữ “văn bản hành chính”, hoặc dưới dạng một đạo luật cụ thể (như Lê Hùng Tiến, Một số đặc điểm ngôn ngữ pháp luật tiếng Việt, tư liệu nghiên cứu là Luật Dân sự). Hiến pháp là một loại văn bản pháp luật, một loại văn bản pháp luật đặc biệt, có tính khái quát, co dãn, bao trùm, hầu như chỉ có phần giả định và quy định; không có phần chế tài là một đặc điểm khác biệt so với các thể loại văn bản pháp luật khác nhưng hầu như chưa được giới Việt ngữ học quan tâm đến một cách độc lập, riêng biệt để nghiên cứu. Vậy, về mặt từ, ngữ, câu trong văn văn bản Hiến pháp có điều gì khác biệt? Đó cũng chính là câu hỏi được đặt ra để trả lời trong luận án này. 24
  • 25. Thứ hai, các công trình nghiên cứu Việt ngữ học đã bước đầu tìm hiểu những nguồn lực ngôn từ: từ vựng, cú pháp… phản ánh những đặc tính cơ bản đặc trưng của văn bản hành chính (trong đó có văn bản quy phạm pháp luật) là tính chính xác, minh bạch, tính hiệu lực cao. Tuy nhiên, việc đi sâu hơn nữa nhằm lí giải những giá trị văn hóa tiềm ẩn, hệ tư tưởng và quyền lực ẩn, các nhân tố xã hội tác động đến ngôn ngữ pháp luật thì cánh cửa khai thác còn rộng mở. Có thể nói ngôn ngữ học pháp luật, đặc biệt là ngôn ngữ trong hoạt động lập pháp, vẫn còn là một mảnh đất còn bỏ ngỏ trong Việt ngữ học. Trong tương lai, cần thiết phải có những nghiên cứu trên cơ sở các kết quả phân tích, kết hợp tri thức ngôn ngữ học và luật học, để góp phần hoàn thiện pháp luật lập pháp, từng bước nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, đồng thời đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội. 1.1.1.4. Nghiên cứu văn văn bản Hiến pháp từ góc độ ngôn ngữ học Văn văn bản Hiến pháp với tư cách là một đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học ở Việt Nam, đã được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu ở các mặt sau: Thứ nhất, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các chế định của Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ được thể hiện trong Hiến pháp (Nguyễn Thiện Giáp, 2004; Nguyễn Văn Khang, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015; Nguyễn Thị Ly Na, 2010). Thứ hai, luận án của Dương Thị Hiền, 2008, đã ứng dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn phê phán đã phân tích các phương tiện ngôn ngữ thể hiện 3 siêu chức năng ngôn ngữ của Hiến pháp Hoa Kỳ có so sánh với Hiến pháp Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) đó là các chức năng tư tưởng, chức năng liên nhân và chức năng tạo lập văn bản. 25
  • 26. Thứ ba, trong đề tài cấp Bộ năm 2012, tác giả Nguyễn Văn Khang đã chỉ ra các đặc trưng chung của ngôn ngữ pháp luật dựa vào 4 văn bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992. Việt Nam hiện nay có 5 bản Hiến pháp ra đời trong từng bối cảnh lịch sử khác nhau, vì vậy, mà ngôn ngữ được sử dụng trong từng bản Hiến pháp cũng có sự biến đổi. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu để chỉ ra sự biến đổi ngôn ngữ pháp luật một cách toàn diện trong các bản Hiến pháp đó. Vì vậy, để tiếp tục hoàn thiện các nghiên cứu của mình, cũng như mong muốn đưa ra một bức tranh tổng thể về các đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp cũng như chỉ ra sự biến đổi ngôn ngữ trong Hiến pháp dưới tác động của các nhân tố xã hội mà chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam” để nghiên cứu. 26
  • 27. 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN 1.2.1. Những vấn đề chung về văn bản pháp luật 1.2.1.1. Mộtsố vấn đề về văn bản quyphạm pháp luật: Cáckhái niệm “văn bản”, “văn bản quản lý”, “văn bản quản lý nhà nước", "văn bản quy phạm pháp luật" Văn bản quy phạm pháp luật thuộc loại văn bản quản lý nhà nước, cũng là đối tượng nghiên cứu của luận án, vì thế, trong luận án này, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày các khái niệm về văn bản, văn bản quản lý, văn bản quản lý nhà nước. Về khái niệm Văn bản. Theo thống kê của tác giả Diệp Quang Ban có khoảng 15 định nghĩa khác nhau. Theo tác giả này, định nghĩa của Asher có thể coi là có tính khái quát cao, bao gồm được nhiều quan niệm về văn bản. Asher cho rằng văn bản là "(1) Một quãng viết hay một phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc, đề tài – chủ đề… của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường…(2) Văn học. Trước hết được coi như một tài liệu viết, thường đồng nghĩa với sách. […] (3) Trong PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN, đôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì được dành cho cả ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn được dùng bao gồm cả văn bản (Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, tr. 17-18]). Về khái niệm Văn bản quản lý. Căn cứ vào chức năng của văn bản thì chia văn bản thành hai loại là văn bản quản lý và văn bản không có chức năng quản lý. Văn bản quản lí là phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc các thông tin cần thiết hình thành trong hoạt động quản lý được. Văn bản quản lí có chức năng cơ bản là cung cấp các thông tin về pháp lý, quản lý điều hành và cả chức năng thông tin về mặt văn hóa, xã hội, giáo dục. Văn bản quản lý thể hiện tính pháp lý, tính mệnh lệnh, chỉ huy, tính thống nhất về hình thức và nội dung trong các lĩnh vực quản lý. 27
  • 28. - Về khái niệm văn bản quản lý nhà nước. Dựa vào chức năng quản lý nhà nước có thể chia văn bản quản lý thành hai loại là văn bản quản lý nhà nước và văn bản quản lý không mang quyền lực nhà nước. Theo Lưu Kiếm Thanh (2010), “văn bản quảnlý nhà nước được sử dụng trong các hoạt động quản lý nhà nước, bao gồm những quyết định, thông tin quản lý thành văn do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, có trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được đảm bảo về thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân” [Lưu Kiếm Thanh (chủ biên), Ngôn ngữ văn bản quản lý hành chính nhà nước, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, H., 2010)]. Về khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật là “văn bản do cơ quan nhà nướcban hành hoặcphốihợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luậtban hành văn bản quyphạm phápluậtcủa Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảođảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”. (Điều 1, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008). Cũng trong Khoản 2, điều 1 của Luật Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã quy định: “Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặcphối hợp ban hành không đúng thẩm quyền,hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcủa Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật”. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm có các văn bản sau: “1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; 2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; 3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; 4. Nghị định của Chính phủ; 5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án 28
  • 29. nhân dân tối cao; 7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; 9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước; 10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; 11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; 12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.” (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). 1.2.1.2. Mộtsố vấn đề về ngôn ngữ pháp luật i) Các khái niệm “luật”, “luậtpháp”,“pháp luật” Trong tiếng Việt hiện nay, có 4 khái niệm cần được phân biệt: luật, luật pháp, phápluật và pháp lý. - "Luật" tương ứng với Law trong tiếng Anh, và 律 (luật) trong tiếng Hán, Loi trong tiếng Pháp. Khái niệm khác với "luật" (Loi) tiếng La-tin “ligare” nghĩa là trói buộc - "Luật pháp" hay "pháp luật" tương đương với hoặc The Law, 法 律 (pháp luật) và Droit. Khái niệm “pháp luật” "luật pháp" (droit) có xuất xứ La- tin “directum” để chỉ sự ngay thẳng, sự chính trực. - "Pháp lý" tương đương với Legaltrong tiếng Anh, Juridiquetrong tiếng Pháp. Khái niệm “Pháp lý” (juridique) xuất phát từ tiếng La-tin “Jus” nghĩa là các quy định của pháp luật. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Luật: (…) 3. Pháp luật (nói tắt). 4. Văn bản do cơ quan quyền lực nhà nước tối cao ban hành, quy định những phép tắc trong quan hệ xã hội buộc mọi người phải tuân theo. Pháp luật: cn. luật pháp. Những quy phạm hành vi do nhà nước ban hành mà mọi người dân 29
  • 30. buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội (nói tổng quát). Pháp lý: lý luận, nguyên lý về pháp luật. [Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), 2010, tr. 761 và tr. 985]. Như vậy, Luật, Pháp luật, Luật pháp trong tiếng Việt chỉ là biến thể của một từ. Và trong các giáo trình, từ điển chuyên ngành Luật học thì thuật ngữ Pháp luật được lựa chọn để sử dụng chính thức. Còn Pháp lý lại là hệ thống lý luận, những nguyên lý hoạt động về pháp luật. Nếu như pháp luật là một cái khung thì pháp lý chính là những cơ sở khoa học vận hành trong cái khung đó. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ Pháp luật để thống nhất và làm việc. Pháp luật theo định nghĩa trong Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật "là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội” [Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Đại học luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân 2008, tr.] ii) Kháiniệm ngôn ngữ pháp luật Tác giả Nguyễn Văn Khang (2014) trong cuốn “Chính sách ngôn ngữ và Lập pháp ngôn ngữ" cho rằng: “Ngôn ngữ pháp luật thuộc nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học pháp luật. Ngôn ngữ học pháp luật là một phân ngành khoa học liên ngành giữa khoa học pháp lý và ngôn ngữ học. Đối tượng nghiên cứu của nó là ngôn ngữ được sử dụng trong pháp luật. Ngôn ngữ học pháp luật được hình thành trên cơ sở sự phát triển của khoa học ngôn ngữ liên ngành như ngữ dụng học, ngôn ngữ học tâm lí, ngôn ngữ học xã hội, v.v. Nói cách khác, sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ học pháp luật là do nhu cầu cần phải nghiên cứu một cách sâu sắc hơn các vấn đề về pháp luật từ góc độ ngôn ngữ học, cụ thể là dưới ánh sáng của lý thuyết ngôn ngữ học xã hội, ngữ pháp chức năng, hành động ngôn ngữ, phân tích hội thoại, trong mối quan hệ giữa năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp tiếng ,...”. [Nguyễn Văn Khang, 2014, tr.] 30
  • 31. “Luật là công việc của ngôn từ" (The law is a profession of words) [Mellinkoff David (1963), The Language of the Law]. Tác giả Mellinkoff – một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đặt nền móng nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật cho rằng, do pháp luật được tạo nên bởi chất liệu ngôn ngữ, nên nghiên cứu ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ thiết yếu để nghiên cứu pháp luật. Ngôn ngữ học pháp luật có trọng tâm nghiên cứu mọi vấn đề ngôn ngữ liên quan đến pháp luật. Cụ thể: 1) phong cách học pháp luật (các hành vi xét xử tại tòa án như lời bào chữa của của luật sư, lời luận tội của thẩm phán, các vấn đề đa ngữ trong xét xử …); 2) lời khai (ghi chép, nghe ghi…); 3) ngôn ngữ trong tài liệu chứng cứ (các chứng cứ ngôn ngữ, ngôn ngữ của người nhỏ tuổi tại tòa…); 4) ngữ âm học pháp luật (vấn đề thanh học, xử lý phần mềm…); bút tích học (ngôn ngữ trong văn bản giám định, chữ kí…). Trong những trọng tâm nghiên cứu đó của ngôn ngữ học pháp luật có một câu hỏi được đặt ra là, ngôn ngữ pháp luật sử dụng phần lớn các từ ngữ, các mô hình câu, cách phát âm của ngôn ngữ bình thường, vậy ngôn ngữ được sử dụng trong pháp luật có những đặc điểm gì khác biệt so với ngôn ngữ được sử dụng trong đời sống? Mellinkoff đã đưa ra một ví dụ về việc lặp lại từ ngữ để nhấn mạnh đến tính chính xác của văn bản pháp luật, khác với các văn bản khác có thể dùng đại từ thay thế. Ví dụ: (i) I boughta car yesterday, it is very expensive. (ii) I boughta car yesterday, the car is very expensive. Tác giả của “The Language of the Law” khẳng định: câu (i) là ngôn ngữ bình thường; câu (ii) là thuộc ngôn ngữ pháp luật. Khẳng định trên được Mellinkoff giải thích: câu (ii) thay cho việc dùng it (được coi là để tránh lặp lại trong giao tiếp tiếng thông thường) là việc lặp lại the car để chính xác hóa. 31
  • 32. Tương tự như trường hợp trên, tác giả Melinkoff còn lấy thêm ví dụ, cụm từ the said document (văn bản đã nói ở trên). Theo tác giả trong văn bản pháp luật tiếng Anh thường xuất hiện, cụm từ trên có chứa từ said là quá khứ của say để làm cho the document không bị mơ hồ. “Ngôn ngữ pháp luật là một dạng tiêu biểu của ngôn ngữ phong cách hành chính (administrative style)”. Nhận định này đã tồn tại từ lâu trong quan niệm truyền thống của giới ngôn ngữ học như các tác giả Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Hữu Đạt. Ngôn ngữ pháp luật sử dụng trong phong cách hành chính phần lớn tồn tại ở dạng viết (dạng nói vẫn tồn tại nhưng ít hơn), cụ thể là văn bản hành chính luật và các văn bản quy phạm pháp luật (văn bản pháp quy). Hiện nay, ngôn ngữ học hậu cấu trúc phát triển một cách mạnh mẽ, trong đó có ngôn ngữ học giao tiếp tiếng . Cùng trong xu hướng đó, ngôn ngữ học pháp luật giao tiếp tiếng được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học giao tiếp tiếng chú ý nghiên cứu. Ngôn ngữ được sử dụng trong những phiên tòa, lời khai trực tiếp trong những bản án,… là một trong những nội dung được đề cập đến của ngôn ngữ học giao tiếp tiếng . Và dù ngôn ngữ pháp luật tồn tại ở dạng nói hay dạng viết thì một trong những đặc điểm của ngôn ngữ học pháp luật là ngôn ngữ có tính quyền lực và ràng buộc cao giữa các nhân vật trong quá trình giao tiếp tiếng . Về vấn đề này, tác giả Nguyễn Văn Khang cho rằng “ngôn ngữ có tính quyền lực là vì nó phản ánh ý chí của chủ thể lập pháp; có tính ràng buộc là vì nó biểu thị quy chuẩn pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hành vi của con người”. [Nguyễn Văn Khang, 2014, tr. 107 ] iii) Đặc điểm chung về ngôn ngữpháp luậttrong văn bản pháp quy Như trên đã trình bày, ngôn ngữ pháp luật tồn tại ở cả hai dạng là nói hoặc viết. Tuy nhiên, nhiệm vụ của luận án này là chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các văn bản Hiến pháp, mà Hiến pháp tồn tại ở dạng văn bản, nên trong luận án này chúng tôi chỉ quan tâm đến những đặc điểm chung 32
  • 33. về ngôn ngữ pháp luật trong văn bản pháp luật, và coi đó là cơ sở lí luận để chúng tôi triển khai các nội dung của Luận án. Theo luật định, ngôn ngữ trong các văn phạm pháp quy được quy định rõ trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 luật như sau: “Điều 5. Ngôn ngữ, kỹ thuậtvăn bản quy phạm phápluật 1. Ngôn ngữtrong văn bản quyphạm pháp luậtlà tiếng Việt. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.” Về phong cách, các văn bản pháp luật tuân theo những đặc trưng chung của phong cách hành chính. Tác giả Đinh Trọng Lạc (1999) trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt, đã dẫn lại quan điểm của I.V. Acnôn và tác giả Acnôn cho rằng, dựa vào cách phân loại về chức năng văn bản thì có 2 loại chức năng là chức năng giao tiếp tiếng cơ bản (chức năng giao tiếp tiếng lí trí) và chức năng bổ sung (chức năng ý nguyện, chức năng cảm xúc, chức năng giao tiếp tiếng , chức năng thẩm mĩ)”. Và theo tác giả Đinh Trọng Lạc, chức năng giao tiếp tiếng lý trí (thông báo) và chức năng ý chí (sai khiến) là hai chức năng của ngôn ngữ phong cách hành chính được cụ thể hóa và hiện thực hóa trong văn bản quy phạm pháp luật. Đinh Trọng Lạc (1999) cũng đề xuất 3 tiêu chí cũng đồng thời là 3 đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ văn bản pháp luật, đó là: 1) tính khuôn mẫu; 2) tính chính xác – minh bạch và 3) tính nghiêm túc – khách quan xuất phát từ hai chức năng trên của văn bản quy phạm pháp luật. [...., tr55] Nguyễn Thế Truyền (2002) chú trọng vào đặc điểm của ngôn ngữ trong văn bản pháp luật đã đưa ra các 5 tiêu chí của ngôn ngữ văn bản pháp luật, đó là: 1) tính trang trọng, nghiêm túc; 2) tính bắt buộc phải thực hiện; 3) tính chính xác, chặt chẽ, rõ ràng; 4) tính khuôn mẫu; 5) tính xác thực khách quan [47, tr. 370] Nguyễn Văn Khang (2012) trong công trình cấp Bộ "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam", chương 4, có nêu các 33
  • 34. tiêu chí của ngôn ngữ văn bản pháp luật đó là: 1) tính khái quát; 2) tính chính xác, tính nhất quán và tính linh hoạt; 3) tính rõ ràng 4) tính chuyên môn; 5) tính thông dụng; 6) tính giản ước. Về tính khái quát. Văn bản pháp luật thường ra đời trong một thời điểm cụ thể nhất định, nhưng lại được áp dụng trong một thời hạn tương đối dài, thậm chí không thay đổi. Tuy nhiên, những hành vi xã hội lại luôn thay đổi không ngừng, nhanh chóng, thậm chí thay đổi rất khó lường và phức tạp. Những hành vi pháp luật đó đôi khi lại không thể giống với những hành vi pháp luật được quy định trong văn bản pháp luật thời điểm trước đó. Cho nên, văn bản pháp luật phải mang tính khái quát, co dãn để có thể bao trùm được hết các hành vi xã hội đó. Văn bản pháp luật một mặt phải rất chính xác, nhưng một mặt phải mang tính khái quát để có thể lường hết được những tình huống phức tạp có thể diễn ra trong tương lai. Về đặc tính này có thể lấy Hiến pháp Mĩ làm ví dụ. Hiến pháp Mĩ ra đời từ năm 1787 và suốt hơn 230 năm qua, Hiến pháp Mĩ vẫn không thay đổi. Hiến pháp Mĩ vẫn được áp dụng và hoạt động một cách có hiệu quả, là căn cứ pháp luật để thực thi pháp luật, xây dựng và phát triển Hợp chủng quốc cường mạnh, đứng vị trí số một về nhiều mặt trên thế giới như hiện nay. Hiến pháp Mĩ là một biểu hiện của tính khái quát trong văn bản quy phạm pháp luật. Về tính chính xác, tính nhất quán và tính linh hoạt. Để đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, văn bản pháp luật phải chính xác và nhất quán. Bởi vì, chỉ có sự chính xác và nhất quán trong xét xử thì mới đảm bảo tính công minh của pháp luật. Cùng một tội danh, cùng vi phạm một một tội thì phải được xử lí nhất quán. Tuy nhiên, thực tế lại muôn màu muôn vẻ, trong pháp luật, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật cũng cần có tính linh hoạt để người phán quyết có thể chủ động trong xét xử. Về tính rõ ràng. Tác giả Nguyễn Văn Khang phân biệt tính chính xác và tính rõ ràng trong văn bản pháp luật. Tác giả cho rằng, ngôn ngữ pháp luật phải đảm bảo tính minh bạch, không sử dụng cách biểu đạt gián tiếp, hàm ẩn, 34
  • 35. đa nghĩa, không sử dụng lối nói ví von, hình tượng. Ngôn ngữ pháp luật sử dụng hình thức trần thuật trực tiếp. Tính rõ ràng còn thể hiện ở chỗ các yếu tố ngôn ngữ biểu thị quá khứ, hiện tại, tương lai phải minh bạch, đúng với nội dung mà văn bản muốn đề cập. Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi, người viết luận án này thì tính rõ ràng cũng chỉ là một phần biểu hiện của tính chính xác, minh bạch của văn bản pháp luật. Về tính chuyên môn. Pháp luật là đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý. Trong quá trình phát triển chuyên ngành này đã hình thành nên một hệ thống thuật ngữ phong phú, đa dạng, có tính hệ thống và khuôn mẫu tương đối cố định để áp dụng trong đời sống pháp luật. Thuật ngữ trong văn bản pháp luật làm nên tính chuyên môn của văn bản đó, cụ thể ở cả nội dung chuyên môn về pháp luật và chuyên môn về ngành mà văn bản luật đó áp dụng. Về tính thông dụng. Chủ thể tiếp nhận văn bản pháp luật là mọi người và công dân. Vì vậy, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải mang tính thông dụng để có thể phổ biến, tuyên truyền đến với mọi người, mọi công dân. Nếu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật không thông dụng, ngôn ngữ pháp luật sẽ trở thành xa lạ, mơ hồ. Trường hợp trong văn bản pháp luật xuất hiện những thuật ngữ khó, xa lạ, ít phổ biến thì phần mô tả nội hàm phải được dùng ngôn ngữ thường nhật hàng ngày làm cơ sở để giải thích và tham chiếu. Về tính giản ước. Trong văn bản pháp luật phải dùng một lượng ngôn ngữ hữu hạn và cô đọng để đề cập tới hàng loạt hành vi xã hội đa dạng, vì vậy ngôn ngữ pháp luật phải có tính giản ước. Trong văn bản pháp luật sử dụng nhiều câu vô chủ, câu giản lược, các hiện tượng đề hóa, danh hóa,... để biểu đạt những sự tình hay các khái niệm tương đối phức tạp. Tuy ngôn ngữ trong văn bản pháp luật có tính giản ước nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác. Cho nên, trong nhiều trường hợp bất khả kháng, văn bản pháp luật thường sử dụng các trường cú, trong đó có sử dụng phép lặp từ vựng để đảm bảo tính chính xác cho văn bản pháp luật. 35
  • 36. Tóm lại, có thể thấy rằng, cả 3 tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Văn Khang đều đồng thuận khẳng định văn bản pháp luật có những đặc tính sau: 1) tính chính xác; 2) tính khuôn mẫu, hệ thống. 3) tính trang trọng. Đây cũng là ba đặc tính quan trọng nhất của văn bản pháp luật theo quan điểm của chúng tôi trong luận án này. Hiến pháp là luật cơ bản, luật để mọi luật hướng đến, các văn bản pháp luật khác không được trái với Hiến pháp. Văn văn bản Hiến pháp có đặc trưng riêng, nếu như các văn bản pháp luật khác có đầy đủ cả ba phần: giả định, quy định và chế tài thì Hiến pháp chủ yếu chỉ có 2 phần là giả định và chế định. Nên so với các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Hiến pháp có tính khái quát, co dãn và bao trùm cao nhất. Vì vậy, trong luận án này, bên cạnh việc chấp nhận các quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước về đặc điểm của văn bản pháp luật nói chung, chúng tôi đề nghị thêm tính khái quát, co dãn, bao trùm riêng cho văn văn bản Hiến pháp. Có thể nói, văn bản pháp luật là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước và có tác động to lớn đến đời sống xã hội. Để đảm bảo vai trò trên, các văn bản pháp luật được xây dựng với những yêu cầu chặt chẽ về cả nội dung lẫn hình thức. Trong đó, yêu cầu về ngôn ngữ là yêu cầu cơ bản và có ý nghĩa thực tiễn không thể chối bỏ. Ngôn ngữ pháp luật là hệ thống những từ ngữ và quy tắc kết hợp được nhà nước sử dụng để thiết lập các văn bản pháp luật. Đó là phương tiện dùng để giao tiếp tiếng giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Hiệu quả quản lý của văn bản pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, trong văn bản pháp luật, xét về kỹ thuật lập pháp, yêu cầu ngôn ngữ là điều đương nhiên và bắt buộc. 1.2.2. Khái niệm từ ngữ, câu trong tiếng Việt 1.2.2.1. Vềtừ, ngữ(cụm từ cố định)trong tiếng Việt Trong luận án này, chúng tôi sẽ chỉ ra những đặc điểm về từ và ngữ (cụm từ cố định) xuất hiện trong 5 văn bản Hiến pháp. Vì vậy, trong phần lí 36
  • 37. thuyết này, chúng tôi sẽ trình bày những cơ sở lí thuyết chỉ liên quan đến từ và ngữ cố định (cụ thể đó là những cụm từ cố định là thuật ngữ pháp luật được sử dụng trong 5 văn bản Hiến pháp). i) Về khái niệm từ, cụm từ cố định trong tiếng Việt Trong nghiên cứu ngôn ngữ học, từ là một khái niệm phức tạp, trong lý thuyết ngôn ngữ học đại cương chưa có quan niệm thống nhất về khái niệm từ, đồng thời ở những loại hình ngôn ngữ khác nhau, ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, từ cũng có những đặc điểm riêng của mình. Theo thống kê của nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Giáp, hiện nay trên thế giới tồn tại khoảng 300 định nghĩa về từ. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về từ và cụm từ cố định trong tiếng Việt của tác giả Vũ Đức Nghiệu được in trong "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt" để làm cơ sở cho nghiên cứu trong luận án. Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu. [3, tr. 142]. Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ. [3, 153]. ii) Những góc độ nghiên cứu cơ bản của từ, cụm từ cố định trong tiếng Việt Tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình ngôn ngữ đơn lập có đặc điểm: tiếng là loại đơn vị cơ sở, từ không biến đổi biến động hình thái, các ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ. Chính đặc điểm loại hình này đã chi phối đến những đặc điểm của từ trong tiếng Việt. Các nhà khoa học khi nghiên cứu từ ngữ của một ngôn ngữ, thường tập trung nghiên cứu ở một số vấn đề như sau: 1) 2) 3) 4) 5) 6) 37
  • 38. cấu nghĩa hiện trường biến các lớp từ trong từ vựng tạo từ của từ tượng nghĩa, đổi a) theo b) c) từ d) theo nhiều các biến nguồn phạm vi ngữ phong nghĩa, quan hệ động gốc sử dụng tích cách sử hiện trong từ ngữ cực và dụng,… tượng trường tiêu đồng nghĩa cực âm Trong luận án này chúng tôi chỉ trình bày những vấn đề lý thuyết cơ bản có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, đó là: cấu tạo từ, từ loại, phân chia các lớp từ từ góc độ nguồn gốc và phạm vi sử dụng từ ngữ (thuật ngữ). - Đặc điểm cấu tạo của từ trong tiếng Việt Theo tác giả Vũ Đức Nghiệu trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, đơn vị cơ sở để cấu tạo từ trong tiếng Việt là tiếng (hình vị trong tiếng Việt). Từ đơn vị cơ bản đó người ta có các phương thức cấu tạo từ ngữ: bằng cách dùng một tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếng lại theo cách nào đó. Phương thức dùng mộttiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từ đơn tiết). Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng. Ví dụ: quyền, luật, bắt, ngang, những, các, hàm, cấp, giáng, phong, tước, tội, mới, nam, nữ, ... Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm cho ta các từ láy, ví dụ: lác đác, đo đỏ, heo hút, lắt lay, rung rinh, lung linh, lưa thưa, lớt phớt,…. Phương thức tổ hợp ghép các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép. Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt như sau: Từ ghép đẳng lập. Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Ở đây, có thể lưu ý tới hai khả năng. Thứ nhất, 38
  • 39. các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa. Khi dùng mỗi thành tố như vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không trùng nhau. So sánh: đi ≠ đi đứng ≠ đi lại ≠ đứng ≠ lại,...Thứ hai, một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Trong hầu hết các trường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa này vốn rõ nghĩa nhưng bị bào mòn dần đi ở các mức độ khác nhau. Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử, người ta thường xác định được nghĩa của chúng. Ví dụ: chùa chiền, chợ búa, bếp núc, đường sá, tre pheo, cỏ rả, sầu muộn, chó má, gà qué, cá mú, xe cộ, áo xống,... Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ. Từ ghép chính phụ. Những từ ghép có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia, đều được gọi là từ ghép chính phụ. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá hoặc gia giảm sắc thái cho thành tố chính. Ví dụ: tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cái, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, xanh lè, đỏ rực, ngay đơ, thằng tắp, sưng vù,... - Đặc điểm về từ loại Tác giả Đinh Văn Đức (2002) trong Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại) định nghĩa: Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữpháp, đượcphân chia theo ý nghĩa, theokhả năng kết hợp với các từ ngữkhác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữpháp nhấtđịnh ở trong câu. [10, tr. 23] Khi phân định từ loại, dựa vào tiêu chuẩn ý nghĩa, khả năng kết hợp, và chức vụ cú pháp trong câu, tác giả đã phân chia hệ thống từ loại tiếng Việt thành ba mảng: thực từ (bao gồm danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ); hư từ (bao gồm từ phụ và từ nối); tình thái từ (gồm tiểu từ, trợ từ) [10, tr.56]. 39
  • 40. - Đặc điểm từ ngữxét theo nguồn gốc Để có một diện mạo từ vựng hiện tại, ngoài những bộ phận từ vựng cơ bản, là xương sống cho vốn từ của mình, thì ở bất kì ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng vay mượn từ ngữ. Có nhiều con đường để vay mượn từ ngữ, từ trực tiếp đến gián tiếp. Trong những ngôn ngữ được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp,... người ta vẫn có thể thấy hàng loạt từ ngữ mà chúng vay mượn, hoặc vốn có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác. Tiếng Việt của chúng ta cũng vậy. Như thế, điều mà người ta có thể dễ thấy nhất ở đây là sự nổi lên đường phân giới hai lớp từ ngữ: lớp từ bản ngữ (còn gọi là lớp từ thuần) và lớp từ có nguồn gốc khác, xa lạ (còn gọi là lớp từ ngoại lai). Trong từ vựng tiếng Việt, lớp từ ngoại lai được phân thành ba lớp nhỏ hơn: lớp các từ ngữ gốc Hán và lớp các từ ngữ gốc Ấn-Âu (chủ yếu là gốc Pháp) và các lớp từ gốc các ngôn ngữ khác. Các từ ngữ gốc Hán. Tiếng Việt đã trải qua quá trình tiếp xúc với tiếng Hán từ rất lâu đời, thông qua nhiều con đường và bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Có thể chia quá trình tiếp xúc Hán – Việt thành hai giai đoạn lớn: một là giai đoạn từ đầu công nguyên đến đầu đời Đường (đầu thế kỉ 8); hai là giai đoạn từ đời Đường (thế kỉ 8 – thế kỉ 10) trở về sau. Hai lần tiếp xúc lớn này cung cấp cho từ vựng tiếng Việt hai nguồn gốc từ Hán mà như trước nay vẫn quen gọi là từ Hán cổ và từ Hán Việt. Các từ gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng, có vị trí rất đặc biệt trong từ vựng tiếng Việt. Chúng có số lượng rất lớn và năng lực sản sinh rất mạnh. Chúng gia nhập vào mọi lĩnh vực giao tiếp tiếng của đời sống người Việt: chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật, quân sự, ngoại giao, y tế, pháp luật,... Điều này không có gì lạ, bởi vị trí và quá trình tiếp xúc lâu đời giữa tiếng Hán với tiếng Việt tất dẫn đến kết quả đó. Điều quan trọng là ở chỗ chúng ta phải có cách nhìn nhận và xử lý các nhóm, các lớp trong lớp từ gốc 40
  • 41. Hán này sao cho thoả đáng, phù hợp với nhu cầu xây dựng một hệ thống từ vựng tiếng Việt phong phú, đầy đủ mà vẫn không làm mất đi bản sắc tiếng nói dân tộc. Các từ ngữ gốc Ấn-Âu. Bộ phận từ ngữ này vào tiếng Việt từ khi nước ta bị người Pháp xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ (giữa thế kỉ 19). Vừa bằng con đường khẩu ngữ vừa qua con đường chính thức trong giáo dục nhà trường và giao tiếp tiếng hành chính, hàng loạt từ gốc Pháp đã du nhập vào tiếng Việt. Mặt khác, một số từ nguồn gốc Anh; và gần đây, một số từ gốc Nga cũng đã được tiếp thu: síp (ship), síp pơ (shiper - người chuyển hàng), ten nít, bốc, bồi, cao bồi, xì ke, ết (AIDS), ơ (đơn vị tiền tệ của Cộng đồng chung Châu Âu) bôn sê vích, men sê vích, Trốtskit, Xô viết,… Nhìn chung, các từ ngữ gốc Ấn - Âu (chủ yếu là gốc Pháp) đã thâm nhập vào khá nhiều mặt của đời sống xã hội. Từ đời sống giao tiếp tiếng thường ngày (bao gồm tên gọi một số món ăn, thuốc men, quần áo, đồ đạc, dụng cụ...) cho đến các ngành văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, y tế,... đều có sự xuất hiện của chúng. Ví dụ: pi za, pho mat, kem, xúc xích, pê-ni-xi-lin, canh ki na, ca-phê-in, sơ mi, đờ mi,… - Đặc điểm thuậtngữ Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học khi phân chia từ ngữ theo phạm vi sử dụng thường nhắc đến 5 vấn đề, đó là: thuật ngữ, từ nghề nghiệp, tiếng lóng, từ vựng chung, từ địa phương. Tuy nhiên, như đã trình bày ở mục 1.1, văn bản pháp luật mà cụ thể là Hiến pháp là văn bản chuyên môn thuộc ngành luật học, vì vậy mà lớp từ vựng được sử dụng chủ yếu trong văn bản này là thuật ngữ. Trong giới hạn của phần cơ sở lý luận này, chúng tôi sẽ chỉ trình bày những nội dung thuộc về vấn đề thuật ngữ. +) Kháiniệm thuậtngữ Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh 41
  • 42. vực khoa học chuyên môn. [Vũ Đức Nghiệu, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, tr.] Ví dụ: Trong luật học ta có: lập pháp, hành pháp, tư pháp, bị cáo, bị can, nghican, tội phạm quả tang, bảnán sơ thẩm, bản án phúc thẩm,...Trong giáo dục ta có: học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, giáo viên, giảng viên, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, sau đại học,… Trong Toán học ta có các thuật ngữ như: đại số, hình học, số tự nhiên, số nguyên, số thập phân, phân số,… Trong Hóa học ta có các thuật ngữ như: hữu cơ, vô cơ, phản ứng hóa học, phản ứng oxi hóa, phản ứng khử, chất xúc tác, chất khử, kiềm, axit,… Như vậy, mỗi môn khoa học, kỹ thuật đều có một hệ thống thuật ngữ của mình. Tuy nhiên, đó không phải là những từ vựng biệt lập mà chúng là những bộ phận riêng trong từ vựng của một ngôn ngữ thống nhất. +) Phân biệt thuậtngữ với danh phápvà từ ngữ thông thường Thuật ngữ luôn luôn biểu thị khái niệm được xác định trong một ngành họckhoa học và lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành họcđó. Trong các khoa học còn có danh pháp (danh từ khoa học) của từng ngành. Danh pháp và thuật ngữ không phải là một. Danh pháp có nội hàm khác với thuật ngữ. Nó là toàn bộ những tên gọi cụ thể của các đối tượng được dùng trong từng ngành học khoa học. Chẳng hạn, nếu ta có một danh sách về tên các loài động vật sách đỏ ở Việt Nam: gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam mặt trắng, gà tiền mặt đỏ, gà trĩ sao, gà đỏ hung,... thì đó là danh pháp động vật sách đỏ Việt Nam. So với từ ngữ thông thường thì thuật ngữ có ngoại diên hẹp hơn nhưng nội hàm sâu hơn và được biểu thị một cách logic chặt chẽ hơn. Trong thuật ngữ không bao giờ có nét nghĩa biểu thị thái độ đánh giá của người nói, tích cực hay tiêu cực, khen hay chê, kính trọng hay xem thường,... Từ ngữ bình thường cũng biểu thị khái niệm nhưng đó là “khái niệm đời thường” chứ 42
  • 43. không phải là “khái niệm khoa học” có tính nghiêm ngặt của nó. Ví dụ: MUỐI – “hợp chất của Natri và Clo” khác với MUỐI trong xát muối vào mặt, muối mặn rừng cay, muối mặt, nước muối,... - Đặc điểm cơ bản của thuậtngữ Các đặc điểm cơ bản của thuật ngữ, đó là: tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế. Về tính chính xác của thuật ngữ. “Chính xác ở đây là chính xác và chuẩn tắc về nội dung khái niệm do thuật ngữ biểu thị. Nội dung thuật ngữ có thay đổi hay không, thay đổi như thế nào là tuỳ theo sự phát triển, khám phá của ngành học khoa học chứ không lệ thuộc vào những biến đổi biến động của hệ thống từ vựng, ngôn ngữ như các từ thông thường”. [Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến, 1997, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H., ] Nguyễn Đức Tồn trong [Thuật ngữ học tiếng Việt hiện đại, tr 51] cho rằng: “Để tạo được một thuật ngữ chính xác, cần cố gắng sao cho trong nội bộ một ngành học khoa học, mỗi khái niệm chỉ nên có một thuật ngữ biểu hiện, nghĩa là không nên có hiện tượng đồng nghĩa; và ngược lại mỗi thuật ngữ chỉ được dùng để biểu hiện một khái niệm (tức đơn nghĩa). Về tính hệ thống của thuật ngữ. Mỗi thuật ngữ đều nằm trong một hệ thống nhất định và hệ thống ấy phải chặt chẽ (gọi là hệ thuật ngữ). Thuật ngữ phải đảm bảo cả tính hệ thống về mặt nội dung và tính hệ thống về hình thức. Thuật ngữ phải bảo đảm tính hệ thống về mặt nội dung trong toàn bộ hệ thống các khái niệm của từng ngành. Từ tính hệ thống về nội dung, dẫn đến tính hệ thống về hình thức biểu hiện. Tính hệ thống về hình thức, ngược lại giúp cho người ta nhận ra được tính hệ thống trong nội dung. Ví dụ: Trong Vật lí ta có: nhiệt kế, ampe kế, điện kế, nhớt kế, rượu kế,…Trong Sinh học ta có: gen, gen nhân tạo, gen ti thể, đột biến gen,… 43