SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
TRẦN VĂN BẰNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA BƯỞI DA XANH TRIẾT VÀ GHÉP TẠI XÃ TỨC TRANH –
HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp
Khoa : Lâm nghiệp
Khoá học : 2010 – 2014
Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
TRẦN VĂN BẰNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA BƯỞI DA XANH TRIẾT VÀ GHÉP TẠI XÃ TỨC TRANH –
HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp
Lớp : K42 – NLKH
Khoa : Lâm nghiệp
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Công Quân
Thái Nguyên, năm 2014
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học làm đề tài tốt
nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Công việc
này giúp sinh viên được áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường
vào thực tế, bổ sung củng cố kiến thức của bản thân, tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm quý báu phục vụ cho công việc chuyên môn sau này.
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn. Tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát
triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương
- tỉnh Thái Nguyên”.
Trong suốt quá trình thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo, các cô, các chú nơi tôi thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình
của thầy giáo TS. Trần Công Quân cùng với sự giúp đỡ của Ths. Trần Đình
Quang và PGS.TS. Ngô Xuân Bình cùng toàn thể các thầy cô đã trực tiếp
hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình thực tập cũng như quá trình báo
cáo đề tài tốt nghiệp.
Do trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn nên đề tài vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng
góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Trần Văn Bằng
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới..........................10
Bảng 2.2. Sản lượng bưởi quả ở một số quốc gia sản xuất bưởi.....................11
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới...................... 14
Bảng 2.4. Diện tích và sản lượng một số loại quả ở Việt Nam.......................17
Bảng 2.5. Kết quả điều tra các giống cam quýt ở Việt Nam...........................19
Bảng2.6.MộtsốgiốngcamquýtnhậpnộivàoViệtNamtrong5 nămtrởlạiđây..... 22
Bảng 2.7. Diện tích các loại đất của xã Tức Tranh (2010 - 2011)..................29
Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái thân cành .........................................................45
Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái lá của các dòng bưởi thí nghiệm .....................46
Bảng 4.3. Bảng theo dõi thời gian xuất hiện lộc của hai loại bưởi chiết và
bưởi ghép.........................................................................................................49
Bảng 4.4. Tăng trưởng kích thước lộc của 2 loại bưởi....................................50
Bảng 4.5. Đặc điểm và kích thước của lộc thành thục....................................52
Bảng 4.6.Tăng trưởng đường kính gốc cây của bưởi thí nghiệm ...................53
Bảng 4.7.Tăng trưởng đường kính tán bưởi thí nghiệm ................................54
Bảng 4.8. Tăng trưởng chiều cao bưởi thí nghiệm.........................................56
Bảng 4.9. Tỷ lệ cây ra hoa của vườn bưởi thí nghiệm sau trồng ....................57
Bảng 4.10. Tỷ lệ hoa trên cây của vườn bưởi thí nghiệm sau trồng ..............58
Bảng 4.11. Tỷ lệ đậu quả qua các đợt rụng trên cây bưởi thí nghiệm ............58
Bảng 4.12. Tỷ lệ quả trên cây của vườn bưởi thí nghiệm sau trồng ..............59
Bảng 4.13. Liều lượng phân bón.....................................................................62
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 3
Phần 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................ 4
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài............................................................ 4
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi trong nước và trên thế
giới 5
2.1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi trên thế giới ........... 5
2.1.2 2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi ở Việt Nam14
2.1.3. Giới thiệu về cây bưởi...........................................................................23
2.1.3.1. Nguồn gốc và phân loại......................................................................23
2.1.3.2. Đặc điểm hình thái cây bưởi ..............................................................24
2.1.2.3. Yêu cầu sinh thái của cây bưởi ..........................................................25
2.2. Tổng quan nghiên cứu..............................................................................28
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................28
2.2.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................28
2.2.1.2. Địa hình đất đai ..................................................................................28
2.2.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn ................................................................30
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................31
2.2.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội của xã Tức Tranh - huyện Phú Lương.......31
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.2.2.2. Điều kiện về khí hậu...........................................................................34
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 35
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................35
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................35
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu .............................................................35
3.2.3. Thời gian tiến hành nghiên cứu.............................................................35
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................35
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................36
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................36
3.4.2.Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu .....................................................36
3.4.2.1. Đặc điểm hình thái .............................................................................36
3.4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng.........................................................................37
3.4.2.3. Đặc điểm phát triển ............................................................................38
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................39
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................40
4.1. Sơ lược về điều kiện cơ sở vật chất và tình hình sản xuất kinh doanh của
trang trại ..........................................................................................................40
4.1.1. Điều kiện về địa hình, đất đai của trang trại..........................................40
4.1.2. Cơ sở vật chất của Trang trại ................................................................42
4.1.3. Nhiệm vụ chức năng của trang trại .......................................................42
4.1.4. Những thuận lợi và khó khăn................................................................44
4.1.4 1. Thuận lợi ............................................................................................44
4.1.4.2. Khó khăn ............................................................................................44
4.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA GIỐNG BƯỞI THÍ NGHIỆM ............44
4.2.1. Đặc điểm hình thái thân cành cây bưởi.................................................44
4.2.2. Đặc điểm hình thái lá ............................................................................45
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
4.3. Khả năng sinh trưởng của giống bưởi......................................................47
4.3.1. Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc...................................................48
4.3.1.1. Đặc điểm ra lộc của các công thức thí nghiệm ..................................48
4.3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng kích thước lộc bưởi thí nghiệm ......................49
4.3.1.3. Đặc điểm lộc thành thục của giống bưởi thí nghiệm ........................51
4.3.2. Tăng trưởng hình thái thân cây của giống bưởi thí nghiệm..................53
4.3.2.1. Động thái tăng trưởng đường kính gốc..............................................53
4.3.2.2. Tăng trưởng đường kính tán...............................................................54
4.3.2.3.Tăng trưởng chiều cao cây..................................................................55
4.4. Khả năng phát triển của giống bưởi thí nghiệm...................................56
4.4.1. Tỷ lệ cây bưởi ra hoa ở tuổi 2 ...............................................................56
4.4.2. Tỷ lệ hoa trên cây bưởi ở tuổi 2 ...........................................................57
4.4.3. tỷ lệ đậu quả trên cây thí nghiệm ..........................................................58
4.4.4. Tỷ lệ quả trên cây bưởi thí nghiệm ......................................................59
4.4.5. Tình hình sâu bệnh hại bưởi thí nghiệm ...............................................59
4.5. Đề xuất các biện pháp chủ yếu trong chăm sóc bưởi da xanh tại khu vực
nghiên cứu.......................................................................................................61
4.5.1. Kỹ thuật tủ gốc giữ ẩm và tưới nước.....................................................61
4.5.2. Kỹ thuật bón phân .................................................................................61
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................64
5.1. Kết luận ....................................................................................................64
5.2. Đề nghị .....................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................65
1
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ăn quả thuộc họ cam quýt là loại cây quan trọng trong phát triển
kinh tế ở Việt Nam. Cây bưởi nói chung và một số giống bưởi đặc sản của
từng vùng miền hiện nay là một nghề kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế
cao, vừa có thu nhập ổn định, có thể bảo vệ tài nguyên môi trường, đặc biệt là
vùng đất dốc, vùng đồi núi…
Bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một trong số cây ăn quả có múi
được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước thuộc vùng Châu Á:
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin vv... Ở Việt Nam bưởi
được trồng hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt đã hình thành
những vùng bưởi cổ truyền mang tính đặc sản địa phương như bưởi Đoan
Hùng - Phú Thọ, bưởi Diễn - Từ Liêm - Hà Nội, bưởi Phúc Trạch - Hương
Khê - Hà Tĩnh, bưởi Thanh Trà - Huế, bưởi Năm Roi - Vĩnh Long và gần đây
là Bưởi da xanh có nguồn gốc từ bên tre đã trở thành cây trồng đem lại hiệu
quả kinh tế cao.
Ở các địa phương trên bưởi được coi là cây trồng nông nghiệp chính,
với giá trị thu nhập hàng năm cao hơn gấp nhiều lần so với lúa và một số cây
trồng khác, đồng thời cũng được coi là lợi thế so sánh với các địa phương
khác trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
Bưởi là đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều ứng dụng
trong y học cổ truyền của dân tộc, là một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế
cao và có vai trò quan trọng trong mô hình VAC cũng như sản xuất trang
trại. Theo GS.TS. Trần Thế Tục [8] thì thành phần hoá học có trong 100g
quả bưởi tươi phần ăn đựợc: Đường 6 - 12%, lipit 0,1g, protein 0,9g,
2
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
vitamin C 90mg, P205 12mg, xenluloza 0,2g, ngoài ra còn có các loại
vitamin B1, B2, … caroten 0,2mg, các khoáng chất ở dạng vi lượng rất cần
thiết cho cơ thể con người. Trong 1kg bưởi phần ăn được cung cấp 530 -
600 calo nguồn năng lượng dễ tiêu.
Ngoài dùng ăn tươi bưởi còn được chế biến thành rất nhiều sản phẩm
có giá trị như: nước quả, mứt,… trong công nghiệp chế biến vỏ, hạt để lấy
tinh dầu, bã tép để sản xuất pectin có tác dụng bồi bổ cơ thể, đặc biệt bưởi có
tác dụng rất tốt để chữa các bệnh đường ruột, tim mạch ...
Cây bưởi cho trái sớm và có sản lượng cao, sau 3 năm cây trồng đã bắt
đầu cho trái, những năm về sau năng suất tăng dần và thời gian kinh doanh có
thể kéo dài trên 50 năm nếu được chăm sóc tốt. Chủng loại bưởi phong phú,
thời kỳ chín quả khác nhau nên có thể kéo dài thời gian cung cấp quả tươi cho
thị trường.
Trồng bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng những cây
trồng khác. Nhiều kết quả cho thấy, trên cùng một đơn vị diện tích, cây ăn quả
cho thu nhập cao gấp 2 – 6 lần so với cây lương thực. Cây ăn quả cùng với
một số cây công nghiệp, cây đặc sản khác đang được đánh giá là cây trồng
quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế,
bảo vệ môi trường sinh thái ở các tỉnh trung du miền núi.
Từ năm 2007 đến nay, thí nghiệm trồng thử giống Bưởi da xanh chiết
và ghép ở xóm Gốc Gạo - xã Tức Tranh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái
Nguyên của PGS TS Ngô Xuân Bình đã có kết luận bước đầu: các chỉ tiêu
sinh trưởng đều tốt hơn hẳn so với các giống bưởi nổi tiếng của miền bắc khả
năng ra hoa và đậu quả trung bình, chất lượng rất tốt đặc biệt là khả năng
chống chịu vượt trội so với các giống bưởi địa phương. Kết quả bảo quản
trong điều kiện thủ công dài hơn so với các loại cây trồng khác, thí nghiệm
được bố trí ở diện tích hẹp và thời gian ngắn. Liệu giống Bưởi da xanh trồng
3
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
tại thái nguyên năng suất chất lượng có ổn định hay không. Để chắc chắn có
thể khuyến cáo cho bà con giống Bưởi da xanh có thể trồng được tại đất thái
nguyên. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình
sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh
- huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.”
1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá được một số đặc điểm tình hình sinh trưởng và phát triển của
dòng bưởi có triển vọng này tại Thái Nguyên để xác định khả năng thích ứng
của các dòng bưởi này trong điều kiện địa phương phục vụ cho công tác
nghiên cứu và sản xuất.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Để đạt được mục trên đề tài đề xuất một số mục tiêu như sau:
- Xác định được đặc điểm hình thái của giống bưởi thí nghiệm.
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống bưởi.
- Đánh giá được khả năng chống chịu của giống bưởi thí nghiệm với
một số loài sâu bệnh hại chính trên cây bưởi.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Củng cố kiến thức đã được học và vận dụng một cách sáng tạo những
kiến thức đã học vào thực tế sản xuất; có cơ hội học hỏi thêm những kinh
nghiệm trong thực tiễn sản xuất; nâng cao năng lực nghiên cứu chuyển giao
khoa học kỹ thuật cho bản thân.
- Kết quả nghiên cứu là cở sở để khuyến cáo cho nông dân và các
doanh nghiệp lựa chọn, đưa hai loại bưởi chiết và ghép này vào cơ cấu
cây trồng sản xuất của mình.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả của nghiên cứu là cơ sở đưa giống Bưởi da xanh xưa nay vốn
chỉ trồng được ở Bến Tre đưa vào trồng ở các tỉnh miền núi phía bắc.
4
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài
Cây họ cam quýt có những nhu cầu nhất định về môi trường, dinh
dưỡng. Mỗi một vùng có những điều kiện tự nhiên khác nhau điều này đã tạo
nên những loại cây trồng phù hợp và mang đặc trưng riêng cho vùng sinh thái
đó.Trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên đã hình thành nên những chủng loại
cam quýt có khả năng thích ứng và có đặc tính quý đáp ứng được như cầu của
sản xuất.
Công tác chọn giống rất có ý nghĩa trong việc tìm ra các giống mang
gen quý. Để duy trì và nhân rộng ra sản xuất bằng nhiều phương pháp khác
nhau như: nhân giống từ hạt, nhân giống vô tính…Tuy nhiên đối với cây ăn
quả là cây trồng lâu năm nên cây giống khi đem trồng phải là cây có chất
lượng tốt, mang những đặc tính di truyền ổn định từ cây mẹ. Do vậy việc sản
xuất cây con từ hạt ít được sử dụng vì cây con dễ bị thoái hóa giống, xuất hiện
biến dị di truyền và cây chậm ra hoa, quả. Nhân giống bằng phương pháp
chiết và ghép đã khắc phục được những nhược điểm này như: cây con sinh
trưởng, phát triển tốt, giữ nguyên được các đặc điểm di truyền tốt từ cây mẹ
và rút ngắn thời gian ra hoa quả. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong sản
xuất cây ăn quả giúp rút ngắn giai đoạn chăm sóc, nhanh đem lại hiệu quả
kinh tế đối với người làm vườn.
Trên thế giới vùng trồng bưởi trải dài từ 400
vĩ Bắc xuống 400
vĩ Nam,
nghĩa là bưởi trồng được ở vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới. Ở Việt Nam, các
tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam mang tính đặc thù của khí hậu á nhiệt
đới, phù hợp với vùng trồng giống Bưởi da xanh (gốc bến tre) là cơ sở để
5
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
nhập nội giống bưởi này, đồng thời việc nghiên cứu các đặc trưng đặc tính
của giống cây trồng mới nhập nội trước khi nhân ra trên diện rộng là việc làm
rất cần thiết.
Bưởi là cây ăn quả có múi thuộc họ cam quýt. Cây cam quýt được xếp
vào loại cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng, ra hoa kết quả chịu ảnh
hưởng nhiều của các yếu tố nội tại (di truyền) và các yếu tố ngoại cảnh như
nhiệt độ, ánh sáng, đất đai,... biểu hiện qua sinh trưởng, ra hoa kết quả, năng
suất và phẩm chất quả.
Dựa vào hướng dẫn đánh giá, mô tả cây bưởi của viện nghiên cứu nguồn
gen thực vật thế giới (IPGRI) và tài liệu nghiên cứu cây ăn quả lâu năm của
viện nghiên cứu rau quả để theo dõi, đánh giá các giống một cách có hệ thống
và đảm bảo tính khoa học cao [1].
Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt, mỗi giống có sự
thích nghi khác nhau. Vì thế việc đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và chất
lượng rất cần thiết trong công tác chọn giống, nhất là với những loại cây mới
được chọn tạo ra.
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi trong nước và trên
thế giới
2.1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi trên thế giới
a. Những kết quả nghiên cứu về cây ăn quả có múi trên thế giới
Cũng giống như các loại cây ăn quả có múi khác, vòng đời bưởi trải
qua 3 giai đoạn: Giai đoạn cây con (giai đoạn kiến thiết cơ bản), giai đoạn
ra hoa kết quả (giai đoạn kinh doanh) và cuối cùng là thời kỳ già cỗi. Tùy
điều kiện sinh thái và hình thức nhân giống mà tuổi cây có thể dài hoặc
ngắn. Ở những vườn bưởi gieo hạt hoặc nhân giống bằng phương pháp
ghép gặp điều kiện thuận lợi tuổi thọ có thể tới vài chục đến hơn một trăm
năm vẫn cho năng suất tốt.
6
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bưởi cũng mang những đặc trưng chung của thực vật đó là sự phát triển
cân đối và xen kẽ nhau giữa bộ phận trên mặt đất và bộ phận dưới mặt đất.
nhìn chung khi còn ở giai đoạn cây con sự sinh trưởng có phần nghiêng về bộ
rễ [19]. Trong một năm, bưởi có thể ra nhiều đợt lộc tùy vào từng vùng sinh
thái, giống, tuổi cây và những tác động kỹ thuật của con người, thông thường
có từ 2 – 4 hoặc 5 đợt lộc [13], [4].
Loại cành mẹ và số đợt lộc trong năm liên quan khá nhiều đến hiện
tượng ra quả cách năm. Ở những loài cây càng nhiều đợt lộc trong năm, tuổi
thuần thục của cành mẹ để có thể sinh ra cành có quả càng ngắn thì hiện
tượng ra quả cách năm càng ít hoặc không có [13], đó cũng là lý do có thể
giải thích vì sao quất và một số giống chanh có thể ra quả quanh năm.
Cành bưởi cũng như cành cam quýt sau khi mọc một thời gian khi đã
gần đến độ thuần thục tại các đỉnh sinh trưởng có hiện tượng auxin giảm đột
ngột làm cho các tế bào sinh trưởng ngừng phân chia, phần mô ở đỉnh sinh
trưởng bị chết. Đây chính là nguyên nhân của hiện tượng “tự rụng ngọn”
nghĩa là cành sinh trưởng một thời gian thì dừng lại và thuần thục, sau đó các
mầm từ nách lá lại mọc ra và phát triển thành đợt lộc mới xuân, hạ, thu, đông.
Chính vì vậy mà cành cam quýt không có thân chính rõ rệt, cành lá xum xuê
rậm rạp sau một năm sinh trưởng [19].
Cành của cam quýt gồm các cành chính đó là cành mẹ, cành dinh dưỡng,
cành quả. Sự phân loại này theo chức năng của từng loại cành. Mối liên hệ
giữa các loại cành và các đợt lộc khá khăng khít [13], [19]. Cành dinh dưỡng
có thể trở thành cành mẹ, hoa mọc ở mầm bất định trên thân chính hoặc cành
dinh dưỡng cao tuổi làm cho tuổi của cành mẹ, của cành quả có độ dao động
lớn. Những năm ít hoa, hoa mọc từ cành cao tuổi vẫn có thể đậu quả rất tốt
[13]. Nhìn tổng quan một năm ra lộc của cam quýt cho thấy lộc xuân thường
được mọc từ cành năm trước hoặc mầm ngủ trên thân chính, lộc xuân có ý
7
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
nghĩa (cành quả) nhất là lộc mọc từ cành hè, thu năm trước [19]. Lộc hè có
thể mọc từ cành xuân, cành đông, thu năm trước, tương tự lộc thu có thể mọc
từ cành xuân (cành quả vô hiệu) hoặc cành đông, thu năm trước. Tuy nhiên
mỗi điều kiện sinh thái khác nhau mối liên hệ giữa các đợt lộc trong năm
cũng có thay đổi. Việc xác định tuổi cành mẹ để cho cành quả tốt nhất ở một
vùng sinh thái cụ thể hầu như ít được quan tâm nghiên cứu. kết quả nghiên
cứu của trại cam Xuân Mai, Hòa Bình (Việt Nam) cho thấy ở cam Bố Hạ và
cam xã Đoài cành thu là cành mẹ tốt nhất để cho cành quả năm sau, tuy vậy
kết quả nghiên cứu này cũng chưa xác định được tuổi chính xác của cành mẹ
có ý nghĩa nhất là mấy tháng tuổi.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Wakana Nhật Bản cho thấy có tới 90%
cành mẹ của cành quả năm sau ở giống quýt Ôn Châu là cành hè và cành thu.
Trong khi đó ở giống bưởi Tosa vào những năm cây ít quả thì có tới 40 – 50%
cành mẹ là cành cao tuổi trên một năm. Việc xác định tuổi của cành mẹ thích
hợp nhất vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, mặc dù việc xác định chính xác
tuổi thích hợp của cành mẹ sẽ giúp xây dựng các biện pháp kỹ thuật như canh
tác, cắt tỉa cành, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng nhằm tạo ra đợt cành mẹ
có ý nghĩa nhất.
Bộ lá của cam quýt cũng được nghiên cứu nhiều nhằm xây dựng biện
pháp kỹ thuật tăng năng suất [19], [17]. Một số tác giả cho rằng bộ lá trên
cành quả và cành mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất
của cam quýt [7]. Trong khi đó một số tác giả khác lại cho rằng chỉ số diện
tích lá và tổng số lá trên cây tính bình quân trên một quả có vai trò quan trọng
hơn. Theo Wakana (Nhật Bản) để quýt Nhật Bản có năng suất cao thì ít nhất
phải có từ 40 lá cho một quả trở lên.
Tác giả Turrall cho rằng: ở cam quýt 9 tuổi cần phải có ít nhất 2,3 m2
lá
để sản xuất 1 kg quả [18]. Reuther tổng kết rằng ở giai đoạn đầu để đảm bảo
8
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
đủ dinh dưỡng cho hoa đậu quả, cành mẹ đóng vai trò quan trọng, sau khi quả
lớn thì tổng diện tích lá bình quân trên 2 quả sẽ là yếu tố quyết định năng suất
và phẩm chất quả [12]. Tuy nhiên mối liên hệ giữa số lá, sự sinh trưởng của lá
và năng suất ở cam quýt cần được nghiên cứu kỹ hơn nhằm xây dựng hệ
thống các biện pháp kỹ thuật cần thiết.
Ở nước ngoài những nghiên cứu kể trên được đề cập nhiều nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng quả bằng tác động các biện pháp trồng xen hoặc
(không trồng xen) với cây cho nguồn hạt phấn tốt.
Chất lượng quả cam quýt được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu nhưng có
thể tóm tắt ở các điểm sau: vị quả, màu sắc quả, tỉ lệ thịt quả, độ mềm thịt quả
và số lượng hạt, hàm lượng dinh dưỡng,… Mục tiêu rất lớn của các nhà chọn
tạo giống là chọn giống quả không có hạt [19], [7], quả cam quýt có số lượng
hạt ít hoặc không có hạt sẽ được đánh giá rất cao.
Quả không hạt ở cam quýt là kết quả của các hiện tượng sau: Cây bị
bất dục đực hoặc bất dục cái, bất dục cả đực và cái, cây ở thể đa bội lẻ
(3n), (5n),…
Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng quả không hạt là kết quả của
một số giống khi cho tự thụ hoặc giao phấn với nguồn hạt phấn khác nhau.
Nagai và Tanigawa (nhật bản) sử dụng 20 giống cam quýt tự thụ và giao
phấn đã cho kết quả có 4 giống khi tự thụ cho quả không hạt, tuy nhiên tác giả
chưa tìm được tổ hợp lai cho quả không hạt.
Robest Soost của đại học Califolia khi nghiên cứu về quá trình tự thụ và giao
phấn đã báo cáo: Trong công thức tự thụ tìm được 3 giống cam quýt cho quả
không hạt, ở công thức giao phấn cũng tìm thấy 3 tổ hợp lai cho quả không hạt.
Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên chỉ dừng ở mức độ kiểm tra về tỉ lệ đậu
quả, số lượng hạt mà chưa đi sâu tìm hiểu về chất lượng quả.
9
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Nhà khoa học Mỹ Reece và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn
hạt phấn khác nhau đến khả năng đậu quả và chất lượng của cam quýt cho
thấy: Nguồn hạt phấn khác nhau có tỉ lệ đậu quả và số lượng hạt/quả khác
nhau, kích thước quả có thay đổi đôi chút, các chỉ tiêu chất lượng khác cũng
có thay đổi nhưng không nhiều. Điều này chứng tỏ nguồn hạt phấn ảnh hưởng
đến năng suất, chất lượng quả, có khả năng nâng cao tỉ lệ đậu quả và khả năng
tạo quả không hạt [14].
Khả năng tạo quả không hạt hoặc tăng tỉ lệ đậu quả, giảm số lượng
hạt/quả bằng các nguồn hạt phấn khác nhau cũng được phát hiện ở nhiều loại
cây trồng khác nhau như ở cây thuốc lá, một số giống nho, một số giống táo
tây, mơ mận,… Ngày nay các nhà khoa học đều khẳng định rằng có tới 50%
số loài trong ngành thực vật hạt kín mang khả năng trên [9], [11], [17]. Từ
những kết quả nghiên cứu trên, việc tìm ra nguồn phấn phù hợp để sử dụng
làm cây thụ phấn cho vườn cam quýt nhằm tăng năng suất, chất lượng quả là
điều rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất.
b. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới
Hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 4 - 5 triệu tấn bưởi cả 2 loại
bưởi chùm (Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis), chiếm 5,4 - 5,6% tổng
sản lượng cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi chùm chiếm 2,8 - 3,5 triệu
tấn, còn lại bưởi chiếm một lượng rất ít khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Bưởi chủ
yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á và tập trung nhiều ở một số nước
như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines vv...
Trong nhiều thập kỷ qua, năng suất, diện tích và sản lượng bưởi trên
thế giới không ngừng tăng. Hiện nay vùng trồng bưởi ở Việt Nam, Thái Lan,
Cu Ba, Malaixia và miền Nam Trung Quốc, … đang gặp những khó khăn lớn
về phát triển bưởi do một số bệnh hại trên cây có múi như bệnh Greening,
Tristeza. Sức tàn phá của các loại dịch bệnh này khiến cho diện tích cây có
10
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
múi, trong đó có bưởi của một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp
hoặc không tăng lên được.
Trên thế giới, tính đến năm 2009, diện tích trồng cây bưởi đạt 253.971
ha, năng suất bình quân đạt 20,85 tấn/ha và sản lượng đạt 6.565.351tấn.
Trong vòng gần 10 năm từ 2000-2009, diện tích bưởi mặc dù giảm nhưng sản
lượng tăng thêm 1,1 triệu tấn, nguyên nhân chủ yếu do năng suất được tăng
lên bởi áp dụng các TBKT trong sản xuất bưởi.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới
Chỉ tiêu
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Diện tích (ha) 260.639 271.976 256.547 251.407 253.971
Năng suất (tạ/ha) 208,068 148,470 251,713 267,754 268,507
Sản lượng (tấn) 5.423.070 4.308.029 6.547.337 6.276.219 6.565.351
(Nguồn: FAOSTAT, 2010) [21]
Một số quốc gia sản xuất bưởi chủ yếu trên thế giới gồm các quốc gia
châu Mỹ (Mỹ, Ý, Braxin, Mêhico…), châu Á gồm: Trung Quốc, Ấn Độ,
Malayxia, Thái Lan….
Trung Quốc: Là nước đứng đầu thế giới về sản xuất bưởi. Ở Trung
Quốc bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên,
Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Theo một số tài liệu mới đây
cho rằng: các loại cây ăn quả có múi ở Trung Quốc phát triển mạnh hơn so
với các loại cây ăn quả khác. Năm 1989 diện tích bưởi ở Trung Quốc là
49.186 ha, sản lượng là 21,8 vạn tấn.
Năm 2009, diện tích bưởi ở Trung Quốc là 2.768.308ha, năng suất đạt
cao nhất thế giới (43,84 tấn/ha) và đạt sản lượng là 2.768.308 tấn quả.
(Bảng 2.2. ở trang sau)
11
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bảng 2.2. Sản lượng bưởi quả ở một số quốc gia sản xuất bưởi
chủ yếu trên thế giới năm 2009
TT Quốc gia
Diện tích thu
hoạch (ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
1 Thế giới 253.971 258,507 6.565.351
2 Châu Phi 38.876 168,942 656.781
3 Châu Mỹ 94.972 226,252 2.148.765
4 Châu Á 116.914 315,549 3.689.213
5 Châu Âu 2.363 246,114 58.164
6
Châu Đại dương
( Úc)
822 145,985 12.000
7 Mỹ 32.537 363,576 1.182.970
8 Trung Quốc 63.135 438,474 2.768.308
9 Braxin 4.091 163,517 66.895
10 Ấn Độ 9.100 212,991 193.822
11 Thái lan 14.136 13.671 19.326
12 Mexico 16.000 246,875 395.000
13 Việt Nam 2.129 110,737 23.576
(Nguồn: FAOSTAT, 2010) [21]
Trung Quốc có một số giống bưởi nổi tiếng: bưởi Văn Đán, Sa Điền,
bưởi ngọt Quân Khê,… được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng
nông nghiệp chất lượng cao. Năm 2008, riêng bưởi Sa Điền có diện tích đạt
tới 30.000 ha, sản lượng 750.000 tấn (Cục Nông nghiệp Quảng Tây, 2009)
[2]. Ở Phúc Kiến, bưởi Quan Khê cũng đạt tới diện tích 40.000 ha và sản
lượng 20.000 tấn (Cục Nông nghiệp, thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến,
2009) [3].
12
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Thái Lan: bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần của
miền Bắc và miền Đông, với các giống bưởi nổi tiếng như Cao Phuang, Cao
Fan, ... Năm 1987 Thái Lan trồng 1.500 ha bưởi cho sản lượng 76.275 tấn với
giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995) [1]. Đến năm 2007, theo
Somsri, diện tích bưởi ở Thái lan khoảng 34.354 ha và sản lượng khoảng
197.716 tấn, bao gồm cả bưởi chùm.
Năm 2009, Thái Lan trồng 14.136 ha và đạt sản lượng 19.326 tấn.
Ấn Độ: bưởi và bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng.
Bưởi chùm là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước. Những
vùng khô hạn như Punjab là nơi lý tưởng với bưởi chùm. Bưởi có thể trồng
được ở những vùng có lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan. Năm
2005, Ấn Độ sản xuất được 142.000 tấn bưởi và bưởi chùm (FAO,2006) [34].
Năm 2009, sản lượng bưởi quả đạt 183.922 tấn xếp thứ 2 về sản xuất bưởi
quả ở các nước châu Á. Dự kiến năm 2015, Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi diện tích
trồng bưởi chùm cho xuất khẩu và sản lượng dự kiến tăng 30% [35].
Mỹ: là quốc gia có sản lượng bưởi quả đứng thứ 2 thế giới, trong đó
chủ yếu là sản phẩm bưởi chùm. Ở Mỹ, việc chọn tạo giống cam quýt nói
chung và giống bưởi nói riêng rất được chú trọng, vì vậy là quốc gia có bộ
giống bưởi đưa vào sản xuất tốt nhất thế giới, với nhiều giống cho quả không
hạt (thể bất dục đực, bất dục cái, thể tam bội,…).
Năm 2009, sản lượng bưởi quả (chủ yếu là bưởi chùm) của Mỹ đạt
1.182.970 tấn và là quốc gia xuất khẩu bưởi chùm lớn nhất thế giới.
Trên thế giới hiện nay có 3 vùng trồng cam quýt chủ yếu, riêng với cây
bưởi là vùng châu Mỹ, Địa Trung Hải và châu Á. Trong đó khu vực Bắc Mỹ
là vùng trồng lớn nhất sau đó đến châu Á và Vùng Địa Trung Hải. Theo thống
kê của FAO, năm 1997 sản lượng bưởi của khu vực Bắc Mỹ là 3,497 triệu tấn
13
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
chiếm 69,4% sản lượng bưởi của thế giới, các quốc gia có sản phẩm bưởi quả
ngoài khu vực Bắc Mỹ có sản lượng khoảng 1.541 triệu tấn chiếm 30,6%.
Châu Á: là cái nôi của cam quýt và cây bưởi và cũng là khu vực sản
xuất bưởi lớn trên thế giới, năm 2009 với diện tích cho thu hoạch quả là 116.914
ha, năng suất 315,549 tạ/ha thì sản lượng đạt được là 3.689.213 tấn.
Châu Á tuy có sản lượng bưởi cao ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đài
Loan, nhưng do điều kiện kinh tế của các nước châu Á nên nghề trồng cam
quýt chưa được chú trọng nhiều. Công tác chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác
(trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất nhiều hạn chế so với các vùng
trồng bưởi khác trên thế giới. Tuy nhiên nghề trồng cam quýt ở châu Á là sự
pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canh tác truyền
thống như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippine ...Ở vùng này hiện nay tình hình
sâu bệnh hại trên cây có múi xẩy ra nghiêm trọng.
Về tiêu thụ bưởi: Nhật Bản vẫn là một thị trường lớn cho việc tiêu thụ
bưởi. Trong năm 2004/05 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản
4.755.972 thùng (80.851tấn) bưởi tươi, năm 2005/06: 6 - 7 triệu thùng(102-
119 nghìn tấn), năm 2006/07: 8 triệu thùng (136 ngàn tấn). Nam Phi cũng
xuất sang Nhật khoảng 6 triệu thùng (96.721tấn) bưởi trong năm 2004/2005,
tăng gần 1,55 triệu thùng so với năm 2003/2004.
Tại Nga, khoảng 12% người Nga coi quả có múi là loại trái cây ưa
thích. Quýt và cam là 2 loại quả phổ biến nhất trong khi đó bưởi vẫn được coi
là loại quả có múi quý hiếm. Năm 2004 Nga nhập 4 ngàn tấn bưởi, tăng so
với 32 ngàn tấn năm 2003, 33 ngàn tấn của năm 2002 và 22 ngàn tấn năm
2001. Trong 9 tháng đầu năm 2005 Nga đã nhập 30 ngàn tấn bưởi. Như vậy
trong năm 2004 Nga đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu bưởi sau Nhật bản
(288 ngàn tấn) và Canada (51 ngàn tấn ), trong tổng số 464 ngàn tấn của toàn
thế giới. Các nước cung cấp bưởi chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen,
14
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Nam Phi và Achentina .
Theo số liệu của FAO năm 2011: diện tích trồng bưởi mấy năm gần đây
có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, năng suất bưởi trong các năm 2007 – 2009
có bước tăng nhảy vọt so với trước. Cho lên sản lượng bưởi vẫn tăng cho dù
diện tích giảm.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008 2009
Diện tích(ha) 271.976 256.814 256.247 251.407 253.971
Năng suất(tạ/ha) 148,470 172,977 251,713 267,543 258,507
Sản lượng(tấn) 4.038.029 4.442.312 6.457.637 6.726.219 6.565.531
(Nguồn: FAO, 2011)[21]
2.1.2.2.Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi ở Việt Nam
a. Một số kết quả nghiên cứu về cây ăn quả có múi ở nước ta
Nghiên cứu cây có múi ở nước ta đã từng được triển khai ở những mức
độ nhất định nhưng còn tản mạn. Trong năm 1992 – 1993 với sự trợ giúp của
IBPGQ, đã tiến hành sưu tập một tập đoàn gồm 185 giống trồng và loài dại tại
miền Bắc Việt Nam. Tập đoàn được bảo quản ở trung tâm nghiên cứu cây ăn
quả Phú Hộ. Nhưng tập đoàn này đã bị nhiễm bệnh đến nay hầu như đã bị tàn
phá. Nam 1989, dự án “cải thiện sản xuất cây có múi ở Việt Nam”
(VIE86/005) với mục tiêu hình thành tập đoàn giống và vườn cây mẹ cung
cấp mắt ghép sạch bệnh nhưng đã không mang lại kết quả ứng dụng như
mong muốn. Tiếp đó là dự án khu vực vế bênh Greening và kỹ thuật vi ghép.
Việc tuyển chọn cây đầu dòng đã được các viện nghiên cứu và các địa
phương thực hiện khá thành công. Một số giống cây có múi đặc sản, nhất là
bưởi Năm Roi, Bưởi da xanh đã được viện cây ăn quả miền Nam phát hiện và
quảng bá thông qua tổ chức các hội thi cây ăn trái. Tại miền Bắc, Viện
15
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Nghiên cứu Rau – Quả, trung tâm cây ăn quả Xuân Mai, Phủ Quỳ, Phú Hộ,…
là các trung tâm nghiên cứu đồng thời là nơi sản xuất giống cây có múi phục
vụ sản xuất.
Ngô Xuân Bình (2001), điều tra ở 111 giống cam quýt gồm bưởi và một
số con lai giữa cam và quýt, bưởi và cam đã cho kết quả là trong số đó 94
giống cho quả không hạt khi tự thụ [5].
Từ năm 1991, Viện Di Truyền nông nghiệp đã được chương trình công
nghệ sinh học quốc gia đầu tư nghiên cứu sưu tập tập đoàn giống citrus ưu
việt và tạo giống sạch bệnh bằng kỹ thuật vi ghép. Kết quả là số lượng lớn
giống, dòng đã được thu thập và bảo quản trong nhà lưới và trong ống nghiệm
invitro. Đây là thực liệu hết sức quan trọng trong nghiên cứu chọn tạo giống.
Ở nước ta còn ít công trình nghiên cứu về tạo giống cây ăn quả có múi.
Một số công trình nghiên cứu cam không hạt và tạo giống đa bội thể đã được
các tác giả việt Nam nghiên cứu ở nước ngoài. Nhưng rất tiếc các công trình
này đã không có điều kiện tiếp tục trong nước( Binh et al, 1998, Binh et al,
2001). Công trình nghiên cứu này cho thấy biểu hiện cơ bản của tính bất tự
hòa hợp là sự ức chế sinh trưởng của ống phấn trong bầu nhụy sau khi hoa
được thụ phấn. Tính trạng này được kiểm soát bởi một hoặc một vài gen với
nhiều alen, tuy vậy các nghiên cứu chưa được ứng dụng trong nước.
Từ năm 2001, Viện di truyền nông nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn đầu tư nghiên cứu tạo giống cây ăn quả có múi không
hạy từ các giống bản địa.
Nước ta nằm ở trung tâm phát sinh của rất nhiều giống cây ăn quả có
múi khác nhau. Một số giống dòng quý đã được mô tả, phân loại và khai thác
trong sản xuất. Mặc dù vậy, việc điều tra nghiên cứu về chủng loại, số lượng,
phân bố và đặc tính nông – sinh học của các loài, giống dòng citrus và họ
hàng hoang dại của nó chưa nhiều và chưa hệ thống. Hàng loạt câu hỏi về
16
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
giống gốc ghép, giống mắt ghép, cơ cấu giống và vùng quy hoạch sản xuất
cây ăn quả tươi và chế biến, vấn đề dịch bệnh ở cây có múi đòi hỏi chúng ta
phải có những nghiên cứu rất cơ bản về nguồn gen và chọn tạo giống mới ở
nước ta.
b. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi ở Việt Nam
Nước ta là một trong những nơi khởi nguyên của nhiều loại cây trồng, là
một trong những nước có thể trồng được nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây
ăn quả. Kết quả điều tra [8], [17], cho thấy ở nước ta có hàng ngàn giống cây
ăn quả thuộc 130 loài của hơn 30 họ thực vật. Nhiều loại cây ăn quả thích ứng
với các vùng khác nhau trong nước như chuối, dứa, cam quýt. Nhiều loại cây
ăn quả được trồng theo vùng sinh thái tạo thành các vùng đặc sản nổi tiếng
như nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, các cây ăn quả đặc
sản như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm ở miền Nam,…
Cây có múi đã có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta. Lê Quý Đôn
(1962) đã mô tả: Việt Nam có rất nhiều thứ cam: Cam Sen(gọi là liên cam),
cam Vú (nhũ cam) da sần vị rất ngon; cam chanh da mỏng và mỡ, vừa ngọt
thanh vừa có vị chua dịu; cam sành (sinh cam) vỏ dày, vị chua nhẹ, cam mật
vỏ mỏng vị ngọt; cam giấy tức kim quất da rất mỏng màu hồng trông đẹp mắt
vị chua; quất trục (cây quýt) ghi trong một số sách cổ Trung Quốc là sản
phẩm quý của phương Nam đem sang Trung Quốc trước tiên. Các báo cáo
của tác giả Tanaka (Nhật Bản) trong chuyến đi khảo sát châu Á đã nhắc đến
loài cam quýt được trồng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20. Hiện nay ở nhật bản
có một số giống bưởi khá nổi tiếng, những giống bưởi này được Tanaka thu
thập từ vườn thực vật Sài Gòn mang về trồng thử nghiêm ở Nhật Bản [5].
Tuy nhiên cam quýt mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong thời kỳ sau
1954, thời kỳ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đặc biệt sau những năm 60 của
thế kỷ 20. Nhờ chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ, diện tích và
17
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
sản lượng cam quýt tăng nhanh, nhiều nông trường trồng cam quýt được hình
thành ở miền Bắc như nông trường Sông Lô, Cao Phong, Sông Bôi, Thanh
Hà, Vân Du, Đông Hiếu, Sông Con, Phủ Quỳ, Bố Hạ… Với diện tích hàng
ngàn ha cam quýt ở các nông trường quốc doanh. Ở các vùng cam quýt truyền
thống như bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, cam Bố Hạ, quýt vàng Bắc
Sơn, cam sành Hà Giang… nghề trồng cam quýt được coi là một nghề sản
xuất mang lại hiệu quả cao và được nhiều người quan tâm.
Bảng 2.4. Diện tích và sản lượng một số loại quả ở Việt Nam
Năm
Quả
2008 2009 2010
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Chuối 94.000 1.350.000 95.000 1.355.000 95.000 1.355.000
Bưởi chùm 12.000 123.000 13.000 123.000 13.000 123.000
Nho 2.000 29.000 2.000 29.000 2.000 29.000
Xoài 52.000 370.000 52.000 370.000 52.000 370.000
Cam 59.100 601.000 59.100 601.000 59.100 601.000
Dứa 36.200 470.000 36.200 470.000 36.200 470.000
Dừa 133.900 1.000.700 135.300 1.034.900 138.300 1.086.000
(Nguồn: FAO, 2011) [12]
Trong những năm gần đây, mặc năng suất và diện tích cây có múi không
tăng nhiều, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng bưởi quả làm thực phẩm
thay cho các loại quả có múi khác. Quả bưởi dễ bảo quản, vận chuyển, có thể
để trên cây trong thời gian dài sau khi chín, được xác định là loại quả tương
đối an toàn, vì thế giá bưởi quả luôn cao hơn các loại quả có múi khác. Trong
vòng 3 năm từ 2006 đến 2008, sản lượng bưởi quả ở Việt Nam tương đối ổn
18
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
định, diện tích dữ ở mức 12.000 – 13.000 ha, năng suất khoảng từ 10 – 12
tấn/ha và sản lượng đạt ở mức 123.000 tấn. So với các loại cây ăn quả khác
sản lượng bưởi đứng sau: chuối, dừa, cam, dứa, xoài… Tuy nhiên giai đoạn
2010 – 2015, nhiều địa phương có xu hướng phát triển trồng bưởi tạo sản
phẩm hàng hóa cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nước ta còn có bộ giống cam quýt khá phong phú [12], [5]. Các giống
cam quýt được trồng ở Việt Nam chủ yếu được chọn lọc tự phát của người
dân từ những vùng trồng cam quýt truyền thống. Nhiều giống cam quýt gắn
liền với tên một địa phương như là nơi xuất xứ của các giống này như bưởi
Năm Roi (Nam Bộ), cam sành (Tuyên Quang), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh),
bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), cam Mường Pồn (Lai Châu), quýt vàng Bắc Sơn
(Lạng Sơn),…
Theo kết quả điều tra của đoàn chuyên gia Nhật Bản và viện nghiên cứu
rau quả Trung ương tổng kết ở bảng 3.5 (Đỗ Đình Ca - 1995) thì: Năm 1992,
thu thập ở các tỉnh miền Bắc từ Quảng Ninh trở ra được 185 giống cam quýt
khác nhau. Năm 1996, khảo sát ở miền Bắc, miền Trung và một số tỉnh miền
Nam thu thập được thêm 68 giống cam quýt hiện đang được trồng hầu hết các
vùng cam quýt nước ta [3].
Ngoài bộ giống được chọn lọc trong thực tiễn sản xuất ở các vùng trồng
cam quýt, từ những năm 60 với chính sách phát triển cây ăn quả của nhà
nước, đã có nhiều giống cam quýt nhập nội từ nhiều nguồn khác nhau của
nhiều dự án khác nhau (Bảng 3.6: một số giống cam quýt nhập nội vào Việt Nam).
19
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bảng 2.5. Kết quả điều tra các giống cam quýt ở Việt Nam
T
T
Tên
giống
/loài
Kết quả điều tra năm1992 Kết quả điều tra năm1996
Số
giống
Địa điểm điều tra
Số
giống
Địa điểm điều tra
1 Cam ngọt 17
Hà Giang, Yên Bái,
Sơn La, Nghệ An
7
Hà Giang, Hà Tĩnh,
Lạng Sơn, Nghệ An,
Cần Thơ, Bến Tre
2 Chanh ta 16
Hà Giang, Phú Thọ,
Hòa Bình, Sơn La,
Lai Châu, Nghệ An
2 Hà Giang, Hà Tĩnh
3
Chanh vỏ
mỏng có
núm
4 Hà Giang, nghệ An -
4
Chanh
chua
11
Yên Bái, Vĩnh
Phúc, Sơn La, Lai
Châu, Nghệ An
1 Yên Bái
5 Quýt 46
Hà Giang, Yên Bái,
Phú Thọ, Hòa Bình,
Sơn La, Lai Châu,
Ninh Bình, Nghệ
An, Lạng Sơn
25
Hà Giang, Yên Bái,
Hà Tĩnh, Lạng Sơn,
Cần Thơ, Bến Tre
6 Bưởi 73
Hà Giang, Yên Bái,
Tuyên Quang, Phú
Thọ, Hòa Bình, Sơn
La, Lai Châu, Ninh
Bình, Nghệ An, Hà
Tĩnh
18
Hà Giang, Yên Bái,
Hà Tĩnh, Lạng Sơn,
Nghệ An, Vĩnh Long,
Đồng Nai
7
Bưởi
chum
3 Nghệ An, Hà Tĩnh -
8
Chanh
núm
7
Hà Giang, Phú Thọ,
Sơn La
3
Lạng Sơn, Hà Giang,
Phú Thọ
9 Bưởi lai 4
Hà Giang, Yên Bái,
Nghệ An, Lạng Sơn
4
Phú Thọ, Cần Thơ,
Bến Tre
10
Các loài
cam quýt
khác
3
Yên Bái, Sơn La,
Nghệ An
4
Phú Thọ, Hà Tĩnh,
Cần Thơ
Tổng 185 64
(Nguồn: Đỗ Đình Ca - viện nghiên cứu rau quả) [3]
20
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Các giống nhập từ Cuba, Địa Trung Hải và nhiều nước khác. Bộ giống
này khoảng hơn 30 giống, gồm cam ngọt, chanh, quýt, bưởi, quất, chanh đắng
(làm gốc ghép), cam chua,… Trong các giống nhập nội phải kể đến là cam
Navel, cam Valencia, bưởi đỏ, cam máu (cam đỏ), các giống bưởi chùm như
Foster pink, Marshu, Grapefruit,… Số liệu bảng cho thấy có rất nhiều giống
cam quýt được nhập nội theo con đường chính thức vào Việt Nam để trồng
thử nghiệm.
Số giống cam quýt được nhập nội theo con đường không chính thức
trong những năm gần đây còn lớn hơn nhiều, có thể lên đến hàng trăm giống
khác nhau. Việc nhập nội giống cam quýt để thay thế các giống địa phương sẽ
nâng cao năng suất, chất lượng và tăng thu nhập của người sản xuất. Nhưng
các giống nhập có khả năng chống chịu, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh
yếu đi rất nhiều, đây chính là một yếu tố làm dịch bệnh phá hoại mạnh và lây
lan sang cả những giống địa phương trong những năm gần đây ở Việt Nam.
Ngoài bộ giống hiện đang được trồng nhiều ở các vùng cam quýt trên thế
giới, ở nước ta còn có các loại thuộc họ cam quýt hoặc thuộc họ hàng gần với
cam quýt dạng hoang dại như “gai tầm xong”, “bưởi bung”, “quất hồng bì”,
“dâu da xoan”, cây “cần thăng”, cây “mắc mật”,… Những loài cây này sẽ giữ
vai trò quan trọng là nguồn vật liệu phục vụ công tác lai tạo giống và là nguồn
thuốc nam quý hiếm.
Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam
- Vùng trồng cam quýt Miền núi và Trung du phía bắc
Bao gồm các tỉnh phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn
La, Tuyên Quang… Khu vực này thuộc vùng á nhiệt đới chủ yếu là vùng núi
cao và có độ cao so với mặt nước biển là 300m cho nên khí hậu phân mùa rất
rõ rệt. Đất đai của vùng khá đa dạng, đất mùn đá vôi là loại đất khá điển hình
ở đây rất thích hợp để phát triển cây cam quýt. Nhìn chung, miền Bắc Việt
Nam có tiềm năng lớn về đất đai cũng như khí hậu để phát triển nghề trồng
cam quýt.
Tuy nhiên cam quýt ở phía bắc còn những hạn chế cơ bản sau: Địa hình
đất dốc, lượng mưa phân bố không đều làm đất nhanh bị nghèo kiệt do rửa
21
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
trôi, xói mòn. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở một số tỉnh còn
hạn chế… Nếu khác phục được những trở ngại trên thì vùng này sẽ trở thành
vùng sản xuất quan trọng với cam quýt nói riêng và với cây ăn quả nói chung.
- Vùng sản xuất cam quýt ven biển miền Trung
Gồm các tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. Đây là vùng
trồng cam quýt có ưu thế về tiềm năng đất đai được nhà nước đầu tư xây dựng
các nông trường. Do đó ở đây, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có
kinh nghiệm. Tuy nhiên, khí hậu của vùng tương đối khắc nghiệt như mưa về
mùa nóng, khô về mùa đông. Nên phần nào hạn chế đến sự sinh trưởng và
phát triển của cam quýt. Ngoài ra, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật không ổn định
và đồng đều giữa các địa phương trong vùng cũng ảnh hưởng tới sự phát triển
của nghề trồng cam quýt.
- Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long
Bao gồm các tỉnh: Tiền Giang, Đồng tháp, Bến Tre, Vĩnh Long,… Vùng
trồng cam quýt sông Cửu Long có lịch sử trồng cam quýt lâu đời gắn liền với
lịch sử khai hoang vùng này. Trình độ của người dân trong vùng về trồng cam
quýt khá cao đặc biệt là chế độ chăm sóc như: Khắc phục hiện tượng ra hoa
cách năm, điều khiển quá trình ra hoa sớm hay muộn, trồng với mật độ hợp lý
tận dụng tối đa ánh sáng, dinh dưỡng, nước, khoảng không gian tạo sự cân
bằng khá hoàn chỉnh giữa cây với môi trường sinh thái vùng đồng bằng.
Đây là vùng sản xuất cam quýt có diện tích và sản lượng lớn nhất cả
nước. Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long tập trung giống khá phong
phú như cam giấy, cam sành, cam mật, bưởi đường, bưởi long tuyền, bưởi
Năm Roi, Bưởi da xanh,… Đặc biệt là giống bưởi Năm Roi quả to vừa phải,
ngọt, vị chua nhẹ, không hạt phù hợp cho xuất khẩu.
Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh mẽ nhờ khí
hậu, đất đai phù hợp với thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên, vùng cam
quýt này có một số khó khăn là nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm không cao,
thời tiết nóng quanh năm, lũ lụt và sâu bệnh phá hoại nhiều làm giảm năng
suất và chất lượng quả.
22
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bảng2.6.MộtsốgiốngcamquýtnhậpnộivàoViệtNamtrong5 nămtrởlạiđây
TT Giống/loài Nơi nhập STT Giống/loài Nơi nhập
I Cam ngọt 4 Volkameriana Ai Cập
1 Ctrus swingle Ai Cập 5 Sweet lime Ai Cập
2 White khalil Ai Cập 6 Egyptian lime Ai Cập
3 Suecari Ai Cập III Quýt
4 Navel Ai Cập 1 Waly mandarin Ai Cập
5 Ageezy Ai Cập 2 Banadij Ai Cập
6 Soltam Ai Cập 3 Dancy tangerine Ai Cập
7 Red Kkhalil Ai Cập 4 Ponkan tangerine Ai Cập
8 Parent navel Ai Cập 5 Tangor ortanique Ai Cập
9 Frost navel Ai Cập 6 Mandarin Hansen Ai Cập
10 Valencia Ai Cập IV Bưởi Ai Cập
11 Picual Ai Cập 1 Pomelo star ruby Ai Cập
12 Mananilla Ai Cập 2 Grapefruit red Ai Cập
13 Banati Ai Cập V Quất vàng
14
Sanguinello anni
2
Italia, Ai Cập 1
Pomelo maroc
Ai Cập
15
Tarocco
Italia, Ai Cập 2
Poncirusb flying
dragon
Ai Cập
16 Moro Ai Cập 3 Citrange troyer Ai Cập
II Chanh 4 Citrange Carrizo Ai Cập
1
Femm
siracusano
Italia 5
Limequat enstic
Ai Cập
2 Rangpur lime Ai Cập VI Cam chua
3 Eureka Ai Cập 1 Sour orange Ai Cập
Nguồn: Trần Văn Lài (Viện nghiên cứu rau quả)[4]
23
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.1.3. Giới thiệu về cây bưởi
2.1.3.1. Nguồn gốc và phân loại
a. Nguồn gốc về cây bưởi
Alphonse de candle (1986), cho rằng có một số giống bưởi ở quần đảo
Malaysia cho thấy nơi đây có nguồn gốc canh tác bưởi lâu đời.
Roxburgh (1983), cho rằng bưởi đã được di thực đến Calcutta (Ấn Độ)
từ quần đảo Java (Indonesia).
Theo Webber và cộng sự (1967), trong quần đảo Friendly và Fiji còn tồn
tại rất nhiều giống bưởi hoang dại, cho thấy đây có thể là vùng khởi nguyên
của bưởi. Tuy nhiên, Webber cũng cho rằng, dựa trên các dữ liệu thì bưởi
cũng có thể là cây bản địa của quần đảo Malaysia và Indonesia. Từ hai nơi
này bưởi đã lan truyền sang Trung Quốc, Ấn Độ rồi đến Iran, Palestin và vào
châu Âu [4].
Theo Saunt (1990), bưởi có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc, nơi
chúng được trồng rộng rãi và phân bố tới các nước Đông nam Á, nơi đây có
nhiều giống bưởi đã và đang được phát triển.
Jorgenson (1984), cho rằng bưởi và nhóm cây có múi khác đã được
mang đến vùng Đông Nam Á bởi những người Trung Quốc đi lập nghiệp và
do đó, bưởi đã được tự nhiên hóa trong vùng.
Theo Webber (1993), bưởi chùm xuất hiện ở miền Tây Ấn Độ, vì quả
tạo thành chùm nên gọi là bưởi chùm.
Các giống bưởi (Citrus grandis) được báo cáo có nguồn gốc ở Malaysia,
Ấn Độ, một thuyền trưởng người Ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống
bưởi này tới vùng biển Caribe, sau đó theo gót các thủy thủ bưởi được giới
thiệu ở Palestin vào năm 900 sau Công Nguyên và ở châu Âu sau thời gian đó
[20]. Bưởi chùm (Citrus paradisi) được xác định là dạng đột biến hay dạng
con lai tự nhiên của bưởi, nó xuất hiện sớm nhất tại vùng Barbadas miền Tây
24
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Ấn Độ và được trồng lần đầu tiên ở Florida Mỹ năm 1809 và trở thành một
trong những sản phẩm quả chất lượng cao ở châu Mỹ…
Tóm lại, bưởi được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, có khả năng sinh
trưởng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trải rộng từ 35 vĩ độ Nam đến 35 vĩ
độ Bắc. Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được chính xác nơi xuất xứ
của cây bưởi.
b. Phân loại cây bưởi
Ngành hạt kín: Angiospermae
Lớp hai lá mầm: Dicotyledones
Bộ: Rutales
Họ: Rutaceae
Tên khoa học: Citrus grandis (L.) Osbeck
2.1.3.2. Đặc điểm hình thái cây bưởi
Theo Nguyễn Văn Kế (1997), so với các cây khác trong họ cam quýt thì
bưởi là cây lớn nhất, có gai, có thể cao tới 15 m, lá to, xanh đậm với cành lá
to hơn cam quýt [2].
a. Thân và tán cây bưởi.
Bưởi thuộc dạng than gỗ, là loại cây cao to nhất trong chi Citrus, cây cao
6 – 7 m, trong một năm có thể cho ra 3 – 4 đợt cành. Hình thái tán rất đa
dạng: tán rộng, tán thưa, tán hình cầu, hình tròn hay hình tháp. Phần lớn các
giống bưởi có tán xòe như: bưởi chùm, bưởi chua, bưởi đường… nhưng cũng
có tán đứng như bưởi Thanh Trà, bưởi Ổi. Khi còn nhỏ, cành có gai và rụng
khi lớn.
b. Lá bưởi
Lá bưởi có cánh tiếp giáp hay chồng lên phiến lá, số lá trên cành có liên
quan đến trọng lương quả, ảnh hưởng đến năng suất, kích thước lá thay đổi
tùy theo giống.
25
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
c. Hoa bưởi
Hoa bưởi là hoa lưỡng tính mọc từ nách lá, hoa màu trắng, thơm, có 5
cánh và 3 – 5 lá đài, 20 – 40 nhị đực hợp thành từng nhóm dính liền ở đáy,
bao phấn có 4 ngăn, màu vàng mọc bằng hay nhô cao hơn đầu nướm nhụy
cái. Đầu nướm nhụy cái to, bầu noãn có tới 8 – 15 ngăn dính liền nhau tại một
trục ở giữa, thường thì hoa tự thụ phấn, tuy nhiên hoa bưởi cũng có khả năng
thụ phấn chéo.
d. Quả bưởi
Quả bưởi thường nặng từ 0,8 – 3,8 kg nhưng thường biến động từ 0,9 –
1,5 kg với nhiều dạng: da sần, da láng, quả tròn, quả dẹp, dạng quả lê, núm
cao. Thịt quả từ trắng đến hồng, vàng, xanh vàng, quả bưởi gồm 3 phần:
- Ngoại quả bì: Là phần vỏ ngoài của trái gồm có biểu bì, lớp cutin,
dãy các khí khổng. Bên dưới lớp biểu bì là lớp nhu mô mỏng giàu lục lạp,
nên khi trái còn xanh vẫn có thể quang hợp được. Giai đoạn chín diệp lục
bị phân hủy, nhóm sắc tố carotene trở nên chiếm ưu thế, màu sắc trái thay
đổi từ xanh sang vàng.
- Trung quả bì: Giáp phần phía trong ngoại bì lớp này gồm nhiều tầng tế
bào hợp thành, có màu trắng, vàng hay hồng nhạt. Trái càng lớn thì phần mô
này càng xốp.
- Nội bì quả: Gồm có tâm bì hay múi được bao quanh bởi lớp vách mỏng
bên trong. Bên trong vách là tép phát triển và chứa đầy dịch nước, dịch nước
chứa đường và axit (chủ yếu là axit citric).
2.1.2.3. Yêu cầu sinh thái của cây bưởi
- Nhiệt độ: cây bưởi thuộc nhóm cây có múi, có nguồn gốc nhiệt đới và á
nhiệt đới, có thể sinh trưởng từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam, nhiệt độ thích
hợp nhất là 23 - 290
C.
26
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Nhiệt độ phù hợp cho cam quýt phát triển là từ 27 - 320
C, cũng có báo
cáo cho rằng nhiệt độ thích hợp nhất với cam quýt là từ 26 - 300
C [16]. Nhiệt
độ và biên độ nhiệt ngày đêm có ảnh hưởng khá lớn đến phẩm chất cam quýt,
thông thường cam quýt vùng á nhiệt đới lạnh có chất lượng, mã quả tốt hơn
so với cam quýt vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cao ở vùng xứ nóng thường làm vỏ
cam quýt còn xanh khi quả đã chín. Nhiệt độ hạ thấp vào thời kỳ chín giúp
quả có màu tươi đậm. Cam huyết vùng Địa Trung Hải khi trồng ở Florida
cũng không giữ được màu sắc đỏ tươi do thời tiết ở Florida ấm hơn ở Địa
Trung Hải. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng ảnh hưởng khá lớn đến phân hóa
chồi hoa, khi nhiệt ban ngày và đêm là 20 - 150
C thì tỉ lệ chồi hoa nhiều hơn
so với nhiệt độ ngày đêm là 20 - 180
C hoặc 21 - 170
C.
Khi nhiệt độ xuống dưới - 40
C thì bắt đầu bị chết do rét, nếu xuống dưới
- 70
C thì cây bị chết hoàn toàn, tuy nhiên nhiệt độ cao lại thuận lợi cho việc ra
lộc. Cam ngọt Valencia ở nhiệt độ trung bình 30 - 320
C chỉ cần 20 - 30 ngày
là ra xong đợt lộc mới, trong khi đó nếu ở nhiệt độ 200
C thì cần 40 - 50 ngày
[4],[14].
- Ánh sáng: cường độ ánh sáng thích hợp cho cây bưởi sinh trưởng và
phát triển là 10.000 – 15.000 lux (tương đương nắng sáng lúc 8 giờ hoặc nắng
chiều lúc 16 giờ).
Ánh sáng cũng là nhân tố quan trọng quyết định phẩm chất quả, ở vùng
nhiệt đới cần che bóng cho cây khi cường độ ánh sáng quá mạnh nhằm giảm
tác hại cho cây và quả.
- Nước: cây bưởi cần nhiều nước trong thời kỳ ra hoa kết trái và thời kỳ
cây con, nhưng cây cũng rất sợ ngập úng. Ẩm độ thích hợp nhất cho cây bưởi
là 70 – 80%, lượng mưa khoảng 1000 – 2000 mm/năm. Trong mùa nắng cần
phải tưới nhiều nước cho cây.
27
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Ẩm độ không khí là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng
của cây bưởi, khi ẩm độ không khí cao làm cây ít thoát hơi nước, ít tiêu hao
năng lượng cho quá trình hút nước. Nếu ẩm độ quá cao sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho bệnh hại phát triển như bệnh thối gốc, bệnh ghẻ, bệnh rám quả do
nấm,…Ẩm độ quá cao quả sẽ hấp thu nhiều tia tử ngoại làm màu sắc cam
quýt ít tươi tắn hơn. Nhiệt độ và ẩm độ quá cao làm quả phồng xốp chất
lượng kém [3], [12]. Ẩm độ không khí phù hợp nhất vào khoảng 70 - 75 %.
Nước rất cần cho cam quýt đặc biệt vào các giai đoạn ra chồi, ra hoa, quả
đang đậu (vào cuối tháng 2 đầu tháng 3) và giai đoạn phình quả đến khi quả
chuẩn bị chín. Lượng mưa thích hợp cho trồng cam quýt từ 1000 - 2400
mm/năm tối thuận là 1200 mm. Các vùng trồng cam quýt trên thế giới để có
sản lượng cao đều có các phương pháp tưới hợp lý không phụ thuộc vào nước
trời. Ở những vùng trồng cam quýt có kỹ thuật cao người ta có thể dùng biện
pháp tưới nước để điều khiển sự phân hóa hoa, tỷ lệ nở hoa, hoa nở sớm hoặc
muộn và đặc biệt là chất lượng quả.
- Đất trồng phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ giới
nhẹ hoặc trung bình, tơi xốp, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao, pH từ
5,5 – 7, mực nước ngầm dưới 0,8 m.
Các yếu tố đất đai quan trọng khi lựa chọn đất trồng cam quýt đó là tầng
đất sâu, đất dễ thoát nước, mực nước ngầm sâu hoặc mực nước ngầm ổn định.
Mực nước ngầm trong đất nếu hơi cao một chút nhưng ổn định không lên
xuống thất thường thì cũng ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cam quýt.
Mực nước ngầm phải đảm bảo an toàn cho cây phải tối thiểu sâu 1,5 m dưới
mặt đất. Độ pH thích hợp với sinh trưởng của cam quýt từ 5,5 – 6,5, đất quá
chua sẽ có nhiều dinh dưỡng bị rửa trôi và cũng có thể gây độc với một số
nguyên tố như đồng (Cu). Đất quá kiềm làm cây khó hút một số nguyên tố
nên có biểu hiện thiếu kẽm (Zn), sắt (Fe). Nhìn chung đất phù hợp với cam
28
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
quýt là đất phù sa, phù sa cổ, đất bồi tụ, đất đỏ bazan, đất mùn đá vôi,… [15],
[4]. Đất có hàm lượng mùn cao, tỷ lệ khoáng cân đối sẽ là loại đất phù hợp
với trồng cam quýt.
2.2. Tổng quan nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương là một xã trung du miền núi của
tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía Nam của huyện cách trung tâm thành phố
30km, với tổng diện tích là 2559,35ha. Vị trí địa lí của xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phú Đô và xã Yên Lạc.
- Phía Đông giáp xã Minh Lập và Phú Đô.
- Phía Tây giáp xã Yên Lạc và xã Phấn Mễ.
- Phía Nam giáp xã Vô Tranh.
- Xã Tức Tranh bao gồm 24 xóm và chia thành 4 vùng.
- Vùng phía Tây bao gồm 5 xóm: Tân Thái, Bãi Bằng, Khe Cốc, Minh
Hợp, Đập Tràn.
- Vùng phía đông bao gồm 7 xóm: Gốc Lim, Đan Khê, Thác Dài, Gốc
Gạo, Ngoài Tranh, Đồng Lòng.
- Vùng tâm bao gồm 7 xóm: Cây Thị, Khe Xiêm, Sông Găng, Đồng
Danh, Đồng Hút, Quyết Thắng, Quyết Tiến.
- Vùng phía bắc gồm 5 xóm: Gốc Cọ, Gốc Mít, Đồng Lường, Đồng
Tâm, Đồng Tiến.
2.2.1.2. Địa hình đất đai
Xã Tức Tranh có tổng diện tích là 2559,35ha, trong đó diện tích đất sử
dụng là 2252,35ha, chiếm 99,73% đất chưa sử dụng là 7 ha chiếm 0,27% tổng
diện tích đất tự nhiên của xã, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ,
đó là những vùng đất ven đường, ven sông (Bảng 4.1).
29
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Mặc dù là xã sản xuất nông nghiệp là chính tuy nhiên diện tích đất bình
quân đầu người của xã rất nhỏ, chỉ có 0,15 ha/người trong đó đất trồng lúa chỉ
có 0,03 ha/người, đất trồng hoa màu 0,008 ha/người.
Diện tích đất mặt nước của xã tương đối ít chủ yếu là sông, suối, ao,
đầm. Diện tích đất mặt nước là 43,52 ha vừa có tác dụng nuôi trồng thuỷ sản
vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt xã có khoảng 3km dòng sông
Cầu chảy qua với 3 đập ngăn nước phục vụ cho việc tưới tiêu.
Bảng 2.7. Diện tích các loại đất của xã Tức Tranh (2010 - 2011)
Loại đất
Diện tích đất
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 2559,35 100
Đất nông nghiệp 1211,3 47,33
Đất lâm nghiệp 764,67 29,88
Đất ở 423,3 16,54
Đât xây dựng các công trình phúc lợi xã hội 153,08 5,98
Đất chưa sử dụng 7 0,27
Nguồn: (Số liệu xã tức tranh)
Đất đai của xã chủ yếu là đất đồi, diện tích đất ruộng ít, thuộc loại đất cát
pha thịt, đất sỏi cơm, diện tích đất sỏi cơm chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các loại
đất khác. Nhìn chung đất có độ màu mỡ cao thích hợp cho nhiều loại cây
trồng lâu năm đặc biệt là cây chè. Toàn xã trồng được 1011,3 ha chè, bình
quân đạt 0,111 ha chè/người.
Địa hình của xã tương đối phức tạp, nhiều đồi núi hẹp và những cánh
đồng xen kẽ, địa hình còn bị chia cắt bởi các dòng suối nhỏ, đất đai thường
xuyên bị rửa trôi.
30
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.2.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn
Xã Tức Tranh nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, dao động
về nhiệt độ trong năm tương đối cao, thể hiện rõ ở bốn mùa. Mùa hè kéo dài
từ tháng tư đến tháng 8, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình
25o
C, buổi trưa nhiệt độ có khi lên tới 37 - 38o
C. Độ ẩm từ 75 - 82%, trời
nắng gắt, thường xuyên có mưa giông và gió lốc. Mùa Đông kéo dài từ cuối
tháng 10 đến tháng 2 năm sau, với những đợt gió mùa đông bắc, nhiệt độ
thấp, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa không đáng kể, hay xuất hiện sương
muối, rét đậm rét hại gây nhiều khó khăn cho ngành trồng trọt, chăn nuôi của
xã và sinh hoạt của người dân. Mùa xuân trời thường ấm, mưa phùn kéo dài,
độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh dịch cho cây
trồng và vật nuôi. Khí hậu mùa thu ôn hòa, mát mẻ thuận lợi cho sản xuất và
sinh hoạt của người dân.
Điều kiện khí hậu của xã rất đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển
cây trồng vật nuôi, tuy nhiên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho sản
xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
* Về nguồn nước
Xã Tức Tranh có sông Cầu chảy qua, có độ dài khoảng 3km nhưng chỉ
chảy qua vành đai của xã. Xã có nhiều suối nhưng phân bố không đều, làm
cho công tác thủy lợi không thuận tiện gặp nhiều khó khăn. Phần lớn lượng
nước tưới của xã phụ thuộc vào lượng nước mưa dẫn đến sản xuất nông
nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông
nghiệp của người dân, xã đã xây dựng một trạm bơm nước cung cấp nước cho
mùa khô, nâng cao năng xuất cây trồng, cải thiện đời sống nhân dân.
31
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Về giao thông
Huyện Phú Lương có quốc lộ 3 chạy qua nối liền thành phố Thái
Nguyên - Phú Lương - Bắc Kạn. Xã Tức Tranh có mạng lưới giao thông đang
được phát triển mở rộng, có đường huyện lộ rải nhựa dài 3,6km chạy qua
trung tâm xã, 100% các xóm có đường ô tô đến trung tâm, ngoài ra còn có
10km đường bê tông, còn lại là đường đất.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội của xã Tức Tranh - huyện Phú Lương
 Tình hình kinh tế
Tức Tranh là một xã có cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm nhiều thành
phần kinh tế cùng hoạt động.
- Về sản xuất nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn,
đem lại thu nhập chính cho người dân. Trong xã có tới hơn 80% số hộ tham
gia sản xuất nông nghiệp. Việc kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi
đã nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
- Về lâm nghiệp: Do là một xã vùng núi có nhiều đồi nên việc trồng cây
lâm nghiệp cũng được chính quyền và nhân dân trong xã quan tâm thực hiện.
- Về dịch vụ: Với đặc tính dân cư thưa, đời sống thấp nên dịch vụ mới
đây mới được phát triển, chủ yếu là các hàng tạp hóa phục vụ cho cuộc sống
hàng ngày. Tuy nhiên hiện nay dịch vụ đang có sự phát triển đáng kể góp
phần đem lại bộ mặt mới cho xã.
Nhìn chung nền kinh tế của xã còn kém phát triển, vẫn mang tính tự phát
quy mô nhỏ, sản xuất chưa được cơ giới hóa cao nên hiệu quả còn thấp, đời
sống nhân dân còn chưa cao.
32
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Tình hình văn hóa xã hội
Xã Tức Tranh có 1.983 hộ gia đình và 8.527 nhân khẩu trong đó có hơn
80% số hộ gia đình sản xuất nông nghiệp còn lại là sản xuất công nghiệp và
dịch vụ.
Trình độ dân trí của người dân trong xã ngày càng nâng cao. Tất cả các
trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Năm học 2009 - 2010 tổng
số học sinh trong trường mầm non là 467 em, tổng số học sinh tiểu học là 721
em, tổng số học sinh trung học cơ sở 634 em. Kết quả học sinh đã tốt nghiệp
lớp 9 là 152/161 em đạt 94,4%.
Việc chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được quan tâm. Năm
2010, xã đã đưa vào hoạt động trạm y tế mới, góp phần phục vụ tốt hơn cho
người dân.
- Về trồng trọt
Ngành trồng trọt đã có chuyển hướng mạnh theo hướng thâm canh tăng
vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gieo trồng những cây mới có
năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế.
Diện tích trồng lúa là 161,42ha, rau màu là 39,58ha, đất trồng cây hàng
năm là 200ha. Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 tình hình sản xuất
trồng trọt như sau:
- Cây lương thực và cây hoa màu
Tổng diện tích gieo trồng của vụ chiêm xuân 197/195ha đạt 101,02% kế
hoạch trong đó: Diện tích lúa cao sản 143/140ha đạt 102,14%; Lúa xuân đạt
53,87 tạ/ha x 161,3ha = 868,92 tạ đạt 99,12%; Ngô đạt 35,5 tạ/ha, với diện
tích 4,6ha tương đương 16,33 tấn đạt 83,72%; Các loại cây hoa màu khác như
đỗ, lạc, mía phát triển tốt và đạt chỉ tiêu đề ra.
33
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Cây chè
Đây là loại cây trồng chủ yếu của xã, đem lại thu nhập chính cho người
dân. Tổng diện tích trồng chè hiện nay đang tăng lên từng năm do một số
ruộng vườn được san lấp để trồng chè.Hiện nay giá chè đã tăng lên so với
những năm trước do vậy người dân đã đầu tư nhiều hơn về vốn, kỹ thuật và
đang đem lại hiệu quả kinh tế cao.Người dân đã mạnh đưa một số giống chè
mới vào sản xuất và bước đầu cho hiệu quả kinh tế.
Cây lâm nghiệp
Công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc được quan tâm thực
hiện thường xuyên. Đặc biệt năm 2008 dự án 661 đã được nghiệm thu, góp
phần cung cấp cây giống cho địa phương.
- Về chăn nuôi
Trong mấy năm gần đấy đã đạt được đạt được sự ổn định về cả số lượng và
chất lượng. Một số giống vật nuôi được đưa vào nuôi thử nghiệm và cho khả
năng thích nghi tốt, cho hiệu quả kinh tế cao so với các giống hiện có. Theo số
liệu điều tra tổng đàn gia súc, gia cầm 6 tháng đầu năm 2010 như sau:
Tổng đàn trâu bò có 439 con, nhìn chung đàn trâu bò được chăm sóc
khá tốt. Tuy nhiên do thời tiết lạnh kéo dài trong vụ đông cùng với sự thiếu
hụt thức ăn nên sau vụ đông đàn trâu bò gầy hơn trước đó.
Tổng đàn lợn là 2470 con, phần lớn được nuôi theo phương thức tận
dụng, chỉ có một số hộ gia đình có đầu tư vốn, kỹ thuật nuôi theo phương
thức bán công nghiệp nên hiệu quả cao hơn. Ngoài các giống lợn địa phương
thì các giống lợn lai, lợn ngoại cũng được nuôi. Tổng đàn gia cầm nuôi là
13.220 con, chủ yếu là các giống gia cầm địa phương, gà là đối tượng được
nuôi chủ yếu ở đây, ngan và vịt được nuôi ít hơn
- Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ
phần khai khoáng miền núi.
34
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
+ Chi nhánh đóng tại xã Tức Tranh – Phú Lương - Thái Nguyên với tổng
diện tích là 05 ha. Địa giới hành chính tiếp giáp với các xã sau:
+ Phía đông bắc và đông tiếp giáp với xã Phú Đô
+ Phía tây và tây bắc tiếp giáp xã Yên Lạc
+ Phía nam giáp với xã Vô Tranh
2.2.2.2. Điều kiện về khí hậu
- Khí hậu:
Chi nhánh nằm trong khu vực trung du và miền núi phía bắc nên nó có
đặc điểm chung về thời tiết của khu vực. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt đó là
mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng lượng mưa chủ yếu tập
chung vào các tháng 6,7,8. Những tháng còn lại lượng mưa thấp hơn. Lượng
mưa trung bình hàng năm khoảng 1875 mm. Cao nhất là 2390 mm, thấp nhất là
1420 mm. Nhiệt độ trung bình từ 23˚C - 28˚C. Độ ẩm tương đối từ 80 - 85 %.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau, đặc điểm
của những tháng này là lượng mưa ít, nhiệt độ thấp, thời tiết khô lạnh. Nhiệt độ
trung bình từ 15 - 19˚C. Có những thời điểm nhiệt độ xuống tới 4 - 7˚C, độ ẩm
tương đối 70 - 75 %.
- Thuỷ văn:
Chi nhánh có dòng Sông Cầu chảy qua bao bọc phía bắc và phía đông,
thường xuyên cung cấp nước cho sản xuất.
Nhìn chung điều kiện thuỷ văn và thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất của
trang trại. Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 mùa là điều kiện bất lợi cho sản xuất.
Lượng mưa tập chung vào tháng 6, 7, 8 cộng với địa hình hơi dốc của đất canh
tác dẫn đến hiện tượng bị rửa trôi. Ngược lại mùa khô kéo dài nó sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất cây ăn quả và cây thức ăn cho chăn nuôi.
35
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên tổng số 10 cây Bưởi da xanh, trong đó: 5 cây
Bưởi da xanh chiết và 5 Bưởi da xanh ghép trên 345 cây trong vườn. Nguồn
gốc: Giống Bưởi da xanh được lấy tại Sở khoa học công nghệ tỉnh Bến Tre.
Các cây trong thí nghiệm là đều ở giai đoạn mới trồng được 24 tháng.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Địa điểm: Vườn nghiên cứu thí nghiệm của Chi nhánh nghiên cứu và
phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi tại
xóm Gốc Gạo - xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.3. Thời gian tiến hành nghiên cứu
Thời gian: Từ ngày 2/9 đến 20/5/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Sơ lược tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh chung của mô hình kinh
tế trang trại tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của giống Bưởi da xanh chiết và
ghép tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của giống Bưởi da xanh chiết
và ghép tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm phát triển của giống Bưởi da xanh chiết và
ghép tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá sơ bộ mức độ sâu bệnh hại trên giống Bưởi da xanh chiết và
ghép tại khu vực nghiên cứu.
36
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Đề xuất các biện pháp chủ yếu trong trồng và chăm sóc Bưởi da xanh
tại khu vực nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Áp dụng phương pháp nghiên cứu cây ăn quả lâu năm (định cây, định
cành để theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng) do Viện nghiên cứu Rau Quả
Trung Ương ấn hành.
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn gồm 2 công
thức tương ứng 2 giống, mỗi công thức được nhắc lại 5 lần, mỗi cây là
một lần nhắc lại. Các biện pháp kỹ thuật như tưới nước, bón phân, phòng
trừ sâu bệnh, phòng trừ cỏ dại được tiến hành đồng đều trên vườn thí
nghiệm.
3.4.2.Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1. Đặc điểm hình thái
Các chỉ tiêu theo dõi hình thái thân, cành
- Đặc điểm phân cành (dạng phân cành): góc phân cành <450
, thân cây
phân cành đứng, góc phân cành >450
, thân cây phân cành ngang.
- Hình dạng tán: quan sát, đánh giá bằng mắt.
- Mật độ gai.
Các chỉ tiêu theo dõi hình thái lá
Trên mỗi cây lấy 6 lá
- Kích thước lá: đo chiều dài, chiều rộng.
- Kích thước eo lá: đo chiều dài, chiều rộng eo lá.
- Màu sắc lá, hình dạng lá, mép lá.
Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái:
Theo phương pháp nghiên cứu sinh học cây cam quýt của Đại học tổng
hợp Kyushu Nhật Bản kết hợp với qui phạm khảo nghiệm giống cam quýt của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (10TCN-2007), mỗi giống nghiên
37
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
cứu trên 5 cây, theo dõi các chỉ tiêu: đánh giá hình dạng tán; đường kính gốc
(đo đường kính gốc cách mặt đất 20 cm); chiều cao cây (chiều cao tính từ mặt
đất đến đỉnh tán cây); đường kính tán (đo đường kính tán theo hai chiều đông
- tây và nam - bắc tính trung bình); mật độ gai (đánh giá mật độ gai theo chỉ
tiêu: thưa, trung bình, dày...), hình thái lá (đo đếm chiều dài, rộng của lá và eo
lá, đảm bảo số mẫu nghiên cứu n ≥ 30).
3.4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Các chỉ tiêu theo dõi đặc đi
ểm sinh trưởng
- Đường kính gốc (cm): đo cách mặt đất 20 cm.
- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của tán cây.
- Đường kính tán (cm): Đo hai chiều Đông - Tây, Nam - Bắc, cộng lại,
chia trung bình.
- Thời gian sinh trưởng của lộc (từ khi nhú lộc đến khi lộc thuần thục).
- Xác định số mắt lá và số lá/lộc thuần thục trên các đợt lộc.
- Xác định chiều dài và đường kính của lộc thuần thục (trên cành thí
nghiệm chọn ngẫu nhiên 6 lộc/ 1 giống /1 đợt lộc, 7 ngày/1 lần, đo chiều dài
của lộc từ gốc cành đến đỉnh sinh trưởng, đo đến khi chiều dài của lộc không
thay đổi ở 3 lần đo cuối thì coi như lộc đó ngừng sinh trưởng về chiều dài, lúc
này lá chuyển từ màu xanh nõn chuối sang màu xanh đậm).
- Đánh giá động thái tăng trưởng chiều dài của các đợt lộc (đo chiều dài
lộc 7 ngày/lần).
- Xác định giai đoạn sinh trưởng của các đợt lộc đông năm 2010, lộc
xuân và lộc hè trong năm 2011.
Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng:
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các giống thí nghiệm dựa trên
việc đánh giá sinh trưởng của các đợt lộc. Theo phương pháp nghiên cứu sinh
38
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
học cây cam quýt của Đại học tổng hợp Kyushu Nhật Bản kết hợp với qui
phạm khảo nghiệm giống cam quýt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (10TCN-2007), mỗi giống nghiên cứu trên 5 cây, trên mỗi cây chọn 5 - 6
cành ngang tán, đều về 4 phía, chọn cành có đường kính từ 1,5 - 2,0 cm, đảm
bảo số cành theo dõi n ≥ 30, tiến hành đánh dấu cành ở phần sát với thân
chính, theo dõi tình hình ra lộc, sinh trưởng của lộc trên cành thí nghiệm từ
phần đánh dấu trở lên. Khi lộc ra tiến hành đánh dấu lộc, trong đó ghi rõ ngày
tháng ra lộc, các đợt lộc ra trên cành thí nghiệm được theo dõi liên tục trong
suốt thời gian thí nghiệm.
Chỉ tiêu theo dõi: Số đợt lộc trong năm (xuân, hè, thu, đông); thời gian
sinh trưởng từ khi mọc đến thuần thục (lộc được xác định là thuần thục khi
không có tăng trưởng về chiều dài, lá xanh mầu nõn chuối chuyển sang mầu
xanh đậm); chiều dài cành và đường kính cành (lộc đã thuần thục): đo chiều
dài và đường kính của cành và tính trung bình (đảm bảo số lượng mẫu n ≥
30); số lá và số mắt lá/cành: đếm số lá và số mắt lá cành và tính trung bình
(đảm bảo số lượng mẫu n ≥ 30); thời gian ra lộc được tính như sau: bắt đầu ra
lộc (10% số lộc xuất hiện); kết thúc ra lộc (80% số lộc xuất hiện).
3.4.2.3. Đặc điểm phát triển
Các chỉ tiêu theo dõi đặc điểm phát triển
- Số cây ra hoa: đếm số cây ra hoa (chiết và ghép) trên tổng số cây trồng.
- Số lượng hoa trên cây: Chọn mỗi giống 5 cây một cách ngẫu nhiên rồi
ta tiến hành đếm tất cả số hoa có trên cây khi cây ra hết hoa.
- Số cây có quả: đếm số cây có quả trong vườn thí nghiệm
- Tỷ lệ đậu quả: Đếm số quả quả đậu trên số hoa toàn bộ cây thí nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng:
Nghiên cứu đặc điểm phát triển của giống thí nghiệm dựa trên việc đánh
giá tỷ lệ cây ra hoa và số quả đậu. Theo phương pháp nghiên cứu sinh học
39
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
cam quýt của đại học tổng hợp Kyushu Nhật Bản kết hợp với qui phạm khảo
nghiêm giống của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn (10TCN-2007),
nắm được tổng số cây trong vườn, mỗi giống chọn lấy 5 cây, đếm số hoa trên
mỗi cây, tỷ lệ đậu quả thí nghiệm được theo dõi liên tục trong suốt thời gian
thí nghiệm.
Chỉ tiêu theo dõi: Trên vườn thí nghiệm đếm số cây ra hoa (triết và ghép)
trên tổng số cây trong vườn, đếm số hoa trên mỗi cây và lấy giá trị trung bình,
số quả đậu sau các đợt rụng quả.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi tổng hợp được xử lý bằng phần mềm IRRISTAT, SAS,
Excel.
Các chỉ tiêu cần xử lý:
- Đường kính gốc.
- Chiều cao cây.
- Đường kính tán cây.
- Chiều dài, rộng của lá và eo lá.
- Lộc thành thục: chiều dài, số lá, số mắt, đường kính.
Cách thức xử lý số liệu
- Đối với các chỉ tiêu về đường kính gốc,chiều cao cây, đường kính tán,
lộc thành thục ta xử lý trên excel để lấy giá trị trung bình.
40
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Sơ lược về điều kiện cơ sở vật chất và tình hình sản xuất kinh doanh
của trang trại Vườn nghiên cứu thí nghiệm của Chi nhánh nghiên cứu và
phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi.
4.1.1. Điều kiện về địa hình, đất đai của trang trại.
Trang trại của chi nhánh có địa hình tương đối bằng phẳng, có dòng
Sông Cầu chảy qua, đất đai tương đối màu mỡ, tầng đất canh tác khá dầy. Đây
là điều kiện tương đối thuận lợi cho việc sản xuất của chi nhánh, đặc biệt là sản
xuất cây ăn quả, thức ăn xanh phục vụ cho đàn gia súc. Trong những năm gần
đây Trại đã đầu tư cho thử nghiệm các giống cây ăn quả đặc sản và cây thức ăn
xanh có giá trị năng xuất, kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, mà
đã giải quyết được nhu cầu thức ăn xanh cho gia súc vào mùa mưa, có thức ăn
dự trữ cho mùa khô và cho ra sản phẩm cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao.
Tổng diện tích của trang trại là 05 ha trong đó có 1,5 ha là diện tích cho trồng
cây thức ăn cho gia súc. Diện tích đồng cỏ chăn thả là 01 ha. Diện tích trồng
cây ăn quả là 2 ha, còn lại 0,5ha là làm nhà ở, nhà kho . Với đặc điểm chủ yếu
là đất cát khi gặp thời tiết nắng thi đất khô hạn rất nhanh nhưng khi gặp trời
mưa thi đất lại bị úng làm cho cây ăn quả chết ngay. Như vậy, việc trồng cây
ăn quả gặp nhiều khó khăn cần phải có biện pháp chăm sóc cây hợp lí, đây là
điều kiện khá thuận lợi cho phát triển cây thức ăn gia súc.
* Giao thông
Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ
phần khai khoáng miền núi thuộc xã Tức Tranh có điều kiện giao thông thuận
lợi. Tuyến đường liên 3 xã Tức Tranh - Yên Lạc - Yên Đổ vừa đã khởi công
xây dựng. Đây là con đường đi qua 17 xóm, trong đó 1 xóm thuộc xã Tức
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx

More Related Content

Similar to Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx

Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 

Similar to Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx (20)

Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
 
Ứng dụng chế phẩm phối hợp chitosan-nano bạc trong bảo quản cam.doc
Ứng dụng chế phẩm phối hợp chitosan-nano bạc trong bảo quản cam.docỨng dụng chế phẩm phối hợp chitosan-nano bạc trong bảo quản cam.doc
Ứng dụng chế phẩm phối hợp chitosan-nano bạc trong bảo quản cam.doc
 
Nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huy...
Nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huy...Nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huy...
Nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huy...
 
Giải pháp quản lí hàng tồn kho của công ty dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng.doc
Giải pháp quản lí hàng tồn kho của công ty dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng.docGiải pháp quản lí hàng tồn kho của công ty dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng.doc
Giải pháp quản lí hàng tồn kho của công ty dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng.doc
 
Tối ưu hóa điều kiện chiết polyphenol từ lá vối (cleistocalyxoperculatus) và ...
Tối ưu hóa điều kiện chiết polyphenol từ lá vối (cleistocalyxoperculatus) và ...Tối ưu hóa điều kiện chiết polyphenol từ lá vối (cleistocalyxoperculatus) và ...
Tối ưu hóa điều kiện chiết polyphenol từ lá vối (cleistocalyxoperculatus) và ...
 
Nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế...
Nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế...Nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế...
Nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế...
 
Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số ...
Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số ...Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số ...
Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số ...
 
Nghiên cứu tinh sạch enzyme lumbrokinase từ Giun quế làm nguyên liệu tạo thực...
Nghiên cứu tinh sạch enzyme lumbrokinase từ Giun quế làm nguyên liệu tạo thực...Nghiên cứu tinh sạch enzyme lumbrokinase từ Giun quế làm nguyên liệu tạo thực...
Nghiên cứu tinh sạch enzyme lumbrokinase từ Giun quế làm nguyên liệu tạo thực...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
 
Đánh giá sự sinh trưởng của nấm mối đen (xerula radicata) trên cơ chất mùn cư...
Đánh giá sự sinh trưởng của nấm mối đen (xerula radicata) trên cơ chất mùn cư...Đánh giá sự sinh trưởng của nấm mối đen (xerula radicata) trên cơ chất mùn cư...
Đánh giá sự sinh trưởng của nấm mối đen (xerula radicata) trên cơ chất mùn cư...
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
 
Luận văn thạc sĩ đại học Thái Nguyên, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học Thái Nguyên, HAY, 9 ĐIỂMLuận văn thạc sĩ đại học Thái Nguyên, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học Thái Nguyên, HAY, 9 ĐIỂM
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
 
Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobashi tại Công ty cổ phần xuất nh...
Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobashi tại Công ty cổ phần xuất nh...Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobashi tại Công ty cổ phần xuất nh...
Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobashi tại Công ty cổ phần xuất nh...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Tác động của enzyme alcalase đến hiệu quả thủy phân protein từ thịt đầu tôm s...
Tác động của enzyme alcalase đến hiệu quả thủy phân protein từ thịt đầu tôm s...Tác động của enzyme alcalase đến hiệu quả thủy phân protein từ thịt đầu tôm s...
Tác động của enzyme alcalase đến hiệu quả thủy phân protein từ thịt đầu tôm s...
 
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
 
Công tác nâng cao hiệu quả tiêu thụ lúa giống của công ty giống cây trồng – v...
Công tác nâng cao hiệu quả tiêu thụ lúa giống của công ty giống cây trồng – v...Công tác nâng cao hiệu quả tiêu thụ lúa giống của công ty giống cây trồng – v...
Công tác nâng cao hiệu quả tiêu thụ lúa giống của công ty giống cây trồng – v...
 
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 

Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.docx

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 TRẦN VĂN BẰNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BƯỞI DA XANH TRIẾT VÀ GHÉP TẠI XÃ TỨC TRANH – HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2010 – 2014 Thái Nguyên, năm 2014
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 TRẦN VĂN BẰNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BƯỞI DA XANH TRIẾT VÀ GHÉP TẠI XÃ TỨC TRANH – HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp Lớp : K42 – NLKH Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Công Quân Thái Nguyên, năm 2014
  • 3. Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học làm đề tài tốt nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Công việc này giúp sinh viên được áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế, bổ sung củng cố kiến thức của bản thân, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc chuyên môn sau này. Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn. Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên”. Trong suốt quá trình thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô, các chú nơi tôi thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Trần Công Quân cùng với sự giúp đỡ của Ths. Trần Đình Quang và PGS.TS. Ngô Xuân Bình cùng toàn thể các thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình thực tập cũng như quá trình báo cáo đề tài tốt nghiệp. Do trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn nên đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Trần Văn Bằng
  • 4. Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới..........................10 Bảng 2.2. Sản lượng bưởi quả ở một số quốc gia sản xuất bưởi.....................11 Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới...................... 14 Bảng 2.4. Diện tích và sản lượng một số loại quả ở Việt Nam.......................17 Bảng 2.5. Kết quả điều tra các giống cam quýt ở Việt Nam...........................19 Bảng2.6.MộtsốgiốngcamquýtnhậpnộivàoViệtNamtrong5 nămtrởlạiđây..... 22 Bảng 2.7. Diện tích các loại đất của xã Tức Tranh (2010 - 2011)..................29 Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái thân cành .........................................................45 Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái lá của các dòng bưởi thí nghiệm .....................46 Bảng 4.3. Bảng theo dõi thời gian xuất hiện lộc của hai loại bưởi chiết và bưởi ghép.........................................................................................................49 Bảng 4.4. Tăng trưởng kích thước lộc của 2 loại bưởi....................................50 Bảng 4.5. Đặc điểm và kích thước của lộc thành thục....................................52 Bảng 4.6.Tăng trưởng đường kính gốc cây của bưởi thí nghiệm ...................53 Bảng 4.7.Tăng trưởng đường kính tán bưởi thí nghiệm ................................54 Bảng 4.8. Tăng trưởng chiều cao bưởi thí nghiệm.........................................56 Bảng 4.9. Tỷ lệ cây ra hoa của vườn bưởi thí nghiệm sau trồng ....................57 Bảng 4.10. Tỷ lệ hoa trên cây của vườn bưởi thí nghiệm sau trồng ..............58 Bảng 4.11. Tỷ lệ đậu quả qua các đợt rụng trên cây bưởi thí nghiệm ............58 Bảng 4.12. Tỷ lệ quả trên cây của vườn bưởi thí nghiệm sau trồng ..............59 Bảng 4.13. Liều lượng phân bón.....................................................................62
  • 5. Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 3 1.3. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 3 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 3 Phần 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................ 4 2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.................................................................... 4 2.1.1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài............................................................ 4 2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi trong nước và trên thế giới 5 2.1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi trên thế giới ........... 5 2.1.2 2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi ở Việt Nam14 2.1.3. Giới thiệu về cây bưởi...........................................................................23 2.1.3.1. Nguồn gốc và phân loại......................................................................23 2.1.3.2. Đặc điểm hình thái cây bưởi ..............................................................24 2.1.2.3. Yêu cầu sinh thái của cây bưởi ..........................................................25 2.2. Tổng quan nghiên cứu..............................................................................28 2.2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................28 2.2.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................28 2.2.1.2. Địa hình đất đai ..................................................................................28 2.2.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn ................................................................30 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................31 2.2.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội của xã Tức Tranh - huyện Phú Lương.......31
  • 6. Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.2.2.2. Điều kiện về khí hậu...........................................................................34 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 35 3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................35 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................35 3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu .............................................................35 3.2.3. Thời gian tiến hành nghiên cứu.............................................................35 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................35 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................36 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................36 3.4.2.Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu .....................................................36 3.4.2.1. Đặc điểm hình thái .............................................................................36 3.4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng.........................................................................37 3.4.2.3. Đặc điểm phát triển ............................................................................38 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................39 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................40 4.1. Sơ lược về điều kiện cơ sở vật chất và tình hình sản xuất kinh doanh của trang trại ..........................................................................................................40 4.1.1. Điều kiện về địa hình, đất đai của trang trại..........................................40 4.1.2. Cơ sở vật chất của Trang trại ................................................................42 4.1.3. Nhiệm vụ chức năng của trang trại .......................................................42 4.1.4. Những thuận lợi và khó khăn................................................................44 4.1.4 1. Thuận lợi ............................................................................................44 4.1.4.2. Khó khăn ............................................................................................44 4.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA GIỐNG BƯỞI THÍ NGHIỆM ............44 4.2.1. Đặc điểm hình thái thân cành cây bưởi.................................................44 4.2.2. Đặc điểm hình thái lá ............................................................................45
  • 7. Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 4.3. Khả năng sinh trưởng của giống bưởi......................................................47 4.3.1. Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc...................................................48 4.3.1.1. Đặc điểm ra lộc của các công thức thí nghiệm ..................................48 4.3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng kích thước lộc bưởi thí nghiệm ......................49 4.3.1.3. Đặc điểm lộc thành thục của giống bưởi thí nghiệm ........................51 4.3.2. Tăng trưởng hình thái thân cây của giống bưởi thí nghiệm..................53 4.3.2.1. Động thái tăng trưởng đường kính gốc..............................................53 4.3.2.2. Tăng trưởng đường kính tán...............................................................54 4.3.2.3.Tăng trưởng chiều cao cây..................................................................55 4.4. Khả năng phát triển của giống bưởi thí nghiệm...................................56 4.4.1. Tỷ lệ cây bưởi ra hoa ở tuổi 2 ...............................................................56 4.4.2. Tỷ lệ hoa trên cây bưởi ở tuổi 2 ...........................................................57 4.4.3. tỷ lệ đậu quả trên cây thí nghiệm ..........................................................58 4.4.4. Tỷ lệ quả trên cây bưởi thí nghiệm ......................................................59 4.4.5. Tình hình sâu bệnh hại bưởi thí nghiệm ...............................................59 4.5. Đề xuất các biện pháp chủ yếu trong chăm sóc bưởi da xanh tại khu vực nghiên cứu.......................................................................................................61 4.5.1. Kỹ thuật tủ gốc giữ ẩm và tưới nước.....................................................61 4.5.2. Kỹ thuật bón phân .................................................................................61 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................64 5.1. Kết luận ....................................................................................................64 5.2. Đề nghị .....................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................65
  • 8. 1 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây ăn quả thuộc họ cam quýt là loại cây quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam. Cây bưởi nói chung và một số giống bưởi đặc sản của từng vùng miền hiện nay là một nghề kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa có thu nhập ổn định, có thể bảo vệ tài nguyên môi trường, đặc biệt là vùng đất dốc, vùng đồi núi… Bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một trong số cây ăn quả có múi được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước thuộc vùng Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin vv... Ở Việt Nam bưởi được trồng hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt đã hình thành những vùng bưởi cổ truyền mang tính đặc sản địa phương như bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ, bưởi Diễn - Từ Liêm - Hà Nội, bưởi Phúc Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh, bưởi Thanh Trà - Huế, bưởi Năm Roi - Vĩnh Long và gần đây là Bưởi da xanh có nguồn gốc từ bên tre đã trở thành cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ở các địa phương trên bưởi được coi là cây trồng nông nghiệp chính, với giá trị thu nhập hàng năm cao hơn gấp nhiều lần so với lúa và một số cây trồng khác, đồng thời cũng được coi là lợi thế so sánh với các địa phương khác trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Bưởi là đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền của dân tộc, là một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và có vai trò quan trọng trong mô hình VAC cũng như sản xuất trang trại. Theo GS.TS. Trần Thế Tục [8] thì thành phần hoá học có trong 100g quả bưởi tươi phần ăn đựợc: Đường 6 - 12%, lipit 0,1g, protein 0,9g,
  • 9. 2 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 vitamin C 90mg, P205 12mg, xenluloza 0,2g, ngoài ra còn có các loại vitamin B1, B2, … caroten 0,2mg, các khoáng chất ở dạng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể con người. Trong 1kg bưởi phần ăn được cung cấp 530 - 600 calo nguồn năng lượng dễ tiêu. Ngoài dùng ăn tươi bưởi còn được chế biến thành rất nhiều sản phẩm có giá trị như: nước quả, mứt,… trong công nghiệp chế biến vỏ, hạt để lấy tinh dầu, bã tép để sản xuất pectin có tác dụng bồi bổ cơ thể, đặc biệt bưởi có tác dụng rất tốt để chữa các bệnh đường ruột, tim mạch ... Cây bưởi cho trái sớm và có sản lượng cao, sau 3 năm cây trồng đã bắt đầu cho trái, những năm về sau năng suất tăng dần và thời gian kinh doanh có thể kéo dài trên 50 năm nếu được chăm sóc tốt. Chủng loại bưởi phong phú, thời kỳ chín quả khác nhau nên có thể kéo dài thời gian cung cấp quả tươi cho thị trường. Trồng bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng những cây trồng khác. Nhiều kết quả cho thấy, trên cùng một đơn vị diện tích, cây ăn quả cho thu nhập cao gấp 2 – 6 lần so với cây lương thực. Cây ăn quả cùng với một số cây công nghiệp, cây đặc sản khác đang được đánh giá là cây trồng quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái ở các tỉnh trung du miền núi. Từ năm 2007 đến nay, thí nghiệm trồng thử giống Bưởi da xanh chiết và ghép ở xóm Gốc Gạo - xã Tức Tranh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên của PGS TS Ngô Xuân Bình đã có kết luận bước đầu: các chỉ tiêu sinh trưởng đều tốt hơn hẳn so với các giống bưởi nổi tiếng của miền bắc khả năng ra hoa và đậu quả trung bình, chất lượng rất tốt đặc biệt là khả năng chống chịu vượt trội so với các giống bưởi địa phương. Kết quả bảo quản trong điều kiện thủ công dài hơn so với các loại cây trồng khác, thí nghiệm được bố trí ở diện tích hẹp và thời gian ngắn. Liệu giống Bưởi da xanh trồng
  • 10. 3 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 tại thái nguyên năng suất chất lượng có ổn định hay không. Để chắc chắn có thể khuyến cáo cho bà con giống Bưởi da xanh có thể trồng được tại đất thái nguyên. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.” 1.2. Mục đích của đề tài Đánh giá được một số đặc điểm tình hình sinh trưởng và phát triển của dòng bưởi có triển vọng này tại Thái Nguyên để xác định khả năng thích ứng của các dòng bưởi này trong điều kiện địa phương phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất. 1.3. Mục tiêu của đề tài Để đạt được mục trên đề tài đề xuất một số mục tiêu như sau: - Xác định được đặc điểm hình thái của giống bưởi thí nghiệm. - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống bưởi. - Đánh giá được khả năng chống chịu của giống bưởi thí nghiệm với một số loài sâu bệnh hại chính trên cây bưởi. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Củng cố kiến thức đã được học và vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất; có cơ hội học hỏi thêm những kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất; nâng cao năng lực nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bản thân. - Kết quả nghiên cứu là cở sở để khuyến cáo cho nông dân và các doanh nghiệp lựa chọn, đưa hai loại bưởi chiết và ghép này vào cơ cấu cây trồng sản xuất của mình. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Kết quả của nghiên cứu là cơ sở đưa giống Bưởi da xanh xưa nay vốn chỉ trồng được ở Bến Tre đưa vào trồng ở các tỉnh miền núi phía bắc.
  • 11. 4 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài Cây họ cam quýt có những nhu cầu nhất định về môi trường, dinh dưỡng. Mỗi một vùng có những điều kiện tự nhiên khác nhau điều này đã tạo nên những loại cây trồng phù hợp và mang đặc trưng riêng cho vùng sinh thái đó.Trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên đã hình thành nên những chủng loại cam quýt có khả năng thích ứng và có đặc tính quý đáp ứng được như cầu của sản xuất. Công tác chọn giống rất có ý nghĩa trong việc tìm ra các giống mang gen quý. Để duy trì và nhân rộng ra sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau như: nhân giống từ hạt, nhân giống vô tính…Tuy nhiên đối với cây ăn quả là cây trồng lâu năm nên cây giống khi đem trồng phải là cây có chất lượng tốt, mang những đặc tính di truyền ổn định từ cây mẹ. Do vậy việc sản xuất cây con từ hạt ít được sử dụng vì cây con dễ bị thoái hóa giống, xuất hiện biến dị di truyền và cây chậm ra hoa, quả. Nhân giống bằng phương pháp chiết và ghép đã khắc phục được những nhược điểm này như: cây con sinh trưởng, phát triển tốt, giữ nguyên được các đặc điểm di truyền tốt từ cây mẹ và rút ngắn thời gian ra hoa quả. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất cây ăn quả giúp rút ngắn giai đoạn chăm sóc, nhanh đem lại hiệu quả kinh tế đối với người làm vườn. Trên thế giới vùng trồng bưởi trải dài từ 400 vĩ Bắc xuống 400 vĩ Nam, nghĩa là bưởi trồng được ở vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới. Ở Việt Nam, các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam mang tính đặc thù của khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với vùng trồng giống Bưởi da xanh (gốc bến tre) là cơ sở để
  • 12. 5 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 nhập nội giống bưởi này, đồng thời việc nghiên cứu các đặc trưng đặc tính của giống cây trồng mới nhập nội trước khi nhân ra trên diện rộng là việc làm rất cần thiết. Bưởi là cây ăn quả có múi thuộc họ cam quýt. Cây cam quýt được xếp vào loại cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng, ra hoa kết quả chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại (di truyền) và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, đất đai,... biểu hiện qua sinh trưởng, ra hoa kết quả, năng suất và phẩm chất quả. Dựa vào hướng dẫn đánh giá, mô tả cây bưởi của viện nghiên cứu nguồn gen thực vật thế giới (IPGRI) và tài liệu nghiên cứu cây ăn quả lâu năm của viện nghiên cứu rau quả để theo dõi, đánh giá các giống một cách có hệ thống và đảm bảo tính khoa học cao [1]. Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt, mỗi giống có sự thích nghi khác nhau. Vì thế việc đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng rất cần thiết trong công tác chọn giống, nhất là với những loại cây mới được chọn tạo ra. 2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi trong nước và trên thế giới 2.1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi trên thế giới a. Những kết quả nghiên cứu về cây ăn quả có múi trên thế giới Cũng giống như các loại cây ăn quả có múi khác, vòng đời bưởi trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn cây con (giai đoạn kiến thiết cơ bản), giai đoạn ra hoa kết quả (giai đoạn kinh doanh) và cuối cùng là thời kỳ già cỗi. Tùy điều kiện sinh thái và hình thức nhân giống mà tuổi cây có thể dài hoặc ngắn. Ở những vườn bưởi gieo hạt hoặc nhân giống bằng phương pháp ghép gặp điều kiện thuận lợi tuổi thọ có thể tới vài chục đến hơn một trăm năm vẫn cho năng suất tốt.
  • 13. 6 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bưởi cũng mang những đặc trưng chung của thực vật đó là sự phát triển cân đối và xen kẽ nhau giữa bộ phận trên mặt đất và bộ phận dưới mặt đất. nhìn chung khi còn ở giai đoạn cây con sự sinh trưởng có phần nghiêng về bộ rễ [19]. Trong một năm, bưởi có thể ra nhiều đợt lộc tùy vào từng vùng sinh thái, giống, tuổi cây và những tác động kỹ thuật của con người, thông thường có từ 2 – 4 hoặc 5 đợt lộc [13], [4]. Loại cành mẹ và số đợt lộc trong năm liên quan khá nhiều đến hiện tượng ra quả cách năm. Ở những loài cây càng nhiều đợt lộc trong năm, tuổi thuần thục của cành mẹ để có thể sinh ra cành có quả càng ngắn thì hiện tượng ra quả cách năm càng ít hoặc không có [13], đó cũng là lý do có thể giải thích vì sao quất và một số giống chanh có thể ra quả quanh năm. Cành bưởi cũng như cành cam quýt sau khi mọc một thời gian khi đã gần đến độ thuần thục tại các đỉnh sinh trưởng có hiện tượng auxin giảm đột ngột làm cho các tế bào sinh trưởng ngừng phân chia, phần mô ở đỉnh sinh trưởng bị chết. Đây chính là nguyên nhân của hiện tượng “tự rụng ngọn” nghĩa là cành sinh trưởng một thời gian thì dừng lại và thuần thục, sau đó các mầm từ nách lá lại mọc ra và phát triển thành đợt lộc mới xuân, hạ, thu, đông. Chính vì vậy mà cành cam quýt không có thân chính rõ rệt, cành lá xum xuê rậm rạp sau một năm sinh trưởng [19]. Cành của cam quýt gồm các cành chính đó là cành mẹ, cành dinh dưỡng, cành quả. Sự phân loại này theo chức năng của từng loại cành. Mối liên hệ giữa các loại cành và các đợt lộc khá khăng khít [13], [19]. Cành dinh dưỡng có thể trở thành cành mẹ, hoa mọc ở mầm bất định trên thân chính hoặc cành dinh dưỡng cao tuổi làm cho tuổi của cành mẹ, của cành quả có độ dao động lớn. Những năm ít hoa, hoa mọc từ cành cao tuổi vẫn có thể đậu quả rất tốt [13]. Nhìn tổng quan một năm ra lộc của cam quýt cho thấy lộc xuân thường được mọc từ cành năm trước hoặc mầm ngủ trên thân chính, lộc xuân có ý
  • 14. 7 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 nghĩa (cành quả) nhất là lộc mọc từ cành hè, thu năm trước [19]. Lộc hè có thể mọc từ cành xuân, cành đông, thu năm trước, tương tự lộc thu có thể mọc từ cành xuân (cành quả vô hiệu) hoặc cành đông, thu năm trước. Tuy nhiên mỗi điều kiện sinh thái khác nhau mối liên hệ giữa các đợt lộc trong năm cũng có thay đổi. Việc xác định tuổi cành mẹ để cho cành quả tốt nhất ở một vùng sinh thái cụ thể hầu như ít được quan tâm nghiên cứu. kết quả nghiên cứu của trại cam Xuân Mai, Hòa Bình (Việt Nam) cho thấy ở cam Bố Hạ và cam xã Đoài cành thu là cành mẹ tốt nhất để cho cành quả năm sau, tuy vậy kết quả nghiên cứu này cũng chưa xác định được tuổi chính xác của cành mẹ có ý nghĩa nhất là mấy tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu của tác giả Wakana Nhật Bản cho thấy có tới 90% cành mẹ của cành quả năm sau ở giống quýt Ôn Châu là cành hè và cành thu. Trong khi đó ở giống bưởi Tosa vào những năm cây ít quả thì có tới 40 – 50% cành mẹ là cành cao tuổi trên một năm. Việc xác định tuổi của cành mẹ thích hợp nhất vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, mặc dù việc xác định chính xác tuổi thích hợp của cành mẹ sẽ giúp xây dựng các biện pháp kỹ thuật như canh tác, cắt tỉa cành, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng nhằm tạo ra đợt cành mẹ có ý nghĩa nhất. Bộ lá của cam quýt cũng được nghiên cứu nhiều nhằm xây dựng biện pháp kỹ thuật tăng năng suất [19], [17]. Một số tác giả cho rằng bộ lá trên cành quả và cành mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất của cam quýt [7]. Trong khi đó một số tác giả khác lại cho rằng chỉ số diện tích lá và tổng số lá trên cây tính bình quân trên một quả có vai trò quan trọng hơn. Theo Wakana (Nhật Bản) để quýt Nhật Bản có năng suất cao thì ít nhất phải có từ 40 lá cho một quả trở lên. Tác giả Turrall cho rằng: ở cam quýt 9 tuổi cần phải có ít nhất 2,3 m2 lá để sản xuất 1 kg quả [18]. Reuther tổng kết rằng ở giai đoạn đầu để đảm bảo
  • 15. 8 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 đủ dinh dưỡng cho hoa đậu quả, cành mẹ đóng vai trò quan trọng, sau khi quả lớn thì tổng diện tích lá bình quân trên 2 quả sẽ là yếu tố quyết định năng suất và phẩm chất quả [12]. Tuy nhiên mối liên hệ giữa số lá, sự sinh trưởng của lá và năng suất ở cam quýt cần được nghiên cứu kỹ hơn nhằm xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật cần thiết. Ở nước ngoài những nghiên cứu kể trên được đề cập nhiều nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả bằng tác động các biện pháp trồng xen hoặc (không trồng xen) với cây cho nguồn hạt phấn tốt. Chất lượng quả cam quýt được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu nhưng có thể tóm tắt ở các điểm sau: vị quả, màu sắc quả, tỉ lệ thịt quả, độ mềm thịt quả và số lượng hạt, hàm lượng dinh dưỡng,… Mục tiêu rất lớn của các nhà chọn tạo giống là chọn giống quả không có hạt [19], [7], quả cam quýt có số lượng hạt ít hoặc không có hạt sẽ được đánh giá rất cao. Quả không hạt ở cam quýt là kết quả của các hiện tượng sau: Cây bị bất dục đực hoặc bất dục cái, bất dục cả đực và cái, cây ở thể đa bội lẻ (3n), (5n),… Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng quả không hạt là kết quả của một số giống khi cho tự thụ hoặc giao phấn với nguồn hạt phấn khác nhau. Nagai và Tanigawa (nhật bản) sử dụng 20 giống cam quýt tự thụ và giao phấn đã cho kết quả có 4 giống khi tự thụ cho quả không hạt, tuy nhiên tác giả chưa tìm được tổ hợp lai cho quả không hạt. Robest Soost của đại học Califolia khi nghiên cứu về quá trình tự thụ và giao phấn đã báo cáo: Trong công thức tự thụ tìm được 3 giống cam quýt cho quả không hạt, ở công thức giao phấn cũng tìm thấy 3 tổ hợp lai cho quả không hạt. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên chỉ dừng ở mức độ kiểm tra về tỉ lệ đậu quả, số lượng hạt mà chưa đi sâu tìm hiểu về chất lượng quả.
  • 16. 9 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Nhà khoa học Mỹ Reece và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn hạt phấn khác nhau đến khả năng đậu quả và chất lượng của cam quýt cho thấy: Nguồn hạt phấn khác nhau có tỉ lệ đậu quả và số lượng hạt/quả khác nhau, kích thước quả có thay đổi đôi chút, các chỉ tiêu chất lượng khác cũng có thay đổi nhưng không nhiều. Điều này chứng tỏ nguồn hạt phấn ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả, có khả năng nâng cao tỉ lệ đậu quả và khả năng tạo quả không hạt [14]. Khả năng tạo quả không hạt hoặc tăng tỉ lệ đậu quả, giảm số lượng hạt/quả bằng các nguồn hạt phấn khác nhau cũng được phát hiện ở nhiều loại cây trồng khác nhau như ở cây thuốc lá, một số giống nho, một số giống táo tây, mơ mận,… Ngày nay các nhà khoa học đều khẳng định rằng có tới 50% số loài trong ngành thực vật hạt kín mang khả năng trên [9], [11], [17]. Từ những kết quả nghiên cứu trên, việc tìm ra nguồn phấn phù hợp để sử dụng làm cây thụ phấn cho vườn cam quýt nhằm tăng năng suất, chất lượng quả là điều rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất. b. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới Hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 4 - 5 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi chùm (Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis), chiếm 5,4 - 5,6% tổng sản lượng cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi chùm chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn, còn lại bưởi chiếm một lượng rất ít khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á và tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines vv... Trong nhiều thập kỷ qua, năng suất, diện tích và sản lượng bưởi trên thế giới không ngừng tăng. Hiện nay vùng trồng bưởi ở Việt Nam, Thái Lan, Cu Ba, Malaixia và miền Nam Trung Quốc, … đang gặp những khó khăn lớn về phát triển bưởi do một số bệnh hại trên cây có múi như bệnh Greening, Tristeza. Sức tàn phá của các loại dịch bệnh này khiến cho diện tích cây có
  • 17. 10 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 múi, trong đó có bưởi của một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặc không tăng lên được. Trên thế giới, tính đến năm 2009, diện tích trồng cây bưởi đạt 253.971 ha, năng suất bình quân đạt 20,85 tấn/ha và sản lượng đạt 6.565.351tấn. Trong vòng gần 10 năm từ 2000-2009, diện tích bưởi mặc dù giảm nhưng sản lượng tăng thêm 1,1 triệu tấn, nguyên nhân chủ yếu do năng suất được tăng lên bởi áp dụng các TBKT trong sản xuất bưởi. Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Diện tích (ha) 260.639 271.976 256.547 251.407 253.971 Năng suất (tạ/ha) 208,068 148,470 251,713 267,754 268,507 Sản lượng (tấn) 5.423.070 4.308.029 6.547.337 6.276.219 6.565.351 (Nguồn: FAOSTAT, 2010) [21] Một số quốc gia sản xuất bưởi chủ yếu trên thế giới gồm các quốc gia châu Mỹ (Mỹ, Ý, Braxin, Mêhico…), châu Á gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia, Thái Lan…. Trung Quốc: Là nước đứng đầu thế giới về sản xuất bưởi. Ở Trung Quốc bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Theo một số tài liệu mới đây cho rằng: các loại cây ăn quả có múi ở Trung Quốc phát triển mạnh hơn so với các loại cây ăn quả khác. Năm 1989 diện tích bưởi ở Trung Quốc là 49.186 ha, sản lượng là 21,8 vạn tấn. Năm 2009, diện tích bưởi ở Trung Quốc là 2.768.308ha, năng suất đạt cao nhất thế giới (43,84 tấn/ha) và đạt sản lượng là 2.768.308 tấn quả. (Bảng 2.2. ở trang sau)
  • 18. 11 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bảng 2.2. Sản lượng bưởi quả ở một số quốc gia sản xuất bưởi chủ yếu trên thế giới năm 2009 TT Quốc gia Diện tích thu hoạch (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Thế giới 253.971 258,507 6.565.351 2 Châu Phi 38.876 168,942 656.781 3 Châu Mỹ 94.972 226,252 2.148.765 4 Châu Á 116.914 315,549 3.689.213 5 Châu Âu 2.363 246,114 58.164 6 Châu Đại dương ( Úc) 822 145,985 12.000 7 Mỹ 32.537 363,576 1.182.970 8 Trung Quốc 63.135 438,474 2.768.308 9 Braxin 4.091 163,517 66.895 10 Ấn Độ 9.100 212,991 193.822 11 Thái lan 14.136 13.671 19.326 12 Mexico 16.000 246,875 395.000 13 Việt Nam 2.129 110,737 23.576 (Nguồn: FAOSTAT, 2010) [21] Trung Quốc có một số giống bưởi nổi tiếng: bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quân Khê,… được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao. Năm 2008, riêng bưởi Sa Điền có diện tích đạt tới 30.000 ha, sản lượng 750.000 tấn (Cục Nông nghiệp Quảng Tây, 2009) [2]. Ở Phúc Kiến, bưởi Quan Khê cũng đạt tới diện tích 40.000 ha và sản lượng 20.000 tấn (Cục Nông nghiệp, thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, 2009) [3].
  • 19. 12 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Thái Lan: bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần của miền Bắc và miền Đông, với các giống bưởi nổi tiếng như Cao Phuang, Cao Fan, ... Năm 1987 Thái Lan trồng 1.500 ha bưởi cho sản lượng 76.275 tấn với giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995) [1]. Đến năm 2007, theo Somsri, diện tích bưởi ở Thái lan khoảng 34.354 ha và sản lượng khoảng 197.716 tấn, bao gồm cả bưởi chùm. Năm 2009, Thái Lan trồng 14.136 ha và đạt sản lượng 19.326 tấn. Ấn Độ: bưởi và bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng. Bưởi chùm là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước. Những vùng khô hạn như Punjab là nơi lý tưởng với bưởi chùm. Bưởi có thể trồng được ở những vùng có lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan. Năm 2005, Ấn Độ sản xuất được 142.000 tấn bưởi và bưởi chùm (FAO,2006) [34]. Năm 2009, sản lượng bưởi quả đạt 183.922 tấn xếp thứ 2 về sản xuất bưởi quả ở các nước châu Á. Dự kiến năm 2015, Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi diện tích trồng bưởi chùm cho xuất khẩu và sản lượng dự kiến tăng 30% [35]. Mỹ: là quốc gia có sản lượng bưởi quả đứng thứ 2 thế giới, trong đó chủ yếu là sản phẩm bưởi chùm. Ở Mỹ, việc chọn tạo giống cam quýt nói chung và giống bưởi nói riêng rất được chú trọng, vì vậy là quốc gia có bộ giống bưởi đưa vào sản xuất tốt nhất thế giới, với nhiều giống cho quả không hạt (thể bất dục đực, bất dục cái, thể tam bội,…). Năm 2009, sản lượng bưởi quả (chủ yếu là bưởi chùm) của Mỹ đạt 1.182.970 tấn và là quốc gia xuất khẩu bưởi chùm lớn nhất thế giới. Trên thế giới hiện nay có 3 vùng trồng cam quýt chủ yếu, riêng với cây bưởi là vùng châu Mỹ, Địa Trung Hải và châu Á. Trong đó khu vực Bắc Mỹ là vùng trồng lớn nhất sau đó đến châu Á và Vùng Địa Trung Hải. Theo thống kê của FAO, năm 1997 sản lượng bưởi của khu vực Bắc Mỹ là 3,497 triệu tấn
  • 20. 13 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 chiếm 69,4% sản lượng bưởi của thế giới, các quốc gia có sản phẩm bưởi quả ngoài khu vực Bắc Mỹ có sản lượng khoảng 1.541 triệu tấn chiếm 30,6%. Châu Á: là cái nôi của cam quýt và cây bưởi và cũng là khu vực sản xuất bưởi lớn trên thế giới, năm 2009 với diện tích cho thu hoạch quả là 116.914 ha, năng suất 315,549 tạ/ha thì sản lượng đạt được là 3.689.213 tấn. Châu Á tuy có sản lượng bưởi cao ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, nhưng do điều kiện kinh tế của các nước châu Á nên nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều. Công tác chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác (trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất nhiều hạn chế so với các vùng trồng bưởi khác trên thế giới. Tuy nhiên nghề trồng cam quýt ở châu Á là sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canh tác truyền thống như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippine ...Ở vùng này hiện nay tình hình sâu bệnh hại trên cây có múi xẩy ra nghiêm trọng. Về tiêu thụ bưởi: Nhật Bản vẫn là một thị trường lớn cho việc tiêu thụ bưởi. Trong năm 2004/05 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản 4.755.972 thùng (80.851tấn) bưởi tươi, năm 2005/06: 6 - 7 triệu thùng(102- 119 nghìn tấn), năm 2006/07: 8 triệu thùng (136 ngàn tấn). Nam Phi cũng xuất sang Nhật khoảng 6 triệu thùng (96.721tấn) bưởi trong năm 2004/2005, tăng gần 1,55 triệu thùng so với năm 2003/2004. Tại Nga, khoảng 12% người Nga coi quả có múi là loại trái cây ưa thích. Quýt và cam là 2 loại quả phổ biến nhất trong khi đó bưởi vẫn được coi là loại quả có múi quý hiếm. Năm 2004 Nga nhập 4 ngàn tấn bưởi, tăng so với 32 ngàn tấn năm 2003, 33 ngàn tấn của năm 2002 và 22 ngàn tấn năm 2001. Trong 9 tháng đầu năm 2005 Nga đã nhập 30 ngàn tấn bưởi. Như vậy trong năm 2004 Nga đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu bưởi sau Nhật bản (288 ngàn tấn) và Canada (51 ngàn tấn ), trong tổng số 464 ngàn tấn của toàn thế giới. Các nước cung cấp bưởi chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen,
  • 21. 14 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Nam Phi và Achentina . Theo số liệu của FAO năm 2011: diện tích trồng bưởi mấy năm gần đây có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, năng suất bưởi trong các năm 2007 – 2009 có bước tăng nhảy vọt so với trước. Cho lên sản lượng bưởi vẫn tăng cho dù diện tích giảm. Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Diện tích(ha) 271.976 256.814 256.247 251.407 253.971 Năng suất(tạ/ha) 148,470 172,977 251,713 267,543 258,507 Sản lượng(tấn) 4.038.029 4.442.312 6.457.637 6.726.219 6.565.531 (Nguồn: FAO, 2011)[21] 2.1.2.2.Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi ở Việt Nam a. Một số kết quả nghiên cứu về cây ăn quả có múi ở nước ta Nghiên cứu cây có múi ở nước ta đã từng được triển khai ở những mức độ nhất định nhưng còn tản mạn. Trong năm 1992 – 1993 với sự trợ giúp của IBPGQ, đã tiến hành sưu tập một tập đoàn gồm 185 giống trồng và loài dại tại miền Bắc Việt Nam. Tập đoàn được bảo quản ở trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ. Nhưng tập đoàn này đã bị nhiễm bệnh đến nay hầu như đã bị tàn phá. Nam 1989, dự án “cải thiện sản xuất cây có múi ở Việt Nam” (VIE86/005) với mục tiêu hình thành tập đoàn giống và vườn cây mẹ cung cấp mắt ghép sạch bệnh nhưng đã không mang lại kết quả ứng dụng như mong muốn. Tiếp đó là dự án khu vực vế bênh Greening và kỹ thuật vi ghép. Việc tuyển chọn cây đầu dòng đã được các viện nghiên cứu và các địa phương thực hiện khá thành công. Một số giống cây có múi đặc sản, nhất là bưởi Năm Roi, Bưởi da xanh đã được viện cây ăn quả miền Nam phát hiện và quảng bá thông qua tổ chức các hội thi cây ăn trái. Tại miền Bắc, Viện
  • 22. 15 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Nghiên cứu Rau – Quả, trung tâm cây ăn quả Xuân Mai, Phủ Quỳ, Phú Hộ,… là các trung tâm nghiên cứu đồng thời là nơi sản xuất giống cây có múi phục vụ sản xuất. Ngô Xuân Bình (2001), điều tra ở 111 giống cam quýt gồm bưởi và một số con lai giữa cam và quýt, bưởi và cam đã cho kết quả là trong số đó 94 giống cho quả không hạt khi tự thụ [5]. Từ năm 1991, Viện Di Truyền nông nghiệp đã được chương trình công nghệ sinh học quốc gia đầu tư nghiên cứu sưu tập tập đoàn giống citrus ưu việt và tạo giống sạch bệnh bằng kỹ thuật vi ghép. Kết quả là số lượng lớn giống, dòng đã được thu thập và bảo quản trong nhà lưới và trong ống nghiệm invitro. Đây là thực liệu hết sức quan trọng trong nghiên cứu chọn tạo giống. Ở nước ta còn ít công trình nghiên cứu về tạo giống cây ăn quả có múi. Một số công trình nghiên cứu cam không hạt và tạo giống đa bội thể đã được các tác giả việt Nam nghiên cứu ở nước ngoài. Nhưng rất tiếc các công trình này đã không có điều kiện tiếp tục trong nước( Binh et al, 1998, Binh et al, 2001). Công trình nghiên cứu này cho thấy biểu hiện cơ bản của tính bất tự hòa hợp là sự ức chế sinh trưởng của ống phấn trong bầu nhụy sau khi hoa được thụ phấn. Tính trạng này được kiểm soát bởi một hoặc một vài gen với nhiều alen, tuy vậy các nghiên cứu chưa được ứng dụng trong nước. Từ năm 2001, Viện di truyền nông nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư nghiên cứu tạo giống cây ăn quả có múi không hạy từ các giống bản địa. Nước ta nằm ở trung tâm phát sinh của rất nhiều giống cây ăn quả có múi khác nhau. Một số giống dòng quý đã được mô tả, phân loại và khai thác trong sản xuất. Mặc dù vậy, việc điều tra nghiên cứu về chủng loại, số lượng, phân bố và đặc tính nông – sinh học của các loài, giống dòng citrus và họ hàng hoang dại của nó chưa nhiều và chưa hệ thống. Hàng loạt câu hỏi về
  • 23. 16 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 giống gốc ghép, giống mắt ghép, cơ cấu giống và vùng quy hoạch sản xuất cây ăn quả tươi và chế biến, vấn đề dịch bệnh ở cây có múi đòi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu rất cơ bản về nguồn gen và chọn tạo giống mới ở nước ta. b. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi ở Việt Nam Nước ta là một trong những nơi khởi nguyên của nhiều loại cây trồng, là một trong những nước có thể trồng được nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả. Kết quả điều tra [8], [17], cho thấy ở nước ta có hàng ngàn giống cây ăn quả thuộc 130 loài của hơn 30 họ thực vật. Nhiều loại cây ăn quả thích ứng với các vùng khác nhau trong nước như chuối, dứa, cam quýt. Nhiều loại cây ăn quả được trồng theo vùng sinh thái tạo thành các vùng đặc sản nổi tiếng như nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, các cây ăn quả đặc sản như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm ở miền Nam,… Cây có múi đã có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta. Lê Quý Đôn (1962) đã mô tả: Việt Nam có rất nhiều thứ cam: Cam Sen(gọi là liên cam), cam Vú (nhũ cam) da sần vị rất ngon; cam chanh da mỏng và mỡ, vừa ngọt thanh vừa có vị chua dịu; cam sành (sinh cam) vỏ dày, vị chua nhẹ, cam mật vỏ mỏng vị ngọt; cam giấy tức kim quất da rất mỏng màu hồng trông đẹp mắt vị chua; quất trục (cây quýt) ghi trong một số sách cổ Trung Quốc là sản phẩm quý của phương Nam đem sang Trung Quốc trước tiên. Các báo cáo của tác giả Tanaka (Nhật Bản) trong chuyến đi khảo sát châu Á đã nhắc đến loài cam quýt được trồng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20. Hiện nay ở nhật bản có một số giống bưởi khá nổi tiếng, những giống bưởi này được Tanaka thu thập từ vườn thực vật Sài Gòn mang về trồng thử nghiêm ở Nhật Bản [5]. Tuy nhiên cam quýt mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong thời kỳ sau 1954, thời kỳ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đặc biệt sau những năm 60 của thế kỷ 20. Nhờ chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ, diện tích và
  • 24. 17 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 sản lượng cam quýt tăng nhanh, nhiều nông trường trồng cam quýt được hình thành ở miền Bắc như nông trường Sông Lô, Cao Phong, Sông Bôi, Thanh Hà, Vân Du, Đông Hiếu, Sông Con, Phủ Quỳ, Bố Hạ… Với diện tích hàng ngàn ha cam quýt ở các nông trường quốc doanh. Ở các vùng cam quýt truyền thống như bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, cam Bố Hạ, quýt vàng Bắc Sơn, cam sành Hà Giang… nghề trồng cam quýt được coi là một nghề sản xuất mang lại hiệu quả cao và được nhiều người quan tâm. Bảng 2.4. Diện tích và sản lượng một số loại quả ở Việt Nam Năm Quả 2008 2009 2010 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Chuối 94.000 1.350.000 95.000 1.355.000 95.000 1.355.000 Bưởi chùm 12.000 123.000 13.000 123.000 13.000 123.000 Nho 2.000 29.000 2.000 29.000 2.000 29.000 Xoài 52.000 370.000 52.000 370.000 52.000 370.000 Cam 59.100 601.000 59.100 601.000 59.100 601.000 Dứa 36.200 470.000 36.200 470.000 36.200 470.000 Dừa 133.900 1.000.700 135.300 1.034.900 138.300 1.086.000 (Nguồn: FAO, 2011) [12] Trong những năm gần đây, mặc năng suất và diện tích cây có múi không tăng nhiều, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng bưởi quả làm thực phẩm thay cho các loại quả có múi khác. Quả bưởi dễ bảo quản, vận chuyển, có thể để trên cây trong thời gian dài sau khi chín, được xác định là loại quả tương đối an toàn, vì thế giá bưởi quả luôn cao hơn các loại quả có múi khác. Trong vòng 3 năm từ 2006 đến 2008, sản lượng bưởi quả ở Việt Nam tương đối ổn
  • 25. 18 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 định, diện tích dữ ở mức 12.000 – 13.000 ha, năng suất khoảng từ 10 – 12 tấn/ha và sản lượng đạt ở mức 123.000 tấn. So với các loại cây ăn quả khác sản lượng bưởi đứng sau: chuối, dừa, cam, dứa, xoài… Tuy nhiên giai đoạn 2010 – 2015, nhiều địa phương có xu hướng phát triển trồng bưởi tạo sản phẩm hàng hóa cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nước ta còn có bộ giống cam quýt khá phong phú [12], [5]. Các giống cam quýt được trồng ở Việt Nam chủ yếu được chọn lọc tự phát của người dân từ những vùng trồng cam quýt truyền thống. Nhiều giống cam quýt gắn liền với tên một địa phương như là nơi xuất xứ của các giống này như bưởi Năm Roi (Nam Bộ), cam sành (Tuyên Quang), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), cam Mường Pồn (Lai Châu), quýt vàng Bắc Sơn (Lạng Sơn),… Theo kết quả điều tra của đoàn chuyên gia Nhật Bản và viện nghiên cứu rau quả Trung ương tổng kết ở bảng 3.5 (Đỗ Đình Ca - 1995) thì: Năm 1992, thu thập ở các tỉnh miền Bắc từ Quảng Ninh trở ra được 185 giống cam quýt khác nhau. Năm 1996, khảo sát ở miền Bắc, miền Trung và một số tỉnh miền Nam thu thập được thêm 68 giống cam quýt hiện đang được trồng hầu hết các vùng cam quýt nước ta [3]. Ngoài bộ giống được chọn lọc trong thực tiễn sản xuất ở các vùng trồng cam quýt, từ những năm 60 với chính sách phát triển cây ăn quả của nhà nước, đã có nhiều giống cam quýt nhập nội từ nhiều nguồn khác nhau của nhiều dự án khác nhau (Bảng 3.6: một số giống cam quýt nhập nội vào Việt Nam).
  • 26. 19 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bảng 2.5. Kết quả điều tra các giống cam quýt ở Việt Nam T T Tên giống /loài Kết quả điều tra năm1992 Kết quả điều tra năm1996 Số giống Địa điểm điều tra Số giống Địa điểm điều tra 1 Cam ngọt 17 Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An 7 Hà Giang, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Nghệ An, Cần Thơ, Bến Tre 2 Chanh ta 16 Hà Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An 2 Hà Giang, Hà Tĩnh 3 Chanh vỏ mỏng có núm 4 Hà Giang, nghệ An - 4 Chanh chua 11 Yên Bái, Vĩnh Phúc, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An 1 Yên Bái 5 Quýt 46 Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Ninh Bình, Nghệ An, Lạng Sơn 25 Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Cần Thơ, Bến Tre 6 Bưởi 73 Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh 18 Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Nghệ An, Vĩnh Long, Đồng Nai 7 Bưởi chum 3 Nghệ An, Hà Tĩnh - 8 Chanh núm 7 Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La 3 Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ 9 Bưởi lai 4 Hà Giang, Yên Bái, Nghệ An, Lạng Sơn 4 Phú Thọ, Cần Thơ, Bến Tre 10 Các loài cam quýt khác 3 Yên Bái, Sơn La, Nghệ An 4 Phú Thọ, Hà Tĩnh, Cần Thơ Tổng 185 64 (Nguồn: Đỗ Đình Ca - viện nghiên cứu rau quả) [3]
  • 27. 20 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Các giống nhập từ Cuba, Địa Trung Hải và nhiều nước khác. Bộ giống này khoảng hơn 30 giống, gồm cam ngọt, chanh, quýt, bưởi, quất, chanh đắng (làm gốc ghép), cam chua,… Trong các giống nhập nội phải kể đến là cam Navel, cam Valencia, bưởi đỏ, cam máu (cam đỏ), các giống bưởi chùm như Foster pink, Marshu, Grapefruit,… Số liệu bảng cho thấy có rất nhiều giống cam quýt được nhập nội theo con đường chính thức vào Việt Nam để trồng thử nghiệm. Số giống cam quýt được nhập nội theo con đường không chính thức trong những năm gần đây còn lớn hơn nhiều, có thể lên đến hàng trăm giống khác nhau. Việc nhập nội giống cam quýt để thay thế các giống địa phương sẽ nâng cao năng suất, chất lượng và tăng thu nhập của người sản xuất. Nhưng các giống nhập có khả năng chống chịu, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh yếu đi rất nhiều, đây chính là một yếu tố làm dịch bệnh phá hoại mạnh và lây lan sang cả những giống địa phương trong những năm gần đây ở Việt Nam. Ngoài bộ giống hiện đang được trồng nhiều ở các vùng cam quýt trên thế giới, ở nước ta còn có các loại thuộc họ cam quýt hoặc thuộc họ hàng gần với cam quýt dạng hoang dại như “gai tầm xong”, “bưởi bung”, “quất hồng bì”, “dâu da xoan”, cây “cần thăng”, cây “mắc mật”,… Những loài cây này sẽ giữ vai trò quan trọng là nguồn vật liệu phục vụ công tác lai tạo giống và là nguồn thuốc nam quý hiếm. Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam - Vùng trồng cam quýt Miền núi và Trung du phía bắc Bao gồm các tỉnh phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Tuyên Quang… Khu vực này thuộc vùng á nhiệt đới chủ yếu là vùng núi cao và có độ cao so với mặt nước biển là 300m cho nên khí hậu phân mùa rất rõ rệt. Đất đai của vùng khá đa dạng, đất mùn đá vôi là loại đất khá điển hình ở đây rất thích hợp để phát triển cây cam quýt. Nhìn chung, miền Bắc Việt Nam có tiềm năng lớn về đất đai cũng như khí hậu để phát triển nghề trồng cam quýt. Tuy nhiên cam quýt ở phía bắc còn những hạn chế cơ bản sau: Địa hình đất dốc, lượng mưa phân bố không đều làm đất nhanh bị nghèo kiệt do rửa
  • 28. 21 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 trôi, xói mòn. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở một số tỉnh còn hạn chế… Nếu khác phục được những trở ngại trên thì vùng này sẽ trở thành vùng sản xuất quan trọng với cam quýt nói riêng và với cây ăn quả nói chung. - Vùng sản xuất cam quýt ven biển miền Trung Gồm các tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. Đây là vùng trồng cam quýt có ưu thế về tiềm năng đất đai được nhà nước đầu tư xây dựng các nông trường. Do đó ở đây, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có kinh nghiệm. Tuy nhiên, khí hậu của vùng tương đối khắc nghiệt như mưa về mùa nóng, khô về mùa đông. Nên phần nào hạn chế đến sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt. Ngoài ra, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật không ổn định và đồng đều giữa các địa phương trong vùng cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của nghề trồng cam quýt. - Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long Bao gồm các tỉnh: Tiền Giang, Đồng tháp, Bến Tre, Vĩnh Long,… Vùng trồng cam quýt sông Cửu Long có lịch sử trồng cam quýt lâu đời gắn liền với lịch sử khai hoang vùng này. Trình độ của người dân trong vùng về trồng cam quýt khá cao đặc biệt là chế độ chăm sóc như: Khắc phục hiện tượng ra hoa cách năm, điều khiển quá trình ra hoa sớm hay muộn, trồng với mật độ hợp lý tận dụng tối đa ánh sáng, dinh dưỡng, nước, khoảng không gian tạo sự cân bằng khá hoàn chỉnh giữa cây với môi trường sinh thái vùng đồng bằng. Đây là vùng sản xuất cam quýt có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước. Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long tập trung giống khá phong phú như cam giấy, cam sành, cam mật, bưởi đường, bưởi long tuyền, bưởi Năm Roi, Bưởi da xanh,… Đặc biệt là giống bưởi Năm Roi quả to vừa phải, ngọt, vị chua nhẹ, không hạt phù hợp cho xuất khẩu. Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh mẽ nhờ khí hậu, đất đai phù hợp với thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên, vùng cam quýt này có một số khó khăn là nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm không cao, thời tiết nóng quanh năm, lũ lụt và sâu bệnh phá hoại nhiều làm giảm năng suất và chất lượng quả.
  • 29. 22 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bảng2.6.MộtsốgiốngcamquýtnhậpnộivàoViệtNamtrong5 nămtrởlạiđây TT Giống/loài Nơi nhập STT Giống/loài Nơi nhập I Cam ngọt 4 Volkameriana Ai Cập 1 Ctrus swingle Ai Cập 5 Sweet lime Ai Cập 2 White khalil Ai Cập 6 Egyptian lime Ai Cập 3 Suecari Ai Cập III Quýt 4 Navel Ai Cập 1 Waly mandarin Ai Cập 5 Ageezy Ai Cập 2 Banadij Ai Cập 6 Soltam Ai Cập 3 Dancy tangerine Ai Cập 7 Red Kkhalil Ai Cập 4 Ponkan tangerine Ai Cập 8 Parent navel Ai Cập 5 Tangor ortanique Ai Cập 9 Frost navel Ai Cập 6 Mandarin Hansen Ai Cập 10 Valencia Ai Cập IV Bưởi Ai Cập 11 Picual Ai Cập 1 Pomelo star ruby Ai Cập 12 Mananilla Ai Cập 2 Grapefruit red Ai Cập 13 Banati Ai Cập V Quất vàng 14 Sanguinello anni 2 Italia, Ai Cập 1 Pomelo maroc Ai Cập 15 Tarocco Italia, Ai Cập 2 Poncirusb flying dragon Ai Cập 16 Moro Ai Cập 3 Citrange troyer Ai Cập II Chanh 4 Citrange Carrizo Ai Cập 1 Femm siracusano Italia 5 Limequat enstic Ai Cập 2 Rangpur lime Ai Cập VI Cam chua 3 Eureka Ai Cập 1 Sour orange Ai Cập Nguồn: Trần Văn Lài (Viện nghiên cứu rau quả)[4]
  • 30. 23 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.1.3. Giới thiệu về cây bưởi 2.1.3.1. Nguồn gốc và phân loại a. Nguồn gốc về cây bưởi Alphonse de candle (1986), cho rằng có một số giống bưởi ở quần đảo Malaysia cho thấy nơi đây có nguồn gốc canh tác bưởi lâu đời. Roxburgh (1983), cho rằng bưởi đã được di thực đến Calcutta (Ấn Độ) từ quần đảo Java (Indonesia). Theo Webber và cộng sự (1967), trong quần đảo Friendly và Fiji còn tồn tại rất nhiều giống bưởi hoang dại, cho thấy đây có thể là vùng khởi nguyên của bưởi. Tuy nhiên, Webber cũng cho rằng, dựa trên các dữ liệu thì bưởi cũng có thể là cây bản địa của quần đảo Malaysia và Indonesia. Từ hai nơi này bưởi đã lan truyền sang Trung Quốc, Ấn Độ rồi đến Iran, Palestin và vào châu Âu [4]. Theo Saunt (1990), bưởi có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc, nơi chúng được trồng rộng rãi và phân bố tới các nước Đông nam Á, nơi đây có nhiều giống bưởi đã và đang được phát triển. Jorgenson (1984), cho rằng bưởi và nhóm cây có múi khác đã được mang đến vùng Đông Nam Á bởi những người Trung Quốc đi lập nghiệp và do đó, bưởi đã được tự nhiên hóa trong vùng. Theo Webber (1993), bưởi chùm xuất hiện ở miền Tây Ấn Độ, vì quả tạo thành chùm nên gọi là bưởi chùm. Các giống bưởi (Citrus grandis) được báo cáo có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ, một thuyền trưởng người Ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này tới vùng biển Caribe, sau đó theo gót các thủy thủ bưởi được giới thiệu ở Palestin vào năm 900 sau Công Nguyên và ở châu Âu sau thời gian đó [20]. Bưởi chùm (Citrus paradisi) được xác định là dạng đột biến hay dạng con lai tự nhiên của bưởi, nó xuất hiện sớm nhất tại vùng Barbadas miền Tây
  • 31. 24 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Ấn Độ và được trồng lần đầu tiên ở Florida Mỹ năm 1809 và trở thành một trong những sản phẩm quả chất lượng cao ở châu Mỹ… Tóm lại, bưởi được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, có khả năng sinh trưởng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trải rộng từ 35 vĩ độ Nam đến 35 vĩ độ Bắc. Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được chính xác nơi xuất xứ của cây bưởi. b. Phân loại cây bưởi Ngành hạt kín: Angiospermae Lớp hai lá mầm: Dicotyledones Bộ: Rutales Họ: Rutaceae Tên khoa học: Citrus grandis (L.) Osbeck 2.1.3.2. Đặc điểm hình thái cây bưởi Theo Nguyễn Văn Kế (1997), so với các cây khác trong họ cam quýt thì bưởi là cây lớn nhất, có gai, có thể cao tới 15 m, lá to, xanh đậm với cành lá to hơn cam quýt [2]. a. Thân và tán cây bưởi. Bưởi thuộc dạng than gỗ, là loại cây cao to nhất trong chi Citrus, cây cao 6 – 7 m, trong một năm có thể cho ra 3 – 4 đợt cành. Hình thái tán rất đa dạng: tán rộng, tán thưa, tán hình cầu, hình tròn hay hình tháp. Phần lớn các giống bưởi có tán xòe như: bưởi chùm, bưởi chua, bưởi đường… nhưng cũng có tán đứng như bưởi Thanh Trà, bưởi Ổi. Khi còn nhỏ, cành có gai và rụng khi lớn. b. Lá bưởi Lá bưởi có cánh tiếp giáp hay chồng lên phiến lá, số lá trên cành có liên quan đến trọng lương quả, ảnh hưởng đến năng suất, kích thước lá thay đổi tùy theo giống.
  • 32. 25 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 c. Hoa bưởi Hoa bưởi là hoa lưỡng tính mọc từ nách lá, hoa màu trắng, thơm, có 5 cánh và 3 – 5 lá đài, 20 – 40 nhị đực hợp thành từng nhóm dính liền ở đáy, bao phấn có 4 ngăn, màu vàng mọc bằng hay nhô cao hơn đầu nướm nhụy cái. Đầu nướm nhụy cái to, bầu noãn có tới 8 – 15 ngăn dính liền nhau tại một trục ở giữa, thường thì hoa tự thụ phấn, tuy nhiên hoa bưởi cũng có khả năng thụ phấn chéo. d. Quả bưởi Quả bưởi thường nặng từ 0,8 – 3,8 kg nhưng thường biến động từ 0,9 – 1,5 kg với nhiều dạng: da sần, da láng, quả tròn, quả dẹp, dạng quả lê, núm cao. Thịt quả từ trắng đến hồng, vàng, xanh vàng, quả bưởi gồm 3 phần: - Ngoại quả bì: Là phần vỏ ngoài của trái gồm có biểu bì, lớp cutin, dãy các khí khổng. Bên dưới lớp biểu bì là lớp nhu mô mỏng giàu lục lạp, nên khi trái còn xanh vẫn có thể quang hợp được. Giai đoạn chín diệp lục bị phân hủy, nhóm sắc tố carotene trở nên chiếm ưu thế, màu sắc trái thay đổi từ xanh sang vàng. - Trung quả bì: Giáp phần phía trong ngoại bì lớp này gồm nhiều tầng tế bào hợp thành, có màu trắng, vàng hay hồng nhạt. Trái càng lớn thì phần mô này càng xốp. - Nội bì quả: Gồm có tâm bì hay múi được bao quanh bởi lớp vách mỏng bên trong. Bên trong vách là tép phát triển và chứa đầy dịch nước, dịch nước chứa đường và axit (chủ yếu là axit citric). 2.1.2.3. Yêu cầu sinh thái của cây bưởi - Nhiệt độ: cây bưởi thuộc nhóm cây có múi, có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể sinh trưởng từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam, nhiệt độ thích hợp nhất là 23 - 290 C.
  • 33. 26 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Nhiệt độ phù hợp cho cam quýt phát triển là từ 27 - 320 C, cũng có báo cáo cho rằng nhiệt độ thích hợp nhất với cam quýt là từ 26 - 300 C [16]. Nhiệt độ và biên độ nhiệt ngày đêm có ảnh hưởng khá lớn đến phẩm chất cam quýt, thông thường cam quýt vùng á nhiệt đới lạnh có chất lượng, mã quả tốt hơn so với cam quýt vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cao ở vùng xứ nóng thường làm vỏ cam quýt còn xanh khi quả đã chín. Nhiệt độ hạ thấp vào thời kỳ chín giúp quả có màu tươi đậm. Cam huyết vùng Địa Trung Hải khi trồng ở Florida cũng không giữ được màu sắc đỏ tươi do thời tiết ở Florida ấm hơn ở Địa Trung Hải. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng ảnh hưởng khá lớn đến phân hóa chồi hoa, khi nhiệt ban ngày và đêm là 20 - 150 C thì tỉ lệ chồi hoa nhiều hơn so với nhiệt độ ngày đêm là 20 - 180 C hoặc 21 - 170 C. Khi nhiệt độ xuống dưới - 40 C thì bắt đầu bị chết do rét, nếu xuống dưới - 70 C thì cây bị chết hoàn toàn, tuy nhiên nhiệt độ cao lại thuận lợi cho việc ra lộc. Cam ngọt Valencia ở nhiệt độ trung bình 30 - 320 C chỉ cần 20 - 30 ngày là ra xong đợt lộc mới, trong khi đó nếu ở nhiệt độ 200 C thì cần 40 - 50 ngày [4],[14]. - Ánh sáng: cường độ ánh sáng thích hợp cho cây bưởi sinh trưởng và phát triển là 10.000 – 15.000 lux (tương đương nắng sáng lúc 8 giờ hoặc nắng chiều lúc 16 giờ). Ánh sáng cũng là nhân tố quan trọng quyết định phẩm chất quả, ở vùng nhiệt đới cần che bóng cho cây khi cường độ ánh sáng quá mạnh nhằm giảm tác hại cho cây và quả. - Nước: cây bưởi cần nhiều nước trong thời kỳ ra hoa kết trái và thời kỳ cây con, nhưng cây cũng rất sợ ngập úng. Ẩm độ thích hợp nhất cho cây bưởi là 70 – 80%, lượng mưa khoảng 1000 – 2000 mm/năm. Trong mùa nắng cần phải tưới nhiều nước cho cây.
  • 34. 27 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Ẩm độ không khí là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bưởi, khi ẩm độ không khí cao làm cây ít thoát hơi nước, ít tiêu hao năng lượng cho quá trình hút nước. Nếu ẩm độ quá cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh hại phát triển như bệnh thối gốc, bệnh ghẻ, bệnh rám quả do nấm,…Ẩm độ quá cao quả sẽ hấp thu nhiều tia tử ngoại làm màu sắc cam quýt ít tươi tắn hơn. Nhiệt độ và ẩm độ quá cao làm quả phồng xốp chất lượng kém [3], [12]. Ẩm độ không khí phù hợp nhất vào khoảng 70 - 75 %. Nước rất cần cho cam quýt đặc biệt vào các giai đoạn ra chồi, ra hoa, quả đang đậu (vào cuối tháng 2 đầu tháng 3) và giai đoạn phình quả đến khi quả chuẩn bị chín. Lượng mưa thích hợp cho trồng cam quýt từ 1000 - 2400 mm/năm tối thuận là 1200 mm. Các vùng trồng cam quýt trên thế giới để có sản lượng cao đều có các phương pháp tưới hợp lý không phụ thuộc vào nước trời. Ở những vùng trồng cam quýt có kỹ thuật cao người ta có thể dùng biện pháp tưới nước để điều khiển sự phân hóa hoa, tỷ lệ nở hoa, hoa nở sớm hoặc muộn và đặc biệt là chất lượng quả. - Đất trồng phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, tơi xốp, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao, pH từ 5,5 – 7, mực nước ngầm dưới 0,8 m. Các yếu tố đất đai quan trọng khi lựa chọn đất trồng cam quýt đó là tầng đất sâu, đất dễ thoát nước, mực nước ngầm sâu hoặc mực nước ngầm ổn định. Mực nước ngầm trong đất nếu hơi cao một chút nhưng ổn định không lên xuống thất thường thì cũng ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cam quýt. Mực nước ngầm phải đảm bảo an toàn cho cây phải tối thiểu sâu 1,5 m dưới mặt đất. Độ pH thích hợp với sinh trưởng của cam quýt từ 5,5 – 6,5, đất quá chua sẽ có nhiều dinh dưỡng bị rửa trôi và cũng có thể gây độc với một số nguyên tố như đồng (Cu). Đất quá kiềm làm cây khó hút một số nguyên tố nên có biểu hiện thiếu kẽm (Zn), sắt (Fe). Nhìn chung đất phù hợp với cam
  • 35. 28 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 quýt là đất phù sa, phù sa cổ, đất bồi tụ, đất đỏ bazan, đất mùn đá vôi,… [15], [4]. Đất có hàm lượng mùn cao, tỷ lệ khoáng cân đối sẽ là loại đất phù hợp với trồng cam quýt. 2.2. Tổng quan nghiên cứu 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 2.2.1.1. Vị trí địa lý Xã Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương là một xã trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía Nam của huyện cách trung tâm thành phố 30km, với tổng diện tích là 2559,35ha. Vị trí địa lí của xã như sau: - Phía Bắc giáp xã Phú Đô và xã Yên Lạc. - Phía Đông giáp xã Minh Lập và Phú Đô. - Phía Tây giáp xã Yên Lạc và xã Phấn Mễ. - Phía Nam giáp xã Vô Tranh. - Xã Tức Tranh bao gồm 24 xóm và chia thành 4 vùng. - Vùng phía Tây bao gồm 5 xóm: Tân Thái, Bãi Bằng, Khe Cốc, Minh Hợp, Đập Tràn. - Vùng phía đông bao gồm 7 xóm: Gốc Lim, Đan Khê, Thác Dài, Gốc Gạo, Ngoài Tranh, Đồng Lòng. - Vùng tâm bao gồm 7 xóm: Cây Thị, Khe Xiêm, Sông Găng, Đồng Danh, Đồng Hút, Quyết Thắng, Quyết Tiến. - Vùng phía bắc gồm 5 xóm: Gốc Cọ, Gốc Mít, Đồng Lường, Đồng Tâm, Đồng Tiến. 2.2.1.2. Địa hình đất đai Xã Tức Tranh có tổng diện tích là 2559,35ha, trong đó diện tích đất sử dụng là 2252,35ha, chiếm 99,73% đất chưa sử dụng là 7 ha chiếm 0,27% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đó là những vùng đất ven đường, ven sông (Bảng 4.1).
  • 36. 29 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Mặc dù là xã sản xuất nông nghiệp là chính tuy nhiên diện tích đất bình quân đầu người của xã rất nhỏ, chỉ có 0,15 ha/người trong đó đất trồng lúa chỉ có 0,03 ha/người, đất trồng hoa màu 0,008 ha/người. Diện tích đất mặt nước của xã tương đối ít chủ yếu là sông, suối, ao, đầm. Diện tích đất mặt nước là 43,52 ha vừa có tác dụng nuôi trồng thuỷ sản vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt xã có khoảng 3km dòng sông Cầu chảy qua với 3 đập ngăn nước phục vụ cho việc tưới tiêu. Bảng 2.7. Diện tích các loại đất của xã Tức Tranh (2010 - 2011) Loại đất Diện tích đất (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2559,35 100 Đất nông nghiệp 1211,3 47,33 Đất lâm nghiệp 764,67 29,88 Đất ở 423,3 16,54 Đât xây dựng các công trình phúc lợi xã hội 153,08 5,98 Đất chưa sử dụng 7 0,27 Nguồn: (Số liệu xã tức tranh) Đất đai của xã chủ yếu là đất đồi, diện tích đất ruộng ít, thuộc loại đất cát pha thịt, đất sỏi cơm, diện tích đất sỏi cơm chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các loại đất khác. Nhìn chung đất có độ màu mỡ cao thích hợp cho nhiều loại cây trồng lâu năm đặc biệt là cây chè. Toàn xã trồng được 1011,3 ha chè, bình quân đạt 0,111 ha chè/người. Địa hình của xã tương đối phức tạp, nhiều đồi núi hẹp và những cánh đồng xen kẽ, địa hình còn bị chia cắt bởi các dòng suối nhỏ, đất đai thường xuyên bị rửa trôi.
  • 37. 30 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.2.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn Xã Tức Tranh nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, dao động về nhiệt độ trong năm tương đối cao, thể hiện rõ ở bốn mùa. Mùa hè kéo dài từ tháng tư đến tháng 8, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 25o C, buổi trưa nhiệt độ có khi lên tới 37 - 38o C. Độ ẩm từ 75 - 82%, trời nắng gắt, thường xuyên có mưa giông và gió lốc. Mùa Đông kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 2 năm sau, với những đợt gió mùa đông bắc, nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa không đáng kể, hay xuất hiện sương muối, rét đậm rét hại gây nhiều khó khăn cho ngành trồng trọt, chăn nuôi của xã và sinh hoạt của người dân. Mùa xuân trời thường ấm, mưa phùn kéo dài, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh dịch cho cây trồng và vật nuôi. Khí hậu mùa thu ôn hòa, mát mẻ thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Điều kiện khí hậu của xã rất đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển cây trồng vật nuôi, tuy nhiên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. * Về nguồn nước Xã Tức Tranh có sông Cầu chảy qua, có độ dài khoảng 3km nhưng chỉ chảy qua vành đai của xã. Xã có nhiều suối nhưng phân bố không đều, làm cho công tác thủy lợi không thuận tiện gặp nhiều khó khăn. Phần lớn lượng nước tưới của xã phụ thuộc vào lượng nước mưa dẫn đến sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân, xã đã xây dựng một trạm bơm nước cung cấp nước cho mùa khô, nâng cao năng xuất cây trồng, cải thiện đời sống nhân dân.
  • 38. 31 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Về giao thông Huyện Phú Lương có quốc lộ 3 chạy qua nối liền thành phố Thái Nguyên - Phú Lương - Bắc Kạn. Xã Tức Tranh có mạng lưới giao thông đang được phát triển mở rộng, có đường huyện lộ rải nhựa dài 3,6km chạy qua trung tâm xã, 100% các xóm có đường ô tô đến trung tâm, ngoài ra còn có 10km đường bê tông, còn lại là đường đất. 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội của xã Tức Tranh - huyện Phú Lương  Tình hình kinh tế Tức Tranh là một xã có cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động. - Về sản xuất nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn, đem lại thu nhập chính cho người dân. Trong xã có tới hơn 80% số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp. Việc kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi đã nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân. - Về lâm nghiệp: Do là một xã vùng núi có nhiều đồi nên việc trồng cây lâm nghiệp cũng được chính quyền và nhân dân trong xã quan tâm thực hiện. - Về dịch vụ: Với đặc tính dân cư thưa, đời sống thấp nên dịch vụ mới đây mới được phát triển, chủ yếu là các hàng tạp hóa phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên hiện nay dịch vụ đang có sự phát triển đáng kể góp phần đem lại bộ mặt mới cho xã. Nhìn chung nền kinh tế của xã còn kém phát triển, vẫn mang tính tự phát quy mô nhỏ, sản xuất chưa được cơ giới hóa cao nên hiệu quả còn thấp, đời sống nhân dân còn chưa cao.
  • 39. 32 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Tình hình văn hóa xã hội Xã Tức Tranh có 1.983 hộ gia đình và 8.527 nhân khẩu trong đó có hơn 80% số hộ gia đình sản xuất nông nghiệp còn lại là sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Trình độ dân trí của người dân trong xã ngày càng nâng cao. Tất cả các trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Năm học 2009 - 2010 tổng số học sinh trong trường mầm non là 467 em, tổng số học sinh tiểu học là 721 em, tổng số học sinh trung học cơ sở 634 em. Kết quả học sinh đã tốt nghiệp lớp 9 là 152/161 em đạt 94,4%. Việc chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được quan tâm. Năm 2010, xã đã đưa vào hoạt động trạm y tế mới, góp phần phục vụ tốt hơn cho người dân. - Về trồng trọt Ngành trồng trọt đã có chuyển hướng mạnh theo hướng thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gieo trồng những cây mới có năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế. Diện tích trồng lúa là 161,42ha, rau màu là 39,58ha, đất trồng cây hàng năm là 200ha. Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 tình hình sản xuất trồng trọt như sau: - Cây lương thực và cây hoa màu Tổng diện tích gieo trồng của vụ chiêm xuân 197/195ha đạt 101,02% kế hoạch trong đó: Diện tích lúa cao sản 143/140ha đạt 102,14%; Lúa xuân đạt 53,87 tạ/ha x 161,3ha = 868,92 tạ đạt 99,12%; Ngô đạt 35,5 tạ/ha, với diện tích 4,6ha tương đương 16,33 tấn đạt 83,72%; Các loại cây hoa màu khác như đỗ, lạc, mía phát triển tốt và đạt chỉ tiêu đề ra.
  • 40. 33 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Cây chè Đây là loại cây trồng chủ yếu của xã, đem lại thu nhập chính cho người dân. Tổng diện tích trồng chè hiện nay đang tăng lên từng năm do một số ruộng vườn được san lấp để trồng chè.Hiện nay giá chè đã tăng lên so với những năm trước do vậy người dân đã đầu tư nhiều hơn về vốn, kỹ thuật và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao.Người dân đã mạnh đưa một số giống chè mới vào sản xuất và bước đầu cho hiệu quả kinh tế. Cây lâm nghiệp Công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt năm 2008 dự án 661 đã được nghiệm thu, góp phần cung cấp cây giống cho địa phương. - Về chăn nuôi Trong mấy năm gần đấy đã đạt được đạt được sự ổn định về cả số lượng và chất lượng. Một số giống vật nuôi được đưa vào nuôi thử nghiệm và cho khả năng thích nghi tốt, cho hiệu quả kinh tế cao so với các giống hiện có. Theo số liệu điều tra tổng đàn gia súc, gia cầm 6 tháng đầu năm 2010 như sau: Tổng đàn trâu bò có 439 con, nhìn chung đàn trâu bò được chăm sóc khá tốt. Tuy nhiên do thời tiết lạnh kéo dài trong vụ đông cùng với sự thiếu hụt thức ăn nên sau vụ đông đàn trâu bò gầy hơn trước đó. Tổng đàn lợn là 2470 con, phần lớn được nuôi theo phương thức tận dụng, chỉ có một số hộ gia đình có đầu tư vốn, kỹ thuật nuôi theo phương thức bán công nghiệp nên hiệu quả cao hơn. Ngoài các giống lợn địa phương thì các giống lợn lai, lợn ngoại cũng được nuôi. Tổng đàn gia cầm nuôi là 13.220 con, chủ yếu là các giống gia cầm địa phương, gà là đối tượng được nuôi chủ yếu ở đây, ngan và vịt được nuôi ít hơn - Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi.
  • 41. 34 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 + Chi nhánh đóng tại xã Tức Tranh – Phú Lương - Thái Nguyên với tổng diện tích là 05 ha. Địa giới hành chính tiếp giáp với các xã sau: + Phía đông bắc và đông tiếp giáp với xã Phú Đô + Phía tây và tây bắc tiếp giáp xã Yên Lạc + Phía nam giáp với xã Vô Tranh 2.2.2.2. Điều kiện về khí hậu - Khí hậu: Chi nhánh nằm trong khu vực trung du và miền núi phía bắc nên nó có đặc điểm chung về thời tiết của khu vực. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng lượng mưa chủ yếu tập chung vào các tháng 6,7,8. Những tháng còn lại lượng mưa thấp hơn. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1875 mm. Cao nhất là 2390 mm, thấp nhất là 1420 mm. Nhiệt độ trung bình từ 23˚C - 28˚C. Độ ẩm tương đối từ 80 - 85 %. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau, đặc điểm của những tháng này là lượng mưa ít, nhiệt độ thấp, thời tiết khô lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 15 - 19˚C. Có những thời điểm nhiệt độ xuống tới 4 - 7˚C, độ ẩm tương đối 70 - 75 %. - Thuỷ văn: Chi nhánh có dòng Sông Cầu chảy qua bao bọc phía bắc và phía đông, thường xuyên cung cấp nước cho sản xuất. Nhìn chung điều kiện thuỷ văn và thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất của trang trại. Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 mùa là điều kiện bất lợi cho sản xuất. Lượng mưa tập chung vào tháng 6, 7, 8 cộng với địa hình hơi dốc của đất canh tác dẫn đến hiện tượng bị rửa trôi. Ngược lại mùa khô kéo dài nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cây ăn quả và cây thức ăn cho chăn nuôi.
  • 42. 35 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên tổng số 10 cây Bưởi da xanh, trong đó: 5 cây Bưởi da xanh chiết và 5 Bưởi da xanh ghép trên 345 cây trong vườn. Nguồn gốc: Giống Bưởi da xanh được lấy tại Sở khoa học công nghệ tỉnh Bến Tre. Các cây trong thí nghiệm là đều ở giai đoạn mới trồng được 24 tháng. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu Địa điểm: Vườn nghiên cứu thí nghiệm của Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi tại xóm Gốc Gạo - xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3.2.3. Thời gian tiến hành nghiên cứu Thời gian: Từ ngày 2/9 đến 20/5/2014 3.3. Nội dung nghiên cứu - Sơ lược tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh chung của mô hình kinh tế trang trại tại khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của giống Bưởi da xanh chiết và ghép tại khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của giống Bưởi da xanh chiết và ghép tại khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu một số đặc điểm phát triển của giống Bưởi da xanh chiết và ghép tại khu vực nghiên cứu. - Đánh giá sơ bộ mức độ sâu bệnh hại trên giống Bưởi da xanh chiết và ghép tại khu vực nghiên cứu.
  • 43. 36 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Đề xuất các biện pháp chủ yếu trong trồng và chăm sóc Bưởi da xanh tại khu vực nghiên cứu 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Áp dụng phương pháp nghiên cứu cây ăn quả lâu năm (định cây, định cành để theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng) do Viện nghiên cứu Rau Quả Trung Ương ấn hành. - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn gồm 2 công thức tương ứng 2 giống, mỗi công thức được nhắc lại 5 lần, mỗi cây là một lần nhắc lại. Các biện pháp kỹ thuật như tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, phòng trừ cỏ dại được tiến hành đồng đều trên vườn thí nghiệm. 3.4.2.Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 3.4.2.1. Đặc điểm hình thái Các chỉ tiêu theo dõi hình thái thân, cành - Đặc điểm phân cành (dạng phân cành): góc phân cành <450 , thân cây phân cành đứng, góc phân cành >450 , thân cây phân cành ngang. - Hình dạng tán: quan sát, đánh giá bằng mắt. - Mật độ gai. Các chỉ tiêu theo dõi hình thái lá Trên mỗi cây lấy 6 lá - Kích thước lá: đo chiều dài, chiều rộng. - Kích thước eo lá: đo chiều dài, chiều rộng eo lá. - Màu sắc lá, hình dạng lá, mép lá. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái: Theo phương pháp nghiên cứu sinh học cây cam quýt của Đại học tổng hợp Kyushu Nhật Bản kết hợp với qui phạm khảo nghiệm giống cam quýt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (10TCN-2007), mỗi giống nghiên
  • 44. 37 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 cứu trên 5 cây, theo dõi các chỉ tiêu: đánh giá hình dạng tán; đường kính gốc (đo đường kính gốc cách mặt đất 20 cm); chiều cao cây (chiều cao tính từ mặt đất đến đỉnh tán cây); đường kính tán (đo đường kính tán theo hai chiều đông - tây và nam - bắc tính trung bình); mật độ gai (đánh giá mật độ gai theo chỉ tiêu: thưa, trung bình, dày...), hình thái lá (đo đếm chiều dài, rộng của lá và eo lá, đảm bảo số mẫu nghiên cứu n ≥ 30). 3.4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng Các chỉ tiêu theo dõi đặc đi ểm sinh trưởng - Đường kính gốc (cm): đo cách mặt đất 20 cm. - Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của tán cây. - Đường kính tán (cm): Đo hai chiều Đông - Tây, Nam - Bắc, cộng lại, chia trung bình. - Thời gian sinh trưởng của lộc (từ khi nhú lộc đến khi lộc thuần thục). - Xác định số mắt lá và số lá/lộc thuần thục trên các đợt lộc. - Xác định chiều dài và đường kính của lộc thuần thục (trên cành thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 6 lộc/ 1 giống /1 đợt lộc, 7 ngày/1 lần, đo chiều dài của lộc từ gốc cành đến đỉnh sinh trưởng, đo đến khi chiều dài của lộc không thay đổi ở 3 lần đo cuối thì coi như lộc đó ngừng sinh trưởng về chiều dài, lúc này lá chuyển từ màu xanh nõn chuối sang màu xanh đậm). - Đánh giá động thái tăng trưởng chiều dài của các đợt lộc (đo chiều dài lộc 7 ngày/lần). - Xác định giai đoạn sinh trưởng của các đợt lộc đông năm 2010, lộc xuân và lộc hè trong năm 2011. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các giống thí nghiệm dựa trên việc đánh giá sinh trưởng của các đợt lộc. Theo phương pháp nghiên cứu sinh
  • 45. 38 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 học cây cam quýt của Đại học tổng hợp Kyushu Nhật Bản kết hợp với qui phạm khảo nghiệm giống cam quýt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (10TCN-2007), mỗi giống nghiên cứu trên 5 cây, trên mỗi cây chọn 5 - 6 cành ngang tán, đều về 4 phía, chọn cành có đường kính từ 1,5 - 2,0 cm, đảm bảo số cành theo dõi n ≥ 30, tiến hành đánh dấu cành ở phần sát với thân chính, theo dõi tình hình ra lộc, sinh trưởng của lộc trên cành thí nghiệm từ phần đánh dấu trở lên. Khi lộc ra tiến hành đánh dấu lộc, trong đó ghi rõ ngày tháng ra lộc, các đợt lộc ra trên cành thí nghiệm được theo dõi liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm. Chỉ tiêu theo dõi: Số đợt lộc trong năm (xuân, hè, thu, đông); thời gian sinh trưởng từ khi mọc đến thuần thục (lộc được xác định là thuần thục khi không có tăng trưởng về chiều dài, lá xanh mầu nõn chuối chuyển sang mầu xanh đậm); chiều dài cành và đường kính cành (lộc đã thuần thục): đo chiều dài và đường kính của cành và tính trung bình (đảm bảo số lượng mẫu n ≥ 30); số lá và số mắt lá/cành: đếm số lá và số mắt lá cành và tính trung bình (đảm bảo số lượng mẫu n ≥ 30); thời gian ra lộc được tính như sau: bắt đầu ra lộc (10% số lộc xuất hiện); kết thúc ra lộc (80% số lộc xuất hiện). 3.4.2.3. Đặc điểm phát triển Các chỉ tiêu theo dõi đặc điểm phát triển - Số cây ra hoa: đếm số cây ra hoa (chiết và ghép) trên tổng số cây trồng. - Số lượng hoa trên cây: Chọn mỗi giống 5 cây một cách ngẫu nhiên rồi ta tiến hành đếm tất cả số hoa có trên cây khi cây ra hết hoa. - Số cây có quả: đếm số cây có quả trong vườn thí nghiệm - Tỷ lệ đậu quả: Đếm số quả quả đậu trên số hoa toàn bộ cây thí nghiệm. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng: Nghiên cứu đặc điểm phát triển của giống thí nghiệm dựa trên việc đánh giá tỷ lệ cây ra hoa và số quả đậu. Theo phương pháp nghiên cứu sinh học
  • 46. 39 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 cam quýt của đại học tổng hợp Kyushu Nhật Bản kết hợp với qui phạm khảo nghiêm giống của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn (10TCN-2007), nắm được tổng số cây trong vườn, mỗi giống chọn lấy 5 cây, đếm số hoa trên mỗi cây, tỷ lệ đậu quả thí nghiệm được theo dõi liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm. Chỉ tiêu theo dõi: Trên vườn thí nghiệm đếm số cây ra hoa (triết và ghép) trên tổng số cây trong vườn, đếm số hoa trên mỗi cây và lấy giá trị trung bình, số quả đậu sau các đợt rụng quả. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu sau khi tổng hợp được xử lý bằng phần mềm IRRISTAT, SAS, Excel. Các chỉ tiêu cần xử lý: - Đường kính gốc. - Chiều cao cây. - Đường kính tán cây. - Chiều dài, rộng của lá và eo lá. - Lộc thành thục: chiều dài, số lá, số mắt, đường kính. Cách thức xử lý số liệu - Đối với các chỉ tiêu về đường kính gốc,chiều cao cây, đường kính tán, lộc thành thục ta xử lý trên excel để lấy giá trị trung bình.
  • 47. 40 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Sơ lược về điều kiện cơ sở vật chất và tình hình sản xuất kinh doanh của trang trại Vườn nghiên cứu thí nghiệm của Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi. 4.1.1. Điều kiện về địa hình, đất đai của trang trại. Trang trại của chi nhánh có địa hình tương đối bằng phẳng, có dòng Sông Cầu chảy qua, đất đai tương đối màu mỡ, tầng đất canh tác khá dầy. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho việc sản xuất của chi nhánh, đặc biệt là sản xuất cây ăn quả, thức ăn xanh phục vụ cho đàn gia súc. Trong những năm gần đây Trại đã đầu tư cho thử nghiệm các giống cây ăn quả đặc sản và cây thức ăn xanh có giá trị năng xuất, kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, mà đã giải quyết được nhu cầu thức ăn xanh cho gia súc vào mùa mưa, có thức ăn dự trữ cho mùa khô và cho ra sản phẩm cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích của trang trại là 05 ha trong đó có 1,5 ha là diện tích cho trồng cây thức ăn cho gia súc. Diện tích đồng cỏ chăn thả là 01 ha. Diện tích trồng cây ăn quả là 2 ha, còn lại 0,5ha là làm nhà ở, nhà kho . Với đặc điểm chủ yếu là đất cát khi gặp thời tiết nắng thi đất khô hạn rất nhanh nhưng khi gặp trời mưa thi đất lại bị úng làm cho cây ăn quả chết ngay. Như vậy, việc trồng cây ăn quả gặp nhiều khó khăn cần phải có biện pháp chăm sóc cây hợp lí, đây là điều kiện khá thuận lợi cho phát triển cây thức ăn gia súc. * Giao thông Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi thuộc xã Tức Tranh có điều kiện giao thông thuận lợi. Tuyến đường liên 3 xã Tức Tranh - Yên Lạc - Yên Đổ vừa đã khởi công xây dựng. Đây là con đường đi qua 17 xóm, trong đó 1 xóm thuộc xã Tức