SlideShare a Scribd company logo
1 of 196
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT,
PHẨM CHẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ TẠI MỘT
SỐ TỈNH PHÍA BẮC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, PHẨM
CHẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ TẠI MỘT SỐ TỈNH
PHÍA BẮC
Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng
Mã số: 9 62 01 10
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quốc
2. TS. Đoàn Văn Lư
Hùng
HÀ NỘI, 2021
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả trình
bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ một
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ dẫn rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hương
i
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng và TS. Đoàn Văn Lư đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Rau Hoa quả và Cảnh quan, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận
án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và các bộ viên chức Viện Nghiên
cứu Rau quả, Bộ môn Cây ăn quả đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./.
Hà Nội, ngày ..... tháng....... năm 2021
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hương
ii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
MỤC LỤC
Lời cam đoan .....................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi
Danh mục bảng ...............................................................................................................vii
Danh mục hình.................................................................................................................xi
Trích yếu luận án ............................................................................................................xii
Thesis abstract................................................................................................................xiv
Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3
1.4. Những đóng góp mới của luận án .........................................................................4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ...........................................................4
1.5.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................5
Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................6
2.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm của cây thanh long.........................................6
2.1.1. Nguồn gốc cây thanh long .....................................................................................6
2.1.2. Phân loại cây thanh long........................................................................................6
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây thanh long ............................................................7
2.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây thanh long.................................................9
2.1.5. Giá trị sử dụng của thanh long...............................................................................9
2.2. Tình hình sản xuất thanh long trên thế giới và ở Việt Nam................................10
2.2.1. Tình hình sản xuất thanh long trên thế giới .........................................................10
2.2.2. Tình hình sản xuất thanh long ở Việt Nam..........................................................13
2.2.3. Một số giống thanh long trồng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam.................17
2.3. Các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật canh tác thanh long ....................................21
2.3.1. Các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật canh tác thanh long trên thế giới ................21
2.3.2. Các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật canh tác thanh long ở Việt Nam .................31
iii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..........................................................43
3.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu............................................................................43
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................43
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................................43
3.2. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................44
3.2.1. Khảo sát thực trạng sản xuất thanh long ở các tỉnh phía Bắc ..............................44
3.2.2. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của mẫu giống thanh long ruột đỏ tại
Gia Lâm, Hà Nội.................................................................................................44
3.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất
thanh long ruột đỏ tại một số tỉnh phía Bắc........................................................44
3.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................45
3.3.1. Khảo sát thực trạng sản xuất thanh long ở các tỉnh phía Bắc ..............................45
3.3.2. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống thanh long ruột
đỏ tại Gia Lâm, Hà Nội.......................................................................................46
3.3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất
thanh long ruột đỏ TL5 tại một số tỉnh phía Bắc ................................................48
3.4. Phương pháp đánh giá.........................................................................................54
3.5. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................60
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................................61
4.1. Kết quả khảo sát thực trạng sản xuất thanh long ở các tỉnh phía Bắc.................61
4.2. Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống thanh
long ruột đỏ tại Gia Lâm, Hà Nội .......................................................................68
4.2.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu giống thanh long thí nghiệm............................68
4.2.2. Khả năng sinh trưởng phát triển, ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng
quả của các mẫu giống thanh long thí nghiệm....................................................74
4.2.3. Thành phần và tỷ lệ gây hại của một số sâu bệnh hại chính trên các mẫu
giống thanh long thí nghiệm năm 2016 ..............................................................81
4.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất
thanh long ruột đỏ TL5 tại một số tỉnh phía Bắc ................................................83
4.3.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng
suất và chất lượng quả giống thanh long ruột đỏ TL5 ........................................83
iv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
4.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến khả năng sinh trưởng phát triển,
năng suất và chất lượng quả giống thanh long ruột đỏ TL5 ...............................92
4.3.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng đậu quả, năng suất
và chất lượng của giống thanh long ruột đỏ TL5..............................................112
4.3.4. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến khả năng ra hoa đậu quả trái vụ
và năng suất của giống thanh long ruột đỏ TL5................................................117
4.3.5. Ảnh hưởng của một số loại bóng đèn chiếu sáng đến khả năng ra hoa đậu
quả trái vụ và năng suất của một số giống thanh long ruột đỏ TL5..................125
4.3.6. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến khả năng sinh trưởng và năng suất
của giống thanh long ruột đỏ TL5.....................................................................132
4.3.7. Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật cho
giống thanh long ruột đỏ TL5 tại một số tỉnh phía Bắc...........................................137
Phần 5. Kết luận và đề nghị .......................................................................................142
5.1. Kết luận .............................................................................................................142
5.2. Đề nghị..............................................................................................................143
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án....................................144
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................145
Phụ lục ..........................................................................................................................161
v
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BVTV
CAM
CKHTTS
CS
CT
ĐC
FFTC
GIS
HCVS
NN & PTNT
PTNT
QCVN
SOFRI
SSC
SWOT
TA
TS
TSS
TTA
USDA
Bảo vệ thực vật
Crassulacean Acid Metabolism, Thực vật CAM
Chất khô hòa tan tổng số
Cộng sự
Công thức
Độ chín
Food and Fertilizer Technology Center
Geographic Information System
Hữu cơ vi sinh
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn
Quy chuẩn Việt Nam
Sourthern Horticultural Research Intitte
Soluble Solids Content - Chất rắn hòa tan
S trengths (Điểm mạnh), W eaknesses (Điểm yếu),
O pportunities (Cơ hội) và T hreats (Thách thức)
Hàm lượng axit
Tổng số
Tổng hàm lượng chất khô
Hàm lượng axit tổng số
United States Department of Agriculture - Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ
vi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1. Phân loại các loài thanh long ................................................................................ 7
4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng thanh long ở một số tỉnh phía Bắc ............... 62
4.2. Hiện trạng về áp dụng biện pháp kỹ thuật cho sản xuất thanh long ở một
số tỉnh phía Bắc .................................................................................................. 65
4.3. Phân tích SWOT hiện trạng sản xuất thanh long ở các tỉnh phía Bắc ................ 66
4.4. Một số đặc điểm cành ở các mẫu giống thanh long thí nghiệm ......................... 69
4.5. Một số đặc điểm hoa của các mẫu giống thanh long thí nghiệm ....................... 70
4.6. Một số đặc điểm quả của các mẫu giống thanh long thí nghiệm ....................... 72
4.7. Màu sắc thịt quả (giá trị L*, a* và b*) của các mẫu giống thanh long
thí nghiệm ........................................................................................................... 73
4.8. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả của các mẫu giống thanh long
thí nghiệm ........................................................................................................... 73
4.9. Thời gian hình thành lộc ở các mẫu giống thanh long thí nghiệm năm
2015-2016 ........................................................................................................... 75
4.10. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng ra hoa của các mẫu giống
thanh long thí nghiệm năm 2016 ........................................................................ 75
4.11. Tỷ lệ đậu quả của các mẫu giống thanh long năm 2016..................................... 77
4.12. Thời gian nở hoa đến thu hoạch quả các mẫu giống thanh long thí
nghiệm năm 2016 ............................................................................................... 78
4.13. Khối lượng quả các mẫu giống thanh long thí nghiệm năm 2016 ...................... 78
4.14. Năng suất các đợt quả của các mẫu giống thanh long thí nghiệm
năm 2016 ............................................................................................................ 79
4.15. Độ brix ở thịt quả của các giống thanh long thí nghiệm năm 2016 ................... 80
4.16. Mức độ gây hại của một số đối tượng sâu hại chính trên các giống thanh
long thí nghiệm năm 2016 .................................................................................. 81
4.17. Mức độ gây hại của một số đối tượng bệnh hại chính trên các giống thanh
long thí nghiệm năm 2016 .................................................................................. 82
4.18. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng xuất hiện lộc của giống
thanh long TL5 năm 2017 .................................................................................. 84
vii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
4.19. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng của giống
thanh long TL5 ...................................................................................................85
4.20. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa của giống thanh
long TL5 năm 2017-2018...................................................................................87
4.21. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống thanh long TL5 năm 2017-2018 ........................................88
4.22. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến mức độ gây hại của một số bệnh hại
chính trên giống thanh long ruột đỏ TL5 năm 2018...........................................90
4.23. Ảnh hưởng của liều lượng bón N và K đến thời điểm xuất hiện lộc của
giống thanh long ruột đỏ TL5.............................................................................92
4.24. Ảnh hưởng của liều lượng bón N và K đến khả năng hình thành lộc của
giống thanh long ruột đỏ TL5.............................................................................93
4.25. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến kích thước các đợt lộc của giống
thanh long ruột đỏ TL5.......................................................................................95
4.26. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến khả năng sinh trưởng của giống
thanh long ruột đỏ TL5.......................................................................................97
4.27. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến thời gian xuất hiện nụ và nở hoa
của giống thanh long ruột đỏ TL5 ......................................................................98
4.28. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến tỷ lệ đậu quả ở thời điểm thu
hoạch của giống thanh long ruột đỏ TL5 trồng tại Gia Lâm ............................100
4.29a. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến khối lượng quả của giống thanh
long ruột đỏ TL5 năm 2018..............................................................................103
4.29b. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến khối lượng quả của giống thanh
long ruột đỏ TL5 năm 2019..............................................................................104
4.30a. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến năng suất của giống thanh long
ruột đỏ TL5 năm 2018......................................................................................106
4.30b. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến năng suất của giống thanh long
ruột đỏ TL5 năm 2019......................................................................................107
4.31a. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến một số chỉ tiêu về chất lượng quả
thanh long ruột đỏ TL5 năm 2018....................................................................109
4.31b. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến một số chỉ tiêu về chất lượng quả
thanh long ruột đỏ TL5 năm 2019....................................................................110
viii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
4.32. Hiệu quả của việc sử dụng phân bón cho giống thanh long ruột đỏ TL5
năm 2019 ..........................................................................................................111
4.33. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng quả của
giống thanh long ruột đỏ TL5...........................................................................113
4.34. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khối lượng quả của giống
thanh long ruột đỏ TL5.....................................................................................114
4.35. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất của giống thanh
long ruột đỏ TL5...............................................................................................115
4.36. Ảnh hưởng của phân bón lá đến đặc điểm và chất lượng quả của giống
thanh long ruột đỏ TL5.....................................................................................116
4.37. Hiệu quả của việc sử dụng phân bón lá cho giống thanh long ruột đỏ TL5 .....117
4.38. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến động thái xuất hiện hoa ở giống
thanh long TL5 .................................................................................................118
4.39. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến khả năng ra hoa, đậu quả của
giống thanh long TL5 .......................................................................................120
4.40. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống thanh long TL5 ................................................................121
4.41. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến một số chỉ tiêu về quả thanh
long ruột đỏ TL5...............................................................................................123
4.42. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến hiệu quả kinh tế của giống thanh
long ruột đỏ TL5...............................................................................................124
4.43. Ảnh hưởng của loại bóng đèn chiếu sáng đến động thái xuất hiện hoa ở
giống thanh long TL5 trồng tại Gia Lâm, Hà Nội............................................126
4.44. Ảnh hưởng của loại bóng đèn chiếu sáng đến khả năng ra hoa và
đậu quả của giống thanh long ruột đỏ TL5.......................................................127
4.45. Ảnh hưởng của loại bóng đèn chiếu sáng đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống thanh long TL5 ...........................................128
4.46. Ảnh hưởng của loại bóng đèn chiếu sáng đến một số chỉ tiêu về chất
lượng quả thanh long ruột đỏ TL5....................................................................130
4.47. Hiệu quả của loại bóng đèn chiếu sáng trên giống thanh long ruột đỏ TL5
trồng tại Hà Nội ................................................................................................131
ix
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
4.48. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến khả năng sinh trưởng của giống
thanh long ruột đỏ TL5 tại Hà Nội ...................................................................133
4.49. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến khả năng ra hoa, đậu quả và thời
gian thu hoạch của giống thanh long ruột đỏ TL5 tại Hà Nội..........................134
4.50. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến năng suất của giống thanh long
ruột đỏ TL5 tại Gia Lâm, Hà Nội .....................................................................135
4.51. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến mức độ gây hại của một số sâu
bệnh hại chính trên giống thanh long ruột đỏ TL5...........................................135
4.52. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến hiệu quả kinh tế của giống thanh
long ruột đỏ TL5...............................................................................................136
4.53. Khả năng sinh trưởng của giống thanh long ruột đỏ TL5 tại mô hình thử
nghiệm một số biện pháp kỹ thuật năm 2020...................................................137
4.54. Khả năng ra hoa của giống thanh long ruột đỏ TL5 tại mô hình thử
nghiệm một số biện pháp kỹ thuật năm 2020...................................................138
4.55. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống thanh long ruột đỏ
TL5 tại một số tỉnh phía Bắc ............................................................................138
4.56. Một số chỉ tiêu chất lượng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5 tại các
tỉnh phía Bắc.....................................................................................................139
4.57. Mức độ gây hại của một số sâu bệnh hại chính trên giống thanh long ruột
đỏ TL5 tại mô hình thử nghiệm........................................................................139
4.58. Hiệu quả kinh tế của giống thanh long ruột đỏ TL5 tại một số tỉnh phía
Bắc năm 2020 ...................................................................................................140
x
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
3.1. Mô tả phương pháp khảo sát thưc trạng sản xuất thanh long ruột đỏ.................... 47
4.1. Hiện trạng sử dụng giống thanh long ở một số tỉnh phía Bắc ............................63
4.2 a) Hình ảnh lộc non các mẫu giống thanh long, b) Hình ảnh cành các mẫu
giống thanh long, c) Hình ảnh mặt cắt ngang cành các mẫu giống thanh long..70
4.3. Ảnh nụ hoa các mẫu giống thanh long ruột đỏ thí nghiệm.................................71
4.4. Ảnh hoa các mẫu giống thanh long ruột đỏ thí nghiệm......................................71
4.5. Ảnh quả các mẫu giống thanh long ruột đỏ........................................................74
4.6. Năng suất các mẫu giống thanh long thí nghiệm năm 2016...............................79
4.7. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến tỷ lệ cấp quả của giống thanh long
ruột đỏ TL5 năm 2018........................................................................................89
4.8. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến tỷ lệ cành đạt tiêu chuẩn của giống
thanh long ruột đỏ TL5.......................................................................................98
4.9. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến tổng số hoa của giống thanh long
ruột đỏ TL5.........................................................................................................99
4.10. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến khối lượng quả trung bình các đợt
của giống thanh long ruột đỏ TL5 ....................................................................101
4.11. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến năng suất của giống thanh long
ruột đỏ TL5.......................................................................................................108
4.12. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng đậu quả của giống
thanh long ruột đỏ TL5.....................................................................................112
4.13. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến năng suất lý thuyết của giống
thanh long TL5 .................................................................................................122
4.14. Ảnh hưởng của một số bóng đèn chiếu sáng đến năng suất lý thuyết của
giống thanh long ruột đỏ TL5...........................................................................129
4.15. Sơ đồ xử lý thanh long ruột đỏ TL5 trái vụ tại Gia Lâm, Hà Nội ....................132
4.16. Hình ảnh núm gai thanh long ruột đỏ TL5 .......................................................132
4.17. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến khả năng sinh trưởng của giống
thanh long ruột đỏ TL5 tại Hà Nội ...................................................................133
xi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Tên luận án: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật nâng cao năng
suất, phẩm chất thanh long ruột đỏ tại một số tỉnh phía Bắc
Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng Mã số: 9 62 01 10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng sản xuất, những thuận lợi, khó khăn về điều kiện sinh
thái và khả năng phát triển cây thanh long ruột đỏ ở một số tỉnh phía Bắc.
Đánh giá được các đặc điểm hình thái và khả năng sinh trưởng phát triển của một
số mẫu giống thanh long ruột đỏ làm cơ sở khoa học cho công tác chọn tạo giống; tuyển
chọn và xác định được giống thanh long ruột đỏ sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất
lượng tốt và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu một số tỉnh phía Bắc.
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nâng cao năng suất và
chất lượng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5 ở một số tỉnh phía Bắc.
Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá thưc trạng sản xuất thanh long ở một số tỉnh phía Bắc được áp dụng
phương pháp đánh giá nhanh nông thôn. Mô tả đặc điểm thực vật của các giống thanh
long QN1, QN2, VP2, TL4, TL5, LĐ1 được dựa theo QCVN về khảo nghiệm DUS cây
thanh long; các đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống được quan sát, đo đếm trực
tiếp trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm. Các thí nghiệm nghiên cứu về kỹ thuật
cắt tỉa, kỹ thuật bón phân, sử dụng phân bón lá, xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch và phương
thức trồng cho thanh long ruột đỏ TL5 được sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông
dụng đang được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu cây ăn quả, trên cây 4 năm tuổi
trồng sẵn tại Viện Nghiên cứu Rau quả. Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu
nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần. Mô hình thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật: cắt tỉa, bón
phân cho giống thanh long ruột đỏ TL5 tại Hà Nội và Vĩnh Phúc được bố trí theo
phương pháp thí nghiệm ô lớn, không nhắc lại.
Kết quả chính và kết luận
Cây thanh long hiện đang được trồng ở hầu hết các tỉnh phía Bắc, trong đó các
tỉnh có diện tích trồng lớn hơn là: Lạng Sơn, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng
Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An. Đánh giá được điều kiện sinh thái của một số tỉnh phía
Bắc đáp ứng được yêu cầu của cây thanh long, đặc biệt là các giống thanh long ruột đỏ
để có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất, chất lượng quả và hiệu quả kinh tế cao;
xii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
xác định được các yếu tố thuận lợi và hạn chế chính trong phát thanh long ở các tỉnh
phía Bắc.
Các mẫu giống thanh long thí nghiệm có đặc điểm nông sinh học tương đối khác
nhau nhưng đều có khả năng sinh trưởng khỏe, xuất hiện 3-4 đợt lộc/năm. Các mẫu
giống đều ra hoa tự nhiên tốt trong điều kiện miền Bắc, có 10-12 đợt hoa/năm. Thời
gian từ nở hoa đến khi thu hoạch quả của các giống dao động 28-35 ngày. Mẫu giống
TL5 có khối lượng quả và năng suất đạt lớn nhất, đạt 483,3 g/quả và 39,0 kg/trụ, tiếp
theo là giống thanh long ruột đỏ TL4 với khối lượng quả và năng suất tương ứng đạt
396,3 g/quả và 30,6 kg/trụ. Hai giống thanh long ruột đỏ TL4 và TL5 đã được Bộ Nông
nghiệp và PTNT công nhận là giống cây trồng mới và giống sản xuất thử ở các tỉnh phía
Bắc theo Quyết định số 270/QĐ-BNN-TT ngày 07/2/2017.
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác, luận án đã thu được các kết quả nghiên
cứu về ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật: cắt tỉa cành, bón phân, sử dụng phân bón
lá, xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch và phương thức trồng trên giống thanh long ruột đỏ
TL5. Biện pháp cắt tỉa sau thu hoạch để lại 24 cành/trụ kết hợp cắt tỉa theo quy trình cho
năng suất đạt cao nhất (41,1 kg/trụ), có tỷ lệ lớn số quả có khối lượng >400 g. Công
thức bón phân thích hợp cho giống thanh long ruột đỏ TL5 là: 3 kg phân hữu cơ vi sinh,
500 g P2O5, 500 g N, 700 g K2O/trụ/năm; cho năng suất đạt cao nhất >41 kg/trụ, độ brix
đạt 19,9%. Sử dụng một số loại phân bón lá giàu đạm, lân, kali (Đầu trâu 502, Đầu trâu
702 và phân bón lá HK) đã làm tăng tỷ lệ đậu quả, kéo dài thời gian sinh trưởng quả 4-5
ngày và tăng khối lượng quả, năng suất lên 15-20% so với đối chứng; cải thiện chất
lượng quả. Giống thanh long ruột đỏ TL5 trồng tại Hà Nội có khả năng ra hoa trái vụ
trong điều kiện xử lý chiếu sáng bổ sung vào tháng 10 bằng bóng đèn sợi đốt 60W màu
vàng, với thời gian 22 đêm, năng suất đạt 7,0-7,2 kg/trụ, hệ số VCR đạt 2,2-2,3. Với
cùng thời gian và thời vụ chiếu sáng bổ sung, sử dụng bóng đèn led đỏ 7W cho năng
suất cao nhất, đạt 8,2-9,3 kg/trụ và hệ số VCR đạt 2,3-2,5. Giống thanh long ruột đỏ
TL5 trồng giàn có khả năng sinh trưởng, ra hoa và đậu quả tương đương trồng trụ nhưng
năng suất cao hơn >30% (cây năm thứ 4 đạt 57,8 tấn/ha) và hiệu quả kinh tế đạt cao hơn
gần 2 lần so với trồng trụ.
Tại mô hình thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật từ kết quả nghiên cứu của luận
án trên giống thanh long ruột đỏ TL5 tại Hà Nội và Vĩnh Phúc đều cho năng suất và
hiệu quả cao hơn 15% và trên 29% so với mô hình đối chứng.
Hiện tại, các giống thanh long được tuyển chọn có năng suất cao, chất lượng tốt,
phù hợp và phát triển tập trung ở một số tỉnh như Sơn La, Quảng Ninh, Hà Nam, Hà
Nội, Hải Dương và Vĩnh Phúc. Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu và phục vụ thị trường
nội địa.
xiii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Thi Thu Huong
Dissertation title: Study on agro-biological characteristics and cultivation techniques to
improve yield and quality of the red flesh dragon fruit in some Northern provinces.
Major: Crop Science Code: 9 62 01 10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA) Research Objectives
Evaluation of the current production status, advantages and disadvantages of
ecological conditions and the possibility of developing red flesh dragon fruit in some
Northern provinces.
Evaluation of morphological characteristics and growth and development ability
of some red flesh dragon fruit varieties as a scientific basis for breeding work; selected
and identified red flesh dragon fruit varieties with strong growth, high yield, good
quality and good adaptation to climatic conditions in some Northern provinces.
Identification some suitable cultivation techniques to improve yield and fruit quality of
red flesh dragon fruit variety TL5 in some Northern provinces.
Research Methods
The evaluation the status of dragon fruit production in some Northern provinces
was applied the Rural Rapid Assessment method. Description of botanical
characteristics of dragon fruit varieties QN1, QN2, VP2, TL4, TL5, LD1 was based on
QCVN on DUS testing of dragon fruit; The growth and development characteristics of
the varieties were observed and measured directly in the field and in the laboratory.
Research experiments on prunning techniques, fertilizing techniques, foliar fertilizer
use, off-season flowering and harvesting treatments and planting methods for red flesh
dragon fruit variety TL5 were used with common research methods which being widely
used in fruit research, on 4-year-old tree were cultivated at the Fruit and Vegetable
Research Institute. The experiments were arranged in a fully randomized block design,
repeated 3 times. The experimental model of cultivation techniques: prunning,
fertilizing for red flesh dragon fruit variety TL5 in Hanoi and Vinhphuc. It was arranged
according to the method of large plot, without replecation.
Main results and conclusions
Dragon fruit are currently being grown in most of the Northern provinces, in which
the provinces with larger planting areas are: Langson, Son La, Vinhphuc, Haiduong,
Quangninh, Thanhhoa and Nghean. The ecological conditions of some Northern provinces
is evaluated to be suitable for dragon fruit, especially red flesh dragon fruit varieties for
xiv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
good growth, yield, fruit quality and high economic efficiency; identified the main
advantages and disadvantages in developing dragon fruit in the Northern provinces.
The experimental dragon fruit varieties have different agro-biological
characteristics, but they all have the strong growth ability, appearing 3-4 new bud times
per year. All varieties have good natural flowering in Northern conditions, with 10-12
flowering times per year. The time from flowering to fruit harvesting of varieties ranges
28-35 days. Red flesh dragon fruit variety TL5 had the largest fruit weight and yield,
reaching 483.3 g/fruit and 39.0 kg/pillar, good fruit quality and followed to be red flesh
dragon fruit variety TL4, with fruit weight and yield was 396.3 g/fruit and 30.6
kg/pillar, respectively. Two red flesh dragon fruit varieties TL4 and TL5 have been
recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development as new plant variety
and trial production variety in some Northern provinces.
The dissertation has obtained research results of cultivation techniques: pruning
branches, fertilizing, using foliar fertilizers, off-season flowering and growing method on
red flesh dragon fruit variety TL5. The post-harvest prunning method left 24
branches/pillar, combined with prunning according to the process reached the highest yield
(41.1 kg/pillar), with a large percentage of fruits weigh >400 g. The suitable fertilizer
formula for red flesh dragon fruit variety TL5 is: 3 kg of microbial organic fertilizer, 500 g
P2O5, 500 g N, 700 g K2O/pillar/year; reached the highest yield >41 kg/pillar, brix is 19.9%.
Using some foliar fertilizers rich in nitrogen, phosphorus, and potassium (Dau Trau 502,
Dau Trau 702 and HK foliar fertilizer) increased the rate of fruit set, lengthened fruit growth
4-5 days and increased fruit weight, yield up 15-20% compared to the control; improve fruit
quality. Red flesh dragon fruit variety TL5 was grown in Ha Noi which has the ability to
off-season flowering in the condition of additional lighting treatment in October with a 60W
yellow incandescent bulb, with a duration of 22 nights, yield is 7.0-7.2 kg/pillar, coefficient
VCR is 2.2-2.3. With the same time and additional lighting season, using 7W red led bulb
for the highest productivity, reaching 8.2-9.3 kg/pillar and coefficient VCR reaching 2.3-
2.5. The red flesh dragon fruit variety TL5 planted on frame has the same growth, flowering
and fruiting capacity as the pillar growing but the yield is >30% higher (57.8 tonnes/ha with
4-year-old tree) and the economic efficiency is nearly 2 times higher than planting pillars.
In the experimental model of some cultivation techniques from the research results
of the dissertation on red flesh dragon fruit varieties TL5 in Hanoi and Vinh Phuc, both
yield and efficiency are 15% and over 29% higher than in the control model.
Currently, selected varieties of dragon fruit have high yield, good quality are
concentrated growing in some provinces such as Sonla, Quangninh, Hanam, Hanoi,
Haiduong and Vinhphuc. Products are used for exporting and using in domestic market.
xv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, sản xuất cây ăn quả nước ta có bước phát triển
khá toàn diện, liên tục tăng trưởng cả về diện tích, sản lượng, đóng góp rất lớn
vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung và tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu nông sản nói riêng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT
(2020), tổng diện tích cây ăn quả của cả nước đạt 1,1 triệu ha, tăng 32,8 nghìn ha
so với năm 2019; sản lượng và chất lượng một số cây ăn quả chủ lực, có lợi thế
của cả nước và từng vùng đều tăng. Một số cây ăn quả chủ lực có sản lượng tăng
4-9%; kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt gần 3,3 tỷ USD, chiếm khoảng 17,8%
tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước. Sự tăng trưởng về diện
tích trồng và sản lượng cây ăn quả đã đóng góp tích cực vào việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, tăng thu nhập, làm giàu cho nông dân tại nhiều vùng, địa phương
trong cả nước.
Với sự đa dạng về điều kiện sinh thái, Việt Nam có thể trồng và phát triển
được nhiều loại cây ăn quả, từ các loại cây ăn quả nhiệt đới, các cây ăn quả á
nhiệt đới đến một số cây ăn quả ôn đới. Trong số các cây ăn quả có diện tích
trồng tập trung lớn, cây chuối có diện tích trồng lớn nhất với 150 nghìn ha, tiếp
theo là cây cam, xoài với diện tích trồng đạt 106,0-120,5 nghìn ha. Các cây ăn
quả có diện tích trồng lớn tiếp theo là: bưởi, nhãn, vải, chôm chôm, thanh long,
dứa, sầu riêng và mít. Trong số các cây ăn quả trồng chủ lực, thanh long là cây
có diện tích trồng, sản lượng thu hoạch và giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn hàng
năm (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2020). Năm 2018, diện tích thanh long của cả
nước là 53,89 nghìn ha với sản lượng đạt 1.061,1 nghìn tấn và thanh long hiện
được trồng tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Kim
ngạch xuất khẩu năm 2018 của thanh long đạt 1,13 tỷ USD, chiếm gần 36% tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và PTNT,
2019).
Cây thanh long có giá trị kinh tế cao như vậy là nhờ quả có giá trị dinh
dưỡng cao nên nhu cầu sử dụng ngày càng lớn ở cả trong nước và trên thế giới.
Quả thanh long ngoài chứa các chất dinh dưỡng (Alice Trivellini & cs., 2020).
Trong 100 g thịt quả thanh long chứa: 0,9 g chất xơ; 0,61 g chất béo; 0,68 g tro; 0,012 g
caroten, 83,0 g nước; 36,1 mg photpho; 9,0 mg axit ascobic; 0,229 g đạm; 0,045 mg
1
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
riboflavin; 8,8 g canxi; 0,43 mg niacin và 0,65 mg sắt (Izalin & cs., 2016). Quả thanh
long còn có vai trò quan trọng trong công nghệ chế biến như: sấy dẻo, mứt, nước
giải khát, chế biến rượu. Vỏ quả thanh long rất giàu chất pectin và betacyanin lại là
sản phẩm phụ trong chế biến nên việc chế biến nước cô đặc và chiết xuất màu thực
phẩm tự nhiên từ vỏ quả thanh long lại càng ý nghĩa (Đào Thị Mỹ Linh & cs., 2020).
Hạt thanh long ruột trắng chứa hàm lượng dầu lớn, Wijitra Liaotrakoon & cs. (2012)
đã sử dụng quy trình tách lạnh với ete dầu mỏ để chiết xuất dầu từ hạt thanh long
ruột trắng thu được hàm lượng dầu chiếm tới 32-34%.
Ở các tỉnh phía Bắc, thanh long được trồng tập trung ở một số tỉnh như
Sơn La, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và
một số tỉnh với diện tích trồng nhỏ hơn. Các giống thanh long trồng ở các tỉnh
phía Bắc chủ yếu là giống thanh long ruột đỏ. Các tỉnh phía Bắc có mùa đông
lạnh cùng với thời gian ngày ngắn kéo dài, do có phản ứng chặt chẽ hơn với ánh
sáng ngày dài, cây thanh long ruột trắng có số lứa hoa ra trong năm ít hơn so với
các giống thanh long ruột đỏ có khả năng ra 10-12 lứa quả trong một năm (Trần
Danh Sửu & cs., 2017). Với đặc điểm khác biệt và ưu việt hơn so với cây thanh
long ruột trắng về khả năng ra hoa, cây thanh long ruột đỏ có tiềm năng cho năng
suất và hiệu quả kinh tế cao so với một số cây trồng nông nghiệp khác, rất có
triển vọng phát triển ở các tỉnh phía Bắc.
Các giống thanh long ruột đỏ LĐ1, TL4 hiện đang là các giống được trồng
nhiều ở các tỉnh phía Bắc; một số dòng thanh long ruột đỏ mới được nhập nội từ
Đài Loan: QN1, QN2, VP2, các giống được chọn tạo mới LĐ5, TL5 với diện tích
trồng nhỏ hơn (Nguyễn Quốc Hùng & Nguyễn Thị Thu Hương, 2012; 2015). Các
giống thanh long đang được trồng phổ biến có khả năng sinh trưởng khỏe, khả
năng cho năng suất cao nhưng mỗi giống đều có một số nhược điểm như mẫn
cảm với một số đối tượng sâu bệnh hại hoặc điều kiện thời tiết bất thuận. Một số
giống được trồng với diện tích nhỏ hơn lại chưa được đánh giá đầy đủ khả năng
thích ứng của giống trong điều kiện sinh thái các tỉnh phía Bắc. Mặt khác, do mới
được phát triển trong sản xuất, chưa có quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp, do
vậy hiệu quả sản xuất thanh long ở nhiều vùng các tỉnh phía Bắc cho hiệu quả
kinh tế không cao.
Để có được bộ giữ liệu đầy đủ về đặc điểm nông sinh học của các mẫu
giống, từ đó định hướng cho công tác chọn tạo các giống thanh long ruột đỏ có
2
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
khả năng sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt rất cần có được các
nghiên cứu đầy đủ hơn về đặc điểm của giống. Mặt khác, khi xác định được các
giống có triển vọng phù hợp với điều kiện sinh thái các tỉnh phía Bắc, rất cần có
các nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác như:
kỹ thuật cắt tỉa cành, chế độ bón phân, xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch và phương
thức trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả của các giống
để làm cơ sở xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cho cây thanh long ruột đỏ
trồng trong điều kiện sinh thái các tỉnh phía Bắc.
Để giải quyết được các tồn tại trên, có được cơ sở khoa học cho công tác
chọn tạo giống và phát triển sản xuất cây thanh long ruột đỏ ở các tỉnh phía Bắc,
việc triển khai đề tài luận án này là hướng đi đúng đắn và cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá được hiện trạng sản xuất, những thuận lợi, khó khăn về điều
kiện sinh thái và khả năng phát triển cây thanh long ruột đỏ ở một số tỉnh phía
Bắc.
- Đánh giá được các đặc điểm hình thái và khả năng sinh trưởng phát triển
của một số mẫu giống thanh long ruột đỏ trồng tại Viện Nghiên cứu Rau quả làm cơ
sở khoa học cho công tác chọn tạo giống thanh long cho các tỉnh phía Bắc; tuyển
chọn và xác định được giống thanh long ruột đỏ sinh trưởng khỏe, năng suất cao,
chất lượng tốt và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu một số tỉnh phía Bắc.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm nâng
cao năng suất và chất lượng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5 ở một số tỉnh
phía Bắc.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của 6 mẫu giống thanh long ruột đỏ
và xác định được giống thanh long ruột đỏ triển vọng. Từ đó nghiên cứu một số
biện pháp kỹ thuật và xây dựng mô hình thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật
thu được trên giống thanh long xác định triển vọng được tại một số tỉnh phía Bắc.
Các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án được thực hiện tại Hà Nội và một số
tỉnh phía Bắc.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 12 năm 2020.
3
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đã xác định điều kiện sinh thái ở các tỉnh phía Bắc phù hợp với khả năng
sinh trưởng phát triển, khả năng cho năng suất và chất lượng quả của cây thanh
long ruột đỏ; đánh giá được các yếu tố thuận lợi, khó khăn về điều kiện sinh thái
và triển vọng phát triển của cây thanh long các tỉnh phía Bắc.
Mô tả được chi tiết các đặc điểm nông sinh học của một số giống thanh
long ruột đỏ triển vọng và xác định được 2 giống thanh long ruột đỏ có khả năng
sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu
một số tỉnh phía Bắc; được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống thanh
long ruột đỏ TL4 là giống chính thức và giống thanh long ruột đỏ TL5 là giống
sản xuất thử theo Quyết định số 270/QĐ-BNN-TT ngày 07 tháng 02 năm 2017.
Đã đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác: kỹ
thuật cắt tỉa, kỹ thuật bón phân, xử lý ra hoa trái vụ, phương thức trồng đến khả
năng sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng quả và hiệu quả sản xuất của
giống thanh long ruột đỏ TL5, làm cơ sở cho việc xây dựng hoàn thiện quy trình
kỹ thuật canh tác cho giống thanh long ruột đỏ TL5 và các giống thanh long ruột
đỏ nói chung trong điều kiện sinh thái một số tỉnh phía Bắc.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá được khả năng thích ứng của cây thanh long ruột đỏ trong điều
kiện đất đai, khí hậu của một số tỉnh phía Bắc làm cơ sở khoa học cho việc định
hướng phát triển cây thanh long ruột đỏ ở một số tỉnh phía Bắc.
- Cung cấp được các dẫn liệu khoa học về đặc điểm nông sinh học của
một số giống thanh long ruột đỏ; ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh
tác đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả của giống
thanh long ruột đỏ TL5, làm cơ sở khoa học cho việc định hướng công tác chọn
tạo giống và xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cây thanh long ruột đỏ có năng
suất cao, chất lượng quả tốt trong điều kiện sinh thái một số tỉnh phía Bắc.
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất cây thanh long ruột đỏ ở Việt
Nam.
4
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu thu được của đề tài luận án đã đánh giá được hiện
trạng sản xuất, những yếu tố thuận lợi, khó khăn về điều kiện sinh thái và triển
vọng phát triển cây thanh long ruột đỏ trong điều kiện sinh thái một số tỉnh phía
Bắc.
- Kết quả nghiên cứu thu được của đề tài luận án đã xác định được hai
giống thanh long ruột đỏ TL4 và TL5 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có
tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng quả tốt và ít mẫn cảm với một số đối
tượng sâu bệnh gây hại chính, bổ sung vào cơ cấu giống trồng, từng bước thay
thế cho một số giống thanh long kém hiệu quả hiện đang trồng ở các tỉnh phía
Bắc.
- Các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài luận án về ảnh hưởng của
một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất
lượng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5 sẽ góp phần hoàn thiện quy trình kỹ
thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng quả của giống thanh long ruột đỏ
TL5 và một số giống thanh long ruột đỏ khác trong điều kiện sinh thái ở các tỉnh
phía Bắc.
5
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY THANH LONG
2.1.1. Nguồn gốc cây thanh long
Nguồn gốc của cây thanh long thuộc vùng rừng nhiệt đới và á nhiệt đới
của Mexico, Trung và Nam Mỹ (Britton & Rose, 1963; Gunasena & cs., 2007).
Thanh long tiếp tục được phát triển tới vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nước Mỹ,
các nước châu Á, nước Úc và các nước Trung Đông. Hiện nay, thanh long được
trồng ở ít nhất 22 nước nhiệt đới như: Úc, Campuchia, Trung Quốc, Colombia,
Ecuador, Guatemala, Hawaii, Indonesia, Isael, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Mexico,
New Zealand, Nicaragua, Peru, các quần đảo Philippine, Tây Ban Nha, Sri
Lanka, Đài Loan, Thái Lan, Tây Nam Mỹ và Việt Nam (Mizrahi & Nerd, 1999).
Cây thanh long được người Pháp đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 100
năm và được trồng với số lượng ít chủ yếu để phục vụ vua chúa. Sau đó, cây
thanh long được trồng nhiều hơn cho các gia đình quý tộc và để thờ cúng ở các
đền, chùa (Gunasena & cs., 2007).
2.1.2. Phân loại cây thanh long
Cây thanh long thuộc họ Cactaceae, thường gọi là họ Cactus có 92 chi, với
1.650 loài; trong đó, chi Hylocereus gồm 16 loài và chi Selenicereus gồm 20 loài.
Thanh long được coi là loài thực vật đặc hữu của châu Mỹ, có nguồn gốc từ ở các
vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia (Nguyễn Văn Kế & cs., 2000), được
người Mỹ bản địa sử dụng từ hàng nghìn năm trước. Vào giữa thế kỷ 19, các tu sĩ
người Pháp mang giống thanh long sang trồng tại bán đảo Indochina (Việt Nam,
Lào, Campuchia).
Các loại thanh long được trồng thương mại trên thế giới là thanh long ruột
trắng (Hylocereus undatus) được trồng phổ biến ở nhiều nơi, thanh long ruột đỏ
(H. costaricensis và H. polyhizus) trồng ở Nicaragua và thanh long vỏ vàng ruột
trắng thuộc Hylocereus undatus được trồng phổ biến ở Mexico và các nước châu
Mỹ La Tinh và thanh long ruột vàng H. megalanthus (trước đây được coi thuộc
chi Selenicereus) (Paull, 2016).
Thanh long có nhiều loài nhưng loài trồng làm thương phẩm chủ yếu là
Hylocereus undatus ruột trắng/vỏ hồng hay đỏ, Hylocereus costaricensis ruột
đỏ/vỏ đỏ, Hylocereus polyrhizus ruột đỏ/vỏ hồng, Selenicereus megalanthus (hay
6
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Hylocereus megalanthus) ruột trắng/vỏ vàng (Gunasena & cs., 2007). Thanh long
ruột trắng vỏ vàng H. Megalanthus mang bộ nhiễm sắc thể tứ bội (4n); các loài
khác có bộ nhiễm sắc thể nhị bội (2n) (Mizrahi, 2015).
Bảng 2.1. Phân loại các loài thanh long
Loài
Màu sắc
Vỏ quả Thịt quả
Loài thân leo
Đỏ Trắng
Hylocereus undatus
Hylocereus undatus Đỏ Đỏ
Hylocereus triangularis Vàng Trắng
Hylocereus costaricensis Đỏ Đỏ
Hylocereus polyrhizus (H. Monocanthus) Đỏ Đỏ
Hylocereus ocamponis Vàng Đỏ
Selenicereus megalanthus (H. Megalanthus) Vàng Trắng trong
Loài thân trụ
Vàng, có gai Trắng đục
Cereus triangularis
Aacanthocereus pitajaya Vàng, có gai Trắng đục
Cereus ocamponis Đỏ Đỏ
Nguồn: Mizrahi (2015)
Bên cạnh các giống tự nhiên, hiện có rất nhiều giống thanh long được lai tạo
với màu sắc phong phú. Các giống mới được chọn tạo và tuyển chọn chủ yếu
thuộc chi Hylocereus và đang được trồng tại nhiều nước trên thế giới. Một số
giống là con lai của chi Hylocereus và Selenecereus đang được trồng tại Israel. Ở
Đài Loan và Việt Nam cũng có nhiều giống thanh long là các giống tự thụ, cho
năng suất cao, chất lượng tốt. Nhiều giống được tuyển chọn từ các giống thanh
long ruột đỏ thuộc loài Hylocereus polyrihzus, Hylocereus costaricens và các
giống thuộc loài Hylocereus undatus (Gunasena & cs., 2007).
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây thanh long
Bộ rễ: Thanh long có bộ rễ địa sinh và rễ khí sinh. Rễ địa sinh phát triển từ
phần lõi của gốc hom, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt 0-15 cm bám vào đất và
hút các chất dinh dưỡng nuôi cây. Các rễ khí sinh mọc dọc theo thân cành phần
trên không, bám vào trụ để giúp cây leo lên giá đỡ. Những rễ khí sinh nằm gần
đất sẽ đi dần xuống đất (Gunasena & cs., 2007).
Thân, cành: Thanh long có thân cành trườn bò trên trụ đỡ. Một số nước trên thế
giới trồng loại xương rồng lê, không cần trụ. Thân cây thanh long phân nhiều nhánh,
mọng nước nên có thể chịu hạn một thời gian dài. Thân, cành thường có ba cánh dẹt,
7
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
màu xanh, hiếm khi có 4 cánh; mép cành có độ gợn sóng nông và 1-3 gai/núm
gai hoặc không có gai (Gunasena & cs., 2007). Cành có chiều dài dao động 40-
180 cm, tùy thuộc tuổi cây.
Hoa: lưỡng tính, to, dài trung bình 25-35 cm, nhiều lá đài và cánh hoa dính
nhau thành ống, nhiều tiểu nhị và 1 nhụy dài 18-24 cm, đường kính 5-8 mm. Hoa
nở tập trung từ 20-23 giờ đêm và nở đồng loạt trong vườn. Thời gian từ nở đến
tàn kéo dài 2-3 ngày; thời gian từ khi xuất hiện nụ tới nở hoa khoảng 10 ngày
(Briz, 2013) và tới khi hoa tàn khoảng 20 ngày (TFNet, 2007a). Sự ra hoa của
thanh long có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và cường độ ánh sáng. Vào các ngày
ấm, nhiều mây, hoa có thể nở vào khoảng 4 giờ chiều; trong khi các ngày mát, sự
nở hoa có thể bị trì hoãn tới 1 giờ sáng (Gunasena & cs., 2007). Nếu không được
thụ phấn vào ban đêm, hoa sẽ tiếp tục nở vào sáng hôm sau. Sự phát triển của nụ
từ xuất hiện tới nở hoa thường kéo dài 25-35 ngày (Puskpakumara & cs., 2006).
Quả: thuộc dạng quả mọng, có dạng tròn hoặc oval, đầu quả lõm sâu tạo
thành hốc. Khối lượng quả dao động khoảng 300-500 g/quả, chiều dài quả 10-15
cm. Quả cần 10 ngày để phát triển và 10 ngày để chín (Briz, 2013). Vỏ quả có
các vẩy dài (tai lá: do phiến hoa còn lại) màu xanh và chuyển vàng khi quả chín
(Paull, 2016). Vỏ quả non màu xanh, chuyển màu sau 25-30 ngày kể từ khi ra
hoa và đạt độ chín thu hái từ 33-37 ngày sau ra hoa. Thời gian từ khi hoa thụ
phấn tới thu hoạch tương đối ngắn, khoảng 22-25 ngày (Nguyễn Văn Kế, 2003).
Thịt quả có vị chua nhẹ tới ngọt. Thịt quả có nhiều hạt nhỏ, màu đen, ăn
được, có màu sắc từ trắng tới đỏ, đỏ đậm và mức độ đỏ phụ thuộc vào từng
giống. Khi quả trưởng thành và vỏ quả chuyển màu, độ axit trong thịt quả đạt lớn
nhất và giảm dần ở thời điểm 25-30 ngày sau ra hoa. Vào thời điểm này, chất rắn
hòa tan trong thịt quả đạt tới 14% (Paull, 2016).
Hạt: nằm lẫn trong thịt quả, kích thước rất nhỏ, màu đen, bao quanh bởi lớp
hồ (Briz, 2013).
Theo USDA, các chỉ tiêu thu hoạch của thanh long gồm sự chuyển màu
hoàn toàn của vỏ quả, chất rắn hòa tan, hàm lượng axit và số ngày từ khi ra hoa
(ít nhất 32 ngày); tỉ lệ chất rắn hòa tan/axit phù hợp cho thu hoạch là 40 ngày
(Paull, 2016). Thanh long có thể thu hoạch ở thời điểm sau nở hoa 30 ngày, thời
điểm thu hoạch tốt nhất sau khi quả chuyển màu từ 3-4 ngày, nếu xuất khẩu sẽ
thu hoạch ngay khi quả chuyển màu được 1-2 ngày (Anh Tùng, 2015).
8
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
2.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây thanh long
- Khí hậu: Thanh long thích hợp khí hậu vùng nhiệt đới nhưng có thể
trồng được ở các vùng có độ cao lên đến 1.700 m (Gunasena & cs., 2007). Cây
sử dụng CO2 trong quang hợp theo hệ CAM nên có thể trồng ở các vùng sa mạc.
- Đất đai: Thanh long trồng được trên nhiều loại đất và độ pH đất khác
nhau, nhưng cây thanh long phát triển tốt nhất trên đất pha cát, giàu chất hữu cơ
có tầng canh tác tối thiểu 30-40 cm và thoát nước tốt. Thanh long ưa đất chua
nhẹ, pH đất thích hợp từ 5-7. Nhìn chung, thanh long có thể chịu được đất mặn;
mức độ chịu mặn phụ thuộc vào giống.
- Nhiệt độ: Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới. Nhiệt độ quá thấp
(dưới -40
C) hoặc quá cao (trên 450
C) sẽ ảnh hưởng tới quá trình ra hoa của cây,
thậm chí sẽ làm chết cây. Nhiệt độ thích hợp từ 20-340
C, nhiệt độ tối ưu cho cây
sinh trưởng và phát triển là 20-300
C (Mizrahi & Nerd, 1999).
- Ánh sáng: Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy
đủ, thiếu ánh sáng thân cây gầy và lâu cho quả. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh
sáng quá cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng và sự ra hoa của cây (Mizrahi &
Nerd, 1999). Nếu được trồng hoàn toàn trong bóng râm, cây gầy và lâu cho quả
(Nguyễn Văn Kế, 2003). Sự khác biệt giữa các loài thanh long về mức độ thích
nghi với ánh sáng có thể liên quan một phần đến lớp phấn trên bề mặt thân, cành
và khí khổng rỗng của chi Hylocereus (Eran Raveh & cs., 1998).
- Nước: Thanh long có nguồn gốc ở vùng có lượng mưa hàng năm 1.730-
2.450 mm/năm, không giống các loài xương rồng có nguồn gốc sa mạc. Do đó, nhu
cầu về lượng mưa cho cây là 500-2.000 mm/năm với các giai đoạn khô xen kẽ. Cây
thanh long có khả năng chịu hạn, không chịu úng. Để cây phát triển tốt, cho nhiều
quả và khối lượng quả lớn cần cung cấp đủ nước nhất là trong thời kỳ phân hoá mầm
hoa, ra hoa và kết quả. Thiếu hay thừa nước sẽ gây rụng hoa và thối quả.
2.1.5. Giá trị sử dụng của thanh long
Quả thanh long có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Thịt quả
thanh long giàu chất xơ, chứa nhiều vitamin, đặc biệt vitamin C và khoáng chất.
Quả còn chứa lượng lớn phytoalbumin có tác dụng chống quá trình ôxy hóa và
ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư (Pandya Prutha Hitendraprasad & cs.,
2020). Thịt quả thanh long còn có tác dụng cải thiện trí nhớ, tăng cường hoạt
động của hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, giúp sáng mắt, giảm mỡ và cholesterol
9
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
trong máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp. Ngoài ra, quả thanh long rất tốt cho chức
năng gan, tăng cường xương và răng, kích thích tiêu hóa và giữ ẩm cho da (Briz,
2013). Vỏ và thịt quả thanh long ruột đỏ chứa hàm lượng betacyanin cao, có thể
sử dụng để sản xuất mỹ phẩm và chất tạo màu thực phẩm (Phebe, 2009). Quả
thanh long ruột đỏ, trong 100 g thịt quả có chứa 15% chất khô, 9,60 g đường
tổng số, 8,12 g đường khử, 1,12 g protein, 5,1 mg vitamin C, pH 4,72, 32,70 mg
betacyanin tổng số Vũ Thu Trang & cs., (2020).
Thanh long chủ yếu được dùng để ăn tươi hoặc chế biến thành mứt, làm
đồ uống và thức ăn. Nụ hoa thanh long nấu chín cũng được sử dụng làm thức ăn.
Vỏ quả thanh long có chứa pectin, gần đây đang được nghiên cứu và sử dụng để
làm mứt hoa quả (Izalin & cs., 2016).
Quả thanh long có thể được chế biến thành các sản phẩm công nghiệp như
nước quả, xirô, mứt, kem, sữa chua, thạch, cấp đông, kẹo và bánh ngọt. Quả
thanh long được dùng để sản xuất rượu như ngành công nghiệp phổ biến ở
Malaysia. Quả thanh long tươi hoặc đông lạnh đều được sử dụng để chế biến.
Thịt quả màu đỏ hay màu hồng có thể được sử dụng thay màu thực phẩm trong
một số trường hợp đặc biệt và cũng có thể làm nguyên liệu để sản xuất màu thực
phẩm công nghiệp. Hoa thanh long được sử dụng để chế biến súp hoặc trộn salat
và cũng có thể sử dụng làm rau hoặc trà (Gunasena & cs., 2007).
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THANH LONG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất thanh long trên thế giới
Thanh long được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Bahams ở châu Phi,
Bermuda ở châu Âu; Mỹ, Hawaii và Mehico ở châu Mỹ; Thái Lan, Ấn Độ, Trung
Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Campuchia… và ở châu Á (Nerd & cs.,
2002). Gần đây, thanh long cũng được canh tác ở một số vùng như: Israel, Palestine,
Nhật Bản (Okinawa), bắc Úc, nam Trung Quốc, Sri Lanca và Bangladesh (Briz,
2013). Từ khi trồng tại Philippine vào thế kỷ 16, thanh long đã trở thành cây trồng
quan trọng của các nước Đông Nam Á. Diện tích thanh long đang ngày càng được
mở rộng, đặc biệt tại Việt Nam, Trung Quốc, Mexico, Colombia, Nicaragua,
Ecuador, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Úc và Mỹ (Paull & Chen, 2018).
Vùng Trung Mỹ, Nicaragua sản xuất thanh long ruột đỏ xuất khẩu sang Mỹ,
Canada, châu Âu và Nhật. Colombia là nước hàng đầu sản xuất loại thanh long
10
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
vàng. Ecuador sản xuất cả hai loại thanh long vàng và loại ruột đỏ. Thanh long
trồng tại Israel chủ yếu hướng tới thị trường châu Âu (Vietnamexport, 2018).
Thanh long là loại cây trồng tiềm năng ở quy mô sản xuất nhỏ cũng như
quy mô vừa và lớn. Là loại cây lâu năm cho thu hoạch từ năm thứ hai sau trồng,
năng suất cao nên cho thu hồi vốn nhanh, nâng cao thu nhập.
Tại Ấn Độ, thanh long được coi là siêu quả (Perween & cs., 2018) do có
lợi ích lớn đối với sức khỏe con người cả về mặt dinh dưỡng và y khoa (Perween
cs., 2018; Sonawane, 2017). Đây là cây trồng có tiềm năng do mức đầu từ ban
đầu phù hợp, cho lợi nhuận tốt và có thị trường tiềm năng tại các nước phát triển.
Mức đầu tư cho 1 mẫu thanh long tùy thuộc vào năm sản xuất, ban đầu khoảng
2,2 triệu Rs, chi phí hàng năm khoảng 100 nghìn Rs, lãi ròng sau 5 năm canh tác
đạt khoảng 10,7 triệu Rs. Ở quy mô lớn, mặc dù đầu tư ban đầu khá lớn nhưng
cho lợi nhuận thu được cao (lên tới 5,5 triệu Rupee/ha, xấp xỉ gần 2 tỷ đồng/ha),
đặc biệt 4-5 năm sau trồng (Niranjane & cs., 2020).
Thanh long là loại cây trồng mới lý tưởng cho các vùng có khí hậu khô
nóng. Cây có thể chịu được mặn ở mức độ thấp nên được trồng ở một số vùng
duyên hải ở Sri Lanka. Thanh long cũng là loại cây phù hợp cho hệ thống canh
tác nông lâm bền vững (Gunasena & cs., 2007).
Thanh long được đưa vào trồng ở Indonesia từ năm 1997. Các giống được
trồng phổ biến là thanh long ruột đỏ, ruột trắng; diện tích canh tác thanh long vỏ
vàng ruột trắng còn hạn chế. Nhờ có các đặc trưng riêng về hình dạng, mùi vị
ngọt mát và nhiều lợi ích cho sức khỏe, canh tác thanh long tại Indonesia ngày
càng được đẩy mạnh, kể từ những năm 2000. Thanh long được trồng tập trung
tạo sản phẩm thương mại tại một số địa phương như West Sumatra, Riau, Java,
phía đông Kalimantan và Nuas Tenggara Barat. Sản xuất thanh long tại Indonesia
chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước. Từ 2005-2011, đảo Bintan và Batam của
tỉnh Kepulauan Riau đã trồng thanh long để phục vụ nhu cầu trên đảo (Phòng
nghiên cứu và Phát triển thị trường, 2016).
Tuy là cây trồng mới nhưng thanh long là loại quả phổ biến nhất ở
Malaysia, có tiềm năng xuất khẩu lớn. Thanh long được trồng tập trung ở các
bang Johor, Perak, Negeri Sembilan, Pahang, Pulau Pinang và Sabah (TFNet,
2007a). Diện tích canh tác thanh long đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn 2006-
2009 do nhu cầu thị trường lớn và có giá trị kinh tế cao. Diện tích thanh long của
11
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
cả nước đạt cao nhất năm 2008 là 2.200 ha, tăng 120% so với năm 2006. Sản
lượng đạt cao nhất vào năm 2009 với 15.700 tấn, tăng gần 6 lần so với năm 2006.
Những năm gần đây, diện tích thanh long có xu hướng giảm dần. Năm 2011,
diện tích canh tác thanh long tập trung là 1.525 ha và năm 2013 là 452 ha
(Zainudin & Hafiz, 2015). Các giống được trồng chủ yếu gồm giống thanh long
ruột trắng (Hylocereus untadus), thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyhizus) và
thanh long vỏ vàng ruột trắng (Selenicereus megalenthus). Tại thị trường nội địa,
các giống thanh long ruột đỏ nhờ có màu sắc hấp dẫn, vị ngọt nên được ưa
chuộng hơn thanh long ruột trắng (Zainudin & Hafiz, 2015).
Tại Myanmar, thanh long cũng được coi là cây trồng mới. Tuy nhiên,
người sản xuất đang tập trung canh tác để đáp ứng nhu cầu trong nước và bắt đầu
hướng tới xuất khẩu (Myint, 2015). Đến năm 2014, diện tích canh tác thanh long
đạt khoảng 101 ha, tập trung ở một số vùng như Shan (46 ha), Meiktila (28 ha),
Bago (12 ha). Các giống được trồng chủ yếu là các giống lai với đa dạng màu sắc
vỏ và thịt quả, trong đó phổ biến nhất là giống thanh long ruột trắng và ruột đỏ.
Tại vùng duyên hải Cagayan (Philippine), thanh long được coi là một
trong những sản phẩm thương mại quan trọng. Thu nhập từ canh tác thanh long
đạt 7.000-11.000 USD/ha/năm, năng suất đạt 3,2-5,0 tấn/ha (Agaid & cs., 2015).
Trong điều kiện của Sri Lanka, năng suất thanh long có thể đạt tới 18-22
tấn/ha, khối lượng quả đạt 350-850 g/quả (Puskpakumara & cs., 2006).
Tại lục địa Trung Quốc, tổng diện tích trồng thanh long đạt khoảng 35.555
ha. Trong đó, Quảng Tây có diện tích trồng lớn nhất với khoảng 10.666 ha,
Quảng Đông 8.000 ha, Quý Châu 8.000 ha, Hải Nam 3.333 ha, Vân Nam 2.666
ha, Phúc Kiến 1.333 ha và còn khoảng 1.333 ha rải rác ở các địa phương khác.
Thanh long đã được một số địa phương như Quảng Tây, Hải Nam đưa vào danh
mục trái cây trọng điểm phát triển trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13, dự kiến diện
tích trồng và sản lượng thanh long nội địa Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong các
năm tới đây (Nguyễn Bảo Thoa & cs., 2018).
Theo kết quả khảo sát của Sakata & Takanashi (2018) chi phí trung bình
sản xuất thanh long khoảng 91 triệu đồng/ha, chiếm khoảng 46% doanh thu.
Phần lớn các hộ sản xuất với quy mô nhỏ thường bán sản phẩm cho thương lái
hoặc các công ty thu mua để xuất khẩu sang Trung Quốc và các địa phương trong
nước. Một số cơ sở sản xuất lớn hơn có thể xuất khẩu thanh long sang các thị
12
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
trường khác tại châu Á (HongKong, Singapore) và châu Âu (Sakata &
Takanashi, 2018).
Tại Đài Loan, thanh long bắt đầu được canh tác từ năm 1983 và ngày càng
trở nên phổ biến. Thậm chí, thanh long mới đây còn được quan tâm canh tác trên
đảo Penghu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên đảo. Diện tích canh tác thanh long năm
2014 đạt 1.587 ha, tập trung ở khu vực phía Nam và Tây Đài Loan. Năng suất thanh
long những năm gần đây rất cao, đạt 25 tấn/ha, có giá từ 2-6 USD/kg. Thanh long
được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường nội địa, một lượng nhỏ được xuất khẩu. Trung
Quốc là thị trường xuất khẩu thanh long lớn nhất của Đài Loan (85% sản lượng xuất
khẩu); một số thị trường xuất khẩu khác như Nhật Bản, Singapore, HongKong,
Canada… Nước này cũng nhập khẩu một lượng nhỏ thanh long từ Malaysia. Những
giống thanh long đầu tiên được trồng tại Đài Loan có nguồn gốc
ở Nam/Trung Mỹ và Việt Nam. Sau nhiều thập kỷ canh tác và chọn lọc, hiện có
rất nhiều giống thanh long lai được phát triển tại Đài Loan. Các giống phổ biến
nhất là 2 giống ruột đỏ DaHong và Fu Gui Hong, chiếm tới 60% và 25% thị
phần. Từ năm 2012, sự chuyển đổi từ giống thanh long ruột trắng sang thanh long
ruột đỏ cùng với kỹ thuật canh tác trái vụ đã mở rộng mạnh mẽ sản xuất thanh
long tại Đài Loan (Jiang & Yang, 2015). Do việc cải tiến và phát huy kỹ thuật
trồng nên diện tích canh tác đạt 2.500 ha đến năm 2017 (Yu-Bing Huang & Yi-
Chung Chiu, 2018). Năm 2016, tổng diện tích trồng thanh long của Đài Loan là
2.490 ha với sản lượng 49.108 tấn, giá trị đạt 95.513 USD. Sản lượng xuất khẩu
năm 2017 là 111 tấn, trị giá 311,770 USD (Chen Li-I, 2018).
Tại thị trường châu Âu, nhu cầu về thanh long khá lớn khoảng 300
tấn/năm. Tại đây, thanh long được nhập khẩu chủ yếu để phục vụ mục đích trưng
bày và trang trí. Ngoài ra, Úc cũng là một thị trường tiềm năng đối với quả thanh
long (Gunasena & cs., 2007).
Tại Mỹ, thanh long được trồng chủ yếu ở các bang Florida (160 ha),
Hawaii (80 ha) và California (60 ha) (Lobo & cs., 2013). Khoảng hơn 70 giống
thanh long đang được canh tác, phần lớn trong đó được mang từ châu Á và Nam
Mỹ dưới dạng cành giâm (Merten S, 2003). Hiện có khoảng 24 giống thanh long
đang được trồng tại Mỹ, bao gồm các giống vỏ hồng, tím, vàng và ruột trắng, đỏ,
hồng (Growables, 2019).
2.2.2. Tình hình sản xuất thanh long ở Việt Nam
Từ năm 1990, thanh long bắt đầu được chú ý sản xuất và diện tích canh
13
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
tác được mở rộng đáng kể do có giá trị kinh tế cao. Những năm đầu thế kỷ 20,
Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng thanh long tập trung trên
quy mô thương mại (Nguyễn Văn Kế, 2003). Tuy nhiên, thời kỳ này, thanh long
được tiêu thụ chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, các hoạt động thương mại
quốc tế còn rất hạn chế. Đến năm 1993, khi nhà nước ban hành các chính sách
mở cửa và đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, thanh long Việt Nam bắt đầu
tham gia vào thị trường quốc tế.
Cây thanh long được trồng tại 60/63 tỉnh thành trong cả nước. Diện tích
canh tác thanh long cả nước năm 2013 ước đạt 28.050 ha, tăng 18 lần so với năm
2008-2009 (Nguyen & cs., 2014); sản lượng đạt 640 nghìn tấn/năm. Năm 2018,
diện tích thanh long trên cả nước đạt 53.899 ha, trong đó diện tích thu hoạch
45.324 ha, sản lượng 1.061.117 tấn (Bộ NN&PTNT, 2019).
Diện tích canh tác thanh long tập trung phần lớn ở miền Nam với khoảng
53.000 ha, trong đó Bình Thuận (29.272 ha, diện tích cho thu hoạch 27.272 ha,
năng suất 21,7 tấn/ha, sản lượng 591.965 tấn), Tiền Giang (7.913 ha, diện tích
cho thu hoạch 5.434 ha, năng suất 29,7 tấn/ha, sản lượng 161.522 tấn) và Long
An (11.275 ha, diện tích cho thu hoạch 8.226 ha, năng suất 32 tấn/ha, sản lượng
263.286 tấn) (Bộ NN&PTNT, 2019) chiếm hơn 92% tổng diện tích và trên 98%
sản lượng cả nước (SOFRI & FFTC, 2014).
Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới; đây
cũng là loại quả được ưa chuộng và được xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam (Bộ
NN&PTNT, 2013a). Giá trị xuất khẩu thanh long liên tục tăng từ năm 2010, từ
57,15 triệu USD năm 2010 lên 483,41 triệu USD năm 2015; năm 2018 là 1,1 tỷ
USD (chiếm 28,9% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước). Khoảng
80-85% sản lượng thanh long được xuất khẩu (trong đó, xuất khẩu chính ngạch
chiếm khoảng 15-20%, xuất khẩu tiểu ngạch 80-85%), 15-20% tiêu thụ trong
nước (Bộ NN&PTNT, 2019). Thanh long Việt Nam có mặt tại hơn 40 quốc gia
và lãnh thổ trên thế giới, trong đó các thị trường chính gồm: Trung Quốc, Thái
Lan, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu, Mỹ, New Zealand…
(Trinh & cs., 2018; Phan Thi Thu Hien, 2019). Riêng mặt hàng thanh long đã
chiếm 58,8% kim ngạch xuất khẩu quả sang thị trường Trung Quốc trong năm
2015. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận, năm 2015, dựa trên hợp
đồng được ký kết, mỗi năm có 3.000 tấn thanh long Bình Thuận xuất sang thị
trường Nhật Bản. Hiện nay, tại thị trường EU, Việt Nam là nước cung cấp chính
quả thanh long tươi (Bộ NN&PTNT, 2013a).
14
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, thanh long Việt Nam có
thể thu hoạch quanh năm. Nắm bắt được các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng
của thị trường xuất khẩu, nhiều địa phương trồng thanh long đã quy hoạch các
vùng chuyên canh thanh long theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP (UBND
tỉnh Bình Thuận, 2016; Tỉnh ủy Bình Thuận, 2016). Năm 2016, toàn tỉnh Bình
Thuận có 9.182 ha/9.500 ha (96,7%) thanh long được chứng nhận VietGAP (Sở
NN&PTNT Bình Thuận, 2016).
Bình Thuận là địa phương có diện tích canh tác thanh long lớn nhất cả
nước. Thanh long được tiêu thụ trên thị trường ở dạng ăn tươi dưới 2 hình thức:
tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tiêu thụ nội địa chiếm khoảng 20-30% sản lượng
thanh long của Bình Thuận. Phần lớn thanh long được cung ứng tại các chợ hoặc
các siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Thị trường trong nước nhìn chung được mở
rộng nhưng việc bảo quản trong quá trình vận chuyển nội địa chưa được chú ý,
chất lượng quả chưa tốt, độ đường thấp. Có thể nói việc mở rộng thị trường trong
nước chưa tương xứng với tiềm năng. Khoảng 70-80% sản lượng thanh long của
tỉnh Bình Thuận được xuất khẩu, trong đó 15-20% xuất khẩu chính ngạch và 60-
65% được vận chuyển ra các tỉnh biên giới phía Bắc để tiêu thụ tại Trung Quốc
theo dạng tiểu ngạch. Nghiên cứu ứng dụng GIS và phân tích thứ bậc đánh giá
thích nghi đất đai cho cây thanh long tại Bắc Bình, Bình Thuận cho thấy tỉnh vẫn
còn tiềm năng mở rộng diện tích canh tác thanh long, với 69.000 ha được ưu tiên
trồng thanh long, đảm bảo khả năng sinh trưởng phát triển tốt của cây (Phạm
Công Luân & cs., 2016).
Tại Tiền Giang, canh tác thanh long cho xuất khẩu phát triển từ năm 2010.
Tổng diện tích trồng thanh long của tỉnh đạt 5.042 ha (năm 2016), tăng 2,6 lần so
với năm 2010 và tiếp tục tăng trong thời gian qua. Trong đó, diện tích canh tác
quả thanh long tập trung chủ yếu tại huyện Chợ Gạo, với khoảng 4.306 ha. Sản
lượng quả đạt khoảng 116.407 tấn; tăng 3,5 lần so với năm 2010.
Diện tích trồng thanh long của tỉnh Long An năm 2014 đã tăng gấp 5 lần
so với năm 2010, vượt xa quy hoạch ban đầu của tỉnh. Trong khi, cơ sở hạ tầng
và công tác hỗ trợ khuyến nông chưa theo kịp tốc độ sản xuất đã ảnh hưởng lớn
đến năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời dẫn đến tình trạng cung vượt
cầu nên giá cả luôn biến động (Nguyễn Tuân & Nguyễn Thị Như Ý, 2021).
Diện tích thanh long tại Long An đạt 11.275 ha trong đó diện tích cho thu
hoạch 8.228 ha đạt sản lượng 264.700 tấn năm 2018 (Bộ NN & PTNT, 2019).
15
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 16/6/2016 của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Long An ban
hành Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu
ngành nông nghiệp, mục tiêu chung của đề án là phát triển diện tích vùng trồng
lúa, rau, thanh long ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Trong đó, vùng sản
xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao đạt 2.000 ha của tỉnh Long An tập trung
tại huyện Châu Thành (UBND tỉnh Long An, 2016).
Ở miền Bắc, thanh long được trồng phổ biến ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng
Ninh, Sơn La, Hà Nội, Hòa Bình, Hải Dương, Thái Nguyên, .... với tổng diện tích
gần 2.700 ha, đạt sản lượng hơn 20 nghìn tấn quả/năm (Bộ NN&PTNT, 2019).
Giống thanh long ruột trắng chiếm hơn 90% diện tích sản xuất cả nước và
được đưa vào Việt Nam trồng từ những thế kỷ trước. Hiện nước ta, thanh long
ruột đỏ LĐ1 có khoảng 3.000 ha. Các giống thanh long chính trồng ở miền Bắc
gồm giống thanh long ruột trắng Bình Thuận, giống thanh long ruột đỏ LĐ1,
TL4, TL5 và giống thanh long ruột đỏ nhập nội từ Đài Loan, Malaysia. Trong số
các giống thanh long nhập nội, giống thanh long ruột đỏ TL4 và TL5 được tuyển
chọn và được đánh giá thích nghi tốt với điều kiện khí hậu một số tỉnh phía Bắc.
Tại Sơn La, diện tích trồng thanh long đạt 134 ha năm 2018 và được trồng
tập trung tại huyện Mai Sơn, Thuận Châu (UBND tỉnh Sơn La, 2019). Theo số
liệu thống kê, năm 2019 diện tích thanh long đạt tới 185 ha trong đó diện tích
trồng mới 102 ha và diện tích đã cho quả 83 ha, với năng suất 6,47 tấn/ha đạt sản
lượng 537 tấn (Cục Thống kê Sơn La, 2020).
Tại Vĩnh Phúc, diện tích thanh long năm 2018 đạt 187,3 ha trong đó diện
tích trồng mới là 9,8 ha và diện tích đã cho quả 161,7 ha đạt năng suất 8,7 tấn/ha
và sản lượng đạt 1.456 tấn (Bộ NN & PTNT, 2019). Thanh long được trồng tập
trung tại các huyện Lập Thạch và Sông Lô. Các giống thanh long được trồng ở
đây là giống thanh long ruột đỏ TL4, TL5, một số dòng thanh long ruột đỏ Đài
Loan và giống thanh long ruột trắng Bình Thuận. Giống được trồng với diện tích
lớn là giống thanh long ruột đỏ TL4. Sản phẩm thanh long chủ yếu bán buôn ở
chợ đầu mối Hà Nội và các tỉnh lân cận, một phần nhỏ được xuất khẩu sang
Malaysia và Trung Quốc. Thanh long ruột đỏ tại Vĩnh Phúc được Cục Sở hữu trí
tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “Thanh long ruột đỏ Lập Thạch" số 239720,
tại Quyết định số 7766/QĐ-SHTT 10/2016.
Diện tích thanh long tại Hà Nội đạt 167 ha, trong đó 19,8 ha cây trồng mới
và diện tích đã cho quả 147,7 ha, năng suất đạt 8,7 tấn/ha với sản lượng năm
16
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
2018 đạt 1.290 tấn. Thanh long được trồng chủ yếu ở huyện Ba Vì, Gia Lâm,
Đông Anh, Thạch Thất với giống thanh long ruột đỏ TL4, LT5 và LĐ1 (Bộ NN
& PTNT, 2019).
Trước những cơ hội lớn của thị trường, sản xuất và phân phối mặt hàng
thanh long đang đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ như: chưa quy hoạch
dài hạn vùng trồng thanh long, sản xuất mang tính tự phát, chất lượng sản phẩm
chưa đồng đều, chưa cơ giới hóa trong sản xuất, chưa đóng gói đúng cách, chưa
có cùng một thương hiệu, phải qua nhiều trung gian trước khi đến tay người tiêu
dùng, thiếu sự hợp tác giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
Bên cạnh đó, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ
của người tiêu dùng ngày càng cao, trong lúc người sản xuất chưa có ý thức đầy
đủ về vấn đề này (Nguyễn Thị Trâm Anh & Cao Thị Thu Trang, 2010). Bên cạnh
đó, do lợi ích về kinh tế và dinh dưỡng, nhiều nước trên thế giới đang dần mở
rộng và đẩy mạnh diện tích canh tác thanh long, tạo ra nhiều thách thức hơn về
mặt chất lượng và thị trường đối với thanh long Việt Nam (Trinh & cs., 2018).
2.2.3. Một số giống thanh long trồng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam
* Một số giống thanh long trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều giống thanh long với các đặc điểm thực vật học
khác nhau như thân cành, hình dạng quả và màu sắc thịt quả.
Lobo & cs. (2013) cho rằng, có 2 giống thanh long trồng phổ biến tại
trung tâm nước Mỹ là giống thanh long vỏ đỏ, ruột trắng (Hylocereus undatus)
và giống thanh vỏ đỏ ruột đỏ (Hylocereus sp.). Ngoài ra, tác giả đã điều tra thu
thập và nghiên cứu, đưa ra đặc điểm hình thái của 19 giống thanh long như một
bản hướng dẫn để nhận biết:
• Cebra: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh nhạt, bề mặt nhiều phấn,
núm gai dày, nhiều gai, khối lượng quả 468 g, brix 15,75%, năng suất 8,75
kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch: 46 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ.
• Rosa: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh nhạt, núm gai dày, nhiều
gai, khối lượng quả 384 g, brix 16,05%, năng suất 7,22 kg/cây, thời gian từ nở
hoa đến thu hoạch 45 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ.
• Orejona: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh nhạt bề mặt có phấn,
núm gai dày, nhiều gai, khối lượng quả 438 g, brix 15,78%, năng suất 4,60
kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 45 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ.
17
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
• Lisa: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh nhạt bề mặt có nhiều phấn,
núm gai dày, nhiều gai, khối lượng quả 465 g, brix 17,02%, năng suất 13,32
kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 44 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ.
• Sin Espinas: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh đậm, mép cành lượn
sóng, núm gai thưa, ít gai hoặc không có gai, khối lượng quả 393 g, brix 16,50%,
năng suất 3,53 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 43 ngày. Vỏ quả và thịt
quả màu đỏ.
• San Ignacio: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh đậm, núm gai dày,
nhiều gai, khối lượng quả 552 g, brix 15,60%, năng suất 12,71 kg/cây, thời gian
từ nở hoa đến thu hoạch 48 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ.
• Mexicana: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh đậm, mép cành hơi
lượn sóng, núm gai dày, nhiều gai, khối lượng quả 495 g, brix 14,04%, năng suất
9,17 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch: 40 ngày. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả
màu trắng.
• Colombiana: nguồn gốc Colombia, cành màu xanh vàng, núm gai dày,
nhiều gai, khối lượng quả dưới 200 g, brix 20,90%, không cho thu hoạch, thời
gian từ nở hoa đến thu hoạch 150-180 ngày. Vỏ quả màu vàng nhiều gai, thịt quả
màu trắng.
• Valdivia Roja: nguồn gốc Mexico, cành màu xanh nhạt nhiều phấn, ít
gai, khối lượng quả 250 g, brix 17,90%, năng suất 8,59 kg/cây, thời gian từ nở
hoa đến thu hoạch 40 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ.
• Bien Hoa Red: nguồn gốc San Diego, cành màu xanh đậm, mép cành
lượn sóng, ít gai, khối lượng quả 360 g, brix 18,90%, năng suất 1,48 kg/cây, thời
gian từ nở hoa đến thu hoạch 41 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ.
• Bien Hoa White: nguồn gốc San Diego, cành màu xanh đậm, mép cành
lượn sóng, ít gai, khối lượng quả 388 g, brix 11,85%, năng suất 7,40 kg/cây, thời
gian từ nở hoa đến thu hoạch 37 ngày. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu trắng.
• Delight: nguồn gốc San Diego, cành màu xanh đậm, mép cành lượn
sóng, ít gai, khối lượng quả 371 g, brix 18,08%, năng suất 14,93 kg/cây, thời
gian từ nở hoa đến thu hoạch 41 ngày. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu hồng.
• American Beauty: nguồn gốc Florida, cành màu xanh đậm, mép cành
lượn sóng, ít gai, khối lượng quả 380 g, brix 18,51%, năng suất 5,57 kg/cây, thời
gian từ nở hoa đến thu hoạch 43 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ.
18
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
• Haley’s Comet: nguồn gốc Florida, cành màu xanh đậm, mép cành lượn
sóng, ít gai, khối lượng quả 380 g, brix 18,51%, năng suất 5,57 kg/cây, thời gian
từ nở hoa đến thu hoạch 43 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ.
• Physical Graffi 2: nguồn gốc Florida, cành màu xanh đậm, mép cành lượn
sóng, ít gai, khối lượng quả 374 g, brix 17,93%, năng suất 23,43 kg/cây, thời gian từ
nở hoa đến thu hoạch 40 ngày. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu tím hồng.
• Vietnamese Giant: nguồn gốc Florida, cành màu xanh đậm, mép cành
lượn sóng có viền nâu, ít gai, khối lượng quả 338 g, brix 15,60%, năng suất 6,51
kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 41 ngày. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu
trắng.
• Yellow Dragon: nguồn gốc Florida hoặc Colombia, cành màu xanh vàng
nhỏ, nhiều gai, khối lượng quả dưới 200 g, brix 21,15%, không cho thu hoạch,
thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 150-180 ngày. Vỏ quả màu vàng có gai, thịt
quả màu trắng.
• Seoul Kitchen: nguồn gốc Florida, cành màu xanh đậm, mép cành lượn
sóng, ít gai, khối lượng quả 518 g, brix 12,18%, năng suất 15,38 kg/cây, thời
gian từ nở hoa đến thu hoạch 41 ngày. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu trắng.
• Armando: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh đậm, núm gai dày,
nhiều gai, khối lượng quả 390,5 g, brix 16,11%, năng suất 4,88 kg/cây, thời gian
từ nở hoa đến thu hoạch 41 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ.
Kết quả nghiên cứu của Liu & cs. (2015) cho rằng một số giống thanh
long trồng tại Đài Loan có đặc điểm chính sau:
• Xin-Yun 1-Mi-Bao: nguồn gốc Đài Loan được công nhận năm 2012,
cành màu xanh đậm, núm gai trung bình, khối lượng quả 450 g, quả bầu dục, lá
bắc ngắn, quả dễ bị nứt, brix 18%. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu trắng.
• Da-Hong: nguồn gốc Đài Loan, giống này được trồng tới 60% diện tích
thanh long ở Đài Loan, cành màu xanh đậm, núm gai trung bình, khối lượng quả
>400 g, quả hơi tròn, lá bắc rộng, ngắn và mỏng, brix đạt >20%. Vỏ quả màu đỏ,
thịt quả màu đỏ thẫm, ăn giòn, nhiều nước.
• Hi Xianghong: nguồn gốc Đài Loan, cành màu xanh đậm, núm gai trung
bình, mép cành thẳng. Quả hình thon dài, lá bắc dài, ít bị nứt (sau khi đổi màu
trong hai tuần). Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu đỏ thẫm, giòn, mọng nước. Giống
đang được đánh giá và có ưu điểm là có mùi thơm và hương vị đặc trưng.
19
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc

More Related Content

Similar to Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc

Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.docGiải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.docDịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực Trạng Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Mắc Hội Chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ Tại Trư...
Thực Trạng Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Mắc Hội Chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ Tại Trư...Thực Trạng Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Mắc Hội Chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ Tại Trư...
Thực Trạng Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Mắc Hội Chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ Tại Trư...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...
Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...
Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc (15)

Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
 
Ảnh Hưởng Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Hài Lòng Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Hài Lòng Của Nhân Viên.docẢnh Hưởng Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Hài Lòng Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Hài Lòng Của Nhân Viên.doc
 
Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở ...
Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở ...Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở ...
Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở ...
 
Luận Văn Quản Lý Tài Chính Trong Hoạt Động Khoa Học Công Nghệ.doc
Luận Văn Quản Lý Tài Chính Trong Hoạt Động Khoa Học Công Nghệ.docLuận Văn Quản Lý Tài Chính Trong Hoạt Động Khoa Học Công Nghệ.doc
Luận Văn Quản Lý Tài Chính Trong Hoạt Động Khoa Học Công Nghệ.doc
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Spinel phát quang pha tạp Eu.doc
Luận văn Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Spinel phát quang pha tạp Eu.docLuận văn Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Spinel phát quang pha tạp Eu.doc
Luận văn Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Spinel phát quang pha tạp Eu.doc
 
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.docGiải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
 
Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo h...
Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo h...Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo h...
Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo h...
 
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi ...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi ...Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi ...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi ...
 
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
 
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
 
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.docPhát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
 
Chọn Tạo Hai Dòng Vịt Biển Trên Cơ Sở Giống Vịt Biển 15 - Đại Xuyên.doc
Chọn Tạo Hai Dòng Vịt Biển Trên Cơ Sở Giống Vịt Biển 15 - Đại Xuyên.docChọn Tạo Hai Dòng Vịt Biển Trên Cơ Sở Giống Vịt Biển 15 - Đại Xuyên.doc
Chọn Tạo Hai Dòng Vịt Biển Trên Cơ Sở Giống Vịt Biển 15 - Đại Xuyên.doc
 
Thực Trạng Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Mắc Hội Chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ Tại Trư...
Thực Trạng Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Mắc Hội Chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ Tại Trư...Thực Trạng Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Mắc Hội Chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ Tại Trư...
Thực Trạng Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Mắc Hội Chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ Tại Trư...
 
Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...
Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...
Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149

Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149 (20)

Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.docLuận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
 
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
 
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
 
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
 
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
 
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.docLuận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
 
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
 
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
 
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
 
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.docLuận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.docLuận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.docLuận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.docLuận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
 
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.docLuận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.docLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 

Recently uploaded

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long Ruột Đỏ Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.doc

  • 1. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
  • 2. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng Mã số: 9 62 01 10 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quốc 2. TS. Đoàn Văn Lư Hùng HÀ NỘI, 2021
  • 3. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ dẫn rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hương i
  • 4. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng và TS. Đoàn Văn Lư đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Rau Hoa quả và Cảnh quan, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và các bộ viên chức Viện Nghiên cứu Rau quả, Bộ môn Cây ăn quả đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày ..... tháng....... năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hương ii
  • 5. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 MỤC LỤC Lời cam đoan .....................................................................................................................i Lời cảm ơn........................................................................................................................ii Mục lục ............................................................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi Danh mục bảng ...............................................................................................................vii Danh mục hình.................................................................................................................xi Trích yếu luận án ............................................................................................................xii Thesis abstract................................................................................................................xiv Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................3 1.3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3 1.4. Những đóng góp mới của luận án .........................................................................4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ...........................................................4 1.5.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................5 Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................6 2.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm của cây thanh long.........................................6 2.1.1. Nguồn gốc cây thanh long .....................................................................................6 2.1.2. Phân loại cây thanh long........................................................................................6 2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây thanh long ............................................................7 2.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây thanh long.................................................9 2.1.5. Giá trị sử dụng của thanh long...............................................................................9 2.2. Tình hình sản xuất thanh long trên thế giới và ở Việt Nam................................10 2.2.1. Tình hình sản xuất thanh long trên thế giới .........................................................10 2.2.2. Tình hình sản xuất thanh long ở Việt Nam..........................................................13 2.2.3. Một số giống thanh long trồng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam.................17 2.3. Các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật canh tác thanh long ....................................21 2.3.1. Các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật canh tác thanh long trên thế giới ................21 2.3.2. Các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật canh tác thanh long ở Việt Nam .................31 iii
  • 6. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..........................................................43 3.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu............................................................................43 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................43 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................................43 3.2. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................44 3.2.1. Khảo sát thực trạng sản xuất thanh long ở các tỉnh phía Bắc ..............................44 3.2.2. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của mẫu giống thanh long ruột đỏ tại Gia Lâm, Hà Nội.................................................................................................44 3.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất thanh long ruột đỏ tại một số tỉnh phía Bắc........................................................44 3.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................45 3.3.1. Khảo sát thực trạng sản xuất thanh long ở các tỉnh phía Bắc ..............................45 3.3.2. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống thanh long ruột đỏ tại Gia Lâm, Hà Nội.......................................................................................46 3.3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất thanh long ruột đỏ TL5 tại một số tỉnh phía Bắc ................................................48 3.4. Phương pháp đánh giá.........................................................................................54 3.5. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................60 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................................61 4.1. Kết quả khảo sát thực trạng sản xuất thanh long ở các tỉnh phía Bắc.................61 4.2. Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống thanh long ruột đỏ tại Gia Lâm, Hà Nội .......................................................................68 4.2.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu giống thanh long thí nghiệm............................68 4.2.2. Khả năng sinh trưởng phát triển, ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng quả của các mẫu giống thanh long thí nghiệm....................................................74 4.2.3. Thành phần và tỷ lệ gây hại của một số sâu bệnh hại chính trên các mẫu giống thanh long thí nghiệm năm 2016 ..............................................................81 4.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất thanh long ruột đỏ TL5 tại một số tỉnh phía Bắc ................................................83 4.3.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả giống thanh long ruột đỏ TL5 ........................................83 iv
  • 7. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 4.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả giống thanh long ruột đỏ TL5 ...............................92 4.3.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng đậu quả, năng suất và chất lượng của giống thanh long ruột đỏ TL5..............................................112 4.3.4. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến khả năng ra hoa đậu quả trái vụ và năng suất của giống thanh long ruột đỏ TL5................................................117 4.3.5. Ảnh hưởng của một số loại bóng đèn chiếu sáng đến khả năng ra hoa đậu quả trái vụ và năng suất của một số giống thanh long ruột đỏ TL5..................125 4.3.6. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến khả năng sinh trưởng và năng suất của giống thanh long ruột đỏ TL5.....................................................................132 4.3.7. Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật cho giống thanh long ruột đỏ TL5 tại một số tỉnh phía Bắc...........................................137 Phần 5. Kết luận và đề nghị .......................................................................................142 5.1. Kết luận .............................................................................................................142 5.2. Đề nghị..............................................................................................................143 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án....................................144 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................145 Phụ lục ..........................................................................................................................161 v
  • 8. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVTV CAM CKHTTS CS CT ĐC FFTC GIS HCVS NN & PTNT PTNT QCVN SOFRI SSC SWOT TA TS TSS TTA USDA Bảo vệ thực vật Crassulacean Acid Metabolism, Thực vật CAM Chất khô hòa tan tổng số Cộng sự Công thức Độ chín Food and Fertilizer Technology Center Geographic Information System Hữu cơ vi sinh Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phát triển nông thôn Quy chuẩn Việt Nam Sourthern Horticultural Research Intitte Soluble Solids Content - Chất rắn hòa tan S trengths (Điểm mạnh), W eaknesses (Điểm yếu), O pportunities (Cơ hội) và T hreats (Thách thức) Hàm lượng axit Tổng số Tổng hàm lượng chất khô Hàm lượng axit tổng số United States Department of Agriculture - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vi
  • 9. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Phân loại các loài thanh long ................................................................................ 7 4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng thanh long ở một số tỉnh phía Bắc ............... 62 4.2. Hiện trạng về áp dụng biện pháp kỹ thuật cho sản xuất thanh long ở một số tỉnh phía Bắc .................................................................................................. 65 4.3. Phân tích SWOT hiện trạng sản xuất thanh long ở các tỉnh phía Bắc ................ 66 4.4. Một số đặc điểm cành ở các mẫu giống thanh long thí nghiệm ......................... 69 4.5. Một số đặc điểm hoa của các mẫu giống thanh long thí nghiệm ....................... 70 4.6. Một số đặc điểm quả của các mẫu giống thanh long thí nghiệm ....................... 72 4.7. Màu sắc thịt quả (giá trị L*, a* và b*) của các mẫu giống thanh long thí nghiệm ........................................................................................................... 73 4.8. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả của các mẫu giống thanh long thí nghiệm ........................................................................................................... 73 4.9. Thời gian hình thành lộc ở các mẫu giống thanh long thí nghiệm năm 2015-2016 ........................................................................................................... 75 4.10. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng ra hoa của các mẫu giống thanh long thí nghiệm năm 2016 ........................................................................ 75 4.11. Tỷ lệ đậu quả của các mẫu giống thanh long năm 2016..................................... 77 4.12. Thời gian nở hoa đến thu hoạch quả các mẫu giống thanh long thí nghiệm năm 2016 ............................................................................................... 78 4.13. Khối lượng quả các mẫu giống thanh long thí nghiệm năm 2016 ...................... 78 4.14. Năng suất các đợt quả của các mẫu giống thanh long thí nghiệm năm 2016 ............................................................................................................ 79 4.15. Độ brix ở thịt quả của các giống thanh long thí nghiệm năm 2016 ................... 80 4.16. Mức độ gây hại của một số đối tượng sâu hại chính trên các giống thanh long thí nghiệm năm 2016 .................................................................................. 81 4.17. Mức độ gây hại của một số đối tượng bệnh hại chính trên các giống thanh long thí nghiệm năm 2016 .................................................................................. 82 4.18. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng xuất hiện lộc của giống thanh long TL5 năm 2017 .................................................................................. 84 vii
  • 10. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 4.19. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng của giống thanh long TL5 ...................................................................................................85 4.20. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa của giống thanh long TL5 năm 2017-2018...................................................................................87 4.21. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống thanh long TL5 năm 2017-2018 ........................................88 4.22. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến mức độ gây hại của một số bệnh hại chính trên giống thanh long ruột đỏ TL5 năm 2018...........................................90 4.23. Ảnh hưởng của liều lượng bón N và K đến thời điểm xuất hiện lộc của giống thanh long ruột đỏ TL5.............................................................................92 4.24. Ảnh hưởng của liều lượng bón N và K đến khả năng hình thành lộc của giống thanh long ruột đỏ TL5.............................................................................93 4.25. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến kích thước các đợt lộc của giống thanh long ruột đỏ TL5.......................................................................................95 4.26. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến khả năng sinh trưởng của giống thanh long ruột đỏ TL5.......................................................................................97 4.27. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến thời gian xuất hiện nụ và nở hoa của giống thanh long ruột đỏ TL5 ......................................................................98 4.28. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến tỷ lệ đậu quả ở thời điểm thu hoạch của giống thanh long ruột đỏ TL5 trồng tại Gia Lâm ............................100 4.29a. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến khối lượng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5 năm 2018..............................................................................103 4.29b. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến khối lượng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5 năm 2019..............................................................................104 4.30a. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến năng suất của giống thanh long ruột đỏ TL5 năm 2018......................................................................................106 4.30b. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến năng suất của giống thanh long ruột đỏ TL5 năm 2019......................................................................................107 4.31a. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến một số chỉ tiêu về chất lượng quả thanh long ruột đỏ TL5 năm 2018....................................................................109 4.31b. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến một số chỉ tiêu về chất lượng quả thanh long ruột đỏ TL5 năm 2019....................................................................110 viii
  • 11. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 4.32. Hiệu quả của việc sử dụng phân bón cho giống thanh long ruột đỏ TL5 năm 2019 ..........................................................................................................111 4.33. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5...........................................................................113 4.34. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khối lượng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5.....................................................................................114 4.35. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất của giống thanh long ruột đỏ TL5...............................................................................................115 4.36. Ảnh hưởng của phân bón lá đến đặc điểm và chất lượng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5.....................................................................................116 4.37. Hiệu quả của việc sử dụng phân bón lá cho giống thanh long ruột đỏ TL5 .....117 4.38. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến động thái xuất hiện hoa ở giống thanh long TL5 .................................................................................................118 4.39. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến khả năng ra hoa, đậu quả của giống thanh long TL5 .......................................................................................120 4.40. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống thanh long TL5 ................................................................121 4.41. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến một số chỉ tiêu về quả thanh long ruột đỏ TL5...............................................................................................123 4.42. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến hiệu quả kinh tế của giống thanh long ruột đỏ TL5...............................................................................................124 4.43. Ảnh hưởng của loại bóng đèn chiếu sáng đến động thái xuất hiện hoa ở giống thanh long TL5 trồng tại Gia Lâm, Hà Nội............................................126 4.44. Ảnh hưởng của loại bóng đèn chiếu sáng đến khả năng ra hoa và đậu quả của giống thanh long ruột đỏ TL5.......................................................127 4.45. Ảnh hưởng của loại bóng đèn chiếu sáng đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống thanh long TL5 ...........................................128 4.46. Ảnh hưởng của loại bóng đèn chiếu sáng đến một số chỉ tiêu về chất lượng quả thanh long ruột đỏ TL5....................................................................130 4.47. Hiệu quả của loại bóng đèn chiếu sáng trên giống thanh long ruột đỏ TL5 trồng tại Hà Nội ................................................................................................131 ix
  • 12. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 4.48. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến khả năng sinh trưởng của giống thanh long ruột đỏ TL5 tại Hà Nội ...................................................................133 4.49. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến khả năng ra hoa, đậu quả và thời gian thu hoạch của giống thanh long ruột đỏ TL5 tại Hà Nội..........................134 4.50. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến năng suất của giống thanh long ruột đỏ TL5 tại Gia Lâm, Hà Nội .....................................................................135 4.51. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến mức độ gây hại của một số sâu bệnh hại chính trên giống thanh long ruột đỏ TL5...........................................135 4.52. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến hiệu quả kinh tế của giống thanh long ruột đỏ TL5...............................................................................................136 4.53. Khả năng sinh trưởng của giống thanh long ruột đỏ TL5 tại mô hình thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật năm 2020...................................................137 4.54. Khả năng ra hoa của giống thanh long ruột đỏ TL5 tại mô hình thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật năm 2020...................................................138 4.55. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống thanh long ruột đỏ TL5 tại một số tỉnh phía Bắc ............................................................................138 4.56. Một số chỉ tiêu chất lượng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5 tại các tỉnh phía Bắc.....................................................................................................139 4.57. Mức độ gây hại của một số sâu bệnh hại chính trên giống thanh long ruột đỏ TL5 tại mô hình thử nghiệm........................................................................139 4.58. Hiệu quả kinh tế của giống thanh long ruột đỏ TL5 tại một số tỉnh phía Bắc năm 2020 ...................................................................................................140 x
  • 13. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Mô tả phương pháp khảo sát thưc trạng sản xuất thanh long ruột đỏ.................... 47 4.1. Hiện trạng sử dụng giống thanh long ở một số tỉnh phía Bắc ............................63 4.2 a) Hình ảnh lộc non các mẫu giống thanh long, b) Hình ảnh cành các mẫu giống thanh long, c) Hình ảnh mặt cắt ngang cành các mẫu giống thanh long..70 4.3. Ảnh nụ hoa các mẫu giống thanh long ruột đỏ thí nghiệm.................................71 4.4. Ảnh hoa các mẫu giống thanh long ruột đỏ thí nghiệm......................................71 4.5. Ảnh quả các mẫu giống thanh long ruột đỏ........................................................74 4.6. Năng suất các mẫu giống thanh long thí nghiệm năm 2016...............................79 4.7. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến tỷ lệ cấp quả của giống thanh long ruột đỏ TL5 năm 2018........................................................................................89 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến tỷ lệ cành đạt tiêu chuẩn của giống thanh long ruột đỏ TL5.......................................................................................98 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến tổng số hoa của giống thanh long ruột đỏ TL5.........................................................................................................99 4.10. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến khối lượng quả trung bình các đợt của giống thanh long ruột đỏ TL5 ....................................................................101 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến năng suất của giống thanh long ruột đỏ TL5.......................................................................................................108 4.12. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng đậu quả của giống thanh long ruột đỏ TL5.....................................................................................112 4.13. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến năng suất lý thuyết của giống thanh long TL5 .................................................................................................122 4.14. Ảnh hưởng của một số bóng đèn chiếu sáng đến năng suất lý thuyết của giống thanh long ruột đỏ TL5...........................................................................129 4.15. Sơ đồ xử lý thanh long ruột đỏ TL5 trái vụ tại Gia Lâm, Hà Nội ....................132 4.16. Hình ảnh núm gai thanh long ruột đỏ TL5 .......................................................132 4.17. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến khả năng sinh trưởng của giống thanh long ruột đỏ TL5 tại Hà Nội ...................................................................133 xi
  • 14. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương Tên luận án: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất thanh long ruột đỏ tại một số tỉnh phía Bắc Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng Mã số: 9 62 01 10 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đánh giá được hiện trạng sản xuất, những thuận lợi, khó khăn về điều kiện sinh thái và khả năng phát triển cây thanh long ruột đỏ ở một số tỉnh phía Bắc. Đánh giá được các đặc điểm hình thái và khả năng sinh trưởng phát triển của một số mẫu giống thanh long ruột đỏ làm cơ sở khoa học cho công tác chọn tạo giống; tuyển chọn và xác định được giống thanh long ruột đỏ sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu một số tỉnh phía Bắc. Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nâng cao năng suất và chất lượng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5 ở một số tỉnh phía Bắc. Phương pháp nghiên cứu Đánh giá thưc trạng sản xuất thanh long ở một số tỉnh phía Bắc được áp dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn. Mô tả đặc điểm thực vật của các giống thanh long QN1, QN2, VP2, TL4, TL5, LĐ1 được dựa theo QCVN về khảo nghiệm DUS cây thanh long; các đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống được quan sát, đo đếm trực tiếp trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm. Các thí nghiệm nghiên cứu về kỹ thuật cắt tỉa, kỹ thuật bón phân, sử dụng phân bón lá, xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch và phương thức trồng cho thanh long ruột đỏ TL5 được sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông dụng đang được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu cây ăn quả, trên cây 4 năm tuổi trồng sẵn tại Viện Nghiên cứu Rau quả. Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần. Mô hình thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật: cắt tỉa, bón phân cho giống thanh long ruột đỏ TL5 tại Hà Nội và Vĩnh Phúc được bố trí theo phương pháp thí nghiệm ô lớn, không nhắc lại. Kết quả chính và kết luận Cây thanh long hiện đang được trồng ở hầu hết các tỉnh phía Bắc, trong đó các tỉnh có diện tích trồng lớn hơn là: Lạng Sơn, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An. Đánh giá được điều kiện sinh thái của một số tỉnh phía Bắc đáp ứng được yêu cầu của cây thanh long, đặc biệt là các giống thanh long ruột đỏ để có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất, chất lượng quả và hiệu quả kinh tế cao; xii
  • 15. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 xác định được các yếu tố thuận lợi và hạn chế chính trong phát thanh long ở các tỉnh phía Bắc. Các mẫu giống thanh long thí nghiệm có đặc điểm nông sinh học tương đối khác nhau nhưng đều có khả năng sinh trưởng khỏe, xuất hiện 3-4 đợt lộc/năm. Các mẫu giống đều ra hoa tự nhiên tốt trong điều kiện miền Bắc, có 10-12 đợt hoa/năm. Thời gian từ nở hoa đến khi thu hoạch quả của các giống dao động 28-35 ngày. Mẫu giống TL5 có khối lượng quả và năng suất đạt lớn nhất, đạt 483,3 g/quả và 39,0 kg/trụ, tiếp theo là giống thanh long ruột đỏ TL4 với khối lượng quả và năng suất tương ứng đạt 396,3 g/quả và 30,6 kg/trụ. Hai giống thanh long ruột đỏ TL4 và TL5 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống cây trồng mới và giống sản xuất thử ở các tỉnh phía Bắc theo Quyết định số 270/QĐ-BNN-TT ngày 07/2/2017. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác, luận án đã thu được các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật: cắt tỉa cành, bón phân, sử dụng phân bón lá, xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch và phương thức trồng trên giống thanh long ruột đỏ TL5. Biện pháp cắt tỉa sau thu hoạch để lại 24 cành/trụ kết hợp cắt tỉa theo quy trình cho năng suất đạt cao nhất (41,1 kg/trụ), có tỷ lệ lớn số quả có khối lượng >400 g. Công thức bón phân thích hợp cho giống thanh long ruột đỏ TL5 là: 3 kg phân hữu cơ vi sinh, 500 g P2O5, 500 g N, 700 g K2O/trụ/năm; cho năng suất đạt cao nhất >41 kg/trụ, độ brix đạt 19,9%. Sử dụng một số loại phân bón lá giàu đạm, lân, kali (Đầu trâu 502, Đầu trâu 702 và phân bón lá HK) đã làm tăng tỷ lệ đậu quả, kéo dài thời gian sinh trưởng quả 4-5 ngày và tăng khối lượng quả, năng suất lên 15-20% so với đối chứng; cải thiện chất lượng quả. Giống thanh long ruột đỏ TL5 trồng tại Hà Nội có khả năng ra hoa trái vụ trong điều kiện xử lý chiếu sáng bổ sung vào tháng 10 bằng bóng đèn sợi đốt 60W màu vàng, với thời gian 22 đêm, năng suất đạt 7,0-7,2 kg/trụ, hệ số VCR đạt 2,2-2,3. Với cùng thời gian và thời vụ chiếu sáng bổ sung, sử dụng bóng đèn led đỏ 7W cho năng suất cao nhất, đạt 8,2-9,3 kg/trụ và hệ số VCR đạt 2,3-2,5. Giống thanh long ruột đỏ TL5 trồng giàn có khả năng sinh trưởng, ra hoa và đậu quả tương đương trồng trụ nhưng năng suất cao hơn >30% (cây năm thứ 4 đạt 57,8 tấn/ha) và hiệu quả kinh tế đạt cao hơn gần 2 lần so với trồng trụ. Tại mô hình thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật từ kết quả nghiên cứu của luận án trên giống thanh long ruột đỏ TL5 tại Hà Nội và Vĩnh Phúc đều cho năng suất và hiệu quả cao hơn 15% và trên 29% so với mô hình đối chứng. Hiện tại, các giống thanh long được tuyển chọn có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp và phát triển tập trung ở một số tỉnh như Sơn La, Quảng Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương và Vĩnh Phúc. Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu và phục vụ thị trường nội địa. xiii
  • 16. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Thi Thu Huong Dissertation title: Study on agro-biological characteristics and cultivation techniques to improve yield and quality of the red flesh dragon fruit in some Northern provinces. Major: Crop Science Code: 9 62 01 10 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Evaluation of the current production status, advantages and disadvantages of ecological conditions and the possibility of developing red flesh dragon fruit in some Northern provinces. Evaluation of morphological characteristics and growth and development ability of some red flesh dragon fruit varieties as a scientific basis for breeding work; selected and identified red flesh dragon fruit varieties with strong growth, high yield, good quality and good adaptation to climatic conditions in some Northern provinces. Identification some suitable cultivation techniques to improve yield and fruit quality of red flesh dragon fruit variety TL5 in some Northern provinces. Research Methods The evaluation the status of dragon fruit production in some Northern provinces was applied the Rural Rapid Assessment method. Description of botanical characteristics of dragon fruit varieties QN1, QN2, VP2, TL4, TL5, LD1 was based on QCVN on DUS testing of dragon fruit; The growth and development characteristics of the varieties were observed and measured directly in the field and in the laboratory. Research experiments on prunning techniques, fertilizing techniques, foliar fertilizer use, off-season flowering and harvesting treatments and planting methods for red flesh dragon fruit variety TL5 were used with common research methods which being widely used in fruit research, on 4-year-old tree were cultivated at the Fruit and Vegetable Research Institute. The experiments were arranged in a fully randomized block design, repeated 3 times. The experimental model of cultivation techniques: prunning, fertilizing for red flesh dragon fruit variety TL5 in Hanoi and Vinhphuc. It was arranged according to the method of large plot, without replecation. Main results and conclusions Dragon fruit are currently being grown in most of the Northern provinces, in which the provinces with larger planting areas are: Langson, Son La, Vinhphuc, Haiduong, Quangninh, Thanhhoa and Nghean. The ecological conditions of some Northern provinces is evaluated to be suitable for dragon fruit, especially red flesh dragon fruit varieties for xiv
  • 17. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 good growth, yield, fruit quality and high economic efficiency; identified the main advantages and disadvantages in developing dragon fruit in the Northern provinces. The experimental dragon fruit varieties have different agro-biological characteristics, but they all have the strong growth ability, appearing 3-4 new bud times per year. All varieties have good natural flowering in Northern conditions, with 10-12 flowering times per year. The time from flowering to fruit harvesting of varieties ranges 28-35 days. Red flesh dragon fruit variety TL5 had the largest fruit weight and yield, reaching 483.3 g/fruit and 39.0 kg/pillar, good fruit quality and followed to be red flesh dragon fruit variety TL4, with fruit weight and yield was 396.3 g/fruit and 30.6 kg/pillar, respectively. Two red flesh dragon fruit varieties TL4 and TL5 have been recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development as new plant variety and trial production variety in some Northern provinces. The dissertation has obtained research results of cultivation techniques: pruning branches, fertilizing, using foliar fertilizers, off-season flowering and growing method on red flesh dragon fruit variety TL5. The post-harvest prunning method left 24 branches/pillar, combined with prunning according to the process reached the highest yield (41.1 kg/pillar), with a large percentage of fruits weigh >400 g. The suitable fertilizer formula for red flesh dragon fruit variety TL5 is: 3 kg of microbial organic fertilizer, 500 g P2O5, 500 g N, 700 g K2O/pillar/year; reached the highest yield >41 kg/pillar, brix is 19.9%. Using some foliar fertilizers rich in nitrogen, phosphorus, and potassium (Dau Trau 502, Dau Trau 702 and HK foliar fertilizer) increased the rate of fruit set, lengthened fruit growth 4-5 days and increased fruit weight, yield up 15-20% compared to the control; improve fruit quality. Red flesh dragon fruit variety TL5 was grown in Ha Noi which has the ability to off-season flowering in the condition of additional lighting treatment in October with a 60W yellow incandescent bulb, with a duration of 22 nights, yield is 7.0-7.2 kg/pillar, coefficient VCR is 2.2-2.3. With the same time and additional lighting season, using 7W red led bulb for the highest productivity, reaching 8.2-9.3 kg/pillar and coefficient VCR reaching 2.3- 2.5. The red flesh dragon fruit variety TL5 planted on frame has the same growth, flowering and fruiting capacity as the pillar growing but the yield is >30% higher (57.8 tonnes/ha with 4-year-old tree) and the economic efficiency is nearly 2 times higher than planting pillars. In the experimental model of some cultivation techniques from the research results of the dissertation on red flesh dragon fruit varieties TL5 in Hanoi and Vinh Phuc, both yield and efficiency are 15% and over 29% higher than in the control model. Currently, selected varieties of dragon fruit have high yield, good quality are concentrated growing in some provinces such as Sonla, Quangninh, Hanam, Hanoi, Haiduong and Vinhphuc. Products are used for exporting and using in domestic market. xv
  • 18. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, sản xuất cây ăn quả nước ta có bước phát triển khá toàn diện, liên tục tăng trưởng cả về diện tích, sản lượng, đóng góp rất lớn vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung và tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản nói riêng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2020), tổng diện tích cây ăn quả của cả nước đạt 1,1 triệu ha, tăng 32,8 nghìn ha so với năm 2019; sản lượng và chất lượng một số cây ăn quả chủ lực, có lợi thế của cả nước và từng vùng đều tăng. Một số cây ăn quả chủ lực có sản lượng tăng 4-9%; kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt gần 3,3 tỷ USD, chiếm khoảng 17,8% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước. Sự tăng trưởng về diện tích trồng và sản lượng cây ăn quả đã đóng góp tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập, làm giàu cho nông dân tại nhiều vùng, địa phương trong cả nước. Với sự đa dạng về điều kiện sinh thái, Việt Nam có thể trồng và phát triển được nhiều loại cây ăn quả, từ các loại cây ăn quả nhiệt đới, các cây ăn quả á nhiệt đới đến một số cây ăn quả ôn đới. Trong số các cây ăn quả có diện tích trồng tập trung lớn, cây chuối có diện tích trồng lớn nhất với 150 nghìn ha, tiếp theo là cây cam, xoài với diện tích trồng đạt 106,0-120,5 nghìn ha. Các cây ăn quả có diện tích trồng lớn tiếp theo là: bưởi, nhãn, vải, chôm chôm, thanh long, dứa, sầu riêng và mít. Trong số các cây ăn quả trồng chủ lực, thanh long là cây có diện tích trồng, sản lượng thu hoạch và giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn hàng năm (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2020). Năm 2018, diện tích thanh long của cả nước là 53,89 nghìn ha với sản lượng đạt 1.061,1 nghìn tấn và thanh long hiện được trồng tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Kim ngạch xuất khẩu năm 2018 của thanh long đạt 1,13 tỷ USD, chiếm gần 36% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2019). Cây thanh long có giá trị kinh tế cao như vậy là nhờ quả có giá trị dinh dưỡng cao nên nhu cầu sử dụng ngày càng lớn ở cả trong nước và trên thế giới. Quả thanh long ngoài chứa các chất dinh dưỡng (Alice Trivellini & cs., 2020). Trong 100 g thịt quả thanh long chứa: 0,9 g chất xơ; 0,61 g chất béo; 0,68 g tro; 0,012 g caroten, 83,0 g nước; 36,1 mg photpho; 9,0 mg axit ascobic; 0,229 g đạm; 0,045 mg 1
  • 19. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 riboflavin; 8,8 g canxi; 0,43 mg niacin và 0,65 mg sắt (Izalin & cs., 2016). Quả thanh long còn có vai trò quan trọng trong công nghệ chế biến như: sấy dẻo, mứt, nước giải khát, chế biến rượu. Vỏ quả thanh long rất giàu chất pectin và betacyanin lại là sản phẩm phụ trong chế biến nên việc chế biến nước cô đặc và chiết xuất màu thực phẩm tự nhiên từ vỏ quả thanh long lại càng ý nghĩa (Đào Thị Mỹ Linh & cs., 2020). Hạt thanh long ruột trắng chứa hàm lượng dầu lớn, Wijitra Liaotrakoon & cs. (2012) đã sử dụng quy trình tách lạnh với ete dầu mỏ để chiết xuất dầu từ hạt thanh long ruột trắng thu được hàm lượng dầu chiếm tới 32-34%. Ở các tỉnh phía Bắc, thanh long được trồng tập trung ở một số tỉnh như Sơn La, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và một số tỉnh với diện tích trồng nhỏ hơn. Các giống thanh long trồng ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu là giống thanh long ruột đỏ. Các tỉnh phía Bắc có mùa đông lạnh cùng với thời gian ngày ngắn kéo dài, do có phản ứng chặt chẽ hơn với ánh sáng ngày dài, cây thanh long ruột trắng có số lứa hoa ra trong năm ít hơn so với các giống thanh long ruột đỏ có khả năng ra 10-12 lứa quả trong một năm (Trần Danh Sửu & cs., 2017). Với đặc điểm khác biệt và ưu việt hơn so với cây thanh long ruột trắng về khả năng ra hoa, cây thanh long ruột đỏ có tiềm năng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao so với một số cây trồng nông nghiệp khác, rất có triển vọng phát triển ở các tỉnh phía Bắc. Các giống thanh long ruột đỏ LĐ1, TL4 hiện đang là các giống được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc; một số dòng thanh long ruột đỏ mới được nhập nội từ Đài Loan: QN1, QN2, VP2, các giống được chọn tạo mới LĐ5, TL5 với diện tích trồng nhỏ hơn (Nguyễn Quốc Hùng & Nguyễn Thị Thu Hương, 2012; 2015). Các giống thanh long đang được trồng phổ biến có khả năng sinh trưởng khỏe, khả năng cho năng suất cao nhưng mỗi giống đều có một số nhược điểm như mẫn cảm với một số đối tượng sâu bệnh hại hoặc điều kiện thời tiết bất thuận. Một số giống được trồng với diện tích nhỏ hơn lại chưa được đánh giá đầy đủ khả năng thích ứng của giống trong điều kiện sinh thái các tỉnh phía Bắc. Mặt khác, do mới được phát triển trong sản xuất, chưa có quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp, do vậy hiệu quả sản xuất thanh long ở nhiều vùng các tỉnh phía Bắc cho hiệu quả kinh tế không cao. Để có được bộ giữ liệu đầy đủ về đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống, từ đó định hướng cho công tác chọn tạo các giống thanh long ruột đỏ có 2
  • 20. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 khả năng sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt rất cần có được các nghiên cứu đầy đủ hơn về đặc điểm của giống. Mặt khác, khi xác định được các giống có triển vọng phù hợp với điều kiện sinh thái các tỉnh phía Bắc, rất cần có các nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác như: kỹ thuật cắt tỉa cành, chế độ bón phân, xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch và phương thức trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả của các giống để làm cơ sở xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cho cây thanh long ruột đỏ trồng trong điều kiện sinh thái các tỉnh phía Bắc. Để giải quyết được các tồn tại trên, có được cơ sở khoa học cho công tác chọn tạo giống và phát triển sản xuất cây thanh long ruột đỏ ở các tỉnh phía Bắc, việc triển khai đề tài luận án này là hướng đi đúng đắn và cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá được hiện trạng sản xuất, những thuận lợi, khó khăn về điều kiện sinh thái và khả năng phát triển cây thanh long ruột đỏ ở một số tỉnh phía Bắc. - Đánh giá được các đặc điểm hình thái và khả năng sinh trưởng phát triển của một số mẫu giống thanh long ruột đỏ trồng tại Viện Nghiên cứu Rau quả làm cơ sở khoa học cho công tác chọn tạo giống thanh long cho các tỉnh phía Bắc; tuyển chọn và xác định được giống thanh long ruột đỏ sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu một số tỉnh phía Bắc. - Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5 ở một số tỉnh phía Bắc. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của 6 mẫu giống thanh long ruột đỏ và xác định được giống thanh long ruột đỏ triển vọng. Từ đó nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật và xây dựng mô hình thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật thu được trên giống thanh long xác định triển vọng được tại một số tỉnh phía Bắc. Các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án được thực hiện tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Thời gian nghiên cứu từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 12 năm 2020. 3
  • 21. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đã xác định điều kiện sinh thái ở các tỉnh phía Bắc phù hợp với khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng cho năng suất và chất lượng quả của cây thanh long ruột đỏ; đánh giá được các yếu tố thuận lợi, khó khăn về điều kiện sinh thái và triển vọng phát triển của cây thanh long các tỉnh phía Bắc. Mô tả được chi tiết các đặc điểm nông sinh học của một số giống thanh long ruột đỏ triển vọng và xác định được 2 giống thanh long ruột đỏ có khả năng sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu một số tỉnh phía Bắc; được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống thanh long ruột đỏ TL4 là giống chính thức và giống thanh long ruột đỏ TL5 là giống sản xuất thử theo Quyết định số 270/QĐ-BNN-TT ngày 07 tháng 02 năm 2017. Đã đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác: kỹ thuật cắt tỉa, kỹ thuật bón phân, xử lý ra hoa trái vụ, phương thức trồng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng quả và hiệu quả sản xuất của giống thanh long ruột đỏ TL5, làm cơ sở cho việc xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác cho giống thanh long ruột đỏ TL5 và các giống thanh long ruột đỏ nói chung trong điều kiện sinh thái một số tỉnh phía Bắc. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Đánh giá được khả năng thích ứng của cây thanh long ruột đỏ trong điều kiện đất đai, khí hậu của một số tỉnh phía Bắc làm cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển cây thanh long ruột đỏ ở một số tỉnh phía Bắc. - Cung cấp được các dẫn liệu khoa học về đặc điểm nông sinh học của một số giống thanh long ruột đỏ; ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5, làm cơ sở khoa học cho việc định hướng công tác chọn tạo giống và xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cây thanh long ruột đỏ có năng suất cao, chất lượng quả tốt trong điều kiện sinh thái một số tỉnh phía Bắc. - Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất cây thanh long ruột đỏ ở Việt Nam. 4
  • 22. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu thu được của đề tài luận án đã đánh giá được hiện trạng sản xuất, những yếu tố thuận lợi, khó khăn về điều kiện sinh thái và triển vọng phát triển cây thanh long ruột đỏ trong điều kiện sinh thái một số tỉnh phía Bắc. - Kết quả nghiên cứu thu được của đề tài luận án đã xác định được hai giống thanh long ruột đỏ TL4 và TL5 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng quả tốt và ít mẫn cảm với một số đối tượng sâu bệnh gây hại chính, bổ sung vào cơ cấu giống trồng, từng bước thay thế cho một số giống thanh long kém hiệu quả hiện đang trồng ở các tỉnh phía Bắc. - Các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài luận án về ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5 sẽ góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng quả của giống thanh long ruột đỏ TL5 và một số giống thanh long ruột đỏ khác trong điều kiện sinh thái ở các tỉnh phía Bắc. 5
  • 23. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY THANH LONG 2.1.1. Nguồn gốc cây thanh long Nguồn gốc của cây thanh long thuộc vùng rừng nhiệt đới và á nhiệt đới của Mexico, Trung và Nam Mỹ (Britton & Rose, 1963; Gunasena & cs., 2007). Thanh long tiếp tục được phát triển tới vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nước Mỹ, các nước châu Á, nước Úc và các nước Trung Đông. Hiện nay, thanh long được trồng ở ít nhất 22 nước nhiệt đới như: Úc, Campuchia, Trung Quốc, Colombia, Ecuador, Guatemala, Hawaii, Indonesia, Isael, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nicaragua, Peru, các quần đảo Philippine, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, Tây Nam Mỹ và Việt Nam (Mizrahi & Nerd, 1999). Cây thanh long được người Pháp đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 100 năm và được trồng với số lượng ít chủ yếu để phục vụ vua chúa. Sau đó, cây thanh long được trồng nhiều hơn cho các gia đình quý tộc và để thờ cúng ở các đền, chùa (Gunasena & cs., 2007). 2.1.2. Phân loại cây thanh long Cây thanh long thuộc họ Cactaceae, thường gọi là họ Cactus có 92 chi, với 1.650 loài; trong đó, chi Hylocereus gồm 16 loài và chi Selenicereus gồm 20 loài. Thanh long được coi là loài thực vật đặc hữu của châu Mỹ, có nguồn gốc từ ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia (Nguyễn Văn Kế & cs., 2000), được người Mỹ bản địa sử dụng từ hàng nghìn năm trước. Vào giữa thế kỷ 19, các tu sĩ người Pháp mang giống thanh long sang trồng tại bán đảo Indochina (Việt Nam, Lào, Campuchia). Các loại thanh long được trồng thương mại trên thế giới là thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) được trồng phổ biến ở nhiều nơi, thanh long ruột đỏ (H. costaricensis và H. polyhizus) trồng ở Nicaragua và thanh long vỏ vàng ruột trắng thuộc Hylocereus undatus được trồng phổ biến ở Mexico và các nước châu Mỹ La Tinh và thanh long ruột vàng H. megalanthus (trước đây được coi thuộc chi Selenicereus) (Paull, 2016). Thanh long có nhiều loài nhưng loài trồng làm thương phẩm chủ yếu là Hylocereus undatus ruột trắng/vỏ hồng hay đỏ, Hylocereus costaricensis ruột đỏ/vỏ đỏ, Hylocereus polyrhizus ruột đỏ/vỏ hồng, Selenicereus megalanthus (hay 6
  • 24. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Hylocereus megalanthus) ruột trắng/vỏ vàng (Gunasena & cs., 2007). Thanh long ruột trắng vỏ vàng H. Megalanthus mang bộ nhiễm sắc thể tứ bội (4n); các loài khác có bộ nhiễm sắc thể nhị bội (2n) (Mizrahi, 2015). Bảng 2.1. Phân loại các loài thanh long Loài Màu sắc Vỏ quả Thịt quả Loài thân leo Đỏ Trắng Hylocereus undatus Hylocereus undatus Đỏ Đỏ Hylocereus triangularis Vàng Trắng Hylocereus costaricensis Đỏ Đỏ Hylocereus polyrhizus (H. Monocanthus) Đỏ Đỏ Hylocereus ocamponis Vàng Đỏ Selenicereus megalanthus (H. Megalanthus) Vàng Trắng trong Loài thân trụ Vàng, có gai Trắng đục Cereus triangularis Aacanthocereus pitajaya Vàng, có gai Trắng đục Cereus ocamponis Đỏ Đỏ Nguồn: Mizrahi (2015) Bên cạnh các giống tự nhiên, hiện có rất nhiều giống thanh long được lai tạo với màu sắc phong phú. Các giống mới được chọn tạo và tuyển chọn chủ yếu thuộc chi Hylocereus và đang được trồng tại nhiều nước trên thế giới. Một số giống là con lai của chi Hylocereus và Selenecereus đang được trồng tại Israel. Ở Đài Loan và Việt Nam cũng có nhiều giống thanh long là các giống tự thụ, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Nhiều giống được tuyển chọn từ các giống thanh long ruột đỏ thuộc loài Hylocereus polyrihzus, Hylocereus costaricens và các giống thuộc loài Hylocereus undatus (Gunasena & cs., 2007). 2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây thanh long Bộ rễ: Thanh long có bộ rễ địa sinh và rễ khí sinh. Rễ địa sinh phát triển từ phần lõi của gốc hom, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt 0-15 cm bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây. Các rễ khí sinh mọc dọc theo thân cành phần trên không, bám vào trụ để giúp cây leo lên giá đỡ. Những rễ khí sinh nằm gần đất sẽ đi dần xuống đất (Gunasena & cs., 2007). Thân, cành: Thanh long có thân cành trườn bò trên trụ đỡ. Một số nước trên thế giới trồng loại xương rồng lê, không cần trụ. Thân cây thanh long phân nhiều nhánh, mọng nước nên có thể chịu hạn một thời gian dài. Thân, cành thường có ba cánh dẹt, 7
  • 25. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 màu xanh, hiếm khi có 4 cánh; mép cành có độ gợn sóng nông và 1-3 gai/núm gai hoặc không có gai (Gunasena & cs., 2007). Cành có chiều dài dao động 40- 180 cm, tùy thuộc tuổi cây. Hoa: lưỡng tính, to, dài trung bình 25-35 cm, nhiều lá đài và cánh hoa dính nhau thành ống, nhiều tiểu nhị và 1 nhụy dài 18-24 cm, đường kính 5-8 mm. Hoa nở tập trung từ 20-23 giờ đêm và nở đồng loạt trong vườn. Thời gian từ nở đến tàn kéo dài 2-3 ngày; thời gian từ khi xuất hiện nụ tới nở hoa khoảng 10 ngày (Briz, 2013) và tới khi hoa tàn khoảng 20 ngày (TFNet, 2007a). Sự ra hoa của thanh long có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và cường độ ánh sáng. Vào các ngày ấm, nhiều mây, hoa có thể nở vào khoảng 4 giờ chiều; trong khi các ngày mát, sự nở hoa có thể bị trì hoãn tới 1 giờ sáng (Gunasena & cs., 2007). Nếu không được thụ phấn vào ban đêm, hoa sẽ tiếp tục nở vào sáng hôm sau. Sự phát triển của nụ từ xuất hiện tới nở hoa thường kéo dài 25-35 ngày (Puskpakumara & cs., 2006). Quả: thuộc dạng quả mọng, có dạng tròn hoặc oval, đầu quả lõm sâu tạo thành hốc. Khối lượng quả dao động khoảng 300-500 g/quả, chiều dài quả 10-15 cm. Quả cần 10 ngày để phát triển và 10 ngày để chín (Briz, 2013). Vỏ quả có các vẩy dài (tai lá: do phiến hoa còn lại) màu xanh và chuyển vàng khi quả chín (Paull, 2016). Vỏ quả non màu xanh, chuyển màu sau 25-30 ngày kể từ khi ra hoa và đạt độ chín thu hái từ 33-37 ngày sau ra hoa. Thời gian từ khi hoa thụ phấn tới thu hoạch tương đối ngắn, khoảng 22-25 ngày (Nguyễn Văn Kế, 2003). Thịt quả có vị chua nhẹ tới ngọt. Thịt quả có nhiều hạt nhỏ, màu đen, ăn được, có màu sắc từ trắng tới đỏ, đỏ đậm và mức độ đỏ phụ thuộc vào từng giống. Khi quả trưởng thành và vỏ quả chuyển màu, độ axit trong thịt quả đạt lớn nhất và giảm dần ở thời điểm 25-30 ngày sau ra hoa. Vào thời điểm này, chất rắn hòa tan trong thịt quả đạt tới 14% (Paull, 2016). Hạt: nằm lẫn trong thịt quả, kích thước rất nhỏ, màu đen, bao quanh bởi lớp hồ (Briz, 2013). Theo USDA, các chỉ tiêu thu hoạch của thanh long gồm sự chuyển màu hoàn toàn của vỏ quả, chất rắn hòa tan, hàm lượng axit và số ngày từ khi ra hoa (ít nhất 32 ngày); tỉ lệ chất rắn hòa tan/axit phù hợp cho thu hoạch là 40 ngày (Paull, 2016). Thanh long có thể thu hoạch ở thời điểm sau nở hoa 30 ngày, thời điểm thu hoạch tốt nhất sau khi quả chuyển màu từ 3-4 ngày, nếu xuất khẩu sẽ thu hoạch ngay khi quả chuyển màu được 1-2 ngày (Anh Tùng, 2015). 8
  • 26. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 2.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây thanh long - Khí hậu: Thanh long thích hợp khí hậu vùng nhiệt đới nhưng có thể trồng được ở các vùng có độ cao lên đến 1.700 m (Gunasena & cs., 2007). Cây sử dụng CO2 trong quang hợp theo hệ CAM nên có thể trồng ở các vùng sa mạc. - Đất đai: Thanh long trồng được trên nhiều loại đất và độ pH đất khác nhau, nhưng cây thanh long phát triển tốt nhất trên đất pha cát, giàu chất hữu cơ có tầng canh tác tối thiểu 30-40 cm và thoát nước tốt. Thanh long ưa đất chua nhẹ, pH đất thích hợp từ 5-7. Nhìn chung, thanh long có thể chịu được đất mặn; mức độ chịu mặn phụ thuộc vào giống. - Nhiệt độ: Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới. Nhiệt độ quá thấp (dưới -40 C) hoặc quá cao (trên 450 C) sẽ ảnh hưởng tới quá trình ra hoa của cây, thậm chí sẽ làm chết cây. Nhiệt độ thích hợp từ 20-340 C, nhiệt độ tối ưu cho cây sinh trưởng và phát triển là 20-300 C (Mizrahi & Nerd, 1999). - Ánh sáng: Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng thân cây gầy và lâu cho quả. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng quá cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng và sự ra hoa của cây (Mizrahi & Nerd, 1999). Nếu được trồng hoàn toàn trong bóng râm, cây gầy và lâu cho quả (Nguyễn Văn Kế, 2003). Sự khác biệt giữa các loài thanh long về mức độ thích nghi với ánh sáng có thể liên quan một phần đến lớp phấn trên bề mặt thân, cành và khí khổng rỗng của chi Hylocereus (Eran Raveh & cs., 1998). - Nước: Thanh long có nguồn gốc ở vùng có lượng mưa hàng năm 1.730- 2.450 mm/năm, không giống các loài xương rồng có nguồn gốc sa mạc. Do đó, nhu cầu về lượng mưa cho cây là 500-2.000 mm/năm với các giai đoạn khô xen kẽ. Cây thanh long có khả năng chịu hạn, không chịu úng. Để cây phát triển tốt, cho nhiều quả và khối lượng quả lớn cần cung cấp đủ nước nhất là trong thời kỳ phân hoá mầm hoa, ra hoa và kết quả. Thiếu hay thừa nước sẽ gây rụng hoa và thối quả. 2.1.5. Giá trị sử dụng của thanh long Quả thanh long có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Thịt quả thanh long giàu chất xơ, chứa nhiều vitamin, đặc biệt vitamin C và khoáng chất. Quả còn chứa lượng lớn phytoalbumin có tác dụng chống quá trình ôxy hóa và ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư (Pandya Prutha Hitendraprasad & cs., 2020). Thịt quả thanh long còn có tác dụng cải thiện trí nhớ, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, giúp sáng mắt, giảm mỡ và cholesterol 9
  • 27. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 trong máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp. Ngoài ra, quả thanh long rất tốt cho chức năng gan, tăng cường xương và răng, kích thích tiêu hóa và giữ ẩm cho da (Briz, 2013). Vỏ và thịt quả thanh long ruột đỏ chứa hàm lượng betacyanin cao, có thể sử dụng để sản xuất mỹ phẩm và chất tạo màu thực phẩm (Phebe, 2009). Quả thanh long ruột đỏ, trong 100 g thịt quả có chứa 15% chất khô, 9,60 g đường tổng số, 8,12 g đường khử, 1,12 g protein, 5,1 mg vitamin C, pH 4,72, 32,70 mg betacyanin tổng số Vũ Thu Trang & cs., (2020). Thanh long chủ yếu được dùng để ăn tươi hoặc chế biến thành mứt, làm đồ uống và thức ăn. Nụ hoa thanh long nấu chín cũng được sử dụng làm thức ăn. Vỏ quả thanh long có chứa pectin, gần đây đang được nghiên cứu và sử dụng để làm mứt hoa quả (Izalin & cs., 2016). Quả thanh long có thể được chế biến thành các sản phẩm công nghiệp như nước quả, xirô, mứt, kem, sữa chua, thạch, cấp đông, kẹo và bánh ngọt. Quả thanh long được dùng để sản xuất rượu như ngành công nghiệp phổ biến ở Malaysia. Quả thanh long tươi hoặc đông lạnh đều được sử dụng để chế biến. Thịt quả màu đỏ hay màu hồng có thể được sử dụng thay màu thực phẩm trong một số trường hợp đặc biệt và cũng có thể làm nguyên liệu để sản xuất màu thực phẩm công nghiệp. Hoa thanh long được sử dụng để chế biến súp hoặc trộn salat và cũng có thể sử dụng làm rau hoặc trà (Gunasena & cs., 2007). 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THANH LONG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.2.1. Tình hình sản xuất thanh long trên thế giới Thanh long được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Bahams ở châu Phi, Bermuda ở châu Âu; Mỹ, Hawaii và Mehico ở châu Mỹ; Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Campuchia… và ở châu Á (Nerd & cs., 2002). Gần đây, thanh long cũng được canh tác ở một số vùng như: Israel, Palestine, Nhật Bản (Okinawa), bắc Úc, nam Trung Quốc, Sri Lanca và Bangladesh (Briz, 2013). Từ khi trồng tại Philippine vào thế kỷ 16, thanh long đã trở thành cây trồng quan trọng của các nước Đông Nam Á. Diện tích thanh long đang ngày càng được mở rộng, đặc biệt tại Việt Nam, Trung Quốc, Mexico, Colombia, Nicaragua, Ecuador, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Úc và Mỹ (Paull & Chen, 2018). Vùng Trung Mỹ, Nicaragua sản xuất thanh long ruột đỏ xuất khẩu sang Mỹ, Canada, châu Âu và Nhật. Colombia là nước hàng đầu sản xuất loại thanh long 10
  • 28. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 vàng. Ecuador sản xuất cả hai loại thanh long vàng và loại ruột đỏ. Thanh long trồng tại Israel chủ yếu hướng tới thị trường châu Âu (Vietnamexport, 2018). Thanh long là loại cây trồng tiềm năng ở quy mô sản xuất nhỏ cũng như quy mô vừa và lớn. Là loại cây lâu năm cho thu hoạch từ năm thứ hai sau trồng, năng suất cao nên cho thu hồi vốn nhanh, nâng cao thu nhập. Tại Ấn Độ, thanh long được coi là siêu quả (Perween & cs., 2018) do có lợi ích lớn đối với sức khỏe con người cả về mặt dinh dưỡng và y khoa (Perween cs., 2018; Sonawane, 2017). Đây là cây trồng có tiềm năng do mức đầu từ ban đầu phù hợp, cho lợi nhuận tốt và có thị trường tiềm năng tại các nước phát triển. Mức đầu tư cho 1 mẫu thanh long tùy thuộc vào năm sản xuất, ban đầu khoảng 2,2 triệu Rs, chi phí hàng năm khoảng 100 nghìn Rs, lãi ròng sau 5 năm canh tác đạt khoảng 10,7 triệu Rs. Ở quy mô lớn, mặc dù đầu tư ban đầu khá lớn nhưng cho lợi nhuận thu được cao (lên tới 5,5 triệu Rupee/ha, xấp xỉ gần 2 tỷ đồng/ha), đặc biệt 4-5 năm sau trồng (Niranjane & cs., 2020). Thanh long là loại cây trồng mới lý tưởng cho các vùng có khí hậu khô nóng. Cây có thể chịu được mặn ở mức độ thấp nên được trồng ở một số vùng duyên hải ở Sri Lanka. Thanh long cũng là loại cây phù hợp cho hệ thống canh tác nông lâm bền vững (Gunasena & cs., 2007). Thanh long được đưa vào trồng ở Indonesia từ năm 1997. Các giống được trồng phổ biến là thanh long ruột đỏ, ruột trắng; diện tích canh tác thanh long vỏ vàng ruột trắng còn hạn chế. Nhờ có các đặc trưng riêng về hình dạng, mùi vị ngọt mát và nhiều lợi ích cho sức khỏe, canh tác thanh long tại Indonesia ngày càng được đẩy mạnh, kể từ những năm 2000. Thanh long được trồng tập trung tạo sản phẩm thương mại tại một số địa phương như West Sumatra, Riau, Java, phía đông Kalimantan và Nuas Tenggara Barat. Sản xuất thanh long tại Indonesia chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước. Từ 2005-2011, đảo Bintan và Batam của tỉnh Kepulauan Riau đã trồng thanh long để phục vụ nhu cầu trên đảo (Phòng nghiên cứu và Phát triển thị trường, 2016). Tuy là cây trồng mới nhưng thanh long là loại quả phổ biến nhất ở Malaysia, có tiềm năng xuất khẩu lớn. Thanh long được trồng tập trung ở các bang Johor, Perak, Negeri Sembilan, Pahang, Pulau Pinang và Sabah (TFNet, 2007a). Diện tích canh tác thanh long đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn 2006- 2009 do nhu cầu thị trường lớn và có giá trị kinh tế cao. Diện tích thanh long của 11
  • 29. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 cả nước đạt cao nhất năm 2008 là 2.200 ha, tăng 120% so với năm 2006. Sản lượng đạt cao nhất vào năm 2009 với 15.700 tấn, tăng gần 6 lần so với năm 2006. Những năm gần đây, diện tích thanh long có xu hướng giảm dần. Năm 2011, diện tích canh tác thanh long tập trung là 1.525 ha và năm 2013 là 452 ha (Zainudin & Hafiz, 2015). Các giống được trồng chủ yếu gồm giống thanh long ruột trắng (Hylocereus untadus), thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyhizus) và thanh long vỏ vàng ruột trắng (Selenicereus megalenthus). Tại thị trường nội địa, các giống thanh long ruột đỏ nhờ có màu sắc hấp dẫn, vị ngọt nên được ưa chuộng hơn thanh long ruột trắng (Zainudin & Hafiz, 2015). Tại Myanmar, thanh long cũng được coi là cây trồng mới. Tuy nhiên, người sản xuất đang tập trung canh tác để đáp ứng nhu cầu trong nước và bắt đầu hướng tới xuất khẩu (Myint, 2015). Đến năm 2014, diện tích canh tác thanh long đạt khoảng 101 ha, tập trung ở một số vùng như Shan (46 ha), Meiktila (28 ha), Bago (12 ha). Các giống được trồng chủ yếu là các giống lai với đa dạng màu sắc vỏ và thịt quả, trong đó phổ biến nhất là giống thanh long ruột trắng và ruột đỏ. Tại vùng duyên hải Cagayan (Philippine), thanh long được coi là một trong những sản phẩm thương mại quan trọng. Thu nhập từ canh tác thanh long đạt 7.000-11.000 USD/ha/năm, năng suất đạt 3,2-5,0 tấn/ha (Agaid & cs., 2015). Trong điều kiện của Sri Lanka, năng suất thanh long có thể đạt tới 18-22 tấn/ha, khối lượng quả đạt 350-850 g/quả (Puskpakumara & cs., 2006). Tại lục địa Trung Quốc, tổng diện tích trồng thanh long đạt khoảng 35.555 ha. Trong đó, Quảng Tây có diện tích trồng lớn nhất với khoảng 10.666 ha, Quảng Đông 8.000 ha, Quý Châu 8.000 ha, Hải Nam 3.333 ha, Vân Nam 2.666 ha, Phúc Kiến 1.333 ha và còn khoảng 1.333 ha rải rác ở các địa phương khác. Thanh long đã được một số địa phương như Quảng Tây, Hải Nam đưa vào danh mục trái cây trọng điểm phát triển trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13, dự kiến diện tích trồng và sản lượng thanh long nội địa Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới đây (Nguyễn Bảo Thoa & cs., 2018). Theo kết quả khảo sát của Sakata & Takanashi (2018) chi phí trung bình sản xuất thanh long khoảng 91 triệu đồng/ha, chiếm khoảng 46% doanh thu. Phần lớn các hộ sản xuất với quy mô nhỏ thường bán sản phẩm cho thương lái hoặc các công ty thu mua để xuất khẩu sang Trung Quốc và các địa phương trong nước. Một số cơ sở sản xuất lớn hơn có thể xuất khẩu thanh long sang các thị 12
  • 30. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 trường khác tại châu Á (HongKong, Singapore) và châu Âu (Sakata & Takanashi, 2018). Tại Đài Loan, thanh long bắt đầu được canh tác từ năm 1983 và ngày càng trở nên phổ biến. Thậm chí, thanh long mới đây còn được quan tâm canh tác trên đảo Penghu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên đảo. Diện tích canh tác thanh long năm 2014 đạt 1.587 ha, tập trung ở khu vực phía Nam và Tây Đài Loan. Năng suất thanh long những năm gần đây rất cao, đạt 25 tấn/ha, có giá từ 2-6 USD/kg. Thanh long được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường nội địa, một lượng nhỏ được xuất khẩu. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thanh long lớn nhất của Đài Loan (85% sản lượng xuất khẩu); một số thị trường xuất khẩu khác như Nhật Bản, Singapore, HongKong, Canada… Nước này cũng nhập khẩu một lượng nhỏ thanh long từ Malaysia. Những giống thanh long đầu tiên được trồng tại Đài Loan có nguồn gốc ở Nam/Trung Mỹ và Việt Nam. Sau nhiều thập kỷ canh tác và chọn lọc, hiện có rất nhiều giống thanh long lai được phát triển tại Đài Loan. Các giống phổ biến nhất là 2 giống ruột đỏ DaHong và Fu Gui Hong, chiếm tới 60% và 25% thị phần. Từ năm 2012, sự chuyển đổi từ giống thanh long ruột trắng sang thanh long ruột đỏ cùng với kỹ thuật canh tác trái vụ đã mở rộng mạnh mẽ sản xuất thanh long tại Đài Loan (Jiang & Yang, 2015). Do việc cải tiến và phát huy kỹ thuật trồng nên diện tích canh tác đạt 2.500 ha đến năm 2017 (Yu-Bing Huang & Yi- Chung Chiu, 2018). Năm 2016, tổng diện tích trồng thanh long của Đài Loan là 2.490 ha với sản lượng 49.108 tấn, giá trị đạt 95.513 USD. Sản lượng xuất khẩu năm 2017 là 111 tấn, trị giá 311,770 USD (Chen Li-I, 2018). Tại thị trường châu Âu, nhu cầu về thanh long khá lớn khoảng 300 tấn/năm. Tại đây, thanh long được nhập khẩu chủ yếu để phục vụ mục đích trưng bày và trang trí. Ngoài ra, Úc cũng là một thị trường tiềm năng đối với quả thanh long (Gunasena & cs., 2007). Tại Mỹ, thanh long được trồng chủ yếu ở các bang Florida (160 ha), Hawaii (80 ha) và California (60 ha) (Lobo & cs., 2013). Khoảng hơn 70 giống thanh long đang được canh tác, phần lớn trong đó được mang từ châu Á và Nam Mỹ dưới dạng cành giâm (Merten S, 2003). Hiện có khoảng 24 giống thanh long đang được trồng tại Mỹ, bao gồm các giống vỏ hồng, tím, vàng và ruột trắng, đỏ, hồng (Growables, 2019). 2.2.2. Tình hình sản xuất thanh long ở Việt Nam Từ năm 1990, thanh long bắt đầu được chú ý sản xuất và diện tích canh 13
  • 31. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 tác được mở rộng đáng kể do có giá trị kinh tế cao. Những năm đầu thế kỷ 20, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng thanh long tập trung trên quy mô thương mại (Nguyễn Văn Kế, 2003). Tuy nhiên, thời kỳ này, thanh long được tiêu thụ chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, các hoạt động thương mại quốc tế còn rất hạn chế. Đến năm 1993, khi nhà nước ban hành các chính sách mở cửa và đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, thanh long Việt Nam bắt đầu tham gia vào thị trường quốc tế. Cây thanh long được trồng tại 60/63 tỉnh thành trong cả nước. Diện tích canh tác thanh long cả nước năm 2013 ước đạt 28.050 ha, tăng 18 lần so với năm 2008-2009 (Nguyen & cs., 2014); sản lượng đạt 640 nghìn tấn/năm. Năm 2018, diện tích thanh long trên cả nước đạt 53.899 ha, trong đó diện tích thu hoạch 45.324 ha, sản lượng 1.061.117 tấn (Bộ NN&PTNT, 2019). Diện tích canh tác thanh long tập trung phần lớn ở miền Nam với khoảng 53.000 ha, trong đó Bình Thuận (29.272 ha, diện tích cho thu hoạch 27.272 ha, năng suất 21,7 tấn/ha, sản lượng 591.965 tấn), Tiền Giang (7.913 ha, diện tích cho thu hoạch 5.434 ha, năng suất 29,7 tấn/ha, sản lượng 161.522 tấn) và Long An (11.275 ha, diện tích cho thu hoạch 8.226 ha, năng suất 32 tấn/ha, sản lượng 263.286 tấn) (Bộ NN&PTNT, 2019) chiếm hơn 92% tổng diện tích và trên 98% sản lượng cả nước (SOFRI & FFTC, 2014). Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới; đây cũng là loại quả được ưa chuộng và được xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 2013a). Giá trị xuất khẩu thanh long liên tục tăng từ năm 2010, từ 57,15 triệu USD năm 2010 lên 483,41 triệu USD năm 2015; năm 2018 là 1,1 tỷ USD (chiếm 28,9% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước). Khoảng 80-85% sản lượng thanh long được xuất khẩu (trong đó, xuất khẩu chính ngạch chiếm khoảng 15-20%, xuất khẩu tiểu ngạch 80-85%), 15-20% tiêu thụ trong nước (Bộ NN&PTNT, 2019). Thanh long Việt Nam có mặt tại hơn 40 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, trong đó các thị trường chính gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu, Mỹ, New Zealand… (Trinh & cs., 2018; Phan Thi Thu Hien, 2019). Riêng mặt hàng thanh long đã chiếm 58,8% kim ngạch xuất khẩu quả sang thị trường Trung Quốc trong năm 2015. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận, năm 2015, dựa trên hợp đồng được ký kết, mỗi năm có 3.000 tấn thanh long Bình Thuận xuất sang thị trường Nhật Bản. Hiện nay, tại thị trường EU, Việt Nam là nước cung cấp chính quả thanh long tươi (Bộ NN&PTNT, 2013a). 14
  • 32. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, thanh long Việt Nam có thể thu hoạch quanh năm. Nắm bắt được các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng của thị trường xuất khẩu, nhiều địa phương trồng thanh long đã quy hoạch các vùng chuyên canh thanh long theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP (UBND tỉnh Bình Thuận, 2016; Tỉnh ủy Bình Thuận, 2016). Năm 2016, toàn tỉnh Bình Thuận có 9.182 ha/9.500 ha (96,7%) thanh long được chứng nhận VietGAP (Sở NN&PTNT Bình Thuận, 2016). Bình Thuận là địa phương có diện tích canh tác thanh long lớn nhất cả nước. Thanh long được tiêu thụ trên thị trường ở dạng ăn tươi dưới 2 hình thức: tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tiêu thụ nội địa chiếm khoảng 20-30% sản lượng thanh long của Bình Thuận. Phần lớn thanh long được cung ứng tại các chợ hoặc các siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Thị trường trong nước nhìn chung được mở rộng nhưng việc bảo quản trong quá trình vận chuyển nội địa chưa được chú ý, chất lượng quả chưa tốt, độ đường thấp. Có thể nói việc mở rộng thị trường trong nước chưa tương xứng với tiềm năng. Khoảng 70-80% sản lượng thanh long của tỉnh Bình Thuận được xuất khẩu, trong đó 15-20% xuất khẩu chính ngạch và 60- 65% được vận chuyển ra các tỉnh biên giới phía Bắc để tiêu thụ tại Trung Quốc theo dạng tiểu ngạch. Nghiên cứu ứng dụng GIS và phân tích thứ bậc đánh giá thích nghi đất đai cho cây thanh long tại Bắc Bình, Bình Thuận cho thấy tỉnh vẫn còn tiềm năng mở rộng diện tích canh tác thanh long, với 69.000 ha được ưu tiên trồng thanh long, đảm bảo khả năng sinh trưởng phát triển tốt của cây (Phạm Công Luân & cs., 2016). Tại Tiền Giang, canh tác thanh long cho xuất khẩu phát triển từ năm 2010. Tổng diện tích trồng thanh long của tỉnh đạt 5.042 ha (năm 2016), tăng 2,6 lần so với năm 2010 và tiếp tục tăng trong thời gian qua. Trong đó, diện tích canh tác quả thanh long tập trung chủ yếu tại huyện Chợ Gạo, với khoảng 4.306 ha. Sản lượng quả đạt khoảng 116.407 tấn; tăng 3,5 lần so với năm 2010. Diện tích trồng thanh long của tỉnh Long An năm 2014 đã tăng gấp 5 lần so với năm 2010, vượt xa quy hoạch ban đầu của tỉnh. Trong khi, cơ sở hạ tầng và công tác hỗ trợ khuyến nông chưa theo kịp tốc độ sản xuất đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời dẫn đến tình trạng cung vượt cầu nên giá cả luôn biến động (Nguyễn Tuân & Nguyễn Thị Như Ý, 2021). Diện tích thanh long tại Long An đạt 11.275 ha trong đó diện tích cho thu hoạch 8.228 ha đạt sản lượng 264.700 tấn năm 2018 (Bộ NN & PTNT, 2019). 15
  • 33. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 16/6/2016 của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Long An ban hành Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mục tiêu chung của đề án là phát triển diện tích vùng trồng lúa, rau, thanh long ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Trong đó, vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao đạt 2.000 ha của tỉnh Long An tập trung tại huyện Châu Thành (UBND tỉnh Long An, 2016). Ở miền Bắc, thanh long được trồng phổ biến ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Nội, Hòa Bình, Hải Dương, Thái Nguyên, .... với tổng diện tích gần 2.700 ha, đạt sản lượng hơn 20 nghìn tấn quả/năm (Bộ NN&PTNT, 2019). Giống thanh long ruột trắng chiếm hơn 90% diện tích sản xuất cả nước và được đưa vào Việt Nam trồng từ những thế kỷ trước. Hiện nước ta, thanh long ruột đỏ LĐ1 có khoảng 3.000 ha. Các giống thanh long chính trồng ở miền Bắc gồm giống thanh long ruột trắng Bình Thuận, giống thanh long ruột đỏ LĐ1, TL4, TL5 và giống thanh long ruột đỏ nhập nội từ Đài Loan, Malaysia. Trong số các giống thanh long nhập nội, giống thanh long ruột đỏ TL4 và TL5 được tuyển chọn và được đánh giá thích nghi tốt với điều kiện khí hậu một số tỉnh phía Bắc. Tại Sơn La, diện tích trồng thanh long đạt 134 ha năm 2018 và được trồng tập trung tại huyện Mai Sơn, Thuận Châu (UBND tỉnh Sơn La, 2019). Theo số liệu thống kê, năm 2019 diện tích thanh long đạt tới 185 ha trong đó diện tích trồng mới 102 ha và diện tích đã cho quả 83 ha, với năng suất 6,47 tấn/ha đạt sản lượng 537 tấn (Cục Thống kê Sơn La, 2020). Tại Vĩnh Phúc, diện tích thanh long năm 2018 đạt 187,3 ha trong đó diện tích trồng mới là 9,8 ha và diện tích đã cho quả 161,7 ha đạt năng suất 8,7 tấn/ha và sản lượng đạt 1.456 tấn (Bộ NN & PTNT, 2019). Thanh long được trồng tập trung tại các huyện Lập Thạch và Sông Lô. Các giống thanh long được trồng ở đây là giống thanh long ruột đỏ TL4, TL5, một số dòng thanh long ruột đỏ Đài Loan và giống thanh long ruột trắng Bình Thuận. Giống được trồng với diện tích lớn là giống thanh long ruột đỏ TL4. Sản phẩm thanh long chủ yếu bán buôn ở chợ đầu mối Hà Nội và các tỉnh lân cận, một phần nhỏ được xuất khẩu sang Malaysia và Trung Quốc. Thanh long ruột đỏ tại Vĩnh Phúc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “Thanh long ruột đỏ Lập Thạch" số 239720, tại Quyết định số 7766/QĐ-SHTT 10/2016. Diện tích thanh long tại Hà Nội đạt 167 ha, trong đó 19,8 ha cây trồng mới và diện tích đã cho quả 147,7 ha, năng suất đạt 8,7 tấn/ha với sản lượng năm 16
  • 34. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 2018 đạt 1.290 tấn. Thanh long được trồng chủ yếu ở huyện Ba Vì, Gia Lâm, Đông Anh, Thạch Thất với giống thanh long ruột đỏ TL4, LT5 và LĐ1 (Bộ NN & PTNT, 2019). Trước những cơ hội lớn của thị trường, sản xuất và phân phối mặt hàng thanh long đang đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ như: chưa quy hoạch dài hạn vùng trồng thanh long, sản xuất mang tính tự phát, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, chưa cơ giới hóa trong sản xuất, chưa đóng gói đúng cách, chưa có cùng một thương hiệu, phải qua nhiều trung gian trước khi đến tay người tiêu dùng, thiếu sự hợp tác giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Bên cạnh đó, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ của người tiêu dùng ngày càng cao, trong lúc người sản xuất chưa có ý thức đầy đủ về vấn đề này (Nguyễn Thị Trâm Anh & Cao Thị Thu Trang, 2010). Bên cạnh đó, do lợi ích về kinh tế và dinh dưỡng, nhiều nước trên thế giới đang dần mở rộng và đẩy mạnh diện tích canh tác thanh long, tạo ra nhiều thách thức hơn về mặt chất lượng và thị trường đối với thanh long Việt Nam (Trinh & cs., 2018). 2.2.3. Một số giống thanh long trồng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam * Một số giống thanh long trên thế giới Trên thế giới có rất nhiều giống thanh long với các đặc điểm thực vật học khác nhau như thân cành, hình dạng quả và màu sắc thịt quả. Lobo & cs. (2013) cho rằng, có 2 giống thanh long trồng phổ biến tại trung tâm nước Mỹ là giống thanh long vỏ đỏ, ruột trắng (Hylocereus undatus) và giống thanh vỏ đỏ ruột đỏ (Hylocereus sp.). Ngoài ra, tác giả đã điều tra thu thập và nghiên cứu, đưa ra đặc điểm hình thái của 19 giống thanh long như một bản hướng dẫn để nhận biết: • Cebra: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh nhạt, bề mặt nhiều phấn, núm gai dày, nhiều gai, khối lượng quả 468 g, brix 15,75%, năng suất 8,75 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch: 46 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ. • Rosa: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh nhạt, núm gai dày, nhiều gai, khối lượng quả 384 g, brix 16,05%, năng suất 7,22 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 45 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ. • Orejona: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh nhạt bề mặt có phấn, núm gai dày, nhiều gai, khối lượng quả 438 g, brix 15,78%, năng suất 4,60 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 45 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ. 17
  • 35. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 • Lisa: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh nhạt bề mặt có nhiều phấn, núm gai dày, nhiều gai, khối lượng quả 465 g, brix 17,02%, năng suất 13,32 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 44 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ. • Sin Espinas: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh đậm, mép cành lượn sóng, núm gai thưa, ít gai hoặc không có gai, khối lượng quả 393 g, brix 16,50%, năng suất 3,53 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 43 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ. • San Ignacio: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh đậm, núm gai dày, nhiều gai, khối lượng quả 552 g, brix 15,60%, năng suất 12,71 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 48 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ. • Mexicana: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh đậm, mép cành hơi lượn sóng, núm gai dày, nhiều gai, khối lượng quả 495 g, brix 14,04%, năng suất 9,17 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch: 40 ngày. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu trắng. • Colombiana: nguồn gốc Colombia, cành màu xanh vàng, núm gai dày, nhiều gai, khối lượng quả dưới 200 g, brix 20,90%, không cho thu hoạch, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 150-180 ngày. Vỏ quả màu vàng nhiều gai, thịt quả màu trắng. • Valdivia Roja: nguồn gốc Mexico, cành màu xanh nhạt nhiều phấn, ít gai, khối lượng quả 250 g, brix 17,90%, năng suất 8,59 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 40 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ. • Bien Hoa Red: nguồn gốc San Diego, cành màu xanh đậm, mép cành lượn sóng, ít gai, khối lượng quả 360 g, brix 18,90%, năng suất 1,48 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 41 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ. • Bien Hoa White: nguồn gốc San Diego, cành màu xanh đậm, mép cành lượn sóng, ít gai, khối lượng quả 388 g, brix 11,85%, năng suất 7,40 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 37 ngày. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu trắng. • Delight: nguồn gốc San Diego, cành màu xanh đậm, mép cành lượn sóng, ít gai, khối lượng quả 371 g, brix 18,08%, năng suất 14,93 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 41 ngày. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu hồng. • American Beauty: nguồn gốc Florida, cành màu xanh đậm, mép cành lượn sóng, ít gai, khối lượng quả 380 g, brix 18,51%, năng suất 5,57 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 43 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ. 18
  • 36. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 • Haley’s Comet: nguồn gốc Florida, cành màu xanh đậm, mép cành lượn sóng, ít gai, khối lượng quả 380 g, brix 18,51%, năng suất 5,57 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 43 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ. • Physical Graffi 2: nguồn gốc Florida, cành màu xanh đậm, mép cành lượn sóng, ít gai, khối lượng quả 374 g, brix 17,93%, năng suất 23,43 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 40 ngày. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu tím hồng. • Vietnamese Giant: nguồn gốc Florida, cành màu xanh đậm, mép cành lượn sóng có viền nâu, ít gai, khối lượng quả 338 g, brix 15,60%, năng suất 6,51 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 41 ngày. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu trắng. • Yellow Dragon: nguồn gốc Florida hoặc Colombia, cành màu xanh vàng nhỏ, nhiều gai, khối lượng quả dưới 200 g, brix 21,15%, không cho thu hoạch, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 150-180 ngày. Vỏ quả màu vàng có gai, thịt quả màu trắng. • Seoul Kitchen: nguồn gốc Florida, cành màu xanh đậm, mép cành lượn sóng, ít gai, khối lượng quả 518 g, brix 12,18%, năng suất 15,38 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 41 ngày. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu trắng. • Armando: nguồn gốc Nicaragua, cành màu xanh đậm, núm gai dày, nhiều gai, khối lượng quả 390,5 g, brix 16,11%, năng suất 4,88 kg/cây, thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 41 ngày. Vỏ quả và thịt quả màu đỏ. Kết quả nghiên cứu của Liu & cs. (2015) cho rằng một số giống thanh long trồng tại Đài Loan có đặc điểm chính sau: • Xin-Yun 1-Mi-Bao: nguồn gốc Đài Loan được công nhận năm 2012, cành màu xanh đậm, núm gai trung bình, khối lượng quả 450 g, quả bầu dục, lá bắc ngắn, quả dễ bị nứt, brix 18%. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu trắng. • Da-Hong: nguồn gốc Đài Loan, giống này được trồng tới 60% diện tích thanh long ở Đài Loan, cành màu xanh đậm, núm gai trung bình, khối lượng quả >400 g, quả hơi tròn, lá bắc rộng, ngắn và mỏng, brix đạt >20%. Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu đỏ thẫm, ăn giòn, nhiều nước. • Hi Xianghong: nguồn gốc Đài Loan, cành màu xanh đậm, núm gai trung bình, mép cành thẳng. Quả hình thon dài, lá bắc dài, ít bị nứt (sau khi đổi màu trong hai tuần). Vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu đỏ thẫm, giòn, mọng nước. Giống đang được đánh giá và có ưu điểm là có mùi thơm và hương vị đặc trưng. 19