SlideShare a Scribd company logo
1 of 67
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ HUẾ
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ
QUẬN NAM TỪ LIÊM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá
Luận, Luận Văn
ZALO/ TELEGRAM HỖ TRỢ : 0934.573.149
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ HUẾ
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ
QUẬN NAM TỪ LIÊM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng
Mã số : 8.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
HÀ NỘI - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế tại
đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huế
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................vii
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH
DOANH......................................................Error! Bookmark not defined.
1.1. Lý luận cơ bản về hộ, cá nhân kinh doanhError! Bookmark notdefined.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hộ, cá nhân kinh doanhError! Bookmark not
defined.
1.1.2. Phân loại hộ, cá nhân kinh doanh ..Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Vai trò của hộ, cá nhân kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân
.............................................................Error! Bookmark not defined.
1.2. Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanhError! Bookmark not
defined.
1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về quản lý thuếError! Bookmark not
defined.
1.2.2. Nội dung quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh ..........Error!
Bookmark not defined.
1.2.3. Quy trình quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh ..........Error!
Bookmark not defined.
1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý thuế đối với hộ kinh doanh............Error!
Bookmark not defined.
iii
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh
...................................................................Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Nhân tố chủ quan..........................Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Nhân tố khách quan......................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ
KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NAM TỪ LIÊM..... 5
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tổ chức quản lý thuế tại Chi cục Thuế quận
Nam Từ Liêm............................................................................................. 5
2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội tại quận Nam Từ Liêm........................... 5
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm7
2.2.1. Quản lý người nộp thuế................................................................ 9
2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế ........................................................... 14
2.2.3. Quản lý thu nộp và nợ thuế ........................................................ 21
2.2.4. Quản lý miễn, giảm thuế............................................................ 25
2.2.5. Kiểm tra và xử lý vi phạm.......................................................... 27
2.2.6. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ hộ kinh doanh............................... 28
2.3. Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi
cục Thuế quận Nam Từ Liêm.................................................................... 29
2.3.1. Những ưu điểm.......................................................................... 29
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................. 31
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI
VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NAM TỪ
LIÊM ....................................................................................................... 37
3.1. Bối cảnh và xu hướng phát triển hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm........................................................................................... 37
iv
3.1.1. Bối cảnh trong nước và địa phương ảnh hưởng đến quản lý thuế đối
với hộ, cá nhân kinh doanh.................................................................. 37
3.1.2. Xu hướng phát triển của hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm..................................................................................... 39
3.2. Mục tiêu của công tác quản lý thuế đốivới hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi
cục Thuế quận Nam Từ Liêm.................................................................... 41
3.3. Các giải pháp trong công tác quản lý thuế đốivới hộ kinh doanh các thể tại
Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm............................................................. 42
3.3.1. Công tác đăng ký thuế ............................................................... 42
3.3.2. Thu thập thông tin người nộp thuế.............................................. 43
3.3.3. Kiểm soát doanh thu tính thuế.................................................... 44
3.3.4. Giải pháp về quản lý thu – nộp và thu hồi nợ thuế....................... 45
3.3.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế .......... 48
3.3.6. Nhóm các giải pháp điều kiện .................................................... 48
3.4. Các đề xuất, kiến nghị........................................................................ 50
3.4.1. Các đề xuất, kiến nghị về phía Nhà nước.................................... 50
3.4.2. Các đề xuất, kiến nghị về phía Bộ Tài chính............................... 52
3.4.3. Các đề xuất, kiến nghị về phía Tổng Cục thuế............................. 53
KẾT LUẬN.............................................................................................. 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 57
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCT : Chi cục thuế
CQT : Cơ quan thuế
ĐTNT : Đối tượng nộp thuế
GTGT : Giá trị gia tăng
HĐND : Hội đồng nhân dân
HĐTV : Hội đồng tư vấn
HKD : Hộ kinh doanh
KK-KTT : Kê khai - Kế toán thuế
LXP : Liên xã phường
MST : Mã số thuế
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
NNT : Người nộp thuế
NSNN : Ngân sách nhà nước
QLT : Quản lý thuế
TNCN : Thu nhập cá nhân
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
NNT : Người nộp thuế
TTHC : Thủ tục hành chính
TMĐT : Thương mại điện tử
CNKD : Cá nhân kinh doanh
TTS : Thuê tài sản
THNVDT : Tổng hợp nghiệp vụ dự toán
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách của Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm năm
2018 - 2020 ................................................................................................ 7
Bảng 2.2: Số lượng cấp mới, và đóng mã số thuế HKD trên địa bàn quận Nam
Từ Liêm theo ngành nghề giai đoạn 2018-2020.......................................... 10
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh doanh của khu vực HKD trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm theo ngành nghề giai đoạn 2018-2020............................................... 10
Bảng 2.4: Số HKD trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018-2020.. 12
Bảng 2.5: Phân loại HKD phải nộp thuế theo bậc môn bài trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm........................................................................................... 15
Bảng 2.6: Doanh thu tính thuế hộ khoán (không bao gồm hộ miễn) trên địa
bàn quận Nam Từ Liêm theo ngành nghề năm 2019 - 2020 ........................ 17
Bảng 2.7: Tổng doanh thu của Hộ cho thuê tài sản, TMĐT trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm năm 2018 - 2020................................................................. 19
Bảng 2.8. Tổng hợp ghi thu Hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn quận Nam
Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020................................................................. 21
Bảng 2.9. Kết quả thực hiện công tác thu thuế của HKD trên địa bàn Quận
Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020......................................................... 22
Bảng 2.10: Tình hình nợ thuế của HKD cá thể trên địa bàn Quận Nam Từ
Liêm giai đoạn 2018 – 2020...................................................................... 23
Bảng 2.11. Tình hình HKD có doanh thu dưới 100tr trên địa bàn Quận Nam
Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020................................................................. 25
Bảng 2.12. Tình hình HKD tạm nghỉ hàng tháng trên địa bàn Quận Nam Từ
Liêm giai đoạn 2018 – 2020...................................................................... 26
Bảng 2.13: Kết quả kiểm tra HKD trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn
2018 – 2020.............................................................................................. 27
vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm......Error!
Bookmark notdefined.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế ra đời - phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà
nước, đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN). Nó
gắn liền với các vấn đề về tăng trưởng kinh tế, công bằng trong phân phối và
ổn định xã hội. Vai trò của thuế được đảm bảo khi có một hệ thống quản lý thuế
phù hợp, hiệu quả. Hiện nay, hệ thống quản lý thuế của Việt Nam đang dần
được hoàn thiện theo hướng mục tiêu là tối ưu hoá các khoản thu thuế và các
khoản phải thu khác, phù hợp với luật pháp đồng thời đảm bảo củng cố được
niềm tin của người nộp thuế (NNT) vào hệ thống thuế.
Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh
cá thể có những chuyển biển tích cực góp phần tăng thu ngân sách cho Nhà
nuớc, hạn chế thất thu và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế đối với các
hộ kinh doanh cá thể. Song bên cạnh đó vẫn còn nhũng hạn chế như: tuy thất
thu có giảm nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng không quản lý hết các hộ kinh
doanh, doanh thu tính thuế không sát thực tế, nợ đọng thuế còn nhiều và đặc
biệt là không khai thác hết tiềm lực thu để đạt được mức thu thuế cao hơn.
Vì vậy, vấn đề cấp thiết đòi hỏi ngành thuế phải có những phương pháp
nghiên cứu và giải pháp phù hợp trong công tác quản lý thuế đối với các hộ
kinh doanh cá thể. Công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể
tại Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm cũng nằm trong tình trạng chung đó.
Qua quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và thực tiễn tại chi cục Thuế Quận
Nam Từ Liêm em thấy cần có sự nghiên cứu một cách hệ thống về quản lý
thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, đặc biệt nghiên cứu trên phạm vi địa bàn
quận nhằm có cái nhìn bao quát về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá
thể, đồng thời xây dựng được những giải pháp tăng cường công tác này cho
Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em
2
xin chọn đề tài: “Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục
thuế Quận Nam Từ Liêm – TP Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của
mình.
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có nhiều tác giả lựa chọnđề tài nghiên cứu về côngtác
quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, tiêu biểu trong đó như:
Nguyễn Hữu Vũ (2016), “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế hộ
kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế huyện Ứng Hòa – Thành phố Hà Nội”.
Trên cơ sở phân tíchcác số liệu và hoạt động quản lý thuế thực, tác giả đã
tập trung nghiên cứu thực trạng côngtác quản lý thu thuế đốivới hộ kinh doanh
cá thể tại Chi cục thuế Huyện Ứng Hòa. Đồng thời, tác giả cũng làm rõ thêm
những vấn đề về hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh tại
địa bàn huyện Ứng Hòa, từ đó, đề xuất một số giải pháp về tổ chức quản lý,
giáo dục đối với người nộp thuế,...
Đề tài đã đưa ra các giải pháp hướng tới mục tiêu hoàn thiện công tác quản
lý thuế đốivới HKD cá thể song các giải pháp chưa chuyên sâu, chưa cụ thể và
tính khả thi chưa cao.
Luận văn Thạc sĩ luật kinh tế “Đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh
theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” của
tác giả Nguyễn Minh Cường: trên cơ sở những vấn đềlý luận và thực trạng của
pháp luật về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh, tác giả đã tập trung
đưa ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh
doanh của các hộ kinh doanh ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay
từ thực tiễn tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, đây chỉ là một
nội dung trong quản lý thuế đối với HKD cá thể.
Bùi Thị Thúy Hằng với đề tài luận văn thạc sĩ năm 2019, “Quản lý thuế đối
với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam”. Luận văn
3
đi sâu vào nghiên cứu 3 nhóm vấn đề: hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ
bản về công tác quản lý thuế đốivới HKD cá thể; phân tích thực trạng côngtác
quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể và những vấn đề còn tồn tại đối với
công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; đề
xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể tại huyện
Bình Lục, tỉnh Hà Nam đến năm 2022.
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác đã công bố về
công tác quản lý thuế đối với HKD ở Việt Nam trên phạm vi toàn quốc, hoặc
tại một số Cục thuế, Chi cục thuế. Tuy nhiên, theo tác giả được biết, đến nay
chưa có công trình nghiên cứu nào về Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh
doanh tại Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm – TP Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm làm rõ công quản lý thuế đối với hộ, cá
nhân kinh doanh tại Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm cả về mặt lý luận và
thực tiễn. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ,
cá nhân kinh doanh tại Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm, tác giả đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân
kinh doanh trong điều kiện thực tiễn của Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thuế
đối với hộ, cá nhân kinh doanh.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh
hoạt động trên địa bàn quận Nam Từ Liêm do Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm
– TP Hà Nội quản lý, giai đoạn 2018 – 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ
sở, bên cạnh đó sử dụng các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sau:
4
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
- Tham khảo ý kiến chuyên gia
6. Những đóng góp của luận văn
Về lý luận: làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý
thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh.
Về thực tiễn:
- Tổng hợp kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại
một số tỉnh, thành phố.
- Đánh giá côngtác quản lý thuế đốivới hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục
thuế quận Nam Từ Liêm, chỉ rõ các hạn chế của hoạt độngnày và nguyên nhân
của các hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác côngtác quản lý
thuế đốivới hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm trong
thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng côngtác quản lý thuế đốivới hộ, cá nhân kinh doanh
tại Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đốivới hộ, cá nhân
kinh doanh tại Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội.
5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ
KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NAM TỪ LIÊM
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tổ chức quản lý thuế tại Chi cục Thuế
quận Nam Từ Liêm
2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội tại quận Nam Từ Liêm
Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày
27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm
để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc Thành phố Hà Nội. Quận Nam Từ
Liêm có diện tích đất tự nhiên là 3.227,36 ha, hơn 232.800 nhân khẩu, 10
phường trực thuộc, bao gồm: Cầu Diễn, Đại Mỗ, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình
2, Phú Đô, Tây Mỗ, Phương Canh, Trung Văn, Xuân Phương. Nằm ở phía tây
trung tâm thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm có: Phía đông giáp quận
Thanh Xuân và Cầu Giấy, phía tây giáp huyện Hoài Đức, phía nam giáp quận
Hà Đông, phía bắc giáp quận Bắc Từ Liêm.
Sau khi thực hiện Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính
phủ, nhờ những thuận lợi như: Tình hình chính trị - xã hội của đất nước, Thủ
đô và Quận được giữ vững và ổn định; đời sống của nhân dân ngày càng được
cải thiện, Quận Nam Từ Liêm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
thường xuyên, sâu sát của Thành ủy - HĐND - UBND Thành phố, sự phối hợp
tích cực của các Sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể của Thành phố; Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân trong Quận có sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất
cao, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; cùng với sự nỗ lực cố
gắng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Quận... Quận Nam Từ
Liêm đã đi vào hoạt động ổn định, nỗ lực phát triển kinh tế xã hội. Điển hình,
năm 2017 quận Nam Từ Liêm có tổng giá trị sản xuất chung các ngành tăng
15,3% so với cùng kỳ; thu ngân sách ước đạt hơn 10.600 tỷ đồng, bằng 168%
6
dự toán, là đơn vị dẫn đầu về thực hiện thu ngân sách của thành phố. Quận đã
thực hiện nghiêm túc “Năm kỷ cương hành chính”, đẩy mạnh côngtác cải cách
hành chínhvới nhiều sáng kiến, cáchlàm hay, trong đó có ứng dụng công nghệ
thông tin, dịch vụ công trực tuyến, được thành phố đánh giá cao.
Đồng thời, công tác quản lý đất đai, xây dựng, quản lý đô thị, bảo vệ môi
trường, giải phóng mặt bằng đạt được nhiều kết quả tích cực; Nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh chính trị được giữ vững; Hệ thống chính trị từ Quận đến cơ sở
thường xuyên được củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động.
Bên cạnh đó, Quận Nam Từ Liêm còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như:
Quận có diện tích lớn và dân số đông nên yêu cầu về đảm bảo an sinh xã hội
cao; công việc phải giải quyết thường xuyên có khối lượng lớn; những phát
sinh trong thực hiện chính sách về đất đai có tính lịch sử từ nhiều năm trước
cần được tiếp tục giải quyết; cơ sở vật chất hạ tầng chưa phát triển; lực lượng
cán bộ sau khi Quận đi vào hoạt động thiếu, kinh phí khó khăn…
Với những đặc trưng về vị trí địa lý, tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi để
phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, lại có vị trí địa lý rất
thuận lợi cho giao thương kinh tế giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận nên Quận
Nam TừLiêm đã và đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, kéo theo sự phát
triển đa dạng của các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, những điều kiện thông
thoáng của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế, Luật Quản lý thuế sửa
đổiđã tạo điều kiện thuận lợi cho tất cảcác loại hình kinh tế nói chung và HKD
cá thể nói riêng có điều kiện phát triển. Tại thời điểm 31/12/2020, Chi cục đang
quản lý: 8.808 hộ, cá nhân kinh doanh, trong đó: có 4.983 hộ cho thuê tài sản,
35 hộ khai thuế theo từng lần phát sinh (hộ kinh doanh thương mại điện tử)
2.385 hộ khoán và 1.405 hộ thuộc diện không chịu thuế GTGT và TNCN (Hộ
miễn). So với với cùng kỳ năm 2019: Tổng hộ quản lý tăng 698 hộ (+8,6%).
7
Các HKD chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề cho thuê tài sản, hộ thương
mại điện tử do, trong năm 2020 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm có nhiều khu
chung cư, đô thị mới đưa vào sử dụng. Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số
lượng lẫn quy mô, các HKD cá thể đã đónggóp một phần đáng kể vào tổng thu
Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Quận. Hàng năm, số thuế thu được từ HKD
cá thể trên địa bàn Quận thường đóng góp một phần không nhỏ trong tổng thu
quận Nam Từ Liêm vào Ngân sách nhà nước và ngày càng tăng qua các năm.
Tuy nhiên, với một số lượng lớn HKD đó đã khiến cho công tác quản lý thu
thuế trở nên vô cùng phức tạp và bộc lộ nhiều hạn chế.
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm
2.1.2.2. Kết quả thu thuế của Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm
Trong các năm qua, Thành phố Hà Nội luôn là một trong những địa phương
có kết quả thu ngân sáchlớn nhất cả nước. Để đạt được những thành quả đó có
sự đóng góp không nhỏ trong công tác quản lý thu thuế của Thành phố Hà Nội
nói chung và Quận Nam Từ Liêm nói riêng. Tuy hoạt động trong điều kiện còn
nhiều khó khăn về cơ sở vật chất hạ tầng, thiếu thốn nhân lực, nhưng được sự
quan tâm chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Nam Từ Liêm và Cục thuế thành
phố Hà Nội; sự phối hợp của các phòng ban ngành thuộc quận và các phường
cùng với sự cố gắng của tập thể cán bộ lãnh đạo, công chức Chi cục thuế quận
Nam Từ Liêm đã đoàn kết, khắc phục được khó khăn, nỗ lực thực hiện đồng
bộ nhiều biện pháp trong quản lý thuế, đônđốc thunợ, chống thất thu nên trong
thời gian qua, nhiệm vụ thu ngân sách của Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm
đã đạt và vượt so với dự toán được giao.
Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách của Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm
năm 2018 - 2020
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
8
Năm 2018 2019 2020
Dự toán pháp lệnh 5.576.800 6.576.000 3.868.000
Dự toán phấn đấu 5.656.400 6.576.000 3.868.000
Thực hiện 6.095.250 5.456.421 4.242.501
Tỷ lệ thực hiện so với dự toán
pháp lệnh (%)
109% 83% 110%
Tỷ lệ thực hiện so với dự toán
phấn đấu (%)
108% 83% 110%
So với năm trước năm báo cáo 89,5% 77,75%
Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2018, 2019, 2020
của CCT Quận Nam Từ Liêm
Qua bảng trên ta thấy, số thu năm 2018 tổng thu của chi cục là 6.095.250
triệu đồng đạt 109% dự toán pháp lệnh, đạt 108% dự toán phấn đấu, năm 2019
tổng thu của chi cục là 5.456.421 triệu đồng đạt 83% dự toán pháp lệnh, đạt
83% dự toán phấn đấu, bằng 89,5% thực hiện năm 2018, năm 2020 Chi cục
thuế quận Nam Tư Liêm là 4.242.501 triệu đồng đạt 110% dự toán pháp lệnh,
đạt 110% dự toán phấn đấu, bằng 77,75% thực hiện năm 2019.
Năm 2020, trong bốicảnh tìnhhình quốc tế, trong nước có những biến động
lớn do tác động của đại dịch Covid-19; kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy
thoái; hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều hoạt
động kinh tế - xã hội ngưng trệ nhưng Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm vẫn
hoàn thành vượt mức dự toán được giao. Để đạt được những kết quả nêu trên,
Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác
quản lý thuế, sự phốihợp chặt chẽ giữa các phòng ban và sựchỉ đạo sát sao của
lãnh đạo Chi cục. Trong đó, vấn đề nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế là
trọng tâm quan trọng trong công tác quản lý thuế mà chi cục thuế hiện đang
hướng đến, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trên địa bàn,
9
nâng cao ý thức chấp hành của NNT, đồng thời cũng đảm bảo nguồn thu ổn
định vào NSNN.
2.2. Công tác quảnlý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục Thuế
Quận Nam Từ Liêm
2.2.1. Quản lý người nộp thuế
Thực hiện quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, thông tư
95/2016/TT-BTC ban hành ngày 28/06/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế. Trong
những năm qua, Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm phối hợp với UBND quận
Nam Từ Liêm thực hiện một cửa liên thông để cấp MST cho hộ, cá nhân kinh
doanh làm thủ tục cấp đăng ký kinh doanh từ tháng 5/2016.
Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Phòng Tài chính kế hoạch
quận gửi đến Chicục thuế danh sáchcác trường hợp cấp đăng ký hộ kinh doanh
trong tháng trước liền kề. Căn cứ theo danh sách cấp đăng ký hộ kinh doanh,
Chi cục thuế thực hiện:
+ Rà soáttrên địa bàn quận thực hiện đưa vào quản lý thuế kịp thời các trường
hợp có hoạt động kinh doanh.
+ Đối với các trường hợp chưa kinh doanh, Chi cục thuế tiếp tục lập danh sách
theo dõi chi tiết. Chi cục thường xuyên rà soát địa bàn, trường hợp hộ ra kinh
doanh sẽ được đưa vào quản lý thuế. Đối với các trường hợp quá 6 tháng kể từ
ngày cấp đăng ký hộ kinh doanh mà chưa hoạt động kinh doanh, Chi cục thuế
thực hiện gửi công văn phối hợp với Phòng Kinh tế quận đề nghị thu hồi đăng
ký kinh doanh theo quy định.
Cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế theo mã số thuế. Mã số thuế là cơ
sở để theo dõi, quản lý thuế với người nộp thuế. Để được cấp mã số thuế, hộ
kinh doanh thực hiện gửi hồ sơ đăng ký thuế đến bộ phận một cửa tại Chi cục
10
thuế. Bộ phận một cửa sau khi tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ đến bộ phận đăng ký
thuế của Đội Kê khai kế toán thuế muộn nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp
theo. Cán bộ xử lý tờ khai đăng ký thuế có trách nhiệm kiểm tra các thông tin
theo quy định, sau đó nhập các thông tin liên quan đến đối tượng kinh doanh
vào ứng dụng đăng ký thuế tập trung và thực hiện cấp mã số thuế. Sau khi cấp
mã số thuế, Chi cục thuế thực hiện in thông báo thuế hoặc giấy chứng nhận
đăng ký thuế và gửi đến hộ kinh doanh được biết.
Bảng 2.2: Số lượng cấp mới, và đóng mã số thuế HKD trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm theo ngành nghề giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: hộ
Hộ kinh doanh
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số hộ Số hộ
Tăng
trưởng (%)
Số hộ
Tăng
trưởng (%)
Tổng số hộ kinh doanh
đầu kỳ
5.919 7.091 20% 8.110 14,4%
Số hộ kinh doanh cấp
mới, khôi phục trong
năm
1.753 1.627 -7,2% 1.444 -11,2%
Số hộ kinh doanh đóng
mã trong năm
581 608 4,5% 746 22,7%
Tổng số hộ kinh
doanh cuối kỳ
7.091 8.110 14,4% 8.808 8,6%
(Nguồn: Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm 2018-2020)
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh doanh của khu vực HKD trên địa bàn quận Nam
Từ Liêm theo ngành nghề giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: hộ
11
Hộ kinh doanh
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số hộ
Tỷ trọng
(%)
Số hộ
Tỷ trọng
(%)
Số hộ
Tỷ trọng
(%)
Tổng số hộ thu thuế 7.091 100,00 8.110 100,00 8.808 100,00
I. Hộ khoán 3.464 48,85 3.797 46,81 3.790 43,02
Ngành thương
nghiệp
2.138 30,15 2.302 28,38 2.310 28,38
Ngành sản xuất, dịch
vụ không bao thầu
NVL (dịch vụ)
556 7,84 635 7,83 620 7,83
Ngành sản xuất dịch
vụ có bao thầu NVL
(ăn uống, vận tải)
720 10,15 798 9,84 785 9,84
Khác (khám chữa
bệnh…)
50 0,71 62 0,76 75 0,76
II. Hộ cho thuê TS 3.626 51,15 4.312 53,19 4.983 53,187
III. Hộ TMĐT 1 ~0 1 ~0 35 0.003
(Nguồn: Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm 2018-2020)
Từ bảng trên, ta có thể thấy tổng số HKD cấp mã số thuế bằng số lượng hộ
kinh doanh quản lý. Từ đó cập nhật, hoàn thiện sổ theo dõi người nộp thuế theo
phương pháp tính thuế cũng như ngành nghề kinh doanh. Trong giai đoạn này,
tổng số hộ đã tăng lên là 1,717 HKD cá thể, trong đó, hộ cho thuê tài sản là
ngành tăng mạnh nhất: 1,357 hộ (chiếm 79% tổng số hộ tăng trên địa bàn quận).
Đối với khối hộ khoán, thương nghiệp là ngành tăng mạnh nhất với 172 hộ
(chiếm 10% tổng số hộ tăng lên trên địa bàn Quận). Các ngành cònlại tăng thêm
188 hộ (chiếm 11% tổng số hộ tăng lên trên địa bàn Quận). Điều này cho thấy
các HKD cá thể trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm tập trung nhiều vào các ngành
12
cho thuê tài sản, thương nghiệp, còn ngành dịch vụ khác khó có khả năng tăng
trưởng do đa phần là ngành kinh doanh có điều kiện (khám chữa bệnh…). Điều
này cũng dễ hiểu bởi trong thời gian qua, tại địa bàn quận Nam Từ Liêm mới
xây dựng rất nhiều tòa nhà, khu đô thị, vị trí thuận lợi nên hoạt động cho thuê
nhà ngày càng phát triển; thương nghiệp, dịch vụ là những ngành mang lại lợi
nhuận cao, yêu cầu vốn thấp, phù hợp với kinh doanh nhỏ, dễdàng hơn với kiểu
hộ gia đình.
Đặc biệt, năm 2020, cùng với toàn ngành, Cục Thuế TP Hà Nội, Chi cục
Thuế quận Nam Từ Liêm triển khai vận động, hướng dẫn, đôn đốc người nộp
thuế kinh doanh hoạt động thương mại điện tử (phần mềm, quảng cáo trên nền
tảng web, mạng xã hội…) đến cơ quan thuế khai và nộp thuế.
Để đánh giá số HKD cá thể trên đia bàn Quận Nam Từ Liêm phân theo các
phường trực thuộc Quận có thế thấy, việc phân bổ của các Hộ, cá nhân kinh
doanh trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm phụ thuộc vào diện tích, mật độ dân số,
điều kiện kinh tế và khả năng phát triển của từng phường. Chẳng hạn, phường
Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Trung Văn, Mỹ Đình2 và Cầu Diễn là phường có diện tích
nhỏ, nhưng mật độ dân số cao, nhiều tòa nhà cao tầng, khu đô thị thuận lợi
đường xá, có điểu kiện phát triển kinh tế, tập trung nhiều nhà cho thuê, kinh
doanh nhà hàng, dịch vụ… nên ở đây tập trung số lượng HKD cáthể lớn. Trong
khi đó, phường Xuân Phương, Phương Canh, Tây Mỗ, Phú Đô có vị trí không
thuận lơi, xa trung tâm, mật độ dân số lại thấp hơn, kinh tế kém phát triển hơn
và không có điều kiện phát trỉến các ngành thương nghiệp, dịch vụ như các
phường trên. Do đó, việc phát triển số lượng các HKD cá thể trên đia bàn
phường là thấp.
Quy mô HKD cá thể trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm được thể hiện qua
bảng phân bổ HKD cá thể trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm như sau :
Bảng 2.4:Số HKD trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018-2020
13
Đơn vị tính: hộ.
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số hộ
Tỷ
trọng
(%)
Số hộ
Tỷ
trọng
(%)
Số hộ
Tỷ
trọng
(%)
Tổng số hộ quản lý 7.091 100 8.110 100 8.808 100
Phường Cầu Diễn 757 12,79 931 15,73 1.003 11,39
Phường Đại Mỗ 495 8,36 551 9,31 582 6,61
Phường Mễ Trì 1.630 27,54 1.872 31,63 2.061 23,40
Phường Mỹ Đình 1 1.261 21,30 1.553 26,24 1.883 21,38
Phường Mỹ Đình 2 881 14,88 938 15,85 951 10,80
Phường Phú Đô 321 5,42 390 6,59 417 4,73
Phường Phương Canh 238 4,02 259 4,38 261 2,96
Phường Tây Mỗ 226 3,82 286 4,83 306 3,47
Phường Trung Văn 1.080 18,25 1.109 18,74 1.118 12,69
Phường Xuân Phương 202 3,41 221 3,73 226 2,57
(Nguồn: Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm 2018-2020)
Qua bảng trên ta có thể thấy, các HKD cá thể trên địa bàn Quận Nam Từ
Liêm giai đoạn 2018 – 2020 phân bố không đồng đều, có phường tập trung rất
đông như như phường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Trung Văn, Cầu Diễn, Mỹ Đình 2
nhưng cũng có phường chỉ có số lượng HKD cá thể nhỏ như phường Xuân
Phương, Phương Canh, Tây Mỗ. Cụ thể, phường chiếm số lượng HKD cá thể
lớn nhất là phường Mễ Trì với 2.061 hộ năm 2020 (chiếm 23,4% tổng số HKD
cá thể trên địa bàn Quận). Trong khi đó phường Xuân Phương chiếm tỷ lệ thấp
nhất trong tổng số HKD cá thể, năm 2018 số HKD cá thể của phường này là
202 hộ, chiếm 3,41% trong tổng số HKD cá thể trên địa bàn Quận, năm 2020
tăng lên 226 hộ, chiếm 2,57% trong tổng số HKD.
Với kết quả như vậy có thể thấy, Chi cục và các cán bộ quản lý đã có những
14
cố gắng rất tích cực trong việc nắm bắt các hộ kinh doanh để đưa vào quản lý.
Qua mỗi năm số hộ kinh doanh ngày càng tăng lên, công việc của các cản bộ
quản lý ngày càng nặng nề, họ phải đi sâu đi sát đến từng ngóc ngách trên địa
bàn mình quản lý nhằm thâm nhập một cách cặn kẽ tình hình thực tế, đưa các
hộ mới ra kinh doanh vào diện quản lý. Trên thực tế, một số hộ kinh doanh có
tiến hành kinh doanh mà không đăng ký nộp thuế. Lý do của hiện tượng này có
thể là do không hiều biết luật pháp, hoặc có thể do cố ý không đăng ký nộp thuế
để trốn, lậu thuế. Trước tình hình ấy, Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm đã phối
hợp với các cơ quan hành pháp của Quận như công an, quản lý thị trường và
nhiều ngành liên quan khác để nắm vững các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa
bàn. Cán Bộ Thuế thuộc các đội lập danh sách các cơ sở kinh doanh mà mình
phụ trách quản lý, thông qua điều tra doanh thu, phân loại ngành nghề, quy mô
để quản lý cho phù hợp.
2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh bao gồm: doanh thu tính thuế và tỷ
lệ thuế trên doanh thu. Trong đó tỷ lệ thuế trên doanhthu được quy định rõ theo
từng ngành nghề đăng ký và thực tế kinh doanh của NNT. Để nâng cao chất
lượng thu ngân sách, cơ quan thuế cần quản lý tốt doanh thu kinh doanh của các
hộ cá thể, bảo đảm thu sát với doanh thu thực tế kinh doanh. Doanh thu của các
hộ kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế phải nộp. Việc quản lý chặt chẽ
doanh thu của hộ kinh doanh, đặc biệt hộ kinh doanh lớn có ý nghĩa quyết định
đến việc hoàn thành dự toán thu, đảm bảo công bằng bình đẳng về thuế.
Đối với các hộ kinh doanh nói chung, Chi cục thuế không phân loại theo
quy mô kinh doanh mà tiêu thức phân loại được căn cứ theo bậc môn bài. Nghị
định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/11/2016 quy định về lệ phí môn bài có hiệu lực
từ 01/01/2017 thay thế cho thuế môn bài được quy định trước đó. Theo đó, mức
lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh gồm 4 mức: Hộ kinh doanh có doanh thu
15
>500tr nộp lệ phí môn bài bậc 1, doanh thu từ trên 300tr đến 500tr nộp lệ phí
môn bài bậc 2, doanh thu từ 100tr đến 300tr nộp lệ phí môn bài bậc 3, hộ kinh
doanh có doanh thu dưới 100tr (hộ thu nhập thấp) được miễn lệ phí môn bài.
Bảng 2.5: Phân loại HKD phải nộp thuế theo bậc môn bài trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm
Bậc Môn
bài
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số hộ
quản lý
(hộ)
Số thuế phải
nộp
(nghìn đồng)
Số hộ
quản lý
(hộ)
Số thuế
phải nộp
(nghìn đồng)
Số hộ
quản lý
(hộ)
Số thuế phải
nộp
(nghìn đồng)
Tổng 7.091 2.211.600 8.110 2.750.300 8.808 2.165.050
Bậc 1 718 634.000 897 765.500 827 754.500
Bậc 2 2.093 898.250 2.657 1.253.250 2.131 887.500
Bậc 3 2.529 679.350 2.632 731.550 2.286 523.550
Miễn nộp
LP MB
1.751 0 1.924 0 3.564 0
(Nguồn: Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm 2018 – 2020)
Từ bảng trên ta thấy các HKD trên địa bàn quận tăng dần qua các năm. Có
sự biến động về số thuế môn bài thu được ở bậc 1 năm 2018 tại các HKD là
nhiều hơn so với năm 2019, nhưng tổng thể thì năm 2019 so với các năm trước
có chiều hướng tích cực cả về số HKD lẫn số lệ phí môn bài. Ngày 24/02/2020,
Chính phủ ban hành nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổibổ sung một số điều
của nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính Phủ quy định về
Lệ phí Môn bài. Nghị định quy định “Miễn lệ phímôn bàitrong năm đầu thành
lập hoặc ra hoạt động sản xuất kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31
tháng 12) đốivới: …Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động
sản xuất kinh doanh…”. Do đó, số thu Lệ phí Môn bài năm 2020 giảm đáng kể
so với năm 2019. Số hộ nộp lệ phí môn bàibậc 2 tăng nhiều nhất. Điều đó chứng
tỏ các HKD trên địa bàn hiện nay chủ yếu là các hộ vừa và nhỏ. Nhưng số lượng
16
hộ kinh doanh tăng lên đáng kể qua từng năm. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng
cho sự tăng trưởng về thu ngân sách cho Nhà nước.
Tuỳ theo phương pháp nộp thuế của các hộ cá thể, cơ quan thuế sẽ có biện
pháp quản lý doanh thu khác nhau. HKD cáthể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
bao gồm hộ đang nộp thuế theo phương pháp khoán, hộ cho thuê tài sản và hộ
khai thuế theo từng lần phát sinh. Đối với hộ kinh doanh cho thuê tài sản và hộ
kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh, doanhthu tính thuế được xác định
rõ rằng trên hợp đồng, chứng từ thanh toán… của NNT. Đối với hộ kinh doanh
theo phương pháp khoán, việc xác định đúng doanh thu khoán có ý nghĩa rất
quan trọng trong công tác quản lý thuế hộ kinh doanh.
Việc khảo sát doanh thu của HKD được thực hiện theo quy trình quản lý
thuế HKD. Tổ chức khảo sát doanh thu HKD tại địa bàn là biện pháp nghiệp
vụ được thực hiện hằng năm tại Chi cục Thuế nhằm đánh giá sự sai lệch của
doanh thu khoán ổn định so với doanh thu kinh doanh của hộ. Kết quả khảo sát
doanh thu HKD làm căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu riêng của từng địa bàn
giúp cho việc xác định doanh thu khoán kỳ sau. Kết quả khảo sát doanh thu
HKD không sử dụng để điều chỉnh lại tiền thuế khoán ổn định trong năm, trừ
trường hợp kết quả khảo sát doanh thu của HKD thay đổi từ 50% trở lên so với
doanh thu khoán thì thực hiện điều chỉnh trong thời gian còn lại theo quy định.
Hàng năm, Chi cục thuế thực hiện lập kế hoạch khảo sát doanh thu hộ kinh
doanh theo các ngành trọng điểm tại các địa bàn. Kế hoạch khảo sát doanh thu
được lập chi tiết cho từng quý từ quý I đến hết quý III. Căn cứ kế hoạch khảo
sát đã được lãnh đạo Chi cục phê duyệt, Đội THNVDT-KKKTT&TH phốihợp
với cán bộ Đội thuế phường/chợ quản lý địa bàn tổ chức thực hiện khảo sát
doanh thu của hộ kinh doanhtrong thời gian tối đa là 05 ngày làm việc. Phương
thức khảo sát doanh thu hộ kinh doanh thường thực hiện trực tiếp thông qua ghi
chép, quan sát các hoạt độngkinh doanhcủa hộ, số lượng khách hàng trong thời
17
gian khảo sát. Bên cạnh đó còn thực hiện gián tiếp thông qua việc trao đổi với
chủ hộ kinh doanh, trao đổi với nhân viên bán hàng hoặc khách hàng để tìm
hiểu, đánh giá các yếu tố chi phí cố định tối thiểu của hoạt độngkinh doanh như
chi phí điện, nước, tiền lương, thuê nhà…. Trên cơ sở đó, cơ quan thuế xác định
doanh thu kinh doanh của hộ trong thời gian một (01) tháng hoặc một (01) năm.
Kết quả khảo sát được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu riêng của ngành để
làm căn cứ xây dựng và điều chỉnh doanh thu của hộ sát với thực tế kinh doanh.
Số liệu theo dõi doanh thu tính thuế thuế khu vực hộ, cá nhân kinh doanh
trên địa bàn quận Nam Từ Liêm năm 2019 - 2020 được thể hiện qua bảng 2.6
và bảng 2.7 sau đây:
Bảng 2.6:Doanhthu tính thuế hộ khoán(không bao gồmhộ miễn) trên địa
bàn quận Nam Từ Liêm theo ngành nghề năm 2019 - 2020
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019
Tăng
trưởng
Năm 2020
Tăng
trưởng
Thương nghiệp
Số hộ miễn
801 826 3,12% 846 2,42%
Số hộ có thuế
1.337 1.476 10,40% 1.464 -0,81%
Tổng doanh thu
hộ có thuế
557.698.889 669.216.904 20,00% 721.675.120 7,84%
Doanh thu bình
quân hộ/tháng (hộ
có thuế)
34.760 37.783 8,69% 41.079 8,72%
Sản xuất dịch vụ không
bao thầu NVL (dịch
vụ)
Số hộ miễn
293 297 1,37% 297 0,00%
Số hộ có thuế
263 338 28,52% 323 -4,44%
Tổng doanh thu
hộ có thuế
34.742.125 47.871.029 37,79% 58.410.020 22,02%
Doanh thu bình
quân hộ/tháng (hộ
có thuế)
11.008 11.802 7,21% 15.069 27,68%
18
Sản xuất, dịch vụ có
bao thầu NVL (ăn
uống, vận tải…)
Số hộ miễn
242 254 4,96% 262 3,15%
Số hộ có thuế
478 544 13,81% 523 -3,86%
Tổng doanh thu
hộ có thuế
126.758.746 152.074.593 19,97% 138.250.733 6.69%
Doanh thu bình
quân hộ/tháng (hộ
có thuế)
22.098 23.296 5,42% 26.432 13,5%
Khác
Số hộ miễn
Số hộ có thuế
50 62 24,00% 75 20,97%
Tổng doanh thu
hộ có thuế
14.580.000 20.400.000 39,92% 25.430.000 24,66%
Doanh thu bình
quân hộ/tháng (hộ
có thuế)
24.300 27.419 12,84% 28.256 3,1%
Tổng
Số hộ miễn
1.336 1.377 3,07% 1.405 2,03%
Số hộ có thuế
2.128 2.420 13,72% 2.385 -1,45%
Tổng doanh thu
hộ có thuế
733.779.760 889.562.526 21,23% 967,765,873 8,79%
Doanh thu bình
quân hộ/tháng (hộ
có thuế)
29.362 30.632 4,33% 33.814 10%
(Nguồn: Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm năm 2018 - 2020)
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, tình hình kinh doanh của
NNT gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến nhiều NNT không thể duy trì hoạt
động kinh doanh. Số lượng hộ kinh doanh phải nộp thuế giảm, lượng giảm này
chủ yếu ở các ngành nghề có tỷ lệ thuế cao như: Ngành sản xuất dịch vụ không
bao thầu nguyên vật liệu giảm 13 hộ tương ứng với giảm 4,44%, ngành sản xuất
dịch vụ có bao thầu nguyên vật liệu giảm 21 hộ, tương ứng giảm 3,86%. Mặc
dù số lượng hộ kinh doanh phải nộp thuế giảm, nhưng doanh thu bình quân hộ/
19
tháng tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm vẫn tăng. Doanh thu bình quân
hộ/tháng năm 2020 tăng từ 30,632trđ/hộ/tháng lên 33,814trđ/hộ.tháng tương
ứng tăng 10%.
Ngành thương nghiệp có số lượng hộ kinh doanh đông đảo nhất và là ngành
có mức doanh thu bình quân hộ/tháng cao nhất 41,079trđ/hộ/tháng năm 2020
tăng 8,72% so với doanh thu bình quân hộ/tháng năm 2019.
Trong khi đó, ngành dịch vụ không bao thầu nguyên vật liệu (chủ yếu là cá
ngành nghề: nhà nghỉ, internet, karaoke, massage, cắt tóc gội đầu…) có mức
doanh thu khoán bình quân thấp nhất nhưng mức tăng trưởng năm 2020 cao
nhất. mức doanh thu bình quân tăng từ 11,802trđ/hộ/tháng lên mức
15,069trđ/hộ/tháng tương ứng tăng 27,68%.
Để đạt được thành tựu như vậy, Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm đã đẩy
mạnh tuyên truyền, hỗ trợ NNT khai đúng với mức doanh thu của mình. Phối
hợp Hội đồng tư vấn thuế Phường đấu tranh, đưa mức thuế khoán sát với doanh
thu thực tế của NNT nhằm hạn chế thất thu thuế.
Định kỳ hàng tháng, Đội THNVDT căn cứ vào cơ sở dữ liệu hộ kinh doanh
và doanh thu khoán ổn định năm, lập Danh sách CNKD thực hiện khảo sát cho
từng quý. Và tổ chức thực hiện khảo sát doanh thu của các CNKD. Xác định tỷ
lệ sai lệch giữa doanh thu khảo sát và doanh thu xác định mức thuế khoán bình
quân theo từng nhóm ngành nghề trên địa bàn. Cập nhật kết quả khảo sát doanh
thu CNKD vào cơ sở dữ liệu riêng của Cục thuế thành phố Hà Nội.
Ngay từ đầu tháng 11, Chi cục thuế phối hợp với UBND phường phát bài
tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế khai thuế ổn định cho năm sau. Việc
thu phát tờ khai, công khai thông tin hộ kinh doanh rõ ràng, minh bạch tại các
điểm công khai, trên trang thông tin điện tử ngành Thuế.
Bảng 2.7: Tổng doanh thu của Hộ cho thuê tài sản, TMĐT trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm năm 2018 - 2020
20
Đơn vị tính: nghìn đồng
Hộ cho thuê tài sản Hộ TMĐT
Số hộ Số hộ kê khai Doanh thu Số hộ Doanh thu
Năm 2018 3.627 1.825 609.144.000
Năm 2019 4.313 2.142 761.430.000 01 1.529.120
Tăng trưởng so
với năm 2018
18,9% 17,4% 25%
Năm 2020 4.983 2.675 893.824.780 35 322.343.357
Tăng trưởng so
với năm 2019
15,5% 24,8% 17,4% 3.400% 20.900%
(Nguồn: Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm năm 2018 - 2020)
Hộ kinh doanh khai thuế theo lần phát sinh (bao gồm cả cá nhân cho thuê
tài sản) căn cứ vào hồ sơ thanh toán, hợp đồng, NNT khai thuế đối với hoạt
động kinh doanh.
Hiện nay, lập hợp đồng với giá thuê không đúng thực tế của hộ cho thuê
tài sản có thể làm thất thu thuế. Do đó, CCT Nam TừLiêm đã lập cơ sở dữ liệu
riêng đối với hộ cho thuê tài sản. Theo dõi đơn giá thuê theo tường khu vừa,
tòa nhà… phối hợp với cơ quan công an xác định giá thuê giữa hợp đồng gửi
cơ quan thuế và cơ quan công an cũng như rà soát tình hình người nước ngoài
đang sinh sống trên địa bàn tránh bỏ sót hộ gây thất thu NSNN.
Trong năm 2019, 2020 Cục thuế Thành phố Hà Nôi, Chi cục thuế Quận
Nam Từ Liêm phối hợp với các cơ quan, ban ngành, rà soát, vận động, gửi thư
ngỏ, giấy mời NNT có thu nhập từ nước ngoài đến cơ quan thuế làm việc.
Hướng dẫn khai, nộp thuế theo quy định. Qua triển khai, truy thu thuế từ các
năm 2014 đến nay đặt hơn 23 tỷ đồng, giúp bù đắp hụt thu do ảnh hưởng của
dịch bệnh.
Nhìn chung, mức thuế thu được từ hộ khoán và hộ kê khai trên địa bàn Quận
có sự chênh lệch khá lớn. Đặc biệt, đối với HKD ổn định thuế, CCT Quận Nam
Từ Liêm vẫn còn để xảy ra tình trạng xác định số thuế phải nộp còn thiếu tính
21
khoa học, chưa đảm bảo quy trình quản lý HKD cá thể như: chưa điều tra xác
định doanh số thực tế của HKD làm cơ sở ổn định thuế mà chủ yếu hiệp thương
số thuế phải nộp đề tính ngược lại doanh số.
2.2.3. Quản lý thu nộp và nợ thuế
Bảng 2.8. Tổng hợp ghi thu Hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị tính: nghìn đồng
Loại
hình
hộ
kinh
doan
h
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng số
thuế ghi
thu
Cơ
cấu
nguồn
thu
Tổng số
thuế ghi
thu
Cơ cấu
nguồn
thu
Tăng
trưởng
so với
năm
2018
Tổng số thuế
ghi thu
Cơ cấu
nguồn
thu
Tăng
trưởng
so với
năm
2019
Hộ
khoán
20.577.849 24.43% 23.308.844 22,21% 13% 25.396.921 17,35% 9,0%
Hộ
TTS
60.914.400 72.3% 76.143.000 72,57% 25% 92.382.478 63,11% 21,3%
Hộ
TMĐ
T
0 0 76.456 0,07% 23.342.732 15,95%
30430,9
%
Khác 2.754.024 3.27% 5.400.223 5,15% 96% 5.250.199 3,59% -2,8%
Tổng 84.246.273 100 104.928.523 100% 24,55% 146.372.330 100,00% 39,5%
(Nguồn: Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm 2018-2020)
Bảng trên cho thấy, tổng số thuế phải nộp của hộ kinh doanh năm 2020
tăng 41.443.807 nghìn đồng so với năm 2019, tương ứng tăng 39,5%. Tăng
trưởng này phần lớn đến từ hộ TMĐT: tăng 23.266.276 nghìn đồng tương ứng
với hơn 304 lần so với năm 2019. Nhưng dự báo số thuế này sẽgiảm trong năm
22
tiếp theo do năm 2020, phần lớn số phải nộp này đến từ phần khai thuế cho các
năm trước NNT.
Cơ cấu số ghi thu của khối hộ, cá nhân kinh doanh cũng có sự biến động
lớn giữa các nhóm ngành nghề. Tỷ lệ ghi thu của hộ TTS chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong cơ cấu nguồn thu tại chi cục thuế chiếm 72,57% ghi thu năm 2019,
giảm còn 63,11% năm 2020. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn do tình hình kinh tế
xã hội năm 2020, hộ khoán vẫn có sự tăng tưởng trong ghi thu. Cụ thể tăng từ
23.308.844 nghìn đồng năm 2019 lên 25.396.921 nghìn đồng năm 2020 tương
ứng với tăng trưởng 9%. Chi cục nhận định, hộ kinh doanh khoán vẫn luôn là
đốitượng quản lý thuế ổn định, với số thu bền vững, phức tạp trong quản lý, là
đối tượng quan trọng của quản lý thuế hộ kinh doanh.
Bảng 2.9. Kếtquả thực hiện công tác thu thuế của HKD trên địa bàn Quận
Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Năm
Tổng số nợ
đầu kỳ báo
cáo
Tổng ghi thu
thuế trong
năm
Tổng số thu
năm
Tổng số nợ
cuối kỳ báo
cáo
Tỷ lệ
thu theo
ghi thu
Tỷ lệ nợ
thuế
trên
tổng thu
2018 3.104.371 84.246.273 83.189.127 4.161.517 98,73% 5,00%
2019 4.161.517 104.928.523 104.298.611 4.791.429 99,40% 4,59%
2020 4.791.429 146.372.330 144.003.330 7.160.429 98,35% 4,97%
(Nguồn: Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm 2018-2020)
Bảng trên cho thấy trong 3 năm liền (từ năm 2018 - 2020), CCT Quận Nam
Từ Liêm có sự tăng trưởng rõ rệt về số thu. So với năm 2018, số thu năm 2020
tăng 60.814.203 nghìn đồng tương ứng tăng 73%. Mặc dù vậy, công tác quản
lý thu vẫn chưa hẳn đạt kết quả tốt. Tỷ lệ thu thuế/ghi thu chưa đạt tối ưu. Số
nợ qua từng năm vẫn tăng. Đặc biệt năm 2020, số nợ này có mức tăng lớn.
23
Bảng 2.10:Tình hình nợ thuế của HKD cá thể trên địa bàn Quận NamTừ
Liêm giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1. Nợ thuế đến 31/12
hàng năm
4.161.517 4.791.429 7.160.429
Nợ có khả năng thu: 1.650.492 1.857.336 3.369.124
+ Nợ dưới 90 ngày: 285.172 253.124 1.642.145
+ Nợ trên 90 ngày: 1.365.320 1.604.212 1.726.979
Nợ khó thu 2.511.025 2.934.093 3.791.305
2. Tỷ lệ nợ khó
thu/tổng nợ (%)
60,3% 61,2% 52,9%
3. Tỷ lệ nợ/tổng thu
(hộ kinh doanh)
4,5% 4,2% 4,5%
4. Kết quả cưỡng chế
nợ
0 0 0
+ Hộ 0 0 0
+ Số tiền 0 0 0
(Nguồn:Chi cục ThuếQuận Nam Từ Liêm năm 2018 – 2020)
Qua bảng trên, ta thấy, tình hình nợ thuế tại CCT Quận Nam Từ Liêm giai
đoạn 2018 - 2020 diễn ra khá phức tạp, do số lượng tiền thuế nợ hàng năm vẫn
ở mức cao (trên 3 tỷ đồng) và có xu hướng ngày càng tăng mạnh. Trong đó, nợ
khó thu chiếm tới trên 50% trong tổng số tiền nợ thuế của các HKD cá thể trên
địa bàn Quận. Đồngthời, tỷ lệ nợ cũng tăng nhiều lên trong giai đoạnnày, năm
2020 đã tăng thêm 72,1% so với năm 2018. Nợ này gia tăng do cả nợ khó thu
tăng nhiều (năm 2020 tăng thêm 1.280,28 triệu đồngtương ứng tăng thêm 51%)
và nợ dưới 90 ngày tăng mạnh (năm 2020 tăng thêm 1.356,973 triệu đồng,
tương ứng tăng thêm 475,8% so với năm 2017).
24
Số nợ dưới 90 ngày tăng nhiều như vậy là do các đợt bùng phạt dịch bệnh
lien tiếp nổ ra, số tiền thuế được gia hạn năm 2020 có hạn nộp là 31/12/2020
chưa được NNT nộp vào NSNN kịp thời.
Tuy nhiên, cũng dựa vào thực trạng côngtác quản lý nợ thuế này mà có thể
nói, công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế đốivới hộ kinh doanh tại CCT Quận
Nam Từ Liêm vẫn còn yếu nhưng nợ thuế vẫn trong tỷ lệ cho phép của Tổng
cục Thuế (không quá 5% thu NSNN).
Thêm vào đó, công tác báo cáo nợ, phối hợp xử lý nợ chưa được thực hiện
thường xuyên, toàn diện, thể hiện từ 2018 đến 2020, CCT chưathực hiện cưỡng
chế nợ thuế đối với hộ kinh doanh.
Theo Nghị quyết 94/2019/QH14 banh hành ngày 26/11/2019 về khoanh nợ
tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp với NNT không còn khả
năng nộp Ngân sách Nhà Nước (áp dụng cho các khoản nợ thuế trước thời điể
1/7/2020), các trường hợp dưới đây được xem xét xóa nợ:
- Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân
sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ.
Đối với việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt cho HKD cá thể trong trường hợp
cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất hành vi dân sự mà không
có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ theo quy định của Luật quản lý
thuế, chưacó trường hợp nào Chi cục thuế quận Nam TừLiêm thụ lý giải quyết.
Bởi vì hộ, cá nhân kinh doanh cònnợ tiền thuế, tiền phạt nhưng được pháp luật
coi là đã chết, mất tích thường không được nhân thân HKD khai báo với Chi
cục thuế.
Trong năm 2020, Chi cục Thuế đã tiến hành khoanh nợ đối với 242 NNT
với tổng số tiền khoanh nợ là: 996,9 triệu đồng.
CCT Quận Nam Từ Liêm cần hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý nợ
thuế đối với hộ kinh doanh trong thời gian tới.
25
2.2.4. Quản lý miễn, giảm thuế
Theo Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ban hành ngày 29/11/2006 và
Thông tư 92/2015/TT-BTC ban hành ngày 15/06/2015, Luật quản lý thuế số
38/2019/QH14 ban hành ngày 13/06/2019, các trường hợp dưới đây được xem
xét miễn giảm:
- Miễn thuế đốivới HKD có doanh thu dưới 100.000.000đ một năm, ngoài
việc tập trung giải quyết đơn miễn, giảm hộ thuế tạm nghỉ kinh doanh hàng
tháng thì không có trường hợp khác thuộc diện miễn thuế, giảm thuế.
Bảng 2.11. Tình hình HKD có doanh thu dưới 100tr trên địa bàn Quận
Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị tính: hộ
Chỉ tiêu Năm
2018
Năm
2019
Tăng
trưởng so
với năm
2018
Năm
2020
Tăng
trưởng so
với năm
2019
Số lượng hộ khoán có
doanh thu dưới 100tr/năm
1.336 1.377 3% 1.405 2%
Số lượng hộ TTS có doanh
thu dưới 100tr/năm hoặc
không phát sinh doanh thu
1.802 2.171 20% 2.308 6%
Tổng số hộ miễn 3.138 3.548 13% 3.713 5%
Tổng số hộ quản lý 7.091 8.110 14% 8808 9%
Tỷ trọng hộ miễn/hộ quản
lý
44% 50% 41,2%
(Nguồn:Chi cục ThuếQuận Nam Từ Liêm năm 2018 – 2020)
Theo dữ liệu quản lý hộ kinh doanh của Chi cục thuế, số lượng hộ kinh
doanh có doanh thu dưới 100trđ/năm ít có sự biến động. Trong khi tổng số hộ
kinh doanh tăng 24% tương ứng 1.719 hộ, thì số hộ miễn chỉ tăng ở mức 5%
26
tương ứng 165 hộ. Đa phần số hộ miễn này là hộ cho thuê tài sản 2.308/3.713
hộ năm 2020.
Bảng 2.12. Tình hình HKD tạm nghỉ hàng tháng trên địa bàn Quận Nam
Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số lượng HKD đang
quản lý (hộ)
3.464 3.797 3.790
Số tiền thuế phải nộp
(nghìn đồng)
18.867.254 23.308.844 25.396.921
Số lượt hộ kinh doanh
tạm nghỉ hàng tháng
(lượt)
1.064 1.082 2.462
Số thuế được miễn,
giảm (nghìn đồng)
762.325 781.451 3.348.136
(Nguồn:Chi cục ThuếQuận Nam Từ Liêm năm 2018 – 2020)
Trong giai đoạn 2018 - 2020, số HKD đang chịu sự quản lý thuế của Quận
Nam Từ Liêm và số lượt HKD tạm nghỉ hàng tháng không chênh lệch nhau quá
nhiều. Điều này cho thấy, tình hình kinh doanh của các HKD cá thể diễn ra rất
phức tạp do số lượng tạm nghỉ hàng tháng là lớn. Năm 2018, số tiền thuế được
miễn, giảm do tạm nghỉ kinh doanh trên địa bàn Quận là hơn 762 triệu, chiếm
4,% tổng số tiền thuế phải nộp của các HKD đang chịu sự quản lý phải nộp
thuế trên địa bàn Quận. Năm 2020, dưới tác động khách quan của tình hình
kinh tế, xã hội, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giãn cáchtoàn xã hội, đóng
cửa tạm thời một số ngành nghề kinh doanh làm tăng số lượt hộ kinh doanh
tạm nghỉ kinh doanh trên địa bàn tăng mạnh lên tới: 2.462 lượt hộ chiếm 13,2%
số thuế ghi thu năm 2020. Điều này cho thấy, tình hình thu thuế của các HKD
còn lại, đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn Quận là khá tốt.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, chi cục không nhận được hồ sơ xin
miễn, giảm thuế đốivới trường hợp CNKD gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn,
tai nạn, bệnh hiểm nghèo.
27
2.2.5. Kiểm tra và xử lý vi phạm
Tính riêng trong khu vực HKD, năm 2020, qua kiểm tra 2.462 lượt hộ, đề
nghị kiểm tra hóa đơn của 20 NNT sửdụng hóa đơn quyển không phát hiện sai
phạm. Phối hợp với chính quyền các phường, tăng cường quản lý hộ theo điều
tra thống kê, tập trung rà soát, phân loại đưa vào quản lý 100% HKD trên địa
bàn.
Kết quả kiểm tra hộ có đơn nghỉ kinh doanh trong giai đoạn 2018 - 2020
của CCT Quận Nam Từ Liêm được thể hiện qua Bảng 2.9.
Bảng 2.13:Kết quả kiểm tra HKD trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai
đoạn 2018 – 2020
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Kiểm tra hộ có đơn nghỉ kinh
doanh
1.064 1.082 2.462
- Tỷ lệ kiểm tra so với hộ nghỉ (%) 100% 100% 100%
- Kết quả xử lý sau kiểm tra 00 00 00
Kiểm tra hóa đơn đối với hộ kinh
doanh sử dụng hóa đơn quyển
(lượt)
15 20 20
- Kết quả xử lý sau kiểm tra 00 00 00
(Nguồn:Chi cục ThuếQuận Nam Từ Liêm năm 2018 – 2020)
Qua đây, có thể thấy, công tác kiểm tra thuế của CCT Quận Nam Từ Liêm
giai đoạn 2018 – 2020 đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, CCT
Quận cũng cần đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát, kiểm tra, thanh tra tại các cơ sở
của các HKD để có thể kịp thời phát hiện, nắm rõ tình hình kinh doanh của các
hộ qua từng năm. Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả kiểm tra thuế của CCT Quận
Nam Từ Liêm qua các năm cho thấy hiệu quả kiểm tra thuế chưa thực sự hoàn
28
thiện cả về mặt chất lượng và cả số lượng, bởi vẫn còn một số bất cập đã xảy
ra trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:
Về mặt số lượng: Hoàn thành kiểm tra 100% số lượng hộ nghỉ theo quy
định. Hoàn thành chỉ tiêu kiểm tra hóa đơn đối với hộ kinh doanh.
Về mặt chất lượng: Kết quả xử lý vi phạm về thuế sau kiểm tra thuế không
nhiều, trong khi đó thực tế còn thất thu thuế lớn ở khu vực HKD. Đối với hộ
tạm nghỉ kinh doanh kiểm tra mang tính hình thức nên kết quả kiểm tra không
có sai phạm, trong khi đó thực tế cho thấy hộ nghỉ kinh doanh sau khi có Quyết
định miễn, giảm thuế thực tế vẫn hoạt động SXKD.
Do đó, CCT QuậnNam TừLiêm cầnphải nhanh chóngcó những biện pháp
nhằm khắc phục nhanh chóngtình trạng này, đểcó thể hoàn thiện côngtác quản
lý thuế trên địa bàn Quận, góp phần tích cực vào công tác quản lý thuế chung
trên địa bàn cả nước.
2.2.6. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ hộ kinh doanh
Nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế (NNT) nắm bắt chính sách thuế
mới, thủ tục hành chính về thuế để thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, ngay từ đầu
năm Cục Thuế TP Hà Nội tiếp tục tăng cường tuyên truyền dưới nhiều hình
thức, đa dạng, phong phú và hỗ trợ bằng nhiều phương thức.
CCT Quận Nam Từ Liêm đã thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ kinh
doanh theo chỉ dẫn và chủ trương của Cục thuế thành phố. CCT Quận Nam Từ
Liêm chủ động tham mưu với Chính quyền Quận về công tác tuyên truyền,
chống thất thu và ban hành kế hoạch, triển khai đồng bộ các biện pháp thu. Phát
động thi đua trong cán bộ Thuế, đề xuất nêu sáng kiến để tạo thuận lợi cho
NNT, nhất là đơn giản hóa tiếp nhận hồ sơ, công khai minh bạch thủ tục hành
chính. Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ HKD nói chung trong công tác thu thuế
tại Quận Nam Từ Liêm, tuyên truyền chính sách thuế đến 100% NNT bằng
nhiều hình thức: thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về thuế đến các địa
29
bàn; giải đáp trực tiếp hoặc bằng văn bản 138 trường hợp; giải đáp qua đường
dây nóng; cấp phát ấn phẩm tuyên truyền; gửi 6.567 tài liệu qua thư điện tử.
Chi cục quản lý 8.808 hộ, cá nhân kinh doanh và thường xuyên phân loại tình
trạng hoạt động nên đã góp phần quản lý tốt đối tượng. Đôn đốc và ra quyểt
định xử phạt hành chính 100% NNT nộp chậm thuế. Chính vì vậy, công tác
tuyên truyền, hỗ trợ HKD trong công tác thu thuế khu vực HKD trên địa bàn
Quận cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được trong việc thực hiện thu thuế
trong giai đoạn2018 - 2020, côngtác tuyên truyền, hỗ trợ HKD của CCT Quận
Nam Từ Liêm hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi lẽ:
- HKD không thường xuyên giao dịch tại bộ phận một cửa của CCT mà tập
trung chủ yểu tại các đội thuế liên phường. Ở đội thuế, phần lớn cán Bộ Thuế
chưa được trang bị kỹ năng về tuyên truyền chính sách thuế, thiếu cập nhật
thông tin về thuế do nhiều yếu tố khảc nhau.
- Ngành thuế đã đầu tư cho công tác tuyên truyền, hỗ trợ thuế, nhưng
phương pháp và nội dung tuyên truyền chưa hiệu quả.
2.3. Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại
Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm
2.3.1. Những ưu điểm
Nhờ sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Thành uỷ, HĐND, UBND, Cục thuế
Thành phố, Chicục thuế Quận Nam Từ Liêm đã có nhiều chủ trương, giải pháp
chỉ đạo điều hành quyết liệt. Các ngành các cấp đã phối hợp chặt chẽ với Chi
cục thuế trong việc tăng cường quản lý thu NSNN, chốngthất thu thuế, trốn lậu
thuế. Sự cố gắng của tập thể từ lãnh đạo đến cán bộ công chức toàn Chi cục,
phấn đấu không ngừng, áp dụng đồngbộ nhiều biện pháp, khai thác nguồn thu,
chống thất thu NSNN.
30
Tuy nhiên, không thể không kể đến sự cố gắng của người nộp thuế trong
việc khắc phục mọi khó khăn, sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường để duy
trì và phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời chấp hành tốt nghĩa vụ nộp ngân
sách đầy đủ kịp thời.
Chi cục đã khắc phục được những khó khăn hiện tại, khai thác tối đa mọi
nguồn thu để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch do Cục thuế thành
phố giao, phấn đấuđảm bảo số thu cao cho NSNN. Cụ thể, Chi cục đãcó những
ưu điểm trong công tác quản lý thuế đối với hộ kê khai như sau:
- Hầu hết số HKD nộp thuế Môn bài được cấp MST.
- Số hộ đưa vào quản lý thu thuế tháng năm sau cao hơn năm trước.
- Công tác quản lý thu thuế Môn bài qua các năm luôn hoàn thành ngay
trong tháng 1 đầu năm.
- Công tác quản lý thu từ HKD có số thu năm sau cao hơn năm trước, năm
2020 đã đạt 158.235triệu đồng, tăng 37,24% so với năm 2019
Đạt được những kết quả như trên là vì chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm:
+ Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong việc
thanh tra, kiểm tra, rà soát địa bàn, phát hiện hộ mới ra kinh doanh, hộ kinh
doanh không kê khai, nộp thuế, chống thất thu thuế… và đã thu được kết quả
rất khả quan.
+ Tăng cường tuyên truyền giải thích các chế độ chính sách, pháp luật về
thuế để các hộ hiểu rõ, từ đó, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp
thuế. Chính vì vậy, các hộ kinh doanh đã dần quen với việc thực hiện tốt công
tác kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ, tự kê khai, nộp thuế.
+ Căn cứ dựtoán thành phố giao, Chi cục Thuế đã tập trung triển khai ngay
từ đầu năm. Phối hợp với Phòng Tài chính thành phố tham mưu với UBND
thành phố lập kế hoạch gỉao chỉ tỉêu thu cho từng đon vị. Tăng cường quản lý
31
hộ, quản lý doanh số, nắm bắt kịp thời khó khăn, vướng mắc trong côngtác thu
để có biện pháp thu hiệu quả.
+ Thường xuyên đánh giá tình hình quản lý thu ngân sách trên địa bàn
phường, xã. Đánh giá theo từng nguồn thu, sắc thuế để thấy được mức độ và
nguyên nhân thất thu, nguyên nhân đọng thuế, trên cơ sở đó đềra các biện pháp
chỉ đạo cụ thể nhằm khắc phục kịp thời, chống thất thu ngân sách.
+ Thường xuyên chỉ đạo việc kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý cảc
trường hợp có đơn nghỉ, bỏ nhưng thực tế vẫn kinh doanh.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý thuế đối với HKD
cá thể trên địa bàn, CCT Quận Nam Từ Liêm còn một số bất cập và hạn chế
cần được khắc phục như sau:
Thứ nhất, về công tác quản lý đăng ký thuế:
Côngtác quản lý đăng ký thuế cònbỏ sót, chưađưa vào quản lý được 100%
HKD cá thể trên địa bàn. Các hộ chưa đưa vào quản lý bao gồm các hộ mới ra
kinh doanh nhưng không khai báo, không kê khai khi cơ quan thuế yêu cầu, lúc
ra kinh doanh, lúc nghỉ kinh doanh, hộ chuyển từ địa bàn khác về nhưng không
khai báo… Mặc dù CCT đã phốihợp với các cơ quan có liên quan để buộc các
hộ trên đăng ký thuế nhưng sự phối hợp này chưa chặt chẽ dẫn đến chưa xử lý
triệt để được tình trạng này.
Bên cạnh đó, côngtác cấp mã số thuế còn nhiều sai sót, chưa chính xác. Kể
từ ngày 01/04/2014, Bộ Công an thực hiện việc cấp đổivà cấp mới Chứng minh
nhân dân từ 09 số thành 12 số. Từ năm 2016, Chứng minh nhân dân được thay
bằng Căn cước công dân. Sau thời điểm này, một số cá nhân đã lợi dụng sử
32
dụng cả số CMND cũvà số CMND/ CCCDmới để đăng ký 02 mã số thuế khác
nhau.
Ngoài ra, theo Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25/03/2019 thì quy trình
quản lý thuế đốivới HKD cá thể yêu cầu các độiThuế LXP phải lập sơ đồ quản
lý từng địa bàn để đảm bảo quản lý tốt danh bạ HKD. Tuy nhiên trong thực tế
các Độithuế LXP chỉ có thể lập danh sáchmà không thể lúc nào cũng lập được
sơ đồ.
Thứ hai, về công tác tiếp nhận tờ khai và dự kiến số thuế phải nộp:
Trên thực tế có hiện tượng các HKD cá thể vẫn hoạt động nhưng không nộp
tờ khai thuế. Đối tượng nộp tờ khai thuế kê khai thuế không trung thực, phổ
biến như: kê khai không đúng doanh thu thực tế, khai thấp giá bán và số lượng
hàng bán, hoạt động chịu thuế cao khai sang loại chịu thuế suất thấp, để ngoài
số sách kế toán những khoản thu đáng kể phải đánh thuế, bán hàng không xuất
hóa đơn... Hầu hết các HKD kê khai doanh số mang tính tượng trưng, rất thấp
so với thực tế kinh doanh. Vì vậy, việc dự kiến số thuế phải nộp dựa trên số thu
được hàng tháng để tính ngược lại, đồng thời cân đối theo dự toán được phân
bổ hàng năm để xác định. Bên cạnh đó, việc thực hiện đôn đốc thu nộp tờ khai
cũng khó khăn, tốn kém về thời gian và chi phí hành chính.
Thứ ba, về công tác quản lý điều tra doanh thu:
Công tác điều tra doanh thu, điều tra ngành nghề sản xuất kinh doanh được
thực hiện qua loa, hời hợt. Việc thực hiện điều tra doanh thu vẫn được CCT
quận Nam Từ Liêm thực hiện đều đặn hàng năm nhưng hiệu quả mang lại chưa
cao. Hiện tượng các HKD cá thể tự nghỉ, bỏ kinh doanh không thông báo với
cơ quan thuế thường xuyên xảy ra nhưng công tác kiểm tra, xác minh lại trạng
thái kinh doanh của HKD cá thể chưa được thực hiện chặt chẽ. Tình trạng bỏ
ngoài bộ thuế tiêu thụ đặc biệt của các HKD trên địa bàn vẫn xảy ra.
33
Trên thực tế, đặc thù của các HKD cá thể là buôn bán nhỏ lẻ và không có
hóa đơn. Vì vậy, rất khó xác định chính xác lượng hàng hóa bán ra mỗi ngày
để làm căn cứ tính thuế cho cả tháng. Điều này dẫn đến tình trạng các hộ làm
ăn minh bạch, kê khai thuế trung thực sẽ khó được đảm bảo công bằng với các
hộ khai báo gian dốidoanh thu thực tế, thậm chí thỏa thuận với cán bộ thuế để
giảm thuế hoặc không phải nộp thuế theo quy định.
Thứ tư, về việc lập và duyệt Sổ Bộ Thuế:
Việc lập Sổ Bộ Thuế trên thực tế được thực hiện dựa vào số thuế thu được
hàng tháng và nhập vào ứng dụng, đồng thời dựa vào dự toán năm để làm căn
cứ lập bộ để tính ngược lại. Nhiều HKD cá thể nghỉ hay bỏ kinh doanh do gặp
tình hình khó khăn về tài chínhhoặc chuyển đi nơi khác nhưng không thực hiện
báo cáo với CCT mà cán bộ thuế không kịp thời phát hiện thì bộ phận kê khai
kế toán thuế và tin học vẫn đưa vào lập Sổ Bộ Thuế. Mặt khác, những HKD cá
thể có thu nhập rất thấp vẫn đưa vào lập Sổ Bộ Thuế làm cho số lượt hộ phát
sinh hàng tháng lớn, tiền thuế thấp, làm tăng khối lượng công việc cho cán bộ
thuế dẫn tới chi phí quản lý tăng nhưng hiệu quả đem lại thấp. Chính vì vậy,
quá trình lập Sổ Bộ Thuế còn nhiều bất cập, nhất là khi cán bộ thuế và HĐTV
thuế có sự móc nối vởi nhau từ trước dẫn tới việc lập sộ bộ thuế càng khó kiểm
soát. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa CCT và các cơ quan chuyên môn
cấp phường còn hạn chế khi thực hiện kiểm tra thực tế, đánh giá doanh số đối
với tùng địa bàn, tùng ngành nghề kinh doanh, nhất là cá nhân kinh doanh nhà
hàng, ăn uống, thương mại, vận tải… để xác định đúng, đủ doanh số tính thuế
phù hợp với thực tế. Đây là một cơ sở quan trọng để CCT có thể dự kiến doanh
thu, mức thuế khoán được chính xác hơn. Đồng thời, việc niêm yết công khai
thông tin này tại trụ sở UBND quận, phường, trụ sở độithuế, banquản lý chợ,...
để HKD biết và đưa ra ý kiến còn chưa được thực hiện có hiệu quả và liên tục.
Do đó, việc lập và duyệt số bộ thuế của CCT Quận Nam Từ Liêm còn khá
34
chậm, nhiều khi cònchưa đúng với thời gian quy định khiến các HKD phải mất
nhiều thời gian để nhận được thông báo thuế.
Thứ năm, về công tác đôn đốc thu nộp và quản lý nợ:
Cán bộ thuế thực hiện các chức năng về quản lý thu, nộp thuế chưa kịp thời.
Công tác đônđốc thu hồi nợ chưa được thực hiện thường xuyên, chưa có nhiều
biện pháp thu hồi triệt để đẫn đến tình trạng nợ thuế vẫn có xu hướng tăng, tỷ
lệ nợ khó thu tăng nhiều qua các năm. Thất thu thuế còn phổ biến ở tất cả các
ngành nghề kinh doanh của HKD cá thể do CCT quận Nam Từ Liêm quản lý
nhưng chưa được khắc phục, đặc biệt là trong lĩnh vực cho thuê nhà trên địa
bàn quận. Đây là hoạt động kinh doanh đặc thù nên công tác quản lý thu và
chống thất thu gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, Chi cục đã áp dụng
nhiều biện pháp để tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh cho
thuê nhà. Thực tế cho thấy có những HKD không đăng ký thuế, không kê khai
đúng thời hạn. Đặc biệt có HKD còn lập 2 hợp đồng cho thuê, xuất trình cho
cơ quan thuế hợp đồng có mức giá cho thuê thấp để đống thuế thấp hơn so với
quy định. Các chiêu thức trốn thuế cho thuê chủ yếu là chủ nhà thông đồng với
khách thuê để không làm hợp đồng thuê nhà, khi bị kiểm tra thì cả chủ nhà và
khách thuê đều chống chế nhận nhau làm “người nhà” cho ở nhờ không thu
tiền.
2.3.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế
*Nguyên nhân khách quan
Một là, trình độ dân trí của các hộ kinh doanh còn thấp, ý thức chấp hành
pháp luật thuế chưa cao, đặc biệt là ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường vì
mục tiêu lợi nhuận luôn tiềm ẩn hành vi vi phạm pháp luật khi có điều kiện.
Bên cạnh đó, các hành vi gian lận và trốn thuế ngày càng tình vi. Tình trạng
35
trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng, nhiều hộ đã có thông báo nghĩa
vụ tài chính nhưng không chấp hành nộp NSNN còn nhiều.
Hai là, địa bàn quản lý rộng lớn, các lĩnh vực kinh doanh đa dạng gây khó
khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là những ngành nghề như vận tải tư nhân,
cho thuê nhà, kinh doanh nhà nghỉ, kinh doanh vãng lai...
Ba là, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và văn phòng làm việc của CQT
còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Thiếu diện tích
phòng làm việc, bố trí văn phòng trụ sở cònchưa hợp lý để tiến hành làm việc
tại trụ sở CQT.
Bốn là, chính sách pháp luật về thuế. Trong những năm qua, nền kinh tế
nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước định hướng XHCN. Do vậy, các chính sách thuế thường xuyên
bổ sung, sửa đổi, ban hành phù hợp với thông lệ quốc tế. Các văn bản pháp quy
về thuế được bổ sung và sửa đổi liên tục trong thời gian ngắn dẫn đến sựkhông
ổn định, thiếu thống nhất, gây khó khăn trong việc thực hiện quản lý của CQT
nói chung và công tác quản lý HKD các thể nói riêng.
* Nguyên nhân chủ quan:
Một là, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân
trên địa bàn quận về quy định thuế hiện hành chưa thực sự được đầu tư chú
trọng. Các cuộc tập huấn, trao đổi trực tiếp cho cán bộ và người dân chưa được
tổ chức một cách thường xuyên và có hiệu quả do cơ chế phối hợp tổ chức thu
thuế với chính quyền địa phương chưa thường xuyên và chặt chẽ. Mặt khác,
các hình thức tuyên truyền còn chưa phong phú, không gây được sự quan tâm
và thỏa mãn được các vướng mắc, nguyện vọng cho các hộ kinh doanh.
Hai là, công tác tổ chức thu thập thông tin từ tổ chức, cá nhân nộp thuế
chưa được đầy đủ, chưa có cơ sở dữliệu về người nộp thuế để khai thác có hiệu
36
quả gây khó khăn cho việc xác định tính trung thực, chính xác trong việc kê
khai, thu nộp của người nộp thuế.
Ba là, sựphối hợp giữa chi cục thuế và các cơ quan, ban ngành có liên quan
tuy đã có nhiều cố gắng song chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong công tác
quản lý số lượng cũng như tình hình kinh doanh thực tế của các hộ kinh doanh
trên địa bàn.
Bốn là, kỹ năng quản lý của cán bộ, công chức theo từng chức năng chưa
được đào tạo có hệ thống. Trình độ sử dụng, khai thác chương trình ứng dụng
tin học của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa ngành nghề.
37
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI
VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NAM TỪ LIÊM
3.1. Bốicảnh và xu hướng phát triển hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm
3.1.1. Bối cảnh trong nước và địa phương ảnh hưởng đến quản lý thuế đối
với hộ, cá nhân kinh doanh
Năm 2020, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona,
được cho là bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc sau đó đã lây lan nhanh chóng
sang các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, khiến mọi mặt kinh tế - xã
hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù có những thuận lợi từ kết quả tăng
trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng Việt Nam đang phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19 diễn biến phức
tạp, khó lường. Dù Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng kinh tế cao nhất
thế giới trong năm 2020, nhưng mức tăng GDP 2.91% là mức tăng trưởng thấp
nhất của thập kỷ 2011-2020. Có được mức tăng trưởng khởi sắc này do Nhà
nước đã kiểm soátchặt chẽ dịch Covid-19, nền kinh tế từng bước hoạt động trở
lại trong điều kiện bình thường mới.
Trong tình hình dịch bệnh, hộ, cá nhân kinh doanh là một trong các đối
tượng dễ bị tổn thương nhất, đại dịch là giảm đáng kể doanh thu của hộ kinh
doanh khiến HKD phải cắt giảm hoạt động, chuyển đổi hình thức kinh doanh.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa tạm thời,
nhiều HKD quyết định chuyển sang hình thức kinh doanh online hoặc thông
báo cho thuê lại mặt bằng kinh doanh do giá thuê mặt bằng quá cao.
Để hỗ trợ kịp thời cho hộ gia đình và các cá nhân kinh doanh bị tạm nghỉ
kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và việc thực hiện các biện
pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ
38
Tài chính đã kịp thời ban hành Công văn 5310/BTC-TCT ngày 29/4/2020 chỉ
đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường hỗ trợ hộ gia đình, nhóm cánhân, cá nhân
kinh doanh. Theo đó, Bộ Tài chính yêu cầu cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận
và giải quyết cho tất cả các thông báo ngừng, nghỉ của hộ gia đình, nhóm cá
nhân, cá nhân kinh doanh mà không phụ thuộc vào thời gian gửi thông báo
ngừng, nghỉ kinh doanh đến cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế các cấp phải tuyên
truyền kịp thời đến các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh biết chủ trương này và
thực hiện các thủ tục tạm ngừng kinh doanh để giảm thuế khoán theo quy định
của pháp luật.
Để hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởidịch covid-19, Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc đãký Nghị quyết về gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng.
Theo đó, khoảng 20 triệu đối tượng thuộc 6 nhóm khác nhau sẽ được hỗ trợ
trong khoảng thời gian 3 tháng. Trong đó, hộ, cá nhân kinh doanh có doanhthu
khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh theo Chỉ thị số
15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ 1 triệu
đồng/hộ/tháng. Thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng, tính đến hết ngày
30/6/2020, có 79 HKD cá thể thuộc quản lý của Chi cục thuế quận Nam Từ
Liêm đã được hỗ trợ 01 tháng (tương ứng với tháng 4, nghỉ giãn cách xã hội)
với tổng số tiền hỗ trợ: 79 triệu đồng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành
Nghị định 41/2020/ NĐ-CP ngày 08/04/2020 về gia hạn tiền thuế và tiền thuê
đất. Tính đến ngày 4/5/2020, ngành Thuế đã tiếp nhận trên 75.025 đề nghị gia
hạn nộp thuế và tiền thuê đất, tổng số tiền thuế và tiền thuê đất gia hạn là hơn
24.054 tỷ đồng, trong đó gia hạn đối với tổ chức, doanh nghiệp là 23.983 tỷ
đồng, gia hạn đối với cá nhân là 71 tỷ đồng.
39
3.1.2. Xu hướng phát triển của hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm
Dịch Covid-19 đã mang đến nhiều khó khăn, thách thức cho các hộ kinh
doanh, nhưng đây cũng là cơ hội để các chủ hộ kinh doanh thay đổi, thích nghi
với hoàn cảnh mới. Để cạnh tranh, giữ khách, vượt qua khó khăn và phát triển,
cùng với các chínhsáchcủa nhà nước, các hộ kinh doanh cần có cáchthức kinh
doanh hiện đại, chuyên nghiệp hơn.
Xét về bản chất, hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhưng
chính sách đối với hộ kinh doanh còn nhiều hạn chế so với doanh nghiệp. Cụ
thể, hộ kinh doanh bị hạn chế về quyền kinh doanh, chỉ được đăng ký tại một
địa điểm, hoạt động kinh doanh trong phạm vi quận, huyện, không mở chi
nhánh, văn phòng đại diện tại địa bàn khác… Bên cạnh đó, hạn chế về ngành
nghề kinh doanh và hạn chế quy mô sửdụng lao động, dưới10 lao độngthường
xuyên. Hộ kinh doanhcũng bị hạn chế huy độngvốn ngân hàng, hỗ trợ vốn của
các hiệp hội ngành nghề, chủ yếu là sửdụng vốn từ chính thành viên tham gia.
Mặt khác, mô hình hộ kinh doanh còn thể hiện sự kém minh bạch, tính đại
chúng, huy động vốn để phát triển của hộ kinh doanh, kèm theo đó là những
vấn đề liên quan đến các biện pháp chế tài, thực thi, bảo vệ lợi ích hợp pháp
khi có sự cố… đều không thuận lợi so với pháp nhân là DN. Vì vậy, phát triển
từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, đặc biệt với các hộ kinh doanh có quy
mô lớn là xu hướng phù hợp với quy luật phát triển và quy luật cạnh tranh.
Tuy nhiên, phần lớn các HKD chưa muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp
do chưa có đầy đủ nhận thức về mô hình hoạt động của doanh nghiệp và cho
rằng phải trải qua các thủ tục phức tạp. Trên thực tế, khi chuyển sang doanh
nghiệp, HKD sẽ được hưởng nhiều lợi ích:
- Được miễn, giảm nhiều loại thuế, phí, lệ phí: Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa
năm 2017 đã bổ sung nhiều chính sách hỗ trợ cho việc chuyển đổi từ hộ kinh
40
doanh thành DN như: Miễn lệ phí đăng ký DN và phí cung cấp thông tin DN
lần đầu; Miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03
năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu; Miễn, giảm
tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai. Để được
hưởng loạt hỗ trợ nêu trên, hộ kinh doanh phải có hoạt động sản xuất, kinh
doanh liên tục ít nhất 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký DN lần đầu.
- Có tư cách pháp nhân, được vay vốn ngân hàng: Theo quy định tại khoản
3 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 20/12/2016 của Ngân hàng Nhà
nước quy định về động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài đốivới khách hàng, khách hàng vay vốn tại các ngân hàng là pháp
nhân, cá nhân. Trong khi đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên
đây là một hạn chế đối với hộ kinh doanh khi muốn vay vốn tại ngân hàng để
phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; DN (trừ DN tư nhân) có tư cách pháp
nhân và có quyền thực hiện giao dịch vay vốn tại ngân hàng.
- Có thể thuê nhiều lao động: Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/215
của Chính phủ về thành lập DN, quy định hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao
động trở lên phải đăng ký thành lập DN theo quy định. Do đó, nếu muốn mở
rộng kinh doanh thì hộ kinh doanh phải thuê nhiều lao động hơn và như vậy là
sẽ vi phạm pháp luật. Với mô hình DN, pháp luật hiện hành không hạn chế số
lượng người lao độngtrong DN. Ngoài các quyđịnh trên, hộ kinh doanhchuyển
sang DN còn được mở nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện; Khi kinh doanh
thua lỗ được áp dụng quy định của Luật Phá sản…
Ngoài ra, hộ kinh doanh chuyển đổi sang DN còn nhận được nhiều ưu đãi
khác như: được miễn các loại phí như phí đăng ký DN lần đầu; công bố nội
dung đăng ký DN lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia; phí thẩm
41
định và cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều
kiện và phí môn bàitrong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký DN lần đầu….
Nhằm đẩy mạnh hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, cải cách hành chính để người
nộp thuế duy trì, ổn định, mở rộng và phát triển SXKD, nuôi dưỡng và tạo
nguồn thu bền vững cho NSNN Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm đã và đang
thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT ở tất cả các khâu, các
bộ phận dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú; tạo dựng môi trường khởi
nghiệp thuận lợi để phát triển, tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới,
khuyến khích các hộ kinh doanh lớn chuyển đổi lên doanh nghiệp.
3.2. Mục tiêu của công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại
Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm
Chi cục đặt ra mục tiêu phấn đấu quản lý sát số liệu thông kê, tăng mức
thuế bình quân/hộ, quản lý kịp thời 100% hộ, cánhân mới ra kinh doanh; Kiểm
tra 100% các hộ kinh doanh tạm nghỉ trong tháng để kịp thời phát hiện và xử
lý sai phạm.
Tổ chức khảo sát doanh thu thực tế các hộ kinh doanh ngành nghề trọng
điểm, nâng cao chất lượng công tác điều tra doanh thu nhằm đảm bảo quản lý
doanh thu, mức thuế đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế kinh
doanh của hộ, cá nhân kinh doanh đồng thời đảm bảo ổn định xã hội. Thu thập
thông tin, chuẩn hoá lại cơ sở dữ liệu hộ kinh doanh trên địa bàn quận đảm tính
chính xác, đối chiếu danh bạ hộ hoạt động, hộ đã được cấp đăng ký doanh.
Tiếp tục phối hợp với Phòng quản lý đô thị, Đội thanh tra tra xây dựng
quận, Uỷ ban nhân dân các phường tăng cường côngtác thu thuế hoạt độngxây
dựng nhà tư nhân. Tham mưu UBND quận ban hành đơn giá nhân công tối
thiểu đối với hoạt động xây dựng, làm cơ sở tuyên truyền, vận động chủ nhà,
chủ thầu xây dựng kê khai nộp thuế đúng quy định.
42
Tham mưu UBND quận thành lập ban chỉ đạo chống thất thu, phối hợp
UBND phường, Phòng Tài chính – kế hoạch, ban quản lý các tòa nhà, tổ dân
phố, Công an phường rà soát, tổ chức thu thuế đốivới hoạt động cho thuê nhà.
Tiếp tục thực hiện quyết định 1359/QĐ-TCT của Tổng cục thuế ngày
04/08/2017 và kế hoạch 54649/KH-CT-KTNB ngày 11/08/2017 về kiểm tra
chống thất thu và chấn chỉnh công tác quản lý khoán thuế đối với cơ sở kinh
doanh.
3.3. Các giải pháp trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh các
thể tại Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm
3.3.1. Công tác đăng ký thuế
Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành của UBND quận, UBND phường rà
soát, nắm bắt số hộ thực tế kinh doanh, hộ mới ra kinh doanh để tuyên truyền,
hướng dẫn, đôn đốc đăng ký thuế. Giao trách nhiệm cho tổ dân phố để theo dõi
thêm nội dung các hộ, cá nhân có họa động sản xuất kinh doanh, thường xuyên
đối chiếu với danh bạn quản lý thuế để quản lý chặt hộ kinh doanh.
Trong công tác cấp MST, cần kiểm tra kỹ thông tin của NNT trước khi tiếp
nhận hồ sơ, đề nghị NNT cung cấp đầy đủ thông tin về số chứng minh nhân
dân, căn cước công dân tra cứu thông tin người nộp thuế đảm bảo đủ điều kiện
cấp MST kinh doanh cho hộ. Hướng dẫn NNT xử lý các vấn đề liên quan đến
MST như: chưa hoàn tất thủ tục tại cơ quan thuế quản lý cũ, thực hiện chấm
dứt hiệu lực MST đối với những cá nhân được cấp nhiều MST…
Hướng dẫn NNT khai đúng ngành nghề kinh doanh, địa chỉ kinh doanh,
cũng như các thông tin khác để lập cơ sở dữ liệu hộ kinh doanh một các chính
xác.
Thực hiện lập sơ đồ quản lý từng địa bàn, cập nhật liên tục những biến động
về hộ trên địa bàn để thuận cho việc quản lý hộ kinh doanh.
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế

More Related Content

Similar to Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế

Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...nataliej4
 
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...Shinigami Kun
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.ssuser499fca
 
luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.ssuser499fca
 
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh NghiệpViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh DoanhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh DoanhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế (20)

Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
 
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
 
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
 
Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Donataba.docx
Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Donataba.docxKế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Donataba.docx
Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Donataba.docx
 
Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp ở Quận Tân Bình
Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp ở Quận Tân BìnhPháp luật thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp ở Quận Tân Bình
Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp ở Quận Tân Bình
 
Quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhQuản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
 
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Đề tài: Biện pháp chống thất thu thuế đối với DN tại Chi cục thuế quận 12, th...
Đề tài: Biện pháp chống thất thu thuế đối với DN tại Chi cục thuế quận 12, th...Đề tài: Biện pháp chống thất thu thuế đối với DN tại Chi cục thuế quận 12, th...
Đề tài: Biện pháp chống thất thu thuế đối với DN tại Chi cục thuế quận 12, th...
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.
 
luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
 
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh DoanhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ kế toán thuế Giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ kế toán thuế Giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ kế toán thuế Giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ kế toán thuế Giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from Luanvantot.com 0934.573.149

Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đôngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt namLuanvantot.com 0934.573.149
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmBáo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếBáo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếLuanvantot.com 0934.573.149
 
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp Luanvantot.com 0934.573.149
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Luanvantot.com 0934.573.149
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Luanvantot.com 0934.573.149
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLuanvantot.com 0934.573.149
 

More from Luanvantot.com 0934.573.149 (20)

Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
 
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmBáo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
 
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếBáo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
 
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
 
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
 

Recently uploaded

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ HUẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NAM TỪ LIÊM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/ TELEGRAM HỖ TRỢ : 0934.573.149 HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
  • 2. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ HUẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NAM TỪ LIÊM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng Mã số : 8.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Minh Hằng HÀ NỘI - 2021
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huế
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN......................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................vii MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH......................................................Error! Bookmark not defined. 1.1. Lý luận cơ bản về hộ, cá nhân kinh doanhError! Bookmark notdefined. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hộ, cá nhân kinh doanhError! Bookmark not defined. 1.1.2. Phân loại hộ, cá nhân kinh doanh ..Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Vai trò của hộ, cá nhân kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân .............................................................Error! Bookmark not defined. 1.2. Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanhError! Bookmark not defined. 1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về quản lý thuếError! Bookmark not defined. 1.2.2. Nội dung quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh ..........Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Quy trình quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh ..........Error! Bookmark not defined. 1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý thuế đối với hộ kinh doanh............Error! Bookmark not defined.
  • 5. iii 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh ...................................................................Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Nhân tố chủ quan..........................Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Nhân tố khách quan......................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NAM TỪ LIÊM..... 5 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tổ chức quản lý thuế tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm............................................................................................. 5 2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội tại quận Nam Từ Liêm........................... 5 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm7 2.2.1. Quản lý người nộp thuế................................................................ 9 2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế ........................................................... 14 2.2.3. Quản lý thu nộp và nợ thuế ........................................................ 21 2.2.4. Quản lý miễn, giảm thuế............................................................ 25 2.2.5. Kiểm tra và xử lý vi phạm.......................................................... 27 2.2.6. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ hộ kinh doanh............................... 28 2.3. Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm.................................................................... 29 2.3.1. Những ưu điểm.......................................................................... 29 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................. 31 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NAM TỪ LIÊM ....................................................................................................... 37 3.1. Bối cảnh và xu hướng phát triển hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn quận Nam Từ Liêm........................................................................................... 37
  • 6. iv 3.1.1. Bối cảnh trong nước và địa phương ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh.................................................................. 37 3.1.2. Xu hướng phát triển của hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn quận Nam Từ Liêm..................................................................................... 39 3.2. Mục tiêu của công tác quản lý thuế đốivới hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm.................................................................... 41 3.3. Các giải pháp trong công tác quản lý thuế đốivới hộ kinh doanh các thể tại Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm............................................................. 42 3.3.1. Công tác đăng ký thuế ............................................................... 42 3.3.2. Thu thập thông tin người nộp thuế.............................................. 43 3.3.3. Kiểm soát doanh thu tính thuế.................................................... 44 3.3.4. Giải pháp về quản lý thu – nộp và thu hồi nợ thuế....................... 45 3.3.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế .......... 48 3.3.6. Nhóm các giải pháp điều kiện .................................................... 48 3.4. Các đề xuất, kiến nghị........................................................................ 50 3.4.1. Các đề xuất, kiến nghị về phía Nhà nước.................................... 50 3.4.2. Các đề xuất, kiến nghị về phía Bộ Tài chính............................... 52 3.4.3. Các đề xuất, kiến nghị về phía Tổng Cục thuế............................. 53 KẾT LUẬN.............................................................................................. 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 57
  • 7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCT : Chi cục thuế CQT : Cơ quan thuế ĐTNT : Đối tượng nộp thuế GTGT : Giá trị gia tăng HĐND : Hội đồng nhân dân HĐTV : Hội đồng tư vấn HKD : Hộ kinh doanh KK-KTT : Kê khai - Kế toán thuế LXP : Liên xã phường MST : Mã số thuế MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NNT : Người nộp thuế NSNN : Ngân sách nhà nước QLT : Quản lý thuế TNCN : Thu nhập cá nhân TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân NNT : Người nộp thuế TTHC : Thủ tục hành chính TMĐT : Thương mại điện tử CNKD : Cá nhân kinh doanh TTS : Thuê tài sản THNVDT : Tổng hợp nghiệp vụ dự toán
  • 8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách của Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm năm 2018 - 2020 ................................................................................................ 7 Bảng 2.2: Số lượng cấp mới, và đóng mã số thuế HKD trên địa bàn quận Nam Từ Liêm theo ngành nghề giai đoạn 2018-2020.......................................... 10 Bảng 2.3: Cơ cấu kinh doanh của khu vực HKD trên địa bàn quận Nam Từ Liêm theo ngành nghề giai đoạn 2018-2020............................................... 10 Bảng 2.4: Số HKD trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018-2020.. 12 Bảng 2.5: Phân loại HKD phải nộp thuế theo bậc môn bài trên địa bàn quận Nam Từ Liêm........................................................................................... 15 Bảng 2.6: Doanh thu tính thuế hộ khoán (không bao gồm hộ miễn) trên địa bàn quận Nam Từ Liêm theo ngành nghề năm 2019 - 2020 ........................ 17 Bảng 2.7: Tổng doanh thu của Hộ cho thuê tài sản, TMĐT trên địa bàn quận Nam Từ Liêm năm 2018 - 2020................................................................. 19 Bảng 2.8. Tổng hợp ghi thu Hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020................................................................. 21 Bảng 2.9. Kết quả thực hiện công tác thu thuế của HKD trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020......................................................... 22 Bảng 2.10: Tình hình nợ thuế của HKD cá thể trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020...................................................................... 23 Bảng 2.11. Tình hình HKD có doanh thu dưới 100tr trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020................................................................. 25 Bảng 2.12. Tình hình HKD tạm nghỉ hàng tháng trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020...................................................................... 26 Bảng 2.13: Kết quả kiểm tra HKD trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020.............................................................................................. 27
  • 9. vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm......Error! Bookmark notdefined.
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế ra đời - phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước, đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN). Nó gắn liền với các vấn đề về tăng trưởng kinh tế, công bằng trong phân phối và ổn định xã hội. Vai trò của thuế được đảm bảo khi có một hệ thống quản lý thuế phù hợp, hiệu quả. Hiện nay, hệ thống quản lý thuế của Việt Nam đang dần được hoàn thiện theo hướng mục tiêu là tối ưu hoá các khoản thu thuế và các khoản phải thu khác, phù hợp với luật pháp đồng thời đảm bảo củng cố được niềm tin của người nộp thuế (NNT) vào hệ thống thuế. Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể có những chuyển biển tích cực góp phần tăng thu ngân sách cho Nhà nuớc, hạn chế thất thu và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể. Song bên cạnh đó vẫn còn nhũng hạn chế như: tuy thất thu có giảm nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng không quản lý hết các hộ kinh doanh, doanh thu tính thuế không sát thực tế, nợ đọng thuế còn nhiều và đặc biệt là không khai thác hết tiềm lực thu để đạt được mức thu thuế cao hơn. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đòi hỏi ngành thuế phải có những phương pháp nghiên cứu và giải pháp phù hợp trong công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể. Công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm cũng nằm trong tình trạng chung đó. Qua quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và thực tiễn tại chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm em thấy cần có sự nghiên cứu một cách hệ thống về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, đặc biệt nghiên cứu trên phạm vi địa bàn quận nhằm có cái nhìn bao quát về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, đồng thời xây dựng được những giải pháp tăng cường công tác này cho Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em
  • 11. 2 xin chọn đề tài: “Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm – TP Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu Từ trước đến nay đã có nhiều tác giả lựa chọnđề tài nghiên cứu về côngtác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, tiêu biểu trong đó như: Nguyễn Hữu Vũ (2016), “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế huyện Ứng Hòa – Thành phố Hà Nội”. Trên cơ sở phân tíchcác số liệu và hoạt động quản lý thuế thực, tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng côngtác quản lý thu thuế đốivới hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế Huyện Ứng Hòa. Đồng thời, tác giả cũng làm rõ thêm những vấn đề về hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh tại địa bàn huyện Ứng Hòa, từ đó, đề xuất một số giải pháp về tổ chức quản lý, giáo dục đối với người nộp thuế,... Đề tài đã đưa ra các giải pháp hướng tới mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thuế đốivới HKD cá thể song các giải pháp chưa chuyên sâu, chưa cụ thể và tính khả thi chưa cao. Luận văn Thạc sĩ luật kinh tế “Đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Minh Cường: trên cơ sở những vấn đềlý luận và thực trạng của pháp luật về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh, tác giả đã tập trung đưa ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay từ thực tiễn tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, đây chỉ là một nội dung trong quản lý thuế đối với HKD cá thể. Bùi Thị Thúy Hằng với đề tài luận văn thạc sĩ năm 2019, “Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam”. Luận văn
  • 12. 3 đi sâu vào nghiên cứu 3 nhóm vấn đề: hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý thuế đốivới HKD cá thể; phân tích thực trạng côngtác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể và những vấn đề còn tồn tại đối với công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đến năm 2022. Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác đã công bố về công tác quản lý thuế đối với HKD ở Việt Nam trên phạm vi toàn quốc, hoặc tại một số Cục thuế, Chi cục thuế. Tuy nhiên, theo tác giả được biết, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm – TP Hà Nội. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm làm rõ công quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trong điều kiện thực tiễn của Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm . 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn quận Nam Từ Liêm do Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm – TP Hà Nội quản lý, giai đoạn 2018 – 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở, bên cạnh đó sử dụng các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sau:
  • 13. 4 - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm - Tham khảo ý kiến chuyên gia 6. Những đóng góp của luận văn Về lý luận: làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh. Về thực tiễn: - Tổng hợp kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại một số tỉnh, thành phố. - Đánh giá côngtác quản lý thuế đốivới hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm, chỉ rõ các hạn chế của hoạt độngnày và nguyên nhân của các hạn chế. - Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác côngtác quản lý thuế đốivới hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh. Chương 2: Thực trạng côngtác quản lý thuế đốivới hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đốivới hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội.
  • 14. 5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NAM TỪ LIÊM 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tổ chức quản lý thuế tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm 2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội tại quận Nam Từ Liêm Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc Thành phố Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có diện tích đất tự nhiên là 3.227,36 ha, hơn 232.800 nhân khẩu, 10 phường trực thuộc, bao gồm: Cầu Diễn, Đại Mỗ, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Tây Mỗ, Phương Canh, Trung Văn, Xuân Phương. Nằm ở phía tây trung tâm thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm có: Phía đông giáp quận Thanh Xuân và Cầu Giấy, phía tây giáp huyện Hoài Đức, phía nam giáp quận Hà Đông, phía bắc giáp quận Bắc Từ Liêm. Sau khi thực hiện Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ, nhờ những thuận lợi như: Tình hình chính trị - xã hội của đất nước, Thủ đô và Quận được giữ vững và ổn định; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, Quận Nam Từ Liêm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Thành ủy - HĐND - UBND Thành phố, sự phối hợp tích cực của các Sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể của Thành phố; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong Quận có sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất cao, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; cùng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Quận... Quận Nam Từ Liêm đã đi vào hoạt động ổn định, nỗ lực phát triển kinh tế xã hội. Điển hình, năm 2017 quận Nam Từ Liêm có tổng giá trị sản xuất chung các ngành tăng 15,3% so với cùng kỳ; thu ngân sách ước đạt hơn 10.600 tỷ đồng, bằng 168%
  • 15. 6 dự toán, là đơn vị dẫn đầu về thực hiện thu ngân sách của thành phố. Quận đã thực hiện nghiêm túc “Năm kỷ cương hành chính”, đẩy mạnh côngtác cải cách hành chínhvới nhiều sáng kiến, cáchlàm hay, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến, được thành phố đánh giá cao. Đồng thời, công tác quản lý đất đai, xây dựng, quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, giải phóng mặt bằng đạt được nhiều kết quả tích cực; Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chính trị được giữ vững; Hệ thống chính trị từ Quận đến cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động. Bên cạnh đó, Quận Nam Từ Liêm còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Quận có diện tích lớn và dân số đông nên yêu cầu về đảm bảo an sinh xã hội cao; công việc phải giải quyết thường xuyên có khối lượng lớn; những phát sinh trong thực hiện chính sách về đất đai có tính lịch sử từ nhiều năm trước cần được tiếp tục giải quyết; cơ sở vật chất hạ tầng chưa phát triển; lực lượng cán bộ sau khi Quận đi vào hoạt động thiếu, kinh phí khó khăn… Với những đặc trưng về vị trí địa lý, tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, lại có vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao thương kinh tế giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận nên Quận Nam TừLiêm đã và đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, những điều kiện thông thoáng của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế, Luật Quản lý thuế sửa đổiđã tạo điều kiện thuận lợi cho tất cảcác loại hình kinh tế nói chung và HKD cá thể nói riêng có điều kiện phát triển. Tại thời điểm 31/12/2020, Chi cục đang quản lý: 8.808 hộ, cá nhân kinh doanh, trong đó: có 4.983 hộ cho thuê tài sản, 35 hộ khai thuế theo từng lần phát sinh (hộ kinh doanh thương mại điện tử) 2.385 hộ khoán và 1.405 hộ thuộc diện không chịu thuế GTGT và TNCN (Hộ miễn). So với với cùng kỳ năm 2019: Tổng hộ quản lý tăng 698 hộ (+8,6%).
  • 16. 7 Các HKD chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề cho thuê tài sản, hộ thương mại điện tử do, trong năm 2020 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm có nhiều khu chung cư, đô thị mới đưa vào sử dụng. Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mô, các HKD cá thể đã đónggóp một phần đáng kể vào tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Quận. Hàng năm, số thuế thu được từ HKD cá thể trên địa bàn Quận thường đóng góp một phần không nhỏ trong tổng thu quận Nam Từ Liêm vào Ngân sách nhà nước và ngày càng tăng qua các năm. Tuy nhiên, với một số lượng lớn HKD đó đã khiến cho công tác quản lý thu thuế trở nên vô cùng phức tạp và bộc lộ nhiều hạn chế. 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm 2.1.2.2. Kết quả thu thuế của Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm Trong các năm qua, Thành phố Hà Nội luôn là một trong những địa phương có kết quả thu ngân sáchlớn nhất cả nước. Để đạt được những thành quả đó có sự đóng góp không nhỏ trong công tác quản lý thu thuế của Thành phố Hà Nội nói chung và Quận Nam Từ Liêm nói riêng. Tuy hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất hạ tầng, thiếu thốn nhân lực, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Nam Từ Liêm và Cục thuế thành phố Hà Nội; sự phối hợp của các phòng ban ngành thuộc quận và các phường cùng với sự cố gắng của tập thể cán bộ lãnh đạo, công chức Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm đã đoàn kết, khắc phục được khó khăn, nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp trong quản lý thuế, đônđốc thunợ, chống thất thu nên trong thời gian qua, nhiệm vụ thu ngân sách của Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm đã đạt và vượt so với dự toán được giao. Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách của Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm năm 2018 - 2020 (Đơn vị tính: Triệu đồng)
  • 17. 8 Năm 2018 2019 2020 Dự toán pháp lệnh 5.576.800 6.576.000 3.868.000 Dự toán phấn đấu 5.656.400 6.576.000 3.868.000 Thực hiện 6.095.250 5.456.421 4.242.501 Tỷ lệ thực hiện so với dự toán pháp lệnh (%) 109% 83% 110% Tỷ lệ thực hiện so với dự toán phấn đấu (%) 108% 83% 110% So với năm trước năm báo cáo 89,5% 77,75% Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2018, 2019, 2020 của CCT Quận Nam Từ Liêm Qua bảng trên ta thấy, số thu năm 2018 tổng thu của chi cục là 6.095.250 triệu đồng đạt 109% dự toán pháp lệnh, đạt 108% dự toán phấn đấu, năm 2019 tổng thu của chi cục là 5.456.421 triệu đồng đạt 83% dự toán pháp lệnh, đạt 83% dự toán phấn đấu, bằng 89,5% thực hiện năm 2018, năm 2020 Chi cục thuế quận Nam Tư Liêm là 4.242.501 triệu đồng đạt 110% dự toán pháp lệnh, đạt 110% dự toán phấn đấu, bằng 77,75% thực hiện năm 2019. Năm 2020, trong bốicảnh tìnhhình quốc tế, trong nước có những biến động lớn do tác động của đại dịch Covid-19; kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái; hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội ngưng trệ nhưng Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm vẫn hoàn thành vượt mức dự toán được giao. Để đạt được những kết quả nêu trên, Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, sự phốihợp chặt chẽ giữa các phòng ban và sựchỉ đạo sát sao của lãnh đạo Chi cục. Trong đó, vấn đề nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế là trọng tâm quan trọng trong công tác quản lý thuế mà chi cục thuế hiện đang hướng đến, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trên địa bàn,
  • 18. 9 nâng cao ý thức chấp hành của NNT, đồng thời cũng đảm bảo nguồn thu ổn định vào NSNN. 2.2. Công tác quảnlý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm 2.2.1. Quản lý người nộp thuế Thực hiện quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, thông tư 95/2016/TT-BTC ban hành ngày 28/06/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế. Trong những năm qua, Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm thực hiện một cửa liên thông để cấp MST cho hộ, cá nhân kinh doanh làm thủ tục cấp đăng ký kinh doanh từ tháng 5/2016. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Phòng Tài chính kế hoạch quận gửi đến Chicục thuế danh sáchcác trường hợp cấp đăng ký hộ kinh doanh trong tháng trước liền kề. Căn cứ theo danh sách cấp đăng ký hộ kinh doanh, Chi cục thuế thực hiện: + Rà soáttrên địa bàn quận thực hiện đưa vào quản lý thuế kịp thời các trường hợp có hoạt động kinh doanh. + Đối với các trường hợp chưa kinh doanh, Chi cục thuế tiếp tục lập danh sách theo dõi chi tiết. Chi cục thường xuyên rà soát địa bàn, trường hợp hộ ra kinh doanh sẽ được đưa vào quản lý thuế. Đối với các trường hợp quá 6 tháng kể từ ngày cấp đăng ký hộ kinh doanh mà chưa hoạt động kinh doanh, Chi cục thuế thực hiện gửi công văn phối hợp với Phòng Kinh tế quận đề nghị thu hồi đăng ký kinh doanh theo quy định. Cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế theo mã số thuế. Mã số thuế là cơ sở để theo dõi, quản lý thuế với người nộp thuế. Để được cấp mã số thuế, hộ kinh doanh thực hiện gửi hồ sơ đăng ký thuế đến bộ phận một cửa tại Chi cục
  • 19. 10 thuế. Bộ phận một cửa sau khi tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ đến bộ phận đăng ký thuế của Đội Kê khai kế toán thuế muộn nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo. Cán bộ xử lý tờ khai đăng ký thuế có trách nhiệm kiểm tra các thông tin theo quy định, sau đó nhập các thông tin liên quan đến đối tượng kinh doanh vào ứng dụng đăng ký thuế tập trung và thực hiện cấp mã số thuế. Sau khi cấp mã số thuế, Chi cục thuế thực hiện in thông báo thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế và gửi đến hộ kinh doanh được biết. Bảng 2.2: Số lượng cấp mới, và đóng mã số thuế HKD trên địa bàn quận Nam Từ Liêm theo ngành nghề giai đoạn 2018-2020 Đơn vị tính: hộ Hộ kinh doanh Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số hộ Số hộ Tăng trưởng (%) Số hộ Tăng trưởng (%) Tổng số hộ kinh doanh đầu kỳ 5.919 7.091 20% 8.110 14,4% Số hộ kinh doanh cấp mới, khôi phục trong năm 1.753 1.627 -7,2% 1.444 -11,2% Số hộ kinh doanh đóng mã trong năm 581 608 4,5% 746 22,7% Tổng số hộ kinh doanh cuối kỳ 7.091 8.110 14,4% 8.808 8,6% (Nguồn: Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm 2018-2020) Bảng 2.3: Cơ cấu kinh doanh của khu vực HKD trên địa bàn quận Nam Từ Liêm theo ngành nghề giai đoạn 2018-2020 Đơn vị tính: hộ
  • 20. 11 Hộ kinh doanh Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Tổng số hộ thu thuế 7.091 100,00 8.110 100,00 8.808 100,00 I. Hộ khoán 3.464 48,85 3.797 46,81 3.790 43,02 Ngành thương nghiệp 2.138 30,15 2.302 28,38 2.310 28,38 Ngành sản xuất, dịch vụ không bao thầu NVL (dịch vụ) 556 7,84 635 7,83 620 7,83 Ngành sản xuất dịch vụ có bao thầu NVL (ăn uống, vận tải) 720 10,15 798 9,84 785 9,84 Khác (khám chữa bệnh…) 50 0,71 62 0,76 75 0,76 II. Hộ cho thuê TS 3.626 51,15 4.312 53,19 4.983 53,187 III. Hộ TMĐT 1 ~0 1 ~0 35 0.003 (Nguồn: Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm 2018-2020) Từ bảng trên, ta có thể thấy tổng số HKD cấp mã số thuế bằng số lượng hộ kinh doanh quản lý. Từ đó cập nhật, hoàn thiện sổ theo dõi người nộp thuế theo phương pháp tính thuế cũng như ngành nghề kinh doanh. Trong giai đoạn này, tổng số hộ đã tăng lên là 1,717 HKD cá thể, trong đó, hộ cho thuê tài sản là ngành tăng mạnh nhất: 1,357 hộ (chiếm 79% tổng số hộ tăng trên địa bàn quận). Đối với khối hộ khoán, thương nghiệp là ngành tăng mạnh nhất với 172 hộ (chiếm 10% tổng số hộ tăng lên trên địa bàn Quận). Các ngành cònlại tăng thêm 188 hộ (chiếm 11% tổng số hộ tăng lên trên địa bàn Quận). Điều này cho thấy các HKD cá thể trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm tập trung nhiều vào các ngành
  • 21. 12 cho thuê tài sản, thương nghiệp, còn ngành dịch vụ khác khó có khả năng tăng trưởng do đa phần là ngành kinh doanh có điều kiện (khám chữa bệnh…). Điều này cũng dễ hiểu bởi trong thời gian qua, tại địa bàn quận Nam Từ Liêm mới xây dựng rất nhiều tòa nhà, khu đô thị, vị trí thuận lợi nên hoạt động cho thuê nhà ngày càng phát triển; thương nghiệp, dịch vụ là những ngành mang lại lợi nhuận cao, yêu cầu vốn thấp, phù hợp với kinh doanh nhỏ, dễdàng hơn với kiểu hộ gia đình. Đặc biệt, năm 2020, cùng với toàn ngành, Cục Thuế TP Hà Nội, Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm triển khai vận động, hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế kinh doanh hoạt động thương mại điện tử (phần mềm, quảng cáo trên nền tảng web, mạng xã hội…) đến cơ quan thuế khai và nộp thuế. Để đánh giá số HKD cá thể trên đia bàn Quận Nam Từ Liêm phân theo các phường trực thuộc Quận có thế thấy, việc phân bổ của các Hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm phụ thuộc vào diện tích, mật độ dân số, điều kiện kinh tế và khả năng phát triển của từng phường. Chẳng hạn, phường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Trung Văn, Mỹ Đình2 và Cầu Diễn là phường có diện tích nhỏ, nhưng mật độ dân số cao, nhiều tòa nhà cao tầng, khu đô thị thuận lợi đường xá, có điểu kiện phát triển kinh tế, tập trung nhiều nhà cho thuê, kinh doanh nhà hàng, dịch vụ… nên ở đây tập trung số lượng HKD cáthể lớn. Trong khi đó, phường Xuân Phương, Phương Canh, Tây Mỗ, Phú Đô có vị trí không thuận lơi, xa trung tâm, mật độ dân số lại thấp hơn, kinh tế kém phát triển hơn và không có điều kiện phát trỉến các ngành thương nghiệp, dịch vụ như các phường trên. Do đó, việc phát triển số lượng các HKD cá thể trên đia bàn phường là thấp. Quy mô HKD cá thể trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm được thể hiện qua bảng phân bổ HKD cá thể trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm như sau : Bảng 2.4:Số HKD trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018-2020
  • 22. 13 Đơn vị tính: hộ. Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Tổng số hộ quản lý 7.091 100 8.110 100 8.808 100 Phường Cầu Diễn 757 12,79 931 15,73 1.003 11,39 Phường Đại Mỗ 495 8,36 551 9,31 582 6,61 Phường Mễ Trì 1.630 27,54 1.872 31,63 2.061 23,40 Phường Mỹ Đình 1 1.261 21,30 1.553 26,24 1.883 21,38 Phường Mỹ Đình 2 881 14,88 938 15,85 951 10,80 Phường Phú Đô 321 5,42 390 6,59 417 4,73 Phường Phương Canh 238 4,02 259 4,38 261 2,96 Phường Tây Mỗ 226 3,82 286 4,83 306 3,47 Phường Trung Văn 1.080 18,25 1.109 18,74 1.118 12,69 Phường Xuân Phương 202 3,41 221 3,73 226 2,57 (Nguồn: Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm 2018-2020) Qua bảng trên ta có thể thấy, các HKD cá thể trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020 phân bố không đồng đều, có phường tập trung rất đông như như phường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Trung Văn, Cầu Diễn, Mỹ Đình 2 nhưng cũng có phường chỉ có số lượng HKD cá thể nhỏ như phường Xuân Phương, Phương Canh, Tây Mỗ. Cụ thể, phường chiếm số lượng HKD cá thể lớn nhất là phường Mễ Trì với 2.061 hộ năm 2020 (chiếm 23,4% tổng số HKD cá thể trên địa bàn Quận). Trong khi đó phường Xuân Phương chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng số HKD cá thể, năm 2018 số HKD cá thể của phường này là 202 hộ, chiếm 3,41% trong tổng số HKD cá thể trên địa bàn Quận, năm 2020 tăng lên 226 hộ, chiếm 2,57% trong tổng số HKD. Với kết quả như vậy có thể thấy, Chi cục và các cán bộ quản lý đã có những
  • 23. 14 cố gắng rất tích cực trong việc nắm bắt các hộ kinh doanh để đưa vào quản lý. Qua mỗi năm số hộ kinh doanh ngày càng tăng lên, công việc của các cản bộ quản lý ngày càng nặng nề, họ phải đi sâu đi sát đến từng ngóc ngách trên địa bàn mình quản lý nhằm thâm nhập một cách cặn kẽ tình hình thực tế, đưa các hộ mới ra kinh doanh vào diện quản lý. Trên thực tế, một số hộ kinh doanh có tiến hành kinh doanh mà không đăng ký nộp thuế. Lý do của hiện tượng này có thể là do không hiều biết luật pháp, hoặc có thể do cố ý không đăng ký nộp thuế để trốn, lậu thuế. Trước tình hình ấy, Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm đã phối hợp với các cơ quan hành pháp của Quận như công an, quản lý thị trường và nhiều ngành liên quan khác để nắm vững các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Cán Bộ Thuế thuộc các đội lập danh sách các cơ sở kinh doanh mà mình phụ trách quản lý, thông qua điều tra doanh thu, phân loại ngành nghề, quy mô để quản lý cho phù hợp. 2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh bao gồm: doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế trên doanh thu. Trong đó tỷ lệ thuế trên doanhthu được quy định rõ theo từng ngành nghề đăng ký và thực tế kinh doanh của NNT. Để nâng cao chất lượng thu ngân sách, cơ quan thuế cần quản lý tốt doanh thu kinh doanh của các hộ cá thể, bảo đảm thu sát với doanh thu thực tế kinh doanh. Doanh thu của các hộ kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế phải nộp. Việc quản lý chặt chẽ doanh thu của hộ kinh doanh, đặc biệt hộ kinh doanh lớn có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành dự toán thu, đảm bảo công bằng bình đẳng về thuế. Đối với các hộ kinh doanh nói chung, Chi cục thuế không phân loại theo quy mô kinh doanh mà tiêu thức phân loại được căn cứ theo bậc môn bài. Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/11/2016 quy định về lệ phí môn bài có hiệu lực từ 01/01/2017 thay thế cho thuế môn bài được quy định trước đó. Theo đó, mức lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh gồm 4 mức: Hộ kinh doanh có doanh thu
  • 24. 15 >500tr nộp lệ phí môn bài bậc 1, doanh thu từ trên 300tr đến 500tr nộp lệ phí môn bài bậc 2, doanh thu từ 100tr đến 300tr nộp lệ phí môn bài bậc 3, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100tr (hộ thu nhập thấp) được miễn lệ phí môn bài. Bảng 2.5: Phân loại HKD phải nộp thuế theo bậc môn bài trên địa bàn quận Nam Từ Liêm Bậc Môn bài Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số hộ quản lý (hộ) Số thuế phải nộp (nghìn đồng) Số hộ quản lý (hộ) Số thuế phải nộp (nghìn đồng) Số hộ quản lý (hộ) Số thuế phải nộp (nghìn đồng) Tổng 7.091 2.211.600 8.110 2.750.300 8.808 2.165.050 Bậc 1 718 634.000 897 765.500 827 754.500 Bậc 2 2.093 898.250 2.657 1.253.250 2.131 887.500 Bậc 3 2.529 679.350 2.632 731.550 2.286 523.550 Miễn nộp LP MB 1.751 0 1.924 0 3.564 0 (Nguồn: Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm 2018 – 2020) Từ bảng trên ta thấy các HKD trên địa bàn quận tăng dần qua các năm. Có sự biến động về số thuế môn bài thu được ở bậc 1 năm 2018 tại các HKD là nhiều hơn so với năm 2019, nhưng tổng thể thì năm 2019 so với các năm trước có chiều hướng tích cực cả về số HKD lẫn số lệ phí môn bài. Ngày 24/02/2020, Chính phủ ban hành nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổibổ sung một số điều của nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính Phủ quy định về Lệ phí Môn bài. Nghị định quy định “Miễn lệ phímôn bàitrong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đốivới: …Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất kinh doanh…”. Do đó, số thu Lệ phí Môn bài năm 2020 giảm đáng kể so với năm 2019. Số hộ nộp lệ phí môn bàibậc 2 tăng nhiều nhất. Điều đó chứng tỏ các HKD trên địa bàn hiện nay chủ yếu là các hộ vừa và nhỏ. Nhưng số lượng
  • 25. 16 hộ kinh doanh tăng lên đáng kể qua từng năm. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho sự tăng trưởng về thu ngân sách cho Nhà nước. Tuỳ theo phương pháp nộp thuế của các hộ cá thể, cơ quan thuế sẽ có biện pháp quản lý doanh thu khác nhau. HKD cáthể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm bao gồm hộ đang nộp thuế theo phương pháp khoán, hộ cho thuê tài sản và hộ khai thuế theo từng lần phát sinh. Đối với hộ kinh doanh cho thuê tài sản và hộ kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh, doanhthu tính thuế được xác định rõ rằng trên hợp đồng, chứng từ thanh toán… của NNT. Đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán, việc xác định đúng doanh thu khoán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý thuế hộ kinh doanh. Việc khảo sát doanh thu của HKD được thực hiện theo quy trình quản lý thuế HKD. Tổ chức khảo sát doanh thu HKD tại địa bàn là biện pháp nghiệp vụ được thực hiện hằng năm tại Chi cục Thuế nhằm đánh giá sự sai lệch của doanh thu khoán ổn định so với doanh thu kinh doanh của hộ. Kết quả khảo sát doanh thu HKD làm căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu riêng của từng địa bàn giúp cho việc xác định doanh thu khoán kỳ sau. Kết quả khảo sát doanh thu HKD không sử dụng để điều chỉnh lại tiền thuế khoán ổn định trong năm, trừ trường hợp kết quả khảo sát doanh thu của HKD thay đổi từ 50% trở lên so với doanh thu khoán thì thực hiện điều chỉnh trong thời gian còn lại theo quy định. Hàng năm, Chi cục thuế thực hiện lập kế hoạch khảo sát doanh thu hộ kinh doanh theo các ngành trọng điểm tại các địa bàn. Kế hoạch khảo sát doanh thu được lập chi tiết cho từng quý từ quý I đến hết quý III. Căn cứ kế hoạch khảo sát đã được lãnh đạo Chi cục phê duyệt, Đội THNVDT-KKKTT&TH phốihợp với cán bộ Đội thuế phường/chợ quản lý địa bàn tổ chức thực hiện khảo sát doanh thu của hộ kinh doanhtrong thời gian tối đa là 05 ngày làm việc. Phương thức khảo sát doanh thu hộ kinh doanh thường thực hiện trực tiếp thông qua ghi chép, quan sát các hoạt độngkinh doanhcủa hộ, số lượng khách hàng trong thời
  • 26. 17 gian khảo sát. Bên cạnh đó còn thực hiện gián tiếp thông qua việc trao đổi với chủ hộ kinh doanh, trao đổi với nhân viên bán hàng hoặc khách hàng để tìm hiểu, đánh giá các yếu tố chi phí cố định tối thiểu của hoạt độngkinh doanh như chi phí điện, nước, tiền lương, thuê nhà…. Trên cơ sở đó, cơ quan thuế xác định doanh thu kinh doanh của hộ trong thời gian một (01) tháng hoặc một (01) năm. Kết quả khảo sát được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu riêng của ngành để làm căn cứ xây dựng và điều chỉnh doanh thu của hộ sát với thực tế kinh doanh. Số liệu theo dõi doanh thu tính thuế thuế khu vực hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn quận Nam Từ Liêm năm 2019 - 2020 được thể hiện qua bảng 2.6 và bảng 2.7 sau đây: Bảng 2.6:Doanhthu tính thuế hộ khoán(không bao gồmhộ miễn) trên địa bàn quận Nam Từ Liêm theo ngành nghề năm 2019 - 2020 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Tăng trưởng Năm 2020 Tăng trưởng Thương nghiệp Số hộ miễn 801 826 3,12% 846 2,42% Số hộ có thuế 1.337 1.476 10,40% 1.464 -0,81% Tổng doanh thu hộ có thuế 557.698.889 669.216.904 20,00% 721.675.120 7,84% Doanh thu bình quân hộ/tháng (hộ có thuế) 34.760 37.783 8,69% 41.079 8,72% Sản xuất dịch vụ không bao thầu NVL (dịch vụ) Số hộ miễn 293 297 1,37% 297 0,00% Số hộ có thuế 263 338 28,52% 323 -4,44% Tổng doanh thu hộ có thuế 34.742.125 47.871.029 37,79% 58.410.020 22,02% Doanh thu bình quân hộ/tháng (hộ có thuế) 11.008 11.802 7,21% 15.069 27,68%
  • 27. 18 Sản xuất, dịch vụ có bao thầu NVL (ăn uống, vận tải…) Số hộ miễn 242 254 4,96% 262 3,15% Số hộ có thuế 478 544 13,81% 523 -3,86% Tổng doanh thu hộ có thuế 126.758.746 152.074.593 19,97% 138.250.733 6.69% Doanh thu bình quân hộ/tháng (hộ có thuế) 22.098 23.296 5,42% 26.432 13,5% Khác Số hộ miễn Số hộ có thuế 50 62 24,00% 75 20,97% Tổng doanh thu hộ có thuế 14.580.000 20.400.000 39,92% 25.430.000 24,66% Doanh thu bình quân hộ/tháng (hộ có thuế) 24.300 27.419 12,84% 28.256 3,1% Tổng Số hộ miễn 1.336 1.377 3,07% 1.405 2,03% Số hộ có thuế 2.128 2.420 13,72% 2.385 -1,45% Tổng doanh thu hộ có thuế 733.779.760 889.562.526 21,23% 967,765,873 8,79% Doanh thu bình quân hộ/tháng (hộ có thuế) 29.362 30.632 4,33% 33.814 10% (Nguồn: Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm năm 2018 - 2020) Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, tình hình kinh doanh của NNT gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến nhiều NNT không thể duy trì hoạt động kinh doanh. Số lượng hộ kinh doanh phải nộp thuế giảm, lượng giảm này chủ yếu ở các ngành nghề có tỷ lệ thuế cao như: Ngành sản xuất dịch vụ không bao thầu nguyên vật liệu giảm 13 hộ tương ứng với giảm 4,44%, ngành sản xuất dịch vụ có bao thầu nguyên vật liệu giảm 21 hộ, tương ứng giảm 3,86%. Mặc dù số lượng hộ kinh doanh phải nộp thuế giảm, nhưng doanh thu bình quân hộ/
  • 28. 19 tháng tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm vẫn tăng. Doanh thu bình quân hộ/tháng năm 2020 tăng từ 30,632trđ/hộ/tháng lên 33,814trđ/hộ.tháng tương ứng tăng 10%. Ngành thương nghiệp có số lượng hộ kinh doanh đông đảo nhất và là ngành có mức doanh thu bình quân hộ/tháng cao nhất 41,079trđ/hộ/tháng năm 2020 tăng 8,72% so với doanh thu bình quân hộ/tháng năm 2019. Trong khi đó, ngành dịch vụ không bao thầu nguyên vật liệu (chủ yếu là cá ngành nghề: nhà nghỉ, internet, karaoke, massage, cắt tóc gội đầu…) có mức doanh thu khoán bình quân thấp nhất nhưng mức tăng trưởng năm 2020 cao nhất. mức doanh thu bình quân tăng từ 11,802trđ/hộ/tháng lên mức 15,069trđ/hộ/tháng tương ứng tăng 27,68%. Để đạt được thành tựu như vậy, Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ NNT khai đúng với mức doanh thu của mình. Phối hợp Hội đồng tư vấn thuế Phường đấu tranh, đưa mức thuế khoán sát với doanh thu thực tế của NNT nhằm hạn chế thất thu thuế. Định kỳ hàng tháng, Đội THNVDT căn cứ vào cơ sở dữ liệu hộ kinh doanh và doanh thu khoán ổn định năm, lập Danh sách CNKD thực hiện khảo sát cho từng quý. Và tổ chức thực hiện khảo sát doanh thu của các CNKD. Xác định tỷ lệ sai lệch giữa doanh thu khảo sát và doanh thu xác định mức thuế khoán bình quân theo từng nhóm ngành nghề trên địa bàn. Cập nhật kết quả khảo sát doanh thu CNKD vào cơ sở dữ liệu riêng của Cục thuế thành phố Hà Nội. Ngay từ đầu tháng 11, Chi cục thuế phối hợp với UBND phường phát bài tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế khai thuế ổn định cho năm sau. Việc thu phát tờ khai, công khai thông tin hộ kinh doanh rõ ràng, minh bạch tại các điểm công khai, trên trang thông tin điện tử ngành Thuế. Bảng 2.7: Tổng doanh thu của Hộ cho thuê tài sản, TMĐT trên địa bàn quận Nam Từ Liêm năm 2018 - 2020
  • 29. 20 Đơn vị tính: nghìn đồng Hộ cho thuê tài sản Hộ TMĐT Số hộ Số hộ kê khai Doanh thu Số hộ Doanh thu Năm 2018 3.627 1.825 609.144.000 Năm 2019 4.313 2.142 761.430.000 01 1.529.120 Tăng trưởng so với năm 2018 18,9% 17,4% 25% Năm 2020 4.983 2.675 893.824.780 35 322.343.357 Tăng trưởng so với năm 2019 15,5% 24,8% 17,4% 3.400% 20.900% (Nguồn: Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm năm 2018 - 2020) Hộ kinh doanh khai thuế theo lần phát sinh (bao gồm cả cá nhân cho thuê tài sản) căn cứ vào hồ sơ thanh toán, hợp đồng, NNT khai thuế đối với hoạt động kinh doanh. Hiện nay, lập hợp đồng với giá thuê không đúng thực tế của hộ cho thuê tài sản có thể làm thất thu thuế. Do đó, CCT Nam TừLiêm đã lập cơ sở dữ liệu riêng đối với hộ cho thuê tài sản. Theo dõi đơn giá thuê theo tường khu vừa, tòa nhà… phối hợp với cơ quan công an xác định giá thuê giữa hợp đồng gửi cơ quan thuế và cơ quan công an cũng như rà soát tình hình người nước ngoài đang sinh sống trên địa bàn tránh bỏ sót hộ gây thất thu NSNN. Trong năm 2019, 2020 Cục thuế Thành phố Hà Nôi, Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm phối hợp với các cơ quan, ban ngành, rà soát, vận động, gửi thư ngỏ, giấy mời NNT có thu nhập từ nước ngoài đến cơ quan thuế làm việc. Hướng dẫn khai, nộp thuế theo quy định. Qua triển khai, truy thu thuế từ các năm 2014 đến nay đặt hơn 23 tỷ đồng, giúp bù đắp hụt thu do ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhìn chung, mức thuế thu được từ hộ khoán và hộ kê khai trên địa bàn Quận có sự chênh lệch khá lớn. Đặc biệt, đối với HKD ổn định thuế, CCT Quận Nam Từ Liêm vẫn còn để xảy ra tình trạng xác định số thuế phải nộp còn thiếu tính
  • 30. 21 khoa học, chưa đảm bảo quy trình quản lý HKD cá thể như: chưa điều tra xác định doanh số thực tế của HKD làm cơ sở ổn định thuế mà chủ yếu hiệp thương số thuế phải nộp đề tính ngược lại doanh số. 2.2.3. Quản lý thu nộp và nợ thuế Bảng 2.8. Tổng hợp ghi thu Hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: nghìn đồng Loại hình hộ kinh doan h Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng số thuế ghi thu Cơ cấu nguồn thu Tổng số thuế ghi thu Cơ cấu nguồn thu Tăng trưởng so với năm 2018 Tổng số thuế ghi thu Cơ cấu nguồn thu Tăng trưởng so với năm 2019 Hộ khoán 20.577.849 24.43% 23.308.844 22,21% 13% 25.396.921 17,35% 9,0% Hộ TTS 60.914.400 72.3% 76.143.000 72,57% 25% 92.382.478 63,11% 21,3% Hộ TMĐ T 0 0 76.456 0,07% 23.342.732 15,95% 30430,9 % Khác 2.754.024 3.27% 5.400.223 5,15% 96% 5.250.199 3,59% -2,8% Tổng 84.246.273 100 104.928.523 100% 24,55% 146.372.330 100,00% 39,5% (Nguồn: Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm 2018-2020) Bảng trên cho thấy, tổng số thuế phải nộp của hộ kinh doanh năm 2020 tăng 41.443.807 nghìn đồng so với năm 2019, tương ứng tăng 39,5%. Tăng trưởng này phần lớn đến từ hộ TMĐT: tăng 23.266.276 nghìn đồng tương ứng với hơn 304 lần so với năm 2019. Nhưng dự báo số thuế này sẽgiảm trong năm
  • 31. 22 tiếp theo do năm 2020, phần lớn số phải nộp này đến từ phần khai thuế cho các năm trước NNT. Cơ cấu số ghi thu của khối hộ, cá nhân kinh doanh cũng có sự biến động lớn giữa các nhóm ngành nghề. Tỷ lệ ghi thu của hộ TTS chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn thu tại chi cục thuế chiếm 72,57% ghi thu năm 2019, giảm còn 63,11% năm 2020. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn do tình hình kinh tế xã hội năm 2020, hộ khoán vẫn có sự tăng tưởng trong ghi thu. Cụ thể tăng từ 23.308.844 nghìn đồng năm 2019 lên 25.396.921 nghìn đồng năm 2020 tương ứng với tăng trưởng 9%. Chi cục nhận định, hộ kinh doanh khoán vẫn luôn là đốitượng quản lý thuế ổn định, với số thu bền vững, phức tạp trong quản lý, là đối tượng quan trọng của quản lý thuế hộ kinh doanh. Bảng 2.9. Kếtquả thực hiện công tác thu thuế của HKD trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: Nghìn đồng Năm Tổng số nợ đầu kỳ báo cáo Tổng ghi thu thuế trong năm Tổng số thu năm Tổng số nợ cuối kỳ báo cáo Tỷ lệ thu theo ghi thu Tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu 2018 3.104.371 84.246.273 83.189.127 4.161.517 98,73% 5,00% 2019 4.161.517 104.928.523 104.298.611 4.791.429 99,40% 4,59% 2020 4.791.429 146.372.330 144.003.330 7.160.429 98,35% 4,97% (Nguồn: Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm 2018-2020) Bảng trên cho thấy trong 3 năm liền (từ năm 2018 - 2020), CCT Quận Nam Từ Liêm có sự tăng trưởng rõ rệt về số thu. So với năm 2018, số thu năm 2020 tăng 60.814.203 nghìn đồng tương ứng tăng 73%. Mặc dù vậy, công tác quản lý thu vẫn chưa hẳn đạt kết quả tốt. Tỷ lệ thu thuế/ghi thu chưa đạt tối ưu. Số nợ qua từng năm vẫn tăng. Đặc biệt năm 2020, số nợ này có mức tăng lớn.
  • 32. 23 Bảng 2.10:Tình hình nợ thuế của HKD cá thể trên địa bàn Quận NamTừ Liêm giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1. Nợ thuế đến 31/12 hàng năm 4.161.517 4.791.429 7.160.429 Nợ có khả năng thu: 1.650.492 1.857.336 3.369.124 + Nợ dưới 90 ngày: 285.172 253.124 1.642.145 + Nợ trên 90 ngày: 1.365.320 1.604.212 1.726.979 Nợ khó thu 2.511.025 2.934.093 3.791.305 2. Tỷ lệ nợ khó thu/tổng nợ (%) 60,3% 61,2% 52,9% 3. Tỷ lệ nợ/tổng thu (hộ kinh doanh) 4,5% 4,2% 4,5% 4. Kết quả cưỡng chế nợ 0 0 0 + Hộ 0 0 0 + Số tiền 0 0 0 (Nguồn:Chi cục ThuếQuận Nam Từ Liêm năm 2018 – 2020) Qua bảng trên, ta thấy, tình hình nợ thuế tại CCT Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 - 2020 diễn ra khá phức tạp, do số lượng tiền thuế nợ hàng năm vẫn ở mức cao (trên 3 tỷ đồng) và có xu hướng ngày càng tăng mạnh. Trong đó, nợ khó thu chiếm tới trên 50% trong tổng số tiền nợ thuế của các HKD cá thể trên địa bàn Quận. Đồngthời, tỷ lệ nợ cũng tăng nhiều lên trong giai đoạnnày, năm 2020 đã tăng thêm 72,1% so với năm 2018. Nợ này gia tăng do cả nợ khó thu tăng nhiều (năm 2020 tăng thêm 1.280,28 triệu đồngtương ứng tăng thêm 51%) và nợ dưới 90 ngày tăng mạnh (năm 2020 tăng thêm 1.356,973 triệu đồng, tương ứng tăng thêm 475,8% so với năm 2017).
  • 33. 24 Số nợ dưới 90 ngày tăng nhiều như vậy là do các đợt bùng phạt dịch bệnh lien tiếp nổ ra, số tiền thuế được gia hạn năm 2020 có hạn nộp là 31/12/2020 chưa được NNT nộp vào NSNN kịp thời. Tuy nhiên, cũng dựa vào thực trạng côngtác quản lý nợ thuế này mà có thể nói, công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế đốivới hộ kinh doanh tại CCT Quận Nam Từ Liêm vẫn còn yếu nhưng nợ thuế vẫn trong tỷ lệ cho phép của Tổng cục Thuế (không quá 5% thu NSNN). Thêm vào đó, công tác báo cáo nợ, phối hợp xử lý nợ chưa được thực hiện thường xuyên, toàn diện, thể hiện từ 2018 đến 2020, CCT chưathực hiện cưỡng chế nợ thuế đối với hộ kinh doanh. Theo Nghị quyết 94/2019/QH14 banh hành ngày 26/11/2019 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp với NNT không còn khả năng nộp Ngân sách Nhà Nước (áp dụng cho các khoản nợ thuế trước thời điể 1/7/2020), các trường hợp dưới đây được xem xét xóa nợ: - Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ. Đối với việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt cho HKD cá thể trong trường hợp cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ theo quy định của Luật quản lý thuế, chưacó trường hợp nào Chi cục thuế quận Nam TừLiêm thụ lý giải quyết. Bởi vì hộ, cá nhân kinh doanh cònnợ tiền thuế, tiền phạt nhưng được pháp luật coi là đã chết, mất tích thường không được nhân thân HKD khai báo với Chi cục thuế. Trong năm 2020, Chi cục Thuế đã tiến hành khoanh nợ đối với 242 NNT với tổng số tiền khoanh nợ là: 996,9 triệu đồng. CCT Quận Nam Từ Liêm cần hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý nợ thuế đối với hộ kinh doanh trong thời gian tới.
  • 34. 25 2.2.4. Quản lý miễn, giảm thuế Theo Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ban hành ngày 29/11/2006 và Thông tư 92/2015/TT-BTC ban hành ngày 15/06/2015, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ban hành ngày 13/06/2019, các trường hợp dưới đây được xem xét miễn giảm: - Miễn thuế đốivới HKD có doanh thu dưới 100.000.000đ một năm, ngoài việc tập trung giải quyết đơn miễn, giảm hộ thuế tạm nghỉ kinh doanh hàng tháng thì không có trường hợp khác thuộc diện miễn thuế, giảm thuế. Bảng 2.11. Tình hình HKD có doanh thu dưới 100tr trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: hộ Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Tăng trưởng so với năm 2018 Năm 2020 Tăng trưởng so với năm 2019 Số lượng hộ khoán có doanh thu dưới 100tr/năm 1.336 1.377 3% 1.405 2% Số lượng hộ TTS có doanh thu dưới 100tr/năm hoặc không phát sinh doanh thu 1.802 2.171 20% 2.308 6% Tổng số hộ miễn 3.138 3.548 13% 3.713 5% Tổng số hộ quản lý 7.091 8.110 14% 8808 9% Tỷ trọng hộ miễn/hộ quản lý 44% 50% 41,2% (Nguồn:Chi cục ThuếQuận Nam Từ Liêm năm 2018 – 2020) Theo dữ liệu quản lý hộ kinh doanh của Chi cục thuế, số lượng hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100trđ/năm ít có sự biến động. Trong khi tổng số hộ kinh doanh tăng 24% tương ứng 1.719 hộ, thì số hộ miễn chỉ tăng ở mức 5%
  • 35. 26 tương ứng 165 hộ. Đa phần số hộ miễn này là hộ cho thuê tài sản 2.308/3.713 hộ năm 2020. Bảng 2.12. Tình hình HKD tạm nghỉ hàng tháng trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020 Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lượng HKD đang quản lý (hộ) 3.464 3.797 3.790 Số tiền thuế phải nộp (nghìn đồng) 18.867.254 23.308.844 25.396.921 Số lượt hộ kinh doanh tạm nghỉ hàng tháng (lượt) 1.064 1.082 2.462 Số thuế được miễn, giảm (nghìn đồng) 762.325 781.451 3.348.136 (Nguồn:Chi cục ThuếQuận Nam Từ Liêm năm 2018 – 2020) Trong giai đoạn 2018 - 2020, số HKD đang chịu sự quản lý thuế của Quận Nam Từ Liêm và số lượt HKD tạm nghỉ hàng tháng không chênh lệch nhau quá nhiều. Điều này cho thấy, tình hình kinh doanh của các HKD cá thể diễn ra rất phức tạp do số lượng tạm nghỉ hàng tháng là lớn. Năm 2018, số tiền thuế được miễn, giảm do tạm nghỉ kinh doanh trên địa bàn Quận là hơn 762 triệu, chiếm 4,% tổng số tiền thuế phải nộp của các HKD đang chịu sự quản lý phải nộp thuế trên địa bàn Quận. Năm 2020, dưới tác động khách quan của tình hình kinh tế, xã hội, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giãn cáchtoàn xã hội, đóng cửa tạm thời một số ngành nghề kinh doanh làm tăng số lượt hộ kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh trên địa bàn tăng mạnh lên tới: 2.462 lượt hộ chiếm 13,2% số thuế ghi thu năm 2020. Điều này cho thấy, tình hình thu thuế của các HKD còn lại, đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn Quận là khá tốt. Ngoài ra, trong những năm gần đây, chi cục không nhận được hồ sơ xin miễn, giảm thuế đốivới trường hợp CNKD gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo.
  • 36. 27 2.2.5. Kiểm tra và xử lý vi phạm Tính riêng trong khu vực HKD, năm 2020, qua kiểm tra 2.462 lượt hộ, đề nghị kiểm tra hóa đơn của 20 NNT sửdụng hóa đơn quyển không phát hiện sai phạm. Phối hợp với chính quyền các phường, tăng cường quản lý hộ theo điều tra thống kê, tập trung rà soát, phân loại đưa vào quản lý 100% HKD trên địa bàn. Kết quả kiểm tra hộ có đơn nghỉ kinh doanh trong giai đoạn 2018 - 2020 của CCT Quận Nam Từ Liêm được thể hiện qua Bảng 2.9. Bảng 2.13:Kết quả kiểm tra HKD trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020 Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Kiểm tra hộ có đơn nghỉ kinh doanh 1.064 1.082 2.462 - Tỷ lệ kiểm tra so với hộ nghỉ (%) 100% 100% 100% - Kết quả xử lý sau kiểm tra 00 00 00 Kiểm tra hóa đơn đối với hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn quyển (lượt) 15 20 20 - Kết quả xử lý sau kiểm tra 00 00 00 (Nguồn:Chi cục ThuếQuận Nam Từ Liêm năm 2018 – 2020) Qua đây, có thể thấy, công tác kiểm tra thuế của CCT Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020 đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, CCT Quận cũng cần đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát, kiểm tra, thanh tra tại các cơ sở của các HKD để có thể kịp thời phát hiện, nắm rõ tình hình kinh doanh của các hộ qua từng năm. Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả kiểm tra thuế của CCT Quận Nam Từ Liêm qua các năm cho thấy hiệu quả kiểm tra thuế chưa thực sự hoàn
  • 37. 28 thiện cả về mặt chất lượng và cả số lượng, bởi vẫn còn một số bất cập đã xảy ra trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế: Về mặt số lượng: Hoàn thành kiểm tra 100% số lượng hộ nghỉ theo quy định. Hoàn thành chỉ tiêu kiểm tra hóa đơn đối với hộ kinh doanh. Về mặt chất lượng: Kết quả xử lý vi phạm về thuế sau kiểm tra thuế không nhiều, trong khi đó thực tế còn thất thu thuế lớn ở khu vực HKD. Đối với hộ tạm nghỉ kinh doanh kiểm tra mang tính hình thức nên kết quả kiểm tra không có sai phạm, trong khi đó thực tế cho thấy hộ nghỉ kinh doanh sau khi có Quyết định miễn, giảm thuế thực tế vẫn hoạt động SXKD. Do đó, CCT QuậnNam TừLiêm cầnphải nhanh chóngcó những biện pháp nhằm khắc phục nhanh chóngtình trạng này, đểcó thể hoàn thiện côngtác quản lý thuế trên địa bàn Quận, góp phần tích cực vào công tác quản lý thuế chung trên địa bàn cả nước. 2.2.6. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ hộ kinh doanh Nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế (NNT) nắm bắt chính sách thuế mới, thủ tục hành chính về thuế để thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, ngay từ đầu năm Cục Thuế TP Hà Nội tiếp tục tăng cường tuyên truyền dưới nhiều hình thức, đa dạng, phong phú và hỗ trợ bằng nhiều phương thức. CCT Quận Nam Từ Liêm đã thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ kinh doanh theo chỉ dẫn và chủ trương của Cục thuế thành phố. CCT Quận Nam Từ Liêm chủ động tham mưu với Chính quyền Quận về công tác tuyên truyền, chống thất thu và ban hành kế hoạch, triển khai đồng bộ các biện pháp thu. Phát động thi đua trong cán bộ Thuế, đề xuất nêu sáng kiến để tạo thuận lợi cho NNT, nhất là đơn giản hóa tiếp nhận hồ sơ, công khai minh bạch thủ tục hành chính. Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ HKD nói chung trong công tác thu thuế tại Quận Nam Từ Liêm, tuyên truyền chính sách thuế đến 100% NNT bằng nhiều hình thức: thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về thuế đến các địa
  • 38. 29 bàn; giải đáp trực tiếp hoặc bằng văn bản 138 trường hợp; giải đáp qua đường dây nóng; cấp phát ấn phẩm tuyên truyền; gửi 6.567 tài liệu qua thư điện tử. Chi cục quản lý 8.808 hộ, cá nhân kinh doanh và thường xuyên phân loại tình trạng hoạt động nên đã góp phần quản lý tốt đối tượng. Đôn đốc và ra quyểt định xử phạt hành chính 100% NNT nộp chậm thuế. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, hỗ trợ HKD trong công tác thu thuế khu vực HKD trên địa bàn Quận cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được trong việc thực hiện thu thuế trong giai đoạn2018 - 2020, côngtác tuyên truyền, hỗ trợ HKD của CCT Quận Nam Từ Liêm hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi lẽ: - HKD không thường xuyên giao dịch tại bộ phận một cửa của CCT mà tập trung chủ yểu tại các đội thuế liên phường. Ở đội thuế, phần lớn cán Bộ Thuế chưa được trang bị kỹ năng về tuyên truyền chính sách thuế, thiếu cập nhật thông tin về thuế do nhiều yếu tố khảc nhau. - Ngành thuế đã đầu tư cho công tác tuyên truyền, hỗ trợ thuế, nhưng phương pháp và nội dung tuyên truyền chưa hiệu quả. 2.3. Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm 2.3.1. Những ưu điểm Nhờ sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Thành uỷ, HĐND, UBND, Cục thuế Thành phố, Chicục thuế Quận Nam Từ Liêm đã có nhiều chủ trương, giải pháp chỉ đạo điều hành quyết liệt. Các ngành các cấp đã phối hợp chặt chẽ với Chi cục thuế trong việc tăng cường quản lý thu NSNN, chốngthất thu thuế, trốn lậu thuế. Sự cố gắng của tập thể từ lãnh đạo đến cán bộ công chức toàn Chi cục, phấn đấu không ngừng, áp dụng đồngbộ nhiều biện pháp, khai thác nguồn thu, chống thất thu NSNN.
  • 39. 30 Tuy nhiên, không thể không kể đến sự cố gắng của người nộp thuế trong việc khắc phục mọi khó khăn, sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời chấp hành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ kịp thời. Chi cục đã khắc phục được những khó khăn hiện tại, khai thác tối đa mọi nguồn thu để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch do Cục thuế thành phố giao, phấn đấuđảm bảo số thu cao cho NSNN. Cụ thể, Chi cục đãcó những ưu điểm trong công tác quản lý thuế đối với hộ kê khai như sau: - Hầu hết số HKD nộp thuế Môn bài được cấp MST. - Số hộ đưa vào quản lý thu thuế tháng năm sau cao hơn năm trước. - Công tác quản lý thu thuế Môn bài qua các năm luôn hoàn thành ngay trong tháng 1 đầu năm. - Công tác quản lý thu từ HKD có số thu năm sau cao hơn năm trước, năm 2020 đã đạt 158.235triệu đồng, tăng 37,24% so với năm 2019 Đạt được những kết quả như trên là vì chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm: + Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra, rà soát địa bàn, phát hiện hộ mới ra kinh doanh, hộ kinh doanh không kê khai, nộp thuế, chống thất thu thuế… và đã thu được kết quả rất khả quan. + Tăng cường tuyên truyền giải thích các chế độ chính sách, pháp luật về thuế để các hộ hiểu rõ, từ đó, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Chính vì vậy, các hộ kinh doanh đã dần quen với việc thực hiện tốt công tác kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ, tự kê khai, nộp thuế. + Căn cứ dựtoán thành phố giao, Chi cục Thuế đã tập trung triển khai ngay từ đầu năm. Phối hợp với Phòng Tài chính thành phố tham mưu với UBND thành phố lập kế hoạch gỉao chỉ tỉêu thu cho từng đon vị. Tăng cường quản lý
  • 40. 31 hộ, quản lý doanh số, nắm bắt kịp thời khó khăn, vướng mắc trong côngtác thu để có biện pháp thu hiệu quả. + Thường xuyên đánh giá tình hình quản lý thu ngân sách trên địa bàn phường, xã. Đánh giá theo từng nguồn thu, sắc thuế để thấy được mức độ và nguyên nhân thất thu, nguyên nhân đọng thuế, trên cơ sở đó đềra các biện pháp chỉ đạo cụ thể nhằm khắc phục kịp thời, chống thất thu ngân sách. + Thường xuyên chỉ đạo việc kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý cảc trường hợp có đơn nghỉ, bỏ nhưng thực tế vẫn kinh doanh. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể trên địa bàn, CCT Quận Nam Từ Liêm còn một số bất cập và hạn chế cần được khắc phục như sau: Thứ nhất, về công tác quản lý đăng ký thuế: Côngtác quản lý đăng ký thuế cònbỏ sót, chưađưa vào quản lý được 100% HKD cá thể trên địa bàn. Các hộ chưa đưa vào quản lý bao gồm các hộ mới ra kinh doanh nhưng không khai báo, không kê khai khi cơ quan thuế yêu cầu, lúc ra kinh doanh, lúc nghỉ kinh doanh, hộ chuyển từ địa bàn khác về nhưng không khai báo… Mặc dù CCT đã phốihợp với các cơ quan có liên quan để buộc các hộ trên đăng ký thuế nhưng sự phối hợp này chưa chặt chẽ dẫn đến chưa xử lý triệt để được tình trạng này. Bên cạnh đó, côngtác cấp mã số thuế còn nhiều sai sót, chưa chính xác. Kể từ ngày 01/04/2014, Bộ Công an thực hiện việc cấp đổivà cấp mới Chứng minh nhân dân từ 09 số thành 12 số. Từ năm 2016, Chứng minh nhân dân được thay bằng Căn cước công dân. Sau thời điểm này, một số cá nhân đã lợi dụng sử
  • 41. 32 dụng cả số CMND cũvà số CMND/ CCCDmới để đăng ký 02 mã số thuế khác nhau. Ngoài ra, theo Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25/03/2019 thì quy trình quản lý thuế đốivới HKD cá thể yêu cầu các độiThuế LXP phải lập sơ đồ quản lý từng địa bàn để đảm bảo quản lý tốt danh bạ HKD. Tuy nhiên trong thực tế các Độithuế LXP chỉ có thể lập danh sáchmà không thể lúc nào cũng lập được sơ đồ. Thứ hai, về công tác tiếp nhận tờ khai và dự kiến số thuế phải nộp: Trên thực tế có hiện tượng các HKD cá thể vẫn hoạt động nhưng không nộp tờ khai thuế. Đối tượng nộp tờ khai thuế kê khai thuế không trung thực, phổ biến như: kê khai không đúng doanh thu thực tế, khai thấp giá bán và số lượng hàng bán, hoạt động chịu thuế cao khai sang loại chịu thuế suất thấp, để ngoài số sách kế toán những khoản thu đáng kể phải đánh thuế, bán hàng không xuất hóa đơn... Hầu hết các HKD kê khai doanh số mang tính tượng trưng, rất thấp so với thực tế kinh doanh. Vì vậy, việc dự kiến số thuế phải nộp dựa trên số thu được hàng tháng để tính ngược lại, đồng thời cân đối theo dự toán được phân bổ hàng năm để xác định. Bên cạnh đó, việc thực hiện đôn đốc thu nộp tờ khai cũng khó khăn, tốn kém về thời gian và chi phí hành chính. Thứ ba, về công tác quản lý điều tra doanh thu: Công tác điều tra doanh thu, điều tra ngành nghề sản xuất kinh doanh được thực hiện qua loa, hời hợt. Việc thực hiện điều tra doanh thu vẫn được CCT quận Nam Từ Liêm thực hiện đều đặn hàng năm nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Hiện tượng các HKD cá thể tự nghỉ, bỏ kinh doanh không thông báo với cơ quan thuế thường xuyên xảy ra nhưng công tác kiểm tra, xác minh lại trạng thái kinh doanh của HKD cá thể chưa được thực hiện chặt chẽ. Tình trạng bỏ ngoài bộ thuế tiêu thụ đặc biệt của các HKD trên địa bàn vẫn xảy ra.
  • 42. 33 Trên thực tế, đặc thù của các HKD cá thể là buôn bán nhỏ lẻ và không có hóa đơn. Vì vậy, rất khó xác định chính xác lượng hàng hóa bán ra mỗi ngày để làm căn cứ tính thuế cho cả tháng. Điều này dẫn đến tình trạng các hộ làm ăn minh bạch, kê khai thuế trung thực sẽ khó được đảm bảo công bằng với các hộ khai báo gian dốidoanh thu thực tế, thậm chí thỏa thuận với cán bộ thuế để giảm thuế hoặc không phải nộp thuế theo quy định. Thứ tư, về việc lập và duyệt Sổ Bộ Thuế: Việc lập Sổ Bộ Thuế trên thực tế được thực hiện dựa vào số thuế thu được hàng tháng và nhập vào ứng dụng, đồng thời dựa vào dự toán năm để làm căn cứ lập bộ để tính ngược lại. Nhiều HKD cá thể nghỉ hay bỏ kinh doanh do gặp tình hình khó khăn về tài chínhhoặc chuyển đi nơi khác nhưng không thực hiện báo cáo với CCT mà cán bộ thuế không kịp thời phát hiện thì bộ phận kê khai kế toán thuế và tin học vẫn đưa vào lập Sổ Bộ Thuế. Mặt khác, những HKD cá thể có thu nhập rất thấp vẫn đưa vào lập Sổ Bộ Thuế làm cho số lượt hộ phát sinh hàng tháng lớn, tiền thuế thấp, làm tăng khối lượng công việc cho cán bộ thuế dẫn tới chi phí quản lý tăng nhưng hiệu quả đem lại thấp. Chính vì vậy, quá trình lập Sổ Bộ Thuế còn nhiều bất cập, nhất là khi cán bộ thuế và HĐTV thuế có sự móc nối vởi nhau từ trước dẫn tới việc lập sộ bộ thuế càng khó kiểm soát. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa CCT và các cơ quan chuyên môn cấp phường còn hạn chế khi thực hiện kiểm tra thực tế, đánh giá doanh số đối với tùng địa bàn, tùng ngành nghề kinh doanh, nhất là cá nhân kinh doanh nhà hàng, ăn uống, thương mại, vận tải… để xác định đúng, đủ doanh số tính thuế phù hợp với thực tế. Đây là một cơ sở quan trọng để CCT có thể dự kiến doanh thu, mức thuế khoán được chính xác hơn. Đồng thời, việc niêm yết công khai thông tin này tại trụ sở UBND quận, phường, trụ sở độithuế, banquản lý chợ,... để HKD biết và đưa ra ý kiến còn chưa được thực hiện có hiệu quả và liên tục. Do đó, việc lập và duyệt số bộ thuế của CCT Quận Nam Từ Liêm còn khá
  • 43. 34 chậm, nhiều khi cònchưa đúng với thời gian quy định khiến các HKD phải mất nhiều thời gian để nhận được thông báo thuế. Thứ năm, về công tác đôn đốc thu nộp và quản lý nợ: Cán bộ thuế thực hiện các chức năng về quản lý thu, nộp thuế chưa kịp thời. Công tác đônđốc thu hồi nợ chưa được thực hiện thường xuyên, chưa có nhiều biện pháp thu hồi triệt để đẫn đến tình trạng nợ thuế vẫn có xu hướng tăng, tỷ lệ nợ khó thu tăng nhiều qua các năm. Thất thu thuế còn phổ biến ở tất cả các ngành nghề kinh doanh của HKD cá thể do CCT quận Nam Từ Liêm quản lý nhưng chưa được khắc phục, đặc biệt là trong lĩnh vực cho thuê nhà trên địa bàn quận. Đây là hoạt động kinh doanh đặc thù nên công tác quản lý thu và chống thất thu gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, Chi cục đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh cho thuê nhà. Thực tế cho thấy có những HKD không đăng ký thuế, không kê khai đúng thời hạn. Đặc biệt có HKD còn lập 2 hợp đồng cho thuê, xuất trình cho cơ quan thuế hợp đồng có mức giá cho thuê thấp để đống thuế thấp hơn so với quy định. Các chiêu thức trốn thuế cho thuê chủ yếu là chủ nhà thông đồng với khách thuê để không làm hợp đồng thuê nhà, khi bị kiểm tra thì cả chủ nhà và khách thuê đều chống chế nhận nhau làm “người nhà” cho ở nhờ không thu tiền. 2.3.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế *Nguyên nhân khách quan Một là, trình độ dân trí của các hộ kinh doanh còn thấp, ý thức chấp hành pháp luật thuế chưa cao, đặc biệt là ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường vì mục tiêu lợi nhuận luôn tiềm ẩn hành vi vi phạm pháp luật khi có điều kiện. Bên cạnh đó, các hành vi gian lận và trốn thuế ngày càng tình vi. Tình trạng
  • 44. 35 trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng, nhiều hộ đã có thông báo nghĩa vụ tài chính nhưng không chấp hành nộp NSNN còn nhiều. Hai là, địa bàn quản lý rộng lớn, các lĩnh vực kinh doanh đa dạng gây khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là những ngành nghề như vận tải tư nhân, cho thuê nhà, kinh doanh nhà nghỉ, kinh doanh vãng lai... Ba là, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và văn phòng làm việc của CQT còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Thiếu diện tích phòng làm việc, bố trí văn phòng trụ sở cònchưa hợp lý để tiến hành làm việc tại trụ sở CQT. Bốn là, chính sách pháp luật về thuế. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN. Do vậy, các chính sách thuế thường xuyên bổ sung, sửa đổi, ban hành phù hợp với thông lệ quốc tế. Các văn bản pháp quy về thuế được bổ sung và sửa đổi liên tục trong thời gian ngắn dẫn đến sựkhông ổn định, thiếu thống nhất, gây khó khăn trong việc thực hiện quản lý của CQT nói chung và công tác quản lý HKD các thể nói riêng. * Nguyên nhân chủ quan: Một là, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân trên địa bàn quận về quy định thuế hiện hành chưa thực sự được đầu tư chú trọng. Các cuộc tập huấn, trao đổi trực tiếp cho cán bộ và người dân chưa được tổ chức một cách thường xuyên và có hiệu quả do cơ chế phối hợp tổ chức thu thuế với chính quyền địa phương chưa thường xuyên và chặt chẽ. Mặt khác, các hình thức tuyên truyền còn chưa phong phú, không gây được sự quan tâm và thỏa mãn được các vướng mắc, nguyện vọng cho các hộ kinh doanh. Hai là, công tác tổ chức thu thập thông tin từ tổ chức, cá nhân nộp thuế chưa được đầy đủ, chưa có cơ sở dữliệu về người nộp thuế để khai thác có hiệu
  • 45. 36 quả gây khó khăn cho việc xác định tính trung thực, chính xác trong việc kê khai, thu nộp của người nộp thuế. Ba là, sựphối hợp giữa chi cục thuế và các cơ quan, ban ngành có liên quan tuy đã có nhiều cố gắng song chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý số lượng cũng như tình hình kinh doanh thực tế của các hộ kinh doanh trên địa bàn. Bốn là, kỹ năng quản lý của cán bộ, công chức theo từng chức năng chưa được đào tạo có hệ thống. Trình độ sử dụng, khai thác chương trình ứng dụng tin học của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa ngành nghề.
  • 46. 37 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NAM TỪ LIÊM 3.1. Bốicảnh và xu hướng phát triển hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn quận Nam Từ Liêm 3.1.1. Bối cảnh trong nước và địa phương ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh Năm 2020, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, được cho là bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc sau đó đã lây lan nhanh chóng sang các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, khiến mọi mặt kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù có những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Dù Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong năm 2020, nhưng mức tăng GDP 2.91% là mức tăng trưởng thấp nhất của thập kỷ 2011-2020. Có được mức tăng trưởng khởi sắc này do Nhà nước đã kiểm soátchặt chẽ dịch Covid-19, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới. Trong tình hình dịch bệnh, hộ, cá nhân kinh doanh là một trong các đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đại dịch là giảm đáng kể doanh thu của hộ kinh doanh khiến HKD phải cắt giảm hoạt động, chuyển đổi hình thức kinh doanh. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa tạm thời, nhiều HKD quyết định chuyển sang hình thức kinh doanh online hoặc thông báo cho thuê lại mặt bằng kinh doanh do giá thuê mặt bằng quá cao. Để hỗ trợ kịp thời cho hộ gia đình và các cá nhân kinh doanh bị tạm nghỉ kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ
  • 47. 38 Tài chính đã kịp thời ban hành Công văn 5310/BTC-TCT ngày 29/4/2020 chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường hỗ trợ hộ gia đình, nhóm cánhân, cá nhân kinh doanh. Theo đó, Bộ Tài chính yêu cầu cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận và giải quyết cho tất cả các thông báo ngừng, nghỉ của hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh mà không phụ thuộc vào thời gian gửi thông báo ngừng, nghỉ kinh doanh đến cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế các cấp phải tuyên truyền kịp thời đến các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh biết chủ trương này và thực hiện các thủ tục tạm ngừng kinh doanh để giảm thuế khoán theo quy định của pháp luật. Để hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởidịch covid-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đãký Nghị quyết về gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. Theo đó, khoảng 20 triệu đối tượng thuộc 6 nhóm khác nhau sẽ được hỗ trợ trong khoảng thời gian 3 tháng. Trong đó, hộ, cá nhân kinh doanh có doanhthu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng. Thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng, tính đến hết ngày 30/6/2020, có 79 HKD cá thể thuộc quản lý của Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm đã được hỗ trợ 01 tháng (tương ứng với tháng 4, nghỉ giãn cách xã hội) với tổng số tiền hỗ trợ: 79 triệu đồng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 41/2020/ NĐ-CP ngày 08/04/2020 về gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất. Tính đến ngày 4/5/2020, ngành Thuế đã tiếp nhận trên 75.025 đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, tổng số tiền thuế và tiền thuê đất gia hạn là hơn 24.054 tỷ đồng, trong đó gia hạn đối với tổ chức, doanh nghiệp là 23.983 tỷ đồng, gia hạn đối với cá nhân là 71 tỷ đồng.
  • 48. 39 3.1.2. Xu hướng phát triển của hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn quận Nam Từ Liêm Dịch Covid-19 đã mang đến nhiều khó khăn, thách thức cho các hộ kinh doanh, nhưng đây cũng là cơ hội để các chủ hộ kinh doanh thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh mới. Để cạnh tranh, giữ khách, vượt qua khó khăn và phát triển, cùng với các chínhsáchcủa nhà nước, các hộ kinh doanh cần có cáchthức kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp hơn. Xét về bản chất, hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhưng chính sách đối với hộ kinh doanh còn nhiều hạn chế so với doanh nghiệp. Cụ thể, hộ kinh doanh bị hạn chế về quyền kinh doanh, chỉ được đăng ký tại một địa điểm, hoạt động kinh doanh trong phạm vi quận, huyện, không mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa bàn khác… Bên cạnh đó, hạn chế về ngành nghề kinh doanh và hạn chế quy mô sửdụng lao động, dưới10 lao độngthường xuyên. Hộ kinh doanhcũng bị hạn chế huy độngvốn ngân hàng, hỗ trợ vốn của các hiệp hội ngành nghề, chủ yếu là sửdụng vốn từ chính thành viên tham gia. Mặt khác, mô hình hộ kinh doanh còn thể hiện sự kém minh bạch, tính đại chúng, huy động vốn để phát triển của hộ kinh doanh, kèm theo đó là những vấn đề liên quan đến các biện pháp chế tài, thực thi, bảo vệ lợi ích hợp pháp khi có sự cố… đều không thuận lợi so với pháp nhân là DN. Vì vậy, phát triển từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, đặc biệt với các hộ kinh doanh có quy mô lớn là xu hướng phù hợp với quy luật phát triển và quy luật cạnh tranh. Tuy nhiên, phần lớn các HKD chưa muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp do chưa có đầy đủ nhận thức về mô hình hoạt động của doanh nghiệp và cho rằng phải trải qua các thủ tục phức tạp. Trên thực tế, khi chuyển sang doanh nghiệp, HKD sẽ được hưởng nhiều lợi ích: - Được miễn, giảm nhiều loại thuế, phí, lệ phí: Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa năm 2017 đã bổ sung nhiều chính sách hỗ trợ cho việc chuyển đổi từ hộ kinh
  • 49. 40 doanh thành DN như: Miễn lệ phí đăng ký DN và phí cung cấp thông tin DN lần đầu; Miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu; Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai. Để được hưởng loạt hỗ trợ nêu trên, hộ kinh doanh phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu. - Có tư cách pháp nhân, được vay vốn ngân hàng: Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 20/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đốivới khách hàng, khách hàng vay vốn tại các ngân hàng là pháp nhân, cá nhân. Trong khi đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên đây là một hạn chế đối với hộ kinh doanh khi muốn vay vốn tại ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; DN (trừ DN tư nhân) có tư cách pháp nhân và có quyền thực hiện giao dịch vay vốn tại ngân hàng. - Có thể thuê nhiều lao động: Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/215 của Chính phủ về thành lập DN, quy định hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập DN theo quy định. Do đó, nếu muốn mở rộng kinh doanh thì hộ kinh doanh phải thuê nhiều lao động hơn và như vậy là sẽ vi phạm pháp luật. Với mô hình DN, pháp luật hiện hành không hạn chế số lượng người lao độngtrong DN. Ngoài các quyđịnh trên, hộ kinh doanhchuyển sang DN còn được mở nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện; Khi kinh doanh thua lỗ được áp dụng quy định của Luật Phá sản… Ngoài ra, hộ kinh doanh chuyển đổi sang DN còn nhận được nhiều ưu đãi khác như: được miễn các loại phí như phí đăng ký DN lần đầu; công bố nội dung đăng ký DN lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia; phí thẩm
  • 50. 41 định và cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phí môn bàitrong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu…. Nhằm đẩy mạnh hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, cải cách hành chính để người nộp thuế duy trì, ổn định, mở rộng và phát triển SXKD, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bền vững cho NSNN Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm đã và đang thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT ở tất cả các khâu, các bộ phận dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú; tạo dựng môi trường khởi nghiệp thuận lợi để phát triển, tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới, khuyến khích các hộ kinh doanh lớn chuyển đổi lên doanh nghiệp. 3.2. Mục tiêu của công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm Chi cục đặt ra mục tiêu phấn đấu quản lý sát số liệu thông kê, tăng mức thuế bình quân/hộ, quản lý kịp thời 100% hộ, cánhân mới ra kinh doanh; Kiểm tra 100% các hộ kinh doanh tạm nghỉ trong tháng để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm. Tổ chức khảo sát doanh thu thực tế các hộ kinh doanh ngành nghề trọng điểm, nâng cao chất lượng công tác điều tra doanh thu nhằm đảm bảo quản lý doanh thu, mức thuế đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế kinh doanh của hộ, cá nhân kinh doanh đồng thời đảm bảo ổn định xã hội. Thu thập thông tin, chuẩn hoá lại cơ sở dữ liệu hộ kinh doanh trên địa bàn quận đảm tính chính xác, đối chiếu danh bạ hộ hoạt động, hộ đã được cấp đăng ký doanh. Tiếp tục phối hợp với Phòng quản lý đô thị, Đội thanh tra tra xây dựng quận, Uỷ ban nhân dân các phường tăng cường côngtác thu thuế hoạt độngxây dựng nhà tư nhân. Tham mưu UBND quận ban hành đơn giá nhân công tối thiểu đối với hoạt động xây dựng, làm cơ sở tuyên truyền, vận động chủ nhà, chủ thầu xây dựng kê khai nộp thuế đúng quy định.
  • 51. 42 Tham mưu UBND quận thành lập ban chỉ đạo chống thất thu, phối hợp UBND phường, Phòng Tài chính – kế hoạch, ban quản lý các tòa nhà, tổ dân phố, Công an phường rà soát, tổ chức thu thuế đốivới hoạt động cho thuê nhà. Tiếp tục thực hiện quyết định 1359/QĐ-TCT của Tổng cục thuế ngày 04/08/2017 và kế hoạch 54649/KH-CT-KTNB ngày 11/08/2017 về kiểm tra chống thất thu và chấn chỉnh công tác quản lý khoán thuế đối với cơ sở kinh doanh. 3.3. Các giải pháp trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh các thể tại Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm 3.3.1. Công tác đăng ký thuế Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành của UBND quận, UBND phường rà soát, nắm bắt số hộ thực tế kinh doanh, hộ mới ra kinh doanh để tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc đăng ký thuế. Giao trách nhiệm cho tổ dân phố để theo dõi thêm nội dung các hộ, cá nhân có họa động sản xuất kinh doanh, thường xuyên đối chiếu với danh bạn quản lý thuế để quản lý chặt hộ kinh doanh. Trong công tác cấp MST, cần kiểm tra kỹ thông tin của NNT trước khi tiếp nhận hồ sơ, đề nghị NNT cung cấp đầy đủ thông tin về số chứng minh nhân dân, căn cước công dân tra cứu thông tin người nộp thuế đảm bảo đủ điều kiện cấp MST kinh doanh cho hộ. Hướng dẫn NNT xử lý các vấn đề liên quan đến MST như: chưa hoàn tất thủ tục tại cơ quan thuế quản lý cũ, thực hiện chấm dứt hiệu lực MST đối với những cá nhân được cấp nhiều MST… Hướng dẫn NNT khai đúng ngành nghề kinh doanh, địa chỉ kinh doanh, cũng như các thông tin khác để lập cơ sở dữ liệu hộ kinh doanh một các chính xác. Thực hiện lập sơ đồ quản lý từng địa bàn, cập nhật liên tục những biến động về hộ trên địa bàn để thuận cho việc quản lý hộ kinh doanh.