SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH VŨ
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC CHẬM NỘP THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH
DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THỦY,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Huỳnh Phước
CẦN THƠ 12/2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc
chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này
được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào khác và cũng chưa
được trình bày hay công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Tác giả luận văn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải nghĩa
CQT Cơ quan thuế
CNKD Cá nhân kinh doanh
GTGT Giá trị gia tăng
KKKTT-TH Kê khai kế toán thuế - tin học
LPX Liên phường xã
HKD Hộ kinh doanh
NNT Người nộp thuế
NSNN Ngân sách nhà nước
MST Mã số Thuế
SXKD Sản xuất kinh doanh
THNVDT Tổng hợp nghiệp vụ dự toán
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNCN Thu nhập cá nhân
UBND Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát...............................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.....................................................................................3
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................................................3
1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu.............................................................3
1.3.2 Giới hạn vùng nghiên cứu ...................................................................3
1.3.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu ............................................................3
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................4
1.4.2 Đối tượng khảo sát ...............................................................................4
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................4
1.6 CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI............................................................5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................6
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM....................................................................................6
2.1.1 Sơ lược về hộ kinh doanh cá thể .........................................................6
2.1.2 Tuân thủ thuế .......................................................................................9
2.1.3 Quản lý thuế của cơ quan thuế .........................................................13
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...........................................................................................14
2.2.1 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài............................................14
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ở một số quốc
gia 25
2.2.3 Mô hình nghiên cứu...........................................................................28
2.2.4 Xây dựng thang đo nghiên cứu.........................................................29
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................31
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................31
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................33
3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................33
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu.....................................................................33
3.2.3 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu..............................................34
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................41
4.1 MÔ TẢ VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................................41
4.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội quận Bình Thủy ........................................41
4.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ, CÁ NHÂN
KINH DOANH.....................................................................................................43
4.2.1 Lập kế hoạch thực hiện thu thuế ......................................................43
4.2.2 Tình hình quản lý thu và nộp thuế của CNKD trên địa bàn quận
Bình Thủy ....................................................................................................46
4.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NỘP CHẬM TIỀN
THUẾ CỦA HKD ................................................................................................49
4.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu.......................................................................49
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá.............................................................52
4.3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo..........................................................54
4.3.4 Thảo luận kết quả hồi quy.................................................................67
4.3.5 Các nhân tố tác động đến chậm nộp tiền thuế ................................70
4.4 MỘ SỐ CƠ SỞ ĐỀ RA KHUYẾN NGHỊ ...................................................71
4.4.1 Quan điểm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh của Chi cục Thuế
.......................................................................................................................71
4.4.2 Phương hướng nâng cao hiệu lực công tác quản lý thu thuế.........71
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................73
5.1 KẾT LUẬN.....................................................................................................73
5.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................74
5.2.1 Tạo môi trường thuận lợi để HKD hoạt động và phát triển..........74
5.2.2 Điều chỉnh đơn giản các quy định về thuế đối với HKD ................74
5.2.3 Thay đổi cơ chế quản lý thuế đối với HKD .....................................75
5.2.4 Hoàn thiện thủ tục hành chính thuế.................................................75
5.2.5 Tăng cường giám sát việc tuân thủ nộp thuế đúng hạn .................76
5.2.6 Các khuyến nghị hỗ trợ quản lý thuế...............................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục 2: Kết quả xử lý số liệu
Phụ lục 3: Danh sách hộ kinh doanh
Phụ lục 4: Danh sách lãnh đạo đội thuế phường
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu...............................................................................28
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.............................................................................32
Hình 4.1: Sơ đồ quản lý thuế tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy ..........................43
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cấp độ tuân thủ .....................................................................................12
Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan .........................................................19
Bảng 2.3: Thang đo nghiên cứu.............................................................................29
Bảng 4.1: Tình hình thu thuế hộ kinh doanh .........................................................46
Bảng 4.2: Tình hình nợ thuế ..................................................................................47
Bảng 4.3: Tình hình phạt chậm nộp thuế...............................................................48
Bảng 4.4: Kết quả thu ngân sách ...........................................................................49
Bảng 4.5: Mô tả mẫu .............................................................................................49
Bảng 4.6: Kiểm định KMO ...................................................................................52
Bảng 4.7: Hệ số tải nhân tố....................................................................................52
Bảng 4.8: Ma trận xoay nhân tố.............................................................................53
Bảng 4.9: Kiểm định độ tin cậy thang đo Mức thuế phải nộp...............................54
Bảng 4.10: Các yếu tố tác động đến nhân tố Mức thuế phải nộp..........................55
Bảng 4.11: Kiểmđịnh thang đo cơ sở vật chất của cơ quan thuế...........................57
Bảng 4.12: Các yếu tố tác động đến nhân tố cơ sở vật chất của cơ quan thuế......58
Bảng 4.13: Kiểm định thang đo năng lực quản lý .................................................59
Bảng 4.14: Các yếu tố tác động đến nhân tố năng lực quản lý của cơ quan thuế .60
Bảng 4.15: Kiểm định độ tin cậy thang đo Thủ tục hành chính thuế ....................61
Bảng 4.16: Các yếu tố tác động đến nhân tố thủ tục hành chính thuế...................62
Bảng 4.17: Các biến quan sát ................................................................................64
Bảng 4.18: Kiểm định Munibus.............................................................................64
Bảng 4.19: Mức độ dự báo của mô hình................................................................65
Bảng 4.20: Kết quả hồi quy lần 1 ..........................................................................66
Bảng 4.21: Kết quả hồi quy lần 2 ..........................................................................67
TÓM TẮT
Luận văn này được thực hiện với mục tiêu “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình
Thủy, thành phố Cần Thơ”. Trong đó việc nộp chậm thuế thể hiện việc hộ kinh
doanh cá thể nộp đúng hạn, chậm hoặc trốn thuế. Để thực hiện luận văn này tác
giả sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng.
Nghiên cứu đã sử dụng thông tin dữ liệu từ 216 hộ kinh doanh cá thể trên
địa bàn quận Bình Thuỷ để khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Dữ
liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm đánh giá độ tin cậy thông
qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy
tuyến tính và kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thu được cho
ta thấy các yếu tố như kinh nghiệm quản lý, vị trí kinh doanh, trình độ chuyên
môn và thuế TNCN, thuế GTGT đều làm tăng khả năng nộp thuế đúng hạn của hộ
kinh doanh ở quận Bình Thủy. Từ đó tác giả cũng đề xuất các kiến nghị xây dựng
giải pháp để nâng cao khả năng thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
ABSTRACT
This thesis is conducted with the objective "Analysis of factors affecting
on the delayed tax payment for individual business households in Binh Thuy
district, Can Tho city". In which the late payment shows that the individual
business household does not pay on time, late or evade tax. To implement this
thesis, the author used both qualitative and quantitative methods.
The study used datasets from 216 individual business households in Binh
Thuy district to survey based on the designed questionnaires. The collected data
was processed by SPSS software to evaluate the reliability by using Cronbach’s
Alpha coefficient, Exploratory Factor Analysis (EFA), linear regression analysis
and hypothesis testing. The research results show that the factors such as
management experience, business location, professional expertise and personal
income tax, VAT all increase the ability of individual business households to pay
tax on time in Binh Thuy district. Hence, the author proposed recommendations
to build solutions to improve the ability of tax collection for individual business
households.
1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong lịch sử hình thành và phát triển ở các quốc gia, thuế luôn đóng vai trò
quan trọng, là công cụ trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN) trong mọi thời
kỳ, ở mỗi giai đoạn khác nhau, phù hợp với mô hình phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia, quản lý thuế theo những cách thức khác nhau để đạt được các mục tiêu:
nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu; thu đúng, thu đủ, kịp thời; đảm bảo sự công
bằng giữa các đối tượng nộp thuế.
Những năm qua, chúng ta đã có những bước tiến bộ trong việc cải cách cơ
chế quản lý thuế theo hướng tạo hành lang pháp luật trong chính sách thuế, quản
lý thuế, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện
nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, đồng thời từng bước điều chỉnh các sắc thuế phù
hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ đó, số thu từ thuế tăng đều qua các
năm, luôn trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đáp ứng ngày
càng tốt hơn yêu cầu phát triển của đất nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế
thị trường của cả nước, Đảng ta luôn coi trọng thành phần kinh tế tư nhân, luôn
tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi để các thành phần kinh tế cùng phát triển và
thực tế những năm qua với một cơ chế đơn giản, năng động, lực lượng hộ kinh
doanh cá thể của cả nước đã không ngừng lớn mạnh, góp phần tăng thu ngân
sách nhà nước.
Để phát huy vai trò quan trọng của thuế trong cơ chế thị trường, hệ thống
thuế phải bao quát được mọi nguồn thu có thể khai thác. Trong đó không thể
không quan tâm đến vấn đề nợ đọng "chậm nộp tiền thuế". Vì đây là vấn đề tồn
tại trong thực tế của các cơ quan thuế nói chung, ngành thuế thành phố Cần Thơ
nói riêng. Từ đó, hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách là một trong những nhiệm
vụ quan trọng để thực hiện một trong các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế
xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, tăng phúc lợi cho người dân.
Vì vậy, việc hạn chế nợ đọng, hậu quả nợ đọng và xử lý nợ đọng là công
việc thường xuyên và bức xúc của Ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Trong
2
những năm qua, công tác quản lý nợ thuế đã có những chuyển biến tích cực,
Ngành thuế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Bên cạnh đó đã ban hành các quy trình quản lý nợ và quy trình cưỡng chế nợ
thuế, Ngành thuế đã đẩy mạnh công tác tổ chức các khóa đào tạo các kỹ năng về
quản lý và triển khai ứng dụng tin học vào công tác quản lý nợ.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, dư chấn của cuộc khủng hoảng, suy thoái
kinh tế thế giới vẫn còn, tình hình kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn, tỷ lệ lạm
phát còn diễn biến phức tạp của tỷ giá và lãi suất làm cho môi trường kinh doanh
bị ảnh hưởng, kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến nợ liên tục tăng cao, từ đó cơ
chế quản lý mới đòi hỏi phải có những chuyển biến về nhận thức, quan điểm để
phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu thuế đã đề ra.
Mục tiêu của Bộ Tài chính đặt ra không để nợ đọng thuế vượt quá 5% tổng
thu ngân sách. Tuy nhiên, kết quả đạt được việc thu hồi nợ đọng thuế tại nhiều
địa phương còn nhiều hạn chế, chưa đạt được mục tiêu thu nợ đã đề ra, số nợ
thuế vẫn tăng qua các năm từ các cá nhân và hộ kinh doanh.
Bên cạnh đó, qua các báo cáo về tình hình nợ đọng tiền thuế của các quận,
huyện thuộc thành phố Cần Thơ, thì tỷ lệ nợ đọng từ hộ kinh doanh trên địa bàn
quận Bình Thủy có chiều hướng tăng hơn so với các quận, huyện khác. Từ đó, để
phấn đấu đạt được các chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thuế, trong đó mục tiêu thu
hồi nợ thuế ở các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán không kém
phần quan trọng đối với Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Đây chính là lý do tác
giả lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế
đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ” từ
đó đề xuất các khuyến nghị nâng cao tính tuân thủ về thuế của hộ kinh doanh để
nâng cao hiệu quả thu thuế trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh
doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ nhằm giúp Chi cục Thuế
quận Bình Thủy nâng cao tính tuân thủ về thuế của hộ kinh doanh để nâng cao
3
hiệu quả thu thuế trên địa bàn, đồng thời góp phần nhỏ trong cải cách thủ tục
hành chính ngành thuế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài được nghiên cứu để giải quyết các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng quản lý thuế và tình hình chậm nộp thuế
của hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chậm nộp thuế đối với hộ
kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tính tuân thủ về thuế
của hộ kinh doanh để nâng cao hiệu quả thu thuế trên địa bàn quận Bình Thủy,
thành phố Cần Thơ.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Công tác quản lý thuế và tình hình chậm nộp thuế của hộ kinh
doanh tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ như thế nào?
Câu hỏi 2: Nhân tố nào có ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ
kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ?
Câu hỏi 3: Cần có những khuyến nghị nào để hạn chế việc chậm nộp thuế
đối với hộ kinh doanh ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ?
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào đánh giá mức độ ảnh
hưởng về sự tuân thủ nộp thuế của hộ kinh doanh theo phương pháp tính thuế
khoán và đề nghị một số giải pháp giúp nâng cao tính tuân thủ về thuế của hộ
kinh doanh để nâng cao hiệu quả thu thuế trên địa bàn quận Bình Thủy, thành
phố Cần Thơ.
1.3.2 Giới hạn vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ.
1.3.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu
Số liệu thực tế về thuế đối với hộ kinh doanh của Chi cục thuế quận Bình
Thủy, thành phố Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019.
4
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên
địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
1.4.2 Đối tượng khảo sát
Là hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn quận Bình
Thủy, thành phố Cần Thơ thuộc diện phải nộp thuế theo quy định.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn được nghiên cứu bằng cả hai phương pháp định tính và định
lượng:
Phương pháp nghiên cứu định tính: được thực hiện bằng các câu hỏi mở
nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế của hộ kinh doanh.
Bảng câu hỏi mở được sử dụng phỏng vấn và thảo luận nhóm để dự kiến mô hình
nghiên cứu, xác định thang đo và các khái niệm có liên quan cho phù hợp.
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Được thu thập dữ liệu từ trong
ngành Thuế: Tổng cục Thuế, Cục Thuế thành phố Cần Thơ, Chi Cục Thuế Bình
Thuỷ; Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của thành phố; Số liệu hộ kinh doanh từ
phòng Tài chính - kế hoạch quận; Cục Thống kê thành phố Cần Thơ.
+ Phương pháp tổng hợp: Tiến hành tổng hợp, xử lý, đối chiếu, phân tích,
so sánh số liệu thứ cấp từ các nguồn dữ liệu nêu trên để đánh giá sơ bộ các yếu tố
ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế của hộ kinh doanh và hệ thống quản lý thuế của
Cục Thuế thành phố Cần Thơ, Chi Cục Thuế Bình Thuỷ.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: thông qua việc khảo sát dựa trên
bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được
thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu xác suất. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng
phần mềm SPSS nhằm đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha,
phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
chậm nộp tiền thuế đối với hộ kinh doanh. Ngoài ra, Tác giả phân tích hồi quy
tuyến tính và kiểm định giả thuyết nghiên cứu đối với các biến kiểm soát thuộc
về đặc điểm của hộ kinh doanh về độ tuổi, nghành nghề, giới tính, kinh nghiệm,
vị trí kinh doanh, nhân khẩu, thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN.
5
1.6 CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI
Cấu trúc dự kiến của đề tài nghiên cứu là 5 chương.
Chương 1. Đặt vấn đề
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1.1 Sơ lược về hộ kinh doanh cá thể
2.1.1.1 Khái niệm về hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người
hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử
dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến,
kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp, trừ trường hợp kinh doanh
các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương (Chính phủ,
2015).
Mặc khác, Tổng cục Thuế ban hành quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh thì hộ kinh doanh cũng là cá nhân kinh doanh: “Cá nhân kinh doanh là cá
nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định
của pháp luật (sau đây được gọi là hộ kinh doanh cá thể). “Cá nhân kinh doanh
nộp thuế khoán”: là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ hoạt động kinh
doanh thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định,
không bao gồm: cá nhân cho thuê tài sản; cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng
lần phát sinh; cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp.
(Tổng cục Thuế, 2015)
2.1.1.2 Đặc điểm, vai trò của hộ kinh doanh cá thể
a. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể mang tính chất của một hộ gia đình, thể hiện ở tính tư
hữu về tư liệu sản xuất, người chủ kinh doanh tự quyết định từ quy trình sản xuất
đến phân phối tiêu thụ, do đó mang tính tự chủ cao, sử dụng lao động là những
người trong gia đình.
7
Quy mô nhỏ lẻ, điều kiện áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hạn chế,
quản lý chủ yếu dựa theo kinh nghiệm. Số lượng hộ kinh doanh lớn, đa dạng về
đối tượng, hình thức hoạt động, ngành nghề, địa bàn và thời gian hoạt động. Ý
thức tuân thủ pháp luật thuế còn thấp. Mặt khác, kinh tế hộ cá thể rất linh hoạt,
nhạy bén trong kinh doanh dễ dàng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cho phù
hợp với yêu cầu của thị trường và nền kinh tế. Có kinh nghiệm quản lý, tổ chức
sản xuất và những bí quyết sản xuất truyền thống được tích luỹ từ nhiều thế hệ,
qua đó cho phép phát huy những ngành nghề truyền thống để tạo ra những sản
phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội và xuất khẩu.
Kinh tế hộ cá thể đã tận dụng được lực lượng lao động dồi dào, giải quyết
được công ăn việc làm cho nhiều lao động dư thừa, thu hút nhiều thành phần xã
hội tham gia. Do đó hoạt động của thành phần kinh tế này ngày càng trở nên
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
b. Vai trò của hộ kinh doanh cá thể
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, thành phần kinh tế Nhà nước giữ
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thì kinh tế cá thể giữ vai trò hết sức quan trọng
và chiếm một vị trí nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian vừa
qua, thành phần kinh tế này đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nó đóng vai
trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá và cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho sản
xuất và đời sống. Khu vực kinh tế này không chỉ cung cấp một khối lượng lớn
sản phẩm cho nhu cầu xã hội, mà còn đem lại nguồn thu cho NSNN. Sự phát
triển ngày càng cao của thành phần kinh tế cá thể trong nền kinh tế thị trường đã
đẩy nhanh vòng quay vốn trong nền kinh tế và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác
phát triển. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế cá
thể dựa vào vốn, sức lao động của bản thân và hộ gia đình là chính nên quy mô
nhỏ bé, tản mạn rời rạc, điều kiện áp dụng khoa học tiên tiến hạn chế. Chính vì
vậy cần tăng cường sự quản lý của Nhà nước thông qua công cụ pháp luật, nhằm
tạo ra hành lang pháp lý và môi trường hoạt động lành mạnh, giúp thành phần
kinh tế này hoạt động hiệu quả.
8
thể
2.1.1.3 Các sắc thuế và cách tính thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh cá
- Thuế môn bài: Theo Mục 2 Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày
04/10/2016 của Chính phủ thì mức thuế môn bài đối với cá nhân kinh doanh
được quy định theo 3 bậc, như sau:
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu
đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu
đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu
đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
- Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 2
Thông tư số 92/2015/TT-BTC (Thông tư hướng dẫn quản lý cho cá nhân kinh
doanh) của Chính phủ xác định: Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu tính thuế
GTGT x tỷ lệ (%) thuế GTGT
Tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng
hoạt động như sau: (i) phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%; (ii) dịch vụ, xây
dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%; (iii) sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn
với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 3%; (iv) hoạt động kinh
doanh khác là 2%;
- Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN): Căn cứ Thông tư số 92/2015/TT-BTC
cho đồng bộ (Thông tư hướng dẫn quản lý cho cá nhân kinh doanh), theo đó: Cá
nhân, cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân = tỷ lệ % x doanh thu
khoán. Tỷ lệ tính thuế TNCN đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh
doanh như sau: (i) phân phối, cung cấp hàng hóa là 0,5%; (ii) dịch vụ, xây dựng
không bao thầu nguyên vật liệu là 2%; (iii) sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với
hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 1,5%; (v) hoạt động kinh
doanh khác là 1%.
9
2.1.2 Tuân thủ thuế
2.1.2.1 Một số khái niệm tuân thủ thuế được sử dụng trong nghiên cứu
Theo Holopainen, V. (2004), “Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất
là mức độ đối tượng chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế”
Theo cơ quan thuế Australia (ATO), “tuân thủ thuế là việc người nộp thuế
(NNT) đáp ứng các nghĩa vụ thuế theo quy định của luật thuế và theo các quyết
định của toà án”
Theo Mc Barnet, (2005) nghiên cứu rằng dựa vào mục đích và lợi ích của
mình, người nộp thuế có thể lựa chọn một trong 4 phương án sau (1) tuân thủ
mục đích của luật (2) thoả hiệp bằng việc thương lượng cách mà luật thuế cụ thể
nào đó hoạt động trong những hoàn cảnh nhất định và tuân thủ luật theo cách mà
các mục tiêu được tuyên bố của luật có thể không thực hiện được (3) chuyển đổi
các quyết định luật theo cách cụ thể, tạo điều kiện tích cực cho việc trốn thuế (4)
phá vỡ hoặc không tuân thủ luật với hy vọng không bị phát hiện bằng cách thiết
lập hệ thống kế toán để che dấu bất kỳ sự kiểm tra nào. Theo Mc Barnet, các
NNT có số nộp lớn có xu hướng là “có học” trong việc lựa chọn sự tuân thủ, họ
có xu hướng chọn cách trốn thuế theo phương án thứ hai và thứ ba, còn NNT có
số phải nộp nhỏ lựa chọn phương án trốn thuế theo cách thứ tư.
Do vậy, tuân thủ thuế nghĩa là tuân thủ mục đích của luật trong khi đảm bảo
tăng cường tính chắc chắn mà mục đích đó có thể được thực hiện trên thực tế.
Tuy nhiên, khái niệm tuân thủ thuế vẫn được các nhà nghiên cứu tiếp tục
tranh luận theo hướng nghiên cứu tính tự nguyện hay không tự nguyện chấp hành
nghĩa vụ thuế
Quan điểm truyền thống của quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thiết rằng
hầu hết người nộp thuế về bản chất là không tự nguyện tuân thủ, và chỉ chấp
hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế của các cơ quan thuế hay khi bị tác động bởi
lợi ích kinh tế. Cách tiếp cận cưỡng chế tuân thủ luật và cách tiếp cận kinh tế tập
trung làm giảm mức độ trốn thuế chứ không hướng vào việc tăng cường sự tuân
thủ thuế. Nghiên cứu khái niệm tuân thủ thuế thông qua việc tập trung vào sự
không tuân thủ, và tính cưỡng chế tuân thủ là quá đơn giản.
10
Từ đó có thể định nghĩa sự tuân thủ thuế của NNT là hành vi chấp hành
nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng
thời gian. Như vậy khái niệm tuân thủ trên được đo bằng 3 yếu tố (1) tính đầy đủ,
(2) tính tự nguyện và (3) yếu tố thời gian.
Một số cơ quan thuế hiện dành sự quan tâm đến việc tại sao một số NNT
trốn thuế và tránh thuế hơn là tại sao họ lại tuân thủ thuế. Tuy nhiên, theo chuẩn
mực thì đối tượng tuân thủ hơn là không tuân thủ. Vì vậy, để hệ thống quản lý
thu thuế có hiệu quả, cơ quan quản lý thu thuế cần đạt được sự vui lòng hợp tác
của đa số NNT đảm bảo sự tuân thủ ở mức cao nhất, tối thiểu hoá các hành vi
không tuân thủ mục đích của luật đặc biệt là tránh thuế.
Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định nghĩa vụ của NNT gồm:
Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật. Khai thuế chính
xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Nộp tiền thuế đầy
đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản
lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Ghi chép chính xác,
trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và
giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho
người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng
hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. Cung cấp chính xác, đầy đủ,
kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và
nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng
khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản
lý thuế. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế,
công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo
pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt NNT thực hiện thủ tục về thuế
sai quy định (Quốc Hội, 2006).
Trong nghiên cứu này tuân thủ thuế được hiểu là làm đúng theo quy định
của luật định.
11
2.1.2.2 Phân loại về tuân thủ
Tuân thủ thuế được đánh giá ở các mức độ khác nhau, từ mức độ đó chia
tuân thủ thành hai loại khác nhau: Tuân thủ tự nguyện và tuân thủ có sự quản lý
của cơ quan thuế.
+ Tuân thủ tự nguyện là việc NNT ý thức được việc nộp thuế là nghĩa vụ và
trách nhiệm của mình, họ tuân thủ đầy đủ việc kê khai, tính thuế, nộp thuế theo
đúng quy định của pháp luật về thuế.
+ Tuân thủ có sự quản lý của cơ quan thuế là NNT tuân thủ thuế nhưng
phải trên cơ sở đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế.
Không tuân thủ thuế được phân loại thành không tuân thủ có chủ ý và
không có chủ ý.
+ Không tuân thủ có chủ ý là việc NNT cố tình làm sai hoặc cố tình không
thực hiện các quy định pháp luật về thuế.
+ Không tuân thủ không chủ ý là việc NNT không hiểu hoặc hiểu không
đúng về chính sách thuế, hoặc không có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan thuế.
2.1.2.3 Cấp độ tuân thủ thuế
Theo mô hình này, tác giả Braithwaite đã tiến hành phân đoạn cấp độ hay
mức độ tuân thủ của NNT dựa trên mức độ sẵn sàng và khả năng thực hiện
những nghĩa vụ thuế đúng của NNT. Đây cũng chính là các cấp độ bày tỏ mối
quan hệ và thái độ của NNT với cơ quan thuế, hay thể hiện mức độ chấp nhận
hay từ chối các quy định của luật thuế, các kế hoạch và công cụ quản lý thu thuế.
Để đánh giá sự tuân thủ thuế của NNT thì biến số về cấp độ (mức độ) tuân thủ là
biến số đầy đủ phản ánh rõ sự tuân thủ cả về tính tự nguyện, tính đầy đủ, tính kịp
thời. Sự tuân thủ thuế của NNT được phân đoạn theo 4 cấp độ tuân thủ như sau
- Cam kết: NNT cảm thấy thoải mái với hoạt động quản lý thuế, hợp tác với
cơ quan thuế theo các kế hoạch quản lý thuế và tuân thủ một cách tích cực, thậm
chí có thể thay mặt cơ quan thuế khuyến khích đối tượng khác tuân thủ.
- Chấp nhận hay hoà hợp: NNT chấp nhận những yêu cầu quản lý thu thuế
và tin tưởng vào cơ quan thuế.
- Miễn cưỡng hay kháng cự: đó là cách tiếp cận chống đối, NNT có sự đối
đầu, đối nghịch với cơ quan thuế.
12
- Từ chối: NNT hoàn toàn tách ra khỏi sự quản lý của của cơ quan thuế.
ĐTNT ở cấp độ thứ nhất hay thứ hai nói chung là tuân thủ trong khi ở nhóm đối
tượng thứ ba và thứ tư thể hiện sự kháng cự và thù địch đối với nghĩa vụ thuế.
2.1.2.4 Các chỉ số đặc trưng cho từng cấp độ tuân thủ thuế
Theo mô hình các cấp độ tuân thủ, sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh thay
đổi ở 4 cấp độ hay mức độ tuân thủ khác nhau. Sự tuân thủ thuế ở mỗi cấp độ
được thể hiện qua các chỉ số nộp đủ, đúng thời gian và tự nguyện.
- Cấp độ “cam kết” được thể hiện ở ba chỉ số đều tốt là nộp đủ + nộp đúng
thời gian + tự nguyện
- Cấp độ “chấp nhận” được thể hiện ở hai chỉ số tốt là nộp đủ + nộp đúng
thời gian
- Cấp độ “miễn cưỡng” chỉ thể hiện ở một chỉ số tốt là nộp đủ
- Cấp độ “từ chối” đuợc thể hiện ở ba chỉ số đều rất kém
Bảng 2.1: Cấp độ tuân thủ
Nộp đủ Đúng thời hạn Tự nguyện
Từ chối - - -
Miễn cưỡng + - -
Chấp nhận + + -
Cam kết + + +
Từ các cấp độ tuân thủ thuế của hộ kinh doanh, nghiên cứu rút ra những kết
luận sau:
- Sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh là một khái niệm rất phức tạp, diễn ra
ở những cấp độ khác nhau. Nghĩa là đối tượng không chỉ đơn thuần tuân thủ hay
không tuân thủ mà tuân thủ ở cấp độ nào.
- Xác định tình trạng tuân thủ thuế của từng nhóm đối tượng cụ thể cho
phép cơ quan thuế có những chiến lược quản lý hợp lý đối với từng nhóm đối
tượng.
- Thách thức của quản lý thu thuế không chỉ xác định những điều chưa biết
về tình trạng tuân thủ thuế mà còn thúc đẩy để hộ kinh doanh trở thành một tổ
chức tốt.
13
2.1.2.5 Một số tiêu chí đánh giá sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh thực hiện kê khai đầy đủ các thông tin về đăng ký thuế như:
ngành nghề kinh doanh để xác định được ngành, nghề có thuộc diện được hưởng
ưu đãi thuế đối với hộ kinh doanh, địa bàn kinh doanh, người đại diện pháp luật,
khi có sự thay đổi thông tin nêu trên thì phải thực hiện đăng ký lại theo đúng quy
định.
Hộ kinh doanh cần thực hiện đúng các quy định về khai thuế.
Hộ kinh doanh cần thực hiện nộp thuế đúng, chính xác với số thuế thực tế
phát sinh.
Hộ kinh doanh cần chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan
thuế, và chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
2.1.3 Quản lý thuế của cơ quan thuế
2.1.3.1 Khái niệm về quản lý thuế
Quản lý thuế là khâu tổ chức, phân công trách nhiệm cho các bộ phận trong
cơ quan thuế; xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu
trong việc thực thi các chính sách thuế.
2.1.3.2 Vai trò của quản lý thuế
Quản lý thuế nhằm nâng cao ý thức tự giác nộp thuế cho đối tượng nộp thuế
và phải coi đó như một bổn phận và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế. Hay nói
đúng hơn là nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT.
2.1.3.3 Nội dung thực hiện của quản lý thuế
Nội dung quản lý thuế bao gồm những hoạt động như: Tuyên truyền hỗ trợ
NNT; Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm
thuế; kiểm tra - thanh tra thuế; Thu nợ thuế và cưỡng chế thuế; Xử lý vi phạm,
giải quyết khiếu nại.
Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một nội dung quan trọng, là khâu
đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn
hiện nay. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm giúp NNT hiểu chính
sách thuế hiệu quả và nhanh nhất, giải đáp vướng mắc, khó khăn của NNT khi
thực hiện nghĩa vụ của mình, nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân
14
thủ pháp luật thuế của NNT, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành,
tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế (CQT) và NNT.
Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế
là việc theo dõi, giám sát việc gửi hồ sơ đăng ký thuế, cấp mã số thuế và cập nhật
thông tin thay đổi của NNT, kết quả kê khai thuế đúng mẫu tờ khai, đúng thời
hạn quy định, thực hiện hoàn thuế khi nộp thừa, giải quyết miễn giảm thuế cho
NNT theo luật thuế.
Thanh tra - kiểm tra thuế là việc NNT không tuân thủ trong kê khai thuế,
tính thuế TNCN và thuế GTGT thì thực hiện thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thuế
hoặc kiểm tra tại trụ sở NNT, trường hợp qua kết quả phân tích mức độ tuân thủ
thuế của NNT sẽ tiến hành thanh tra thuế.
Thu nợ thuế là khi NNT còn nợ thuế sẽ tiến hành các biện pháp thu nợ thuế,
nợ quá 90 ngày sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế thuế.
Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, trường hợp sau khi thanh tra, kiểm tra
thuế phát sinh số thuế kê khai sai, trốn thuế thì thực hiện xử phạt vi phạm về
thuế, hoặc xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trong quá trình cơ quan thuế ban
hành các quyết định xử phạt, NNT không đồng tình được quyền khiếu nại và
được cơ quan thuế hoặc cơ quan cấp trên xem xét giải quyết khiếu nại của NNT.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng khác trong quản lý thuế, ngoài việc
thực hiện theo chức năng quản lý thuế trong ngành, cơ quan thuế còn phải phối
hợp với các ngành chức năng trên địa bàn để được cung cấp thông tin hoặc phát
hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Để có cơ sở xây dựng nên mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, việc
nghiên cứu những công trình đã nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước là rất
cần thiết và quan trọng. Sau đây là nội dung lược khảo tài liệu về tuân thủ thuế.
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.2.1 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trần Ngọc Duy (2014), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kê
khai nộp thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn Cục Thuế thành phố Hồ Chí
Minh. Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm, cơ sở lý thuyết về thuế, về rủi ro, rủi
15
ro về thuế, kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra, các yếu tố
tác động đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của hộ kinh doanh, đặc biệt là nghiên
cứu sâu về các nhân tố nội sinh tác động đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của hộ
kinh doanh, các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước có liên quan và sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu đề tài này. Nghiên cứu
này đề cập các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của hộ kinh
doanh, chủ yếu là các yếu tố nội sinh của hộ kinh doanh. Mô hình hồi quy được
sử dụng là mô hình hồi quy Binary logistic với biến phụ thuộc nhị phân mang hai
giá trị là 1: cho tình trạng có rủi ro, và 0: cho tình trạng không rủi ro của hộ kinh
doanh. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các hộ kinh doanh thuộc phòng
Kiểm tra thuế số 1 và phòng Kiểm tra thuế số 2 quản lý từ nguồn cơ sở dữ liệu
Cục Thuế TP.HCM. Số lượng hộ kinh doanh thực hiện kê khai nộp thuế tại
phòng Kiểm tra thuế số 1 và phòng Kiểm tra thuế số 2 có khoảng 4.500 hộ kinh
doanh. Sau khi xử lý số liệu tác giả chỉ chọn mẫu với 3.282 hộ kinh doanh là các
hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Kết quả hồi quy
logit và kiểm định xác định được 13 yếu tố có ý nghĩa và tác động đến rủi ro
trong kê khai nộp thuế của hộ kinh doanh từ 17 biến, trong đó các biến có tác
động thuận chiều với rủi ro kê khai nộp thuế: Thủ tục hành chính thuế, cơ sở vật
cất của cơ quan thuế, môi trường kinh doanh, năng lực quản lý thuế và các biến
về kinh tế, xã hội đặc điểm của doanh nghiệp đều tác động cùng chiều với chậm
nộp hồ sơ khai thuế.
Nguyễn Minh Hà (2014), các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế
của hộ kinh doanh tư nhân xét khía cạnh nộp thuế đúng hạn tại thành phố Hồ Chí
Minh, tác giả nêu ra một số lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế và Mô hình hồi
quy được sử dụng là mô hình hồi quy Binary logistic với biến phụ thuộc nhị phân
mang hai giá trị 1 là nộp thuế đúng hạn; 0 nộp thuế không đúng hạn. Với phương
pháp nghiên cứu định lượng, mẫu dữ liệu gồm 170 hộ kinh doanh đang hoạt động
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi tuân
thủ thuế thông qua khả năng nộp đúng hạn bị tác động bởi các yếu tố tình hình
hoạt động của hộ kinh doanh, lợi nhuận, tổng số thuế phải nộp, ngành nghề kinh
doanh và giới tính, kinh nghiệm quản lý, vị trí kinh doanh.
16
Võ Đức Chín (2011), Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của hộ
kinh doanh - Trường hợp nghiên cứu tỉnh Bình Dương, luận văn đánh giá thực
trạng việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh và những ưu, khuyết điểm trong công
tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Luận văn tập trung nghiên cứu,
phân tích 06 nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế gồm: nhân tố xã hội, nhân tố
kinh tế, nhân tố liên quan đến hệ thống thuế, đặc điểm hộ kinh doanh, ngành
nghề kinh doanh, nhân tố tâm lý của NNT. Luận văn sử dụng phương pháp phân
tích định tính và định lượng thông qua việc khảo sát, thu thập thông tin, kiểm
định mô hình, đo lượng mức độ tuân thủ thuế của hộ kinh doanh, từ đó đưa ra các
giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh tại
tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên luận văn này chỉ khảo sát các nhân tố ảnh hưởng
đến sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh nói chung chưa nghiên cứu đến các tiêu
chí ảnh hưởng trực tiếp đến sự tuân thủ từng loại thuế như thuế GTGT hoặc thuế
TNCN, cũng như chưa nghiên cứu về góc độ quản lý của cơ quan thuế.
Văn Công Tuân (2012), Các nhân tố ảnh hướng đến sự tuân thủ thuế của hộ
kinh doanh (tình huống nghiên cứu tại Chi cục Thuế quận 1 TP. Hồ Chí Minh),
bằng phương pháp nghiên cứu khám phá, sử dụng phương pháp định tính, tác giả
trao đổi với công chức thuế làm việc tại các bộ phận khác nhau trong cơ quan
thuế và nghiên cứu chính thức định lượng từ kết quả phản hồi thông qua các
phiếu khảo sát từ các hộ kinh doanh, kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha,
phân tích nhân tố khám phá EFA, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh bằng phương pháp hồi quy tuyến tính
bội. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cáo tính tuân thủ thuế của các
hộ kinh doanh trên địa bàn Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Với 06 nhân tố mà tác giả
phân tích gồm: Nhân tố kinh tế, nhân tố hệ thống chính sách thuế và quản lý
thuế, nhân tố đặc điểm doanh nghiệp, nhân tố ngành kinh doanh, nhân tố pháp
luật và xã hội, nhân tố tâm lý.
Nguyễn Thị Hồng Việt (2015), Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập hộ kinh
doanh tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương, luận văn tập trung nghiên cứu về các nhân
tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Bình Dương. Trên cơ sở phân tích hai khía cạnh: các nhân tố ảnh hưởng đến hộ
17
kinh doanh và quản lý của cơ quan thuế. Luận văn tập trung nghiên cứu, phân
tích 05 nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế gồm: nhân tố về đặc điểm hộ kinh
doanh, nhân tố tổ chức họat động kế toán của hộ kinh doanh, nhân tố ý thức về
nghĩa vụ thuế của NNT, chính sách thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế. Luận văn
sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng thông qua việc khảo sát,
thu thập thông tin, kiểm định mô hình, đo lượng mức độ tuân thủ thuế của hộ
kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường sự tuân thủ
thuế TNDN tại tỉnh Bình Dương. Thời điểm nghiên cứu của luận văn từ năm
2011 đến 2013, thời điểm này chính sách về thuế TNDN chưa có nhiều thay đổi
nên phần nào đó so với chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế hiện nay không
còn phù hợp.
Trần Tuấn Kiệt (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ
kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An tỉnh Long An, trên cơ sở đánh giá,
phân tích thực trạng tình hình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn đề xuất giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản
lý, nhằm chống thất thu Thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Tân
An. Với các mục tiêu của nghiên cứu như: Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực
tiễn về thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, đánh giá thực trạng
công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thành phố
Tân An, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn. Tác giả chọn 190 hộ kinh
doanh cá thể điều tra chia theo ngành nghề kinh doanh, những hộ cá thể này có
thể đại diện cho từng ngành nghề kinh doanh như sản xuất, thương nghiệp, vận
tải, đồng thời các hộ kinh doanh cá thể được điều tra ở các phường, xã khác nhau
trên địa bàn thành phố Tân An đảm bảo đại diện được tính toàn diện của địa bàn
trên thành phố. Thông qua nghiên cứu luận văn này làm rõ một số vấn đề lý luận
cơ bản về công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, đánh giá thực trạng
công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Tân An
(những thành công, hạn chế và nguyên nhân), luận văn cung cấp cơ sở khoa học,
thực tiễn cho việc xây dựng giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối
18
với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Tân An, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Xuân Đào (2016), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng mức độ
tuân thủ thuế thu nhập hộ kinh doanh của hộ kinh doanh tại Cục Thuế tỉnh An
Giang. Đề tài được nghiên cứu bằng cả hai phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng các câu hỏi mở nhằm
xác định các yếu tố tác động các yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế thu nhập
hộ kinh doanh của hộ kinh doanh. Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua
việc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, khảo sát tại hộ kinh doanh
và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Nghiên cứu đã xác định được năm nhóm
yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN đó là: Yếu
tố ý thức nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, yếu tố về kinh tế và chuẩn mực xã
hội, yếu tố về chính sách thuế thu nhập hộ kinh doanh, yếu tố về cơ cấu tổ chức
của cơ quan thuế và yếu tố về quản lý của cơ quan thuế.
19
Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan
Stt
Nghiên
cứu
Nội dung Mục tiêu
Phương
pháp
Kết quả
Ưu
điểm
Nhược
điểm
1 Trần
Ngọc
Duy
(2014)
Phân tích
các yếu tố
ảnh hưởng
đến rủi ro
trong kê
khai nộp
thuế của
các hộ kinh
doanh trên
địa bàn
Cục Thuế
thành phố
Hồ Chí
Minh
Phân tích
các yếu tố
ảnh hưởng
đến rủi ro
trong kê
khai nộp
thuế của hộ
kinh
doanh, chủ
yếu là các
yếu tố nội
sinh của hộ
kinh doanh
Sử dụng mô
hình hồi quy
được sử dụng
là mô hình
hồi quy
Binary
logistic
Kết quả
kiểm định
các biến có
tác động
thuận chiều
với rủi ro kê
khai nộp
thuế: Thủ
tục hành
chính thuế,
cơ sở vật
chất của cơ
quan thuế,
môi trường
kinh doanh,
năng lực
quản lý thuế
và các biến
về kinh tế,
xã hội đặc
điểm của
doanh
nghiệp đều
tác động
cùng chiều
với chậm
nộp hồ sơ
Kết
quả
phân
tích có
thể dự
đoán
rủi ro
về kê
khai
thuế
đối với
hộ
kinh
doanh
Chưa đưa
các yếu tố
thuộc về
chính
sách thuế
ảnh
hưởng
đến rủi ro
20
khai thuế.
2 Nguyễn
Minh
Hà
(2014)
Các yếu
tố ảnh
hưởng đến
hành vi
tuân thủ
thuế của hộ
kinh doanh
tư nhân xét
khía cạnh
nộp thuế
đúng hạn
tại thành
phố Hồ
Chí Minh
Phân tích
các yếu tố
ảnh hưởng
đến hành
vi tuân thủ
thuế của hộ
kinh doanh
tư nhân xét
khía cạnh
nộp thuế
đúng hạn
tại thành
phố Hồ
Chí Minh
Sử dụng mô
hình hồi quy
được sử dụng
là mô hình
hồi quy
Binary
logistic
Kết quả
nghiên cứu
cho thấy
hành vi tuân
thủ thuế
thông qua
khả năng
nộp đúng
hạn bị tác
động bởi các
yếu tố tình
hình hoạt
động của hộ
kinh doanh,
lợi nhuận,
tổng số thuế
phải nộp,
ngành nghề
kinh doanh
và giới tính,
kinh nghiệm
quản lý, vị
trí kinh
doanh
Đưa
đầy đủ
các
biến
thuộc
về yếu
tố nhân
khẩu
và các
biến
bên
ngoài
thuộc
về môi
trường
kinh
doanh
vào
nghiên
cứu
Đề tài chỉ
nghiên
cứu tuân
thủ thuế ở
khía cạnh
nộp thuế
đúng hạn
chưa
nghiên
cứu khía
cạnh kê
khai và
đăng ký
thuế
3 Võ Đức
Chín
(2011)
Các nhân
tố tác động
đến hành
vi tuân thủ
thuế của hộ
Nghiên
cứu, phân
tích 06
nhân tố tác
động đến
Xây dựng
thang đo,
kiểm định độ
tin cậy thang
đo, phân tích
Kết quả
nghiên cứu
có 06 nhân
tố tác động
đến sự tuân
Có cơ
sở
vững
chắc
xây
Chưa
phân tích
đầy đủ
các tính
chất của
21
kinh doanh sự tuân thủ
thuế gồm:
nhân tố xã
hội, nhân
tố kinh tế,
nhân tố
liên quan
đến hệ
thống thuế,
đặc điểm
hộ kinh
doanh,
ngành
nghề kinh
doanh,
nhân tố
tâm lý của
NNT
nhân tố khám
phá, phân tích
hồi quy tuyến
tính và kiểm
định mô hình
hồi quy tuyến
tính
thủ thuế
gồm: nhân
tố xã hội,
nhân tố kinh
tế, nhân tố
liên quan
đến hệ thống
thuế, đặc
điểm hộ
kinh doanh,
ngành nghề
kinh doanh,
nhân tố tâm
lý của NNT
dựng
thang
đo các
yếu tố
ảnh
hưởng,
kiểm
định
mô
hình
hồi
quy
tuân thủ
thuế
4 Văn
Công
Tuân
(2012)
Các nhân
tố ảnh
hướng đến
sự tuân thủ
thuế của hộ
kinh doanh
Phân tích
các nhân tố
ảnh hướng
đến sự tuân
thủ thuế
của hộ
kinh doanh
Nghiên cứu
chính thức
định lượng từ
kết quả phản
hồi thông qua
các phiếu
khảo sát từ
các hộ kinh
doanh, kiểm
định bằng hệ
số
Cronbach’s
Kết quả
kiểm định
có 06 nhân
tố mà tác giả
phân tích
gồm: Nhân
tố kinh tế,
nhân tố hệ
thống chính
sách thuế và
quản lý
thuế, nhân
Nghiên
cứu
phân
tích
theo
hướng
khám
phá để
làm
nền
tảng
cho lý
Mô hình
nghiên
cứu chưa
thực sự
tin cậy vì
không có
cơ sở lý
thuyết
22
Alpha, phân
tích nhân tố
khám phá
EFA, đánh
giá mức độ
ảnh hưởng
của các nhân
tố đến sự tuân
thủ thuế của
hộ kinh
doanh bằng
phương pháp
hồi quy tuyến
tính
tố đặc điểm
doanh
nghiệp, nhân
tố ngành
kinh doanh,
nhân tố pháp
luật và xã
hội, nhân tố
tâm lý
thuyết
mới
5 Nguyễn
Thị
Hồng
Việt
(2015)
Thực
trạng Tuân
thủ thuế
thu nhập
hộ kinh
doanh tại
Cục Thuế
tỉnh Bình
Dương
Nghiên
cứu về các
nhân tố
ảnh hưởng
đến sự tuân
thủ thuế
TNDN của
hộ kinh
doanh trên
địa bàn
tỉnh Bình
Dương
Sử dụng
phương pháp
phân tích
định tính và
định lượng
thông qua
việc khảo sát,
thu thập
thông tin,
kiểm định mô
hình, đo
lượng mức độ
tuân thủ thuế
của hộ kinh
doanh
Kết quả
nghiên cứu
cho thấy
chính sách
thuế không
phù hợp làm
ảnh hưởng
đến tuân thủ
thuế
Từ
phân
tích
thực
trạng
đưa ra
mô
hình
nghiên
cứu để
có cơ
sở cho
giải
pháp
phù
hợp
Nghiên
cứ chỉ
phân tích
tác động
của chính
sách thuế,
chưa
phân tích
các yếu tố
thuộc về
bản chất
của HKD
23
6 Trần
Tuấn
Kiệt
(2015)
Hoàn
thiện công
tác quản lý
thu thuế
đối với hộ
kinh doanh
trên địa
bàn thành
phố Tân
An tỉnh
Long An
Đánh giá,
phân tích
thực trạng
tình hình
quản lý
Thuế đối
với hộ kinh
doanh cá
thể trên địa
bàn đề xuất
giải pháp
chủ yếu
góp phần
nâng cao
hiệu quả
trong công
tác quản
lý, nhằm
chống thất
thu Thuế
hộ kinh
doanh cá
thể trên địa
bàn thành
phố Tân
An
Đánh giá
thực trạng
công tác quản
lý thuế đối
với hộ kinh
doanh cá thể
tại Chi cục
Thuế thành
phố Tân An
Cung cấp
cơ sở khoa
học, thực
tiễn cho việc
xây dựng
giải pháp
nhằm hoàn
thiện công
tác quản lý
thuế đối với
hộ kinh
doanh cá thể
trên địa bàn
thành phố
Tân An
Đưa ra
được
nguyên
nhân
và giải
pháp
hiệu
quả
đến
quản lý
thuế
đổi với
HKD
Đề tài chỉ
nghiên
cứu
phương
pháp
quản lý
thuế của
CQT
7 Nguyễn
Thị
Xuân
Đào
Nghiên
cứu các
yếu tố ảnh
hưởng mức
Phân tích
các yếu tố
ảnh hưởng
mức độ
Phương
pháp nghiên
cứu định tính
được thực
Nghiên
cứu đã xác
định được
năm nhóm
Phân
tích
mức
độ tuân
Đề tài
chưa
đánh giá
được mức
24
(2016) độ tuân thủ
thuế thu
nhập hộ
kinh doanh
của hộ
kinh doanh
tại Cục
Thuế tỉnh
An Giang
tuân thủ
thuế thu
nhập hộ
kinh doanh
của hộ
kinh doanh
tại Cục
Thuế tỉnh
An Giang
hiện bằng các
câu hỏi mở
nhằm xác
định các yếu
tố tác động
các yếu tố
ảnh hưởng
mức độ tuân
thủ thuế thu
nhập hộ kinh
doanh của hộ
kinh doanh
yếu tố ảnh
hưởng và
mức độ ảnh
hưởng đến
sự tuân thủ
thuế TNDN
đó là: Yếu
tố ý thức
nghĩa vụ
thuế của hộ
kinh doanh,
yếu tố về
kinh tế và
chuẩn mực
xã hội, yếu
tố về chính
sách thuế
thu nhập hộ
kinh doanh,
yếu tố về cơ
cấu tổ chức
của cơ quan
thuế và yếu
tố về quản
lý của cơ
quan thuế
thủ
thuế để
có giải
pháp
cho
công
tác
tuyên
truyền
hỗ trợ
phù
hợp
cho
từng
đối
tượng
độ tác
động của
các yếu tố
ảnh
hưởng
đến tuân
thủ thuế
25
gia.
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ở một số quốc
Chế độ thuế đơn giản hóa đối với người nộp thuế vừa và nhỏ tại các nước
trong khu vực Châu Mỹ:
Nhiều nước trong khu vực Châu Mỹ đang áp dụng cơ chế quản lý thuế đơn
giản hay đặc thù hướng vào một phân nhóm người nộp thuế cụ thể tự thực hiện
các hoạt động kinh tế, kinh doanh, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp và
các đối tượng áp dụng cơ chế đánh thuế dựa trên ấn định. Trong đó, kinh nghiệm
triển khai tại Bolivia như sau:
Bolivia đã triển khai ba cơ chế quản lý thuế đơn giản áp dụng với nhóm
người nộp thuế và lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau, bao gồm:
Cơ chế thuế đơn giản hóa, theo đó các cá nhân kinh doanh bán lẻ, các cửa
hàng kinh doanh ăn uống nhỏ và thợ thủ công có thể đăng ký áp dụng cơ chế này
với điều kiện họ tuân thủ một số tiêu chí như doanh thu, vốn kinh doanh, đơn giá
và chủng loại hàng hóa. Theo cơ chế này số thuế phải nộp phân thành 5 khung
thuế tùy thuộc vào số vốn phân bổ cho hoạt động đó và chia ra các mức thuế cố
định phải nộp mỗi tháng.
Cơ chế quản lý thuế tích hợp áp dụng đối với lĩnh vực vận tải là nhằm vào
các cá nhân sở hữu xe, thực hiện các dịch vụ vận tải chuyên chở hàng hóa hay
hành khách mà không có nhiều hơn hai phương tiện. Theo cơ chế quản lý thuế
hợp nhất cũng có 5 khung thuế phụ thuộc vào loại phương tiện sử dụng, loại hình
dịch vụ vận tải và địa phương nơi người nộp thuế đó đăng ký. Theo quy định,
người nộp thuế áp dụng cơ chế này phải thực hiện nộp một khoản thuế theo quý.
Cơ chế quản lý thuế thống nhất đánh vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm vào
các cá nhân hay tổ chức hợp tác nông nghiệp và chỉ tiêu để xác định ngưỡng là
diện tích sử dụng. Theo cơ chế này người nộp thuế phải nộp thuế hàng năm.
Tại Chile: Hệ thống thuế áp dụng đối với người nộp thuế quy mô nhỏ bao
gồm thợ mỏ làm thủ công với quy mô nhỏ, cửa hàng hay quầy dịch vụ trên
đường phố. Chế độ thuế thu nhập đơn giản hóa quy định nghĩa vụ thuế hàng năm
được xác định và phân ra nộp theo tháng. Trong lĩnh vực thương mại buôn bán
26
hàng rong phải nộp một mức thuế cố định trên đơn vị thuế hàng tháng. Đối với
chủ các cửa hàng thì số thuế phải nộp bằng tỷ lệ trên tổng thu nhập hay hai đơn
vị thuế hàng tháng tùy theo mức nào cao hơn. Cơ chế quản lý thuế thu nhập đơn
giản ấn định nghĩa vụ xuất hóa đơn, theo đó chỉ có những cửa hàng bán hàng
rong trên đường phố và chủ kinh doanh nhỏ mới không phải thực hiện. Hơn nữa
họ xây dựng một hệ thống kế toán đơn giản dành cho các cá nhân thỏa mãn các
điều kiện nhất định và tham gia vào các lĩnh vực hay hoạt động kinh tế đặc thù
mới được áp dụng.
Chế độ thuế khoán áp dụng cho lĩnh vực nông nghiệp đối với các tổ chức,
cá nhân tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp trong trường hợp doanh số bán
hàng năm không quá 8.000 đơn vị tính thuế hàng tháng. Đối với cơ chế thuế thu
nhập khoán áp dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp thì số thuế phải nộp bằng tỷ lệ
trên giá trị tài sản mà họ sử dụng cho hoạt động sản xuất được xác định theo mức
10% đối với chủ sở hữu và 4% đối với người đi thuê. Cơ chế khoán đặc biệt bắt
buộc áp dụng đối với người nộp thuế không đăng ký với cơ quan thuế. Đặc thù
của cơ chế này là người nộp thuế bán hàng không xuất hóa đơn và người mua
hàng có nghĩa vụ xuất hóa đơn để ghi sổ giá trị mua hàng để khấu trừ thuế (Hội
thảo nghiên cứu quốc tế, Santa Cruz de la Sierra, Bolivia từ 24-26/10/2015).
Kinh nghiệm quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể ở Brazil
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh (HKD),
Giám đốc Chương trình thuế IFC-ông Rich Stern cho biết, các quốc gia đều coi
HKD là một bộ phận của nhóm doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ nên chế độ
thuế đối với HKD được xây dựng dựa trên năng lực của đối tượng. Theo đó, cơ
chế quản lý thuế cần khuyến khích tăng trưởng để HKD phát triển thành các đơn
vị, doanh nghiệp nhỏ thực hiện kê khai theo chuẩn kế toán thuế. Hiện nay có 3
phương pháp chính để quản lý thuế đối với HKD đó là: thuế khoán; áp dụng chế
độ thuế tiêu chuẩn, kết hợp đơn giản hóa và các giải pháp khuyến khích có chủ
đích; áp dụng chế độ thuế tiêu chuẩn và không điều chỉnh. Nhìn chung, thuế
khoán được áp dụng khá nhiều ở các quốc gia đang phát triển (16/19 quốc gia),
trong khi các nước có trình độ dân trí cao như khu vực cộng đồng châu Âu ít áp
dụng phương pháp này (chỉ có 8/21 quốc gia). Qua thực tế cho thấy, áp dụng cơ
27
chế quản lý thuế khoán đối với HKD không phải là lựa chọn tối ưu. Bởi lẽ, cùng
với ưu điểm là chi phí doanh thu có thể được giảm đáng kể, dễ quản lý nhưng
phương pháp khoán thuế không khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ phát triển và
chuyển đổi sang chế độ kế toán thuế tiêu chuẩn. Hơn nữa, với mức thuế khoán,
số thu được từ khu vực này luôn thấp và người nộp thuế lớn có thể lợi dụng để
giảm thiểu nghĩa vụ nộp ngân sách. Chính vì vậy, Giám đốc Rich Stern đưa ra
các biện pháp đơn giản hóa quản lý cho cơ quan thuế, đó là: thiết lập bộ phận phụ
trách thuế HKD; xây dựng dịch vụ dành riêng cho hộ và các giải pháp điện tử.
Với hệ thống thuế đơn giản, dựa trên doanh thu có thể áp dụng ngân hàng di
động, giúp giải quyết tình trạng tiếp cận dịch vụ của các doanh nghiệp nhỏ tại các
vùng xa xôi, vùng núi. Để quản lý sự tuân thủ của các HKD, các chương trình
thanh tra phải được xây dựng dựa trên phương pháp rủi ro, đồng thời nên giảm số
lượng sắc thuế mà doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phải nộp. Ông Rich Stern cho
rằng, một mô hình thành công trong quản lý HKD mà Việt Nam có thể nghiên
cứu và học tập, đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng một sắc thuế
duy nhất (như ở Brazil). Theo đó, để đơn giản hoá, giảm thiểu thủ tục hành chính
về thuế, từ năm 1996 Brazil cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp một
khoản thu thay thế cho 8 loại thuế khác nhau. Các HKD có doanh thu càng lớn
phải nộp thuế suất càng cao. Cùng với việc áp dụng một sắc thuế duy nhất, Brazil
tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, xây dựng trung tâm thuế ảo có chức
năng nộp thuế điện tử, kê khai thuế qua mạng và các ứng dụng, hỗ trợ khác. Bên
cạnh đó, Brazil còn xây dựng hệ thống đăng ký điện tử công cộng cho phép đăng
ký sổ sách điện tử, máy tính điện tử và hỗ trợ xuất hoá đơn điện tử. Nếu như năm
1996 chỉ có 2,1 triệu người nộp thuế thì đến 2006, con số này đã tăng lên 2,7
triệu người. Tương tự, số thu ngân sách năm 1996 chỉ đạt 5,8 tỷ Real thì đến năm
2006 con số này là 13,9 tỷ Real. (Hội thảo quốc tế về quản lý thế tại Hà Nội ngày
27/10/2014 chủ đề kinh nghiệm quản lý thuế và bài học cho Việt Nam).
Tóm lại, để tăng cường tuân thủ thuế, các nước trên thế giới hay cả việt
Nam đều hướng đến mục tiêu cuối cùng đều hướng đến thúc đẩy sự tuân thủ thuế
tự nguyện của đối tượng nộp thuế. Việc thực hiện xử phạt trốn thuế hay truy thu
thuế không phải là mục tiêu chính của quản lý thuế. Để đạt được mục tiêu này,
28
Chậm nộp
thuế của
hộ kinh
doanh
Cơ sở vật chất của cơ quan thuế
Năng lực quản lý thuế của cơ quan
Mức thuế phải nộp
Thủ tục hành chính thuế
cần nâng cao nhận thức của đối tượng nộp thuế, tuyên truyền cho họ hiểu rằng
nếu không tuân thủ thì sẽ bị phát hiện và có các chế tài xử phạt thích đáng. Do
đó, quản lý thuế là nghệ thuật nhằm đạt được một sự cân bằng giữa dịch vụ cho
NNT và thực thi các luật thuế và các quy định để thúc đẩy tuân thủ thuế. Tuy
nhiên, trên thực tế vẫn luôn tồn tại những trở ngại làm giảm tính tuân thủ thuế tự
nguyện của người nộp thuế như: Sự bất bình đẳng trong hệ thống chính sách
thuế, sự phức tạp của pháp luật về thuế, sự thiếu công bằng của hệ thống chế tài
xử phạt, chương trình giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của đối tượng
nộp thuế chưa đạt hiệu quả, đội ngũ nhân viên quản lý thuế chưa đảm bảo tính
khách quan, trung thực trong quá trình xử lý khiếu nại... Để thúc đẩy tính tuân
thủ tự nguyện của người nộp thuế, các nước thường áp dụng chương trình kiểm
toán dự phòng giúp cơ quan thuế sử dụng dữ liệu có liên quan để phát hiện đối
tượng trốn thuế. Ngoài ra, biện pháp phổ biến được nhiều quốc gia thực hiện là
xây dựng một hệ thống tự đánh giá, người nộp thuế có trách nhiệm tự tính, tự kê
khai và tự thực hiện nghĩa vụ thuế. Đồng thời, các cơ quan quản lý thuế cũng tích
cực nâng cao hiệu quả của các chương trình giáo dục, tuyên truyền, cung cấp
thông tin và hỗ trợ người nộp thuế nhằm cải thiện và nâng cao nhận thức của
cộng đồng hộ kinh doanh và xã hội trong việc tự nguyện tuân thủ các nghĩa vụ
thuế, đóng góp cho sự phát triển chung của kinh tế quốc dân.
2.2.3 Mô hình nghiên cứu
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu
29
2.2.4 Xây dựng thang đo nghiên cứu
Sao khi thực hiện phỏng vấn Lãnh đạo Cục Thuế thành phố Cần Thơ, Chi
cục Thuế quận Bình Thủy đồng thời tham vấn ý kiến của thầy giảng viên Viện
sau đại học, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, tác giả xây dựng
thang đo dựa trên các ý kiến tham vấn như sau:
Bảng 2.3: Thang đo nghiên cứu
STT Biến quan sát Kí hiệu
1 Ấn định mức thuế của cá nhân kinh doanh hiện nay là phù hợp Q1
2 Cơ quan thuế ít xảy ra sai sót khi thực hiện các thủ tục thu thuế Q2
3 Các quy định về đăng ký, kê khai, ấn định thuế công khai, minh bạch Q3
4 Hình thức phố biến pháp luật về thuế dễ tiếp cận Q4
5 Thủ tục đăng ký thuế đối với cá nhân kinh doanh đơn giản Q5
6 Thủ tục kê khai thuế đối với cá nhân kinh doanh đơn giản Q6
7 Thái độ phục vụ của nhân viên thuế niềm nở, thân thiện Q7
8 Cán bộ cơ quan thuế chuyên nghiệp Q8
9 Cơ quan thuế luôn giải quyết hồ sơ miễn giảm đúng hẹn Q9
10 Thủ tục nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh đơn giản Q10
11 Các biểu mẫu đăng ký, kê khai khấu trừ thuế rõ ràng dễ hiểu, dễ thực hiện Q11
12 Không gian, môi trường làm việc tại cơ quan thuế rất văn minh, thoải mái Q12
13 Trang thiết bị làm việc tại cơ quan thuế hiện đại, chính xác Q13
30
Tóm tắt chương 2
Chương 2 tổng hợp các lý luận cơ bản về sự tuân thủ thuế của Hộ kinh
doanh cá thể, nêu một cách khái quát công tác quản lý thuế của cơ quan thuế hiện
nay trong việc giám sát tính tuân thủ thuế. Từ các nghiên cứu, quá trình quản lý
thuế tại Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời dựa vào lý thuyết gốc và các mô
hình nghiên cứu, tác giả tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nộp chậm
thuế của hộ kinh doanh phù hợp với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thuỷ.
Từ kết quả này, tác giả tiếp tục trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài ở
chương 3.
31
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu của tác giả được thực hiện bằng phương pháp kết
hợp. Thực hiện nghiên cứu qua 02 bước bao gồm nghiên cứu định tính và định
lượng. Phương pháp kết hợp là cách tiếp cận trong đó nhà nghiên cứu có xu
hướng đưa ra nhận định tri thức dựa vào các nền tảng thực dụng. Cách tiếp cận
này triển khai các chiến lược tìm hiểu liên quan đến việc thu thập số liệu một
cách tiếp nối hay đồng thời để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu một cách tốt nhất.
Việc thu thập số liệu cũng liên quan đến việc tập hợp các thông tin bằng số (ví dụ
như dựa vào các công cụ thu thập số liệu) cũng như các thông tin bằng chữ (ví dụ
như dựa vào các cuộc phỏng vấn) sao cho cơ sở dữ liệu sau cùng tiêu biểu cho cả
hai loại thông tin định lượng và định tính.
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. Sử dụng phần mềm
SPSS để kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích
EFA, phân tích tương quan hồi quy và phân tích phương sai (Anova), kiểm định
kết quả nghiên cứu.
32
Bảng câu hỏi sơ bộ
Khảo sát thử n=10
Bảng câu hỏi chính thức
Nghiên cứu định lượng chính thức
Cỡ mẫu khảo sát n = 216
Thang đo Likert 5 cấp độ
Dữ liệu được phân tích bằng phần
mềm SPSS
Cronbach’s Alpha
Phân tích EFA
Phân tích hồi quy
Kết quả nghiên cứu
Giải pháp – Kết luận
Quy trình nghiên cứu được thực hiện cụ thể như sau:
Cơ sở lý thuyết
về quản lý thuế
Nghiên cứu định tính
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc
chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh
trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
33
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đảm bảo tính khoa học, tác giả thực hiện đề tài trên cơ sở kết hợp hai
phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu
3.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Chi cục Thuế quận Bình Thủy, ngoài ra
còn thu thập thêm một số thông tin, số liệu từ các sách báo, tạp chí, ngành thuế,
các ứng dụng quản lý thuế và các bài nghiên cứu có liên quan để tiến hành việc
nghiên cứu các vấn đề và góp phần hoàn thiện hơn cho đề tài. Các số liệu thứ cấp
được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2019
3.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ nghiên cứu sơ bộ bằng cách thảo luận nhóm
với 10 đối tượng bao gồm 7 hộ kinh doanh trên địa bàn và 3 lãnh đạo là các Đội
trưởng đội thuế các phường thuộc Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Nội dung thảo
luận được thiết kế sẵn; Kết quả nghiên cứu sơ bộ dùng làm cơ sở để hoàn chỉnh
bảng câu hỏi và xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức.
Sau khi thực hiện hoàn thành nghiên cứu sơ bộ, tác giả trực tiếp tiến hành
thu thập dữ liệu trên địa bàn quận Bình Thủy.
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện phương pháp chọn mẫu là phi xác
suất kiểu thuận tiện để thực hiện điều tra thu thập dữ liệu. Kết quả phỏng vấn hợp
lệ sẽ được xem là một quan sát có ý nghĩa trong quá trình thu thập số liệu của
mẫu. Cỡ mẫu dự kiến cho nghiên cứu này là 216 mẫu.
Ưu điểm của phương pháp này là việc chọn đáp viên phỏng vấn dễ dàng, số
liệu thu thập nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, và kinh phí trong thực hiện đề tài.
Nhược điểm mang tính đại trà, tính đại diện thấp, độ tin cậy của mẫu không cao.
Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này là phân
tích nhân tố khám phá (EFA). Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng ý
là phương pháp này đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết
phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman 1995). Tuy nhiên, kích thước mẫu bao
nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa kích
34
thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng (ví dụ, ML, GLS
hay ADF). Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích
thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair et al (2006)
cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, và tốt hơn là 100
và tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo
lường cần tổi thiểu là 5 quan sát (với 13 biến quan sát ban đầu của thang đo mức
độ tuân thủ thuế, như vậy để tiến hành EFA, cỡ mẫu ít nhất của đề tài là 21x5 =
105). Nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) thì kích
thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair et al., 1998).
3.2.3 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu thông qua bảng câu hỏi
khảo sát. Dựa trên số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát, tác giả sẽ phân
tích dữ liệu với phần mềm SPSS phiên bản 22 với các phương pháp sau”:
Phương pháp thống kê mô tả
Theo Mai Văn Nam (2008), định nghĩa rằng phương pháp phân tích thống
kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình
bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát
đối tượng nghiên cứu. Các đại lượng thường được dùng mô tả tập dữ liệu như:
(1) Đại lượng mô tả mức độ tập trung: mean, mode,median; (2) Đại lượng mô tả
mức độ phân tán: Phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên.
Phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo
Khi sử dụng các thang đo likert để thu thập các thông tin cần thiết cần sử
dụng phép thống kê để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát
trong các nhóm nhân tố. Kiểm tra sự tương quan giữa bản thân các biến và tương
quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người
trả lời.
Theo nghiên cứu của Cronbach (1951), để kiểm định độ tin cậy của thang
đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (α). Ronbach’s Alpha (α) là
hệ số tin cậy được sử dụng kiểm định thang đo lường tương quan giữa các cặp
biến quan sát. Nghiên cứu của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005),
đề xuất các giá trị Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo như
35
sau: (1) Khi 0,8 ≤ α < 1,0 thì thang đo lường tốt; (2) Khi 0,7 ≤ α < 0,8 thì thang
đo sử dụng được; (3) Khi α ≥ 0,6 thì sử dụng được đối với khái niệm nghiên cứu
mới. Độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha đạt tiêu chuẩn α ≥ 0,6
(Peterson, 1994). Việc kiểm định độ tin cậy thang đo có thể được xác định nhờ
hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correclation) nhằm loại bỏ các
biến rác khỏi thang đo lường. Hệ số tương quan biển tổng là hệ số tương quan
của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do
đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong
nhóm càng cao. Theo Nunnally và Burnstein (1994), các biến có hệ số tương
quan biến tổng nhỏ hơn 00,3 được coi là biến rác, các biến rác cần loại bỏ, quá
trình này được lập lại cho đến khi lựa chọn được hệ số Cronbach’s Alpha tốt
nhất.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
Chúng ta cần nhóm các biến quan sát có các đặc điểm chung vào các nhóm
khác nhau, hình thành các nhóm thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám
phá. Theo Hair và ctg (1998) (được trính dẫn bởi Nguyễn Quốc Nghi, (2011),
định nghĩa rằng phân tích nhân tố khám phá EFA là kỹ thuật phân tích rút gọn
một tập hợp gồm nhiều biến quan sát thành một số nhân tố ít hơn nhưng vẫn
chứa đựng hầu hết nội dung thông tin và ý nghĩa thống kê của tập biến ban đầu.
Mô hình phân tích nhân tố EFA được thể hiện bằng phương trình:
Yi = ai1F1 + ai2F2 + + aijFj + ViUi
Trong đó:
Yi : Biến quan sát thứ i
aij : Hệ số hồi quy bội của nhân tố j đối với biến i
Fj : Nhân tố chung
Vi : Hệ số hồi qui nhân tố của biến i
Ui : Nhân tố đặc trưng của biến i
Mô hình phân tích nhân tố EFA được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau
đây được thỏa điều kiện: (1) Hệ số tải nhân tố (Factor Loadings): là những hệ số
tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Theo Hair & ctg (1998), hệ số tải
nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố
36
lớn hơn 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,4
được xem là quan trọng và lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Cũng
theo Theo Hair & ctg, hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3 được cho là phù hợp với quy
mô mẫu lớn hơn 350 số quan sát, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn
hệ số tải nhân tố > 0,55 nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải
> 0,75, (2) Tính thích hợp của EFA bằng kiểm định KMO (Kaiser – Meyer –
Olkin): là chỉ số dùng xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố nếu 0,5 ≤
KMO ≤ 1 (Hair và ctg, 1998) (Trích bởi Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc( 2008), (3) Kiểm định Bartlett: kiểm định các biến không có tương quan
với nhau trong tổng thể. Ý nghĩa kiểm định Bartlett cho biết nếu bác bỏ giả
thuyết H0: đại lượng Chi-Square lớn, ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 0,05 thì phân tích
nhân tố là thích hợp, (4) Phương sai cộng dồn (cumulative of variance): là phần
trăm phương sai toàn bộ được giải thích bởi các nhân tố, nghĩa là coi biến thiên
100% thì giá trị này cho biến phân tích nhân tố cô đọng được bao nhiêu % và bị
thất thoát bao nhiêu %. Tiêu chuẩn để chấp nhận phân tích nhân tố có phương sai
cộng dồn lớn hơn 50% với Eigenvalue phải lớn hơn 1 (Gerbing và Anderson,
1988).
Phương pháp phân tích bảng chéo
Theo Lưu Thanh Đức Hải và Võ Thị Thanh Lộc (2000), định nghĩa rằng
phân tích bảng chéo là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và
bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong
phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Mô tả dữ liệu bằng Cross- tabulation được
sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu. Phân tích bảng chéo có 2 dạng như sau:
(1) Bảng phân tích Cross-tabulation 2 biến còn được gọi là bảng tiếp liên, mỗi ô
trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến; (2) Bảng phân tích
Cross - tabulation hai biến chưa được kết luận rõ ràng, ta cần tiến hành xử lý 3
biến. Như vậy, việc giới thiệu thêm biến thứ ba là để làm rõ hơn sự kết hợp hai
biến ban đầu.
37
Kiểm định mẫu theo từng cặp
Phép kiểm định giả thuyết về trung bình của tổng thể, được dùng trong
trường hợp ta muốn kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của 2 trung bình tổng
thể dựa trên 2 mẫu độc lập rút từ 2 tổng thể này.
Trong kiểm định Independent-Samples T-Test ta có 1 biến định lượng để
tính trung bình và 1 biến định tính dùng để chia nhóm ra so sánh.
Các bước khi thực hiện kiểm định Independent-SamplesT-Test bao gồm:
- Bước 1: Đặt giả thuyết Ho: “Giá trị trung bình của 2 biến tổng thể là như
nhau”.
- Bước 2: Thực hiện kiểm định Independent-Samples T-Test
- Bước 3: Tìm giá trị Sig tương ứng với kiểm định sự bằng nhau của 2
phương sai tổng thể Levene đã tính được:
+ Nếu Sig < α thì phương sai giữa 2 nhóm đối tượng là khác nhau, ta sẽ sử
dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances not assumed.
+ Nếu Sig ≥ α thì phương sai giữa 2 nhóm đối tượng là không khác nhau, ta
sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed.
- Bước 4: So sánh giá trị Sig của kiểm định t được xác định ở bước 3 với
xác suất α:
+ Nếu Sig ≥ α thì ta chấp nhận giả thuyết Ho
+ Nếu Sig < α thì ta bác bỏ giả thuyết Ho
Phân tích hồi quy nhị phân
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), với mô hình hồi
quy BinaryLogicstic, thông tin chúng ta cần thu thập về biến phụ thuộc là sự kiện
nào đó có xảy ra hay không, biến phụ thuộc Y chỉ có 2 giá trị là 0 và 1, với 0 là
không xảy ra sự kiện ta quan tâm và 1 là có xảy ra và tất nhiên là cả thông tin về
các biến độc lập X. Từ biến phụ thuộc nhị phân này, một thủ tục sẽ được dự đoán
xác suất sự kiện xảy ra theo quy tắc nếu xác suất được dự đoán lớn hơn 0,5 thì
kết quả sẽ cho là “có” xảy ra sự kiện, ngược lại thì kết quả dự đoán sẽ là
“không”.
38
e
Mô hình hàm Binary Logicstic như sau:
e(B0 B1X )
Pi = E(Y = 1/X) = 1 e(B0 B1X )
Trong đó Pi = E(Y = 1/X) = P(Y = 1) gọi là xác suất để sự kiện xảy ra (Y =
1) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể là Xi.
Đặt ký hiệu biểu thức (B0 + B1X) là z, ta viết lại mô hình hàm Binary
Logistic như sau:
ez
P(Y = 1) = 1 ez
Vậy xác suất không xảy ra sự kiện sẽ là
ez
P(Y = 0) = 1 - P(Y = 1) = 1 - 1 ez
Thực hiện phép so sánh giữa xác suất của sự kiện xảy ra với xác suất sự
kiện đó không xảy ra, tỷ lệ này có thể được thể hiện trong công thức
ez
P(Y 1)


P(y  0)
1 ez
z
1
1 ez
, lấy log cơ số e hai vế của phương trình rồi thực hiện
biến đổi vế phải ta được kết quả
P(Y 1)
loge[ P(Y  0)
] = logeez, vì logeez = z nên kết quả cuối cùng sẽ là
P(Y 1)
loge[ P(Y  0)
] = B0 + B1X
Pi
Hay viết cách khác: loge[ 1 P1 ] = B0 + B1X là dạng hàm hồi quy Binary
Logistic. Hàm này có thể mở rộng mô hình Binary Logistic cho hai hay nhiều
biến độc lập Xk.
P0 : Xác suất ban đầu
Pt: Xác suất thay đổi
P0eB
Pt =
1- P0 (1-eB
)
39
Độ phù hợp của mô hình:
Hồi quy Binary Logistic đòi hỏi phải đánh giá độ phù hợp của mô hình. Đo
lường độ phù hợp tổng quát của mô hình Binary Logistic dựa trên chỉ tiêu -2LL
(-2 Log likelihood), thước đo này có ý nghĩa giống như SSE (Sum of squares of
erro) nghĩa là càng nhỏ càng tốt, độ phù hợp của mô hình càng cao khi chỉ số -
2LL bằng 0, tức là không có sai số, mô hình hoàn hảo.
Kiểm định ý nghĩa của các hệ số:
Hồi quy Binary Logistic cũng đòi hỏi kiểm định giả thuyết hệ số hồi quy
khác không, nếu hế số hồi quy β0 và β1 đều bằng 0 thì tỷ lệ chênh lệch giữa các
xác suất sẽ bằng 1, tức xác suất để sự kiện xảy ra và không xảy ra là như nhau,
lúc đó mô hình hồi quy là không có ý nghĩa trong việc dự đoán.
Khác với hồi quy tuyến tính kiểm định t để kiểm định giả thuyết H0: βk= 0,
Binary Logistic dùng đại lượng Wald Chi Square để kiểm định ý nghĩa thông kê
của hệ số hồi quy tổng thể. Cách sử dụng mức ý nghĩa Sig. Cho kiểm định Wald
Chi Square cũng theo quy tắc thông thường. Wald Chi Square được tính bằng
cách lấy ước lượng của hệ số hồi quy của biến độc lập trong mô hình (hệ số hồi
quy mẫu) binary logistic chia cho sai số chuẩn của ước lượng hệ số hồi quy nay,
sau đó bình phương lên theo công thức sau
  
2
 B 
2
Wald Chi Square =  
s.e.()
=  
s.e.(B)
   
Kiểm định độ phù hợp tổng quát:
Kiểm định tổng thể các giả thuyết dựa vào Sig. (trong bảng Omnibus Tests
of Model Coefficients), nếu Sig. ≤ 0,05 (tương đương độ tin cậy 95%), có thể an
toàn bác bỏ giả thuyết H0: β1= β2=... βk= 0, tỷ lệ xác suất giữa các sự kiện khác
1, tức là xác suất để các sự kiện xảy ra hay không xảy ra là có khác nhau.
Kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số tương ứng với các biến độc lập, bằng
kiểm định Wald Chi – square bằng giá trị Sig. (trong bảng Variables in the
Equation), nếu Sig. ≤ 0,05 (độ tin cậy 95%), thì an toàn bác bỏ H0. Như vậy các
hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa và mô hình được sử dụng tốt.
40
Tóm tắt chương 3
Ở chương 3 tác giả đã mô tả các phương pháp nghiên cứu trong quá trình
thực hiện đề tài. Đề tài được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để định hướng
cho nghiên cứu định lượng. Từ kết quả nghiên cứu định tính, các biến độc lập
được xác định và sàng lọc. Nghiên cứu định tính để xác định mối quan hệ giữa
biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình lý thuyết, đồng thời điều chỉnh và
hoàn thiện Bảng câu hỏi là công cụ cho nghiên cứu định lượng. Căn cứ vào các
nghiên cứu và kinh nghiệm, tác giả đề xuất cỡ mẫu nghiên cứu và kỹ thuật để xử
lý dữ liệu cho nghiên cứu. Quy mô mẫu được xác định là 216 hộ kinh doanh để
đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp
phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mối tương quan giữa các nhân tố và
sự tuân thủ thuế của NTT trong mô hình thông qua mô hình hồi quy tuyến tính.
Tất cả các bước thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu được diễn giải cụ
thể trong chương này. Kết quả phân tích, bình luận, đánh giá cho các nội dung
liên quan được đề cập trong chương 4
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh

More Related Content

Similar to Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh

luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh (19)

Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây HồĐề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
 
Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La - TẢI FREE ZALO: 0934 ...
Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La - TẢI FREE ZALO: 0934 ...Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La - TẢI FREE ZALO: 0934 ...
Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La - TẢI FREE ZALO: 0934 ...
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục ThuếLuận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
 
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAYKhóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
 
Phuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet Nam
Phuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet NamPhuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet Nam
Phuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet Nam
 
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng NghềLuận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
 
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam ĐịnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
 
Luận văn: Xây dựng công ty định mức tín nhiệm trên thị trường chứng khoán Việ...
Luận văn: Xây dựng công ty định mức tín nhiệm trên thị trường chứng khoán Việ...Luận văn: Xây dựng công ty định mức tín nhiệm trên thị trường chứng khoán Việ...
Luận văn: Xây dựng công ty định mức tín nhiệm trên thị trường chứng khoán Việ...
 
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docxBáo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
 
Luận án: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường ĐH Công lập VN
Luận án: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường ĐH Công lập VNLuận án: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường ĐH Công lập VN
Luận án: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường ĐH Công lập VN
 
La09.025 hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công ...
La09.025 hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công ...La09.025 hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công ...
La09.025 hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công ...
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
 
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOTĐề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOT
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng YênLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH VŨ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHẬM NỘP THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Huỳnh Phước CẦN THƠ 12/2022
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào khác và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Tác giả luận văn
  • 3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa CQT Cơ quan thuế CNKD Cá nhân kinh doanh GTGT Giá trị gia tăng KKKTT-TH Kê khai kế toán thuế - tin học LPX Liên phường xã HKD Hộ kinh doanh NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước MST Mã số Thuế SXKD Sản xuất kinh doanh THNVDT Tổng hợp nghiệp vụ dự toán TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNCN Thu nhập cá nhân UBND Ủy ban nhân dân
  • 4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............................................................2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát...............................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.....................................................................................3 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................3 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................................................3 1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu.............................................................3 1.3.2 Giới hạn vùng nghiên cứu ...................................................................3 1.3.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu ............................................................3 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................4 1.4.2 Đối tượng khảo sát ...............................................................................4 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................4 1.6 CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI............................................................5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................6 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM....................................................................................6 2.1.1 Sơ lược về hộ kinh doanh cá thể .........................................................6 2.1.2 Tuân thủ thuế .......................................................................................9 2.1.3 Quản lý thuế của cơ quan thuế .........................................................13 2.2 CÁC NGHIÊN CỨU VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...........................................................................................14 2.2.1 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài............................................14
  • 5. 2.2.2 Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ở một số quốc gia 25 2.2.3 Mô hình nghiên cứu...........................................................................28 2.2.4 Xây dựng thang đo nghiên cứu.........................................................29 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................31 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................31 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................33 3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................33 3.2.2 Phương pháp chọn mẫu.....................................................................33 3.2.3 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu..............................................34 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................41 4.1 MÔ TẢ VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................................41 4.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội quận Bình Thủy ........................................41 4.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH.....................................................................................................43 4.2.1 Lập kế hoạch thực hiện thu thuế ......................................................43 4.2.2 Tình hình quản lý thu và nộp thuế của CNKD trên địa bàn quận Bình Thủy ....................................................................................................46 4.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NỘP CHẬM TIỀN THUẾ CỦA HKD ................................................................................................49 4.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu.......................................................................49 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá.............................................................52 4.3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo..........................................................54 4.3.4 Thảo luận kết quả hồi quy.................................................................67 4.3.5 Các nhân tố tác động đến chậm nộp tiền thuế ................................70
  • 6. 4.4 MỘ SỐ CƠ SỞ ĐỀ RA KHUYẾN NGHỊ ...................................................71 4.4.1 Quan điểm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh của Chi cục Thuế .......................................................................................................................71 4.4.2 Phương hướng nâng cao hiệu lực công tác quản lý thu thuế.........71 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................73 5.1 KẾT LUẬN.....................................................................................................73 5.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................74 5.2.1 Tạo môi trường thuận lợi để HKD hoạt động và phát triển..........74 5.2.2 Điều chỉnh đơn giản các quy định về thuế đối với HKD ................74 5.2.3 Thay đổi cơ chế quản lý thuế đối với HKD .....................................75 5.2.4 Hoàn thiện thủ tục hành chính thuế.................................................75 5.2.5 Tăng cường giám sát việc tuân thủ nộp thuế đúng hạn .................76 5.2.6 Các khuyến nghị hỗ trợ quản lý thuế...............................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 2: Kết quả xử lý số liệu Phụ lục 3: Danh sách hộ kinh doanh Phụ lục 4: Danh sách lãnh đạo đội thuế phường
  • 7. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu...............................................................................28 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.............................................................................32 Hình 4.1: Sơ đồ quản lý thuế tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy ..........................43
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cấp độ tuân thủ .....................................................................................12 Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan .........................................................19 Bảng 2.3: Thang đo nghiên cứu.............................................................................29 Bảng 4.1: Tình hình thu thuế hộ kinh doanh .........................................................46 Bảng 4.2: Tình hình nợ thuế ..................................................................................47 Bảng 4.3: Tình hình phạt chậm nộp thuế...............................................................48 Bảng 4.4: Kết quả thu ngân sách ...........................................................................49 Bảng 4.5: Mô tả mẫu .............................................................................................49 Bảng 4.6: Kiểm định KMO ...................................................................................52 Bảng 4.7: Hệ số tải nhân tố....................................................................................52 Bảng 4.8: Ma trận xoay nhân tố.............................................................................53 Bảng 4.9: Kiểm định độ tin cậy thang đo Mức thuế phải nộp...............................54 Bảng 4.10: Các yếu tố tác động đến nhân tố Mức thuế phải nộp..........................55 Bảng 4.11: Kiểmđịnh thang đo cơ sở vật chất của cơ quan thuế...........................57 Bảng 4.12: Các yếu tố tác động đến nhân tố cơ sở vật chất của cơ quan thuế......58 Bảng 4.13: Kiểm định thang đo năng lực quản lý .................................................59 Bảng 4.14: Các yếu tố tác động đến nhân tố năng lực quản lý của cơ quan thuế .60 Bảng 4.15: Kiểm định độ tin cậy thang đo Thủ tục hành chính thuế ....................61 Bảng 4.16: Các yếu tố tác động đến nhân tố thủ tục hành chính thuế...................62 Bảng 4.17: Các biến quan sát ................................................................................64 Bảng 4.18: Kiểm định Munibus.............................................................................64 Bảng 4.19: Mức độ dự báo của mô hình................................................................65 Bảng 4.20: Kết quả hồi quy lần 1 ..........................................................................66 Bảng 4.21: Kết quả hồi quy lần 2 ..........................................................................67
  • 9. TÓM TẮT Luận văn này được thực hiện với mục tiêu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ”. Trong đó việc nộp chậm thuế thể hiện việc hộ kinh doanh cá thể nộp đúng hạn, chậm hoặc trốn thuế. Để thực hiện luận văn này tác giả sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu đã sử dụng thông tin dữ liệu từ 216 hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Bình Thuỷ để khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thu được cho ta thấy các yếu tố như kinh nghiệm quản lý, vị trí kinh doanh, trình độ chuyên môn và thuế TNCN, thuế GTGT đều làm tăng khả năng nộp thuế đúng hạn của hộ kinh doanh ở quận Bình Thủy. Từ đó tác giả cũng đề xuất các kiến nghị xây dựng giải pháp để nâng cao khả năng thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
  • 10. ABSTRACT This thesis is conducted with the objective "Analysis of factors affecting on the delayed tax payment for individual business households in Binh Thuy district, Can Tho city". In which the late payment shows that the individual business household does not pay on time, late or evade tax. To implement this thesis, the author used both qualitative and quantitative methods. The study used datasets from 216 individual business households in Binh Thuy district to survey based on the designed questionnaires. The collected data was processed by SPSS software to evaluate the reliability by using Cronbach’s Alpha coefficient, Exploratory Factor Analysis (EFA), linear regression analysis and hypothesis testing. The research results show that the factors such as management experience, business location, professional expertise and personal income tax, VAT all increase the ability of individual business households to pay tax on time in Binh Thuy district. Hence, the author proposed recommendations to build solutions to improve the ability of tax collection for individual business households.
  • 11. 1 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong lịch sử hình thành và phát triển ở các quốc gia, thuế luôn đóng vai trò quan trọng, là công cụ trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN) trong mọi thời kỳ, ở mỗi giai đoạn khác nhau, phù hợp với mô hình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, quản lý thuế theo những cách thức khác nhau để đạt được các mục tiêu: nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu; thu đúng, thu đủ, kịp thời; đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế. Những năm qua, chúng ta đã có những bước tiến bộ trong việc cải cách cơ chế quản lý thuế theo hướng tạo hành lang pháp luật trong chính sách thuế, quản lý thuế, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, đồng thời từng bước điều chỉnh các sắc thuế phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ đó, số thu từ thuế tăng đều qua các năm, luôn trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của đất nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường của cả nước, Đảng ta luôn coi trọng thành phần kinh tế tư nhân, luôn tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi để các thành phần kinh tế cùng phát triển và thực tế những năm qua với một cơ chế đơn giản, năng động, lực lượng hộ kinh doanh cá thể của cả nước đã không ngừng lớn mạnh, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Để phát huy vai trò quan trọng của thuế trong cơ chế thị trường, hệ thống thuế phải bao quát được mọi nguồn thu có thể khai thác. Trong đó không thể không quan tâm đến vấn đề nợ đọng "chậm nộp tiền thuế". Vì đây là vấn đề tồn tại trong thực tế của các cơ quan thuế nói chung, ngành thuế thành phố Cần Thơ nói riêng. Từ đó, hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện một trong các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, tăng phúc lợi cho người dân. Vì vậy, việc hạn chế nợ đọng, hậu quả nợ đọng và xử lý nợ đọng là công việc thường xuyên và bức xúc của Ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Trong
  • 12. 2 những năm qua, công tác quản lý nợ thuế đã có những chuyển biến tích cực, Ngành thuế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Bên cạnh đó đã ban hành các quy trình quản lý nợ và quy trình cưỡng chế nợ thuế, Ngành thuế đã đẩy mạnh công tác tổ chức các khóa đào tạo các kỹ năng về quản lý và triển khai ứng dụng tin học vào công tác quản lý nợ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, dư chấn của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn, tình hình kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn, tỷ lệ lạm phát còn diễn biến phức tạp của tỷ giá và lãi suất làm cho môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng, kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến nợ liên tục tăng cao, từ đó cơ chế quản lý mới đòi hỏi phải có những chuyển biến về nhận thức, quan điểm để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu thuế đã đề ra. Mục tiêu của Bộ Tài chính đặt ra không để nợ đọng thuế vượt quá 5% tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, kết quả đạt được việc thu hồi nợ đọng thuế tại nhiều địa phương còn nhiều hạn chế, chưa đạt được mục tiêu thu nợ đã đề ra, số nợ thuế vẫn tăng qua các năm từ các cá nhân và hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, qua các báo cáo về tình hình nợ đọng tiền thuế của các quận, huyện thuộc thành phố Cần Thơ, thì tỷ lệ nợ đọng từ hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy có chiều hướng tăng hơn so với các quận, huyện khác. Từ đó, để phấn đấu đạt được các chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thuế, trong đó mục tiêu thu hồi nợ thuế ở các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán không kém phần quan trọng đối với Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ” từ đó đề xuất các khuyến nghị nâng cao tính tuân thủ về thuế của hộ kinh doanh để nâng cao hiệu quả thu thuế trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ nhằm giúp Chi cục Thuế quận Bình Thủy nâng cao tính tuân thủ về thuế của hộ kinh doanh để nâng cao
  • 13. 3 hiệu quả thu thuế trên địa bàn, đồng thời góp phần nhỏ trong cải cách thủ tục hành chính ngành thuế. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài được nghiên cứu để giải quyết các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng quản lý thuế và tình hình chậm nộp thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Mục tiêu 3: Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tính tuân thủ về thuế của hộ kinh doanh để nâng cao hiệu quả thu thuế trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Công tác quản lý thuế và tình hình chậm nộp thuế của hộ kinh doanh tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ như thế nào? Câu hỏi 2: Nhân tố nào có ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ? Câu hỏi 3: Cần có những khuyến nghị nào để hạn chế việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ? 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào đánh giá mức độ ảnh hưởng về sự tuân thủ nộp thuế của hộ kinh doanh theo phương pháp tính thuế khoán và đề nghị một số giải pháp giúp nâng cao tính tuân thủ về thuế của hộ kinh doanh để nâng cao hiệu quả thu thuế trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Giới hạn vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. 1.3.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu Số liệu thực tế về thuế đối với hộ kinh doanh của Chi cục thuế quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019.
  • 14. 4 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. 1.4.2 Đối tượng khảo sát Là hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ thuộc diện phải nộp thuế theo quy định. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn được nghiên cứu bằng cả hai phương pháp định tính và định lượng: Phương pháp nghiên cứu định tính: được thực hiện bằng các câu hỏi mở nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế của hộ kinh doanh. Bảng câu hỏi mở được sử dụng phỏng vấn và thảo luận nhóm để dự kiến mô hình nghiên cứu, xác định thang đo và các khái niệm có liên quan cho phù hợp. + Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Được thu thập dữ liệu từ trong ngành Thuế: Tổng cục Thuế, Cục Thuế thành phố Cần Thơ, Chi Cục Thuế Bình Thuỷ; Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của thành phố; Số liệu hộ kinh doanh từ phòng Tài chính - kế hoạch quận; Cục Thống kê thành phố Cần Thơ. + Phương pháp tổng hợp: Tiến hành tổng hợp, xử lý, đối chiếu, phân tích, so sánh số liệu thứ cấp từ các nguồn dữ liệu nêu trên để đánh giá sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế của hộ kinh doanh và hệ thống quản lý thuế của Cục Thuế thành phố Cần Thơ, Chi Cục Thuế Bình Thuỷ. Phương pháp nghiên cứu định lượng: thông qua việc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu xác suất. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chậm nộp tiền thuế đối với hộ kinh doanh. Ngoài ra, Tác giả phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết nghiên cứu đối với các biến kiểm soát thuộc về đặc điểm của hộ kinh doanh về độ tuổi, nghành nghề, giới tính, kinh nghiệm, vị trí kinh doanh, nhân khẩu, thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN.
  • 15. 5 1.6 CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI Cấu trúc dự kiến của đề tài nghiên cứu là 5 chương. Chương 1. Đặt vấn đề Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5. Kết luận và kiến nghị
  • 16. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2.1.1 Sơ lược về hộ kinh doanh cá thể 2.1.1.1 Khái niệm về hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương (Chính phủ, 2015). Mặc khác, Tổng cục Thuế ban hành quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh cũng là cá nhân kinh doanh: “Cá nhân kinh doanh là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây được gọi là hộ kinh doanh cá thể). “Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán”: là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ hoạt động kinh doanh thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định, không bao gồm: cá nhân cho thuê tài sản; cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh; cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp. (Tổng cục Thuế, 2015) 2.1.1.2 Đặc điểm, vai trò của hộ kinh doanh cá thể a. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh cá thể mang tính chất của một hộ gia đình, thể hiện ở tính tư hữu về tư liệu sản xuất, người chủ kinh doanh tự quyết định từ quy trình sản xuất đến phân phối tiêu thụ, do đó mang tính tự chủ cao, sử dụng lao động là những người trong gia đình.
  • 17. 7 Quy mô nhỏ lẻ, điều kiện áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hạn chế, quản lý chủ yếu dựa theo kinh nghiệm. Số lượng hộ kinh doanh lớn, đa dạng về đối tượng, hình thức hoạt động, ngành nghề, địa bàn và thời gian hoạt động. Ý thức tuân thủ pháp luật thuế còn thấp. Mặt khác, kinh tế hộ cá thể rất linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh dễ dàng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và nền kinh tế. Có kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất và những bí quyết sản xuất truyền thống được tích luỹ từ nhiều thế hệ, qua đó cho phép phát huy những ngành nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội và xuất khẩu. Kinh tế hộ cá thể đã tận dụng được lực lượng lao động dồi dào, giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động dư thừa, thu hút nhiều thành phần xã hội tham gia. Do đó hoạt động của thành phần kinh tế này ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. b. Vai trò của hộ kinh doanh cá thể Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thì kinh tế cá thể giữ vai trò hết sức quan trọng và chiếm một vị trí nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian vừa qua, thành phần kinh tế này đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nó đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá và cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho sản xuất và đời sống. Khu vực kinh tế này không chỉ cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm cho nhu cầu xã hội, mà còn đem lại nguồn thu cho NSNN. Sự phát triển ngày càng cao của thành phần kinh tế cá thể trong nền kinh tế thị trường đã đẩy nhanh vòng quay vốn trong nền kinh tế và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế cá thể dựa vào vốn, sức lao động của bản thân và hộ gia đình là chính nên quy mô nhỏ bé, tản mạn rời rạc, điều kiện áp dụng khoa học tiên tiến hạn chế. Chính vì vậy cần tăng cường sự quản lý của Nhà nước thông qua công cụ pháp luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý và môi trường hoạt động lành mạnh, giúp thành phần kinh tế này hoạt động hiệu quả.
  • 18. 8 thể 2.1.1.3 Các sắc thuế và cách tính thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh cá - Thuế môn bài: Theo Mục 2 Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ thì mức thuế môn bài đối với cá nhân kinh doanh được quy định theo 3 bậc, như sau: + Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm; + Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm; + Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm. - Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC (Thông tư hướng dẫn quản lý cho cá nhân kinh doanh) của Chính phủ xác định: Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ (%) thuế GTGT Tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: (i) phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%; (ii) dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%; (iii) sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 3%; (iv) hoạt động kinh doanh khác là 2%; - Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN): Căn cứ Thông tư số 92/2015/TT-BTC cho đồng bộ (Thông tư hướng dẫn quản lý cho cá nhân kinh doanh), theo đó: Cá nhân, cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân = tỷ lệ % x doanh thu khoán. Tỷ lệ tính thuế TNCN đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh như sau: (i) phân phối, cung cấp hàng hóa là 0,5%; (ii) dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 2%; (iii) sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 1,5%; (v) hoạt động kinh doanh khác là 1%.
  • 19. 9 2.1.2 Tuân thủ thuế 2.1.2.1 Một số khái niệm tuân thủ thuế được sử dụng trong nghiên cứu Theo Holopainen, V. (2004), “Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ đối tượng chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế” Theo cơ quan thuế Australia (ATO), “tuân thủ thuế là việc người nộp thuế (NNT) đáp ứng các nghĩa vụ thuế theo quy định của luật thuế và theo các quyết định của toà án” Theo Mc Barnet, (2005) nghiên cứu rằng dựa vào mục đích và lợi ích của mình, người nộp thuế có thể lựa chọn một trong 4 phương án sau (1) tuân thủ mục đích của luật (2) thoả hiệp bằng việc thương lượng cách mà luật thuế cụ thể nào đó hoạt động trong những hoàn cảnh nhất định và tuân thủ luật theo cách mà các mục tiêu được tuyên bố của luật có thể không thực hiện được (3) chuyển đổi các quyết định luật theo cách cụ thể, tạo điều kiện tích cực cho việc trốn thuế (4) phá vỡ hoặc không tuân thủ luật với hy vọng không bị phát hiện bằng cách thiết lập hệ thống kế toán để che dấu bất kỳ sự kiểm tra nào. Theo Mc Barnet, các NNT có số nộp lớn có xu hướng là “có học” trong việc lựa chọn sự tuân thủ, họ có xu hướng chọn cách trốn thuế theo phương án thứ hai và thứ ba, còn NNT có số phải nộp nhỏ lựa chọn phương án trốn thuế theo cách thứ tư. Do vậy, tuân thủ thuế nghĩa là tuân thủ mục đích của luật trong khi đảm bảo tăng cường tính chắc chắn mà mục đích đó có thể được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, khái niệm tuân thủ thuế vẫn được các nhà nghiên cứu tiếp tục tranh luận theo hướng nghiên cứu tính tự nguyện hay không tự nguyện chấp hành nghĩa vụ thuế Quan điểm truyền thống của quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thiết rằng hầu hết người nộp thuế về bản chất là không tự nguyện tuân thủ, và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế của các cơ quan thuế hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. Cách tiếp cận cưỡng chế tuân thủ luật và cách tiếp cận kinh tế tập trung làm giảm mức độ trốn thuế chứ không hướng vào việc tăng cường sự tuân thủ thuế. Nghiên cứu khái niệm tuân thủ thuế thông qua việc tập trung vào sự không tuân thủ, và tính cưỡng chế tuân thủ là quá đơn giản.
  • 20. 10 Từ đó có thể định nghĩa sự tuân thủ thuế của NNT là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian. Như vậy khái niệm tuân thủ trên được đo bằng 3 yếu tố (1) tính đầy đủ, (2) tính tự nguyện và (3) yếu tố thời gian. Một số cơ quan thuế hiện dành sự quan tâm đến việc tại sao một số NNT trốn thuế và tránh thuế hơn là tại sao họ lại tuân thủ thuế. Tuy nhiên, theo chuẩn mực thì đối tượng tuân thủ hơn là không tuân thủ. Vì vậy, để hệ thống quản lý thu thuế có hiệu quả, cơ quan quản lý thu thuế cần đạt được sự vui lòng hợp tác của đa số NNT đảm bảo sự tuân thủ ở mức cao nhất, tối thiểu hoá các hành vi không tuân thủ mục đích của luật đặc biệt là tránh thuế. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định nghĩa vụ của NNT gồm: Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt NNT thực hiện thủ tục về thuế sai quy định (Quốc Hội, 2006). Trong nghiên cứu này tuân thủ thuế được hiểu là làm đúng theo quy định của luật định.
  • 21. 11 2.1.2.2 Phân loại về tuân thủ Tuân thủ thuế được đánh giá ở các mức độ khác nhau, từ mức độ đó chia tuân thủ thành hai loại khác nhau: Tuân thủ tự nguyện và tuân thủ có sự quản lý của cơ quan thuế. + Tuân thủ tự nguyện là việc NNT ý thức được việc nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, họ tuân thủ đầy đủ việc kê khai, tính thuế, nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế. + Tuân thủ có sự quản lý của cơ quan thuế là NNT tuân thủ thuế nhưng phải trên cơ sở đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế. Không tuân thủ thuế được phân loại thành không tuân thủ có chủ ý và không có chủ ý. + Không tuân thủ có chủ ý là việc NNT cố tình làm sai hoặc cố tình không thực hiện các quy định pháp luật về thuế. + Không tuân thủ không chủ ý là việc NNT không hiểu hoặc hiểu không đúng về chính sách thuế, hoặc không có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan thuế. 2.1.2.3 Cấp độ tuân thủ thuế Theo mô hình này, tác giả Braithwaite đã tiến hành phân đoạn cấp độ hay mức độ tuân thủ của NNT dựa trên mức độ sẵn sàng và khả năng thực hiện những nghĩa vụ thuế đúng của NNT. Đây cũng chính là các cấp độ bày tỏ mối quan hệ và thái độ của NNT với cơ quan thuế, hay thể hiện mức độ chấp nhận hay từ chối các quy định của luật thuế, các kế hoạch và công cụ quản lý thu thuế. Để đánh giá sự tuân thủ thuế của NNT thì biến số về cấp độ (mức độ) tuân thủ là biến số đầy đủ phản ánh rõ sự tuân thủ cả về tính tự nguyện, tính đầy đủ, tính kịp thời. Sự tuân thủ thuế của NNT được phân đoạn theo 4 cấp độ tuân thủ như sau - Cam kết: NNT cảm thấy thoải mái với hoạt động quản lý thuế, hợp tác với cơ quan thuế theo các kế hoạch quản lý thuế và tuân thủ một cách tích cực, thậm chí có thể thay mặt cơ quan thuế khuyến khích đối tượng khác tuân thủ. - Chấp nhận hay hoà hợp: NNT chấp nhận những yêu cầu quản lý thu thuế và tin tưởng vào cơ quan thuế. - Miễn cưỡng hay kháng cự: đó là cách tiếp cận chống đối, NNT có sự đối đầu, đối nghịch với cơ quan thuế.
  • 22. 12 - Từ chối: NNT hoàn toàn tách ra khỏi sự quản lý của của cơ quan thuế. ĐTNT ở cấp độ thứ nhất hay thứ hai nói chung là tuân thủ trong khi ở nhóm đối tượng thứ ba và thứ tư thể hiện sự kháng cự và thù địch đối với nghĩa vụ thuế. 2.1.2.4 Các chỉ số đặc trưng cho từng cấp độ tuân thủ thuế Theo mô hình các cấp độ tuân thủ, sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh thay đổi ở 4 cấp độ hay mức độ tuân thủ khác nhau. Sự tuân thủ thuế ở mỗi cấp độ được thể hiện qua các chỉ số nộp đủ, đúng thời gian và tự nguyện. - Cấp độ “cam kết” được thể hiện ở ba chỉ số đều tốt là nộp đủ + nộp đúng thời gian + tự nguyện - Cấp độ “chấp nhận” được thể hiện ở hai chỉ số tốt là nộp đủ + nộp đúng thời gian - Cấp độ “miễn cưỡng” chỉ thể hiện ở một chỉ số tốt là nộp đủ - Cấp độ “từ chối” đuợc thể hiện ở ba chỉ số đều rất kém Bảng 2.1: Cấp độ tuân thủ Nộp đủ Đúng thời hạn Tự nguyện Từ chối - - - Miễn cưỡng + - - Chấp nhận + + - Cam kết + + + Từ các cấp độ tuân thủ thuế của hộ kinh doanh, nghiên cứu rút ra những kết luận sau: - Sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh là một khái niệm rất phức tạp, diễn ra ở những cấp độ khác nhau. Nghĩa là đối tượng không chỉ đơn thuần tuân thủ hay không tuân thủ mà tuân thủ ở cấp độ nào. - Xác định tình trạng tuân thủ thuế của từng nhóm đối tượng cụ thể cho phép cơ quan thuế có những chiến lược quản lý hợp lý đối với từng nhóm đối tượng. - Thách thức của quản lý thu thuế không chỉ xác định những điều chưa biết về tình trạng tuân thủ thuế mà còn thúc đẩy để hộ kinh doanh trở thành một tổ chức tốt.
  • 23. 13 2.1.2.5 Một số tiêu chí đánh giá sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh Hộ kinh doanh thực hiện kê khai đầy đủ các thông tin về đăng ký thuế như: ngành nghề kinh doanh để xác định được ngành, nghề có thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế đối với hộ kinh doanh, địa bàn kinh doanh, người đại diện pháp luật, khi có sự thay đổi thông tin nêu trên thì phải thực hiện đăng ký lại theo đúng quy định. Hộ kinh doanh cần thực hiện đúng các quy định về khai thuế. Hộ kinh doanh cần thực hiện nộp thuế đúng, chính xác với số thuế thực tế phát sinh. Hộ kinh doanh cần chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế, và chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. 2.1.3 Quản lý thuế của cơ quan thuế 2.1.3.1 Khái niệm về quản lý thuế Quản lý thuế là khâu tổ chức, phân công trách nhiệm cho các bộ phận trong cơ quan thuế; xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế. 2.1.3.2 Vai trò của quản lý thuế Quản lý thuế nhằm nâng cao ý thức tự giác nộp thuế cho đối tượng nộp thuế và phải coi đó như một bổn phận và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế. Hay nói đúng hơn là nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT. 2.1.3.3 Nội dung thực hiện của quản lý thuế Nội dung quản lý thuế bao gồm những hoạt động như: Tuyên truyền hỗ trợ NNT; Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; kiểm tra - thanh tra thuế; Thu nợ thuế và cưỡng chế thuế; Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một nội dung quan trọng, là khâu đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm giúp NNT hiểu chính sách thuế hiệu quả và nhanh nhất, giải đáp vướng mắc, khó khăn của NNT khi thực hiện nghĩa vụ của mình, nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân
  • 24. 14 thủ pháp luật thuế của NNT, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế (CQT) và NNT. Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế là việc theo dõi, giám sát việc gửi hồ sơ đăng ký thuế, cấp mã số thuế và cập nhật thông tin thay đổi của NNT, kết quả kê khai thuế đúng mẫu tờ khai, đúng thời hạn quy định, thực hiện hoàn thuế khi nộp thừa, giải quyết miễn giảm thuế cho NNT theo luật thuế. Thanh tra - kiểm tra thuế là việc NNT không tuân thủ trong kê khai thuế, tính thuế TNCN và thuế GTGT thì thực hiện thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thuế hoặc kiểm tra tại trụ sở NNT, trường hợp qua kết quả phân tích mức độ tuân thủ thuế của NNT sẽ tiến hành thanh tra thuế. Thu nợ thuế là khi NNT còn nợ thuế sẽ tiến hành các biện pháp thu nợ thuế, nợ quá 90 ngày sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế thuế. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, trường hợp sau khi thanh tra, kiểm tra thuế phát sinh số thuế kê khai sai, trốn thuế thì thực hiện xử phạt vi phạm về thuế, hoặc xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trong quá trình cơ quan thuế ban hành các quyết định xử phạt, NNT không đồng tình được quyền khiếu nại và được cơ quan thuế hoặc cơ quan cấp trên xem xét giải quyết khiếu nại của NNT. - Phối hợp với các cơ quan chức năng khác trong quản lý thuế, ngoài việc thực hiện theo chức năng quản lý thuế trong ngành, cơ quan thuế còn phải phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn để được cung cấp thông tin hoặc phát hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Để có cơ sở xây dựng nên mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, việc nghiên cứu những công trình đã nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước là rất cần thiết và quan trọng. Sau đây là nội dung lược khảo tài liệu về tuân thủ thuế. 2.2 CÁC NGHIÊN CỨU VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2.2.1 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trần Ngọc Duy (2014), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm, cơ sở lý thuyết về thuế, về rủi ro, rủi
  • 25. 15 ro về thuế, kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra, các yếu tố tác động đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của hộ kinh doanh, đặc biệt là nghiên cứu sâu về các nhân tố nội sinh tác động đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của hộ kinh doanh, các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước có liên quan và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu đề tài này. Nghiên cứu này đề cập các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của hộ kinh doanh, chủ yếu là các yếu tố nội sinh của hộ kinh doanh. Mô hình hồi quy được sử dụng là mô hình hồi quy Binary logistic với biến phụ thuộc nhị phân mang hai giá trị là 1: cho tình trạng có rủi ro, và 0: cho tình trạng không rủi ro của hộ kinh doanh. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các hộ kinh doanh thuộc phòng Kiểm tra thuế số 1 và phòng Kiểm tra thuế số 2 quản lý từ nguồn cơ sở dữ liệu Cục Thuế TP.HCM. Số lượng hộ kinh doanh thực hiện kê khai nộp thuế tại phòng Kiểm tra thuế số 1 và phòng Kiểm tra thuế số 2 có khoảng 4.500 hộ kinh doanh. Sau khi xử lý số liệu tác giả chỉ chọn mẫu với 3.282 hộ kinh doanh là các hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Kết quả hồi quy logit và kiểm định xác định được 13 yếu tố có ý nghĩa và tác động đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của hộ kinh doanh từ 17 biến, trong đó các biến có tác động thuận chiều với rủi ro kê khai nộp thuế: Thủ tục hành chính thuế, cơ sở vật cất của cơ quan thuế, môi trường kinh doanh, năng lực quản lý thuế và các biến về kinh tế, xã hội đặc điểm của doanh nghiệp đều tác động cùng chiều với chậm nộp hồ sơ khai thuế. Nguyễn Minh Hà (2014), các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh tư nhân xét khía cạnh nộp thuế đúng hạn tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nêu ra một số lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế và Mô hình hồi quy được sử dụng là mô hình hồi quy Binary logistic với biến phụ thuộc nhị phân mang hai giá trị 1 là nộp thuế đúng hạn; 0 nộp thuế không đúng hạn. Với phương pháp nghiên cứu định lượng, mẫu dữ liệu gồm 170 hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi tuân thủ thuế thông qua khả năng nộp đúng hạn bị tác động bởi các yếu tố tình hình hoạt động của hộ kinh doanh, lợi nhuận, tổng số thuế phải nộp, ngành nghề kinh doanh và giới tính, kinh nghiệm quản lý, vị trí kinh doanh.
  • 26. 16 Võ Đức Chín (2011), Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh - Trường hợp nghiên cứu tỉnh Bình Dương, luận văn đánh giá thực trạng việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh và những ưu, khuyết điểm trong công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích 06 nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế gồm: nhân tố xã hội, nhân tố kinh tế, nhân tố liên quan đến hệ thống thuế, đặc điểm hộ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, nhân tố tâm lý của NNT. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng thông qua việc khảo sát, thu thập thông tin, kiểm định mô hình, đo lượng mức độ tuân thủ thuế của hộ kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh tại tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên luận văn này chỉ khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh nói chung chưa nghiên cứu đến các tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến sự tuân thủ từng loại thuế như thuế GTGT hoặc thuế TNCN, cũng như chưa nghiên cứu về góc độ quản lý của cơ quan thuế. Văn Công Tuân (2012), Các nhân tố ảnh hướng đến sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh (tình huống nghiên cứu tại Chi cục Thuế quận 1 TP. Hồ Chí Minh), bằng phương pháp nghiên cứu khám phá, sử dụng phương pháp định tính, tác giả trao đổi với công chức thuế làm việc tại các bộ phận khác nhau trong cơ quan thuế và nghiên cứu chính thức định lượng từ kết quả phản hồi thông qua các phiếu khảo sát từ các hộ kinh doanh, kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh bằng phương pháp hồi quy tuyến tính bội. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cáo tính tuân thủ thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Với 06 nhân tố mà tác giả phân tích gồm: Nhân tố kinh tế, nhân tố hệ thống chính sách thuế và quản lý thuế, nhân tố đặc điểm doanh nghiệp, nhân tố ngành kinh doanh, nhân tố pháp luật và xã hội, nhân tố tâm lý. Nguyễn Thị Hồng Việt (2015), Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập hộ kinh doanh tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương, luận văn tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở phân tích hai khía cạnh: các nhân tố ảnh hưởng đến hộ
  • 27. 17 kinh doanh và quản lý của cơ quan thuế. Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích 05 nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế gồm: nhân tố về đặc điểm hộ kinh doanh, nhân tố tổ chức họat động kế toán của hộ kinh doanh, nhân tố ý thức về nghĩa vụ thuế của NNT, chính sách thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng thông qua việc khảo sát, thu thập thông tin, kiểm định mô hình, đo lượng mức độ tuân thủ thuế của hộ kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế TNDN tại tỉnh Bình Dương. Thời điểm nghiên cứu của luận văn từ năm 2011 đến 2013, thời điểm này chính sách về thuế TNDN chưa có nhiều thay đổi nên phần nào đó so với chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế hiện nay không còn phù hợp. Trần Tuấn Kiệt (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An tỉnh Long An, trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng tình hình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn đề xuất giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, nhằm chống thất thu Thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Tân An. Với các mục tiêu của nghiên cứu như: Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thành phố Tân An, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn. Tác giả chọn 190 hộ kinh doanh cá thể điều tra chia theo ngành nghề kinh doanh, những hộ cá thể này có thể đại diện cho từng ngành nghề kinh doanh như sản xuất, thương nghiệp, vận tải, đồng thời các hộ kinh doanh cá thể được điều tra ở các phường, xã khác nhau trên địa bàn thành phố Tân An đảm bảo đại diện được tính toàn diện của địa bàn trên thành phố. Thông qua nghiên cứu luận văn này làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Tân An (những thành công, hạn chế và nguyên nhân), luận văn cung cấp cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối
  • 28. 18 với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Tân An, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới. Nguyễn Thị Xuân Đào (2016), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế thu nhập hộ kinh doanh của hộ kinh doanh tại Cục Thuế tỉnh An Giang. Đề tài được nghiên cứu bằng cả hai phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng các câu hỏi mở nhằm xác định các yếu tố tác động các yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế thu nhập hộ kinh doanh của hộ kinh doanh. Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, khảo sát tại hộ kinh doanh và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Nghiên cứu đã xác định được năm nhóm yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN đó là: Yếu tố ý thức nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, yếu tố về kinh tế và chuẩn mực xã hội, yếu tố về chính sách thuế thu nhập hộ kinh doanh, yếu tố về cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế và yếu tố về quản lý của cơ quan thuế.
  • 29. 19 Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan Stt Nghiên cứu Nội dung Mục tiêu Phương pháp Kết quả Ưu điểm Nhược điểm 1 Trần Ngọc Duy (2014) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của hộ kinh doanh, chủ yếu là các yếu tố nội sinh của hộ kinh doanh Sử dụng mô hình hồi quy được sử dụng là mô hình hồi quy Binary logistic Kết quả kiểm định các biến có tác động thuận chiều với rủi ro kê khai nộp thuế: Thủ tục hành chính thuế, cơ sở vật chất của cơ quan thuế, môi trường kinh doanh, năng lực quản lý thuế và các biến về kinh tế, xã hội đặc điểm của doanh nghiệp đều tác động cùng chiều với chậm nộp hồ sơ Kết quả phân tích có thể dự đoán rủi ro về kê khai thuế đối với hộ kinh doanh Chưa đưa các yếu tố thuộc về chính sách thuế ảnh hưởng đến rủi ro
  • 30. 20 khai thuế. 2 Nguyễn Minh Hà (2014) Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh tư nhân xét khía cạnh nộp thuế đúng hạn tại thành phố Hồ Chí Minh Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh tư nhân xét khía cạnh nộp thuế đúng hạn tại thành phố Hồ Chí Minh Sử dụng mô hình hồi quy được sử dụng là mô hình hồi quy Binary logistic Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi tuân thủ thuế thông qua khả năng nộp đúng hạn bị tác động bởi các yếu tố tình hình hoạt động của hộ kinh doanh, lợi nhuận, tổng số thuế phải nộp, ngành nghề kinh doanh và giới tính, kinh nghiệm quản lý, vị trí kinh doanh Đưa đầy đủ các biến thuộc về yếu tố nhân khẩu và các biến bên ngoài thuộc về môi trường kinh doanh vào nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu tuân thủ thuế ở khía cạnh nộp thuế đúng hạn chưa nghiên cứu khía cạnh kê khai và đăng ký thuế 3 Võ Đức Chín (2011) Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của hộ Nghiên cứu, phân tích 06 nhân tố tác động đến Xây dựng thang đo, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích Kết quả nghiên cứu có 06 nhân tố tác động đến sự tuân Có cơ sở vững chắc xây Chưa phân tích đầy đủ các tính chất của
  • 31. 21 kinh doanh sự tuân thủ thuế gồm: nhân tố xã hội, nhân tố kinh tế, nhân tố liên quan đến hệ thống thuế, đặc điểm hộ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, nhân tố tâm lý của NNT nhân tố khám phá, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính thủ thuế gồm: nhân tố xã hội, nhân tố kinh tế, nhân tố liên quan đến hệ thống thuế, đặc điểm hộ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, nhân tố tâm lý của NNT dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng, kiểm định mô hình hồi quy tuân thủ thuế 4 Văn Công Tuân (2012) Các nhân tố ảnh hướng đến sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh Phân tích các nhân tố ảnh hướng đến sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh Nghiên cứu chính thức định lượng từ kết quả phản hồi thông qua các phiếu khảo sát từ các hộ kinh doanh, kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Kết quả kiểm định có 06 nhân tố mà tác giả phân tích gồm: Nhân tố kinh tế, nhân tố hệ thống chính sách thuế và quản lý thuế, nhân Nghiên cứu phân tích theo hướng khám phá để làm nền tảng cho lý Mô hình nghiên cứu chưa thực sự tin cậy vì không có cơ sở lý thuyết
  • 32. 22 Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ thuế của hộ kinh doanh bằng phương pháp hồi quy tuyến tính tố đặc điểm doanh nghiệp, nhân tố ngành kinh doanh, nhân tố pháp luật và xã hội, nhân tố tâm lý thuyết mới 5 Nguyễn Thị Hồng Việt (2015) Thực trạng Tuân thủ thuế thu nhập hộ kinh doanh tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương Sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng thông qua việc khảo sát, thu thập thông tin, kiểm định mô hình, đo lượng mức độ tuân thủ thuế của hộ kinh doanh Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách thuế không phù hợp làm ảnh hưởng đến tuân thủ thuế Từ phân tích thực trạng đưa ra mô hình nghiên cứu để có cơ sở cho giải pháp phù hợp Nghiên cứ chỉ phân tích tác động của chính sách thuế, chưa phân tích các yếu tố thuộc về bản chất của HKD
  • 33. 23 6 Trần Tuấn Kiệt (2015) Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An tỉnh Long An Đánh giá, phân tích thực trạng tình hình quản lý Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn đề xuất giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, nhằm chống thất thu Thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Tân An Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thành phố Tân An Cung cấp cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Tân An Đưa ra được nguyên nhân và giải pháp hiệu quả đến quản lý thuế đổi với HKD Đề tài chỉ nghiên cứu phương pháp quản lý thuế của CQT 7 Nguyễn Thị Xuân Đào Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng mức Phân tích các yếu tố ảnh hưởng mức độ Phương pháp nghiên cứu định tính được thực Nghiên cứu đã xác định được năm nhóm Phân tích mức độ tuân Đề tài chưa đánh giá được mức
  • 34. 24 (2016) độ tuân thủ thuế thu nhập hộ kinh doanh của hộ kinh doanh tại Cục Thuế tỉnh An Giang tuân thủ thuế thu nhập hộ kinh doanh của hộ kinh doanh tại Cục Thuế tỉnh An Giang hiện bằng các câu hỏi mở nhằm xác định các yếu tố tác động các yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế thu nhập hộ kinh doanh của hộ kinh doanh yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN đó là: Yếu tố ý thức nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, yếu tố về kinh tế và chuẩn mực xã hội, yếu tố về chính sách thuế thu nhập hộ kinh doanh, yếu tố về cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế và yếu tố về quản lý của cơ quan thuế thủ thuế để có giải pháp cho công tác tuyên truyền hỗ trợ phù hợp cho từng đối tượng độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế
  • 35. 25 gia. 2.2.2 Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ở một số quốc Chế độ thuế đơn giản hóa đối với người nộp thuế vừa và nhỏ tại các nước trong khu vực Châu Mỹ: Nhiều nước trong khu vực Châu Mỹ đang áp dụng cơ chế quản lý thuế đơn giản hay đặc thù hướng vào một phân nhóm người nộp thuế cụ thể tự thực hiện các hoạt động kinh tế, kinh doanh, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp và các đối tượng áp dụng cơ chế đánh thuế dựa trên ấn định. Trong đó, kinh nghiệm triển khai tại Bolivia như sau: Bolivia đã triển khai ba cơ chế quản lý thuế đơn giản áp dụng với nhóm người nộp thuế và lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau, bao gồm: Cơ chế thuế đơn giản hóa, theo đó các cá nhân kinh doanh bán lẻ, các cửa hàng kinh doanh ăn uống nhỏ và thợ thủ công có thể đăng ký áp dụng cơ chế này với điều kiện họ tuân thủ một số tiêu chí như doanh thu, vốn kinh doanh, đơn giá và chủng loại hàng hóa. Theo cơ chế này số thuế phải nộp phân thành 5 khung thuế tùy thuộc vào số vốn phân bổ cho hoạt động đó và chia ra các mức thuế cố định phải nộp mỗi tháng. Cơ chế quản lý thuế tích hợp áp dụng đối với lĩnh vực vận tải là nhằm vào các cá nhân sở hữu xe, thực hiện các dịch vụ vận tải chuyên chở hàng hóa hay hành khách mà không có nhiều hơn hai phương tiện. Theo cơ chế quản lý thuế hợp nhất cũng có 5 khung thuế phụ thuộc vào loại phương tiện sử dụng, loại hình dịch vụ vận tải và địa phương nơi người nộp thuế đó đăng ký. Theo quy định, người nộp thuế áp dụng cơ chế này phải thực hiện nộp một khoản thuế theo quý. Cơ chế quản lý thuế thống nhất đánh vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm vào các cá nhân hay tổ chức hợp tác nông nghiệp và chỉ tiêu để xác định ngưỡng là diện tích sử dụng. Theo cơ chế này người nộp thuế phải nộp thuế hàng năm. Tại Chile: Hệ thống thuế áp dụng đối với người nộp thuế quy mô nhỏ bao gồm thợ mỏ làm thủ công với quy mô nhỏ, cửa hàng hay quầy dịch vụ trên đường phố. Chế độ thuế thu nhập đơn giản hóa quy định nghĩa vụ thuế hàng năm được xác định và phân ra nộp theo tháng. Trong lĩnh vực thương mại buôn bán
  • 36. 26 hàng rong phải nộp một mức thuế cố định trên đơn vị thuế hàng tháng. Đối với chủ các cửa hàng thì số thuế phải nộp bằng tỷ lệ trên tổng thu nhập hay hai đơn vị thuế hàng tháng tùy theo mức nào cao hơn. Cơ chế quản lý thuế thu nhập đơn giản ấn định nghĩa vụ xuất hóa đơn, theo đó chỉ có những cửa hàng bán hàng rong trên đường phố và chủ kinh doanh nhỏ mới không phải thực hiện. Hơn nữa họ xây dựng một hệ thống kế toán đơn giản dành cho các cá nhân thỏa mãn các điều kiện nhất định và tham gia vào các lĩnh vực hay hoạt động kinh tế đặc thù mới được áp dụng. Chế độ thuế khoán áp dụng cho lĩnh vực nông nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp trong trường hợp doanh số bán hàng năm không quá 8.000 đơn vị tính thuế hàng tháng. Đối với cơ chế thuế thu nhập khoán áp dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp thì số thuế phải nộp bằng tỷ lệ trên giá trị tài sản mà họ sử dụng cho hoạt động sản xuất được xác định theo mức 10% đối với chủ sở hữu và 4% đối với người đi thuê. Cơ chế khoán đặc biệt bắt buộc áp dụng đối với người nộp thuế không đăng ký với cơ quan thuế. Đặc thù của cơ chế này là người nộp thuế bán hàng không xuất hóa đơn và người mua hàng có nghĩa vụ xuất hóa đơn để ghi sổ giá trị mua hàng để khấu trừ thuế (Hội thảo nghiên cứu quốc tế, Santa Cruz de la Sierra, Bolivia từ 24-26/10/2015). Kinh nghiệm quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể ở Brazil Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh (HKD), Giám đốc Chương trình thuế IFC-ông Rich Stern cho biết, các quốc gia đều coi HKD là một bộ phận của nhóm doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ nên chế độ thuế đối với HKD được xây dựng dựa trên năng lực của đối tượng. Theo đó, cơ chế quản lý thuế cần khuyến khích tăng trưởng để HKD phát triển thành các đơn vị, doanh nghiệp nhỏ thực hiện kê khai theo chuẩn kế toán thuế. Hiện nay có 3 phương pháp chính để quản lý thuế đối với HKD đó là: thuế khoán; áp dụng chế độ thuế tiêu chuẩn, kết hợp đơn giản hóa và các giải pháp khuyến khích có chủ đích; áp dụng chế độ thuế tiêu chuẩn và không điều chỉnh. Nhìn chung, thuế khoán được áp dụng khá nhiều ở các quốc gia đang phát triển (16/19 quốc gia), trong khi các nước có trình độ dân trí cao như khu vực cộng đồng châu Âu ít áp dụng phương pháp này (chỉ có 8/21 quốc gia). Qua thực tế cho thấy, áp dụng cơ
  • 37. 27 chế quản lý thuế khoán đối với HKD không phải là lựa chọn tối ưu. Bởi lẽ, cùng với ưu điểm là chi phí doanh thu có thể được giảm đáng kể, dễ quản lý nhưng phương pháp khoán thuế không khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ phát triển và chuyển đổi sang chế độ kế toán thuế tiêu chuẩn. Hơn nữa, với mức thuế khoán, số thu được từ khu vực này luôn thấp và người nộp thuế lớn có thể lợi dụng để giảm thiểu nghĩa vụ nộp ngân sách. Chính vì vậy, Giám đốc Rich Stern đưa ra các biện pháp đơn giản hóa quản lý cho cơ quan thuế, đó là: thiết lập bộ phận phụ trách thuế HKD; xây dựng dịch vụ dành riêng cho hộ và các giải pháp điện tử. Với hệ thống thuế đơn giản, dựa trên doanh thu có thể áp dụng ngân hàng di động, giúp giải quyết tình trạng tiếp cận dịch vụ của các doanh nghiệp nhỏ tại các vùng xa xôi, vùng núi. Để quản lý sự tuân thủ của các HKD, các chương trình thanh tra phải được xây dựng dựa trên phương pháp rủi ro, đồng thời nên giảm số lượng sắc thuế mà doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phải nộp. Ông Rich Stern cho rằng, một mô hình thành công trong quản lý HKD mà Việt Nam có thể nghiên cứu và học tập, đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng một sắc thuế duy nhất (như ở Brazil). Theo đó, để đơn giản hoá, giảm thiểu thủ tục hành chính về thuế, từ năm 1996 Brazil cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp một khoản thu thay thế cho 8 loại thuế khác nhau. Các HKD có doanh thu càng lớn phải nộp thuế suất càng cao. Cùng với việc áp dụng một sắc thuế duy nhất, Brazil tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, xây dựng trung tâm thuế ảo có chức năng nộp thuế điện tử, kê khai thuế qua mạng và các ứng dụng, hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, Brazil còn xây dựng hệ thống đăng ký điện tử công cộng cho phép đăng ký sổ sách điện tử, máy tính điện tử và hỗ trợ xuất hoá đơn điện tử. Nếu như năm 1996 chỉ có 2,1 triệu người nộp thuế thì đến 2006, con số này đã tăng lên 2,7 triệu người. Tương tự, số thu ngân sách năm 1996 chỉ đạt 5,8 tỷ Real thì đến năm 2006 con số này là 13,9 tỷ Real. (Hội thảo quốc tế về quản lý thế tại Hà Nội ngày 27/10/2014 chủ đề kinh nghiệm quản lý thuế và bài học cho Việt Nam). Tóm lại, để tăng cường tuân thủ thuế, các nước trên thế giới hay cả việt Nam đều hướng đến mục tiêu cuối cùng đều hướng đến thúc đẩy sự tuân thủ thuế tự nguyện của đối tượng nộp thuế. Việc thực hiện xử phạt trốn thuế hay truy thu thuế không phải là mục tiêu chính của quản lý thuế. Để đạt được mục tiêu này,
  • 38. 28 Chậm nộp thuế của hộ kinh doanh Cơ sở vật chất của cơ quan thuế Năng lực quản lý thuế của cơ quan Mức thuế phải nộp Thủ tục hành chính thuế cần nâng cao nhận thức của đối tượng nộp thuế, tuyên truyền cho họ hiểu rằng nếu không tuân thủ thì sẽ bị phát hiện và có các chế tài xử phạt thích đáng. Do đó, quản lý thuế là nghệ thuật nhằm đạt được một sự cân bằng giữa dịch vụ cho NNT và thực thi các luật thuế và các quy định để thúc đẩy tuân thủ thuế. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn luôn tồn tại những trở ngại làm giảm tính tuân thủ thuế tự nguyện của người nộp thuế như: Sự bất bình đẳng trong hệ thống chính sách thuế, sự phức tạp của pháp luật về thuế, sự thiếu công bằng của hệ thống chế tài xử phạt, chương trình giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của đối tượng nộp thuế chưa đạt hiệu quả, đội ngũ nhân viên quản lý thuế chưa đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình xử lý khiếu nại... Để thúc đẩy tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, các nước thường áp dụng chương trình kiểm toán dự phòng giúp cơ quan thuế sử dụng dữ liệu có liên quan để phát hiện đối tượng trốn thuế. Ngoài ra, biện pháp phổ biến được nhiều quốc gia thực hiện là xây dựng một hệ thống tự đánh giá, người nộp thuế có trách nhiệm tự tính, tự kê khai và tự thực hiện nghĩa vụ thuế. Đồng thời, các cơ quan quản lý thuế cũng tích cực nâng cao hiệu quả của các chương trình giáo dục, tuyên truyền, cung cấp thông tin và hỗ trợ người nộp thuế nhằm cải thiện và nâng cao nhận thức của cộng đồng hộ kinh doanh và xã hội trong việc tự nguyện tuân thủ các nghĩa vụ thuế, đóng góp cho sự phát triển chung của kinh tế quốc dân. 2.2.3 Mô hình nghiên cứu Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu
  • 39. 29 2.2.4 Xây dựng thang đo nghiên cứu Sao khi thực hiện phỏng vấn Lãnh đạo Cục Thuế thành phố Cần Thơ, Chi cục Thuế quận Bình Thủy đồng thời tham vấn ý kiến của thầy giảng viên Viện sau đại học, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, tác giả xây dựng thang đo dựa trên các ý kiến tham vấn như sau: Bảng 2.3: Thang đo nghiên cứu STT Biến quan sát Kí hiệu 1 Ấn định mức thuế của cá nhân kinh doanh hiện nay là phù hợp Q1 2 Cơ quan thuế ít xảy ra sai sót khi thực hiện các thủ tục thu thuế Q2 3 Các quy định về đăng ký, kê khai, ấn định thuế công khai, minh bạch Q3 4 Hình thức phố biến pháp luật về thuế dễ tiếp cận Q4 5 Thủ tục đăng ký thuế đối với cá nhân kinh doanh đơn giản Q5 6 Thủ tục kê khai thuế đối với cá nhân kinh doanh đơn giản Q6 7 Thái độ phục vụ của nhân viên thuế niềm nở, thân thiện Q7 8 Cán bộ cơ quan thuế chuyên nghiệp Q8 9 Cơ quan thuế luôn giải quyết hồ sơ miễn giảm đúng hẹn Q9 10 Thủ tục nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh đơn giản Q10 11 Các biểu mẫu đăng ký, kê khai khấu trừ thuế rõ ràng dễ hiểu, dễ thực hiện Q11 12 Không gian, môi trường làm việc tại cơ quan thuế rất văn minh, thoải mái Q12 13 Trang thiết bị làm việc tại cơ quan thuế hiện đại, chính xác Q13
  • 40. 30 Tóm tắt chương 2 Chương 2 tổng hợp các lý luận cơ bản về sự tuân thủ thuế của Hộ kinh doanh cá thể, nêu một cách khái quát công tác quản lý thuế của cơ quan thuế hiện nay trong việc giám sát tính tuân thủ thuế. Từ các nghiên cứu, quá trình quản lý thuế tại Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời dựa vào lý thuyết gốc và các mô hình nghiên cứu, tác giả tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nộp chậm thuế của hộ kinh doanh phù hợp với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thuỷ. Từ kết quả này, tác giả tiếp tục trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài ở chương 3.
  • 41. 31 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Quy trình nghiên cứu của tác giả được thực hiện bằng phương pháp kết hợp. Thực hiện nghiên cứu qua 02 bước bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp kết hợp là cách tiếp cận trong đó nhà nghiên cứu có xu hướng đưa ra nhận định tri thức dựa vào các nền tảng thực dụng. Cách tiếp cận này triển khai các chiến lược tìm hiểu liên quan đến việc thu thập số liệu một cách tiếp nối hay đồng thời để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu một cách tốt nhất. Việc thu thập số liệu cũng liên quan đến việc tập hợp các thông tin bằng số (ví dụ như dựa vào các công cụ thu thập số liệu) cũng như các thông tin bằng chữ (ví dụ như dựa vào các cuộc phỏng vấn) sao cho cơ sở dữ liệu sau cùng tiêu biểu cho cả hai loại thông tin định lượng và định tính. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. Sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích tương quan hồi quy và phân tích phương sai (Anova), kiểm định kết quả nghiên cứu.
  • 42. 32 Bảng câu hỏi sơ bộ Khảo sát thử n=10 Bảng câu hỏi chính thức Nghiên cứu định lượng chính thức Cỡ mẫu khảo sát n = 216 Thang đo Likert 5 cấp độ Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS Cronbach’s Alpha Phân tích EFA Phân tích hồi quy Kết quả nghiên cứu Giải pháp – Kết luận Quy trình nghiên cứu được thực hiện cụ thể như sau: Cơ sở lý thuyết về quản lý thuế Nghiên cứu định tính Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
  • 43. 33 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đảm bảo tính khoa học, tác giả thực hiện đề tài trên cơ sở kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu 3.2.1.1 Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ Chi cục Thuế quận Bình Thủy, ngoài ra còn thu thập thêm một số thông tin, số liệu từ các sách báo, tạp chí, ngành thuế, các ứng dụng quản lý thuế và các bài nghiên cứu có liên quan để tiến hành việc nghiên cứu các vấn đề và góp phần hoàn thiện hơn cho đề tài. Các số liệu thứ cấp được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2019 3.2.1.2 Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập từ nghiên cứu sơ bộ bằng cách thảo luận nhóm với 10 đối tượng bao gồm 7 hộ kinh doanh trên địa bàn và 3 lãnh đạo là các Đội trưởng đội thuế các phường thuộc Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Nội dung thảo luận được thiết kế sẵn; Kết quả nghiên cứu sơ bộ dùng làm cơ sở để hoàn chỉnh bảng câu hỏi và xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức. Sau khi thực hiện hoàn thành nghiên cứu sơ bộ, tác giả trực tiếp tiến hành thu thập dữ liệu trên địa bàn quận Bình Thủy. 3.2.2 Phương pháp chọn mẫu Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện phương pháp chọn mẫu là phi xác suất kiểu thuận tiện để thực hiện điều tra thu thập dữ liệu. Kết quả phỏng vấn hợp lệ sẽ được xem là một quan sát có ý nghĩa trong quá trình thu thập số liệu của mẫu. Cỡ mẫu dự kiến cho nghiên cứu này là 216 mẫu. Ưu điểm của phương pháp này là việc chọn đáp viên phỏng vấn dễ dàng, số liệu thu thập nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, và kinh phí trong thực hiện đề tài. Nhược điểm mang tính đại trà, tính đại diện thấp, độ tin cậy của mẫu không cao. Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá (EFA). Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng ý là phương pháp này đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman 1995). Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa kích
  • 44. 34 thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng (ví dụ, ML, GLS hay ADF). Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair et al (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, và tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tổi thiểu là 5 quan sát (với 13 biến quan sát ban đầu của thang đo mức độ tuân thủ thuế, như vậy để tiến hành EFA, cỡ mẫu ít nhất của đề tài là 21x5 = 105). Nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair et al., 1998). 3.2.3 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu Luận văn sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dựa trên số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát, tác giả sẽ phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS phiên bản 22 với các phương pháp sau”: Phương pháp thống kê mô tả Theo Mai Văn Nam (2008), định nghĩa rằng phương pháp phân tích thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Các đại lượng thường được dùng mô tả tập dữ liệu như: (1) Đại lượng mô tả mức độ tập trung: mean, mode,median; (2) Đại lượng mô tả mức độ phân tán: Phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên. Phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo Khi sử dụng các thang đo likert để thu thập các thông tin cần thiết cần sử dụng phép thống kê để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát trong các nhóm nhân tố. Kiểm tra sự tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Theo nghiên cứu của Cronbach (1951), để kiểm định độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (α). Ronbach’s Alpha (α) là hệ số tin cậy được sử dụng kiểm định thang đo lường tương quan giữa các cặp biến quan sát. Nghiên cứu của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), đề xuất các giá trị Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo như
  • 45. 35 sau: (1) Khi 0,8 ≤ α < 1,0 thì thang đo lường tốt; (2) Khi 0,7 ≤ α < 0,8 thì thang đo sử dụng được; (3) Khi α ≥ 0,6 thì sử dụng được đối với khái niệm nghiên cứu mới. Độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha đạt tiêu chuẩn α ≥ 0,6 (Peterson, 1994). Việc kiểm định độ tin cậy thang đo có thể được xác định nhờ hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correclation) nhằm loại bỏ các biến rác khỏi thang đo lường. Hệ số tương quan biển tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally và Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 00,3 được coi là biến rác, các biến rác cần loại bỏ, quá trình này được lập lại cho đến khi lựa chọn được hệ số Cronbach’s Alpha tốt nhất. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá Chúng ta cần nhóm các biến quan sát có các đặc điểm chung vào các nhóm khác nhau, hình thành các nhóm thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Theo Hair và ctg (1998) (được trính dẫn bởi Nguyễn Quốc Nghi, (2011), định nghĩa rằng phân tích nhân tố khám phá EFA là kỹ thuật phân tích rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát thành một số nhân tố ít hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin và ý nghĩa thống kê của tập biến ban đầu. Mô hình phân tích nhân tố EFA được thể hiện bằng phương trình: Yi = ai1F1 + ai2F2 + + aijFj + ViUi Trong đó: Yi : Biến quan sát thứ i aij : Hệ số hồi quy bội của nhân tố j đối với biến i Fj : Nhân tố chung Vi : Hệ số hồi qui nhân tố của biến i Ui : Nhân tố đặc trưng của biến i Mô hình phân tích nhân tố EFA được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau đây được thỏa điều kiện: (1) Hệ số tải nhân tố (Factor Loadings): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Theo Hair & ctg (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố
  • 46. 36 lớn hơn 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng và lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Cũng theo Theo Hair & ctg, hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3 được cho là phù hợp với quy mô mẫu lớn hơn 350 số quan sát, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0,55 nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải > 0,75, (2) Tính thích hợp của EFA bằng kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin): là chỉ số dùng xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố nếu 0,5 ≤ KMO ≤ 1 (Hair và ctg, 1998) (Trích bởi Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc( 2008), (3) Kiểm định Bartlett: kiểm định các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể. Ý nghĩa kiểm định Bartlett cho biết nếu bác bỏ giả thuyết H0: đại lượng Chi-Square lớn, ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 0,05 thì phân tích nhân tố là thích hợp, (4) Phương sai cộng dồn (cumulative of variance): là phần trăm phương sai toàn bộ được giải thích bởi các nhân tố, nghĩa là coi biến thiên 100% thì giá trị này cho biến phân tích nhân tố cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu %. Tiêu chuẩn để chấp nhận phân tích nhân tố có phương sai cộng dồn lớn hơn 50% với Eigenvalue phải lớn hơn 1 (Gerbing và Anderson, 1988). Phương pháp phân tích bảng chéo Theo Lưu Thanh Đức Hải và Võ Thị Thanh Lộc (2000), định nghĩa rằng phân tích bảng chéo là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Mô tả dữ liệu bằng Cross- tabulation được sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu. Phân tích bảng chéo có 2 dạng như sau: (1) Bảng phân tích Cross-tabulation 2 biến còn được gọi là bảng tiếp liên, mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến; (2) Bảng phân tích Cross - tabulation hai biến chưa được kết luận rõ ràng, ta cần tiến hành xử lý 3 biến. Như vậy, việc giới thiệu thêm biến thứ ba là để làm rõ hơn sự kết hợp hai biến ban đầu.
  • 47. 37 Kiểm định mẫu theo từng cặp Phép kiểm định giả thuyết về trung bình của tổng thể, được dùng trong trường hợp ta muốn kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của 2 trung bình tổng thể dựa trên 2 mẫu độc lập rút từ 2 tổng thể này. Trong kiểm định Independent-Samples T-Test ta có 1 biến định lượng để tính trung bình và 1 biến định tính dùng để chia nhóm ra so sánh. Các bước khi thực hiện kiểm định Independent-SamplesT-Test bao gồm: - Bước 1: Đặt giả thuyết Ho: “Giá trị trung bình của 2 biến tổng thể là như nhau”. - Bước 2: Thực hiện kiểm định Independent-Samples T-Test - Bước 3: Tìm giá trị Sig tương ứng với kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể Levene đã tính được: + Nếu Sig < α thì phương sai giữa 2 nhóm đối tượng là khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances not assumed. + Nếu Sig ≥ α thì phương sai giữa 2 nhóm đối tượng là không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed. - Bước 4: So sánh giá trị Sig của kiểm định t được xác định ở bước 3 với xác suất α: + Nếu Sig ≥ α thì ta chấp nhận giả thuyết Ho + Nếu Sig < α thì ta bác bỏ giả thuyết Ho Phân tích hồi quy nhị phân Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), với mô hình hồi quy BinaryLogicstic, thông tin chúng ta cần thu thập về biến phụ thuộc là sự kiện nào đó có xảy ra hay không, biến phụ thuộc Y chỉ có 2 giá trị là 0 và 1, với 0 là không xảy ra sự kiện ta quan tâm và 1 là có xảy ra và tất nhiên là cả thông tin về các biến độc lập X. Từ biến phụ thuộc nhị phân này, một thủ tục sẽ được dự đoán xác suất sự kiện xảy ra theo quy tắc nếu xác suất được dự đoán lớn hơn 0,5 thì kết quả sẽ cho là “có” xảy ra sự kiện, ngược lại thì kết quả dự đoán sẽ là “không”.
  • 48. 38 e Mô hình hàm Binary Logicstic như sau: e(B0 B1X ) Pi = E(Y = 1/X) = 1 e(B0 B1X ) Trong đó Pi = E(Y = 1/X) = P(Y = 1) gọi là xác suất để sự kiện xảy ra (Y = 1) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể là Xi. Đặt ký hiệu biểu thức (B0 + B1X) là z, ta viết lại mô hình hàm Binary Logistic như sau: ez P(Y = 1) = 1 ez Vậy xác suất không xảy ra sự kiện sẽ là ez P(Y = 0) = 1 - P(Y = 1) = 1 - 1 ez Thực hiện phép so sánh giữa xác suất của sự kiện xảy ra với xác suất sự kiện đó không xảy ra, tỷ lệ này có thể được thể hiện trong công thức ez P(Y 1)   P(y  0) 1 ez z 1 1 ez , lấy log cơ số e hai vế của phương trình rồi thực hiện biến đổi vế phải ta được kết quả P(Y 1) loge[ P(Y  0) ] = logeez, vì logeez = z nên kết quả cuối cùng sẽ là P(Y 1) loge[ P(Y  0) ] = B0 + B1X Pi Hay viết cách khác: loge[ 1 P1 ] = B0 + B1X là dạng hàm hồi quy Binary Logistic. Hàm này có thể mở rộng mô hình Binary Logistic cho hai hay nhiều biến độc lập Xk. P0 : Xác suất ban đầu Pt: Xác suất thay đổi P0eB Pt = 1- P0 (1-eB )
  • 49. 39 Độ phù hợp của mô hình: Hồi quy Binary Logistic đòi hỏi phải đánh giá độ phù hợp của mô hình. Đo lường độ phù hợp tổng quát của mô hình Binary Logistic dựa trên chỉ tiêu -2LL (-2 Log likelihood), thước đo này có ý nghĩa giống như SSE (Sum of squares of erro) nghĩa là càng nhỏ càng tốt, độ phù hợp của mô hình càng cao khi chỉ số - 2LL bằng 0, tức là không có sai số, mô hình hoàn hảo. Kiểm định ý nghĩa của các hệ số: Hồi quy Binary Logistic cũng đòi hỏi kiểm định giả thuyết hệ số hồi quy khác không, nếu hế số hồi quy β0 và β1 đều bằng 0 thì tỷ lệ chênh lệch giữa các xác suất sẽ bằng 1, tức xác suất để sự kiện xảy ra và không xảy ra là như nhau, lúc đó mô hình hồi quy là không có ý nghĩa trong việc dự đoán. Khác với hồi quy tuyến tính kiểm định t để kiểm định giả thuyết H0: βk= 0, Binary Logistic dùng đại lượng Wald Chi Square để kiểm định ý nghĩa thông kê của hệ số hồi quy tổng thể. Cách sử dụng mức ý nghĩa Sig. Cho kiểm định Wald Chi Square cũng theo quy tắc thông thường. Wald Chi Square được tính bằng cách lấy ước lượng của hệ số hồi quy của biến độc lập trong mô hình (hệ số hồi quy mẫu) binary logistic chia cho sai số chuẩn của ước lượng hệ số hồi quy nay, sau đó bình phương lên theo công thức sau    2  B  2 Wald Chi Square =   s.e.() =   s.e.(B)     Kiểm định độ phù hợp tổng quát: Kiểm định tổng thể các giả thuyết dựa vào Sig. (trong bảng Omnibus Tests of Model Coefficients), nếu Sig. ≤ 0,05 (tương đương độ tin cậy 95%), có thể an toàn bác bỏ giả thuyết H0: β1= β2=... βk= 0, tỷ lệ xác suất giữa các sự kiện khác 1, tức là xác suất để các sự kiện xảy ra hay không xảy ra là có khác nhau. Kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số tương ứng với các biến độc lập, bằng kiểm định Wald Chi – square bằng giá trị Sig. (trong bảng Variables in the Equation), nếu Sig. ≤ 0,05 (độ tin cậy 95%), thì an toàn bác bỏ H0. Như vậy các hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa và mô hình được sử dụng tốt.
  • 50. 40 Tóm tắt chương 3 Ở chương 3 tác giả đã mô tả các phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài. Đề tài được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để định hướng cho nghiên cứu định lượng. Từ kết quả nghiên cứu định tính, các biến độc lập được xác định và sàng lọc. Nghiên cứu định tính để xác định mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình lý thuyết, đồng thời điều chỉnh và hoàn thiện Bảng câu hỏi là công cụ cho nghiên cứu định lượng. Căn cứ vào các nghiên cứu và kinh nghiệm, tác giả đề xuất cỡ mẫu nghiên cứu và kỹ thuật để xử lý dữ liệu cho nghiên cứu. Quy mô mẫu được xác định là 216 hộ kinh doanh để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mối tương quan giữa các nhân tố và sự tuân thủ thuế của NTT trong mô hình thông qua mô hình hồi quy tuyến tính. Tất cả các bước thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu được diễn giải cụ thể trong chương này. Kết quả phân tích, bình luận, đánh giá cho các nội dung liên quan được đề cập trong chương 4