SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
----------
Nguyễn Thị Hằng
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY VÀ HỌC VĂN HỌC
DÂN GIAN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
__________
Nguyễn Thị Hằng
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY VÀ HỌC VĂN HỌC
DÂN GIAN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học môn Văn
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hoàn toàn được hình thành
và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hằng
Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị
Ngọc Điệp, người đã dành nhiều thời gian,sự tận tâm để hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Hơn lúc nào hết,tôi muốn gửi tấm lòng thành kính tới cô Nguyễn Thị
Hồng Hà, người hướng dẫn đầu tiên của tôi, người đã cho tôi nguồn động
viên tinh thần sâu sắc và bài học quý báu về tinh thần lạc quan,tình yêu
cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và giúp
đỡ, góp ý tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt các bạn trong lớp Cao học
K19, những người đã chia sẻ nhiều thăng trầm, khó khăn trong suốt thời
gian học tập tại đại học Sư phạm TP.HCM.
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn trường THPT Tôn Đức Thắng đã tạo điều
kiện về thời gian để tôi có thể hoàn thành chương trình học của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn tới gia đình thân yêu đã luôn bên
cạnh tôi trong mọi thời điểm,cho tôi sức mạnh tinh thần to lớn để vượt
qua mọi khó khăn.
TPHCM, tháng 12 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hằng
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................9
1.1.Đổi mới PPDH ở Việt Nam...............................................................................9
1.1.1.Xu hướng đổi mới PPDH ở Việt Nam trong những năm gần đây..........9
1.1.2. Đổi mới PPDH Ngữ văn ở trường THPT ............................................10
1.2. Lý thuyết về SĐTD.........................................................................................10
1.2.1. Khái niệm SĐTD..................................................................................10
1.2.2. Thiết kế SĐTD .....................................................................................11
1.2.3. Tác dụng của SĐTD trong việc ghi chú...............................................22
1.3. Văn học dân gian trong trường phổ thông......................................................26
1.3.1. Những nét khái quát về VHDG............................................................26
1.3.2. VGDG trong trường phổ thông............................................................28
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
VÀO DẠY HỌC VHDG VIỆT NAM...........................................35
2.1. Ứng dụng của SĐTD trong giảng dạy............................................................35
2.1.1 Ứng dụng của SĐTD đối với GV..........................................................35
2.1.2. Ứng dụng của SĐTD đối với HS .........................................................37
2.1.3. Các loại SĐTD .....................................................................................39
2.2. Sử dụng SĐTD trong dạy VHDG Việt Nam..................................................39
2.2.1. SĐTD trong dạy học tác phẩm TSDG .................................................39
2.2.2. Sử dụng SĐTD trong dạy bài “Khái quát VHDG Việt Nam”và “Ôn tập VHDG
Việt Nam” ......................................................................................................60
2.3. Những chú ý khi sử dụng SĐTD trong dạy học.............................................68
2.3.1 Không xem SĐTD như phương pháp duy nhất trong dạy học .............68
2.3.2. Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ...........................71
2.3.3.Tránh tính hình thức trong việc lập và sử dụng SĐTD.........................71
2.3.4. Cần có sự thống nhất giữa hoạt động dạy của GV...............................72
và hoạt động học của HS................................................................................72
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..........................................................73
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm...................................................................73
3.1.1. Mục đích thực nghiệm..........................................................................73
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm.........................................................................73
3.2. Lập kế hoạch thực nghiệm..............................................................................73
3.2.1.Hoạch định trường THPT và GV thực nghiệm sư phạm......................73
3.2.2. Trao đổi với GV dạy thực nghiệm sư phạm.........................................74
3.2.3.Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng...............................................74
3.2.4. Chọn bài lên lớp thực nghiệm sư phạm ...............................................74
3.3. Thiết kế bài học thực nghiệm .........................................................................75
3.3.1. Bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”.......................................75
3.3.2. Truyện cổ tích “ Tấm Cám”.................................................................79
3.4. Đánh giá thực tiễn giờ dạy học thực nghiệm..................................................84
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm........................................................................89
3.5.1. Biện pháp đánh giá...............................................................................89
3.5.2. Kết quả thực nghiệm – nhận xét đánh giá............................................89
KẾT LUẬN ..........................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99
PHỤ LỤC ........................................................................................................103
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
VHDG : văn học dân gian
SĐTD : sơ đồ tư duy
PPDH: : phương pháp dạy học
GV : giáo viên
HS : học sinh
THPT : trung học phổ thông
TSDG : tự sự dân gian
TN : thực nghiệm
ĐC : đối chứng
SGK : sách giáo khoa
DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
1 Bảng 1.1 Thống kê đơn vị bài học VHDG trong SGK Ngữ văn
10
34
2 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát ý kiến HS sau khi dạy xong bài
“Khái quát VHDG Việt Nam” và bài “Tấm Cám”
100
3 Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra 15 phút 103
4 Bảng 3.3 Tỉ lệ đạt được ở bài thực nghiệm 15 phút 104
5 Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra 45 phút 104
6 Bảng 3.5 Tỉ lệ đạt được của thực nghiệm 45 phút 105
7 Bảng 3.6 Bảng tổng hợp so sánh kết quả giữa hai bài thực
nghiệm và đối chứng
105
DANH MỤC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN
1 Hình 1.1 Mô hình SĐTD của tác giả Tony Buzan 20
2 Hình 1.2 SĐTD dạy “Truyện Kiều” của thầy Hoàng Đức Huy 21
3 Hình 1.3 SĐTD dạy “Nhật Kí trong tù” của thầy Hoàng Đức
Huy
21
4 Hình 1.4 SĐTD học « Truyện dân gian » lớp 9 (HS thiết kế -
nguồn Internet)
22
5 Hình 1.5 SĐTD môn Sinh (HS thiết kế - nguồn Internet) 22
6 Hình 1.6 SĐTD môn Toán của TS. Trần Đình Châu 23
7 Hình 1.7 SĐTD môn Vật lí (HS thiết kế - nguồn Internet) 23
8 Hình 1.8 SĐTD môn Hóa học (Cô Nguyễn Thị Khoa trường
Quang Trung – Bình Phước)
24
9 Hình 1.9 Ví dụ về Grap dạy học ( nguồn Internet) 27
10 Hình 1.10 Một ví dụ về bản đồ khái niệm 28
11 Hình 2.1 SĐTD tóm tắt sử thi “ Đăm Săn” 52
12 Hình 2.2 SĐTD tóm tắt truyện “Tấm Cám” 53
13 Hình 2.3 SĐTD tóm tắt truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” 54
14 Hình 2.4 SĐTD dạy nhân vật An Dương Vương 58
15 Hình 2.5 SĐTD “ Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây” 60
16 Hình 2.6 SĐTD “Diễn biến mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con
Cám”
64
17 Hình 2.7 SĐTD bài “Nhưng nó phải bằng hai mày” 63
18 Hình 2.8 SĐTD khái quát bài học “Chiến thắng Mtao Mxây” 64
19 Hình 2.9 SĐTD khái quát bài “An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thuỷ”
65
20 Hình 2.10 SĐTD lập dàn ý đề bài “Phân tích nhân vật Đăm Săn
qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây”
68
21 Hình 2.11 SĐTD bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”(
HS vẽ)
70
22 Hình 2.12 SĐTD bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” 71
23 Hình 2.13 SĐTD khái quát truyện dân gian (tác phẩm tự sự) 75
24 Hinh 2.14 SĐTD lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa VHDG 76
25 Hình 3.1 SĐTD khái quát đặc trưng truyện cổ tích thần kì 96
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đang là vấn đề mà ngành Giáo dục nói riêng
và toàn xã hội nói chung đặc biệt quan tâm và đang được thực hiện ở nước ta trong những
năm gần đây. Một trong những yêu cầu của đổi mới phương pháp như Luật giáo dục 2005,
chương I, điều 24 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS); phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
mỗi HS”. Việc dạy học Ngữ văn nói chung và dạy văn học dân gian (VHDG) nói riêng
không nằm ngoài yêu cầu đổi mới đó.
Trong thực tế hiện nay, đối với các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, mặc
dù đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới PPDH song tình trạng đọc chép trong giờ học
vẫn còn khá phổ biến. Giáo viên (GV) trong giờ dạy vẫn còn truyền thụ một chiều, chưa
thực sự phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS. Bản thân HS vẫn còn thụ động, vẫn còn
“nói theo thầy”, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ
năng tư duy. GV chưa mang đến cho HS phương pháp học tập hiệu quả, đặc biệt chưa gúp
HS phát triển khả năng tự học.
1.2. VHDG là bộ phận quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông, đóng
vai trò to lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn HS, cung cấp cho các em kiến thức rộng lớn về
đời sống các dân tộc…Tuy vậy VHDG là những sáng tác có khoảng cách xa so với thực tại,
chứa đựng những tư duy, những quan niệm thẩm mĩ của người xưa,… là những khó khăn
lớn đối với người học nội dung văn học này. Hơn nữa, với dung lượng kiến thức lớn, khả
năng phủ rộng tới nhiều lĩnh vực cuộc sống, nhưng lại bị hạn chế trong thời gian 1 – 2 tiết
học trong nhà trường phổ thông phần nào khiến GV khi dạy nội dung này vẫn chưa đạt được
tới đích của việc dạy bài học VHDG. Mặt khác, việc dạy VHDG trong trường phổ thông
chưa thật sự khơi gợi được hứng thú cho HS, GV dạy trên tinh thần “cho xong bài”, HS vẫn
xem nhẹ việc học VHDG. Từ thực tế này đòi hỏi GV Ngữ văn cần lựa chọn phương pháp –
phương tiện dạy học phù hợp với nội dung VHDG, nhằm tổ chức, định hướng cho HS thu
thập thông tin, chinh phục kho tàng tri thức một cách hiệu quả.
1.3. Như vậy việc phát triển tư duy cho HS, hướng các em đến một phương pháp học tập
tích cực, chủ động và sáng tạo là chuyện nên làm. GV không chỉ cung cấp cho các em kiến
thức mà quan trọng hơn phải giúp các em “học cách học”, không chỉ giúp HS khám phá các
kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng
được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng
quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng
sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Bản đồ tư duy (Mind map).
Sơ đồ tư duy (SĐTD) là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ
thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp GV và HS trong việc trình bày các ý
tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của
một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng
ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, vv…
Trên cơ sở tổng kết những vấn đề cơ bản của lý thuyết SĐTD mà Tony Buzan đã tạo
dựng, hệ thống hóa đặc điểm nội dung phần VHDG trong chương trình Ngữ văn lớp 10, tập
1, ban cơ bản, với mong muốn sử dụng thành thạo, hiệu quả SĐTD trong dạy học môn Ngữ
văn nói chung và VHDG nói riêng để mang lại kết quả tốt trong phương thức học tập của
HS, phương pháp giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp, chúng tôi tập trung nghiên cứu đề
tài “SỬ DỤNG SĐTD TRONG DẠY VÀ HỌC VHDG VIỆT NAM Ở TRƯỜNG
THPT”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng SĐTD vào dạy và học VHDG Việt Nam ở
trường THPT.
2.2. VHDG là một bộ phận cùng với văn học viết cấu thành văn học Việt Nam, chính vì
vậy VHDG là một mảnh đất rộng lớn khơi gợi nhiều vấn đề nghiên cứu rất lý thú và giàu ý
nghĩa. Việc sử dụng SĐTD vào VHDG là rất cần thiết, tuy vậy trong phạm vi luận văn
chúng tôi không thể khảo sát được việc sử dụng SĐTD ở tất cả các thể loại, các tác phẩm
trong chương trình VHDG mà chỉ khảo sát trên nhóm tác phẩm tự sự dân gian (TPTSDG)
và dạng bài khái quát, ôn tập VHDG trong chương trình Ngữ văn 10 ban cơ bản, tập 1. Mặt
khác chúng tôi chỉ chọn những phần kiến thức này vì SĐTD không phải lúc nào cũng sử
dụng phù hợp cho tất cả bài học, nhóm TPTSDG và dạng bài khái quát, tổng kết VHDG là
những bài học đòi hỏi tính khái quát, hệ thống vấn đề khá cao và việc sử dụng SĐTD vào
dạy học những bài này là phù hợp.
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực nghiệm ở khối 10 thuộc hai trường là: Trường THPT
Tôn Đức Thắng và trường THPT Đoàn kết, đây là hai trường thuộc huyện Tân Phú – Đồng
Nai. Trường THPT Tôn Đức Thắng điểm tuyển đầu vào thấp, trường THPT Đoàn Kết điểm
tuyển đầu vào khá cao đồng thời cũng là một trong những trường có chất lượng cao của tỉnh
Đồng Nai, việc thực nghiệm ở hai trường này sẽ thuận lợi cho việc đánh giá kết quả.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Trên thế giới
Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (Sơ đồ tư duy) từ
những năm 70 của thế kỉ XX. Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn
chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia
năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ. Ông đã viết 92 đầu sách và
được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony
Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use your head”. Trong đó, ông trình bày cách
thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp SĐTD. Những cuốn sách nổi
tiếng của Tony Buzan về SĐTD đã được dịch sang tiếng Việt là:
Tony & Barry Buzan (2008), Bản đồ Tư duy, (Lê Huy Lâm dịch), NXB Tổng hợp
TPHCM.
Tony BuZan (2008), Lập bản đồ tư duy, NXB Alphabooks & NXB Trí Thức.
Tony Buzan (2008), Sử dụng trí tuệ của bạn, (Lê Huy Lâm dịch), NXB Tổng hợp
TPHCM.
Tony Buzan ( 2008), Sách dạy đọc nhanh, (Lê Huy Lâm dịch), NXB Tổng hợp
TPHCM.
Tony Buzan (2008), Sử dụng trí nhớ cuả bạn, (Lê Huy Lâm dịch), NXB tổng hợp
TPHCM.
Năm 1975, Joyce Wycoff đã kết hợp chặt chẽ với Buzan để phát triển SĐTD thành
công cụ tư duy hiệu quả, và bà đã viết cuốn sách “Ứng dụng Bản đồ tư duy để khám phá
tính sáng tạo và giải quyết vấn đề”. Cuốn sách nhằm phổ biến phương pháp SĐTD, chứng
minh tính ứng dụng thực tiễn của nó trong cuộc sống.
Bốn tác giả Jean – Luc Deladriere; Frederic Le Bihan; Pierre Mongin; Dennis Rebaud
cũng đã viết cuốn “Sắp xếp ý tưởng với Sơ đồ tư duy” (Trần Chánh Nguyên dịch), NXB
Tổng hợp TPHCM, đã chỉ ra rất rõ thế mạnh của SĐTD trong cuộc sống cũng như học tập.
Năm 2007, cuốn “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” của Adam khoo đã được Trần Đăng Khoa
và Uông Xuân Vy dịch sang tiếng Viêt. Adam khoo đã từng là một cậu bé học hành kém cỏi
với kết quả thi cử thảm hại, nhưng với phương pháp học bằng SĐTD, không những anh đã
vươn lên để đạt đuợc kết quả xuất sắc trong các kỳ thi cuối cấp hai và cấp ba, anh còn được
xếp hạng trong số 1% sinh viên tài năng nhất của trường Đại học Quốc gia Singapore và trở
thành tỷ phú của Singapore khi còn rất trẻ. “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” tổng hợp những kỹ
năng và phương pháp đã mang tới thành công vượt bậc cho cậu bé Adam kém cỏi. Một
trong những phương pháp mang lại thành công cho Adam khoo chính là áp dụng công cụ
học bằng SĐTD, chương 7 của cuốn sách trình bày khá rõ về SĐTD.
3.2. Ở Việt Nam
Việc nghiên cứu về SĐTD cũng như những ứng dụng của SĐTD trong giảng dạy và học
tập trong những năm gần đây đã có sự phát triển. Đã có những ứng dụng trong thực tế của
các GV và HS, đồng thời cũng có những nghiên cứu thành dự án của Bộ Giáo dục – Đào
tạo. Tuy vậy việc sử dụng SĐTD trong giảng dạy và học tập vẫn chưa trở thành hệ thống
rộng khắp trong cả nước.
Tháng 3 năm 2006, chương trình Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam đã thực hiện một
phóng sự về hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến SĐTD của nhóm Tư duy mới
(New Thinking Group - NTG) khi nhóm đang thực hiện dự án “Ứng dụng công cụ hỗ trợ tư
duy – Bản đồ tư duy” cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Dự án đã nhận được sự ủng
hộ sâu rộng từ lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Con người,
các thầy cô giáo và đông đảo học sinh sinh viên. Những đề tài nghiên cứu khoa học về ứng
dụng SĐTD trong làm viêc theo nhóm, trong học ngoại ngữ, học các môn xã hội khác đã đạt
giải cao tại các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong chuyến thăm Việt Nam của Tony Buzan năm 2007 và cuộc trò chuyện cùng nhà
báo Tạ Bích Loan trong chương trình “Người đương thời” vào tháng 4 năm đó trên VTV1,
có lẽ hình ảnh của Tony Buzan cùng với SĐTD nay đã không còn quá xa lạ với nhiều người
Việt Nam.
Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy là dịch giả của cuốn sách “Tôi tài giỏi bạn cũng
thế”, đã cùng một số thành viên khác sáng lập ra công ty Thế giới mới (TGM), với những
hoạt động khá sôi nổi có liên quan tới SĐTD, mọi người người có thể tham gia trao đổi về
SĐTD cũng như tham dự cuộc thi vẽ SĐTD theo chủ đề một cách thoải mái trên Website
www.vuontoithanhcong.com. Đồng thời khóa học “Tôi tài giỏi” của công ty TGM có giảng
dạy về SĐTD thu hút rất đông các bạn trẻ tham dự trên địa bàn TPHCM.
Ngành Giáo dục đã có ứng dụng SĐTD vào dạy học, cụ thể:
“Dự án phát triển Giáo dục – Bộ Giáo dục – Đào tạo THCS 2” do tiến sĩ Trần Đình
Châu làm Giám đốc đã triển khai chương trình “Sử dụng Bản đồ tư duy góp phần dạy học
tích cực và hỗ trợ công tác quản lí nhà trường”. Từ năm 2006 đến 2009 nhóm nghiên cứu
của Dự án THCS 2 và Viện Khoa học Giáo dục đã ấp ủ, nghiên cứu, thử nghiệm thành
công thiết kế BĐTD trong dạy học ở một số trường ở Hà Nội, Bắc Giang. Sau đó nhóm
nghiên cứu đã “trình làng” kết quả nghiên cứu bằng một đề tài khoa học. Nhiều bài báo
khoa học của nhóm nghiên cứu này được công bố ở một số Tạp chí Khoa học và tờ báo
chuyên ngành có uy tín đã thu hút sự quan tâm và áp dụng vào dạy học của nhiều GV và
cán bộ quản lí giáo dục khắp cả nước như:
- Trần Đình Châu, “Sử dụng Bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ HS học tập
môn Toán”, Tạp chí Giáo dục kì 2, tháng 9 – 2009.
- Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, “Sử dụng bản đồ tư duy góp phần tích cực hóa hoạt
động của HS”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề Thiết bị dạy học năm 2009.
- Đặng Thị Thu Thủy, “Hướng dẫn sử dụng phần mềm bản đồ tư duy”, Tạp chí Thiết bị
giáo dục, tháng 11/ 2009.
- Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, “Tổ chức hoạt động dạy học với Bản đồ tư duy”,
Giáo dục & thời đại, số 184, 185, ngày 18,19/ 11/2010.
- Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, “Thiết kế Bản đồ tư duy dạy học kiến thức mới
trong môn Toán”, Tạp chí Giáo dục, kì 2, tháng 12/ 2010.
- Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, “Thiết kế Bản đồ tư duy dạy – học môn Toán dùng
cho GV và HS THPT”, NXB Giáo dục Việt Nam, tháng 4/ 2011.
Nói về SĐTD trong dạy và học, kết quả thu về từ những GV tham gia dạy thử nghiệm
mà Dự án THCSII triển khai ở trường THCS Đống Đa, THCS Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai
(Hà Nội), nhiều trường ở huyện Lạng Giang (Bắc Giang), huyện Hương sơn (Hà Tĩnh), 35
trường THCS tham gia Dự án ở Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu cho rằng PPDH mới này sẽ trợ
giúp cho HS sử dụng sức mạnh của bộ não để học và ghi nhớ những gì đã học. Quan trọng
hơn, phương pháp học này làm cho bài học được trình bày một cách sáng tạo, khiến cho cả
thầy và trò đều thấy lý thú.
Trong Hội thảo khoa học: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào đào tạo GV tiểu học”
khoa Giáo dục tiểu học – Đại học Sư phạm TPHCM, ngày 5 tháng 10 năm 2007, Thạc sĩ
Trương Tinh Hà – khoa Vật lý của trường trình bày chuyên đề “Giảng dạy và học tập với
công cụ Bản đồ tư duy”.
Năm 2009, thầy Bùi Phương Thanh Huấn, giảng viên trường Đại học Cần Thơ đã bảo
vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học ở trường
trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Đây là luận án tiến sĩ Giáo dục học
nghiên cứu về lý luận và PPDH bộ môn Hóa học bằng SĐTD của Tony Buzan nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường THPT vùng ĐBSCL. Luận án đã chỉ ra những
ứng dụng cụ thể của SĐTD để sơ đồ hóa giáo án Hóa học của GV bằng phần mềm Mindjet
MindManager Pro7, kết hợp tổ chức dạy học SĐTD với phương pháp grap và algorit và vận
dụng SĐTD để sơ đồ hóa phương pháp tự học tập hóa học của HS. Luận án đã khẳng định
việc sử dụng SĐTD vào dạy học Hóa học rất phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay
ở các trường THPT, đáp ứng được chủ trương tin học hóa nhà trường phổ thông của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Đối với môn Văn, điển hình áp dụng SĐTD là ông Hoàng Đức Huy. Ông Huy đã áp
dụng rất thành công ở trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) quận 4 và trường THPT
Tư thục Nguyễn Khuyến - TP.HCM năm học 2008-2009. Ông đã thành lập website
www.hoangduchuy.com để HS cùng lên học, trao đổi kinh nghiệm về SĐTD, đồng thời
xuất bản cuốn sách “Bản đồ tư duy đổi mới dạy học”. Cuốn sách đã hướng dẫn chi tiết cách
vẽ SĐTD và ứng dụng của SĐTD ở các cấp học từ bậc mầm non tới trung học, đặc biệt chú
trọng nhiều tới việc sử dụng SĐTD trong dạy văn ở bậc trung học cơ sở. Cuốn sách đưa ra
những đề tài có thể sử dụng SĐTD phù hợp như: tác phẩm tự sự (VD: bài “Bánh chưng
bánh giầy” ở lớp 6; “Cô bé bán diêm” lớp 8,…); tác phẩm trữ tình (VD: bài “Đêm nay Bác
không ngủ” lớp 6; “Bánh trôi nước” lớp 7, “Nhật kí trong tù” lớp 8,…). Đồng thời cũng cho
những ví dụ về SĐTD ở thể loại VGDG bậc trung học cơ sở đó là: truyền thuyết (VD:
Thánh Gióng; Sơn Tinh Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm); truyện cổ tích (VD: Sọ Dừa, Thạch
Sanh, Em bé thông minh); truyện ngụ ngôn (Thầy bói xem voi),… SĐTD cũng được sử
dụng phù hợp trong các kiểu văn bản như: văn bản nghị luận; văn bản thuyết minh. Nhìn
chung, ông Hoàng Đức Huy đã chỉ ra những ứng dụng rộng rãi của SĐTD trong mọi cấp
học, việc sử dụng SĐTD đối với môn Văn cũng khá đa dạng ở các thể loại. Tuy nhiên, ở
mỗi thể loại ông mới đưa ra các ví dụ, chưa cụ thể hóa một cách chi tiết bằng hệ thống lí
thuyết. Báo Tuổi trẻ ngày 4 tháng 11 năm 2008 đăng bài viết “Dạy Văn bằng Bản đồ tư
duy” nói về việc ứng dụng SĐTD trong dạy học của ông Hoàng Đức Huy. Tháng 11 năm
2008, Đài truyền hình Việt Nam VTV9 đã ghi hình hai tiết học Văn có sử dụng SĐTD của
ông. Theo ông Phạm Chí Dũng – Phòng Giáo dục thường xuyên – Sở GDĐT TP.HCM:
“SĐTD rất phù hợp khi áp dụng vào giảng dạy vì giúp giảm tải chương trình, HS dễ hiểu, dễ
nhớ, dễ học. Sở Giáo dục Đào tạo không chỉ nhân rộng trong hệ Giáo dục thường xuyên mà
cả hệ phổ thông”.
Như trên đã nói việc nghiên cứu và ứng dụng SĐTD ở Việt Nam nhìn chung bước đầu
phát triển tuy vậy vẫn chưa thật sự phổ biến, hi vọng trong tương lai không xa, SĐTD sẽ
được áp dụng rộng rãi ở mọi cấp học như một phương pháp mới, hiệu quả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận văn, chúng tôi đã kết hợp sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau đây
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong việc nghiên
cứu, xử lý các tài liệu liên quan đến SĐTD, VHDG, việc đổi mới PPDH. Từ chỗ đọc, phân
tích, rồi tổng hợp để đi đến xác lập những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài.
Phương pháp điều tra, khảo sát: Phương pháp này được sử dụng khi thu thập thông tin,
nắm bắt thực tế nhằm đánh giá về phương pháp học tập, khả năng tiếp nhận tác phẩm văn
chương của HS trong quá trình tiếp cận tác phẩm. Từ đó, xác lập những thông số về thực
tiễn dạy học ở trường phổ thông và năng lực của HS.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong
quá trình thực hiện đề tài như thiết kế giáo án, tổ chức dạy học thực nghiệm. Phương pháp
này giúp cho việc kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý, tính khả thi của đề tài khi áp dụng vào
thực tiễn.
Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp này để thống kê kết quả khảo sát và và
kết quả thực nghiệm, từ đó đưa ra những kết luận chính xác nhất.
Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này nhằm so sánh đối chiếu việc dạy sử
dụng SĐTD có mang lại hiệu quả so với các cách dạy học khác, đồng thời so sánh hiệu quả
đạt được khi vận dụng SĐTD với những đối tượng HS khác nhau. Từ đó rút ra những mặt
mạnh và hạn chế khi sử dụng SĐTD trong trường phổ thông.
5. Đóng góp của luận văn
Việc nghiên cứu về SĐTD trên thế giới không phải là mới lạ, ngay từ những năm 70 của
thế kỉ XX Tony Buzan đã có hàng loạt công trình về SĐTD, tuy nhiên ở Việt Nam, SĐTD
vẫn còn là khái niệm mới mẻ với nhiều người. Sử dụng SĐTD trong giảng dạy và học tập đã
có tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa thật sự phổ biến. Với đề tài “Sử
dụng SĐTD trong dạy và học VHDG trong nhà trường THPT”, dù mới bước đầu thử
nghiệm, chúng tôi cũng mong muốn góp phần đưa SĐTD vào sử dụng rộng rãi và có hệ
thống hơn trong trường học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng và đặc biệt là VHDG.
Trước hết, đối với công tác nghiên cứu khoa học, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần
nhỏ bé thúc đẩy sự phát triển của các PPDH tích cực đang được sử dụng trong những năm
gần đây. Cụ thể là hệ thống hóa lý thuyết về SĐTD, chỉ ra những ứng dụng của SĐTD trong
giảng dạy VHDG, xây dựng quy trình bài giảng VHDG có sử dụng SĐTD.
Thứ hai, đối với công tác giảng dạy, VHDG là bộ phận quan trọng trong bộ môn Ngữ
văn. Việc sử dụng SĐTD trong dạy và học VHDG sẽ giúp GV có một phương pháp giảng
dạy mới tránh tình trạng đọc chép, phát huy cao khả năng sáng tạo của GV. Mặt khác việc
sử dụng SĐTD trong giảng dạy sẽ giúp HS “học cách học”, HS có thể tự học với SĐTD,
tăng cường khả năng sáng tạo và tư duy logic, phát huy tính chủ động tích cực của riêng
mình.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thiết kế và sử dụng SĐTD vào dạy học VHDG Việt Nam
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Ngoài ra, luận văn còn có phần Phụ lục giới thiệu thêm hai giáo án thực nghiệm; phiếu
tham khảo ý kiến GV và HS và một số SĐTD do HS thiết kế trong quá trình thực nghiệm sư
phạm.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Đổi mới PPDH ở Việt Nam
1.1.1.Xu hướng đổi mới PPDH ở Việt Nam trong những năm gần đây
Giáo dục Việt Nam đã phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử, đặc biệt từ Cách mạng
tháng Tám đến nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta, sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo
đã đạt được nhiều thành tựu: nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào quá trình
đấu tranh, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Giáo dục của chúng ta đã qua ba lần cải
cách (năm 1950, 1956, 1980), những lần cải cách đó chỉ tập trung vào thay đổi mục tiêu,
chương trình, nội dung mà chưa đề cập trực diện đến đổi mới phương pháp giáo dục.
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông năm 2002 là một chủ trương lớn đã thực sự
được chuẩn bị từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau khi ban hành
nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X. Lần đổi mới này là một quá trình đổi mới
toàn diện mà một trong những trọng tâm của nó là tập trung đổi mới PPDH, thực hiện dạy
học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của HS với sự tổ chức hướng dẫn đúng mực của
GV. Tiếp tục tận dụng các ưu điểm của PPDH truyền thống, dần dần làm quen với những
PPDH mới và hiện đại đang được áp dụng ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế
giới.
Trong sự nghiệp phát triển đất nước, nền Giáo dục quốc dân cần phải có những đổi
mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá VII về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đã
chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với
hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường
và xã hội, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực sáng tạo,
năng lực giải quết vấn đề…”, từ đó đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho ngành Giáo dục cần phải
đổi mới PPDH để đào tạo con người mới có đủ khả năng sống và làm việc theo yêu cầu của
cuộc cách mạng lớn hiện nay: cách mạng truyền thông và công nghệ thông tin, cách mạng
khoa học và công nghệ. Một trong những đổi mới ngành Giáo dục cần phải thực hiện đó là
đổi mới PPDH bằng hoạt động hoá người học, hay hướng vào người học trong việc tổ chức
quá trình lĩnh hội tri thức theo quan điểm “lấy HS làm trung tâm”, theo hướng này GV chỉ
đóng vai trò là người tổ chức và điều khiển, hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức khoa học, tự
lực hoạt động, tìm tòi và sáng tạo để giành lấy kiến thức mới.
1.1.2. Đổi mới PPDH Ngữ văn ở trường THPT
Xu hướng dạy văn hiện nay là phát huy tính chủ động, tích cực ở HS, tránh tình trạng
đọc chép. Vào đầu thế kỉ XX, thế giới đã bắt đầu đề cập đến “thị hiếu”, “công chúng” trong
văn học. Khái niệm tác phẩm văn học theo quan niệm của mĩ học tiếp nhận phải là: Tác
phẩm văn học = văn bản + sự tiếp nhận của độc giả.
Từ thành tựu của lí luận tiếp nhận văn học hiện đại cho thấy việc tiếp nhận văn học
không còn là sự tiếp nhận thụ động của chủ thể mà là sự tiếp nhận tích cực, tác động trở lại
khâu sáng tác của tác giả. Chính vì vậy trong nhà trường HS là một đối tượng bạn đọc độc
lập, có thể đóng vai trò người đọc tích cực để lĩnh hội, khám phá những thông tin từ tác
phẩm cũng như tư tưởng, tình cảm trong thông điệp của nhà văn. Vậy nên PPDH cần phải
phát huy tính chủ động, tích cực của HS. Trong những năm gần đây, với xu hướng đổi mới
dạy học nói chung, việc dạy học văn đã có sự chuyển biến rõ rệt về phương pháp. Các
phương pháp truyền thống không mất đi hoàn toàn mà kết hợp với các phương pháp khác để
việc học văn đạt hiệu quả cao, đó là các phương pháp như: dạy học nêu vấn đề, thảo luận
nhóm, thuyết trình, ngoại khóa…Nhìn chung tất cả các phương pháp nhằm hướng đến một
giờ học văn thân thiện mà ở đó cả GV lẫn HS đều là những người đọc. GV đóng vai trò là
người có kinh nghiệm dẫn dắt các em tiếp nhận tác phẩm. Trong xu hướng đổi mới phương
pháp dạy văn như trên, việc sử dụng SĐTD vào dạy học là hoàn toàn phù hợp, phát huy tính
chủ động, tích cực của HS trong học tập.
1.2. Lý thuyết về SĐTD
1.2.1. Khái niệm SĐTD
SĐTD còn gọi là Bản đồ tư duy, Lược đồ tư duy,… là một trong những công cụ được
dùng để trình bày thông tin một cách cụ thể, cho phép người sử dụng vừa tập trung vào chi
tiết vừa có được cái nhìn tổng quát. Nhờ vậy, họ có thể nhanh chóng nắm bắt những tình
huống có vấn đề.
SĐTD là một phương pháp ghi chú gồm một hình ảnh hoặc một từ khóa ở trung tâm,
và từ từ khóa trung tâm đó phát triển ra nhiều ý, mỗi ý sẽ là một từ khóa mới, có nhiều ý
nhỏ hơn. Với đặc tính này, bất kì từ khóa hay hình ảnh chủ đạo nào bổ sung vào SĐTD đều
có thể mở rộng phạm vi liên kết mới, rồi từ đó lại mở rộng phạm vi liên kết mới nữa và chu
trình đó có thể lặp đi lặp lại đến vô hạn.
SĐTD khai thác toàn diện chức năng của vỏ não – từ, ảnh, số, suy luận, nhịp điệu, màu
sắc bằng một kĩ thuật độc đáo và sáng tạo. Nhờ vào việc tận dụng những từ khóa và hình
ảnh đa dạng, một khối lượng kiến thức rất lớn sẽ được ghi chú hết sức cô đọng chỉ trong
một trang giấy, mà không bỏ sót bất kì thông tin quan trọng nào. Đặc biệt, SĐTD cho phép
làm nổi bật những ý tưởng trọng tâm, giúp tạo ra một bức tranh mang tính logic, liên kết
chặt chẽ về những gì được học.
1.2.2. Thiết kế SĐTD
1.2.2.1.Các bước thiết kế SĐTD
Bước 1: Chủ đề viết ở trung tâm, từ đó phát triển ra các ý khác. Chủ đề cần được làm
nổi bật cho dễ nhớ như: thêm màu sắc, hình ảnh.
Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ, tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm,
được vẽ chéo góc (chứ không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra
một cách dễ dàng.
Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, viết thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. Bất cứ lúc
nào có thể, hãy dùng biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm thời gian.
Bước 4: Chúng ta có thể thêm nhiều hình ảnh, màu sắc làm nổi bật các ý trọng tâm.
1.2.2.2. Các quy tắc trong SĐTD
- Nhấn mạnh: Đây là một quy tắc quan trọng vì có tác dụng tăng trí nhớ và đẩy mạnh sáng
tạo. Muốn đạt hiệu quả nhấn mạnh tối ưu, chúng ta cần :
+ Dùng một hình ảnh trung tâm hoặc từ ngữ có màu sắc, kích cỡ thật lôi cuốn. Hình ảnh
tự khắc thu hút sự tập trung của mắt và não, đồng thời giúp nhớ hiệu quả. Hơn nữa, hình ảnh
luôn hấp dẫn – lôi cuốn, gây sự thích thú và thu hút quan tâm, chúng ta có thể sử dụng hình
ảnh ở mọi nơi trong SĐTD.
+ Thay đổi kích cỡ ảnh, chữ in và dòng chữ chạy: Thay đổi kích cỡ là cách tốt nhất để chỉ
tầm quan trọng tương đối giữa các thành phần trong cùng một phân cấp. Kích cỡ lớn có tác
dụng nhấn mạnh và giúp ghi nhớ tốt hơn.
+ Cách dòng có tổ chức, thích hợp: Cách dòng có tổ chức làm nổi rõ hình ảnh, giúp tổ
chức phân cấp, phân hạng hiệu quả từ đó giúp SĐTD dễ dàng khai triển và trông đẹp mắt,
bố cục rõ ràng.

More Related Content

What's hot

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (13)

Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương MắtLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
 
Luận văn: Tổ chức giáo dục y học tích hợp theo chủ đề chất lỏng
Luận văn: Tổ chức giáo dục y học tích hợp theo chủ đề chất lỏng Luận văn: Tổ chức giáo dục y học tích hợp theo chủ đề chất lỏng
Luận văn: Tổ chức giáo dục y học tích hợp theo chủ đề chất lỏng
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinhLuận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
 
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong Hóa học
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong Hóa họcLuận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong Hóa học
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong Hóa học
 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện ĐakrôngLuận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPT
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPTBồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPT
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPT
 
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
 
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAYLuận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAYLuận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
 

Viewers also liked

Báo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành may
Báo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành mayBáo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành may
Báo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Maria magdalena huaytan miranda
Maria magdalena huaytan mirandaMaria magdalena huaytan miranda
Maria magdalena huaytan mirandazvr164
 
Estrategias económicas de salida de la crisis
Estrategias económicas de salida de la crisisEstrategias económicas de salida de la crisis
Estrategias económicas de salida de la crisisFundación Ramón Areces
 
La relación jurídico
La relación jurídicoLa relación jurídico
La relación jurídicoJulio Pijo
 
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Garment Space Blog0
 
Engels Ilich Banegas - Malaria en Honduras, Avances y Desafíos
Engels Ilich Banegas - Malaria en Honduras, Avances y DesafíosEngels Ilich Banegas - Malaria en Honduras, Avances y Desafíos
Engels Ilich Banegas - Malaria en Honduras, Avances y DesafíosFundación Ramón Areces
 
Begoña Nafría - 'Aunando esfuerzos para el futuro de la investigación en enfe...
Begoña Nafría - 'Aunando esfuerzos para el futuro de la investigación en enfe...Begoña Nafría - 'Aunando esfuerzos para el futuro de la investigación en enfe...
Begoña Nafría - 'Aunando esfuerzos para el futuro de la investigación en enfe...Fundación Ramón Areces
 
Presentación Empresafácil 2.0
Presentación Empresafácil 2.0Presentación Empresafácil 2.0
Presentación Empresafácil 2.0Juan Antonio
 
Ponencia de FECODE Encuentro sindical y cooperativo Cincop agosto-2015-
Ponencia de FECODE Encuentro sindical y cooperativo Cincop  agosto-2015-Ponencia de FECODE Encuentro sindical y cooperativo Cincop  agosto-2015-
Ponencia de FECODE Encuentro sindical y cooperativo Cincop agosto-2015-Over Dorado Cardona
 
Diapositivas c09 enlaces_quimicos_i
Diapositivas c09 enlaces_quimicos_iDiapositivas c09 enlaces_quimicos_i
Diapositivas c09 enlaces_quimicos_iNatalia Tello
 

Viewers also liked (20)

Báo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành may
Báo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành mayBáo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành may
Báo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành may
 
Spring tutorial v0.271
Spring tutorial v0.271Spring tutorial v0.271
Spring tutorial v0.271
 
97 2003
97 200397 2003
97 2003
 
Hazlo otra forma
Hazlo otra formaHazlo otra forma
Hazlo otra forma
 
Maria magdalena huaytan miranda
Maria magdalena huaytan mirandaMaria magdalena huaytan miranda
Maria magdalena huaytan miranda
 
04 paro
04 paro04 paro
04 paro
 
Reunión del 02 de noviembre del 2011 bueno
Reunión del 02 de noviembre del 2011 buenoReunión del 02 de noviembre del 2011 bueno
Reunión del 02 de noviembre del 2011 bueno
 
Estrategias económicas de salida de la crisis
Estrategias económicas de salida de la crisisEstrategias económicas de salida de la crisis
Estrategias económicas de salida de la crisis
 
Informe Nro. 20 agosto-17-2015-
Informe Nro. 20  agosto-17-2015-Informe Nro. 20  agosto-17-2015-
Informe Nro. 20 agosto-17-2015-
 
Diario de procesos[1]
Diario de procesos[1]Diario de procesos[1]
Diario de procesos[1]
 
La relación jurídico
La relación jurídicoLa relación jurídico
La relación jurídico
 
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
 
Engels Ilich Banegas - Malaria en Honduras, Avances y Desafíos
Engels Ilich Banegas - Malaria en Honduras, Avances y DesafíosEngels Ilich Banegas - Malaria en Honduras, Avances y Desafíos
Engels Ilich Banegas - Malaria en Honduras, Avances y Desafíos
 
Begoña Nafría - 'Aunando esfuerzos para el futuro de la investigación en enfe...
Begoña Nafría - 'Aunando esfuerzos para el futuro de la investigación en enfe...Begoña Nafría - 'Aunando esfuerzos para el futuro de la investigación en enfe...
Begoña Nafría - 'Aunando esfuerzos para el futuro de la investigación en enfe...
 
Presentación Empresafácil 2.0
Presentación Empresafácil 2.0Presentación Empresafácil 2.0
Presentación Empresafácil 2.0
 
Art religiós
Art religiósArt religiós
Art religiós
 
Proyecto 1
Proyecto 1Proyecto 1
Proyecto 1
 
Ponencia de FECODE Encuentro sindical y cooperativo Cincop agosto-2015-
Ponencia de FECODE Encuentro sindical y cooperativo Cincop  agosto-2015-Ponencia de FECODE Encuentro sindical y cooperativo Cincop  agosto-2015-
Ponencia de FECODE Encuentro sindical y cooperativo Cincop agosto-2015-
 
Actividad en el aula
Actividad en el aulaActividad en el aula
Actividad en el aula
 
Diapositivas c09 enlaces_quimicos_i
Diapositivas c09 enlaces_quimicos_iDiapositivas c09 enlaces_quimicos_i
Diapositivas c09 enlaces_quimicos_i
 

Similar to Su dung so_do_tu_duy_trong_day_va_hoc_van_hoc_dan_gian_viet_nam_o_truong_trung_hoc_pho_thong_5188

Sử dụng hồ sơ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học si...
Sử dụng hồ sơ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học si...Sử dụng hồ sơ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học si...
Sử dụng hồ sơ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học si...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328Garment Space Blog0
 
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Garment Space Blog0
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Sử dụng bài tập trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11 trung...
Luận văn: Sử dụng bài tập trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11 trung...Luận văn: Sử dụng bài tập trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11 trung...
Luận văn: Sử dụng bài tập trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11 trung...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Su dung so_do_tu_duy_trong_day_va_hoc_van_hoc_dan_gian_viet_nam_o_truong_trung_hoc_pho_thong_5188 (20)

Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang họcLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
 
Sử dụng hồ sơ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học si...
Sử dụng hồ sơ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học si...Sử dụng hồ sơ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học si...
Sử dụng hồ sơ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học si...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đLuận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
 
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
 
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAYLuận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đLuận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
 
Đề tài: Dạy - học môn Vẽ tranh tại trường THCS Hương Sơn, HOT
Đề tài: Dạy - học môn Vẽ tranh tại trường THCS Hương Sơn, HOTĐề tài: Dạy - học môn Vẽ tranh tại trường THCS Hương Sơn, HOT
Đề tài: Dạy - học môn Vẽ tranh tại trường THCS Hương Sơn, HOT
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11Đề tài: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11
 
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
 
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
 
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOTĐề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
 
Luận văn: Sử dụng bài tập trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11 trung...
Luận văn: Sử dụng bài tập trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11 trung...Luận văn: Sử dụng bài tập trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11 trung...
Luận văn: Sử dụng bài tập trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11 trung...
 
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOTLuận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
 

More from Garment Space Blog0

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Garment Space Blog0
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Garment Space Blog0
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Garment Space Blog0
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Garment Space Blog0
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Garment Space Blog0
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Garment Space Blog0
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Garment Space Blog0
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Garment Space Blog0
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Garment Space Blog0
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Garment Space Blog0
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Garment Space Blog0
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Garment Space Blog0
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Garment Space Blog0
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Garment Space Blog0
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Garment Space Blog0
 

More from Garment Space Blog0 (20)

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Su dung so_do_tu_duy_trong_day_va_hoc_van_hoc_dan_gian_viet_nam_o_truong_trung_hoc_pho_thong_5188

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---------- Nguyễn Thị Hằng SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH __________ Nguyễn Thị Hằng SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học môn Văn Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hằng
  • 4. Lời cảm ơn Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Điệp, người đã dành nhiều thời gian,sự tận tâm để hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Hơn lúc nào hết,tôi muốn gửi tấm lòng thành kính tới cô Nguyễn Thị Hồng Hà, người hướng dẫn đầu tiên của tôi, người đã cho tôi nguồn động viên tinh thần sâu sắc và bài học quý báu về tinh thần lạc quan,tình yêu cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ, góp ý tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt các bạn trong lớp Cao học K19, những người đã chia sẻ nhiều thăng trầm, khó khăn trong suốt thời gian học tập tại đại học Sư phạm TP.HCM. Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn trường THPT Tôn Đức Thắng đã tạo điều kiện về thời gian để tôi có thể hoàn thành chương trình học của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn tới gia đình thân yêu đã luôn bên cạnh tôi trong mọi thời điểm,cho tôi sức mạnh tinh thần to lớn để vượt qua mọi khó khăn. TPHCM, tháng 12 năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hằng
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục hình vẽ MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................9 1.1.Đổi mới PPDH ở Việt Nam...............................................................................9 1.1.1.Xu hướng đổi mới PPDH ở Việt Nam trong những năm gần đây..........9 1.1.2. Đổi mới PPDH Ngữ văn ở trường THPT ............................................10 1.2. Lý thuyết về SĐTD.........................................................................................10 1.2.1. Khái niệm SĐTD..................................................................................10 1.2.2. Thiết kế SĐTD .....................................................................................11 1.2.3. Tác dụng của SĐTD trong việc ghi chú...............................................22 1.3. Văn học dân gian trong trường phổ thông......................................................26 1.3.1. Những nét khái quát về VHDG............................................................26 1.3.2. VGDG trong trường phổ thông............................................................28 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC VHDG VIỆT NAM...........................................35 2.1. Ứng dụng của SĐTD trong giảng dạy............................................................35 2.1.1 Ứng dụng của SĐTD đối với GV..........................................................35 2.1.2. Ứng dụng của SĐTD đối với HS .........................................................37 2.1.3. Các loại SĐTD .....................................................................................39 2.2. Sử dụng SĐTD trong dạy VHDG Việt Nam..................................................39 2.2.1. SĐTD trong dạy học tác phẩm TSDG .................................................39 2.2.2. Sử dụng SĐTD trong dạy bài “Khái quát VHDG Việt Nam”và “Ôn tập VHDG Việt Nam” ......................................................................................................60 2.3. Những chú ý khi sử dụng SĐTD trong dạy học.............................................68 2.3.1 Không xem SĐTD như phương pháp duy nhất trong dạy học .............68
  • 6. 2.3.2. Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ...........................71 2.3.3.Tránh tính hình thức trong việc lập và sử dụng SĐTD.........................71 2.3.4. Cần có sự thống nhất giữa hoạt động dạy của GV...............................72 và hoạt động học của HS................................................................................72 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..........................................................73 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm...................................................................73 3.1.1. Mục đích thực nghiệm..........................................................................73 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm.........................................................................73 3.2. Lập kế hoạch thực nghiệm..............................................................................73 3.2.1.Hoạch định trường THPT và GV thực nghiệm sư phạm......................73 3.2.2. Trao đổi với GV dạy thực nghiệm sư phạm.........................................74 3.2.3.Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng...............................................74 3.2.4. Chọn bài lên lớp thực nghiệm sư phạm ...............................................74 3.3. Thiết kế bài học thực nghiệm .........................................................................75 3.3.1. Bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”.......................................75 3.3.2. Truyện cổ tích “ Tấm Cám”.................................................................79 3.4. Đánh giá thực tiễn giờ dạy học thực nghiệm..................................................84 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm........................................................................89 3.5.1. Biện pháp đánh giá...............................................................................89 3.5.2. Kết quả thực nghiệm – nhận xét đánh giá............................................89 KẾT LUẬN ..........................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99 PHỤ LỤC ........................................................................................................103
  • 7. DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN VHDG : văn học dân gian SĐTD : sơ đồ tư duy PPDH: : phương pháp dạy học GV : giáo viên HS : học sinh THPT : trung học phổ thông TSDG : tự sự dân gian TN : thực nghiệm ĐC : đối chứng SGK : sách giáo khoa
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN 1 Bảng 1.1 Thống kê đơn vị bài học VHDG trong SGK Ngữ văn 10 34 2 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát ý kiến HS sau khi dạy xong bài “Khái quát VHDG Việt Nam” và bài “Tấm Cám” 100 3 Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra 15 phút 103 4 Bảng 3.3 Tỉ lệ đạt được ở bài thực nghiệm 15 phút 104 5 Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra 45 phút 104 6 Bảng 3.5 Tỉ lệ đạt được của thực nghiệm 45 phút 105 7 Bảng 3.6 Bảng tổng hợp so sánh kết quả giữa hai bài thực nghiệm và đối chứng 105
  • 9. DANH MỤC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN 1 Hình 1.1 Mô hình SĐTD của tác giả Tony Buzan 20 2 Hình 1.2 SĐTD dạy “Truyện Kiều” của thầy Hoàng Đức Huy 21 3 Hình 1.3 SĐTD dạy “Nhật Kí trong tù” của thầy Hoàng Đức Huy 21 4 Hình 1.4 SĐTD học « Truyện dân gian » lớp 9 (HS thiết kế - nguồn Internet) 22 5 Hình 1.5 SĐTD môn Sinh (HS thiết kế - nguồn Internet) 22 6 Hình 1.6 SĐTD môn Toán của TS. Trần Đình Châu 23 7 Hình 1.7 SĐTD môn Vật lí (HS thiết kế - nguồn Internet) 23 8 Hình 1.8 SĐTD môn Hóa học (Cô Nguyễn Thị Khoa trường Quang Trung – Bình Phước) 24 9 Hình 1.9 Ví dụ về Grap dạy học ( nguồn Internet) 27 10 Hình 1.10 Một ví dụ về bản đồ khái niệm 28 11 Hình 2.1 SĐTD tóm tắt sử thi “ Đăm Săn” 52 12 Hình 2.2 SĐTD tóm tắt truyện “Tấm Cám” 53 13 Hình 2.3 SĐTD tóm tắt truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” 54 14 Hình 2.4 SĐTD dạy nhân vật An Dương Vương 58 15 Hình 2.5 SĐTD “ Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây” 60 16 Hình 2.6 SĐTD “Diễn biến mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám” 64 17 Hình 2.7 SĐTD bài “Nhưng nó phải bằng hai mày” 63 18 Hình 2.8 SĐTD khái quát bài học “Chiến thắng Mtao Mxây” 64 19 Hình 2.9 SĐTD khái quát bài “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” 65 20 Hình 2.10 SĐTD lập dàn ý đề bài “Phân tích nhân vật Đăm Săn qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây” 68 21 Hình 2.11 SĐTD bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”( HS vẽ) 70 22 Hình 2.12 SĐTD bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” 71 23 Hình 2.13 SĐTD khái quát truyện dân gian (tác phẩm tự sự) 75 24 Hinh 2.14 SĐTD lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa VHDG 76 25 Hình 3.1 SĐTD khái quát đặc trưng truyện cổ tích thần kì 96
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đang là vấn đề mà ngành Giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung đặc biệt quan tâm và đang được thực hiện ở nước ta trong những năm gần đây. Một trong những yêu cầu của đổi mới phương pháp như Luật giáo dục 2005, chương I, điều 24 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS); phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho mỗi HS”. Việc dạy học Ngữ văn nói chung và dạy văn học dân gian (VHDG) nói riêng không nằm ngoài yêu cầu đổi mới đó. Trong thực tế hiện nay, đối với các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới PPDH song tình trạng đọc chép trong giờ học vẫn còn khá phổ biến. Giáo viên (GV) trong giờ dạy vẫn còn truyền thụ một chiều, chưa thực sự phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS. Bản thân HS vẫn còn thụ động, vẫn còn “nói theo thầy”, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. GV chưa mang đến cho HS phương pháp học tập hiệu quả, đặc biệt chưa gúp HS phát triển khả năng tự học. 1.2. VHDG là bộ phận quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông, đóng vai trò to lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn HS, cung cấp cho các em kiến thức rộng lớn về đời sống các dân tộc…Tuy vậy VHDG là những sáng tác có khoảng cách xa so với thực tại, chứa đựng những tư duy, những quan niệm thẩm mĩ của người xưa,… là những khó khăn lớn đối với người học nội dung văn học này. Hơn nữa, với dung lượng kiến thức lớn, khả năng phủ rộng tới nhiều lĩnh vực cuộc sống, nhưng lại bị hạn chế trong thời gian 1 – 2 tiết học trong nhà trường phổ thông phần nào khiến GV khi dạy nội dung này vẫn chưa đạt được tới đích của việc dạy bài học VHDG. Mặt khác, việc dạy VHDG trong trường phổ thông chưa thật sự khơi gợi được hứng thú cho HS, GV dạy trên tinh thần “cho xong bài”, HS vẫn xem nhẹ việc học VHDG. Từ thực tế này đòi hỏi GV Ngữ văn cần lựa chọn phương pháp – phương tiện dạy học phù hợp với nội dung VHDG, nhằm tổ chức, định hướng cho HS thu thập thông tin, chinh phục kho tàng tri thức một cách hiệu quả.
  • 11. 1.3. Như vậy việc phát triển tư duy cho HS, hướng các em đến một phương pháp học tập tích cực, chủ động và sáng tạo là chuyện nên làm. GV không chỉ cung cấp cho các em kiến thức mà quan trọng hơn phải giúp các em “học cách học”, không chỉ giúp HS khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Bản đồ tư duy (Mind map). Sơ đồ tư duy (SĐTD) là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp GV và HS trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, vv… Trên cơ sở tổng kết những vấn đề cơ bản của lý thuyết SĐTD mà Tony Buzan đã tạo dựng, hệ thống hóa đặc điểm nội dung phần VHDG trong chương trình Ngữ văn lớp 10, tập 1, ban cơ bản, với mong muốn sử dụng thành thạo, hiệu quả SĐTD trong dạy học môn Ngữ văn nói chung và VHDG nói riêng để mang lại kết quả tốt trong phương thức học tập của HS, phương pháp giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp, chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài “SỬ DỤNG SĐTD TRONG DẠY VÀ HỌC VHDG VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng SĐTD vào dạy và học VHDG Việt Nam ở trường THPT. 2.2. VHDG là một bộ phận cùng với văn học viết cấu thành văn học Việt Nam, chính vì vậy VHDG là một mảnh đất rộng lớn khơi gợi nhiều vấn đề nghiên cứu rất lý thú và giàu ý nghĩa. Việc sử dụng SĐTD vào VHDG là rất cần thiết, tuy vậy trong phạm vi luận văn chúng tôi không thể khảo sát được việc sử dụng SĐTD ở tất cả các thể loại, các tác phẩm trong chương trình VHDG mà chỉ khảo sát trên nhóm tác phẩm tự sự dân gian (TPTSDG) và dạng bài khái quát, ôn tập VHDG trong chương trình Ngữ văn 10 ban cơ bản, tập 1. Mặt khác chúng tôi chỉ chọn những phần kiến thức này vì SĐTD không phải lúc nào cũng sử dụng phù hợp cho tất cả bài học, nhóm TPTSDG và dạng bài khái quát, tổng kết VHDG là
  • 12. những bài học đòi hỏi tính khái quát, hệ thống vấn đề khá cao và việc sử dụng SĐTD vào dạy học những bài này là phù hợp. Chúng tôi tiến hành khảo sát thực nghiệm ở khối 10 thuộc hai trường là: Trường THPT Tôn Đức Thắng và trường THPT Đoàn kết, đây là hai trường thuộc huyện Tân Phú – Đồng Nai. Trường THPT Tôn Đức Thắng điểm tuyển đầu vào thấp, trường THPT Đoàn Kết điểm tuyển đầu vào khá cao đồng thời cũng là một trong những trường có chất lượng cao của tỉnh Đồng Nai, việc thực nghiệm ở hai trường này sẽ thuận lợi cho việc đánh giá kết quả. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.1. Trên thế giới Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (Sơ đồ tư duy) từ những năm 70 của thế kỉ XX. Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ. Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use your head”. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp SĐTD. Những cuốn sách nổi tiếng của Tony Buzan về SĐTD đã được dịch sang tiếng Việt là: Tony & Barry Buzan (2008), Bản đồ Tư duy, (Lê Huy Lâm dịch), NXB Tổng hợp TPHCM. Tony BuZan (2008), Lập bản đồ tư duy, NXB Alphabooks & NXB Trí Thức. Tony Buzan (2008), Sử dụng trí tuệ của bạn, (Lê Huy Lâm dịch), NXB Tổng hợp TPHCM. Tony Buzan ( 2008), Sách dạy đọc nhanh, (Lê Huy Lâm dịch), NXB Tổng hợp TPHCM. Tony Buzan (2008), Sử dụng trí nhớ cuả bạn, (Lê Huy Lâm dịch), NXB tổng hợp TPHCM. Năm 1975, Joyce Wycoff đã kết hợp chặt chẽ với Buzan để phát triển SĐTD thành công cụ tư duy hiệu quả, và bà đã viết cuốn sách “Ứng dụng Bản đồ tư duy để khám phá tính sáng tạo và giải quyết vấn đề”. Cuốn sách nhằm phổ biến phương pháp SĐTD, chứng minh tính ứng dụng thực tiễn của nó trong cuộc sống.
  • 13. Bốn tác giả Jean – Luc Deladriere; Frederic Le Bihan; Pierre Mongin; Dennis Rebaud cũng đã viết cuốn “Sắp xếp ý tưởng với Sơ đồ tư duy” (Trần Chánh Nguyên dịch), NXB Tổng hợp TPHCM, đã chỉ ra rất rõ thế mạnh của SĐTD trong cuộc sống cũng như học tập. Năm 2007, cuốn “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” của Adam khoo đã được Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy dịch sang tiếng Viêt. Adam khoo đã từng là một cậu bé học hành kém cỏi với kết quả thi cử thảm hại, nhưng với phương pháp học bằng SĐTD, không những anh đã vươn lên để đạt đuợc kết quả xuất sắc trong các kỳ thi cuối cấp hai và cấp ba, anh còn được xếp hạng trong số 1% sinh viên tài năng nhất của trường Đại học Quốc gia Singapore và trở thành tỷ phú của Singapore khi còn rất trẻ. “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” tổng hợp những kỹ năng và phương pháp đã mang tới thành công vượt bậc cho cậu bé Adam kém cỏi. Một trong những phương pháp mang lại thành công cho Adam khoo chính là áp dụng công cụ học bằng SĐTD, chương 7 của cuốn sách trình bày khá rõ về SĐTD. 3.2. Ở Việt Nam Việc nghiên cứu về SĐTD cũng như những ứng dụng của SĐTD trong giảng dạy và học tập trong những năm gần đây đã có sự phát triển. Đã có những ứng dụng trong thực tế của các GV và HS, đồng thời cũng có những nghiên cứu thành dự án của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Tuy vậy việc sử dụng SĐTD trong giảng dạy và học tập vẫn chưa trở thành hệ thống rộng khắp trong cả nước. Tháng 3 năm 2006, chương trình Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam đã thực hiện một phóng sự về hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến SĐTD của nhóm Tư duy mới (New Thinking Group - NTG) khi nhóm đang thực hiện dự án “Ứng dụng công cụ hỗ trợ tư duy – Bản đồ tư duy” cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Dự án đã nhận được sự ủng hộ sâu rộng từ lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Con người, các thầy cô giáo và đông đảo học sinh sinh viên. Những đề tài nghiên cứu khoa học về ứng dụng SĐTD trong làm viêc theo nhóm, trong học ngoại ngữ, học các môn xã hội khác đã đạt giải cao tại các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong chuyến thăm Việt Nam của Tony Buzan năm 2007 và cuộc trò chuyện cùng nhà báo Tạ Bích Loan trong chương trình “Người đương thời” vào tháng 4 năm đó trên VTV1, có lẽ hình ảnh của Tony Buzan cùng với SĐTD nay đã không còn quá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy là dịch giả của cuốn sách “Tôi tài giỏi bạn cũng thế”, đã cùng một số thành viên khác sáng lập ra công ty Thế giới mới (TGM), với những
  • 14. hoạt động khá sôi nổi có liên quan tới SĐTD, mọi người người có thể tham gia trao đổi về SĐTD cũng như tham dự cuộc thi vẽ SĐTD theo chủ đề một cách thoải mái trên Website www.vuontoithanhcong.com. Đồng thời khóa học “Tôi tài giỏi” của công ty TGM có giảng dạy về SĐTD thu hút rất đông các bạn trẻ tham dự trên địa bàn TPHCM. Ngành Giáo dục đã có ứng dụng SĐTD vào dạy học, cụ thể: “Dự án phát triển Giáo dục – Bộ Giáo dục – Đào tạo THCS 2” do tiến sĩ Trần Đình Châu làm Giám đốc đã triển khai chương trình “Sử dụng Bản đồ tư duy góp phần dạy học tích cực và hỗ trợ công tác quản lí nhà trường”. Từ năm 2006 đến 2009 nhóm nghiên cứu của Dự án THCS 2 và Viện Khoa học Giáo dục đã ấp ủ, nghiên cứu, thử nghiệm thành công thiết kế BĐTD trong dạy học ở một số trường ở Hà Nội, Bắc Giang. Sau đó nhóm nghiên cứu đã “trình làng” kết quả nghiên cứu bằng một đề tài khoa học. Nhiều bài báo khoa học của nhóm nghiên cứu này được công bố ở một số Tạp chí Khoa học và tờ báo chuyên ngành có uy tín đã thu hút sự quan tâm và áp dụng vào dạy học của nhiều GV và cán bộ quản lí giáo dục khắp cả nước như: - Trần Đình Châu, “Sử dụng Bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ HS học tập môn Toán”, Tạp chí Giáo dục kì 2, tháng 9 – 2009. - Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, “Sử dụng bản đồ tư duy góp phần tích cực hóa hoạt động của HS”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề Thiết bị dạy học năm 2009. - Đặng Thị Thu Thủy, “Hướng dẫn sử dụng phần mềm bản đồ tư duy”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, tháng 11/ 2009. - Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, “Tổ chức hoạt động dạy học với Bản đồ tư duy”, Giáo dục & thời đại, số 184, 185, ngày 18,19/ 11/2010. - Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, “Thiết kế Bản đồ tư duy dạy học kiến thức mới trong môn Toán”, Tạp chí Giáo dục, kì 2, tháng 12/ 2010. - Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, “Thiết kế Bản đồ tư duy dạy – học môn Toán dùng cho GV và HS THPT”, NXB Giáo dục Việt Nam, tháng 4/ 2011. Nói về SĐTD trong dạy và học, kết quả thu về từ những GV tham gia dạy thử nghiệm mà Dự án THCSII triển khai ở trường THCS Đống Đa, THCS Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai (Hà Nội), nhiều trường ở huyện Lạng Giang (Bắc Giang), huyện Hương sơn (Hà Tĩnh), 35 trường THCS tham gia Dự án ở Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu cho rằng PPDH mới này sẽ trợ giúp cho HS sử dụng sức mạnh của bộ não để học và ghi nhớ những gì đã học. Quan trọng
  • 15. hơn, phương pháp học này làm cho bài học được trình bày một cách sáng tạo, khiến cho cả thầy và trò đều thấy lý thú. Trong Hội thảo khoa học: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào đào tạo GV tiểu học” khoa Giáo dục tiểu học – Đại học Sư phạm TPHCM, ngày 5 tháng 10 năm 2007, Thạc sĩ Trương Tinh Hà – khoa Vật lý của trường trình bày chuyên đề “Giảng dạy và học tập với công cụ Bản đồ tư duy”. Năm 2009, thầy Bùi Phương Thanh Huấn, giảng viên trường Đại học Cần Thơ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Đây là luận án tiến sĩ Giáo dục học nghiên cứu về lý luận và PPDH bộ môn Hóa học bằng SĐTD của Tony Buzan nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường THPT vùng ĐBSCL. Luận án đã chỉ ra những ứng dụng cụ thể của SĐTD để sơ đồ hóa giáo án Hóa học của GV bằng phần mềm Mindjet MindManager Pro7, kết hợp tổ chức dạy học SĐTD với phương pháp grap và algorit và vận dụng SĐTD để sơ đồ hóa phương pháp tự học tập hóa học của HS. Luận án đã khẳng định việc sử dụng SĐTD vào dạy học Hóa học rất phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay ở các trường THPT, đáp ứng được chủ trương tin học hóa nhà trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với môn Văn, điển hình áp dụng SĐTD là ông Hoàng Đức Huy. Ông Huy đã áp dụng rất thành công ở trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) quận 4 và trường THPT Tư thục Nguyễn Khuyến - TP.HCM năm học 2008-2009. Ông đã thành lập website www.hoangduchuy.com để HS cùng lên học, trao đổi kinh nghiệm về SĐTD, đồng thời xuất bản cuốn sách “Bản đồ tư duy đổi mới dạy học”. Cuốn sách đã hướng dẫn chi tiết cách vẽ SĐTD và ứng dụng của SĐTD ở các cấp học từ bậc mầm non tới trung học, đặc biệt chú trọng nhiều tới việc sử dụng SĐTD trong dạy văn ở bậc trung học cơ sở. Cuốn sách đưa ra những đề tài có thể sử dụng SĐTD phù hợp như: tác phẩm tự sự (VD: bài “Bánh chưng bánh giầy” ở lớp 6; “Cô bé bán diêm” lớp 8,…); tác phẩm trữ tình (VD: bài “Đêm nay Bác không ngủ” lớp 6; “Bánh trôi nước” lớp 7, “Nhật kí trong tù” lớp 8,…). Đồng thời cũng cho những ví dụ về SĐTD ở thể loại VGDG bậc trung học cơ sở đó là: truyền thuyết (VD: Thánh Gióng; Sơn Tinh Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm); truyện cổ tích (VD: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh); truyện ngụ ngôn (Thầy bói xem voi),… SĐTD cũng được sử dụng phù hợp trong các kiểu văn bản như: văn bản nghị luận; văn bản thuyết minh. Nhìn
  • 16. chung, ông Hoàng Đức Huy đã chỉ ra những ứng dụng rộng rãi của SĐTD trong mọi cấp học, việc sử dụng SĐTD đối với môn Văn cũng khá đa dạng ở các thể loại. Tuy nhiên, ở mỗi thể loại ông mới đưa ra các ví dụ, chưa cụ thể hóa một cách chi tiết bằng hệ thống lí thuyết. Báo Tuổi trẻ ngày 4 tháng 11 năm 2008 đăng bài viết “Dạy Văn bằng Bản đồ tư duy” nói về việc ứng dụng SĐTD trong dạy học của ông Hoàng Đức Huy. Tháng 11 năm 2008, Đài truyền hình Việt Nam VTV9 đã ghi hình hai tiết học Văn có sử dụng SĐTD của ông. Theo ông Phạm Chí Dũng – Phòng Giáo dục thường xuyên – Sở GDĐT TP.HCM: “SĐTD rất phù hợp khi áp dụng vào giảng dạy vì giúp giảm tải chương trình, HS dễ hiểu, dễ nhớ, dễ học. Sở Giáo dục Đào tạo không chỉ nhân rộng trong hệ Giáo dục thường xuyên mà cả hệ phổ thông”. Như trên đã nói việc nghiên cứu và ứng dụng SĐTD ở Việt Nam nhìn chung bước đầu phát triển tuy vậy vẫn chưa thật sự phổ biến, hi vọng trong tương lai không xa, SĐTD sẽ được áp dụng rộng rãi ở mọi cấp học như một phương pháp mới, hiệu quả. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận văn, chúng tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong việc nghiên cứu, xử lý các tài liệu liên quan đến SĐTD, VHDG, việc đổi mới PPDH. Từ chỗ đọc, phân tích, rồi tổng hợp để đi đến xác lập những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài. Phương pháp điều tra, khảo sát: Phương pháp này được sử dụng khi thu thập thông tin, nắm bắt thực tế nhằm đánh giá về phương pháp học tập, khả năng tiếp nhận tác phẩm văn chương của HS trong quá trình tiếp cận tác phẩm. Từ đó, xác lập những thông số về thực tiễn dạy học ở trường phổ thông và năng lực của HS. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình thực hiện đề tài như thiết kế giáo án, tổ chức dạy học thực nghiệm. Phương pháp này giúp cho việc kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý, tính khả thi của đề tài khi áp dụng vào thực tiễn. Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp này để thống kê kết quả khảo sát và và kết quả thực nghiệm, từ đó đưa ra những kết luận chính xác nhất. Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này nhằm so sánh đối chiếu việc dạy sử dụng SĐTD có mang lại hiệu quả so với các cách dạy học khác, đồng thời so sánh hiệu quả
  • 17. đạt được khi vận dụng SĐTD với những đối tượng HS khác nhau. Từ đó rút ra những mặt mạnh và hạn chế khi sử dụng SĐTD trong trường phổ thông. 5. Đóng góp của luận văn Việc nghiên cứu về SĐTD trên thế giới không phải là mới lạ, ngay từ những năm 70 của thế kỉ XX Tony Buzan đã có hàng loạt công trình về SĐTD, tuy nhiên ở Việt Nam, SĐTD vẫn còn là khái niệm mới mẻ với nhiều người. Sử dụng SĐTD trong giảng dạy và học tập đã có tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa thật sự phổ biến. Với đề tài “Sử dụng SĐTD trong dạy và học VHDG trong nhà trường THPT”, dù mới bước đầu thử nghiệm, chúng tôi cũng mong muốn góp phần đưa SĐTD vào sử dụng rộng rãi và có hệ thống hơn trong trường học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng và đặc biệt là VHDG. Trước hết, đối với công tác nghiên cứu khoa học, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần nhỏ bé thúc đẩy sự phát triển của các PPDH tích cực đang được sử dụng trong những năm gần đây. Cụ thể là hệ thống hóa lý thuyết về SĐTD, chỉ ra những ứng dụng của SĐTD trong giảng dạy VHDG, xây dựng quy trình bài giảng VHDG có sử dụng SĐTD. Thứ hai, đối với công tác giảng dạy, VHDG là bộ phận quan trọng trong bộ môn Ngữ văn. Việc sử dụng SĐTD trong dạy và học VHDG sẽ giúp GV có một phương pháp giảng dạy mới tránh tình trạng đọc chép, phát huy cao khả năng sáng tạo của GV. Mặt khác việc sử dụng SĐTD trong giảng dạy sẽ giúp HS “học cách học”, HS có thể tự học với SĐTD, tăng cường khả năng sáng tạo và tư duy logic, phát huy tính chủ động tích cực của riêng mình. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Thiết kế và sử dụng SĐTD vào dạy học VHDG Việt Nam Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Ngoài ra, luận văn còn có phần Phụ lục giới thiệu thêm hai giáo án thực nghiệm; phiếu tham khảo ý kiến GV và HS và một số SĐTD do HS thiết kế trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
  • 18. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.Đổi mới PPDH ở Việt Nam 1.1.1.Xu hướng đổi mới PPDH ở Việt Nam trong những năm gần đây Giáo dục Việt Nam đã phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử, đặc biệt từ Cách mạng tháng Tám đến nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta, sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu: nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào quá trình đấu tranh, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Giáo dục của chúng ta đã qua ba lần cải cách (năm 1950, 1956, 1980), những lần cải cách đó chỉ tập trung vào thay đổi mục tiêu, chương trình, nội dung mà chưa đề cập trực diện đến đổi mới phương pháp giáo dục. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông năm 2002 là một chủ trương lớn đã thực sự được chuẩn bị từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau khi ban hành nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X. Lần đổi mới này là một quá trình đổi mới toàn diện mà một trong những trọng tâm của nó là tập trung đổi mới PPDH, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của HS với sự tổ chức hướng dẫn đúng mực của GV. Tiếp tục tận dụng các ưu điểm của PPDH truyền thống, dần dần làm quen với những PPDH mới và hiện đại đang được áp dụng ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Trong sự nghiệp phát triển đất nước, nền Giáo dục quốc dân cần phải có những đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường và xã hội, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực sáng tạo, năng lực giải quết vấn đề…”, từ đó đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho ngành Giáo dục cần phải đổi mới PPDH để đào tạo con người mới có đủ khả năng sống và làm việc theo yêu cầu của cuộc cách mạng lớn hiện nay: cách mạng truyền thông và công nghệ thông tin, cách mạng khoa học và công nghệ. Một trong những đổi mới ngành Giáo dục cần phải thực hiện đó là đổi mới PPDH bằng hoạt động hoá người học, hay hướng vào người học trong việc tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức theo quan điểm “lấy HS làm trung tâm”, theo hướng này GV chỉ
  • 19. đóng vai trò là người tổ chức và điều khiển, hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức khoa học, tự lực hoạt động, tìm tòi và sáng tạo để giành lấy kiến thức mới. 1.1.2. Đổi mới PPDH Ngữ văn ở trường THPT Xu hướng dạy văn hiện nay là phát huy tính chủ động, tích cực ở HS, tránh tình trạng đọc chép. Vào đầu thế kỉ XX, thế giới đã bắt đầu đề cập đến “thị hiếu”, “công chúng” trong văn học. Khái niệm tác phẩm văn học theo quan niệm của mĩ học tiếp nhận phải là: Tác phẩm văn học = văn bản + sự tiếp nhận của độc giả. Từ thành tựu của lí luận tiếp nhận văn học hiện đại cho thấy việc tiếp nhận văn học không còn là sự tiếp nhận thụ động của chủ thể mà là sự tiếp nhận tích cực, tác động trở lại khâu sáng tác của tác giả. Chính vì vậy trong nhà trường HS là một đối tượng bạn đọc độc lập, có thể đóng vai trò người đọc tích cực để lĩnh hội, khám phá những thông tin từ tác phẩm cũng như tư tưởng, tình cảm trong thông điệp của nhà văn. Vậy nên PPDH cần phải phát huy tính chủ động, tích cực của HS. Trong những năm gần đây, với xu hướng đổi mới dạy học nói chung, việc dạy học văn đã có sự chuyển biến rõ rệt về phương pháp. Các phương pháp truyền thống không mất đi hoàn toàn mà kết hợp với các phương pháp khác để việc học văn đạt hiệu quả cao, đó là các phương pháp như: dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình, ngoại khóa…Nhìn chung tất cả các phương pháp nhằm hướng đến một giờ học văn thân thiện mà ở đó cả GV lẫn HS đều là những người đọc. GV đóng vai trò là người có kinh nghiệm dẫn dắt các em tiếp nhận tác phẩm. Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy văn như trên, việc sử dụng SĐTD vào dạy học là hoàn toàn phù hợp, phát huy tính chủ động, tích cực của HS trong học tập. 1.2. Lý thuyết về SĐTD 1.2.1. Khái niệm SĐTD SĐTD còn gọi là Bản đồ tư duy, Lược đồ tư duy,… là một trong những công cụ được dùng để trình bày thông tin một cách cụ thể, cho phép người sử dụng vừa tập trung vào chi tiết vừa có được cái nhìn tổng quát. Nhờ vậy, họ có thể nhanh chóng nắm bắt những tình huống có vấn đề. SĐTD là một phương pháp ghi chú gồm một hình ảnh hoặc một từ khóa ở trung tâm, và từ từ khóa trung tâm đó phát triển ra nhiều ý, mỗi ý sẽ là một từ khóa mới, có nhiều ý nhỏ hơn. Với đặc tính này, bất kì từ khóa hay hình ảnh chủ đạo nào bổ sung vào SĐTD đều
  • 20. có thể mở rộng phạm vi liên kết mới, rồi từ đó lại mở rộng phạm vi liên kết mới nữa và chu trình đó có thể lặp đi lặp lại đến vô hạn. SĐTD khai thác toàn diện chức năng của vỏ não – từ, ảnh, số, suy luận, nhịp điệu, màu sắc bằng một kĩ thuật độc đáo và sáng tạo. Nhờ vào việc tận dụng những từ khóa và hình ảnh đa dạng, một khối lượng kiến thức rất lớn sẽ được ghi chú hết sức cô đọng chỉ trong một trang giấy, mà không bỏ sót bất kì thông tin quan trọng nào. Đặc biệt, SĐTD cho phép làm nổi bật những ý tưởng trọng tâm, giúp tạo ra một bức tranh mang tính logic, liên kết chặt chẽ về những gì được học. 1.2.2. Thiết kế SĐTD 1.2.2.1.Các bước thiết kế SĐTD Bước 1: Chủ đề viết ở trung tâm, từ đó phát triển ra các ý khác. Chủ đề cần được làm nổi bật cho dễ nhớ như: thêm màu sắc, hình ảnh. Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ, tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm, được vẽ chéo góc (chứ không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng. Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, viết thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. Bất cứ lúc nào có thể, hãy dùng biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm thời gian. Bước 4: Chúng ta có thể thêm nhiều hình ảnh, màu sắc làm nổi bật các ý trọng tâm. 1.2.2.2. Các quy tắc trong SĐTD - Nhấn mạnh: Đây là một quy tắc quan trọng vì có tác dụng tăng trí nhớ và đẩy mạnh sáng tạo. Muốn đạt hiệu quả nhấn mạnh tối ưu, chúng ta cần : + Dùng một hình ảnh trung tâm hoặc từ ngữ có màu sắc, kích cỡ thật lôi cuốn. Hình ảnh tự khắc thu hút sự tập trung của mắt và não, đồng thời giúp nhớ hiệu quả. Hơn nữa, hình ảnh luôn hấp dẫn – lôi cuốn, gây sự thích thú và thu hút quan tâm, chúng ta có thể sử dụng hình ảnh ở mọi nơi trong SĐTD. + Thay đổi kích cỡ ảnh, chữ in và dòng chữ chạy: Thay đổi kích cỡ là cách tốt nhất để chỉ tầm quan trọng tương đối giữa các thành phần trong cùng một phân cấp. Kích cỡ lớn có tác dụng nhấn mạnh và giúp ghi nhớ tốt hơn. + Cách dòng có tổ chức, thích hợp: Cách dòng có tổ chức làm nổi rõ hình ảnh, giúp tổ chức phân cấp, phân hạng hiệu quả từ đó giúp SĐTD dễ dàng khai triển và trông đẹp mắt, bố cục rõ ràng.