SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Hương Xuân
XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH
TỰ ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN
“QUANG HÌNH HỌC” – VẬT LÝ 11 – BAN
CƠ BẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ
Thành phố Hồ Chí Minh 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Hương Xuân
XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH
TỰ ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN
“QUANG HÌNH HỌC” – VẬT LÝ 11 – BAN
CƠ BẢN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ
môn Vât lý
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Phạm Xuân Quế
Thành phố Hồ Chí Minh 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tế của bản thân từ đó bắt tay vào xây dựng và thực hiện để tài có thông
qua quá trình thực nghiệm kiểm chứng một cách nghiêm túc. Nội dung đề tài là xây
dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức phần
“Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản. Tôi xin cam đoan đề tài này được thực
hiện trước đây.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Vật lý và phòng Sau đại học
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Xuân Quế đã
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉnh sửa và góp ý giúp tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô giáo tổ Vật lý trường
THPT Ngô Quyền đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Tôi xin chân
thành cảm ơn quý thầy cô trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã đóng góp ý kiến giúp
tôi nghiên cứu cơ sở thực tế của hoạt động ôn tập ở nhà trường và nhu cầu của học
sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị học viên lớp Lý luận và Phương pháp
dạy học Vật lý K21 cùng gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012
Trần Thị Hương Xuân
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................3
MỤC LỤC ...........................................................................................................................4
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN....................................................................9
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................10
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................10
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu .............................................................................13
3. Giả thuyết khoa học...................................................................................................14
4. Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể ...............................................................................14
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................14
a. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................14
b. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................15
6. Các phương pháp nghiên cứu....................................................................................15
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận...........................................................................15
b. Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn ..............................................................15
c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................................15
e. Phương pháp thống kê toán học ............................................................................15
7. Những đóng góp mới của luận văn ...........................................................................15
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................................16
9. Cấu trúc luận văn.......................................................................................................16
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG .......16
1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động ôn tập củng cố..........................................................16
1.1.1. Ôn tập củng cố và mục đích của ôn tập củng cố ..............................................16
1.1.2. Vai trò và vị trí của ôn tập củng cố trong quá trình nhận thức.........................18
1.1.3. Nội dung cần ôn tập củng cố trong dạy học Vật lý ..........................................19
1.1.4. Các hình thức ôn tập củng cố chủ yếu..............................................................20
1.1.4.1. Ôn tập trên lớp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên......................20
1.1.4.2. Ôn tập ngoài giờ lên lớp............................................................................21
1.1.5. Các phương pháp ôn tập ngoài giờ lên lớp.......................................................22
1.1.5.1. Đọc lại nội dung bài học, hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao (như
trả lời các câu hỏi, hoàn thành các bài tập trắc nghiệm và tự luận…) giúp học
sinh củng cố kiến thức ...............................................................................................22
1.1.5.2. Ôn tập củng cố thông qua các hoạt động ngoại khóa...............................23
1.1.5.3. Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng và sơ đồ kiến thức để hệ
thống các kiến thức đã học của một chương, một phần hoặc một bài, trong đó
làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức với nhau.......................................24
1.1.6. Phương tiện hỗ trợ việc ôn tập củng cố............................................................24
1.1.6.1. Sách (sách giáo khoa, sách bài tập và các tư liệu khác)...........................25
1.1.6.2. Các tư liệu, bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận trên mạng Internet .......25
1.1.7. Mối quan hệ giữa ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá....................................26
1.2. Website và vai trò của website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và
kiểm tra đánh giá ...............................................................................................................27
1.2.1. Khái niệm website ............................................................................................27
1.2.2. Các khái niệm liên quan đến web.....................................................................29
1.2.3. Khả năng của website trong dạy học online.....................................................31
1.2.4. Vai trò của website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và kiểm tra
đánh giá.............................................................................................................................. 37
1.2.5. Các yêu cầu đối với website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và
kiểm tra đánh giá ...........................................................................................................38
1.2.5.1. Yêu cầu về dạy học.....................................................................................38
1.2.5.2. Yêu cầu về công nghệ thông tin .................................................................39
1.3. Cơ sở thực tiễn của hoạt động ôn tập củng cố.......................................................39
1.3.1. Thực tiễn của hoạt động ôn tập củng cố...........................................................39
1.3.1.1. Thực tiễn của hoạt động ôn tập củng cố thông qua kinh nghiệm..............40
1.3.1.2. Thực tiễn hoạt động ôn tập củng cố thông qua điều tra............................40
1.3.2. Phân tích ưu, nhược điểm của việc xác định vai trò, nội dung, hình thức,
phương tiện hiện đang sử dụng trong thực tiễn khi ôn tập củng cố ..............................41
1.3.2.1. Đánh giá việc xác định vai trò của ôn tập củng cố từ phía giáo viên và
học sinh ....................................................................................................................41
1.3.2.2. Đánh giá việc xác định nội dung ôn tập từ phía giáo viên và học sinh. ...43
1.3.2.3. Đánh giá các biện pháp rèn luyện kỹ năng và ôn tập kiến thức cho học
sinh ở các trường phổ thông hiện nay.......................................................................44
1.3.2.4. Thực trạng sử dụng phương tiện trong ôn tập hiện nay............................46
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP CỦNG
CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC PHẦN “QUANG HÌNH HỌC” –
VẬT LÝ 11 – BAN CƠ BẢN ...........................................................................................50
2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản...50
2.1.1. Đặc điểm nội dung phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản............50
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức và logic hình thành kiến thức phần
“Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản.................................................................50
2.2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học xong phần “Quang hình
học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản...........................................................................................52
2.2.1 Chuẩn kiến thức................................................................................................52
2.2.2. Các kỹ năng học sinh cần đạt được khi học xong phần “Quang hình học” –
Vật lý 11 – Ban cơ bản. .................................................................................................53
2.2.3. Các sai lầm phổ biến của học sinh khi học phần kiến thức phần “Quang
hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản ..............................................................................54
2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng học tập.....................................................56
2.3.1. Đề xuất giải pháp về nội dung ôn tập...............................................................56
2.3.2. Đề xuất hình thức ôn tập và phương pháp ôn tập.............................................58
2.3.3. Đề xuất về phương tiện ôn tập củng cố website...............................................63
2.3.3.1. Phương hướng khai thác các ưu điểm của website trong việc tổ chức ôn
tập củng cố online......................................................................................................63
2.3.3.2. Cấu trúc về nội dung, quy trình sử dụng website để ôn tập củng cố, tự
kiểm tra đánh giá.......................................................................................................65
2.4. Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến
thức phần “Quang hình học” .............................................................................................67
2.4.1. Lựa chọn và nghiên cứu công cụ xây dựng website.........................................67
2.4.2. Thiết kế website................................................................................................68
2.4.3. Xây dựng các module chính .............................................................................69
2.4.3.1. Xây dựng module 1: Tóm tắt lý thuyết.......................................................69
2.4.3.2. Xây dựng module 2: Ôn tập thông qua sơ đồ bài học...............................70
2.4.3.3. Xây dựng module 3: Ôn tập thông qua trả lời câu hỏi bài học.................71
2.4.3.4. Xây dựng module 4: Ôn tập thông qua bài tập luyện tập..........................73
2.4.3.5. Xây dựng module 5: Ôn tập thông qua bài tập trắc nghiệm .....................74
2.4.3.6. Xây dựng module 6: Sử dụng bài kiểm tra trên web để đánh giá mức độ
thu nhận kiến thức của học sinh................................................................................75
2.4.3.7. Xây dựng module 7: Sử dụng các diễn đàn thảo luận nhóm để ôn tập
trên website.................................................................................................................... 77
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................................80
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm.................................................80
3.1.1. Mục đích...........................................................................................................80
3.1.2 Nhiệm vụ ..........................................................................................................80
3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm.......................................................81
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm........................................................................................81
3.2.2. Nội dung thực nghiệm.........................................................................................81
3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ..............................................................................81
3.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm................................................82
3.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm sư phạm ...........................................82
3.4.2. Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực nghiệm...................................85
3.4.3. Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm.........................................86
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
THPT: Trung học phổ thông
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
TN: Thực nghiệm
ĐC: Đối chứng
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Tôi nghe thì tôi quên. Tôi thấy thì tôi nhớ. Tôi làm thì tôi hiểu” [11] – một câu
thành ngữ của Trung Quốc có trên hai ngàn năm tuổi. Đây là con đường, phương pháp
phát triển cả kỹ năng thực hành lẫn kỹ năng tư duy trí tuệ ở học sinh. Tuy nhiên nó
thường bị lãng quên trong cuộc chạy đua để hoàn thành chương trình học trong thời
gian càng ngắn càng tốt. Và theo các nghiên cứu về tâm lý thì học sinh học qua thực
hành sẽ tốt hơn là chỉ quan sát và nghe. Và hơn thế nữa học sinh cần phải biết vận
dụng những điều mình đã học vào trong thực tế cuộc sống, biết xử lý trước những tình
huống thực của cuộc sống bằng vốn kiến thức mà mình đã thu nhận được từ ghế nhà
trường. Theo J.W.Gardener: “Mục tiêu cuối cùng của hệ thống giáo dục là chuyển
giao cho cá nhân gánh nặng của việc tự theo đuổi việc học tập của chính mình” –
“Chúng ta chỉ mới nghĩ về bộ óc như một nhà kho cần phải chất đầy, trong khi chúng
ta nên nghĩ về nó như một công cụ cần phải được sử dụng” [11]. Theo đó, vấn đề dạy
học không phải chỉ là truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách đơn thuần mà phải
làm sao cho các em thấy được ý nghĩa của việc học, nâng cao động cơ học tập cho học
sinh và từ đó kích thích khả năng tự học của học sinh để việc học không còn là nghĩa
vụ mà là một phần trong hoạt động thường nhật của học sinh.
Trong thời lượng giới hạn của tiết học ở nhà trường thì phương pháp dạy học
tốt nhất là dạy cho các em phương pháp tự học. Vì nếu chỉ hoạt động theo một chiều
là giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh và học sinh tiếp nhận tri thức thì hiệu
quả dạy học sẽ không cao vì không thể nhồi nhét vào đầu học sinh một lượng kiến
thức khô khan mà không để ý tâm lý, niềm đam mê của các em. Và như vậy học sinh
sẽ không cảm thấy ý nghĩa của việc học mà chỉ học như một nghĩa vụ. Vấn đề đặt ra
là giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học và sử dụng phương
pháp dạy học tích cực thích hợp để kích thích động cơ học tập của học sinh. Khi các
em có mục tiêu học tập rõ ràng, có hứng thú học tập và có phương pháp tự học đúng
đắn các em sẽ học một cách tích cực và đạt hiệu quả cao hơn. Công việc này đòi hỏi
người giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp và tiến hành thường xuyên,
liên tục qua các cấp học, bậc học. Như vậy sẽ giúp học sinh hình thành thói quen tự
học một cách tích cực, có kỹ năng và phương pháp tự học thì không những việc học
đạt hiệu quả mà còn giúp các em có kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng nghiên
cứu và xử lí tài liệu và hơn nữa là sẽ giúp các em có kỹ năng làm việc độc lập, xử lý
tình huống trong cuộc sống và công việc tương lai của mình.
Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn nhầm tưởng rằng tự học là công việc ở nhà hay
không cần đến sự hướng dẫn của giáo viên. Thực ra ở đây người giáo viên giúp học
sinh hình thành và phát triển kỹ năng tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ
tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học ngay cả trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo
viên. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh dần hình thành kỹ năng tự nghiên cứu
tài liệu, kỹ năng xử lý tài liệu, kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, kỹ năng xử lý khi
tiếp nhận một tài liệu mới, kiến thức mới, kỹ năng tự tìm tòi và củng cố kiến thức
cũng như nâng cao trình độ của mình…Điều này giúp cho tư duy của học sinh phát
triển và trình độ của các em cũng không ngừng được nâng cao.
Điều này được khẳng định rõ trong Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp
hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (khóa VII, năm 1993): “Về phương pháp
giáo dục phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện
đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sang tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản
Việt Nam (khóa VIII, năm 1997) khẳng định: “phải đổi mới phương pháp đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá
trình dạy học, bảo đảm thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Chính vì những lí do trên, với tư cách là một người giáo viên tôi nhận thấy cần
khuyến khích khả năng tự học của học sinh. Người giáo viên cần dạy cho học sinh
phương pháp và kỹ năng tự học để các em có phương pháp học tập và làm việc tích
cực, phù hợp với sự phát triển không ngừng của khoa học, của tri thức và của xã hội
ngày nay.
Bên cạnh đó, xét về phương diện xã hội thì trước sự bùng nổ của thông tin,
khoa học kĩ thuật và công nghệ thì lượng kiến thức cập nhật ngày càng nhiều. Nội
dung kiến thức không ngừng đổi mới đòi hỏi không chỉ học sinh mà cả giáo viên phải
không ngừng nghiên cứu, học tập, cập nhật kiến thức. Giáo viên phải là người đi tiên
phong trong việc tìm kiếm tri thức mới, mở rộng và hoàn thiện kiến thức đông thời
hướng dẫn học sinh tự lực học tập để củng cố kiến thức nền tảng và mở rộng kiến
thức, cập nhật thông tin.
Hiện nay với sự bùng nổ của khoa học công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ thông tin - đặc biệt là Internet, các website học tập ngày càng nhiều, càng
đa dạng đã đóng góp rất nhiều trong công tác rèn luyện khả năng tự học cho học sinh,
dẫn đến những thay đổi tích cực cả về nội dung lẫn phương pháp dạy và học. Đây thực
sự trở thành cầu nối giữa giáo viên và giáo viên, giáo viên và học sinh và cả học sinh
với học sinh. Trên các diễn đàn học tập, các website phục vụ học tập học sinh không
chỉ củng cố được kiến thức mà còn mở rộng được tầm hiểu biết, có cái nhìn bao quát
và sâu sắc về các vấn đề trong bài học cũng như trong thực tế. Các em có thể chia sẻ
kiến thức lẫn nhau và thông qua đó học hỏi được nhiều thứ hơn, giải đáp được những
thắc mắc và mở rộng tầm nhìn hơn. Không những thế, đây còn là nơi để giáo viên
không ngừng cập nhật kiến thức, chia sẻ tài liệu không chỉ để giúp học sinh mở rộng
kiến thức mà chính còn giúp bản thân mình hoàn thiện về phương pháp giảng dạy sao
cho phù hợp với công cuộc đổi mới giáo dục như hiện nay hơn. Một lí do khác mà các
website ngày càng được giáo viên và học sinh truy cập nhiều hơn là do tính tiện dụng
của nó – các nguồn tài liệu, các bài tập tham khảo, các đề thi, hình thức luyện thi Đại
học được đưa lên mạng ngày càng phong phú và đa dạng để giáo viên và học sinh có
thể tham khảo, nghiên cứu mọi lúc mọi nơi.
Tuy vậy, các website dành cho học sinh học tập, trong đó có hoạt động ôn tập
củng cố kết hợp với tự kiểm tra đánh giá được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học
hiện đại vẫn còn chưa được nghiên cứu nhiều. Đến nay mới chỉ có một số website về
ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá dựa trên cơ sở lý luận dạy học hiện đại về các nội
dung sau:
- Lớp 10 có các website về các chương sau:
“Động lực học” – lớp 10 nâng cao.
“Động học chất điểm” – lớp 10 nâng cao.
“Động học chất điểm” – lớp 10 cơ bản.
“Các định luật bảo toàn” – lớp 10 cơ bản.
- Lớp 11 có các website về các chương sau:
“Điện tích, điện trường” – lớp 11 cơ bản.
“Dòng điện không đổi” – lớp 11 cơ bản.
“Từ trường” – lớp 11 cơ bản.
“Điện tích, điện trường” – lớp 11 nâng cao.
“Dòng điện không đổi” – lớp 11 nâng cao.
“Từ trường” – lớp 11 nâng cao.
“Mắt và các dụng cụ quang học” – lớp 11 nâng cao.
“Cảm ứng điện từ” - lớp 11 nâng cao.
- Lớp 12 có các website về các chương sau:
“Dao động cơ” – lớp 12 cơ bản.
“Sóng cơ và sóng âm” – lớp 12 cơ bản.
“Dòng điện xoay chiều” – lớp 12 cơ bản.
“Dao động cơ” – lớp 12 nâng cao.
“Sóng cơ và sóng âm” – lớp 12 nâng cao.
“Dòng điện xoay chiều” – lớp 12 nâng cao.
“Sóng ánh sáng” – lớp 12 nâng cao.
“Lượng tử ánh sáng” – lớp 12 nâng cao.
“Vật lý nguyên tử” – lớp 12 nâng cao.
Đối với nội dung về phần “Quang hình học” – chương trình Vật lý lớp 11, cơ
bản vẫn chưa có website nào được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học hiện đại. Hơn
nữa, qua điều tra thực tiễn cho thấy trong và sau khi học phần “Quang hình học” học
sinh còn gặp nhiều khó khăn, mắc rất nhiều sai lầm và mới chỉ dừng lại ở việc giải các
bài tập ở mức vận dụng nhưng vẫn chưa thành thạo trong việc phân tích giả thiết, giải
thích và giải các bài tập ở mức độ tổng hợp. Chính vì vậy việc thiết kế các trang web
về nội dung này giúp việc tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá sau khi học xong ở
trên lớp phần nội dung này theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại là hết sức cần
thiết.
Với những lí do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Xây dựng website hỗ trợ
học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần “Quang hình
học” – Vật lý 11 - Ban cơ bản.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng kết hợp lý luận dạy dạy học Vật lý về hoạt động ôn tập
củng cố, kiểm tra đánh giá và công nghệ xây dựng trang web tự học để thiết kế trang
web hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức phần “Quang
hình học”- Vật lý 11- ban cơ bản.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng kết hợp lý luận dạy học hiện đại về ôn tập củng cố và công nghệ
thiết kế web một cách hợp lí thì sẽ thiết kế được trang web hỗ trợ học sinh ôn tập củng
cố và kiểm tra đánh giá kiến thức phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – ban cơ bản,
giúp học sinh rèn kĩ năng tự học, kích thích hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao
hiệu quả tự ôn tập củng cố kiến thức của học sinh.
4. Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học Vật lý về hoạt động ôn tập củng cố và kiểm
tra đánh giá kiến thức của học sinh.
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc ôn tập củng cố kiến thức của học sinh.
Nghiên cứu mục đích, nội dung phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ
bản và các kiến thức, kĩ năng học sinh cần đạt được sau khi học xong phần này.
Điều tra xác định các sai lầm phổ biến về kiến thức và khó khăn khi chiếm lĩnh
kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh khi học phần “Quang hình học” – Vật lý
11- Ban cơ bản.
Nghiên cứu xây dựng các bài tập định tính và định lượng để giúp học sinh ôn
tập củng cố kiến thức phần Quang hình học và nâng cao kĩ năng làm bài tập phần này.
Nghiên cứu việc thiết kế trang web hỗ trợ việc ôn tập củng cố kiến thức và kĩ
năng cho học sinh.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của trang web xây
dụng được.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học Vật lý ở trường phổ thông và đặc biệt là quá trình dạy học
phần “Quang hình học”, chương trình Vật lý 11 cơ bản.
Hệ thống kiến thức, kĩ năng học sinh cần nắm vững khi học xong phần “Quang
hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản.
Hoạt động tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh khi
học phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản.
Các chức năng của trang web hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra
đánh giá kiến thức phần “Quang hình học”.
b. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng trang web hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá kiến
thức và kĩ năng phần “Quang hình học” - Vật lý 11 – Ban cơ bản nhằm rèn luyện kĩ
năng tự học, nâng cao hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả của việc tự ôn tập củng
cố của học sinh.
6. Các phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu văn kiện của Đảng, chỉ thị của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý, giáo dục học, lý luận và phương pháp dạy
học Vật lý.
Nghiên cứu tài liệu về thiết kế, xây dựng trang web.
b. Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn hoạt động ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của giáo viên và học sinh ở trường phổ thông. Tiến hành khảo sát bằng
phương pháp điều tra, phương pháp nghiên cứu sản phẩm (nghiên cứu thông qua các
bài kiểm tra của học sinh), phương pháp phỏng vấn và đàm thoại với giáo viên và học
sinh ở trường phổ thông.
Nghiên cứu một số website trên Internet nhằm mục đích hỗ trợ học sinh ôn tập
củng cố và kiểm tra đánh giá.
c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm có đối chứng quá trình ôn tập củng cố kiến thức phần
Quang hình học – Vật lý 11 – Ban cơ bản (nhóm thực nghiệm ôn tập củng cố có sử
dụng trang web và nhóm đối chứng ôn tập củng cố theo phương pháp truyền thống).
e. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích đánh giá kết quả thực
nghiệm sư phạm.
7. Những đóng góp mới của luận văn
Xác định hệ thống các kiến thức, kĩ năng cần ôn tập củng cố và kiểm tra đánh
giá, các sai lầm thường gặp về kiến thức, các khó khăn trong việc chiếm lĩnh kiến thức
và rèn luyện kĩ năng của học sinh khi học phần Quang hình học.
Thiết kế trang web mới giúp học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá
kiến thức và kĩ năng của học sinh khi học phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban
cơ bản, góp phần giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tự học, nâng cao hứng thú học tập
và nâng cao hiệu quả của việc tự ôn tập củng cố của học sinh.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lí luận, luận văn góp phần lựa chọn và hệ thống hoá các lí luận về việc
ôn tập củng cố theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại.
Trang web xây dựng được là tài liệu tham khảo tốt cho học sinh tự ôn tập củng
cố phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản nhằm rèn luyện kĩ năng tự ôn tập
củng cố, nâng cao hiệu quả ôn tập củng cố kiến thức của học sinh.
Trang web là một phương tiện giúp giáo viên có thể kiểm tra đánh giá kiến
thức đạt được của học sinh trong phần “Quang hình học”.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động ôn tập củng cố và kiểm tra
đánh giá trong các trường phổ thông
Chương II: Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra
đánh giá kiến thức phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản.
Chương III. Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN
TẬP CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CÁC TRƯỜNG
PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động ôn tập củng cố
1.1.1. Ôn tập củng cố và mục đích của ôn tập củng cố
Theo các nhà tâm lý học (Piagie, Thái Duy Tuyên…) thì ôn tập không chỉ là
nhớ lại mà còn là sự cấu trúc lại các kiến thức đã được lĩnh hội, sắp xếp các thông tin,
kiến thức theo một cấu trúc mới, kết hợp với các thông tin, kiến thức cũ để tạo nên sự
hiểu biết mới. Theo đó, việc ôn tập phụ thuộc vào chủ quan của người học. Mỗi người
học có một cách sắp xếp, cấu trúc nội dung kiến thức, thông tin khác nhau, tùy thuộc
vào tính cách, cách thức học và trình độ kiến thức của mỗi người học khác nhau. Khi
cần thiết, người học có thể tái hiện thông tin và sử dụng những thông tin đó cho những
mục đích học tập khác nhau. Cách thức tái hiện thông tin ở mỗi người học cũng rất
khác nhau. Do cách sắp xếp, cấu trúc thông tin của người học có khoa học, logic hay
không mà việc tái hiện thông tin có dễ dàng hay không.
Sự lưu giữ thông tin bắt đầu từ quá trình ghi nhớ. Quá trình ghi nhớ có liên
quan đến những thông tin được chuyển từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài. Thông tin
được lưu giữ trong trí nhớ ngắn chỉ tồn tại vài giây trong quá trình người học làm việc
hoặc thao tác với thông tin, còn trí nhớ dài lưu giữ thông tin suốt cả cuộc đời. Do đó
để lưu giữ thông tin thì nội dung của thông tin được lưu giữ trong trí nhớ ngắn phải
được chuyển sang lưu giữ trong trí nhớ dài. Muốn vậy thì các thông tin đó cần được
xử lý, sắp xếp, cấu trúc sao cho có nghĩa đối với người học. Có nghĩa là các thông tin
cần được sắp xếp một cách khoa học, logic, biểu thị được mối quan hệ giữa các nội
dung kiến thức và thông tin với nhau một cách mạch lạc, dễ hiểu và dễ tiếp thu đối với
người học. Đồng thời thông qua việc sắp xếp đó người học phải thấy được mối quan
hệ cũng như nguyên nhân, kết quả của chuỗi các sự kiện có liên quan.
Thực chất của hoạt động này là thực hiện việc phân tích, tổng hợp, khái quát
hóa, hệ thống hóa để xác nhận và tổ chức lại các thông tin đã thu nhận trong một cấu
trúc mới sao cho nó có nghĩa đối với người học. Để tổ chức được thông tin thì điều
đầu tiên người học phải thông hiểu, thấu hiểu được thông tin. Thông qua các thao tác
trí tuệ người học cần xác nhận thông tin, bổ sung, chỉnh lý thông tin để tìm ra những
vấn đề cơ bản, mấu chốt, thậm chí tìm ra những vấn đề chưa hiểu, chưa rõ về thông
tin. Tiếp tục với sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên, trao đổi, góp ý với bạn bè để
có thể hoàn thiện hiểu biết về thông tin một cách sâu sắc. Tóm lại, người học cần trả
lời được câu hỏi “Tại sao lại như vậy”. Sau khi đã thông hiểu thông tin, người học sử
dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ
thống hóa để tổ chức và sắp xếp lại các thông tin đã lĩnh hội theo một cấu trúc mới.
Có tổ chức ghi nhớ được thông tin một cách khoa học và thấu hiểu được thông tin một
cách sấu sắc thì mới chuyển sang trí nhớ dài có hiệu quả. Theo sự phân tích ở trên thì
hoạt động này đòi hỏi khả năng tự học của người học rất nhiều, hay nói cách khác,
hoạt động ôn tập là hoạt động tự ghi nhớ, tự sắp xếp và cấu trúc lại nội dung kiến thức
đã được thu nhận của mỗi bản thân người học. Tuy nhiên muốn làm được điều này
đòi hỏi không chỉ tính tự giác, năng lực cá nhân của người học mà còn phụ thuộc vào
nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức ôn tập của giáo viên.
Trí nhớ dài giống như một tủ hồ sơ lưu giữ những thông tin đã được lập thành
tệp để phục vụ cho việc khai thác trong tương lai. Tuy nhiên không phải bất cứ thông
tin nào được lưu giữ trong trí nhớ cũng tồn tại suốt đời. Vì trí nhớ dài có xu hướng chỉ
cho phép tái hiện lại những thông tin, dữ kiện hữu ích khi các dữ kiện này được tái
hiện thường xuyên. Do đó với những thông tin cần lưu giữ trong trí nhớ dài thì nó cần
được sử dụng và gợi nhớ lại một cách thường xuyên. Điều này đồng nghĩa với việc
nếu chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài mà không sử dụng thường xuyên
thì cũng sẽ bị lãng quên. Vì vậy, trong quá trình dạy học, để thông tin được lưu giữ lâu
dài thì giáo viên cần tổ chức cho học sinh thường xuyên sử dụng kiến thức đã được
lĩnh hội dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là vận dụng vào trong nhận thức và
thực hành để kiến thức lưu giữ vào trong trí nhớ dài nhanh hơn và tồn tại lâu hơn.
Theo các nhà giáo dục học (Hà Thị Đức, Nguyễn Ngọc Bảo…) thì ôn tập là
giúp học sinh củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tạo cơ hội cho giáo viên sửa chữa
những sai lầm trong nhận thức của học sinh, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát huy tính
tích cực, độc lập tư duy cũng như phát triển năng lực nhận thức, chú ý của học sinh.
Ôn tập còn giúp học sinh mở rộng, đào sâu, khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức
đã học, làm vững chắc những kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành.
Một số tác giả khác cho rằng ôn tập là quá trình giúp học sinh xác nhận lại
thông tin đã lĩnh hội, tổ chức lại thông tin nếu thấy có chỗ chưa hợp lí hoặc thấy có
chỗ tối ưu hơn, góp phần củng cố và phát họa thông tin để có thể sử dụng thông tin có
hiệu quả trong các hoạt động ở nhiều mức độ khác nhau.
Như vậy, theo tôi, ôn tập là quá trình học sinh tự củng cố lại tri thức, thông tin
đã thu nhận được, đồng thời cấu trúc và sắp xếp thông tin một cách khoa học, logic,
có hệ thống, có xử lý, bổ sung và chỉnh sửa để việc ghi nhớ thông tin được dễ dàng, dễ
gọi lại và sử dụng một cách hiệu quả các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã thu nhận được.
1.1.2. Vai trò và vị trí của ôn tập củng cố trong quá trình nhận thức
Ôn tập có vai trò hết sức quan trọng trong việc củng cố kiến thức cho học sinh,
giúp học sinh nắm vững và hoàn thiện tri thức. Thông qua việc ôn tập, học sinh có thể
khắc sâu hơn các kiến thức đã học theo một trình tự logic giúp thể hiện rõ mối quan hệ
giữa các nội dung kiến thức và thông tin. Nhờ đó học sinh có cái nhìn sâu rộng và hệ
thống hơn về các thông tin đã thu nhận được. Đồng thời thông qua việc ôn tập, học
sinh có điều kiện tái hiện lại các kiến thức thường xuyên và nhờ đó giúp thông tin
được lưu giữ trong trí nhớ dài lâu hơn. Không những thế, học sinh còn có điều kiện
vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành và trong cuộc sống, tạo điều kiện cho
học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo và cả năng lực tư duy của học
sinh. Muốn hoạt động ôn tập đạt hiệu quả thì người giáo viên cần có phương pháp ôn
tập thích hợp và nội dung ôn tập khái quát, hệ thống và hoàn chỉnh. Nếu nội dung ôn
tập được người giáo viên truyền đạt một cách rời rạc, không có hệ thống thì thông tin
sẽ khó có thể đọng lại trong trí nhớ của học sinh và học sinh cũng sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong việc vận dụng và thực hành kiến thức. Do đó để việc ôn tập phát huy được
vai trò tích cực của mình thì người giáo viên cần có phương pháp ôn tập thích hợp,
đồng thời hướng dẫn học sinh có phương pháp tự ôn tập thích hợp.
Trong dạy học Vật lý nói riêng và trong quá trình dạy học nói chung, ôn tập là
một hoạt động không thể thiếu của giáo viên nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức
đã học, tinh lọc kiến thức một cách logic, cấu trúc lại kiến thức một cách khoa học và
sáng tạo, nhờ đó mà quá trình dạy học mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Ôn tập
là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, giúp học sinh ghi nhớ được các kiến
thức đã thu nhận, đồng thời rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo của mình. Nhờ có ôn tập
mà thông tin được lưu giữ trong trí nhớ lâu hơn, cô đọng, súc tích hơn vì như đã phân
tích ở trên thì thông tin sẽ không được ghi nhớ dài lâu nếu không được vận dụng và
thực hành thường xuyên và ôn tập là hoạt động cụ thể để học sinh vận dụng và thực
hành các kiến thức đã được lĩnh hội.
1.1.3. Nội dung cần ôn tập củng cố trong dạy học Vật lý
Trong dạy học nói chung, để ôn tập cần dựa trên nội dung kiến thức đã được
học, gắn liền nội dung và phương pháp truyền đạt nội dung để đề ra phương pháp và
nội dung ôn tập phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Trong dạy học Vật lý cũng tương tự, để ôn tập giáo viên và học sinh cần dựa
trên những kiến thức vật lý cơ bản và cách thức hình thành kiến thức cho học sinh.
Dựa vào con đường hình thành kiến thức cho học sinh có thể giúp các em phát triển tư
duy, phát huy khả năng sáng tạo. Và việc ôn tập củng cố cũng là một cách để giúp các
em phát triển các khả năng trên thông qua việc cấu trúc và ghi nhớ các kiến thức vật lý
cơ bản đồng thời ghi nhớ và vận dụng vào trong thực tế cuộc sống. Thông qua hoạt
động ôn tập củng cố, giáo viên có thể khơi gợi hứng thú học tập, khả năng tìm hiểu
của học sinh để các em ngày càng mở rộng kiến thức và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo
của mình.
Những kiến thức Vật lý cơ bản cần hình thành trong quá trình học tập và ôn tập
củng cố kiến thức Vật lý trong chương trình phổ thông bao gồm:
- Những khái niệm Vật lý, đặc biệt là những khái niệm về đại lượng Vật lý.
- Những định luật Vật lý.
- Những thuyết Vật lý.
- Những ứng dụng của Vật lý trong kỹ thuật.
- Những phương pháp nhận thức Vật lý.
Bên cạnh đó, học sinh còn cần hình thành các kỹ năng sau để hoạt động ôn tập
củng cố đạt hiệu quả cao:
- Kỹ năng thu thập thông tin: kỹ năng đọc sách, kỹ năng quan sát, kỹ năng
đọc đồ thị, biểu đồ, kỹ năng khai thác thông tin qua mạng Internet…
- Kỹ năng xử lí thông tin: kỹ năng xây dựng bảng biểu, đồ thị; kỹ năng so
sánh, đánh giá, kỹ năng phân tích, tổng hợp…
- Kỹ năng truyền đạt thông tin: kỹ năng trình bày, viết, báo cáo kết quả…
1.1.4. Các hình thức ôn tập củng cố chủ yếu
Ôn tập có thể thực hiện dưới nhiều hình thức nhưng trong quá trình dạy học có
hai hình thức ôn tập củng cố chủ yếu là ôn tập trên lớp và ôn tập ngoài giờ lên lớp.
1.1.4.1. Ôn tập trên lớp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên
Giáo viên có thể tiến hành ôn tập cho học sinh trong quá trình dạy học vào
các thời điểm sau:
- Ôn tập trong khi trình bày kiến thức mới nếu việc tiếp thu kiến thức mới
cần vận dụng các kiến thức cũ. Giáo viên có thể thực hiện ôn tập cho học
sinh thông qua việc kiểm tra bài cũ của học sinh, đặt các câu hỏi có liên
quan đến kiến thức cũ. Giáo viên có thể dặn dò học sinh chuẩn bị, ôn lại
kiến thức cũ cần thiết và trong quá trình dạy học, giáo viên có thể lồng ghép
đặt các câu hỏi có liên quan để ôn tập và kiểm tra mức độ hiểu bài cũng như
chuẩn bị bài của học sinh. Đồng thời việc đặt các câu hỏi đan xen trong quá
trình dạy kiến thức mới có thể giúp học sinh xâu chuỗi các kiến thức đã học
với kiến thức mới, thấy được mối tương quan giữa các nội dung kiến thức
đồng thời qua đó kích thích động cơ học tập của học sinh, khiến các em
năng động hơn, không còn thụ động, phụ thuộc vào giáo viên theo kiểu
chấp nhận kiến thức mà giáo viên đưa cho mà không biết tại sao có được
kiến thức đó.
- Ôn tập được thực hiện ngay sau khi trình bày kiến thức hoặc nội dung mới
nhằm củng cố cho học sinh các kiến thức vừa học, nắm được trọng tâm bài
học và các phần kiến thức cốt lõi. Việc ôn tập này có thể thực hiện bằng
cách đặt các câu hỏi ở cuối bài có liên quan đến nội dung vừa học để các em
có thể hệ thống hóa kiến thức vừa được học. Đồng thời có thể nêu lên các
ứng dụng trong thực tế của kiến thức đã học để các em thấy được ý nghĩa
của bài học, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh giải thích các ứng dụng đó
dựa trên kiến thức đã học để giúp các em phát triển năng lực tư duy. Bên
cạnh đó, giáo viên có thể đưa ra một số các bài tập có liên quan để học sinh
tổng kết các nội dung kiến thức cơ bản đã được học.
- Ôn tập thực hiện sau khi kết thúc một chương hoặc một phần của chương.
Hoạt động này thường được thực hiện trong một tiết hoặc một vài tiết để hệ
thống lại, chỉnh lý lại và cấu trúc lại nội dung sao cho thấy được mối quan
hệ giữa các kiến thức một cách logic và dễ ghi nhớ nhất.
1.1.4.2. Ôn tập ngoài giờ lên lớp
Ôn tập ngoài giờ lên lớp là hoạt động ôn tập của học sinh dưới sự hướng dẫn
gián tiếp của giáo viên. Hoạt động này được học sinh thực hiện ở nhà, trong quá trình
tự học của mình. Thông qua các câu hỏi mang tính định hướng của giáo viên, các bài
tập củng cố, vận dụng hoặc nâng cao, học sinh tự ôn tập, tự đọc lại hoặc cấu trúc lại
các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi của giáo viên. Thông qua việc hoàn
thành nhiệm vụ của mình, học sinh củng cố được kiến thức, ghi nhớ và tổ chức lại nội
dung bài học theo cách hiểu của mình. Đồng thời, học sinh có thể mở rộng được kiến
thức thông qua việc đi sâu tìm hiểu thông tin có liên quan, giải đáp các thắc mắc thông
qua việc tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau hoặc trao đổi với bạn bè. Tất cả
các hoạt động trên được bản thân học sinh tự thực hiện vừa với tinh thần trách nhiệm
vừa với ý thức của bản thân cá nhân học sinh trong quá trình tự học ở nhà. Hoạt động
này là một hoạt động rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của
học sinh vì thời lượng mỗi môn học trên lớp không nhiều, giáo viên không thể lúc nào
cũng ôn tập cho học sinh. Do đó việc tự ôn tập tại nhà đóng một vai trò rất quan trọng,
giúp học sinh vừa ghi nhớ kiến thức, cập nhật thêm các nguồn kiến thức mới, giúp mở
rộng kiến thức cho học sinh. Chính vì vậy, đòi hỏi học sinh phải có một tinh thần tự
giác, một thái độ tự học tích cực và một phương pháp tự ôn tập đúng đắn để việc ôn
tập củng cố đạt hiệu quả như mong muốn.
Xuất phát từ vai trò hết sức quan trọng của việc ôn tập củng cố ngoài giờ lên
lớp và quan điểm lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học hiện nay thì việc tạo điều
kiện và khuyến khích học sinh tự ôn tập củng cố là một việc làm cần thiết. Cần cho
học sinh thấy được vai trò của việc tự ôn tập củng cố và ôn tập củng cố theo nhóm,
đồng thời hướng dẫn cho học sinh các phương pháp, cách thức và con đường để các
em phát huy hết khả năng của mình trong việc tự học. Bên cạnh đó, với sự phát triển
không ngừng của khoa học và kỹ thuật, của công nghệ thông tin như hiện nay thì có
rất nhiều phương tiện hỗ trợ cho việc tự ôn tập củng cố của học sinh. Thông qua các
diễn đàn, các trangg web, các nguồn thông tin trên mạng Internet, học sinh có thể tìm
kiếm và trao đổi thông tin, củng cố kiến thức với các bài kiểm tra trực tuyến và các
trang web hỗ trợ học sinh tự học…Nói tóm lại, trong điều kiện hiện nay, có rất nhiều
hình thức hỗ trợ cho hoạt động ôn tập củng cố ngoài giờ lên lớp của học sinh đạt hiệu
quả mong muốn.
1.1.5. Các phương pháp ôn tập ngoài giờ lên lớp
1.1.5.1. Đọc lại nội dung bài học, hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao (như trả
lời các câu hỏi, hoàn thành các bài tập trắc nghiệm và tự luận…) giúp học
sinh củng cố kiến thức
Ngoài giờ lên lớp, học sinh có thể tự đọc sách, trước hết là đọc lại các nội dung
đã được học để ghi nhớ kiến thức, lưu giữ thông tin bài học. Việc đọc sách còn giúp
học sinh hiểu sâu hơn các kiến thức đã học và mở rộng thêm kiến thức cho học sinh.
Sau khi đọc lại nội dung bài học, học sinh có thể tiến hành thực hiện các nhiệm
vụ mà giáo viên đã giao cho. Các câu hỏi, các bài tập này giúp học sinh định hướng
cho việc hoc tập của mình. Các câu hỏi được sắp đặt có chủ định giúp học sinh nhìn
thấy được logic của bài học, từ đó giúp các em trong việc cấu trúc lại nội dung bài học
một cách khoa học và logic. Đồng thời thông qua các bài tập, học sinh sẽ củng cố
được kiến thức, vận dụng và phát triển được các kỹ năng, kỹ xảo của bản thân. Đối
với việc ra bài tập thì ngoài các bài tập giao cho cả lớp, giáo viên có thể ra thêm các
bài tập riêng dành cho các học sinh yếu kém và học sinh giỏi để giúp các học sinh yếu
từng bước lấp đầy các lỗ hổng trong kiến thức của mình và giúp các học sinh giỏi phát
triển năng lực tư duy sáng tạo của bản thân. Tóm lại, các nhiệm vụ của giáo viên giao
cho học sinh là nhằm giúp các em ghi nhớ, củng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức, đồng
thời hình thành các kỹ năng, kỹ xảo. Và giáo viên đánh giá khả năng tự ôn tập củng cố
của học sinh thông qua kết quả hoàn thành công việc của học sinh.
1.1.5.2. Ôn tập củng cố thông qua các hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động sinh hoạt – học tập ngoài giờ lên lớp dưới
sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động này trước hết được tiến hành trên tinh
thần tự nguyện, học sinh tự giác tham gia ngoài giờ học trên lớp và được lên kế hoạch
tổ chức nhằm mục đích kích thích hứng thú học tập của học sinh. Đặc biệt đối với
môn Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm thì các hoạt động ngoại khóa cũng là
nhằm mục đích giúp các em thấy được các ứng dụng trong thực tế của các kiến thức
đã học hay tạo điều kiện cho các em vận dụng các kiến thức đã học vào chế tạo một
dụng cụ nào đó. Điều này không chỉ nâng cao hứng thú học tập cho học sinh mà còn
tạo cho các em niềm tin vào khoa học, giúp các em thấy được mục đích và ý nghĩa của
việc học một cách cụ thể hơn, từ đó các em có thể hình thành cho minh động cơ học
tập đúng đắn. Không những thế, các hoạt động ngoại khóa còn giúp các em củng cố
kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành đồng thời giúp học sinh phát triển kỹ năng làm
việc theo nhóm, giúp các em hòa đồng hơn, hình thành ở các em một thế giới quan và
nhân sinh quan tích cực, đồng thời giáo dục cả đạo đức và tình cảm cho học sinh.
Như vậy, hoạt động ngoại khóa không chỉ có tác dụng tích cực trong việc giúp
học sinh ôn tập củng cố mà còn có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục học sinh
cả về mặt tri thức lẫn đạo đức.
1.1.5.3. Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng và sơ đồ kiến thức để hệ thống
các kiến thức đã học của một chương, một phần hoặc một bài, trong đó làm
rõ mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức với nhau
Để việc ghi nhớ kiến thức được thực hiện một cách dễ dàng và khoa học, giáo
viên có thể đưa ra các câu hỏi định hướng cho học sinh, từ đó dẫn dắt học sinh tự tìm
câu trả lời dựa trên những kiến thức đã học của một chương, một phần hoặc một bài.
Học sinh dựa trên các câu hỏi định hướng đó có thể tự đi tìm được mối liên quan giữa
các phần kiến thức với nhau. Dựa vào các câu hỏi định hướng đó, học sinh có thể tự
xây dựng một sơ đồ kiến thức của một chương hoặc một phần. Thông qua sơ đồ đó,
học sinh có thể thấy được mối quan hệ logic giữa các kiến thức và từ đó học sinh có
thể hệ thống hóa được nội dung kiến thức của một chương hoặc một phần. Giáo viên
có thể định hướng cho học sinh bằng cách đặt các câu hỏi hoặc định hướng cách xây
dựng sơ đồ để học sinh hoàn thiện, hay cũng có thể để học sinh tự cấu trúc lại nội
dung bài học và từ đó khái quát hóa, hệ thống hóa các kiến thức trên một sơ đồ để việc
ghi nhớ và ôn tập trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nếu xây dựng được một sơ đồ
khoa học, thông qua đó học sinh có thể hiểu rõ được nội dung kiến thức của một
chương hay một phần, đồng thời có thể đi sâu tìm và giải thích các chỗ còn thắc mắc
trong bài học.
Như vậy thông qua việc xây dựng các sơ đồ kiến thức, học sinh vừa ôn tập
được nội dung bài học vừa phát triển được kỹ năng tư duy logic và cách thức học khoa
học và hợp lý. Nhìn vào một sơ đồ học sinh có thể nhìn thấy nội dung của cả chương
đồng thời thấy được quan hệ thông qua các từ nối giữa các phần kiến thức với nhau.
1.1.6. Phương tiện hỗ trợ việc ôn tập củng cố
Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: phương tiện dạy học bao gồm mọi thiết bị
kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng
cho sự truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Các phương tiện dạy học
thay thế cho những sự vật hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo
viên và học sinh không thể tiếp cận được. Chúng giúp phát huy tất cả các giác quan
của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, từ đó giúp học sinh nhận biết được
quan hệ giữa những hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở
cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế và đời sống.
Các phương tiện dạy học được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học và
trong việc ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Hiện nay, các phương tiện được sử
dụng rộng rãi trong quá trình ôn tập củng cố đó là:
1.1.6.1. Sách (sách giáo khoa, sách bài tập và các tư liệu khác)
Sách là nguồn kiến thức vô tận cho học sinh. Khi đọc sách, trước hết học sinh
có thể củng cố lại kiến thức, làm rõ các vấn đề còn chưa thông suốt hoặc mở rộng,
nâng cao kiến thức của bản thân. Để ôn tập củng cố, trước hết học sinh đọc lại sách
giáo khoa để nắm vững kiến thức, đào sâu kiến thức và vận dụng kiến thức. Học sinh
cũng có thể luyện tập và vận dụng kiến thức thông qua sách bài tập và các sách tham
khảo. Đồng thời, khi đọc sách học sinh có thể đi sâu nghiên cứu vấn đề ở nhiều khía
cạnh khác nhau trong thực tế. Và việc đọc sách còn giúp học sinh rèn luyện và phát
triển khả năng tư duy, khả năng làm việc với sách của bản thân. Do vậy việc đọc sách
không chỉ giúp ích cho học sinh trong việc ôn tập củng cố mà còn có nhiều tác dụng
tích cực khác trong việc phát triển tư duy trí tuệ của học sinh.
1.1.6.2. Các tư liệu, bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận trên mạng Internet
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật như hiện nay, đặc biệt sự
phát triển của công nghệ thông tin và mạng Internet đã tạo nhiều điều kiện hỗ trợ cho
việc ôn tập củng cố của học sinh. Thông qua các trang web tự học, học sinh có thể tìm
kiếm các tư liệu hỗ trợ cho việc tự học và tự ôn tập củng cố giúp học sinh củng cố và
mở rộng kiến thức. Đặc biệt với các tư liệu về hình ảnh, các video clip minh họa các
thí nghiệm hay các ứng dụng của các kiến thức Vật lý, các thí nghiệm ảo được thực
hiện trên các trang web giúp học sinh có được các hình ảnh sinh động và niềm tin vào
khoa học hơn vì học sinh thấy được ứng dụng của các kiến thức đã học vào thực tế.
Không những thế, với các bài trắc nghiệm và tự luận được chuẩn bị một cách
công phu, có các đáp án phản hồi giúp học sinh đánh giá được khả năng của mình, rèn
kỹ năng làm bài tập đồng thời tìm ra và khắc phục các sai lầm thường gặp trong việc
giải các bài tập Vật lý. Mục đích của hoạt động này trước hết là giúp học sinh tự đánh
giá khả năng của mình từ đó tự điều chỉnh và khắc phục các sai lầm của mình.
Mạng Internet còn là một môi trường giúp học sinh và giáo viên trao đổi và
trau dồi kiến thức. Học sinh có thể trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau trong việc giải các bài
tập hay giải thích các vấn đề thắc mắc. Thông qua các trang web này học sinh cũng có
thể trao đổi và tìm sự giúp đỡ từ giáo viên và đồng thời giáo viên cũng có thể trao đổi
với các giáo viên khác để tìm ra các không ngừng cập nhật và bổ sung kiến thức cũng
như phương pháp dạy học tích cực.
Nói chung, đây là một môi trường mở cho cả học sinh và giáo viên không
ngừng nâng cao và mở rộng kiến thức, rèn luyện, củng cố và phát triển các kỹ năng
cần thiết.
1.1.7. Mối quan hệ giữa ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá
Việc ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá hầu như lúc nào cũng đi kèm với
nhau. Mặc dù mục đích của hai hoạt động này khác nhau, một là để ghi nhớ, củng cố
kiến thức còn một là để kiểm tra kết quả học tập, khả năng lĩnh hội tri thức và vận
dụng kiến thức của học sinh nhưng hai hoạt động này hầu như luôn được tiến hành
song hành. Bởi vì để kiểm tra mức độ tự học, tự ôn tập củng cố của học sinh thì giáo
viên chỉ có thể dùng các hình thức kiểm tra đánh giá để thực hiện. Đồng thời việc ôn
tập củng cố phải đi kèm với kiểm tra thì mới thúc đẩy học sinh trong việc tự học, tự ôn
tập củng cố.
Mối quan hệ giữa ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá vô cùng khăng khít và
không hạn hẹp ở việc ôn tập trên lớp và kiểm tra trên lớp với sự giám sát trực tiếp của
giáo viên. Giáo viên có thể kiểm tra kết quả ôn tập củng cố của học sinh thông qua các
hoạt động ngoại khóa, thông qua kết quả làm việc theo nhóm hay thông qua các kết
quả các em đạt được sau khi tự ôn tập ở nhà. Đó có thể là kiểm tra thông qua việc giao
các bài tập lớn hay các bài tập thiết kế mô hình… và giáo viên kiểm tra học sinh thông
qua thành quả đạt được của học sinh.
Không những thế, việc kiểm tra đánh giá không phải giới hạn trong việc chỉ do
giáo viên tiến hành mà học sinh cũng có thể kiểm tra đánh giá kết quả ôn tập củng cố
của bản thân cá nhân. Và các trang web tự học có thể hỗ trợ học sinh trong việc này.
Như vậy việc ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá gắn liền với nhau và có thể được
thực hiện bởi cả giáo viên và học sinh.
1.2. Website và vai trò của website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và
kiểm tra đánh giá
1.2.1. Khái niệm website
Website là một tập hợp của rất nhiều trang web – một loại siêu văn bản (tập tin
dạng HTML hoặc XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet – bao gồm văn bản,
hình ảnh, video, flash…tại một địa chỉ nhất định – thường chỉ nằm trong một tên miền
(domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain) để người xem có thể truy cập vào
xem. Trang web đầu tiên người xem truy cập từ tên miền thường được gọi là trang chủ
(homepage), người xem có thể xem qua các trang khác thông qua các siêu liên kết
(hyperlinks).
Đặc điểm tiện lợi của website là thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, người
xem có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn,
thông tin không giới hạn vả không giới hạn phạm vi khu vực sử dụng.
Một website thông thường bao gồm hai phần: giao diện người dùng (front-end)
và các chương trình được lập trình để website hoạt động (back-end). Giao diện người
dùng là định dạng trang web được trình bày trên màn hình của máy tính người xem
(máy khách) được xem bằng các phần mềm trình duyệt web như Internet Explorer,
Firefox…Tuy nhiên ngày nay người xem có thể xem website từ các thiết bị điện tử
khác như điện thoại di động, PDA…Việc trình bày một website phải đảm bảo các yếu
tố về thẩm mỹ đẹp, ấn tượng, bố cục đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng, các chức năng tiện
lợi cho người xem. Đặc biệt ngày nay, website trở nên sống động với những hiệu ứng
đa dạng của hình ảnh và chữ kết hợp với âm thanh.
Phần Back-end là phần lập trình của website lưu trữ trên máy chủ (server). Sự
khác nhau ở phần lập trình của back-end làm chia ra hai loại website: Website tĩnh và
website động.
Website tĩnh được thiết kế bằng kỹ thuật HTML (Hypertext Mark-up
Language). Chỉ đáp ứng được việc giới thiệu thông tin cho người dùng xem, cao nhất
là sử dụng một Form trực tuyến (Online Form) để thu nhận ý kiến của người xem và
gửi về e-mail định danh trước. Website tĩnh có thể được trang bị các kỹ thuật như Java
Script, Flash Macromedia hay Animation Gif, giúp cho giao diện của các trang web
thêm sống động và hấp dẫn. Website tĩnh do lập trình bằng ngôn ngữ HTML theo
từng trang như brochure, không có cơ sở dữ liệu và không có công cụ quản lý thông
tin trên website. Để xây dựng một website cần phải biết kỹ thuật thiết kế trang web,
thông thường bằng các phần mềm như Fontpage, Dreamwaver…khi muốn thiết kế
hoặc cập nhật thông tin của những trang web này. Nói chung, đối với website tĩnh,
người sử dụng không tương tác với cơ sở dữ liệu.
Website động (Dynamic Web Pages) thường được thiết kế bằng kỹ thuật ASP
(Active Server Pages) chạy Windows hay PHP (PHP Hypertext Preprocessor) với
Linux. Động ở đây xin đừng hiểu là hình ảnh sống động hoặc có thể thay đổi hình ảnh
như một đoạn hoạt hình (animation). Ở đây động là có thể giúp người xem tương tác
với website. Website động cần phải có cơ sở dữ liệu và tùy theo mục đích của website,
nó có thể có các thành phần như:
- Inner search: Phần tìm kiếm giúp người xem nhanh chóng tìm đến một trang
web trong website có chứa vấn đề mà họ quan tâm.
- Member account: tài khoản dành cho Hội Viên. Với một Username và
Password, Hội Viên có thể truy cập (log-in) vào một khu vực hạn chế (Member Area)
có nhiều quyền lợi hơn hẳn so với khu vực công cộng (Public Area). Việc cung cấp tài
khoản này giúp cho người chủ website có thể kinh doanh website bằng cách thu phí
Hội Viên (Member Fee) hoặc phân cấp quản lý nội bộ từ xa.
- Shopping Cart: Thành phần giúp cho việc mua bán trên mạng (online trading)
được thực hiện thông qua giả định việc chọn và bỏ món hàng đã chọn vào giỏ mua
hàng. Các thông số liên quan đến món hàng sẽ được cập nhật vào tài khoản của người
Mua, giúp cho việc xác định công nợ và thanh toán.
- Online Payment: Thành phần giúp cho việc buôn bán trên mạng được khả thi:
Tiền được trao cho Bên Bán và hàng sẽ được chuyển cho Bên Mua.
- Forum: Diễn đàn trực tuyến: Một khu vực hạn chế giúp cho các đối tượng
dùng site liên hệ trực tiếp với nhau trong thời gian thực (Real Time). Khác với liên lạc
bằng e-mail có một khoảng thời gian chậm trễ (Delay) do người gửi mail và người
nhận mail không trực tuyến cùng thời điểm.
Với tính ưu việt của website động là cho phép người sử dụng tương tác với cơ
sở dữ liệu nên website tôi xây dựng là website động. Hơn nữa, web động cho phép sử
dụng hiệu quả trong việc dạy học theo kiểu tương tác giữa người học và nội dung dạy
học chứ không phải kiểu dạy học một chiều, chỉ có đọc hiểu. Chẳng hạn như nội dung
trắc nghiệm khách quan có phản hồi và hướng dẫn, các thí nghiệm mô phỏng có tương
tác, thí nghiệm tương tác trên màn hình…
1.2.2. Các khái niệm liên quan đến web
- Internet: thuật ngữ Internet đã được sử dụng vào những năm 1980 nhằm diễn tả
mạng thông tin hỗn hợp nhiều dịch vụ được kết hợp với nhau có tính toàn cầu.
Internet gồm các máy tính được liên kết với nhau sao cho chúng có thể truyền và nhận
thông tin từ nơi này đến nơi khác, từ máy tính này đến máy tính khác trong phạm vi
một vùng, một quốc gia hay trên toàn thế giới.
- WWW (World Wide Web) gọi tắt là web: là một trong những dịch vụ trên
Internet. Tim Berners Lee được biết đến là người sáng lập ra web trong thời kỳ ông là
nhà Vật lý ở viện nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN). Sở dĩ web trở nên phổ biến
vì nó cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập dễ dàng, từ đó người sử dụng có
thể khai thác các thông tin trên Internet dưới dạng văn bản, hình ảnh, thậm chí cả âm
thanh và video. Vì thế web đôi khi còn được gọi là đa phương tiện của mạng Internet.
Để dùng web người ta phải có trình duyệt web như Firefox, Opera, Maxthon,
Google Chrome, Internet Explorer. Trình duyệt web là một ứng dụng tương thích với
máy tính của người dùng, cho phép họ nhìn thấy các trang web trên màn hình máy
tính.
- HTML (tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, tức là “Ngôn
ngữ đánh dấu siêu văn bản”), là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo các
trang web, nghĩa là các mẫu thông tin được trình bày trên World Wide Web. Được
định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML (Standard Generalized Markup
HyperText Markup Language) vốn được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu
cầu xuất bản phức tạp, HTML giờ đây đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức
World Wide Web Consortium (W3C) duy trì.
- HTTP (viết tắt của HyperText Transfer Protocol, nghĩa là giao thức truyền tải
siêu văn bản). Nó là giao thức cơ bản mà World Wide Web sử dụng. HTTP xác định
cách các thông điệp (các file văn bản, hình ảnh đồ họa, âm thanh, video và các file
multimedia khác) được định dạng và truyền tải ra sao và những hành động nào mà các
web server (máy chủ web) và các trình duyệt web (browser) phải làm để đáp ứng các
lệnh rất đa dạng. Chẳng hạn, khi người dùng gõ một địa chỉ web URL vào trình duyệt
web, một lệnh HTTP sẽ được gửi đến Web server để ra lệnh và hướng dẫn nó tìm
đúng trang web được yêu cầu và kéo về mở trên trình duyệt web. Nói tóm lại, HTTP
là giao thức truyền tải các file từ một web server vào một trình duyệt web để người
dùng có thể xem một trang web đang hiện diện trên Internet. HTTP là một giao thức
ứng dụng của bộ giao thức TCP/IP (các giao thức nền tảng cho Internet).
- Web server là máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để lưu trữ
thông tin như một ngân hàng dữ liệu, chứa những website đã được thiết kế cùng
những thông tin liên quan khác (các mã Script, các chương trình, các file Multimedia).
Web server có khả năng gửi đến máy khách những trang web thông qua môi
trường Internet (hoặc Intranet) qua giao thức HTTP – giao thức được thiết kế để gửi
các file đến trình duyệt web (web browser) và các trình duyệt khác.
Tất cả các web server đều có một IP Address (địa chỉ IP) hoặc cũng có thể có
một Domain Name. Giả sử khi người dùng đánh vào thanh Address trên trình duyệt
web một dòng http://www.abc.com sau đó gõ phím Enter thì tức là đã gửi một yêu cầu
đến một server có domain name là www.abc.com. Server này sẽ tìm trang web có tên
là index.htm rồi gửi nó đến trình duyệt của người dùng đó.
Bất kỳ một máy tính nào cũng có thể trở thành một web server bởi việc cài đặt
lên nó một phần mềm Server Software và sau đó kết nối vào Internet.
Khi máy tính của người dùng kết nối đến một web server và gửi đến yêu cầu
truy cập các thông tin từ một trang web nào đó, Web Server Software sẽ nhận yêu cầu
và gửi lại những thông tin mà người dùng mong muốn.
Giống như những phần mềm khác, Web Server Software cũng chỉ là một ứng
dụng phần mềm. Nó được cài đặt và chạy trên máy tính dùng là Web server, nhờ có
chương trình này mà người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin của trang Web
từ một máy tính khác ở trên mạng (Internet, Intranet).
Web Server software còn có thể được tích hợp với Database (cơ sở dữ liệu) hay
điều khiển việc kết nối vào cơ sở dữ liệu để có thể truy cập và kết xuất thông tin từ cơ
sở dữ liệu lên các trang web và truyền tải chúng đến người dùng.
Server phải hoạt động 24/24 giờ, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm để
phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt server đóng vai trò quan
trọng trong chất lượng và tốc độ lưu chuyển thông tin từ server và máy tính truy cập.
1.2.3. Khả năng của website trong dạy học online
Thông qua các trang web, thông tin được trình bày gián tiếp hoặc trực tiếp dưới
dạng văn bản, ảnh, bảng biểu, biểu đồ, đồ thị, animation, clips… Chẳng hạn, người
thiết kế có thể đưa vào nội dung kiến thức theo một sơ đồ trong đó chỉ rõ mối quan hệ
giữa các nội dung kiến thức với nhau giúp người học có cái nhìn hệ thống và tổng
quát về các kiến thức và nắm được những nội dung chính hay những yêu cầu cần đạt
được khi học một chương hay một phần nào đó. Người thiết kế còn có thể đưa thêm
vào các đoạn phim mô phỏng, những hình ảnh minh họa, những thông tin hỗ trợ bài
giảng mà không có trong sách giáo khoa hay có nhưng không có đủ thời gian để trình
bày trên lớp. Hơn nữa ta có thể đưa lên website những thí nghiệm có thể tương tác
như thí nghiệm mô phỏng hay thí nghiệm tương tác trên màn hình (phần mềm phân
tích băng hình). Thông qua đó, học sinh có thể mở rộng hiểu biết hơn, hiểu sâu về vấn
đề được trình bày trong sách giáo khoa và phần nào giúp học sinh hiểu được những
ứng dụng trong thực tế của các kiến thức đã được học hay giúp giải đáp các thắc mắc
của học sinh.
Các thông tin đưa trên trang web phải là các thông tin mới mẻ, được cập nhật
thường xuyên, giúp học sinh gắn liền lý thuyết với thực tiễn và qua đó làm tăng sự yêu
thích của học sinh đối với việc học Vật lý.
Bên cạnh đó, các bài học, tư liệu, tài nguyên giáo dục được trình bày trên trang
web được thiết kế công phu, sáng tạo có khả năng to lớn trong việc hỗ trợ giáo viên
giảng dạy, truyền thụ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh, bao gồm cả kỹ năng về
tri thức và kỹ năng về phương pháp học tập. Nếu được thiết kế một cách khoa học, kỹ
lưỡng, sâu sắc thì đây có thể là một nguồn tài liệu hỗ trợ đắc lực cho giáo viên và là
tài liệu tham khảo hữu ích đối với học sinh. Như vậy, việc sử dụng trang web trong
dạy học online nếu được kết hợp với dạy học truyền thống sẽ nâng cao được hiệu quả
học tập, phát huy tính sáng tạo của học sinh và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng
các mô phỏng, minh họa.
Một vai trò khác của website là cho phép giao tiếp, tương tác đồng bộ giữa
người với người hay giữa người với đối tượng đang được nghiên cứu hoặc tương tác
không đồng bộ. Chẳng hạn, thông qua các trang web này, giáo viên có thể trao đổi
kinh nghiệm với nhau nhằm nâng cao tay nghề, trình độ, qua đó giúp giáo viên tích
lũy kinh nghiệm và nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động dạy của mình. Đồng thời
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tạo cho giáo viên thói quen và kỹ
năng làm việc trong thời đại công nghệ thông tin. Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ
này còn giúp nâng cao uy tín cho nhà trường, tăng tính quản bá cho trường, tạo niềm
tin đối với giáo dục.
Với việc sử dụng trang web với mục đích dạy học online, người thiết kế có thể
xây dựng các bài giảng theo các mục đích khác nhau như: củng cố kiến thức xuất phát
cho học sinh trước khi bắt đầu vào học nội dung mới, xây dựng tri thức mới, ôn luyện
và vận dụng tri thức, tổng kết, hệ thống hóa kiến thức và kiểm tra đánh giá trình độ tri
thức của học sinh. Việc kiểm tra đánh giá học sinh có thể được thực hiện thông qua
việc xây dựng một ngân hàng câu hỏi (trắc nghiệm và tự luận), sau đó tạo một đề kiểm
tra từ các câu hỏi trong ngân hàng theo một tiêu chí nào đó. Trang web có thể xây
dựng chương trình đánh giá thông qua bài làm của học sinh. Thế mạnh của web trong
lĩnh vực này là cho phép nhiều học sinh ở những vị trí địa lý khác nhau có thể tham
gia bài kiểm tra trong những thời gian khác nhau phù hợp với điều kiện của mỗi cá
nhân. Cách thức ra đề, làm bài và đánh giá rất phong phú. Các câu hỏi lấy từ ngân
hàng có thể là ngẫu nhiên hay có lựa chọn, hoán đổi vị trí các câu hỏi và các lựa chọn,
phân loại các câu hỏi theo các mức độ. Về cách làm bài cũng có nhiều hình thức như:
làm một lần hay nhiều lần, cho phép thử hay không, cho phép làm loại trừ hay không.
Khi học sinh làm các bài tập trắc nghiệm, trang web cho phép phản hồi và hướng dẫn
đối với học sinh. Về cách thức đánh giá thì có thể tính theo điểm trung bình hay lấy
điểm lần cao nhất và nhận xét tương ứng với mức điểm.
Các trang web có thể xử lí thông tin nhờ các chương trình xử lí, tính toán. Cụ
thể, trong dạy học online, nhờ các chương trình xử lí có thể xử lí kết quả làm bài của
học sinh, từ đó đưa ra các nhận xét đối với học sinh.
Đối với học sinh, khi học online, học sinh có thể tự học theo một trình tự đã
được lập sẵn theo ý đồ của người thiết kế hoặc tự học với nhịp độ phù hợp với trình độ
của mình. Thông qua việc tự học này mà học sinh rèn được khả năng độc lập, tự chủ
trong học tập, nâng cao trình độ công nghệ của bản thân.
Chính vì những khả năng trên, website có thể hỗ trợ dạy học online theo nhiều
cách thức khác nhau được chúng tôi trình bày như ở dưới đây:
1. Chúng ta có thể sử dụng website trong dạy học bài (giai đoạn) “Nghiên cứu tài
liệu mới”.
Trong giai đoạn này, website có thể trình bày các vấn đề nghiên cứu thông qua
các văn bản, hình ảnh, bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, animation, clips…Đồng thời thông
qua website có thể hỗ trợ, xử lý các vấn đề bằng cách phân tích, xử lý thông tin, số
liệu…
Với các trang web được thiết kế để giảng dạy cho học sinh nội dung kiến thức
của một chương, một phần hay cả chương trình học hoặc tất cả các môn học, học sinh
được học với các chương trình giảng dạy đã được lập trình sẵn, hoặc học trên máy
tính với sự hướng dẫn của giáo viên giúp học sinh có thói quen học tập tự chủ. Với ưu
điểm nổi bật của việc học trên các trang web là học sinh có thể học ở mọi nơi vào bất
cứ thời điểm nào, tạo điều kiện thuận lợi và thoải mái cho học sinh trong việc học tập,
không gò bó hay ép buộc các em mà chủ yếu dựa vào ý thức tự giác của các em.
Không những thế, kiến thức được truyền tải từ các trang web thì rất rộng lớn và được
cập nhật thường xuyên bởi người thiết kế và bởi các người sử dụng khác qua các
forum mà ở đó người sử dụng có thể trao đổi kiến thức, giải đáp thắc mắc cho nhau và
chia sẻ những kiến thức của bản thân với mọi người.
Do nội dung các trang web trên Internet là kho tài nguyên kiến thức khổng lồ
của nhân loại liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong xã hội và cuộc sống, giúp cho
người học có thể tra cứu đầy đủ các tư liệu cần thiết liên quan đến chuyên môn của
mình. Hơn thế nữa, việc tìm kiếm, tra cứu trên Internet rất tiện lợi và nhanh chóng,
nên có thể nói nội dung trên Internet thực sự là một “thư viện số lý tưởng” của nhân
loại, đầy đủ về nội dung, nhanh chóng và tiện lợi về tra cứu. Không những thế, thông
tin trên Internet được cập nhật thường xuyên, nhanh chóng giúp người học luôn được
tiếp cận với cái mới, với nền văn minh của nhân loại một cách nhanh chóng và kịp
thời.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng web trình bày bài giảng với những tính
năng đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh, video, flash…) làm bài giảng thêm sinh
động hơn, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đối với những hiện tượng khó quan sát
(do xảy ra quá nhanh hoặc quá chậm) hay các thí nghiệm khó thực hiện (do điều kiện
kinh tế, các lý do kỹ thuật hay do mức độ an toàn của thí nghiệm), giáo viên có thể
đưa những đoạn video, hình ảnh vào trong web hoặc xây dựng mô phỏng những hiện
tượng, thí nghiệm đó trên web với những công cụ hỗ trợ giúp học sinh học tập và lĩnh
hội kiến thức tốt hơn, tạo sự hứng thú, hấp dẫn với các em khi học hoặc nghiên cứu
một vấn đề mới đồng thời giúp các em tiếp cận với các phương tiện hiện đại ngay tại
nhà.
Bản chất của quá trình dạy học là tạo ra các tình huống học tập, trong đó học
sinh sẽ hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt chất lượng và hiệu quả
dạy học. Người giáo viên không chỉ trở thành người phát thông tin mà còn là người
hướng dẫn để học sinh tự tìm ra những kiến thức đó. Đồng thời trong điều kiện hiện
nay, người giáo viên cũng đóng vai trò là người học thường xuyên vì sự nâng cao dân
trí của chính người thầy. Thông qua các trang web, giáo viên có điều kiện dễ dàng hơn
trong việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và việc học của bản thân.
Với web, giáo viên có thể lấy thông tin nhanh chóng từ phía học sinh về một
vấn đề nào đó thông qua các câu hỏi nhanh hoặc thiết kế các bài kiểm tra, chấm điểm
tự động và lưu giữ các bảng điểm đó.
Bên cạnh việc xây dựng nội dung học tập thì việc quản lí học sinh đối với mỗi
giáo viên cũng quan trọng không kém. Và các trang web có thể hỗ trợ việc quản lí học
sinh rất tốt. Các vấn đề như quản lí sự truy cập thông tin của học sinh trong một khóa
học, khả năng chia học sinh thành các nhóm, lên lịch người dùng hay quản lí điểm đã
giúp giáo viên nắm bắt được thông tin của học sinh một cách cập nhật và đa dạng hơn
và từ đó cũng thay đổi sao cho phù hợp với từng đối tượng. Giáo viên có thể kiểm soát
việc học tập của học sinh thông qua những lần truy cập vào trang web hay các phần
mềm kiểm tra trên web.
2. Sử dụng website trong giai đoạn “Ôn tập củng cố”.
a. Sử dụng trang web như một công cụ hỗ trợ học tập của học sinh
Một tác dụng hỗ trợ khác của các trang web đối với việc học tập của học sinh
đó là có thể giúp học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng
như trình độ của bản thân. Các em có thể kiểm tra trình độ của bản thân thường xuyên,
tùy theo thời gian của bản thân để kịp thời đánh giá khả năng của mình, từ đó có
hướng điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp. Hơn thế nữa, thông qua các
trang web, học sinh được tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin, với các thành tựu
mới của khoa học kỹ thuật và công nghệ, học sinh học được cách điều khiển web, sử
dụng các công cụ mà trang web hỗ trợ tìm kiếm trên Internet để tìm kiếm và mở rộng
kiến thức.
Cũng như trong dạy học truyền thống, để kích thích tính tò mò, tạo động cơ
học tập, kích thích hứng thú nhận thức, tìm hiểu các vấn đề xung quanh, rèn luyện kỹ
năng phân tích, đánh giá, tổng hợp và phát triển tính sáng tạo của học sinh, giáo viên
thường giảng dạy theo phương pháp tạo tình huống có vấn đề. Và trong dạy học thông
qua các trang web cũng vậy, có thể sử dụng các hình ảnh, mô hình, sơ đồ, các video
quay cảnh thật, flash…để kích thích tính tò mò đối với khoa học, lôi cuốn các em tìm
hiểu và từ đó dẫn đến các tình huống có vấn đề được đưa ra (để có tác dụng tốt thì
quan trọng là lựa chọn được các tình huống có tính nghịch lý, có những mâu thuẫn
giữa điều đã biết và điều chưa biết nhưng có mong muốn tìm hiểu) để học sinh bắt tay
vào giải quyết vấn đề để giải đáp thắc mắc của bản thân và thu nhận được nhiều kiến
thức mới từ việc giải quyết tình huống được đưa ra. Với tính đa dạng kết hợp với các
công nghệ hiện đại thì việc đặt vấn đề đối với học sinh trên các trang web sẽ trở nên
sinh động hơn, lôi cuốn hơn, kích thích được hứng thú và động cơ học tập của học
sinh.
b. Sử dụng web tạo môi trường tương tác để học sinh hoạt động và thích nghi
với máy tính, web và Internet
Những công cụ đào tạo đa truyền thông và phương pháp mô phỏng tương tác
của hệ thống Hypermedia đã tạo ra cho web những khả năng đáp ứng yêu cầu của
người dùng. Những phương pháp học tập thành nhóm trên mạng làm cho học sinh học
tập sinh động hơn, tác động qua lại tích cực hơn.
Vai trò của giáo viên trong các nhóm học tập là người hướng dẫn quan trọng,
mỗi giáo viên quản lý một nhóm học sinh phân theo lớp. Học sinh thực hành và thực
hiện các nhiệm vụ của lớp học dưới sự hướng dẫn của giáo viên qua các hình thức liên
lạc, trao đổi thông tin một cách chủ động như thảo luận theo chủ đề (trên các forum)
hoặc trao đổi trực tuyến trên các chatrum. Như vậy giữa giáo viên và giáo viên, học
sinh và học sinh, giáo viên và học sinh có thể trao đổi đồng bộ hoặc không đồng bộ
với nhau trên web.
c. Xây dựng web hỗ trợ kiểm tra và đánh giá kiến thức, kỹ năng mà học sinh
đã thu được
Nhiệm vụ cơ bản của việc kiểm tra đánh giá là làm rõ được tình hình lĩnh hội
kiến thức, mức độ thành thạo về kỹ năng và phát triển tư duy của học sinh. Đây là một
vấn đề khó và phức tạp. Đó không chỉ là việc của giáo viên kiểm tra học sinh để đánh
giá mức độ học thuộc bài của các em tới đâu hay khả năng làm bài tập như thế nào,
hiểu bài cũ đến đâu, mà cao hơn đó là sự đánh giá khả năng tư duy, trình độ lĩnh hội
kiến thức và nắm bắt thông tin của học sinh. Đây không phải chỉ là công việc của giáo
viên mà còn là một nhu cầu của học sinh. Bản thân các em cũng có nhu cầu đánh giá
trình độ của chính bản thân mình và thực sự nếu như học sinh có thể tự đánh giá được
khả năng của bản thân thì các em có thể tự mình điều chỉnh được phương pháp học
của bản thân để đem lại hiệu quả học tập thật sự cho bản thân. Không những thế,
thông qua việc kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể việc giảng dạy của mình song song
với việc đánh giá trình độ của học sinh. Giáo viên có thể thấy được những thành công
cũng như những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học để từ đó có biện
pháp điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu của học sinh.
Như vậy, kiểm tra đánh giá là công việc của cả học sinh và giáo viên. Thông
thường có kiểm tra (học sinh tự kiểm tra, học sinh kiểm tra với học sinh, giáo viên
kiểm tra học sinh…) rồi mới có đánh giá (giáo viên đánh giá học sinh, học sinh tự
đánh giá mình hay đánh giá lẫn nhau…).
Các trang web trên mạng có các nội dung ôn tập kiến thức cũng như tự kiểm tra
đánh giá đối với từng bài, chương hay phần kiến thức đã học. Sau khi tự học, từng
người có thể tự kiểm tra, đánh giá trình độ lĩnh hội kiến thức của mình ngay. Khả
năng này không thể thực hiện được đối với tất cả học sinh trong lớp trong cùng một
lúc được. Thông qua các trang web học tập, học sinh có thể tự kiểm tra, đánh giá trình
độ của bản thân thông qua các câu hỏi trắc nghiệm có phản hồi, các câu hỏi ôn tập,
các bài luyện tập làm sơ đồ…
Học sinh cũng có thể đánh giá lẫn nhau thông qua các diễn đàn mà trên đó các
em có thể lập thành nhóm, thảo luận, đánh giá, nhận xét lẫn nhau sau khi trao đổi, thảo
luận ý kiến về các vấn đề học tập.
Giáo viên có thể đánh giá học sinh thông qua các bài kiểm tra. Hình thức kiểm
tra rất đa dạng, có thể là các câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, câu hỏi nhiều lựa chọn, câu
hỏi điền từ, câu hỏi có những đồ họa và text mô tả…Thông qua việc kiểm tra đánh giá
một cách thường xuyên, nhanh chóng được sử dụng như một biện pháp tích cực, hữu
hiệu chỉ đạo hoạt động học, nó có tác dụng định hướng hoạt động tích cực tự chủ của
học sinh. Với các chức năng hỗ trợ được lập trình trên web, máy tính có thể dễ dàng
tạo ra các bài trắc nghiệm, bài kiểm tra kéo thả trên web đồng thời tự chấm điểm theo
thang điểm đã định sẵn, sau đó lưu vào hồ sơ điểm của học sinh từng lớp để giáo viên
quản lý.
1.2.4. Vai trò của website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và kiểm tra đánh
giá
Thông qua các nội dung được trình bày trên trang web, các sơ đồ kiến thức, các
bài học, các câu hỏi, bài tập và các hình ảnh, thí nghiệm minh họa, thí nghiệm mô
phỏng, thí nghiêm tương tác trên màn hình, học sinh có thể tự ôn tập kiến thức trong
quá trình tự học ở nhà. Ở đó, học sinh được trang bị kiến thức sâu sắc hơn giúp học
sinh thấu hiểu được nhiều vấn đề mà do một số lí do về mặt thời gian mà giáo viên
chưa thể truyền đạt hết cho học sinh khi dạy trên lớp.
Đặc biệt, hệ thống sơ đồ, các câu hỏi, bài tập trên các trang web rất đa dạng
giúp học sinh có thể củng cố kiến thức đã học và vận dụng kiến thức một cách thường
xuyên. Thông qua các bài tập từ khó đến dễ, học sinh có thể rèn cho mình kỹ năng
làm bài, phân tích bài toán và kỹ năng tư duy. Do điều kiện thời gian trên lớp không
nhiều, học sinh có thể củng cố kiến thức thông qua các trang web dạy học khi truy cập
ở nhà, điều này vẫn đảm bảo giúp học sinh hiểu bài và vận dụng kiến thức thường
xuyên.
Không những thế, học sinh có thể kiểm tra trình độ của mình một cách thường
xuyên thông qua các bài kiểm tra online có phản hồi, đánh giá và hướng dẫn, gợi ý để
học sinh tự làm tiếp đến kết quả cuối cùng (chứ không phải chỉ thông báo ngay đáp
án) để nắm bắt khả năng của mình tới đâu và từ đó có biện pháp điều chỉnh phương
pháp học tập cho phù hợp. Học sinh có thể làm các bài kiểm tra vào bất cứ lúc nào tùy
thuộc vào thời gian của học sinh nên việc kiểm tra trở nên rất linh hoạt.
1.2.5. Các yêu cầu đối với website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và kiểm
tra đánh giá
1.2.5.1. Yêu cầu về dạy học
a. Yêu cầu về mục đích của website
Website được xây dựng nhằm mục đích giúp học sinh tự ôn tập củng cố kiến
thức của bản thân. Điều đó có nghĩa là website không chỉ sử dụng để củng cố kiến
thức cũ cho học sinh hay ôn tập những kiến thức mà học sinh vừa mới học mà mở
rộng hơn là có thể giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách hiệu quả trong giai
đoạn “nghiên cứu tài liệu mới”.
Một mục đích khác của website là vận dụng các kiến thức đã học vào các bài
tập, các tình huống cụ thể để giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng bao gồm kỹ năng
giải bài tập, kỹ năng tư duy, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng vận dụng
sáng tạo…
b. Yêu cầu về nội dung của website
Nội dung của website phải xuất phát từ mục đích của website là ôn tập kiến
thức cũ và hình thành kiến thức mới cho học sinh, kết hợp và vận dụng các kiến thức
đã học vào các bài tập và tình huống cụ thể, góp phần giúp học sinh hình thành và
phát triển các thao tác và kỹ năng tư duy. Như vậy nội dung của website phải bám sát
chương trình sách giáo khoa, bám sát nội dung kiến thức học sinh được học ở chương
trình phổ thông và từ đó lồng ghép vào các thí nghiệm, các ví dụ, ứng dụng thực tế
của các kiến thức đã học để khiến cho nội dung của trang web thêm phần sinh động,
thu hút sự chú ý của học sinh và đồng thời giúp học sinh mở rộng kiến thức, củng cố
niềm tin khoa học và có hứng thú học tập hơn.
Nội dung ôn tập được tổng kết dưới dạng các sơ đồ kết hợp với các hình ảnh,
đồ thị, bảng biểu…giúp thu hút sự chú ý và quan tâm của học sinh.
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT

More Related Content

What's hot

Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...
Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...
Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Thiết kế website cho trường học
Đề tài Thiết kế website cho trường họcĐề tài Thiết kế website cho trường học
Đề tài Thiết kế website cho trường học
Anastasia Smitham
 

What's hot (20)

Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...
Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...
Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đLuận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
 
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đLuận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
 
Hệ thống WebGIS quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Hệ thống WebGIS quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất, 9đHệ thống WebGIS quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Hệ thống WebGIS quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất, 9đ
 
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAYLuận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
 
Bài 7: Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý
Bài 7: Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lýBài 7: Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý
Bài 7: Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
chuong 5. do thi (phan 1)
chuong 5. do thi (phan 1)chuong 5. do thi (phan 1)
chuong 5. do thi (phan 1)
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Đề tài: Hệ thống giao thông thông minh và ứng dụng của nó, HOT
Đề tài: Hệ thống giao thông thông minh và ứng dụng của nó, HOTĐề tài: Hệ thống giao thông thông minh và ứng dụng của nó, HOT
Đề tài: Hệ thống giao thông thông minh và ứng dụng của nó, HOT
 
Luận văn; Thiết kế bài giảng E – learning trong dạy học Hóa học lớp 12 trung ...
Luận văn; Thiết kế bài giảng E – learning trong dạy học Hóa học lớp 12 trung ...Luận văn; Thiết kế bài giảng E – learning trong dạy học Hóa học lớp 12 trung ...
Luận văn; Thiết kế bài giảng E – learning trong dạy học Hóa học lớp 12 trung ...
 
Đề tài Thiết kế website cho trường học
Đề tài Thiết kế website cho trường họcĐề tài Thiết kế website cho trường học
Đề tài Thiết kế website cho trường học
 
đIều khiển mờ và mạng noron
đIều khiển mờ và mạng noronđIều khiển mờ và mạng noron
đIều khiển mờ và mạng noron
 
Đề tài xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan, HOT, ĐIỂM 8
 
Ứng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đ
Ứng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đỨng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đ
Ứng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đ
 
Bài toán thiết kế luật điều khiển cho rô bốt di động kiểu bánh xe, HAY
Bài toán thiết kế luật điều khiển cho rô bốt di động kiểu bánh xe, HAYBài toán thiết kế luật điều khiển cho rô bốt di động kiểu bánh xe, HAY
Bài toán thiết kế luật điều khiển cho rô bốt di động kiểu bánh xe, HAY
 
350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
 
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
 
Bao cao UML phan tich he thong nha cho thue
Bao cao UML phan tich he thong nha cho thueBao cao UML phan tich he thong nha cho thue
Bao cao UML phan tich he thong nha cho thue
 

Similar to Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT

Similar to Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT (20)

Luận văn: Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập: So sánh Họ...
Luận văn: Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập: So sánh Họ...Luận văn: Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập: So sánh Họ...
Luận văn: Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập: So sánh Họ...
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
 
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
 
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loạiXây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
 
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trườngLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
 
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương MắtLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
 
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đLuận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
 
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAYLuận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học chương “Mắt ...
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học chương “Mắt ...Luận văn: Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học chương “Mắt ...
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học chương “Mắt ...
 
Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chương Mắt và quang học
Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chương Mắt và quang họcTổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chương Mắt và quang học
Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chương Mắt và quang học
 
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
 
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chấtSử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
 
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10
 
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
 
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắtBồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 

Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Hương Xuân XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN “QUANG HÌNH HỌC” – VẬT LÝ 11 – BAN CƠ BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ Thành phố Hồ Chí Minh 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Hương Xuân XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN “QUANG HÌNH HỌC” – VẬT LÝ 11 – BAN CƠ BẢN Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vât lý Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Phạm Xuân Quế Thành phố Hồ Chí Minh 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế của bản thân từ đó bắt tay vào xây dựng và thực hiện để tài có thông qua quá trình thực nghiệm kiểm chứng một cách nghiêm túc. Nội dung đề tài là xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản. Tôi xin cam đoan đề tài này được thực hiện trước đây. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Vật lý và phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Xuân Quế đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉnh sửa và góp ý giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô giáo tổ Vật lý trường THPT Ngô Quyền đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã đóng góp ý kiến giúp tôi nghiên cứu cơ sở thực tế của hoạt động ôn tập ở nhà trường và nhu cầu của học sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị học viên lớp Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý K21 cùng gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012 Trần Thị Hương Xuân
  • 4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................3 MỤC LỤC ...........................................................................................................................4 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN....................................................................9 MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................10 1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................10 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu .............................................................................13 3. Giả thuyết khoa học...................................................................................................14 4. Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể ...............................................................................14 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................14 a. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................14 b. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................15 6. Các phương pháp nghiên cứu....................................................................................15 a. Phương pháp nghiên cứu lý luận...........................................................................15 b. Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn ..............................................................15 c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................................15 e. Phương pháp thống kê toán học ............................................................................15 7. Những đóng góp mới của luận văn ...........................................................................15 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................................16 9. Cấu trúc luận văn.......................................................................................................16 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG .......16 1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động ôn tập củng cố..........................................................16 1.1.1. Ôn tập củng cố và mục đích của ôn tập củng cố ..............................................16 1.1.2. Vai trò và vị trí của ôn tập củng cố trong quá trình nhận thức.........................18
  • 5. 1.1.3. Nội dung cần ôn tập củng cố trong dạy học Vật lý ..........................................19 1.1.4. Các hình thức ôn tập củng cố chủ yếu..............................................................20 1.1.4.1. Ôn tập trên lớp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên......................20 1.1.4.2. Ôn tập ngoài giờ lên lớp............................................................................21 1.1.5. Các phương pháp ôn tập ngoài giờ lên lớp.......................................................22 1.1.5.1. Đọc lại nội dung bài học, hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao (như trả lời các câu hỏi, hoàn thành các bài tập trắc nghiệm và tự luận…) giúp học sinh củng cố kiến thức ...............................................................................................22 1.1.5.2. Ôn tập củng cố thông qua các hoạt động ngoại khóa...............................23 1.1.5.3. Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng và sơ đồ kiến thức để hệ thống các kiến thức đã học của một chương, một phần hoặc một bài, trong đó làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức với nhau.......................................24 1.1.6. Phương tiện hỗ trợ việc ôn tập củng cố............................................................24 1.1.6.1. Sách (sách giáo khoa, sách bài tập và các tư liệu khác)...........................25 1.1.6.2. Các tư liệu, bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận trên mạng Internet .......25 1.1.7. Mối quan hệ giữa ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá....................................26 1.2. Website và vai trò của website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá ...............................................................................................................27 1.2.1. Khái niệm website ............................................................................................27 1.2.2. Các khái niệm liên quan đến web.....................................................................29 1.2.3. Khả năng của website trong dạy học online.....................................................31 1.2.4. Vai trò của website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá.............................................................................................................................. 37 1.2.5. Các yêu cầu đối với website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá ...........................................................................................................38 1.2.5.1. Yêu cầu về dạy học.....................................................................................38 1.2.5.2. Yêu cầu về công nghệ thông tin .................................................................39
  • 6. 1.3. Cơ sở thực tiễn của hoạt động ôn tập củng cố.......................................................39 1.3.1. Thực tiễn của hoạt động ôn tập củng cố...........................................................39 1.3.1.1. Thực tiễn của hoạt động ôn tập củng cố thông qua kinh nghiệm..............40 1.3.1.2. Thực tiễn hoạt động ôn tập củng cố thông qua điều tra............................40 1.3.2. Phân tích ưu, nhược điểm của việc xác định vai trò, nội dung, hình thức, phương tiện hiện đang sử dụng trong thực tiễn khi ôn tập củng cố ..............................41 1.3.2.1. Đánh giá việc xác định vai trò của ôn tập củng cố từ phía giáo viên và học sinh ....................................................................................................................41 1.3.2.2. Đánh giá việc xác định nội dung ôn tập từ phía giáo viên và học sinh. ...43 1.3.2.3. Đánh giá các biện pháp rèn luyện kỹ năng và ôn tập kiến thức cho học sinh ở các trường phổ thông hiện nay.......................................................................44 1.3.2.4. Thực trạng sử dụng phương tiện trong ôn tập hiện nay............................46 CHƯƠNG II: XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC PHẦN “QUANG HÌNH HỌC” – VẬT LÝ 11 – BAN CƠ BẢN ...........................................................................................50 2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản...50 2.1.1. Đặc điểm nội dung phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản............50 2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức và logic hình thành kiến thức phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản.................................................................50 2.2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học xong phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản...........................................................................................52 2.2.1 Chuẩn kiến thức................................................................................................52 2.2.2. Các kỹ năng học sinh cần đạt được khi học xong phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản. .................................................................................................53 2.2.3. Các sai lầm phổ biến của học sinh khi học phần kiến thức phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản ..............................................................................54 2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng học tập.....................................................56
  • 7. 2.3.1. Đề xuất giải pháp về nội dung ôn tập...............................................................56 2.3.2. Đề xuất hình thức ôn tập và phương pháp ôn tập.............................................58 2.3.3. Đề xuất về phương tiện ôn tập củng cố website...............................................63 2.3.3.1. Phương hướng khai thác các ưu điểm của website trong việc tổ chức ôn tập củng cố online......................................................................................................63 2.3.3.2. Cấu trúc về nội dung, quy trình sử dụng website để ôn tập củng cố, tự kiểm tra đánh giá.......................................................................................................65 2.4. Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức phần “Quang hình học” .............................................................................................67 2.4.1. Lựa chọn và nghiên cứu công cụ xây dựng website.........................................67 2.4.2. Thiết kế website................................................................................................68 2.4.3. Xây dựng các module chính .............................................................................69 2.4.3.1. Xây dựng module 1: Tóm tắt lý thuyết.......................................................69 2.4.3.2. Xây dựng module 2: Ôn tập thông qua sơ đồ bài học...............................70 2.4.3.3. Xây dựng module 3: Ôn tập thông qua trả lời câu hỏi bài học.................71 2.4.3.4. Xây dựng module 4: Ôn tập thông qua bài tập luyện tập..........................73 2.4.3.5. Xây dựng module 5: Ôn tập thông qua bài tập trắc nghiệm .....................74 2.4.3.6. Xây dựng module 6: Sử dụng bài kiểm tra trên web để đánh giá mức độ thu nhận kiến thức của học sinh................................................................................75 2.4.3.7. Xây dựng module 7: Sử dụng các diễn đàn thảo luận nhóm để ôn tập trên website.................................................................................................................... 77 CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................................80 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm.................................................80 3.1.1. Mục đích...........................................................................................................80 3.1.2 Nhiệm vụ ..........................................................................................................80 3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm.......................................................81
  • 8. 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm........................................................................................81 3.2.2. Nội dung thực nghiệm.........................................................................................81 3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ..............................................................................81 3.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm................................................82 3.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm sư phạm ...........................................82 3.4.2. Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực nghiệm...................................85 3.4.3. Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm.........................................86
  • 9. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN THPT: Trung học phổ thông GV: Giáo viên HS: Học sinh TN: Thực nghiệm ĐC: Đối chứng
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài “Tôi nghe thì tôi quên. Tôi thấy thì tôi nhớ. Tôi làm thì tôi hiểu” [11] – một câu thành ngữ của Trung Quốc có trên hai ngàn năm tuổi. Đây là con đường, phương pháp phát triển cả kỹ năng thực hành lẫn kỹ năng tư duy trí tuệ ở học sinh. Tuy nhiên nó thường bị lãng quên trong cuộc chạy đua để hoàn thành chương trình học trong thời gian càng ngắn càng tốt. Và theo các nghiên cứu về tâm lý thì học sinh học qua thực hành sẽ tốt hơn là chỉ quan sát và nghe. Và hơn thế nữa học sinh cần phải biết vận dụng những điều mình đã học vào trong thực tế cuộc sống, biết xử lý trước những tình huống thực của cuộc sống bằng vốn kiến thức mà mình đã thu nhận được từ ghế nhà trường. Theo J.W.Gardener: “Mục tiêu cuối cùng của hệ thống giáo dục là chuyển giao cho cá nhân gánh nặng của việc tự theo đuổi việc học tập của chính mình” – “Chúng ta chỉ mới nghĩ về bộ óc như một nhà kho cần phải chất đầy, trong khi chúng ta nên nghĩ về nó như một công cụ cần phải được sử dụng” [11]. Theo đó, vấn đề dạy học không phải chỉ là truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách đơn thuần mà phải làm sao cho các em thấy được ý nghĩa của việc học, nâng cao động cơ học tập cho học sinh và từ đó kích thích khả năng tự học của học sinh để việc học không còn là nghĩa vụ mà là một phần trong hoạt động thường nhật của học sinh. Trong thời lượng giới hạn của tiết học ở nhà trường thì phương pháp dạy học tốt nhất là dạy cho các em phương pháp tự học. Vì nếu chỉ hoạt động theo một chiều là giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh và học sinh tiếp nhận tri thức thì hiệu quả dạy học sẽ không cao vì không thể nhồi nhét vào đầu học sinh một lượng kiến thức khô khan mà không để ý tâm lý, niềm đam mê của các em. Và như vậy học sinh sẽ không cảm thấy ý nghĩa của việc học mà chỉ học như một nghĩa vụ. Vấn đề đặt ra là giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học và sử dụng phương pháp dạy học tích cực thích hợp để kích thích động cơ học tập của học sinh. Khi các em có mục tiêu học tập rõ ràng, có hứng thú học tập và có phương pháp tự học đúng đắn các em sẽ học một cách tích cực và đạt hiệu quả cao hơn. Công việc này đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp và tiến hành thường xuyên, liên tục qua các cấp học, bậc học. Như vậy sẽ giúp học sinh hình thành thói quen tự học một cách tích cực, có kỹ năng và phương pháp tự học thì không những việc học
  • 11. đạt hiệu quả mà còn giúp các em có kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng nghiên cứu và xử lí tài liệu và hơn nữa là sẽ giúp các em có kỹ năng làm việc độc lập, xử lý tình huống trong cuộc sống và công việc tương lai của mình. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn nhầm tưởng rằng tự học là công việc ở nhà hay không cần đến sự hướng dẫn của giáo viên. Thực ra ở đây người giáo viên giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học ngay cả trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh dần hình thành kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu, kỹ năng xử lý tài liệu, kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, kỹ năng xử lý khi tiếp nhận một tài liệu mới, kiến thức mới, kỹ năng tự tìm tòi và củng cố kiến thức cũng như nâng cao trình độ của mình…Điều này giúp cho tư duy của học sinh phát triển và trình độ của các em cũng không ngừng được nâng cao. Điều này được khẳng định rõ trong Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (khóa VII, năm 1993): “Về phương pháp giáo dục phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sang tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (khóa VIII, năm 1997) khẳng định: “phải đổi mới phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Chính vì những lí do trên, với tư cách là một người giáo viên tôi nhận thấy cần khuyến khích khả năng tự học của học sinh. Người giáo viên cần dạy cho học sinh phương pháp và kỹ năng tự học để các em có phương pháp học tập và làm việc tích cực, phù hợp với sự phát triển không ngừng của khoa học, của tri thức và của xã hội ngày nay. Bên cạnh đó, xét về phương diện xã hội thì trước sự bùng nổ của thông tin, khoa học kĩ thuật và công nghệ thì lượng kiến thức cập nhật ngày càng nhiều. Nội dung kiến thức không ngừng đổi mới đòi hỏi không chỉ học sinh mà cả giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, học tập, cập nhật kiến thức. Giáo viên phải là người đi tiên phong trong việc tìm kiếm tri thức mới, mở rộng và hoàn thiện kiến thức đông thời
  • 12. hướng dẫn học sinh tự lực học tập để củng cố kiến thức nền tảng và mở rộng kiến thức, cập nhật thông tin. Hiện nay với sự bùng nổ của khoa học công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin - đặc biệt là Internet, các website học tập ngày càng nhiều, càng đa dạng đã đóng góp rất nhiều trong công tác rèn luyện khả năng tự học cho học sinh, dẫn đến những thay đổi tích cực cả về nội dung lẫn phương pháp dạy và học. Đây thực sự trở thành cầu nối giữa giáo viên và giáo viên, giáo viên và học sinh và cả học sinh với học sinh. Trên các diễn đàn học tập, các website phục vụ học tập học sinh không chỉ củng cố được kiến thức mà còn mở rộng được tầm hiểu biết, có cái nhìn bao quát và sâu sắc về các vấn đề trong bài học cũng như trong thực tế. Các em có thể chia sẻ kiến thức lẫn nhau và thông qua đó học hỏi được nhiều thứ hơn, giải đáp được những thắc mắc và mở rộng tầm nhìn hơn. Không những thế, đây còn là nơi để giáo viên không ngừng cập nhật kiến thức, chia sẻ tài liệu không chỉ để giúp học sinh mở rộng kiến thức mà chính còn giúp bản thân mình hoàn thiện về phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với công cuộc đổi mới giáo dục như hiện nay hơn. Một lí do khác mà các website ngày càng được giáo viên và học sinh truy cập nhiều hơn là do tính tiện dụng của nó – các nguồn tài liệu, các bài tập tham khảo, các đề thi, hình thức luyện thi Đại học được đưa lên mạng ngày càng phong phú và đa dạng để giáo viên và học sinh có thể tham khảo, nghiên cứu mọi lúc mọi nơi. Tuy vậy, các website dành cho học sinh học tập, trong đó có hoạt động ôn tập củng cố kết hợp với tự kiểm tra đánh giá được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học hiện đại vẫn còn chưa được nghiên cứu nhiều. Đến nay mới chỉ có một số website về ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá dựa trên cơ sở lý luận dạy học hiện đại về các nội dung sau: - Lớp 10 có các website về các chương sau: “Động lực học” – lớp 10 nâng cao. “Động học chất điểm” – lớp 10 nâng cao. “Động học chất điểm” – lớp 10 cơ bản. “Các định luật bảo toàn” – lớp 10 cơ bản. - Lớp 11 có các website về các chương sau: “Điện tích, điện trường” – lớp 11 cơ bản.
  • 13. “Dòng điện không đổi” – lớp 11 cơ bản. “Từ trường” – lớp 11 cơ bản. “Điện tích, điện trường” – lớp 11 nâng cao. “Dòng điện không đổi” – lớp 11 nâng cao. “Từ trường” – lớp 11 nâng cao. “Mắt và các dụng cụ quang học” – lớp 11 nâng cao. “Cảm ứng điện từ” - lớp 11 nâng cao. - Lớp 12 có các website về các chương sau: “Dao động cơ” – lớp 12 cơ bản. “Sóng cơ và sóng âm” – lớp 12 cơ bản. “Dòng điện xoay chiều” – lớp 12 cơ bản. “Dao động cơ” – lớp 12 nâng cao. “Sóng cơ và sóng âm” – lớp 12 nâng cao. “Dòng điện xoay chiều” – lớp 12 nâng cao. “Sóng ánh sáng” – lớp 12 nâng cao. “Lượng tử ánh sáng” – lớp 12 nâng cao. “Vật lý nguyên tử” – lớp 12 nâng cao. Đối với nội dung về phần “Quang hình học” – chương trình Vật lý lớp 11, cơ bản vẫn chưa có website nào được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học hiện đại. Hơn nữa, qua điều tra thực tiễn cho thấy trong và sau khi học phần “Quang hình học” học sinh còn gặp nhiều khó khăn, mắc rất nhiều sai lầm và mới chỉ dừng lại ở việc giải các bài tập ở mức vận dụng nhưng vẫn chưa thành thạo trong việc phân tích giả thiết, giải thích và giải các bài tập ở mức độ tổng hợp. Chính vì vậy việc thiết kế các trang web về nội dung này giúp việc tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá sau khi học xong ở trên lớp phần nội dung này theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại là hết sức cần thiết. Với những lí do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần “Quang hình học” – Vật lý 11 - Ban cơ bản. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
  • 14. Nghiên cứu vận dụng kết hợp lý luận dạy dạy học Vật lý về hoạt động ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá và công nghệ xây dựng trang web tự học để thiết kế trang web hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức phần “Quang hình học”- Vật lý 11- ban cơ bản. 3. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng kết hợp lý luận dạy học hiện đại về ôn tập củng cố và công nghệ thiết kế web một cách hợp lí thì sẽ thiết kế được trang web hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – ban cơ bản, giúp học sinh rèn kĩ năng tự học, kích thích hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả tự ôn tập củng cố kiến thức của học sinh. 4. Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học Vật lý về hoạt động ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc ôn tập củng cố kiến thức của học sinh. Nghiên cứu mục đích, nội dung phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản và các kiến thức, kĩ năng học sinh cần đạt được sau khi học xong phần này. Điều tra xác định các sai lầm phổ biến về kiến thức và khó khăn khi chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh khi học phần “Quang hình học” – Vật lý 11- Ban cơ bản. Nghiên cứu xây dựng các bài tập định tính và định lượng để giúp học sinh ôn tập củng cố kiến thức phần Quang hình học và nâng cao kĩ năng làm bài tập phần này. Nghiên cứu việc thiết kế trang web hỗ trợ việc ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng cho học sinh. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của trang web xây dụng được. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy học Vật lý ở trường phổ thông và đặc biệt là quá trình dạy học phần “Quang hình học”, chương trình Vật lý 11 cơ bản. Hệ thống kiến thức, kĩ năng học sinh cần nắm vững khi học xong phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản.
  • 15. Hoạt động tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh khi học phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản. Các chức năng của trang web hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức phần “Quang hình học”. b. Phạm vi nghiên cứu Xây dựng trang web hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng phần “Quang hình học” - Vật lý 11 – Ban cơ bản nhằm rèn luyện kĩ năng tự học, nâng cao hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả của việc tự ôn tập củng cố của học sinh. 6. Các phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu văn kiện của Đảng, chỉ thị của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý, giáo dục học, lý luận và phương pháp dạy học Vật lý. Nghiên cứu tài liệu về thiết kế, xây dựng trang web. b. Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn Nghiên cứu thực tiễn hoạt động ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của giáo viên và học sinh ở trường phổ thông. Tiến hành khảo sát bằng phương pháp điều tra, phương pháp nghiên cứu sản phẩm (nghiên cứu thông qua các bài kiểm tra của học sinh), phương pháp phỏng vấn và đàm thoại với giáo viên và học sinh ở trường phổ thông. Nghiên cứu một số website trên Internet nhằm mục đích hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá. c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm có đối chứng quá trình ôn tập củng cố kiến thức phần Quang hình học – Vật lý 11 – Ban cơ bản (nhóm thực nghiệm ôn tập củng cố có sử dụng trang web và nhóm đối chứng ôn tập củng cố theo phương pháp truyền thống). e. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. 7. Những đóng góp mới của luận văn
  • 16. Xác định hệ thống các kiến thức, kĩ năng cần ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá, các sai lầm thường gặp về kiến thức, các khó khăn trong việc chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh khi học phần Quang hình học. Thiết kế trang web mới giúp học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh khi học phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản, góp phần giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tự học, nâng cao hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả của việc tự ôn tập củng cố của học sinh. 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lí luận, luận văn góp phần lựa chọn và hệ thống hoá các lí luận về việc ôn tập củng cố theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại. Trang web xây dựng được là tài liệu tham khảo tốt cho học sinh tự ôn tập củng cố phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản nhằm rèn luyện kĩ năng tự ôn tập củng cố, nâng cao hiệu quả ôn tập củng cố kiến thức của học sinh. Trang web là một phương tiện giúp giáo viên có thể kiểm tra đánh giá kiến thức đạt được của học sinh trong phần “Quang hình học”. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bao gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá trong các trường phổ thông Chương II: Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản. Chương III. Thực nghiệm sư phạm CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động ôn tập củng cố 1.1.1. Ôn tập củng cố và mục đích của ôn tập củng cố Theo các nhà tâm lý học (Piagie, Thái Duy Tuyên…) thì ôn tập không chỉ là nhớ lại mà còn là sự cấu trúc lại các kiến thức đã được lĩnh hội, sắp xếp các thông tin, kiến thức theo một cấu trúc mới, kết hợp với các thông tin, kiến thức cũ để tạo nên sự hiểu biết mới. Theo đó, việc ôn tập phụ thuộc vào chủ quan của người học. Mỗi người
  • 17. học có một cách sắp xếp, cấu trúc nội dung kiến thức, thông tin khác nhau, tùy thuộc vào tính cách, cách thức học và trình độ kiến thức của mỗi người học khác nhau. Khi cần thiết, người học có thể tái hiện thông tin và sử dụng những thông tin đó cho những mục đích học tập khác nhau. Cách thức tái hiện thông tin ở mỗi người học cũng rất khác nhau. Do cách sắp xếp, cấu trúc thông tin của người học có khoa học, logic hay không mà việc tái hiện thông tin có dễ dàng hay không. Sự lưu giữ thông tin bắt đầu từ quá trình ghi nhớ. Quá trình ghi nhớ có liên quan đến những thông tin được chuyển từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài. Thông tin được lưu giữ trong trí nhớ ngắn chỉ tồn tại vài giây trong quá trình người học làm việc hoặc thao tác với thông tin, còn trí nhớ dài lưu giữ thông tin suốt cả cuộc đời. Do đó để lưu giữ thông tin thì nội dung của thông tin được lưu giữ trong trí nhớ ngắn phải được chuyển sang lưu giữ trong trí nhớ dài. Muốn vậy thì các thông tin đó cần được xử lý, sắp xếp, cấu trúc sao cho có nghĩa đối với người học. Có nghĩa là các thông tin cần được sắp xếp một cách khoa học, logic, biểu thị được mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức và thông tin với nhau một cách mạch lạc, dễ hiểu và dễ tiếp thu đối với người học. Đồng thời thông qua việc sắp xếp đó người học phải thấy được mối quan hệ cũng như nguyên nhân, kết quả của chuỗi các sự kiện có liên quan. Thực chất của hoạt động này là thực hiện việc phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa để xác nhận và tổ chức lại các thông tin đã thu nhận trong một cấu trúc mới sao cho nó có nghĩa đối với người học. Để tổ chức được thông tin thì điều đầu tiên người học phải thông hiểu, thấu hiểu được thông tin. Thông qua các thao tác trí tuệ người học cần xác nhận thông tin, bổ sung, chỉnh lý thông tin để tìm ra những vấn đề cơ bản, mấu chốt, thậm chí tìm ra những vấn đề chưa hiểu, chưa rõ về thông tin. Tiếp tục với sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên, trao đổi, góp ý với bạn bè để có thể hoàn thiện hiểu biết về thông tin một cách sâu sắc. Tóm lại, người học cần trả lời được câu hỏi “Tại sao lại như vậy”. Sau khi đã thông hiểu thông tin, người học sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa để tổ chức và sắp xếp lại các thông tin đã lĩnh hội theo một cấu trúc mới. Có tổ chức ghi nhớ được thông tin một cách khoa học và thấu hiểu được thông tin một cách sấu sắc thì mới chuyển sang trí nhớ dài có hiệu quả. Theo sự phân tích ở trên thì hoạt động này đòi hỏi khả năng tự học của người học rất nhiều, hay nói cách khác,
  • 18. hoạt động ôn tập là hoạt động tự ghi nhớ, tự sắp xếp và cấu trúc lại nội dung kiến thức đã được thu nhận của mỗi bản thân người học. Tuy nhiên muốn làm được điều này đòi hỏi không chỉ tính tự giác, năng lực cá nhân của người học mà còn phụ thuộc vào nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức ôn tập của giáo viên. Trí nhớ dài giống như một tủ hồ sơ lưu giữ những thông tin đã được lập thành tệp để phục vụ cho việc khai thác trong tương lai. Tuy nhiên không phải bất cứ thông tin nào được lưu giữ trong trí nhớ cũng tồn tại suốt đời. Vì trí nhớ dài có xu hướng chỉ cho phép tái hiện lại những thông tin, dữ kiện hữu ích khi các dữ kiện này được tái hiện thường xuyên. Do đó với những thông tin cần lưu giữ trong trí nhớ dài thì nó cần được sử dụng và gợi nhớ lại một cách thường xuyên. Điều này đồng nghĩa với việc nếu chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài mà không sử dụng thường xuyên thì cũng sẽ bị lãng quên. Vì vậy, trong quá trình dạy học, để thông tin được lưu giữ lâu dài thì giáo viên cần tổ chức cho học sinh thường xuyên sử dụng kiến thức đã được lĩnh hội dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là vận dụng vào trong nhận thức và thực hành để kiến thức lưu giữ vào trong trí nhớ dài nhanh hơn và tồn tại lâu hơn. Theo các nhà giáo dục học (Hà Thị Đức, Nguyễn Ngọc Bảo…) thì ôn tập là giúp học sinh củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tạo cơ hội cho giáo viên sửa chữa những sai lầm trong nhận thức của học sinh, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát huy tính tích cực, độc lập tư duy cũng như phát triển năng lực nhận thức, chú ý của học sinh. Ôn tập còn giúp học sinh mở rộng, đào sâu, khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức đã học, làm vững chắc những kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành. Một số tác giả khác cho rằng ôn tập là quá trình giúp học sinh xác nhận lại thông tin đã lĩnh hội, tổ chức lại thông tin nếu thấy có chỗ chưa hợp lí hoặc thấy có chỗ tối ưu hơn, góp phần củng cố và phát họa thông tin để có thể sử dụng thông tin có hiệu quả trong các hoạt động ở nhiều mức độ khác nhau. Như vậy, theo tôi, ôn tập là quá trình học sinh tự củng cố lại tri thức, thông tin đã thu nhận được, đồng thời cấu trúc và sắp xếp thông tin một cách khoa học, logic, có hệ thống, có xử lý, bổ sung và chỉnh sửa để việc ghi nhớ thông tin được dễ dàng, dễ gọi lại và sử dụng một cách hiệu quả các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã thu nhận được. 1.1.2. Vai trò và vị trí của ôn tập củng cố trong quá trình nhận thức
  • 19. Ôn tập có vai trò hết sức quan trọng trong việc củng cố kiến thức cho học sinh, giúp học sinh nắm vững và hoàn thiện tri thức. Thông qua việc ôn tập, học sinh có thể khắc sâu hơn các kiến thức đã học theo một trình tự logic giúp thể hiện rõ mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức và thông tin. Nhờ đó học sinh có cái nhìn sâu rộng và hệ thống hơn về các thông tin đã thu nhận được. Đồng thời thông qua việc ôn tập, học sinh có điều kiện tái hiện lại các kiến thức thường xuyên và nhờ đó giúp thông tin được lưu giữ trong trí nhớ dài lâu hơn. Không những thế, học sinh còn có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành và trong cuộc sống, tạo điều kiện cho học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo và cả năng lực tư duy của học sinh. Muốn hoạt động ôn tập đạt hiệu quả thì người giáo viên cần có phương pháp ôn tập thích hợp và nội dung ôn tập khái quát, hệ thống và hoàn chỉnh. Nếu nội dung ôn tập được người giáo viên truyền đạt một cách rời rạc, không có hệ thống thì thông tin sẽ khó có thể đọng lại trong trí nhớ của học sinh và học sinh cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận dụng và thực hành kiến thức. Do đó để việc ôn tập phát huy được vai trò tích cực của mình thì người giáo viên cần có phương pháp ôn tập thích hợp, đồng thời hướng dẫn học sinh có phương pháp tự ôn tập thích hợp. Trong dạy học Vật lý nói riêng và trong quá trình dạy học nói chung, ôn tập là một hoạt động không thể thiếu của giáo viên nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học, tinh lọc kiến thức một cách logic, cấu trúc lại kiến thức một cách khoa học và sáng tạo, nhờ đó mà quá trình dạy học mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Ôn tập là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, giúp học sinh ghi nhớ được các kiến thức đã thu nhận, đồng thời rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo của mình. Nhờ có ôn tập mà thông tin được lưu giữ trong trí nhớ lâu hơn, cô đọng, súc tích hơn vì như đã phân tích ở trên thì thông tin sẽ không được ghi nhớ dài lâu nếu không được vận dụng và thực hành thường xuyên và ôn tập là hoạt động cụ thể để học sinh vận dụng và thực hành các kiến thức đã được lĩnh hội. 1.1.3. Nội dung cần ôn tập củng cố trong dạy học Vật lý Trong dạy học nói chung, để ôn tập cần dựa trên nội dung kiến thức đã được học, gắn liền nội dung và phương pháp truyền đạt nội dung để đề ra phương pháp và nội dung ôn tập phù hợp và đạt hiệu quả cao.
  • 20. Trong dạy học Vật lý cũng tương tự, để ôn tập giáo viên và học sinh cần dựa trên những kiến thức vật lý cơ bản và cách thức hình thành kiến thức cho học sinh. Dựa vào con đường hình thành kiến thức cho học sinh có thể giúp các em phát triển tư duy, phát huy khả năng sáng tạo. Và việc ôn tập củng cố cũng là một cách để giúp các em phát triển các khả năng trên thông qua việc cấu trúc và ghi nhớ các kiến thức vật lý cơ bản đồng thời ghi nhớ và vận dụng vào trong thực tế cuộc sống. Thông qua hoạt động ôn tập củng cố, giáo viên có thể khơi gợi hứng thú học tập, khả năng tìm hiểu của học sinh để các em ngày càng mở rộng kiến thức và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo của mình. Những kiến thức Vật lý cơ bản cần hình thành trong quá trình học tập và ôn tập củng cố kiến thức Vật lý trong chương trình phổ thông bao gồm: - Những khái niệm Vật lý, đặc biệt là những khái niệm về đại lượng Vật lý. - Những định luật Vật lý. - Những thuyết Vật lý. - Những ứng dụng của Vật lý trong kỹ thuật. - Những phương pháp nhận thức Vật lý. Bên cạnh đó, học sinh còn cần hình thành các kỹ năng sau để hoạt động ôn tập củng cố đạt hiệu quả cao: - Kỹ năng thu thập thông tin: kỹ năng đọc sách, kỹ năng quan sát, kỹ năng đọc đồ thị, biểu đồ, kỹ năng khai thác thông tin qua mạng Internet… - Kỹ năng xử lí thông tin: kỹ năng xây dựng bảng biểu, đồ thị; kỹ năng so sánh, đánh giá, kỹ năng phân tích, tổng hợp… - Kỹ năng truyền đạt thông tin: kỹ năng trình bày, viết, báo cáo kết quả… 1.1.4. Các hình thức ôn tập củng cố chủ yếu Ôn tập có thể thực hiện dưới nhiều hình thức nhưng trong quá trình dạy học có hai hình thức ôn tập củng cố chủ yếu là ôn tập trên lớp và ôn tập ngoài giờ lên lớp. 1.1.4.1. Ôn tập trên lớp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên Giáo viên có thể tiến hành ôn tập cho học sinh trong quá trình dạy học vào các thời điểm sau: - Ôn tập trong khi trình bày kiến thức mới nếu việc tiếp thu kiến thức mới cần vận dụng các kiến thức cũ. Giáo viên có thể thực hiện ôn tập cho học
  • 21. sinh thông qua việc kiểm tra bài cũ của học sinh, đặt các câu hỏi có liên quan đến kiến thức cũ. Giáo viên có thể dặn dò học sinh chuẩn bị, ôn lại kiến thức cũ cần thiết và trong quá trình dạy học, giáo viên có thể lồng ghép đặt các câu hỏi có liên quan để ôn tập và kiểm tra mức độ hiểu bài cũng như chuẩn bị bài của học sinh. Đồng thời việc đặt các câu hỏi đan xen trong quá trình dạy kiến thức mới có thể giúp học sinh xâu chuỗi các kiến thức đã học với kiến thức mới, thấy được mối tương quan giữa các nội dung kiến thức đồng thời qua đó kích thích động cơ học tập của học sinh, khiến các em năng động hơn, không còn thụ động, phụ thuộc vào giáo viên theo kiểu chấp nhận kiến thức mà giáo viên đưa cho mà không biết tại sao có được kiến thức đó. - Ôn tập được thực hiện ngay sau khi trình bày kiến thức hoặc nội dung mới nhằm củng cố cho học sinh các kiến thức vừa học, nắm được trọng tâm bài học và các phần kiến thức cốt lõi. Việc ôn tập này có thể thực hiện bằng cách đặt các câu hỏi ở cuối bài có liên quan đến nội dung vừa học để các em có thể hệ thống hóa kiến thức vừa được học. Đồng thời có thể nêu lên các ứng dụng trong thực tế của kiến thức đã học để các em thấy được ý nghĩa của bài học, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh giải thích các ứng dụng đó dựa trên kiến thức đã học để giúp các em phát triển năng lực tư duy. Bên cạnh đó, giáo viên có thể đưa ra một số các bài tập có liên quan để học sinh tổng kết các nội dung kiến thức cơ bản đã được học. - Ôn tập thực hiện sau khi kết thúc một chương hoặc một phần của chương. Hoạt động này thường được thực hiện trong một tiết hoặc một vài tiết để hệ thống lại, chỉnh lý lại và cấu trúc lại nội dung sao cho thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức một cách logic và dễ ghi nhớ nhất. 1.1.4.2. Ôn tập ngoài giờ lên lớp Ôn tập ngoài giờ lên lớp là hoạt động ôn tập của học sinh dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên. Hoạt động này được học sinh thực hiện ở nhà, trong quá trình tự học của mình. Thông qua các câu hỏi mang tính định hướng của giáo viên, các bài tập củng cố, vận dụng hoặc nâng cao, học sinh tự ôn tập, tự đọc lại hoặc cấu trúc lại các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi của giáo viên. Thông qua việc hoàn
  • 22. thành nhiệm vụ của mình, học sinh củng cố được kiến thức, ghi nhớ và tổ chức lại nội dung bài học theo cách hiểu của mình. Đồng thời, học sinh có thể mở rộng được kiến thức thông qua việc đi sâu tìm hiểu thông tin có liên quan, giải đáp các thắc mắc thông qua việc tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau hoặc trao đổi với bạn bè. Tất cả các hoạt động trên được bản thân học sinh tự thực hiện vừa với tinh thần trách nhiệm vừa với ý thức của bản thân cá nhân học sinh trong quá trình tự học ở nhà. Hoạt động này là một hoạt động rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của học sinh vì thời lượng mỗi môn học trên lớp không nhiều, giáo viên không thể lúc nào cũng ôn tập cho học sinh. Do đó việc tự ôn tập tại nhà đóng một vai trò rất quan trọng, giúp học sinh vừa ghi nhớ kiến thức, cập nhật thêm các nguồn kiến thức mới, giúp mở rộng kiến thức cho học sinh. Chính vì vậy, đòi hỏi học sinh phải có một tinh thần tự giác, một thái độ tự học tích cực và một phương pháp tự ôn tập đúng đắn để việc ôn tập củng cố đạt hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ vai trò hết sức quan trọng của việc ôn tập củng cố ngoài giờ lên lớp và quan điểm lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học hiện nay thì việc tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tự ôn tập củng cố là một việc làm cần thiết. Cần cho học sinh thấy được vai trò của việc tự ôn tập củng cố và ôn tập củng cố theo nhóm, đồng thời hướng dẫn cho học sinh các phương pháp, cách thức và con đường để các em phát huy hết khả năng của mình trong việc tự học. Bên cạnh đó, với sự phát triển không ngừng của khoa học và kỹ thuật, của công nghệ thông tin như hiện nay thì có rất nhiều phương tiện hỗ trợ cho việc tự ôn tập củng cố của học sinh. Thông qua các diễn đàn, các trangg web, các nguồn thông tin trên mạng Internet, học sinh có thể tìm kiếm và trao đổi thông tin, củng cố kiến thức với các bài kiểm tra trực tuyến và các trang web hỗ trợ học sinh tự học…Nói tóm lại, trong điều kiện hiện nay, có rất nhiều hình thức hỗ trợ cho hoạt động ôn tập củng cố ngoài giờ lên lớp của học sinh đạt hiệu quả mong muốn. 1.1.5. Các phương pháp ôn tập ngoài giờ lên lớp 1.1.5.1. Đọc lại nội dung bài học, hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao (như trả lời các câu hỏi, hoàn thành các bài tập trắc nghiệm và tự luận…) giúp học sinh củng cố kiến thức
  • 23. Ngoài giờ lên lớp, học sinh có thể tự đọc sách, trước hết là đọc lại các nội dung đã được học để ghi nhớ kiến thức, lưu giữ thông tin bài học. Việc đọc sách còn giúp học sinh hiểu sâu hơn các kiến thức đã học và mở rộng thêm kiến thức cho học sinh. Sau khi đọc lại nội dung bài học, học sinh có thể tiến hành thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đã giao cho. Các câu hỏi, các bài tập này giúp học sinh định hướng cho việc hoc tập của mình. Các câu hỏi được sắp đặt có chủ định giúp học sinh nhìn thấy được logic của bài học, từ đó giúp các em trong việc cấu trúc lại nội dung bài học một cách khoa học và logic. Đồng thời thông qua các bài tập, học sinh sẽ củng cố được kiến thức, vận dụng và phát triển được các kỹ năng, kỹ xảo của bản thân. Đối với việc ra bài tập thì ngoài các bài tập giao cho cả lớp, giáo viên có thể ra thêm các bài tập riêng dành cho các học sinh yếu kém và học sinh giỏi để giúp các học sinh yếu từng bước lấp đầy các lỗ hổng trong kiến thức của mình và giúp các học sinh giỏi phát triển năng lực tư duy sáng tạo của bản thân. Tóm lại, các nhiệm vụ của giáo viên giao cho học sinh là nhằm giúp các em ghi nhớ, củng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức, đồng thời hình thành các kỹ năng, kỹ xảo. Và giáo viên đánh giá khả năng tự ôn tập củng cố của học sinh thông qua kết quả hoàn thành công việc của học sinh. 1.1.5.2. Ôn tập củng cố thông qua các hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa là hoạt động sinh hoạt – học tập ngoài giờ lên lớp dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động này trước hết được tiến hành trên tinh thần tự nguyện, học sinh tự giác tham gia ngoài giờ học trên lớp và được lên kế hoạch tổ chức nhằm mục đích kích thích hứng thú học tập của học sinh. Đặc biệt đối với môn Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm thì các hoạt động ngoại khóa cũng là nhằm mục đích giúp các em thấy được các ứng dụng trong thực tế của các kiến thức đã học hay tạo điều kiện cho các em vận dụng các kiến thức đã học vào chế tạo một dụng cụ nào đó. Điều này không chỉ nâng cao hứng thú học tập cho học sinh mà còn tạo cho các em niềm tin vào khoa học, giúp các em thấy được mục đích và ý nghĩa của việc học một cách cụ thể hơn, từ đó các em có thể hình thành cho minh động cơ học tập đúng đắn. Không những thế, các hoạt động ngoại khóa còn giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành đồng thời giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, giúp các em hòa đồng hơn, hình thành ở các em một thế giới quan và nhân sinh quan tích cực, đồng thời giáo dục cả đạo đức và tình cảm cho học sinh.
  • 24. Như vậy, hoạt động ngoại khóa không chỉ có tác dụng tích cực trong việc giúp học sinh ôn tập củng cố mà còn có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục học sinh cả về mặt tri thức lẫn đạo đức. 1.1.5.3. Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng và sơ đồ kiến thức để hệ thống các kiến thức đã học của một chương, một phần hoặc một bài, trong đó làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức với nhau Để việc ghi nhớ kiến thức được thực hiện một cách dễ dàng và khoa học, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi định hướng cho học sinh, từ đó dẫn dắt học sinh tự tìm câu trả lời dựa trên những kiến thức đã học của một chương, một phần hoặc một bài. Học sinh dựa trên các câu hỏi định hướng đó có thể tự đi tìm được mối liên quan giữa các phần kiến thức với nhau. Dựa vào các câu hỏi định hướng đó, học sinh có thể tự xây dựng một sơ đồ kiến thức của một chương hoặc một phần. Thông qua sơ đồ đó, học sinh có thể thấy được mối quan hệ logic giữa các kiến thức và từ đó học sinh có thể hệ thống hóa được nội dung kiến thức của một chương hoặc một phần. Giáo viên có thể định hướng cho học sinh bằng cách đặt các câu hỏi hoặc định hướng cách xây dựng sơ đồ để học sinh hoàn thiện, hay cũng có thể để học sinh tự cấu trúc lại nội dung bài học và từ đó khái quát hóa, hệ thống hóa các kiến thức trên một sơ đồ để việc ghi nhớ và ôn tập trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nếu xây dựng được một sơ đồ khoa học, thông qua đó học sinh có thể hiểu rõ được nội dung kiến thức của một chương hay một phần, đồng thời có thể đi sâu tìm và giải thích các chỗ còn thắc mắc trong bài học. Như vậy thông qua việc xây dựng các sơ đồ kiến thức, học sinh vừa ôn tập được nội dung bài học vừa phát triển được kỹ năng tư duy logic và cách thức học khoa học và hợp lý. Nhìn vào một sơ đồ học sinh có thể nhìn thấy nội dung của cả chương đồng thời thấy được quan hệ thông qua các từ nối giữa các phần kiến thức với nhau. 1.1.6. Phương tiện hỗ trợ việc ôn tập củng cố Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: phương tiện dạy học bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Các phương tiện dạy học thay thế cho những sự vật hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận được. Chúng giúp phát huy tất cả các giác quan
  • 25. của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, từ đó giúp học sinh nhận biết được quan hệ giữa những hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế và đời sống. Các phương tiện dạy học được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học và trong việc ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Hiện nay, các phương tiện được sử dụng rộng rãi trong quá trình ôn tập củng cố đó là: 1.1.6.1. Sách (sách giáo khoa, sách bài tập và các tư liệu khác) Sách là nguồn kiến thức vô tận cho học sinh. Khi đọc sách, trước hết học sinh có thể củng cố lại kiến thức, làm rõ các vấn đề còn chưa thông suốt hoặc mở rộng, nâng cao kiến thức của bản thân. Để ôn tập củng cố, trước hết học sinh đọc lại sách giáo khoa để nắm vững kiến thức, đào sâu kiến thức và vận dụng kiến thức. Học sinh cũng có thể luyện tập và vận dụng kiến thức thông qua sách bài tập và các sách tham khảo. Đồng thời, khi đọc sách học sinh có thể đi sâu nghiên cứu vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau trong thực tế. Và việc đọc sách còn giúp học sinh rèn luyện và phát triển khả năng tư duy, khả năng làm việc với sách của bản thân. Do vậy việc đọc sách không chỉ giúp ích cho học sinh trong việc ôn tập củng cố mà còn có nhiều tác dụng tích cực khác trong việc phát triển tư duy trí tuệ của học sinh. 1.1.6.2. Các tư liệu, bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận trên mạng Internet Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật như hiện nay, đặc biệt sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng Internet đã tạo nhiều điều kiện hỗ trợ cho việc ôn tập củng cố của học sinh. Thông qua các trang web tự học, học sinh có thể tìm kiếm các tư liệu hỗ trợ cho việc tự học và tự ôn tập củng cố giúp học sinh củng cố và mở rộng kiến thức. Đặc biệt với các tư liệu về hình ảnh, các video clip minh họa các thí nghiệm hay các ứng dụng của các kiến thức Vật lý, các thí nghiệm ảo được thực hiện trên các trang web giúp học sinh có được các hình ảnh sinh động và niềm tin vào khoa học hơn vì học sinh thấy được ứng dụng của các kiến thức đã học vào thực tế. Không những thế, với các bài trắc nghiệm và tự luận được chuẩn bị một cách công phu, có các đáp án phản hồi giúp học sinh đánh giá được khả năng của mình, rèn kỹ năng làm bài tập đồng thời tìm ra và khắc phục các sai lầm thường gặp trong việc giải các bài tập Vật lý. Mục đích của hoạt động này trước hết là giúp học sinh tự đánh giá khả năng của mình từ đó tự điều chỉnh và khắc phục các sai lầm của mình.
  • 26. Mạng Internet còn là một môi trường giúp học sinh và giáo viên trao đổi và trau dồi kiến thức. Học sinh có thể trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau trong việc giải các bài tập hay giải thích các vấn đề thắc mắc. Thông qua các trang web này học sinh cũng có thể trao đổi và tìm sự giúp đỡ từ giáo viên và đồng thời giáo viên cũng có thể trao đổi với các giáo viên khác để tìm ra các không ngừng cập nhật và bổ sung kiến thức cũng như phương pháp dạy học tích cực. Nói chung, đây là một môi trường mở cho cả học sinh và giáo viên không ngừng nâng cao và mở rộng kiến thức, rèn luyện, củng cố và phát triển các kỹ năng cần thiết. 1.1.7. Mối quan hệ giữa ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá Việc ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá hầu như lúc nào cũng đi kèm với nhau. Mặc dù mục đích của hai hoạt động này khác nhau, một là để ghi nhớ, củng cố kiến thức còn một là để kiểm tra kết quả học tập, khả năng lĩnh hội tri thức và vận dụng kiến thức của học sinh nhưng hai hoạt động này hầu như luôn được tiến hành song hành. Bởi vì để kiểm tra mức độ tự học, tự ôn tập củng cố của học sinh thì giáo viên chỉ có thể dùng các hình thức kiểm tra đánh giá để thực hiện. Đồng thời việc ôn tập củng cố phải đi kèm với kiểm tra thì mới thúc đẩy học sinh trong việc tự học, tự ôn tập củng cố. Mối quan hệ giữa ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá vô cùng khăng khít và không hạn hẹp ở việc ôn tập trên lớp và kiểm tra trên lớp với sự giám sát trực tiếp của giáo viên. Giáo viên có thể kiểm tra kết quả ôn tập củng cố của học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, thông qua kết quả làm việc theo nhóm hay thông qua các kết quả các em đạt được sau khi tự ôn tập ở nhà. Đó có thể là kiểm tra thông qua việc giao các bài tập lớn hay các bài tập thiết kế mô hình… và giáo viên kiểm tra học sinh thông qua thành quả đạt được của học sinh. Không những thế, việc kiểm tra đánh giá không phải giới hạn trong việc chỉ do giáo viên tiến hành mà học sinh cũng có thể kiểm tra đánh giá kết quả ôn tập củng cố của bản thân cá nhân. Và các trang web tự học có thể hỗ trợ học sinh trong việc này. Như vậy việc ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá gắn liền với nhau và có thể được thực hiện bởi cả giáo viên và học sinh.
  • 27. 1.2. Website và vai trò của website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá 1.2.1. Khái niệm website Website là một tập hợp của rất nhiều trang web – một loại siêu văn bản (tập tin dạng HTML hoặc XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet – bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash…tại một địa chỉ nhất định – thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain) để người xem có thể truy cập vào xem. Trang web đầu tiên người xem truy cập từ tên miền thường được gọi là trang chủ (homepage), người xem có thể xem qua các trang khác thông qua các siêu liên kết (hyperlinks). Đặc điểm tiện lợi của website là thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, người xem có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, thông tin không giới hạn vả không giới hạn phạm vi khu vực sử dụng. Một website thông thường bao gồm hai phần: giao diện người dùng (front-end) và các chương trình được lập trình để website hoạt động (back-end). Giao diện người dùng là định dạng trang web được trình bày trên màn hình của máy tính người xem (máy khách) được xem bằng các phần mềm trình duyệt web như Internet Explorer, Firefox…Tuy nhiên ngày nay người xem có thể xem website từ các thiết bị điện tử khác như điện thoại di động, PDA…Việc trình bày một website phải đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ đẹp, ấn tượng, bố cục đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng, các chức năng tiện lợi cho người xem. Đặc biệt ngày nay, website trở nên sống động với những hiệu ứng đa dạng của hình ảnh và chữ kết hợp với âm thanh. Phần Back-end là phần lập trình của website lưu trữ trên máy chủ (server). Sự khác nhau ở phần lập trình của back-end làm chia ra hai loại website: Website tĩnh và website động. Website tĩnh được thiết kế bằng kỹ thuật HTML (Hypertext Mark-up Language). Chỉ đáp ứng được việc giới thiệu thông tin cho người dùng xem, cao nhất là sử dụng một Form trực tuyến (Online Form) để thu nhận ý kiến của người xem và gửi về e-mail định danh trước. Website tĩnh có thể được trang bị các kỹ thuật như Java Script, Flash Macromedia hay Animation Gif, giúp cho giao diện của các trang web thêm sống động và hấp dẫn. Website tĩnh do lập trình bằng ngôn ngữ HTML theo
  • 28. từng trang như brochure, không có cơ sở dữ liệu và không có công cụ quản lý thông tin trên website. Để xây dựng một website cần phải biết kỹ thuật thiết kế trang web, thông thường bằng các phần mềm như Fontpage, Dreamwaver…khi muốn thiết kế hoặc cập nhật thông tin của những trang web này. Nói chung, đối với website tĩnh, người sử dụng không tương tác với cơ sở dữ liệu. Website động (Dynamic Web Pages) thường được thiết kế bằng kỹ thuật ASP (Active Server Pages) chạy Windows hay PHP (PHP Hypertext Preprocessor) với Linux. Động ở đây xin đừng hiểu là hình ảnh sống động hoặc có thể thay đổi hình ảnh như một đoạn hoạt hình (animation). Ở đây động là có thể giúp người xem tương tác với website. Website động cần phải có cơ sở dữ liệu và tùy theo mục đích của website, nó có thể có các thành phần như: - Inner search: Phần tìm kiếm giúp người xem nhanh chóng tìm đến một trang web trong website có chứa vấn đề mà họ quan tâm. - Member account: tài khoản dành cho Hội Viên. Với một Username và Password, Hội Viên có thể truy cập (log-in) vào một khu vực hạn chế (Member Area) có nhiều quyền lợi hơn hẳn so với khu vực công cộng (Public Area). Việc cung cấp tài khoản này giúp cho người chủ website có thể kinh doanh website bằng cách thu phí Hội Viên (Member Fee) hoặc phân cấp quản lý nội bộ từ xa. - Shopping Cart: Thành phần giúp cho việc mua bán trên mạng (online trading) được thực hiện thông qua giả định việc chọn và bỏ món hàng đã chọn vào giỏ mua hàng. Các thông số liên quan đến món hàng sẽ được cập nhật vào tài khoản của người Mua, giúp cho việc xác định công nợ và thanh toán. - Online Payment: Thành phần giúp cho việc buôn bán trên mạng được khả thi: Tiền được trao cho Bên Bán và hàng sẽ được chuyển cho Bên Mua. - Forum: Diễn đàn trực tuyến: Một khu vực hạn chế giúp cho các đối tượng dùng site liên hệ trực tiếp với nhau trong thời gian thực (Real Time). Khác với liên lạc bằng e-mail có một khoảng thời gian chậm trễ (Delay) do người gửi mail và người nhận mail không trực tuyến cùng thời điểm. Với tính ưu việt của website động là cho phép người sử dụng tương tác với cơ sở dữ liệu nên website tôi xây dựng là website động. Hơn nữa, web động cho phép sử dụng hiệu quả trong việc dạy học theo kiểu tương tác giữa người học và nội dung dạy
  • 29. học chứ không phải kiểu dạy học một chiều, chỉ có đọc hiểu. Chẳng hạn như nội dung trắc nghiệm khách quan có phản hồi và hướng dẫn, các thí nghiệm mô phỏng có tương tác, thí nghiệm tương tác trên màn hình… 1.2.2. Các khái niệm liên quan đến web - Internet: thuật ngữ Internet đã được sử dụng vào những năm 1980 nhằm diễn tả mạng thông tin hỗn hợp nhiều dịch vụ được kết hợp với nhau có tính toàn cầu. Internet gồm các máy tính được liên kết với nhau sao cho chúng có thể truyền và nhận thông tin từ nơi này đến nơi khác, từ máy tính này đến máy tính khác trong phạm vi một vùng, một quốc gia hay trên toàn thế giới. - WWW (World Wide Web) gọi tắt là web: là một trong những dịch vụ trên Internet. Tim Berners Lee được biết đến là người sáng lập ra web trong thời kỳ ông là nhà Vật lý ở viện nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN). Sở dĩ web trở nên phổ biến vì nó cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập dễ dàng, từ đó người sử dụng có thể khai thác các thông tin trên Internet dưới dạng văn bản, hình ảnh, thậm chí cả âm thanh và video. Vì thế web đôi khi còn được gọi là đa phương tiện của mạng Internet. Để dùng web người ta phải có trình duyệt web như Firefox, Opera, Maxthon, Google Chrome, Internet Explorer. Trình duyệt web là một ứng dụng tương thích với máy tính của người dùng, cho phép họ nhìn thấy các trang web trên màn hình máy tính. - HTML (tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, tức là “Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản”), là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo các trang web, nghĩa là các mẫu thông tin được trình bày trên World Wide Web. Được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML (Standard Generalized Markup HyperText Markup Language) vốn được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp, HTML giờ đây đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. - HTTP (viết tắt của HyperText Transfer Protocol, nghĩa là giao thức truyền tải siêu văn bản). Nó là giao thức cơ bản mà World Wide Web sử dụng. HTTP xác định cách các thông điệp (các file văn bản, hình ảnh đồ họa, âm thanh, video và các file multimedia khác) được định dạng và truyền tải ra sao và những hành động nào mà các web server (máy chủ web) và các trình duyệt web (browser) phải làm để đáp ứng các
  • 30. lệnh rất đa dạng. Chẳng hạn, khi người dùng gõ một địa chỉ web URL vào trình duyệt web, một lệnh HTTP sẽ được gửi đến Web server để ra lệnh và hướng dẫn nó tìm đúng trang web được yêu cầu và kéo về mở trên trình duyệt web. Nói tóm lại, HTTP là giao thức truyền tải các file từ một web server vào một trình duyệt web để người dùng có thể xem một trang web đang hiện diện trên Internet. HTTP là một giao thức ứng dụng của bộ giao thức TCP/IP (các giao thức nền tảng cho Internet). - Web server là máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để lưu trữ thông tin như một ngân hàng dữ liệu, chứa những website đã được thiết kế cùng những thông tin liên quan khác (các mã Script, các chương trình, các file Multimedia). Web server có khả năng gửi đến máy khách những trang web thông qua môi trường Internet (hoặc Intranet) qua giao thức HTTP – giao thức được thiết kế để gửi các file đến trình duyệt web (web browser) và các trình duyệt khác. Tất cả các web server đều có một IP Address (địa chỉ IP) hoặc cũng có thể có một Domain Name. Giả sử khi người dùng đánh vào thanh Address trên trình duyệt web một dòng http://www.abc.com sau đó gõ phím Enter thì tức là đã gửi một yêu cầu đến một server có domain name là www.abc.com. Server này sẽ tìm trang web có tên là index.htm rồi gửi nó đến trình duyệt của người dùng đó. Bất kỳ một máy tính nào cũng có thể trở thành một web server bởi việc cài đặt lên nó một phần mềm Server Software và sau đó kết nối vào Internet. Khi máy tính của người dùng kết nối đến một web server và gửi đến yêu cầu truy cập các thông tin từ một trang web nào đó, Web Server Software sẽ nhận yêu cầu và gửi lại những thông tin mà người dùng mong muốn. Giống như những phần mềm khác, Web Server Software cũng chỉ là một ứng dụng phần mềm. Nó được cài đặt và chạy trên máy tính dùng là Web server, nhờ có chương trình này mà người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin của trang Web từ một máy tính khác ở trên mạng (Internet, Intranet). Web Server software còn có thể được tích hợp với Database (cơ sở dữ liệu) hay điều khiển việc kết nối vào cơ sở dữ liệu để có thể truy cập và kết xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu lên các trang web và truyền tải chúng đến người dùng.
  • 31. Server phải hoạt động 24/24 giờ, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt server đóng vai trò quan trọng trong chất lượng và tốc độ lưu chuyển thông tin từ server và máy tính truy cập. 1.2.3. Khả năng của website trong dạy học online Thông qua các trang web, thông tin được trình bày gián tiếp hoặc trực tiếp dưới dạng văn bản, ảnh, bảng biểu, biểu đồ, đồ thị, animation, clips… Chẳng hạn, người thiết kế có thể đưa vào nội dung kiến thức theo một sơ đồ trong đó chỉ rõ mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức với nhau giúp người học có cái nhìn hệ thống và tổng quát về các kiến thức và nắm được những nội dung chính hay những yêu cầu cần đạt được khi học một chương hay một phần nào đó. Người thiết kế còn có thể đưa thêm vào các đoạn phim mô phỏng, những hình ảnh minh họa, những thông tin hỗ trợ bài giảng mà không có trong sách giáo khoa hay có nhưng không có đủ thời gian để trình bày trên lớp. Hơn nữa ta có thể đưa lên website những thí nghiệm có thể tương tác như thí nghiệm mô phỏng hay thí nghiệm tương tác trên màn hình (phần mềm phân tích băng hình). Thông qua đó, học sinh có thể mở rộng hiểu biết hơn, hiểu sâu về vấn đề được trình bày trong sách giáo khoa và phần nào giúp học sinh hiểu được những ứng dụng trong thực tế của các kiến thức đã được học hay giúp giải đáp các thắc mắc của học sinh. Các thông tin đưa trên trang web phải là các thông tin mới mẻ, được cập nhật thường xuyên, giúp học sinh gắn liền lý thuyết với thực tiễn và qua đó làm tăng sự yêu thích của học sinh đối với việc học Vật lý. Bên cạnh đó, các bài học, tư liệu, tài nguyên giáo dục được trình bày trên trang web được thiết kế công phu, sáng tạo có khả năng to lớn trong việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy, truyền thụ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh, bao gồm cả kỹ năng về tri thức và kỹ năng về phương pháp học tập. Nếu được thiết kế một cách khoa học, kỹ lưỡng, sâu sắc thì đây có thể là một nguồn tài liệu hỗ trợ đắc lực cho giáo viên và là tài liệu tham khảo hữu ích đối với học sinh. Như vậy, việc sử dụng trang web trong dạy học online nếu được kết hợp với dạy học truyền thống sẽ nâng cao được hiệu quả học tập, phát huy tính sáng tạo của học sinh và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các mô phỏng, minh họa.
  • 32. Một vai trò khác của website là cho phép giao tiếp, tương tác đồng bộ giữa người với người hay giữa người với đối tượng đang được nghiên cứu hoặc tương tác không đồng bộ. Chẳng hạn, thông qua các trang web này, giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau nhằm nâng cao tay nghề, trình độ, qua đó giúp giáo viên tích lũy kinh nghiệm và nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động dạy của mình. Đồng thời việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tạo cho giáo viên thói quen và kỹ năng làm việc trong thời đại công nghệ thông tin. Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ này còn giúp nâng cao uy tín cho nhà trường, tăng tính quản bá cho trường, tạo niềm tin đối với giáo dục. Với việc sử dụng trang web với mục đích dạy học online, người thiết kế có thể xây dựng các bài giảng theo các mục đích khác nhau như: củng cố kiến thức xuất phát cho học sinh trước khi bắt đầu vào học nội dung mới, xây dựng tri thức mới, ôn luyện và vận dụng tri thức, tổng kết, hệ thống hóa kiến thức và kiểm tra đánh giá trình độ tri thức của học sinh. Việc kiểm tra đánh giá học sinh có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng một ngân hàng câu hỏi (trắc nghiệm và tự luận), sau đó tạo một đề kiểm tra từ các câu hỏi trong ngân hàng theo một tiêu chí nào đó. Trang web có thể xây dựng chương trình đánh giá thông qua bài làm của học sinh. Thế mạnh của web trong lĩnh vực này là cho phép nhiều học sinh ở những vị trí địa lý khác nhau có thể tham gia bài kiểm tra trong những thời gian khác nhau phù hợp với điều kiện của mỗi cá nhân. Cách thức ra đề, làm bài và đánh giá rất phong phú. Các câu hỏi lấy từ ngân hàng có thể là ngẫu nhiên hay có lựa chọn, hoán đổi vị trí các câu hỏi và các lựa chọn, phân loại các câu hỏi theo các mức độ. Về cách làm bài cũng có nhiều hình thức như: làm một lần hay nhiều lần, cho phép thử hay không, cho phép làm loại trừ hay không. Khi học sinh làm các bài tập trắc nghiệm, trang web cho phép phản hồi và hướng dẫn đối với học sinh. Về cách thức đánh giá thì có thể tính theo điểm trung bình hay lấy điểm lần cao nhất và nhận xét tương ứng với mức điểm. Các trang web có thể xử lí thông tin nhờ các chương trình xử lí, tính toán. Cụ thể, trong dạy học online, nhờ các chương trình xử lí có thể xử lí kết quả làm bài của học sinh, từ đó đưa ra các nhận xét đối với học sinh. Đối với học sinh, khi học online, học sinh có thể tự học theo một trình tự đã được lập sẵn theo ý đồ của người thiết kế hoặc tự học với nhịp độ phù hợp với trình độ
  • 33. của mình. Thông qua việc tự học này mà học sinh rèn được khả năng độc lập, tự chủ trong học tập, nâng cao trình độ công nghệ của bản thân. Chính vì những khả năng trên, website có thể hỗ trợ dạy học online theo nhiều cách thức khác nhau được chúng tôi trình bày như ở dưới đây: 1. Chúng ta có thể sử dụng website trong dạy học bài (giai đoạn) “Nghiên cứu tài liệu mới”. Trong giai đoạn này, website có thể trình bày các vấn đề nghiên cứu thông qua các văn bản, hình ảnh, bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, animation, clips…Đồng thời thông qua website có thể hỗ trợ, xử lý các vấn đề bằng cách phân tích, xử lý thông tin, số liệu… Với các trang web được thiết kế để giảng dạy cho học sinh nội dung kiến thức của một chương, một phần hay cả chương trình học hoặc tất cả các môn học, học sinh được học với các chương trình giảng dạy đã được lập trình sẵn, hoặc học trên máy tính với sự hướng dẫn của giáo viên giúp học sinh có thói quen học tập tự chủ. Với ưu điểm nổi bật của việc học trên các trang web là học sinh có thể học ở mọi nơi vào bất cứ thời điểm nào, tạo điều kiện thuận lợi và thoải mái cho học sinh trong việc học tập, không gò bó hay ép buộc các em mà chủ yếu dựa vào ý thức tự giác của các em. Không những thế, kiến thức được truyền tải từ các trang web thì rất rộng lớn và được cập nhật thường xuyên bởi người thiết kế và bởi các người sử dụng khác qua các forum mà ở đó người sử dụng có thể trao đổi kiến thức, giải đáp thắc mắc cho nhau và chia sẻ những kiến thức của bản thân với mọi người. Do nội dung các trang web trên Internet là kho tài nguyên kiến thức khổng lồ của nhân loại liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong xã hội và cuộc sống, giúp cho người học có thể tra cứu đầy đủ các tư liệu cần thiết liên quan đến chuyên môn của mình. Hơn thế nữa, việc tìm kiếm, tra cứu trên Internet rất tiện lợi và nhanh chóng, nên có thể nói nội dung trên Internet thực sự là một “thư viện số lý tưởng” của nhân loại, đầy đủ về nội dung, nhanh chóng và tiện lợi về tra cứu. Không những thế, thông tin trên Internet được cập nhật thường xuyên, nhanh chóng giúp người học luôn được tiếp cận với cái mới, với nền văn minh của nhân loại một cách nhanh chóng và kịp thời.
  • 34. Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng web trình bày bài giảng với những tính năng đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh, video, flash…) làm bài giảng thêm sinh động hơn, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đối với những hiện tượng khó quan sát (do xảy ra quá nhanh hoặc quá chậm) hay các thí nghiệm khó thực hiện (do điều kiện kinh tế, các lý do kỹ thuật hay do mức độ an toàn của thí nghiệm), giáo viên có thể đưa những đoạn video, hình ảnh vào trong web hoặc xây dựng mô phỏng những hiện tượng, thí nghiệm đó trên web với những công cụ hỗ trợ giúp học sinh học tập và lĩnh hội kiến thức tốt hơn, tạo sự hứng thú, hấp dẫn với các em khi học hoặc nghiên cứu một vấn đề mới đồng thời giúp các em tiếp cận với các phương tiện hiện đại ngay tại nhà. Bản chất của quá trình dạy học là tạo ra các tình huống học tập, trong đó học sinh sẽ hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt chất lượng và hiệu quả dạy học. Người giáo viên không chỉ trở thành người phát thông tin mà còn là người hướng dẫn để học sinh tự tìm ra những kiến thức đó. Đồng thời trong điều kiện hiện nay, người giáo viên cũng đóng vai trò là người học thường xuyên vì sự nâng cao dân trí của chính người thầy. Thông qua các trang web, giáo viên có điều kiện dễ dàng hơn trong việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và việc học của bản thân. Với web, giáo viên có thể lấy thông tin nhanh chóng từ phía học sinh về một vấn đề nào đó thông qua các câu hỏi nhanh hoặc thiết kế các bài kiểm tra, chấm điểm tự động và lưu giữ các bảng điểm đó. Bên cạnh việc xây dựng nội dung học tập thì việc quản lí học sinh đối với mỗi giáo viên cũng quan trọng không kém. Và các trang web có thể hỗ trợ việc quản lí học sinh rất tốt. Các vấn đề như quản lí sự truy cập thông tin của học sinh trong một khóa học, khả năng chia học sinh thành các nhóm, lên lịch người dùng hay quản lí điểm đã giúp giáo viên nắm bắt được thông tin của học sinh một cách cập nhật và đa dạng hơn và từ đó cũng thay đổi sao cho phù hợp với từng đối tượng. Giáo viên có thể kiểm soát việc học tập của học sinh thông qua những lần truy cập vào trang web hay các phần mềm kiểm tra trên web. 2. Sử dụng website trong giai đoạn “Ôn tập củng cố”. a. Sử dụng trang web như một công cụ hỗ trợ học tập của học sinh
  • 35. Một tác dụng hỗ trợ khác của các trang web đối với việc học tập của học sinh đó là có thể giúp học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng như trình độ của bản thân. Các em có thể kiểm tra trình độ của bản thân thường xuyên, tùy theo thời gian của bản thân để kịp thời đánh giá khả năng của mình, từ đó có hướng điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp. Hơn thế nữa, thông qua các trang web, học sinh được tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin, với các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật và công nghệ, học sinh học được cách điều khiển web, sử dụng các công cụ mà trang web hỗ trợ tìm kiếm trên Internet để tìm kiếm và mở rộng kiến thức. Cũng như trong dạy học truyền thống, để kích thích tính tò mò, tạo động cơ học tập, kích thích hứng thú nhận thức, tìm hiểu các vấn đề xung quanh, rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp và phát triển tính sáng tạo của học sinh, giáo viên thường giảng dạy theo phương pháp tạo tình huống có vấn đề. Và trong dạy học thông qua các trang web cũng vậy, có thể sử dụng các hình ảnh, mô hình, sơ đồ, các video quay cảnh thật, flash…để kích thích tính tò mò đối với khoa học, lôi cuốn các em tìm hiểu và từ đó dẫn đến các tình huống có vấn đề được đưa ra (để có tác dụng tốt thì quan trọng là lựa chọn được các tình huống có tính nghịch lý, có những mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết nhưng có mong muốn tìm hiểu) để học sinh bắt tay vào giải quyết vấn đề để giải đáp thắc mắc của bản thân và thu nhận được nhiều kiến thức mới từ việc giải quyết tình huống được đưa ra. Với tính đa dạng kết hợp với các công nghệ hiện đại thì việc đặt vấn đề đối với học sinh trên các trang web sẽ trở nên sinh động hơn, lôi cuốn hơn, kích thích được hứng thú và động cơ học tập của học sinh. b. Sử dụng web tạo môi trường tương tác để học sinh hoạt động và thích nghi với máy tính, web và Internet Những công cụ đào tạo đa truyền thông và phương pháp mô phỏng tương tác của hệ thống Hypermedia đã tạo ra cho web những khả năng đáp ứng yêu cầu của người dùng. Những phương pháp học tập thành nhóm trên mạng làm cho học sinh học tập sinh động hơn, tác động qua lại tích cực hơn. Vai trò của giáo viên trong các nhóm học tập là người hướng dẫn quan trọng, mỗi giáo viên quản lý một nhóm học sinh phân theo lớp. Học sinh thực hành và thực
  • 36. hiện các nhiệm vụ của lớp học dưới sự hướng dẫn của giáo viên qua các hình thức liên lạc, trao đổi thông tin một cách chủ động như thảo luận theo chủ đề (trên các forum) hoặc trao đổi trực tuyến trên các chatrum. Như vậy giữa giáo viên và giáo viên, học sinh và học sinh, giáo viên và học sinh có thể trao đổi đồng bộ hoặc không đồng bộ với nhau trên web. c. Xây dựng web hỗ trợ kiểm tra và đánh giá kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã thu được Nhiệm vụ cơ bản của việc kiểm tra đánh giá là làm rõ được tình hình lĩnh hội kiến thức, mức độ thành thạo về kỹ năng và phát triển tư duy của học sinh. Đây là một vấn đề khó và phức tạp. Đó không chỉ là việc của giáo viên kiểm tra học sinh để đánh giá mức độ học thuộc bài của các em tới đâu hay khả năng làm bài tập như thế nào, hiểu bài cũ đến đâu, mà cao hơn đó là sự đánh giá khả năng tư duy, trình độ lĩnh hội kiến thức và nắm bắt thông tin của học sinh. Đây không phải chỉ là công việc của giáo viên mà còn là một nhu cầu của học sinh. Bản thân các em cũng có nhu cầu đánh giá trình độ của chính bản thân mình và thực sự nếu như học sinh có thể tự đánh giá được khả năng của bản thân thì các em có thể tự mình điều chỉnh được phương pháp học của bản thân để đem lại hiệu quả học tập thật sự cho bản thân. Không những thế, thông qua việc kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể việc giảng dạy của mình song song với việc đánh giá trình độ của học sinh. Giáo viên có thể thấy được những thành công cũng như những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học để từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu của học sinh. Như vậy, kiểm tra đánh giá là công việc của cả học sinh và giáo viên. Thông thường có kiểm tra (học sinh tự kiểm tra, học sinh kiểm tra với học sinh, giáo viên kiểm tra học sinh…) rồi mới có đánh giá (giáo viên đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá mình hay đánh giá lẫn nhau…). Các trang web trên mạng có các nội dung ôn tập kiến thức cũng như tự kiểm tra đánh giá đối với từng bài, chương hay phần kiến thức đã học. Sau khi tự học, từng người có thể tự kiểm tra, đánh giá trình độ lĩnh hội kiến thức của mình ngay. Khả năng này không thể thực hiện được đối với tất cả học sinh trong lớp trong cùng một lúc được. Thông qua các trang web học tập, học sinh có thể tự kiểm tra, đánh giá trình
  • 37. độ của bản thân thông qua các câu hỏi trắc nghiệm có phản hồi, các câu hỏi ôn tập, các bài luyện tập làm sơ đồ… Học sinh cũng có thể đánh giá lẫn nhau thông qua các diễn đàn mà trên đó các em có thể lập thành nhóm, thảo luận, đánh giá, nhận xét lẫn nhau sau khi trao đổi, thảo luận ý kiến về các vấn đề học tập. Giáo viên có thể đánh giá học sinh thông qua các bài kiểm tra. Hình thức kiểm tra rất đa dạng, có thể là các câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi điền từ, câu hỏi có những đồ họa và text mô tả…Thông qua việc kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên, nhanh chóng được sử dụng như một biện pháp tích cực, hữu hiệu chỉ đạo hoạt động học, nó có tác dụng định hướng hoạt động tích cực tự chủ của học sinh. Với các chức năng hỗ trợ được lập trình trên web, máy tính có thể dễ dàng tạo ra các bài trắc nghiệm, bài kiểm tra kéo thả trên web đồng thời tự chấm điểm theo thang điểm đã định sẵn, sau đó lưu vào hồ sơ điểm của học sinh từng lớp để giáo viên quản lý. 1.2.4. Vai trò của website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá Thông qua các nội dung được trình bày trên trang web, các sơ đồ kiến thức, các bài học, các câu hỏi, bài tập và các hình ảnh, thí nghiệm minh họa, thí nghiệm mô phỏng, thí nghiêm tương tác trên màn hình, học sinh có thể tự ôn tập kiến thức trong quá trình tự học ở nhà. Ở đó, học sinh được trang bị kiến thức sâu sắc hơn giúp học sinh thấu hiểu được nhiều vấn đề mà do một số lí do về mặt thời gian mà giáo viên chưa thể truyền đạt hết cho học sinh khi dạy trên lớp. Đặc biệt, hệ thống sơ đồ, các câu hỏi, bài tập trên các trang web rất đa dạng giúp học sinh có thể củng cố kiến thức đã học và vận dụng kiến thức một cách thường xuyên. Thông qua các bài tập từ khó đến dễ, học sinh có thể rèn cho mình kỹ năng làm bài, phân tích bài toán và kỹ năng tư duy. Do điều kiện thời gian trên lớp không nhiều, học sinh có thể củng cố kiến thức thông qua các trang web dạy học khi truy cập ở nhà, điều này vẫn đảm bảo giúp học sinh hiểu bài và vận dụng kiến thức thường xuyên. Không những thế, học sinh có thể kiểm tra trình độ của mình một cách thường xuyên thông qua các bài kiểm tra online có phản hồi, đánh giá và hướng dẫn, gợi ý để
  • 38. học sinh tự làm tiếp đến kết quả cuối cùng (chứ không phải chỉ thông báo ngay đáp án) để nắm bắt khả năng của mình tới đâu và từ đó có biện pháp điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp. Học sinh có thể làm các bài kiểm tra vào bất cứ lúc nào tùy thuộc vào thời gian của học sinh nên việc kiểm tra trở nên rất linh hoạt. 1.2.5. Các yêu cầu đối với website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá 1.2.5.1. Yêu cầu về dạy học a. Yêu cầu về mục đích của website Website được xây dựng nhằm mục đích giúp học sinh tự ôn tập củng cố kiến thức của bản thân. Điều đó có nghĩa là website không chỉ sử dụng để củng cố kiến thức cũ cho học sinh hay ôn tập những kiến thức mà học sinh vừa mới học mà mở rộng hơn là có thể giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách hiệu quả trong giai đoạn “nghiên cứu tài liệu mới”. Một mục đích khác của website là vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập, các tình huống cụ thể để giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng bao gồm kỹ năng giải bài tập, kỹ năng tư duy, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng vận dụng sáng tạo… b. Yêu cầu về nội dung của website Nội dung của website phải xuất phát từ mục đích của website là ôn tập kiến thức cũ và hình thành kiến thức mới cho học sinh, kết hợp và vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập và tình huống cụ thể, góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển các thao tác và kỹ năng tư duy. Như vậy nội dung của website phải bám sát chương trình sách giáo khoa, bám sát nội dung kiến thức học sinh được học ở chương trình phổ thông và từ đó lồng ghép vào các thí nghiệm, các ví dụ, ứng dụng thực tế của các kiến thức đã học để khiến cho nội dung của trang web thêm phần sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh và đồng thời giúp học sinh mở rộng kiến thức, củng cố niềm tin khoa học và có hứng thú học tập hơn. Nội dung ôn tập được tổng kết dưới dạng các sơ đồ kết hợp với các hình ảnh, đồ thị, bảng biểu…giúp thu hút sự chú ý và quan tâm của học sinh.