SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
1
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN
ĐIỆN VIỆT – ĐỨC
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THỊ HƯƠNG THẢO
MÃ SINH VIÊN : A11168
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH–KẾ TOÁN
HÀ NỘI – 2011
2
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN
ĐIỆN VIỆT – ĐỨC
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Đoàn Thị Hồng Nhung
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Hương Thảo
Mã sinh viên : A11168
Chuyên ngành : Tài chính – kế toán
HÀ NỘI – 2011
Thang Long University Library
3
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và thời gian thực tập tại công ty Cổ phần que hàn điện Việt –
Đức, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, em đã nhận thức rõ về vai trò và vị trí
công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành rất quan
trọng trong công tác hạch toán kế toán của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Trong điều
kiện có hạn về kiến thức và thời gian khảo sát thực tế, khóa luận của em đã hoàn thành
các nội dung cơ bản sau:
Về mặt lý luận: đã trình bày khái quát và có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hạch
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn: Từ thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm ở Công ty cổ phần que hàn điện Việt – Đức, trên cơ sở kiến thức đã học cùng với sự
hướng dẫn của cô giáo Th.s Đoàn Thị Hồng Nhung, khóa luận đã nêu được những
phương hướng chung cũng như các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cũng như công tác kế toán nói
chung.
Qua nội dung cơ bản của khóa luận, có thể thấy nghiên cứu đổi mới và tổ chức hợp lý
quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường công tác
quản trị doanh nghiệp là công cụ không thể thiếu trong công tác kế toán của công ty.
Những đề xuất được nêu trong khóa luận cũng nhằm mục đích hoàn thiện hơn công tác kế
toán ở công ty. Em hi vọng đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc tìm ra mặt mạnh,
mặt còn hạn chế cùng các biện pháp khắc phục nhằm giúp cho công tác tổ chức hạch toán
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần que hàn
điện Việt – Đức được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn Th.s Đoàn Thị
Hồng Nhung và các cô, chú trong Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức đã tạo điều
kiện để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!.
4
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1
1.1. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1
1.1.1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 1
1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 1
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 2
1.1.2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 5
1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 5
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 5
1.1.2.3. Chức năng của giá thành 6
1.1.3. Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm 8
1.2. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành 9
1.2.1. Đối tượng tập hợp CPSX 9
1.2.2. Đối tượng tính giá thành 9
1.2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành 9
1.3. Phương pháp hạch toán CPSX 10
1.3.1. Hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên 10
1.3.1.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 10
1.3.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 12
1.3.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung trong phân xưởng 13
1.3.1.4. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất 15
1.3.2. Tổng hợp CPSX, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp
kê khai thường xuyên
17
1.3.2.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 17
1.3.2.2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 19
1.3.3. Hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kì 21
Thang Long University Library
5
1.3.3.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 21
1.3.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 22
1.3.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 22
1.3.4. Tổng hợp CPSX theo phương pháp kiểm kê định kì 22
1.4. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu trong các doanh nghiệp 24
1.4.1. Phương pháp trực tiếp 25
1.4.2. Phương pháp hệ số 25
1.4.3. Phương pháp tổng cộng chi phí 26
1.4.4. Phương pháp tỷ lệ 26
1.4.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 27
1.4.6. Phương pháp liên hợp 27
1.5. Tổ chức hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo các hình thức
sổ
27
1.5.1. Hình thức nhật kí sổ cái 27
1.5.2. Hình thức nhật kí chung 28
1.5.3. Hình thức chứng từ ghi sổ 29
1.5.4. Hình thức nhật kí chứng từ 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT - ĐỨC
31
2.1. Một số nét khái quát về Công ty cổ phần que hàn điện Việt – Đức 31
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phẩn que hàn điện Việt –
Đức
31
2.1.2. Đặc điểm hoạt động và sản phẩm kinh doanh của công ty 32
2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 32
2.1.2.2. Đặc điểm sản phẩm kinh doanh của công ty 33
2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 36
2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động của công ty 36
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 36
2.1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 40
6
2.1.4.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 42
2.2. Thực trạng công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công
ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức
47
2.2.1. Đối tượng hạch toán CPSX 47
2.2.2. Phương pháp hạch toán CPSX 48
2.2.2.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 48
2.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 53
2.2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 58
2.2.2.4. Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất 62
2.2.2.5. Kế toán tập hợp CPSX toàn công ty 64
2.2.3. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 70
2.3. Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở
Công ty cổ phần que hàn điện Việt – Đức
73
2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 73
2.3.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm 73
2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 73
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẨN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT -
ĐỨC
76
3.1. Nhận xét chung về công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
tại công ty
76
3.1.1. Ưu điểm 77
3.1.2. Nhược điểm 78
3.2. Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính giá thành
sản phẩm tại công ty
79
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác CPSX và tính giá thành 79
3.2.2. Một số ý kiến, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và
tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần que hàn điện Việt-Đức
80
KẾT LUẬN
Thang Long University Library
7
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CPSX Chi phí sản xuất
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
CPNVPX Chi phí nhân viên phân xưởng
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
SPDD Sản phẩm dở dang
KKTX Kê khai thường xuyên
NVLC Nguyên vật liệu chính
VLC Vật liệu chính
CCDC Công cụ dụng cụ
TK Tài khoản
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
LN Lợi nhuận
PX Phân xưởng
SP Sản phẩm
8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ , CÔNG THỨC
Trang
Biểu 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNVLTT…………………………………… 11
Biểu 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp……………………………… 13
Biểu 1.3 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung ………………………………… 15
Biểu 1.4: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức ...………….. 16
Biểu 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp thiệt hại sản xuất ngoài kế hoạch …………… 17
Biểu 1.6: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất ………………………………………… 19
Biểu 1.7: Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kì ……………… 24
Biểu 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký - sổ cái …………………... 27
Biểu 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung …………………… 28
Biểu 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ ………………… 29
Biểu 1.11: Trình tự ghi số kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ ……………….. 30
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm của công ty …………………………. 35
Biểu 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 – 2009 … 36
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy của công ty ……………………………………………. 37
Sơ đồ 2.3: Tổ chức phòng tài vụ ……………………………………………………. 40
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán ………………………………………………… 46
Biểu 2.2: Phiếu xuất kho …………………………………………………………… 50
Biểu 2.3: Bảng tổng hợp xuất NVL, CCDC ……………………………………….. 51
Biểu 2.4: Bảng phân bổ NVL, CCDC …………………………………………… 52
Biểu 2.5: Bảng thanh toán lương tháng 1 năm 2010 ……………………………….. 55
Biểu 2.6: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ………………… 57
Biểu 2.7: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ………………………………… 60
Biểu 2.8: Hóa đơn giá trị gia tăng……………………………………………….. 61
Biểu 2.10: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung ………………………………….. 63
Biểu 2.11: Nhật ký chứng từ số 7 ………………………………………………… 65
Biểu 2.12: Sổ cái TK 621 ……………………………………………………… 68
Biểu 2.13: Sổ cái TK 622 ………………………………………………………… 69
Biểu 2.14: Sổ cái TK 627 ………………………………………………………….. 70
Biểu 2.15: Phiếu kiểm kê sản phẩm dở dang ……………………………………….. 71
Thang Long University Library
9
Biểu 2.16: Sổ cái TK 154 ……………………………………………………… 72
Biểu 3.1: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh ………………………………………… 84
Biểu 3.2: Bảng kê chi tiết theo dõi sản phẩm hỏng ………………………………… 86
10
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng
với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng được đẩy mạnh, nền kinh tế
nước ta đã có sự chuyển biến tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu. Đặc biệt với việc
Việt Nam trở thành thành viên thứ 155 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra
nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước, song song với nó là việc chịu
sức ép từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khi hàng rào thuế quan không còn nữa là điều
mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Để tìm được một chỗ đứng trên thị trường,
ngoài việc sản xuất và cung ứng những sản phẩm có chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu
thị trường thì các doanh nghiệp còn phải quan tâm đến việc giảm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm.
Để làm được điều đó, các nhà quản lý phải thường xuyên nắm bắt một lượng thông tin
kinh tế cần thiết. Các thông tin về thị trường và các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp.
Vì vậy, một trong những công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhất của doanh nghiệp là
công tác kế toán. Công tác kế toán có nhiệm vụ cung cấp thông tin một cách kịp thời
chính xác đầy đủ số liệu cho các nhà quản lý. Từ đó các nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết
định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị trong doanh
nghiệp.
Công ty cổ phần que hàn điện Việt – Đức luôn tìm mọi cách để đầu tư chiều sâu, lấy
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm làm phương châm hành động của mình. Sản
phẩm của công ty đã được khách hàng biết đến và tín nhiệm trong thị trường cả nước.
Đóng góp một phần trong sự thành công này của công ty là công tác kế toán nói chung và
kế toán chi phí và giá thành nói riêng. Trong nhiều năm qua công ty đã không ngừng cố
gắng trong việc cải tiến phương pháp kế toán phù hợp với cơ chế quản lý hiện nay, phù
hợp với việc đổi mới chế độ kế toán nói chung và kế toán chi phí giá thành nói riêng trở
thành công cụ đắc lực hơn thì công tác này còn có mặt củng cố và hoàn thiện.
Trong quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và thực tiễn tại công ty cổ phần que hàn điện
Việt – Đức, nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm hiện nay, được sự đồng ý của cô giáo Đoàn Thị Hồng Nhung và
ban lãnh đạo Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức, em chọn đề tài: "Hoàn thiện công
tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần que hàn
điện Việt - Đức" làm nội dung nghiên cứu và viết khóa luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở
đầu và kết luận, khóa luận được chia làm 3 phần chính:
Thang Long University Library
11
Chương 1: Cơ sở lý luận của hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
cổ phần que hàn điện Việt - Đức
Chương 3: Hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức
12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Khái niệm và phân loại CPSX và giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất
1.1.1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất, nền sản
xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu
hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng
hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động về tư liệu lao động và đối tượng
lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất
là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.
Giá trị sản phẩm dịch vụ bao gồm 3 bộ phận là: c,v,m
C: Là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm như:
Khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu. Bộ
phận này còn được gọi là hao phí lao động quá khứ (vật hoá)
V: Là chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình
sản xuất làm ra sản phẩm, dịch vụ, bộ phận này được gọi là hao phí lao động sống.
M: Là giá trị do lao động sống tạo ra trong quá trình làm ra sản phẩm dịch vụ.
Ở góc độ doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ ra hai bộ phận chi phí
C và V. Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về
lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất
trong một kỳ kinh doanh nhất định (tháng, quý, năm)
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình
sản xuất sản phẩm, nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản
xuất phải được tính toán và tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, quí, năm phù hợp với
kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được
tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là quá
trình chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của
doanh nghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Thang Long University Library
13
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Do đặc điểm của chi phí sản xuất là phát sinh hàng ngày gắn liền với việc sản xuất
từng sản phẩm và từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tổng hợp tính toán chi phí
sản xuất cần được tiến hành trong từng khoảng thời gian nhất định. Để quản lý và kiểm
tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, tính toán được kết quả tiết kiệm chi phí ở
từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất.
Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụng kiểm tra phân tích quá trình phát sinh chi phí
và hình thành giá thành sản phẩm, nhằm nhận biết và động viên mọi khả năng tiềm tàng
hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.
Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, chi phí của doanh nghiệp chia làm nhiều loại khác
nhau.
- Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí :
Nhằm phục vụ cho việc tập hợp CPSX và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế của nó
mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh chi phí, người ta tập hợp những
chi phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế thành một nhóm. Theo chế độ kế toán hiện
hành, CPSX được chia làm 5 yếu tố sau đây:
+ Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên
vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào mục đích sản xuất kinh
doanh trong kỳ báo cáo.
+ Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương (chi phí nhân công): Bao gồm
toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp
như tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN), các khoản
trợ cấp, phụ cấp cho công nhân và nhân viên quản lý phân xưởng.
+ Yếu tố chi phí KHTSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao phải trích trong kỳ của tất cả
các TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho
các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp như tiền điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác.
+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa được
phản ánh vào các yếu tố tiêu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Cách phân loại này cho biết được kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để
phân tích, đánh giá các chỉ tiêu và tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm căn cứ
14
để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu thông tin quản trị doanh
nghiệp và lập dự toán chi phí sản xuất cho kỳ sau.
- Phân loại CPSX theo khoản mục:
Theo qui định hiện hành, chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục chính:
+ CPNVLTT: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu, vật liệu phụ, nhiên liệu sử
dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo SP.
+ CPNCTT: Bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy
định.
+ CPSXC: Là những chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ
phận sản xuất( phân xưởng, tổ đội...). CPSXC bao gồm:
CPNVPX: Gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN trên tiền lương của nhân viên phân xưởng.
Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung như vật liệu dùng để sửa
chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng... phục vụ cho nhu cầu quản lý chung ở các
phân xưởng.
Chi phí CCDC: Phản ánh chi phí CCDC dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở các phân
xưởng: khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp...
Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ hữu hình,
TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua ngoài để
phục vụ cho hoạt động sản xuất chung của phân xưởng, tổ đội (điện, nước, điện thoại).
Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các khoản chi bằng tiền ngoài các khoản chi phí trên,
sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng, tổ đội.
Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức độ phân bổ chi phí cho từng
đối tượng. Nó có tác dụng phục vụ cho nhu cầu quản lý CPSX theo định mức, là cơ sở
cho kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình
hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau.
- Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí vào giá thành:
Chi phí theo cách phân loại này chia làm hai loại:
+ Chi phí trực tiếp: Là toàn bộ những chi phí có thể tính trực tiếp vào giá thành của
từng đối tượng chịu chi phí.
Thang Long University Library
15
+ Chi phí gián tiếp: Là tất cả những chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, nhiều
công việc (đối tượng khác nhau). Vì vậy, để tính vào chỉ tiêu giá thành không thể tập hợp
trực tiếp mà phải dùng phương pháp phân bổ gián tiếp.
Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương pháp tập hợp
CPSX và phân bổ CPSX một cách đúng đắn và hợp lý.
- Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí:
Bao gồm 2 loại chi phí:
+ Chi phí sản phẩm: Là chi phí gắn liền với sản phẩm sản xuất ra hoặc được mua trong
kỳ để bán lại. Chi phí sản phẩm là những chi phí như nguyên vật liệu trực tiếp, lao động
trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Như vậy, chi phí sản phẩm luôn gắn liền với sản phẩm
và chỉ thu hồi khi sản phẩm tiêu thụ còn khi sản phẩm chưa được tiêu thụ thì chúng nằm
trong sản phẩm tồn kho.
+ Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ kinh doanh nào đó,
hay còn gọi là chi phí phát sinh (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp). Chi phí
thời kỳ không phải là những chi phí tạo thành thực thể sản phẩm hay nằm trong các yếu tố
cấu thành giá vốn của hàng hoá mua vào. Nó là những khoản chi phí hoàn toàn biệt lập
với quá trình sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hoá.
- Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí:
Bao gồm 3 loại :
+ Biến phí: Là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức
độ hoạt động của khối lượng công việc và sản phẩm hoàn thành.
Biến phí thường bao gồm các khoản chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí lao động trực tiếp.
+ Định phí: Là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
Định phí thường bao gồm các khoản chi phí: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuê nhà
xưởng, lương nhân viên phân xưởng.
+ Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả chi phí biến đổi và chi phí
cố định.
Ngoài những cách phân loại trên, trong quá trình nghiên cứu ta có thể gặp một số cách
phân loại chi phí khác như phân loại theo chức năng kiểm soát bao gồm chi phí kiểm soát
được và chi phí không kiểm soát được, phân loại theo mức độ phù hợp gồm chi phí thích
đáng và chi phí không thích đáng.
16
1.1.2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Trong sản xuất, chi phí sản xuất chỉ là một mặt thể hiện sự chi phí. Để đánh giá chất
lượng kinh doanh của các tổ chức kinh tế, chi phí sản xuất chi ra phải được xem xét trong
mối quan hệ với mặt thứ 2 cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh là kết
quả sản xuất thu được. Quan hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ, lao vụ hoàn
thành trong kỳ...
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhằm phản ánh về chất lượng hoạt
động của doanh nghiệp trên tất cả các mặt như kinh tế, kỹ thuật tổ chức, chất lượng và
hiệu quả của công việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp, đồng
thời giá thành còn là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán của sản phẩm và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm được xác định cho từng loại sản phẩm, lao vụ cụ thể và chỉ tính
toán xác định với số lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành, kết thúc toàn bộ quá trình sản
xuất (thành phẩm) hay hình thành một giai đoạn công nghệ sản xuất (bán thành phẩm).
Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà
không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những
chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản
xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chỉ tiêu khác có liên quan tới việc bù
đắp giản đơn hao phí lao động đời sống. Mọi cách tính chủ quan không phản ánh đúng
các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá -
tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất
giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Qua những phân tích ở trên, ta thấy việc quản lý và lập kế hoạch giá thành là rất quan
trọng. Để đáp ứng những yêu cầu đó và để công tác tính giá thành được thuận lợi, nhà
quản lý phải phân loại giá thành theo các tiêu thức khác nhau.
Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành:
- Giá thành kế hoạch: Được xác định khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành
thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
Thang Long University Library
17
- Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được
xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch
được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt
cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện
hành tại từng thời điểm trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng ) nên giá thành định
mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá
trình thực hiện kế hoạch giá thành.
- Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm
dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được
các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế
hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí:
Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành:
- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả
những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân
xưởng sản xuất.
- Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ và giá thành đầy đủ): là chỉ tiêu phản
ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Công thức tính như sau:
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lãi
hoặc lỗ của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên do
những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản
lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học
thuật nghiên cứu.
1.1.2.3. Chức năng của giá thành
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, tổng hợp. Nó phản ánh chất lượng
hoạt động của công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quan trọng để
Giá thành toàn
bộ của sản
phẩm tiêu thụ
=
Giá thành sản xuất
của sản phẩm +
Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
+
Chi phí
bán hàng
18
nhà quản lý nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Các chức năng vốn có của chỉ tiêu
giá giá thành:
- Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Giá thành sản phẩm biểu hiện những hao phí vật
chất mà các doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những hao phí vật
chất này cần được bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất và
đây đã trở thành một vấn đề quan tâm đầu tiên của các doanh nghiệp bởi hiệu quả kinh tế
được biểu hiện trước hết ở chỗ doanh nghiệp có khả năng bù lại những gì mình đã bỏ ra
hay không. Đủ bù đắp là khởi điểm của hiệu quả và là yếu tố đầu tiên để xem xét hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chức năng lập giá: Giá cả SP được xây dựng trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần
thiết, biểu hiện mặt giá trị SP. Khi xây dựng giá cả thì yêu cầu đầu tiên là giá cả có khả
năng bù đắp hao phí vật chất để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm cho các doanh
nghiệp trong điều kiện sản xuất bình thường có thể bù đắp được hao phí để thực hiện quá
trình tái sản xuất. Để thực hiện được yêu cầu bù đắp hao phí vật chất thì khi xây dựng giá
cả phải căn cứ vào giá thành SP. Việc đưa ra các định mức hao phí trong giá thành SP có
ý nghĩa rất tích cực khi sử dụng giá thành làm căn cứ để lập giá.
- Chức năng đòn bẩy kinh tế: Doanh lợi của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc trực
tiếp vào giá thành SP, hạ giá thành SP là biện pháp cơ bản để tăng cường doanh lợi tạo
nên tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Phấn đấu hạ thấp giá thành bằng các phương pháp
cải tiến tổ chức sản xuất và quản lý, hoàn thiện công nghệ sản xuất, tiết kiệm CPSX là
hướng cơ bản để các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện nền kinh tế có
cạnh tranh.
Cùng với phạm trù kinh tế khác như giá cả, lãi, chất lượng, giá thành SP thực tế đã trở
thành đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả kinh
doanh phù hợp với nguyên tắc hạch toán kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường.
Hơn nữa, trong sản xuất kinh doanh, giá thành là chỉ tiêu phản ánh giới hạn chi phí để
tính toán, lựa chọn những phương án sản xuất tối ưu, do vậy trong hạch toán kinh tế cần
tính đúng, tính đủ giá thành dựa trên cơ sở khách quan. Về lý luận cũng như trên thực tế,
giá thành SP không chấp nhận tất cả các CPSX mà chỉ chấp nhận những chi phí cần thiết
trong sản xuất. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của giá thành mà khi tính
toán, người làm công tác quản lý cần nắm rõ.
Như vậy, chúng ta đều thấy được chi phí, giá cả, giá thành, lợi nhuận là những phạm
trù kinh tế khách quan. Chúng tồn tại gắn liền với sự tồn tại của quan hệ hàng hoá - tiền tệ
Thang Long University Library
19
và là đòn bẩy kinh tế quan trọng của quản lý kinh tế, đồng thời chúng hợp thành một hệ
thống thống nhất có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau trong nền kinh tế
quốc dân. Sau đây ta xem xét cụ thể mối quan hệ giữa CPSX và giá thành SP.
1.1.3. Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm
CPSX và giá thành SP là hai chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện ở hai mặt:
- Xét về mặt nội dung: Giá thành SP sản xuất được tính trên cơ sở CPSX đã tập hợp và
số lượng SP hoàn thành trong kỳ báo cáo. Nội dung giá thành SP là CPSX được tính cho
số lượng và cho loại SP.
- Xét về mặt kế toán: Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SP phân xưởng là hai
bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, giữa CPSX và giá thành
SP cũng có sự khác nhau rõ rệt. CPSX và giá thành SP đều là hao phí lao động sống và
lao động vật hoá nhưng tính trong chỉ tiêu giá thành SP thì chỉ tính những hao phí cho SP
hoàn thành trong kỳ. Nếu CPSX và giá thành SP giống nhau về chất thì chúng lại khác
nhau về lượng.
Trên thực tế, tổng CPSX phát sinh trong kỳ và tổng giá thành thường không thống nhất
với nhau là vì CPSXDD đầu, cuối kỳ trong một kỳ thường khác nhau. Có thể phản ánh
mối quan hệ giữa CPSX và giá thành SP qua sơ đồ sau:
CPXS dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm CPSX dở dang cuối kỳ
Qua sơ đồ trên ta thấy:
Khi giá trị SPDD (CPSXDD) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất
không có SPDD thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng CPSX phát sinh trong kỳ.
Tóm lại, CPSX và giá thành SP có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau, mối quan
hệ này phản ánh tác động tích cực của công việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và khoa học
quản lý vào sản xuất, nên muốn đạt được thành công trong quá trình quản lý sản xuất phải
đưa ra những nguyên tắc kinh tế - kế toán vào công tác quản lý chi phí và tính giá thành
sản phẩm.
Tổng giá thành
sản phẩm
CPSX dở
dang đầu kì=
Tổng CPSX
phát sinh
trong kì
-+ CPSX dở
dang cuối kì
20
1.2. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành
1.2.1. Đối tượng tập hợp CPSX
CPSX phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại, mỗi loại mang
một nội dung kinh tế, công dụng khác nhau và phát sinh tại những địa điểm và thời gian
khác nhau. CPSX phát sinh sẽ được tập hợp theo những địa điểm phát sinh chi phí hoặc
theo một phạm vi, giới hạn nào đó. Như vậy, việc xác định đối tượng hạch toán CPSX
chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi
phí và chịu chi phí. Muốn xác định được đối tượng tập hợp chi phí, người ta thường căn
cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, vào loại hình sản xuất hay vào yêu cầu và trình độ
quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX một
cách khoa học, hợp lý, có ý nghĩa rất quan trọng cho việc tổ chức kế toán CPSX từ việc tổ
chức hạch toán ban đầu cho đến việc mở các tài khoản, các sổ chi tiết và tổng hợp số liệu.
1.2.2. Đối tượng tính giá thành
Việc xác định đối tượng, tính giá thành sản phẩm chính là việc xác định sản phẩm, bán
thành sản phẩm, công việc lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối
tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay trên dây chuyền sản
xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.
Khi tính giá thành sản phẩm trước hết phải xác định đối tượng tính giá thành. Muốn
vậy phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, qui trình sản xuất công
nghệ của doanh nghiệp. Đồng thời phải xác định đơn vị tính của sản phẩm dịch vụ đã
được xã hội thừa nhận, phù hợp trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. Dựa vào
căn cứ trên, đối tượng tính giá thành có thể là:
- Từng sản phẩm, công việc đã hoàn thành
- Từng bộ phận chi tiết sản phẩm
- Sản phẩm hoàn thành ở cuối qui trình công nghệ hay bán thành phẩm
- Từng công trình, hạng mục công trình.
Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh
nghiệp giúp cho kế toán tổ chức mở sổ kế toán và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch
giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.
1.2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành
Đối tượng kế toán tập hợp CPSX được xác định là căn cứ để tổ chức công tác ghi chép
ban đầu, để mở sổ chi tiết, tập hợp CPSX (chi tiết theo từng đối tượng) ... giúp cho công
Thang Long University Library
21
tác quản lý CPSX và phục vụ việc tính giá thành. Còn việc xác định đối tượng tính giá
thành lại là căn cứ để kế toán mở các thẻ tính giá thành, tổ chức công tác tính giá thành
theo đối tượng... giúp cho doanh nghiệp kiểm tra quản lý tình hình thực hiện kế hoạch giá
thành và tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy giữa chúng lại có quan hệ
mật thiết với nhau. Việc xác định hợp lý đối tượng tập hợp CPSX là tiền đề, là điều kiện
để tính giá thành. Trên thực tế, một đối tượng tập hợp CPSX có thể trùng với một đối
tượng tính giá thành. Trong trường hợp khác, một đối tượng tập hợp CPSX lại bao gồm
nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại một đối tượng tính giá thành cũng có thể bao
gồm nhiều đối tượng tập hợp CPSX .
1.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
1.3.1. Hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động
tăng giảm CPSX một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh CPSX.
1.3.1.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp
CPNVLTT bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng
trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp. Trong kỳ, kế toán căn cứ vào
các chứng từ xuất kho vật tư và phương pháp tính giá vật liệu xuất dùng để tính ra giá trị
thực tế vật liệu xuất dùng. Sau đó căn cứ vào đối tượng tập hợp CPSX đã xác định để tập
hợp CPNVLTT. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp
chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ
gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường
được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng
sản phẩm. Công thức phân bổ như sau:
Để tập hợp CPNVLTT dùng trong kỳ, kế toán sử dụng TK 621 "CPNVLTT"
Chi phí NVL
phân bổ cho từng
đối tượng
=
Tổng tiêu thức phân
bổ của từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ
của tất cả các đối tượng
x Tổng chi phí vật liệu
cần phân bổ
22
TK 621
- Tập hợp các chi phí NVL phát sinh
trong kì
- Các khoản giảm chi phí (nếu có)
- Kết chuyển CPNVLTT về TK 154
- Kết chuyển CPNVLTT vượt mức
bình thường về TK 632
Tài khoản 621 mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CPSX và cuối kỳ không có số
dư.
Biểu 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNVLTT
TK 151, 152, 331, 111,
112, 411, 311,… TK 621
TK 154
TK 152
Vật liệu dùng trực tiếp
chế tạo sản phẩm tiến
hành lao vụ, dịch vụ
NVL dùng không hết
nhập kho, phế liệu thu hồi
Kết chuyển CPNVLTT
TK 133
Thuế GTGT
được khấu trừ
TK 632
Kết chuyển CPNVLTT
vượt mức bình thường
Thang Long University Library
23
1.3.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chí phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương
phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp
làm đêm thêm giờ...). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng
góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào
chi phí theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp như chi phí nguyên vật liệu chính. Chi phí
nhân công trực tiếp thường được tính vào từng đối tượng chịu chi phí. Trường hợp chi phí
nhân công trực tiếp sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng sản xuất mà không hạch
toán trực tiếp tiền lương phụ, các khoản phụ hoặc tiền lương chính trả theo mà người lao
động thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày... thì ta có thể phân bổ chi phí nhân
công trực tiếp theo các tiêu thức phân bổ thích hợp như: theo định mức hoặc theo giờ
công lao động, khối lượng sản phẩm sản xuất tuỳ theo điều kiện cụ thể.
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- chi phí nhân công
trực tiếp, kết cấu TK622 như sau:
TK 622
- Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
phát sinh
- Kết chuyển chi phí nhân công trực
tiếp về TK 154
- Kết chuyển CPNCTT vượt mức
bình thường về TK 632
Tương tự như việc hạch toán CPNVLTT, hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo
dõi chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí và cuối kỳ, TK 622 không có số dư.
24
Mức chi phí
sản xuất chung
phân bổ cho
từng đối tượng
=
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
x
Biểu 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 334 TK 622 TK 154
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp
Tiền lương và phụ cấp lương
phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất
TK 338
Các khoản trích theo tỷ lệ với
tiền lương của công nhân trực
tiếp sản xuất thực tế phát sinh
TK 335
Trích trước lương nghỉ phép cho
công nhân trực tiếp sản xuất
1.3.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát
sinh trong phạm vi các phân xưởng, các bộ phận tổ, đội sản xuất (như chi phí về tiền công
và các chi phí khác phải trả cho công nhân quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ
dùng cho phân xưởng...)
Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết riêng cho từng địa điểm phát
sinh chi phí, sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Có nhiều tiêu
thức để phân bổ chi phí sản xuất chung như: phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, theo định mức chi phí sản xuất chung, theo chi phí tiền công trực tiếp...
Tổng CPSXC
cần phân bổ
TK 632
Kết chuyển CPNCTT
vượt mức bình thường
Thang Long University Library
25
Để theo dõi các khoản CPSXC , kế toán sử dụng TK 627 " CPSXC ". Tài khoản này
được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ.
Kết cấu của TK 627 như sau:
TK 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hoặc phân bổ hết cho các sản phẩm,
dịch vụ và được chi tiết thành 6 tiểu khoản:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
TK 627
- Chi phí chung trực tiếp phát sinh
trong kì
- Các khoản giảm CPSXC
- Kết chuyển (hay phân bổ) CPSXC vào chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154
- Kết chuyển CPSXC vượt mức bình
thường về TK 632
26
Biểu 1.3 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
TK334,338 TK 627 TK 111, 112, 152 ….
TK 152, 153 TK 154
TK 242, 335 TK 632
TK 214 TK 1331
TK 331, 111, 112
1.3.1.4. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất
- Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng:
Sản phẩm là sản phẩm không thoả mãn những tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ
thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp ... Tuỳ theo mức độ
hư hỏng mà sản phẩm được chia làm 2 loại:
+ Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật
có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế.
+ Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được : Là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật
không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.
Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm nói trên lại được chi tiết
thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm ngoài định mức. Những sản phẩm
hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là sản phẩm
hỏng trong định mức. Đây là những sản phẩm hỏng được xem là không tránh khỏi trong
Phân bổ hoặc kết
chuyển CPSXC cho
các đối tượng
Chi phí nhân viên phân
xưởng
Các khoản thu hồi ghi
giảm CPSXC
Chi phí vật liệu, dụng cụ
CPCCDC phân bổ kì này,
CP sửa chữa lớn TSCĐ
trong kế hoạch ...
Kết chuyển CPSXC
vượt định mức
Chi phí khấu hao TSCĐ
Các CPSX khác mua ngoài
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
Thang Long University Library
27
quá trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này (giá trị sản phẩm hỏng
không sửa chữa được và chi phí sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được ) được coi là chi phí
sản xuất chính phẩm. Sở dĩ phần lớn doanh nghiệp chấp nhận một tỷ lệ sản phẩm hỏng vì
họ không muốn tốn thêm chi phí để hạn chế hoàn toàn sản phẩm hỏng do việc bỏ thêm
chi phí này tốn kém nhiều hơn việc chấp nhận một tỷ lệ tối thiểu về sản phẩm hỏng.
Khác với sản phẩm hỏng trong định mức, sản phẩm hỏng ngoài định mức là sản phẩm
nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như máy hỏng, hoả
hoạn bất thường...Do xảy ra bất thường, không được chấp nhận nên chi phí của chúng
không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem là khoản phí tổn
thời kỳ, phải trừ vào thu nhập.
Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa
chữa được và phần chi phí sửa chữa sản phẩm tái chế trừ đi giá trị phế liệu thu hồi (nếu
có). Toàn bộ phần thiệt hại này tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Đối với giá trị thiệt
hại của những sản phẩm hỏng ngoài định mức, kế toán phải theo dõi riêng. Đồng thời
xem xét nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Toàn bộ giá trị thiệt
hại có thể theo dõi riêng trên một trong các tài khoản như TK 1381, 154, 627, 1421 (chi
tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức), sau khi trừ đi số phế liệu thu hồi và bồi thường (nếu
có ), thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ tính vào chi phí bất thường.
Biểu 1.4: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức
TK 152, 153, 334,
338, 241, …
TK 1381- sản phẩm
hỏng ngoài định mức TK 415
TK 154, 155,
157, 632
TK 1381, 152
Chi phí sửa chữa sản
phẩm hỏng
Giá trị thiệt hại thực về sản
phẩm hỏng
Giá trị phế liệu thu hồi và
các khoản bồi thường
Giá trị sản phẩm hỏng
không sửa chữa được
28
- Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất:
Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan
(thiên tai, địch hoạ, thiếu nguyên vật liệu...), các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số
khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo
dưỡng...Những khoản chi phí trong khoảng thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng
sản xuất. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã
theo dõi ở TK 335 - chi phí phải trả. Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí
bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên một trong
các tài khoản tương tự như hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức (tài
khoản 154,627,1421,1381...chi tiết thiệt hại ngừng sản xuất). Cuối kỳ, sau khi trừ phần
thu hồi (nếu có, do bồi thường), giá trị thiệt hại thực tế sẽ trừ vào thu nhập như khoản chi
phí thời kỳ. Cách hạch toán có thể được phản ánh qua sơ đồ sau:
Biểu 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp thiệt hại sản xuất ngoài kế hoạch
1.3.2. Tổng hợp CPSX, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp kê
khai thường xuyên
1.3.2.1. Tổng hợp chi phí sản xuất
Để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm theo phương
pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang. Tài khoản này mở chi tiết cho từng ngành sản xuất từng nơi phát sinh chi phí hay
TK 152, 334,
338, 214, …
TK 1421- Chi phí trả
trước TK 811, 415
TK 1381, 111
Tập hợp chi phí chi ra trong
thời gian ngừng sản xuất
Thiệt hại thực
Giá trị bồi thường
Thang Long University Library
29
từng nhóm sản phẩm, từng loại sản phẩm...của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính,
sản xuất kinh doanh phụ (kể cả vật tư, sản phẩm, hàng hoá thuê ngoài gia công chế biến).
Nội dung kết cấu TK 154 như sau:
Hạch toán chi phí sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 154
Dư đầu kì: giá trị SPDD đầu kì
- Tổng hợp CPSX
- Các khoản ghi giảm CPSX
- Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
trong kì
Dư cuối kì: giá trị SPDD cuối kì
30
Biểu 1.6: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất
1.3.2.2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản
xuất chế biến, còn đang nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài qui
trình chế biến, nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm trong
trường hợp này chi phí sản xuất đã tập trung trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm
công việc đã hoàn thành mà còn liên quan đến những sản phẩm dở dang . Tính giá sản
phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ
phải chịu việc tính giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến
tính trung thực hợp lý của giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc tính
toán sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp khó có thể chính xác tuyệt đối. Kế toán
TK 621
TK 622
TK 627
TK 154 TK 152, 111
TK 155, 152
TK 632
TK 157
Kết chuyển chi phí
NVLTT
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp
Kết chuyển CPSXC
Các khoản ghi giảm chi phí
sản phẩm
Tổng giá
thành thực
tế sản
phẩm lao
vụ hoàn
thành
Nhập kho vật
tư , sản phẩm
Gửi bán
Tiêu thụ thẳng
Dư đầu kì: xxx
Dư cuối kì: xxx
Thang Long University Library
31
phải phụ thuộc vào tình hình đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ, tổ
chức cấu thành của chi phí, yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng
một trong những phương pháp tính giá sản phẩm dở dang sau.
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương:
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để qui ra sản phẩm dở
dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn qui đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền
lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên
áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định
theo số thực tế dùng.
Khi áp dụng phương pháp này thì kết quả tính toán có mức độ chính xác cao, nhưng
khối lượng tính toán lớn mất nhiều thời gian vì khi kiểm kê sản phẩm dở dang cần phải
xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Phương pháp này chỉ thích hợp với
những doanh nghiệp mà sản phẩm của doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp trong tổng chi phí sản phẩm không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối
kỳ nhiều biến động lớn so với đầu kỳ.
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính:
Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy
trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính mà thôi.
Giá trị VLC
nằm trong
SPDD
= x
Giá trị SPDD đầu kì + CPSX phát sinh trong kì
Số lượng
thành phẩm
Số lượng SPDD
không qui đổi
Số lượng SPDD
cuối kì (không
qui đổi )
+
Chi phí chế
biến trong
SPDD (theo
từng đơn vị )
=
=
x
+
Giá trị SPDD đầu kì + CPSX phát sinh trong kì
Số lượng
thành phẩm
Số lượng SPDD
cuối kì qui đổi
ra thành phẩm
Số lượng SPDD
cuối kì qui đổi
ra thành phẩm
32
Phương pháp này có ưu điểm là cách tính toán rất đơn giản. Khối lượng công việc tính
toán ít nhưng với phương pháp này có độ chính xác không cao vì phương pháp này chỉ
tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:
Để đơn giản việc tính toán, đối với những sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ lệ
không thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất là
một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giai đoạn sản
phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Giá trị SPDD = Giá trị VLC nằm trong SPDD + 50% chi phí chế biến
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức:
Phương pháp này căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu,
các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở
dang.
Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với sản phẩm đã xây dựng được định mức chi
phí hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành định mức.
1.3.3. Hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kì
Phương pháp kiểm kê định kì là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên,
liên tục về tình hình tăng giảm chi phí trên các tài khoản phản ánh giá trị đầu kỳ và cuối
kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, để từ đó xây dựng lượng chi phí thực tế đã bỏ ra cho sản
xuất kinh doanh và các mục đích khác trong kỳ.
1.3.3.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp
Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kì nên rất khó phân định được là xuất
dùng cho mục đích sản xuất, quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho
việc tính giá thành, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh có liên quan đến
Giá trị VLC
nằm trong
SPDD
=
+
x
Số lượng
SPDD cuối kì
Số lượng
thành phẩm
Giá trị SPDD đầu kì + CPSX phát sinh trong kì
Số lượng
SPDD cuối kì
Giá trị SPDD
cuối kì
= x
CPSX định mức cho
một đơn vị sản phẩm
Số lượng SPDD cuối kì (đã
qui đổi)
Thang Long University Library
33
từng đối tượng. Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế
toán sử dụng TK 621 - CPNVLTT có kết cấu tương tự phương pháp KKTX.
Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng
nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi kiểm kê và xác định
được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. TK 621 cuối kỳ không có số dư và
được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán CPSX (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản
phẩm, lao vụ...). Phương pháp hạch toán cụ thể các nghiệp vụ liên quan đến việc xác định
giá trị vật liệu xuất dùng có một số đặc điểm gần giống ở phương pháp KKTX.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển vào TK 631 theo từng đối tượng.
Nợ TK 631
Có TK 621
1.3.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống phương pháp KKTX. Cuối
kỳ, kế toán kết chuyển CPNCTT:
Nợ TK 631
Có TK 622
1.3.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Toàn bộ CPSXC được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo từng tiểu khoản tương
ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX. Sau đó phân bổ vào
TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành sản phẩm:
Nợ TK 631
Có TK 627
1.3.4. Tổng hợp CPSX theo phương pháp kiểm kê định kì
Để phục vụ việc tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 -
giá thành sản phẩm. Tài khoản chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí và theo loại, nhóm
sản phẩm, tương tự như tài khoản 154.
Nội dung phản ánh tài khoản 631 như sau:
34
Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ.
Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang tương tự như phương pháp kê KKTX.
Hạch toán chi phí sản xuất và theo phương pháp kiểm kê định kỳ theo sơ đồ sau:
TK 631
- Kết chuyển giá trị SPDD đầu kì
- CPSX phát sinh trong kì
- Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
- Kết chuyển giá trị SPDD cuối kì
Thang Long University Library
35
Biểu 1.7: Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kì
1.4. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu trong các doanh nghiệp
Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được và kết quả đánh giá sản phẩm dở
dang cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành, phù hợp
với kỳ tình giá thành và phương pháp tính giá thành thích hợp.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc một hệ thống phương
pháp được sử dụng để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Nó mang tính thuần tuý kỹ thuật
tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Việc lựa chọn phương pháp tính giá
thành chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm về đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng
tính giá thành sản phẩm. Một số phương pháp tính giá thành thường được sử dụng là:
TK 611 TK 621 TK 631 TK 154
TK 622
TK 151, 152
TK 627
TK 632
Giá trị NVL dùng
chế tạo sản phẩm,
dịch vụ
Giá trị NVL
chưa dùng
hết
Kết chuyển giá trị
NVL đầu kì
Kết chuyển
CPNVLTT
Kết chuyển
chi phí nhân
công trực
tiếp
Kết chuyển
CPSXC
Giá trị SPDD
cuối kì
Kết chuyển giá trị SPDD đầu kì
Tổng giá
thành sản
xuất của sản
phẩm hoàn
thành nhập
kho gửi bán
hay tiêu thụ
trực tiếp
36
1.4.1. Phương pháp trực tiếp
Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn,
số lượng mặt hàng ít, sản xuất khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn như: các nhà máy
điện nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ...).Giá thành sản phẩm theo
phương pháp này được tính theo công thức sau:
1.4.2. Phương pháp hệ số
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản
xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời
nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được
mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế
toán căn cứ vào hệ số qui đổi để qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc (căn cứ vào
đặc điểm kinh tế hoặc tính chất của sản phẩm để qui định loại sản phẩm có đặc trưng tiêu
biểu hệ số1) rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã
tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Tổng giá thành sản
phẩm hoàn thành
Giá trị SPDD
đầu kì
Tổng CPSX phát
sinh trong kì
Giá trị SPDD
cuối kì
= + -
Tổng giá thành sản
phẩm hoàn thành
Giá trị SPDD
đầu kì
Tổng CPSX phát
sinh trong kì
Giá trị SPDD
cuối kì
= + -
Giá thành đơn
vị sản phẩm
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Số lượng sản phẩm hoàn thành
=
Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc
Tổng số sản phẩm gốc (kể cả qui đổi)
=
Giá thành của tất cả các loại sản phẩm
Giá thành đơn vị
từng loại sản phẩm
Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc
Hệ số qui đổi sản
phẩm từng loại= x
Thang Long University Library
37
Hi.QiQo
1


n
i
Trong đó: - Qo: tổng số sản phẩm gốc đã qui đổi
- Qi: Số lượng sản phẩm i (i = 1, n).
- Hi: Hệ số qui đổi sản phẩmi (i =1, n).
1.4.3. Phương pháp tổng cộng chi phí
Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận
sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi
tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản xuất được
xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi
phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm:
Tổng giá thành sản phẩm = C1 + C2 + ... + Cn
(C1, C2, Cn lần lượt là chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm… tính vào
giá thành sản phẩm)
Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai
thác, dệt nhuộm, cơ khí, chế tạo ...
1.4.4. Phương pháp tỷ lệ
Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác như
may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo v.v... để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế
toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ
chi phí giữa chi phí thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính
ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại.
Giá thành thực tế đơn
vị sản phẩm từng loại
Giá thành kế hoạch (định mức)
đơn vị sản phẩm từng loại Tỷ lệ chi phí
=
x
Tỷ lệ chi phí = x
Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm
Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của các
loại sản phẩm
100%
38
1.4.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình, bên cạnh những sản phẩm
chính thu được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia,...), để
tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí
sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định được theo nhiều phương pháp
như giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu...
1.4.6. Phương pháp liên hợp
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy
trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp
nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng giầy...Trên
thực tế kế toán có thể kết hợp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ, hệ số với loại trừ
giá trị sản phẩm phụ...
1.5. Tổ chức hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo các hình thức sổ
1.5.1. Hình thức nhật ký sổ cái
Đây là hình thức ghi sổ kế toán mà tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được
phản ánh vào một quyển sổ Nhật ký - sổ cái.
Biểu 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - sổ cái
Tổng giá
thành sản
phẩm
chính
Giá trị sản
phẩm chính
dở dang đầu
kì
Tổng
CPSX
phát sinh
trong kì
Giá trị sản
phẩm phụ
thu hồi
ước tính
Giá trị sản
phẩm chính
dở dang cuối
kì
= + - -
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Sổ chi tiết TK 154,
621, 622, 627
Nhật ký sổ cái
Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp
chi tiết chi phí
Thang Long University Library
39
Ghi chú:
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
1.5.2. Hình thức nhật ký chung
Đây là hình thức ghi số kế toán trong đó kế toán phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh theo thứ tự thời gian vào trong cùng một quyển sổ gọi là Nhật ký chung. Từ
nhật ký chung, kế toán lấy số liệu để vào sổ cái các TK. Do vậy, mỗi bút toán được phản
ánh trong nhật ký chung sẽ được chuyển vào ít nhất cho hai TK có liên quan.
Biểu 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: Quan hệ đối chiếu
Nhật ký chung TK
621, 622, 627, 154
Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp
chi tiết TK 621,
622, 627, 154
Sổ cái TK 621, 622,
627, 154
Sổ chi tiết chi phí sản
xuất (TK 621, 622, 627,
154)
Thẻ tính
giá
thành
sản
phẩm
Chứng từ gốc về chi phí,
Bảng phân bổ
40
1.5.3. Hình thức chứng từ ghi sổ
Đây là hình thức ghi sổ kế toán đơn giản, ít cột thích hợp với mọi loại hình doanh
nghiệp và tạo điều kiện cho việc áp dụng kế toán máy.
Biểu 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: Quan hệ đối chiếu
1.5.4 Hình thức nhật ký chứng từ
Đây là hình thức ghi sổ kế toán phù hợp với những doanh nghiệp lớn trong điều kiện
kế toán thủ công, số lượng nghiệp vụ nhiều. Hình thức này đòi hỏi trình độ nhân viên kế
toán cao và tạo điều kiện để chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Tuy nhiên, hiện nay khi kế
toán máy được sử dụng rộng rãi thì hình thức ghi sổ kế toán này không phù hợp và ít
được áp dụng.
Chứng từ về CPSX
Bảng phân bổ
Chứng từ
ghi sổ
Sổ chi tiết TK 621,
622, 627, 154
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 621, 622,
627, 154
Thẻ tính giá thành
sản phẩm
Sổ tổng hợp chi tiết TK
621, 622, 627, 154
Báo cáo kế toánBảng cân đối số phát
sinh
Thang Long University Library
41
Biểu 1.11: Trình tự ghi số kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: Quan hệ đối chiếu
Chứng từ gốc chi phí
Bảng phân bổ
Bảng kê số 4 Bảng kê số 5, 6
Nhật ký chứng từ
số 7
Thẻ tính
giá
thành
sản
phẩm
Sổ cái TK 621,622,627,154
Báo cáo kế toán
Sổ chi tiết
CPSX 621,
622, 627
Bảng tổng hợp chi tiết
CPSX 621, 622, 627
42
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT – ĐỨC
2.1. Một số nét khái quát về công ty cổ phần que hàn điện Việt – Đức
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần que hàn điện Việt – Đức
- Khái quát vài nét về công ty :
Tên Công ty: Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức.
Tên giao dịch: Viet Duc Welding Electrode Joint-stock Company (Viwelco)
Địa chỉ: Xã Nhị Khê – Huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 043.3853364 – 043.3853360
Fax : 043.3853653
E-mail: Viwelco@fpt.vn
Web: www.Viwelco.com.vn
Mã số thuế: 0500445085
Cơ quan chủ quản: Tổng công ty hóa chất Việt Nam (Bộ công nghiệp).
Ngày thành lập: 15/06/1967.
Vốn điều lệ: 27.422.700.000 VND.
Ngành nghề kinh doanh: Công nghiệp sản xuất que hàn điện.
- Sơ lược quá trình phát triển của công ty:
Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức là một trong số 41 đơn vị thành viên của Tổng
công ty hóa chất Việt Nam. Sau 43 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã không
ngừng phát triển cả chiều sâu và chiều rộng. Hiện công ty đang sản xuất 21 loại vật liệu
hàn (que hàn, dây hàn và bột hàn) và có trên 130 đại lý ký gửi trên toàn quốc. Công ty
phát triển qua một số giai đoạn như sau :
+ Giai đoạn 1965 – 1978:
Ngày 6/12/1965 công ty que hàn điện Việt Đức được thành lập theo quyết định QĐ
1432 BCNND/KH6 của Bộ công nghiệp nặng và lấy tên là Nhà máy Que hàn điện, nhưng
tới ngày 28/03/1967 nhà máy mới cắt băng khánh thành tại Giáp Bát (Hà Nội) và được
chọn làm ngày thành lập công ty… Năm 1972, đế quốc Mĩ ném bom phá hoại Miền Bắc,
nhà máy đã được sơ tán khỏi Hà Nội và chuyển về Thường Tín – Hà Tây cho tới nay.
Thang Long University Library
43
+ Giai đoạn 1978 – 1986:
Năm 1978 nhà máy được trang bị dây chuyền sản xuất của CHDC Đức và được đổi tên
thành Nhà máy que hàn điện Việt Đức. Lúc này nhà máy đã có 6 dây chuyền công nghệ
sản xuất que hàn điện hoàn chỉnh với công suất thiết kế 7000 tấn/năm.
+ Giai đoạn 1986 – 2003:
Nhà máy que hàn điện Việt Đức được Bộ Công Nghiệp ra quyết định thành lập lại theo
quyết định số 16/QĐ/TCN/SĐT ngày 26/05/1993 và quyết định cho phép đổi tên thành
Công ty Que hàn điện Việt Đức theo quyết định số 128/QĐ/TCCBDT ngày 20/05/95.
+ Giai đoạn từ 2003 đến nay:
Ngày 14/10/2003, theo quyết định số 166/2003/QĐ – BCN của Bộ trưởng Bộ Công
Nghiệp, công ty chuyển đổi hình thức doanh nghiệp từ công ty que hàn điện Việt Đức
thành công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức với 51% vốn chủ sở hữu thuộc về nhà nước.
Năm 2010 công ty cổ phần Que hàn điện Việt Đức vào giao dịch tại Sở Giao Dịch
Chứng Khoán Hà Nội.
Hiện nay, công ty đã tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, khẳng định sản
phẩm của công ty hoàn toàn có khả năng cạnh tranh mạnh với các sản phẩm cùng loại.
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng, công ty đã liên tục đổi mới mọi mặt và đã
tiến những bước dài trên con đường phát triển.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động và sản phẩm kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Hoạt động của công ty Que hàn điện Việt - Đức là sản xuất và kinh doanh que hàn điện
các loại. Trải qua 43 năm hoạt động, công ty rất có uy tín trong lĩnh vực sản xuất que hàn
điện. Hiện nay công ty là một trong những cơ sở sản xuất que hàn điện lớn nhất cả nước.
Với uy tín, chất lượng và kinh nghiệm của mình sản phẩm của công ty được khách hàng
trong nước và nước ngoài tin dùng với hơn 130 đại lý lớn trên toàn quốc. Các đại lý tiêu
thụ sản phẩm cho công ty và hưởng hoa hồng trên cơ sở hợp đồng kinh tế.
Trong sản xuất que hàn điện, giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành
sản phẩm, để giảm chi phí và nâng cao chất lượng vật tư cung ứng công ty đã thực hiện
hình thức đấu thầu các lô vật tư có giá trị lớn như lõi que, Fero Mangan...
Với phương châm “ chỉ cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng tốt” công
tác kiểm tra chất lượng sản phẩm luôn được duy trì một cách đều đặn và có hệ thống qua
tất cả các công đoạn từ khâu lấy mẫu kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào đến khâu
44
sản phẩm hoàn thành nhập kho đưa ra thị trường tiêu thụ và chịu trách nhiệm đến cùng về
chất lượng sản phẩm của công ty đối với người sử dụng. Hiện tại công ty đang áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Đây sẽ là một ưu thế rất lớn
của công ty trong tiêu thụ sản phẩm và cạnh tranh trên thương trường.
2.1.2.2. Đặc điểm sản phẩm kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức sản xuất các loại vật liệu hàn bao gồm các
nhóm sản phẩm chủ yếu là dây hàn và que hàn.
- Nhóm sản phẩm dây hàn bao gồm:
+ Dây hàn dưới lớp khí bảo vệ.
+ Dây hàn dưới lớp thuốc trợ rung.
- Nhóm sản phẩm que hàn bao gồm:
+ Que hàn thép cacbon thấp và hợp kim thấp dùng hàn thép có độ bền trung bình như
N 38- VD, N 42-VD, J 421, VD – 60J3…
+ Que hàn thép cacbon thấp và hợp kim thấp dùng hàn thép có độ bền và độ dẻo cao
như N 50- 6B, E7016 – VD,…
+ Que hàn đắp phục hồi bề mặt như DCr 60, DCr250,HX5
+ Các loại que hàn đặc biệt như que Inox N- 308R, que đồng Hm – Cu.
Trong sản xuất que hàn điện, giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành
sản phẩm.
Đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm:
- Cấu tạo: Que hàn gồm có hai phần:
+ Vỏ bọc: gồm các loại khoáng silicat, hợp kim feromangan trộn với chất kết dính
bao xung quanh lõi. Vỏ bọc có nhiệm vụ duy trì hồ quanh tạo khí, xỉ để bảo vệ mối hàn
và hợp kim hoá mối hàn.
+ Lõi que: chiếm trên 70% khối lượng que hàn có nhiệm vụ điều kim loại vào mối
hàn, lõi que được chế tạo từ thép có hàm lượng cacbon thấp.
- Quy trình sản xuất và kiểm tra:
+ Thuốc bọc: Gồm các khoáng silicat, Fero khi đưa về công ty được bộ phận KCS
kiểm tra sơ bộ rồi lấy mẫu về phân tích thành phần hoá học của chúng.
+ Lõi que: Lõi que được nhập ngoại hoặc do Thái Nguyên sản xuất. Trước khi đưa vào
sản xuất phòng KCS kiểm tra mác, đường kính rồi lấy mẫu phân tích thành phần hoá học.
Thang Long University Library
45
Những lô hàng đủ tiêu chuẩn mớí được đưa vào cắt. Khi cắt xong công nhân xếp que vào
kiện, KCS kiểm tra chất lượng cắt và nghiệm thu.
+ Ép: Que cắt và thuốc bọc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa sang ép, ở đây dùng nước
Silicat làm chất kết dính, trộn ướt, ép bánh rồi ép que ở áp suất 160 -180 kg / cm2 chiều
dày và độ lệch tâm của thuốc bọc theo tiêu chuẩn cho phép.
+ Phơi sấy: Que ép xong được phơi tự nhiên trên dàn để giảm độ ẩm rồi mới đưa vào
sấy ở nhiệt độ 2600C trong hai giờ.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm của Công ty
( Nguồn: Phòng kĩ thuật)
46
Kho NVL
Lõi thép NVL làm vỏ bọc Bao bì đóng
gói màng PE
túi màng CO
Kiểm
tra
Làm
sạch
Kẹp hàm và sấy
Nghiền
Sàng
Cân phối liệu
Trộn khô
Trộn ướt
Ép bánh
Ép que
Phôi tự nhiên
Sấy điện
Bao gói
Nhập kho thành phẩm
Kiểm tra
ngoại quan
cơ lí hóa
Vuốt
ướt mạ
Xếp lớp
Bao gói
sản phẩm
Thang Long University Library
47
2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua
Trong những năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được đặt trong bối
cảnh chung của nền kinh tế thị trường đã phát sinh ra nhiều khó khăn cũng như thách thức
lớn cho công ty do sự cạnh tranh của các loại mặt hàng que hàn trong và ngoài nước.
Cũng như chịu sự tác động do biến động của thị trường, biến động giá xăng dầu trên thế
giới, tỉ giá đồng Đôla, sự biến động giá NVL nhập khẩu làm cho chi phí đầu vào tăng, đặc
biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất
kinh doanh của công ty. Công ty cũng nhận thức được các vấn đề trên để tập trung nâng
cao năng suất cũng như chất lượng của các loại sản phẩm được người tiêu dùng tín
nhiệm. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm 2008, 2009 được phản ánh ở
bảng dưới đây.
Biểu 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 - 2009
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008
1. Doanh thu thuần 232.886.778.277 281.888.482.712
2. Tổng LN trước thuế 28.299.377.413 16.085.746.804
3. Lợi nhuận sau thuế 23.346.986.366 12.029.447.643
(Nguồn: Phòng tài vụ )
2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động của công ty
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
- Bộ máy quản lý kinh doanh:
Bộ máy quản lý của công ty tổ chức theo mô hình quản trị trực tuyến chức năng bao
gồm: Ban giám đốc, các phòng chức năng, 3 phân xưởng.
48
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy của công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức )
Chú thích: Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ chức năng.
Qua sơ đồ trên cho thấy bộ máy quản lý của công ty đã xác định rõ chức năng, nhiệm
vụ của từng phòng ban, và mối quan hệ công tác giữa các phòng ban, các cơ sở sản xuất
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Phó giám đốc
Phòng kĩ thuật
chất lượng
Phòng tổ
chức
Phòng kế
hoạch kinh
doanh
Phòng tài vụ
Phân xưởng
cát –chất bọc
Phân xưởng ép,
sấy gói que hàn
Phân xưởng
que hàn
Ban kiểm soát
Thang Long University Library
49
từ đó đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin, xử lý thông tin một cách chính xác và ra
quyết định kịp thời tạo ra sự thông suốt trong công việc.
- Chức năng chủ yếu của các phòng ban:
+ Đại hội cổ đông: Là hội đồng cao nhất hoạch định chiến lược kinh doanh, nghiên
cứu và phát triển của toàn công ty, có quyền bầu ra các chức vụ chủ chốt như: Hội đồng
quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc.
+ Hội đồng quản trị: Là bộ phận quản trị toàn bộ mọi hoạt động của công ty, các
chiến lược và sản xuất kinh doanh trong nhiệm kì của mình.
+ Ban kiểm soát: Được lập ra với mục đích theo dõi công tác của hội đồng quản trị
trong suốt nhiệm kì hoạt động.
+ Ban giám đốc: Là bộ phận giữ trọng trách cao nhất và trực tiếp nhất đối với mọi
hoạt động của công ty. Đây cũng là đại diện pháp lý của công ty trước pháp luật.
+ Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành công ty có toàn quyền quyết định mọi hoạt
động kinh doanh sao cho nó có hiệu quả và là người chịu trách nhiệm toàn diện về quyết
định của mình, trực tiếp kí kết các hợp đồng kinh tế, điều hành quản lý công ty…
+ Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc. Phó giám đốc công ty
được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước giám đốc
về lĩnh vực mình đảm nhiệm.
Phó giám đốc là người được giám đốc ủy quyền chỉ đạo công việc sản xuất , kĩ thuật,
hành chính và đời sống công nhân viên chức của công ty, là người đại diện cho lãnh đạo
về chất lượng.
+ Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý của
công ty có hiệu quả trong từng giai đoạn, từng thời kì, đánh giá chất lượng nguồn nhân
lực như trình độ cán bộ công nhân viên, chỉ đạo xây dựng và xét duyệt định mức lao động
tiền lương cho các thành viên; tổ chức công tác quản lý hành chính; thực hiện chế độ
chính sách với công nhân viên, tổ chức công tác hành chính, văn thư lưu trữ.
+ Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Là sự sát nhập giữa phòng tiêu thụ và phòng kế
hoạch – vật tư trước đây. Do đó, chức năng của phòng cũng tăng lên gấp đôi so với trước
kia…
+ Phòng Tài vụ: Có nhiệm vụ làm công tác theo dõi nghiệp vụ liên quan đến công tác
hạch toán – kế toán, làm công tác kiểm tra kiểm soát việc thực hiện các chế độ quản lý
kinh tế, lập báo cáo quyết toán phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh theo định kì. Chịu
50
trách nhiệm toàn bộ về hoạt động tài chính của công ty. Trong đó kế toán trưởng có
nhiệm vụ chỉ đạo nhân viên trong phòng kế toán hạch toán theo đúng chế độ chuẩn mực
nhà nước qui định.
+ Phòng Kĩ thuật – Chất lượng: Là sự kết hợp giữa phòng kỹ thuật và phòng KCS
trước đây.
Hai chức năng chủ yếu của phòng là:
Thứ nhất: Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm; nghiên cứu phát triển các sản
phẩm mới; quản lý kĩ thuật sản xuất, thiết bị máy móc; điện nước; quản lý kĩ thuật an toàn
lao động và vệ sinh công nghiệp.
Thứ hai: Quản trị chất lượng vật tư đầu vào, chất lượng thành phẩm do công ty sản
xuất ra.
+ Phân xưởng Cát - chất bọc:
Tổ chức thực hiện gia công thuốc bọc và cát lõi que hàn, hoàn thành kế hoạch sản xuất
được giao, đảm bảo đúng tiến độ, sử dụng đúng định mức về vật tư, phụ tùng, nhiên liệu,
đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định. Sử dụng và bảo quản trang bị,
thiết bị vật tư được giao để phục vụ cho việc thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất; thực
hiện bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị máy móc của phân xưởng; thực hiện một số công việc
khác do giám đốc giao.
+ Phân xưởng Ép sấy que hàn: Tổ chức và thực hiện ép sấy, gói các loại que hàn.
+ Phân xưởng Dây hàn:
Kéo vuốt dây thép, là dây hàn, mạ cuộn thành phẩm dây hàn (dây hàn dưới lớp khí bảo
vệ, dây hàn không mạ …) kéo vuốt dây thép làm lõi que hàn; hoà tan, cô đặc silicat ở
dạng cục thành dạng dung dịch để sản xuất que hàn.
Ở cả 3 phân xưởng đều có bộ phận quản lý, phục vụ tại phân xưởng gồm:
Quản đốc phân xưởng: là người quản lý chung khâu sản xuất và giám sát về mặt kĩ
thuật, tiến độ sản xuất của phân xưởng.
Trưởng ca: bao quát, đôn đốc và theo dõi công nhân cả về kĩ thuật lẫn năng suất lao
động.
Nhân viên thống kê: theo dõi vật tư nhập - xuất tại phân xưởng, tính công sản xuất và
thanh toán tiền lương của từng công nhân theo khối lượng công việc hoàn thành.
Thang Long University Library
51
2.1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
- Tổ chức bộ máy kế toán:
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ, tổ chức công tác kế toán theo
hình thức tập trung.
Phòng tài vụ theo dõi toàn bộ hoạt động thu chi tài chính của công ty , thực hiện toàn
bộ công tác hạch toán từ việc xử lý chứng từ đến lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ 2.3: Tổ chức phòng tài vụ
(Nguồn: Phòng tài vụ )
- Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận:
+ Kế toán trưởng: (Kiêm phụ trách phòng tài vụ)
Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với
việc tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán trưởng giúp giám đốc giữ mối quan
hệ với cục thuế, ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác…. để đảm bảo nguồn vốn cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Kế toán trưởng phụ trách chung công việc của phòng kế toán, có trách nhiệm chỉ đạo
công việc cho các nhân viên trong phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những
sai sót trong công tác kế toán, quản lý tài chính của công ty. Kế toán trưởng lập kế hoạch
sản xuất kinh doanh, xác định nguồn vốn lưu động của công ty trong năm, tính vòng quay
vốn lưu động, theo dõi sự biến động của nguồn vốn của công ty, lập kế hoạch và thu nộp
ngân sách, trích lập các quỹ theo các chế độ, quy định đang có hiệu lực.
Kế toán trưởng
Kế
toán
vốn
bằng
tiền và
công
nợ
Kế
toán
tổng
hợp
Thủ
quỹ
Kế toán
TSCĐ và
vật tư
hàng hóa,
kế toán
tiêu thụ
Kế
toán
tiền
lương
52
+ Kế toán vốn bằng tiền và công nợ:
Kế toán vốn bằng tiền và công nợ có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt, tồn
quỹ hàng ngày; làm các thủ tục giao dịch, thanh toán qua ngân hàng; theo dõi thu, chi và
số dư trên tài khoản của công ty mình tại ngân hàng.
Theo dõi việc thanh toán công nợ với người bán, người mua; cung cấp các thông tin
cho các phòng ban có liên quan để có biện pháp thu hồi các khoản nợ đã quá hạn của
người mua.
+ Kế toán TSCĐ, vật tư, hàng hoá và kế toán tiêu thụ:
Kế toán TSCĐ, vật tư, hàng hoá có nhiệm vụ lập kế hoạch trích lập khấu hao TSCĐ
hàng quý, đăng kí kế hoạch khấu hao TSCĐ với cục thuế và Tổng công ty hoá chất Việt
Nam, theo dõi sự biến động về số lượng, chất lượng của vật tư, thành phẩm trong kì, tham
gia kiểm kê định kì và kiểm kê bất thường TSCĐ theo quy định chế độ, làm thủ tục thanh
lý, nhượng bán TSCĐ, vật tư, thành phẩm hỏng.
Tính giá thực tế nhập kho, xuất kho trong kì báo cáo, lập bảng phân bổ giá trị vật tư
vào chi phí sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tổng hợp doanh thu tiêu thụ theo định kì
hàng tháng, quý, năm, tham gia kiểm kê vật tư thành phẩm tồn kho theo quy định, đề xuất
các biện pháp xử lý vật tư, thành phẩm thiếu sau kiểm kê.
+ Kế toán tiền lương:
Kế toán tiền lương có nhiệm vụ thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phụ cấp
khác ngoài lương cho cán bộ công nhân viên; lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản
trích theo lương vào chi phí sản xuất. Hàng tháng, tập hợp các chứng từ BHXH, thanh
toán BHXH nộp cho phòng BHXH huyện xin duyệt chi; trích nộp BHXH, KPCĐ, BHTN
cho các cơ quan chức năng.
Theo dõi việc tạm ứng và thanh toán các khoản thanh toán nội bộ theo quy định của
công ty.
+ Kế toán tổng hợp:
Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm.
Cuối kì tham gia kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang.
Kiểm tra tính đúng đắn của các chứng từ biểu mẫu kế toán do các kế toán viên khác
thực hiện; đối chiếu số liệu giữa các kế toán viên đó; xác định tính đúng đắn của các số
liệu nếu phát hiện sai sót cần báo cho kế toán viên kiểm tra lại. Ngoài ra, kế toán tổng hợp
Thang Long University Library
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt   đức

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...Nguyễn Công Huy
 
Giá thành cty xây dựng
Giá thành cty xây dựngGiá thành cty xây dựng
Giá thành cty xây dựngphuongnhi177
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (18)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cấp nước ở Hải Phòng
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cấp nước ở Hải PhòngĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cấp nước ở Hải Phòng
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cấp nước ở Hải Phòng
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VICĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tếĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VICĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VIC
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựngĐề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng
 
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Hải Nam
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Hải NamChi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Hải Nam
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Hải Nam
 
Đề tài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP hay nhất 2017
Đề tài  kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP hay nhất 2017 Đề tài  kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP hay nhất 2017
Đề tài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP hay nhất 2017
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lạng Sơn
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lạng SơnĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lạng Sơn
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lạng Sơn
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại, HAYĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại, HAY
 
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Lan Phố, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Lan Phố, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Lan Phố, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Lan Phố, HAY
 
Đề tài: Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bao bì, HOT
Đề tài: Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bao bì, HOTĐề tài: Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bao bì, HOT
Đề tài: Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bao bì, HOT
 
Giá thành cty xây dựng
Giá thành cty xây dựngGiá thành cty xây dựng
Giá thành cty xây dựng
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Trà, HAY
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Trà, HAYKế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Trà, HAY
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Trà, HAY
 

Viewers also liked

Bm.01 qtmh phieu danh gia nha cung cap-chelate
Bm.01 qtmh phieu danh gia nha cung cap-chelateBm.01 qtmh phieu danh gia nha cung cap-chelate
Bm.01 qtmh phieu danh gia nha cung cap-chelatecubi333
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
De khao sat chat luong doi tuyen tuan 25 qx1 (2)
De khao sat chat luong doi tuyen tuan 25 qx1 (2)De khao sat chat luong doi tuyen tuan 25 qx1 (2)
De khao sat chat luong doi tuyen tuan 25 qx1 (2)loan trinh
 
Lap ke-hoach-ban hang-do-tre-em
Lap ke-hoach-ban hang-do-tre-emLap ke-hoach-ban hang-do-tre-em
Lap ke-hoach-ban hang-do-tre-emthao sokiu
 
Ky nang lap ke hoach pdca
Ky nang lap ke hoach pdcaKy nang lap ke hoach pdca
Ky nang lap ke hoach pdcaTrung Huynh
 
QUY CHẾ QUẢN LÝ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC THEO BSC - KPI
QUY CHẾ QUẢN LÝ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC THEO BSC - KPIQUY CHẾ QUẢN LÝ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC THEO BSC - KPI
QUY CHẾ QUẢN LÝ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC THEO BSC - KPIminhkhaihoang
 
Tài liệu tham khảo lập kế hoạch công việc
Tài liệu tham khảo lập kế hoạch công việcTài liệu tham khảo lập kế hoạch công việc
Tài liệu tham khảo lập kế hoạch công việcTổ chức Đào tạo PTC
 
Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gian
Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gianBài giảng Kỹ năng quản lý thời gian
Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gianTâm Việt Group
 
Quy trình đánh gía nhân viên
Quy trình đánh gía nhân viênQuy trình đánh gía nhân viên
Quy trình đánh gía nhân viênKiều Hân Hồ
 
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới Viet Duong Nguyen
 
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công ViệcLập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công ViệcBill Quy
 
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbsclCac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbsclChau Phan
 

Viewers also liked (15)

Bm.01 qtmh phieu danh gia nha cung cap-chelate
Bm.01 qtmh phieu danh gia nha cung cap-chelateBm.01 qtmh phieu danh gia nha cung cap-chelate
Bm.01 qtmh phieu danh gia nha cung cap-chelate
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
De khao sat chat luong doi tuyen tuan 25 qx1 (2)
De khao sat chat luong doi tuyen tuan 25 qx1 (2)De khao sat chat luong doi tuyen tuan 25 qx1 (2)
De khao sat chat luong doi tuyen tuan 25 qx1 (2)
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆCĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC
 
Lap ke-hoach-ban hang-do-tre-em
Lap ke-hoach-ban hang-do-tre-emLap ke-hoach-ban hang-do-tre-em
Lap ke-hoach-ban hang-do-tre-em
 
Huong dan quan ly chat luong thuoc.
Huong dan quan ly chat luong thuoc.Huong dan quan ly chat luong thuoc.
Huong dan quan ly chat luong thuoc.
 
Ky nang lap ke hoach pdca
Ky nang lap ke hoach pdcaKy nang lap ke hoach pdca
Ky nang lap ke hoach pdca
 
QUY CHẾ QUẢN LÝ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC THEO BSC - KPI
QUY CHẾ QUẢN LÝ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC THEO BSC - KPIQUY CHẾ QUẢN LÝ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC THEO BSC - KPI
QUY CHẾ QUẢN LÝ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC THEO BSC - KPI
 
Tài liệu tham khảo lập kế hoạch công việc
Tài liệu tham khảo lập kế hoạch công việcTài liệu tham khảo lập kế hoạch công việc
Tài liệu tham khảo lập kế hoạch công việc
 
Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gian
Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gianBài giảng Kỹ năng quản lý thời gian
Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gian
 
Quy trình đánh gía nhân viên
Quy trình đánh gía nhân viênQuy trình đánh gía nhân viên
Quy trình đánh gía nhân viên
 
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
 
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công ViệcLập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
 
PDCA
PDCAPDCA
PDCA
 
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbsclCac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
 

Similar to Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt đức

Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...NOT
 
Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10cantim2
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty kỹ thuật DOHA, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty kỹ thuật DOHA, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty kỹ thuật DOHA, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty kỹ thuật DOHA, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhBáo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhHọc kế toán thực tế
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...NOT
 
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
De cuong chi tiet
De cuong chi tietDe cuong chi tiet
De cuong chi tietQuynh Nga
 

Similar to Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt đức (20)

Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩmChi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xây dựng đường thủy
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất  tại công ty xây dựng đường thủyĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất  tại công ty xây dựng đường thủy
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xây dựng đường thủy
 
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Vinh Quang
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Vinh QuangChi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Vinh Quang
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Vinh Quang
 
Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10
 
Quy trình kiểm toán chi phí sản xuất do Công Ty Kiểm Toán AASC
Quy trình kiểm toán chi phí sản xuất do Công Ty Kiểm Toán AASCQuy trình kiểm toán chi phí sản xuất do Công Ty Kiểm Toán AASC
Quy trình kiểm toán chi phí sản xuất do Công Ty Kiểm Toán AASC
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty kỹ thuật DOHA, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty kỹ thuật DOHA, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty kỹ thuật DOHA, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty kỹ thuật DOHA, HAY - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty GiầyĐề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mạiKế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
 
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhBáo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
 
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
 
Thị thảo
Thị thảoThị thảo
Thị thảo
 
De cuong chi tiet
De cuong chi tietDe cuong chi tiet
De cuong chi tiet
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng thủy lợi, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng thủy lợi, HOTĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng thủy lợi, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng thủy lợi, HOT
 

More from NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...NOT
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namNOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinNOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...NOT
 

More from NOT (20)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện việt đức

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT – ĐỨC SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THỊ HƯƠNG THẢO MÃ SINH VIÊN : A11168 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH–KẾ TOÁN HÀ NỘI – 2011
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT – ĐỨC Giáo viên hướng dẫn : Th.s Đoàn Thị Hồng Nhung Sinh viên thực hiện : Trần Thị Hương Thảo Mã sinh viên : A11168 Chuyên ngành : Tài chính – kế toán HÀ NỘI – 2011 Thang Long University Library
  • 3. 3 LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập và thời gian thực tập tại công ty Cổ phần que hàn điện Việt – Đức, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, em đã nhận thức rõ về vai trò và vị trí công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành rất quan trọng trong công tác hạch toán kế toán của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện có hạn về kiến thức và thời gian khảo sát thực tế, khóa luận của em đã hoàn thành các nội dung cơ bản sau: Về mặt lý luận: đã trình bày khái quát và có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn: Từ thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần que hàn điện Việt – Đức, trên cơ sở kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Đoàn Thị Hồng Nhung, khóa luận đã nêu được những phương hướng chung cũng như các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cũng như công tác kế toán nói chung. Qua nội dung cơ bản của khóa luận, có thể thấy nghiên cứu đổi mới và tổ chức hợp lý quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp là công cụ không thể thiếu trong công tác kế toán của công ty. Những đề xuất được nêu trong khóa luận cũng nhằm mục đích hoàn thiện hơn công tác kế toán ở công ty. Em hi vọng đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc tìm ra mặt mạnh, mặt còn hạn chế cùng các biện pháp khắc phục nhằm giúp cho công tác tổ chức hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần que hàn điện Việt – Đức được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn Th.s Đoàn Thị Hồng Nhung và các cô, chú trong Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức đã tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn!.
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1 1.1. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1 1.1.1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 1 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 1 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 2 1.1.2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 5 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 5 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 5 1.1.2.3. Chức năng của giá thành 6 1.1.3. Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm 8 1.2. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành 9 1.2.1. Đối tượng tập hợp CPSX 9 1.2.2. Đối tượng tính giá thành 9 1.2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành 9 1.3. Phương pháp hạch toán CPSX 10 1.3.1. Hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên 10 1.3.1.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 10 1.3.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 12 1.3.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung trong phân xưởng 13 1.3.1.4. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất 15 1.3.2. Tổng hợp CPSX, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp kê khai thường xuyên 17 1.3.2.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 17 1.3.2.2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 19 1.3.3. Hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kì 21 Thang Long University Library
  • 5. 5 1.3.3.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 21 1.3.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 22 1.3.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 22 1.3.4. Tổng hợp CPSX theo phương pháp kiểm kê định kì 22 1.4. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu trong các doanh nghiệp 24 1.4.1. Phương pháp trực tiếp 25 1.4.2. Phương pháp hệ số 25 1.4.3. Phương pháp tổng cộng chi phí 26 1.4.4. Phương pháp tỷ lệ 26 1.4.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 27 1.4.6. Phương pháp liên hợp 27 1.5. Tổ chức hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo các hình thức sổ 27 1.5.1. Hình thức nhật kí sổ cái 27 1.5.2. Hình thức nhật kí chung 28 1.5.3. Hình thức chứng từ ghi sổ 29 1.5.4. Hình thức nhật kí chứng từ 29 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT - ĐỨC 31 2.1. Một số nét khái quát về Công ty cổ phần que hàn điện Việt – Đức 31 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phẩn que hàn điện Việt – Đức 31 2.1.2. Đặc điểm hoạt động và sản phẩm kinh doanh của công ty 32 2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 32 2.1.2.2. Đặc điểm sản phẩm kinh doanh của công ty 33 2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 36 2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động của công ty 36 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 36 2.1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 40
  • 6. 6 2.1.4.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 42 2.2. Thực trạng công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức 47 2.2.1. Đối tượng hạch toán CPSX 47 2.2.2. Phương pháp hạch toán CPSX 48 2.2.2.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 48 2.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 53 2.2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 58 2.2.2.4. Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất 62 2.2.2.5. Kế toán tập hợp CPSX toàn công ty 64 2.2.3. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 70 2.3. Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần que hàn điện Việt – Đức 73 2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 73 2.3.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm 73 2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 73 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẨN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT - ĐỨC 76 3.1. Nhận xét chung về công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty 76 3.1.1. Ưu điểm 77 3.1.2. Nhược điểm 78 3.2. Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty 79 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác CPSX và tính giá thành 79 3.2.2. Một số ý kiến, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần que hàn điện Việt-Đức 80 KẾT LUẬN Thang Long University Library
  • 7. 7 DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ CPSX Chi phí sản xuất CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung CPNVPX Chi phí nhân viên phân xưởng BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn BHTN Bảo hiểm thất nghiệp TSCĐ Tài sản cố định SPDD Sản phẩm dở dang KKTX Kê khai thường xuyên NVLC Nguyên vật liệu chính VLC Vật liệu chính CCDC Công cụ dụng cụ TK Tài khoản DN Doanh nghiệp DT Doanh thu LN Lợi nhuận PX Phân xưởng SP Sản phẩm
  • 8. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ , CÔNG THỨC Trang Biểu 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNVLTT…………………………………… 11 Biểu 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp……………………………… 13 Biểu 1.3 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung ………………………………… 15 Biểu 1.4: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức ...………….. 16 Biểu 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp thiệt hại sản xuất ngoài kế hoạch …………… 17 Biểu 1.6: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất ………………………………………… 19 Biểu 1.7: Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kì ……………… 24 Biểu 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký - sổ cái …………………... 27 Biểu 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung …………………… 28 Biểu 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ ………………… 29 Biểu 1.11: Trình tự ghi số kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ ……………….. 30 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm của công ty …………………………. 35 Biểu 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 – 2009 … 36 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy của công ty ……………………………………………. 37 Sơ đồ 2.3: Tổ chức phòng tài vụ ……………………………………………………. 40 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán ………………………………………………… 46 Biểu 2.2: Phiếu xuất kho …………………………………………………………… 50 Biểu 2.3: Bảng tổng hợp xuất NVL, CCDC ……………………………………….. 51 Biểu 2.4: Bảng phân bổ NVL, CCDC …………………………………………… 52 Biểu 2.5: Bảng thanh toán lương tháng 1 năm 2010 ……………………………….. 55 Biểu 2.6: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ………………… 57 Biểu 2.7: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ………………………………… 60 Biểu 2.8: Hóa đơn giá trị gia tăng……………………………………………….. 61 Biểu 2.10: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung ………………………………….. 63 Biểu 2.11: Nhật ký chứng từ số 7 ………………………………………………… 65 Biểu 2.12: Sổ cái TK 621 ……………………………………………………… 68 Biểu 2.13: Sổ cái TK 622 ………………………………………………………… 69 Biểu 2.14: Sổ cái TK 627 ………………………………………………………….. 70 Biểu 2.15: Phiếu kiểm kê sản phẩm dở dang ……………………………………….. 71 Thang Long University Library
  • 9. 9 Biểu 2.16: Sổ cái TK 154 ……………………………………………………… 72 Biểu 3.1: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh ………………………………………… 84 Biểu 3.2: Bảng kê chi tiết theo dõi sản phẩm hỏng ………………………………… 86
  • 10. 10 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng được đẩy mạnh, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu. Đặc biệt với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 155 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước, song song với nó là việc chịu sức ép từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khi hàng rào thuế quan không còn nữa là điều mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Để tìm được một chỗ đứng trên thị trường, ngoài việc sản xuất và cung ứng những sản phẩm có chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu thị trường thì các doanh nghiệp còn phải quan tâm đến việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều đó, các nhà quản lý phải thường xuyên nắm bắt một lượng thông tin kinh tế cần thiết. Các thông tin về thị trường và các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, một trong những công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhất của doanh nghiệp là công tác kế toán. Công tác kế toán có nhiệm vụ cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác đầy đủ số liệu cho các nhà quản lý. Từ đó các nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị trong doanh nghiệp. Công ty cổ phần que hàn điện Việt – Đức luôn tìm mọi cách để đầu tư chiều sâu, lấy chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm làm phương châm hành động của mình. Sản phẩm của công ty đã được khách hàng biết đến và tín nhiệm trong thị trường cả nước. Đóng góp một phần trong sự thành công này của công ty là công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí và giá thành nói riêng. Trong nhiều năm qua công ty đã không ngừng cố gắng trong việc cải tiến phương pháp kế toán phù hợp với cơ chế quản lý hiện nay, phù hợp với việc đổi mới chế độ kế toán nói chung và kế toán chi phí giá thành nói riêng trở thành công cụ đắc lực hơn thì công tác này còn có mặt củng cố và hoàn thiện. Trong quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và thực tiễn tại công ty cổ phần que hàn điện Việt – Đức, nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hiện nay, được sự đồng ý của cô giáo Đoàn Thị Hồng Nhung và ban lãnh đạo Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức, em chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức" làm nội dung nghiên cứu và viết khóa luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được chia làm 3 phần chính: Thang Long University Library
  • 11. 11 Chương 1: Cơ sở lý luận của hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức Chương 3: Hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức
  • 12. 12 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Khái niệm và phân loại CPSX và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất, nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Giá trị sản phẩm dịch vụ bao gồm 3 bộ phận là: c,v,m C: Là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm như: Khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu. Bộ phận này còn được gọi là hao phí lao động quá khứ (vật hoá) V: Là chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất làm ra sản phẩm, dịch vụ, bộ phận này được gọi là hao phí lao động sống. M: Là giá trị do lao động sống tạo ra trong quá trình làm ra sản phẩm dịch vụ. Ở góc độ doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ ra hai bộ phận chi phí C và V. Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một kỳ kinh doanh nhất định (tháng, quý, năm) Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm, nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán và tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, quí, năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là quá trình chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Thang Long University Library
  • 13. 13 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Do đặc điểm của chi phí sản xuất là phát sinh hàng ngày gắn liền với việc sản xuất từng sản phẩm và từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tổng hợp tính toán chi phí sản xuất cần được tiến hành trong từng khoảng thời gian nhất định. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, tính toán được kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụng kiểm tra phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm, nhằm nhận biết và động viên mọi khả năng tiềm tàng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, chi phí của doanh nghiệp chia làm nhiều loại khác nhau. - Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí : Nhằm phục vụ cho việc tập hợp CPSX và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh chi phí, người ta tập hợp những chi phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế thành một nhóm. Theo chế độ kế toán hiện hành, CPSX được chia làm 5 yếu tố sau đây: + Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. + Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương (chi phí nhân công): Bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp như tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN), các khoản trợ cấp, phụ cấp cho công nhân và nhân viên quản lý phân xưởng. + Yếu tố chi phí KHTSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao phải trích trong kỳ của tất cả các TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tiền điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác. + Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa được phản ánh vào các yếu tố tiêu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Cách phân loại này cho biết được kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu và tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm căn cứ
  • 14. 14 để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu thông tin quản trị doanh nghiệp và lập dự toán chi phí sản xuất cho kỳ sau. - Phân loại CPSX theo khoản mục: Theo qui định hiện hành, chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục chính: + CPNVLTT: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo SP. + CPNCTT: Bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định. + CPSXC: Là những chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất( phân xưởng, tổ đội...). CPSXC bao gồm: CPNVPX: Gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trên tiền lương của nhân viên phân xưởng. Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng... phục vụ cho nhu cầu quản lý chung ở các phân xưởng. Chi phí CCDC: Phản ánh chi phí CCDC dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở các phân xưởng: khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp... Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung của phân xưởng, tổ đội (điện, nước, điện thoại). Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các khoản chi bằng tiền ngoài các khoản chi phí trên, sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng, tổ đội. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức độ phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Nó có tác dụng phục vụ cho nhu cầu quản lý CPSX theo định mức, là cơ sở cho kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau. - Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí vào giá thành: Chi phí theo cách phân loại này chia làm hai loại: + Chi phí trực tiếp: Là toàn bộ những chi phí có thể tính trực tiếp vào giá thành của từng đối tượng chịu chi phí. Thang Long University Library
  • 15. 15 + Chi phí gián tiếp: Là tất cả những chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, nhiều công việc (đối tượng khác nhau). Vì vậy, để tính vào chỉ tiêu giá thành không thể tập hợp trực tiếp mà phải dùng phương pháp phân bổ gián tiếp. Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương pháp tập hợp CPSX và phân bổ CPSX một cách đúng đắn và hợp lý. - Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí: Bao gồm 2 loại chi phí: + Chi phí sản phẩm: Là chi phí gắn liền với sản phẩm sản xuất ra hoặc được mua trong kỳ để bán lại. Chi phí sản phẩm là những chi phí như nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Như vậy, chi phí sản phẩm luôn gắn liền với sản phẩm và chỉ thu hồi khi sản phẩm tiêu thụ còn khi sản phẩm chưa được tiêu thụ thì chúng nằm trong sản phẩm tồn kho. + Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ kinh doanh nào đó, hay còn gọi là chi phí phát sinh (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp). Chi phí thời kỳ không phải là những chi phí tạo thành thực thể sản phẩm hay nằm trong các yếu tố cấu thành giá vốn của hàng hoá mua vào. Nó là những khoản chi phí hoàn toàn biệt lập với quá trình sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hoá. - Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí: Bao gồm 3 loại : + Biến phí: Là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động của khối lượng công việc và sản phẩm hoàn thành. Biến phí thường bao gồm các khoản chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp. + Định phí: Là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Định phí thường bao gồm các khoản chi phí: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuê nhà xưởng, lương nhân viên phân xưởng. + Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định. Ngoài những cách phân loại trên, trong quá trình nghiên cứu ta có thể gặp một số cách phân loại chi phí khác như phân loại theo chức năng kiểm soát bao gồm chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được, phân loại theo mức độ phù hợp gồm chi phí thích đáng và chi phí không thích đáng.
  • 16. 16 1.1.2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Trong sản xuất, chi phí sản xuất chỉ là một mặt thể hiện sự chi phí. Để đánh giá chất lượng kinh doanh của các tổ chức kinh tế, chi phí sản xuất chi ra phải được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ 2 cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh là kết quả sản xuất thu được. Quan hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ, lao vụ hoàn thành trong kỳ... Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhằm phản ánh về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trên tất cả các mặt như kinh tế, kỹ thuật tổ chức, chất lượng và hiệu quả của công việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp, đồng thời giá thành còn là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán của sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm được xác định cho từng loại sản phẩm, lao vụ cụ thể và chỉ tính toán xác định với số lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành, kết thúc toàn bộ quá trình sản xuất (thành phẩm) hay hình thành một giai đoạn công nghệ sản xuất (bán thành phẩm). Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chỉ tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động đời sống. Mọi cách tính chủ quan không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Qua những phân tích ở trên, ta thấy việc quản lý và lập kế hoạch giá thành là rất quan trọng. Để đáp ứng những yêu cầu đó và để công tác tính giá thành được thuận lợi, nhà quản lý phải phân loại giá thành theo các tiêu thức khác nhau. Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành: - Giá thành kế hoạch: Được xác định khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Thang Long University Library
  • 17. 17 - Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng ) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí: Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành: - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ và giá thành đầy đủ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Công thức tính như sau: Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lãi hoặc lỗ của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật nghiên cứu. 1.1.2.3. Chức năng của giá thành Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, tổng hợp. Nó phản ánh chất lượng hoạt động của công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quan trọng để Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ = Giá thành sản xuất của sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng
  • 18. 18 nhà quản lý nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Các chức năng vốn có của chỉ tiêu giá giá thành: - Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Giá thành sản phẩm biểu hiện những hao phí vật chất mà các doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những hao phí vật chất này cần được bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất và đây đã trở thành một vấn đề quan tâm đầu tiên của các doanh nghiệp bởi hiệu quả kinh tế được biểu hiện trước hết ở chỗ doanh nghiệp có khả năng bù lại những gì mình đã bỏ ra hay không. Đủ bù đắp là khởi điểm của hiệu quả và là yếu tố đầu tiên để xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Chức năng lập giá: Giá cả SP được xây dựng trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, biểu hiện mặt giá trị SP. Khi xây dựng giá cả thì yêu cầu đầu tiên là giá cả có khả năng bù đắp hao phí vật chất để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm cho các doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất bình thường có thể bù đắp được hao phí để thực hiện quá trình tái sản xuất. Để thực hiện được yêu cầu bù đắp hao phí vật chất thì khi xây dựng giá cả phải căn cứ vào giá thành SP. Việc đưa ra các định mức hao phí trong giá thành SP có ý nghĩa rất tích cực khi sử dụng giá thành làm căn cứ để lập giá. - Chức năng đòn bẩy kinh tế: Doanh lợi của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào giá thành SP, hạ giá thành SP là biện pháp cơ bản để tăng cường doanh lợi tạo nên tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Phấn đấu hạ thấp giá thành bằng các phương pháp cải tiến tổ chức sản xuất và quản lý, hoàn thiện công nghệ sản xuất, tiết kiệm CPSX là hướng cơ bản để các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện nền kinh tế có cạnh tranh. Cùng với phạm trù kinh tế khác như giá cả, lãi, chất lượng, giá thành SP thực tế đã trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả kinh doanh phù hợp với nguyên tắc hạch toán kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường. Hơn nữa, trong sản xuất kinh doanh, giá thành là chỉ tiêu phản ánh giới hạn chi phí để tính toán, lựa chọn những phương án sản xuất tối ưu, do vậy trong hạch toán kinh tế cần tính đúng, tính đủ giá thành dựa trên cơ sở khách quan. Về lý luận cũng như trên thực tế, giá thành SP không chấp nhận tất cả các CPSX mà chỉ chấp nhận những chi phí cần thiết trong sản xuất. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của giá thành mà khi tính toán, người làm công tác quản lý cần nắm rõ. Như vậy, chúng ta đều thấy được chi phí, giá cả, giá thành, lợi nhuận là những phạm trù kinh tế khách quan. Chúng tồn tại gắn liền với sự tồn tại của quan hệ hàng hoá - tiền tệ Thang Long University Library
  • 19. 19 và là đòn bẩy kinh tế quan trọng của quản lý kinh tế, đồng thời chúng hợp thành một hệ thống thống nhất có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau trong nền kinh tế quốc dân. Sau đây ta xem xét cụ thể mối quan hệ giữa CPSX và giá thành SP. 1.1.3. Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm CPSX và giá thành SP là hai chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện ở hai mặt: - Xét về mặt nội dung: Giá thành SP sản xuất được tính trên cơ sở CPSX đã tập hợp và số lượng SP hoàn thành trong kỳ báo cáo. Nội dung giá thành SP là CPSX được tính cho số lượng và cho loại SP. - Xét về mặt kế toán: Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SP phân xưởng là hai bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, giữa CPSX và giá thành SP cũng có sự khác nhau rõ rệt. CPSX và giá thành SP đều là hao phí lao động sống và lao động vật hoá nhưng tính trong chỉ tiêu giá thành SP thì chỉ tính những hao phí cho SP hoàn thành trong kỳ. Nếu CPSX và giá thành SP giống nhau về chất thì chúng lại khác nhau về lượng. Trên thực tế, tổng CPSX phát sinh trong kỳ và tổng giá thành thường không thống nhất với nhau là vì CPSXDD đầu, cuối kỳ trong một kỳ thường khác nhau. Có thể phản ánh mối quan hệ giữa CPSX và giá thành SP qua sơ đồ sau: CPXS dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm CPSX dở dang cuối kỳ Qua sơ đồ trên ta thấy: Khi giá trị SPDD (CPSXDD) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có SPDD thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng CPSX phát sinh trong kỳ. Tóm lại, CPSX và giá thành SP có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau, mối quan hệ này phản ánh tác động tích cực của công việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý vào sản xuất, nên muốn đạt được thành công trong quá trình quản lý sản xuất phải đưa ra những nguyên tắc kinh tế - kế toán vào công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tổng giá thành sản phẩm CPSX dở dang đầu kì= Tổng CPSX phát sinh trong kì -+ CPSX dở dang cuối kì
  • 20. 20 1.2. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành 1.2.1. Đối tượng tập hợp CPSX CPSX phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại, mỗi loại mang một nội dung kinh tế, công dụng khác nhau và phát sinh tại những địa điểm và thời gian khác nhau. CPSX phát sinh sẽ được tập hợp theo những địa điểm phát sinh chi phí hoặc theo một phạm vi, giới hạn nào đó. Như vậy, việc xác định đối tượng hạch toán CPSX chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Muốn xác định được đối tượng tập hợp chi phí, người ta thường căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, vào loại hình sản xuất hay vào yêu cầu và trình độ quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX một cách khoa học, hợp lý, có ý nghĩa rất quan trọng cho việc tổ chức kế toán CPSX từ việc tổ chức hạch toán ban đầu cho đến việc mở các tài khoản, các sổ chi tiết và tổng hợp số liệu. 1.2.2. Đối tượng tính giá thành Việc xác định đối tượng, tính giá thành sản phẩm chính là việc xác định sản phẩm, bán thành sản phẩm, công việc lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Khi tính giá thành sản phẩm trước hết phải xác định đối tượng tính giá thành. Muốn vậy phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, qui trình sản xuất công nghệ của doanh nghiệp. Đồng thời phải xác định đơn vị tính của sản phẩm dịch vụ đã được xã hội thừa nhận, phù hợp trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. Dựa vào căn cứ trên, đối tượng tính giá thành có thể là: - Từng sản phẩm, công việc đã hoàn thành - Từng bộ phận chi tiết sản phẩm - Sản phẩm hoàn thành ở cuối qui trình công nghệ hay bán thành phẩm - Từng công trình, hạng mục công trình. Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp giúp cho kế toán tổ chức mở sổ kế toán và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. 1.2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành Đối tượng kế toán tập hợp CPSX được xác định là căn cứ để tổ chức công tác ghi chép ban đầu, để mở sổ chi tiết, tập hợp CPSX (chi tiết theo từng đối tượng) ... giúp cho công Thang Long University Library
  • 21. 21 tác quản lý CPSX và phục vụ việc tính giá thành. Còn việc xác định đối tượng tính giá thành lại là căn cứ để kế toán mở các thẻ tính giá thành, tổ chức công tác tính giá thành theo đối tượng... giúp cho doanh nghiệp kiểm tra quản lý tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy giữa chúng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định hợp lý đối tượng tập hợp CPSX là tiền đề, là điều kiện để tính giá thành. Trên thực tế, một đối tượng tập hợp CPSX có thể trùng với một đối tượng tính giá thành. Trong trường hợp khác, một đối tượng tập hợp CPSX lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại một đối tượng tính giá thành cũng có thể bao gồm nhiều đối tượng tập hợp CPSX . 1.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 1.3.1. Hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm CPSX một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh CPSX. 1.3.1.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp CPNVLTT bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp. Trong kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tư và phương pháp tính giá vật liệu xuất dùng để tính ra giá trị thực tế vật liệu xuất dùng. Sau đó căn cứ vào đối tượng tập hợp CPSX đã xác định để tập hợp CPNVLTT. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm. Công thức phân bổ như sau: Để tập hợp CPNVLTT dùng trong kỳ, kế toán sử dụng TK 621 "CPNVLTT" Chi phí NVL phân bổ cho từng đối tượng = Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng x Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
  • 22. 22 TK 621 - Tập hợp các chi phí NVL phát sinh trong kì - Các khoản giảm chi phí (nếu có) - Kết chuyển CPNVLTT về TK 154 - Kết chuyển CPNVLTT vượt mức bình thường về TK 632 Tài khoản 621 mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CPSX và cuối kỳ không có số dư. Biểu 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNVLTT TK 151, 152, 331, 111, 112, 411, 311,… TK 621 TK 154 TK 152 Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm tiến hành lao vụ, dịch vụ NVL dùng không hết nhập kho, phế liệu thu hồi Kết chuyển CPNVLTT TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ TK 632 Kết chuyển CPNVLTT vượt mức bình thường Thang Long University Library
  • 23. 23 1.3.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chí phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm thêm giờ...). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp như chi phí nguyên vật liệu chính. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính vào từng đối tượng chịu chi phí. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng sản xuất mà không hạch toán trực tiếp tiền lương phụ, các khoản phụ hoặc tiền lương chính trả theo mà người lao động thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày... thì ta có thể phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo các tiêu thức phân bổ thích hợp như: theo định mức hoặc theo giờ công lao động, khối lượng sản phẩm sản xuất tuỳ theo điều kiện cụ thể. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- chi phí nhân công trực tiếp, kết cấu TK622 như sau: TK 622 - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp về TK 154 - Kết chuyển CPNCTT vượt mức bình thường về TK 632 Tương tự như việc hạch toán CPNVLTT, hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo dõi chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí và cuối kỳ, TK 622 không có số dư.
  • 24. 24 Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng x Biểu 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất TK 338 Các khoản trích theo tỷ lệ với tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế phát sinh TK 335 Trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất 1.3.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, các bộ phận tổ, đội sản xuất (như chi phí về tiền công và các chi phí khác phải trả cho công nhân quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng...) Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết riêng cho từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Có nhiều tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung như: phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo định mức chi phí sản xuất chung, theo chi phí tiền công trực tiếp... Tổng CPSXC cần phân bổ TK 632 Kết chuyển CPNCTT vượt mức bình thường Thang Long University Library
  • 25. 25 Để theo dõi các khoản CPSXC , kế toán sử dụng TK 627 " CPSXC ". Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Kết cấu của TK 627 như sau: TK 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hoặc phân bổ hết cho các sản phẩm, dịch vụ và được chi tiết thành 6 tiểu khoản: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác TK 627 - Chi phí chung trực tiếp phát sinh trong kì - Các khoản giảm CPSXC - Kết chuyển (hay phân bổ) CPSXC vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154 - Kết chuyển CPSXC vượt mức bình thường về TK 632
  • 26. 26 Biểu 1.3 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung TK334,338 TK 627 TK 111, 112, 152 …. TK 152, 153 TK 154 TK 242, 335 TK 632 TK 214 TK 1331 TK 331, 111, 112 1.3.1.4. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất - Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm là sản phẩm không thoả mãn những tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp ... Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm được chia làm 2 loại: + Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế. + Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được : Là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế. Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm nói trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là sản phẩm hỏng trong định mức. Đây là những sản phẩm hỏng được xem là không tránh khỏi trong Phân bổ hoặc kết chuyển CPSXC cho các đối tượng Chi phí nhân viên phân xưởng Các khoản thu hồi ghi giảm CPSXC Chi phí vật liệu, dụng cụ CPCCDC phân bổ kì này, CP sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch ... Kết chuyển CPSXC vượt định mức Chi phí khấu hao TSCĐ Các CPSX khác mua ngoài Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có) Thang Long University Library
  • 27. 27 quá trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này (giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và chi phí sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được ) được coi là chi phí sản xuất chính phẩm. Sở dĩ phần lớn doanh nghiệp chấp nhận một tỷ lệ sản phẩm hỏng vì họ không muốn tốn thêm chi phí để hạn chế hoàn toàn sản phẩm hỏng do việc bỏ thêm chi phí này tốn kém nhiều hơn việc chấp nhận một tỷ lệ tối thiểu về sản phẩm hỏng. Khác với sản phẩm hỏng trong định mức, sản phẩm hỏng ngoài định mức là sản phẩm nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như máy hỏng, hoả hoạn bất thường...Do xảy ra bất thường, không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập. Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa sản phẩm tái chế trừ đi giá trị phế liệu thu hồi (nếu có). Toàn bộ phần thiệt hại này tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Đối với giá trị thiệt hại của những sản phẩm hỏng ngoài định mức, kế toán phải theo dõi riêng. Đồng thời xem xét nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi riêng trên một trong các tài khoản như TK 1381, 154, 627, 1421 (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức), sau khi trừ đi số phế liệu thu hồi và bồi thường (nếu có ), thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ tính vào chi phí bất thường. Biểu 1.4: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức TK 152, 153, 334, 338, 241, … TK 1381- sản phẩm hỏng ngoài định mức TK 415 TK 154, 155, 157, 632 TK 1381, 152 Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng Giá trị thiệt hại thực về sản phẩm hỏng Giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
  • 28. 28 - Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất: Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai, địch hoạ, thiếu nguyên vật liệu...), các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng...Những khoản chi phí trong khoảng thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã theo dõi ở TK 335 - chi phí phải trả. Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên một trong các tài khoản tương tự như hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức (tài khoản 154,627,1421,1381...chi tiết thiệt hại ngừng sản xuất). Cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi (nếu có, do bồi thường), giá trị thiệt hại thực tế sẽ trừ vào thu nhập như khoản chi phí thời kỳ. Cách hạch toán có thể được phản ánh qua sơ đồ sau: Biểu 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp thiệt hại sản xuất ngoài kế hoạch 1.3.2. Tổng hợp CPSX, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.3.2.1. Tổng hợp chi phí sản xuất Để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này mở chi tiết cho từng ngành sản xuất từng nơi phát sinh chi phí hay TK 152, 334, 338, 214, … TK 1421- Chi phí trả trước TK 811, 415 TK 1381, 111 Tập hợp chi phí chi ra trong thời gian ngừng sản xuất Thiệt hại thực Giá trị bồi thường Thang Long University Library
  • 29. 29 từng nhóm sản phẩm, từng loại sản phẩm...của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả vật tư, sản phẩm, hàng hoá thuê ngoài gia công chế biến). Nội dung kết cấu TK 154 như sau: Hạch toán chi phí sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 154 Dư đầu kì: giá trị SPDD đầu kì - Tổng hợp CPSX - Các khoản ghi giảm CPSX - Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kì Dư cuối kì: giá trị SPDD cuối kì
  • 30. 30 Biểu 1.6: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất 1.3.2.2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất chế biến, còn đang nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài qui trình chế biến, nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm trong trường hợp này chi phí sản xuất đã tập trung trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm công việc đã hoàn thành mà còn liên quan đến những sản phẩm dở dang . Tính giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu việc tính giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực hợp lý của giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc tính toán sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp khó có thể chính xác tuyệt đối. Kế toán TK 621 TK 622 TK 627 TK 154 TK 152, 111 TK 155, 152 TK 632 TK 157 Kết chuyển chi phí NVLTT Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển CPSXC Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm Tổng giá thành thực tế sản phẩm lao vụ hoàn thành Nhập kho vật tư , sản phẩm Gửi bán Tiêu thụ thẳng Dư đầu kì: xxx Dư cuối kì: xxx Thang Long University Library
  • 31. 31 phải phụ thuộc vào tình hình đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ, tổ chức cấu thành của chi phí, yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng một trong những phương pháp tính giá sản phẩm dở dang sau. - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để qui ra sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn qui đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế dùng. Khi áp dụng phương pháp này thì kết quả tính toán có mức độ chính xác cao, nhưng khối lượng tính toán lớn mất nhiều thời gian vì khi kiểm kê sản phẩm dở dang cần phải xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp mà sản phẩm của doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản phẩm không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều biến động lớn so với đầu kỳ. - Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính mà thôi. Giá trị VLC nằm trong SPDD = x Giá trị SPDD đầu kì + CPSX phát sinh trong kì Số lượng thành phẩm Số lượng SPDD không qui đổi Số lượng SPDD cuối kì (không qui đổi ) + Chi phí chế biến trong SPDD (theo từng đơn vị ) = = x + Giá trị SPDD đầu kì + CPSX phát sinh trong kì Số lượng thành phẩm Số lượng SPDD cuối kì qui đổi ra thành phẩm Số lượng SPDD cuối kì qui đổi ra thành phẩm
  • 32. 32 Phương pháp này có ưu điểm là cách tính toán rất đơn giản. Khối lượng công việc tính toán ít nhưng với phương pháp này có độ chính xác không cao vì phương pháp này chỉ tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Để đơn giản việc tính toán, đối với những sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ lệ không thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giai đoạn sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Giá trị SPDD = Giá trị VLC nằm trong SPDD + 50% chi phí chế biến - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức: Phương pháp này căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành định mức. 1.3.3. Hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kì Phương pháp kiểm kê định kì là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình tăng giảm chi phí trên các tài khoản phản ánh giá trị đầu kỳ và cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, để từ đó xây dựng lượng chi phí thực tế đã bỏ ra cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác trong kỳ. 1.3.3.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kì nên rất khó phân định được là xuất dùng cho mục đích sản xuất, quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh có liên quan đến Giá trị VLC nằm trong SPDD = + x Số lượng SPDD cuối kì Số lượng thành phẩm Giá trị SPDD đầu kì + CPSX phát sinh trong kì Số lượng SPDD cuối kì Giá trị SPDD cuối kì = x CPSX định mức cho một đơn vị sản phẩm Số lượng SPDD cuối kì (đã qui đổi) Thang Long University Library
  • 33. 33 từng đối tượng. Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng TK 621 - CPNVLTT có kết cấu tương tự phương pháp KKTX. Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. TK 621 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán CPSX (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ...). Phương pháp hạch toán cụ thể các nghiệp vụ liên quan đến việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng có một số đặc điểm gần giống ở phương pháp KKTX. Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển vào TK 631 theo từng đối tượng. Nợ TK 631 Có TK 621 1.3.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống phương pháp KKTX. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển CPNCTT: Nợ TK 631 Có TK 622 1.3.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Toàn bộ CPSXC được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo từng tiểu khoản tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX. Sau đó phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 631 Có TK 627 1.3.4. Tổng hợp CPSX theo phương pháp kiểm kê định kì Để phục vụ việc tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 - giá thành sản phẩm. Tài khoản chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí và theo loại, nhóm sản phẩm, tương tự như tài khoản 154. Nội dung phản ánh tài khoản 631 như sau:
  • 34. 34 Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang tương tự như phương pháp kê KKTX. Hạch toán chi phí sản xuất và theo phương pháp kiểm kê định kỳ theo sơ đồ sau: TK 631 - Kết chuyển giá trị SPDD đầu kì - CPSX phát sinh trong kì - Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành - Kết chuyển giá trị SPDD cuối kì Thang Long University Library
  • 35. 35 Biểu 1.7: Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kì 1.4. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu trong các doanh nghiệp Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành, phù hợp với kỳ tình giá thành và phương pháp tính giá thành thích hợp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc một hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Việc lựa chọn phương pháp tính giá thành chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm về đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm. Một số phương pháp tính giá thành thường được sử dụng là: TK 611 TK 621 TK 631 TK 154 TK 622 TK 151, 152 TK 627 TK 632 Giá trị NVL dùng chế tạo sản phẩm, dịch vụ Giá trị NVL chưa dùng hết Kết chuyển giá trị NVL đầu kì Kết chuyển CPNVLTT Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển CPSXC Giá trị SPDD cuối kì Kết chuyển giá trị SPDD đầu kì Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành nhập kho gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp
  • 36. 36 1.4.1. Phương pháp trực tiếp Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn như: các nhà máy điện nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ...).Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính theo công thức sau: 1.4.2. Phương pháp hệ số Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi để qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc (căn cứ vào đặc điểm kinh tế hoặc tính chất của sản phẩm để qui định loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu hệ số1) rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Giá trị SPDD đầu kì Tổng CPSX phát sinh trong kì Giá trị SPDD cuối kì = + - Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Giá trị SPDD đầu kì Tổng CPSX phát sinh trong kì Giá trị SPDD cuối kì = + - Giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc Tổng số sản phẩm gốc (kể cả qui đổi) = Giá thành của tất cả các loại sản phẩm Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm gốc Hệ số qui đổi sản phẩm từng loại= x Thang Long University Library
  • 37. 37 Hi.QiQo 1   n i Trong đó: - Qo: tổng số sản phẩm gốc đã qui đổi - Qi: Số lượng sản phẩm i (i = 1, n). - Hi: Hệ số qui đổi sản phẩmi (i =1, n). 1.4.3. Phương pháp tổng cộng chi phí Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản xuất được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm: Tổng giá thành sản phẩm = C1 + C2 + ... + Cn (C1, C2, Cn lần lượt là chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm… tính vào giá thành sản phẩm) Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí, chế tạo ... 1.4.4. Phương pháp tỷ lệ Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo v.v... để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại. Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại Giá thành kế hoạch (định mức) đơn vị sản phẩm từng loại Tỷ lệ chi phí = x Tỷ lệ chi phí = x Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của các loại sản phẩm 100%
  • 38. 38 1.4.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình, bên cạnh những sản phẩm chính thu được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia,...), để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định được theo nhiều phương pháp như giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu... 1.4.6. Phương pháp liên hợp Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng giầy...Trên thực tế kế toán có thể kết hợp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ... 1.5. Tổ chức hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo các hình thức sổ 1.5.1. Hình thức nhật ký sổ cái Đây là hình thức ghi sổ kế toán mà tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào một quyển sổ Nhật ký - sổ cái. Biểu 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - sổ cái Tổng giá thành sản phẩm chính Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kì Tổng CPSX phát sinh trong kì Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kì = + - - Chứng từ gốc Bảng phân bổ Sổ chi tiết TK 154, 621, 622, 627 Nhật ký sổ cái Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết chi phí Thang Long University Library
  • 39. 39 Ghi chú: : Quan hệ đối chiếu : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ 1.5.2. Hình thức nhật ký chung Đây là hình thức ghi số kế toán trong đó kế toán phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào trong cùng một quyển sổ gọi là Nhật ký chung. Từ nhật ký chung, kế toán lấy số liệu để vào sổ cái các TK. Do vậy, mỗi bút toán được phản ánh trong nhật ký chung sẽ được chuyển vào ít nhất cho hai TK có liên quan. Biểu 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ : Quan hệ đối chiếu Nhật ký chung TK 621, 622, 627, 154 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết TK 621, 622, 627, 154 Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 Sổ chi tiết chi phí sản xuất (TK 621, 622, 627, 154) Thẻ tính giá thành sản phẩm Chứng từ gốc về chi phí, Bảng phân bổ
  • 40. 40 1.5.3. Hình thức chứng từ ghi sổ Đây là hình thức ghi sổ kế toán đơn giản, ít cột thích hợp với mọi loại hình doanh nghiệp và tạo điều kiện cho việc áp dụng kế toán máy. Biểu 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ : Quan hệ đối chiếu 1.5.4 Hình thức nhật ký chứng từ Đây là hình thức ghi sổ kế toán phù hợp với những doanh nghiệp lớn trong điều kiện kế toán thủ công, số lượng nghiệp vụ nhiều. Hình thức này đòi hỏi trình độ nhân viên kế toán cao và tạo điều kiện để chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Tuy nhiên, hiện nay khi kế toán máy được sử dụng rộng rãi thì hình thức ghi sổ kế toán này không phù hợp và ít được áp dụng. Chứng từ về CPSX Bảng phân bổ Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 Thẻ tính giá thành sản phẩm Sổ tổng hợp chi tiết TK 621, 622, 627, 154 Báo cáo kế toánBảng cân đối số phát sinh Thang Long University Library
  • 41. 41 Biểu 1.11: Trình tự ghi số kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ : Quan hệ đối chiếu Chứng từ gốc chi phí Bảng phân bổ Bảng kê số 4 Bảng kê số 5, 6 Nhật ký chứng từ số 7 Thẻ tính giá thành sản phẩm Sổ cái TK 621,622,627,154 Báo cáo kế toán Sổ chi tiết CPSX 621, 622, 627 Bảng tổng hợp chi tiết CPSX 621, 622, 627
  • 42. 42 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT – ĐỨC 2.1. Một số nét khái quát về công ty cổ phần que hàn điện Việt – Đức 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần que hàn điện Việt – Đức - Khái quát vài nét về công ty : Tên Công ty: Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức. Tên giao dịch: Viet Duc Welding Electrode Joint-stock Company (Viwelco) Địa chỉ: Xã Nhị Khê – Huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 043.3853364 – 043.3853360 Fax : 043.3853653 E-mail: Viwelco@fpt.vn Web: www.Viwelco.com.vn Mã số thuế: 0500445085 Cơ quan chủ quản: Tổng công ty hóa chất Việt Nam (Bộ công nghiệp). Ngày thành lập: 15/06/1967. Vốn điều lệ: 27.422.700.000 VND. Ngành nghề kinh doanh: Công nghiệp sản xuất que hàn điện. - Sơ lược quá trình phát triển của công ty: Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức là một trong số 41 đơn vị thành viên của Tổng công ty hóa chất Việt Nam. Sau 43 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã không ngừng phát triển cả chiều sâu và chiều rộng. Hiện công ty đang sản xuất 21 loại vật liệu hàn (que hàn, dây hàn và bột hàn) và có trên 130 đại lý ký gửi trên toàn quốc. Công ty phát triển qua một số giai đoạn như sau : + Giai đoạn 1965 – 1978: Ngày 6/12/1965 công ty que hàn điện Việt Đức được thành lập theo quyết định QĐ 1432 BCNND/KH6 của Bộ công nghiệp nặng và lấy tên là Nhà máy Que hàn điện, nhưng tới ngày 28/03/1967 nhà máy mới cắt băng khánh thành tại Giáp Bát (Hà Nội) và được chọn làm ngày thành lập công ty… Năm 1972, đế quốc Mĩ ném bom phá hoại Miền Bắc, nhà máy đã được sơ tán khỏi Hà Nội và chuyển về Thường Tín – Hà Tây cho tới nay. Thang Long University Library
  • 43. 43 + Giai đoạn 1978 – 1986: Năm 1978 nhà máy được trang bị dây chuyền sản xuất của CHDC Đức và được đổi tên thành Nhà máy que hàn điện Việt Đức. Lúc này nhà máy đã có 6 dây chuyền công nghệ sản xuất que hàn điện hoàn chỉnh với công suất thiết kế 7000 tấn/năm. + Giai đoạn 1986 – 2003: Nhà máy que hàn điện Việt Đức được Bộ Công Nghiệp ra quyết định thành lập lại theo quyết định số 16/QĐ/TCN/SĐT ngày 26/05/1993 và quyết định cho phép đổi tên thành Công ty Que hàn điện Việt Đức theo quyết định số 128/QĐ/TCCBDT ngày 20/05/95. + Giai đoạn từ 2003 đến nay: Ngày 14/10/2003, theo quyết định số 166/2003/QĐ – BCN của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp, công ty chuyển đổi hình thức doanh nghiệp từ công ty que hàn điện Việt Đức thành công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức với 51% vốn chủ sở hữu thuộc về nhà nước. Năm 2010 công ty cổ phần Que hàn điện Việt Đức vào giao dịch tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội. Hiện nay, công ty đã tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, khẳng định sản phẩm của công ty hoàn toàn có khả năng cạnh tranh mạnh với các sản phẩm cùng loại. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng, công ty đã liên tục đổi mới mọi mặt và đã tiến những bước dài trên con đường phát triển. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động và sản phẩm kinh doanh của công ty 2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hoạt động của công ty Que hàn điện Việt - Đức là sản xuất và kinh doanh que hàn điện các loại. Trải qua 43 năm hoạt động, công ty rất có uy tín trong lĩnh vực sản xuất que hàn điện. Hiện nay công ty là một trong những cơ sở sản xuất que hàn điện lớn nhất cả nước. Với uy tín, chất lượng và kinh nghiệm của mình sản phẩm của công ty được khách hàng trong nước và nước ngoài tin dùng với hơn 130 đại lý lớn trên toàn quốc. Các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho công ty và hưởng hoa hồng trên cơ sở hợp đồng kinh tế. Trong sản xuất que hàn điện, giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, để giảm chi phí và nâng cao chất lượng vật tư cung ứng công ty đã thực hiện hình thức đấu thầu các lô vật tư có giá trị lớn như lõi que, Fero Mangan... Với phương châm “ chỉ cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng tốt” công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm luôn được duy trì một cách đều đặn và có hệ thống qua tất cả các công đoạn từ khâu lấy mẫu kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào đến khâu
  • 44. 44 sản phẩm hoàn thành nhập kho đưa ra thị trường tiêu thụ và chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng sản phẩm của công ty đối với người sử dụng. Hiện tại công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Đây sẽ là một ưu thế rất lớn của công ty trong tiêu thụ sản phẩm và cạnh tranh trên thương trường. 2.1.2.2. Đặc điểm sản phẩm kinh doanh của công ty Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức sản xuất các loại vật liệu hàn bao gồm các nhóm sản phẩm chủ yếu là dây hàn và que hàn. - Nhóm sản phẩm dây hàn bao gồm: + Dây hàn dưới lớp khí bảo vệ. + Dây hàn dưới lớp thuốc trợ rung. - Nhóm sản phẩm que hàn bao gồm: + Que hàn thép cacbon thấp và hợp kim thấp dùng hàn thép có độ bền trung bình như N 38- VD, N 42-VD, J 421, VD – 60J3… + Que hàn thép cacbon thấp và hợp kim thấp dùng hàn thép có độ bền và độ dẻo cao như N 50- 6B, E7016 – VD,… + Que hàn đắp phục hồi bề mặt như DCr 60, DCr250,HX5 + Các loại que hàn đặc biệt như que Inox N- 308R, que đồng Hm – Cu. Trong sản xuất que hàn điện, giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm: - Cấu tạo: Que hàn gồm có hai phần: + Vỏ bọc: gồm các loại khoáng silicat, hợp kim feromangan trộn với chất kết dính bao xung quanh lõi. Vỏ bọc có nhiệm vụ duy trì hồ quanh tạo khí, xỉ để bảo vệ mối hàn và hợp kim hoá mối hàn. + Lõi que: chiếm trên 70% khối lượng que hàn có nhiệm vụ điều kim loại vào mối hàn, lõi que được chế tạo từ thép có hàm lượng cacbon thấp. - Quy trình sản xuất và kiểm tra: + Thuốc bọc: Gồm các khoáng silicat, Fero khi đưa về công ty được bộ phận KCS kiểm tra sơ bộ rồi lấy mẫu về phân tích thành phần hoá học của chúng. + Lõi que: Lõi que được nhập ngoại hoặc do Thái Nguyên sản xuất. Trước khi đưa vào sản xuất phòng KCS kiểm tra mác, đường kính rồi lấy mẫu phân tích thành phần hoá học. Thang Long University Library
  • 45. 45 Những lô hàng đủ tiêu chuẩn mớí được đưa vào cắt. Khi cắt xong công nhân xếp que vào kiện, KCS kiểm tra chất lượng cắt và nghiệm thu. + Ép: Que cắt và thuốc bọc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa sang ép, ở đây dùng nước Silicat làm chất kết dính, trộn ướt, ép bánh rồi ép que ở áp suất 160 -180 kg / cm2 chiều dày và độ lệch tâm của thuốc bọc theo tiêu chuẩn cho phép. + Phơi sấy: Que ép xong được phơi tự nhiên trên dàn để giảm độ ẩm rồi mới đưa vào sấy ở nhiệt độ 2600C trong hai giờ. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm của Công ty ( Nguồn: Phòng kĩ thuật)
  • 46. 46 Kho NVL Lõi thép NVL làm vỏ bọc Bao bì đóng gói màng PE túi màng CO Kiểm tra Làm sạch Kẹp hàm và sấy Nghiền Sàng Cân phối liệu Trộn khô Trộn ướt Ép bánh Ép que Phôi tự nhiên Sấy điện Bao gói Nhập kho thành phẩm Kiểm tra ngoại quan cơ lí hóa Vuốt ướt mạ Xếp lớp Bao gói sản phẩm Thang Long University Library
  • 47. 47 2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua Trong những năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường đã phát sinh ra nhiều khó khăn cũng như thách thức lớn cho công ty do sự cạnh tranh của các loại mặt hàng que hàn trong và ngoài nước. Cũng như chịu sự tác động do biến động của thị trường, biến động giá xăng dầu trên thế giới, tỉ giá đồng Đôla, sự biến động giá NVL nhập khẩu làm cho chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cũng nhận thức được các vấn đề trên để tập trung nâng cao năng suất cũng như chất lượng của các loại sản phẩm được người tiêu dùng tín nhiệm. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm 2008, 2009 được phản ánh ở bảng dưới đây. Biểu 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 - 2009 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 1. Doanh thu thuần 232.886.778.277 281.888.482.712 2. Tổng LN trước thuế 28.299.377.413 16.085.746.804 3. Lợi nhuận sau thuế 23.346.986.366 12.029.447.643 (Nguồn: Phòng tài vụ ) 2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động của công ty 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý - Bộ máy quản lý kinh doanh: Bộ máy quản lý của công ty tổ chức theo mô hình quản trị trực tuyến chức năng bao gồm: Ban giám đốc, các phòng chức năng, 3 phân xưởng.
  • 48. 48 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy của công ty (Nguồn: Phòng tổ chức ) Chú thích: Quan hệ trực tuyến. Quan hệ chức năng. Qua sơ đồ trên cho thấy bộ máy quản lý của công ty đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, và mối quan hệ công tác giữa các phòng ban, các cơ sở sản xuất Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Phó giám đốc Phòng kĩ thuật chất lượng Phòng tổ chức Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tài vụ Phân xưởng cát –chất bọc Phân xưởng ép, sấy gói que hàn Phân xưởng que hàn Ban kiểm soát Thang Long University Library
  • 49. 49 từ đó đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin, xử lý thông tin một cách chính xác và ra quyết định kịp thời tạo ra sự thông suốt trong công việc. - Chức năng chủ yếu của các phòng ban: + Đại hội cổ đông: Là hội đồng cao nhất hoạch định chiến lược kinh doanh, nghiên cứu và phát triển của toàn công ty, có quyền bầu ra các chức vụ chủ chốt như: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc. + Hội đồng quản trị: Là bộ phận quản trị toàn bộ mọi hoạt động của công ty, các chiến lược và sản xuất kinh doanh trong nhiệm kì của mình. + Ban kiểm soát: Được lập ra với mục đích theo dõi công tác của hội đồng quản trị trong suốt nhiệm kì hoạt động. + Ban giám đốc: Là bộ phận giữ trọng trách cao nhất và trực tiếp nhất đối với mọi hoạt động của công ty. Đây cũng là đại diện pháp lý của công ty trước pháp luật. + Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành công ty có toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh sao cho nó có hiệu quả và là người chịu trách nhiệm toàn diện về quyết định của mình, trực tiếp kí kết các hợp đồng kinh tế, điều hành quản lý công ty… + Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc. Phó giám đốc công ty được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực mình đảm nhiệm. Phó giám đốc là người được giám đốc ủy quyền chỉ đạo công việc sản xuất , kĩ thuật, hành chính và đời sống công nhân viên chức của công ty, là người đại diện cho lãnh đạo về chất lượng. + Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý của công ty có hiệu quả trong từng giai đoạn, từng thời kì, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực như trình độ cán bộ công nhân viên, chỉ đạo xây dựng và xét duyệt định mức lao động tiền lương cho các thành viên; tổ chức công tác quản lý hành chính; thực hiện chế độ chính sách với công nhân viên, tổ chức công tác hành chính, văn thư lưu trữ. + Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Là sự sát nhập giữa phòng tiêu thụ và phòng kế hoạch – vật tư trước đây. Do đó, chức năng của phòng cũng tăng lên gấp đôi so với trước kia… + Phòng Tài vụ: Có nhiệm vụ làm công tác theo dõi nghiệp vụ liên quan đến công tác hạch toán – kế toán, làm công tác kiểm tra kiểm soát việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế, lập báo cáo quyết toán phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh theo định kì. Chịu
  • 50. 50 trách nhiệm toàn bộ về hoạt động tài chính của công ty. Trong đó kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo nhân viên trong phòng kế toán hạch toán theo đúng chế độ chuẩn mực nhà nước qui định. + Phòng Kĩ thuật – Chất lượng: Là sự kết hợp giữa phòng kỹ thuật và phòng KCS trước đây. Hai chức năng chủ yếu của phòng là: Thứ nhất: Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm; nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới; quản lý kĩ thuật sản xuất, thiết bị máy móc; điện nước; quản lý kĩ thuật an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Thứ hai: Quản trị chất lượng vật tư đầu vào, chất lượng thành phẩm do công ty sản xuất ra. + Phân xưởng Cát - chất bọc: Tổ chức thực hiện gia công thuốc bọc và cát lõi que hàn, hoàn thành kế hoạch sản xuất được giao, đảm bảo đúng tiến độ, sử dụng đúng định mức về vật tư, phụ tùng, nhiên liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định. Sử dụng và bảo quản trang bị, thiết bị vật tư được giao để phục vụ cho việc thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất; thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị máy móc của phân xưởng; thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao. + Phân xưởng Ép sấy que hàn: Tổ chức và thực hiện ép sấy, gói các loại que hàn. + Phân xưởng Dây hàn: Kéo vuốt dây thép, là dây hàn, mạ cuộn thành phẩm dây hàn (dây hàn dưới lớp khí bảo vệ, dây hàn không mạ …) kéo vuốt dây thép làm lõi que hàn; hoà tan, cô đặc silicat ở dạng cục thành dạng dung dịch để sản xuất que hàn. Ở cả 3 phân xưởng đều có bộ phận quản lý, phục vụ tại phân xưởng gồm: Quản đốc phân xưởng: là người quản lý chung khâu sản xuất và giám sát về mặt kĩ thuật, tiến độ sản xuất của phân xưởng. Trưởng ca: bao quát, đôn đốc và theo dõi công nhân cả về kĩ thuật lẫn năng suất lao động. Nhân viên thống kê: theo dõi vật tư nhập - xuất tại phân xưởng, tính công sản xuất và thanh toán tiền lương của từng công nhân theo khối lượng công việc hoàn thành. Thang Long University Library
  • 51. 51 2.1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán - Tổ chức bộ máy kế toán: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ, tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Phòng tài vụ theo dõi toàn bộ hoạt động thu chi tài chính của công ty , thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từ việc xử lý chứng từ đến lập báo cáo tài chính. Sơ đồ 2.3: Tổ chức phòng tài vụ (Nguồn: Phòng tài vụ ) - Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận: + Kế toán trưởng: (Kiêm phụ trách phòng tài vụ) Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với việc tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán trưởng giúp giám đốc giữ mối quan hệ với cục thuế, ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác…. để đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán trưởng phụ trách chung công việc của phòng kế toán, có trách nhiệm chỉ đạo công việc cho các nhân viên trong phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai sót trong công tác kế toán, quản lý tài chính của công ty. Kế toán trưởng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, xác định nguồn vốn lưu động của công ty trong năm, tính vòng quay vốn lưu động, theo dõi sự biến động của nguồn vốn của công ty, lập kế hoạch và thu nộp ngân sách, trích lập các quỹ theo các chế độ, quy định đang có hiệu lực. Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền và công nợ Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán TSCĐ và vật tư hàng hóa, kế toán tiêu thụ Kế toán tiền lương
  • 52. 52 + Kế toán vốn bằng tiền và công nợ: Kế toán vốn bằng tiền và công nợ có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt, tồn quỹ hàng ngày; làm các thủ tục giao dịch, thanh toán qua ngân hàng; theo dõi thu, chi và số dư trên tài khoản của công ty mình tại ngân hàng. Theo dõi việc thanh toán công nợ với người bán, người mua; cung cấp các thông tin cho các phòng ban có liên quan để có biện pháp thu hồi các khoản nợ đã quá hạn của người mua. + Kế toán TSCĐ, vật tư, hàng hoá và kế toán tiêu thụ: Kế toán TSCĐ, vật tư, hàng hoá có nhiệm vụ lập kế hoạch trích lập khấu hao TSCĐ hàng quý, đăng kí kế hoạch khấu hao TSCĐ với cục thuế và Tổng công ty hoá chất Việt Nam, theo dõi sự biến động về số lượng, chất lượng của vật tư, thành phẩm trong kì, tham gia kiểm kê định kì và kiểm kê bất thường TSCĐ theo quy định chế độ, làm thủ tục thanh lý, nhượng bán TSCĐ, vật tư, thành phẩm hỏng. Tính giá thực tế nhập kho, xuất kho trong kì báo cáo, lập bảng phân bổ giá trị vật tư vào chi phí sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tổng hợp doanh thu tiêu thụ theo định kì hàng tháng, quý, năm, tham gia kiểm kê vật tư thành phẩm tồn kho theo quy định, đề xuất các biện pháp xử lý vật tư, thành phẩm thiếu sau kiểm kê. + Kế toán tiền lương: Kế toán tiền lương có nhiệm vụ thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phụ cấp khác ngoài lương cho cán bộ công nhân viên; lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất. Hàng tháng, tập hợp các chứng từ BHXH, thanh toán BHXH nộp cho phòng BHXH huyện xin duyệt chi; trích nộp BHXH, KPCĐ, BHTN cho các cơ quan chức năng. Theo dõi việc tạm ứng và thanh toán các khoản thanh toán nội bộ theo quy định của công ty. + Kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm. Cuối kì tham gia kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang. Kiểm tra tính đúng đắn của các chứng từ biểu mẫu kế toán do các kế toán viên khác thực hiện; đối chiếu số liệu giữa các kế toán viên đó; xác định tính đúng đắn của các số liệu nếu phát hiện sai sót cần báo cho kế toán viên kiểm tra lại. Ngoài ra, kế toán tổng hợp Thang Long University Library