SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.061
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 3
Chương I: Những vần đề lý luận chung về kế toán tập hợp 6
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh
nghiệp sản xuất
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và 6
tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
1.2 Bản chất của chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm trong 7
doanh nghiệp sản xuất
1.2.1 Chi phí sản xuất 7
1.2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 7
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 7
1.2.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 10
1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm 10
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 10
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11
1.2.4 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nhiệm vụ 12
của kế toán
1.3 Nội dung kế toán tập hợp chi phí sảnxuất trong DN sản xuất 13
1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 13
1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 14
1.3.3.Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.3.3.1 Tổ chức chứng từ và tài khoản sử dụng 14
1.3.3.2 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 15
1.3.3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15
1.3.3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 17
1.3.3.2.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 18
1.3.3.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp 19
1.3.3.3 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 21
1.4 Đánh giá sảnphẩm làm dở cuối kỳ 22
1.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc 23
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.4.2 Đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 24
1.4.3 Đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức. 26
1.5 Nội dung phương pháp tính giá thành sảnphẩm 26
1.5.1 Đối tượng tính giá thành, căn cứ xác định đối tượng tính giá thành SP 26
1.5.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 27
1.5.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn 27
1.5.2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước 28
1.5.2.2.1 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa 28
thành nửa thành phẩm
1.5.2.2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành 30
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.062
nửa thành phẩm
1.5.2.3 Tính giá thành theo phương pháp hệ số 31
1.5.2.4 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất SP phụ 31
1.6 Tổ chức hệ thống sổ kế toán 32
1.7 Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện kế toán trên máy 34
1.7.1 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản 34
phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán
1.7.2 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành 35
sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán
Chương II: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí 37
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại XN Bê tông thương phẩm
2.1 Tổng quan về XN Bê tông thương phẩm – Công ty cổ phần Bê 37
tông xây dựng Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Bê tông Xây dựng 37
Hà Nội và Xí nghiệp Bê tông thương phẩm
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Xí nghiệp Bê 39
tông thương phẩm
2.1.2.1 Đặc điểm về bộ máy quản lý của XN 39
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất của XN 41
2.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất SP của XN Bê tông thương phẩm 42
2.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại XN Bê tông thương phẩm 43
2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại XN 43
2.1.4.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại XN 45
2.1.4.3 Phần mềm kế toán được sử dụng tại XN 47
2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và 49
tính giá thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm
2.2.1 Đặc điểm và quản lý chi phí sản xuất của XN 49
2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại XN 49
2.2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 52
2.2.1.3 Nội dung phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 52
2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại XN Bê tông thương phẩm 54
2.2.2.1 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 54
2.2.2.2 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 61
2.2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 66
2.2.2.3.1 Kế toán tập hợp chi phí công cụ dụng cụ trạm sản xuất 67
2.2.2.3.2 Tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định 69
2.2.2.3.3 Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài 70
2.2.2.3.4 Tập hợp chi phí khác bằng tiền 73
2.2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn XN 77
2.2.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành tại Xí nghiệp Bê 79
tông thương phẩm
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác 83
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.063
nghiệp Bê tông thương phẩm
3.1 Nhận xét chung về kế toán tập chi phí sảnxuất và tính giá 83
thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm
3.1.1 Những ưu điểm cơ bản 84
3.1.2 Những hạn chế 86
3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập 88
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở XN Bê tông
thương phẩm
Kết luận 95
Danh mục tài liệu tham khảo 96
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.064
LỜI MỞ ĐẦU
Bước chuyển mình mới, gia nhập những tổ chức kinh tế như: WTO, APEC,
khu mậu dịch tự do ASEAN… nhằm phát triển một nền kinh tế vững mạnh.
Cũng như các ngành kinh tế khác, xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật
chất đóng vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia.
Nền kinh tế xã hội càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
(DN) càng trở nên gay gắt. Để có thể đứng vững trên thị trường, các DN phải
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã để chiếm lĩnh
thị hiếu người tiêu dùng. Do đó, trong cơ chế cạnh tranh như hiện nay, các DN
phải luôn nghiên cứu, tìm tòi sao cho chi phí bỏ ra là thấp nhất mà lợi nhuận
đem về là cao nhất. Có như vậy mới thúc đẩy được quá trình sản xuất kinh
doanh phát triển và tăng nhanh vòng quay của đồng vốn trong DN mình.
Chi phí sản xuất kinh doanh là gì? Làm thế nào để tiết kiệm chi phí, tăng
lợi nhuận cho DN? Đó là câu hỏi luôn đặt ra cho các nhà quản trị DN và là mối
quan tâm hàng đầu trong mỗi DN hiện nay.
Nhận thức rõ được vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của công tác kế toán
tập hợp chi phí sản xuất kết hợp với thực tế thực tập tại xí nghiệp (XN) Bê tông
thương phẩm với những đặc thù riêng của nó, em đã chọn đề tài: “Tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” cho luận văn của mình.
Đề tài này gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm.
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.065
Mặc dù trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tế, em đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo- Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Vân, các thầy cô giáo
trong bộ môn, các cô, chú, anh, chị trong phòng kế toán cũng như phòng ban
chức năng khác của XN cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân nhưng do nhận
thức và thời gian có hạn nên chắc chắn trong bài viết của em không tránh khỏi
thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để em
có được bổ sung, nâng cao kiến thức phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau
này.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của cô giáo-Thạc sỹ
Nguyễn Thị Hồng Vân, các thầy cô và các cô chú trong phòng kế toán của XN
Bê tông thương phẩm trong thời gian em thực tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình.
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.066
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
Một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế luôn phát sinh các khoản chi
phí và doanh thu, và nguyên tắc đầu tiên của các doanh nghiệp trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh là phải đảm bảo trang trải được các phí tổn đã
đầu tư để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để tồn tại và phát triển trong sự cạnh
tranh gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp đều cố gắng tiết kiệm chi phí, hạ
thấp giá thành sản phẩm. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm là khâu cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp trong thực hiện sản xuất
kinh doanh. Bởi vì thông qua khâu này doanh nghiệp có thể so sánh phần chi phí
sản xuất sản phẩm với doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm đó, từ đó có thể thấy
được kết quả thu được là cao hay thấp.
Quá trình sản xuất là quá trình tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá để
tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ, để quá trình sản xuất đạt hiệu quả kinh
tế cao thì các doanhnghiệp phảiquản lý chặtchẽ những chi phí đã bỏ ra trong quá
trình sản xuất. Trong quá trình quản lý người ta thường sử dụng những công cụ
quản lý kinh tế khác nhau sao cho phù hợp với từng doanh nghiệp như hạch toán
thống kê, hạchtoán kế toán, phân tíchhoạt độngkinh tế. Trongđó kế toán được coi
là một công cụ quan trọng nhất, vì với chức năng ghi chép, tính toán, phản ánh,
đánh giá và giám đốc mộtcáchthườngxuyên liên tục của lao độngvật tư, tiền vốn,
kế toán sửdụng cảthước đo giá trị và cả thước đo hiện vật để quản lý chi phí. Do
đó có thể cung cấp một cách kịp thời những thông tin về chi phí sản xuất đối với
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.067
từng loại sảnphẩm lao vụ dịchvụ cho nhà quản lý, từ đó so sánh định mức chi phí
với chi phí thực tế đã bỏ ra để từ đó có những quyết định phù hợp với thực tế.
Nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm giá thành sản
phẩm, chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo thì uy tín doanh nghiệp sẽ ngày càng
được khẳng định. Vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
không thể thiếu được khi thực hiện công tác kế toán.
1.2. BẢN CHẤT CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.2.1. Chi phí sản xuất.
1.2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Để tiến hành hoạt động sản xuất, doanh nghiệp hoạt động ở bất cứ lĩnh vực
nào cũng phải có đủ 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao
động. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra
các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng
lao động và chi phí về lao động sống. Để xác định và tổng hợp được những chi
phí doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất thì mọi chi phí phải được
biểu hiện bằng thước đo tiền tệ.Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp
còn phải bỏ ra rất nhiều các khoản chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp, nhưng không phải mọi chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư
đều là chi phí sản xuất.
Hoạt động sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp do
đó nó kéo theo sự đa dạng phong phú của các loại chi phí sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên chúng ta có thể khái quát về chi phí sản xuất kinh doanh như sau: Chi
phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống, lao
động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá
trình tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Để phục vụ cho công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng, cần phải
phân loại chi phí theo những tiêu thức thích hợp. Phân loại chi phí sản xuất là
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.068
việc sắp sếp chi phí sản xuất vào từng nhóm khác nhau theo những tiêu thức
nhất định.
 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Nghiên cứu chi phí theo yêú tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thì
toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành chi phí
ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ.
- Chi phí ban đầu bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi
phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
- Chi phí luân chuyển nội bộ: là các chi phí phát sinh trong quá trình phân
công và hợp tác lao động trong doanh nghiệp.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lý vĩ mô cũng như
đối với quản trị doanh nghiệp. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào
là cơ sở để lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh
theo yếu tố, là cơ sở để lập kế hoạch cân đối trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế
quốc dân cũng như ở từng doanh nghiệp; là cơ sở xác định mức tiêu hao vật
chất, tính thu nhập quốc dân cho từng nghành, toàn bộ nền kinh tế.
 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng
kinh tế:
Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp,căn cứ vào
công dụng kinh tế của chi phí, thì chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành:
*Chi phí hoạt động chính và phụ:
- Chi phí sản xuất: Là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết và lao
động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra có liên quan
đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện
bằng tiền. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:
+Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về các loại NVL
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.069
chính, VL phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản
phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp và
các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp
sản xuất theo quy định. Không tính vào khoản mục này khoản tiền lương, phụ
cấp và các khoản trích tiền lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán
hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay các nhân viên khác.
+ Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản
xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội trại…) như: chi phí nhân viên
phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất…
- Chi phí ngoài sản xuất: Bao gồm
+ Chi phí bán hàng:là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong
quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ dịch vụ. Như chi phí quảng cáo,
tiếp thị, chi nhân viên bán hàng…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc
phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp.
Như chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng…
*Chi phí khác: Là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động
ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp. Chi phí
khác bao gồm: Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường.
Phân loại chi phí theo mục đích công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho
việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở kế toán tập hợp CPSX tính giá
thành và định mức chi phí tính cho kỳ sau.
Ngoài 2 cách phân loại chủ yếu trên để phục vụ trực tiếp cho công tác quản
lý, công tác kế toán, chi phí còn được chia theo các tiêu thức sau:
 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động: Chi phí
được chia thành 3 loại: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp chi phí
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0610
vào đối tượng các kế toán chi phí (Theo phương pháp quy nạp): Chi phí
được chia thành: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí
với các khoảnmục trên báo cáo tài chính được chia thành: Chi phí sản phẩm
và chi phí thời kỳ.
 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào mối quan hệ của chi
phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh: thì
toàn bộ chi phí được chia thành: Chi phí cơ bản và chi phí chung.
1.2.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm.
1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên
quan đến việc sản xuất và chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận
sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất tình cho một
khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành. Giá thành sản
phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư,
lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính đúng đắn của các
giải pháp kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm
nâng cao năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản xuất, hạ thấp chi phí và
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để xác
định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Để thuận tiện cho việc quản lý giá thành sản phẩm, kế toán cần phân biệt
thành các loại giá thành khác nhau. Có hai cách phân loại giá thành sản phẩm
chủ yếu sau:
 Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo cách phân loại này giá thành được chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0611
hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch được tiến hành trước
khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm.
- Giá thành địnhmức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho các đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành
định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi
phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng
sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán
được sau khi kết thúc quá trình sản xuất.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác
định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ kế toán. Từ đó
điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp.
 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán bao gồm:
- Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): Giá thành sản xuất của
sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất, chi phí sản phẩm tính cho sản phẩm,
công việc hay lao vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá
vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ của các Doanh nghiệp.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêu thụ.
Như vậy, giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định và tính toán khi
sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã được xác nhận là tiêu thụ và là căn cứ để
tính toán xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh
doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm khác nhau nhưng
chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là nguyên nhân kết quả của nhau.
Chúng là hai mặt của quá trình sản xuất: chi phí sản xuất là cơ sở để tạo nên giá
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0612
thành sản phẩm, còn giá thành sản phẩm là thước đo chi phí sản xuất đã bỏ ra
để có được sản phẩm đó.
- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với thời kỳ sản xuất, thời kỳ phát sinh chi
phí trong khi giá thành sản phẩm lại gắn liền với khối lượng sản phẩm hoàn
thành trong kỳ.
- Chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến toàn bộ sản phẩm hoàn thành
trong kỳ, sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng trong kỳ trong khi đó giá
thành sản phẩm lại liên quan đến sản phẩm hoàn thành trong kỳ, không liên
quan đến sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến giá trị sản phẩm dở dang cuối
kỳ trước chuyển sang.
- Về mặt lượng, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
được thể hiện thông qua công thức giá thành tổng quát sau:
Tổng giá Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản
thành sản = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang
phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của chi
phí, bằng tổng giá thành. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phí sản
xuất trong kỳ là tiền đề, là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm hoàn thành. Sự
quản lý của doanh nghiệp đối với chi phí có tốt hay không ảnh hưởng trực tiếp
đến giá thành sản phẩm hoàn thành do vậy quản lý giá thành sản phẩm luôn phải
gắn liền với quản lý chi phí sản xuất sản phẩm.
1.2.4 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nhiệm vụ của
kế toán.
 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp.
Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh cũng ý thức được một
nguyên tắc hết sức cơ bản trong hạch toán kinh doanh đó là làm sao đảm bảo lấy
thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, bảo toàn vốn và có lãi.
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0613
Đứng trên góc độ quản lý, thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định đúng đắn.
Thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không đầy đủ các nhà quản
trị sẽ gặp khó khăn trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Do vậy tổ chức tốt
công tác tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác, kịp thời đúng đối tượng
đúng chế độ qui định, đúng phương pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là
yêu cầu cấp bách trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản
xuất và giá thành doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý.
- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để thực hiện kế toán chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà
doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Tổ chức tập hợp kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối
tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo các yếu tố chi phí và
khoản mục giá thành.
- Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích
chi sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp.
- Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp
lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất
trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.
1.3 NỘI DUNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0614
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí
sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và
yêu cầu tính giá thành.
Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp các chi phí sản xuất:
- Đặc điểm và công dụng của chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất.
- Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
- Quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm.
- Đặc điểm của sản phẩm.
Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là nơi phát
sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.
Nơi phát sinh chi phí đó như: Phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận sản xuất, giai
đoạn công nghệ, còn nơi gánh chịu chi phí là sản phẩm, công vụ hoặc một loại
lao vụ nào đó, hoặc các bộ phận chi tiết của sản phẩm.
1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một phương pháp hay một hệ
thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản
xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Thông thường tại
các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau:
 Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan
trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại
chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã được
xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó.
 Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp phân bố gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí
có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất khác nhau, mà
không thể tổ chức việc tập hợp ngay từ đầu cho từng đối tượng. Theo phương
pháp này trước hết phải tập hợp toàn bộ chi phí theo từng khoản mục, sau đó
phân bố cho từng đối tượng cụ thể theo một tiêu thức phân bổ hợp lý.
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0615
1.3.3 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.3.3.1 Tổ chức chứng từ và tài khoản sử dụng
Để tập hợp CPSX trong kỳ, kế toán sử dụng hệ thống chứng từ kế toán được
ban hành theo quyết định của bộ tài chính và các TK như sau :
- TK621- CPNVLTT : Dùng để tập hợp và phân bố CPNVLTT phát sinh
trong kỳ. Chứng từ để hạch toán CPNVLTT là các phiếu xuất kho, bảng phân bố
NVL, CCDC, các phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ nếu NVL mua về
không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất ...
- TK622- CPNCTT : Dùng để tập hợp và phân bố CPNCTT (tiền lương,
tiền công..) của công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh. Chứng từ để hạch
toán CPNCTT là bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bố tiền
lương...
- TK627-CPSXC: Dùng để tập hợp và phân bổ CPSXC của đơn vị, TK627
có các TK cấp 2 như sau:
TK6271-CPNVPX
TK6272- CPVL PX
TK6273- CPCCDC PX
TK6274-CPKH TSCĐ
TK6277-CP dịch vụ mua ngoài
TK6278- Chi phí khác bằng tiền
Chứng từ để hạch toán CPSXC là bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã
hội, bảng phân bổ VL, CCDC, bảng tính và phân bổ KHTSCĐ, các hoá đơn dịch
vụ mua ngoài, các phiếu chi tiền...
1.3.3.2 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.3.3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính,
nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc
sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0616
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định căn cứ vào số nguyên vật
liệu xuất kho dùng sản xuất sản phẩm cho từng đối tượng của kế toán vật liệu.
Thông thường khoản này có liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất, trường hợp này nên tổ chức tập hợp theo phương pháp trực tiếp, tức là các
chứng từ về chi phí NVL trực tiếp liên quan đến đối tượng nào thì vào bảng kê
và ghi thẳng vào các tài khoản và chi tiết cho đối tượng đó.
Trường hợp VL sử dụng liên quan đến nhiều đối tượng không thể tập hợp
được trực tiếp thì phải tập hợp chung sau đó phân bổ cho các đối tượng tập hợp
chi phí. Các tiêu chuẩn thường được lựa chọn để phân bổ là:
- Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài
có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch...
- Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ
là: vật liệu chính, khối lượng sảm phẩm sản xuất..
Để tính chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán cần xác định
NVL xuất dùng theo công thức sau:
Số chi phi NVL Trị giá NVL trực Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá
trực tiếp cần = tiếp xuất dùng cho + trực tiếp còn - trực tiếp còn - phế liệu
phân bổ trong kỳ sản xuất trong kỳ lại đầu kỳ lại cuối kỳ thu hồi
Để tập hợp và phân bổ CPNVLTT kế toán sử dụng TK 621 – CPNVLTT,
cuối kỳ tài khoản này không có số dư.
Trình tự kế toán chi phí NVL trực tiếp được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 01: Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp:
TK 152 TK 621 TK 152
Trị giá NVL xuất kho Trị giá NVL chưa sử dụng
dùng trực tiếp cho sản xuất cuối kỳ và phế liệu thu hồi
TK 111,112,331… TK 154
Trị giá NVL mua dùng Kết chuyển chi phí NVLTT
ngay cho sản xuất
TK 133
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0617
Thuế GTGT
được khấu trừ
1.3.3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) là những khoản tiền phải trả cho công
nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ bao gồm: tiền lương
chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản trích nộp theo lương như
BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Tỷ lệ trích các khoản theo quy định hiện hành: BHXH: 15% trên tổng lương
cơ bản; BHYT: 2% trên tiền lương cơ bản; KPCĐ: 2% trên tiền lương thực tế.
Phương pháp hạch toán: Đối với những khoản CPNCTT có liên quan đến
từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí, kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp. Đối
với những khoản CPNCTT có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch
toán trực tiếp được thì tập hợp chung sau đó phân bổ cho các đối tượng chịu chi
phí liên quan.Tiêu chuẩn để phân bổ CPNCTT có thể là: Chi phí tiền công định
mức, giờ công định mức...
Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là TK 622: Chi
phí nhân công trực tiếp, tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
Trình tự kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp được khái
quát theo sơ đồ sau (sơ đồ 02):
Sơ đồ 02: Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:
TK 334 TK 622 TK 154
Lương chính, lương phụ và Kết chuyển chi phí nhân
các khoản phụ cấp phải trả công trực tiếp cho các đối
cho công nhân sản xuất tượng chịu chi phí
TK 335
Trích trước tiền lương nghỉ
phép của CN SX
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0618
TK 338
Tiền BHXH, BHYT, KPCĐ
trích theo lương của CNSX
1.3.3.2.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản
lý sản xuất ngoài 2 khoản mục VLTT và NCTT, phát sinh ở các phân xưởng, đội
sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, tổ đội sản xuất, chi phí khấu hao
TSCĐ.
Phương pháp kế toán: CPSXC phải được tập theo từng địa điểm phát sinh
chi phí. Một doạnh nghiệp nếu có nhiều phân xưởng, nhiều đội sản xuất, thì kế
toán phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng
sản xuất, từng tổ đội... Cuối tháng tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung đã
tập hợp được kết chuyển tính giá thành. Chi phí sản xuất chung của đội, phân
xưởng sản xuất nào thì kết chuyển tính vào giá thành sản phẩm lao vụ của sản
phẩm đó, nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm thì phải tiến hành phân bổ chi phí
sản xuất chung cho các sản phẩm liên quan. Tiêu thức phân bổ được chọn có thể
là : chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...
Mặt khác chi phí sản xuất chung còn phải được tổng hợp theo chi phí cố
định và chi phí biến đổi. Việc tính toán xác định chi phí sản xuất chung tính vào
chi phí chế biến sản phẩm còn phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế
của phân xưởng.
Để tập hợp và phân bố chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627
"Chi phí sản xuất chung". TK 627 được chi tiết theo các tài khoản cấp 2.
Trình tự kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung được khái
quát theo sơ đồ sau (sơ đồ 03):
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0619
Sơ đồ 03: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung:
TK 334, TK 338 TK 627 TK 154
Chi phí tiền lương các khoản Kết chuyển hoặc phân bổ
tính theo lương của nhân cho các đối tượng liên quan
viên phân xưởng
TK 152
Chi phí NVL xuất dùng
chung cho phân xưởng
TK 153 (142) TK 632
Chi phí CCDC dùng chung CPSXC không được phân
cho sản xuất bổ ghi nhận CPSXC trong kỳ
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 111,112,141
Chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí bằng tiền khác
TK 133
thuế GTGT được
khấu trừ
1.3.3.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp
Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục sẽ được tập hợp
trên toàn doanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0620
sản xuất. Doanh nghiệp sử dụng tài khoản 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang" để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp.
Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê
khai thường xuyên được thể hiện như sau (sơ đồ 04)
Sơ đồ 04: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh
nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 621 TK 154 TK138,152,811
Tập hợp DĐK: xxx
chi phí Kết chuyển, phân bổ Kết chuyển khoản làm giảm giá
NVL Chi phí NVL trực tiếp
trực tiếp
TK 622
Tập hợp TK 155
chi phí
nhân Kết chuyển phân bổ chi Giá thành thực tế sản phẩm
công phí nhân công trực tiếp hoàn thành nhập kho
trực tiếp
TK 627 TK 157
Kết chuyển, phân bổ chi Giá thành thực tế hàng gửi
phí sản xuất chung cố định đi bán không qua kho
Tập hợp
Chi phí
SXC TK632
Giá thành thực tế sản
phẩm hoàn thành bán ngay
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0621
DCK: xxx
Chi phí SXC không được phân bổ
1.3.3.3 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho
không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình biến động nhập, xuất, tồn mà
chỉ theo dõi giá trị tồn kho cuối kỳ và từ đó tính ra giá trị xuất kho trong kỳ
theo công thức:
Giá trị vật liệu Giá trị vật liệu Giá trị vật liệu Giá trị vật liệu
xuất dùng = tồn kho + tăng thêm - tồn kho
trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Theo phương pháp này giá trị vật liệu không hạch toán vào tài khoản tồn
kho mà hạch toán vào tài khoản trung gian (611, 631, 632).Phương pháp này chỉ
áp dụng trong các doanh nghiệp nhỏ thực hiện một loại hoạt động thuần túy
hoặc đơn vị thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị nhỏ.
- Ưu điểm: kế toán theo phương pháp này tiết kiệm được chi phí cho việc
tính toán ghi chép nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa.
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao, không đáp ứng được yêu cầu
quản lý vật tư, hàng hóa kịp thời.Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp
kiểm kê định kỳ sử dụng TK 632 để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh
nghiệp, còn tài khoản 154-“chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chỉ dùng để
phản ánh chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Tài khoản 631 không có
số dư cuối kỳ.
Ta có sơ đồ kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp theo phương
pháp kiểm kê định kỳ như sau:
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0622
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0623
Sơ đồ 05: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
(theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
1.4 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÀM DỞ CUỐI KỲ
Quá trình sản xuất của các doanh nghiệp là liên tục do đó có sản phẩm hoàn
thành và sản phẩm đang chế tạo tồn tại cùng một thời điểm. Khi làm công tác kế
toán phải biết được sự chuyển dịch của chi phí đã bỏ vào sản xuất và tính được
giá thành sản phẩm trong khi một bộ phận chi phí sản xuất đang nằm trong sản
TK621
TK631
(1)Kết chuyển CP sản xuất
(2) Kết chuyển CP NVL TT
Kinh doanh dở dang đầu kỳ
TK622
(3)Kết chuyển CP
nhân công trực tiếp
(5)Kết chuyển chi phí sản
xuất dở dang cuối kỳ
TK627
(4) Kết chuyển CP
sản xuất chung
TK632
TK154
(6)Giá thành sản xuất sản
phẩm hoàn thành trong kỳ
CPSXC cố định không
phân bổ hạch toán vào giá
vốn hàng bán trong kỳ
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0624
phẩm dở dang. Chính vì vậy kế toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang
cuối kỳ.
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá
trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của qui trình công nghệ,
hoặc đã hoàn thành một vài qui trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế
biến tiếp mới trở thành sản phẩm. Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán, xác
định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Việc đánh
giá sản phẩm làm dở được tiến hành trên cả hai mặt: Hiện vật và giá trị.
Việc đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ của mỗi doanh nghiệp là khác nhau.
Công việc này phụ thuộc vào đặc điểm về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ,
phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp có thể đánh giá một trong các
phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
1.4.1. Đánhgiá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần nguyên
vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính
cả cho thành phẩm chịu.
Công thức:
DCK
=
Ddk+ C
Sht+ Sd
x Sd
Dck và Ddk : Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ.
C : Chí phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ
Sht và Sd : Số lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang
cuối kỳ
Ưu điểm: phương pháp đánh giá này đơn giản, khối lượng tính toán ít, xác
định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được kịp thời phục vụ cho việc tính giá
thành nhanh chóng.
Nhược điểm: Thông tin về chi phí sản xuất dở dang có độ chính xác không
cao vì không tính đến các chi phí chế biến.
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0625
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp
mà khoản mục chi phí vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang
cuối kỳ ít và không có biến động nhiều so với đầu kỳ.
Trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp
nhau thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ sau
phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang theo
công thức sau:
Dck =
Ddk + CP nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang
Sht + Sd
x Sd
1.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành
tương đương.
Theo phương pháp này, trước hết cần căn cứ khối lượng sản phẩm dở
dang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra
khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán xác định từng
khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tằc sau:
+ Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công
nghệ (chi phí NVL trực tiếp) thì tính theo công thức:
DCK =
Ddk+ C
Sht+ Sd
x Sd
+ Đốivới các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
DCK =
Ddk+ C
Sht+ S’d
x S’d
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0626
Trong đó S’d là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng
sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành.
S’d = Sd x % hoàn thành
C: Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ.
Đối với những sản phẩm có khối lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên
dây chuyền sản xuất tương đối đồng đều nhau, có thể coi mức độ hoàn thành
chung của tất cả sản phẩm dở dang là 50% để tính. Như vậy sẽ giảm bớt được
khối lượng công việc xác định mức độ hoàn thành của từng công đoạn mà vẫn
đảm bảo tính hợp lý và độ tin cậy cần thiết của thông tin. Phương pháp này còn
gọi là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành.
Trong trường hợp sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất, theo
phương pháp này sản phẩm dở dang ở giai đoạn sau được tính như sau:
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu:
Dck =
Ddk + CP giai đoạn trước chuyển sang
Sht + Sd
x Sd
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung:
Dck =
Ddk thuộc
giai đoạn trước
chuyển sang
+
CP giai
đoạn trước
chuyển sang
Sht + Sd
x Sd +
Ddk thuộc
giai đoạn này
+
CP thuộc
giai đoạn này
Sht + Sd
x S’d
+ Ưu điểm: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn
phương pháp trên.
+ Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế
biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí NVL
trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản
xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ nhiều và biến động lớn.
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0627
1.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Theo phươngphápnày, kếtoáncăncứvào khối lượng sản phẩm dở dang đã
kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất và định mức ở từng khoản mục chi phí ở từng
côngđoạntươngứngcho từngđơn vịsảnphẩmđểtínhra chiphí địnhmức của khối
lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm.
+ Với chi phí sản xuất bỏ một lần ngay từ đầu:
- Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở
dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất và định mức ở từng khoản mục chi
phí ở từng công đoạn tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí
định mức của khối lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn, sau đó tập hợp lại
cho từng sản phẩm.
+ Với chi phí sản xuất bỏ một lần ngay từ đầu:
+ Với chi phí bỏ từ từ:
CP sản xuất
của SPDD cuối
kỳ giai đoạn i
=
Số lượng
SPDD cuối
kỳ giai
đoạn i
x
Mức độ
hoàn
thành của
SPDD
x
Định
mức CP
giai đoạn
i
- Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin
tại mọi thời điểm.
- Nhược điểm: Độ chính xác của kết quả tính toán không cao, khó áp dụng
vì thông thường khó xây dựng được định mức chuẩn xác.
- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được
định mức chi phí hợp lý hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành theo định
mức.
1.5. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
1.5.1. Đối tượng tính giá thành, căn cứ xác định đối tượng tính giá thành
sản phẩm.
C/phí sản xuất của s/p
DD cuối kỳ giai đoạn i
=
Số lượng s/p DD
cuối kỳ giai
đoạn i
x
Định mức chi
phí giai đoạn i
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0628
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh
nghiệp sản xuất chế tạo và thực hiện cần phải tính được tổng giá thành và giá
thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm phải căn cứ vào: Đặc
điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất; quy trình công nghệ sản phẩm nửa
thành phẩm ; đặc điểm sử dụng thành phẩm, nửa thành phẩm...Dựa vào những
căn cứ nói trên đối tượng tính giá thành thường là: thành phẩm, hoặc có thể là
nửa thành phẩm, chi tiết bộ phận, đơn đặt hàng hay hạng mục công trình.
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian mà bộ phận kế toán phải tiến hành
công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.Việc xác định kỳ tính
giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản
xuất của chúng, có thể là hàng tháng, hàng quý hoặc kết thúc chu kỳ sản xuất
sản phẩm.
1.5.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Tuỳ thuộc và đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán
tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, mà doanh nghiệp lựa chọn
một trong những phương pháp tính giá thành sau:
1.5.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn:
Theo phương pháp tính giá thành giản đơn thì sản phẩm được tính bằng
cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo từng đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất) trong kỳ và chi phí sản suất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để
tính ra giá thành sản phẩm theo công thức:
ZTT = Ddk + C – Dck
ZTT
ztt =
Sht
Ddk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
C: Tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ.
Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0629
ztt: Giá thành đơn vị sản phẩm.
Sht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Trường hợp cuối tháng không có sản phẩm làm dở hoặc có nhưng ít và ổn
định nên không cần tính toán thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong
kỳ đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành.
+ Ưu điểm: Tính toán nhanh, đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao.
+ Nhược điểm: Phạm vi áp dụng hẹp.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp thuộc loại hình
sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ
sản xuất ngắn, đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
1.5.2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước.
Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo kiểu chế
biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước kế tiếp nhau với một trình tự
nhất định.
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào
được tập hợp cho giai đoạn đó còn chi phí sản xuất chung tập hợp chung theo
từng phân xưởng sau đó phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.
Đối tượng tính giá thành ở những doanh nghiệp này là thành phẩm cũng có
thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ do vậy phương pháp tính giá
thành phân bước cũng có hai phương án.
1.5.2.2.1. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa
thành phẩm:
Do đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ
nên căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được mới chỉ có chi phí sản xuất của
bản thân từng giai đoạn công nghệ. Song để sản xuất sản phẩm từ giai đoạn 2 trở
đi lại phải nhận chi phí sản xuất của các giai đoạn khác chuyển sang (chi phí về
nửa thành phẩm).Vì vậy để tính được giá thành sản phẩm theo các đối tượng đã
xác định thì:
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0630
Trước hết, kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đầu tiên
để tính giá thành nửa sản phẩm của giai đoạn 1.
- Sau đó, xác định chi phí sản xuất giai đoạn 1 chuyển sang cho giai đoạn
sau, cũng với chi phí sản xuất của bản thân giai đoạn đó tổ chức tính giá thành
nửa thành phẩm của giai đoạn này, cứ kế tiếp liên tục như vậy cho đến giai đoạn
cuối cùng sẽ tính được giá thành của thành phẩm.
- Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể
được thực hiện tuần tự từng khoản mục chi phí hoặc thực hiện tuần tự tổng
hợp chung cho tất cả các khoản mục chi phí.
Quy trình tính giá thành này có thể khái quát qua sơ đồ sau (sơ đồ 06):
+ Ưu điểm: Giúp kế toán tính được giá thành nửa thành phẩm tự chế ở mỗi
giai đoạn công nghệ sản xuất, điều này thuận tiện cho việc tính toán kinh tế có
hiệu quả ở từng giai đoạn phân xưởng, tổ đội sản xuất. Mặt khác khi có bán
thành phẩm bán ra ngoài, doanh nghiệp có cơ sở để tính giá vốn hàng bán, quyết
định giá bán và xác định kết quả kinh doanh.
+ Điều kiện áp dụng: Áp dụng với những doanh nghiệp có yêu cầu kế toán
cao, có quy trình công nghệ phức tạp, nửa thành phẩm tự chế cũng là hàng hoá.
Phương pháp này cũng được áp dụng với doanh nghiệp mà nửa thành phẩm tự
chế có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế quốc dân: VD- gang, thép trong ngành
công nghiệp luyện kim.
Chi phí NVL
trực tiếp
Chi phí khác
giai đoạn 1
Giá thành
NTP 1
Chi phí NTP 1
chuyển sang
Chi phí khác giai
đoạn 2
Giá thành
NTP 2
Chi phí NTP n-1
chuyển sang
Chi phí khác giai
đoạn n
Giá thành
thành phẩm
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0631
1.5.2.2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa
thành phẩm
Theo phương pháp này chi phí sản xuất ở các giai đoạn được tập riêng theo
từng khoản mục, sau đó tính toán kết chuyển để tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành chỉ xác định là thành phẩm, không cần tính giá
thành nửa thành phẩm từng giai đoạn. Vì vậy, trong trường hợp này kế toán phải
căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đã tập hợp được để xác định phần chi
phí của từng giai đoạn có giá thành của thành phẩm, sau đó tổng hợp lại và tính
được giá thành sản phẩm.
Sơ đồ tính giá thành của thành phẩm có thể khái quát theo sơ đồ sau
(Sơ đồ 07):
+ Ưu điểm: Phương pháp này tính toán giá thành nhanh, chính xác.
+ Nhược điểm: Do không tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn
công nghệ nên không phân tích được hiệu quả sản xuất kinh doanh, không có số
liệu để kế toán nửa thành phẩm trong trường hợp có sản phẩm nhập kho.
+ Điều kiện áp dụng: Sửdụng cho các doanhnghiệp chế biến phức tạp, liên tục
và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng.
Chi phí sản xuất
giai
đoạn 1
CPSX
giai đoạn 2
CPSX
giai đoạn n
CPSX giai đoạn
1 trong thành
phẩm
CPSX giai đoạn 2
trong thành phẩm
CPSX giai đoạn
n trong thành
phẩm
Giá thành
thành phẩm
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0632
1.5.2.3. Tính giá thành theo phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng
một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động
nhưng thu được đồng thời những sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch
toán riêng cho từng loại sản phẩm mà phải được hạch toán cho cả quá trình sản
xuất.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phân xưởng phát sinh chi phí cuả
sản phẩm, đối tượng tính giá thành của phương pháp này là sản phẩm hoàn
thành trong phân xưởng đó. Trình tự hạch toán được thực hiện như sau:
Tổng giá thành sản Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản
xuất của các loại = phẩm dở dang + phát sinh - phẩm dở dang
sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
đơn vị sản =
phẩm gốc Tổng số sản phẩm gốc quy đổi
Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi
sản phẩm i sản phẩm gốc sản phẩm i
1.5.2.4 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Áp dụngtrongtrườnghợp doanhnghiệp sảnxuấttrên cùngmột quy trình công
nghệ, kết quả sản xuất thu được cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị.
Trường hợp này, đối tượng kế toán tập hợp CPSX được xác định là toàn bộ
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm liên quan đến cả sản phẩm chính lẫn sản
phẩm phụ. Do vậy, để tính được giá thành sản phẩm chính (sản phẩm chính là
đối tượng tính giá thành), kế toán phải căn cứ vào tổng số chi phí đã tập hợp cho
toàn bộ quy trình công nghệ trừ đi phần chi phí tính cho sản phẩm phụ. Phần
CPSX tính cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch.
Sau khi tính được CPSX cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm
chính tính như sau:
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0633
Tổng giá
thành sản
phẩm chính
=
Giá trị sản
phẩm dở
dang đầu
kỳ
+
Chi phí
sản xuất
trong kỳ
-
Giá trị sản
phẩm dở
dang cuối kỳ
-
Chi phí sản
xuất sản
phẩm phụ
Để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán, CPSX sản phẩm phụ có thể
được tính trừ vào khoản mục CPNVLTT.
Ngoài ra còn một số phương pháp khác để tính giá thành sản phẩm như:
phương pháp tình giá thành theo tỷ lệ tính giá thành, phương pháp tính giá thành
theo đơn đặt hàng, phương pháp pháp tính giá thành liên hợp… Tùy từng đặc
điểm và điều kiện của doanh nghiệp mà vận dụng cho thích hợp.
1.6. TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN.
Sổ sách kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản, chúng
là phương tiện vật chất cơ bản cần thiết để hệ thống hóa số liệu kế toán trên cơ
sở chứng từ gốc và tư liệu kế toán khác.
Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp sử dụng những mẫu số
kế toán thuộc hình thức đó để cung cấp những thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ
và chính xác.
Hiện nay trong các doanh nghiệp thường sử dụng các hình thức kế toán
sau: Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái, Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, hình
thức kế toán Nhật ký chung, hình thức Nhật ký chứng từ. Cụ thể:
 Hình thức kế toán ..... Nhật ký sổ cái ....:
Các sổ kế toán tổng hợp sử dụng trong hình thức Nhật ký sổ cái gồm có
Nhật ký – Sổ cái.Các sổ, thẻ kế toán chi tiết được mở tuỳ thuộc theo yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp, trong hình thức này để tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp có thể mở các sổ bảng kế toán sau:
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( VL, CCDC, KHTSCĐ ....)
Số chi tiết các TK621, 622, 627, 154 (631)
Nhật ký – sổ cái TK 621, 622, 627...
Bảng tính giá thành sản phẩm.
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0634
 Hình thức kế toán ....Chứng từ ghi sổ....:
Sổ kế toán tổng hợp dùng trong hình thức này gồm có: Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ và sổ cái các TK.
Việc tập hợp chi phí sản phẩm được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp
chi phí và sổ cái các TK 154(631), TK621, TK622, TK627. Cơ sở để ghi vào sổ
chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng là các chứng từ gốc các
bảng phân bổ chi phí và các chứng từ ghi sổ có liên quan. Việc tập hợp chi phí
kinh doanh toàn doanh nghiệp trên sổ cái được căn cứ vào các chứng từ ghi sổ.
Kế toán tính giá thành theo dõi trên bảng tính giá thành.
 Hình thức kế toán .... Nhật ký chung....:
Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức này gồm: Sổ nhật ký chuyên
dùng, Sổ nhật ký chung, Sổ cái TK và các sổ thẻ kế toán chi tiết.
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức
này thường sử dụng những sổ kế toán sau:
- Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
- Sổ nhật ký chung
- Sổ chi tiết và các sổ cái TK154( hoặc 631), 621,622,627
- Bảng tính giá thành sản phẩm
 Hình thức kế toán .... Nhật ký chứng từ....:
Đây là hình thức kế toán đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế hiện nay.
Hệ thống sổ kế toán trong hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ” bao gồm: Nhật
ký chứng từ, bảng phân bổ, sổ cái hoặc sổ thể kế toán chi tiết.
Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết sử dụng trong công tác tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm của hình thức kế toán NKCT gồm:
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê số 4, 5, 6
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ cái các TK621, 622, 627, 154 ( hoặc 631)
Thẻ tính giá thành.
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0635
1.7. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN KẾ TOÁN
TRÊN MÁY
1.7.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán.
Để tổ chức tốt kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu
cầu quản lý CPSX và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán CPSX và tính
giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù
hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá,
phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng
không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động.
- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán
hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng
hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán
CPSX và tính giá thành sản phẩm.
- Tổ chức tập hợp, kết chuyển, hoặc phân bổ CPSX theo đúng từng trình tự
đã xác định.
- Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về CPSX và giá thành sản phẩm để
chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích CPSX và giá
thành sảnphẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ báo cáo có tính tự động và
xây dựngcác chỉ tiêu phân tíchcơ bảnđểthuận tiện cho việc bổ sung và phân tích.
- Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng,
số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng,... Xây dựng
phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành
và kế toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và
chính xác.
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0636
1.7.2. Nguyêntắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành sản
phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán
- Việc tập hợp các CPSX hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận
liên quan và tự máy tính toán, phân bổ CPSX trong kỳ. Do đó, từng khoản mục
chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí.
- Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ
theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang
cuối kỳ vào máy.
- Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ
trên cơ sở hướng dẫn có sẵn.
- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các
báo cáo cần thiết.
Trình tự xử lý có thể khái quát theo sơ đồ sau (sơ đồ 08):
Bước chuẩn bị
- Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết sản phẩm dở dang, số lượng,...
- Phần mềm kế toán sử dụng.
Dữ liệu đầu vào
- CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toán
kết chuyển chi phí.
- Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hoá, phân tích tiêu
thức phân bổ chi
phí, khấu hao.
- Các tài liệu khấu hao khác.
Máy tính xử lý
Thông tin và đưa ra sản phẩm
Thông tin đầu ra
Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo CPSX, báo cáo giá
thành sản
Xuất sản phẩm, sổ cái,...
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0637
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Ở XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM
2.1. TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM – CÔNG
TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI
2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty CP Bê tông Xây dựng Hà
Nội và Xí nghiệp Bê tông thương phẩm
Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội ( viết tắt là VIBEX ) tiền thân là
Nhà máy bê tông đúc sẵn Hà Nội được thành lập từ ngày 06 tháng 5 năm 1961
theo quyết số 472/BKT của bộ kiến trúc, sau đổi tên là xí nghiệp Liên hợp Bê
tông Xây dựng Hà Nội. Từ ngày 26 tháng 4 năm 1996, Xí nghiệp Liên hợp Bê
tông Xây dựng Hà Nội sáp nhập vào Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội và được
đổi tên là Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội. Thực hiện theo quyết định số
2283/QĐ-BXD ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Công
ty Bê tông Xây dựng Hà Nội từ một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi
thành Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội.
Tên gọi chính thức :Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội
Tên giao dịch tiếng Anh: Hanoi Concrete Construction Joint-Stock
Company
Tên viết tắt :VIBEX JSC.,
Trụ sở chính :Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội
Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội là đơn vị đầu tiên về cung cấp
các sản phẩm bê tông trên toàn miền Bắc Việt Nam, qua 45 năm hoạt động,
Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội cùng với các thành viên trực thuộc
đã không ngừng duy trì và phát triển, cung cấp hàng trăm ngàn m3 các sản phẩm
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0638
bê tông và tham gia thi công hàng trăm công trình công nghiệp và dân dụng trên
khắp Việt Nam, tạo lập được những thành công đáng kể và sự tin tưởng hợp tác
của các đối tác trong và ngoài nước. Trung thành với ý tưởng xây dựng một đất
nước việt Nam ngày càng tươi đẹp và phồn thịnh, Công ty cổ phần Bê tông Xây
dựng Hà Nội đã không ngừng vươn lên nâng cao trình độ của mình, đồng thời áp
dụng những công nghệ tiến tiến và các thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất
kinh doanh. Nhờ đó quy mô sản xuất kinh doanhcủa công ty ngày càng phát triển
và mở rộng. Doanh thu của công ty trong những năm gần đây: Năm 2003 là
233.964 tỷ đồng, đến 2006 là 407.073 tỷ đồng và đến năm 2008 do ảnh hưởng
của sự khó khăn chung của nền kinh tế doanh thu của công ty còn 387.324 tỷ
đồng.
Công ty cổ phần bê tông Xây dựng Hà Nội bao gồm 15 đơn vị trực thuộc.
Trong đó Xí nghiệp Bê tông thương phẩm là một doanh nghiệp trực thuộc Công
ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội. Xí nghiệp bê tông thương phẩm được
thành lập theo quyết định số 287/TCT/TCLĐ của Công ty Bê tông Xây dựng Hà
Nội. Từ khi được thành lập cho tới năm 2002 Xí nghiệp là một phân xưởng sản
xuất của công ty, hạch toán phụ thuộc vào công ty. Cho đến năm 2002 theo
quyết định số 328/TCT/TCLĐ của công ty, Xí nghiệp Bê tông thương phẩm
chính thức tách ra hạch toán độc lập. Là một đơn vị có con dấu riêng và có tư
cách pháp nhân. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp luôn tồn tại
song song và gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của công ty.Xí
nghiệp Bê tông thương phẩm là một trong những đơn vị lớn của Công ty cổ
phần Bê tông xây dựng Hà Nội, hàng năm doanh thu của Xí nghiệp chiếm
khoảng 20% - 25% doanh thu của công ty.
Do mới chia tách, lại đi nên từ một phân xưởng sản xuất nên xí nghiệp còn
gặp rất nhiều khó khăn cả về tiền vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Với số
vốn ban đầu ít ỏi, chỉ với 700 triệu đồng do công ty cấp, lại nằm trên diện tích
nhỏ hẹp, chỉ gần 1000m2 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội, cơ sở vật
chất thiếu thốn nên xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn nhưng tập thể cán bộ, công
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0639
nhân của XN đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, phấn đấu duy trì hoạt động của
XN ở mức độ cao và ngày càng phát triển.
Sản phẩm của Xí nghiệp là bê tông tươi với nhiều chủng loại khác nhau như:
bê tông tươi Mác 100, Mác 200(12±2), Mác 250(12±2) Mác 350(10±2) Mác
350b25(12±2)..., không những đáp ứng yêu cầu sản xuât bê tông đúc sẵn, cột
điện…của các xí nghiệp khác trong công ty mà còn cung cấp cho rất nhiều
những công trình xây dựng khác.
Do vốn ban đầu ít ỏi, XN đã tìm cách tháo gỡ khó khăn bằng cách huy động
vốn nhàn rỗi của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Bằng những nỗ
lực, quyết tâm và tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể, Xí nghiệp Bê
tông thương phẩm đã gặt hái được những thành quả ban đầu đáng khâm phục.
Năm 2002 XN đạt mức sản lượng 30 tỷ đồng vượt so với kế hoạch đặt ra là 4 tỷ
đồng, doanh thu đạt 50 tỷ đồng vượt so với kế hoạch đặt ra là 3 tỷ đồng. Đến
năm 2008 doanh thu của xí nghiệp đã tăng lên đang kể là 65 tỷ đồng. Ban đầu
Xí nghiệp chỉ có một trạm trộn URU đặt tại mặt bằng Xí nghiệp ở Hà Nội.
Nhưng do thấy được nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong điều kiện Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước Xí nghiệp đã mở rộng thêm trạm trộn ở
Cam Ranh vào năm 2005 và ở Quảng Ngãi vào năm 2006 với công suất
60m3/h. Như vậy có thể thấy được sự thay đổi một cách nhanh chóng của xí
nghiệp cả về quy mô và doanh thu.
Sau gần 7 năm thành lập, XN bê tông thương phẩm được đánh giá là một
XN có nhiều triển vọng trong 15 đơn vị trực thuộc của Công ty cổ phần Bê tông
xây dựng Hà Nội. Tin rằng, với những điều kiện thuận lợi và thời cơ mới, XN bê
tông thương phẩm sẽ từng bước phát triển với quy mô rộng lớn hơn.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Xí nghiệp Bê tông
thương phẩm
2.1.2.1. Đặc điểm về bộ máy quản lý của Xí nghiệp
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0640
Là một đơn vị hạch toán độc lập trong Công ty cổ phần Bê tông xây dựng
Hà Nội, sản xuất sản phẩm chính tập trung tại một địa điểm nên bộ máy quản lý
của XN được tổ chức theo kiểu trực tiếp, quản lý theo chế độ một thủ trưởng,
đảm bảo độ nhanh nhạy, chính xác trong khâu quản lý.
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được bố trí như sau:
- Đứng đầu là Giám đốc XN: chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng như đời sống của CBCNV trong toàn Xí nghiệp. Là người
đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của XN trước pháp luật, trước cấp trên.
- Phòng kinh doanh tổng hợp: chịu trách nhiệm về quan hệ với bạn hàng và
với các XN thành viên khác. Phòng chịu trách nhiệm trong việc ký kết các hợp
đồng mua bán, tìm bạn hàng tiêu thụ. Ngoài ra phòng còn có chức năng tìm hiểu
về giá cả thị trường, nhu cầu của thị trường, sự biến động cung-cầu nhằm cố vấn
cho ban Giám đốc XN vạch ra những phương hướng kinh doanh trong từng thời
kỳ. Phòng còn có chức năng điều động xe chuyên chở vật tư hàng hóa.
- Phòng kỹ thuật: kết hợp với phòng kinh doanh lập nhu cầu vật tư, lập dự
toán cho các công trình xây dựng. Nhiệm vụ chính của phòng là xác định định
mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới
vào sản xuất. Là nơi lập kế hoạch sản xuất, tổ chức giám sát chặt chẽ sản phẩm
cả số lượng và chất lượng.
- Phòng tổ chức hành chính: theo dõi, quản lý yếu tố con người của XN. Lên
kế hoạch, bố trí điều động lao động sao cho phù hợp với trình độ, chuyên môn
cũng như tay nghề, bậc thợ của từng lao động. Theo dõi, lập định mức cho từng
công việc, từng loại bậc thợ.
- Phòng tài chính - kế toán: là nơi xử lý thực hiện toàn bộ công tác kế toán,
tài chính của toàn XN. Phòng có nhiệm vụ điều hòa, phân phối tổ chức sử dụng
vốn và nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đánh giá kết quả, hạch toán
lỗ, lãi, phân phối lợi nhuận, thực hiện các chế độ thu nộp ngân sách với nhà
nước và với Công ty.
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0641
Sơ đồ 09: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp
Xí nghiệp Bê tông thương phẩm là một xí nghiệp thuộc nghành công nghiệp
xây dựng, sản phẩm chính là bê tông tươi phục vụ cho nghành xây dựng, thủy
lợi, giao thông đường bộ. Quy trình sản xuất khép kín và đòi hỏi phải nhanh
chóng, gọn nhẹ và chính xác và chủ yếu vẫn dùng sức của công nhân. Tuy
nhiên XN đã biết cách sắp sếp các công đoạn sản xuất hợp lý và thuận tiện cho
thao tác của công nhân. Bộ phận sản xuất bao gồm 3 trạm trộn bê tông ở Hà Nội
(URU), Cam Ranh và Quảng Ngãi. Mỗi trạm được coi là một phân xưởng sản
xuất của Xí nghiệp. Mỗi trạm trộn có một máy trộn và còn có một đội xe để
chuyên chở bê tông tươi đi giao cho khách hàng. Đứng đầu mỗi phân xưởng trộn
là quản đốc phân xưởng. Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của mỗi trạm
trộn trước xí nghiệp. Ở mỗi trạm trộn còncó các tổ sản xuất, bao gồm các tổ sau:
Giám đốc
XN
Phòng kinh
doanh tổng
hợp
Phòng kỹ
thuật
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng tài
chính kế
toán
Bộ phận
sản xuất
Trạm trộn
URU- HN
Trạm trộn
Cam Ranh
Trạm trộn
Quảng Ngãi
Các tổ
sản xuất
Các tổ
sản xuât
Các tổ
sản xuất
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0642
- Tổ vận chuyển: là tổ chuyên phụ trách việc vận chuyển bê tông tươi sau
khi đã được trộn tới địa điểm giao hàng theo yêu cầu của khách hàng. Hiện tại ở
trạm URU – Hà Nội có 4 xe bơm bê tông chuyên vận chuyển, nếu trong những
đợt số lượng đơn đặt hàng nhiều tổ vận chuyển của XN không đủ để đảm bảo
nhu cầu vận chuyển thì XN sẽ thuê thêm xe của các xí nghiệp khác trong công
ty hoặc thuê ngoài. Ở hai trạm Cam Ranh và Quảng Ngãi mỗi trạm có 3 xe.
- Tổ bơm bê tông: là tổ chịu trách nhiệm sàng rửa cát, đá để đưa vào máy
trộn cho đến khi bê tông được trộn xong và cho vào xe vận chuyển đi.
- Tổ vận hành và thí nghiệm: tổ này có nhiệm vụ về việc vận hành của máy
móc ở từng trạm và những tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại sản phẩm bê tông
tươi theo đúng tiêu chuẩn mà phòng kỹ thuật đã đưa ra.
2.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp Bê tông
thương phẩm
Sản phẩm chính của xí nghiệp là bê tông bê tông tươi, trong đó có một số
loại sản phẩm bê tông tươi như sau: Bê tông tươi Mac-100, Mac-200(12±2),
Mac-350(12±2)…,tùy đặc điểm yêu cầu xây dựng của khách hàng và theo đơn
đặt hàng của khách hàng mà xí nghiệp cung cấp đúng loại sản phẩm. Hiện tại xí
nghiệp có ba trạm trộn bê tông đó là trạm trộn bê tông thương phẩm công suất
65m3/h sản xuất và lắp đặt tại mặt bằng xí nghiệp ở Hà Nội (URU); trạm trộn bê
tông thương phẩm công suất 60m3/h sản xuất và lắp đặt tại cơ sở ở Cam Ranh và
tram trộn công suất 60m3/h lắp đặt và sản xuất tại Quảng Ngãi. Nguyên vật liệu
chủ yếu để sản xuất bê tông thương phẩm là xi măng, cát, đá, phụ gia, nguyên
vật liệu này xí nghiệp mua từ nhiều nguồn khác nhau từ các công ty trong nước
như: Công ty xi măng Chinfon – Hải Phòng, Công ty xi măng Bỉm sơn, Công ty
cát Việt Trì – Vĩnh Phúc …
Quá trình sản xuất bê tông tươi là một quá trình sản xuất khép kín, được tóm
tắt như sau: Đối với xi măng, cát, đá và phụ gia như Sikar4, Đartemt100,
D17...được chuyển vào trạm trộn theo yêu cầu của sản xuất. Tại đây cát sẽ được
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0643
sàng, đá dăm sẽ được rửa sạch, sau đó xi măng, cát, đá, phụ gia được đưa vào
máy trộn theo tỷ lệ do phòng kỹ thuật quy định, sau khi được máy trộn đều tạo
thành bê tông tươi. Sau đó công nhân sẽ vận chuyển sang xe chuyên chở của
công ty để giao cho khách hàng. Do đặc điểm của bê tông tươi là thời gian đông
cưng rất nhanh nên quá trình vận chuyển phải đảm bảo theo đúng yêu cầu và
thời gian vận chuyển phải rất nhanh chóng. Quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm bê tông tươi của xí nghiệp được tóm tắt theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 10: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bê tông tươi
Sàng Sàng rửa
Boong ke chứa Boong ke chứa
Phụ gia
Nước Cân đong
Trộn bê tông
Vận chuyển và giao nhận
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Xí nghiệp Bê tông thương phẩm
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là sản xuất tập
trung và yêu cầu của công tác tài chính kế toán là cung cấp thông tin một cách
kịp thời, liên tục, đầy đủ, chính xác và kịp thời phục vụ cho công tác quản lý nên
bộ máy kế toán tại xí nghiệp cũng được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo
mô hình này toàn xí nghiệp chỉ có một phòng ban thực hiện công tác kế toán.
Mọi công việc kế toán của xí nghiệp đều được xử lý tại đây. Tại trạm trộn bê
Cát ĐáXi măng
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0644
tông đặt cơ sở tại mặt bằng xí nghiệp, mọi số liệu kế liệu kế toán được cập nhật
trực tiếp tại phòng kế toán xí nghiệp. Còn tại trạm trộn bê tông thương phẩm ở
Cam Ranh và Quảng Ngãi có bộ phận kế toán chịu trách nhiệm ghi chép chứng
từ, số liệu phát sinh sau đó chuyển về phòng kế toán xí nghiệp để xử lý và tổ
chức kế toán. Phòng kế toán xí nghiệp thực hiện toàn bộ công tác từ thu nhận,
ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của xí nghiệp
đến việc lưu trữ số liệu. Cuối mỗi kỳ kế toán xí nghiệp phải lập báo cáo kế toán
về tính hình sản xuất kinh doanh trong kỳ để nộp cho công ty.
Tại Xí nghiệp Bê tông thương phẩm, bộ phận kế toán có nhiệm vụ thực hiện
kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động
kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn Xí nghiệp. Đảm nhận công việc kế toán
của Xí nghiệp gồm 1 kế toán trưởng và 3 kế toán viên (kế toán thanh toán, kế
toán vật tư – thành phẩm, kế toán tổng hợp giá thành và tiêu thụ sản phẩm ) và
một thủ quỹ. Các nhân viên kế toán này đều đã được đào tạo và có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu công việc.
Ngoài ra còn có nhân viên kế toán ở trạm trộn bê tông ở Cam Ranh và trạm trộn
Quảng Ngãi làm nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp số liệu để gửi về cho kế toán xí
nghiệp xử lý hàng tháng.
Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp bê tông thương phẩm được thể qua
sơ đồ sau:
Sơ đồ 11: Bộ máy kế toán của Xí nghiệp.
Kế toán trưởng
Kế
toán
vật
tư
thành
phẩm
Kế
toán
thanh
toán
Kế toán
tập hợp
giá thành
và tiêu
thụ sản
phẩm
Thủ
quỹ
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0645
- Kế toán trưởng: Là trưởng phòng, là người chỉ đạo chuyên môn cho các
nhân viên kế toán trong xí nghiệp, tổ chức điều hành mọi công việc của phòng
kế toán, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc xí nghiệp và pháp luật về những
thông tin kế toán cung cấp, tổng hợp số liệu kế toán do các nhân viên kế toán
cung cấp để lập báo cáo tổng hợp và tham mưu cho Ban giám đốc trong việc sử
dụng có hiệu quả vốn.
- Kế toán vật tư – thành phẩm: Theo dõi tổng hợp, chi tiết tình hình nhập,
xuất, tồn kho từng loại vật tư, thành phẩm.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ lập phiếu thu, phiếu chi liên quan đến
hoạt động tài chính của xí nghiệp, theo dõi tiền gửi, tiền vay. Thanh toán các
khoản tiền sản phẩm, lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên,
theo dõibán hàng và thanh toán công nợ cho các đối tượng khách hàng và các xí
nghiệp khác trong công ty.
- Kế toán tổng hợp giá thành và tiêu thụ sản phẩm: Có nhiệm vụ tập hợp chi
phí phát sinh trong kỳ, tính giá thành cho từng loại sản phẩm, theo dõi doanh thu
bán hàng.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền theo phiếu thu, chi đã được ký duyệt
và bảo quản tiền mặt tại két của xí nghiệp.
Dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, mỗi nhân viên trong phòng kế toán phải
hoàn thành công việc của mình nhằm đảm bảo giữa các bộ phận trong phòng có
sự phân công phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau để cùng hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
2.1.4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Xí nghiệp
 Các chính sách kế toán chung áp dụng tại Xí nghiệp
Tại Xí nghiệp bê tông thương phẩm, việc hạch toán kế toán được tuân thủ
đúng chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Phương
pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại Xí nghiệp là phương pháp kê khai thường
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0646
xuyên, nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho là giá nhập tính theo giá mua thực tế
và sử dụng đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá vốn thực tế vật tư xuất kho
và tuân theo đúng chuẩn mực kế toán số 02, chuẩn mực kế toán hàng tồn kho.
Phương pháp kế toán tài sản cố định tại Xí nghiệp tuân theo quyết định số
206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003, phương pháp khấu hao được áp
dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng được áp dụng tại Xí nghiệp bê tông
thương phẩm là phương pháp khấu trừ.
Niên độ kế toán được áp dụng tại Xí nghiệp được xác định theo năm tài
chính bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm trùng với năm
dương lịch. Kỳ kế toán được áp dụng tại Xí nghiệp là hàng tháng.
 Về hệ thống chứng từ kế toán
Xí nghiệp có sử dụng một số loại chứng từ kế toán do Bộ Tài Chính ban
hành như Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho…Các chứng từ này được lập và có
nội dung, biểu mẫu, cách thức lập, trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ
đúng với quy định của quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài Chính. Ngoài ra Xí nghiệp còn sử dụng một số chứng từ riêng để
phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của đơn vị.
Về hệ thống tài khoản kế toán:
Xí nghiệp sử dụng các tài khoản để hạch toán kế toán đúng theo hệ thống tài
khoản kế toán mà Bộ Tài Chính ban hành gồm cả tài khoản tổng hợp và tài
khoản chi tiết.
 Về hệ thống sổ sách kế toán:
Xí nghiệp đã vận dụng đúng chế độ sổ sáchkế toán do Bộ Tài Chínhban hành
theo quyêt định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính, bao gồm đúng về loại sổ sách sử dụng, mẫu sổ, cách thức ghi chép sổ.
 Về hình thức ghi sổ kế toán:
Tại Xí nghiệp bê tông thương phẩm hình thức ghi sổ kế toán được áp dụng là
hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung’’.
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0647
 Về hệ thống báo cáo tài chính:
Xí nghiệp lập báo cáo tài chính theo đúng quy định về hệ thống báo cáo
tài chính của quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Các
báo cáo tài chính của Xí nghiệp được lập theo quý và theo năm, bao gồm: Bảng
cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này được lập đúng theo mẫu,
đầy đủ các nội đúng theo quy định hiện hành. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
của Xí nghiệp được lập theo phương pháp trực tiếp.
2.1.4.3Phầnmền kế toán được sử dụng tại Xí nghiệp Bê tông thương phẩm
Trong điều kiện ngày nay khi mà công nghệ thông tin phát triển, việc áp
áp dụng công nhệ thông tin vào sản xuất kinh doanh nhằm giảm thiểu các công
việc thủ công cần làm, giúp tiết kiệm được thời gian và nguồn nhân lực. Xí
nghiệp bê tông thương phẩm đã sớm thấy những ưu điểm đó của máy tính và
nhằm nâng cao chất lượng thông tin của bộ máy kế toán cung cấp, bắt đầu từ
năm 2002 xí nghiệp đã sử dụng phần mềm kế toán New Accounting Program để
thực hiện công việc kế toán. Phần mềm kế toán này được xây dựng tuân thủ theo
các quy định của pháp luật hiện hành trong công tác kế toán. Về mặt kỹ thuật
New Accounting Programcho phép sử dụng ở những máy tính đơn lẻ và mạng
LAN, trong mạng này chương trình nằm ở các máy được nối mạng với nhau, sử
dụng số liệu tại một máy. Phần mền này cho phép kết xuất ra các sổ theo đúng
nhu cầu sử dụng, có thể lấy chi tiết theo từng đối tượng thông qua các mã cấp
một cách sâu nhất hoặc có thể lấy được số liệu một cách tổng hợp nhất. Như vậy
chương trình này có thể phục vụ cho mọi cấp trong công việc tổng hợp báo cáo.
Chương trình này dễ sử dụng, đưa ra được những thông tin kế toán đầy đủ,
kịp thời, chính xác góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý . Đây là
hướng đi đúng của Xí gnhiệp và phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nước.
Xí nghiệp đã tổ chức trang bị các thiết bị cần thiết để ứng dụng máy tính
trong công tác hạch toán kế toán. Với 4 máy vi tính đặt tại phòng kế toán được
nối mạng với nhau, 1 máy in LaserJet 1100 và 1 máy in LQ2170 đã giúp cho
việc tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp nhanh nhất và tiết kiệm nhất. Hiện
nay các sổ kế toán, báo cáo kế toán đều được lập và in qua máy.
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0648
Đến cuối tháng, quý, năm phòng kế toán tổ chức lưu trữ số liệu phục vụ
thanh tra, kiểm tra, lưu toàn bộ số liệu trong ổ cứng New Accouting Program.
Đối với việc cài đặt chương trình phần mềm kế toán thì danh mục tài khoản
kế toán là danh mục quan trọng nhất. Trong phần mềm kế toán New Accouting
Program mà Xí nghiệp sử dụng, danh mục tài khoản kế toán được cài đặt theo
hệ thống tài khoản chuẩn do Bộ Tài chính quy định. Ngoài ra Xí gnhiệp còn mở
thêm các tài khoản chi tiết để phù hợp với yêu cầu quản lý của Xí nghiệp. Và
công việc khai báo hệ thống danh mục và cập nhật số dư ban đầu của các tài
khoản được kế toán của xí nghiệp thực hiện trước khi sử dụng và cập nhật thêm
trong quá trình sử dụng.
Quy trình xử lý thông tin trên máy theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 13 : Sơ đồ quy trình sử lý thông tin trên máy
Các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh
Xử lý nghiệp vụ
Nhập dữ liệu vào
máy từ
chứng từ gốc
Máy xử lý tính
toán theo chương
trình đã lập
Các sổ, báo cáo
kế toán
LuËn v¨n cuèi kho¸
SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0649
Hình01: Màn hình giao diện của phần mềm kế toán New Accounting
Program:
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP BÊ
TÔNG THƯƠNG PHẨM
2.2.1. Đặc điểm và quản lý chi phí sản xuất của Xí nghiệp
2.2.1.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại Xí nghiệp
Nói đến bê tông tươi là phải nói đến loại sản phẩm mà xi măng, cát, đá là
thành phần chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong các yếu tố cấu thành sản phẩm. Do
vậy, chất lượng xi măng, cát, đá có vai trò quan trọng đối với chất lượng bê
tông. Về vấn đề này có thể nói XN có một lợi thế rất lớn – XN có nguồn cung
cấp rất dồi dào, hơn nữa những nguồn đó lại ở ngay trong nước. Vì vậy rất thuận
lợi cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm. Những nguồn cung cấp chính của XN là:
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuấtKế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuấtNguyễn Công Huy
 
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmHạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Hà Yến - Gửi miễ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Hà Yến - Gửi miễ...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Hà Yến - Gửi miễ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Hà Yến - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp sản...
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại  Xí Nghiệp sản...Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại  Xí Nghiệp sản...
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp sản...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmLuận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmHọc kế toán thực tế
 
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...Gai Viet Xinh
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Lớp kế toán trưởng
 
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (19)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình Minh
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình MinhKế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình Minh
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình Minh
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
 
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuấtKế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAYĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VICĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VIC
 
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmHạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mạiKế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty In và Dịch vụ Phú Thịnh
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty In và Dịch vụ Phú ThịnhĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty In và Dịch vụ Phú Thịnh
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty In và Dịch vụ Phú Thịnh
 
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAY
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAYLuận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAY
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAY
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Hà Yến - Gửi miễ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Hà Yến - Gửi miễ...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Hà Yến - Gửi miễ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Hà Yến - Gửi miễ...
 
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp sản...
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại  Xí Nghiệp sản...Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại  Xí Nghiệp sản...
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp sản...
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹoKế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmLuận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
 

Similar to Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm

Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...NOT
 
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...NOT
 
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10cantim2
 
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ke toan tinh z
Ke toan tinh zKe toan tinh z
Ke toan tinh zhieu_ku
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm (20)

Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty GiầyĐề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy
 
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
 
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
 
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại...
 
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10
 
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái BìnhĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc PhòngĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
 
Cty dich vu
Cty dich vuCty dich vu
Cty dich vu
 
Baocaothuctap mau
Baocaothuctap mauBaocaothuctap mau
Baocaothuctap mau
 
Ke toan tinh z
Ke toan tinh zKe toan tinh z
Ke toan tinh z
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
 
Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển Thăng Long - Gửi miễn ph...
Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển Thăng Long - Gửi miễn ph...Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển Thăng Long - Gửi miễn ph...
Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển Thăng Long - Gửi miễn ph...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Chi phí và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp bê tông thương phẩm

  • 1. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.061 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 3 Chương I: Những vần đề lý luận chung về kế toán tập hợp 6 chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và 6 tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.2 Bản chất của chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm trong 7 doanh nghiệp sản xuất 1.2.1 Chi phí sản xuất 7 1.2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 7 1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 7 1.2.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 10 1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm 10 1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 10 1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11 1.2.4 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nhiệm vụ 12 của kế toán 1.3 Nội dung kế toán tập hợp chi phí sảnxuất trong DN sản xuất 13 1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 13 1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 14 1.3.3.Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.3.3.1 Tổ chức chứng từ và tài khoản sử dụng 14 1.3.3.2 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 15 1.3.3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15 1.3.3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 17 1.3.3.2.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 18 1.3.3.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp 19 1.3.3.3 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 21 1.4 Đánh giá sảnphẩm làm dở cuối kỳ 22 1.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc 23 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.4.2 Đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 24 1.4.3 Đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức. 26 1.5 Nội dung phương pháp tính giá thành sảnphẩm 26 1.5.1 Đối tượng tính giá thành, căn cứ xác định đối tượng tính giá thành SP 26 1.5.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 27 1.5.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn 27 1.5.2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước 28 1.5.2.2.1 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa 28 thành nửa thành phẩm 1.5.2.2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành 30
  • 2. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.062 nửa thành phẩm 1.5.2.3 Tính giá thành theo phương pháp hệ số 31 1.5.2.4 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất SP phụ 31 1.6 Tổ chức hệ thống sổ kế toán 32 1.7 Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện kế toán trên máy 34 1.7.1 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản 34 phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán 1.7.2 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành 35 sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán Chương II: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí 37 sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại XN Bê tông thương phẩm 2.1 Tổng quan về XN Bê tông thương phẩm – Công ty cổ phần Bê 37 tông xây dựng Hà Nội 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Bê tông Xây dựng 37 Hà Nội và Xí nghiệp Bê tông thương phẩm 2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Xí nghiệp Bê 39 tông thương phẩm 2.1.2.1 Đặc điểm về bộ máy quản lý của XN 39 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất của XN 41 2.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất SP của XN Bê tông thương phẩm 42 2.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại XN Bê tông thương phẩm 43 2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại XN 43 2.1.4.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại XN 45 2.1.4.3 Phần mềm kế toán được sử dụng tại XN 47 2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và 49 tính giá thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm 2.2.1 Đặc điểm và quản lý chi phí sản xuất của XN 49 2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại XN 49 2.2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 52 2.2.1.3 Nội dung phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 52 2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại XN Bê tông thương phẩm 54 2.2.2.1 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 54 2.2.2.2 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 61 2.2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 66 2.2.2.3.1 Kế toán tập hợp chi phí công cụ dụng cụ trạm sản xuất 67 2.2.2.3.2 Tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định 69 2.2.2.3.3 Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài 70 2.2.2.3.4 Tập hợp chi phí khác bằng tiền 73 2.2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn XN 77 2.2.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành tại Xí nghiệp Bê 79 tông thương phẩm Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác 83 kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí
  • 3. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.063 nghiệp Bê tông thương phẩm 3.1 Nhận xét chung về kế toán tập chi phí sảnxuất và tính giá 83 thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm 3.1.1 Những ưu điểm cơ bản 84 3.1.2 Những hạn chế 86 3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập 88 hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm Kết luận 95 Danh mục tài liệu tham khảo 96
  • 4. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.064 LỜI MỞ ĐẦU Bước chuyển mình mới, gia nhập những tổ chức kinh tế như: WTO, APEC, khu mậu dịch tự do ASEAN… nhằm phát triển một nền kinh tế vững mạnh. Cũng như các ngành kinh tế khác, xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất đóng vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Nền kinh tế xã hội càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (DN) càng trở nên gay gắt. Để có thể đứng vững trên thị trường, các DN phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã để chiếm lĩnh thị hiếu người tiêu dùng. Do đó, trong cơ chế cạnh tranh như hiện nay, các DN phải luôn nghiên cứu, tìm tòi sao cho chi phí bỏ ra là thấp nhất mà lợi nhuận đem về là cao nhất. Có như vậy mới thúc đẩy được quá trình sản xuất kinh doanh phát triển và tăng nhanh vòng quay của đồng vốn trong DN mình. Chi phí sản xuất kinh doanh là gì? Làm thế nào để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho DN? Đó là câu hỏi luôn đặt ra cho các nhà quản trị DN và là mối quan tâm hàng đầu trong mỗi DN hiện nay. Nhận thức rõ được vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kết hợp với thực tế thực tập tại xí nghiệp (XN) Bê tông thương phẩm với những đặc thù riêng của nó, em đã chọn đề tài: “Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” cho luận văn của mình. Đề tài này gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở XN Bê tông thương phẩm.
  • 5. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.065 Mặc dù trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tế, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo- Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Vân, các thầy cô giáo trong bộ môn, các cô, chú, anh, chị trong phòng kế toán cũng như phòng ban chức năng khác của XN cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân nhưng do nhận thức và thời gian có hạn nên chắc chắn trong bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để em có được bổ sung, nâng cao kiến thức phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này. Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của cô giáo-Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Vân, các thầy cô và các cô chú trong phòng kế toán của XN Bê tông thương phẩm trong thời gian em thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
  • 6. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.066 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế luôn phát sinh các khoản chi phí và doanh thu, và nguyên tắc đầu tiên của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là phải đảm bảo trang trải được các phí tổn đã đầu tư để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp đều cố gắng tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp trong thực hiện sản xuất kinh doanh. Bởi vì thông qua khâu này doanh nghiệp có thể so sánh phần chi phí sản xuất sản phẩm với doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm đó, từ đó có thể thấy được kết quả thu được là cao hay thấp. Quá trình sản xuất là quá trình tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ, để quá trình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao thì các doanhnghiệp phảiquản lý chặtchẽ những chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Trong quá trình quản lý người ta thường sử dụng những công cụ quản lý kinh tế khác nhau sao cho phù hợp với từng doanh nghiệp như hạch toán thống kê, hạchtoán kế toán, phân tíchhoạt độngkinh tế. Trongđó kế toán được coi là một công cụ quan trọng nhất, vì với chức năng ghi chép, tính toán, phản ánh, đánh giá và giám đốc mộtcáchthườngxuyên liên tục của lao độngvật tư, tiền vốn, kế toán sửdụng cảthước đo giá trị và cả thước đo hiện vật để quản lý chi phí. Do đó có thể cung cấp một cách kịp thời những thông tin về chi phí sản xuất đối với
  • 7. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.067 từng loại sảnphẩm lao vụ dịchvụ cho nhà quản lý, từ đó so sánh định mức chi phí với chi phí thực tế đã bỏ ra để từ đó có những quyết định phù hợp với thực tế. Nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo thì uy tín doanh nghiệp sẽ ngày càng được khẳng định. Vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không thể thiếu được khi thực hiện công tác kế toán. 1.2. BẢN CHẤT CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.2.1. Chi phí sản xuất. 1.2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất Để tiến hành hoạt động sản xuất, doanh nghiệp hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào cũng phải có đủ 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống. Để xác định và tổng hợp được những chi phí doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất thì mọi chi phí phải được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ.Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp còn phải bỏ ra rất nhiều các khoản chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng không phải mọi chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư đều là chi phí sản xuất. Hoạt động sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp do đó nó kéo theo sự đa dạng phong phú của các loại chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên chúng ta có thể khái quát về chi phí sản xuất kinh doanh như sau: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. 1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất Để phục vụ cho công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng, cần phải phân loại chi phí theo những tiêu thức thích hợp. Phân loại chi phí sản xuất là
  • 8. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.068 việc sắp sếp chi phí sản xuất vào từng nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định.  Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Nghiên cứu chi phí theo yêú tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thì toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ. - Chi phí ban đầu bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. - Chi phí luân chuyển nội bộ: là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hợp tác lao động trong doanh nghiệp. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lý vĩ mô cũng như đối với quản trị doanh nghiệp. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào là cơ sở để lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, là cơ sở để lập kế hoạch cân đối trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như ở từng doanh nghiệp; là cơ sở xác định mức tiêu hao vật chất, tính thu nhập quốc dân cho từng nghành, toàn bộ nền kinh tế.  Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh tế: Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp,căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí, thì chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành: *Chi phí hoạt động chính và phụ: - Chi phí sản xuất: Là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: +Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về các loại NVL
  • 9. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.069 chính, VL phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ. + Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định. Không tính vào khoản mục này khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích tiền lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay các nhân viên khác. + Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội trại…) như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất… - Chi phí ngoài sản xuất: Bao gồm + Chi phí bán hàng:là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ dịch vụ. Như chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi nhân viên bán hàng… + Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp. Như chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng… *Chi phí khác: Là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp. Chi phí khác bao gồm: Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường. Phân loại chi phí theo mục đích công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở kế toán tập hợp CPSX tính giá thành và định mức chi phí tính cho kỳ sau. Ngoài 2 cách phân loại chủ yếu trên để phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý, công tác kế toán, chi phí còn được chia theo các tiêu thức sau:  Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động: Chi phí được chia thành 3 loại: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.  Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp chi phí
  • 10. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0610 vào đối tượng các kế toán chi phí (Theo phương pháp quy nạp): Chi phí được chia thành: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp  Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoảnmục trên báo cáo tài chính được chia thành: Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.  Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh: thì toàn bộ chi phí được chia thành: Chi phí cơ bản và chi phí chung. 1.2.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. 1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất tình cho một khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản xuất, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. 1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm Để thuận tiện cho việc quản lý giá thành sản phẩm, kế toán cần phân biệt thành các loại giá thành khác nhau. Có hai cách phân loại giá thành sản phẩm chủ yếu sau:  Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành Theo cách phân loại này giá thành được chia thành 3 loại: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế
  • 11. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0611 hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. - Giá thành địnhmức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho các đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ kế toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp.  Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán bao gồm: - Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất, chi phí sản phẩm tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ của các Doanh nghiệp. - Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêu thụ. Như vậy, giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định và tính toán khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã được xác nhận là tiêu thụ và là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. 1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là nguyên nhân kết quả của nhau. Chúng là hai mặt của quá trình sản xuất: chi phí sản xuất là cơ sở để tạo nên giá
  • 12. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0612 thành sản phẩm, còn giá thành sản phẩm là thước đo chi phí sản xuất đã bỏ ra để có được sản phẩm đó. - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với thời kỳ sản xuất, thời kỳ phát sinh chi phí trong khi giá thành sản phẩm lại gắn liền với khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. - Chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến toàn bộ sản phẩm hoàn thành trong kỳ, sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng trong kỳ trong khi đó giá thành sản phẩm lại liên quan đến sản phẩm hoàn thành trong kỳ, không liên quan đến sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang. - Về mặt lượng, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện thông qua công thức giá thành tổng quát sau: Tổng giá Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản thành sản = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của chi phí, bằng tổng giá thành. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phí sản xuất trong kỳ là tiền đề, là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm hoàn thành. Sự quản lý của doanh nghiệp đối với chi phí có tốt hay không ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm hoàn thành do vậy quản lý giá thành sản phẩm luôn phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất sản phẩm. 1.2.4 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nhiệm vụ của kế toán.  Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh cũng ý thức được một nguyên tắc hết sức cơ bản trong hạch toán kinh doanh đó là làm sao đảm bảo lấy thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, bảo toàn vốn và có lãi.
  • 13. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0613 Đứng trên góc độ quản lý, thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định đúng đắn. Thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không đầy đủ các nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Do vậy tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác, kịp thời đúng đối tượng đúng chế độ qui định, đúng phương pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là yêu cầu cấp bách trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.  Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý. - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để thực hiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. - Tổ chức tập hợp kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. - Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. - Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. 1.3 NỘI DUNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
  • 14. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0614 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp các chi phí sản xuất: - Đặc điểm và công dụng của chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất. - Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. - Quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm. - Đặc điểm của sản phẩm. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là nơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm. Nơi phát sinh chi phí đó như: Phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ, còn nơi gánh chịu chi phí là sản phẩm, công vụ hoặc một loại lao vụ nào đó, hoặc các bộ phận chi tiết của sản phẩm. 1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một phương pháp hay một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau:  Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã được xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó.  Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp phân bố gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất khác nhau, mà không thể tổ chức việc tập hợp ngay từ đầu cho từng đối tượng. Theo phương pháp này trước hết phải tập hợp toàn bộ chi phí theo từng khoản mục, sau đó phân bố cho từng đối tượng cụ thể theo một tiêu thức phân bổ hợp lý.
  • 15. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0615 1.3.3 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.3.3.1 Tổ chức chứng từ và tài khoản sử dụng Để tập hợp CPSX trong kỳ, kế toán sử dụng hệ thống chứng từ kế toán được ban hành theo quyết định của bộ tài chính và các TK như sau : - TK621- CPNVLTT : Dùng để tập hợp và phân bố CPNVLTT phát sinh trong kỳ. Chứng từ để hạch toán CPNVLTT là các phiếu xuất kho, bảng phân bố NVL, CCDC, các phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ nếu NVL mua về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất ... - TK622- CPNCTT : Dùng để tập hợp và phân bố CPNCTT (tiền lương, tiền công..) của công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh. Chứng từ để hạch toán CPNCTT là bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bố tiền lương... - TK627-CPSXC: Dùng để tập hợp và phân bổ CPSXC của đơn vị, TK627 có các TK cấp 2 như sau: TK6271-CPNVPX TK6272- CPVL PX TK6273- CPCCDC PX TK6274-CPKH TSCĐ TK6277-CP dịch vụ mua ngoài TK6278- Chi phí khác bằng tiền Chứng từ để hạch toán CPSXC là bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ VL, CCDC, bảng tính và phân bổ KHTSCĐ, các hoá đơn dịch vụ mua ngoài, các phiếu chi tiền... 1.3.3.2 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.3.3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ
  • 16. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0616 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định căn cứ vào số nguyên vật liệu xuất kho dùng sản xuất sản phẩm cho từng đối tượng của kế toán vật liệu. Thông thường khoản này có liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trường hợp này nên tổ chức tập hợp theo phương pháp trực tiếp, tức là các chứng từ về chi phí NVL trực tiếp liên quan đến đối tượng nào thì vào bảng kê và ghi thẳng vào các tài khoản và chi tiết cho đối tượng đó. Trường hợp VL sử dụng liên quan đến nhiều đối tượng không thể tập hợp được trực tiếp thì phải tập hợp chung sau đó phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí. Các tiêu chuẩn thường được lựa chọn để phân bổ là: - Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch... - Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: vật liệu chính, khối lượng sảm phẩm sản xuất.. Để tính chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán cần xác định NVL xuất dùng theo công thức sau: Số chi phi NVL Trị giá NVL trực Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá trực tiếp cần = tiếp xuất dùng cho + trực tiếp còn - trực tiếp còn - phế liệu phân bổ trong kỳ sản xuất trong kỳ lại đầu kỳ lại cuối kỳ thu hồi Để tập hợp và phân bổ CPNVLTT kế toán sử dụng TK 621 – CPNVLTT, cuối kỳ tài khoản này không có số dư. Trình tự kế toán chi phí NVL trực tiếp được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 01: Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp: TK 152 TK 621 TK 152 Trị giá NVL xuất kho Trị giá NVL chưa sử dụng dùng trực tiếp cho sản xuất cuối kỳ và phế liệu thu hồi TK 111,112,331… TK 154 Trị giá NVL mua dùng Kết chuyển chi phí NVLTT ngay cho sản xuất TK 133
  • 17. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0617 Thuế GTGT được khấu trừ 1.3.3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản trích nộp theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tỷ lệ trích các khoản theo quy định hiện hành: BHXH: 15% trên tổng lương cơ bản; BHYT: 2% trên tiền lương cơ bản; KPCĐ: 2% trên tiền lương thực tế. Phương pháp hạch toán: Đối với những khoản CPNCTT có liên quan đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí, kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp. Đối với những khoản CPNCTT có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được thì tập hợp chung sau đó phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan.Tiêu chuẩn để phân bổ CPNCTT có thể là: Chi phí tiền công định mức, giờ công định mức... Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Trình tự kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp được khái quát theo sơ đồ sau (sơ đồ 02): Sơ đồ 02: Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: TK 334 TK 622 TK 154 Lương chính, lương phụ và Kết chuyển chi phí nhân các khoản phụ cấp phải trả công trực tiếp cho các đối cho công nhân sản xuất tượng chịu chi phí TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép của CN SX
  • 18. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0618 TK 338 Tiền BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương của CNSX 1.3.3.2.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất ngoài 2 khoản mục VLTT và NCTT, phát sinh ở các phân xưởng, đội sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, tổ đội sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ. Phương pháp kế toán: CPSXC phải được tập theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Một doạnh nghiệp nếu có nhiều phân xưởng, nhiều đội sản xuất, thì kế toán phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng sản xuất, từng tổ đội... Cuối tháng tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung đã tập hợp được kết chuyển tính giá thành. Chi phí sản xuất chung của đội, phân xưởng sản xuất nào thì kết chuyển tính vào giá thành sản phẩm lao vụ của sản phẩm đó, nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm liên quan. Tiêu thức phân bổ được chọn có thể là : chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp... Mặt khác chi phí sản xuất chung còn phải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Việc tính toán xác định chi phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sản phẩm còn phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của phân xưởng. Để tập hợp và phân bố chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 "Chi phí sản xuất chung". TK 627 được chi tiết theo các tài khoản cấp 2. Trình tự kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung được khái quát theo sơ đồ sau (sơ đồ 03):
  • 19. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0619 Sơ đồ 03: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: TK 334, TK 338 TK 627 TK 154 Chi phí tiền lương các khoản Kết chuyển hoặc phân bổ tính theo lương của nhân cho các đối tượng liên quan viên phân xưởng TK 152 Chi phí NVL xuất dùng chung cho phân xưởng TK 153 (142) TK 632 Chi phí CCDC dùng chung CPSXC không được phân cho sản xuất bổ ghi nhận CPSXC trong kỳ TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 111,112,141 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác TK 133 thuế GTGT được khấu trừ 1.3.3.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục sẽ được tập hợp trên toàn doanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí
  • 20. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0620 sản xuất. Doanh nghiệp sử dụng tài khoản 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp. Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên được thể hiện như sau (sơ đồ 04) Sơ đồ 04: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 621 TK 154 TK138,152,811 Tập hợp DĐK: xxx chi phí Kết chuyển, phân bổ Kết chuyển khoản làm giảm giá NVL Chi phí NVL trực tiếp trực tiếp TK 622 Tập hợp TK 155 chi phí nhân Kết chuyển phân bổ chi Giá thành thực tế sản phẩm công phí nhân công trực tiếp hoàn thành nhập kho trực tiếp TK 627 TK 157 Kết chuyển, phân bổ chi Giá thành thực tế hàng gửi phí sản xuất chung cố định đi bán không qua kho Tập hợp Chi phí SXC TK632 Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành bán ngay
  • 21. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0621 DCK: xxx Chi phí SXC không được phân bổ 1.3.3.3 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình biến động nhập, xuất, tồn mà chỉ theo dõi giá trị tồn kho cuối kỳ và từ đó tính ra giá trị xuất kho trong kỳ theo công thức: Giá trị vật liệu Giá trị vật liệu Giá trị vật liệu Giá trị vật liệu xuất dùng = tồn kho + tăng thêm - tồn kho trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Theo phương pháp này giá trị vật liệu không hạch toán vào tài khoản tồn kho mà hạch toán vào tài khoản trung gian (611, 631, 632).Phương pháp này chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp nhỏ thực hiện một loại hoạt động thuần túy hoặc đơn vị thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị nhỏ. - Ưu điểm: kế toán theo phương pháp này tiết kiệm được chi phí cho việc tính toán ghi chép nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa. - Nhược điểm: Độ chính xác không cao, không đáp ứng được yêu cầu quản lý vật tư, hàng hóa kịp thời.Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ sử dụng TK 632 để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp, còn tài khoản 154-“chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chỉ dùng để phản ánh chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ. Ta có sơ đồ kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ như sau:
  • 22. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0622
  • 23. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0623 Sơ đồ 05: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (theo phương pháp kiểm kê định kỳ) 1.4 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÀM DỞ CUỐI KỲ Quá trình sản xuất của các doanh nghiệp là liên tục do đó có sản phẩm hoàn thành và sản phẩm đang chế tạo tồn tại cùng một thời điểm. Khi làm công tác kế toán phải biết được sự chuyển dịch của chi phí đã bỏ vào sản xuất và tính được giá thành sản phẩm trong khi một bộ phận chi phí sản xuất đang nằm trong sản TK621 TK631 (1)Kết chuyển CP sản xuất (2) Kết chuyển CP NVL TT Kinh doanh dở dang đầu kỳ TK622 (3)Kết chuyển CP nhân công trực tiếp (5)Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ TK627 (4) Kết chuyển CP sản xuất chung TK632 TK154 (6)Giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ CPSXC cố định không phân bổ hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ
  • 24. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0624 phẩm dở dang. Chính vì vậy kế toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của qui trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài qui trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm làm dở được tiến hành trên cả hai mặt: Hiện vật và giá trị. Việc đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Công việc này phụ thuộc vào đặc điểm về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp có thể đánh giá một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: 1.4.1. Đánhgiá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm chịu. Công thức: DCK = Ddk+ C Sht+ Sd x Sd Dck và Ddk : Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. C : Chí phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ Sht và Sd : Số lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ Ưu điểm: phương pháp đánh giá này đơn giản, khối lượng tính toán ít, xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được kịp thời phục vụ cho việc tính giá thành nhanh chóng. Nhược điểm: Thông tin về chi phí sản xuất dở dang có độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến.
  • 25. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0625 Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp mà khoản mục chi phí vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không có biến động nhiều so với đầu kỳ. Trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang theo công thức sau: Dck = Ddk + CP nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang Sht + Sd x Sd 1.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này, trước hết cần căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tằc sau: + Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (chi phí NVL trực tiếp) thì tính theo công thức: DCK = Ddk+ C Sht+ Sd x Sd + Đốivới các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: DCK = Ddk+ C Sht+ S’d x S’d
  • 26. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0626 Trong đó S’d là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành. S’d = Sd x % hoàn thành C: Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ. Đối với những sản phẩm có khối lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên dây chuyền sản xuất tương đối đồng đều nhau, có thể coi mức độ hoàn thành chung của tất cả sản phẩm dở dang là 50% để tính. Như vậy sẽ giảm bớt được khối lượng công việc xác định mức độ hoàn thành của từng công đoạn mà vẫn đảm bảo tính hợp lý và độ tin cậy cần thiết của thông tin. Phương pháp này còn gọi là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành. Trong trường hợp sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất, theo phương pháp này sản phẩm dở dang ở giai đoạn sau được tính như sau: - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu: Dck = Ddk + CP giai đoạn trước chuyển sang Sht + Sd x Sd - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung: Dck = Ddk thuộc giai đoạn trước chuyển sang + CP giai đoạn trước chuyển sang Sht + Sd x Sd + Ddk thuộc giai đoạn này + CP thuộc giai đoạn này Sht + Sd x S’d + Ưu điểm: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn phương pháp trên. + Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan. + Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ nhiều và biến động lớn.
  • 27. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0627 1.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Theo phươngphápnày, kếtoáncăncứvào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất và định mức ở từng khoản mục chi phí ở từng côngđoạntươngứngcho từngđơn vịsảnphẩmđểtínhra chiphí địnhmức của khối lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm. + Với chi phí sản xuất bỏ một lần ngay từ đầu: - Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất và định mức ở từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm. + Với chi phí sản xuất bỏ một lần ngay từ đầu: + Với chi phí bỏ từ từ: CP sản xuất của SPDD cuối kỳ giai đoạn i = Số lượng SPDD cuối kỳ giai đoạn i x Mức độ hoàn thành của SPDD x Định mức CP giai đoạn i - Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin tại mọi thời điểm. - Nhược điểm: Độ chính xác của kết quả tính toán không cao, khó áp dụng vì thông thường khó xây dựng được định mức chuẩn xác. - Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí hợp lý hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức. 1.5. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1.5.1. Đối tượng tính giá thành, căn cứ xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. C/phí sản xuất của s/p DD cuối kỳ giai đoạn i = Số lượng s/p DD cuối kỳ giai đoạn i x Định mức chi phí giai đoạn i
  • 28. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0628 Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất chế tạo và thực hiện cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm phải căn cứ vào: Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất; quy trình công nghệ sản phẩm nửa thành phẩm ; đặc điểm sử dụng thành phẩm, nửa thành phẩm...Dựa vào những căn cứ nói trên đối tượng tính giá thành thường là: thành phẩm, hoặc có thể là nửa thành phẩm, chi tiết bộ phận, đơn đặt hàng hay hạng mục công trình. Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian mà bộ phận kế toán phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.Việc xác định kỳ tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng, có thể là hàng tháng, hàng quý hoặc kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm. 1.5.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Tuỳ thuộc và đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, mà doanh nghiệp lựa chọn một trong những phương pháp tính giá thành sau: 1.5.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn: Theo phương pháp tính giá thành giản đơn thì sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất) trong kỳ và chi phí sản suất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức: ZTT = Ddk + C – Dck ZTT ztt = Sht Ddk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. C: Tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ. Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
  • 29. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0629 ztt: Giá thành đơn vị sản phẩm. Sht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành. Trường hợp cuối tháng không có sản phẩm làm dở hoặc có nhưng ít và ổn định nên không cần tính toán thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. + Ưu điểm: Tính toán nhanh, đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao. + Nhược điểm: Phạm vi áp dụng hẹp. + Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. 1.5.2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước. Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước kế tiếp nhau với một trình tự nhất định. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào được tập hợp cho giai đoạn đó còn chi phí sản xuất chung tập hợp chung theo từng phân xưởng sau đó phân bổ theo những tiêu thức thích hợp. Đối tượng tính giá thành ở những doanh nghiệp này là thành phẩm cũng có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ do vậy phương pháp tính giá thành phân bước cũng có hai phương án. 1.5.2.2.1. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm: Do đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ nên căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được mới chỉ có chi phí sản xuất của bản thân từng giai đoạn công nghệ. Song để sản xuất sản phẩm từ giai đoạn 2 trở đi lại phải nhận chi phí sản xuất của các giai đoạn khác chuyển sang (chi phí về nửa thành phẩm).Vì vậy để tính được giá thành sản phẩm theo các đối tượng đã xác định thì:
  • 30. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0630 Trước hết, kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đầu tiên để tính giá thành nửa sản phẩm của giai đoạn 1. - Sau đó, xác định chi phí sản xuất giai đoạn 1 chuyển sang cho giai đoạn sau, cũng với chi phí sản xuất của bản thân giai đoạn đó tổ chức tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn này, cứ kế tiếp liên tục như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành của thành phẩm. - Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể được thực hiện tuần tự từng khoản mục chi phí hoặc thực hiện tuần tự tổng hợp chung cho tất cả các khoản mục chi phí. Quy trình tính giá thành này có thể khái quát qua sơ đồ sau (sơ đồ 06): + Ưu điểm: Giúp kế toán tính được giá thành nửa thành phẩm tự chế ở mỗi giai đoạn công nghệ sản xuất, điều này thuận tiện cho việc tính toán kinh tế có hiệu quả ở từng giai đoạn phân xưởng, tổ đội sản xuất. Mặt khác khi có bán thành phẩm bán ra ngoài, doanh nghiệp có cơ sở để tính giá vốn hàng bán, quyết định giá bán và xác định kết quả kinh doanh. + Điều kiện áp dụng: Áp dụng với những doanh nghiệp có yêu cầu kế toán cao, có quy trình công nghệ phức tạp, nửa thành phẩm tự chế cũng là hàng hoá. Phương pháp này cũng được áp dụng với doanh nghiệp mà nửa thành phẩm tự chế có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế quốc dân: VD- gang, thép trong ngành công nghiệp luyện kim. Chi phí NVL trực tiếp Chi phí khác giai đoạn 1 Giá thành NTP 1 Chi phí NTP 1 chuyển sang Chi phí khác giai đoạn 2 Giá thành NTP 2 Chi phí NTP n-1 chuyển sang Chi phí khác giai đoạn n Giá thành thành phẩm
  • 31. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0631 1.5.2.2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm Theo phương pháp này chi phí sản xuất ở các giai đoạn được tập riêng theo từng khoản mục, sau đó tính toán kết chuyển để tính giá thành. Đối tượng tính giá thành chỉ xác định là thành phẩm, không cần tính giá thành nửa thành phẩm từng giai đoạn. Vì vậy, trong trường hợp này kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đã tập hợp được để xác định phần chi phí của từng giai đoạn có giá thành của thành phẩm, sau đó tổng hợp lại và tính được giá thành sản phẩm. Sơ đồ tính giá thành của thành phẩm có thể khái quát theo sơ đồ sau (Sơ đồ 07): + Ưu điểm: Phương pháp này tính toán giá thành nhanh, chính xác. + Nhược điểm: Do không tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ nên không phân tích được hiệu quả sản xuất kinh doanh, không có số liệu để kế toán nửa thành phẩm trong trường hợp có sản phẩm nhập kho. + Điều kiện áp dụng: Sửdụng cho các doanhnghiệp chế biến phức tạp, liên tục và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng. Chi phí sản xuất giai đoạn 1 CPSX giai đoạn 2 CPSX giai đoạn n CPSX giai đoạn 1 trong thành phẩm CPSX giai đoạn 2 trong thành phẩm CPSX giai đoạn n trong thành phẩm Giá thành thành phẩm
  • 32. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0632 1.5.2.3. Tính giá thành theo phương pháp hệ số Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời những sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm mà phải được hạch toán cho cả quá trình sản xuất.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phân xưởng phát sinh chi phí cuả sản phẩm, đối tượng tính giá thành của phương pháp này là sản phẩm hoàn thành trong phân xưởng đó. Trình tự hạch toán được thực hiện như sau: Tổng giá thành sản Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản xuất của các loại = phẩm dở dang + phát sinh - phẩm dở dang sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm đơn vị sản = phẩm gốc Tổng số sản phẩm gốc quy đổi Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi sản phẩm i sản phẩm gốc sản phẩm i 1.5.2.4 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ Áp dụngtrongtrườnghợp doanhnghiệp sảnxuấttrên cùngmột quy trình công nghệ, kết quả sản xuất thu được cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị. Trường hợp này, đối tượng kế toán tập hợp CPSX được xác định là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm liên quan đến cả sản phẩm chính lẫn sản phẩm phụ. Do vậy, để tính được giá thành sản phẩm chính (sản phẩm chính là đối tượng tính giá thành), kế toán phải căn cứ vào tổng số chi phí đã tập hợp cho toàn bộ quy trình công nghệ trừ đi phần chi phí tính cho sản phẩm phụ. Phần CPSX tính cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch. Sau khi tính được CPSX cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính tính như sau:
  • 33. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0633 Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ - Chi phí sản xuất sản phẩm phụ Để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán, CPSX sản phẩm phụ có thể được tính trừ vào khoản mục CPNVLTT. Ngoài ra còn một số phương pháp khác để tính giá thành sản phẩm như: phương pháp tình giá thành theo tỷ lệ tính giá thành, phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, phương pháp pháp tính giá thành liên hợp… Tùy từng đặc điểm và điều kiện của doanh nghiệp mà vận dụng cho thích hợp. 1.6. TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN. Sổ sách kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản, chúng là phương tiện vật chất cơ bản cần thiết để hệ thống hóa số liệu kế toán trên cơ sở chứng từ gốc và tư liệu kế toán khác. Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp sử dụng những mẫu số kế toán thuộc hình thức đó để cung cấp những thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ và chính xác. Hiện nay trong các doanh nghiệp thường sử dụng các hình thức kế toán sau: Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái, Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, hình thức kế toán Nhật ký chung, hình thức Nhật ký chứng từ. Cụ thể:  Hình thức kế toán ..... Nhật ký sổ cái ....: Các sổ kế toán tổng hợp sử dụng trong hình thức Nhật ký sổ cái gồm có Nhật ký – Sổ cái.Các sổ, thẻ kế toán chi tiết được mở tuỳ thuộc theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, trong hình thức này để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp có thể mở các sổ bảng kế toán sau: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( VL, CCDC, KHTSCĐ ....) Số chi tiết các TK621, 622, 627, 154 (631) Nhật ký – sổ cái TK 621, 622, 627... Bảng tính giá thành sản phẩm.
  • 34. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0634  Hình thức kế toán ....Chứng từ ghi sổ....: Sổ kế toán tổng hợp dùng trong hình thức này gồm có: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các TK. Việc tập hợp chi phí sản phẩm được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí và sổ cái các TK 154(631), TK621, TK622, TK627. Cơ sở để ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng là các chứng từ gốc các bảng phân bổ chi phí và các chứng từ ghi sổ có liên quan. Việc tập hợp chi phí kinh doanh toàn doanh nghiệp trên sổ cái được căn cứ vào các chứng từ ghi sổ. Kế toán tính giá thành theo dõi trên bảng tính giá thành.  Hình thức kế toán .... Nhật ký chung....: Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức này gồm: Sổ nhật ký chuyên dùng, Sổ nhật ký chung, Sổ cái TK và các sổ thẻ kế toán chi tiết. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức này thường sử dụng những sổ kế toán sau: - Chứng từ gốc và các bảng phân bổ - Sổ nhật ký chung - Sổ chi tiết và các sổ cái TK154( hoặc 631), 621,622,627 - Bảng tính giá thành sản phẩm  Hình thức kế toán .... Nhật ký chứng từ....: Đây là hình thức kế toán đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế hiện nay. Hệ thống sổ kế toán trong hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ” bao gồm: Nhật ký chứng từ, bảng phân bổ, sổ cái hoặc sổ thể kế toán chi tiết. Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết sử dụng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của hình thức kế toán NKCT gồm: Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê số 4, 5, 6 Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái các TK621, 622, 627, 154 ( hoặc 631) Thẻ tính giá thành.
  • 35. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0635 1.7. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN KẾ TOÁN TRÊN MÁY 1.7.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán. Để tổ chức tốt kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động. - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. - Tổ chức tập hợp, kết chuyển, hoặc phân bổ CPSX theo đúng từng trình tự đã xác định. - Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về CPSX và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích CPSX và giá thành sảnphẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ báo cáo có tính tự động và xây dựngcác chỉ tiêu phân tíchcơ bảnđểthuận tiện cho việc bổ sung và phân tích. - Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng,... Xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành và kế toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.
  • 36. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0636 1.7.2. Nguyêntắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán - Việc tập hợp các CPSX hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ CPSX trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí. - Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy. - Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn. - Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết. Trình tự xử lý có thể khái quát theo sơ đồ sau (sơ đồ 08): Bước chuẩn bị - Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết sản phẩm dở dang, số lượng,... - Phần mềm kế toán sử dụng. Dữ liệu đầu vào - CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển chi phí. - Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hoá, phân tích tiêu thức phân bổ chi phí, khấu hao. - Các tài liệu khấu hao khác. Máy tính xử lý Thông tin và đưa ra sản phẩm Thông tin đầu ra Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo CPSX, báo cáo giá thành sản Xuất sản phẩm, sổ cái,...
  • 37. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0637 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM 2.1. TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM – CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI 2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty CP Bê tông Xây dựng Hà Nội và Xí nghiệp Bê tông thương phẩm Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội ( viết tắt là VIBEX ) tiền thân là Nhà máy bê tông đúc sẵn Hà Nội được thành lập từ ngày 06 tháng 5 năm 1961 theo quyết số 472/BKT của bộ kiến trúc, sau đổi tên là xí nghiệp Liên hợp Bê tông Xây dựng Hà Nội. Từ ngày 26 tháng 4 năm 1996, Xí nghiệp Liên hợp Bê tông Xây dựng Hà Nội sáp nhập vào Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội và được đổi tên là Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội. Thực hiện theo quyết định số 2283/QĐ-BXD ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội từ một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội. Tên gọi chính thức :Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội Tên giao dịch tiếng Anh: Hanoi Concrete Construction Joint-Stock Company Tên viết tắt :VIBEX JSC., Trụ sở chính :Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội là đơn vị đầu tiên về cung cấp các sản phẩm bê tông trên toàn miền Bắc Việt Nam, qua 45 năm hoạt động, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội cùng với các thành viên trực thuộc đã không ngừng duy trì và phát triển, cung cấp hàng trăm ngàn m3 các sản phẩm
  • 38. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0638 bê tông và tham gia thi công hàng trăm công trình công nghiệp và dân dụng trên khắp Việt Nam, tạo lập được những thành công đáng kể và sự tin tưởng hợp tác của các đối tác trong và ngoài nước. Trung thành với ý tưởng xây dựng một đất nước việt Nam ngày càng tươi đẹp và phồn thịnh, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội đã không ngừng vươn lên nâng cao trình độ của mình, đồng thời áp dụng những công nghệ tiến tiến và các thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nhờ đó quy mô sản xuất kinh doanhcủa công ty ngày càng phát triển và mở rộng. Doanh thu của công ty trong những năm gần đây: Năm 2003 là 233.964 tỷ đồng, đến 2006 là 407.073 tỷ đồng và đến năm 2008 do ảnh hưởng của sự khó khăn chung của nền kinh tế doanh thu của công ty còn 387.324 tỷ đồng. Công ty cổ phần bê tông Xây dựng Hà Nội bao gồm 15 đơn vị trực thuộc. Trong đó Xí nghiệp Bê tông thương phẩm là một doanh nghiệp trực thuộc Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội. Xí nghiệp bê tông thương phẩm được thành lập theo quyết định số 287/TCT/TCLĐ của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội. Từ khi được thành lập cho tới năm 2002 Xí nghiệp là một phân xưởng sản xuất của công ty, hạch toán phụ thuộc vào công ty. Cho đến năm 2002 theo quyết định số 328/TCT/TCLĐ của công ty, Xí nghiệp Bê tông thương phẩm chính thức tách ra hạch toán độc lập. Là một đơn vị có con dấu riêng và có tư cách pháp nhân. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp luôn tồn tại song song và gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của công ty.Xí nghiệp Bê tông thương phẩm là một trong những đơn vị lớn của Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội, hàng năm doanh thu của Xí nghiệp chiếm khoảng 20% - 25% doanh thu của công ty. Do mới chia tách, lại đi nên từ một phân xưởng sản xuất nên xí nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn cả về tiền vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Với số vốn ban đầu ít ỏi, chỉ với 700 triệu đồng do công ty cấp, lại nằm trên diện tích nhỏ hẹp, chỉ gần 1000m2 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội, cơ sở vật chất thiếu thốn nên xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn nhưng tập thể cán bộ, công
  • 39. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0639 nhân của XN đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, phấn đấu duy trì hoạt động của XN ở mức độ cao và ngày càng phát triển. Sản phẩm của Xí nghiệp là bê tông tươi với nhiều chủng loại khác nhau như: bê tông tươi Mác 100, Mác 200(12±2), Mác 250(12±2) Mác 350(10±2) Mác 350b25(12±2)..., không những đáp ứng yêu cầu sản xuât bê tông đúc sẵn, cột điện…của các xí nghiệp khác trong công ty mà còn cung cấp cho rất nhiều những công trình xây dựng khác. Do vốn ban đầu ít ỏi, XN đã tìm cách tháo gỡ khó khăn bằng cách huy động vốn nhàn rỗi của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Bằng những nỗ lực, quyết tâm và tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể, Xí nghiệp Bê tông thương phẩm đã gặt hái được những thành quả ban đầu đáng khâm phục. Năm 2002 XN đạt mức sản lượng 30 tỷ đồng vượt so với kế hoạch đặt ra là 4 tỷ đồng, doanh thu đạt 50 tỷ đồng vượt so với kế hoạch đặt ra là 3 tỷ đồng. Đến năm 2008 doanh thu của xí nghiệp đã tăng lên đang kể là 65 tỷ đồng. Ban đầu Xí nghiệp chỉ có một trạm trộn URU đặt tại mặt bằng Xí nghiệp ở Hà Nội. Nhưng do thấy được nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong điều kiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước Xí nghiệp đã mở rộng thêm trạm trộn ở Cam Ranh vào năm 2005 và ở Quảng Ngãi vào năm 2006 với công suất 60m3/h. Như vậy có thể thấy được sự thay đổi một cách nhanh chóng của xí nghiệp cả về quy mô và doanh thu. Sau gần 7 năm thành lập, XN bê tông thương phẩm được đánh giá là một XN có nhiều triển vọng trong 15 đơn vị trực thuộc của Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội. Tin rằng, với những điều kiện thuận lợi và thời cơ mới, XN bê tông thương phẩm sẽ từng bước phát triển với quy mô rộng lớn hơn. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Xí nghiệp Bê tông thương phẩm 2.1.2.1. Đặc điểm về bộ máy quản lý của Xí nghiệp
  • 40. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0640 Là một đơn vị hạch toán độc lập trong Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội, sản xuất sản phẩm chính tập trung tại một địa điểm nên bộ máy quản lý của XN được tổ chức theo kiểu trực tiếp, quản lý theo chế độ một thủ trưởng, đảm bảo độ nhanh nhạy, chính xác trong khâu quản lý. Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được bố trí như sau: - Đứng đầu là Giám đốc XN: chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của CBCNV trong toàn Xí nghiệp. Là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của XN trước pháp luật, trước cấp trên. - Phòng kinh doanh tổng hợp: chịu trách nhiệm về quan hệ với bạn hàng và với các XN thành viên khác. Phòng chịu trách nhiệm trong việc ký kết các hợp đồng mua bán, tìm bạn hàng tiêu thụ. Ngoài ra phòng còn có chức năng tìm hiểu về giá cả thị trường, nhu cầu của thị trường, sự biến động cung-cầu nhằm cố vấn cho ban Giám đốc XN vạch ra những phương hướng kinh doanh trong từng thời kỳ. Phòng còn có chức năng điều động xe chuyên chở vật tư hàng hóa. - Phòng kỹ thuật: kết hợp với phòng kinh doanh lập nhu cầu vật tư, lập dự toán cho các công trình xây dựng. Nhiệm vụ chính của phòng là xác định định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Là nơi lập kế hoạch sản xuất, tổ chức giám sát chặt chẽ sản phẩm cả số lượng và chất lượng. - Phòng tổ chức hành chính: theo dõi, quản lý yếu tố con người của XN. Lên kế hoạch, bố trí điều động lao động sao cho phù hợp với trình độ, chuyên môn cũng như tay nghề, bậc thợ của từng lao động. Theo dõi, lập định mức cho từng công việc, từng loại bậc thợ. - Phòng tài chính - kế toán: là nơi xử lý thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính của toàn XN. Phòng có nhiệm vụ điều hòa, phân phối tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đánh giá kết quả, hạch toán lỗ, lãi, phân phối lợi nhuận, thực hiện các chế độ thu nộp ngân sách với nhà nước và với Công ty.
  • 41. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0641 Sơ đồ 09: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp Xí nghiệp Bê tông thương phẩm là một xí nghiệp thuộc nghành công nghiệp xây dựng, sản phẩm chính là bê tông tươi phục vụ cho nghành xây dựng, thủy lợi, giao thông đường bộ. Quy trình sản xuất khép kín và đòi hỏi phải nhanh chóng, gọn nhẹ và chính xác và chủ yếu vẫn dùng sức của công nhân. Tuy nhiên XN đã biết cách sắp sếp các công đoạn sản xuất hợp lý và thuận tiện cho thao tác của công nhân. Bộ phận sản xuất bao gồm 3 trạm trộn bê tông ở Hà Nội (URU), Cam Ranh và Quảng Ngãi. Mỗi trạm được coi là một phân xưởng sản xuất của Xí nghiệp. Mỗi trạm trộn có một máy trộn và còn có một đội xe để chuyên chở bê tông tươi đi giao cho khách hàng. Đứng đầu mỗi phân xưởng trộn là quản đốc phân xưởng. Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của mỗi trạm trộn trước xí nghiệp. Ở mỗi trạm trộn còncó các tổ sản xuất, bao gồm các tổ sau: Giám đốc XN Phòng kinh doanh tổng hợp Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Bộ phận sản xuất Trạm trộn URU- HN Trạm trộn Cam Ranh Trạm trộn Quảng Ngãi Các tổ sản xuất Các tổ sản xuât Các tổ sản xuất
  • 42. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0642 - Tổ vận chuyển: là tổ chuyên phụ trách việc vận chuyển bê tông tươi sau khi đã được trộn tới địa điểm giao hàng theo yêu cầu của khách hàng. Hiện tại ở trạm URU – Hà Nội có 4 xe bơm bê tông chuyên vận chuyển, nếu trong những đợt số lượng đơn đặt hàng nhiều tổ vận chuyển của XN không đủ để đảm bảo nhu cầu vận chuyển thì XN sẽ thuê thêm xe của các xí nghiệp khác trong công ty hoặc thuê ngoài. Ở hai trạm Cam Ranh và Quảng Ngãi mỗi trạm có 3 xe. - Tổ bơm bê tông: là tổ chịu trách nhiệm sàng rửa cát, đá để đưa vào máy trộn cho đến khi bê tông được trộn xong và cho vào xe vận chuyển đi. - Tổ vận hành và thí nghiệm: tổ này có nhiệm vụ về việc vận hành của máy móc ở từng trạm và những tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại sản phẩm bê tông tươi theo đúng tiêu chuẩn mà phòng kỹ thuật đã đưa ra. 2.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp Bê tông thương phẩm Sản phẩm chính của xí nghiệp là bê tông bê tông tươi, trong đó có một số loại sản phẩm bê tông tươi như sau: Bê tông tươi Mac-100, Mac-200(12±2), Mac-350(12±2)…,tùy đặc điểm yêu cầu xây dựng của khách hàng và theo đơn đặt hàng của khách hàng mà xí nghiệp cung cấp đúng loại sản phẩm. Hiện tại xí nghiệp có ba trạm trộn bê tông đó là trạm trộn bê tông thương phẩm công suất 65m3/h sản xuất và lắp đặt tại mặt bằng xí nghiệp ở Hà Nội (URU); trạm trộn bê tông thương phẩm công suất 60m3/h sản xuất và lắp đặt tại cơ sở ở Cam Ranh và tram trộn công suất 60m3/h lắp đặt và sản xuất tại Quảng Ngãi. Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất bê tông thương phẩm là xi măng, cát, đá, phụ gia, nguyên vật liệu này xí nghiệp mua từ nhiều nguồn khác nhau từ các công ty trong nước như: Công ty xi măng Chinfon – Hải Phòng, Công ty xi măng Bỉm sơn, Công ty cát Việt Trì – Vĩnh Phúc … Quá trình sản xuất bê tông tươi là một quá trình sản xuất khép kín, được tóm tắt như sau: Đối với xi măng, cát, đá và phụ gia như Sikar4, Đartemt100, D17...được chuyển vào trạm trộn theo yêu cầu của sản xuất. Tại đây cát sẽ được
  • 43. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0643 sàng, đá dăm sẽ được rửa sạch, sau đó xi măng, cát, đá, phụ gia được đưa vào máy trộn theo tỷ lệ do phòng kỹ thuật quy định, sau khi được máy trộn đều tạo thành bê tông tươi. Sau đó công nhân sẽ vận chuyển sang xe chuyên chở của công ty để giao cho khách hàng. Do đặc điểm của bê tông tươi là thời gian đông cưng rất nhanh nên quá trình vận chuyển phải đảm bảo theo đúng yêu cầu và thời gian vận chuyển phải rất nhanh chóng. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bê tông tươi của xí nghiệp được tóm tắt theo sơ đồ sau: Sơ đồ 10: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bê tông tươi Sàng Sàng rửa Boong ke chứa Boong ke chứa Phụ gia Nước Cân đong Trộn bê tông Vận chuyển và giao nhận 2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Xí nghiệp Bê tông thương phẩm 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là sản xuất tập trung và yêu cầu của công tác tài chính kế toán là cung cấp thông tin một cách kịp thời, liên tục, đầy đủ, chính xác và kịp thời phục vụ cho công tác quản lý nên bộ máy kế toán tại xí nghiệp cũng được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo mô hình này toàn xí nghiệp chỉ có một phòng ban thực hiện công tác kế toán. Mọi công việc kế toán của xí nghiệp đều được xử lý tại đây. Tại trạm trộn bê Cát ĐáXi măng
  • 44. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0644 tông đặt cơ sở tại mặt bằng xí nghiệp, mọi số liệu kế liệu kế toán được cập nhật trực tiếp tại phòng kế toán xí nghiệp. Còn tại trạm trộn bê tông thương phẩm ở Cam Ranh và Quảng Ngãi có bộ phận kế toán chịu trách nhiệm ghi chép chứng từ, số liệu phát sinh sau đó chuyển về phòng kế toán xí nghiệp để xử lý và tổ chức kế toán. Phòng kế toán xí nghiệp thực hiện toàn bộ công tác từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của xí nghiệp đến việc lưu trữ số liệu. Cuối mỗi kỳ kế toán xí nghiệp phải lập báo cáo kế toán về tính hình sản xuất kinh doanh trong kỳ để nộp cho công ty. Tại Xí nghiệp Bê tông thương phẩm, bộ phận kế toán có nhiệm vụ thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn Xí nghiệp. Đảm nhận công việc kế toán của Xí nghiệp gồm 1 kế toán trưởng và 3 kế toán viên (kế toán thanh toán, kế toán vật tư – thành phẩm, kế toán tổng hợp giá thành và tiêu thụ sản phẩm ) và một thủ quỹ. Các nhân viên kế toán này đều đã được đào tạo và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu công việc. Ngoài ra còn có nhân viên kế toán ở trạm trộn bê tông ở Cam Ranh và trạm trộn Quảng Ngãi làm nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp số liệu để gửi về cho kế toán xí nghiệp xử lý hàng tháng. Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp bê tông thương phẩm được thể qua sơ đồ sau: Sơ đồ 11: Bộ máy kế toán của Xí nghiệp. Kế toán trưởng Kế toán vật tư thành phẩm Kế toán thanh toán Kế toán tập hợp giá thành và tiêu thụ sản phẩm Thủ quỹ
  • 45. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0645 - Kế toán trưởng: Là trưởng phòng, là người chỉ đạo chuyên môn cho các nhân viên kế toán trong xí nghiệp, tổ chức điều hành mọi công việc của phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc xí nghiệp và pháp luật về những thông tin kế toán cung cấp, tổng hợp số liệu kế toán do các nhân viên kế toán cung cấp để lập báo cáo tổng hợp và tham mưu cho Ban giám đốc trong việc sử dụng có hiệu quả vốn. - Kế toán vật tư – thành phẩm: Theo dõi tổng hợp, chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn kho từng loại vật tư, thành phẩm. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ lập phiếu thu, phiếu chi liên quan đến hoạt động tài chính của xí nghiệp, theo dõi tiền gửi, tiền vay. Thanh toán các khoản tiền sản phẩm, lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên, theo dõibán hàng và thanh toán công nợ cho các đối tượng khách hàng và các xí nghiệp khác trong công ty. - Kế toán tổng hợp giá thành và tiêu thụ sản phẩm: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ, tính giá thành cho từng loại sản phẩm, theo dõi doanh thu bán hàng. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền theo phiếu thu, chi đã được ký duyệt và bảo quản tiền mặt tại két của xí nghiệp. Dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, mỗi nhân viên trong phòng kế toán phải hoàn thành công việc của mình nhằm đảm bảo giữa các bộ phận trong phòng có sự phân công phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2.1.4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Xí nghiệp  Các chính sách kế toán chung áp dụng tại Xí nghiệp Tại Xí nghiệp bê tông thương phẩm, việc hạch toán kế toán được tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại Xí nghiệp là phương pháp kê khai thường
  • 46. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0646 xuyên, nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho là giá nhập tính theo giá mua thực tế và sử dụng đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá vốn thực tế vật tư xuất kho và tuân theo đúng chuẩn mực kế toán số 02, chuẩn mực kế toán hàng tồn kho. Phương pháp kế toán tài sản cố định tại Xí nghiệp tuân theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003, phương pháp khấu hao được áp dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng được áp dụng tại Xí nghiệp bê tông thương phẩm là phương pháp khấu trừ. Niên độ kế toán được áp dụng tại Xí nghiệp được xác định theo năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm trùng với năm dương lịch. Kỳ kế toán được áp dụng tại Xí nghiệp là hàng tháng.  Về hệ thống chứng từ kế toán Xí nghiệp có sử dụng một số loại chứng từ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành như Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho…Các chứng từ này được lập và có nội dung, biểu mẫu, cách thức lập, trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ đúng với quy định của quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Ngoài ra Xí nghiệp còn sử dụng một số chứng từ riêng để phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của đơn vị. Về hệ thống tài khoản kế toán: Xí nghiệp sử dụng các tài khoản để hạch toán kế toán đúng theo hệ thống tài khoản kế toán mà Bộ Tài Chính ban hành gồm cả tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết.  Về hệ thống sổ sách kế toán: Xí nghiệp đã vận dụng đúng chế độ sổ sáchkế toán do Bộ Tài Chínhban hành theo quyêt định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, bao gồm đúng về loại sổ sách sử dụng, mẫu sổ, cách thức ghi chép sổ.  Về hình thức ghi sổ kế toán: Tại Xí nghiệp bê tông thương phẩm hình thức ghi sổ kế toán được áp dụng là hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung’’.
  • 47. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0647  Về hệ thống báo cáo tài chính: Xí nghiệp lập báo cáo tài chính theo đúng quy định về hệ thống báo cáo tài chính của quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Các báo cáo tài chính của Xí nghiệp được lập theo quý và theo năm, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này được lập đúng theo mẫu, đầy đủ các nội đúng theo quy định hiện hành. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Xí nghiệp được lập theo phương pháp trực tiếp. 2.1.4.3Phầnmền kế toán được sử dụng tại Xí nghiệp Bê tông thương phẩm Trong điều kiện ngày nay khi mà công nghệ thông tin phát triển, việc áp áp dụng công nhệ thông tin vào sản xuất kinh doanh nhằm giảm thiểu các công việc thủ công cần làm, giúp tiết kiệm được thời gian và nguồn nhân lực. Xí nghiệp bê tông thương phẩm đã sớm thấy những ưu điểm đó của máy tính và nhằm nâng cao chất lượng thông tin của bộ máy kế toán cung cấp, bắt đầu từ năm 2002 xí nghiệp đã sử dụng phần mềm kế toán New Accounting Program để thực hiện công việc kế toán. Phần mềm kế toán này được xây dựng tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành trong công tác kế toán. Về mặt kỹ thuật New Accounting Programcho phép sử dụng ở những máy tính đơn lẻ và mạng LAN, trong mạng này chương trình nằm ở các máy được nối mạng với nhau, sử dụng số liệu tại một máy. Phần mền này cho phép kết xuất ra các sổ theo đúng nhu cầu sử dụng, có thể lấy chi tiết theo từng đối tượng thông qua các mã cấp một cách sâu nhất hoặc có thể lấy được số liệu một cách tổng hợp nhất. Như vậy chương trình này có thể phục vụ cho mọi cấp trong công việc tổng hợp báo cáo. Chương trình này dễ sử dụng, đưa ra được những thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý . Đây là hướng đi đúng của Xí gnhiệp và phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nước. Xí nghiệp đã tổ chức trang bị các thiết bị cần thiết để ứng dụng máy tính trong công tác hạch toán kế toán. Với 4 máy vi tính đặt tại phòng kế toán được nối mạng với nhau, 1 máy in LaserJet 1100 và 1 máy in LQ2170 đã giúp cho việc tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp nhanh nhất và tiết kiệm nhất. Hiện nay các sổ kế toán, báo cáo kế toán đều được lập và in qua máy.
  • 48. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0648 Đến cuối tháng, quý, năm phòng kế toán tổ chức lưu trữ số liệu phục vụ thanh tra, kiểm tra, lưu toàn bộ số liệu trong ổ cứng New Accouting Program. Đối với việc cài đặt chương trình phần mềm kế toán thì danh mục tài khoản kế toán là danh mục quan trọng nhất. Trong phần mềm kế toán New Accouting Program mà Xí nghiệp sử dụng, danh mục tài khoản kế toán được cài đặt theo hệ thống tài khoản chuẩn do Bộ Tài chính quy định. Ngoài ra Xí gnhiệp còn mở thêm các tài khoản chi tiết để phù hợp với yêu cầu quản lý của Xí nghiệp. Và công việc khai báo hệ thống danh mục và cập nhật số dư ban đầu của các tài khoản được kế toán của xí nghiệp thực hiện trước khi sử dụng và cập nhật thêm trong quá trình sử dụng. Quy trình xử lý thông tin trên máy theo sơ đồ sau: Sơ đồ 13 : Sơ đồ quy trình sử lý thông tin trên máy Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Xử lý nghiệp vụ Nhập dữ liệu vào máy từ chứng từ gốc Máy xử lý tính toán theo chương trình đã lập Các sổ, báo cáo kế toán
  • 49. LuËn v¨n cuèi kho¸ SV: Cao ThÞ T-¬i Líp: K43/21.0649 Hình01: Màn hình giao diện của phần mềm kế toán New Accounting Program: 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM 2.2.1. Đặc điểm và quản lý chi phí sản xuất của Xí nghiệp 2.2.1.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Nói đến bê tông tươi là phải nói đến loại sản phẩm mà xi măng, cát, đá là thành phần chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong các yếu tố cấu thành sản phẩm. Do vậy, chất lượng xi măng, cát, đá có vai trò quan trọng đối với chất lượng bê tông. Về vấn đề này có thể nói XN có một lợi thế rất lớn – XN có nguồn cung cấp rất dồi dào, hơn nữa những nguồn đó lại ở ngay trong nước. Vì vậy rất thuận lợi cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm. Những nguồn cung cấp chính của XN là: