SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.01i
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... ii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG I................................................................................................ 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ
THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH............................ 3
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH .................... 3
1.1.1 Khái niệm , phân loại , vai trò chi phí sản xuất và giá thành ................. 3
1.3 Đặc điểm của khoản mục chi phí sản xuất và tính giá thành ảnh hưởng tới
công tác kiểm toán Báo cáo tài chính........................................................... 7
1.1.3 Kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất và giá thành trong doanh nghiệp ... 8
1.2 Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá thành
trong kiểm toán báo cáo tài chính .............................................................. 10
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá thành.............. 10
1.2.2 Căn cứ để kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá thành. ......... 11
1.2.3 Các sai phạm thường gặp trong kiểm toán khoản mực chi phí –giá thành
................................................................................................................ 12
1.3 Lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá thành
trong kiểm toán báo cáo tài chính .............................................................. 14
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán.................................................................... 14
1.3.2 Thực hiện kiểm toán......................................................................... 27
1.3.3 Kết thức kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành ............................... 40
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.01ii
DANH MỤC BẨNG BIẺU
Bảng 1.1. Bảng hướng dẫn xác định mức trọng yếu ban đầu ....................... 19
Bảng 1.2 Mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán .............................................. 21
Bảng 1.3 Chương trình kiểm toán chi phí sản xuât và giá thành .................. 23
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.011
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trải qua thời gian hơn 20 năm hình thành và phát triển ngành kiểm
toán nước ta, ngày nay kiểm toán là một công cụ quản lí kinh tế ngày càng
khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý của nền kinh
tế quốc dân. Những kết quả mà ngành kiểm toán nước ta đã đạt được trong
thời gian qua đã khẳng định những nỗ lực của ngành trong việc thực hiện tốt
công tác kiểm toán theo những chuẩn mực và quy trình kiểm toán của kiểm
toán Việt Nam (VSA) cũng như dần dần hoàn thiện để tuân thủ đúng theo
những chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA).
Kiểm toán báo cáo tài chính là loại hình đặc trưng nhất của kiểm toán ,
trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản
xuất vật chất thì chi phí sản xuất có thể nói là một chỉ tiêu quan trọng nhất.
Chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều chỉ tiêu
khác trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.Vì vậy kiểm
toán chi phí sản xuất sản phẩm là một phần hành không thể thiếu trong kiểm
toán Báo cáo tài chính.
Nhận thức được tính tất yếu của kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất
trong kiểm toán Báo cáo tài chính, qua nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực tế
hoạt động kiểm toán tại Công ty TNHH Hãng Kiểm Toán AASC, em đã đi
sâu nghiên cứu đề tài: " Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí sản xuất và
tính giá thành trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công Ty TNHH Hãng
Kiểm Toán AASC thực hiện ".
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.012
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện quy trình kiểm toán chi
phí sản xuất và giá thành trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công Ty
TNHH Hãng Kiểm Toán AASC thực hiện
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở làm rõ hơn những vấn đề lý
luận và thực tiễn quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm
toán BCTC
để đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán. Để thực
hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận chung về tài sản cố định và quy
trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán BCTC doanh
nghiệp.
- Phân tích thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất
trong kiểm toán BCTC do Công Ty TNHH Hãng Kiểm Toán AASC thực hiện.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản
mục chi phí sản xuất trong kiểm toán BCTC do Công Ty TNHH Hãng Kiểm
Toán AASC thực hiện.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xem xét thực tiễn quy trình kiểm toán
khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công Ty
TNHH Hãng Kiểm Toán AASC thực hiện.
3 . Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu chung: luận văn dựa trên phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương
pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết, quan sát, phỏng vấn,
khảo sát và phân tích thực tế, tham khảo các đề tài liên quan.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.013
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ
THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
1.1.1 Khái niệm , phân loại , vai trò chi phí sản xuất và giá thành
1.1.1.1Khái niệm
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh đều phải có đủ ba yếu tố cơ bản :Tư liệu lao động, đối tượng lao động
và sức lao động.Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra
các loại sản phẩm lao vụ và dich vụ. Sự tiêu hao của các yếu tố này trong quá
trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra được các chi phí tương ứng :chi phí về tư
liệu lao động , chi phí về đốitượng lao động , chi phí về lao động sống . Trên
phương diện này, chi phí được xác định là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi
ích kinh tế trong kỳ kế toán , dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản
khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở
hữu.
Tuy nhiên để quản lý chi phí một cách có hiểu quả chúng ta phải nắm
vững được bản chất của chi phí . Các chi phí bỏ ra để tạo nên một giá trị sử
dụng nào đó và các loại chi phí không liên quan đến việc tạo ra giá trị sử
dụng.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên tắc đầu tiên của
doanh nghiệp là đảm bảo trang trải được các phí tổn đã đầu tư để sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm.
Mặt khác, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các chi phí
sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí cho hoạt động
khác, tất cả các chi phí này đã tạo nên chi phí của doanh nghiệp. Như vậy ,
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.014
trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp đồng thời phải quan
tâm đúng mức đến chi phí và chi phí sản xuất. Một mặt, khi sản xuất ra một
sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải biết được chi phí dùng để sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm là bao nhiêu và nó phải nằm trong giới hạn bù đắp, nếu
vượt qua giới hạn này doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
Từ trên ta thấy: Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao
động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ
vào sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền
Chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện hai mặt của
quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về mặt bản chất vì đều cùng
biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà
doanh nghiệp đã bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí
sản xuất là giới hạn cho chúng một kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại
sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm là
xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định , tính cho một đại lượng kết
quả hoàn toàn nhất định .
Ta có:
Giá thành = CPSX + CPSX - CPSX
sản xuất dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối
kỳ
1.1.1.2 Phân loại
1.1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài
sản xuất
a)Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống , lao động vật hóa
và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.015
tạo sản phẩm , lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng
tiền.
Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là
toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất
chế tạo sản phẩm lao vụ dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp : Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền
lương và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo
lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội , bảo
hiểm y tế.
-Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến
việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng , đội sản xuất
. Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng : Bao gồm chi phí tiền lương, các khoản
phải trả , các khoản phải trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản
xuất .
+Chi phí vật liệu : Bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng
sản xuất với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất.
+Chi phí khấu hao TSCĐ:Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ
thuộc các phân xưởng sản xuất và quản lý sử dụng.
+Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài
dùng cho sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất
+Chi phí khác bằng tiền :Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho
việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất .
b) Chi phí ngoài sản xuất
- Chi phí bán hàng:Là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh
trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ ,dịch vụ . Loại chi phí này
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.016
có: Chi phí quảng cáo giao dịch , hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán
hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp :Là các khoản chi phí liên quan đến việc
phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh
nghiệp.Loại chi phí này bao gồm:Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu
quản lý,chi phí đồ dùng văn phòng,chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung toàn
doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí tiếp khách, hội
nghị.
1.1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
- Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành thì giá
thành sảnphẩm được phân biệt thành hai loại:
+ Giá thành sản xuất sản phẩm:Giá thành sản xuất của sản phẩm bao
gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản
xuất chung tính cho sản phẩm sản xuất đã hoàn thành.giá thành sản xuất sản
phẩm được sử dụng để hoạch toán thành phẩm,giá vốn hàng xuất bán, và mức
lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.
+Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ :Bao gồm giá thành sản xuất tính
cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này.Như vậy , giá thành toàn
bộ sản phẩm tiêu thụ tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản
xuất và tiêu thụ , nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận thuần trước
thuế của doanh nghiệp.
-Ngoài ra,nếu phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời
điểm tính giá thành thì giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại:
+Giá thành sản phẩm kế hoạch
+Giá thành sản phẩm định mức
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.017
+giá thành sản phẩm thực tế
1.1.1.3 Vai trò
Trong các doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là
những chỉ tiêu quan trọng luôn được quan tâm vì chúng có mối quan hệ mật
thiết với doanh thu và gắn liền với kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Trên cơ sở đó, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý chi phí và giá
thành sản phẩm là: chi phí chi ra phải thực sự cần thiết, hợp lý, tiết kiệm
không lãng phí; giá thành sản phẩm phải là nhỏ nhất, phải thực là chỉ tiêu
phản ánh đầy đủ những yếu tố chi phí hợp lý nhất mà doanh nghiệp phải chi
ra để sản xuất nên sản phẩm.
Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở
doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăng cường quản lý
tài sản, vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác,
tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm.
Hơn nữa, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là
căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. Đây cũng là khâu trung tâm của toàn
bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng của các phần
hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh
tế và tài chính của doanh nghiệp.
1.3 Đặc điểm của khoản mục chi phí sản xuất và tính giá thành ảnh
hưởng tới công tác kiểm toán Báo cáo tài chính.
Kiểm toán Báo cáo tài chính là hoạt động của các KTV độc lập và có
năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về Báo cáo
tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực và
hợp lý của Báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn , chuẩn mực
đã được thiết lập.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.018
Các nghiệp vụ liên quan đến chi phí và giá thành của một doanh nghiệp
thường phát sinh rất nhiều trong kỳ.Các nghiệp vụ chi phí và giá thành liên
quan đến một lượng lớn các tài khoản kế toán, việc hoạch toán các nghiệp vụ
này cũng là một điều không đơn giản dễ dẫn đến các sai sót nhầm lẫn cũng
như các gian lận làm ảnh hưởng đến các thông tin tài chính của doanh nghiệp.
Việc tính toán và đánh giá chi phí và giá thành chịu chi phối đến nhiều
nguyên tắc kế toán và cũng có nhiều phương pháp tính khác nhau. Khi vận
dụng các nguyên tắc và phương pháp tính đối với các doanh nghiệp lại mang
tính chủ quan, do vậy cũng rất dễ dẫn đến khả năng các sai phạm.
Chi phí và giá thành thường liên quan đến các chỉ tiêu trọng yếu trên các
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Do vậy các sai phạm về chi phí và gia
thành thường ảnh hưởng mang tính trọng yếu đối với toàn bộ hệ thống Báo
cáo tài chính của doanh nghiệp
Khoản mục chi phí và giá thành là khoản mục giữ vị trí trung tâm trong
toàn bộ nội dung công tác kế toán của doanh nghiệp, vì thế khoản mục này có
liên quan trực tiếp đến các khoản mục khác cụ thể :hàng tồn kho, giá vốn, tài
sản cố định............
Như vậy , chi phí và giá thành là một khoản mục được quan tâm đặc biệt
trong quá trình kiểm toán, đây là một khoản mục kiểm toán tương đối khó
khăn và phức tạp, chiếm nhiều thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán bởi nó
mang trong mình những đặc điểm chi phối rất lớn quá trình kiểm toán.
1.1.3 Kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất và giá thành trong doanh nghiệp
+ Mục tiêu của kiểm soát nội bộ chi phí và giá thành trong doanh nghiệp
.hệ thống KSNB là toàn bộ chính sách, thủ tục kiểm soát do doanh nghiệp
thiết lập và duy trì nhằm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tối ưu.Việc
kiểm soát chi phí và giá thành nhằm mục tiêu: Tất cả các chi phí –giá thành
đều được ghi nhận và ghi nhận đúng theo chế độ kế toán. Các nghiệp vụ về
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.019
chi phí –giá thành phát sinh được xác định, cộng dồn và hạch toán một cách
chính xác……..
+ Thủ tục kiểm soát nội cần thiết đối với chi phí sản xuất và giá thành
bao gồm :
-Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:Các
gian lận và sai sót thường gặp trong KSNB chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp:Việc tính toán đánh giá chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh
doanh không chính xác hoặc gian lận có chủ ý của một số người vì lợi ích
riêng ....Do đó,Công ty phải tổ chức thông tin KSNB chi phí NVLTT từ các
chứng từ theo dõi vật tư ban đầu :Kế hoạch sản xuất ,phiếu đề nghị vật tư,
phiếu xuất kho đến các sổ kế toán, thẻ kho….Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần
thiết lập các thủ tục KSNB chi phí NVLTT ở các quá trình:Xuất kho nguyên
liệu vật liệu, hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
-Thủ tục kiểm soát nội bộ chi phí nhân công trực tiếp:Các gian lận và sai
sót thường gặp:Tính tăng hoặc chấm công cho những người nghỉ việc …Do
đó, Công ty càn tổ chức thông tin kiểm soát nội bộ trên các chứng từ và sổ
sách theo dõi :Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ….Bên cạnh
đó, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục KSNB bằng:phân công, phân
nhiệm trong công tác về lao động ,tiền lương.
- Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất chung:Một số gian
lận và sai sót có thể xảy ra đối với những khoản mục khác như:Việc trích
khấu hao có thể bị sai phạm không tuân theo đúng quy định chế độ tài chính.
-Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với chi phí hoạt động:Các gian lận và thủ
tục kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tương tự kiểm
soát chi phí sản xuất chung.
-Thủ tục kiểm soát tổng hợp chi phí sản xuát-giá thành: Đơn vị phải thiết
kế và tổ chức hợp lý các chứng từ sổ sách nhằm tập hợp các chi phí phát sinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0110
theo từng lô hàng hoặc từng quy trình sản xuất. Hạn chế sự sai sót của hệ
thống kế toán chi phí, đơn vị cần thực hiện các thủ tục kiểm tra như đối chiếu
số liệu từ hệ thống với các sổ cái tương ứng, đối chiếu giữa chi phí NVLTT
với sổ chi tiết NVL, giữa chi phí NCTT với bảng thanh toán lương , tính toán
lại chi phí SXC phân bổ cho các lô hàng.Thông tin giá thành sản xuất được
cung cấp ngay khi vừa kết thúc quá trình sản xuất để phục vụ cho quá trình ra
quyết định. Phân tích sự khác biệt giữa chi phí tiêu chuẩn và chi phí thực tế.
1.2 Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá
thành trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá thành
Mục tiêu tổng quát của Báo cáo tài chính là giúp cho Kiểm toán viên và
các Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có được
lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành , có tuân thủ pháp luật
liên quan và có phản ánh truung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay
không. Ngoài ra mục tiêu của Kiểm toán Báo cáo tài chính còn giúp cho đơn
vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao
chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
Dựa trên những đặc điểm của khoản mục và những quy định liên quan
đến chi phí-giá thành thì mục tiêu trên được cụ thể hóa đối với kiểm toán chi
phí-giá thành như sau:
-Sự phát sinh:Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến chi phí được ghi sổ
trong kỳ là phát sinh thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống.
-Tính toán ,đánh giá:Đảm bảo các nghiệp vụ liên quan đến chi phí - giá
thành được xác định theo đúng nguyên tắc và chế độ hiện hành, đúng đắn
không có sai sót.
-Đầy đủ:Các nghiệp vụ chi phí-giá thành phát sinh trong kỳ đều được
phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0111
-Đúng đắn:Các nghiệp vụ chi phí-giá thành phát sinh trong kỳ đều được
phân loại đúng đắn theo đúng quy định của các Chuẩn mực, chế độ kế toán
liên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệp, các nghiệp vụ này được
hoạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán.
Từ các mục tiêu cụ thể trên ta có thể thấy khi thực hiện các cuộc kiểm
toán chi phí –giá thành KTV thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán một
cách đầy đủ và phù hợp để đảm bảo các yêu cầu :
-Hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như công tác hoach toán chi phí-giá
thành tại đơn vị đã đảm bảo việc hoạch toán chi phí-giá thành là trung thực ,
hợp lý và theo quy định chế độ của kế toán hiện hành.
Thông qua thu thập bằng chứng kiểm toán, KTV chứng minh mọi nghiệp
vụ phát sinh liên quan đến chi phí-giá thànhđã được hoạch toán đầy đủ.
Đảm bảo chi phí-giá thành được phân loại đúng đắn ,đã được hoạch toán
chính xác.
1.2.2 Căn cứ để kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá thành.
Để có thể đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu có liên quan đén chi phí-giá
thành trên Báo cáo tài chính, KTV phải dựa trên các thông tin tài liệu sau:
-Các văn bản quy định của nhà nước có liên quan
+200/2014/QĐ- BTC về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
+15/2006/QĐ-BTC về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
+48/2006/QĐ-BTC về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa,
+26 chuẩn mực kế toán,
+37 chuẩn mực kiểm toán,
+ Luật kế toán,
+ Luật lao động,
+ Luật bảo hiểm xã hội,
+ Luật công đoàn,
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0112
+ 203/2009/TT- BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài
sản cố định,
- Các tài liệu của doanh nghiệp:
+ Quy định thành lập doanh nghiệp
+ Điều lệ công ty
+Báo cáo tài chính của năm kiểm toán gồm Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ ,Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh tài chính.
+Bảng cân đối số phát sinh.
+Các sổ kế toán của đơn vị:thẻ kho, sổ theo dõi vật tư.
+Hóa đơn chứng từ liên quan:phiếu xuất kho nguyên vật liệu , bảng lương
+Các quy định quy chế nội bộ của đơn vị
+Các tài liệu liên quan khác.
1.2.3 Các sai phạm thường gặp trong kiểm toán khoản mực chi phí –giá
thành
Đơn vị cố tình sai phạm do hạn chế công tác kế toán.
Sau đây là một số sai phạm thường gặp trong kiểm toán chi phí-giá
thành:
+ Chi phí phản ánh trên báo cáo sổ sách cao hơn chi phí thực tế.
- Doanh nghiệp đã hoạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí
hoạt động tài chính, chi phí phí bất thường, cả những khoản chi không có
chứng từ hoặc có chứng từ gốc nhưng chứng từ gốc không hợp lệ .
-Doanh nghiệp đã hoach toán vào chi phí sản xuất sản phẩm cả những
khoản chi mà theo quy định của Nhà nước không được hạch toán vào chi phí
sản xuất sản phẩm như các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, các khoản
chi phí vượt định mức so với quy định của Nhà nước, các khoản chi đầu tư
xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, các khoản chi ủng hộ các cơ quan,
tổ chưc xã hội.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0113
-Các cán bộ nghiệp vụ tính toán sai về mặt số học, ghi số sai do đó làm
cho chi phí sản xuất ghi trong sổ sách ,báo cáo kế toán có thể tăng lên so với
số phản ánh trên chứng từ kế toán.
- Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất mà thực tế các khoản
chi này chưa phát sinh trong kỳ kế toán.Ví dụ để giảm bớt lãi thực tế, doanh
nghiệp đã trích trước vào chi phí trong năm một khoản chi mà theo quy định
khoản chi này phải trích vào chi phí năm sau.
-Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí trong năm các khoản thực tế dã
chi nhưng do nội dung, tính chất hoặc độ lớn của khoản chi nên theo quy
định các khoản chi này do nhiều kỳ sản xuất.
+Chi phí phản ánh trên báo cáo sổ sách thấp hơn chi phí thực tế như:
- Một số khoản thực tế đã chi nhưng người được giao nhiệm vụ chưa
hoàn thành thủ tục thanh toán
- Một số khoản thực tế đã chi nhưng do chứng từ thất lạc mà doanh
nghiệp không có
- các biện pháp cần thiết để có chứng từ hợp lệ nên khoản chi này
không được hạch toán vào chi phí trong kỳ mà vẫn treo ở TK nợ phải thu, ứng
trước cho nhà cung cấp.
- -Doanh nghiệp đã hạch toán các khoản chi cho những công việc chưa
hoàn thành trong kỳ kế toán cao hơn so với chi phí thực tế của những công
việc này.
Những sai phạm thường gặp này do nhiều nguyên nhân song nguyên
nhân chủ yếu là do nhân viên kế toán chưa nắm được đầy đủ các quy định về
hạch toán chi phí hoặc do sự hạn chế về trình độ chuyên môn của các nhân
viên kế toán, cũng có thể vì một lí do nào đó nhân viên kế toán đã hạch toán
không đúng quy định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0114
1.3 Lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá
thành trong kiểm toán báo cáo tài chính
Để thực hiện cuộc kiểm toán có hiệu quả thì cần phải xây dựng một quy
trình kiểm toán cụ thể và phù hợp với mục tiêu đề ra. Thông thường một cuộc
kiểm toán gồm :
- Lập kế hoạch kiểm toán
- Thực hiện kiểm toán
- Kết thúc kiểm toán.
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 300 Lập kế hoạch kiểm toán thì “Kế
hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán
phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh
trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm
ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn.”
Kế hoạch kiểm toán gồm 3 bộ phận:
- Kế hoạch chiến lược
- Kế hoạch tổng thể
- Chương trình kiểm toán
Trong đó, kế hoạch chiến lược chỉ được lập cho những cuộc kiểm toán
quy mô lớn hay kiểm toán nhiều năm. Kế hoạch tổng thể và chương trình
kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng
thể phải đầy đủ, chi tiết, làm cơ sở để lập Chương trình kiểm toán. Chương
trình kiểm toán được thiết kế cho từng phần hành khác nhau.
Trong phạm vi nghiên cứu này, kế hoạch kiểm toán chi phí sản xuất sản
phẩm chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch kiểm toán tổng thể và cũng có
chương trình kiểm toán riêng biệt được trình bày qua 5 bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0115
Bước 2: Thu thập thông tin về khách hàng
Bước 3: Thực hiện thủ tục phân tích
Bước 4: Nghiên cứu HTKSNB, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Bước 5: Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm
toán chi phí sản xuất sản phẩm
 Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải thực
hiện việc lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp tham gia kiểm toán
chi phí sản xuất –giá thành và phân bổ thời gian thực hiện kiểm toán chi phí
sản xuất –giá thành.
Lựa chọnđộingũ nhân viên thíchhợp cho cuộc kiểm toánkhông chỉ hướng
tới hiệu quả củacuộc kiểm toánmà cũng phảituân thủ các chuẩnmực kiểm toán
chung được thừanhận (GASS). Khiphân công đội ngũ nhân viên tham gia kiểm
toánCPSX-GT cần chú ý lựa chọn những nhân viên kiểm toán có kiến thức và
kinh nghiệm, hiểu biết sâu về lĩnh vực sản xuất của khách hàng.
Căn cứ vào thời gian của cả cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính và mức độ
trọng yếu của CPSX -GT, trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân bổ thời gian kiểm
toán CPSX -GT thích hợp để đảm bảo thực hiện cả kế hoạch kiểm toán.
 Bước 2: Thu thập thông tin về khách hàng
Kiểm toán viên thực hiện thu thập thông tin về khách hàng nhằm có
được những hiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị, hệ thống kế toán và hệ
thống kiểm soát nội bộ cũng như các vấn đề tiềm ẩn, từ đó xác định được
trọng tâm của cuộc kiểm toán và từng phần hành Kiểm toán.
Thứ nhất: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Đối
với việc kiểm toán chi phí sản xuất –giá thành thì cần thu thập các chứng từ
pháp lý và sổ sách như: Các hợp đồng mua bán, các kế hoạch sản xuất….
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0116
Thứ hai: Tìm hiểu về tình hình kinh doanh của khách hàng. Theo chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”, đoạn
hai dẫn: “Để thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có
hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích
được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của các đơn vị được kiểm
toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài
chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán”.
Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của đơn vị và những hiểu biết về
khía cạnh đặc thù về tổ chức cơ cấu như cơ cấu tổ chức, dây chuyền sản xuất,
cơ cấu vốn. Với phần hành kiểm toán chi phí sản xuất –giá thành, kiểm toán
viên cần quan tâm đến các thông tin như:
- Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách hàng: Việc tìm
hiểu những thông tin này sẽ giúp cho kiểm toán viên biết rằng chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh là như thế nào so với tổng chi phí
mà doanh nghiệp bỏ ra cũng như thu nhập mà doanh nghiệp thu được từ hoạt
động sản xuất kinh doanh đó và chúng có ảnh hưởng như thế nào đến báo cáo
tài chính của khách hàng.
- Môi trường kinh doanh và các yếu tố ngoài sản xuất kinh doanh có tác
động đến khách hàng như: Kinh tế, xã hội, pháp luật.
- Những mục tiêu của khách hàng và chiến lược mà ban lãnh đạo khách
hàng đặt ra để đạt tới mục tiêu này. Các mục tiêu chiến lược đó sẽ cho biết
trong tương lai doanh nghiệp sẽ chi tiêu cho chi phí sản xuất sản phẩm như
thế nào
 Bước 3: Thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích được thực hiện trong tất cả các cuộc kiểm toán và
trong tất cả các giai đoạn kiểm toán.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0117
Theo định nghĩa của Chuẩn mực kiểm toán số 520 Quy trình phân tích,
thủ tục phân tích “là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan
trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ
có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so
với giá trị đó dự kiến” .
Ở trong giai đoạn này, IFC thường áp dụng các thủ tục phân tích để đánh
giá sơ bộ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gồm:
- Cơ cấu tài sản: Tổng TSCĐ/ Tổng tài sản; Tổng TSLĐ/ Tổng tài sản
- Cơ cấu vốn: Tổng nợ phải trả/ Tổng NV; Tổng NVCSH/ Tổng NV
- Tỷ suất khả năng thanh toán:
• Tỷsuất khả năng thanh toán hiện thời = Tổng TSLĐ/ Tổng Nợ ngắn hạn
• Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh = (Vốn bằng tiền + Đầu tư tài chính
ngắn hạn + Các khoản phải thu)/ Tổng số nợ phải trả
- Tỷ suất khả năng sinh lời:
• Tỷ suất khả năng sinh lời của tài sản = (Lợi nhuận kinh doanh trước
thuế + Chi phí tiền lãi)/ Tổng giá trị tài sản bình quân
• Tỷsuất khả năng sinh lời của vốn kinh doanh = Lợi nhuận/ Vốn kinh doanh
• Tỷ suất hiệu quả kinh doanh = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh/ Tổng doanh thu bán hàng bình quân
- Số vòng luân chuyển hàng tồn kho:
• Số vòng luân chuyển hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ số dư tồn kho bình
quân.
• Thời gian một vòng luân chuyển hàng tồn kho = 365/ số vòng luân
chuyển hàng tồn kho
 Bước 4: Nghiên cứu HTKSNB, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trọng yếu và rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lập kế hoạch
kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán cũng như việc đưa ra kết luận
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0118
kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán số 300 Lập kế hoạch kiểm toán thì
trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, KTV phải “xác định những
vùng kiểm toán trọng yếu và xác định mức độ trọng yếu cho từng mục tiêu
kiểm toán”. Khi KTV nhận thấy mức trọng yếu chấp nhận được là thấp thì rủi
ro kiểm toán sẽ tăng lên.
Quy trình vận dụng tính trọng yếu được chia làm 2 giai đoạn:
- Bước 1: Ước lượng sơ bộ mức trọng yếu của BCTC
- Bước 2: Phân bổ mức trọng yếu ban đầu về trọng yếu cho các
khoản mục trên BCTC.
Bước 1- Ước lượng sơ bộ mức trọng yếu ban đầu
Tại IFC, một số chỉ tiêu thường được sử dụng cho việc xác định mức
trọng yếu ban đầu (Planing materiality –PM) gồm: Lợi nhuận trước thuế,
doanh thu và tổng tài sản. Trong điều kiện hoạt động bình thường và liên tục
của doanh nghiệp, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thường được sử dụng bởi lẽ
đây là chỉ tiêu được đông đảo đối tượng quan tâm nhất. Trong điều kiện mà
hoạt động kinh doanh thua lỗ liên tục, thì chỉ tiêu lỗ trước thuế vẫn được IFC
xem xét là phù hợp, tuy vậy cần có sự giải trình lí do.
Các trường hợp mà việc sử dụng cơ sở khác cho việc xác định PM được
IFC dẫn ra minh hoạt như:
- Kết quả hoạt động của doanh nghiệp hòa vốn
- Trong giai đoạn mới thành lập, kết quả kinh doanh của khách hang
thường dao động mạnh
- Trong những nghành nghề kinh doanh mà tổng tài sản là thước đo chủ
đạo để đánh giá qui mô, hoạt động của đơn vị
- Tại những khách thể có ít hoặc không có hoặt động kinh doanh
- Tại nhưng khách thể mà lợi nhuận trước thuế không phản ánh đúng
quy mô của đơn vị...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0119
Nếu cơ sở để xác định PM được xác định là lợi nhuận trước thuế thì PM
sẽ được xác định bằng một số tuyệt đối không được lớn hơn 5% của lợi
nhuận trước thuế. Còn nếu cơ sở được xác định là tổng doanh thu hay tổng tài
sản, thì PM được xác định bằng một con số tuyệt đối không lớn hơn 0.5%
tổng doanh thu hay tổng tài sản.
IFC đã đưa ra bảng hướng dẫn cho KTV trong việc xác định cơ sở cho
PM đối với từng loại khách thể kiểm toán như sau
Bảng 1.1. Bảng hướng dẫn xác định mức trọng yếu ban đầu
Loại hình khách hàng Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng
Công ty đăng ký trên
thị trường chứng khoán
Lợi nhuận trước thuế 5%-10%
Công ty không đăng ký
trên thị trường chứng
khoán
Tổng tài sản lưu động 2%
Vốn chủ sở hữu 2%
Lợi nhuận sau thuế 10%
Tổng doanh thu 0.5%-3%
Chi nhánh của công ty
xuyên quốc gia
Mức trọng yếu được xây dựng trên cơ sở doanh
thu và mức độ cao hơn 2% với công ty không đăng
ký trên thị trường chứng khoán ngang bậc. Mức độ
trọng yếu ở chi nhánh phải thấp hơn ở công ty mẹ.
Bước 2: Phân bổ mức trọng yếu ban đầu về trọng yếu cho các khoản
mục trên BCTC
Tại IFC mức trọng yếu cho các khoản mục (monetary precision- MP)
được tính toán theo công thức: MP = 80% - 90% * PM.
Tất cả các khoản mục trên BCTC đều được có giá trị về mức trọng yếu
là như nhau. Tuy nhiên, đối với một số khoản mục nhất định trên BCTC, một
giá trị tuyệt đối nhỏ hơn có thể được áp dụng làm mức trọng yếu cho một vài
khoản mục sau khi KTV xem xét đến các yếu tố định tính. Trong những
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0120
trường hợp như vậy, KTV (thành viên ban giám đốc) sẽ phải sử dụng xét
đoán nghề nghiệp của mình để xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục
phù hợp dựa trên việc xem xét cụ thể các yếu tố để đi đến kết luận rằng các
khoản mục đó có ảnh hưởng đáng kể đối với các quyết định kinh tế của
người sử dụng BCTC. Ví dụ cụ thể như, các đối tượng sử dụng BCTC có thể
dễ bị ảnh hưởng bởi các sai phạm nhỏ hơn MP xác định chung cho các khoản
mục nếu các sai phạm này liên quan đến các nghiệp vụ liên quan đến bên thứ
3. Hoặc nếu có sai phạm lên quan đến các hoạt động bất thường dẫn đến kết
quả kinh doanh chuyển từ lỗ sang lãi hoặc ngược lại trong các niên độ kế toán
gần nhau. Khi đó, các quyết định kinh tế của đối tượng sử dụng BCTC có thể
bị ảnh hưởng bởi các sai phạm liên quan đến khoản mục này và do đó, một
con số thấp hơn PM là thích hợp nhằm giảm rủi ro kiểm toán. Bất cứ khoản
mục nào sử dụng một giá trị PM nhỏ hơn mức PM được xác định trên cơ sở
chung cần phải được giải trình và trình bày trên GTLV của KTV.
Đánh giá rủi ro kiểm toán
Trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 Đánh giá rủi ro và kiểm
soát nội bộ có nói: “KTV phải có được hiểu biết đầy đủ về hệ thống kế toán
và hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá thái độ, mức độ quan tâm và sự can
thiệp của các thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc với kiểm
soát nội bộ và đánh giá khả năng của kiểm soát nội bộ của khách hàng trong
việc ngăn ngừa, phát hiện các sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính”.
Đây được coi là công việc rất quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán. Đánh giá HTKSNB và rủi ro kiểm soát đối với cuộc kiểm toán
không chỉ để xác minh tính hiện hữu của KSNB mà cũng làm cơ sở cho việc
xác định phạm vi của các thử nghiệm cơ bản trong giai đoạn thực hiện kiểm
toán. Tại IFC, mô hình đánh giá HTKSNB được tiến hành theo sau:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0121
Bảng 1.2 Mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán
Các loại rủi ro Không rủi ro đặc biệt Rủi ro đặc biệt
Rủi ro tiềm tàng 1.0 1.0 0.0 0.0
Rủi ro kiểm soát 1.3 0.0 1.3 0.0
Rủi ro phát hiện 0.7 2.0 1.7 3.0
Tổng cộng 3.0 3.0 3.0 3.0
Theo mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán của IFC. Ban đầu, dựa vào kinh
nghiệm của KTV về khách hàng kiểm toán để đưa ra ý kiến về có hay không
rủi ro đặc biệt đối với lĩnh vực khách hàng kinh doanh. Sau đó, dựa vào các
thủ tục kiểm soát như phỏng vấn, quan sát, thực hiện lại, KTV sẽ đưa ra mức
đối với rủi ro tiềm tàng hoặc rủi ro kiểm soát.
Khác với các công ty khác, tại IFC sẽ chỉ có 2 mức đánh giá cho rủi ro
tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. ( 0 và 1 cho rủi ro tiềm tàng; 0 và 1,3 cho rủi ro
kiểm soát)
Rủi ro của toàn cuộc kiểm toán sẽ được ấn định ở mức 3.0.
 Bước 5: Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình
kiểm toán chi phí sản xuất sản phẩm
Trên cơ sở những hiểu biết chung về tình hình kinh doanh, nghĩa vụ
pháp lý và HTKSNB của khách hàng, KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm toán
tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán.
- Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể sẽ
giúp KTV thu thập được các bằng chứng đầy đủ và tin cậy nhằm hạn chế các
sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý và giữ uy tín cho công ty kiểm toán
của mình. Đồng thời kế hoạch kiểm toán chung sẽ giúp tăng cường hiệu quả
hợp tác giữa KTV và khách hàng, giữ cho phí kiểm toán ở mức hợp lý, tăng
cường khả năng cạnh tranh của công ty kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm
toán tổng thể là cơ sở giúp KTV soạn thảo chương trình kiểm toán cụ thể cho
từng khoản mục hay từng thông tin tài chính.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0122
Trong kiểm toán chi phí sản xuất –giá thành, KTV cần chú ý đến kế
hoạch kiểm toán tổng thể trước những nội dung sau:
 Thông tin về hoạt động của khách hàng: KTV chú ý đến môi trường,
lĩnh vực hoạt động của khách hàng, tình hình kinh doanh của khách hàng
(những thay đổi về công nghệ sản xuất, thay đổi về nhà cung cấp)
 Hiểu biết về hệ thống kế toán, HTKSNB đối với quá trình hạch toán
chi phí sản xuất –giá thànhsản phẩm.
 Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu: KTV quan tâm đến việc
phân bổ mức trọng yếu của các khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận sau
thuế.
 Nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán: Thông thường,
chi phí sản xuất sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh
nghiệp. do đó KTV cần nhiều thời gian để kiểm toán.
 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể: Trong đó tổng hợp về rủi ro
tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, mức trọng yếu, phương pháp kế toán, thủ tục kiểm
toán và tham chiếu đối với chi phí sản xuất sản phẩm.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0123
Bảng 1.3 Chương trình kiểm toán chi phí sản xuât và giá thành
Tham chiếu
Ngày
thực hiện
Người thực
hiện
1. LẬP BIỂU TỔNG HỢP
1.1 Lập Biểu tổng hợp về chi phí sản
xuất, giá thành sản xuất và chi phí
SXKD dở dang.
1.2 Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu
tổng hợp, Bảng cân đối số phát
sinh, sổ cái với số dư cuối năm
trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm
trước (nếu có).
1.3 Đối chiếu số liệu cuối năm/kỳ trên
Biểu tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết.
2. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
2.1 Xem xét xem chínhsánh kế toán áp
dụng cho Phương pháp đánh giá
sản phẩm dở dang và có phù hợp
với các chuẩn mực kế toán (cần đặc
biệt chú ý đến VAS 2, VAS 15,
VAS 16), các thông tư hướng dẫn
thực hiện chuẩn mực của Bộ Tài
chính, chế độ kế toán và các văn
bản khác của Nhà nước liên quan
đến doanh nghiệp không.
2.2 Xem xét xem chínhsánh kế toán áp
dụng nêu trên có phù hợp với quy
trình sản xuất, hoạt động kinh
doanh của đơn vị
2.3 Xem xét xem chínhsách kế toán áp
dụng cho việc đánh giá sản phẩm
dở dang có nhất quán với năm trước
không. Trường hợp có thay đổi
trong chính sách kế toán đơn vị có
tuân thủ theo hướng dẫn của VAS
29 không.
3. KIỂM TRA HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT
Kiểm tra các hoạt động kiểm soát
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0124
Tham chiếu
Ngày
thực hiện
Người thực
hiện
chủ yếu và các kết luận về việc thiết
lập và hoạt động hữu hiệu của hệ
thống trong kỳ. Xác định các cơ sở
dẫn liệu có ảnh hưởng quan trọng
được đảm bảo bởi việc kiểm tra hệ
thống.
4. THỦ TỤC PHÂN TÍCH
4.1.So sánh sự biến động của từng loại
chi phí sản xuất, chi phí SXKD dở
dang giữa năm nay/kỳ này với
năm/kỳ trước, giữa thực tế với kế
hoạch, giữa các tháng (quý) trong
năm/kỳ.
4.2.So sánh số liệu của năm nay với
năm trước, năm nay với kế hoạch
về giữa tỷ trọng từng loại chi phí so
với tổng chi phí sản xuất.
4.3. So sánh định mức tiêu hao
nguyên vật liệu so với chi phí thực
tế phát sinh, nếu chênh lệch bất
thường (lớn) tìm hiểu nguyên nhân
và giải thích
4.4.So sánh CPSXSPDD cuối kỳ bình
quân của mỗi sản phẩm với giá
thành công xưởng (giá thành nhập
kho) của từng sản phẩm tương ứng.
Nếu có sự bất thường tìm nguyên
nhân.
4.5.Thu thập bảng tổng hợp chi tiết
tính giá thành và sản phẩm dở dang
của từng loại sản phẩm theo số dư đầu
kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
Đối chiếu với năm trước, sổ chi tiết, sổ
kế toán tổng hợp và BCTC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0125
Tham chiếu
Ngày
thực hiện
Người thực
hiện
4.6.Tính giá thành bình quân đơn vị
sản phẩm (tổng giá thành sản
xuất/số sản phẩm). So sánh giá
thành đơn vị thực tế kỳ này với các
kỳ trước và với kế hoạch.
Xem xét có sự chênh lệch đột biến
và quá lớn giữa kỳ này với các kỳ
trước, giữa thực tế với kế hoạch về
giá thành đơn vị không. Kiểm tra
và phân tích thêm nếu số chênh
lệch là trọng yếu
4.7.Xem xét ảnh hưởng của các kết
quả phân tích đến các thủ tục kiểm
tra chi tiết.
5. THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT
5.1. Kiểm tra việc tập hợp chi phí sản
xuất:
5.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chọn mẫu __ nghiệp vụ và kiểm
tra các chứng từ chứng minh
Kiểm tra số lượng vật liệu thực tế
tiêu hao cho một đơn vị sản
phẩm, so sánh với định mức tiêu
hao vật tư để đánh giá tính hợp
lý.
5.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp (kết
hợp với phần hành tiền lương):
Xem xét, đối chiếu số liệu của
bảng tính và phân bổ tiền lương,
các khoản trích theo lương với
số liệu trên sổ cái tài khoản chi
phí, đánh giá tính hợp lý của
việc phân bổ so với quy trình
sản xuất thực tế của đơn vị
Tính toán, xác định và so sánh
chi phí tiền lương thực tế trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0126
Tham chiếu
Ngày
thực hiện
Người thực
hiện
một đơn vị sản phẩm với định
mức chi phí tiền lương tương
ứng đối với từng loại sản phẩm.
5.1.3. Chi phí sản xuất chung:
Kết hợp với các phần hành khác
như Khấu hao TSCĐ, chi phí
NVL và nhân viên quản lý phân
xưởng, chi phí khác bằng tiền…
để kiểm tra chứng từ của các
khoản chi phí phát sinh
Xem xét và đánh giá tính hợp lý
trong việc phân bổ chi phí sản
xuất chung theo đối tượng tập
hợp chi phí và tính giá thành sản
xuất.
5.2.Kiểm tra việc đánh giá sản phẩm dở
dang cuối năm/kỳ trong năm/kỳ tại,
báo cáo sản xuất, biên bản đánh giá
sản phẩm dở dang.
5.3.Trên cơ sở tài liệu đã thu thập bảng
tính giá thành, báo cáo sản xuất,
biên bản đánh giá sản phẩm dở
dang
 Thực hiện đối chiếu các thông tin
trên các báo cáo này với nhau và
các khoản chi phí đó tập hợp ở
trên.
 Chọn mẫu và thực hiện tính toán
lại một số khoản mục quan trọng.
6. RÀ SOÁT TỔNG THỂ
Đọc lướt qua sổ chi tiết chi phí sản
xuất, chi phí SXKD dở dang để
phát hiện các khoản mục bất
thường và kiểm tra với chứng từ
gốc.
7. TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0127
Tham chiếu
Ngày
thực hiện
Người thực
hiện
Xem xét việc phân loại, trình bày
và công bố Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang trên Báo cáo tài
chính có phù hợp với Chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán áp dụng ở
trên không.
8. CÁC THỦ TỤC KIỂM TRA BỔ
SUNG
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1Thực hiện khảo sát kiểm soát đối với chi phí sản xuất và giá thành.
Cũng giống như quá trình kiểm toán các chu kỳ khác trước khi xem xét
quyết định phạm vi các thử nghiệm cơ bản sẽ được áp dụng , Kiểm toán viên
phải tiến hành nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
nhằm đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chi phí và giá thành. Việc nghiên cứu
và đánh giá thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thông qua
các thủ tục kiểm soát.
Việc nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị với chi
phí - giá thành cũng được triển khai thực hiện để đánh giá trên hai giác độ
:Việc thiết kệ hệ thống có phù hợp đảm bảo khả năng kiểm soát hay không và
quá trình tổ chức thực hiện có đảm bảo tính liên tục nhằm duy trì tính hiệu lực
của hệ thống trong quá trình hoạt động của đơn vị hay không.
Các kỹ thuật khảo sát thường được áp dụng là kiểm tra các tài liệu các
quy định của đơn vị về việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống,
quan sát quá trình vận hành của hệ thống, phỏng vấn những người có trách
nhiệm với việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống, kiểm tra các
tài liệu và dấu hiệu chứng minh cho kiểm soát nội bộ được thực hiện.
Thông qua tìm hiểu sơ bộ ban đầu và có những hiểu biết nhất định về hệ
thống kiểm soát nội bộ của đơn vị liên quan đến chi phí-giá thành kiểm toán
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0128
viên có thể mô tả lại hệ thống bằng các bảng câu hỏi. Trên cơ sở đó Kiểm
toán viên sẽ đưa ra đánh giá sơ bộ ban đầu vệ hệ thống trên cả hai giác độ
:Việc thiết kế và quá trình vận hành của hệ thống. Với đánh giá sơ bộ này
kiểm toán viên sẽ tiếp tục thực hiện các khảo sát kiểm soát chi tiết để kiểm tra
và đánh giá một cách cụ thể hơn hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp.
Mục tiêu của KSNB Thủ tục kiểm soát
-Đảm bảo cho các
nghiệp vụ chi phí giá
thành được phê chuẩn
đúng đắn
-Kiểm tra xem có quy luật chặt chẽ về việc phê
chuẩn các nghiệp vụ
-Kiểm tra xem có tuân thủ tuyệt đối các quy định
đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ này.
-Kiểm tra quá trình kiểm soát độc lập đối với sự
phê chuẩn.
-Đảm bảo cho các
nghiệp vụ chi phí –giá
thành có căn cứ hợp lý
-Kiểm tra xem có đầy đủ chứng từ và tài liệu liên
quan đến nghiệp vụ như:Các đề nghị về nghiệp
vụ, hợp đồng , biên bản giao nhận hóa đơn, phiếu
xuất kho.
-Kiểm tra xem các chứng từ có hợp pháp hợp lệ
không đã được xử lý để đảm bảo không bị tẩy
xóa sửa chữa và đã được kiểm soát nội bộ.
-Kiểm tra các chứng từ và tài liệu có liên quan có
được đánh số và quản lý theo số trên các sổ chi
tiết.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0129
-Đảm bảo sự đánh giá
đúng đắn hợp lý của
nghiệp vụ chi phí-giá
thành
-Kiểm tra các chính sách đánh giá, phân bổ của
đơn vị chi phí-giá thành.
-Kiểm tra về kiểm soát nội bộ đối với quá trình
kiểm kê sản phẩm làm dở, vật liệu không sử dụng
hết ở bộ phận sản xuất cuối kỳ
-Kiểm tra so sánh số liệu trên hóa đơn mua bán,
với số liệu trên hợp đồng và các chứng từ nhập
xuất, số liệu trên các biên bản giao nhận với số
liệu trên các chứng từ nhập kho và số liệu của bộ
phận quản lý sản xuất
-Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi các
nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ
-Kiểm tra về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn
vị đối với quá trình tính toán đánh giá phân bổ
chi phí và giá thành sản phẩm.
-Đảm bảo cho việc phân
loại và hạch toán đúng
đắn các nghiệp vụ về
chi phí và giá thành
-Kiểm tra các chính sách phân loại chi phí-giá
thành phù hợp với các yêu cầu quy định liên quan
và đặc điểm quản lý , sử dụng của đơn vị
-Kiểm tra xem có đầy đủ sơ đồ hạch toán các
nghiệp các nghiệp vụ chi phí-giá thành, kết
chuyển giá thành sản phẩm và giá vốn của sản
phẩm tiêu thụ
-Kiểm tra có đầy đủ các quy định về trình tự ghi
sổ các nghiệp vụ có liên quan đến chi phí-giá
thành từ các sổ kế toán chi tiết đến sổ kế toán
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0130
tổng hợp
-Kiểm tra xem có chính sách kiểm tra nội bộ đối
với nội dung trên
-Đảm bảo cho việc hạch
toán đầy đủ , đúng kỳ
các nghiệp vụ chi phí-
giá thành
-Kiểm tra mỗi tài liệu liên quan đến chi phí –giá
thành đều phải được đánh số và theo dõi quản lý
chặt chẽ
-Kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh
phải được thực hiện kịp thời ngay sau khi các
nghiệp vụ xảy ra và hoàn thành
-Kiểm tra quá trình kiểm soát độc lập với nội
dung trên
Đảm bảo sự cộng dồn(
tính toán tổng hợp)
đúng đắn đối với chi phí
–giá thành
-Kiểm tra xem số liệu có được tính toán tổng hợp
đầy đủ, chính xác
-Kiểm tra xem quá trình kiểm tra nội bộ các kết
quả tính toán
-Kiểm tra việc so sánh các số liệu tổng hợp từ các
sổ chi tiết với các sổ tổng hợp
1.3.2.2 Khảo sát cơ bản đối với chi phí và giá thành
1.3.2.2.1 Các thủ tục phân tích
Tiến hành so sánh tổng chi phí sản xuất năm nay so với năm trước. So
sánh nội dụng và phát sinh các khoản mục chi phí kỳ này so với kỳ trước,
giữa các tháng trong kỳ để tìm ra biến động bất thường
-So sánh tỷ trọng của từng loại chi phí so với tổng chi phí sản xuất
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0131
-So sánh định mức tiêu hao nguyên vật liệu so với chi phí thực tế phát
sinh, để tìm ra những biến động bất thường
-So sánh chi phí SPDD cuối kỳ bình quân của mỗi sản phẩm với giá
thành nhập kho của từng sản phẩm tương ứng
-Thu thập bảng tổng hợp chi tiết tính giá thành và sản phẩm dở dang của
từng loại sản phẩm theo số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Đối
chiếu với năm trước, sổ chi tiết, sổ tổng hợp và BCTC
1.3.2.2.2 Kiểm tra chi tiết chi phí-giá thành
a) Đối với quá trình tập hợp chi phí
+Đối với Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kiểm toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện theo 3 thủ
tục: Thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết.
Thủ tục kiểm soát
Thực hiện các thủ tục kiểm soátđốivới khoản mục chi phí NVLTT là việc
KTV kiểm tra các quy định về chi phí nguyên vật liệu và sự tuân thủ các quy
định này tại đơn vị được kiểm toán. Cụ thể, KTV xem xét các nội dung sau:
- Kiểm tra việc tổ chức quản lý và theo dõi quá trình sản xuất ở các bộ
phận sản xuất, quy trình làm việc của các bộ phận kiểm tra chất lượng và tính
độc lập của đội ngũ cán bộ công nhân viên làm các công việc trên.
- Kiểm tra việc ghi nhật ký và lập các báo cáo địnhkỳ của các bộ phận sản
xuất. KTV kiểm tra dấu hiệu của KSNB đối với các báo cáo kiểm định chất
lượng sản phẩm, các bảng tập hợp chi phí sản xuất, phiếu xin lĩnh vật tư,…
- Quan sát việc quản lý, bảo quản vật tư, sản phẩm dở dang ở các bộ
phận sản xuất, quy trình và thủ tục kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang.
- Xem xét quy trình lập, luân chuyển chứng từ và sử dụng chứng từ kế
toán cùng các tài liệu liên quan. Kiểm tra việc ghi sổ kế toán và quy trình
hạch toán CPNVL ở bộ phận kế toán.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0132
- Xem xét việc đốichiếu số liệu giữa bộ phậnkho và bộ phận kế toán, giữa
kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có được thực hiện thường xuyên không
thông qua phỏng vấn nhân viên của đơn vị và kiểm tra dấu hiệu của KSNB.
Thủ tục phân tích
Kiểm toán viên thường sử dụng các thủ tục sau:
- So sánh CPNVLTT giữa kỳ này với kỳ trước hoặc với kế hoạch để phát
hiện các biến động bất thường.
- So sánh CPNVLTT của đơn vị kiểm toán với toàn ngành.
- So sánh tổng CPNVLTT sử dụng trong kỳ và tổng giá thành sản phẩm
hoàn thành trong kỳ.
- So sánh tổng chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ và tổng khối
lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Một số tỷ suất quan trọng mà KTV thường sử dụng là:
+ Tỷ suất chi phí nguyên vật liệu trên giá thành sản phẩm.
+ Tỷ suất chi phí nguyên vật liệu trên khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Phân tích hai tỷ suất trên cho phép KTV thấy được tính hợp lý của chi
phí nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh.
Kiểm tra chi tiết
Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp bao gồm:
 Với mục tiêu sự hiện hữu hoặc phát sinh: Kiểm tra các phiếu yêu cầu sử
dụng vật tư và sựphê duyệtcủa các phiếu yêu cầu đó (kiểm tra chữ ký của người
có thẩm quyền). Đồng thời kiểm tra các chứng từ, sổ sách liên quan đến việc
hạch toánnghiệp vụ xuất vật tư như lệnh sản xuất, đơnđặthàng của khách hàng,
phiếu xuất kho và các sổ chi tiết nhằm đảm bảo tính có thật của các nghiệp vụ.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0133
 Với mục tiêu “chính xác”:
- Lập bảng kê vật tư cho từng đối tượng sử dụng trong kỳ; đối chiếu với
Sổ chi tiết của từng loại vật tư và sổ sách (Sổ theo dõi vật tư sử dụng và Báo
cáo vật tư sử dụng) được bộ phận sản xuất của đơn vị ghi chép một cách độc
lập trong kỳ. Tính toán xác định lượng vật tư tiêu hao thực tế cho một đơn vị
sản phẩm và so sánh với định mức tiêu hao vật tư mà đơn vị đó xác định;
trong trường hợp phát sinh chênh lệch thì phải làm rõ nguyên nhân của các
chênh lệch này và xác định các khoản vật tư sử dụng vượt định mức đó xác
định của đơn vị.
- Kiểm tra việc tính giá vật tư xuất kho: Tiến hành tính toán lại giá vật tư
xuất kho
 Mục tiêu “Sự đầy đủ”: Đối chiếu số tiền ghi Nợ TK 621 trước Sổ cái
TK 621 với đối ứng có các TK 152,153 và với số liệu tương ứng trước các
phiếu sử dụng vật tư ở bộ phận sản xuất để kiểm tra việc ghi sổ của các
nghiệp vụ xuất kho vật tư có được ghi chép đầy đủ hay không.
Đối với các nghiệp vụ mua NLV về dùng ngay không qua kho, đối chiếu
số tiền ghi Nợ TK 621 trước Sổ cái TK 621 với các hóa đơn mua hàng…
 Mục tiêu “đánh giá”:
- Kiểm tra nội dung CPNVLTT mà đơn vị xác định trong kỳ xem có phù
hợp với các quy định, với đặc điểm chi phí của đơn vị hay không?
- Kiểm tra quá trình phân bổ CPNLVTT cho các đối tượng (trong trường
hợp CP NVLTT được tập hợp và phân bổ gián tiếp)
- Kiểm tra quá trình hạch toán các khoản CPNVLTT, đặc biệt lưu ý đến
việc hạch toán các khoản vật tư không sử dụng hết cuối kỳ ở bộ phận sản xuất
và việc hạch toán các khoản CP NVLTT vượt mức bình thường phát sinh
trong kỳ (các khoản này phải hạch toán vào CPSXKD- GVHB để ghi giảm lợi
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0134
nhuận trong kỳ mà không được tính vào giá thành sản phẩm sản xuất ra trong
kỳ).
 Mục tiêu “ tính đúng kỳ”: Kiểm tra ngày tháng ghi trước chứng từ như
phiếu xuất kho, đối chiếu với ngày tháng ghi trước sổ sách kế toán để đảm
bảo các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ được hạch toán đúng.
1.3.2.2 Đối với chi phí nhân Công trực tiếp
CPNCTT luôn được xem là một khoản mục trọng yếu vì việc phân bổ
chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí không đúng đắn sẽ
dẫn đến sai lệch về giá trị hàng tồn kho và do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Vì vậy, kiểm toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp đóng
vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán chi phí sản
xuất nói riêng. Kiểm toán CPNCTT cũng được thực hiện theo 3 thủ tục: thủ
tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết.
Thủ tục kiểm soát
Thực hiện thủ tục kiểm soát đối với khoản mục CPNCTT là việc soát xét
HTKSNB về chi phí tiền lương và các vấn đề liên quan đến tiền lương trong
doanh nghiệp. Các thủ tục bao gồm:
- Xem xét việc tuân thủ các văn bản quy định của nhà nước và của doanh
nghiệp về lao động, tiền lương như: Các quy định về tuyển dụng và quản lý
lao động, quy chế quản lý và sử dụng lao động, thoả ước lao động,…Kiểm tra
việc này thông qua phỏng vấn ban giám đốc và bộ phận nhân sự ở đơn vị
khách hàng.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý lao động và tiền lương như
kiểm tra việc thực hiện các quy định về tuyển dụng, đề bạt nhân viên, kiểm tra
việc thực hiện các quy định về định mức tỷ lệ tiền lương trên giá thành sản
phẩm hoặc lợi nhuận kinh doanh.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0135
- Kiểm tra việc phân bổ chi phí tiền lương và đối tượng sử dụng lao
động, kiểm tra tính nhất quán trong hạch toán chi phí tiền lương tại các bộ
phận chịu chi phí.
Thủ tục phân tích
Để đánh giá được tính hợp lý của tổng chi phí tiền lương của đơn vị cũng
như chi phí tiền lương của từng bộ phận, KTV cần đi sâu vào các thủ tục phân
tích sau:
- So sánh số dư của tài khoản chi phí tiền lương với các năm trước.
- So sánh chi phí tiền lương giữa các kỳ, các bộ phận với nhau để thấy
được những biến động bất thường của một kỳ hay một bộ phận nào đó, giữa
chi phí tiền lương với sản lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc doanh thu đã thực
hiện.
- So sánh tỷ lệ chi phí tiền lương gián tiếp với tiền lương trực tiếp; giữa
tiền lương gián tiếp và tiền lương trực tiếp của kỳ này với kỳ trước.
- So sánh mức đơn giá tiền lương của kỳ này với mức đơn giá tiền lương
của kỳ trước. Nếu có biến động bất thường thì phải tìm hiểu nguyên nhân là
do thay đổi của Nhà nước, của ngành hay do đơn vị hạch toán sai.
-So sánh tỷ lệ thuế thu nhập trong tổng số tiền lương so với các năm
trước xem có sự thay đổi bất thường nào về thu nhập của các cá nhân trong
đơn vị hay không.
- So sánh các tài khoản chi tiết theo dõi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí công đoàn của kỳ này so với kỳ trước để kiểm tra tính hợp lý của
các khoản mục này.
Qua thực hiện các thủ tục phân tích KTV sẽ thấy được những thay đổi
không bình thường về tiền lương và nguyên nhân làm cho chi phí tiền lương
có những thay đổi không bình thường đó.
Kiểm tra chi tiết
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0136
Việc thực hiện các thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích cho phép kiểm
toán viên đánh giá sơ bộ và xác định phạm vi kiểm tra chi tiết CPNCTT. Để
có thể đưa ra kết luận chính xác hơn nữa về CPNCTT, KTV phải tiến hành
thủ tục kiểm tra chi tiết. Tài khản CPNCTT không có số dư cuối kỳ nên kiểm
tra tài khoản này chính là kiểm tra số liệu hạch toán trong kỳ thông qua kiểm
tra các nghiệp vụ phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Đối với
khoản mục này, do giới hạn về thời gian và chi phí nên kiểm toán viên không
thể thực hiện kiểm tra chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ chi phí về nhân công phát
sinh mà phải chọn mẫu để kiểm toán. KTV chọn một số bảng thanh toán
lương, thanh toán BHXH để kiểm tra, đặc biệt đối với kỳ có số phát sinh lớn
và bất thường (có thể trong mỗi bảng thanh toán lương, KTV kiểm toán chọn
mẫu một số cũng nhân viên để kiểm tra. KTV thường tiến hành chọn mẫu các
nội dung sau:
 Với mục tiêu “Sự hiện hữu hoặc phát sinh”:
- Đối chiếu tên và mức lương của từng công nhân viên trước bảng lương
với tên và mức lương của công nhân viên đó trên hồ sơ nhân viên xem có phù
hợp không. Thủ tục này giúp KTV phát hiện khả năng khai khống nhân viên
hay tăng mức lương.
- Đối chiếu số ngày công, giờ công dùng để tính lương thời gian của
từng công nhân viên trước bảng tính lương với số giờ công, ngàycông của
công nhân viên đó trên bảng chấm công, thẻ tính giờ. Hoặc đối chiếu khối
lượng sản phẩm, công việc hoàn thành dùng để tính lương sản phẩm cho từng
công nhân với khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành của công nhân đó
trên phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành hoặc trước sổ theo dõi
sản xuất của bộ phận đó xem có phù hợp không? Thủ tục này giúp KTV phát
hiện sai sót nếu có trong việc tính lương và các khoản phải trả cho công nhân
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0137
viên hoặc phát hiện khả năng khai khống giờ công, ngày ông hay khối lượng
sản phẩm hoàn thành để khống tiền lương phải trả, tăng CPNCTT.
 Với mục tiêu “Sự chính xác”:
- Tính lại số ngày công, giờ công trước bảng chấm công , thẻ tính giờ
hay khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành, phiếu báo sản phẩm xem có
đúng không
- Tính lại số tiền lương và các khoản trích theo lương dựa trước số ngày
công, giờ công hoặc khối lượng sản phẩm, Công việc hoàn thành.
 Với mục tiêu “Sự đầy đủ”: Đối chiếu số tiền ghi Có TK334 và số tiền
ghi Có TK338 trước Sổ cái TK334 và Sổ cái TK338 đối ứng Nợ TK622 với
các số liệu tương ứng trước bảng phân bổ tiền lương và BHXH hàng tháng để
kiểm tra xem việc ghi sổ các khoản tiền lương phải trả và các khoản trích theo
lương có đầy đủ không.
 Với mục tiêu “Sự đánh giá”:
- Kiểm tra lại việc phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho
các đối tượng chịu chi phí bằng cách kiểm tra xem việc lựa chọn tiêu thức
phân bổ chi phí tiền lương có hợp lý và nhất quán hay không, có phù hợp với
các quy định hiện hành hay không.
- Kiểm tra nội dung của các khoản đơn vị hạch toán vào chi phí nhân
công trực tiếp xem có phù hợp với các quy định hiện hành hay không.
 Với mục tiêu “Tính đúng kỳ”:
- So sánh ngày trước bảng kê thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương
và BHXH với ngày ghi sổ nghiệp vụ thanh toán và phân bổ tiền lương và
BHXH trên Sổ cái TK338, Sổ cái TK338 hoặc nhật ký chung để kiểm tra việc
ghi sổ nghiệp vụ tính và phân bổ tiền lương và BHXH có kịp thời không.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0138
- So sánh ngày trước phiếu chi lương và ngày ghi trên sổ cái, nhật ký để
kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ chi lương và các khoản phải trả cho công
nhân viên có đúng kỳ hay không.
1.3.2.3 Đối với chi phí sản xuất chung
Theo quy định hiện hành, chi phí sản xuất chung là những chi phí nhằm
phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình sản xuất, cung
cấp các lao vụ, dịch vụ như: Tiền lương và các khoản phải trả cho cán bộ,
nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất dùng cho
phân xưởng, bộ phận sản xuất, khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, bộ phận
sản xuất, chi phí lao vụ, dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác. Kiểm toán
khoản mục chi phí sản xuất chung được thực hiện theo trình tự sau:
Thủ tục kiểm soát
Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với CPSXC được thể hiện qua hệ thống
văn bản quy định của nhà nước và của doanh nghiệp về quản lý và hạch toán
khoản mục CPSXC cũng như việc tuân thủ các quy định đó của đơn vị. Vì
vậy, để soát xét HTKSNB đối với khoản mục này, KTV cần xem xét các văn
bản quy định của Nhà nước và của đơn vị về quản lý và hạch toán khoản mục
CPSXC và kiểm tra việc thực hiện các quy định đó. Cụ thể: Kiểm tra xem đơn
vị có lập đầy đủ chứng từ, có mở đầy đủ sổ tổng hợp, sổ chi tiết để theo dõi
khoản mục CPSXC theo đúng quy định hay không, kiểm tra hệ thống tài
khoản và sơ đồ hạch toán CPSXC có đúng với các quy định hiện hành về kế
toán hay không? Kiểm tra xem có sự đối chiếu thường xuyên giữa số liệu thực
tế và định mức, giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết hay không?
Thủ tục phân tích
Để đánh giá được tính hợp lý của khoản mục CPSXC của từng bộ phận
và của toàn đơn vị; đồng thời để giảm bớt khối lượng công việc trong quá
trình kiểm toán CPSXC, KTV thực hiện một số thủ tục sau:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0139
- Kiểm toán viên cần so sánh tổng CPSXC của kỳ này với định mức và
với kỳ trước để phát hiện những biến động bất thường đối với khoản mục này.
Trong quá trình so sánh, KTV có thể kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu
doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để thấy được tính hợp lý
của khoản mục CPSXC trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác.
- So sánh tỷ lệ CPSXC trên tổng chi phí, tổng doanh thu của kỳ này so
với kỳ trước.
- So sánh tỷ lệ CPSXC cố định trên tổng khối lượng sản phẩm hoàn
thành của kỳ này so với kỳ trước. Tỷ lệ này thường có xu hướng giảm khi
khối lượng sản phẩm hoàn thành tăng do tổng CPSXC cố định không đổi so
với khối lượng sản phẩm hoàn thành.
- So sánh tỷ lệ CPSXC biến đổi trên tổng khối lượng sản phẩm hoàn
thành của kỳ này so với kỳ trước. Tỷ lệ này thường ít thay đổi do tổng
CPSXC biến đổi biến động tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm hoàn thành.
- So sánh, phân tích để có được những đánh giá về cơ cấu giữa các yếu
tố trong khoản mục CPSXC.
Kiểm tra chi tiết
CPSXC là khoản chi phí hỗn hợp bao gồm nhiều khoản chi phí cấu
thành, do vậy việc kiểm toán CPSXC thường phức tạp hơn quá trình kiểm
toán các khoản chi phí khác. Nội dung kiểm tra chi tiết CPSXC thường bao
gồm:
- Kiểm tra việc phân bổ CPSXC cho các đối tượng của đơn vị xem có
phù hợp và nhất quán giữa các kỳ hay không.
- Đối chiếu Số phát sinh Nợ TK 627 trước sổ cái TK 627 đối ứng các TK
hàng tồn kho, khấu hao TSCĐ, Nguyên liệu, vật liệu, Phải trả Công nhân
viên….với các số liệu tương ứng trước Sổ cái các tài khoản này xem có đầy
đủ hay không
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0140
- KTV cần tập trung đi sâu kiểm tra chi tiết các khoản chi có biến động
bất thường, những khoản chi cao hơn dự toán, những khoản chi phí mới phát
sinh bất thường, những khoản chi phí dịch vụ mua ngoài
+Đối với quá trình tính giá thành sản phẩm
- Kiểm tra, xem xét nội dung và phạm vi các khoản chi phí mà đơn vị
xác định để tính vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ
- Lưu ý các khoản chi phí vượt mức bình thường phát sinh, các khoản
chi phí sản xuất chung hoạt động dưới công suất, các khoản chi phí khác
không liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm
- Kiểm tra lại nguồn số liệu để tính giá thành sản phẩm bằng cách đối
chiếu số liệu trên các bảng tính giá thành với số liệu trên các sổ kế toán chi
phí,các số liệu phân bổ chi phí cho các đối tượng tính giá thành
-Xem xét lại số liệu đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ( số liệu này được
thực hiện trong quá trình kiểm toán số dư hàng tồn kho)
-Kiểm tra phương pháp tính giá thành mà đơn vị áp dụng, đánh giá tính
hợp lý và nhất quán của phương pháp này
-Có thể chọn mẫu một số loại sản phẩm để tính toán lại nhằm kiểm tra
mức độ chính xác của quá trình kiểm toán.
-So sánh giá thành thực tế sau khi tính toán với giá thành định mức, giá
thành kế hoạch và giá thành thực tế các kỳ trước để đánh giá và xem xét sự
biến động
1.3.3 Kết thức kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành
Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan
đến số liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, KTV tiến hành tổng hợp
kết quả kiểm toán. Công việc này được dựa trước kết quả khảo sát được thực
hiện với những bằng chứng đó thu thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán chi
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0141
phí sản xuất –giá thành thường được thể hiện dưới hình thức một “bản tổng
hợp kết quả kiểm toán” hay “biên bản kiểm toán”.
Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán
gồm:
- Các sai phạm đó phát hiện khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài
khoản và đánh giá về mức độ sai phạm.
- Nguyên nhân của sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm.
- Kết luận về mục tiêu kiểm toán.
- Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của KSNB đối với chi phí sản
xuất –giá thành
- Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có).
Tổng hợp kết quả kiểm toán chi phí sản xuất –giá thành là một căn cứ
quan trọng cho KTV tổng hợp lập Báo cáo kiểm toán.

More Related Content

What's hot

Luận văn tốt nghiệp: Công tác đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm ...
Luận văn tốt nghiệp: Công tác đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị  kiểm ...Luận văn tốt nghiệp: Công tác đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị  kiểm ...
Luận văn tốt nghiệp: Công tác đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm ...Nguyễn Công Huy
 
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toánTóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toánPhahamy Phahamy
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...Nguyễn Công Huy
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuKiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuSnow Ball
 

What's hot (20)

Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOTĐề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấpĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp
 
Luận văn tốt nghiệp: Công tác đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm ...
Luận văn tốt nghiệp: Công tác đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị  kiểm ...Luận văn tốt nghiệp: Công tác đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị  kiểm ...
Luận văn tốt nghiệp: Công tác đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm ...
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
 
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán ViệtKiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toánTóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chínhThủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACOĐề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
 
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOTĐề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
 
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toánKiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
 
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
 
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&CKiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
 
Kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuKiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thu
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán ViệtĐề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
 

Similar to Quy trình kiểm toán chi phí sản xuất do Công Ty Kiểm Toán AASC

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức ViệtLuận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức ViệtXao Xuyến
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ke toan tinh z
Ke toan tinh zKe toan tinh z
Ke toan tinh zhieu_ku
 
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuấtKế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuấtNguyễn Công Huy
 
Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_
Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_
Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_chiencdt
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây lắp cơ điện lạnh - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây lắp cơ điện lạnh - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây lắp cơ điện lạnh - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây lắp cơ điện lạnh - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Quy trình kiểm toán chi phí sản xuất do Công Ty Kiểm Toán AASC (20)

Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển Thăng Long - Gửi miễn ph...
Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển Thăng Long - Gửi miễn ph...Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển Thăng Long - Gửi miễn ph...
Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển Thăng Long - Gửi miễn ph...
 
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình Minh
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình MinhKế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình Minh
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình Minh
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái BìnhĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
Baocaothuctap mau
Baocaothuctap mauBaocaothuctap mau
Baocaothuctap mau
 
Luận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức ViệtLuận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
 
Cty dich vu
Cty dich vuCty dich vu
Cty dich vu
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
 
Ke toan tinh z
Ke toan tinh zKe toan tinh z
Ke toan tinh z
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
 
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuấtKế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
 
Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_
Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_
Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súcĐề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khíChi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc PhòngĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Viglacera, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Viglacera, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Viglacera, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Viglacera, 9đ
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây lắp cơ điện lạnh - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây lắp cơ điện lạnh - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây lắp cơ điện lạnh - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây lắp cơ điện lạnh - Gửi miễn ph...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 

Quy trình kiểm toán chi phí sản xuất do Công Ty Kiểm Toán AASC

  • 1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.01i MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... ii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG I................................................................................................ 3 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH............................ 3 1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH .................... 3 1.1.1 Khái niệm , phân loại , vai trò chi phí sản xuất và giá thành ................. 3 1.3 Đặc điểm của khoản mục chi phí sản xuất và tính giá thành ảnh hưởng tới công tác kiểm toán Báo cáo tài chính........................................................... 7 1.1.3 Kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất và giá thành trong doanh nghiệp ... 8 1.2 Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá thành trong kiểm toán báo cáo tài chính .............................................................. 10 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá thành.............. 10 1.2.2 Căn cứ để kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá thành. ......... 11 1.2.3 Các sai phạm thường gặp trong kiểm toán khoản mực chi phí –giá thành ................................................................................................................ 12 1.3 Lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá thành trong kiểm toán báo cáo tài chính .............................................................. 14 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán.................................................................... 14 1.3.2 Thực hiện kiểm toán......................................................................... 27 1.3.3 Kết thức kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành ............................... 40
  • 2. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.01ii DANH MỤC BẨNG BIẺU Bảng 1.1. Bảng hướng dẫn xác định mức trọng yếu ban đầu ....................... 19 Bảng 1.2 Mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán .............................................. 21 Bảng 1.3 Chương trình kiểm toán chi phí sản xuât và giá thành .................. 23
  • 3. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.011 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trải qua thời gian hơn 20 năm hình thành và phát triển ngành kiểm toán nước ta, ngày nay kiểm toán là một công cụ quản lí kinh tế ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý của nền kinh tế quốc dân. Những kết quả mà ngành kiểm toán nước ta đã đạt được trong thời gian qua đã khẳng định những nỗ lực của ngành trong việc thực hiện tốt công tác kiểm toán theo những chuẩn mực và quy trình kiểm toán của kiểm toán Việt Nam (VSA) cũng như dần dần hoàn thiện để tuân thủ đúng theo những chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA). Kiểm toán báo cáo tài chính là loại hình đặc trưng nhất của kiểm toán , trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất vật chất thì chi phí sản xuất có thể nói là một chỉ tiêu quan trọng nhất. Chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều chỉ tiêu khác trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.Vì vậy kiểm toán chi phí sản xuất sản phẩm là một phần hành không thể thiếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Nhận thức được tính tất yếu của kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán Báo cáo tài chính, qua nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực tế hoạt động kiểm toán tại Công ty TNHH Hãng Kiểm Toán AASC, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: " Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công Ty TNHH Hãng Kiểm Toán AASC thực hiện ".
  • 4. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.012 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công Ty TNHH Hãng Kiểm Toán AASC thực hiện Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán BCTC để đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán. Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận chung về tài sản cố định và quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán BCTC doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán BCTC do Công Ty TNHH Hãng Kiểm Toán AASC thực hiện. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán BCTC do Công Ty TNHH Hãng Kiểm Toán AASC thực hiện. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xem xét thực tiễn quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công Ty TNHH Hãng Kiểm Toán AASC thực hiện. 3 . Phương pháp nghiên cứu đề tài Phương pháp nghiên cứu chung: luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết, quan sát, phỏng vấn, khảo sát và phân tích thực tế, tham khảo các đề tài liên quan.
  • 5. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.013 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH 1.1.1 Khái niệm , phân loại , vai trò chi phí sản xuất và giá thành 1.1.1.1Khái niệm Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ ba yếu tố cơ bản :Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dich vụ. Sự tiêu hao của các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra được các chi phí tương ứng :chi phí về tư liệu lao động , chi phí về đốitượng lao động , chi phí về lao động sống . Trên phương diện này, chi phí được xác định là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán , dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên để quản lý chi phí một cách có hiểu quả chúng ta phải nắm vững được bản chất của chi phí . Các chi phí bỏ ra để tạo nên một giá trị sử dụng nào đó và các loại chi phí không liên quan đến việc tạo ra giá trị sử dụng. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên tắc đầu tiên của doanh nghiệp là đảm bảo trang trải được các phí tổn đã đầu tư để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các chi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí cho hoạt động khác, tất cả các chi phí này đã tạo nên chi phí của doanh nghiệp. Như vậy ,
  • 6. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.014 trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp đồng thời phải quan tâm đúng mức đến chi phí và chi phí sản xuất. Một mặt, khi sản xuất ra một sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải biết được chi phí dùng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là bao nhiêu và nó phải nằm trong giới hạn bù đắp, nếu vượt qua giới hạn này doanh nghiệp sẽ bị phá sản. Từ trên ta thấy: Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ vào sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền Chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về mặt bản chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định , tính cho một đại lượng kết quả hoàn toàn nhất định . Ta có: Giá thành = CPSX + CPSX - CPSX sản xuất dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ 1.1.1.2 Phân loại 1.1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất a)Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống , lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế
  • 7. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.015 tạo sản phẩm , lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm lao vụ dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp : Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế. -Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng , đội sản xuất . Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng : Bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả , các khoản phải trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất . +Chi phí vật liệu : Bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất. +Chi phí khấu hao TSCĐ:Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất và quản lý sử dụng. +Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất +Chi phí khác bằng tiền :Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất . b) Chi phí ngoài sản xuất - Chi phí bán hàng:Là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ ,dịch vụ . Loại chi phí này
  • 8. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.016 có: Chi phí quảng cáo giao dịch , hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. - Chi phí quản lý doanh nghiệp :Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp.Loại chi phí này bao gồm:Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý,chi phí đồ dùng văn phòng,chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung toàn doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí tiếp khách, hội nghị. 1.1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm - Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành thì giá thành sảnphẩm được phân biệt thành hai loại: + Giá thành sản xuất sản phẩm:Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm sản xuất đã hoàn thành.giá thành sản xuất sản phẩm được sử dụng để hoạch toán thành phẩm,giá vốn hàng xuất bán, và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp. +Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ :Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này.Như vậy , giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ , nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp. -Ngoài ra,nếu phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành thì giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại: +Giá thành sản phẩm kế hoạch +Giá thành sản phẩm định mức
  • 9. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.017 +giá thành sản phẩm thực tế 1.1.1.3 Vai trò Trong các doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được quan tâm vì chúng có mối quan hệ mật thiết với doanh thu và gắn liền với kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm là: chi phí chi ra phải thực sự cần thiết, hợp lý, tiết kiệm không lãng phí; giá thành sản phẩm phải là nhỏ nhất, phải thực là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ những yếu tố chi phí hợp lý nhất mà doanh nghiệp phải chi ra để sản xuất nên sản phẩm. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác, tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Hơn nữa, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. Đây cũng là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng của các phần hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế và tài chính của doanh nghiệp. 1.3 Đặc điểm của khoản mục chi phí sản xuất và tính giá thành ảnh hưởng tới công tác kiểm toán Báo cáo tài chính. Kiểm toán Báo cáo tài chính là hoạt động của các KTV độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về Báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn , chuẩn mực đã được thiết lập.
  • 10. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.018 Các nghiệp vụ liên quan đến chi phí và giá thành của một doanh nghiệp thường phát sinh rất nhiều trong kỳ.Các nghiệp vụ chi phí và giá thành liên quan đến một lượng lớn các tài khoản kế toán, việc hoạch toán các nghiệp vụ này cũng là một điều không đơn giản dễ dẫn đến các sai sót nhầm lẫn cũng như các gian lận làm ảnh hưởng đến các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Việc tính toán và đánh giá chi phí và giá thành chịu chi phối đến nhiều nguyên tắc kế toán và cũng có nhiều phương pháp tính khác nhau. Khi vận dụng các nguyên tắc và phương pháp tính đối với các doanh nghiệp lại mang tính chủ quan, do vậy cũng rất dễ dẫn đến khả năng các sai phạm. Chi phí và giá thành thường liên quan đến các chỉ tiêu trọng yếu trên các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Do vậy các sai phạm về chi phí và gia thành thường ảnh hưởng mang tính trọng yếu đối với toàn bộ hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Khoản mục chi phí và giá thành là khoản mục giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ nội dung công tác kế toán của doanh nghiệp, vì thế khoản mục này có liên quan trực tiếp đến các khoản mục khác cụ thể :hàng tồn kho, giá vốn, tài sản cố định............ Như vậy , chi phí và giá thành là một khoản mục được quan tâm đặc biệt trong quá trình kiểm toán, đây là một khoản mục kiểm toán tương đối khó khăn và phức tạp, chiếm nhiều thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán bởi nó mang trong mình những đặc điểm chi phối rất lớn quá trình kiểm toán. 1.1.3 Kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất và giá thành trong doanh nghiệp + Mục tiêu của kiểm soát nội bộ chi phí và giá thành trong doanh nghiệp .hệ thống KSNB là toàn bộ chính sách, thủ tục kiểm soát do doanh nghiệp thiết lập và duy trì nhằm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tối ưu.Việc kiểm soát chi phí và giá thành nhằm mục tiêu: Tất cả các chi phí –giá thành đều được ghi nhận và ghi nhận đúng theo chế độ kế toán. Các nghiệp vụ về
  • 11. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.019 chi phí –giá thành phát sinh được xác định, cộng dồn và hạch toán một cách chính xác…….. + Thủ tục kiểm soát nội cần thiết đối với chi phí sản xuất và giá thành bao gồm : -Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:Các gian lận và sai sót thường gặp trong KSNB chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:Việc tính toán đánh giá chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh không chính xác hoặc gian lận có chủ ý của một số người vì lợi ích riêng ....Do đó,Công ty phải tổ chức thông tin KSNB chi phí NVLTT từ các chứng từ theo dõi vật tư ban đầu :Kế hoạch sản xuất ,phiếu đề nghị vật tư, phiếu xuất kho đến các sổ kế toán, thẻ kho….Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thiết lập các thủ tục KSNB chi phí NVLTT ở các quá trình:Xuất kho nguyên liệu vật liệu, hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. -Thủ tục kiểm soát nội bộ chi phí nhân công trực tiếp:Các gian lận và sai sót thường gặp:Tính tăng hoặc chấm công cho những người nghỉ việc …Do đó, Công ty càn tổ chức thông tin kiểm soát nội bộ trên các chứng từ và sổ sách theo dõi :Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ….Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục KSNB bằng:phân công, phân nhiệm trong công tác về lao động ,tiền lương. - Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất chung:Một số gian lận và sai sót có thể xảy ra đối với những khoản mục khác như:Việc trích khấu hao có thể bị sai phạm không tuân theo đúng quy định chế độ tài chính. -Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với chi phí hoạt động:Các gian lận và thủ tục kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tương tự kiểm soát chi phí sản xuất chung. -Thủ tục kiểm soát tổng hợp chi phí sản xuát-giá thành: Đơn vị phải thiết kế và tổ chức hợp lý các chứng từ sổ sách nhằm tập hợp các chi phí phát sinh
  • 12. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0110 theo từng lô hàng hoặc từng quy trình sản xuất. Hạn chế sự sai sót của hệ thống kế toán chi phí, đơn vị cần thực hiện các thủ tục kiểm tra như đối chiếu số liệu từ hệ thống với các sổ cái tương ứng, đối chiếu giữa chi phí NVLTT với sổ chi tiết NVL, giữa chi phí NCTT với bảng thanh toán lương , tính toán lại chi phí SXC phân bổ cho các lô hàng.Thông tin giá thành sản xuất được cung cấp ngay khi vừa kết thúc quá trình sản xuất để phục vụ cho quá trình ra quyết định. Phân tích sự khác biệt giữa chi phí tiêu chuẩn và chi phí thực tế. 1.2 Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá thành trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá thành Mục tiêu tổng quát của Báo cáo tài chính là giúp cho Kiểm toán viên và các Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành , có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh truung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Ngoài ra mục tiêu của Kiểm toán Báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Dựa trên những đặc điểm của khoản mục và những quy định liên quan đến chi phí-giá thành thì mục tiêu trên được cụ thể hóa đối với kiểm toán chi phí-giá thành như sau: -Sự phát sinh:Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến chi phí được ghi sổ trong kỳ là phát sinh thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống. -Tính toán ,đánh giá:Đảm bảo các nghiệp vụ liên quan đến chi phí - giá thành được xác định theo đúng nguyên tắc và chế độ hiện hành, đúng đắn không có sai sót. -Đầy đủ:Các nghiệp vụ chi phí-giá thành phát sinh trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán.
  • 13. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0111 -Đúng đắn:Các nghiệp vụ chi phí-giá thành phát sinh trong kỳ đều được phân loại đúng đắn theo đúng quy định của các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệp, các nghiệp vụ này được hoạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán. Từ các mục tiêu cụ thể trên ta có thể thấy khi thực hiện các cuộc kiểm toán chi phí –giá thành KTV thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và phù hợp để đảm bảo các yêu cầu : -Hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như công tác hoach toán chi phí-giá thành tại đơn vị đã đảm bảo việc hoạch toán chi phí-giá thành là trung thực , hợp lý và theo quy định chế độ của kế toán hiện hành. Thông qua thu thập bằng chứng kiểm toán, KTV chứng minh mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí-giá thànhđã được hoạch toán đầy đủ. Đảm bảo chi phí-giá thành được phân loại đúng đắn ,đã được hoạch toán chính xác. 1.2.2 Căn cứ để kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá thành. Để có thể đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu có liên quan đén chi phí-giá thành trên Báo cáo tài chính, KTV phải dựa trên các thông tin tài liệu sau: -Các văn bản quy định của nhà nước có liên quan +200/2014/QĐ- BTC về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. +15/2006/QĐ-BTC về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. +48/2006/QĐ-BTC về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, +26 chuẩn mực kế toán, +37 chuẩn mực kiểm toán, + Luật kế toán, + Luật lao động, + Luật bảo hiểm xã hội, + Luật công đoàn,
  • 14. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0112 + 203/2009/TT- BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, - Các tài liệu của doanh nghiệp: + Quy định thành lập doanh nghiệp + Điều lệ công ty +Báo cáo tài chính của năm kiểm toán gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ,Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh tài chính. +Bảng cân đối số phát sinh. +Các sổ kế toán của đơn vị:thẻ kho, sổ theo dõi vật tư. +Hóa đơn chứng từ liên quan:phiếu xuất kho nguyên vật liệu , bảng lương +Các quy định quy chế nội bộ của đơn vị +Các tài liệu liên quan khác. 1.2.3 Các sai phạm thường gặp trong kiểm toán khoản mực chi phí –giá thành Đơn vị cố tình sai phạm do hạn chế công tác kế toán. Sau đây là một số sai phạm thường gặp trong kiểm toán chi phí-giá thành: + Chi phí phản ánh trên báo cáo sổ sách cao hơn chi phí thực tế. - Doanh nghiệp đã hoạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính, chi phí phí bất thường, cả những khoản chi không có chứng từ hoặc có chứng từ gốc nhưng chứng từ gốc không hợp lệ . -Doanh nghiệp đã hoach toán vào chi phí sản xuất sản phẩm cả những khoản chi mà theo quy định của Nhà nước không được hạch toán vào chi phí sản xuất sản phẩm như các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, các khoản chi phí vượt định mức so với quy định của Nhà nước, các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, các khoản chi ủng hộ các cơ quan, tổ chưc xã hội.
  • 15. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0113 -Các cán bộ nghiệp vụ tính toán sai về mặt số học, ghi số sai do đó làm cho chi phí sản xuất ghi trong sổ sách ,báo cáo kế toán có thể tăng lên so với số phản ánh trên chứng từ kế toán. - Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất mà thực tế các khoản chi này chưa phát sinh trong kỳ kế toán.Ví dụ để giảm bớt lãi thực tế, doanh nghiệp đã trích trước vào chi phí trong năm một khoản chi mà theo quy định khoản chi này phải trích vào chi phí năm sau. -Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí trong năm các khoản thực tế dã chi nhưng do nội dung, tính chất hoặc độ lớn của khoản chi nên theo quy định các khoản chi này do nhiều kỳ sản xuất. +Chi phí phản ánh trên báo cáo sổ sách thấp hơn chi phí thực tế như: - Một số khoản thực tế đã chi nhưng người được giao nhiệm vụ chưa hoàn thành thủ tục thanh toán - Một số khoản thực tế đã chi nhưng do chứng từ thất lạc mà doanh nghiệp không có - các biện pháp cần thiết để có chứng từ hợp lệ nên khoản chi này không được hạch toán vào chi phí trong kỳ mà vẫn treo ở TK nợ phải thu, ứng trước cho nhà cung cấp. - -Doanh nghiệp đã hạch toán các khoản chi cho những công việc chưa hoàn thành trong kỳ kế toán cao hơn so với chi phí thực tế của những công việc này. Những sai phạm thường gặp này do nhiều nguyên nhân song nguyên nhân chủ yếu là do nhân viên kế toán chưa nắm được đầy đủ các quy định về hạch toán chi phí hoặc do sự hạn chế về trình độ chuyên môn của các nhân viên kế toán, cũng có thể vì một lí do nào đó nhân viên kế toán đã hạch toán không đúng quy định
  • 16. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0114 1.3 Lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất và giá thành trong kiểm toán báo cáo tài chính Để thực hiện cuộc kiểm toán có hiệu quả thì cần phải xây dựng một quy trình kiểm toán cụ thể và phù hợp với mục tiêu đề ra. Thông thường một cuộc kiểm toán gồm : - Lập kế hoạch kiểm toán - Thực hiện kiểm toán - Kết thúc kiểm toán. 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán Theo Chuẩn mực kiểm toán số 300 Lập kế hoạch kiểm toán thì “Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn.” Kế hoạch kiểm toán gồm 3 bộ phận: - Kế hoạch chiến lược - Kế hoạch tổng thể - Chương trình kiểm toán Trong đó, kế hoạch chiến lược chỉ được lập cho những cuộc kiểm toán quy mô lớn hay kiểm toán nhiều năm. Kế hoạch tổng thể và chương trình kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết, làm cơ sở để lập Chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán được thiết kế cho từng phần hành khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu này, kế hoạch kiểm toán chi phí sản xuất sản phẩm chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch kiểm toán tổng thể và cũng có chương trình kiểm toán riêng biệt được trình bày qua 5 bước sau đây: Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
  • 17. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0115 Bước 2: Thu thập thông tin về khách hàng Bước 3: Thực hiện thủ tục phân tích Bước 4: Nghiên cứu HTKSNB, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Bước 5: Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán chi phí sản xuất sản phẩm  Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải thực hiện việc lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp tham gia kiểm toán chi phí sản xuất –giá thành và phân bổ thời gian thực hiện kiểm toán chi phí sản xuất –giá thành. Lựa chọnđộingũ nhân viên thíchhợp cho cuộc kiểm toánkhông chỉ hướng tới hiệu quả củacuộc kiểm toánmà cũng phảituân thủ các chuẩnmực kiểm toán chung được thừanhận (GASS). Khiphân công đội ngũ nhân viên tham gia kiểm toánCPSX-GT cần chú ý lựa chọn những nhân viên kiểm toán có kiến thức và kinh nghiệm, hiểu biết sâu về lĩnh vực sản xuất của khách hàng. Căn cứ vào thời gian của cả cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính và mức độ trọng yếu của CPSX -GT, trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân bổ thời gian kiểm toán CPSX -GT thích hợp để đảm bảo thực hiện cả kế hoạch kiểm toán.  Bước 2: Thu thập thông tin về khách hàng Kiểm toán viên thực hiện thu thập thông tin về khách hàng nhằm có được những hiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như các vấn đề tiềm ẩn, từ đó xác định được trọng tâm của cuộc kiểm toán và từng phần hành Kiểm toán. Thứ nhất: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Đối với việc kiểm toán chi phí sản xuất –giá thành thì cần thu thập các chứng từ pháp lý và sổ sách như: Các hợp đồng mua bán, các kế hoạch sản xuất….
  • 18. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0116 Thứ hai: Tìm hiểu về tình hình kinh doanh của khách hàng. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”, đoạn hai dẫn: “Để thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của các đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán”. Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của đơn vị và những hiểu biết về khía cạnh đặc thù về tổ chức cơ cấu như cơ cấu tổ chức, dây chuyền sản xuất, cơ cấu vốn. Với phần hành kiểm toán chi phí sản xuất –giá thành, kiểm toán viên cần quan tâm đến các thông tin như: - Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách hàng: Việc tìm hiểu những thông tin này sẽ giúp cho kiểm toán viên biết rằng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh là như thế nào so với tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cũng như thu nhập mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó và chúng có ảnh hưởng như thế nào đến báo cáo tài chính của khách hàng. - Môi trường kinh doanh và các yếu tố ngoài sản xuất kinh doanh có tác động đến khách hàng như: Kinh tế, xã hội, pháp luật. - Những mục tiêu của khách hàng và chiến lược mà ban lãnh đạo khách hàng đặt ra để đạt tới mục tiêu này. Các mục tiêu chiến lược đó sẽ cho biết trong tương lai doanh nghiệp sẽ chi tiêu cho chi phí sản xuất sản phẩm như thế nào  Bước 3: Thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích được thực hiện trong tất cả các cuộc kiểm toán và trong tất cả các giai đoạn kiểm toán.
  • 19. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0117 Theo định nghĩa của Chuẩn mực kiểm toán số 520 Quy trình phân tích, thủ tục phân tích “là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đó dự kiến” . Ở trong giai đoạn này, IFC thường áp dụng các thủ tục phân tích để đánh giá sơ bộ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gồm: - Cơ cấu tài sản: Tổng TSCĐ/ Tổng tài sản; Tổng TSLĐ/ Tổng tài sản - Cơ cấu vốn: Tổng nợ phải trả/ Tổng NV; Tổng NVCSH/ Tổng NV - Tỷ suất khả năng thanh toán: • Tỷsuất khả năng thanh toán hiện thời = Tổng TSLĐ/ Tổng Nợ ngắn hạn • Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh = (Vốn bằng tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản phải thu)/ Tổng số nợ phải trả - Tỷ suất khả năng sinh lời: • Tỷ suất khả năng sinh lời của tài sản = (Lợi nhuận kinh doanh trước thuế + Chi phí tiền lãi)/ Tổng giá trị tài sản bình quân • Tỷsuất khả năng sinh lời của vốn kinh doanh = Lợi nhuận/ Vốn kinh doanh • Tỷ suất hiệu quả kinh doanh = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/ Tổng doanh thu bán hàng bình quân - Số vòng luân chuyển hàng tồn kho: • Số vòng luân chuyển hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ số dư tồn kho bình quân. • Thời gian một vòng luân chuyển hàng tồn kho = 365/ số vòng luân chuyển hàng tồn kho  Bước 4: Nghiên cứu HTKSNB, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Trọng yếu và rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán cũng như việc đưa ra kết luận
  • 20. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0118 kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán số 300 Lập kế hoạch kiểm toán thì trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, KTV phải “xác định những vùng kiểm toán trọng yếu và xác định mức độ trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán”. Khi KTV nhận thấy mức trọng yếu chấp nhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Quy trình vận dụng tính trọng yếu được chia làm 2 giai đoạn: - Bước 1: Ước lượng sơ bộ mức trọng yếu của BCTC - Bước 2: Phân bổ mức trọng yếu ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC. Bước 1- Ước lượng sơ bộ mức trọng yếu ban đầu Tại IFC, một số chỉ tiêu thường được sử dụng cho việc xác định mức trọng yếu ban đầu (Planing materiality –PM) gồm: Lợi nhuận trước thuế, doanh thu và tổng tài sản. Trong điều kiện hoạt động bình thường và liên tục của doanh nghiệp, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thường được sử dụng bởi lẽ đây là chỉ tiêu được đông đảo đối tượng quan tâm nhất. Trong điều kiện mà hoạt động kinh doanh thua lỗ liên tục, thì chỉ tiêu lỗ trước thuế vẫn được IFC xem xét là phù hợp, tuy vậy cần có sự giải trình lí do. Các trường hợp mà việc sử dụng cơ sở khác cho việc xác định PM được IFC dẫn ra minh hoạt như: - Kết quả hoạt động của doanh nghiệp hòa vốn - Trong giai đoạn mới thành lập, kết quả kinh doanh của khách hang thường dao động mạnh - Trong những nghành nghề kinh doanh mà tổng tài sản là thước đo chủ đạo để đánh giá qui mô, hoạt động của đơn vị - Tại những khách thể có ít hoặc không có hoặt động kinh doanh - Tại nhưng khách thể mà lợi nhuận trước thuế không phản ánh đúng quy mô của đơn vị...
  • 21. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0119 Nếu cơ sở để xác định PM được xác định là lợi nhuận trước thuế thì PM sẽ được xác định bằng một số tuyệt đối không được lớn hơn 5% của lợi nhuận trước thuế. Còn nếu cơ sở được xác định là tổng doanh thu hay tổng tài sản, thì PM được xác định bằng một con số tuyệt đối không lớn hơn 0.5% tổng doanh thu hay tổng tài sản. IFC đã đưa ra bảng hướng dẫn cho KTV trong việc xác định cơ sở cho PM đối với từng loại khách thể kiểm toán như sau Bảng 1.1. Bảng hướng dẫn xác định mức trọng yếu ban đầu Loại hình khách hàng Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng Công ty đăng ký trên thị trường chứng khoán Lợi nhuận trước thuế 5%-10% Công ty không đăng ký trên thị trường chứng khoán Tổng tài sản lưu động 2% Vốn chủ sở hữu 2% Lợi nhuận sau thuế 10% Tổng doanh thu 0.5%-3% Chi nhánh của công ty xuyên quốc gia Mức trọng yếu được xây dựng trên cơ sở doanh thu và mức độ cao hơn 2% với công ty không đăng ký trên thị trường chứng khoán ngang bậc. Mức độ trọng yếu ở chi nhánh phải thấp hơn ở công ty mẹ. Bước 2: Phân bổ mức trọng yếu ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC Tại IFC mức trọng yếu cho các khoản mục (monetary precision- MP) được tính toán theo công thức: MP = 80% - 90% * PM. Tất cả các khoản mục trên BCTC đều được có giá trị về mức trọng yếu là như nhau. Tuy nhiên, đối với một số khoản mục nhất định trên BCTC, một giá trị tuyệt đối nhỏ hơn có thể được áp dụng làm mức trọng yếu cho một vài khoản mục sau khi KTV xem xét đến các yếu tố định tính. Trong những
  • 22. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0120 trường hợp như vậy, KTV (thành viên ban giám đốc) sẽ phải sử dụng xét đoán nghề nghiệp của mình để xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục phù hợp dựa trên việc xem xét cụ thể các yếu tố để đi đến kết luận rằng các khoản mục đó có ảnh hưởng đáng kể đối với các quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Ví dụ cụ thể như, các đối tượng sử dụng BCTC có thể dễ bị ảnh hưởng bởi các sai phạm nhỏ hơn MP xác định chung cho các khoản mục nếu các sai phạm này liên quan đến các nghiệp vụ liên quan đến bên thứ 3. Hoặc nếu có sai phạm lên quan đến các hoạt động bất thường dẫn đến kết quả kinh doanh chuyển từ lỗ sang lãi hoặc ngược lại trong các niên độ kế toán gần nhau. Khi đó, các quyết định kinh tế của đối tượng sử dụng BCTC có thể bị ảnh hưởng bởi các sai phạm liên quan đến khoản mục này và do đó, một con số thấp hơn PM là thích hợp nhằm giảm rủi ro kiểm toán. Bất cứ khoản mục nào sử dụng một giá trị PM nhỏ hơn mức PM được xác định trên cơ sở chung cần phải được giải trình và trình bày trên GTLV của KTV. Đánh giá rủi ro kiểm toán Trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ có nói: “KTV phải có được hiểu biết đầy đủ về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá thái độ, mức độ quan tâm và sự can thiệp của các thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc với kiểm soát nội bộ và đánh giá khả năng của kiểm soát nội bộ của khách hàng trong việc ngăn ngừa, phát hiện các sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính”. Đây được coi là công việc rất quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Đánh giá HTKSNB và rủi ro kiểm soát đối với cuộc kiểm toán không chỉ để xác minh tính hiện hữu của KSNB mà cũng làm cơ sở cho việc xác định phạm vi của các thử nghiệm cơ bản trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Tại IFC, mô hình đánh giá HTKSNB được tiến hành theo sau:
  • 23. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0121 Bảng 1.2 Mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán Các loại rủi ro Không rủi ro đặc biệt Rủi ro đặc biệt Rủi ro tiềm tàng 1.0 1.0 0.0 0.0 Rủi ro kiểm soát 1.3 0.0 1.3 0.0 Rủi ro phát hiện 0.7 2.0 1.7 3.0 Tổng cộng 3.0 3.0 3.0 3.0 Theo mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán của IFC. Ban đầu, dựa vào kinh nghiệm của KTV về khách hàng kiểm toán để đưa ra ý kiến về có hay không rủi ro đặc biệt đối với lĩnh vực khách hàng kinh doanh. Sau đó, dựa vào các thủ tục kiểm soát như phỏng vấn, quan sát, thực hiện lại, KTV sẽ đưa ra mức đối với rủi ro tiềm tàng hoặc rủi ro kiểm soát. Khác với các công ty khác, tại IFC sẽ chỉ có 2 mức đánh giá cho rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. ( 0 và 1 cho rủi ro tiềm tàng; 0 và 1,3 cho rủi ro kiểm soát) Rủi ro của toàn cuộc kiểm toán sẽ được ấn định ở mức 3.0.  Bước 5: Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán chi phí sản xuất sản phẩm Trên cơ sở những hiểu biết chung về tình hình kinh doanh, nghĩa vụ pháp lý và HTKSNB của khách hàng, KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán. - Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể sẽ giúp KTV thu thập được các bằng chứng đầy đủ và tin cậy nhằm hạn chế các sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý và giữ uy tín cho công ty kiểm toán của mình. Đồng thời kế hoạch kiểm toán chung sẽ giúp tăng cường hiệu quả hợp tác giữa KTV và khách hàng, giữ cho phí kiểm toán ở mức hợp lý, tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là cơ sở giúp KTV soạn thảo chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục hay từng thông tin tài chính.
  • 24. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0122 Trong kiểm toán chi phí sản xuất –giá thành, KTV cần chú ý đến kế hoạch kiểm toán tổng thể trước những nội dung sau:  Thông tin về hoạt động của khách hàng: KTV chú ý đến môi trường, lĩnh vực hoạt động của khách hàng, tình hình kinh doanh của khách hàng (những thay đổi về công nghệ sản xuất, thay đổi về nhà cung cấp)  Hiểu biết về hệ thống kế toán, HTKSNB đối với quá trình hạch toán chi phí sản xuất –giá thànhsản phẩm.  Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu: KTV quan tâm đến việc phân bổ mức trọng yếu của các khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận sau thuế.  Nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán: Thông thường, chi phí sản xuất sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. do đó KTV cần nhiều thời gian để kiểm toán.  Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể: Trong đó tổng hợp về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, mức trọng yếu, phương pháp kế toán, thủ tục kiểm toán và tham chiếu đối với chi phí sản xuất sản phẩm.
  • 25. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0123 Bảng 1.3 Chương trình kiểm toán chi phí sản xuât và giá thành Tham chiếu Ngày thực hiện Người thực hiện 1. LẬP BIỂU TỔNG HỢP 1.1 Lập Biểu tổng hợp về chi phí sản xuất, giá thành sản xuất và chi phí SXKD dở dang. 1.2 Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng hợp, Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có). 1.3 Đối chiếu số liệu cuối năm/kỳ trên Biểu tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết. 2. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN 2.1 Xem xét xem chínhsánh kế toán áp dụng cho Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và có phù hợp với các chuẩn mực kế toán (cần đặc biệt chú ý đến VAS 2, VAS 15, VAS 16), các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực của Bộ Tài chính, chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp không. 2.2 Xem xét xem chínhsánh kế toán áp dụng nêu trên có phù hợp với quy trình sản xuất, hoạt động kinh doanh của đơn vị 2.3 Xem xét xem chínhsách kế toán áp dụng cho việc đánh giá sản phẩm dở dang có nhất quán với năm trước không. Trường hợp có thay đổi trong chính sách kế toán đơn vị có tuân thủ theo hướng dẫn của VAS 29 không. 3. KIỂM TRA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT Kiểm tra các hoạt động kiểm soát
  • 26. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0124 Tham chiếu Ngày thực hiện Người thực hiện chủ yếu và các kết luận về việc thiết lập và hoạt động hữu hiệu của hệ thống trong kỳ. Xác định các cơ sở dẫn liệu có ảnh hưởng quan trọng được đảm bảo bởi việc kiểm tra hệ thống. 4. THỦ TỤC PHÂN TÍCH 4.1.So sánh sự biến động của từng loại chi phí sản xuất, chi phí SXKD dở dang giữa năm nay/kỳ này với năm/kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch, giữa các tháng (quý) trong năm/kỳ. 4.2.So sánh số liệu của năm nay với năm trước, năm nay với kế hoạch về giữa tỷ trọng từng loại chi phí so với tổng chi phí sản xuất. 4.3. So sánh định mức tiêu hao nguyên vật liệu so với chi phí thực tế phát sinh, nếu chênh lệch bất thường (lớn) tìm hiểu nguyên nhân và giải thích 4.4.So sánh CPSXSPDD cuối kỳ bình quân của mỗi sản phẩm với giá thành công xưởng (giá thành nhập kho) của từng sản phẩm tương ứng. Nếu có sự bất thường tìm nguyên nhân. 4.5.Thu thập bảng tổng hợp chi tiết tính giá thành và sản phẩm dở dang của từng loại sản phẩm theo số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Đối chiếu với năm trước, sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và BCTC
  • 27. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0125 Tham chiếu Ngày thực hiện Người thực hiện 4.6.Tính giá thành bình quân đơn vị sản phẩm (tổng giá thành sản xuất/số sản phẩm). So sánh giá thành đơn vị thực tế kỳ này với các kỳ trước và với kế hoạch. Xem xét có sự chênh lệch đột biến và quá lớn giữa kỳ này với các kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch về giá thành đơn vị không. Kiểm tra và phân tích thêm nếu số chênh lệch là trọng yếu 4.7.Xem xét ảnh hưởng của các kết quả phân tích đến các thủ tục kiểm tra chi tiết. 5. THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT 5.1. Kiểm tra việc tập hợp chi phí sản xuất: 5.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chọn mẫu __ nghiệp vụ và kiểm tra các chứng từ chứng minh Kiểm tra số lượng vật liệu thực tế tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm, so sánh với định mức tiêu hao vật tư để đánh giá tính hợp lý. 5.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp (kết hợp với phần hành tiền lương): Xem xét, đối chiếu số liệu của bảng tính và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương với số liệu trên sổ cái tài khoản chi phí, đánh giá tính hợp lý của việc phân bổ so với quy trình sản xuất thực tế của đơn vị Tính toán, xác định và so sánh chi phí tiền lương thực tế trên
  • 28. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0126 Tham chiếu Ngày thực hiện Người thực hiện một đơn vị sản phẩm với định mức chi phí tiền lương tương ứng đối với từng loại sản phẩm. 5.1.3. Chi phí sản xuất chung: Kết hợp với các phần hành khác như Khấu hao TSCĐ, chi phí NVL và nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khác bằng tiền… để kiểm tra chứng từ của các khoản chi phí phát sinh Xem xét và đánh giá tính hợp lý trong việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất. 5.2.Kiểm tra việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối năm/kỳ trong năm/kỳ tại, báo cáo sản xuất, biên bản đánh giá sản phẩm dở dang. 5.3.Trên cơ sở tài liệu đã thu thập bảng tính giá thành, báo cáo sản xuất, biên bản đánh giá sản phẩm dở dang  Thực hiện đối chiếu các thông tin trên các báo cáo này với nhau và các khoản chi phí đó tập hợp ở trên.  Chọn mẫu và thực hiện tính toán lại một số khoản mục quan trọng. 6. RÀ SOÁT TỔNG THỂ Đọc lướt qua sổ chi tiết chi phí sản xuất, chi phí SXKD dở dang để phát hiện các khoản mục bất thường và kiểm tra với chứng từ gốc. 7. TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ
  • 29. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0127 Tham chiếu Ngày thực hiện Người thực hiện Xem xét việc phân loại, trình bày và công bố Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trên Báo cáo tài chính có phù hợp với Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng ở trên không. 8. CÁC THỦ TỤC KIỂM TRA BỔ SUNG 1.3.2 Thực hiện kiểm toán 1.3.2.1Thực hiện khảo sát kiểm soát đối với chi phí sản xuất và giá thành. Cũng giống như quá trình kiểm toán các chu kỳ khác trước khi xem xét quyết định phạm vi các thử nghiệm cơ bản sẽ được áp dụng , Kiểm toán viên phải tiến hành nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị nhằm đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chi phí và giá thành. Việc nghiên cứu và đánh giá thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thông qua các thủ tục kiểm soát. Việc nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị với chi phí - giá thành cũng được triển khai thực hiện để đánh giá trên hai giác độ :Việc thiết kệ hệ thống có phù hợp đảm bảo khả năng kiểm soát hay không và quá trình tổ chức thực hiện có đảm bảo tính liên tục nhằm duy trì tính hiệu lực của hệ thống trong quá trình hoạt động của đơn vị hay không. Các kỹ thuật khảo sát thường được áp dụng là kiểm tra các tài liệu các quy định của đơn vị về việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống, quan sát quá trình vận hành của hệ thống, phỏng vấn những người có trách nhiệm với việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống, kiểm tra các tài liệu và dấu hiệu chứng minh cho kiểm soát nội bộ được thực hiện. Thông qua tìm hiểu sơ bộ ban đầu và có những hiểu biết nhất định về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị liên quan đến chi phí-giá thành kiểm toán
  • 30. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0128 viên có thể mô tả lại hệ thống bằng các bảng câu hỏi. Trên cơ sở đó Kiểm toán viên sẽ đưa ra đánh giá sơ bộ ban đầu vệ hệ thống trên cả hai giác độ :Việc thiết kế và quá trình vận hành của hệ thống. Với đánh giá sơ bộ này kiểm toán viên sẽ tiếp tục thực hiện các khảo sát kiểm soát chi tiết để kiểm tra và đánh giá một cách cụ thể hơn hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp. Mục tiêu của KSNB Thủ tục kiểm soát -Đảm bảo cho các nghiệp vụ chi phí giá thành được phê chuẩn đúng đắn -Kiểm tra xem có quy luật chặt chẽ về việc phê chuẩn các nghiệp vụ -Kiểm tra xem có tuân thủ tuyệt đối các quy định đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ này. -Kiểm tra quá trình kiểm soát độc lập đối với sự phê chuẩn. -Đảm bảo cho các nghiệp vụ chi phí –giá thành có căn cứ hợp lý -Kiểm tra xem có đầy đủ chứng từ và tài liệu liên quan đến nghiệp vụ như:Các đề nghị về nghiệp vụ, hợp đồng , biên bản giao nhận hóa đơn, phiếu xuất kho. -Kiểm tra xem các chứng từ có hợp pháp hợp lệ không đã được xử lý để đảm bảo không bị tẩy xóa sửa chữa và đã được kiểm soát nội bộ. -Kiểm tra các chứng từ và tài liệu có liên quan có được đánh số và quản lý theo số trên các sổ chi tiết.
  • 31. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0129 -Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn hợp lý của nghiệp vụ chi phí-giá thành -Kiểm tra các chính sách đánh giá, phân bổ của đơn vị chi phí-giá thành. -Kiểm tra về kiểm soát nội bộ đối với quá trình kiểm kê sản phẩm làm dở, vật liệu không sử dụng hết ở bộ phận sản xuất cuối kỳ -Kiểm tra so sánh số liệu trên hóa đơn mua bán, với số liệu trên hợp đồng và các chứng từ nhập xuất, số liệu trên các biên bản giao nhận với số liệu trên các chứng từ nhập kho và số liệu của bộ phận quản lý sản xuất -Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ -Kiểm tra về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với quá trình tính toán đánh giá phân bổ chi phí và giá thành sản phẩm. -Đảm bảo cho việc phân loại và hạch toán đúng đắn các nghiệp vụ về chi phí và giá thành -Kiểm tra các chính sách phân loại chi phí-giá thành phù hợp với các yêu cầu quy định liên quan và đặc điểm quản lý , sử dụng của đơn vị -Kiểm tra xem có đầy đủ sơ đồ hạch toán các nghiệp các nghiệp vụ chi phí-giá thành, kết chuyển giá thành sản phẩm và giá vốn của sản phẩm tiêu thụ -Kiểm tra có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ có liên quan đến chi phí-giá thành từ các sổ kế toán chi tiết đến sổ kế toán
  • 32. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0130 tổng hợp -Kiểm tra xem có chính sách kiểm tra nội bộ đối với nội dung trên -Đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ , đúng kỳ các nghiệp vụ chi phí- giá thành -Kiểm tra mỗi tài liệu liên quan đến chi phí –giá thành đều phải được đánh số và theo dõi quản lý chặt chẽ -Kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh phải được thực hiện kịp thời ngay sau khi các nghiệp vụ xảy ra và hoàn thành -Kiểm tra quá trình kiểm soát độc lập với nội dung trên Đảm bảo sự cộng dồn( tính toán tổng hợp) đúng đắn đối với chi phí –giá thành -Kiểm tra xem số liệu có được tính toán tổng hợp đầy đủ, chính xác -Kiểm tra xem quá trình kiểm tra nội bộ các kết quả tính toán -Kiểm tra việc so sánh các số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết với các sổ tổng hợp 1.3.2.2 Khảo sát cơ bản đối với chi phí và giá thành 1.3.2.2.1 Các thủ tục phân tích Tiến hành so sánh tổng chi phí sản xuất năm nay so với năm trước. So sánh nội dụng và phát sinh các khoản mục chi phí kỳ này so với kỳ trước, giữa các tháng trong kỳ để tìm ra biến động bất thường -So sánh tỷ trọng của từng loại chi phí so với tổng chi phí sản xuất
  • 33. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0131 -So sánh định mức tiêu hao nguyên vật liệu so với chi phí thực tế phát sinh, để tìm ra những biến động bất thường -So sánh chi phí SPDD cuối kỳ bình quân của mỗi sản phẩm với giá thành nhập kho của từng sản phẩm tương ứng -Thu thập bảng tổng hợp chi tiết tính giá thành và sản phẩm dở dang của từng loại sản phẩm theo số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Đối chiếu với năm trước, sổ chi tiết, sổ tổng hợp và BCTC 1.3.2.2.2 Kiểm tra chi tiết chi phí-giá thành a) Đối với quá trình tập hợp chi phí +Đối với Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kiểm toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện theo 3 thủ tục: Thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết. Thủ tục kiểm soát Thực hiện các thủ tục kiểm soátđốivới khoản mục chi phí NVLTT là việc KTV kiểm tra các quy định về chi phí nguyên vật liệu và sự tuân thủ các quy định này tại đơn vị được kiểm toán. Cụ thể, KTV xem xét các nội dung sau: - Kiểm tra việc tổ chức quản lý và theo dõi quá trình sản xuất ở các bộ phận sản xuất, quy trình làm việc của các bộ phận kiểm tra chất lượng và tính độc lập của đội ngũ cán bộ công nhân viên làm các công việc trên. - Kiểm tra việc ghi nhật ký và lập các báo cáo địnhkỳ của các bộ phận sản xuất. KTV kiểm tra dấu hiệu của KSNB đối với các báo cáo kiểm định chất lượng sản phẩm, các bảng tập hợp chi phí sản xuất, phiếu xin lĩnh vật tư,… - Quan sát việc quản lý, bảo quản vật tư, sản phẩm dở dang ở các bộ phận sản xuất, quy trình và thủ tục kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang. - Xem xét quy trình lập, luân chuyển chứng từ và sử dụng chứng từ kế toán cùng các tài liệu liên quan. Kiểm tra việc ghi sổ kế toán và quy trình hạch toán CPNVL ở bộ phận kế toán.
  • 34. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0132 - Xem xét việc đốichiếu số liệu giữa bộ phậnkho và bộ phận kế toán, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có được thực hiện thường xuyên không thông qua phỏng vấn nhân viên của đơn vị và kiểm tra dấu hiệu của KSNB. Thủ tục phân tích Kiểm toán viên thường sử dụng các thủ tục sau: - So sánh CPNVLTT giữa kỳ này với kỳ trước hoặc với kế hoạch để phát hiện các biến động bất thường. - So sánh CPNVLTT của đơn vị kiểm toán với toàn ngành. - So sánh tổng CPNVLTT sử dụng trong kỳ và tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. - So sánh tổng chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ và tổng khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Một số tỷ suất quan trọng mà KTV thường sử dụng là: + Tỷ suất chi phí nguyên vật liệu trên giá thành sản phẩm. + Tỷ suất chi phí nguyên vật liệu trên khối lượng sản phẩm hoàn thành. Phân tích hai tỷ suất trên cho phép KTV thấy được tính hợp lý của chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Kiểm tra chi tiết Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:  Với mục tiêu sự hiện hữu hoặc phát sinh: Kiểm tra các phiếu yêu cầu sử dụng vật tư và sựphê duyệtcủa các phiếu yêu cầu đó (kiểm tra chữ ký của người có thẩm quyền). Đồng thời kiểm tra các chứng từ, sổ sách liên quan đến việc hạch toánnghiệp vụ xuất vật tư như lệnh sản xuất, đơnđặthàng của khách hàng, phiếu xuất kho và các sổ chi tiết nhằm đảm bảo tính có thật của các nghiệp vụ.
  • 35. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0133  Với mục tiêu “chính xác”: - Lập bảng kê vật tư cho từng đối tượng sử dụng trong kỳ; đối chiếu với Sổ chi tiết của từng loại vật tư và sổ sách (Sổ theo dõi vật tư sử dụng và Báo cáo vật tư sử dụng) được bộ phận sản xuất của đơn vị ghi chép một cách độc lập trong kỳ. Tính toán xác định lượng vật tư tiêu hao thực tế cho một đơn vị sản phẩm và so sánh với định mức tiêu hao vật tư mà đơn vị đó xác định; trong trường hợp phát sinh chênh lệch thì phải làm rõ nguyên nhân của các chênh lệch này và xác định các khoản vật tư sử dụng vượt định mức đó xác định của đơn vị. - Kiểm tra việc tính giá vật tư xuất kho: Tiến hành tính toán lại giá vật tư xuất kho  Mục tiêu “Sự đầy đủ”: Đối chiếu số tiền ghi Nợ TK 621 trước Sổ cái TK 621 với đối ứng có các TK 152,153 và với số liệu tương ứng trước các phiếu sử dụng vật tư ở bộ phận sản xuất để kiểm tra việc ghi sổ của các nghiệp vụ xuất kho vật tư có được ghi chép đầy đủ hay không. Đối với các nghiệp vụ mua NLV về dùng ngay không qua kho, đối chiếu số tiền ghi Nợ TK 621 trước Sổ cái TK 621 với các hóa đơn mua hàng…  Mục tiêu “đánh giá”: - Kiểm tra nội dung CPNVLTT mà đơn vị xác định trong kỳ xem có phù hợp với các quy định, với đặc điểm chi phí của đơn vị hay không? - Kiểm tra quá trình phân bổ CPNLVTT cho các đối tượng (trong trường hợp CP NVLTT được tập hợp và phân bổ gián tiếp) - Kiểm tra quá trình hạch toán các khoản CPNVLTT, đặc biệt lưu ý đến việc hạch toán các khoản vật tư không sử dụng hết cuối kỳ ở bộ phận sản xuất và việc hạch toán các khoản CP NVLTT vượt mức bình thường phát sinh trong kỳ (các khoản này phải hạch toán vào CPSXKD- GVHB để ghi giảm lợi
  • 36. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0134 nhuận trong kỳ mà không được tính vào giá thành sản phẩm sản xuất ra trong kỳ).  Mục tiêu “ tính đúng kỳ”: Kiểm tra ngày tháng ghi trước chứng từ như phiếu xuất kho, đối chiếu với ngày tháng ghi trước sổ sách kế toán để đảm bảo các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ được hạch toán đúng. 1.3.2.2 Đối với chi phí nhân Công trực tiếp CPNCTT luôn được xem là một khoản mục trọng yếu vì việc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí không đúng đắn sẽ dẫn đến sai lệch về giá trị hàng tồn kho và do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, kiểm toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán chi phí sản xuất nói riêng. Kiểm toán CPNCTT cũng được thực hiện theo 3 thủ tục: thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Thủ tục kiểm soát Thực hiện thủ tục kiểm soát đối với khoản mục CPNCTT là việc soát xét HTKSNB về chi phí tiền lương và các vấn đề liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp. Các thủ tục bao gồm: - Xem xét việc tuân thủ các văn bản quy định của nhà nước và của doanh nghiệp về lao động, tiền lương như: Các quy định về tuyển dụng và quản lý lao động, quy chế quản lý và sử dụng lao động, thoả ước lao động,…Kiểm tra việc này thông qua phỏng vấn ban giám đốc và bộ phận nhân sự ở đơn vị khách hàng. - Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý lao động và tiền lương như kiểm tra việc thực hiện các quy định về tuyển dụng, đề bạt nhân viên, kiểm tra việc thực hiện các quy định về định mức tỷ lệ tiền lương trên giá thành sản phẩm hoặc lợi nhuận kinh doanh.
  • 37. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0135 - Kiểm tra việc phân bổ chi phí tiền lương và đối tượng sử dụng lao động, kiểm tra tính nhất quán trong hạch toán chi phí tiền lương tại các bộ phận chịu chi phí. Thủ tục phân tích Để đánh giá được tính hợp lý của tổng chi phí tiền lương của đơn vị cũng như chi phí tiền lương của từng bộ phận, KTV cần đi sâu vào các thủ tục phân tích sau: - So sánh số dư của tài khoản chi phí tiền lương với các năm trước. - So sánh chi phí tiền lương giữa các kỳ, các bộ phận với nhau để thấy được những biến động bất thường của một kỳ hay một bộ phận nào đó, giữa chi phí tiền lương với sản lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc doanh thu đã thực hiện. - So sánh tỷ lệ chi phí tiền lương gián tiếp với tiền lương trực tiếp; giữa tiền lương gián tiếp và tiền lương trực tiếp của kỳ này với kỳ trước. - So sánh mức đơn giá tiền lương của kỳ này với mức đơn giá tiền lương của kỳ trước. Nếu có biến động bất thường thì phải tìm hiểu nguyên nhân là do thay đổi của Nhà nước, của ngành hay do đơn vị hạch toán sai. -So sánh tỷ lệ thuế thu nhập trong tổng số tiền lương so với các năm trước xem có sự thay đổi bất thường nào về thu nhập của các cá nhân trong đơn vị hay không. - So sánh các tài khoản chi tiết theo dõi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của kỳ này so với kỳ trước để kiểm tra tính hợp lý của các khoản mục này. Qua thực hiện các thủ tục phân tích KTV sẽ thấy được những thay đổi không bình thường về tiền lương và nguyên nhân làm cho chi phí tiền lương có những thay đổi không bình thường đó. Kiểm tra chi tiết
  • 38. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0136 Việc thực hiện các thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích cho phép kiểm toán viên đánh giá sơ bộ và xác định phạm vi kiểm tra chi tiết CPNCTT. Để có thể đưa ra kết luận chính xác hơn nữa về CPNCTT, KTV phải tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết. Tài khản CPNCTT không có số dư cuối kỳ nên kiểm tra tài khoản này chính là kiểm tra số liệu hạch toán trong kỳ thông qua kiểm tra các nghiệp vụ phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Đối với khoản mục này, do giới hạn về thời gian và chi phí nên kiểm toán viên không thể thực hiện kiểm tra chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ chi phí về nhân công phát sinh mà phải chọn mẫu để kiểm toán. KTV chọn một số bảng thanh toán lương, thanh toán BHXH để kiểm tra, đặc biệt đối với kỳ có số phát sinh lớn và bất thường (có thể trong mỗi bảng thanh toán lương, KTV kiểm toán chọn mẫu một số cũng nhân viên để kiểm tra. KTV thường tiến hành chọn mẫu các nội dung sau:  Với mục tiêu “Sự hiện hữu hoặc phát sinh”: - Đối chiếu tên và mức lương của từng công nhân viên trước bảng lương với tên và mức lương của công nhân viên đó trên hồ sơ nhân viên xem có phù hợp không. Thủ tục này giúp KTV phát hiện khả năng khai khống nhân viên hay tăng mức lương. - Đối chiếu số ngày công, giờ công dùng để tính lương thời gian của từng công nhân viên trước bảng tính lương với số giờ công, ngàycông của công nhân viên đó trên bảng chấm công, thẻ tính giờ. Hoặc đối chiếu khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành dùng để tính lương sản phẩm cho từng công nhân với khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành của công nhân đó trên phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành hoặc trước sổ theo dõi sản xuất của bộ phận đó xem có phù hợp không? Thủ tục này giúp KTV phát hiện sai sót nếu có trong việc tính lương và các khoản phải trả cho công nhân
  • 39. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0137 viên hoặc phát hiện khả năng khai khống giờ công, ngày ông hay khối lượng sản phẩm hoàn thành để khống tiền lương phải trả, tăng CPNCTT.  Với mục tiêu “Sự chính xác”: - Tính lại số ngày công, giờ công trước bảng chấm công , thẻ tính giờ hay khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành, phiếu báo sản phẩm xem có đúng không - Tính lại số tiền lương và các khoản trích theo lương dựa trước số ngày công, giờ công hoặc khối lượng sản phẩm, Công việc hoàn thành.  Với mục tiêu “Sự đầy đủ”: Đối chiếu số tiền ghi Có TK334 và số tiền ghi Có TK338 trước Sổ cái TK334 và Sổ cái TK338 đối ứng Nợ TK622 với các số liệu tương ứng trước bảng phân bổ tiền lương và BHXH hàng tháng để kiểm tra xem việc ghi sổ các khoản tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương có đầy đủ không.  Với mục tiêu “Sự đánh giá”: - Kiểm tra lại việc phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng chịu chi phí bằng cách kiểm tra xem việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí tiền lương có hợp lý và nhất quán hay không, có phù hợp với các quy định hiện hành hay không. - Kiểm tra nội dung của các khoản đơn vị hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp xem có phù hợp với các quy định hiện hành hay không.  Với mục tiêu “Tính đúng kỳ”: - So sánh ngày trước bảng kê thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH với ngày ghi sổ nghiệp vụ thanh toán và phân bổ tiền lương và BHXH trên Sổ cái TK338, Sổ cái TK338 hoặc nhật ký chung để kiểm tra việc ghi sổ nghiệp vụ tính và phân bổ tiền lương và BHXH có kịp thời không.
  • 40. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0138 - So sánh ngày trước phiếu chi lương và ngày ghi trên sổ cái, nhật ký để kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ chi lương và các khoản phải trả cho công nhân viên có đúng kỳ hay không. 1.3.2.3 Đối với chi phí sản xuất chung Theo quy định hiện hành, chi phí sản xuất chung là những chi phí nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình sản xuất, cung cấp các lao vụ, dịch vụ như: Tiền lương và các khoản phải trả cho cán bộ, nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất, chi phí lao vụ, dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác. Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất chung được thực hiện theo trình tự sau: Thủ tục kiểm soát Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với CPSXC được thể hiện qua hệ thống văn bản quy định của nhà nước và của doanh nghiệp về quản lý và hạch toán khoản mục CPSXC cũng như việc tuân thủ các quy định đó của đơn vị. Vì vậy, để soát xét HTKSNB đối với khoản mục này, KTV cần xem xét các văn bản quy định của Nhà nước và của đơn vị về quản lý và hạch toán khoản mục CPSXC và kiểm tra việc thực hiện các quy định đó. Cụ thể: Kiểm tra xem đơn vị có lập đầy đủ chứng từ, có mở đầy đủ sổ tổng hợp, sổ chi tiết để theo dõi khoản mục CPSXC theo đúng quy định hay không, kiểm tra hệ thống tài khoản và sơ đồ hạch toán CPSXC có đúng với các quy định hiện hành về kế toán hay không? Kiểm tra xem có sự đối chiếu thường xuyên giữa số liệu thực tế và định mức, giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết hay không? Thủ tục phân tích Để đánh giá được tính hợp lý của khoản mục CPSXC của từng bộ phận và của toàn đơn vị; đồng thời để giảm bớt khối lượng công việc trong quá trình kiểm toán CPSXC, KTV thực hiện một số thủ tục sau:
  • 41. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0139 - Kiểm toán viên cần so sánh tổng CPSXC của kỳ này với định mức và với kỳ trước để phát hiện những biến động bất thường đối với khoản mục này. Trong quá trình so sánh, KTV có thể kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để thấy được tính hợp lý của khoản mục CPSXC trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. - So sánh tỷ lệ CPSXC trên tổng chi phí, tổng doanh thu của kỳ này so với kỳ trước. - So sánh tỷ lệ CPSXC cố định trên tổng khối lượng sản phẩm hoàn thành của kỳ này so với kỳ trước. Tỷ lệ này thường có xu hướng giảm khi khối lượng sản phẩm hoàn thành tăng do tổng CPSXC cố định không đổi so với khối lượng sản phẩm hoàn thành. - So sánh tỷ lệ CPSXC biến đổi trên tổng khối lượng sản phẩm hoàn thành của kỳ này so với kỳ trước. Tỷ lệ này thường ít thay đổi do tổng CPSXC biến đổi biến động tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm hoàn thành. - So sánh, phân tích để có được những đánh giá về cơ cấu giữa các yếu tố trong khoản mục CPSXC. Kiểm tra chi tiết CPSXC là khoản chi phí hỗn hợp bao gồm nhiều khoản chi phí cấu thành, do vậy việc kiểm toán CPSXC thường phức tạp hơn quá trình kiểm toán các khoản chi phí khác. Nội dung kiểm tra chi tiết CPSXC thường bao gồm: - Kiểm tra việc phân bổ CPSXC cho các đối tượng của đơn vị xem có phù hợp và nhất quán giữa các kỳ hay không. - Đối chiếu Số phát sinh Nợ TK 627 trước sổ cái TK 627 đối ứng các TK hàng tồn kho, khấu hao TSCĐ, Nguyên liệu, vật liệu, Phải trả Công nhân viên….với các số liệu tương ứng trước Sổ cái các tài khoản này xem có đầy đủ hay không
  • 42. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0140 - KTV cần tập trung đi sâu kiểm tra chi tiết các khoản chi có biến động bất thường, những khoản chi cao hơn dự toán, những khoản chi phí mới phát sinh bất thường, những khoản chi phí dịch vụ mua ngoài +Đối với quá trình tính giá thành sản phẩm - Kiểm tra, xem xét nội dung và phạm vi các khoản chi phí mà đơn vị xác định để tính vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ - Lưu ý các khoản chi phí vượt mức bình thường phát sinh, các khoản chi phí sản xuất chung hoạt động dưới công suất, các khoản chi phí khác không liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm - Kiểm tra lại nguồn số liệu để tính giá thành sản phẩm bằng cách đối chiếu số liệu trên các bảng tính giá thành với số liệu trên các sổ kế toán chi phí,các số liệu phân bổ chi phí cho các đối tượng tính giá thành -Xem xét lại số liệu đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ( số liệu này được thực hiện trong quá trình kiểm toán số dư hàng tồn kho) -Kiểm tra phương pháp tính giá thành mà đơn vị áp dụng, đánh giá tính hợp lý và nhất quán của phương pháp này -Có thể chọn mẫu một số loại sản phẩm để tính toán lại nhằm kiểm tra mức độ chính xác của quá trình kiểm toán. -So sánh giá thành thực tế sau khi tính toán với giá thành định mức, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế các kỳ trước để đánh giá và xem xét sự biến động 1.3.3 Kết thức kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến số liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, KTV tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán. Công việc này được dựa trước kết quả khảo sát được thực hiện với những bằng chứng đó thu thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán chi
  • 43. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: PHẠM THỊ PHƯƠNG LỚP: CQ50/22.0141 phí sản xuất –giá thành thường được thể hiện dưới hình thức một “bản tổng hợp kết quả kiểm toán” hay “biên bản kiểm toán”. Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán gồm: - Các sai phạm đó phát hiện khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá về mức độ sai phạm. - Nguyên nhân của sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm. - Kết luận về mục tiêu kiểm toán. - Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của KSNB đối với chi phí sản xuất –giá thành - Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có). Tổng hợp kết quả kiểm toán chi phí sản xuất –giá thành là một căn cứ quan trọng cho KTV tổng hợp lập Báo cáo kiểm toán.