SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
QUẢN LÝ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG
Ca lâm sàng 1
Bệnh nhân nam 65 tuổi, đến khám vì khó thở.
Bệnh sử: Thường ho khạc đờm, nhất là vào buổi sáng, từ 3 năm nay.
Gần đây, bắt đầu thấy khó thở khi leo cầu thang, cảm thấy mệt hơn.
Tiền sử bệnh:
•• Hút thuốc lá 30 gói-năm.
•• Khó thở kiểu hen phế quản từ nhỏ, đã hết khó thở từ năm 13 tuổi.
•• Dị ứng với tôm, cua biển, và penicillin.
•• Mẹ và em trai bị hen phế quản.
•• Tăng huyết áp.
•• Rối loạn lipid máu.
Thăm khám lâm sàng:
•• Thể trạng gầy, BMI 18 kg/m2
.
•• Huyết áp 150/90 mmHg.
•• Lồng ngực hình thùng, gõ vang trống. Phế âm giảm đều 2 bên,
ran ẩm, ran nổ 2 đáy phổi, ran ngáy rải rác.
Cận lâm sàng:
•• FVC 76%.
•• FEV1 48%.
•• FEV1/FVC 47% sau nghiệm pháp giãn phế quản.
•• CAT 9 điểm, mMRC 1 điểm.
Chẩn đoán:
•• COPD nhóm C theo phân loại GOLD.
•• Không loại trừ hội chứng chồng lấp (ACOS).
Điều trị:
•• Hướng dẫn cách hít và sử dụng thuốc giãn phế quản.
•• Ngưng hút thuốc và tiêm ngừa vaccin phòng cúm/phế cầu.
•• Thuốc điều trị:
○○ Salmeterol/fluticasone 25/250 2 liều hít x 2 lần/ngày.
○○ Fenoterol/ipratropium bromide 2 liều hít khi khó thở.
Diễn tiến điều trị: Sau 1 tháng điều trị, giảm cảm giác khó thở, ít
khạc đàm, chức năng hô hấp không thay đổi.
Hướng xử trí tiếp theo:
•• Tái khám sau 4 tuần.
•• Kiểm tra chức năng thông khí mỗi 3 tháng.
•• Kiểm soát các bệnh đồng mắc.
Ca lâm sàng 2
Bệnh nhân nam 58 tuổi, đến khám vì khó thở, mệt.
Bệnh sử:
•• Đang điều trị COPD.
•• Cách 6 tháng, nhập viện vì đợt cấp COPD.
•• Trong vài tháng nay, thường xuyên ho, khạc ít đàm
trắng, khó thở, nhất là khi đi nhanh hoặc làm việc
nặng, thường cảm thấy mệt mỏi, không sốt, ăn
không ngon miệng.
Tiền sử bệnh:
•• Hút thuốc lá 36 năm (trung bình 40 gói-năm), hiện
đã bỏ hút thuốc.
•• Tăng huyết áp cách 3 năm.
•• Đái tháo đường típ 2 cách 2 năm.
Thăm khám lâm sàng:
•• Thể trạng gầy, BMI 19 kg/m2
.
•• Huyết áp 145/85 mmHg, Mạch 95 lần/phút.
•• Phổi và các cơ quan khác chưa ghi nhận bất thường.
Cận lâm sàng:
•• FEV1 40%.
•• FEV1/FVC 65% sau nghiệm pháp giãn phế quản.
Chẩn đoán: COPD nhóm C theo phân loại GOLD.
Điều trị:
•• Salmeterol/fluticasone 25/250 2 liều hít x 2 lần/ngày
(súc họng sau khi hít).
•• Salbutamol MDI hít 2 liều khi khó thở.
Diễn tiến điều trị:
•• Trong 3 năm sau điều trị, bệnh nhân cảm thấy khỏe
hơn, không còn khó thở và không cảm thấy mệt khi
cần hoạt động thể lực.
•• Hô hấp ký trong 3 năm đều không xấu hơn.
•• Huyết áp và đái tháo đường ổn định.
•• Riêng năm thứ 2, bệnh nhân có 1 đợt cấp COPD
nhưng ở mức độ nhẹ, không cần nhập viện, và được
điều trị bằng cách tăng liều thuốc SABA.
Hướng xử trí tiếp theo: Tiếp tục điều trị và theo dõi.
HỘI THẢO KHOA HỌC
CÁ THỂ HÓA ĐIỀU TRỊ COPD
Tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(COPD) đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu.
Tuy nhiên, việc lựa chọn liệu pháp điều trị hợp
lý cho căn bệnh này vẫn còn nhiều thách thức.
Nhằm cập nhật các kiến thức lâm sàng trong
việc quản lý và điều trị COPD, Hội Hô Hấp
Việt Nam và Hội Hô Hấp TPHCM đã phối hợp
cùng văn phòng đại diện GlaxoSmithKline
tổ chức buổi hội thảo khoa học “Cá thể hóa
điều trị COPD” lần lượt tại Hà Nội và TPHCM
vào ngày 22 & 23/11/2014. Ban chủ tọa tại
buổi hội thảo là GS.TS.BS. Ngô Quý Châu –
Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám
đốc Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai,
Chủ tịch Hội Hô Hấp Việt Nam; PGS.TS.BS.
Lê Thị Tuyết Lan – Chủ tịch Hội Hô Hấp
TPHCM, Phó Chủ tịch Hội Hô Hấp Việt Nam,
Trưởng khoa Thăm Dò Chức Năng, Trưởng
Trung tâm Chăm sóc Hô hấp - Bệnh viện Đại
học Y Dược TPHCM; và PGS.TS.BS Trần
Văn Ngọc – Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh
viện Chợ Rẫy, Phó Khoa Y - Đại học Y Dược
TPHCM, Phó Chủ tịch Hội Hô Hấp TPHCM.
Đông đảo các bác sĩ và dược sĩ từ nhiều tỉnh
thành trong cả nước đã đến tham dự và chia
sẻ các kinh nghiệm quí báu trong thực tế lâm
sàng cùng các báo cáo viên giàu kinh nghiệm
đến từ Anh và Việt Nam.
TS.BS. Chu Thị Hạnh
Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp,
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
TS.BS. Lê Tiến Dũng
Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược
TPHCM (Tp Hồ Chí Minh).
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG
Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế
2
Chẩn đoán COPD trong thực hành lâm sàng
Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn
sau nghiệm pháp giãn phế quản là đặc điểm đặc trưng của
COPD. Tuy nhiên để chẩn đoán xác định COPD, bệnh nhân
cần được đánh giá toàn diện nhiều yếu tố:
•• Các triệu chứng lâm sàng (như ho kéo dài, khạc đàm kéo
dài, khó thở khi gắng sức, khả năng hoạt động thể lực,…),
•• Các yếu tố nguy cơ (như hút thuốc, nghề nghiệp, môi
trường sống, tiền sử gia đình/bản thân,…),
•• Các kết quả đo chức năng thông khí, X-quang phổi,..., và
•• Các bệnh đồng mắc.
Không những thế, theo khuyến cáo của GOLD, bệnh nhân
COPD cần được phân nhóm theo độ nặng của bệnh nhằm
đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Việc phân nhóm này được
thực hiện dựa trên thang điểm mMRC/CAT, tiền sử đợt cấp,
và mức độ tắc nghẽn đường thở (Hình 1).1
Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease 2014
Hình 1. Chẩn đoán độ nặng COPD theo GOLD 2014
(C)
Nguycơ
(Phânloạitắcnghẽn
thôngkhítheoGOLD)
Nguycơ
(Tiềnsửđợtcấp)
(D)
(A) (B)
4
≥ 2
hoặc
≥ 1 đợt cấp
cần nhập viện
1 (không cần
nhập viện)
3
2
1
0
CAT < 10 CAT ≥ 10
Triệu chứng
mMRC 0-1 mMRC ≥ 2
Khó thở
Xu hướng điều trị COPD hiện nay
Các hướng dẫn điều trị hiện nay đều khuyến cáo nên cá thể
hóa điều trị, và kết hợp liệu pháp dùng thuốc với không dùng
thuốc để tối ưu hóa hiệu quả kiểm soát COPD.
Điều trị dùng thuốc
Thuốc giãn phế quản dạng hít là nhóm thuốc chính trong
điều trị COPD. Trong số các thuốc giãn phế quản, dạng
có tác dụng kéo dài cho thấy có hiệu quả và tiện dụng hơn
dạng tác dụng ngắn.1
Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả điều trị, nhất là trên
bệnh nhân có nguy cơ cao, và giảm tác dụng ngoại ý do
tăng liều khi dùng dạng đơn trị, các thuốc giãn phế quản
thường được dùng ở dạng phối hợp.1
Phối hợp thuốc chủ vận β2 tác dụng kéo dài (LABA) +
corticosteroid dạng hít (ICS) là cách phối hợp thường được lựa
chọn cho bệnh nhân COPD nhóm C và D vì giúp làm giảm
tần suất đợt cấp, cải thiện tình trạng sức khỏe và chức năng
phổi.1
Điều này đã được minh chứng qua nghiên cứu TORCH
thực hiện trên bệnh nhân COPD có FEV1 < 60% giá trị dự
đoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với giả dược, phối hợp
salmeterol + fluticasone giúp làm giảm 25% số đợt cấp trong
3 năm nghiên cứu, giảm mức suy giảm FEV1 (p < 0,001) và cải
thiện chất lượng cuộc sống (qua điểm số SGRQ) (p < 0,001).
Đồng thời, salmeterol + fluticasone còn có xu hướng làm giảm
nguy cơ tử vong do tất cả các nguyên nhân.2
Trên các chứng cứ y học hiện có, GOLD 2014 cũng đã
khuyến cáo dùng LABA + ICS như là lựa chọn ưu tiên hàng
thứ nhất ở các bệnh nhân COPD nhóm C và D theo phân
loại GOLD (Hình 2).1
Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease 2014
Hình 2. Lựa chọn thuốc điều trị theo nguy cơ của bệnh nhân
COPD
GOLD 4
C
ICS + LABA
hay LAMA
ICS + LABA
hay LAMA
LABA+ICS + LAM hay
LABA+ICS + PDE4-inh
hay
LABA + LAMA hay
LAMA + ICS hay
LAMA + PDE4-inh
LABA + LAMA
D
A
SABA hay SAMA prn LABA hay SLAMA
LABA hay LAMA
hay
SABA + SAMA
LABA + SLAMA
mMRC 0-1
CAT <10
mMRC ≥ 2
CAT > 10
Lựa chọn 1
Lựa chon 2
B
GOLD 3
GOLD 2
GOLD 1
≥ 2
hoặc
≥ 1 đợt cấp
cần nhập viện
1 (không cần
nhập viện)
0
Theo đó, việc lựa chọn salmeterol + fluticasone để điều trị
cho bệnh nhân trong các ca lâm sàng này là hoàn toàn hợp
lý. Điều này càng được khẳng định qua kết quả điều trị.
Điều trị không dùng thuốc
Bên cạnh điều trị dùng thuốc, bệnh nhân COPD cũng cần
thực hiện các liệu pháp điều trị không dùng thuốc như
ngưng hút thuốc, ngưng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ,
tiêm phòng cúm 1 lần/năm, và tiêm phòng phế cầu mỗi
5 năm đối với bệnh nhân ≥ 65 tuổi hoặc bệnh nhân < 65 tuổi
nhưng FEV1 < 40%. Việc tập phục hồi chức năng hô hấp
cũng có thể cải thiện khả năng gắng sức, chất lượng cuộc
sống và giảm mức độ khó thở cho bệnh nhân.
Hội chứng chồng lấp hen phế quản – COPD
(Asthma COPD Overlap Syndrome – ACOS)
Hội chứng chồng lấp hen phế quản – COPD (ACOS) là tình
trạng đặc biệt cần lưu ý ở các bệnh nhân COPD. Bệnh nhân
ACOS có các triệu chứng giống cả hen phế quản và COPD,
và thường có tiên lượng nặng hơn so với những trường hợp
bệnh nhân chỉ mắc hen phế quản hoặc COPD. ACOS khiến
cho bệnh nhân có tần suất xuất hiện đợt cấp cao hơn, chất
lượng cuộc sống giảm nhiều hơn, chức năng phổi suy giảm
nhanh hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn và cần nhiều sự chăm sóc
y tế hơn.1
Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế
3
Việc chẩn đoán và điều trị ACOS cần được thực hiện theo 5
bước: (1) dựa vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng, X-quang
để xác định bệnh nhân có bệnh lý đường thở mạn tính hay
không; (2) chẩn đoán xác định COPD, hen phế quản hay
ACOS; (3) đánh giá chức năng thông khí phổi; (4) khởi đầu
điều trị; và (5) chuyển tuyến điều trị chuyên khoa (nếu cần).
Việc khởi trị ACOS là tùy theo triệu chứng lâm sàng và chức
năng thông khí phổi của bệnh nhân. Nếu nghi ngờ ACOS thì
khởi trị như hen phế quản trong khi chờ đánh giá sâu hơn.
LABA + ICS và/hoặc LAMA được cân nhắc dùng ở bệnh
nhân ACOS. Đồng thời, bệnh nhân ACOS cũng cần phải
áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc (như tiêm
vaccin, điều trị bệnh đồng mắc, ngưng hút thuốc,…) để nâng
cao hiệu quả điều trị.
Cá thể hóa điều trị COPD
Mục tiêu điều trị COPD hiện nay gồm giảm triệu chứng (cải
thiện triệu chứng, khả năng gắng sức, và tình trạng sức
khỏe) và giảm nguy cơ (ngăn ngừa bệnh tiến triển, ngăn
ngừa và điều trị đợt cấp, và giảm tỷ lệ tử vong). Tuy nhiên,
với cùng một phác đồ, các bệnh nhân COPD sẽ có thể có
các đáp ứng khác nhau với các thuốc điều trị.
Chính vì vậy, GOLD 2014 đã đưa ra khuyến cáo là cần phải
đánh giá toàn diện bệnh nhân COPD.1
Việc đánh giá này
cần bao gồm nhiều yếu tố như các đặc điểm/triệu chứng
lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng (như hô hấp ký,...), tiền
sử gia đình/bản thân, các bệnh đồng mắc, tình trạng kinh
tế - xã hội và các yếu tố môi trường. Trong tương lai, xét
nghiệm gen hoặc hệ gen (genomic), các thông số hệ protein
(proteomic), phân tích các chất chuyển hóa (metabolomic)
cũng có thể sẽ được áp dụng để cá thể hóa việc điều trị.
Sau khi đánh giá toàn diện, bệnh nhân COPD sẽ được phân
thành các nhóm kiểu hình khác nhau dựa trên đặc điểm
lâm sàng (như ho, khạc đàm, số đợt cấp, mức ảnh hưởng
toàn thân, tình trạng suy hô hấp, giới tính), nguyên nhân
gây bệnh (như hút thuốc, khói chất đốt), sinh lý bệnh (như
khí phế thủng, tắc nghẽn đường thở, bạch cầu ái toan trong
đàm), và diễn tiến trên lâm sàng (như diễn tiến nhanh, các
bệnh đồng mắc). Việc phân nhóm này sẽ giúp xây dựng kế
hoạch điều trị hợp lý hơn, hướng đến cá thể hóa việc điều trị,
vì mỗi đối tượng bệnh nhân sẽ có các đặc trưng riêng và khả
năng đáp ứng với thuốc điều trị cũng khác nhau.
Trong các nhóm này, các đối tượng thường xuyên có đợt
cấp là một nhóm có kiểu hình riêng và độc lập với độ nặng
của COPD. Trong nghiên cứu ECLIPSE, tuy tỷ lệ bệnh
nhân thường xuyên có đợt cấp có tăng theo giai đoạn bệnh
(Hình 1), nhưng tỷ lệ này vẫn ổn định theo thời gian. 71%
bệnh nhân thường xuyên có đợt cấp trong năm đầu tiên và
năm thứ 2 sẽ thường xuyên có đợt cấp trong năm thứ 3.
Trong khi đó, 74% bệnh nhân không có đợt cấp trong năm
đầu tiên và năm thứ 2 sẽ không có đợt cấp trong năm thứ 3.2
Hurst, et al. N Eng J Med. 2010; 363:1128-38
Hình 1. Tần suất xuất hiện đợt cấp theo các giai đoạn bệnh
50
40
30
20
10
0
7
22
GOLD II
(N=95)
GOLD III
(N=900)
 Nhập viện vì đợt cấp trong năm 1
 Thường xuyên có đợt cấp (2 hoặc hơn)
GOLD IV
(N=293)
18
33 33
47
%bệnhnhân
Kết quả từ nghiên cứu ECLIPSE cũng cho thấy các nhà lâm
sàng có thể dựa vào tiền sử đợt cấp để dự báo nguy cơ xuất
hiện đợt cấp trong tương lai.2
Đây là điều quan trọng cần lưu
ý vì đợt cấp COPD sẽ làm tăng tốc độ suy giảm chức năng
phổi, làm gia tăng chi phí điều trị và ảnh hưởng tiêu cực đến
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.1
Đặc biệt, nguy cơ tử
vong ở bệnh nhân COPD sẽ tăng khi tần suất đợt cấp tăng.3
Bên cạnh đó, các bệnh đồng mắc như đái tháo đường, bệnh
lý tim mạch,… cũng như tình trạng fibrinogen cao đều có thể
làm giảm khả năng sống còn của bệnh nhân.4,5
GS.BS. David Halpin
Cố vấn Y khoa và Giáo sư danh dự, Khoa Nội Hô Hấp, Bệnh viện Hoàng gia Devon & Exeter, London (Anh);
Thành viên Ban soạn thảo Hướng dẫn Điều trị COPD (GOLD).
Tài liệu tham khảo: 1. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD) guideline.
2014; 2. Calverley, et al. N Eng J Med. 2007; 356:775-89
Trong thực hành lâm sàng, việc chẩn đoán và điều trị
COPD cần tuân theo các hướng dẫn điều trị. Việc đánh
giá toàn diện (triệu chứng, các yếu tố nguy cơ, và các
bệnh lý đồng mắc) sẽ giúp xây dựng phác đồ điều trị
phù hợp cho từng bệnh nhân. Đặc biệt, các bệnh nhân
COPD có nhiều bệnh lý đồng mắc hoặc ACOS cần
được lưu ý nhiều hơn. Giãn phế quản vẫn là thuốc giữ
vai trò trung tâm trong quản lý COPD. Trong đó, LABA
+ ICS, như salmeterol + fluticasone, là lựa chọn được
ưu tiên cho bệnh nhân COPD có nguy cơ cao, nhóm C
và D theo phân loại GOLD.
CÁ THỂ HÓA ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế
4
Chính vì vậy, việc đánh giá toàn diện, tìm ra sự khác biệt
giữa các bệnh nhân và cá thể hóa điều trị là xu hướng hiện
nay để kiểm soát tối ưu COPD. Theo đó, mô hình chăm sóc
y tế hiện nay cũng đã thay đổi so với trước. Bằng cách tầm
soát, chẩn đoán và tiên lượng bệnh theo hướng cá thể hóa,
thuốc điều trị đã được lựa chọn phù hợp theo từng bệnh
nhân. Điều này giúp tránh việc cần phải đổi thuốc nhiều lần
do bệnh nhân không đáp ứng. Kiểm soát bệnh tốt hơn sẽ
giúp làm giảm độ nặng của bệnh nhiều hơn.
Nhiều bằng chứng cho thấy lợi ích của LABA + ICS
trong điều trị COPD
Việc điều trị COPD cần kết hợp nhiều biện pháp không
dùng thuốc và dùng thuốc với nhau. Trong các liệu pháp
dùng thuốc, việc kết hợp các loại thuốc thuộc các nhóm
dược lý khác nhau sẽ giúp cải thiện hiệu quả điều trị và
làm giảm nguy cơ tác dụng ngoại ý tốt hơn so với việc tăng
liều một loại thuốc khi đơn trị.1
Phối hợp LABA + ICS là
phác đồ thường được lựa chọn để cải thiện chức năng hô
hấp, cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm đợt cấp cho bệnh
nhân COPD. Đặc biệt, LABA + ICS là lựa chọn được khuyến
cáo hàng đầu cho bệnh nhân nhóm C và D theo phân loại
GOLD.1
Salmeterol + fluticasone là một phối hợp LABA + ICS đã
được chứng minh có hiệu quả cao trong điều trị COPD.
Khi so với đơn trị liệu, phối hợp salmeterol + fluticasone giúp
cải thiện đáng kể FEV1 và tổng điểm SGRQ (St. George’s
Respiratory Questionnaire) sau 3 năm điều trị (Hình 2).6
Calverley, et al. N Eng J Med. 2007; 356:775-89
Hình 2. Salmeterol + fluticasone giúp cải thiện đáng kể FEV1
100
50
0
-50
-100
-150
ThayđổitrungbìnhFEV1
đãhiệuchỉnh(mL)
0
Số lượng
bệnh nhân
1.524 1.248 1.128 1.049 979 906 819
1.521 1.317 1.218 1.127 1.054 1.012 934
1.534 1.346 1.230 1.157 1.078 1.006 908
1.533 1.375 1.281 1.180 1.139 1.073 975
24 48 72
Thời gian (tuần)
96 120 156
*
p < 0,001 so với giả dược
†
p < 0,001 so với salmeterol và fluticasone
Giả dược
Salmeterol
Fluticasone
Salmeterol/Fluticasone
*†
*
*
Không những thế, salmeterol + fluticasone còn giúp làm
giảm đáng kể tỷ lệ đợt cấp trung bình và nặng, cũng như
tỷ lệ đợt cấp cần điều trị bằng corticosteroid toàn thân
(p < 0,05) so với đơn trị salmeterol và fluticasone (Hình 3).6
Khi so với thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài
(LAMA), mặc dù không có sự khác biệt về tỷ lệ đợt cấp
cần nhập viện, nhưng nguy cơ tử vong ở nhóm điều trị với
salmeterol + fluticasone đã giảm đáng kể so với nhóm điều
trị với tiotropium (p = 0,012) (Hình 4).7
Đồng thời, nhóm dùng salmeterol + fluticasone có tỷ lệ rút lui
khỏi nghiên cứu (p = 0,005) và điểm số SGRQ (p = 0,038)
cũng thấp hơn đáng kể so với nhóm dùng tiotropium.7
Một vấn đề thường gây lo ngại khi kết hợp dùng ICS ở bệnh
nhân COPD là nguy cơ viêm phổi, đặc biệt ở người lớn tuổi
và bệnh nhân có chức năng phổi kém. Tuy nhiên, cần lưu
ý rằng nguy cơ xuất hiện đợt cấp ở bệnh nhân COPD là
cao hơn nhiều so với nguy cơ viêm phổi. Trong 1.930 bệnh
nhân-năm, số đợt cấp cần phải chăm sóc y tế đến 2.255,
trong khi biến cố viêm phổi chỉ có 87.8
Tóm lại, đánh giá toàn diện để cá thể hóa điều trị là
chiến lược điều trị có hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.
Phối hợp LABA + ICS được khuyến cáo như một liệu
pháp hàng đầu cho bệnh nhân nhóm C, D theo phân
loại GOLD. Đặc biệt, salmeterol + fluticasone là phối
hợp đã được chứng minh có hiệu quả cao trong điều
trị COPD, giúp cải thiện FEV1, giảm tần suất xuất hiện
đợt cấp, giảm tỷ lệ tử vong, và cải thiện chất lượng
sống cho bệnh nhân.
Tài liệu tham khảo: 1. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease 2014; 2. Hurst,
et al. N Eng J Med. 2010; 363:1128-38; 3. Soler-Cataluna JJ, et al. Thorax. 2005; 60:925-931;
4. Miller, et al. Respiratory Medicine. 2013; 10:1376-1384; 5. Cell B, et al. AJRCCM. 2012;
185:1065-72; 6. Calverley, et al. N Eng J Med. 2007;356:775-89; 7. Wedzicha, et al. AJRCCM.
2008; 177: 19-26; 8. Calverley, et al. Chest. 2011; 139:505-512.
Wedzicha, et al. AJRCCM 2008
Hình 4. Salmeterol + fluticasone giúp giảm nguy cơ tử vong
ở bệnh nhân COPD
8
7
6
5
4
3
2
1
0
0
6,7%
HR: 0,48
p=0,012
3,5%
Tiotropium
Salmeterol + fluticasone
13 26 39 52 65 78 91 104
Xácsuấtbiếncố(%)
Thời gian đến khi tử vong (tuần)
Calverley, et al. N Eng J Med. 2007;356:775-89
Hình 3. Salmeterol + fluticasone giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ
đợt cấp trung bình và nặng trong 3 năm điều trị
1,2
1,0
0,8
0,6
0,4
0,2
0
Giả dược
1,13
Salmeterol
Điều trị
Fluticasone Salmeterol/
Fluticasone
0,97*
Giảm 25%
0,93*
0,85*† ‡
Sốđợtcấp
trungbình/năm
*p < 0,001 so với giả dược
†
p = 0,002 so với salmeterol
‡
p = 0,024 so với fluticasone
Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế
5
1Trong ca lâm sàng 2, bệnh nhân COPD có tiền sử
đái tháo đường và tăng huyết áp nhưng được điều
trị bằng LABA + ICS đến 3 năm. Vậy có cần xem xét
nguy cơ viêm phổi liên quan đến ICS không? Nên tiếp
tục sử dụng ICS kéo dài hay giảm liều ICS ở bệnh
nhân này?
TS.BS. Lê Tiến Dũng: Thực tế lâm sàng cho thấy
chỉ corticosteroid đường toàn thân mới gây ảnh hưởng
xấu đến tình trạng đái tháo đường và tăng huyết áp.
ICS được sử dụng ở liều thấp (1000 μg # 1 mg) và
được đưa trực tiếp đến mô phổi nên ít gây tác động
toàn thân hơn. Lưu ý là nguy cơ đợt cấp là cao hơn
rất nhiều so với nguy cơ viêm phổi. Vì vậy, nếu cân
nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, thì liệu pháp LABA + ICS
vẫn là lựa chọn phù hợp để điều trị COPD ở bệnh
nhân này. Trong quá trình điều trị kéo dài có thể giảm
liều ICS xuống 500 μg. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm
thực tế lâm sàng của bản thân, không cần giảm liều ở
những bệnh nhân này.
GS.BS. David Halpin: Theo kinh nghiệm cá nhân,
nếu bệnh nhân đã kiểm soát được tình trạng bệnh thì
không cần giảm liều ICS. Chỉ giảm liều khi tình trạng
đái tháo đường của bệnh nhân nặng hơn hoặc bệnh
nhân xuất hiện tác dụng ngoại ý.
2Về mặt dịch tễ học, 80-90% số bệnh nhân bị
COPD là do hút thuốc lá. Vậy có bao nhiêu phần
trăm người hút thuốc lá sẽ bị COPD?
GS.BS. David Halpin: Đây thực ra vẫn là vấn đề
còn tranh cãi. Ước tính có khoảng 20% bệnh nhân
hút thuốc lá sẽ bị COPD. Theo một nghiên cứu tại
Scandinavia, 70-80% người hút thuốc lá sẽ mắc
COPD nếu họ sống đủ lâu, vì thường những người hút
thuốc lá sẽ tử vong vì bệnh tim mạch, đột quỵ trước
khi có bằng chứng mắc COPD.
3Trong nghiên cứu ECLIPSE, 71% bệnh nhân
thường xuyên xuất hiện đợt cấp trong năm thứ nhất
và năm thứ hai thì sẽ có đợt cấp trong năm thứ ba.
Nghiên cứu TORCH lại cho rằng số đợt cấp trung bình
và nặng không phụ thuộc vào số đợt cấp trước đó. Vậy
hai nghiên cứu này có mâu thuẫn nhau không?
GS.BS. David Halpin: 2 nghiên cứu này có sự khác
biệt. TORCH là nghiên cứu can thiệp đánh giá hiệu
quả của thuốc trong việc ngăn ngừa đợt cấp. Trong
khi đó, ECLIPSE là nghiên cứu quan sát đánh giá
tiến triển bệnh và không kiểm soát liệu pháp điều trị
của bệnh nhân. ECLIPSE cho biết về xu hướng xuất
hiện đợt cấp tiếp theo của bệnh nhân, và thuốc có thể
giúp giảm trị số tuyệt đối của đợt cấp, chẳng hạn từ 4
đợt xuống 3 hay 2 đợt trong vòng một năm. Theo tôi,
không có sự mâu thuẫn giữa hai nghiên cứu này, vì 2
nghiên cứu này đánh giá 2 khía cạnh khác nhau.
4Điều trị bằng LABA + ICS có làm nặng thêm tình
trạng lao phổi ở bệnh nhân COPD có kèm lao phổi
hay không?
GS.BS. David Halpin: Hiện nay, vẫn chưa rõ việc sử
dụng ICS có thể làm tái hoạt hóa tình trạng lao ở bệnh
nhân COPD kèm lao phổi hay không. Theo ý kiến cá
nhân, bác sĩ điều trị nên cho bệnh nhân biết về nguy
cơ này.
PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc: Tại Việt Nam, tỷ lệ
bệnh nhân COPD kèm lao phổi là khá cao. Theo
kinh nghiệm thực tế lâm sàng, liệu pháp LABA + ICS
không ảnh hưởng đến tình trạng điều trị lao phổi của
bệnh nhân.
5Trong điều trị COPD, dùng ICS lâu dài có thể gây
suy thượng thận không?
TS.BS. Lê Tiến Dũng: Corticosteroid đường toàn
thân được khuyến cáo không nên sử dụng với liều
cao trong thời gian dài vì có thể gây các tác dụng
ngoại ý. ICS ít gây tác dụng ngoại ý toàn thân vì thuốc
được đưa trực tiếp đến mô đích là phổi. Ngay cả ở
liều cao của ICS, như fluticasone 1000 - 2000 μg, chỉ
sử dụng trong các trường hợp nặng, cũng chỉ tương
đương 1 – 2 mg, và chỉ có một phần nhỏ được hấp
thu toàn thân. Bên cạnh đó, các nghiên cứu hiện nay
cũng chưa ghi nhận tác dụng ngoại ý suy thượng thận
khi điều trị với ICS.
6Trong nghiên cứu TORCH, fluticasone làm tăng
nguy cơ viêm phổi, nhưng nghiên cứu khác về
budesonide thì không ghi nhận nguy cơ này. Như vậy,
có phải những ICS khác nhau sẽ có nguy cơ viêm
phổi khác nhau?
PGS. TS. Trần Văn Ngọc: Hiện tại chưa có nghiên
cứu đối đầu nào về vấn đề này. Hiện đã có một nghiên
cứu “đời thực” cung cấp một số thông tin, nhưng mức
độ bằng chứng thì vẫn chưa đủ mạnh, nên khó đưa ra
kết luận về sự khác nhau giữa các ICS.
GS.BS. David Halpin: Tôi nghĩ đây là vấn đề vẫn
chưa rõ ràng hiện nay. Tất cả các corticosteroid, bao
gồm cả budesonide, đều làm gia tăng nguy cơ viêm
phổi. Tuy nhiên, các thuốc sẽ có ảnh hưởng khác
nhau trên những dân số khác nhau ở những liều điều
trị khác nhau.
THẢO LUẬN
Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế
6
This highlight bulletin is made possible through an education grant from GSK.
The opinions expressed in this publication are not necessarily those of the editor, publisher or sponsor. Any
liability or obligation for loss or damage howsoever arising is hereby disclaimed.
© 2014 MIMS. All rights reserved. No part of this publication may be reproduced by any process in any language
without the written permission of the publisher.
6 Phùng Khắc Khoan, Lầu 2, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM
ĐT: (84-8) 3829 7923 - Fax: (84-8) 3822 1765 - Email: enquiry.vn@mims.com
 CÁ THỂ HÓA ĐIỀU TRỊ COPD - (kiến thức y học 1). NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG. Chịu trách nhiệm xuất
bản: Giám Đốc - Tổng Biên Tập: Quang Thắng. Biên tập: Viễn Phương. Sửa bản in: Viễn Phương. In 2.000 bản, khổ
21x29.7cm tại Công ty TNHH Huynh Đệ Anh Khoa, số 11-13 Dương Văn Dương, Q.Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh. Số
xác nhận đăng kí xuất bản: 2459-2014/CXB/03-111/PĐ. Cục xuất bản, In và Phát hành ký ngày 20 tháng 11 năm
2014. Quyết định xuất bản số: 111/QĐ-PĐ, ngày 06 tháng 01 năm 2015. In xong và nộp lưu chiểu tháng 01 năm
2015. ISBN: 978-604-925-938-8 (không bán)
VN-GLA-019
VN/SFC/0001/15Ngày21/01/2015
Nghiên cứu mà PGS. Ngọc nêu trên cũng khá thú vị
nhưng lại có một số vấn đề trong thiết kế nghiên cứu.
Trong đó, điểm quan trọng nhất là dân số nghiên cứu
không được chẩn đoán COPD đúng cách, vì không
phải tất cả bệnh nhân đều được đo hô hấp ký. Vì vậy,
dân số tham gia nghiên cứu có thể bao gồm cả các
bệnh nhân hen. Bệnh nhân hen lại đáp ứng tốt hơn với
ICS và có nguy cơ viêm phổi thấp. Hơn nữa, nghiên
cứu này chỉ thực hiện ở các quốc gia Scandinavia,
là nơi thiên về sử dụng budesonide cho bệnh nhân
hen, nên điều này giải thích cho việc nhóm dùng
budesonide + formoterol ít bị đợt cấp và ít bị viêm
phổi hơn nhóm dùng fluticasone + salmeterol. Đây là
quan ngại lớn nhất về nghiên cứu này.
7Về mặt cơ chế, theophylline có thể làm giảm sự
đề kháng corticoid trên bệnh nhân COPD. Vậy
có nghiên cứu dài hạn nào cho thấy việc sử dụng
theophylline trong thời gian dài sẽ làm tăng nhạy cảm
với corticoid hay không?
GS.BS. David Halpin: Tôi nghĩ đây chỉ là giả thuyết
về mặt dược lý học và tôi không đồng tình với quan
điểm này. Cách đây 20 năm, bệnh nhân COPD được
điều trị với theophylline. Khi ICS ra đời, chúng ta đã
dừng việc kết hợp điều trị với theophylline, vì việc phối
hợp ICS và LABA đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn.
Gần đây có một nghiên cứu nói về lợi ích của việc kết
hợp ICS và theophylline, nhưng bằng chứng chưa đủ
mạnh. Tuy nhiên, theophylline có thể vẫn được lựa
chọn ở các quốc gia có chi phí của các loại thuốc
hít quá cao. Khi dùng theophylline cần lưu ý đến tác
dụng ngoại ý, khoảng trị liệu hẹp và nguy cơ tương
tác với thuốc khác trong quá trình điều trị. Tại Anh,
theophylline được sử dụng ở giai đoạn cuối, khi chưa
thể đạt hiệu quả điều trị đầy đủ với các thuốc khác.
Theo kinh nghiệm cá nhân thì hiệu quả điều trị của
theophylline là không nhiều, ngoại trừ các triệu chứng
về đêm.
PGS.TS.BS. Lê Thị Tuyết Lan: Trong khuyến cáo
GOLD 2014, theophylline là lựa chọn điều trị thay thế,
ở cột thứ 3, vì nó giúp giảm chi phí điều trị. Tuy nhiên,
GOLD vẫn lưu ý rằng nếu có thể dùng các thuốc hít
khác thì không nên sử dụng theophylline. Theo tôi,
theophylline chỉ nên được lựa chọn nếu không đạt
được hiệu quả điều trị đầy đủ với các loại thuốc hít
khác và dùng ở liều thấp (khoảng 100 mg). Nếu cần
sử dụng theophylline ở liều cao hơn thì nên chia
thành 2 lần/ngày (9 giờ sáng và 3 giờ chiều). Cần lưu
ý là một số bệnh nhân vẫn có thể không dung nạp
theophylline và có các tác dụng ngoại ý như nôn ói.
8Đối với bệnh nhân COPD có khí phế thũng và
không có khí phế thũng, việc điều trị có khác nhau
không?
GS.BS. David Halpin: Hiện tại là không. Tôi có trình
bày một số dữ kiện rất hạn chế cho thấy bệnh nhân
có triệu chứng khí phế thũng nhiều thì ít đáp ứng với
ICS + LABA hơn so với bệnh nhân có triệu chứng
đường thở nhiều. Tuy nhiên, chúng ta cũng chưa có
bằng chứng nào với các nhóm thuốc khác cho thấy
sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân này. Một số
bệnh nhân khí phế thũng nặng có thể được hưởng lợi
từ một số cách điều trị khác để giảm thể tích phổi,
như đặt coil ở các bệnh nhân khí phế thũng nhiều ở
thùy trên. Như vậy, có thể nói đối với điều trị bằng
thuốc thì không có khác biệt, còn với các cách tiếp
cận khác thì có thể có.
9Hiện nay, cách phân nhóm của GOLD là ABCD.
Tuy nhiên sau một thời gian điều trị, tình trạng
bệnh của bệnh nhân có thể chuyển biến theo chiều
hướng tốt hơn hoặc xấu hơn. Như vậy thời gian cần
thiết để theo dõi và đánh giá lại bệnh nhân COPD là
bao lâu?
GS.BS. David Halpin: Đây là vấn đề thường gặp do
nhầm lẫn về cách phân loại ABCD của GOLD. Hệ
thống phân loại ABCD của GOLD là cách đánh giá
được áp dụng trong lần điều trị đầu tiên để xác định
hướng điều trị. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có
thể cải thiện tình trạng bệnh. Khi đó, các bệnh nhân
này được xem là thuộc nhóm có đáp ứng với điều trị.
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa biết là với bệnh nhân có
đáp ứng với điều trị thì có nên giảm liều hay tiếp tục
duy trì việc điều trị. Đây là một câu hỏi mà GOLD sẽ
phải trả lời trong vài năm tới.
Về thời gian theo dõi để đánh giá lại bệnh nhân, tôi
nghĩ 3 - 6 tháng là khoảng thời gian phù hợp cho các
bệnh nhân ổn định (không có đợt cấp). Với khoảng
thời gian này, bệnh nhân sẽ được theo dõi để đảm
bảo rằng diễn tiến của bệnh vẫn ổn định, chức năng
phổi vẫn được bảo tồn, không bị tác dụng ngoại ý của
thuốc, và theo dõi cả các bệnh đồng mắc. Với bệnh
nhân thường xảy ra đợt cấp, thì cần theo dõi chặt chẽ
hơn, mỗi 4 đến 6 tuần. Tuy theo GOLD, số đợt cấp
cần được đánh giá trong khoảng thời gian là 12 tháng,
nhưng vì các bệnh nhân COPD nếu thường xuyên có
đợt cấp thì tần suất xuất hiện đợt cấp có thể là mỗi
3 tháng. Khi đó, nếu đợi đến 12 tháng để đánh giá lại,
thì bệnh nhân sẽ có đến 4 đợt cấp và việc can thiệp
điều trị lúc này sẽ là quá trễ.
Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế

More Related Content

What's hot

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHSoM
 
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNHBỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNHSoM
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔISoM
 
Hô hấp ký CLS hè 2017 YDS
Hô hấp ký CLS hè 2017 YDSHô hấp ký CLS hè 2017 YDS
Hô hấp ký CLS hè 2017 YDSYen Ha
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGSoM
 
ĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
ĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNHĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
ĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNHSoM
 
PHÙ PHỔI CẤP
PHÙ PHỔI CẤPPHÙ PHỔI CẤP
PHÙ PHỔI CẤPSoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙSoM
 
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhChẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Cập nhật về thăm dò huyết động không xâm lấn
Cập nhật về thăm dò huyết động không xâm lấnCập nhật về thăm dò huyết động không xâm lấn
Cập nhật về thăm dò huyết động không xâm lấnSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚINHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚISoM
 
XỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁU
XỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁUXỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁU
XỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁUSoM
 
COPD _ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
COPD _ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNHCOPD _ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
COPD _ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNHSoM
 
Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấpViêm tụy cấp
Viêm tụy cấpYen Ha
 
BỆNH TRĨ
BỆNH TRĨBỆNH TRĨ
BỆNH TRĨSoM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁPCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁPSoM
 
Tràn dịch màng tim
Tràn dịch màng timTràn dịch màng tim
Tràn dịch màng timHùng Lê
 
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNGXUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNGSoM
 

What's hot (20)

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
 
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNHBỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔI
 
Hô hấp ký CLS hè 2017 YDS
Hô hấp ký CLS hè 2017 YDSHô hấp ký CLS hè 2017 YDS
Hô hấp ký CLS hè 2017 YDS
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
 
ĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
ĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNHĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
ĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
 
PHÙ PHỔI CẤP
PHÙ PHỔI CẤPPHÙ PHỔI CẤP
PHÙ PHỔI CẤP
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
 
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhChẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
 
Cập nhật về thăm dò huyết động không xâm lấn
Cập nhật về thăm dò huyết động không xâm lấnCập nhật về thăm dò huyết động không xâm lấn
Cập nhật về thăm dò huyết động không xâm lấn
 
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚINHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
 
XỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁU
XỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁUXỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁU
XỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁU
 
COPD _ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
COPD _ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNHCOPD _ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
COPD _ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
 
Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóaXuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa
 
Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấpViêm tụy cấp
Viêm tụy cấp
 
BỆNH TRĨ
BỆNH TRĨBỆNH TRĨ
BỆNH TRĨ
 
MgSO4 trong cấp cứu cơn hen phế quản
MgSO4 trong cấp cứu cơn hen phế quảnMgSO4 trong cấp cứu cơn hen phế quản
MgSO4 trong cấp cứu cơn hen phế quản
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁPCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
 
Tràn dịch màng tim
Tràn dịch màng timTràn dịch màng tim
Tràn dịch màng tim
 
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNGXUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
 

Viewers also liked

Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhaler
Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhalerHướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhaler
Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhalerBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễnLiệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH ( COPD )
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH ( COPD )CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH ( COPD )
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH ( COPD )jathanh93
 
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG  CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG  CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnMất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnChẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdQuản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdPhục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Bai 312 nhiem trung so sinh
Bai 312 nhiem trung so sinhBai 312 nhiem trung so sinh
Bai 312 nhiem trung so sinhThanh Liem Vo
 
Cham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So SinhCham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So Sinhthanh cong
 
hẹp eo dmc ts.bs. Vũ Minh Phúc
hẹp eo dmc ts.bs. Vũ Minh Phúchẹp eo dmc ts.bs. Vũ Minh Phúc
hẹp eo dmc ts.bs. Vũ Minh Phúcxumentolac
 
Tổng quân về bệnh tim bẩm sinh
Tổng quân về bệnh tim bẩm sinhTổng quân về bệnh tim bẩm sinh
Tổng quân về bệnh tim bẩm sinhvinhvd12
 
Giả ung thư phổi
Giả ung thư phổiGiả ung thư phổi
Giả ung thư phổiNgoan Pham
 

Viewers also liked (20)

Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhaler
Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhalerHướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhaler
Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhaler
 
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
 
Xử trí khi lên cơn hen suyễn
Xử trí khi lên cơn  hen suyễnXử trí khi lên cơn  hen suyễn
Xử trí khi lên cơn hen suyễn
 
Đợt cấp copd nặng nhập viện
Đợt cấp copd nặng nhập viện Đợt cấp copd nặng nhập viện
Đợt cấp copd nặng nhập viện
 
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
 
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễnLiệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH ( COPD )
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH ( COPD )CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH ( COPD )
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH ( COPD )
 
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG  CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG  CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...
 
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnMất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
 
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnChẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
 
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
 
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdQuản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
 
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
 
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdPhục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
 
Ap xe phổi
Ap xe phổiAp xe phổi
Ap xe phổi
 
Bai 312 nhiem trung so sinh
Bai 312 nhiem trung so sinhBai 312 nhiem trung so sinh
Bai 312 nhiem trung so sinh
 
Cham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So SinhCham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So Sinh
 
hẹp eo dmc ts.bs. Vũ Minh Phúc
hẹp eo dmc ts.bs. Vũ Minh Phúchẹp eo dmc ts.bs. Vũ Minh Phúc
hẹp eo dmc ts.bs. Vũ Minh Phúc
 
Tổng quân về bệnh tim bẩm sinh
Tổng quân về bệnh tim bẩm sinhTổng quân về bệnh tim bẩm sinh
Tổng quân về bệnh tim bẩm sinh
 
Giả ung thư phổi
Giả ung thư phổiGiả ung thư phổi
Giả ung thư phổi
 

Similar to Cá thể hóa điều trị copd

Đề tài: Đánh giá hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid cho bệnh nhân đợt cấp ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid cho bệnh nhân đợt cấp ...Đề tài: Đánh giá hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid cho bệnh nhân đợt cấp ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid cho bệnh nhân đợt cấp ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lanCOPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lanSoM
 
Cập nhật gold 2013 bệnh viện trưng vương
Cập nhật gold 2013   bệnh viện trưng vươngCập nhật gold 2013   bệnh viện trưng vương
Cập nhật gold 2013 bệnh viện trưng vươngBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Phân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấpPhân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấpHA VO THI
 
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẹn mạn tínhTiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẹn mạn tínhSauDaiHocYHGD
 
ĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤP
ĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤPĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤP
ĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤPSoM
 
Dieu tri copd gd on dinh thuong vu 2016
Dieu tri copd gd on dinh thuong vu 2016Dieu tri copd gd on dinh thuong vu 2016
Dieu tri copd gd on dinh thuong vu 2016Nguyễn Như
 
Guide to copd diagnosis, management bv tam duc
Guide to copd diagnosis,         management   bv tam ducGuide to copd diagnosis,         management   bv tam duc
Guide to copd diagnosis, management bv tam ducVutriloc
 
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhCa lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
COPD - Gold 2020 tran van-ngoc-gold-2020--
COPD - Gold 2020  tran van-ngoc-gold-2020--COPD - Gold 2020  tran van-ngoc-gold-2020--
COPD - Gold 2020 tran van-ngoc-gold-2020--lephunguyenthao
 
Ca lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPDCa lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPDHA VO THI
 
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...Duy Vọng
 
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...Phi Phi
 
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfFILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
CẬP NHẬT GOLD 2022 COPD.pdf
CẬP NHẬT GOLD 2022 COPD.pdfCẬP NHẬT GOLD 2022 COPD.pdf
CẬP NHẬT GOLD 2022 COPD.pdfThinTrn213468
 

Similar to Cá thể hóa điều trị copd (20)

Dinh dưỡng của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy, HAY
Dinh dưỡng của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy, HAYDinh dưỡng của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy, HAY
Dinh dưỡng của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy, HAY
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid cho bệnh nhân đợt cấp ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid cho bệnh nhân đợt cấp ...Đề tài: Đánh giá hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid cho bệnh nhân đợt cấp ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid cho bệnh nhân đợt cấp ...
 
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lanCOPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
 
Cập nhật gold 2013 bệnh viện trưng vương
Cập nhật gold 2013   bệnh viện trưng vươngCập nhật gold 2013   bệnh viện trưng vương
Cập nhật gold 2013 bệnh viện trưng vương
 
Phân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấpPhân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấp
 
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẹn mạn tínhTiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính
 
Benhphoitacnghen
BenhphoitacnghenBenhphoitacnghen
Benhphoitacnghen
 
ĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤP
ĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤPĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤP
ĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤP
 
Dieu tri copd gd on dinh thuong vu 2016
Dieu tri copd gd on dinh thuong vu 2016Dieu tri copd gd on dinh thuong vu 2016
Dieu tri copd gd on dinh thuong vu 2016
 
Cập nhật COPD-Gold 2017
Cập nhật COPD-Gold 2017Cập nhật COPD-Gold 2017
Cập nhật COPD-Gold 2017
 
Guide to copd diagnosis, management bv tam duc
Guide to copd diagnosis,         management   bv tam ducGuide to copd diagnosis,         management   bv tam duc
Guide to copd diagnosis, management bv tam duc
 
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhCa lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
COPD - Gold 2020 tran van-ngoc-gold-2020--
COPD - Gold 2020  tran van-ngoc-gold-2020--COPD - Gold 2020  tran van-ngoc-gold-2020--
COPD - Gold 2020 tran van-ngoc-gold-2020--
 
1 copd burden_vn
1 copd burden_vn1 copd burden_vn
1 copd burden_vn
 
Ca lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPDCa lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPD
 
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
 
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
 
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
 
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfFILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
CẬP NHẬT GOLD 2022 COPD.pdf
CẬP NHẬT GOLD 2022 COPD.pdfCẬP NHẬT GOLD 2022 COPD.pdf
CẬP NHẬT GOLD 2022 COPD.pdf
 

More from Bệnh Hô Hấp Mãn Tính

Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễnHướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copdCác biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copdBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyếtSử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyếtBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phátĐiều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phátBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việtBáo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việtBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhChẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Thở máy không xâm lấn trong suy hô hấp cấp tính
Thở máy không xâm lấn trong suy hô hấp cấp tínhThở máy không xâm lấn trong suy hô hấp cấp tính
Thở máy không xâm lấn trong suy hô hấp cấp tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 

More from Bệnh Hô Hấp Mãn Tính (18)

Ứng dụng tế bào gốc điều trị copd
Ứng dụng tế bào gốc điều trị copdỨng dụng tế bào gốc điều trị copd
Ứng dụng tế bào gốc điều trị copd
 
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễnHướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
 
Những điều cần biết về bệnh hen
Những điều cần biết về bệnh henNhững điều cần biết về bệnh hen
Những điều cần biết về bệnh hen
 
Ers ats copd guidelines
Ers ats copd guidelinesErs ats copd guidelines
Ers ats copd guidelines
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
 
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copdCác biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
 
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyếtSử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyết
 
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phátĐiều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phát
 
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
 
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việtBáo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
 
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhChẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
 
Cơn hen phế quản
Cơn hen  phế quảnCơn hen  phế quản
Cơn hen phế quản
 
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấpCấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
 
Suy hô hấp
Suy hô hấpSuy hô hấp
Suy hô hấp
 
Thuốc lá và tác hại của thuốc lá
Thuốc lá và tác hại của thuốc láThuốc lá và tác hại của thuốc lá
Thuốc lá và tác hại của thuốc lá
 
Thở máy không xâm lấn trong suy hô hấp cấp tính
Thở máy không xâm lấn trong suy hô hấp cấp tínhThở máy không xâm lấn trong suy hô hấp cấp tính
Thở máy không xâm lấn trong suy hô hấp cấp tính
 
Thiếu thừa o2 và co2
Thiếu thừa o2 và co2Thiếu thừa o2 và co2
Thiếu thừa o2 và co2
 

Recently uploaded

SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 

Cá thể hóa điều trị copd

  • 1. QUẢN LÝ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG Ca lâm sàng 1 Bệnh nhân nam 65 tuổi, đến khám vì khó thở. Bệnh sử: Thường ho khạc đờm, nhất là vào buổi sáng, từ 3 năm nay. Gần đây, bắt đầu thấy khó thở khi leo cầu thang, cảm thấy mệt hơn. Tiền sử bệnh: •• Hút thuốc lá 30 gói-năm. •• Khó thở kiểu hen phế quản từ nhỏ, đã hết khó thở từ năm 13 tuổi. •• Dị ứng với tôm, cua biển, và penicillin. •• Mẹ và em trai bị hen phế quản. •• Tăng huyết áp. •• Rối loạn lipid máu. Thăm khám lâm sàng: •• Thể trạng gầy, BMI 18 kg/m2 . •• Huyết áp 150/90 mmHg. •• Lồng ngực hình thùng, gõ vang trống. Phế âm giảm đều 2 bên, ran ẩm, ran nổ 2 đáy phổi, ran ngáy rải rác. Cận lâm sàng: •• FVC 76%. •• FEV1 48%. •• FEV1/FVC 47% sau nghiệm pháp giãn phế quản. •• CAT 9 điểm, mMRC 1 điểm. Chẩn đoán: •• COPD nhóm C theo phân loại GOLD. •• Không loại trừ hội chứng chồng lấp (ACOS). Điều trị: •• Hướng dẫn cách hít và sử dụng thuốc giãn phế quản. •• Ngưng hút thuốc và tiêm ngừa vaccin phòng cúm/phế cầu. •• Thuốc điều trị: ○○ Salmeterol/fluticasone 25/250 2 liều hít x 2 lần/ngày. ○○ Fenoterol/ipratropium bromide 2 liều hít khi khó thở. Diễn tiến điều trị: Sau 1 tháng điều trị, giảm cảm giác khó thở, ít khạc đàm, chức năng hô hấp không thay đổi. Hướng xử trí tiếp theo: •• Tái khám sau 4 tuần. •• Kiểm tra chức năng thông khí mỗi 3 tháng. •• Kiểm soát các bệnh đồng mắc. Ca lâm sàng 2 Bệnh nhân nam 58 tuổi, đến khám vì khó thở, mệt. Bệnh sử: •• Đang điều trị COPD. •• Cách 6 tháng, nhập viện vì đợt cấp COPD. •• Trong vài tháng nay, thường xuyên ho, khạc ít đàm trắng, khó thở, nhất là khi đi nhanh hoặc làm việc nặng, thường cảm thấy mệt mỏi, không sốt, ăn không ngon miệng. Tiền sử bệnh: •• Hút thuốc lá 36 năm (trung bình 40 gói-năm), hiện đã bỏ hút thuốc. •• Tăng huyết áp cách 3 năm. •• Đái tháo đường típ 2 cách 2 năm. Thăm khám lâm sàng: •• Thể trạng gầy, BMI 19 kg/m2 . •• Huyết áp 145/85 mmHg, Mạch 95 lần/phút. •• Phổi và các cơ quan khác chưa ghi nhận bất thường. Cận lâm sàng: •• FEV1 40%. •• FEV1/FVC 65% sau nghiệm pháp giãn phế quản. Chẩn đoán: COPD nhóm C theo phân loại GOLD. Điều trị: •• Salmeterol/fluticasone 25/250 2 liều hít x 2 lần/ngày (súc họng sau khi hít). •• Salbutamol MDI hít 2 liều khi khó thở. Diễn tiến điều trị: •• Trong 3 năm sau điều trị, bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn, không còn khó thở và không cảm thấy mệt khi cần hoạt động thể lực. •• Hô hấp ký trong 3 năm đều không xấu hơn. •• Huyết áp và đái tháo đường ổn định. •• Riêng năm thứ 2, bệnh nhân có 1 đợt cấp COPD nhưng ở mức độ nhẹ, không cần nhập viện, và được điều trị bằng cách tăng liều thuốc SABA. Hướng xử trí tiếp theo: Tiếp tục điều trị và theo dõi. HỘI THẢO KHOA HỌC CÁ THỂ HÓA ĐIỀU TRỊ COPD Tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc lựa chọn liệu pháp điều trị hợp lý cho căn bệnh này vẫn còn nhiều thách thức. Nhằm cập nhật các kiến thức lâm sàng trong việc quản lý và điều trị COPD, Hội Hô Hấp Việt Nam và Hội Hô Hấp TPHCM đã phối hợp cùng văn phòng đại diện GlaxoSmithKline tổ chức buổi hội thảo khoa học “Cá thể hóa điều trị COPD” lần lượt tại Hà Nội và TPHCM vào ngày 22 & 23/11/2014. Ban chủ tọa tại buổi hội thảo là GS.TS.BS. Ngô Quý Châu – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hô Hấp Việt Nam; PGS.TS.BS. Lê Thị Tuyết Lan – Chủ tịch Hội Hô Hấp TPHCM, Phó Chủ tịch Hội Hô Hấp Việt Nam, Trưởng khoa Thăm Dò Chức Năng, Trưởng Trung tâm Chăm sóc Hô hấp - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; và PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc – Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Chợ Rẫy, Phó Khoa Y - Đại học Y Dược TPHCM, Phó Chủ tịch Hội Hô Hấp TPHCM. Đông đảo các bác sĩ và dược sĩ từ nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đến tham dự và chia sẻ các kinh nghiệm quí báu trong thực tế lâm sàng cùng các báo cáo viên giàu kinh nghiệm đến từ Anh và Việt Nam. TS.BS. Chu Thị Hạnh Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). TS.BS. Lê Tiến Dũng Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (Tp Hồ Chí Minh). NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế
  • 2. 2 Chẩn đoán COPD trong thực hành lâm sàng Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn sau nghiệm pháp giãn phế quản là đặc điểm đặc trưng của COPD. Tuy nhiên để chẩn đoán xác định COPD, bệnh nhân cần được đánh giá toàn diện nhiều yếu tố: •• Các triệu chứng lâm sàng (như ho kéo dài, khạc đàm kéo dài, khó thở khi gắng sức, khả năng hoạt động thể lực,…), •• Các yếu tố nguy cơ (như hút thuốc, nghề nghiệp, môi trường sống, tiền sử gia đình/bản thân,…), •• Các kết quả đo chức năng thông khí, X-quang phổi,..., và •• Các bệnh đồng mắc. Không những thế, theo khuyến cáo của GOLD, bệnh nhân COPD cần được phân nhóm theo độ nặng của bệnh nhằm đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Việc phân nhóm này được thực hiện dựa trên thang điểm mMRC/CAT, tiền sử đợt cấp, và mức độ tắc nghẽn đường thở (Hình 1).1 Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease 2014 Hình 1. Chẩn đoán độ nặng COPD theo GOLD 2014 (C) Nguycơ (Phânloạitắcnghẽn thôngkhítheoGOLD) Nguycơ (Tiềnsửđợtcấp) (D) (A) (B) 4 ≥ 2 hoặc ≥ 1 đợt cấp cần nhập viện 1 (không cần nhập viện) 3 2 1 0 CAT < 10 CAT ≥ 10 Triệu chứng mMRC 0-1 mMRC ≥ 2 Khó thở Xu hướng điều trị COPD hiện nay Các hướng dẫn điều trị hiện nay đều khuyến cáo nên cá thể hóa điều trị, và kết hợp liệu pháp dùng thuốc với không dùng thuốc để tối ưu hóa hiệu quả kiểm soát COPD. Điều trị dùng thuốc Thuốc giãn phế quản dạng hít là nhóm thuốc chính trong điều trị COPD. Trong số các thuốc giãn phế quản, dạng có tác dụng kéo dài cho thấy có hiệu quả và tiện dụng hơn dạng tác dụng ngắn.1 Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả điều trị, nhất là trên bệnh nhân có nguy cơ cao, và giảm tác dụng ngoại ý do tăng liều khi dùng dạng đơn trị, các thuốc giãn phế quản thường được dùng ở dạng phối hợp.1 Phối hợp thuốc chủ vận β2 tác dụng kéo dài (LABA) + corticosteroid dạng hít (ICS) là cách phối hợp thường được lựa chọn cho bệnh nhân COPD nhóm C và D vì giúp làm giảm tần suất đợt cấp, cải thiện tình trạng sức khỏe và chức năng phổi.1 Điều này đã được minh chứng qua nghiên cứu TORCH thực hiện trên bệnh nhân COPD có FEV1 < 60% giá trị dự đoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với giả dược, phối hợp salmeterol + fluticasone giúp làm giảm 25% số đợt cấp trong 3 năm nghiên cứu, giảm mức suy giảm FEV1 (p < 0,001) và cải thiện chất lượng cuộc sống (qua điểm số SGRQ) (p < 0,001). Đồng thời, salmeterol + fluticasone còn có xu hướng làm giảm nguy cơ tử vong do tất cả các nguyên nhân.2 Trên các chứng cứ y học hiện có, GOLD 2014 cũng đã khuyến cáo dùng LABA + ICS như là lựa chọn ưu tiên hàng thứ nhất ở các bệnh nhân COPD nhóm C và D theo phân loại GOLD (Hình 2).1 Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease 2014 Hình 2. Lựa chọn thuốc điều trị theo nguy cơ của bệnh nhân COPD GOLD 4 C ICS + LABA hay LAMA ICS + LABA hay LAMA LABA+ICS + LAM hay LABA+ICS + PDE4-inh hay LABA + LAMA hay LAMA + ICS hay LAMA + PDE4-inh LABA + LAMA D A SABA hay SAMA prn LABA hay SLAMA LABA hay LAMA hay SABA + SAMA LABA + SLAMA mMRC 0-1 CAT <10 mMRC ≥ 2 CAT > 10 Lựa chọn 1 Lựa chon 2 B GOLD 3 GOLD 2 GOLD 1 ≥ 2 hoặc ≥ 1 đợt cấp cần nhập viện 1 (không cần nhập viện) 0 Theo đó, việc lựa chọn salmeterol + fluticasone để điều trị cho bệnh nhân trong các ca lâm sàng này là hoàn toàn hợp lý. Điều này càng được khẳng định qua kết quả điều trị. Điều trị không dùng thuốc Bên cạnh điều trị dùng thuốc, bệnh nhân COPD cũng cần thực hiện các liệu pháp điều trị không dùng thuốc như ngưng hút thuốc, ngưng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, tiêm phòng cúm 1 lần/năm, và tiêm phòng phế cầu mỗi 5 năm đối với bệnh nhân ≥ 65 tuổi hoặc bệnh nhân < 65 tuổi nhưng FEV1 < 40%. Việc tập phục hồi chức năng hô hấp cũng có thể cải thiện khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống và giảm mức độ khó thở cho bệnh nhân. Hội chứng chồng lấp hen phế quản – COPD (Asthma COPD Overlap Syndrome – ACOS) Hội chứng chồng lấp hen phế quản – COPD (ACOS) là tình trạng đặc biệt cần lưu ý ở các bệnh nhân COPD. Bệnh nhân ACOS có các triệu chứng giống cả hen phế quản và COPD, và thường có tiên lượng nặng hơn so với những trường hợp bệnh nhân chỉ mắc hen phế quản hoặc COPD. ACOS khiến cho bệnh nhân có tần suất xuất hiện đợt cấp cao hơn, chất lượng cuộc sống giảm nhiều hơn, chức năng phổi suy giảm nhanh hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn và cần nhiều sự chăm sóc y tế hơn.1 Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế
  • 3. 3 Việc chẩn đoán và điều trị ACOS cần được thực hiện theo 5 bước: (1) dựa vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng, X-quang để xác định bệnh nhân có bệnh lý đường thở mạn tính hay không; (2) chẩn đoán xác định COPD, hen phế quản hay ACOS; (3) đánh giá chức năng thông khí phổi; (4) khởi đầu điều trị; và (5) chuyển tuyến điều trị chuyên khoa (nếu cần). Việc khởi trị ACOS là tùy theo triệu chứng lâm sàng và chức năng thông khí phổi của bệnh nhân. Nếu nghi ngờ ACOS thì khởi trị như hen phế quản trong khi chờ đánh giá sâu hơn. LABA + ICS và/hoặc LAMA được cân nhắc dùng ở bệnh nhân ACOS. Đồng thời, bệnh nhân ACOS cũng cần phải áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc (như tiêm vaccin, điều trị bệnh đồng mắc, ngưng hút thuốc,…) để nâng cao hiệu quả điều trị. Cá thể hóa điều trị COPD Mục tiêu điều trị COPD hiện nay gồm giảm triệu chứng (cải thiện triệu chứng, khả năng gắng sức, và tình trạng sức khỏe) và giảm nguy cơ (ngăn ngừa bệnh tiến triển, ngăn ngừa và điều trị đợt cấp, và giảm tỷ lệ tử vong). Tuy nhiên, với cùng một phác đồ, các bệnh nhân COPD sẽ có thể có các đáp ứng khác nhau với các thuốc điều trị. Chính vì vậy, GOLD 2014 đã đưa ra khuyến cáo là cần phải đánh giá toàn diện bệnh nhân COPD.1 Việc đánh giá này cần bao gồm nhiều yếu tố như các đặc điểm/triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng (như hô hấp ký,...), tiền sử gia đình/bản thân, các bệnh đồng mắc, tình trạng kinh tế - xã hội và các yếu tố môi trường. Trong tương lai, xét nghiệm gen hoặc hệ gen (genomic), các thông số hệ protein (proteomic), phân tích các chất chuyển hóa (metabolomic) cũng có thể sẽ được áp dụng để cá thể hóa việc điều trị. Sau khi đánh giá toàn diện, bệnh nhân COPD sẽ được phân thành các nhóm kiểu hình khác nhau dựa trên đặc điểm lâm sàng (như ho, khạc đàm, số đợt cấp, mức ảnh hưởng toàn thân, tình trạng suy hô hấp, giới tính), nguyên nhân gây bệnh (như hút thuốc, khói chất đốt), sinh lý bệnh (như khí phế thủng, tắc nghẽn đường thở, bạch cầu ái toan trong đàm), và diễn tiến trên lâm sàng (như diễn tiến nhanh, các bệnh đồng mắc). Việc phân nhóm này sẽ giúp xây dựng kế hoạch điều trị hợp lý hơn, hướng đến cá thể hóa việc điều trị, vì mỗi đối tượng bệnh nhân sẽ có các đặc trưng riêng và khả năng đáp ứng với thuốc điều trị cũng khác nhau. Trong các nhóm này, các đối tượng thường xuyên có đợt cấp là một nhóm có kiểu hình riêng và độc lập với độ nặng của COPD. Trong nghiên cứu ECLIPSE, tuy tỷ lệ bệnh nhân thường xuyên có đợt cấp có tăng theo giai đoạn bệnh (Hình 1), nhưng tỷ lệ này vẫn ổn định theo thời gian. 71% bệnh nhân thường xuyên có đợt cấp trong năm đầu tiên và năm thứ 2 sẽ thường xuyên có đợt cấp trong năm thứ 3. Trong khi đó, 74% bệnh nhân không có đợt cấp trong năm đầu tiên và năm thứ 2 sẽ không có đợt cấp trong năm thứ 3.2 Hurst, et al. N Eng J Med. 2010; 363:1128-38 Hình 1. Tần suất xuất hiện đợt cấp theo các giai đoạn bệnh 50 40 30 20 10 0 7 22 GOLD II (N=95) GOLD III (N=900)  Nhập viện vì đợt cấp trong năm 1  Thường xuyên có đợt cấp (2 hoặc hơn) GOLD IV (N=293) 18 33 33 47 %bệnhnhân Kết quả từ nghiên cứu ECLIPSE cũng cho thấy các nhà lâm sàng có thể dựa vào tiền sử đợt cấp để dự báo nguy cơ xuất hiện đợt cấp trong tương lai.2 Đây là điều quan trọng cần lưu ý vì đợt cấp COPD sẽ làm tăng tốc độ suy giảm chức năng phổi, làm gia tăng chi phí điều trị và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.1 Đặc biệt, nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COPD sẽ tăng khi tần suất đợt cấp tăng.3 Bên cạnh đó, các bệnh đồng mắc như đái tháo đường, bệnh lý tim mạch,… cũng như tình trạng fibrinogen cao đều có thể làm giảm khả năng sống còn của bệnh nhân.4,5 GS.BS. David Halpin Cố vấn Y khoa và Giáo sư danh dự, Khoa Nội Hô Hấp, Bệnh viện Hoàng gia Devon & Exeter, London (Anh); Thành viên Ban soạn thảo Hướng dẫn Điều trị COPD (GOLD). Tài liệu tham khảo: 1. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD) guideline. 2014; 2. Calverley, et al. N Eng J Med. 2007; 356:775-89 Trong thực hành lâm sàng, việc chẩn đoán và điều trị COPD cần tuân theo các hướng dẫn điều trị. Việc đánh giá toàn diện (triệu chứng, các yếu tố nguy cơ, và các bệnh lý đồng mắc) sẽ giúp xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Đặc biệt, các bệnh nhân COPD có nhiều bệnh lý đồng mắc hoặc ACOS cần được lưu ý nhiều hơn. Giãn phế quản vẫn là thuốc giữ vai trò trung tâm trong quản lý COPD. Trong đó, LABA + ICS, như salmeterol + fluticasone, là lựa chọn được ưu tiên cho bệnh nhân COPD có nguy cơ cao, nhóm C và D theo phân loại GOLD. CÁ THỂ HÓA ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế
  • 4. 4 Chính vì vậy, việc đánh giá toàn diện, tìm ra sự khác biệt giữa các bệnh nhân và cá thể hóa điều trị là xu hướng hiện nay để kiểm soát tối ưu COPD. Theo đó, mô hình chăm sóc y tế hiện nay cũng đã thay đổi so với trước. Bằng cách tầm soát, chẩn đoán và tiên lượng bệnh theo hướng cá thể hóa, thuốc điều trị đã được lựa chọn phù hợp theo từng bệnh nhân. Điều này giúp tránh việc cần phải đổi thuốc nhiều lần do bệnh nhân không đáp ứng. Kiểm soát bệnh tốt hơn sẽ giúp làm giảm độ nặng của bệnh nhiều hơn. Nhiều bằng chứng cho thấy lợi ích của LABA + ICS trong điều trị COPD Việc điều trị COPD cần kết hợp nhiều biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc với nhau. Trong các liệu pháp dùng thuốc, việc kết hợp các loại thuốc thuộc các nhóm dược lý khác nhau sẽ giúp cải thiện hiệu quả điều trị và làm giảm nguy cơ tác dụng ngoại ý tốt hơn so với việc tăng liều một loại thuốc khi đơn trị.1 Phối hợp LABA + ICS là phác đồ thường được lựa chọn để cải thiện chức năng hô hấp, cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm đợt cấp cho bệnh nhân COPD. Đặc biệt, LABA + ICS là lựa chọn được khuyến cáo hàng đầu cho bệnh nhân nhóm C và D theo phân loại GOLD.1 Salmeterol + fluticasone là một phối hợp LABA + ICS đã được chứng minh có hiệu quả cao trong điều trị COPD. Khi so với đơn trị liệu, phối hợp salmeterol + fluticasone giúp cải thiện đáng kể FEV1 và tổng điểm SGRQ (St. George’s Respiratory Questionnaire) sau 3 năm điều trị (Hình 2).6 Calverley, et al. N Eng J Med. 2007; 356:775-89 Hình 2. Salmeterol + fluticasone giúp cải thiện đáng kể FEV1 100 50 0 -50 -100 -150 ThayđổitrungbìnhFEV1 đãhiệuchỉnh(mL) 0 Số lượng bệnh nhân 1.524 1.248 1.128 1.049 979 906 819 1.521 1.317 1.218 1.127 1.054 1.012 934 1.534 1.346 1.230 1.157 1.078 1.006 908 1.533 1.375 1.281 1.180 1.139 1.073 975 24 48 72 Thời gian (tuần) 96 120 156 * p < 0,001 so với giả dược † p < 0,001 so với salmeterol và fluticasone Giả dược Salmeterol Fluticasone Salmeterol/Fluticasone *† * * Không những thế, salmeterol + fluticasone còn giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ đợt cấp trung bình và nặng, cũng như tỷ lệ đợt cấp cần điều trị bằng corticosteroid toàn thân (p < 0,05) so với đơn trị salmeterol và fluticasone (Hình 3).6 Khi so với thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài (LAMA), mặc dù không có sự khác biệt về tỷ lệ đợt cấp cần nhập viện, nhưng nguy cơ tử vong ở nhóm điều trị với salmeterol + fluticasone đã giảm đáng kể so với nhóm điều trị với tiotropium (p = 0,012) (Hình 4).7 Đồng thời, nhóm dùng salmeterol + fluticasone có tỷ lệ rút lui khỏi nghiên cứu (p = 0,005) và điểm số SGRQ (p = 0,038) cũng thấp hơn đáng kể so với nhóm dùng tiotropium.7 Một vấn đề thường gây lo ngại khi kết hợp dùng ICS ở bệnh nhân COPD là nguy cơ viêm phổi, đặc biệt ở người lớn tuổi và bệnh nhân có chức năng phổi kém. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nguy cơ xuất hiện đợt cấp ở bệnh nhân COPD là cao hơn nhiều so với nguy cơ viêm phổi. Trong 1.930 bệnh nhân-năm, số đợt cấp cần phải chăm sóc y tế đến 2.255, trong khi biến cố viêm phổi chỉ có 87.8 Tóm lại, đánh giá toàn diện để cá thể hóa điều trị là chiến lược điều trị có hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Phối hợp LABA + ICS được khuyến cáo như một liệu pháp hàng đầu cho bệnh nhân nhóm C, D theo phân loại GOLD. Đặc biệt, salmeterol + fluticasone là phối hợp đã được chứng minh có hiệu quả cao trong điều trị COPD, giúp cải thiện FEV1, giảm tần suất xuất hiện đợt cấp, giảm tỷ lệ tử vong, và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Tài liệu tham khảo: 1. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease 2014; 2. Hurst, et al. N Eng J Med. 2010; 363:1128-38; 3. Soler-Cataluna JJ, et al. Thorax. 2005; 60:925-931; 4. Miller, et al. Respiratory Medicine. 2013; 10:1376-1384; 5. Cell B, et al. AJRCCM. 2012; 185:1065-72; 6. Calverley, et al. N Eng J Med. 2007;356:775-89; 7. Wedzicha, et al. AJRCCM. 2008; 177: 19-26; 8. Calverley, et al. Chest. 2011; 139:505-512. Wedzicha, et al. AJRCCM 2008 Hình 4. Salmeterol + fluticasone giúp giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COPD 8 7 6 5 4 3 2 1 0 0 6,7% HR: 0,48 p=0,012 3,5% Tiotropium Salmeterol + fluticasone 13 26 39 52 65 78 91 104 Xácsuấtbiếncố(%) Thời gian đến khi tử vong (tuần) Calverley, et al. N Eng J Med. 2007;356:775-89 Hình 3. Salmeterol + fluticasone giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ đợt cấp trung bình và nặng trong 3 năm điều trị 1,2 1,0 0,8 0,6 0,4 0,2 0 Giả dược 1,13 Salmeterol Điều trị Fluticasone Salmeterol/ Fluticasone 0,97* Giảm 25% 0,93* 0,85*† ‡ Sốđợtcấp trungbình/năm *p < 0,001 so với giả dược † p = 0,002 so với salmeterol ‡ p = 0,024 so với fluticasone Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế
  • 5. 5 1Trong ca lâm sàng 2, bệnh nhân COPD có tiền sử đái tháo đường và tăng huyết áp nhưng được điều trị bằng LABA + ICS đến 3 năm. Vậy có cần xem xét nguy cơ viêm phổi liên quan đến ICS không? Nên tiếp tục sử dụng ICS kéo dài hay giảm liều ICS ở bệnh nhân này? TS.BS. Lê Tiến Dũng: Thực tế lâm sàng cho thấy chỉ corticosteroid đường toàn thân mới gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng đái tháo đường và tăng huyết áp. ICS được sử dụng ở liều thấp (1000 μg # 1 mg) và được đưa trực tiếp đến mô phổi nên ít gây tác động toàn thân hơn. Lưu ý là nguy cơ đợt cấp là cao hơn rất nhiều so với nguy cơ viêm phổi. Vì vậy, nếu cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, thì liệu pháp LABA + ICS vẫn là lựa chọn phù hợp để điều trị COPD ở bệnh nhân này. Trong quá trình điều trị kéo dài có thể giảm liều ICS xuống 500 μg. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế lâm sàng của bản thân, không cần giảm liều ở những bệnh nhân này. GS.BS. David Halpin: Theo kinh nghiệm cá nhân, nếu bệnh nhân đã kiểm soát được tình trạng bệnh thì không cần giảm liều ICS. Chỉ giảm liều khi tình trạng đái tháo đường của bệnh nhân nặng hơn hoặc bệnh nhân xuất hiện tác dụng ngoại ý. 2Về mặt dịch tễ học, 80-90% số bệnh nhân bị COPD là do hút thuốc lá. Vậy có bao nhiêu phần trăm người hút thuốc lá sẽ bị COPD? GS.BS. David Halpin: Đây thực ra vẫn là vấn đề còn tranh cãi. Ước tính có khoảng 20% bệnh nhân hút thuốc lá sẽ bị COPD. Theo một nghiên cứu tại Scandinavia, 70-80% người hút thuốc lá sẽ mắc COPD nếu họ sống đủ lâu, vì thường những người hút thuốc lá sẽ tử vong vì bệnh tim mạch, đột quỵ trước khi có bằng chứng mắc COPD. 3Trong nghiên cứu ECLIPSE, 71% bệnh nhân thường xuyên xuất hiện đợt cấp trong năm thứ nhất và năm thứ hai thì sẽ có đợt cấp trong năm thứ ba. Nghiên cứu TORCH lại cho rằng số đợt cấp trung bình và nặng không phụ thuộc vào số đợt cấp trước đó. Vậy hai nghiên cứu này có mâu thuẫn nhau không? GS.BS. David Halpin: 2 nghiên cứu này có sự khác biệt. TORCH là nghiên cứu can thiệp đánh giá hiệu quả của thuốc trong việc ngăn ngừa đợt cấp. Trong khi đó, ECLIPSE là nghiên cứu quan sát đánh giá tiến triển bệnh và không kiểm soát liệu pháp điều trị của bệnh nhân. ECLIPSE cho biết về xu hướng xuất hiện đợt cấp tiếp theo của bệnh nhân, và thuốc có thể giúp giảm trị số tuyệt đối của đợt cấp, chẳng hạn từ 4 đợt xuống 3 hay 2 đợt trong vòng một năm. Theo tôi, không có sự mâu thuẫn giữa hai nghiên cứu này, vì 2 nghiên cứu này đánh giá 2 khía cạnh khác nhau. 4Điều trị bằng LABA + ICS có làm nặng thêm tình trạng lao phổi ở bệnh nhân COPD có kèm lao phổi hay không? GS.BS. David Halpin: Hiện nay, vẫn chưa rõ việc sử dụng ICS có thể làm tái hoạt hóa tình trạng lao ở bệnh nhân COPD kèm lao phổi hay không. Theo ý kiến cá nhân, bác sĩ điều trị nên cho bệnh nhân biết về nguy cơ này. PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc: Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân COPD kèm lao phổi là khá cao. Theo kinh nghiệm thực tế lâm sàng, liệu pháp LABA + ICS không ảnh hưởng đến tình trạng điều trị lao phổi của bệnh nhân. 5Trong điều trị COPD, dùng ICS lâu dài có thể gây suy thượng thận không? TS.BS. Lê Tiến Dũng: Corticosteroid đường toàn thân được khuyến cáo không nên sử dụng với liều cao trong thời gian dài vì có thể gây các tác dụng ngoại ý. ICS ít gây tác dụng ngoại ý toàn thân vì thuốc được đưa trực tiếp đến mô đích là phổi. Ngay cả ở liều cao của ICS, như fluticasone 1000 - 2000 μg, chỉ sử dụng trong các trường hợp nặng, cũng chỉ tương đương 1 – 2 mg, và chỉ có một phần nhỏ được hấp thu toàn thân. Bên cạnh đó, các nghiên cứu hiện nay cũng chưa ghi nhận tác dụng ngoại ý suy thượng thận khi điều trị với ICS. 6Trong nghiên cứu TORCH, fluticasone làm tăng nguy cơ viêm phổi, nhưng nghiên cứu khác về budesonide thì không ghi nhận nguy cơ này. Như vậy, có phải những ICS khác nhau sẽ có nguy cơ viêm phổi khác nhau? PGS. TS. Trần Văn Ngọc: Hiện tại chưa có nghiên cứu đối đầu nào về vấn đề này. Hiện đã có một nghiên cứu “đời thực” cung cấp một số thông tin, nhưng mức độ bằng chứng thì vẫn chưa đủ mạnh, nên khó đưa ra kết luận về sự khác nhau giữa các ICS. GS.BS. David Halpin: Tôi nghĩ đây là vấn đề vẫn chưa rõ ràng hiện nay. Tất cả các corticosteroid, bao gồm cả budesonide, đều làm gia tăng nguy cơ viêm phổi. Tuy nhiên, các thuốc sẽ có ảnh hưởng khác nhau trên những dân số khác nhau ở những liều điều trị khác nhau. THẢO LUẬN Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế
  • 6. 6 This highlight bulletin is made possible through an education grant from GSK. The opinions expressed in this publication are not necessarily those of the editor, publisher or sponsor. Any liability or obligation for loss or damage howsoever arising is hereby disclaimed. © 2014 MIMS. All rights reserved. No part of this publication may be reproduced by any process in any language without the written permission of the publisher. 6 Phùng Khắc Khoan, Lầu 2, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM ĐT: (84-8) 3829 7923 - Fax: (84-8) 3822 1765 - Email: enquiry.vn@mims.com  CÁ THỂ HÓA ĐIỀU TRỊ COPD - (kiến thức y học 1). NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG. Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám Đốc - Tổng Biên Tập: Quang Thắng. Biên tập: Viễn Phương. Sửa bản in: Viễn Phương. In 2.000 bản, khổ 21x29.7cm tại Công ty TNHH Huynh Đệ Anh Khoa, số 11-13 Dương Văn Dương, Q.Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh. Số xác nhận đăng kí xuất bản: 2459-2014/CXB/03-111/PĐ. Cục xuất bản, In và Phát hành ký ngày 20 tháng 11 năm 2014. Quyết định xuất bản số: 111/QĐ-PĐ, ngày 06 tháng 01 năm 2015. In xong và nộp lưu chiểu tháng 01 năm 2015. ISBN: 978-604-925-938-8 (không bán) VN-GLA-019 VN/SFC/0001/15Ngày21/01/2015 Nghiên cứu mà PGS. Ngọc nêu trên cũng khá thú vị nhưng lại có một số vấn đề trong thiết kế nghiên cứu. Trong đó, điểm quan trọng nhất là dân số nghiên cứu không được chẩn đoán COPD đúng cách, vì không phải tất cả bệnh nhân đều được đo hô hấp ký. Vì vậy, dân số tham gia nghiên cứu có thể bao gồm cả các bệnh nhân hen. Bệnh nhân hen lại đáp ứng tốt hơn với ICS và có nguy cơ viêm phổi thấp. Hơn nữa, nghiên cứu này chỉ thực hiện ở các quốc gia Scandinavia, là nơi thiên về sử dụng budesonide cho bệnh nhân hen, nên điều này giải thích cho việc nhóm dùng budesonide + formoterol ít bị đợt cấp và ít bị viêm phổi hơn nhóm dùng fluticasone + salmeterol. Đây là quan ngại lớn nhất về nghiên cứu này. 7Về mặt cơ chế, theophylline có thể làm giảm sự đề kháng corticoid trên bệnh nhân COPD. Vậy có nghiên cứu dài hạn nào cho thấy việc sử dụng theophylline trong thời gian dài sẽ làm tăng nhạy cảm với corticoid hay không? GS.BS. David Halpin: Tôi nghĩ đây chỉ là giả thuyết về mặt dược lý học và tôi không đồng tình với quan điểm này. Cách đây 20 năm, bệnh nhân COPD được điều trị với theophylline. Khi ICS ra đời, chúng ta đã dừng việc kết hợp điều trị với theophylline, vì việc phối hợp ICS và LABA đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Gần đây có một nghiên cứu nói về lợi ích của việc kết hợp ICS và theophylline, nhưng bằng chứng chưa đủ mạnh. Tuy nhiên, theophylline có thể vẫn được lựa chọn ở các quốc gia có chi phí của các loại thuốc hít quá cao. Khi dùng theophylline cần lưu ý đến tác dụng ngoại ý, khoảng trị liệu hẹp và nguy cơ tương tác với thuốc khác trong quá trình điều trị. Tại Anh, theophylline được sử dụng ở giai đoạn cuối, khi chưa thể đạt hiệu quả điều trị đầy đủ với các thuốc khác. Theo kinh nghiệm cá nhân thì hiệu quả điều trị của theophylline là không nhiều, ngoại trừ các triệu chứng về đêm. PGS.TS.BS. Lê Thị Tuyết Lan: Trong khuyến cáo GOLD 2014, theophylline là lựa chọn điều trị thay thế, ở cột thứ 3, vì nó giúp giảm chi phí điều trị. Tuy nhiên, GOLD vẫn lưu ý rằng nếu có thể dùng các thuốc hít khác thì không nên sử dụng theophylline. Theo tôi, theophylline chỉ nên được lựa chọn nếu không đạt được hiệu quả điều trị đầy đủ với các loại thuốc hít khác và dùng ở liều thấp (khoảng 100 mg). Nếu cần sử dụng theophylline ở liều cao hơn thì nên chia thành 2 lần/ngày (9 giờ sáng và 3 giờ chiều). Cần lưu ý là một số bệnh nhân vẫn có thể không dung nạp theophylline và có các tác dụng ngoại ý như nôn ói. 8Đối với bệnh nhân COPD có khí phế thũng và không có khí phế thũng, việc điều trị có khác nhau không? GS.BS. David Halpin: Hiện tại là không. Tôi có trình bày một số dữ kiện rất hạn chế cho thấy bệnh nhân có triệu chứng khí phế thũng nhiều thì ít đáp ứng với ICS + LABA hơn so với bệnh nhân có triệu chứng đường thở nhiều. Tuy nhiên, chúng ta cũng chưa có bằng chứng nào với các nhóm thuốc khác cho thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân này. Một số bệnh nhân khí phế thũng nặng có thể được hưởng lợi từ một số cách điều trị khác để giảm thể tích phổi, như đặt coil ở các bệnh nhân khí phế thũng nhiều ở thùy trên. Như vậy, có thể nói đối với điều trị bằng thuốc thì không có khác biệt, còn với các cách tiếp cận khác thì có thể có. 9Hiện nay, cách phân nhóm của GOLD là ABCD. Tuy nhiên sau một thời gian điều trị, tình trạng bệnh của bệnh nhân có thể chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu hơn. Như vậy thời gian cần thiết để theo dõi và đánh giá lại bệnh nhân COPD là bao lâu? GS.BS. David Halpin: Đây là vấn đề thường gặp do nhầm lẫn về cách phân loại ABCD của GOLD. Hệ thống phân loại ABCD của GOLD là cách đánh giá được áp dụng trong lần điều trị đầu tiên để xác định hướng điều trị. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng bệnh. Khi đó, các bệnh nhân này được xem là thuộc nhóm có đáp ứng với điều trị. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa biết là với bệnh nhân có đáp ứng với điều trị thì có nên giảm liều hay tiếp tục duy trì việc điều trị. Đây là một câu hỏi mà GOLD sẽ phải trả lời trong vài năm tới. Về thời gian theo dõi để đánh giá lại bệnh nhân, tôi nghĩ 3 - 6 tháng là khoảng thời gian phù hợp cho các bệnh nhân ổn định (không có đợt cấp). Với khoảng thời gian này, bệnh nhân sẽ được theo dõi để đảm bảo rằng diễn tiến của bệnh vẫn ổn định, chức năng phổi vẫn được bảo tồn, không bị tác dụng ngoại ý của thuốc, và theo dõi cả các bệnh đồng mắc. Với bệnh nhân thường xảy ra đợt cấp, thì cần theo dõi chặt chẽ hơn, mỗi 4 đến 6 tuần. Tuy theo GOLD, số đợt cấp cần được đánh giá trong khoảng thời gian là 12 tháng, nhưng vì các bệnh nhân COPD nếu thường xuyên có đợt cấp thì tần suất xuất hiện đợt cấp có thể là mỗi 3 tháng. Khi đó, nếu đợi đến 12 tháng để đánh giá lại, thì bệnh nhân sẽ có đến 4 đợt cấp và việc can thiệp điều trị lúc này sẽ là quá trễ. Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế