SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
MỤC LỤC
Giới thiệu về dự án..............................................................................................2
Các văn bản pháp lý của dự án.........................................................................7
Mục tiêu chung và những chỉ tiêu cụ thể ........................................................8
Hướng dẫn chi tiết các nội dung.....................................................................14
Các hướng dẫn về tài chính và trang thiết bị y tế...........................................32
PHỤ LỤC...........................................................................................................39
1
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
Giới thiệu về dự án
Tính cấp thiết trong thực tiễn
Tình hình mắc BPTNMT trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (1990) BPTNMT (BPTNMT) là nguyên
nhân gây tử vong xếp hàng thứ 5 với 2,2 triệu người chết. Tính đến năm 1997 có
khoảng 300 triệu người mắc BPTNMT và là nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ 4.
Theo dự đoán của WHO số người mắc bệnh sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, gây ra
2,9 triệu người chết mỗi năm và đến năm 2020 BPTNMT sẽ là nguyên nhân gây chết
đứng hàng thứ 3. Tuỳ theo từng nước, tỷ lệ tử vong từ 10 - 500/100.000 dân với
khoảng 6% nam và 2- 4% nữ vì BPTNMT.
Ở Mỹ năm 1993, ước tính có 13,8 triệu người bị VPQM và 2 triệu người bị
KPT, tuy nhiên số liệu chính xác về tỷ lệ mắc BPTNMT không được nêu rõ do có một
tỷ lệ các bệnh nhân mắc cả VPQM và KPT. Tỷ lệ mắc BPTNMT ở tuổi trưởng thành
là 4-6% với nam và 1-3% với nữ. Số bệnh nhân tử vong do BPTNMT là 95.900 người
và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 (3,5% tổng số tử vong nói chung là do
BPTNMT). Tuy nhiên 43,3% số các trường hợp tử vong năm 1993 được ghi nhận là
có BPTNMT.
Chi phí trực tiếp và gián tiếp cho bệnh năm 1993 vào khoảng 23,9 tỷ USD với
khoảng 15,7 triệu trường hợp mắc BPTNMT ở Mỹ, ước tính giá chi phí cho bệnh
BPTNMT là 1.522 USD/1bệnh nhân/1 năm.
Ở Anh khoảng 15-20% nam trên 40 tuổi và 10% nữ trên 45 tuổi có ho và khạc
đờm mạn tính, và khoảng 4% nam và 3% nữ được chẩn đoán BPTNMT. BPTNMT là
nguyên nhân tử vong xếp thứ 5 ở Anh và xứ Wales. Năm 1996, chi phí trực tiếp cho
bệnh nhân mắc BPTNMT xấp xỉ 1,394 tỷ USD hay 1900 USD/ người/ năm. Cùng với
số ngày nghỉ việc do BPTNMT và di chứng tàn phế từ BPTNMT ước tính mất 24 triệu
ngày làm việc.
Cộng hoà Czech năm 2001 có 1666 người tử vong vì BPTNMT, tỷ lệ tử vong
với nam là 21,3/ 100.000 dân và với nữ là 11,6/ 100.000 dân. Tỷ lệ mắc bệnh là 7,7%.
Chi phí cho BPTNMT tương đương chi phí cho ung thư phổi. Chi phí này tăng lên
tương ứng với mức độ nặng của bệnh, số ngày nằm điều trị tại viện, đặc biệt tại khoa
điều trị tăng cường.
2
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
Tỷ lệ mắc BPTNMT tại một số
quốc gia châu Á cũng cao đáng kể
Tại Nhật Bản, theo
Fukuchi Y. và cộng sự (2004) sử
dụng tiêu chuẩn của chương
trình phòng chống BPTNMT
toàn cầu 2003 (GOLD 2003)
nghiên cứu trên 2343 người dân
Nhật Bản = 40 tuổi, nhận thấy tỷ lệ
các đối tượng có rối loạn thông khí
tắc nghẽn là 10,9% (FEV1/FVC <
70%), trong đó nam: 16,4% và nữ:
5,0%.
Theo Ran PX và cộng sự
(2005), tỷ lệ mắc BPTNMT ở
Trung Quốc là 8,2%, tỷ lệ mắc
bệnh ở nam: 12,4% và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ: 5,1%.
Tại Đài Loan, theo đánh giá của hội lồng ngực Đài Loan thì có tới 16% dân số
> 40 tuổi mắc bệnh này. Năm 1994, tỷ lệ tử vong do BPTNMT là 16,16/100.000 dân
và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 6.
Tình hình mắc BPTNMT ở Việt Nam
Ở nước ta hiện mới chỉ có một số nghiên cứu về dịch tễ học BPTNMT được
tiến hành trên từng khu vực nhất định. Theo Ngô Quý Châu và cộng sự (2005) nhận
thấy tỷ lệ mắc BPTNMT trong dân cư thành phố Hà Nội là 2% (tỷ lệ mắc bệnh ở nam
là 3,4% và ở nữ là 0,7%). Tỷ lệ mắc BPTNMT trong dân cư thành phố Hải Phòng
chung cho 2 giới là 5,65% (tỷ lệ mắc ở nam là 7,91% và ở nữ là 3,63%). Trong số các
yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, thuốc lào, khói bếp, bụi nghề nghiệp, tác giả nhận
thấy những đối tượng thường xuyên hút thuốc có tỷ lệ mắc BPTNMT cao hơn. Một số
thống kê ở khu vực lâm sàng cho thấy tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1981-1984
VPQM chiếm tỷ lệ 12,1% tổng số bệnh nhân nhập Khoa Hô hấp, từ năm 1996-2000 tỷ
lệ các bệnh nhân mắc BPTNMT vào điều trị là 25,1%, đứng đầu các bệnh lý về phổi.
3
Hình 1: Xu hướng tử vong theo Trevor
Hansel, Peter Barne (2004)
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
Những kết quả ban đầu trong nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT ở Việt Nam
nhận thấy, tỷ lệ mắc BPTNMT chung ở Việt Nam là 4,2%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở
nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9%.
Xu hướng mắc BPTNMT trong tương lai
Theo GOLD, BPTNMT là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo ước tính của Trevor Hansel và Peter Barne
(2004), trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới năm 1990, đến năm
2020, chỉ có tỷ lệ tử vong do BPTNMT, tai nạn giao thông và ung thư phổi là tiếp tục
gia tăng và tiếp tục nằm trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (trong đó tỷ lệ tử
vong do BPTNMT từ vị trí thứ 6 năm 1990, tăng lên chiếm vị trí thứ 3 vào năm 2020),
các nguyên nhân gây tử vong khác đều có xu hướng ổn định hoặc giảm dần. Nguyên
nhân làm gia tăng tỷ lệ tử vong do BPTNMT là do tỷ lệ hút thuốc cao và sự thay đổi
về đặc điểm nhân khẩu học
Tình hình mắc HPQ
Tần xuất lưu hành của HPQ
HPQ (HPQ) là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lứa tuổi trên
toàn thế giới. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày khi tình
trạng bệnh không được kiểm soát. Bệnh nhân có thể xuất hiện cơn bùng phát nặng có
thể gây tử ở bất cứ thời điểm nào khi tiếp xúc với dị nguyên, ngay cả khi bệnh đã hoàn
toàn được kiểm soát.
Thế giới hiện có khoảng 300 triệu người mắc HPQ, và khoảng 250.000 trường
hợp tử vong vì HPQ mỗi năm. Tỷ lệ mắc HPQ ước tính khoảng 6-8% ở người lớn và
khoảng 10 - 12% ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Tình trạng gia tăng của HPQ
Tỷ lệ HPQ vẫn tiếp tục gia tăng, theo các số liệu nghiên cứu cho thấy, so với
năm 1967, tỷ lệ HPQ đã tăng 3,4% ở Melbourne - Australia, tăng 7,9% ở Hà Lan, và
tăng khoảng 3,5% ở Pháp. Ở Mỹ, các số liệu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ HPQ đã tăng
từ 3,1% (năm 1980) lên 5,5% (1996).
Tỷ lệ HPQ ở các nước Đông Nam Á tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây.
Theo ước tính, tỷ lệ HPQ đã tăng khoảng 3 lần trong giai đoạn 1985-1994. Tại
Singapore, năm 1985 chỉ có 5%, nhưng năm 1994 đã tăng lên 20%. Riêng ở Châu Á,
4
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
tỷ lệ lưu hành HPQ (1987) thấp nhất ở Trung Quốc (6%) và cao nhất ở Newzealand
(21,39%). Ở Đài Loan, tỷ lệ HPQ tăng từ 1,3% (năm 1974) lên 5,8% (năm 1985).
Các nghiên cứu về tỷ lệ lưu hành của HPQ và các bệnh dị ứng ở 56 quốc gia
năm 1990 cho thấy tỷ lệ HPQ dao động từ thấp (khoảng 2 – 3%) ở các nước châu Âu,
Ấn độ, Hy lạp, Uzbekistan, và Ethiopia tới rất cao (tới 20%) ở các nước Anh,
Australia, và New Zealand. Trong đó nhận thấy có sự liên quan giữa việc tăng tỷ lệ lưu
hành HPQ với tình trạng di dân từ nông thôn ra thành thị.
Tử vong do HPQ
Sự gia tăng tỷ lệ tử vong do HPQ có liên quan tới sự gia tăng tỷ lệ lưu hành
bệnh, bên cạnh đó còn do tình trạng bệnh lý ngày càng phức tạp, một số bệnh nhân có
cùng lúc nhiều bệnh, do đó đôi khi phải dùng thêm một số thuốc như aspirin hoặc
thuộc chẹn beta (không biết có bệnh HPQ kèm theo). Ở Mỹ, tỷ lệ tử vong đã tăng từ
14,4/ 1 triệu người (năm 1980) lên 21,9/ 1 triệu người (năm 1995).
Dự gia tăng của tỷ lệ tử vong do HPQ cho thấy, mặc dù đạt được nhiều tiến bộ
trong chẩn đoán và điều trị HPQ, tuy nhiên, có lẽ do những tiến bộ này chưa đến được
với nhiều bệnh nhân HPQ hoặc do gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường, lỗi trong
dùng thuốc cho bệnh nhân, do vậy tỷ lệ HPQ không được kiểm soát hoặc tử vong do
HPQ tiếp tục gia tăng.
Gánh nặng của HPQ
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), HPQ gây lãng phí khoảng 15
triệu năm cuộc sống, và tiêu tốn khoảng 1% tổng gánh nặng bệnh tật. Tỷ lệ HPQ tiếp
tục gia tăng trong thời gian tới do ảnh hưởng của công nghiệp hóa, ô nhiễm môi
trường và đô thị hóa (ước tính, đến năm 2025, tỷ lệ dân số đô thị trên thế giới chiếm
khoảng 55%). Đến năm 2025, ước tính thế giới có thêm khoảng 100 triệu bệnh nhân
HPQ, đưa tổng số bệnh nhân HPQ từ 300 triệu hiện nay lên thành 400 triệu bệnh nhân.
Cũng theo WHO, chi phí cho bệnh HPQ bằng cả hai căn bệnh của thế kỷ là
bệnh lao và HIV/AIDS cộng lại. Bệnh HPQ diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới sức
khoẻ người bệnh và có thể dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong này ngày một tăng và hiện
nay chỉ đứng sau tử vong do ung thư, trung bình 40 - 60 người/1triệu dân, cứ 250
người tử vong thì có 1 người chết vì HPQ và 85% bệnh nhân HPQ tránh được tử vong
nếu được kiểm soát tốt
5
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
Bảng 1 . Tỷ lệ mắc và tử vong do HPQ ở một số quốc gia (GINA 2008)
Ở Việt Nam, theo Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự (2011),
khi tiến hành khảo sát tại 7 tỉnh thành, đại diện cho 7 vùng miền sinh thái và địa lý
trong cả nước là Nam Định, Tuyên Quang, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình Dương, Gia
Lai và Tiền Giang nhận thấy: độ lưu hành HPQ ở Việt nam là 3,9%, trong đó: độ lưu
hành hen ở trẻ em là 3,2% và ở người lớn là 4,3%. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao
hơn nữ giới, tỷ lệ nam/nữ ở trẻ em là 1,63 và ở người lớn là 1,24 (p<0,05). Độ lưu
hành hen cao nhất ở Nghệ an (6,9%) và thấp nhất ở Bình Dương (1,5%).
6
Tỷ lệ mắc HPQ Số tử vong do HPQ/ 100.000 người
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
Các văn bản pháp lý của dự án
Trước thực trạng đáng lo ngại của BPTNMT và HPQ, từ năm 2011, Thủ Tướng
Chính phủ đã ký quyết định số 2331/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Thủ
Tướng Chính phủ về việc Ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu Quốc gia
năm 2011, trong đó có nội dung phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen
phế quản. Sau đó ngày 02 tháng 03 năm 2011, Bộ Trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định số
595/QĐ-BYT về việc Phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2011 của dự án phòng chống
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
Ngày 18 tháng 12 năm 2011, Thủ Tướng Chính phủ đã ký quyết định số
2406/QĐ - TTg, về việc ban hành danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia năm
2012, trong đó có nội dung phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính. Qua 2 năm
thực hiện, dự án đã có được một số thành quả như sau:
- Triển khai khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của cán bộ y tế, bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân cho thấy: có một tỷ lệ lớn cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân chưa có hiểu biết đầy đủ về BPTNMT và HPQ.
- Đã triển khai truyền thông trên Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt
Nam, hệ thống loa truyền thanh phường, xã, báo Sức khỏe đời sống, mạng internet về
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
- Triển khai khám sàng lọc cho hàng chục ngàn người, qua đó phát hiện bệnh
nhân có BPTNMT hoặc HPQ.
- Triển khai đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ y tế về
BPTNMT và HPQ.
- Thành lập mạng lưới các phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen
phế quản.
- Thành lập câu lạc bộ bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế
quản
- Xây dựng trang web dự án, xây dựng bệnh án điện tử quản lý BPTNMT và
HPQ trên mạng.
- Tổ chức các hội nghị khoa học nhân ngày BPTNMT và HPQ toàn cầu.
- Mua sắm các trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn của dự án.
Nhằm duy trì hiệu quả bước đầu, và tiếp tục triển khai mở rộng dự án trong
những năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1208/QĐ – TTg
ngày 04 tháng 9 năm 2012 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai
đoạn 2012 – 2015, trong đó có Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế
quản
7
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
Mục tiêu chung và những chỉ tiêu cụ thể
1. Mục tiêu chung của dự án:
- Nâng cao nhận thức đúng của nhân dân về BPTNMT và HPQ và các yếu tố nguy
cơ.
- Nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, dự phòng và quản lý BPTNMT và HPQ ở
các tuyến y tế.
- Xây dựng hệ thống chính sách, mạng lưới quản lý BPTN và MT trên toàn quốc.
Mục tiêu cụ thể năm 2013
- Thành lập mới Ban điều hành dự án tại các tỉnh mới triển khai; tiếp tục duy trì,
củng cố hoạt động của Ban điều hành dự án tại các tỉnh cũ.
- Xây dựng mạng lưới các phòng quản lý BPTNMT và HPQ:
+ Củng cố mạng lưới các phòng quản lý BPTNMT và HPQ tại những
tỉnh/thành phố cũ
+ Thành lập mạng lưới các phòng quản lý BPTNMT và HPQ tại các
tỉnh/thành phố mới.
+ Đảm bảo 100% số tỉnh/thành phố mới tham gia dự án có ít nhất 01 phòng
Quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản có được trang bị
máy đo chức năng hô hấp đạt chuẩn ATS/ERS 2005.
- Đảm bảo 100% các phòng Quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
có lưu đầy đủ các đơn thuốc điều trị của bệnh nhân. Trong số các đơn thuốc lưu
này phấn đấu có ít nhất 50% số đơn thuốc được kê theo Hướng dẫn điều trị của Bộ
Y tế.
- Nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế thông qua các hoạt động:
+ Đào tạo cho cán bộ y tế về công tác quản lý và điều trị BPTNMT và HPQ tại
các tỉnh/thành phố có dự án triển khai. Đảm bảo 100% số tỉnh/thành phố tham
gia dự án có cán bộ được đào tạo làm giảng viên cho dự án. 100% số
tỉnh/thành phố có ít nhất 02 bác sỹ thành thạo đọc kết quả đo CNTK và 02 kỹ
thuật viên thành thạo kỹ năng đo CNTK. Phấn đấu các địa phương tự đào tạo
được 70% cho các đối tượng bác sỹ, kỹ thuật viên tham gia dự án.
+ Tổ chức các hội thảo, hội nghị nhân ngày BPTNMT và HPQ toàn cầu; ngày
Thế giới phòng chống thuốc lá.
8
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
- Phần mềm, internet:
+ Triển khai phần mềm báo cáo giám sát qua mạng internet. Đảm bảo 100% số
tỉnh/thành phố tham gia dự án có thực hiện nội dung báo cáo giám sát qua
mạng internet.
+ Triển khai rộng rãi hoạt động của trang web và phần mềm quản lý bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Đảm bảo có ít nhất 80% các địa phương
tham gia dự án có triển khai nhập bệnh án vào phần mềm.
- Giám sát 100% số tỉnh có tham gia dự án, từ đó đảm bảo sự thống nhất trong triển
khai các nội dung giữa các tỉnh
Kế hoạch triển khai cụ thể dự án năm 2013
3.1. Hoạt động của Trung ương
1. Thực hiện nội dung khảo sát tại các địa phương mới về kiến thức, kỹ năng,
hành vi của các cán bộ y tế, bệnh nhân và người dân
- Phiếu khảo sát CBYT về kiến thức, thái độ, kỹ năng về bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính và hen phế quản.
2. Củng cố và mở rộng mạng lưới các phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính và hen phế quản
- Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các phòng quản lý BPTNMT, HPQ tại
Bệnh viện Bạch Mai: cử đủ nhân lực đảm bảo hoạt động của phòng quản lý, lập
danh sách bệnh nhân quản lý, lưu đơn thuốc đã kê.
- Hỗ trợ chuyên môn (cung cấp các biểu mẫu, tiêu chuẩn nhân lực, trang thiết bị cho
phòng quản lý bệnh; các hướng dẫn khám, chẩn đoán bệnh, kê đơn điều trị theo
mức độ nặng của bệnh ...) cho tất cả các phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính và hen phế quản.
3. Đào tạo
- Tổ chức các lớp đào tạo cán bộ làm giảng viên cho dự án. Hỗ trợ cán bộ giảng dạy
cho các tỉnh/thành phố khi có yêu cầu. Tổ chức 03 lớp TOT tại 3 miền Bắc, Trung,
Nam với 3 điểm đầu mối là Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Đà Nẵng và Sở Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Khám sàng lọc
9
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
- Tổ chức hai đợt khám sàng lọc phát hiện BPTNMT và HPQ nhân ngày HPQ toàn
cầu và BPTNMT toàn cầu. Dự kiến khám, đo chức năng hô hấp cho ít nhất 1.400
người (700 người mỗi đợt). Từ đó có thể phát hiện cho khoảng 500 bệnh nhân
HPQ và BPTNMT.
- Hỗ trợ trang thiết bị, chuẩn máy cho những tỉnh mới tham gia dự án khi có tổ chức
khám sàng lọc.
5. Truyền thông
- Phối hợp cùng dự án Truyền thông Bộ Y tế để triển khai các nội dung truyền thông
liên quan hoạt động của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen
phế quản.
- Viết các bài đăng tải trên trang web của dự án.
6. Giám sát
- Lập kế hoạch giám sát, trong đó lưu ý giám sát cụ thể những nội dung công việc đã
thực hiện. Giám sát nội dung hoạt động của các địa phương theo chỉ tiêu chuyên
môn.
- Triển khai công việc giám sát tại các địa phương, từ đó có kế hoạch hỗ trợ, thúc
đẩy hoạt động của các tỉnh có dự án, đảm bảo sự hoạt động tương đối đồng đều
giữa các tỉnh tham gia dự án.
- Xây dựng và triển khai nội dung giám sát qua mạng internet.
3.2. Hoạt động của các tỉnh mới triển khai dự án
1. Thành lập Ban quản lý Dự án
- Thành lập được Ban quản lý Dự án cấp tỉnh và phân chia chức năng và nhiệm vụ
của BQL DA. Thành phần của Ban điều hành dự an địa phương phải đảm bảo có:
Lãnh đạo của Sở Y tế, Lãnh đạo bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố, Lãnh đạo khoa
nội/nội hô hấp thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố, Lãnh đạo Trung tâm
Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh/thành phố, Lãnh đạo bệnh viện lao và bệnh
phổi tỉnh/thành phố.
- Thành lập được mạng lưới thực hiện dự án PC BPTNMT tại địa phương.
- Lập danh sách và gửi danh sách các bác sỹ tham gia dự án cho Ban quản lý dự án
Trung ương.
2. Mạng lưới (phòng QL BPTN và MT)
10
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
- Thành lập được ít nhất 01 phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế
quản. Phòng này có trang bị đạt chuẩn bao gồm: máy đo chức năng hô hấp, bàn,
ghế, máy tính, ống nghe, máy đo huyết áp.
- Ngay sau khi có phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản cần
thực hiện lưu danh sách bệnh nhân, đơn thuốc. Đảm bảo ít nhất 50% số đơn thuốc
kê đúng theo Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế.
- Có ít nhất 02 bác sỹ thành thạo đọc kết quả đo CNHH và 02 kỹ thuật viên thành
thạo quy trình đo chức năng hô hấp.
- Thành lập câu lạc bộ bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
3. Đào tạo
- Cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo do Trung ương tổ chức
- Tổ chức đào tạo theo chương trình đã được Ban điều hành dự án Trung ương đề
xuất . Đào tạo được cho ít nhất 70% các CBYT tham gia dự án tại địa phương.
4. Khám sàng lọc (phụ thuộc nguồn kinh phí đối ứng)
- Triển khai khám sàng lọc trên địa bàn tỉnh/thành phố (không bắt buộc).
- Thực hiện quản lý các bệnh nhân đã được phát hiện tại phòng quản lý bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
5. Truyền thông (phụ thuộc nguồn kinh phí đối ứng và kinh phí dự án nâng cao
năng lực truyền thông)
- Phối hợp cùng dự án Truyền thông Bộ Y tế để triển khai các nội dung truyền thông
liên quan hoạt động của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen
phế quản.
- Thực hiện việc in các tờ rơi, poster phát cho bệnh nhân, người dân trong các đợt
khám phát hiện bệnh nhân BPTNMT và HPQ.
- Thiết kế và treo các pano tại các trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh.
- Viết các bài đăng tải ≥ 05 bài trên trang web của dự án về các thông tin triển khai
dự án tại địa phương.
6. Giám sát
- Thực hiện giám sát định kỳ các hoạt động triển khai tại địa phương. Sau khi giám
sát phải có lưu bảng kiểm giám sát để phục vụ cho hoạt động của dự án.
- Chịu sự giám sát của Ban quản lý dự án tại Trung ương
11
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
3.3. Hoạt động của các tỉnh đã triển khai dự án
1. Duy trì hoạt động của Ban quản lý dự án
- Tiếp tục duy trì và kiện toàn quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án tại
tỉnh/thành phố.
- Duy trì, điều chỉnh, mở rộng mạng lưới các cán bộ tham gia dự án tại các cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh/thành phố.
- Gửi danh sách các bác sỹ tham gia dự án tại địa phương cho Ban quản lý dự án
Trung ương
2. Mạng lưới (phòng QL BPTN MT và HPQ)
- Hoàn thiện cơ chế hoạt động của phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và
hen phế quản đã được thành lập.
- Lưu đầy đủ danh sách bệnh nhân, đơn thuốc kê. Đảm bảo có ít nhất 50% đơn thuốc
được kê đúng với mức độ nặng của bệnh.
- Có ít nhất 02 bác sỹ thành thạo đọc kết quả đo CNHH và 02 kỹ thuật viên thành
thạo quy trình đo chức năng hô hấp.
- Thành lập và phát triển câu lạc bộ bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và
hen phế quản.
3. Đào tạo
- Cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo do Trung ương tổ chức
- Tổ chức đào tạo theo chương trình đã được Ban điều hành dự án Trung ương đề
xuất . Đào tạo được ít nhất 70% các CBYT tham gia dự án tại địa phương.
4. Khám sàng lọc (phụ thuộc nguồn kinh phí đối ứng)
- Triển khai khám sàng lọc trên địa bàn tỉnh (không bắt buộc thực hiện).
- Thực hiện quản lý các bệnh nhân đã được phát hiện tại phòng quản lý bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
5. Truyền thông (phụ thuộc nguồn kinh phí đối ứng và kinh phí dự án nâng cao
năng lực truyền thông)
- Phối hợp cùng dự án Truyền thông Bộ Y tế để triển khai các nội dung truyền thông
liên quan hoạt động của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen
phế quản.
12
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
- Viết các bài đăng tải ≥ 05 bài trên trang web của dự án về các thông tin triển khai
dự án tại địa phương.
7. Giám sát
- Thực hiện giám sát định kỳ các hoạt động triển khai tại địa phương. Thực hiện lưu
các bảng kiểm giám sát sau các kỳ giám sát.
- Chịu sự giám sát của Ban quản lý dự án tại Trung ương
13
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
Hướng dẫn chi tiết các nội dung
1. Hướng dẫn khảo sát (Ban Quản lý dự án Trung ương thực hiện, các địa
phương không bắt buộc phải thực hiện nội dung này)
Nội dung khảo sát
- Nguồn lực (cán bộ y tế, trang thiết bị) cho công tác phòng chống bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính và hen phế quản
- Kiến thức, thái độ, hành vi của cán bộ y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về
BPTNMT và HPQ
Đơn vị chịu trách nhiệm khảo sát:
- Văn phòng Ban quản lý dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen
phế quản Trung ương
Đối tượng:
- Thực hiện khảo sát các cán bộ y tế tham gia các lớp đào tạo tại trung ương hoặc các
lớp đào tạo tại tuyến tỉnh.
Các biểu mẫu cho khảo sát (Tham khảo phần phục lục 1- trang 45)
- Khảo sát nguồn lực của bệnh viện dành cho công tác phòng chống bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính và hen phế quản
- Khảo sát kiến thức của bác sỹ
- Khảo sát kiến thức của điều dưỡng
- Khảo sát bệnh nhân
- Khảo sát người nhà bệnh nhân
Văn Phòng Ban quản lý dự án Trung ương chịu trách nhiệm tổng hợp, phân tích
kết quả và báo cáo.
Hướng dẫn khám sàng lọc (phụ lục 2 Mẫu phiếu sàng lọc): nội dung này thực
hiện tùy theo nguồn kinh phí đối ứng tại địa phương.
2.1. Nơi thực hiện khám sàng lọc (chỉ tính số khám trực tiếp):
- Trung ương: thực hiện khám sàng lọc ít nhất 2.000 đối tượng.
14
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
- Các địa phương tham gia dự án không bắt buộc thực hiện khám sàng lọc.
2.2. Thành phần mỗi đoàn khám sàng lọc:
- Bác sỹ: 03 (một bác sỹ khám ban đầu, một bác sỹ khám tai mũi họng, một bác sỹ
kết luận)
- Kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng thành thạo kỹ thuật đo chức năng hô hấp: 01
- Điều dưỡng khác: 03 (2 người ghi danh sách, đo mạch, huyết áp, chiều cao), một
người hướng dẫn đi các bàn khám.
- Dược sỹ: nếu có (tổ chức phát thuốc và hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân).
2.3. Số lượng các đoàn khám sàng lọc:
Một hoặc nhiều đoàn tùy theo quy mô tổ chức khám sàng lọc của địa phương
2.4. Quy trình tổ chức khám sàng lọc
- Chọn nơi dự kiến khám sàng lọc.
- Tổ chức tuyên truyền, thông báo khám sàng lọc cho người dân tại địa phương (tùy
theo điều kiện từng địa phương để lựa chọn triển khai): phát trên đài phát thanh
phường, xã, treo băng rôn, đoàn diễu hành, phát tờ rơi trước khám sàng lọc 2 tuần.
- Phát phiếu sàng lọc trước khám sàng lọc 1 tuần (mẫu phiếu xem phần phụ lục).
- Tổ chức khám sàng lọc theo sơ đồ sau:
15
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
16
Đăng ký khám:
Nộp phiếu sàng lọc
Ghi sổ đăng ký khám
Đo cân nặng, chiều cao, mạch, huyết áp
Khám bệnh:
Khám nội khoa
Đo lưu lượng đỉnh. Khi thấy bất thường =>
Đo chức năng hô hấp
Làm test hồi phục phế quản với salbutamol
khi thấy FEV1/FVC < 70%
Bác sỹ kết luận
Có bệnh: khi có biểu hiện lâm sàng +
kết quả đo CNHH
Không bệnh
Phát tờ rơi tư vấn tránh yếu tố
nguy cơ bệnh
Có bệnh
Ghi sổ
Phát thuốc (nếu có)
Gửi quản lý tại Phòng quản lý
bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính
CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
2.5. Hướng dẫn khám và kê đơn cho BPTNMT
Đối tượng CÓ NGUY CƠ mắc BPTNMT
Cần nghĩ tới BPTNMT ở người ≥ 40 tuổi và có ít nhất MỘT trong các yếu tố chỉ điểm
sau
- Khó thở: nặng dần theo thời gian, tăng khi gắng sức, dai dẳng, được mô tả như
thiếu không khí, phải gắng sức để thở, nặng ngực.
- Ho kéo dài: ngắt quãng, ho khan
- Khạc đờm mạn tính
- Tiếp xúc các yếu tố nguy cơ:
+ Hút thuốc lá, thuốc lào.
+ Tiếp xúc trực tiếp khói bếp (người trực tiếp đun bếp).
+ Tiếp xúc với bụi và hoá chất nghề nghiệp (hơi, chất kích thích, khói).
Chẩn đoán xác định BPTNMT:
- Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn. Chỉ số trên FEV1/FVC <
70% sau test Hồi phục phế quản
- Có thể có hoặc không triệu chứng hô hấp mạn tính: ho, khó thở, nặng ngực, tím
môi...
- Làm thêm các thăm dò chẩn đoán khi thấy hình u phổi, u trung thất, u khí quản,
xẹp phổi, giãn phế quản trên phim X quang phổi
Chẩn đoán giai đoạn BPTNMT
Giai đoạn I:
(Bệnh mức độ nhẹ)
FEV1/FVC < 70%
FEV1 > 80%
Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm,
khó thở
Giai đoạn II:
(Bệnh mức độ trung bình)
FEV1/FVC < 70%
50% < FEV1 ≤ 80%
Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm,
khó thở
Giai đoạn III:
(Bệnh mức độ nặng)
FEV1/FVC < 70%
30% < FEV1 ≤ 50%
Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm,
khó thở
Giai đoạn IV:
(Bệnh mức độ rất nặng)
FEV1/FVC < 70%
FEV1 ≤ 30% HOẶC FEV1 ≤ 50% kèm
theo một trong các dấu hiệu của suy hô hấp
mạn tính hoặc tâm phế mạn
17
Hướng dẫn điều trị BPTNMT theo giai đoạn
Giai đoạn Lựa chọn điều trị 1 Lựa chọn điều trị 2 Lựa chọn điều trị 3
Điều trị chung cho các giai đoạn - Tránh các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc bụi, hoá chất.
- Giáo dục về bệnh và cách theo dõi điều trị.
- Tiêm phòng vaccine cúm 1 lần/năm, vắc xin phòng phế cầu 5 năm/lần
Giai đoạn I: (FEV1/FVC < 70%,
FEV1 > 80%. Có hoặc không triệu
chứng ho, khạc đờm, khó thở):
Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn
khi có ho, khó thở
Salbutamol 100µg, xịt mỗi lần 2
nhát khi cần*; HOẶC
ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt
mỗi lần 2 nhát khi cần
Salbutamol 4mg, uống 1 viên khi
cần, HOẶC Terbutalin viên 5mg,
uống 1 viên khi cần, HOẶC
Theophyllin 0,1g, uống 1 viên khi
cần
Terbutalin 5mg, khí dung 1 nang
khi cần, HOẶC
ipratropium/fenoterol
250/500µg/ml, khí dung mỗi 1ml
(20 giọt) khi cần, HOẶC
salbutamol 5mg, khí dung 1 nang
khi cần, HOẶC ipratropium 2,5ml,
khí dung 1 nang khi cần, Hoặc
ipratropium/salbutamol, khí dung 1
nang khi cần
Giai đoạn II: (FEV1/FVC <70%
50% ≤ FEV1 < 80%. Có hoặc không
triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở).
Phục hồi chức năng hô hấp thêm vào
cho tất cả các lựa chọn
Tiotropium 18µg, hít ngày 1 viên +
Salbutamol 100µg, xịt mỗi lần 2
nhát khi cần, HOẶC bambuterol
10mg x 1 viên/ ngày +
Ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt
mỗi lần 2 nhát khi cần
Ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt
ngày 3 lần, mỗi lần 2 nhát +
Salbutamol 100µg, xịt ngày 3 lần,
mỗi lần 2 nhát. HOẶC Theostat
0,1g (10mg/kg/ngày), uống ngày 4
viên, chia 2 lần +
Ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt
mỗi lần 2 nhát khi cần
Bambuterol 10mg, uống ngày 1
viên + Theostat 0,1g
(10mg/kg/ngày), uống ngày 4 viên,
chia 2 lần. HOẶC Salbutamol 4mg,
uống ngày 4 viên, chia 4 lần +
Theophyllin 0,1g, uống ngày 4 viên,
chia 4 lần
Giai đoạn III: (FEV1/FVC < 70%
30% < FEV1 ≤ 50%. Có hoặc không
triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở).
Phục hồi chức năng hô hấp thêm vào
Salmeterol/Fluticasone 25/250
hoặc 50/250, ngày xịt 2-4 liều, chia
2 lần, HOẶC
Budesonide/formoterol 160/4.5, hít
Budesonide 0,5mg, khí dung ngày 3
nang, chia 3 lần + Bambeterol
10mg, uống ngày 1 viên, HOẶC
Theostat 0,1g (10mg/kg/ngày), uống
Salbutamol 4mg, uống ngày 4 viên,
chia 4 lần + Theophyllin 0,1g
(10mg/kg/ngày), uống ngày 4 viên,
chia 4 lần + Ipratropium/fenoterol
cho tất cả các lựa chọn ngày 2-4 liều chia 2 lần
Kết hợp thêm Tiotropium 18µg,
hít ngày 1 viên. HOẶC
Ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt
ngày 3 lần, mỗi lần 2 liều, HOẶC
Ipratropium/fenoterol 250/500µg,
khí dung ngày 3 lần, mỗi lần 1ml
ngày 4 viên, chia 2 lần
Kết hợp thêm
Ipratropium/fenoterol 250/500µg,
khí dung ngày 3 lần, mỗi lần 1ml
50/20µg, xịt ngày 3 lần, mỗi lần 2
liều
Giai đoạn IV: (FEV1/FVC < 70%,
FEV1 ≤ 30% HOẶC FEV1 ≤ 50%.
Kèm theo một trong các dấu hiệu
của suy hô hấp mạn tính hoặc tâm
phế mạn). Điều trị oxy dài hạn tại
nhà nếu có suy hô hấp mạn tính
nặng: thở oxy 1-2 lít/phút ≥ 15
giờ/ngày. Xét điều trị phẫu thuật
giảm thể tích phổi
Như giai đoạn III, có thể thêm
Theostat 0,1g (10mg/kg/ngày),
uống ngày 4 viên, chia 2 lần
Như giai đoạn III
- Đã có bambuterol: thêm theostat
0,1g, uống ngày 4 viên, chia 2 lần
- Đã có theostat: thêm Salbutamol
5mg, khí dung ngày 3 nang chia 3
lần, HOẶC Salbutamol 4mg, uống
ngày 4 viên, chia 4 lần
Như giai đoạn III
* khi cần: khi có ho, khó thở cơn
Tư vấn tránh các yếu tố nguy cơ
- Không hút thuốc, tránh khói thuốc
- Tránh khói, bụi và các mùi hắc
- Giữ môi trường trong nhà thoáng, sạch
- Tập thể dục phù hợp mức độ bệnh
- Sắp xếp thuốc, máy khí dung, đồ vật trong nhà phù hợp
- Lập kế hoạch trước khi đi ra ngoài
- Khám lại hàng tháng
Tư vấn cách dùng thuốc đã kê cho bệnh nhân, đặc biệt các dạng thuốc dạng hít, xịt,
khí dung. Kiểm tra lại cách dùng ở mỗi lần khám lại
Tư vấn cách phát hiện và xử trí khi có các dấu hiệu của đợt cấp
Các dấu hiệu hướng tới đợt cấp:
- Ho tăng
- Khạc đờm tăng
- Thay đổi màu sắc của đờm
Bạn làm gì khi có đợt cấp:
- Dùng tăng liều gấp đôi hoặc hơn nữa các thuốc giãn phế quản dạng hít, xịt hoặc khí
dung
- Đến khám ngay tại cơ sở y tế hoặc liên hệ ngay với nhân viên y tế
Khám cấp cứu ngay khi:
- Khó nói
- Khó đi lại
- Tím môi hoặc móng tay
- Nhịp tim hoặc mạch rất nhanh hoặc bất thường
- Thuốc bạn dùng trở lên không có tác dụng hoặc tác dụng không kéo dài. Tiếp tục khó
thở và thở nhanh
2.6. Hướng dẫn khám và kê đơn cho HPQ
Các yếu tố giúp chẩn đoán xác định HPQ tại cộng đồng
1. Khó thở, khò khè, thở rít, đặc biệt thì thở ra.
2. Tiền sử có cơn khó thở kiểu hen: ho khạc đờm, khó thở, cò cử, nặng ngực, nghe
phổi có ran rít ran ngáy.
3. Tiền sử mắc các bệnh dị ứng: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thuốc,
thức ăn.
4. Tiền sử mắc hen và các bệnh dị ứng của các thành viên trong gia đình.
5. Cách xuất hiện cơn khó thở: về đêm, theo mùa, sau một số kích thích (cảm cúm,
gắng sức, thay đổi thời tiết, khói bụi).
6. Loại trừ các nguyên nhân khác triệu chứng giống hen: có vai trò rất quan trọng
trong chẩn đoán hen trên lâm sàng.
7. Có dáp ứng với thuốc chữa hen: cải thiện về lâm sàng và chức năng phổi khi:
• Điều trị cơn khó thở cấp với salbutamol 100mcg xịt họng 2 – 4 nhát hoặc
salbutamol 5mg khí dung qua mask
Hoặc
• Điều trị đợt khó thở cấp với prednisolon uống 30 -60mg/ngày trong 7-10 ngày,
ở trẻ em dùng liều 1mg/kg/ngày trong 7-10 ngày: được thử nghiệm trong trường
hợp các biện pháp trên không đủ khẳng định chẩn đoán hen.
8. Ở trẻ em ≤ 5 tuổi, không thực hiện được các thăm dò chức năng phổi. Chẩn đoán
xác định hen khi có ít nhất 3 đợt khò khè thở rít, loại trừ được các nguyên nhân
khác và có đáp ứng với thuốc chống hen.
PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT HEN THEO GINA 2006
Đặc điểm
Kiểm soát hoàn toàn:
tất các đặc điểm sau
Kiểm soát một phần: ≥ 1
đặc điểm trong 1 tuần bất kỳ
Chưa được
kiểm soát
1. Triệu chứng ban ngày ≤ 2 lần/tuần > 2 lần/tuần ≥ 3 đặc
điểm trong
mức kiểm
soát 1 phần
ở 1 tuần bất
kỳ
2. Hạn chế hoạt động Không Có
3. Triệu chứng thức giấc
ban đêm
Không Có
4. Nhu cầu dùng thuốc
cắt cơn
≤ 2 lần/tuần > 2 lần/tuần
5. Lưu lượng đỉnh Bình thường < 80% giá trị tốt nhất của BN
6. Đợt kịch phát hen Không ≥ 1 lần/năm
LƯU Ý: Với trẻ em ≤ 5 tuổi, bỏ mục đánh giá thứ 5.
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC
Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh ở có thể giúp kiểm soát
hen và giảm nhu cầu dùng thuốc
 Tránh tối đa việc dùng rượu bia và các đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, tránh
những nơi môi trường bị ô nhiễm, khói, bụi, mùi thơm, tránh hoạt động gắng sức,
tránh dùng các thực phẩm chứa các chất phụ gia có gốc sulfite, tránh xúc động
mạnh...
 Một số loại thuốc cần sử dụng thận trọng ở người bệnh hen: aspirin và các thuốc
chống viêm không steroid, thuốc chẹn bêta giao cảm (như propranolol).
 Bọ nhà: hàng tuần giặt là chăn ga gối đệm và phơi nắng. Thường xuyên thay thảm
trải nhà, dùng chất diệt bọ nhà, không dùng các vật dụng trong nhà có khả năng bắt
bụi cao như thảm, rèm treo, loại bỏ các vật dụng không cần thiết trong phòng
 Biểu bì, Lông súc vật: loại bỏ vật nuôi, dùng máy lọc không khí
 Dán: Vệ sinh nhà thường xuyên, dùng thuốc diệt côn trùng
 Phấn hoa: đóng cửa sổ và ở trong nhà khi nồng độ phấn hoa cao trong không khí,
nên mang khẩu trang khi đi ra ngoài
 Nấm mốc trong nhà: giảm độ ẩm trong nhà, vệ sinh nhà thường xuyên, lau sạch các
vùng ẩm thấp, mang khẩu trang khi dọn dẹp các đồ đạc cũ.
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HEN THEO BƯỚC
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HEN Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM > 5 TUỔI
Giáo dục sức khoẻ về hen - Kiểm soát môi trường sống
CẮT
CƠN
Salbutamol 100mcg hoặc fenoterol/ ipratropium 50/20 mcg xịt họng 2-4 nhát khi khó thở
DỰ
PHÒNG
Chưa
dùng
thuốc dự
phòng
Chọn 1
1. Fluticasone 125mcg
xịt 2 nhát /ngày chia
2 lần.
2. Budesonide 200mcg
xịt 2 nhát/ ngày chia
2 lần
3. Montelukast uống
10mg/ ngày ở NL,
5mg/ ngày ở trẻ em
6-14 tuổi.
Chọn 1
1. Fluticasone/salmetero
l 25/125 mcg xịt 2
liều/ngày chia 2 lần
2. Budesonide/formotero
l 160/4,5 mcg hít 2
liều/ngày chia 2 lần
3. Fluticasone 125mcg
4-8 liều /ngày xịt chia
2 lần.
4. Fluticasone +
montelukast (liều như
ở bước 2)
5. Fluticasone (liều như
ở bước 2) +
theophylline phóng
thích chậm uống 200-
600 mg / ngày.
1. Fluticasone/salmete
rol 25/250 mcg xịt 2 -
4 liều/ngày chia 2 lần.
HOẶC
2. Budesonide/formoter
ol 160/4,5 mcg hít 2 -
4 liều/ngày chia 2 lần.
Có thể kết hợp thêm
3. Montelukast uống
10mg/ ngày ở NL,
5mg/ ngày ở trẻ em 6-
14 tuổi.
VÀ / HOẶC
4. Theophylline phóng
thích chậm uống 200-
600 mg / ngày.
Thuốc như ở Bước 4
kết hợp thêm với:
1. Prednisolone 5mg/
ngày
Hoặc
2. Dexamethasone
0,5mg/ngày
 Corticoid xịt là thuốc dự phòng hen tốt nhất hiện nay.
 Ở mỗi bước điều trị, thuốc kích thích β2 được dùng để điều trị triệu chứng khi cần
 Từ bước 2 – 5, người bệnh bắt đầu phải dùng ít nhất 1 thuốc dự phòng.
 Những bệnh nhân mới được chẩn đoán hen hoặc bệnh nhân chưa dùng thuốc dự
phòng, nên bắt đầu điều trị bằng bước 2. Nếu bệnh nhân có ≥ 3 tiêu chí trong cột
hen kiểm soát một phần, điều trị nên bắt đầu từ bước 3.
 Tình trạng hen chưa được kiểm soát trong vòng 1 tháng cần xem xét tăng bước
điều trị. Nếu xuất hiện cơn hen cấp, cần tăng bước điều trị ngay.
 Khi hen được kiểm soát và duy trì trong 3 tháng, xem xét giảm bậc
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HEN Ở TRẺ 2-5 TUỔI
THEO DÕI ĐIỀU TRỊ
 Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc theo đơn, đặc biệt lưu ý cách sử dụng các dụng
cụ xịt, hít.
 Hẹn người bệnh tái khám 1-2 tháng 1 lần.
Flixotide 125 mcg 1 lần/ngày,
xịt qua buồng đệm
Montelukast 4mg
1viên/ ngày
hoÆc
Kh«ng kiÓm so¸t ®­îc * *
Flixotide 125 mcg 2 lần/ngày,
xịt qua buồng đệm
Flixotide 125 mcg
+ Montelukast
4mg /ngày
hoÆc
Kh«ng kiÓm so¸t ®­îc * * *
Flixotide 125 mcg 2 xịt × 2 lần/ngày qua buồng đệm HOẶC
Flixotide 125 mcg × 2 lần/ngày + Montelukast 4mg / ngày
Kh«ng kiÓm so¸t ®­îc * * *
Gi¶m
bËc
Gi¶m
bËc
T¨ng
bËc
®Ó
®¹t
kiÓm
so¸t
Xem xÐt c¸c kh¶ n¨ng kh¸c:
Chuyển tuyến
 Tại mỗi lần tái khám: đánh giá lại mức độ kiểm soát hen, vấn đề kiểm soát môi
trường, tránh các yếu tố kích phát và kỹ năng sử dụng bình hít của người bệnh.
CÁCH PHÁT HIỆN VÀ XỬ TRÍ CƠN HEN CẤP TẠI CỘNG ĐỒNG
Các dấu hiệu khỏi phát của một cơn hen cấp
 Ho nhiều
 Khò khè
 Nặng ngực
 Thức giấc ban đêm
Cách hành động khi có cơn cấp
 Tránh xa những yếu tố có thể kích phát cơn hen.
 Dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh.
 Nghỉ ở nhà một giờ nếu đỡ khó thở.
 Gọi cấp cứu hoặc gọi bác sỹ nhờ giúp đỡ nếu tình trạng khó thở không được cải
thiện.
Đi cấp cứu ngay nếu thấy bất kỳ một trong những dấu hiệu sau.
 Thuốc giãn phế quản ít tác dụng hoặc nhanh hết tác dụng. Thở vẫn nhanh và khó
 Nói khó.
 Môi, đầu chi tím.
 Cánh mũi phập phồng khi người bệnh thở.
 Co kéo cơ liên sườn và hõm ức khi người bệnh thở.
 Mạch nhanh.
 Đi lại khó khăn.
Các tiêu chí tối thiểu cho phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế
quản
- Nhân sự:
+ Bác sỹ: (1) chuyên môn về Hô hấp bao gồm BPTNMT và HPQ. (2) Có khả năng tham
gia làm giảng viên khi tổ chức các lớp đào tạo tại tuyến tỉnh. (3) Đọc thành thạo chức
năng hô hấp.
+ Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên: (1) thành thạo về kỹ thuật đo chức năng hô hấp, (2)
Thành thạo về tư vấn cho bệnh nhân cách dùng các dụng cụ phun hít, (3) Thành thạo
trong tư vấn cho bệnh nhân về các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
- Trang thiết bị
+ Có máy đo chức năng hô hấp đạt chuẩn ATS/ERS 2005 (tham khảo phần Tiêu chuẩn
máy đo chức năng hô hấp)
+ Được trang bị: bàn, ghế, máy tính, ống nghe, máy đo huyết áp, đèn đọc phim x quang.
+ Có hệ thống chiếu sáng, thông khí đầy đủ
- Chức năng
+ Thực hiện quản lý các bệnh nhân BPTNMT và HPQ tại được phát hiện tại bệnh viện
và những bệnh nhân phát hiện tại cộng đồng.
+ Có lưu đầu đủ danh sách bệnh nhân, các sổ khám bệnh, sổ phát thuốc, đơn thuốc
(tham khảo mẫu trong phần phụ lục)
Tiêu chí cơ bản cho máy đo chức năng hô hấp
- Các thăm dò có thể thực hiện:
+ Dung tích sống gắng sức (FVC), dung tích sống thở chậm (SVC), test hồi phục phế
quản, thể tích thở ra tối đa, quy trình làm test kích thích
+ Thở ra: Dung tích sống gắng sức (FVC), thể tích thở ra tối đa trong (FEV) ½, 1, 2, 3,
4, 5, 6 giây; các thể tích ở 25%, 50% và 75% của FVC. Từ đó tự động tính được chỉ
số FEV1/ FVC.
+ Hít vào: Thể tích khí hít vào tối đa (FIV) trong 0,5, 1, 2, 3 giây, các thể tích khí hít
vào ở 25%, 50%, 75% của FIV.
+ Hình minh họa hỗ trợ đo FVC
+ Phần mềm in kết quả.
o In được 3 đường biểu diễn kết quả đo chức năng hô hấp trên cùng phiếu kết
quả
o Cho phép thay đổi mẫu báo cáo kết quả đo chức năng hô hấp
- Bơm hiệu chỉnh:
+ Thân bơm Nhôm hoặc vật liệu tương đương
+ Dung sai ≤± 0,5% hoặc ≤±15ml
+ Thể tích 31ít có thể điều chỉnh 0,1 lít/ nấc
- Có lưu đầy đủ việc chuẩn máy các buổi sáng trong vòng 6 tháng
Hoạt động đào tạo
- Trung ương chịu trách nhiệm:
+ Tổ chức 03 lớp đào tạo cán bộ làm giảng viên cho dự án tại 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Các đầu mối tổ chức là Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Đà Nẵng và Sở Y tế Thành phố
Hồ Chí Minh.
+ Tổ chức các lớp đào tạo về chức năng hô hấp cho cán bộ dự án của các địa phương.
+ Hỗ trợ cán bộ giảng dạy cho các địa phương khi có yêu cầu.
+ Cung cấp đầy đủ tài liệu dùng cho đào tạo cho Ban quản lý dự án các địa phương
- Các địa phương chịu trách nhiệm:
+ Cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo do Trung ương tổ chức
+ Tổ chức đào tạo theo chương trình đã được Ban điều hành dự án Trung ương đề xuất.
Đào tạo cho ít nhất 70% các CBYT tham gia dự án.
Hoạt động truyền thông (phụ thuộc nguồn kinh phí đối ứng và kinh phí của dự án
nâng cao năng lực truyền thông)
- Trung ương chịu trách nhiệm:
+ Phối hợp cùng dự án Truyền thông Bộ Y tế để triển khai các nội dung truyền thông
trên cả nước về các hoạt động của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
và hen phế quản.
+ Cung cấp đầy đủ các mẫu phiếu tờ rơi, poster đã được phê duyệt nội dung và thiết kế.
+ Viết các bài đăng tải trên trang web của dự án.
- Các tỉnh/thành phố mới tham gia dự án:
+ Phối hợp cùng dự án Truyền thông Bộ Y tế để triển khai các nội dung truyền thông
liên quan hoạt động của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế
quản trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện việc in các tờ rơi, poster phát cho bệnh nhân, người dân trong các đợt khám
phát hiện bệnh nhân BPTNMT và HPQ.
+ Thiết kế và treo các pano tại các trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh.
+ Viết các bài đăng tải ≥ 05 bài trên trang web của dự án về các thông tin triển khai dự
án tại địa phương.
- Các tỉnh/thành phố đã tham gia dự án từ năm trước:
+ Phối hợp cùng dự án Truyền thông Bộ Y tế để triển khai các nội dung truyền thông
liên quan hoạt động của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế
quản.
+ Viết các bài đăng tải ≥ 05 bài trên trang web của dự án về các thông tin triển khai dự
án tại địa phương.
Hoạt động của câu lạc bộ bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế
quản
- Thực hiện sinh hoạt câu lạc bộ hàng quý.
- Các nội dung sinh hoạt về:
+ Kiến thức về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
+ Các yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
+ Các yếu tố chính trong quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
+ Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
+ Phát hiện và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
Hoạt động giám sát (Phụ lục 4 Các biểu mẫu giám sát – trang 73)
Mục tiêu
- Đảm bảo tiến độ và chất lượng khi triển khai các hoạt động của dự án tại các đơn vị
tuyến tỉnh.
- Bảo đảm hiệu quả và sự minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực của dự án.
Nội dung
- Thời gian:
+ Kế hoạch hoạt động của dự án: tháng 3
+ Giám sát báo cáo hoạt động theo quý: 3 tháng gửi báo cáo 1 lần: các tháng 06, 09.
+ Nhận báo cáo tổng kết hoạt động cả năm: tháng 12
+ Cử đoàn giám sát trực tiếp tại tỉnh có dự án triển khai: ít nhất 1 lần/ năm. (Thời gian
sẽ thông báo trước 1 tháng)
+ Theo dõi hoạt động của các địa phương qua báo cáo trên phần mềm giám sát.
Nơi chịu sự giám sát: Ban Điều hành dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
và hen phế quản tại các địa phương và các đơn vị trực tiếp tham gia hoạt động của dự án.
Các hoạt động giám sát: (cụ thể nội dung xem phụ lục bảng kiểm giám sát)
- Hoạt động của Ban điều hành dự án tại địa phương
- Khám sàng lọc (nếu có thực hiện)
- Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi (nếu có thực hiện)
- Hoạt động của Phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
- Đào tạo
- Cấp thuốc điều trị
- Mua sắm thuốc trang thiết bị
Hình thức giám sát:
- Gửi báo cáo hoạt động theo quý của các hoạt động (theo mẫu đính kèm): Ban
quản lý dự án yêu cầu các đơn vị thực hiện dự án tuyến tỉnh gửi báo cáo theo đúng
mẫu yêu cầu.
- Giám sát hoạt động dự án tại đơn vị thực hiện dự án tuyến tỉnh bao gồm các tỉnh
mới triển khai và đã triển khai dự án.
Việc thực hiện giám sát hoạt động dự án tại các địa phương sẽ được BQLDA Trung
ương thực hiện định kì, theo các biểu mẫu giám sát đã được xây dựng:
- Các quyết định thành lập Ban điều hành, phê duyệt kế hoạch hoạt động, kinh phí
- Các hợp đồng, bảng phân công trách nhiệm
- Quyết định phê duyệt đấu thầu, hợp đồng mua, bàn giao thuốc
- Các hợp đồng mua sắm trang thiết bị, quản lý trang thiết bị
- Hồ sơ lưu các hoạt động giám sát của Ban điều hành dự án địa phương với các đơn vị
thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể.
- Danh sách các lớp tổ đào tạo của dự án
- Sổ sách quản lý thuốc: sổ tổng hợp giao, nhận, tồn; sổ phát thuốc cho bệnh nhân
- Các sổ khám, phiếu khám, phiếu đo chức năng hô hấp, các đơn thuốc đã kê khi khám
sàng lọc
- Sổ khám, bệnh án lưu, đơn thuốc lưu tại các phòng quản lý BPTN&MT.
- Các giấy tờ liên quan khác
Thành phần tham gia giám sát
- Ban quản lý dự án Trung ương – Bệnh viện Bạch mai
- Cán bộ dự án Trung ương – Bệnh viện Bạch Mai
Các hướng dẫn về tài chính và trang thiết bị y tế
1. Hướng dẫn chi tiêu (phụ lục 5 Các thông tư hướng dẫn chi tiết – trang 88)
1.1. Các cơ sở pháp lý:
- Thông tư liên tịch số 147/2007/TTLT-BTC-BYT ngày 12/12/2007 và Thông tư
liên tịch số 36/2010/TTLT-BTC-BYT ngày 16/3/2010: Huớng dẫn quản lý và sử
dụng kinh phí thực hiện CTMTQG phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch
nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010
- Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ tài chính: Quy định chế độ
công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và
đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính: Quy định việc lập
dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ NSNN dành cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công chức .
- Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007: Hướng dẫn
định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài dự án khoa học
và công nghệ có sử dụng NSNN
- Thông tư số120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính: Hướng dẫn
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn
sự nghiệp của NSNN
- Quyết định số 1050/QĐ-BYT ngày 09/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban
hành Hướng dẫn thực hiện đấu thầu áp dụng cho các Chương trình, dự án và các
đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế
Một số quy định cụ thể
TT Nội dung chi định mức Căn cứ áp dụng
1 Chi công tác phí Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày
06/7/2010
Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày
06/7/2010
Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày
21/9/2010
- Lưu trú 150.000đ/ngày
- Tiền phòng
ngủ:
+Thanh toán
theo hoá đơn thực
tế nhng không v-
ượt quá:
- Tại Thành phố HCM, Hà
nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà
Nẵng: 900.000đ/ngày/ phòng
- Các vùng còn lại:
600.000đ/ngày/phòng
+ Theo hình thức
khoán:
- Tại TP HCM, Hà nội, Hải
Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng:
350.000đ/ngày/ phòng
- Các vùng còn lại: 200.000-
250.000đ/ngày/phòng
- Chi phí đi lại: Thanh toán theo hoá đơn thực
tế
Thông tư 97/2010/TT-BTC
2 Chi tập huấn
- Nước uống 30.000đ/ngày
Thông t 97/2010/TT-BTC ngày
06/7/2010
- Tài liệu, VPP
Thanh toán theo hoá đơn thực
tế phát sinh
- Thuốc, VTTH:
- Làm ngoài giờ:
- Giảng viên: Thông t 139/2010/TT-BTC ngày
21/9/2010+ Giáo sư: 800.000đ/buổi
+ PGS, Tiến sĩ: 600.000đ/buổi
+ CBCC ở ĐV
cấp TW, tỉnh: 500.000đ/buổi
+. CBCC ở ĐV
cấp huyện: 300.000đ/buổi
3
Chi cho các lớp
đào tạo lại
- Chi tài liệu,
VPP Thanh toán theo thực tế Thụng tư 97/2010/TT-BTC
- Chi nước uống
- Chi giảng viên :
Thông t 139/2010/TT-BTC ngày
21/9/2010
- Chi hỗ trợ tiền
ăn cho học viên 50.000 đ/ngày
- Chi khen
thưởng học viên
xuất sắc
200.000 đ/hv
- Chi ra đề thi,
coi thi, chấm thi
- Chi khác: Chi
thuê hội trường,
phòng học; thuê
thiết bị dụng cụ
dạy học; ….
Thanh toán theo thực tế: đầy
đủ chứng từ hóa đơn theo quy
định
4
Chi hội thảo, họp
tổ chuyên gia
- Nước uống 15.000đ/buổi
Thông t 44/2007/TT-BTC ngày
15/10/2007
- Chủ trì: 200.000đ/buổi
- Thư ký: 150.000đ/buổi
- Báo cáo viên: 500.000đ/báo cáo
- Người tham dự:70.000đ/buổi
- Tài liệu, VPP: Thanh toán theo hoá đơn thực
tế
5
Chi chuyên gia
đánh giá khảo
nghiệm, phản
biện 150.000đ/người
Thông t 44/2007/TT-BTC ngày
15/10/2007
6
Điền bệnh án
bệnh nhân
BPTNMT-HPQ 30.000đ/bệnh án
Vận dụng Thông t 120/2007/TT-BTC
ngày 15/10/2007
7
Điền dữ liệu cho
các biểu mẫu
giám sát 50.000đ/biểu mẫu
8
Tổng hợp dữ liệu
trên các biểu mẫu 4.000đ/biểu mẫu
9
Viết báo cáo
nghiệm thu
(6 tháng và 12
tháng) 3.000.000đ/báo cáo
10
Mua sắm TTB,
tài sản cố định Theo quy chế đấu thầu
QĐ 1050/QĐ- BYT ngày 09/4/2011
Tiêu chuẩn chọn mua máy đo chức năng hô hấp
2.1. Áp dụng: cho các tỉnh có đề xuất mua mới máy đo chức năng hô hấp từ kinh
phí của dự án
2.2. Tiêu chí đề xuất cho máy đo chức năng hô hấp
YÊU CẦU CHUNG
1. Năm sản xuất: 2011 hoặc 2012
2. Chất lượng : mới 100%
3. Đạt các tiêu chuẩn quốc tế: ISO9001, ISO13485 hoặc tương đương
4. Điều kiện làm việc của thiết bị:
a. Nhiệt độ có thể làm việc tối đa đến ≥ 350
C
b. Độ ẩm không khí có thể làm việc tối đa đến: ≥ 80%
5. Nguồn điện cho máy tính: 220V/ 50Hz.
CẤU HÌNH HỆ THỐNG CHO MỘT MÁY
- Máy đo chức năng hô hấp với đầy đủ phụ kiện tiêu chuẩn: 01 bộ
- Phần mềm chương trình đo chức năng hô hấp, tương thích với Windows XP trở
lên.
- Bơm hiệu chỉnh máy 3 lít: 01 cái
- Cáp kết nối máy vi tính: 01 cái
- Máy vi tính + máy in: 01 bộ.
- Sách hướng dẫn sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt: 01
- Phin lọc khuẩn phù hợp với máy: 200 cái.
TÍNH NĂNG KỸ THUẬT
- Đầu đo: Loại đo dòng lớn đến ≥ 16L/ giây
- Các thăm dò có thể thực hiện:
Dung tích sống gắng sức (FVC), dung tích sống thở chậm (SVC), test hồi
phục phế quản, thể tích thở ra tối đa, quy trình làm test kích thích
- Thông số đo được
+ Thở ra: Dung tích sống gắng sức (FVC), thể tích thở ra tối đa trong
(FEV) ½, 1, 2, 3, 4, 5, 6 giây; các thể tích ở 25%, 50% và 75% của
FVC. Từ đó tự động tính được chỉ số FEV1/ FVC.
+ Hít vào: Thể tích khí hít vào tối đa (FIV) trong 0,5, 1, 2, 3 giây, các thể
tích khí hít vào ở 25%, 50%, 75% của FIV.
- Hình minh họa hỗ trợ đo FVC
- Phần mềm in kết quả.
o In được 3 đường biểu diễn kết quả đo chức năng hô hấp trên cùng phiếu kết
quả
o Cho phép thay đổi mẫu báo cáo kết quả đo chức năng hô hấp
- Dải đo thể tích từ ≤ - 16L/giây đến ≥ 16L/giây
- Dải đo dòng thổi từ ≤ - 16L/giây đến ≥ 16L/giây
- Độ chính xác ± ≤ 3% hoặc ≤100 ml
- Sức cản ≤1,5 cmH2O khi kiểm tra với lọc khuẩn
- Nguồn điện cho máy đo Từ cổng USB của máy tính
- Tiêu chuẩn an toàn EN 60601-1-2 hoặc tương đương
2.3. Bơm hiệu chỉnh
- Thân bơm Nhôm hoặc vật liệu tương đương
- Hai đầu bơm Chất liệu polycarbonate
- Dung sai ≤± 0,5% hoặc ≤±15ml
- Thể tích 31ít có thể điều chỉnh 0,1 lít/ nấc
2.4. Máy tính
- CPU Intel ≥ core I3
- RAM: ≥ 2GB
- Ổ cứng: ≥ 320GB
- CD-ROM: 01 ổ
- Màn hình LCD: ≥ 19 inch
2.5. Máy in
- Loại in: laser đen trắng
- khổ giấy: A4
- Tốc độ in: ≥ 12 trang/ phút
- Độ phân giải trang in: ≥ 600dpi
CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC
- Có giấy ủy quyền bán hàng của chính hãng
- Có chương trình đào tạo cho người sử dụng và người bảo dưỡng máy
- Có đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên có đủ khả năng làm dịch vụ sau bán hàng
- Có khả năng cung cấp phụ tùng tiêu hao, phụ tùng thay thế trong thời gian 5 năm
sau khi bán hàng
- Bảo hành tối thiểu 12 tháng
PHỤ LỤC
1. Các mẫu phiếu khảo sát
1.1. Phiếu khảo sát các bệnh viện thuộc dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính và hen phế quản
PHIẾU KHẢO SÁT CÁC BỆNH VIỆN THUỘC DỰ ÁN
PHÒNG CHỐNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN
THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH VIỆN
1. Bệnh viện:..............................................................................................................
2. Địa chỉ:...................................................................................................................
3. Đầu mối liên lạc
Địa chỉ liên hệ Họ tên
Chức
vụ
ĐT văn
phòng
ĐT di động E-mail
Lãnh đạo BV phụ trách dự
án
Trưởng phòng KHTH
Thư ký dự án tại Bệnh
viện
4. Nhân lực tại các khoa có bệnh nhân BPTNMT - Hen phế quản khám và điều trị năm
2010
Tên khoa lâm sàng Tổng số bác sỹ
Số bác sỹ được
đào tạo hô hấp
cơ bản*
Số bác sỹ được
đào tạo hô hấp
chuyên sâu**
Bằng cấp cụ thể
(Ghi rõ số BSCKI,
ThS, BSCKII, TS)
Khoa Khám bệnh
* Tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, chuyên khoa định hướng; ** Có bằng chuyên khoa cấp I, II,
ThS, TS
5. Các khoa có bệnh nhân BPTNMT - Hen phế quản khám và điều trị nội trú năm 2010
Tên khoa lâm sàng Tổng số BN Số BN BPTNMT Số BN Hen
Khoa Khám bệnh
6. Các thăm dò cho chẩn đoán BPTNMT - Hen phế quản tại bệnh viện
Tên thăm dò Có thực hiện (Nếu có đánh "x")
Đo chức năng hô hấp cơ bản (VC, FVC,
FEV1, FEV1/FVC, FEV1/VC)
Đo dung tích toàn phổi và thể tích khí cặn
Đo khả năng khuếch tán khí qua màng phế
nang mao mạch (DLCO)
Thử nghiệm phục hồi phế quản
Thử nghiệm kích thích phế quản
Khí máu động mạch
Chụp X quang phổi
Chụp cắt lớp vi tính ngực
Điện tim
Siêu âm tim
7. Công tác truyền thông về BPTNMT - Hen phế quản:
Năm 2010 bệnh viện đã tổ chức Có thực hiện (Nếu có đánh "x")
Ngày hen toàn cầu
Ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu
Ngày thế giới phòng chống hút thuốc lá
Các đợt khám sàng lọc BPTNMT
Các đợt khám sàng lọc hen phế quản
Phối hợp xây dựng và phát các phim về
BPTNMT và hen phế quản
Phối hợp xây dựng và phát các bản tin về
BPTNMT và hen phế quản
Phát các tờ rơi tuyên truyền
7. Mạng lưới quản lý BPTNMT - Hen phế quản
Năm 2010 bệnh viện đã Có thực hiện (Nếu có đánh "x")
Có cán bộ chuyên trách ở tuyến huyện
Có cán bộ chuyên trách ở tuyến xã
Có phòng quản lý BPTNMT-Hen PQ
Có phần mềm quản lý BPTNMT-HPQ
8. Công tác chẩn đoán và điều trị BPTNMT-Hen phế quản:
Năm 2010 bệnh viện đã xây dựng Có thực hiện (Nếu có đánh "x")
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen PQ
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị BPTNMT
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị khác
Ghi rõ
Quy trình tư vấn cách dùng các dạng thuốc cho bệnh
nhân BPTNMT-Hen PQ
Dạng uống
Dạng hít
Dạng xịt
Dạng khí dung
Có Quy trình hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng
thuốc của bệnh nhân
Dạng uống
Dạng hít
Dạng xịt
Dạng khí dung
9. Công tác Dược và Bảo hiểm y tế
Các thuốc điều trị BPTNMT/HPQ hiện đã được Bảo hiểm y tế phê duyệt sử dụng và thanh
toán tại Bệnh viện
Thuốc giãn phế quản dạng viên:
Tên thuốc Bệnh viện có BHYT thanh toán Nội trú BHYT thanh toán Ngoại trú
Thuốc giãn phế quản dạng xịt, hít, khí dung:
Tên thuốc Bệnh viện có BHYT thanh toán Nội trú BHYT thanh toán Ngoại trú
Thuốc corticoid dạng khí dung, viên, tiêm tĩnh mạch
Tên thuốc Bệnh viện có BHYT thanh toán Nội trú BHYT thanh toán Ngoại trú
Dạng thuốc kết hợp ICS-LABA
Tên thuốc Bệnh viện có BHYT thanh toán Nội trú BHYT thanh toán Ngoại trú
Ngày............ tháng.......... năm 2012
GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN
Phiếu thu thập thông tin về kiến thức của bác sĩ trước triển khai CTMTQG phòng
chống bệnh phổ tắc nghẽn và mạn tính
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ KIẾN THỨC CỦA CÁC BÁC SỸ TRƯỚC
TRIỂN KHAI CTMTQG PHÒNG CHỐNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN
TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN
1. Tên chuyên khoa: .......................................... Thời gian làm việc tại chuyên khoa:....... năm
2. Thuộc tỉnh: .......................................................
3. Tỷ lệ bệnh nhân (BN) BPTNMT chiếm bao nhiêu % BN điều trị nội trú của bạn:................
%
4. Tỷ lệ bệnh nhân BPTNMT chiếm bao nhiêu % BN điều trị ngoại trú của bạn:..............%
5. Tỷ lệ bệnh nhân Hen phế quản chiếm bao nhiêu % BN điều trị nội trú của bạn:...........%
6. Tỷ lệ bệnh nhân Hen phế quản chiếm bao nhiêu % BN điều trị ngoại trú của bạn:.......%
CHỨC NĂNG HÔ HẤP
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của chức năng hô hấp:
Định chuẩn máy
Sự phối hợp của bệnh nhân
Thao tác của kỹ thuật viên
Loại máy đo chức năng hô hấp
8. Các chỉ số chính để đánh giá CNHH
1……………………………………….
2………………………………………
3……………………………………….
9. Những kết luận chính khi đánh giá chức năng hô hấp
1.................................................................. 2..................................................................
3................................................................. 4..................................................................
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
10. Xin bạn vui lòng liệt kê những yếu tố nguy cơ đã được chứng minh có thể gây BPTNMT ?
1.................................................................. 2..................................................................
3................................................................. 4..................................................................
5................................................................. 6..................................................................
7.............................................................. 8.................................................................
11. Xin bạn liệt kê các việc cần làm để có thể chẩn đoán xác định BPTNMT (VD: khai thác
tiền sử, khám lâm sàng.....)
1.................................................................. 2..................................................................
3................................................................. 4..................................................................
5................................................................. 6..................................................................
7.............................................................. 8.................................................................
12. Vai trò của chức năng hô hấp trong chẩn đoán BPTNMT ?
1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò
13. Vai trò của khí máu động mạch trong chẩn đoán BPTNMT ?
1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò
14. Vai trò của X quang phổi trong chẩn đoán BPTNMT ?
1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò
15. Vai trò của Điện tim trong chẩn đoán BPTNMT ?
1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò
16. Phân giai đoạn BPTNMT theo GOLD dựa trên những chỉ số nào của chức năng hô hấp ?
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
17. Các giai đoạn BPTNMT theo GOLD:.......................................................................................
...........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
18. Phim chụp X quang phổi có thể:
Giúp chẩn đoán xác định Giúp xác định biến chứng
Giúp chẩn đoán phân biệt Giúp xác định tổn thương phổi khác
19. BPTNMT khi đã được điều trị hiệu quả, bệnh sẽ:
Khỏi hoàn toàn Không khỏi hoàn toàn Tiếp tục nặng dần
20. Nêu tên các nhóm thuốc dùng trong điều trị BPTNMT ?
1.................................................................. 2..................................................................
3................................................................. 4..................................................................
5................................................................. 6..................................................................
7.............................................................. 8.................................................................
21. Nêu các dạng thuốc (VD: uống, tiêm...) được dùng trong điều trị BPTNMT ?
1.................................................................. 2..................................................................
3................................................................. 4..................................................................
5................................................................. 6..................................................................
22. Các điểm cần PHẢI CÓ khi kê đơn cho bệnh nhân BPTNMT ?
1. Tên thuốc 2. Liều lượng thuốc
3................................................................. 4..................................................................
5................................................................. 6..................................................................
7..............................................................8.................................................................
HEN PHẾ QUẢN
23. Xin bạn vui lòng liệt kê những yếu tố nguy cơ gây bùng phát cơn hen phế quản ?
1.................................................................. 2..................................................................
3................................................................. 4..................................................................
5................................................................. 6..................................................................
7.............................................................. 8.................................................................
24. Xin bạn liệt kê các việc cần làm để có thể chẩn đoán xác định Hen phế quản
(VD: khai thác tiền sử, khám lâm sàng.....)
1.................................................................. 2..................................................................
3................................................................. 4..................................................................
5................................................................. 6..................................................................
7.............................................................. 8.................................................................
25. Vai trò của chức năng hô hấp trong chẩn đoán Hen phế quản ?
1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò
26. Vai trò của X quang phổi trong chẩn đoán Hen phế quản ?
1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò
27. Vai trò của Điện tim trong chẩn đoán Hen phế quản ?
1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò
28. Phân bậc nặng của Hen phế quản dựa trên những thông số nào ?
1.................................................................... 2..................................................................
3................................................................. 4..................................................................
5................................................................. 6..................................................................
29. Phim chụp X quang phổi có thể:
Giúp chẩn đoán xác định Giúp xác định biến chứng
Giúp chẩn đoán phân biệt Giúp xác định tổn thương phổi khác
30. Hen phế quản khi đã được điều trị hiệu quả, bệnh sẽ:
Khỏi hoàn toàn Không khỏi hoàn toàn Tiếp tục nặng dần
31. Nêu tên các nhóm thuốc dùng trong điều trị Hen phế quản ?
1............................................................................. 2................................................................
3............................................................................ 4................................................................
5........................................................................... 6.................................................................
7........................................................................... 8...................................................................
32. Nêu các dạng thuốc (VD: uống, tiêm...) được dùng trong điều trị Hen phế quản ?
1............................................................................. 2................................................................
3............................................................................ 4................................................................
5........................................................................... 6.................................................................
33. Các điểm cần PHẢI CÓ khi kê đơn cho bệnh nhân Hen phế quản ?
1. Tên thuốc 2. Liều lượng thuốc
3................................................................. 4..................................................................
5................................................................. 6..................................................................
7................................................................. 8.................................................................
DÙNG THUỐC
34. Mô tả các bước cơ bản khi dùng thuốc dạng bình xịt định liều ?
1............................................................................. 2................................................................
3............................................................................ 4................................................................
5........................................................................... 6.................................................................
7........................................................................... 8...................................................................
35. Mô tả các bước cơ bản khi dùng thuốc dạng bình hít Accuhaler ?
1............................................................................. 2................................................................
3............................................................................ 4................................................................
5........................................................................... 6.................................................................
7........................................................................... 8...................................................................
36. Mô tả các bước cơ bản khi dùng thuốc dạng bình hít Tubuhaler ?
1............................................................................. 2................................................................
3............................................................................ 4................................................................
5........................................................................... 6.................................................................
7........................................................................... 8...................................................................
37. Mô tả các bước cơ bản khi dùng thuốc dạng bình hít Handy haler ?
1............................................................................. 2................................................................
3............................................................................ 4................................................................
5........................................................................... 6.................................................................
7........................................................................... 8...................................................................
38. Xin bạn vui lòng cho biết, trong thực hành hàng ngày, việc hướng dẫn dùng đúng các dụng
cụ phân phối thuốc có vai trò như thế nào trong điều trị BPTNMT và Hen phế quản ?
1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò
39. Trong thực hành kê đơn điều trị hàng ngày, bạn hướng dẫn dùng đúng các dụng cụ phân
phối thuốc không ?
1. Chưa làm
2. Chưa làm thường xuyên
3. Làm đều đặn ở tất cả các lần kê đơn đầu tiên
4. Như ý 3 và kiểm tra lại cách dùng ở tất cả các lần khám sau
40. Bạn có yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc dạng hít/ xịt trước mặt bạn ở tất cả các lần đến khám ?
1. Chưa bao giờ
2. Chưa làm thường xuyên
3. Làm ở lần khám đầu tiên
4. Làm ở tất cả các lần bệnh nhân đến khám
TRÁNH YẾU TỐ NGUY CƠ
41. Xin bạn vui lòng cho biết, trong thực hành hàng ngày, việc hướng dẫn TRÁNH YẾU TỐ
NGUY CƠ có vai trò như thế nào trong điều trị BPTNMT và Hen phế quản ?
1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò
42. Trong thực hành khám và điều trị hàng ngày, bạn có hướng dẫn bệnh nhân TRÁNH CÁC
YẾU TỐ NGUY CƠ không ?
1. Chưa làm
2. Chưa làm thường xuyên
3. Làm đều đặn ở tất cả các lần khám đầu tiên
4. Như ý 3 và nhắc lại ở tất cả các lần khám sau
Bảng hỏi phỏng vấn người bệnh
BẢNG HỎI PHỎNG VẤN NGƯỜI BỆNH
Xin bác, anh (chị) dành thời gian để trao đổi về những vấn đề liên quan đến bệnh của các bác,
anh (chị) đang mắc và được điều trị.
Những thông tin trong cuộc trao đổi này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc lập kế hoạch triển
khai Dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản thuộc Chương trình
mục tiêu quốc gia năm 2011
Ngày phỏng vấn: ____/____/2011
1. Thực hiện tại tỉnh:..................………………………………………………………………
2. Tuổi người được phỏng vấn ……… [ ] 1 nam [ ] 2 nữ
3. Trình độ học vấn:
[ ] 1 cấp I [ ] 2 cấp II [ ] 3 cấp III [ ] 4 trung cấp [ ] 5 ĐH/sau ĐH
4. Nơi ở: [ ] 1 thành thị [ ] 2 nông thôn
5. Nghề nghiệp:
+ Viên chức nhà nước [ ] 1
+ Cán bộ hưu trí [ ] 2
+ Kinh doanh [ ] 3
+ Làm ruộng [ ] 4
+ Già yếu [ ] 5
+ Nghề khác (xin ghi rõ)......................................................................................
6. Bác, anh (chị) có biết mình bị bệnh gì không ?
Không biết Gọi gần đúng tên bệnh Gọi đúng tên bệnh
7. Bác, anh (chị) đã bị bệnh (BPTNMT hoặc HPQ) bao nhiêu năm rồi ?:
Lần đầu được chẩn đoán Đã biết được: ............ năm
8. Bác, anh (chị) có thường xuyên đi khám bệnh hàng tháng không ? Có ; không
9. Trong các lần đi khám, bác, anh (chị) có được bác sỹ hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc
không ? Có Không
10. Bác, anh (chị) đã được bác sỹ hướng dẫn chi tiết loại thuốc nào? (cho bệnh nhân xem ảnh các
loại thuốc)
− Dạng bình xịt định liều
− Dạng hít Accuhaler
− Dạng ống hít Tubuhaler
− Dạng viên hít (Spiriva)
− Máy khí dung
11. Những lần đi khám lại, Bác, anh (chị) có được bác sỹ yêu cầu dùng thuốc (dạng hít, xịt, khí
dung) ngay trước mặt hay không ? Có Không
12. Bác, anh (chị) được hướng dẫn đầy đủ về cách dùng thuốc dạng xịt (hít, khí dung) là do:
Nhân viên y tế hướng dẫn Người khác hướng dẫn
Đọc từ tờ hướng dẫn dùng thuốc:
Xem truyền hình Xem trên mạng internet:
Khác………………………………
13. Theo Bác, anh (chị), để dùng đúng thuốc dạng bình xịt định liều cần tuân thủ những bước
nào ? (cho BN xem bình xịt định liều)
1................................................................. 2..................................................................
3................................................................. 4..................................................................
5................................................................. 6..................................................................
7................................................................. 8.................................................................
14. Theo Bác, anh (chị), để dùng đúng thuốc dạng bình hít Accuhaler cần tuân thủ những bước
nào ? (cho BN xem bình thuốc Accuhaler)
1................................................................. 2..................................................................
3................................................................. 4..................................................................
5................................................................. 6..................................................................
7................................................................. 8.................................................................
15. Theo Bác, anh (chị), để dùng đúng thuốc dạng bình hít Tubuhaler cần tuân thủ những bước
nào ? (cho BN xem bình thuốc Tubuhaler)
1................................................................. 2..................................................................
3................................................................. 4..................................................................
5................................................................. 6..................................................................
7................................................................. 8.................................................................
16. Theo Bác, anh (chị), để dùng đúng thuốc dạng viên hít (Spiriva) cần tuân thủ những bước
nào ? (cho BN xem dụng cụ hít thuốc Spiriva)
1................................................................. 2..................................................................
3................................................................. 4..................................................................
5................................................................. 6..................................................................
7................................................................ 8.................................................................
17. Bác, anh (chị) có được bác sỹ giải thích về các yếu tố nguy cơ của bệnh không ?
Được hướng dẫn chi tiết Được hướng dẫn không chi tiết Không
18. Bác, anh (chị) có thể nêu những yếu tố nguy cơ gây bệnh của mình ?
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
19. Theo bác, anh (chị), bệnh của bác, anh (chị) có thể chữa khỏi hoàn toàn được không ?
Có Không
20. Bác, anh (chị) có được hướng dẫn đi khám lại hàng tháng không ?
Có Không
21. Theo Bác, anh (chị), sau khi dùng hết đơn thuốc có cần đi khám lại không ?
− Không cần, vì đã hết biểu hiện bệnh
− Không cần vì bác sỹ không hẹn khám lại
− Nhất định phải đi khám lại vì bệnh không khỏi hoàn toàn
− Nhất định phải đi khám lại vì bác sỹ hẹn khám lại
− Ý kiến khác:...................................................................................................
22. Khi đi khám vì bệnh đang mắc, Bác, anh (chị) thường đến khám tại bệnh viện nào ?
Nơi thường đến khám và điều trị Lý do đến đó
Bệnh viện đa khoa tỉnh ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen
Trung tâm y tế huyện ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen
Trạm y tế xã/phường ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen
Bệnh viện trung ương ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen
Phòng khám tư nhân ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen
23. Anh/chị thường tìm hiểu thông tin về sức khỏe qua những kênh nào sau đây:
a. Báo chí ( ) 1 a1. Loại báo: ……………………………….....
b. Ti vi ( ) 2 b1.Kênh…………… b2.lúc mấy giờ:…....
c. Đài ( ) 3 c1. Kênh ……………. c2. lúc mấy giờ: ……
d. Tư vấn của y tế ( ) 4 d1. ( )1 BVĐK ( )2 TT huyện ( )3 y tế xã
e. Bạn bè, người thân ( ) 5
f. Khác (…….…........) f1. ghi cụ thể: ………………………………
24. Khi xem tivi, anh/chị thích nhất thể loại nào:
+ Phim truyện ( ) 1
+ Thời sự ( ) 2
+ Thể thao ( ) 3
+ Sức khỏe ( ) 4
+ Giải trí (các cuộc thi, trò chơi) ( ) 5
+ Khác (ghi rõ…………………..) ( ) 9
25. Bác, Anh/chị có biết đến những hoạt động truyền thông tại xã (phường) nơi bác, anh (chị)
đang sinh sống không ? [ ] 1 có [ ] 2 không
Nếu có, đó là hoạt động gì? Và anh/chị có tham gia không?
Hoạt động Biết Tham gia
+ Tư vấn sức khỏe trực tiếp tại nhà ( ) 2 [ ] 1 có [ ] 2 không
+ Tư vấn sức khỏe qua loa đài ( ) 3 [ ] 1 có [ ] 2 không
+ Tổ chức các buổi nói chuyện sức khỏe tại
phường/xã
( ) 4 [ ] 1 có [ ] 2 không
+ Tổ chức chiến dịch, sự kiện tuyên truyền phòng
chống dịch bệnh
( ) 5 [ ] 1 có [ ] 2 không
+ Tài liệu, tờ rơi, pano áp phích ( ) 6 [ ] 1 có xem [ ] 2 không
+ Khác (ghi rõ ) ( ) 9 [ ] 1 có [ ] 2 không
Xin cảm ơn anh/chị đã đóng góp ý kiến.
Bảng hỏi phỏng vấn người nhà bệnh nhân
BẢNG HỎI PHỎNG VẤN NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN
Xin bác, anh (chị) dành thời gian để trao đổi về những vấn đề liên quan đến bệnh của người nhà
các bác, anh (chị) đang mắc và được điều trị.
Những thông tin trong cuộc trao đổi này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc lập kế hoạch triển
khai Dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản thuộc Chương trình
mục tiêu quốc gia năm 2011
Ngày phỏng vấn: ____/____/2011
6. Thực hiện tại tỉnh:..................………………………………………………………………
7. Tuổi người được phỏng vấn ……… [ ] 1 nam [ ] 2 nữ
8. Trình độ học vấn:
[ ] 1 cấp I [ ] 2 cấp II [ ] 3 cấp III [ ] 4 trung cấp [ ] 5 ĐH/sau ĐH
9. Nơi ở: [ ] 1 thành thị [ ] 2 nông thôn
10. Nghề nghiệp:
+ Viên chức nhà nước [ ] 1
+ Cán bộ hưu trí [ ] 2
+ Kinh doanh [ ] 3
+ Làm ruộng [ ] 4
+ Già yếu [ ] 5
6. Bác, anh (chị) có biết người nhà của mình đang chăm sóc ở bệnh viện bị bệnh gì không ?
Không biết Gọi gần đúng tên bệnh Gọi đúng tên bệnh
7. Người nhà của Bác, anh (chị) đã bị bệnh (BPTNMT hoặc HPQ) bao nhiêu năm rồi ?
Lần đầu được chẩn đoán Đã biết được: ............ năm
8. Người nhà của Bác, anh (chị) có cần sự trợ giúp từ phía các bác, anh (chị) thường xuyên
không ? Có Không
9. Bác, anh (chị) có biết các yếu tố nguy cơ gây bệnh/ hoặc gây hại cho bệnh phổi của người nhà
của bác, anh (chị) không ? Có Không
10. Nếu có, xin bác, anh (chị) vui lòng liệt kê những yếu tố đó?
1................................................................. 2..................................................................
3................................................................. 4..................................................................
5................................................................. 6..................................................................
11. Bác, anh (chị) có từng được yêu cầu phải loại trừ hoặc hỗ trợ người nhà tránh những yếu tố
trên để bệnh của người nhà bác, anh (chị) được kiểm soát tốt hơn ? Có ; Không
12. Trong các lần đi khám, theo Bác, anh (chị), người nhà bệnh nhân có nên được bác sỹ hướng
dẫn chi tiết cách dùng thuốc không ? Có ; Nên có ; Không
13. Bác, anh (chị) đã từng được bác sỹ hướng dẫn cách dùng thuốc dạng xịt (hít, khí dung) ?
Có ; Không
14. Bác, anh (chị) có được ai hướng dẫn đầy đủ về cách dùng các thuốc dạng xịt (hít, khí dung):
Nhân viên y tế hướng dẫn ; Người khác hướng dẫn
Đọc từ tờ hướng dẫn dùng thuốc ; Xem truyền hình
Xem trên mạng internet: ;
Thường xuyên xem người nhà dùng thuốc
15. Theo Bác, anh (chị), khi có người nhà bị BPTNMT/HPQ, hỗ trợ của gia đình là
1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò
16. Theo bác, anh (chị), bệnh của người nhà bác, anh (chị) có thể chữa khỏi hoàn toàn được
không ? Có Không
17. Theo Bác, anh (chị), sau khi dùng hết đơn thuốc, người bị BPTNMT/HPQ có cần đi khám lại
− Không cần, vì đã hết biểu hiện bệnh
− Không cần vì bác sỹ không hẹn khám lại
− Nhất định phải đi khám lại vì bệnh không khỏi hoàn toàn
− Nhất định phải đi khám lại vì bác sỹ hẹn khám lại
− Ý kiến khác:...................................................................................................
18. Khi đi khám vì bệnh đang mắc, người nhà Bác, anh (chị) thường đến khám tại bệnh viện nào
Nơi thường đến khám và điều trị Lý do đến đó
Bệnh viện đa khoa tỉnh ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen
Trung tâm y tế huyện ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen
Trạm y tế xã/phường ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen
Bệnh viện trung ương ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen
Phòng khám tư nhân ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen
19. Anh/chị thường tìm hiểu thông tin về sức khỏe qua những kênh nào sau đây:
g. Báo chí ( ) 1 a1. Loại báo: …………………………
h. Ti vi ( ) 2 b1.Kênh……………b2.lúc mấy giờ:…...
i. Đài ( ) 3 c1. Kênh ……….….c2. lúc mấy giờ: ......
j. Tư vấn của y tế ( ) 4 d1.( )1 BVĐK d2. ( )2 TTYT huyện d3. ( )3 y tế xã
k. Bạn bè, người thân ( ) 5
l. Khác (…….…........) f1. ghi cụ thể: ………………………………
20. Khi xem tivi, anh/chị thích nhất thể loại nào:
+ Phim truyện ( ) 1
+ Thời sự ( ) 2
+ Thể thao ( ) 3
+ Sức khỏe ( ) 4
+ Giải trí (các cuộc thi, trò chơi) ( ) 5
+ Khác (ghi rõ…………………..) ( ) 9
21. Anh/chị có biết đến những hoạt động truyền thông tại xã (phường) nơi bác, anh (chị) đang
sinh sống không ? [ ] 1 có [ ] 2 không
22. Nếu có, đó là hoạt động gì? Và anh/chị có tham gia không?
Hoạt động Biết Tham gia
+ Tư vấn sức khỏe trực tiếp tại nhà ( ) 2 [ ] 1 có [ ] 2 không
+ Tư vấn sức khỏe qua loa đài ( ) 3 [ ] 1 có [ ] 2 không
+ Tổ chức các buổi nói chuyện sức khỏe tại
phường/xã
( ) 4 [ ] 1 có [ ] 2 không
+ Tổ chức chiến dịch, sự kiện tuyên truyền phòng
chống dịch bệnh
( ) 5 [ ] 1 có [ ] 2 không
+ Tài liệu, tờ rơi, pano áp phích ( ) 6 [ ] 1 có xem [ ] 2 không
+ Khác (ghi rõ ) ( ) 9 [ ] 1 có [ ] 2 không
Xin cảm ơn anh/chị đã đóng góp ý kiến.
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013

More Related Content

What's hot

ỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPD
ỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPDỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPD
ỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPD
SoM
 
Bù dịch trong tổn thương thận cấp
Bù dịch trong tổn thương thận cấpBù dịch trong tổn thương thận cấp
Bù dịch trong tổn thương thận cấp
SoM
 
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
SoM
 
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆNĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
SoM
 
XỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁU
XỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁUXỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁU
XỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁU
SoM
 
Các tiếp cận hiệu quả trong điều trịcác nhiễm khuẩn gram dương bao gồm mrsa
Các tiếp cận hiệu quả trong điều trịcác nhiễm khuẩn gram dương bao gồm mrsaCác tiếp cận hiệu quả trong điều trịcác nhiễm khuẩn gram dương bao gồm mrsa
Các tiếp cận hiệu quả trong điều trịcác nhiễm khuẩn gram dương bao gồm mrsa
SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHPHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
SoM
 

What's hot (20)

CÁC LOẠI DUNG DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
CÁC LOẠI DUNG DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH TRONG GÂY MÊ HỒI SỨCCÁC LOẠI DUNG DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
CÁC LOẠI DUNG DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
 
LAO MÀNG NÃO
LAO MÀNG NÃOLAO MÀNG NÃO
LAO MÀNG NÃO
 
CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM SOÁT ĐỢT CẤP COPD
CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM SOÁT ĐỢT CẤP COPDCHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM SOÁT ĐỢT CẤP COPD
CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM SOÁT ĐỢT CẤP COPD
 
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
 
HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP NGUY KỊCH
HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP NGUY KỊCHHỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP NGUY KỊCH
HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP NGUY KỊCH
 
ỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPD
ỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPDỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPD
ỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPD
 
Bù dịch trong tổn thương thận cấp
Bù dịch trong tổn thương thận cấpBù dịch trong tổn thương thận cấp
Bù dịch trong tổn thương thận cấp
 
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
 
LAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
LAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNGLAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
LAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
 
Danh gia-kien-thuc-ve-soc-phan-ve
Danh gia-kien-thuc-ve-soc-phan-veDanh gia-kien-thuc-ve-soc-phan-ve
Danh gia-kien-thuc-ve-soc-phan-ve
 
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔICẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
 
ARDS
ARDSARDS
ARDS
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
 
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNGVIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
 
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆNĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
 
XỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁU
XỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁUXỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁU
XỬ TRÍ CẤP CỨU HO RA MÁU
 
Kháng sinh trong Viêm phổi
Kháng sinh trong Viêm phổiKháng sinh trong Viêm phổi
Kháng sinh trong Viêm phổi
 
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls
 
Các tiếp cận hiệu quả trong điều trịcác nhiễm khuẩn gram dương bao gồm mrsa
Các tiếp cận hiệu quả trong điều trịcác nhiễm khuẩn gram dương bao gồm mrsaCác tiếp cận hiệu quả trong điều trịcác nhiễm khuẩn gram dương bao gồm mrsa
Các tiếp cận hiệu quả trong điều trịcác nhiễm khuẩn gram dương bao gồm mrsa
 
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHPHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
 

Similar to Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013

Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013 (20)

Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
 
Copd 2 12-06.moi
Copd 2 12-06.moiCopd 2 12-06.moi
Copd 2 12-06.moi
 
Danh gia ket qua dieu tri ung thu phoi khong te bao nho bang phau thuat va ho...
Danh gia ket qua dieu tri ung thu phoi khong te bao nho bang phau thuat va ho...Danh gia ket qua dieu tri ung thu phoi khong te bao nho bang phau thuat va ho...
Danh gia ket qua dieu tri ung thu phoi khong te bao nho bang phau thuat va ho...
 
Tong quan NCD_ gui cho CDC.ppt
Tong quan NCD_ gui cho CDC.pptTong quan NCD_ gui cho CDC.ppt
Tong quan NCD_ gui cho CDC.ppt
 
Đề tài: Nghiên cứu kết quả bước đầu điều trị di căn gan trong ung thư đại trự...
Đề tài: Nghiên cứu kết quả bước đầu điều trị di căn gan trong ung thư đại trự...Đề tài: Nghiên cứu kết quả bước đầu điều trị di căn gan trong ung thư đại trự...
Đề tài: Nghiên cứu kết quả bước đầu điều trị di căn gan trong ung thư đại trự...
 
Luận án: Điều trị di căn gan trong ung thư đại trực tràng, HAY
Luận án: Điều trị di căn gan trong ung thư đại trực tràng, HAYLuận án: Điều trị di căn gan trong ung thư đại trực tràng, HAY
Luận án: Điều trị di căn gan trong ung thư đại trực tràng, HAY
 
Nghien cuu hoi chung chuyen hoa o benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
Nghien cuu hoi chung chuyen hoa o benh nhan benh phoi tac nghen man tinhNghien cuu hoi chung chuyen hoa o benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
Nghien cuu hoi chung chuyen hoa o benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
 
Luận án: Nghiên cứu phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô phổi
Luận án: Nghiên cứu phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô phổiLuận án: Nghiên cứu phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô phổi
Luận án: Nghiên cứu phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô phổi
 
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ở bệnh nhân bệnh phổ...
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ở bệnh nhân bệnh phổ...Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ở bệnh nhân bệnh phổ...
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ở bệnh nhân bệnh phổ...
 
Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...
Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...
Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...
 
Nghien cuu ti suat mac moi ung thu vu o phu nu ha noi giai doan 2014 2016
Nghien cuu ti suat mac moi ung thu vu o phu nu ha noi giai doan 2014 2016Nghien cuu ti suat mac moi ung thu vu o phu nu ha noi giai doan 2014 2016
Nghien cuu ti suat mac moi ung thu vu o phu nu ha noi giai doan 2014 2016
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi rút gây b...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi rút gây b...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi rút gây b...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi rút gây b...
 
Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi rút gây bệnh Tay Chân Miệng
Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi rút gây bệnh Tay Chân MiệngĐặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi rút gây bệnh Tay Chân Miệng
Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi rút gây bệnh Tay Chân Miệng
 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...
 
tai biến mạch máu não ebook
tai biến mạch máu não ebooktai biến mạch máu não ebook
tai biến mạch máu não ebook
 
Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu nãoTai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não
 
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Kiểu Gen Tp53 Và Mdm2 Trong Ung Thư Tế Bào Gan Nguyên Phá...
Luận Văn Nghiên Cứu Kiểu Gen Tp53 Và Mdm2 Trong Ung Thư Tế Bào Gan Nguyên Phá...Luận Văn Nghiên Cứu Kiểu Gen Tp53 Và Mdm2 Trong Ung Thư Tế Bào Gan Nguyên Phá...
Luận Văn Nghiên Cứu Kiểu Gen Tp53 Và Mdm2 Trong Ung Thư Tế Bào Gan Nguyên Phá...
 
Dac diem lam sang, ton thuong dong mach vanh va ket qua som can thiep dong ma...
Dac diem lam sang, ton thuong dong mach vanh va ket qua som can thiep dong ma...Dac diem lam sang, ton thuong dong mach vanh va ket qua som can thiep dong ma...
Dac diem lam sang, ton thuong dong mach vanh va ket qua som can thiep dong ma...
 
dac diem lam sang can lam sang o tre viem phoi mac benh tim bam sinh tai benh...
dac diem lam sang can lam sang o tre viem phoi mac benh tim bam sinh tai benh...dac diem lam sang can lam sang o tre viem phoi mac benh tim bam sinh tai benh...
dac diem lam sang can lam sang o tre viem phoi mac benh tim bam sinh tai benh...
 

More from Bệnh Hô Hấp Mãn Tính

Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnChẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copdCác biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phátĐiều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 

More from Bệnh Hô Hấp Mãn Tính (20)

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
 
Ứng dụng tế bào gốc điều trị copd
Ứng dụng tế bào gốc điều trị copdỨng dụng tế bào gốc điều trị copd
Ứng dụng tế bào gốc điều trị copd
 
Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhaler
Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhalerHướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhaler
Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhaler
 
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễnLiệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
 
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễnHướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
 
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnMất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
 
Cá thể hóa điều trị copd
Cá thể hóa điều trị copdCá thể hóa điều trị copd
Cá thể hóa điều trị copd
 
Xử trí khi lên cơn hen suyễn
Xử trí khi lên cơn  hen suyễnXử trí khi lên cơn  hen suyễn
Xử trí khi lên cơn hen suyễn
 
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdQuản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
 
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdPhục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
 
Những điều cần biết về bệnh hen
Những điều cần biết về bệnh henNhững điều cần biết về bệnh hen
Những điều cần biết về bệnh hen
 
Ers ats copd guidelines
Ers ats copd guidelinesErs ats copd guidelines
Ers ats copd guidelines
 
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnChẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
 
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copdCác biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
 
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
 
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyếtSử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyết
 
Đợt cấp copd nặng nhập viện
Đợt cấp copd nặng nhập viện Đợt cấp copd nặng nhập viện
Đợt cấp copd nặng nhập viện
 
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phátĐiều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phát
 
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
 

Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013

  • 1. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản MỤC LỤC Giới thiệu về dự án..............................................................................................2 Các văn bản pháp lý của dự án.........................................................................7 Mục tiêu chung và những chỉ tiêu cụ thể ........................................................8 Hướng dẫn chi tiết các nội dung.....................................................................14 Các hướng dẫn về tài chính và trang thiết bị y tế...........................................32 PHỤ LỤC...........................................................................................................39 1
  • 2. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản Giới thiệu về dự án Tính cấp thiết trong thực tiễn Tình hình mắc BPTNMT trên thế giới Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (1990) BPTNMT (BPTNMT) là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 5 với 2,2 triệu người chết. Tính đến năm 1997 có khoảng 300 triệu người mắc BPTNMT và là nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ 4. Theo dự đoán của WHO số người mắc bệnh sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triệu người chết mỗi năm và đến năm 2020 BPTNMT sẽ là nguyên nhân gây chết đứng hàng thứ 3. Tuỳ theo từng nước, tỷ lệ tử vong từ 10 - 500/100.000 dân với khoảng 6% nam và 2- 4% nữ vì BPTNMT. Ở Mỹ năm 1993, ước tính có 13,8 triệu người bị VPQM và 2 triệu người bị KPT, tuy nhiên số liệu chính xác về tỷ lệ mắc BPTNMT không được nêu rõ do có một tỷ lệ các bệnh nhân mắc cả VPQM và KPT. Tỷ lệ mắc BPTNMT ở tuổi trưởng thành là 4-6% với nam và 1-3% với nữ. Số bệnh nhân tử vong do BPTNMT là 95.900 người và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 (3,5% tổng số tử vong nói chung là do BPTNMT). Tuy nhiên 43,3% số các trường hợp tử vong năm 1993 được ghi nhận là có BPTNMT. Chi phí trực tiếp và gián tiếp cho bệnh năm 1993 vào khoảng 23,9 tỷ USD với khoảng 15,7 triệu trường hợp mắc BPTNMT ở Mỹ, ước tính giá chi phí cho bệnh BPTNMT là 1.522 USD/1bệnh nhân/1 năm. Ở Anh khoảng 15-20% nam trên 40 tuổi và 10% nữ trên 45 tuổi có ho và khạc đờm mạn tính, và khoảng 4% nam và 3% nữ được chẩn đoán BPTNMT. BPTNMT là nguyên nhân tử vong xếp thứ 5 ở Anh và xứ Wales. Năm 1996, chi phí trực tiếp cho bệnh nhân mắc BPTNMT xấp xỉ 1,394 tỷ USD hay 1900 USD/ người/ năm. Cùng với số ngày nghỉ việc do BPTNMT và di chứng tàn phế từ BPTNMT ước tính mất 24 triệu ngày làm việc. Cộng hoà Czech năm 2001 có 1666 người tử vong vì BPTNMT, tỷ lệ tử vong với nam là 21,3/ 100.000 dân và với nữ là 11,6/ 100.000 dân. Tỷ lệ mắc bệnh là 7,7%. Chi phí cho BPTNMT tương đương chi phí cho ung thư phổi. Chi phí này tăng lên tương ứng với mức độ nặng của bệnh, số ngày nằm điều trị tại viện, đặc biệt tại khoa điều trị tăng cường. 2
  • 3. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản Tỷ lệ mắc BPTNMT tại một số quốc gia châu Á cũng cao đáng kể Tại Nhật Bản, theo Fukuchi Y. và cộng sự (2004) sử dụng tiêu chuẩn của chương trình phòng chống BPTNMT toàn cầu 2003 (GOLD 2003) nghiên cứu trên 2343 người dân Nhật Bản = 40 tuổi, nhận thấy tỷ lệ các đối tượng có rối loạn thông khí tắc nghẽn là 10,9% (FEV1/FVC < 70%), trong đó nam: 16,4% và nữ: 5,0%. Theo Ran PX và cộng sự (2005), tỷ lệ mắc BPTNMT ở Trung Quốc là 8,2%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam: 12,4% và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ: 5,1%. Tại Đài Loan, theo đánh giá của hội lồng ngực Đài Loan thì có tới 16% dân số > 40 tuổi mắc bệnh này. Năm 1994, tỷ lệ tử vong do BPTNMT là 16,16/100.000 dân và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 6. Tình hình mắc BPTNMT ở Việt Nam Ở nước ta hiện mới chỉ có một số nghiên cứu về dịch tễ học BPTNMT được tiến hành trên từng khu vực nhất định. Theo Ngô Quý Châu và cộng sự (2005) nhận thấy tỷ lệ mắc BPTNMT trong dân cư thành phố Hà Nội là 2% (tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 3,4% và ở nữ là 0,7%). Tỷ lệ mắc BPTNMT trong dân cư thành phố Hải Phòng chung cho 2 giới là 5,65% (tỷ lệ mắc ở nam là 7,91% và ở nữ là 3,63%). Trong số các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, thuốc lào, khói bếp, bụi nghề nghiệp, tác giả nhận thấy những đối tượng thường xuyên hút thuốc có tỷ lệ mắc BPTNMT cao hơn. Một số thống kê ở khu vực lâm sàng cho thấy tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1981-1984 VPQM chiếm tỷ lệ 12,1% tổng số bệnh nhân nhập Khoa Hô hấp, từ năm 1996-2000 tỷ lệ các bệnh nhân mắc BPTNMT vào điều trị là 25,1%, đứng đầu các bệnh lý về phổi. 3 Hình 1: Xu hướng tử vong theo Trevor Hansel, Peter Barne (2004)
  • 4. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản Những kết quả ban đầu trong nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT ở Việt Nam nhận thấy, tỷ lệ mắc BPTNMT chung ở Việt Nam là 4,2%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9%. Xu hướng mắc BPTNMT trong tương lai Theo GOLD, BPTNMT là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo ước tính của Trevor Hansel và Peter Barne (2004), trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới năm 1990, đến năm 2020, chỉ có tỷ lệ tử vong do BPTNMT, tai nạn giao thông và ung thư phổi là tiếp tục gia tăng và tiếp tục nằm trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (trong đó tỷ lệ tử vong do BPTNMT từ vị trí thứ 6 năm 1990, tăng lên chiếm vị trí thứ 3 vào năm 2020), các nguyên nhân gây tử vong khác đều có xu hướng ổn định hoặc giảm dần. Nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tử vong do BPTNMT là do tỷ lệ hút thuốc cao và sự thay đổi về đặc điểm nhân khẩu học Tình hình mắc HPQ Tần xuất lưu hành của HPQ HPQ (HPQ) là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lứa tuổi trên toàn thế giới. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày khi tình trạng bệnh không được kiểm soát. Bệnh nhân có thể xuất hiện cơn bùng phát nặng có thể gây tử ở bất cứ thời điểm nào khi tiếp xúc với dị nguyên, ngay cả khi bệnh đã hoàn toàn được kiểm soát. Thế giới hiện có khoảng 300 triệu người mắc HPQ, và khoảng 250.000 trường hợp tử vong vì HPQ mỗi năm. Tỷ lệ mắc HPQ ước tính khoảng 6-8% ở người lớn và khoảng 10 - 12% ở trẻ em dưới 15 tuổi. Tình trạng gia tăng của HPQ Tỷ lệ HPQ vẫn tiếp tục gia tăng, theo các số liệu nghiên cứu cho thấy, so với năm 1967, tỷ lệ HPQ đã tăng 3,4% ở Melbourne - Australia, tăng 7,9% ở Hà Lan, và tăng khoảng 3,5% ở Pháp. Ở Mỹ, các số liệu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ HPQ đã tăng từ 3,1% (năm 1980) lên 5,5% (1996). Tỷ lệ HPQ ở các nước Đông Nam Á tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây. Theo ước tính, tỷ lệ HPQ đã tăng khoảng 3 lần trong giai đoạn 1985-1994. Tại Singapore, năm 1985 chỉ có 5%, nhưng năm 1994 đã tăng lên 20%. Riêng ở Châu Á, 4
  • 5. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản tỷ lệ lưu hành HPQ (1987) thấp nhất ở Trung Quốc (6%) và cao nhất ở Newzealand (21,39%). Ở Đài Loan, tỷ lệ HPQ tăng từ 1,3% (năm 1974) lên 5,8% (năm 1985). Các nghiên cứu về tỷ lệ lưu hành của HPQ và các bệnh dị ứng ở 56 quốc gia năm 1990 cho thấy tỷ lệ HPQ dao động từ thấp (khoảng 2 – 3%) ở các nước châu Âu, Ấn độ, Hy lạp, Uzbekistan, và Ethiopia tới rất cao (tới 20%) ở các nước Anh, Australia, và New Zealand. Trong đó nhận thấy có sự liên quan giữa việc tăng tỷ lệ lưu hành HPQ với tình trạng di dân từ nông thôn ra thành thị. Tử vong do HPQ Sự gia tăng tỷ lệ tử vong do HPQ có liên quan tới sự gia tăng tỷ lệ lưu hành bệnh, bên cạnh đó còn do tình trạng bệnh lý ngày càng phức tạp, một số bệnh nhân có cùng lúc nhiều bệnh, do đó đôi khi phải dùng thêm một số thuốc như aspirin hoặc thuộc chẹn beta (không biết có bệnh HPQ kèm theo). Ở Mỹ, tỷ lệ tử vong đã tăng từ 14,4/ 1 triệu người (năm 1980) lên 21,9/ 1 triệu người (năm 1995). Dự gia tăng của tỷ lệ tử vong do HPQ cho thấy, mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị HPQ, tuy nhiên, có lẽ do những tiến bộ này chưa đến được với nhiều bệnh nhân HPQ hoặc do gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường, lỗi trong dùng thuốc cho bệnh nhân, do vậy tỷ lệ HPQ không được kiểm soát hoặc tử vong do HPQ tiếp tục gia tăng. Gánh nặng của HPQ Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), HPQ gây lãng phí khoảng 15 triệu năm cuộc sống, và tiêu tốn khoảng 1% tổng gánh nặng bệnh tật. Tỷ lệ HPQ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do ảnh hưởng của công nghiệp hóa, ô nhiễm môi trường và đô thị hóa (ước tính, đến năm 2025, tỷ lệ dân số đô thị trên thế giới chiếm khoảng 55%). Đến năm 2025, ước tính thế giới có thêm khoảng 100 triệu bệnh nhân HPQ, đưa tổng số bệnh nhân HPQ từ 300 triệu hiện nay lên thành 400 triệu bệnh nhân. Cũng theo WHO, chi phí cho bệnh HPQ bằng cả hai căn bệnh của thế kỷ là bệnh lao và HIV/AIDS cộng lại. Bệnh HPQ diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới sức khoẻ người bệnh và có thể dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong này ngày một tăng và hiện nay chỉ đứng sau tử vong do ung thư, trung bình 40 - 60 người/1triệu dân, cứ 250 người tử vong thì có 1 người chết vì HPQ và 85% bệnh nhân HPQ tránh được tử vong nếu được kiểm soát tốt 5
  • 6. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản Bảng 1 . Tỷ lệ mắc và tử vong do HPQ ở một số quốc gia (GINA 2008) Ở Việt Nam, theo Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự (2011), khi tiến hành khảo sát tại 7 tỉnh thành, đại diện cho 7 vùng miền sinh thái và địa lý trong cả nước là Nam Định, Tuyên Quang, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình Dương, Gia Lai và Tiền Giang nhận thấy: độ lưu hành HPQ ở Việt nam là 3,9%, trong đó: độ lưu hành hen ở trẻ em là 3,2% và ở người lớn là 4,3%. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới, tỷ lệ nam/nữ ở trẻ em là 1,63 và ở người lớn là 1,24 (p<0,05). Độ lưu hành hen cao nhất ở Nghệ an (6,9%) và thấp nhất ở Bình Dương (1,5%). 6 Tỷ lệ mắc HPQ Số tử vong do HPQ/ 100.000 người
  • 7. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản Các văn bản pháp lý của dự án Trước thực trạng đáng lo ngại của BPTNMT và HPQ, từ năm 2011, Thủ Tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2331/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Thủ Tướng Chính phủ về việc Ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2011, trong đó có nội dung phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Sau đó ngày 02 tháng 03 năm 2011, Bộ Trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định số 595/QĐ-BYT về việc Phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2011 của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Ngày 18 tháng 12 năm 2011, Thủ Tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2406/QĐ - TTg, về việc ban hành danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012, trong đó có nội dung phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính. Qua 2 năm thực hiện, dự án đã có được một số thành quả như sau: - Triển khai khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cho thấy: có một tỷ lệ lớn cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chưa có hiểu biết đầy đủ về BPTNMT và HPQ. - Đã triển khai truyền thông trên Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, hệ thống loa truyền thanh phường, xã, báo Sức khỏe đời sống, mạng internet về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. - Triển khai khám sàng lọc cho hàng chục ngàn người, qua đó phát hiện bệnh nhân có BPTNMT hoặc HPQ. - Triển khai đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ y tế về BPTNMT và HPQ. - Thành lập mạng lưới các phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. - Thành lập câu lạc bộ bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản - Xây dựng trang web dự án, xây dựng bệnh án điện tử quản lý BPTNMT và HPQ trên mạng. - Tổ chức các hội nghị khoa học nhân ngày BPTNMT và HPQ toàn cầu. - Mua sắm các trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn của dự án. Nhằm duy trì hiệu quả bước đầu, và tiếp tục triển khai mở rộng dự án trong những năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1208/QĐ – TTg ngày 04 tháng 9 năm 2012 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012 – 2015, trong đó có Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 7
  • 8. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản Mục tiêu chung và những chỉ tiêu cụ thể 1. Mục tiêu chung của dự án: - Nâng cao nhận thức đúng của nhân dân về BPTNMT và HPQ và các yếu tố nguy cơ. - Nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, dự phòng và quản lý BPTNMT và HPQ ở các tuyến y tế. - Xây dựng hệ thống chính sách, mạng lưới quản lý BPTN và MT trên toàn quốc. Mục tiêu cụ thể năm 2013 - Thành lập mới Ban điều hành dự án tại các tỉnh mới triển khai; tiếp tục duy trì, củng cố hoạt động của Ban điều hành dự án tại các tỉnh cũ. - Xây dựng mạng lưới các phòng quản lý BPTNMT và HPQ: + Củng cố mạng lưới các phòng quản lý BPTNMT và HPQ tại những tỉnh/thành phố cũ + Thành lập mạng lưới các phòng quản lý BPTNMT và HPQ tại các tỉnh/thành phố mới. + Đảm bảo 100% số tỉnh/thành phố mới tham gia dự án có ít nhất 01 phòng Quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản có được trang bị máy đo chức năng hô hấp đạt chuẩn ATS/ERS 2005. - Đảm bảo 100% các phòng Quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản có lưu đầy đủ các đơn thuốc điều trị của bệnh nhân. Trong số các đơn thuốc lưu này phấn đấu có ít nhất 50% số đơn thuốc được kê theo Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế. - Nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế thông qua các hoạt động: + Đào tạo cho cán bộ y tế về công tác quản lý và điều trị BPTNMT và HPQ tại các tỉnh/thành phố có dự án triển khai. Đảm bảo 100% số tỉnh/thành phố tham gia dự án có cán bộ được đào tạo làm giảng viên cho dự án. 100% số tỉnh/thành phố có ít nhất 02 bác sỹ thành thạo đọc kết quả đo CNTK và 02 kỹ thuật viên thành thạo kỹ năng đo CNTK. Phấn đấu các địa phương tự đào tạo được 70% cho các đối tượng bác sỹ, kỹ thuật viên tham gia dự án. + Tổ chức các hội thảo, hội nghị nhân ngày BPTNMT và HPQ toàn cầu; ngày Thế giới phòng chống thuốc lá. 8
  • 9. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản - Phần mềm, internet: + Triển khai phần mềm báo cáo giám sát qua mạng internet. Đảm bảo 100% số tỉnh/thành phố tham gia dự án có thực hiện nội dung báo cáo giám sát qua mạng internet. + Triển khai rộng rãi hoạt động của trang web và phần mềm quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Đảm bảo có ít nhất 80% các địa phương tham gia dự án có triển khai nhập bệnh án vào phần mềm. - Giám sát 100% số tỉnh có tham gia dự án, từ đó đảm bảo sự thống nhất trong triển khai các nội dung giữa các tỉnh Kế hoạch triển khai cụ thể dự án năm 2013 3.1. Hoạt động của Trung ương 1. Thực hiện nội dung khảo sát tại các địa phương mới về kiến thức, kỹ năng, hành vi của các cán bộ y tế, bệnh nhân và người dân - Phiếu khảo sát CBYT về kiến thức, thái độ, kỹ năng về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. 2. Củng cố và mở rộng mạng lưới các phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản - Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các phòng quản lý BPTNMT, HPQ tại Bệnh viện Bạch Mai: cử đủ nhân lực đảm bảo hoạt động của phòng quản lý, lập danh sách bệnh nhân quản lý, lưu đơn thuốc đã kê. - Hỗ trợ chuyên môn (cung cấp các biểu mẫu, tiêu chuẩn nhân lực, trang thiết bị cho phòng quản lý bệnh; các hướng dẫn khám, chẩn đoán bệnh, kê đơn điều trị theo mức độ nặng của bệnh ...) cho tất cả các phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. 3. Đào tạo - Tổ chức các lớp đào tạo cán bộ làm giảng viên cho dự án. Hỗ trợ cán bộ giảng dạy cho các tỉnh/thành phố khi có yêu cầu. Tổ chức 03 lớp TOT tại 3 miền Bắc, Trung, Nam với 3 điểm đầu mối là Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Đà Nẵng và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Khám sàng lọc 9
  • 10. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản - Tổ chức hai đợt khám sàng lọc phát hiện BPTNMT và HPQ nhân ngày HPQ toàn cầu và BPTNMT toàn cầu. Dự kiến khám, đo chức năng hô hấp cho ít nhất 1.400 người (700 người mỗi đợt). Từ đó có thể phát hiện cho khoảng 500 bệnh nhân HPQ và BPTNMT. - Hỗ trợ trang thiết bị, chuẩn máy cho những tỉnh mới tham gia dự án khi có tổ chức khám sàng lọc. 5. Truyền thông - Phối hợp cùng dự án Truyền thông Bộ Y tế để triển khai các nội dung truyền thông liên quan hoạt động của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. - Viết các bài đăng tải trên trang web của dự án. 6. Giám sát - Lập kế hoạch giám sát, trong đó lưu ý giám sát cụ thể những nội dung công việc đã thực hiện. Giám sát nội dung hoạt động của các địa phương theo chỉ tiêu chuyên môn. - Triển khai công việc giám sát tại các địa phương, từ đó có kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động của các tỉnh có dự án, đảm bảo sự hoạt động tương đối đồng đều giữa các tỉnh tham gia dự án. - Xây dựng và triển khai nội dung giám sát qua mạng internet. 3.2. Hoạt động của các tỉnh mới triển khai dự án 1. Thành lập Ban quản lý Dự án - Thành lập được Ban quản lý Dự án cấp tỉnh và phân chia chức năng và nhiệm vụ của BQL DA. Thành phần của Ban điều hành dự an địa phương phải đảm bảo có: Lãnh đạo của Sở Y tế, Lãnh đạo bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố, Lãnh đạo khoa nội/nội hô hấp thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố, Lãnh đạo Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh/thành phố, Lãnh đạo bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh/thành phố. - Thành lập được mạng lưới thực hiện dự án PC BPTNMT tại địa phương. - Lập danh sách và gửi danh sách các bác sỹ tham gia dự án cho Ban quản lý dự án Trung ương. 2. Mạng lưới (phòng QL BPTN và MT) 10
  • 11. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản - Thành lập được ít nhất 01 phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Phòng này có trang bị đạt chuẩn bao gồm: máy đo chức năng hô hấp, bàn, ghế, máy tính, ống nghe, máy đo huyết áp. - Ngay sau khi có phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản cần thực hiện lưu danh sách bệnh nhân, đơn thuốc. Đảm bảo ít nhất 50% số đơn thuốc kê đúng theo Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế. - Có ít nhất 02 bác sỹ thành thạo đọc kết quả đo CNHH và 02 kỹ thuật viên thành thạo quy trình đo chức năng hô hấp. - Thành lập câu lạc bộ bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. 3. Đào tạo - Cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo do Trung ương tổ chức - Tổ chức đào tạo theo chương trình đã được Ban điều hành dự án Trung ương đề xuất . Đào tạo được cho ít nhất 70% các CBYT tham gia dự án tại địa phương. 4. Khám sàng lọc (phụ thuộc nguồn kinh phí đối ứng) - Triển khai khám sàng lọc trên địa bàn tỉnh/thành phố (không bắt buộc). - Thực hiện quản lý các bệnh nhân đã được phát hiện tại phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. 5. Truyền thông (phụ thuộc nguồn kinh phí đối ứng và kinh phí dự án nâng cao năng lực truyền thông) - Phối hợp cùng dự án Truyền thông Bộ Y tế để triển khai các nội dung truyền thông liên quan hoạt động của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. - Thực hiện việc in các tờ rơi, poster phát cho bệnh nhân, người dân trong các đợt khám phát hiện bệnh nhân BPTNMT và HPQ. - Thiết kế và treo các pano tại các trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh. - Viết các bài đăng tải ≥ 05 bài trên trang web của dự án về các thông tin triển khai dự án tại địa phương. 6. Giám sát - Thực hiện giám sát định kỳ các hoạt động triển khai tại địa phương. Sau khi giám sát phải có lưu bảng kiểm giám sát để phục vụ cho hoạt động của dự án. - Chịu sự giám sát của Ban quản lý dự án tại Trung ương 11
  • 12. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 3.3. Hoạt động của các tỉnh đã triển khai dự án 1. Duy trì hoạt động của Ban quản lý dự án - Tiếp tục duy trì và kiện toàn quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án tại tỉnh/thành phố. - Duy trì, điều chỉnh, mở rộng mạng lưới các cán bộ tham gia dự án tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh/thành phố. - Gửi danh sách các bác sỹ tham gia dự án tại địa phương cho Ban quản lý dự án Trung ương 2. Mạng lưới (phòng QL BPTN MT và HPQ) - Hoàn thiện cơ chế hoạt động của phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đã được thành lập. - Lưu đầy đủ danh sách bệnh nhân, đơn thuốc kê. Đảm bảo có ít nhất 50% đơn thuốc được kê đúng với mức độ nặng của bệnh. - Có ít nhất 02 bác sỹ thành thạo đọc kết quả đo CNHH và 02 kỹ thuật viên thành thạo quy trình đo chức năng hô hấp. - Thành lập và phát triển câu lạc bộ bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. 3. Đào tạo - Cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo do Trung ương tổ chức - Tổ chức đào tạo theo chương trình đã được Ban điều hành dự án Trung ương đề xuất . Đào tạo được ít nhất 70% các CBYT tham gia dự án tại địa phương. 4. Khám sàng lọc (phụ thuộc nguồn kinh phí đối ứng) - Triển khai khám sàng lọc trên địa bàn tỉnh (không bắt buộc thực hiện). - Thực hiện quản lý các bệnh nhân đã được phát hiện tại phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. 5. Truyền thông (phụ thuộc nguồn kinh phí đối ứng và kinh phí dự án nâng cao năng lực truyền thông) - Phối hợp cùng dự án Truyền thông Bộ Y tế để triển khai các nội dung truyền thông liên quan hoạt động của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. 12
  • 13. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản - Viết các bài đăng tải ≥ 05 bài trên trang web của dự án về các thông tin triển khai dự án tại địa phương. 7. Giám sát - Thực hiện giám sát định kỳ các hoạt động triển khai tại địa phương. Thực hiện lưu các bảng kiểm giám sát sau các kỳ giám sát. - Chịu sự giám sát của Ban quản lý dự án tại Trung ương 13
  • 14. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản Hướng dẫn chi tiết các nội dung 1. Hướng dẫn khảo sát (Ban Quản lý dự án Trung ương thực hiện, các địa phương không bắt buộc phải thực hiện nội dung này) Nội dung khảo sát - Nguồn lực (cán bộ y tế, trang thiết bị) cho công tác phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản - Kiến thức, thái độ, hành vi của cán bộ y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về BPTNMT và HPQ Đơn vị chịu trách nhiệm khảo sát: - Văn phòng Ban quản lý dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản Trung ương Đối tượng: - Thực hiện khảo sát các cán bộ y tế tham gia các lớp đào tạo tại trung ương hoặc các lớp đào tạo tại tuyến tỉnh. Các biểu mẫu cho khảo sát (Tham khảo phần phục lục 1- trang 45) - Khảo sát nguồn lực của bệnh viện dành cho công tác phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản - Khảo sát kiến thức của bác sỹ - Khảo sát kiến thức của điều dưỡng - Khảo sát bệnh nhân - Khảo sát người nhà bệnh nhân Văn Phòng Ban quản lý dự án Trung ương chịu trách nhiệm tổng hợp, phân tích kết quả và báo cáo. Hướng dẫn khám sàng lọc (phụ lục 2 Mẫu phiếu sàng lọc): nội dung này thực hiện tùy theo nguồn kinh phí đối ứng tại địa phương. 2.1. Nơi thực hiện khám sàng lọc (chỉ tính số khám trực tiếp): - Trung ương: thực hiện khám sàng lọc ít nhất 2.000 đối tượng. 14
  • 15. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản - Các địa phương tham gia dự án không bắt buộc thực hiện khám sàng lọc. 2.2. Thành phần mỗi đoàn khám sàng lọc: - Bác sỹ: 03 (một bác sỹ khám ban đầu, một bác sỹ khám tai mũi họng, một bác sỹ kết luận) - Kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng thành thạo kỹ thuật đo chức năng hô hấp: 01 - Điều dưỡng khác: 03 (2 người ghi danh sách, đo mạch, huyết áp, chiều cao), một người hướng dẫn đi các bàn khám. - Dược sỹ: nếu có (tổ chức phát thuốc và hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân). 2.3. Số lượng các đoàn khám sàng lọc: Một hoặc nhiều đoàn tùy theo quy mô tổ chức khám sàng lọc của địa phương 2.4. Quy trình tổ chức khám sàng lọc - Chọn nơi dự kiến khám sàng lọc. - Tổ chức tuyên truyền, thông báo khám sàng lọc cho người dân tại địa phương (tùy theo điều kiện từng địa phương để lựa chọn triển khai): phát trên đài phát thanh phường, xã, treo băng rôn, đoàn diễu hành, phát tờ rơi trước khám sàng lọc 2 tuần. - Phát phiếu sàng lọc trước khám sàng lọc 1 tuần (mẫu phiếu xem phần phụ lục). - Tổ chức khám sàng lọc theo sơ đồ sau: 15
  • 16. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 16 Đăng ký khám: Nộp phiếu sàng lọc Ghi sổ đăng ký khám Đo cân nặng, chiều cao, mạch, huyết áp Khám bệnh: Khám nội khoa Đo lưu lượng đỉnh. Khi thấy bất thường => Đo chức năng hô hấp Làm test hồi phục phế quản với salbutamol khi thấy FEV1/FVC < 70% Bác sỹ kết luận Có bệnh: khi có biểu hiện lâm sàng + kết quả đo CNHH Không bệnh Phát tờ rơi tư vấn tránh yếu tố nguy cơ bệnh Có bệnh Ghi sổ Phát thuốc (nếu có) Gửi quản lý tại Phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính
  • 17. CTMTQG Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2.5. Hướng dẫn khám và kê đơn cho BPTNMT Đối tượng CÓ NGUY CƠ mắc BPTNMT Cần nghĩ tới BPTNMT ở người ≥ 40 tuổi và có ít nhất MỘT trong các yếu tố chỉ điểm sau - Khó thở: nặng dần theo thời gian, tăng khi gắng sức, dai dẳng, được mô tả như thiếu không khí, phải gắng sức để thở, nặng ngực. - Ho kéo dài: ngắt quãng, ho khan - Khạc đờm mạn tính - Tiếp xúc các yếu tố nguy cơ: + Hút thuốc lá, thuốc lào. + Tiếp xúc trực tiếp khói bếp (người trực tiếp đun bếp). + Tiếp xúc với bụi và hoá chất nghề nghiệp (hơi, chất kích thích, khói). Chẩn đoán xác định BPTNMT: - Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn. Chỉ số trên FEV1/FVC < 70% sau test Hồi phục phế quản - Có thể có hoặc không triệu chứng hô hấp mạn tính: ho, khó thở, nặng ngực, tím môi... - Làm thêm các thăm dò chẩn đoán khi thấy hình u phổi, u trung thất, u khí quản, xẹp phổi, giãn phế quản trên phim X quang phổi Chẩn đoán giai đoạn BPTNMT Giai đoạn I: (Bệnh mức độ nhẹ) FEV1/FVC < 70% FEV1 > 80% Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở Giai đoạn II: (Bệnh mức độ trung bình) FEV1/FVC < 70% 50% < FEV1 ≤ 80% Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở Giai đoạn III: (Bệnh mức độ nặng) FEV1/FVC < 70% 30% < FEV1 ≤ 50% Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở Giai đoạn IV: (Bệnh mức độ rất nặng) FEV1/FVC < 70% FEV1 ≤ 30% HOẶC FEV1 ≤ 50% kèm theo một trong các dấu hiệu của suy hô hấp mạn tính hoặc tâm phế mạn 17
  • 18. Hướng dẫn điều trị BPTNMT theo giai đoạn Giai đoạn Lựa chọn điều trị 1 Lựa chọn điều trị 2 Lựa chọn điều trị 3 Điều trị chung cho các giai đoạn - Tránh các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc bụi, hoá chất. - Giáo dục về bệnh và cách theo dõi điều trị. - Tiêm phòng vaccine cúm 1 lần/năm, vắc xin phòng phế cầu 5 năm/lần Giai đoạn I: (FEV1/FVC < 70%, FEV1 > 80%. Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở): Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn khi có ho, khó thở Salbutamol 100µg, xịt mỗi lần 2 nhát khi cần*; HOẶC ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt mỗi lần 2 nhát khi cần Salbutamol 4mg, uống 1 viên khi cần, HOẶC Terbutalin viên 5mg, uống 1 viên khi cần, HOẶC Theophyllin 0,1g, uống 1 viên khi cần Terbutalin 5mg, khí dung 1 nang khi cần, HOẶC ipratropium/fenoterol 250/500µg/ml, khí dung mỗi 1ml (20 giọt) khi cần, HOẶC salbutamol 5mg, khí dung 1 nang khi cần, HOẶC ipratropium 2,5ml, khí dung 1 nang khi cần, Hoặc ipratropium/salbutamol, khí dung 1 nang khi cần Giai đoạn II: (FEV1/FVC <70% 50% ≤ FEV1 < 80%. Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở). Phục hồi chức năng hô hấp thêm vào cho tất cả các lựa chọn Tiotropium 18µg, hít ngày 1 viên + Salbutamol 100µg, xịt mỗi lần 2 nhát khi cần, HOẶC bambuterol 10mg x 1 viên/ ngày + Ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt mỗi lần 2 nhát khi cần Ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt ngày 3 lần, mỗi lần 2 nhát + Salbutamol 100µg, xịt ngày 3 lần, mỗi lần 2 nhát. HOẶC Theostat 0,1g (10mg/kg/ngày), uống ngày 4 viên, chia 2 lần + Ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt mỗi lần 2 nhát khi cần Bambuterol 10mg, uống ngày 1 viên + Theostat 0,1g (10mg/kg/ngày), uống ngày 4 viên, chia 2 lần. HOẶC Salbutamol 4mg, uống ngày 4 viên, chia 4 lần + Theophyllin 0,1g, uống ngày 4 viên, chia 4 lần Giai đoạn III: (FEV1/FVC < 70% 30% < FEV1 ≤ 50%. Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở). Phục hồi chức năng hô hấp thêm vào Salmeterol/Fluticasone 25/250 hoặc 50/250, ngày xịt 2-4 liều, chia 2 lần, HOẶC Budesonide/formoterol 160/4.5, hít Budesonide 0,5mg, khí dung ngày 3 nang, chia 3 lần + Bambeterol 10mg, uống ngày 1 viên, HOẶC Theostat 0,1g (10mg/kg/ngày), uống Salbutamol 4mg, uống ngày 4 viên, chia 4 lần + Theophyllin 0,1g (10mg/kg/ngày), uống ngày 4 viên, chia 4 lần + Ipratropium/fenoterol
  • 19. cho tất cả các lựa chọn ngày 2-4 liều chia 2 lần Kết hợp thêm Tiotropium 18µg, hít ngày 1 viên. HOẶC Ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt ngày 3 lần, mỗi lần 2 liều, HOẶC Ipratropium/fenoterol 250/500µg, khí dung ngày 3 lần, mỗi lần 1ml ngày 4 viên, chia 2 lần Kết hợp thêm Ipratropium/fenoterol 250/500µg, khí dung ngày 3 lần, mỗi lần 1ml 50/20µg, xịt ngày 3 lần, mỗi lần 2 liều Giai đoạn IV: (FEV1/FVC < 70%, FEV1 ≤ 30% HOẶC FEV1 ≤ 50%. Kèm theo một trong các dấu hiệu của suy hô hấp mạn tính hoặc tâm phế mạn). Điều trị oxy dài hạn tại nhà nếu có suy hô hấp mạn tính nặng: thở oxy 1-2 lít/phút ≥ 15 giờ/ngày. Xét điều trị phẫu thuật giảm thể tích phổi Như giai đoạn III, có thể thêm Theostat 0,1g (10mg/kg/ngày), uống ngày 4 viên, chia 2 lần Như giai đoạn III - Đã có bambuterol: thêm theostat 0,1g, uống ngày 4 viên, chia 2 lần - Đã có theostat: thêm Salbutamol 5mg, khí dung ngày 3 nang chia 3 lần, HOẶC Salbutamol 4mg, uống ngày 4 viên, chia 4 lần Như giai đoạn III * khi cần: khi có ho, khó thở cơn
  • 20. Tư vấn tránh các yếu tố nguy cơ - Không hút thuốc, tránh khói thuốc - Tránh khói, bụi và các mùi hắc - Giữ môi trường trong nhà thoáng, sạch - Tập thể dục phù hợp mức độ bệnh - Sắp xếp thuốc, máy khí dung, đồ vật trong nhà phù hợp - Lập kế hoạch trước khi đi ra ngoài - Khám lại hàng tháng Tư vấn cách dùng thuốc đã kê cho bệnh nhân, đặc biệt các dạng thuốc dạng hít, xịt, khí dung. Kiểm tra lại cách dùng ở mỗi lần khám lại Tư vấn cách phát hiện và xử trí khi có các dấu hiệu của đợt cấp Các dấu hiệu hướng tới đợt cấp: - Ho tăng - Khạc đờm tăng - Thay đổi màu sắc của đờm Bạn làm gì khi có đợt cấp: - Dùng tăng liều gấp đôi hoặc hơn nữa các thuốc giãn phế quản dạng hít, xịt hoặc khí dung - Đến khám ngay tại cơ sở y tế hoặc liên hệ ngay với nhân viên y tế Khám cấp cứu ngay khi: - Khó nói - Khó đi lại - Tím môi hoặc móng tay - Nhịp tim hoặc mạch rất nhanh hoặc bất thường - Thuốc bạn dùng trở lên không có tác dụng hoặc tác dụng không kéo dài. Tiếp tục khó thở và thở nhanh 2.6. Hướng dẫn khám và kê đơn cho HPQ Các yếu tố giúp chẩn đoán xác định HPQ tại cộng đồng
  • 21. 1. Khó thở, khò khè, thở rít, đặc biệt thì thở ra. 2. Tiền sử có cơn khó thở kiểu hen: ho khạc đờm, khó thở, cò cử, nặng ngực, nghe phổi có ran rít ran ngáy. 3. Tiền sử mắc các bệnh dị ứng: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thuốc, thức ăn. 4. Tiền sử mắc hen và các bệnh dị ứng của các thành viên trong gia đình. 5. Cách xuất hiện cơn khó thở: về đêm, theo mùa, sau một số kích thích (cảm cúm, gắng sức, thay đổi thời tiết, khói bụi). 6. Loại trừ các nguyên nhân khác triệu chứng giống hen: có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán hen trên lâm sàng. 7. Có dáp ứng với thuốc chữa hen: cải thiện về lâm sàng và chức năng phổi khi: • Điều trị cơn khó thở cấp với salbutamol 100mcg xịt họng 2 – 4 nhát hoặc salbutamol 5mg khí dung qua mask Hoặc • Điều trị đợt khó thở cấp với prednisolon uống 30 -60mg/ngày trong 7-10 ngày, ở trẻ em dùng liều 1mg/kg/ngày trong 7-10 ngày: được thử nghiệm trong trường hợp các biện pháp trên không đủ khẳng định chẩn đoán hen. 8. Ở trẻ em ≤ 5 tuổi, không thực hiện được các thăm dò chức năng phổi. Chẩn đoán xác định hen khi có ít nhất 3 đợt khò khè thở rít, loại trừ được các nguyên nhân khác và có đáp ứng với thuốc chống hen.
  • 22. PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT HEN THEO GINA 2006 Đặc điểm Kiểm soát hoàn toàn: tất các đặc điểm sau Kiểm soát một phần: ≥ 1 đặc điểm trong 1 tuần bất kỳ Chưa được kiểm soát 1. Triệu chứng ban ngày ≤ 2 lần/tuần > 2 lần/tuần ≥ 3 đặc điểm trong mức kiểm soát 1 phần ở 1 tuần bất kỳ 2. Hạn chế hoạt động Không Có 3. Triệu chứng thức giấc ban đêm Không Có 4. Nhu cầu dùng thuốc cắt cơn ≤ 2 lần/tuần > 2 lần/tuần 5. Lưu lượng đỉnh Bình thường < 80% giá trị tốt nhất của BN 6. Đợt kịch phát hen Không ≥ 1 lần/năm LƯU Ý: Với trẻ em ≤ 5 tuổi, bỏ mục đánh giá thứ 5. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh ở có thể giúp kiểm soát hen và giảm nhu cầu dùng thuốc  Tránh tối đa việc dùng rượu bia và các đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, tránh những nơi môi trường bị ô nhiễm, khói, bụi, mùi thơm, tránh hoạt động gắng sức, tránh dùng các thực phẩm chứa các chất phụ gia có gốc sulfite, tránh xúc động mạnh...  Một số loại thuốc cần sử dụng thận trọng ở người bệnh hen: aspirin và các thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn bêta giao cảm (như propranolol).  Bọ nhà: hàng tuần giặt là chăn ga gối đệm và phơi nắng. Thường xuyên thay thảm trải nhà, dùng chất diệt bọ nhà, không dùng các vật dụng trong nhà có khả năng bắt bụi cao như thảm, rèm treo, loại bỏ các vật dụng không cần thiết trong phòng  Biểu bì, Lông súc vật: loại bỏ vật nuôi, dùng máy lọc không khí  Dán: Vệ sinh nhà thường xuyên, dùng thuốc diệt côn trùng  Phấn hoa: đóng cửa sổ và ở trong nhà khi nồng độ phấn hoa cao trong không khí, nên mang khẩu trang khi đi ra ngoài
  • 23.  Nấm mốc trong nhà: giảm độ ẩm trong nhà, vệ sinh nhà thường xuyên, lau sạch các vùng ẩm thấp, mang khẩu trang khi dọn dẹp các đồ đạc cũ.
  • 24. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HEN THEO BƯỚC PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HEN Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM > 5 TUỔI Giáo dục sức khoẻ về hen - Kiểm soát môi trường sống CẮT CƠN Salbutamol 100mcg hoặc fenoterol/ ipratropium 50/20 mcg xịt họng 2-4 nhát khi khó thở DỰ PHÒNG Chưa dùng thuốc dự phòng Chọn 1 1. Fluticasone 125mcg xịt 2 nhát /ngày chia 2 lần. 2. Budesonide 200mcg xịt 2 nhát/ ngày chia 2 lần 3. Montelukast uống 10mg/ ngày ở NL, 5mg/ ngày ở trẻ em 6-14 tuổi. Chọn 1 1. Fluticasone/salmetero l 25/125 mcg xịt 2 liều/ngày chia 2 lần 2. Budesonide/formotero l 160/4,5 mcg hít 2 liều/ngày chia 2 lần 3. Fluticasone 125mcg 4-8 liều /ngày xịt chia 2 lần. 4. Fluticasone + montelukast (liều như ở bước 2) 5. Fluticasone (liều như ở bước 2) + theophylline phóng thích chậm uống 200- 600 mg / ngày. 1. Fluticasone/salmete rol 25/250 mcg xịt 2 - 4 liều/ngày chia 2 lần. HOẶC 2. Budesonide/formoter ol 160/4,5 mcg hít 2 - 4 liều/ngày chia 2 lần. Có thể kết hợp thêm 3. Montelukast uống 10mg/ ngày ở NL, 5mg/ ngày ở trẻ em 6- 14 tuổi. VÀ / HOẶC 4. Theophylline phóng thích chậm uống 200- 600 mg / ngày. Thuốc như ở Bước 4 kết hợp thêm với: 1. Prednisolone 5mg/ ngày Hoặc 2. Dexamethasone 0,5mg/ngày  Corticoid xịt là thuốc dự phòng hen tốt nhất hiện nay.
  • 25.  Ở mỗi bước điều trị, thuốc kích thích β2 được dùng để điều trị triệu chứng khi cần  Từ bước 2 – 5, người bệnh bắt đầu phải dùng ít nhất 1 thuốc dự phòng.  Những bệnh nhân mới được chẩn đoán hen hoặc bệnh nhân chưa dùng thuốc dự phòng, nên bắt đầu điều trị bằng bước 2. Nếu bệnh nhân có ≥ 3 tiêu chí trong cột hen kiểm soát một phần, điều trị nên bắt đầu từ bước 3.  Tình trạng hen chưa được kiểm soát trong vòng 1 tháng cần xem xét tăng bước điều trị. Nếu xuất hiện cơn hen cấp, cần tăng bước điều trị ngay.  Khi hen được kiểm soát và duy trì trong 3 tháng, xem xét giảm bậc PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HEN Ở TRẺ 2-5 TUỔI THEO DÕI ĐIỀU TRỊ  Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc theo đơn, đặc biệt lưu ý cách sử dụng các dụng cụ xịt, hít.  Hẹn người bệnh tái khám 1-2 tháng 1 lần. Flixotide 125 mcg 1 lần/ngày, xịt qua buồng đệm Montelukast 4mg 1viên/ ngày hoÆc Kh«ng kiÓm so¸t ®­îc * * Flixotide 125 mcg 2 lần/ngày, xịt qua buồng đệm Flixotide 125 mcg + Montelukast 4mg /ngày hoÆc Kh«ng kiÓm so¸t ®­îc * * * Flixotide 125 mcg 2 xịt × 2 lần/ngày qua buồng đệm HOẶC Flixotide 125 mcg × 2 lần/ngày + Montelukast 4mg / ngày Kh«ng kiÓm so¸t ®­îc * * * Gi¶m bËc Gi¶m bËc T¨ng bËc ®Ó ®¹t kiÓm so¸t Xem xÐt c¸c kh¶ n¨ng kh¸c: Chuyển tuyến
  • 26.  Tại mỗi lần tái khám: đánh giá lại mức độ kiểm soát hen, vấn đề kiểm soát môi trường, tránh các yếu tố kích phát và kỹ năng sử dụng bình hít của người bệnh. CÁCH PHÁT HIỆN VÀ XỬ TRÍ CƠN HEN CẤP TẠI CỘNG ĐỒNG Các dấu hiệu khỏi phát của một cơn hen cấp  Ho nhiều  Khò khè  Nặng ngực  Thức giấc ban đêm Cách hành động khi có cơn cấp  Tránh xa những yếu tố có thể kích phát cơn hen.  Dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh.  Nghỉ ở nhà một giờ nếu đỡ khó thở.  Gọi cấp cứu hoặc gọi bác sỹ nhờ giúp đỡ nếu tình trạng khó thở không được cải thiện. Đi cấp cứu ngay nếu thấy bất kỳ một trong những dấu hiệu sau.  Thuốc giãn phế quản ít tác dụng hoặc nhanh hết tác dụng. Thở vẫn nhanh và khó  Nói khó.  Môi, đầu chi tím.  Cánh mũi phập phồng khi người bệnh thở.  Co kéo cơ liên sườn và hõm ức khi người bệnh thở.  Mạch nhanh.  Đi lại khó khăn. Các tiêu chí tối thiểu cho phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản - Nhân sự:
  • 27. + Bác sỹ: (1) chuyên môn về Hô hấp bao gồm BPTNMT và HPQ. (2) Có khả năng tham gia làm giảng viên khi tổ chức các lớp đào tạo tại tuyến tỉnh. (3) Đọc thành thạo chức năng hô hấp. + Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên: (1) thành thạo về kỹ thuật đo chức năng hô hấp, (2) Thành thạo về tư vấn cho bệnh nhân cách dùng các dụng cụ phun hít, (3) Thành thạo trong tư vấn cho bệnh nhân về các yếu tố nguy cơ gây bệnh. - Trang thiết bị + Có máy đo chức năng hô hấp đạt chuẩn ATS/ERS 2005 (tham khảo phần Tiêu chuẩn máy đo chức năng hô hấp) + Được trang bị: bàn, ghế, máy tính, ống nghe, máy đo huyết áp, đèn đọc phim x quang. + Có hệ thống chiếu sáng, thông khí đầy đủ - Chức năng + Thực hiện quản lý các bệnh nhân BPTNMT và HPQ tại được phát hiện tại bệnh viện và những bệnh nhân phát hiện tại cộng đồng. + Có lưu đầu đủ danh sách bệnh nhân, các sổ khám bệnh, sổ phát thuốc, đơn thuốc (tham khảo mẫu trong phần phụ lục) Tiêu chí cơ bản cho máy đo chức năng hô hấp - Các thăm dò có thể thực hiện: + Dung tích sống gắng sức (FVC), dung tích sống thở chậm (SVC), test hồi phục phế quản, thể tích thở ra tối đa, quy trình làm test kích thích + Thở ra: Dung tích sống gắng sức (FVC), thể tích thở ra tối đa trong (FEV) ½, 1, 2, 3, 4, 5, 6 giây; các thể tích ở 25%, 50% và 75% của FVC. Từ đó tự động tính được chỉ số FEV1/ FVC. + Hít vào: Thể tích khí hít vào tối đa (FIV) trong 0,5, 1, 2, 3 giây, các thể tích khí hít vào ở 25%, 50%, 75% của FIV. + Hình minh họa hỗ trợ đo FVC + Phần mềm in kết quả.
  • 28. o In được 3 đường biểu diễn kết quả đo chức năng hô hấp trên cùng phiếu kết quả o Cho phép thay đổi mẫu báo cáo kết quả đo chức năng hô hấp - Bơm hiệu chỉnh: + Thân bơm Nhôm hoặc vật liệu tương đương + Dung sai ≤± 0,5% hoặc ≤±15ml + Thể tích 31ít có thể điều chỉnh 0,1 lít/ nấc - Có lưu đầy đủ việc chuẩn máy các buổi sáng trong vòng 6 tháng Hoạt động đào tạo - Trung ương chịu trách nhiệm: + Tổ chức 03 lớp đào tạo cán bộ làm giảng viên cho dự án tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Các đầu mối tổ chức là Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Đà Nẵng và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. + Tổ chức các lớp đào tạo về chức năng hô hấp cho cán bộ dự án của các địa phương. + Hỗ trợ cán bộ giảng dạy cho các địa phương khi có yêu cầu. + Cung cấp đầy đủ tài liệu dùng cho đào tạo cho Ban quản lý dự án các địa phương - Các địa phương chịu trách nhiệm: + Cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo do Trung ương tổ chức + Tổ chức đào tạo theo chương trình đã được Ban điều hành dự án Trung ương đề xuất. Đào tạo cho ít nhất 70% các CBYT tham gia dự án. Hoạt động truyền thông (phụ thuộc nguồn kinh phí đối ứng và kinh phí của dự án nâng cao năng lực truyền thông) - Trung ương chịu trách nhiệm: + Phối hợp cùng dự án Truyền thông Bộ Y tế để triển khai các nội dung truyền thông trên cả nước về các hoạt động của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
  • 29. + Cung cấp đầy đủ các mẫu phiếu tờ rơi, poster đã được phê duyệt nội dung và thiết kế. + Viết các bài đăng tải trên trang web của dự án. - Các tỉnh/thành phố mới tham gia dự án: + Phối hợp cùng dự án Truyền thông Bộ Y tế để triển khai các nội dung truyền thông liên quan hoạt động của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản trên địa bàn tỉnh. + Thực hiện việc in các tờ rơi, poster phát cho bệnh nhân, người dân trong các đợt khám phát hiện bệnh nhân BPTNMT và HPQ. + Thiết kế và treo các pano tại các trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh. + Viết các bài đăng tải ≥ 05 bài trên trang web của dự án về các thông tin triển khai dự án tại địa phương. - Các tỉnh/thành phố đã tham gia dự án từ năm trước: + Phối hợp cùng dự án Truyền thông Bộ Y tế để triển khai các nội dung truyền thông liên quan hoạt động của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. + Viết các bài đăng tải ≥ 05 bài trên trang web của dự án về các thông tin triển khai dự án tại địa phương. Hoạt động của câu lạc bộ bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản - Thực hiện sinh hoạt câu lạc bộ hàng quý. - Các nội dung sinh hoạt về: + Kiến thức về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản + Các yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản + Các yếu tố chính trong quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản + Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản + Phát hiện và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
  • 30. Hoạt động giám sát (Phụ lục 4 Các biểu mẫu giám sát – trang 73) Mục tiêu - Đảm bảo tiến độ và chất lượng khi triển khai các hoạt động của dự án tại các đơn vị tuyến tỉnh. - Bảo đảm hiệu quả và sự minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực của dự án. Nội dung - Thời gian: + Kế hoạch hoạt động của dự án: tháng 3 + Giám sát báo cáo hoạt động theo quý: 3 tháng gửi báo cáo 1 lần: các tháng 06, 09. + Nhận báo cáo tổng kết hoạt động cả năm: tháng 12 + Cử đoàn giám sát trực tiếp tại tỉnh có dự án triển khai: ít nhất 1 lần/ năm. (Thời gian sẽ thông báo trước 1 tháng) + Theo dõi hoạt động của các địa phương qua báo cáo trên phần mềm giám sát. Nơi chịu sự giám sát: Ban Điều hành dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản tại các địa phương và các đơn vị trực tiếp tham gia hoạt động của dự án. Các hoạt động giám sát: (cụ thể nội dung xem phụ lục bảng kiểm giám sát) - Hoạt động của Ban điều hành dự án tại địa phương - Khám sàng lọc (nếu có thực hiện) - Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi (nếu có thực hiện) - Hoạt động của Phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản - Đào tạo - Cấp thuốc điều trị - Mua sắm thuốc trang thiết bị Hình thức giám sát: - Gửi báo cáo hoạt động theo quý của các hoạt động (theo mẫu đính kèm): Ban quản lý dự án yêu cầu các đơn vị thực hiện dự án tuyến tỉnh gửi báo cáo theo đúng mẫu yêu cầu.
  • 31. - Giám sát hoạt động dự án tại đơn vị thực hiện dự án tuyến tỉnh bao gồm các tỉnh mới triển khai và đã triển khai dự án. Việc thực hiện giám sát hoạt động dự án tại các địa phương sẽ được BQLDA Trung ương thực hiện định kì, theo các biểu mẫu giám sát đã được xây dựng: - Các quyết định thành lập Ban điều hành, phê duyệt kế hoạch hoạt động, kinh phí - Các hợp đồng, bảng phân công trách nhiệm - Quyết định phê duyệt đấu thầu, hợp đồng mua, bàn giao thuốc - Các hợp đồng mua sắm trang thiết bị, quản lý trang thiết bị - Hồ sơ lưu các hoạt động giám sát của Ban điều hành dự án địa phương với các đơn vị thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể. - Danh sách các lớp tổ đào tạo của dự án - Sổ sách quản lý thuốc: sổ tổng hợp giao, nhận, tồn; sổ phát thuốc cho bệnh nhân - Các sổ khám, phiếu khám, phiếu đo chức năng hô hấp, các đơn thuốc đã kê khi khám sàng lọc - Sổ khám, bệnh án lưu, đơn thuốc lưu tại các phòng quản lý BPTN&MT. - Các giấy tờ liên quan khác Thành phần tham gia giám sát - Ban quản lý dự án Trung ương – Bệnh viện Bạch mai - Cán bộ dự án Trung ương – Bệnh viện Bạch Mai
  • 32. Các hướng dẫn về tài chính và trang thiết bị y tế 1. Hướng dẫn chi tiêu (phụ lục 5 Các thông tư hướng dẫn chi tiết – trang 88) 1.1. Các cơ sở pháp lý: - Thông tư liên tịch số 147/2007/TTLT-BTC-BYT ngày 12/12/2007 và Thông tư liên tịch số 36/2010/TTLT-BTC-BYT ngày 16/3/2010: Huớng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện CTMTQG phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 - Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ tài chính: Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập - Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính: Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ NSNN dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức . - Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007: Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài dự án khoa học và công nghệ có sử dụng NSNN - Thông tư số120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính: Hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của NSNN - Quyết định số 1050/QĐ-BYT ngày 09/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện đấu thầu áp dụng cho các Chương trình, dự án và các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế
  • 33. Một số quy định cụ thể TT Nội dung chi định mức Căn cứ áp dụng 1 Chi công tác phí Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 - Lưu trú 150.000đ/ngày - Tiền phòng ngủ: +Thanh toán theo hoá đơn thực tế nhng không v- ượt quá: - Tại Thành phố HCM, Hà nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng: 900.000đ/ngày/ phòng - Các vùng còn lại: 600.000đ/ngày/phòng + Theo hình thức khoán: - Tại TP HCM, Hà nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng: 350.000đ/ngày/ phòng - Các vùng còn lại: 200.000- 250.000đ/ngày/phòng - Chi phí đi lại: Thanh toán theo hoá đơn thực tế
  • 34. Thông tư 97/2010/TT-BTC 2 Chi tập huấn - Nước uống 30.000đ/ngày Thông t 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 - Tài liệu, VPP Thanh toán theo hoá đơn thực tế phát sinh - Thuốc, VTTH: - Làm ngoài giờ: - Giảng viên: Thông t 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010+ Giáo sư: 800.000đ/buổi
  • 35. + PGS, Tiến sĩ: 600.000đ/buổi + CBCC ở ĐV cấp TW, tỉnh: 500.000đ/buổi +. CBCC ở ĐV cấp huyện: 300.000đ/buổi 3 Chi cho các lớp đào tạo lại - Chi tài liệu, VPP Thanh toán theo thực tế Thụng tư 97/2010/TT-BTC - Chi nước uống - Chi giảng viên : Thông t 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 - Chi hỗ trợ tiền ăn cho học viên 50.000 đ/ngày - Chi khen thưởng học viên xuất sắc 200.000 đ/hv - Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi - Chi khác: Chi thuê hội trường, phòng học; thuê thiết bị dụng cụ dạy học; …. Thanh toán theo thực tế: đầy đủ chứng từ hóa đơn theo quy định 4 Chi hội thảo, họp tổ chuyên gia - Nước uống 15.000đ/buổi Thông t 44/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 - Chủ trì: 200.000đ/buổi - Thư ký: 150.000đ/buổi - Báo cáo viên: 500.000đ/báo cáo - Người tham dự:70.000đ/buổi - Tài liệu, VPP: Thanh toán theo hoá đơn thực
  • 36. tế 5 Chi chuyên gia đánh giá khảo nghiệm, phản biện 150.000đ/người Thông t 44/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 6 Điền bệnh án bệnh nhân BPTNMT-HPQ 30.000đ/bệnh án Vận dụng Thông t 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 7 Điền dữ liệu cho các biểu mẫu giám sát 50.000đ/biểu mẫu 8 Tổng hợp dữ liệu trên các biểu mẫu 4.000đ/biểu mẫu 9 Viết báo cáo nghiệm thu (6 tháng và 12 tháng) 3.000.000đ/báo cáo 10 Mua sắm TTB, tài sản cố định Theo quy chế đấu thầu QĐ 1050/QĐ- BYT ngày 09/4/2011 Tiêu chuẩn chọn mua máy đo chức năng hô hấp 2.1. Áp dụng: cho các tỉnh có đề xuất mua mới máy đo chức năng hô hấp từ kinh phí của dự án 2.2. Tiêu chí đề xuất cho máy đo chức năng hô hấp YÊU CẦU CHUNG 1. Năm sản xuất: 2011 hoặc 2012 2. Chất lượng : mới 100% 3. Đạt các tiêu chuẩn quốc tế: ISO9001, ISO13485 hoặc tương đương 4. Điều kiện làm việc của thiết bị: a. Nhiệt độ có thể làm việc tối đa đến ≥ 350 C b. Độ ẩm không khí có thể làm việc tối đa đến: ≥ 80% 5. Nguồn điện cho máy tính: 220V/ 50Hz. CẤU HÌNH HỆ THỐNG CHO MỘT MÁY
  • 37. - Máy đo chức năng hô hấp với đầy đủ phụ kiện tiêu chuẩn: 01 bộ - Phần mềm chương trình đo chức năng hô hấp, tương thích với Windows XP trở lên. - Bơm hiệu chỉnh máy 3 lít: 01 cái - Cáp kết nối máy vi tính: 01 cái - Máy vi tính + máy in: 01 bộ. - Sách hướng dẫn sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt: 01 - Phin lọc khuẩn phù hợp với máy: 200 cái. TÍNH NĂNG KỸ THUẬT - Đầu đo: Loại đo dòng lớn đến ≥ 16L/ giây - Các thăm dò có thể thực hiện: Dung tích sống gắng sức (FVC), dung tích sống thở chậm (SVC), test hồi phục phế quản, thể tích thở ra tối đa, quy trình làm test kích thích - Thông số đo được + Thở ra: Dung tích sống gắng sức (FVC), thể tích thở ra tối đa trong (FEV) ½, 1, 2, 3, 4, 5, 6 giây; các thể tích ở 25%, 50% và 75% của FVC. Từ đó tự động tính được chỉ số FEV1/ FVC. + Hít vào: Thể tích khí hít vào tối đa (FIV) trong 0,5, 1, 2, 3 giây, các thể tích khí hít vào ở 25%, 50%, 75% của FIV. - Hình minh họa hỗ trợ đo FVC - Phần mềm in kết quả. o In được 3 đường biểu diễn kết quả đo chức năng hô hấp trên cùng phiếu kết quả o Cho phép thay đổi mẫu báo cáo kết quả đo chức năng hô hấp - Dải đo thể tích từ ≤ - 16L/giây đến ≥ 16L/giây - Dải đo dòng thổi từ ≤ - 16L/giây đến ≥ 16L/giây - Độ chính xác ± ≤ 3% hoặc ≤100 ml - Sức cản ≤1,5 cmH2O khi kiểm tra với lọc khuẩn
  • 38. - Nguồn điện cho máy đo Từ cổng USB của máy tính - Tiêu chuẩn an toàn EN 60601-1-2 hoặc tương đương 2.3. Bơm hiệu chỉnh - Thân bơm Nhôm hoặc vật liệu tương đương - Hai đầu bơm Chất liệu polycarbonate - Dung sai ≤± 0,5% hoặc ≤±15ml - Thể tích 31ít có thể điều chỉnh 0,1 lít/ nấc 2.4. Máy tính - CPU Intel ≥ core I3 - RAM: ≥ 2GB - Ổ cứng: ≥ 320GB - CD-ROM: 01 ổ - Màn hình LCD: ≥ 19 inch 2.5. Máy in - Loại in: laser đen trắng - khổ giấy: A4 - Tốc độ in: ≥ 12 trang/ phút - Độ phân giải trang in: ≥ 600dpi CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC - Có giấy ủy quyền bán hàng của chính hãng - Có chương trình đào tạo cho người sử dụng và người bảo dưỡng máy - Có đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên có đủ khả năng làm dịch vụ sau bán hàng
  • 39. - Có khả năng cung cấp phụ tùng tiêu hao, phụ tùng thay thế trong thời gian 5 năm sau khi bán hàng - Bảo hành tối thiểu 12 tháng PHỤ LỤC 1. Các mẫu phiếu khảo sát 1.1. Phiếu khảo sát các bệnh viện thuộc dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản PHIẾU KHẢO SÁT CÁC BỆNH VIỆN THUỘC DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH VIỆN 1. Bệnh viện:.............................................................................................................. 2. Địa chỉ:................................................................................................................... 3. Đầu mối liên lạc Địa chỉ liên hệ Họ tên Chức vụ ĐT văn phòng ĐT di động E-mail Lãnh đạo BV phụ trách dự án Trưởng phòng KHTH Thư ký dự án tại Bệnh viện 4. Nhân lực tại các khoa có bệnh nhân BPTNMT - Hen phế quản khám và điều trị năm 2010 Tên khoa lâm sàng Tổng số bác sỹ Số bác sỹ được đào tạo hô hấp cơ bản* Số bác sỹ được đào tạo hô hấp chuyên sâu** Bằng cấp cụ thể (Ghi rõ số BSCKI, ThS, BSCKII, TS) Khoa Khám bệnh
  • 40. * Tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, chuyên khoa định hướng; ** Có bằng chuyên khoa cấp I, II, ThS, TS 5. Các khoa có bệnh nhân BPTNMT - Hen phế quản khám và điều trị nội trú năm 2010 Tên khoa lâm sàng Tổng số BN Số BN BPTNMT Số BN Hen Khoa Khám bệnh 6. Các thăm dò cho chẩn đoán BPTNMT - Hen phế quản tại bệnh viện Tên thăm dò Có thực hiện (Nếu có đánh "x") Đo chức năng hô hấp cơ bản (VC, FVC, FEV1, FEV1/FVC, FEV1/VC) Đo dung tích toàn phổi và thể tích khí cặn Đo khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch (DLCO) Thử nghiệm phục hồi phế quản Thử nghiệm kích thích phế quản Khí máu động mạch Chụp X quang phổi Chụp cắt lớp vi tính ngực Điện tim Siêu âm tim 7. Công tác truyền thông về BPTNMT - Hen phế quản: Năm 2010 bệnh viện đã tổ chức Có thực hiện (Nếu có đánh "x") Ngày hen toàn cầu Ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu Ngày thế giới phòng chống hút thuốc lá Các đợt khám sàng lọc BPTNMT Các đợt khám sàng lọc hen phế quản Phối hợp xây dựng và phát các phim về BPTNMT và hen phế quản Phối hợp xây dựng và phát các bản tin về
  • 41. BPTNMT và hen phế quản Phát các tờ rơi tuyên truyền 7. Mạng lưới quản lý BPTNMT - Hen phế quản Năm 2010 bệnh viện đã Có thực hiện (Nếu có đánh "x") Có cán bộ chuyên trách ở tuyến huyện Có cán bộ chuyên trách ở tuyến xã Có phòng quản lý BPTNMT-Hen PQ Có phần mềm quản lý BPTNMT-HPQ 8. Công tác chẩn đoán và điều trị BPTNMT-Hen phế quản: Năm 2010 bệnh viện đã xây dựng Có thực hiện (Nếu có đánh "x") Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen PQ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị BPTNMT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị khác Ghi rõ Quy trình tư vấn cách dùng các dạng thuốc cho bệnh nhân BPTNMT-Hen PQ Dạng uống Dạng hít Dạng xịt Dạng khí dung Có Quy trình hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc của bệnh nhân Dạng uống Dạng hít Dạng xịt Dạng khí dung 9. Công tác Dược và Bảo hiểm y tế Các thuốc điều trị BPTNMT/HPQ hiện đã được Bảo hiểm y tế phê duyệt sử dụng và thanh toán tại Bệnh viện Thuốc giãn phế quản dạng viên: Tên thuốc Bệnh viện có BHYT thanh toán Nội trú BHYT thanh toán Ngoại trú Thuốc giãn phế quản dạng xịt, hít, khí dung: Tên thuốc Bệnh viện có BHYT thanh toán Nội trú BHYT thanh toán Ngoại trú
  • 42. Thuốc corticoid dạng khí dung, viên, tiêm tĩnh mạch Tên thuốc Bệnh viện có BHYT thanh toán Nội trú BHYT thanh toán Ngoại trú Dạng thuốc kết hợp ICS-LABA Tên thuốc Bệnh viện có BHYT thanh toán Nội trú BHYT thanh toán Ngoại trú Ngày............ tháng.......... năm 2012 GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN Phiếu thu thập thông tin về kiến thức của bác sĩ trước triển khai CTMTQG phòng chống bệnh phổ tắc nghẽn và mạn tính PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ KIẾN THỨC CỦA CÁC BÁC SỸ TRƯỚC TRIỂN KHAI CTMTQG PHÒNG CHỐNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN
  • 43. 1. Tên chuyên khoa: .......................................... Thời gian làm việc tại chuyên khoa:....... năm 2. Thuộc tỉnh: ....................................................... 3. Tỷ lệ bệnh nhân (BN) BPTNMT chiếm bao nhiêu % BN điều trị nội trú của bạn:................ % 4. Tỷ lệ bệnh nhân BPTNMT chiếm bao nhiêu % BN điều trị ngoại trú của bạn:..............% 5. Tỷ lệ bệnh nhân Hen phế quản chiếm bao nhiêu % BN điều trị nội trú của bạn:...........% 6. Tỷ lệ bệnh nhân Hen phế quản chiếm bao nhiêu % BN điều trị ngoại trú của bạn:.......% CHỨC NĂNG HÔ HẤP 7. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của chức năng hô hấp: Định chuẩn máy Sự phối hợp của bệnh nhân Thao tác của kỹ thuật viên Loại máy đo chức năng hô hấp 8. Các chỉ số chính để đánh giá CNHH 1………………………………………. 2……………………………………… 3………………………………………. 9. Những kết luận chính khi đánh giá chức năng hô hấp 1.................................................................. 2.................................................................. 3................................................................. 4.................................................................. BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH 10. Xin bạn vui lòng liệt kê những yếu tố nguy cơ đã được chứng minh có thể gây BPTNMT ? 1.................................................................. 2.................................................................. 3................................................................. 4.................................................................. 5................................................................. 6.................................................................. 7.............................................................. 8................................................................. 11. Xin bạn liệt kê các việc cần làm để có thể chẩn đoán xác định BPTNMT (VD: khai thác tiền sử, khám lâm sàng.....) 1.................................................................. 2.................................................................. 3................................................................. 4.................................................................. 5................................................................. 6.................................................................. 7.............................................................. 8................................................................. 12. Vai trò của chức năng hô hấp trong chẩn đoán BPTNMT ? 1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò 13. Vai trò của khí máu động mạch trong chẩn đoán BPTNMT ? 1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò 14. Vai trò của X quang phổi trong chẩn đoán BPTNMT ? 1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò 15. Vai trò của Điện tim trong chẩn đoán BPTNMT ? 1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò 16. Phân giai đoạn BPTNMT theo GOLD dựa trên những chỉ số nào của chức năng hô hấp ? .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 17. Các giai đoạn BPTNMT theo GOLD:.......................................................................................
  • 44. ........................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... 18. Phim chụp X quang phổi có thể: Giúp chẩn đoán xác định Giúp xác định biến chứng Giúp chẩn đoán phân biệt Giúp xác định tổn thương phổi khác 19. BPTNMT khi đã được điều trị hiệu quả, bệnh sẽ: Khỏi hoàn toàn Không khỏi hoàn toàn Tiếp tục nặng dần 20. Nêu tên các nhóm thuốc dùng trong điều trị BPTNMT ? 1.................................................................. 2.................................................................. 3................................................................. 4.................................................................. 5................................................................. 6.................................................................. 7.............................................................. 8................................................................. 21. Nêu các dạng thuốc (VD: uống, tiêm...) được dùng trong điều trị BPTNMT ? 1.................................................................. 2.................................................................. 3................................................................. 4.................................................................. 5................................................................. 6.................................................................. 22. Các điểm cần PHẢI CÓ khi kê đơn cho bệnh nhân BPTNMT ? 1. Tên thuốc 2. Liều lượng thuốc 3................................................................. 4.................................................................. 5................................................................. 6.................................................................. 7..............................................................8................................................................. HEN PHẾ QUẢN 23. Xin bạn vui lòng liệt kê những yếu tố nguy cơ gây bùng phát cơn hen phế quản ? 1.................................................................. 2.................................................................. 3................................................................. 4.................................................................. 5................................................................. 6.................................................................. 7.............................................................. 8................................................................. 24. Xin bạn liệt kê các việc cần làm để có thể chẩn đoán xác định Hen phế quản (VD: khai thác tiền sử, khám lâm sàng.....) 1.................................................................. 2.................................................................. 3................................................................. 4.................................................................. 5................................................................. 6.................................................................. 7.............................................................. 8................................................................. 25. Vai trò của chức năng hô hấp trong chẩn đoán Hen phế quản ? 1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò 26. Vai trò của X quang phổi trong chẩn đoán Hen phế quản ? 1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò 27. Vai trò của Điện tim trong chẩn đoán Hen phế quản ? 1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò 28. Phân bậc nặng của Hen phế quản dựa trên những thông số nào ? 1.................................................................... 2.................................................................. 3................................................................. 4.................................................................. 5................................................................. 6.................................................................. 29. Phim chụp X quang phổi có thể: Giúp chẩn đoán xác định Giúp xác định biến chứng Giúp chẩn đoán phân biệt Giúp xác định tổn thương phổi khác
  • 45. 30. Hen phế quản khi đã được điều trị hiệu quả, bệnh sẽ: Khỏi hoàn toàn Không khỏi hoàn toàn Tiếp tục nặng dần 31. Nêu tên các nhóm thuốc dùng trong điều trị Hen phế quản ? 1............................................................................. 2................................................................ 3............................................................................ 4................................................................ 5........................................................................... 6................................................................. 7........................................................................... 8................................................................... 32. Nêu các dạng thuốc (VD: uống, tiêm...) được dùng trong điều trị Hen phế quản ? 1............................................................................. 2................................................................ 3............................................................................ 4................................................................ 5........................................................................... 6................................................................. 33. Các điểm cần PHẢI CÓ khi kê đơn cho bệnh nhân Hen phế quản ? 1. Tên thuốc 2. Liều lượng thuốc 3................................................................. 4.................................................................. 5................................................................. 6.................................................................. 7................................................................. 8................................................................. DÙNG THUỐC 34. Mô tả các bước cơ bản khi dùng thuốc dạng bình xịt định liều ? 1............................................................................. 2................................................................ 3............................................................................ 4................................................................ 5........................................................................... 6................................................................. 7........................................................................... 8................................................................... 35. Mô tả các bước cơ bản khi dùng thuốc dạng bình hít Accuhaler ? 1............................................................................. 2................................................................ 3............................................................................ 4................................................................ 5........................................................................... 6................................................................. 7........................................................................... 8................................................................... 36. Mô tả các bước cơ bản khi dùng thuốc dạng bình hít Tubuhaler ? 1............................................................................. 2................................................................ 3............................................................................ 4................................................................ 5........................................................................... 6................................................................. 7........................................................................... 8................................................................... 37. Mô tả các bước cơ bản khi dùng thuốc dạng bình hít Handy haler ? 1............................................................................. 2................................................................ 3............................................................................ 4................................................................ 5........................................................................... 6................................................................. 7........................................................................... 8................................................................... 38. Xin bạn vui lòng cho biết, trong thực hành hàng ngày, việc hướng dẫn dùng đúng các dụng cụ phân phối thuốc có vai trò như thế nào trong điều trị BPTNMT và Hen phế quản ? 1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò 39. Trong thực hành kê đơn điều trị hàng ngày, bạn hướng dẫn dùng đúng các dụng cụ phân phối thuốc không ? 1. Chưa làm 2. Chưa làm thường xuyên 3. Làm đều đặn ở tất cả các lần kê đơn đầu tiên
  • 46. 4. Như ý 3 và kiểm tra lại cách dùng ở tất cả các lần khám sau 40. Bạn có yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc dạng hít/ xịt trước mặt bạn ở tất cả các lần đến khám ? 1. Chưa bao giờ 2. Chưa làm thường xuyên 3. Làm ở lần khám đầu tiên 4. Làm ở tất cả các lần bệnh nhân đến khám TRÁNH YẾU TỐ NGUY CƠ 41. Xin bạn vui lòng cho biết, trong thực hành hàng ngày, việc hướng dẫn TRÁNH YẾU TỐ NGUY CƠ có vai trò như thế nào trong điều trị BPTNMT và Hen phế quản ? 1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò 42. Trong thực hành khám và điều trị hàng ngày, bạn có hướng dẫn bệnh nhân TRÁNH CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ không ? 1. Chưa làm 2. Chưa làm thường xuyên 3. Làm đều đặn ở tất cả các lần khám đầu tiên 4. Như ý 3 và nhắc lại ở tất cả các lần khám sau Bảng hỏi phỏng vấn người bệnh BẢNG HỎI PHỎNG VẤN NGƯỜI BỆNH Xin bác, anh (chị) dành thời gian để trao đổi về những vấn đề liên quan đến bệnh của các bác, anh (chị) đang mắc và được điều trị. Những thông tin trong cuộc trao đổi này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc lập kế hoạch triển khai Dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011
  • 47. Ngày phỏng vấn: ____/____/2011 1. Thực hiện tại tỉnh:..................……………………………………………………………… 2. Tuổi người được phỏng vấn ……… [ ] 1 nam [ ] 2 nữ 3. Trình độ học vấn: [ ] 1 cấp I [ ] 2 cấp II [ ] 3 cấp III [ ] 4 trung cấp [ ] 5 ĐH/sau ĐH 4. Nơi ở: [ ] 1 thành thị [ ] 2 nông thôn 5. Nghề nghiệp: + Viên chức nhà nước [ ] 1 + Cán bộ hưu trí [ ] 2 + Kinh doanh [ ] 3 + Làm ruộng [ ] 4 + Già yếu [ ] 5 + Nghề khác (xin ghi rõ)...................................................................................... 6. Bác, anh (chị) có biết mình bị bệnh gì không ? Không biết Gọi gần đúng tên bệnh Gọi đúng tên bệnh 7. Bác, anh (chị) đã bị bệnh (BPTNMT hoặc HPQ) bao nhiêu năm rồi ?: Lần đầu được chẩn đoán Đã biết được: ............ năm 8. Bác, anh (chị) có thường xuyên đi khám bệnh hàng tháng không ? Có ; không 9. Trong các lần đi khám, bác, anh (chị) có được bác sỹ hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc không ? Có Không 10. Bác, anh (chị) đã được bác sỹ hướng dẫn chi tiết loại thuốc nào? (cho bệnh nhân xem ảnh các loại thuốc) − Dạng bình xịt định liều − Dạng hít Accuhaler − Dạng ống hít Tubuhaler − Dạng viên hít (Spiriva) − Máy khí dung 11. Những lần đi khám lại, Bác, anh (chị) có được bác sỹ yêu cầu dùng thuốc (dạng hít, xịt, khí dung) ngay trước mặt hay không ? Có Không 12. Bác, anh (chị) được hướng dẫn đầy đủ về cách dùng thuốc dạng xịt (hít, khí dung) là do: Nhân viên y tế hướng dẫn Người khác hướng dẫn Đọc từ tờ hướng dẫn dùng thuốc: Xem truyền hình Xem trên mạng internet: Khác……………………………… 13. Theo Bác, anh (chị), để dùng đúng thuốc dạng bình xịt định liều cần tuân thủ những bước nào ? (cho BN xem bình xịt định liều) 1................................................................. 2.................................................................. 3................................................................. 4.................................................................. 5................................................................. 6.................................................................. 7................................................................. 8................................................................. 14. Theo Bác, anh (chị), để dùng đúng thuốc dạng bình hít Accuhaler cần tuân thủ những bước nào ? (cho BN xem bình thuốc Accuhaler) 1................................................................. 2..................................................................
  • 48. 3................................................................. 4.................................................................. 5................................................................. 6.................................................................. 7................................................................. 8................................................................. 15. Theo Bác, anh (chị), để dùng đúng thuốc dạng bình hít Tubuhaler cần tuân thủ những bước nào ? (cho BN xem bình thuốc Tubuhaler) 1................................................................. 2.................................................................. 3................................................................. 4.................................................................. 5................................................................. 6.................................................................. 7................................................................. 8................................................................. 16. Theo Bác, anh (chị), để dùng đúng thuốc dạng viên hít (Spiriva) cần tuân thủ những bước nào ? (cho BN xem dụng cụ hít thuốc Spiriva) 1................................................................. 2.................................................................. 3................................................................. 4.................................................................. 5................................................................. 6.................................................................. 7................................................................ 8................................................................. 17. Bác, anh (chị) có được bác sỹ giải thích về các yếu tố nguy cơ của bệnh không ? Được hướng dẫn chi tiết Được hướng dẫn không chi tiết Không 18. Bác, anh (chị) có thể nêu những yếu tố nguy cơ gây bệnh của mình ? .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. 19. Theo bác, anh (chị), bệnh của bác, anh (chị) có thể chữa khỏi hoàn toàn được không ? Có Không 20. Bác, anh (chị) có được hướng dẫn đi khám lại hàng tháng không ? Có Không 21. Theo Bác, anh (chị), sau khi dùng hết đơn thuốc có cần đi khám lại không ? − Không cần, vì đã hết biểu hiện bệnh − Không cần vì bác sỹ không hẹn khám lại − Nhất định phải đi khám lại vì bệnh không khỏi hoàn toàn − Nhất định phải đi khám lại vì bác sỹ hẹn khám lại − Ý kiến khác:................................................................................................... 22. Khi đi khám vì bệnh đang mắc, Bác, anh (chị) thường đến khám tại bệnh viện nào ? Nơi thường đến khám và điều trị Lý do đến đó Bệnh viện đa khoa tỉnh ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen Trung tâm y tế huyện ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen Trạm y tế xã/phường ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen Bệnh viện trung ương ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen Phòng khám tư nhân ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen 23. Anh/chị thường tìm hiểu thông tin về sức khỏe qua những kênh nào sau đây: a. Báo chí ( ) 1 a1. Loại báo: ………………………………..... b. Ti vi ( ) 2 b1.Kênh…………… b2.lúc mấy giờ:….... c. Đài ( ) 3 c1. Kênh ……………. c2. lúc mấy giờ: …… d. Tư vấn của y tế ( ) 4 d1. ( )1 BVĐK ( )2 TT huyện ( )3 y tế xã e. Bạn bè, người thân ( ) 5 f. Khác (…….…........) f1. ghi cụ thể: ………………………………
  • 49. 24. Khi xem tivi, anh/chị thích nhất thể loại nào: + Phim truyện ( ) 1 + Thời sự ( ) 2 + Thể thao ( ) 3 + Sức khỏe ( ) 4 + Giải trí (các cuộc thi, trò chơi) ( ) 5 + Khác (ghi rõ…………………..) ( ) 9 25. Bác, Anh/chị có biết đến những hoạt động truyền thông tại xã (phường) nơi bác, anh (chị) đang sinh sống không ? [ ] 1 có [ ] 2 không Nếu có, đó là hoạt động gì? Và anh/chị có tham gia không? Hoạt động Biết Tham gia + Tư vấn sức khỏe trực tiếp tại nhà ( ) 2 [ ] 1 có [ ] 2 không + Tư vấn sức khỏe qua loa đài ( ) 3 [ ] 1 có [ ] 2 không + Tổ chức các buổi nói chuyện sức khỏe tại phường/xã ( ) 4 [ ] 1 có [ ] 2 không + Tổ chức chiến dịch, sự kiện tuyên truyền phòng chống dịch bệnh ( ) 5 [ ] 1 có [ ] 2 không + Tài liệu, tờ rơi, pano áp phích ( ) 6 [ ] 1 có xem [ ] 2 không + Khác (ghi rõ ) ( ) 9 [ ] 1 có [ ] 2 không Xin cảm ơn anh/chị đã đóng góp ý kiến. Bảng hỏi phỏng vấn người nhà bệnh nhân BẢNG HỎI PHỎNG VẤN NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN Xin bác, anh (chị) dành thời gian để trao đổi về những vấn đề liên quan đến bệnh của người nhà các bác, anh (chị) đang mắc và được điều trị.
  • 50. Những thông tin trong cuộc trao đổi này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc lập kế hoạch triển khai Dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 Ngày phỏng vấn: ____/____/2011 6. Thực hiện tại tỉnh:..................……………………………………………………………… 7. Tuổi người được phỏng vấn ……… [ ] 1 nam [ ] 2 nữ 8. Trình độ học vấn: [ ] 1 cấp I [ ] 2 cấp II [ ] 3 cấp III [ ] 4 trung cấp [ ] 5 ĐH/sau ĐH 9. Nơi ở: [ ] 1 thành thị [ ] 2 nông thôn 10. Nghề nghiệp: + Viên chức nhà nước [ ] 1 + Cán bộ hưu trí [ ] 2 + Kinh doanh [ ] 3 + Làm ruộng [ ] 4 + Già yếu [ ] 5 6. Bác, anh (chị) có biết người nhà của mình đang chăm sóc ở bệnh viện bị bệnh gì không ? Không biết Gọi gần đúng tên bệnh Gọi đúng tên bệnh 7. Người nhà của Bác, anh (chị) đã bị bệnh (BPTNMT hoặc HPQ) bao nhiêu năm rồi ? Lần đầu được chẩn đoán Đã biết được: ............ năm 8. Người nhà của Bác, anh (chị) có cần sự trợ giúp từ phía các bác, anh (chị) thường xuyên không ? Có Không 9. Bác, anh (chị) có biết các yếu tố nguy cơ gây bệnh/ hoặc gây hại cho bệnh phổi của người nhà của bác, anh (chị) không ? Có Không 10. Nếu có, xin bác, anh (chị) vui lòng liệt kê những yếu tố đó? 1................................................................. 2.................................................................. 3................................................................. 4.................................................................. 5................................................................. 6.................................................................. 11. Bác, anh (chị) có từng được yêu cầu phải loại trừ hoặc hỗ trợ người nhà tránh những yếu tố trên để bệnh của người nhà bác, anh (chị) được kiểm soát tốt hơn ? Có ; Không 12. Trong các lần đi khám, theo Bác, anh (chị), người nhà bệnh nhân có nên được bác sỹ hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc không ? Có ; Nên có ; Không 13. Bác, anh (chị) đã từng được bác sỹ hướng dẫn cách dùng thuốc dạng xịt (hít, khí dung) ? Có ; Không 14. Bác, anh (chị) có được ai hướng dẫn đầy đủ về cách dùng các thuốc dạng xịt (hít, khí dung): Nhân viên y tế hướng dẫn ; Người khác hướng dẫn Đọc từ tờ hướng dẫn dùng thuốc ; Xem truyền hình Xem trên mạng internet: ; Thường xuyên xem người nhà dùng thuốc 15. Theo Bác, anh (chị), khi có người nhà bị BPTNMT/HPQ, hỗ trợ của gia đình là 1. Không thể thiếu 2. Quan trọng 3. Có thể thiếu 4. Không có vai trò 16. Theo bác, anh (chị), bệnh của người nhà bác, anh (chị) có thể chữa khỏi hoàn toàn được không ? Có Không 17. Theo Bác, anh (chị), sau khi dùng hết đơn thuốc, người bị BPTNMT/HPQ có cần đi khám lại − Không cần, vì đã hết biểu hiện bệnh
  • 51. − Không cần vì bác sỹ không hẹn khám lại − Nhất định phải đi khám lại vì bệnh không khỏi hoàn toàn − Nhất định phải đi khám lại vì bác sỹ hẹn khám lại − Ý kiến khác:................................................................................................... 18. Khi đi khám vì bệnh đang mắc, người nhà Bác, anh (chị) thường đến khám tại bệnh viện nào Nơi thường đến khám và điều trị Lý do đến đó Bệnh viện đa khoa tỉnh ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen Trung tâm y tế huyện ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen Trạm y tế xã/phường ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen Bệnh viện trung ương ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen Phòng khám tư nhân ( ) 1 [ ] 1 Gần nhà [ ] 2 chất lượng tốt [ ] 3 có người quen 19. Anh/chị thường tìm hiểu thông tin về sức khỏe qua những kênh nào sau đây: g. Báo chí ( ) 1 a1. Loại báo: ………………………… h. Ti vi ( ) 2 b1.Kênh……………b2.lúc mấy giờ:…... i. Đài ( ) 3 c1. Kênh ……….….c2. lúc mấy giờ: ...... j. Tư vấn của y tế ( ) 4 d1.( )1 BVĐK d2. ( )2 TTYT huyện d3. ( )3 y tế xã k. Bạn bè, người thân ( ) 5 l. Khác (…….…........) f1. ghi cụ thể: ……………………………… 20. Khi xem tivi, anh/chị thích nhất thể loại nào: + Phim truyện ( ) 1 + Thời sự ( ) 2 + Thể thao ( ) 3 + Sức khỏe ( ) 4 + Giải trí (các cuộc thi, trò chơi) ( ) 5 + Khác (ghi rõ…………………..) ( ) 9 21. Anh/chị có biết đến những hoạt động truyền thông tại xã (phường) nơi bác, anh (chị) đang sinh sống không ? [ ] 1 có [ ] 2 không 22. Nếu có, đó là hoạt động gì? Và anh/chị có tham gia không? Hoạt động Biết Tham gia + Tư vấn sức khỏe trực tiếp tại nhà ( ) 2 [ ] 1 có [ ] 2 không + Tư vấn sức khỏe qua loa đài ( ) 3 [ ] 1 có [ ] 2 không + Tổ chức các buổi nói chuyện sức khỏe tại phường/xã ( ) 4 [ ] 1 có [ ] 2 không + Tổ chức chiến dịch, sự kiện tuyên truyền phòng chống dịch bệnh ( ) 5 [ ] 1 có [ ] 2 không + Tài liệu, tờ rơi, pano áp phích ( ) 6 [ ] 1 có xem [ ] 2 không + Khác (ghi rõ ) ( ) 9 [ ] 1 có [ ] 2 không Xin cảm ơn anh/chị đã đóng góp ý kiến.