SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
Download to read offline
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
Khoa Nội tiết - Bệnh viện Bạch Mai
Mục tiêu
1. Trình bày được các xét nghiệm cơ bản trong chẩn đoán bệnh suy giáp.
2. Trình bày được chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt các thể suy giáp.
3. Trình bày được các phương pháp điều trị bệnh suy giáp.
1. Đại cương
Suy giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp,
sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể, gây nên
tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét
nghiệm.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ, chiếm tỉ lệ 2%; trong khi ở nam giới chỉ có 0,1%.
Suy giáp cận lâm sàng gặp ở 7,5% phụ nữ và 3% ở nam giới, tăng dần theo tuổi.
Suy giáp bẩm sinh gặp ở 1/5000 trẻ sơ sinh.
2. Chẩn đoán
2.1. Chẩn đoán xác định
2.1.1. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh nhân mệt mỏi không rõ nguyên nhân, tăng cân dù ăn uống kém, sợ lạnh,
chậm chạp, giảm trí nhớ.
Tổn thương da-niêm mạc, lông tóc móng: thâm nhiễm da và niêm mạc làm bệnh
nhân biến đổi hình thể. Mặt tròn, ít biểu lộ cảm xúc. Da khô, vàng sáp. Niêm
mạc lưỡi bị xâm nhiễm làm lưỡi bị to ra, giọng khàn. Thâm nhiễm niêm mạc
mũi làm cho ngủ có tiếng ngáy. Tóc khô dễ rụng.
Triệu chứng tim mạch: tim nhịp chậm < 60 chu kỳ/phút, huyết áp thấp, tốc độ
tuần hoàn giảm, cung lượng tim thấp, tim to do thâm nhiễm cơ tim, thể nặng có
thể có tràn dịch màng tim. Nghe tim thấy tim mờ, chậm đều hoặc không đều.
Rối loạn tiêu hoá: táo bón dai dẳng do giảm nhu động ruột.
Khám tuyến giáp: thường không sờ thấy được.
Dấu hiệu cơ bắp: yếu cơ, chuột rút, đau cơ hay gặp.
2.1.2. Xét nghiệm cận lâm sàng: FT3, FT4 giảm, TSH tăng đây là dấu hiệu
giúp chẩn đoán xác định suy giáp và chẩn đoán phân biệt suy giáp tại tuyến, suy
giáp ngoài tuyến và suy giáp cận lâm sàng.
Suy giáp tại tuyến: TSH tăng (>10 μU/ml ), FT4 giảm.
Suy giáp ngoài tuyến: TSH bình thường hoặc giảm, FT4 giảm.
Suy giáp cận lâm sàng: TSH tăng (>5 μU/ml ), FT4 bình thường.
2.2. Chẩn đoán phân biệt
2.2.1 Theo thể lâm sàng
Khi có một số triệu chứng gợi ý suy giáp dù không đầy đủ như: Hội chứng trầm
cảm, phụ nữ 50 tuổi có các triệu chứng mãn kinh nặng hoặc Alzheimer, nên
định lượng hormon tuyến giáp để chẩn đoán.
Những người thiếu máu, dinh dưỡng kém.
Những người béo phì.
2.2.2. Hội chứng T3 giảm: có đặc điểm là T4 bình thường hoặc hơi cao, T3
thấp , FT3 tăng và TSH bình thường có thể gặp trong các bệnh cấp và mạn tính
như nhiễm khuẩn nặng, ung thư di căn, suy tim giai đoạn cuối, điều trị hồi sức
tích cực lâu ngày, suy dinh dưỡng. Khi không có tăng TSH có thể loại trừ suy
giáp.
2.2.3. Chứng đần độn của bệnh Langdon-Down: bệnh nhân có biểu hiện mắt
xếch, da và hệ lông tóc móng bình thường, bàn tay khỉ.
2.2.4. Những bệnh gây lùn: bệnh ngắn xương chi có biểu hiện các chi ngắn vì
các sụn đầu xương chi sớm liền.
2.3. Chẩn đoán nguyên nhân
2.3.1. Nguyên nhân của suy giáp tiên phát
a) Nguyên nhân tại tuyến giáp:
Viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn Hashimoto giai đoạn muộn: là loại viêm giáp
trạng tăng lympho bào, có sự thâm nhiễm lympho tbào vào tổ chức giáp trạng
và có kháng thể kháng giáp trạng.
Tuyến giáp teo ở phụ nữ mãn kinh.
Viêm tuyến giáp bán cấp tái phát nhiều lần.
Một số nguyên nhân hiếm gặp:
- Những khiếm khuyết bẩm sinh trong quá trình tổng hợp và bài tiết hormon
giáp trạng.
- Rối loạn sinh tổng hợp tuyến giáp biểu hiện muộn.
- Rối loạn chuyển hoá Iod: thừa hoặc thiếu Iod.
- Không có tuyến giáp.
b) Nguyên nhân do điều trị:
Sau phẫu thuật tuyến giáp (Cắt quá nhiều hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp).
Sau điều trị bằng Iod 131 hoặc bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều.
2.3.2. Nguyên nhân của suy giáp thứ phát:
Khối u lành hoặc ác tính của tuyến yên.
Sau phẫu thuật tuyến yên hoặc chấn thương tuyến yên.
Hoại tử tuyến yên do mất máu sau đẻ (Hội chứng Sheehan).
Chiếu tia xạ vào vùng tuyến yên.
Rối loạn chức năng vùng dưới đồi.
3. Xét nghiệm cận lâm sàng
3.1. Xét nghiệm cơ bản
Siêu âm tuyến giáp: siêu âm tuyến giáp bằng đầu dò 7.5 hoặc 10 Hz, tuyến giáp
teo nhỏ hoặc không quan sát đựơc nhu mô tuyến giáp trên siêu âm (trong các
trường hợp suy giáp sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp), đậm độ nhu mô
tuyến giảm âm, có thể có nhiều xơ hoá (do viêm tuyến giáp mạn tính
Hashimoto).
Công thức máu: thường có thiếu máu, hồng cầu bình thường hoặc to.
Sinh hoá máu:
- FT4, TSH.
- Cholesterol, Triglycerid: tăng.
- Glucose, Natri giảm; CK, CKMB tăng.
Siêu âm tim: phát hiện tràn dịch màng ngòai tim, viêm màng ngoài tim.
Chụp XQ tim phổi: bóng tim to do thâm nhiễm cơ tim, có thể có tràn dịch màng
tim.
Điện tâm đồ: nhịp chậm xoang, QRS điện thế thấp lan toả ở tất cả các chuyển
đạo.
3.2. Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây suy giáp
3.2.1. Suy giáp tại tuyến
Anti-TPO hoặc anti-TG thường tăng trong suy giáp tại tuyến do viêm tuyến
giáp tự miễn mạn tính Hashimoto.
Hình ảnh giải phẫu bệnh điển hình của viêm tuyến giáp tự miễn mạn tính
Hashimoto: nhu mô tuyến bị phá huỷ, thay vào đó là các tổ chức lympho bào.
3.2.2. Suy giáp ngoài tuyến
Phải định lượng các hormon tuyến thượng thận và tuyến sinh dục vì có thể suy
giáp nằm trong bệnh cảnh suy đa tuyến.
Chụp MRI sọ não để phát hiện khối u tuyến yên (trong một số trường hợp nghi
ngờ do nguyên nhân tuyến yên, kết hợp khám chuyên khoa mắt: đo thị trường,
thị lực.
4. Điều trị
4.1. Nguyên tắc chung
Mọi trường hợp suy giáp phải điều trị, trừ các trường hợp nhẹ mới có biến đổi
về xét nghiệm ở những bệnh nhân có nguy cơ mạch vành. Điều trị bằng hormon
thay thế đường uống, vĩnh viễn.
Thuốc thường dùng là L_Thyroxin (L-T4): là lựa chọn đầu tiên để điều trị suy
giáp, an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai và có thể sử dụng trong hôn mê do
suy giáp; hấp thu 60-80%, thời gian bán huỷ dài, khoảng 7 ngày. Đóng dạng
viên nén, hàm lượng 50μg và 100μg (biệt dược L-Thyroxine, Thyrax…). Uống
1 lần mỗi ngày, vào lúc đói, trước bữa ăn sáng 30 phút. Cần lưu ý không uống
thuốc naỳ cùng thời điểm với các chế phẩm calcium carbonate, sắt,
cholestyramine, sucralfate, nhôm hydroxide. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh
cải thiện sau vài tuần uống thuốc (thường khỏang 6-8 tuần).
Cần tiên lượng trước tai biến mạch vành ở các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ.
Cần loại trừ hoặc điều trị suy thượng thận trước khi điều trị thay thế hormon
tuyến giáp.
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Bệnh nhân không có bệnh lý mạch vành
Có thể điều trị ngoại trú
Liều tấn công ban đầu tương đối cao: Levothyrox 1÷2 μg/kg/ngày (trung bình
1,6 μg/kg/ngày). Tăng liều từ từ khoảng 25÷50 μg/mối 2 tuần, cho tới khi đạt
mục tiêu (TSH về bình thường). Rồi duy trì liều ổn định. Lưu ý phát hiện triệu
chứng quá liều là triệu chứng cường giáp.
Theo dõi: mục đích là đạt được nồng độ TSH bình thường. Cần định lượng TSH
3-6 tuần sau lần chỉnh thuốc lần cuối cùng.
Được gọi là điều trị có hiệu quả khi:
- Lâm sàng: hết các triệu chứng cơ năng như mệt mỏi, sợ lạnh, táo bón…các
triệu chứng thâm nhiễm da, niêm mạc mất đi chậm hơn.
- Xét nghiệm: TSH về bình thường.
4.2.2. Bệnh nhân lớn tuổi và /hoặc có nghi ngờ bệnh mạch vành
Nên điều trị tại các cơ sở y tế.
Trước khi điều trị hormon thay thế cần kiểm tra và điều trị thiếu máu (nếu có),
tăng liều thuốc điều trị đau thắt ngực đang dùng; nếu không có chống chỉ định
thì dùng thuốc chẹn beta-giao cảm chọn lọc, chỉnh liều cho phù hợp với chức
năng tim.
Điều trị suy giáp: Nên bắt đầu với Levothyrox liều tối thiểu (12,5μg/ngày), tăng
liều từ từ 12,5μg/tuần, thậm chí còn thấp hơn.
Theo dõi:
- Về tim mạch: triệu chứng đau thắt ngực, điện tâm đồ hàng ngày. Định lượng
men tim 2 lần/tuần.
- Theo dõi công thức máu: nếu có thiếu máu.
- Nếu có xuất hiện đau thắt ngực khi tăng liều hormon thay thế cần làm điện tâm
đồ, định lượng men tim, tăng liều thuốc chống đau thắt ngực và ngừng tăng liều
hormon thay thế.
Mục tiêu điều trị: TSH ở giới hạn cao của bình thường. Nên duy trì liều
Levothyrox dưới liều điều trị để tránh cơn đau thắt ngực.
4.2.3. Điều trị phụ nữ suy giáp có thai
Khi có thai thì liều thuốc phải tăng 25-50% so với lúc chưa có thai. Cần phải
theo dõi kỹ bệnh, chỉ số FT4, TSH trong thai kỳ đặc biệt là quí đầu của thai kỳ
vì đây là khoảng thời gian thai nhi chưa có tuyến giáp nhưng lại có nhu cầu lớn
hormone cho việc phát triển trí tuệ.
- BN cần đi khám lại hàng tháng để chỉnh liều, mục tiêu điều trị là TSH<2
μU/ml ở các BN suy giáp tại tuyến.
- Sau đẻ, BN quay trở lại uống liều như trước khi có thai.
4.2.4. Điều trị suy giáp thứ phát do nguyên nhân trên cao
Nguyên tắc điều trị L-Thyroxin như ở trên. Điều chỉnh liều nhằm đạt được nồng
độ FT4 trong giới hạn bình thường.
Phải điều trị thay thế hormon tuyến thượng thận trước khi điều trị hormon tuyến
giáp (nguyên tắc điều trị: xem bài điều trị suy thượng thận).
4.2.5. Suy giáp cận lâm sàng:
Chỉ định điều trị còn tranh cãi, có chỉ định khi (a) có triệu chứng lâm sàng của
suy giáp, (b) tăng cholesterol máu phải điều trị, (c) bướu cổ, (d) có thai, hoặc (d)
TSH>10μU/ml.
4.3. Điều trị hôn mê suy giáp
Bệnh nhân cần được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực.
Trường hợp giảm thông khí, giảm oxy cần được theo dõi và xét đặt nội khí
quản, thở máy. Sưởi ấm cho bệnh nhân.
Ngày đầu tiên có thể cho 200 mg hydrocortisone/ngày, tiêm tĩnh mạch.
Cho LT-4.
5. Phòng bệnh
Những bệnh nhân có anti-TPO tăng mà chưa có suy giáp lâm sàng thì phải theo
dõi và xét nghiệm định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời suy
giáp.
Những phụ nữ có tiền sử đẻ mất máu nhiều phải được khám và phát hiện sớm
Hội chứng Sheehan.
Sơ đồ chẩn đoán suy giáp

More Related Content

What's hot

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠNTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠNSoM
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤPTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤPSoM
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCSoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GANTIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GANSoM
 
TIẾP CẬN TIM BẨM SINH
TIẾP CẬN TIM BẨM SINHTIẾP CẬN TIM BẨM SINH
TIẾP CẬN TIM BẨM SINHSoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGSoM
 
Gout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trịGout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trịYen Ha
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGSoM
 
Viêm túi mật cấp - khuyến cáo Tokyo 2018.pdf
Viêm túi mật cấp - khuyến cáo Tokyo 2018.pdfViêm túi mật cấp - khuyến cáo Tokyo 2018.pdf
Viêm túi mật cấp - khuyến cáo Tokyo 2018.pdfCuong Nguyen
 
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬNSUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬNSoM
 
ÁP XE GAN
ÁP XE GANÁP XE GAN
ÁP XE GANSoM
 
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌHỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌSoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓATIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓASoM
 
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊVIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊSoM
 
THALASSEMIA.docx
THALASSEMIA.docxTHALASSEMIA.docx
THALASSEMIA.docxSoM
 
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯSoM
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔISoM
 
Phan tich xquang nguc co ban
Phan tich xquang nguc co banPhan tich xquang nguc co ban
Phan tich xquang nguc co banbanbientap
 

What's hot (20)

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠNTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠN
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤPTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
 
Hoi chung suy tim 2012
Hoi chung suy tim  2012Hoi chung suy tim  2012
Hoi chung suy tim 2012
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GANTIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
 
TIẾP CẬN TIM BẨM SINH
TIẾP CẬN TIM BẨM SINHTIẾP CẬN TIM BẨM SINH
TIẾP CẬN TIM BẨM SINH
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
 
Gout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trịGout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trị
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNG
 
Viêm túi mật cấp - khuyến cáo Tokyo 2018.pdf
Viêm túi mật cấp - khuyến cáo Tokyo 2018.pdfViêm túi mật cấp - khuyến cáo Tokyo 2018.pdf
Viêm túi mật cấp - khuyến cáo Tokyo 2018.pdf
 
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬNSUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
 
ÁP XE GAN
ÁP XE GANÁP XE GAN
ÁP XE GAN
 
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌHỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓATIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
 
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊVIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
 
THALASSEMIA.docx
THALASSEMIA.docxTHALASSEMIA.docx
THALASSEMIA.docx
 
Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóaXuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa
 
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔI
 
Phan tich xquang nguc co ban
Phan tich xquang nguc co banPhan tich xquang nguc co ban
Phan tich xquang nguc co ban
 

Similar to CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP

Suy tuyến giáp ở người lớn
Suy tuyến giáp ở người lớnSuy tuyến giáp ở người lớn
Suy tuyến giáp ở người lớnHOANGHUYEN178
 
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁPCHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁPSoM
 
Tiếp cận suy giáp 2020
Tiếp cận suy giáp 2020Tiếp cận suy giáp 2020
Tiếp cận suy giáp 2020Dương Thành
 
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁPCHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁPSoM
 
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁPCHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁPSoM
 
benh ly he tuan hoan
benh ly he tuan hoanbenh ly he tuan hoan
benh ly he tuan hoanDailybong88
 
Phân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩPhân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩHA VO THI
 
Cập nhật bệnh lý tuyến giáp - TS Trần Quang Nam
Cập nhật bệnh lý tuyến giáp - TS Trần Quang NamCập nhật bệnh lý tuyến giáp - TS Trần Quang Nam
Cập nhật bệnh lý tuyến giáp - TS Trần Quang NamThuanHoMD
 
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁPBỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁPSoM
 
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊSoM
 
19 nhung-roi-loan-tang-huyet-ap-trong-thoi-ky-co-thai-tsg-sg
19 nhung-roi-loan-tang-huyet-ap-trong-thoi-ky-co-thai-tsg-sg19 nhung-roi-loan-tang-huyet-ap-trong-thoi-ky-co-thai-tsg-sg
19 nhung-roi-loan-tang-huyet-ap-trong-thoi-ky-co-thai-tsg-sgDuy Quang
 
Phác đồ điều trị khoa y dược cổ truyền
Phác đồ điều trị khoa y dược cổ truyềnPhác đồ điều trị khoa y dược cổ truyền
Phác đồ điều trị khoa y dược cổ truyềndocnghia
 
Phân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápPhân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápHA VO THI
 
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐỘT QUỊ
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐỘT QUỊĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐỘT QUỊ
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐỘT QUỊlong le xuan
 
[Duoc ly] thuoc chua thieu mau thuoc dieu tri rlhh - th s duong
[Duoc ly] thuoc chua thieu mau   thuoc dieu tri rlhh - th s duong[Duoc ly] thuoc chua thieu mau   thuoc dieu tri rlhh - th s duong
[Duoc ly] thuoc chua thieu mau thuoc dieu tri rlhh - th s duongk1351010236
 
Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu
Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu
Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu Nghia Nguyen Trong
 
Thuoc chua thieu mau thuoc dieu tri rlhh - th s duong
Thuoc chua thieu mau   thuoc dieu tri rlhh - th s duongThuoc chua thieu mau   thuoc dieu tri rlhh - th s duong
Thuoc chua thieu mau thuoc dieu tri rlhh - th s duongvietvuong1990
 

Similar to CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP (20)

Suy tuyến giáp ở người lớn
Suy tuyến giáp ở người lớnSuy tuyến giáp ở người lớn
Suy tuyến giáp ở người lớn
 
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁPCHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
 
Tiếp cận suy giáp 2020
Tiếp cận suy giáp 2020Tiếp cận suy giáp 2020
Tiếp cận suy giáp 2020
 
SUY TIM CẤP
SUY TIM CẤPSUY TIM CẤP
SUY TIM CẤP
 
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁPCHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
 
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁPCHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
 
Bản sao của igv
Bản sao của igvBản sao của igv
Bản sao của igv
 
benh ly he tuan hoan
benh ly he tuan hoanbenh ly he tuan hoan
benh ly he tuan hoan
 
Suygiap
SuygiapSuygiap
Suygiap
 
Phân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩPhân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩ
 
Cập nhật bệnh lý tuyến giáp - TS Trần Quang Nam
Cập nhật bệnh lý tuyến giáp - TS Trần Quang NamCập nhật bệnh lý tuyến giáp - TS Trần Quang Nam
Cập nhật bệnh lý tuyến giáp - TS Trần Quang Nam
 
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁPBỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
 
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
 
19 nhung-roi-loan-tang-huyet-ap-trong-thoi-ky-co-thai-tsg-sg
19 nhung-roi-loan-tang-huyet-ap-trong-thoi-ky-co-thai-tsg-sg19 nhung-roi-loan-tang-huyet-ap-trong-thoi-ky-co-thai-tsg-sg
19 nhung-roi-loan-tang-huyet-ap-trong-thoi-ky-co-thai-tsg-sg
 
Phác đồ điều trị khoa y dược cổ truyền
Phác đồ điều trị khoa y dược cổ truyềnPhác đồ điều trị khoa y dược cổ truyền
Phác đồ điều trị khoa y dược cổ truyền
 
Phân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápPhân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết áp
 
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐỘT QUỊ
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐỘT QUỊĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐỘT QUỊ
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐỘT QUỊ
 
[Duoc ly] thuoc chua thieu mau thuoc dieu tri rlhh - th s duong
[Duoc ly] thuoc chua thieu mau   thuoc dieu tri rlhh - th s duong[Duoc ly] thuoc chua thieu mau   thuoc dieu tri rlhh - th s duong
[Duoc ly] thuoc chua thieu mau thuoc dieu tri rlhh - th s duong
 
Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu
Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu
Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu
 
Thuoc chua thieu mau thuoc dieu tri rlhh - th s duong
Thuoc chua thieu mau   thuoc dieu tri rlhh - th s duongThuoc chua thieu mau   thuoc dieu tri rlhh - th s duong
Thuoc chua thieu mau thuoc dieu tri rlhh - th s duong
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh TrangMinhTTrn14
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfMinhTTrn14
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP

  • 1. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP Khoa Nội tiết - Bệnh viện Bạch Mai Mục tiêu 1. Trình bày được các xét nghiệm cơ bản trong chẩn đoán bệnh suy giáp. 2. Trình bày được chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt các thể suy giáp. 3. Trình bày được các phương pháp điều trị bệnh suy giáp. 1. Đại cương Suy giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nghiệm. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, chiếm tỉ lệ 2%; trong khi ở nam giới chỉ có 0,1%. Suy giáp cận lâm sàng gặp ở 7,5% phụ nữ và 3% ở nam giới, tăng dần theo tuổi. Suy giáp bẩm sinh gặp ở 1/5000 trẻ sơ sinh. 2. Chẩn đoán 2.1. Chẩn đoán xác định 2.1.1. Triệu chứng lâm sàng Bệnh nhân mệt mỏi không rõ nguyên nhân, tăng cân dù ăn uống kém, sợ lạnh, chậm chạp, giảm trí nhớ. Tổn thương da-niêm mạc, lông tóc móng: thâm nhiễm da và niêm mạc làm bệnh nhân biến đổi hình thể. Mặt tròn, ít biểu lộ cảm xúc. Da khô, vàng sáp. Niêm mạc lưỡi bị xâm nhiễm làm lưỡi bị to ra, giọng khàn. Thâm nhiễm niêm mạc mũi làm cho ngủ có tiếng ngáy. Tóc khô dễ rụng. Triệu chứng tim mạch: tim nhịp chậm < 60 chu kỳ/phút, huyết áp thấp, tốc độ tuần hoàn giảm, cung lượng tim thấp, tim to do thâm nhiễm cơ tim, thể nặng có thể có tràn dịch màng tim. Nghe tim thấy tim mờ, chậm đều hoặc không đều. Rối loạn tiêu hoá: táo bón dai dẳng do giảm nhu động ruột.
  • 2. Khám tuyến giáp: thường không sờ thấy được. Dấu hiệu cơ bắp: yếu cơ, chuột rút, đau cơ hay gặp. 2.1.2. Xét nghiệm cận lâm sàng: FT3, FT4 giảm, TSH tăng đây là dấu hiệu giúp chẩn đoán xác định suy giáp và chẩn đoán phân biệt suy giáp tại tuyến, suy giáp ngoài tuyến và suy giáp cận lâm sàng. Suy giáp tại tuyến: TSH tăng (>10 μU/ml ), FT4 giảm. Suy giáp ngoài tuyến: TSH bình thường hoặc giảm, FT4 giảm. Suy giáp cận lâm sàng: TSH tăng (>5 μU/ml ), FT4 bình thường. 2.2. Chẩn đoán phân biệt 2.2.1 Theo thể lâm sàng Khi có một số triệu chứng gợi ý suy giáp dù không đầy đủ như: Hội chứng trầm cảm, phụ nữ 50 tuổi có các triệu chứng mãn kinh nặng hoặc Alzheimer, nên định lượng hormon tuyến giáp để chẩn đoán. Những người thiếu máu, dinh dưỡng kém. Những người béo phì. 2.2.2. Hội chứng T3 giảm: có đặc điểm là T4 bình thường hoặc hơi cao, T3 thấp , FT3 tăng và TSH bình thường có thể gặp trong các bệnh cấp và mạn tính như nhiễm khuẩn nặng, ung thư di căn, suy tim giai đoạn cuối, điều trị hồi sức tích cực lâu ngày, suy dinh dưỡng. Khi không có tăng TSH có thể loại trừ suy giáp. 2.2.3. Chứng đần độn của bệnh Langdon-Down: bệnh nhân có biểu hiện mắt xếch, da và hệ lông tóc móng bình thường, bàn tay khỉ. 2.2.4. Những bệnh gây lùn: bệnh ngắn xương chi có biểu hiện các chi ngắn vì các sụn đầu xương chi sớm liền. 2.3. Chẩn đoán nguyên nhân 2.3.1. Nguyên nhân của suy giáp tiên phát
  • 3. a) Nguyên nhân tại tuyến giáp: Viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn Hashimoto giai đoạn muộn: là loại viêm giáp trạng tăng lympho bào, có sự thâm nhiễm lympho tbào vào tổ chức giáp trạng và có kháng thể kháng giáp trạng. Tuyến giáp teo ở phụ nữ mãn kinh. Viêm tuyến giáp bán cấp tái phát nhiều lần. Một số nguyên nhân hiếm gặp: - Những khiếm khuyết bẩm sinh trong quá trình tổng hợp và bài tiết hormon giáp trạng. - Rối loạn sinh tổng hợp tuyến giáp biểu hiện muộn. - Rối loạn chuyển hoá Iod: thừa hoặc thiếu Iod. - Không có tuyến giáp. b) Nguyên nhân do điều trị: Sau phẫu thuật tuyến giáp (Cắt quá nhiều hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp). Sau điều trị bằng Iod 131 hoặc bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều. 2.3.2. Nguyên nhân của suy giáp thứ phát: Khối u lành hoặc ác tính của tuyến yên. Sau phẫu thuật tuyến yên hoặc chấn thương tuyến yên. Hoại tử tuyến yên do mất máu sau đẻ (Hội chứng Sheehan). Chiếu tia xạ vào vùng tuyến yên. Rối loạn chức năng vùng dưới đồi. 3. Xét nghiệm cận lâm sàng 3.1. Xét nghiệm cơ bản Siêu âm tuyến giáp: siêu âm tuyến giáp bằng đầu dò 7.5 hoặc 10 Hz, tuyến giáp teo nhỏ hoặc không quan sát đựơc nhu mô tuyến giáp trên siêu âm (trong các trường hợp suy giáp sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp), đậm độ nhu mô tuyến giảm âm, có thể có nhiều xơ hoá (do viêm tuyến giáp mạn tính
  • 4. Hashimoto). Công thức máu: thường có thiếu máu, hồng cầu bình thường hoặc to. Sinh hoá máu: - FT4, TSH. - Cholesterol, Triglycerid: tăng. - Glucose, Natri giảm; CK, CKMB tăng. Siêu âm tim: phát hiện tràn dịch màng ngòai tim, viêm màng ngoài tim. Chụp XQ tim phổi: bóng tim to do thâm nhiễm cơ tim, có thể có tràn dịch màng tim. Điện tâm đồ: nhịp chậm xoang, QRS điện thế thấp lan toả ở tất cả các chuyển đạo. 3.2. Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây suy giáp 3.2.1. Suy giáp tại tuyến Anti-TPO hoặc anti-TG thường tăng trong suy giáp tại tuyến do viêm tuyến giáp tự miễn mạn tính Hashimoto. Hình ảnh giải phẫu bệnh điển hình của viêm tuyến giáp tự miễn mạn tính Hashimoto: nhu mô tuyến bị phá huỷ, thay vào đó là các tổ chức lympho bào. 3.2.2. Suy giáp ngoài tuyến Phải định lượng các hormon tuyến thượng thận và tuyến sinh dục vì có thể suy giáp nằm trong bệnh cảnh suy đa tuyến. Chụp MRI sọ não để phát hiện khối u tuyến yên (trong một số trường hợp nghi ngờ do nguyên nhân tuyến yên, kết hợp khám chuyên khoa mắt: đo thị trường, thị lực. 4. Điều trị 4.1. Nguyên tắc chung Mọi trường hợp suy giáp phải điều trị, trừ các trường hợp nhẹ mới có biến đổi về xét nghiệm ở những bệnh nhân có nguy cơ mạch vành. Điều trị bằng hormon thay thế đường uống, vĩnh viễn.
  • 5. Thuốc thường dùng là L_Thyroxin (L-T4): là lựa chọn đầu tiên để điều trị suy giáp, an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai và có thể sử dụng trong hôn mê do suy giáp; hấp thu 60-80%, thời gian bán huỷ dài, khoảng 7 ngày. Đóng dạng viên nén, hàm lượng 50μg và 100μg (biệt dược L-Thyroxine, Thyrax…). Uống 1 lần mỗi ngày, vào lúc đói, trước bữa ăn sáng 30 phút. Cần lưu ý không uống thuốc naỳ cùng thời điểm với các chế phẩm calcium carbonate, sắt, cholestyramine, sucralfate, nhôm hydroxide. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh cải thiện sau vài tuần uống thuốc (thường khỏang 6-8 tuần). Cần tiên lượng trước tai biến mạch vành ở các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ. Cần loại trừ hoặc điều trị suy thượng thận trước khi điều trị thay thế hormon tuyến giáp. 4.2. Điều trị cụ thể 4.2.1. Bệnh nhân không có bệnh lý mạch vành Có thể điều trị ngoại trú Liều tấn công ban đầu tương đối cao: Levothyrox 1÷2 μg/kg/ngày (trung bình 1,6 μg/kg/ngày). Tăng liều từ từ khoảng 25÷50 μg/mối 2 tuần, cho tới khi đạt mục tiêu (TSH về bình thường). Rồi duy trì liều ổn định. Lưu ý phát hiện triệu chứng quá liều là triệu chứng cường giáp. Theo dõi: mục đích là đạt được nồng độ TSH bình thường. Cần định lượng TSH 3-6 tuần sau lần chỉnh thuốc lần cuối cùng. Được gọi là điều trị có hiệu quả khi: - Lâm sàng: hết các triệu chứng cơ năng như mệt mỏi, sợ lạnh, táo bón…các triệu chứng thâm nhiễm da, niêm mạc mất đi chậm hơn. - Xét nghiệm: TSH về bình thường. 4.2.2. Bệnh nhân lớn tuổi và /hoặc có nghi ngờ bệnh mạch vành Nên điều trị tại các cơ sở y tế. Trước khi điều trị hormon thay thế cần kiểm tra và điều trị thiếu máu (nếu có), tăng liều thuốc điều trị đau thắt ngực đang dùng; nếu không có chống chỉ định thì dùng thuốc chẹn beta-giao cảm chọn lọc, chỉnh liều cho phù hợp với chức năng tim. Điều trị suy giáp: Nên bắt đầu với Levothyrox liều tối thiểu (12,5μg/ngày), tăng
  • 6. liều từ từ 12,5μg/tuần, thậm chí còn thấp hơn. Theo dõi: - Về tim mạch: triệu chứng đau thắt ngực, điện tâm đồ hàng ngày. Định lượng men tim 2 lần/tuần. - Theo dõi công thức máu: nếu có thiếu máu. - Nếu có xuất hiện đau thắt ngực khi tăng liều hormon thay thế cần làm điện tâm đồ, định lượng men tim, tăng liều thuốc chống đau thắt ngực và ngừng tăng liều hormon thay thế. Mục tiêu điều trị: TSH ở giới hạn cao của bình thường. Nên duy trì liều Levothyrox dưới liều điều trị để tránh cơn đau thắt ngực. 4.2.3. Điều trị phụ nữ suy giáp có thai Khi có thai thì liều thuốc phải tăng 25-50% so với lúc chưa có thai. Cần phải theo dõi kỹ bệnh, chỉ số FT4, TSH trong thai kỳ đặc biệt là quí đầu của thai kỳ vì đây là khoảng thời gian thai nhi chưa có tuyến giáp nhưng lại có nhu cầu lớn hormone cho việc phát triển trí tuệ. - BN cần đi khám lại hàng tháng để chỉnh liều, mục tiêu điều trị là TSH<2 μU/ml ở các BN suy giáp tại tuyến. - Sau đẻ, BN quay trở lại uống liều như trước khi có thai. 4.2.4. Điều trị suy giáp thứ phát do nguyên nhân trên cao Nguyên tắc điều trị L-Thyroxin như ở trên. Điều chỉnh liều nhằm đạt được nồng độ FT4 trong giới hạn bình thường. Phải điều trị thay thế hormon tuyến thượng thận trước khi điều trị hormon tuyến giáp (nguyên tắc điều trị: xem bài điều trị suy thượng thận). 4.2.5. Suy giáp cận lâm sàng: Chỉ định điều trị còn tranh cãi, có chỉ định khi (a) có triệu chứng lâm sàng của suy giáp, (b) tăng cholesterol máu phải điều trị, (c) bướu cổ, (d) có thai, hoặc (d) TSH>10μU/ml. 4.3. Điều trị hôn mê suy giáp Bệnh nhân cần được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực. Trường hợp giảm thông khí, giảm oxy cần được theo dõi và xét đặt nội khí quản, thở máy. Sưởi ấm cho bệnh nhân. Ngày đầu tiên có thể cho 200 mg hydrocortisone/ngày, tiêm tĩnh mạch.
  • 7. Cho LT-4. 5. Phòng bệnh Những bệnh nhân có anti-TPO tăng mà chưa có suy giáp lâm sàng thì phải theo dõi và xét nghiệm định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời suy giáp. Những phụ nữ có tiền sử đẻ mất máu nhiều phải được khám và phát hiện sớm Hội chứng Sheehan.
  • 8. Sơ đồ chẩn đoán suy giáp