SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-----

-----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH QUẢNG NAM
NGUYỄN THỊ ĐÌNH HẠ
KHÓA HỌC: 2013 - 2017
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-----

-----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH QUẢNG NAM
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị ìnhHạ
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Thị BíchNgọc
Lớp K47 TCDN
Niênkhóa: 2013 - 2017
Huế, 5/2017
Lời Cảm Ơn
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu
trường cùng toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại ọc Kinh Tế Huế,
những người đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho
em trong suốt bốn năm học qua. Em xin cảm ơn quý thầy cô giáo khoa
Tài Chính – Ngân hàng, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn TS. Trần Thị
Bích Ngọc đã quan tâm, tận tình c ỉ bảo giúp đỡ và giải đáp những
thắc mắc của em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh
đạo, các anh chị cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng Sài
Gòn Thương Tín Chi Nhánh Quảng Nam, đặc biệt là các anh
chị phòng Kinh Doanh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có
thể học tập những kiến thức chuyên môn, rèn luyện một số kỹ
năng mềm, cũng như đóng góp ý kiến bổ ích cho em hoàn t
ành đợt thực tập của mình với kết quả như mong đợi.
Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm
bài báo cáo thực tập khó tránh những sai sót, rất mong quý
thầy cô bỏ qua. Đồng thời, do trình độ lý luận cũng như kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể
tránh những thiếu sót, em rất mong nhận đươc sự chỉ bảo
thêm của thầy cô giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Đình Hạ
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................................2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................3
5. Kết cấu đề tài...........................................................................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.............................................................................................................................................4
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại..................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại................................................................................................4
1.1.2. Chức năng hoạt động của ngân hàng thương mại.............................................................4
1.2. Tổng quan về thẻ ..............................................................................................................................................6
1.2.1. Khái niệm về thẻ .....................................................................................................................................6
1.2.2. Đặc điểm cấu tạo của thẻ ngân hàng..........................................................................................6
1.2.3. Chủ thể tham gia thị trường t ẻ....................................................................................................7
1.2.4. Ứng dụng của thẻ ngân hàng...........................................................................................................8
1.3. Giới thiệu về thẻ tín dụng............................................................................................................................9
1.3.1. Chặng đường hội nhập vào Việt Nam của thẻ tín dụng................................................9
1.3.2. Phân loại thẻ tín dụng........................................................................................................................10
1.3.3. Các chủ thể tham gia vào thị trường thẻ tín dụng...........................................................11
1.3.4. Tác dụng thẻ tín dụng........................................................................................................................12
1.3.5. Chỉ tiêu đá h giá sự phát triển hoạt động thẻ tín dụng tại ngân hàng
thương mại..............................................................................................................................................................15
1.4. Thực trạng kinh doanh thẻ tín dụng tại thị trường Việt Nam...........................................16
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ tín dụng...................................................17
CHƯƠNG 2:TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG CÁ
NHÂN ẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CN QUẢNG
NAM (SACOMBANK – CN QUẢNG NAM)......................................................................................19
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín Việt Nam – chi nhánh
Quảng Nam..................................................................................................................................................................19
2.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín Việt Nam...........................19
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank – CN Q ảng Nam...........21
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Việt Nam chi nhánh Quảng Nam từ 2014 – 2016 ............................................................................26
2.2.1. Tình hình huy động vốn...................................................................................................................26
2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín –
CN Quảng Nam giai đoạn 2014-2016.................................................................................................29
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.....................................................................................................31
2.3. Giới thiệu về thẻ tín dụng cá nhân tại Sacomba k chi nhánh Quảng Nam..............34
2.3.1. Các sản phẩm thẻ tín dụng do Sacombank cung cấp...................................................34
2.3.2. Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ tín dụng tại Sacombank...........................36
2.3.3. Điều kiện và hạn mức cấp thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank – CN Quảng
Nam..............................................................................................................................................................................37
2.4. Tình hình phát triển thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank – CN Quảng Nam
trong giai đoạn 2014 – 2016............................................................................................................................39
2.4.1. Tình hình phát hành và thanh toán thẻ tại tại Sacombank – CN Quảng Nam
trong giai đoạn 2014 – 2016.......................................................................................................................39
2.4.2. Mạng lưới giao dịch...........................................................................................................................44
2.4.3.Tình hình kinh doanh thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank – CN Quảng Nam
........................................................................................................................................................................................46
2.5. Đánh giá hoạt động phát hành và kinh doanh thẻ tín dụng cá nhân tại
Sacombank CN Quảng Nam............................................................................................................................50
2.5.1 Kết quả đạt được....................................................................................................................................50
2.5.2. Đánh giá về chính sách sản phẩm và chính sách khách hàng của thẻ tín
dụng cá nhân tại Sacombank CN Quảng Nam...............................................................................51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH
QUẢNG NAM...............................................................................................................................................................53
3.1. Triển vọng phát triển thị trường thẻ Việt Nam trong thời gian tới..............................53
3.2. Định hướng phát triển................................................................................................................................54
3.3. Giải pháp phát triển hoạt động thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank – CN
Quảng Nam..................................................................................................................................................................55
PHẦN III: KẾT LUẬN..........................................................................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................60
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TMCP
NHTM
NH
KH
ĐVCNT
NHPH
NHTT
NHNN
CN
PGD
QN
CCTG
CVKH
: Thương mại cổ phần
: Ngân hàng thương mại
: Ngân hàng
: Khách hàng
: Đơn vị chấp nhận thẻ
: Ngân hàng phát hành
: Ngân hàng thanh toán
: Ngân hàng Nhà nước
: Chi nhánh
: Phòng giao dịch
: Quảng Nam
: Chứng chỉ tiền gửi
: Chuyên viên khá h hàng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN
Quảng Nam ................................................................................................. 22
Sơ đồ 2.2: Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ tín dụng qua ngân hàng ................ 36
Biểu đồ 2.1: Kết quả huy động vốn tại Sacombank – CN Quảng Nam qua 3 năm
2014 - 2016 ................................................................................................ 27
Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Sacombank – CN Quảng Nam qua 3
năm 2014 - 2016 ....................................................................................... 30
Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank CN Quảng Nam qua 3
năm 2014 – 2016. ...................................................................................... 31
Biểu đồ 2.4: Số lượng thẻ tín dụng phát hành tại Sacombank- CN Quảng Nam
2014 - 2016. .............................................................................................. 41
Biểu đồ 2.5: Thị phần thẻ tín dụng đến 31/12/2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. ..... 43
Biểu đồ 2.6: Tình hình doanh số thanh toán thẻ tín dụng tại Sacombank CN Quảng
Nam năm 2014 – 2016 .............................................................................. 47
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại Sacombank – CN Quảng Nam qua 3 năm
2014 – 2016 ................................................................................................. 27
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh từ năm 2014-2016 ................... 29
Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank – CN Quảng
Nam qua 3 năm 2014-2016 ......................................................................... 31
Bảng 2.4: Quy trình phát hành thẻ tại Sacombank – CN Quảng Nam ......................... 40
Bảng 2.5: Số lượng thẻ tín dụng phát hành và số lượng khách hàng sử dụng thẻ tín
dụng của Sacombank – CN Quảng Nam .................................................... 40
Bảng 2.6: Thống kê máy ATM và máy POS của Sacombank – CN Quảng Nam ....... 44
Bảng 2.7: Các địa điểm đặt máy ATM ......................................................................... 45
Bảng 2.8: Các phòng giao dịch của Sacombank trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ........... 45
Bảng 2.9: Thị phần máy POS các ngân hàng trên đại bản tỉnh Quảng Nam đến
31/12/2016. .................................................................................................. 46
Bảng 2.10: Doanh số thanh toán thẻ tín dụng tại Sacombank – CN Quảng Nam ......... 46
Bảng 2.11: Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank – CN
Quảng Nam qua 3 năm 2014 - 2016 ........................................................... 48
Bảng 2.12: Tỷ trọng thu phí dịch vụ cá nhân của Sacombank – CN Quảng Nam
qua 3 năm 2014 – 2016 ............................................................................... 50
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quan hệ m a bán trao đổi
hàng hóa dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do đó, đòi hỏi
phải có những phương tiện thanh toán mới đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng, hiệu
quả. Thêm vào đó, thế kỷ XX là thế kỷ mà khoa học công nghệ có những bước tiến
vượt bậc, đặc biệt công nghệ thông tin. Kết hợp những điều này, các ngân hàng thương
mại đã đưa ra một loại hình dịch vụ thanh toán mới – thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng là một
trong những phương tiện đang được biết đến và n iều người quan tâm nhất không
những trên toàn thế giới mà còn tại Việt Nam, vì chú g không chỉ đáp ứng được yêu
cầu đảm bảo tính an toàn, giảm dùng tiền mặt trong lưu thông mà điều đặc biệt là
chúng giải quyết sự thiếu hụt ngân sách tạm thời của khách hàng trong một thời gian
để có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu hằng ngày. Với tiện ích mang lại cho khách hàng,
ngân hàng và nền kinh tế, thể tín dụng ngày àng khẳng định vị trí của nó trong hoạt
động thanh toán của ngân hàng. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế và để
thẻ tín dụng phát huy được những tiện ích trong công tác thanh toán, phục vụ khách
hàng một cách an toàn, tiện lợi và n anh chóng thì Ngân hàng Việt Nam nói chung và
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín nói riêng cần phải không ngừng mở rộng thị
trường thẻ quốc tế, nội địa, phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.
Kinh doanh thẻ tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, một sản phẩm
dịch vụ có khả năng tạo một bước đột phá trong việc tăng tỷ trọng thanh toán không dùng
tiền mặt trong dân cư, nâng cao dân trí, tạo điều kiện quản lý xã hội và kinh tế hiệu quả
hơn. Tuy nhiên tại Việt Nam một thị trường được coi là tiềm năng thì việc thanh toán bằ g
thẻ lại chưa thực sự là một phương tiện thanh toán thông dụng. Việc thanh toán chỉ diễn ra
ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng... và một số thành phố
lớn khác.Trên cơ sở nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề t ên, sau một thời gian thực
tập tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Quảng Nam, đi sâu vào tìm
hiểu thực tế, em đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động
thẻ tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh
Quảng Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1
2. Mục tiêunghiên cứu
Mục tiêu chung
Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận để phân tích đánh giá hoạt động thẻ tín
dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Quảng Nam
trong những năm qua để có cái nhìn bao quát và đưa ra định hướng cho hoạt động thẻ
tín dụng cá nhân của ngân hàng để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong địa
bàn tỉnh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện, phát triển dịch vụ thẻ
tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Quảng Nam.
Mục tiêu cụ thể
- Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động thẻ tín
dụng của NHTM.
- Phân tích tình hình hoạt động thẻ tín dụng cá nhân, những kết quả đạt được và
những mặt còn hạn chế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Quảng
- Đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh thẻ tín
dụng cá nhân, giảm thiểu tổn thất, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh thẻ tín dụng cá nhân tại ngân àng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp ngh ên cứu tài liệu là phương pháp tìm hiểu vấn đề liên quan
đến đề tài bằng cách đọc, tổng hợp phân thông tin từ giáo trình, internet, sách báo, các
tài liệu có liên quan đến nghiệp vụ tại đơn vị thực tập.
Phương pháp thu thập số liệu
- Dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin từ phòng kế toán: báo cáo kết quả kinh
doanh, tình hì h huy độ g vốn, tình hình cho vay; báo cáo tình hình kinh doanh thẻ tín
dụng, doanh số thanh toán thẻ tín dụng.
- Tổng hợp và xử lý số liệu thu thập được để lập các bảng phân tích sau đó so
sánh biến động qua các năm để thấy rõ những thay đổi của những số liệu tương đối
cũng như tuyệt đối.
2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thẻ tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương
mại.
Phạm vi nghiên cứu
-Không gian: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Quảng Nam.
- Thời gian: hoạt động thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín –
Chi nhánh Quảng Nam năm 2014 – 2016.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu theo ba chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Tình hình phát triển hoạt độ g thẻ tín dụng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thẻ tín dụng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Quảng Nam.
3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG
QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Trong một nền kinh tế hàng hóa, tại một thời điểm nhất định luôn tồn tại một
thực tế có người có nguồn tiền nhàn rỗi, trong khi đó có những người đang cần khối
lượng tiền đó và họ sẵn sàng bỏ ra chi phí để có quyền sử dụng số tiền này. Theo quy
luật cung cầu thì họ sẽ gặp nhau và khi đó tất cả cùng có lợi. Cách thức gặp nhau rất đa
dạng vì vậy ngân hàng thương mại ra đời là một vấn đề tất yếu và là một cách thức
quan trọng, phổ biến nhất. Thông qua ngân hàng, những người cần tiền có thể tiếp cận
nguồn vốn trong thời gian ngắn nhất với mức chi phí hợp lý, đồng thời những người có
tiền có thể dễ dàng có được một khoản lợi tức.
Ngày càng có nhiều người quan tâm đến hoạt động ngân hàng thương mại, vậy
ngân hàng thương mại là gì? Theo pháp lệnh ngân hàng ngày 23/05/1990 của Hội
đồng Nhà nước Việt Nam xác định “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền
tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách
nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm
phương tiện thanh toán”
1.1.2. Chức năng hoạt động của ngân hàng thương mại
Do nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, các ngân hàng không ngừng tăng
cường mở rộng các danh mục sản phẩm ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao và đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên về cơ bản chúng ta có thể sắp xếp các hoạt
động đó vào một trong ba nhóm chính sau:
- Hoạt động huy động tiền gửi.
- Hoạt động tín dụng.
- Hoạt động cung cấp dịch vụ.
4
Hoạt động tiền gửi
Ngân hàng tập trung huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Bên
cạnh đó, khi cần vốn cho nhu cầu thanh khoản hay đầu tư cho vay, các ngân hàng
thương mại có thể đi vay từ tổ chức tín dụng khác, các công ty tài chính trên thị
trường.
Trong quá trình huy động vốn ngân hàng phải bỏ ra chi phí giao dịch, chi phí
trả lãi tiền gửi, trả lãi ngân hàng vay và các khoản chi phí khác. Vì vậy, đòi hỏi ngân
hàng phải sử dụng vốn có hiệu quả để có thể bù đắp chi phí và đem lại lợi nhuận cho
ngân hàng.
Hoạt động tín dụng
- Cho vay là tín dụng nghiệp vụ của ngân hà g thương mại. Trong đó ngân hàng
thương mại sẽ cho người đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu
dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát được
người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn. Người đi vay có ý thức trả nợ cho
nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng làm sao có hiệu quả để hoàn trả nợ vay.
Trong cho vay thì mức độ rủi ro rất lớn, không thu hồi được vốn vay hoặc trả không hết
hoặc không đúng hạn…do c ủ quan hoặc khách quan. Do đó khi cho vay các ngân hàng
cần sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay: thế chấp, cầm cố …
- Đầu tư là hoạt động đầu tư chủ yếu của ngân hàng trên thị trường tài chính
thông qua việc mua bán các chứng khoán. Thu nhập của ngân hàng từ hoạt đông này
là chênh lệch từ giữa giá bán và giá mua. Ngoài ra ngân hàng còn hùng vốn liên doanh
với các doanh nghiệp, trong quá trình đó ngân hàng sẽ được chia lợi nhuận từ hoạt
động này.
Hoạt độ g cu g cấp dịch vụ
Tận dụng vị trí uy tín, chuyên môn của mình là một trung gian tài chính có
nhiều mối quan hệ với khách hàng, có khả năng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin,
các ngân hàng ngày càng cung cấp rất nhiều các dịch vụ khác nhau từ dịch vụ ủy thác
thanh toán, bảo lãnh, chi lương, thanh toán quốc tế. Các dịch vụ này có thể hoàn toàn
độc lập hoặc có thể liên quan hỗ trợ cho các hoạt động huy độn vốn, hoạt động tín
dụng nhưng chúng đều đem lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí dịch vụ. Đối với
5
hầu hết các ngân hàng, thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng thu nhập.
1.2. Tổng quan về thẻ
1.2.1. Khái niệm về thẻ
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thẻ:
- Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán do các ngân hàng, định chế tài chính
phát hành và người sử dụng thẻ có thể dùng nó để nạp, rút tiền mặt tại các máy, các
quầy tự động của ngân hàng, có thể sử dụng thẻ để thanh oán tiền hàng hóa, dịch vụ
hoặc có thể sử dụng để chuyển khoản (Trần Hoàng Ngân và các cộng sự, 2009, Giáo
trình thanh toán quốc tế, trang 106).
- Trong quy chế phát hành, thanh toán, sử dụ g và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt
động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày
15/05/2007 của NHNN Việt Nam thì “thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân
hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kêt giữa ngân hàng
phát hành thẻ và chủ thẻ”.
- Tóm lại, thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
được cung cấp bởi ngân hàng hoặc các công ty tài chính. Thẻ được dùng để thanh toán
tiền hàng hóa, dịch vụ mà không dùng tiền mặt. Thẻ cũng được dùng để rút tiền mặt tại
các ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động, số tiền thanh toán hay rút ra phải
nằm trong phạm vi số dư trong tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng ngân hàng
cấp cho sử dụng.
1.2.2. Đặc điểm cấu tạo của thẻ ngân hàng
Kể từ khi ra đời cho đến nay, cấu tạo của thẻ đã có những thay đổi khá lớn
nhằm tăng độ an toàn và tính tiện dụng cho khách hàng. Ngày nay với những thành
tựu công nghệ kỹ thuật vi điện tử, một số loại thẻ được gắn thêm những con chip điện
tử nhằm tăng khả năng ghi nhớ thông tin và tín hiệu bảo mật cho thẻ.
Hầu hết các loại thẻ dù do bất cứ tổ chức nào phát hành đều được đều được làm
bằng plastic, có 3 lớp ép sát, lõi thẻ được làm bằng nhựa trắng cứng nằm giữa hai lớp
tráng mỏng. hẻ có bốn góc tròn và có kích thước chung theo tiêu chuẩn quốc tế: 96mm
x 54mm x 0.76mm. Trên thẻ phải có đầy đủ các thông tin sau:
6

Mặt trước của thẻ


- Tên, biểu tượng thẻ và huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ.
- Số thẻ: là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số này được dập nổi trên thẻ và sẽ
được in lại trên hóa đơn khi chủ thẻ sử dụng. Tùy theo loại thẻ mà có số chữ số khác
nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.
- Ngày bắt đầu có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của thẻ.
- Tên chủ tài khoản: được in nổi đầy đủ họ và tên.
- Các đặc tính để tăng tính an toàn của thẻ, đề phòng giả mạo.

Mặt sau của thẻ

- Dây băng từ có khả năng lưu trữ những t ông tin như: số thẻ, ngày hiệu lực,
tên chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành, số Pin.
- Băng chữ ký mẫu của chủ thẻ.
- Các lưu ý trong việc dùng thẻ, tên, địa chỉ của ngân hàng phát hành.
1.2.3. Chủ thể tham gia thị trường thẻ
Tham gia trong quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế
(hay thẻ thanh toán quốc tế nói chung) bao gồm các thành viên sau:
Chủ thẻ
Là người có tên in nổi trên thẻ, là người duy nhất được quyền sử dụng thẻ của
mình. Chủ thẻ là người nhận được thẻ của ngân hàng phát hành sau khi xem xét và xử
ly hồ sơ, sẽ phát hành thẻ cho để sử dụng. Chủ thẻ là cá nhân (hoặc là người được ủy
quyền sử dụng nếu là thẻ của công ty) được ngân hàng phát hành thẻ cho phép sử dụng
trong phạm vi hạn mức tín dụng tuần hoàn được cấp (đối với thẻ tín dụng). Đơn vị có
trách nhiệm thanh toán, hoàn trả các khoản đã chi tiêu bằng thẻ và lãi cho ngân hàng
phát hành thẻ sẽ là chủ thẻ chính (đối với cá nhân) và tổ chức công ty đứng tên xin
phát hành thẻ (đối với công ty).
Ngoài ra chủ thẻ có trách nhiệm bảo quản thẻ không để lợi dụng, lấy cắp, bí mật
số Pin, khi mất thẻ phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành để kịp thời xử lý...
Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer)
Là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế, hiệp hội như Visa, Master
Card, hoặc là chi nhánh đối với tổ chức phát hành như JCB, Amex. Ngân hàng chịu
7
trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ của chủ thẻ gửi đến, xử lý và phát hành thẻ
theo mẫu mã, quy cách biểu tượng của tổ chức thẻ quốc tế( TCTQT), mở và quản lý tài
khoản thẻ, cật nhật vào danh sách thẻ đen( warning bulletin) để báo cho ngân hàng
thanh toán và ĐVCNT, cấp phép cho các giao dịch thanh toán vượt hạn mức, thanh
toán ngay số tiền trên hóa đơn cho ngân hàng đại lý khi áp dụng đủ điều kiện do ngân
hàng phát hành quy định, và thực hiện việc thanh toán cuối cùng với chủ thẻ.
Ngân hàng thanh toán (Acquirer)
Là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế, là ngân hàng chấp nhận thẻ với các
ĐVCNT. Ngân hàng có trách nhiệm trả tiền vào tài khoản của ĐVCNT và phải thanh
toán ngay với trung tâm phát hành thẻ nơi ngân àng n ận đại lý nếu việc thanh toán
đúng quy định, cung cấp các hóa đơn, tài liệu của gân hàng phát hành (danh sách thẻ
đen, thông báo mới về thay đổi hạn mức thanh toán...) cho ĐVCNT.
Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant)
Là nơi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho chủ thẻ và chấp nhận thanh toán bằng
thẻ. Tại các ĐVCNT được trang bị máy móc kỹ thuật để đọc thẻ. ĐVCNT chỉ chấp
nhận thanh toán các thẻ đóng mẫu do ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành
hay hiệp hội thẻ quy định, chỉ t anh toán các thẻ đã kiểm tra đúng mật mã và quy định
về kỹ thuật an toàn của ngân hàng đại lý và ngân hàng phát hành, gửi hóa đơn thanh
toán (biên lai) tới ngân hàng đại lý để đòi tiền theo số ngày quy định.
Trung tâm thẻ
Trực thuộc ngân hàng phát hành thẻ, có quan hệ chặt chẽ với ngân hàng, thay
mặt ngân hàng phát hành thẻ ký kết hợp đồng sử dụng thẻ, cung cấp thẻ và các dịch vụ
kèm theo cho người sử dụn , giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của thẻ và
phải cung cấp các máy móc, thiết bị chuyên dùng cho các ĐVCNT để phục vụ cho
hoạt động thanh toán.
1.2.4. Ứng dụng của thẻ ngân hàng
Ứng dụng của thẻ ngân hàng là thực hiện được tất cả các chức năng cơ bản của
tài khoản như:

Nạp tiền: Chủ thẻ có thể nạp tiền vào tài khoản trực tiếp tại ngân hàng, nạp
tại máy ATM, chuyển từ ngân hàng khác sang…

8

Rút tiền: Khách hàng có thể rút tiền tại các điểm như: ngân hàng, qua hệ
thống máy ATM…



Chuyển khoản: Khách hàng có thể chuyển khoản qua các tài khoản tại bất kỳ
ngân hàng nào, thanh toán các giao dịch kinh doanh, các hóa đơn dịch vụ như: điện,
nước, điện thoại…



Nhận chuyển khoản: Ngoài ra có thể nhận chuyển khoản từ các ngân hàng

khác trong và ngoài nước, nhận lương thưởng…

Thanh toán hóa đơn dịch vụ: Thẻ trong tay khách hàng có thể thanh toán
hàng hóa dịch vụ tại các cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà sách, nhà
hàng…

1.3. Giới thiệuvề thẻ tín dụng
1.3.1. Chặng đường hội nhập vào Việt Nam của thẻ tín dụng
Với 51 năm lịch sử phát triển trên thế giới nhưng thẻ tín dụng chỉ mới xuất hiện
lần đầu ở Việt Nam vào năm 1990 khi ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ký hợp
đồng làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng ho ác ngân hàng nước ngoài. Sự du nhập thẻ
tín dụng vào Việt Nam là một minh chứng cho đường lối mở cửa và cải cách của nền
kinh tế Việt Nam theo hướng t ị trường hiện đại định hướng Xã hội chủ nghĩa của Nhà
Nước.
Giai đoạn đầu, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với các ưu tế về uy tín quốc
tế, bề dày tronh kinh nghiệm thanh toán thương mại xuất nhâp khẩu, là ngân hàng duy
nhất cung cấp dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Song thế độc quyền không giữ được lâu, hứa
hẹn về lợi nhuận kinh doanh và những lợi ích thiết thực từ hoạt động thẻ tín dụng đã
nhanh chóng thu hút các ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia kinh doanh loại
hình dịch vụ mới lại đầy triển vọng này. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đều
chọn lối đi giống nhau: thí điểm là làm đại lý thanh toán cho các ngân hàng nước ngoài
về thẻ, sau đó mới tiến tới việc trực tiếp phát hành. Phương thức này đem lại một mức
hoa hồng thanh toán chắc chắn và một sự thận trọng kinh doanh cần thiết.
Tháng 4/1995, VCB, First Vinabank, Eximbank trở thành thành viên chính thức
của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard. Đến tháng 8/1996 VCB, ACB, ICB và Ngân hàng
Sài Gòn Công Thương lần lượt trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế VisaCard.
9
Song song với sự phát triển đó, các loại thẻ master Card và VisaCard cũng lần lượt
chính thức được phát hành. Hiện nay, thị trường thẻ tín dụng Việt Nam là một thị
trường đầy tính cạnh tranh với sự tham gia của các ngân hàng Việt Nam nói trên và
khoản 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh như: UOB, ANZ,
HongKongBank, IndovinaBank, ACB, Techcombank… có bề dày kinh nghiệm phát
hành và thanh toán thẻ tín dụng( thông qua tiếp thu công nghệ của ngân hàng mẹ). Sự
chia sẻ thị trường thanh toán và phát hành đang là xu hướng không thể tránh khỏi.
1.3.2. Phân loại thẻ tín dụng
Phân loại theo phạm vi sử dụng thẻ

Thẻ tín dụng nội địa: Là loại thẻ có phạm vi sử dụng và thanh toán trong một

nước. NHPH và ĐVCNT cùng trong một nước. Đồ g tiề của thẻ chỉ duy nhất là đồng
nội tệ. Hiện nay ở Việt Nam không phát hành loạ thẻ này.

Thẻ tín dụng quốc tế: Là loại thẻ do các NH, tổ chức tài chính trong nước và
quốc tế (là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế) phát hành. Thẻ này có thể thanh toán ở

tất cả các ĐVCNT trên thế giới.
Phân loại theo đối tượng sử dụng

Thẻ cá nhân: là loại thẻ được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp
ứng được đủ các điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các
khoản chi tiêu thẻ bằng nguồn tiền của bản thân.


Thẻ cá nhân gồm 2 lo i:

- Thẻ chính: do cá nhân đứng tên xin phát hành thẻ cho chính mình sử dụng và
cá nhân đó là chủ thẻ.
- Thẻ phụ: chủ thẻ chính xin phát hành thẻ phụ cho người khác sử dụng (chủ thẻ
phụ). Chủ thẻ chí h chịu trách nhiệm toàn bộ chi tiêu của thẻ phụ.

Thẻ công ty: là loại thẻ tín dụng dùng cho công ty thanh toán trong hoạt động
kinh doanh của mình. Công ty đứng tên ký hợp đồng sử dụng thẻ và ủy quyền cho

người đứng tên trong thẻ tín dụng để sử dụng, đồng thời mọi thanh toán liên quan đến
thẻ đều do công ty thanh toán với ngân hàng phát hành.
10
1.3.3. Các chủ thể tham gia vào thị trường thẻ tín dụng
Khi thẻ tín dụng mới ra đời, chỉ có 3 chủ thể liên quan đến nghiệp vụ thẻ tín
dụng là: chủ thẻ, ngân hàng phát hành và đơn vị chấp nhận thẻ. Tuy nhiên, khi việc
phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế hóa, chủ thể tham gia vào quy trình phát
hành và thanh toán thẻ tín dụng có tới 7 bên khác nhau. Ngoài chủ thẻ, ngân hàng phát
hành và cơ sở chấp nhận thẻ còn có: người chịu trách nhiệm thanh toán, ngân hàng đại
lý thanh toán và tổ chức thẻ tín dụng quốc tế.

Chủ thẻ (Cardholder): là cá nhân (hay là người được ủy quyền, nếu là thẻ
công ty) được ngân hàng phát hành cho phép sử dụng thẻ theo hạn mức tín dụng tuần
hoàn được cấp. Chủ thẻ phải ký hợp đồng sử dụng t ẻ tín dụng với ngân hàng phát
hành và phải báo với ngân hàng phát hành khi chấm dứt hợp đồng. Chủ thẻ phải hoàn
trả số tiền đã thanh toán hàng hóa dịch vụ, số t ền mặt đã được ứng trước cộng với các
khoản khác theo quy định.



Ngân hàng phát hành thẻ (Issuing bank): là thành viên chính thức của tổ chức
thẻ tín dụng quốc tế, cấp tín dụng ho khách hành dưới hình thức phát hành thẻ tín
dụng.



Đơn vị chấp nhận thẻ (Merc ant): là đơn vị cung ứng hàng hóa và dịch vụ có
ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế với ngân hàng thanh toán hay ngân
hàng đại lý thanh toán.



Ngân hàng thanh toán thẻ (Acquirer): là hội viên của tổ chức thẻ tín dụng quốc
tế nhưng chỉ tham gia thanh toán. Ngân hàng này chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho
ĐVCNT đã ký hợp đồng với mình và đáp ứng yêu cầu rút tiền mặt của chủ thẻ.


Ngân hàng đại lý thanh toán: là ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán


như: nhờ thu, ứ g tiền cho chủ thẻ …thông qua hợp đồng đại lý ký kết với ngân hàng
thanh toán.

Người chịu trách nhiệm thanh toán: là người chịu trách nhiệm thanh toán số
dư trên sao kê khi đến hạn. .



Tổ chức thẻ tín dụng quốc tế: là hiệp hội các thành viên phát hành và thanh
toán thẻ tín dụng quốc tế, đồng thời là trung tâm xử lý cấp phép và thanh toán cho các

thành viên.
11
1.3.4. Tác dụng thẻ tín dụng
Ra đời trên cơ sở sự phát triển của công nghệ thông tin, thẻ tín dụng - một bộ
phận của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, đang là đối tượng có sức hấp dẫn
đối với ngân hàng nhiều quốc gia, và là một phương tiện thanh toán được lựa chọn
trong tương lai bởi lợi ích mà thẻ đem lại với từng đối tượng k hác nhau.
Đối với chủ thẻ
Thẻ tín dụng quốc tế là một phương tiện chi trả văn minh, hiện đại có thể sử
dụng để mua hàng hoá dịch vụ tại các ĐVCNT, rút tiền mặt ở các quầy giao dịch của
ngân hàng hay tại máy rút tiền tự động ATM ở trong nước hay ngoài nước, trong phạm
vi hạn mức tín dụng được cấp.
Về mặt kinh tế, đối với khách hàng, thẻ tín dụ g là một dịch vụ được ngân hàng
cung cấp. Thực tế cho thấy, thẻ tín dụng là sản phẩm kết hợp của nghiệp vụ tín dụng
và nghiệp vụ thanh toán. Khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng để mua
hàng hoá, thì đồng nghĩa với việc họ đang sử dụng một dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt qua ngân hàng. Do đó, lợi í h nổi rõ hơn so với khi sử dụng tiền mặt hay các
phương thức thanh toán khác.
Một là, thẻ tín dụng là công cụ t anh toán tiện lợi và an toàn. Tính tiện lợi thể
hiện ở chỗ gọn nhẹ và nhanh chóng, thay vì mang hàng xấp tiền công kềnh, lộ liễu
trong túi, khách hàng chỉ cần mang một tấm thẻ nhỏ. Tuy kích thước của thẻ nhỏ,
nhưng mệnh giá lại rất lớn. Do vậy nếu mang bằng tiền mặt đến giao dịch thanh toán
với ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro. Bên cạnh đó, thẻ quốc tế có khả năng sử dụng trên
toàn cầu, do đó rất thuận tiện cho người sử dụng. Khi đi công tác, du học nước ngoài
hay du lịch quốc tế, thay vì đổi tiền đi đổi tiền lại, vất vả tính toán tỷ giá mua bán, đơn
giản chỉ cần tấm thẻ. Thay vì khi hết tiền hay không đủ tiền để mua hàng, bạn phải cân
nhắc băn khoăn không biết mượn tiền ai bây giờ, bạn chỉ cần tấm thẻ. Chi tiêu thoải
mái cả tháng, ngân hàng mới yêu cầu bạn trả tiền, mà còn cho bạn một thời gian ân
hạn lo thu xếp trả nợ, và sẽ không thu lãi nếu bạn hoàn trả đúng ngày qui định. Sử
dụng thẻ tín dụng quốc tế, chủ thẻ có thể mua hàng hoá, dịch vụ tại bất kỳ một
ĐVCNT nào, chi tiêu bằng nhiều ngoại tệ khác nhau phù hợp vói nhiều quốc gia khác
nhau. Hơn nữa, khách hàng có thể gửi tiền mặt vào một nơi, rút tiền ở nhiều nơi khác
12
thông qua hệ thống máy rút tiền tự động ATM. Rõ ràng là vừa tiện lợi, vừa an toàn,
vừa đơn giản, chi phí lại thấp hơn nhiều so với việc mang theo tiền mặt. Đặc biệt thanh
toán bằng thẻ có độ an toàn cao bởi các thông tin về chủ thẻ, số thẻ, số tài khoản...đã
được mã hoá, nên nếu bị mất thẻ người khác khó sử dụng được. Chủ thẻ vẫn có thể
yên tâm vì tài sản không bị mất nếu kịp thời thông báo cho ngân hàng phát hành. Hơn
nữa, thẻ được sản xuất với công nghệ kỹ thuật cao, hiện đại khiến cho thẻ khó bị làm
giả.
Hai là, thẻ tín dụng giúp việc mua hàng hóa dịch vụ được tiêu trước, trả tiền
sau. Thanh toán bằng thẻ tín dụng giúp cho chủ thẻ có thẻ sử dụng được nguồn tín
dụng do ngân hành phát hành cấp. Thẻ tín dụng là một dạng đầu tư tín dụng đặc biệt –
cho vay thanh toán. Khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể thực hiện các giao dịch
vượt số tiền mà mình hiện có.
Ba là thanh toán bằng thẻ tín dụng tại điều kiện để người dân tiếp cận với hình
thức thanh toán hiện đại ở ngân hàng, mở rộng trình độ hiều biết cũng như tạo nên nét
văn minh, hiện đại, sang trọng cho khá h hàng khi thanh toán.
Đối với đơn vị chấp nhận thẻ
Thứ nhất, là các cơ sở bán àng, cung ứng dịch vụ chấp nhận thẻ, thanh toán
bằng thẻ tín dụng sẽ giúp tăng trưởng doanh số hơn, mở rộng thị trường và thu lợi
nhuận. Cũng như đơn vị kinh doanh khác, mục tiêu của cơ sở là tối đa hóa lợi nhuận
thông qua tối đa hóa lượng hành hóa dịch vụ được bán. Thẻ tín dụng với lợi ích cung
cấp cho khách hàng khả năngmở rộng năng lực tài chính trong ngắn hạn đã thúc đẩy sự
tăng lên của sức mua hàng hoá, dịchvụ. Do đó, ngày càng có nhiều người sử dụng thẻ
hơn, khi dùng thẻ chi tiêu nhiều hơn và chắc chắn doanh thu sẽ tăng cao. Từ đó làm
cho nơi bán hà g trở nên văn minh.
Thứ hai, tại các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng thẻ sẽ được cung cấp, trang
bị đủ các thiết bị máy móc chuyên dụng cho việc thanh toán thẻ. Từ đó làm cho nơi
bán hàng t ở nên văn minh, hiện đại hơn, tăng thêm sự sang trọng và uy tín cho đơn vị,
thu hút nhiều khách hàng hơn.
hứ ba, thanh toán bằng thẻ giúp ĐVCNT giảm được chi phí bảo quản, vận
chuyền tiền mặt, tránh được hiện tượng trả bằng tiền giả của khách hàng hay vấn đề
13
mất cắp tiền mặt xảy ra trong nhà hàng, khách sạn, cửa hiệu của mình, quản lý nhân
viên dễ dàng hơn.
Đối với ngân hàng
Thẻ tín dung – một trong số các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã thu hút sự chú ý
của nhiều nước đã và đang phát triển. Kinh doanh thẻ tín dụng có sức hấp dẫn lớn đối
với các ngân hàng bởi những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại đối với hoạt động ngân
hàng. Với ngân hàng (cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán), thẻ tín dụng
đã làm phong phú các hình thức thanh toán, tăng hiệu quả nghiệp vụ thanh toán, mở
rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán và tăng lợi nhuận. Hoạt động
thanh toán là một trong những chức năng trung tâm quan trọng cuả ngân hàng. Dù hoạt
động kình doanh dưới hình thức nào cũng kết thúc ở việc thanh quyết toán. Thẻ tín
dụng là phương tiện thanh toán không dùng t ền mặt ra đời sau các phương tiện không
dùng tiền mặt khác như uỷ nhiệm chi - chuyển tiền, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, séc,
ngân phiếu thanh toán...nhưng đã là động lực thúc đặy phát triển thị trường các
phương tiện thanh toán khác, cho phép ngân hàng đưa ra các dịch vụ mới cho khách
hàng. Bởi thị trường thẻ tín dụng phát triển thì qui mô, số lượng các ĐVCNT là những
đơn vị kinh doanh, do đó cũng có n u cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt qua ngân hàng. Hơn nữa, nhờ sự phát triển của thẻ tín dụng mà cá hình thức
thanh toán khác cũng được trang bị, đầu tư máy móc, thiệt bị hiện đại, tận dụng thành
tựu công nghệ mới. Qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, phục vụ khách
hàng an toàn và nhanh chóng.
Đối với tổ chức kinh doanh thẻ, dịch vụ thẻ tín dụng đã giúp tăng thêm nguồn
thu nhập thông qua các khoản phí như: phí thanh toán, phí phát hành, phí rút tiền mặt,
phí trả chậm, phí â g hạn mức và nhiều phí khác.
Đối với nền kinh tế - xã hội
Khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao thì đòi hỏi các
dịch vụ thanh toán ngày càng lớn. Thẻ ngân hàng – một cung cụ thanh toán không
dùng tiền mặt phát triển đã làm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm đáng kể. Từ đó
số tiền mặt trong túi mỗi người rất ít, chủ yếu là để chi tiêu vặt. Điều đó đem lại lợi ích
cho quốc gia vì tiết kiệm được chi phí in ấn,bảo quản, phát hành, vận chuyển, kiểm
14
đếm tiền tệ và lưu thông tiền mặt trong xã hội. Ngoài ra còn giảm bớt áp lực tiền mặt
trong lưu thông, tăng vòng luân chuyển vốn, tạo điều kiện tập trung vốn nhanh, góp
phần mở rộng hoạt động tín dụng, tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, thanh toán bằng thẻ sẽ hạn chế được các hoạt động kinh tế ngầm,
giảm thiểu các tiêu cực. Nếu trong nền kinh tế tất cả đều thanh toán qua ngân hàng thì
nhà nước quản lý thuế cũng dễ dàng hơn, giảm thiểu hiện tượng trốn tránh không nộp
thuế, tham ô, tham nhũng. Qua đó góp phần thực hiện chức năng kiểm soát, quản lý
của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế.
1.3.5. Chỉ tiêuđánhgiá sự phát triểnhoạt động thẻ tíndụng tại ngânhàng thương mại
Số lượng thẻ phát hành
Thông qua so sánh về số lượng thẻ phát hà h qua các năm có thể đánh giá hoạt
động kinh doanh thẻ phát triển hay không. Số lượng thẻ ngày càng tăng có nghĩa hoạt
động phát hành của ngân hàng được mở rộng.
Tốc độ tăng trưởng số lượng = số lượng thẻ kỳ này – số lượng thẻ kỳ trước
thẻ phát hành số lượng thẻ kỳ trước
Mạng lưới ATM, đơn vị chấp nhận thẻ
Sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM cũng được thể hiện qua sự
gia tăng số lượng mấy ATM, POS.
Tốc độ tăng trưởng số máy = số lượng máy kỳ này – số lượng máy kỳ trước
ATM, POS số lượng máy kỳ trước
Số lượng máy ATM, POS phản ánh sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh
thẻ tín dụng và khả năng chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng so với ngân hàng khác.
Doanh số thanh toán thẻ
Doanh số tha h toán thẻ là cụm thống nhất tính tổng số lượng giao dịch và tổng
giá trị thanh toán bằng thẻ tín dụng. Trong hoạt động kinh doanh, nguồn thu chính của
ngân hàng đến từ việc khách hàng quẹt thẻ tín dụng hoặc rút tiền mặt tại trụ ATM để
thu phí và lãi. Vì vậy, doanh số thanh toán thẻ tăng sẽ tăng nguồn thu cho ngân hàng
và đẩy mạnh sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.
15
Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thẻ
Ngân hàng càng đưa ra nhiều dòng sản phẩm, dich vụ thể hiện tiện ích đáp ứng
nhu cầu của khách hàng thì hoạt động kinh doanh thẻ càng có điều kiện phát triển.
Mức phí thu được
Phí thu được từ phí phát hành thẻ và các phí dịch vụ khác do khách hàng sử
dụng thẻ tín dụng của ngân hàng.
Thị phần
Thị phần của các ngân hàng trên thị trường thẻ ín dụng ngày càng tăng nghĩa là
đã có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng, doanh
số thanh toán lớn hơn các ngân hàng khác…và n ư vậy oạt động kinh doanh thẻ tín
dụng đã được mở rộng và phát triển. Từ đó, ngân hà g có thể thấy rõ vị trí của mình so
với các ngân hàng khác trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tín dụng.
1.4. Thực trạng kinh doanh thẻ tín dụng t ại thị trường Việt Nam
Thống kê của ngân hàng Nhà Nước cho biết đến cuối tháng 1/2015 lượng thẻ
phát hành trên toàn quốc đạt mức trên 85,9 triệu thẻ. Trong đó, có 63,5 triệu thẻ đang
lưu hành. Giao dịch bằng thẻ trong năm 2014 tăng trên 13% về số lượng và 16% về giá
trị so với năm 2013. Hầu hết các t ương hiệu quốc tế như American Express, Visa,
MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay đều đã có mặt tại Việt Nam.
Thẻ tín dụng cũng được đa dạng hóa, có cả thẻ thông thường và thẻ đồng thường hiệu,
liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ, hàng không…
Đến thời điểm hiện tại, sản phẩm thẻ tín dụng tại Việt Nam khá đa dạng với
nhiều hình thức được cung cấp bởi rất nhiều NHTM, cả NH trong nước lẫn NH nước
ngoài. Mặc dù vậy, thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam vẫn do thẻ ghi nợ chiếm
lĩnh. Theo số liệu ước tính đến cuối năm 2014, số lượng thẻ tín dụng phát hành trên
phạm vi cả nước khoảng 4,6 triệu thẻ, chỉ chiếm chưa tới 5,3% thị phần thẻ thanh toán.
Nguyên nhân cho vấn đề này là do việc chưa hiểu rõ thế nào là thẻ tín dụng. Có những
đối tượng hoàn toàn đủ điều kiện cấp thẻ tín dụng nhưng lại từ chối sử dụng vì họ
nhầm tưởng đây như một sản phẩm cho vay thông thường. Một số đối tượng khác thì
lại thấy thủ tục quá phức tạp nên thói quen sử dụng tiền mặt vẫn được ưu tiên.
16
Theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay Việt Nam có nhiều yếu tố khá
thuận lợi cho việc phát triển thẻ tín dụng, như tốc độ đô thị hóa, dân số trẻ và thu nhập
người dân ngày càng cao. Khi các ngân hàng chủ động nâng cao sức hấp dẫn cho sản
phẩm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân làm quen với thẻ tín dụng, thì
đây hứa hẹn là một thị trường tiềm năng trng những năm tới.
Nguồn: tapchitaichinh.vn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triểncủa thẻ tín dụng
Thói quen tiêu dùng của người dân
Thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thẻ.
Một thị trường mà người dân có thói quen tiêu dùng tiền mặt sẽ không thể là môi
trường tốt để phát triển thẻ tín dụng. Chỉ khi việc tha h toán được thực hiện chủ yếu
thông qua hệ thống ngân hàng thì thẻ tín dụng mới thực sự phát huy hiệu quả sử dụng
của nó.
Trình độ dân trí
Trình độ dân trí thể hiện thông qua nhận thức của người dân về thẻ, một phương
tiện thanh toán đa tiện ích từ đó tiếp cận và có thói quen sử dụng. Trình độ dân trí cao
cũng đồng nghĩa với nền kinh tế p át triển về mọi mặt, tiếp cận nền văn minh thế giới,
ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ con người.
Thu nhập của người dùng thẻ
Thu nhập cao đồng nghĩa với mức sống cao, khi đó nhu cầu của con người
không chỉ đơn thuần là mua hàng hóa mà mua bán với độ thỏa dụng tối đa. Thẻ tín
dụng sẽ đáp ứng nhu cầu này của họ. Khi mức sống được nâng cao, nhu cầu du lịch,
giải trí của con n ười cũng cao hơn. Thẻ tín dụng là phương tiện hữu hiệu nhất đáp ứng
nhu cầu ày của họ. Mặt khác, chỉ có một mức thu nhập khá cao và ổn định mới có thể
đáp ứng những điều kiện của ngân hàng khi phát hành thẻ. Khi thu nhập thấp, dù
khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, ngân hàng cũng khó có thể đáp ứng được.
T ình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng
Thẻ tín dụng gắn liền với máy móc thiết bị hiện đại. Nếu hệ thống máy móc này
có trục trặc thì sẽ gây ách tắc toàn hệ thống. Vì vậy, đã đưa ra sản phẩm thẻ tín dụng
thì ngân hàng phải đảm bảo hệ thống thanh toán hiện đại theo kịp yêu cầu của thế giới.
17
Hơn nữa chỉ khi trình độ kỹ thuật cao thid việc vận hành, bảo dưỡng, duy trì hệ thống
máy móc phục vụ phát hành, thanh toán thẻ mới hiệu quả, giảm giá thành dịch vụ, từ
đó thu hút thêm khách hàng sử dụng.
Môi trường pháp lý
Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ.
Môi trường pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ, đầy dủ hiệu lực mới có thể đảm bảo cho
quyển lợi tất cả các bên tham gia phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ.
KH sẽ chọn NH nào có khả năng cung ứng nhiều dịch vụ hơn, giao diện tiện lợi
hơn. Vì vậy kinh doanh thẻ chính là một hướng đi đúng đắn cho các NH hiện đại để
nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường…
18
CHƯƠNG 2:TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CN
QUẢNG NAM (SACOMBANK – CN QUẢNG NAM)
2.1. Giới thiệuvề Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tínViệt Nam – chi nhánh
Quảng Nam
2.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín Việt Nam
Tên quốc tế: SAI GON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên giao dịch : SACOMBANK
Tên viết tắt : STB
Mã chứng khoán: STB
Vốn điều lệ : 12,425,000,000,000đồng.
Lo go :
Hội sở chính : 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại : (08) 39320420
Fax : (08) 39320424
E-mail : info@sacombank.com.vn
Website : www.sacombank.com.vn
SWIFT code : SGTTVNVX
Mã số thuế : 0301103908
Ngân hàng được chính phủ cấp giấy phép hoạt động số 066NH-GP ngày 05
tháng 12 năm 1991. Giấy phép hoạt động được cấp cho thời hạn hoạt động 50 năm với
vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Ngân hàng chính thức hoạt động từ ngày 21 tháng 12
năm 1991. Sacombank là ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại TP. Hồ Chí
Minh từ việc hợp nhất 04 tổ chức tín dụng: Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp, HTX
tín dụng ân Bình, HTX tín dụng Lữ Gia, HTX tín dụng Thành Công.
19
Hiện tại, Sacombank đang là Ngân hàng TMCP có mạng lưới phân phối lớn
trong khu vực Đông Dương với 564 điểm giao dịch (tính đến ngày 04/10/2016). Bao
gồm:

552 điểm giao dịch tại 48/63 tỉnh thành trong cả nước

+ 109 chi nhánh (3 CN đặc thù: CN 8/3 Hà Nội, CN 8/3 Hồ Chí Minh, CN Hoa
Việt)
+ 432 phòng giao dịch
+ 11 quỹ tiết kiệm

Tại Campuchia có 1 ngân hàng CP Sài Gòn Thương Tín Campuchia và 7 chi

nhánh.

Tại Lào có 1 ngân hàng TNHH Sài Gòn Thương Tín Lào, 2 chi nhánh và 1
PGD.
Tính đến ngày 30/09/2013, Sacombank đang có quan hệ với 14.331 đại lý, 805
ngân hàng và 82 quốc gia trên thế giới.
Ngân hàng có 4 công ty con gồm:
 Công ty TNHH MTV quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng Sài Gòn
 Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
 Công ty TNHH MTV Kiều hối Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – SBR).

 Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn Thương Tín (Sacombank

– SBJ).
Để thực hiện tầm nhìn đặt ra: “Phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa
năng hà g đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương”, Sacombank luôn tìm tòi, cải tiến
sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt nhất
nhu cầu của KH. Thành công và đóng góp của Sacombank đã được ghi nhận , cụ thể
Sacombank đã đạt danh hiệu “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2014” và gần
đay nhất Sacombank đã lọt vào top 10 thương hiệu sản phẩm dịch vụ nổi tiếng Asean
2016.
20
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank – CN Quảng Nam
Sacombank Chi nhánh Quảng Nam được thành lập trên cơ sở tái lập từ Chi
nhánh Hội An từ năm 2006. Ngày 19/05/2008 khánh thành trụ sở chính Sacombank
Quảng Nam tại lô 08 khu TTTM TP.Tam Kỳ Quảng Nam. Sacombank Q ảng Nam đã
khai trương hoạt động Đại lý giao dịch vàng SBJ vào ngày 03/4/2009 và khai trương
đại lý giao dịch chứng khoán SBS vào ngày 19/5/2009.
Từ khi tái thành lập đến nay, Chi nhánh Sacombank Quảng Nam đã mở rộng và
phát triển không ngừng bằng việc thiết lập thêm nhiều hoạt động giao dịch để đáp ứng
nhu cầu khách hàng. Sau 8 năm hoạt động, đến nay Sacombank – Chi nhánh Quảng
Nam đã trở thành thương hiệu tin cậy của người dân Quảng Nam. Là người bạn đồng
hành của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tiểu thươ g… Với phương châm: “Không
ngừng hoàn thiện để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng”, chi nhánh đã và đang
khẳng định được vị thế, uy tín của mình và trở thành một Sacombank năng động, hiệu
quả. Đồng thời Sacombank – Chi nhánh Quảng Nam cũng chú trọng đến công tác xã
hội thông qua hàng loạt các hoạt động thường niên như trao học bỗng “Sacombank –
ươm mầm cho những ước mơ” cho h c sinh, sinh viên, trao tặng nhà tình nghĩa cho các
gia đình chính sách, cứu trợ đồng bào thiên tài...
Tính đến thời điểm hiện nay, mạng lưới hoạt động của Sacombank ở Quảng
Nam gồm 1 chi nhánh và 6 phòng g ao dịch tại TP Hội An, TP Tam Kỳ, huyện Duy
Xuyên, huyện Núi Thành, huyện Đ i Lộc và huyện Quế Sơn.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Sacombank – CN Quảng Nam
Với vai trò là CN quản lý toàn bộ các phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam, CN Quảng Nam được tổ chức theo một hệ thống đầy đủ các phòng ban với sự
quản lý chặt chẽ của các cấp thẩm quyền.
21
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN
Quảng Nam
(Nguồn: Bộ phận Hành hính tổng hợp Sacombank CN Quảng Nam)
Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban

Giám Đốc Chi Nhánh: Giám đốc là người điều hành cao nhất trong chi
nhánh, có trách nhiệm tổ chức điều ành hoạt động của chi nhánh và các PGD làm đúng
chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh đã quy định trong điều lệ NHTMCP Sài
Gòn Thương Tín, mục tiêu và định hướng của chi nhánh, trụ sở chính. Giám đốc chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động của chi nhánh trước ban giám đốc khu vực và hội sở.




Phó giám đốc: Phó giám đốc là người trực tiếp giải trình, báo cáo kết quả hoạt
động trước ban giám đốc khu vực và hội sở. Bên cạnh đó, Phó Giám Đốc còn là người
đánh giá nhân viên chi nhánh, cùng với trưởng bộ phận quản lý nhân sự đưa ra các quyết
định bổ nhiệm và điều động nhân sự trong hệ thống Sacombank CN Quảng Nam


Phòng kinh doanh.

Có chức năng tìm kiếm, lựa chọn, tiếp cận đối tượng khách hàng có tiềm năng
sử dụng các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng
hợp lý các sản phẩm, dịch vụ của Sacombank, tiếp cận và xây dựng ối quan hệ với
22
khách hàng nhằm tiếp thị, thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của
Sacombank. Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện liên quan đến quá trình cung
cấp các sản phẩm, dịch vụ. Thẩm định hồ sơ đề nghị của khách hàng, đề xuất cấp có
thẩm quyền quyết định việc bán các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng,
thông báo kết quả xử lý cho khách hàng, thực hiện theo đúng quy trình, quy định của
Sacombank.
Thực hiện rà soát, đánh giá, phân nhóm khách hàng, kịp thời phát hiện các vấn
đề khó khăn, bất cập nảy sinh từ phía khách hàng có hể ảnh hưởng đến quyền lợi của
Sacombank và có biện pháp xử lý cho khách hàng, thực hiện theo đúng quy trình, quy
định của Sacombank. Các bộ phận trong phòng kinh doanh gồm:

Chuyên viên tư vấn: Thực hiện các hoạt độ g nghiệp vụ hỗ trợ các chuyên
viên khách hàng trong việc tạo lập thông tin khách hàng, lưu trữ và tạo các tài khoản
giao dịch cho khách hàng, tư vấn và thực hiện các dịch vụ yêu cầu tại quầy của KH .
Ngoài ra, CV.TV còn thực hiện các chỉ tiêu do phòng kinh doanh đề ra như: chỉ tiêu về
thẻ, huy động vốn, ủy thác thanh toán.



Chuyên viên kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các hoạt động kinh doanh
ngoại tệ, vàng. Đồng thời, chuyên viên kinh doanh ngoại hối còn hỗ trợ trong việc
chạy các chỉ tiêu khác trong phòng kinh doanh.



Chuyên viên thanh toán quốc tế: Thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế,
hồ sơ du học, chứng minh năng lực tài chính. Đồng thời, chuyên viên thanh toán quốc
tế còn hỗ trợ trong việc chạy các chỉ tiêu khác trong phòng kinh doanh.



Chuyên viên thẻ: giám sát, đôn đốc chỉ tiêu thẻ tín dụng trên toàn CN, thực
hiện tư vấn cho KH về các chương trình liên quan đến thẻ tín dụng, tư vấn lắp đặt máy
POS tại các cơ sở ki h doanh trên địa bàn. Bên cạnh đó, chuyên viên thẻ còn chịu trách
nhiệm thu thập, nhập dữ liệu và thẩm định TTKH thẻ tín dụng.


Phòng kế toán và quỹ: Thực hiện việc cung ứng tiền mặt cho các hoạt động
của Ngân hàng.Tổ chức kiểm tra việc chấp hành chế độ an toàn kho, quỹ và việc chấp
hành quy định về quản lý tiền mặt của Ngân hàng. Làm đầu mối phối hợp với cơ quan
chức năng trong việc đấu tranh phòng chống tiền giả, tổ chức giám định tiền giả, tiền
nghi giả.Thực hiện các giao dịch hàng ngày trên ngân hàng, hoạch toán vào sổ, lên báo

23
cáo tài chính, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, làm việc với cơ quan thuế. Ngoài ra,
tổ chức công tác kiểm tra các nghiệp vụ kế toán, xét duyệt các báo cáo tài chính của
các PGD dưới quyền Chi nhánh quản lý. Phòng kế toán và quỹ gồm 3 bộ phận: bộ
phận hành chính, bộ phận xử lý giao dịch, bộ phận kế toán.

Bộ phận xử lý giao dịch: Thực hiện các tác nghiệp hằng ngày tại ngân hàng,
là người tương tác trực tiếp với khách hàng, thực hiện các tác nghiệp chuyển tiền, kiểm
đếm tiền, mở sổ tiết kiệm, tất toán sổ tiết kiệm, thu hộ….



Bộ phận kế toán: Thực hiện hoạch toán các nghiệp vụ phát sinh, cân đối sổ

sách, lên báo cáo tài chính.

Bộ phận hành chính: Thực hiện quản lý, sắp xếp và điều chỉnh nhân sự trên
toàn chi nhánh, giải quyết các vấn đề về nhân sự, phê duyệt và quản lý các khoản về
thu chi cho các hoạt động liên quan đến các vấn đề chăm sóc khách hàng, các chi phí
về các công cụ, dụng cụ sử dụng của chi nhánh.


Phòng kiểm soát rủi ro

Tham mưu cho Ban điều hành về ác vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro trong
hoạt động, thực hiện các quy trình của hoạt động Ngân hàng.
Thực hiện kiểm soát hồ sơ c o vay từ Phòng kinh doanh, hoàn tất thủ tục cho
vay và thực hiện quá trình giải ngân cho khách hàng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc chi nhánh giao.
Ngoài ra còn có bộ phận an ninh có chức năng đảm bảo an ninh trật tự tại chi
nhánh, giám sát và theo dõi các tác phong, giờ giấc làm việc của nhân viên.
Chức năng, nhiệm vụ của Sacombank- CN Quảng Nam

Chức năng

Chức nă g tru g gian tín dụng: là chức năng quan trọng nhất của Sacombank-CN
Quảng Nam. NH đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn với người thiếu vốn.
Chức năng trung gian thanh toán: Sacombank- CN Quảng Nam đóng vai trò là
thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện thanh toán theo yêu cầu của KH.
Chức năng tạo tiền: Được thực thi dựa trên cơ sở hai chức năng là trung gian tín
dụng và chức năng thanh toán.

Nhiệm vụ

24
Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ
chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi và chiết khấu giấy tờ có giá.
Cho vay ngắn han, trung dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với mọi thành phần
kinh tế.
Cho vay ưu đãi lãi suất đối với cán bộ nhân viên nhà nước và đơn vị chi lương.
Cho vay thế chấp tài sản cho vay tiêu dùng.
Cho vay ưu đãi tạo lập, phát triển sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh.
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế
Mua bán chuyển đổi ngoại tệ, chi trả kiều ối
Thực hiện các giao dịch bảo lãnh vay vốn tro g và ngoài nước, tư vấn về lĩnh
vực tiền tệ
Môi trường kinh doanh

Môi trường bên trong

Năng lực tài chính: tính đến hết năm 2016, CN đã đạt được kết quả khá tốt: huy
động vốn đạt 1.649 tỷ đồng cao hơn kế hoạch đề ra 6%, dư nợ tín dụng đạt 1.028 tỷ
đồng vượt kế hoạch đề ra 37%. Hiện tại NH đang có xu hướng mở rộng quy mô, phân
ra thành các khu vực chuyên trách do CV.KH đảm nhận khai thác, quản lý.
Năng lực nhân sự: Sacombank luôn có chính sách trẻ hóa nguồn nhân lực. Hàng
năm Sacombank luôn có các đợt tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên trẻ năng
động, nhiệt huyết. Chương trình thực tập viên tiềm năng cũng là một kênh cung cấp
đội ngũ lao động trẻ được đào tạo bài bản và bám sát với các nghiệp vụ tại ngân hàng.
Cơ sở vật chất và công nghệ: CN được trang bị hệ thống máy móc trang thiết bị
hiện đại thườ g xuyên được kiểm tra và nâng cấp nhằm đảm bảo việc xử lý nghiệp vụ
được diễn ra nhanh chóng, kết nối dữ liệu toàn hệ thống ổn định và liền mạch.
Mạng lưới: Tính đến thời điểm hiện nay, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng
Sacombank ở Quảng Nam gồm 1 chi nhánh và 6 PGD trực thuộc: PGD Hội An, PGD
Tam Kỳ, PGD Núi Thành, PGD Nam Phước, PGD Đại Lộc và PGD Quế Sơn.
25

Môi trường bên ngoài

Thị trường: Tam Kỳ là nơi tập trung hầu hết các cơ quan hành chính sự nghiệp của
tỉnh Quảng Nam. Thêm vào đó hiện tại có khá nhiều doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có
vốn FDI có chi nhánh hoạt động trên địa bàn thành phố. Vấn đề học tập của con em ở đây
cũng rất được phụ huynh quan tâm nên nhu cầu du học ở đây khá phổ biến.
Khách hàng: Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, đầy năng động và nhiệt
huyết của cán bộ nhân viên đã tạo được lòng tin cũng như uy tín trong lòng người dân
địa phương. Sau hơn 10 năm hoạt động, Sacombank đã ạo được thương hiệu riêng cho
mình và có một lương KH tương đối ổn định.
Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay có rất nhiều NH cũng như tổ chức tín dụng đã mở
CN hoạt động tại Tam Kỳ. Điều này dẫn đến việc cạ h tranh giữa các NH là điều
không tránh khỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần cho vay, huy động và các dịch vụ
của NH. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, CN liên tục đề ra các chính sách,
giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cạnh tranh giá với các NH khác.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh ủa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Việt Nam chi nhánh Quảng Nam từ 2014 – 2016
2.2.1. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động mang tính sống còn của ngân hàng. Nguồn vốn huy
động sẽ được xoay vòng để tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Kết quả của hoạt động huy
động vốn không những mang ý nghĩa định lượng mà trong đó còn thể hiện mức đô phổ
biến và uy tín của ngân hàng. Nhận biết được tầm quan trọng của huy động vốn ngân
hàng luôn chú trọng đầu tư và phát triển hoàn thiện công tác huy động vốn qua các
năm. Nhờ vậy mà kết quả đạt được khá ấn tượng. Dưới đây là kết quả huy động vốn
qua 3 năm (3014-2016).
26
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại Sacombank – CN Quảng Nam qua 3 năm 2014 –
2016
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Chênh lệch Chênh lệch
2015/2014 2016/2015
Chỉ
tiêu
Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng
(%) (%) (%) (%) (%)
Tiền
gởi 953.457 89 1.197.033 89,2 1.481.273 89,8 243.576 25,55 284.240 23,75
KHCN
Tiền
gởi 106.059 9,9 131.512 9,8 153.406 9,3 25.453 24 21.894 16,65
KHDN
Phát
hành 11.784 1,1 13..420 1 14.846 0,9 1.636 13,88 1.426 10
GTCG
Tổng 1.071.300 100 1.341.965 100 1.649.525 100 270.665 25,27 307.560 22,92
(Nguồn “phòng kế toán ngân quỹ Sacombank chi nhánh Quảng Nam”)
Kết quả huy động vốn
1600000
1481273
1400000
1200000
1197033
1000000
953457
800000
600000
400000
131512 153406
200000
106059
11784 13420 14846
0
NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM2016
Tiền gởi KHCN Tiền gởi KHDN Phát hành GTCG
Biểu đồ 2.1: Kết quả huy động vốn tại Sacombank – CN Quảng Nam qua 3 năm 2014 - 2016
27
Theo bảng số liệu cho thấy khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ
cấu tiền gửi tại chi nhánh. Với tỷ lệ năm 2014 là 89%, năm 2015 tăng lên đến 89,2%
và tiếp tục tăng lên đạt 89,8% trong năm 2016. Tỷ trọng này khá phù hợp với cơ cấu
kinh tế tại tỉnh Quảng Nam nói chung và Tam Kỳ nói riêng. Kinh tế tại tỉnh chủ yếu là
nông nghiệp hay các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Hơn thế nữa mục đích gửi tiền của đối
tượng khách hàng cá nhân chủ yếu là để tiết kiệm hưởng lãi và đối tượng khách hàng
này luôn có tiền nhàn rỗi muốn sinh lời an toàn. Khách hàng cá nhân tại chi nhánh
phần nhiều là người dân có thu nhập khá trở lên, lượng iền gửi thường dao động trên
50 triệu. Mặc dù đặc thù tỉnh nông nghiệp thế nhưng tại chi nhánh thành phần khách
hàng là người gửi tiết kiệm từ nông dân không n iều do vậy chi nhánh cần khai thác
thêm về đối tượng khách hàng này.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức k nh tế luôn chiếm tỷ trọng tương đối thấp
trong cơ cấu nguồn vốn, chiếm khoảng dưới 10% so với tổng nguồn. Do đặc thù của
đối tượng KH này là ít có nguồn tiền nhàn rỗi, vốn được đưa vào để xoay vòng kinh
doanh, nguồn tiền gửi của KH tổ chức doanh nghiệp chủ yếu dùng để thanh toán, chi
lương do vậy họ không quan trọng về vấn đề lãi suất mà chủ yếu quan tâm đến các phí
dịch vụ, sự thuận tiện, tốc độ xử lý giao dịch và thái độ phục vụ cũng như mạng lưới
của ngân hàng có thuận tiện cho các nhu cầu giao dịch của công ty hay không. Để thu
hút khách hàng là doanh ngh ệp đến giao dịch, các chính sách về phí dịch vụ, lãi suất
luôn được Sacombank- CN Quảng Nam xem xét điều chỉnh kịp thời để giữ được thế
cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo khách hàng và ngân hàng cùng có lợi nhuận. Các cuộc
tiếp xúc khách hàng, chính sách khách hàng ưu đãi được thực hiện hàng năm nhằm tạo
mối quan hệ gắn bó với khách hàng cũng như thực hiện các yêu cầu về tài trợ, bảo
lãnh, thanh toá , chuyển tiền đi, đến trong và ngoài nước của khách hàng ngày một tốt
hơn, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả. Với các chính sách linh hoạt
như trên và với việc đẩy mạnh công tác tiếp thị trong những năm qua ngân hàng đã thu
hút được thêm một số lượng lớn KH là doanh nghiệp đến giao dịch và chi lương qua
ngân hàng như: ô tô Trường Hải, Sun taxi, công ty may Trường Giang …và các trường
mẫu giáo trên địa bàn như trường mẫu giáo Hoa Sen, mẫu giáo 24/3. Các công ty này
đều có số lượng lao động lớn do vậy sẽ rất thuận lợi cho CN trong việc triển khai các
28
sản phẩm dịch vụ và huy động tiền gửi từ các nhân viên của công ty và nâng cao hiệu
quả huy động vốn tiền gửi.
Phát hành CCTG chiếm tỉ trọng khá thấp trong tổng nguồn vốn huy động và chủ
yếu huy động vào dịp đầu năm theo kế hoạch hội sở giao xuống. Tại CN, việc huy
động nguồn vốn này chủ yếu được thực hiện trên các KH có số tiền gửi tiết kiệm lớn
(trên 500 triệu).
2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín –
CN Quảng Nam giai đoạn 2014-2016
Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chiếm phần lớn tỷ trọng tại Sacombank chi
nhánh Quảng Nam, đây cũng là cơ cấu chung của các ngân hàng thương mại Việt
Nam.Trong giai đoạn 2014-2016 do sự bất ổn của thị trường và đặc biệt do nút thắt nợ
xấu mà tình hình cho vay tại các ngân hàng vô cùng khó khăn, trong cả khâu cho vay
và thu nợ. Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình giải ngân vốn của ngân hàng trong giai
đoạn 2011-2013.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tíndụng tại chi nhánh từ năm 2014-2016
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Doanh
số cho 889.375 1.117.866 1.477.962 228.491 25,69% 360.096 32,21%
vay
Thu nợ 289.375 350.688 449.959 61.313 21,19% 99.271 28,31%
Dư nợ
604.552 684.320 897.591 79.768 13,19% 213.271 31,17%
BQ
Nợ xấu 510 650 715 140 27,45% 65 10%
Tỷ lệ nợ
0,084% 0,058% 0,048% (0,026) (0,01)
xấu
(Nguồn “phòng kế toán ngân quỹ Sacombank chi nhánh Quảng Nam”)
29
Hoạt động tín dụng
1600000
1477962
1400000
1200000 1117866
1000000 889375 897591
800000 684320
604552
600000
400000
289375
200000
0
350688
449959
NĂM 2014 NĂM 2015
Doanhsố chovay Doanhsố thu ợ
NĂM 2016
Dư ợ bình quân
Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Sacombank – CN Quảng Nam qua
3 năm 2014 - 2016
Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình cho vay của CN Quảng Nam tăng trưởng khá
nhanh. Trong thời gian này, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện kêu gọi đầu tư và thu hút
được nhiều chủ đầu tư tham gia khai thác. Rất nhiều nhà máy, xí nghiệp may, giày da
mọc lên tại các huyện như: P ú Nin , Núi Thành và Tam Kỳ mang đến cho Sacombank
không ít KH vay doanh nghiệp. Hơn nữa, các năm gần đây, kinh tế đã có nhiều chuyển
biến tốt giúp đời sống của người dân tăng cao, kích thích cầu thị trường tăng trưởng.
Nhu cầu vốn của người dân tăng trưởng trở lại. Nhằm thu hút KH vay, Sacombank đã
triển khai rất nhiều gói sản phẩm ưu đãi như: cho vay lãi suất thấp đối với cán bộ nhân
viên nhà nước, vay sữa chữa nhà và nhiều gói vay hỗ trợ kinh doanh...
Bên cạnh việc cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng rất được Sacombank- CN
Quảng Nam chú trọ g. Doanh số thu hồi nợ của CN tăng qua các năm là phù hợp với
việc tăng doanh số cho vay.
Dư nợ là nguồn thu kinh doanh chủ yếu tại NH. Dư nợ BQ của CN tăng qua các
năm và cao nhất là năm 2016 đạt 897.591 triệu đồng. Cùng với đó tỉ lệ nợ xấu của CN
trong giai đoạn này có xu hướng giảm dần và chỉ còn 0,048% vào năm 2016. Điều này
cho thấy đội ngũ cán bộ tín dụng tại CN đã luôn bám sát các doanh nghiệp vay, cá
nhân vay đảm bảo cho vay và thu nợ đúng hạn, sử dụng vốn đúng mục đích.
30
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank – CN Quảng
Nam qua 3 năm 2014-2016
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
(%) (%) (%)
Tổng thu 74.426 100 86.762 100 94.096 100
Thu lãi cho vay 64.751 87 76.351 88 83.275 88,5
Thu từ hoạt động dịch vụ 6.698 9 8.242 9,5 9.127 9,7
Thu từ hoạt động kinh doanh
1.116 1,5 1.128 1,3 1.129 1,2
ngoại hối
Khác 1.861 2,5 1.041 1,2 565 0,6
Tổng chi 49.466 100 58.333 100 60.496 100
Chi phí trả lãi huy động 44.025 89 52.500 90 54.567 90,2
Chi phí hoạt động dịch vụ 4.205 8,5 5.075 8,7 5.293 8,75
Chi phí kinh doanh ngoại hối 346 0,7 350 0,6 333 0,55
Chi phí hoạt động khác 445 0,9 175 0,3 121 0,2
Dự phòng và bảo hiểm 445 0,9 233 0,4 182 0,3
Lợi nhuận 24.960 28.429 33.600
Kết quả hoạt động kinh doanh
100000 94096
90000 86762
80000 74426
70000
58333 60496
60000
49466
50000
40000 28429
33600
24960
30000
20000
10000
0
NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016
Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận
Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank CN Quảng Nam qua 3 năm
2014 – 2016.
31
Qua bảng số liệu trên ta thấy uy tín của Ngân hàng Sacombank CN Quảng Nam
ngày càng được nâng cao, điều này chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của chi
nhánh đều tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2014-2016.
Tổng thu
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng thu năm sau đều lớn hơn năm trước. Sau giai
đoạn khó khăn, với lợi thế về thương hiệu, sự chỉ đạo linh hoạt của ban giám đốc cùng
đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt huyết đã giúp cho hoạt động kinh doanh của
Sacombank- CN Quảng Nam gặt được rất nhiều thành công, mở rộng quan hệ hợp tác
với nhiều đối tác doanh nghiệp trên địa bàn. Về thành phần ổng thu bao gồm:
+ Thu từ hoạt động cho vay: Thu lãi từ hoạt động c o vay chiếm phần lớn trong
tổng lợi nhuận kinh doanh của chi nhánh. Việc đưa ra các gói lãi suất ưu đãi và các đợt
tiếp thị thường xuyên của CV.KH trong giai đoạn ày, thu nhập từ lãi cho vay cũng như
tỉ trọng của khoản mục này trong tổng thu tăng trưởng đều qua các năm. Thêm vào đó,
với chính sách thu nợ linh động, CV H gọi điện nhắc nợ trực tiếp hay dịch vụ nhắn tin
nhắc nợ tự động giúp cho KH chủ động hơn trong việc thu xếp khoản tiền trả nợ. Đồng
thời CVKH cũng trực tiếp tới nhà thu nợ giúp KH, nhờ đó KH không phải tốn thời
gian đến NH và hạn chế nợ xấu trong NH.
+ Thu từ hoạt động dịch vụ: Hiện tại CN đang đẩy mạnh thực hiện các hoạt
động dịch vụ như chuyển tiền, ủy thác thanh toán, thu chi hộ…. tỷ trọng nguồn thu từ
hoạt động dịch vụ đang có xu hướng tăng lên trong cơ cấu tổng nguồn thu của ngân
hàng. Việc thu hộ giúp CN không những có nguồn tiền hoa hồng từ các đối tác nhờ
thu, mà từ các dịch vụ tiện ích đó ngân hàng còn gia tăng được số lượng KH tiềm
năng, gia tăng KH mở tài khoản thanh toán từ đó có thể tận dụng được nguồn tiền gửi
không kỳ hạn với lãi suất thấp. Có thể nói trong thời buổi kinh tế có nhiều rủi ro như
hiện nay, cùng với việc cạnh tranh về mặt bằng lãi suất giữa các ngân hàng thì việc gia
tăng tỷ trọng trong cơ cấu thu nhập dịch vụ là một chính sách vô cùng hợp lý, nguồn
thu này rất ít rủi ro và lợi nhuận mang lại không hề nhỏ. Hiện tại Sacombank- CN
Quảng Nam đang thực hiện các dịch vụ thu hộ cho điện lực Tam Kỳ, thu tiền điện
thoại trả sau của Mobiphone, Vinaphone, Viettel, mạng internet của FPT, thu trả góp
cho Home Credit Việt Nam …sắp tới CN đang có kế hoạch triển khai thu hộ tiền nước
cho công ty cổ phần cấp thoát nước Quảng Nam nhằm gia tăng nguồn thu từ dịch vụ.
32
+ Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: Ngoài việc thu mua và bán ngoại tệ,
NH còn thực hiện mua bán vàng. Hiện tại Sacombank chi nhánh Quảng Nam chỉ tiến
hành mua bán vàng miếng chứ không mua bán vàng lẻ. Đối tượng kinh doanh ngoại
hối chủ yếu là các gia đình có người thân làm việc ở nước ngoài, các gia đình cho con
em đi du học. Loại tiền giao dịch phổ biến là đồng yên Nhật, dolla của Mỹ và Euro.
Tuy số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh có tăng lên nhưng tỷ trọng nguồn thu
này đang giảm so với những năm trước. Nhằm khôi phục tăng trưởng của nguồn thu
này, Sacombank- CN Quảng Nam đang đẩy mạnh hợp ác với các công ty có nguồn
vốn FDI trên địa bàn Tam Kỳ và Phú Ninh.
Về tổng chi:
Cùng với việc tăng lên về tổng thu thì chi phí bỏ ra cũng tăng đều qua các năm.
Về thành phần các khoản chi phí bao gồm:
+ Chi trả lãi huy động: Đây là chi phí cao nhất và chiếm phần lớn trong tổng
chi. Lãi suất tiền gửi giảm nhẹ qua các năm ( từ 7% năm 2014 xuống còn 6,6 % cuối
năm 2016) giúp CN giảm được áp lực trả lãi . Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy mặc
dù lãi suất giảm nhưng số tiền chi trả lãi huy động vẫn tăng qua các năm chứng tỏ hoạt
động huy động vốn của ngân hàng ngày càng được mở rộng.
+ Chi phí kinh doanh ngoại hối: chi phí này chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu
tổng chi phí, chủ yếu là chi phí bảo quản tiền tệ, chi phí tiếp khách… Trong giai đoạn
này, hoạt động kinh doanh ngo i hối tại CN đang chậm lại nên chi phí kinh doanh cũng
giảm xuống, cụ thể chi phí kinh doanh ngoại hối chỉ còn 333 triệu đồng chiếm 0,55%
tổng chi phí.
Lợi nhuận:
Hoạt độ g ki h doanh tại CN đang tiến triển khá tốt qua các năm, các con số đều
tiến triển theo chiều hướng tích cực và hợp lý. Lợi nhuận qua các năm đều khá cao,
việc tăng trưởng lợi nhuận cao qua các năm giúp CN có thể mở rộng quy mô hoạt
động của mình và chi trả cho các công tác thường xuyên tại CN.
33
2.3. Giới thiệuvề thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank chi nhánh Quảng Nam
2.3.1. Các sản phẩm thẻ tín dụng do Sacombank cung cấp
Thẻ tín dụng tại Sacombank chia làm 2 loại chính: thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín
dụng quốc tế. Thẻ tín dụng quốc tế gồm 3 dòng là Visa, Master, JCB. Thẻ tín dụng nội
địa có 1 dòng là thẻ Family.
- Thẻ Visa gồm có các sản phẩm sau: Visa Infinite, Visa Platinum, Visa
chuẩn/vảng, Visa Ladies first.
- Thẻ Master gồm có các sản phẩm sau: World Mas er Card, Master chuẩn/vàng.
- Thẻ JCB gồm: JCB Motor Card, JCB Car Card.
Đặc điểm
- Sử dụng thanh toán tại các điểm chấp hận thẻ. Rút tiền mặt tại ATM trên toàn
thế giới.
- Ưu đãi miễn lãi tới 55 ngày.
- Thời hạn sử dụng 3 năm.
- Hạn mức rút tiền mặt là 50 – 70% hạn mức tín dụng ngân hàng cấp tùy điều
kiện cấp thẻ (tối đa 100 triệu/ trong vòng 30 ngày liền kề trước đó)
- Hạn mức dùng để thanh toán àng hóa dịch vụ: 100% hạn mức tín dụng.
- Lãi suất áp dụng: tùy theo điều kiện cấp thẻ, trong khoản từ 1,25% - 2,5%.
- Thời hạn: trong vòng 25 ngày kể từ ngày chốt thông báo giao dịch.
- Thanh toán tối thiểu 5%, tối thiểu 100.000 đồng.
- Thời điểm thu phí thường niên: ngay sau khi thẻ được kích hoạt.
- Hình thức thanh toán: nộp tiền mặt trực tiếp tại các điểm giao dịch của
Sacombank, đăng ký trích nợ tự động, chuyển khoản từ thẻ thanh toán/thẻ trả trước
sang thẻ tín dụ g tại ATM, thanh toán qua dịch vụ IB, MB của Sacombank.
- Phí rút tiền mặt đối với dòng thẻ Visa và Master là 4%.
- Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng Sacombank được tham gia các chương trình
ưu đãi: Sacombank Plus, tích điểm đổi quả và nhiều chương trình khác.
So sánh một số đặc điểm của thẻ tín dụng Sacombank với một số ngân hàng
khác
34
Chỉ tiêu Sacombank Vietcombank BIDV
Sản phẩm thẻ Visa Infinite chỉ có Vietcombank Visa Visa/Master
tín dụng cao tại Sacombank, Visa Platinum, Platinum
cấp nhất Platinum. Ngoài ra Vietcombank
còn có sản phẩm thẻ Vietnam Airlines
đặc thù là Visa Platinum American
Ladies first. Express
Ưu đãi miễn Tối đa 55 ngày Tối đa 45 ngày Tối đa 45 ngày
lãi đối với
giao dịch
thanh toán
Phí thay đổi 100.000 Miễn p í 30.000/lần
hạn mức tín
dụng
Phí rút tiền 4% số tiền giao dịch 4% số tiền giao dịch 4% số tiền rút tối
mặt tại ATM tối thiểu 60.000 tối thiểu 50.000 thiểu 50.000
vnđ/giao dịch ngoại vnđ/giao dịch vnđ/giao dịch
trừ thẻ quốc tế JCB
miễn phí.
Phí vượt hạn 0,075%/ngày đối -Vượt hạn mức từ 1 Không có.
mức với số tiền vượt ạn đến 5 ngày 8%/năm
mức tối th ểu 50.000 (số tiền vượt quá
vnđ hạn mức)
- Vượt hạn mức từ
06 đến 15 ngày
10%/năm.
- Vượt hạn mức từ
ngày 16 trở lên
15%/năm.
Phí cấp lại 50.000 vnđ 30.000 vnđ 30.000 vnđ
pin
Phí th ờng Miễn phí Có phí tùy sản phẩm Có phí tùy sản
niên thẻ phụ ví dụ: Visa Platinum phẩm ví dụ: Visa
là 500.000 vnđ Platinum là
600.000 vnđ
35
Qua bảng so sánh trên ta thấy được thẻ tín dụng cá nhân Sacombank có những
điểm nổi bật hơn là: sự đa dạng của sản phẩm thẻ tín dụng, miễn phí tối đa 55 ngày đối
với giao dịch thanh toán, dài hơn 10 ngày so với ngân hàng khác điều này làm giảm áp
lực trả nợ đối với khách hàng. Về các loại phí cơ bản thì Sacombank gần như là cao
hơn các ngân hàng khác.
2.3.2. Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ tín dụng tại Sacombank
Sơ đồ 2.2: quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ tín dụng qua ngân hàng
Chủ thẻ
(1) (3)
Cơ sở chấp nhận thẻ
(9)
(10)
(4)
(2)
(5)
Ngân hàng phát hành
(7) (8)
Tổ chức thẻ quốc tế
(6) (7)
Ngân hành thanh
toán
Đối với các loại thẻ khác nhau cơ chế, phương thức và thậm chí la quy trình
thanh toán có thể có một số khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung đều có những điểm
giống nhau cơ bản sau:
Bước 1: Chủ thẻ mua hàng hóa, dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc rút tiền
mặt tại ngân hàng đại lý thanh toán.
Bước 2: ĐVCNT xem xét hạn mức thanh toán của thẻ và xin cấp giấy phép.
B ớc 3: Sau khi cấp phép đã hoàn thành cơ sở chấp nhận thẻ lập hóa đơn thanh
toán thẻ cho chủ thẻ.
Bước 4: ĐVCNT gửi hóa đơn thanh toán cho ngân hành thanh toán trong vòng
2 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch.
36
Bước 5: Tại ngân hàng thanh toán khi tiếp nhận hóa đơn và bảng kê phải kiểm
tra tính hợp lệ các thông tin trên hóa đơn và tiến hành ngay việc ghi Nợ vào tài khoản
của mình và ghi Có vào tài khoản của ĐVCNT trong ngày.
Bước 6: Ngân hành thanh toán tổng hợp dữ liệu gửi đến tr ng tâm xử lý dữ liệu.
Bước 7: Tại trung tâm thẻ sẽ tiến hành chọn lọc dữ liệu, phân loại để bù trừ giữa
ngân hàng thanh tón và ngân hành phát hành đồng thời thực hiện báo Có và báo Nợ
trực tiếp cho các ngân hành thành viên.
Bước 8: Ngân hàng phát hành thẻ nhận thông tin dữ liệu từ trung tâm thẻ sẽ tiến
hành thanh toán.
Bước 9: Định kỳ ngày cuối cùng trong tháng, ngân hàng sẽ chốt giao dịch và
gửi thông báo dư Nợ của chủ thẻ dùng trong thá g và yêu cầu thanh toán.
Bước 10: Chủ thẻ thanh toán nợ trực t ếp cho ngân hàng phát hành bằng tiền
mặt tại các quầy giao dịch hoặc chuyển khoản.
2.3.3. Điều kiện và hạn mức cấp thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank – CN Quảng
Nam Các điều kiện và hạn mức ấp thẻ tín dụng tại Sacombank – CN Quảng Nam

Chứng minh thu nhập


Nhân viên công tác tại các đơn vị cơ quan

Điều kiện
- CBNV có thâm niên công tác lớn hơn 3 tháng (không tính thử việc)
- Có thu nhập ổn định 7 triệu đồng/ tháng (đối với khu vực TP.HCM và Hà
Nội), thu nhập thấp nhất là 5 triệu đồng/ tháng đối với các khu vực còn lại.
- Không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất.
*Lưu ý: điều kiện cấp thẻ Infinite thu nhập thấp nhất 300 triệu đồng/ tháng.
Hạn mức: hạn mức cấp tối đa là 3,5 lần thu nhâp.

Nhân viên Sacombank/ công ty trực thuộc Sacombank được áp dụng như
nhân viên do tổng giám đốc định từng thời kỳ.

Điều kiện
- Nhân viên Sacombank.
- Nhân viên thuộc công ty trực thuộc đã ký hợp đồng lao động chính thức.
Hạn mức: hạn mức cấp tối đa là 3,5 lần thu nhâp.
37

Sản phẩm thẻ tín dụng cá nhân có giao dịch với Sacombank.


Khách hàng có quan hệ tín dụng

Điều kiện
Hạn mức
Hạn mức cấp tối đa bằng 5% hạn mức tín dụng được cấp và không quá 200 triệu.

Khách hàng có quan hệ tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn tại Sacombank.

Điều kiện
Cá nhân có số dư tiền gửi có kỳ hạn hoặc k ông kỳ ạn trong 6 tháng gần nhất
Min 32 triệu đồng.
Thời gian giao dịch tối thiểu 6 tháng đối với t ền gửi thanh toán.
Hạn mức
Hạn mức cấp tối đa không quá 30% số dư bình quân trong 6 tháng gần nhất.
Tối đa không quá 200 triệu.

Khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng cao cấp của Sacombank.

Điều kiện
Cá nhân là KH giao dịch t ền gửi tại Sacombank thỏa mãn các điều kiện là KH
của dịch vụ ngân hàng cao cấp.
*Điều kiện cấp thẻ Ìnfinite:
- Là KH dịch vụ ngân hàng cao cấp tối thiểu 6 tháng.
- Tổng tài sản đang quản lý tối thiểu 10 tỷ đồng.
- Không bị nợ quá hạn tại các tổ chức tài chính 3 năm gần nhất.
Hạn mức: 10% giá trị tài sản đang quản lý hiện tại.

Khách hàng tiềm năng của CN/PGD.

Điều kiện
Khách hàng không bị nợ quá hạn tại các TCTD trong 3 năm gần nhất.
CN/PGD đánh giá được KH có tài chính tốt, đảm bảo khả năng thanh toán.
CN đánh giá được KH đem lại lợi ích trực tiếp/ gián tiếp cho NH trong6 tháng tới.
38
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY

More Related Content

What's hot

Bài mẫu Khóa Luận tốt nghiệp tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Bài mẫu Khóa Luận tốt nghiệp tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh VượngBài mẫu Khóa Luận tốt nghiệp tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Bài mẫu Khóa Luận tốt nghiệp tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh VượngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp VietbankBáo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbankluanvantrust
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quy trình mở thẻ tín dụng tại Sacombank
Quy trình mở thẻ tín dụng tại SacombankQuy trình mở thẻ tín dụng tại Sacombank
Quy trình mở thẻ tín dụng tại Sacombankluanvantrust
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đĐề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Bài mẫu Khóa Luận tốt nghiệp tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Bài mẫu Khóa Luận tốt nghiệp tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh VượngBài mẫu Khóa Luận tốt nghiệp tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Bài mẫu Khóa Luận tốt nghiệp tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại SacombankSự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp VietbankBáo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
 
Đề tài: Nghiệp vụ cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại MSBank
Đề tài: Nghiệp vụ cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại MSBankĐề tài: Nghiệp vụ cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại MSBank
Đề tài: Nghiệp vụ cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại MSBank
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCMThực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
 
Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán VPbank, Hay!
Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán VPbank, Hay!Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán VPbank, Hay!
Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán VPbank, Hay!
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàngĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
 
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
 
Quy trình mở thẻ tín dụng tại Sacombank
Quy trình mở thẻ tín dụng tại SacombankQuy trình mở thẻ tín dụng tại Sacombank
Quy trình mở thẻ tín dụng tại Sacombank
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 

Similar to Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...hieu anh
 
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngThực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngBUG Corporation
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY (20)

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Quốc Dân, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Quốc Dân, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Quốc Dân, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Quốc Dân, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9d
Luận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9dLuận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9d
Luận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9d
 
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long – Chi nhánh Sài...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long – Chi nhánh Sài...Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long – Chi nhánh Sài...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long – Chi nhánh Sài...
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích cho vay thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại VPbank
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích cho vay thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại VPbankĐề tài tốt nghiệp: Phân tích cho vay thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại VPbank
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích cho vay thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại VPbank
 
Khóa luận: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, HAY
Khóa luận:  Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, HAYKhóa luận:  Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, HAY
Khóa luận: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, HAY
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Eximbank, 9đ
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Eximbank, 9đHoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Eximbank, 9đ
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Eximbank, 9đ
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu Ngân Hàng Vietcombank.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu Ngân Hàng Vietcombank.Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu Ngân Hàng Vietcombank.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu Ngân Hàng Vietcombank.
 
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAYBài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
 
Thực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngThực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàng
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng, 9 Đ
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng, 9 ĐNâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng, 9 Đ
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng, 9 Đ
 
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAYBÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
 
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
 
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
 
PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK - TẢI FREE ZALO: 0934...
PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK  - TẢI FREE ZALO: 0934...PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK  - TẢI FREE ZALO: 0934...
PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK - TẢI FREE ZALO: 0934...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH QUẢNG NAM
  • 2. NGUYỄN THỊ ĐÌNH HẠ KHÓA HỌC: 2013 - 2017
  • 3. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị ìnhHạ Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị BíchNgọc Lớp K47 TCDN Niênkhóa: 2013 - 2017 Huế, 5/2017
  • 4. Lời Cảm Ơn Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường cùng toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại ọc Kinh Tế Huế, những người đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt bốn năm học qua. Em xin cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Tài Chính – Ngân hàng, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn TS. Trần Thị Bích Ngọc đã quan tâm, tận tình c ỉ bảo giúp đỡ và giải đáp những thắc mắc của em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo, các anh chị cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Quảng Nam, đặc biệt là các anh chị phòng Kinh Doanh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể học tập những kiến thức chuyên môn, rèn luyện một số kỹ năng mềm, cũng như đóng góp ý kiến bổ ích cho em hoàn t ành đợt thực tập của mình với kết quả như mong đợi. Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm bài báo cáo thực tập khó tránh những sai sót, rất mong quý thầy cô bỏ qua. Đồng thời, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh những thiếu sót, em rất mong nhận đươc sự chỉ bảo thêm của thầy cô giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Đình Hạ
  • 5. MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................................2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................3 5. Kết cấu đề tài...........................................................................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.............................................................................................................................................4 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại..................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại................................................................................................4 1.1.2. Chức năng hoạt động của ngân hàng thương mại.............................................................4 1.2. Tổng quan về thẻ ..............................................................................................................................................6 1.2.1. Khái niệm về thẻ .....................................................................................................................................6 1.2.2. Đặc điểm cấu tạo của thẻ ngân hàng..........................................................................................6 1.2.3. Chủ thể tham gia thị trường t ẻ....................................................................................................7 1.2.4. Ứng dụng của thẻ ngân hàng...........................................................................................................8 1.3. Giới thiệu về thẻ tín dụng............................................................................................................................9 1.3.1. Chặng đường hội nhập vào Việt Nam của thẻ tín dụng................................................9 1.3.2. Phân loại thẻ tín dụng........................................................................................................................10 1.3.3. Các chủ thể tham gia vào thị trường thẻ tín dụng...........................................................11 1.3.4. Tác dụng thẻ tín dụng........................................................................................................................12 1.3.5. Chỉ tiêu đá h giá sự phát triển hoạt động thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại..............................................................................................................................................................15 1.4. Thực trạng kinh doanh thẻ tín dụng tại thị trường Việt Nam...........................................16 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ tín dụng...................................................17 CHƯƠNG 2:TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG CÁ NHÂN ẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CN QUẢNG NAM (SACOMBANK – CN QUẢNG NAM)......................................................................................19
  • 6. 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam..................................................................................................................................................................19 2.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín Việt Nam...........................19 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank – CN Q ảng Nam...........21 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam chi nhánh Quảng Nam từ 2014 – 2016 ............................................................................26 2.2.1. Tình hình huy động vốn...................................................................................................................26 2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quảng Nam giai đoạn 2014-2016.................................................................................................29 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.....................................................................................................31 2.3. Giới thiệu về thẻ tín dụng cá nhân tại Sacomba k chi nhánh Quảng Nam..............34 2.3.1. Các sản phẩm thẻ tín dụng do Sacombank cung cấp...................................................34 2.3.2. Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ tín dụng tại Sacombank...........................36 2.3.3. Điều kiện và hạn mức cấp thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank – CN Quảng Nam..............................................................................................................................................................................37 2.4. Tình hình phát triển thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank – CN Quảng Nam trong giai đoạn 2014 – 2016............................................................................................................................39 2.4.1. Tình hình phát hành và thanh toán thẻ tại tại Sacombank – CN Quảng Nam trong giai đoạn 2014 – 2016.......................................................................................................................39 2.4.2. Mạng lưới giao dịch...........................................................................................................................44 2.4.3.Tình hình kinh doanh thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank – CN Quảng Nam ........................................................................................................................................................................................46 2.5. Đánh giá hoạt động phát hành và kinh doanh thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank CN Quảng Nam............................................................................................................................50 2.5.1 Kết quả đạt được....................................................................................................................................50 2.5.2. Đánh giá về chính sách sản phẩm và chính sách khách hàng của thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank CN Quảng Nam...............................................................................51 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẢNG NAM...............................................................................................................................................................53 3.1. Triển vọng phát triển thị trường thẻ Việt Nam trong thời gian tới..............................53
  • 7. 3.2. Định hướng phát triển................................................................................................................................54 3.3. Giải pháp phát triển hoạt động thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank – CN Quảng Nam..................................................................................................................................................................55 PHẦN III: KẾT LUẬN..........................................................................................................................................59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................60
  • 8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TMCP NHTM NH KH ĐVCNT NHPH NHTT NHNN CN PGD QN CCTG CVKH : Thương mại cổ phần : Ngân hàng thương mại : Ngân hàng : Khách hàng : Đơn vị chấp nhận thẻ : Ngân hàng phát hành : Ngân hàng thanh toán : Ngân hàng Nhà nước : Chi nhánh : Phòng giao dịch : Quảng Nam : Chứng chỉ tiền gửi : Chuyên viên khá h hàng
  • 9. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quảng Nam ................................................................................................. 22 Sơ đồ 2.2: Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ tín dụng qua ngân hàng ................ 36 Biểu đồ 2.1: Kết quả huy động vốn tại Sacombank – CN Quảng Nam qua 3 năm 2014 - 2016 ................................................................................................ 27 Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Sacombank – CN Quảng Nam qua 3 năm 2014 - 2016 ....................................................................................... 30 Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank CN Quảng Nam qua 3 năm 2014 – 2016. ...................................................................................... 31 Biểu đồ 2.4: Số lượng thẻ tín dụng phát hành tại Sacombank- CN Quảng Nam 2014 - 2016. .............................................................................................. 41 Biểu đồ 2.5: Thị phần thẻ tín dụng đến 31/12/2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. ..... 43 Biểu đồ 2.6: Tình hình doanh số thanh toán thẻ tín dụng tại Sacombank CN Quảng Nam năm 2014 – 2016 .............................................................................. 47
  • 10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại Sacombank – CN Quảng Nam qua 3 năm 2014 – 2016 ................................................................................................. 27 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh từ năm 2014-2016 ................... 29 Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank – CN Quảng Nam qua 3 năm 2014-2016 ......................................................................... 31 Bảng 2.4: Quy trình phát hành thẻ tại Sacombank – CN Quảng Nam ......................... 40 Bảng 2.5: Số lượng thẻ tín dụng phát hành và số lượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của Sacombank – CN Quảng Nam .................................................... 40 Bảng 2.6: Thống kê máy ATM và máy POS của Sacombank – CN Quảng Nam ....... 44 Bảng 2.7: Các địa điểm đặt máy ATM ......................................................................... 45 Bảng 2.8: Các phòng giao dịch của Sacombank trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ........... 45 Bảng 2.9: Thị phần máy POS các ngân hàng trên đại bản tỉnh Quảng Nam đến 31/12/2016. .................................................................................................. 46 Bảng 2.10: Doanh số thanh toán thẻ tín dụng tại Sacombank – CN Quảng Nam ......... 46 Bảng 2.11: Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank – CN Quảng Nam qua 3 năm 2014 - 2016 ........................................................... 48 Bảng 2.12: Tỷ trọng thu phí dịch vụ cá nhân của Sacombank – CN Quảng Nam qua 3 năm 2014 – 2016 ............................................................................... 50
  • 11. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quan hệ m a bán trao đổi hàng hóa dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do đó, đòi hỏi phải có những phương tiện thanh toán mới đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng, hiệu quả. Thêm vào đó, thế kỷ XX là thế kỷ mà khoa học công nghệ có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt công nghệ thông tin. Kết hợp những điều này, các ngân hàng thương mại đã đưa ra một loại hình dịch vụ thanh toán mới – thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng là một trong những phương tiện đang được biết đến và n iều người quan tâm nhất không những trên toàn thế giới mà còn tại Việt Nam, vì chú g không chỉ đáp ứng được yêu cầu đảm bảo tính an toàn, giảm dùng tiền mặt trong lưu thông mà điều đặc biệt là chúng giải quyết sự thiếu hụt ngân sách tạm thời của khách hàng trong một thời gian để có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu hằng ngày. Với tiện ích mang lại cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế, thể tín dụng ngày àng khẳng định vị trí của nó trong hoạt động thanh toán của ngân hàng. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế và để thẻ tín dụng phát huy được những tiện ích trong công tác thanh toán, phục vụ khách hàng một cách an toàn, tiện lợi và n anh chóng thì Ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín nói riêng cần phải không ngừng mở rộng thị trường thẻ quốc tế, nội địa, phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Kinh doanh thẻ tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, một sản phẩm dịch vụ có khả năng tạo một bước đột phá trong việc tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, nâng cao dân trí, tạo điều kiện quản lý xã hội và kinh tế hiệu quả hơn. Tuy nhiên tại Việt Nam một thị trường được coi là tiềm năng thì việc thanh toán bằ g thẻ lại chưa thực sự là một phương tiện thanh toán thông dụng. Việc thanh toán chỉ diễn ra ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng... và một số thành phố lớn khác.Trên cơ sở nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề t ên, sau một thời gian thực tập tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Quảng Nam, đi sâu vào tìm hiểu thực tế, em đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động thẻ tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh Quảng Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 1
  • 12. 2. Mục tiêunghiên cứu Mục tiêu chung Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận để phân tích đánh giá hoạt động thẻ tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Quảng Nam trong những năm qua để có cái nhìn bao quát và đưa ra định hướng cho hoạt động thẻ tín dụng cá nhân của ngân hàng để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong địa bàn tỉnh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện, phát triển dịch vụ thẻ tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Quảng Nam. Mục tiêu cụ thể - Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động thẻ tín dụng của NHTM. - Phân tích tình hình hoạt động thẻ tín dụng cá nhân, những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Quảng - Đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng cá nhân, giảm thiểu tổn thất, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng cá nhân tại ngân àng. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp ngh ên cứu tài liệu là phương pháp tìm hiểu vấn đề liên quan đến đề tài bằng cách đọc, tổng hợp phân thông tin từ giáo trình, internet, sách báo, các tài liệu có liên quan đến nghiệp vụ tại đơn vị thực tập. Phương pháp thu thập số liệu - Dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin từ phòng kế toán: báo cáo kết quả kinh doanh, tình hì h huy độ g vốn, tình hình cho vay; báo cáo tình hình kinh doanh thẻ tín dụng, doanh số thanh toán thẻ tín dụng. - Tổng hợp và xử lý số liệu thu thập được để lập các bảng phân tích sau đó so sánh biến động qua các năm để thấy rõ những thay đổi của những số liệu tương đối cũng như tuyệt đối. 2
  • 13. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thẻ tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu -Không gian: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Quảng Nam. - Thời gian: hoạt động thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Quảng Nam năm 2014 – 2016. 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu theo ba chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Tình hình phát triển hoạt độ g thẻ tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thẻ tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Quảng Nam. 3
  • 14. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Trong một nền kinh tế hàng hóa, tại một thời điểm nhất định luôn tồn tại một thực tế có người có nguồn tiền nhàn rỗi, trong khi đó có những người đang cần khối lượng tiền đó và họ sẵn sàng bỏ ra chi phí để có quyền sử dụng số tiền này. Theo quy luật cung cầu thì họ sẽ gặp nhau và khi đó tất cả cùng có lợi. Cách thức gặp nhau rất đa dạng vì vậy ngân hàng thương mại ra đời là một vấn đề tất yếu và là một cách thức quan trọng, phổ biến nhất. Thông qua ngân hàng, những người cần tiền có thể tiếp cận nguồn vốn trong thời gian ngắn nhất với mức chi phí hợp lý, đồng thời những người có tiền có thể dễ dàng có được một khoản lợi tức. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến hoạt động ngân hàng thương mại, vậy ngân hàng thương mại là gì? Theo pháp lệnh ngân hàng ngày 23/05/1990 của Hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán” 1.1.2. Chức năng hoạt động của ngân hàng thương mại Do nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, các ngân hàng không ngừng tăng cường mở rộng các danh mục sản phẩm ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên về cơ bản chúng ta có thể sắp xếp các hoạt động đó vào một trong ba nhóm chính sau: - Hoạt động huy động tiền gửi. - Hoạt động tín dụng. - Hoạt động cung cấp dịch vụ. 4
  • 15. Hoạt động tiền gửi Ngân hàng tập trung huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, khi cần vốn cho nhu cầu thanh khoản hay đầu tư cho vay, các ngân hàng thương mại có thể đi vay từ tổ chức tín dụng khác, các công ty tài chính trên thị trường. Trong quá trình huy động vốn ngân hàng phải bỏ ra chi phí giao dịch, chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi ngân hàng vay và các khoản chi phí khác. Vì vậy, đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng vốn có hiệu quả để có thể bù đắp chi phí và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng - Cho vay là tín dụng nghiệp vụ của ngân hà g thương mại. Trong đó ngân hàng thương mại sẽ cho người đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn. Người đi vay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng làm sao có hiệu quả để hoàn trả nợ vay. Trong cho vay thì mức độ rủi ro rất lớn, không thu hồi được vốn vay hoặc trả không hết hoặc không đúng hạn…do c ủ quan hoặc khách quan. Do đó khi cho vay các ngân hàng cần sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay: thế chấp, cầm cố … - Đầu tư là hoạt động đầu tư chủ yếu của ngân hàng trên thị trường tài chính thông qua việc mua bán các chứng khoán. Thu nhập của ngân hàng từ hoạt đông này là chênh lệch từ giữa giá bán và giá mua. Ngoài ra ngân hàng còn hùng vốn liên doanh với các doanh nghiệp, trong quá trình đó ngân hàng sẽ được chia lợi nhuận từ hoạt động này. Hoạt độ g cu g cấp dịch vụ Tận dụng vị trí uy tín, chuyên môn của mình là một trung gian tài chính có nhiều mối quan hệ với khách hàng, có khả năng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, các ngân hàng ngày càng cung cấp rất nhiều các dịch vụ khác nhau từ dịch vụ ủy thác thanh toán, bảo lãnh, chi lương, thanh toán quốc tế. Các dịch vụ này có thể hoàn toàn độc lập hoặc có thể liên quan hỗ trợ cho các hoạt động huy độn vốn, hoạt động tín dụng nhưng chúng đều đem lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí dịch vụ. Đối với 5
  • 16. hầu hết các ngân hàng, thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. 1.2. Tổng quan về thẻ 1.2.1. Khái niệm về thẻ Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thẻ: - Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán do các ngân hàng, định chế tài chính phát hành và người sử dụng thẻ có thể dùng nó để nạp, rút tiền mặt tại các máy, các quầy tự động của ngân hàng, có thể sử dụng thẻ để thanh oán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc có thể sử dụng để chuyển khoản (Trần Hoàng Ngân và các cộng sự, 2009, Giáo trình thanh toán quốc tế, trang 106). - Trong quy chế phát hành, thanh toán, sử dụ g và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 của NHNN Việt Nam thì “thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kêt giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ”. - Tóm lại, thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được cung cấp bởi ngân hàng hoặc các công ty tài chính. Thẻ được dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mà không dùng tiền mặt. Thẻ cũng được dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động, số tiền thanh toán hay rút ra phải nằm trong phạm vi số dư trong tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng ngân hàng cấp cho sử dụng. 1.2.2. Đặc điểm cấu tạo của thẻ ngân hàng Kể từ khi ra đời cho đến nay, cấu tạo của thẻ đã có những thay đổi khá lớn nhằm tăng độ an toàn và tính tiện dụng cho khách hàng. Ngày nay với những thành tựu công nghệ kỹ thuật vi điện tử, một số loại thẻ được gắn thêm những con chip điện tử nhằm tăng khả năng ghi nhớ thông tin và tín hiệu bảo mật cho thẻ. Hầu hết các loại thẻ dù do bất cứ tổ chức nào phát hành đều được đều được làm bằng plastic, có 3 lớp ép sát, lõi thẻ được làm bằng nhựa trắng cứng nằm giữa hai lớp tráng mỏng. hẻ có bốn góc tròn và có kích thước chung theo tiêu chuẩn quốc tế: 96mm x 54mm x 0.76mm. Trên thẻ phải có đầy đủ các thông tin sau: 6
  • 17.  Mặt trước của thẻ   - Tên, biểu tượng thẻ và huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ. - Số thẻ: là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số này được dập nổi trên thẻ và sẽ được in lại trên hóa đơn khi chủ thẻ sử dụng. Tùy theo loại thẻ mà có số chữ số khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau. - Ngày bắt đầu có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của thẻ. - Tên chủ tài khoản: được in nổi đầy đủ họ và tên. - Các đặc tính để tăng tính an toàn của thẻ, đề phòng giả mạo.  Mặt sau của thẻ  - Dây băng từ có khả năng lưu trữ những t ông tin như: số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành, số Pin. - Băng chữ ký mẫu của chủ thẻ. - Các lưu ý trong việc dùng thẻ, tên, địa chỉ của ngân hàng phát hành. 1.2.3. Chủ thể tham gia thị trường thẻ Tham gia trong quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (hay thẻ thanh toán quốc tế nói chung) bao gồm các thành viên sau: Chủ thẻ Là người có tên in nổi trên thẻ, là người duy nhất được quyền sử dụng thẻ của mình. Chủ thẻ là người nhận được thẻ của ngân hàng phát hành sau khi xem xét và xử ly hồ sơ, sẽ phát hành thẻ cho để sử dụng. Chủ thẻ là cá nhân (hoặc là người được ủy quyền sử dụng nếu là thẻ của công ty) được ngân hàng phát hành thẻ cho phép sử dụng trong phạm vi hạn mức tín dụng tuần hoàn được cấp (đối với thẻ tín dụng). Đơn vị có trách nhiệm thanh toán, hoàn trả các khoản đã chi tiêu bằng thẻ và lãi cho ngân hàng phát hành thẻ sẽ là chủ thẻ chính (đối với cá nhân) và tổ chức công ty đứng tên xin phát hành thẻ (đối với công ty). Ngoài ra chủ thẻ có trách nhiệm bảo quản thẻ không để lợi dụng, lấy cắp, bí mật số Pin, khi mất thẻ phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành để kịp thời xử lý... Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer) Là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế, hiệp hội như Visa, Master Card, hoặc là chi nhánh đối với tổ chức phát hành như JCB, Amex. Ngân hàng chịu 7
  • 18. trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ của chủ thẻ gửi đến, xử lý và phát hành thẻ theo mẫu mã, quy cách biểu tượng của tổ chức thẻ quốc tế( TCTQT), mở và quản lý tài khoản thẻ, cật nhật vào danh sách thẻ đen( warning bulletin) để báo cho ngân hàng thanh toán và ĐVCNT, cấp phép cho các giao dịch thanh toán vượt hạn mức, thanh toán ngay số tiền trên hóa đơn cho ngân hàng đại lý khi áp dụng đủ điều kiện do ngân hàng phát hành quy định, và thực hiện việc thanh toán cuối cùng với chủ thẻ. Ngân hàng thanh toán (Acquirer) Là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế, là ngân hàng chấp nhận thẻ với các ĐVCNT. Ngân hàng có trách nhiệm trả tiền vào tài khoản của ĐVCNT và phải thanh toán ngay với trung tâm phát hành thẻ nơi ngân àng n ận đại lý nếu việc thanh toán đúng quy định, cung cấp các hóa đơn, tài liệu của gân hàng phát hành (danh sách thẻ đen, thông báo mới về thay đổi hạn mức thanh toán...) cho ĐVCNT. Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant) Là nơi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho chủ thẻ và chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Tại các ĐVCNT được trang bị máy móc kỹ thuật để đọc thẻ. ĐVCNT chỉ chấp nhận thanh toán các thẻ đóng mẫu do ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành hay hiệp hội thẻ quy định, chỉ t anh toán các thẻ đã kiểm tra đúng mật mã và quy định về kỹ thuật an toàn của ngân hàng đại lý và ngân hàng phát hành, gửi hóa đơn thanh toán (biên lai) tới ngân hàng đại lý để đòi tiền theo số ngày quy định. Trung tâm thẻ Trực thuộc ngân hàng phát hành thẻ, có quan hệ chặt chẽ với ngân hàng, thay mặt ngân hàng phát hành thẻ ký kết hợp đồng sử dụng thẻ, cung cấp thẻ và các dịch vụ kèm theo cho người sử dụn , giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của thẻ và phải cung cấp các máy móc, thiết bị chuyên dùng cho các ĐVCNT để phục vụ cho hoạt động thanh toán. 1.2.4. Ứng dụng của thẻ ngân hàng Ứng dụng của thẻ ngân hàng là thực hiện được tất cả các chức năng cơ bản của tài khoản như:  Nạp tiền: Chủ thẻ có thể nạp tiền vào tài khoản trực tiếp tại ngân hàng, nạp tại máy ATM, chuyển từ ngân hàng khác sang…  8
  • 19.  Rút tiền: Khách hàng có thể rút tiền tại các điểm như: ngân hàng, qua hệ thống máy ATM…    Chuyển khoản: Khách hàng có thể chuyển khoản qua các tài khoản tại bất kỳ ngân hàng nào, thanh toán các giao dịch kinh doanh, các hóa đơn dịch vụ như: điện, nước, điện thoại…    Nhận chuyển khoản: Ngoài ra có thể nhận chuyển khoản từ các ngân hàng  khác trong và ngoài nước, nhận lương thưởng…  Thanh toán hóa đơn dịch vụ: Thẻ trong tay khách hàng có thể thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà sách, nhà hàng…  1.3. Giới thiệuvề thẻ tín dụng 1.3.1. Chặng đường hội nhập vào Việt Nam của thẻ tín dụng Với 51 năm lịch sử phát triển trên thế giới nhưng thẻ tín dụng chỉ mới xuất hiện lần đầu ở Việt Nam vào năm 1990 khi ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ký hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng ho ác ngân hàng nước ngoài. Sự du nhập thẻ tín dụng vào Việt Nam là một minh chứng cho đường lối mở cửa và cải cách của nền kinh tế Việt Nam theo hướng t ị trường hiện đại định hướng Xã hội chủ nghĩa của Nhà Nước. Giai đoạn đầu, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với các ưu tế về uy tín quốc tế, bề dày tronh kinh nghiệm thanh toán thương mại xuất nhâp khẩu, là ngân hàng duy nhất cung cấp dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Song thế độc quyền không giữ được lâu, hứa hẹn về lợi nhuận kinh doanh và những lợi ích thiết thực từ hoạt động thẻ tín dụng đã nhanh chóng thu hút các ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ mới lại đầy triển vọng này. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đều chọn lối đi giống nhau: thí điểm là làm đại lý thanh toán cho các ngân hàng nước ngoài về thẻ, sau đó mới tiến tới việc trực tiếp phát hành. Phương thức này đem lại một mức hoa hồng thanh toán chắc chắn và một sự thận trọng kinh doanh cần thiết. Tháng 4/1995, VCB, First Vinabank, Eximbank trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard. Đến tháng 8/1996 VCB, ACB, ICB và Ngân hàng Sài Gòn Công Thương lần lượt trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế VisaCard. 9
  • 20. Song song với sự phát triển đó, các loại thẻ master Card và VisaCard cũng lần lượt chính thức được phát hành. Hiện nay, thị trường thẻ tín dụng Việt Nam là một thị trường đầy tính cạnh tranh với sự tham gia của các ngân hàng Việt Nam nói trên và khoản 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh như: UOB, ANZ, HongKongBank, IndovinaBank, ACB, Techcombank… có bề dày kinh nghiệm phát hành và thanh toán thẻ tín dụng( thông qua tiếp thu công nghệ của ngân hàng mẹ). Sự chia sẻ thị trường thanh toán và phát hành đang là xu hướng không thể tránh khỏi. 1.3.2. Phân loại thẻ tín dụng Phân loại theo phạm vi sử dụng thẻ  Thẻ tín dụng nội địa: Là loại thẻ có phạm vi sử dụng và thanh toán trong một  nước. NHPH và ĐVCNT cùng trong một nước. Đồ g tiề của thẻ chỉ duy nhất là đồng nội tệ. Hiện nay ở Việt Nam không phát hành loạ thẻ này.  Thẻ tín dụng quốc tế: Là loại thẻ do các NH, tổ chức tài chính trong nước và quốc tế (là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế) phát hành. Thẻ này có thể thanh toán ở  tất cả các ĐVCNT trên thế giới. Phân loại theo đối tượng sử dụng  Thẻ cá nhân: là loại thẻ được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng được đủ các điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu thẻ bằng nguồn tiền của bản thân.   Thẻ cá nhân gồm 2 lo i:  - Thẻ chính: do cá nhân đứng tên xin phát hành thẻ cho chính mình sử dụng và cá nhân đó là chủ thẻ. - Thẻ phụ: chủ thẻ chính xin phát hành thẻ phụ cho người khác sử dụng (chủ thẻ phụ). Chủ thẻ chí h chịu trách nhiệm toàn bộ chi tiêu của thẻ phụ.  Thẻ công ty: là loại thẻ tín dụng dùng cho công ty thanh toán trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty đứng tên ký hợp đồng sử dụng thẻ và ủy quyền cho  người đứng tên trong thẻ tín dụng để sử dụng, đồng thời mọi thanh toán liên quan đến thẻ đều do công ty thanh toán với ngân hàng phát hành. 10
  • 21. 1.3.3. Các chủ thể tham gia vào thị trường thẻ tín dụng Khi thẻ tín dụng mới ra đời, chỉ có 3 chủ thể liên quan đến nghiệp vụ thẻ tín dụng là: chủ thẻ, ngân hàng phát hành và đơn vị chấp nhận thẻ. Tuy nhiên, khi việc phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế hóa, chủ thể tham gia vào quy trình phát hành và thanh toán thẻ tín dụng có tới 7 bên khác nhau. Ngoài chủ thẻ, ngân hàng phát hành và cơ sở chấp nhận thẻ còn có: người chịu trách nhiệm thanh toán, ngân hàng đại lý thanh toán và tổ chức thẻ tín dụng quốc tế.  Chủ thẻ (Cardholder): là cá nhân (hay là người được ủy quyền, nếu là thẻ công ty) được ngân hàng phát hành cho phép sử dụng thẻ theo hạn mức tín dụng tuần hoàn được cấp. Chủ thẻ phải ký hợp đồng sử dụng t ẻ tín dụng với ngân hàng phát hành và phải báo với ngân hàng phát hành khi chấm dứt hợp đồng. Chủ thẻ phải hoàn trả số tiền đã thanh toán hàng hóa dịch vụ, số t ền mặt đã được ứng trước cộng với các khoản khác theo quy định.    Ngân hàng phát hành thẻ (Issuing bank): là thành viên chính thức của tổ chức thẻ tín dụng quốc tế, cấp tín dụng ho khách hành dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng.    Đơn vị chấp nhận thẻ (Merc ant): là đơn vị cung ứng hàng hóa và dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế với ngân hàng thanh toán hay ngân hàng đại lý thanh toán.    Ngân hàng thanh toán thẻ (Acquirer): là hội viên của tổ chức thẻ tín dụng quốc tế nhưng chỉ tham gia thanh toán. Ngân hàng này chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho ĐVCNT đã ký hợp đồng với mình và đáp ứng yêu cầu rút tiền mặt của chủ thẻ.   Ngân hàng đại lý thanh toán: là ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán   như: nhờ thu, ứ g tiền cho chủ thẻ …thông qua hợp đồng đại lý ký kết với ngân hàng thanh toán.  Người chịu trách nhiệm thanh toán: là người chịu trách nhiệm thanh toán số dư trên sao kê khi đến hạn. .    Tổ chức thẻ tín dụng quốc tế: là hiệp hội các thành viên phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, đồng thời là trung tâm xử lý cấp phép và thanh toán cho các  thành viên. 11
  • 22. 1.3.4. Tác dụng thẻ tín dụng Ra đời trên cơ sở sự phát triển của công nghệ thông tin, thẻ tín dụng - một bộ phận của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, đang là đối tượng có sức hấp dẫn đối với ngân hàng nhiều quốc gia, và là một phương tiện thanh toán được lựa chọn trong tương lai bởi lợi ích mà thẻ đem lại với từng đối tượng k hác nhau. Đối với chủ thẻ Thẻ tín dụng quốc tế là một phương tiện chi trả văn minh, hiện đại có thể sử dụng để mua hàng hoá dịch vụ tại các ĐVCNT, rút tiền mặt ở các quầy giao dịch của ngân hàng hay tại máy rút tiền tự động ATM ở trong nước hay ngoài nước, trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp. Về mặt kinh tế, đối với khách hàng, thẻ tín dụ g là một dịch vụ được ngân hàng cung cấp. Thực tế cho thấy, thẻ tín dụng là sản phẩm kết hợp của nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ thanh toán. Khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng để mua hàng hoá, thì đồng nghĩa với việc họ đang sử dụng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Do đó, lợi í h nổi rõ hơn so với khi sử dụng tiền mặt hay các phương thức thanh toán khác. Một là, thẻ tín dụng là công cụ t anh toán tiện lợi và an toàn. Tính tiện lợi thể hiện ở chỗ gọn nhẹ và nhanh chóng, thay vì mang hàng xấp tiền công kềnh, lộ liễu trong túi, khách hàng chỉ cần mang một tấm thẻ nhỏ. Tuy kích thước của thẻ nhỏ, nhưng mệnh giá lại rất lớn. Do vậy nếu mang bằng tiền mặt đến giao dịch thanh toán với ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro. Bên cạnh đó, thẻ quốc tế có khả năng sử dụng trên toàn cầu, do đó rất thuận tiện cho người sử dụng. Khi đi công tác, du học nước ngoài hay du lịch quốc tế, thay vì đổi tiền đi đổi tiền lại, vất vả tính toán tỷ giá mua bán, đơn giản chỉ cần tấm thẻ. Thay vì khi hết tiền hay không đủ tiền để mua hàng, bạn phải cân nhắc băn khoăn không biết mượn tiền ai bây giờ, bạn chỉ cần tấm thẻ. Chi tiêu thoải mái cả tháng, ngân hàng mới yêu cầu bạn trả tiền, mà còn cho bạn một thời gian ân hạn lo thu xếp trả nợ, và sẽ không thu lãi nếu bạn hoàn trả đúng ngày qui định. Sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, chủ thẻ có thể mua hàng hoá, dịch vụ tại bất kỳ một ĐVCNT nào, chi tiêu bằng nhiều ngoại tệ khác nhau phù hợp vói nhiều quốc gia khác nhau. Hơn nữa, khách hàng có thể gửi tiền mặt vào một nơi, rút tiền ở nhiều nơi khác 12
  • 23. thông qua hệ thống máy rút tiền tự động ATM. Rõ ràng là vừa tiện lợi, vừa an toàn, vừa đơn giản, chi phí lại thấp hơn nhiều so với việc mang theo tiền mặt. Đặc biệt thanh toán bằng thẻ có độ an toàn cao bởi các thông tin về chủ thẻ, số thẻ, số tài khoản...đã được mã hoá, nên nếu bị mất thẻ người khác khó sử dụng được. Chủ thẻ vẫn có thể yên tâm vì tài sản không bị mất nếu kịp thời thông báo cho ngân hàng phát hành. Hơn nữa, thẻ được sản xuất với công nghệ kỹ thuật cao, hiện đại khiến cho thẻ khó bị làm giả. Hai là, thẻ tín dụng giúp việc mua hàng hóa dịch vụ được tiêu trước, trả tiền sau. Thanh toán bằng thẻ tín dụng giúp cho chủ thẻ có thẻ sử dụng được nguồn tín dụng do ngân hành phát hành cấp. Thẻ tín dụng là một dạng đầu tư tín dụng đặc biệt – cho vay thanh toán. Khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể thực hiện các giao dịch vượt số tiền mà mình hiện có. Ba là thanh toán bằng thẻ tín dụng tại điều kiện để người dân tiếp cận với hình thức thanh toán hiện đại ở ngân hàng, mở rộng trình độ hiều biết cũng như tạo nên nét văn minh, hiện đại, sang trọng cho khá h hàng khi thanh toán. Đối với đơn vị chấp nhận thẻ Thứ nhất, là các cơ sở bán àng, cung ứng dịch vụ chấp nhận thẻ, thanh toán bằng thẻ tín dụng sẽ giúp tăng trưởng doanh số hơn, mở rộng thị trường và thu lợi nhuận. Cũng như đơn vị kinh doanh khác, mục tiêu của cơ sở là tối đa hóa lợi nhuận thông qua tối đa hóa lượng hành hóa dịch vụ được bán. Thẻ tín dụng với lợi ích cung cấp cho khách hàng khả năngmở rộng năng lực tài chính trong ngắn hạn đã thúc đẩy sự tăng lên của sức mua hàng hoá, dịchvụ. Do đó, ngày càng có nhiều người sử dụng thẻ hơn, khi dùng thẻ chi tiêu nhiều hơn và chắc chắn doanh thu sẽ tăng cao. Từ đó làm cho nơi bán hà g trở nên văn minh. Thứ hai, tại các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng thẻ sẽ được cung cấp, trang bị đủ các thiết bị máy móc chuyên dụng cho việc thanh toán thẻ. Từ đó làm cho nơi bán hàng t ở nên văn minh, hiện đại hơn, tăng thêm sự sang trọng và uy tín cho đơn vị, thu hút nhiều khách hàng hơn. hứ ba, thanh toán bằng thẻ giúp ĐVCNT giảm được chi phí bảo quản, vận chuyền tiền mặt, tránh được hiện tượng trả bằng tiền giả của khách hàng hay vấn đề 13
  • 24. mất cắp tiền mặt xảy ra trong nhà hàng, khách sạn, cửa hiệu của mình, quản lý nhân viên dễ dàng hơn. Đối với ngân hàng Thẻ tín dung – một trong số các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã thu hút sự chú ý của nhiều nước đã và đang phát triển. Kinh doanh thẻ tín dụng có sức hấp dẫn lớn đối với các ngân hàng bởi những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại đối với hoạt động ngân hàng. Với ngân hàng (cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán), thẻ tín dụng đã làm phong phú các hình thức thanh toán, tăng hiệu quả nghiệp vụ thanh toán, mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán và tăng lợi nhuận. Hoạt động thanh toán là một trong những chức năng trung tâm quan trọng cuả ngân hàng. Dù hoạt động kình doanh dưới hình thức nào cũng kết thúc ở việc thanh quyết toán. Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán không dùng t ền mặt ra đời sau các phương tiện không dùng tiền mặt khác như uỷ nhiệm chi - chuyển tiền, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, séc, ngân phiếu thanh toán...nhưng đã là động lực thúc đặy phát triển thị trường các phương tiện thanh toán khác, cho phép ngân hàng đưa ra các dịch vụ mới cho khách hàng. Bởi thị trường thẻ tín dụng phát triển thì qui mô, số lượng các ĐVCNT là những đơn vị kinh doanh, do đó cũng có n u cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Hơn nữa, nhờ sự phát triển của thẻ tín dụng mà cá hình thức thanh toán khác cũng được trang bị, đầu tư máy móc, thiệt bị hiện đại, tận dụng thành tựu công nghệ mới. Qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, phục vụ khách hàng an toàn và nhanh chóng. Đối với tổ chức kinh doanh thẻ, dịch vụ thẻ tín dụng đã giúp tăng thêm nguồn thu nhập thông qua các khoản phí như: phí thanh toán, phí phát hành, phí rút tiền mặt, phí trả chậm, phí â g hạn mức và nhiều phí khác. Đối với nền kinh tế - xã hội Khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao thì đòi hỏi các dịch vụ thanh toán ngày càng lớn. Thẻ ngân hàng – một cung cụ thanh toán không dùng tiền mặt phát triển đã làm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm đáng kể. Từ đó số tiền mặt trong túi mỗi người rất ít, chủ yếu là để chi tiêu vặt. Điều đó đem lại lợi ích cho quốc gia vì tiết kiệm được chi phí in ấn,bảo quản, phát hành, vận chuyển, kiểm 14
  • 25. đếm tiền tệ và lưu thông tiền mặt trong xã hội. Ngoài ra còn giảm bớt áp lực tiền mặt trong lưu thông, tăng vòng luân chuyển vốn, tạo điều kiện tập trung vốn nhanh, góp phần mở rộng hoạt động tín dụng, tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, thanh toán bằng thẻ sẽ hạn chế được các hoạt động kinh tế ngầm, giảm thiểu các tiêu cực. Nếu trong nền kinh tế tất cả đều thanh toán qua ngân hàng thì nhà nước quản lý thuế cũng dễ dàng hơn, giảm thiểu hiện tượng trốn tránh không nộp thuế, tham ô, tham nhũng. Qua đó góp phần thực hiện chức năng kiểm soát, quản lý của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế. 1.3.5. Chỉ tiêuđánhgiá sự phát triểnhoạt động thẻ tíndụng tại ngânhàng thương mại Số lượng thẻ phát hành Thông qua so sánh về số lượng thẻ phát hà h qua các năm có thể đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ phát triển hay không. Số lượng thẻ ngày càng tăng có nghĩa hoạt động phát hành của ngân hàng được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng số lượng = số lượng thẻ kỳ này – số lượng thẻ kỳ trước thẻ phát hành số lượng thẻ kỳ trước Mạng lưới ATM, đơn vị chấp nhận thẻ Sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM cũng được thể hiện qua sự gia tăng số lượng mấy ATM, POS. Tốc độ tăng trưởng số máy = số lượng máy kỳ này – số lượng máy kỳ trước ATM, POS số lượng máy kỳ trước Số lượng máy ATM, POS phản ánh sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng và khả năng chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng so với ngân hàng khác. Doanh số thanh toán thẻ Doanh số tha h toán thẻ là cụm thống nhất tính tổng số lượng giao dịch và tổng giá trị thanh toán bằng thẻ tín dụng. Trong hoạt động kinh doanh, nguồn thu chính của ngân hàng đến từ việc khách hàng quẹt thẻ tín dụng hoặc rút tiền mặt tại trụ ATM để thu phí và lãi. Vì vậy, doanh số thanh toán thẻ tăng sẽ tăng nguồn thu cho ngân hàng và đẩy mạnh sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng. 15
  • 26. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thẻ Ngân hàng càng đưa ra nhiều dòng sản phẩm, dich vụ thể hiện tiện ích đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì hoạt động kinh doanh thẻ càng có điều kiện phát triển. Mức phí thu được Phí thu được từ phí phát hành thẻ và các phí dịch vụ khác do khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng. Thị phần Thị phần của các ngân hàng trên thị trường thẻ ín dụng ngày càng tăng nghĩa là đã có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng, doanh số thanh toán lớn hơn các ngân hàng khác…và n ư vậy oạt động kinh doanh thẻ tín dụng đã được mở rộng và phát triển. Từ đó, ngân hà g có thể thấy rõ vị trí của mình so với các ngân hàng khác trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tín dụng. 1.4. Thực trạng kinh doanh thẻ tín dụng t ại thị trường Việt Nam Thống kê của ngân hàng Nhà Nước cho biết đến cuối tháng 1/2015 lượng thẻ phát hành trên toàn quốc đạt mức trên 85,9 triệu thẻ. Trong đó, có 63,5 triệu thẻ đang lưu hành. Giao dịch bằng thẻ trong năm 2014 tăng trên 13% về số lượng và 16% về giá trị so với năm 2013. Hầu hết các t ương hiệu quốc tế như American Express, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay đều đã có mặt tại Việt Nam. Thẻ tín dụng cũng được đa dạng hóa, có cả thẻ thông thường và thẻ đồng thường hiệu, liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ, hàng không… Đến thời điểm hiện tại, sản phẩm thẻ tín dụng tại Việt Nam khá đa dạng với nhiều hình thức được cung cấp bởi rất nhiều NHTM, cả NH trong nước lẫn NH nước ngoài. Mặc dù vậy, thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam vẫn do thẻ ghi nợ chiếm lĩnh. Theo số liệu ước tính đến cuối năm 2014, số lượng thẻ tín dụng phát hành trên phạm vi cả nước khoảng 4,6 triệu thẻ, chỉ chiếm chưa tới 5,3% thị phần thẻ thanh toán. Nguyên nhân cho vấn đề này là do việc chưa hiểu rõ thế nào là thẻ tín dụng. Có những đối tượng hoàn toàn đủ điều kiện cấp thẻ tín dụng nhưng lại từ chối sử dụng vì họ nhầm tưởng đây như một sản phẩm cho vay thông thường. Một số đối tượng khác thì lại thấy thủ tục quá phức tạp nên thói quen sử dụng tiền mặt vẫn được ưu tiên. 16
  • 27. Theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay Việt Nam có nhiều yếu tố khá thuận lợi cho việc phát triển thẻ tín dụng, như tốc độ đô thị hóa, dân số trẻ và thu nhập người dân ngày càng cao. Khi các ngân hàng chủ động nâng cao sức hấp dẫn cho sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân làm quen với thẻ tín dụng, thì đây hứa hẹn là một thị trường tiềm năng trng những năm tới. Nguồn: tapchitaichinh.vn 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triểncủa thẻ tín dụng Thói quen tiêu dùng của người dân Thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thẻ. Một thị trường mà người dân có thói quen tiêu dùng tiền mặt sẽ không thể là môi trường tốt để phát triển thẻ tín dụng. Chỉ khi việc tha h toán được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng thì thẻ tín dụng mới thực sự phát huy hiệu quả sử dụng của nó. Trình độ dân trí Trình độ dân trí thể hiện thông qua nhận thức của người dân về thẻ, một phương tiện thanh toán đa tiện ích từ đó tiếp cận và có thói quen sử dụng. Trình độ dân trí cao cũng đồng nghĩa với nền kinh tế p át triển về mọi mặt, tiếp cận nền văn minh thế giới, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ con người. Thu nhập của người dùng thẻ Thu nhập cao đồng nghĩa với mức sống cao, khi đó nhu cầu của con người không chỉ đơn thuần là mua hàng hóa mà mua bán với độ thỏa dụng tối đa. Thẻ tín dụng sẽ đáp ứng nhu cầu này của họ. Khi mức sống được nâng cao, nhu cầu du lịch, giải trí của con n ười cũng cao hơn. Thẻ tín dụng là phương tiện hữu hiệu nhất đáp ứng nhu cầu ày của họ. Mặt khác, chỉ có một mức thu nhập khá cao và ổn định mới có thể đáp ứng những điều kiện của ngân hàng khi phát hành thẻ. Khi thu nhập thấp, dù khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, ngân hàng cũng khó có thể đáp ứng được. T ình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng Thẻ tín dụng gắn liền với máy móc thiết bị hiện đại. Nếu hệ thống máy móc này có trục trặc thì sẽ gây ách tắc toàn hệ thống. Vì vậy, đã đưa ra sản phẩm thẻ tín dụng thì ngân hàng phải đảm bảo hệ thống thanh toán hiện đại theo kịp yêu cầu của thế giới. 17
  • 28. Hơn nữa chỉ khi trình độ kỹ thuật cao thid việc vận hành, bảo dưỡng, duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành, thanh toán thẻ mới hiệu quả, giảm giá thành dịch vụ, từ đó thu hút thêm khách hàng sử dụng. Môi trường pháp lý Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ. Môi trường pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ, đầy dủ hiệu lực mới có thể đảm bảo cho quyển lợi tất cả các bên tham gia phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ. KH sẽ chọn NH nào có khả năng cung ứng nhiều dịch vụ hơn, giao diện tiện lợi hơn. Vì vậy kinh doanh thẻ chính là một hướng đi đúng đắn cho các NH hiện đại để nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường… 18
  • 29. CHƯƠNG 2:TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CN QUẢNG NAM (SACOMBANK – CN QUẢNG NAM) 2.1. Giới thiệuvề Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tínViệt Nam – chi nhánh Quảng Nam 2.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín Việt Nam Tên quốc tế: SAI GON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên giao dịch : SACOMBANK Tên viết tắt : STB Mã chứng khoán: STB Vốn điều lệ : 12,425,000,000,000đồng. Lo go : Hội sở chính : 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại : (08) 39320420 Fax : (08) 39320424 E-mail : info@sacombank.com.vn Website : www.sacombank.com.vn SWIFT code : SGTTVNVX Mã số thuế : 0301103908 Ngân hàng được chính phủ cấp giấy phép hoạt động số 066NH-GP ngày 05 tháng 12 năm 1991. Giấy phép hoạt động được cấp cho thời hạn hoạt động 50 năm với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Ngân hàng chính thức hoạt động từ ngày 21 tháng 12 năm 1991. Sacombank là ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh từ việc hợp nhất 04 tổ chức tín dụng: Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp, HTX tín dụng ân Bình, HTX tín dụng Lữ Gia, HTX tín dụng Thành Công. 19
  • 30. Hiện tại, Sacombank đang là Ngân hàng TMCP có mạng lưới phân phối lớn trong khu vực Đông Dương với 564 điểm giao dịch (tính đến ngày 04/10/2016). Bao gồm:  552 điểm giao dịch tại 48/63 tỉnh thành trong cả nước  + 109 chi nhánh (3 CN đặc thù: CN 8/3 Hà Nội, CN 8/3 Hồ Chí Minh, CN Hoa Việt) + 432 phòng giao dịch + 11 quỹ tiết kiệm  Tại Campuchia có 1 ngân hàng CP Sài Gòn Thương Tín Campuchia và 7 chi  nhánh.  Tại Lào có 1 ngân hàng TNHH Sài Gòn Thương Tín Lào, 2 chi nhánh và 1 PGD. Tính đến ngày 30/09/2013, Sacombank đang có quan hệ với 14.331 đại lý, 805 ngân hàng và 82 quốc gia trên thế giới. Ngân hàng có 4 công ty con gồm:  Công ty TNHH MTV quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng Sài Gòn  Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính ngân hàng Sài Gòn Thương Tín  Công ty TNHH MTV Kiều hối Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – SBR).   Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn Thương Tín (Sacombank  – SBJ). Để thực hiện tầm nhìn đặt ra: “Phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hà g đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương”, Sacombank luôn tìm tòi, cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của KH. Thành công và đóng góp của Sacombank đã được ghi nhận , cụ thể Sacombank đã đạt danh hiệu “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2014” và gần đay nhất Sacombank đã lọt vào top 10 thương hiệu sản phẩm dịch vụ nổi tiếng Asean 2016. 20
  • 31. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank – CN Quảng Nam Sacombank Chi nhánh Quảng Nam được thành lập trên cơ sở tái lập từ Chi nhánh Hội An từ năm 2006. Ngày 19/05/2008 khánh thành trụ sở chính Sacombank Quảng Nam tại lô 08 khu TTTM TP.Tam Kỳ Quảng Nam. Sacombank Q ảng Nam đã khai trương hoạt động Đại lý giao dịch vàng SBJ vào ngày 03/4/2009 và khai trương đại lý giao dịch chứng khoán SBS vào ngày 19/5/2009. Từ khi tái thành lập đến nay, Chi nhánh Sacombank Quảng Nam đã mở rộng và phát triển không ngừng bằng việc thiết lập thêm nhiều hoạt động giao dịch để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Sau 8 năm hoạt động, đến nay Sacombank – Chi nhánh Quảng Nam đã trở thành thương hiệu tin cậy của người dân Quảng Nam. Là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tiểu thươ g… Với phương châm: “Không ngừng hoàn thiện để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng”, chi nhánh đã và đang khẳng định được vị thế, uy tín của mình và trở thành một Sacombank năng động, hiệu quả. Đồng thời Sacombank – Chi nhánh Quảng Nam cũng chú trọng đến công tác xã hội thông qua hàng loạt các hoạt động thường niên như trao học bỗng “Sacombank – ươm mầm cho những ước mơ” cho h c sinh, sinh viên, trao tặng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, cứu trợ đồng bào thiên tài... Tính đến thời điểm hiện nay, mạng lưới hoạt động của Sacombank ở Quảng Nam gồm 1 chi nhánh và 6 phòng g ao dịch tại TP Hội An, TP Tam Kỳ, huyện Duy Xuyên, huyện Núi Thành, huyện Đ i Lộc và huyện Quế Sơn. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Sacombank – CN Quảng Nam Với vai trò là CN quản lý toàn bộ các phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, CN Quảng Nam được tổ chức theo một hệ thống đầy đủ các phòng ban với sự quản lý chặt chẽ của các cấp thẩm quyền. 21
  • 32. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quảng Nam (Nguồn: Bộ phận Hành hính tổng hợp Sacombank CN Quảng Nam) Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban  Giám Đốc Chi Nhánh: Giám đốc là người điều hành cao nhất trong chi nhánh, có trách nhiệm tổ chức điều ành hoạt động của chi nhánh và các PGD làm đúng chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh đã quy định trong điều lệ NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, mục tiêu và định hướng của chi nhánh, trụ sở chính. Giám đốc chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của chi nhánh trước ban giám đốc khu vực và hội sở.     Phó giám đốc: Phó giám đốc là người trực tiếp giải trình, báo cáo kết quả hoạt động trước ban giám đốc khu vực và hội sở. Bên cạnh đó, Phó Giám Đốc còn là người đánh giá nhân viên chi nhánh, cùng với trưởng bộ phận quản lý nhân sự đưa ra các quyết định bổ nhiệm và điều động nhân sự trong hệ thống Sacombank CN Quảng Nam   Phòng kinh doanh.  Có chức năng tìm kiếm, lựa chọn, tiếp cận đối tượng khách hàng có tiềm năng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng hợp lý các sản phẩm, dịch vụ của Sacombank, tiếp cận và xây dựng ối quan hệ với 22
  • 33. khách hàng nhằm tiếp thị, thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Sacombank. Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện liên quan đến quá trình cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Thẩm định hồ sơ đề nghị của khách hàng, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định việc bán các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng, thông báo kết quả xử lý cho khách hàng, thực hiện theo đúng quy trình, quy định của Sacombank. Thực hiện rà soát, đánh giá, phân nhóm khách hàng, kịp thời phát hiện các vấn đề khó khăn, bất cập nảy sinh từ phía khách hàng có hể ảnh hưởng đến quyền lợi của Sacombank và có biện pháp xử lý cho khách hàng, thực hiện theo đúng quy trình, quy định của Sacombank. Các bộ phận trong phòng kinh doanh gồm:  Chuyên viên tư vấn: Thực hiện các hoạt độ g nghiệp vụ hỗ trợ các chuyên viên khách hàng trong việc tạo lập thông tin khách hàng, lưu trữ và tạo các tài khoản giao dịch cho khách hàng, tư vấn và thực hiện các dịch vụ yêu cầu tại quầy của KH . Ngoài ra, CV.TV còn thực hiện các chỉ tiêu do phòng kinh doanh đề ra như: chỉ tiêu về thẻ, huy động vốn, ủy thác thanh toán.    Chuyên viên kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng. Đồng thời, chuyên viên kinh doanh ngoại hối còn hỗ trợ trong việc chạy các chỉ tiêu khác trong phòng kinh doanh.    Chuyên viên thanh toán quốc tế: Thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế, hồ sơ du học, chứng minh năng lực tài chính. Đồng thời, chuyên viên thanh toán quốc tế còn hỗ trợ trong việc chạy các chỉ tiêu khác trong phòng kinh doanh.    Chuyên viên thẻ: giám sát, đôn đốc chỉ tiêu thẻ tín dụng trên toàn CN, thực hiện tư vấn cho KH về các chương trình liên quan đến thẻ tín dụng, tư vấn lắp đặt máy POS tại các cơ sở ki h doanh trên địa bàn. Bên cạnh đó, chuyên viên thẻ còn chịu trách nhiệm thu thập, nhập dữ liệu và thẩm định TTKH thẻ tín dụng.   Phòng kế toán và quỹ: Thực hiện việc cung ứng tiền mặt cho các hoạt động của Ngân hàng.Tổ chức kiểm tra việc chấp hành chế độ an toàn kho, quỹ và việc chấp hành quy định về quản lý tiền mặt của Ngân hàng. Làm đầu mối phối hợp với cơ quan chức năng trong việc đấu tranh phòng chống tiền giả, tổ chức giám định tiền giả, tiền nghi giả.Thực hiện các giao dịch hàng ngày trên ngân hàng, hoạch toán vào sổ, lên báo  23
  • 34. cáo tài chính, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, làm việc với cơ quan thuế. Ngoài ra, tổ chức công tác kiểm tra các nghiệp vụ kế toán, xét duyệt các báo cáo tài chính của các PGD dưới quyền Chi nhánh quản lý. Phòng kế toán và quỹ gồm 3 bộ phận: bộ phận hành chính, bộ phận xử lý giao dịch, bộ phận kế toán.  Bộ phận xử lý giao dịch: Thực hiện các tác nghiệp hằng ngày tại ngân hàng, là người tương tác trực tiếp với khách hàng, thực hiện các tác nghiệp chuyển tiền, kiểm đếm tiền, mở sổ tiết kiệm, tất toán sổ tiết kiệm, thu hộ….    Bộ phận kế toán: Thực hiện hoạch toán các nghiệp vụ phát sinh, cân đối sổ  sách, lên báo cáo tài chính.  Bộ phận hành chính: Thực hiện quản lý, sắp xếp và điều chỉnh nhân sự trên toàn chi nhánh, giải quyết các vấn đề về nhân sự, phê duyệt và quản lý các khoản về thu chi cho các hoạt động liên quan đến các vấn đề chăm sóc khách hàng, các chi phí về các công cụ, dụng cụ sử dụng của chi nhánh.   Phòng kiểm soát rủi ro  Tham mưu cho Ban điều hành về ác vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động, thực hiện các quy trình của hoạt động Ngân hàng. Thực hiện kiểm soát hồ sơ c o vay từ Phòng kinh doanh, hoàn tất thủ tục cho vay và thực hiện quá trình giải ngân cho khách hàng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc chi nhánh giao. Ngoài ra còn có bộ phận an ninh có chức năng đảm bảo an ninh trật tự tại chi nhánh, giám sát và theo dõi các tác phong, giờ giấc làm việc của nhân viên. Chức năng, nhiệm vụ của Sacombank- CN Quảng Nam  Chức năng  Chức nă g tru g gian tín dụng: là chức năng quan trọng nhất của Sacombank-CN Quảng Nam. NH đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn với người thiếu vốn. Chức năng trung gian thanh toán: Sacombank- CN Quảng Nam đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện thanh toán theo yêu cầu của KH. Chức năng tạo tiền: Được thực thi dựa trên cơ sở hai chức năng là trung gian tín dụng và chức năng thanh toán.  Nhiệm vụ  24
  • 35. Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Phát hành chứng chỉ tiền gửi và chiết khấu giấy tờ có giá. Cho vay ngắn han, trung dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế. Cho vay ưu đãi lãi suất đối với cán bộ nhân viên nhà nước và đơn vị chi lương. Cho vay thế chấp tài sản cho vay tiêu dùng. Cho vay ưu đãi tạo lập, phát triển sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế Mua bán chuyển đổi ngoại tệ, chi trả kiều ối Thực hiện các giao dịch bảo lãnh vay vốn tro g và ngoài nước, tư vấn về lĩnh vực tiền tệ Môi trường kinh doanh  Môi trường bên trong  Năng lực tài chính: tính đến hết năm 2016, CN đã đạt được kết quả khá tốt: huy động vốn đạt 1.649 tỷ đồng cao hơn kế hoạch đề ra 6%, dư nợ tín dụng đạt 1.028 tỷ đồng vượt kế hoạch đề ra 37%. Hiện tại NH đang có xu hướng mở rộng quy mô, phân ra thành các khu vực chuyên trách do CV.KH đảm nhận khai thác, quản lý. Năng lực nhân sự: Sacombank luôn có chính sách trẻ hóa nguồn nhân lực. Hàng năm Sacombank luôn có các đợt tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên trẻ năng động, nhiệt huyết. Chương trình thực tập viên tiềm năng cũng là một kênh cung cấp đội ngũ lao động trẻ được đào tạo bài bản và bám sát với các nghiệp vụ tại ngân hàng. Cơ sở vật chất và công nghệ: CN được trang bị hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại thườ g xuyên được kiểm tra và nâng cấp nhằm đảm bảo việc xử lý nghiệp vụ được diễn ra nhanh chóng, kết nối dữ liệu toàn hệ thống ổn định và liền mạch. Mạng lưới: Tính đến thời điểm hiện nay, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Sacombank ở Quảng Nam gồm 1 chi nhánh và 6 PGD trực thuộc: PGD Hội An, PGD Tam Kỳ, PGD Núi Thành, PGD Nam Phước, PGD Đại Lộc và PGD Quế Sơn. 25
  • 36.  Môi trường bên ngoài  Thị trường: Tam Kỳ là nơi tập trung hầu hết các cơ quan hành chính sự nghiệp của tỉnh Quảng Nam. Thêm vào đó hiện tại có khá nhiều doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn FDI có chi nhánh hoạt động trên địa bàn thành phố. Vấn đề học tập của con em ở đây cũng rất được phụ huynh quan tâm nên nhu cầu du học ở đây khá phổ biến. Khách hàng: Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, đầy năng động và nhiệt huyết của cán bộ nhân viên đã tạo được lòng tin cũng như uy tín trong lòng người dân địa phương. Sau hơn 10 năm hoạt động, Sacombank đã ạo được thương hiệu riêng cho mình và có một lương KH tương đối ổn định. Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay có rất nhiều NH cũng như tổ chức tín dụng đã mở CN hoạt động tại Tam Kỳ. Điều này dẫn đến việc cạ h tranh giữa các NH là điều không tránh khỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần cho vay, huy động và các dịch vụ của NH. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, CN liên tục đề ra các chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cạnh tranh giá với các NH khác. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh ủa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam chi nhánh Quảng Nam từ 2014 – 2016 2.2.1. Tình hình huy động vốn Huy động vốn là hoạt động mang tính sống còn của ngân hàng. Nguồn vốn huy động sẽ được xoay vòng để tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Kết quả của hoạt động huy động vốn không những mang ý nghĩa định lượng mà trong đó còn thể hiện mức đô phổ biến và uy tín của ngân hàng. Nhận biết được tầm quan trọng của huy động vốn ngân hàng luôn chú trọng đầu tư và phát triển hoàn thiện công tác huy động vốn qua các năm. Nhờ vậy mà kết quả đạt được khá ấn tượng. Dưới đây là kết quả huy động vốn qua 3 năm (3014-2016). 26
  • 37. Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại Sacombank – CN Quảng Nam qua 3 năm 2014 – 2016 ĐVT: Triệu đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch Chênh lệch 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) (%) (%) Tiền gởi 953.457 89 1.197.033 89,2 1.481.273 89,8 243.576 25,55 284.240 23,75 KHCN Tiền gởi 106.059 9,9 131.512 9,8 153.406 9,3 25.453 24 21.894 16,65 KHDN Phát hành 11.784 1,1 13..420 1 14.846 0,9 1.636 13,88 1.426 10 GTCG Tổng 1.071.300 100 1.341.965 100 1.649.525 100 270.665 25,27 307.560 22,92 (Nguồn “phòng kế toán ngân quỹ Sacombank chi nhánh Quảng Nam”) Kết quả huy động vốn 1600000 1481273 1400000 1200000 1197033 1000000 953457 800000 600000 400000 131512 153406 200000 106059 11784 13420 14846 0 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM2016 Tiền gởi KHCN Tiền gởi KHDN Phát hành GTCG Biểu đồ 2.1: Kết quả huy động vốn tại Sacombank – CN Quảng Nam qua 3 năm 2014 - 2016 27
  • 38. Theo bảng số liệu cho thấy khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu tiền gửi tại chi nhánh. Với tỷ lệ năm 2014 là 89%, năm 2015 tăng lên đến 89,2% và tiếp tục tăng lên đạt 89,8% trong năm 2016. Tỷ trọng này khá phù hợp với cơ cấu kinh tế tại tỉnh Quảng Nam nói chung và Tam Kỳ nói riêng. Kinh tế tại tỉnh chủ yếu là nông nghiệp hay các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Hơn thế nữa mục đích gửi tiền của đối tượng khách hàng cá nhân chủ yếu là để tiết kiệm hưởng lãi và đối tượng khách hàng này luôn có tiền nhàn rỗi muốn sinh lời an toàn. Khách hàng cá nhân tại chi nhánh phần nhiều là người dân có thu nhập khá trở lên, lượng iền gửi thường dao động trên 50 triệu. Mặc dù đặc thù tỉnh nông nghiệp thế nhưng tại chi nhánh thành phần khách hàng là người gửi tiết kiệm từ nông dân không n iều do vậy chi nhánh cần khai thác thêm về đối tượng khách hàng này. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức k nh tế luôn chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong cơ cấu nguồn vốn, chiếm khoảng dưới 10% so với tổng nguồn. Do đặc thù của đối tượng KH này là ít có nguồn tiền nhàn rỗi, vốn được đưa vào để xoay vòng kinh doanh, nguồn tiền gửi của KH tổ chức doanh nghiệp chủ yếu dùng để thanh toán, chi lương do vậy họ không quan trọng về vấn đề lãi suất mà chủ yếu quan tâm đến các phí dịch vụ, sự thuận tiện, tốc độ xử lý giao dịch và thái độ phục vụ cũng như mạng lưới của ngân hàng có thuận tiện cho các nhu cầu giao dịch của công ty hay không. Để thu hút khách hàng là doanh ngh ệp đến giao dịch, các chính sách về phí dịch vụ, lãi suất luôn được Sacombank- CN Quảng Nam xem xét điều chỉnh kịp thời để giữ được thế cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo khách hàng và ngân hàng cùng có lợi nhuận. Các cuộc tiếp xúc khách hàng, chính sách khách hàng ưu đãi được thực hiện hàng năm nhằm tạo mối quan hệ gắn bó với khách hàng cũng như thực hiện các yêu cầu về tài trợ, bảo lãnh, thanh toá , chuyển tiền đi, đến trong và ngoài nước của khách hàng ngày một tốt hơn, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả. Với các chính sách linh hoạt như trên và với việc đẩy mạnh công tác tiếp thị trong những năm qua ngân hàng đã thu hút được thêm một số lượng lớn KH là doanh nghiệp đến giao dịch và chi lương qua ngân hàng như: ô tô Trường Hải, Sun taxi, công ty may Trường Giang …và các trường mẫu giáo trên địa bàn như trường mẫu giáo Hoa Sen, mẫu giáo 24/3. Các công ty này đều có số lượng lao động lớn do vậy sẽ rất thuận lợi cho CN trong việc triển khai các 28
  • 39. sản phẩm dịch vụ và huy động tiền gửi từ các nhân viên của công ty và nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi. Phát hành CCTG chiếm tỉ trọng khá thấp trong tổng nguồn vốn huy động và chủ yếu huy động vào dịp đầu năm theo kế hoạch hội sở giao xuống. Tại CN, việc huy động nguồn vốn này chủ yếu được thực hiện trên các KH có số tiền gửi tiết kiệm lớn (trên 500 triệu). 2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quảng Nam giai đoạn 2014-2016 Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chiếm phần lớn tỷ trọng tại Sacombank chi nhánh Quảng Nam, đây cũng là cơ cấu chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam.Trong giai đoạn 2014-2016 do sự bất ổn của thị trường và đặc biệt do nút thắt nợ xấu mà tình hình cho vay tại các ngân hàng vô cùng khó khăn, trong cả khâu cho vay và thu nợ. Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình giải ngân vốn của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013. Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tíndụng tại chi nhánh từ năm 2014-2016 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Doanh số cho 889.375 1.117.866 1.477.962 228.491 25,69% 360.096 32,21% vay Thu nợ 289.375 350.688 449.959 61.313 21,19% 99.271 28,31% Dư nợ 604.552 684.320 897.591 79.768 13,19% 213.271 31,17% BQ Nợ xấu 510 650 715 140 27,45% 65 10% Tỷ lệ nợ 0,084% 0,058% 0,048% (0,026) (0,01) xấu (Nguồn “phòng kế toán ngân quỹ Sacombank chi nhánh Quảng Nam”) 29
  • 40. Hoạt động tín dụng 1600000 1477962 1400000 1200000 1117866 1000000 889375 897591 800000 684320 604552 600000 400000 289375 200000 0 350688 449959 NĂM 2014 NĂM 2015 Doanhsố chovay Doanhsố thu ợ NĂM 2016 Dư ợ bình quân Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Sacombank – CN Quảng Nam qua 3 năm 2014 - 2016 Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình cho vay của CN Quảng Nam tăng trưởng khá nhanh. Trong thời gian này, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện kêu gọi đầu tư và thu hút được nhiều chủ đầu tư tham gia khai thác. Rất nhiều nhà máy, xí nghiệp may, giày da mọc lên tại các huyện như: P ú Nin , Núi Thành và Tam Kỳ mang đến cho Sacombank không ít KH vay doanh nghiệp. Hơn nữa, các năm gần đây, kinh tế đã có nhiều chuyển biến tốt giúp đời sống của người dân tăng cao, kích thích cầu thị trường tăng trưởng. Nhu cầu vốn của người dân tăng trưởng trở lại. Nhằm thu hút KH vay, Sacombank đã triển khai rất nhiều gói sản phẩm ưu đãi như: cho vay lãi suất thấp đối với cán bộ nhân viên nhà nước, vay sữa chữa nhà và nhiều gói vay hỗ trợ kinh doanh... Bên cạnh việc cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng rất được Sacombank- CN Quảng Nam chú trọ g. Doanh số thu hồi nợ của CN tăng qua các năm là phù hợp với việc tăng doanh số cho vay. Dư nợ là nguồn thu kinh doanh chủ yếu tại NH. Dư nợ BQ của CN tăng qua các năm và cao nhất là năm 2016 đạt 897.591 triệu đồng. Cùng với đó tỉ lệ nợ xấu của CN trong giai đoạn này có xu hướng giảm dần và chỉ còn 0,048% vào năm 2016. Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ tín dụng tại CN đã luôn bám sát các doanh nghiệp vay, cá nhân vay đảm bảo cho vay và thu nợ đúng hạn, sử dụng vốn đúng mục đích. 30
  • 41. 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank – CN Quảng Nam qua 3 năm 2014-2016 ĐVT: Triệu đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) Tổng thu 74.426 100 86.762 100 94.096 100 Thu lãi cho vay 64.751 87 76.351 88 83.275 88,5 Thu từ hoạt động dịch vụ 6.698 9 8.242 9,5 9.127 9,7 Thu từ hoạt động kinh doanh 1.116 1,5 1.128 1,3 1.129 1,2 ngoại hối Khác 1.861 2,5 1.041 1,2 565 0,6 Tổng chi 49.466 100 58.333 100 60.496 100 Chi phí trả lãi huy động 44.025 89 52.500 90 54.567 90,2 Chi phí hoạt động dịch vụ 4.205 8,5 5.075 8,7 5.293 8,75 Chi phí kinh doanh ngoại hối 346 0,7 350 0,6 333 0,55 Chi phí hoạt động khác 445 0,9 175 0,3 121 0,2 Dự phòng và bảo hiểm 445 0,9 233 0,4 182 0,3 Lợi nhuận 24.960 28.429 33.600 Kết quả hoạt động kinh doanh 100000 94096 90000 86762 80000 74426 70000 58333 60496 60000 49466 50000 40000 28429 33600 24960 30000 20000 10000 0 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank CN Quảng Nam qua 3 năm 2014 – 2016. 31
  • 42. Qua bảng số liệu trên ta thấy uy tín của Ngân hàng Sacombank CN Quảng Nam ngày càng được nâng cao, điều này chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đều tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2014-2016. Tổng thu Qua bảng số liệu ta thấy, tổng thu năm sau đều lớn hơn năm trước. Sau giai đoạn khó khăn, với lợi thế về thương hiệu, sự chỉ đạo linh hoạt của ban giám đốc cùng đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt huyết đã giúp cho hoạt động kinh doanh của Sacombank- CN Quảng Nam gặt được rất nhiều thành công, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác doanh nghiệp trên địa bàn. Về thành phần ổng thu bao gồm: + Thu từ hoạt động cho vay: Thu lãi từ hoạt động c o vay chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận kinh doanh của chi nhánh. Việc đưa ra các gói lãi suất ưu đãi và các đợt tiếp thị thường xuyên của CV.KH trong giai đoạn ày, thu nhập từ lãi cho vay cũng như tỉ trọng của khoản mục này trong tổng thu tăng trưởng đều qua các năm. Thêm vào đó, với chính sách thu nợ linh động, CV H gọi điện nhắc nợ trực tiếp hay dịch vụ nhắn tin nhắc nợ tự động giúp cho KH chủ động hơn trong việc thu xếp khoản tiền trả nợ. Đồng thời CVKH cũng trực tiếp tới nhà thu nợ giúp KH, nhờ đó KH không phải tốn thời gian đến NH và hạn chế nợ xấu trong NH. + Thu từ hoạt động dịch vụ: Hiện tại CN đang đẩy mạnh thực hiện các hoạt động dịch vụ như chuyển tiền, ủy thác thanh toán, thu chi hộ…. tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đang có xu hướng tăng lên trong cơ cấu tổng nguồn thu của ngân hàng. Việc thu hộ giúp CN không những có nguồn tiền hoa hồng từ các đối tác nhờ thu, mà từ các dịch vụ tiện ích đó ngân hàng còn gia tăng được số lượng KH tiềm năng, gia tăng KH mở tài khoản thanh toán từ đó có thể tận dụng được nguồn tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp. Có thể nói trong thời buổi kinh tế có nhiều rủi ro như hiện nay, cùng với việc cạnh tranh về mặt bằng lãi suất giữa các ngân hàng thì việc gia tăng tỷ trọng trong cơ cấu thu nhập dịch vụ là một chính sách vô cùng hợp lý, nguồn thu này rất ít rủi ro và lợi nhuận mang lại không hề nhỏ. Hiện tại Sacombank- CN Quảng Nam đang thực hiện các dịch vụ thu hộ cho điện lực Tam Kỳ, thu tiền điện thoại trả sau của Mobiphone, Vinaphone, Viettel, mạng internet của FPT, thu trả góp cho Home Credit Việt Nam …sắp tới CN đang có kế hoạch triển khai thu hộ tiền nước cho công ty cổ phần cấp thoát nước Quảng Nam nhằm gia tăng nguồn thu từ dịch vụ. 32
  • 43. + Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: Ngoài việc thu mua và bán ngoại tệ, NH còn thực hiện mua bán vàng. Hiện tại Sacombank chi nhánh Quảng Nam chỉ tiến hành mua bán vàng miếng chứ không mua bán vàng lẻ. Đối tượng kinh doanh ngoại hối chủ yếu là các gia đình có người thân làm việc ở nước ngoài, các gia đình cho con em đi du học. Loại tiền giao dịch phổ biến là đồng yên Nhật, dolla của Mỹ và Euro. Tuy số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh có tăng lên nhưng tỷ trọng nguồn thu này đang giảm so với những năm trước. Nhằm khôi phục tăng trưởng của nguồn thu này, Sacombank- CN Quảng Nam đang đẩy mạnh hợp ác với các công ty có nguồn vốn FDI trên địa bàn Tam Kỳ và Phú Ninh. Về tổng chi: Cùng với việc tăng lên về tổng thu thì chi phí bỏ ra cũng tăng đều qua các năm. Về thành phần các khoản chi phí bao gồm: + Chi trả lãi huy động: Đây là chi phí cao nhất và chiếm phần lớn trong tổng chi. Lãi suất tiền gửi giảm nhẹ qua các năm ( từ 7% năm 2014 xuống còn 6,6 % cuối năm 2016) giúp CN giảm được áp lực trả lãi . Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy mặc dù lãi suất giảm nhưng số tiền chi trả lãi huy động vẫn tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng được mở rộng. + Chi phí kinh doanh ngoại hối: chi phí này chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí, chủ yếu là chi phí bảo quản tiền tệ, chi phí tiếp khách… Trong giai đoạn này, hoạt động kinh doanh ngo i hối tại CN đang chậm lại nên chi phí kinh doanh cũng giảm xuống, cụ thể chi phí kinh doanh ngoại hối chỉ còn 333 triệu đồng chiếm 0,55% tổng chi phí. Lợi nhuận: Hoạt độ g ki h doanh tại CN đang tiến triển khá tốt qua các năm, các con số đều tiến triển theo chiều hướng tích cực và hợp lý. Lợi nhuận qua các năm đều khá cao, việc tăng trưởng lợi nhuận cao qua các năm giúp CN có thể mở rộng quy mô hoạt động của mình và chi trả cho các công tác thường xuyên tại CN. 33
  • 44. 2.3. Giới thiệuvề thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank chi nhánh Quảng Nam 2.3.1. Các sản phẩm thẻ tín dụng do Sacombank cung cấp Thẻ tín dụng tại Sacombank chia làm 2 loại chính: thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế. Thẻ tín dụng quốc tế gồm 3 dòng là Visa, Master, JCB. Thẻ tín dụng nội địa có 1 dòng là thẻ Family. - Thẻ Visa gồm có các sản phẩm sau: Visa Infinite, Visa Platinum, Visa chuẩn/vảng, Visa Ladies first. - Thẻ Master gồm có các sản phẩm sau: World Mas er Card, Master chuẩn/vàng. - Thẻ JCB gồm: JCB Motor Card, JCB Car Card. Đặc điểm - Sử dụng thanh toán tại các điểm chấp hận thẻ. Rút tiền mặt tại ATM trên toàn thế giới. - Ưu đãi miễn lãi tới 55 ngày. - Thời hạn sử dụng 3 năm. - Hạn mức rút tiền mặt là 50 – 70% hạn mức tín dụng ngân hàng cấp tùy điều kiện cấp thẻ (tối đa 100 triệu/ trong vòng 30 ngày liền kề trước đó) - Hạn mức dùng để thanh toán àng hóa dịch vụ: 100% hạn mức tín dụng. - Lãi suất áp dụng: tùy theo điều kiện cấp thẻ, trong khoản từ 1,25% - 2,5%. - Thời hạn: trong vòng 25 ngày kể từ ngày chốt thông báo giao dịch. - Thanh toán tối thiểu 5%, tối thiểu 100.000 đồng. - Thời điểm thu phí thường niên: ngay sau khi thẻ được kích hoạt. - Hình thức thanh toán: nộp tiền mặt trực tiếp tại các điểm giao dịch của Sacombank, đăng ký trích nợ tự động, chuyển khoản từ thẻ thanh toán/thẻ trả trước sang thẻ tín dụ g tại ATM, thanh toán qua dịch vụ IB, MB của Sacombank. - Phí rút tiền mặt đối với dòng thẻ Visa và Master là 4%. - Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng Sacombank được tham gia các chương trình ưu đãi: Sacombank Plus, tích điểm đổi quả và nhiều chương trình khác. So sánh một số đặc điểm của thẻ tín dụng Sacombank với một số ngân hàng khác 34
  • 45. Chỉ tiêu Sacombank Vietcombank BIDV Sản phẩm thẻ Visa Infinite chỉ có Vietcombank Visa Visa/Master tín dụng cao tại Sacombank, Visa Platinum, Platinum cấp nhất Platinum. Ngoài ra Vietcombank còn có sản phẩm thẻ Vietnam Airlines đặc thù là Visa Platinum American Ladies first. Express Ưu đãi miễn Tối đa 55 ngày Tối đa 45 ngày Tối đa 45 ngày lãi đối với giao dịch thanh toán Phí thay đổi 100.000 Miễn p í 30.000/lần hạn mức tín dụng Phí rút tiền 4% số tiền giao dịch 4% số tiền giao dịch 4% số tiền rút tối mặt tại ATM tối thiểu 60.000 tối thiểu 50.000 thiểu 50.000 vnđ/giao dịch ngoại vnđ/giao dịch vnđ/giao dịch trừ thẻ quốc tế JCB miễn phí. Phí vượt hạn 0,075%/ngày đối -Vượt hạn mức từ 1 Không có. mức với số tiền vượt ạn đến 5 ngày 8%/năm mức tối th ểu 50.000 (số tiền vượt quá vnđ hạn mức) - Vượt hạn mức từ 06 đến 15 ngày 10%/năm. - Vượt hạn mức từ ngày 16 trở lên 15%/năm. Phí cấp lại 50.000 vnđ 30.000 vnđ 30.000 vnđ pin Phí th ờng Miễn phí Có phí tùy sản phẩm Có phí tùy sản niên thẻ phụ ví dụ: Visa Platinum phẩm ví dụ: Visa là 500.000 vnđ Platinum là 600.000 vnđ 35
  • 46. Qua bảng so sánh trên ta thấy được thẻ tín dụng cá nhân Sacombank có những điểm nổi bật hơn là: sự đa dạng của sản phẩm thẻ tín dụng, miễn phí tối đa 55 ngày đối với giao dịch thanh toán, dài hơn 10 ngày so với ngân hàng khác điều này làm giảm áp lực trả nợ đối với khách hàng. Về các loại phí cơ bản thì Sacombank gần như là cao hơn các ngân hàng khác. 2.3.2. Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ tín dụng tại Sacombank Sơ đồ 2.2: quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ tín dụng qua ngân hàng Chủ thẻ (1) (3) Cơ sở chấp nhận thẻ (9) (10) (4) (2) (5) Ngân hàng phát hành (7) (8) Tổ chức thẻ quốc tế (6) (7) Ngân hành thanh toán Đối với các loại thẻ khác nhau cơ chế, phương thức và thậm chí la quy trình thanh toán có thể có một số khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung đều có những điểm giống nhau cơ bản sau: Bước 1: Chủ thẻ mua hàng hóa, dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc rút tiền mặt tại ngân hàng đại lý thanh toán. Bước 2: ĐVCNT xem xét hạn mức thanh toán của thẻ và xin cấp giấy phép. B ớc 3: Sau khi cấp phép đã hoàn thành cơ sở chấp nhận thẻ lập hóa đơn thanh toán thẻ cho chủ thẻ. Bước 4: ĐVCNT gửi hóa đơn thanh toán cho ngân hành thanh toán trong vòng 2 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch. 36
  • 47. Bước 5: Tại ngân hàng thanh toán khi tiếp nhận hóa đơn và bảng kê phải kiểm tra tính hợp lệ các thông tin trên hóa đơn và tiến hành ngay việc ghi Nợ vào tài khoản của mình và ghi Có vào tài khoản của ĐVCNT trong ngày. Bước 6: Ngân hành thanh toán tổng hợp dữ liệu gửi đến tr ng tâm xử lý dữ liệu. Bước 7: Tại trung tâm thẻ sẽ tiến hành chọn lọc dữ liệu, phân loại để bù trừ giữa ngân hàng thanh tón và ngân hành phát hành đồng thời thực hiện báo Có và báo Nợ trực tiếp cho các ngân hành thành viên. Bước 8: Ngân hàng phát hành thẻ nhận thông tin dữ liệu từ trung tâm thẻ sẽ tiến hành thanh toán. Bước 9: Định kỳ ngày cuối cùng trong tháng, ngân hàng sẽ chốt giao dịch và gửi thông báo dư Nợ của chủ thẻ dùng trong thá g và yêu cầu thanh toán. Bước 10: Chủ thẻ thanh toán nợ trực t ếp cho ngân hàng phát hành bằng tiền mặt tại các quầy giao dịch hoặc chuyển khoản. 2.3.3. Điều kiện và hạn mức cấp thẻ tín dụng cá nhân tại Sacombank – CN Quảng Nam Các điều kiện và hạn mức ấp thẻ tín dụng tại Sacombank – CN Quảng Nam  Chứng minh thu nhập   Nhân viên công tác tại các đơn vị cơ quan  Điều kiện - CBNV có thâm niên công tác lớn hơn 3 tháng (không tính thử việc) - Có thu nhập ổn định 7 triệu đồng/ tháng (đối với khu vực TP.HCM và Hà Nội), thu nhập thấp nhất là 5 triệu đồng/ tháng đối với các khu vực còn lại. - Không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất. *Lưu ý: điều kiện cấp thẻ Infinite thu nhập thấp nhất 300 triệu đồng/ tháng. Hạn mức: hạn mức cấp tối đa là 3,5 lần thu nhâp.  Nhân viên Sacombank/ công ty trực thuộc Sacombank được áp dụng như nhân viên do tổng giám đốc định từng thời kỳ.  Điều kiện - Nhân viên Sacombank. - Nhân viên thuộc công ty trực thuộc đã ký hợp đồng lao động chính thức. Hạn mức: hạn mức cấp tối đa là 3,5 lần thu nhâp. 37
  • 48.  Sản phẩm thẻ tín dụng cá nhân có giao dịch với Sacombank.   Khách hàng có quan hệ tín dụng  Điều kiện Hạn mức Hạn mức cấp tối đa bằng 5% hạn mức tín dụng được cấp và không quá 200 triệu.  Khách hàng có quan hệ tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn tại Sacombank.  Điều kiện Cá nhân có số dư tiền gửi có kỳ hạn hoặc k ông kỳ ạn trong 6 tháng gần nhất Min 32 triệu đồng. Thời gian giao dịch tối thiểu 6 tháng đối với t ền gửi thanh toán. Hạn mức Hạn mức cấp tối đa không quá 30% số dư bình quân trong 6 tháng gần nhất. Tối đa không quá 200 triệu.  Khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng cao cấp của Sacombank.  Điều kiện Cá nhân là KH giao dịch t ền gửi tại Sacombank thỏa mãn các điều kiện là KH của dịch vụ ngân hàng cao cấp. *Điều kiện cấp thẻ Ìnfinite: - Là KH dịch vụ ngân hàng cao cấp tối thiểu 6 tháng. - Tổng tài sản đang quản lý tối thiểu 10 tỷ đồng. - Không bị nợ quá hạn tại các tổ chức tài chính 3 năm gần nhất. Hạn mức: 10% giá trị tài sản đang quản lý hiện tại.  Khách hàng tiềm năng của CN/PGD.  Điều kiện Khách hàng không bị nợ quá hạn tại các TCTD trong 3 năm gần nhất. CN/PGD đánh giá được KH có tài chính tốt, đảm bảo khả năng thanh toán. CN đánh giá được KH đem lại lợi ích trực tiếp/ gián tiếp cho NH trong6 tháng tới. 38