SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1186 ngày 14.7.2016
Ảnh:trầnhuấn
- Tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc của các đơn vị
Khối Trường thuộc Bộ
(Tr.2)
- Xây dựng khung trình độ
quốc gia về đào tạo văn hóa,
nghệthuật,thểthaovàdulịch
(Tr.6)
- Tăngcườngquảnlýhoạtđộng
du lịch tại các tỉnh miền Trung
(Tr…)
- Tôn vinh giá trị văn hóa
miền sông nước
(Tr.20)
- NgàyDânsốthếgiới(11.7):
Quantâmtrẻemgái
vịthànhniên
(Tr.15)
trong số này
Lễ vinh danh
các doanh nghiệp
du lịch hàng đầu
Việt Nam 2016
Kỷ niệm 56 năm Ngày Thành lập
ngành Du lịch Việt Nam (09.7.1960-
09.7.2016), tối 09.7, tại Nhà hát Lớn
Hà Nội, Tổng cục Du lịch tổ chức Lễ
vinh danh các doanh nghiệp du lịch
hàng đầu Việt Nam năm 2016. Tới
dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam,
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn
Ngọc Thiện.
Theo Ban Tổ chức, các tổ chức,
doanh nghiệp được trao tặng Giải
thưởng Du lịch Việt Nam năm 2016 là
những đơn vị khẳng định được uy tín,
chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh
doanh trong năm 2015.
(Xem tiếp trang 5)
Sáng 08.7.2016, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện và Thứ
trưởng Lê Khánh Hải, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác văn hóa,
thể thao và du lịch 6 tháng đầu năm 2016. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn
Ngọc Thiện nhấn mạnh: “Trong bối cảnh đất nước có nhiều đổi mới, kinh tế-chính
trị thế giới cũng có những chuyển biến mạnh mẽ, Bộ VHTTDL sẽ có những điều
chỉnh về phương thức điều hành, tư duy mới trong mọi vấn đề để hoàn thành xuất
sắc công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của Bộ đa ngành. Làm sao để bộ
máy hoạt động, thực thi công việc một cách hiệu quả nhất”. (Xem tiếp trang…)
BộtrưởngNguyễnNgọcThiệnphátbiểutạiHộinghị
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
chuyênngànhnghệthuậtbiểudiễnvàđiệnảnh
Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 2538/BVHTTDL-TCCB ngày
04.7 về việc triển khai việc thăng hạng đối với các chức danh nghề nghiệp
viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo Thông tư
liên tịch số 10/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV. Đối tượng xét thăng hạng đặc
cách chức danh nghề nghiệp theo Thông tư liên tịch số 10 bao gồm: Đối
tượng xét thăng hạng đặc cách vào chức danh nghề nghiệp hạng I (Viên
chức đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân hoặc đạt Giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật); Đối tượng xét thăng hạng đặc cách
vào chức danh nghề nghiệp hạng II (Viên chức đã được phong tặng danh
hiệu Nghệ sĩ Ưu tú hoặc đạt Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật).
(Xem tiếp trang 7)
Hộinghịsơkếtcôngtácvănhóa,thểthao
vàdulịch6thángđầunăm2016
Quản lý nhà nước
2 số 1186 l 14.7.2016
Ngày 08.7, tại Hà Nội, Bộ trưởng
Nguyễn Ngọc Thiện đã chủ trì cuộc họp
để nghe báo cáo những khó khăn, vướng
mắc của các đơn vị thuộc Khối Trường.
Tại cuộc họp, các đơn vị đã nêu
những khó khăn, vướng mắc liên quan
đến các vấn đề về cơ chế chính sách như:
đề nghị Bộ có kế hoạch làm việc với Bộ
GDĐTsớmbanhànhvănbảnhướngdẫn
cụ thể, tăng mức giờ chuẩn cho giảng
viên ngành đào tạo năng khiếu nghệ
thuật; về kinh phí hoạt động để phục vụ
công tác biên soạn chương trình, giáo
trình có hệ thống và cập nhật hơn; Điều
chỉnh, tăng nguồn chi thường xuyên cho
các hoạt động của đơn vị; tăng thêm chỉ
tiêu biên chế đối với các giảng viên, viên
chức. Đề nghị Lãnh đạo Bộ quan tâm,
xemxét,phêduyệtkinhphíđốivớicơsở
vật chất đã bị xuống cấp, lạc hậu và bổ
sung kinh phí để hoàn thiện một số dự án
đang triển khai xây dựng.
Sau khi nghe các báo cáo và ý kiến
các thành viên dự họp, nhằm tạo bước
chuyển mạnh mẽ trong công tác đào tạo,
Bộ trưởng ghi nhận và biểu dương tinh
thần chủ động, cố gắng của các cơ sở
đào tạo trong việc thực hiện rà soát, hoàn
thiện chức danh các lãnh đạo, quản lý,
đội ngũ; tổ chức hoàn thiện xây dựng
chương trình, biên soạn giáo trình; triển
khai tốt công tác tuyển sinh, nâng cao đội
ngũ cán bộ chuyên trách, công tác quản
lý học sinh, sinh viên… Bộ trưởng cũng
lưu ý, các cơ sở đào tạo cần bám sát và
khai thác các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể
triển khai Đề án phát triển trường giai
đoạn 2014-2020; công tác kiện toàn tổ
chức, các khoa, phòng, ban, thực hiện
việc tinh giảm biên chế. Hàng năm, có
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với
đội ngũ cán bộ quản lý, kế cận và giảng
viên, giáo viên nhằm đảm bảo tiêu chí,
tiêu chuẩn theo quy định đối với từng vị
trí việc làm. Hoàn thiện việc xây dựng
các quy định, quy chế, văn bản quản lý
trong hoạt động của trường, cập nhật các
căn cứ theo các văn bản thay đổi cho phù
hợp; kiện toàn các hội đồng nhà trường,
khoa học, lãnh đạo các trường, các
phòng, ban, khoa theo điều lệ của trường
đại học, cao đẳng. Vụ Đào tạo tổng hợp
các đề xuất, kiến nghị của các đơn vị,
trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất báo
cáo lãnh đạo Bộ; Rà soát lại hệ thống
văn bản chế độ chính sách, kiến nghị với
Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban
hành văn bản quy định đặc thù về chế độ
làm việc của giảng viên ngành nghệ
thuật; Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội và các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ đạo,
hướng dẫn các các cơ sở đào tạo thực
hiện tốt nhiệm vụ triển khai công tác đào
tạo, hướng dẫn dạy nghề cho các cơ sở
đào tạo. Vụ Kế hoạch, Tài chính tổng
hợp, rà soát các kiến nghị của các đơn vị
về kinh phí cho các hoạt động chi thường
xuyên, cải tạo cơ sở vật chất, ưu tiên các
đề xuất cấp thiết, kinh phí nhỏ. Vụ Tổ
chức cán bộ nghiên cứu, đề xuất, hoàn
thiện việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo
tại các đơn vị...
thu hằng
Tháogỡkhókhăn,vướngmắccủacácđơnvịKhốiTrườngthuộcBộ
Ngày 07.7, tại thành phố Đà Nẵng,
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã có buổi
làm việc với lãnh đạo ngành du lịch các
tỉnh/thành: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế
và Quảng Nam về việc tăng cường
công tác quản lý đối với hoạt động du
lịch trên địa bàn.
Theo báo cáo của các địa phương,
tình trạng lượng khách du lịch Trung
Quốc tăng vọt thời gian gần đây đã dẫn
đến nhiều vấn đề phức tạp, xuất hiện
nhiều loại hình dịch vụ kinh doanh và
hướng dẫn du lịch chui, gây bất lợi cho
môi trường du lịch. Cả ba địa phương
đều đã ghi nhận những trường hợp xử
phạt sai phạm liên quan đến vấn đề này.
Quảng Nam, Thừa Thiên Huế là hai
trường hợp. Đà Nẵng nghiêm trọng
hơn với hàng chục trường hợp.
Ông Đinh Hài - Giám đốc Sở
VHTTDL Quảng Nam đề nghị Tổng
cục Du lịch rà soát và thắt chặt quản lý
toàn bộ các công ty lữ hành quốc tế.
Đại diện ngành du lịch Thừa Thiên
Huế cho rằng, Hiệp hội Du lịch cần có
chương trình nâng cao nhận thức cho
hướng dẫn viên, công ty lữ hành. Đại
diện lãnh đạo TP. Đà Nẵng, địa phương
“nóng” nhất trong việc xử lý các
trường hợp vi phạm trong hoạt động du
lịch, kiến nghị Bộ VHTTDL sớm cho
Đà Nẵng cơ chế thành lập Đội phản
ứng nhanh du lịch.
Khẳng định tình trạng này làm
ảnh hưởng lớn đến hình ảnh du lịch
Việt Nam, gây thiệt hại cho du
khách, địa phương và hình ảnh đất
nước, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái
nhấn mạnh, quan điểm của Chính
phủ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL là xử
lý nghiêm nhằm hướng đến mục tiêu
phát triển du lịch bền vững, không
phát triển theo kiểu “ăn xổi”.
Thứ trưởng đề nghị, các Bộ
ngành địa phương cần tăng cường
giám sát và xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm trong hoạt động du lịch.
Riêng với Đà Nẵng cần thành lập đội
liên ngành về quản lý du lịch. Kiên
quyết xử lý đối tượng núp bóng
doanh nghiệp hoạt động chui, ăn hoa
hồng để cạnh tranh thiếu bình đẳng.
Tổng cục Du lịch rà soát giấy phép
hoạt động của các công ty lữ hành
quốc tế; kiểm tra toàn diện hoạt
động hướng dẫn viên trên toàn
quốc.Về lâu dài, Tổng cục Du lịch
phải có trách nhiệm tham mưu sửa
đổi Luật Du lịch, chú trọng đến việc
đào tạo hướng dẫn viên có chất
lượng, có kế hoạch nghiên cứu, dự
báo trước thị trường…
M.Khôi
Tăng cường quản lý hoạt động du lịch tại các tỉnh miền Trung
Quản lý nhà nước
3số 1186 l 14.7.2016
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2340/QĐ-BVHTTDL ngày
01.7.2016, cho phép Bảo tàng tỉnh
Quảng Nam, Sở VHTTDL tỉnh
Quảng Nam khai quật tại địa điểm
hố Bà Đằng thuộc thôn 5, xã Phước
Gia, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng
Nam. Thời gian tháng 8.2016, diện
tích 100m2. Những hiện vật thu được
trong quá trình khai quật phải được
tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Quảng
Nam để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng
tỉnh Quảng Nam, Sở VHTTDL tỉnh
Quảng Nam có trách nhiệm tiếp
nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng
phương án bảo vệ và phát huy giá trị
những hiện vật đó.
- Ngày 01.7.2016 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 2342/QĐ-
BVHTTDL, giao Trung tâm Tổ chức
biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật
biểu diễn) đón và tổ chức biểu diễn
cho đoàn Hợp xướng thiếu nhi đa văn
hóa tỉnh Gyeongnam, Hàn Quốc (40
người). Thời gian tổ chức từ từ 05-
10.8.2016 tại Hà Nội và Hải Phòng.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2405/QĐ-BVHTTDL ngày
07.7.2016, về việc xếp hạng di tích
quốc gia: Di tích lịch sử “Kênh nhà
Lê tại Nghệ An” thành phố Vinh,
huyện Hưng Nguyên, huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Tại Quyết định số 2407/QĐ-
BVHTTDL ngày 07.7.2016, Bộ
VHTTDL thành lập Hội đồng nghệ
thuật “Liên hoan Nghệ thuật 05 nước
Việt Nam-Lào-Campuchia-Myanmar
và Thái Lan - 2016” tại tỉnh Quảng
Trị do Nhạc sĩ Nguyễn Phú Quang
làm Chủ tịch Hội đồng và 06 Ủy viên.
- Ngày 07.7.2016 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 2411/QĐ-
BVHTTDL, cho phép Trung tâm Tổ
chức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ
thuật biểu diễn) phối hợp với Công
ty cổ phần Megacom Việt Nam đón
nghệ sĩ nước ngoài (03 người - quốc
tịch Lát-via) vào Việt Nam và tổ
chức chương trình biểu diễn nghệ
thuật “Bay cùng Saigon Special -
High flyer. Thời gian tổ chức từ ngày
16-31.7.2016, tại Hà Nội, Khánh
Hòa và TP. Hồ Chí Minh.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2442/QĐ-BVHTTDL ngày
09.7.2016, thành lập Ban Chỉ đạo
“Liên hoan Nghệ thuật 05 nước Việt
Nam-Lào-Campuchia-Myanmar và
Thái Lan - 2016” tại tỉnh Quảng Trị
do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm
Trưởng Ban, ông Nguyễn Đăng
Chương - Cục trưởng Cục Nghệ
thuật biểu diễn làm Phó Trưởng Ban
và 03 Ủy viên.
thtt
VăN BảN mới
Đó là khẳng định của Thứ trưởng
Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái trong
buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc ngày
05.7 tại Hà Nội.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng, Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - Phan Văn
Hùng cho biết, trong những năm qua,
chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước
ta đã đạt nhiều thành tựu rất lớn. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế,
xã hội, có nhiều phân hóa giữa các dân
tộc. Trong đó, nhiều dân tộc không có
người thi Đại học, nhiều dân tộc không
có Cử nhân, Thạc sĩ… Từ đó, không có
cán bộ là đại diện của dân tộc mình như
khu vực Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…
Vừa qua, chủ trương của Chính phủ
cho phép xây dựng Học viện Dân tộc
để một phần giải quyết tình trạng này.
Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Dân
tộc chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL
và các Bộ, ngành rà soát, hoàn thiện Đề
án thành lập Học viện Dân tộc trên cơ
sở tổ chức lại Trường Cán bộ dân tộc
và Viện Dân tộc theo hướng kết hợp
nghiên cứu với đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ làm công tác dân tộc. Tập trung đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân
tộc các cấp. Không đào tạo cử nhân các
ngành đã có tại các cơ sở đào tạo đại
học khác. Tăng cường hợp tác, liên kết
với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu để
đào tạo văn bằng 2, đào tạo sau đại học
đối với các ngành thiết thực phục vụ
công tác dân tộc. Ủy ban Dân tộc được
giao nhiệm vụ thực hiện xây dựng,
điều hành Học viện. Tuy nhiên, do khó
khăn về đất xây trụ sở, Ủy ban Dân tộc
đề nghị Bộ VHTTDL xem xét, cấp
một phần đất tại Làng Văn hóa-Du lịch
các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn
Tây, Hà Nội) để xây dựng Học viện
Dân tộc.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho
biết, Bộ VHTTDL ủng hộ chủ trương
của Chính phủ và cho biết: Hiện, khu
vực công viên, mặt nước bến thuyền
tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc
Việt Nam có diện tích 241,53ha đáp
ứng được điều kiện xây dựng Học viện
Dân tộc. Thứ trưởng giao Ban Quản lý
Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt
Nam lập hồ sơ báo cáo trình Bộ trưởng
Nguyễn Ngọc Thiện xem xét, đồng
thời lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch
Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt
Nam. Dự kiến sẽ cấp khoảng 15ha từ
diện tích trên cho việc xây dựng Học
viện Dân tộc.
Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban
Dân tộc - Phan Văn Hùng cảm ơn Bộ
VHTTDLđã tạo điều kiện thuận lợi cho
Ủy ban Dân tộc trong việc chuẩn bị xây
dựng Học viện Dân tộc. Trong thời gian
2 tháng tới, Ủy ban Dân tộc và Bộ
VHTTDLsẽ tổ chức đoàn khảo sát thực
địa tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân
tộc Việt Nam để triển khai dự án.
tr.Quỳnh
Bộ VHTTDL ủng hộ chủ trương xây dựng Học viện Dân tộc
4 số 1186 l 14.7.2016
Quản lý nhà nước
Sáu tháng đầu năm, Bộ đã trình
Chính phủ ban hành 01 Nghị định,
Ngoài ra, Bộ đang nghiên cứu, xây
dựng Luật Thư viện và Luật sửa đổi, bổ
sung Luật Thể dục, thể thao. Bộ đang
thực hiện xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành
của Bộ trưởng; xây dựng các văn bản,
đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; triển
khai dịch vụ công trực tuyến và việc
thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ Điện
tử theo Nghị quyết số 36a của Chính
phủ... Hiện Bộ đã chọn một dịch vụ
công để thực hiện thí điểm liên thông
với Cổng dịch vụ công quốc gia về cấp
giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản
xuất phim và thí điểm thành công trên
Cổng dịch vụ công quốc gia...
Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật
được tổ chức tốt từ Trung ương đến cơ
sở, phục vụ hiệu quả, góp phần vào
thành công chung của các sự kiện
chính trị trọng đại của đất nước. Công
tác tổ chức Ngày hội văn hóa đồng bào
Chăm, dân tộc Mông và Ngày hội
VHTTDL vùng Tây Bắc được triển
khai tích cực. Hệ thống thư viện công
cộng cả nước đẩy mạnh công tác tuyên
truyền với nhiều hình thức phong phú,
sinh động, phục vụ các nhiệm vụ chính
trị của đất nước. Công tác gia đình các
cấp đã được triển khai đúng yêu cầu,
tiến độ với hiệu quả cao. Các hoạt động
tuyên truyền, truyền thông về gia đình
nhận được sự quan tâm ủng hộ của các
cấp, các ngành và toàn xã hội. Ngày
Quốc tế Hạnh phúc (20.3), 15 năm
Ngày Gia đình Việt Nam (28.6) hưởng
ứng Tháng hành động quốc gia về
phòng, chống bạo lực gia đình lần đầu
tiên đã được tổ chức thu hút được sự
tham gia.
Hoạt động thể dục thể thao quần
chúng được tổ chức đa dạng, với nhiều
nội dung hoạt động sôi nổi, phong phú
gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn
luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ
đại”. Các vận động viên đội tuyển quốc
gia giành được thành tích cao tại các
giải thể thao ở khu vực, châu lục và thế
giới với 181HCV, 123HCB, 138HCĐ.
Thể thao Việt Nam đã vượt chỉ tiêu đề
ra với 23 vận động viên giành quyền
tham dự Olympic 2016 tại Brazil.
Khách quốc tế đến khu vực, lượng
khách quốc tế đến Việt Nam trong 6
tháng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
khá, đạt 4,7 triệu lượt khách, tăng
21,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Ngoài công tác xây dựng luật, ngành
tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra,
giám sát trong lĩnh vực kinh doanh, lữ
hành và quản lý chất lượng dịch vụ của
cơ sở lưu trú du lịch; quy hoạch đầu tư
du lịch, đẩy mạnh xúc tiến du lịch...
Đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị
thuộc Bộ trong thời gian vừa qua đã có
nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt
động, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện
đã nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm
6 tháng cuối năm.
Về văn hoá, gia đình, tiếp tục triển
khai Kế hoạch hành động của Ngành
VHTTDL thực hiện Nghị quyết số
102/NQ-CP ngày 31.12.2014 của
Chính phủ ban hành Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 33-
NQ/TW ngày 09.6.2014 về xây dựng
và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước; Tổ chức tốt các hoạt
động văn hóa, nghệ thuật tuyên truyền
phục vụ nhiệm vụ chính trị: Kỷ niệm
70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến;
tuyên truyền APEC 2017; Ngày hội
Văn hóa, Ngày hội VHTTDL; các cuộc
triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh theo kế
hoạch; Hoàn thành kế hoạch xét tặng
Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng
Nhà nước về văn học nghệ thuật; Tổng
kết 15 năm Phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa”, sau
khi được Thủ tướng Chính phủ cho
phép; tổng kết 10 năm thực hiện Quyết
định số 308/2005/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy chế
thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội. Nâng cao chất
lượng hoạt động của các đơn vị nghệ
thuật biểu diễn, chú trọng công tác bảo
tồn nghệ thuật truyền thống; tổ chức
các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục
vụ nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo; tiếp tục
thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày
21.02.2005 của Ban Bí thư, Chiến lược
phát triển gia đình Việt Nam, Chương
trình hành động quốc gia về PCBLGĐ,
Chương trình quốc gia về giáo dục đời
sống gia đình.
Về thể dục thể thao, tiếp tục thực
hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
01.12.2011 của Bộ Chính trị và Nghị
quyết số 16/NQ-CP ngày 14.01.2013
ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-
NQ/TW của Bộ Chính trị; Chiến lược
phát triển thể dục, thể thaoViệt Nam đến
năm 2020; Quy hoạch phát triển thể dục
thể thao đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030... Hoàn thiện Để án tổng thể
chuẩn bị và tổ chức SEAGames 31 năm
2021 tại Việt Nam, Đề án tổ chức Đại
hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm
2018, Kế hoạch đẩy mạnh phát triển thể
dục thể thao quần chúng giai đoạn 2016-
2020. Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận
động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo
gương Bác Hồ vĩ đại”.Tiếp tục thực hiện
Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc
người Việt Nam giai đoạn 2011-2030.
Tổ chức thành công Đại hội Thể thao
Bãi biển Châu Á lần thứ 5 năm 2016.
Chuẩn bị lực lượng tham dự Olympic
2016. Tăng cường công tác quản lý, chỉ
đạo hoạt động của các liên đoàn, hiệp hội
thể thao quốc gia. Phối hợp chỉ đạo các
đội tuyển bóng đá tham gia thi đấu đạt
kết quả tốt tại các giải quốc tế, tổ chức
tốt V-League 2016.
Về du lịch, hoàn thiện, trình cấp có
thẩm quyền dự thảo Luật Du lịch (sửa
đổi). Hoàn thiện, báo cáo Chính phủ
Hộinghịsơkếtcôngtácvănhóa,thểthaovàdulịch…(Tiếp theo trang 1)
5số 1186 l 14.7.2016
Quản lý nhà nước
trình Bộ Chính trị đề án “Phát triển du
lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
trong thời kỳ mới”. Tiếp tục triển khai
Kế hoạch hành động thực hiện Nghị
quyết số 92/NQ-CP ngày 08.12.2014
của Chính phủ, các Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ và các nhiệm vụ đã
được xác định tại các chiến lược và quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030. Phối hợp chỉ đạo, tổ chức tốt các
hoạt động trong chương trình Năm Du
lịch quốc gia 2016 Phú Quốc-Đồng
bằng sông Cửu Long; hoàn thiện kế
hoạch, chương trình hoạt động của
Năm Du lịch quốc gia 2017 tại Lào
Cai. Tổ chức Hội nghị quốc tế về Du
lịch và Thể thao trong khuôn khổ Đại
hội Thể thao bãi biển Châu Á (ABG5).
Phối hợp, tổ chức Hội chợ du lịch quốc
tế ITE HCMC 2016. Phối hợp với các
Bộ, ngành, địa phương tăng cường
kiểm tra, xử lý vi phạm, chấn chỉnh
những biểu hiện tiêu cực trong quản lý
và kinh doanh dịch vụ du lịch. Phấn
đấu đạt chỉ tiêu đón 8,7 triệu lượt khách
quốc tế, 41 triệu lượt khách du lịch nội
địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 270
nghìn tỷ đồng.
h.p
Về lữ hành, Giải thưởng tôn vinh 10
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc
tế hàng đầu đón khách du lịch vào Việt
Nam; 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành quốc tế hàng đầu đưa khách du
lịch ra nước ngoài; 10 doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành nội địa hàng đầu
Việt Nam. Về lĩnh vực khách sạn, Giải
thưởng tôn vinh 10 khách sạn 5 sao
hàng đầu Việt Nam; 10 khách sạn 4 sao
hàng đầu Việt Nam; 10 khách sạn 3 sao
hàng đầu Việt Nam.
Lĩnh vực vận chuyển khách du lịch,
Giải thưởng được trao tặng 3 hãng hàng
không (1 hãng hàng không vận chuyển
khách du lịch nhiều nhất, 1 hãng hàng
không năng động nhất, 1 hãng hàng
không nước ngoài vận chuyển khách du
lịch đến Việt Nam nhiều nhất); 5 doanh
nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du
lịch bằng ô tô hàng đầu Việt Nam; 5
doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển
khách du lịch bằng tàu thủy hàng đầu
Việt Nam.
Ngoài ra, Giải thưởng cũng tôn vinh
10 nhà hàng ăn uống phục vụ khách du
lịch hàng đầu Việt Nam; 5 cơ sở mua
sắm phục vụ khách du lịch hàng đầu
Việt Nam; 5 điểm dừng chân phục vụ
khách du lịch hàng đầu Việt Nam; 10
sân golf hàng đầu Việt Nam; 5 điểm
tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam
và 5 khu du lịch hàng đầu Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ - đồng chí
Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ
VHTTDL đánh giá cao sự phát triển
mạnh mẽ của ngành Du lịch trong hơn
56 năm qua, đã đóng góp quan trọng
vào phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước, tạo ra nhiều việc làm, tác động
tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đưa hình ảnh đất nước và
con người Việt Nam đến gần hơn với
bạn bè quốc tế.
Hệ thống doanh nghiệp đóng vai trò
nòng cốt, tạo động lực thúc đẩy ngành
Du lịch đóng góp ngày càng lớn cho nền
kinh tế đất nước. Cả nước có 1.550
doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 20.100
cơ sở lưu trú và hàng nghìn doanh
nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực khác
đã khắc phục khó khăn, đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh và khẳng định thương
hiệu để đóng góp vào sự phát triển của
ngành. Năm 2015, toàn ngành Du lịch
đã đạt dấu mốc ấn tượng khi đón và
phục vụ 8 triệu lượt khách quốc tế, 57
triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng
doanh thu từ khách du lịch đạt 338.000
tỷ đồng. 6 tháng qua, ngành du lịch đón
và phục vụ 4,7 triệu lượt khách du lịch
quốc tế và 32,4 triệu lượt khách nội địa.
t.hợp
Lễvinhdanhcácdoanhnghiệpdulịch… (Tiếp theo trang 1)
Ngày 05.7, Bộ VHTTDL ban hành
Quyết định số 2369/QĐ-BVHTTDL
phê duyệt Kế hoạch tổ chức Hội nghị
chuyên đề góp ý xây dựng TCVN
“Thông tin và Tư liệu - Bộ chỉ số đánh
giá hoạt động thư viện”.
Với mục tiêu hoàn thiện nội dung
của Tiêu chuẩn, Hội nghị sẽ tiến
hành trao đổi và thảo luận góp ý cho
dự thảo TCVN “Thông tin và Tư liệu
- Bộ chỉ số đánh giá hoạt động thư
viện” (xây dựng trên cơ sở chấp
nhận ISO 11620:2014). Qua Hội
nghị, Ban Tổ chức biên soạn TCVN
sẽ thu thập các ý kiến của lãnh đạo,
chuyên gia và cán bộ thư viện trong
cả nước để hoàn thiện nội dung của
Dự thảo Tiêu chuẩn trước khi tiến
hành nghiệm thu cơ sở.
Thành phần đại biểu tham gia Hội
nghị bao gồm: Thành viên Tiểu ban kỹ
thuật chuyên ngành; chuyên gia tư vấn;
Lãnh đạo phụ trách nghiệp vụ các thư
viện đầu ngành khối thư viện công
cộng, thư viện trường đại học, thư
viện/trung tâm thông tin đa ngành,
chuyên ngành; Đại diện cơ sở đào tạo
ngành thông tin - thư viện và chuyên
gia ngành thông tin - thư viện.
Hội nghị sẽ diễn ra trong vòng 1
ngày vào tháng 7 năm 2016 tại Thư
viện Hà Nội.
h.Q
Xây dựng TCVN“Thông tin và Tư liệu - Bộ chỉ số đánh giá
hoạt động thư viện”
6 số 1186 l 14.7.2016
Quản lý nhà nước
Sáng 09.7, tại Hà Nội, Tổng cục Du
lịch tổ chức mít tinh kỷ niệm 56 năm
Ngày Thành lập ngành Du lịch Việt
Nam (09.7.1960-09.7.2016).
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng cục
trưởng Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh,
trải qua 56 năm xây dựng, phát triển và
trưởng thành, ngành Du lịch Việt Nam
đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Hiện nay, du lịch Việt Nam đang
nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc
của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính
phủ, sự quan tâm của các cấp, các
ngành, cộng đồng nhân dân. Du lịch
ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Năm 2015, trong bối cảnh phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng
ngành Du lịch đã không ngừng phấn
đấu, vững vàng vượt qua thử thách, đón
và phục vụ gần 8 triệu lượt khách quốc
tế, 57 triệu lượt khách nội địa, tổng thu
từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng.
Sáu tháng đầu năm 2016 vừa qua, du
lịch tiếp tục có những dấu ấn mới, phát
triển bứt phá với việc đón và phục vụ
4,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 21,3%
so với cùng kỳ năm trước; 32 triệu lượt
khách nội địa, tăng 12% so với cùng kỳ
năm 2015; tổng thu từ khách du lịch đạt
trên 200.000 tỷ đồng.
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn
khẳng định, trong những năm vừa qua,
ngành Du lịch chứng kiến sự tăng tốc về
đầu tư cơ sở vật chất với việc huy động
các nguồn lực, thành phần kinh tế trong
xãhội,đặcbiệtphânkhúccaocấpcủacơ
sở vật chất, kỹ thuật ngành Du lịch phát
triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều
nhà đầu tư chiến lược, các thương hiệu
quốc tế lớn. Chất lượng dịch vụ ngày
càng được cải thiện, gia tăng đầu tư phát
triển sản phẩm, duy trì và kiểm soát chất
lượng dịch vụ. Tuy nhiên, du lịch vẫn
đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức. Là một ngành kinh tế tổng hợp
mang tính liên ngành, liên vùng sâu sắc
vàchịutácđộngcủanhiềuyếutố,dulịch
Việt Nam chỉ có thể phát triển tốt nếu có
sự quan tâm, vào cuộc của tất cả các cấp,
các ngành. hà phương
Ngày 05.7.2016, Bộ VHTTDL đã
ban hành Quyết định số 2368/QĐ-
BVHTTDLphê duyệt Kế hoạch tổ chức
Hội nghị - Hội thảo Tổng kết 15 năm
thực hiện Pháp lệnh thư viện.
Việc tổ chức Hội nghị - Hội thảo
nhằm đánh giá quá trình 15 năm thực
hiện Pháp lệnh Thư viện, những tác
động, hiệu quả của văn bản này đối với
sự phát triển của sự nghiệp thư viện Việt
Nam, đồng thời tìm ra những hạn chế,
những quy định không còn phù hợp với
hệ thống văn bản pháp luật hiện hành,
những nội dung quy định không còn đáp
ứng với yêu cầu phát triển thực tiễn hiện
nay của ngành thư viện…
Các nội dung chính của Hội nghị
gồm: Đánh giá tổng quan về tình hình 15
năm triển khai thực hiện Pháp lệnh thư
viện của các loại hình thư viện trên cả
nước; Những thành tựu đạt được từ
2001-2015; Những khó khăn, tồn tại, bất
cập và nguyên nhân; Những bài học kinh
nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện.
Qua Hội nghị, Ban Soạn thảo Luật
Thư viện sẽ thu thập các ý kiến của các
nhà quản lý, lãnh đạo, các chuyên gia và
cán bộ thư viện trong cả nước làm căn
cứ để xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Luật
Thư viện.
Thành phần tham dự Hội nghị bao
gồm: Các thành viên Ban Soạn thảo,
lãnh đạo các thư viện công cộng, thư
viện trường học, thư viện/trung tâm
thông tin đa ngành, chuyên ngành; đại
diện cơ sở đào tạo ngành thông tin - thư
viện và chuyên gia ngành thông tin - thư
viện.
Hội nghị sẽ diễn ra tại 3 miền: Bắc,
Trung, Nam vào tháng 7.2016. Khu vực
miền Bắc sẽ được tổ chức tạiTP. Hà Nội;
khu vực miền Trung diễn ra tại TP. Đà
Nẵng; khu vực miền Nam sẽ diễn ra tại
TP. Hồ Chí Minh.
h.Quân
Thủ tướng Chính phủ vừa phê
duyệt chủ trương đầu tư ba dự án xây
dựng công trình thể thao phục vụ giáo
dục thể chất và thể thao trường học.
Cụ thể, thứ nhất là Dự án đầu tư
một số hạng mục hạ tầng và rèn luyện
thể chất tại Phân viện miền Nam (Học
viện Thanh thiếu niên Việt Nam) do
Trung ương Đoàn TNCS HCM quản
lý. Dự án này được thực hiện từ năm
2017-2018 với tổng mức đầu tư dự
kiến là 20 tỉ đồng tại Phân viện miền
Nam (TP.HCM). Thứ hai là Dự án xây
dựng Khu Giáo dục thể chất Trường
cán bộ Hội Nông dân Việt Nam do
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
quản lý, thực hiện vào năm 2017 với
tổng mức đầu tư dự kiến 10,3 tỉ đồng.
Thứ ba là Dự án xây dựng Nhà Thể
chất Học viện Phụ nữ Việt Nam do
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam quản lý nhằm phục vụ dạy và học
môn giáo dục thể chất, phát triển hài
hòa trí tuệ và thể lực, đáp ứng yêu cầu
về chuyên môn, nghề nghiệp, góp phần
thực hiện mục tiêu đào tạo của Học
viện Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội, thực
hiện từ năm 2017-2019 với tổng mức
đầu tư dự kiến là 24,997 tỉ đồng.
M.nhật
Phê duyệt ba dự án công trình phục vụ thể thao trường học
Kế hoạch tổ chức Hội nghị - Hội thảo Tổng kết 15 năm
thực hiện Pháp lệnh thư viện
míttinhkỷniệm56nămNgàyThànhlậpngànhDulịchViệtNam
7số 1186 l 14.7.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 07.7, tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL phối hợp với Bộ Ngoại giao
chủ trì cuộc họp lấy ý kiến về đề xuất
nội dung, hình thức nghi lễ tuyên thệ
nhậm chức của các chức danh lãnh đạo
cấp cao do Quốc hội bầu.
Trình bày dự thảo báo cáo gửi Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về nghi lễ
tuyên thệ nhậm chức của các chức
danh lãnh đạo cấp cao do Quốc hội
bầu, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ
sở - Ninh Thị Thu Hương cho biết, 3
nội dung chính được đưa vào báo cáo
gồm: Tham khảo về nghi lễ tuyên thệ
nhậm chức của lãnh đạo cấp cao tại
một số quốc gia trên thế giới; Nghi lễ
tuyên thệ nhậm chức tại Việt Nam qua
các triều đại và hiện nay; đề xuất nội
dung nghi lễ.
Về nội dung nghi lễ tuyên thệ, Bộ
VHTTDL đề xuất các chức danh thực
hiện nghi lễ này là: Chủ tịch nước, Chủ
tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Các
nội dung đề xuất khác gồm: địa điểm tổ
chức nghi lễ; thời gian đọc lời tuyên thệ;
trang trí khánh tiết; đại biểu dự lễ; trang
phục người tuyên thệ; trình tự tiến hành;
nghi thức tuyên thệ; nhạc lễ; người điều
hành buổi lễ tuyên thệ nhậm chức.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao -
Vũ Hồng Nam, nghi lễ tuyên thệ nhậm
chức của các lãnh đạo cấp cao đã được
nhiều quốc gia quy định rõ ràng trong
các văn bản pháp quy với các hình
thức, nội dung khác nhau. Tại Việt
Nam, quy định cụ thể về nghi lễ quan
trọng này để thống nhất thực hiện là rất
cần thiết. Thứ trưởng Vũ Hồng Nam
cũng cho rằng, nghi lễ tuyên thệ nhậm
chức cần khoa học, súc tích trên tinh
thần đảm bảo sự trang trọng, tính uy
nghiêm. Theo đó, nên cân nhắc phương
án tổ chức như một nghi lễ riêng, có
nghi thức trang trọng là cử Quốc ca.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho
biết, sau cuộc họp, các ý kiến sẽ được
tổng hợp, hoàn thiện để trình Ủy ban
Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết
định. Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị
chức năng thuộc Bộ cần khẩn trương
hoàn thiện nội dung về nghi lễ tuyên
thệ nhậm chức trên cơ sở ghi nhận các
ý kiến đóng góp tại buổi làm việc. Đặc
biệt, cần chú trọng đảm bảo tính trang
nghiêm của nghi lễ được xây dựng.
tr.Quỳnh
Lấy ý kiến Nghi lễ tuyên thệ nhậm chức
mở lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho dân tộc Dao
tại tỉnh Thái Nguyên năm 2016
Ngày 06.7, Bộ VHTTDL ban hành
Kế hoạch số 2585/KH-BVHTTDL về
việc mở lớp truyền dạy văn hóa phi vật
thể cho dân tộc Dao tại tỉnh Thái
Nguyên năm 2016. Việc mở lớp truyền
dạy nhằm triển khai các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước về văn
hóa đối với đồng bào các dân tộc thiểu
số, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết số
33-NQ/TW ngày 09.6.2014 của Hội
nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước; Quyết định số 1270/QĐ-TTg
ngày 27.7.2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn,
phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam đến năm 2020” và Quyết
định số 3508/QĐ-BVHTTDL ngày
10.10.2013 của Bộ trưởng Bộ
VHTTDL về việc phê duyệt Dự án
“Bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng
cường năng lực bảo tồn, phát triển văn
hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số”.
Lớp học do chính các nghệ nhân
của cộng đồng truyền dạy cho lớp
thanh, thiếu niên của dân tộc bản địa
nhằm từng bước khôi phục và góp
phần bảo tồn, phát huy văn hóa
truyền thống của các dân tộc thiểu
số đặc biệt là các dân tộc có số dân
rất ít người.
Lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân
nhạc truyền thống cho dân tộc Dao tại
tỉnh Thái Nguyên dự kiến sẽ diễn ra
trong 03 ngày cuối tháng 7 năm 2016.
h.Quân
Đối với các viên chức chuyên
ngành nghệ thuật biểu diễn và điện
ảnh không thuộc 02 đối tượng trên
đây, Bộ VHTTDL đề nghị các cơ
quan triển khai tổ chức thăng hạng để
bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
diễn viên hạng III (mã số V.10.04.14)
đối với viên chức hiện đang xếp ngạch
Diễn viên hạng III (mã số 17.159) đã
có trình độ đào tạo đại học phù hợp
với chuyên ngành nghệ thuật biểu
diễn và điện ảnh và báo cáo kết quả về
Bộ Nội vụ và Bộ VHTTDL để theo
dõi, tổng hợp.
Căn cứ số lượng vị trí việc làm, cơ
cấu ngạch viên chức chuyên ngành
nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, nhu
cầu của đơn vị và viên chức để đề xuất
số lượng chỉ tiêu thăng hạng chức danh
nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật
biểu diễn chức danh: Đạo diễn chính
(hạng II), Diễn viên chính (hạng II) lên
Đạo diễn nghệ thuật hạng I, Diễn viên
hạng I; Đạo diễn (hạng III), Diễn viên
(hạng III) lên đạo diễn nghệ thuật hạng
II, Diễn viên hạng II.
Đ.Anh
Thănghạngchứcdanhnghềnghiệp… (Tiếp theo trang 1)
8 số 1186 l 14.7.2016
Sự kiện vấn đề
Chiều 06.7, Thứ trưởng Vương
Duy Biên đã có buổi làm việc với
Cục Điện ảnh và đại diện 8 doanh
nghiệp điện ảnh đã gửi thư tới Bộ
VHTTDL về việc Công ty TNHH
CJ CGV Việt Nam có dấu hiệu vi
phạm Luật Cạnh tranh. Tám doanh
nghiệp gồm: Công ty TNHH BHD,
Công ty Cổ phần phim Thiên Nhân,
Công ty ER, Công ty TNHH Truyền
thông Vàng, Công ty TNHH Truyền
thông Bạch Kim M.V.P, Công ty
Viet Nam Artist Agency và Công ty
TNHH Hãng phim tư nhân Đỗ Gia
(Minh Dofilm).
Trước đó, 8 đơn vị điện ảnh đã
cùng đứng tên trong một công văn
gửi đến Cục Điện ảnh (Bộ
VHTTDL) cùng nhiều cơ quan
chức năng về những biểu hiện cạnh
tranh không lành mạnh của CJ
CGV VN (CGV). Theo công văn
này, các đơn vị phát hành phim của
Nhà nước cũng như các đơn vị tư
nhân và các đơn vị VN liên doanh
với nước ngoài hiện chỉ chiếm
khoảng 40% thị phần điện ảnh tại
VN. Trong khi đó, các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ
80% trở lên (mà chủ yếu là Hàn
Quốc) chiếm hơn 60% thị phần còn
lại. Riêng CGV chiếm khoảng 40%
thị phần và hình thành “vị trí thống
lĩnh thị trường”. Các đơn vị điện
ảnh đứng tên trong công văn cho
rằng: Dựa vào tỉ lệ áp đảo trên thị
trường, CGV đã và đang áp đặt tỉ lệ
ăn chia bất hợp lý tại hệ thống rạp
của mình. Cụ thể: phim VN do
CGV phát hành tại hệ thống rạp
khác có tỉ lệ ăn chia là 55/45 (CGV
hưởng 55%), còn với các phim VN
do doanh nghiệp VN phát hành tại
hệ thống rạp của CGV là 45/55 (nhà
phát hành hưởng 45%, CGV hưởng
55% doanh thu chiếu phim trong
tuần đầu tiên).
Sau khi lắng nghe ý kiến của các
đơn vị, Thứ trưởng Vương Duy Biên
khẳng định: “Bộ VHTTDL ủng hộ
việc cạnh tranh lành mạnh, ủng hộ
các doanh nghiệp làm theo đúng
pháp luật”. Theo Thứ trưởng, các
đơn vị điện ảnh cần nỗ lực, đoàn kết
để tạo nên sức mạnh thực lực. Phát
triển sự nghiệp điện ảnh VN về lâu
dài là vì người dân, vì cộng đồng và
không dựa vào doanh nghiệp nước
ngoài. Thứ trưởng cũng cho biết
trong thời gian tới, Bộ sẽ có buổi
làm việc với đại diện CGV xung
quanh vấn đề này, để hướng tới các
bên có thể ngồi lại đàm phán với
nhau trước khi nghĩ đến chuyện khởi
kiện tại tòa án.
t.hợp
Ngày 01.7, tại Hà Nội, Cục Bản
quyền tác giả (Bộ VHTTDL) sơ kết
công tác 6 tháng đầu năm, triển khai
hoạt động 6 tháng cuối năm 2016.
Theo báo cáo của Cục Bản quyền
tác giả, trong 6 tháng đầu năm 2016, Cục
đã triển khai một cách có hiệu quả, đúng
tiến độ các công việc đã được Bộ trưởng
phê duyệt.Về công tác tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật về quyền tác giả,
quyền liên quan: Cục đã phối hợp với
Cục Bản quyền tác giả Nhật Bản tổ chức
hội thảo về quản lý tập thể quyền tác giả
trong lĩnh vực âm nhạc tại TP. Hồ Chí
Minh; Tổ chức Diễn đàn Việt Nam-Hàn
Quốc năm 2016 về VKFTA vào ngày
02.6.2016 tại Hà Nội… Về công tác thụ
lý hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký
quyền tác giả, quyền liên quan: 6 tháng
đầu năm, Cục đã tiến hành thụ lý, cấp
3.133 Giấy chứng nhận đăng ký quyền
tác giả, quyền liên quan (tăng 32,75% so
với cùng kỳ năm 2015). 6 tháng đầu năm
2016, Cục đã tiếp nhận, thụ lý 8 vụ việc
khiếu nại, tố cáo vi phạm về quyền tác
giả, quyền liên quan, hiện đã giải quyết
dứt điểm 4 vụ việc, số vụ việc còn lại
đang trong quá trình giải quyết theo trình
tự thủ tục quy định; Trả lời 15 trường
hợp xin ý kiến chuyên môn nghiệp vụ về
quyền tác giả, quyền liên quan…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ
trưởng Vương Duy Biên đã ghi nhận
bước đầu những nỗ lực cố gắng của đội
ngũ cán bộ, công chức Cục Bản quyền
tác giả trong việc triển khai thực hiện
các nhiệm vụ mà Bộ trưởng giao. Thứ
trưởng nhấn mạnh, thời gian tới, Cục
Bản quyền cần quan tâm hơn nữa tới
công tác tuyên truyền, nhận thức để
làm sao quần chúng xã hội hiểu được
về luật bản quyền, hiểu được các cam
kết quốc tế, hiểu từ nhận thức cho đến
ý thức chấp hành. Thứ trưởng cũng
khẳng định, cán bộ làm trong lĩnh vực
bản quyền cần có chuyên môn sâu,
hiểu biết về luật pháp, am tường về
chuyên môn, để xử lý tiếp nhận và bảo
vệ tốt nhất về quyền tác giả, quyền liên
quan. Thứ trưởng mong rằng, trong 6
tháng cuối năm, Cục Bản quyền tác giả
sẽ hoàn thành tốt công việc để xứng
đáng với tiến trình hội nhập và bảo vệ
được tốt nhất cho các tác phẩm, sở hữu
trí tuệ của đất nước chúng ta trong lĩnh
vực bản quyền.
t.hợp
Cục Bản quyền tác giả sơ kết công tác 6 tháng đầu năm
Thứ trưởng Vương Duy Biên làm việc với đại diện
8 doanh nghiệp điện ảnh
9số 1186 l 14.7.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 07.7, Bộ VHTTDL ban hành
Quyết định số 2412/QĐ-BVHTTDL
phê duyệt kế hoạch tổ chức Hội thảo
khoa học “Văn hóa đồng bào Chăm với
việc đáp ứng nhu cầu phát triển bền
vững đất nước”.
Việc tổ chức Hội thảo nhằm thể
hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
đối với việc tôn vinh và bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng
bào Chăm; tập trung đánh giá thực
trạng và đề ra giải pháp tích cực trong
việc giữ gìn, phát huy và quảng bá
những giá trị văn hóa của đồng bào
Chăm với du khách gần xa, góp phần
vào việc phát triển kinh tế-xã hội trong
đồng bào Chăm và cả nước.
Nội dung Hội thảo tập trung vào
các chủ đề: Văn hóa đồng bào Chăm
trong việc ứng xử với môi trường tự
nhiên (đất trồng trọt, chăn nuôi, biển,
rừng, sống, suối, ao, hồ…) để đảm bảo
môi trường xanh-sạch, hạn chế những
tác động xấu của biến đổi khí hậu; Văn
hóa đồng bào Chăm trong việc ứng xử
với môi trường nhân văn (môi trường
xã hội - ứng xử với người già, trẻ em,
cha mẹ, vợ chồng, anh em, đồng
nghiệp…) trong việc xây dựng sự đồng
thuận xã hội, đoàn kết toàn dân, hạn
chế tệ nạn để phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương, đất nước một cách bền
vững; Văn hóa đồng bào Chăm trong
việc thực hiện Chỉ thị số 27 của Bộ
Chính trị về thực hiện nếp sống văn
minh trong tiệc cưới, việc tang và lễ
hội; Văn hóa đồng bào Chăm trong
việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa,
nghề truyền thống để phát triển du lịch,
giải quyết việc làm, phát triển kinh tế;
Các mô hình hay, hiệu quả trong việc
tổ chức xây dựng đời sống văn hóa
cộng đồng của đồng bào Chăm, trong
thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực
hiện “xây dựng nông thôn mới”… Các
mô hình về đền ơn đáp nghĩa, giúp
nhau xóa đói, giảm nghèo… trong đời
sống của đồng bào Chăm; Các mô hình
hay, hiệu quả về sưu tầm, gìn giữ, phát
huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể của đồng bào Chăm, của các Bảo
tàng, Khu di tích lịch sử - văn hóa
Chăm trong thời gian qua.
Hội thảo khoa học được tổ chức
ngày 16.7.2016 tại huyện An Phú, tỉnh
An Giang. h.Quân
Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học“Văn hóa đồng bào Chăm
với việc đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước”
Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết
định số 2301/QĐ-BVHTTDL phê
duyệt Đề án hỗ trợ các tỉnh Bắc Trung
Bộ khôi phục hoạt động du lịch sau sự
cố môi trường.
Theo đó, Bộ VHTTDL chỉ đạo
Tổng cục Du lịch và các địa phương
tập trung nghiên cứu, triển khai các nội
dung: Tăng cường phối hợp với các
Ban, Bộ, ngành chức năng, các địa
phương liên quan đánh giá tác động
của sự cố trực tiếp lên hoạt động du
lịch khu vực Bắc Trung Bộ để kịp thời
định hướng cho hoạt động du lịch; Chỉ
đạo các địa phương, hiệp hội du lịch,
doanh nghiệp du lịch tiếp tục có các kế
hoạch duy trì, đảm bảo các hoạt động
du lịch bình thường liên quan đến khu
vực Bắc Trung Bộ, đảm bảo quyền lợi
chính đáng và an toàn tuyệt đối cho
khách du lịch, không tuyên truyền,
thông tin tiêu cực về môi trường biển
và hoạt động du lịch của khu vực Bắc
Trung Bộ và các địa phương liên kkết;
Tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh tuyên
truyền về du lịch bền vững, phát triển
du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường,
phù hợp chủ trương, chính sách phát
triển du lịch, chính sách môi trường của
nhà nước, chỉ đạo thông qua phối hợp
với các kênh thông tin đại chúng thuộc
Tổng cục Du lịch và qua các doanh
nghiệp du lịch đối với khách du lịch nội
địa vào khu vực Bắc Trung Bộ; Rà soát
các Chương trình hỗ trợ xây dựng sản
phẩm du lịch các địa phương từ nay
đến hết năm 2016, hướng tới xem xét,
điều chỉnh, chuyển một số hoạt động,
chương trình đưa vào hỗ trợ các tỉnh
Bắc Trung Bộ; Chỉ đạo, đề nghị các địa
phương chủ động xây dựng quản lý rủi
ro trong hoạt động du lịch; Nghiên cứu,
đề xuất kịp thời, nhanh chóng chuyển
hướng thị trường khi tình hình sự cố có
diễn biến tiếp tục kéo dài và trong
trường hợp có diễn biến mới, khi tình
tình khách du lịch tới Bắc Trung Bộ
tiếp tục suy giảm, không có dấu hiệu
phục hồi; Kết hợp tăng cường kích cầu
du lịch nội địa, chuyển trọng tâm hoặc
một số nội dung hướng tới Bắc Trung
Bộ; Đề xuất kết hợp thúc đẩy phục hồi
du lịch Bắc Trung Bộ tranh thủ với việc
tổ chức các sự kiện thể thao biển khu
vực miền Trung.
Trong thời gian tới, những hoạt động,
giải pháp cụ thể gồm: Thống kê đánh giá
thiệt hại của ngành du lịch các địa
phương,tậptrung4tỉnhBắcTrungBộbị
ảnhhưởngtrựctiếpvàmộtsốđịaphương
liênquan;Triểnkhaicáchoạtđộngquảng
bá, tuyên truyền giới thiệu các điểm đến,
sản phẩm du lịch nổi bật của Bắc Trung
Bộ; Định hướng, tổ chức các đoàn
Famtrip quốc tế có chương trình qua 4
tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ; Bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động
trongngànhdulịchtại4tỉnhmiềnTrung;
Đề xuất các chính sách hỗ trợ các doanh
nghiệp du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
sự cố môi trường biển, nhất là doanh
nghiệp vừa và nhỏ, miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp và giảm thuế 50% VAT
trong thời gian 1 năm.
h.phượng
Hỗ trợ các tỉnh Bắc Trung Bộ khôi phục hoạt động du lịch
10 số 1186 l 14.7.2016
Sự kiện vấn đề
Chiều 08.7, tại hội nghị về phát triển
du lịch năm 2016, ông Đỗ Đình Hồng -
GiámđốcSởDulịchHàNộikhẳngđịnh,
ngành du lịch Thủ đô đặc biệt quan tâm
đếncôngtácthanhkiểmtrahoạtđộngdu
lịch nhằm chấn chỉnh các hoạt động theo
đúng các quy định, đảm bảo sự lành
mạnh, an toàn cho môi trường du lịch.
Bởi vậy, thời gian gần đây, Hà Nội gần
như không xảy ra các vụ việc nổi cộm
làm ảnh hưởng tới khách du lịch.
Từ đầu năm đến nay, Sở Du lịch Hà
Nộiphối hợp với các quận, huyện Hoàn
Kiếm, Tây Hồ, Gia Lâm, Thường Tín
triển khai công tác thanh tra, kiểm tra
đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi
trường tại các điểm đến. Đồng thời,
thanh tra việc chấp hành quy định pháp
luật của hoạt động lữ hành, hướng dẫn
và vận chuyển khách du lịch trên địa
bàn; các quy định về vệ sinh môi
trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, việc
niêm yết giá, tình trạng ăn mày, ăn xin
tại các điểm đến du lịch: Hoàng thành
Thăng Long, Chùa Hương (huyện Mỹ
Đức), Đền Và, Chùa Mía (thị xã Sơn
Tây), Đền Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn),
Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), Đền Ngọc
Sơn (quận Hoàn Kiếm). Đặc biệt,
Thanh tra Sở Du lịch Hà Nội phối hợp
cùng lực lượng chức năng kiểm tra hơn
100 hướng dẫn viên du lịch tại khu vực
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát hiện
1 trường hợp không có thẻ hướng dẫn
và đã ra quyết định xử phạt. Hiện, lực
lượng liên ngành triển khai kiểm tra tại
các khu du lịch Thiên Sơn-Suối Ngà
(huyện Ba Vì), Công viên nước Hồ
Tây, làng nghề Bát Tràng (huyện Gia
Lâm), Nhà hát Múa rối Thăng Long
(quận Hoàn Kiếm)… Sở Du lịch Hà
Nội cùng với các ban, ngành liên quan
đang phối hợp kiểm tra, xử lý các đối
tượng chèo kéo khách du lịch khu vực
hồ Hoàn Kiếm.
Ông Đỗ Đình Hồng cũng cho biết,
bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra các
điểm đến, Thanh tra du lịch Hà Nội còn
chủ động làm việc với các doanh nghiệp
lữ hành, khách sạn, thường xuyên nhắc
nhở chấp hành các quy định, ngăn ngừa
xảyranhữngvụviệckhôngmongmuốn.
Cùng với đó, công tác cấp đổi thẻ hướng
dẫn viên được đặc biệt quan tâm nhằm
quảnlýchặtchẽđộingũhướngdẫnviên.
Hiện tại, đội ngũ hướng dẫn viên tại Hà
Nội đang thiếu, nhất là các ngoại ngữ
hiếm. Vừa qua, Sở đã tuyển chọn trên
300 sinh viên tiêu biểu các khoa du lịch
trong các trường đại học để hỗ trợ du
khách tại các điểm đến ở Hà Nội.
Nhìn chung, vấn đề môi trường,
tình hình an ninh trật tự tại các điểm du
lịch ở Hà Nội cơ bản được cải thiện,
tuy nhiên vẫn còn những bất cập cần
được giải quyết như tình trạng chèo
kéo, ép giá ít nhiều ảnh hưởng tới ấn
tượng của khách.
Đức Minh
Hà Nội chủ động chấn chỉnh các hoạt động du lịch
Trong khuôn khổ các hoạt động của
Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng
sông Cửu Long 2016 tại Hậu Giang
(MDEC - Hậu Giang 2016), ngày 11.7
tại thành phố Vị Thanh, Tổng cục Du
lịch đã tổ chức Hội thảo “Phát triển du
lịch Đồng bằng sông Cửu Long”. Hội
thảo có sự tham gia của nhiều cơ quan
Trung ương và địa phương, chính quyền
các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long và các doanh nghiệp, đơn vị.
Hội thảo tập trung thảo luận 3 vấn
đề chính: cơ chế, chính sách phát triển
du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu
Long; sản phẩm du lịch, thị trường du
lịch và công tác xúc tiến quảng bá du
lịch tại vùng Đồng bằng sông Cửu
Long; giải pháp tăng cường hiệu quả
hoạt động xúc tiến du lịch vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, qua đó đưa ra các
giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du
lịch và tăng cường hiệu quả hoạt động
xúc tiến du lịch để vùng Đồng bằng
sông Cửu Long thực sự trở thành điểm
đến mang tầm khu vực và quốc tế.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du
lịch - Hà Văn Siêu cho rằng, so với các
vùng miền khác, khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long có nhiều tiềm năng
phát triển du lịch hơn, nhưng việc khai
thác và phát huy tiềm năng còn hạn
chế. Hội thảo là dịp các địa phương,
doanh nghiệp thảo luận các giải pháp,
các chương trình hành động, cách làm
mới, hiệu quả trong phát triển du lịch.
Qua đó thúc đẩy liên kết giữa các
tỉnh/thành với nhau và liên kết giữa địa
phương và Trung ương trong khai thác
và phát triển du lịch khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long.
Để liên kết, hợp tác phát triển du lịch
Đồng bằng sông Cửu Long phát huy và
đạt hiệu quả, các đại biểu cho rằng, các
ngành, các địa phương, các hiệp hội và
doanh nghiệp du lịch cần tập trung thực
hiện một số nội dung như: triển khai
hiệu quả đề án Xây dựng sản phẩm du
lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu
Long; các địa phương trong vùng chủ
động nghiên cứu, ban hành các cơ chế
ưu đãi, khuyến khích các nguồn xã hội
hóa từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào
các dự án phát triển du lịch có quy mô
lớn; khuyến khích phát triển làng nghề
truyền thống, xây dựng sản phẩm đặc
trưng theo từng địa phương gắn kết với
sản phẩm du lịch đặc thù cấp vùng.
Năm 2015, toàn vùng Đồng bằng
sông Cửu Long đón trên 25 triệu lượt
khách du lịch trong và ngoài nước, tăng
19,4% so với năm 2014 và lượng khách
đến tập trung chủ yếu từ TP. Hồ Chí
Minh, Hà Nội và các tỉnh/thành khác.
Một số tỉnh/thành đón lượng khách du
lịch lớn là An Giang, Cần Thơ, Kiên
Giang… Tổng thu từ du lịch năm 2015
đạt hơn 8.600 tỷ đồng, tăng hơn 30% so
với cùng kỳ.
L.Khánh
LiênkếtđồngbộđểpháttriểndulịchĐồngbằngsôngCửuLong
11số 1186 l 14.7.2016
Sự kiện vấn đề
Hội thảo khoa học “Nâng cao chất
lượng đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể
dục thể thao và du lịch theo hướng
chuẩn quốc gia và khu vực” đã diễn ra
ngày 06.7 tại TP. Hồ Chí Minh do Sở
Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
phối hợp với Vụ Đào tạo (Bộ
VHTTDL) tổ chức.
Nhiều ý kiến phát biểu tại hội thảo
cho rằng, để phát triển nguồn nhân lực
du lịch chất lượng cao của Việt Nam,
đáp ứng yêu cầu Thỏa thuận thừa nhận
lẫn nhau trong các nghề du lịch
ASEAN (MRA - TP) khi Cộng đồng
ASEAN đã ra đời, cần liên kết 3 nhà
gồm nhà nước, nhà trường, nhà doanh
nghiệp. Liên kết nhà nước, nhà trường,
nhà doanh nghiệp để phát triển nguồn
nhân lực du lịch chất lượng cao trong
bối cảnh hội nhập quốc tế về du lịch
được rất nhiều nước tiên tiến trên thế
giới áp dụng và đạt nhiều thành công.
Liên kết 3 nhà trong phát triển nhân lực
du lịch chất lượng cao tuy đã được
quan tâm, nhưng chưa đạt kết quả
mong muốn, chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển du lịch trong bối cảnh hội
nhập quốc tế sâu rộng.
Liên kết trong phát triển nhằm mục
đích chung là phát triển nguồn nhân
lực, song các bên cần triển khai tập
trung những việc cụ thể như: Nhà nước
thiết kế và triển khai chiến lược, xây
dựng cơ cấu tổ chức, hỗ trợ kỹ thuật và
cấp kinh phí, thiết kế các “đòn bẩy”
nhằm tạo ra tác động kinh tế, đầu tư
kinh phí cho các hoạt động thúc đẩy.
Nhà trường đầu tư nâng cao năng lực
đào tạo, dạy nghề, phát triển chương
trình giáo dục và giáo trình các môn
học. Doanh nghiệp tham gia giáo dục
du lịch và bồi dưỡng nhân lực, góp ý
chương trình, giáo trình, bố trí và sử
dụng nhân lực… Từ những hoạt động
của các bên, Nhà nước hình thành môi
trường liên kết để các bên trao đổi
thông tin, kinh nghiệm… thúc đẩy liên
kết có hiệu quả.
Tiến sĩ Trần Văn Long - Trường
Cao đẳng Du lịch Hà Nội cho rằng, liên
kết đào tạo giữa nhà trường với doanh
nghiệp là tất yếu khách quan. Doanh
nghiệp đóng vai trò là những nhà
cung cấp thông tin để các trường nắm
được nhu cầu của thị trường lao động.
Hiện nay, việc tuyển sinh của mỗi
trường phụ thuộc vào chỉ tiêu phân bổ
của nhà nước, từ đó lại phân chỉ tiêu
cho các nghiệp vụ, do vậy tuyển sinh
chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực.
Vì vậy, giữa doanh nghiệp và nhà
trường cần thống nhất chủ trương liên
kết đào tạo; xây dựng kế hoạch liên
kết đào tạo hàng năm theo thỏa thuận,
tạo điều kiện thuận lợi về nguồn lực
con người, hỗ trợ nhà trường trong
giảng dạy và thực hành thực tập, nâng
cao tay nghề. Giữa doanh nghiệp và
nhà trường thiết lập hệ thống thông
tin hai chiều sẽ tạo nhiều điều kiện
thuận lợi để đôi bên hiểu nhau hơn,
sinh viên ra trường được đào tạo bài
bản cả về chất và lượng.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông
Trần Ngọc Lương - Phó Tổng Giám
đốc Tập đoàn khách sạn Mường Thanh
chia sẻ những khó khăn khi tiếp nhận
sinh viên ngành du lịch mới ra trường.
Đa số chưa đáp ứng được yêu cầu công
việc, trình độ ngoại ngữ còn kém, phải
mất 6-12 tháng đào tạo lại. Theo ông
Trần Ngọc Lương, chuẩn đầu ra của
các cơ sở đào tạo càng gần chuẩn đầu
vào càng tốt. Sinh viên được đào tạo có
3 đơn vị năng lực là: giao tiếp tiếng
Anh, năng lực chung như tiếp nhận xử
lý phàn nàn, áp dụng nguyên tắc du
lịch có trách nhiệm trong kinh doanh;
năng lực chuyên ngành.
nguyễn cúc
LiênkếtpháttriểnnguồnnhânlựcdulịchtrongcộngđồngASEAN
Bộ phim của Hãng Phim truyện Việt
Nam “Cuộc đời của Yến” (đạo diễn
Đinh Tuấn Vũ) đã giành Giải thưởng
lớn - Grand Festival Prize tại Liên hoan
Phim công chiếu quốc tế lần đầu diễn ra
tại Philippines. “Cuộc đời của Yến” đã
vượt qua 4 phim khác của Malaysia,
Philippines, Pháp và Tây Ban Nha để
giành Giải thưởng lớn. Năm nay, Việt
Nam có 9 phim được mời tham dự Liên
hoan phim này gồm: “Cuộc đời của
Yến”, “Trên đỉnh bình yên”, “Mỹ
nhân”, “Nhà tiên tri”, “Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh”, “Những đứa con
của làng”, “Trúng số”, “12 chòm sao:
Vẽ đường cho yêu chạy”, “Nước 2030”.
“Cuộc đời củaYến” xoay quanh đề
tài tảo hôn và số phận người phụ nữ
nông thôn Việt Nam những năm trước
1945. Phim kể về câu chuyện của Yến,
một cô gái nông thôn xinh xắn phải về
nhà chồng khi mới mười tuổi. Cuộc đời
của cô gắn liền với những thăng trầm
của gia đình nhà chồng cùng người
chồng kém mình một tuổi. Xuyên suốt
tác phẩm, tính cách của người phụ nữ
Việt Nam truyền thống được thể hiện
chân thực và đầy cảm động.
“Cuộc đời củaYến” từng giành giải
Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt
Nam lần thứ 19 (2015) và Cánh diều
Bạc tại giải Cánh diều 2016.
Liên hoan phim công chiếu quốc tế
lần đầu - Philippines 2016 do Hội đồng
Điện ảnh Philippines tổ chức, diễn ra
tại Manila, Philippines. Đây là một
trong những sự kiện điện ảnh lớn nhất
trong năm của Philippines, nhằm mục
đích vinh danh các tác phẩm điện ảnh
và các nhà làm phim mới, tiêu biểu,
đến từ khắp nơi trên thế giới.
Đ.ngọc
“Cuộc đời của Yến”giành Giải thưởng lớn
Liên hoan Phim công chiếu quốc tế lần đầu
12 số 1186 l 14.7.2016
Sự kiện vấn đề
Chính phủ vừa quyết nghị gia hạn
thêm 1 năm, đến hết ngày 30.6.2017
việc miễn thị thực (visa) cho công dân
5 nước Tây Âu gồm: Anh, Pháp, Đức,
Tây Ban Nha, Italia. Đây là những chỉ
đạo rất kịp thời và quyết liệt của Chính
phủ, góp phần hỗ trợ cho việc tăng
cường năng lực cạnh tranh cho ngành
Du lịch Việt Nam. Trong một năm qua,
chính sách miễn thị thực nêu trên đã
góp phần thu hút thêm nhiều khách 5
nước Tây Âu đến Việt Nam.
Chínhsáchđúngđắn
Giai đoạn 2010-2014, tổng số lượng
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ
5 thị trường Tây Âu tăng trưởng với tốc
độ trung bình 5,35%/năm. Trong 6
tháng đầu năm 2016, du lịch Việt Nam
tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khách
quốc tế, đạt hơn 4,7 triệu lượt khách,
tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Đặc biệt, khách du lịch từ 5 nước Tây
Âu được miễn thị thực nhập cảnh đều
có tốc độ tăng trưởng ấn tượng (từ
13,8%-30,1%). Tổng lượng khách của
5 thị trường này trong 6 tháng đầu năm
tăng hơn 62.000 lượt so với cùng kỳ
năm 2015 (thời điểm chưa áp dụng
chính sách miễn thị thực).
Tổng cục Du lịch nhận định: Chính
sách miễn thị thực là một trong những
yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần
tăng cường thu hút khách du lịch quốc
tế đến nước ta.
Mức chi tiêu trung bình của khách
du lịch từ 5 nước Tây Âu nêu trên tại
Việt Nam là 1.316 đôla Mỹ. Với số
lượng khách du lịch tăng thêm sau khi
áp dụng chính sách miễn thị thực nhập
cảnh, tổng thu trực tiếp tăng thêm đạt
gần 55 triệu USD, thu gián tiếp và lan
tỏa từ các chuỗi cung ứng và thu nhập,
chi tiêu của người dân ước tính đạt hơn
116 triệu USD. Như vậy, tổng thu tăng
thêm từ số lượng khách du lịch từ 5
nước Tây Âu ước đạt hơn 171 triệu
USD. Chính sách miễn thị thực nhập
cảnh đã đem lại tác động tích cực và lợi
ích rõ ràng, góp phần phát triển kinh tế,
phân bổ các lợi ích kinh tế và xã hội
đến các đối tượng tham gia vào hệ
thống ngành du lịch.
Kéodàithờigianmiễnthịthực-
xuhướngtoàncầu
Hiện nay, đơn giản hóa thủ tục nhập
cảnh là xu hướng chung trên thế giới.
Theo Báo cáo về mức độ mở cửa liên
quan đến thị thực nhập cảnh, tỷ lệ
khách du lịch quốc tế cần thị thực nhập
cảnh vào điểm đến quy mô toàn thế
giới đã giảm từ 77% năm 2008 xuống
còn 61% năm 2015. Ở khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương, năm 2015,
khoảng 20% dân số toàn cầu không cần
thị thực, 23% có thể được cấp thị thực
tại cửa khẩu, 11% có thể được cấp thị
thực điện tử.
Các nước láng giềng của Việt Nam
cũng đã đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh
để tăng cường thu hút khách du lịch.
Trong đó, Indonesia đã miễn thị thực
cho công dân 169 nước. Philippines
miễn thị thực cho 165 nước, Malaysia
miễn 164 nước, Singapore miễn cho
160 nước, Thái Lan miễn 61 nước, Lào
miễn thị thực cho công dân 40 nước,
Campuchia miễn 25 nước...
Việt Nam mới chỉ miễn thị thực cho
công dân của 22 quốc gia. Trong đó
miễn song phương cho 9 nước thành
viên ASEAN (miễn 30 ngày, riêng
Brunei 14 ngày); miễn đơn phương cho
công dân 7 nước đến hết năm 2019
không quá 15 ngày (Nhật Bản, Hàn
Quốc, Nga, Na Uy, Phần Lan, Thụy
Điển, Đan Mạch); miễn thị thực cho
công dân Belarus tới hết 30.6.2020.
Riêng với công dân 5 nước Tây Âu
(Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia)
vừa được tiếp tục miễn thị thực đơn
phương trong 15 ngày đến hết ngày
01.7.2017.
Nhữngbấtcậpcầntháogỡ
Trước khi Chính phủ quyết định gia
hạn miễn visa cho du khách 5 nước
Tây Âu đến ngày 30.6.2017, Bộ
VHTTDL đã trình Chính phủ phê
duyệt thời gian miễn thị thực nhập cảnh
cho công dân các nước này từ 1 năm
lên 5 năm và tăng thời gian miễn thị
thực nhập cảnh từ 15 ngày lên 30 ngày
để phù hợp với nhu cầu của khách du
lịch Tây Â. Tuy nhiên, đề nghị này
chưa được chấp thuận. Bởi hiện nay,
Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh,
cư trú của người nước ngoài tại Việt
Nam (Luật số 47/2014/QH13) được kỳ
họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII thông
qua ngày 16.6.2014, tại chương VI,
mục “Tạm trú”, điều 31, điểm d đã quy
định rõ: Công dân của nước được Việt
Nam đơn phương miễn thị thực thì
được cấp tạm trú 15 ngày.
Đây thực sự là thách thức đối với
những người làm du lịch. Ngay từ khi
có chính sách miễn visa cho khách Tây
Âu trong vòng 1 năm, rất nhiều đơn vị
lữ hành lớn của Việt Nam đã lên tiếng
cho rằng: Chính sách miễn thị thực
trong 1 năm mang tính ngắn hạn trong
khi các kế hoạch kinh doanh thường
theo chiến lược từ 3-5 năm hoặc dài hạn
(trên 5 năm) để các doanh nghiệp có
phương án đầu tư nguồn lực và sắp xếp
kế hoạch kinh doanh. Thêm vào đó,
hoạt động quảng bá, xúc tiến cần trước
ít nhất 6 tháng đến 1 năm để đưa các gói
sản phẩm cụ thể đến với du khách.
Khách du lịch từ thị trường xa như Tây
Âu cũng cần ít nhất 3-6 tháng để quyết
định điểm đến du lịch sau khi có thông
tin. Chính vì vậy, thời gian càng về sau,
Kéodàithờigianmiễnthủtụcvisa
chokháchdulịchquốctế-mộtchủtrươngđúngđắn
13số 1186 l 14.7.2016
Sự kiện vấn đề
tốc độ tăng trưởng khách du lịch càng
cao hơn. Chính sách ngắn hạn mới chủ
yếu thu hút khách lẻ, khách Tây Âu
đang làm việc tại các nước gần Việt
Nam hoặc nối tour sang nước ta.
Các doanh nghiệp cũng chỉ ra rằng:
Khách du lịch từ thị trường xa như Tây
Âu đến Việt Nam thường theo các
chương trình trên 15 ngày, thông
thường khoảng 3-4 tuần. Do đó, chính
sách miễn thị thực trong 15 ngày chưa
thực sự hấp dẫn du khách. Trong Sách
trắng 2015, các chuyên gia EuroCham
cũng cho rằng: Thời hạn miễn thị thực
cho khách quốc tế tại Việt Nam cần
tăng lên 30 ngày…
Ngoài việc cần điều chỉnh tăng
ngày miễn thị thực từ 15 ngày lên 30
ngày cho khách du lịch 5 nước Tây Âu,
ngành du lịch cũng cho rằng cần thiết
phải tiếp tục miễn thị thực cho công
dân 13 nước đến Việt Nam du lịch theo
chương trình tour trọn gói do các công
ty lữ hành quốc tế được phép hoạt động
tại Việt Nam tổ chức. 13 thị trường này
gồm: Australia, New Zealand, Trung
Quốc, Đài Loan, Mỹ, Canada, Áo, Hà
Lan, Bỉ, Azerbaijan, Kazakhstan,
Uzberkistan và Ấn Độ. Khách từ 13 thị
tường này chiếm từ 46-50% tổng lượng
khách quốc tế đến Việt Nam, chủ yếu
là tham quan nghỉ dưỡng. Việc áp dụng
chính sách miễn thị thực cho khách du
lịch đi theo tour sẽ góp phần tăng
nhanh lượng khách trong thời gian tới,
đảm bảo được mục tiêu về tăng trưởng
lượng khách và thu nhập từ khách theo
Chiến lược và Quy hoạch phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030…
Vẫn biết nếu thực hiện miễn thủ tục
visa thì các sứ quán và cơ quan đại diện
ngoại giao mất đi một nguồn thu lệ phí
visa nhất định, việc gia hạn visa từ 15
lên 30 ngày để có thể tham gia trọn vẹn
một tour Châu Á, Đông Nam Á... của
các du khách quốc tế cũng là một việc
làm tốn kém không chỉ tiền bạc mà cả
thời gian. Tuy nhiên không thể chỉ vì
vài USD/lệ phí visa/khách quốc tế đến
Việt Nam mà lợi ích mang lại chỉ dành
cho một nhóm nhỏ nêu trên để bỏ qua
những lợi ích kép hàng trăm triệu đô la
mà nguồn khách này tạo ra khi chọn
Việt Nam là điểm đến.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc trong phiên họp chuyên đề
xây dựng pháp luật 23.6 đã nhấn mạnh:
“Với mục tiêu xây dựng một chính phủ
kiến tạo, kiên quyết không để tình trạng
lợi ích nhóm chi phối chính sách”.
Thiết nghĩ tinh thần kiên quyết này của
Người đứng đầu Chính phủ rất cần
được soi rọi và tháo gỡ những vướng
mắc về chính sách thị thực còn tồn tại
hiện nay, tạo nên những xung lực mới
cho ngành công nghiệp không khói của
đất nước.
t.t.n
Tối 09.7, “Ngày hội Du lịch Chợ
nổi Cái Răng” đã bế mạc sau hai ngày
diễn ra lễ hội.
Phát biểu tại lễ bế mạc, Phó Chủ
tịch UBND thành phố Cần Thơ - Lê
Văn Tâm cho biết, thành phố sẽ triển
khai đề án Bảo tồn chợ nổi Cái Răng
ngay trong năm 2016. Phó Chủ tịch
UBND thành phố đề nghị UBND quận
Cái Răng sớm hoàn thành và triển khai
đề án Bảo tồn chợ nổi Cái Răng đã
được thành phố phê duyệt. Quá trình
bảo tồn chợ nổi Cái Răng phải thực
hiện tốt các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo
thành phố, đội ngũ chuyên gia tư vấn
đối với việc cải tạo, nâng cấp chợ nổi
Cái Răng. Từ đó tạo điểm nhấn thu hút
khách du lịch đến thành phố trên cơ sở
hạn chế phá vỡ hiện trạng, đảm bảo an
toàn giao thông thủy bộ, vệ sinh môi
trường và thực phẩm. Đồng thời, phải
bảo vệ tối đa những giá trị văn hóa tiêu
biểu, đặc sắc của chợ nổi nhằm đáp
ứng nhu cầu sinh kế của người dân và
nhu cầu tham quan, mua sắm, ẩm thực
của du khách...
Việc bảo tồn chợ nổi Cái Răng còn
là một chiến lược đưa thành phố Cần
Thơ phát triển du lịch theo hướng
chuyên nghiệp, hiện đại nhưng vẫn
đậm đà bản sắc văn hóa địa phương,
xứng đáng là thành phố trung tâm
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
về du lịch. Ngày 09.7 hàng năm sẽ
được chọn là Ngày hội du lịch chợ
nổi Cái Răng.
Chợ nổi Cái Răng được hình thành
vào những năm đầu của thế kỷ XX,
trước khi xuất hiện chợ nổi Ngã Bảy
(Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Sóc
Trăng), nằm trên trục đường thủy sông
Cần Thơ, Kênh xáng Xà No nên rất
thuận tiện cho việc giao thương, buôn
bán với các tỉnh lân cận. Mỗi ngày có
từ 300-400 ghe, tàu buôn bán, kinh
doanh hàng hóa tại đây.
Ngày nay, do hệ thống giao thông
đường bộ với cầu đường, các phương
tiện vận chuyển ngày càng phát triển,
chợ nổi đã không còn sầm uất, náo
nhiệt như xưa, nhưng vẫn giữ được
nét văn hóa độc đáo riêng có của nó.
Chợ nhóm họp từ 5 đến 9 giờ mỗi
ngày. Điểm đặc sắc của chợ nổi Cái
Răng là chuyên mua bán các loại trái
cây, nông sản đặc thù của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Mỗi ghe xuồng
cắm một “cây bẹo” treo loại nông sản
mình bán, giúp người mua có thể nhìn
thấy từ xa. Ngoài ra, các ghe xuồng
bán nước giải khát, thức ăn, đồ uống
đặc trưng địa phương cũng hoạt động
tấp nập xen kẽ giữa những ghe bán
nông sản để phục vụ nhu cầu ăn uống
của du khách.
Mạnh huân
Sẽ triển khai đề án Bảo tồn chợ nổi Cái Răng
14 số 1186 l 14.7.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 04.7.2016, Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 2365/QĐ-
BVHTTDL về việc tổ chức Hội thảo,
tọa đàm về văn hóa ứng xử trong lễ
hội. Hội thảo do Cục Văn hóa cơ sở
chủ trì, với sự tham dự của lãnh đạo
Bộ VHTTDL, lãnh đạo UBND tỉnh
Phú Thọ, các cơ quan: Ban Tuyên
giáo Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ
Công an, Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội
Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội Di
sản Văn hóa Việt Nam, một số cơ
quan thông tấn, báo chí Trung ương
và địa phương cùng đại diện các Sở,
ban, ngành có liên quan và các nhà
nghiên cứu, chuyên gia về văn hóa,
lễ hội…
Nội dung cuộc hội thảo tập trung
thảo luận về thực trạng văn hóa ứng xử
và việc thực hiện nếp sống văn minh
trong lễ hội hiện nay và các giải pháp
nâng cao nhận thức của các tầng lớp
nhân dân về văn hóa ứng xử và thực
hiện nếp sống văn minh khi tham gia
lễ hội.
Hội thảo dự kiến diễn ra vào tháng
10.2016 tại Khu di tích Lịch sử Đền
Hùng (Phú Thọ).
Minh thoAn
Hội thảo, tọa đàm về văn hóa ứng xử trong lễ hội
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa
đoàn Thể thao Việt Nam sẽ chính thức
lên đường tham dự Olympic Rio 2016
tại Brazil. Để kịp thời nắm bắt thông
tin cũng như rà soát và giao nhiệm vụ
tới từng thành viên của đoàn, ngày
06.7, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục
Thể dục thể thao, Trưởng đoàn Thể
thao Việt Nam - Trần Đức Phấn đã
chủ trì cuộc họp với các cán bộ, thành
viên trong đoàn và đại diện các bộ
môn về vấn đề này.
Hiện mọi công tác chuẩn bị về vấn
đề thẻ, trang phục, các thủ tục visa hay
công tác hậu cần... cơ bản đã hoàn tất.
Cán bộ tiền trạm của đoàn Thể thao
Việt Nam sẽ bắt đầu sang Brazil từ
ngày 23.7. Ngày 12.7, các thành viên
trong đoàn nhận trang phục (gồm
quần áo, vali, giầy) từ nhà tài trợ.
Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam
tại Olympic Rio 2016 - ông Trần Đức
Phấn yêu cầu: 50 thành viên trong
đoàn khi tham dự Thế vấn hội lần này
cần phải chấp hành nghiêm chỉnh các
quy định chung của đoàn cũng như
các quy định về pháp luật của nước
chủ nhà Brazil; Nghiêm chỉnh chấp
hành luật lệ, các quy định của Ban tổ
chức Đại hội và phong tục tập quán
của Brazil. Tất cả các thành viên
trong đoàn Thể thao Việt Nam luôn
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục
mọi khó khăn tạo ra sức mạnh chung
cho đoàn, thể hiện uy tín và trình độ
của Thể thao Việt Nam tại Thế vận
hội; giữ gìn nét đẹp văn hóa và bản
sắc dân tộc Việt Nam. Đồng thời, thực
hiện tốt và hiệu quả các quan hệ đối
ngoại, hợp tác với Ban tổ chức Thế
vận hội, Ủy ban Olympic các quốc
gia, đoàn Thể thao các nước tham dự,
góp phần tăng cường hữu nghị và sự
hiểu biết lãn nhau vì hòa bình, hợp tác
và phát triển.
Về công tác chuyên môn, nhìn
chung cho đến thời điểm này mọi vấn
đề về sức khỏe, chuyên môn và trình
độ của VĐV đều đảm bảo và thực
hiện đúng các kế hoạch huấn luyện
của Liên đoàn cũng như Tổng cục Thể
dục thể thao. Riêng có một số VĐV
hiện đang tập huấn tại nước ngoài (các
nước thuộc Châu Âu) có thể sẽ được
đoàn sắp xếp di chuyển phù hợp với
lộ trình của đoàn Thể thao Việt Nam.
Lễ xuất quân của đoàn Thể thao
Việt Nam sẽ diễn ra vào 18h ngày
20.7 tại Hà Nội với sự góp mặt của
hầu hết các thành viên trong đoàn và
lãnh đạo Bộ VHTTDL, Tổng cục Thể
dục thể thao, các Liên đoàn, Hiệp hội
Thể thao quốc gia.
Đoàn thể thao Việt Nam tham dự
Olympic Rio 2016 ở 10 bộ môn gồm:
Kiếm, Bắn súng, Thể dục dụng cụ,
Cầu lông, Rowing, Điền kinh, Judo,
Vật, Cử tạ, Bơi. Olympic lần này quy
tụ hơn 10.500 VĐV đến từ 206 quốc
gia trên thế giới, tranh tài ở 306 nội
dung trong 28 môn Thể thao.
tDtt
Ràsoátcôngtácchuẩn bịcủađoànTTVNtham dựOlympic 2016
Triển lãm “Sơn mài và thổ cẩm Việt
Nam” diễn ra tại Thủ đô Manila,
Philippines từ ngày 10.7 đến
16.7.2016. Triển lãm là một trong
những hoạt động trong khuôn khổ
Những ngày văn hóa Việt Nam tại
Philippines, do Bộ VHTTDL phối hợp
với Ủy ban quốc gia về Văn hóa và
Nghệ thuật Philippines tổ chức.
Theo đó, tại triển lãm lần này,
Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ
thuật Việt Nam sẽ giới thiệu bộ sưu tập
hơn 100 hiện vật gồm các sản phẩm
sơn mài và thổ cẩm truyền thống, trang
phục áo dài, trang phục cô dâu chú rể
dân tộc Dao đỏ, trang phục dân tộc
H’Mông, dân tộc Ê Đê, Lô Lô và đặc
biệt là bộ sưu tập búp bê trong trang
phục các dân tộc - hình ảnh minh họa
cho một số bộ trang phục dân tộc thiểu
số tiêu biểu ở Việt Nam.
Triển lãm “Sơn mài và thổ cẩm Việt
Nam” là sự kiện văn hóa mang ý nghĩa
sâu sắc, góp phần tăng cường mối quan
hệ truyền thống hữu nghị giữa Việt
Nam và Philippines đồng thời cũng là
dịp để nhân dân Philippines, bạn bè
quốc tế hiểu biết thêm về bản sắc dân
tộc của đất nước, con người Việt Nam.
Đ.Anh
Triển lãm“Sơn mài và thổ cẩm Việt Nam”tại Philippines
15số 1186 l 14.7.2016
thông tin trao đổi
Hiện nay, trẻ em gái vị thành niên
trên khắp thế giới đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức hơn so
với trẻ em trai cùng trang lứa. Đặc
biệt, các thách thức sẽ nhân lên bội
phần nếu trẻ em gái vị thành niên là
người dân tộc thiểu số, sống ở nông
thôn và xuất thân trong gia đình nghèo
khó… Vì vậy, hưởng ứng Ngày Dân
số thế giới (11.7) năm nay, Quỹ Dân
số Liên hợp quốc đã đưa ra chủ đề
“Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên”
nhằm gửi đi một thông điệp mạnh mẽ
tới các chính phủ, các tổ chức, cộng
đồng và gia đình hãy quan tâm và đầu
tư cho trẻ em gái vị thành niên.
Bộ Y tế cho biết: Theo số liệu toàn
cầu, trong năm 2015, Châu Á-Thái
Bình Dương là khu vực có số trẻ em
gái kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi cao
nhất, với 59 triệu em. Tiếp sau là
Đông Á và Nam Á cùng với khu vực
Tây Phi và Trung Phi với 8 triệu em;
các quốc gia Ả rập 3 triệu em; khu vực
Đông Âu và Trung Á 1 triệu em. Bên
cạnh đó, mỗi ngày có 20.000 trẻ em
gái tại các nước đang phát triển độ
tuổi từ 15-17 sinh con. Ước tính số ca
nạo phá thai không an toàn ở trẻ em
gái tuổi từ 15-19 là 3,2 triệu ca; 10%
số trẻ em gái cho biết đã từng bị
cưỡng bức quan hệ tình dục trước 15
tuổi. Đặc biệt, tự tử là nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong ở trẻ em gái 15-
19 tuổi và biến chứng thai sản là
nguyên nhân thứ hai. Những số liệu
này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh
các nước trên thế giới về tình trạng tảo
hôn của trẻ em gái vị thành niên.
Thực tế ở nhiều quốc gia, một em
gái khi đến tuổi dậy thì đã được gia
đình và cộng đồng cho là sẵn sàng để
kết hôn, mang thai và sinh con. Em có
thể bị ép phải kết hôn sớm và bỏ học,
bị ảnh hưởng tới sức khỏe do phải
sinh nở trước khi cơ thể em sẵn sàng
cho việc đó. Các em cũng có thể
không được hưởng quyền con người;
không được đi học; sức khỏe không
tốt và gần như không kiểm soát được
cơ thể của mình.
Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia
đình cũng cho biết về một nghiên cứu
của Quỹ Dân số Liên hợp quốc, chỉ ra
bốn nguyên nhân chính dẫn đến tình
trạng vị thành niên gái và nữ thanh
niên bị bỏ lại phía sau, đó là: bạo lực
giới; thiếu hụt cơ hội tiếp cận dịch vụ
y tế; thiếu hụt cơ hội tiếp cận giáo dục
và chính sách không được triển khai
trên thực tiễn. Vì vậy, để xóa bỏ các
khoảng cách giữa trẻ em gái và trẻ em
trai, cần phải chấm dứt bạo lực giới,
bảo đảm tiếp cận dịch vụ y tế có chất
lượng, đưa trẻ em gái đến trường, trao
quyền cho trẻ em gái, phụ nữ trẻ và
thay đổi những quan niệm xã hội cũ.
Chương trình nghị sự Phát triển
bền vững 2030 là cơ hội có một
không hai để trẻ em gái vị thành niên
được hưởng các quyền của mình,
được hiện thực hóa mong ước của
các em và thay đổi thế giới của
chúng ta. Khi các nước đầu tư cho y
tế và giáo dục dành cho thanh thiếu
niên, đặc biệt là trẻ em gái vị thành
niên, tạo cơ hội cho các em phát huy
trọn vẹn năng lực bản thân, thì các
em sẽ có điều kiện tốt hơn để tận
dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
giảm đói nghèo. Trẻ em gái vị thành
niên cần phải được tạo điều kiện để
có thể bước vào giai đoạn trưởng
thành một cách an toàn và khỏe
mạnh.
Bà Astrid Bant - Trưởng đại diện
Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA)
tại Việt Nam cho biết: Ở mức độ toàn
cầu, UNFPA hỗ trợ các quốc gia trong
việc nỗ lực trao quyền cho các trẻ em
gái tuổi vị thành niên thông qua các
chương trình bảo vệ nhân quyền và
tăng cường tiếp cận thông tin và các
dịch vụ, trong đó có dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản và tình dục.
Năm 2015, các chương trình của
UNFPA đã hỗ trợ được 11,2 triệu trẻ
em gái trong độ tuổi 10-19 tiếp cận
được thông tin và các dịch vụ về sức
khỏe tình dục và sinh sản. Đồng thời,
hỗ trợ thành công 89 quốc gia xây
dựng, thực hiện luật và các chính sách
để trẻ em gái độ tuổi vị thành niên
được hưởng các dịch vụ liên quan tới
sức khỏe sinh sản và tình dục.
Chia sẻ về các hoạt động hỗ trợ cụ
thể cho trẻ em gái vị thành niên tại
Việt Nam, bà Astrid Bant cho biết:
UNFPA đã có các chương trình truyền
thông nhằm hỗ trợ các quyền của giới
trẻ, trong đó có quyền tiếp cận thông
tin, dịch vụ liên quan tới sức khỏe
sinh sản và tình dục. Hoạt động này
nhằm hướng tới mục tiêu, tất cả thanh
thiếu niên Việt Nam sẽ tiếp cận được
các dịch vụ và thông tin mà họ cần;
đồng thời, tất cả trẻ em gái trong độ
tuổi thanh thiếu niên và phụ nữ Việt
Nam có thể mang thai khỏe mạnh và
an toàn.
UNFPAcũng đang hỗ trợ nhằm cải
thiện việc tiếp cận các biện pháp tránh
thai cho thanh niên chưa kết hôn, đặc
biệt là những người di cư trẻ có hoàn
cảnh khó khăn, thanh niên chưa lập
gia đình, những người trẻ là người dân
tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Bên
cạnh đó, UNFPA giúp Việt Nam đưa
các chương trình giáo dục kỹ năng
sống và các kiến thức về HIV cũng
như sức khỏe sinh sản - sức khỏe tình
dục tới thanh niên ngoài trường học,
trong các cơ sở dạy nghề.
yến nhi
NgàyDânsốthếgiới(11.7):
Quan tâm Trẻ em gái vị thành niên
16 số 1186 l 14.7.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 06.7, tại thành phố Hạ Long
(Quảng Ninh), Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức cuộc họp
lãnh đạo cao cấp lần thứ ba “Sáng kiến
Liên minh Hạ Long - Cát Bà”. Đây là
sáng kiến được hỗ trợ bởi Cơ quan Phát
triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trong
thời gian 3 năm. Cuộc họp được tổ chức
nhằm tăng cường công tác quản lý và
bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long
(Quảng Ninh) và quần đảo Cát Bà của
thành phố Hải Phòng, góp phần bảo tồn
các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới
vịnh Hạ Long.Tham dự cuộc họp có đại
diện Bộ VHTTDL, Bộ Ngoại giao,
UBND TP. Hải Phòng, UBND tỉnh
Quảng Ninh, Cơ quan Phát triển quốc tế
Hoa Kỳ, UNESCO tại Việt Nam, các
thành viên trong Liên minh Hạ Long -
Cát Bà, cùng một số doanh nghiệp.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập
trung đánh giá thực trạng xả thải từ hơn
500 tàu du lịch đang hoạt động trên
Vịnh Hạ Long; tác động tiêu cực của rác
thải rắn và phao xốp tại Vịnh Hạ Long
và Cát Bà đối với môi trường. Qua đó,
các đại biểu đề xuất các giải pháp quản
lý nước thải gây ô nhiễm nguồn nước
như: Áp dụng việc thu phí đối với doanh
nghiệp, người dân nếu sử dụng túi nilon;
hạn chế và quản lý chặt chẽ việc sử dụng
phao xốp; đưa hệ thống thu gom xử lý
nước thải, rác thải đối với các tàu du lịch
đang hoạt động trên Vịnh Hạ Long và
khu vực Cát Bà…
Với nguồn vốn hỗ trợ của USAID,
sáng kiến Liên minh Hạ Long - Cát Bà
được khởi xướng vào năm 2014, nhằm
xây dựng cơ chế hợp tác giữa nhà nước,
doanh nghiệp và cộng đồng địa phương,
từ đó thúc đẩy các hoạt động bảo tồn,
bảo vệ môi trường tại Vịnh Hạ Long và
quần đảo Cát Bà. Năm 2015, Liên minh
thành lập Ban lãnh đạo với định hướng
tăng cường sự tham gia của doanh
nghiệp, tập trung vào hai nội dung chính
là triển khai chương trình chứng chỉ du
lịch bền vững cho các công ty kinh
doanh du thuyền và hỗ trợ kỹ thuật cho
UNESCO trong công tác quản lý Vịnh
Hạ Long, cũng như đề xuất mở rộng Di
sản thiên nhiên thế giới bao gồm cả
quần đảo Cát Bà.
Đức Kiên
Xây dựng khung trình độ quốc gia
nhằm thiết lập các chuẩn mực tối thiểu
với ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao
và du lịch giúp quản lý chất lượng đào
tạo trong các lĩnh vực này là nội dung
được Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng
Thị Bích Liên nhấn mạnh tại hội thảo
khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo
văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và
du lịch theo hướng chuẩn quốc gia và
khu vực” tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
ngày 05.7.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho
rằng, trong bối cảnh Việt Nam đã là
thành viên của Cộng đồng Kinh tế
ASEAN, việc đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực này có nhiều cơ hội lẫn
thách thức. Theo PGS.TS Hoàng Minh
Phúc - Giảng viên Đại học Mỹ thuật
TP. Hồ Chí Minh, ngoại ngữ là một
trong những môn học bắt buộc từ các
cấp bậc học tại Việt Nam, tuy nhiên do
tính chất đặc thù của ngành, nhiều học
sinh, sinh viên ngành nghệ thuật chỉ tập
trung chuyên môn, lơ là việc học ngoại
ngữ…
Chỉ ra những hạn chế về công tác
đào tạo trong lĩnh vực này, Tiến sĩ
Nguyễn Tiến Mạnh - Giảng viên
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí
Đồng Nai cho rằng, thiết kế chương
trình giảng dạy các ngành văn hóa nghệ
thuật còn trùng lấp, mất tính tương hỗ,
liên kết giữa các môn và các phần trong
chương trình đào tạo, thiếu chú trọng
bồi dưỡng năng lực sáng tạo của sinh
viên. Các cơ sở đào tạo nghệ thuật chưa
nhận thức rõ trách nhiệm nghề nghiệp.
Nhiều khu vực là cái nôi của văn hóa
tộc người, có tài nguyên văn hóa đặc
sắc như Cần Thơ, Đồng Nai, Bình
Dương, Vũng Tàu… nhưng lại không
trở thành môi trường đào tạo nhân tài
nghệ thuật cao.
Tại hội thảo, nhiều giải pháp đã
được các đại biểu thảo luận như hoàn
thiện hệ thống chương trình, giáo trình,
tài liệu tham khảo theo phương pháp
đổi mới và đạt chuẩn; Tăng cường
kiểm định chất lượng, tiến tới các
chuẩn mực quốc tế trong giáo dục đại
học và hội nhập quốc tế; Nâng cao
trình độ và năng lực của đội ngũ giảng
viên, khuyến khích giảng viên học tập
nâng cao trình độ ngoại ngữ…
Hội thảo nhận định, chủ trương
phát triển khung trình độ quốc gia có
thể đựơc xem như giải pháp chính sách
giải quyết dần những thách thức trong
đào tạo nguồn nhân lực nói chung và
nguồn nhân lực cho lĩnh vực văn hóa,
nghệ thuật, thể thao và du lịch trong bối
cảnh hội nhập hiện nay. Hiện đa số các
quốc gia trong khối ASEAN đã xây
dựng và ban hành Khung trình độ quốc
gia dựa trên Khung trình độ tham chiếu
ASEAN. Đây là thước đo chung để các
nước trong khối có thể tuyển dụng lao
động qua đào tạo và giúp tạo nên thị
trường lao động thống nhất, hiệu quả
trong Cộng đồng ASEAN.
t.LâM
Xây dựng khung trình độ quốc gia về đào tạo văn hóa,
nghệ thuật, thể thao và du lịch
PháttriểndulịchbềnvữngtạiVịnhHạLongvàquầnđảoCátBà
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
 
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaluận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
 
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
 
Đề tài: Ngành nghề sản xuất nước Mắm miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ hội Ka...
Đề tài: Ngành nghề sản xuất nước Mắm miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ hội Ka...Đề tài: Ngành nghề sản xuất nước Mắm miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ hội Ka...
Đề tài: Ngành nghề sản xuất nước Mắm miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ hội Ka...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
 

Viewers also liked

Viewers also liked (15)

Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014
Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014
Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
 
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ ĐứcThư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
 
Thụy sĩ cổ kính và văn minh
Thụy sĩ cổ kính và văn minhThụy sĩ cổ kính và văn minh
Thụy sĩ cổ kính và văn minh
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
 
Mặt Đen tia chớp
Mặt Đen tia chớpMặt Đen tia chớp
Mặt Đen tia chớp
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2-2015
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2-2015Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2-2015
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2-2015
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
 

More from Pham Long

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1186 ngày 14.7.2016 Ảnh:trầnhuấn - Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các đơn vị Khối Trường thuộc Bộ (Tr.2) - Xây dựng khung trình độ quốc gia về đào tạo văn hóa, nghệthuật,thểthaovàdulịch (Tr.6) - Tăngcườngquảnlýhoạtđộng du lịch tại các tỉnh miền Trung (Tr…) - Tôn vinh giá trị văn hóa miền sông nước (Tr.20) - NgàyDânsốthếgiới(11.7): Quantâmtrẻemgái vịthànhniên (Tr.15) trong số này Lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam 2016 Kỷ niệm 56 năm Ngày Thành lập ngành Du lịch Việt Nam (09.7.1960- 09.7.2016), tối 09.7, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Tổng cục Du lịch tổ chức Lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2016. Tới dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện. Theo Ban Tổ chức, các tổ chức, doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2016 là những đơn vị khẳng định được uy tín, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh trong năm 2015. (Xem tiếp trang 5) Sáng 08.7.2016, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện và Thứ trưởng Lê Khánh Hải, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch 6 tháng đầu năm 2016. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh: “Trong bối cảnh đất nước có nhiều đổi mới, kinh tế-chính trị thế giới cũng có những chuyển biến mạnh mẽ, Bộ VHTTDL sẽ có những điều chỉnh về phương thức điều hành, tư duy mới trong mọi vấn đề để hoàn thành xuất sắc công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của Bộ đa ngành. Làm sao để bộ máy hoạt động, thực thi công việc một cách hiệu quả nhất”. (Xem tiếp trang…) BộtrưởngNguyễnNgọcThiệnphátbiểutạiHộinghị Thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyênngànhnghệthuậtbiểudiễnvàđiệnảnh Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 2538/BVHTTDL-TCCB ngày 04.7 về việc triển khai việc thăng hạng đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV. Đối tượng xét thăng hạng đặc cách chức danh nghề nghiệp theo Thông tư liên tịch số 10 bao gồm: Đối tượng xét thăng hạng đặc cách vào chức danh nghề nghiệp hạng I (Viên chức đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân hoặc đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật); Đối tượng xét thăng hạng đặc cách vào chức danh nghề nghiệp hạng II (Viên chức đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú hoặc đạt Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật). (Xem tiếp trang 7) Hộinghịsơkếtcôngtácvănhóa,thểthao vàdulịch6thángđầunăm2016
  • 2. Quản lý nhà nước 2 số 1186 l 14.7.2016 Ngày 08.7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị thuộc Khối Trường. Tại cuộc họp, các đơn vị đã nêu những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các vấn đề về cơ chế chính sách như: đề nghị Bộ có kế hoạch làm việc với Bộ GDĐTsớmbanhànhvănbảnhướngdẫn cụ thể, tăng mức giờ chuẩn cho giảng viên ngành đào tạo năng khiếu nghệ thuật; về kinh phí hoạt động để phục vụ công tác biên soạn chương trình, giáo trình có hệ thống và cập nhật hơn; Điều chỉnh, tăng nguồn chi thường xuyên cho các hoạt động của đơn vị; tăng thêm chỉ tiêu biên chế đối với các giảng viên, viên chức. Đề nghị Lãnh đạo Bộ quan tâm, xemxét,phêduyệtkinhphíđốivớicơsở vật chất đã bị xuống cấp, lạc hậu và bổ sung kinh phí để hoàn thiện một số dự án đang triển khai xây dựng. Sau khi nghe các báo cáo và ý kiến các thành viên dự họp, nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ trong công tác đào tạo, Bộ trưởng ghi nhận và biểu dương tinh thần chủ động, cố gắng của các cơ sở đào tạo trong việc thực hiện rà soát, hoàn thiện chức danh các lãnh đạo, quản lý, đội ngũ; tổ chức hoàn thiện xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình; triển khai tốt công tác tuyển sinh, nâng cao đội ngũ cán bộ chuyên trách, công tác quản lý học sinh, sinh viên… Bộ trưởng cũng lưu ý, các cơ sở đào tạo cần bám sát và khai thác các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể triển khai Đề án phát triển trường giai đoạn 2014-2020; công tác kiện toàn tổ chức, các khoa, phòng, ban, thực hiện việc tinh giảm biên chế. Hàng năm, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ quản lý, kế cận và giảng viên, giáo viên nhằm đảm bảo tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định đối với từng vị trí việc làm. Hoàn thiện việc xây dựng các quy định, quy chế, văn bản quản lý trong hoạt động của trường, cập nhật các căn cứ theo các văn bản thay đổi cho phù hợp; kiện toàn các hội đồng nhà trường, khoa học, lãnh đạo các trường, các phòng, ban, khoa theo điều lệ của trường đại học, cao đẳng. Vụ Đào tạo tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của các đơn vị, trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất báo cáo lãnh đạo Bộ; Rà soát lại hệ thống văn bản chế độ chính sách, kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành văn bản quy định đặc thù về chế độ làm việc của giảng viên ngành nghệ thuật; Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ đạo, hướng dẫn các các cơ sở đào tạo thực hiện tốt nhiệm vụ triển khai công tác đào tạo, hướng dẫn dạy nghề cho các cơ sở đào tạo. Vụ Kế hoạch, Tài chính tổng hợp, rà soát các kiến nghị của các đơn vị về kinh phí cho các hoạt động chi thường xuyên, cải tạo cơ sở vật chất, ưu tiên các đề xuất cấp thiết, kinh phí nhỏ. Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo tại các đơn vị... thu hằng Tháogỡkhókhăn,vướngmắccủacácđơnvịKhốiTrườngthuộcBộ Ngày 07.7, tại thành phố Đà Nẵng, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã có buổi làm việc với lãnh đạo ngành du lịch các tỉnh/thành: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam về việc tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động du lịch trên địa bàn. Theo báo cáo của các địa phương, tình trạng lượng khách du lịch Trung Quốc tăng vọt thời gian gần đây đã dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp, xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ kinh doanh và hướng dẫn du lịch chui, gây bất lợi cho môi trường du lịch. Cả ba địa phương đều đã ghi nhận những trường hợp xử phạt sai phạm liên quan đến vấn đề này. Quảng Nam, Thừa Thiên Huế là hai trường hợp. Đà Nẵng nghiêm trọng hơn với hàng chục trường hợp. Ông Đinh Hài - Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Nam đề nghị Tổng cục Du lịch rà soát và thắt chặt quản lý toàn bộ các công ty lữ hành quốc tế. Đại diện ngành du lịch Thừa Thiên Huế cho rằng, Hiệp hội Du lịch cần có chương trình nâng cao nhận thức cho hướng dẫn viên, công ty lữ hành. Đại diện lãnh đạo TP. Đà Nẵng, địa phương “nóng” nhất trong việc xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động du lịch, kiến nghị Bộ VHTTDL sớm cho Đà Nẵng cơ chế thành lập Đội phản ứng nhanh du lịch. Khẳng định tình trạng này làm ảnh hưởng lớn đến hình ảnh du lịch Việt Nam, gây thiệt hại cho du khách, địa phương và hình ảnh đất nước, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, quan điểm của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL là xử lý nghiêm nhằm hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững, không phát triển theo kiểu “ăn xổi”. Thứ trưởng đề nghị, các Bộ ngành địa phương cần tăng cường giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động du lịch. Riêng với Đà Nẵng cần thành lập đội liên ngành về quản lý du lịch. Kiên quyết xử lý đối tượng núp bóng doanh nghiệp hoạt động chui, ăn hoa hồng để cạnh tranh thiếu bình đẳng. Tổng cục Du lịch rà soát giấy phép hoạt động của các công ty lữ hành quốc tế; kiểm tra toàn diện hoạt động hướng dẫn viên trên toàn quốc.Về lâu dài, Tổng cục Du lịch phải có trách nhiệm tham mưu sửa đổi Luật Du lịch, chú trọng đến việc đào tạo hướng dẫn viên có chất lượng, có kế hoạch nghiên cứu, dự báo trước thị trường… M.Khôi Tăng cường quản lý hoạt động du lịch tại các tỉnh miền Trung
  • 3. Quản lý nhà nước 3số 1186 l 14.7.2016 - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2340/QĐ-BVHTTDL ngày 01.7.2016, cho phép Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam khai quật tại địa điểm hố Bà Đằng thuộc thôn 5, xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Thời gian tháng 8.2016, diện tích 100m2. Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Quảng Nam để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó. - Ngày 01.7.2016 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2342/QĐ- BVHTTDL, giao Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) đón và tổ chức biểu diễn cho đoàn Hợp xướng thiếu nhi đa văn hóa tỉnh Gyeongnam, Hàn Quốc (40 người). Thời gian tổ chức từ từ 05- 10.8.2016 tại Hà Nội và Hải Phòng. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2405/QĐ-BVHTTDL ngày 07.7.2016, về việc xếp hạng di tích quốc gia: Di tích lịch sử “Kênh nhà Lê tại Nghệ An” thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. - Tại Quyết định số 2407/QĐ- BVHTTDL ngày 07.7.2016, Bộ VHTTDL thành lập Hội đồng nghệ thuật “Liên hoan Nghệ thuật 05 nước Việt Nam-Lào-Campuchia-Myanmar và Thái Lan - 2016” tại tỉnh Quảng Trị do Nhạc sĩ Nguyễn Phú Quang làm Chủ tịch Hội đồng và 06 Ủy viên. - Ngày 07.7.2016 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2411/QĐ- BVHTTDL, cho phép Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) phối hợp với Công ty cổ phần Megacom Việt Nam đón nghệ sĩ nước ngoài (03 người - quốc tịch Lát-via) vào Việt Nam và tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật “Bay cùng Saigon Special - High flyer. Thời gian tổ chức từ ngày 16-31.7.2016, tại Hà Nội, Khánh Hòa và TP. Hồ Chí Minh. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2442/QĐ-BVHTTDL ngày 09.7.2016, thành lập Ban Chỉ đạo “Liên hoan Nghệ thuật 05 nước Việt Nam-Lào-Campuchia-Myanmar và Thái Lan - 2016” tại tỉnh Quảng Trị do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng Ban, ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn làm Phó Trưởng Ban và 03 Ủy viên. thtt VăN BảN mới Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái trong buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc ngày 05.7 tại Hà Nội. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - Phan Văn Hùng cho biết, trong những năm qua, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta đã đạt nhiều thành tựu rất lớn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, có nhiều phân hóa giữa các dân tộc. Trong đó, nhiều dân tộc không có người thi Đại học, nhiều dân tộc không có Cử nhân, Thạc sĩ… Từ đó, không có cán bộ là đại diện của dân tộc mình như khu vực Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… Vừa qua, chủ trương của Chính phủ cho phép xây dựng Học viện Dân tộc để một phần giải quyết tình trạng này. Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL và các Bộ, ngành rà soát, hoàn thiện Đề án thành lập Học viện Dân tộc trên cơ sở tổ chức lại Trường Cán bộ dân tộc và Viện Dân tộc theo hướng kết hợp nghiên cứu với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc các cấp. Không đào tạo cử nhân các ngành đã có tại các cơ sở đào tạo đại học khác. Tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu để đào tạo văn bằng 2, đào tạo sau đại học đối với các ngành thiết thực phục vụ công tác dân tộc. Ủy ban Dân tộc được giao nhiệm vụ thực hiện xây dựng, điều hành Học viện. Tuy nhiên, do khó khăn về đất xây trụ sở, Ủy ban Dân tộc đề nghị Bộ VHTTDL xem xét, cấp một phần đất tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) để xây dựng Học viện Dân tộc. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, Bộ VHTTDL ủng hộ chủ trương của Chính phủ và cho biết: Hiện, khu vực công viên, mặt nước bến thuyền tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam có diện tích 241,53ha đáp ứng được điều kiện xây dựng Học viện Dân tộc. Thứ trưởng giao Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam lập hồ sơ báo cáo trình Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện xem xét, đồng thời lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Dự kiến sẽ cấp khoảng 15ha từ diện tích trên cho việc xây dựng Học viện Dân tộc. Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - Phan Văn Hùng cảm ơn Bộ VHTTDLđã tạo điều kiện thuận lợi cho Ủy ban Dân tộc trong việc chuẩn bị xây dựng Học viện Dân tộc. Trong thời gian 2 tháng tới, Ủy ban Dân tộc và Bộ VHTTDLsẽ tổ chức đoàn khảo sát thực địa tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam để triển khai dự án. tr.Quỳnh Bộ VHTTDL ủng hộ chủ trương xây dựng Học viện Dân tộc
  • 4. 4 số 1186 l 14.7.2016 Quản lý nhà nước Sáu tháng đầu năm, Bộ đã trình Chính phủ ban hành 01 Nghị định, Ngoài ra, Bộ đang nghiên cứu, xây dựng Luật Thư viện và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thể dục, thể thao. Bộ đang thực hiện xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng; xây dựng các văn bản, đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; triển khai dịch vụ công trực tuyến và việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ Điện tử theo Nghị quyết số 36a của Chính phủ... Hiện Bộ đã chọn một dịch vụ công để thực hiện thí điểm liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia về cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim và thí điểm thành công trên Cổng dịch vụ công quốc gia... Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức tốt từ Trung ương đến cơ sở, phục vụ hiệu quả, góp phần vào thành công chung của các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Công tác tổ chức Ngày hội văn hóa đồng bào Chăm, dân tộc Mông và Ngày hội VHTTDL vùng Tây Bắc được triển khai tích cực. Hệ thống thư viện công cộng cả nước đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, sinh động, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước. Công tác gia đình các cấp đã được triển khai đúng yêu cầu, tiến độ với hiệu quả cao. Các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về gia đình nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20.3), 15 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28.6) hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình lần đầu tiên đã được tổ chức thu hút được sự tham gia. Hoạt động thể dục thể thao quần chúng được tổ chức đa dạng, với nhiều nội dung hoạt động sôi nổi, phong phú gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Các vận động viên đội tuyển quốc gia giành được thành tích cao tại các giải thể thao ở khu vực, châu lục và thế giới với 181HCV, 123HCB, 138HCĐ. Thể thao Việt Nam đã vượt chỉ tiêu đề ra với 23 vận động viên giành quyền tham dự Olympic 2016 tại Brazil. Khách quốc tế đến khu vực, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, đạt 4,7 triệu lượt khách, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2015. Ngoài công tác xây dựng luật, ngành tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực kinh doanh, lữ hành và quản lý chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch; quy hoạch đầu tư du lịch, đẩy mạnh xúc tiến du lịch... Đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị thuộc Bộ trong thời gian vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm. Về văn hoá, gia đình, tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động của Ngành VHTTDL thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31.12.2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09.6.2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị: Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến; tuyên truyền APEC 2017; Ngày hội Văn hóa, Ngày hội VHTTDL; các cuộc triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh theo kế hoạch; Hoàn thành kế hoạch xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; Tổng kết 15 năm Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép; tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị nghệ thuật biểu diễn, chú trọng công tác bảo tồn nghệ thuật truyền thống; tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21.02.2005 của Ban Bí thư, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, Chương trình hành động quốc gia về PCBLGĐ, Chương trình quốc gia về giáo dục đời sống gia đình. Về thể dục thể thao, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01.12.2011 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14.01.2013 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW của Bộ Chính trị; Chiến lược phát triển thể dục, thể thaoViệt Nam đến năm 2020; Quy hoạch phát triển thể dục thể thao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030... Hoàn thiện Để án tổng thể chuẩn bị và tổ chức SEAGames 31 năm 2021 tại Việt Nam, Đề án tổ chức Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018, Kế hoạch đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao quần chúng giai đoạn 2016- 2020. Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.Tiếp tục thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030. Tổ chức thành công Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 năm 2016. Chuẩn bị lực lượng tham dự Olympic 2016. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động của các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia. Phối hợp chỉ đạo các đội tuyển bóng đá tham gia thi đấu đạt kết quả tốt tại các giải quốc tế, tổ chức tốt V-League 2016. Về du lịch, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi). Hoàn thiện, báo cáo Chính phủ Hộinghịsơkếtcôngtácvănhóa,thểthaovàdulịch…(Tiếp theo trang 1)
  • 5. 5số 1186 l 14.7.2016 Quản lý nhà nước trình Bộ Chính trị đề án “Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ mới”. Tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08.12.2014 của Chính phủ, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ đã được xác định tại các chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phối hợp chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động trong chương trình Năm Du lịch quốc gia 2016 Phú Quốc-Đồng bằng sông Cửu Long; hoàn thiện kế hoạch, chương trình hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2017 tại Lào Cai. Tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch và Thể thao trong khuôn khổ Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á (ABG5). Phối hợp, tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế ITE HCMC 2016. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực trong quản lý và kinh doanh dịch vụ du lịch. Phấn đấu đạt chỉ tiêu đón 8,7 triệu lượt khách quốc tế, 41 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 270 nghìn tỷ đồng. h.p Về lữ hành, Giải thưởng tôn vinh 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế hàng đầu đón khách du lịch vào Việt Nam; 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế hàng đầu đưa khách du lịch ra nước ngoài; 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa hàng đầu Việt Nam. Về lĩnh vực khách sạn, Giải thưởng tôn vinh 10 khách sạn 5 sao hàng đầu Việt Nam; 10 khách sạn 4 sao hàng đầu Việt Nam; 10 khách sạn 3 sao hàng đầu Việt Nam. Lĩnh vực vận chuyển khách du lịch, Giải thưởng được trao tặng 3 hãng hàng không (1 hãng hàng không vận chuyển khách du lịch nhiều nhất, 1 hãng hàng không năng động nhất, 1 hãng hàng không nước ngoài vận chuyển khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất); 5 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng ô tô hàng đầu Việt Nam; 5 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng tàu thủy hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, Giải thưởng cũng tôn vinh 10 nhà hàng ăn uống phục vụ khách du lịch hàng đầu Việt Nam; 5 cơ sở mua sắm phục vụ khách du lịch hàng đầu Việt Nam; 5 điểm dừng chân phục vụ khách du lịch hàng đầu Việt Nam; 10 sân golf hàng đầu Việt Nam; 5 điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam và 5 khu du lịch hàng đầu Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ - đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch trong hơn 56 năm qua, đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tạo ra nhiều việc làm, tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Hệ thống doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt, tạo động lực thúc đẩy ngành Du lịch đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế đất nước. Cả nước có 1.550 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 20.100 cơ sở lưu trú và hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực khác đã khắc phục khó khăn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và khẳng định thương hiệu để đóng góp vào sự phát triển của ngành. Năm 2015, toàn ngành Du lịch đã đạt dấu mốc ấn tượng khi đón và phục vụ 8 triệu lượt khách quốc tế, 57 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng. 6 tháng qua, ngành du lịch đón và phục vụ 4,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 32,4 triệu lượt khách nội địa. t.hợp Lễvinhdanhcácdoanhnghiệpdulịch… (Tiếp theo trang 1) Ngày 05.7, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2369/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch tổ chức Hội nghị chuyên đề góp ý xây dựng TCVN “Thông tin và Tư liệu - Bộ chỉ số đánh giá hoạt động thư viện”. Với mục tiêu hoàn thiện nội dung của Tiêu chuẩn, Hội nghị sẽ tiến hành trao đổi và thảo luận góp ý cho dự thảo TCVN “Thông tin và Tư liệu - Bộ chỉ số đánh giá hoạt động thư viện” (xây dựng trên cơ sở chấp nhận ISO 11620:2014). Qua Hội nghị, Ban Tổ chức biên soạn TCVN sẽ thu thập các ý kiến của lãnh đạo, chuyên gia và cán bộ thư viện trong cả nước để hoàn thiện nội dung của Dự thảo Tiêu chuẩn trước khi tiến hành nghiệm thu cơ sở. Thành phần đại biểu tham gia Hội nghị bao gồm: Thành viên Tiểu ban kỹ thuật chuyên ngành; chuyên gia tư vấn; Lãnh đạo phụ trách nghiệp vụ các thư viện đầu ngành khối thư viện công cộng, thư viện trường đại học, thư viện/trung tâm thông tin đa ngành, chuyên ngành; Đại diện cơ sở đào tạo ngành thông tin - thư viện và chuyên gia ngành thông tin - thư viện. Hội nghị sẽ diễn ra trong vòng 1 ngày vào tháng 7 năm 2016 tại Thư viện Hà Nội. h.Q Xây dựng TCVN“Thông tin và Tư liệu - Bộ chỉ số đánh giá hoạt động thư viện”
  • 6. 6 số 1186 l 14.7.2016 Quản lý nhà nước Sáng 09.7, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch tổ chức mít tinh kỷ niệm 56 năm Ngày Thành lập ngành Du lịch Việt Nam (09.7.1960-09.7.2016). Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh, trải qua 56 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Hiện nay, du lịch Việt Nam đang nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự quan tâm của các cấp, các ngành, cộng đồng nhân dân. Du lịch ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 2015, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng ngành Du lịch đã không ngừng phấn đấu, vững vàng vượt qua thử thách, đón và phục vụ gần 8 triệu lượt khách quốc tế, 57 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2016 vừa qua, du lịch tiếp tục có những dấu ấn mới, phát triển bứt phá với việc đón và phục vụ 4,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước; 32 triệu lượt khách nội địa, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2015; tổng thu từ khách du lịch đạt trên 200.000 tỷ đồng. Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn khẳng định, trong những năm vừa qua, ngành Du lịch chứng kiến sự tăng tốc về đầu tư cơ sở vật chất với việc huy động các nguồn lực, thành phần kinh tế trong xãhội,đặcbiệtphânkhúccaocấpcủacơ sở vật chất, kỹ thuật ngành Du lịch phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư chiến lược, các thương hiệu quốc tế lớn. Chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện, gia tăng đầu tư phát triển sản phẩm, duy trì và kiểm soát chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, du lịch vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng sâu sắc vàchịutácđộngcủanhiềuyếutố,dulịch Việt Nam chỉ có thể phát triển tốt nếu có sự quan tâm, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. hà phương Ngày 05.7.2016, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 2368/QĐ- BVHTTDLphê duyệt Kế hoạch tổ chức Hội nghị - Hội thảo Tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh thư viện. Việc tổ chức Hội nghị - Hội thảo nhằm đánh giá quá trình 15 năm thực hiện Pháp lệnh Thư viện, những tác động, hiệu quả của văn bản này đối với sự phát triển của sự nghiệp thư viện Việt Nam, đồng thời tìm ra những hạn chế, những quy định không còn phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, những nội dung quy định không còn đáp ứng với yêu cầu phát triển thực tiễn hiện nay của ngành thư viện… Các nội dung chính của Hội nghị gồm: Đánh giá tổng quan về tình hình 15 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh thư viện của các loại hình thư viện trên cả nước; Những thành tựu đạt được từ 2001-2015; Những khó khăn, tồn tại, bất cập và nguyên nhân; Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện. Qua Hội nghị, Ban Soạn thảo Luật Thư viện sẽ thu thập các ý kiến của các nhà quản lý, lãnh đạo, các chuyên gia và cán bộ thư viện trong cả nước làm căn cứ để xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Luật Thư viện. Thành phần tham dự Hội nghị bao gồm: Các thành viên Ban Soạn thảo, lãnh đạo các thư viện công cộng, thư viện trường học, thư viện/trung tâm thông tin đa ngành, chuyên ngành; đại diện cơ sở đào tạo ngành thông tin - thư viện và chuyên gia ngành thông tin - thư viện. Hội nghị sẽ diễn ra tại 3 miền: Bắc, Trung, Nam vào tháng 7.2016. Khu vực miền Bắc sẽ được tổ chức tạiTP. Hà Nội; khu vực miền Trung diễn ra tại TP. Đà Nẵng; khu vực miền Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh. h.Quân Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư ba dự án xây dựng công trình thể thao phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học. Cụ thể, thứ nhất là Dự án đầu tư một số hạng mục hạ tầng và rèn luyện thể chất tại Phân viện miền Nam (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) do Trung ương Đoàn TNCS HCM quản lý. Dự án này được thực hiện từ năm 2017-2018 với tổng mức đầu tư dự kiến là 20 tỉ đồng tại Phân viện miền Nam (TP.HCM). Thứ hai là Dự án xây dựng Khu Giáo dục thể chất Trường cán bộ Hội Nông dân Việt Nam do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam quản lý, thực hiện vào năm 2017 với tổng mức đầu tư dự kiến 10,3 tỉ đồng. Thứ ba là Dự án xây dựng Nhà Thể chất Học viện Phụ nữ Việt Nam do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam quản lý nhằm phục vụ dạy và học môn giáo dục thể chất, phát triển hài hòa trí tuệ và thể lực, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghề nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của Học viện Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội, thực hiện từ năm 2017-2019 với tổng mức đầu tư dự kiến là 24,997 tỉ đồng. M.nhật Phê duyệt ba dự án công trình phục vụ thể thao trường học Kế hoạch tổ chức Hội nghị - Hội thảo Tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh thư viện míttinhkỷniệm56nămNgàyThànhlậpngànhDulịchViệtNam
  • 7. 7số 1186 l 14.7.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 07.7, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ Ngoại giao chủ trì cuộc họp lấy ý kiến về đề xuất nội dung, hình thức nghi lễ tuyên thệ nhậm chức của các chức danh lãnh đạo cấp cao do Quốc hội bầu. Trình bày dự thảo báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nghi lễ tuyên thệ nhậm chức của các chức danh lãnh đạo cấp cao do Quốc hội bầu, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở - Ninh Thị Thu Hương cho biết, 3 nội dung chính được đưa vào báo cáo gồm: Tham khảo về nghi lễ tuyên thệ nhậm chức của lãnh đạo cấp cao tại một số quốc gia trên thế giới; Nghi lễ tuyên thệ nhậm chức tại Việt Nam qua các triều đại và hiện nay; đề xuất nội dung nghi lễ. Về nội dung nghi lễ tuyên thệ, Bộ VHTTDL đề xuất các chức danh thực hiện nghi lễ này là: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Các nội dung đề xuất khác gồm: địa điểm tổ chức nghi lễ; thời gian đọc lời tuyên thệ; trang trí khánh tiết; đại biểu dự lễ; trang phục người tuyên thệ; trình tự tiến hành; nghi thức tuyên thệ; nhạc lễ; người điều hành buổi lễ tuyên thệ nhậm chức. Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Vũ Hồng Nam, nghi lễ tuyên thệ nhậm chức của các lãnh đạo cấp cao đã được nhiều quốc gia quy định rõ ràng trong các văn bản pháp quy với các hình thức, nội dung khác nhau. Tại Việt Nam, quy định cụ thể về nghi lễ quan trọng này để thống nhất thực hiện là rất cần thiết. Thứ trưởng Vũ Hồng Nam cũng cho rằng, nghi lễ tuyên thệ nhậm chức cần khoa học, súc tích trên tinh thần đảm bảo sự trang trọng, tính uy nghiêm. Theo đó, nên cân nhắc phương án tổ chức như một nghi lễ riêng, có nghi thức trang trọng là cử Quốc ca. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, sau cuộc họp, các ý kiến sẽ được tổng hợp, hoàn thiện để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ cần khẩn trương hoàn thiện nội dung về nghi lễ tuyên thệ nhậm chức trên cơ sở ghi nhận các ý kiến đóng góp tại buổi làm việc. Đặc biệt, cần chú trọng đảm bảo tính trang nghiêm của nghi lễ được xây dựng. tr.Quỳnh Lấy ý kiến Nghi lễ tuyên thệ nhậm chức mở lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho dân tộc Dao tại tỉnh Thái Nguyên năm 2016 Ngày 06.7, Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch số 2585/KH-BVHTTDL về việc mở lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho dân tộc Dao tại tỉnh Thái Nguyên năm 2016. Việc mở lớp truyền dạy nhằm triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hóa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09.6.2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27.7.2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” và Quyết định số 3508/QĐ-BVHTTDL ngày 10.10.2013 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc phê duyệt Dự án “Bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Lớp học do chính các nghệ nhân của cộng đồng truyền dạy cho lớp thanh, thiếu niên của dân tộc bản địa nhằm từng bước khôi phục và góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đặc biệt là các dân tộc có số dân rất ít người. Lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống cho dân tộc Dao tại tỉnh Thái Nguyên dự kiến sẽ diễn ra trong 03 ngày cuối tháng 7 năm 2016. h.Quân Đối với các viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh không thuộc 02 đối tượng trên đây, Bộ VHTTDL đề nghị các cơ quan triển khai tổ chức thăng hạng để bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III (mã số V.10.04.14) đối với viên chức hiện đang xếp ngạch Diễn viên hạng III (mã số 17.159) đã có trình độ đào tạo đại học phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh và báo cáo kết quả về Bộ Nội vụ và Bộ VHTTDL để theo dõi, tổng hợp. Căn cứ số lượng vị trí việc làm, cơ cấu ngạch viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, nhu cầu của đơn vị và viên chức để đề xuất số lượng chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn chức danh: Đạo diễn chính (hạng II), Diễn viên chính (hạng II) lên Đạo diễn nghệ thuật hạng I, Diễn viên hạng I; Đạo diễn (hạng III), Diễn viên (hạng III) lên đạo diễn nghệ thuật hạng II, Diễn viên hạng II. Đ.Anh Thănghạngchứcdanhnghềnghiệp… (Tiếp theo trang 1)
  • 8. 8 số 1186 l 14.7.2016 Sự kiện vấn đề Chiều 06.7, Thứ trưởng Vương Duy Biên đã có buổi làm việc với Cục Điện ảnh và đại diện 8 doanh nghiệp điện ảnh đã gửi thư tới Bộ VHTTDL về việc Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh. Tám doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH BHD, Công ty Cổ phần phim Thiên Nhân, Công ty ER, Công ty TNHH Truyền thông Vàng, Công ty TNHH Truyền thông Bạch Kim M.V.P, Công ty Viet Nam Artist Agency và Công ty TNHH Hãng phim tư nhân Đỗ Gia (Minh Dofilm). Trước đó, 8 đơn vị điện ảnh đã cùng đứng tên trong một công văn gửi đến Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) cùng nhiều cơ quan chức năng về những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh của CJ CGV VN (CGV). Theo công văn này, các đơn vị phát hành phim của Nhà nước cũng như các đơn vị tư nhân và các đơn vị VN liên doanh với nước ngoài hiện chỉ chiếm khoảng 40% thị phần điện ảnh tại VN. Trong khi đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 80% trở lên (mà chủ yếu là Hàn Quốc) chiếm hơn 60% thị phần còn lại. Riêng CGV chiếm khoảng 40% thị phần và hình thành “vị trí thống lĩnh thị trường”. Các đơn vị điện ảnh đứng tên trong công văn cho rằng: Dựa vào tỉ lệ áp đảo trên thị trường, CGV đã và đang áp đặt tỉ lệ ăn chia bất hợp lý tại hệ thống rạp của mình. Cụ thể: phim VN do CGV phát hành tại hệ thống rạp khác có tỉ lệ ăn chia là 55/45 (CGV hưởng 55%), còn với các phim VN do doanh nghiệp VN phát hành tại hệ thống rạp của CGV là 45/55 (nhà phát hành hưởng 45%, CGV hưởng 55% doanh thu chiếu phim trong tuần đầu tiên). Sau khi lắng nghe ý kiến của các đơn vị, Thứ trưởng Vương Duy Biên khẳng định: “Bộ VHTTDL ủng hộ việc cạnh tranh lành mạnh, ủng hộ các doanh nghiệp làm theo đúng pháp luật”. Theo Thứ trưởng, các đơn vị điện ảnh cần nỗ lực, đoàn kết để tạo nên sức mạnh thực lực. Phát triển sự nghiệp điện ảnh VN về lâu dài là vì người dân, vì cộng đồng và không dựa vào doanh nghiệp nước ngoài. Thứ trưởng cũng cho biết trong thời gian tới, Bộ sẽ có buổi làm việc với đại diện CGV xung quanh vấn đề này, để hướng tới các bên có thể ngồi lại đàm phán với nhau trước khi nghĩ đến chuyện khởi kiện tại tòa án. t.hợp Ngày 01.7, tại Hà Nội, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai hoạt động 6 tháng cuối năm 2016. Theo báo cáo của Cục Bản quyền tác giả, trong 6 tháng đầu năm 2016, Cục đã triển khai một cách có hiệu quả, đúng tiến độ các công việc đã được Bộ trưởng phê duyệt.Về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan: Cục đã phối hợp với Cục Bản quyền tác giả Nhật Bản tổ chức hội thảo về quản lý tập thể quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc tại TP. Hồ Chí Minh; Tổ chức Diễn đàn Việt Nam-Hàn Quốc năm 2016 về VKFTA vào ngày 02.6.2016 tại Hà Nội… Về công tác thụ lý hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: 6 tháng đầu năm, Cục đã tiến hành thụ lý, cấp 3.133 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (tăng 32,75% so với cùng kỳ năm 2015). 6 tháng đầu năm 2016, Cục đã tiếp nhận, thụ lý 8 vụ việc khiếu nại, tố cáo vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan, hiện đã giải quyết dứt điểm 4 vụ việc, số vụ việc còn lại đang trong quá trình giải quyết theo trình tự thủ tục quy định; Trả lời 15 trường hợp xin ý kiến chuyên môn nghiệp vụ về quyền tác giả, quyền liên quan… Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Vương Duy Biên đã ghi nhận bước đầu những nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ, công chức Cục Bản quyền tác giả trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà Bộ trưởng giao. Thứ trưởng nhấn mạnh, thời gian tới, Cục Bản quyền cần quan tâm hơn nữa tới công tác tuyên truyền, nhận thức để làm sao quần chúng xã hội hiểu được về luật bản quyền, hiểu được các cam kết quốc tế, hiểu từ nhận thức cho đến ý thức chấp hành. Thứ trưởng cũng khẳng định, cán bộ làm trong lĩnh vực bản quyền cần có chuyên môn sâu, hiểu biết về luật pháp, am tường về chuyên môn, để xử lý tiếp nhận và bảo vệ tốt nhất về quyền tác giả, quyền liên quan. Thứ trưởng mong rằng, trong 6 tháng cuối năm, Cục Bản quyền tác giả sẽ hoàn thành tốt công việc để xứng đáng với tiến trình hội nhập và bảo vệ được tốt nhất cho các tác phẩm, sở hữu trí tuệ của đất nước chúng ta trong lĩnh vực bản quyền. t.hợp Cục Bản quyền tác giả sơ kết công tác 6 tháng đầu năm Thứ trưởng Vương Duy Biên làm việc với đại diện 8 doanh nghiệp điện ảnh
  • 9. 9số 1186 l 14.7.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 07.7, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2412/QĐ-BVHTTDL phê duyệt kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học “Văn hóa đồng bào Chăm với việc đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước”. Việc tổ chức Hội thảo nhằm thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc tôn vinh và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm; tập trung đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp tích cực trong việc giữ gìn, phát huy và quảng bá những giá trị văn hóa của đồng bào Chăm với du khách gần xa, góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội trong đồng bào Chăm và cả nước. Nội dung Hội thảo tập trung vào các chủ đề: Văn hóa đồng bào Chăm trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên (đất trồng trọt, chăn nuôi, biển, rừng, sống, suối, ao, hồ…) để đảm bảo môi trường xanh-sạch, hạn chế những tác động xấu của biến đổi khí hậu; Văn hóa đồng bào Chăm trong việc ứng xử với môi trường nhân văn (môi trường xã hội - ứng xử với người già, trẻ em, cha mẹ, vợ chồng, anh em, đồng nghiệp…) trong việc xây dựng sự đồng thuận xã hội, đoàn kết toàn dân, hạn chế tệ nạn để phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đất nước một cách bền vững; Văn hóa đồng bào Chăm trong việc thực hiện Chỉ thị số 27 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới, việc tang và lễ hội; Văn hóa đồng bào Chăm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, nghề truyền thống để phát triển du lịch, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế; Các mô hình hay, hiệu quả trong việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng của đồng bào Chăm, trong thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện “xây dựng nông thôn mới”… Các mô hình về đền ơn đáp nghĩa, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo… trong đời sống của đồng bào Chăm; Các mô hình hay, hiệu quả về sưu tầm, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào Chăm, của các Bảo tàng, Khu di tích lịch sử - văn hóa Chăm trong thời gian qua. Hội thảo khoa học được tổ chức ngày 16.7.2016 tại huyện An Phú, tỉnh An Giang. h.Quân Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học“Văn hóa đồng bào Chăm với việc đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước” Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 2301/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án hỗ trợ các tỉnh Bắc Trung Bộ khôi phục hoạt động du lịch sau sự cố môi trường. Theo đó, Bộ VHTTDL chỉ đạo Tổng cục Du lịch và các địa phương tập trung nghiên cứu, triển khai các nội dung: Tăng cường phối hợp với các Ban, Bộ, ngành chức năng, các địa phương liên quan đánh giá tác động của sự cố trực tiếp lên hoạt động du lịch khu vực Bắc Trung Bộ để kịp thời định hướng cho hoạt động du lịch; Chỉ đạo các địa phương, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch tiếp tục có các kế hoạch duy trì, đảm bảo các hoạt động du lịch bình thường liên quan đến khu vực Bắc Trung Bộ, đảm bảo quyền lợi chính đáng và an toàn tuyệt đối cho khách du lịch, không tuyên truyền, thông tin tiêu cực về môi trường biển và hoạt động du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ và các địa phương liên kkết; Tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền về du lịch bền vững, phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường, phù hợp chủ trương, chính sách phát triển du lịch, chính sách môi trường của nhà nước, chỉ đạo thông qua phối hợp với các kênh thông tin đại chúng thuộc Tổng cục Du lịch và qua các doanh nghiệp du lịch đối với khách du lịch nội địa vào khu vực Bắc Trung Bộ; Rà soát các Chương trình hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch các địa phương từ nay đến hết năm 2016, hướng tới xem xét, điều chỉnh, chuyển một số hoạt động, chương trình đưa vào hỗ trợ các tỉnh Bắc Trung Bộ; Chỉ đạo, đề nghị các địa phương chủ động xây dựng quản lý rủi ro trong hoạt động du lịch; Nghiên cứu, đề xuất kịp thời, nhanh chóng chuyển hướng thị trường khi tình hình sự cố có diễn biến tiếp tục kéo dài và trong trường hợp có diễn biến mới, khi tình tình khách du lịch tới Bắc Trung Bộ tiếp tục suy giảm, không có dấu hiệu phục hồi; Kết hợp tăng cường kích cầu du lịch nội địa, chuyển trọng tâm hoặc một số nội dung hướng tới Bắc Trung Bộ; Đề xuất kết hợp thúc đẩy phục hồi du lịch Bắc Trung Bộ tranh thủ với việc tổ chức các sự kiện thể thao biển khu vực miền Trung. Trong thời gian tới, những hoạt động, giải pháp cụ thể gồm: Thống kê đánh giá thiệt hại của ngành du lịch các địa phương,tậptrung4tỉnhBắcTrungBộbị ảnhhưởngtrựctiếpvàmộtsốđịaphương liênquan;Triểnkhaicáchoạtđộngquảng bá, tuyên truyền giới thiệu các điểm đến, sản phẩm du lịch nổi bật của Bắc Trung Bộ; Định hướng, tổ chức các đoàn Famtrip quốc tế có chương trình qua 4 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ; Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động trongngànhdulịchtại4tỉnhmiềnTrung; Đề xuất các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố môi trường biển, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm thuế 50% VAT trong thời gian 1 năm. h.phượng Hỗ trợ các tỉnh Bắc Trung Bộ khôi phục hoạt động du lịch
  • 10. 10 số 1186 l 14.7.2016 Sự kiện vấn đề Chiều 08.7, tại hội nghị về phát triển du lịch năm 2016, ông Đỗ Đình Hồng - GiámđốcSởDulịchHàNộikhẳngđịnh, ngành du lịch Thủ đô đặc biệt quan tâm đếncôngtácthanhkiểmtrahoạtđộngdu lịch nhằm chấn chỉnh các hoạt động theo đúng các quy định, đảm bảo sự lành mạnh, an toàn cho môi trường du lịch. Bởi vậy, thời gian gần đây, Hà Nội gần như không xảy ra các vụ việc nổi cộm làm ảnh hưởng tới khách du lịch. Từ đầu năm đến nay, Sở Du lịch Hà Nộiphối hợp với các quận, huyện Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Gia Lâm, Thường Tín triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm đến. Đồng thời, thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật của hoạt động lữ hành, hướng dẫn và vận chuyển khách du lịch trên địa bàn; các quy định về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, việc niêm yết giá, tình trạng ăn mày, ăn xin tại các điểm đến du lịch: Hoàng thành Thăng Long, Chùa Hương (huyện Mỹ Đức), Đền Và, Chùa Mía (thị xã Sơn Tây), Đền Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn), Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm). Đặc biệt, Thanh tra Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng lực lượng chức năng kiểm tra hơn 100 hướng dẫn viên du lịch tại khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát hiện 1 trường hợp không có thẻ hướng dẫn và đã ra quyết định xử phạt. Hiện, lực lượng liên ngành triển khai kiểm tra tại các khu du lịch Thiên Sơn-Suối Ngà (huyện Ba Vì), Công viên nước Hồ Tây, làng nghề Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Nhà hát Múa rối Thăng Long (quận Hoàn Kiếm)… Sở Du lịch Hà Nội cùng với các ban, ngành liên quan đang phối hợp kiểm tra, xử lý các đối tượng chèo kéo khách du lịch khu vực hồ Hoàn Kiếm. Ông Đỗ Đình Hồng cũng cho biết, bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra các điểm đến, Thanh tra du lịch Hà Nội còn chủ động làm việc với các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, thường xuyên nhắc nhở chấp hành các quy định, ngăn ngừa xảyranhữngvụviệckhôngmongmuốn. Cùng với đó, công tác cấp đổi thẻ hướng dẫn viên được đặc biệt quan tâm nhằm quảnlýchặtchẽđộingũhướngdẫnviên. Hiện tại, đội ngũ hướng dẫn viên tại Hà Nội đang thiếu, nhất là các ngoại ngữ hiếm. Vừa qua, Sở đã tuyển chọn trên 300 sinh viên tiêu biểu các khoa du lịch trong các trường đại học để hỗ trợ du khách tại các điểm đến ở Hà Nội. Nhìn chung, vấn đề môi trường, tình hình an ninh trật tự tại các điểm du lịch ở Hà Nội cơ bản được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn những bất cập cần được giải quyết như tình trạng chèo kéo, ép giá ít nhiều ảnh hưởng tới ấn tượng của khách. Đức Minh Hà Nội chủ động chấn chỉnh các hoạt động du lịch Trong khuôn khổ các hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long 2016 tại Hậu Giang (MDEC - Hậu Giang 2016), ngày 11.7 tại thành phố Vị Thanh, Tổng cục Du lịch đã tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều cơ quan Trung ương và địa phương, chính quyền các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các doanh nghiệp, đơn vị. Hội thảo tập trung thảo luận 3 vấn đề chính: cơ chế, chính sách phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long; sản phẩm du lịch, thị trường du lịch và công tác xúc tiến quảng bá du lịch tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch và tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch để vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực sự trở thành điểm đến mang tầm khu vực và quốc tế. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - Hà Văn Siêu cho rằng, so với các vùng miền khác, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng phát triển du lịch hơn, nhưng việc khai thác và phát huy tiềm năng còn hạn chế. Hội thảo là dịp các địa phương, doanh nghiệp thảo luận các giải pháp, các chương trình hành động, cách làm mới, hiệu quả trong phát triển du lịch. Qua đó thúc đẩy liên kết giữa các tỉnh/thành với nhau và liên kết giữa địa phương và Trung ương trong khai thác và phát triển du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Để liên kết, hợp tác phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long phát huy và đạt hiệu quả, các đại biểu cho rằng, các ngành, các địa phương, các hiệp hội và doanh nghiệp du lịch cần tập trung thực hiện một số nội dung như: triển khai hiệu quả đề án Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long; các địa phương trong vùng chủ động nghiên cứu, ban hành các cơ chế ưu đãi, khuyến khích các nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào các dự án phát triển du lịch có quy mô lớn; khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống, xây dựng sản phẩm đặc trưng theo từng địa phương gắn kết với sản phẩm du lịch đặc thù cấp vùng. Năm 2015, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đón trên 25 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước, tăng 19,4% so với năm 2014 và lượng khách đến tập trung chủ yếu từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh/thành khác. Một số tỉnh/thành đón lượng khách du lịch lớn là An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang… Tổng thu từ du lịch năm 2015 đạt hơn 8.600 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ. L.Khánh LiênkếtđồngbộđểpháttriểndulịchĐồngbằngsôngCửuLong
  • 11. 11số 1186 l 14.7.2016 Sự kiện vấn đề Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch theo hướng chuẩn quốc gia và khu vực” đã diễn ra ngày 06.7 tại TP. Hồ Chí Minh do Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL) tổ chức. Nhiều ý kiến phát biểu tại hội thảo cho rằng, để phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong các nghề du lịch ASEAN (MRA - TP) khi Cộng đồng ASEAN đã ra đời, cần liên kết 3 nhà gồm nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp. Liên kết nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế về du lịch được rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng và đạt nhiều thành công. Liên kết 3 nhà trong phát triển nhân lực du lịch chất lượng cao tuy đã được quan tâm, nhưng chưa đạt kết quả mong muốn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Liên kết trong phát triển nhằm mục đích chung là phát triển nguồn nhân lực, song các bên cần triển khai tập trung những việc cụ thể như: Nhà nước thiết kế và triển khai chiến lược, xây dựng cơ cấu tổ chức, hỗ trợ kỹ thuật và cấp kinh phí, thiết kế các “đòn bẩy” nhằm tạo ra tác động kinh tế, đầu tư kinh phí cho các hoạt động thúc đẩy. Nhà trường đầu tư nâng cao năng lực đào tạo, dạy nghề, phát triển chương trình giáo dục và giáo trình các môn học. Doanh nghiệp tham gia giáo dục du lịch và bồi dưỡng nhân lực, góp ý chương trình, giáo trình, bố trí và sử dụng nhân lực… Từ những hoạt động của các bên, Nhà nước hình thành môi trường liên kết để các bên trao đổi thông tin, kinh nghiệm… thúc đẩy liên kết có hiệu quả. Tiến sĩ Trần Văn Long - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cho rằng, liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp là tất yếu khách quan. Doanh nghiệp đóng vai trò là những nhà cung cấp thông tin để các trường nắm được nhu cầu của thị trường lao động. Hiện nay, việc tuyển sinh của mỗi trường phụ thuộc vào chỉ tiêu phân bổ của nhà nước, từ đó lại phân chỉ tiêu cho các nghiệp vụ, do vậy tuyển sinh chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực. Vì vậy, giữa doanh nghiệp và nhà trường cần thống nhất chủ trương liên kết đào tạo; xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo hàng năm theo thỏa thuận, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn lực con người, hỗ trợ nhà trường trong giảng dạy và thực hành thực tập, nâng cao tay nghề. Giữa doanh nghiệp và nhà trường thiết lập hệ thống thông tin hai chiều sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đôi bên hiểu nhau hơn, sinh viên ra trường được đào tạo bài bản cả về chất và lượng. Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Trần Ngọc Lương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn khách sạn Mường Thanh chia sẻ những khó khăn khi tiếp nhận sinh viên ngành du lịch mới ra trường. Đa số chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, trình độ ngoại ngữ còn kém, phải mất 6-12 tháng đào tạo lại. Theo ông Trần Ngọc Lương, chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo càng gần chuẩn đầu vào càng tốt. Sinh viên được đào tạo có 3 đơn vị năng lực là: giao tiếp tiếng Anh, năng lực chung như tiếp nhận xử lý phàn nàn, áp dụng nguyên tắc du lịch có trách nhiệm trong kinh doanh; năng lực chuyên ngành. nguyễn cúc LiênkếtpháttriểnnguồnnhânlựcdulịchtrongcộngđồngASEAN Bộ phim của Hãng Phim truyện Việt Nam “Cuộc đời của Yến” (đạo diễn Đinh Tuấn Vũ) đã giành Giải thưởng lớn - Grand Festival Prize tại Liên hoan Phim công chiếu quốc tế lần đầu diễn ra tại Philippines. “Cuộc đời của Yến” đã vượt qua 4 phim khác của Malaysia, Philippines, Pháp và Tây Ban Nha để giành Giải thưởng lớn. Năm nay, Việt Nam có 9 phim được mời tham dự Liên hoan phim này gồm: “Cuộc đời của Yến”, “Trên đỉnh bình yên”, “Mỹ nhân”, “Nhà tiên tri”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Những đứa con của làng”, “Trúng số”, “12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy”, “Nước 2030”. “Cuộc đời củaYến” xoay quanh đề tài tảo hôn và số phận người phụ nữ nông thôn Việt Nam những năm trước 1945. Phim kể về câu chuyện của Yến, một cô gái nông thôn xinh xắn phải về nhà chồng khi mới mười tuổi. Cuộc đời của cô gắn liền với những thăng trầm của gia đình nhà chồng cùng người chồng kém mình một tuổi. Xuyên suốt tác phẩm, tính cách của người phụ nữ Việt Nam truyền thống được thể hiện chân thực và đầy cảm động. “Cuộc đời củaYến” từng giành giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19 (2015) và Cánh diều Bạc tại giải Cánh diều 2016. Liên hoan phim công chiếu quốc tế lần đầu - Philippines 2016 do Hội đồng Điện ảnh Philippines tổ chức, diễn ra tại Manila, Philippines. Đây là một trong những sự kiện điện ảnh lớn nhất trong năm của Philippines, nhằm mục đích vinh danh các tác phẩm điện ảnh và các nhà làm phim mới, tiêu biểu, đến từ khắp nơi trên thế giới. Đ.ngọc “Cuộc đời của Yến”giành Giải thưởng lớn Liên hoan Phim công chiếu quốc tế lần đầu
  • 12. 12 số 1186 l 14.7.2016 Sự kiện vấn đề Chính phủ vừa quyết nghị gia hạn thêm 1 năm, đến hết ngày 30.6.2017 việc miễn thị thực (visa) cho công dân 5 nước Tây Âu gồm: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia. Đây là những chỉ đạo rất kịp thời và quyết liệt của Chính phủ, góp phần hỗ trợ cho việc tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành Du lịch Việt Nam. Trong một năm qua, chính sách miễn thị thực nêu trên đã góp phần thu hút thêm nhiều khách 5 nước Tây Âu đến Việt Nam. Chínhsáchđúngđắn Giai đoạn 2010-2014, tổng số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ 5 thị trường Tây Âu tăng trưởng với tốc độ trung bình 5,35%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2016, du lịch Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khách quốc tế, đạt hơn 4,7 triệu lượt khách, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt, khách du lịch từ 5 nước Tây Âu được miễn thị thực nhập cảnh đều có tốc độ tăng trưởng ấn tượng (từ 13,8%-30,1%). Tổng lượng khách của 5 thị trường này trong 6 tháng đầu năm tăng hơn 62.000 lượt so với cùng kỳ năm 2015 (thời điểm chưa áp dụng chính sách miễn thị thực). Tổng cục Du lịch nhận định: Chính sách miễn thị thực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến nước ta. Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch từ 5 nước Tây Âu nêu trên tại Việt Nam là 1.316 đôla Mỹ. Với số lượng khách du lịch tăng thêm sau khi áp dụng chính sách miễn thị thực nhập cảnh, tổng thu trực tiếp tăng thêm đạt gần 55 triệu USD, thu gián tiếp và lan tỏa từ các chuỗi cung ứng và thu nhập, chi tiêu của người dân ước tính đạt hơn 116 triệu USD. Như vậy, tổng thu tăng thêm từ số lượng khách du lịch từ 5 nước Tây Âu ước đạt hơn 171 triệu USD. Chính sách miễn thị thực nhập cảnh đã đem lại tác động tích cực và lợi ích rõ ràng, góp phần phát triển kinh tế, phân bổ các lợi ích kinh tế và xã hội đến các đối tượng tham gia vào hệ thống ngành du lịch. Kéodàithờigianmiễnthịthực- xuhướngtoàncầu Hiện nay, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh là xu hướng chung trên thế giới. Theo Báo cáo về mức độ mở cửa liên quan đến thị thực nhập cảnh, tỷ lệ khách du lịch quốc tế cần thị thực nhập cảnh vào điểm đến quy mô toàn thế giới đã giảm từ 77% năm 2008 xuống còn 61% năm 2015. Ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, năm 2015, khoảng 20% dân số toàn cầu không cần thị thực, 23% có thể được cấp thị thực tại cửa khẩu, 11% có thể được cấp thị thực điện tử. Các nước láng giềng của Việt Nam cũng đã đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh để tăng cường thu hút khách du lịch. Trong đó, Indonesia đã miễn thị thực cho công dân 169 nước. Philippines miễn thị thực cho 165 nước, Malaysia miễn 164 nước, Singapore miễn cho 160 nước, Thái Lan miễn 61 nước, Lào miễn thị thực cho công dân 40 nước, Campuchia miễn 25 nước... Việt Nam mới chỉ miễn thị thực cho công dân của 22 quốc gia. Trong đó miễn song phương cho 9 nước thành viên ASEAN (miễn 30 ngày, riêng Brunei 14 ngày); miễn đơn phương cho công dân 7 nước đến hết năm 2019 không quá 15 ngày (Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch); miễn thị thực cho công dân Belarus tới hết 30.6.2020. Riêng với công dân 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia) vừa được tiếp tục miễn thị thực đơn phương trong 15 ngày đến hết ngày 01.7.2017. Nhữngbấtcậpcầntháogỡ Trước khi Chính phủ quyết định gia hạn miễn visa cho du khách 5 nước Tây Âu đến ngày 30.6.2017, Bộ VHTTDL đã trình Chính phủ phê duyệt thời gian miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước này từ 1 năm lên 5 năm và tăng thời gian miễn thị thực nhập cảnh từ 15 ngày lên 30 ngày để phù hợp với nhu cầu của khách du lịch Tây Â. Tuy nhiên, đề nghị này chưa được chấp thuận. Bởi hiện nay, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13) được kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 16.6.2014, tại chương VI, mục “Tạm trú”, điều 31, điểm d đã quy định rõ: Công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì được cấp tạm trú 15 ngày. Đây thực sự là thách thức đối với những người làm du lịch. Ngay từ khi có chính sách miễn visa cho khách Tây Âu trong vòng 1 năm, rất nhiều đơn vị lữ hành lớn của Việt Nam đã lên tiếng cho rằng: Chính sách miễn thị thực trong 1 năm mang tính ngắn hạn trong khi các kế hoạch kinh doanh thường theo chiến lược từ 3-5 năm hoặc dài hạn (trên 5 năm) để các doanh nghiệp có phương án đầu tư nguồn lực và sắp xếp kế hoạch kinh doanh. Thêm vào đó, hoạt động quảng bá, xúc tiến cần trước ít nhất 6 tháng đến 1 năm để đưa các gói sản phẩm cụ thể đến với du khách. Khách du lịch từ thị trường xa như Tây Âu cũng cần ít nhất 3-6 tháng để quyết định điểm đến du lịch sau khi có thông tin. Chính vì vậy, thời gian càng về sau, Kéodàithờigianmiễnthủtụcvisa chokháchdulịchquốctế-mộtchủtrươngđúngđắn
  • 13. 13số 1186 l 14.7.2016 Sự kiện vấn đề tốc độ tăng trưởng khách du lịch càng cao hơn. Chính sách ngắn hạn mới chủ yếu thu hút khách lẻ, khách Tây Âu đang làm việc tại các nước gần Việt Nam hoặc nối tour sang nước ta. Các doanh nghiệp cũng chỉ ra rằng: Khách du lịch từ thị trường xa như Tây Âu đến Việt Nam thường theo các chương trình trên 15 ngày, thông thường khoảng 3-4 tuần. Do đó, chính sách miễn thị thực trong 15 ngày chưa thực sự hấp dẫn du khách. Trong Sách trắng 2015, các chuyên gia EuroCham cũng cho rằng: Thời hạn miễn thị thực cho khách quốc tế tại Việt Nam cần tăng lên 30 ngày… Ngoài việc cần điều chỉnh tăng ngày miễn thị thực từ 15 ngày lên 30 ngày cho khách du lịch 5 nước Tây Âu, ngành du lịch cũng cho rằng cần thiết phải tiếp tục miễn thị thực cho công dân 13 nước đến Việt Nam du lịch theo chương trình tour trọn gói do các công ty lữ hành quốc tế được phép hoạt động tại Việt Nam tổ chức. 13 thị trường này gồm: Australia, New Zealand, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Canada, Áo, Hà Lan, Bỉ, Azerbaijan, Kazakhstan, Uzberkistan và Ấn Độ. Khách từ 13 thị tường này chiếm từ 46-50% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, chủ yếu là tham quan nghỉ dưỡng. Việc áp dụng chính sách miễn thị thực cho khách du lịch đi theo tour sẽ góp phần tăng nhanh lượng khách trong thời gian tới, đảm bảo được mục tiêu về tăng trưởng lượng khách và thu nhập từ khách theo Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030… Vẫn biết nếu thực hiện miễn thủ tục visa thì các sứ quán và cơ quan đại diện ngoại giao mất đi một nguồn thu lệ phí visa nhất định, việc gia hạn visa từ 15 lên 30 ngày để có thể tham gia trọn vẹn một tour Châu Á, Đông Nam Á... của các du khách quốc tế cũng là một việc làm tốn kém không chỉ tiền bạc mà cả thời gian. Tuy nhiên không thể chỉ vì vài USD/lệ phí visa/khách quốc tế đến Việt Nam mà lợi ích mang lại chỉ dành cho một nhóm nhỏ nêu trên để bỏ qua những lợi ích kép hàng trăm triệu đô la mà nguồn khách này tạo ra khi chọn Việt Nam là điểm đến. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật 23.6 đã nhấn mạnh: “Với mục tiêu xây dựng một chính phủ kiến tạo, kiên quyết không để tình trạng lợi ích nhóm chi phối chính sách”. Thiết nghĩ tinh thần kiên quyết này của Người đứng đầu Chính phủ rất cần được soi rọi và tháo gỡ những vướng mắc về chính sách thị thực còn tồn tại hiện nay, tạo nên những xung lực mới cho ngành công nghiệp không khói của đất nước. t.t.n Tối 09.7, “Ngày hội Du lịch Chợ nổi Cái Răng” đã bế mạc sau hai ngày diễn ra lễ hội. Phát biểu tại lễ bế mạc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ - Lê Văn Tâm cho biết, thành phố sẽ triển khai đề án Bảo tồn chợ nổi Cái Răng ngay trong năm 2016. Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị UBND quận Cái Răng sớm hoàn thành và triển khai đề án Bảo tồn chợ nổi Cái Răng đã được thành phố phê duyệt. Quá trình bảo tồn chợ nổi Cái Răng phải thực hiện tốt các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, đội ngũ chuyên gia tư vấn đối với việc cải tạo, nâng cấp chợ nổi Cái Răng. Từ đó tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đến thành phố trên cơ sở hạn chế phá vỡ hiện trạng, đảm bảo an toàn giao thông thủy bộ, vệ sinh môi trường và thực phẩm. Đồng thời, phải bảo vệ tối đa những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của chợ nổi nhằm đáp ứng nhu cầu sinh kế của người dân và nhu cầu tham quan, mua sắm, ẩm thực của du khách... Việc bảo tồn chợ nổi Cái Răng còn là một chiến lược đưa thành phố Cần Thơ phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa địa phương, xứng đáng là thành phố trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long về du lịch. Ngày 09.7 hàng năm sẽ được chọn là Ngày hội du lịch chợ nổi Cái Răng. Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XX, trước khi xuất hiện chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng), nằm trên trục đường thủy sông Cần Thơ, Kênh xáng Xà No nên rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh lân cận. Mỗi ngày có từ 300-400 ghe, tàu buôn bán, kinh doanh hàng hóa tại đây. Ngày nay, do hệ thống giao thông đường bộ với cầu đường, các phương tiện vận chuyển ngày càng phát triển, chợ nổi đã không còn sầm uất, náo nhiệt như xưa, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo riêng có của nó. Chợ nhóm họp từ 5 đến 9 giờ mỗi ngày. Điểm đặc sắc của chợ nổi Cái Răng là chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi ghe xuồng cắm một “cây bẹo” treo loại nông sản mình bán, giúp người mua có thể nhìn thấy từ xa. Ngoài ra, các ghe xuồng bán nước giải khát, thức ăn, đồ uống đặc trưng địa phương cũng hoạt động tấp nập xen kẽ giữa những ghe bán nông sản để phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách. Mạnh huân Sẽ triển khai đề án Bảo tồn chợ nổi Cái Răng
  • 14. 14 số 1186 l 14.7.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 04.7.2016, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2365/QĐ- BVHTTDL về việc tổ chức Hội thảo, tọa đàm về văn hóa ứng xử trong lễ hội. Hội thảo do Cục Văn hóa cơ sở chủ trì, với sự tham dự của lãnh đạo Bộ VHTTDL, lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ, các cơ quan: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, một số cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương cùng đại diện các Sở, ban, ngành có liên quan và các nhà nghiên cứu, chuyên gia về văn hóa, lễ hội… Nội dung cuộc hội thảo tập trung thảo luận về thực trạng văn hóa ứng xử và việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội hiện nay và các giải pháp nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về văn hóa ứng xử và thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội. Hội thảo dự kiến diễn ra vào tháng 10.2016 tại Khu di tích Lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ). Minh thoAn Hội thảo, tọa đàm về văn hóa ứng xử trong lễ hội Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa đoàn Thể thao Việt Nam sẽ chính thức lên đường tham dự Olympic Rio 2016 tại Brazil. Để kịp thời nắm bắt thông tin cũng như rà soát và giao nhiệm vụ tới từng thành viên của đoàn, ngày 06.7, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam - Trần Đức Phấn đã chủ trì cuộc họp với các cán bộ, thành viên trong đoàn và đại diện các bộ môn về vấn đề này. Hiện mọi công tác chuẩn bị về vấn đề thẻ, trang phục, các thủ tục visa hay công tác hậu cần... cơ bản đã hoàn tất. Cán bộ tiền trạm của đoàn Thể thao Việt Nam sẽ bắt đầu sang Brazil từ ngày 23.7. Ngày 12.7, các thành viên trong đoàn nhận trang phục (gồm quần áo, vali, giầy) từ nhà tài trợ. Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại Olympic Rio 2016 - ông Trần Đức Phấn yêu cầu: 50 thành viên trong đoàn khi tham dự Thế vấn hội lần này cần phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chung của đoàn cũng như các quy định về pháp luật của nước chủ nhà Brazil; Nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ, các quy định của Ban tổ chức Đại hội và phong tục tập quán của Brazil. Tất cả các thành viên trong đoàn Thể thao Việt Nam luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục mọi khó khăn tạo ra sức mạnh chung cho đoàn, thể hiện uy tín và trình độ của Thể thao Việt Nam tại Thế vận hội; giữ gìn nét đẹp văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam. Đồng thời, thực hiện tốt và hiệu quả các quan hệ đối ngoại, hợp tác với Ban tổ chức Thế vận hội, Ủy ban Olympic các quốc gia, đoàn Thể thao các nước tham dự, góp phần tăng cường hữu nghị và sự hiểu biết lãn nhau vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Về công tác chuyên môn, nhìn chung cho đến thời điểm này mọi vấn đề về sức khỏe, chuyên môn và trình độ của VĐV đều đảm bảo và thực hiện đúng các kế hoạch huấn luyện của Liên đoàn cũng như Tổng cục Thể dục thể thao. Riêng có một số VĐV hiện đang tập huấn tại nước ngoài (các nước thuộc Châu Âu) có thể sẽ được đoàn sắp xếp di chuyển phù hợp với lộ trình của đoàn Thể thao Việt Nam. Lễ xuất quân của đoàn Thể thao Việt Nam sẽ diễn ra vào 18h ngày 20.7 tại Hà Nội với sự góp mặt của hầu hết các thành viên trong đoàn và lãnh đạo Bộ VHTTDL, Tổng cục Thể dục thể thao, các Liên đoàn, Hiệp hội Thể thao quốc gia. Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Olympic Rio 2016 ở 10 bộ môn gồm: Kiếm, Bắn súng, Thể dục dụng cụ, Cầu lông, Rowing, Điền kinh, Judo, Vật, Cử tạ, Bơi. Olympic lần này quy tụ hơn 10.500 VĐV đến từ 206 quốc gia trên thế giới, tranh tài ở 306 nội dung trong 28 môn Thể thao. tDtt Ràsoátcôngtácchuẩn bịcủađoànTTVNtham dựOlympic 2016 Triển lãm “Sơn mài và thổ cẩm Việt Nam” diễn ra tại Thủ đô Manila, Philippines từ ngày 10.7 đến 16.7.2016. Triển lãm là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Những ngày văn hóa Việt Nam tại Philippines, do Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban quốc gia về Văn hóa và Nghệ thuật Philippines tổ chức. Theo đó, tại triển lãm lần này, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam sẽ giới thiệu bộ sưu tập hơn 100 hiện vật gồm các sản phẩm sơn mài và thổ cẩm truyền thống, trang phục áo dài, trang phục cô dâu chú rể dân tộc Dao đỏ, trang phục dân tộc H’Mông, dân tộc Ê Đê, Lô Lô và đặc biệt là bộ sưu tập búp bê trong trang phục các dân tộc - hình ảnh minh họa cho một số bộ trang phục dân tộc thiểu số tiêu biểu ở Việt Nam. Triển lãm “Sơn mài và thổ cẩm Việt Nam” là sự kiện văn hóa mang ý nghĩa sâu sắc, góp phần tăng cường mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa Việt Nam và Philippines đồng thời cũng là dịp để nhân dân Philippines, bạn bè quốc tế hiểu biết thêm về bản sắc dân tộc của đất nước, con người Việt Nam. Đ.Anh Triển lãm“Sơn mài và thổ cẩm Việt Nam”tại Philippines
  • 15. 15số 1186 l 14.7.2016 thông tin trao đổi Hiện nay, trẻ em gái vị thành niên trên khắp thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn so với trẻ em trai cùng trang lứa. Đặc biệt, các thách thức sẽ nhân lên bội phần nếu trẻ em gái vị thành niên là người dân tộc thiểu số, sống ở nông thôn và xuất thân trong gia đình nghèo khó… Vì vậy, hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11.7) năm nay, Quỹ Dân số Liên hợp quốc đã đưa ra chủ đề “Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên” nhằm gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới các chính phủ, các tổ chức, cộng đồng và gia đình hãy quan tâm và đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên. Bộ Y tế cho biết: Theo số liệu toàn cầu, trong năm 2015, Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có số trẻ em gái kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi cao nhất, với 59 triệu em. Tiếp sau là Đông Á và Nam Á cùng với khu vực Tây Phi và Trung Phi với 8 triệu em; các quốc gia Ả rập 3 triệu em; khu vực Đông Âu và Trung Á 1 triệu em. Bên cạnh đó, mỗi ngày có 20.000 trẻ em gái tại các nước đang phát triển độ tuổi từ 15-17 sinh con. Ước tính số ca nạo phá thai không an toàn ở trẻ em gái tuổi từ 15-19 là 3,2 triệu ca; 10% số trẻ em gái cho biết đã từng bị cưỡng bức quan hệ tình dục trước 15 tuổi. Đặc biệt, tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em gái 15- 19 tuổi và biến chứng thai sản là nguyên nhân thứ hai. Những số liệu này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các nước trên thế giới về tình trạng tảo hôn của trẻ em gái vị thành niên. Thực tế ở nhiều quốc gia, một em gái khi đến tuổi dậy thì đã được gia đình và cộng đồng cho là sẵn sàng để kết hôn, mang thai và sinh con. Em có thể bị ép phải kết hôn sớm và bỏ học, bị ảnh hưởng tới sức khỏe do phải sinh nở trước khi cơ thể em sẵn sàng cho việc đó. Các em cũng có thể không được hưởng quyền con người; không được đi học; sức khỏe không tốt và gần như không kiểm soát được cơ thể của mình. Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình cũng cho biết về một nghiên cứu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc, chỉ ra bốn nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vị thành niên gái và nữ thanh niên bị bỏ lại phía sau, đó là: bạo lực giới; thiếu hụt cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế; thiếu hụt cơ hội tiếp cận giáo dục và chính sách không được triển khai trên thực tiễn. Vì vậy, để xóa bỏ các khoảng cách giữa trẻ em gái và trẻ em trai, cần phải chấm dứt bạo lực giới, bảo đảm tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng, đưa trẻ em gái đến trường, trao quyền cho trẻ em gái, phụ nữ trẻ và thay đổi những quan niệm xã hội cũ. Chương trình nghị sự Phát triển bền vững 2030 là cơ hội có một không hai để trẻ em gái vị thành niên được hưởng các quyền của mình, được hiện thực hóa mong ước của các em và thay đổi thế giới của chúng ta. Khi các nước đầu tư cho y tế và giáo dục dành cho thanh thiếu niên, đặc biệt là trẻ em gái vị thành niên, tạo cơ hội cho các em phát huy trọn vẹn năng lực bản thân, thì các em sẽ có điều kiện tốt hơn để tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Trẻ em gái vị thành niên cần phải được tạo điều kiện để có thể bước vào giai đoạn trưởng thành một cách an toàn và khỏe mạnh. Bà Astrid Bant - Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết: Ở mức độ toàn cầu, UNFPA hỗ trợ các quốc gia trong việc nỗ lực trao quyền cho các trẻ em gái tuổi vị thành niên thông qua các chương trình bảo vệ nhân quyền và tăng cường tiếp cận thông tin và các dịch vụ, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục. Năm 2015, các chương trình của UNFPA đã hỗ trợ được 11,2 triệu trẻ em gái trong độ tuổi 10-19 tiếp cận được thông tin và các dịch vụ về sức khỏe tình dục và sinh sản. Đồng thời, hỗ trợ thành công 89 quốc gia xây dựng, thực hiện luật và các chính sách để trẻ em gái độ tuổi vị thành niên được hưởng các dịch vụ liên quan tới sức khỏe sinh sản và tình dục. Chia sẻ về các hoạt động hỗ trợ cụ thể cho trẻ em gái vị thành niên tại Việt Nam, bà Astrid Bant cho biết: UNFPA đã có các chương trình truyền thông nhằm hỗ trợ các quyền của giới trẻ, trong đó có quyền tiếp cận thông tin, dịch vụ liên quan tới sức khỏe sinh sản và tình dục. Hoạt động này nhằm hướng tới mục tiêu, tất cả thanh thiếu niên Việt Nam sẽ tiếp cận được các dịch vụ và thông tin mà họ cần; đồng thời, tất cả trẻ em gái trong độ tuổi thanh thiếu niên và phụ nữ Việt Nam có thể mang thai khỏe mạnh và an toàn. UNFPAcũng đang hỗ trợ nhằm cải thiện việc tiếp cận các biện pháp tránh thai cho thanh niên chưa kết hôn, đặc biệt là những người di cư trẻ có hoàn cảnh khó khăn, thanh niên chưa lập gia đình, những người trẻ là người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, UNFPA giúp Việt Nam đưa các chương trình giáo dục kỹ năng sống và các kiến thức về HIV cũng như sức khỏe sinh sản - sức khỏe tình dục tới thanh niên ngoài trường học, trong các cơ sở dạy nghề. yến nhi NgàyDânsốthếgiới(11.7): Quan tâm Trẻ em gái vị thành niên
  • 16. 16 số 1186 l 14.7.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 06.7, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức cuộc họp lãnh đạo cao cấp lần thứ ba “Sáng kiến Liên minh Hạ Long - Cát Bà”. Đây là sáng kiến được hỗ trợ bởi Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trong thời gian 3 năm. Cuộc họp được tổ chức nhằm tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và quần đảo Cát Bà của thành phố Hải Phòng, góp phần bảo tồn các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.Tham dự cuộc họp có đại diện Bộ VHTTDL, Bộ Ngoại giao, UBND TP. Hải Phòng, UBND tỉnh Quảng Ninh, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ, UNESCO tại Việt Nam, các thành viên trong Liên minh Hạ Long - Cát Bà, cùng một số doanh nghiệp. Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung đánh giá thực trạng xả thải từ hơn 500 tàu du lịch đang hoạt động trên Vịnh Hạ Long; tác động tiêu cực của rác thải rắn và phao xốp tại Vịnh Hạ Long và Cát Bà đối với môi trường. Qua đó, các đại biểu đề xuất các giải pháp quản lý nước thải gây ô nhiễm nguồn nước như: Áp dụng việc thu phí đối với doanh nghiệp, người dân nếu sử dụng túi nilon; hạn chế và quản lý chặt chẽ việc sử dụng phao xốp; đưa hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải đối với các tàu du lịch đang hoạt động trên Vịnh Hạ Long và khu vực Cát Bà… Với nguồn vốn hỗ trợ của USAID, sáng kiến Liên minh Hạ Long - Cát Bà được khởi xướng vào năm 2014, nhằm xây dựng cơ chế hợp tác giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương, từ đó thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, bảo vệ môi trường tại Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà. Năm 2015, Liên minh thành lập Ban lãnh đạo với định hướng tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, tập trung vào hai nội dung chính là triển khai chương trình chứng chỉ du lịch bền vững cho các công ty kinh doanh du thuyền và hỗ trợ kỹ thuật cho UNESCO trong công tác quản lý Vịnh Hạ Long, cũng như đề xuất mở rộng Di sản thiên nhiên thế giới bao gồm cả quần đảo Cát Bà. Đức Kiên Xây dựng khung trình độ quốc gia nhằm thiết lập các chuẩn mực tối thiểu với ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch giúp quản lý chất lượng đào tạo trong các lĩnh vực này là nội dung được Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh tại hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch theo hướng chuẩn quốc gia và khu vực” tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 05.7. Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực này có nhiều cơ hội lẫn thách thức. Theo PGS.TS Hoàng Minh Phúc - Giảng viên Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, ngoại ngữ là một trong những môn học bắt buộc từ các cấp bậc học tại Việt Nam, tuy nhiên do tính chất đặc thù của ngành, nhiều học sinh, sinh viên ngành nghệ thuật chỉ tập trung chuyên môn, lơ là việc học ngoại ngữ… Chỉ ra những hạn chế về công tác đào tạo trong lĩnh vực này, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh - Giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai cho rằng, thiết kế chương trình giảng dạy các ngành văn hóa nghệ thuật còn trùng lấp, mất tính tương hỗ, liên kết giữa các môn và các phần trong chương trình đào tạo, thiếu chú trọng bồi dưỡng năng lực sáng tạo của sinh viên. Các cơ sở đào tạo nghệ thuật chưa nhận thức rõ trách nhiệm nghề nghiệp. Nhiều khu vực là cái nôi của văn hóa tộc người, có tài nguyên văn hóa đặc sắc như Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu… nhưng lại không trở thành môi trường đào tạo nhân tài nghệ thuật cao. Tại hội thảo, nhiều giải pháp đã được các đại biểu thảo luận như hoàn thiện hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo theo phương pháp đổi mới và đạt chuẩn; Tăng cường kiểm định chất lượng, tiến tới các chuẩn mực quốc tế trong giáo dục đại học và hội nhập quốc tế; Nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ giảng viên, khuyến khích giảng viên học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ… Hội thảo nhận định, chủ trương phát triển khung trình độ quốc gia có thể đựơc xem như giải pháp chính sách giải quyết dần những thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Hiện đa số các quốc gia trong khối ASEAN đã xây dựng và ban hành Khung trình độ quốc gia dựa trên Khung trình độ tham chiếu ASEAN. Đây là thước đo chung để các nước trong khối có thể tuyển dụng lao động qua đào tạo và giúp tạo nên thị trường lao động thống nhất, hiệu quả trong Cộng đồng ASEAN. t.LâM Xây dựng khung trình độ quốc gia về đào tạo văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch PháttriểndulịchbềnvữngtạiVịnhHạLongvàquầnđảoCátBà