SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1078 ngày 05/6/2014
- Quảng bá về hình ảnh
đất nước Việt Nam - điểm đến
an toàn, thân thiện, hấp dẫn
(Tr.2)
- Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị
tuyên truyền, phổ biến
Hiến pháp
(Tr.6)
- Thựchiệnnếpsốngvănminh
tạicáccơsởtínngưỡng,tôngiáo
(Tr.6)
- Cộng hưởng tình yêu Tổ quốc
(Tr 20)
trong số này Ảnh:C.T.V
Tích cực tuyên truyền
về chủ quyền biển đảo
Bộ VHTTDL vừa ban hành Công
văn số 1647/BVHTTDL-TVđề nghị Sở
VHTTDL các tỉnh/thành chỉ đạo Thư
viện tỉnh/thành tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu sách
báo, tư liệu về chủ quyền biển đảo Việt
Nam trên các phương tiện thông tin đại
chúng của địa phương; tổ chức triển lãm
tại thư viện, triển lãm lưu động; biên
soạn thư mục, thông tin chọn lọc chuyên
đề; tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên
đề, tuyên truyền giới thiệu sách về chủ
đề trên, thường xuyên cập nhật giới
thiệu những tài liệu mới về vấn đề này.
Bộ VHTTDL cũng yêu cầu các địa
phương tập trung vào việc tổ chức các
hoạt động trên một cách thường xuyên;
đặc biệt tập trung vào thời điểm Trung
Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải
Dương 981 trong vùng biển thuộc lãnh
thổ Việt Nam.
H.Q
Tối 30/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL, Đài Truyền hình Việt Nam
phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật “Vì biển đảo thân yêu”. Tham dự
chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Thị Kim
Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam - Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh…
(Xem tiếp trang 3)
LượngkháchquốctếđếnViệtNamtăng26,07%
Tổng cục Du lịch cho biết: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong
tháng 5/2014 ước đạt 674.204 lượt khách, giảm 9,62% so với tháng 4/2014,
nhưng so với cùng kỳ tháng 5/2013, lượng khách quốc tế đến vẫn tăng
20,66%. Kết quả này góp phần đưa tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam
trong 5 tháng đầu năm 2014 ước đạt 3.748.109 lượt khách, tăng 26,07% so
với cùng kỳ năm 2013. Đến thời điểm này, lượng khách quốc tế đến Việt
Nam đã đạt 46,85% so với kế hoạch tối thiểu là đón được 8 triệu lượt khách
trong năm 2014.
(Xem tiếp trang 10)
ChươngtrìnhVìbiểnđảothânyêunhằmbiểuthịlòngyêunước,khẳngđịnhmạnhmẽchủquyền
biêngiớibiểnđảocủaViệtNam
Chương trình nghệ thuật
“Vì biển đảo thân yêu”
quản lý nhà nước
2 số 1078 l 05.6.2014
Chiều 30/5, tại Hà Nội, Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ
đạo Nhà nước về Du lịch đã chủ trì Hội
nghị Ban Chỉ đạo - Kỳ họp thứ nhất
năm 2014.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Nhà
nước về Du lịch, năm 2013, ngành du
lịch đã đón tiếp và phục vụ 7,57 triệu
lượt khách quốc tế (tăng 10,6% so với
năm 2012). Tổng thu từ khách du lịch
đạt 200 nghìn tỉ đồng (tăng 25% so với
năm 2012). 5 tháng đầu năm 2014, tổng
số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn
3,7 triệu lượt khách (tăng 26,7% so với
cùng kỳ năm 2013), đa số thị trường
khách đều tăng so với cùng kỳ năm
2013. Tổng thu về khách du lịch đạt 109
nghìn tỉ đồng (tăng 28% so với cùng kỳ
năm 2013). Du lịch Việt Nam đã có sự
gia tăng không ngừng về quy mô và từng
bước nâng cao về chất lượng; hình thành
rõ nét các vùng động lực phát triển của
du lịch Việt Nam. Hoạt động quảng bá,
xúc tiến được tăng cường; năng lực tổ
chức các sự kiện lớn ngày càng được
khẳng định; uy tín, thương hiệu du lịch
Việt Nam được quốc tế ghi nhận ngày
càng rõ nét.
Tuy nhiên, hệ thống chính sách và
các cơ chế đặc thù cho ngành du lịch còn
thiếu gây ảnh hưởng đến cạnh tranh
điểm đến. Công tác quảng bá xúc tiến du
lịch chưa được đầu tư tương xứng. Vai
trò chủ động của các doanh nghiệp du
lịch trong công tác phát triển thị trường,
xây dựng sản phẩm còn hạn chế…
Từ nay đến cuối năm, Ban Chỉ đạo
Nhà nước về Du lịch sẽ tiếp tục xây
dựng kế hoạch hành động cụ thể tổ chức
chiến dịch quảng bá Việt Nam - điểm
đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn
“Exciting Viet Nam”; chỉ đạo thực hiện
Nghị quyết về một số giải pháp đẩy
mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2014-
2020 (sau khi được ban hành). Ban Chỉ
đạo cũng sẽ thống nhất kế hoạch, triển
khai một số giải pháp cấp bách thông tin
về môi trường du lịch Việt Nam an toàn,
thân thiện.
Trước tình hình căng thẳng tại Biển
Đông, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch
đã chỉ đạo ngành du lịch tăng cường nắm
bắt thông tin, đẩy mạnh công tác truyền
thông; mở rộng thị trường du lịch quốc
tế; đẩy mạnh kích cầu du lịch nội địa;
bảo đảm quyền lợi chính đáng, tuyệt đối
an toàn cho khách du lịch; duy trì và
cung ứng dịch vụ du lịch bình thường…
Tham gia thảo luận, các đại biểu đã
đề ra các giải pháp nhằm ổn định thị
trường du lịch như: tăng cường truyền
thông đối ngoại; cải thiện dịch vụ phát
triển thị trường nội địa; xác định các biện
pháp thúc đẩy mở rộng các thị trường du
lịch...
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam đánh giá: Thời gian qua,
công tác du lịch đã có bước cải tiến về
số lượng, chất lượng. Trước tình trạng
thời gian qua, khách du lịch đến Việt
Nam bị ảnh hưởng do diễn biến phức tạp
ở Biển Đông, ngành du lịch cần khắc
phục khó khăn, phát huy các sáng kiến,
tăng cường các giải pháp liên ngành thu
hút khách du lịch để đạt được mục tiêu,
doanh thu đã đề ra.
PhóThủ tướng đề nghị BộVHTTDL
và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương
chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường liên kết,
phối hợp thực hiện các giải pháp cấp
bách ứng phó với các diễn biến tình hình
tác động đến phát triển du lịch; tổ chức
các đoàn đi kiểm tra tình hình phát triển
du lịch tại các địa phương; tăng cường
công tác quản lý môi trường, bảo đảm an
toàn, an ninh cho khách du lịch...
Phó Thủ tướng nêu rõ: Thực hiện
được khẩu hiệu “Việt Nam - điểm đến
an toàn, thân thiện, hấp dẫn”, các Bộ,
ngành cần phối hợp rà soát các thủ tục,
tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp;
chấn chỉnh kỷ luật kỷ cương trong môi
trường du lịch; tăng cường đào tạo đội
ngũ làm công tác du lịch. Bên cạnh đó,
các Bộ, ngành cũng cần đẩy mạnh tuyên
truyền, quảng bá về hình ảnh đất nước
Việt Nam có môi trường ổn định, an
toàn, thân thiện.
tHế HùNg
Quảng bá về hình ảnh đất nước Việt Nam - điểm đến an toàn,
thân thiện, hấp dẫn
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông
tư số 64/2014/TT-BTC quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí tham quan Làng Văn hóa-Du
lịch các dân tộc Việt Nam. Theo đó, kể
từ ngày 10/7/2014, phí tham quan Làng
Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt
Nam sẽ áp dụng như sau: Đối với
người lớn là 30.000 đồng/người/lượt;
đối với sinh viên, học sinh trong các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp,
trường dạy nghề là 10.000
đồng/người/lượt; đối với trẻ em, học
sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
là 5.000 đồng/người/lượt.
Các đối tượng được giảm 50%
mức phí tham quan gồm: các đối
tượng được hưởng chính sách ưu đãi
hưởng thụ văn hoá; người cao tuổi;
người khuyết tật nặng. Người tham
quan thuộc nhiều trường hợp giảm phí
chỉ được giảm 50% mức phí tham
quan Làng Văn hóa-Du lịch các dân
tộc Việt Nam.
Cũng theo Thông tư, cơ quan thu
phí được để lại 90% số tiền phí thu
được để trang trải cho việc thu phí theo
quy định; trường hợp sử dụng không
hết thì được chuyển sang năm sau để
tiếp tục chi theo quy định hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 10/7/2014.
Đ.N
ThuphíthamquanLàngVănhóa-DulịchcácdântộcViệtNam
quản lý nhà nước
3số 1078 l 05.6.2014
- Tại Quyết định số 1556/QĐ-
BVHTTDL ngày 26/5/2014, Bộ
VHTTDL cho phép Công ty TNHH
Một thành viên Hãng phim Tài liệu và
Khoa học Trung ương phối hợp với
Hiệp hội các viện văn hóa và Đại sứ
quán một số nước Châu Âu (EUNIC)
tổchứcTuầnlễPhimtàiliệuquốctếlần
thứ 6. Thời gian tổ chức từ ngày 04-
12/6/2014, tại Công ty TNHH Một
thànhviênHãngphimTàiliệuvàKhoa
họcTrungương,465HoàngHoaThám,
Hà Nội; từ 21-28/6/2014, tại Trường
Đại học Hoa Sen, số 08 Nguyễn Văn
Tráng, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 1578/QĐ-BVHTTDL ngày
27/5/2014, cho phép Nhạc viện thành
phố Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ
quán Ireland tổ chức chương trình hòa
nhạc Mick Moloney và những người
bạn (Mick Moloney and friends) với
sự tham gia của 05 nghệ sĩ nước
ngoài. Thời gian ngày 11/6/2014, tại
Phòng hòa nhạc, Nhạc viện thành phố
Hồ Chí Minh.
- Tại Quyết định số 1583/QĐ-
BVHTTDL ngày 27/5/2014, Bộ
VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo, Ban
Tổ chức tuyên truyền lưu động Biên
giới và Biển đảo Việt Nam do Thứ
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái và ông Lê
Quang Thích - Quyền Chủ tịch UBND
tỉnh Quảng Ngãi và ông Lê XuânThân
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa
làm Trưởng Ban Chỉ đạo; ông Vương
Duy Bảo - Phó Cục trưởng Cục Văn
hóacơsở,ôngNguyễnĐăngVũ-Giám
đốcSởVHTTDLtỉnhQuảngNgãi,ông
Trương Đặng Tuyến - Giám đốc Sở
VHTTDLtỉnh Khánh Hòa làmTrưởng
Ban Tổ chức, ông Ngô Hoài Chung và
bà Trần Thị Bích Huyền - Phó Cục
trưởng Cục Văn hóa cơ sở làm Phó
Trưởng Ban và 06 Ủy viên.
-Ngày28/5/2014BộVHTTDLban
hành Quyết định số 1589/QĐ-
BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo
“Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên sân
khấu Cảilương và Dân Cakịch chuyên
nghiệp toàn quốc-2014” tại thành phố
Cần Thơ do Thứ trưởng Vương Duy
Biên làm Trưởng Ban, ông Nguyễn
Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ
thuật biểu diễn và ông Lê Văn Tâm -
Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần
Thơ làm Phó Trưởng Ban Thường trực
và 01 Ủy viên.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 1588/QĐ-BVHTTDL ngày
28/5/2014, thành lập Ban Chỉ đạo
“LiênhoanĐộctấuvàHòatấunhạccụ
dân tộc-2014” tại tỉnh Lâm Đồng do
Thứ trưởng Vương Duy Biên làm
Trưởng Ban, ông Nguyễn Đăng
Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật
biểudiễnlàmPhóTrưởngBanThường
trực và 02 Ủy viên.
- Tại Quyết định số 1592/QĐ-
BVHTTDL ngày 28/5/2014, Bộ
VHTTDL cho phép Bảo tàng Điêu
khắc Chăm Đà Nẵng phối hợp với
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội
khai quật tại phế tích Chăm Quá Giáng
thuộc xóm Chiêm Lai Hạ, thôn Quá
Giáng 2, xã Hòa Phước, huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng. Thời gian
khai quật từ ngày 02/6-02/10/2014,
diện tích 500m2. Những hiện vật thu
được trong quá trình khai quật phải
đượctạmnhậpvàoBảntàngĐiêukhắc
Chăm Đà Nẵng để giữ gìn, bảo quản;
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng có
trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo
cáo Bộ trưởng xem xét quyết định giao
những hiện vật đó cho bảo tàng công
lập có chức năng thích hợp để bảo vệ
và phát huy giá trị.
THTT
VăN BảN mới
Chương trình “Vì biển đảo thân yêu”
nhằm biểu thị lòng yêu nước, khẳng định
mạnh mẽ chủ quyền biên giới biển đảo của
Việt Nam trước việc Trung Quốc ngang
nhiên đặt giàn khoan 981 thăm dò dầu khí
trong vùng biển Việt Nam. Chương trình
cũng là hành động thiết thực thể hiện tình
cảmcủacácnghệsĩcùngcảnướchướngvề
đồngbào,chiếnsĩnơihảiđảo,gópphầnthiết
thực bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ
quốc, khơi gợi niềm tự hào, tự tôn dân tộc
trong mỗi người dân Việt Nam…
Phát biểu khai mạc Chương trình, Thứ
trưởng BộVHTTDLVương Duy Biên cho
biết: “Chương trình nhằm đánh thức trong
toàndântâmhồn,tìnhcảmđểhướngvềchủ
quyền của chúng ta. Tôi cho rằng, tiếng nói
củacácnghệsĩ,củanhữngbàihát,điệumúa
sẽ dễ đi vào lòng người để khơi dậy sự tự
hào dân tộc, kết thành sức mạnh của cả dân
tộcđónggópchoviệcbảovệchủquyềncủa
đất nước”. Với những tác phẩm âm nhạc
ngợi ca vẻ đẹp đất trời, biển đảo Tổ quốc
như “Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam”, “Nỗi
nhớ Trường Sa”, “Nơi đảo xa”, “Đất mặn
tình quê”, “Giai điệu Tổ quốc”, Khúc tráng
ca biển”… Chương trình nghệ thuật “Vì
biển đảo thân yêu” đã để lại nhiều cung bậc
cảm xúc, sâu lắng và khát vọng hướng về
biển đảo thân yêu. Bên cạnh đó, chương
trình còn đưa đến cho khán giả cả nước
những thước phim tài liệu, phóng sự sinh
động khẳng định chủ quyền biển đảo Việt
Nam cũng như thấy sự vi phạm chủ
quyền trắng trợn của Trung Quốc và đề
cao lòng dũng cảm, kiên trì bám biển,
quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo
thiêng liêng của lực lượng cảnh sát biển,
kiểm ngư Việt Nam…
Nhân dịp này, Ban Tổ chức cũng công
bố số tài khoản để tiếp tục đón nhận sự ủng
hộ của các tổ chức, cá nhân cả nước dành
cho đồng bào, chiến sĩ nơi biển đảo.
TàikhoảncủaVănphòngBộVHTTDL,số
102.2410.0000.1386 tại Sở Giao dịch 1
Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
HuệOaNH
Chươngtrìnhnghệthuật… (Tiếp theo trang 1)
4 số 1078 l 05.6.2014
quản lý nhà nước
Ngày 27/5/2014, Bộ VHTTDL ban
hành Kế hoạch số 1678/KH-
BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt
động hưởng ứng Ngày Gia đình Việt
Nam (28/6) năm 2014.
Theo Kế hoạch, việc tổ chức các
hoạt động nhằm mục đích đề cao trách
nhiệm của lãnh đạo các ngành, các cấp,
các đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình
quan tâm xây dựng gia đình no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, bền vững; tôn vinh
những giá trị nhân văn sâu sắc của gia
đình Việt Nam, đẩy mạnh tuyên truyền,
vận động các tầng lớp nhân dân thực
hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng
xử trong gia đình, cộng đồng, kế thừa
truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt
Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị
mới, tiến bộ; tuyên truyền, giáo dục
truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên
cường, bất khuất của gia đình Việt
Nam trong lịch sử dựng nước và giữ
nước, hướng về bảo vệ chủ quyền biển
đảo, chủ quyền Tổ quốc theo đúng luật
pháp của Việt Nam, phù hợp với luật
pháp quốc tế.
Các hoạt động hưởng ứng Ngày
Gia đình Việt Nam năm 2014 mang
chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu
thương” với ý nghĩa nhằm trân trọng
những giây phút sum họp của mọi gia
đình Việt Nam bên bữa cơm gia đình
hạnh phúc, đầm ấm; bữa cơm là thành
quả lao động của các thành viên trong
gia đình, là nơi truyền nhận những kinh
nghiệm giáo dục, đạo đức, lối sống
trong gia đình, thể hiện sự quan tâm,
chia sẻ và gắn kết tình cảm giữa các
thành viên để cùng nhau xây dựng gia
đình tiến bộ, hạnh phúc; nêu cao những
giá trị vô giá của gia đình, đó là tình
cảm của ông bà, cha mẹ, con cháu, vợ
chồng, anh em, tôn kính bậc sinh
thành, yêu thương chăm sóc con trẻ,
“Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”
gắn với chủ đề truyền thông về công
tác Gia đình năm 2014 là “Xây dựng
nhân cách người Việt Nam từ giáo dục
đạo đức, lối sống trong gia đình”.
Việc tuyên truyền, vận động các gia
đình tổ chức thực hiện bữa cơm trên
toàn quốc vào ngày thứ 7 - 28/6/2014
(Ngày Gia đình Việt Nam). Giờ chung
là từ 17h-19h, tùy vào điều kiện của
từng gia đình, cơ quan, đơn vị để tổ
chức phù hợp.
Theo Kế hoạch, các thông điệp
truyền thông bao gồm: “Hưởng ứng
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6”; “Bữa
cơm gia đình ấm áp yêu thương”, “Gia
đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị
văn hóa tốt đẹp của dân tộc”, “Xây
dựng nhân cách người Việt Nam từ
giáo dục đạo đức, lối sống trong gia
đình”, “Gia đình là tế bào của xã hội,
thành trì của Tổ quốc”, “Xây dựng môi
trường văn hóa gia đình - cộng đồng -
xã hội lành mạnh”.
H.QuâN
Chiều 27/5 tại Hà Nội, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh đã trao Kỷ niệm
chương Vì sự nghiệp VHTTDL cho
lãnh đạo Tập đoàn Pegas Touristik -
Tập đoàn du lịch nổi tiếng của Thổ Nhĩ
Kỳ hoạt động tại Nga và nhiều quốc gia
trên thế giới. Tới dự buổi lễ có đại diện
Tổng cục Du lịch; Cục Hợp tác quốc
tế; Vụ Thi đua, Khen thưởng và Văn
phòng Bộ. Về phía Tập đoàn Vegas
Touristik có Chủ tịch Tập đoàn Pegas
- Ramazan Akpinar; Giám đốc Pegas
khu vực Châu Á Thái Bình Dương -
Abdulla Cankaya; Chủ tịch HĐQT
Công ty Ánh Dương - Hoàng Thị
Phong Thu, đơn vị liên kết với Pegas
Touristik.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng
Hoàng TuấnAnh đánh giá cao sự đóng
góp của Tập đoàn Pegas Touristik và
đơn vị liên kết Công ty Ánh Dương đối
với Du lịch Việt Nam trong thời gian
qua. Pegas luôn là đơn vị dẫn đầu về
việc đưa khách Nga sang Việt Nam.
Năm 2013, lượng khách Nga đến Việt
Nam đạt 298.000 lượt thì Pegas đã
phục vụ khoảng 160.000 lượt khách.
Năm 2014, Du lịch Việt Nam phấn đấu
khoảng 400 nghìn lượt khách Nga thì
Pegas cũng đặt ra mục tiêu đưa
250.000 lượt khách Nga sang Việt
Nam.
Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam
nói chung, Bộ VHTTDL, ngành Du
lịch sẽ tạo điều kiện tối đa để Tập đoàn
Pegas hoạt động có hiệu quả; đồng thời
đề nghị trong thời gian tới, Tập đoàn
Pegas sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động
hợp tác với các doanh nghiệp du lịch
Việt Nam để đưa khách Nga và khách
quốc tế đến nhiều điểm du lịch nổi
tiếng của Việt Nam như: Đà Nẵng,
Vịnh Hạ Long và một số địa danh nổi
tiếng khác…
Thay mặt cho Tập đoàn Pegas, ông
Ramazan Akpinar - Chủ tịch Tập đoàn
đã cảm ơn sự quan tâm của Bộ
VHTTDL, Tổng cục Du lịch và các cơ
quan chức năng ở địa phương cũng như
các đối tác của Pegas tại Việt Nam đã
hỗ trợ, hợp tác để Pegas có thể vận
hành tốt trong thời gian qua. Việc đón
nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp
VHTTDL sẽ góp phần nâng cao trách
nhiệm của cá nhân ông cũng như Tập
đoàn Vegas đối với hoạt động hợp tác,
phát triển du lịch Việt Nam. Ông
Ramazan Akpinar khẳng định trên
cương vị của mình sẽ tiếp tục đẩy
mạnh các hoạt động lữ hành cũng như
các hoạt động đầu tư vào Việt Nam để
có thể đưa khách Nga đến với Việt
Nam ngày một nhiều hơn.
VăN pHòNg
TraoKỷniệmchươngVìsựnghiệpVHTTDL
cholãnhđạotậpđoànPegasTouristik
Hoạt động hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6
5số 1078 l 05.6.2014
quản lý nhà nước
Ngày 23/5, tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL đã tổ chức Hội nghị - Hội
thảo “Quản lý Di sản Văn hóa thiên
nhiên thế giới ở Việt Nam”.
Tính từ năm 1993, khi Quần thể Di
tích Cố đô Huế được công nhận là Di
sản văn hóa thế giới, đến nay Việt Nam
đã có tổng cộng 7 Di sản văn hóa và
thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, các quy
định, quy chế quản lý, bảo tồn, phát
huy di sản còn thiếu và chưa đồng bộ.
Trong đó, một số di sản thế giới như
Phong Nha-Kẻ Bàng, Thành Nhà Hồ,
Hoàng thành Thăng Long chưa có Quy
hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục
hồi và phát huy di sản theo Nghị định
số 70 của Chính phủ, một số nơi như
HộiAn, Mỹ Sơn đã có Quy hoạch tổng
thể nhưng chậm triển khai.
Bên cạnh hạn chế về năng lực của
đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý,
bảo tồn di sản còn yếu, các đại biểu
cũng nêu ra nhiều khó khăn, bất cập
trong công tác quản lý, bảo tồn và phát
huy giá trị các di sản thế giới ở nước ta
như: Các quy định, quy chế quản lý còn
thiếu, chưa đồng bộ; sự phối hợp giữa
các Ban/Trung tâm quản lý di sản thế
giới với các ngành hữu quan khác trong
quá trình xử lý những vấn đề nảy sinh
từ hoạt động thực tiễn chưa chặt chẽ;
chưa huy động được sức mạnh tổng hợp
của cộng đồng vào công cuộc bảo tồn di
sản thế giới… Các đại biểu đề xuất
nhiều ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý, bảo tồn và phát huy
giá trị di sản trong thời gian tới như: tích
cực tổ chức các diễn đàn để trao đổi
thông tin, học tập và chia sẻ kinh
nghiệm quản lý giữa các khu di sản thế
giới ở Việt Nam; cần sớm hoàn thiện kế
hoạch quản lý tổng hợp cho các di sản:
quần thể di tích Cố đô Huế, phố cổ Hội
An, khu di tích Mỹ Sơn; tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các
di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới…
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng
Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên
khẳng định, trong lĩnh vực quản lý Nhà
nước về di sản văn hóa cần có quy chế
phối hợp chặt chẽ giữa Bộ VHTTDL,
các Ban, Bộ, ngành Trung ương liên
quan cùng UBND các tỉnh/thành có di
sản. Thứ trưởng cũng đề nghị Ban
Quản lý các di sản thế giới tại Việt
Nam khẩn trương hoàn thành 6 nhiệm
vụ trong đó có xây dựng kế hoạch quản
lý về di sản; quy hoạch tổng thể bảo
quản, tu bổ, phục hồi và phát huy di
sản… để báo cáo trước tháng 6/2014.
Đồng thời, Cục Di sản văn hóa và các
cơ quan Vụ, Cục rà soát lại Luật di sản
văn hóa về quản lý đối với di sản thế
giới và di sản nói chung để bổ sung,
chỉnh sửa nếu cần thiết.
N.H
Hộithảo“QuảnlýDisảnVănhóathiênnhiênthếgiớiởViệtNam”
Sáng 29/5/2014, tại Hà Nội, Tổng
cục Du lịch tổ chức cuộc họp nhằm
xây dựng Kế hoạch hành động quản
lý khủng hoảng trong ngành Du lịch.
Các đại biểu nhất trí cần xây
dựng Kế hoạch khung ứng phó với
khủng hoảng trong ngành Du lịch
nói chung, đồng thời xây dựng Kế
hoạch hành động chi tiết phù hợp với
từng tình hình cụ thể; Xem xét có thể
thành lập Ban Quản lý ứng phó
khủng hoảng, trong đó có từng bộ
phận phụ trách chuyên môn riêng về
phát ngôn, hậu cần, kỹ thuật, truyền
thông, tài chính…
Các ý kiến đều nhấn mạnh vai trò
then chốt của truyền thông trong ứng
phó với khủng hoảng, đặc biệt trong
ngành Du lịch. Với sự phát triển của
công nghệ thông tin như hiện nay,
thông tin được lan truyền hết sức
nhanh chóng qua internet và mạng xã
hội, khách du lịch có điều kiện tiếp
cận với nhiều luồng thông tin trong đó
có cả những thông tin sai lệch. Vì vậy,
việc định hướng thông tin, cung cấp
thông tin nhanh, chính xác, tạo sự tin
tưởng, yên tâm cho du khách, đặc biệt
với khách quốc tế là vô cùng quan
trọng. Cùng với đó, các đại biểu cũng
nhấn mạnh đến tầm quan trọng của
việc phối hợp chặt chẽ giữa ngành Du
lịch với các ngành liên quan, như Giao
thông vận tải, Ngoại giao, Thông tin
và Truyền thông, Công an…
Tổng cục trưởng Tổng cục Du
lịch - Nguyễn Văn Tuấn cho rằng,
bản Kế hoạch cần làm rõ mục tiêu,
kế hoạch hành động, trong đó có dự
báo tình hình, phân tích các tác động,
đánh giá được các mức độ ảnh
hưởng của khủng hoảng; đề ra các
bước và tổ chức thực hiện trong ngắn
hạn và dài hạn. Đồng thời bản Kế
hoạch phải đưa ra được các giải pháp
cơ bản. Về truyền thông, phối hợp
chặt chẽ với cơ quan thông tấn báo
chí, huy động sự tham gia của cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài,
mở diễn đàn trao đổi gắn với các đơn
vị công nghệ thông tin; Nghiên cứu
phát triển các thị trường mới và
chuyển hướng thị trường trong từng
giai đoạn cụ thể, kích cầu du lịch nội
địa; Thực hiện chính sách tạo thuận
lợi cho du khách đi du lịch, tăng
cường quản lý điểm đến, đảm bảo an
ninh, an toàn cho mọi du khách…
Sau khi Bản Kế hoạch được bổ
sung, chỉnh sửa, Tổng cục Du lịch dự
kiến sẽ sớm tổ chức buổi họp trao
đổi với một số đơn vị liên quan để
hoàn thiện, ban hành.
tItC
Xây dựng Kế hoạch hành động quản lý
khủng hoảng trong ngành Du lịch
6 số 1078 l 05.6.2014
quản lý nhà nước
Ngày 28/5, Bộ VHTTDL đã tổ
chức Hội nghị trực tuyến giới thiệu,
phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến
pháp 2013 tại 03 điểm cầu Hà Nội, TP.
Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Đồng chủ trì Hội nghị có Thứ
trưởng Bộ VHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái;
Tiến sĩ Hoàng Văn Tú - Phó Viện
trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của
Quốc hội; Tiến sĩ Hoàng Minh Thái -
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ VHTTDL.
Tham dự Hội nghị là lãnh đạo các cơ
quan, đơn vị và doanh nghiệp trực
thuộc Bộ VHTTDL.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng
Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, mục đích
của Hội nghị nhằm phổ biến sâu rộng
tinh thần và nội dung Hiến pháp đến
các cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động ngành VHTTDL; nâng
cao ý thức tôn trọng và chấp hành Hiến
pháp; bảo đảm Hiến pháp được tuân
thủ và chấp hành nghiêm chỉnh, rà soát
kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi
bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy
phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp.
Đồng thời xác định cụ thể các nội dung
công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành
và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ trong việc giúp Bộ trưởng tổ
chức triển khai thi hành Hiến pháp, bảo
đảm tính kịp thời, đồng bộ, toàn diện,
thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm.
Tại Hội nghị, Tiến sĩ Hoàng Văn Tú
đã giới thiệu nội dung cơ bản của Hiến
pháp năm 2013. Đây là bản Hiến pháp
vừa kế thừa các giá trị to lớn của Hiến
pháp năm 1946, 1959, 1980 và năm
1992, vừa thể chế hóa các quan điểm,
phương hướng phát triển đã được
khẳng định trong cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. So với Hiến pháp năm
1992, bản Hiến pháp mới có nhiều
điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập
hiến, thể hiện sâu sắc, toàn diện sự đổi
mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị;
thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân
chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta
trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã
hội, do dân, vì dân, do Đảng lãnh đạo.
Đồng thời, các đại biểu cũng được
giới thiệu, phổ biến những tài liệu liên
quan đến việc triển khai thi hành Hiến
pháp; tập trung giới thiệu, phổ biến các
quy định liên quan trực tiếp đến lĩnh
vực văn hóa, thể thao và du lịch gồm
các Điều 5, 14, 18, 40, 41, 60 và các
quy định khác có liên quan.
H.Q
Ngày 22/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế, Tổng hội Xây dựng
Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học
với chủ đề “Xây dựng và phát triển
Huế - Đô thị Di sản Văn hóa đặc sắc
khu vực Đông Nam Á”. Thứ trưởng
Đặng Thị Bích Liên đã tới dự.
Hội thảo đã dành một thời lượng
khá lớn cho phần thảo luận ý kiến của
các chuyên gia, nhà quản lý trên nhiều
lĩnh vực về xây dựng, quy hoạch, bộ
máy hành chính, bảo tồn và khai thác
các di sản văn hóa cho phát triển… Đa
phần đại biểu đều cho rằng, để Huế
thực sự trở thành điểm đến du lịch văn
hóa hấp dẫn của khu vực và là một Đô
thị Di sản Văn hóa đặc sắc, thành phố
Huế phải tạo điều kiện thuận lợi trong
tiếp cận; phải có sản phẩm du lịch đặc
thù, hấp dẫn; có các hoạt động vui chơi,
giải trí hấp dẫn và môi trường tốt; tạo
ý thức chung về trách nhiệm bảo tồn di
sản trong mỗi người dân và cấp ủy,
chính quyền các cấp; xác định bảo tồn
di sản là một bộ phận hữu cơ của hệ
thống cấu kết các chính sách phát triển
kinh tế và xã hội; biến những di sản
Huế trở thành những sản phẩm văn hóa
độc đáo, sản phẩm du lịch bền vững…
L.OaNH
Xây dựng và phát triển Huế - Đô thị Di sản Văn hóa đặc sắc
khu vực Đông Nam Á
Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp
Ngày 28/5, tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL và Bộ Nội vụ đã ký kết
Thông tư liên tịch về thực hiện nếp
sống văn minh tại các cơ sở tín
ngưỡng, tôn giáo. Tham gia buổi ký
kết có Thứ trưởng Bộ VHTTDL -
Huỳnh Vĩnh Ái; Thứ trưởng Bộ Nội
vụ, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ -
Phạm Dũng; cùng đại diện lãnh đạo
một số Cục, Vụ thuộc Bộ VHTTDL,
lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ.
Việc ban hành Thông tư nhằm tăng
cường thực hiện nếp sống văn minh
tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.
Đồng thời, đảm bảo tiền đóng góp của
các tổ chức, cá nhân được sử dụng,
đầu tư đúng mục đích, công khai,
minh bạch, thực hiện đúng mục tiêu
xã hội hóa của nhà nước.
Thông tư liên tịch gồm 9 Điều, áp
dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt
Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài
tham gia hoạt động hoặc có liên quan
đến hoạt động tại các cơ sở tín
ngưỡng, cơ sở tôn giáo trên lãnh thổ
Việt Nam. Thông tư liên tịch đưa ra
quy định về các nguyên tắc thực hiện
nếp sống văn minh, trách nhiệm của
các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo,
trách nhiệm của người phụ trách (trụ
Thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo
7số 1078 l 05.6.2014
quản lý nhà nước
Chiều 28/5 tại Hà Nội, Đoàn Khối
các cơ quan Trung ương phối hợp với
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ
VHTTDL tổ chức khai mạc vòng
chung khảo Hội thi báo cáo viên giỏi
Khối các cơ quan Trung ương.
Tham dự khai mạc có ông Nguyễn
Thế Kỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo
Trung ương; Thứ trưởng Bộ
VHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái; đại diện
Thường trực Đảng ủy Khối, Ban Bí
thư Trung ương Đoàn; các Ban, đơn
vị Đảng ủy Khối, Trung ương Đoàn;
Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy
ban Kiểm tra Đoàn Khối; đoàn viên
các cơ sở trực thuộc và 12 thí sinh của
vòng chung khảo Hội thi.
Hội thi được tổ chức nhằm tạo
điều kiện cho đội ngũ báo cáo viên
của Đoàn Khối học tập, nghiên cứu,
rèn luyện, trau dồi kỹ năng, nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; góp
phần đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả
công tác tuyên truyền tại cơ quan, đơn
vị và lựa chọn được báo cáo viên xuất
sắc tham dự Hội thi báo cáo viên giỏi
cấp Trung ương.
Qua sơ khảo chấm đề cương và
phỏng vấn trực tiếp, các báo cáo viên,
Ban Thường vụ Đoàn Khối đã lựa
chọn được 12 thí sinh có kết quả cao
tham dự chung khảo Hội thi báo cáo
viên giỏi Khối các cơ quan Trung
ương. Tại vòng chung khảo Hội thi,
các báo cáo viên tham dự thi các nội
dung chuyên đề, tập trung vào chủ đề
“Noi gương anh Lý Tự Trọng và con
đường cách mạng của thanh niên
trong thế kỷ XXI” và các nội dung
chuyên đề: Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; Năm Thanh niên Tình nguyện
2014; Chỉ thị số 01-CT/TWĐTN của
Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về
việc tăng cường rèn luyện tác phong,
thực hiện lề lối công tác của cán bộ
Đoàn và cuộc vận động xây dựng giá
trị hình mẫu thanh niên Việt Nam
thời kỳ mới; Những nét mới, sáng
tạo, mô hình hiệu quả trong tổ chức
thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn
các cấp.
Sau vòng chung khảo, Ban
Thường vụ Đoàn Khối sẽ gửi kết quả
các thí sinh đạt giải tham gia Hội thi
báo cáo viên giỏi cấp Trung ương.
H.Q
Hội thi báo cáo viên giỏi Khối các cơ quan Trung ương
Văn phòng chính phủ vừa ban
hành Công văn số 3801/VPCP-
KGVX ngày 27/5/2014 về Đề án xây
dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam giao Hội Nhà báo Việt Nam chủ
trì, phối hợp với Bộ VHTTDL trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định bổ sung Bảo tàng Báo chí Việt
Nam vào Quy hoạch tổng thể hệ thống
Bảo tàng Việt Nam đến năm 2020.
Về việc thành lập Bảo tàng, Phó
Thủ tướng giao Hội Nhà báo Việt
Nam chủ trì, phối hợp với Bộ
VHTTDL tiếp thu ý kiến các cơ quan
liên quan hoàn thiện Đề án thành lập
Bảo tàng Báo chí Việt Nam theo quy
định hiện hành; có báo cáo giải trình,
tiếp thu ý kiến Bộ Tài chính tại Công
văn số 14336/BTC-HCSN ngày
23/10/2013 để làm rõ hơn về kinh phí
thực hiện Đề án; lấy thêm ý kiến Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng và
ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ trước
khi trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định thành lập.
Về đầu tư xây dựng Bảo tàng, Phó
Thủ tướng giao Hội Nhà báo tiếp thu
ý kiến các cơ quan liên quan để hoàn
thiện và phê duyệt Dự án Đầu tư xây
dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam, bảo
đảm tuân thủ các quy định hiện hành
về quản lý đầu tư và xây dựng và Chỉ
thị số 1792/CT-TTg ngày 28/10/2011
của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách
nhà nước; làm việc với các Bộ: Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính để xác
định cụ thể, thống nhất tỷ lệ phần trăm
đóng góp của các nguồn vốn để chủ
động trong việc sắp xếp, cân đối các
nguồn vốn thực hiện Đề án.
Phó Thủ tướng giao Bộ VHTTDL
có trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn
Hội Nhà báo Việt Nam về chuyên môn
và trong việc thiết kế Bảo tàng theo
đúng quy định của Luật di sản văn hóa.
H.p
Triển khai Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam
trì), Ban Quản lý cơ sở tín ngưỡng,
trách nhiệm của khách tham quan,
người tham gia các hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo trong việc thực hiện
nếp sống văn minh tại các cơ sở này.
Thông tư liên tịch cũng đưa ra quy
định về việc thực hiện nếp sống văn
minh trong quản lý, sử dụng nguồn
công đức và quy định về trách nhiệm
của Bộ VHTTDL, Bộ Nội vụ, Uỷ ban
nhân dân các cấp, Sở VHTTDL, Sở
Nội vụ trong việc tổ chức thực hiện
các quy định tại Thông tư.
Để nội dung quy định tại Thông tư
liên tịch này đi vào cuộc sống và góp
phần tăng cường thực hiện nếp sống
văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ
sở tôn giáo, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh
Ái đề nghị Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo
Chính phủ cùng phối hợp tuyên
truyền, phổ biến nội dung Thông tư và
nắm bắt kịp thời những vấn để phát
sinh để giải quyết những khó khăn,
vướng mắc của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong quá trình thực hiện
Thông tư.
H.Q
8 số 1078 l 05.6.2014
quản lý nhà nước
Ngày 29/5/2014, tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL tổ chức lấy ý kiến về việc
bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam đối
với các cơ quan thông tấn báo chí
nhằm hoàn thiện Quy chế bổ nhiệm,
miễn nhiệm, tiêu chuẩn, hoạt động,
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm Đại sứ
Du lịch Việt Nam trước khi trình Bộ
trưởng Bộ VHTTDL ký ban hành.
Nội dung của dự thảo Quy chế
gồm 4 chương, 14 điều quy định chi
tiết các nội dung về bổ nhiệm, miễn
nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam, tiêu
chuẩn, hoạt động, quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm của Đại sứ Du lịch Việt
Nam. Theo dự thảo Quy chế, Đại sứ
Du lịch Việt Nam là danh hiệu do Bộ
VHTTDL Việt Nam bổ nhiệm. Sẽ có
2 danh hiệu gồm: Đại sứ Du lịch Việt
Nam và Đại sứ Du lịch Việt Nam tại
các quốc gia, địa bàn, thị trường du
lịch cụ thể. Đặc biệt, theo dự thảo Quy
chế Bổ nhiệm, miễn nhiệm; tiêu
chuẩn, hoạt động, quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam
thì “không giới hạn số lượng Đại sứ
Du lịch Việt Nam”.
Những tiêu chí, tiêu chuẩn, quyền
lợi, trách nhiệm đối với Đại sứ Du lịch
Việt Nam vẫn được giữ nguyên như
trước: Đại sứ Du lịch Việt Nam phải là
công dân Việt Nam có lòng yêu nước,
lý lịch nhân thân tốt, bản lĩnh chính trị
vững vàng, kiên định mục tiêu lý
tưởng xã hội chủ nghĩa; chấp hành
nghiêm các chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước; có kinh nghiệm tham gia
các hoạt động xã hội, có uy tín và có
ảnh hưởng tích cực đối với xã hội; có
trình độ chuyên môn cao trong lĩnh
vực hoạt động của mình, có thành tựu
nổi bật trong hoạt động nghề nghiệp và
xã hội, có đóng góp tích cực cho sự
tiến bộ của xã hội; am hiểu lịch sử, văn
hóa và du lịch Việt Nam; có khả năng
trình bày, tuyên truyền trước công
chúng trong nước và quốc tế bằng
tiếng Việt, tiếng Anh, hoặc bằng ngôn
ngữ nước sở tại; Có khả năng vận
động tài chính từ những nguồn lực xã
hội phục vụ cho công tác xúc tiến và
quảng bá du lịch Việt Nam...
Điểm mới trong dự thảo Quy chế
bổ nhiệm, miễn nhiệm; tiêu chuẩn, hoạt
động, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
Đại sứ Du lịch Việt Nam lần này, đó là
Bộ VHTTDL đã đưa ra những quy
định về việc miễn nhiệm đối với Đại sứ
Du lịch như: Không đủ điều kiện sức
khỏe, phẩm chất trình độ hoặc vi phạm
các quy định của pháp luật… Thời gian
nhiệm kỳ của một Đại sứ Du lịch Việt
Nam tối đa là 3 năm.
Các ứng cử viên tham gia làm Đại
sứ Du lịch Việt Nam có hồ sơ đầy đủ
theo quy định phải trải qua quá trình
phỏng vấn, khảo sát, tham gia các hoạt
động thực tế nếu đáp ứng được yêu cầu
công việc, được hội đồng xét duyệt cho
ý kiến trình Bộ trưởng BVHTTDL ra
quyết định bổ nhiệm. Sau khi được bổ
nhiệm, Bộ VHTTDLsẽ tổ chức lớp bồi
dưỡng cho các Đại sứ Du lịch về các
lĩnh vực văn hóa, ngoại giao và du
lịch. Việc tuyên truyền, quảng bá của
Đại sứ Du lịch Việt Nam phải đúng
yêu cầu về phạm vi, nội dung, hình
thức do Bộ VHTTDL quy định. Mọi
hoạt động mà Đại sứ Du lịch Việt Nam
tham gia hoặc được mời tham gia với
tư cách Đại sứ Du lịch Việt Nam đều
phải được thông báo và có sự đồng ý
của Bộ VHTTDL. Những đại sứ nào
hoạt động không tuân theo bản Quy
chế này, làm ảnh hưởng đến uy tín của
ngành Du lịch Việt Nam sẽ bị miễn
nhiệm theo quy định.
Thay mặt lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng
Hồ Anh Tuấn biểu dương các ý kiến
đóng góp của báo giới và giao cho
Cục Hợp tác quốc tế tiếp thu hoàn
chỉnh Quy chế này để trình Bộ trưởng
Bộ VHTTDL ký quyết định ban hành
trong tháng 6/2014.
H.p
Lấy ý kiến về việc bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam
Ngày 29/5/2014, tại Hà Nội, Tổng
cục Du lịch đã tổ chức buổi gặp mặt
các văn phòng đại diện các cơ quan
du lịch quốc gia tại Việt Nam gồm có
văn phòng đại diện của Tổng cục Du
lịch Hàn Quốc, Tổng cục Du lịch
Singapore, Tổng cục Du lịch Thái
Lan và Cục Xúc tiến Du lịch
Malaysia tại Hà Nội.
Tại buổi gặp, Tổng cục trưởng
Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh mối
quan hệ hợp tác tốt đẹp, hiệu quả trên
nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam, Hàn
Quốc, Thái Lan, Singapore và
Malaysia, trong đó đặc biệt là lĩnh vực
du lịch. Tổng cục trưởng cho rằng, các
văn phòng đại diện không chỉ nhằm
tăng trưởng khách du lịch Việt Nam
đến các nước mà còn hỗ trợ thu hút
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam,
góp phần vào tình hữu nghị đoàn kết
giữa các nước với Việt Nam.
Cho dù có những vấn đề căng
thẳng đang diễn ra trên Biển Đông,
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn
khẳng định Việt Nam vẫn là một điểm
đến an toàn, thân thiện với khách du
lịch và sẽ đảm bảo an toàn, an ninh
cho khách khi đến Việt Nam. Tổng
cục trưởng mong muốn nhân dịp này
đại diện các cơ quan du lịch quốc gia
tích cực thông tin cho nhân dân, du
khách nước bạn về tình hình hiện nay,
về sự ổn định, an toàn và thân thiện
của Việt Nam, đồng thời trao đổi thêm
các kinh nghiệm đối phó khi gặp
Gặp mặt đại diện các cơ quan du lịch quốc gia tại Việt Nam
9số 1078 l 05.6.2014
Sự kiện vấn đề
Ngày 23/5, tại Quảng Ngãi, Trung
tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy
Văn hóa dân tộc Việt Nam phối hợp
với Sở VHTTDL Quảng Ngãi tổ chức
Hội thảo “Phạm Văn Đồng với văn
hóa dân tộc”.
Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng
Bộ VHTTDL Vương Duy Biên;
GS.TS Lê Hồng Lý - Viện trưởng
Viện Văn hóa Việt Nam; GS Hoàng
Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy Văn
hóa dân tộc Việt Nam; GS Lê Hữu
Nghĩa - Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận
Trung ương; Thiếu tướng Phạm Sơn
Dương - con trai Cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng…
Theo GS Hoàng Chương, Việt Nam
chưa có một lãnh tụ cách mạng nào nói
nhiều, viết nhiều về văn hóa dân tộc
như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và
quan trọng hơn nữa là những ý kiến của
ông có tác động trực tiếp vào đời sống
văn hóa văn học nghệ thuật.
Hội thảo được tổ chức nhằm làm
sáng tỏ những công lao đóng góp to
lớn của Cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng với sự nghiệp xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc; nêu lên những quan điểm văn
hóa sâu sắc, nhân cách văn hóa ngời
sáng, những bài học quý giá của Cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Bên cạnh
đó, Hội thảo nhằm bổ sung nguồn tài
liệu, các kết quả nghiên cứu mới nhất
về Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục
cho thế hệ trẻ và làm cơ sở khoa học
cho các đề tài nghiên cứu về văn hóa
dân tộc và xây dựng bộ kỷ yếu Hội
thảo. Hội thảo tập trung vào nghiên
cứu các nội dung về những quan điểm
minh triết của Phạm Văn Đồng về
truyền thống văn hóa, con người Việt
Nam; bài học Phạm Văn Đồng trong
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước với văn
hóa, văn nghệ; Phạm Văn Đồng - một
nhân cách văn hóa lớn; các di tích, di
vật gắn liền với cuộc đời hoạt động
của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng…
N.H
Ngày 27/5/2014, Bộ VHTTDL ban
hành Quyết định số 1571/QĐ-
BVHTTDLvề việc phê duyệt Kế hoạch
triển khai hoạt động tuyên truyền về gia
đình và phòng, chống bạo lực gia đình
trên phương tiện tàu hỏa Bắc-Nam.
Việc triển khai các hoạt động nhằm
tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận
thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của
cá nhân, gia đình và toàn xã hội trong
việc thực hiện chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước về gia đình và phòng, chống bạo
lực gia đình.
Theo kế hoạch, việc triển khai các
hoạt động tuyên truyền về gia đình và
phòng, chống bạo lực gia đình cần đảm
bảo các yêu cầu: rõ ràng, chính xác, phù
hợp với nhiều đối tượng, trình độ, lứa
tuổi, truyền thống văn hóa, dân tộc…
hướng tới tôn vinh các giá trị của gia
đình, nâng cao trách nhiệm của các
thành viên trong gia đình, thay đổi nhận
thức về các hành vi bạo lực gia đình, góp
phần làm giảm bạo lực trong gia đình.
Các hoạt động cụ thể bao gồm: Xây
dựng các phóng sự tuyên truyền về gia
đình và phòng, chống bạo lực gia đình
và phát trên màn hình LCD các chuyến
tàu hỏa Bắc-Nam; thiết kế, in ấn các
mẫu tờ rơi tuyên truyền về gia đình và
phòng, chống bạo lực gia đình phát cho
hành khách đi trên mỗi chuyến tàu.
Nội dung tuyên truyền theo Kế
hoạch bao gồm: Tuyên truyền về chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật
của nhà nước về gia đình, giáo dục đạo
đức lối sống, các kỹ năng ứng xử trong
gia đình; phổ biến Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình và các văn bản có liên
quan; giới thiệu, biểu dương các gia
đình tiêu biểu, các tập thể, cá nhân điển
hình trong công tác phòng, chống bạo
lực gia đình; phê phán, lên án các hành
vi bạo lực trong gia đình...
Theo Kế hoạch, Vụ Gia đình phối
hợp với Văn phòng ký hợp đồng trách
nhiệm với các đơn vị tổ chức xây dựng
và phát các chương trình truyền thông
về gia đình và phòng, chống bạo lực
gia đình tuyên truyền trên phương tiện
tàu hỏa Bắc - Nam. Thời gian thực hiện
từ quý 2 đến quý 4 năm 2014.
H.Q
Tuyên truyền về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình
trên tàu hỏa Bắc - Nam
Hội thảo“Phạm Văn Đồng với văn hóa dân tộc”
những vấn đề phát sinh để ngành du
lịch vẫn có thể tăng trưởng, phát triển.
Chia sẻ kinh nghiệm, đại diện các
cơ quan du lịch quốc gia cho rằng
Việt Nam cần xây dựng sẵn kế hoạch
ứng phó với khủng hoảng; tăng cường
công tác truyền thông không chỉ ở
trong nước mà cả ở nước ngoài về
hình ảnh Du lịch Việt Nam an toàn,
thân thiện, đặc biệt là qua mạng
internet; đẩy mạnh du lịch nội địa; có
chính sách bảo hiểm an toàn cho du
khách đến Việt Nam và bồi thường
thỏa đáng trong trường hợp khách gặp
sự cố; mở thêm một số đường bay
thẳng, tăng cường thu hút khách nội
khối ASEAN.
tItC
10 số 1078 l 05.6.2014
Sự kiện vấn đề
Tổng cục Du lịch cũng cho biết: Đa
số các thị trường khách đều tăng trong
5 tháng đầu của năm 2014 so với cùng
kỳ năm 2013. Cụ thể, Hồng Kông: tăng
179,69%; Đức: tăng 119,69%; Trung
Quốc: tăng 43,39%; Lào: tăng 39,24%;
Campuchia: tăng 34,81%; Nga: tăng
27,98% và Tây Ban Nha: tăng
26,73%… Tuy nhiên, trong tháng
5/2014 hầu hết các thị trường khách
đều giảm so với tháng trước, chỉ có 3
thị trường tăng là Lào: tăng 23,61%,
Campuchia: tăng 8,96% và các thị
trường nhỏ, lẻ khác tăng 13,63%. Đây
là điều hoàn toàn bình thường bởi
tháng 5 thường là tháng thấp điểm về
đón khách quốc tế. Nhưng so sánh
cùng kỳ năm trước, lượng khách từ các
thị trường hầu hết đều có tăng. Trong 5
tháng đầu năm, lượng khách đến du
lịch, nghỉ ngơi là 2.264.361 lượt người,
tăng 24,33%.
Lượng khách du lịch nội địa trong
5 tháng đầu năm 2014 ước đạt 20,4
triệu lượt khách, tăng 6,7% so với cùng
kỳ năm 2013. Tổng thu từ khách du
lịch ước đạt 109.160 tỉ đồng, tăng 28%
so với cùng kỳ năm 2013.
Trước đó, Tổng cục trưởng Tổng
cục Du lịch - Nguyễn Văn Tuấn cùng
lãnh đạo các Vụ: Hợp tác quốc tế, Thị
trường du lịch, Lữ hành đã đến thăm và
làm việc với Đại sứ quán của 7 nước,
gồm Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Malaysia, Thái Lan,Australia và
Singapore.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch
- Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ sự trân
trọng đối với các Đại sứ quán trong
việc hỗ trợ thu hút khách du lịch từ các
thị trường trên đến Việt Nam và mong
tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ
của các Đại sứ quán đối với ngành du
lịch Việt Nam.
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn
khẳng định: Các hoạt động du lịch ở
Việt Nam vẫn diễn ra bình thường, kể
cả tại các điểm du lịch ven biển. Ngành
du lịch Việt Nam đã, đang và sẽ thực
hiện những biện pháp tốt nhất để đảm
bảo an ninh, an toàn và chất lượng dịch
vụ cho khách du lịch. Tổng cục trưởng
Nguyễn Văn Tuấn cũng đã thông tin về
kế hoạch hoạt động xúc tiến quảng bá
của du lịch Việt Nam tại các thị trường
này và đề nghị ngành du lịch hai bên
cùng phối hợp để tổ chức các hoạt động
xúc tiến quảng bá hiệu quả, góp phần
thúc đẩy lượng khách du lịch hai chiều.
HOàNg YếN
Lượng khách quốc tế... (Tiếp theo trang 1)
Là chủ đề của Lễ phát động hưởng
ứng Ngày Môi trường thế giới (05/6)
năm 2014, do Bộ VHTTDL tổ chức
ngày 04/6.
Tại đây, Ban Tổ chức sẽ nhấn mạnh
tầm quan trọng của môi trường xanh,
sạch, đẹp tác động tới hiệu quả hoạt
động kinh doanh du lịch, văn hóa; ngăn
ngừa và hạn chế suy thoái và sự cố môi
trường do hoạt động kinh tế-xã hội
trong đó có hoạt động du lịch và tác
động tự nhiên gây ra. Đồng thời, Bộ
VHTTDL cũng kêu gọi xã hội cùng
hành động nâng cao ý thức giữ gìn bảo
vệ môi trường khu du lịch, tạo thói
quen vứt rác đúng nơi quy định, bảo
đảm môi trường xanh, sạch, đẹp tại các
điểm du lịch cộng đồng. Sau buổi phát
động, tại Hoàng thành Thăng Long sẽ
diễn ra các hoạt động của tuổi trẻ Bộ
VHTTDL với việc bảo vệ môi trường
văn hóa, du lịch tại di tích lịch sử.
Cùng với đó, Bộ VHTTDL tổ chức
Triển lãm “Môi trường văn hóa - du
lịch xanh, sạch đẹp” tại Trung tâm
Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt
Nam, giới thiệu đến công chúng hơn
100 bức tranh và ảnh về chủ đề môi
trường, văn hóa, du lịch và biển đảo.
Đồng thời, trưng bày Bộ tiêu chí nhãn
du lịch bền vững “Bông sen xanh” và
các đơn vị đạt danh hiệu này. Ban Tổ
chức cũng tổ chức vẽ tranh tại chỗ với
chủ đề “Tổ quốc xanh, hành tinh xanh”
trên khổ lớn với sự tham gia của 40 em
học sinh Hà Nội.
Ngày 05/6 hằng năm được Chương
trình Môi trường Liên hợp quốc
(UNEP) chọn là Ngày Môi trường thế
giới. Đây là sự kiện môi trường quốc
tế thường niên, quan trọng mà Việt
Nam hưởng ứng từ nhiều năm nay, góp
phần nâng cao nhận thức của cộng
đồng về bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững. Trong những năm qua,
Bộ VHTTDL thường xuyên có hành
động cụ thể, thiết thực hưởng ứng
Ngày Môi trường thế giới, góp phần
bảo vệ môi trường, nâng cao chất
lượng du lịch tại các địa phương và trên
phạm vi toàn quốc.
Với tiềm năng phong phú và đa
dạng, du lịch Việt Nam trong những
năm qua đã góp phần quan trọng vào
sự phát triển kinh tế. Nếu phát triển bền
vững, du lịch có đầy đủ các yếu tố để
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên,
những tồn tại mà ngành du lịch đang
mắc phải trong đó có vấn đề ô nhiễm
môi trường, chú trọng khai thác tài
nguyên du lịch tự nhiên mà chưa chú ý
bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch...
Việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
ý thức của người dân, các tổ chức, đơn
vị, cá nhân bảo vệ môi trường trong
hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo
vệ di sản văn hóa là góp phần thiết thực
đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường nói
chung và môi trường văn hóa, du lịch
nói riêng...
YếN NHI
“Cùng hành động vì môi trường du lịch - văn hóa xanh và sạch”
11số 1078 l 05.6.2014
Sự kiện vấn đề
Đoàn nghệ sĩ của Nhà hát Ca, Múa,
Nhạc dân gian Việt Bắc gồm 11 người,
trong đó hầu hết các nghệ sĩ là người
dân tộc thiểu số, đang trên hành trình đi
biểu diễn tại quần đảo Trường Sa.
Trong chuyến đi này, các nghệ sĩ sẽ
biểu diễn chương trình nghệ thuật đặc
biệt cổ vũ các chiến sĩ Trường Sa -
những người con dũng cảm đang ngày
đêm chắc tay súng, giữ gìn toàn vẹn chủ
quyền biển đảo của Tổ quốc. Đây
không chỉ là vinh dự đặc biệt của các
nghệ sĩ người dân tộc mà là vinh dự
chung của tập thể Nhà hát Ca, Múa,
Nhạc dân gian Việc Bắc, đồng lòng
cùng nhân dân cả nước hướng về biển
đảo của Tổ quốc.
Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật
biểu diễn - Đào Đăng Hoàn, đồng thời
là Giám đốc Nhà hát Ca, Múa, Nhạc
dân gian Việt Bắc cho biết: Trong số 11
nghệ sĩ đi biểu diễn tại Trường Sa đợt
này có 2 nhạc công, 3 ca sĩ và 6 diễn
viên múa. Có 3 ca sĩ gồm Nghệ sĩ Ưu
tú Nông Xuân Ái, ca sĩ Hồng Hạt và ca
sĩ Ngọc Hiên đều là người dân tộc Tày.
Trước khi đoàn lên đường, các nghệ sĩ
đã xây dựng, luyện tập chương trình
nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tuổi trẻ
hướng về đảo xa” với các ca khúc, điệu
múa ca ngợi Tổ quốc, tình yêu quê
hương, đất nước, đặc biệt là hướng tới
biển đảo quê hương và người chiến sĩ
đang ngày đêm canh gác nơi đảo xa.
Trong đó đáng chú ý là màn hát múa
“Tổ quốc gọi tên mình”, “Tổ quốc nhìn
từ biển”, ca khúc “Tôi yêu biển Việt
Nam”, “Người chiến sĩ đảo xa”, “Tình
em biển cả”... Đoàn nghệ sĩ Nhà hát Ca,
Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc cũng
mang tặng các chiến sĩ Trường Sa 13
cây đàn ghi ta cho 13 đảo, để các chiến
sĩ giao lưu văn nghệ sau những giờ
luyện tập, canh gác vất vả…
Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian
Việt Bắc là một đơn vị nghệ thuật
chuyên nghiệp của Bộ VHTTDL, năm
nay Nhà hát đã bước sang tuổi 61. Năm
1963, các nghệ sĩ đã vinh dự biểu diễn
cho Bác Hồ xem trong dịp Bác về thăm
Việt Bắc, Người đã dặn dò các nghệ sĩ
phải làm sao cho cả đoàn, từ con người
đến nghệ thuật đều phải là dân tộc. Lời
căn dặn giản dị đó đã in sâu trong lòng
mỗi nghệ sĩ của Nhà hát nên hơn 60
năm qua, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân
gian Việt Bắc luôn ý thức được làm
nghệ thuật dân tộc thì phải thật sự là của
dân tộc, phải tôn vinh được những giá
trị mang đậm bản sắc trong từng lời ca,
điệu múa. Vẻ đẹp văn hóa truyền thống
của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Lô
Lô… luôn thấm đẫm trong các nghệ sĩ
của Nhà hát, mỗi khi bước lên sân khấu,
họ đều có thể trình diễn từng lời ca, điệu
múa với sự biểu cảm sâu sắc.
Khôngchỉgópphầngìngiữ,tônvinh
và phát huy kho tàng dân ca, dân vũ của
miền núi phía Bắc, Nhà hát Ca, Múa,
Nhạc dân gian Việt Bắc còn xây dựng
thêm các tiết mục của đồng bào Kinh,
Tây Nguyên, Chăm, Khmer… để mang
đến cho khán giả cái nhìn đa dạng về
nghệ thuật dân gian các dân tộc Việt
Nam.DùbiểudiễnởnơiđịađầuTổquốc
hay dưới ánh đèn lộng lẫy của các
Festival ở Nga, Pháp, Italia, Trung
Quốc…thìcácchươngtrìnhcủaNhàhát
Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc vẫn
đầy ắp hơi thở cuộc sống của các dân tộc
ViệtBắc.Hơn60nămpháttriển,Nhàhát
đã góp phần không nhỏ trong việc quảng
bá sự đa dạng của nền văn hóa dân gian
Việt Nam, hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Hiện nay Nhà hát đang tích cực xây
dựng chương trình nghệ thuật dân gian,
dân tộc với những tiết mục ca ngợi về
biển đảo, Tổ quốc Việt Nam.
t.t.N
NhàhátCa,múa,NhạcdângianViệtBắcđếnvớichiếnsĩTrườngSa
Tiếp nối thành công của các kỳ Liên
hoan trước, Liên hoan Phim tài liệu
Châu Âu - Việt Nam lần thứ 6 do Hiệp
hội các Viện Văn hóa và Đại sứ quán
Châu Âu (EUNIC) phối hợp cùng Hãng
phim Tài liệu và Khoa học Trung ương
tổ chức vào tháng 6/2014 tại Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh.
Tại Liên hoan lần này, các nhà làm
phim tài liệu Châu Âu giới thiệu 07 bộ
phim tài liệu với nhiều chủ đề khác nhau,
gồm: “Đài phát thanh quốc gia Pháp:
Những bí mật nhỏ” (Pháp), “Và Gaelle”
(Tây Ban Nha), “Chiếc tivi vẫn bật”
(Anh), “Boleslaw Matuszewski - Người
tiên phong vô danh của ngành điện ảnh”
(Ba Lan), “Xin đừng quên tôi” (Đức),
“Tzvetanka” (Thụy Điển và Bungary),
“Nhân văn đô thị“ (Đan Mạch).
Hãng phim Tài liệu và Khoa học
Trung ương tham dự Liên hoan với 9 tác
phẩm: “Khi không thể vượt qua chính
mình”, “Người giữ lửa”, “Động đất sóng
thần,thảmhọakhônlường”,“ĐỉnhAMú
Sung”, “Cỏ xanh im lặng”, “Hai phía
cuộc đời”, “Triết gia Trần Đức Thảo”,
“Dẫu nẻo về còn xa”, “Đạo sắc phong”.
Liên hoan đồng thời giới thiệu 05
phim tài liệu của các nhà làm phim trẻ
Đông Nam Á trong Ngày phim Đông
Nam Á. Đây là những tác phẩm đã đã
đạt giải cao trong Liên hoan du lịch
Chopshot tháng 4/2014 diễn ra tại
Jakarta, Indonesia: “Chuyến đi cuối
cùng của chị Phụng” (Việt Nam), “Nơi
nào tôi đi” (Campuchia), “Phía sau màn
bạc” (Myanmar), “Chiếc tivi màu khác”
(Indonesia) và “Cân nhắc” (Thái Lan).
Trong khuôn khổ Liên hoan, sẽ có
hai buổi hội thảo được tổ chức: Trong
đó, một buổi được hướng dẫn bởi đạo
diễn người Phần Lan Iikka Vehkalahti
dành cho các nhà làm phim trẻ Đông
Nam Á; buổi thứ hai dành cho các nhà
làm phim trẻ Hà Nội dưới sự hướng dẫn
của Catrin Vogt với chủ đề “Nghệ thuật
dựng phim đối với phim tài liệu”.
Liên hoan diễn ra tại Hà Nội từ ngày
04-12/6 và tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày
21-29/6.
NH
Liên hoan Phim tài liệu Châu Âu - Việt Nam lần thứ 6
Sự kiện vấn đề
12 số 1078 l 05.6.2014
Năm 2014, Cửa Lò dự kiến đón
trên 2,2 triệu lượt khách trong nước và
quốc tế, tăng 6,1%; doanh thu du lịch
đạt 1.750 tỉ đồng, tăng 19,9% so với
năm 2013. Nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ, tăng số lượng khách du lịch
đến tham quan, nghỉ mát, tạo cho du
khách đến Cửa Lò có cảm nhận về một
Cửa Lò trong-sạch-đẹp, thân thiện,
mến khách, thị xã Cửa Lò đã thực hiện
nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào
việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, phòng
nghỉ, khách sạn, chỉnh trang đô thị,
phấn đấu đưa Cửa Lò trở thành đô thị
du lịch biển vào năm 2015.
Từ đầu năm 2014 đến nay, thị xã
Cửa Lò đã gấp rút chỉnh trang các
hạng mục công trình đô thị như: mở
rộng và nâng cấp sân khấu quảng
trường Bình Minh; nâng cấp, thay thế
các bóng đèn đã hư hỏng trong hệ
thống điện trang trí và hệ thống điện
chiếu sáng ở các trục đường nội thị,
tuyến đường ở phường Nghi Hải và
Nghi Hòa; xây dựng đường giao thông
từ đường Sào Nam đến đường ngang
số 5, kè chắn sóng phía Nam; gắn biển
tên đường cho 66 tuyến phố mới được
đặt tên...
Thị xã Cửa Lò cũng đã quy hoạch
hệ thống cây xanh, thảm cỏ trên các
trục đường nội thị, đồng thời giao cho
Ban Quản lý Đô thị quản lý, giám sát
việc chăm sóc, cắt tỉa cành cây một
cách thường xuyên, thực hiện xã hội
hóa trồng cây xanh đặc biệt là ở phần
diện tích đất trước và sau các kiốt bán
hàng với các loại cây như: bàng, bằng
lăng, phi lao, xoài... xây dựng hệ thống
nước thải giai đoạn 1 và 2 trên địa bàn
đảm bảo việc xử lý nước thải một cách
hợp vệ sinh; hợp đồng với Công ty cổ
phần Dịch vụ du lịch và Môi trường đô
thị tiến hành thu gom rác thải trên địa
bàn, đặc biệt là ở dọc bờ biển, tại các
trục đường chính từ 22 giờ đêm đến 6
giờ sáng, sau đó chở về tập kết và xử
lý tại bãi rác phường Nghi Yên; ngoài
ra còn xây dựng thêm 4 nhà vệ sinh
công cộng, nâng số nhà vệ sinh công
cộng trên địa bàn thị xã Cửa Lò lên
hơn 20 nhà vệ sinh.
Khác với các năm trước, năm
2014, việc quy hoạch các kiốt được
thực hiện kéo giãn, dàn trải ra ở các
trục đường ngang gần bãi biển thay vì
tập trung vào trục đường chính nhằm
nâng cao chất lượng phục vụ từ việc
ăn nghỉ, mua sắm của du khách được
thuận tiện hơn. Mặt khác, thị xã cũng
quán triệt các nhà hàng, khách sạn phải
thực hiện nghiêm chỉnh việc niêm yết,
công khai bảng báo giá đối đối với các
mặt hàng kinh doanh để tránh tình
trạng “chặt chém” về giá cả.
t.Lâm
Ngày 01/6, tại Khu du lịch văn hóa
Suối Tiên (quận 9, TP. Hồ Chí Minh),
Sở VHTTDL, Hiệp hội Du lịch, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TP. Hồ Chí Minh đã khai mạc Lễ hội
trái cây Nam bộ lần thứ 11 năm 2014.
Đây là sự kiện thường niên của ngành
du lịch TP. Hồ Chí Minh nhằm giới
thiệu tới du khách sự phong phú về
chủng loại trái cây từ vùng sông nước
Nam bộ, đồng thời tôn vinh những
thành quả lao động của nhà nông và
môn nghệ thuật tạo hình bằng trái cây
độc đáo góp phần giữ gìn phát huy bản
sắc dân tộc Việt Nam.
Nét đặc sắc nhất của Lễ hội là “Chợ
nổi trái cây” có quy mô 70 gian hàng là
những chiếc thuyền chở nặng trái cây,
chợ nổi kéo dài suốt 3 tháng hè bán
phục vụ du khách hơn 180 chủng loại
trái cây với giá rẻ hơn ngoài thị trường
từ 20-40%. Khu vực trưng bày của lễ
hội còn giới thiệu tới du khách bộ sưu
tập trái cây lạ, quý hiếm từ các vùng
miền trong cả nước như: thằn lằn,
osaka, kèn nghe, lục lạc… đặc biệt
nhiều loại trái cây khổng lồ như: bí đao,
bí đỏ nặng từ 50-60kg, dừa 10kg, xoài
3kg… cũng được giới thiệu tại khu vực
này. Ngoài ra, hơn 100 mô hình tiểu
cảnh được kết bằng trái cây được đặt
suốt trên trục đường của lễ hội cũng thu
hút đông đảo du khách tham quan.
Lễ hội năm nay còn diễn ra nhiều
hoạt động phong phú, hấp dẫn như:
Hội thi nghệ thuật tạo hình bằng trái
cây mang đến lễ hội những tác phẩm
độc đáo, rực rỡ màu sắc trái cây;
Chương trình diễu hành “Bách quả tứ
quý thần tiên hội” tái hiện huyền thoại
của xứ sở thần tiên với hình ảnh những
nàng tiên nữ hộ giá các vị Thần Quả về
hạ giới chúc mừng lễ hội trái cây Nam
bộ. Đến với khu phố ẩm thực trái cây
du khách sẽ được thưởng thức hơn 30
món ngon và lạ chế bến từ trái cây…
Hội thi trái cây ngon - an toàn Nam
bộ diễn ra trong ngày khai mạc quy tụ
các chủng loại trái cây đặc sản, giống
to đẹp, cân đối, vừa chín và đảm bảo
các tiêu chí về an toàn của các nhà
vườn từ 21 tỉnh/thành mang đến tham
dự. Ngoài ra trong suốt lễ hội, du khách
còn được thưởng thức nhiều tiết mục
biểu diễn nghệ thuật đặc sắc khác như:
Đờn ca tài tử Nam bộ; giao lưu nghệ
thuật các đoàn quốc tế như Hàn Quốc,
Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia;
biểu diễn ca múa nhạc tổng hợp, các trò
chơi dân gian...
Theo bà Nguyễn Thị Hồng - Phó
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, lễ
hội trái cây Nam bộ năm nay đã có sự
phát triển về quy mô cũng như phong
phú, đa dạng các nội dung hoạt động.
Đây cũng là dịp thắt chặt mối quan hệ
giữa nhà nông - nhà sản xuất - nhà
phân phối và người tiêu dùng; đồng
thời góp phần nâng cao giá trị thương
hiệu và quảng bá hiệu quả hình ảnh của
trái cây Việt Nam.
H.HIệp
Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2014
Cửa Lò phấn đấu trở thành đô thị du lịch biển
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
13số 1078 l 05.6.2014
Sau khi tỉnh Đắk Nông được thành
lập tách từ tỉnh Đắk Lắk năm 2004, Sở
VHTTDL tỉnh Đắk Nông đã tiến hành
sưu tầm hàng trăm tài liệu, hiện vật lịch
sử để xây dựng hồ sơ khoa học khôi
phục lại di tích Nhà ngục Đắk Mil.
Năm 2005, Nhà ngục Đắk Mil được
Bộ VHTTDL công nhận là Di tích lịch
sử cấp quốc gia. Và hiện nay, Nhà ngục
Đắk Mil đang trở thành điểm đến tham
quan của hàng trăm lượt người mỗi
tháng với mục đích tìm hiểu lịch sử nhà
ngục cũng như giáo dục lịch sử cách
mạng dân tộc ta.
Trước điểm di tích lịch sử đặc biệt,
tỉnh Đắk Nông đã tiến hành xây dựng,
tu bổ di tích theo tài liệu lịch sử được
thu thập. Toàn cảnh nhà ngục được
phục dựng trong tổng diện tích hơn
2.000m2. Xây dựng thêm các hạng mục
phụ như nhà trưng bày hiện vật, bia đá
tưởng niệm... với tổng vốn đầu tư hơn
9 tỉ đồng. Sau khi triển khai phục dựng,
đến nay nhà ngục Đắk Mil trở thành
địa điểm du lịch vui chơi, về nguồn hết
sức bổ ích cho các đoàn, hội, trường
học, người dân địa phương hiểu thêm
về lịch sử dân tộc.
Ông Phạm Như Thức - Trưởng
Phòng Văn hóa huyện Đắk Mil cho
biết: “Việc khai thác tiềm năng Nhà
ngục Đắk Mil hiện nay đã thu hút rất
đông đối tượng thăm quan, du lịch.
Trung bình một tháng có khoảng bốn
đến năm đoàn của các cơ quan như:
cựu chiến bình, đoàn khối các cơ quan
tỉnh, các em học sinh của các trường…
hàng trăm lượt người dân đến tham
quan di tích, giáo dục lịch sử cách
mạng tại địa phương. Bên cạnh đó, các
đối tượng tham quan còn có các du
khách từ Bình Phước, Đắk Lắk, Lâm
Đồng, thành phố Hồ Chí Minh đến để
nắm được lịch sử cách mạng nhà ngục
Đắk Mil. Riêng các trường học, thông
thường theo các chương trình ngoại
khóa đi thực tế tìm hiểu lịch sử, nhằm
giúp các em tiếp thu quá trình hình
thành lịch sử nhà ngục, ý chí chiến đấu
và công lao to lớn của các anh hùng liệt
sĩ”.
Quá trình hình thành lịch sử ngục
Đắk Mil: Đầu năm 1940, để mở rộng
bộ máy cai trị tại mảnh đất Nam Tây
Nguyên, thực dân Pháp đã bắt những
người yêu nước và giam giữ hàng trăm
lượt chiến sĩ cộng sản tại thôn 9A, xã
Đắk Lao, huyện Đắk Mil ngày nay. Tại
đây, thực dân Pháp đã dựng lên nhà
ngục Đắk Mil gồm: 9 gian, vách gỗ,
mái lợp tranh, xung quanh là hàng rào
dây thép gai, bên trong có 2 dãy sàn gỗ
làm nơi ngủ cho tù nhân, có cùm chân,
xiềng tay...
Từ năm 1940 đến 1943, thực dân
Pháp đã giam giữ hàng trăm lượt chiến
sĩ cộng sản, trong đó có thời điểm giam
giữ lên tới 120 người. Tại nhà ngục
này, thực dân Pháp thực hiện một chế
độ lao tù rất khắc nghiệt và tàn bạo.
Mỗi tù nhân chỉ được một mảnh chăn
mỏng, một chiếc chiếu và ăn một bát
cơm mỗi ngày. Hằng ngày họ phải đi
lao dịch nặng nề, trong khi tay chân
vẫn bị xiềng xích và lính canh nghiêm
ngặt. Đến buổi tối, các chiến sĩ phải
ngủ trong tư thế bị cùm chân…
Trước tình cảnh bị tù đày và lao
động cực khổ, nhưng những người tù
cộng sản vẫn giữ vững tinh thần đấu
tranh kiên cường, không đầu hàng
trước hoàn cảnh và kẻ thù. Đầu năm
1942, những người tù ở nhà ngục này
đã đấu tranh đòi được nghỉ Tết ba ngày,
được diễn tuồng, ngâm thơ hay đánh
cờ tướng... Tháng 6/1942, trước diễn
biến thế giới và cách mạng trong nước
có nhiều thuận lợi, một bộ phận bí mật
nhà ngục đã bàn kế hoạch tổ chức vượt
ngục cuối năm 1942, đầu 1943. Sau
nhiều lần vượt ngục, đấu tranh mạnh
mẽ của các chiến sĩ tù ngục Đắk Mil và
những thất bại liên tiếp trên chiến
trường, cuối năm 1943 thực dân Pháp
đã chuyển toàn bộ số tù nhân tại nhà
ngục về nhà ngục Buôn Ma Thuột (tỉnh
Đắk Lắk) và phá hủy nhà ngục Đắk
Mil.
Q.HuY
Di tích Nhà ngục Đắk mil thu hút khách du lịch
Theo Vụ Thể thao thành tích cao
(Tổng cục Thể dục thể thao), từ
ngày 07/6 sẽ diễn ra Giải vô địch trẻ
Karatedo quốc gia lần thứ 20 năm
2014 tại tỉnh Thừa Thiên Huế).
Các vận động viên thi đấu ở hai
nội dung Kumite (đối kháng) và
Kata (bài quyền) theo các lứa tuổi:
14-15, 16-17, 18-22 tranh giải cá
nhân và đồng đội nam, nữ. Mỗi vận
động viên tham dự giải phải có thẻ
của Tổng cục Thể dục thể thao cấp,
cùng giấy chứng nhận sức khỏe do
y tế cấp tỉnh/thành và ngành xác
nhận. Giải thi đấu theo luật mới của
Liên đoàn Karate thế giới (WKF) do
Tổng cục Thể dục thể thao ban
hành.
Giải nhằm thúc đẩy việc tập
luyện Karatedo trong thanh thiếu
niên, phát hiện và tuyển chọn các
vận động viên trẻ xuất sắc, chuẩn bị
lực lượng kế cận cho các SEA
Games, ASIAD tới; đồng thời kiểm
tra, đánh giá năng lực, trình độ
chuyên môn của đội ngũ huấn luyện
viên, trọng tài, cán bộ quản lý trong
công tác huấn luyện và tổ chức thi
đấu các giải trong nước, quốc tế.
Giải vô địch trẻ Karatedo quốc
gia lần thứ 20 dự kiến sẽ kết thúc
vào ngày 15/6.
ĐứC mINH
Giải vô địch trẻ Karatedo quốc gia lần thứ 20
14 số 1078 l 05.6.2014
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Ngày 27/5, thành phố Hải Phòng đã
tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện cuộc
vận động xây dựng mái ấm tình
thương, 3 năm thực hiện cuộc vận động
xây dựng mô hình “Gia đình 5 không,
3 sạch”.
Mô hình “Gia đình 5 không, 3
sạch” gồm các tiêu chí: Không đói
nghèo, không vi phạm pháp luật và
mắc các tệ nạn xã hội, không bạo lực
gia đình, không sinh con thứ ba trở lên,
không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học;
sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.
Giai đoạn năm 2014-2016, thành
phố Hải Phòng đề ra 5 phương hướng,
nhiệm vụ thực hiện 2 cuộc vận động,
gồm: Đẩy mạnh tuyên truyền cho cán
bộ, hội viên phụ nữ và các tầng lớp
nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm
quan trọng và các tiêu chí của 2 cuộc
vận động; tăng cường phối hợp với các
cấp, ngành lồng ghép nội dung 2 cuộc
vận động với nội dung, hình thức
phong phú, đa dạng, hướng về cơ sở,
ưu tiên đơn vị khó khăn, vùng xa. Hội
cũng xây dựng, nhân rộng mô hình hay,
cách làm sáng tạo; huy động, phân bổ
các nguồn lực thực sự hiệu quả theo
hướng tập trung ưu tiên xây dựng các
mô hình chuyển đổi hành vi từ cơ sở;
tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá
hiệu quả thực hiện các cuộc vận động
gắn với sơ kết, tổng kết hàng năm.
Thực hiện các cuộc vận động, thời
gian qua, các cấp cơ sở ở Hải Phòng đã
đạt được một số kết quả như: 100%
quận, huyện đã xây dựng được mô
hình “Gia đình 5 không, 3 sạch”. Việc
thực hiện các cuộc vận động này được
gắn với thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới và xây dựng văn
minh đô thị.
Hội Phụ nữ các cấp trên địa bàn
Thành phố đã giúp 2.317/2.870 hộ do
phụ nữ làm chủ lao động chính đăng ký
thoát nghèo bền vững; giới thiệu việc
làm cho hơn 3.500 lao động với thu
nhập ổn định từ 2-2,5 triệu đồng. Đối
với tiêu chí không có bạo lực gia đình,
Hội Liên hiệp Phụ nữ ở cơ sở đã tham
mưu cho chính quyền cùng cấp xây
dựng trên 730 mô hình “địa chỉ tin cậy
ở cộng đồng”; giải quyết và xử lý 52
trường hợp bạo lực gia đình; bước đầu
thực hiện hiệu quả công tác hòa giải
mâu thuẫn cộng đồng, góp phần xây
dựng cộng đồng dân cư bình yên, gia
đình hạnh phúc.
mạNH HuâN
Hải Phòng: Xây dựng mô hình“Gia đình 5 không, 3 sạch”
1. Ba năm trở lại đây, cứ dịp Quốc
tế Thiếu nhi 01/6, thành phố Hồ Chí
Minh lại tổ chức diễn đàn “Lắng nghe
ý kiến trẻ em” và tại diễn đàn này, từ
người lãnh đạo cao nhất của thành phố,
đến lãnh đạo các Sở, ngành đều tham
gia và có trách nhiệm trả lời các câu hỏi
mà các em quan tâm. Dù chỉ vài giờ
đồng hồ dành cho sự “lắng nghe”, lãnh
đạo thành phố cũng đã thật sự hài lòng
khi được tiếp thu những đóng góp hồn
nhiên, vô tư nhưng rất sát thực của trẻ.
Rất nhiều thông tin được các em
chuyển tới lãnh đạo cao nhất của thành
phố. Em thì mong lãnh đạo thành phố
quan tâm nhiều hơn đến vấn đề giảm
các vụ nữ sinh bạo lực. Em thì kể về
cảnh sống thiếu thốn của một bạn hàng
xóm với mong muốn được nhiều người
giúp đỡ. Em thì bày tỏ những mất mát
của gia đình mình xuất phát từ những
vụ bạo hành và cãi lộn của cha mẹ. Em
lại thể hiện mong muốn cha mẹ mình
đừng bao giờ vi phạm luật lệ giao
thông. Em nêu ước ao khu phố mình
không còn người ăn xin... Có em còn
tranh luận với lãnh đạo thành phố về
vấn đề đầu tư cho giáo dục, đồng thời
kiến nghị cần quan tâm nhiều hơn đến
điều kiện học tập của các bạn ở khu
vực nông thôn, hỗ trợ con em các gia
đình nghèo có điều kiện đến trường;
nhất là các bạn ở vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số…
Ý kiến đóng góp của các em thật
giản dị, nhưng đáng để người lớn phải
suy nghĩ. Những điều tưởng như đơn
giản, nhưng rất hệ trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Nhân cách của trẻ có được hoàn thiện
hay không, chính là bắt nguồn từ
những câu trả lời, lời nói tưởng là nhỏ
nhoi ấy; cũng bắt nguồn từ sự lắng
nghe, chia sẻ, sự quan tâm sâu sát của
người lớn - những người làm cha làm
mẹ. Vâng những người lớn chúng ta
hãy lắng nghe ý kiến của các em với
tinh thần trách nhiệm, để xem xét, giải
quyết thấu đáo những vấn đề được thai
nghén, chắt lọc từ tư duy trong sáng
của trẻ.
2. Sau 2 năm thăm dò ý kiến trẻ em
về việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội (đơn vị
chủ trì) đã tổng hợp được hơn 34.000
ý kiến đóng góp của trẻ em thông qua
các cơ quan thông tin đại chúng, mạng
internet… Không chỉ là các vấn đề ở
trường học, của tuổi học trò… mà các
em còn đề cập nhiều vấn đề “quốc kế
dân sinh”, những chuyện nóng đang
được xã hội quan tâm, như ô nhiễm
môi trường, ùn tắc giao thông, chăm
sóc sức khỏe y tế, việc làm cho sinh
viên sau khi ra trường, sử dụng chất
xám...
Những ý kiến trẻ em thật sự bổ ích
cho các nhà làm luật, các nhà hoạch
định chính sách khi giải quyết các vấn
đề liên quan đến trẻ em. Trên tất cả, là
có thêm một “kênh” phát huy nội lực,
từ nhiều khối óc tuy còn non trẻ, song
đã biết nói và dám nói.
tHế HùNg
Khi trẻ bàn chuyện“quốc kế dân sinh”
15số 1078 l 05.6.2014
nhân tố mới
Sáng 27/5, tại Trung tâm Văn hóa
thông tin huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi, Thư viện Tổng hợp tỉnh
và Phòng Văn hóa-Thông tin huyện
Tư Nghĩa phối hợp tổ chức khai mạc
Triển lãm sách, ảnh với chủ đề “Chủ
quyền biển, đảo Việt Nam”. Triển
lãm thu hút đông đảo chiến sĩ biên
phòng, các em học sinh và người dân
địa phương đến xem. Đây là dịp để
tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý
thức trách nhiệm về chủ quyền biển,
đảo thiêng liêng cho các thế hệ người
dân Việt Nam.
Triển lãm trưng bày khoảng
3.000 đầu sách, tài liệu; trong đó có
400 cuốn sách về tiềm năng, thế
mạnh kinh tế, xã hội, an ninh quốc
phòng của biển, đảo Việt Nam.
Ngoài ra còn có 85 bức ảnh của các
tác giả trong và ngoài tỉnh nêu bật vẻ
đẹp của biển đảo cũng như công
cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt
Nam nói chung và đảo Lý Sơn -
Quảng Ngãi nói riêng. Đặc biệt, có 8
bản đồ cổ thể hiện chủ quyền biển,
đảo của Việt Nam đối với Hoàng Sa,
Trường Sa từ trước đến nay cũng
được trưng bày tại Triển lãm.
Ông Trịnh Thanh Tùng - Giám
đốc Thư viện Tổng hợp tỉnh Quảng
Ngãi cho biết: Tất cả sách, ảnh, bản
đồ đều thể hiện Hoàng Sa, Trường
Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Qua
Triển lãm, Thư viện muốn đưa đến
cho công chúng những hiểu biết về
chủ quyền biển, đảo Việt Nam có từ
xưa. Chúng ta - thế hệ hôm nay và
mai sau phải luôn gìn giữ, bảo vệ.
Dịp này, Thư viện Tổng hợp tỉnh
đã tặng một số đầu sách về chủ quyền
biển, đảo Việt Nam cho một số đơn
vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh và
trường học của huyện Tư Nghĩa.
K.HOàN
Triển lãm sách, ảnh“Chủ quyền biển, đảo Việt Nam”
Ông Nguyễn Thế Chính - Giám
đốc Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang, Phó
Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo
phát triển du lịch tỉnh cho biết: Bắc
Giang là địa phương có nhiều danh
lam, thắng cảnh đẹp, các di tích lịch
sử văn hóa nổi tiếng nên rất thuận lợi
cho phát triển du lịch, nhất là du lịch
văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái
nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng...
Trong năm nay, tỉnh dự kiến sẽ đón
khoảng 320.000 lượt khách du lịch nội
địa và 6.900 khách quốc tế.
Nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi
thế để phát triển du lịch, tỉnh tập trung
triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ,
giải pháp, trong đó chú trọng đến đầu
tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Trong tháng 4 và tháng 5/2014, tỉnh
đã công bố quy hoạch xây dựng và
khởi công xây dựng các công trình
văn hóa tín ngưỡng, tâm linh lớn với
tổng mức đầu tư hàng trăm tỉ đồng là
Chính điện Thiền viện Trúc lâm
Phượng Hoàng và Khu văn hóa tâm
linh Tây Yên Tử. Bên cạnh đó, tỉnh
khẩn trương hoàn thành các quy
hoạch và lập dự án đầu tư hạ tầng một
số khu, điểm du lịch trọng điểm trên
địa bàn như Quy hoạch bảo tồn tổng
thể hệ thống di tích Chùa Am Vãi; di
tích khởi nghĩa Yên Thế; quy hoạch
xây dựng các điểm chùa khu vực
Đồng Thông, Tây Yên Tử... Tỉnh đẩy
nhanh việc cải tạo, bảo tồn, nâng cấp
chùa Vĩnh Nghiêm, các dự án xây
dựng siêu thị Big C và xây dựng sân
golf Yên Dũng. Cùng với đẩy mạnh
tuyên truyền, quảng bá du lịch, tỉnh
chú trọng phát triển những sản phẩm
du lịch độc đáo gắn với lợi thế của
tỉnh, liên kết xây dựng các tour, tuyến
du lịch thu hút nhiều khách...
Trong năm nay, Sở VHTTDL tỉnh
Bắc Giang đẩy nhanh tiến độ thi công
dự án đường và hạ tầng ngoài chùa Bổ
Đà (huyện Việt Yên); hoàn thiện dự án
phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc
Giang (trước mắt tập trung tại huyện
Sơn Động); tiếp tục triển khai thực
hiện liên kết phát triển du lịch giữa 3
tỉnh/thành phố là Bắc Giang - Hà Nội
- Lạng Sơn; xây dựng kế hoạch liên
kết phát triển du lịch Thái Nguyên -
Bắc Giang - Quảng Ninh...
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh rà
soát, công bố danh mục các dự án du
lịch mời gọi đầu tư trên địa bàn; phối
hợp các Sở, ngành liên quan kiểm tra
việc triển khai thực hiện các quy
hoạch du lịch hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn
Thần, khu Tây Yên Tử, Chùa Am Vãi,
hệ thống di tích khởi nghĩa Yên Thế,
chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà...
Bắc Giang hiện có trên 300 cơ sở
lưu trú du lịch với khoảng 3.200
buồng nghỉ, trong đó 8 khách sạn đạt
tiêu chuẩn 2 sao và 9 khách sạn tiêu
chuẩn 1 sao. Năm 2013 toàn tỉnh đã
đón 256.000 lượt khách du lịch nội địa
và 6.800 lượt khách quốc tế.
Để tôn tạo tài nguyên du lịch, tỉnh
đã huy động từ nhiều nguồn vốn, đầu
tư trên 14 tỉ đồng trùng tu, tôn tạo,
chống xuống cấp nhiều di tích lịch sử
văn hóa đã được xếp hạng là Đình Lỗ
Hạnh (huyện Hiệp Hòa), Đình Phù
Lão (huyện Lạng Giang), Đình Thổ
Hà, Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên)...
Thu hút đầu tư phát triển du lịch, tỉnh
đã cấp phép đầu tư xây dựng tổ hợp
khách sạn Mường Thanh tại thành phố
Bắc Giang với tổng mức đầu tư gần
300 tỉ đồng và quy mô thiết kế đạt tiêu
chuẩn 5 sao, dự kiến hoàn thành đưa
vào sử dụng trong năm 2015...
ĐứC KIêN
Bắc Giang khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch
nhân tố mới
16 số 1078 l 05.6.2014
Giải vô địch Điền kinh các lứa tuổi
trẻ quốc gia năm 2014 chính thức khởi
tranh ngày 01/6, tại tỉnh Thừa Thiên
Huế.
Giải nhằm thúc đẩy phong trào tập
luyện điền kinh trong thanh, thiếu niên,
học sinh, tập hợp thanh, thiếu niên vào
các hoạt động vui tươi, lành mạnh; đồng
thời đánh giá công tác đào tạo vận động
viên điền kinh trẻ ở các địa phương;
tuyển chọn và bồi dưỡng các vận động
viên trẻ có triển vọng, chuẩn bị lực
lượng tham gia các giải trẻ quốc tế.
Thể thức thi đấu tranh giải cá nhân
và tiếp sức với 60 nội dung áp dụng
cho 3 lứa tuổi 12-13, 14-15 và 16-17
tuổi; các vận động viên sẽ tranh tài ở
các cự ly chạy 60m, 100m, 200m,
400m, 600m, 800m, 1.500m, 2.000m,
5.000m cùng các nội dung vượt rào, đi
bộ, nhảy cao, nhảy xa, nhảy ba bước,
đẩy tạ, ném lao, ném đĩa.
Kết thúc Giải, những vận động viên
có thành tích tốt sẽ được phong Kiện
tướng, công nhận kỷ lục quốc gia. Giải
dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 10/6.
a.tùNg
Trong khuôn khổ Đại hội Thể dục
thể thao toàn tỉnh lần thứ VII, trong 2
ngày 30 và 31/5, tại bể bơi huyện Điện
Bàn, Sở VHTTDLQuảng Nam tổ chức
giải Bơi lội toàn tỉnh năm 2014. Tham
dự giải có gần 100 vận động viên đạt
thành tích cao tại các giải bơi lội cấp
huyện, thành phố trong tỉnh gồm:
Thành phố Tam Kỳ, HộiAn, các huyện
Điện Bàn, Duy Xuyên, Phú Ninh, Núi
Thành, Đại Lộc, Thăng Bình và 2
huyện miền núi Tây Giang, Phước Sơn.
Các vận động viên tham gia thi đấu ở
các nội dung: 50m ếch nam, nữ; 50m tự
do nam, nữ; 100m tự do nan, nữ; tiếp sức
200mnam,nữvàtiếpsức400mnam,nữ.
Sau hai ngày thi thi đấu sôi nổi, hấp dẫn
thu hút hàng nghìn người đến xem và cổ
vũ, giải Bơi lội toàn tỉnh Quảng Nam
năm 2014 đã kết thúc tốt đẹp. Ban Tổ
chức đã trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các
đoàn HộiAn, Điện Bàn và Tam Kỳ.
Sau giải thi đấu này, Sở VHTTDL
Quảng Nam sẽ có kế hoạch phối hợp
với các địa phương tuyển chọn các vận
động viên tham gia vào công tác huấn
luyện bơi lội cho đối tượng chính là học
sinh, nhằm phát triển phong trào bơi lội
rộng khắp trong toàn tỉnh.
Vũ mINH
Quảng Nam: Phát triển bộ môn bơi lội cho học sinh
Sáng 31/5, Trung tâm Truyền hình
Việt Nam tại Phú Yên phối hợp với Sở
VHTTDL Phú Yên, Hội Mô tô - Xe
đạp thể thao tỉnh Phú Yên tổ chức Giải
đua Xe đạp mở rộng - Cúp VTV Phú
Yên lần thứ II năm 2014. Kết quả, vận
động viên Trương Quốc Huy của Câu
lạc bộ xe đạp cà phê Huy Tùng (Phú
Yên) đạt giải áo Xanh chung cuộc; vận
động viên Phạm Thị Hồng Liên của
Câu lạc bộ xe đạp Hiệp Yến giành giải
Nhất nữ.
Giải đua Xe đạp tranh Cup VTV
Phú Yên lần này có 196 vận động viên
đến từ 23 câu lạc bộ trong nước, trong
đó tỉnh Phú Yên có 4 đơn vị tham gia.
Câu lạc bộ xe đạp Đông Hòa (PhúYên)
là đơn vị có nhiều vận động viên tham
gia nhất, với 19 vận động viên. Các vận
động viên tham gia giải năm nay thi
đấu ở các cự ly 50km dành cho nhóm
vận động viên từ 18-50 tuổi; 30km
dành cho nhóm vận động viên từ 51
tuổi trở lên; 12 vận động viên nữ tham
gia giải đua thi đấu ở cự ly 20km.
So với lần thứ nhất tổ chức vào năm
2013, giải năm nay tăng hơn 3 đội và
có sự tham gia của nhiều vận động viên
chất lượng đến từ các đội mạnh như
vận động viên Trương Quốc Thắng của
đội Gấu Vàng; Mai Công Hiếu của Câu
lạc bộ xe đạp Quận 6, TP. Hồ Chí
Minh… Trọng tài của giải đua là các
trọng tài cấp quốc gia thuộc Liên đoàn
Mô tô - Xe đạp Việt Nam. Theo Ban
Tổ chức, từ nay trở về sau giải sẽ trở
thành Giải đua xe đạp mở rộng - Cup
VTV Phú Yên thường niên.
Nam aNH
Giải đua Xe đạp mở rộng - Cup VTV Phú Yên lần thứ ii năm 2014
Giải Vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia 2014
Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết,
chương trình nghệ thuật đặc biệt về chủ
đề biển đảo mang tên “Là người con Đất
Việt” lần thứ 2 sẽ diễn ra vào tối 15/6,
tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội.
Chương trình “Là người con đất
Việt” được Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ
chức lần đầu tiên năm 2010 với số tiền
thu được hơn 1 tỉ đồng đã chung tay sẻ
chia với những khó khăn liên tiếp của
đồng bào miềnTrung bị thiên tai tàn phá
nặng nề. Chương trình lần này tổ chức
nhằm mục đích nêu lên tiếng nói, tình
cảm, thái độ phản đối của giới văn nghệ
sĩ, các ca sĩ, nhạc sĩ ba miền Bắc-Trung-
Nam trước sự kiện Trung Quốc ngang
nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải
Dương 981 trong vùng biển của Việt
Nam.
Chương trình gồm 3 phần chính:
“Giai điệu Tổ quốc”; “Ơi biển Việt
Nam” và “Tổ quốc gọi tên mình”, với
các ca khúc đi cùng năm tháng như
“Việt Nam quê hương tôi”, “Giai điệu
Chương trình nghệ thuật“Là người con Đất Việt”
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnlongvanhien
 
06 vn - tab donor's meeting presentation
06   vn - tab donor's meeting presentation06   vn - tab donor's meeting presentation
06 vn - tab donor's meeting presentationduanesrt
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnPham Long
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
 
06 vn - tab donor's meeting presentation
06   vn - tab donor's meeting presentation06   vn - tab donor's meeting presentation
06 vn - tab donor's meeting presentation
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
 

Viewers also liked

On thi-dh-tiep-tuyen-cua-do-thi-ham-so
On thi-dh-tiep-tuyen-cua-do-thi-ham-soOn thi-dh-tiep-tuyen-cua-do-thi-ham-so
On thi-dh-tiep-tuyen-cua-do-thi-ham-sovanthuan1982
 
SNAGIT
SNAGITSNAGIT
SNAGITA Dài
 
[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013
[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013
[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013GiaSư NhaTrang
 
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩmVitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩmnguyenthanhtuyen765
 
Tự học Autocad 2007 full
Tự học Autocad 2007 fullTự học Autocad 2007 full
Tự học Autocad 2007 fullHades Nguyễn
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5dung nguyễn
 
Giải chi tiết đề thi thử đại học môn hóa
Giải chi tiết đề thi thử đại học môn hóaGiải chi tiết đề thi thử đại học môn hóa
Giải chi tiết đề thi thử đại học môn hóatruongthoa
 
Bai 30 ankadien
Bai 30 ankadienBai 30 ankadien
Bai 30 ankadienDori Le
 
Bài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếtBài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếthelenhuynh9
 
Sách Dạy Phần Mềm Revit - Sách Revit Pro - Sách Học Revit Architecture
Sách Dạy Phần Mềm Revit - Sách Revit Pro - Sách Học Revit ArchitectureSách Dạy Phần Mềm Revit - Sách Revit Pro - Sách Học Revit Architecture
Sách Dạy Phần Mềm Revit - Sách Revit Pro - Sách Học Revit ArchitectureKiến Trúc KISATO
 
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOCBAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOChgntptagore
 
[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngày
[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngày[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngày
[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngàythangtcq
 

Viewers also liked (16)

On thi-dh-tiep-tuyen-cua-do-thi-ham-so
On thi-dh-tiep-tuyen-cua-do-thi-ham-soOn thi-dh-tiep-tuyen-cua-do-thi-ham-so
On thi-dh-tiep-tuyen-cua-do-thi-ham-so
 
SNAGIT
SNAGITSNAGIT
SNAGIT
 
Bộ đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án - đề số 2
Bộ đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án - đề số 2Bộ đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án - đề số 2
Bộ đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án - đề số 2
 
De thi-hsg12-v1-hoa-a-2011
De thi-hsg12-v1-hoa-a-2011De thi-hsg12-v1-hoa-a-2011
De thi-hsg12-v1-hoa-a-2011
 
[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013
[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013
[Www.giasunhatrang.net]tong hop-cau-hoi-ly-thuyet-vat-ly-de-thi-thu-ca-nuoc-2013
 
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩmVitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩm
 
Tự học Autocad 2007 full
Tự học Autocad 2007 fullTự học Autocad 2007 full
Tự học Autocad 2007 full
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5
 
Dàn ý
Dàn ýDàn ý
Dàn ý
 
Giải chi tiết đề thi thử đại học môn hóa
Giải chi tiết đề thi thử đại học môn hóaGiải chi tiết đề thi thử đại học môn hóa
Giải chi tiết đề thi thử đại học môn hóa
 
Luyện tập ankin
Luyện tập ankinLuyện tập ankin
Luyện tập ankin
 
Bai 30 ankadien
Bai 30 ankadienBai 30 ankadien
Bai 30 ankadien
 
Bài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếtBài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triết
 
Sách Dạy Phần Mềm Revit - Sách Revit Pro - Sách Học Revit Architecture
Sách Dạy Phần Mềm Revit - Sách Revit Pro - Sách Học Revit ArchitectureSách Dạy Phần Mềm Revit - Sách Revit Pro - Sách Học Revit Architecture
Sách Dạy Phần Mềm Revit - Sách Revit Pro - Sách Học Revit Architecture
 
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOCBAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
 
[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngày
[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngày[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngày
[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngày
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078 (17)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
 
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravelTiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1078 ngày 05/6/2014 - Quảng bá về hình ảnh đất nước Việt Nam - điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn (Tr.2) - Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp (Tr.6) - Thựchiệnnếpsốngvănminh tạicáccơsởtínngưỡng,tôngiáo (Tr.6) - Cộng hưởng tình yêu Tổ quốc (Tr 20) trong số này Ảnh:C.T.V Tích cực tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Bộ VHTTDL vừa ban hành Công văn số 1647/BVHTTDL-TVđề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành chỉ đạo Thư viện tỉnh/thành tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu sách báo, tư liệu về chủ quyền biển đảo Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; tổ chức triển lãm tại thư viện, triển lãm lưu động; biên soạn thư mục, thông tin chọn lọc chuyên đề; tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền giới thiệu sách về chủ đề trên, thường xuyên cập nhật giới thiệu những tài liệu mới về vấn đề này. Bộ VHTTDL cũng yêu cầu các địa phương tập trung vào việc tổ chức các hoạt động trên một cách thường xuyên; đặc biệt tập trung vào thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc lãnh thổ Việt Nam. H.Q Tối 30/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật “Vì biển đảo thân yêu”. Tham dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh… (Xem tiếp trang 3) LượngkháchquốctếđếnViệtNamtăng26,07% Tổng cục Du lịch cho biết: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2014 ước đạt 674.204 lượt khách, giảm 9,62% so với tháng 4/2014, nhưng so với cùng kỳ tháng 5/2013, lượng khách quốc tế đến vẫn tăng 20,66%. Kết quả này góp phần đưa tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2014 ước đạt 3.748.109 lượt khách, tăng 26,07% so với cùng kỳ năm 2013. Đến thời điểm này, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt 46,85% so với kế hoạch tối thiểu là đón được 8 triệu lượt khách trong năm 2014. (Xem tiếp trang 10) ChươngtrìnhVìbiểnđảothânyêunhằmbiểuthịlòngyêunước,khẳngđịnhmạnhmẽchủquyền biêngiớibiểnđảocủaViệtNam Chương trình nghệ thuật “Vì biển đảo thân yêu”
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1078 l 05.6.2014 Chiều 30/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch đã chủ trì Hội nghị Ban Chỉ đạo - Kỳ họp thứ nhất năm 2014. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, năm 2013, ngành du lịch đã đón tiếp và phục vụ 7,57 triệu lượt khách quốc tế (tăng 10,6% so với năm 2012). Tổng thu từ khách du lịch đạt 200 nghìn tỉ đồng (tăng 25% so với năm 2012). 5 tháng đầu năm 2014, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,7 triệu lượt khách (tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2013), đa số thị trường khách đều tăng so với cùng kỳ năm 2013. Tổng thu về khách du lịch đạt 109 nghìn tỉ đồng (tăng 28% so với cùng kỳ năm 2013). Du lịch Việt Nam đã có sự gia tăng không ngừng về quy mô và từng bước nâng cao về chất lượng; hình thành rõ nét các vùng động lực phát triển của du lịch Việt Nam. Hoạt động quảng bá, xúc tiến được tăng cường; năng lực tổ chức các sự kiện lớn ngày càng được khẳng định; uy tín, thương hiệu du lịch Việt Nam được quốc tế ghi nhận ngày càng rõ nét. Tuy nhiên, hệ thống chính sách và các cơ chế đặc thù cho ngành du lịch còn thiếu gây ảnh hưởng đến cạnh tranh điểm đến. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch chưa được đầu tư tương xứng. Vai trò chủ động của các doanh nghiệp du lịch trong công tác phát triển thị trường, xây dựng sản phẩm còn hạn chế… Từ nay đến cuối năm, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động cụ thể tổ chức chiến dịch quảng bá Việt Nam - điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn “Exciting Viet Nam”; chỉ đạo thực hiện Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2014- 2020 (sau khi được ban hành). Ban Chỉ đạo cũng sẽ thống nhất kế hoạch, triển khai một số giải pháp cấp bách thông tin về môi trường du lịch Việt Nam an toàn, thân thiện. Trước tình hình căng thẳng tại Biển Đông, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch đã chỉ đạo ngành du lịch tăng cường nắm bắt thông tin, đẩy mạnh công tác truyền thông; mở rộng thị trường du lịch quốc tế; đẩy mạnh kích cầu du lịch nội địa; bảo đảm quyền lợi chính đáng, tuyệt đối an toàn cho khách du lịch; duy trì và cung ứng dịch vụ du lịch bình thường… Tham gia thảo luận, các đại biểu đã đề ra các giải pháp nhằm ổn định thị trường du lịch như: tăng cường truyền thông đối ngoại; cải thiện dịch vụ phát triển thị trường nội địa; xác định các biện pháp thúc đẩy mở rộng các thị trường du lịch... Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá: Thời gian qua, công tác du lịch đã có bước cải tiến về số lượng, chất lượng. Trước tình trạng thời gian qua, khách du lịch đến Việt Nam bị ảnh hưởng do diễn biến phức tạp ở Biển Đông, ngành du lịch cần khắc phục khó khăn, phát huy các sáng kiến, tăng cường các giải pháp liên ngành thu hút khách du lịch để đạt được mục tiêu, doanh thu đã đề ra. PhóThủ tướng đề nghị BộVHTTDL và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường liên kết, phối hợp thực hiện các giải pháp cấp bách ứng phó với các diễn biến tình hình tác động đến phát triển du lịch; tổ chức các đoàn đi kiểm tra tình hình phát triển du lịch tại các địa phương; tăng cường công tác quản lý môi trường, bảo đảm an toàn, an ninh cho khách du lịch... Phó Thủ tướng nêu rõ: Thực hiện được khẩu hiệu “Việt Nam - điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”, các Bộ, ngành cần phối hợp rà soát các thủ tục, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; chấn chỉnh kỷ luật kỷ cương trong môi trường du lịch; tăng cường đào tạo đội ngũ làm công tác du lịch. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh đất nước Việt Nam có môi trường ổn định, an toàn, thân thiện. tHế HùNg Quảng bá về hình ảnh đất nước Việt Nam - điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 64/2014/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Theo đó, kể từ ngày 10/7/2014, phí tham quan Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ áp dụng như sau: Đối với người lớn là 30.000 đồng/người/lượt; đối với sinh viên, học sinh trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề là 10.000 đồng/người/lượt; đối với trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông là 5.000 đồng/người/lượt. Các đối tượng được giảm 50% mức phí tham quan gồm: các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá; người cao tuổi; người khuyết tật nặng. Người tham quan thuộc nhiều trường hợp giảm phí chỉ được giảm 50% mức phí tham quan Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Cũng theo Thông tư, cơ quan thu phí được để lại 90% số tiền phí thu được để trang trải cho việc thu phí theo quy định; trường hợp sử dụng không hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo quy định hiện hành. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/7/2014. Đ.N ThuphíthamquanLàngVănhóa-DulịchcácdântộcViệtNam
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1078 l 05.6.2014 - Tại Quyết định số 1556/QĐ- BVHTTDL ngày 26/5/2014, Bộ VHTTDL cho phép Công ty TNHH Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương phối hợp với Hiệp hội các viện văn hóa và Đại sứ quán một số nước Châu Âu (EUNIC) tổchứcTuầnlễPhimtàiliệuquốctếlần thứ 6. Thời gian tổ chức từ ngày 04- 12/6/2014, tại Công ty TNHH Một thànhviênHãngphimTàiliệuvàKhoa họcTrungương,465HoàngHoaThám, Hà Nội; từ 21-28/6/2014, tại Trường Đại học Hoa Sen, số 08 Nguyễn Văn Tráng, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BVHTTDL ngày 27/5/2014, cho phép Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán Ireland tổ chức chương trình hòa nhạc Mick Moloney và những người bạn (Mick Moloney and friends) với sự tham gia của 05 nghệ sĩ nước ngoài. Thời gian ngày 11/6/2014, tại Phòng hòa nhạc, Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh. - Tại Quyết định số 1583/QĐ- BVHTTDL ngày 27/5/2014, Bộ VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức tuyên truyền lưu động Biên giới và Biển đảo Việt Nam do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái và ông Lê Quang Thích - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi và ông Lê XuânThân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa làm Trưởng Ban Chỉ đạo; ông Vương Duy Bảo - Phó Cục trưởng Cục Văn hóacơsở,ôngNguyễnĐăngVũ-Giám đốcSởVHTTDLtỉnhQuảngNgãi,ông Trương Đặng Tuyến - Giám đốc Sở VHTTDLtỉnh Khánh Hòa làmTrưởng Ban Tổ chức, ông Ngô Hoài Chung và bà Trần Thị Bích Huyền - Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở làm Phó Trưởng Ban và 06 Ủy viên. -Ngày28/5/2014BộVHTTDLban hành Quyết định số 1589/QĐ- BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo “Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên sân khấu Cảilương và Dân Cakịch chuyên nghiệp toàn quốc-2014” tại thành phố Cần Thơ do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng Ban, ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn và ông Lê Văn Tâm - Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ làm Phó Trưởng Ban Thường trực và 01 Ủy viên. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1588/QĐ-BVHTTDL ngày 28/5/2014, thành lập Ban Chỉ đạo “LiênhoanĐộctấuvàHòatấunhạccụ dân tộc-2014” tại tỉnh Lâm Đồng do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng Ban, ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểudiễnlàmPhóTrưởngBanThường trực và 02 Ủy viên. - Tại Quyết định số 1592/QĐ- BVHTTDL ngày 28/5/2014, Bộ VHTTDL cho phép Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội khai quật tại phế tích Chăm Quá Giáng thuộc xóm Chiêm Lai Hạ, thôn Quá Giáng 2, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Thời gian khai quật từ ngày 02/6-02/10/2014, diện tích 500m2. Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải đượctạmnhậpvàoBảntàngĐiêukhắc Chăm Đà Nẵng để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng xem xét quyết định giao những hiện vật đó cho bảo tàng công lập có chức năng thích hợp để bảo vệ và phát huy giá trị. THTT VăN BảN mới Chương trình “Vì biển đảo thân yêu” nhằm biểu thị lòng yêu nước, khẳng định mạnh mẽ chủ quyền biên giới biển đảo của Việt Nam trước việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan 981 thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam. Chương trình cũng là hành động thiết thực thể hiện tình cảmcủacácnghệsĩcùngcảnướchướngvề đồngbào,chiếnsĩnơihảiđảo,gópphầnthiết thực bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, khơi gợi niềm tự hào, tự tôn dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam… Phát biểu khai mạc Chương trình, Thứ trưởng BộVHTTDLVương Duy Biên cho biết: “Chương trình nhằm đánh thức trong toàndântâmhồn,tìnhcảmđểhướngvềchủ quyền của chúng ta. Tôi cho rằng, tiếng nói củacácnghệsĩ,củanhữngbàihát,điệumúa sẽ dễ đi vào lòng người để khơi dậy sự tự hào dân tộc, kết thành sức mạnh của cả dân tộcđónggópchoviệcbảovệchủquyềncủa đất nước”. Với những tác phẩm âm nhạc ngợi ca vẻ đẹp đất trời, biển đảo Tổ quốc như “Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam”, “Nỗi nhớ Trường Sa”, “Nơi đảo xa”, “Đất mặn tình quê”, “Giai điệu Tổ quốc”, Khúc tráng ca biển”… Chương trình nghệ thuật “Vì biển đảo thân yêu” đã để lại nhiều cung bậc cảm xúc, sâu lắng và khát vọng hướng về biển đảo thân yêu. Bên cạnh đó, chương trình còn đưa đến cho khán giả cả nước những thước phim tài liệu, phóng sự sinh động khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam cũng như thấy sự vi phạm chủ quyền trắng trợn của Trung Quốc và đề cao lòng dũng cảm, kiên trì bám biển, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam… Nhân dịp này, Ban Tổ chức cũng công bố số tài khoản để tiếp tục đón nhận sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cả nước dành cho đồng bào, chiến sĩ nơi biển đảo. TàikhoảncủaVănphòngBộVHTTDL,số 102.2410.0000.1386 tại Sở Giao dịch 1 Ngân hàng Phát triển Việt Nam. HuệOaNH Chươngtrìnhnghệthuật… (Tiếp theo trang 1)
  • 4. 4 số 1078 l 05.6.2014 quản lý nhà nước Ngày 27/5/2014, Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch số 1678/KH- BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) năm 2014. Theo Kế hoạch, việc tổ chức các hoạt động nhằm mục đích đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình quan tâm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng, kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị mới, tiến bộ; tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của gia đình Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước, hướng về bảo vệ chủ quyền biển đảo, chủ quyền Tổ quốc theo đúng luật pháp của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế. Các hoạt động hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam năm 2014 mang chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” với ý nghĩa nhằm trân trọng những giây phút sum họp của mọi gia đình Việt Nam bên bữa cơm gia đình hạnh phúc, đầm ấm; bữa cơm là thành quả lao động của các thành viên trong gia đình, là nơi truyền nhận những kinh nghiệm giáo dục, đạo đức, lối sống trong gia đình, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và gắn kết tình cảm giữa các thành viên để cùng nhau xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc; nêu cao những giá trị vô giá của gia đình, đó là tình cảm của ông bà, cha mẹ, con cháu, vợ chồng, anh em, tôn kính bậc sinh thành, yêu thương chăm sóc con trẻ, “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” gắn với chủ đề truyền thông về công tác Gia đình năm 2014 là “Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình”. Việc tuyên truyền, vận động các gia đình tổ chức thực hiện bữa cơm trên toàn quốc vào ngày thứ 7 - 28/6/2014 (Ngày Gia đình Việt Nam). Giờ chung là từ 17h-19h, tùy vào điều kiện của từng gia đình, cơ quan, đơn vị để tổ chức phù hợp. Theo Kế hoạch, các thông điệp truyền thông bao gồm: “Hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6”; “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”, “Gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc”, “Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình”, “Gia đình là tế bào của xã hội, thành trì của Tổ quốc”, “Xây dựng môi trường văn hóa gia đình - cộng đồng - xã hội lành mạnh”. H.QuâN Chiều 27/5 tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp VHTTDL cho lãnh đạo Tập đoàn Pegas Touristik - Tập đoàn du lịch nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động tại Nga và nhiều quốc gia trên thế giới. Tới dự buổi lễ có đại diện Tổng cục Du lịch; Cục Hợp tác quốc tế; Vụ Thi đua, Khen thưởng và Văn phòng Bộ. Về phía Tập đoàn Vegas Touristik có Chủ tịch Tập đoàn Pegas - Ramazan Akpinar; Giám đốc Pegas khu vực Châu Á Thái Bình Dương - Abdulla Cankaya; Chủ tịch HĐQT Công ty Ánh Dương - Hoàng Thị Phong Thu, đơn vị liên kết với Pegas Touristik. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đánh giá cao sự đóng góp của Tập đoàn Pegas Touristik và đơn vị liên kết Công ty Ánh Dương đối với Du lịch Việt Nam trong thời gian qua. Pegas luôn là đơn vị dẫn đầu về việc đưa khách Nga sang Việt Nam. Năm 2013, lượng khách Nga đến Việt Nam đạt 298.000 lượt thì Pegas đã phục vụ khoảng 160.000 lượt khách. Năm 2014, Du lịch Việt Nam phấn đấu khoảng 400 nghìn lượt khách Nga thì Pegas cũng đặt ra mục tiêu đưa 250.000 lượt khách Nga sang Việt Nam. Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam nói chung, Bộ VHTTDL, ngành Du lịch sẽ tạo điều kiện tối đa để Tập đoàn Pegas hoạt động có hiệu quả; đồng thời đề nghị trong thời gian tới, Tập đoàn Pegas sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam để đưa khách Nga và khách quốc tế đến nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam như: Đà Nẵng, Vịnh Hạ Long và một số địa danh nổi tiếng khác… Thay mặt cho Tập đoàn Pegas, ông Ramazan Akpinar - Chủ tịch Tập đoàn đã cảm ơn sự quan tâm của Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch và các cơ quan chức năng ở địa phương cũng như các đối tác của Pegas tại Việt Nam đã hỗ trợ, hợp tác để Pegas có thể vận hành tốt trong thời gian qua. Việc đón nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp VHTTDL sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của cá nhân ông cũng như Tập đoàn Vegas đối với hoạt động hợp tác, phát triển du lịch Việt Nam. Ông Ramazan Akpinar khẳng định trên cương vị của mình sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động lữ hành cũng như các hoạt động đầu tư vào Việt Nam để có thể đưa khách Nga đến với Việt Nam ngày một nhiều hơn. VăN pHòNg TraoKỷniệmchươngVìsựnghiệpVHTTDL cholãnhđạotậpđoànPegasTouristik Hoạt động hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6
  • 5. 5số 1078 l 05.6.2014 quản lý nhà nước Ngày 23/5, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị - Hội thảo “Quản lý Di sản Văn hóa thiên nhiên thế giới ở Việt Nam”. Tính từ năm 1993, khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, đến nay Việt Nam đã có tổng cộng 7 Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, các quy định, quy chế quản lý, bảo tồn, phát huy di sản còn thiếu và chưa đồng bộ. Trong đó, một số di sản thế giới như Phong Nha-Kẻ Bàng, Thành Nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long chưa có Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy di sản theo Nghị định số 70 của Chính phủ, một số nơi như HộiAn, Mỹ Sơn đã có Quy hoạch tổng thể nhưng chậm triển khai. Bên cạnh hạn chế về năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo tồn di sản còn yếu, các đại biểu cũng nêu ra nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thế giới ở nước ta như: Các quy định, quy chế quản lý còn thiếu, chưa đồng bộ; sự phối hợp giữa các Ban/Trung tâm quản lý di sản thế giới với các ngành hữu quan khác trong quá trình xử lý những vấn đề nảy sinh từ hoạt động thực tiễn chưa chặt chẽ; chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cộng đồng vào công cuộc bảo tồn di sản thế giới… Các đại biểu đề xuất nhiều ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong thời gian tới như: tích cực tổ chức các diễn đàn để trao đổi thông tin, học tập và chia sẻ kinh nghiệm quản lý giữa các khu di sản thế giới ở Việt Nam; cần sớm hoàn thiện kế hoạch quản lý tổng hợp cho các di sản: quần thể di tích Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới… Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên khẳng định, trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về di sản văn hóa cần có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa Bộ VHTTDL, các Ban, Bộ, ngành Trung ương liên quan cùng UBND các tỉnh/thành có di sản. Thứ trưởng cũng đề nghị Ban Quản lý các di sản thế giới tại Việt Nam khẩn trương hoàn thành 6 nhiệm vụ trong đó có xây dựng kế hoạch quản lý về di sản; quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy di sản… để báo cáo trước tháng 6/2014. Đồng thời, Cục Di sản văn hóa và các cơ quan Vụ, Cục rà soát lại Luật di sản văn hóa về quản lý đối với di sản thế giới và di sản nói chung để bổ sung, chỉnh sửa nếu cần thiết. N.H Hộithảo“QuảnlýDisảnVănhóathiênnhiênthếgiớiởViệtNam” Sáng 29/5/2014, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch tổ chức cuộc họp nhằm xây dựng Kế hoạch hành động quản lý khủng hoảng trong ngành Du lịch. Các đại biểu nhất trí cần xây dựng Kế hoạch khung ứng phó với khủng hoảng trong ngành Du lịch nói chung, đồng thời xây dựng Kế hoạch hành động chi tiết phù hợp với từng tình hình cụ thể; Xem xét có thể thành lập Ban Quản lý ứng phó khủng hoảng, trong đó có từng bộ phận phụ trách chuyên môn riêng về phát ngôn, hậu cần, kỹ thuật, truyền thông, tài chính… Các ý kiến đều nhấn mạnh vai trò then chốt của truyền thông trong ứng phó với khủng hoảng, đặc biệt trong ngành Du lịch. Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, thông tin được lan truyền hết sức nhanh chóng qua internet và mạng xã hội, khách du lịch có điều kiện tiếp cận với nhiều luồng thông tin trong đó có cả những thông tin sai lệch. Vì vậy, việc định hướng thông tin, cung cấp thông tin nhanh, chính xác, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho du khách, đặc biệt với khách quốc tế là vô cùng quan trọng. Cùng với đó, các đại biểu cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ giữa ngành Du lịch với các ngành liên quan, như Giao thông vận tải, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông, Công an… Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, bản Kế hoạch cần làm rõ mục tiêu, kế hoạch hành động, trong đó có dự báo tình hình, phân tích các tác động, đánh giá được các mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng; đề ra các bước và tổ chức thực hiện trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời bản Kế hoạch phải đưa ra được các giải pháp cơ bản. Về truyền thông, phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tấn báo chí, huy động sự tham gia của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, mở diễn đàn trao đổi gắn với các đơn vị công nghệ thông tin; Nghiên cứu phát triển các thị trường mới và chuyển hướng thị trường trong từng giai đoạn cụ thể, kích cầu du lịch nội địa; Thực hiện chính sách tạo thuận lợi cho du khách đi du lịch, tăng cường quản lý điểm đến, đảm bảo an ninh, an toàn cho mọi du khách… Sau khi Bản Kế hoạch được bổ sung, chỉnh sửa, Tổng cục Du lịch dự kiến sẽ sớm tổ chức buổi họp trao đổi với một số đơn vị liên quan để hoàn thiện, ban hành. tItC Xây dựng Kế hoạch hành động quản lý khủng hoảng trong ngành Du lịch
  • 6. 6 số 1078 l 05.6.2014 quản lý nhà nước Ngày 28/5, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp 2013 tại 03 điểm cầu Hà Nội, TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Đồng chủ trì Hội nghị có Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái; Tiến sĩ Hoàng Văn Tú - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội; Tiến sĩ Hoàng Minh Thái - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ VHTTDL. Tham dự Hội nghị là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trực thuộc Bộ VHTTDL. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, mục đích của Hội nghị nhằm phổ biến sâu rộng tinh thần và nội dung Hiến pháp đến các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành VHTTDL; nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành Hiến pháp; bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh, rà soát kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp. Đồng thời xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc giúp Bộ trưởng tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, toàn diện, thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm. Tại Hội nghị, Tiến sĩ Hoàng Văn Tú đã giới thiệu nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013. Đây là bản Hiến pháp vừa kế thừa các giá trị to lớn của Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng phát triển đã được khẳng định trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. So với Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp mới có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc, toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, do dân, vì dân, do Đảng lãnh đạo. Đồng thời, các đại biểu cũng được giới thiệu, phổ biến những tài liệu liên quan đến việc triển khai thi hành Hiến pháp; tập trung giới thiệu, phổ biến các quy định liên quan trực tiếp đến lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch gồm các Điều 5, 14, 18, 40, 41, 60 và các quy định khác có liên quan. H.Q Ngày 22/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xây dựng và phát triển Huế - Đô thị Di sản Văn hóa đặc sắc khu vực Đông Nam Á”. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã tới dự. Hội thảo đã dành một thời lượng khá lớn cho phần thảo luận ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý trên nhiều lĩnh vực về xây dựng, quy hoạch, bộ máy hành chính, bảo tồn và khai thác các di sản văn hóa cho phát triển… Đa phần đại biểu đều cho rằng, để Huế thực sự trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn của khu vực và là một Đô thị Di sản Văn hóa đặc sắc, thành phố Huế phải tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận; phải có sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn; có các hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn và môi trường tốt; tạo ý thức chung về trách nhiệm bảo tồn di sản trong mỗi người dân và cấp ủy, chính quyền các cấp; xác định bảo tồn di sản là một bộ phận hữu cơ của hệ thống cấu kết các chính sách phát triển kinh tế và xã hội; biến những di sản Huế trở thành những sản phẩm văn hóa độc đáo, sản phẩm du lịch bền vững… L.OaNH Xây dựng và phát triển Huế - Đô thị Di sản Văn hóa đặc sắc khu vực Đông Nam Á Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp Ngày 28/5, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL và Bộ Nội vụ đã ký kết Thông tư liên tịch về thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Tham gia buổi ký kết có Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái; Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ - Phạm Dũng; cùng đại diện lãnh đạo một số Cục, Vụ thuộc Bộ VHTTDL, lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ. Việc ban hành Thông tư nhằm tăng cường thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, đảm bảo tiền đóng góp của các tổ chức, cá nhân được sử dụng, đầu tư đúng mục đích, công khai, minh bạch, thực hiện đúng mục tiêu xã hội hóa của nhà nước. Thông tư liên tịch gồm 9 Điều, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động hoặc có liên quan đến hoạt động tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo trên lãnh thổ Việt Nam. Thông tư liên tịch đưa ra quy định về các nguyên tắc thực hiện nếp sống văn minh, trách nhiệm của các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, trách nhiệm của người phụ trách (trụ Thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo
  • 7. 7số 1078 l 05.6.2014 quản lý nhà nước Chiều 28/5 tại Hà Nội, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ VHTTDL tổ chức khai mạc vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên giỏi Khối các cơ quan Trung ương. Tham dự khai mạc có ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái; đại diện Thường trực Đảng ủy Khối, Ban Bí thư Trung ương Đoàn; các Ban, đơn vị Đảng ủy Khối, Trung ương Đoàn; Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đoàn Khối; đoàn viên các cơ sở trực thuộc và 12 thí sinh của vòng chung khảo Hội thi. Hội thi được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ báo cáo viên của Đoàn Khối học tập, nghiên cứu, rèn luyện, trau dồi kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; góp phần đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền tại cơ quan, đơn vị và lựa chọn được báo cáo viên xuất sắc tham dự Hội thi báo cáo viên giỏi cấp Trung ương. Qua sơ khảo chấm đề cương và phỏng vấn trực tiếp, các báo cáo viên, Ban Thường vụ Đoàn Khối đã lựa chọn được 12 thí sinh có kết quả cao tham dự chung khảo Hội thi báo cáo viên giỏi Khối các cơ quan Trung ương. Tại vòng chung khảo Hội thi, các báo cáo viên tham dự thi các nội dung chuyên đề, tập trung vào chủ đề “Noi gương anh Lý Tự Trọng và con đường cách mạng của thanh niên trong thế kỷ XXI” và các nội dung chuyên đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Năm Thanh niên Tình nguyện 2014; Chỉ thị số 01-CT/TWĐTN của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về việc tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn và cuộc vận động xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới; Những nét mới, sáng tạo, mô hình hiệu quả trong tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp. Sau vòng chung khảo, Ban Thường vụ Đoàn Khối sẽ gửi kết quả các thí sinh đạt giải tham gia Hội thi báo cáo viên giỏi cấp Trung ương. H.Q Hội thi báo cáo viên giỏi Khối các cơ quan Trung ương Văn phòng chính phủ vừa ban hành Công văn số 3801/VPCP- KGVX ngày 27/5/2014 về Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung Bảo tàng Báo chí Việt Nam vào Quy hoạch tổng thể hệ thống Bảo tàng Việt Nam đến năm 2020. Về việc thành lập Bảo tàng, Phó Thủ tướng giao Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam theo quy định hiện hành; có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Bộ Tài chính tại Công văn số 14336/BTC-HCSN ngày 23/10/2013 để làm rõ hơn về kinh phí thực hiện Đề án; lấy thêm ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng và ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập. Về đầu tư xây dựng Bảo tàng, Phó Thủ tướng giao Hội Nhà báo tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan để hoàn thiện và phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam, bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 28/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước; làm việc với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để xác định cụ thể, thống nhất tỷ lệ phần trăm đóng góp của các nguồn vốn để chủ động trong việc sắp xếp, cân đối các nguồn vốn thực hiện Đề án. Phó Thủ tướng giao Bộ VHTTDL có trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn Hội Nhà báo Việt Nam về chuyên môn và trong việc thiết kế Bảo tàng theo đúng quy định của Luật di sản văn hóa. H.p Triển khai Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam trì), Ban Quản lý cơ sở tín ngưỡng, trách nhiệm của khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở này. Thông tư liên tịch cũng đưa ra quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong quản lý, sử dụng nguồn công đức và quy định về trách nhiệm của Bộ VHTTDL, Bộ Nội vụ, Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở VHTTDL, Sở Nội vụ trong việc tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư. Để nội dung quy định tại Thông tư liên tịch này đi vào cuộc sống và góp phần tăng cường thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đề nghị Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ cùng phối hợp tuyên truyền, phổ biến nội dung Thông tư và nắm bắt kịp thời những vấn để phát sinh để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện Thông tư. H.Q
  • 8. 8 số 1078 l 05.6.2014 quản lý nhà nước Ngày 29/5/2014, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức lấy ý kiến về việc bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam đối với các cơ quan thông tấn báo chí nhằm hoàn thiện Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiêu chuẩn, hoạt động, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam trước khi trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL ký ban hành. Nội dung của dự thảo Quy chế gồm 4 chương, 14 điều quy định chi tiết các nội dung về bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam, tiêu chuẩn, hoạt động, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Đại sứ Du lịch Việt Nam. Theo dự thảo Quy chế, Đại sứ Du lịch Việt Nam là danh hiệu do Bộ VHTTDL Việt Nam bổ nhiệm. Sẽ có 2 danh hiệu gồm: Đại sứ Du lịch Việt Nam và Đại sứ Du lịch Việt Nam tại các quốc gia, địa bàn, thị trường du lịch cụ thể. Đặc biệt, theo dự thảo Quy chế Bổ nhiệm, miễn nhiệm; tiêu chuẩn, hoạt động, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam thì “không giới hạn số lượng Đại sứ Du lịch Việt Nam”. Những tiêu chí, tiêu chuẩn, quyền lợi, trách nhiệm đối với Đại sứ Du lịch Việt Nam vẫn được giữ nguyên như trước: Đại sứ Du lịch Việt Nam phải là công dân Việt Nam có lòng yêu nước, lý lịch nhân thân tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa; chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có kinh nghiệm tham gia các hoạt động xã hội, có uy tín và có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội; có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực hoạt động của mình, có thành tựu nổi bật trong hoạt động nghề nghiệp và xã hội, có đóng góp tích cực cho sự tiến bộ của xã hội; am hiểu lịch sử, văn hóa và du lịch Việt Nam; có khả năng trình bày, tuyên truyền trước công chúng trong nước và quốc tế bằng tiếng Việt, tiếng Anh, hoặc bằng ngôn ngữ nước sở tại; Có khả năng vận động tài chính từ những nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam... Điểm mới trong dự thảo Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm; tiêu chuẩn, hoạt động, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam lần này, đó là Bộ VHTTDL đã đưa ra những quy định về việc miễn nhiệm đối với Đại sứ Du lịch như: Không đủ điều kiện sức khỏe, phẩm chất trình độ hoặc vi phạm các quy định của pháp luật… Thời gian nhiệm kỳ của một Đại sứ Du lịch Việt Nam tối đa là 3 năm. Các ứng cử viên tham gia làm Đại sứ Du lịch Việt Nam có hồ sơ đầy đủ theo quy định phải trải qua quá trình phỏng vấn, khảo sát, tham gia các hoạt động thực tế nếu đáp ứng được yêu cầu công việc, được hội đồng xét duyệt cho ý kiến trình Bộ trưởng BVHTTDL ra quyết định bổ nhiệm. Sau khi được bổ nhiệm, Bộ VHTTDLsẽ tổ chức lớp bồi dưỡng cho các Đại sứ Du lịch về các lĩnh vực văn hóa, ngoại giao và du lịch. Việc tuyên truyền, quảng bá của Đại sứ Du lịch Việt Nam phải đúng yêu cầu về phạm vi, nội dung, hình thức do Bộ VHTTDL quy định. Mọi hoạt động mà Đại sứ Du lịch Việt Nam tham gia hoặc được mời tham gia với tư cách Đại sứ Du lịch Việt Nam đều phải được thông báo và có sự đồng ý của Bộ VHTTDL. Những đại sứ nào hoạt động không tuân theo bản Quy chế này, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành Du lịch Việt Nam sẽ bị miễn nhiệm theo quy định. Thay mặt lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn biểu dương các ý kiến đóng góp của báo giới và giao cho Cục Hợp tác quốc tế tiếp thu hoàn chỉnh Quy chế này để trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL ký quyết định ban hành trong tháng 6/2014. H.p Lấy ý kiến về việc bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam Ngày 29/5/2014, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch đã tổ chức buổi gặp mặt các văn phòng đại diện các cơ quan du lịch quốc gia tại Việt Nam gồm có văn phòng đại diện của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc, Tổng cục Du lịch Singapore, Tổng cục Du lịch Thái Lan và Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia tại Hà Nội. Tại buổi gặp, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore và Malaysia, trong đó đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Tổng cục trưởng cho rằng, các văn phòng đại diện không chỉ nhằm tăng trưởng khách du lịch Việt Nam đến các nước mà còn hỗ trợ thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, góp phần vào tình hữu nghị đoàn kết giữa các nước với Việt Nam. Cho dù có những vấn đề căng thẳng đang diễn ra trên Biển Đông, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn khẳng định Việt Nam vẫn là một điểm đến an toàn, thân thiện với khách du lịch và sẽ đảm bảo an toàn, an ninh cho khách khi đến Việt Nam. Tổng cục trưởng mong muốn nhân dịp này đại diện các cơ quan du lịch quốc gia tích cực thông tin cho nhân dân, du khách nước bạn về tình hình hiện nay, về sự ổn định, an toàn và thân thiện của Việt Nam, đồng thời trao đổi thêm các kinh nghiệm đối phó khi gặp Gặp mặt đại diện các cơ quan du lịch quốc gia tại Việt Nam
  • 9. 9số 1078 l 05.6.2014 Sự kiện vấn đề Ngày 23/5, tại Quảng Ngãi, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Phạm Văn Đồng với văn hóa dân tộc”. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên; GS.TS Lê Hồng Lý - Viện trưởng Viện Văn hóa Việt Nam; GS Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam; GS Lê Hữu Nghĩa - Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; Thiếu tướng Phạm Sơn Dương - con trai Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng… Theo GS Hoàng Chương, Việt Nam chưa có một lãnh tụ cách mạng nào nói nhiều, viết nhiều về văn hóa dân tộc như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và quan trọng hơn nữa là những ý kiến của ông có tác động trực tiếp vào đời sống văn hóa văn học nghệ thuật. Hội thảo được tổ chức nhằm làm sáng tỏ những công lao đóng góp to lớn của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nêu lên những quan điểm văn hóa sâu sắc, nhân cách văn hóa ngời sáng, những bài học quý giá của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Bên cạnh đó, Hội thảo nhằm bổ sung nguồn tài liệu, các kết quả nghiên cứu mới nhất về Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ và làm cơ sở khoa học cho các đề tài nghiên cứu về văn hóa dân tộc và xây dựng bộ kỷ yếu Hội thảo. Hội thảo tập trung vào nghiên cứu các nội dung về những quan điểm minh triết của Phạm Văn Đồng về truyền thống văn hóa, con người Việt Nam; bài học Phạm Văn Đồng trong lãnh đạo của Đảng, Nhà nước với văn hóa, văn nghệ; Phạm Văn Đồng - một nhân cách văn hóa lớn; các di tích, di vật gắn liền với cuộc đời hoạt động của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng… N.H Ngày 27/5/2014, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1571/QĐ- BVHTTDLvề việc phê duyệt Kế hoạch triển khai hoạt động tuyên truyền về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên phương tiện tàu hỏa Bắc-Nam. Việc triển khai các hoạt động nhằm tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Theo kế hoạch, việc triển khai các hoạt động tuyên truyền về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình cần đảm bảo các yêu cầu: rõ ràng, chính xác, phù hợp với nhiều đối tượng, trình độ, lứa tuổi, truyền thống văn hóa, dân tộc… hướng tới tôn vinh các giá trị của gia đình, nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, thay đổi nhận thức về các hành vi bạo lực gia đình, góp phần làm giảm bạo lực trong gia đình. Các hoạt động cụ thể bao gồm: Xây dựng các phóng sự tuyên truyền về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình và phát trên màn hình LCD các chuyến tàu hỏa Bắc-Nam; thiết kế, in ấn các mẫu tờ rơi tuyên truyền về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình phát cho hành khách đi trên mỗi chuyến tàu. Nội dung tuyên truyền theo Kế hoạch bao gồm: Tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về gia đình, giáo dục đạo đức lối sống, các kỹ năng ứng xử trong gia đình; phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản có liên quan; giới thiệu, biểu dương các gia đình tiêu biểu, các tập thể, cá nhân điển hình trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; phê phán, lên án các hành vi bạo lực trong gia đình... Theo Kế hoạch, Vụ Gia đình phối hợp với Văn phòng ký hợp đồng trách nhiệm với các đơn vị tổ chức xây dựng và phát các chương trình truyền thông về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tuyên truyền trên phương tiện tàu hỏa Bắc - Nam. Thời gian thực hiện từ quý 2 đến quý 4 năm 2014. H.Q Tuyên truyền về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên tàu hỏa Bắc - Nam Hội thảo“Phạm Văn Đồng với văn hóa dân tộc” những vấn đề phát sinh để ngành du lịch vẫn có thể tăng trưởng, phát triển. Chia sẻ kinh nghiệm, đại diện các cơ quan du lịch quốc gia cho rằng Việt Nam cần xây dựng sẵn kế hoạch ứng phó với khủng hoảng; tăng cường công tác truyền thông không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài về hình ảnh Du lịch Việt Nam an toàn, thân thiện, đặc biệt là qua mạng internet; đẩy mạnh du lịch nội địa; có chính sách bảo hiểm an toàn cho du khách đến Việt Nam và bồi thường thỏa đáng trong trường hợp khách gặp sự cố; mở thêm một số đường bay thẳng, tăng cường thu hút khách nội khối ASEAN. tItC
  • 10. 10 số 1078 l 05.6.2014 Sự kiện vấn đề Tổng cục Du lịch cũng cho biết: Đa số các thị trường khách đều tăng trong 5 tháng đầu của năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, Hồng Kông: tăng 179,69%; Đức: tăng 119,69%; Trung Quốc: tăng 43,39%; Lào: tăng 39,24%; Campuchia: tăng 34,81%; Nga: tăng 27,98% và Tây Ban Nha: tăng 26,73%… Tuy nhiên, trong tháng 5/2014 hầu hết các thị trường khách đều giảm so với tháng trước, chỉ có 3 thị trường tăng là Lào: tăng 23,61%, Campuchia: tăng 8,96% và các thị trường nhỏ, lẻ khác tăng 13,63%. Đây là điều hoàn toàn bình thường bởi tháng 5 thường là tháng thấp điểm về đón khách quốc tế. Nhưng so sánh cùng kỳ năm trước, lượng khách từ các thị trường hầu hết đều có tăng. Trong 5 tháng đầu năm, lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi là 2.264.361 lượt người, tăng 24,33%. Lượng khách du lịch nội địa trong 5 tháng đầu năm 2014 ước đạt 20,4 triệu lượt khách, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 109.160 tỉ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2013. Trước đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - Nguyễn Văn Tuấn cùng lãnh đạo các Vụ: Hợp tác quốc tế, Thị trường du lịch, Lữ hành đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quán của 7 nước, gồm Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan,Australia và Singapore. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ sự trân trọng đối với các Đại sứ quán trong việc hỗ trợ thu hút khách du lịch từ các thị trường trên đến Việt Nam và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các Đại sứ quán đối với ngành du lịch Việt Nam. Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn khẳng định: Các hoạt động du lịch ở Việt Nam vẫn diễn ra bình thường, kể cả tại các điểm du lịch ven biển. Ngành du lịch Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện những biện pháp tốt nhất để đảm bảo an ninh, an toàn và chất lượng dịch vụ cho khách du lịch. Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn cũng đã thông tin về kế hoạch hoạt động xúc tiến quảng bá của du lịch Việt Nam tại các thị trường này và đề nghị ngành du lịch hai bên cùng phối hợp để tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá hiệu quả, góp phần thúc đẩy lượng khách du lịch hai chiều. HOàNg YếN Lượng khách quốc tế... (Tiếp theo trang 1) Là chủ đề của Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (05/6) năm 2014, do Bộ VHTTDL tổ chức ngày 04/6. Tại đây, Ban Tổ chức sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường xanh, sạch, đẹp tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch, văn hóa; ngăn ngừa và hạn chế suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động kinh tế-xã hội trong đó có hoạt động du lịch và tác động tự nhiên gây ra. Đồng thời, Bộ VHTTDL cũng kêu gọi xã hội cùng hành động nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường khu du lịch, tạo thói quen vứt rác đúng nơi quy định, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp tại các điểm du lịch cộng đồng. Sau buổi phát động, tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra các hoạt động của tuổi trẻ Bộ VHTTDL với việc bảo vệ môi trường văn hóa, du lịch tại di tích lịch sử. Cùng với đó, Bộ VHTTDL tổ chức Triển lãm “Môi trường văn hóa - du lịch xanh, sạch đẹp” tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, giới thiệu đến công chúng hơn 100 bức tranh và ảnh về chủ đề môi trường, văn hóa, du lịch và biển đảo. Đồng thời, trưng bày Bộ tiêu chí nhãn du lịch bền vững “Bông sen xanh” và các đơn vị đạt danh hiệu này. Ban Tổ chức cũng tổ chức vẽ tranh tại chỗ với chủ đề “Tổ quốc xanh, hành tinh xanh” trên khổ lớn với sự tham gia của 40 em học sinh Hà Nội. Ngày 05/6 hằng năm được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) chọn là Ngày Môi trường thế giới. Đây là sự kiện môi trường quốc tế thường niên, quan trọng mà Việt Nam hưởng ứng từ nhiều năm nay, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trong những năm qua, Bộ VHTTDL thường xuyên có hành động cụ thể, thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng du lịch tại các địa phương và trên phạm vi toàn quốc. Với tiềm năng phong phú và đa dạng, du lịch Việt Nam trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế. Nếu phát triển bền vững, du lịch có đầy đủ các yếu tố để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, những tồn tại mà ngành du lịch đang mắc phải trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường, chú trọng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên mà chưa chú ý bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch... Việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của người dân, các tổ chức, đơn vị, cá nhân bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ di sản văn hóa là góp phần thiết thực đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường văn hóa, du lịch nói riêng... YếN NHI “Cùng hành động vì môi trường du lịch - văn hóa xanh và sạch”
  • 11. 11số 1078 l 05.6.2014 Sự kiện vấn đề Đoàn nghệ sĩ của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc gồm 11 người, trong đó hầu hết các nghệ sĩ là người dân tộc thiểu số, đang trên hành trình đi biểu diễn tại quần đảo Trường Sa. Trong chuyến đi này, các nghệ sĩ sẽ biểu diễn chương trình nghệ thuật đặc biệt cổ vũ các chiến sĩ Trường Sa - những người con dũng cảm đang ngày đêm chắc tay súng, giữ gìn toàn vẹn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đây không chỉ là vinh dự đặc biệt của các nghệ sĩ người dân tộc mà là vinh dự chung của tập thể Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việc Bắc, đồng lòng cùng nhân dân cả nước hướng về biển đảo của Tổ quốc. Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - Đào Đăng Hoàn, đồng thời là Giám đốc Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc cho biết: Trong số 11 nghệ sĩ đi biểu diễn tại Trường Sa đợt này có 2 nhạc công, 3 ca sĩ và 6 diễn viên múa. Có 3 ca sĩ gồm Nghệ sĩ Ưu tú Nông Xuân Ái, ca sĩ Hồng Hạt và ca sĩ Ngọc Hiên đều là người dân tộc Tày. Trước khi đoàn lên đường, các nghệ sĩ đã xây dựng, luyện tập chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tuổi trẻ hướng về đảo xa” với các ca khúc, điệu múa ca ngợi Tổ quốc, tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là hướng tới biển đảo quê hương và người chiến sĩ đang ngày đêm canh gác nơi đảo xa. Trong đó đáng chú ý là màn hát múa “Tổ quốc gọi tên mình”, “Tổ quốc nhìn từ biển”, ca khúc “Tôi yêu biển Việt Nam”, “Người chiến sĩ đảo xa”, “Tình em biển cả”... Đoàn nghệ sĩ Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc cũng mang tặng các chiến sĩ Trường Sa 13 cây đàn ghi ta cho 13 đảo, để các chiến sĩ giao lưu văn nghệ sau những giờ luyện tập, canh gác vất vả… Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc là một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của Bộ VHTTDL, năm nay Nhà hát đã bước sang tuổi 61. Năm 1963, các nghệ sĩ đã vinh dự biểu diễn cho Bác Hồ xem trong dịp Bác về thăm Việt Bắc, Người đã dặn dò các nghệ sĩ phải làm sao cho cả đoàn, từ con người đến nghệ thuật đều phải là dân tộc. Lời căn dặn giản dị đó đã in sâu trong lòng mỗi nghệ sĩ của Nhà hát nên hơn 60 năm qua, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc luôn ý thức được làm nghệ thuật dân tộc thì phải thật sự là của dân tộc, phải tôn vinh được những giá trị mang đậm bản sắc trong từng lời ca, điệu múa. Vẻ đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Lô Lô… luôn thấm đẫm trong các nghệ sĩ của Nhà hát, mỗi khi bước lên sân khấu, họ đều có thể trình diễn từng lời ca, điệu múa với sự biểu cảm sâu sắc. Khôngchỉgópphầngìngiữ,tônvinh và phát huy kho tàng dân ca, dân vũ của miền núi phía Bắc, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc còn xây dựng thêm các tiết mục của đồng bào Kinh, Tây Nguyên, Chăm, Khmer… để mang đến cho khán giả cái nhìn đa dạng về nghệ thuật dân gian các dân tộc Việt Nam.DùbiểudiễnởnơiđịađầuTổquốc hay dưới ánh đèn lộng lẫy của các Festival ở Nga, Pháp, Italia, Trung Quốc…thìcácchươngtrìnhcủaNhàhát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc vẫn đầy ắp hơi thở cuộc sống của các dân tộc ViệtBắc.Hơn60nămpháttriển,Nhàhát đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá sự đa dạng của nền văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Hiện nay Nhà hát đang tích cực xây dựng chương trình nghệ thuật dân gian, dân tộc với những tiết mục ca ngợi về biển đảo, Tổ quốc Việt Nam. t.t.N NhàhátCa,múa,NhạcdângianViệtBắcđếnvớichiếnsĩTrườngSa Tiếp nối thành công của các kỳ Liên hoan trước, Liên hoan Phim tài liệu Châu Âu - Việt Nam lần thứ 6 do Hiệp hội các Viện Văn hóa và Đại sứ quán Châu Âu (EUNIC) phối hợp cùng Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức vào tháng 6/2014 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tại Liên hoan lần này, các nhà làm phim tài liệu Châu Âu giới thiệu 07 bộ phim tài liệu với nhiều chủ đề khác nhau, gồm: “Đài phát thanh quốc gia Pháp: Những bí mật nhỏ” (Pháp), “Và Gaelle” (Tây Ban Nha), “Chiếc tivi vẫn bật” (Anh), “Boleslaw Matuszewski - Người tiên phong vô danh của ngành điện ảnh” (Ba Lan), “Xin đừng quên tôi” (Đức), “Tzvetanka” (Thụy Điển và Bungary), “Nhân văn đô thị“ (Đan Mạch). Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tham dự Liên hoan với 9 tác phẩm: “Khi không thể vượt qua chính mình”, “Người giữ lửa”, “Động đất sóng thần,thảmhọakhônlường”,“ĐỉnhAMú Sung”, “Cỏ xanh im lặng”, “Hai phía cuộc đời”, “Triết gia Trần Đức Thảo”, “Dẫu nẻo về còn xa”, “Đạo sắc phong”. Liên hoan đồng thời giới thiệu 05 phim tài liệu của các nhà làm phim trẻ Đông Nam Á trong Ngày phim Đông Nam Á. Đây là những tác phẩm đã đã đạt giải cao trong Liên hoan du lịch Chopshot tháng 4/2014 diễn ra tại Jakarta, Indonesia: “Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng” (Việt Nam), “Nơi nào tôi đi” (Campuchia), “Phía sau màn bạc” (Myanmar), “Chiếc tivi màu khác” (Indonesia) và “Cân nhắc” (Thái Lan). Trong khuôn khổ Liên hoan, sẽ có hai buổi hội thảo được tổ chức: Trong đó, một buổi được hướng dẫn bởi đạo diễn người Phần Lan Iikka Vehkalahti dành cho các nhà làm phim trẻ Đông Nam Á; buổi thứ hai dành cho các nhà làm phim trẻ Hà Nội dưới sự hướng dẫn của Catrin Vogt với chủ đề “Nghệ thuật dựng phim đối với phim tài liệu”. Liên hoan diễn ra tại Hà Nội từ ngày 04-12/6 và tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 21-29/6. NH Liên hoan Phim tài liệu Châu Âu - Việt Nam lần thứ 6
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1078 l 05.6.2014 Năm 2014, Cửa Lò dự kiến đón trên 2,2 triệu lượt khách trong nước và quốc tế, tăng 6,1%; doanh thu du lịch đạt 1.750 tỉ đồng, tăng 19,9% so với năm 2013. Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ mát, tạo cho du khách đến Cửa Lò có cảm nhận về một Cửa Lò trong-sạch-đẹp, thân thiện, mến khách, thị xã Cửa Lò đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, phòng nghỉ, khách sạn, chỉnh trang đô thị, phấn đấu đưa Cửa Lò trở thành đô thị du lịch biển vào năm 2015. Từ đầu năm 2014 đến nay, thị xã Cửa Lò đã gấp rút chỉnh trang các hạng mục công trình đô thị như: mở rộng và nâng cấp sân khấu quảng trường Bình Minh; nâng cấp, thay thế các bóng đèn đã hư hỏng trong hệ thống điện trang trí và hệ thống điện chiếu sáng ở các trục đường nội thị, tuyến đường ở phường Nghi Hải và Nghi Hòa; xây dựng đường giao thông từ đường Sào Nam đến đường ngang số 5, kè chắn sóng phía Nam; gắn biển tên đường cho 66 tuyến phố mới được đặt tên... Thị xã Cửa Lò cũng đã quy hoạch hệ thống cây xanh, thảm cỏ trên các trục đường nội thị, đồng thời giao cho Ban Quản lý Đô thị quản lý, giám sát việc chăm sóc, cắt tỉa cành cây một cách thường xuyên, thực hiện xã hội hóa trồng cây xanh đặc biệt là ở phần diện tích đất trước và sau các kiốt bán hàng với các loại cây như: bàng, bằng lăng, phi lao, xoài... xây dựng hệ thống nước thải giai đoạn 1 và 2 trên địa bàn đảm bảo việc xử lý nước thải một cách hợp vệ sinh; hợp đồng với Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch và Môi trường đô thị tiến hành thu gom rác thải trên địa bàn, đặc biệt là ở dọc bờ biển, tại các trục đường chính từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng, sau đó chở về tập kết và xử lý tại bãi rác phường Nghi Yên; ngoài ra còn xây dựng thêm 4 nhà vệ sinh công cộng, nâng số nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn thị xã Cửa Lò lên hơn 20 nhà vệ sinh. Khác với các năm trước, năm 2014, việc quy hoạch các kiốt được thực hiện kéo giãn, dàn trải ra ở các trục đường ngang gần bãi biển thay vì tập trung vào trục đường chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ từ việc ăn nghỉ, mua sắm của du khách được thuận tiện hơn. Mặt khác, thị xã cũng quán triệt các nhà hàng, khách sạn phải thực hiện nghiêm chỉnh việc niêm yết, công khai bảng báo giá đối đối với các mặt hàng kinh doanh để tránh tình trạng “chặt chém” về giá cả. t.Lâm Ngày 01/6, tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (quận 9, TP. Hồ Chí Minh), Sở VHTTDL, Hiệp hội Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh đã khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ lần thứ 11 năm 2014. Đây là sự kiện thường niên của ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu tới du khách sự phong phú về chủng loại trái cây từ vùng sông nước Nam bộ, đồng thời tôn vinh những thành quả lao động của nhà nông và môn nghệ thuật tạo hình bằng trái cây độc đáo góp phần giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam. Nét đặc sắc nhất của Lễ hội là “Chợ nổi trái cây” có quy mô 70 gian hàng là những chiếc thuyền chở nặng trái cây, chợ nổi kéo dài suốt 3 tháng hè bán phục vụ du khách hơn 180 chủng loại trái cây với giá rẻ hơn ngoài thị trường từ 20-40%. Khu vực trưng bày của lễ hội còn giới thiệu tới du khách bộ sưu tập trái cây lạ, quý hiếm từ các vùng miền trong cả nước như: thằn lằn, osaka, kèn nghe, lục lạc… đặc biệt nhiều loại trái cây khổng lồ như: bí đao, bí đỏ nặng từ 50-60kg, dừa 10kg, xoài 3kg… cũng được giới thiệu tại khu vực này. Ngoài ra, hơn 100 mô hình tiểu cảnh được kết bằng trái cây được đặt suốt trên trục đường của lễ hội cũng thu hút đông đảo du khách tham quan. Lễ hội năm nay còn diễn ra nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: Hội thi nghệ thuật tạo hình bằng trái cây mang đến lễ hội những tác phẩm độc đáo, rực rỡ màu sắc trái cây; Chương trình diễu hành “Bách quả tứ quý thần tiên hội” tái hiện huyền thoại của xứ sở thần tiên với hình ảnh những nàng tiên nữ hộ giá các vị Thần Quả về hạ giới chúc mừng lễ hội trái cây Nam bộ. Đến với khu phố ẩm thực trái cây du khách sẽ được thưởng thức hơn 30 món ngon và lạ chế bến từ trái cây… Hội thi trái cây ngon - an toàn Nam bộ diễn ra trong ngày khai mạc quy tụ các chủng loại trái cây đặc sản, giống to đẹp, cân đối, vừa chín và đảm bảo các tiêu chí về an toàn của các nhà vườn từ 21 tỉnh/thành mang đến tham dự. Ngoài ra trong suốt lễ hội, du khách còn được thưởng thức nhiều tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc khác như: Đờn ca tài tử Nam bộ; giao lưu nghệ thuật các đoàn quốc tế như Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia; biểu diễn ca múa nhạc tổng hợp, các trò chơi dân gian... Theo bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, lễ hội trái cây Nam bộ năm nay đã có sự phát triển về quy mô cũng như phong phú, đa dạng các nội dung hoạt động. Đây cũng là dịp thắt chặt mối quan hệ giữa nhà nông - nhà sản xuất - nhà phân phối và người tiêu dùng; đồng thời góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và quảng bá hiệu quả hình ảnh của trái cây Việt Nam. H.HIệp Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2014 Cửa Lò phấn đấu trở thành đô thị du lịch biển
  • 13. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 13số 1078 l 05.6.2014 Sau khi tỉnh Đắk Nông được thành lập tách từ tỉnh Đắk Lắk năm 2004, Sở VHTTDL tỉnh Đắk Nông đã tiến hành sưu tầm hàng trăm tài liệu, hiện vật lịch sử để xây dựng hồ sơ khoa học khôi phục lại di tích Nhà ngục Đắk Mil. Năm 2005, Nhà ngục Đắk Mil được Bộ VHTTDL công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Và hiện nay, Nhà ngục Đắk Mil đang trở thành điểm đến tham quan của hàng trăm lượt người mỗi tháng với mục đích tìm hiểu lịch sử nhà ngục cũng như giáo dục lịch sử cách mạng dân tộc ta. Trước điểm di tích lịch sử đặc biệt, tỉnh Đắk Nông đã tiến hành xây dựng, tu bổ di tích theo tài liệu lịch sử được thu thập. Toàn cảnh nhà ngục được phục dựng trong tổng diện tích hơn 2.000m2. Xây dựng thêm các hạng mục phụ như nhà trưng bày hiện vật, bia đá tưởng niệm... với tổng vốn đầu tư hơn 9 tỉ đồng. Sau khi triển khai phục dựng, đến nay nhà ngục Đắk Mil trở thành địa điểm du lịch vui chơi, về nguồn hết sức bổ ích cho các đoàn, hội, trường học, người dân địa phương hiểu thêm về lịch sử dân tộc. Ông Phạm Như Thức - Trưởng Phòng Văn hóa huyện Đắk Mil cho biết: “Việc khai thác tiềm năng Nhà ngục Đắk Mil hiện nay đã thu hút rất đông đối tượng thăm quan, du lịch. Trung bình một tháng có khoảng bốn đến năm đoàn của các cơ quan như: cựu chiến bình, đoàn khối các cơ quan tỉnh, các em học sinh của các trường… hàng trăm lượt người dân đến tham quan di tích, giáo dục lịch sử cách mạng tại địa phương. Bên cạnh đó, các đối tượng tham quan còn có các du khách từ Bình Phước, Đắk Lắk, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh đến để nắm được lịch sử cách mạng nhà ngục Đắk Mil. Riêng các trường học, thông thường theo các chương trình ngoại khóa đi thực tế tìm hiểu lịch sử, nhằm giúp các em tiếp thu quá trình hình thành lịch sử nhà ngục, ý chí chiến đấu và công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ”. Quá trình hình thành lịch sử ngục Đắk Mil: Đầu năm 1940, để mở rộng bộ máy cai trị tại mảnh đất Nam Tây Nguyên, thực dân Pháp đã bắt những người yêu nước và giam giữ hàng trăm lượt chiến sĩ cộng sản tại thôn 9A, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil ngày nay. Tại đây, thực dân Pháp đã dựng lên nhà ngục Đắk Mil gồm: 9 gian, vách gỗ, mái lợp tranh, xung quanh là hàng rào dây thép gai, bên trong có 2 dãy sàn gỗ làm nơi ngủ cho tù nhân, có cùm chân, xiềng tay... Từ năm 1940 đến 1943, thực dân Pháp đã giam giữ hàng trăm lượt chiến sĩ cộng sản, trong đó có thời điểm giam giữ lên tới 120 người. Tại nhà ngục này, thực dân Pháp thực hiện một chế độ lao tù rất khắc nghiệt và tàn bạo. Mỗi tù nhân chỉ được một mảnh chăn mỏng, một chiếc chiếu và ăn một bát cơm mỗi ngày. Hằng ngày họ phải đi lao dịch nặng nề, trong khi tay chân vẫn bị xiềng xích và lính canh nghiêm ngặt. Đến buổi tối, các chiến sĩ phải ngủ trong tư thế bị cùm chân… Trước tình cảnh bị tù đày và lao động cực khổ, nhưng những người tù cộng sản vẫn giữ vững tinh thần đấu tranh kiên cường, không đầu hàng trước hoàn cảnh và kẻ thù. Đầu năm 1942, những người tù ở nhà ngục này đã đấu tranh đòi được nghỉ Tết ba ngày, được diễn tuồng, ngâm thơ hay đánh cờ tướng... Tháng 6/1942, trước diễn biến thế giới và cách mạng trong nước có nhiều thuận lợi, một bộ phận bí mật nhà ngục đã bàn kế hoạch tổ chức vượt ngục cuối năm 1942, đầu 1943. Sau nhiều lần vượt ngục, đấu tranh mạnh mẽ của các chiến sĩ tù ngục Đắk Mil và những thất bại liên tiếp trên chiến trường, cuối năm 1943 thực dân Pháp đã chuyển toàn bộ số tù nhân tại nhà ngục về nhà ngục Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) và phá hủy nhà ngục Đắk Mil. Q.HuY Di tích Nhà ngục Đắk mil thu hút khách du lịch Theo Vụ Thể thao thành tích cao (Tổng cục Thể dục thể thao), từ ngày 07/6 sẽ diễn ra Giải vô địch trẻ Karatedo quốc gia lần thứ 20 năm 2014 tại tỉnh Thừa Thiên Huế). Các vận động viên thi đấu ở hai nội dung Kumite (đối kháng) và Kata (bài quyền) theo các lứa tuổi: 14-15, 16-17, 18-22 tranh giải cá nhân và đồng đội nam, nữ. Mỗi vận động viên tham dự giải phải có thẻ của Tổng cục Thể dục thể thao cấp, cùng giấy chứng nhận sức khỏe do y tế cấp tỉnh/thành và ngành xác nhận. Giải thi đấu theo luật mới của Liên đoàn Karate thế giới (WKF) do Tổng cục Thể dục thể thao ban hành. Giải nhằm thúc đẩy việc tập luyện Karatedo trong thanh thiếu niên, phát hiện và tuyển chọn các vận động viên trẻ xuất sắc, chuẩn bị lực lượng kế cận cho các SEA Games, ASIAD tới; đồng thời kiểm tra, đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ huấn luyện viên, trọng tài, cán bộ quản lý trong công tác huấn luyện và tổ chức thi đấu các giải trong nước, quốc tế. Giải vô địch trẻ Karatedo quốc gia lần thứ 20 dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 15/6. ĐứC mINH Giải vô địch trẻ Karatedo quốc gia lần thứ 20
  • 14. 14 số 1078 l 05.6.2014 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Ngày 27/5, thành phố Hải Phòng đã tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng mái ấm tình thương, 3 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng mô hình “Gia đình 5 không, 3 sạch”. Mô hình “Gia đình 5 không, 3 sạch” gồm các tiêu chí: Không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội, không bạo lực gia đình, không sinh con thứ ba trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Giai đoạn năm 2014-2016, thành phố Hải Phòng đề ra 5 phương hướng, nhiệm vụ thực hiện 2 cuộc vận động, gồm: Đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, hội viên phụ nữ và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và các tiêu chí của 2 cuộc vận động; tăng cường phối hợp với các cấp, ngành lồng ghép nội dung 2 cuộc vận động với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, hướng về cơ sở, ưu tiên đơn vị khó khăn, vùng xa. Hội cũng xây dựng, nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo; huy động, phân bổ các nguồn lực thực sự hiệu quả theo hướng tập trung ưu tiên xây dựng các mô hình chuyển đổi hành vi từ cơ sở; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện các cuộc vận động gắn với sơ kết, tổng kết hàng năm. Thực hiện các cuộc vận động, thời gian qua, các cấp cơ sở ở Hải Phòng đã đạt được một số kết quả như: 100% quận, huyện đã xây dựng được mô hình “Gia đình 5 không, 3 sạch”. Việc thực hiện các cuộc vận động này được gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và xây dựng văn minh đô thị. Hội Phụ nữ các cấp trên địa bàn Thành phố đã giúp 2.317/2.870 hộ do phụ nữ làm chủ lao động chính đăng ký thoát nghèo bền vững; giới thiệu việc làm cho hơn 3.500 lao động với thu nhập ổn định từ 2-2,5 triệu đồng. Đối với tiêu chí không có bạo lực gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ ở cơ sở đã tham mưu cho chính quyền cùng cấp xây dựng trên 730 mô hình “địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”; giải quyết và xử lý 52 trường hợp bạo lực gia đình; bước đầu thực hiện hiệu quả công tác hòa giải mâu thuẫn cộng đồng, góp phần xây dựng cộng đồng dân cư bình yên, gia đình hạnh phúc. mạNH HuâN Hải Phòng: Xây dựng mô hình“Gia đình 5 không, 3 sạch” 1. Ba năm trở lại đây, cứ dịp Quốc tế Thiếu nhi 01/6, thành phố Hồ Chí Minh lại tổ chức diễn đàn “Lắng nghe ý kiến trẻ em” và tại diễn đàn này, từ người lãnh đạo cao nhất của thành phố, đến lãnh đạo các Sở, ngành đều tham gia và có trách nhiệm trả lời các câu hỏi mà các em quan tâm. Dù chỉ vài giờ đồng hồ dành cho sự “lắng nghe”, lãnh đạo thành phố cũng đã thật sự hài lòng khi được tiếp thu những đóng góp hồn nhiên, vô tư nhưng rất sát thực của trẻ. Rất nhiều thông tin được các em chuyển tới lãnh đạo cao nhất của thành phố. Em thì mong lãnh đạo thành phố quan tâm nhiều hơn đến vấn đề giảm các vụ nữ sinh bạo lực. Em thì kể về cảnh sống thiếu thốn của một bạn hàng xóm với mong muốn được nhiều người giúp đỡ. Em thì bày tỏ những mất mát của gia đình mình xuất phát từ những vụ bạo hành và cãi lộn của cha mẹ. Em lại thể hiện mong muốn cha mẹ mình đừng bao giờ vi phạm luật lệ giao thông. Em nêu ước ao khu phố mình không còn người ăn xin... Có em còn tranh luận với lãnh đạo thành phố về vấn đề đầu tư cho giáo dục, đồng thời kiến nghị cần quan tâm nhiều hơn đến điều kiện học tập của các bạn ở khu vực nông thôn, hỗ trợ con em các gia đình nghèo có điều kiện đến trường; nhất là các bạn ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số… Ý kiến đóng góp của các em thật giản dị, nhưng đáng để người lớn phải suy nghĩ. Những điều tưởng như đơn giản, nhưng rất hệ trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Nhân cách của trẻ có được hoàn thiện hay không, chính là bắt nguồn từ những câu trả lời, lời nói tưởng là nhỏ nhoi ấy; cũng bắt nguồn từ sự lắng nghe, chia sẻ, sự quan tâm sâu sát của người lớn - những người làm cha làm mẹ. Vâng những người lớn chúng ta hãy lắng nghe ý kiến của các em với tinh thần trách nhiệm, để xem xét, giải quyết thấu đáo những vấn đề được thai nghén, chắt lọc từ tư duy trong sáng của trẻ. 2. Sau 2 năm thăm dò ý kiến trẻ em về việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đơn vị chủ trì) đã tổng hợp được hơn 34.000 ý kiến đóng góp của trẻ em thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, mạng internet… Không chỉ là các vấn đề ở trường học, của tuổi học trò… mà các em còn đề cập nhiều vấn đề “quốc kế dân sinh”, những chuyện nóng đang được xã hội quan tâm, như ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, chăm sóc sức khỏe y tế, việc làm cho sinh viên sau khi ra trường, sử dụng chất xám... Những ý kiến trẻ em thật sự bổ ích cho các nhà làm luật, các nhà hoạch định chính sách khi giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em. Trên tất cả, là có thêm một “kênh” phát huy nội lực, từ nhiều khối óc tuy còn non trẻ, song đã biết nói và dám nói. tHế HùNg Khi trẻ bàn chuyện“quốc kế dân sinh”
  • 15. 15số 1078 l 05.6.2014 nhân tố mới Sáng 27/5, tại Trung tâm Văn hóa thông tin huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, Thư viện Tổng hợp tỉnh và Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Tư Nghĩa phối hợp tổ chức khai mạc Triển lãm sách, ảnh với chủ đề “Chủ quyền biển, đảo Việt Nam”. Triển lãm thu hút đông đảo chiến sĩ biên phòng, các em học sinh và người dân địa phương đến xem. Đây là dịp để tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng cho các thế hệ người dân Việt Nam. Triển lãm trưng bày khoảng 3.000 đầu sách, tài liệu; trong đó có 400 cuốn sách về tiềm năng, thế mạnh kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của biển, đảo Việt Nam. Ngoài ra còn có 85 bức ảnh của các tác giả trong và ngoài tỉnh nêu bật vẻ đẹp của biển đảo cũng như công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam nói chung và đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi nói riêng. Đặc biệt, có 8 bản đồ cổ thể hiện chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ trước đến nay cũng được trưng bày tại Triển lãm. Ông Trịnh Thanh Tùng - Giám đốc Thư viện Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Tất cả sách, ảnh, bản đồ đều thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Qua Triển lãm, Thư viện muốn đưa đến cho công chúng những hiểu biết về chủ quyền biển, đảo Việt Nam có từ xưa. Chúng ta - thế hệ hôm nay và mai sau phải luôn gìn giữ, bảo vệ. Dịp này, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã tặng một số đầu sách về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho một số đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh và trường học của huyện Tư Nghĩa. K.HOàN Triển lãm sách, ảnh“Chủ quyền biển, đảo Việt Nam” Ông Nguyễn Thế Chính - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh cho biết: Bắc Giang là địa phương có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp, các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng... Trong năm nay, tỉnh dự kiến sẽ đón khoảng 320.000 lượt khách du lịch nội địa và 6.900 khách quốc tế. Nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, tỉnh tập trung triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp, trong đó chú trọng đến đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Trong tháng 4 và tháng 5/2014, tỉnh đã công bố quy hoạch xây dựng và khởi công xây dựng các công trình văn hóa tín ngưỡng, tâm linh lớn với tổng mức đầu tư hàng trăm tỉ đồng là Chính điện Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng và Khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử. Bên cạnh đó, tỉnh khẩn trương hoàn thành các quy hoạch và lập dự án đầu tư hạ tầng một số khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn như Quy hoạch bảo tồn tổng thể hệ thống di tích Chùa Am Vãi; di tích khởi nghĩa Yên Thế; quy hoạch xây dựng các điểm chùa khu vực Đồng Thông, Tây Yên Tử... Tỉnh đẩy nhanh việc cải tạo, bảo tồn, nâng cấp chùa Vĩnh Nghiêm, các dự án xây dựng siêu thị Big C và xây dựng sân golf Yên Dũng. Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch, tỉnh chú trọng phát triển những sản phẩm du lịch độc đáo gắn với lợi thế của tỉnh, liên kết xây dựng các tour, tuyến du lịch thu hút nhiều khách... Trong năm nay, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường và hạ tầng ngoài chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên); hoàn thiện dự án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang (trước mắt tập trung tại huyện Sơn Động); tiếp tục triển khai thực hiện liên kết phát triển du lịch giữa 3 tỉnh/thành phố là Bắc Giang - Hà Nội - Lạng Sơn; xây dựng kế hoạch liên kết phát triển du lịch Thái Nguyên - Bắc Giang - Quảng Ninh... Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh rà soát, công bố danh mục các dự án du lịch mời gọi đầu tư trên địa bàn; phối hợp các Sở, ngành liên quan kiểm tra việc triển khai thực hiện các quy hoạch du lịch hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, khu Tây Yên Tử, Chùa Am Vãi, hệ thống di tích khởi nghĩa Yên Thế, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà... Bắc Giang hiện có trên 300 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng 3.200 buồng nghỉ, trong đó 8 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và 9 khách sạn tiêu chuẩn 1 sao. Năm 2013 toàn tỉnh đã đón 256.000 lượt khách du lịch nội địa và 6.800 lượt khách quốc tế. Để tôn tạo tài nguyên du lịch, tỉnh đã huy động từ nhiều nguồn vốn, đầu tư trên 14 tỉ đồng trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng là Đình Lỗ Hạnh (huyện Hiệp Hòa), Đình Phù Lão (huyện Lạng Giang), Đình Thổ Hà, Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên)... Thu hút đầu tư phát triển du lịch, tỉnh đã cấp phép đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn Mường Thanh tại thành phố Bắc Giang với tổng mức đầu tư gần 300 tỉ đồng và quy mô thiết kế đạt tiêu chuẩn 5 sao, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2015... ĐứC KIêN Bắc Giang khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch
  • 16. nhân tố mới 16 số 1078 l 05.6.2014 Giải vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia năm 2014 chính thức khởi tranh ngày 01/6, tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Giải nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện điền kinh trong thanh, thiếu niên, học sinh, tập hợp thanh, thiếu niên vào các hoạt động vui tươi, lành mạnh; đồng thời đánh giá công tác đào tạo vận động viên điền kinh trẻ ở các địa phương; tuyển chọn và bồi dưỡng các vận động viên trẻ có triển vọng, chuẩn bị lực lượng tham gia các giải trẻ quốc tế. Thể thức thi đấu tranh giải cá nhân và tiếp sức với 60 nội dung áp dụng cho 3 lứa tuổi 12-13, 14-15 và 16-17 tuổi; các vận động viên sẽ tranh tài ở các cự ly chạy 60m, 100m, 200m, 400m, 600m, 800m, 1.500m, 2.000m, 5.000m cùng các nội dung vượt rào, đi bộ, nhảy cao, nhảy xa, nhảy ba bước, đẩy tạ, ném lao, ném đĩa. Kết thúc Giải, những vận động viên có thành tích tốt sẽ được phong Kiện tướng, công nhận kỷ lục quốc gia. Giải dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 10/6. a.tùNg Trong khuôn khổ Đại hội Thể dục thể thao toàn tỉnh lần thứ VII, trong 2 ngày 30 và 31/5, tại bể bơi huyện Điện Bàn, Sở VHTTDLQuảng Nam tổ chức giải Bơi lội toàn tỉnh năm 2014. Tham dự giải có gần 100 vận động viên đạt thành tích cao tại các giải bơi lội cấp huyện, thành phố trong tỉnh gồm: Thành phố Tam Kỳ, HộiAn, các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Phú Ninh, Núi Thành, Đại Lộc, Thăng Bình và 2 huyện miền núi Tây Giang, Phước Sơn. Các vận động viên tham gia thi đấu ở các nội dung: 50m ếch nam, nữ; 50m tự do nam, nữ; 100m tự do nan, nữ; tiếp sức 200mnam,nữvàtiếpsức400mnam,nữ. Sau hai ngày thi thi đấu sôi nổi, hấp dẫn thu hút hàng nghìn người đến xem và cổ vũ, giải Bơi lội toàn tỉnh Quảng Nam năm 2014 đã kết thúc tốt đẹp. Ban Tổ chức đã trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các đoàn HộiAn, Điện Bàn và Tam Kỳ. Sau giải thi đấu này, Sở VHTTDL Quảng Nam sẽ có kế hoạch phối hợp với các địa phương tuyển chọn các vận động viên tham gia vào công tác huấn luyện bơi lội cho đối tượng chính là học sinh, nhằm phát triển phong trào bơi lội rộng khắp trong toàn tỉnh. Vũ mINH Quảng Nam: Phát triển bộ môn bơi lội cho học sinh Sáng 31/5, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên phối hợp với Sở VHTTDL Phú Yên, Hội Mô tô - Xe đạp thể thao tỉnh Phú Yên tổ chức Giải đua Xe đạp mở rộng - Cúp VTV Phú Yên lần thứ II năm 2014. Kết quả, vận động viên Trương Quốc Huy của Câu lạc bộ xe đạp cà phê Huy Tùng (Phú Yên) đạt giải áo Xanh chung cuộc; vận động viên Phạm Thị Hồng Liên của Câu lạc bộ xe đạp Hiệp Yến giành giải Nhất nữ. Giải đua Xe đạp tranh Cup VTV Phú Yên lần này có 196 vận động viên đến từ 23 câu lạc bộ trong nước, trong đó tỉnh Phú Yên có 4 đơn vị tham gia. Câu lạc bộ xe đạp Đông Hòa (PhúYên) là đơn vị có nhiều vận động viên tham gia nhất, với 19 vận động viên. Các vận động viên tham gia giải năm nay thi đấu ở các cự ly 50km dành cho nhóm vận động viên từ 18-50 tuổi; 30km dành cho nhóm vận động viên từ 51 tuổi trở lên; 12 vận động viên nữ tham gia giải đua thi đấu ở cự ly 20km. So với lần thứ nhất tổ chức vào năm 2013, giải năm nay tăng hơn 3 đội và có sự tham gia của nhiều vận động viên chất lượng đến từ các đội mạnh như vận động viên Trương Quốc Thắng của đội Gấu Vàng; Mai Công Hiếu của Câu lạc bộ xe đạp Quận 6, TP. Hồ Chí Minh… Trọng tài của giải đua là các trọng tài cấp quốc gia thuộc Liên đoàn Mô tô - Xe đạp Việt Nam. Theo Ban Tổ chức, từ nay trở về sau giải sẽ trở thành Giải đua xe đạp mở rộng - Cup VTV Phú Yên thường niên. Nam aNH Giải đua Xe đạp mở rộng - Cup VTV Phú Yên lần thứ ii năm 2014 Giải Vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia 2014 Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết, chương trình nghệ thuật đặc biệt về chủ đề biển đảo mang tên “Là người con Đất Việt” lần thứ 2 sẽ diễn ra vào tối 15/6, tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Chương trình “Là người con đất Việt” được Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức lần đầu tiên năm 2010 với số tiền thu được hơn 1 tỉ đồng đã chung tay sẻ chia với những khó khăn liên tiếp của đồng bào miềnTrung bị thiên tai tàn phá nặng nề. Chương trình lần này tổ chức nhằm mục đích nêu lên tiếng nói, tình cảm, thái độ phản đối của giới văn nghệ sĩ, các ca sĩ, nhạc sĩ ba miền Bắc-Trung- Nam trước sự kiện Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam. Chương trình gồm 3 phần chính: “Giai điệu Tổ quốc”; “Ơi biển Việt Nam” và “Tổ quốc gọi tên mình”, với các ca khúc đi cùng năm tháng như “Việt Nam quê hương tôi”, “Giai điệu Chương trình nghệ thuật“Là người con Đất Việt”