SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
Download to read offline
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ CHUỖI GIÁ TRỊ GIA
TĂNG SẢN PHẨM TỪ LÚA, GẠO
Chủ đầu tư: Công ty CP Hưng Lâm
Địa điểm: Cụm công nghiệp Tân Thành-huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 2
__ Tháng 02/2017 __
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ CHUỖI GIÁ TRỊ GIA TĂNG
SẢN PHẨM TỪ LÚA, GẠO
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CP HƯNG LÂM
PHẠM HÒA LON
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
NGUYỄN VĂN MAI
8
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 5
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 5
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 5
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 5
IV. Các căn cứ pháp lý................................................................................ 10
V. Mục tiêu dự án........................................................................................ 10
V.1. Mục tiêu chung.................................................................................... 10
V.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................... 11
Chương II........................................................................................................... 12
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................... 12
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.................................... 12
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.............................................. 12
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án. ................................................. 18
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 19
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường................................................................ 19
II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 22
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 22
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 23
Chương III ......................................................................................................... 24
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA
CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ....................................... 24
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình..................................... 24
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 24
II.1. Công nghệ chế biến gạo đồ. ................................................................ 24
II.2. Công nghệ chế biến gạo trắng............................................................. 32
II.3. Công nghệ chiết xuất dầu từ cám gạo. ................................................ 34
II.4. Công nghệ sản xuất Silica từ vỏ trấu................................................... 38
Chương IV.......................................................................................................... 39
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .................................................... 39
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng...................................................................................................................... 39
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 39
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 4
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 40
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 41
Chương V........................................................................................................... 42
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG................................. 42
I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 42
I.1. Giới thiệu chung. .................................................................................. 42
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................... 42
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án. ............................... 43
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng. .......................................... 43
II. Tác động của dự án tới môi trường........................................................ 43
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 44
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường...................................................... 45
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường... 46
II.4. Kết luận: .............................................................................................. 48
Chương VI.......................................................................................................... 49
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA
DỰ ÁN ................................................................................................................ 49
I. Tổng vốn đầu tư của dự án. ..................................................................... 49
II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ................................................................... 51
III. Phân tích hiệu quá kinh tế của dự án. ................................................... 53
1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 53
2. Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân............................................. 54
3. Các thông số tài chính của dự án......................................................... 54
3.1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 54
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................... 55
3.3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). ............................ 55
3.4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)...................................... 55
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 57
I. Kết luận.................................................................................................... 57
II. Đề xuất ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và kiến nghị............................................. 57
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 59
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 5
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: Công ty CP Hưng Lâm.
Đại diện pháp luật: Phạm Hòa Lon. Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở: 606/31 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Khánh, TP Long xuyên,
tỉnh An Giang.
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo.
Địa điểm xây dựng: Cụm công nghiệp Tân Thành-huyện Thoại Sơn, tỉnh
An Giang.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.
Tổng mức đầu tư: 3.242.605.115.000 VNĐ
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Gạo là thực phẩm chủ yếu của Việt Nam, chiếm trung bình khoảng 78%
nguồn năng lượng đầu vào. Bên cạnh hai mặt hàng thủy sản chính là cá và tôm
thì gạo cũng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong 10 năm qua, hàng
năm lượng xuất khẩu từ 4-6 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu từ 2-2,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, có một sự suy giảm về diện tích trồng lúa (tốc độ tăng trung bình chỉ
đạt 0,45%, riêng ĐBSCL là 0,9%) nhưng năng suất thì không ngừng tăng lên
(tốc độ tăng trung bình là 2,6%). Riêng năm 2015, sản lượng lúa ước tính đạt
45,2 triệu tấn, tăng 240,9 nghìn tấn so với năm 2014 do diện tích gieo trồng ước
tính đạt 7,8 triệu ha, tăng 18,7 nghìn ha. Cũng năm 2015, diện tích gieo trồng
tỉnh An Giang đạt 40,615 ha và sản xuất ra 4,042 triệu tấn lúa. Kết thúc năm
2014, tín hiệu vui khi gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 135 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong, Singapore. Trong đó, thị trường Châu Á chiếm
gần 77%. Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường đã qua trong công tác sản xuất và
xuất khẩu lúa gạo cho thấy gạo Việt Nam số lượng nhiều nhưng chất lượng thấp,
giá thành cao nên xuất khẩu thiếu tính cạnh tranh, chưa hấp dẫn các nhà nhập
khẩu cũng như thu hút đầu tư vào Việt Nam. Nguyên nhân khiến giá gạo Việt
Nam ngày càng giảm là do không có thương hiệu, chất lượng thấp với hơn 70%
sản lượng gạo phẩm chất thấp. Chính vì thế, rất khó “chen chân” vào phân khúc
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 6
thị trường gạo cao cấp. Trong khi đó, phân khúc gạo cấp trung, cấp thấp lại có
nhiều quốc gia cùng cạnh tranh, dẫn đến Việt Nam phải giảm giá bán, lợi nhuận
vì thế cũng teo tóp. Dòng sản phẩm gạo trắng đang bị thách thức trong trung và
dài hạn.
Bên cạnh đó, các sản phẩm sau lúa gạo có giá trị gia tăng cao chưa được
quan tâm chú ý. Nhiều người vẫn cho rằng điểm kết thúc của chuỗi giá trị ngành
lúa gạo chỉ là gạo trắng dùng cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; gạo tấm dùng
làm thực phẩm; cám gạo dùng làm thức ăn cho gia cầm và làm nguyên liệu cho
ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trên thực tế, chuỗi giá trị của ngành lúa gạo
thế giới ngày nay không còn bị giới hạn trong phạm vi từ hạt giống, phân bón,
thuốc trừ sâu... đến những hạt gạo trắng trên bàn ăn của các gia đình. Các thành
phần còn lại sau thu hoạch - vốn là phụ phẩm của ngành này cũng không còn bị
đánh giá thấp nữa. Chuỗi giá trị của ngành lúa gạo thế giới đã mở rộng, phát
triển và liên kết sâu với các ngành công nghiệp khác để hình thành những ngành
công nghiệp mới sau lúa gạo có giá trị gia tăng rất cao (xem hình III.1).
Hình III.1 : Bảng thống kê chuỗi giá trị mở rộng sau lúa gạo
Đặc biệt, với cám gạo, sau quá trình trích ly dầu sẽ cho ra những thành
phẩm làm nguyên liệu chủ lực cho nhiều ngành công nghiệp quan trọng khác
như ngành thực phẩm tiêu dùng với dầu ăn cao cấp (dầu cám gạo), dầu salad,
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 7
margarine... ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.
Sản phẩm sáp cám gạo (rice bran wax) phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất
lớp bọc bánh kẹo, chất đánh bóng sàn, vật liệu cách điện, chất chống thấm. Chế
biến củi trấu, silica… thay vì lén đỗ trấu xuống sông như nhiều doanh nghiệp
vẫn làm vào những lúc cao điểm chế biến gạo vì không có chỗ xử lý. Ngoài ra
còn có ngành dược, ngành mỹ phẩm... ( Xem thêm hình III.2)
Vì vậy, việc đầu tư, nghiên cứu khai thác khai thác tối đa giá trị gia tăng
các sản phẩm từ lúa, gạo là vấn đề cần thiết nâng cao nhằm định vị giá trị, hình
ảnh, nâng cao sự nhận biết của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu
dùng trong, ngoài nước; nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh các
sản phẩm gạo của Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh. Do
đó,chúng tôi nhận thấy cơ hội đầu tư vào dự án đầu tư xây dựng Chuỗi giá trị gia
tăng sản phẩm từ lúa gạo. Với các hệ thống sau:
 Đầu tư hệ thống sản xuất gạo trắng ,
 Đầu tư hệ thống sản xuất gạo đồ.
 Đầu tư nhà máy sản xuất chiết xuất dầu ăn từ cám gạo.
 Đầu tư nhà máy Sản xuất Silica từ Vỏ trấu.
Công ty chúng tôi kính đề nghị các Cơ quan, ban ngành có liên quan chấp
thuận chủ trương đầu tư. Theo các nội dung cơ bản được thể hiện trong dự án.
Hình III.2 Chuổi giá trị của ngành gạo thế giới
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 9
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 10
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ về chính
sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Quyết định số 801/QĐ-TTg, ngày 27/6/2012 của Thủ Tướng Chính phủ
V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến
năm 2020.
Quyết định 2193/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
+ Xây dựng thành công mô hình liên kết sản xuất – bao tiêu sản phẩm để
chế biến khép kín trong nông nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững, vừa
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Góp phần thực hiện
tốt hành động “Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong
chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch”;
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
+ Góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương;
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 11
+ Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận sản xuất thông qua
các khoản thuế;
+ Đồng thời dự án là mô hình điểm sản xuất nông nghiệp theo quy mô gắn
với công nghiệp chế biến. Hình thành chuỗi sản phẩm khép kín, gia tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Với quan
điểm lấy thị trường là xuất phát điểm thúc đẩy, doanh nghiệp tiên phong
tham gia đầu tư sâu trong các phân khúc có giá trị gia tăng cao như chế
biến các sản phẩm chất lượng cao góp phần nâng cao chuỗi giá trị hàng
hóa nông sản.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
Dự án “Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo” nằm tại
vựa lúa của Đồng Bằng sông Cửu Long tại Cụm công nghiệp Tân Thành - huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang với mục tiêu cụ thể như sau:
+ Đầu tư Hệ thống sản xuất gạo trắng 150.000 tấn lúa/năm .
+ Đầu tư Hệ thống sản xuất gạo đồ 100.000 tấn/lúa năm.
+ Đầu tư nhà máy sản xuất chiết xuất dầu ăn từ cám gạo, với công suất
15.000 tấn cám/năm.
+ Đầu tư nhà máy Sản xuất Silica từ vỏ trấu 50.000 tấn/năm.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 12
Chương II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp Kinh Ba Thê
- Phía Bắc giáp Cụm công nghiệp
- Phía Tây giáp Giáp Lộ
- Phía Nam giáp Kênh và Sườn núi
Địa hình:
Diện tích xây dựng dự án khoảng 150.000 m2 nằm tại tại Cụm Công nghiệp
Tân Thành huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang, một tỉnh thuộc khu vực Đồng
bằng sông cửu Long- vốn là nơi trồng nhiều lúa nước của cả nước.
Khí hậu:
Thoại Sơn là một huyện ven biển của tỉnh An Giang nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Lượng mưa tương đối lớn và phân bổ theo mùa.
 Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình năm 28,70
C.
- Nhiệt độ cao nhất 37,30
C ( tháng 2 ).
- Nhiệt độ thấp nhất 26,50
C ( tháng 1).
Tổng tích ôn trên 10.0000
C. Khu vực đồi núi thường có nhiệt độ thấp so
hơn đồng bằng 20
C.
 Mưa
Chế độ mưa bị phân hóa thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 11, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và lượng mưa tập trung từ
tháng 7 – 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa
không vượt quá 100mm/năm.
Tổng lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 1200mm/năm, giá trị cao
nhất đạt 2.100 mm/năm và thấp nhất 900mm/năm. Số ngày mưa bình quân là
132 ngày/năm. Cả số ngày mưa và tổng số lượng mưa đều tập trung vào bảy
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 13
tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 với tỷ trọng khoảng 88%. Trong mùa
mưa, sự phân bố lượng mưa trung bình tháng tương đối đều nên cường độ mưa
không lớn lắm, trong khi sự phân bố mưa theo lãnh thổ thì không đáng kể. Vào
mùa mưa, nước sông Mêkông đổ về gây mùa nước nổi hàng năm ở vùng đồng
bằng từ tháng 8 đến tháng 11 và gây rửa trôi xói mòn mạnh tại khu vực đồi núi.
Vào 5 tháng mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, xảy ra tình trạng thiếu
nước sản xuất và sinh hoạt, nhất là vùng đồi núi.
 Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí
Lượng bốc hơi hàng năm lớn, từ 1.200–1.300 mm. Lượng bốc hơi cao xảy
ra trong 5 tháng mùa khô với ẩm độ không khí trung bình của các tháng này
khoảng 76%. Bốc hơi mạnh xảy ra trong thời gian này làm trầm trọng thêm tình
trạng thiếu nước ở khu vực đồi núi. Lượng bốc hơi trong 7 tháng mùa mưa xấp
xỉ lượng bốc hơi trong 5 tháng mùa khô. Ẩm độ không khí của các tháng mùa
mưa khoảng 80–85%.
 Nắng
- Tổng số giờ nắng 2.346 giờ,
- Tổng số giờ nắng thấp nhất 123,8 giờ / tháng 7
- Tổng số giờ nắng cao nhất 234,2 giờ / tháng 12.
Số giờ nắng bình quân mỗi ngày ở các tháng mùa khô thường cao hơn
khoảng 2 giờ so với các tháng mùa mưa.
 Gió
Chế độ gió khá đồng nhất. Từ tháng 5–10 phổ biến gió mùa Tây Nam mang
hơi nước về tạo mưa; từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau phổ biến gió mùa Đông
Bắc có đặc điểm lạnh và khô. Tốc độ gió trung bình trong năm khoảng 3 m/giây.
Ở An Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện tượng lốc
xoáy có xảy ra trong mùa mưa nhưng tần suất thấp nên mức độ ảnh hưởng
không đáng kể.
Thủy văn
Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều
biển Đông và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy sông Cửu Long (sông
Tiền, sông Hậu), chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch.
Sông Cửu Long chảy qua An Giang theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu.
Lưu lượng trung bình năm là 13.500 m3
/s, vào mùa lũ 24.000 m3
/s và mùa kiệt
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 14
là 5.020 m3
/s. Hệ thống sông nhánh, kênh rạch tự nhiên và kênh thuỷ lợi trong
tỉnh có tổng chiều dài hơn 5.500 km (mật độ 1,6 km/km2
), đủ sức chuyển tải
nguồn nước mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và vận tải thuỷ.
Hàng năm trùng vào mùa mưa, An Giang đón nhận con nước lũ và hình
thành mùa nước nổi với khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập từ 1 mét đến 2,5
mét, thời gian ngập từ 2,5 đến 5 tháng, thông thường từ 15/8 đến 20/12.
Đánh giá về mùa nước nổi, quan điểm hiện nay của tỉnh không xem đó là
thiên tai mà là một hiện tượng thuỷ văn bình thường theo chu kỳ mỗi năm, từ
lâu đời đã gắn liền với cuộc sống và sản xuất của cư dân ĐBSCL. Do vậy cần
phải biết khai thác những mặt lợi, hạn chế mặt hại và cùng sống chung an toàn
với mùa nước nổi.
Về mặt lợi, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa màu mỡ và vệ sinh đồng
ruộng; cải thiện chất lượng đất, chất lượng nước, bổ sung nguồn nước ngầm;
mang lại nguồn lợi thuỷ sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân
trong mùa nước nổi.
Về mặt hại, mùa nước đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội; tốn
kém chi phí đầu tư và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; gây ảnh hưởng đến thời vụ gieo
trồng, thu hoạch và sản lượng nông - thuỷ sản; cản ngại cho việc phát triển các
mô hình sản xuất nhằm công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn; Ngoài ra mức nước ngập sâu còn gây thiệt hại tính mạng và tài sản của
nhân dân.
Với tính hai mặt của mùa lũ - mùa nước nổi, 5 năm qua An Giang đã bố trí
nhiều quỹ đất để đầu tư nhiều công trình như đê bao bảo vệ sản xuất nông
nghiệp, cụm - tuyến dân cư cho dân vùng bị ngập và hàng loạt công trình phúc
lợi có cao trình an toàn.
Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều
biển Đông và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy sông Cửu Long (sông
Tiền, sông Hậu), chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch.
Sông Cửu Long chảy qua An Giang theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu.
Lưu lượng trung bình năm là 13.500 m3
/s, vào mùa lũ 24.000 m3
/s và mùa kiệt
là 5.020 m3
/s. Hệ thống sông nhánh, kênh rạch tự nhiên và kênh thuỷ lợi trong
tỉnh có tổng chiều dài hơn 5.500 km (mật độ 1,6 km/km2
), đủ sức chuyển tải
nguồn nước mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và vận tải thuỷ.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 15
Hàng năm trùng vào mùa mưa, An Giang đón nhận con nước lũ và hình
thành mùa nước nổi với khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập từ 1 mét đến 2,5
mét, thời gian ngập từ 2,5 đến 5 tháng, thông thường từ 15/8 đến 20/12.
Đánh giá về mùa nước nổi, quan điểm hiện nay của tỉnh không xem đó là
thiên tai mà là một hiện tượng thuỷ văn bình thường theo chu kỳ mỗi năm, từ
lâu đời đã gắn liền với cuộc sống và sản xuất của cư dân ĐBSCL. Do vậy cần
phải biết khai thác những mặt lợi, hạn chế mặt hại và cùng sống chung an toàn
với mùa nước nổi.
Về mặt lợi, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa màu mỡ và vệ sinh đồng
ruộng; cải thiện chất lượng đất, chất lượng nước, bổ sung nguồn nước ngầm;
mang lại nguồn lợi thuỷ sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân
trong mùa nước nổi.
Về mặt hại, mùa nước đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội; tốn
kém chi phí đầu tư và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; gây ảnh hưởng đến thời vụ gieo
trồng, thu hoạch và sản lượng nông - thuỷ sản; cản ngại cho việc phát triển các
mô hình sản xuất nhằm công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn; Ngoài ra mức nước ngập sâu còn gây thiệt hại tính mạng và tài sản của
nhân dân.
Với tính hai mặt của mùa lũ - mùa nước nổi, 5 năm qua An Giang đã bố trí
nhiều quỹ đất để đầu tư nhiều công trình như đê bao bảo vệ sản xuất nông
nghiệp, cụm - tuyến dân cư cho dân vùng bị ngập và hàng loạt công trình phúc
lợi có cao trình an toàn.
Các nguồn tài nguyên:
 Tài nguyên đất
An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó
chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%; nhóm đất phù sa có
phèn trên 93.800 ha, chiếm 27,5%; nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ
gần 24.724 ha, chiếm 7,3% diện tích đất tự nhiên, còn lại là đất phèn và các
nhóm khác. Đất đai của An Giang phần lớn rất màu mỡ vì 72% diện tích là đất
phù sa hoặc có nguồn gốc phù sa, địa hình bằng phẳng, độ thích nghi đối với các
loại cây trồng khá rộng.
 Tài nguyên rừng:
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 16
Quỹ đất lâm nghiệp có trên 20.000 ha, đã khoanh ranh giới đất rừng 18.000
ha (trong đó đã có rừng 14.700 ha) và còn lại là quỹ đất đồi núi có khả năng
phát triển rừng.
Rừng ở An Giang chủ yếu là rừng trồng, trong đó chỉ có trên 4,2% là rừng
tự nhiên (khoảng 580 ha). Rừng trồng chủ yếu là các loại cây mọc nhanh bạch
đàn, keo lá tràm, tai tượng kết hợp với cây gỗ quý như sao, dầu, giáng hương,
cây dó bầu (để tạo trầm hương) và các loại cây ăn quả lâu năm. Rừng tự nhiên
hiện còn giữ được các cây gỗ quý như giáng hương, thao lao, dầu, căm xe. Rừng
đất ngập nước chủ yếu là cây tràm.
Hiện nay tỉnh đã khoanh ranh giới cho 25 khu rừng để phấn đấu nâng độ
che phủ đạt 5% (hiện độ che phủ đạt 4,1%). Tốc độ che phủ rừng tăng nhanh đã
giúp phục hồi hệ động vật rừng đa dạng (gồm các loài thú, các loài bò sát, thủy
sản và các loài chim).
Tài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có ý nghĩa quan
trọng về mặt sinh thái và an ninh quốc phòng. Hơn nữa việc khai thác hợp lý
rừng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho nhân dân vùng đồi núi và vùng dân
tộc. Vì vậy trong những năm tới cần phủ xanh hết đất quy hoạch trồng rừng kết
hợp với chăm sóc, bảo vệ rừng.
 Tài nguyên khoáng sản
An Giang tuy là tỉnh ở ĐBSCL nhưng lại có nguồn tài nguyên khoáng sản
khá đa dạng với các loại đá xây dựng, đá ốp lát, đá áplit, cát núi, cát sông, than
bùn, kaolin, nước khoáng.
Hoạt động khoáng sản ở An Giang trong thời gian qua đã có những đóng
góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như đóng góp cho ngân sách,
tạo việc làm cho lao động người dân tộc, cung cấp nguồn nguyên liệu xây dựng
cho các công trình xây dựng trong tỉnh, ngoài ra đá xây dựng còn cung ứng cho
khoảng 30% - 50% thị phần vùng ĐBSCL.
Theo các tài liệu thăm dò được phê duyệt, trữ lượng một số loại khoáng sản
ở An Giang gồm: Đá xây dựng 2.100 triệu m3
, đá ốp lát 139 triệu m3
, kaolin 2,2
triệu m3
, đá áplit 200 nghìn tấn, than bùn 16 triệu tấn, cát sông Hậu 67 triệu m3
,
sông Tiền 50 triệu m3
và sét gạch ngói 39 triệu m3
. Ngoài ra An Giang còn có
mỏ nước khoáng chuẩn bị đưa vào khai thác công nghiệp.
 Tài nguyên nước
Nước mưa
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 17
Mùa mưa ở An Giang tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng
mưa cả năm với tổng lượng mưa bình quân năm khoảng 1.200mm. Nước mưa là
nguồn nước quan trọng tại các vùng gặp khó khăn nguồn nước mặt, nước ngầm
như các vùng nông thôn xa, hẻo lánh và vùng đồi núi. Đầu mùa mưa cũng là
thời điểm vào vụ canh tác của đất ruộng trên và nương rẫy thuộc vùng đồi núi là
các vùng không có nguồn nước tưới.
Nước mặt
Sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch là nguồn nước mặt chủ yếu cấp
nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Lưu lượng của các sông khá lớn nên
truyền nước theo các kênh rạch đến tận các vùng xa, đủ sức cung cấp nước kể cả
trong mùa kiệt. Nguồn nước mặt hiện phục vụ tưới cho hầu hết diện tích gieo
trồng; đồng thời với việc sử dụng nguồn nước mặt cho sản xuất nông nghiệp và
các lĩnh vực sản xuất khác, nguồn nước mặt còn là nguồn cung cấp nước sinh
hoạt chủ yếu cho các đô thị và khu dân cư tập trung, có tác dụng tích cực cho cải
tạo đất đai, khai hoang - phục hoá, tháo chua rửa phèn ở vùng tứ giác Long
Xuyên. Tuy nhiên, nhiều năm qua tại một số khu vực, sông rạch đã bị ô nhiễm
do hoạt động của các nhà máy công nghiệp; nuôi trồng thuỷ sản ao hầm, lồng
bè, đăng quầng; một số khu vực cuối nguồn nước các kênh rạch bị cạn kiệt vào
mùa khô do tình trạng bồi lắng, cần có giải pháp trước mắt và lâu dài để xử lý
nhằm đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Mỗi năm An Giang có mùa nước nổi
do nước các sông, rạch tràn bờ và làm ngập 70% diện tích của tỉnh trong nhiều
tháng, mùa nước nổi hiện nay đã được xem là một nguồn tài nguyên để khai thác
mặt lợi và hạn chế tối đa mặt hại với phương châm sống chung và sản xuất an
toàn trong mùa nước nổi.
Nhìn chung, lưu lượng và trữ lượng nước mặt ở An Giang khá dồi dào, là
tiền đề để tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp. Nguồn nước mặt trong tỉnh ngọt
quanh năm, tuy nhiên do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng, có khoảng 1/4 diện
tích phía Tây Nam của tỉnh nguồn nước mặt bị nhiễm phèn trong một vài tháng
đầu mùa mưa.
Nước ngầm
Theo đánh giá của các tài liệu địa chất - thuỷ văn, nước ngầm ở An Giang
có trữ lượng khá dồi dào nhưng việc quản lý khai thác trong các năm qua chưa
được chặt chẽ do chưa xây dựng quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nước
ngầm. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có trên 7.100 giếng khoan, phục vụ
sinh hoạt 92,14%, phục vụ sản xuất 7,86% và qua khảo sát sơ bộ có khoảng 240
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 18
giếng bị ô nhiễm (nhiều nhất là nhiễm Asen) hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn các
loại cần phải xử lý trám lấp để bảo vệ nguồn nước.
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án.
Dân số, lao động
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh là 2.151.000 người, mật độ dân số 608
người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17%
tổng dân số toàn tỉnh.
 Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng
số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có
16.838 hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc
Khmer toàn tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số
còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Hầu hết
đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với
đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở
Campuchia. Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn
nuôi gia đình và làm thuê mướn theo thời vụ.
 Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số
người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung
khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các
huyện: Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối
quan hệ với tín đồ Hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indonesia, Campuchia.
Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền
thống.
 Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số
người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống
ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong
vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo
Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh
thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định,
thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác.
Tình hình nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên ha tăng dần theo từng năm,
năm 2014 là 37,6 triệu đồng; năm 2015 ước đạt 39,4 triệu đồng. Cơ cấu giá trị
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 19
tăng thêm ngành nông nghiệp luôn chiếm chủ lực, đạt 91,09% giá trị trong khu
vực I. Lúa vẫn là cây lương thực chủ yếu, diện tích gieo trồng 644.258 ha, tăng
18.341 ha so năm 2014, sản lượng lúa năm 2015 ước đạt 4,07 triệu tấn, tăng 51
ngàn tấn so năm 2014.
Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích biến động qua từng
năm nhưng không lớn, chủ yếu là do yếu tố thị trường, tổng diện tích gieo trồng
2016 khoảng 54.000 ha. Nhóm cây rau, dưa, đậu thực phẩm và các cây trồng
mùa nước nổi (sen, ấu...) có hiệu quả kinh tế cao (gấp 2 - 3 lần trồng lúa) đang
được khuyến khích phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung gần các khu vực
nhà máy chế biến xuất khẩu.
Nhóm cây công nghiệp lâu năm gồm 4 cây chính là dừa, hồ tiêu, điều và
thốt lốt chủ yếu trồng phân tán, có tăng diện tích nhưng không đáng kể, không
có triển vọng mở rộng diện tích. Nhóm cây ăn quả cũng phân bố rải rác do ảnh
hưởng mùa nước nổi, hiện nay ở khu vực vùng núi đã hình thành dạng vườn cây
ăn quả - rừng trên đất lâm nghiệp.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo mậu dịch gạo toàn cầu sẽ tăng 2,5%
mỗi năm từ 2013 tới 2022. Vào năm 2022, mậu dịch gạo thế giới sẽ đạt 47 triệu
tấn, cao hơn 42% so với mức trung bình những năm 2015-2020.
 Châu Phi sẽ nhập khẩu nhiều gạo nhất vào đầu thập kỷ tới
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo mậu dịch gạo toàn cầu sẽ tăng 2,5%
mỗi năm từ 2013 tới 2022. Vào năm 2022, mậu dịch gạo thế giới sẽ đạt 47 triệu
tấn, cao hơn 42% so với mức trung bình những năm 2015 – 2020.
Những cơ sở để đưa ra dự đoán này bao gồm: Nhu cầu tăng vững (chủ yếu
bởi gia tăng dân số và tăng thu nhập ở những nước đang phát triển) và một số
nước nhập khẩu chủ chốt không thể tăng mạnh sản lượng. Từ giữa thập niên 90
của thế kỷ trước, phần của mậu dịch gạo thế giới trong tổng tiêu thụ gạo đã tăng
từ khoảng 4% trong nửa cuối thế kỷ XX lên gần 8% hiện nay, và dự báo xu
hướng này vẫn còn tiếp diễn. Thị trường nhập khẩu: Châu Phi sẽ chiếm phần lớn
nhất.
Tại châu Phi và Trung Đông, tăng trưởng mạnh về nhu cầu bởi dân số và
thu nhập tăng nhanh, trong khi mức tăng sản lượng bị hạn chế. Ở Bắc Phi và
Trung Đông, sản lượng tăng bị hạn chế bởi khí hậu. Ở châu Phi cận Sahara, sản
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 20
lượng tăng bị hạn chế bởi hạ tầng cơ sở yếu kém. Trong khi đó, cả châu Phi và
Trung Đông chiếm gần một nửa mức tăng mậu dịch gạo toàn cầu trong giai đoạn
từ nay tới 2025. Châu Phi là nơi nhập khẩu tăng nhanh nhất.
Nhập khẩu gạo thế giới (ĐVT: Triệu tấn)- Nguồn USDA.
Indonesia và Philippines dự báo sẽ trở thành những nước nhập khẩu
gạo lớn nhất. Gần đến mốc 2025, hai thị trường này sẽ nhập khẩu lần lượt 4 triệu
và 2 triệu tấn.
Nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng gần 2 triệu tấn từ 2010 đến 2012. Tới
2025, dự báo nhập khẩu của Trung Quốc sẽ thấp hơn mức kỷ lục cao của năm
2012, song vẫn ở mức cao bởi giá gạo nhập khẩu rẻ hơn giá nội địa, nhất là từ
Việt Nam.
Các nước nhập khẩu khác—Iran, Iraq, Malaysia, và Saudi Arabia—mỗi
nước sẽ nhập khẩu trên 1,3 triệu tấn. Bốn thị trường này khó có thể tăng sản
lượng và dự báo sẽ chiếm tổng cộng trên 10% mức tăng nhập khẩu dự kiến cho
toàn cầu.
Nhập khẩu gạo vào các nước châu Á khác sẽ chiếm gần hết phần còn lại
trong mức tăng nhập khẩu gạo thế giới. Dân số và thu nhập trung bình người
tăng là lý do khiến nhập khẩu ở những thị trường này gia tăng.
Tại EU, Canada và Mỹ, làn sóng nhập cư sẽ tiếp diễn, tiếp tục đẩy tiêu
thụ gạo trung bình người tăng nhẹ, và nhập khẩu vì thế tăng theo. Tại Mexico,
thu nhập tăng cũng sẽ khiến tiêu thụ gạo trung bình người tăng và nhập khẩu
tăng nhẹ.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 21
Nhập khẩu vào các nước Liên xô cũ dự báo sẽ giảm nhẹ do sản lượng
tăng mạnh, và dân số giảm, bù lại thì tiêu thụ trung bình người sẽ tăng chút ít.
Các nhà xuất khẩu: Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ vẫn dẫn đầu
USDA dự báo châu Á tiếp tục cung cấp phần lớn gạo xuất khẩu trên toàn
cầu trong giai đoạn từ nay tới 2025.
Xuất khẩu gạo thế giới (ĐVT: Triệu tấn)- Nguồn: USDA.
Xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam, hai nước xuất khẩu hàng đầu thế
giới, chiếm trên 46% tổng mậu dịch gạo thế giới và trên 58% tổng mức tăng
xuất khẩu gạo toàn cầu trong thập kỷ tới.
Tại Thái Lan, diện tích và năng suất lúa dự báo sẽ tăng. Sản lượng tăng
cộng với việc rút từ kho tồn trữ sẽ khiến xuất khẩu tăng khoảng 4,2 triệu tấn lên
khoảng 13 triệu tấn vào năm 2022.
Việt Nam sẽ xuất khẩu ít hơn một chút, tăng từ khoảng 7 triệu tấn lên 8,7
triệu tấn vào năm 2022. Tiêu thụ gạo trung bình ở cả 2 nước này sẽ đều giảm
nhẹ trong bối cảnh thu nhập tăng.
Ấn Độ thường giữ vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới từ giữa thập
niên 90 của thế kỷ trước, song xuất khẩu của nước này dao động khá mạnh, bởi
chính phủ có chính sách kiểm soát chặt mức dự trữ. Tháng 9/2011 chính phủ đã
nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo phi – basmati và sau đó xuất khẩu đã tăng từ
dưới 3 triệu tấn lên hơn 10 triệu tấn, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới
năm 2012. Mặc dù trong 10 năm tới xuất khẩu của Ấn Độ dự báo sẽ khó lặp lại
kỷ lục đó, song sẽ vẫn ở mức cao trong vài năm tới bởi kho dự trữ còn rất nhiều.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 22
Pakistan và Hoa Kỳ mỗi nước xuất khẩu khoảng 3-4 triệu tấn trong những
năm gần đây. Pakistan đã tăng diện tích trồng lúa, và sản lượng gạo dự báo sẽ
tăng lên 5 triệu tấn, đưa nước này lên vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ 4 thế giới.
Xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng nhẹ nhờ diện tích trồng lúa tăng từ sau năm
2013, và tiêu thụ nội địa giảm. Xuất khẩu của Hoa Kỳ dự báo vẫn chiếm khoảng
9% trong tổng xuất khẩu toàn cầu trong 10 năm tới.
Xuất khẩu từ Trung Quốc, nước đã từng giữ vị trí xuất khẩu lớn thứ 6 thế
giới, đã giảm trong những năm gần đây, song dự báo sẽ tăng trở lại và đạt 1,1
triệu tấn vào năm 2022, gấp đôi với với mấy năm trước. Sản lượng dự báo sẽ có
chút ít thay đổi. Năng suất tăng sẽ bù cho diện tích giảm, bởi Trung Quốc cho
phép sử dụng gạo biến đổi gien. Tiêu thụ gạo trung bình người giảm do xu
hướng chuyển sang sử dụng những thực phẩm khác của giới trung lưu và thu
nhập cao dự báo sẽ được bù lại với dân số tăng. Tồn trữ gạo của Trung Quốc dự
báo sẽ vẫn lớn trong giai đoạn dự báo.
Xuất khẩu gạo Australia đã hồi phục từ mức rất thấp bởi hạn hán nhiều
trong thập kỷ qua. Dự báo xuất khẩu sẽ ổn định ở 0,5 triệu tấn.
Như vậy, qua phân tích xu hướng thị trường cho thấy, đầu ra của sản phẩm
là tương đối khả quan. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc triển khai dự án.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
+ Silo trữ lúa (trữ lạnh): 60.000 – 75.000 tấn.
+ Công suất sấy lúa: 2.000 tấn/ngày (sấy tháp).
+ Dây chuyền sản xuất gạo trắng 150.000 tấn lúa/năm.
+ Dây chuyền sản xuất gạo đồ 100.000 tấn lúa/năm.
+ Dây chuyền sản xuất chế biến dầu ăn từ cám gạo
+ Dây chuyển sản xuất SILICA từ vỏ trấu 50.000 tấn/năm.
+ Sản phẩm,dịch vụ cung cấp : Lúa ,gạo ,cám ,tấm và cung cấp dịch vụ sấy
lúa,phân bón và thuốc bảo vệ thực vật .
+ Vùng nguyên liệu đầu tư ,bao tiêu : 15.000 - 20.000 hecta trồng lúa
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Cụm công nghiệp Tân Thành - huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 23
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phầm từ lúa gạo đầu tư theo hình
thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
TT Nội dung
Diện tích
(m2)
Tỷ lệ
(%)
1 Nhà xưởng sản xuất gạo (gạo trắng và gạo đồ) 20.000 13,33
2 Nhà xưởng sản xuất Silica 10.000 6,67
3 Xưởng chiết xuất dầu cám gạo 300 0,20
4 Kho chứa, hệ thống silo 30.000 20,00
5 Nhà văn phòng 800 0,53
6 Nhà để xe 1.250 0,83
7 Nhà ở nhân viên 1.200 0,80
8 Căn tin 750 0,50
9 Sân phơi 20.000 13,33
10 Giao thông nội bộ 22.500 15,00
11 Cây xanh cảnh quan 43.200 28,80
Tổng cộng 150.000 100,00
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Về phần xây dựng dự án: nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng đều
có tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục
vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Về phần quản lý và các sản phẩm của dự án: nhân công quản lý và duy trì
hoạt động của dự án tương đối dồi dào, các sản vật đều có sẵn tại địa phương.
Cụ thể:
+ Lao động trực tiếp trong nước: 150 – 200 lao động địa phương được trả
công theo đầu tấn hoặc sản phẩm.
+ Lao động gián tiếp trong nước: 50 người (đội ngũ kỹ sư, đại học tài chính,
chuyên gia nước ngoài trả lương theo tháng có bảo hiểm y tế và bảo hiểm
xã hội).
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 24
Chương III
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng của dự án
TT Danh mục ĐVT Quy mô
1 Nhà xưởng sản xuất gạo (gạo trắng và gạo đồ) m² 20.000
2 Nhà xưởng sản xuất Silica m² 10.000
3 Xưởng chiết xuất dầu cám gạo m² 300
4 Kho chứa, hệ thống silo m² 30.000
5 Nhà văn phòng m² 800
6 Nhà để xe m² 1.250
7 Nhà ở nhân viên m² 1.200
8 Căn tin m² 750
9 Sân phơi m² 20.000
10 Giao thông nội bộ m² 22.500
11 HT cấp điện toàn khu HT 1
12 HT thoát nước tổng thể HT 1
13 HT cấp nước tổng thể HT 1
14 Hàng rào bảo vệ md 2.000
15 Cây xanh cảnh quan m² 43.200
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1. Công nghệ chế biến gạo đồ.
 Giới thiệu về gạo đồ:
Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong
hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế
biến khác như xay, xát, đánh bóng. Trong quá trình đồ lúa có thể được xử lý
dưới áp lực hoặc chân không hoàn toàn hoặc một phần.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 25
Quá trình đồ gạo làm thay đổi cấu trúc và sự phân bố dinh dưỡng trong hạt
gạo. Gạo đồ thường được một số nước Nam Á tiêu thụ nhiều.
Quá trình đồ gạo thủ công sẽ thuận tiện hơn cho việc xát bỏ lớp cám so với
đồ gạo trên dây chuyền cơ khí, do cám gạo chứa nhiều chất béo gây cản trở hoạt
động của một số bộ phận máy. Quá trình xay xát gạo đồ nói chung giống như
xay xát gạo thông thường.
Quá trình đồ gạo thúc đẩy các chất dinh dưỡng từ cám đi vào bên trong hạt,
đặc biệt là vitamin B1, do vậy gạo trắng đồ chứa 80% dinh dưỡng so với gạo lứt.
Trong gạo đồ, tinh bột đã được gelatin hóa làm cho hạt gạo cứng hơn và
bóng hơn gạo trắng. Gạo đồ thường được bổ sung một lượng sữa nhỏ để hạt
không bị cứng quá. Nấu cơm gạo đồ cần thời gian lâu hơn, cơm cứng và ít dính
hơn. Thông thường phải đun từ 20 đến 35 phút mới chín được[1].
Ở Bắc Mỹ, gạo đồ thường được nấu sơ bộ hoặc nấu chín để bán.
Tại một số quốc gia, xu hướng sử dụng gạo đồ thay cho gạo trắng đang
tăng lên. Ở Brasil, năm 2007, tiêu thụ gạo đồ chiếm tới 20% tổng tiêu thụ gạo
của Brazil (so với 7-10% năm 1997). Mức tiêu thụ gạo đồ tăng, đặc biệt là ở các
vùng dân cư có thu nhập cao.
Đồ gạo là 1 phương pháp chế biến nhờ sự tác động nhân tạo của nước (hơi
nước), nhiệt, nhằm cải thiện tính chất công nghệ của gạo. Sản phẩm của quá
trình chế biến đó là gạo đồ. Hay nói cách khác gạo đồ là sản phẩm của quá trình:
ngâm – ủ ẩm – hấp –sấy – ủ nóng – làm nguội hạt gạo.
 Quy trình công nghệ sản xuất gạo đồ:
Quá trình ngâm:
Mục đích chính của quá trình ngâm thóc nhằm mang một lượng ẩm từ môi
trường vào trong nội nhũ hạt. Trong quá trình truyền khối này, nước sẽ hoà tan
một phần các vitamin và khoáng từ lớp vỏ và aleurone di chuyển vào trong nội
nhũ.
Nhờ quá trình ngâm mà thóc hấp thu nước nhanh và đồng đều. Nhiệt độ
nước càng thấp, thời gian ngâm càng lâu. Tuy nhiên nhiệt độ ngâm không nên
vượt quá nhiệt độ hồ hóa của hạt (hồ hóa là quá trình mà các hạt tinh bột chuyển
sang dạng sệt, các sợi tinh bột lắp đầy và gắn các lỗ trống lại với nhau trong
hạt). Thời gian ngâm có thể được rút ngắn bằng cách ngâm nó trong nước nóng.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 26
Thóc được ngâm trong nước ở nhiệt độ (20 – 300
C) trong thời gian 36 – 48
giờ để đạt được ẩm 30%, trong nước nóng (40 – 600
C) thì từ 5 – 8 giờ. Nếu
ngâm trong thời gian dài, các chất hòa tan trong thóc sẽ hòa tan vào nước, hạt
bắt đầu nảy mầm, tinh bột xuất hiện sự lên men. Nhiệt độ nước và thời gian
ngâm ảnh hưởng lên độ hòa tan các chất trong gạo như là màu, mùi và vị. Hàm
lượng khoáng, sunfit và pH của nước ngâm cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quá
trình ngâm.
Suốt quá trình ngâm bằng nước nóng (60 – 650
C), hạt hấp thụ nước nhanh
và đạt độ ẩm 30 – 35% trong 5 đến 8 giờ phụ thuộc vào các quá trình khác nhau.
Quá trình hô hấp và sự lên men bị hạn chế.
Sau khi ngâm, hạt được làm ráo nước và hàm ẩm đạt khoảng 30% cho quá
trình ngâm lạnh hoặc ngâm nóng. Lượng nước yêu cầu ngâm thóc gấp khoảng
1,3 lần lượng thóc. Như vậy, ngâm 1 tấn thóc cần 1.300 kg nước.
Quá trình hấp:
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 27
Quá trình hấp có mục đích:
+ Giúp hồ hóa tinh bột 1 phần, giảm khe nứt ở hạt, tránh thất thoát chất dinh
dưỡng đi ngược ra bên ngoài.
+ Giảm đáng kể mối liên kết vỏ và nhân, giữa vỏ quả, vỏ hạt và nội nhũ.
+ Tăng sự phân bố vitamin và chất khoáng đi vào bên trong nội nhũ, tiếp tục
quá trình ngâm.
+ Kìm hãm và tiêu diệt phần lớn các hoạt động sinh học ở dạng hoạt động
hay dạng nghỉ, như sự phát triển của nấm, bào tử nấm, côn trùng, trứng và
ấu trùng của chúng.
Quá trình hấp bằng cách dùng hơi nước để hồ hóa tinh bột cung cấp một
lượng nước vào hạt, do sự chênh lệch áp suất hơi sẽ làm nước hấp thụ vào bên
trong hạt. Trong quá trình hấp, hàm ẩm của hạt thóc sẽ tăng lên khoảng 31%.
Quá trình hấp thường kéo dài từ 9 – 12 phút, ở 1 – 2 at.
Quá trình ủ nóng:
Quá trình ủ nóng tạo điều kiện để nước và nhiệt đi sâu vào bên trong nội
nhũ, giúp củng cố và tăng thêm các biến đổi trong quá trình hấp. Quá trình ủ
nóng thường kéo dài khoảng 3 – 4 h.
Một phần tinh bột chuyển hóa sâu sắc tạo thành dextrin làm tăng độ tiêu
hóa, độ dính và vị ngọt của cơm. Do nhiệt độ cao tinh bột bị hồ hóa có tác dụng
hàn gắn các vết nứt, do đó tỷ lệ rạn nứt giảm.
Vi sinh vật và côn trùng bị tiêu diệt hoàn toàn và các hoạt động sinh lý của
bản thân hạt bị đình chỉ Trong hạt cũng xảy ra những phản ứng hoá học (phản
ứng Maillard) làm sẫm màu gạo.
Quá trình sấy:
Quá trình sấy nhằm đưa thóc có độ ẩm 25 − 28% hoặc cao hơn nữa trở về
độ ẩm 14% thích hợp cho quá trình xay và chế biến tiếp theo (độ ẩm không quá
15,5%). Đồng thời quá trình sấy không được làm rạn nứt hạt.
Sấy quá nhanh sẽ sinh ra ứng lực bên trong dẫn đến làm gãy hạt gạo trong
khi xay. Sau khi sấy, hạt nên được để khoảng vài giờ, tốt nhất là 1 đến 2 ngày để
sự khác biệt hàm ẩm bên trong và áp suất bên ngoài được cân bằng. Nhiệt độ
không khí sấy thường vào khoảng 600
C.
Trong giai đoạn đầu quá trình sấy, nước đi ra nhanh, độ ẩm giảm từ 36%
xuống 18% và sau đó giảm chậm từ 18% xuống 14%. Giữa hai giai đoạn này
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 28
nên có khoảng thời gian nghỉ ở giữa cho hạt, khoảng vài giờ trước khi tiếp tục
sấy xuống 14%.
Làm nguội sau sấy:
Quá trình làm nguội sau sấy nhằm mục đích đưa nhiệt độ khối hạt về nhiệt
độ môi trường, thuận lợi cho các quá trình chế biến sau này. Thường dùng
không khí có nhiệt độ khoảng 40 – 200
C trong thời gian 15 – 20 phút đưa nhiệt
độ khối hạt về nhiệt độ bảo quản. Cũng có thể làm nguội tự nhiên bằng cách sử
dụng không khí thường. Gạo đồ sẽ được dàn trải trên mặt sàn, tận dụng không
khí bên ngoài để làm nguội. Quá trình làm nguội sau sấy thường kéo dài từ 3 –
4h.
 So sánh gạo đồ và gạo thường:
Tính chất vật lý:
Hạt gạo sau khi đồ có hình dạng ngắn và mập hơn so với gạo thường. Hình
dạng này ít bị thay đổi khi hạt được đem đi nấu cơm, do đó hạt cơm gạo đồ cũng
có hình dạng ngắn và mập hơn so với cơm nấu từ gạo thường.
Sau khi qua quá trình gia công nước nhiệt các phần khác nhau của hạt cũng
bị biến đổi không giống nhau. Sự thay đổi màu sắc gạo được gây ra bởi nhiều
biến đổi hóa học, vật lý, hóa sinh dưới tác dụng của nhiệt.
- Sự thay đổi về cấu trúc của tinh bột dẫn đến sự khúc xạ ánh sáng khác
nhau do đó làm thay đổi màu sắc hạt.
- Chất béo trong hạt bị thủy phân và phân tán có thể bị oxy hoá hay polime
hóa làm thay đổi màu sắc hạt.
- Quy trình có các giai đoạn gia nhiệt (hấp, sấy) nên có sự ảnh hưởng của
enzyme hoạt động tạo thành đường đơn giản, đặc biệt là glucose tham gia vào
phản ứng Maillard tạo nên màu nâu cho gạo.
Tính chất hóa học:
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 29
+ Cấu trúc tinh bột:
(a) Các hạt tinh bột nhỏ và có góc cạnh
(b) Các góc cạnh của hạt tinh bột được nhìn thấy rõ hơn ở hình này
Quá trình đồ gạo có thể làm thay đổi cấu trúc hạt tinh bột, làm tăng nhiệt
độ hồ hóa của gạo đồ. Nhiệt độ hồ hóa của tinh bột gạo thường khoảng 600
C −
850
C trong khi nhiệt độ hồ hóa của gạo đồ lên đến từ 800
C – 950
C. Như vậy sự
hình thành những phức hệ tinh bột qua quá trình đồ gạo làm tăng nhiệt độ hồ
hóa. Đồng thời cấu trúc mới này có khả năng cản trở sự xâm nhập của nước và
do đó đòi hỏi năng lượng nhiều hơn để nước được hấp thụ vào bột.
Khi đem các mẫu gạo thường và gạo đồ đi nấu cơm (nhiệt độ nấu khoảng
1000
C) thu được các giá trị sau:
Bảng Sự khác nhau về lượng nước được hấp thụ
và độ trương nở của gạo thường và gạo đồ
Gạo đồ hấp thụ lượng nước ít hơn khi nấu và khả năng trương nở cũng kém
hơn gạo thường. Để cơm đạt được độ mềm nhất định thì gạo đồ đòi hỏi thời gian
nấu lâu hơn. Mẫu gạo thường được nấu trong 9.102
– 12.102
s thì cơm sẽ chín và
đạt được độ mềm có thể ăn được trong khi để đạt được độ mềm tương ứng gạo
đồ cần được nấu trong 18.102
s.
Gạo thường nếu sau khi nấu 12.102
giây mà vẫn tiếp tục nấu thì nó sẽ tiếp
tục hút nước, trở nên mềm hơn, cấu trúc bị phá vỡ và trở nên dạng paste. Mặt
khác, đối với gạo đồ nếu được nấu với cùng thời gian đó sẽ không bị thay đổi
hình dạng. Quá trình đồ gạo làm gạo bị hồ hóa, hạt gạo cứng hơn. Do đó, sẽ mất
thời gian lâu hơn để hạt gạo mềm, nhưng không có tình trạng làm phá vỡ cấu
trúc.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 30
+ Chất lượng gạo đem nấu:
Một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gạo đem nấu đó là độ hòa
tan. Nó cho ta biết lượng tinh bột trong gạo, qua quá trình nấu mất mát ra ngoài
bằng cách hòa tan là bao nhiêu. So sánh độ hòa tan giữa gạo thường và gạo đồ
ta thấy rằng:
Mẫu gạo thường hòa tan nhanh ngay ở đầu quá trình nấu, đạt đến giá trị lớn
nhất là 50% chỉ sau 30 phút nấu. Gạo đã được đồ thì tốc độ tan chậm hơn, sau
1h nấu mới đạt giá trị độ tan lớn nhất, chỉ khoảng 22%. Điều này cho thấy, ở gạo
đồ, tinh bột đã được làm bền vững hơn chống lại sự hòa tan của nước nóng. Quá
trình đồ gạo tạo ra sự sắp xếp bền vững hơn của tinh bột trong hạt và điều này
ảnh hưởng đến sự hòa tan của hạt.
+ Protein:
Khả năng hòa tan của protein phụ thuộc chế độ gia công nước nhiệt. Mức
độ gia công nước nhiệt càng cao khả năng hòa tan càng giảm.
Trong quá trình gia công nước nhiệt, dưới tác dụng của nước và nhiệt độ
màng bao các thể protein này bị vỡ, các protein được giải phóng và tạo thành
dạng vô định hình bao bọc xung quanh các hạt tinh bột, do đó gạo đồ khó lau
bóng hơn gạo thường. Như vậy, ta cần điều chỉnh để protein không bị thoát ra
trong quá trình này.
+ Lipid:
Chất béo trong gạo thường có sự bền vững, ổn định. Ngược lại, chất béo
của gạo đồ rất dễ bị oxy hóa. Đó là do trong quá trình gia công nước nhiệt các
hạt cầu béo chủ yếu tập trung ở lớp aleurone bị phá vỡ, chất béo di chuyển ra
ngoài (thể hiện ở hàm lượng chất béo trong cám gạo đồ cao hơn gạo thường).
Tuy nhiên điều này cũng không ảnh hưởng lớn đến sự tiêu thụ gạo đồ vì có
thể hạn chế sự oxy hóa bằng cách bao gói gạo đồ trong những túi ngăn không
cho ánh sáng xuyên qua và thoáng khí để loại bỏ những mùi khó chịu. Trong
những quy trình sản xuất hiện đại, người ta có thể bổ sung những chất chống
oxy hóa thích hợp vào gạo.
 Ưu nhược điểm của sản phẩm gạo đồ so với các sản phẩm truyền thống
cùng loại.
* Ưu điểm:
- Tăng giá trị dinh dưỡng của gạo:
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 31
Các kết quả nghiên cứu cho thấy so với gạo thường hàm lượng vitamin và
khoáng chất có trong gạo đồ cao hơn gạo thường. Các kết quả nghiên cứu cũng
khẳng định rằng protein, chất béo, tinh bột của gạo đồ dễ tiêu hoá hơn gạo
thường.
Bảng So sánh thành phần khoáng, vitamin giữa gạo thường và gạo đồ
Sáu loại khoáng trên chiếm 60% và 73,7% tổng khối lượng tro trong gạo
thường và gạo đồ. Trong đó, P và K chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
- Cải thiện tính chất công nghệ của hạt:
+ Tăng hiệu quả quá trình xay, cụ thể là lượng gạo nguyên hạt tăng.
+ Tăng thời gian bảo quản: hạt qua quá trình gia công nước nhiệt bảo
quản lâu hơn so với hạt thường. Khả năng chống lại sự xâm nhập bởi
côn trùng của gạo đồ cao hơn gạo thường do nội nhũ gạo đồ cứng
chắc hơn.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 32
+ Cải thiện tính chất nấu của hạt: Cụ thể khi nấu hạt gạo vẫn giữ
nguyên hình dạng ban đầu, cơm nở và tơi hơn cơm gạo thường
* Nhược điểm:
Làm giảm giá trị cảm quan của gạo (vì có màu vàng hoặc sẫm), hoạt động
sống của gạo bị đình chỉ.
Cơm nấu từ gạo đồ kém dính, dây chuyền sản xuất phức tạp, thiết bị nhiều
vì vậy giá thành sản phẩm cao hơn.
II.2. Công nghệ chế biến gạo trắng.
Quy trình công nghệ chế biến gạo trắng
- Lúa tươi về đến nhà máy được sấy đến độ ẩm thích hợp thì đóng gói, nhập
kho để lưu kho, bảo quản
- Lúa khô đưa vào Silo nhập liệu, được băng tải đưa qua sàng tạp chất để
loại bỏ tạp chất có trong nguyên liệu. Sau đó, nguyên liệu được đưa đến
máy bóc vỏ để tách vỏ trấu khỏi hạt thóc. Trấu được tách bằng máy phân
ly trấu. Gạo lứt sau tách trấu qua thiết bị gằng tách thóc để loại thóc lẫn,
thóc lẫn được đưa về máy bóc vỏ, phần gạo lứt đưa vào Silo chứa gạo lứt.
- Gạo lứt từ Silo được băng tải đưa qua sàng tạp chất trước khi vào máy xát
trắng 1 và 2. Sau khi qua công đoạn xát trắng 1 và 2 thu được gạo trắng sau
xát và cám xát.
- Gạo trắng sau xát tiếp tục qua công đoạn lau bóng 1 và 2. Ở công đoạn
này ta thu được gạo trắng sau lau bóng và cám lau. Gạo sau khi lau bóng
được đưa qua gằng tách thóc nhằm loại bỏ phần thóc lẫn trong gạo trước
khi qua sàng tách tấm để loại bỏ phần tấm nhỏ (tấm 2). Sau khi tách tấm
nhỏ gạo tiếp tục qua trống tách tấm để tách tấm lớn (tấm 1) trước khi vào
Silo chứa gạo
- Gạo từ Silo được tách màu nhằm loại bỏ các hạt khác màu sau đó đem cân
đóng gói.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 33
Lúa tươi
Sấy
Lưu kho – Bảo quản
Silo nhập liệu
Sàng tạp chất
Bóc vỏ
Phân ly trấu
Gằng tách thóc
Sàng tạp chất
Xát trắng lần 1
Xát trắng lần 2
Lau bóng lần 1
Lau bóng lần 2
Gằng tách thóc
Sàng tách tấm
Trống tách tấm
Silo chứa Gạo
Silo gạo lứt
Tách màu
Cân đóng gói Thành phẩm
Cám xát
Cám lau
Tạp chất
TrấuThóc
Tạp chất
Thóc
Tấm 2
Tấm 1
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 34
II.3. Công nghệ chiết xuất dầu từ cám gạo.
a) Thành phần của dầu cám gạo.
Dầu cám gạo (hay còn gọi là dầu gạo) được chiết xuất từ vỏ cám gạo. Dầu
gạo có độ bay hơi cao 2540
C (4900
F), thích hợp cho việc chiên, nướng ở nhiệt
độ cao mà không sợ phân hủy ra những chất độc hại gây ung thư.
Dầu gạo chứa 47% chất béo chưa no đơn, 33% chất béo chưa no đa và 20%
chất béo no. Thành phần acid béo của dầu gạo:
+ Palmitic : 15.0%.
+ Stearic : 1.9%.
+ Oleic : 42.5%.
+ Linoleic : 39.1%.
+ Linolenic : 1.1%.
+ Arachidic : 0.5%.
+ Behenic : 0.2%.
Dầu gạo được bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc làm mát, chứa nhiều
vitamin E, gamma oryzanol (một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh tim
mạch), và phytosterol (hợp chất giúp giảm thiểu việc hấp thụ cholesterol) rất tốt
cho sức khỏe.
b) Ứng dụng của dầu cám gạo.
Dầu cám gạo dùng trong thực phẩm như một loại dầu ăn cao cấp, thích hợp
cho việc chiên, nướng ở nhiệt độ cao mà không sợ phân hủy ra những chất độc
hại gây ung thư. Trong mỹ phẩm có tác dụng làm chậm sự lão hoá của da, chống
sạm da, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn ở da. Dầu cám gạo có nhiều đặc tính
giúp tăng cường sức khoẻ: tăng cường chống viêm, giúp giảm cholesterol... Ứng
dụng phổ biến trong ngành mỹ phẩm, cụ thể như sau:
1. Dưỡng da trắng, mịn màng, chống lão hóa da.
Dầu cám Gạo có chất chống oxy hóa tự nhiên, nhiều vitamine E đây là
những yếu tố giúp cho làn da bạn có được sự tươi trẻ, mịn màng. đây là công
dụng tuyệt vời nhất của dầu cám gạo.
Phụ nữ Nhật Bản thường sử dụng dầu cám gạo để dưỡng da mặt và chống
nắng giúp da mượt mà. Dầu cám gạo vốn rất giàu vitamint E do đó giúp làm
chậm quá trình lão hóa da và ngăn ngừa hình thành vết nhăn ở người có tuổi.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 35
Dầu cám gạo giúp chống sự dạn ra nên còn thường được dùng ở vùng da đùi và
da bụng cho phụ nữ mang thai.
2. Dùng để rửa mặt hoặc tẩy trang.
Nhỏ vài giọt vào bông tẩy trang và lau vào vùng da cần tẩy trang. Hoặc nhỏ
2-5 giọt dầu cám gạo xoa lên mặt và mát xa nhẹ nhàng khoảng 1 phút, sau đó
lấy bông lau sạch rồi rửa lại mặt bằng nước ấm.
3. Làm mặt nạ.
Làm mặt nạ cũng là công dụng của dầu cám gạo. Trộn vài giọt dầu cám gạo
với mật ong hoặc các loại bột đậu thành hỗn hợp đắp mặt giúp trắng da, tạo độ
săn chắc mịn màng.
4. Tẩy tế bào chết toàn thân.
Bạn trộn cám gạo với nước, sau đó lắng lấy phần nước phía trên, rồi đổ vào
bồn và tắm bình thường. Bạn cũng có thể lắng lấy phần đọng lại và massage lên
toàn thân và tắm lại với nước lã. Nên thực hiện thường xuyên để mang lại hiệu
quả cao.
5. Ủ tóc.
Thoa trực tiếp dầu lên tóc, ủ trong 30’ rồi gội lại bằng dầu gội có tác dụng
làm mượt tóc, chống chẻ ngọn và gãy rụng và sạch gàu.
Từ những công dụng trên, cho thấy dầu cám gạo mang lại hiệu quả kinh tế
cao, nếu chúng ta tận dụng được nguồn cám gạo dồi dào của Việt Nam để chiết
suất thành tinh dầu. Chính vì vậy đây được xem là sản phẩm trong chuỗi giá trị
gia tăng từ lúa gạo của dự án.
c) Công nghệ chiết suất cám gạo.
Cám gạo là nguồn nguyên liệu dồi dào của Việt Nam nói chung và đặc biệt
là vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Hàm lượng dầu trong cám gạo là 16-
20%. Dầu ăn chiết xuất từ cám gạo được Tổ chức Y tế thế giới WHO tiến cử là
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 36
một trong ba loại dầu tốt nhất cho sức khỏe. Giá thành
của loại dầu này cũng đắt hơn so với những loại dầu ăn bình thường khác.
Quy trình công nghệ chiết suất dầu cám gạo
Một số thiết bị chiết suất dầu cám gạo
Máy làm nở cám gạo trước khi xử lý
Nguyên liệu
(cám gạo tươi, dung
môi n-hexan)
Xử lý
nguyên liệu
Làm ẩm bằng
dung môi chiết
xuất
Chiết bằng phương
pháp chiết hồi lưu
(hoặc bằng siêu âm)
Thu hồi dung
môi
Khử màu và
khử mùi
Tinh chế Sản phẩm
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 37
Bộ phận thiết bị chiết suất cám gạo
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 38
Bộ phận thiết bị tinh luyện cám gạo
II.4. Công nghệ sản xuất Silica từ vỏ trấu.
Quy trình chế tạo silica aerogel được thực hiện theo các bước: Vỏ trấu sau
khi được rửa sạch và sấy khô để loại bỏ tạp chất, sẽ được tiến hành xử lý làm
giảm thành phần kim loại sau đó nung hai cấp ở 5000
C và 7000
C. Quy trình xử
lý tạo ra silica vô định hình, đạt mức độ tinh khiết cao, thành phần silica trong
tro trấu trên 90%. Ngoài ra, thành phần oxit kim loại khác với hàm lượng không
đáng kể.
Sau đó điều chế dung dịch silicat natri. Từ silica thu được ở bước 1, hòa tan
với dung dịch sút để điều chế dung dịch silicat natri 6 và 8% Si02. Tiếp đến tạo
Silica sol, chất này được tạo thành từ dung dịch silicat natri và axit citric có pH
3,5.
Sau đó tạo gel. Silica sol dần dần thành gel nước và được ủ ở nhiệt độ 600
C
trong 24 giờ giúp ổn định cấu trúc gel. Gel nước sau khi ủ, được rửa bằng nước
nhiều lần loại bỏ muối citrate có trong gel trước khi biến tính bằng hỗn hợp
tetramethyl chloro silane (TMCS). Cuối cùng là sấy khô tự nhiên và xử lý nhiệt.
Gel sau khi biến tính được để bay hơi tự nhiên ở nhiệt độ thường, sau đó xử lý
nhiệt ở 2000
C để tạo ra silica aerogel khí.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 39
Chương IV
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.
Dự án thực hiện đầy đủ các thủ tục về giao cấp đất theo quy định để tiến
hành xây dựng dự án.
Đất do Ủy ban nhân dân huyện Thoại Sơn quy hoạch Cụm công nghiệp đã
bồi hoàn cho người dân (đất sạch) chỉ còn các hộ dân dọc bờ kênh cần bồi
thường và tái định cư ra khỏi khu vực dự án.
II. Các phương án xây dựng công trình.
Danh mục công trình xây dựng của dự án
STT Danh mục ĐVT Số lượng
I Xây dựng
1 Nhà xưởng sản xuất gạo (gạo trắng và gạo đồ) m² 20.000
2 Nhà xưởng sản xuất Silica m² 10.000
3 Xưởng chiết xuất dầu cám gạo m² 300
4 Kho chứa, hệ thống silo m² 30.000
5 Nhà văn phòng m² 800
6 Nhà để xe m² 1.250
7 Nhà ở nhân viên m² 1.200
8 Căn tin m² 750
9 Sân phơi m² 20.000
10 Giao thông nội bộ m² 22.500
11 HT cấp điện toàn khu HT 1
12 HT thoát nước tổng thể HT 1
13 HT cấp nước tổng thể HT 1
14 Hàng rào bảo vệ md 2.000
15 Cây xanh cảnh quan m² 43.200
II Thiết bị
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 40
STT Danh mục ĐVT Số lượng
1 Hệ thống silo trữ lúa 60.000 -75.000 tấn HT 1
2
Hệ thống sấy lúa 2.000 tấn /ngày (60 tháp), hệ thống
tải lúa
HT 1
3
Hệ thống sản xuất gạo đồ và gạo trắng 250.000
tấn/năm
HT 1
4 Dây chuyền sản xuất Silica Đồng bộ 1
5 Dây chuyền chiết suất dầu cám gạo 1.500 tấn/năm Đồng bộ 1
6 Máy móc, trang thiết bị văn phòng Bộ 1
III. Phương án tổ chức thực hiện.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều
hành hoạt động của dự án theo mô hình sau:
Dự án chủ yếu sử dụng lao động của địa phương. Đối với lao động chuyên
môn nghiệp vụ, dự án sẽ tuyển dụng và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ dự án trong quá trình hoạt động
sau này.
Nhu cầu về lao động:
+ Lao động trực tiếp trong nước: 150-200 lao động địa phương được trả
công theo đầu tấn hoặc sản phẩm.
Giám đốc điều hành
P Giám đốc PTSX P Giám đốc PTTC
Phòng kỹ
thuật
Phòng vật
tư
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Phòng
TCHC
Phòng tài
vụ
Phòng bảo
vệ
Khai thác dịch
vụ
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 41
+ Lao động gián tiếp trong nước: 50 người (đội ngũ kỹ sư, đại học tài
chính, chuyên gia nước ngoài trả lương theo tháng có bảo hiểm y tế và
bảo hiểm xã hội).
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
 Tháng 02/2017 xin chủ trương đầu tư Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang.
 Tháng 03/2017 hoàn thành dự án đầu tư trình Sở kế hoạch, Ủy ban nhân
dân tỉnh An Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư;
 Tháng 04 – 05/2017 hoàn thành các thủ tục thuê đất, giao đất, các thủ tục
về tài nguyên và môi trường, phòng cháy chữa cháy;
 Hoàn thiện các hồ sơ và xin phép xây dựng tháng 06/2017
 Thời gian xây dựng dự kiến: tháng 07 – 08/2017
 Thời gian thi công hoàn thành: 18 tháng, từ tháng 08/2017 đến tháng
02/2019 hoàn thành đưa vào sử dụng.
 Thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ: từ tháng
05/2019.
 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 42
Chương V
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG
I. Đánh giá tác động môi trường.
I.1. Giới thiệu chung.
Công ty Cổ phần Hưng Lâm đầu tư “Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản
phẩm từ lúa, gạo” tại Cụm công nghiệp Tân Thành - huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang.
Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá
những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực nhà
máy và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô
nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường, hạn chế những tác động rủi ro cho
môi trường và cho chính nhà máy khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu
cầu về tiêu chuẩn môi trường.
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.
Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo
+ Luật Đầu tư 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2005;
+ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
+ Luật Bảo vệ môi trường 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông
qua ngày 19/11/2005;
+ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường;
+ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;
+ Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 43
+ Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn;
+ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định
việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước;
+ Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường.
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án.
Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng
theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí : QCVN
05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002
của Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn: QCVN 26:2010/BTNMT Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng.
Điều kiện tự nhiên
Diện tích xây dựng khoảng 150.000 m², Tại Cụm công nghiệp Tân Thành -
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, nền đất có
kết cấu địa chất yếu, việc xây dựng dự án cần mặt bằng rộng. Khu đất có các đặc
điểm sau:
_ Nhiệt độ : Khu vực nam bộ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong
năm có 2 mùa mưa nắng rõ rệt.
_ Địa hình : Địa hình bằng phẳng, có vị trí thuận lợi về giao thông.
II. Tác động của dự án tới môi trường.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 44
Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu
vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của các hộ dân sinh sống
xung quanh. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường
có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn thi công xây dựng.
- Giai đoạn vận hành.
- Giai đoạn ngưng hoạt động
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm
Chất thải rắn
_ Rác thải trong quá trình thi công xây dựng: các loại bao bì đựng nguyên
vật liệu như giấy và một lượng nhỏ các loại bao nilon, đất đá do các hoạt động
đào đất xây dựng và các công trình phụ trợ khác.
_ Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, ... trong quá trình vận chuyển của các thiết
bị chuyên dụng đến nơi xây dựng.
_ Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra.
_ Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi công.
Chất thải khí: Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí
quyển, khí thải có thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ
giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi tháo dỡ các hạng mục công trình
trong giai đoạn ngừng hoạt động. Chủ yếu là khí thải phát sinh do hoạt động của
động cơ máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển vật tư dụng cụ, thiết
bị phục vụ cho thi công.
Chất thải lỏng: Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi
trường trong khu vực xây dựng khu biệt thự gây ảnh hưởng đến môi trường lân
cận. Chất thải lỏng của dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng, nước thải
sinh hoạt của công nhân và nước mưa.
_ Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật liệu và
một lượng nhỏ dùng cho việc tưới tường, tưới đất để giữ ẩm và hạn chế bụi phát
tán vào môi trường xung quanh. Lượng nước thải từ quá trình xây dựng chỉ gồm
các loại chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng hữu cơ, các chất ô
nhiễm thấm vào lòng đất.
_ Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất ít, chủ
yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ sinh khác
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 45
vì trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng không ở lại, chỉ
có một lượng nhỏ người ở lại bảo quản vật tư.
_ Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực xây
dựng xuống các kênh rạch cận kề. Tuy nhiên, dự án đã có hệ thống thoát nước
ngầm thu nước do vậy kiểm soát được nguồn thải và xử lý nước bị ô nhiễm
trước khi thải ra ngoài.
Tiếng ồn.
_ Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả năng tập
trung và giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể sinh ra theo những con đường
sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng 80 – 85dBA theo tiêu
chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những nguồn.
_ Động cơ, máy móc thi công, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt.
_ Trong quá trình lao động như gò, hàn các chi tiết kim loại, và khung kèo
sắt … và quá trình đóng, tháo côppha, giàn giáo, vận chuyển vật liệu…
_ Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện …
Bụi và khói
_ Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những
bệnh về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân. Bụi và khói
được sinh ra từ những lý do sau:
_ Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi xây
dựng.
_ Từ các đống tập kết vật liệu.
_ Từ các hoạt động đào bới san lấp.
_ Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình đóng
tháo côppha…
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường
Ảnh hưởng đến chất lượng không khí:
Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do
các hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng
và tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm
đáng chú ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NOx,
CO, CO2, SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy
móc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 46
việc thông thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là
không đáng kể tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô
nhiễm cho môi trường và con người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên
dễ phản ứng với cơ quan hô hấp người và động vật.
Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt:
Hoạt động xây dựng công trình có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến chất
lượng nước mặt. Do phải tiếp nhận lượng nước thải ra từ các quá trình thi công
có chứa chất nhiễm bẩn cao gồm các hoá chất như vết dầu mỡ rơi vãi từ các
động cơ máy móc trong quá trình thi công vận hành, nước thải sinh hoặt của
công nhân trong các lán trại ... cũng gây ra hiện tượng ô nhiễm, bồi lắng cho
nguồn nước mặt.
Ảnh hưởng đến giao thông
Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ công tác thi công xây
dựng lắp đặt sẽ làm gia tăng mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu
vực, mang theo những bụi bẩn đất, cát từ công trường vào gây ảnh hưởng xấu
đến chất lượng đường xá, làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đường này.
Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
_ Không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lực lượng
nhân công làm việc tại công trường và cho cả cộng đồng dân cư. Gây ra các
bệnh về cơ quan hô hấp, dị ứng, viêm mắt ...
_ Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong qúa trình thi công xây dựng và tháo dỡ
khi công trình ngừng hoạt động. Ô nhiễm tiếng ồn tác động trực tiếp lên lực
lượng lao động tại công trình và cư dân sinh sống gần khu vực thực thi dự án.
Tiếng ồn sẽ gây căng thẳng, ức chế, làm giảm năng suất lao động, gây xáo trộn
cuộc sống thường ngày của người dân. Mặt khác khi độ ồn vượt quá giới hạn
cho phép và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác.
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường.
Giảm thiểu lượng chất thải
_ Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh
khỏi. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với
biện pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn
chất thải phát sinh. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh:
_ Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho thi công, giảm
thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 47
_ Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió
và trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử dụng
đến.
_ Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh trong
quá trình thi công.
Thu gom và xử lý chất thải: Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải
ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối với khu vực xây dựng công trình.
Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây
dựng đến khi đi bàn giao nhà và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây
ảnh hưởng đến hoạt động của trạm và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu
gom và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau:
Chất thải rắn: Đây là loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong qúa trình thi
công bao gồm đất, đá, giấy, khăn vải, ... là loại chất thải rất khó phân huỷ đòi
hỏi phải được thu gom, phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp. Những
nguyên vật liệu dư thừa có thể tái sử dụng được thì phải được phân loại và để
đúng nơi quy định thuận tiện cho việc tái sử dụng hoặc bán phế liệu. Những loại
rác thải khó phân huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt cách xa công
trường thi công, sao cho tác động đến con người và môi trường là nhỏ nhất để
vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Các phương tiện vận chuyển đất đá san
lấp bắt buộc dùng tấm phủ che chắn, giảm đến mức tối đa rơi vãi trên đường gây
ảnh hưởng cho người lưu thông và đảm bảo cảnh quan môi trường được sạch
đẹp.
Chất thải khí:
_ Sinh ra trực tiếp trong quá trình thi công từ các máy móc thi công cơ giới,
phương tiện vận chuyển cần phải có những biện pháp để làm giảm lượng chất
thải khí ra ngoài môi trường, các biện pháp có thể dùng là:
_ Đối với các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công và các động cơ
khác cần thiết nên sử dụng loại nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn, khí thải
có hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp. Sử dụng máy móc động cơ mới đạt tiêu
chuẩn kiểm định và được chứng nhận không gây hại đối với môi trường.
_ Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc
phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra.
Chất thải lỏng Chất thải lỏng sinh ra trong quá trình xây dựng sẽ được thu
gom vào hệ thống thoát nước hiện hữu được bố trí quanh khu vực. Nước thải có
chứa chất ô nhiễm sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 48
lý còn nước không bị ô nhiễm sẽ theo hệ thống thoát nước bề mặt và thải trực
tiếp ra ngoài.
Tiếng ồn: Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cho công nhân trong quá
trình thi công, sắp xếp công việc một cách hợp lý khoa học để mức độ ảnh
hưởng đến công nhân làm việc trong khu vực xây dựng và ở khu vực lân cận là
nhỏ nhất. Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị. Thông thường
chu kỳ bảo dưỡng đối với thiết bị mới là 4-6 tháng/lần, thiết bị cũ là 3 tháng/lần.
Bố trí cách ly các nguồn gây ồn với xung quanh nhằm làm giảm tác động lan
truyền của sóng âm. Để biện pháp phân lập đạt hiệu quả cao hơn cần cách lý và
bố trí thêm các tường ngăn giữa các bộ phận. Trồng cây xanh để tạo bóng mát,
hạn chế lan truyền ồn ra môi trường. Hạn chế hoạt động vào ban đêm
Bụi và khói: Trong quá trình thi công xây dựng bụi và khói là những nhân
tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến công nhân lao động nó trực tiếp ảnh hưởng đến
sức khoẻ của người công nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, về mắt ...làm
giảm khả năng lao động. Để khắc phục những ô nhiễm đó cần thực hiện những
biện pháp sau:
_ Sử dụng nguyên vật liệu ít gây hại, thiết bị chuyên chở nguyên vật liệu
phải được che chắn cẩn thẩn tránh rơi vãi.
_ Thưởng xuyên rửa xe để tránh phát sinh bụi, đất cát trong khu đô thị khi
di chuyển.
_ Sử dụng những thiết bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc trong tình
trạng khói bụi ô nhiễm như mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt....
_ Tăng cường trồng cây xanh ở những khu vực đất trống quanh khu vực thi
công dự án.
II.4. Kết luận:
Dựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể
thấy quá trình thực thi dự án có thể gây tác động đến môi trường quanh khu vực
dự án và khu vực lân cận ở mức độ thấp không tác động nhiều đến môi trường,
có chăng chỉ là những tác động nhỏ trong khoảng thời gian ngắn không có tác
động về lâu dài.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 49
Chương VI
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN
I. Tổng vốn đầu tư của dự án.
Bảng tổng mức đầu tư của dự án
TT Nội dung ĐVT
Số
lượng
Đơn giá
Thành tiền
(1.000 đồng)
I Xây dựng 545.784.000
1
Nhà xưởng sản xuất gạo
(gạo trắng và gạo đồ)
m² 20.000 8.000 160.000.000
2 Nhà xưởng sản xuất Silica m² 10.000 8.000 80.000.000
3
Xưởng chiết xuất dầu cám
gạo
m² 300 8.000 2.400.000
4 Kho chứa, hệ thống silo m² 30.000 8.000 240.000.000
5 Nhà văn phòng m² 800 8.000 6.400.000
6 Nhà để xe m² 1.250 6.000 7.500.000
7 Nhà ở nhân viên m² 1.200 7.000 8.400.000
8 Căn tin m² 750 7.000 5.250.000
9 Sân phơi m² 20.000 420 8.400.000
10 Giao thông nội bộ m² 22.500 420 9.450.000
11 HT cấp điện toàn khu HT 1 2.500.000 2.500.000
12 HT thoát nước tổng thể HT 1 3.500.000 3.500.000
13 HT cấp nước tổng thể HT 1 1.200.000 1.200.000
14 Hàng rào bảo vệ md 2.000 2.800 5.600.000
15 Cây xanh cảnh quan m² 43.200 120 5.184.000
II Thiết bị 1.225.800.000
1
Hệ thống silo trữ lúa
60.000 -75.000 tấn
HT 1 375.000.000 375.000.000
2
Hệ thống sấy lúa 2.000 tấn
/ngày (60 tháp), hệ thống
tải lúa
HT 1 150.000.000 150.000.000
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356

More Related Content

What's hot

Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
thuyết minh dự án RESORT - BINH THUAN 0918755356
thuyết minh dự án  RESORT - BINH THUAN  0918755356thuyết minh dự án  RESORT - BINH THUAN  0918755356
thuyết minh dự án RESORT - BINH THUAN 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

What's hot (20)

Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356
 
Dụ an dien gio 0918755356
Dụ an dien gio 0918755356Dụ an dien gio 0918755356
Dụ an dien gio 0918755356
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệpdự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
 
Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
 Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |... Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
 
Dự án chăn nuôi dê 0918755356
Dự án chăn nuôi dê 0918755356Dự án chăn nuôi dê 0918755356
Dự án chăn nuôi dê 0918755356
 
Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...
Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...
Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...
 
thuyết minh dự án RESORT - BINH THUAN 0918755356
thuyết minh dự án  RESORT - BINH THUAN  0918755356thuyết minh dự án  RESORT - BINH THUAN  0918755356
thuyết minh dự án RESORT - BINH THUAN 0918755356
 
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất Hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất Hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất Hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất Hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thảiThuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
 
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
 Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w... Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
 
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
 
Thuyết minh Dự án Xây dựng trạm xăng dầu Hà Nội - www.duanviet.com.vn - 09187...
Thuyết minh Dự án Xây dựng trạm xăng dầu Hà Nội - www.duanviet.com.vn - 09187...Thuyết minh Dự án Xây dựng trạm xăng dầu Hà Nội - www.duanviet.com.vn - 09187...
Thuyết minh Dự án Xây dựng trạm xăng dầu Hà Nội - www.duanviet.com.vn - 09187...
 
Báo cáo tiền khả thi Dự án Rừng keo trồng kết hợp đinh lăng dưới tán rừng - w...
Báo cáo tiền khả thi Dự án Rừng keo trồng kết hợp đinh lăng dưới tán rừng - w...Báo cáo tiền khả thi Dự án Rừng keo trồng kết hợp đinh lăng dưới tán rừng - w...
Báo cáo tiền khả thi Dự án Rừng keo trồng kết hợp đinh lăng dưới tán rừng - w...
 
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢIMẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 

Similar to Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356

Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...
Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...
Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU |...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU  |...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU  |...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU |...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa Sen - Cờ Đỏ | lapduandautu....
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa Sen - Cờ Đỏ  | lapduandautu....Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa Sen - Cờ Đỏ  | lapduandautu....
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa Sen - Cờ Đỏ | lapduandautu....Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 

Similar to Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356 (20)

0918755356 Du an lua gao
0918755356  Du an lua gao0918755356  Du an lua gao
0918755356 Du an lua gao
 
Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...
Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...
Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU |...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU  |...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU  |...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU |...
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
 
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 1000 ha tỉnh Tây Ninh www...
 Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 1000 ha tỉnh Tây Ninh www... Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 1000 ha tỉnh Tây Ninh www...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 1000 ha tỉnh Tây Ninh www...
 
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
 
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
 
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
 
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
 
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
 
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...
 
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa Sen - Cờ Đỏ | lapduandautu....
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa Sen - Cờ Đỏ  | lapduandautu....Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa Sen - Cờ Đỏ  | lapduandautu....
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa Sen - Cờ Đỏ | lapduandautu....
 
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
 

More from Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt

More from Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt (20)

Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồngThuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
DU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNGDU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNG
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
 
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
 
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
 
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh tháiDự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
 
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
 
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
 
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
 
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
 
Quyết định 885/QĐ-TTg: phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạ...
Quyết định 885/QĐ-TTg: phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạ...Quyết định 885/QĐ-TTg: phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạ...
Quyết định 885/QĐ-TTg: phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạ...
 

Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanviet.com.vn - 0918 755 356

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐẦU TƯ CHUỖI GIÁ TRỊ GIA TĂNG SẢN PHẨM TỪ LÚA, GẠO Chủ đầu tư: Công ty CP Hưng Lâm Địa điểm: Cụm công nghiệp Tân Thành-huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. .
  • 2. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 2 __ Tháng 02/2017 __ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐẦU TƯ CHUỖI GIÁ TRỊ GIA TĂNG SẢN PHẨM TỪ LÚA, GẠO CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CP HƯNG LÂM PHẠM HÒA LON ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH NGUYỄN VĂN MAI 8
  • 3. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 5 I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 5 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 5 III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 5 IV. Các căn cứ pháp lý................................................................................ 10 V. Mục tiêu dự án........................................................................................ 10 V.1. Mục tiêu chung.................................................................................... 10 V.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................... 11 Chương II........................................................................................................... 12 ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................... 12 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.................................... 12 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.............................................. 12 I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án. ................................................. 18 II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 19 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường................................................................ 19 II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 22 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 22 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 23 Chương III ......................................................................................................... 24 PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ....................................... 24 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình..................................... 24 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 24 II.1. Công nghệ chế biến gạo đồ. ................................................................ 24 II.2. Công nghệ chế biến gạo trắng............................................................. 32 II.3. Công nghệ chiết xuất dầu từ cám gạo. ................................................ 34 II.4. Công nghệ sản xuất Silica từ vỏ trấu................................................... 38 Chương IV.......................................................................................................... 39 CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .................................................... 39 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................................................................... 39 II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 39
  • 4. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 4 III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 40 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 41 Chương V........................................................................................................... 42 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG................................. 42 I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 42 I.1. Giới thiệu chung. .................................................................................. 42 I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................... 42 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án. ............................... 43 I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng. .......................................... 43 II. Tác động của dự án tới môi trường........................................................ 43 II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 44 II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường...................................................... 45 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường... 46 II.4. Kết luận: .............................................................................................. 48 Chương VI.......................................................................................................... 49 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ................................................................................................................ 49 I. Tổng vốn đầu tư của dự án. ..................................................................... 49 II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ................................................................... 51 III. Phân tích hiệu quá kinh tế của dự án. ................................................... 53 1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 53 2. Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân............................................. 54 3. Các thông số tài chính của dự án......................................................... 54 3.1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 54 3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................... 55 3.3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). ............................ 55 3.4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)...................................... 55 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 57 I. Kết luận.................................................................................................... 57 II. Đề xuất ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và kiến nghị............................................. 57 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 59
  • 5. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 5 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư: Công ty CP Hưng Lâm. Đại diện pháp luật: Phạm Hòa Lon. Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở: 606/31 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Khánh, TP Long xuyên, tỉnh An Giang. II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo. Địa điểm xây dựng: Cụm công nghiệp Tân Thành-huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Tổng mức đầu tư: 3.242.605.115.000 VNĐ III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Gạo là thực phẩm chủ yếu của Việt Nam, chiếm trung bình khoảng 78% nguồn năng lượng đầu vào. Bên cạnh hai mặt hàng thủy sản chính là cá và tôm thì gạo cũng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong 10 năm qua, hàng năm lượng xuất khẩu từ 4-6 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu từ 2-2,7 tỷ USD. Tuy nhiên, có một sự suy giảm về diện tích trồng lúa (tốc độ tăng trung bình chỉ đạt 0,45%, riêng ĐBSCL là 0,9%) nhưng năng suất thì không ngừng tăng lên (tốc độ tăng trung bình là 2,6%). Riêng năm 2015, sản lượng lúa ước tính đạt 45,2 triệu tấn, tăng 240,9 nghìn tấn so với năm 2014 do diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,8 triệu ha, tăng 18,7 nghìn ha. Cũng năm 2015, diện tích gieo trồng tỉnh An Giang đạt 40,615 ha và sản xuất ra 4,042 triệu tấn lúa. Kết thúc năm 2014, tín hiệu vui khi gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong, Singapore. Trong đó, thị trường Châu Á chiếm gần 77%. Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường đã qua trong công tác sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cho thấy gạo Việt Nam số lượng nhiều nhưng chất lượng thấp, giá thành cao nên xuất khẩu thiếu tính cạnh tranh, chưa hấp dẫn các nhà nhập khẩu cũng như thu hút đầu tư vào Việt Nam. Nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam ngày càng giảm là do không có thương hiệu, chất lượng thấp với hơn 70% sản lượng gạo phẩm chất thấp. Chính vì thế, rất khó “chen chân” vào phân khúc
  • 6. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 6 thị trường gạo cao cấp. Trong khi đó, phân khúc gạo cấp trung, cấp thấp lại có nhiều quốc gia cùng cạnh tranh, dẫn đến Việt Nam phải giảm giá bán, lợi nhuận vì thế cũng teo tóp. Dòng sản phẩm gạo trắng đang bị thách thức trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, các sản phẩm sau lúa gạo có giá trị gia tăng cao chưa được quan tâm chú ý. Nhiều người vẫn cho rằng điểm kết thúc của chuỗi giá trị ngành lúa gạo chỉ là gạo trắng dùng cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; gạo tấm dùng làm thực phẩm; cám gạo dùng làm thức ăn cho gia cầm và làm nguyên liệu cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trên thực tế, chuỗi giá trị của ngành lúa gạo thế giới ngày nay không còn bị giới hạn trong phạm vi từ hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu... đến những hạt gạo trắng trên bàn ăn của các gia đình. Các thành phần còn lại sau thu hoạch - vốn là phụ phẩm của ngành này cũng không còn bị đánh giá thấp nữa. Chuỗi giá trị của ngành lúa gạo thế giới đã mở rộng, phát triển và liên kết sâu với các ngành công nghiệp khác để hình thành những ngành công nghiệp mới sau lúa gạo có giá trị gia tăng rất cao (xem hình III.1). Hình III.1 : Bảng thống kê chuỗi giá trị mở rộng sau lúa gạo Đặc biệt, với cám gạo, sau quá trình trích ly dầu sẽ cho ra những thành phẩm làm nguyên liệu chủ lực cho nhiều ngành công nghiệp quan trọng khác như ngành thực phẩm tiêu dùng với dầu ăn cao cấp (dầu cám gạo), dầu salad,
  • 7. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 7 margarine... ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản. Sản phẩm sáp cám gạo (rice bran wax) phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất lớp bọc bánh kẹo, chất đánh bóng sàn, vật liệu cách điện, chất chống thấm. Chế biến củi trấu, silica… thay vì lén đỗ trấu xuống sông như nhiều doanh nghiệp vẫn làm vào những lúc cao điểm chế biến gạo vì không có chỗ xử lý. Ngoài ra còn có ngành dược, ngành mỹ phẩm... ( Xem thêm hình III.2) Vì vậy, việc đầu tư, nghiên cứu khai thác khai thác tối đa giá trị gia tăng các sản phẩm từ lúa, gạo là vấn đề cần thiết nâng cao nhằm định vị giá trị, hình ảnh, nâng cao sự nhận biết của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong, ngoài nước; nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh các sản phẩm gạo của Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh. Do đó,chúng tôi nhận thấy cơ hội đầu tư vào dự án đầu tư xây dựng Chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo. Với các hệ thống sau:  Đầu tư hệ thống sản xuất gạo trắng ,  Đầu tư hệ thống sản xuất gạo đồ.  Đầu tư nhà máy sản xuất chiết xuất dầu ăn từ cám gạo.  Đầu tư nhà máy Sản xuất Silica từ Vỏ trấu. Công ty chúng tôi kính đề nghị các Cơ quan, ban ngành có liên quan chấp thuận chủ trương đầu tư. Theo các nội dung cơ bản được thể hiện trong dự án.
  • 8. Hình III.2 Chuổi giá trị của ngành gạo thế giới
  • 9. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 9
  • 10. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 10 IV. Các căn cứ pháp lý. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 801/QĐ-TTg, ngày 27/6/2012 của Thủ Tướng Chính phủ V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020. Quyết định 2193/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung. + Xây dựng thành công mô hình liên kết sản xuất – bao tiêu sản phẩm để chế biến khép kín trong nông nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Góp phần thực hiện tốt hành động “Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch”; + Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương; + Góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương;
  • 11. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 11 + Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận sản xuất thông qua các khoản thuế; + Đồng thời dự án là mô hình điểm sản xuất nông nghiệp theo quy mô gắn với công nghiệp chế biến. Hình thành chuỗi sản phẩm khép kín, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Với quan điểm lấy thị trường là xuất phát điểm thúc đẩy, doanh nghiệp tiên phong tham gia đầu tư sâu trong các phân khúc có giá trị gia tăng cao như chế biến các sản phẩm chất lượng cao góp phần nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa nông sản. V.2. Mục tiêu cụ thể. Dự án “Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo” nằm tại vựa lúa của Đồng Bằng sông Cửu Long tại Cụm công nghiệp Tân Thành - huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang với mục tiêu cụ thể như sau: + Đầu tư Hệ thống sản xuất gạo trắng 150.000 tấn lúa/năm . + Đầu tư Hệ thống sản xuất gạo đồ 100.000 tấn/lúa năm. + Đầu tư nhà máy sản xuất chiết xuất dầu ăn từ cám gạo, với công suất 15.000 tấn cám/năm. + Đầu tư nhà máy Sản xuất Silica từ vỏ trấu 50.000 tấn/năm.
  • 12. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 12 Chương II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Vị trí địa lý: - Phía Đông giáp Kinh Ba Thê - Phía Bắc giáp Cụm công nghiệp - Phía Tây giáp Giáp Lộ - Phía Nam giáp Kênh và Sườn núi Địa hình: Diện tích xây dựng dự án khoảng 150.000 m2 nằm tại tại Cụm Công nghiệp Tân Thành huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang, một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông cửu Long- vốn là nơi trồng nhiều lúa nước của cả nước. Khí hậu: Thoại Sơn là một huyện ven biển của tỉnh An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Lượng mưa tương đối lớn và phân bổ theo mùa.  Nhiệt độ - Nhiệt độ trung bình năm 28,70 C. - Nhiệt độ cao nhất 37,30 C ( tháng 2 ). - Nhiệt độ thấp nhất 26,50 C ( tháng 1). Tổng tích ôn trên 10.0000 C. Khu vực đồi núi thường có nhiệt độ thấp so hơn đồng bằng 20 C.  Mưa Chế độ mưa bị phân hóa thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và lượng mưa tập trung từ tháng 7 – 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không vượt quá 100mm/năm. Tổng lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 1200mm/năm, giá trị cao nhất đạt 2.100 mm/năm và thấp nhất 900mm/năm. Số ngày mưa bình quân là 132 ngày/năm. Cả số ngày mưa và tổng số lượng mưa đều tập trung vào bảy
  • 13. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 13 tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 với tỷ trọng khoảng 88%. Trong mùa mưa, sự phân bố lượng mưa trung bình tháng tương đối đều nên cường độ mưa không lớn lắm, trong khi sự phân bố mưa theo lãnh thổ thì không đáng kể. Vào mùa mưa, nước sông Mêkông đổ về gây mùa nước nổi hàng năm ở vùng đồng bằng từ tháng 8 đến tháng 11 và gây rửa trôi xói mòn mạnh tại khu vực đồi núi. Vào 5 tháng mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, nhất là vùng đồi núi.  Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí Lượng bốc hơi hàng năm lớn, từ 1.200–1.300 mm. Lượng bốc hơi cao xảy ra trong 5 tháng mùa khô với ẩm độ không khí trung bình của các tháng này khoảng 76%. Bốc hơi mạnh xảy ra trong thời gian này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước ở khu vực đồi núi. Lượng bốc hơi trong 7 tháng mùa mưa xấp xỉ lượng bốc hơi trong 5 tháng mùa khô. Ẩm độ không khí của các tháng mùa mưa khoảng 80–85%.  Nắng - Tổng số giờ nắng 2.346 giờ, - Tổng số giờ nắng thấp nhất 123,8 giờ / tháng 7 - Tổng số giờ nắng cao nhất 234,2 giờ / tháng 12. Số giờ nắng bình quân mỗi ngày ở các tháng mùa khô thường cao hơn khoảng 2 giờ so với các tháng mùa mưa.  Gió Chế độ gió khá đồng nhất. Từ tháng 5–10 phổ biến gió mùa Tây Nam mang hơi nước về tạo mưa; từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau phổ biến gió mùa Đông Bắc có đặc điểm lạnh và khô. Tốc độ gió trung bình trong năm khoảng 3 m/giây. Ở An Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện tượng lốc xoáy có xảy ra trong mùa mưa nhưng tần suất thấp nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Thủy văn Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều biển Đông và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu), chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch. Sông Cửu Long chảy qua An Giang theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu. Lưu lượng trung bình năm là 13.500 m3 /s, vào mùa lũ 24.000 m3 /s và mùa kiệt
  • 14. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 14 là 5.020 m3 /s. Hệ thống sông nhánh, kênh rạch tự nhiên và kênh thuỷ lợi trong tỉnh có tổng chiều dài hơn 5.500 km (mật độ 1,6 km/km2 ), đủ sức chuyển tải nguồn nước mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và vận tải thuỷ. Hàng năm trùng vào mùa mưa, An Giang đón nhận con nước lũ và hình thành mùa nước nổi với khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập từ 1 mét đến 2,5 mét, thời gian ngập từ 2,5 đến 5 tháng, thông thường từ 15/8 đến 20/12. Đánh giá về mùa nước nổi, quan điểm hiện nay của tỉnh không xem đó là thiên tai mà là một hiện tượng thuỷ văn bình thường theo chu kỳ mỗi năm, từ lâu đời đã gắn liền với cuộc sống và sản xuất của cư dân ĐBSCL. Do vậy cần phải biết khai thác những mặt lợi, hạn chế mặt hại và cùng sống chung an toàn với mùa nước nổi. Về mặt lợi, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa màu mỡ và vệ sinh đồng ruộng; cải thiện chất lượng đất, chất lượng nước, bổ sung nguồn nước ngầm; mang lại nguồn lợi thuỷ sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân trong mùa nước nổi. Về mặt hại, mùa nước đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội; tốn kém chi phí đầu tư và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; gây ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng, thu hoạch và sản lượng nông - thuỷ sản; cản ngại cho việc phát triển các mô hình sản xuất nhằm công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; Ngoài ra mức nước ngập sâu còn gây thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân. Với tính hai mặt của mùa lũ - mùa nước nổi, 5 năm qua An Giang đã bố trí nhiều quỹ đất để đầu tư nhiều công trình như đê bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cụm - tuyến dân cư cho dân vùng bị ngập và hàng loạt công trình phúc lợi có cao trình an toàn. Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều biển Đông và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu), chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch. Sông Cửu Long chảy qua An Giang theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu. Lưu lượng trung bình năm là 13.500 m3 /s, vào mùa lũ 24.000 m3 /s và mùa kiệt là 5.020 m3 /s. Hệ thống sông nhánh, kênh rạch tự nhiên và kênh thuỷ lợi trong tỉnh có tổng chiều dài hơn 5.500 km (mật độ 1,6 km/km2 ), đủ sức chuyển tải nguồn nước mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và vận tải thuỷ.
  • 15. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 15 Hàng năm trùng vào mùa mưa, An Giang đón nhận con nước lũ và hình thành mùa nước nổi với khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập từ 1 mét đến 2,5 mét, thời gian ngập từ 2,5 đến 5 tháng, thông thường từ 15/8 đến 20/12. Đánh giá về mùa nước nổi, quan điểm hiện nay của tỉnh không xem đó là thiên tai mà là một hiện tượng thuỷ văn bình thường theo chu kỳ mỗi năm, từ lâu đời đã gắn liền với cuộc sống và sản xuất của cư dân ĐBSCL. Do vậy cần phải biết khai thác những mặt lợi, hạn chế mặt hại và cùng sống chung an toàn với mùa nước nổi. Về mặt lợi, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa màu mỡ và vệ sinh đồng ruộng; cải thiện chất lượng đất, chất lượng nước, bổ sung nguồn nước ngầm; mang lại nguồn lợi thuỷ sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân trong mùa nước nổi. Về mặt hại, mùa nước đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội; tốn kém chi phí đầu tư và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; gây ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng, thu hoạch và sản lượng nông - thuỷ sản; cản ngại cho việc phát triển các mô hình sản xuất nhằm công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; Ngoài ra mức nước ngập sâu còn gây thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân. Với tính hai mặt của mùa lũ - mùa nước nổi, 5 năm qua An Giang đã bố trí nhiều quỹ đất để đầu tư nhiều công trình như đê bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cụm - tuyến dân cư cho dân vùng bị ngập và hàng loạt công trình phúc lợi có cao trình an toàn. Các nguồn tài nguyên:  Tài nguyên đất An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%; nhóm đất phù sa có phèn trên 93.800 ha, chiếm 27,5%; nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ gần 24.724 ha, chiếm 7,3% diện tích đất tự nhiên, còn lại là đất phèn và các nhóm khác. Đất đai của An Giang phần lớn rất màu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có nguồn gốc phù sa, địa hình bằng phẳng, độ thích nghi đối với các loại cây trồng khá rộng.  Tài nguyên rừng:
  • 16. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 16 Quỹ đất lâm nghiệp có trên 20.000 ha, đã khoanh ranh giới đất rừng 18.000 ha (trong đó đã có rừng 14.700 ha) và còn lại là quỹ đất đồi núi có khả năng phát triển rừng. Rừng ở An Giang chủ yếu là rừng trồng, trong đó chỉ có trên 4,2% là rừng tự nhiên (khoảng 580 ha). Rừng trồng chủ yếu là các loại cây mọc nhanh bạch đàn, keo lá tràm, tai tượng kết hợp với cây gỗ quý như sao, dầu, giáng hương, cây dó bầu (để tạo trầm hương) và các loại cây ăn quả lâu năm. Rừng tự nhiên hiện còn giữ được các cây gỗ quý như giáng hương, thao lao, dầu, căm xe. Rừng đất ngập nước chủ yếu là cây tràm. Hiện nay tỉnh đã khoanh ranh giới cho 25 khu rừng để phấn đấu nâng độ che phủ đạt 5% (hiện độ che phủ đạt 4,1%). Tốc độ che phủ rừng tăng nhanh đã giúp phục hồi hệ động vật rừng đa dạng (gồm các loài thú, các loài bò sát, thủy sản và các loài chim). Tài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và an ninh quốc phòng. Hơn nữa việc khai thác hợp lý rừng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho nhân dân vùng đồi núi và vùng dân tộc. Vì vậy trong những năm tới cần phủ xanh hết đất quy hoạch trồng rừng kết hợp với chăm sóc, bảo vệ rừng.  Tài nguyên khoáng sản An Giang tuy là tỉnh ở ĐBSCL nhưng lại có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng với các loại đá xây dựng, đá ốp lát, đá áplit, cát núi, cát sông, than bùn, kaolin, nước khoáng. Hoạt động khoáng sản ở An Giang trong thời gian qua đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như đóng góp cho ngân sách, tạo việc làm cho lao động người dân tộc, cung cấp nguồn nguyên liệu xây dựng cho các công trình xây dựng trong tỉnh, ngoài ra đá xây dựng còn cung ứng cho khoảng 30% - 50% thị phần vùng ĐBSCL. Theo các tài liệu thăm dò được phê duyệt, trữ lượng một số loại khoáng sản ở An Giang gồm: Đá xây dựng 2.100 triệu m3 , đá ốp lát 139 triệu m3 , kaolin 2,2 triệu m3 , đá áplit 200 nghìn tấn, than bùn 16 triệu tấn, cát sông Hậu 67 triệu m3 , sông Tiền 50 triệu m3 và sét gạch ngói 39 triệu m3 . Ngoài ra An Giang còn có mỏ nước khoáng chuẩn bị đưa vào khai thác công nghiệp.  Tài nguyên nước Nước mưa
  • 17. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 17 Mùa mưa ở An Giang tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm với tổng lượng mưa bình quân năm khoảng 1.200mm. Nước mưa là nguồn nước quan trọng tại các vùng gặp khó khăn nguồn nước mặt, nước ngầm như các vùng nông thôn xa, hẻo lánh và vùng đồi núi. Đầu mùa mưa cũng là thời điểm vào vụ canh tác của đất ruộng trên và nương rẫy thuộc vùng đồi núi là các vùng không có nguồn nước tưới. Nước mặt Sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch là nguồn nước mặt chủ yếu cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Lưu lượng của các sông khá lớn nên truyền nước theo các kênh rạch đến tận các vùng xa, đủ sức cung cấp nước kể cả trong mùa kiệt. Nguồn nước mặt hiện phục vụ tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng; đồng thời với việc sử dụng nguồn nước mặt cho sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực sản xuất khác, nguồn nước mặt còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các đô thị và khu dân cư tập trung, có tác dụng tích cực cho cải tạo đất đai, khai hoang - phục hoá, tháo chua rửa phèn ở vùng tứ giác Long Xuyên. Tuy nhiên, nhiều năm qua tại một số khu vực, sông rạch đã bị ô nhiễm do hoạt động của các nhà máy công nghiệp; nuôi trồng thuỷ sản ao hầm, lồng bè, đăng quầng; một số khu vực cuối nguồn nước các kênh rạch bị cạn kiệt vào mùa khô do tình trạng bồi lắng, cần có giải pháp trước mắt và lâu dài để xử lý nhằm đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Mỗi năm An Giang có mùa nước nổi do nước các sông, rạch tràn bờ và làm ngập 70% diện tích của tỉnh trong nhiều tháng, mùa nước nổi hiện nay đã được xem là một nguồn tài nguyên để khai thác mặt lợi và hạn chế tối đa mặt hại với phương châm sống chung và sản xuất an toàn trong mùa nước nổi. Nhìn chung, lưu lượng và trữ lượng nước mặt ở An Giang khá dồi dào, là tiền đề để tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp. Nguồn nước mặt trong tỉnh ngọt quanh năm, tuy nhiên do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng, có khoảng 1/4 diện tích phía Tây Nam của tỉnh nguồn nước mặt bị nhiễm phèn trong một vài tháng đầu mùa mưa. Nước ngầm Theo đánh giá của các tài liệu địa chất - thuỷ văn, nước ngầm ở An Giang có trữ lượng khá dồi dào nhưng việc quản lý khai thác trong các năm qua chưa được chặt chẽ do chưa xây dựng quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nước ngầm. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có trên 7.100 giếng khoan, phục vụ sinh hoạt 92,14%, phục vụ sản xuất 7,86% và qua khảo sát sơ bộ có khoảng 240
  • 18. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 18 giếng bị ô nhiễm (nhiều nhất là nhiễm Asen) hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn các loại cần phải xử lý trám lấp để bảo vệ nguồn nước. I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án. Dân số, lao động Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh là 2.151.000 người, mật độ dân số 608 người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh.  Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có 16.838 hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc Khmer toàn tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Hầu hết đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia. Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn nuôi gia đình và làm thuê mướn theo thời vụ.  Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối quan hệ với tín đồ Hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indonesia, Campuchia. Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống.  Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác. Tình hình nông nghiệp Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên ha tăng dần theo từng năm, năm 2014 là 37,6 triệu đồng; năm 2015 ước đạt 39,4 triệu đồng. Cơ cấu giá trị
  • 19. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 19 tăng thêm ngành nông nghiệp luôn chiếm chủ lực, đạt 91,09% giá trị trong khu vực I. Lúa vẫn là cây lương thực chủ yếu, diện tích gieo trồng 644.258 ha, tăng 18.341 ha so năm 2014, sản lượng lúa năm 2015 ước đạt 4,07 triệu tấn, tăng 51 ngàn tấn so năm 2014. Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích biến động qua từng năm nhưng không lớn, chủ yếu là do yếu tố thị trường, tổng diện tích gieo trồng 2016 khoảng 54.000 ha. Nhóm cây rau, dưa, đậu thực phẩm và các cây trồng mùa nước nổi (sen, ấu...) có hiệu quả kinh tế cao (gấp 2 - 3 lần trồng lúa) đang được khuyến khích phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung gần các khu vực nhà máy chế biến xuất khẩu. Nhóm cây công nghiệp lâu năm gồm 4 cây chính là dừa, hồ tiêu, điều và thốt lốt chủ yếu trồng phân tán, có tăng diện tích nhưng không đáng kể, không có triển vọng mở rộng diện tích. Nhóm cây ăn quả cũng phân bố rải rác do ảnh hưởng mùa nước nổi, hiện nay ở khu vực vùng núi đã hình thành dạng vườn cây ăn quả - rừng trên đất lâm nghiệp. II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo mậu dịch gạo toàn cầu sẽ tăng 2,5% mỗi năm từ 2013 tới 2022. Vào năm 2022, mậu dịch gạo thế giới sẽ đạt 47 triệu tấn, cao hơn 42% so với mức trung bình những năm 2015-2020.  Châu Phi sẽ nhập khẩu nhiều gạo nhất vào đầu thập kỷ tới Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo mậu dịch gạo toàn cầu sẽ tăng 2,5% mỗi năm từ 2013 tới 2022. Vào năm 2022, mậu dịch gạo thế giới sẽ đạt 47 triệu tấn, cao hơn 42% so với mức trung bình những năm 2015 – 2020. Những cơ sở để đưa ra dự đoán này bao gồm: Nhu cầu tăng vững (chủ yếu bởi gia tăng dân số và tăng thu nhập ở những nước đang phát triển) và một số nước nhập khẩu chủ chốt không thể tăng mạnh sản lượng. Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, phần của mậu dịch gạo thế giới trong tổng tiêu thụ gạo đã tăng từ khoảng 4% trong nửa cuối thế kỷ XX lên gần 8% hiện nay, và dự báo xu hướng này vẫn còn tiếp diễn. Thị trường nhập khẩu: Châu Phi sẽ chiếm phần lớn nhất. Tại châu Phi và Trung Đông, tăng trưởng mạnh về nhu cầu bởi dân số và thu nhập tăng nhanh, trong khi mức tăng sản lượng bị hạn chế. Ở Bắc Phi và Trung Đông, sản lượng tăng bị hạn chế bởi khí hậu. Ở châu Phi cận Sahara, sản
  • 20. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 20 lượng tăng bị hạn chế bởi hạ tầng cơ sở yếu kém. Trong khi đó, cả châu Phi và Trung Đông chiếm gần một nửa mức tăng mậu dịch gạo toàn cầu trong giai đoạn từ nay tới 2025. Châu Phi là nơi nhập khẩu tăng nhanh nhất. Nhập khẩu gạo thế giới (ĐVT: Triệu tấn)- Nguồn USDA. Indonesia và Philippines dự báo sẽ trở thành những nước nhập khẩu gạo lớn nhất. Gần đến mốc 2025, hai thị trường này sẽ nhập khẩu lần lượt 4 triệu và 2 triệu tấn. Nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng gần 2 triệu tấn từ 2010 đến 2012. Tới 2025, dự báo nhập khẩu của Trung Quốc sẽ thấp hơn mức kỷ lục cao của năm 2012, song vẫn ở mức cao bởi giá gạo nhập khẩu rẻ hơn giá nội địa, nhất là từ Việt Nam. Các nước nhập khẩu khác—Iran, Iraq, Malaysia, và Saudi Arabia—mỗi nước sẽ nhập khẩu trên 1,3 triệu tấn. Bốn thị trường này khó có thể tăng sản lượng và dự báo sẽ chiếm tổng cộng trên 10% mức tăng nhập khẩu dự kiến cho toàn cầu. Nhập khẩu gạo vào các nước châu Á khác sẽ chiếm gần hết phần còn lại trong mức tăng nhập khẩu gạo thế giới. Dân số và thu nhập trung bình người tăng là lý do khiến nhập khẩu ở những thị trường này gia tăng. Tại EU, Canada và Mỹ, làn sóng nhập cư sẽ tiếp diễn, tiếp tục đẩy tiêu thụ gạo trung bình người tăng nhẹ, và nhập khẩu vì thế tăng theo. Tại Mexico, thu nhập tăng cũng sẽ khiến tiêu thụ gạo trung bình người tăng và nhập khẩu tăng nhẹ.
  • 21. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 21 Nhập khẩu vào các nước Liên xô cũ dự báo sẽ giảm nhẹ do sản lượng tăng mạnh, và dân số giảm, bù lại thì tiêu thụ trung bình người sẽ tăng chút ít. Các nhà xuất khẩu: Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ vẫn dẫn đầu USDA dự báo châu Á tiếp tục cung cấp phần lớn gạo xuất khẩu trên toàn cầu trong giai đoạn từ nay tới 2025. Xuất khẩu gạo thế giới (ĐVT: Triệu tấn)- Nguồn: USDA. Xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam, hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, chiếm trên 46% tổng mậu dịch gạo thế giới và trên 58% tổng mức tăng xuất khẩu gạo toàn cầu trong thập kỷ tới. Tại Thái Lan, diện tích và năng suất lúa dự báo sẽ tăng. Sản lượng tăng cộng với việc rút từ kho tồn trữ sẽ khiến xuất khẩu tăng khoảng 4,2 triệu tấn lên khoảng 13 triệu tấn vào năm 2022. Việt Nam sẽ xuất khẩu ít hơn một chút, tăng từ khoảng 7 triệu tấn lên 8,7 triệu tấn vào năm 2022. Tiêu thụ gạo trung bình ở cả 2 nước này sẽ đều giảm nhẹ trong bối cảnh thu nhập tăng. Ấn Độ thường giữ vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, song xuất khẩu của nước này dao động khá mạnh, bởi chính phủ có chính sách kiểm soát chặt mức dự trữ. Tháng 9/2011 chính phủ đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo phi – basmati và sau đó xuất khẩu đã tăng từ dưới 3 triệu tấn lên hơn 10 triệu tấn, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới năm 2012. Mặc dù trong 10 năm tới xuất khẩu của Ấn Độ dự báo sẽ khó lặp lại kỷ lục đó, song sẽ vẫn ở mức cao trong vài năm tới bởi kho dự trữ còn rất nhiều.
  • 22. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 22 Pakistan và Hoa Kỳ mỗi nước xuất khẩu khoảng 3-4 triệu tấn trong những năm gần đây. Pakistan đã tăng diện tích trồng lúa, và sản lượng gạo dự báo sẽ tăng lên 5 triệu tấn, đưa nước này lên vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ 4 thế giới. Xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng nhẹ nhờ diện tích trồng lúa tăng từ sau năm 2013, và tiêu thụ nội địa giảm. Xuất khẩu của Hoa Kỳ dự báo vẫn chiếm khoảng 9% trong tổng xuất khẩu toàn cầu trong 10 năm tới. Xuất khẩu từ Trung Quốc, nước đã từng giữ vị trí xuất khẩu lớn thứ 6 thế giới, đã giảm trong những năm gần đây, song dự báo sẽ tăng trở lại và đạt 1,1 triệu tấn vào năm 2022, gấp đôi với với mấy năm trước. Sản lượng dự báo sẽ có chút ít thay đổi. Năng suất tăng sẽ bù cho diện tích giảm, bởi Trung Quốc cho phép sử dụng gạo biến đổi gien. Tiêu thụ gạo trung bình người giảm do xu hướng chuyển sang sử dụng những thực phẩm khác của giới trung lưu và thu nhập cao dự báo sẽ được bù lại với dân số tăng. Tồn trữ gạo của Trung Quốc dự báo sẽ vẫn lớn trong giai đoạn dự báo. Xuất khẩu gạo Australia đã hồi phục từ mức rất thấp bởi hạn hán nhiều trong thập kỷ qua. Dự báo xuất khẩu sẽ ổn định ở 0,5 triệu tấn. Như vậy, qua phân tích xu hướng thị trường cho thấy, đầu ra của sản phẩm là tương đối khả quan. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc triển khai dự án. II.2. Quy mô đầu tư của dự án. + Silo trữ lúa (trữ lạnh): 60.000 – 75.000 tấn. + Công suất sấy lúa: 2.000 tấn/ngày (sấy tháp). + Dây chuyền sản xuất gạo trắng 150.000 tấn lúa/năm. + Dây chuyền sản xuất gạo đồ 100.000 tấn lúa/năm. + Dây chuyền sản xuất chế biến dầu ăn từ cám gạo + Dây chuyển sản xuất SILICA từ vỏ trấu 50.000 tấn/năm. + Sản phẩm,dịch vụ cung cấp : Lúa ,gạo ,cám ,tấm và cung cấp dịch vụ sấy lúa,phân bón và thuốc bảo vệ thực vật . + Vùng nguyên liệu đầu tư ,bao tiêu : 15.000 - 20.000 hecta trồng lúa III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Cụm công nghiệp Tân Thành - huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
  • 23. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 23 III.2. Hình thức đầu tư. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phầm từ lúa gạo đầu tư theo hình thức xây dựng mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT TT Nội dung Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) 1 Nhà xưởng sản xuất gạo (gạo trắng và gạo đồ) 20.000 13,33 2 Nhà xưởng sản xuất Silica 10.000 6,67 3 Xưởng chiết xuất dầu cám gạo 300 0,20 4 Kho chứa, hệ thống silo 30.000 20,00 5 Nhà văn phòng 800 0,53 6 Nhà để xe 1.250 0,83 7 Nhà ở nhân viên 1.200 0,80 8 Căn tin 750 0,50 9 Sân phơi 20.000 13,33 10 Giao thông nội bộ 22.500 15,00 11 Cây xanh cảnh quan 43.200 28,80 Tổng cộng 150.000 100,00 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. Về phần xây dựng dự án: nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng đều có tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Về phần quản lý và các sản phẩm của dự án: nhân công quản lý và duy trì hoạt động của dự án tương đối dồi dào, các sản vật đều có sẵn tại địa phương. Cụ thể: + Lao động trực tiếp trong nước: 150 – 200 lao động địa phương được trả công theo đầu tấn hoặc sản phẩm. + Lao động gián tiếp trong nước: 50 người (đội ngũ kỹ sư, đại học tài chính, chuyên gia nước ngoài trả lương theo tháng có bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội).
  • 24. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 24 Chương III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng của dự án TT Danh mục ĐVT Quy mô 1 Nhà xưởng sản xuất gạo (gạo trắng và gạo đồ) m² 20.000 2 Nhà xưởng sản xuất Silica m² 10.000 3 Xưởng chiết xuất dầu cám gạo m² 300 4 Kho chứa, hệ thống silo m² 30.000 5 Nhà văn phòng m² 800 6 Nhà để xe m² 1.250 7 Nhà ở nhân viên m² 1.200 8 Căn tin m² 750 9 Sân phơi m² 20.000 10 Giao thông nội bộ m² 22.500 11 HT cấp điện toàn khu HT 1 12 HT thoát nước tổng thể HT 1 13 HT cấp nước tổng thể HT 1 14 Hàng rào bảo vệ md 2.000 15 Cây xanh cảnh quan m² 43.200 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. II.1. Công nghệ chế biến gạo đồ.  Giới thiệu về gạo đồ: Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng. Trong quá trình đồ lúa có thể được xử lý dưới áp lực hoặc chân không hoàn toàn hoặc một phần.
  • 25. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 25 Quá trình đồ gạo làm thay đổi cấu trúc và sự phân bố dinh dưỡng trong hạt gạo. Gạo đồ thường được một số nước Nam Á tiêu thụ nhiều. Quá trình đồ gạo thủ công sẽ thuận tiện hơn cho việc xát bỏ lớp cám so với đồ gạo trên dây chuyền cơ khí, do cám gạo chứa nhiều chất béo gây cản trở hoạt động của một số bộ phận máy. Quá trình xay xát gạo đồ nói chung giống như xay xát gạo thông thường. Quá trình đồ gạo thúc đẩy các chất dinh dưỡng từ cám đi vào bên trong hạt, đặc biệt là vitamin B1, do vậy gạo trắng đồ chứa 80% dinh dưỡng so với gạo lứt. Trong gạo đồ, tinh bột đã được gelatin hóa làm cho hạt gạo cứng hơn và bóng hơn gạo trắng. Gạo đồ thường được bổ sung một lượng sữa nhỏ để hạt không bị cứng quá. Nấu cơm gạo đồ cần thời gian lâu hơn, cơm cứng và ít dính hơn. Thông thường phải đun từ 20 đến 35 phút mới chín được[1]. Ở Bắc Mỹ, gạo đồ thường được nấu sơ bộ hoặc nấu chín để bán. Tại một số quốc gia, xu hướng sử dụng gạo đồ thay cho gạo trắng đang tăng lên. Ở Brasil, năm 2007, tiêu thụ gạo đồ chiếm tới 20% tổng tiêu thụ gạo của Brazil (so với 7-10% năm 1997). Mức tiêu thụ gạo đồ tăng, đặc biệt là ở các vùng dân cư có thu nhập cao. Đồ gạo là 1 phương pháp chế biến nhờ sự tác động nhân tạo của nước (hơi nước), nhiệt, nhằm cải thiện tính chất công nghệ của gạo. Sản phẩm của quá trình chế biến đó là gạo đồ. Hay nói cách khác gạo đồ là sản phẩm của quá trình: ngâm – ủ ẩm – hấp –sấy – ủ nóng – làm nguội hạt gạo.  Quy trình công nghệ sản xuất gạo đồ: Quá trình ngâm: Mục đích chính của quá trình ngâm thóc nhằm mang một lượng ẩm từ môi trường vào trong nội nhũ hạt. Trong quá trình truyền khối này, nước sẽ hoà tan một phần các vitamin và khoáng từ lớp vỏ và aleurone di chuyển vào trong nội nhũ. Nhờ quá trình ngâm mà thóc hấp thu nước nhanh và đồng đều. Nhiệt độ nước càng thấp, thời gian ngâm càng lâu. Tuy nhiên nhiệt độ ngâm không nên vượt quá nhiệt độ hồ hóa của hạt (hồ hóa là quá trình mà các hạt tinh bột chuyển sang dạng sệt, các sợi tinh bột lắp đầy và gắn các lỗ trống lại với nhau trong hạt). Thời gian ngâm có thể được rút ngắn bằng cách ngâm nó trong nước nóng.
  • 26. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 26 Thóc được ngâm trong nước ở nhiệt độ (20 – 300 C) trong thời gian 36 – 48 giờ để đạt được ẩm 30%, trong nước nóng (40 – 600 C) thì từ 5 – 8 giờ. Nếu ngâm trong thời gian dài, các chất hòa tan trong thóc sẽ hòa tan vào nước, hạt bắt đầu nảy mầm, tinh bột xuất hiện sự lên men. Nhiệt độ nước và thời gian ngâm ảnh hưởng lên độ hòa tan các chất trong gạo như là màu, mùi và vị. Hàm lượng khoáng, sunfit và pH của nước ngâm cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình ngâm. Suốt quá trình ngâm bằng nước nóng (60 – 650 C), hạt hấp thụ nước nhanh và đạt độ ẩm 30 – 35% trong 5 đến 8 giờ phụ thuộc vào các quá trình khác nhau. Quá trình hô hấp và sự lên men bị hạn chế. Sau khi ngâm, hạt được làm ráo nước và hàm ẩm đạt khoảng 30% cho quá trình ngâm lạnh hoặc ngâm nóng. Lượng nước yêu cầu ngâm thóc gấp khoảng 1,3 lần lượng thóc. Như vậy, ngâm 1 tấn thóc cần 1.300 kg nước. Quá trình hấp:
  • 27. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 27 Quá trình hấp có mục đích: + Giúp hồ hóa tinh bột 1 phần, giảm khe nứt ở hạt, tránh thất thoát chất dinh dưỡng đi ngược ra bên ngoài. + Giảm đáng kể mối liên kết vỏ và nhân, giữa vỏ quả, vỏ hạt và nội nhũ. + Tăng sự phân bố vitamin và chất khoáng đi vào bên trong nội nhũ, tiếp tục quá trình ngâm. + Kìm hãm và tiêu diệt phần lớn các hoạt động sinh học ở dạng hoạt động hay dạng nghỉ, như sự phát triển của nấm, bào tử nấm, côn trùng, trứng và ấu trùng của chúng. Quá trình hấp bằng cách dùng hơi nước để hồ hóa tinh bột cung cấp một lượng nước vào hạt, do sự chênh lệch áp suất hơi sẽ làm nước hấp thụ vào bên trong hạt. Trong quá trình hấp, hàm ẩm của hạt thóc sẽ tăng lên khoảng 31%. Quá trình hấp thường kéo dài từ 9 – 12 phút, ở 1 – 2 at. Quá trình ủ nóng: Quá trình ủ nóng tạo điều kiện để nước và nhiệt đi sâu vào bên trong nội nhũ, giúp củng cố và tăng thêm các biến đổi trong quá trình hấp. Quá trình ủ nóng thường kéo dài khoảng 3 – 4 h. Một phần tinh bột chuyển hóa sâu sắc tạo thành dextrin làm tăng độ tiêu hóa, độ dính và vị ngọt của cơm. Do nhiệt độ cao tinh bột bị hồ hóa có tác dụng hàn gắn các vết nứt, do đó tỷ lệ rạn nứt giảm. Vi sinh vật và côn trùng bị tiêu diệt hoàn toàn và các hoạt động sinh lý của bản thân hạt bị đình chỉ Trong hạt cũng xảy ra những phản ứng hoá học (phản ứng Maillard) làm sẫm màu gạo. Quá trình sấy: Quá trình sấy nhằm đưa thóc có độ ẩm 25 − 28% hoặc cao hơn nữa trở về độ ẩm 14% thích hợp cho quá trình xay và chế biến tiếp theo (độ ẩm không quá 15,5%). Đồng thời quá trình sấy không được làm rạn nứt hạt. Sấy quá nhanh sẽ sinh ra ứng lực bên trong dẫn đến làm gãy hạt gạo trong khi xay. Sau khi sấy, hạt nên được để khoảng vài giờ, tốt nhất là 1 đến 2 ngày để sự khác biệt hàm ẩm bên trong và áp suất bên ngoài được cân bằng. Nhiệt độ không khí sấy thường vào khoảng 600 C. Trong giai đoạn đầu quá trình sấy, nước đi ra nhanh, độ ẩm giảm từ 36% xuống 18% và sau đó giảm chậm từ 18% xuống 14%. Giữa hai giai đoạn này
  • 28. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 28 nên có khoảng thời gian nghỉ ở giữa cho hạt, khoảng vài giờ trước khi tiếp tục sấy xuống 14%. Làm nguội sau sấy: Quá trình làm nguội sau sấy nhằm mục đích đưa nhiệt độ khối hạt về nhiệt độ môi trường, thuận lợi cho các quá trình chế biến sau này. Thường dùng không khí có nhiệt độ khoảng 40 – 200 C trong thời gian 15 – 20 phút đưa nhiệt độ khối hạt về nhiệt độ bảo quản. Cũng có thể làm nguội tự nhiên bằng cách sử dụng không khí thường. Gạo đồ sẽ được dàn trải trên mặt sàn, tận dụng không khí bên ngoài để làm nguội. Quá trình làm nguội sau sấy thường kéo dài từ 3 – 4h.  So sánh gạo đồ và gạo thường: Tính chất vật lý: Hạt gạo sau khi đồ có hình dạng ngắn và mập hơn so với gạo thường. Hình dạng này ít bị thay đổi khi hạt được đem đi nấu cơm, do đó hạt cơm gạo đồ cũng có hình dạng ngắn và mập hơn so với cơm nấu từ gạo thường. Sau khi qua quá trình gia công nước nhiệt các phần khác nhau của hạt cũng bị biến đổi không giống nhau. Sự thay đổi màu sắc gạo được gây ra bởi nhiều biến đổi hóa học, vật lý, hóa sinh dưới tác dụng của nhiệt. - Sự thay đổi về cấu trúc của tinh bột dẫn đến sự khúc xạ ánh sáng khác nhau do đó làm thay đổi màu sắc hạt. - Chất béo trong hạt bị thủy phân và phân tán có thể bị oxy hoá hay polime hóa làm thay đổi màu sắc hạt. - Quy trình có các giai đoạn gia nhiệt (hấp, sấy) nên có sự ảnh hưởng của enzyme hoạt động tạo thành đường đơn giản, đặc biệt là glucose tham gia vào phản ứng Maillard tạo nên màu nâu cho gạo. Tính chất hóa học:
  • 29. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 29 + Cấu trúc tinh bột: (a) Các hạt tinh bột nhỏ và có góc cạnh (b) Các góc cạnh của hạt tinh bột được nhìn thấy rõ hơn ở hình này Quá trình đồ gạo có thể làm thay đổi cấu trúc hạt tinh bột, làm tăng nhiệt độ hồ hóa của gạo đồ. Nhiệt độ hồ hóa của tinh bột gạo thường khoảng 600 C − 850 C trong khi nhiệt độ hồ hóa của gạo đồ lên đến từ 800 C – 950 C. Như vậy sự hình thành những phức hệ tinh bột qua quá trình đồ gạo làm tăng nhiệt độ hồ hóa. Đồng thời cấu trúc mới này có khả năng cản trở sự xâm nhập của nước và do đó đòi hỏi năng lượng nhiều hơn để nước được hấp thụ vào bột. Khi đem các mẫu gạo thường và gạo đồ đi nấu cơm (nhiệt độ nấu khoảng 1000 C) thu được các giá trị sau: Bảng Sự khác nhau về lượng nước được hấp thụ và độ trương nở của gạo thường và gạo đồ Gạo đồ hấp thụ lượng nước ít hơn khi nấu và khả năng trương nở cũng kém hơn gạo thường. Để cơm đạt được độ mềm nhất định thì gạo đồ đòi hỏi thời gian nấu lâu hơn. Mẫu gạo thường được nấu trong 9.102 – 12.102 s thì cơm sẽ chín và đạt được độ mềm có thể ăn được trong khi để đạt được độ mềm tương ứng gạo đồ cần được nấu trong 18.102 s. Gạo thường nếu sau khi nấu 12.102 giây mà vẫn tiếp tục nấu thì nó sẽ tiếp tục hút nước, trở nên mềm hơn, cấu trúc bị phá vỡ và trở nên dạng paste. Mặt khác, đối với gạo đồ nếu được nấu với cùng thời gian đó sẽ không bị thay đổi hình dạng. Quá trình đồ gạo làm gạo bị hồ hóa, hạt gạo cứng hơn. Do đó, sẽ mất thời gian lâu hơn để hạt gạo mềm, nhưng không có tình trạng làm phá vỡ cấu trúc.
  • 30. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 30 + Chất lượng gạo đem nấu: Một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gạo đem nấu đó là độ hòa tan. Nó cho ta biết lượng tinh bột trong gạo, qua quá trình nấu mất mát ra ngoài bằng cách hòa tan là bao nhiêu. So sánh độ hòa tan giữa gạo thường và gạo đồ ta thấy rằng: Mẫu gạo thường hòa tan nhanh ngay ở đầu quá trình nấu, đạt đến giá trị lớn nhất là 50% chỉ sau 30 phút nấu. Gạo đã được đồ thì tốc độ tan chậm hơn, sau 1h nấu mới đạt giá trị độ tan lớn nhất, chỉ khoảng 22%. Điều này cho thấy, ở gạo đồ, tinh bột đã được làm bền vững hơn chống lại sự hòa tan của nước nóng. Quá trình đồ gạo tạo ra sự sắp xếp bền vững hơn của tinh bột trong hạt và điều này ảnh hưởng đến sự hòa tan của hạt. + Protein: Khả năng hòa tan của protein phụ thuộc chế độ gia công nước nhiệt. Mức độ gia công nước nhiệt càng cao khả năng hòa tan càng giảm. Trong quá trình gia công nước nhiệt, dưới tác dụng của nước và nhiệt độ màng bao các thể protein này bị vỡ, các protein được giải phóng và tạo thành dạng vô định hình bao bọc xung quanh các hạt tinh bột, do đó gạo đồ khó lau bóng hơn gạo thường. Như vậy, ta cần điều chỉnh để protein không bị thoát ra trong quá trình này. + Lipid: Chất béo trong gạo thường có sự bền vững, ổn định. Ngược lại, chất béo của gạo đồ rất dễ bị oxy hóa. Đó là do trong quá trình gia công nước nhiệt các hạt cầu béo chủ yếu tập trung ở lớp aleurone bị phá vỡ, chất béo di chuyển ra ngoài (thể hiện ở hàm lượng chất béo trong cám gạo đồ cao hơn gạo thường). Tuy nhiên điều này cũng không ảnh hưởng lớn đến sự tiêu thụ gạo đồ vì có thể hạn chế sự oxy hóa bằng cách bao gói gạo đồ trong những túi ngăn không cho ánh sáng xuyên qua và thoáng khí để loại bỏ những mùi khó chịu. Trong những quy trình sản xuất hiện đại, người ta có thể bổ sung những chất chống oxy hóa thích hợp vào gạo.  Ưu nhược điểm của sản phẩm gạo đồ so với các sản phẩm truyền thống cùng loại. * Ưu điểm: - Tăng giá trị dinh dưỡng của gạo:
  • 31. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 31 Các kết quả nghiên cứu cho thấy so với gạo thường hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong gạo đồ cao hơn gạo thường. Các kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng protein, chất béo, tinh bột của gạo đồ dễ tiêu hoá hơn gạo thường. Bảng So sánh thành phần khoáng, vitamin giữa gạo thường và gạo đồ Sáu loại khoáng trên chiếm 60% và 73,7% tổng khối lượng tro trong gạo thường và gạo đồ. Trong đó, P và K chiếm tỉ lệ nhiều nhất. - Cải thiện tính chất công nghệ của hạt: + Tăng hiệu quả quá trình xay, cụ thể là lượng gạo nguyên hạt tăng. + Tăng thời gian bảo quản: hạt qua quá trình gia công nước nhiệt bảo quản lâu hơn so với hạt thường. Khả năng chống lại sự xâm nhập bởi côn trùng của gạo đồ cao hơn gạo thường do nội nhũ gạo đồ cứng chắc hơn.
  • 32. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 32 + Cải thiện tính chất nấu của hạt: Cụ thể khi nấu hạt gạo vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu, cơm nở và tơi hơn cơm gạo thường * Nhược điểm: Làm giảm giá trị cảm quan của gạo (vì có màu vàng hoặc sẫm), hoạt động sống của gạo bị đình chỉ. Cơm nấu từ gạo đồ kém dính, dây chuyền sản xuất phức tạp, thiết bị nhiều vì vậy giá thành sản phẩm cao hơn. II.2. Công nghệ chế biến gạo trắng. Quy trình công nghệ chế biến gạo trắng - Lúa tươi về đến nhà máy được sấy đến độ ẩm thích hợp thì đóng gói, nhập kho để lưu kho, bảo quản - Lúa khô đưa vào Silo nhập liệu, được băng tải đưa qua sàng tạp chất để loại bỏ tạp chất có trong nguyên liệu. Sau đó, nguyên liệu được đưa đến máy bóc vỏ để tách vỏ trấu khỏi hạt thóc. Trấu được tách bằng máy phân ly trấu. Gạo lứt sau tách trấu qua thiết bị gằng tách thóc để loại thóc lẫn, thóc lẫn được đưa về máy bóc vỏ, phần gạo lứt đưa vào Silo chứa gạo lứt. - Gạo lứt từ Silo được băng tải đưa qua sàng tạp chất trước khi vào máy xát trắng 1 và 2. Sau khi qua công đoạn xát trắng 1 và 2 thu được gạo trắng sau xát và cám xát. - Gạo trắng sau xát tiếp tục qua công đoạn lau bóng 1 và 2. Ở công đoạn này ta thu được gạo trắng sau lau bóng và cám lau. Gạo sau khi lau bóng được đưa qua gằng tách thóc nhằm loại bỏ phần thóc lẫn trong gạo trước khi qua sàng tách tấm để loại bỏ phần tấm nhỏ (tấm 2). Sau khi tách tấm nhỏ gạo tiếp tục qua trống tách tấm để tách tấm lớn (tấm 1) trước khi vào Silo chứa gạo - Gạo từ Silo được tách màu nhằm loại bỏ các hạt khác màu sau đó đem cân đóng gói.
  • 33. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 33 Lúa tươi Sấy Lưu kho – Bảo quản Silo nhập liệu Sàng tạp chất Bóc vỏ Phân ly trấu Gằng tách thóc Sàng tạp chất Xát trắng lần 1 Xát trắng lần 2 Lau bóng lần 1 Lau bóng lần 2 Gằng tách thóc Sàng tách tấm Trống tách tấm Silo chứa Gạo Silo gạo lứt Tách màu Cân đóng gói Thành phẩm Cám xát Cám lau Tạp chất TrấuThóc Tạp chất Thóc Tấm 2 Tấm 1
  • 34. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 34 II.3. Công nghệ chiết xuất dầu từ cám gạo. a) Thành phần của dầu cám gạo. Dầu cám gạo (hay còn gọi là dầu gạo) được chiết xuất từ vỏ cám gạo. Dầu gạo có độ bay hơi cao 2540 C (4900 F), thích hợp cho việc chiên, nướng ở nhiệt độ cao mà không sợ phân hủy ra những chất độc hại gây ung thư. Dầu gạo chứa 47% chất béo chưa no đơn, 33% chất béo chưa no đa và 20% chất béo no. Thành phần acid béo của dầu gạo: + Palmitic : 15.0%. + Stearic : 1.9%. + Oleic : 42.5%. + Linoleic : 39.1%. + Linolenic : 1.1%. + Arachidic : 0.5%. + Behenic : 0.2%. Dầu gạo được bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc làm mát, chứa nhiều vitamin E, gamma oryzanol (một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch), và phytosterol (hợp chất giúp giảm thiểu việc hấp thụ cholesterol) rất tốt cho sức khỏe. b) Ứng dụng của dầu cám gạo. Dầu cám gạo dùng trong thực phẩm như một loại dầu ăn cao cấp, thích hợp cho việc chiên, nướng ở nhiệt độ cao mà không sợ phân hủy ra những chất độc hại gây ung thư. Trong mỹ phẩm có tác dụng làm chậm sự lão hoá của da, chống sạm da, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn ở da. Dầu cám gạo có nhiều đặc tính giúp tăng cường sức khoẻ: tăng cường chống viêm, giúp giảm cholesterol... Ứng dụng phổ biến trong ngành mỹ phẩm, cụ thể như sau: 1. Dưỡng da trắng, mịn màng, chống lão hóa da. Dầu cám Gạo có chất chống oxy hóa tự nhiên, nhiều vitamine E đây là những yếu tố giúp cho làn da bạn có được sự tươi trẻ, mịn màng. đây là công dụng tuyệt vời nhất của dầu cám gạo. Phụ nữ Nhật Bản thường sử dụng dầu cám gạo để dưỡng da mặt và chống nắng giúp da mượt mà. Dầu cám gạo vốn rất giàu vitamint E do đó giúp làm chậm quá trình lão hóa da và ngăn ngừa hình thành vết nhăn ở người có tuổi.
  • 35. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 35 Dầu cám gạo giúp chống sự dạn ra nên còn thường được dùng ở vùng da đùi và da bụng cho phụ nữ mang thai. 2. Dùng để rửa mặt hoặc tẩy trang. Nhỏ vài giọt vào bông tẩy trang và lau vào vùng da cần tẩy trang. Hoặc nhỏ 2-5 giọt dầu cám gạo xoa lên mặt và mát xa nhẹ nhàng khoảng 1 phút, sau đó lấy bông lau sạch rồi rửa lại mặt bằng nước ấm. 3. Làm mặt nạ. Làm mặt nạ cũng là công dụng của dầu cám gạo. Trộn vài giọt dầu cám gạo với mật ong hoặc các loại bột đậu thành hỗn hợp đắp mặt giúp trắng da, tạo độ săn chắc mịn màng. 4. Tẩy tế bào chết toàn thân. Bạn trộn cám gạo với nước, sau đó lắng lấy phần nước phía trên, rồi đổ vào bồn và tắm bình thường. Bạn cũng có thể lắng lấy phần đọng lại và massage lên toàn thân và tắm lại với nước lã. Nên thực hiện thường xuyên để mang lại hiệu quả cao. 5. Ủ tóc. Thoa trực tiếp dầu lên tóc, ủ trong 30’ rồi gội lại bằng dầu gội có tác dụng làm mượt tóc, chống chẻ ngọn và gãy rụng và sạch gàu. Từ những công dụng trên, cho thấy dầu cám gạo mang lại hiệu quả kinh tế cao, nếu chúng ta tận dụng được nguồn cám gạo dồi dào của Việt Nam để chiết suất thành tinh dầu. Chính vì vậy đây được xem là sản phẩm trong chuỗi giá trị gia tăng từ lúa gạo của dự án. c) Công nghệ chiết suất cám gạo. Cám gạo là nguồn nguyên liệu dồi dào của Việt Nam nói chung và đặc biệt là vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Hàm lượng dầu trong cám gạo là 16- 20%. Dầu ăn chiết xuất từ cám gạo được Tổ chức Y tế thế giới WHO tiến cử là
  • 36. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 36 một trong ba loại dầu tốt nhất cho sức khỏe. Giá thành của loại dầu này cũng đắt hơn so với những loại dầu ăn bình thường khác. Quy trình công nghệ chiết suất dầu cám gạo Một số thiết bị chiết suất dầu cám gạo Máy làm nở cám gạo trước khi xử lý Nguyên liệu (cám gạo tươi, dung môi n-hexan) Xử lý nguyên liệu Làm ẩm bằng dung môi chiết xuất Chiết bằng phương pháp chiết hồi lưu (hoặc bằng siêu âm) Thu hồi dung môi Khử màu và khử mùi Tinh chế Sản phẩm
  • 37. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 37 Bộ phận thiết bị chiết suất cám gạo
  • 38. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 38 Bộ phận thiết bị tinh luyện cám gạo II.4. Công nghệ sản xuất Silica từ vỏ trấu. Quy trình chế tạo silica aerogel được thực hiện theo các bước: Vỏ trấu sau khi được rửa sạch và sấy khô để loại bỏ tạp chất, sẽ được tiến hành xử lý làm giảm thành phần kim loại sau đó nung hai cấp ở 5000 C và 7000 C. Quy trình xử lý tạo ra silica vô định hình, đạt mức độ tinh khiết cao, thành phần silica trong tro trấu trên 90%. Ngoài ra, thành phần oxit kim loại khác với hàm lượng không đáng kể. Sau đó điều chế dung dịch silicat natri. Từ silica thu được ở bước 1, hòa tan với dung dịch sút để điều chế dung dịch silicat natri 6 và 8% Si02. Tiếp đến tạo Silica sol, chất này được tạo thành từ dung dịch silicat natri và axit citric có pH 3,5. Sau đó tạo gel. Silica sol dần dần thành gel nước và được ủ ở nhiệt độ 600 C trong 24 giờ giúp ổn định cấu trúc gel. Gel nước sau khi ủ, được rửa bằng nước nhiều lần loại bỏ muối citrate có trong gel trước khi biến tính bằng hỗn hợp tetramethyl chloro silane (TMCS). Cuối cùng là sấy khô tự nhiên và xử lý nhiệt. Gel sau khi biến tính được để bay hơi tự nhiên ở nhiệt độ thường, sau đó xử lý nhiệt ở 2000 C để tạo ra silica aerogel khí.
  • 39. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 39 Chương IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự án thực hiện đầy đủ các thủ tục về giao cấp đất theo quy định để tiến hành xây dựng dự án. Đất do Ủy ban nhân dân huyện Thoại Sơn quy hoạch Cụm công nghiệp đã bồi hoàn cho người dân (đất sạch) chỉ còn các hộ dân dọc bờ kênh cần bồi thường và tái định cư ra khỏi khu vực dự án. II. Các phương án xây dựng công trình. Danh mục công trình xây dựng của dự án STT Danh mục ĐVT Số lượng I Xây dựng 1 Nhà xưởng sản xuất gạo (gạo trắng và gạo đồ) m² 20.000 2 Nhà xưởng sản xuất Silica m² 10.000 3 Xưởng chiết xuất dầu cám gạo m² 300 4 Kho chứa, hệ thống silo m² 30.000 5 Nhà văn phòng m² 800 6 Nhà để xe m² 1.250 7 Nhà ở nhân viên m² 1.200 8 Căn tin m² 750 9 Sân phơi m² 20.000 10 Giao thông nội bộ m² 22.500 11 HT cấp điện toàn khu HT 1 12 HT thoát nước tổng thể HT 1 13 HT cấp nước tổng thể HT 1 14 Hàng rào bảo vệ md 2.000 15 Cây xanh cảnh quan m² 43.200 II Thiết bị
  • 40. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 40 STT Danh mục ĐVT Số lượng 1 Hệ thống silo trữ lúa 60.000 -75.000 tấn HT 1 2 Hệ thống sấy lúa 2.000 tấn /ngày (60 tháp), hệ thống tải lúa HT 1 3 Hệ thống sản xuất gạo đồ và gạo trắng 250.000 tấn/năm HT 1 4 Dây chuyền sản xuất Silica Đồng bộ 1 5 Dây chuyền chiết suất dầu cám gạo 1.500 tấn/năm Đồng bộ 1 6 Máy móc, trang thiết bị văn phòng Bộ 1 III. Phương án tổ chức thực hiện. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều hành hoạt động của dự án theo mô hình sau: Dự án chủ yếu sử dụng lao động của địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, dự án sẽ tuyển dụng và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ dự án trong quá trình hoạt động sau này. Nhu cầu về lao động: + Lao động trực tiếp trong nước: 150-200 lao động địa phương được trả công theo đầu tấn hoặc sản phẩm. Giám đốc điều hành P Giám đốc PTSX P Giám đốc PTTC Phòng kỹ thuật Phòng vật tư Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Phòng TCHC Phòng tài vụ Phòng bảo vệ Khai thác dịch vụ
  • 41. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 41 + Lao động gián tiếp trong nước: 50 người (đội ngũ kỹ sư, đại học tài chính, chuyên gia nước ngoài trả lương theo tháng có bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội). IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.  Tháng 02/2017 xin chủ trương đầu tư Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang.  Tháng 03/2017 hoàn thành dự án đầu tư trình Sở kế hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư;  Tháng 04 – 05/2017 hoàn thành các thủ tục thuê đất, giao đất, các thủ tục về tài nguyên và môi trường, phòng cháy chữa cháy;  Hoàn thiện các hồ sơ và xin phép xây dựng tháng 06/2017  Thời gian xây dựng dự kiến: tháng 07 – 08/2017  Thời gian thi công hoàn thành: 18 tháng, từ tháng 08/2017 đến tháng 02/2019 hoàn thành đưa vào sử dụng.  Thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ: từ tháng 05/2019.  Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
  • 42. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 42 Chương V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG I. Đánh giá tác động môi trường. I.1. Giới thiệu chung. Công ty Cổ phần Hưng Lâm đầu tư “Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo” tại Cụm công nghiệp Tân Thành - huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực nhà máy và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường, hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính nhà máy khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo + Luật Đầu tư 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; + Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; + Luật Bảo vệ môi trường 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 19/11/2005; + Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; + Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP; + Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
  • 43. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 43 + Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; + Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; + Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; + Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án. Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây. - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí : QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002 của Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn: QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng. Điều kiện tự nhiên Diện tích xây dựng khoảng 150.000 m², Tại Cụm công nghiệp Tân Thành - huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, nền đất có kết cấu địa chất yếu, việc xây dựng dự án cần mặt bằng rộng. Khu đất có các đặc điểm sau: _ Nhiệt độ : Khu vực nam bộ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. _ Địa hình : Địa hình bằng phẳng, có vị trí thuận lợi về giao thông. II. Tác động của dự án tới môi trường.
  • 44. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 44 Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của các hộ dân sinh sống xung quanh. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau: - Giai đoạn thi công xây dựng. - Giai đoạn vận hành. - Giai đoạn ngưng hoạt động II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm Chất thải rắn _ Rác thải trong quá trình thi công xây dựng: các loại bao bì đựng nguyên vật liệu như giấy và một lượng nhỏ các loại bao nilon, đất đá do các hoạt động đào đất xây dựng và các công trình phụ trợ khác. _ Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, ... trong quá trình vận chuyển của các thiết bị chuyên dụng đến nơi xây dựng. _ Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra. _ Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi công. Chất thải khí: Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí quyển, khí thải có thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi tháo dỡ các hạng mục công trình trong giai đoạn ngừng hoạt động. Chủ yếu là khí thải phát sinh do hoạt động của động cơ máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển vật tư dụng cụ, thiết bị phục vụ cho thi công. Chất thải lỏng: Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường trong khu vực xây dựng khu biệt thự gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận. Chất thải lỏng của dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng, nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa. _ Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật liệu và một lượng nhỏ dùng cho việc tưới tường, tưới đất để giữ ẩm và hạn chế bụi phát tán vào môi trường xung quanh. Lượng nước thải từ quá trình xây dựng chỉ gồm các loại chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng hữu cơ, các chất ô nhiễm thấm vào lòng đất. _ Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất ít, chủ yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ sinh khác
  • 45. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 45 vì trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng không ở lại, chỉ có một lượng nhỏ người ở lại bảo quản vật tư. _ Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực xây dựng xuống các kênh rạch cận kề. Tuy nhiên, dự án đã có hệ thống thoát nước ngầm thu nước do vậy kiểm soát được nguồn thải và xử lý nước bị ô nhiễm trước khi thải ra ngoài. Tiếng ồn. _ Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả năng tập trung và giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể sinh ra theo những con đường sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng 80 – 85dBA theo tiêu chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những nguồn. _ Động cơ, máy móc thi công, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt. _ Trong quá trình lao động như gò, hàn các chi tiết kim loại, và khung kèo sắt … và quá trình đóng, tháo côppha, giàn giáo, vận chuyển vật liệu… _ Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện … Bụi và khói _ Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những bệnh về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân. Bụi và khói được sinh ra từ những lý do sau: _ Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi xây dựng. _ Từ các đống tập kết vật liệu. _ Từ các hoạt động đào bới san lấp. _ Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình đóng tháo côppha… II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường Ảnh hưởng đến chất lượng không khí: Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do các hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng và tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm đáng chú ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NOx, CO, CO2, SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy móc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm
  • 46. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 46 việc thông thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là không đáng kể tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô nhiễm cho môi trường và con người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp người và động vật. Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt: Hoạt động xây dựng công trình có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt. Do phải tiếp nhận lượng nước thải ra từ các quá trình thi công có chứa chất nhiễm bẩn cao gồm các hoá chất như vết dầu mỡ rơi vãi từ các động cơ máy móc trong quá trình thi công vận hành, nước thải sinh hoặt của công nhân trong các lán trại ... cũng gây ra hiện tượng ô nhiễm, bồi lắng cho nguồn nước mặt. Ảnh hưởng đến giao thông Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ công tác thi công xây dựng lắp đặt sẽ làm gia tăng mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu vực, mang theo những bụi bẩn đất, cát từ công trường vào gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đường xá, làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đường này. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng _ Không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lực lượng nhân công làm việc tại công trường và cho cả cộng đồng dân cư. Gây ra các bệnh về cơ quan hô hấp, dị ứng, viêm mắt ... _ Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong qúa trình thi công xây dựng và tháo dỡ khi công trình ngừng hoạt động. Ô nhiễm tiếng ồn tác động trực tiếp lên lực lượng lao động tại công trình và cư dân sinh sống gần khu vực thực thi dự án. Tiếng ồn sẽ gây căng thẳng, ức chế, làm giảm năng suất lao động, gây xáo trộn cuộc sống thường ngày của người dân. Mặt khác khi độ ồn vượt quá giới hạn cho phép và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác. II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. Giảm thiểu lượng chất thải _ Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với biện pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn chất thải phát sinh. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh: _ Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho thi công, giảm thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình.
  • 47. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 47 _ Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió và trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử dụng đến. _ Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh trong quá trình thi công. Thu gom và xử lý chất thải: Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối với khu vực xây dựng công trình. Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi đi bàn giao nhà và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của trạm và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau: Chất thải rắn: Đây là loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong qúa trình thi công bao gồm đất, đá, giấy, khăn vải, ... là loại chất thải rất khó phân huỷ đòi hỏi phải được thu gom, phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp. Những nguyên vật liệu dư thừa có thể tái sử dụng được thì phải được phân loại và để đúng nơi quy định thuận tiện cho việc tái sử dụng hoặc bán phế liệu. Những loại rác thải khó phân huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt cách xa công trường thi công, sao cho tác động đến con người và môi trường là nhỏ nhất để vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Các phương tiện vận chuyển đất đá san lấp bắt buộc dùng tấm phủ che chắn, giảm đến mức tối đa rơi vãi trên đường gây ảnh hưởng cho người lưu thông và đảm bảo cảnh quan môi trường được sạch đẹp. Chất thải khí: _ Sinh ra trực tiếp trong quá trình thi công từ các máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển cần phải có những biện pháp để làm giảm lượng chất thải khí ra ngoài môi trường, các biện pháp có thể dùng là: _ Đối với các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công và các động cơ khác cần thiết nên sử dụng loại nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn, khí thải có hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp. Sử dụng máy móc động cơ mới đạt tiêu chuẩn kiểm định và được chứng nhận không gây hại đối với môi trường. _ Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra. Chất thải lỏng Chất thải lỏng sinh ra trong quá trình xây dựng sẽ được thu gom vào hệ thống thoát nước hiện hữu được bố trí quanh khu vực. Nước thải có chứa chất ô nhiễm sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử
  • 48. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 48 lý còn nước không bị ô nhiễm sẽ theo hệ thống thoát nước bề mặt và thải trực tiếp ra ngoài. Tiếng ồn: Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cho công nhân trong quá trình thi công, sắp xếp công việc một cách hợp lý khoa học để mức độ ảnh hưởng đến công nhân làm việc trong khu vực xây dựng và ở khu vực lân cận là nhỏ nhất. Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị. Thông thường chu kỳ bảo dưỡng đối với thiết bị mới là 4-6 tháng/lần, thiết bị cũ là 3 tháng/lần. Bố trí cách ly các nguồn gây ồn với xung quanh nhằm làm giảm tác động lan truyền của sóng âm. Để biện pháp phân lập đạt hiệu quả cao hơn cần cách lý và bố trí thêm các tường ngăn giữa các bộ phận. Trồng cây xanh để tạo bóng mát, hạn chế lan truyền ồn ra môi trường. Hạn chế hoạt động vào ban đêm Bụi và khói: Trong quá trình thi công xây dựng bụi và khói là những nhân tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến công nhân lao động nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, về mắt ...làm giảm khả năng lao động. Để khắc phục những ô nhiễm đó cần thực hiện những biện pháp sau: _ Sử dụng nguyên vật liệu ít gây hại, thiết bị chuyên chở nguyên vật liệu phải được che chắn cẩn thẩn tránh rơi vãi. _ Thưởng xuyên rửa xe để tránh phát sinh bụi, đất cát trong khu đô thị khi di chuyển. _ Sử dụng những thiết bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc trong tình trạng khói bụi ô nhiễm như mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt.... _ Tăng cường trồng cây xanh ở những khu vực đất trống quanh khu vực thi công dự án. II.4. Kết luận: Dựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy quá trình thực thi dự án có thể gây tác động đến môi trường quanh khu vực dự án và khu vực lân cận ở mức độ thấp không tác động nhiều đến môi trường, có chăng chỉ là những tác động nhỏ trong khoảng thời gian ngắn không có tác động về lâu dài.
  • 49. Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 49 Chương VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN I. Tổng vốn đầu tư của dự án. Bảng tổng mức đầu tư của dự án TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1.000 đồng) I Xây dựng 545.784.000 1 Nhà xưởng sản xuất gạo (gạo trắng và gạo đồ) m² 20.000 8.000 160.000.000 2 Nhà xưởng sản xuất Silica m² 10.000 8.000 80.000.000 3 Xưởng chiết xuất dầu cám gạo m² 300 8.000 2.400.000 4 Kho chứa, hệ thống silo m² 30.000 8.000 240.000.000 5 Nhà văn phòng m² 800 8.000 6.400.000 6 Nhà để xe m² 1.250 6.000 7.500.000 7 Nhà ở nhân viên m² 1.200 7.000 8.400.000 8 Căn tin m² 750 7.000 5.250.000 9 Sân phơi m² 20.000 420 8.400.000 10 Giao thông nội bộ m² 22.500 420 9.450.000 11 HT cấp điện toàn khu HT 1 2.500.000 2.500.000 12 HT thoát nước tổng thể HT 1 3.500.000 3.500.000 13 HT cấp nước tổng thể HT 1 1.200.000 1.200.000 14 Hàng rào bảo vệ md 2.000 2.800 5.600.000 15 Cây xanh cảnh quan m² 43.200 120 5.184.000 II Thiết bị 1.225.800.000 1 Hệ thống silo trữ lúa 60.000 -75.000 tấn HT 1 375.000.000 375.000.000 2 Hệ thống sấy lúa 2.000 tấn /ngày (60 tháp), hệ thống tải lúa HT 1 150.000.000 150.000.000