SlideShare a Scribd company logo
1 of 113
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************************
HUỲNH VIỆT HOÀI TRUNG
TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH ĐƢỜNG MÁU TRÊN ĐÀN
BÒ SỮA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA MỘT SỐ THUỐC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 9/2017
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************************
HUỲNH VIỆT HOÀI TRUNG
TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH ĐƢỜNG MÁU TRÊN ĐÀN
BÒ SỮA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA MỘT SỐ THUỐC
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã ngành: 60.64.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hƣớng dẫn Khoa học:
PGS. TS. LÊ HỮU KHƢƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2017
ii
TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH ĐƢỜNG MÁU TRÊN ĐÀN
BÒ SỮA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA MỘT SỐ THUỐC
HUỲNH VIỆT HOÀI TRUNG
Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch hội đồng: PGS. TS. NGUYỄN VĂN KHANH
Hội Thú y Việt Nam
2. Thƣ ký: TS. VÕ TẤN ĐẠI
Trƣờng Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
3. Phản biện 1 : TS. NGUYỄN VĂN PHÁT
Hội Chăn nuôi Thú y
4. Phản biện 2: TS. ĐƢỜNG CHI MAI
Trƣờng Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
5. Ủy viên : PGS. TS. NGUYỄN TẤT TOÀN
Trƣờng Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
iii
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Huỳnh Việt Hoài Trung, sinh ngày 22 tháng 10 năm 1983 tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
Tốt nghiệp PTTH tại Trƣờng Trung học Phổ thông Nguyễn Thƣợng Hiền,
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Tốt nghiệp Đại học ngành Bác sĩ Thú y hệ
chính quy tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007.
Quá trình công tác (2007 - hiện nay): Nhân viên Chi cục Thú y Thành phố Hồ
Chí Minh.
Tháng 10 năm 2013 theo học Cao học ngành Thú y tại trƣờng Đại học Nông
Lâm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: Số 661 Lý Thƣờng Kiệt, Phƣờng 11, quận Tân Bình, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0908.010.839.
Email (Fax): Trung.bstl@gmail.com.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa
đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Huỳnh Việt Hoài Trung
v
LỜI CẢM ƠN
Cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lê
Hữu Khƣơng - Trƣờng Đại học Nông Lâm đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận
tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Nông lâm, các Thầy
Cô của Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y -
trƣờng Đại học Nông lâm và Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trƣờng
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp
đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
vi
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tình hình nhiễm ký sinh đƣờng máu trên đàn bò sữa tại
Thành Phố Hồ Chí Minh và hiệu quả điều trị của một số thuốc” đƣợc tiến hành từ
ngày 1 tháng 7 năm 2015 đến ngày 1 tháng 7 năm 2016. Mục tiêu của nghiên cứu là
xác định hiện trạng nhiễm bệnh ký sinh đƣờng máu và đánh giá hiệu quả điều trị
của một số loại thuốc để làm cơ sở đề xuất việc phòng trị bệnh cho bò sữa.
Kết quả xét nghiệm 1.309 mẫu máu bằng phƣơng pháp phết kính và nhuộm
Giemsa phát hiện 2 giống ký sinh đƣờng máu là Anaplasma và Babesia, không phát
hiện Trypanosoma và Theileria. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma có khuynh hƣớng tăng dần
theo nhóm tuổi nhƣng tỷ lệ nhiễm Babesia có khuynh hƣớng giảm dần theo nhóm
tuổi. Đồng thời, tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia cũng tăng dần theo tỷ lệ máu lai
HF.
Kết quả định danh loài dựa vào đặc điểm hình thái bằng phƣơng pháp nhuộm
Giemsa và kỹ thuật PCR ghi nhận 2 loài là Anaplasma marginale và Anaplama
centrale với tỷ lệ nhiễm lần lƣợt là 5,19% là 0,69%. Babesia có loài là Babesia
bigemina và Babesia bovis, tỷ lệ nhiễm Babesia bigemina cao so với Babesia bovis.
Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý máu trên bò bình thƣờng và bò nhiễm ký sinh
máu cho thấy số lƣợng hồng cầu trung bình của bò nhiễm ký sinh là 6,18 triệu/mm3
,
hàm lƣợng haemoglobine trung bình là 8,8g% thấp hơn rõ so với bò không nhiễm
ký sinh.
Kết quả điều trị 41 bò nhiễm Anaplasma bằng thuốc oxytetracycline (liều 10
mg/kg thể trọng) có hiệu quả là 95,74%. Kết quả điều trị 24 bò nhiễm Babesia bằng
diminazene (liều 3,5 mg/kg thể trọng) có hiệu quả điều trị là 100%.
Nhƣ vậy, hiện nay có hai mầm bệnh ký sinh đƣờng máu là Anaplasma và
Babesia đang lƣu hành trên đàn bò sữa của Tp. Hồ Chí Minh và hai loại thuốc
oxytetracycline hoặc diminzazene có thể dùng để điều trị tƣơng ứng cho hai mầm
bệnh nói trên.
vii
SUMMARY
Research topic “Situation of blood parasites infection in dairy cows at Ho
Chi Minh city and evaluation of the therapeutic efficacy of some drugs” was
conducted from July 1st
2015 to July 1st
2016. The aim of study was to determine the
current status of blood parasite infection in dairy cow and to evaluate the herapeutic
efficacy of some drugs in order to suggest a solution for prevention and treatment of
blood parasites in dairy cows.
Collected blood samples from 1.039 individual cows was examined under
microsope after Giemsa staning. The results showed that Anaplasma and Babesia
were detected, however, we did not detect Trypanosoma and Theileria. We also
found that the prevalence of Anaplasma trended to increase with age, while the
incidence of Babesia trended to decrease with age. Besides, the prevalence of
Anaplasma and Babesia also increase when increased HF blood ratio.
Identification of blood parasites species based on morphology and PCR
technique indicated that Anaplasma marginale and Anaplasma centrale were
detected in dairy cows with 5.19% and 0.69%, respectively. Two Babesia species
such as Babesia bigemina and Babesia bovis were detected and the prevalence of
Babesia bigemina was higher than Babesia bovis.
Evaluation of physiological parameters in blood from collected samples, the
results showed that average number of red blood cells of parasitic infected cows
was 6.18 mil./mm3
, average value of haemoglobine from parasitic infected cows
was 8.8g% which was lower than those from healthy cows.
The result of treatment of 41 infected cows with Anaplasma by
oxytetracycline (10mg/kg body weight) was found to has 95,74% efficacy. The
result of treatment of 41 infected cows with Babesia by diminazene (3.5mg/kg body
weight) was found to has 100% efficacy.
In conclusion, Anaplasma and Babesia, blood parasite pathogens, are
prevalence in dairy cows at Ho Chi Minh City and two kinds of drug such as
oxytetracycline or diminzazene can be used to treat Anaplasma or Babesia infected
cows, respectively.
viii
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Trang chuẩn y.............................................................................................................. i
Lý lịch cá nhân.......................................................................................................... iii
Lời cam đoan..............................................................................................................iv
Lời cảm ơn ..................................................................................................................v
Tóm tắt .......................................................................................................................vi
Summary ...................................................................................................................vii
Mục lục.................................................................................................................... viii
Danh mục các chữ viết tắt..........................................................................................xi
Danh mục các bảng ...................................................................................................xii
Danh mục các hình.................................................................................................. xiii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại Thành Phố Hồ Chí Minh....................................3
1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa...............................................................................3
1.1.2. Tình hình dịch bệnh và kiểm soát dịch bệnh ....................................................4
1.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển bò sữa giai đoạn 2016 - 2020...................................5
1.2. Các bệnh ký sinh ở máu trên bò sữa ....................................................................5
1.2.1. Bệnh do Anaplasma ..........................................................................................5
1.2.2. Bệnh do Babesia .............................................................................................10
1.2.3. Bệnh do Trypanosoma evansi.........................................................................13
1.2.4. Bệnh do Theileria............................................................................................17
1.3. Các phƣơng pháp chẩn đoán bệnh ký sinh đƣờng máu .....................................19
1.3.1. Phƣơng pháp xem tƣơi....................................................................................19
1.3.2. Phƣơng pháp phết kính nhuộm Giemsa..........................................................19
ix
1.3.3. Phƣơng pháp tiêm truyền chuột bạch..............................................................21
1.3.4. Phƣơng pháp tập trung ....................................................................................21
1.3.5. Phƣơng pháp ngƣng kết (card agglutination test - CAT)................................21
1.3.6. Phƣơng pháp huỳnh quang gián tiếp (indirect immunofluorescen test –
IFA) ................................................................................................................22
1.3.7. Phản ứng ELISA (enzyme - linked immuno sorbent assay)..........................22
1.3.8. Kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction).....................................................22
1.4. Một số biện pháp phòng và trị bệnh ký sinh đƣờng máu trên bò ......................23
1.4.1. Một số biện pháp phòng bệnh.........................................................................23
1.4.2. Một số thuốc trị ký sinh đƣờng máu trên bò...................................................24
1.5. Tóm lƣợc một số công trình nghiên cứu về bệnh ký sinh đƣờng máu trên trâu bò.....27
1.5.1. Một số công trình nghiên cứu trong nƣớc.......................................................27
1.5.2. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới.....................................................29
Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................31
2.1. Thời gian và địa điểm.........................................................................................31
2.2. Đối tƣợng khảo sát .............................................................................................32
2.3. Vật liệu, hóa chất và thiết bị PCR......................................................................32
2.4. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................32
2.4.1. Nội dung 1. Tình hình nhiễm ký sinh đƣờng máu qua phƣơng pháp
nhuộm Giemsa................................................................................................32
2.4.2. Nội dung 2. Định danh loài dựa vào đặc điểm hình thái và kỹ thuật PCR.....34
2.4.3. Nội dung 3. Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý máu trên bò bình thƣờng và
bò nhiễm ký sinh máu ....................................................................................35
2.4.4. Nội dung 4. Đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị Anaplasma và Babesia.....36
2.5. Công thức tính và xử lý số liệu ..........................................................................36
Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................37
3.1. Tình hình nhiễm ký sinh đƣờng máu qua phƣơng pháp nhuộm Giemsa...........37
3.1.1. Các giống ký sinh đƣờng máu ở bò ................................................................37
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm chung ký sinh đƣờng máu trên bò sữa........................................39
x
3.1.3. Tình hình nhiễm Anaplasma và Babesia ........................................................41
3.2. Kết quả định danh loài ký sinh...........................................................................47
3.2.1. Kết quả định danh loài theo đặc điểm hình thái..............................................47
3.2.2. Định danh Babesia bằng phƣơng pháp PCR...................................................50
3.3. Một số chỉ tiêu sinh lý máu bò...........................................................................53
3.4. Hiệu quả điều trị Anaplasma và Babesia...........................................................54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................59
PHỤ LỤC.................................................................................................................64
xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A. marginale: Anaplasma marginale.
Babesia spp.: Babesia species.
B. bigemina: Babesia bigemina.
B. bovis: Babesia bovis.
FAO: Food and Agriculture Organization - Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc
OIE: World Organisation for Animal Health - Tổ chức Thú y Thế giới
SS rRNA: Small subunit ribosomal RNA
T.evansi: Trypanosoma evansi.
T. equiperdum: Trypanosoma equiperdum.
T. theileria: Trypanosoma theileria.
T. galinarum: Trypanosoma galinarum.
xii
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG TRANG
Bảng 2.1. Phân bố mẫu khảo sát...............................................................................33
Bảng 2.2. Thành phần phản ứng PCR ......................................................................35
Bảng 2.3. Chu trình nhiệt phản ứng..........................................................................35
Bảng 3.1. Các giống ký sinh đƣờng máu ở bò..........................................................37
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm chung theo quận huyện ........................................................40
Bảng 3.3a. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia theo địa bàn quận huyện...............41
Bảng 3.3b. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia theo khu vực.................................42
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia theo tuổi..........................................43
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia ở bò theo nhóm máu lai..................45
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia theo quy mô chăn nuôi ....................46
Bảng 3.7. Kết quả định danh loài theo đặc điểm hình thái.......................................47
Bảng 3.8. Kết quả nhiễm Babesia qua phƣơng pháp PCR.......................................52
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu sinh lý máu bò nhiễm và không nhiễm ký sinh ..............53
Bảng 3.10. Hiệu quả điều trị Anaplasma và Babesia................................................55
xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TRANG
Hình 1.1. Tiêu bản máu nhiễm Anaplasma marginale (hình a) và Anaplasma
centrale (hình b)...............................................................................................6
Hình 1.2. Chu kỳ phát triển của Anaplasma marginale .............................................7
Hình 1.3. Tiêu bản máu nhiễm Babesia bovis..........................................................10
Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của Babesia bigemina..................................................11
Hình 1.5. Tiêu bản máu nhiễm Trypanosoma evansi...............................................14
Hình 1.6 Chu kỳ phát triển chung của Trypanosoma spp. .......................................14
Hình 1.7. Tiêu bản máu nhiễm Theileria .................................................................17
Hình 1.8. Công thức cấu tạo của thuốc oxytetracycline...........................................24
Hình 1.9. Công thức cấu tạo của thuốc diminazene.................................................25
Hình 1.10. Công thức cấu tạo của thuốc diminazene aceturate ...............................26
Hình 1.11. Công thức cấu tạo của thuốc diminazene diaceturate ............................26
Hình 2.1. Phân chia khu vực nuôi bò sữa theo quy hoạch của thành phố................31
Hình 3.1. Tiêu bản máu bị nhiễm Anaplasma spp trên bò sữa.................................38
Hình 3.2. Tiêu bản máu bị nhiễm Babesia spp trên bò sữa......................................38
Hình 3.3. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia theo nhóm tuổi................................44
Hình 3.4. Hồng cầu nhiễm Anaplasma marginale ...................................................48
Hình 3.5. Mẫu nhiễm Anaplasma centrale...............................................................48
Hình 3.6. Mẫu máu nhiễm Babesia và các vật lạ.....................................................49
Hình 3.7a. Kết quả mẫu dƣơng tính với B. bigemina...............................................50
Hình 3.7b. Kết quả mẫu dƣơng tính với B. bovis.....................................................51
1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Phát triển các hoạt động hỗ trợ cho ngành chăn nuôi bò sữa là một trong
những chƣơng trình trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển kinh
tế và an ninh xã hội. Nhiều tiến bộ kỹ thuật đƣợc ứng áp dụng vào quy trình chăm
sóc, nuôi dƣỡng, kiểm soát bệnh truyền nhiễm, bệnh liên quan đến sinh sản đã góp
phần cải thiện đáng kể năng suất, sức khỏe đàn bò sữa. Tuy nhiên, việc kiểm soát
bệnh ký sinh nói chung, nhất là các bệnh ký sinh đƣờng máu vẫn gặp nhiều khó
khăn do (i) phƣơng pháp chẩn đoán truyền thống (phết tiêu bản, nhuộm và đọc bằng
kính hiển vi) đòi hỏi ngƣời làm có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng; (ii) mất nhiều
thời gian và phụ thuộc giai đoạn nhiễm bệnh. Do vậy, các mầm bệnh ký sinh ở máu
đƣợc đánh giá là mối nguy cho đàn bò sữa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong vòng một thập niên qua, mặc dù bệnh ký sinh đƣờng máu trên đàn bò
sữa tại thành phố Hồ Chí Minh đã đƣợc Chi cục Thú y thực hiện giám sát qua các
năm nhƣng hầu nhƣ không có nghiên cứu nào đƣợc triển khai thực hiện bằng
phƣơng pháp PCR để kiểm tra hiện trạng loài ký sinh đƣờng máu nhiễm trên đàn bò
tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, ở tầm khu vực Đông Nam Á và trên thế
giới đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu không những đánh giá đƣợc mức độ nhiễm
mà còn phát triển các kỹ thuật hỗ trợ giúp chẩn đoán nhanh và hiệu quả hơn so với
kỹ thuật chẩn đoán truyền thống. Một số nghiên cứu trên thế giới đã thành công
trong việc ứng dụng các kỹ thuật PCR, phân tích trình tự gen để định danh loài của
các loại ký sinh trùng đƣờng máu (Chaudhry và cs, 2010; Mtshali và cs, 2013; El-
Ashker và cs, 2014).
Bên cạnh đó, thuốc phòng trị bệnh ký sinh đƣờng máu đang sử dụng chủ yếu
là nhóm tetracycline dùng cho bò nhiễm Anaplasma và diminazene khi bò nhiễm
Babesia, nhƣng hiện nay chƣa biết đƣợc tình trạng kháng thuốc của các mầm bệnh
2
này với những thuốc thƣờng hay sử dụng trong thời gian khá dài này thế nào do có
ít nghiên cứu đƣợc triển khai trong vòng 10 năm. Nếu có nghiên cứu theo dõi cho
thấy thuốc không còn hiệu quả trong điều trị sẽ có những khuyến cáo thử nghiệm
các loại thuốc khác để thay thế trong phòng trị. Vì thế việc đánh giá hiện trạng
nhiễm ký sinh đƣờng máu và nghiên cứu để ứng dụng kỹ thuật PCR phục vụ chẩn
đoán ký sinh đƣờng máu là nhu cầu cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Tình hình nhiễm ký sinh đƣờng máu trên đàn
bò sữa tại Thành Phố Hồ Chí Minh và hiệu quả điều trị của một số thuốc” đƣợc
thực hiện với sự hƣớng dẫn của PGS. TS Lê Hữu Khƣơng, bộ môn Bệnh truyền
nhiễm và Thú y cộng đồng thuộc Khoa Chăn Nuôi Thú Y trƣờng Đại học Nông lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Mục đích
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu xác định hiện trạng nhiễm bệnh ký sinh ở máu
trên đàn bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh, xác định loài gây bệnh và đánh giá hiệu
quả điều trị của một số loại thuốc để làm cơ sở đề xuất việc phòng trị bệnh cho bò
sữa.
Yêu cầu
- Xác định tình hình nhiễm ký sinh đƣờng máu qua phƣơng pháp nhuộm
Giemsa.
- Định danh loài qua hình thái;
- Định danh loài Babesia bằng phƣơng pháp PCR;
- Một số chỉ tiêu sinh lý máu trên bò nhiễm và không nhiễm ký sinh;
- Đánh giá hiệu quả điều trị Anaplasma bằng oxytetracycline và điều trị
Babesia bằng diminazene.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại Thành Phố Hồ Chí Minh
1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa
Tính đến thời điểm 1/10/2015, tổng đàn bò sữa trên địa bàn là 117.765
con/9.604 hộ (trong đó số bò sữa cái là 100.738 con; số bò sữa sinh sản là 57.078 con
chiếm 56,66% / tổng đàn bò cái sữa). Theo số liệu thống kê (1/10/2016), đàn bò sữa
tại thành phố Hồ Chi Minh chiếm khoảng 31,85% tổng đàn bò sữa của cả nƣớc
nhƣng chiếm hơn 35% tổng sản lƣợng sữa của cả nƣớc (Theo số liệu thống kê của
Cục Chăn nuôi). Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phát triển ngành chăn nuôi bò
sữa dẫn đầu cả nƣớc.
Về qui mô có sự dịch chuyển gia tăng số cá thể trên từng hộ chăn nuôi. Ở quy
mô chăn nuôi bò sữa từ 20 - 50 con trong 6 tháng đầu năm 2015 là 1.487 hộ (so với
cùng kỳ năm 2010 tăng 896 hộ), số hộ có qui mô đàn trên 50 con cũng tăng nhẹ (năm
2015 là 168 hộ, so với cùng kỳ năm 2010 là 55 hộ). Khu vực chăn nuôi bò sữa tập
trung chủ yếu tại các huyện ngoại thành, đặc biệt là huyện Củ Chi, chiếm số lƣợng
khoảng 66,43% tổng đàn bò sữa và chiếm khoảng 70,83% số cơ sở chăn nuôi bò sữa
của thành phố.
Với qui mô bình quân đàn bò sữa tăng dần: Năm 2015 là 12,26 con/hộ so với
năm 2010 là 8,97 con/hộ (tăng bình quân 0,66%/năm), trong đó số hộ dƣới 5 con/hộ
là 2.105 hộ chiếm tỷ lệ khoảng 21,92% giảm so với năm 2010 do hộ chăn nuôi từng
bƣớc nhận thức chăn nuôi tập trung mới đạt hiệu quả.
Hộ chăn nuôi đã từng bƣớc cải thiện về quy trình nuôi dƣỡng, chăm sóc, các
khẩu phần phù hợp cho từng lứa tuổi, từng giai đoạn sản xuất, áp dụng các biện pháp
thú y phòng và trị bệnh cho đàn bò sữa, nhiều hộ chăn nuôi mạnh dạn đầu tƣ vào hệ
4
thống chuồng trại, trang thiết bị và ứng dụng khoa học kỹ thuật…góp phần nâng cao
về năng suất, chất lƣợng, tăng hiệu quả kinh tế, giúp ổn định ngành phát triển chăn
nuôi bò sữa hiện nay. Bên cạnh, đảm bảo tình hình dịch tễ an toàn dịch bệnh cho đàn
gia súc trên địa bàn thành phố, nhất là đàn bò sữa.
1.1.2 Tình hình dịch bệnh và kiểm soát dịch bệnh
Hàng năm, Chi cục Thú y xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm phòng bệnh
truyền nhiễm (Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng) cho đàn bò trên địa bàn Thành
phố, tiêm phòng bệnh đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn và 100% diện tiêm phòng; Để
phục vụ công tác quản lý dịch tễ việc kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng
đối với vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng đƣợc thực hiện định kỳ 2 đợt
/năm nhằm đánh giá hiệu quả công tác tiêm phòng gia súc và tỷ lệ bảo hộ trên đàn
bò sữa. Nhìn chung, kết quả tỷ lệ bảo hộ bình quân đối với vắc xin Lở mồm long
móng đạt 96,47% và Tụ huyết trùng đạt trên 80%.
Hiện nay, điều kiện chăn nuôi nhƣ chuồng trại, vệ sinh chăn nuôi trên địa bàn
thành phố trong những năm qua có nhiều cải thiện nhƣng chƣa đồng bộ. Phần lớn
các hộ chăn nuôi bò sữa chƣa có hệ thống xử lý phân, chất thải nên ảnh hƣởng đến
môi trƣờng chăn nuôi và sức khỏe con ngƣời. Bên cạnh đó, việc chƣa kiểm soát
đƣợc nguồn thức ăn do nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu khai thác từ nguồn cỏ tƣơi
ở sông rạch hoặc cỏ ruộng ngập nƣớc cũng là một trong những nguyên nhân chƣa
làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm bệnh ký sinh trùng trên đàn bò sữa. Mặc dù hầu hết
các hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố đã đƣợc tập huấn các kiến thức cơ
bản về kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh và đƣợc trang bị sổ quản lý dịch tễ tại hộ
nhƣng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vẫn chƣa đƣợc ngƣời chăn nuôi
thật sự quan tâm. Công tác tiêu độc khử trùng chuồng trại, diệt côn trùng định kỳ
chƣa thực hiện tốt, nhiều trƣờng hợp chủ bò không đồng ý điều trị bò bị nhiễm ký
sinh đƣờng máu do không muốn phải hủy sữa trong thời gian điều trị làm ảnh
hƣởng đến thu nhập, nhất là đối với những hộ có nhiều bò mang mầm bệnh. Việc
ngƣời chăn nuôi chƣa mạnh dạn loại thải đàn bò sữa, chƣa tuân thủ tốt việc khai báo
tình hình nhập, xuất đàn bò sữa tại nông hộ, nhất là việc nhập đàn giống không có
5
giấy chứng nhận kiểm dịch, là mối nguy hiểm cho tình hình dịch tễ đàn bò sữa trên
địa bàn thành phố.
1.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển bò sữa giai đoạn 2016 - 2020
Thực hiện Đề án nâng cao chất lƣợng đàn bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 đã đƣợc Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt
theo Quyết định số 4697/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 với các mục tiêu cụ
thể nhƣ sau:
- Quản lý tình hình chăn nuôi, dịch tễ và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn bò
sữa; tỷ lệ tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng đạt tỷ lệ trên 80%
tổng đàn và 100% diện tiêm;
- Giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn bò sữa thành phố và hỗ trợ ngƣời chăn
nuôi trong chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng,
viêm vú tiềm ẩn và các bệnh sinh sản với tỷ lệ bệnh giảm so với giai đoạn 2011 -
2015. Cụ thể: tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn < 12% (giảm 0,5% / năm), tỷ lệ nhiễm mầm
bệnh ở máu < 10% (giảm 0,3 %/ năm), tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn dƣới 45% (giảm 0,3 %
0,5% / năm), trong đó tỷ lệ 3+, 4+ dƣới 20% (giảm 1 % / năm);
- Duy trì 22 cơ sở và xây dựng mới 10 cơ sở an toàn đối với bệnh Lở mồm long
móng và duy trì vùng thành phố Hồ Chí Minh an toàn đối với bệnh Lao và Sẩy thai
truyền nhiễm;
- Áp dụng các tiêu chí thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trong chăn nuôi bò
sữa tại nông hộ. Duy trì 20 hộ mô hình điểm và nhân rộng 10 hộ mô hình điểm, phát
triển 05 mô hình mẫu theo hƣớng cơ giới hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học
công nghệ, tiến bộ mới.
1.2. Các bệnh ký sinh ở máu trên bò sữa
1.2.1. Bệnh do Anaplasma
Hình thái
Theo OIE (2015) các loài Anaplasma ban đầu đƣợc coi là các ký sinh trùng
thuộc nguyên sinh động vật, nhƣng các nghiên cứu sau này cho thấy chúng không
có đặc tính rõ rệt theo mô tả này. Từ tái bản cuối cùng đƣợc chấp nhận của phân
6
loài vào năm 2001, họ Anaplasmataceae (bộ Rickettsiales). Bệnh biên trùng do
nhiễm với loài Anaplasma marginale. Một loài thứ nhì, A. centrale, cũng đã đƣợc
ghi nhận từ trƣớc.
Năm 1996, Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng mô tả rằng Anaplasma có
dạng nhƣ cầu khuẩn, chấm tròn, có khi hình bầu dục. Kích thƣớc 0,5 - 0,6 µm có
khi 0,2 - 0,5 µm. A. marginale gây bệnh nặng hơn, kích thƣớc 0,2 - 0,5 µm, ký sinh
chủ yếu ở rìa hồng cầu. A. centrale có kích thƣớc lớn hơn 0,4 - 0,95 µm, 90% ký
sinh giữa hồng cầu.
Hình a Hình b
Hình 1.1. Tiêu bản máu nhiễm Anaplasma marginale (hình a) và Anaplasma
centrale (hình b).
(Shinobu và cs, 2000)
Theo một số tác giả nghiên cứu tại Việt nam:
Anaplasma có dạng hình cầu, chấm tròn, có khi hình bầu dục. Kích thƣớc 0,2 -
0,5 µm. A. marginale gây bệnh nặng hơn, ký sinh chủ yếu ở rìa hồng cầu. A.
centrale ký sinh ở giữa hồng cầu (Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng, 1996).
Rất khó phân loại hai loài này bằng hình thể, ngƣời ta chỉ phân biệt chúng qua vị
trí ký sinh. Quan sát dƣới kính hiển vi điện tử thấy Anaplasma có một màng bao bọc
mỏng, bên trong nhân gồm sáu khối nhiễm sắc. Khi nhuộm Anaplasma bắt màu đỏ,
thƣờng chỉ có một Anaplasma trong một hồng cầu. Trƣờng hợp những con mắc bệnh
nặng sẽ có tới 70% hồng cầu bị phá vỡ (Phạm Sỹ Lăng và và Phan Địch Lân, 2000).
7
Chu kỳ phát triển
Anaplasma tồn tại một thời gian dài trong ve, khi ve hút máu hoặc thay đổi vật
chủ, Anaplasma sẽ xâm nhập vào máu, vào hồng cầu và gây bệnh. Ve và ruồi truyền
Anaplasma một cách cơ học. Ngoài ra, Anaplasma có thể đƣợc truyền từ gia súc
này cho gia súc khác do dùng kim chích sát trùng chƣa kỹ, do truyền máu hoặc do
chuyển cấy phôi …
Vòng đời của Anaplasma có hai giai đoạn phát triển:
Giai đoạn phát triển vô tính xảy ra ở cơ thể của vật chủ cuối cùng (bò và một số
thú nhai lại). Sự sinh sản của chúng trong hồng cầu theo phƣơng thức phân đôi.
Giai đoạn phát triển hữu tính ở vật chủ trung gian là một số loại ve cứng
(Ixodidae). Khi ve hút máu bò bệnh Anaplasma xâm nhập vào ve, chúng sẽ phát triển
về số lƣợng trong ống tiêu hóa và hệ bạch huyết của ve, sau đó mầm bệnh lên tuyến
nƣớc bọt và buồng trứng của ve. Khi vào buồng trứng, mầm bệnh sẽ truyền sang thế hệ
ve đời sau và vẫn truyền lây đƣợc cho bò. Tóm lƣợc giai đoạn phát triển ở hình 1.2.
Hình 1.2. Chu kỳ phát triển của Anaplasma marginale
(Zahid, 2014)
Dịch tễ học
Từ tái bản cuối cùng đƣợc chấp nhận của phân loài vào năm 2001, họ
Anaplasmataceae (bộ Rickettsiales) đƣợc biết là gồm có bốn giống là Anaplasma,
Ehrlichia, Neorickettsia, và Wolbachia. Giống đƣợc sửa đổi của Anaplasma hiện
8
nay gồm có Anaplasma marginale là loài thuộc giống này, A. phagocytophilum
(trƣớc kia là Ehrlichia phagocytophila, E. equi và tác nhân không phân loại của
bệnh granulocytic ehrlichiosis ở ngƣời), A. platys và A. bovis. Bệnh biên trùng là
kết quả của bị nhiễm với Anaplasma marginale và A. centrale. Việc chúng thực sự
là đại diện cho hai loài, thì chƣa đƣợc nghiên cứu rõ.
Các loài Anaplasma truyền lây cả theo cơ học lẫn theo sinh học, bởi các trung
gian truyền lây là loài chân đốt. Các xem xét dựa vào nghiên cứu cẩn thận về các
thực nghiệm gây nhiễm, đã báo cáo có đến 19 loài ve khác nhau có khả năng truyền
lây A. marginale (Kocan và cs, 2004). Các loài ve này gồm: Argas persicus,
Ornithodoros lahorensis, Boophilus annulatus, B. calcaratus, B. decoloratus, B.
microplus, Dermacentor albipictus, D. andersoni, D. hunteri, D. occidentalis, D.
variabilis, Hyalomma excavatum, H. rufipes, Ixodes ricinus, I. scapularis,
Rhipicephalus bursa, R. evertsi, R. sanguineus và R. simus.
Các ổ dịch Anaplasmosis trên bò thƣờng do bị nhiễm bởi Anaplasma
marginale. Anaplasma centrale có khả năng gây ra mức độ thiếu máu trung bình,
nhƣng các ổ dịch lâm sàng trên thực địa thì cực kỳ hiếm. Loài mới của Anaplasma,
A. phagocytophilum và A.bovis (Dumler và cs, 2001), với nguồn lây nhiễm là các
động vật gặm nhấm, gần đây đƣợc báo cáo là gây nhiễm ở gia súc, tuy nhiên không
gây bệnh lâm sàng.
Anaplasma marginale hiện diện trong hầu hết các quốc gia vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới, và trong một số vùng ôn đới. Anaplasma centrale đƣợc mô tả đầu tiên
ở Nam Phi. Vi sinh vật này sau đó đã đƣợc báo cáo ở các quốc gia khác - bao gồm
Úc và một số quốc gia ở Nam Mỹ, Đông Nam Á và Trung Đông (Gualito, 2010)
Một số loài côn trùng có thể truyền Anaplasma bằng phƣơng pháp cơ giới. Các
loài mòng thuộc họ Tabanidae, các loài ruồi hút máu cũng có thể truyền đƣợc
Anaplasma.
Các loài động vật nhai lại cảm nhiễm với Anaplasma bao gồm: trâu, bò, dê,
cừu, hƣơu, nai, lạc đà. Bệnh đƣợc tìm thấy ở Nam Trung Bộ, Bắc Bộ, nông trƣờng
Ba Vì, nông trƣờng Mộc Châu, vùng ven thành phố Hồ Chí Minh, Đức Trọng và
9
Sông Bé (Phạm Sỹ Lăng - Phan Địch Lân, 1999).
Cơ chế tác động
Trong quá trình ký sinh, Anaplasma gây bệnh trên trâu bò bằng cách:
Chúng chiếm đoạt chất dinh dƣỡng trong hồng cầu để phát triển và sinh sản,
làm cho hồng cầu biến dạng, nhạt màu và tan vỡ.
Độc tố của Anaplasma tác động lên hệ thần kinh của bò dẫn đến thú bị sốt cao
(40 - 41o
C) kéo dài trong suốt thời kỳ bệnh (Phạm Sỹ Lăng - Phan Địch Lân, 1999).
Triệu chứng lâm sàng
Thể cấp tính: thời gian nung bệnh của Anaplasma từ 5 - 17 ngày. Nhiệt độ cơ
thể thú có thể tăng lên đến 40 - 41o
C, sốt gián đoạn, tim đập nhanh 100 - 115 lần/
phút, bò thở nhanh, khó thở, nƣớc mũi chảy liên tục, lƣợng sữa giảm đột ngột hoặc
giảm hẳn. Niêm mạc lúc đầu đỏ sậm sau nhợt nhạt, hoàng đản. Nƣớc tiểu có màu
vàng. Thú thƣờng chết trong giai đoạn này (Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng,
1996).
Trong thời gian nung bệnh, các hồng cầu bị nhiễm gia tăng và bị loại thải bởi
các tế bào lƣới nội mô, gây ra thiếu máu và hoàng đản mà không tăng huyết sắc tố
niệu. Bệnh nhiễm gây ra thêm các triệu chứng lâm sàng nhƣ sốt, giảm thể trọng, sẩy
thai và lờ đờ (Rymaszewska và Grenda, 2008).
Brumpt (1982) qua nghiên cứu cho thấy một số trƣờng hợp bò chết sau khi
nhiễm bệnh từ 4 - 5 ngày, đặc biệt là trƣờng hợp nhiễm ghép giữa Anaplasma và
Babesia. Raplph và Abram (1991) cho rằng bệnh Anaplasma đặc trƣng ở thể cấp
tính là sốt, thiếu máu, yếu ớt, táo bón, niêm mạc vàng, kém ăn, suy nhƣợc, mất
nƣớc và khó thở. Những con sống sót sau cơn bệnh cấp tính thƣờng bình phục
chậm, gây thiệt hại về sữa và thịt, tỷ lệ chết thƣờng là 70% (Phạm Sỹ Lăng, 2000).
Bệnh do Anaplasma ở bò có các triệu chứng thể hiện là sốt kéo dài 4 đến 10
ngày, kém ăn, mất thể trọng, lờ đờ, ho và gia tăng nhịp thở, nhịp tim, sẩy thai, giảm
sản xuất sữa và giảm chất lƣợng tinh dịch (Tefi, 2015)
Thể mãn tính: thú gầy, lông xơ xác, rụng dần từng đám. Niêm mạc nhợt nhạt,
hố mắt trũng sâu, có ghèn, nƣớc mắt chảy liên tục.
10
Bệnh tích
Xác chết gầy, quanh thận và tim không có mỡ. Máu loãng, lách sƣng mềm,
nƣớc tiểu vàng, tim bị xuất huyết. Vùng ngực và các nơi khác có thể bị thủy thũng
(Nguyễn Trọng Nội và cs, 1980).
Qua quan sát 32 bò đƣợc mổ khám, Nguyễn Hữu Ninh và Nguyễn Ngọc Cảnh
(1963) thấy bò gầy rạc, niêm mạc có hoàng đản, máu loãng, nhợt nhạt. Trong xoang
ngực và bụng có tƣơng dịch màu vàng. Hạch lâm ba trƣớc vai và đùi sƣng, mổ ra có tụ
huyết và thủy thũng. Đặc biệt bao tim có điểm xuất huyết và có dịch vàng, tim to và
nhão, nhợt nhạt, mặt ngoài tim và tâm thất có chấm xuất huyết. Lá lách sƣng mềm, nhợt.
Niêm mạc dạ cỏ, dạ tổ ong bị rộp và lá sách khô cứng dễ bóc (Phạm Sỹ Lăng, 2000).
1.2.2. Bệnh do Babesia
Hình thái
Hình 1.3. Tiêu bản máu nhiễm Babesia bovis
(Shinobu, 2000)
Có hai loài Babesia gây bệnh cho bò là Babesia bigemina (Smith và Kilborne,
1893) và Babesia bovis (Babes, 1888). Ngoài ra còn có Babesia argentina, nhƣng
hiện nay cũng đƣợc gọi là Babesia bovis (Hoyte, 1976). Hình dạng và kích thƣớc
của Babesia trên bò thay đổi tùy loài.
Babesia bigemina ký sinh trong hồng cầu, có dạng hình quả lê, hình tròn, hình
ô van hoặc các hình dạng khác thƣờng khác nhƣng dạng đặc trƣng là hình quả lê
cặp đôi. B.bigemina thuộc nhóm Babesia lớn (Mahoney, 1977), chúng có kích
11
thƣớc từ 4 -5 µm chiều dài và 2-3 µm chiều rộng.
Merozoites của Babesia bovis ở trong hồng cầu chúng thƣờng có dạng hình lê,
tròn hoặc hình thái khác thƣờng. Chúng thuộc loài Babesia nhỏ, có kích thƣớc từ
2,4 x 1,5 µm. Không bào thƣờng có hình vòng sáng. Merozoites thƣờng nằm giữa
hồng cầu (Kaufmann, 1996).
Mẫu máu của bò bệnh thƣờng thấy từ một đến hai ký sinh trùng trong một
hồng cầu, cá biệt có trƣờng hợp có đến sáu ký sinh.
Chu kỳ phát triển
Chu kỳ phát triển của Babesia đƣợc chia làm 2 giai đoạn (Hình 1.4):
Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của Babesia bigemina
(Zahid, 2014)
Giai đoạn ký sinh trong cơ thể bò: Ký sinh trùng sinh sản theo phƣơng thức vô
tính, từ một Babesia trƣởng thành sinh sản tiếp tục nhƣ vậy, sau một thời gian số
lƣợng Babesia tăng lên rất nhanh trong máu.
Giai đoạn hữu tính xảy ra trong vật chủ trung gian là một số loài ve cứng. Ve
hút máu trâu bò có Babesia trong hồng cầu, có cả merozoite, microgametocyte (tiền
giao tử đực) và macrogametocyte (tiền giao tử cái) vào ruột ve. Ở ruột ve, các
12
merozoite đều bị chết, trong khi đó microgametocyte và macrogametocyte sẽ biến
thành microgamete (giao tử đực) và macrogamete (giao tử cái). Hai bào tử này kết
hợp tạo thành zygote (hợp tử). Hợp tử xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột của ve và
bắt đầu sinh sản vô tính để giải phóng nhiều sporozoite.
Sau đó các sporozoite xâm nhập vào buồng trứng của ve. Mầm bệnh có thể
truyền cho thế hệ sau của ve. Khi ve chứa mầm bệnh hút máu, sporozoite xâm nhập
vào hồng cầu bò và chu kỳ sinh sản tiếp tục (Lê Hữu Khƣơng, 2012).
Dịch tễ học
Bệnh xảy ra trên trâu, bò, dê, cừu,… ở mọi lứa tuổi, bệnh xảy ra ở hầu hết các
nƣớc trên thế giới: châu Âu, Úc, Á, Phi, Mỹ La Tinh. Bệnh do Babesia gây nên còn
đƣợc gọi là bệnh sốt Texas (châu Mỹ), bệnh do ve truyền (châu Úc) hay sốt do ve
hoặc sốt nƣớc tiểu đỏ (châu Phi).
Theo Caillow (1985), mùa phát triển của ve ảnh hƣởng đến mùa lây lan của
bệnh. Ở các khu vực có ve hoạt động mạnh, tỷ lệ bò bị nhiễm Babesia cao và gây
nhiều thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi bò sữa (Phạm sỹ lăng, 2000).
Bò bị nhiễm Babesia đƣợc nuôi trong điều kiện nhiệt độ lạnh, thiếu thức ăn nhất
là thức ăn xanh sẽ bị giảm sức đề kháng dẫn đến tình trạng bò bệnh ở thể cấp tính và
gây chết.
Triệu chứng lâm sàng và tác hại của bệnh
Babesiosis thƣờng phát sinh ở hầu hết các vật chủ, nhƣng tỷ lệ chết ở gia súc
lớn cao hơn ở gia súc non (Levine, 1985). Thời gian ủ bệnh từ 8 - 15 ngày hoặc ít
hơn. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là tăng nhiệt độ 39,8 - 42o
C.
Thú sốt cao liên tục trong nhiều ngày, thân nhiệt từ 39,80
C có khi lên đến
42,2o
C. Thú bị thiếu máu do Babesia phá vỡ hồng cầu (Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu
Khƣơng, 1996). Thú bỏ ăn, ngừng nhai lại, khó thở, nhịp tim tăng, chảy nƣớc mắt,
nƣớc mũi, lƣợng sữa giảm hẳn.
Sau khi phát bệnh 2 - 3 ngày, thú tiểu ra huyết sắc tố. Do Babesia phá hoại rất
nhiều hồng cầu nên huyết sắc tố thoát ra ngoài, lọc qua thận vào nƣớc tiểu làm cho nƣớc
tiểu có màu đỏ. Khi có ít huyết sắc tố thì nƣớc tiểu có màu vàng thẫm, cuối cùng nƣớc
13
tiểu màu đỏ và có khi đen nhƣ nƣớc cà phê (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996).
Babesia ký sinh ở trong hồng cầu, khi phát triển và sinh sản sẽ làm biến dạng
và vỡ hồng cầu. Chúng lấy chất dinh dƣỡng từ hồng cầu làm hồng cầu có màu nhợt
nhạt, lƣợng sắc tố giảm, hoặc chúng tiết độc tố gây rối loạn trung khu điều nhiệt, bò
bệnh sẽ sốt cao liên tục hàng tuần. Hồng cầu bị vỡ hàng loạt sẽ giải phóng huyết sắc
tố, lƣợng huyết sắc tố quá cao trong máu sẽ thải qua thận làm cho nƣớc tiểu có màu
đỏ sẫm (Lapage, 1968).
Bệnh tích
Bệnh tích thƣờng thấy ở máu và lách. Xác gầy, niêm mạc nhợt nhạt, xoang
phúc mạc có nhiều dịch màu hồng nhạt, máu loãng khó đông.
Phổi có phù thũng nhẹ. Gan và túi mật sƣng to. Dịch mật đặc, có bọt màu xanh
đen. Bàng quang chứa nƣớc tiểu màu vàng thẫm đỏ. Thận có thể sƣng.
Các hạch lâm ba sƣng, thủy thũng, có thể kiểm tra qua hạch trƣớc vai và trƣớc
đùi. Hồng cầu và huyết cầu tố đều giảm xuống rất nhanh, chỉ sau 3 - 5 ngày có thể
giảm đi 60 - 70% so với trạng thái sinh lý bình thƣờng (Phạm sỹ lăng, 2000).
Quan sát của Levin (1985), ở gia súc bị bệnh lách sƣng to, mềm nhũn, vùng tủy bị
xám đen màu của máu thiếu oxy. Phổi có phù thũng. Gia súc thƣờng tiêu chảy hoặc táo
bón, phân có màu vàng nâu. Gia súc bị bệnh cấp tính hoặc á cấp tính ghép với các bệnh
khác thì ít khả năng sống, chúng trở nên gầy còm và chết.
1.2.3. Bệnh do Trypanosoma evansi
Hình thái
Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1999), Trypanosoma evansi là một
đơn bào nhỏ, hình mũi khoan có kích thƣớc 18 – 34 x 2,5 µm. Chúng di động trong
máu nhờ màng rung đƣợc hình thành bởi roi bắt nguồn từ phía sau thân chạy vòng
quanh thân giúp cho Trypanosoma di chuyển rất nhanh trong máu vật chủ.
Trypanosoma ký sinh trong máu và nằm ngoài hồng cầu.
14
Hình 1.5. Tiêu bản máu nhiễm Trypanosoma evansi
(Desquesnes, 2013)
Trypanosoma sinh sản trực phân, theo chiều dọc và cấp số nhân, do đó số
lƣợng Trypanosoma sẽ tăng rất nhanh sau khi xâm nhập vào máu ký chủ.
Cách truyền lây
Trypanosoma đƣợc truyền cơ giới do ruồi trâu (Tabanus), mòng
(Stomoxys)…, chúng không có chu kỳ tiến hóa ở côn trùng môi giới. Tóm lƣợc chu
kỳ phát triển ở hình 1.6.
Hình 1.6 Chu kỳ phát triển chung của Trypanosoma spp.
(Pierre Dorny, 2013)
Bệnh
truyền cơ
giới do
ruồi,
mòng.
Sinh sản
trong cơ
thể ký
chủ.
15
Trypanosoma có thể sống ở vật môi giới từ 24 - 44 giờ, nếu ruồi trâu chƣa
kịp truyền Trypanosoma cho gia súc khác thì chúng sẽ bị chết ở vòi hút của côn
trùng, vì vậy mùa phát bệnh có liên quan chặt chẽ với mùa côn trùng hoạt động.
Ruồi thƣờng bắt đầu xuất hiện vào tháng 5, cao điểm là tháng 6 - 9, sau đó thời tiết
thay đổi lạnh dần thì số lƣợng côn trùng truyền bệnh dần dần giảm đi (Phạm Văn
Khuê - Phan Lục, 1996).
Dịch tễ học
Các loài mòng họ Tabanidae và ruồi hút máu họ Stomoxydinae đóng vai trò
môi giới truyền. Hiện nay ngƣời ta phát hiện trên 1.000 loài mòng họ Tabanidae ở
hầu hết các vùng sinh thái trên trái đất, đặc biệt phong phú ở các nƣớc nhiệt đới
Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ (Lapage,1968).
Theo Phan Địch Lân (1974), ở Việt Nam đã phát hiện đƣợc 65 loài mòng
thuộc họ Tabanidae, trong đó có 44 loài đã đƣợc phân loại đến loài thuộc cả 3 giống
trên và 4 loài loài ruồi hút máu thuộc 3 giống Stomoxys, Liperosia và Bdellolarynx
là vật chủ môi giới truyền bệnh tiên mao trùng cho gia súc.
Phan Địch Lân (1985) nghiên cứu ve ở thú hoang và thú nuôi cho biết ở
miền Bắc nƣớc ta có 47 loài, trong đó có nhiều loài mới mà các nhà khoa học
trƣớc đây chƣa gặp tại Việt Nam. Đồng thời, các tác giả cũng phát hiện đƣợc
28 loài ve cứng ký sinh trên các loài gia súc: trâu có 22 loài, bò có 13 loài và
chó có 19 loài.
Theo báo cáo của Hà Viết Lƣợng (1998), côn trùng môi giới truyền bệnh ký
sinh trùng đƣờng máu ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gồm những loài sau:
Tabanus rubidus, Tabanus klangsuensis, Tabanus striatutus, Chrysop - dispar,
Stomoxys calcitrans. Trong đó có 3 loài thuộc giống Tabanus và một loài ruồi
Stomoxys calcitrans rất phổ biến ở các vùng nghiên cứu, riêng loài Chrysop –
dispar không thấy ở vùng cao nguyên.
Trong tự nhiên, T. evansi ký sinh ở hầu hết các loài thú nuôi và thú hoang, phổ
biến là ở trâu, bò, ngựa, hƣơu, nai, voi, hổ, báo, sƣ tử,….
16
Bệnh thƣờng xảy ra vào mùa hè, mùa mƣa khí hậu ấm áp, nƣớc nhiều, ve
mòng hoạt động nhiều.
Trâu bò nhiễm ở mọi lứa tuổi nhƣng chủ yếu nhiễm ở lứa tuổi từ 3 - 8 năm.
Ở nƣớc ta, bệnh đƣợc phát hiện trên trâu, bò, ngựa ở tất cả các vùng sinh thái
khác nhau: đồng bằng, ven biển, miền núi, trung du.
Bệnh thƣờng phân bố ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới: châu Á, Bắc và Tây
châu Phi, châu Âu. Ngoài ra còn thấy ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và châu Úc.
Cơ chế gây bệnh
Trypanosoma gây bệnh trên trâu bò theo 2 cách:
- Chúng lấy đi chất dinh dƣỡng (đạm, đƣờng, chất béo, chất khoáng) từ máu của
ký chủ bằng phƣơng thức thẩm thấu để duy trì sự hoạt động và sinh sản.
- Hoặc chúng tạo ra độc tố Trypanotoxis tác động lên hệ thần kinh trung ƣơng
của thú gây rối loạn trung khu điều nhiệt làm thú sốt cao và gián đoạn.
Triệu chứng lâm sàng
- Thể cấp tính: trâu bò bị nhiễm Trypanosoma có biểu hiện sốt cao và gián
đoạn, thú sốt cao 1 - 2 ngày ở 40 - 410
C, sau đó thân nhiệt thú trở lại bình thƣờng
trong 2 - 6 ngày (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996). Sở dĩ có triệu chứng sốt gián
đoạn là do Trypanosoma luôn thay đổi kháng nguyên. Hồng cầu giảm xuống trong
khoảng 3,63 - 4,54 triệu/mm3
trong giai đoạn thú sốt. Bạch cầu tăng từ 6.500 -
15.400/mm3
(Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng, 1996). Niêm mạc mắt nhợt
nhạt, mí mắt sƣng có hiện tƣợng hoàng đản.
- Vào thời kỳ cuối, một số trâu bò bị thủy thũng. Trâu bò mang thai có thể bị
sẩy thai.
- Thể mãn tính: thú gầy rạc, lông dựng đứng xơ xác, mắt hõm sâu, cơ bắp teo
dần, niêm mạc nhợt nhạt và hoàng đản, giảm sức đề kháng với các bệnh khác.
Bệnh tích
Xoang phế mạc, phúc mạc và tâm mạc chứa dịch màu vàng, vùng bị thủy
thũng chứa nhiều dịch nhầy giống keo. Thịt nhão và ƣớt. Mỡ mềm và vàng thẫm.
Tim nhão, ƣớt, sƣng to, tụ máu lấm tấm và đáy tim thủy thũng. Phổi tụ máu thành
17
từng đám. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và đoạn cuối ruột già tụ máu tím bầm. Lách
và gan sƣng to.
1.2.4. Bệnh do Theileria
Hình thái
Theileria ký sinh ở gia súc thƣờng có hình tròn nhỏ, hình trứng, hình dạng bất
thƣờng hoặc có hình dạng giống vi khuẩn. Theileria annulata trong hồng cầu có
dạng tròn, oval, có khi có hình que, hình dấu phẩy, kích thƣớc 0,5 µm. Theileria
parva trong hồng cầu có dạng hình gậy, kích thƣớc 1,5 - 2,0 x 0,5 - 1,0 µm, có khi
có dạng tròn, oval, dấu phẩy nhọn. Theileria lestoquardi trong hồng cầu có hình
tròn hay oval, dạng tròn có kích thƣớc 0,6 - 2,0 µm, dạng dài hơn 1,6 µm (Lƣơng
Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng, 1996).
Hình 1.7. Tiêu bản máu nhiễm Theileria
(Shinobu và cs, 2000)
Chu kỳ phát triển
Theileria có 2 giai đoạn phát triển: giai đoạn sinh sản vô tính xảy ra trong máu
của trâu, bò, theo phƣơng thức mọc nhánh, rồi tách đôi. Quá trình sinh sản hữu tính
thực hiện trong cơ thể của các loài ve thuộc họ ve cứng Ixodidae (chúng phát triển
tƣơng tự nhƣ Babesia trong ve).
Ngoài ra, Theileria còn ký sinh ở bạch cầu, có dạng một nang chứa khoảng 8 -
12 bào tử (Sporozoite) nằm trong nguyên sinh chất của bạch cầu, nhuộm Giemsa
18
bắt màu đỏ tím, có hình phẩy, đƣợc gọi là thể “Koch“. Đây là dạng đặc biệt có thể
căn cứ vào đó để phân biệt với Babesia và Anaplasma (Phạm Sỹ Lăng - Phan Địch
Lân, 1999).
Dịch tễ học
Theileria ký sinh và gây hại cho các loài động vật nhƣ: trâu, bò nhà, bò rừng,
hƣơu, nai, dê, cừu.
Ở nƣớc ta, tỷ lệ nhiễm Theileria ở vùng đồng bằng thấp hơn ở vùng núi và
cao nguyên. Bò nhập có tỷ lệ nhiễm cao hơn bò địa phƣơng. Thú non mắc bệnh
nặng hơn thú lớn. Bệnh giảm dần theo tuổi.
Bệnh phổ biến khắp thế giới: Trung Phi, Nam Phi, châu Á, Đông Nam châu
Âu. Theileria annulata có ở Liên Xô, một số nƣớc Trung Cận Đông, Trung Quốc.
Theileria sergenli đƣợc tìm thấy ở Trung Quốc, Triều Tiên. Theileria parva có ở
Algeri, Congo, Nigeria, Zaia, Kenya,… Bệnh do Theileria mutans hiện còn ở Ấn
Độ, Indonesia, Việt Nam…
Cơ chế tác động
Theileria gây bệnh trên bò theo những cơ chế sau:
- Theileria xâm nhập vào hồng cầu bò, chúng phát triển, sinh sản vô tính, làm
hồng cầu biến dạng và tan vỡ dẫn đến thú gầy yếu, thiếu máu.
- Độc tố của Theileria tác động lên não, gây sốt cao ở 40 - 41o
C trong giai đoạn
đầu, sau đó giảm dần và bệnh chuyển từ thể cấp tính sang thể mãn tính. Ngoài ra,
độc tố có thể tác động đến niêm mạc dạ dày, gây viêm tróc niêm mạc dạ tổ ong, khô
cứng dạ lá sách và viêm ruột.
Triệu chứng lâm sàng
Thời kỳ nung bệnh từ 14 - 20 ngày hoặc 4 tuần. Triệu chứng bệnh ở thú phụ
thuộc vào mức độ nhiễm. Trong giai đoạn sinh sản vô tính, thú có biểu hiện sốt cao
ở 41o
C và thƣờng tăng cao vào ngày thứ 3, kéo dài 4 - 5 ngày. Nếu không can thiệp
kịp thời thú có thể chết. Tỷ lệ chết có thể lên đến 90%. Qua giai đoạn sốt, thân nhiệt
thú giảm và có triệu chứng tiêu chảy sau 7 ngày. Hoàng đản nhẹ, nƣớc tiểu có hồng
cầu (Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng, 1996).
19
Bệnh tích
Phổi phù thũng, gan sƣng, lách và các hạch bạch huyết viêm, sƣng to. Thận và
các mô bị sung huyết. Viêm dạ múi khế. Tim xuất huyết. Niêm mạc đƣờng tiêu hoá
loét.
1.3. Các phƣơng pháp chẩn đoán bệnh ký sinh đƣờng máu
Ở nƣớc ta, do điều kiện trang thiết bị chƣa cao nên các phòng chẩn đoán ở
trung ƣơng và địa phƣơng hiện chỉ sử dụng các kỹ thuật đơn giản để chẩn đoán ký
sinh, chƣa có điều kiện áp dụng các phƣơng pháp miễn dịch để chẩn đoán bệnh
(Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2000).
Ngày nay, những phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại đã giúp cho việc chẩn đoán
các bệnh ký sinh đƣờng máu đạt đƣợc độ chính xác cao có thể trên 95% nhƣ phƣơng
pháp polymerase chain reaction (PCR), latex, phƣơng pháp miễn dịch huỳnh quang
gián tiếp (IFAT). Trong đó phƣơng pháp PCR là một trong những phƣơng pháp mới và
có hiệu quả cao trong công tác chẩn đoán nhƣng nó đòi hỏi phải có trang bị và phƣơng
tiện đắt tiền, kỹ thuật phải chính xác (Phạm Sỹ Lăng, 2002).
1.3.1. Phƣơng pháp xem tƣơi
Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2000), sử dụng một phiến kính sạch
khô, nhỏ lên đó một vài giọt dung dịch chống đông máu (natri citrat). Dùng kéo cắt
lông sát trùng tĩnh mạch tai. Lấy một giọt máu cho lên lame, phủ lamel lên và quan
sát với độ phóng đại 10 x 40. Trypanosoma sẽ di chuyển giữa các hồng cầu nếu có.
Tuy nhiên, phƣơng pháp này có độ chính xác chỉ đạt khoảng 70%.
1.3.2. Phƣơng pháp phết kính nhuộm Giemsa
Lấy máu tĩnh mạch cổ hoặc tĩnh mạch tai, phết tiêu bản dàn mỏng. Cố định
bằng cồn methanol, nhuộm giem sa và kiểm tra dƣới kính hiển vi với độ phóng đại
1.000 lần để tìm ký sinh trùng đƣờng máu.
Lấy dịch trong hạch lâm ba nhuộm Romanopsky để phát hiện Theileria spp., độ
chính xác trong chẩn đoán đạt 80%. Phƣơng pháp này có thể phát hiện bào tử của
Theileria spp. trong bạch cầu của bò. Độ chính xác trong phát hiện bệnh do Anaplasma
đạt 85%; Trypanosoma và Babesia đạt 80% (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2000).
20
Các mẫu lấy từ bò sống, bao gồm các mẫu máu phết mỏng trên kính và máu thu
thập đƣợc trong chất kháng đông. Các mẫu máu phết kính để khô trong không khí sẽ
giữ đƣợc hoàn hảo ở nhiệt độ phòng ít nhất 1 tuần. Mẫu máu trong chất kháng đông
nên đƣợc bảo quản và vận chuyển ở 4o
C, nếu không phải đƣợc đƣa đến phòng thí
nghiệm trong vòng vài giờ. Mẫu này có thể dùng cho việc phết kính, nếu các mẫu loại
khác gởi đến là không hoàn hảo. Ngƣợc lại với Babesia bovis, Anaplasma không tích
tụ trong các mao mạch, do vậy máu lấy từ tĩnh mạch cảnh hay mạch máu lớn khác là
thích hợp.
Các mẫu máu đƣợc nhuộm với màu Giemsa 10%, trong khoảng 30 phút, sau khi
cố định trong methanol nguyên chất trong khoảng 1 phút. Sau khi nhuộm màu, các
mẫu đƣợc rửa xả ba hay bốn lần với nƣớc sạch để loại bỏ màu còn dƣ, và sau đó để
khô trong không khí. Các điều kiện cho nhuộm màu Giemsa khác nhau giữa các
phòng thí nghiệm. Các màu nhuộm thƣơng mại tiện cho nhuộm màu Anaplasma
nhanh chóng hiện có sẵn trong một số quốc gia (Màu nhuộm thƣơng mại, bao gồm
Camco-Quik and Diff-Quik, Baxter Scientific Products, McGaw Park, Illinois, USA,
và Hema 3 and Hema-Quik, Curtin-Matheson, Houston, Texas, USA). Các mẫu đƣợc
kiểm tra dƣới lớp dầu ở độ phóng đại x 700 - 1.000 (Gualito, 2015)
Anaplasma marginale thể hiện là các thể đặc, tròn và đậm màu trong hồng cầu,
có đƣờng kính khoảng 0,3 - 1,0 µm. Hầu hết các thể này nằm trong hay gần với viền
của hồng cầu. Đặc tính này giúp phân biệt giữa A. marginale với A. centrale, do hầu
hết các A. centrale thƣờng nằm trong hồng cầu ở gần trung tâm hơn. Tuy nhiên, đặc
biệt là khi nhiễm rickettsia máu thấp, việc phân biệt hai loài này trong các mẫu có thể
khó khăn (Kreier và Ristic, 1963; Stich và cs, 2004).
Phƣơng pháp truyền thống để nhận diện tác nhân gây bệnh ở thú bị nhiễm
Babesia là kiểm tra bằng kính hiển vi các mẫu máu phết kính dày và mỏng, đƣợc
nhuộm màu, nhƣ màu Giemsa (Thuốc nhuộm Romanowsky - Giemsa 10% trong
môi trƣờng PBS (phosphate buffered saline). Độ nhạy của kỹ thuật này có thể phát
hiện tình trạng nhiễm ký sinh trùng máu đến mức thấp là 1 ký sinh trùng trong 106
hồng cầu.
21
Các mẫu máu phết kính dày đƣợc chuẩn bị bằng đặt một giọt máu nhỏ (khoảng
50 µl) lên một phiến kính sạch. Giọt máu này sau đó đƣợc làm khô trong không khí,
đƣợc cố định bằng nhiệt ở 80o
C trong 5 phút, và đƣợc nhuộm với Giemsa 10% trong
15 - 20 phút. Các mẫu máu không nhuộm màu sẽ không đƣợc bảo quản với các dung
dịch formalin vì có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng nhuộm màu.
Việc phân biệt loài thực hiện tốt trong các mẫu phết kính mỏng, nhƣng kém
trong các mẫu phết kính dày. Kỹ thuật này thƣờng đủ để phát hiện bệnh nhiễm cấp
tính, nhƣng không phát hiện đƣợc thú mang trùng khi tình trạng ký sinh trùng trong
máu thƣờng rất thấp. Việc nhận diện và phân biệt ký sinh trùng có thể đƣợc cải thiện
bằng sử dụng màu huỳnh quang, nhƣ màu cam acridine thay cho Giemsa.
1.3.3. Phƣơng pháp tiêm truyền chuột bạch
Lấy máu ở tĩnh mạch tai của trâu bò nghi bệnh cho vào ống nghiệm có chứa
citrat natri 3,8%, sau đó tiêm máu vừa thu đƣợc vào phúc mạc chuột thí nghiệm và
theo dõi từ 15 – 30 ngày. Kiểm tra máu chuột thí nghiệm, nếu trong máu chuột có
hiện diện mầm bệnh chứng tỏ trâu bò đã bị nhiễm bệnh.
Phƣơng pháp tiêm truyền động vật có thể cho độ chính xác cao (100%) đối với
bệnh do Trypanosoma evansi. Tuy nhiên, tốn công sức cho việc chăm sóc thú thí
nghiệm và theo dõi trong thời gian dài (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2000).
1.3.4. Phƣơng pháp tập trung
Dựa vào nguyên lý Babesia thƣờng ký sinh trong hồng cầu non, khi ly tâm
hồng cầu non tập trung ở đáy. Lấy máu cho vào ống hematocrit, sau khi ly tâm phần
đáy là hồng cầu non. Tìm Babesia ở phần tập trung hồng cầu non.
1.3.5. Phƣơng pháp ngƣng kết (card agglutination test - CAT)
Dùng kháng nguyên sống trong máu động vật cảm nhiễm (bê, thỏ). Sau đó nhỏ
một giọt huyết thanh của động vật nghi bệnh và trộn với giọt máu có kháng nguyên
sống của động vật cảm nhiễm. Nếu huyết thanh có kháng thể tƣơng ứng sẽ có
ngƣng kết xảy ra.
Bản chất của phƣơng pháp là ngƣng kết trực tiếp trên phiến polyethylen. Phƣơng
pháp này có độ chính xác trong phát hiện Trypanosoma là 70 - 80%; Babesia,
22
Anaplasma và Theileria đạt 90 - 95% (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2000).
1.3.6. Phƣơng pháp huỳnh quang gián tiếp (indirect immunofluorescen test –
IFA)
Dùng chất phát quang để phát hiện phản ứng kháng nguyên và kháng thể.
Kháng nguyên đã biết đƣợc nuôi cấy từ động vật thí nghiệm. Kháng thể có trong
huyết thanh gia súc nghi bệnh. Kiểm tra trên kính hiển vi huỳnh quang. Phản ứng
dƣơng tính khi có phát màu huỳnh quang của ký sinh trùng.
Phƣơng pháp này có ƣu điểm là phát hiện chính xác trâu bò bệnh ký sinh trùng
đƣờng máu, đạt 90 - 96% và phát hiện sớm đƣợc bệnh từ 5 - 6 ngày trong thời gian
ủ bệnh (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2000).
1.3.7. Phản ứng ELISA (enzyme - linked immuno sorbent assay)
Dùng kháng nguyên đã gắn enzyme, nhỏ lên vỉ 96 lỗ, sau đó cho huyết thanh
gia súc nghi ngờ vào. Sau một thời gian phản ứng, cho conjugate và subtrate vào,
tiếp tục cho chất dừng phản ứng (thƣờng là H2SO4). Đọc kết quả thông qua máy đọc
ELISA.
Phƣơng pháp này có ƣu điểm là phát hiện trâu bò bệnh ký sinh trùng đƣờng
máu đạt độ chính xác cao 90 - 98%. Tuy nhiên, phƣơng pháp này cần phải có kháng
thể hoặc kháng nguyên chuẩn (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2000).
1.3.8. Kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction)
Với độ nhạy cao, kỹ thuật PCR đƣợc coi là phƣơng pháp hiện đại nhất hiện
nay để chẩn đoán bệnh. Trong phản ứng này dùng phản ứng PCR đa mồi để chẩn
đoán cả 02 loại Babesia bigemina, B. bovis hoặc cả 3 loại Babesia bigemina, B.
bovis, Anaplasma marginale. Độ nhạy của kỹ thuật này có thể phát hiện tình trạng
nhiễm ký sinh trùng máu đến mức thấp là 1 ký sinh trùng trong 107
hồng cầu.
Các xét nghiệm dựa vào acid nucleic để phát hiện bệnh nhiễm A. marginale
trên bò đã đƣợc phát triển mặc dù chƣa đầy đủ. Độ nhạy phân tích của các phƣơng
pháp dựa vào phản ứng chuỗi phân tử (PCR) đã đƣợc ƣớc tính có thể phát hiện tình
trạng nhiễm ký sinh trùng máu mức thấp là 1 ký sinh trùng trong 106
hồng cầu,
nhƣng ở mức độ này, chỉ một phần bò mang trùng đƣợc phát hiện. Một xét nghiệm
23
nested PCR có độ nhạy và có khả năng nhận diện, đã đƣợc áp dụng để nhận diện bò
mang trùng A. marginale. Kỹ thuật này có khả năng nhận diện đến ít hơn 30 hồng
cầu bị nhiễm trong 1 ml máu, tƣơng đƣơng có thể phát hiện tình trạng nhiễm ký
sinh trùng máu đến mức thấp là 1 ký sinh trùng trong 108
hồng cầu, thấp hơn mức
độ mang trùng thấp nhất của bò. Phƣơng pháp Real-time PCR cũng đã đƣợc chỉ
định để định danh A. marginale (Carelli và cs, 2007; Decaro và cs, 2008; Reinbold
và cs, 2010) và đƣợc xem xét để thay thế Nested PCR. Thiết bị cần thiết cho Real-
time PCR thì mắc tiền, đòi hỏi phải bảo dƣỡng. Xét nghiệm Real-time PCR nhắm
mục tiêu gen 16S rRNA (Reinbold và cs, 2010) và đƣợc báo cáo đạt đƣợc một mức
độ phân tích độ nhạy tƣơng đƣơng Nested PCR (Carelli và cs, 2007; Decaro và cs,
2008; Reinbold và cs, 2010).
Xét nghiệm phản ứng PCR đã đƣợc chứng minh là rất nhạy, đặc biệt trong
phát hiện B. bovis và B. bigemina trong bò mang trùng (Buling và cs, 2007; Costa-
Junior và cs, 2006; Criado-Fornelio, 2007). Một số kỹ thuật PCR đã đƣợc mô tả mà
có thể phát hiện và phân biệt các loài của Babesia trong thú mang trùng (Buling và
cs, 2007; Criado-Fornelio, 2007). Các xét nghiệm PCR thƣờng có ích cho xác nhận
các xét nghiệm và trong một số trƣờng hợp, dùng làm xét nghiệm kế tiếp các
phƣơng pháp khác.
1.4. Một số biện pháp phòng và trị bệnh ký sinh đƣờng máu trên bò
1.4.1. Một số biện pháp phòng bệnh
Thƣờng xuyên kiểm tra đàn gia súc khi nhập, xuất đàn. Định kỳ kiểm tra máu
đàn bò mỗi năm 2 - 3 lần, phát hiện bò bệnh hoặc mang trùng để điều trị nhằm tránh
lây nhiễm mầm bệnh.
Nuôi dƣỡng chăm sóc tốt đàn bò sữa để nâng cao sức đề kháng; chuồng trại
ấm sạch mùa đông và thoáng mát mùa hè; cho ăn đúng khẩu phần đảm bảo dinh
dƣỡng.
Phun thuốc diệt côn trùng ở quanh chuồng trại theo định kỳ (1 tháng / 1 lần).
Phát quang bụi rậm, lấp vũng nƣớc, cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn để côn
trùng không có nơi cƣ trú và phát triển đƣợc.
Sử dụng một số loại thuốc hóa dƣợc để phòng bệnh ký sinh đƣờng máu cho
trâu bò theo định kỳ 2 - 3 lần / 1 năm:
24
Ở Việt Nam, chƣa sử dụng vắc xin để phòng các bệnh ký sinh đƣờng máu mà
chủ yếu sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để diệt các vật môi giới, ký chủ
trung gian và dùng các loại thuốc hóa dƣợc để điều trị gia súc bị bệnh. Phun thuốc diệt
côn trùng ở quanh chuồng trại theo định kỳ (1 tháng / 1 lần). Phát quang bụi rậm,
lấp vũng nƣớc, cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn để côn trùng không thể cƣ trú
và phát triển đƣợc.
1.4.2. Một số thuốc trị ký sinh đƣờng máu trên bò
Cơ chế tác động chung của một số thuốc kháng ký sinh đƣờng máu là tác động
trên màng tế bào của ký sinh. Một số loại thuốc có tác động gắn vào DNA làm ký sinh
bị bất động, mất khả năng gây bệnh và bị tiêu diệt trong vòng vài giờ. Một số loại
thuốc còn làm rối loạn trao đổi đƣờng của ký sinh.
Để điều trị bệnh ký sinh đƣờng máu trên bò sữa, chúng ta có thể sử dụng một
số loại thuốc nhƣ nhóm tetracycline (oxytetracycline, doxycycline, clotetracycline),
trypamidium, diminazene, naganol, acriflavin, haemosporidin, acapsin, antrycid,…
Thuốc oxytetracycline
Công thức hóa học: C22 H24 N2 O9
Công thức cấu tạo oxytetracycline:
Hình 1.8. Công thức cấu tạo của thuốc oxytetracycline
(https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/54675779#section=2D-Structure-
pubchem, 2011)
Cơ chế tác động: nhóm tetracycline thƣờng có vai trò kiềm khuẩn, nó kiềm
chế quá trình tổng hợp protein vi khuẩn bởi nó gắn vào tiểu đơn vị 30S của
25
ribosomes trong cơ thể sinh vật, theo cách này nó ngăn cản sự gắn kết ribosomes
của ARN vận chuyển. Tetracycline cũng có thể hủy bỏ sự gắn vào tiểu đơn vị 50S
của ribosomes và thêm vào đó biến đổi tính thấm màng tế bào chất của vi sinh vật.
Tetracycline ở nồng độ cao cũng có thể kìm chế tổng hợp protein ở tế bào động vật
hữu nhũ.
Phổ tác động: là kháng sinh kiềm khuẩn phổ rộng, có tác động trên vi khuẩn
Gram dƣơng, Mycoplasma, Chlamydia và Rickettsia.
Độc tính: Oxytetracycline sử dụng cho thú non có thể là nguyên nhân đổi màu
của xƣơng, vàng răng, nâu hoặc xám màu. Liều cao hay uống kéo dài có thể làm
xƣơng chậm phát triển. Trên loài nhai lại, liều cao có thể là nguyên nhân giảm nhu
động dạ cỏ và trì trệ sự nhai lại…
Liều dùng: Bò < 300 kg: Tiêm bắp 100 mg/ 10 – 15 kg P, liệu trình 3 – 5 ngày
liên tục. Bò > 300 kg: Tiêm bắp 100 mg/ 10 – 20 kg P, liệu trình 3 – 5 ngày liên tục.
Thuốc diminazene
Công thức hóa học diminazene: C14 H15 N7.
Công thức cấu tạo diminazene:
Hình 1.9. Công thức cấu tạo của thuốc diminazene
(https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/2354#section=Top-PubChem, 2005)
Công thức hóa học diminazene aceturate: C18H22N8O3
Công thức cấu tạo diminazene aceturate:
26
Hình 1.10. Công thức cấu tạo của thuốc diminazene aceturate
(https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/65060#section=Top-PubChem, 2005)
Công thức hóa học diminazene diaceturate: C22H29N9O6
Công thức cấu tạo diminazene diaceturate:
Hình 1.11. Công thức cấu tạo của thuốc diminazene diaceturate
(https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/5284544#section=Top-PubChem, 2005)
Cơ chế tác động của diminazene:
- Trong ký sinh trùng, diminazene xâm nhập vào nhân tế bào và gắn kết với
DNA. Diminazene cũng có khuynh hƣớng ngăn cản sự chuyển hóa đƣờng của ký
sinh trùng theo cách thức tƣơng tự nhƣ các loại thuốc diệt Trypanosoma khác.
- Đối với Babesia thì diminazene tác động chủ yếu lên cấu trúc và chức năng
của màng tế bào. Đặc tính đề kháng riêng của những Babesia này là yếu tố quyết
định đến khả năng tồn tại của chúng. Do đó có thể loại trừ hoàn toàn Babesia bằng
việc sử dụng liều cao diminazene. Tuy nhiên, thƣờng thì chỉ cần dùng liều lƣợng
27
bình thƣờng cũng có thể điều trị khỏi mà không bị tái phát.
Phổ tác động:
- Diminazene tác động trực tiếp đến Trypanosoma và Babesia. Ngoài ra nó cũng
có đặc tính kháng khuẩn, đặc biệt là đối với streptococci, staphylococci,
Corynelbacterium và Brucella.
- Diminazene đƣợc sử dụng để điều trị trong các trƣờng hợp nhiễm
Trypanosoma, đặc biệt là T. congolense, T. vivax và T. brucei. Nhiễm Babesia, đặc
biệt là B. bovis, B. bigemina. Nhiễm chung Trypanosoma và Babesia hoặc nhiễm
các dòng đề kháng thuốc của 2 ký sinh trùng này.
- Tác dụng phòng bệnh của diminazene đối với Trypanosoma và Babesia thì hơi
kém và chỉ kéo dài trong một thời gian hạn chế, khoảng 1 tuần. Do thuốc nhanh
chóng bị chuyển hóa và thải tiết nên diminazene chỉ áp dụng làm tác nhân chữa trị
và không sử dụng làm tác nhân phòng ngừa (Peregrine và cs, 1993).
Liều sử dụng: Liều lƣợng chuẩn cho tất cả gia súc là 3,5mg diminazene/kg thể
trọng, tiêm bắp. Liều có thể đƣợc tăng lên đến 10mg diminazene/kg thể trọng nếu
sự đáp ứng điều trị kém, nhƣng không sử dụng quá 4g trên một con thú. Theo Silva
Oliveira và cs (2015), diminazene aceturate có thể sử dụng cho điều trị hay kiểm
soát bệnh B. bigemina, B. bovis với liều lƣợng 3 đến 5 mg/kg.
Tồn dƣ: Các tồn dƣ của diminazene có thể tồn tại trong vài tuần trong các mô
của bò, nhất là trong gan và thận; hàm lƣợng thuốc đạt đỉnh điểm trong sữa sau 6
giờ và giảm xuống đến các giới hạn không phát hiện đƣợc sau 48 giờ (FAO, 1990).
Với lý do này, bò và cừu có hƣớng giết mổ cho ngƣời tiêu thụ phải qua thời gian
ngƣng thuốc từ 21-35 ngày trƣớc khi giết mổ, thời điểm lấy sữa phải từ 3 ngày sau
khi cấp thuốc (FAO, 1990; Peregrine và cs, 1993).
1.5. Tóm lƣợc một số công trình nghiên cứu về bệnh ký sinh đƣờng máu trên trâu bò
1.5.1. Một số công trình nghiên cứu trong nƣớc
Một số nghiên cứu ở các tỉnh phía Bắc:
Đào Trọng Đạt và Phạm Sỹ Lăng (1993) khi kiểm tra máu của 9.223 con trâu,
2.106 con bò thuộc 16 tỉnh ở Miền Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm Trypanosoma evansi ở
28
trâu là 13,11%, ở bò là 6,56%. Lƣơng Tố Thu và cs. (1995) đã công bố đàn trâu tại
một số tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ nhiễm T. evansi khá cao từ 20 - 41%;
Nguyễn Văn Hậu và cs (1999) đã nhuộm giem sa để kiểm tra 300 mẫu máu bò
và sử dụng phƣơng pháp PCR kiểm tra trên 120 mẫu máu lấy từ các cơ sở chăn nuôi
bò tại vùng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho biết tỷ nhiễm qua soi kính của
Anaplasma là 3,67%, Babesia là 5% và qua kỹ thuật PCR của Anaplasma là
26,67%, Babesia là 27,5%.
Vƣơng Xuân Thạch (2000) xét nghiệm máu trên 186 trâu bò ở Sóc Sơn - Hà
Nội cho biết tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu là 28,8% và ở bò là 16,49%. Phan Địch Lân
(2004) xét nghiệm máu 286 bò ở vùng ngoại thành Hà Nội phát hiện nhiễm cả 3
giống Babesia, Anaplasma và Theileria.
Vƣơng Thị Lan Phƣơng và cs (2004) khảo sát trên đàn bò thịt Brahmann bằng
phản ứng kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFAT) phát hiện tỷ lệ nhiễm
Trypanosoma là 5,99%.
Phùng Quang Trƣờng (2008) xét nghiệm máu đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì - Hà
Tây phát hiện tỷ lệ nhiễm ký sinh đƣờng máu ở đàn bò Jersey là 29,7%, đàn HF là
28,6%, và bò lai HF là 53,1%.
Phạm Ngọc Thạch và cs (2013) xét nghiệm 960 mẫu máu trâu tại 04 tỉnh (Lạng
Sơn, Bắc Cạn, Hòa Bình và Sơn La) cho biết tình hình nhiễm T.evansi là 12,60%.
Một số nghiên cứu ở các tỉnh miền Trung:
Phạm Chiên và cs (1999) xét nghiệm máu bằng phƣơng pháp nhuộm Giemsa
trên 203 bò ở huyện M’Drac - Đắc Lắc và sử dụng phản ứng huyết thanh ngƣng kết
để chẩn đoán Trypanosoma. Kết quả chi nhận đƣợc 4 giống ký sinh đƣờng máu là
Babesia, Anaplasma, Trypanosoma và Theileria với tỷ lệ nhiễm chung là 27,59%.
Tào Anh Tuấn (2004) xét nghiệm 300 mẫu máu trâu bò ở huyện Ninh Hòa -
Khánh Hòa phát hiện 4 giống ký sinh đƣờng máu là Babesia, Anaplasma,
Trypanosoma và Theileria, tỷ lệ nhiễm chung là 26,67%.
Một số nghiên cứu ở các tỉnh phía Nam
Nguyễn Thị Đông (1995) xét nghiệm máu tại trại bò An Phƣớc và trại bò Tân
29
Thắng cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh đƣờng máu thấp nhất ở bò dƣới 1 năm tuổi
(4,48%) và cao nhất ở bò từ 1 - 3 năm tuổi (57,69%).
Hồ Thị Thuận và cs (2000) xét nghiệm máu trên 1325 bò sữa tại thành phố Hồ
Chí Minh cho biết tỷ lệ nhiễm chung các loại ký sinh là 24,27%, trong đó tỷ lệ
nhiễm Trypanosoma evansi là 0,15% và Theileria là 4,60%.
Lê Hữu Khƣơng (2005) khảo sát bệnh nhiễm ký sinh trùng đƣờng máu trên
200 bò sữa tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh cho biết tỷ lệ nhiễm với Babesia là
5% và Anaplasma là 33%.
Nguyễn Thanh Tùng (2006) xét nghiệm máu 2.826 con bò sữa ở 10 quận
huyện tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết tỷ lệ nhiễm Trypanosoma và Theileria là
0%, Babesia là 0,7% và Anaplasma là 16,28%.
Qua công tác giám sát của Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ bệnh ký
sinh đƣờng máu qua các năm mặc dù có giảm nhƣng vẫn còn khá cao (năm 2011 là
11,39%; 2012 là 11,48%; 2013 là 10,27%, 2014 là 9,5% - Theo số liệu báo cáo các
năm của Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh). Qua kết quả khảo sát nhận thấy, tỷ lệ
nhiễm bệnh ký sinh đƣờng máu trên bò sữa vẫn còn tồn tại, tỷ lệ bệnh dao động khoảng
từ 9 - 12%, chủ yếu là do Anaplasma và Babesia, không xuất hiện Trypanosoma và
Theileria.
Nguyễn Hữu Hƣng và cs (2014) khảo sát 640 mẫu máu bò tại huyện Tri Tôn
và Tịnh Biên tỉnh An Giang phát hiện tỷ lệ nhiễm ký sinh đƣờng máu là 18,28% với
2 giống là Anaplasma và Babesia.
Tổng hợp các nghiên cứu ở một số tỉnh ở cả 3 miền của Việt Nam đều ghi
nhận có 4 giống ký sinh đƣờng máu là Babesia, Anaplasma, Trypanosoma và
Theileria nhiễm trên trâu bò. Nhƣ vậy, bệnh ký sinh đƣờng máu trên trâu bò ở nƣớc
ta đã đƣợc phát hiện cách đây khá lâu và thấy nhiễm ở cả ba miền Bắc - Trung -
Nam. Tuy nhiên tại miền Nam chỉ có nghiên cứu của Hồ thị Thuận (2000) phát hiện
Trypanosoma và Theileria.
1.5.2. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới
Ở Indonesia có tỷ lệ nhiễm Trypanosoma evansi trên bò và trâu lần lƣợt là
30
43% và 48%. Trâu bò nhiễm không biểu hiện triệu chứng nhƣng ngầm chứa tình
trạng dịch địa phƣơng lâu dài (Pay và cs, 1991).
Chen Qijun (1992) cho biết ở Trung Quốc đã xác định đƣợc 04 loài
Trypanosoma là T. equiperdum; T. theileria; T. galinarum và T. evansi. Đặc biệt là
loài T. evansi đã gây bệnh cho hầu hết các loài động vật nhƣ trâu, bò, ngựa, la, chó…
Cossío-Bayúgar và cs (1997) đã phát hiện 69,2% đàn bò ở Mexico nhiễm
Anaplasma marginale bằng phƣơng pháp PCR và 54,6% bằng phƣơng pháp CFt
(completement fixation test).
Guido và cs (2002) cho rằng đoạn mồi thiết kế từ gen SS rRNA để phân biệt
Babesia bigemina (GAU5/GAU6, GAU5/GAU8, GAU7/GAU6) và Babesia bovis
(GAU9/GAU10, GAU9/GAU113, GAU3/GAU10) có tính đặc hiệu cao cho việc
phân biệt 2 loài ký sinh từ các mẫu máu.
Carelli và cs (2007) kiểm tra ký sinh đƣờng máu trên đàn gia súc ở phía Bắc
của Ý bằng phƣơng pháp real-time PCR và ghi nhận số lƣợng mẫu nhiễm
Anaplasma trên bò là 76,47%.
Ở Qadirabad của Pakistant, Chaudhry và cs (2010) kiểm tra máu 100 con bò
và phát hiện 18% bò nhiễm ký sinh bằng phƣơng pháp nhuộm Giemsa; 18% bò
nhiễm Babesia bigemina và 11% bò nhiễm Babesia bovis bằng phƣơng pháp PCR.
Phillip Senzo Mtshali và cs (2013) kiểm tra trong khu vực ven tỉnh Gauteng,
Nam Phi ghi nhận bò nhiễm 2 loài Babesia bigemina và Babesia bovis với tỷ lệ
nhiễm chung là 35,5%.
Bằng phƣơng pháp PCR, Madged El-Ashker và cs (2014) đã phát hiện 3 loài
Babesia bigemina, Babesia bovis và Anaplasma marginal với tỷ lệ lần lƣợt là 7,3%;
1,2% và 21,3% trên 164 bò khảo sát tại bang Dakahlia của Ai Cập.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy đàn gia súc cũng nhiễm cả 4 giống ký
sinh đƣờng máu là Babesia, Anaplasma,Trypanosoma và Theileria. Đồng thời,
nhiều nghiên cứu đã ứng dụng và phát triển kỹ thuật PCR trong chẩn đoán bệnh ký
sinh đƣờng máu, định danh loài nhiễm và phân tích trình tự gen.
31
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm
* Thời gian: từ tháng 7/2015 đến tháng 7/2016.
* Địa điểm khảo sát: các hộ chăn nuôi bò sữa ở 7 quận, huyện thuộc thành phố
Hồ Chí Minh (Quận 9, Quận 12, quận Bình Tân, quận Bình Chánh, quận Thủ Đức,
huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi). Bảy quận huyện trên đƣợc chia thành 2 khu vực
(theo quy hoạch của Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh, Quyết định 3178 /QĐ-
UBND, ngày 12/9/2011).
- Khu vực đƣợc quy hoạch chăn nuôi bò sữa tập trung gồm: Củ Chi, Hóc Môn,
Bình Chánh, Quận 12.
- Và khu vực không quy hoạch chăn nuôi bò sữa tập trung gồm: Quận 9, Thủ
Đức và Bình Tân.
Hình 2.1. Phân chia khu vực nuôi bò sữa theo quy hoạch của thành phố
Tỉnh
Tây
Ninh
Tỉnh
Long An
Tỉnh
Đồng Nai
Tỉnh
Bình Dương
32
- Mẫu máu của bò sau khi lấy về đƣợc nhuộm và đọc kết quả ở Phòng Ký sinh
trùng của Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều Trị thuộc Chi Cục Thú Y thành phố
Hồ Chí Minh.
- Định danh loài Babesia bằng kỹ thuật PCR tại Viện Nghiên cứu Công nghệ
Sinh học và Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông Lâm TP. HCM.
2.2. Đối tƣợng khảo sát
- Tổng số bò sữa đƣợc xét nghiệm máu là 1.309 con. Trong đó 1.253 bò trong
khu vực quy hoạch và 56 bò ngoài khu quy hoạch (số mẫu ƣớc tính đƣợc dựa vào
phần mềm OpenEpi).
- Số bò đƣợc điều trị là 71 con đƣợc xác định nhiễm ký sinh đƣờng máu.
2.3. Vật liệu, hóa chất và thiết bị PCR
- Thuốc nhuộm Giemsa để nhuộm tiêu bản.
- Bộ kit thƣơng mại Colorless Taq DNA polymerase (Promega, US), dung dịch
đệm RBC; Dneasy Blood & Tissue kit cung cấp bởi công ty QIAGEN.
- Các đoạn mồi đƣợc sử dụng do công ty Integrated DNA Technologies sản suất.
- Máy nhân bản gen: Mastercycler (Eppendorf, Đức), điện di, chụp ảnh gel, ly tâm.
- Các dụng cụ thông thƣờng trong phòng thí nghiệm.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Nội dung 1. Tình hình nhiễm ký sinh đƣờng máu qua phƣơng pháp nhuộm
Giemsa
Phƣơng pháp chọn lấy mẫu: Lấy đại diện tại 7 quận huyện có chăn nuôi bò
sữa. Số mẫu ƣớc lƣợng đƣợc lấy để khảo sát đƣợc tính toán dựa trên phần mềm
Open Epi với các tham số:
- Tổng đàn bò sữa tại 7 quận huyện là 100.507 con;
- Tỷ lệ nhiễm dự kiến là 10,29% (dựa vào kết quả báo cáo của chƣơng trình công
tác thú y phục vụ phát triển bò sữa, kiểm soát dịch bệnh của Chi cục Thú y thành phố
Hồ Chí Minh: Năm 2011 là 11,48%; năm 2012 là 11,39%; năm 2013 là 9,97%; năm
2014 là 8,33%).
- Khoảng giới hạn cho phép là 2%; Độ tin cậy 95%.
33
Kết quả tính toán và phân bố mẫu khảo sát trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Phân bố mẫu khảo sát
Quận huyện Tổng đàn Số hộ
Số lƣợng mẫu Số hộ lấy
thực tếTính toán Thực tế
Bình Chánh 2.056 151 18 45 6
Bình Tân 362 24 3 20 3
Củ Chi 68.122 7.189 596 582 66
Hóc Môn 23.659 2.011 207 553 53
Quận 12 5.711 458 50 73 11
Quận 9 264 19 2 17 2
Thủ Đức 333 27 3 19 2
Tổng cộng 100.507 9.879 879 1.309 143
Danh sách hộ lấy mẫu xét nghiệm đƣợc chọn ngẫu nhiên từ danh sách hộ chăn
nuôi của địa phƣơng bằng phần mềm excel và số lƣợng mẫu lấy tại hộ căn cứ theo
tổng đàn bò cái thực tế tại hộ.
Thông tin khảo sát đƣợc thực hiện qua điều tra thăm hỏi dựa vào phiếu điều
tra tại các hộ chăn nuôi (phụ lục 1).
Phƣơng pháp lấy máu và bảo quản
- Máu bò đƣợc lấy ở tĩnh mạch đuôi hoặc ở tai bằng ống tiêm vô trùng với số
lƣợng 2-5 ml. Sau đó phết kính trên phiến kính, lƣợng máu còn lại cho vào ống
nghiệm vô trùng có chứa 100µl chất kháng đông EDTA 1% (1 mg/mL), lắc nhẹ
đều, sau đó cho vào thùng bảo quản mẫu đem về phòng thí nghiệm để lƣu giữ và
dùng cho phản ứng PCR. Nếu chƣa xét nghiệm, mẫu sẽ đƣợc bảo quản ở nhiệt độ từ
2 - 8o
C, trƣờng hợp mẫu dƣơng tính bảo quản ở -20o
C.
Chỉ tiêu theo dõi
- Xác định giống ký sinh đƣờng máu ở bò.
- Xác định tình hình nhiễm Anaplasma và Babesia theo khu vực, tuổi bò, nhóm
máu lai, quy mô chăn nuôi.
34
2.4.2. Nội dung 2. Định danh loài dựa vào đặc điểm hình thái và kỹ thuật PCR
Tiêu bản máu nhuộm đƣợc quan sát dƣới kính hiển vi, chọn 10 mẫu máu có
vật thể hình quả lê trong hồng cầu (nghi ngờ Babesia) thực hiện phản ứng PCR với
cặp mồi chuyên biệt để định danh loài.
Riêng những mẫu nhiễm Anaplasma chỉ quan sát bằng mắt thƣờng dƣới kính
hiển vi và định danh qua hình thái ký sinh trong hồng cầu, không thực hiện PCR.
Quy trình thực hiện PCR
Bƣớc 1: Ly trích DNA mẫu máu
Sử dụng theo quy trình của Dneasy Blood & Tissue kit cung cấp bởi công ty
QIAGEN.
Trình tự cặp mồi đƣợc sử dụng theo nghiên cứu của Guido (2002), có điều
chỉnh cho phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm hiện tại.
Tên cặp mồi
Ký hiệu gen
(Theo
Genbank)
Trình tự
Kích thƣớc
sản phẩm
khuyếch đại
Babesia bigemina
GAU5 (F)
GAU6 (R) U06105
5'- TGGCGGCGTTTATTAGTTCG-3'
5'- CCACGCTTGAAGCACAGGA-3'
1.124 bp
Babesia bovis
GAU9 (F)
GAU10 (R) X59604
5'- CTGTCGTACCGTTGGTTGAC-3'
5'- CGCACGGACGGAGACCGA-3'
541
Ghi chú: F: mồi xuôi; R: mồi ngược
Bƣớc 2: Thực hiện phản ứng PCR
Phản ứng PCR sử dụng GoTaq Colorless Master Mix với thành phần và chu
trình nhiệt đƣợc trình bày ở Bảng 2.2 và Bảng 2.3.
35
Bảng 2.2. Thành phần phản ứng PCR
Bảng 2.3. Chu trình nhiệt phản ứng
Bƣớc Nhiệt độ (o
C)
Thời
gian
Chu
kì
Tiền biến tính 95 2 phút 1
Biến tính 95
30
giây
30
Bắt cặp
52o
C đối với B. bigemina hay
55o
C đối với B. bovis
30
giây
Kéo dài 72 1 phút
Kết thúc kéo dài 72 5 phút 1
Bƣớc 3: Điện di và đọc kết quả:
Sau khi kết thúc phản ứng PCR, tiến hành điện di sản phẩm PCR trong gel
agarose 1%, với thời gian 30 phút, điện thế 100 Volt.
DNA của mẫu máu bò không nhiễm ký sinh (đã kiểm tra qua xác định hình
thái) đƣợc sử dụng làm đối chứng âm cho phản ứng PCR.
2.4.3. Nội dung 3. Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý máu trên bò bình thƣờng và bò
nhiễm ký sinh máu
Kiểm tra chỉ tiêu sinh lý 111 mẫu máu bằng máy huyết học tự động (trong đó có
71 mẫu máu của bò sữa nhiễm ký sinh máu và 40 mẫu máu của bò sữa không nhiễm).
Chỉ tiêu theo dõi:
- Số lƣợng hồng cầu (106
/mm3
),
- Hàm lƣợng haemoglobine (g%),
- Số lƣợng bạch cầu (103
/mm3
).
Thành phần Thể tích (µl)
Gotaq Colorless Master Mix 12,5
Forward Primer (20 µM) 1,25
Reverse Primer (20 µM) 1,25
DNA template 2
Nƣớc cất khử ion 8
Tổng 25
36
Phƣơng pháp kiểm tra chỉ tiêu sinh lý máu
- Máu kháng đông đƣợc bảo quản ở 2 - 8o
C và đƣợc xử lý không quá 4 giờ sau khi
lấy mẫu;
- Lấy 0,5 - 1ml máu kháng đông cho vào máy huyết học tự động (HUMACOUNT-
30Ts).
- Chờ sau 2,5 phút, máy sẽ tự động in ra kết quả của số lƣợng hồng cầu, hàm
lƣợng haemoglobine, số lƣợng bạch cầu.
2.4.4. Nội dung 4. Đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị Anaplasma và Babesia
Chỉ tiêu theo dõi
Bò đƣợc lấy máu lại để xét nghiệm bằng phƣơng pháp phết kính nhuộm
Giemsa sau khi dùng thuốc trị đƣợc 7, 14 và 21 ngày. Đánh giá hiệu quả của thuốc
điều trị dựa vào sự hiện diện của ký sinh trong mẫu máu.
Bố trí thí nghiệm điều trị
Quan sát các mẫu máu nhuộm Giemsa dƣới kính hiển vi. Tổng số 47 bò nhiễm
Anaplasma đƣợc sử dụng oxytetracycline với liều 10 mg/kg thể trọng, tiêm bắp 5
ngày liên tục; 24 bò nhiễm Babesia đƣợc điều trị bằng diminazene liều 3,5 mg/kg thể
trọng, tiêm bắp 1 liều duy nhất và theo dõi kết quả.
2.5. Công thức tính và xử lý số liệu
Tỷ lệ nhiễm (%) =
Số mẫu dƣơng tính
Số mẫu xét nghiệm
x 100
Hiệu quả điều trị (%) =
Số con khỏi bệnh
Số con đƣợc điều trị
x 100
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và phần mềm Mintab 16, dùng trắc
nghiệm Chi bình phƣơng và trắc nghiệm Fisher để so sánh các giá trị trung bình.
37
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình nhiễm ký sinh đƣờng máu qua phƣơng pháp nhuộm Giemsa
3.1.1. Các giống ký sinh đƣờng máu ở bò
Tiến hành đánh giá tiêu bản máu nhuộm Giemsa từ 1.309 bò sữa trong khu
vực thành phố Hồ Chi Minh. Kết quả trình bày ở Bảng 3.1, Hình 3.1 và 3.2.
Bảng 3.1. Các giống ký sinh đƣờng máu ở bò (n = 1.309)
Khu vực Quận, huyện
Giống ký sinh
Anaplasma spp. Babesia spp.
Quy hoạch
Bình Chánh + -
Củ Chi + +
Hóc Môn + +
Quận 12 + +
Tổng 4/4 3/4
Ngoài quy hoạch
Bình Tân + +
Quận 9 + -
Thủ Đức - -
Tổng 2/3 1/3
Tổng cộng 6/7 4/7
Dựa vào đặc điểm hình thái đã xác định 2 giống ký sinh là Anaplasma và
Babesia. Anaplasma có dạng hình cầu, bắt màu tím đậm, kích thƣớc nhỏ hơn 1 µm,
thƣờng ký sinh rìa hồng cầu hoặc giữa hồng cầu (Hình 3.1). Babesia có dạng hình
quả lê, hình tròn, kích thƣớc lớn hơn Anaplasma (Hình 3.2), khoảng 2 - 3 µm,
thƣờng tập trung gần rìa hồng cầu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không tìm
thấy Theileria và Trypanosoma trong các mẫu máu này.
38
Hình 3.1. Tiêu bản máu bị nhiễm Anaplasma spp trên bò sữa
(độ phóng đại 1.000 lần)
Hình 3.2. Tiêu bản máu bị nhiễm Babesia spp trên bò sữa
(độ phóng đại 3.000 lần)
Trong 7 quận huyện khảo sát chỉ riêng quận Thủ Đức không phát hiện ký sinh
đƣờng máu trên bò. Còn lại 2 địa điểm (Bình Chánh và Quận 9) phát hiện
Anaplasma và 4 địa điểm (Bình Tân, Củ Chi, Hóc Môn và Quận 12) nhiễm cả
Anaplasma và Babesia.
39
Tần suất xuất hiện Anaplasma tại khu vực quy hoạch là 100% (4/4 quận
huyện); tại khu vực ngoài quy hoạch là 66,67% (2/3 quận huyện). Tƣơng tự, tần
suất xuất hiện Babesia tại khu vực quy hoạch là 75% (3/4 quận huyện), tại khu vực
ngoài quy hoạch là 33,33% (1/3 quận huyện).
Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy Trypanosoma thƣờng xuất hiện
nhiều ở miền Bắc và miền Trung hơn là miền Nam Việt Nam. Đào Trọng Đạt và
Phạm Sỹ Lăng (1993) đã phát hiện trâu bò nhiễm Trypanosoma evansi ở khu vực
16 tỉnh phía Bắc. Tƣơng tự, Lƣơng Tố Thu (1995) và Vƣơng Xuân Thạch (2000) đã
công bố đàn trâu tại một số tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ nhiễm T. evansi khá cao.
Ở miền Trung, bò đƣợc phát hiện nhiễm T. evansi ở vài nơi nhƣ: huyện M’Drac -
Đắc Lắc (Phạm Chiên và cs, 1999), huyện Ninh Hòa còn phát hiện cả Theileria
(Tào Anh Tuấn, 2004). Ở miền Nam, Hồ Thị Thuận và cs (2000) phát hiện
Trypanosoma và Theileria trên đàn bò sữa tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh
nhƣng tỉ lệ nhiễm khá thấp (0,15% và 4,60%). Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu này
khác với một số nghiên cứu trƣớc đây.
Tuy nhiên, một số kết quả khảo sát gần đây đã không tìm thấy Trypanosoma
và Theileria trên đàn bò ở các tỉnh phía Nam giống nhƣ kết quả của chúng tôi.
Nguyễn Hữu Hƣng và cs (2014) khảo sát đàn bò ở An Giang, Nguyễn Thanh Tùng
(2006) khảo sát đàn bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh, Lê Hữu Khƣơng (2005) khảo
sát đàn bò sữa và bò thịt ở huyện Củ Chi, quận 12 thành phố Hồ Chí Minh chỉ phát
hiện bò nhiễm Anaplasma và Babesia, không có trƣờng hợp nào nhiễm Theleileria
và Trypanosoma.
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm chung ký sinh đƣờng máu trên bò sữa
Với 1.309 mẫu máu bò sữa đã đƣợc xét nghiệm bằng phƣơng pháp nhuộm
Giemsa để tìm mầm bệnh ký sinh đƣờng máu. Mẫu thu thập từ 7 quận huyện đƣợc
chia thành 2 khu vực. Khu quy hoạch nuôi bò sữa gồm 4 quận huyện, khu ngoài quy
hoạch gồm 3 quận huyện. Kết quả trình bày ở Bảng 3.2.
40
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm chung theo quận huyện
Khu vực
Quận,
huyện
Số bò khảo sát
(con)
Số bò nhiễm
(con)
Tỷ lệ nhiễm
(%)
Quy hoạch
Bình Chánh 45 2 4,44
Củ Chi 582 50 8,59
Hóc Môn 553 41 7,41
Quận 12 73 2 2,74
Tổng 1.253 95 7,58
Ngoài quy hoạch
Bình Tân 20 4 20,00
Quận 9 17 2 11,76
Thủ Đức 19 0 0,00
Tổng 56 6 10,71
Tổng cộng 1.309 101 7,72
Kết quả cho thấy có 101 bò bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 7,72%. Tỷ lệ nhiễm ký sinh
đƣờng máu trong nghiên cứu này thấp hơn so với một số nghiên cứu trƣớc đây tại
Việt Nam. Ở miền Bắc, Phùng Quang Trƣờng (2008) khảo sát đàn bò sữa nuôi tại
Ba Vì - Hà Tây phát hiện tỷ lệ nhiễm ký sinh đƣờng máu ở đàn bò Jersey là 29,7%;
đàn HF là 28,6% và bò lai HF là 53,1%. Ở miền Trung, Phạm Chiên và cs (1999)
cho biết 27,59% bò ở huyện M’Drac - Đắc Lắc nhiễm ký sinh đƣờng máu. Ở miền
Nam, Nguyễn Hữu Hƣng và cs (2014) phát hiện 18,28% mẫu máu bò tại huyện Tri
Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang nhiễm ký sinh đƣờng máu trong tổng số 640 mẫu
máu khảo sát. Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo Nguyễn Thanh Tùng (2006) đàn bò
sữa có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đƣờng máu là 16,98% nhƣng theo Lê Hữu Khƣơng
(2005) thì đàn bò sữa ở huyện Củ Chi có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đƣờng máu cao
hơn (38%) và Hồ Thị Thuận (2000) cũng cho rằng 24,27% bò ở đây nhiễm ký sinh
đƣờng máu.
Tỷ lệ phát hiện bệnh ký sinh đƣờng máu ở bò tại khu vực quy hoạch là 7,58%
thấp hơn so với khu vực ngoài quy hoạch (10,71%). Kết quả của chúng tôi cho thấy
xu hƣớng nhiễm ký sinh đƣờng máu theo khu vực ngƣợc lại với kết quả của Nguyễn
41
Thanh Tùng (2006). Tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đƣờng máu tại các
quận huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Quận 12 (17,45%) cao hơn so với 03
quận huyện Bình Tân, Thủ Đức và Quận 9 (12,67%). Kết quả này trái ngƣợc với
hiện nay. Điều này có thể do trong vòng 10 năm qua (2006 - 2015), thông qua
chƣơng trình lấy mẫu giám sát định kỳ và hỗ trợ điều trị ký sinh đƣờng máu cho các
hộ chăn nuôi bò sữa của Chi cục thú y thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy hiệu
quả.
3.1.3. Tình hình nhiễm Anaplasma và Babesia
Để hiểu rõ hơn tình hình nhiễm của từng loại ký sinh, chúng tôi tiến hành phân
tích tình hình nhiễm ký sinh theo địa điểm và khu vực. Kết quả trình bày ở Bảng
3.3a và 3.3b.
Bảng 3.3a. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia theo địa bàn quận huyện
Quận/huyện
Số bò khảo
sát (con)
Anaplasma Babesia
Số nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm (%)
Số nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm (%)
Bình Chánh 45 2 4,44ab
0 0,00
Củ Chi 582 37 6,36 ab
13 2,23
Hóc Môn 553 32 5,79 ab
9 1,63
Quận 12 73 1 1,37 a
1 1,37
Bình Tân 20 3 15,00 b
1 5,00
Quận 9 17 2 11,76 ab
0 0,00
Thủ Đức 19 0 0,00 0 0,00
Tổng 1.309 77 5,88 24 1,83
Ghi chú: Trong cùng một cột, số liệu mang chữ cái khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung
Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung

More Related Content

What's hot

Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Trà Mãng Cầu Xiêm Bằng Phương Pháp Sấy Bơm Nhiệ...
Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Trà Mãng Cầu Xiêm Bằng Phương Pháp Sấy Bơm Nhiệ...Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Trà Mãng Cầu Xiêm Bằng Phương Pháp Sấy Bơm Nhiệ...
Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Trà Mãng Cầu Xiêm Bằng Phương Pháp Sấy Bơm Nhiệ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
8.6.20.-bai-8.-KI-THUAT-SAN-XUAT-KHANG-THE-DON-DONG-2.pdf
8.6.20.-bai-8.-KI-THUAT-SAN-XUAT-KHANG-THE-DON-DONG-2.pdf8.6.20.-bai-8.-KI-THUAT-SAN-XUAT-KHANG-THE-DON-DONG-2.pdf
8.6.20.-bai-8.-KI-THUAT-SAN-XUAT-KHANG-THE-DON-DONG-2.pdfAnh Nguyen
 
ảNh hưởng của loại chất mang lên hàm lượng phenolic, flavonoid và hiệu suất v...
ảNh hưởng của loại chất mang lên hàm lượng phenolic, flavonoid và hiệu suất v...ảNh hưởng của loại chất mang lên hàm lượng phenolic, flavonoid và hiệu suất v...
ảNh hưởng của loại chất mang lên hàm lượng phenolic, flavonoid và hiệu suất v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...nataliej4
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamNguyen Thanh Tu Collection
 
1824 tl.tran vantruong
1824 tl.tran vantruong1824 tl.tran vantruong
1824 tl.tran vantruongThuyenVuNguyen
 
Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 4
Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 4Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 4
Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 4Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
báo cáo nhập môn chăn nuôi.docx
báo cáo nhập môn chăn nuôi.docxbáo cáo nhập môn chăn nuôi.docx
báo cáo nhập môn chăn nuôi.docxNguynThYnNhi57
 
Thu y c2. bệnh chướng hơi dạ cỏ
Thu y   c2. bệnh chướng hơi dạ cỏThu y   c2. bệnh chướng hơi dạ cỏ
Thu y c2. bệnh chướng hơi dạ cỏSinhKy-HaNam
 
Đồ Án Thiết Kế Kho Lạnh Bảo Quản Thực Phẩm Với Dung Tích 50 Tấn.pdf
Đồ Án Thiết Kế Kho Lạnh Bảo Quản Thực Phẩm Với Dung Tích 50 Tấn.pdfĐồ Án Thiết Kế Kho Lạnh Bảo Quản Thực Phẩm Với Dung Tích 50 Tấn.pdf
Đồ Án Thiết Kế Kho Lạnh Bảo Quản Thực Phẩm Với Dung Tích 50 Tấn.pdfNuioKila
 
Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...
Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...
Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Trà Mãng Cầu Xiêm Bằng Phương Pháp Sấy Bơm Nhiệ...
Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Trà Mãng Cầu Xiêm Bằng Phương Pháp Sấy Bơm Nhiệ...Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Trà Mãng Cầu Xiêm Bằng Phương Pháp Sấy Bơm Nhiệ...
Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Trà Mãng Cầu Xiêm Bằng Phương Pháp Sấy Bơm Nhiệ...
 
Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae - Gửi miễn p...
Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae - Gửi miễn p...Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae - Gửi miễn p...
Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae - Gửi miễn p...
 
8.6.20.-bai-8.-KI-THUAT-SAN-XUAT-KHANG-THE-DON-DONG-2.pdf
8.6.20.-bai-8.-KI-THUAT-SAN-XUAT-KHANG-THE-DON-DONG-2.pdf8.6.20.-bai-8.-KI-THUAT-SAN-XUAT-KHANG-THE-DON-DONG-2.pdf
8.6.20.-bai-8.-KI-THUAT-SAN-XUAT-KHANG-THE-DON-DONG-2.pdf
 
ảNh hưởng của loại chất mang lên hàm lượng phenolic, flavonoid và hiệu suất v...
ảNh hưởng của loại chất mang lên hàm lượng phenolic, flavonoid và hiệu suất v...ảNh hưởng của loại chất mang lên hàm lượng phenolic, flavonoid và hiệu suất v...
ảNh hưởng của loại chất mang lên hàm lượng phenolic, flavonoid và hiệu suất v...
 
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mácThành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
 
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
 
Báo cáo thực tập dược tại bệnh viện hóc môn
Báo cáo thực tập dược tại bệnh viện hóc mônBáo cáo thực tập dược tại bệnh viện hóc môn
Báo cáo thực tập dược tại bệnh viện hóc môn
 
Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ
Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đĐề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ
Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
 
Luận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAY
Luận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAYLuận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAY
Luận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAY
 
1824 tl.tran vantruong
1824 tl.tran vantruong1824 tl.tran vantruong
1824 tl.tran vantruong
 
Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 4
Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 4Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 4
Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 4
 
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
 
Sh12 bai 13
Sh12 bai 13Sh12 bai 13
Sh12 bai 13
 
báo cáo nhập môn chăn nuôi.docx
báo cáo nhập môn chăn nuôi.docxbáo cáo nhập môn chăn nuôi.docx
báo cáo nhập môn chăn nuôi.docx
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược Vinaphar
Báo cáo thực tập tại công ty dược VinapharBáo cáo thực tập tại công ty dược Vinaphar
Báo cáo thực tập tại công ty dược Vinaphar
 
Thu y c2. bệnh chướng hơi dạ cỏ
Thu y   c2. bệnh chướng hơi dạ cỏThu y   c2. bệnh chướng hơi dạ cỏ
Thu y c2. bệnh chướng hơi dạ cỏ
 
Đồ Án Thiết Kế Kho Lạnh Bảo Quản Thực Phẩm Với Dung Tích 50 Tấn.pdf
Đồ Án Thiết Kế Kho Lạnh Bảo Quản Thực Phẩm Với Dung Tích 50 Tấn.pdfĐồ Án Thiết Kế Kho Lạnh Bảo Quản Thực Phẩm Với Dung Tích 50 Tấn.pdf
Đồ Án Thiết Kế Kho Lạnh Bảo Quản Thực Phẩm Với Dung Tích 50 Tấn.pdf
 
Chuong iii
Chuong iiiChuong iii
Chuong iii
 
Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...
Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...
Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...
 

Similar to Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung

Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...Man_Ebook
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.doc
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.docĐề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.doc
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.docBuitriMD
 
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...Man_Ebook
 
Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...
Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...
Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Phat hien dot bien gen gay benh p thalassemia bang ky thuat multiplex arms-pcr
Phat hien dot bien gen gay benh p thalassemia bang ky thuat multiplex arms-pcrPhat hien dot bien gen gay benh p thalassemia bang ky thuat multiplex arms-pcr
Phat hien dot bien gen gay benh p thalassemia bang ky thuat multiplex arms-pcrLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Man_Ebook
 
Mua nấm linh chi hàn quốc tốt giá rẻ
Mua nấm linh chi hàn quốc tốt giá rẻMua nấm linh chi hàn quốc tốt giá rẻ
Mua nấm linh chi hàn quốc tốt giá rẻtimhieunamlinhchi
 
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc SinhTai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinhthanh cong
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung (20)

Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của người mắc bệnh HbH và chẩn...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của người mắc bệnh HbH và chẩn...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của người mắc bệnh HbH và chẩn...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của người mắc bệnh HbH và chẩn...
 
Luận án: Đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của người mắc bệnh HbH
Luận án: Đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của người mắc bệnh HbHLuận án: Đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của người mắc bệnh HbH
Luận án: Đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của người mắc bệnh HbH
 
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...
 
Luận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAY
Luận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAYLuận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAY
Luận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAY
 
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.doc
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.docĐề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.doc
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.doc
 
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
 
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và henLuận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...
 
Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...
Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...
Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...
 
Phat hien dot bien gen gay benh p thalassemia bang ky thuat multiplex arms-pcr
Phat hien dot bien gen gay benh p thalassemia bang ky thuat multiplex arms-pcrPhat hien dot bien gen gay benh p thalassemia bang ky thuat multiplex arms-pcr
Phat hien dot bien gen gay benh p thalassemia bang ky thuat multiplex arms-pcr
 
Nhiễm Human Papillomavirus trên bệnh nhân bị nhiễm trùng, HAY
Nhiễm Human Papillomavirus trên bệnh nhân bị nhiễm trùng, HAYNhiễm Human Papillomavirus trên bệnh nhân bị nhiễm trùng, HAY
Nhiễm Human Papillomavirus trên bệnh nhân bị nhiễm trùng, HAY
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
 
Hiệu quả của kẹp cầm máu qua nội soi với thuốc ức chế bơm proton
Hiệu quả của kẹp cầm máu qua nội soi với thuốc ức chế bơm protonHiệu quả của kẹp cầm máu qua nội soi với thuốc ức chế bơm proton
Hiệu quả của kẹp cầm máu qua nội soi với thuốc ức chế bơm proton
 
Đề tài: Xác định tính đa hình của các gen TP53 và gen MDM2 ở bệnh nhân ung th...
Đề tài: Xác định tính đa hình của các gen TP53 và gen MDM2 ở bệnh nhân ung th...Đề tài: Xác định tính đa hình của các gen TP53 và gen MDM2 ở bệnh nhân ung th...
Đề tài: Xác định tính đa hình của các gen TP53 và gen MDM2 ở bệnh nhân ung th...
 
Tính đa hình của các gen TP53 và MDM2 ở bệnh nhân ung thư phổi
Tính đa hình của các gen TP53 và MDM2 ở bệnh nhân ung thư phổiTính đa hình của các gen TP53 và MDM2 ở bệnh nhân ung thư phổi
Tính đa hình của các gen TP53 và MDM2 ở bệnh nhân ung thư phổi
 
Mua nấm linh chi hàn quốc tốt giá rẻ
Mua nấm linh chi hàn quốc tốt giá rẻMua nấm linh chi hàn quốc tốt giá rẻ
Mua nấm linh chi hàn quốc tốt giá rẻ
 
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc SinhTai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ emĐề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...
 

Recently uploaded

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 

Ty.2013.ttr. huynh hoai viet trung

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ************************** HUỲNH VIỆT HOÀI TRUNG TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH ĐƢỜNG MÁU TRÊN ĐÀN BÒ SỮA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA MỘT SỐ THUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 9/2017
  • 2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ************************** HUỲNH VIỆT HOÀI TRUNG TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH ĐƢỜNG MÁU TRÊN ĐÀN BÒ SỮA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA MỘT SỐ THUỐC Chuyên ngành: THÚ Y Mã ngành: 60.64.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Hƣớng dẫn Khoa học: PGS. TS. LÊ HỮU KHƢƠNG Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9/2017
  • 3. ii TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH ĐƢỜNG MÁU TRÊN ĐÀN BÒ SỮA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA MỘT SỐ THUỐC HUỲNH VIỆT HOÀI TRUNG Hội đồng chấm luận văn: 1. Chủ tịch hội đồng: PGS. TS. NGUYỄN VĂN KHANH Hội Thú y Việt Nam 2. Thƣ ký: TS. VÕ TẤN ĐẠI Trƣờng Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh 3. Phản biện 1 : TS. NGUYỄN VĂN PHÁT Hội Chăn nuôi Thú y 4. Phản biện 2: TS. ĐƢỜNG CHI MAI Trƣờng Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh 5. Ủy viên : PGS. TS. NGUYỄN TẤT TOÀN Trƣờng Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
  • 4. iii LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên là Huỳnh Việt Hoài Trung, sinh ngày 22 tháng 10 năm 1983 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp PTTH tại Trƣờng Trung học Phổ thông Nguyễn Thƣợng Hiền, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Tốt nghiệp Đại học ngành Bác sĩ Thú y hệ chính quy tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007. Quá trình công tác (2007 - hiện nay): Nhân viên Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 10 năm 2013 theo học Cao học ngành Thú y tại trƣờng Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ liên lạc: Số 661 Lý Thƣờng Kiệt, Phƣờng 11, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0908.010.839. Email (Fax): Trung.bstl@gmail.com.
  • 5. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Huỳnh Việt Hoài Trung
  • 6. v LỜI CẢM ƠN Cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lê Hữu Khƣơng - Trƣờng Đại học Nông Lâm đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Nông lâm, các Thầy Cô của Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y - trƣờng Đại học Nông lâm và Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trƣờng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
  • 7. vi TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Tình hình nhiễm ký sinh đƣờng máu trên đàn bò sữa tại Thành Phố Hồ Chí Minh và hiệu quả điều trị của một số thuốc” đƣợc tiến hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2015 đến ngày 1 tháng 7 năm 2016. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định hiện trạng nhiễm bệnh ký sinh đƣờng máu và đánh giá hiệu quả điều trị của một số loại thuốc để làm cơ sở đề xuất việc phòng trị bệnh cho bò sữa. Kết quả xét nghiệm 1.309 mẫu máu bằng phƣơng pháp phết kính và nhuộm Giemsa phát hiện 2 giống ký sinh đƣờng máu là Anaplasma và Babesia, không phát hiện Trypanosoma và Theileria. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma có khuynh hƣớng tăng dần theo nhóm tuổi nhƣng tỷ lệ nhiễm Babesia có khuynh hƣớng giảm dần theo nhóm tuổi. Đồng thời, tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia cũng tăng dần theo tỷ lệ máu lai HF. Kết quả định danh loài dựa vào đặc điểm hình thái bằng phƣơng pháp nhuộm Giemsa và kỹ thuật PCR ghi nhận 2 loài là Anaplasma marginale và Anaplama centrale với tỷ lệ nhiễm lần lƣợt là 5,19% là 0,69%. Babesia có loài là Babesia bigemina và Babesia bovis, tỷ lệ nhiễm Babesia bigemina cao so với Babesia bovis. Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý máu trên bò bình thƣờng và bò nhiễm ký sinh máu cho thấy số lƣợng hồng cầu trung bình của bò nhiễm ký sinh là 6,18 triệu/mm3 , hàm lƣợng haemoglobine trung bình là 8,8g% thấp hơn rõ so với bò không nhiễm ký sinh. Kết quả điều trị 41 bò nhiễm Anaplasma bằng thuốc oxytetracycline (liều 10 mg/kg thể trọng) có hiệu quả là 95,74%. Kết quả điều trị 24 bò nhiễm Babesia bằng diminazene (liều 3,5 mg/kg thể trọng) có hiệu quả điều trị là 100%. Nhƣ vậy, hiện nay có hai mầm bệnh ký sinh đƣờng máu là Anaplasma và Babesia đang lƣu hành trên đàn bò sữa của Tp. Hồ Chí Minh và hai loại thuốc oxytetracycline hoặc diminzazene có thể dùng để điều trị tƣơng ứng cho hai mầm bệnh nói trên.
  • 8. vii SUMMARY Research topic “Situation of blood parasites infection in dairy cows at Ho Chi Minh city and evaluation of the therapeutic efficacy of some drugs” was conducted from July 1st 2015 to July 1st 2016. The aim of study was to determine the current status of blood parasite infection in dairy cow and to evaluate the herapeutic efficacy of some drugs in order to suggest a solution for prevention and treatment of blood parasites in dairy cows. Collected blood samples from 1.039 individual cows was examined under microsope after Giemsa staning. The results showed that Anaplasma and Babesia were detected, however, we did not detect Trypanosoma and Theileria. We also found that the prevalence of Anaplasma trended to increase with age, while the incidence of Babesia trended to decrease with age. Besides, the prevalence of Anaplasma and Babesia also increase when increased HF blood ratio. Identification of blood parasites species based on morphology and PCR technique indicated that Anaplasma marginale and Anaplasma centrale were detected in dairy cows with 5.19% and 0.69%, respectively. Two Babesia species such as Babesia bigemina and Babesia bovis were detected and the prevalence of Babesia bigemina was higher than Babesia bovis. Evaluation of physiological parameters in blood from collected samples, the results showed that average number of red blood cells of parasitic infected cows was 6.18 mil./mm3 , average value of haemoglobine from parasitic infected cows was 8.8g% which was lower than those from healthy cows. The result of treatment of 41 infected cows with Anaplasma by oxytetracycline (10mg/kg body weight) was found to has 95,74% efficacy. The result of treatment of 41 infected cows with Babesia by diminazene (3.5mg/kg body weight) was found to has 100% efficacy. In conclusion, Anaplasma and Babesia, blood parasite pathogens, are prevalence in dairy cows at Ho Chi Minh City and two kinds of drug such as oxytetracycline or diminzazene can be used to treat Anaplasma or Babesia infected cows, respectively.
  • 9. viii MỤC LỤC TRANG Trang tựa Trang chuẩn y.............................................................................................................. i Lý lịch cá nhân.......................................................................................................... iii Lời cam đoan..............................................................................................................iv Lời cảm ơn ..................................................................................................................v Tóm tắt .......................................................................................................................vi Summary ...................................................................................................................vii Mục lục.................................................................................................................... viii Danh mục các chữ viết tắt..........................................................................................xi Danh mục các bảng ...................................................................................................xii Danh mục các hình.................................................................................................. xiii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN ..........................................................................................3 1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại Thành Phố Hồ Chí Minh....................................3 1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa...............................................................................3 1.1.2. Tình hình dịch bệnh và kiểm soát dịch bệnh ....................................................4 1.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển bò sữa giai đoạn 2016 - 2020...................................5 1.2. Các bệnh ký sinh ở máu trên bò sữa ....................................................................5 1.2.1. Bệnh do Anaplasma ..........................................................................................5 1.2.2. Bệnh do Babesia .............................................................................................10 1.2.3. Bệnh do Trypanosoma evansi.........................................................................13 1.2.4. Bệnh do Theileria............................................................................................17 1.3. Các phƣơng pháp chẩn đoán bệnh ký sinh đƣờng máu .....................................19 1.3.1. Phƣơng pháp xem tƣơi....................................................................................19 1.3.2. Phƣơng pháp phết kính nhuộm Giemsa..........................................................19
  • 10. ix 1.3.3. Phƣơng pháp tiêm truyền chuột bạch..............................................................21 1.3.4. Phƣơng pháp tập trung ....................................................................................21 1.3.5. Phƣơng pháp ngƣng kết (card agglutination test - CAT)................................21 1.3.6. Phƣơng pháp huỳnh quang gián tiếp (indirect immunofluorescen test – IFA) ................................................................................................................22 1.3.7. Phản ứng ELISA (enzyme - linked immuno sorbent assay)..........................22 1.3.8. Kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction).....................................................22 1.4. Một số biện pháp phòng và trị bệnh ký sinh đƣờng máu trên bò ......................23 1.4.1. Một số biện pháp phòng bệnh.........................................................................23 1.4.2. Một số thuốc trị ký sinh đƣờng máu trên bò...................................................24 1.5. Tóm lƣợc một số công trình nghiên cứu về bệnh ký sinh đƣờng máu trên trâu bò.....27 1.5.1. Một số công trình nghiên cứu trong nƣớc.......................................................27 1.5.2. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới.....................................................29 Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................31 2.1. Thời gian và địa điểm.........................................................................................31 2.2. Đối tƣợng khảo sát .............................................................................................32 2.3. Vật liệu, hóa chất và thiết bị PCR......................................................................32 2.4. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................32 2.4.1. Nội dung 1. Tình hình nhiễm ký sinh đƣờng máu qua phƣơng pháp nhuộm Giemsa................................................................................................32 2.4.2. Nội dung 2. Định danh loài dựa vào đặc điểm hình thái và kỹ thuật PCR.....34 2.4.3. Nội dung 3. Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý máu trên bò bình thƣờng và bò nhiễm ký sinh máu ....................................................................................35 2.4.4. Nội dung 4. Đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị Anaplasma và Babesia.....36 2.5. Công thức tính và xử lý số liệu ..........................................................................36 Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................37 3.1. Tình hình nhiễm ký sinh đƣờng máu qua phƣơng pháp nhuộm Giemsa...........37 3.1.1. Các giống ký sinh đƣờng máu ở bò ................................................................37 3.1.2. Tỷ lệ nhiễm chung ký sinh đƣờng máu trên bò sữa........................................39
  • 11. x 3.1.3. Tình hình nhiễm Anaplasma và Babesia ........................................................41 3.2. Kết quả định danh loài ký sinh...........................................................................47 3.2.1. Kết quả định danh loài theo đặc điểm hình thái..............................................47 3.2.2. Định danh Babesia bằng phƣơng pháp PCR...................................................50 3.3. Một số chỉ tiêu sinh lý máu bò...........................................................................53 3.4. Hiệu quả điều trị Anaplasma và Babesia...........................................................54 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................59 PHỤ LỤC.................................................................................................................64
  • 12. xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT A. marginale: Anaplasma marginale. Babesia spp.: Babesia species. B. bigemina: Babesia bigemina. B. bovis: Babesia bovis. FAO: Food and Agriculture Organization - Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc OIE: World Organisation for Animal Health - Tổ chức Thú y Thế giới SS rRNA: Small subunit ribosomal RNA T.evansi: Trypanosoma evansi. T. equiperdum: Trypanosoma equiperdum. T. theileria: Trypanosoma theileria. T. galinarum: Trypanosoma galinarum.
  • 13. xii DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1. Phân bố mẫu khảo sát...............................................................................33 Bảng 2.2. Thành phần phản ứng PCR ......................................................................35 Bảng 2.3. Chu trình nhiệt phản ứng..........................................................................35 Bảng 3.1. Các giống ký sinh đƣờng máu ở bò..........................................................37 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm chung theo quận huyện ........................................................40 Bảng 3.3a. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia theo địa bàn quận huyện...............41 Bảng 3.3b. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia theo khu vực.................................42 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia theo tuổi..........................................43 Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia ở bò theo nhóm máu lai..................45 Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia theo quy mô chăn nuôi ....................46 Bảng 3.7. Kết quả định danh loài theo đặc điểm hình thái.......................................47 Bảng 3.8. Kết quả nhiễm Babesia qua phƣơng pháp PCR.......................................52 Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu sinh lý máu bò nhiễm và không nhiễm ký sinh ..............53 Bảng 3.10. Hiệu quả điều trị Anaplasma và Babesia................................................55
  • 14. xiii DANH MỤC CÁC HÌNH TRANG Hình 1.1. Tiêu bản máu nhiễm Anaplasma marginale (hình a) và Anaplasma centrale (hình b)...............................................................................................6 Hình 1.2. Chu kỳ phát triển của Anaplasma marginale .............................................7 Hình 1.3. Tiêu bản máu nhiễm Babesia bovis..........................................................10 Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của Babesia bigemina..................................................11 Hình 1.5. Tiêu bản máu nhiễm Trypanosoma evansi...............................................14 Hình 1.6 Chu kỳ phát triển chung của Trypanosoma spp. .......................................14 Hình 1.7. Tiêu bản máu nhiễm Theileria .................................................................17 Hình 1.8. Công thức cấu tạo của thuốc oxytetracycline...........................................24 Hình 1.9. Công thức cấu tạo của thuốc diminazene.................................................25 Hình 1.10. Công thức cấu tạo của thuốc diminazene aceturate ...............................26 Hình 1.11. Công thức cấu tạo của thuốc diminazene diaceturate ............................26 Hình 2.1. Phân chia khu vực nuôi bò sữa theo quy hoạch của thành phố................31 Hình 3.1. Tiêu bản máu bị nhiễm Anaplasma spp trên bò sữa.................................38 Hình 3.2. Tiêu bản máu bị nhiễm Babesia spp trên bò sữa......................................38 Hình 3.3. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia theo nhóm tuổi................................44 Hình 3.4. Hồng cầu nhiễm Anaplasma marginale ...................................................48 Hình 3.5. Mẫu nhiễm Anaplasma centrale...............................................................48 Hình 3.6. Mẫu máu nhiễm Babesia và các vật lạ.....................................................49 Hình 3.7a. Kết quả mẫu dƣơng tính với B. bigemina...............................................50 Hình 3.7b. Kết quả mẫu dƣơng tính với B. bovis.....................................................51
  • 15. 1 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Phát triển các hoạt động hỗ trợ cho ngành chăn nuôi bò sữa là một trong những chƣơng trình trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển kinh tế và an ninh xã hội. Nhiều tiến bộ kỹ thuật đƣợc ứng áp dụng vào quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng, kiểm soát bệnh truyền nhiễm, bệnh liên quan đến sinh sản đã góp phần cải thiện đáng kể năng suất, sức khỏe đàn bò sữa. Tuy nhiên, việc kiểm soát bệnh ký sinh nói chung, nhất là các bệnh ký sinh đƣờng máu vẫn gặp nhiều khó khăn do (i) phƣơng pháp chẩn đoán truyền thống (phết tiêu bản, nhuộm và đọc bằng kính hiển vi) đòi hỏi ngƣời làm có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng; (ii) mất nhiều thời gian và phụ thuộc giai đoạn nhiễm bệnh. Do vậy, các mầm bệnh ký sinh ở máu đƣợc đánh giá là mối nguy cho đàn bò sữa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong vòng một thập niên qua, mặc dù bệnh ký sinh đƣờng máu trên đàn bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh đã đƣợc Chi cục Thú y thực hiện giám sát qua các năm nhƣng hầu nhƣ không có nghiên cứu nào đƣợc triển khai thực hiện bằng phƣơng pháp PCR để kiểm tra hiện trạng loài ký sinh đƣờng máu nhiễm trên đàn bò tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, ở tầm khu vực Đông Nam Á và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu không những đánh giá đƣợc mức độ nhiễm mà còn phát triển các kỹ thuật hỗ trợ giúp chẩn đoán nhanh và hiệu quả hơn so với kỹ thuật chẩn đoán truyền thống. Một số nghiên cứu trên thế giới đã thành công trong việc ứng dụng các kỹ thuật PCR, phân tích trình tự gen để định danh loài của các loại ký sinh trùng đƣờng máu (Chaudhry và cs, 2010; Mtshali và cs, 2013; El- Ashker và cs, 2014). Bên cạnh đó, thuốc phòng trị bệnh ký sinh đƣờng máu đang sử dụng chủ yếu là nhóm tetracycline dùng cho bò nhiễm Anaplasma và diminazene khi bò nhiễm Babesia, nhƣng hiện nay chƣa biết đƣợc tình trạng kháng thuốc của các mầm bệnh
  • 16. 2 này với những thuốc thƣờng hay sử dụng trong thời gian khá dài này thế nào do có ít nghiên cứu đƣợc triển khai trong vòng 10 năm. Nếu có nghiên cứu theo dõi cho thấy thuốc không còn hiệu quả trong điều trị sẽ có những khuyến cáo thử nghiệm các loại thuốc khác để thay thế trong phòng trị. Vì thế việc đánh giá hiện trạng nhiễm ký sinh đƣờng máu và nghiên cứu để ứng dụng kỹ thuật PCR phục vụ chẩn đoán ký sinh đƣờng máu là nhu cầu cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Tình hình nhiễm ký sinh đƣờng máu trên đàn bò sữa tại Thành Phố Hồ Chí Minh và hiệu quả điều trị của một số thuốc” đƣợc thực hiện với sự hƣớng dẫn của PGS. TS Lê Hữu Khƣơng, bộ môn Bệnh truyền nhiễm và Thú y cộng đồng thuộc Khoa Chăn Nuôi Thú Y trƣờng Đại học Nông lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Mục đích Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu xác định hiện trạng nhiễm bệnh ký sinh ở máu trên đàn bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh, xác định loài gây bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị của một số loại thuốc để làm cơ sở đề xuất việc phòng trị bệnh cho bò sữa. Yêu cầu - Xác định tình hình nhiễm ký sinh đƣờng máu qua phƣơng pháp nhuộm Giemsa. - Định danh loài qua hình thái; - Định danh loài Babesia bằng phƣơng pháp PCR; - Một số chỉ tiêu sinh lý máu trên bò nhiễm và không nhiễm ký sinh; - Đánh giá hiệu quả điều trị Anaplasma bằng oxytetracycline và điều trị Babesia bằng diminazene.
  • 17. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại Thành Phố Hồ Chí Minh 1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa Tính đến thời điểm 1/10/2015, tổng đàn bò sữa trên địa bàn là 117.765 con/9.604 hộ (trong đó số bò sữa cái là 100.738 con; số bò sữa sinh sản là 57.078 con chiếm 56,66% / tổng đàn bò cái sữa). Theo số liệu thống kê (1/10/2016), đàn bò sữa tại thành phố Hồ Chi Minh chiếm khoảng 31,85% tổng đàn bò sữa của cả nƣớc nhƣng chiếm hơn 35% tổng sản lƣợng sữa của cả nƣớc (Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi). Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phát triển ngành chăn nuôi bò sữa dẫn đầu cả nƣớc. Về qui mô có sự dịch chuyển gia tăng số cá thể trên từng hộ chăn nuôi. Ở quy mô chăn nuôi bò sữa từ 20 - 50 con trong 6 tháng đầu năm 2015 là 1.487 hộ (so với cùng kỳ năm 2010 tăng 896 hộ), số hộ có qui mô đàn trên 50 con cũng tăng nhẹ (năm 2015 là 168 hộ, so với cùng kỳ năm 2010 là 55 hộ). Khu vực chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu tại các huyện ngoại thành, đặc biệt là huyện Củ Chi, chiếm số lƣợng khoảng 66,43% tổng đàn bò sữa và chiếm khoảng 70,83% số cơ sở chăn nuôi bò sữa của thành phố. Với qui mô bình quân đàn bò sữa tăng dần: Năm 2015 là 12,26 con/hộ so với năm 2010 là 8,97 con/hộ (tăng bình quân 0,66%/năm), trong đó số hộ dƣới 5 con/hộ là 2.105 hộ chiếm tỷ lệ khoảng 21,92% giảm so với năm 2010 do hộ chăn nuôi từng bƣớc nhận thức chăn nuôi tập trung mới đạt hiệu quả. Hộ chăn nuôi đã từng bƣớc cải thiện về quy trình nuôi dƣỡng, chăm sóc, các khẩu phần phù hợp cho từng lứa tuổi, từng giai đoạn sản xuất, áp dụng các biện pháp thú y phòng và trị bệnh cho đàn bò sữa, nhiều hộ chăn nuôi mạnh dạn đầu tƣ vào hệ
  • 18. 4 thống chuồng trại, trang thiết bị và ứng dụng khoa học kỹ thuật…góp phần nâng cao về năng suất, chất lƣợng, tăng hiệu quả kinh tế, giúp ổn định ngành phát triển chăn nuôi bò sữa hiện nay. Bên cạnh, đảm bảo tình hình dịch tễ an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn thành phố, nhất là đàn bò sữa. 1.1.2 Tình hình dịch bệnh và kiểm soát dịch bệnh Hàng năm, Chi cục Thú y xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm phòng bệnh truyền nhiễm (Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng) cho đàn bò trên địa bàn Thành phố, tiêm phòng bệnh đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn và 100% diện tiêm phòng; Để phục vụ công tác quản lý dịch tễ việc kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng đối với vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng đƣợc thực hiện định kỳ 2 đợt /năm nhằm đánh giá hiệu quả công tác tiêm phòng gia súc và tỷ lệ bảo hộ trên đàn bò sữa. Nhìn chung, kết quả tỷ lệ bảo hộ bình quân đối với vắc xin Lở mồm long móng đạt 96,47% và Tụ huyết trùng đạt trên 80%. Hiện nay, điều kiện chăn nuôi nhƣ chuồng trại, vệ sinh chăn nuôi trên địa bàn thành phố trong những năm qua có nhiều cải thiện nhƣng chƣa đồng bộ. Phần lớn các hộ chăn nuôi bò sữa chƣa có hệ thống xử lý phân, chất thải nên ảnh hƣởng đến môi trƣờng chăn nuôi và sức khỏe con ngƣời. Bên cạnh đó, việc chƣa kiểm soát đƣợc nguồn thức ăn do nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu khai thác từ nguồn cỏ tƣơi ở sông rạch hoặc cỏ ruộng ngập nƣớc cũng là một trong những nguyên nhân chƣa làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm bệnh ký sinh trùng trên đàn bò sữa. Mặc dù hầu hết các hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố đã đƣợc tập huấn các kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh và đƣợc trang bị sổ quản lý dịch tễ tại hộ nhƣng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vẫn chƣa đƣợc ngƣời chăn nuôi thật sự quan tâm. Công tác tiêu độc khử trùng chuồng trại, diệt côn trùng định kỳ chƣa thực hiện tốt, nhiều trƣờng hợp chủ bò không đồng ý điều trị bò bị nhiễm ký sinh đƣờng máu do không muốn phải hủy sữa trong thời gian điều trị làm ảnh hƣởng đến thu nhập, nhất là đối với những hộ có nhiều bò mang mầm bệnh. Việc ngƣời chăn nuôi chƣa mạnh dạn loại thải đàn bò sữa, chƣa tuân thủ tốt việc khai báo tình hình nhập, xuất đàn bò sữa tại nông hộ, nhất là việc nhập đàn giống không có
  • 19. 5 giấy chứng nhận kiểm dịch, là mối nguy hiểm cho tình hình dịch tễ đàn bò sữa trên địa bàn thành phố. 1.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển bò sữa giai đoạn 2016 - 2020 Thực hiện Đề án nâng cao chất lƣợng đàn bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 đã đƣợc Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt theo Quyết định số 4697/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 với các mục tiêu cụ thể nhƣ sau: - Quản lý tình hình chăn nuôi, dịch tễ và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn bò sữa; tỷ lệ tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn và 100% diện tiêm; - Giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn bò sữa thành phố và hỗ trợ ngƣời chăn nuôi trong chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, viêm vú tiềm ẩn và các bệnh sinh sản với tỷ lệ bệnh giảm so với giai đoạn 2011 - 2015. Cụ thể: tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn < 12% (giảm 0,5% / năm), tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ở máu < 10% (giảm 0,3 %/ năm), tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn dƣới 45% (giảm 0,3 % 0,5% / năm), trong đó tỷ lệ 3+, 4+ dƣới 20% (giảm 1 % / năm); - Duy trì 22 cơ sở và xây dựng mới 10 cơ sở an toàn đối với bệnh Lở mồm long móng và duy trì vùng thành phố Hồ Chí Minh an toàn đối với bệnh Lao và Sẩy thai truyền nhiễm; - Áp dụng các tiêu chí thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trong chăn nuôi bò sữa tại nông hộ. Duy trì 20 hộ mô hình điểm và nhân rộng 10 hộ mô hình điểm, phát triển 05 mô hình mẫu theo hƣớng cơ giới hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ mới. 1.2. Các bệnh ký sinh ở máu trên bò sữa 1.2.1. Bệnh do Anaplasma Hình thái Theo OIE (2015) các loài Anaplasma ban đầu đƣợc coi là các ký sinh trùng thuộc nguyên sinh động vật, nhƣng các nghiên cứu sau này cho thấy chúng không có đặc tính rõ rệt theo mô tả này. Từ tái bản cuối cùng đƣợc chấp nhận của phân
  • 20. 6 loài vào năm 2001, họ Anaplasmataceae (bộ Rickettsiales). Bệnh biên trùng do nhiễm với loài Anaplasma marginale. Một loài thứ nhì, A. centrale, cũng đã đƣợc ghi nhận từ trƣớc. Năm 1996, Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng mô tả rằng Anaplasma có dạng nhƣ cầu khuẩn, chấm tròn, có khi hình bầu dục. Kích thƣớc 0,5 - 0,6 µm có khi 0,2 - 0,5 µm. A. marginale gây bệnh nặng hơn, kích thƣớc 0,2 - 0,5 µm, ký sinh chủ yếu ở rìa hồng cầu. A. centrale có kích thƣớc lớn hơn 0,4 - 0,95 µm, 90% ký sinh giữa hồng cầu. Hình a Hình b Hình 1.1. Tiêu bản máu nhiễm Anaplasma marginale (hình a) và Anaplasma centrale (hình b). (Shinobu và cs, 2000) Theo một số tác giả nghiên cứu tại Việt nam: Anaplasma có dạng hình cầu, chấm tròn, có khi hình bầu dục. Kích thƣớc 0,2 - 0,5 µm. A. marginale gây bệnh nặng hơn, ký sinh chủ yếu ở rìa hồng cầu. A. centrale ký sinh ở giữa hồng cầu (Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng, 1996). Rất khó phân loại hai loài này bằng hình thể, ngƣời ta chỉ phân biệt chúng qua vị trí ký sinh. Quan sát dƣới kính hiển vi điện tử thấy Anaplasma có một màng bao bọc mỏng, bên trong nhân gồm sáu khối nhiễm sắc. Khi nhuộm Anaplasma bắt màu đỏ, thƣờng chỉ có một Anaplasma trong một hồng cầu. Trƣờng hợp những con mắc bệnh nặng sẽ có tới 70% hồng cầu bị phá vỡ (Phạm Sỹ Lăng và và Phan Địch Lân, 2000).
  • 21. 7 Chu kỳ phát triển Anaplasma tồn tại một thời gian dài trong ve, khi ve hút máu hoặc thay đổi vật chủ, Anaplasma sẽ xâm nhập vào máu, vào hồng cầu và gây bệnh. Ve và ruồi truyền Anaplasma một cách cơ học. Ngoài ra, Anaplasma có thể đƣợc truyền từ gia súc này cho gia súc khác do dùng kim chích sát trùng chƣa kỹ, do truyền máu hoặc do chuyển cấy phôi … Vòng đời của Anaplasma có hai giai đoạn phát triển: Giai đoạn phát triển vô tính xảy ra ở cơ thể của vật chủ cuối cùng (bò và một số thú nhai lại). Sự sinh sản của chúng trong hồng cầu theo phƣơng thức phân đôi. Giai đoạn phát triển hữu tính ở vật chủ trung gian là một số loại ve cứng (Ixodidae). Khi ve hút máu bò bệnh Anaplasma xâm nhập vào ve, chúng sẽ phát triển về số lƣợng trong ống tiêu hóa và hệ bạch huyết của ve, sau đó mầm bệnh lên tuyến nƣớc bọt và buồng trứng của ve. Khi vào buồng trứng, mầm bệnh sẽ truyền sang thế hệ ve đời sau và vẫn truyền lây đƣợc cho bò. Tóm lƣợc giai đoạn phát triển ở hình 1.2. Hình 1.2. Chu kỳ phát triển của Anaplasma marginale (Zahid, 2014) Dịch tễ học Từ tái bản cuối cùng đƣợc chấp nhận của phân loài vào năm 2001, họ Anaplasmataceae (bộ Rickettsiales) đƣợc biết là gồm có bốn giống là Anaplasma, Ehrlichia, Neorickettsia, và Wolbachia. Giống đƣợc sửa đổi của Anaplasma hiện
  • 22. 8 nay gồm có Anaplasma marginale là loài thuộc giống này, A. phagocytophilum (trƣớc kia là Ehrlichia phagocytophila, E. equi và tác nhân không phân loại của bệnh granulocytic ehrlichiosis ở ngƣời), A. platys và A. bovis. Bệnh biên trùng là kết quả của bị nhiễm với Anaplasma marginale và A. centrale. Việc chúng thực sự là đại diện cho hai loài, thì chƣa đƣợc nghiên cứu rõ. Các loài Anaplasma truyền lây cả theo cơ học lẫn theo sinh học, bởi các trung gian truyền lây là loài chân đốt. Các xem xét dựa vào nghiên cứu cẩn thận về các thực nghiệm gây nhiễm, đã báo cáo có đến 19 loài ve khác nhau có khả năng truyền lây A. marginale (Kocan và cs, 2004). Các loài ve này gồm: Argas persicus, Ornithodoros lahorensis, Boophilus annulatus, B. calcaratus, B. decoloratus, B. microplus, Dermacentor albipictus, D. andersoni, D. hunteri, D. occidentalis, D. variabilis, Hyalomma excavatum, H. rufipes, Ixodes ricinus, I. scapularis, Rhipicephalus bursa, R. evertsi, R. sanguineus và R. simus. Các ổ dịch Anaplasmosis trên bò thƣờng do bị nhiễm bởi Anaplasma marginale. Anaplasma centrale có khả năng gây ra mức độ thiếu máu trung bình, nhƣng các ổ dịch lâm sàng trên thực địa thì cực kỳ hiếm. Loài mới của Anaplasma, A. phagocytophilum và A.bovis (Dumler và cs, 2001), với nguồn lây nhiễm là các động vật gặm nhấm, gần đây đƣợc báo cáo là gây nhiễm ở gia súc, tuy nhiên không gây bệnh lâm sàng. Anaplasma marginale hiện diện trong hầu hết các quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, và trong một số vùng ôn đới. Anaplasma centrale đƣợc mô tả đầu tiên ở Nam Phi. Vi sinh vật này sau đó đã đƣợc báo cáo ở các quốc gia khác - bao gồm Úc và một số quốc gia ở Nam Mỹ, Đông Nam Á và Trung Đông (Gualito, 2010) Một số loài côn trùng có thể truyền Anaplasma bằng phƣơng pháp cơ giới. Các loài mòng thuộc họ Tabanidae, các loài ruồi hút máu cũng có thể truyền đƣợc Anaplasma. Các loài động vật nhai lại cảm nhiễm với Anaplasma bao gồm: trâu, bò, dê, cừu, hƣơu, nai, lạc đà. Bệnh đƣợc tìm thấy ở Nam Trung Bộ, Bắc Bộ, nông trƣờng Ba Vì, nông trƣờng Mộc Châu, vùng ven thành phố Hồ Chí Minh, Đức Trọng và
  • 23. 9 Sông Bé (Phạm Sỹ Lăng - Phan Địch Lân, 1999). Cơ chế tác động Trong quá trình ký sinh, Anaplasma gây bệnh trên trâu bò bằng cách: Chúng chiếm đoạt chất dinh dƣỡng trong hồng cầu để phát triển và sinh sản, làm cho hồng cầu biến dạng, nhạt màu và tan vỡ. Độc tố của Anaplasma tác động lên hệ thần kinh của bò dẫn đến thú bị sốt cao (40 - 41o C) kéo dài trong suốt thời kỳ bệnh (Phạm Sỹ Lăng - Phan Địch Lân, 1999). Triệu chứng lâm sàng Thể cấp tính: thời gian nung bệnh của Anaplasma từ 5 - 17 ngày. Nhiệt độ cơ thể thú có thể tăng lên đến 40 - 41o C, sốt gián đoạn, tim đập nhanh 100 - 115 lần/ phút, bò thở nhanh, khó thở, nƣớc mũi chảy liên tục, lƣợng sữa giảm đột ngột hoặc giảm hẳn. Niêm mạc lúc đầu đỏ sậm sau nhợt nhạt, hoàng đản. Nƣớc tiểu có màu vàng. Thú thƣờng chết trong giai đoạn này (Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng, 1996). Trong thời gian nung bệnh, các hồng cầu bị nhiễm gia tăng và bị loại thải bởi các tế bào lƣới nội mô, gây ra thiếu máu và hoàng đản mà không tăng huyết sắc tố niệu. Bệnh nhiễm gây ra thêm các triệu chứng lâm sàng nhƣ sốt, giảm thể trọng, sẩy thai và lờ đờ (Rymaszewska và Grenda, 2008). Brumpt (1982) qua nghiên cứu cho thấy một số trƣờng hợp bò chết sau khi nhiễm bệnh từ 4 - 5 ngày, đặc biệt là trƣờng hợp nhiễm ghép giữa Anaplasma và Babesia. Raplph và Abram (1991) cho rằng bệnh Anaplasma đặc trƣng ở thể cấp tính là sốt, thiếu máu, yếu ớt, táo bón, niêm mạc vàng, kém ăn, suy nhƣợc, mất nƣớc và khó thở. Những con sống sót sau cơn bệnh cấp tính thƣờng bình phục chậm, gây thiệt hại về sữa và thịt, tỷ lệ chết thƣờng là 70% (Phạm Sỹ Lăng, 2000). Bệnh do Anaplasma ở bò có các triệu chứng thể hiện là sốt kéo dài 4 đến 10 ngày, kém ăn, mất thể trọng, lờ đờ, ho và gia tăng nhịp thở, nhịp tim, sẩy thai, giảm sản xuất sữa và giảm chất lƣợng tinh dịch (Tefi, 2015) Thể mãn tính: thú gầy, lông xơ xác, rụng dần từng đám. Niêm mạc nhợt nhạt, hố mắt trũng sâu, có ghèn, nƣớc mắt chảy liên tục.
  • 24. 10 Bệnh tích Xác chết gầy, quanh thận và tim không có mỡ. Máu loãng, lách sƣng mềm, nƣớc tiểu vàng, tim bị xuất huyết. Vùng ngực và các nơi khác có thể bị thủy thũng (Nguyễn Trọng Nội và cs, 1980). Qua quan sát 32 bò đƣợc mổ khám, Nguyễn Hữu Ninh và Nguyễn Ngọc Cảnh (1963) thấy bò gầy rạc, niêm mạc có hoàng đản, máu loãng, nhợt nhạt. Trong xoang ngực và bụng có tƣơng dịch màu vàng. Hạch lâm ba trƣớc vai và đùi sƣng, mổ ra có tụ huyết và thủy thũng. Đặc biệt bao tim có điểm xuất huyết và có dịch vàng, tim to và nhão, nhợt nhạt, mặt ngoài tim và tâm thất có chấm xuất huyết. Lá lách sƣng mềm, nhợt. Niêm mạc dạ cỏ, dạ tổ ong bị rộp và lá sách khô cứng dễ bóc (Phạm Sỹ Lăng, 2000). 1.2.2. Bệnh do Babesia Hình thái Hình 1.3. Tiêu bản máu nhiễm Babesia bovis (Shinobu, 2000) Có hai loài Babesia gây bệnh cho bò là Babesia bigemina (Smith và Kilborne, 1893) và Babesia bovis (Babes, 1888). Ngoài ra còn có Babesia argentina, nhƣng hiện nay cũng đƣợc gọi là Babesia bovis (Hoyte, 1976). Hình dạng và kích thƣớc của Babesia trên bò thay đổi tùy loài. Babesia bigemina ký sinh trong hồng cầu, có dạng hình quả lê, hình tròn, hình ô van hoặc các hình dạng khác thƣờng khác nhƣng dạng đặc trƣng là hình quả lê cặp đôi. B.bigemina thuộc nhóm Babesia lớn (Mahoney, 1977), chúng có kích
  • 25. 11 thƣớc từ 4 -5 µm chiều dài và 2-3 µm chiều rộng. Merozoites của Babesia bovis ở trong hồng cầu chúng thƣờng có dạng hình lê, tròn hoặc hình thái khác thƣờng. Chúng thuộc loài Babesia nhỏ, có kích thƣớc từ 2,4 x 1,5 µm. Không bào thƣờng có hình vòng sáng. Merozoites thƣờng nằm giữa hồng cầu (Kaufmann, 1996). Mẫu máu của bò bệnh thƣờng thấy từ một đến hai ký sinh trùng trong một hồng cầu, cá biệt có trƣờng hợp có đến sáu ký sinh. Chu kỳ phát triển Chu kỳ phát triển của Babesia đƣợc chia làm 2 giai đoạn (Hình 1.4): Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của Babesia bigemina (Zahid, 2014) Giai đoạn ký sinh trong cơ thể bò: Ký sinh trùng sinh sản theo phƣơng thức vô tính, từ một Babesia trƣởng thành sinh sản tiếp tục nhƣ vậy, sau một thời gian số lƣợng Babesia tăng lên rất nhanh trong máu. Giai đoạn hữu tính xảy ra trong vật chủ trung gian là một số loài ve cứng. Ve hút máu trâu bò có Babesia trong hồng cầu, có cả merozoite, microgametocyte (tiền giao tử đực) và macrogametocyte (tiền giao tử cái) vào ruột ve. Ở ruột ve, các
  • 26. 12 merozoite đều bị chết, trong khi đó microgametocyte và macrogametocyte sẽ biến thành microgamete (giao tử đực) và macrogamete (giao tử cái). Hai bào tử này kết hợp tạo thành zygote (hợp tử). Hợp tử xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột của ve và bắt đầu sinh sản vô tính để giải phóng nhiều sporozoite. Sau đó các sporozoite xâm nhập vào buồng trứng của ve. Mầm bệnh có thể truyền cho thế hệ sau của ve. Khi ve chứa mầm bệnh hút máu, sporozoite xâm nhập vào hồng cầu bò và chu kỳ sinh sản tiếp tục (Lê Hữu Khƣơng, 2012). Dịch tễ học Bệnh xảy ra trên trâu, bò, dê, cừu,… ở mọi lứa tuổi, bệnh xảy ra ở hầu hết các nƣớc trên thế giới: châu Âu, Úc, Á, Phi, Mỹ La Tinh. Bệnh do Babesia gây nên còn đƣợc gọi là bệnh sốt Texas (châu Mỹ), bệnh do ve truyền (châu Úc) hay sốt do ve hoặc sốt nƣớc tiểu đỏ (châu Phi). Theo Caillow (1985), mùa phát triển của ve ảnh hƣởng đến mùa lây lan của bệnh. Ở các khu vực có ve hoạt động mạnh, tỷ lệ bò bị nhiễm Babesia cao và gây nhiều thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi bò sữa (Phạm sỹ lăng, 2000). Bò bị nhiễm Babesia đƣợc nuôi trong điều kiện nhiệt độ lạnh, thiếu thức ăn nhất là thức ăn xanh sẽ bị giảm sức đề kháng dẫn đến tình trạng bò bệnh ở thể cấp tính và gây chết. Triệu chứng lâm sàng và tác hại của bệnh Babesiosis thƣờng phát sinh ở hầu hết các vật chủ, nhƣng tỷ lệ chết ở gia súc lớn cao hơn ở gia súc non (Levine, 1985). Thời gian ủ bệnh từ 8 - 15 ngày hoặc ít hơn. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là tăng nhiệt độ 39,8 - 42o C. Thú sốt cao liên tục trong nhiều ngày, thân nhiệt từ 39,80 C có khi lên đến 42,2o C. Thú bị thiếu máu do Babesia phá vỡ hồng cầu (Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng, 1996). Thú bỏ ăn, ngừng nhai lại, khó thở, nhịp tim tăng, chảy nƣớc mắt, nƣớc mũi, lƣợng sữa giảm hẳn. Sau khi phát bệnh 2 - 3 ngày, thú tiểu ra huyết sắc tố. Do Babesia phá hoại rất nhiều hồng cầu nên huyết sắc tố thoát ra ngoài, lọc qua thận vào nƣớc tiểu làm cho nƣớc tiểu có màu đỏ. Khi có ít huyết sắc tố thì nƣớc tiểu có màu vàng thẫm, cuối cùng nƣớc
  • 27. 13 tiểu màu đỏ và có khi đen nhƣ nƣớc cà phê (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996). Babesia ký sinh ở trong hồng cầu, khi phát triển và sinh sản sẽ làm biến dạng và vỡ hồng cầu. Chúng lấy chất dinh dƣỡng từ hồng cầu làm hồng cầu có màu nhợt nhạt, lƣợng sắc tố giảm, hoặc chúng tiết độc tố gây rối loạn trung khu điều nhiệt, bò bệnh sẽ sốt cao liên tục hàng tuần. Hồng cầu bị vỡ hàng loạt sẽ giải phóng huyết sắc tố, lƣợng huyết sắc tố quá cao trong máu sẽ thải qua thận làm cho nƣớc tiểu có màu đỏ sẫm (Lapage, 1968). Bệnh tích Bệnh tích thƣờng thấy ở máu và lách. Xác gầy, niêm mạc nhợt nhạt, xoang phúc mạc có nhiều dịch màu hồng nhạt, máu loãng khó đông. Phổi có phù thũng nhẹ. Gan và túi mật sƣng to. Dịch mật đặc, có bọt màu xanh đen. Bàng quang chứa nƣớc tiểu màu vàng thẫm đỏ. Thận có thể sƣng. Các hạch lâm ba sƣng, thủy thũng, có thể kiểm tra qua hạch trƣớc vai và trƣớc đùi. Hồng cầu và huyết cầu tố đều giảm xuống rất nhanh, chỉ sau 3 - 5 ngày có thể giảm đi 60 - 70% so với trạng thái sinh lý bình thƣờng (Phạm sỹ lăng, 2000). Quan sát của Levin (1985), ở gia súc bị bệnh lách sƣng to, mềm nhũn, vùng tủy bị xám đen màu của máu thiếu oxy. Phổi có phù thũng. Gia súc thƣờng tiêu chảy hoặc táo bón, phân có màu vàng nâu. Gia súc bị bệnh cấp tính hoặc á cấp tính ghép với các bệnh khác thì ít khả năng sống, chúng trở nên gầy còm và chết. 1.2.3. Bệnh do Trypanosoma evansi Hình thái Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1999), Trypanosoma evansi là một đơn bào nhỏ, hình mũi khoan có kích thƣớc 18 – 34 x 2,5 µm. Chúng di động trong máu nhờ màng rung đƣợc hình thành bởi roi bắt nguồn từ phía sau thân chạy vòng quanh thân giúp cho Trypanosoma di chuyển rất nhanh trong máu vật chủ. Trypanosoma ký sinh trong máu và nằm ngoài hồng cầu.
  • 28. 14 Hình 1.5. Tiêu bản máu nhiễm Trypanosoma evansi (Desquesnes, 2013) Trypanosoma sinh sản trực phân, theo chiều dọc và cấp số nhân, do đó số lƣợng Trypanosoma sẽ tăng rất nhanh sau khi xâm nhập vào máu ký chủ. Cách truyền lây Trypanosoma đƣợc truyền cơ giới do ruồi trâu (Tabanus), mòng (Stomoxys)…, chúng không có chu kỳ tiến hóa ở côn trùng môi giới. Tóm lƣợc chu kỳ phát triển ở hình 1.6. Hình 1.6 Chu kỳ phát triển chung của Trypanosoma spp. (Pierre Dorny, 2013) Bệnh truyền cơ giới do ruồi, mòng. Sinh sản trong cơ thể ký chủ.
  • 29. 15 Trypanosoma có thể sống ở vật môi giới từ 24 - 44 giờ, nếu ruồi trâu chƣa kịp truyền Trypanosoma cho gia súc khác thì chúng sẽ bị chết ở vòi hút của côn trùng, vì vậy mùa phát bệnh có liên quan chặt chẽ với mùa côn trùng hoạt động. Ruồi thƣờng bắt đầu xuất hiện vào tháng 5, cao điểm là tháng 6 - 9, sau đó thời tiết thay đổi lạnh dần thì số lƣợng côn trùng truyền bệnh dần dần giảm đi (Phạm Văn Khuê - Phan Lục, 1996). Dịch tễ học Các loài mòng họ Tabanidae và ruồi hút máu họ Stomoxydinae đóng vai trò môi giới truyền. Hiện nay ngƣời ta phát hiện trên 1.000 loài mòng họ Tabanidae ở hầu hết các vùng sinh thái trên trái đất, đặc biệt phong phú ở các nƣớc nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ (Lapage,1968). Theo Phan Địch Lân (1974), ở Việt Nam đã phát hiện đƣợc 65 loài mòng thuộc họ Tabanidae, trong đó có 44 loài đã đƣợc phân loại đến loài thuộc cả 3 giống trên và 4 loài loài ruồi hút máu thuộc 3 giống Stomoxys, Liperosia và Bdellolarynx là vật chủ môi giới truyền bệnh tiên mao trùng cho gia súc. Phan Địch Lân (1985) nghiên cứu ve ở thú hoang và thú nuôi cho biết ở miền Bắc nƣớc ta có 47 loài, trong đó có nhiều loài mới mà các nhà khoa học trƣớc đây chƣa gặp tại Việt Nam. Đồng thời, các tác giả cũng phát hiện đƣợc 28 loài ve cứng ký sinh trên các loài gia súc: trâu có 22 loài, bò có 13 loài và chó có 19 loài. Theo báo cáo của Hà Viết Lƣợng (1998), côn trùng môi giới truyền bệnh ký sinh trùng đƣờng máu ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gồm những loài sau: Tabanus rubidus, Tabanus klangsuensis, Tabanus striatutus, Chrysop - dispar, Stomoxys calcitrans. Trong đó có 3 loài thuộc giống Tabanus và một loài ruồi Stomoxys calcitrans rất phổ biến ở các vùng nghiên cứu, riêng loài Chrysop – dispar không thấy ở vùng cao nguyên. Trong tự nhiên, T. evansi ký sinh ở hầu hết các loài thú nuôi và thú hoang, phổ biến là ở trâu, bò, ngựa, hƣơu, nai, voi, hổ, báo, sƣ tử,….
  • 30. 16 Bệnh thƣờng xảy ra vào mùa hè, mùa mƣa khí hậu ấm áp, nƣớc nhiều, ve mòng hoạt động nhiều. Trâu bò nhiễm ở mọi lứa tuổi nhƣng chủ yếu nhiễm ở lứa tuổi từ 3 - 8 năm. Ở nƣớc ta, bệnh đƣợc phát hiện trên trâu, bò, ngựa ở tất cả các vùng sinh thái khác nhau: đồng bằng, ven biển, miền núi, trung du. Bệnh thƣờng phân bố ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới: châu Á, Bắc và Tây châu Phi, châu Âu. Ngoài ra còn thấy ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và châu Úc. Cơ chế gây bệnh Trypanosoma gây bệnh trên trâu bò theo 2 cách: - Chúng lấy đi chất dinh dƣỡng (đạm, đƣờng, chất béo, chất khoáng) từ máu của ký chủ bằng phƣơng thức thẩm thấu để duy trì sự hoạt động và sinh sản. - Hoặc chúng tạo ra độc tố Trypanotoxis tác động lên hệ thần kinh trung ƣơng của thú gây rối loạn trung khu điều nhiệt làm thú sốt cao và gián đoạn. Triệu chứng lâm sàng - Thể cấp tính: trâu bò bị nhiễm Trypanosoma có biểu hiện sốt cao và gián đoạn, thú sốt cao 1 - 2 ngày ở 40 - 410 C, sau đó thân nhiệt thú trở lại bình thƣờng trong 2 - 6 ngày (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996). Sở dĩ có triệu chứng sốt gián đoạn là do Trypanosoma luôn thay đổi kháng nguyên. Hồng cầu giảm xuống trong khoảng 3,63 - 4,54 triệu/mm3 trong giai đoạn thú sốt. Bạch cầu tăng từ 6.500 - 15.400/mm3 (Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng, 1996). Niêm mạc mắt nhợt nhạt, mí mắt sƣng có hiện tƣợng hoàng đản. - Vào thời kỳ cuối, một số trâu bò bị thủy thũng. Trâu bò mang thai có thể bị sẩy thai. - Thể mãn tính: thú gầy rạc, lông dựng đứng xơ xác, mắt hõm sâu, cơ bắp teo dần, niêm mạc nhợt nhạt và hoàng đản, giảm sức đề kháng với các bệnh khác. Bệnh tích Xoang phế mạc, phúc mạc và tâm mạc chứa dịch màu vàng, vùng bị thủy thũng chứa nhiều dịch nhầy giống keo. Thịt nhão và ƣớt. Mỡ mềm và vàng thẫm. Tim nhão, ƣớt, sƣng to, tụ máu lấm tấm và đáy tim thủy thũng. Phổi tụ máu thành
  • 31. 17 từng đám. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và đoạn cuối ruột già tụ máu tím bầm. Lách và gan sƣng to. 1.2.4. Bệnh do Theileria Hình thái Theileria ký sinh ở gia súc thƣờng có hình tròn nhỏ, hình trứng, hình dạng bất thƣờng hoặc có hình dạng giống vi khuẩn. Theileria annulata trong hồng cầu có dạng tròn, oval, có khi có hình que, hình dấu phẩy, kích thƣớc 0,5 µm. Theileria parva trong hồng cầu có dạng hình gậy, kích thƣớc 1,5 - 2,0 x 0,5 - 1,0 µm, có khi có dạng tròn, oval, dấu phẩy nhọn. Theileria lestoquardi trong hồng cầu có hình tròn hay oval, dạng tròn có kích thƣớc 0,6 - 2,0 µm, dạng dài hơn 1,6 µm (Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng, 1996). Hình 1.7. Tiêu bản máu nhiễm Theileria (Shinobu và cs, 2000) Chu kỳ phát triển Theileria có 2 giai đoạn phát triển: giai đoạn sinh sản vô tính xảy ra trong máu của trâu, bò, theo phƣơng thức mọc nhánh, rồi tách đôi. Quá trình sinh sản hữu tính thực hiện trong cơ thể của các loài ve thuộc họ ve cứng Ixodidae (chúng phát triển tƣơng tự nhƣ Babesia trong ve). Ngoài ra, Theileria còn ký sinh ở bạch cầu, có dạng một nang chứa khoảng 8 - 12 bào tử (Sporozoite) nằm trong nguyên sinh chất của bạch cầu, nhuộm Giemsa
  • 32. 18 bắt màu đỏ tím, có hình phẩy, đƣợc gọi là thể “Koch“. Đây là dạng đặc biệt có thể căn cứ vào đó để phân biệt với Babesia và Anaplasma (Phạm Sỹ Lăng - Phan Địch Lân, 1999). Dịch tễ học Theileria ký sinh và gây hại cho các loài động vật nhƣ: trâu, bò nhà, bò rừng, hƣơu, nai, dê, cừu. Ở nƣớc ta, tỷ lệ nhiễm Theileria ở vùng đồng bằng thấp hơn ở vùng núi và cao nguyên. Bò nhập có tỷ lệ nhiễm cao hơn bò địa phƣơng. Thú non mắc bệnh nặng hơn thú lớn. Bệnh giảm dần theo tuổi. Bệnh phổ biến khắp thế giới: Trung Phi, Nam Phi, châu Á, Đông Nam châu Âu. Theileria annulata có ở Liên Xô, một số nƣớc Trung Cận Đông, Trung Quốc. Theileria sergenli đƣợc tìm thấy ở Trung Quốc, Triều Tiên. Theileria parva có ở Algeri, Congo, Nigeria, Zaia, Kenya,… Bệnh do Theileria mutans hiện còn ở Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam… Cơ chế tác động Theileria gây bệnh trên bò theo những cơ chế sau: - Theileria xâm nhập vào hồng cầu bò, chúng phát triển, sinh sản vô tính, làm hồng cầu biến dạng và tan vỡ dẫn đến thú gầy yếu, thiếu máu. - Độc tố của Theileria tác động lên não, gây sốt cao ở 40 - 41o C trong giai đoạn đầu, sau đó giảm dần và bệnh chuyển từ thể cấp tính sang thể mãn tính. Ngoài ra, độc tố có thể tác động đến niêm mạc dạ dày, gây viêm tróc niêm mạc dạ tổ ong, khô cứng dạ lá sách và viêm ruột. Triệu chứng lâm sàng Thời kỳ nung bệnh từ 14 - 20 ngày hoặc 4 tuần. Triệu chứng bệnh ở thú phụ thuộc vào mức độ nhiễm. Trong giai đoạn sinh sản vô tính, thú có biểu hiện sốt cao ở 41o C và thƣờng tăng cao vào ngày thứ 3, kéo dài 4 - 5 ngày. Nếu không can thiệp kịp thời thú có thể chết. Tỷ lệ chết có thể lên đến 90%. Qua giai đoạn sốt, thân nhiệt thú giảm và có triệu chứng tiêu chảy sau 7 ngày. Hoàng đản nhẹ, nƣớc tiểu có hồng cầu (Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng, 1996).
  • 33. 19 Bệnh tích Phổi phù thũng, gan sƣng, lách và các hạch bạch huyết viêm, sƣng to. Thận và các mô bị sung huyết. Viêm dạ múi khế. Tim xuất huyết. Niêm mạc đƣờng tiêu hoá loét. 1.3. Các phƣơng pháp chẩn đoán bệnh ký sinh đƣờng máu Ở nƣớc ta, do điều kiện trang thiết bị chƣa cao nên các phòng chẩn đoán ở trung ƣơng và địa phƣơng hiện chỉ sử dụng các kỹ thuật đơn giản để chẩn đoán ký sinh, chƣa có điều kiện áp dụng các phƣơng pháp miễn dịch để chẩn đoán bệnh (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2000). Ngày nay, những phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại đã giúp cho việc chẩn đoán các bệnh ký sinh đƣờng máu đạt đƣợc độ chính xác cao có thể trên 95% nhƣ phƣơng pháp polymerase chain reaction (PCR), latex, phƣơng pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFAT). Trong đó phƣơng pháp PCR là một trong những phƣơng pháp mới và có hiệu quả cao trong công tác chẩn đoán nhƣng nó đòi hỏi phải có trang bị và phƣơng tiện đắt tiền, kỹ thuật phải chính xác (Phạm Sỹ Lăng, 2002). 1.3.1. Phƣơng pháp xem tƣơi Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2000), sử dụng một phiến kính sạch khô, nhỏ lên đó một vài giọt dung dịch chống đông máu (natri citrat). Dùng kéo cắt lông sát trùng tĩnh mạch tai. Lấy một giọt máu cho lên lame, phủ lamel lên và quan sát với độ phóng đại 10 x 40. Trypanosoma sẽ di chuyển giữa các hồng cầu nếu có. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có độ chính xác chỉ đạt khoảng 70%. 1.3.2. Phƣơng pháp phết kính nhuộm Giemsa Lấy máu tĩnh mạch cổ hoặc tĩnh mạch tai, phết tiêu bản dàn mỏng. Cố định bằng cồn methanol, nhuộm giem sa và kiểm tra dƣới kính hiển vi với độ phóng đại 1.000 lần để tìm ký sinh trùng đƣờng máu. Lấy dịch trong hạch lâm ba nhuộm Romanopsky để phát hiện Theileria spp., độ chính xác trong chẩn đoán đạt 80%. Phƣơng pháp này có thể phát hiện bào tử của Theileria spp. trong bạch cầu của bò. Độ chính xác trong phát hiện bệnh do Anaplasma đạt 85%; Trypanosoma và Babesia đạt 80% (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2000).
  • 34. 20 Các mẫu lấy từ bò sống, bao gồm các mẫu máu phết mỏng trên kính và máu thu thập đƣợc trong chất kháng đông. Các mẫu máu phết kính để khô trong không khí sẽ giữ đƣợc hoàn hảo ở nhiệt độ phòng ít nhất 1 tuần. Mẫu máu trong chất kháng đông nên đƣợc bảo quản và vận chuyển ở 4o C, nếu không phải đƣợc đƣa đến phòng thí nghiệm trong vòng vài giờ. Mẫu này có thể dùng cho việc phết kính, nếu các mẫu loại khác gởi đến là không hoàn hảo. Ngƣợc lại với Babesia bovis, Anaplasma không tích tụ trong các mao mạch, do vậy máu lấy từ tĩnh mạch cảnh hay mạch máu lớn khác là thích hợp. Các mẫu máu đƣợc nhuộm với màu Giemsa 10%, trong khoảng 30 phút, sau khi cố định trong methanol nguyên chất trong khoảng 1 phút. Sau khi nhuộm màu, các mẫu đƣợc rửa xả ba hay bốn lần với nƣớc sạch để loại bỏ màu còn dƣ, và sau đó để khô trong không khí. Các điều kiện cho nhuộm màu Giemsa khác nhau giữa các phòng thí nghiệm. Các màu nhuộm thƣơng mại tiện cho nhuộm màu Anaplasma nhanh chóng hiện có sẵn trong một số quốc gia (Màu nhuộm thƣơng mại, bao gồm Camco-Quik and Diff-Quik, Baxter Scientific Products, McGaw Park, Illinois, USA, và Hema 3 and Hema-Quik, Curtin-Matheson, Houston, Texas, USA). Các mẫu đƣợc kiểm tra dƣới lớp dầu ở độ phóng đại x 700 - 1.000 (Gualito, 2015) Anaplasma marginale thể hiện là các thể đặc, tròn và đậm màu trong hồng cầu, có đƣờng kính khoảng 0,3 - 1,0 µm. Hầu hết các thể này nằm trong hay gần với viền của hồng cầu. Đặc tính này giúp phân biệt giữa A. marginale với A. centrale, do hầu hết các A. centrale thƣờng nằm trong hồng cầu ở gần trung tâm hơn. Tuy nhiên, đặc biệt là khi nhiễm rickettsia máu thấp, việc phân biệt hai loài này trong các mẫu có thể khó khăn (Kreier và Ristic, 1963; Stich và cs, 2004). Phƣơng pháp truyền thống để nhận diện tác nhân gây bệnh ở thú bị nhiễm Babesia là kiểm tra bằng kính hiển vi các mẫu máu phết kính dày và mỏng, đƣợc nhuộm màu, nhƣ màu Giemsa (Thuốc nhuộm Romanowsky - Giemsa 10% trong môi trƣờng PBS (phosphate buffered saline). Độ nhạy của kỹ thuật này có thể phát hiện tình trạng nhiễm ký sinh trùng máu đến mức thấp là 1 ký sinh trùng trong 106 hồng cầu.
  • 35. 21 Các mẫu máu phết kính dày đƣợc chuẩn bị bằng đặt một giọt máu nhỏ (khoảng 50 µl) lên một phiến kính sạch. Giọt máu này sau đó đƣợc làm khô trong không khí, đƣợc cố định bằng nhiệt ở 80o C trong 5 phút, và đƣợc nhuộm với Giemsa 10% trong 15 - 20 phút. Các mẫu máu không nhuộm màu sẽ không đƣợc bảo quản với các dung dịch formalin vì có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng nhuộm màu. Việc phân biệt loài thực hiện tốt trong các mẫu phết kính mỏng, nhƣng kém trong các mẫu phết kính dày. Kỹ thuật này thƣờng đủ để phát hiện bệnh nhiễm cấp tính, nhƣng không phát hiện đƣợc thú mang trùng khi tình trạng ký sinh trùng trong máu thƣờng rất thấp. Việc nhận diện và phân biệt ký sinh trùng có thể đƣợc cải thiện bằng sử dụng màu huỳnh quang, nhƣ màu cam acridine thay cho Giemsa. 1.3.3. Phƣơng pháp tiêm truyền chuột bạch Lấy máu ở tĩnh mạch tai của trâu bò nghi bệnh cho vào ống nghiệm có chứa citrat natri 3,8%, sau đó tiêm máu vừa thu đƣợc vào phúc mạc chuột thí nghiệm và theo dõi từ 15 – 30 ngày. Kiểm tra máu chuột thí nghiệm, nếu trong máu chuột có hiện diện mầm bệnh chứng tỏ trâu bò đã bị nhiễm bệnh. Phƣơng pháp tiêm truyền động vật có thể cho độ chính xác cao (100%) đối với bệnh do Trypanosoma evansi. Tuy nhiên, tốn công sức cho việc chăm sóc thú thí nghiệm và theo dõi trong thời gian dài (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2000). 1.3.4. Phƣơng pháp tập trung Dựa vào nguyên lý Babesia thƣờng ký sinh trong hồng cầu non, khi ly tâm hồng cầu non tập trung ở đáy. Lấy máu cho vào ống hematocrit, sau khi ly tâm phần đáy là hồng cầu non. Tìm Babesia ở phần tập trung hồng cầu non. 1.3.5. Phƣơng pháp ngƣng kết (card agglutination test - CAT) Dùng kháng nguyên sống trong máu động vật cảm nhiễm (bê, thỏ). Sau đó nhỏ một giọt huyết thanh của động vật nghi bệnh và trộn với giọt máu có kháng nguyên sống của động vật cảm nhiễm. Nếu huyết thanh có kháng thể tƣơng ứng sẽ có ngƣng kết xảy ra. Bản chất của phƣơng pháp là ngƣng kết trực tiếp trên phiến polyethylen. Phƣơng pháp này có độ chính xác trong phát hiện Trypanosoma là 70 - 80%; Babesia,
  • 36. 22 Anaplasma và Theileria đạt 90 - 95% (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2000). 1.3.6. Phƣơng pháp huỳnh quang gián tiếp (indirect immunofluorescen test – IFA) Dùng chất phát quang để phát hiện phản ứng kháng nguyên và kháng thể. Kháng nguyên đã biết đƣợc nuôi cấy từ động vật thí nghiệm. Kháng thể có trong huyết thanh gia súc nghi bệnh. Kiểm tra trên kính hiển vi huỳnh quang. Phản ứng dƣơng tính khi có phát màu huỳnh quang của ký sinh trùng. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là phát hiện chính xác trâu bò bệnh ký sinh trùng đƣờng máu, đạt 90 - 96% và phát hiện sớm đƣợc bệnh từ 5 - 6 ngày trong thời gian ủ bệnh (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2000). 1.3.7. Phản ứng ELISA (enzyme - linked immuno sorbent assay) Dùng kháng nguyên đã gắn enzyme, nhỏ lên vỉ 96 lỗ, sau đó cho huyết thanh gia súc nghi ngờ vào. Sau một thời gian phản ứng, cho conjugate và subtrate vào, tiếp tục cho chất dừng phản ứng (thƣờng là H2SO4). Đọc kết quả thông qua máy đọc ELISA. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là phát hiện trâu bò bệnh ký sinh trùng đƣờng máu đạt độ chính xác cao 90 - 98%. Tuy nhiên, phƣơng pháp này cần phải có kháng thể hoặc kháng nguyên chuẩn (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2000). 1.3.8. Kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) Với độ nhạy cao, kỹ thuật PCR đƣợc coi là phƣơng pháp hiện đại nhất hiện nay để chẩn đoán bệnh. Trong phản ứng này dùng phản ứng PCR đa mồi để chẩn đoán cả 02 loại Babesia bigemina, B. bovis hoặc cả 3 loại Babesia bigemina, B. bovis, Anaplasma marginale. Độ nhạy của kỹ thuật này có thể phát hiện tình trạng nhiễm ký sinh trùng máu đến mức thấp là 1 ký sinh trùng trong 107 hồng cầu. Các xét nghiệm dựa vào acid nucleic để phát hiện bệnh nhiễm A. marginale trên bò đã đƣợc phát triển mặc dù chƣa đầy đủ. Độ nhạy phân tích của các phƣơng pháp dựa vào phản ứng chuỗi phân tử (PCR) đã đƣợc ƣớc tính có thể phát hiện tình trạng nhiễm ký sinh trùng máu mức thấp là 1 ký sinh trùng trong 106 hồng cầu, nhƣng ở mức độ này, chỉ một phần bò mang trùng đƣợc phát hiện. Một xét nghiệm
  • 37. 23 nested PCR có độ nhạy và có khả năng nhận diện, đã đƣợc áp dụng để nhận diện bò mang trùng A. marginale. Kỹ thuật này có khả năng nhận diện đến ít hơn 30 hồng cầu bị nhiễm trong 1 ml máu, tƣơng đƣơng có thể phát hiện tình trạng nhiễm ký sinh trùng máu đến mức thấp là 1 ký sinh trùng trong 108 hồng cầu, thấp hơn mức độ mang trùng thấp nhất của bò. Phƣơng pháp Real-time PCR cũng đã đƣợc chỉ định để định danh A. marginale (Carelli và cs, 2007; Decaro và cs, 2008; Reinbold và cs, 2010) và đƣợc xem xét để thay thế Nested PCR. Thiết bị cần thiết cho Real- time PCR thì mắc tiền, đòi hỏi phải bảo dƣỡng. Xét nghiệm Real-time PCR nhắm mục tiêu gen 16S rRNA (Reinbold và cs, 2010) và đƣợc báo cáo đạt đƣợc một mức độ phân tích độ nhạy tƣơng đƣơng Nested PCR (Carelli và cs, 2007; Decaro và cs, 2008; Reinbold và cs, 2010). Xét nghiệm phản ứng PCR đã đƣợc chứng minh là rất nhạy, đặc biệt trong phát hiện B. bovis và B. bigemina trong bò mang trùng (Buling và cs, 2007; Costa- Junior và cs, 2006; Criado-Fornelio, 2007). Một số kỹ thuật PCR đã đƣợc mô tả mà có thể phát hiện và phân biệt các loài của Babesia trong thú mang trùng (Buling và cs, 2007; Criado-Fornelio, 2007). Các xét nghiệm PCR thƣờng có ích cho xác nhận các xét nghiệm và trong một số trƣờng hợp, dùng làm xét nghiệm kế tiếp các phƣơng pháp khác. 1.4. Một số biện pháp phòng và trị bệnh ký sinh đƣờng máu trên bò 1.4.1. Một số biện pháp phòng bệnh Thƣờng xuyên kiểm tra đàn gia súc khi nhập, xuất đàn. Định kỳ kiểm tra máu đàn bò mỗi năm 2 - 3 lần, phát hiện bò bệnh hoặc mang trùng để điều trị nhằm tránh lây nhiễm mầm bệnh. Nuôi dƣỡng chăm sóc tốt đàn bò sữa để nâng cao sức đề kháng; chuồng trại ấm sạch mùa đông và thoáng mát mùa hè; cho ăn đúng khẩu phần đảm bảo dinh dƣỡng. Phun thuốc diệt côn trùng ở quanh chuồng trại theo định kỳ (1 tháng / 1 lần). Phát quang bụi rậm, lấp vũng nƣớc, cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn để côn trùng không có nơi cƣ trú và phát triển đƣợc. Sử dụng một số loại thuốc hóa dƣợc để phòng bệnh ký sinh đƣờng máu cho trâu bò theo định kỳ 2 - 3 lần / 1 năm:
  • 38. 24 Ở Việt Nam, chƣa sử dụng vắc xin để phòng các bệnh ký sinh đƣờng máu mà chủ yếu sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để diệt các vật môi giới, ký chủ trung gian và dùng các loại thuốc hóa dƣợc để điều trị gia súc bị bệnh. Phun thuốc diệt côn trùng ở quanh chuồng trại theo định kỳ (1 tháng / 1 lần). Phát quang bụi rậm, lấp vũng nƣớc, cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn để côn trùng không thể cƣ trú và phát triển đƣợc. 1.4.2. Một số thuốc trị ký sinh đƣờng máu trên bò Cơ chế tác động chung của một số thuốc kháng ký sinh đƣờng máu là tác động trên màng tế bào của ký sinh. Một số loại thuốc có tác động gắn vào DNA làm ký sinh bị bất động, mất khả năng gây bệnh và bị tiêu diệt trong vòng vài giờ. Một số loại thuốc còn làm rối loạn trao đổi đƣờng của ký sinh. Để điều trị bệnh ký sinh đƣờng máu trên bò sữa, chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc nhƣ nhóm tetracycline (oxytetracycline, doxycycline, clotetracycline), trypamidium, diminazene, naganol, acriflavin, haemosporidin, acapsin, antrycid,… Thuốc oxytetracycline Công thức hóa học: C22 H24 N2 O9 Công thức cấu tạo oxytetracycline: Hình 1.8. Công thức cấu tạo của thuốc oxytetracycline (https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/54675779#section=2D-Structure- pubchem, 2011) Cơ chế tác động: nhóm tetracycline thƣờng có vai trò kiềm khuẩn, nó kiềm chế quá trình tổng hợp protein vi khuẩn bởi nó gắn vào tiểu đơn vị 30S của
  • 39. 25 ribosomes trong cơ thể sinh vật, theo cách này nó ngăn cản sự gắn kết ribosomes của ARN vận chuyển. Tetracycline cũng có thể hủy bỏ sự gắn vào tiểu đơn vị 50S của ribosomes và thêm vào đó biến đổi tính thấm màng tế bào chất của vi sinh vật. Tetracycline ở nồng độ cao cũng có thể kìm chế tổng hợp protein ở tế bào động vật hữu nhũ. Phổ tác động: là kháng sinh kiềm khuẩn phổ rộng, có tác động trên vi khuẩn Gram dƣơng, Mycoplasma, Chlamydia và Rickettsia. Độc tính: Oxytetracycline sử dụng cho thú non có thể là nguyên nhân đổi màu của xƣơng, vàng răng, nâu hoặc xám màu. Liều cao hay uống kéo dài có thể làm xƣơng chậm phát triển. Trên loài nhai lại, liều cao có thể là nguyên nhân giảm nhu động dạ cỏ và trì trệ sự nhai lại… Liều dùng: Bò < 300 kg: Tiêm bắp 100 mg/ 10 – 15 kg P, liệu trình 3 – 5 ngày liên tục. Bò > 300 kg: Tiêm bắp 100 mg/ 10 – 20 kg P, liệu trình 3 – 5 ngày liên tục. Thuốc diminazene Công thức hóa học diminazene: C14 H15 N7. Công thức cấu tạo diminazene: Hình 1.9. Công thức cấu tạo của thuốc diminazene (https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/2354#section=Top-PubChem, 2005) Công thức hóa học diminazene aceturate: C18H22N8O3 Công thức cấu tạo diminazene aceturate:
  • 40. 26 Hình 1.10. Công thức cấu tạo của thuốc diminazene aceturate (https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/65060#section=Top-PubChem, 2005) Công thức hóa học diminazene diaceturate: C22H29N9O6 Công thức cấu tạo diminazene diaceturate: Hình 1.11. Công thức cấu tạo của thuốc diminazene diaceturate (https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/5284544#section=Top-PubChem, 2005) Cơ chế tác động của diminazene: - Trong ký sinh trùng, diminazene xâm nhập vào nhân tế bào và gắn kết với DNA. Diminazene cũng có khuynh hƣớng ngăn cản sự chuyển hóa đƣờng của ký sinh trùng theo cách thức tƣơng tự nhƣ các loại thuốc diệt Trypanosoma khác. - Đối với Babesia thì diminazene tác động chủ yếu lên cấu trúc và chức năng của màng tế bào. Đặc tính đề kháng riêng của những Babesia này là yếu tố quyết định đến khả năng tồn tại của chúng. Do đó có thể loại trừ hoàn toàn Babesia bằng việc sử dụng liều cao diminazene. Tuy nhiên, thƣờng thì chỉ cần dùng liều lƣợng
  • 41. 27 bình thƣờng cũng có thể điều trị khỏi mà không bị tái phát. Phổ tác động: - Diminazene tác động trực tiếp đến Trypanosoma và Babesia. Ngoài ra nó cũng có đặc tính kháng khuẩn, đặc biệt là đối với streptococci, staphylococci, Corynelbacterium và Brucella. - Diminazene đƣợc sử dụng để điều trị trong các trƣờng hợp nhiễm Trypanosoma, đặc biệt là T. congolense, T. vivax và T. brucei. Nhiễm Babesia, đặc biệt là B. bovis, B. bigemina. Nhiễm chung Trypanosoma và Babesia hoặc nhiễm các dòng đề kháng thuốc của 2 ký sinh trùng này. - Tác dụng phòng bệnh của diminazene đối với Trypanosoma và Babesia thì hơi kém và chỉ kéo dài trong một thời gian hạn chế, khoảng 1 tuần. Do thuốc nhanh chóng bị chuyển hóa và thải tiết nên diminazene chỉ áp dụng làm tác nhân chữa trị và không sử dụng làm tác nhân phòng ngừa (Peregrine và cs, 1993). Liều sử dụng: Liều lƣợng chuẩn cho tất cả gia súc là 3,5mg diminazene/kg thể trọng, tiêm bắp. Liều có thể đƣợc tăng lên đến 10mg diminazene/kg thể trọng nếu sự đáp ứng điều trị kém, nhƣng không sử dụng quá 4g trên một con thú. Theo Silva Oliveira và cs (2015), diminazene aceturate có thể sử dụng cho điều trị hay kiểm soát bệnh B. bigemina, B. bovis với liều lƣợng 3 đến 5 mg/kg. Tồn dƣ: Các tồn dƣ của diminazene có thể tồn tại trong vài tuần trong các mô của bò, nhất là trong gan và thận; hàm lƣợng thuốc đạt đỉnh điểm trong sữa sau 6 giờ và giảm xuống đến các giới hạn không phát hiện đƣợc sau 48 giờ (FAO, 1990). Với lý do này, bò và cừu có hƣớng giết mổ cho ngƣời tiêu thụ phải qua thời gian ngƣng thuốc từ 21-35 ngày trƣớc khi giết mổ, thời điểm lấy sữa phải từ 3 ngày sau khi cấp thuốc (FAO, 1990; Peregrine và cs, 1993). 1.5. Tóm lƣợc một số công trình nghiên cứu về bệnh ký sinh đƣờng máu trên trâu bò 1.5.1. Một số công trình nghiên cứu trong nƣớc Một số nghiên cứu ở các tỉnh phía Bắc: Đào Trọng Đạt và Phạm Sỹ Lăng (1993) khi kiểm tra máu của 9.223 con trâu, 2.106 con bò thuộc 16 tỉnh ở Miền Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm Trypanosoma evansi ở
  • 42. 28 trâu là 13,11%, ở bò là 6,56%. Lƣơng Tố Thu và cs. (1995) đã công bố đàn trâu tại một số tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ nhiễm T. evansi khá cao từ 20 - 41%; Nguyễn Văn Hậu và cs (1999) đã nhuộm giem sa để kiểm tra 300 mẫu máu bò và sử dụng phƣơng pháp PCR kiểm tra trên 120 mẫu máu lấy từ các cơ sở chăn nuôi bò tại vùng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho biết tỷ nhiễm qua soi kính của Anaplasma là 3,67%, Babesia là 5% và qua kỹ thuật PCR của Anaplasma là 26,67%, Babesia là 27,5%. Vƣơng Xuân Thạch (2000) xét nghiệm máu trên 186 trâu bò ở Sóc Sơn - Hà Nội cho biết tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu là 28,8% và ở bò là 16,49%. Phan Địch Lân (2004) xét nghiệm máu 286 bò ở vùng ngoại thành Hà Nội phát hiện nhiễm cả 3 giống Babesia, Anaplasma và Theileria. Vƣơng Thị Lan Phƣơng và cs (2004) khảo sát trên đàn bò thịt Brahmann bằng phản ứng kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFAT) phát hiện tỷ lệ nhiễm Trypanosoma là 5,99%. Phùng Quang Trƣờng (2008) xét nghiệm máu đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì - Hà Tây phát hiện tỷ lệ nhiễm ký sinh đƣờng máu ở đàn bò Jersey là 29,7%, đàn HF là 28,6%, và bò lai HF là 53,1%. Phạm Ngọc Thạch và cs (2013) xét nghiệm 960 mẫu máu trâu tại 04 tỉnh (Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hòa Bình và Sơn La) cho biết tình hình nhiễm T.evansi là 12,60%. Một số nghiên cứu ở các tỉnh miền Trung: Phạm Chiên và cs (1999) xét nghiệm máu bằng phƣơng pháp nhuộm Giemsa trên 203 bò ở huyện M’Drac - Đắc Lắc và sử dụng phản ứng huyết thanh ngƣng kết để chẩn đoán Trypanosoma. Kết quả chi nhận đƣợc 4 giống ký sinh đƣờng máu là Babesia, Anaplasma, Trypanosoma và Theileria với tỷ lệ nhiễm chung là 27,59%. Tào Anh Tuấn (2004) xét nghiệm 300 mẫu máu trâu bò ở huyện Ninh Hòa - Khánh Hòa phát hiện 4 giống ký sinh đƣờng máu là Babesia, Anaplasma, Trypanosoma và Theileria, tỷ lệ nhiễm chung là 26,67%. Một số nghiên cứu ở các tỉnh phía Nam Nguyễn Thị Đông (1995) xét nghiệm máu tại trại bò An Phƣớc và trại bò Tân
  • 43. 29 Thắng cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh đƣờng máu thấp nhất ở bò dƣới 1 năm tuổi (4,48%) và cao nhất ở bò từ 1 - 3 năm tuổi (57,69%). Hồ Thị Thuận và cs (2000) xét nghiệm máu trên 1325 bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết tỷ lệ nhiễm chung các loại ký sinh là 24,27%, trong đó tỷ lệ nhiễm Trypanosoma evansi là 0,15% và Theileria là 4,60%. Lê Hữu Khƣơng (2005) khảo sát bệnh nhiễm ký sinh trùng đƣờng máu trên 200 bò sữa tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh cho biết tỷ lệ nhiễm với Babesia là 5% và Anaplasma là 33%. Nguyễn Thanh Tùng (2006) xét nghiệm máu 2.826 con bò sữa ở 10 quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết tỷ lệ nhiễm Trypanosoma và Theileria là 0%, Babesia là 0,7% và Anaplasma là 16,28%. Qua công tác giám sát của Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ bệnh ký sinh đƣờng máu qua các năm mặc dù có giảm nhƣng vẫn còn khá cao (năm 2011 là 11,39%; 2012 là 11,48%; 2013 là 10,27%, 2014 là 9,5% - Theo số liệu báo cáo các năm của Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh). Qua kết quả khảo sát nhận thấy, tỷ lệ nhiễm bệnh ký sinh đƣờng máu trên bò sữa vẫn còn tồn tại, tỷ lệ bệnh dao động khoảng từ 9 - 12%, chủ yếu là do Anaplasma và Babesia, không xuất hiện Trypanosoma và Theileria. Nguyễn Hữu Hƣng và cs (2014) khảo sát 640 mẫu máu bò tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang phát hiện tỷ lệ nhiễm ký sinh đƣờng máu là 18,28% với 2 giống là Anaplasma và Babesia. Tổng hợp các nghiên cứu ở một số tỉnh ở cả 3 miền của Việt Nam đều ghi nhận có 4 giống ký sinh đƣờng máu là Babesia, Anaplasma, Trypanosoma và Theileria nhiễm trên trâu bò. Nhƣ vậy, bệnh ký sinh đƣờng máu trên trâu bò ở nƣớc ta đã đƣợc phát hiện cách đây khá lâu và thấy nhiễm ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Tuy nhiên tại miền Nam chỉ có nghiên cứu của Hồ thị Thuận (2000) phát hiện Trypanosoma và Theileria. 1.5.2. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới Ở Indonesia có tỷ lệ nhiễm Trypanosoma evansi trên bò và trâu lần lƣợt là
  • 44. 30 43% và 48%. Trâu bò nhiễm không biểu hiện triệu chứng nhƣng ngầm chứa tình trạng dịch địa phƣơng lâu dài (Pay và cs, 1991). Chen Qijun (1992) cho biết ở Trung Quốc đã xác định đƣợc 04 loài Trypanosoma là T. equiperdum; T. theileria; T. galinarum và T. evansi. Đặc biệt là loài T. evansi đã gây bệnh cho hầu hết các loài động vật nhƣ trâu, bò, ngựa, la, chó… Cossío-Bayúgar và cs (1997) đã phát hiện 69,2% đàn bò ở Mexico nhiễm Anaplasma marginale bằng phƣơng pháp PCR và 54,6% bằng phƣơng pháp CFt (completement fixation test). Guido và cs (2002) cho rằng đoạn mồi thiết kế từ gen SS rRNA để phân biệt Babesia bigemina (GAU5/GAU6, GAU5/GAU8, GAU7/GAU6) và Babesia bovis (GAU9/GAU10, GAU9/GAU113, GAU3/GAU10) có tính đặc hiệu cao cho việc phân biệt 2 loài ký sinh từ các mẫu máu. Carelli và cs (2007) kiểm tra ký sinh đƣờng máu trên đàn gia súc ở phía Bắc của Ý bằng phƣơng pháp real-time PCR và ghi nhận số lƣợng mẫu nhiễm Anaplasma trên bò là 76,47%. Ở Qadirabad của Pakistant, Chaudhry và cs (2010) kiểm tra máu 100 con bò và phát hiện 18% bò nhiễm ký sinh bằng phƣơng pháp nhuộm Giemsa; 18% bò nhiễm Babesia bigemina và 11% bò nhiễm Babesia bovis bằng phƣơng pháp PCR. Phillip Senzo Mtshali và cs (2013) kiểm tra trong khu vực ven tỉnh Gauteng, Nam Phi ghi nhận bò nhiễm 2 loài Babesia bigemina và Babesia bovis với tỷ lệ nhiễm chung là 35,5%. Bằng phƣơng pháp PCR, Madged El-Ashker và cs (2014) đã phát hiện 3 loài Babesia bigemina, Babesia bovis và Anaplasma marginal với tỷ lệ lần lƣợt là 7,3%; 1,2% và 21,3% trên 164 bò khảo sát tại bang Dakahlia của Ai Cập. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy đàn gia súc cũng nhiễm cả 4 giống ký sinh đƣờng máu là Babesia, Anaplasma,Trypanosoma và Theileria. Đồng thời, nhiều nghiên cứu đã ứng dụng và phát triển kỹ thuật PCR trong chẩn đoán bệnh ký sinh đƣờng máu, định danh loài nhiễm và phân tích trình tự gen.
  • 45. 31 Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm * Thời gian: từ tháng 7/2015 đến tháng 7/2016. * Địa điểm khảo sát: các hộ chăn nuôi bò sữa ở 7 quận, huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh (Quận 9, Quận 12, quận Bình Tân, quận Bình Chánh, quận Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi). Bảy quận huyện trên đƣợc chia thành 2 khu vực (theo quy hoạch của Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh, Quyết định 3178 /QĐ- UBND, ngày 12/9/2011). - Khu vực đƣợc quy hoạch chăn nuôi bò sữa tập trung gồm: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Quận 12. - Và khu vực không quy hoạch chăn nuôi bò sữa tập trung gồm: Quận 9, Thủ Đức và Bình Tân. Hình 2.1. Phân chia khu vực nuôi bò sữa theo quy hoạch của thành phố Tỉnh Tây Ninh Tỉnh Long An Tỉnh Đồng Nai Tỉnh Bình Dương
  • 46. 32 - Mẫu máu của bò sau khi lấy về đƣợc nhuộm và đọc kết quả ở Phòng Ký sinh trùng của Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều Trị thuộc Chi Cục Thú Y thành phố Hồ Chí Minh. - Định danh loài Babesia bằng kỹ thuật PCR tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông Lâm TP. HCM. 2.2. Đối tƣợng khảo sát - Tổng số bò sữa đƣợc xét nghiệm máu là 1.309 con. Trong đó 1.253 bò trong khu vực quy hoạch và 56 bò ngoài khu quy hoạch (số mẫu ƣớc tính đƣợc dựa vào phần mềm OpenEpi). - Số bò đƣợc điều trị là 71 con đƣợc xác định nhiễm ký sinh đƣờng máu. 2.3. Vật liệu, hóa chất và thiết bị PCR - Thuốc nhuộm Giemsa để nhuộm tiêu bản. - Bộ kit thƣơng mại Colorless Taq DNA polymerase (Promega, US), dung dịch đệm RBC; Dneasy Blood & Tissue kit cung cấp bởi công ty QIAGEN. - Các đoạn mồi đƣợc sử dụng do công ty Integrated DNA Technologies sản suất. - Máy nhân bản gen: Mastercycler (Eppendorf, Đức), điện di, chụp ảnh gel, ly tâm. - Các dụng cụ thông thƣờng trong phòng thí nghiệm. 2.4. Nội dung nghiên cứu 2.4.1. Nội dung 1. Tình hình nhiễm ký sinh đƣờng máu qua phƣơng pháp nhuộm Giemsa Phƣơng pháp chọn lấy mẫu: Lấy đại diện tại 7 quận huyện có chăn nuôi bò sữa. Số mẫu ƣớc lƣợng đƣợc lấy để khảo sát đƣợc tính toán dựa trên phần mềm Open Epi với các tham số: - Tổng đàn bò sữa tại 7 quận huyện là 100.507 con; - Tỷ lệ nhiễm dự kiến là 10,29% (dựa vào kết quả báo cáo của chƣơng trình công tác thú y phục vụ phát triển bò sữa, kiểm soát dịch bệnh của Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh: Năm 2011 là 11,48%; năm 2012 là 11,39%; năm 2013 là 9,97%; năm 2014 là 8,33%). - Khoảng giới hạn cho phép là 2%; Độ tin cậy 95%.
  • 47. 33 Kết quả tính toán và phân bố mẫu khảo sát trình bày ở Bảng 2.1. Bảng 2.1. Phân bố mẫu khảo sát Quận huyện Tổng đàn Số hộ Số lƣợng mẫu Số hộ lấy thực tếTính toán Thực tế Bình Chánh 2.056 151 18 45 6 Bình Tân 362 24 3 20 3 Củ Chi 68.122 7.189 596 582 66 Hóc Môn 23.659 2.011 207 553 53 Quận 12 5.711 458 50 73 11 Quận 9 264 19 2 17 2 Thủ Đức 333 27 3 19 2 Tổng cộng 100.507 9.879 879 1.309 143 Danh sách hộ lấy mẫu xét nghiệm đƣợc chọn ngẫu nhiên từ danh sách hộ chăn nuôi của địa phƣơng bằng phần mềm excel và số lƣợng mẫu lấy tại hộ căn cứ theo tổng đàn bò cái thực tế tại hộ. Thông tin khảo sát đƣợc thực hiện qua điều tra thăm hỏi dựa vào phiếu điều tra tại các hộ chăn nuôi (phụ lục 1). Phƣơng pháp lấy máu và bảo quản - Máu bò đƣợc lấy ở tĩnh mạch đuôi hoặc ở tai bằng ống tiêm vô trùng với số lƣợng 2-5 ml. Sau đó phết kính trên phiến kính, lƣợng máu còn lại cho vào ống nghiệm vô trùng có chứa 100µl chất kháng đông EDTA 1% (1 mg/mL), lắc nhẹ đều, sau đó cho vào thùng bảo quản mẫu đem về phòng thí nghiệm để lƣu giữ và dùng cho phản ứng PCR. Nếu chƣa xét nghiệm, mẫu sẽ đƣợc bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8o C, trƣờng hợp mẫu dƣơng tính bảo quản ở -20o C. Chỉ tiêu theo dõi - Xác định giống ký sinh đƣờng máu ở bò. - Xác định tình hình nhiễm Anaplasma và Babesia theo khu vực, tuổi bò, nhóm máu lai, quy mô chăn nuôi.
  • 48. 34 2.4.2. Nội dung 2. Định danh loài dựa vào đặc điểm hình thái và kỹ thuật PCR Tiêu bản máu nhuộm đƣợc quan sát dƣới kính hiển vi, chọn 10 mẫu máu có vật thể hình quả lê trong hồng cầu (nghi ngờ Babesia) thực hiện phản ứng PCR với cặp mồi chuyên biệt để định danh loài. Riêng những mẫu nhiễm Anaplasma chỉ quan sát bằng mắt thƣờng dƣới kính hiển vi và định danh qua hình thái ký sinh trong hồng cầu, không thực hiện PCR. Quy trình thực hiện PCR Bƣớc 1: Ly trích DNA mẫu máu Sử dụng theo quy trình của Dneasy Blood & Tissue kit cung cấp bởi công ty QIAGEN. Trình tự cặp mồi đƣợc sử dụng theo nghiên cứu của Guido (2002), có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm hiện tại. Tên cặp mồi Ký hiệu gen (Theo Genbank) Trình tự Kích thƣớc sản phẩm khuyếch đại Babesia bigemina GAU5 (F) GAU6 (R) U06105 5'- TGGCGGCGTTTATTAGTTCG-3' 5'- CCACGCTTGAAGCACAGGA-3' 1.124 bp Babesia bovis GAU9 (F) GAU10 (R) X59604 5'- CTGTCGTACCGTTGGTTGAC-3' 5'- CGCACGGACGGAGACCGA-3' 541 Ghi chú: F: mồi xuôi; R: mồi ngược Bƣớc 2: Thực hiện phản ứng PCR Phản ứng PCR sử dụng GoTaq Colorless Master Mix với thành phần và chu trình nhiệt đƣợc trình bày ở Bảng 2.2 và Bảng 2.3.
  • 49. 35 Bảng 2.2. Thành phần phản ứng PCR Bảng 2.3. Chu trình nhiệt phản ứng Bƣớc Nhiệt độ (o C) Thời gian Chu kì Tiền biến tính 95 2 phút 1 Biến tính 95 30 giây 30 Bắt cặp 52o C đối với B. bigemina hay 55o C đối với B. bovis 30 giây Kéo dài 72 1 phút Kết thúc kéo dài 72 5 phút 1 Bƣớc 3: Điện di và đọc kết quả: Sau khi kết thúc phản ứng PCR, tiến hành điện di sản phẩm PCR trong gel agarose 1%, với thời gian 30 phút, điện thế 100 Volt. DNA của mẫu máu bò không nhiễm ký sinh (đã kiểm tra qua xác định hình thái) đƣợc sử dụng làm đối chứng âm cho phản ứng PCR. 2.4.3. Nội dung 3. Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý máu trên bò bình thƣờng và bò nhiễm ký sinh máu Kiểm tra chỉ tiêu sinh lý 111 mẫu máu bằng máy huyết học tự động (trong đó có 71 mẫu máu của bò sữa nhiễm ký sinh máu và 40 mẫu máu của bò sữa không nhiễm). Chỉ tiêu theo dõi: - Số lƣợng hồng cầu (106 /mm3 ), - Hàm lƣợng haemoglobine (g%), - Số lƣợng bạch cầu (103 /mm3 ). Thành phần Thể tích (µl) Gotaq Colorless Master Mix 12,5 Forward Primer (20 µM) 1,25 Reverse Primer (20 µM) 1,25 DNA template 2 Nƣớc cất khử ion 8 Tổng 25
  • 50. 36 Phƣơng pháp kiểm tra chỉ tiêu sinh lý máu - Máu kháng đông đƣợc bảo quản ở 2 - 8o C và đƣợc xử lý không quá 4 giờ sau khi lấy mẫu; - Lấy 0,5 - 1ml máu kháng đông cho vào máy huyết học tự động (HUMACOUNT- 30Ts). - Chờ sau 2,5 phút, máy sẽ tự động in ra kết quả của số lƣợng hồng cầu, hàm lƣợng haemoglobine, số lƣợng bạch cầu. 2.4.4. Nội dung 4. Đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị Anaplasma và Babesia Chỉ tiêu theo dõi Bò đƣợc lấy máu lại để xét nghiệm bằng phƣơng pháp phết kính nhuộm Giemsa sau khi dùng thuốc trị đƣợc 7, 14 và 21 ngày. Đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị dựa vào sự hiện diện của ký sinh trong mẫu máu. Bố trí thí nghiệm điều trị Quan sát các mẫu máu nhuộm Giemsa dƣới kính hiển vi. Tổng số 47 bò nhiễm Anaplasma đƣợc sử dụng oxytetracycline với liều 10 mg/kg thể trọng, tiêm bắp 5 ngày liên tục; 24 bò nhiễm Babesia đƣợc điều trị bằng diminazene liều 3,5 mg/kg thể trọng, tiêm bắp 1 liều duy nhất và theo dõi kết quả. 2.5. Công thức tính và xử lý số liệu Tỷ lệ nhiễm (%) = Số mẫu dƣơng tính Số mẫu xét nghiệm x 100 Hiệu quả điều trị (%) = Số con khỏi bệnh Số con đƣợc điều trị x 100 Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và phần mềm Mintab 16, dùng trắc nghiệm Chi bình phƣơng và trắc nghiệm Fisher để so sánh các giá trị trung bình.
  • 51. 37 Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình nhiễm ký sinh đƣờng máu qua phƣơng pháp nhuộm Giemsa 3.1.1. Các giống ký sinh đƣờng máu ở bò Tiến hành đánh giá tiêu bản máu nhuộm Giemsa từ 1.309 bò sữa trong khu vực thành phố Hồ Chi Minh. Kết quả trình bày ở Bảng 3.1, Hình 3.1 và 3.2. Bảng 3.1. Các giống ký sinh đƣờng máu ở bò (n = 1.309) Khu vực Quận, huyện Giống ký sinh Anaplasma spp. Babesia spp. Quy hoạch Bình Chánh + - Củ Chi + + Hóc Môn + + Quận 12 + + Tổng 4/4 3/4 Ngoài quy hoạch Bình Tân + + Quận 9 + - Thủ Đức - - Tổng 2/3 1/3 Tổng cộng 6/7 4/7 Dựa vào đặc điểm hình thái đã xác định 2 giống ký sinh là Anaplasma và Babesia. Anaplasma có dạng hình cầu, bắt màu tím đậm, kích thƣớc nhỏ hơn 1 µm, thƣờng ký sinh rìa hồng cầu hoặc giữa hồng cầu (Hình 3.1). Babesia có dạng hình quả lê, hình tròn, kích thƣớc lớn hơn Anaplasma (Hình 3.2), khoảng 2 - 3 µm, thƣờng tập trung gần rìa hồng cầu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy Theileria và Trypanosoma trong các mẫu máu này.
  • 52. 38 Hình 3.1. Tiêu bản máu bị nhiễm Anaplasma spp trên bò sữa (độ phóng đại 1.000 lần) Hình 3.2. Tiêu bản máu bị nhiễm Babesia spp trên bò sữa (độ phóng đại 3.000 lần) Trong 7 quận huyện khảo sát chỉ riêng quận Thủ Đức không phát hiện ký sinh đƣờng máu trên bò. Còn lại 2 địa điểm (Bình Chánh và Quận 9) phát hiện Anaplasma và 4 địa điểm (Bình Tân, Củ Chi, Hóc Môn và Quận 12) nhiễm cả Anaplasma và Babesia.
  • 53. 39 Tần suất xuất hiện Anaplasma tại khu vực quy hoạch là 100% (4/4 quận huyện); tại khu vực ngoài quy hoạch là 66,67% (2/3 quận huyện). Tƣơng tự, tần suất xuất hiện Babesia tại khu vực quy hoạch là 75% (3/4 quận huyện), tại khu vực ngoài quy hoạch là 33,33% (1/3 quận huyện). Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy Trypanosoma thƣờng xuất hiện nhiều ở miền Bắc và miền Trung hơn là miền Nam Việt Nam. Đào Trọng Đạt và Phạm Sỹ Lăng (1993) đã phát hiện trâu bò nhiễm Trypanosoma evansi ở khu vực 16 tỉnh phía Bắc. Tƣơng tự, Lƣơng Tố Thu (1995) và Vƣơng Xuân Thạch (2000) đã công bố đàn trâu tại một số tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ nhiễm T. evansi khá cao. Ở miền Trung, bò đƣợc phát hiện nhiễm T. evansi ở vài nơi nhƣ: huyện M’Drac - Đắc Lắc (Phạm Chiên và cs, 1999), huyện Ninh Hòa còn phát hiện cả Theileria (Tào Anh Tuấn, 2004). Ở miền Nam, Hồ Thị Thuận và cs (2000) phát hiện Trypanosoma và Theileria trên đàn bò sữa tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh nhƣng tỉ lệ nhiễm khá thấp (0,15% và 4,60%). Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu này khác với một số nghiên cứu trƣớc đây. Tuy nhiên, một số kết quả khảo sát gần đây đã không tìm thấy Trypanosoma và Theileria trên đàn bò ở các tỉnh phía Nam giống nhƣ kết quả của chúng tôi. Nguyễn Hữu Hƣng và cs (2014) khảo sát đàn bò ở An Giang, Nguyễn Thanh Tùng (2006) khảo sát đàn bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh, Lê Hữu Khƣơng (2005) khảo sát đàn bò sữa và bò thịt ở huyện Củ Chi, quận 12 thành phố Hồ Chí Minh chỉ phát hiện bò nhiễm Anaplasma và Babesia, không có trƣờng hợp nào nhiễm Theleileria và Trypanosoma. 3.1.2. Tỷ lệ nhiễm chung ký sinh đƣờng máu trên bò sữa Với 1.309 mẫu máu bò sữa đã đƣợc xét nghiệm bằng phƣơng pháp nhuộm Giemsa để tìm mầm bệnh ký sinh đƣờng máu. Mẫu thu thập từ 7 quận huyện đƣợc chia thành 2 khu vực. Khu quy hoạch nuôi bò sữa gồm 4 quận huyện, khu ngoài quy hoạch gồm 3 quận huyện. Kết quả trình bày ở Bảng 3.2.
  • 54. 40 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm chung theo quận huyện Khu vực Quận, huyện Số bò khảo sát (con) Số bò nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Quy hoạch Bình Chánh 45 2 4,44 Củ Chi 582 50 8,59 Hóc Môn 553 41 7,41 Quận 12 73 2 2,74 Tổng 1.253 95 7,58 Ngoài quy hoạch Bình Tân 20 4 20,00 Quận 9 17 2 11,76 Thủ Đức 19 0 0,00 Tổng 56 6 10,71 Tổng cộng 1.309 101 7,72 Kết quả cho thấy có 101 bò bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 7,72%. Tỷ lệ nhiễm ký sinh đƣờng máu trong nghiên cứu này thấp hơn so với một số nghiên cứu trƣớc đây tại Việt Nam. Ở miền Bắc, Phùng Quang Trƣờng (2008) khảo sát đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì - Hà Tây phát hiện tỷ lệ nhiễm ký sinh đƣờng máu ở đàn bò Jersey là 29,7%; đàn HF là 28,6% và bò lai HF là 53,1%. Ở miền Trung, Phạm Chiên và cs (1999) cho biết 27,59% bò ở huyện M’Drac - Đắc Lắc nhiễm ký sinh đƣờng máu. Ở miền Nam, Nguyễn Hữu Hƣng và cs (2014) phát hiện 18,28% mẫu máu bò tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang nhiễm ký sinh đƣờng máu trong tổng số 640 mẫu máu khảo sát. Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo Nguyễn Thanh Tùng (2006) đàn bò sữa có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đƣờng máu là 16,98% nhƣng theo Lê Hữu Khƣơng (2005) thì đàn bò sữa ở huyện Củ Chi có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đƣờng máu cao hơn (38%) và Hồ Thị Thuận (2000) cũng cho rằng 24,27% bò ở đây nhiễm ký sinh đƣờng máu. Tỷ lệ phát hiện bệnh ký sinh đƣờng máu ở bò tại khu vực quy hoạch là 7,58% thấp hơn so với khu vực ngoài quy hoạch (10,71%). Kết quả của chúng tôi cho thấy xu hƣớng nhiễm ký sinh đƣờng máu theo khu vực ngƣợc lại với kết quả của Nguyễn
  • 55. 41 Thanh Tùng (2006). Tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đƣờng máu tại các quận huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Quận 12 (17,45%) cao hơn so với 03 quận huyện Bình Tân, Thủ Đức và Quận 9 (12,67%). Kết quả này trái ngƣợc với hiện nay. Điều này có thể do trong vòng 10 năm qua (2006 - 2015), thông qua chƣơng trình lấy mẫu giám sát định kỳ và hỗ trợ điều trị ký sinh đƣờng máu cho các hộ chăn nuôi bò sữa của Chi cục thú y thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy hiệu quả. 3.1.3. Tình hình nhiễm Anaplasma và Babesia Để hiểu rõ hơn tình hình nhiễm của từng loại ký sinh, chúng tôi tiến hành phân tích tình hình nhiễm ký sinh theo địa điểm và khu vực. Kết quả trình bày ở Bảng 3.3a và 3.3b. Bảng 3.3a. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma và Babesia theo địa bàn quận huyện Quận/huyện Số bò khảo sát (con) Anaplasma Babesia Số nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Số nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Bình Chánh 45 2 4,44ab 0 0,00 Củ Chi 582 37 6,36 ab 13 2,23 Hóc Môn 553 32 5,79 ab 9 1,63 Quận 12 73 1 1,37 a 1 1,37 Bình Tân 20 3 15,00 b 1 5,00 Quận 9 17 2 11,76 ab 0 0,00 Thủ Đức 19 0 0,00 0 0,00 Tổng 1.309 77 5,88 24 1,83 Ghi chú: Trong cùng một cột, số liệu mang chữ cái khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)