SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
___________________________
NGUYỄN THANH TUẤN
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
___________________________
NGUYỄN THANH TUẤN
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ THANH TÚ
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Những kết quả nghiên cứu và đóng góp mới chƣa đƣợc công bố tại bất kỳ
công trình nào.
Ngày 27 tháng 3 năm 2015
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Thanh Tuấn
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu luận văn cao học quản lý kinh tế
của Đại học kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Tín dụng đối với
học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An”. Bản
thân tôi đã nỗ lực cố gắng để hoàn thành luận văn. Bên cạnh đó, bản thân tôi
đã đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô giáo và các cơ
quan có liên quan, đồng nghiệp Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
đã giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An. Đặc
biệt là PGS.TS Trần Thị Thanh Tú đã giúp đỡ hƣớng dẫn tận tình luận văn
của tôi trong thời gian qua.
Ngày 27 tháng 3 năm 2015
Ngƣời cảm ơn
Nguyễn Thanh Tuấn
MỤC LỤC
Danh sách các từ viết tắt………………………………………………………i
Danh sách bảng………………………………………………………….…...ii
Danh sách hình………………………………………………………………iii
Danh mục các sơ đồ………………………………………………………....iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Về tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 2
2.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn ........................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3
5. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 4
6. Kết cấu của luận văn:.................................................................................... 4
CHƢƠNG 1...................................................................................................... 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN............... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5
1.1.1. Khái quát về các công trình đã công bố đến hoạt động tín dụng đối với
học sinh sinh viên của NHCSXH...................................................................... 5
1.1.2. Kết quả chủ yếu của các công trình trên và một số vấn đề đặt ra cần
đƣợc nghiên cứu tiếp......................................................................................... 9
1.2. Khái quát chung về tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên.................10
1.2.1. Khái niệm tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên..................10
1.2.2. Bối cảnh ra đời tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên ...........10
1.2.3. Sự cần thiết cần phải có chƣơng trình tín dụng học sinh sinh viên.................11
1.3. Đặc thù của tín dụng học sinh sinh viên ..................................................14
1.4.Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tín dụng chính sách đối với học sinh
sinh viên. .........................................................................................................17
1.4.1. Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc liên quan đến tín dụng HSSV..........17
1.4.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc ..................................17
1.4.3. Sử dụng vốn của các em học sinh sinh viên đang theo học tại các
trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.......................17
1.4.4. Khả năng, ý thức chấp hành việc trả lãi, trả nợ của gia đình................18
1.4.5.Công tác bình xét đối tƣợng vay và phê duyệt của UBND cấp xã........18
1.4.6.Trình độ của cán bộ NHCSXH, các tổ chức hội nhận ủy thác, Ban quản
lý tổ TK&VV ..................................................................................................18
1.4.7. Kiểm tra việc bình xét cho vay, sử dụng hiệu quả tín dụng HSSV của
các cấp, các ngành...........................................................................................19
1.5. Một số mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên của các nƣớc..................20
1.5.1. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Trung Quốc ...............20
1.5.2. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Hàn Quốc...................20
1.5.3. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Philippin ....................21
1.5.4. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Thái Lan ....................21
1.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý tín dụng đối với
HSSV của NHCSXH Việt Nam......................................................................22
CHƢƠNG 2....................................................................................................23
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN ..............23
2.1. Phƣơng pháp luận.....................................................................................23
2.2. Các phƣơng pháp cụ thể...........................................................................23
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lí số liệu...................................................23
2.2.2. Phƣơng pháp thống kê-so sánh .............................................................24
2.2.3. Phƣơng pháp logic- lịch sử ...................................................................24
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích- tổng hợp.........................................................25
2.2.5. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát.............................................................25
2.3. Thu thập, sử dụng số liệu.........................................................................26
CHƢƠNG 3....................................................................................................28
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH HỌC SINH SINH VIÊN TẠI
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN.........................28
3.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An......................28
3.1.1. Giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Nghệ An................................................................................28
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................28
3.1.4.Đặc điểm cơ bản của các chƣơng trình tín dụng chính sách của
NHCSXH tỉnh Nghệ An..................................................................................31
3.2.Tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên tại NHCSXH tỉnh Nghệ
An từ năm 2007 đến nay .................................................................................33
3.2.1. Quản lý đối với công tác bình xét đối tƣợng vay vốn...........................33
3.2.2.Quản lý đối với công tác sử dụng vốn vay của gia đình, của học sinh
sinh viên ..........................................................................................................34
3.2.3. Quản lý việc chấp hành trả nợ đến hạn của hộ vay ..............................34
3.2.4. Quản lý công tác xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro................35
3.2.5. Các khoản tín dụng HSSV theo sản phẩm tín dụng..............................35
3.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát...................................................................35
3.3.Đánh giá tác động cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay. ........................35
3.3.1. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An ...........................35
3.3.1.1. Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng HSSV..........................................................35
3.3.1.2. Tăng trƣởng về dƣ nợ.........................................................................37
3.3.1.2. Tăng mức cho vay HSSV theo lộ trình..............................................39
3.3.1.3. Lãi suất cho vay .................................................................................39
3.3.1.4. Quy trình, thủ tục cho vay..................................................................40
3.3.1.5. Đối tƣợng thụ hƣởng..........................................................................40
3.3.1.6. Phân loại dƣ nợ ..................................................................................42
3.1.1.7 Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cho vay đối với HSSV của
NHCSXH tỉnh Nghệ An..................................................................................46
3.3.2. Đối với khách hàng vay vốn .................................................................52
3.4. Kết quả điều tra khách hàng.....................................................................52
3.4.1. Thông tin chung khách hàng.................................................................52
3.4.2. Đánh giá kết quả điều tra ......................................................................52
3.4.3.Các vấn đề tồn tại và nguyên nhân ........................................................58
CHƢƠNG 4....................................................................................................64
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC
SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH
NGHỆ AN ......................................................................................................64
4.1. Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam .............64
4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng có hiệu quả đối
với học sinh sinh viên của NHCSXH tỉnh Nghệ An.......................................66
4.2.1. Thực hiện bình xét, phê duyệt cho vay đúng đối tƣợng thụ hƣởng................66
4.2.2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng cấp xã trong
việc giải quyết thủ tục vay vốn .......................................................................66
4.2.3. Phối hợp chặt chẽ hoạt động của NHCSXH với UBND, các tổ chức hội
nhâ ̣n ủy thác trong việc quản lý tín dụng HSSV.............................................66
4.2.4. Tăng cƣờng tuyên truyền sâu rộng về tín dụng đối với HSSV.............67
4.2.5. NHCSXH tỉnh Nghệ An phối hợp với các NHTM trên địa bàn trong
việc quản lý chi tiêu qua thẻ của HSSV..........................................................67
4.2.6. Hoàn thiện mô hình tổ chức NHCSXH tỉnh Nghệ An..........................67
4.2.6.1. Điểm giao dịch tại xã .........................................................................67
4.2.6.2. Tổ tiết kiệm và vay vốn......................................................................68
4.2.7. Giải pháp về cơ chế cho vay đối với học sinh sinh viên.......................69
4.2.7.1. Mở rộng hình thức cho vay................................................................69
4.2.7.2. Nâng cao chất lƣợng việc huy động tiền gửi tiết kiệm qua các tổ tiết
kiệm và vay vốn ..............................................................................................70
4.2.7.3. Mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với từng đối tƣợng.............70
4.2.7.4. Quản lý củng cố, hoàn thiện tổ tiết kiệm vay vốn .............................71
4.2.7.5. Tăng cƣờng kiểm soát việc sử dụng vốn vay.....................................71
4.2.8. Các giải pháp khác ................................................................................72
4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc..................................................................72
4.3.2. Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các cấp.......................75
4.3.3 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An ...........................75
4.3.4. Kiến nghị đối với HĐQT - NHCSXH ..................................................76
KẾT LUẬN....................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................79
PHỤC LỤC
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CT-XH Chính trị xã hội
2 HĐQT Hội đồng quản trị
3 HSSV Học sinh, sinh viên
4 KT-XH Kinh tế xã hội
5 NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội
6 NHTM Ngân hàng Thƣơng mại
7 Tổ TK&VV Tổ tiết kiệm và vay vốn
8 UBND Ủy ban nhân dân
9 XĐGN Xóa đói giảm nghèo
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1
Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của
NHCSXH tỉnh Nghệ An giai đoạn 2003-2014
36
2 Bảng 3.2
Dƣ nợ tín dụng học sinh sinh viên qua các năm của
NHCSXH tỉnh Nghệ An
38
3 Bảng 3.3 Mức cho vay đối với học sinh sinh viên 39
4 Bảng 3.4 Điều chỉnh lãi suất cho vay HSSV qua các năm 39
5 Bảng 3.5 Đối tƣợng thủ hƣởng cho vay đối với HSSV 40
6 Bảng 3.6 Phân loại dƣ nợ cho vay học sinh, sinh viên 42
7 Bảng 3.7
Tình hình dự nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH tỉnh
Nghệ An phân theo khu vực đến 31/12/2014
43
8 Bảng 3.8 Phân loại tín dụng HSSV theo trình độ đào tạo 44
9 Bảng 3.9
Kết quả xếp loại tổ TK&VV ủy thác qua các hội đoàn
thể tại NHCSXH Nghệ An tính đến 31/12/2014
46
10 Bảng 3.10
Kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thông qua
các kênh
48
11 Bảng 3.11
Thống kê kết quả về đối tƣợng vay, thời gian vay, chi
phí phục vụ cho học tập
52
12 Bảng 3.12 Bảng đánh giá mức độ vay vốn của khách hàng 53
13 Bảng 3.13
Đánh giá về lãi suất, thời gian, thủ tục của NHCSXH
tỉnh Nghệ An tác động đến khách hàng vay vốn
54
14 Bảng 3.14 Thống kê số khách hàng giải ngân qua các phƣơng thức 55
15 Bảng 3.15 ThốngkêthờigiantìmviệclàmcủaHSSVsaukhi ratrƣờng 56
16 Bảng 3.16
Bảng đánh giá về khó khăn trả lãi, trả nợ, nguồn trả nợ
sau khi ra trƣờng
57
iii
DANH MỤC HÌNH
STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 3.1
Tỷ lệ đối tƣợng đƣợc vay vốn của NHCSXH
tỉnh Nghệ An năm 2014
41
2 Hình 3.2
Nợ quá hạn chƣơng trình tín dụng HSSV của
NHCSXH tỉnh Nghệ An năm 2014
42
3 Hình 3.3
Tỷ lệ đối tƣợng HSSV đƣợc vay vốn theo loại
hình đào tạo
45
iv
DANH MỤC CÁC BIỂU
STT Số hiệu Nội dung Trang
1 Sơ đồ 3.1
Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH
tỉnh Nghệ An
29
1
MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài
Tại Nghệ An, trong những năm qua NHCSXH tỉnh Nghệ An đã phối
hợp tốt với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng triển khai sâu rộng tín dụng đối
với HSSV tại các huyện trong tỉnh. Nhờ đó đã tạo điều kiện cho hàng trăm
ngàn HSSV thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn đƣợc vay vốn đi
học, đảm bảo cho các em có chi phí trang trải để yên tâm học hành. Góp phần
nâng cao trình độ dân trí cho các hộ gia đình hộ nghèo, cận nghèo, các đối
tƣợng chính sách. Đặc biệt là giúp cho các địa phƣơng các vùng miền núi, các
huyện nghèo trong tỉnh Nghệ An có thêm nguồn lực trình độ cao để góp phần
thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng
nông thôn mới, giúp cho các đối tƣợng thuộc diện đƣợc vay vốn tìm kiếm các
công việc tốt hơn, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, vƣơn lên thoát nghèo
bền vững, có việc làm ổn định để trả nợ ngân hàng, nuôi sống bản thân và hỗ
trợ gia đình thoát khỏi diện hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì hoạt động quản lý cho vay đối
tƣợng HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn
chế. Đó là: Nguồn vốn cho vay đối với HSSV chƣa có tính lâu dài, cơ cấu
nguồn vốn chƣa hợp lý; việc xác định các đối tƣợng hộ nghèo, cận nghèo, khó
khăn đối với cấp xã chƣa đƣợc làm thƣờng xuyên ảnh hƣởng đến quyền lợi
của các hộ có nhu cầu vay vốn; thực tế nhu cầu chi phí của HSSV đối với
ngày càng lớn trong lúc đó mức cho vay chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu
học tập của các em; tình trạng HSSV ra trƣờng nhƣng vẫn không tìm đƣợc
việc làm đã ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu hồi vốn cho Nhà nƣớc; chƣa
có cơ chế xử lý rủi ro thích hợp đối với chƣơng trình HSSV đã làm cho công
tác xử lý rủi ro còn nhiều vƣớng mắc tại địa phƣơng…
2
Bản thân tôi là cán bộ của NHCSXH tỉnh Nghệ An, với mong muốn
làm thế nào các hộ gia đình có học sinh sinh viên có hoàn khó khăn nhận
đƣợc và sử dụng có hiệu quả vốn vay, chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao
nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời
đảm bảo trang trải chi phí học tập cho học sinh, vƣơn lên học giỏi là một vấn
đề đƣợc cả xã hội quan tâm. Từ nhận thức đó tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ
quản lý kinh tế của mình là “ Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An”. Thông qua luận văn thạc sĩ này
nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề hoạt động cho
vay tín dụng đối với học sinh sinh viên của tỉnh Nghệ An.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Giải pháp nào để tăng cường công tác
quản lý tín dụng HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An theo hướng hiệu quả?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn:
- Đánh giá hạn chế và nguyên nhân rút ra từ thực trạng hoạt động tín
dụng học sinh, sinh viên tại NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2007-2014.
- Đề xuất các quan điểm và các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý
đối với tín dụng học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã nêu ở trên, luận văn cần có các nhiệm
sau đây:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tín dụng học sinh
sinh viên.
- Phân tích cụ thể thực trạng thực hiện quản lý tín dụng đối với học sinh
sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay.
3
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý đối với NHCSXH và
ngƣời vay đối với tín dụng học sinh, sinh viên của tỉnh Nghệ An.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quản lý tín dụng đối với học sinh,
sinh viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tín dụng đối với học sinh sinh viên của
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: 2007- 2014
Chƣơng trình tín dụng học sinh sinh viên ra đời vào năm 1998 theo
quyết định số 51/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ tín dụng đào tạo với
mục đích cho vay với lãi suất ƣu đãi cho học sinh, sinh viên đang theo học ở
các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Tuy
nhiên trong phạm vi của mình chỉ nêu chƣơng trình cho vay học sinh sinh
viên theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tƣớng
Chính phủ đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng nghiên cứu theo phƣơng pháp tổng hợp lý luận, kết
hợp với thực tiễn, phân tích tài liệu tài liệu, phƣơng pháp quan sát, phƣơng
pháp phỏng vấn, phƣơng pháp tổng hợp, logic, lịch sử và hệ thống, thống kê,
chứng minh, điều tra, tra cứu thông tin trên mạng Internet, thống kê diễn giải,
sơ đồ, biểu mẫu và đồ thị trong trình bày luận văn.
- Nguồn số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn bao gồm:
+ Số liệu thứ cấp: Số liệu hoạt động cho vay các chƣơng trình nói
chung và chƣơng trình cho vay học sinh sinh viên nói riêng của NHCSXH
tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay.
4
+ Số liệu sơ cấp: Bảng khảo sát câu hỏi đối với ngƣời vay nhằm đánh
giá hiệu quả tín dụng đối với HSSV trên giác độ ngƣời vay vốn.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá tác động cho vay tín dụng chính sách học sinh, sinh viên đối
với ngƣời đi vay và đối với ngƣời cho vay.
- Đề xuất một số giải pháp đối với Chính phủ, các cơ quan ban ngành,
NHCSXH nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng để
nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên đƣợc
vay vốn NHCSXH, nhằm đảm bảo vốn vay cho các em học sinh sinh viên
phát huy có hiệu quả và bảo toàn vốn cho Nhà nƣớc trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết chung về
tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn.
Chƣơng 3. Thực trạng tín dụng chính sách học sinh, sinh viên tại Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An.
Chƣơng 4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với học sinh,
sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An.
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Khái quát về các công trình đã công bố đến hoạt động tín dụng
đối với học sinh sinh viên của NHCSXH
Tín dụng học sinh sinh viên đã đƣợc một số ngƣời nghiên cứu trên
phạm vi cả nƣớc, cũng nhƣ từng địa phƣơng. Trong số các công trình đã công
bố, liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài có các công trình tiêu biểu sau:
- Một số vấn đề về chương trình vay vốn tín dụng cho học sinh sinh
viên ở Việt Nam hiện nay của tác giả thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đại học
Hà Nội.
Bài viết có nêu lên kể từ khi thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg,
dƣ nợ tín dụng HSSV không ngừng tăng lên, số lƣợng HSSV vay vốn lên 1,9
triệu. Chƣơng trình tín dụng HSSV không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế
mà cả mặt chính trị, xã hội. Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực cho các vùng nông thôn, vùng khó khăn tiến tới XĐGN thông qua
chƣơng trình vay vốn. Chƣơng trình tín dụng HSSV đã giúp HSSV có cơ hội
đƣợc học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề để phục vụ đất nƣớc. Việc
kéo dài thời gian trả nợ từ 06 tháng đến 01 năm kể từ ngày tốt nghiệp đã giúp
HSSV có thời gian tìm việc làm, có việc làm, giảm bớt áp lực do thời gian trả
nợ gấp do HSSV ra trƣờng chƣa tìm đƣợc việc làm, lƣơng khởi điểm thấp.
Bài viết nêu lên những khó khăn, tồn tại nhƣ: Nguồn vốn bố trí cho vay
tín dụng HSSV bố trí chƣa kịp thời, bị động, rất khó khăn trong việc triển
khai chƣơng trình tín dụng học sinh sinh viên dài hạn. Chƣơng trình cho vay
HSSV có phát triển bền vững hay không phụ thuộc vào nguồn vốn của nó.
Việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về
6
tài chính ở địa phƣơng còn nhiều bất cập. Chênh lệch mức sống giữa hai đối
tƣợng hộ nghèo và cận nghèo chƣa rõ ràng; UBND xã còn lúng túng trong
việc xác nhận đối tƣợng vay; nhiều hộ không thuộc diện nghèo nhƣng có con
đi học trở thành hộ nghèo. Bài viết đã đƣa ra các giải pháp giám sát các kênh
từ nhà trƣờng, gia đình; nâng cao ý thức HSSV nhằm thúc đẩy thu hồi nợ đến
hạn; tăng nguồn vốn để cho vay; bổ sung đối tƣợng gia đình có 02 con ở nông
thôn đƣợc vay vốn.
Tuy nhiên, phạm vi đề cập của bài viết về tín dụng HSSV chƣa đề cập
đến đối tƣợng cho vay HSSV thuộc diện mồ côi, đối tƣợng HSSV học nghề,
dạy nghề tại các trƣờng.
- Chắp cánh những ước mơ, bài viết trên báo Kinh tế nông thôn số
2(905) ngày 10/01/2014. Tín dụng học sinh sinh viên đã tháo gỡ những khó
khăn về kinh tế cho các hộ nghèo, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để
con em họ tiếp tục theo đuổi ƣớc mơ lập thân, lập nghiệp. Chƣơng trình cho
vay HSSV thể hiện tính nhân văn sâu sắc đi vào lòng dân, đặc biệt là đối tƣợng
hộ nghèo. Chƣơng trình đã góp phần làm giảm sức ép, nỗi âu lo của các bậc làm
cha, làm mẹ khi không có điều kiện về tài chính lo cho các con ăn học.
Tuy nhiên, bài viết chƣa nêu lên những khó khăn, bất cập trong thực
hiện tín dụng HSSV.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên
trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tác giả Thạc sĩ. Nguyễn Quốc Nghi, trƣờng
đại học Cần Thơ trên tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 53 tháng 8/2010 có
nêu lên: Từ năm 2007, Thủ tƣớng đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-
TTg về tín dụng đối với HSSV đã góp phần giảm bớt gánh nặng trong chi phí
học tập, sinh hoạt cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Tác giả đã tiến hành
điều tra trực tiếp 235 HSSV đang học tập trên địa bàn Cần Thơ nhằm phản
ánh nhu cầu vay vốn của HSSV, đồng thời ứng dụng mô hình Probit để xác
7
định các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu vay vốn HSSV. Các nhân tố ảnh
hƣởng là: Thu nhập của gia đình sinh viên, số ngƣời phụ thuộc gia đình sinh
viên, thu nhập của sinh viên, năm đang học, việc tham gia của sinh viên.
Tuy nhiên tác giả mới chỉ nêu đƣợc khía cạnh nhu cầu vay vốn, các vấn
đề khác liên quan đến việc vay vốn tín dụng HSSV nhƣ thủ tục vay vốn, đối
tƣợng đƣợc vay, nguồn trả nợ, xác định đối tƣợng vay vốn,... chƣa đề cập đến.
- Thấy gì qua 5 năm thực hiện chương trình tín dụng học sinh sinh viên,
tác giả Nguyễn Quang Vụ, tạp chí NHCSXH Việt Nam số 60. Tác giả nêu
lên: Qua 5 năm cho vay học sinh sinh viên chƣơng trình đã đƣợc quan tâm chỉ
đạo của cấp ủy chính quyền địa phƣơng, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ,
ngành, các tổ chức đoàn thể từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; chƣơng trình tín
dụng HSSV đã động viên, khuyến khích đƣợc trách nhiệm trả nợ của ngƣời
vay, NHCSXH đã triển khai thực hiện tốt chính sách giảm lãi tiền vay đối với
ngƣời vay trả nợ trƣớc hạn, đồng thời NHCSXH có nguồn vốn bổ sung quay
vòng. Bài viết cũng nêu lên sự băn khoăn chƣơng trình tín dụng HSSV có nhu
cầu lớn, thời điểm cho vay mang tính ”thời vụ”, vốn vay ngắn hạn nên nguồn
vốn luôn trong tình trạng mất cân đối, bị động và thiếu bền vừng. Đồng thời
tác giả đƣa ra giải pháp cần giải ngân vốn vay linh hoạt, các biện pháp thu hồi
vốn và làm sao để vốn vay thực hiện đƣợc lâu dài.
Tuy nhiên, bài viết tập trung về nguồn vốn cho vay, còn các vấn đề
khác thì tác giả chƣa đề cập đến.
- Chính sách hỗ trợ sinh viên-những vấn đề đặt ra hiện nay, tác giả
Thạc sĩ Phùng Văn Hiên, Học viện Hành chính, năm 2013, tạp chí khoa học
Việt Nam. Tác giả có nêu lên: Các chƣơng trình hỗ trợ tài chính cho học sinh
sinh viên trong đó có tín dụng học sinh sinh viên. Sinh viên đƣợc vay một
khoản tiền với sự ƣu đãi của Nhà nƣớc, lãi suất thấp hơn ngân hàng thƣơng
mại, vay tín chấp. Tác giả quan tâm đến chính sách ƣu đãi, thu hồi vốn vay,
xử lý nợ xấu, chủ thể đứng ra vay vốn
8
Đồng thời rút ra một số thách thức, bất cập thực tế nhƣ: Trách nhiệm
trả vốn thuộc về gia đình hay sinh viên chƣa đƣợc ngƣời vay nhận thức đúng
đƣợc; thủ tục vay vốn còn nhiều bất cập; mẫu giấy xác nhận của nhà trƣờng
không đảm bảo chuẩn mực chung làm cho sinh viên gặp khó khăn phải đi lại
nhiều lần; thời gian trả nợ quy định 12 tháng sau khi tốt nghiệp là không khả
thi đối với thị trƣờng lao động Việt Nam; mức vay thấp. Tác giả đã đƣa ra
một số giải pháp nhƣ: tiêu chí đối với nhóm đối tƣợng có thể đƣợc hƣởng tín
dụng ƣu đãi; mở rộng đối tƣợng cho vay đối với gia đình có 02 con học đại
học, cao đẳng; cho vay đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; NHCSXH, Nhà nƣớc có thể
vận động cùng tham gia Quỹ hỗ trợ sinh viên.
Tuy nhiên, bài viết chƣa đề cập đến các đối tƣợng học nghề, đây là đây
là đối tƣợng cần đƣợc quan nhiều hiện nay.
- Phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính
sách xã hội Việt Nam (2014), luận văn thạc sĩ của Lã Thị Hồng Yến, bảo vệ
tại Trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội. Tác giả đã nêu lên tín dụng
HSSV không chỉ có nghĩa về kinh tế, mà còn tác động rất lớn về phát triển
nguồn nhân lực, mang tính xã hội sâu sắc. Chƣơng trình tín dụng HSSV đã
huy động đƣợc cấp ủy, chính quyền địa phƣơng vào cuộc, vốn vay đã đến với
100% số xã, phƣờng trong cả nƣớc. Luận văn đã phân tích, đánh giá khá đầy
đủ thực trạng tín dụng HSSV tại NHCSXH, tìm ra một số tồn tại, nguyên
nhân tồn tại, đƣa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm phát triển tín dụng đối
với HSSV tại NHCSXH Việt Nam.
Tuy nhiên, luận văn vẫn chƣa bao quát hết các vấn đề phát sinh thực tế
xảy ra tại cơ sở.
- Giải pháp phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Chính sách xã hội Việt Nam, (2013), luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thanh
An, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng. Trong luận văn tác giả đã nêu về thực
9
trạng nguồn vốn cho vay, hoạt động cho vay của chƣơng trình tín dụng
HSSV. Luận văn khá đầy đủ về nội dung tín dụng đối với HSSV tại
NHCSXH Việt Nam nhƣ: Trong những năm qua NHCSXH đã bám sát sự chỉ
đạo của Chính phủ, phối hợp tốt với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị
triển khai có hiệu quả chƣơng trình tín dụng HSSV; thực hiện tốt quy trình
cho vay, thu nợ, thu lãi đảm bảo theo đúng quy định. Đồng thời cũng nêu ra
một số tồn tại nhƣ: Nguồn vốn cho vay còn hạn chế, việc điều tra cho vay tại
các xã, phƣờng còn bất cập, mức cho vay chƣa đáp ứng đủ nhu cầu, các tổ
chức chính trị xã hội chƣa bao quát toàn diện các công đoạn thực hiện ủy
thác; công tác kiểm tra trƣớc, trong, sau khi cho vay còn hạn chế. Đồng thời
đƣa ra các giải pháp, kiến nghị đối với hoạt động tín dụng HSSV tại
NHCSXH Việt Nam.
Tuy nhiên, luận văn vẫn chƣa chỉ rõ đƣợc tồn tại trong xử lý nợ bị rủi
ro, đặc biệt là cơ chế bất cập đối với trƣờng hợp HSSV chết, nhƣng bố mẹ
còn sống thì không đƣợc xử lý rủi ro; chƣa đề cập việc một số hộ có 02 con đi
học cần phải bổ sung vào đối tƣợng cần đƣợc hỗ trợ vay vốn,...
1.1.2. Kết quả chủ yếu của các công trình trên và một số vấn đề đặt ra
cần được nghiên cứu tiếp
Nhƣ ta thấy các công trình nghiên cứu đã đề cập ở trên đã tiếp cận các
khía cạnh khác nhau về vấn đề tín dụng đối với HSSV. Trong đó: Có nêu lên
nguồn vốn chƣa bố trí kịp thời, bị động, rất khó triển khai chƣơng trình tín
dụng HSSV một cách dài hạn, việc xác định hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình
khó khăn đột xuất ở địa phƣơng còn nhiều bất cập; nguồn vốn cần phải giải
ngân một cách linh hoạt, mức vay chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu, các biện
pháp thu hồi vốn và làm sao để vốn vay thực hiện đƣợc lâu dài; công tác ủy
thác qua các tổ chức chính trị xã hội chƣa bao quát toàn diện công việc ủy
thác của mình; công tác kiểm tra trƣớc, trong, sau khi cho vay vẫn còn hạn
chế. Qua các tài liệu trên, bản thân tôi xác định đây là nguồn tài liệu quý báu
để chúng tôi kế thừa và phát triển.
10
Qua phần tổng quan các công trình nghiên cứu trên đây có thể khẳng
định rằng tín dụng đối với HSSV của NHCSXH đã đƣợc nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu ở mức độ khác nhau, song chỉ là các nghiên cứu đơn lẻ, từng
lĩnh vực độc lập, chƣa có nghiên cứu nào toàn diện về tín dụng chính sách đối
với HSSV. Đặc biệt là quản lý tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH tỉnh
Nghệ An cho đến nay vẫn còn khoảng trống, nhất là với tƣ cách luận văn thạc
sĩ. Vì vậy, đề tài luận văn ”Tín dụng đối với học sinh, sinh viên của Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An” cần phải có nghiên cứu đầy đủ hơn về
tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH tỉnh Nghệ An.
1.2. Khái quát chung về tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên
1.2.1. Khái niệm tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên
Tín dụng đối với học sinh sinh viên là việc sử dụng các nguồn lực tài
chính do Nhà nƣớc huy động để cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay ƣu đãi
phục vụ học tập.
Nhƣ vậy, tín dụng HSSV là khoản tín dụng chỉ dành cho HSSV có hoàn
cảnh khó khăn đang theo học tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp, học nghề để trang trải một phần cho chi phí học tập và nghiên
cứu của các bạn giúp các bạn yên tâm hơn trong quá trình học tập của mình,
góp phần thực hiện chƣơng trình về mục tiêu quốc gia về cải thiện chất lƣợng
nguồn nhân lực.
1.2.2. Bối cảnh ra đời tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên
- Thực trạng đối với Việt Nam hiện nay rất nhiều đối tƣợng HSSV phải
nghỉ học giữa chừng, không đủ tiền lo các khoản chi phí cho việc học tập cho
đến cuối khóa học, nhất là đối với các HSSV thuộc diện vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số, đối tƣợng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó
khăn. Nếu không có cơ chế chính sách cho vay đối với HSSV thì một số em
thuộc diện gia đình khó khăn phải từ bỏ ƣớc mơ đến trƣờng.
11
- Nhìn chung đất nƣớc ta vẫn còn nghèo, việc lo cuộc sống hàng ngày
rất khó khăn, thêm vào đó phải phải lo cho các em học sinh, sinh viên chi tiêu
tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
- Trong những năm gần đây Nhà nƣớc đã thực hiện đầu tƣ cho giáo dục
ngày càng tăng lên, nên để giảm bớt gánh nặng ngân sách Nhà nƣớc, buộc các
trƣờng phải tăng học phí lên, do đó rất khó khăn cho các em phải chi thêm các
khoản học phí.
- Những năm gần đây lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, đời sống sinh
viên gặp nhiều khó khăn, việc cung cấp từ gia đình ngày càng hạn hẹp nên
các bạn phải đi làm thêm để kiếm tiền trang trải chi phí học tập. Do vậy, việc
đi làm thêm của các em đã ảnh hƣởng đến kết quả học tập.
- Nhiều gia đình là hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn là
những đối tƣợng không có đủ tiền để trang trải phục vụ học tập nên nhiều em
phải từ bỏ ƣớc mơ bƣớc vào các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp, học
nghề. Đối tƣợng hộ nghèo, cận nghèo là những gia đình rất khó khăn, không có tài
sản để thế chấp vay các NHTM, cho nên việc tiếp cận nguồn vốn các NHTM rất
hạn chế, đã không cung cấp đủ cho con em HSSV theo học các trƣờng.
1.2.3. Sự cần thiết cần phải có chương trình tín dụng học sinh sinh viên
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc
tế, Nhà nƣớc rất cần quan tâm đến đầu tƣ giáo dục chất lƣợng cao. Giáo dục
là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nƣớc, của toàn dân. Để phát triển
giáo dục, tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc về giáo dục nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, phục vụ cho công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh.
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay nƣớc ta có một lƣợng lớn đối tƣợng
HSSV thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn, học sinh học nghề có
12
hoàn cảnh khó khăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số HSSV đang theo học tại các
trƣờng. Nếu không có sự hỗ trợ từ Nhà nƣớc thì số HSSV này trong quá trình
học tập tại trƣờng gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt các trƣờng hợp vùng sâu,
vùng xa, biên giới hải đảo cần đƣợc trợ giúp để nâng cao nguồn nhân lực,
phát triển kinh tế của vùng, cần hỗ trợ vay vốn đi học.
Trong lộ trình phát triển của ngành giáo dục và đào tạo thì các trƣờng
tăng học phí để đảm bảo nguồn thu nhập cho các trƣờng đại học công lập,
nâng cao chất lƣợng giảng dạy, xây dựng, trang bị thêm các thiết bị giảng dạy
cho Nhà nƣớc, giảm bớt sự trợ cấp từ NSNN, tạo điều kiện mở rộng hệ thống
giáo dục, đào tạo.
Tín dụng HSSV đã giải quyết đƣợc những khó khăn trong thời gian
HSSV đang theo học tại trƣờng, giải quyết khó khăn cho hộ gia đình. Tín
dụng HSSV đã xác định rõ trách nhiệm vay của mình trong quan hệ vay
mƣợn, khuyến khích ngƣời vay sử dụng vốn đúng mục đích, phục vụ học tập
tốt để sau khi ra trƣờng có việc làm để trả nợ cho Nhà nƣớc.
Tín dụng HSSV tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đào tạo cho các hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, góp phần giảm tỷ lệ
thất học. Đảm bảo công bằng xã hội, đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc; góp phần cân đối đào tạo giữa các vùng, miền, giữa các
đối tƣợng HSSV; góp phần làm giảm sự thiếu hụt cán bộ, giảm dần khoảng
cách chênh lệch về dân trí, cải thiện đời sống của các gia đình HSSV, đảm
bảo an ninh, trật tự, hạn chế các tiêu cực.
- Tín dụng HSSV đã làm tăng cƣờng mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhà
trƣờng, NHCSXH, gia đình, HSSV. Tạo nên tinh thần giúp đỡ, đùm bọc, giúp
đỡ các HSSV thuộc diện chính sách xã hội cải thiện cuộc sống, nâng cao tri
thức, tạo niềm tin của thế hệ trẻ đối với đất nƣớc.
13
Từ những phân tích đã nêu trên cho ta thấy nhiều học sinh sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn trên đất nƣớc đang cần đƣợc giúp đỡ. Chính vì vậy,
Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc học tập.
Nắm bắt đƣợc những kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới và nghiên cứu
vào tình hình thực tế tại Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều quyết sách đầu tƣ
cho giáo dục. Một trong những chính sách cốt lõi trong đầu tƣ cho giáo dục là
hỗ trợ tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Có thể nói đây là
một chính sách cần thiết và đi đúng chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc.
Qua nhiều lần sửa đổi chính sách đã dần thiết thực và phù hợp hơn với
điều kiện của nƣớc ta. Cụ thể:
Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 51/1998/QĐ-TTg về việc
thành lập Quỹ tín dụng đào tạo với mục đích cho vay với lãi suất ƣu đãi cho
sinh viên, học sinh đang theo học ở các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề tháng 3 năm 1998 và giao cho Ngân hàng Công
thƣơng Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình. Ngoài ra Chính
phủ còn ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với hộ nghèo
và các đối tƣợng chính sách khác, bao gồm cả đối tƣợng là học sinh sinh viên
đang theo học tại các trƣờng Đại học cao đẳng trung học chuyên nghiệp và
học nghề và giao cho NHCSXH quản lý.
Tiếp sau đó là việc ban hành quyết định số 107/2006/QĐ-TTg thay thế
quyết định số 51/1998/QĐ-TTg thay đổi chính sách và điều kiện vay vốn.
Vào tháng 9/2007 Chính phủ ra Quyết định 157/2007/QĐ-TTg thay thế
quyết định 107/2006/QĐ-TTg nhằm tạo điều kiện hơn cho các bạn học sinh
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo cho việc trang trải nhu cầu tối thiểu
nhƣ: điều chỉnh mức cho vay hàng năm, đối tƣợng và thời gian cho vay đƣợc
mở rộng, lãi suất cho vay là 0,5%/tháng. Trƣờng hợp trả nợ trƣớc hạn đƣợc
giảm 50%, thay đổi phƣơng thức cho vay, và thời hạn cho vay và thu hồi nợ
đƣợc kéo dài.
14
Mức điều chỉnh cho vay từ năm 2007 đến nay từ mức 800.000
đồng/ngƣời/tháng lên mức 860.000đồng/ngƣời/tháng; tiếp sau đó lên mức
900.000 đồng/ngƣời/tháng, 1.000.000 đồng/ngƣời/tháng, 1.100.000
đồng/ngƣời/tháng.
Chính sách tín dụng ƣu đãi đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó
khăn để theo học đại học cao đẳng và học nghề là một chính sách rất có ý
nghĩa cả về kinh tế, chính trị xã hội đầu tƣ để phát triển nguồn nhân lực, nhất
là cơ cấu nguồn nhân lực cho các vùng nông thôn, vùng khó khăn, tạo cơ hội
cho học sinh sinh viên là con gia đình nghèo cận nghèo hoặc gia đình gặp khó
khăn về tài chính đƣợc vay vốn để trang trải các khoản chi phí tiếp tục học đại
học, cao đẳng trung cấp học nghề cho đất nƣớc, tạo ra sự bình đẳng trong môi
trƣờng học tập để các bạn có thể yên tâm học tập phát huy tối đa khả năng tìm
tòi, sáng tạo.
1.3. Đặc thù của tín dụng học sinh sinh viên
- Chƣơng trình tín dụng học sinh sinh viên có ý nghĩa nhân văn sâu sắc,
thể hiện một chính sách đúng đắn ƣu việt của Đảng và Nhà nƣớc ta, bình đẳng
về học tập trong xã hội, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực trình
độ cao, đảm bảo an sinh xã hội, đóng góp vào sự phát triển đất nƣớc. Tín
dụng HSSV đƣợc ví nhƣ “phao cứu sinh” tạo cơ hội cho con em thuộc diện
hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn thực hiện mơ ƣớc
học tập của mình. Nếu không có vốn vay tín dụng chính sách nhiều em phải
từ bỏ ƣớc mơ đến giảng đƣờng đại học hoặc phải bỏ học dở dang, không có
nghề nghiệp làm ảnh hƣởng đến cuộc sống của gia đình và bản thân.
- Hộ gia đình vay vốn HSSV là chƣơng trình tín dụng không vì mục tiêu
lợi nhuận, không phải thế chấp tài sản, thực hiện cho vay tín chấp, thực hiện
ủy thác qua các tổ chức CT-XH nhận ủy thác (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội
cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) và đƣợc UBND cấp xã xác nhận, phê duyệt
cho vay.
15
- Chƣơng trình tín dụng HSSV mang tính xã hội hóa cao, liên quan đến
nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức cá nhân từ Trung ƣơng đến địa phƣơng
tham gia thực hiện từ việc huy động vốn đến việc cho vay, thu hồi nợ đến
hạn, xử lý thu hồi nợ xấu.
- Đối với cho vay tín dụng HSSV là cho vay tiêu dùng nhằm hỗ trợ chi
phí học tập nhƣ: Nộp học phí, mua sắm các đồ dùng phục vụ học tập, chi phí
ăn, ở, đi lại phục vụ cho quá trình học tập của các em tại trƣờng. Mức cho vay
cao hơn so với các chƣơng trình khác mà không phải thế chấp tài sản. Trong
khi các chƣơng trình khác vay trên 30 triệu đồng thì phải thực hiện các biện
pháp bảo đảm tiền vay.
- Hộ vay vốn với lãi suất ƣu đãi, thấp hơn lãi suất các NHTM, thời hạn
vay vốn dài, sau khi học sinh sinh viên ra trƣờng mới định kỳ hạn trả nợ, sau
một năm ra trƣờng gia đình bắt đầu mới thực hiện trả nợ dần. Đối với hộ gia
đình hộ nghèo, cận nghèo cho vay đầy đủ vốn trong quá trình HSSV đang
theo học tại trƣờng, còn đối với hộ vay thuộc diện hộ khó khăn đột xuất về tài
chính thì cho vay 01 năm, nếu khó khăn tiếp thì NHCSXH tiếp tục cho vay.
Khuyến khích các gia đình trả nợ trƣớc hạn, đối với các món vay HSSV trả
nợ trƣớc hạn thì đƣợc giảm 50% tiền lãi suất cho vay.
- Đối với thời gian giải ngân đƣợc thực hiện theo nhiều lần theo từng
học kỳ, mức cho vay đƣợc Chính phủ điều chỉnh phù hợp với giá cả thị
trƣờng, tình hình thực tế, chi phí học tập, học phí.
- Đối tƣợng thụ hƣởng chƣơng trình đƣợc mở rộng, ngoài HSSV con
em hộ nghèo còn có HSSV là con hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu
ngƣời tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình
nghèo theo quy định của pháp luật, HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ
côi cha hoặc mẹ nhƣng ngƣời còn lại không có khả năng lao động, HSSV mà
gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn,
16
dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND cấp xã nơi cƣ trú;
bộ đội xuất ngũ và lao động nông thôn có nhu cầu vay vốn để học nghề.
- Ngân hàng CSXH thực hiện gia hạn nợ đối với gia đình gặp khó khăn,
sinh viên ra trƣờng chƣa tìm đƣợc việc làm ổn định, xử lý rủi ro đối với hộ
gia đình học sinh sinh viên gặp rủi ro.
- Tín dụng HSSV đã huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội:
+ Chƣơng trình tín dụng HSSV đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, đƣợc
cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các cấp và đặc biệt đƣợc các hộ gia đình có
HSSV thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo rất đồng tình, ủng hộ. Nhà nƣớc đã
dành một phần ngân sách để thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm mọi ngƣời
đều đƣợc tiếp cận dịch vụ giáo dục, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ cho sự phát triển đất nƣớc.
+ Đây là chƣơng trình tín dụng chính sách mang tính nhân văn, xã hội
sâu sắc, liên quan đến các cấp, các ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ Trung
ƣơng đến địa phƣơng cùng tham gia thực hiện từ khâu tạo lập, huy động
nguồn vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi và xử lý nợ. Chƣơng trình đã tạo
sự gắn kết giữa kinh tế xã hội trong công tác XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội,
tạo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn lực cho phát triển kinh
tế, xã hội cho đất nƣớc.
+ Trong quá trình triển khai tín dụng đối với HSSV vốn vay đã đƣợc
NHCSXH thực hiện ủy thác qua 04 tổ chức CT-XH: Hội nông dân, Hội phụ
nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên nên đã tạo thành sức mạnh của cả
hệ thống chính trị cơ sở, góp phần thực hiên trong công tác cho vay, đảm bảo
vốn vay đƣợc bình xét công khai đúng đối tƣợng thụ hƣởng.
+ Tín dụng HSSV đã có sự tham gia tích cực từ Tổ TK&VV từ việc xác
nhận đối tƣợng thụ hƣởng, bình xét cho vay, sử dụng vốn vay, tham gia tiền
gửi tiết kiệm từ Tổ TK&VV, trả lãi cho vay, trả nợ đúng thời gian quy định.
17
Vốn vay đã đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân trong quá trình triển khai chủ trƣơng, chính sách, đồng thời thƣờng xuyên
tuyên truyền để ngƣời vay nâng cao ý thức, phát huy có hiệu quả trong việc
sử dụng vốn vay.
1.4.Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tín dụng chính sách đối với
học sinh sinh viên.
1.4.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước liên quan đến tín dụng HSSV
Nghị quyết Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo. Nghị quyết có nêu rõ: Phát triển giáo dục phải nâng cao dân
trí, đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực; đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội, bảo vệ tổ quốc. Phát triển giáo dục hài hòa giữa các vùng miền, ƣu tiên
các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng
sâu, vùng xa và các đối tƣợng chính sách.
Các mục tiêu trên đã đƣợc Nhà nƣớc cụ thể hóa thành các chủ trƣơng
chính sách đối với các hộ nghèo, đối tƣợng chính sách, một trong các đối tƣợng
đủ điều kiện vay vốn chƣơng trình HSSV. Một khi Chính phủ có những quyết
sách và chủ trƣơng đúng đắn giúp đỡ HSSV thì vốn hoạt động sẽ đƣợc hỗ trợ
tích cực, từ đó giúp ngân hàng phát triển tín dụng HSSV và ngƣợc lại.
1.4.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Kinh tế của mỗi quốc gia đều tác động biện chứng đến các ngành nghề,
khi kinh tế phát triển thì tạo ra rất nhiều công ăn, việc việc làm cho ngƣời lao
động. Vì vậy, kinh tế ổn định, phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao
động. HSSV sau khi tốt nghiệp ra trƣờng có nhiều cơ hội tìm việc làm, sẽ có thu
nhập để nuôi sống bản thân, gia đình và trả nợ NHCSXH một cách đúng hạn.
1.4.3. Sử dụng vốn của các em học sinh sinh viên đang theo học tại
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề
Việc sử dụng vốn vay của HSSV tại các trƣờng đúng mục đích sẽ làm
cho kết quả đầu tƣ vốn của NHCSXH sẽ phát huy hiệu quả. Bởi khi sử dụng
vào chi phí học tập thì việc học sẽ phát huy hiệu quả, các em tập trung vào
18
việc học sẽ nâng cao chất lƣợng, khi tốt nghiệp ra trƣờng các em sẽ tìm đƣợc
việc làm và có thể trả nợ đúng hạn cho NHCSXH.
1.4.4. Khả năng, ý thức chấp hành việc trả lãi, trả nợ của gia đình
Đầu tƣ vốn tín dụng HSSV đối với NHCSXH muốn ngƣời vay nhận
thức đây không phải là nguồn vốn hỗ trợ cho không, mà là nguồn vốn cho vay
để giải quyết nhu cầu trang trải chi phí phục vụ học tập. Đối với các hộ vay
vốn HSSV trả lãi, trả nợ cho NHCSXH kịp thời, đầy đủ sẽ làm cho chất lƣợng
tín dụng tốt lên. Ngƣợc lại các hộ vay trả nợ, trả lãi không kịp thời sẽ làm gia
tăng nợ xấu. Bên cạnh đó, ý thức trả nợ của ngƣời vay cũng rất quan trọng,
nếu ý thức trả nợ tốt sẽ thôi thúc các hộ vay tìm cách để trả nợ. Ngƣợc lại nếu
các hộ ý thức kém, xác định nguồn vốn cho vay HSSV là cho không thì dẫn
đến các hộ vay chây ỳ, không chịu trả nợ, do vậy sẽ làm gia tăng nợ xấu của
NHCSXH.
1.4.5.Công tác bình xét đối tượng vay và phê duyệt của UBND cấp xã
Công tác bình xét cho vay các đối tƣợng HSSV đóng vai trò rất quan
trọng, nó thể hiện tổ chức họp, bình xét, công khai các đối tƣợng đủ điều kiện
thụ hƣởng. Trƣớc khi cho vay thì triển khai công tác bình xét cho vay tại tổ
TK&VV. Nếu bình xét các hộ vay HSSV đúng đối tƣợng hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và việc kiểm tra phê duyệt của UBND xã
đúng đối tƣợng thì sẽ cho vay đúng đối tƣợng. Nhƣ vậy sẽ đảm bảo nguồn
vốn tín dụng HSSV của Nhà nƣớc đúng đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng, vốn vay
phát huy hiệu quả, tránh thất thu.
1.4.6.Trình độ của cán bộ NHCSXH, các tổ chức hội nhận ủy thác,
Ban quản lý tổ TK&VV
- Đối với cán bộ NHCSXH:
Việc tuyển dụng cán bộ yêu cầu cần phải vừa phải có trình độ cao, tâm
huyết phục vụ tốt các đối tƣợng hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.
19
Đặc biệt là cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện
chuyển tải tín dụng chính sách đối với HSSV đến cán bộ tổ chức hội nhận ủy
thác, các tổ TK&VV, tổ chức vận hành, quản lý đối tƣợng HSSV đang còn dƣ
nợ tại NHCSXH, vận hành phần mềm tại các điểm giao dịch UBND xã nhằm
đảm bảo đƣa nguồn vốn kịp thời đến các đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng, nhằm
đảm bảo thực hiện cho vay đúng theo sự chỉ đạo của Chính phủ, của cấp trên.
Đƣa công nghệ thông tin vào để vận hành thực hiện tốt công tác quản lý vốn
có hiệu quả.
- Đối với các bộ thực hiện ủy thác: Tổ chức tập huấn định kỳ cho hội cơ
sở hay tập huấn nghiệp vụ tín dụng ủy thác cho tổ TK&VV thì sẽ thực hiện
tốt nghiệp vụ, các hội, tổ TK&VV sẽ thực hiện một cách đúng quy trình, sẽ
không xảy ra các tiêu cực đối với các hộ vay vốn tín dụng HSSV.
- Đối với các tổ TK&VV: Ban quản lý tổ TK&VV cần phải là ngƣời am
hiểu tín dụng chính sách, biết cách ghi chép, nhiệt tình với công việc, tổ chức
bình xét công khai các đối tƣợng đủ điều kiện vay vốn thì khi đó vốn vay mới
đúng đối tƣợng thụ hƣởng, sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy có hiệu quả
đồng vốn, giảm thiểu các trƣờng hợp rủi ro.
1.4.7. Kiểm tra việc bình xét cho vay, sử dụng hiệu quả tín dụng
HSSV của các cấp, các ngành
Việc các cấp, các ngành thƣờng xuyên thực hiện công tác kiểm tra sẽ
phát hiện và xử lý kịp thời các trƣờng hợp cho vay sai đối tƣợng, sử dụng vốn
sai mục đích nhằm chấn chỉnh kịp thời từ khâu bình xét đến cho vay các đối
tƣợng. Cần phải triển khai đa dạng các kênh của các ngành, Ban đại diện
HĐQT, NHCSXH, các tổ chức hội nhận ủy thác, các tổ TK&VV nhằm đảm
nguồn vốn của Nhà nƣớc đến đúng đối tƣợng thụ hƣởng, sử dụng vốn đúng
mục đích, phát huy có hiệu quả, tránh bị thất thu.
20
1.5. Một số mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên của các nƣớc.
1.5.1. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Trung Quốc
Chƣơng trình cho vay tín dụng học sinh sinh viên xuất hiện ở Trung
Quốc vào năm 1986. Chƣơng trình này do Chính phủ trợ cấp. Đối tƣợng cho
vay là các sinh viên nghèo hệ chính quy tập trung ở các trƣờng đại học công
lập. Nguồn vốn cho vay do bốn ngân hàng thƣơng mại của Nhà nƣớc cấp.
Mặc dù các cơ sở giáo dục có bƣớc xử lý bƣớc đầu đơn xin vay vốn nhƣng
các ngân hàng thƣơng mại chịu trách nhiệm lựa chọn, cho vay và thu nợ, các
ngân hàng này chịu toàn bộ rủi ro nếu ngƣời vay không không trả đƣợc nợ.
Ngân hàng đƣợc nhận lãi suất cho vay và một nửa trong số lãi Chính phủ hỗ
trợ và sự sẵn sàng cấp vốn vay của các ngân hàng thƣơng mại. Các ngân hàng
thƣơng mại không xem xét hồ sơ tín dụng của ngƣời xin vay, sinh viên phải
trả nợ trong vòng bốn năm sau khi tốt nghiệp. Mô hình này nhìn chung là rất
thấp chỉ có 3,8% số sinh viên đƣợc vay vốn.
Nhìn chung chƣơng trình này thiếu sự công bằng vì các đối tƣợng sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn không đƣợc tiếp cận đƣợc nguồn vốn. Các ngân
hàng chịu sự rủi ro nên họ sợ sinh viên ra trƣờng không trả đƣợc nợ cho nên
họ lựa chọn, sàng lọc sinh viên khi nộp hồ sơ vay vốn.
1.5.2. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Hàn Quốc
Chƣơng trình cho vay sinh viên của Hàn Quốc là chƣơng trình cho vay
hỗ trợ tài chính. Chƣơng trình này giải ngân các khoản vốn vay có trợ cấp
toàn bộ lãi suất cho toàn bộ lĩnh vực giáo dục đại học. Chƣơng trình có đối
tƣợng là sinh viên nghèo, ƣu tiên sinh viên thuộc nhóm thất nghiệp và có thu
nhập thấp. Chƣơng trình này thuộc Bộ Giáo dục và Phát triển Nguồn nhân lực
sử dụng các ngân hàng thƣơng mại để thực hiện nhiều chức năng nhƣ: Cấp
vốn, điều hành vốn, thu hồi vốn... Bộ chỉ quyết định về mức cho vay, chính
sách vốn nói chung nhƣ lãi suất, tiêu chí lựa chọn, chỉ tiêu cho mỗi đơn vị và
21
thanh toán chênh lệch lãi suất. Đặc điểm đáng chú ý của hệ thống cho vay
sinh viên này là ngân sách của chính phủ không phải là nguồn vốn vay ban
đầu: Nguồn vốn này do các ngân hàng thƣơng mại cấp trong chƣơng trình của
Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực hoặc từ nguồn kinh phí hiện có của
các chƣơng trình khác.
Vốn vay sinh viên của Hàn Quốc chỉ chi cho học phí chứ không chi cho
việc sinh hoạt do đó rất khó khăn đối với sinh việc thuộc gia đình nghèo.
1.5.3. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Philippin
Mô hình cho vay sinh viên xuất hiện từ năm 1976 với chƣơng trình
"Học trƣớc trả nợ sau". Chƣơng trình này chỉ giới hạn ở sinh viên hộ nghèo
học tại các trƣờng đại học công lập. Các tổ chức tài chính đã không đáp ứng
đƣợc mục tiêu, trong giai đoạn 1976-1986 họ chỉ giải ngân đƣợc 40% vốn kế
hoạch mặc dù có sự đảm bảo của Chính phủ trong trƣờng hợp không thu đƣợc
nợ và họ chỉ thu đƣợc 40% nợ đáo hạn.
Các tổ chức tài chính của Nhà nƣớc đã ngừng cung cấp tín dụng năm
1989, chƣơng trình này đã giao lại Ủy ban giáo dục đào tạo điều hành. Tuy
nhiên cơ quan này lại thiếu năng lực và động cơ điều hành một chƣơng trình
cho vay vững chắc. Ngân sách hạn hẹp dẫn đến làm hạn chế khả năng đến
đƣợc đƣợc với hàng ngàn đối tƣợng muốn đƣợc vay vốn hàng năm. Việc
không muốn thu nợ và thái độ không muốn trả nợ của ngƣời vay đã khiến tỷ
lệ thu hồi nợ chỉ đạt 2%.
1.5.4. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Thái Lan
Chƣơng trình cho vay HSSV bắt đầu đƣợc thực hiện năm 1996, đối
tƣợng cho vay là học sinh, sinh viên tại các trƣờng THPT, trƣờng dạy nghề,
cao đẳng, đại học công lập và tƣ thục. Chƣơng trình này do Ủy ban quốc gia
cho HSSV vay vốn. Việc lựa chọn đối tƣợng vay do các trƣờng quyết định.
Các cơ sở giáo dục có quyền quyết định về quy trình cho vay, quy mô vốn
cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, lãi suất cho vay là 1%/tháng.
22
1.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý tín dụng đối
với HSSV của NHCSXH Việt Nam
- Tín dụng đối với HSSV phải cần đƣợc hỗ trợ giúp Nhà nƣớc. Vì đây là chủ
trƣơng lớn, nguồn vốn đòi phải lớn, thời gian cho vay dài. Nhà nƣớc cần phải ra các
văn bản, cơ chế trong quản lý tín dụng HSSV làm sao cho có hiệu quả.
- Lãi suất cho vay thấp, hàng năm cần có sự cấp bù lãi suất từ phía Nhà
nƣớc, thực hiện xử lý rủi ro đối với các hộ bị rủi ro do nguyên nhân bất khả
kháng, đƣa ra các biện pháp xử lý hữu hiệu đối với các trƣờng hợp nợ xấu do
nguyên nhân chủ quan.
- Cần có sự phối hợp giữa các ban ngành, các trƣờng, NHCSXH, cấp ủy,
chính quyền địa phƣơng, bộ máy các tổ chức chính trị xã hội trong việc quản lý
tín dụng HSSV làm sao đảm bảo hỗ trợ chi phí đủ trang trải cho việc học tập,
sinh hoạt trong thời gian đang theo học tại các trƣờng.
- Triển khai cho vay thông qua hộ gia đình để các hộ tham gia Tổ
TK&VV ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội nhằm tăng cƣờng quản lý,
giám sát lẫn nhau, hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích,
liên đới chịu trách nhiệm trong việc trả nợ, lãi ngân hàng. Tính liên đới trách
nhiệm của các thành viên trong tổ, nhóm tƣơng hỗ là công cụ hữu hiệu giúp
ngân hàng kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả đúng hạn
của ngƣời vay.
- Những đối tƣợng hộ gia đình HSSV thuộc diện mồ côi, hộ nghèo, hộ
có thu nhập bằng 150% hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, bộ đội xuất ngũ,
lao động nông thôn học nghề là những đối tƣợng cần đƣợc sự hỗ trợ từ Nhà
nƣớc để hỗ trợ cho vay tín dụng HSSV để các đối tƣợng này đƣợc đến trƣờng
học tập một cách đầy đủ, đảm bảo đƣợc học tập, vƣơn lên thoát nghèo, đảm
bảo công ăn việc làm, xóa nghèo bền vững.
23
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
2.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn lấy phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử làm cơ sở chung cho các nghiên cứu.
- Phương pháp duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để nhận thức bản chất
của các hiện tƣợng tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc đặt
trong trạng thái vận động phát triển và có các mối liên hệ chặt chẽ, biện
chứng với nhau, nó cho phép phân tích tổng hợp một cách khách quan các yếu
tố bên trong cũng nhƣ bên ngoài ảnh hƣởng đến quản lý tín dụng đối với
HSSV tại NHCSXH tỉnh Nghệ An qua nhiều năm, cho chúng ta một cách
nhìn khoa học xuyên suốt nhằm đƣa ra các giải pháp tổ chức thực hiện phù
hợp trên địa bàn.
- Phương pháp tiếp cận duy vật lịch sử: Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc đặt
trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những chính sách chủ trƣơng của
Đảng và Nhà nƣớc trong từng giai đoạn, định hƣớng của NHCSXH trong
trong thời gian tới. Đứng trên quan điểm lịch sử để đánh giá đồng thời dựa
vào những tiền đề đó đƣợc hình thành trong quá trình tổ chức thực hiện trên
địa bàn tỉnh để tìm hiểu, kiểm chứng và đánh giá quá trình phát triển trong
tƣơng lai.
2.2. Các phƣơng pháp cụ thể
2.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Luận văn này đƣợc sử dụng các tài liệu thứ cấp đã đƣợc công bố nhƣ:
- Số liệu kế hoạch và thực hiện các chỉ tiêu tín dụng về cho vay, thu nợ,
số hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn đƣợc vay vốn; số HSSV đang đƣợc vay
vốn các gia đình; số HSSV đƣợc vay vốn theo báo cáo của NHCSXH tỉnh
Nghệ An từ năm 2007 đến nay.
24
- Thông tin các số liệu qua sách báo, tạp chí, báo cáo tổng kết liên của
các cơ quan chức năng liên quan đến tín dụng đối với HSSV. Tìm hiểu,
nghiên cứu các website trên mạng, tập trung nghiên cứu các website:
vbsp.org.vn, www.moet.gov.vn và các trang web của các trƣờng có học sinh
sinh viên vay vốn.
2.2.2. Phương pháp thống kê-so sánh
Khi thu thập đƣợc số liệu dùng phƣơng pháp thống kê, mô tả để tiến
hành thống kê, mô tả và tổng hợp các loại chỉ số tuyệt đối, tƣơng đối, và số
bình quân. Trên cơ sở đó, luận văn mô tả quy mô và sự thay đổi của các số
liệu về hoạt động tín dụng đối với HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An.
Phƣơng pháp này chủ yếu sử dụng trong chƣơng 1, 3, 4 của luận văn.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích các hiện tƣợng
kinh tế- xã hội mang tính thống nhất giữa hiện tƣợng này với hiện tƣợng khác,
giữa kỳ báo cáo gốc, giữa loại hình này với loại hình khác. Trong chƣơng 3,
tác giả đã dùng phƣơng pháp so sánh kết quả cho vay HSSV của NHCSXH
tỉnh Nghệ An theo từng thời gian để khẳng định tính ƣu tiên, tính hiệu quả
của các giải pháp trong việc thực hiện tín dụng đối với HSSV của chi nhánh
tỉnh Nghệ An, các giải pháp cụ thể đƣa ra của chi nhánh.
2.2.3. Phương pháp logic- lịch sử
Sử dụng phƣơng pháp này này, có thể cho ta thấy toàn bộ quá trình
hình thành và phát triển chƣơng trình cho vay HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ
An. Từ đó rút ra quy luật vận động, những diễn biến phức tạp của hoạt động
tín dụng đối với HSSV trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhất định.
Bằng phƣơng pháp lịch sử, ngƣời nghiên cứu sẽ biết đƣợc sự việc, đối tƣợng
diễn biến nhƣ thế nào, kể từ khi xuất hiện; phƣơng pháp lôgic lại cho biết
đƣợc diễn biến đó vận động theo qui luật nào? nó do những nguyên nhân nào
gây ra? nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu và nó sẽ dẫn đến kết quả ra
25
sao? Nói cách khác, phƣơng pháp kết hợp lôgic với lịch sử sẽ giúp chúng ta
phát hiện nguồn gốc nảy sinh và quá trình diễn biến của đối tƣợng nghiên cứu
trong những thời gian, không gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Tác giả dùng phƣơng pháp nghiên cứu lôgíc-lịch sử trong toàn bộ luận
văn để xâu chuổi, xem xét, tổng hợp, khái quát và đƣa ra các quan điểm một
cách hệ thống từ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của vấn đề nghiên cứu cho
đến tình hình địa bàn nghiên cứu để đề xuất các giải pháp.
2.2.4. Phương pháp phân tích- tổng hợp
Phƣơng pháp này chủ yếu trong chƣơng 3 và 4 để phân tích thực trạng
hoạt động tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An, chủ yếu ở chƣơng
3. Đề tài sử dụng phƣơng pháp tổng hợp trong các chƣơng 1, 3 của luận văn.
Tại chƣơng 1, tác giả sử dụng phƣơng pháp này để tổng hợp các công trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài, các cơ sở lý luận và tình hình cho vay
chƣơng trình HSSV của các địa phƣơng, từ đó khái quát việc nghiên cứu và
đƣa ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu tại địa bàn.
Tại chƣơng 3, tác giả dùng phƣơng pháp này để tổng hợp và khái quát
tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, từ đó đƣa ra những ƣu điểm, hạn
chế cũng nhƣ các vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện chủ trƣơng tín
dụng đối với HSSV của NHCSXH trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2.2.5. Phương pháp điều tra, khảo sát
Để thực hiện phƣơng pháp điều tra, trƣớc tiên phải xây dựng phiếu điều
tra. Muốn phƣơng pháp điều tra đạt hiệu quả cao thì phiếu điều tra phải đƣợc
thiết lập hợp lý, phù hợp với thực trạng cho vay học sinh sinh viên. Đồng thời
phải xác định mục tiêu điều tra để từ đó đƣa ra câu hỏi nhằm làm nổi bật vấn
đề cần nghiên cứu. Dạng câu hỏi đƣa ra trong phiếu điều tra thƣờng ở dạng
câu hỏi lựa chọn để thuận tiện cho ngƣời trả lời mà vẫn đạt đƣợc mục của
ngƣời muốn hỏi, đồng thời có câu trả lời mở HSSV có thể bổ sung vào phiếu
26
điều tra. Sau khi xây dựng xong phiếu điều tra tiến hành phát cho các trƣờng,
các hộ gia đình có họ sinh sinh viên vay vốn đi học.
- Tiến hành khảo sát một số trƣờng tại Nghệ An (Đại học Vinh, Đại học
Kinh tế Nghệ An, Cao đẳng Sƣ phạm Nghệ An, Đại học Y khoa Vinh), sử
dụng 50 phiếu; 150 phiếu khảo sát các hộ gia đình có vay vốn tại 20 huyện,
thị xã trong tỉnh Nghệ An.
- Thời gian đƣợc thực hiện tiến hành khảo sát từ ngày 15/11-
30/12/2014. Các phiếu thu về phải là phiếu hợp lệ, thực hiện tổng hợp kết quả
đƣa vào các bảng biểu đánh giá.
Sau khi hoàn thành điều tra, khảo sát xong tiến hành tổng hợp, lập mẫu
biểu, đánh giá quá trình cho vay HSSV trên địa bàn. Việc khảo sát này chủ
yếu đƣợc thực hiện tại chƣơng 3, chƣơng 4. Trên cơ sở đó tiến hành tìm hiểu,
nghiên cứu thực trạng, tìm ra điểm mạnh, điểm còn hạn chế cần đƣợc khắc
phục, đề xuất các giải pháp trong hoạt động tín dụng đối với học sinh, sinh
viên của NHCSXH nói chung và NHCSXH tỉnh Nghệ An nói riêng.
2.3. Thu thập, sử dụng số liệu
- Lập bảng biểu điều tra công tác tín dụng đối với HSSV tại các trường,
hộ vay trên địa bàn tỉnh Nghệ An:
+ Số lƣợng 20 câu hỏi, có 03 trang trên giấy A4 đƣợc in sẵn. Trong đó
có 19 câu hỏi trắc nghiệm A, B, C, D và 01 câu hỏi mở theo ý kiến của HSSV
và hộ vay. Nội dung câu hỏi: Đối tƣợng đƣợc vay vốn; thời gian vay; chi phí
phục vụ học tập, sinh hoạt; mục đích vay vốn HSSV; mức vay, lãi suất, thời
gian cho vay, thời gian thu nợ, thủ tục giải ngân đã phù hợp chƣa; HSSV nhận
vốn bằng hình thức nào; HSSV thời gian bao nhiêu tìm đƣợc việc làm, công
việc có phù hợp không; khó khăn của hộ vay HSSV trong việc trả lãi, trả gốc
nhƣ thế nào, nguồn trả nợ từ đâu; thông tin gia đình, HSSV biết tín dụng
HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An từ đâu; tác động của tín dụng HSSV nhƣ
thế nào.
27
+ Tác giả tiến hành khảo sát công tác quản lý vay vốn đối với tín dụng
HSSV với số lƣợng 200 phiếu. Trong đó các trƣờng Đại học Vinh, Đại học
Kinh tế Nghệ An, Cao đẳng Sƣ phạm Nghệ An, Đại học Y khoa Vinh với số
lƣợng 50 phiếu và tiến hành khảo sát các hộ gia đình vay vốn HSSV tại 20
huyện trong tỉnh Nghệ An với số lƣợng 150 phiếu khảo sát.
- Thời gian khảo sát từ ngày 15/11/2014-31/01/2015. Các phiếu thu về
cần phải hợp lệ để thực hiện tổng hợp kết quả đƣa vào các bảng biểu đánh giá.
- Thu thập số liệu thông qua đặt câu hỏi: Thông qua phát phiếu điều tra
đối với các hộ vay vốn, các HSSV vay vốn. Sử dụng bảng câu hỏi để đặt câu
hỏi, câu hỏi có sự lựa chọn và câu hỏi tự luận để khai thác nhiều thông tin từ
đối tƣợng khách hàng vay vốn và HSSV.
- Xử lý câu hỏi: Sau khi thu thập số liệu đầy đủ tiến hành xử lý câu hỏi
thông qua các bảng biểu, sơ đồ miêu tả để tiến hành đánh giá kết quả công tác
quản lý tín dụng đối với HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An.
28
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH HỌC SINH SINH VIÊN TẠI
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN
3.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
3.1.1. Giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
NHCSXH tỉnh Nghệ An đƣợc thành lập theo Quyết định số 44/QĐ-HĐQT
ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQTNHCSXH Việt Nam, chính thức đi vào hoạt
động ngày 09/4/2003. Đây là đơn vị thành viên trực thuộc Hội sở chính NHCSXH
Việt Nam, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong việc chỉ
đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn Nghệ An.
Qua hơn 12 hoạt động, đƣợc sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa
phƣơng các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức CT-XH nhận ủy
thác, sự cố gắng vƣơn lên không biết mệt mỏi của đội ngũ cán bộ viên chức
chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An đã tổ chức triển khai có hiệu quả các
chƣơng trình tín dụng chính sách xã hội đến tận đối tƣợng thụ hƣởng đạt hiệu
quả cao trong công tác XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn
mới. Do vậy, đã tạo đƣợc lòng tin trong cấp ủy, chính quyền, ngƣời dân trong
quá trình thực hiện tín dụng chính sách cho những năm tiếp theo.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng của NHCSXH tỉnh Nghệ An gồm: Triển khai thực hiện
chƣơng trình tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với ngƣời nghèo, cận nghèo
và các đối tƣợng chính sách khác trên địa bàn.
Nhiệm vụ của NHCSXH tỉnh Nghệ An: Huy động vốn, nhận tiền gửi
có trả lãi và tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức cá nhân trong ngoài nƣớc
bằng đồng Việt Nam; nhận tiền gửi tiết kiệm của ngƣời nghèo; tiếp nhận các
nguồn vốn tài trợ, ủy thác. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng
Việt Nam đối với các đối tƣợng đƣợc quy định tại Điều 2 Nghị định số
78/2002/NĐ-CP về tín dụng ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.
Thực hiện các dịch vụ ngân hàng theo chỉ đạo và chấp hành chế độ hạch toán,
quản lý tài chính thống nhất toàn hệ thống.
Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Kiểm tra giám sát các đơn vị
29
nhận ủy thác. Phổ biến, hƣớng dẫn triển khai thực hiện các cơ chế và quy chế
nghiệp vụ của Nhà nƣớc, của ngành. Nghiên cứu, phân tích tình hình hoạt
động tín dụng chính sách để đề ra các giải pháp chính sách tín dụng phù hợp
với các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Mô hình tổ chức và hoạt động
của NHCSXH tỉnh Nghệ An đƣợc thể hiện qua sơ đồ 3.1. dƣới đây.
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ An
(i) Ban đại diện HĐQT:
HỘ VAY VỐN
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN GIÁM ĐỐC
TỈNH
PHÒNG
KH-NV
TD
20 PHÒNG GIAO DỊCH
CẤP HUYỆN, THỊ
20 BAN ĐẠI DIỆN
HĐQT CẤP HUYỆN,
THỊ
HỘI NÔNG
DÂN
CẤP XÃ
HỘI CCB
CẤP XÃ
HỘI PHỤ
NỮ CẤP
XÃ
ĐOÀN
TN CẤP
XÃ
HỆ THỐNG TỔ TK&VV
PHÒNG
KTRA NỘI
BỘ
PHÒNG
KT - NQ
PHÒNG
HC-TC
PHÒNG
TIN
HỌC
BAN ĐẠI DIỆN
HĐQT NHCSXH
TỈNH
30
- Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Nghệ An hiện tại có 203 ngƣời.
Trong đó: Ban đại diện HĐQT-NHCSXH tỉnh có 13 ngƣời; Ban đại diện
HĐQT-NHCSXH huyện, thị xã, thành phố có 220 ngƣời.
Ban đại diện HĐQT tỉnh 13 ngƣời, gồm các đại diện: Trƣởng ban là
Phó chủ tịch UBND tỉnh; 01 phó ban (Giám đốc Ngân hàng nhà nƣớc); 11
thành viên gồm: Trƣởng Ban Dân tộc; Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
Phó giám đốc Sở Tài chính; Chủ tịch Hội Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân
tỉnh; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Bí thƣ tỉnh đoàn; Phó Giám đốc Sở Lao
động - Thƣơng binh và Xã hội; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tƣ; Phó Giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh.
- Ban đại diện HĐQT- NHCSXH cấp huyện gồm các đại diện: Trƣởng
ban là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện; 09 thành viên là Chánh
Văn phòng UBND, Trƣởng hoặc Phó phòng Tài chính, Phòng Nội vụ Lao
động-Thƣơng binh xã hội, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Chủ tịch
hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, bí thƣ Đoàn Thanh niên và
Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH.
(ii) Bộ phận điều hành tác nghiệp
- Tại NHCSXH tỉnh Ban Giám đốc gồm 04 ngƣời: Giám đốc, 03 Phó
Giám đốc.
- Các phòng nghiệp vụ gồm: Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng;
phòng Kế toán ngân quỹ; phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ; phòng Tin học,
phòng Hành chính tổ chức.
- Tại cấp huyện có 21 phòng giao dịch.
(iii) Các tổ chức CT-XH nhận ủy thác cấp huyện, xã (Hội nông dân,
Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) cho chi nhánh NHCSXH
tỉnh Nghệ An.
31
(iv) Tổ TK&VV ở khối, xóm, bản, làng do các tổ chức CT-XH chỉ đạo
xây dựng và quản lý, đƣợc giao nhiệm vụ chính là huy động tiền gửi tiết kiệm
của các thành viên để tạo lập quỹ tự lực của tổ, cam kết sử dụng vốn vay có
hiệu quả và kiểm tra, giám sát tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích.
3.1.4.Đặc điểm cơ bản của các chương trình tín dụng chính sách của
NHCSXH tỉnh Nghệ An
NHCSXH tỉnh Nghệ An hoạt động không vì lợi nhuận, vì mục tiêu
XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới. Có nhiều
điểm khác biệt so với các NHTM đó là:
- Nguồn vốn:
+ Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nƣớc:Nhà nƣớc hỗ trợ nguồn vốn cho
NHCSXH thể hiện vai trò chủ sở hữu của Nhà nƣớc đối với NHCSXH, cung
ứng vốn NHCSXH khi mới đi vào hoạt động, bổ sung vốn trong quá trình
hoạt động. Nguồn vốn này đƣợc NHCSXH dành một phần sử dụng để hình
thành nên tài sản cố định (trụ sở, phƣơng tiện làm việc, đi lại, thiết bị…), một
phần gộp vào vốn để cho vay. Việc gia tăng nguồn vốn còn tùy thuộc vào
nhiều yếu tố nhƣ: chính sách đối với các đối tƣợng tín dụng ƣu đãi, năng lực
tài chính của NHCSXH, nhu cầu vay vốn của khách hàng trong từng thời kỳ.
+ Nguồn vốn từ các tổ chức CT-XH trong nƣớc (Các tổ chức hội nhận
ủy thác với NHCSXH, Liên đoàn Lao động, Liên Minh Hợp tác xã, Hội
Ngƣời mù…); các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ (phát triển ngành, phát
triển vùng, xóa đói giảm nghèo…Vốn từ các nguồn này tƣơng đối lớn, lãi suất
thấp, thời hạn sử dụng dài, có thời gian ân hạn, kèm theo chuyển giao khoa
học, công nghệ, chuyên gia, đào tạo khoa học kỹ thuật.
+ Nguồn vốn huy động từ các thành viên Tổ TK&VV: Mặc dù đây là
nguồn vốn nhỏ nhƣng chính nguồn vốn này đã tạo cho các đối tƣợng chính
sách có ý thức tiết kiệm, tạo động lực cho ngƣời nghèo thoát nghèo một cách
bền vững, đồng thời chính nguồn vốn nhỏ bé đó đã tiếp thêm nguồn vốn để
cho vay các hộ trong Tổ TK&VV.
32
+ Nguồn vốn huy động lãi suất trên thị trƣờng: Các tổ chức, cá nhân mở
tài khoản tiền gửi có vốn tạm thời chƣa sử dụng. Đặc biệt, các tổ chức tín
dụng, tài chính (Các NHTM Nhà nƣớc, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi,
các công ty tài chính) duy trì số dƣ tiền gửi 2% theo Nghị định 78/2002/NĐ-
CP tại NHCSXH để cho vay các đối tƣợng thụ hƣởng.
Có thể thấy nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với NHCSXH, đánh
giá vị thế của NHCSXH trên thị trƣờng tài chính. NHCSXH đƣợc Chính phủ
đảm bảo khả năng thanh toán đối với các nguồn mà NHCSXH huy động vì
hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận nên nếu không đƣợc
Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán thì việc huy động vốn của những
ngân hàng này sẽ rất khó khăn.
- Sử dụng vốn: Vốn vay đƣợc sử dụng để phục vụ các đối tƣợng hộ
nghèo, cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. NHCSXH tỉnh Nghệ An
đang thực hiện quản lý 14 chƣơng trình tín dụng chính sách. Cụ thể: Hộ
nghèo; HSSV có hoàn cảnh khó khăn; Cho vay vốn giải quyết việc làm; Các
đối tƣợng đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài; Chƣơng trình nƣớc
sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; Hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại
vùng khó khăn; Hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Chƣơng
trình cho vay làm nhà ở đối với hộ nghèo; Chƣơng trình Thƣơng nhân hoạt
động thƣơng mại tại vùng khó khăn; Chƣơng trình làm chòi tránh lũ, Trồng
rừng dự án WB3, Hộ cận nghèo, Ký quỹ đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc
(EPS) và chƣơng trình khác.
- Lãi suất cho vay: NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà
vì an sinh xã hội, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ƣu đãi. Vì
vậy mức cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH là do Chính phủ qui định,
tùy thuộc vào từng thời kỳ cụ thể. Hiện nay, lãi suất của các chƣơng trình cho
vay của NHCSXH từ 0%/tháng đến 0,8%/tháng.
33
- Về thủ tục vay vốn: Thủ tục, điều kiện cho vay nhìn chung là đơn giản,
linh hoạt, phù hợp với từng đối tƣợng. Đối với các đối tƣợng hộ nghèo, cận
nghèo, HSSV, xuất khẩu lao động,... ngƣời vay không phải thế chấp tài sản.
Còn đối với các trƣờng hợp vay vốn để sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất
kinh doanh tạo việc làm thì phải thế chấp tài sản.
- Phương thức cho vay các chương trình tín dụng:
Phƣơng thức cho vay các chƣơng trình tín dụng chính sách của
NHCSXH tỉnh Nghệ An chủ yếu thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ
chức chính trị xã hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn
thanh niên) đối với tất cả các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi. Việc bình xét đối
tƣợng vay vốn, số tiền cho vay, thời hạn cho vay do Tổ TK&VV, các tổ chức
hội cấp xã đảm nhận, UBND xã xác nhận cho vay. NHCSXH thực hiện việc
giải ngân trực tiếp đến hộ vay. Việc giải ngân, thu tiền gửi tiết kiệm, thu lãi,
thu nợ gốc đƣợc thực hiện tại điểm giao dịch tại xã. Việc thu lãi, đôn đốc thu
nợ gốc khi đến hạn NHCSXH ủy thác cho tổ vay vốn. NHCSXH giải ngân
cho vay một lần hoặc nhiều lần, thực hiện thu lãi hàng tháng; số tiền trả nợ
gốc theo phân kỳ trả nợ (đối với các khoản nợ vay trung và dài hạn).
3.2.Tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên tại NHCSXH
tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay
3.2.1. Quản lý đối với công tác bình xét đối tượng vay vốn
- Việc bình xét các hộ vay vốn là hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn trên
thực tế tình làng, nghĩa xóm cho nên còn nể nang, chƣa sát thực với tiêu chí
đã quy định.
- UBND cấp xã tại một số địa phƣơng thực hiện khảo sát điều tra, bổ
sung chƣa kịp thời các đối tƣợng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ thu nhập
tối đa bằng 150% hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn đột xuất về tài chính ảnh
hƣởng đến đối tƣợng cần vay vốn.
34
- Một số địa phƣơng chƣa quan tâm đến đối tƣợng học nghề, nên công
tác tuyên truyền để học sinh đi học nghề có thời gian đào tạo trên 01 năm và
dƣới 01 năm vay vốn còn ít, do vậy đối tƣợng vay chủ yếu là HSSV học đại
học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
- Một số trƣờng đào tạo thực hiện xác nhận cho đối tƣợng HSSV chƣa
đầy đủ, kịp thời, phần nào ảnh hƣởng đến tiến độ giải ngân của NHCSXH.
3.2.2.Quản lý đối với công tác sử dụng vốn vay của gia đình, của học
sinh sinh viên
Điều quan trọng trong công tác quản lý tín dụng HSSV là cách sử dụng
vốn của hộ vay, HSSV nhƣ thế nào để đảm bảo hiệu quả, từ đó mới có kết quả
thu hồi nợ. Sau khi nhận tiền vay trên thực tế một số hộ vay sử dụng vốn vay
không đúng mục đích xin vay hoặc khi gia đình gửi tiền cho HSSV nhƣng
HSSV lại sử dụng vào mục đích khác. Việc xác định sử dụng vốn sai mục
đích đối với gia đình và HSSV rất khó phát hiện.
3.2.3. Quản lý việc chấp hành trả nợ đến hạn của hộ vay
- Khi nợ đến hạn trả nợ vẫn có trƣờng hợp gia đình và học sinh thiếu
quan tâm, thiếu trách nhiệm trong việc trả vốn vay đúng hạn, mặc dù các em
đã có việc làm, thu nhập. NHCSXH huyện, các tổ chức hội nhận ủy thác, tổ
vay vốn phải nhắc nhở, làm việc nhiều lần mới trả, làm cho việc thu hồi vốn
cho Nhà nƣớc còn gặp khó khăn.
- Một số hộ vay lợi dụng vốn NHCSXH là lãi suất thấp, hay nói cách
khác là nợ quá hạn của NHCSXH vẫn thấp hơn lãi suất các NHTM. Do vậy,
một số hộ có điều kiện trả nợ nhƣng vẫn lợi dụng vốn để chây ỳ, dây dƣa
trong việc trả nợ, làm gia tăng nợ quá hạn, gây khó khăn cho NHCSXH thu
hồi vốn cho Nhà nƣớc.
35
3.2.4. Quản lý công tác xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro
- Phƣơng án xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn từ tổ tiết kiệm vay vốn, tổ
chức hội nhận ủy thác cấp xã chƣa sát với thực tế. Do vậy, phƣơng án xử lý
nợ thực tế hàng tháng, quý, năm còn cách xa so với đề án. Dẫn đến việc thu
hồi vốn cho Nhà nƣớc vẫn còn hạn chế, làm nguy cơ gia tăng nợ xấu tiềm ẩn.
- Đối với học sinh sinh viên trong quá trình vay vốn bị chết, nếu bố mẹ
đang sống thì không đƣợc xóa nợ.
3.2.5. Các khoản tín dụng HSSV theo sản phẩm tín dụng
NHCSXH đang thực hiện giải ngân bằng tiền mặt, với mức bình quân
chung đối với mỗi HSSV là 5.500.000 đồng/kỳ. Trong lúc đó đối với các
ngành đặc thù nhƣ xây dựng, kiến trúc, nghệ thuật, công nghệ thông tin...thì
chi phí phục vụ học tập của HSSV để trang bị cơ sở vật chất phục vụ học tập
lớn, khi giải ngân mức trên cho thì không đủ để HSSV có điều kiện để học tập
tốt đƣợc.
3.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát
Theo chỉ đạo của Chính phủ thì đã thành lập các đoàn liên ngành để
thực hiện kiểm tra, công tác kiểm tra đƣợc thực hiện 06 tháng/lần trong năm,
thời gian kiểm tra ngắn. Do vậy, việc kiểm tra để nắm bắt đúng đối tƣợng, sử
dụng vốn có hiệu quả là khó đánh giá đƣợc.
3.3.Đánh giá tác động cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên
tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay.
3.3.1. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
3.3.1.1. Tỷ trọng dư nợ tín dụng HSSV
36
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của
NHCSXH tỉnh Nghệ An giai đoạn 2003-2014
Đơn vị: Tỷ đồng, %
TT Chỉ tiêu
Dƣ nợ qua các năm Tỷ
trọng
2003 2005 2008 2012 2013 2014
1 Cho vay Hộ nghèo 344 543 995 1.899 2.015 1.976 31,7
2
Cho vay Giải quyết việc
làm
48 59 79 114 118 121 1,95
3 Cho vay HSSV 3 4 666 2.847 2.712 2.212 35,5
4
Cho vay Xuất khẩu lao
động
0 4 57 57 47 42 0,67
5
Cho vay Nƣớc sạch và vệ
sinh môi trƣờng nông
thôn
0 53 117 222 273 385 6,17
6 Cho vay vùng khó khăn 0 0 191 350 351 390 6,25
7
Cho vay Hộ dân tộc thiểu
số
0 0 0 18 20 20 0,32
8
Cho vay Hộ nghèo làm
nhà ở theo quyết định 167
0 0 0 209 208 206 3,31
9
Cho vay Hộ nghèo làm
chòi tránh lũ
0 0 0 0 1 1 0,01
10 Cho vay Hộ cận nghèo 0 0 0 0 311 802 12,9
11
Cho vay Thƣơng nhân
vùng khó khăn
0 0 0 5 5 5 0,08
12
Cho vay Dự án phát triển
nghành lâm nghiệp
0 0 0 0 21 59 0,95
13
Cho vay Ký quỹ đi xuất
khẩu lao động tại Hàn
Quốc (EPS)
0 0 0 0 0 10 0,16
14 Cho vay khác 0 0 0 2 1 2 0,03
Tổng dƣ nợ: 395 663 2.105 5.723 6.083 6.231 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ Ancác năm
2003-2014)
Bảng 3.1 cho thấy, sau hơn 12 năm hoạt động, tổng dƣ nợ các chƣơng
trình tín dụng ƣu đãi của NHCSXH tỉnh Nghệ An trong những năm qua tăng
37
trƣởng ổn định, năm sau cao hơn năm trƣớc, đối tƣợng thu hƣởng chính sách
đa dạng hơn. Từ hai chƣơng trình hộ nghèo, giải quyết việc năm 2003 đến nay
là 14 chƣơng trình. Tổng dƣ nợ năm 2005 đạt 663 tỷ đồng, tăng 268 tỷ đồng so
với dƣ nợ năm 2003, đến năm 2008, tổng dƣ nợ đạt 2.105 tỷ đồng, tăng 1.442
tỷ đồng so với dƣ nợ năm 2005. Tổng dƣ nợ đến cuối năm 2014 đạt 6.231 tỷ
đồng, tăng 5.836 tỷ đồng so với năm 2003. Tốc độ tăng trƣởng bình quân mỗi
năm là 123%.
Xét về cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo chƣơng trình cho vay qua các năm
tại Chi nhánh, Bảng 3.1 cho thấy: Trong đó chủ yếu vẫn là cho vay hộ nghèo
và cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Chƣơng trình cho vay
HSSV tăng trƣởng rất nhanh, đến nay chiếm tỷ trọng 35,5% tổng dƣ nợ, cao
nhất các chƣơng trình có dƣ nợ của NHCSXH tỉnh Nghệ An.
3.3.1.2. Tăng trưởng về dư nợ
- Về tăng trƣởng dƣ nợ: Theo Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày
18/5/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV, đối tƣợng thụ
hƣởng chính sách chỉ bao gồm HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang theo học
hệ chính quy tập trung tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp và dạy nghề có thời gian đào tạo từ 01 năm trở lên. Qua quá trình đánh
giá công tác vay vốn HSSV trƣớc đây hiệu quả đang còn thấp, Thủ tƣớng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg thay thế Quyết định
số 107/2006/QĐ-TTg. Theo đó đối tƣợng thụ hƣởng chƣơng trình đƣợc mở
rộng hơn, gồm: HSSV thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có
hoàn cảnh khó khăn về tài chính đƣợc vay vốn để theo học tại các trƣờng đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề, không
phân biệt loại hình đào tạo (công lập hay dân lập) và thời gian đào tạo.
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp VietbankBáo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbankluanvantrust
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...jackjohn45
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp VietbankBáo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
 
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệpĐề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
 
PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK - TẢI FREE ZALO: 0934...
PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK  - TẢI FREE ZALO: 0934...PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK  - TẢI FREE ZALO: 0934...
PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK - TẢI FREE ZALO: 0934...
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
 
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại SacombankSự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Luận văn: Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương m...
Luận văn: Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương m...Luận văn: Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương m...
Luận văn: Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương m...
 
Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM tại SacombankSự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM tại Sacombank
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng TechcombankNâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
 
Đề tài: Huy động vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Bình
Đề tài: Huy động vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng BìnhĐề tài: Huy động vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Bình
Đề tài: Huy động vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Bình
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank, 9đ
Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank, 9đCông tác xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank, 9đ
Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank, 9đ
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
 
Chuyên đề ngân hàng Kiên Long, Báo cáo thực tập tại Kienlongbank!
Chuyên đề ngân hàng Kiên Long, Báo cáo thực tập tại Kienlongbank!Chuyên đề ngân hàng Kiên Long, Báo cáo thực tập tại Kienlongbank!
Chuyên đề ngân hàng Kiên Long, Báo cáo thực tập tại Kienlongbank!
 

Similar to Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...nataliej4
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam ÁĐề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam ÁDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...NOT
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY (20)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
 
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAYĐề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
 
Đề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAYLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
 
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAYĐề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt NamLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
 
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam ÁĐề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Đề tài hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng AgribankĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Agribank, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Agribank, HAYĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Agribank, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Agribank, HAY
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE TẠI ZALO: 093 457 3149
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE TẠI ZALO: 093 457 3149QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE TẠI ZALO: 093 457 3149
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE TẠI ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ___________________________ NGUYỄN THANH TUẤN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ___________________________ NGUYỄN THANH TUẤN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ THANH TÚ Hà Nội - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Những kết quả nghiên cứu và đóng góp mới chƣa đƣợc công bố tại bất kỳ công trình nào. Ngày 27 tháng 3 năm 2015 Ngƣời cam đoan Nguyễn Thanh Tuấn
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện nghiên cứu luận văn cao học quản lý kinh tế của Đại học kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Tín dụng đối với học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An”. Bản thân tôi đã nỗ lực cố gắng để hoàn thành luận văn. Bên cạnh đó, bản thân tôi đã đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô giáo và các cơ quan có liên quan, đồng nghiệp Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An đã giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An. Đặc biệt là PGS.TS Trần Thị Thanh Tú đã giúp đỡ hƣớng dẫn tận tình luận văn của tôi trong thời gian qua. Ngày 27 tháng 3 năm 2015 Ngƣời cảm ơn Nguyễn Thanh Tuấn
  • 5. MỤC LỤC Danh sách các từ viết tắt………………………………………………………i Danh sách bảng………………………………………………………….…...ii Danh sách hình………………………………………………………………iii Danh mục các sơ đồ………………………………………………………....iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Về tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 2 2.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn ........................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3 5. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 4 6. Kết cấu của luận văn:.................................................................................... 4 CHƢƠNG 1...................................................................................................... 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN............... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5 1.1.1. Khái quát về các công trình đã công bố đến hoạt động tín dụng đối với học sinh sinh viên của NHCSXH...................................................................... 5 1.1.2. Kết quả chủ yếu của các công trình trên và một số vấn đề đặt ra cần đƣợc nghiên cứu tiếp......................................................................................... 9 1.2. Khái quát chung về tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên.................10 1.2.1. Khái niệm tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên..................10 1.2.2. Bối cảnh ra đời tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên ...........10 1.2.3. Sự cần thiết cần phải có chƣơng trình tín dụng học sinh sinh viên.................11 1.3. Đặc thù của tín dụng học sinh sinh viên ..................................................14 1.4.Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên. .........................................................................................................17
  • 6. 1.4.1. Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc liên quan đến tín dụng HSSV..........17 1.4.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc ..................................17 1.4.3. Sử dụng vốn của các em học sinh sinh viên đang theo học tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.......................17 1.4.4. Khả năng, ý thức chấp hành việc trả lãi, trả nợ của gia đình................18 1.4.5.Công tác bình xét đối tƣợng vay và phê duyệt của UBND cấp xã........18 1.4.6.Trình độ của cán bộ NHCSXH, các tổ chức hội nhận ủy thác, Ban quản lý tổ TK&VV ..................................................................................................18 1.4.7. Kiểm tra việc bình xét cho vay, sử dụng hiệu quả tín dụng HSSV của các cấp, các ngành...........................................................................................19 1.5. Một số mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên của các nƣớc..................20 1.5.1. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Trung Quốc ...............20 1.5.2. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Hàn Quốc...................20 1.5.3. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Philippin ....................21 1.5.4. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Thái Lan ....................21 1.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý tín dụng đối với HSSV của NHCSXH Việt Nam......................................................................22 CHƢƠNG 2....................................................................................................23 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN ..............23 2.1. Phƣơng pháp luận.....................................................................................23 2.2. Các phƣơng pháp cụ thể...........................................................................23 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lí số liệu...................................................23 2.2.2. Phƣơng pháp thống kê-so sánh .............................................................24 2.2.3. Phƣơng pháp logic- lịch sử ...................................................................24 2.2.4. Phƣơng pháp phân tích- tổng hợp.........................................................25 2.2.5. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát.............................................................25 2.3. Thu thập, sử dụng số liệu.........................................................................26 CHƢƠNG 3....................................................................................................28 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN.........................28 3.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An......................28
  • 7. 3.1.1. Giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An................................................................................28 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................28 3.1.4.Đặc điểm cơ bản của các chƣơng trình tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Nghệ An..................................................................................31 3.2.Tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên tại NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay .................................................................................33 3.2.1. Quản lý đối với công tác bình xét đối tƣợng vay vốn...........................33 3.2.2.Quản lý đối với công tác sử dụng vốn vay của gia đình, của học sinh sinh viên ..........................................................................................................34 3.2.3. Quản lý việc chấp hành trả nợ đến hạn của hộ vay ..............................34 3.2.4. Quản lý công tác xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro................35 3.2.5. Các khoản tín dụng HSSV theo sản phẩm tín dụng..............................35 3.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát...................................................................35 3.3.Đánh giá tác động cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay. ........................35 3.3.1. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An ...........................35 3.3.1.1. Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng HSSV..........................................................35 3.3.1.2. Tăng trƣởng về dƣ nợ.........................................................................37 3.3.1.2. Tăng mức cho vay HSSV theo lộ trình..............................................39 3.3.1.3. Lãi suất cho vay .................................................................................39 3.3.1.4. Quy trình, thủ tục cho vay..................................................................40 3.3.1.5. Đối tƣợng thụ hƣởng..........................................................................40 3.3.1.6. Phân loại dƣ nợ ..................................................................................42 3.1.1.7 Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cho vay đối với HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An..................................................................................46 3.3.2. Đối với khách hàng vay vốn .................................................................52 3.4. Kết quả điều tra khách hàng.....................................................................52 3.4.1. Thông tin chung khách hàng.................................................................52 3.4.2. Đánh giá kết quả điều tra ......................................................................52 3.4.3.Các vấn đề tồn tại và nguyên nhân ........................................................58 CHƢƠNG 4....................................................................................................64
  • 8. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN ......................................................................................................64 4.1. Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam .............64 4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng có hiệu quả đối với học sinh sinh viên của NHCSXH tỉnh Nghệ An.......................................66 4.2.1. Thực hiện bình xét, phê duyệt cho vay đúng đối tƣợng thụ hƣởng................66 4.2.2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng cấp xã trong việc giải quyết thủ tục vay vốn .......................................................................66 4.2.3. Phối hợp chặt chẽ hoạt động của NHCSXH với UBND, các tổ chức hội nhâ ̣n ủy thác trong việc quản lý tín dụng HSSV.............................................66 4.2.4. Tăng cƣờng tuyên truyền sâu rộng về tín dụng đối với HSSV.............67 4.2.5. NHCSXH tỉnh Nghệ An phối hợp với các NHTM trên địa bàn trong việc quản lý chi tiêu qua thẻ của HSSV..........................................................67 4.2.6. Hoàn thiện mô hình tổ chức NHCSXH tỉnh Nghệ An..........................67 4.2.6.1. Điểm giao dịch tại xã .........................................................................67 4.2.6.2. Tổ tiết kiệm và vay vốn......................................................................68 4.2.7. Giải pháp về cơ chế cho vay đối với học sinh sinh viên.......................69 4.2.7.1. Mở rộng hình thức cho vay................................................................69 4.2.7.2. Nâng cao chất lƣợng việc huy động tiền gửi tiết kiệm qua các tổ tiết kiệm và vay vốn ..............................................................................................70 4.2.7.3. Mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với từng đối tƣợng.............70 4.2.7.4. Quản lý củng cố, hoàn thiện tổ tiết kiệm vay vốn .............................71 4.2.7.5. Tăng cƣờng kiểm soát việc sử dụng vốn vay.....................................71 4.2.8. Các giải pháp khác ................................................................................72 4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc..................................................................72 4.3.2. Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các cấp.......................75 4.3.3 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An ...........................75 4.3.4. Kiến nghị đối với HĐQT - NHCSXH ..................................................76 KẾT LUẬN....................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................79 PHỤC LỤC
  • 9. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CT-XH Chính trị xã hội 2 HĐQT Hội đồng quản trị 3 HSSV Học sinh, sinh viên 4 KT-XH Kinh tế xã hội 5 NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội 6 NHTM Ngân hàng Thƣơng mại 7 Tổ TK&VV Tổ tiết kiệm và vay vốn 8 UBND Ủy ban nhân dân 9 XĐGN Xóa đói giảm nghèo
  • 10. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Nghệ An giai đoạn 2003-2014 36 2 Bảng 3.2 Dƣ nợ tín dụng học sinh sinh viên qua các năm của NHCSXH tỉnh Nghệ An 38 3 Bảng 3.3 Mức cho vay đối với học sinh sinh viên 39 4 Bảng 3.4 Điều chỉnh lãi suất cho vay HSSV qua các năm 39 5 Bảng 3.5 Đối tƣợng thủ hƣởng cho vay đối với HSSV 40 6 Bảng 3.6 Phân loại dƣ nợ cho vay học sinh, sinh viên 42 7 Bảng 3.7 Tình hình dự nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH tỉnh Nghệ An phân theo khu vực đến 31/12/2014 43 8 Bảng 3.8 Phân loại tín dụng HSSV theo trình độ đào tạo 44 9 Bảng 3.9 Kết quả xếp loại tổ TK&VV ủy thác qua các hội đoàn thể tại NHCSXH Nghệ An tính đến 31/12/2014 46 10 Bảng 3.10 Kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thông qua các kênh 48 11 Bảng 3.11 Thống kê kết quả về đối tƣợng vay, thời gian vay, chi phí phục vụ cho học tập 52 12 Bảng 3.12 Bảng đánh giá mức độ vay vốn của khách hàng 53 13 Bảng 3.13 Đánh giá về lãi suất, thời gian, thủ tục của NHCSXH tỉnh Nghệ An tác động đến khách hàng vay vốn 54 14 Bảng 3.14 Thống kê số khách hàng giải ngân qua các phƣơng thức 55 15 Bảng 3.15 ThốngkêthờigiantìmviệclàmcủaHSSVsaukhi ratrƣờng 56 16 Bảng 3.16 Bảng đánh giá về khó khăn trả lãi, trả nợ, nguồn trả nợ sau khi ra trƣờng 57
  • 11. iii DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 3.1 Tỷ lệ đối tƣợng đƣợc vay vốn của NHCSXH tỉnh Nghệ An năm 2014 41 2 Hình 3.2 Nợ quá hạn chƣơng trình tín dụng HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An năm 2014 42 3 Hình 3.3 Tỷ lệ đối tƣợng HSSV đƣợc vay vốn theo loại hình đào tạo 45
  • 12. iv DANH MỤC CÁC BIỂU STT Số hiệu Nội dung Trang 1 Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ An 29
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Về tính cấp thiết của đề tài Tại Nghệ An, trong những năm qua NHCSXH tỉnh Nghệ An đã phối hợp tốt với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng triển khai sâu rộng tín dụng đối với HSSV tại các huyện trong tỉnh. Nhờ đó đã tạo điều kiện cho hàng trăm ngàn HSSV thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn đƣợc vay vốn đi học, đảm bảo cho các em có chi phí trang trải để yên tâm học hành. Góp phần nâng cao trình độ dân trí cho các hộ gia đình hộ nghèo, cận nghèo, các đối tƣợng chính sách. Đặc biệt là giúp cho các địa phƣơng các vùng miền núi, các huyện nghèo trong tỉnh Nghệ An có thêm nguồn lực trình độ cao để góp phần thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, giúp cho các đối tƣợng thuộc diện đƣợc vay vốn tìm kiếm các công việc tốt hơn, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, vƣơn lên thoát nghèo bền vững, có việc làm ổn định để trả nợ ngân hàng, nuôi sống bản thân và hỗ trợ gia đình thoát khỏi diện hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì hoạt động quản lý cho vay đối tƣợng HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế. Đó là: Nguồn vốn cho vay đối với HSSV chƣa có tính lâu dài, cơ cấu nguồn vốn chƣa hợp lý; việc xác định các đối tƣợng hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn đối với cấp xã chƣa đƣợc làm thƣờng xuyên ảnh hƣởng đến quyền lợi của các hộ có nhu cầu vay vốn; thực tế nhu cầu chi phí của HSSV đối với ngày càng lớn trong lúc đó mức cho vay chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu học tập của các em; tình trạng HSSV ra trƣờng nhƣng vẫn không tìm đƣợc việc làm đã ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu hồi vốn cho Nhà nƣớc; chƣa có cơ chế xử lý rủi ro thích hợp đối với chƣơng trình HSSV đã làm cho công tác xử lý rủi ro còn nhiều vƣớng mắc tại địa phƣơng…
  • 14. 2 Bản thân tôi là cán bộ của NHCSXH tỉnh Nghệ An, với mong muốn làm thế nào các hộ gia đình có học sinh sinh viên có hoàn khó khăn nhận đƣợc và sử dụng có hiệu quả vốn vay, chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời đảm bảo trang trải chi phí học tập cho học sinh, vƣơn lên học giỏi là một vấn đề đƣợc cả xã hội quan tâm. Từ nhận thức đó tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của mình là “ Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An”. Thông qua luận văn thạc sĩ này nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề hoạt động cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên của tỉnh Nghệ An. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Giải pháp nào để tăng cường công tác quản lý tín dụng HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An theo hướng hiệu quả? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn: - Đánh giá hạn chế và nguyên nhân rút ra từ thực trạng hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2007-2014. - Đề xuất các quan điểm và các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý đối với tín dụng học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã nêu ở trên, luận văn cần có các nhiệm sau đây: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tín dụng học sinh sinh viên. - Phân tích cụ thể thực trạng thực hiện quản lý tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay.
  • 15. 3 - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý đối với NHCSXH và ngƣời vay đối với tín dụng học sinh, sinh viên của tỉnh Nghệ An. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quản lý tín dụng đối với học sinh, sinh viên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An. - Phạm vi thời gian: 2007- 2014 Chƣơng trình tín dụng học sinh sinh viên ra đời vào năm 1998 theo quyết định số 51/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ tín dụng đào tạo với mục đích cho vay với lãi suất ƣu đãi cho học sinh, sinh viên đang theo học ở các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Tuy nhiên trong phạm vi của mình chỉ nêu chƣơng trình cho vay học sinh sinh viên theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng nghiên cứu theo phƣơng pháp tổng hợp lý luận, kết hợp với thực tiễn, phân tích tài liệu tài liệu, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp tổng hợp, logic, lịch sử và hệ thống, thống kê, chứng minh, điều tra, tra cứu thông tin trên mạng Internet, thống kê diễn giải, sơ đồ, biểu mẫu và đồ thị trong trình bày luận văn. - Nguồn số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn bao gồm: + Số liệu thứ cấp: Số liệu hoạt động cho vay các chƣơng trình nói chung và chƣơng trình cho vay học sinh sinh viên nói riêng của NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay.
  • 16. 4 + Số liệu sơ cấp: Bảng khảo sát câu hỏi đối với ngƣời vay nhằm đánh giá hiệu quả tín dụng đối với HSSV trên giác độ ngƣời vay vốn. 5. Đóng góp mới của luận văn - Đánh giá tác động cho vay tín dụng chính sách học sinh, sinh viên đối với ngƣời đi vay và đối với ngƣời cho vay. - Đề xuất một số giải pháp đối với Chính phủ, các cơ quan ban ngành, NHCSXH nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng để nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên đƣợc vay vốn NHCSXH, nhằm đảm bảo vốn vay cho các em học sinh sinh viên phát huy có hiệu quả và bảo toàn vốn cho Nhà nƣớc trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết chung về tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên. Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn. Chƣơng 3. Thực trạng tín dụng chính sách học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An. Chƣơng 4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An.
  • 17. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Khái quát về các công trình đã công bố đến hoạt động tín dụng đối với học sinh sinh viên của NHCSXH Tín dụng học sinh sinh viên đã đƣợc một số ngƣời nghiên cứu trên phạm vi cả nƣớc, cũng nhƣ từng địa phƣơng. Trong số các công trình đã công bố, liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài có các công trình tiêu biểu sau: - Một số vấn đề về chương trình vay vốn tín dụng cho học sinh sinh viên ở Việt Nam hiện nay của tác giả thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đại học Hà Nội. Bài viết có nêu lên kể từ khi thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, dƣ nợ tín dụng HSSV không ngừng tăng lên, số lƣợng HSSV vay vốn lên 1,9 triệu. Chƣơng trình tín dụng HSSV không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà cả mặt chính trị, xã hội. Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cho các vùng nông thôn, vùng khó khăn tiến tới XĐGN thông qua chƣơng trình vay vốn. Chƣơng trình tín dụng HSSV đã giúp HSSV có cơ hội đƣợc học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề để phục vụ đất nƣớc. Việc kéo dài thời gian trả nợ từ 06 tháng đến 01 năm kể từ ngày tốt nghiệp đã giúp HSSV có thời gian tìm việc làm, có việc làm, giảm bớt áp lực do thời gian trả nợ gấp do HSSV ra trƣờng chƣa tìm đƣợc việc làm, lƣơng khởi điểm thấp. Bài viết nêu lên những khó khăn, tồn tại nhƣ: Nguồn vốn bố trí cho vay tín dụng HSSV bố trí chƣa kịp thời, bị động, rất khó khăn trong việc triển khai chƣơng trình tín dụng học sinh sinh viên dài hạn. Chƣơng trình cho vay HSSV có phát triển bền vững hay không phụ thuộc vào nguồn vốn của nó. Việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về
  • 18. 6 tài chính ở địa phƣơng còn nhiều bất cập. Chênh lệch mức sống giữa hai đối tƣợng hộ nghèo và cận nghèo chƣa rõ ràng; UBND xã còn lúng túng trong việc xác nhận đối tƣợng vay; nhiều hộ không thuộc diện nghèo nhƣng có con đi học trở thành hộ nghèo. Bài viết đã đƣa ra các giải pháp giám sát các kênh từ nhà trƣờng, gia đình; nâng cao ý thức HSSV nhằm thúc đẩy thu hồi nợ đến hạn; tăng nguồn vốn để cho vay; bổ sung đối tƣợng gia đình có 02 con ở nông thôn đƣợc vay vốn. Tuy nhiên, phạm vi đề cập của bài viết về tín dụng HSSV chƣa đề cập đến đối tƣợng cho vay HSSV thuộc diện mồ côi, đối tƣợng HSSV học nghề, dạy nghề tại các trƣờng. - Chắp cánh những ước mơ, bài viết trên báo Kinh tế nông thôn số 2(905) ngày 10/01/2014. Tín dụng học sinh sinh viên đã tháo gỡ những khó khăn về kinh tế cho các hộ nghèo, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để con em họ tiếp tục theo đuổi ƣớc mơ lập thân, lập nghiệp. Chƣơng trình cho vay HSSV thể hiện tính nhân văn sâu sắc đi vào lòng dân, đặc biệt là đối tƣợng hộ nghèo. Chƣơng trình đã góp phần làm giảm sức ép, nỗi âu lo của các bậc làm cha, làm mẹ khi không có điều kiện về tài chính lo cho các con ăn học. Tuy nhiên, bài viết chƣa nêu lên những khó khăn, bất cập trong thực hiện tín dụng HSSV. - Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tác giả Thạc sĩ. Nguyễn Quốc Nghi, trƣờng đại học Cần Thơ trên tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 53 tháng 8/2010 có nêu lên: Từ năm 2007, Thủ tƣớng đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ- TTg về tín dụng đối với HSSV đã góp phần giảm bớt gánh nặng trong chi phí học tập, sinh hoạt cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Tác giả đã tiến hành điều tra trực tiếp 235 HSSV đang học tập trên địa bàn Cần Thơ nhằm phản ánh nhu cầu vay vốn của HSSV, đồng thời ứng dụng mô hình Probit để xác
  • 19. 7 định các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu vay vốn HSSV. Các nhân tố ảnh hƣởng là: Thu nhập của gia đình sinh viên, số ngƣời phụ thuộc gia đình sinh viên, thu nhập của sinh viên, năm đang học, việc tham gia của sinh viên. Tuy nhiên tác giả mới chỉ nêu đƣợc khía cạnh nhu cầu vay vốn, các vấn đề khác liên quan đến việc vay vốn tín dụng HSSV nhƣ thủ tục vay vốn, đối tƣợng đƣợc vay, nguồn trả nợ, xác định đối tƣợng vay vốn,... chƣa đề cập đến. - Thấy gì qua 5 năm thực hiện chương trình tín dụng học sinh sinh viên, tác giả Nguyễn Quang Vụ, tạp chí NHCSXH Việt Nam số 60. Tác giả nêu lên: Qua 5 năm cho vay học sinh sinh viên chƣơng trình đã đƣợc quan tâm chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phƣơng, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; chƣơng trình tín dụng HSSV đã động viên, khuyến khích đƣợc trách nhiệm trả nợ của ngƣời vay, NHCSXH đã triển khai thực hiện tốt chính sách giảm lãi tiền vay đối với ngƣời vay trả nợ trƣớc hạn, đồng thời NHCSXH có nguồn vốn bổ sung quay vòng. Bài viết cũng nêu lên sự băn khoăn chƣơng trình tín dụng HSSV có nhu cầu lớn, thời điểm cho vay mang tính ”thời vụ”, vốn vay ngắn hạn nên nguồn vốn luôn trong tình trạng mất cân đối, bị động và thiếu bền vừng. Đồng thời tác giả đƣa ra giải pháp cần giải ngân vốn vay linh hoạt, các biện pháp thu hồi vốn và làm sao để vốn vay thực hiện đƣợc lâu dài. Tuy nhiên, bài viết tập trung về nguồn vốn cho vay, còn các vấn đề khác thì tác giả chƣa đề cập đến. - Chính sách hỗ trợ sinh viên-những vấn đề đặt ra hiện nay, tác giả Thạc sĩ Phùng Văn Hiên, Học viện Hành chính, năm 2013, tạp chí khoa học Việt Nam. Tác giả có nêu lên: Các chƣơng trình hỗ trợ tài chính cho học sinh sinh viên trong đó có tín dụng học sinh sinh viên. Sinh viên đƣợc vay một khoản tiền với sự ƣu đãi của Nhà nƣớc, lãi suất thấp hơn ngân hàng thƣơng mại, vay tín chấp. Tác giả quan tâm đến chính sách ƣu đãi, thu hồi vốn vay, xử lý nợ xấu, chủ thể đứng ra vay vốn
  • 20. 8 Đồng thời rút ra một số thách thức, bất cập thực tế nhƣ: Trách nhiệm trả vốn thuộc về gia đình hay sinh viên chƣa đƣợc ngƣời vay nhận thức đúng đƣợc; thủ tục vay vốn còn nhiều bất cập; mẫu giấy xác nhận của nhà trƣờng không đảm bảo chuẩn mực chung làm cho sinh viên gặp khó khăn phải đi lại nhiều lần; thời gian trả nợ quy định 12 tháng sau khi tốt nghiệp là không khả thi đối với thị trƣờng lao động Việt Nam; mức vay thấp. Tác giả đã đƣa ra một số giải pháp nhƣ: tiêu chí đối với nhóm đối tƣợng có thể đƣợc hƣởng tín dụng ƣu đãi; mở rộng đối tƣợng cho vay đối với gia đình có 02 con học đại học, cao đẳng; cho vay đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; NHCSXH, Nhà nƣớc có thể vận động cùng tham gia Quỹ hỗ trợ sinh viên. Tuy nhiên, bài viết chƣa đề cập đến các đối tƣợng học nghề, đây là đây là đối tƣợng cần đƣợc quan nhiều hiện nay. - Phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2014), luận văn thạc sĩ của Lã Thị Hồng Yến, bảo vệ tại Trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội. Tác giả đã nêu lên tín dụng HSSV không chỉ có nghĩa về kinh tế, mà còn tác động rất lớn về phát triển nguồn nhân lực, mang tính xã hội sâu sắc. Chƣơng trình tín dụng HSSV đã huy động đƣợc cấp ủy, chính quyền địa phƣơng vào cuộc, vốn vay đã đến với 100% số xã, phƣờng trong cả nƣớc. Luận văn đã phân tích, đánh giá khá đầy đủ thực trạng tín dụng HSSV tại NHCSXH, tìm ra một số tồn tại, nguyên nhân tồn tại, đƣa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn vẫn chƣa bao quát hết các vấn đề phát sinh thực tế xảy ra tại cơ sở. - Giải pháp phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, (2013), luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thanh An, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng. Trong luận văn tác giả đã nêu về thực
  • 21. 9 trạng nguồn vốn cho vay, hoạt động cho vay của chƣơng trình tín dụng HSSV. Luận văn khá đầy đủ về nội dung tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH Việt Nam nhƣ: Trong những năm qua NHCSXH đã bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, phối hợp tốt với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị triển khai có hiệu quả chƣơng trình tín dụng HSSV; thực hiện tốt quy trình cho vay, thu nợ, thu lãi đảm bảo theo đúng quy định. Đồng thời cũng nêu ra một số tồn tại nhƣ: Nguồn vốn cho vay còn hạn chế, việc điều tra cho vay tại các xã, phƣờng còn bất cập, mức cho vay chƣa đáp ứng đủ nhu cầu, các tổ chức chính trị xã hội chƣa bao quát toàn diện các công đoạn thực hiện ủy thác; công tác kiểm tra trƣớc, trong, sau khi cho vay còn hạn chế. Đồng thời đƣa ra các giải pháp, kiến nghị đối với hoạt động tín dụng HSSV tại NHCSXH Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn vẫn chƣa chỉ rõ đƣợc tồn tại trong xử lý nợ bị rủi ro, đặc biệt là cơ chế bất cập đối với trƣờng hợp HSSV chết, nhƣng bố mẹ còn sống thì không đƣợc xử lý rủi ro; chƣa đề cập việc một số hộ có 02 con đi học cần phải bổ sung vào đối tƣợng cần đƣợc hỗ trợ vay vốn,... 1.1.2. Kết quả chủ yếu của các công trình trên và một số vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu tiếp Nhƣ ta thấy các công trình nghiên cứu đã đề cập ở trên đã tiếp cận các khía cạnh khác nhau về vấn đề tín dụng đối với HSSV. Trong đó: Có nêu lên nguồn vốn chƣa bố trí kịp thời, bị động, rất khó triển khai chƣơng trình tín dụng HSSV một cách dài hạn, việc xác định hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình khó khăn đột xuất ở địa phƣơng còn nhiều bất cập; nguồn vốn cần phải giải ngân một cách linh hoạt, mức vay chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu, các biện pháp thu hồi vốn và làm sao để vốn vay thực hiện đƣợc lâu dài; công tác ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội chƣa bao quát toàn diện công việc ủy thác của mình; công tác kiểm tra trƣớc, trong, sau khi cho vay vẫn còn hạn chế. Qua các tài liệu trên, bản thân tôi xác định đây là nguồn tài liệu quý báu để chúng tôi kế thừa và phát triển.
  • 22. 10 Qua phần tổng quan các công trình nghiên cứu trên đây có thể khẳng định rằng tín dụng đối với HSSV của NHCSXH đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở mức độ khác nhau, song chỉ là các nghiên cứu đơn lẻ, từng lĩnh vực độc lập, chƣa có nghiên cứu nào toàn diện về tín dụng chính sách đối với HSSV. Đặc biệt là quản lý tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH tỉnh Nghệ An cho đến nay vẫn còn khoảng trống, nhất là với tƣ cách luận văn thạc sĩ. Vì vậy, đề tài luận văn ”Tín dụng đối với học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An” cần phải có nghiên cứu đầy đủ hơn về tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH tỉnh Nghệ An. 1.2. Khái quát chung về tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên 1.2.1. Khái niệm tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên Tín dụng đối với học sinh sinh viên là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nƣớc huy động để cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay ƣu đãi phục vụ học tập. Nhƣ vậy, tín dụng HSSV là khoản tín dụng chỉ dành cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề để trang trải một phần cho chi phí học tập và nghiên cứu của các bạn giúp các bạn yên tâm hơn trong quá trình học tập của mình, góp phần thực hiện chƣơng trình về mục tiêu quốc gia về cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực. 1.2.2. Bối cảnh ra đời tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên - Thực trạng đối với Việt Nam hiện nay rất nhiều đối tƣợng HSSV phải nghỉ học giữa chừng, không đủ tiền lo các khoản chi phí cho việc học tập cho đến cuối khóa học, nhất là đối với các HSSV thuộc diện vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, đối tƣợng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn. Nếu không có cơ chế chính sách cho vay đối với HSSV thì một số em thuộc diện gia đình khó khăn phải từ bỏ ƣớc mơ đến trƣờng.
  • 23. 11 - Nhìn chung đất nƣớc ta vẫn còn nghèo, việc lo cuộc sống hàng ngày rất khó khăn, thêm vào đó phải phải lo cho các em học sinh, sinh viên chi tiêu tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. - Trong những năm gần đây Nhà nƣớc đã thực hiện đầu tƣ cho giáo dục ngày càng tăng lên, nên để giảm bớt gánh nặng ngân sách Nhà nƣớc, buộc các trƣờng phải tăng học phí lên, do đó rất khó khăn cho các em phải chi thêm các khoản học phí. - Những năm gần đây lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, đời sống sinh viên gặp nhiều khó khăn, việc cung cấp từ gia đình ngày càng hạn hẹp nên các bạn phải đi làm thêm để kiếm tiền trang trải chi phí học tập. Do vậy, việc đi làm thêm của các em đã ảnh hƣởng đến kết quả học tập. - Nhiều gia đình là hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn là những đối tƣợng không có đủ tiền để trang trải phục vụ học tập nên nhiều em phải từ bỏ ƣớc mơ bƣớc vào các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề. Đối tƣợng hộ nghèo, cận nghèo là những gia đình rất khó khăn, không có tài sản để thế chấp vay các NHTM, cho nên việc tiếp cận nguồn vốn các NHTM rất hạn chế, đã không cung cấp đủ cho con em HSSV theo học các trƣờng. 1.2.3. Sự cần thiết cần phải có chương trình tín dụng học sinh sinh viên Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế, Nhà nƣớc rất cần quan tâm đến đầu tƣ giáo dục chất lƣợng cao. Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nƣớc, của toàn dân. Để phát triển giáo dục, tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc về giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay nƣớc ta có một lƣợng lớn đối tƣợng HSSV thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn, học sinh học nghề có
  • 24. 12 hoàn cảnh khó khăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số HSSV đang theo học tại các trƣờng. Nếu không có sự hỗ trợ từ Nhà nƣớc thì số HSSV này trong quá trình học tập tại trƣờng gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt các trƣờng hợp vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo cần đƣợc trợ giúp để nâng cao nguồn nhân lực, phát triển kinh tế của vùng, cần hỗ trợ vay vốn đi học. Trong lộ trình phát triển của ngành giáo dục và đào tạo thì các trƣờng tăng học phí để đảm bảo nguồn thu nhập cho các trƣờng đại học công lập, nâng cao chất lƣợng giảng dạy, xây dựng, trang bị thêm các thiết bị giảng dạy cho Nhà nƣớc, giảm bớt sự trợ cấp từ NSNN, tạo điều kiện mở rộng hệ thống giáo dục, đào tạo. Tín dụng HSSV đã giải quyết đƣợc những khó khăn trong thời gian HSSV đang theo học tại trƣờng, giải quyết khó khăn cho hộ gia đình. Tín dụng HSSV đã xác định rõ trách nhiệm vay của mình trong quan hệ vay mƣợn, khuyến khích ngƣời vay sử dụng vốn đúng mục đích, phục vụ học tập tốt để sau khi ra trƣờng có việc làm để trả nợ cho Nhà nƣớc. Tín dụng HSSV tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đào tạo cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, góp phần giảm tỷ lệ thất học. Đảm bảo công bằng xã hội, đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; góp phần cân đối đào tạo giữa các vùng, miền, giữa các đối tƣợng HSSV; góp phần làm giảm sự thiếu hụt cán bộ, giảm dần khoảng cách chênh lệch về dân trí, cải thiện đời sống của các gia đình HSSV, đảm bảo an ninh, trật tự, hạn chế các tiêu cực. - Tín dụng HSSV đã làm tăng cƣờng mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhà trƣờng, NHCSXH, gia đình, HSSV. Tạo nên tinh thần giúp đỡ, đùm bọc, giúp đỡ các HSSV thuộc diện chính sách xã hội cải thiện cuộc sống, nâng cao tri thức, tạo niềm tin của thế hệ trẻ đối với đất nƣớc.
  • 25. 13 Từ những phân tích đã nêu trên cho ta thấy nhiều học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên đất nƣớc đang cần đƣợc giúp đỡ. Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc học tập. Nắm bắt đƣợc những kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới và nghiên cứu vào tình hình thực tế tại Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều quyết sách đầu tƣ cho giáo dục. Một trong những chính sách cốt lõi trong đầu tƣ cho giáo dục là hỗ trợ tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Có thể nói đây là một chính sách cần thiết và đi đúng chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Qua nhiều lần sửa đổi chính sách đã dần thiết thực và phù hợp hơn với điều kiện của nƣớc ta. Cụ thể: Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 51/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ tín dụng đào tạo với mục đích cho vay với lãi suất ƣu đãi cho sinh viên, học sinh đang theo học ở các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tháng 3 năm 1998 và giao cho Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình. Ngoài ra Chính phủ còn ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, bao gồm cả đối tƣợng là học sinh sinh viên đang theo học tại các trƣờng Đại học cao đẳng trung học chuyên nghiệp và học nghề và giao cho NHCSXH quản lý. Tiếp sau đó là việc ban hành quyết định số 107/2006/QĐ-TTg thay thế quyết định số 51/1998/QĐ-TTg thay đổi chính sách và điều kiện vay vốn. Vào tháng 9/2007 Chính phủ ra Quyết định 157/2007/QĐ-TTg thay thế quyết định 107/2006/QĐ-TTg nhằm tạo điều kiện hơn cho các bạn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo cho việc trang trải nhu cầu tối thiểu nhƣ: điều chỉnh mức cho vay hàng năm, đối tƣợng và thời gian cho vay đƣợc mở rộng, lãi suất cho vay là 0,5%/tháng. Trƣờng hợp trả nợ trƣớc hạn đƣợc giảm 50%, thay đổi phƣơng thức cho vay, và thời hạn cho vay và thu hồi nợ đƣợc kéo dài.
  • 26. 14 Mức điều chỉnh cho vay từ năm 2007 đến nay từ mức 800.000 đồng/ngƣời/tháng lên mức 860.000đồng/ngƣời/tháng; tiếp sau đó lên mức 900.000 đồng/ngƣời/tháng, 1.000.000 đồng/ngƣời/tháng, 1.100.000 đồng/ngƣời/tháng. Chính sách tín dụng ƣu đãi đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để theo học đại học cao đẳng và học nghề là một chính sách rất có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị xã hội đầu tƣ để phát triển nguồn nhân lực, nhất là cơ cấu nguồn nhân lực cho các vùng nông thôn, vùng khó khăn, tạo cơ hội cho học sinh sinh viên là con gia đình nghèo cận nghèo hoặc gia đình gặp khó khăn về tài chính đƣợc vay vốn để trang trải các khoản chi phí tiếp tục học đại học, cao đẳng trung cấp học nghề cho đất nƣớc, tạo ra sự bình đẳng trong môi trƣờng học tập để các bạn có thể yên tâm học tập phát huy tối đa khả năng tìm tòi, sáng tạo. 1.3. Đặc thù của tín dụng học sinh sinh viên - Chƣơng trình tín dụng học sinh sinh viên có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện một chính sách đúng đắn ƣu việt của Đảng và Nhà nƣớc ta, bình đẳng về học tập trong xã hội, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đảm bảo an sinh xã hội, đóng góp vào sự phát triển đất nƣớc. Tín dụng HSSV đƣợc ví nhƣ “phao cứu sinh” tạo cơ hội cho con em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn thực hiện mơ ƣớc học tập của mình. Nếu không có vốn vay tín dụng chính sách nhiều em phải từ bỏ ƣớc mơ đến giảng đƣờng đại học hoặc phải bỏ học dở dang, không có nghề nghiệp làm ảnh hƣởng đến cuộc sống của gia đình và bản thân. - Hộ gia đình vay vốn HSSV là chƣơng trình tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận, không phải thế chấp tài sản, thực hiện cho vay tín chấp, thực hiện ủy thác qua các tổ chức CT-XH nhận ủy thác (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) và đƣợc UBND cấp xã xác nhận, phê duyệt cho vay.
  • 27. 15 - Chƣơng trình tín dụng HSSV mang tính xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức cá nhân từ Trung ƣơng đến địa phƣơng tham gia thực hiện từ việc huy động vốn đến việc cho vay, thu hồi nợ đến hạn, xử lý thu hồi nợ xấu. - Đối với cho vay tín dụng HSSV là cho vay tiêu dùng nhằm hỗ trợ chi phí học tập nhƣ: Nộp học phí, mua sắm các đồ dùng phục vụ học tập, chi phí ăn, ở, đi lại phục vụ cho quá trình học tập của các em tại trƣờng. Mức cho vay cao hơn so với các chƣơng trình khác mà không phải thế chấp tài sản. Trong khi các chƣơng trình khác vay trên 30 triệu đồng thì phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay. - Hộ vay vốn với lãi suất ƣu đãi, thấp hơn lãi suất các NHTM, thời hạn vay vốn dài, sau khi học sinh sinh viên ra trƣờng mới định kỳ hạn trả nợ, sau một năm ra trƣờng gia đình bắt đầu mới thực hiện trả nợ dần. Đối với hộ gia đình hộ nghèo, cận nghèo cho vay đầy đủ vốn trong quá trình HSSV đang theo học tại trƣờng, còn đối với hộ vay thuộc diện hộ khó khăn đột xuất về tài chính thì cho vay 01 năm, nếu khó khăn tiếp thì NHCSXH tiếp tục cho vay. Khuyến khích các gia đình trả nợ trƣớc hạn, đối với các món vay HSSV trả nợ trƣớc hạn thì đƣợc giảm 50% tiền lãi suất cho vay. - Đối với thời gian giải ngân đƣợc thực hiện theo nhiều lần theo từng học kỳ, mức cho vay đƣợc Chính phủ điều chỉnh phù hợp với giá cả thị trƣờng, tình hình thực tế, chi phí học tập, học phí. - Đối tƣợng thụ hƣởng chƣơng trình đƣợc mở rộng, ngoài HSSV con em hộ nghèo còn có HSSV là con hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật, HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhƣng ngƣời còn lại không có khả năng lao động, HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn,
  • 28. 16 dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND cấp xã nơi cƣ trú; bộ đội xuất ngũ và lao động nông thôn có nhu cầu vay vốn để học nghề. - Ngân hàng CSXH thực hiện gia hạn nợ đối với gia đình gặp khó khăn, sinh viên ra trƣờng chƣa tìm đƣợc việc làm ổn định, xử lý rủi ro đối với hộ gia đình học sinh sinh viên gặp rủi ro. - Tín dụng HSSV đã huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội: + Chƣơng trình tín dụng HSSV đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, đƣợc cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các cấp và đặc biệt đƣợc các hộ gia đình có HSSV thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo rất đồng tình, ủng hộ. Nhà nƣớc đã dành một phần ngân sách để thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm mọi ngƣời đều đƣợc tiếp cận dịch vụ giáo dục, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho sự phát triển đất nƣớc. + Đây là chƣơng trình tín dụng chính sách mang tính nhân văn, xã hội sâu sắc, liên quan đến các cấp, các ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cùng tham gia thực hiện từ khâu tạo lập, huy động nguồn vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi và xử lý nợ. Chƣơng trình đã tạo sự gắn kết giữa kinh tế xã hội trong công tác XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội, tạo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội cho đất nƣớc. + Trong quá trình triển khai tín dụng đối với HSSV vốn vay đã đƣợc NHCSXH thực hiện ủy thác qua 04 tổ chức CT-XH: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên nên đã tạo thành sức mạnh của cả hệ thống chính trị cơ sở, góp phần thực hiên trong công tác cho vay, đảm bảo vốn vay đƣợc bình xét công khai đúng đối tƣợng thụ hƣởng. + Tín dụng HSSV đã có sự tham gia tích cực từ Tổ TK&VV từ việc xác nhận đối tƣợng thụ hƣởng, bình xét cho vay, sử dụng vốn vay, tham gia tiền gửi tiết kiệm từ Tổ TK&VV, trả lãi cho vay, trả nợ đúng thời gian quy định.
  • 29. 17 Vốn vay đã đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình triển khai chủ trƣơng, chính sách, đồng thời thƣờng xuyên tuyên truyền để ngƣời vay nâng cao ý thức, phát huy có hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay. 1.4.Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên. 1.4.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước liên quan đến tín dụng HSSV Nghị quyết Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết có nêu rõ: Phát triển giáo dục phải nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực; đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tổ quốc. Phát triển giáo dục hài hòa giữa các vùng miền, ƣu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tƣợng chính sách. Các mục tiêu trên đã đƣợc Nhà nƣớc cụ thể hóa thành các chủ trƣơng chính sách đối với các hộ nghèo, đối tƣợng chính sách, một trong các đối tƣợng đủ điều kiện vay vốn chƣơng trình HSSV. Một khi Chính phủ có những quyết sách và chủ trƣơng đúng đắn giúp đỡ HSSV thì vốn hoạt động sẽ đƣợc hỗ trợ tích cực, từ đó giúp ngân hàng phát triển tín dụng HSSV và ngƣợc lại. 1.4.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước Kinh tế của mỗi quốc gia đều tác động biện chứng đến các ngành nghề, khi kinh tế phát triển thì tạo ra rất nhiều công ăn, việc việc làm cho ngƣời lao động. Vì vậy, kinh tế ổn định, phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động. HSSV sau khi tốt nghiệp ra trƣờng có nhiều cơ hội tìm việc làm, sẽ có thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình và trả nợ NHCSXH một cách đúng hạn. 1.4.3. Sử dụng vốn của các em học sinh sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề Việc sử dụng vốn vay của HSSV tại các trƣờng đúng mục đích sẽ làm cho kết quả đầu tƣ vốn của NHCSXH sẽ phát huy hiệu quả. Bởi khi sử dụng vào chi phí học tập thì việc học sẽ phát huy hiệu quả, các em tập trung vào
  • 30. 18 việc học sẽ nâng cao chất lƣợng, khi tốt nghiệp ra trƣờng các em sẽ tìm đƣợc việc làm và có thể trả nợ đúng hạn cho NHCSXH. 1.4.4. Khả năng, ý thức chấp hành việc trả lãi, trả nợ của gia đình Đầu tƣ vốn tín dụng HSSV đối với NHCSXH muốn ngƣời vay nhận thức đây không phải là nguồn vốn hỗ trợ cho không, mà là nguồn vốn cho vay để giải quyết nhu cầu trang trải chi phí phục vụ học tập. Đối với các hộ vay vốn HSSV trả lãi, trả nợ cho NHCSXH kịp thời, đầy đủ sẽ làm cho chất lƣợng tín dụng tốt lên. Ngƣợc lại các hộ vay trả nợ, trả lãi không kịp thời sẽ làm gia tăng nợ xấu. Bên cạnh đó, ý thức trả nợ của ngƣời vay cũng rất quan trọng, nếu ý thức trả nợ tốt sẽ thôi thúc các hộ vay tìm cách để trả nợ. Ngƣợc lại nếu các hộ ý thức kém, xác định nguồn vốn cho vay HSSV là cho không thì dẫn đến các hộ vay chây ỳ, không chịu trả nợ, do vậy sẽ làm gia tăng nợ xấu của NHCSXH. 1.4.5.Công tác bình xét đối tượng vay và phê duyệt của UBND cấp xã Công tác bình xét cho vay các đối tƣợng HSSV đóng vai trò rất quan trọng, nó thể hiện tổ chức họp, bình xét, công khai các đối tƣợng đủ điều kiện thụ hƣởng. Trƣớc khi cho vay thì triển khai công tác bình xét cho vay tại tổ TK&VV. Nếu bình xét các hộ vay HSSV đúng đối tƣợng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và việc kiểm tra phê duyệt của UBND xã đúng đối tƣợng thì sẽ cho vay đúng đối tƣợng. Nhƣ vậy sẽ đảm bảo nguồn vốn tín dụng HSSV của Nhà nƣớc đúng đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng, vốn vay phát huy hiệu quả, tránh thất thu. 1.4.6.Trình độ của cán bộ NHCSXH, các tổ chức hội nhận ủy thác, Ban quản lý tổ TK&VV - Đối với cán bộ NHCSXH: Việc tuyển dụng cán bộ yêu cầu cần phải vừa phải có trình độ cao, tâm huyết phục vụ tốt các đối tƣợng hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.
  • 31. 19 Đặc biệt là cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chuyển tải tín dụng chính sách đối với HSSV đến cán bộ tổ chức hội nhận ủy thác, các tổ TK&VV, tổ chức vận hành, quản lý đối tƣợng HSSV đang còn dƣ nợ tại NHCSXH, vận hành phần mềm tại các điểm giao dịch UBND xã nhằm đảm bảo đƣa nguồn vốn kịp thời đến các đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng, nhằm đảm bảo thực hiện cho vay đúng theo sự chỉ đạo của Chính phủ, của cấp trên. Đƣa công nghệ thông tin vào để vận hành thực hiện tốt công tác quản lý vốn có hiệu quả. - Đối với các bộ thực hiện ủy thác: Tổ chức tập huấn định kỳ cho hội cơ sở hay tập huấn nghiệp vụ tín dụng ủy thác cho tổ TK&VV thì sẽ thực hiện tốt nghiệp vụ, các hội, tổ TK&VV sẽ thực hiện một cách đúng quy trình, sẽ không xảy ra các tiêu cực đối với các hộ vay vốn tín dụng HSSV. - Đối với các tổ TK&VV: Ban quản lý tổ TK&VV cần phải là ngƣời am hiểu tín dụng chính sách, biết cách ghi chép, nhiệt tình với công việc, tổ chức bình xét công khai các đối tƣợng đủ điều kiện vay vốn thì khi đó vốn vay mới đúng đối tƣợng thụ hƣởng, sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy có hiệu quả đồng vốn, giảm thiểu các trƣờng hợp rủi ro. 1.4.7. Kiểm tra việc bình xét cho vay, sử dụng hiệu quả tín dụng HSSV của các cấp, các ngành Việc các cấp, các ngành thƣờng xuyên thực hiện công tác kiểm tra sẽ phát hiện và xử lý kịp thời các trƣờng hợp cho vay sai đối tƣợng, sử dụng vốn sai mục đích nhằm chấn chỉnh kịp thời từ khâu bình xét đến cho vay các đối tƣợng. Cần phải triển khai đa dạng các kênh của các ngành, Ban đại diện HĐQT, NHCSXH, các tổ chức hội nhận ủy thác, các tổ TK&VV nhằm đảm nguồn vốn của Nhà nƣớc đến đúng đối tƣợng thụ hƣởng, sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy có hiệu quả, tránh bị thất thu.
  • 32. 20 1.5. Một số mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên của các nƣớc. 1.5.1. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Trung Quốc Chƣơng trình cho vay tín dụng học sinh sinh viên xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 1986. Chƣơng trình này do Chính phủ trợ cấp. Đối tƣợng cho vay là các sinh viên nghèo hệ chính quy tập trung ở các trƣờng đại học công lập. Nguồn vốn cho vay do bốn ngân hàng thƣơng mại của Nhà nƣớc cấp. Mặc dù các cơ sở giáo dục có bƣớc xử lý bƣớc đầu đơn xin vay vốn nhƣng các ngân hàng thƣơng mại chịu trách nhiệm lựa chọn, cho vay và thu nợ, các ngân hàng này chịu toàn bộ rủi ro nếu ngƣời vay không không trả đƣợc nợ. Ngân hàng đƣợc nhận lãi suất cho vay và một nửa trong số lãi Chính phủ hỗ trợ và sự sẵn sàng cấp vốn vay của các ngân hàng thƣơng mại. Các ngân hàng thƣơng mại không xem xét hồ sơ tín dụng của ngƣời xin vay, sinh viên phải trả nợ trong vòng bốn năm sau khi tốt nghiệp. Mô hình này nhìn chung là rất thấp chỉ có 3,8% số sinh viên đƣợc vay vốn. Nhìn chung chƣơng trình này thiếu sự công bằng vì các đối tƣợng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không đƣợc tiếp cận đƣợc nguồn vốn. Các ngân hàng chịu sự rủi ro nên họ sợ sinh viên ra trƣờng không trả đƣợc nợ cho nên họ lựa chọn, sàng lọc sinh viên khi nộp hồ sơ vay vốn. 1.5.2. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Hàn Quốc Chƣơng trình cho vay sinh viên của Hàn Quốc là chƣơng trình cho vay hỗ trợ tài chính. Chƣơng trình này giải ngân các khoản vốn vay có trợ cấp toàn bộ lãi suất cho toàn bộ lĩnh vực giáo dục đại học. Chƣơng trình có đối tƣợng là sinh viên nghèo, ƣu tiên sinh viên thuộc nhóm thất nghiệp và có thu nhập thấp. Chƣơng trình này thuộc Bộ Giáo dục và Phát triển Nguồn nhân lực sử dụng các ngân hàng thƣơng mại để thực hiện nhiều chức năng nhƣ: Cấp vốn, điều hành vốn, thu hồi vốn... Bộ chỉ quyết định về mức cho vay, chính sách vốn nói chung nhƣ lãi suất, tiêu chí lựa chọn, chỉ tiêu cho mỗi đơn vị và
  • 33. 21 thanh toán chênh lệch lãi suất. Đặc điểm đáng chú ý của hệ thống cho vay sinh viên này là ngân sách của chính phủ không phải là nguồn vốn vay ban đầu: Nguồn vốn này do các ngân hàng thƣơng mại cấp trong chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực hoặc từ nguồn kinh phí hiện có của các chƣơng trình khác. Vốn vay sinh viên của Hàn Quốc chỉ chi cho học phí chứ không chi cho việc sinh hoạt do đó rất khó khăn đối với sinh việc thuộc gia đình nghèo. 1.5.3. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Philippin Mô hình cho vay sinh viên xuất hiện từ năm 1976 với chƣơng trình "Học trƣớc trả nợ sau". Chƣơng trình này chỉ giới hạn ở sinh viên hộ nghèo học tại các trƣờng đại học công lập. Các tổ chức tài chính đã không đáp ứng đƣợc mục tiêu, trong giai đoạn 1976-1986 họ chỉ giải ngân đƣợc 40% vốn kế hoạch mặc dù có sự đảm bảo của Chính phủ trong trƣờng hợp không thu đƣợc nợ và họ chỉ thu đƣợc 40% nợ đáo hạn. Các tổ chức tài chính của Nhà nƣớc đã ngừng cung cấp tín dụng năm 1989, chƣơng trình này đã giao lại Ủy ban giáo dục đào tạo điều hành. Tuy nhiên cơ quan này lại thiếu năng lực và động cơ điều hành một chƣơng trình cho vay vững chắc. Ngân sách hạn hẹp dẫn đến làm hạn chế khả năng đến đƣợc đƣợc với hàng ngàn đối tƣợng muốn đƣợc vay vốn hàng năm. Việc không muốn thu nợ và thái độ không muốn trả nợ của ngƣời vay đã khiến tỷ lệ thu hồi nợ chỉ đạt 2%. 1.5.4. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Thái Lan Chƣơng trình cho vay HSSV bắt đầu đƣợc thực hiện năm 1996, đối tƣợng cho vay là học sinh, sinh viên tại các trƣờng THPT, trƣờng dạy nghề, cao đẳng, đại học công lập và tƣ thục. Chƣơng trình này do Ủy ban quốc gia cho HSSV vay vốn. Việc lựa chọn đối tƣợng vay do các trƣờng quyết định. Các cơ sở giáo dục có quyền quyết định về quy trình cho vay, quy mô vốn cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, lãi suất cho vay là 1%/tháng.
  • 34. 22 1.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý tín dụng đối với HSSV của NHCSXH Việt Nam - Tín dụng đối với HSSV phải cần đƣợc hỗ trợ giúp Nhà nƣớc. Vì đây là chủ trƣơng lớn, nguồn vốn đòi phải lớn, thời gian cho vay dài. Nhà nƣớc cần phải ra các văn bản, cơ chế trong quản lý tín dụng HSSV làm sao cho có hiệu quả. - Lãi suất cho vay thấp, hàng năm cần có sự cấp bù lãi suất từ phía Nhà nƣớc, thực hiện xử lý rủi ro đối với các hộ bị rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng, đƣa ra các biện pháp xử lý hữu hiệu đối với các trƣờng hợp nợ xấu do nguyên nhân chủ quan. - Cần có sự phối hợp giữa các ban ngành, các trƣờng, NHCSXH, cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, bộ máy các tổ chức chính trị xã hội trong việc quản lý tín dụng HSSV làm sao đảm bảo hỗ trợ chi phí đủ trang trải cho việc học tập, sinh hoạt trong thời gian đang theo học tại các trƣờng. - Triển khai cho vay thông qua hộ gia đình để các hộ tham gia Tổ TK&VV ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội nhằm tăng cƣờng quản lý, giám sát lẫn nhau, hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, liên đới chịu trách nhiệm trong việc trả nợ, lãi ngân hàng. Tính liên đới trách nhiệm của các thành viên trong tổ, nhóm tƣơng hỗ là công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả đúng hạn của ngƣời vay. - Những đối tƣợng hộ gia đình HSSV thuộc diện mồ côi, hộ nghèo, hộ có thu nhập bằng 150% hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn học nghề là những đối tƣợng cần đƣợc sự hỗ trợ từ Nhà nƣớc để hỗ trợ cho vay tín dụng HSSV để các đối tƣợng này đƣợc đến trƣờng học tập một cách đầy đủ, đảm bảo đƣợc học tập, vƣơn lên thoát nghèo, đảm bảo công ăn việc làm, xóa nghèo bền vững.
  • 35. 23 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN 2.1. Phƣơng pháp luận Luận văn lấy phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở chung cho các nghiên cứu. - Phương pháp duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để nhận thức bản chất của các hiện tƣợng tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc đặt trong trạng thái vận động phát triển và có các mối liên hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, nó cho phép phân tích tổng hợp một cách khách quan các yếu tố bên trong cũng nhƣ bên ngoài ảnh hƣởng đến quản lý tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH tỉnh Nghệ An qua nhiều năm, cho chúng ta một cách nhìn khoa học xuyên suốt nhằm đƣa ra các giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp trên địa bàn. - Phương pháp tiếp cận duy vật lịch sử: Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc đặt trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những chính sách chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong từng giai đoạn, định hƣớng của NHCSXH trong trong thời gian tới. Đứng trên quan điểm lịch sử để đánh giá đồng thời dựa vào những tiền đề đó đƣợc hình thành trong quá trình tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh để tìm hiểu, kiểm chứng và đánh giá quá trình phát triển trong tƣơng lai. 2.2. Các phƣơng pháp cụ thể 2.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu Luận văn này đƣợc sử dụng các tài liệu thứ cấp đã đƣợc công bố nhƣ: - Số liệu kế hoạch và thực hiện các chỉ tiêu tín dụng về cho vay, thu nợ, số hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn đƣợc vay vốn; số HSSV đang đƣợc vay vốn các gia đình; số HSSV đƣợc vay vốn theo báo cáo của NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay.
  • 36. 24 - Thông tin các số liệu qua sách báo, tạp chí, báo cáo tổng kết liên của các cơ quan chức năng liên quan đến tín dụng đối với HSSV. Tìm hiểu, nghiên cứu các website trên mạng, tập trung nghiên cứu các website: vbsp.org.vn, www.moet.gov.vn và các trang web của các trƣờng có học sinh sinh viên vay vốn. 2.2.2. Phương pháp thống kê-so sánh Khi thu thập đƣợc số liệu dùng phƣơng pháp thống kê, mô tả để tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các loại chỉ số tuyệt đối, tƣơng đối, và số bình quân. Trên cơ sở đó, luận văn mô tả quy mô và sự thay đổi của các số liệu về hoạt động tín dụng đối với HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An. Phƣơng pháp này chủ yếu sử dụng trong chƣơng 1, 3, 4 của luận văn. Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích các hiện tƣợng kinh tế- xã hội mang tính thống nhất giữa hiện tƣợng này với hiện tƣợng khác, giữa kỳ báo cáo gốc, giữa loại hình này với loại hình khác. Trong chƣơng 3, tác giả đã dùng phƣơng pháp so sánh kết quả cho vay HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An theo từng thời gian để khẳng định tính ƣu tiên, tính hiệu quả của các giải pháp trong việc thực hiện tín dụng đối với HSSV của chi nhánh tỉnh Nghệ An, các giải pháp cụ thể đƣa ra của chi nhánh. 2.2.3. Phương pháp logic- lịch sử Sử dụng phƣơng pháp này này, có thể cho ta thấy toàn bộ quá trình hình thành và phát triển chƣơng trình cho vay HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An. Từ đó rút ra quy luật vận động, những diễn biến phức tạp của hoạt động tín dụng đối với HSSV trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhất định. Bằng phƣơng pháp lịch sử, ngƣời nghiên cứu sẽ biết đƣợc sự việc, đối tƣợng diễn biến nhƣ thế nào, kể từ khi xuất hiện; phƣơng pháp lôgic lại cho biết đƣợc diễn biến đó vận động theo qui luật nào? nó do những nguyên nhân nào gây ra? nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu và nó sẽ dẫn đến kết quả ra
  • 37. 25 sao? Nói cách khác, phƣơng pháp kết hợp lôgic với lịch sử sẽ giúp chúng ta phát hiện nguồn gốc nảy sinh và quá trình diễn biến của đối tƣợng nghiên cứu trong những thời gian, không gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Tác giả dùng phƣơng pháp nghiên cứu lôgíc-lịch sử trong toàn bộ luận văn để xâu chuổi, xem xét, tổng hợp, khái quát và đƣa ra các quan điểm một cách hệ thống từ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của vấn đề nghiên cứu cho đến tình hình địa bàn nghiên cứu để đề xuất các giải pháp. 2.2.4. Phương pháp phân tích- tổng hợp Phƣơng pháp này chủ yếu trong chƣơng 3 và 4 để phân tích thực trạng hoạt động tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An, chủ yếu ở chƣơng 3. Đề tài sử dụng phƣơng pháp tổng hợp trong các chƣơng 1, 3 của luận văn. Tại chƣơng 1, tác giả sử dụng phƣơng pháp này để tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, các cơ sở lý luận và tình hình cho vay chƣơng trình HSSV của các địa phƣơng, từ đó khái quát việc nghiên cứu và đƣa ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu tại địa bàn. Tại chƣơng 3, tác giả dùng phƣơng pháp này để tổng hợp và khái quát tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, từ đó đƣa ra những ƣu điểm, hạn chế cũng nhƣ các vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện chủ trƣơng tín dụng đối với HSSV của NHCSXH trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 2.2.5. Phương pháp điều tra, khảo sát Để thực hiện phƣơng pháp điều tra, trƣớc tiên phải xây dựng phiếu điều tra. Muốn phƣơng pháp điều tra đạt hiệu quả cao thì phiếu điều tra phải đƣợc thiết lập hợp lý, phù hợp với thực trạng cho vay học sinh sinh viên. Đồng thời phải xác định mục tiêu điều tra để từ đó đƣa ra câu hỏi nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu. Dạng câu hỏi đƣa ra trong phiếu điều tra thƣờng ở dạng câu hỏi lựa chọn để thuận tiện cho ngƣời trả lời mà vẫn đạt đƣợc mục của ngƣời muốn hỏi, đồng thời có câu trả lời mở HSSV có thể bổ sung vào phiếu
  • 38. 26 điều tra. Sau khi xây dựng xong phiếu điều tra tiến hành phát cho các trƣờng, các hộ gia đình có họ sinh sinh viên vay vốn đi học. - Tiến hành khảo sát một số trƣờng tại Nghệ An (Đại học Vinh, Đại học Kinh tế Nghệ An, Cao đẳng Sƣ phạm Nghệ An, Đại học Y khoa Vinh), sử dụng 50 phiếu; 150 phiếu khảo sát các hộ gia đình có vay vốn tại 20 huyện, thị xã trong tỉnh Nghệ An. - Thời gian đƣợc thực hiện tiến hành khảo sát từ ngày 15/11- 30/12/2014. Các phiếu thu về phải là phiếu hợp lệ, thực hiện tổng hợp kết quả đƣa vào các bảng biểu đánh giá. Sau khi hoàn thành điều tra, khảo sát xong tiến hành tổng hợp, lập mẫu biểu, đánh giá quá trình cho vay HSSV trên địa bàn. Việc khảo sát này chủ yếu đƣợc thực hiện tại chƣơng 3, chƣơng 4. Trên cơ sở đó tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng, tìm ra điểm mạnh, điểm còn hạn chế cần đƣợc khắc phục, đề xuất các giải pháp trong hoạt động tín dụng đối với học sinh, sinh viên của NHCSXH nói chung và NHCSXH tỉnh Nghệ An nói riêng. 2.3. Thu thập, sử dụng số liệu - Lập bảng biểu điều tra công tác tín dụng đối với HSSV tại các trường, hộ vay trên địa bàn tỉnh Nghệ An: + Số lƣợng 20 câu hỏi, có 03 trang trên giấy A4 đƣợc in sẵn. Trong đó có 19 câu hỏi trắc nghiệm A, B, C, D và 01 câu hỏi mở theo ý kiến của HSSV và hộ vay. Nội dung câu hỏi: Đối tƣợng đƣợc vay vốn; thời gian vay; chi phí phục vụ học tập, sinh hoạt; mục đích vay vốn HSSV; mức vay, lãi suất, thời gian cho vay, thời gian thu nợ, thủ tục giải ngân đã phù hợp chƣa; HSSV nhận vốn bằng hình thức nào; HSSV thời gian bao nhiêu tìm đƣợc việc làm, công việc có phù hợp không; khó khăn của hộ vay HSSV trong việc trả lãi, trả gốc nhƣ thế nào, nguồn trả nợ từ đâu; thông tin gia đình, HSSV biết tín dụng HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An từ đâu; tác động của tín dụng HSSV nhƣ thế nào.
  • 39. 27 + Tác giả tiến hành khảo sát công tác quản lý vay vốn đối với tín dụng HSSV với số lƣợng 200 phiếu. Trong đó các trƣờng Đại học Vinh, Đại học Kinh tế Nghệ An, Cao đẳng Sƣ phạm Nghệ An, Đại học Y khoa Vinh với số lƣợng 50 phiếu và tiến hành khảo sát các hộ gia đình vay vốn HSSV tại 20 huyện trong tỉnh Nghệ An với số lƣợng 150 phiếu khảo sát. - Thời gian khảo sát từ ngày 15/11/2014-31/01/2015. Các phiếu thu về cần phải hợp lệ để thực hiện tổng hợp kết quả đƣa vào các bảng biểu đánh giá. - Thu thập số liệu thông qua đặt câu hỏi: Thông qua phát phiếu điều tra đối với các hộ vay vốn, các HSSV vay vốn. Sử dụng bảng câu hỏi để đặt câu hỏi, câu hỏi có sự lựa chọn và câu hỏi tự luận để khai thác nhiều thông tin từ đối tƣợng khách hàng vay vốn và HSSV. - Xử lý câu hỏi: Sau khi thu thập số liệu đầy đủ tiến hành xử lý câu hỏi thông qua các bảng biểu, sơ đồ miêu tả để tiến hành đánh giá kết quả công tác quản lý tín dụng đối với HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An.
  • 40. 28 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN 3.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An 3.1.1. Giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An NHCSXH tỉnh Nghệ An đƣợc thành lập theo Quyết định số 44/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQTNHCSXH Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động ngày 09/4/2003. Đây là đơn vị thành viên trực thuộc Hội sở chính NHCSXH Việt Nam, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn Nghệ An. Qua hơn 12 hoạt động, đƣợc sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, sự cố gắng vƣơn lên không biết mệt mỏi của đội ngũ cán bộ viên chức chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An đã tổ chức triển khai có hiệu quả các chƣơng trình tín dụng chính sách xã hội đến tận đối tƣợng thụ hƣởng đạt hiệu quả cao trong công tác XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Do vậy, đã tạo đƣợc lòng tin trong cấp ủy, chính quyền, ngƣời dân trong quá trình thực hiện tín dụng chính sách cho những năm tiếp theo. 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Chức năng của NHCSXH tỉnh Nghệ An gồm: Triển khai thực hiện chƣơng trình tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với ngƣời nghèo, cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trên địa bàn. Nhiệm vụ của NHCSXH tỉnh Nghệ An: Huy động vốn, nhận tiền gửi có trả lãi và tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức cá nhân trong ngoài nƣớc bằng đồng Việt Nam; nhận tiền gửi tiết kiệm của ngƣời nghèo; tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, ủy thác. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các đối tƣợng đƣợc quy định tại Điều 2 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Thực hiện các dịch vụ ngân hàng theo chỉ đạo và chấp hành chế độ hạch toán, quản lý tài chính thống nhất toàn hệ thống. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Kiểm tra giám sát các đơn vị
  • 41. 29 nhận ủy thác. Phổ biến, hƣớng dẫn triển khai thực hiện các cơ chế và quy chế nghiệp vụ của Nhà nƣớc, của ngành. Nghiên cứu, phân tích tình hình hoạt động tín dụng chính sách để đề ra các giải pháp chính sách tín dụng phù hợp với các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ An đƣợc thể hiện qua sơ đồ 3.1. dƣới đây. Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ An (i) Ban đại diện HĐQT: HỘ VAY VỐN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN GIÁM ĐỐC TỈNH PHÒNG KH-NV TD 20 PHÒNG GIAO DỊCH CẤP HUYỆN, THỊ 20 BAN ĐẠI DIỆN HĐQT CẤP HUYỆN, THỊ HỘI NÔNG DÂN CẤP XÃ HỘI CCB CẤP XÃ HỘI PHỤ NỮ CẤP XÃ ĐOÀN TN CẤP XÃ HỆ THỐNG TỔ TK&VV PHÒNG KTRA NỘI BỘ PHÒNG KT - NQ PHÒNG HC-TC PHÒNG TIN HỌC BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH TỈNH
  • 42. 30 - Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Nghệ An hiện tại có 203 ngƣời. Trong đó: Ban đại diện HĐQT-NHCSXH tỉnh có 13 ngƣời; Ban đại diện HĐQT-NHCSXH huyện, thị xã, thành phố có 220 ngƣời. Ban đại diện HĐQT tỉnh 13 ngƣời, gồm các đại diện: Trƣởng ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh; 01 phó ban (Giám đốc Ngân hàng nhà nƣớc); 11 thành viên gồm: Trƣởng Ban Dân tộc; Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Phó giám đốc Sở Tài chính; Chủ tịch Hội Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Bí thƣ tỉnh đoàn; Phó Giám đốc Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tƣ; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. - Ban đại diện HĐQT- NHCSXH cấp huyện gồm các đại diện: Trƣởng ban là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện; 09 thành viên là Chánh Văn phòng UBND, Trƣởng hoặc Phó phòng Tài chính, Phòng Nội vụ Lao động-Thƣơng binh xã hội, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Chủ tịch hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, bí thƣ Đoàn Thanh niên và Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH. (ii) Bộ phận điều hành tác nghiệp - Tại NHCSXH tỉnh Ban Giám đốc gồm 04 ngƣời: Giám đốc, 03 Phó Giám đốc. - Các phòng nghiệp vụ gồm: Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng; phòng Kế toán ngân quỹ; phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ; phòng Tin học, phòng Hành chính tổ chức. - Tại cấp huyện có 21 phòng giao dịch. (iii) Các tổ chức CT-XH nhận ủy thác cấp huyện, xã (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) cho chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An.
  • 43. 31 (iv) Tổ TK&VV ở khối, xóm, bản, làng do các tổ chức CT-XH chỉ đạo xây dựng và quản lý, đƣợc giao nhiệm vụ chính là huy động tiền gửi tiết kiệm của các thành viên để tạo lập quỹ tự lực của tổ, cam kết sử dụng vốn vay có hiệu quả và kiểm tra, giám sát tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích. 3.1.4.Đặc điểm cơ bản của các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Nghệ An NHCSXH tỉnh Nghệ An hoạt động không vì lợi nhuận, vì mục tiêu XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới. Có nhiều điểm khác biệt so với các NHTM đó là: - Nguồn vốn: + Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nƣớc:Nhà nƣớc hỗ trợ nguồn vốn cho NHCSXH thể hiện vai trò chủ sở hữu của Nhà nƣớc đối với NHCSXH, cung ứng vốn NHCSXH khi mới đi vào hoạt động, bổ sung vốn trong quá trình hoạt động. Nguồn vốn này đƣợc NHCSXH dành một phần sử dụng để hình thành nên tài sản cố định (trụ sở, phƣơng tiện làm việc, đi lại, thiết bị…), một phần gộp vào vốn để cho vay. Việc gia tăng nguồn vốn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: chính sách đối với các đối tƣợng tín dụng ƣu đãi, năng lực tài chính của NHCSXH, nhu cầu vay vốn của khách hàng trong từng thời kỳ. + Nguồn vốn từ các tổ chức CT-XH trong nƣớc (Các tổ chức hội nhận ủy thác với NHCSXH, Liên đoàn Lao động, Liên Minh Hợp tác xã, Hội Ngƣời mù…); các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ (phát triển ngành, phát triển vùng, xóa đói giảm nghèo…Vốn từ các nguồn này tƣơng đối lớn, lãi suất thấp, thời hạn sử dụng dài, có thời gian ân hạn, kèm theo chuyển giao khoa học, công nghệ, chuyên gia, đào tạo khoa học kỹ thuật. + Nguồn vốn huy động từ các thành viên Tổ TK&VV: Mặc dù đây là nguồn vốn nhỏ nhƣng chính nguồn vốn này đã tạo cho các đối tƣợng chính sách có ý thức tiết kiệm, tạo động lực cho ngƣời nghèo thoát nghèo một cách bền vững, đồng thời chính nguồn vốn nhỏ bé đó đã tiếp thêm nguồn vốn để cho vay các hộ trong Tổ TK&VV.
  • 44. 32 + Nguồn vốn huy động lãi suất trên thị trƣờng: Các tổ chức, cá nhân mở tài khoản tiền gửi có vốn tạm thời chƣa sử dụng. Đặc biệt, các tổ chức tín dụng, tài chính (Các NHTM Nhà nƣớc, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi, các công ty tài chính) duy trì số dƣ tiền gửi 2% theo Nghị định 78/2002/NĐ- CP tại NHCSXH để cho vay các đối tƣợng thụ hƣởng. Có thể thấy nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với NHCSXH, đánh giá vị thế của NHCSXH trên thị trƣờng tài chính. NHCSXH đƣợc Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán đối với các nguồn mà NHCSXH huy động vì hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận nên nếu không đƣợc Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán thì việc huy động vốn của những ngân hàng này sẽ rất khó khăn. - Sử dụng vốn: Vốn vay đƣợc sử dụng để phục vụ các đối tƣợng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. NHCSXH tỉnh Nghệ An đang thực hiện quản lý 14 chƣơng trình tín dụng chính sách. Cụ thể: Hộ nghèo; HSSV có hoàn cảnh khó khăn; Cho vay vốn giải quyết việc làm; Các đối tƣợng đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài; Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; Hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; Hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Chƣơng trình cho vay làm nhà ở đối với hộ nghèo; Chƣơng trình Thƣơng nhân hoạt động thƣơng mại tại vùng khó khăn; Chƣơng trình làm chòi tránh lũ, Trồng rừng dự án WB3, Hộ cận nghèo, Ký quỹ đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc (EPS) và chƣơng trình khác. - Lãi suất cho vay: NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ƣu đãi. Vì vậy mức cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH là do Chính phủ qui định, tùy thuộc vào từng thời kỳ cụ thể. Hiện nay, lãi suất của các chƣơng trình cho vay của NHCSXH từ 0%/tháng đến 0,8%/tháng.
  • 45. 33 - Về thủ tục vay vốn: Thủ tục, điều kiện cho vay nhìn chung là đơn giản, linh hoạt, phù hợp với từng đối tƣợng. Đối với các đối tƣợng hộ nghèo, cận nghèo, HSSV, xuất khẩu lao động,... ngƣời vay không phải thế chấp tài sản. Còn đối với các trƣờng hợp vay vốn để sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm thì phải thế chấp tài sản. - Phương thức cho vay các chương trình tín dụng: Phƣơng thức cho vay các chƣơng trình tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Nghệ An chủ yếu thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên) đối với tất cả các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi. Việc bình xét đối tƣợng vay vốn, số tiền cho vay, thời hạn cho vay do Tổ TK&VV, các tổ chức hội cấp xã đảm nhận, UBND xã xác nhận cho vay. NHCSXH thực hiện việc giải ngân trực tiếp đến hộ vay. Việc giải ngân, thu tiền gửi tiết kiệm, thu lãi, thu nợ gốc đƣợc thực hiện tại điểm giao dịch tại xã. Việc thu lãi, đôn đốc thu nợ gốc khi đến hạn NHCSXH ủy thác cho tổ vay vốn. NHCSXH giải ngân cho vay một lần hoặc nhiều lần, thực hiện thu lãi hàng tháng; số tiền trả nợ gốc theo phân kỳ trả nợ (đối với các khoản nợ vay trung và dài hạn). 3.2.Tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên tại NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay 3.2.1. Quản lý đối với công tác bình xét đối tượng vay vốn - Việc bình xét các hộ vay vốn là hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn trên thực tế tình làng, nghĩa xóm cho nên còn nể nang, chƣa sát thực với tiêu chí đã quy định. - UBND cấp xã tại một số địa phƣơng thực hiện khảo sát điều tra, bổ sung chƣa kịp thời các đối tƣợng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ thu nhập tối đa bằng 150% hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn đột xuất về tài chính ảnh hƣởng đến đối tƣợng cần vay vốn.
  • 46. 34 - Một số địa phƣơng chƣa quan tâm đến đối tƣợng học nghề, nên công tác tuyên truyền để học sinh đi học nghề có thời gian đào tạo trên 01 năm và dƣới 01 năm vay vốn còn ít, do vậy đối tƣợng vay chủ yếu là HSSV học đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. - Một số trƣờng đào tạo thực hiện xác nhận cho đối tƣợng HSSV chƣa đầy đủ, kịp thời, phần nào ảnh hƣởng đến tiến độ giải ngân của NHCSXH. 3.2.2.Quản lý đối với công tác sử dụng vốn vay của gia đình, của học sinh sinh viên Điều quan trọng trong công tác quản lý tín dụng HSSV là cách sử dụng vốn của hộ vay, HSSV nhƣ thế nào để đảm bảo hiệu quả, từ đó mới có kết quả thu hồi nợ. Sau khi nhận tiền vay trên thực tế một số hộ vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay hoặc khi gia đình gửi tiền cho HSSV nhƣng HSSV lại sử dụng vào mục đích khác. Việc xác định sử dụng vốn sai mục đích đối với gia đình và HSSV rất khó phát hiện. 3.2.3. Quản lý việc chấp hành trả nợ đến hạn của hộ vay - Khi nợ đến hạn trả nợ vẫn có trƣờng hợp gia đình và học sinh thiếu quan tâm, thiếu trách nhiệm trong việc trả vốn vay đúng hạn, mặc dù các em đã có việc làm, thu nhập. NHCSXH huyện, các tổ chức hội nhận ủy thác, tổ vay vốn phải nhắc nhở, làm việc nhiều lần mới trả, làm cho việc thu hồi vốn cho Nhà nƣớc còn gặp khó khăn. - Một số hộ vay lợi dụng vốn NHCSXH là lãi suất thấp, hay nói cách khác là nợ quá hạn của NHCSXH vẫn thấp hơn lãi suất các NHTM. Do vậy, một số hộ có điều kiện trả nợ nhƣng vẫn lợi dụng vốn để chây ỳ, dây dƣa trong việc trả nợ, làm gia tăng nợ quá hạn, gây khó khăn cho NHCSXH thu hồi vốn cho Nhà nƣớc.
  • 47. 35 3.2.4. Quản lý công tác xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro - Phƣơng án xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn từ tổ tiết kiệm vay vốn, tổ chức hội nhận ủy thác cấp xã chƣa sát với thực tế. Do vậy, phƣơng án xử lý nợ thực tế hàng tháng, quý, năm còn cách xa so với đề án. Dẫn đến việc thu hồi vốn cho Nhà nƣớc vẫn còn hạn chế, làm nguy cơ gia tăng nợ xấu tiềm ẩn. - Đối với học sinh sinh viên trong quá trình vay vốn bị chết, nếu bố mẹ đang sống thì không đƣợc xóa nợ. 3.2.5. Các khoản tín dụng HSSV theo sản phẩm tín dụng NHCSXH đang thực hiện giải ngân bằng tiền mặt, với mức bình quân chung đối với mỗi HSSV là 5.500.000 đồng/kỳ. Trong lúc đó đối với các ngành đặc thù nhƣ xây dựng, kiến trúc, nghệ thuật, công nghệ thông tin...thì chi phí phục vụ học tập của HSSV để trang bị cơ sở vật chất phục vụ học tập lớn, khi giải ngân mức trên cho thì không đủ để HSSV có điều kiện để học tập tốt đƣợc. 3.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát Theo chỉ đạo của Chính phủ thì đã thành lập các đoàn liên ngành để thực hiện kiểm tra, công tác kiểm tra đƣợc thực hiện 06 tháng/lần trong năm, thời gian kiểm tra ngắn. Do vậy, việc kiểm tra để nắm bắt đúng đối tƣợng, sử dụng vốn có hiệu quả là khó đánh giá đƣợc. 3.3.Đánh giá tác động cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay. 3.3.1. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An 3.3.1.1. Tỷ trọng dư nợ tín dụng HSSV
  • 48. 36 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Nghệ An giai đoạn 2003-2014 Đơn vị: Tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu Dƣ nợ qua các năm Tỷ trọng 2003 2005 2008 2012 2013 2014 1 Cho vay Hộ nghèo 344 543 995 1.899 2.015 1.976 31,7 2 Cho vay Giải quyết việc làm 48 59 79 114 118 121 1,95 3 Cho vay HSSV 3 4 666 2.847 2.712 2.212 35,5 4 Cho vay Xuất khẩu lao động 0 4 57 57 47 42 0,67 5 Cho vay Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn 0 53 117 222 273 385 6,17 6 Cho vay vùng khó khăn 0 0 191 350 351 390 6,25 7 Cho vay Hộ dân tộc thiểu số 0 0 0 18 20 20 0,32 8 Cho vay Hộ nghèo làm nhà ở theo quyết định 167 0 0 0 209 208 206 3,31 9 Cho vay Hộ nghèo làm chòi tránh lũ 0 0 0 0 1 1 0,01 10 Cho vay Hộ cận nghèo 0 0 0 0 311 802 12,9 11 Cho vay Thƣơng nhân vùng khó khăn 0 0 0 5 5 5 0,08 12 Cho vay Dự án phát triển nghành lâm nghiệp 0 0 0 0 21 59 0,95 13 Cho vay Ký quỹ đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc (EPS) 0 0 0 0 0 10 0,16 14 Cho vay khác 0 0 0 2 1 2 0,03 Tổng dƣ nợ: 395 663 2.105 5.723 6.083 6.231 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ Ancác năm 2003-2014) Bảng 3.1 cho thấy, sau hơn 12 năm hoạt động, tổng dƣ nợ các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi của NHCSXH tỉnh Nghệ An trong những năm qua tăng
  • 49. 37 trƣởng ổn định, năm sau cao hơn năm trƣớc, đối tƣợng thu hƣởng chính sách đa dạng hơn. Từ hai chƣơng trình hộ nghèo, giải quyết việc năm 2003 đến nay là 14 chƣơng trình. Tổng dƣ nợ năm 2005 đạt 663 tỷ đồng, tăng 268 tỷ đồng so với dƣ nợ năm 2003, đến năm 2008, tổng dƣ nợ đạt 2.105 tỷ đồng, tăng 1.442 tỷ đồng so với dƣ nợ năm 2005. Tổng dƣ nợ đến cuối năm 2014 đạt 6.231 tỷ đồng, tăng 5.836 tỷ đồng so với năm 2003. Tốc độ tăng trƣởng bình quân mỗi năm là 123%. Xét về cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo chƣơng trình cho vay qua các năm tại Chi nhánh, Bảng 3.1 cho thấy: Trong đó chủ yếu vẫn là cho vay hộ nghèo và cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Chƣơng trình cho vay HSSV tăng trƣởng rất nhanh, đến nay chiếm tỷ trọng 35,5% tổng dƣ nợ, cao nhất các chƣơng trình có dƣ nợ của NHCSXH tỉnh Nghệ An. 3.3.1.2. Tăng trưởng về dư nợ - Về tăng trƣởng dƣ nợ: Theo Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV, đối tƣợng thụ hƣởng chính sách chỉ bao gồm HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang theo học hệ chính quy tập trung tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề có thời gian đào tạo từ 01 năm trở lên. Qua quá trình đánh giá công tác vay vốn HSSV trƣớc đây hiệu quả đang còn thấp, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg. Theo đó đối tƣợng thụ hƣởng chƣơng trình đƣợc mở rộng hơn, gồm: HSSV thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính đƣợc vay vốn để theo học tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề, không phân biệt loại hình đào tạo (công lập hay dân lập) và thời gian đào tạo.