SlideShare a Scribd company logo
1 of 213
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

TRÇN TUÊN ANH
HOµN THIÖN KÕ TO¸N DOANH THU,
CHI PHÝ Vµ KÕT QU¶ KINH DOANH TRONG
C¸C DOANH NGHIÖP S¶N XUÊT KINH DOANH CHÌ
TR£N §ÞA BµN TØNH TH¸I NGUY£N
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

TRÇN TUÊN ANH
HOµN THIÖN KÕ TO¸N DOANH THU,
CHI PHÝ Vµ KÕT QU¶ KINH DOANH TRONG
C¸C DOANH NGHIÖP S¶N XUÊT KINH DOANH CHÌ
TR£N §ÞA BµN TØNH TH¸I NGUY£N
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 62.34.03.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS,TS. ĐẶNG THỊ LOAN
2. PGS,TS. PHẠM THỊ THU THỦY
HÀ NỘI - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập được thực hiện trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Các số liệu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc cụ thể và rõ ràng.
Nghiên cứu sinh
Trần Tuấn Anh
ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, sơ đồ, đồ thị, hình
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT
QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.......................................................19
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ
KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP....................................................19
1.1.1. Khái niệm và bản chất của doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp...............................................................................................19
1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh......................................................................................................................22
1.2. KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP DƢỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH..................23
1.2.1. Thu nhận thông tin ban đầu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh trong doanh nghiệp...........................................................................23
1.2.2. Hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh trong doanh nghiệp...........................................................................24
1.2.3. Trình bày thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên báo
cáo tài chính...........................................................................................................42
1.3. KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP DƢỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ...................44
1.3.1. Phân loại doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh ..........................................44
1.3.2. Xây dựng định mức và lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp....................................................................................48
iii
1.3.3. Thu thập thông tin thực hiện về doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp....................................................................................58
1.3.4. Phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh.......................68
1.4. KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM......................................................................71
1.4.1. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh theo kế
toán Mỹ..................................................................................................................71
1.4.2. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh theo kế
toán Pháp ...............................................................................................................73
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về vận dụng kế toán doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh vào các doanh nghiệp ở Việt Nam...........................................75
Kết luận chƣơng 1............................................................................................................77
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT
QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN.............................................................78
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH
DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN........................................78
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất chè
trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên............................................................................78
2.1.2. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh chè của các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.....................82
2.1.3. Đặc điểm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn
Tỉnh Thái Nguyên ảnh hƣởng đến công tác kế toán doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh...........................................................................................86
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ
KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH
DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN........................................95
iv
2.2.1. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái
Nguyên dƣới góc độ kế toán tài chính................................................................95
2.2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái
Nguyên dƣới góc độ kế toán quản trị................................................................111
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN.............122
2.3.1. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên dƣới góc độ kế toán tài chính.....................................................122
2.3.2. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên dƣới góc độ kế toán quản trị.......................................................125
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại.........................................................................128
Kết luận chƣơng 2..........................................................................................................130
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH
THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN.......................131
3.1. ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.......................131
3.1.1. Định hƣớng phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè
trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên..........................................................................131
3.1.2. Mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè
trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên..........................................................................132
3.2. YÊU CẦU CƠ BẢN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN..........................135
v
3.3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN.................................................................137
3.3.1. Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
dƣới góc độ kế toán tài chính.............................................................................137
3.3.2. Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
dƣới góc độ kế toán quản trị..............................................................................144
3.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ
TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN......................................................................................186
3.4.1. Về phía Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng ..................................................186
3.4.2. Về phía doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái
Nguyên.................................................................................................................188
Kết luận chƣơng 3..........................................................................................................189
KẾT LUẬN............................................................................................................190
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BTC Bộ tài chính
CPBH Chi phí bán hàng
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
CPSXKDDD Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
DNSXKD Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
ĐBKD
GVHB
Đòn bảy kinh doanh
Giá vốn hàng bán
GTGT Giá trị gia tăng
HĐQT Hội đồng quản trị
HTX Hợp tác xã
KKĐK Kiểm kê định kỳ
KKTX Kê khai thƣờng xuyên
KPCĐ Kinh phí công đoàn
KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh
KTQT Kế toán quản trị
KTTC Kế toán tài chính
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
XĐKQKD Xác định kết quả kinh doanh
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
(2011-2015)..........................................................................................................82
Bảng 2.2: Diện tích trồng mới, trồng thay thế giai đoạn 2013 - 2015.................84
Bảng 2.3: Xuất khẩu chè Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015..............................85
Bảng 2.4: Phân loại doanh thu theo nguồn hình thành doanh thu .......................99
Bảng 2.5: Bảng phân loại doanh thu theo khu vực địa lý....................................99
Bảng 2.6: Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động của chi phí ...................101
Bảng 2.7: Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí ..........................101
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất .........................................................107
Bảng 2.9: Thẻ tính giá thành sản phẩm..............................................................107
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ....................110
Bảng 2.11: Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động của chi phí......................111
Bảng 2.12: Bảng định mức nguyên vật liệu.......................................................113
Bảng 2.13: Bảng dự toán chi phí sản xuất năm 2015 ........................................114
Bảng 2.14: Dự toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm: Chè xanh.............................115
Bảng 2.15: Bảng dự toán doanh thu sản phẩm chè đen xuất khẩu năm 2015 ...115
Bảng 2.16: Báo cáo chi tiết chi phí sản xuất chung...........................................117
Bảng 2.17: Báo cáo chi tiết chi phí bán hàng.....................................................118
Bảng 2.18: Báo cáo chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp ................................118
Bảng 2.19: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh dạng số đảm phí của sản
phẩm Trà túi lọc hƣơng nhài..............................................................................120
Bảng 2.20: Bảng thông tin đến phƣơng án tiêu thụ thêm đơn hàng mới...........121
Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất chè giai đoạn 2016-2020.....................................134
Bảng 3.2: Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động trong các DNSXKD
chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.....................................................................146
viii
Bảng 3.3: Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động tại Công ty cổ phần chè Quân
Chu năm 2015 ....................................................................................................149
Bảng 3.4: Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận năm
2015....................................................................................................................149
Bảng 3.5: Định mức giá nguyên vật liệu tính cho 1kg chè xanh.......................151
Bảng 3.6: Định mức lƣợng nguyên vật liệu tính cho 1 kg chè xanh..................151
Bảng 3.7: Định mức chi phí nguyên vật liệu cho 1kg chè xanh ........................151
Bảng 3.8: Định mức giá nguyên vật liệu cho sản phẩm chè đen OP.................152
Bảng 3.9: Định mức lƣợng nguyên vật liệu cho sản phẩm chè đen OP ............152
Bảng 3.10: Định mức chi phí nguyên vật liệu cho 1kg chè đen OP..................152
Bảng 3.11: Định mức chi phí nhân công trực tiếp tính cho 1 kg chè xanh........154
Bảng 3.12: Bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp tính cho 1 kg chè đen OP
............................................................................................................................154
Bảng 3.13: Định mức chi phí sản xuất chung tính cho 1 kg chè xanh ..............156
Bảng 3.14: Bảng định mức chi phí sản xuất chung tính cho 1 kg chè đen OP..156
Bảng 3.15: Bảng tổng hợp chi phí định mức tính cho 1 kg chè xanh ...............156
Bảng 3.16: Bảng tổng hợp chi phí định mức tính cho 1 kg chè đen OP............157
Bảng 3.17: Dự toán chi phí nguyên vật liệu.......................................................158
Bảng 3.18: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp ................................................159
Bảng 3.19: Dự toán chi phí sản xuất chung năm 2016 ......................................160
Bảng 3.20: Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp............161
Bảng 3.21: Bảng dự toán kết quả kinh doanh....................................................162
Bảng 3.22: Xây dựng hệ thống tài khoản chi phí, doanh thu và kết quả kinh
doanh tại các DNSXKD chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên............................163
Bảng 3.23: Mẫu sổ chi tiết doanh thu ................................................................166
Bảng 3.24: Mẫu Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................166
Bảng 3.25: Mẫu Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp....................................166
Bảng 3.26: Mẫu Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung............................................167
Bảng 3.27: Mẫu Sổ chi tiết chi phí bán hàng....................................................167
ix
Bảng 3.28: Mẫu Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp.................................167
Bảng 3.29: Báo cáo doanh thu theo từng sản phẩm năm 2015..........................168
Bảng 3.30: Báo cáo doanh thu theo khu vực địa lý năm 2015 ..........................169
Bảng 3.31: Báo cáo doanh thu theo thị trƣờng nội địa năm 2015 .....................169
Bảng 3.32: Mẫu Báo cáo giá thành sản phẩm....................................................170
Bảng 3.33: Mẫu báo cáo tình hình thu mua nguyên vật liệu .............................170
Bảng 3.34: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện CPNVLTT Sản phẩm chè...........171
Bảng 3.35: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện chi phí nhân công trực tiếp Sản
phẩm chè ............................................................................................................171
Bảng 3.36: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện chi phí sản xuất chung................172
Bảng 3.37: Mẫu báo cáo thực hiện chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp.................................................................................................................172
Bảng 3.38: Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo địa bàn tiêu thụ...................173
Bảng 3.39: Mẫu Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng sản phẩm theo dạng số dƣ
đảm phí...............................................................................................................173
Bảng 3.40: Bảng tính giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp biến phí .............175
Bảng 3.41: Bảng phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận Sản
phẩm: Chè OP ....................................................................................................177
Bảng 3.42: Bảng phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận Sản
phẩm: Chè Peko .................................................................................................178
Bảng 3.43: Bảng phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận Sản
phẩm: Chè P .......................................................................................................179
Bảng 3.44: Báo cáo kết quả kinh doanh của 3 sản phẩm chè đen .....................181
Bảng 3.45: Báo cáo kết quả kinh doanh 2 sản phẩm chè đen............................181
Bảng 3.46: Bảng phân tích chênh lệch lợi nhuận giữa các phƣơng án..............182
Bảng 3.47: Bảng phân tích phƣơng án tự sản xuất hay mua ngoài sản phẩm chè
OPA các loại.......................................................................................................183
Bảng 3.48: Bảng định giá sản phầm chè sen nhúng...........................................186
x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Hệ thống dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm..............52
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Chè Tân Cƣơng Hoàng
Bình ......................................................................................................................87
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần chè Hà Thái................89
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Vạn Tài.......................92
Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất chè xanh ...............................................................94
Sơ đồ 2.5: Quy trình sản xuất chè đen .................................................................95
xi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH
Trang
Đồ thị 3.1: Mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - sản phẩm chè OP.....................178
Đồ thị 3.2: Mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - sản phẩm chè Peko..................179
Đồ thị 3.3: Mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - sản phẩm chè P........................180
Hình 2.1: Tổng hợp loại hình các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên...........................................................................................90
Hình 2.2: Tổng hợp quy mô của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.....................................................................................90
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nói đến trà Việt, ngƣời ta nghĩ ngay đến trà Thái Nguyên. Với diện tích
trồng chè khoảng 17.660 ha, đứng thứ 2 cả nƣớc (sau Lâm Đồng), Thái
Nguyên nằm trong vùng chè lâu đời của Việt Nam, với sản phẩm chè có hƣơng
vị đặc trƣng mà không nơi nào khác có đƣợc. Từ rất lâu, chè Thái Nguyên đã
đƣợc tôn vinh là "đệ nhất danh trà" của đất nƣớc. Cây chè đƣợc coi là cây kinh
tế mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, phát triển doanh nghiệp chè tỉnh
Thái Nguyên là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội toàn Tỉnh.
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái
Nguyên trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn, có những doanh
nghiệp ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng thậm chí phá sản. Nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng trên là các doanh nghiệp chƣa kiểm soát đƣợc chi phí
nên giá thành của sản phẩm chè cao, không cạnh tranh đƣợc với các doanh
nghiệp chè trong và ngoài nƣớc. Thông tin kế toán cung cấp cho nhà quản trị
doanh nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị.
Đến nay, vẫn chƣa có giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản
phẩm đồng thời nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
Trong xu thế toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không những chịu sự cạnh tranh gay
gắt của doanh nghiệp chè trong nƣớc mà còn phải cạnh tranh với doanh nghiệp
chè nƣớc ngoài. Với lĩnh vực kinh doanh đặc thù, để đứng vững và vƣơn lên
chiếm lĩnh thị trƣờng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên phải thực sự đổi mới sâu sắc và toàn diện công cụ quản lý
vào doanh nghiệp mình. Một trong những công cụ quản lý kinh tế tài chính
2
quan trọng đó là kế toán, đặc biệt là kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp cần đƣợc quan tâm hàng đầu.
Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh sẽ giúp các doanh
nghiệp nắm bắt thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh một cách
chính xác. Từ đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất kinh
doanh hợp lý đồng thời đánh giá các chi phí bỏ ra, doanh thu thu đƣợc để có
biện pháp kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản
phẩm và nâng cao vị thế cho các doanh nghiệp trong thị trƣờng hiện nay.
Mặt khác, việc ban hành chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã tạo
hành lang pháp lý chung cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn
chế nhất định cho việc vận dụng trong ngành kinh doanh đặc thù nhƣ ngành
chè. Nên việc vận dụng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn
gặp nhiều khó khăn.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên, do đó tôi đã chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài
Thứ nhất: Các công trình liên quan đếncác khía cạnh tổ chức kế toán
chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh
Nghiên cứu của Jonathan C. Glover and Yuji Ijiri (2000) với đề tài
“Revenue accounting in the age of E-Commerce: Exploring its conceptual and
analytical frameworks” trong nghiên cứu này đã chỉ ra điểm hạn chế của
phƣơng pháp doanh thu truyền thống, điểm hạn chế đó là chƣa thiết lập đƣợc
các điểm mốc, các khoản doanh thu chính khi cung cấp thông tin cho các đối
3
tƣợng sử dụng để đánh giá sự tiến triển trong quá trình tạo doanh thu và chƣa
có phƣơng pháp đo lƣờng bền vững của doanh thu. Nghiên cứu đã đề xuất một
cách tiếp mới về kế toán doanh thu để phục vụ nhu cầu thông tin cho nhà quản
lý và các nhà đầu tƣ trong việc hoạch định và kiểm soát các hoạt động bán
hàng của một công ty cũng nhƣ kết quả tài chính của công ty đó, đặc biệt trong
thời kỳ thƣơng mại điện tử nhƣ ngày nay. Các tác giả đƣa ra việc thiết lập các
điểm mốc, các khoản doanh thu quan trọng và đo lƣờng sự gia tăng doanh thu
bằng phƣơng pháp tuyến tính theo cấp số nhân để xem xét các thông tin về tính
bền vững của doanh thu. Đồng thời các Tác giả tiến hành phân tích doanh thu
cố định và doanh thu biến đổi thông qua các khái niệm phát triển bền vững
doanh thu [74].
Nghiên cứu của nhóm tác giả Yuri Biondi, Robert J. Bloomfield,
Jonathan C. Glover, Karim Jamal, James A. Ohson, Stephen H.Penman and
EikoTsujiyama về “Accounting for revenues: a framework for standard
setting” (2011). Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đề xuất một phƣơng
pháp hạch toán doanh thu nhƣ một sự thay thế cho các đề xuất bởi FASB và
IASB. Đồng thời, nghiên cứu đã đƣa ra ba vấn đề cần xem xét và giải quyết.
Thứ nhất là doanh thu đƣợc ghi nhận khi khách hàng thanh toán hoặc cam kết sẽ
thanh toán. Thứ hai là sự ghi nhận doanh thu và sự ghi nhận lợi nhuận đƣợc kết
hợp với nhau,với sự ghi nhận lợi nhuận đƣợc xác định trên cơ sở các tiêu chí
khách quan về giải pháp cho sự rủi ro theo hợp đồng và do đó phải thận trọng.
Thứ ba: hai cách tiếp cận khác đƣợc nghiên cứu và đề nghị đó là: Phƣơng
pháp hoàn thành hợp và phƣơng pháp tỷ suất lợi nhuận, cách tiếp cận thứ hai
yêu cầu giải pháp cho sự không chắc chắn [85].
Thứ hai: Các công trình liên quan đến kế toán chi phí, doanh thu và
kết quả kinh doanh
Bài báo “Cost Accounting Techniques Adopted by Manufacturing and
Service Industry within the Last Decade” của tác giả Nasieku Tabitha,
4
Oluyinka Isaiah Ogungbade (2016) đăng trên tạp chí International Journal of
Advances in Management and Economic. Mục đích của nghiên cứu này là
xem xét các tài liệu về nghiệp vụ kế toán đƣợc sử dụng trong các ngành sản
xuất và dịch vụ trong vòng một thập kỷ qua. Hầu nhƣ tất cả các nghiệp vụ này
đều phù hợp cho các công ty sản xuất và cũng phù hợp cho các công ty dịch
vụ. Tuy nhiên, nghiệp vụ phổ biến nhất đƣợc sử dụng tại các công ty sản xuất
bao gồm quản lý sản xuất tức thì (Just in Time (JIT), Chi phí dựa trên hoạt
động (Acitivity Based Costing (ABC), chi phí mục tiêu (Target Costing), chi
phí vòng đời sản phẩm (Life Cycle Costing) và chi phí Kaizen, trong khi đó,
Chi phí dựa trên hoạt động là một nghiệp vụ đƣợc sử dụng phổ biến nhất
trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, các nghiệp vụ chi phí dựa trên hoạt động,
ngân sách (Budgetary), kiểm soát (control), phân tích Chi phí – Khối lƣợng –
Lợi nhuận và chi phí tiêu chuẩn là các nghiệp vụ phổ biến trong cả hai ngành
sản xuất và dịch vụ. Ngƣợc lại với những giả định của nhiều tác giả cho rằng
các nghiệp vụ truyền thống đã không còn phù hợp và nên ngừng sử dụng
chúng, quan điểm này chỉ ra rằng các nghiệp vụ truyền thống, bao gồm các
nghiệp vụ chi phí tiêu chuẩn, chi phí biên (marginal Costing) mặc dù bị chỉ
trích nặng nề những vẫn đƣợc các công ty sử dụng thƣờng xuyên trong vòng
một thập kỷ qua . Các nghiệp vụ chi phí hiện đại đã đƣợc sử dụng thƣờng
xuyên trong nhiều thập kỷ qua bao gồm: Nguyên lý quản lý sản xuất tức thì,
Chi phí dựa trên hoạt động, Chi phí mục tiêu, Chi phí vòng đời sản phẩm, chi
phí Kaizen… Việc sử dụng những nghiệp vụ này phụ thuộc vào tình hình
thực tế, bao gồm trình độ tiến bộ kỹ thuật, quy mô công ty, văn hóa tổ chức
và giai đoạn của sản phẩm [80].
Bài báo “Directions in management acconting research: An analysis of
contemporary issues and themes” của tác giả Harris, Jason, Durden, Chris tại
trƣờng Đại học James Cook (Australia), bài báo này tập trung nghiên cứu kế
toán chi phí, coi quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán chi phí [67].
5
Bài báo “The Applicability of the Principles of ActivityBased Costing
System in a Higher Education Institution” của tác giả Carlos Manuel Ferreira
Lima ‐ carlos‐manuel‐lima@sapo.pt, Faculdade de Economia do Porto. Bài
báo xem xét tính phù hợp ngày càng tăng của kế toán quản trị trong công tác
quản lý của các trƣờng đại học, ghi nhận sự cần thiết cho hệ thống đánh giá
chi phí hiệu quả (Jarrar, Smith và Dolley, 2007), và những thay đổi sâu sắc
đang diễn ra trong cấu trúc của các trƣờng đại học Bồ Đào Nha, các mô hình
triển khai và thực hiện có thể thực sự hữu ích cho công tác quản lý các tổ
chức này sẽ có tầm quan trọng lớn. Mục đích của bài viết này là trình bày một
mô hình đánh giá chi phí bị ảnh hƣởng bởi kế toán chi phí dựa trên hoạt động
(ABC) và áp dụng đối với các tổ chức giáo dục đại học. Vì vậy, dựa trên các
quy trình đƣợc áp dụng tại một khoa thuộc một trƣờng một trƣờng đại học
danh tiếng tại Bồ Đào Nha, chúng tôi đã cố gắng tạo ra một mô hình cho phép
các thuộc tính chi tiêu của từng bộ phận cho các mục tiêu chi phí khác nhau
nhƣ các khóa học, các dự án nghiên cứu, dịch vụ. Bằng cách này, chúng tôi cố
gắng trình bày một mô hình không quá phức tạp, có mức độ đủ chi tiết cho
phép cung cấp các thông tin đáng tin cậy và có thể đƣợc áp dụng trong bối
cảnh của các tổ chức giáo dục đại học [60].
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Các vấn đề về kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh đƣợc các
tác giả đề cập đến thông qua các công trình nghiên cứu khoa học các cấp và
đặc biệt là trong các luận án tiến sĩ kinh tế. Cụ thể:
Thứ nhất: Luận án nghiên cứu các khía cạnh tổ chức doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh
Luận án của tác giả Nghiêm Thị Thà (2007): “Hoàn thiện tổ chức kế
toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
gốm sứ xây dựng" [44]. Luận án đã tập chung làm rõ lý luận cơ bản về tổ chức
kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh danh trong các doanh nghiệp sản xuất
6
theo hai khía cạnh: Nhận diện các mô hình kế toán phổ biến trên thế giới, phân
tích các nhân tố tác động đến mô hình kế toán của mỗi quốc gia để cung cấp cơ
sở lý luận luận giải cho sự lựa chọn mô hình kế toán doanh nghiệp của mỗi
quốc gia. Luận án phân tích nội dung cơ bản về tổ chức kế toán chi phí, doanh
thu, kết quả kinh danh trong các doanh nghiệp sản xuất bằng cách tiếp cận với
các khái niệm, nguyên tắc kế toán và chuẩn mực kế toán quốc tế đƣợc thừa
nhận và công bố chính thức về tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh
doanh. Luận giải sự ra đời, phát triển và những nội dung cơ bản về tổ chức
KTQT chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất.
Thông qua phân tích các quy định pháp lý về kế toán liên quan đến tổ chức kế
toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất và kết
quả khảo sát thực tế phần hành kế toán này trong các doanh nghiệp sản xuất
Gốm, sứ xây dựng. Luận án đã đánh giá những thành tựu cơ bản, chỉ rõ những
hạn chế, bất cập của môi trƣờng pháp lý kế toán liên quan và thực tế tổ chức kế
toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất gốm
sứ xây dựng hiện nay. Phân tích các nguyên nhân cụ thể của những tồn tại,
nghiên cứu kinh nghiệp tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả doanh
nghiệp của một số nƣớc điển hình trên thế giới. Từ đó, luận án đã đƣa ra các
giải pháp để hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả cho các
doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng. Tuy nhiên, luận án chƣa đi sâu phân
tích kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh dƣới góc độ KTQT và phạm
vi áp dụng kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh
nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng.
Luận án của Tác giả Mai Ngọc Anh (2008): "Tổ chức công tác kế toán
chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải đường
biển" [4]. Luận án đã hệ thống hoá và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về
bản chất của chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp
dịch vụ (các mô hình tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả
hoạt động kinh doanh du lịch trong hai hoại hình kế toán động và kế toán tĩnh;
7
nội dung cơ bản tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh
doanh trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp dịch vụ...). Nghiên cứu những
đặc thù kinh doanh và vận tải đƣờng biển, đánh giá thực trạng tổ chức công tác
kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải
đƣờng biển trong giai hiện nay; Từ đó đề xuất các nội dung cần hoàn thiện
trong tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong
các doanh nghiệp dịch vụ vận tải biển. Tuy nhiên, luận án tập trung nghiên kế
toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh của hoạt động vận tải
hàng hóa bằng đƣờng biển.
Luận án của Tác giả Đỗ Minh Thoa (2015): “Tổ chức công tác kế toán
chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành
tại Việt Nam hiện nay” [45]. Luận án đã phân tích rõ đặc điểm tổ chức hoạt
động kinh doanh du lịch lữ hành, đặc điểm quản lý và tổ chức công tác kế
toán tại các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. Luận án đã đƣa ra thực trạng
khung pháp lý hiện hành của Việt Nam ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế
toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ
hành. Khái quát, phân tích và làm rõ thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và
kết quả kinh doanh dịch vụ lữ hành ở Việt Nam xét trên hai khía cạnh là
KTTC và KTQT nhƣ: Luận án tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu
và kết quả hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành trong điều kiện áp dụng hệ
thống ERP. Luận án đã phân tích các yêu cầu có tính nguyên tắc để hoàn
thiện tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh du
lịch lữ hành. Đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện đồng thời chỉ rõ điều kiện
để thực hiện các giải pháp đó. Tuy nhiên, luận án chỉ nghiên cứu sâu về
KTTC đối với chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ lữ hành ở
Việt Nam, còn với KTQT chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ
lữ hành ở Việt Nam, luận án chỉ nghiên cứu một số nội dung: Tổ chức thu
nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán chi phí, doanh thu và kết
8
quả kinh doanh dịch vụ lữ hành, phƣơng pháp phân bổ chi phí kinh doanh
chung dịch vụ du lịch lữ hành, phƣơng pháp định giá bán dịch vụ du lịch lữ
hành và phạm vi áp dụng kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh là
các doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam.
Luận án của Tác giả Phạm Thị Kim Vân (2002): "Tổ chức kế toán quản
trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch" [55].
Luận án đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn kế toán quản trị chi phí
và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp nhƣ: Vai trò của kế toán quản trị
trong quản lý kinh doanh, bản chất và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh, tổ
chức kế toán chi phí và kết quả kinh doanh. Khảo sát, đánh giá thực trạng kế
toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh và luận án đã đƣa ra giải pháp nhằm
hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, Luận án chƣa đề cập đến mô hình kế toán quản
trị chi phí và kết quả kinh doanh của một số nƣớc trên thế giới để vận dụng vào
Việt Nam và tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh chỉ áp dụng
đƣợc cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Luận án tác giả Văn Thị Thái Thu (2008): "Hoàn thiện tổ chức kế toán
quản trị chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn ở Việt Nam" [46]. Tác giả đã phân tích đƣợc những ảnh
hƣởng chi phối của kinh doanh, quản lý ngành tới tổ chức kế toán quản trị chi
phí, doanh thu, kết quả tại doanh nghiệp khách sạn. Luận án đã nêu và phân
tích rõ 5 nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ và hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị
chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh khách
sạn ở Việt Nam, luận án đã phân tích rõ cách lập dự toán chi phí chung cho loại
hình sản xuất sản phẩm hữu hình và vô hình, thiết kế lại hệ thống thông tin kế
toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trên tài khoản, sổ kế toán phần
hành và báo cáo kế toán quản trị mặc dù chƣa thật triệt để trên góc độ tổ chức,
song có thể đánh giá đây là những đóng góp đáng kể của tác giả với thực tiễn
9
kế toán, quản lý tài chính nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn
Việt Nam. Tuy nhiên, tƣ liệu trích dẫn quy trình thực tế nội dung cụ thể của tổ
chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh thiếu đầy đủ, đồng bộ cho
các loại hình tổ chức kinh doanh khách sạn ở Việt Nam.
Luận án của Tác giả Nguyễn Vũ Việt (2007): “Tổ chức kế toán quản trị
doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ" [57]. Luận
án hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kế toán quản trị, kế
toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Luận án trình bày cụ thể thực
trạng tổ chức công tác kế toán quản trị doanh thu, kết quả kinh doanh tại các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích và đánh giá rút ra
đƣợc những ƣu điểm và những tồn tại cơ bản mà các doanh nghiệp cần khắc
phục và hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa quá trình thu thập, xử lý và cung
cấp những thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh đáp ứng yêu
cầu quản trị doanh nghiệp. Luận án đã đƣa ra những giải pháp hoàn thiện cụ
thể theo từng nội dung tổ chức công tác kế toán quản trị doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những đề xuất này
đƣợc đƣa ra trên cơ sở các phân tích cụ thể, có căn cứ khoa học, phù hợp với
thực tế và có tính khả thi cao.
Thứ hai: Các công trình liên quan đến kế toán chi phí, doanh thu và
kết quả kinh doanh
Luận án của tác giả Hà Thị Thúy Vân (2011): "Hoàn thiện kế toán
chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tour tại các doanh
nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội" [5656]. Luận án đã phân tích rõ đặc điểm
hoạt động kinh doanh du lịch tour tác động đến kế toán chi phí, doanh thu và
kết quả kinh doanh dịch vụ và vai trò của kế toán quản trị chi phí, doanh thu và
kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Đồng thời, luận
án chỉ rõ nội dung kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh du lịch tour
10
theo quan điểm KTTC và KTQT. Trên cơ sở khảo sát thực tế tại các doanh
nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng về
kế toán chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tour theo quan
điểm KTTC, và kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh du lịch tour
theo quan điểm KTQT nhƣ: Xác lập mô hình KTQT chi phí, doanh thu và kết
quả kinh doanh du lịch tour; xây dựng dự toán, định mức chi phí, doanh thu và
kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tour; báo cáo kế toán quản trị về chi phí,
doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tour và phân tích các thông
tin chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tour. Qua đó chỉ
rõ ƣu điểm, nhƣợc điểm và nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, luận án đề
xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động
kinh doanh du lịch tour tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội cả về
mặt KTTC và KTQT. Tuy nhiên, luận án chỉ nghiên cứu trong phạm vi về kế
toán chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tour tại các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch tour trên địa bàn Hà Nội.
Luận án của tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh “Hoàn thiện kế toán chi phí,
doanh thu và kết quả kinh doanh trong các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng
công ty Thép Việt Nam” [27]. Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về
kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất.
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh trong các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty Thép Việt
Nam. Đề xuất hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trên
cả hai phƣơng diện: Về mặt KTTC, luận án hoàn thiện xác định nội dung,
phạm vi chi phí, xác định nội dung và phạm vi doanh thu, xác định thời điểm
ghi nhận doanh thu, phƣơng pháp kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh
doanh. Về KTQT, luận án hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy theo mô hình kết
hợp giữa KTTC và KTQT, xây dựng định mức giá, lập dự toán và phân tích
biến động để kiểm soát chi phí.
11
2.3. Kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố trong và ngoài nƣớc
nghiên cứu đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, tác giả rút ra
những kết luận nhƣ sau:
Thứ nhất: Tất cả các luận án nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh cho đến thời điểm này chƣa có luận án nào nghiên cứu đến
kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
Thứ hai: Các luận án nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh hầu hết đều chƣa nghiên cứu đầy đủ đến các nội dung của
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên cả hai khía cạnh KTTC và
KTQT.
Thứ ba: Các luận án nghiên cứu đến phƣơng pháp tính giá thành, tuy
nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu các phƣơng pháp tính giá
thành truyền thống mà chƣa quan tâm đến vận dụng phƣơng pháp tính giá
thành hiện đại vào đơn vị mình nghiên cứu.
Thứ tư: Các luận án chƣa nghiên cứu và vận dụng phân tích mối quan hệ
chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận vào đơn vị mình. Trong điều kiện cạnh tranh,
các doanh nghiệp chƣa có chiến lƣợc định giá hiệu quả và chƣa ứng dụng
thông tin thích hợp của kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả cho việc
ra quyết định trong doanh nghiệp, lĩnh vực mà mình nghiên cứu.
Trên cơ sở kế thừa các nội dung cơ bản của kế toán doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh của các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Đồng thời, xuất
phát từ “khoảng trống” trên Tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện
kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên” trên hai góc độ KTTC và
KTQT.
12
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp trên cả hai góc độ KTTC và KTQT.
Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái
Nguyên, nêu rõ những kết quả đạt đƣợc, chỉ ra những hạn chế, bất cập và
nguyên nhân của những hạn chế, bất cập để từ đó có giải pháp hoàn thiện
phù hợp.
Đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn
Tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời chỉ rõ các điều kiện để thực hiện các giải pháp đề
xuất theo mục tiêu đã đề ra.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề về kế toán doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Chè
trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian nghiên cứu
Luận án tiến hành khảo sát, nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất (32
doanh nghiệp) và doanh nghiệp kinh doanh chè (6 doanh nghiệp) trên địa bàn
Tỉnh Thái Nguyên.
* Phạm vi nội dung nghiên cứu
Phạm vi về doanh thu: Luận án nghiên cứu về doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ đối với sản phẩm chè trong các DNSXKD chè trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi về chi phí: Luận án nghiên cứu về chi phí sản xuất kinh doanh
chè phát sinh trong kỳ kế toán và tham gia vào quá trình xác định kết quả hoạt
động kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp cụ thể là: Chi phí nguyên
13
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Phạm vi về kết quả kinh doanh: Luận án nghiên cứu về lợi nhuận kế
toán trƣớc thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh chè trong các DNSXKD
chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu chuyên sâu về kế toán: Nội dung nghiên cứu về kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên trên hai góc độ là KTTC và
KTQT. Cụ thể:
+) Góc độ KTTC: Luận án tập trung nghiên cứu thu nhận thông tin ban
đầu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh; hệ thống hóa và xử lý
thông tin và trình bày thông tin về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp.
+) Góc độ KTQT: Luận án tập trung nghiên cứu phân loại doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh. Xây dựng định mức và lập dự toán doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh. Thu thập thông tin thực hiện về doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh. Phân tích thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh phục vụ cho việc ra quyết định.
* Thời gian nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập thông tin số liệu sơ cấp và
thứ cấp về tổ chức thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán doanh
thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên từ năm 2013 đến năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp trong đó các phƣơng pháp
chủ yếu đƣợc sử dụng nhƣ sau: Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn,
phƣơng pháp tổng hợp, phân tích để hệ thống hóa những vấn đề lý luận và
thực tiễn.
14
5.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu liên quan đến công trình trong nƣớc
và nƣớc ngoài đƣợc thu thập thông qua các nguồn tài liệu tại các thƣ viện và tìm
kiếm trên mạng thông qua việc truy cập các trang web, trên các tạp chí kế toán
và kiểm toán, tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, tạp chí Tài chính…, niêm
gián thống kê tỉnh Thái Nguyên (2013-2015). Dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng
trong luận án còn bao gồm các chứng từ kế toán, các sổ kế toán chi tiết và tổng
hợp, các báo cáo của các DNSXKD Chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Luận án sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp đó là thông qua
khảo sát, điều tra về thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong các DNSXKD trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên góc độ KTTC gồm thu nhận
thông tin ban đầu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh; hệ thống
hóa và xử lý thông tin và trình bày thông tin về kế toán doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên góc độ KTQT
bao gồm: Phân loại doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Xây dựng định
mức và lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Thu thập thông
tin thực hiện về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Phân tích thông tin
về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho việc ra quyết định.
Để khảo sát thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
trong các DNSXKD trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, tác giả sử dụng các
phƣơng pháp phỏng vấn, điều tra. Khảo sát thực trạng kế toán doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh trong các DNSXKD trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên
đƣợc Tác giả tiến hành qua 5 bƣớc sau:
15
Bước 1: Xác định DNSXKD Chè trên địa bàn Tỉnh cần điều tra.
Theo số liệu tính đến tháng 12/2015 tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái
Nguyên, DNSXKD Chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm 38 doanh nghiệp,
trong đó 32 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè. Còn lại 6 doanh nghiệp kinh
doanh chè. Do đó, Tác giả đã chọn mẫu điều tra là 38 DNSXKD Chè trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên.
Bước 2: Xác định đối tƣợng điều tra theo hai đối tƣợng. Đối tƣợng thứ
nhất là nhà quản trị các DNSXKD. Đối tƣợng thứ hai là các cán bộ kế toán tại
các DNSXKD.
Bước 3: Căn cứ từ mục đích nghiên cứu, đối tƣợng cần điều tra tác giả
xây dựng bảng câu hỏi theo hai đối tƣợng là nhà nhà quản trị và cán bộ kế toán.
Bước 4: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp, gửi mail, gọi điện thoại
đến các DNSXKD theo bảng câu hỏi đã chuẩn bị trƣớc.
Bước 5: Sau khi phỏng vấn điều tra, tác giả tiến hành thu thập phân tích
số liệu làm cơ sở để tác giả đánh giá đúng thực trạng kế toán doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh trong các DNSXKD trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
+) Phương pháp điều tra: Tác giả tiến hành điều tra 38 DNSXKD Chè
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Phụ lục 01) theo hai đối tƣợng: Nhà quản trị và
cán bộ kế toán thông qua bảng câu hỏi (Phụ lục 02, phụ lục 03).
Nội dung khảo sát đối với nhà quản trị chủ yếu tập trung vào những nội
dung sau:
Nhóm Nội dung khảo sát Câu hỏi
I Những vấn đề chung về doanh nghiệp 1-4
II
Nhu cầu sử dụng thông tin kế toán doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh trong các DNSXKD chè trên địa bàn
tỉnh Thái nguyên dƣới góc độ KTTC
5-11
16
III
Nhu cầu sử dụng thông tin kế toán doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh trong các DNSXKD chè trên địa bàn
tỉnh Thái nguyên dƣới góc độ KTQT
12-32
Nội dung khảo sát đối với các cán bộ kế toán chủ yếu tập trung vào
những nội dung sau:
Nhóm Nội dung khảo sát Câu hỏi
I
Những vấn đề chung về công tác kế toán và công tác KTQT
trong các DNSXKD chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
1-10
II
Nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong các DNSXKD chè trên địa bàn tỉnh Thái
nguyên dƣới góc độ KTTC
11 - 45
III
Nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong các DNSXKD chè trên địa bàn tỉnh Thái
nguyên dƣới góc độ KTQT
46 - 62
+) Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Tác giả thực hiện phỏng vấn
chuyên sâu nhà quản trị tại các DNSXKD Chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên
gồm: Công ty cổ phần chè Tân Cƣơng Hoàng Bình, Công ty cổ phần chè Hà
Thái, Công ty cổ phần chè Quân Chu, Công ty TNHH Bắc Kinh Đô, Công ty
cổ phần Vạn Tài, Công ty cổ phần chè Sông Cầu...
5.2. Phương pháp xử lý và cung cấp thông tin
Thông qua thu thập các kết quả điều tra tác giả sẽ kiểm tra để phát hiện
những sai sót trong quá trình ghi chép, bổ sung những thông tin còn thiếu sót,
sau đó tổng hợp bằng cách tính toán bằng phần mềm Excel của Microsoft
Office 2007 theo yêu cầu nghiên cứu.
17
Kết quả tính toán và trình bày dƣới dạng bảng biểu về kế toán doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh (Phụ lục 04, phụ lục 05). Trong thời gian khảo
sát, tác giả nhận đƣợc số phiếu trả lời: Đối với nhà quản trị nhận đƣợc 36/38
phiếu chiếm tỷ lệ 94,7%. Đối với cán bộ kế toán nhận đƣợc 36/38 phiếu chiếm
tỷ lệ 94,7%. Từ đó luận án đƣa ra các kết quả đƣợc trình bày dƣới dạng bảng
biểu hoặc đoạn văn để tổng kết thực trạng, phân tích làm nổi bật thực trạng các
vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
Thứ nhất: Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về kế toán doanh
thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp trên hai góc độ là
KTTC và KTQT. Làm cơ sở để điều tra khảo sát, đánh giá và hoàn thiện kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo mục tiêu đặt ra.
Thứ hai: Luận án phân tích và đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nêu rõ những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
Thứ ba: Luận án xác định rõ yêu cầu hoàn thiện và đề xuất những giải
pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng
thời chỉ rõ điều kiện để thực hiện các giải pháp đề xuất trên hai khía cạnh là
Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng và các DNSXKD Chè trên địa bàn Tỉnh
Thái Nguyên.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
nội dung của luận án đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
18
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên
địa bàn Tỉnh Thái Nguyên
19
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT
QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm và bản chất của doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 18: "Doanh thu là tổng giá trị lợi
ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động
sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn
chủ sở hữu, không bao gồm khoản vốn góp của các chủ sở hữu” [19].
Nhƣ vậy, IAS khẳng định để xác định doanh thu phải thỏa mãn điều
kiện: Tăng lợi ích kinh tế của doanh nghiệp bằng cách tăng vốn tự có và không
phải tăng do việc đóng góp vốn của các bên chủ sở hữu. Vì vậy, muốn tăng lợi
ích kinh tế biện pháp cơ bản là tăng doanh thu.
Theo Học viện đào tạo các kế toán viên công cộng của Mỹ (AICPA)
định nghĩa: “Doanh thu là tổng số gia tăng tài sản hay là sự giảm gộp các
khoản nợ được công nhận và định lượng theo đúng các nguyên tắc kế toán
được chấp nhận, là kết qủa của các loại hoạt động có lợi nhuận của doanh
nghiệp và có thể làm thay đổi vốn chủ sở hữu” [3].
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các
lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt
động sản xuất, kinh doanh thường của doanh nghiệp, góp phần làm gia tăng
vốn chủ sở hữu” [10, tr.56].
Từ những quan điểm trên, Tác giả nhận thấy doanh thu trong doanh
nghiệp có những đặc trƣng cơ bản sau:
20
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp có được
từ hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Doanh thu làm tăng vốn hoặc giảm các khoản nợ và có thể làm thay
đổi vốn chủ sở hữu. Lượng hóa được giá trị các lợi ích kinh tế trên cơ sở các
bằng chứng đáng tin cậy.
Bản chất của doanh thu là khoản thu từ hoạt động kinh doanh. Việc
nhận thức đúng bản chất của doanh thu và xác định đúng đắn thời điểm ghi
nhận doanh thu giúp cho việc xác định đúng đắn lợi nhuận.
1.1.1.2. Khái niệm và bản chất của chi phí
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử
dụng, huy động các nguồn lực nhƣ lao động, vật tƣ, tiền vốn để thực hiện việc
sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các công việc lao vụ, luân chuyển lƣu
thông hàng hóa, thực hiện hoạt động đầu tƣ. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp
phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Trong quản lý, ngƣời ta thƣờng quan tâm đến việc doanh nghiệp đã chi
ra trong kỳ những loại chi phí nào với số lƣợng bao nhiêu để đạt đƣợc mức
doanh thu nào đó cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có
hiệu quả.
Theo IASC định nghĩa về chi phí nhƣ sau: “Chi phí là các yếu tố làm
giảm các lợi ích kinh tế trong niên độ kế toán dưới hình thức xuất đi hay giảm
giá trị tài sản hay làm phát sinh các khoản nợ, kết quả là giảm nguồn vốn chủ
sở hữu mà không do việc phân phối nguồn gốc cho các bên chủ sở hữu” [19].
Theo hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB (International
Accounting Standards Board): “Chi phí là sự giảm đi của lợi ích kinh tế trong
kỳ kế toán dƣới hình thức dòng ra (hay sự suy giảm) của tài sản hoặc sự tăng
lên của nợ phải trả dẫn tới sự giảm xuống của vốn chủ sở hữu mà không phải
do phân phối cho chủ sở hữu” [24, tr 230].
21
Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS 01: “Chi phí là tổng giá trị các
khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền
chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc làm phát sinh các khoản nợ phải trả
dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, không bao gồm khoản
phân phối cho cổ động hoặc chủ sở hữu” [19, tr.21].
Từ các quan điểm khác nhau về chi phí, Tác giả nhận thấy đặc trƣng cơ
bản của chi phí trong doanh nghiệp là:
Chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp được xác định là những phí
tổn về vật chất, lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh của doanh
nghiệp.
Chi phí làm giảm lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán dưới mọi hình thức khác nhau.
Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường bằng tiền trong một
khoảng thời gian xác định.
Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: Khối lượng các
yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị sản xuất đã
hao phí.
1.1.1.3. Khái niệm và bản chất của kết quả kinh doanh
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế 08: “Kết quả từ hoạt động thông
thường là kết quả những hoạt động được doanh nghiệp tiến hành với tư cách là
một phần hoạt động kinh doanh của mình và cả những hoạt động liên quan mà
doanh nghiệp tham gia” [19].
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam: “Kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp sau một kỳ hoạt động bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thường và kết quả các hoạt động khác. Kết quả từng loại hoạt
động là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí từng loại hoạt
động” [9].
22
Tóm lại, qua các khái niệm Tác giả đề cập ở trên, theo quan điểm của
Tác giả về kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp cơ bản nhƣ sau:
“Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện số tiền lãi hay lỗ từ các
hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp”.
1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh
1.1.2.1. Vai trò của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Trên góc độ KTTC: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
cung cấp thông tin trung thực, chính xác và kịp thời thông qua lập báo cáo tài
chính trong doanh nghiệp.
Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh từ đó nhà quản trị đánh giá thực trạng
sản xuất kinh doanh từ đó có định hƣớng, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù
hợp và đạt hiệu quả.
Đồng thời, thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tạo
điều kiện giúp cho các nhà quản lý chức năng của Nhà nƣớc thực hiện nhiệm
vụ quản lý Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp.
Trên góc độ KTQT: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh sẽ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo
yêu cầu quản trị trong nội bộ đơn vị kế toán. Đồng thời, kế toán doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh còn phục vụ các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch các hoạt
động liên quan đến doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Trên góc độ KTTC: Ghi nhận, phản ánh đầy đủ và kịp thời các khoản
doanh thu, phân bổ tính toán hợp lý các khoản chi phí trên cơ sở quán triệt và
vận dụng các nguyên tắc, chuẩn mực đƣợc công bố và thừa nhận, đảm bảo
phản ánh trung thực, khách quan và kịp thời thông tin về doanh thu, chi phí, kết
quả hoạt động kinh doanh trên báo cáo tài chính, giúp cho ngƣời sử dụng có thể
23
đánh giá đƣợc tình trạng tài chính, kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng tài
sản của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.
Trên góc độ KTQT: Kế toán cần nhận diện và phản ánh đầy đủ các loại
chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trên cơ sở dựa trên đặc điểm tổ chức sản
xuất kinh doanh, quy trình công nghệ và trình độ quản lý.
Lập, phân tích các báo cáo về doanh thu, chi phí và kết quả kịp thời cung
cấp thông tin đầy đủ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đƣa ra quyết định ngắn
hạn và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở thông tin kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nhƣ kế toán tập hợp chi phí tính giá
thành sản phẩm…
1.2. KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP DƢỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
1.2.1. Thu nhận thông tin ban đầu về kế toán doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp, để thu nhận, phản
ánh và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
tại đơn vị, các doanh nghiệp đều sử dụng chứng từ.
Theo Luật kế toán Việt Nam năm 2015: “Chứng từ kế toán là những
giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã
hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán” [41, tr 11,12].
Chứng từ kế toán là vật mang tin chứa đựng các thông tin có giá trị về
các nghiệp vụ kinh tế làm căn cứ quản lý và sử dụng thông tin kế toán.
Chứng từ kế toán phản ánh đầy đủ, kịp thời tình trạng và sự vận động
của đối tƣợng kế toán theo yêu cầu quản lý kinh tế.
Căn cứ nội dung kinh tế phản ánh trên chứng từ kế toán, chứng từ kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh bao gồm các chứng từ:
Chứng từ lao động và tiền lƣơng: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền
lƣơng, danh sách ngƣời lao động hƣởng chế độ BHXH…
24
Chứng từ hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm
nghiệm vật tƣ…
Chứng từ bán hàng: hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho hàng gửi bán…
Chứng từ tiền mặt: phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền…
Chứng từ TSCĐ: biên bản thanh lý nhƣợng bán TSCĐ, hóa đơn mua
TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ…
Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý chứng minh tính hợp pháp của các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã đƣợc thực hiện. Ngoài ra, chứng từ kế toán là
căn cứ để kiểm tra việc chấp hành chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính
tại đơn vị, kiểm tra tình hình bảo quản và sử dụng tài sản, phát hiện và ngăn
ngừa mọi hiện tƣợng tham ô, lãng phí tài sản của đơn vị. Chứng từ kế toán là
căn cứ quan trọng để ghi sổ kế toán, là cơ sở cung cấp thông tin cho nhà quản
trị trong việc ra quyết định.
1.2.2. Hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.2.1. Hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán doanh thu
1.2.2.1.1. Nguyên tắc kế toán doanh thu
Các nguyên tắc chung đƣợc thừa nhận đƣợc xem nhƣ các quy luật đƣợc
thừa nhận trong công tác kế toán, định hƣớng cho việc phản ánh và trình bày
các nội dung kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Kế toán doanh thu đƣợc thực
hiện dựa trên một số nguyên tắc sau:
● Nguyên tắc doanh thu thực hiện: Doanh thu đƣợc ghi nhận trong kỳ
mà nó thực hiện khi quyền sở hữu hàng hóa bán ra đƣợc chuyển giao và khi các
dịch vụ đƣợc thực hiện chuyển giao. Doanh thu có thể đƣợc ghi nhận trƣớc,
trong hoặc sau kỳ mà đơn vị thu đƣợc tiền hàng. Dựa trên mối quan hệ giữa
cách thức ghi nhận doanh thu và thời điểm thu tiền hàng, doanh thu đƣợc chia
thành ba loại: Doanh thu bằng tiền ngay, doanh thu chƣa thu tiền và doanh thu
nhận trƣớc.
● Nguyên tắc phù hợp: Nguyên tắc này yêu cầu việc ghi nhận doanh thu
25
và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải
ghi nhận một khoản chi phí tƣơng ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu
đó.
● Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán
đoán cần thiết để lập các ƣớc tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn.
Nguyên tắc thận trọng chủ yếu đòi hỏi doanh nghiệp phải trích lập các khoản
dự phòng đối với tài sản, cũng nhƣ công nợ tại thời điểm đánh giá nhƣng
không đƣợc trích lập quá lớn. Trong kế toán doanh thu, nguyên tắc thận trọng
đòi hỏi doanh thu và thu nhập chỉ đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn
về khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế.
1.2.2.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu
Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) cho rằng “Doanh
thu được ghi nhận khi sự gia tăng của lợi ích kinh tế tương lai liên quan
đến một sự tăng lên của tài sản hay giảm đi của nợ phải trả đã xảy ra và có
thể xác định một cách đáng tin cậy” [19]. Điều này có nghĩa việc ghi nhận
doanh thu sẽ đồng thời việc ghi nhận tăng tài sản hay giảm đi của nợ phải
trả. Nhƣ vậy, IASB khẳng định quan hệ chặt chẽ giữa doanh thu với tài sản
hoặc nợ phải trả.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác ”
việc xác định doanh thu phải tuân theo các quy định sau:
Doanh thu đƣợc xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc
sẽ thu đƣợc. Doanh thu đƣợc xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu
đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc sau khi trừ các khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá
hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Đối với các khoản tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền không đƣợc nhận ngay thì
doanh thu đƣợc xét bằng các quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu
đƣợc theo tỉ lệ lãi suất hiện hành, giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh
thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu đƣợc trong tƣơng lai.
26
Khi hàng hoá hoặc dịch vụ đƣợc trao đổi để lấy các thứ tƣơng đƣơng về
bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không đƣợc coi là một giao dịch tạo ra
doanh thu và không đƣợc ghi nhận là doanh thu.
Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải đƣợc ghi
nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính.
Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải đƣợc theo dõi riêng biệt theo
từng loại doanh thu nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ chính xác kết quả
kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và lập báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ, nhƣ chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán
bị trả lại thì đƣợc hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ doanh thu đƣợc trừ
vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác
định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14, doanh thu bán hàng đƣợc ghi
nhận khi thoả mãn đồng thời cả 5 điều kiện sau: [10, tr.59].
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Nhƣ vậy, qua các quan điểm về việc ghi nhận doanh thu đã đƣợc tác giả
đề cập cả ở Quốc tế và Việt Nam, thời điểm ghi nhận doanh thu của các doanh
nghiệp đƣợc xác định khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất: Thời điểm ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp được ghi
nhận khi doanh nghiệp đảm bảo được lợi ích từ việc giao dịch bán hàng.
27
Thứ hai: Doanh thu phải được xác định tương đối chắc chắn.
Thứ ba: Xác định được chi phí cho giao dịch bán hàng đó.
Thứ tư: Công việc được xác định đã hoàn thành.
1.2.2.1.3. Phân loại doanh thu
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, để quản lý tốt các khoản
doanh thu, các doanh nghiệp có thể tiến hành phân loại theo các cách sau:
* Phân loại doanh thu theo phương thức thanh toán
Doanh thu chia thành hai loại là doanh thu thu tiền ngay và doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ chƣa thu tiền.
Doanh thu thu tiền ngay là doanh thu đƣợc thu bằng tiền tại thời điểm
doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Doanh thu chưa thu tiền ngay là tại thời điểm doanh nghiệp đã cung cấp
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho bên mua hàng nhƣng bên mua nợ tiền hàng.
Qua phân tích doanh thu theo phƣơng thức bán hàng sẽ giúp nhà quản trị
xây dựng kế hoạch và theo dõi các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà
quản trị xác định tỷ lệ doanh thu bị chiếm dụng vốn từ đó có biện pháp thu hồi
công nợ.
* Phân loại doanh thu theo tình hình kinh doanh
Theo tiêu thức này doanh thu của doanh nghiệp đƣợc phân loại nhƣ sau:
Doanh thu bán hàng hóa là toàn bộ doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa
đã đƣợc bán trong kỳ.
Doanh thu bán thành phẩm là doanh thu bán bán thành phẩm đã đƣợc
bán trong kỳ.
Doanh thu cung cấp dịch vụ là doanh thu cung cấp dịch vụ đã đƣợc
khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Qua cách phân loại này sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định
doanh thu của từng loại hình hoạt động một cách cụ thể, từ đó có định hƣớng
phát triển từng loại doanh thu để thu đƣợc hiệu quả kinh doanh cao nhất, đồng
thời có biện pháp khắc phục rủi ro trong từng hoạt động của doanh nghiệp.
28
* Phân loại doanh thu theo khu vực địa lý
Theo tiêu thức này doanh thu của doanh nghiệp đƣợc chia làm 2 loại:
Doanh thu nội địa là các khoản thu đƣợc từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ trong nƣớc.
Doanh thu quốc tế là các khoản thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ vụ
phát sinh tại nƣớc ngoài.
Qua cách phân loại này, nhà quản trị sẽ xác định đƣợc doanh thu thu
đƣợc của từng khu vực địa lý, từ đó có phƣơng án kinh doanh hợp lý, đồng thời
nhà quản trị doanh nghiệp sẽ đánh giá mức sinh lợi cũng nhƣ rủi ro trong kinh
doanh của từng khu vực từ đó lựa chọn đƣợc phƣơng án kinh doanh hợp lý
nhất cho doanh nghiệp.
* Phân loại doanh thu theo nguồn hình thành doanh thu
Theo tiêu chí này, doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh
doanh, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động khác.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu đƣợc
hoặc sẽ thu đƣợc từ các giao dịch nhƣ bán hàng hoá…bao gồm cả các khoản
phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu do hoạt động đầu tƣ tài
chính, thƣờng bao gồm tiền lãi (lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả
chậm; trả góp; lãi đầu tƣ trái phiếu….), thu nhập từ cho thuê tài sản, cho
ngƣời khác sử dụng tài sản, thu nhập về hoạt động đầu tu mua bán chứng
khoán, thu nhập chuyển nhƣợng, cho thuê cơ sở hạ tầng, thu nhập về các hoạt
động đầu tƣ khác, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch lãi chuyển
nhƣợng, vốn.
Doanh thu từ các hoạt động bất thường là các khoản thu từ các hoạt
động xảy ra không thƣờng xuyên nhƣ thu từ việc bán vật tƣ hàng hóa, tài
sản dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết, các khoản phải trả nhƣng
không cần trả, các khoản thu từ việc chuyển nhƣợng thanh lý tài sản, nợ khó
29
đòi đã xoá nay thu hồi đƣợc, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho…
Qua việc phân loại doanh thu theo nguồn hình thành doanh thu sẽ
giúp nhà quản trị nắm bắt đƣợc doanh thu của từng hoạt động.
1.2.2.1.4. Vận dụng tài khoản và sổ kế toán doanh thu
Để phản ánh các khoản doanh thu trong việc bán hàng, cung cấp dịch
vụ các doanh nghiệp sẽ sử dụng TK “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ” để phản ánh. Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản để phản ánh các khoản
giảm trừ doanh thu khi phát sinh. Quy trình hạch toán kế toán các doanh thu có
thể khái quát theo Phụ lục 1.1.
Tùy vào từng doanh nghiệp sử dụng một trong các hệ thống sổ kế toán
nhƣ: hình thức sổ nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký sổ cái, nhật ký chứng
từ và hình thức sổ trên máy vi tính để phản ánh. Mỗi hình thức ghi sổ có một
hệ thống sổ khác nhau, tuy nhiên để phản ánh tài khoản liên quan đến doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp đều sử dụng sổ cái TK
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và sổ chi tiết nhƣ sổ chi tiết TK doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, sổ chi tiết bán hàng…
1.2.2.2. Hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán chi phí
1.2.2.2.1. Nguyên tắc kế toán chi phí
Ghi nhận chi phí trong hạch toán kế toán cũng đồng thời tuân thủ những
nguyên tắc chung đƣợc chấp nhận trong việc trình bày báo cáo tài chính. Để
đảm bảo chi phí đƣợc ghi nhận đầy đủ, trọng yếu, chính xác, phải tuân thủ
những nguyên tắc chủ yếu sau:
Nguyên tắc giá gốc: Giá gốc của tài sản đƣợc tính theo số tiền hoặc
tƣơng đƣơng tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá hợp lý của tài sản đó vào
thời điểm tài sản đƣợc ghi nhận. Giá gốc của tài sản không đƣợc thay đổi trừ
khi có quy định cụ thể khác.
Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phƣơng pháp kế toán doanh
nghiệp đã chọn phải đƣợc áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.
30
Tính nhất quán phải đƣợc tuân thủ trong việc áp dụng các khái niệm, nguyên
tắc, chuẩn mực và các tính toán kế toán, nhằm đảm bảo tính có thể so sánh
đƣợc giữa báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong các kỳ hoặc giữa báo cáo
tài chính của các doanh nghiệp khác nhau. Trong kế toán chi phí, nguyên tắc
nhất quán đặc biệt quan trọng, chỉ một thay đổi nhỏ trong phƣơng pháp hạch
toán áp dụng cũng tạo ra sự thay đổi lớn về khoản mục chi phí.
Nguyên tắc thận trọng: Chi phí phải đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng về
khả năng phát. Dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại đơn vị, kế
toán phải phản ánh đầy đủ chí phí của kỳ kế toán mặc dù thực tế đã phát sinh
hoặc chƣa phát sinh.
1.2.2.2.2. Điều kiện ghi nhận chi phí
Điều kiện ghi nhận chi phí theo VAS 01 nhƣ sau: [10, tr.81].
Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác đƣợc ghi nhận trong báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi
ích kinh tế trong tƣơng lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ
phải trả và chi phí này phải xác định đƣợc một cách đáng tin cậy.
Các chi phí đƣợc ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu đƣợc trong nhiều kỳ kế toán có liên quan
đến doanh thu và thu nhập khác đƣợc xác định một cách gián tiếp thì các chi
phí liên quan đƣợc ghi nhận trong báo cáo tài chính trên cơ sở phân bổ theo hệ
thống hoặc theo tỷ lệ.
Một khoản chi phí đƣợc ghi nhận ngay vào báo cáo tài chính trong kỳ
khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.
1.2.2.2.3. Phân loại chi phí
* Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí
Theo chức năng này chi phí đƣợc phân chia thành: Chi phí sản xuất và
chi phí ngoài sản xuất.
31
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản
phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trong kỳ nhất định. Theo mục đích công cụ của
chi phí, chi phí sản xuất bao gồm:
CPNVLTT là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
CPNCTT là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
sản phẩm gồm: Tiền lƣơng chính, lƣơng phụ, các khoản phụ cấp, các khoản
trích theo lƣơng theo quy định.
CPSXC là chi phí dùng vào việc quản lý, phục vụ quá trình sản xuất của
các phân xƣởng, đội và bao gồm các khoản sau:
Chi phí nhân viên bao gồm chi phí về tiền lƣơng, phụ cấp phải trả và các
khoản trích theo lƣơng của nhân viên phân xƣởng.
Chi phí vật liệu bao gồm những chi phí về vật liệu dùng chung cho việc
sản xuất và quản lý ở phân xƣởng.
Chi phí dụng cụ sản xuất bao gồm các khoản chi phí về công cụ, dụng cụ
dùng cho sản xuất chung ở phân xƣởng.
Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao của
TSCĐ hữu hình, vô hình, thuê tài chính sử dụng ở phân xƣởng, đội sản xuất.
Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản chi phí về dịch vụ mua,
thuê ngoài phục vụ cho sản xuất nhƣ: Điện, nƣớc, điện thoại…
Chi phí bằng tiền khác bao gồm các khoản chi phí bằng tiền khác ngoài
5 yếu tố chi phí trên.
Chi phí ngoài sản xuất là những khoản chi phí phát sinh ngoài sản xuất
bao gồm: CPBH và CPQLDN.
CPBH bao gồm các chi phí cần thiết để đẩy mạnh quá trình bán hàng và
để đảm bảo việc đƣa hàng hóa đến tay ngƣời tiêu dùng nhƣ chi phí trực tiếp
tiêu thụ sản phẩm, chi phí marketing (điều tra, nghiên cứu thị trƣờng quảng
cáo, giới thiệu sản phẩm…)
32
CPQLDN là các khoản chi phí liên quan đến việc tổ chức hành chính và
các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp. Các khoản chi này không
thể sắp xếp vào chi phí sản xuất hay chi phí lƣu thông. Chi phí quản lý bao gồm
lƣơng cán bộ quản lý và lƣơng nhân viên văn phòng, chi phí khấu hao văn phòng
và chi phí thiết bị văn phòng, chi phí văn phòng phẩm…
* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất ban đầu của
chi phí
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban
đầu đồng nhất mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí
đƣợc phân theo nội dung. Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xây dựng và phân tích định mức vốn lƣu động cũng nhƣ việc kiểm tra và phân
tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí
đƣợc chia thành 5 yếu tố sau:
Chi phí nguyên vật liệu: Chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, chi
phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ. Yếu tố này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật
liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật
liệu khác.
Chi phí nhân công: Chi phí nhân công bao gồm chi phí về tiền lƣơng
phải trả cho ngƣời lao động, phụ cấp lƣơng phải trả cho ngƣời lao động, các
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lƣơng của ngƣời lao động.
Chi phí khấu hao: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ
của tất cả TSCĐ sử dụng cho SXKD. Việc nhận biết đƣợc yếu tố chi phí khấu
hao TSCĐ giúp cho các nhà quản trị nhận biết đƣợc mức chuyển dịch, hao mòn
tài sản từ đó hoạch định tốt hơn chiến lƣợc đầu tƣ và mở rộng quy mô cho tiến
trình sản xuất kinh doanh.
Chi phí dịch vụ mua ngoài là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ yếu
33
tố chi phí này giúp các nhà quản trị hiểu rõ hơn tổng mức dịch vụ có liên quan
đến hoạt động của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ trao đổi và cung ứng với
các đơn vị tốt hơn.
Chi phí bằng tiền khác là khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên.
Do sự đa dạng về nhu cầu sử dụng thông tin nên quan niệm về kế toán
chi phí trong KTQT cũng đƣợc hiểu và sử dụng theo nhiều góc độ khác nhau
của chi phí.
1.2.2.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
♦ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản
xuất cần tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu
tính giá thành.
Thực chất của việc xác định đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí là nơi phát
sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản
phẩm. Nơi phát sinh chi phí đó nhƣ: Phân xƣởng, đội sản xuất, bộ phận sản
xuất, giai đoạn công nghệ, còn nơi gánh chịu chi phí là sản phẩm, công vụ hoặc
một loại lao vụ nào đó, hoặc các bộ phận chi tiết của sản phẩm.
♦ Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp trực tiếp là phƣơng pháp áp dụng đối với chi phí sản xuất
có liên quan trực tiếp đến từng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt. Kế
toán phải tổ chức công tác ghi chép ban đầu theo đúng đối tƣợng, từ đó tập hợp
số liệu từ các chứng từ kế toán và tiến hành trực tiếp vào tài khoản cấp I, cấp II
chi tiết cho từng đối tƣợng.
Phương pháp gián tiếp là phƣơng pháp áp dụng đối với chi phí sản suất
có liên quan đến nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và không thể ghi
chép ban đầu riêng theo từng đối tƣợng.
34
Tổ chức ghi chép ban đầu CPSXKD có liên quan nhiều đối tƣợng theo
từng địa điểm phát sinh chi phí, từ đó tổng hợp số liệu trên chứng từ kế toán
theo địa điểm phát sinh chi phí. Chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp với từng loại
chi phí để tính toán phân bổ chi phí sản xuất đã tổng hợp cho từng đối tƣợng
liên quan.
♦ Phương pháp tính giá thành
Các doanh nghiệp sản xuất hiện nay thƣờng sử dụng các phƣơng pháp
trực tiếp, phƣơng pháp hệ số, phƣơng pháp định mức, phƣơng pháp tỷ lệ.
* Phương pháp tính giá trực tiếp
Áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản
đơn. Trƣờng hợp từ khi đƣa nguyên vật liệu chính vào quy trình sản xuất
cho đến khi tạo ra sản phẩm là một quy trình khép kín, kết thúc quy trình
sản xuất tạo ra một loại sản phẩm, đối tƣợng tập họp chi phí sản xuất là toàn
bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tƣợng tính giá thành là khối
lƣợng sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó.
Z = DĐK + C - DCK
Z =
Z
Qht
Trong đó:
Z: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Z: Giá thành đơn vị sản phẩm
DĐK : Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ
DCK : Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ
C : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Qht : Khối lƣợng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
* Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản
đơn. Trƣờng hợp quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu
35
chính, kết thúc tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, còn gọi là quy trình
sản xuất liên sản phẩm; đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy
trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tƣợng tính giá thành là từng loại sản
phẩm hoàn thành.
Theo phƣơng pháp này để tính đƣợc giá thành từng loại sản phẩm ta
phải căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm chuẩn,
từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập
hợp để tính ra giá thành sản phẩm chuẩn và giá thành từng loại sản phẩm.
Trình tự tính giá thành nhƣ sau:
Bƣớc 1: Tập hợp chi phí sản xuất của toàn bộ quy trình công nghệ,
quy đổi số lƣợng sản phẩm hoàn thành (qi) với các hệ số quy đổi tƣơng ứng
(Hi) về số lƣợng sản phẩm chuẩn (Qc)
Qc = ∑qiHi (trong đó i là loại sản phẩm i)
Bƣớc 2: Tính tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm:
Z = DĐK + C - DCK
Bƣớc 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm
Giá thành đơn vị sản
phẩm chuẩn (Zc)
=
Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm chuẩn (Qc)
Giá thành đơn
vị SPi =
Giá thành đơn vị SP
chuẩn (Zc) x
Hệ số quy đổi SPi
Hệ số quy đổi của từng sản phẩm có thể đƣợc xác định theo quy định
chung của ngành hoặc dựa trên cơ sở giá thành kế hoạch, định mức kinh tế
kỹ thuật của từng doanh nghiệp. Thông thƣờng sản phẩm chuẩn đƣợc chọn
là loại sản phẩm có sản lƣợng lớn, hoặc có mức độ chế biến đơn giản nhất
với hệ số bằng 1.
* Phương pháp tính gỉá thành theo định mức
Đây là phƣơng pháp tính giá thành dựa vào các định mức tiêu hao về
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè
Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè

More Related Content

What's hot

Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Hoài Molly
 
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docxKhóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docx
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 

What's hot (20)

Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
Quản trị nguồn nhân lực quản lý tại tổng công ty cổ phần may 10 luận văn th...
Quản trị nguồn nhân lực quản lý tại tổng công ty cổ phần may 10   luận văn th...Quản trị nguồn nhân lực quản lý tại tổng công ty cổ phần may 10   luận văn th...
Quản trị nguồn nhân lực quản lý tại tổng công ty cổ phần may 10 luận văn th...
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
 
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAYĐề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Luận văn: Lập báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty ắc quy, HOT
Luận văn: Lập báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty ắc quy, HOTLuận văn: Lập báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty ắc quy, HOT
Luận văn: Lập báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty ắc quy, HOT
 
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOTĐề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
 
Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Quản Trị Kho Hàng Tại Công Ty In
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Quản Trị Kho Hàng Tại Công Ty InBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Quản Trị Kho Hàng Tại Công Ty In
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Quản Trị Kho Hàng Tại Công Ty In
 
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docxKhóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docx
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013
 

Similar to Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè

Similar to Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè (20)

Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thương mại Vĩnh Thịnh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thương mại Vĩnh ThịnhĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thương mại Vĩnh Thịnh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thương mại Vĩnh Thịnh
 
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty xây dựng dân dựng
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty xây dựng dân dựngKế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty xây dựng dân dựng
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty xây dựng dân dựng
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Doanh nghiệp du lịch, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Doanh nghiệp du lịch, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Doanh nghiệp du lịch, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Doanh nghiệp du lịch, 9đ
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Doanh nghiệp du lịch, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Doanh nghiệp du lịch, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Doanh nghiệp du lịch, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Doanh nghiệp du lịch, HAY
 
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAYLuận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kế...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kế...Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kế...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kế...
 
Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOTĐề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty thương mại Hiền Hạnh
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty thương mại Hiền HạnhĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty thương mại Hiền Hạnh
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty thương mại Hiền Hạnh
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
 
Luận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOT
Luận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOTLuận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOT
Luận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOT
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh, 9đ
 
Đề tài: Kế toán doanh thu kinh doanh tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh
Đề tài: Kế toán doanh thu kinh doanh tại Công ty TNHH Vĩnh SinhĐề tài: Kế toán doanh thu kinh doanh tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh
Đề tài: Kế toán doanh thu kinh doanh tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty phát triển Hùng Thắng
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty phát triển Hùng ThắngĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty phát triển Hùng Thắng
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty phát triển Hùng Thắng
 
Khóa luận: Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh công ty xnk
Khóa luận: Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh công ty xnkKhóa luận: Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh công ty xnk
Khóa luận: Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh công ty xnk
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty giống cây trồng, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty giống cây trồng, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty giống cây trồng, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty giống cây trồng, 9đ
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty giống cây trồng, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty giống cây trồng, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty giống cây trồng, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty giống cây trồng, 9đ
 
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty Hapaco, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty Hapaco, HAYLuận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty Hapaco, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty Hapaco, HAY
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất giấy, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất giấy, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất giấy, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất giấy, 9đ
 
Đề tài: Kế toàn doanh thu chi phí tại công ty Quảng Thành Việt Nam
Đề tài: Kế toàn doanh thu chi phí tại công ty Quảng Thành Việt NamĐề tài: Kế toàn doanh thu chi phí tại công ty Quảng Thành Việt Nam
Đề tài: Kế toàn doanh thu chi phí tại công ty Quảng Thành Việt Nam
 
Đề tài: Kế toàn doanh thu chi phí tại Công ty Quảng Thành, HAY
Đề tài: Kế toàn doanh thu chi phí tại Công ty Quảng Thành, HAYĐề tài: Kế toàn doanh thu chi phí tại Công ty Quảng Thành, HAY
Đề tài: Kế toàn doanh thu chi phí tại Công ty Quảng Thành, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

Doanh thu chi phí kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chè

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  TRÇN TUÊN ANH HOµN THIÖN KÕ TO¸N DOANH THU, CHI PHÝ Vµ KÕT QU¶ KINH DOANH TRONG C¸C DOANH NGHIÖP S¶N XUÊT KINH DOANH CHÌ TR£N §ÞA BµN TØNH TH¸I NGUY£N HÀ NỘI - 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  TRÇN TUÊN ANH HOµN THIÖN KÕ TO¸N DOANH THU, CHI PHÝ Vµ KÕT QU¶ KINH DOANH TRONG C¸C DOANH NGHIÖP S¶N XUÊT KINH DOANH CHÌ TR£N §ÞA BµN TØNH TH¸I NGUY£N CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 62.34.03.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS,TS. ĐẶNG THỊ LOAN 2. PGS,TS. PHẠM THỊ THU THỦY HÀ NỘI - 2016
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập được thực hiện trong quá trình học tập và nghiên cứu. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc cụ thể và rõ ràng. Nghiên cứu sinh Trần Tuấn Anh
  • 4. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đồ, đồ thị, hình MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.......................................................19 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP....................................................19 1.1.1. Khái niệm và bản chất của doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp...............................................................................................19 1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh......................................................................................................................22 1.2. KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DƢỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH..................23 1.2.1. Thu nhận thông tin ban đầu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp...........................................................................23 1.2.2. Hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp...........................................................................24 1.2.3. Trình bày thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính...........................................................................................................42 1.3. KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DƢỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ...................44 1.3.1. Phân loại doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh ..........................................44 1.3.2. Xây dựng định mức và lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp....................................................................................48
  • 5. iii 1.3.3. Thu thập thông tin thực hiện về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp....................................................................................58 1.3.4. Phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh.......................68 1.4. KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM......................................................................71 1.4.1. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh theo kế toán Mỹ..................................................................................................................71 1.4.2. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh theo kế toán Pháp ...............................................................................................................73 1.4.3. Bài học kinh nghiệm về vận dụng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh vào các doanh nghiệp ở Việt Nam...........................................75 Kết luận chƣơng 1............................................................................................................77 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN.............................................................78 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN........................................78 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên............................................................................78 2.1.2. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh chè của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.....................82 2.1.3. Đặc điểm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên ảnh hƣởng đến công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh...........................................................................................86 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN........................................95
  • 6. iv 2.2.1. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên dƣới góc độ kế toán tài chính................................................................95 2.2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên dƣới góc độ kế toán quản trị................................................................111 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN.............122 2.3.1. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dƣới góc độ kế toán tài chính.....................................................122 2.3.2. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dƣới góc độ kế toán quản trị.......................................................125 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại.........................................................................128 Kết luận chƣơng 2..........................................................................................................130 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN.......................131 3.1. ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.......................131 3.1.1. Định hƣớng phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên..........................................................................131 3.1.2. Mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên..........................................................................132 3.2. YÊU CẦU CƠ BẢN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN..........................135
  • 7. v 3.3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN.................................................................137 3.3.1. Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dƣới góc độ kế toán tài chính.............................................................................137 3.3.2. Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dƣới góc độ kế toán quản trị..............................................................................144 3.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN......................................................................................186 3.4.1. Về phía Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng ..................................................186 3.4.2. Về phía doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.................................................................................................................188 Kết luận chƣơng 3..........................................................................................................189 KẾT LUẬN............................................................................................................190 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BTC Bộ tài chính CPBH Chi phí bán hàng CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp CPSXC Chi phí sản xuất chung CPSXKDDD Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang DNSXKD Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ĐBKD GVHB Đòn bảy kinh doanh Giá vốn hàng bán GTGT Giá trị gia tăng HĐQT Hội đồng quản trị HTX Hợp tác xã KKĐK Kiểm kê định kỳ KKTX Kê khai thƣờng xuyên KPCĐ Kinh phí công đoàn KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh KTQT Kế toán quản trị KTTC Kế toán tài chính TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định XĐKQKD Xác định kết quả kinh doanh
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2011-2015)..........................................................................................................82 Bảng 2.2: Diện tích trồng mới, trồng thay thế giai đoạn 2013 - 2015.................84 Bảng 2.3: Xuất khẩu chè Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015..............................85 Bảng 2.4: Phân loại doanh thu theo nguồn hình thành doanh thu .......................99 Bảng 2.5: Bảng phân loại doanh thu theo khu vực địa lý....................................99 Bảng 2.6: Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động của chi phí ...................101 Bảng 2.7: Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí ..........................101 Bảng 2.8: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất .........................................................107 Bảng 2.9: Thẻ tính giá thành sản phẩm..............................................................107 Bảng 2.10: Bảng tổng hợp kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ....................110 Bảng 2.11: Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động của chi phí......................111 Bảng 2.12: Bảng định mức nguyên vật liệu.......................................................113 Bảng 2.13: Bảng dự toán chi phí sản xuất năm 2015 ........................................114 Bảng 2.14: Dự toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm: Chè xanh.............................115 Bảng 2.15: Bảng dự toán doanh thu sản phẩm chè đen xuất khẩu năm 2015 ...115 Bảng 2.16: Báo cáo chi tiết chi phí sản xuất chung...........................................117 Bảng 2.17: Báo cáo chi tiết chi phí bán hàng.....................................................118 Bảng 2.18: Báo cáo chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp ................................118 Bảng 2.19: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh dạng số đảm phí của sản phẩm Trà túi lọc hƣơng nhài..............................................................................120 Bảng 2.20: Bảng thông tin đến phƣơng án tiêu thụ thêm đơn hàng mới...........121 Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất chè giai đoạn 2016-2020.....................................134 Bảng 3.2: Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động trong các DNSXKD chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.....................................................................146
  • 10. viii Bảng 3.3: Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động tại Công ty cổ phần chè Quân Chu năm 2015 ....................................................................................................149 Bảng 3.4: Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận năm 2015....................................................................................................................149 Bảng 3.5: Định mức giá nguyên vật liệu tính cho 1kg chè xanh.......................151 Bảng 3.6: Định mức lƣợng nguyên vật liệu tính cho 1 kg chè xanh..................151 Bảng 3.7: Định mức chi phí nguyên vật liệu cho 1kg chè xanh ........................151 Bảng 3.8: Định mức giá nguyên vật liệu cho sản phẩm chè đen OP.................152 Bảng 3.9: Định mức lƣợng nguyên vật liệu cho sản phẩm chè đen OP ............152 Bảng 3.10: Định mức chi phí nguyên vật liệu cho 1kg chè đen OP..................152 Bảng 3.11: Định mức chi phí nhân công trực tiếp tính cho 1 kg chè xanh........154 Bảng 3.12: Bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp tính cho 1 kg chè đen OP ............................................................................................................................154 Bảng 3.13: Định mức chi phí sản xuất chung tính cho 1 kg chè xanh ..............156 Bảng 3.14: Bảng định mức chi phí sản xuất chung tính cho 1 kg chè đen OP..156 Bảng 3.15: Bảng tổng hợp chi phí định mức tính cho 1 kg chè xanh ...............156 Bảng 3.16: Bảng tổng hợp chi phí định mức tính cho 1 kg chè đen OP............157 Bảng 3.17: Dự toán chi phí nguyên vật liệu.......................................................158 Bảng 3.18: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp ................................................159 Bảng 3.19: Dự toán chi phí sản xuất chung năm 2016 ......................................160 Bảng 3.20: Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp............161 Bảng 3.21: Bảng dự toán kết quả kinh doanh....................................................162 Bảng 3.22: Xây dựng hệ thống tài khoản chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các DNSXKD chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên............................163 Bảng 3.23: Mẫu sổ chi tiết doanh thu ................................................................166 Bảng 3.24: Mẫu Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................166 Bảng 3.25: Mẫu Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp....................................166 Bảng 3.26: Mẫu Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung............................................167 Bảng 3.27: Mẫu Sổ chi tiết chi phí bán hàng....................................................167
  • 11. ix Bảng 3.28: Mẫu Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp.................................167 Bảng 3.29: Báo cáo doanh thu theo từng sản phẩm năm 2015..........................168 Bảng 3.30: Báo cáo doanh thu theo khu vực địa lý năm 2015 ..........................169 Bảng 3.31: Báo cáo doanh thu theo thị trƣờng nội địa năm 2015 .....................169 Bảng 3.32: Mẫu Báo cáo giá thành sản phẩm....................................................170 Bảng 3.33: Mẫu báo cáo tình hình thu mua nguyên vật liệu .............................170 Bảng 3.34: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện CPNVLTT Sản phẩm chè...........171 Bảng 3.35: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện chi phí nhân công trực tiếp Sản phẩm chè ............................................................................................................171 Bảng 3.36: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện chi phí sản xuất chung................172 Bảng 3.37: Mẫu báo cáo thực hiện chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.................................................................................................................172 Bảng 3.38: Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo địa bàn tiêu thụ...................173 Bảng 3.39: Mẫu Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng sản phẩm theo dạng số dƣ đảm phí...............................................................................................................173 Bảng 3.40: Bảng tính giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp biến phí .............175 Bảng 3.41: Bảng phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận Sản phẩm: Chè OP ....................................................................................................177 Bảng 3.42: Bảng phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận Sản phẩm: Chè Peko .................................................................................................178 Bảng 3.43: Bảng phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận Sản phẩm: Chè P .......................................................................................................179 Bảng 3.44: Báo cáo kết quả kinh doanh của 3 sản phẩm chè đen .....................181 Bảng 3.45: Báo cáo kết quả kinh doanh 2 sản phẩm chè đen............................181 Bảng 3.46: Bảng phân tích chênh lệch lợi nhuận giữa các phƣơng án..............182 Bảng 3.47: Bảng phân tích phƣơng án tự sản xuất hay mua ngoài sản phẩm chè OPA các loại.......................................................................................................183 Bảng 3.48: Bảng định giá sản phầm chè sen nhúng...........................................186
  • 12. x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Hệ thống dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm..............52 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Chè Tân Cƣơng Hoàng Bình ......................................................................................................................87 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần chè Hà Thái................89 Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Vạn Tài.......................92 Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất chè xanh ...............................................................94 Sơ đồ 2.5: Quy trình sản xuất chè đen .................................................................95
  • 13. xi DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH Trang Đồ thị 3.1: Mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - sản phẩm chè OP.....................178 Đồ thị 3.2: Mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - sản phẩm chè Peko..................179 Đồ thị 3.3: Mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - sản phẩm chè P........................180 Hình 2.1: Tổng hợp loại hình các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...........................................................................................90 Hình 2.2: Tổng hợp quy mô của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.....................................................................................90
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nói đến trà Việt, ngƣời ta nghĩ ngay đến trà Thái Nguyên. Với diện tích trồng chè khoảng 17.660 ha, đứng thứ 2 cả nƣớc (sau Lâm Đồng), Thái Nguyên nằm trong vùng chè lâu đời của Việt Nam, với sản phẩm chè có hƣơng vị đặc trƣng mà không nơi nào khác có đƣợc. Từ rất lâu, chè Thái Nguyên đã đƣợc tôn vinh là "đệ nhất danh trà" của đất nƣớc. Cây chè đƣợc coi là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, phát triển doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn Tỉnh. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn, có những doanh nghiệp ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng thậm chí phá sản. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là các doanh nghiệp chƣa kiểm soát đƣợc chi phí nên giá thành của sản phẩm chè cao, không cạnh tranh đƣợc với các doanh nghiệp chè trong và ngoài nƣớc. Thông tin kế toán cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị. Đến nay, vẫn chƣa có giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm đồng thời nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Trong xu thế toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không những chịu sự cạnh tranh gay gắt của doanh nghiệp chè trong nƣớc mà còn phải cạnh tranh với doanh nghiệp chè nƣớc ngoài. Với lĩnh vực kinh doanh đặc thù, để đứng vững và vƣơn lên chiếm lĩnh thị trƣờng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phải thực sự đổi mới sâu sắc và toàn diện công cụ quản lý vào doanh nghiệp mình. Một trong những công cụ quản lý kinh tế tài chính
  • 15. 2 quan trọng đó là kế toán, đặc biệt là kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần đƣợc quan tâm hàng đầu. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh một cách chính xác. Từ đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý đồng thời đánh giá các chi phí bỏ ra, doanh thu thu đƣợc để có biện pháp kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và nâng cao vị thế cho các doanh nghiệp trong thị trƣờng hiện nay. Mặt khác, việc ban hành chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã tạo hành lang pháp lý chung cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định cho việc vận dụng trong ngành kinh doanh đặc thù nhƣ ngành chè. Nên việc vận dụng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, do đó tôi đã chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài Thứ nhất: Các công trình liên quan đếncác khía cạnh tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh Nghiên cứu của Jonathan C. Glover and Yuji Ijiri (2000) với đề tài “Revenue accounting in the age of E-Commerce: Exploring its conceptual and analytical frameworks” trong nghiên cứu này đã chỉ ra điểm hạn chế của phƣơng pháp doanh thu truyền thống, điểm hạn chế đó là chƣa thiết lập đƣợc các điểm mốc, các khoản doanh thu chính khi cung cấp thông tin cho các đối
  • 16. 3 tƣợng sử dụng để đánh giá sự tiến triển trong quá trình tạo doanh thu và chƣa có phƣơng pháp đo lƣờng bền vững của doanh thu. Nghiên cứu đã đề xuất một cách tiếp mới về kế toán doanh thu để phục vụ nhu cầu thông tin cho nhà quản lý và các nhà đầu tƣ trong việc hoạch định và kiểm soát các hoạt động bán hàng của một công ty cũng nhƣ kết quả tài chính của công ty đó, đặc biệt trong thời kỳ thƣơng mại điện tử nhƣ ngày nay. Các tác giả đƣa ra việc thiết lập các điểm mốc, các khoản doanh thu quan trọng và đo lƣờng sự gia tăng doanh thu bằng phƣơng pháp tuyến tính theo cấp số nhân để xem xét các thông tin về tính bền vững của doanh thu. Đồng thời các Tác giả tiến hành phân tích doanh thu cố định và doanh thu biến đổi thông qua các khái niệm phát triển bền vững doanh thu [74]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Yuri Biondi, Robert J. Bloomfield, Jonathan C. Glover, Karim Jamal, James A. Ohson, Stephen H.Penman and EikoTsujiyama về “Accounting for revenues: a framework for standard setting” (2011). Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đề xuất một phƣơng pháp hạch toán doanh thu nhƣ một sự thay thế cho các đề xuất bởi FASB và IASB. Đồng thời, nghiên cứu đã đƣa ra ba vấn đề cần xem xét và giải quyết. Thứ nhất là doanh thu đƣợc ghi nhận khi khách hàng thanh toán hoặc cam kết sẽ thanh toán. Thứ hai là sự ghi nhận doanh thu và sự ghi nhận lợi nhuận đƣợc kết hợp với nhau,với sự ghi nhận lợi nhuận đƣợc xác định trên cơ sở các tiêu chí khách quan về giải pháp cho sự rủi ro theo hợp đồng và do đó phải thận trọng. Thứ ba: hai cách tiếp cận khác đƣợc nghiên cứu và đề nghị đó là: Phƣơng pháp hoàn thành hợp và phƣơng pháp tỷ suất lợi nhuận, cách tiếp cận thứ hai yêu cầu giải pháp cho sự không chắc chắn [85]. Thứ hai: Các công trình liên quan đến kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh Bài báo “Cost Accounting Techniques Adopted by Manufacturing and Service Industry within the Last Decade” của tác giả Nasieku Tabitha,
  • 17. 4 Oluyinka Isaiah Ogungbade (2016) đăng trên tạp chí International Journal of Advances in Management and Economic. Mục đích của nghiên cứu này là xem xét các tài liệu về nghiệp vụ kế toán đƣợc sử dụng trong các ngành sản xuất và dịch vụ trong vòng một thập kỷ qua. Hầu nhƣ tất cả các nghiệp vụ này đều phù hợp cho các công ty sản xuất và cũng phù hợp cho các công ty dịch vụ. Tuy nhiên, nghiệp vụ phổ biến nhất đƣợc sử dụng tại các công ty sản xuất bao gồm quản lý sản xuất tức thì (Just in Time (JIT), Chi phí dựa trên hoạt động (Acitivity Based Costing (ABC), chi phí mục tiêu (Target Costing), chi phí vòng đời sản phẩm (Life Cycle Costing) và chi phí Kaizen, trong khi đó, Chi phí dựa trên hoạt động là một nghiệp vụ đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, các nghiệp vụ chi phí dựa trên hoạt động, ngân sách (Budgetary), kiểm soát (control), phân tích Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận và chi phí tiêu chuẩn là các nghiệp vụ phổ biến trong cả hai ngành sản xuất và dịch vụ. Ngƣợc lại với những giả định của nhiều tác giả cho rằng các nghiệp vụ truyền thống đã không còn phù hợp và nên ngừng sử dụng chúng, quan điểm này chỉ ra rằng các nghiệp vụ truyền thống, bao gồm các nghiệp vụ chi phí tiêu chuẩn, chi phí biên (marginal Costing) mặc dù bị chỉ trích nặng nề những vẫn đƣợc các công ty sử dụng thƣờng xuyên trong vòng một thập kỷ qua . Các nghiệp vụ chi phí hiện đại đã đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong nhiều thập kỷ qua bao gồm: Nguyên lý quản lý sản xuất tức thì, Chi phí dựa trên hoạt động, Chi phí mục tiêu, Chi phí vòng đời sản phẩm, chi phí Kaizen… Việc sử dụng những nghiệp vụ này phụ thuộc vào tình hình thực tế, bao gồm trình độ tiến bộ kỹ thuật, quy mô công ty, văn hóa tổ chức và giai đoạn của sản phẩm [80]. Bài báo “Directions in management acconting research: An analysis of contemporary issues and themes” của tác giả Harris, Jason, Durden, Chris tại trƣờng Đại học James Cook (Australia), bài báo này tập trung nghiên cứu kế toán chi phí, coi quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán chi phí [67].
  • 18. 5 Bài báo “The Applicability of the Principles of ActivityBased Costing System in a Higher Education Institution” của tác giả Carlos Manuel Ferreira Lima ‐ carlos‐manuel‐lima@sapo.pt, Faculdade de Economia do Porto. Bài báo xem xét tính phù hợp ngày càng tăng của kế toán quản trị trong công tác quản lý của các trƣờng đại học, ghi nhận sự cần thiết cho hệ thống đánh giá chi phí hiệu quả (Jarrar, Smith và Dolley, 2007), và những thay đổi sâu sắc đang diễn ra trong cấu trúc của các trƣờng đại học Bồ Đào Nha, các mô hình triển khai và thực hiện có thể thực sự hữu ích cho công tác quản lý các tổ chức này sẽ có tầm quan trọng lớn. Mục đích của bài viết này là trình bày một mô hình đánh giá chi phí bị ảnh hƣởng bởi kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) và áp dụng đối với các tổ chức giáo dục đại học. Vì vậy, dựa trên các quy trình đƣợc áp dụng tại một khoa thuộc một trƣờng một trƣờng đại học danh tiếng tại Bồ Đào Nha, chúng tôi đã cố gắng tạo ra một mô hình cho phép các thuộc tính chi tiêu của từng bộ phận cho các mục tiêu chi phí khác nhau nhƣ các khóa học, các dự án nghiên cứu, dịch vụ. Bằng cách này, chúng tôi cố gắng trình bày một mô hình không quá phức tạp, có mức độ đủ chi tiết cho phép cung cấp các thông tin đáng tin cậy và có thể đƣợc áp dụng trong bối cảnh của các tổ chức giáo dục đại học [60]. 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Các vấn đề về kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh đƣợc các tác giả đề cập đến thông qua các công trình nghiên cứu khoa học các cấp và đặc biệt là trong các luận án tiến sĩ kinh tế. Cụ thể: Thứ nhất: Luận án nghiên cứu các khía cạnh tổ chức doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh Luận án của tác giả Nghiêm Thị Thà (2007): “Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng" [44]. Luận án đã tập chung làm rõ lý luận cơ bản về tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh danh trong các doanh nghiệp sản xuất
  • 19. 6 theo hai khía cạnh: Nhận diện các mô hình kế toán phổ biến trên thế giới, phân tích các nhân tố tác động đến mô hình kế toán của mỗi quốc gia để cung cấp cơ sở lý luận luận giải cho sự lựa chọn mô hình kế toán doanh nghiệp của mỗi quốc gia. Luận án phân tích nội dung cơ bản về tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh danh trong các doanh nghiệp sản xuất bằng cách tiếp cận với các khái niệm, nguyên tắc kế toán và chuẩn mực kế toán quốc tế đƣợc thừa nhận và công bố chính thức về tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh. Luận giải sự ra đời, phát triển và những nội dung cơ bản về tổ chức KTQT chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Thông qua phân tích các quy định pháp lý về kế toán liên quan đến tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất và kết quả khảo sát thực tế phần hành kế toán này trong các doanh nghiệp sản xuất Gốm, sứ xây dựng. Luận án đã đánh giá những thành tựu cơ bản, chỉ rõ những hạn chế, bất cập của môi trƣờng pháp lý kế toán liên quan và thực tế tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng hiện nay. Phân tích các nguyên nhân cụ thể của những tồn tại, nghiên cứu kinh nghiệp tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả doanh nghiệp của một số nƣớc điển hình trên thế giới. Từ đó, luận án đã đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả cho các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng. Tuy nhiên, luận án chƣa đi sâu phân tích kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh dƣới góc độ KTQT và phạm vi áp dụng kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng. Luận án của Tác giả Mai Ngọc Anh (2008): "Tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển" [4]. Luận án đã hệ thống hoá và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về bản chất của chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp dịch vụ (các mô hình tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trong hai hoại hình kế toán động và kế toán tĩnh;
  • 20. 7 nội dung cơ bản tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp dịch vụ...). Nghiên cứu những đặc thù kinh doanh và vận tải đƣờng biển, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải đƣờng biển trong giai hiện nay; Từ đó đề xuất các nội dung cần hoàn thiện trong tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp dịch vụ vận tải biển. Tuy nhiên, luận án tập trung nghiên kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh của hoạt động vận tải hàng hóa bằng đƣờng biển. Luận án của Tác giả Đỗ Minh Thoa (2015): “Tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam hiện nay” [45]. Luận án đã phân tích rõ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành, đặc điểm quản lý và tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. Luận án đã đƣa ra thực trạng khung pháp lý hiện hành của Việt Nam ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành. Khái quát, phân tích và làm rõ thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ lữ hành ở Việt Nam xét trên hai khía cạnh là KTTC và KTQT nhƣ: Luận án tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành trong điều kiện áp dụng hệ thống ERP. Luận án đã phân tích các yêu cầu có tính nguyên tắc để hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành. Đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện đồng thời chỉ rõ điều kiện để thực hiện các giải pháp đó. Tuy nhiên, luận án chỉ nghiên cứu sâu về KTTC đối với chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ lữ hành ở Việt Nam, còn với KTQT chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ lữ hành ở Việt Nam, luận án chỉ nghiên cứu một số nội dung: Tổ chức thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán chi phí, doanh thu và kết
  • 21. 8 quả kinh doanh dịch vụ lữ hành, phƣơng pháp phân bổ chi phí kinh doanh chung dịch vụ du lịch lữ hành, phƣơng pháp định giá bán dịch vụ du lịch lữ hành và phạm vi áp dụng kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh là các doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam. Luận án của Tác giả Phạm Thị Kim Vân (2002): "Tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch" [55]. Luận án đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp nhƣ: Vai trò của kế toán quản trị trong quản lý kinh doanh, bản chất và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh, tổ chức kế toán chi phí và kết quả kinh doanh. Khảo sát, đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh và luận án đã đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, Luận án chƣa đề cập đến mô hình kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh của một số nƣớc trên thế giới để vận dụng vào Việt Nam và tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh chỉ áp dụng đƣợc cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Luận án tác giả Văn Thị Thái Thu (2008): "Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ở Việt Nam" [46]. Tác giả đã phân tích đƣợc những ảnh hƣởng chi phối của kinh doanh, quản lý ngành tới tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả tại doanh nghiệp khách sạn. Luận án đã nêu và phân tích rõ 5 nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ và hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ở Việt Nam, luận án đã phân tích rõ cách lập dự toán chi phí chung cho loại hình sản xuất sản phẩm hữu hình và vô hình, thiết kế lại hệ thống thông tin kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trên tài khoản, sổ kế toán phần hành và báo cáo kế toán quản trị mặc dù chƣa thật triệt để trên góc độ tổ chức, song có thể đánh giá đây là những đóng góp đáng kể của tác giả với thực tiễn
  • 22. 9 kế toán, quản lý tài chính nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam. Tuy nhiên, tƣ liệu trích dẫn quy trình thực tế nội dung cụ thể của tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh thiếu đầy đủ, đồng bộ cho các loại hình tổ chức kinh doanh khách sạn ở Việt Nam. Luận án của Tác giả Nguyễn Vũ Việt (2007): “Tổ chức kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ" [57]. Luận án hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kế toán quản trị, kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Luận án trình bày cụ thể thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị doanh thu, kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích và đánh giá rút ra đƣợc những ƣu điểm và những tồn tại cơ bản mà các doanh nghiệp cần khắc phục và hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa quá trình thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Luận án đã đƣa ra những giải pháp hoàn thiện cụ thể theo từng nội dung tổ chức công tác kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những đề xuất này đƣợc đƣa ra trên cơ sở các phân tích cụ thể, có căn cứ khoa học, phù hợp với thực tế và có tính khả thi cao. Thứ hai: Các công trình liên quan đến kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh Luận án của tác giả Hà Thị Thúy Vân (2011): "Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tour tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội" [5656]. Luận án đã phân tích rõ đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch tour tác động đến kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ và vai trò của kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Đồng thời, luận án chỉ rõ nội dung kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh du lịch tour
  • 23. 10 theo quan điểm KTTC và KTQT. Trên cơ sở khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng về kế toán chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tour theo quan điểm KTTC, và kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh du lịch tour theo quan điểm KTQT nhƣ: Xác lập mô hình KTQT chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh du lịch tour; xây dựng dự toán, định mức chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tour; báo cáo kế toán quản trị về chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tour và phân tích các thông tin chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tour. Qua đó chỉ rõ ƣu điểm, nhƣợc điểm và nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tour tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội cả về mặt KTTC và KTQT. Tuy nhiên, luận án chỉ nghiên cứu trong phạm vi về kế toán chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tour tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tour trên địa bàn Hà Nội. Luận án của tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam” [27]. Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam. Đề xuất hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trên cả hai phƣơng diện: Về mặt KTTC, luận án hoàn thiện xác định nội dung, phạm vi chi phí, xác định nội dung và phạm vi doanh thu, xác định thời điểm ghi nhận doanh thu, phƣơng pháp kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh. Về KTQT, luận án hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy theo mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT, xây dựng định mức giá, lập dự toán và phân tích biến động để kiểm soát chi phí.
  • 24. 11 2.3. Kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố trong và ngoài nƣớc nghiên cứu đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, tác giả rút ra những kết luận nhƣ sau: Thứ nhất: Tất cả các luận án nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cho đến thời điểm này chƣa có luận án nào nghiên cứu đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. Thứ hai: Các luận án nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh hầu hết đều chƣa nghiên cứu đầy đủ đến các nội dung của doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên cả hai khía cạnh KTTC và KTQT. Thứ ba: Các luận án nghiên cứu đến phƣơng pháp tính giá thành, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu các phƣơng pháp tính giá thành truyền thống mà chƣa quan tâm đến vận dụng phƣơng pháp tính giá thành hiện đại vào đơn vị mình nghiên cứu. Thứ tư: Các luận án chƣa nghiên cứu và vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận vào đơn vị mình. Trong điều kiện cạnh tranh, các doanh nghiệp chƣa có chiến lƣợc định giá hiệu quả và chƣa ứng dụng thông tin thích hợp của kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp, lĩnh vực mà mình nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa các nội dung cơ bản của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Đồng thời, xuất phát từ “khoảng trống” trên Tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên” trên hai góc độ KTTC và KTQT.
  • 25. 12 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp trên cả hai góc độ KTTC và KTQT. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, nêu rõ những kết quả đạt đƣợc, chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập để từ đó có giải pháp hoàn thiện phù hợp. Đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời chỉ rõ các điều kiện để thực hiện các giải pháp đề xuất theo mục tiêu đã đề ra. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi không gian nghiên cứu Luận án tiến hành khảo sát, nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất (32 doanh nghiệp) và doanh nghiệp kinh doanh chè (6 doanh nghiệp) trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. * Phạm vi nội dung nghiên cứu Phạm vi về doanh thu: Luận án nghiên cứu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đối với sản phẩm chè trong các DNSXKD chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi về chi phí: Luận án nghiên cứu về chi phí sản xuất kinh doanh chè phát sinh trong kỳ kế toán và tham gia vào quá trình xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp cụ thể là: Chi phí nguyên
  • 26. 13 vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Phạm vi về kết quả kinh doanh: Luận án nghiên cứu về lợi nhuận kế toán trƣớc thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh chè trong các DNSXKD chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi nghiên cứu chuyên sâu về kế toán: Nội dung nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên trên hai góc độ là KTTC và KTQT. Cụ thể: +) Góc độ KTTC: Luận án tập trung nghiên cứu thu nhận thông tin ban đầu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh; hệ thống hóa và xử lý thông tin và trình bày thông tin về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. +) Góc độ KTQT: Luận án tập trung nghiên cứu phân loại doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Xây dựng định mức và lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Thu thập thông tin thực hiện về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Phân tích thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho việc ra quyết định. * Thời gian nghiên cứu Luận án nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập thông tin số liệu sơ cấp và thứ cấp về tổ chức thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên từ năm 2013 đến năm 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp trong đó các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng nhƣ sau: Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn, phƣơng pháp tổng hợp, phân tích để hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn.
  • 27. 14 5.1. Phương pháp thu thập thông tin * Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu liên quan đến công trình trong nƣớc và nƣớc ngoài đƣợc thu thập thông qua các nguồn tài liệu tại các thƣ viện và tìm kiếm trên mạng thông qua việc truy cập các trang web, trên các tạp chí kế toán và kiểm toán, tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, tạp chí Tài chính…, niêm gián thống kê tỉnh Thái Nguyên (2013-2015). Dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong luận án còn bao gồm các chứng từ kế toán, các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp, các báo cáo của các DNSXKD Chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. * Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Luận án sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp đó là thông qua khảo sát, điều tra về thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các DNSXKD trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên góc độ KTTC gồm thu nhận thông tin ban đầu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh; hệ thống hóa và xử lý thông tin và trình bày thông tin về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên góc độ KTQT bao gồm: Phân loại doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Xây dựng định mức và lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Thu thập thông tin thực hiện về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Phân tích thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho việc ra quyết định. Để khảo sát thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các DNSXKD trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phỏng vấn, điều tra. Khảo sát thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các DNSXKD trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên đƣợc Tác giả tiến hành qua 5 bƣớc sau:
  • 28. 15 Bước 1: Xác định DNSXKD Chè trên địa bàn Tỉnh cần điều tra. Theo số liệu tính đến tháng 12/2015 tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên, DNSXKD Chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm 38 doanh nghiệp, trong đó 32 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè. Còn lại 6 doanh nghiệp kinh doanh chè. Do đó, Tác giả đã chọn mẫu điều tra là 38 DNSXKD Chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bước 2: Xác định đối tƣợng điều tra theo hai đối tƣợng. Đối tƣợng thứ nhất là nhà quản trị các DNSXKD. Đối tƣợng thứ hai là các cán bộ kế toán tại các DNSXKD. Bước 3: Căn cứ từ mục đích nghiên cứu, đối tƣợng cần điều tra tác giả xây dựng bảng câu hỏi theo hai đối tƣợng là nhà nhà quản trị và cán bộ kế toán. Bước 4: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp, gửi mail, gọi điện thoại đến các DNSXKD theo bảng câu hỏi đã chuẩn bị trƣớc. Bước 5: Sau khi phỏng vấn điều tra, tác giả tiến hành thu thập phân tích số liệu làm cơ sở để tác giả đánh giá đúng thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các DNSXKD trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. +) Phương pháp điều tra: Tác giả tiến hành điều tra 38 DNSXKD Chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Phụ lục 01) theo hai đối tƣợng: Nhà quản trị và cán bộ kế toán thông qua bảng câu hỏi (Phụ lục 02, phụ lục 03). Nội dung khảo sát đối với nhà quản trị chủ yếu tập trung vào những nội dung sau: Nhóm Nội dung khảo sát Câu hỏi I Những vấn đề chung về doanh nghiệp 1-4 II Nhu cầu sử dụng thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các DNSXKD chè trên địa bàn tỉnh Thái nguyên dƣới góc độ KTTC 5-11
  • 29. 16 III Nhu cầu sử dụng thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các DNSXKD chè trên địa bàn tỉnh Thái nguyên dƣới góc độ KTQT 12-32 Nội dung khảo sát đối với các cán bộ kế toán chủ yếu tập trung vào những nội dung sau: Nhóm Nội dung khảo sát Câu hỏi I Những vấn đề chung về công tác kế toán và công tác KTQT trong các DNSXKD chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 1-10 II Nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các DNSXKD chè trên địa bàn tỉnh Thái nguyên dƣới góc độ KTTC 11 - 45 III Nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các DNSXKD chè trên địa bàn tỉnh Thái nguyên dƣới góc độ KTQT 46 - 62 +) Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu nhà quản trị tại các DNSXKD Chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên gồm: Công ty cổ phần chè Tân Cƣơng Hoàng Bình, Công ty cổ phần chè Hà Thái, Công ty cổ phần chè Quân Chu, Công ty TNHH Bắc Kinh Đô, Công ty cổ phần Vạn Tài, Công ty cổ phần chè Sông Cầu... 5.2. Phương pháp xử lý và cung cấp thông tin Thông qua thu thập các kết quả điều tra tác giả sẽ kiểm tra để phát hiện những sai sót trong quá trình ghi chép, bổ sung những thông tin còn thiếu sót, sau đó tổng hợp bằng cách tính toán bằng phần mềm Excel của Microsoft Office 2007 theo yêu cầu nghiên cứu.
  • 30. 17 Kết quả tính toán và trình bày dƣới dạng bảng biểu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh (Phụ lục 04, phụ lục 05). Trong thời gian khảo sát, tác giả nhận đƣợc số phiếu trả lời: Đối với nhà quản trị nhận đƣợc 36/38 phiếu chiếm tỷ lệ 94,7%. Đối với cán bộ kế toán nhận đƣợc 36/38 phiếu chiếm tỷ lệ 94,7%. Từ đó luận án đƣa ra các kết quả đƣợc trình bày dƣới dạng bảng biểu hoặc đoạn văn để tổng kết thực trạng, phân tích làm nổi bật thực trạng các vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án Thứ nhất: Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp trên hai góc độ là KTTC và KTQT. Làm cơ sở để điều tra khảo sát, đánh giá và hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo mục tiêu đặt ra. Thứ hai: Luận án phân tích và đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nêu rõ những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. Thứ ba: Luận án xác định rõ yêu cầu hoàn thiện và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời chỉ rõ điều kiện để thực hiện các giải pháp đề xuất trên hai khía cạnh là Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng và các DNSXKD Chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung của luận án đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
  • 31. 18 Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên
  • 32. 19 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm và bản chất của doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của doanh thu Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 18: "Doanh thu là tổng giá trị lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản vốn góp của các chủ sở hữu” [19]. Nhƣ vậy, IAS khẳng định để xác định doanh thu phải thỏa mãn điều kiện: Tăng lợi ích kinh tế của doanh nghiệp bằng cách tăng vốn tự có và không phải tăng do việc đóng góp vốn của các bên chủ sở hữu. Vì vậy, muốn tăng lợi ích kinh tế biện pháp cơ bản là tăng doanh thu. Theo Học viện đào tạo các kế toán viên công cộng của Mỹ (AICPA) định nghĩa: “Doanh thu là tổng số gia tăng tài sản hay là sự giảm gộp các khoản nợ được công nhận và định lượng theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận, là kết qủa của các loại hoạt động có lợi nhuận của doanh nghiệp và có thể làm thay đổi vốn chủ sở hữu” [3]. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thường của doanh nghiệp, góp phần làm gia tăng vốn chủ sở hữu” [10, tr.56]. Từ những quan điểm trên, Tác giả nhận thấy doanh thu trong doanh nghiệp có những đặc trƣng cơ bản sau:
  • 33. 20 Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp có được từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. Doanh thu làm tăng vốn hoặc giảm các khoản nợ và có thể làm thay đổi vốn chủ sở hữu. Lượng hóa được giá trị các lợi ích kinh tế trên cơ sở các bằng chứng đáng tin cậy. Bản chất của doanh thu là khoản thu từ hoạt động kinh doanh. Việc nhận thức đúng bản chất của doanh thu và xác định đúng đắn thời điểm ghi nhận doanh thu giúp cho việc xác định đúng đắn lợi nhuận. 1.1.1.2. Khái niệm và bản chất của chi phí Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng, huy động các nguồn lực nhƣ lao động, vật tƣ, tiền vốn để thực hiện việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các công việc lao vụ, luân chuyển lƣu thông hàng hóa, thực hiện hoạt động đầu tƣ. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quản lý, ngƣời ta thƣờng quan tâm đến việc doanh nghiệp đã chi ra trong kỳ những loại chi phí nào với số lƣợng bao nhiêu để đạt đƣợc mức doanh thu nào đó cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Theo IASC định nghĩa về chi phí nhƣ sau: “Chi phí là các yếu tố làm giảm các lợi ích kinh tế trong niên độ kế toán dưới hình thức xuất đi hay giảm giá trị tài sản hay làm phát sinh các khoản nợ, kết quả là giảm nguồn vốn chủ sở hữu mà không do việc phân phối nguồn gốc cho các bên chủ sở hữu” [19]. Theo hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB (International Accounting Standards Board): “Chi phí là sự giảm đi của lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dƣới hình thức dòng ra (hay sự suy giảm) của tài sản hoặc sự tăng lên của nợ phải trả dẫn tới sự giảm xuống của vốn chủ sở hữu mà không phải do phân phối cho chủ sở hữu” [24, tr 230].
  • 34. 21 Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS 01: “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc làm phát sinh các khoản nợ phải trả dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, không bao gồm khoản phân phối cho cổ động hoặc chủ sở hữu” [19, tr.21]. Từ các quan điểm khác nhau về chi phí, Tác giả nhận thấy đặc trƣng cơ bản của chi phí trong doanh nghiệp là: Chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp được xác định là những phí tổn về vật chất, lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí làm giảm lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán dưới mọi hình thức khác nhau. Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường bằng tiền trong một khoảng thời gian xác định. Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: Khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị sản xuất đã hao phí. 1.1.1.3. Khái niệm và bản chất của kết quả kinh doanh Theo chuẩn mực kế toán quốc tế 08: “Kết quả từ hoạt động thông thường là kết quả những hoạt động được doanh nghiệp tiến hành với tư cách là một phần hoạt động kinh doanh của mình và cả những hoạt động liên quan mà doanh nghiệp tham gia” [19]. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam: “Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và kết quả các hoạt động khác. Kết quả từng loại hoạt động là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí từng loại hoạt động” [9].
  • 35. 22 Tóm lại, qua các khái niệm Tác giả đề cập ở trên, theo quan điểm của Tác giả về kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp cơ bản nhƣ sau: “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện số tiền lãi hay lỗ từ các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp”. 1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh 1.1.2.1. Vai trò của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh Trên góc độ KTTC: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cung cấp thông tin trung thực, chính xác và kịp thời thông qua lập báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh từ đó nhà quản trị đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh từ đó có định hƣớng, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp và đạt hiệu quả. Đồng thời, thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tạo điều kiện giúp cho các nhà quản lý chức năng của Nhà nƣớc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp. Trên góc độ KTQT: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh sẽ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị trong nội bộ đơn vị kế toán. Đồng thời, kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh còn phục vụ các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch các hoạt động liên quan đến doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Nhiệm vụ của doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh Trên góc độ KTTC: Ghi nhận, phản ánh đầy đủ và kịp thời các khoản doanh thu, phân bổ tính toán hợp lý các khoản chi phí trên cơ sở quán triệt và vận dụng các nguyên tắc, chuẩn mực đƣợc công bố và thừa nhận, đảm bảo phản ánh trung thực, khách quan và kịp thời thông tin về doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh trên báo cáo tài chính, giúp cho ngƣời sử dụng có thể
  • 36. 23 đánh giá đƣợc tình trạng tài chính, kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán. Trên góc độ KTQT: Kế toán cần nhận diện và phản ánh đầy đủ các loại chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trên cơ sở dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ và trình độ quản lý. Lập, phân tích các báo cáo về doanh thu, chi phí và kết quả kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đƣa ra quyết định ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nhƣ kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm… 1.2. KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DƢỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1.2.1. Thu nhận thông tin ban đầu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp, để thu nhận, phản ánh và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị, các doanh nghiệp đều sử dụng chứng từ. Theo Luật kế toán Việt Nam năm 2015: “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán” [41, tr 11,12]. Chứng từ kế toán là vật mang tin chứa đựng các thông tin có giá trị về các nghiệp vụ kinh tế làm căn cứ quản lý và sử dụng thông tin kế toán. Chứng từ kế toán phản ánh đầy đủ, kịp thời tình trạng và sự vận động của đối tƣợng kế toán theo yêu cầu quản lý kinh tế. Căn cứ nội dung kinh tế phản ánh trên chứng từ kế toán, chứng từ kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh bao gồm các chứng từ: Chứng từ lao động và tiền lƣơng: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lƣơng, danh sách ngƣời lao động hƣởng chế độ BHXH…
  • 37. 24 Chứng từ hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tƣ… Chứng từ bán hàng: hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho hàng gửi bán… Chứng từ tiền mặt: phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền… Chứng từ TSCĐ: biên bản thanh lý nhƣợng bán TSCĐ, hóa đơn mua TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ… Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý chứng minh tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã đƣợc thực hiện. Ngoài ra, chứng từ kế toán là căn cứ để kiểm tra việc chấp hành chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính tại đơn vị, kiểm tra tình hình bảo quản và sử dụng tài sản, phát hiện và ngăn ngừa mọi hiện tƣợng tham ô, lãng phí tài sản của đơn vị. Chứng từ kế toán là căn cứ quan trọng để ghi sổ kế toán, là cơ sở cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong việc ra quyết định. 1.2.2. Hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.2.2.1. Hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán doanh thu 1.2.2.1.1. Nguyên tắc kế toán doanh thu Các nguyên tắc chung đƣợc thừa nhận đƣợc xem nhƣ các quy luật đƣợc thừa nhận trong công tác kế toán, định hƣớng cho việc phản ánh và trình bày các nội dung kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Kế toán doanh thu đƣợc thực hiện dựa trên một số nguyên tắc sau: ● Nguyên tắc doanh thu thực hiện: Doanh thu đƣợc ghi nhận trong kỳ mà nó thực hiện khi quyền sở hữu hàng hóa bán ra đƣợc chuyển giao và khi các dịch vụ đƣợc thực hiện chuyển giao. Doanh thu có thể đƣợc ghi nhận trƣớc, trong hoặc sau kỳ mà đơn vị thu đƣợc tiền hàng. Dựa trên mối quan hệ giữa cách thức ghi nhận doanh thu và thời điểm thu tiền hàng, doanh thu đƣợc chia thành ba loại: Doanh thu bằng tiền ngay, doanh thu chƣa thu tiền và doanh thu nhận trƣớc. ● Nguyên tắc phù hợp: Nguyên tắc này yêu cầu việc ghi nhận doanh thu
  • 38. 25 và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tƣơng ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. ● Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ƣớc tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng chủ yếu đòi hỏi doanh nghiệp phải trích lập các khoản dự phòng đối với tài sản, cũng nhƣ công nợ tại thời điểm đánh giá nhƣng không đƣợc trích lập quá lớn. Trong kế toán doanh thu, nguyên tắc thận trọng đòi hỏi doanh thu và thu nhập chỉ đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế. 1.2.2.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) cho rằng “Doanh thu được ghi nhận khi sự gia tăng của lợi ích kinh tế tương lai liên quan đến một sự tăng lên của tài sản hay giảm đi của nợ phải trả đã xảy ra và có thể xác định một cách đáng tin cậy” [19]. Điều này có nghĩa việc ghi nhận doanh thu sẽ đồng thời việc ghi nhận tăng tài sản hay giảm đi của nợ phải trả. Nhƣ vậy, IASB khẳng định quan hệ chặt chẽ giữa doanh thu với tài sản hoặc nợ phải trả. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác ” việc xác định doanh thu phải tuân theo các quy định sau: Doanh thu đƣợc xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu đƣợc. Doanh thu đƣợc xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc sau khi trừ các khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Đối với các khoản tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền không đƣợc nhận ngay thì doanh thu đƣợc xét bằng các quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu đƣợc theo tỉ lệ lãi suất hiện hành, giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu đƣợc trong tƣơng lai.
  • 39. 26 Khi hàng hoá hoặc dịch vụ đƣợc trao đổi để lấy các thứ tƣơng đƣơng về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không đƣợc coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không đƣợc ghi nhận là doanh thu. Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải đƣợc ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính. Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải đƣợc theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, nhƣ chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì đƣợc hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ doanh thu đƣợc trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14, doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi thoả mãn đồng thời cả 5 điều kiện sau: [10, tr.59]. Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Nhƣ vậy, qua các quan điểm về việc ghi nhận doanh thu đã đƣợc tác giả đề cập cả ở Quốc tế và Việt Nam, thời điểm ghi nhận doanh thu của các doanh nghiệp đƣợc xác định khi thỏa mãn các điều kiện sau: Thứ nhất: Thời điểm ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp được ghi nhận khi doanh nghiệp đảm bảo được lợi ích từ việc giao dịch bán hàng.
  • 40. 27 Thứ hai: Doanh thu phải được xác định tương đối chắc chắn. Thứ ba: Xác định được chi phí cho giao dịch bán hàng đó. Thứ tư: Công việc được xác định đã hoàn thành. 1.2.2.1.3. Phân loại doanh thu Trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, để quản lý tốt các khoản doanh thu, các doanh nghiệp có thể tiến hành phân loại theo các cách sau: * Phân loại doanh thu theo phương thức thanh toán Doanh thu chia thành hai loại là doanh thu thu tiền ngay và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chƣa thu tiền. Doanh thu thu tiền ngay là doanh thu đƣợc thu bằng tiền tại thời điểm doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Doanh thu chưa thu tiền ngay là tại thời điểm doanh nghiệp đã cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho bên mua hàng nhƣng bên mua nợ tiền hàng. Qua phân tích doanh thu theo phƣơng thức bán hàng sẽ giúp nhà quản trị xây dựng kế hoạch và theo dõi các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà quản trị xác định tỷ lệ doanh thu bị chiếm dụng vốn từ đó có biện pháp thu hồi công nợ. * Phân loại doanh thu theo tình hình kinh doanh Theo tiêu thức này doanh thu của doanh nghiệp đƣợc phân loại nhƣ sau: Doanh thu bán hàng hóa là toàn bộ doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa đã đƣợc bán trong kỳ. Doanh thu bán thành phẩm là doanh thu bán bán thành phẩm đã đƣợc bán trong kỳ. Doanh thu cung cấp dịch vụ là doanh thu cung cấp dịch vụ đã đƣợc khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Qua cách phân loại này sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định doanh thu của từng loại hình hoạt động một cách cụ thể, từ đó có định hƣớng phát triển từng loại doanh thu để thu đƣợc hiệu quả kinh doanh cao nhất, đồng thời có biện pháp khắc phục rủi ro trong từng hoạt động của doanh nghiệp.
  • 41. 28 * Phân loại doanh thu theo khu vực địa lý Theo tiêu thức này doanh thu của doanh nghiệp đƣợc chia làm 2 loại: Doanh thu nội địa là các khoản thu đƣợc từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong nƣớc. Doanh thu quốc tế là các khoản thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ vụ phát sinh tại nƣớc ngoài. Qua cách phân loại này, nhà quản trị sẽ xác định đƣợc doanh thu thu đƣợc của từng khu vực địa lý, từ đó có phƣơng án kinh doanh hợp lý, đồng thời nhà quản trị doanh nghiệp sẽ đánh giá mức sinh lợi cũng nhƣ rủi ro trong kinh doanh của từng khu vực từ đó lựa chọn đƣợc phƣơng án kinh doanh hợp lý nhất cho doanh nghiệp. * Phân loại doanh thu theo nguồn hình thành doanh thu Theo tiêu chí này, doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động khác. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc từ các giao dịch nhƣ bán hàng hoá…bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu do hoạt động đầu tƣ tài chính, thƣờng bao gồm tiền lãi (lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm; trả góp; lãi đầu tƣ trái phiếu….), thu nhập từ cho thuê tài sản, cho ngƣời khác sử dụng tài sản, thu nhập về hoạt động đầu tu mua bán chứng khoán, thu nhập chuyển nhƣợng, cho thuê cơ sở hạ tầng, thu nhập về các hoạt động đầu tƣ khác, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch lãi chuyển nhƣợng, vốn. Doanh thu từ các hoạt động bất thường là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thƣờng xuyên nhƣ thu từ việc bán vật tƣ hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết, các khoản phải trả nhƣng không cần trả, các khoản thu từ việc chuyển nhƣợng thanh lý tài sản, nợ khó
  • 42. 29 đòi đã xoá nay thu hồi đƣợc, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho… Qua việc phân loại doanh thu theo nguồn hình thành doanh thu sẽ giúp nhà quản trị nắm bắt đƣợc doanh thu của từng hoạt động. 1.2.2.1.4. Vận dụng tài khoản và sổ kế toán doanh thu Để phản ánh các khoản doanh thu trong việc bán hàng, cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp sẽ sử dụng TK “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để phản ánh. Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu khi phát sinh. Quy trình hạch toán kế toán các doanh thu có thể khái quát theo Phụ lục 1.1. Tùy vào từng doanh nghiệp sử dụng một trong các hệ thống sổ kế toán nhƣ: hình thức sổ nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký sổ cái, nhật ký chứng từ và hình thức sổ trên máy vi tính để phản ánh. Mỗi hình thức ghi sổ có một hệ thống sổ khác nhau, tuy nhiên để phản ánh tài khoản liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp đều sử dụng sổ cái TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và sổ chi tiết nhƣ sổ chi tiết TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, sổ chi tiết bán hàng… 1.2.2.2. Hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán chi phí 1.2.2.2.1. Nguyên tắc kế toán chi phí Ghi nhận chi phí trong hạch toán kế toán cũng đồng thời tuân thủ những nguyên tắc chung đƣợc chấp nhận trong việc trình bày báo cáo tài chính. Để đảm bảo chi phí đƣợc ghi nhận đầy đủ, trọng yếu, chính xác, phải tuân thủ những nguyên tắc chủ yếu sau: Nguyên tắc giá gốc: Giá gốc của tài sản đƣợc tính theo số tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản đƣợc ghi nhận. Giá gốc của tài sản không đƣợc thay đổi trừ khi có quy định cụ thể khác. Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phƣơng pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải đƣợc áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.
  • 43. 30 Tính nhất quán phải đƣợc tuân thủ trong việc áp dụng các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực và các tính toán kế toán, nhằm đảm bảo tính có thể so sánh đƣợc giữa báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong các kỳ hoặc giữa báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác nhau. Trong kế toán chi phí, nguyên tắc nhất quán đặc biệt quan trọng, chỉ một thay đổi nhỏ trong phƣơng pháp hạch toán áp dụng cũng tạo ra sự thay đổi lớn về khoản mục chi phí. Nguyên tắc thận trọng: Chi phí phải đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát. Dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại đơn vị, kế toán phải phản ánh đầy đủ chí phí của kỳ kế toán mặc dù thực tế đã phát sinh hoặc chƣa phát sinh. 1.2.2.2.2. Điều kiện ghi nhận chi phí Điều kiện ghi nhận chi phí theo VAS 01 nhƣ sau: [10, tr.81]. Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác đƣợc ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tƣơng lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định đƣợc một cách đáng tin cậy. Các chi phí đƣợc ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu đƣợc trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác đƣợc xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan đƣợc ghi nhận trong báo cáo tài chính trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ. Một khoản chi phí đƣợc ghi nhận ngay vào báo cáo tài chính trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau. 1.2.2.2.3. Phân loại chi phí * Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí Theo chức năng này chi phí đƣợc phân chia thành: Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
  • 44. 31 Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trong kỳ nhất định. Theo mục đích công cụ của chi phí, chi phí sản xuất bao gồm: CPNVLTT là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. CPNCTT là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm gồm: Tiền lƣơng chính, lƣơng phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lƣơng theo quy định. CPSXC là chi phí dùng vào việc quản lý, phục vụ quá trình sản xuất của các phân xƣởng, đội và bao gồm các khoản sau: Chi phí nhân viên bao gồm chi phí về tiền lƣơng, phụ cấp phải trả và các khoản trích theo lƣơng của nhân viên phân xƣởng. Chi phí vật liệu bao gồm những chi phí về vật liệu dùng chung cho việc sản xuất và quản lý ở phân xƣởng. Chi phí dụng cụ sản xuất bao gồm các khoản chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất chung ở phân xƣởng. Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ hữu hình, vô hình, thuê tài chính sử dụng ở phân xƣởng, đội sản xuất. Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản chi phí về dịch vụ mua, thuê ngoài phục vụ cho sản xuất nhƣ: Điện, nƣớc, điện thoại… Chi phí bằng tiền khác bao gồm các khoản chi phí bằng tiền khác ngoài 5 yếu tố chi phí trên. Chi phí ngoài sản xuất là những khoản chi phí phát sinh ngoài sản xuất bao gồm: CPBH và CPQLDN. CPBH bao gồm các chi phí cần thiết để đẩy mạnh quá trình bán hàng và để đảm bảo việc đƣa hàng hóa đến tay ngƣời tiêu dùng nhƣ chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, chi phí marketing (điều tra, nghiên cứu thị trƣờng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm…)
  • 45. 32 CPQLDN là các khoản chi phí liên quan đến việc tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp. Các khoản chi này không thể sắp xếp vào chi phí sản xuất hay chi phí lƣu thông. Chi phí quản lý bao gồm lƣơng cán bộ quản lý và lƣơng nhân viên văn phòng, chi phí khấu hao văn phòng và chi phí thiết bị văn phòng, chi phí văn phòng phẩm… * Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất ban đầu của chi phí Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí đƣợc phân theo nội dung. Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lƣu động cũng nhƣ việc kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí đƣợc chia thành 5 yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu: Chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Yếu tố này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác. Chi phí nhân công: Chi phí nhân công bao gồm chi phí về tiền lƣơng phải trả cho ngƣời lao động, phụ cấp lƣơng phải trả cho ngƣời lao động, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lƣơng của ngƣời lao động. Chi phí khấu hao: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho SXKD. Việc nhận biết đƣợc yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ giúp cho các nhà quản trị nhận biết đƣợc mức chuyển dịch, hao mòn tài sản từ đó hoạch định tốt hơn chiến lƣợc đầu tƣ và mở rộng quy mô cho tiến trình sản xuất kinh doanh. Chi phí dịch vụ mua ngoài là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ yếu
  • 46. 33 tố chi phí này giúp các nhà quản trị hiểu rõ hơn tổng mức dịch vụ có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ trao đổi và cung ứng với các đơn vị tốt hơn. Chi phí bằng tiền khác là khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên. Do sự đa dạng về nhu cầu sử dụng thông tin nên quan niệm về kế toán chi phí trong KTQT cũng đƣợc hiểu và sử dụng theo nhiều góc độ khác nhau của chi phí. 1.2.2.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ♦ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Thực chất của việc xác định đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí là nơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm. Nơi phát sinh chi phí đó nhƣ: Phân xƣởng, đội sản xuất, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ, còn nơi gánh chịu chi phí là sản phẩm, công vụ hoặc một loại lao vụ nào đó, hoặc các bộ phận chi tiết của sản phẩm. ♦ Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp trực tiếp là phƣơng pháp áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến từng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt. Kế toán phải tổ chức công tác ghi chép ban đầu theo đúng đối tƣợng, từ đó tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán và tiến hành trực tiếp vào tài khoản cấp I, cấp II chi tiết cho từng đối tƣợng. Phương pháp gián tiếp là phƣơng pháp áp dụng đối với chi phí sản suất có liên quan đến nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và không thể ghi chép ban đầu riêng theo từng đối tƣợng.
  • 47. 34 Tổ chức ghi chép ban đầu CPSXKD có liên quan nhiều đối tƣợng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, từ đó tổng hợp số liệu trên chứng từ kế toán theo địa điểm phát sinh chi phí. Chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp với từng loại chi phí để tính toán phân bổ chi phí sản xuất đã tổng hợp cho từng đối tƣợng liên quan. ♦ Phương pháp tính giá thành Các doanh nghiệp sản xuất hiện nay thƣờng sử dụng các phƣơng pháp trực tiếp, phƣơng pháp hệ số, phƣơng pháp định mức, phƣơng pháp tỷ lệ. * Phương pháp tính giá trực tiếp Áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn. Trƣờng hợp từ khi đƣa nguyên vật liệu chính vào quy trình sản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm là một quy trình khép kín, kết thúc quy trình sản xuất tạo ra một loại sản phẩm, đối tƣợng tập họp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tƣợng tính giá thành là khối lƣợng sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó. Z = DĐK + C - DCK Z = Z Qht Trong đó: Z: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ Z: Giá thành đơn vị sản phẩm DĐK : Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ DCK : Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ C : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Qht : Khối lƣợng sản phẩm hoàn thành trong kỳ * Phương pháp tính giá thành theo hệ số Áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn. Trƣờng hợp quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu
  • 48. 35 chính, kết thúc tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, còn gọi là quy trình sản xuất liên sản phẩm; đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tƣợng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Theo phƣơng pháp này để tính đƣợc giá thành từng loại sản phẩm ta phải căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm chuẩn, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm chuẩn và giá thành từng loại sản phẩm. Trình tự tính giá thành nhƣ sau: Bƣớc 1: Tập hợp chi phí sản xuất của toàn bộ quy trình công nghệ, quy đổi số lƣợng sản phẩm hoàn thành (qi) với các hệ số quy đổi tƣơng ứng (Hi) về số lƣợng sản phẩm chuẩn (Qc) Qc = ∑qiHi (trong đó i là loại sản phẩm i) Bƣớc 2: Tính tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm: Z = DĐK + C - DCK Bƣớc 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn (Zc) = Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm chuẩn (Qc) Giá thành đơn vị SPi = Giá thành đơn vị SP chuẩn (Zc) x Hệ số quy đổi SPi Hệ số quy đổi của từng sản phẩm có thể đƣợc xác định theo quy định chung của ngành hoặc dựa trên cơ sở giá thành kế hoạch, định mức kinh tế kỹ thuật của từng doanh nghiệp. Thông thƣờng sản phẩm chuẩn đƣợc chọn là loại sản phẩm có sản lƣợng lớn, hoặc có mức độ chế biến đơn giản nhất với hệ số bằng 1. * Phương pháp tính gỉá thành theo định mức Đây là phƣơng pháp tính giá thành dựa vào các định mức tiêu hao về