SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
6
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU....................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ..............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................2
1.3.1Thời gian ........................................................................................................2
1.3.2 Không gian ....................................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................2
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN........................................................3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .....................................................................................4
2.1.1 Về chiến lược huy động vốn...........................................................................4
2.1.1.1 Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược..........................................4
2.1.1.2 Nội dung thực hiện chiến lược...............................................................4
2.1.2 Một số cơ sở lý thuyết về huy động vốn.........................................................9
2.1.2 .1. Vai trò của nguồn vốn và công tác huy động vốn................................9
2.1.2.2. Ý nghĩa của công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng thương mại.......................................................................................... 10
2.1.2.3 Các loại hình huy động vốn của ngân hàng thương mại ....................... 10
2.1.3 Các chỉ số đánh giá tình hình huy động vốn ................................................. 11
2.1.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn............................................................ 11
2.1.3.2 Tổng dư nợ/Vốn huy động................................................................... 11
2.1.3.3 Vốn điều hoà/Tổng nguồn vốn............................................................. 11
2.1.3.4 Vốn có kỳ hạn/Vốn huy động .............................................................. 11
2.1.4 Sơ đồ quy trình lập chiến lược...................................................................... 12
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu...................................................................... 12
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
7
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH VĨNH LONG VÀ PHÂN TÍCH CÁC
YẾU TỐ NỘI TẠI CỦA NGÂN HÀNG............................................................... 14
3.1 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG ............................................................................ 14
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................ 14
3.1.2 Hệ thống mạng lưới ..................................................................................... 14
3.1.3 Sản phẩm, dịch vụ........................................................................................ 15
3.1.3.1.Sản phẩm tiền gửi ................................................................................ 15
3.1.3.2. Sản phẩm tín dụng .............................................................................. 16
3.1.3.3. Dịch vụ ngân hàng.............................................................................. 16
3.1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ................... 17
3.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm ............................. 20
3.1.5.1. Phân tích tình hình thu nhập................................................................ 21
3.1.5.2 Phân tích khoản mục chi phí ................................................................ 22
3.1.5.3 Phân tích khoản mục lợi nhuận ............................................................ 23
3.2 PHÂN TÍCH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM .... 24
3.2.1 Phân tích nguồn vốn huy động theo kì hạn................................................... 24
3.2.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn ........................................................................ 25
3.2.1.2. Phân tích tiền gửi có kỳ hạn................................................................ 26
3.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế............................ 27
3.2.2.1. Phân tích tiền gửi dân cư..................................................................... 28
3.2.2.2. Phân tích tiền gửi của tổ chức kinh tế.................................................. 29
3.2.2.3. Tiền gửi của TCTD trong nước........................................................... 29
3.3 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HUY ĐỘNG VỐN.................. 29
3.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn.................................................................... 30
3.3.2 Tổng dư nợ/Vốn huy động ........................................................................... 30
3.3.3 Vốn điều hòa/Tổng nguồn vốn..................................................................... 31
3.3.4 Vốn có kì hạn/ Vốn huy động.............................................................................31
3.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA
CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN.............. 32
3.4.1 Nhân sự........................................................................................................ 32
3.4.1.1. Điểm mạnh ......................................................................................... 32
3.4.1.2. Điểm yếu ............................................................................................ 32
3.4.2 Sản phẩm, dịch vụ........................................................................................ 32
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
8
3.4.2.1. Điểm mạnh. ........................................................................................ 32
3.4.2.2. Điểm yếu ............................................................................................ 33
3.4.3 Marketing .................................................................................................... 33
3.4.3.1 Điểm mạnh .......................................................................................... 33
3.4.3.2 Điểm yếu ............................................................................................. 33
3.4.4 Tài chính...................................................................................................... 33
3.4.3.1 Điểm mạnh .......................................................................................... 33
3.4.3.2 Điểm yếu ............................................................................................. 34
3.4.5 Công tác huy động vốn ................................................................................ 34
3.4.5.1 Điểm mạnh .......................................................................................... 34
3.4.5.2 Điểm yếu ............................................................................................. 34
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
NGÂN HÀNG........................................................................................................ 35
4.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ..................................................................................... 35
4.1.1 Kinh tế......................................................................................................... 35
4.1.1.1 Cơ cấu kinh tế...................................................................................... 35
4.1.1.2.Tốc độ tăng trưởng kinh tế................................................................... 36
4.1.1.3. Kim ngạch xuất khẩu .......................................................................... 37
4.1.1.4. Cơ sở hạ tầng...................................................................................... 37
4.1.2 Tự nhiên....................................................................................................... 38
4.1.3 Chính sách - pháp luật Nhà nước.................................................................. 39
4.1.4 Yếu tố quốc tế.............................................................................................. 40
4.2 MÔI TRƯỜNG VI MÔ ..................................................................................... 43
4.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại............................................................. 43
4.2.1.1. Các ngân hàng thương mại nhà nước .................................................. 43
4.2.1.2. Các ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng ........................... 45
4.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn............................................................. 47
4.2.2.1 Tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt................................................................ 47
4.2.2.2 Bưu Điện ............................................................................................ 47
4.2.2.1 Ngân hàng thương mại cổ phần........................................................... 47
4.2.3 Phân tích vấn đề cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng............................... 48
4.2.4 Phân tích khách hàng ................................................................................... 48
4.3 PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC........................................ 51
4.3.1. Phân tích những cơ hội................................................................................ 51
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
9
4.3.1.1. Phân tích những cơ hội trong điều kiện nền kinh tế hội nhập .............. 51
4.3.1.2. Phân tích những cơ hội trong điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh............ 52
4.3.2. Những thách thức........................................................................................ 52
4.3.2.1. Công nghệ ngân hàng ......................................................................... 52
4.3.2.2 Những thách thức khác ........................................................................ 53
4.4 XÂY DỰNG MA TRẬN SWOT....................................................................... 55
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH VĨNH LONG VÀ GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC................................................................................ 57
5.1 XÁC ĐỊNH SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU........................................................... 57
5.1.1 Sứ mệnh....................................................................................................... 57
5.1.2 Mục tiêu....................................................................................................... 57
5.2 MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN .................................................... 57
5.1.1 Chiến lược thâm nhập thị trường.................................................................. 57
5.1.2 Chiến lược phát triển sản phẩm.................................................................... 59
5.1.3 Chiến lược phát triển thị trường ................................................................... 60
5.2.4 Chiến lược phòng thủ................................................................................... 60
5.3 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC.............................................................................. 61
5.4 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC........................................................ 63
5.4.1 Giải pháp cho chiến lược ở giai đoan 2009-2010:......................................... 63
5.4.2 Giải pháp cho chiến lược ở giai đoạn 2011-2012.......................................... 63
5.4.3 Giải pháp chung cho cả hai giai đoạn ........................................................... 63
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 66
6.1 KẾT LUẬN....................................................................................................... 66
6.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 66
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
10
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2006-2008.............. 20
Bảng 2: Vốn huy động phân theo kỳ hạn ................................................................... 24
Bảng 3: Huy động vốn theo thành phần kinh tế ......................................................... 27
Bảng 4: Một số chỉ tiêu đánh giá huy động vốn ......................................................... 30
Bảng 5: GDP bình quân đầu người của Vĩnh Long.................................................... 36
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Long..................................................... 37
Bảng 7: Tổng hợp yếu tố môi trường vĩ mô............................................................... 42
Bảng 8: Lãi suất huy động vốn trong tháng 2/2009 của một số ngân hàng ................. 48
Bảng 9: Đánh giá vị thế cạnh tranh của MHB qua ma trận tổng hợp môi trường bên
trong NH ................................................................................................................... 50
Bảng 10: Ma trận SWOT........................................................................................... 55
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
11
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ quy trình lập chiến lược ...................................................................... 12
Hình 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức MHB-Vĩnh Long ....................................................... 17
Hình 3 : Biểu đồ thu nhập.......................................................................................... 21
Hình 4: Biểu đồ chi phí.............................................................................................. 22
Hình 5: Biểu đồ lợi nhuận.......................................................................................... 23
Hình 6: Vốn huy động phân theo kỳ hạn.................................................................... 25
Hình 7 : Vốn huy động theo thành phần kinh tế........................................................ 28
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
12
DANH MỤC VIẾT TẮT
NH: Ngân hàng
VHĐ: vốn huy động
TCKT: Tổ chức kinh tế
TCTD: Tổ chức tín dụng
CMND: Chứng minh nhân dân
TGTK: Tiền gửi tiết kiệm
ĐTV: Đơn vị tính
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
MHB: Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
SCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
AGRIBANK: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
VIETINBANK: Ngân hàng công thương Việt Nam
BIDV: Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
13
NỘI DUNG TÓM TẮT
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình huy động vốn của
ngân hàng qua số liệu thống kê 3 năm, từ đó đánh giá điểm mạnh điểm yếu của
trong nội bộ ngân hàng thông qua các hoạt động chức năng gồm: nhân sự, sản phẩm
dịch vụ, marketing, về tài chính để làm cơ sơ xây dựng chiến lược huy động vốn tại
ngân hàng.
Tiếp đó là phân tích các yếu tố bên ngoài như: kinh tế, tự nhiên, quốc tế … để
biết những cơ hội và đe dọa mà ngân hàng có thể gặp phải trong quá trình hoạt động
ở tương lai. Đây là cơ sở xây dựng chiến lược cho ngân hàng.
Tổng hợp sự phân tích các yếu tố nội tại và phân tích yếu tố môi trường bên
ngoài thông qua ma trận SWOT
Từ yếu tố nội tại và phân tích môi trường bên ngoài đế xác định sứ mệnh và
mục tiêu.
Đưa ra các chiến lược thay thế: chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược
thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường; chiến lược phòng thủ thông
qua ma trận SWOT
Dựa vào tình hình thực tế của ngân hàng mà đưa ra chiến lược phù hợp
Dựa vào phân tích hạn chế chiến lược và tình hình cụ thể của ngân hàng để
đưa ra biện pháp thực hiện chiến lược.
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
14
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt trong tình hình xảy ra
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay không biết khi nào sẽ chấm dứt thì
các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như nền kinh tế của
Vĩnh Long nói riêng đều gặp phải những khó khăn nhất định trong việc cạnh tranh và
duy trì sự tồn tại của mình. Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, các ngân
hàng thương mại Việt Nam vốn chưa thật sự sẵn sàng trong việc hội nhập thì sẽ phải
nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện năng lực để có thể đứng vững trong bối cảnh khó
khăn này.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trong tháng 1/2009 huy động vốn
VND của hệ thống sụt giảm sau khi duy trì được mức tăng trưởng liên tục qua các
tháng trong hơn một năm trước đó. Cụ thể tổng số dư tiền gửi của khách hàng taị các
tổ chức tín dụng đến cuối tháng 1/2009 ước tăng 0,18% so với tháng trước nhưng
trong đó số dư tiền gửi của VND đã giảm 0,47%. Nguyên nhân là do Ngân hàng Nhà
nước liên tục cắt giảm lãi suất. Trước tình hình đó, các ngân hàng thương mại phải
tìm các phương án khả thi để tiếp tục duy trì tỷ lệ huy động vốn hợp lí để thu hút
khách hàng, hạn chế tình trạng khách hàng chuyển sang các hình thức đầu tư khác
hấp dẫn hơn gửi tiền ngân hàng như đầu tư vào vàng hay đôla,…khi thị trường này
đang hấp dẫn hơn.
Lĩnh vực huy động vốn là lĩnh vực không thể thiếu trong hoạt động ngân
hàng, đặc biệt trong tình hình nền kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay thì cần
phải được chú trọng nhiều hơn, vì đây là kênh đầu vào chủ yếu cho ngân hàng trong
hoạt tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Thế nhưng, trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt lẫn trong và ngoài nước
thì đòi hỏi bản thân ngân hàng phải biết phát huy điểm mạnh, nắm bắt thời cơ kinh
doanh để có thể huy động vốn hiệu quả. Muốn vậy, mỗi ngân hàng cần phải hoạch
định một chiến lược kinh doanh hiệu quả để có hướng đi đúng trên con đường đầy
chông gai phía trước. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài “ Chiến lược huy động vốn
tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi nhánh Vĩnh Long
giai đoạn 2010-2012” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
15
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Hoạch định chiến lược huy động vốn cho ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL
Chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2010- 2012
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm gần nhất để xác
định khả năng thu hút vốn của ngân hàng làm cơ sở cho việc hình thành chiến
lược
- Phân tích các yếu tố nội tại của ngân hàng nhằm phát hiện ra các điểm mạnh
điểm yếu làm cơ sở cho phân tích ma trận SWOT
- Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài nhằm xác định những cơ hội và
thách thức
- Đề ra chiến lược thích hợp cho ngân hàng thông qua ma trận SWOT và giải
pháp thích hợp để thực hiện chiến lược
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Thời gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian thực tập tại ngân hàng từ
2/2/2009 – 25/4/2009. Do hạn chế về thời gian nên số liệu được thu thập nghiên cứu
trong 3 năm gần nhất từ 2006 – 2008.
1.3.2 Không gian
Do điều kiện bị hạn chế nên đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện trong phòng nghiệp
vụ kinh doanh và số liệu được lấy từ các phòng khác trong ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL Chi nhánh Vĩnh Long. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập ở các đối thủ
cạnh tranh của ngân hàng như: Vietinbank, Agribank, SCB, BIDVbank…
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
(MHB) Chi nhánh Vĩnh Long
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
 Tình hình huy động vốn có ảnh hưởng đến chiến lược huy động vốn không?
 Chi nhánh đã áp dụng những phương thức nào để thu hút nguồn vốn tại địa
phương? Nguồn vốn huy động của Chi nhánh thực sự đủ mạnh chưa?
 Những cơ hội và thách thức bên ngoài có tác động đến chiến lược của ngân
hàng không?
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
16
 Các yếu tố nội tại của ngân hàng có tác động trực tiếp đến việc hoạch định
chiến lược của ngân hàng không?
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
- Một số giải pháp huy động vốn của ngân hàng thương mại ở nước ta. Tác giả:
Nguyễn Văn Thầy, Phòng đại diện- vụ quản lí ngoại hối- Ngân hàng Nhà Nước 17
Bến Chương Dương Quận 1 TPHCM. Đạt giải nhì cuộc thi “ Ngân hàng Việt Nam
với việc huy động vốn phục vụ công nghệ hoá - hiện đại hoá đất nước” Ngày
06/05/1997. Thông qua bài viết nhận biết cách thức phân tích những nguyên nhân
ảnh hưởng đến công tác huy động vốn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam và
những biện pháp khắc phục.
- Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược huy động vốn tại ngân hàng Nông Nghiệp
Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cà Mau” của Huỳnh Thị Thúy Phượng sinh viên
K29 ngành Tài chính – Tín dụng, tháng 5/2007. Đề tài nghiên cứu đi đến kết luận
NHNo& PTNT Tỉnh Cà Mau nên chọn chiến lược phát triển sản phẩm làm chiến
lược huy động vốn cho ngân hàng giai đoạn 2007- 2010 do NHNo& PTNT Tỉnh Cà
Mau là ngân hàng có mạng lưới rộng nhất trên địa bàn và tình hình huy động vốn
của ngân hàng luôn tăng qua các năm; Trong khoảng thời gian từ nay đến 2010 sẽ
không có ngân hàng nào có thể mở rộng mạng lưới hoạt động lớn hơn NHNo&
PTNT Tỉnh Cà Mau.
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
17
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Về chiến lược huy động vốn
2.1.1.1 Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược
Chiến lược là tập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu đến
các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng những cơ hội và thách thức từ bên
ngoài.
Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và
đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được
mục tiêu đề ra; là quá trình phân tích môi trường hiện tại, dự báo môi trường tương
lai, xác định sứ mệnh, mục tiêu và chương trình chiến lược, triển khai, kiểm tra
đánh giá việc thực hiện mục tiêu, chương trình chiến lược trong thực tế
2.1.1.2 Nội dung thực hiện chiến lược
a. Xác định sứ mệnh và mục tiêu
- Sứ mệnh của ngân hàng
Mỗi tổ chức đều có sứ mệnh hoặc lý do cho sự tồn tại. Nó chỉ thay đổi rất là
chậm và có tác động chính trên những gì mà tổ chức chọn để làm hoặc không làm
và nó quyết định hành động cách nào. Sứ mệnh thật sự của ngân hàng được xác
định bởi các yếu tố sau: Lịch sử của ngân hàng, văn hóa ngân hàng, năng lực cấu
trúc, quyết định cơ bản. Giai đoạn đầu tiên để phát triển kế hoạch là sự thiết lập kế
hoạch ngân hàng. Văn bản này đề ra phương pháp tổng quát mà ngân hàng muốn
theo đuổi và làm rõ những đặc tính của những dịch vụ mà ngân hàng sẽ tham dự
vào và những vướng mắc bắt buộc phải chịu để có thể áp dụng.
- Mục tiêu của ngân hàng
Những mục tiêu của chiến lược kinh doanh được xác định như là những
thành quả mà ngân hàng cần đạt được khi theo đuổi sứ mệnh của mình trong thời kì
hoạt động tương đối dài (trên 1 năm). Những mục tiêu dài hạn rất là cần thiết cho sự
thành công của ngân hàng vì chúng thể hiện kết quả mà ngân hàng cần đạt được khi
theo đuổi sứ mệnh kinh doanh của mình. Hỗ trợ việc đánh giá thành tích, tạo ra
năng lực thúc đẩy các hoạt động kinh doanh sẽ cho thấy những ưu tiên trong việc
lựa chọn và tổ chức thực hiện chiến lược.
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
18
Ngân hàng cần phải xác định một danh mục nhất định các mục tiêu có ý nghĩa
và quan trọng nhất thời. Việc sắp xếp các mục tiêu chiến lược theo thứ tự ưu tiên
cũng rất cần thiết. Thông thường thứ tự đó được sắp xếp theo các đặc tính như sau:
Cụ thể, nhất quán, định lượng, khả thi, thách thức, linh hoạt
b. Phân tích môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là các yếu tố tổng quát về kinh tế, chính trị, pháp luật, nhà
nước, văn hoá xã hội, dân số, tự nhiên, thế giới có ảnh hưởng đến tất cả các ngành
kinh doanh và tất cả các tổ chức tín dụng khác không riêng gì đối với các NH
- Yếu tố kinh tế
Đây là các yếu tố tác động bởi các giai đoạn chu kỳ kinh tế, tỷ lệ lạm phát,
tốc độ tăng trưởng GDP, triển vọng các ngành nghề kinh doanh sử dụng vốn ngân
hàng, cơ cấu chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế, mức độ ổn định giá cả, lãi suất
cán cân thanh toán và ngoại thương.
- Yếu tố chính trị- pháp luật và chính sách của nhà nước
Ngân hàng là hoạt động được kiểm soát chặt chẽ về phương diện pháp luật
hơn các ngành nghề khác. Các chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng như chính sách cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu và tổ chức ngân
hàng, các qui định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, qui định
về qui mô vốn tự có … được qui định trong luật ngân hàng và các qui định hướng
dẫn thi hành luật. Ngoài ra các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, thuế tỷ giá,
quản lí nợ của nhà nước và các cơ quan quản lí hữu quan như Ngân hàng trung
ương, Bộ tài chính… cũng thường xuyên tác động vào hoạt động của ngân hàng.
- Yếu tố dân số
Tỷ lệ tăng dân số, qui mô dân số, khả năng chuyển dịch dân số giữa các khu
vực kinh tế, giữa thành thị và nông thôn
- Yếu tố tự nhiên
Sự khan hiếm các nguồn tài nguyên, khả năng sản suất hàng hoá trên các
vùng tự nhiên khác nhau, vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng hay lãng phí
tài nguyên thiên nhiên có thể ảnh hưởng đến quyết định của ngân hàng
- Yếu tố quốc tế
Do xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế dẫn đến sự hội nhập giữa các nền kinh tế
trong khu vực hay toàn cầu. Do đó cần phải theo dõi và nắm bắt xu hướng kinh tế
thế giới, phát hiện các thị trường tiềm năng, tìm hiểu các diễn biến về chính trị-
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
19
kinh tế theo những thông tin về công nghệ mới, các kinh nghiệm về kinh doanh
quốc tế.
c. Phân tích môi trường vi mô
Là phân tích các yếu tố như: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn,vấn đề cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng và yếu tố khách hàng. Đây là
các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chiến lược cho ngân hàng.
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các đối thủ này đang tranh đua và dùng các thủ thuật để tăng lợi thế cạnh
tranh, để xâm chiếm thị phần của nhau. Những đối thủ đó là các ngân hàng thương
mại, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hỗ trợ,…Mức độ cạnh tranh phụ
thuộc vào số lượng và qui mô các định chế tham gia trên thị truờng.
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các định chế tài chính và phi tài chính có thể xâm nhập lẫn nhau về các dịch
vụ cung ứng cho khách hàng. Ngoài các đối thủ cạnh tranh hiện có cần phải lưu ý
đến các đối thủ tiềm ẩn trong tương lai như các công ty bảo hiểm, các ngân hàng
mới sẽ thành lập trong tương lai.
- Cạnh tranh về lãi suất
Mỗi ngân hàng cần đưa ra chính sách lãi suất hợp lí phù hợp với thoả thuận
tại hiệp hội ngân hàng và theo đúng qui định của pháp luật. Vấn đề cạnh tranh lãi
suất giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng diễn ra gay gắt để thu hút nguồn
vốn trong xã hội và cung cấp vốn cho các tổ chức kinh tế
- Khách hàng
Là nhân tố quyết định sự sống còn của các ngân hàng trong môi trường cạnh
tranh. khách hàng của ngân hàng không có sự đồng nhất, họ vừa có thể là người gửi
tiền cung cấp nguồn vốn, vừa là người vay vốn- sử dụng vốn của ngân hàng và sử
dụng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng.
Thông qua việc phân tích các yếu tố bên ngoài để rút ra những cơ hội và thách
thức làm cơ sở cho việc hình thành chiến lược.
d. Phân tích các yếu tố nội tại của ngân hàng.
- Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm
2006, 2007, 2008. Qua đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
- Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm. Theo các chỉ tiêu
phân theo thời gian, phân theo thành phần kinh tế, phân theo nội tệ và ngoại tệ. Để
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
20
từ đó đánh giá điểm mạnh điểm yếu của ngân hàng theo các hoạt động chức năng
làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược huy động vốn.
- Phân tích các chỉ số đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng.
 Thủ tục nhận tiền gửi tại MHB Vĩnh Long
Thủ tục gửi tiền tiết kiệm lần đầu
- Người gửi tiền phải trực tiếp giao dịch gửi tiền tại MHB và xuất trình các giấy tờ
sau:
+ Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình giấy CMND.
+ Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu có
thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập, xuất
cảnh được miễn thị thực), xuất trình hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn hiệu lực còn
lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập xuất cảnh có thị thực).
+ Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật
ngoài việc xuất trình giấy CMND hoặc hộ chiếu phải xuất trình các giấy tờ chứng
minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi
nhân sự.
- Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lưu tại MHB
- MHB thực hiện các thủ tục nhận TGTK, mở tài khoản TGTK và cấp sổ tiền gửi
tiết kiệm cho người gửi tiền sau khi người gửi tiền đã thực hiện các thủ tục trên.
Thủ tục các lần gửi tiền tiết kiệm tiếp theo.
- Người gửi tiền xuất trình thẻ khách hàng, MHB kiểm tra xác thực thông tin khách
hàng đã đăng ký. Nếu đúng MHB thực hiện nhận tiền gửi mà không cần thực hiện
các thủ tục phía trên.
- Đối với giao dịch gửi tiền vào sổ tiền gửi tiết kiệm đã cấp, người gửi tiền có thể
thực hiện trực tiếp hoặc gửi thông qua người khác theo qui định của MHB .
e. Xây dựng ma trận SWOT
Ma trận SWOT được xây dựng nhầm để đưa ra các yếu tố môi trường bên ngoài
ngân hàng để tìm ra cơ hội, thách thức và các yếu tố môi trường bên trong ngân
hàng để tìm ra những điểm mạnh điểm yếu giúp ngân hàng đề ra chiến lược phù
hợp nhất.
Phân tích các yếu tố bên trong để phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu quan
trọng làm cơ sở cho phân tích các ma trận chiến lược. Về phương diện kỹ thuật nên
phân hạng các điểm mạnh, điểm yếu theo phương pháp thích hợp để nhận định. Đối
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
21
với các điểm mạnh chủ yếu theo thang cấp : rất mạnh, mạnh, có ưu thế. Đối với
điểm yếu chủ yếu theo thang cấp : rất yếu, yếu, kém ưu thế. Điều này có ý nghĩa
trong phân tích chiến lược là khi cân nhắc các ưu tiên như lựa chọn chiến lược là
theo đuổi các chiến lược là phải tận dụng các điểm mạnh và lấy để bù đắp yếu hay
cải thiện các điểm yếu.
Cơ hội và nguy cơ được tạo ra từ sự tổng hợp yếu tố môi trường bên ngoài vi mô
và vĩ mô. Một cơ hội thuận lợi nếu nắm bắt kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển của ngân hàng trong tương lai.
Một thách thức cũng có thể hiểu đơn thuần là một tình huống trong đó việc thực
hiện mục tiêu việc tiến hành hoạt động của ngân hàng mà không có được sự tác
động thuận lợi hay bị cản trở bởi các yếu tố môi trường
SWOT
Điểm mạnh - S:
Liệt kê những điểm
mạnh chủ yếu
Điểm yếu - W:
Liệt kê những điêm yếu
cơ bản
Cơ hội - O:
Liệt kê những cơ hội
chủ yếu
Chiến lược S-O:
Sử dụng các điểm mạnh
để tận dụng cơ hội
Chiến lược W-O:
Vượt qua những điểm
yếu bằng cách tận dụng
các cơ hội
Thách thức - T:
Liệt kê những nguy cơ
chủ yếu
Chiến lược S-T:
Sử dụng điểm mạnh đẻ
tránh các thách thức
Chiến lược W-T:
Tối thiểu hóa những
điểm yếu và tránh
những thách thức
f. Đề xuất chiến lược
Đưa ra chiến lược thay thế
Việc đưa ra những chiến lược thay thế là việc xem xét lại tính hợp lý hay
tính đúng đắn của các mục tiêu chiến lược đã chọn trước và từ đó đề xuất những
phương án nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Nhóm chiến lược tăng trưởng
- Chiến lược tăng trưởng tập trung: là loại chiến lược đặt trọng tâm vào việc
cải tiến mở rộng thêm các sản phẩm hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bất
kỳ yếu tố nào. Có một số phương án chiến lược có thể được tiến hành.
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
22
o Thâm nhập thị trường: Tăng thị phần cho sản phẩm hiện có trên thị
trường hiện có.
o Phát triển thị trường: Mở rộng thị trường cho sản phẩm hiện có.
o Phát triển sản phẩm: Đưa thêm sản phẩm mới trên thị trường hiện tại
- Chiến lược tăng trưởng mở rộng: Đây là loại chiến lược đặt trọng tâm vào
đưa thêm các dịch vụ tài chính mới để tạo cơ sở thị trường mới hay đi vào các lĩnh
vực phi tài chính khác. Chiến lược này đòi hỏi phải mở rộng quy mô nguồn lực,
kiến thức về nhiều lĩnh vực ngành nghề.
Nhóm chiến lược mở rộng ra bên ngoài
o Sáp nhập: một ngân hàng hợp nhất với một NH khác tạo thành NH
mới, cơ cấu tổ chức mới và nhiều thay đổi.
o Mua lại: một NH mua lại NH khác bằng cách mua lại cổ phần để nắm
quyền kiểm soát NH đó.
o Liên doanh: hai hay nhiều NH khác kết hợp nguồn lực với nhau để
thực hiện chung một mục tiêu kinh doanh nhưng giữ nguyên quyền sở hữu NH.
Nhóm chiến lược thu hẹp qui mô
o Cắt giảm chi phí: chiến lược mang tính tạm thời để sắp xếp lại hoạt
động kinh doanh hiệu quả hơn khi một số lĩnh vực nào đó hiệu quả thấp hoặc
không hiệu quả làm chi phí tăng cao.
o Cắt bỏ một số hoạt động kinh doanh: chiến lược này thực hiện theo
hướng nhượng, bán hoặc đóng cửa một số cơ sở kinh doanh trực thuộc để có thể
thu hồi vốn đầu tư từ những bộ phận không còn sinh lời.
g. Lựa chọn chiến lược
 Tận dụng tối đa ưu thế của ngành và của ngân hàng
 Phù hợp với mục tiêu dài hạn
 Phù hợp với mục tiêu tài chính và chuyên môn của ngân hàng
 Thái độ và quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về rủi ro và lợi nhuận
 Tận dụng các nguồn tài trợ bên ngoài
 Mức độ ảnh hưởng có thể gây phản ứng từ các tổ chức tài chính khác.
 Xác định thời điểm đúng để đưa ra chiến lược.
2.1.2 Một số cơ sở lý thuyết về huy động vốn
2.1.2 .1. Vai trò của nguồn vốn và công tác huy động vốn
Nguồn vốn nói lên độ lớn, sức mạnh kinh tế ban đầu của một chủ thể trong
một chu kỳ hoạt động kinh doanh. Vốn là điều kiện pháp lý cơ bản, đồng thời là yếu
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
23
tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo hoạt động. Việc huy đọng vốn được
nhiều hay ít sẽ làm cho quy mô nguồn vốn tăng hay giảm. Và trong đa số trường
hợp, sự tăng hay giảm vốn sẽ quyết định các phương án cho vay và đầu tư, mở rộng
hay thắt chặt tín dụng. Chính vì vậy công tác nguồn vốn được coi là không thể thiếu
của một Ngân hàng thương mại.
2.1.2.2. Ý nghĩa của công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu
và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử
dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ khác như: thanh toán chiết
khấu, chi trả sec, …
Chiến lược huy động vốn và tất cả các chiến lược khác của Ngân hàng suy
cho cùng đều phối hợp nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận cao. Trong cơ chế thị
trường, hoạt động của Ngân hàng cũng giống như hoạt động của các doanh nghiệp
khác phải chịu sự tác động không có lợi cho sự phát triển của mình từ nhiều phía,
trong đó có sự cạnh tranh thu hút nguồn vốn. Do nguồn vốn là một phần chủ yếu
cho sự sống còn của Ngân hàng nên các Ngân hàng đều có một chiến lược thu hút
vốn riêng bằng nhiều giải pháp khác nhau. Vì vậy có thể nói công tác huy động vốn
có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại của Ngân hàng.
2.1.2.3 Các loại hình huy động vốn của ngân hàng thương mại
 Tiền gửi của khách hàng là các tổ chức kinh tế
Tiền gửi thanh toán
- Tiền gửi không kì hạn: là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể
rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng, và ngân hàng phải
thỏa mãn nhu cầu đó cho khách hàng.
- Tiền gửi theo kì hạn: là loại tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng có các loại thời
hạn và thỏa thuận với ngân hàng để chọn một loại thời hạn gửi tiền thích hợp.
 Tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình
- Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền của cá nhân và hộ gia đình gửi vào tài khoản tiền
gửi tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của ngân hàng và được bảo hiểm theo
quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
- Tài khoản tiền gửi cá nhân: là loại tiền gửi mà tùng cá nhân mở tài khoản tại ngân
hàng để sử dụng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt như kí sec hoặc sử dụng
các loại thẻ thanh toán.
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
24
- Tiền gửi khác: tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, tiền
gửi của kho bạc Nhà nước,…
 Huy động bằng các chứng từ có giá
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động
vốn, trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một khoản thời gian
nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và
người mua
- Giấy tờ có giá ngắn hạn: có thời hạn đến một năm gồm kì phiếu, chứng chỉ
tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
- Giấy tờ có giá dài hạn: có thời hạn trên một năm kể từ khi phát hành đến hết
hạn gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn
khác.
2.1.3 Các chỉ số đánh giá tình hình huy động vốn
2.1.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn
Đây là tỷ số phản ánh lượng vốn huy động so với tổng nguồn vốn. Nếu chỉ số
này càng cao thì khả năng huy động vốn tại chỗ của ngân hàng càng hiệu quả. Chỉ
tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn mạnh hay yếu, chiếm bao nhiêu phần
trăm so với tổng nguồn vốn.
2.1.3.2 Tổng dư nợ/Vốn huy động
Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó cho
thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều
không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng
thấp. Ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.
2.1.3.3 Vốn điều hoà/Tổng nguồn vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào Hội sở như thế
nào. Nếu chỉ số này càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn của Hội sở
nhiều hơn khả năng huy động vốn tại chỗ và công tác huy động vốn đạt hiệu quả
chưa cao.
2.1.3.4 Vốn có kỳ hạn/Vốn huy động:
Đây là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định, vững chắc của Ngân hàng trong kinh
doanh. Nguồn vốn có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định, Ngân hàng có thể sử
dụng bất cứ lúc nào một cách chủ động để làm nguồn vốn kinh doanh.
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
25
2.1.4 Sơ đồ quy trình lập chiến lược
Hình 1: QUY TRÌNH LẬP CHIẾN LƯỢC
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ phòng kinh doanh của ngân hàng như báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh và tình hình huy động vốn, của ngân hàng trong 3 năm
gần nhất. Ngoài ra số liệu còn thu thập từ những báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân
dân tỉnh Vĩnh Long về tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được phân tích bằng cách so sánh và đánh giá, dùng biểu bảng, đồ thị
để mô tả số liệu
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là chênh lệch trị số của kì kế hoạch so với
thực tế của các chỉ tiêu kinh tế.  F= FT – F0
- Phương pháp so sánh số tương đối: là tỷ số của kì kế hoạch so với thực tế
của các chỉ tiêu kinh tế.  F= %100
0
X
F
FT
Ngoài ra còn sử dụng ma trận SWOT để đưa ra chiến lược kinh doanh.
 Dùng để liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
 Dùng kết hợp những điểm mạnh với các cơ hội để đưa ra các chiến lược
 Biết được những điểm yếu và thách thức để có những hướng giải quyết tốt
 Vận dụng những cơ hội để có thể khắc phục hoặc hạn chế các điểm yếu
Phân tích môi trường bên ngoài để xác định các cơ
hội và thách thức chủ yếu
Xác định mục
tiêu sứ mệnh
Đưa ra các
chiến lược
thay thế
Phân tích các
chiến lược
thay tthế
Lựa chọn
chiến lược
Kiểm tra
đánh giá
chiến lược
Đánh giá nội tại để
nhận diện những
điểm mạnh điểm yếu
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
26
 Sử dụng các điểm mạnh sẵn có để có thể tránh các mối đe doạ có thể xảy ra
đối với đơn vị
SWOT
Những điểm mạnh-S
Liệt kê những điểm
mạnh
Những điểm yếu-W
Liệt kê những điểm yếu
Những cơ hội-O
Liệt kê những cơ hội
Các chiến lược SO
Sử dụng các điểm mạnh
để tận dụng cơ hội
Các chiến lược WO
Vượt qua các điểm yếu
bằng cách tận dụng cơ
hội
Những thách thức-T
Liệt kê những thách thức
Các chiến lược ST
Sử dụng điểm mạnh để
tránh các mối đe doạ
Các chiến lược WT
Tối thiểu hoá các điểm
yếu và tránh các đe dọa
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
27
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG - CHI NHÁNH VĨNH LONG VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU
TỐ NỘI TẠI CỦA NGÂN HÀNG
3.1 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) là ngân hàng
thương mại nhà nước được thành lập theo Quyết định số 769/ TTCP ngày 18/
09/1997 của Thủ tướng Chính Phủ.
MHB chính thức khai trương hoạt động từ ngày 08/04/1998 là một ngân
hàng đa năng với vốn điều lệ 700 tỷ đồng, mục tiêu chủ yếu là huy động vốn và cho
vay hỗ trợ người dân xây dựng và phát triển nhà ở, góp phần thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Đồng Bằng Sông Cửu Long.
MHB có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng lưới
khắp cả nước, một văn phòng đại diện tại Hà Nội và 180 chi nhánh, ngoài ra còn có
nhiều phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm khắp cả nước. Vào ngày 18
tháng 9 năm 2007 MHB đã kỷ niệm 10 năm ngày thành lập của mình. So với các
ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất, và là ngân hàng
có tốc độ phát triển nhanh nhất. MHB sau hơn 10 năm hoạt động, tổng tài sản tăng
117 lần, tính đến tháng 31/12/2008 đạt trên 35.200 tỷ đồng (tương đương 2 tỉ USD),
bình quân mỗi năm tăng 50%.
MHB Chi nhánh Vĩnh Long được thành lập theo Quyết định số 36-2001/QĐ
– NHN HĐQT ngày 22/08/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị MHB. Chi nhánh
có trụ sở đặt tại 26 Đinh Tiên Hoàng, phường 8, thị xã Vĩnh Long - là đơn vị kinh tế
phụ thuộc, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của MHB, theo quy chế,
tổ chức và hoạt động của chi nhánh do Hội đồng quản trị ban hành và phân theo cấp
ủy quyền của Tổng Giám Đốc. MHB Chi nhánh Vĩnh Long có tên giao dịch quốc tế
là Housing Bank of Mekong Delta – Vinhlong Branch (viết tắt MHB Vĩnh Long),
đến nay MHB Vĩnh Long có một chi nhánh và 3 phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh.
3.1.2 Hệ thống mạng lưới
MHB đã thành lập mạng lưới hoàn chỉnh tại các tỉnh ĐBSCL và thành phố
Hồ Chí Minh. Từ chỗ chỉ có một Hội sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh với tổng số cán
bộ, nhân viên là 84 người, cho đến nay đã có gần 2.600 cán bộ, nhân viên với mạng
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
28
lưới gồm một văn phòng đại diện, một sở giao dịch, một trung tâm thẻ và gần 180
chi nhánh, phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm từ thị xã Móng Cái dến
huyện đảo Phú Quốc.
MHB Chi nhánh Vĩnh Long có một chi nhánh đặt tại thị xã Vĩnh Long và 3
phòng giao dịch đặt tại thị xã Vĩnh Long, Cổ Chiên, và huyện Bình Minh.
3.1.3 Sản phẩm, dịch vụ
3.1.3.1.Sản phẩm tiền gửi
Ngân hàng nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước bao
gồm các loại tiền gửi có kì hạn và không kì hạn.
Tiết kiệm gồm có:
 Tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND,USD; Tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND
,USD kì hạn 1, 2, 3, 6, 9,12, 18, 24, 36 tháng; Tiết kiệm tích lũy VND; Tiết
kiệm người cao tuổi VND; Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, lãi suất bậc thang
VND ,USD
Tiền gửi gồm có:
 Tiền gửi thanh toán bằng VND ,USD. Giúp khách hàng có nhu cầu thanh
toán bằng VND, USD thường xuyên, không cố định có thể quản lý tài chính
của mình một cách hiệu quả thông qua các tiện ích như:
 Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt như: nhận tiền do người khác
chuyển đến, thanh toán (cho khách hàng hoặc đối tác) thông qua các công cụ như:
SEC, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu,…
 Mở sổ một lần nhưng có thể rút hoặc gửi nhiều lần.
 Có thể ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản.
 Được hưởng lãi suất và có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về những giao
dịch thanh toán hoặc số dư trên tài khoản của mình.
 Được phục vụ nhanh chóng, đảm bảo an toàn tuyệt đối và cam kết giữ bí
mật số dưtrên tài khoản của khách hàng
 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND, USD. Giúp khách hàng có nhu cầu thanh toán
bằng VND, USD định kỳ có thể quản lý tài chính của mình một cách hiệu
quả thông qua các tiện ích như:
 Xác nhận khả năng tài chính cho chủ tài khoản hoặc thân nhân đi du lịch,
học tập, … ở nước ngoài.
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
29
 Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt như: nhận tiền do người khác
chuyển đến, thanh toán (cho khách hàng hoặc đối tác) thông qua các công cụ như:
SEC, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu,…
 Có thể gửi hoặc rút tiền từ tài khoản. Trường hợp khách hàng rút tiền trước
hạn sẽ được hưởng lãi suất tiền gửi thanh toán VND đang được áp dụng trên số
ngày thực gửi.
 Có thể ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản và có quyền yêu cầu
cung cấp thông tin về giao dịch thanh toán hoặc số dư trên tài khoản của mình.
 Được phục vụ nhanh chóng, đảm bảo an toàn tuyệt đối và cam kết giữ bí
mật số dư trên tài khoản của khách hàng.
 Được yêu cầu đóng, phong tỏa hoặc thay đổi cách thức sử dụng tài khoản.
Ngoài ra, MHB Vĩnh Long còn phát hành trái phiếu, kì phiếu ngắn hạn,
trung và dài hạn (khi Ngân hàng Nhà nước cho phép) theo kế hoạch được Tổng
Giám Đốc giao.
3.1.3.2. Sản phẩm tín dụng
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, xây dựng sữa chửa nhà ở đối với cán bộ,
dân cư trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.
Cho vay các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các khu dân cư
tập trung, các đơn vị sản xuất, xây dựng nhà ở sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ
cho chương trình phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
Cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, ưu tiên đầu tư vốn cho các doanh
nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các hoạt động kinh doanh khác.
Lãi suất cho vay của ngân hàng được cố định trong suốt thời gian vay. Riêng
lãi suất trung và dài hạn được thả nổi sau 12 tháng bằng lãi suất cho vay trung và
dài hạn hiện hành của MHB.
3.1.3.3. Dịch vụ ngân hàng
 Mở tài khoản cho các tổ chức và cá nhân
 Chuyển tiền điện tử
 Chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh nhất trên toàn thế giới Western Union
 Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng
 Phát hành và thanh toán thẻ. MHB đã gia nhập Liên minh Thẻ Việt Nam
(VNBC), kết nối với Banknetvn, tạo điều kiện cho thẻ MHB e-cash có thể sử dụng
được trên 3.500 ATM của tất cả các ngân hàng thành viên của hai hệ thống
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
30
Banknetvn và VNBC trên phạm vi toàn quốc. MHB cũng đã là thành viên của
VISA và có kế hoạch trở thành thành viên của Hiệp hội thẻ Quốc tế China Union
Pay, Master Card.
 Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất, nhập khẩu, mua bán ngoại tệ.
3.1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban.
Hình 2: BỘ MÁY TỔ CHỨC MHB - VĨNH LONG
a. Ban giám đốc
- Giám đốc
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo pháp luật,
theo điều lệ của tổ chức và họat động của ngân hàng, theo các quy chế quy định của
ngân hàng về quy chế số 37 của Hội đồng quản trị về tổ chức và hoạt động ngân
hàng.
Được kí các quyết định về công tác cán bộ như: khen thưởng, kỉ luật, trả
lương, cho thôi việc, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh quản lí điều hành
nhân viên trong phạm vi được Tổng Giám đốc ủy quyền và theo các quy định quy
chế của ngân hàng.
Được ban hành các nội quy, quy định về điều khiển công việc trong phạm vi
Chi nhánh nhưng không trái với điều, nội quy, quy định của ngân hàng.
Được kí cho vay trong phạm vi được Tổng Giám đốc ủy quyền phán quyết.
Đại diện Tổng Giám đốc trong việc giải quyết các tranh cháp quan hệ tố tụng
liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Hành
chính –
Nhân sự
Phòng
Kế toán
Ngân quỹ
Phòng
Nghiệp vụ
kinh doanh
Phòng
Kiểm tra
nội vụ
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
31
Được ủy quyền cho Phó Giám đốc và lãnh đạo các phòng tại Chi nhánh giải
quyết các vấn đề tại Chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ được giao trong phạm vi
được ủy quyền và chịu trách nhiệm về việc ủy quyền đó.
Tổ chức hạch toán, kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, phân phối tiền
lương, tiền thưởng theo kết quả kinh doanh và quy định về khoản lãi chính của ngân
hàng. Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo, thống kê định kì, báo cáo đột xuất về mọi
hoạt động của Chi nhánh theo quy định của Nhà nước và của ngân hàng.
- Phó Giám đốc
Là người giúp việc cho Giám đốc, quản lí một số hoạt động của Chi nhánh do
Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
Phó Giám đốc được ủy quyền thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc
chung khi Giám đốc đi vắng và báo cáo khi Giám đốc có mặt.
b. Phòng Hành chính – Nhân sự
- Tổ chức thực hiện việc quản lí nhân sự, chi trả lương lao động, đào tạo nhân
viên, thực hiện chính sách cán bộ và công tác thi đua khen thưởng.
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao
động và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
- Thực hiện công tác văn thư, hành chính quản trị, lập báo cáo về công tác cán
bộ lao động, và công tác quản trị hành chính theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi nhánh giao.
c. Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh
- Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch
kinh doanh ngắn, trung và dài hạn. Kế hoạch phát triển mạng lưới của Chi nhánh và
tổ chức thực hiện theo kế hoạch được giao.
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn đúng theo quy định nghiệp vụ của
Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của ngân hàng, trình Giám đốc duyệt hồ sơ vay
vốn của khách hàng.
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát theo quy trình nghiệp vụ tín dụng. Đôn
đốc thu hồi các khoản nợ dài hạn.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh vay vốn đầu tư phát triển theo các
quy định của Nhà nước và của MHB Chi nhánh Vĩnh Long.
- Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
32
- Lập báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, ngoại hối, bão lãnh, tái bảo lãnh
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo chế độ thông tin do Giám đốc ban
hành.
- Tổ chức theo dõi tài sản thế chấp, bảo lãnh là bất động sản, quản lí các tài sản
cầm cố được lưu giữ tại kho Chi nhánh.
- Thực hiện nghiệp vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
d. Phòng Kế toán - Ngân quỹ
- Thực hiện công tác hạch toán, kế toán, theo dõi phản ánh tình hình hoạt động
kinh doanh, tài chính, quản lí các loại vốn tài sản tại ngân hàng, báo cáo các hoạt
động kinh tế tài chính theo quy định của Nhà nước, theo chế độ thông tin báo cáo
của Ngân hàng Nhà nước và của MHB.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong và ngoài nước
thông qua hệ thống MHB. Tổ chức việc chi tiền mặt, bảo quản an toàn tiền bạc, tài
sản của ngân hàng và của khách hàng theo quy định.
- Thực hiện việc kiểm tra chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi Chi nhánh.
- Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng nghiệp vụ kinh
doanh chuyển sang theo chế độ quy định.
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo quy
định của Nhà nước.
- Lập và bảo vệ kế hoạch tài chính của Chi nhánh, tổ chức thực hiện theo kế
hoạch được giao.
- Chấp hành đầy đủ kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với Ngân sách Nhà nước và
quy định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống. Chấp hành chế độ quyết toán tài chính
hàng năm của Hội sở chính
e. Bộ phận kiểm tra nội bộ.
- Thực hiện việc kiểm tra nội bộ, kiểm toán các hoạt động của Chi nhánh theo
đúng quy định pháp luật, theo điều lệ MHB, theo quy định về tổ chức bộ máy kiểm
tra nội bộ trong hệ thống MHB.
- Theo dõi phúc tra Chi nhánh trong việc sữa chữa những vi phạm, kiến nghị
đoàn thanh tra nội bộ tài chính.
- Báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ định kì hoặc đột xuất theo quy định của Hội
đồng quản trị và Tổng Giám đốc MHB.
- Phối hợp các đoàn điều tra, kiểm tra của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và
Hội sở chính trong việc thanh tra, kiểm tra tại Chi nhánh.
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong33
3.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm giai đoạn 2006 - 2008
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2006-2008
ĐVT:Triệu đồng
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007TT Khoản mục
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1 Tổng thu nhập 29.960 100 32.383 100 42.788 100 2.423 108,09 10.405 132,13
Thu nhập từ lãi 27.926 93,52 31.363 96,85 41.564 97,14 3.437 112,31 10.201 132,53
Thu nhập ngoài lãi suất 2.034 6,48 1.020 3,15 1.224 2,86 -1.014 50,14 204 119,97
2 Chi phí 25.661 100 26.701 100 38.502 100 1.040 104,05 11.801 144,20
Chi phí lãi suất 14.132 55,07 17.879 66,96 26.971 70,05 6.350 155,07 9.092 150,85
Chi phí ngoài lãi suất 11.529 44,93 8.822 33,04 11.531 29,95 -5.310 62,43 2.709 130,71
3 Lợi nhuận 4.299 5.682 4.286 1.383 132,17 -1.396 75,43
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
34
3.1.5.1. Phân tích tình hình thu nhập
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
40.000
45.000
2006 2007 2008
Triệu đồng
Tổng thu nhập
Thu nhập từ lãi
Thu nhập ngoài
lãi suất
Hình 3 : TÌNH HÌNH THU NHẬP
- Thu nhập của NH có xu hướng tăng với một tốc độ rất nhanh qua từng năm.
Năm 2006 tổng thu nhập của Ngân hàng là 29.960 triệu, sang năm 2007 là 32.383
triệu, tăng 2.423 triệu, tương đương đạt 108,09% so với năm 2006. Đến năm 2008
tổng thu nhập đạt 42.788 triệu , tăng 10.405 triệu, hay tăng 32,13 % so với năm
2007. Tổng thu nhập của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm thể hiện sự phát triển
của Ngân hàng đồng thời cho thấy sự phấn đấu của Ngân hàng trong việc mở rộng
mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín
dụng cả về quy mô và cả về chất lượng, góp phần làm tăng thu nhập cho đơn vị.
- Về cơ cấu thì thu nhập từ lãi và các khoản tương tự chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng thu nhập. Năm 2006, tỷ lệ này là 93,52% năm 2007 là 96,85% và năm 2008 là
97,14% chiếm tổng thu nhập. Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng của Ngân hàng
trong 3 năm được mở rộng với tổng dư nợ gia tăng qua các năm, làm cho khoản thu
lãi cho vay cũng tăng. Ngoài ra, công tác đôn đốc việc thu nợ, thu lãi được triển
khai tốt cũng là một nhân tố lý giải cho vấn đề này. Với tốc độ tăng nhanh như vậy
là một dấu hiệu khả quan đối với Ngân hàng bởi đây là khoản thu chiếm tỷ trọng rất
cao trong tổng thu nhập. Mặt khác, đây cũng là điểm yếu của ngân hàng vì chưa đa
dạng nguồn thu.
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
35
3.1.5.2 Phân tích khoản mục chi phí
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
40.000
45.000
2006 2007 2008
Triệu đồng
Tổng Chi phí
Chi phí lãi suất
Chi phí ngoài lãi
suất
Hình 4: TÌNH HÌNH CHI PHÍ
- Xét về quy mô, chi phí của NH cũng tăng tỉ lệ thuận theo chiều tăng của thu
nhập. Năm 2007, chi phí đạt 104,05 % so với năm 2006 cụ thể tăng 1.040 triệu
đồng. Năm 2008 so với năm 2007 chi phí tăng 44,20 % cụ thể tăng 11.801 triệu
đồng. Tuy nhiên, khi so với tốc độ tăng thu nhập thì vẫn có thể nói hai năm qua NH
vẫn hoạt động hiệu quả; bởi vì quy mô NH ngày càng mở rộng, trong năm 2008
ngân hàng mở thêm Phòng giao dịch Cổ Chiên, hoạt động của NH ngày càng phát
triển thì chi phí tăng lên là một điều tất yếu, điều quan trọng là NH đã luôn duy trì
được tốc độ tăng trưởng thu nhập cao hơn chi phí.
- Xét về cơ cấu, chi phí lãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Năm 2006 tỷ
lệ này là 50,07 %, năm 2007 là 66,96%. Tỷ trọng chi phí lãi có xu hướng tăng lên
qua từng năm bởi vì nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng, do đó NH
cũng phải tăng lãi suất huy động vốn để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường, nên
làm cho chi phí lãi tăng lên và đặc biệt trong năm 2008 chiếm 70,05% vì trong năm
lãi suất huy động vốn của ngân hàng có lúc lên đến 17%/năm. Mặc khác, chi phí
ngoài lãi trong năm 2006 cao chiếm 44,93% tổng chi phí là do ngân hàng phải sửa
chữa và thay mới toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị để đáp ứng nhu cầu mới (sau 5
năm hoạt động nhiều máy móc đã xuống cấp) như máy tính máy in, máy lạnh, mua
thêm xe ô tô để thuận tiện cho cán bộ đi công tác, cùng thời gian đó ngân hàng có
đợt tuyển nhân sự mới để mở rộng mạng lưới nên làm chi phí ngoài lãi khá cao.
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
36
3.1.5.3 Phân tích khoản mục lợi nhuận
0
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
2006 2007 2008
Triệu đồng
Hình 5: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN
Lợi nhuận của NH đã có sự biến động qua từng năm, đặc biệt trong năm 2008
có sự biến động mạnh nhất ảnh hưởng tình hình hoạt động của ngân hàng trong năm
2009. Năm 2007 lợi nhuận đạt 132,17 % so với năm 2006 cụ thể tăng 1.383 triệu
đồng; sang năm 2008, lợi nhuận của NH đã có sự thay đổi đáng kể, lợi nhuận đã
giảm so với năm 2007 chỉ bằng 75,43% so với năm 2008 đã giảm 1.396 triệu đồng.
Có kết quả đó là do cả hai yếu tố chủ quan và khách quan.
Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO,
một trong những lĩnh vực chịu nhiều tác động nhất là lĩnh vực tài chính, mà hoạt
động NH là khu vực sôi nổi nhất. Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ở mức rất
cao, thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được cải thiện và có vốn tích
luỹ, nên nhu cầu gửi tiền tiết kiệm là yếu tố được quan tâm hàng đầu của người dân.
Hoạt động kinh doanh cá thể và nhu cầu mở rộng quy mô phát triển kinh doanh hộ
gia đình ngày càng cao, do đó nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh
cũng tăng theo và ngày một cao hơn. Đó là những yếu tố khách quan; còn về chủ
quan thì nhiều sản phẩm mới, nhiều dịch vụ mới được NH cung cấp, với mục tiêu
lấy sự hài lòng của khách hàng làm tôn chỉ hoạt động của NH, vì vậy khách hàng
ngày càng tin cậy và an tâm khi giao dịch với NH. Chính những điều đó làm cho kết
quả hoạt động của MHB Vĩnh Long có hiệu quả cao trong năm 2007.
Năm 2008 do tình hình kinh tế trong nước và thế giới có những biến động lớn
theo chiều hướng đi xuống nên ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của ngân hàng
trong năm 2008. Cụ thể, do sự sụp đổ trong thị trường cho vay tín chấp mua nhà ở
Mỹ lan rộng ra các ngân hàng trên toàn thế giới đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
37
chính toàn cầu trong năm 2008. Cuộc khủng hoảng này cũng ảnh hưởng đến nền
kinh tế nước ta làm thị trường chứng khoán lên tục rớt điểm, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài liên tục giảm, sản xuất của các doanh nghiệp luôn tục giảm theo, xuất
khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh cũng giảm và thị trường thì càng bị thu hẹp
trong thời gian này nên nhu cầu tín dụng các doanh nghiệp giảm. Mặt khác trong
lúc đó giá cả các mặt hàng thì leo thang, để kiềm chế lạm phát Chính Phủ liên tục
tăng lãi suất cơ bản, nên các NHTM cũng tăng lãi suất huy động vốn( có lúc lên
17%/năm), và để bù đắp chi phí nên ngân hàng đẩy lãi suất cho vay lên cao (lên đến
21%/năm), dẫn đến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận đến nguồn vốn của
ngân hàng trong lúc sản xuất kinh doanh của họ rất khó khăn. Vì thế lợi nhuận của
ngân hàng đã giảm trong năm 2008 do lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng vẫn chủ
yếu thông qua hoạt động tín dụng.
3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3
NĂM GIAI ĐOẠN 2006-2008
3.2.1 Phân tích tình hình vốn huy động theo kì hạn
Bảng 2: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO KỲ HẠN
Đvt : triệu đồng
2006 2007 2008
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
1. Không kì hạn 39.106 32,22 18.465 16,00 53.863 27,66
2. KH dưới 12 tháng 46.039 37,93 58.461 50,66 120.589 61,92
3. KH trên 12 tháng 36.223 29,85 38.467 33,34 20.306 10,43
Vốn huy động 121.369 100 115.394 100 194.759 100
(Nguồn : Phòng nghiệp vụ kinh doanh)
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
38
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
2006 2007 2008
Triệu đồng
Không kì hạn
KH dưới 12 tháng
KH trên 12 tháng
Hình 6: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO KỲ HẠN
3.2.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào khách hàng gửi tiền có
thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng và ngân hàng
phải thoả mãn nhu cầu đó của khách hàng.
Tiền gửi không kỳ hạn qua các năm giảm rồi lại tăng mạnh trong năm 2008.
Tuy nhiên tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tất cả
các kì hạn vì đây là loại tiền gửi không ổn định.
Cụ thể: Trong năm 2007 tiền gửi không kì hạn đã giảm 20.641 triệu đồng,
chỉ đạt 47,22% so với năm 2006. Tuy nhiên sang năm 2008 loại tiền này tăng cực
mạnh 35.398 triệu đồng, tăng 191,70% so với năm 2007 là vì trong năm này Nhà
nước có chính sách chi trả tiền lương qua tài khoản và các loại thẻ thanh toán, rút
tiền tự động như ATM trong năm này phát triển mạnh nên lượng tiền này trong năm
2008 tăng mạnh. Ngoài ra, loại tiền gửi này chủ yếu là của các tổ chức kinh tế dùng
để thanh toán trong kinh doanh, xuất nhập khẩu và các tài khoản của cá nhân có nhu
cầu sử dụng thường xuyên. Vì vậy loại tiền gửi này mang tính chất không ổn định,
ngân hàng không thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này, do vậy lãi suất
cho loaị tiền gửi này thường thấp. Do đó để có thể huy động được vốn tiền gửi
không kỳ hạn ngân hàng cần phải thoả mãn các nhu cầu thanh toán của khách hàng.
Nắm bắt được yếu tố tâm lí đó, các năm qua ngân hàng đã ngày càng củng cố và
phát triển các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, đa dạng hoá các
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
39
sản phẩm tiền gửi, cải thiện công nghệ thanh toán trong ngân hàng, dịch vụ chuyển
tiền điện tử ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao
của khách hàng, góp phần làm tăng vốn tiền gửi không kỳ hạn qua các năm.
3.2.1.2. Phân tích tiền gửi có kỳ hạn
a. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2007 tăng 12.422 triệu đồng, tăng
26,98% so với năm 2006. Sang năm 2008 loại tiền gửi này tiếp tục tăng một cách
nhanh chóng 62.128 triệu đồng, tăng 106,27% so với năm 2007.
Sở dĩ loại tiền gửi này tăng mạnh trong những năm 2007 là tình hình sản
xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế có hiệu quả vì tế ổn định và có bước phát
triển, mặt khác thu nhập của cá nhân và hộ kinh doanh ổn định hơn, nên họ có nhu
cầu cất giữ tiền. Do vậy, loại tiền kì hạn này tăng mạnh.
Mặt khác, là nhờ vào sự chỉ đạo linh hoạt của ban lãnh đạo trong công tác
huy động vốn. Ngân hàng đã thực hiện một số giải pháp khắc phục tình trạng chênh
lệch lãi suất giữa ngân hàng thương mại nhà nước với ngân hàng thương mại cổ
phần. Thêm vào đó, do tình hình kinh tế trong năm 2008 có nhiều biến động, lạm
phát liên tục tăng cao, để ngăn ngừa lạm phát chống suy giảm kinh tế NHNN có
chính sách thu hút tiền đồng và liên tục tăng lãi suất cơ bản, buộc ngân hàng thương
mại phải tăng lãi suất huy động vốn (vào những tháng quý III năm 2008 lãi suất lên
đến gần 17%), lãi suất quá hấp dẫn nên thu hút khách hàng gửi tiền ngày một tăng.
Song song đó, giá cả vàng và ngoại tệ vẫn còn biến động mạnh theo chiều
hướng xấu, do bất ổn kinh tế nên thị trương bất động sản và thị trương chứng khoán
luôn tụt dốc gây tâm lí hoang mang cho nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này, nên họ
đã chuyển sang hình thức đầu tư an toàn là gửi tiền ngân hàng với lãi suất cao.
Bên cạnh đó nhờ vào mạng lưới hoạt động cũng tương đối rộng nên ngân
hàng dễ dàng thực hiện công tác tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi đến khách
hàng chính vì vậy mà công tác huy động tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng được cải
thiện và tăng trưởng cao hơn.
b. Kỳ hạn trên 12 tháng
Đây là loại tiền gửi có kỳ hạn dài, mục đích chủ yếu của loại tiền gửi này là
nhằm sinh lời trên số tiền nhàn rỗi và những khách hàng ở loại tiền gửi này mong
muốn chính là sự an toàn trong lâu dài hơn là mục đích sinh lời. Loại tiền gửi này
tăng rồi lại giảm trong năm 2008. Năm 2007 tăng 2.244 triệu đồng, tăng 106,19%
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
40
so với năm 2006. Tuy nhiên, năm 2008 loại tiền này lại giảm đáng kể 18.161 triệu
đồng, giảm tương đương 52,79% so với năm 2007
Trong năm 2007, loại tiền này tăng mạnh so với năm 2006 là do tình hình
kinh tế ổn định nhiều cá nhân và các tổ chức kinh tế kinh doanh có hiệu quả, khi
nước ta vừa gia nhập WTO được một năm do đó có nhiều thuận lợi hơn trong việc
xuất khẩu hàng hóa nông sản và sản phẩm chế biến. Mặt khác, do tình hình kinh tế
ổn định ít biến đổi nên lãi suất huy động thuộc kì hạn này thường cao hơn ngắn hạn,
nên thu hút được nhiều đối tượng khách muốn cất giữ tiền trong thời gian dài.
Trái lại, trong năm 2008 loại tiền huy động thuôc kì hạn này giảm mạnh so
với năm 2007 là do tình hình kinh tế có nhiều bất ổn: thị trường bất động sản bị
đóng băng vì đã bong bóng trong một thời gian; thị trương chứng khoán đang trên
đà tuột dốc lên tiếp nhiều phiên gần chạm mốc đáy. Do tình hình kinh tế trong nước
có nhiều biến động lớn trong thời gian ngắn như vậy nên ngân hàng đã nhận thấy
nhiều sự rủi ro về lãi suất trong loại tiền này nên đã chủ động giảm huy động, lãi
suất huy động thường thấp hơn so với kì hạn dưới 12 tháng..
3.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế
Bảng 3: HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đvt: triệu đồng, %
2006 2007 2008
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tiền gửi dân cư 61.265 50,48 59.905 51,91 105.204 54,02
Tiền của các TCKT 57.708 47,55 51.650 44,76 84.615 43,45
Tiền gửi các TCTD
trong nước 2.396 1,97 3.839 3,33 4.940 2,54
Tổng vốn huy động 121.369 100 115.394 100 194.759 100
(Nguồn : Phòng nghiệp vụ kinh doanh)
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
41
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
2006 2007 2008
Triệu đồng
Tiền gửi dân
cư
Tiền của các
TCKT
Tiền gửi các
TCTD trong
nước
Hình 7 : HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
3.2.2.1. Phân tích tiền gửi dân cư
Tiền gửi dân cư tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng
nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2007 huy động vốn trong dân cư đạt 59.905 triệu
đồng chiếm 51,91% trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng xét về mức độ hoàn
thành thì chỉ đạt 97,78% so với năm 2006, số tiền giảm 1.360 triệu đồng . Năm
2008 tăng mạnh hơn so với 2007 đạt 105.204 triệu đồng tăng 75,28%, hay tăng
45.299 triệu đồng
Tiền gửi trong dân cư trong năm 2007 có giảm một ít so với năm 2006 là đa
số người dân trong vùng sống bằng nghề nông và nuôi cá tra xuất khẩu. Do trong
năm 2007, giá cá rất bấp bênh có lúc chỉ còn 13.500đ/kg nên nhiều hộ nuôi cá đã
nản chí treo ao trong một thời gian, thu nhập giảm nên việc huy động từ thành phần
kinh tế này giảm theo.
Năm 2008 tiền gửi này tăng mạnh là do giá cá tra ổn định trở lại nhiều nông
dân làm ăn có lời nên ngân hàng huy động vốn gặp được nhiều thuận lợi hơn. Mặt
khác, do ngân hàng đã có những bước đều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn
gửi tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hoá các hình thức trả lãi. Bên cạnh đó
ngân hàng còn nghiên cứu đưa ra các hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng để
thu hút vốn nhàn rỗi từ phía dân cư. Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới, tạo uy tín,
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
42
trong tầng lớp dân cư đáp ứng truyền bá quảng cáo của ngân hàng ngày càng được
cải thiện hơn, đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
3.2.2.2. Phân tích tiền gửi của tổ chức kinh tế.
Tiền gửi từ nhóm khác hàng này là tiền gửi từ các doanh nghiệp hoặc từ các
đơn vị kinh tế khác để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch. Tiền gửi của các
tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cũng khá lớn trong tổng vốn huy động. Năm 2007
tuy giảm 6.058 triệu đồng, chỉ đạt 89,50% so với 2006. Nhưng sang năm 2008 tiền
gửi này tăng mạnh 32.965 triệu đồng, tăng 63,82 % so với năm 2007
Trong năm 2007 tiền gửi này giảm là do việc kinh doanh của các doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho ngành chế biến thủy sản là cá tra và
ba sa, nên các doanh nghiệp chế biến thức ăn cũng như xuất khẩu cũng gặp một số
trở ngại. Vì các khách hàng truyền thống của ngân hàng là các doanh ngiệp chế biến
và xuất khẩu thủy sản.
Năm 2008 tiền gửi TCKT tăng 63,82 % so với năm 2007 là do trong năm
này các doanh nghiệp xuất cũng như nhập khẩu trong tỉnh đều tăng trưởng mạnh là
do các doanh ngiệp chế biến thức ăn sôi nổi hơn vì giá cả nguyên liệu luôn tăng cao,
giá lúa trong nước cũng ổn định và có thời gian tăng cao, xuất khẩu cá tra cũng ổn
định hơn nên nhu cầu giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp này tăng mạnh. Vì
vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tìm ra giải pháp để nâng cao công tác huy
động vốn trong các TCKT để góp phần cải thiện và nâng cao công tác huy động vốn
của ngân hàng.
3.2.2.3. Tiền gửi của TCTD trong nước
Tiền gửi của TCTD tăng lên qua các năm. Năm 2007 tăng 1.443 triệu đồng,
tăng 60,23% so với năm 2006. Sang năm 2008 tiếp tục tăng 1.101 triệu đồng, tăng
28,68% so với 2007. Loại tiền này chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong vốn huy động vì chủ
yếu đây là tiền gửi thanh toán giữa các tổ chức tín dụng trong nước. Có được kết
quả này là do ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, mạng lưới thanh
toán, mở rộng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử… nên tạo nhiều mối quan hệ
hợp tác với các TCTD trên địa bàn. Loại tiền gửi này tăng chứng tỏ cho thấy mối
quan hệ giữa với các TCTD trên địa bàn ngày càng mở rộng tạo nhiều thuận lợi cho
ngân hàng trong quan hệ hợp tác thanh toán vốn lẫn nhau.
3.3 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
43
Bảng 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
Chỉ tiêu đơn vị 2006 2007 2008
Vốn có kì hạn Triệu đồng 82.262 96.928 140.895
Vốn huy động Triệu đồng 121.369 115.394 194.759
Vốn điều hòa Triệu đồng 146.975 231.182 208.807
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 268.344 346.576 403.566
Tổng dư nợ Triệu đồng 203.277 263.821 274.242
VHĐ/Tổng nguồn vốn % 45,23 33,30 48,26
Tổng dư nợ/VHĐ Lần 1,67 2,29 1,41
Vốn điều hòa/TNV % 54,77 66,70 51,74
Vốn có kỳ hạn/VHĐ % 67,78 84,00 72,34
(Nguồn : Phòng nghiệp vụ kinh doanh)
3.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn
Hoạt động của Chi nhánh chủ yếu phụ thuộc vào vốn huy động và phần còn
lại nhờ vào vốn điều hòa từ Hội sở, nó phải chiếm tỷ trọng khoảng 70-80% trong
tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì mới tốt, vì nó chứng tỏ khả năng tự túc của chi
nhánh nhiều hơn không phụ thuộc vào nguồn vốn điều hòa từ Hội sở.
Nguồn vốn huy động của Chi nhánh có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng
tương đối trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Năm 2007 là 33,3%,
năm 2008 tăng lên 48,26%. Chỉ tiêu này cho thấy công tác huy động vốn của ngân
hàng đạt hiệu quả chưa cao qua các năm. Qua chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng
cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn chưa cao, vị thế của ngân
hàng có được củng cố nhưng chưa thực sự phát triển. Tỷ lệ này vẫn chưa đạt được
mức hiệu quả so với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn là do trong thời gian
qua ngân hàng có dùng nhiều biện pháp huy động vốn nhưng sản phẩm chưa thực
sự đa dạng lãi suất cạnh tranh không bằng các NHTM cổ phần khác. Ngân hàng cần
tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn cao hơn nữa.
3.3.2 Tổng dư nợ/Vốn huy động
Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư tín dụng của một đồng vốn huy động.
Năm 2006 bình quân 1,67 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2007
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
44
tình hình huy động vốn của ngân hàng có giảm so với 2006 nên bình quân 2,29
đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2008 tỷ lệ tham gia vốn
huy động trong tổng dư nợ là 1,41 đồng. Điều này cho thấy ngân hàng sử dụng vốn
huy động ngày càng có hiệu quả hơn cho hoạt động tín dụng, mức độ tham gia của
vốn huy động ngày càng cao Ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn huy động đáp
ứng cho nhu cầu của hoạt động tín dụng của ngân hàng mà không phụ thuộc nhiều
vào nguồn vốn điều hòa từ Hội sở do thiếu vốn trong hoạt động tín dụng.
3.3.3 Vốn điều hòa/Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào Hội sở như thế
nào. Ta thấy, tỷ lệ vốn điều hòa của NH luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% so tổng
nguồn vốn, NH còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn của Hội sở, công tác huy
động vốn còn yếu. Cụ thể năm 2006 là 54,77%; 2007 là 66,70%; 2008 là 51,74%.
Trong năm 2007 tỷ lệ này cao hơn so với năm 2006 là do trong năm huy động vốn
của NH thấp trong khi đó nhu cầu tín dụng lại cao hơn năm 2006 nên NH cần
nguồn vốn điều hòa cao. Sang năm 2008 tỷ số này thấp hơn năm 2007 là do NH đã
có cải thiện trong việc đa dạng hóa sản phẩm, kì hạn và lãi suất cao khi huy động
vốn, nên NH cũng chủ động được nguồn vốn giảm áp lực về vốn cho Hội sở.
Là một Chi nhánh, sự hỗ trợ của Ngân hàng từ Hội sở là không thể thiếu.
Tuy nhiên sẽ tốt hơn cho Ngân hàng nếu có thể tự cân đối vốn tại chỗ bằng cách
tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn của mình, tỷ lệ vốn điều hòa nên ở mức
30-40% là chấp nhận được. Như vậy sẽ tạo cho Ngân hàng thế chủ động trong kinh
doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng,
nhất là khi có nhu cầu bổ sung thiếu hụt của cá nhân, doanh nghiệp đang gia tăng.
3.3.4 Vốn có kì hạn/ Vốn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định, vững chắc của Ngân hàng trong kinh
doanh. Nguồn vốn có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định, Ngân hàng có thể sử
dụng bất cứ lúc nào một cách chủ động để làm nguồn vốn kinh doanh.
Theo bảng trên ta thấy tỷ lệ này có sự biến động trong 3 năm, cụ thể: năm 2006
là 67,78%, năm 2007 tăng lên 84,00%, sang năm 2008 lại giảm xuống 72,34%.
Điều này cho biết tình hình hoạt động của Chi nhánh vẫn chưa thực sự ổn định, còn
biến động nhiều mặc dù NH đã đưa thêm nhiều sản phẩm mới và nhiều kì hạn, lãi
suất cũng khá hấp dẫn nhưng do không cạnh tranh bằng các NHTM khác nên thị
phần huy động vốn có kì hạn chưa đạt hiệu quả cao. Ngân hàng phải chú ý quan tâm
đến tình hình nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động của mình
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
45
3.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU CỦA NGÂN HÀNG THÔNG
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
3.4.1 Nhân sự
3.4.1.1. Điểm mạnh
Trong cơ cấu tổ chức hoạt động của ngân hàng có sự phân biệt rõ ràng công
việc của từng phòng ban, ngoài ra phòng tổ chức hành chính nhân sự có chức năng
tổ chức các đợt tuyển nhân lực cho ngân hàng thông qua tuyển chọn một cách cẩn
thận. Toàn chi nhánh MHB Vĩnh Long có 66 cán bộ, trong đó phòng nghiệp vụ kinh
doanh là 13 người trình độ của các cán bộ đều đạt đại học và trưởng phòng đạt
trình độ trên đại học. Trong các năm gần đây 100% nhân viên được tuyển vào ngân
hàng đều có trình độ đại học do đó mặt bằng trình độ của nhân viên trong ngân hàng
ngày càng cao.
Nhân viên của ngân hàng đa số là trẻ, tuổi đời trung bình chưa quá 32. Nên
họ rất năng động và nhanh nhẹn trong việc phục vụ khách hàng và hoàn thành công
việc đúng thời gian. Các nhân viên ngân hàng đều mặt đồng phục khi đi làm vào
các ngày đầu tuần, luôn có thái độ cởi mở, nhiệt tình trong cung cách phục vụ khách
hàng.
Ngân hàng còn thường xuyên có các đợt tuyển chọn nhân viên đưa đi học
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tập huấn kiến thức hội nhập kinh tế, kỹ năng giao
tiếp,….do Hội sở chính ngân hàng tổ chức.
Mối quan hệ của các phòng ban cũng như mối quan hệ giữa các nhân viên
trong ngân hàng khá tốt đẹp do Công Đoàn ngân hàng thường tổ chức các hoạt động
thể thao, văn nghệ, nhằm gắn kết mối quan hệ giữa các nhân viên.
3.4.1.2. Điểm yếu
Do ngân hàng không có phòng nguồn vốn nên nhân viên phòng nghiệp vụ
kinh doanh làm luôn công tác huy động vốn. Do đó, công tác huy động vốn còn gặp
nhiều khiếm khuyết, nghiệp vụ đôi khi cũng mất nhiều thời gian.
Khả năng giao tiếp đối với khách hàng của một số nhân viên ở phòng giao
dịch còn hạn chế, chưa thật niềm nở trong khi giao tiếp với khách hàng.
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu huy động vốn và cho vay khi
khách hàng có yêu cầu vốn lớn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
3.4.2 Sản phẩm, dịch vụ
3.4.2.1. Điểm mạnh.
Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong
46
Sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng hơn để thu hút khách hàng trong các
kì hạn, ngân hàng còn có sản phẩm tiết kiệm dành cho người cao tuổi với việc rút
thăm trúng vàng hàng quý.
Sản phẩm thẻ mới phát triển gần đây nhưng ngân hàng đã chủ động lắp đặt
được 1 máy rút tiền tự đông qua thẻ trên địa bàn tỉnh. Ngân hàng MHB đã kết nối
thành công với 02 liên minh thẻ VNBC và hệ thống chuyển mạch Banknetvn là
những hệ thống thanh toán thẻ của các ngân hàng trong nước và là một hệ thống
thanh toán thẻ chung cho quốc gia, có thể sử dụng thẻ để giao dịch tại hàng ngàn
máy ATM của Ngân hàng MHB, hệ thống Banknetvn, liên minh VNBC và các
điểm giao dịch của Ngân hàng MHB trên toàn quốc.
3.4.2.2. Điểm yếu
Ngân hàng thường xuyên đưa ra những sản phẩm mới, nhưng sản phẩm dịch
vụ của ngân hàng khá tương đồng với sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác,
chưa tạo ra được sản phẩm đặc trưng của ngân hàng mình.
Dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng chưa thực sự mạnh nên chưa thu
hút được nhiều khách mới, hệ thống máy ATM còn yếu và thiếu so với qui mô NH.
3.4.3 Marketing
3.4.3.1 Điểm mạnh
Uy tín của ngân hàng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tuyên truyền quảng
cáo. Do ngân hàng đã hoạt động 8 năm nên rất có uy tín đối với khách hàng do đó
phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quảng cáo của ngân hàng.
Nhân dịp các ngày lễ, tết ngân hàng đưa ra các chương trình huy động vốn
với các hình thức khuyến mãi như trúng vàng,… các hình thức tặng quà khác.
3.4.3.2 Điểm yếu
Ngân hàng chưa có đội ngũ nhân viên riêng biệt dành cho công tác tuyên
truyền quảng bá, marketing cho ngân hàng.
Mạng lưới ngân hàng chưa thực sự rộng chỉ có 1 chi nhánh và 3 phòng giao
dịch, nên những dịch vụ hay đợt khuyến mãi của ngân hàng chưa đến được đến các
tầng lớp dân cư khác nhau.
3.4.4 Tài chính
3.4.3.1 Điểm mạnh
MHB Vĩnh Long là ngân hàng chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Phát Triển
Nhà ĐBSCL, đây là ngân hàng thương mại nhà nước có vốn điều lệ lớn thứ ba hiện
nay, do đó tài chính của ngân hàng chi nhánh cũng rất có uy tín.
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long

More Related Content

What's hot

LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docLƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
Nguyễn Công Huy
 

What's hot (15)

Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt NamLuận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
 
Quản lý chiến lược công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Quản lý chiến lược công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480Quản lý chiến lược công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Quản lý chiến lược công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
 
Đề tài chính sách cổ tức công ty tài chính ngân hàng, HOT 2018
Đề tài chính sách cổ tức công ty tài chính ngân hàng,  HOT 2018Đề tài chính sách cổ tức công ty tài chính ngân hàng,  HOT 2018
Đề tài chính sách cổ tức công ty tài chính ngân hàng, HOT 2018
 
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docLƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
 
Luận văn: Quy chế trả lương cho người lao động tại báo Đời sống
Luận văn: Quy chế trả lương cho người lao động tại báo Đời sốngLuận văn: Quy chế trả lương cho người lao động tại báo Đời sống
Luận văn: Quy chế trả lương cho người lao động tại báo Đời sống
 
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cựcLuận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
 
Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
 
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàngBáo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Thu hút nhân tài tại Công ty dịch vụ giáo dục IIG, HAY
Luận văn: Thu hút nhân tài tại Công ty dịch vụ giáo dục IIG, HAYLuận văn: Thu hút nhân tài tại Công ty dịch vụ giáo dục IIG, HAY
Luận văn: Thu hút nhân tài tại Công ty dịch vụ giáo dục IIG, HAY
 
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
 
Luận văn: Phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Luận văn: Phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhậpLuận văn: Phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Luận văn: Phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
 
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú YênĐề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác Quản trị bán hàng của cty Nhựa Nam Việt
Đề tài: Hoàn thiện công tác Quản trị bán hàng của cty Nhựa Nam ViệtĐề tài: Hoàn thiện công tác Quản trị bán hàng của cty Nhựa Nam Việt
Đề tài: Hoàn thiện công tác Quản trị bán hàng của cty Nhựa Nam Việt
 
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
 

Similar to Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long

Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Hoài Molly
 
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdfluan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long (20)

Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường PhúPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường PhúPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ LongĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
 
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdfluan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần ThơĐề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAY
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Lũng Lô 3, 9 ĐIỂM
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Lũng Lô 3, 9 ĐIỂMLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Lũng Lô 3, 9 ĐIỂM
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Lũng Lô 3, 9 ĐIỂM
 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BUỒNG PHÒNG TẠI RESORT ĐÀ LẠT - TẢI FREE ZALO: 09...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BUỒNG PHÒNG TẠI RESORT ĐÀ LẠT - TẢI FREE ZALO: 09...ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BUỒNG PHÒNG TẠI RESORT ĐÀ LẠT - TẢI FREE ZALO: 09...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BUỒNG PHÒNG TẠI RESORT ĐÀ LẠT - TẢI FREE ZALO: 09...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
 
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 4...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI  FREE ZALO: 093 4...HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI  FREE ZALO: 093 4...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMNIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
 
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống động viên, khuyến khích vật chất tại Công Ty Cổ P...
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống động viên, khuyến khích vật chất tại Công Ty Cổ P...Đề tài: Hoàn thiện hệ thống động viên, khuyến khích vật chất tại Công Ty Cổ P...
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống động viên, khuyến khích vật chất tại Công Ty Cổ P...
 
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty đầu tư và phát triển thủy...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty đầu tư và phát triển thủy...Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty đầu tư và phát triển thủy...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty đầu tư và phát triển thủy...
 
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và...
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và...Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và...
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 

Đề tài: Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long

  • 1. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 6 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU....................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ..............................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................2 1.3.1Thời gian ........................................................................................................2 1.3.2 Không gian ....................................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................2 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN........................................................3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .....................................................................................4 2.1.1 Về chiến lược huy động vốn...........................................................................4 2.1.1.1 Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược..........................................4 2.1.1.2 Nội dung thực hiện chiến lược...............................................................4 2.1.2 Một số cơ sở lý thuyết về huy động vốn.........................................................9 2.1.2 .1. Vai trò của nguồn vốn và công tác huy động vốn................................9 2.1.2.2. Ý nghĩa của công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.......................................................................................... 10 2.1.2.3 Các loại hình huy động vốn của ngân hàng thương mại ....................... 10 2.1.3 Các chỉ số đánh giá tình hình huy động vốn ................................................. 11 2.1.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn............................................................ 11 2.1.3.2 Tổng dư nợ/Vốn huy động................................................................... 11 2.1.3.3 Vốn điều hoà/Tổng nguồn vốn............................................................. 11 2.1.3.4 Vốn có kỳ hạn/Vốn huy động .............................................................. 11 2.1.4 Sơ đồ quy trình lập chiến lược...................................................................... 12 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 12 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu...................................................................... 12
  • 2. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 7 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH VĨNH LONG VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI CỦA NGÂN HÀNG............................................................... 14 3.1 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG ............................................................................ 14 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................ 14 3.1.2 Hệ thống mạng lưới ..................................................................................... 14 3.1.3 Sản phẩm, dịch vụ........................................................................................ 15 3.1.3.1.Sản phẩm tiền gửi ................................................................................ 15 3.1.3.2. Sản phẩm tín dụng .............................................................................. 16 3.1.3.3. Dịch vụ ngân hàng.............................................................................. 16 3.1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ................... 17 3.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm ............................. 20 3.1.5.1. Phân tích tình hình thu nhập................................................................ 21 3.1.5.2 Phân tích khoản mục chi phí ................................................................ 22 3.1.5.3 Phân tích khoản mục lợi nhuận ............................................................ 23 3.2 PHÂN TÍCH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM .... 24 3.2.1 Phân tích nguồn vốn huy động theo kì hạn................................................... 24 3.2.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn ........................................................................ 25 3.2.1.2. Phân tích tiền gửi có kỳ hạn................................................................ 26 3.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế............................ 27 3.2.2.1. Phân tích tiền gửi dân cư..................................................................... 28 3.2.2.2. Phân tích tiền gửi của tổ chức kinh tế.................................................. 29 3.2.2.3. Tiền gửi của TCTD trong nước........................................................... 29 3.3 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HUY ĐỘNG VỐN.................. 29 3.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn.................................................................... 30 3.3.2 Tổng dư nợ/Vốn huy động ........................................................................... 30 3.3.3 Vốn điều hòa/Tổng nguồn vốn..................................................................... 31 3.3.4 Vốn có kì hạn/ Vốn huy động.............................................................................31 3.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN.............. 32 3.4.1 Nhân sự........................................................................................................ 32 3.4.1.1. Điểm mạnh ......................................................................................... 32 3.4.1.2. Điểm yếu ............................................................................................ 32 3.4.2 Sản phẩm, dịch vụ........................................................................................ 32
  • 3. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 8 3.4.2.1. Điểm mạnh. ........................................................................................ 32 3.4.2.2. Điểm yếu ............................................................................................ 33 3.4.3 Marketing .................................................................................................... 33 3.4.3.1 Điểm mạnh .......................................................................................... 33 3.4.3.2 Điểm yếu ............................................................................................. 33 3.4.4 Tài chính...................................................................................................... 33 3.4.3.1 Điểm mạnh .......................................................................................... 33 3.4.3.2 Điểm yếu ............................................................................................. 34 3.4.5 Công tác huy động vốn ................................................................................ 34 3.4.5.1 Điểm mạnh .......................................................................................... 34 3.4.5.2 Điểm yếu ............................................................................................. 34 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI NGÂN HÀNG........................................................................................................ 35 4.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ..................................................................................... 35 4.1.1 Kinh tế......................................................................................................... 35 4.1.1.1 Cơ cấu kinh tế...................................................................................... 35 4.1.1.2.Tốc độ tăng trưởng kinh tế................................................................... 36 4.1.1.3. Kim ngạch xuất khẩu .......................................................................... 37 4.1.1.4. Cơ sở hạ tầng...................................................................................... 37 4.1.2 Tự nhiên....................................................................................................... 38 4.1.3 Chính sách - pháp luật Nhà nước.................................................................. 39 4.1.4 Yếu tố quốc tế.............................................................................................. 40 4.2 MÔI TRƯỜNG VI MÔ ..................................................................................... 43 4.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại............................................................. 43 4.2.1.1. Các ngân hàng thương mại nhà nước .................................................. 43 4.2.1.2. Các ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng ........................... 45 4.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn............................................................. 47 4.2.2.1 Tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt................................................................ 47 4.2.2.2 Bưu Điện ............................................................................................ 47 4.2.2.1 Ngân hàng thương mại cổ phần........................................................... 47 4.2.3 Phân tích vấn đề cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng............................... 48 4.2.4 Phân tích khách hàng ................................................................................... 48 4.3 PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC........................................ 51 4.3.1. Phân tích những cơ hội................................................................................ 51
  • 4. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 9 4.3.1.1. Phân tích những cơ hội trong điều kiện nền kinh tế hội nhập .............. 51 4.3.1.2. Phân tích những cơ hội trong điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh............ 52 4.3.2. Những thách thức........................................................................................ 52 4.3.2.1. Công nghệ ngân hàng ......................................................................... 52 4.3.2.2 Những thách thức khác ........................................................................ 53 4.4 XÂY DỰNG MA TRẬN SWOT....................................................................... 55 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH VĨNH LONG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC................................................................................ 57 5.1 XÁC ĐỊNH SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU........................................................... 57 5.1.1 Sứ mệnh....................................................................................................... 57 5.1.2 Mục tiêu....................................................................................................... 57 5.2 MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN .................................................... 57 5.1.1 Chiến lược thâm nhập thị trường.................................................................. 57 5.1.2 Chiến lược phát triển sản phẩm.................................................................... 59 5.1.3 Chiến lược phát triển thị trường ................................................................... 60 5.2.4 Chiến lược phòng thủ................................................................................... 60 5.3 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC.............................................................................. 61 5.4 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC........................................................ 63 5.4.1 Giải pháp cho chiến lược ở giai đoan 2009-2010:......................................... 63 5.4.2 Giải pháp cho chiến lược ở giai đoạn 2011-2012.......................................... 63 5.4.3 Giải pháp chung cho cả hai giai đoạn ........................................................... 63 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 66 6.1 KẾT LUẬN....................................................................................................... 66 6.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 66
  • 5. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 10 DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2006-2008.............. 20 Bảng 2: Vốn huy động phân theo kỳ hạn ................................................................... 24 Bảng 3: Huy động vốn theo thành phần kinh tế ......................................................... 27 Bảng 4: Một số chỉ tiêu đánh giá huy động vốn ......................................................... 30 Bảng 5: GDP bình quân đầu người của Vĩnh Long.................................................... 36 Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Long..................................................... 37 Bảng 7: Tổng hợp yếu tố môi trường vĩ mô............................................................... 42 Bảng 8: Lãi suất huy động vốn trong tháng 2/2009 của một số ngân hàng ................. 48 Bảng 9: Đánh giá vị thế cạnh tranh của MHB qua ma trận tổng hợp môi trường bên trong NH ................................................................................................................... 50 Bảng 10: Ma trận SWOT........................................................................................... 55
  • 6. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 11 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ quy trình lập chiến lược ...................................................................... 12 Hình 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức MHB-Vĩnh Long ....................................................... 17 Hình 3 : Biểu đồ thu nhập.......................................................................................... 21 Hình 4: Biểu đồ chi phí.............................................................................................. 22 Hình 5: Biểu đồ lợi nhuận.......................................................................................... 23 Hình 6: Vốn huy động phân theo kỳ hạn.................................................................... 25 Hình 7 : Vốn huy động theo thành phần kinh tế........................................................ 28
  • 7. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 12 DANH MỤC VIẾT TẮT NH: Ngân hàng VHĐ: vốn huy động TCKT: Tổ chức kinh tế TCTD: Tổ chức tín dụng CMND: Chứng minh nhân dân TGTK: Tiền gửi tiết kiệm ĐTV: Đơn vị tính NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long MHB: Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL SCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn AGRIBANK: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIETINBANK: Ngân hàng công thương Việt Nam BIDV: Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam
  • 8. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 13 NỘI DUNG TÓM TẮT Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng qua số liệu thống kê 3 năm, từ đó đánh giá điểm mạnh điểm yếu của trong nội bộ ngân hàng thông qua các hoạt động chức năng gồm: nhân sự, sản phẩm dịch vụ, marketing, về tài chính để làm cơ sơ xây dựng chiến lược huy động vốn tại ngân hàng. Tiếp đó là phân tích các yếu tố bên ngoài như: kinh tế, tự nhiên, quốc tế … để biết những cơ hội và đe dọa mà ngân hàng có thể gặp phải trong quá trình hoạt động ở tương lai. Đây là cơ sở xây dựng chiến lược cho ngân hàng. Tổng hợp sự phân tích các yếu tố nội tại và phân tích yếu tố môi trường bên ngoài thông qua ma trận SWOT Từ yếu tố nội tại và phân tích môi trường bên ngoài đế xác định sứ mệnh và mục tiêu. Đưa ra các chiến lược thay thế: chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường; chiến lược phòng thủ thông qua ma trận SWOT Dựa vào tình hình thực tế của ngân hàng mà đưa ra chiến lược phù hợp Dựa vào phân tích hạn chế chiến lược và tình hình cụ thể của ngân hàng để đưa ra biện pháp thực hiện chiến lược.
  • 9. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 14 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt trong tình hình xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay không biết khi nào sẽ chấm dứt thì các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như nền kinh tế của Vĩnh Long nói riêng đều gặp phải những khó khăn nhất định trong việc cạnh tranh và duy trì sự tồn tại của mình. Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam vốn chưa thật sự sẵn sàng trong việc hội nhập thì sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện năng lực để có thể đứng vững trong bối cảnh khó khăn này. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trong tháng 1/2009 huy động vốn VND của hệ thống sụt giảm sau khi duy trì được mức tăng trưởng liên tục qua các tháng trong hơn một năm trước đó. Cụ thể tổng số dư tiền gửi của khách hàng taị các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 1/2009 ước tăng 0,18% so với tháng trước nhưng trong đó số dư tiền gửi của VND đã giảm 0,47%. Nguyên nhân là do Ngân hàng Nhà nước liên tục cắt giảm lãi suất. Trước tình hình đó, các ngân hàng thương mại phải tìm các phương án khả thi để tiếp tục duy trì tỷ lệ huy động vốn hợp lí để thu hút khách hàng, hạn chế tình trạng khách hàng chuyển sang các hình thức đầu tư khác hấp dẫn hơn gửi tiền ngân hàng như đầu tư vào vàng hay đôla,…khi thị trường này đang hấp dẫn hơn. Lĩnh vực huy động vốn là lĩnh vực không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong tình hình nền kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay thì cần phải được chú trọng nhiều hơn, vì đây là kênh đầu vào chủ yếu cho ngân hàng trong hoạt tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Thế nhưng, trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt lẫn trong và ngoài nước thì đòi hỏi bản thân ngân hàng phải biết phát huy điểm mạnh, nắm bắt thời cơ kinh doanh để có thể huy động vốn hiệu quả. Muốn vậy, mỗi ngân hàng cần phải hoạch định một chiến lược kinh doanh hiệu quả để có hướng đi đúng trên con đường đầy chông gai phía trước. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài “ Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2010-2012” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
  • 10. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 15 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Hoạch định chiến lược huy động vốn cho ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2010- 2012 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm gần nhất để xác định khả năng thu hút vốn của ngân hàng làm cơ sở cho việc hình thành chiến lược - Phân tích các yếu tố nội tại của ngân hàng nhằm phát hiện ra các điểm mạnh điểm yếu làm cơ sở cho phân tích ma trận SWOT - Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài nhằm xác định những cơ hội và thách thức - Đề ra chiến lược thích hợp cho ngân hàng thông qua ma trận SWOT và giải pháp thích hợp để thực hiện chiến lược 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Thời gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian thực tập tại ngân hàng từ 2/2/2009 – 25/4/2009. Do hạn chế về thời gian nên số liệu được thu thập nghiên cứu trong 3 năm gần nhất từ 2006 – 2008. 1.3.2 Không gian Do điều kiện bị hạn chế nên đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện trong phòng nghiệp vụ kinh doanh và số liệu được lấy từ các phòng khác trong ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Vĩnh Long. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập ở các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng như: Vietinbank, Agribank, SCB, BIDVbank… 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Vấn đề huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) Chi nhánh Vĩnh Long 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU  Tình hình huy động vốn có ảnh hưởng đến chiến lược huy động vốn không?  Chi nhánh đã áp dụng những phương thức nào để thu hút nguồn vốn tại địa phương? Nguồn vốn huy động của Chi nhánh thực sự đủ mạnh chưa?  Những cơ hội và thách thức bên ngoài có tác động đến chiến lược của ngân hàng không?
  • 11. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 16  Các yếu tố nội tại của ngân hàng có tác động trực tiếp đến việc hoạch định chiến lược của ngân hàng không? 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN - Một số giải pháp huy động vốn của ngân hàng thương mại ở nước ta. Tác giả: Nguyễn Văn Thầy, Phòng đại diện- vụ quản lí ngoại hối- Ngân hàng Nhà Nước 17 Bến Chương Dương Quận 1 TPHCM. Đạt giải nhì cuộc thi “ Ngân hàng Việt Nam với việc huy động vốn phục vụ công nghệ hoá - hiện đại hoá đất nước” Ngày 06/05/1997. Thông qua bài viết nhận biết cách thức phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác huy động vốn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam và những biện pháp khắc phục. - Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược huy động vốn tại ngân hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cà Mau” của Huỳnh Thị Thúy Phượng sinh viên K29 ngành Tài chính – Tín dụng, tháng 5/2007. Đề tài nghiên cứu đi đến kết luận NHNo& PTNT Tỉnh Cà Mau nên chọn chiến lược phát triển sản phẩm làm chiến lược huy động vốn cho ngân hàng giai đoạn 2007- 2010 do NHNo& PTNT Tỉnh Cà Mau là ngân hàng có mạng lưới rộng nhất trên địa bàn và tình hình huy động vốn của ngân hàng luôn tăng qua các năm; Trong khoảng thời gian từ nay đến 2010 sẽ không có ngân hàng nào có thể mở rộng mạng lưới hoạt động lớn hơn NHNo& PTNT Tỉnh Cà Mau.
  • 12. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 17 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Về chiến lược huy động vốn 2.1.1.1 Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược Chiến lược là tập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu đến các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng những cơ hội và thách thức từ bên ngoài. Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được mục tiêu đề ra; là quá trình phân tích môi trường hiện tại, dự báo môi trường tương lai, xác định sứ mệnh, mục tiêu và chương trình chiến lược, triển khai, kiểm tra đánh giá việc thực hiện mục tiêu, chương trình chiến lược trong thực tế 2.1.1.2 Nội dung thực hiện chiến lược a. Xác định sứ mệnh và mục tiêu - Sứ mệnh của ngân hàng Mỗi tổ chức đều có sứ mệnh hoặc lý do cho sự tồn tại. Nó chỉ thay đổi rất là chậm và có tác động chính trên những gì mà tổ chức chọn để làm hoặc không làm và nó quyết định hành động cách nào. Sứ mệnh thật sự của ngân hàng được xác định bởi các yếu tố sau: Lịch sử của ngân hàng, văn hóa ngân hàng, năng lực cấu trúc, quyết định cơ bản. Giai đoạn đầu tiên để phát triển kế hoạch là sự thiết lập kế hoạch ngân hàng. Văn bản này đề ra phương pháp tổng quát mà ngân hàng muốn theo đuổi và làm rõ những đặc tính của những dịch vụ mà ngân hàng sẽ tham dự vào và những vướng mắc bắt buộc phải chịu để có thể áp dụng. - Mục tiêu của ngân hàng Những mục tiêu của chiến lược kinh doanh được xác định như là những thành quả mà ngân hàng cần đạt được khi theo đuổi sứ mệnh của mình trong thời kì hoạt động tương đối dài (trên 1 năm). Những mục tiêu dài hạn rất là cần thiết cho sự thành công của ngân hàng vì chúng thể hiện kết quả mà ngân hàng cần đạt được khi theo đuổi sứ mệnh kinh doanh của mình. Hỗ trợ việc đánh giá thành tích, tạo ra năng lực thúc đẩy các hoạt động kinh doanh sẽ cho thấy những ưu tiên trong việc lựa chọn và tổ chức thực hiện chiến lược.
  • 13. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 18 Ngân hàng cần phải xác định một danh mục nhất định các mục tiêu có ý nghĩa và quan trọng nhất thời. Việc sắp xếp các mục tiêu chiến lược theo thứ tự ưu tiên cũng rất cần thiết. Thông thường thứ tự đó được sắp xếp theo các đặc tính như sau: Cụ thể, nhất quán, định lượng, khả thi, thách thức, linh hoạt b. Phân tích môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô là các yếu tố tổng quát về kinh tế, chính trị, pháp luật, nhà nước, văn hoá xã hội, dân số, tự nhiên, thế giới có ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh và tất cả các tổ chức tín dụng khác không riêng gì đối với các NH - Yếu tố kinh tế Đây là các yếu tố tác động bởi các giai đoạn chu kỳ kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, triển vọng các ngành nghề kinh doanh sử dụng vốn ngân hàng, cơ cấu chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế, mức độ ổn định giá cả, lãi suất cán cân thanh toán và ngoại thương. - Yếu tố chính trị- pháp luật và chính sách của nhà nước Ngân hàng là hoạt động được kiểm soát chặt chẽ về phương diện pháp luật hơn các ngành nghề khác. Các chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như chính sách cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu và tổ chức ngân hàng, các qui định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, qui định về qui mô vốn tự có … được qui định trong luật ngân hàng và các qui định hướng dẫn thi hành luật. Ngoài ra các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, thuế tỷ giá, quản lí nợ của nhà nước và các cơ quan quản lí hữu quan như Ngân hàng trung ương, Bộ tài chính… cũng thường xuyên tác động vào hoạt động của ngân hàng. - Yếu tố dân số Tỷ lệ tăng dân số, qui mô dân số, khả năng chuyển dịch dân số giữa các khu vực kinh tế, giữa thành thị và nông thôn - Yếu tố tự nhiên Sự khan hiếm các nguồn tài nguyên, khả năng sản suất hàng hoá trên các vùng tự nhiên khác nhau, vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng hay lãng phí tài nguyên thiên nhiên có thể ảnh hưởng đến quyết định của ngân hàng - Yếu tố quốc tế Do xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế dẫn đến sự hội nhập giữa các nền kinh tế trong khu vực hay toàn cầu. Do đó cần phải theo dõi và nắm bắt xu hướng kinh tế thế giới, phát hiện các thị trường tiềm năng, tìm hiểu các diễn biến về chính trị-
  • 14. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 19 kinh tế theo những thông tin về công nghệ mới, các kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế. c. Phân tích môi trường vi mô Là phân tích các yếu tố như: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn,vấn đề cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng và yếu tố khách hàng. Đây là các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chiến lược cho ngân hàng. - Đối thủ cạnh tranh hiện tại Các đối thủ này đang tranh đua và dùng các thủ thuật để tăng lợi thế cạnh tranh, để xâm chiếm thị phần của nhau. Những đối thủ đó là các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hỗ trợ,…Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng và qui mô các định chế tham gia trên thị truờng. - Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Các định chế tài chính và phi tài chính có thể xâm nhập lẫn nhau về các dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Ngoài các đối thủ cạnh tranh hiện có cần phải lưu ý đến các đối thủ tiềm ẩn trong tương lai như các công ty bảo hiểm, các ngân hàng mới sẽ thành lập trong tương lai. - Cạnh tranh về lãi suất Mỗi ngân hàng cần đưa ra chính sách lãi suất hợp lí phù hợp với thoả thuận tại hiệp hội ngân hàng và theo đúng qui định của pháp luật. Vấn đề cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng diễn ra gay gắt để thu hút nguồn vốn trong xã hội và cung cấp vốn cho các tổ chức kinh tế - Khách hàng Là nhân tố quyết định sự sống còn của các ngân hàng trong môi trường cạnh tranh. khách hàng của ngân hàng không có sự đồng nhất, họ vừa có thể là người gửi tiền cung cấp nguồn vốn, vừa là người vay vốn- sử dụng vốn của ngân hàng và sử dụng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng. Thông qua việc phân tích các yếu tố bên ngoài để rút ra những cơ hội và thách thức làm cơ sở cho việc hình thành chiến lược. d. Phân tích các yếu tố nội tại của ngân hàng. - Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm 2006, 2007, 2008. Qua đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm. Theo các chỉ tiêu phân theo thời gian, phân theo thành phần kinh tế, phân theo nội tệ và ngoại tệ. Để
  • 15. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 20 từ đó đánh giá điểm mạnh điểm yếu của ngân hàng theo các hoạt động chức năng làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược huy động vốn. - Phân tích các chỉ số đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng.  Thủ tục nhận tiền gửi tại MHB Vĩnh Long Thủ tục gửi tiền tiết kiệm lần đầu - Người gửi tiền phải trực tiếp giao dịch gửi tiền tại MHB và xuất trình các giấy tờ sau: + Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình giấy CMND. + Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực), xuất trình hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập xuất cảnh có thị thực). + Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật ngoài việc xuất trình giấy CMND hoặc hộ chiếu phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi nhân sự. - Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lưu tại MHB - MHB thực hiện các thủ tục nhận TGTK, mở tài khoản TGTK và cấp sổ tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền sau khi người gửi tiền đã thực hiện các thủ tục trên. Thủ tục các lần gửi tiền tiết kiệm tiếp theo. - Người gửi tiền xuất trình thẻ khách hàng, MHB kiểm tra xác thực thông tin khách hàng đã đăng ký. Nếu đúng MHB thực hiện nhận tiền gửi mà không cần thực hiện các thủ tục phía trên. - Đối với giao dịch gửi tiền vào sổ tiền gửi tiết kiệm đã cấp, người gửi tiền có thể thực hiện trực tiếp hoặc gửi thông qua người khác theo qui định của MHB . e. Xây dựng ma trận SWOT Ma trận SWOT được xây dựng nhầm để đưa ra các yếu tố môi trường bên ngoài ngân hàng để tìm ra cơ hội, thách thức và các yếu tố môi trường bên trong ngân hàng để tìm ra những điểm mạnh điểm yếu giúp ngân hàng đề ra chiến lược phù hợp nhất. Phân tích các yếu tố bên trong để phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu quan trọng làm cơ sở cho phân tích các ma trận chiến lược. Về phương diện kỹ thuật nên phân hạng các điểm mạnh, điểm yếu theo phương pháp thích hợp để nhận định. Đối
  • 16. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 21 với các điểm mạnh chủ yếu theo thang cấp : rất mạnh, mạnh, có ưu thế. Đối với điểm yếu chủ yếu theo thang cấp : rất yếu, yếu, kém ưu thế. Điều này có ý nghĩa trong phân tích chiến lược là khi cân nhắc các ưu tiên như lựa chọn chiến lược là theo đuổi các chiến lược là phải tận dụng các điểm mạnh và lấy để bù đắp yếu hay cải thiện các điểm yếu. Cơ hội và nguy cơ được tạo ra từ sự tổng hợp yếu tố môi trường bên ngoài vi mô và vĩ mô. Một cơ hội thuận lợi nếu nắm bắt kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng trong tương lai. Một thách thức cũng có thể hiểu đơn thuần là một tình huống trong đó việc thực hiện mục tiêu việc tiến hành hoạt động của ngân hàng mà không có được sự tác động thuận lợi hay bị cản trở bởi các yếu tố môi trường SWOT Điểm mạnh - S: Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu Điểm yếu - W: Liệt kê những điêm yếu cơ bản Cơ hội - O: Liệt kê những cơ hội chủ yếu Chiến lược S-O: Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Chiến lược W-O: Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội Thách thức - T: Liệt kê những nguy cơ chủ yếu Chiến lược S-T: Sử dụng điểm mạnh đẻ tránh các thách thức Chiến lược W-T: Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh những thách thức f. Đề xuất chiến lược Đưa ra chiến lược thay thế Việc đưa ra những chiến lược thay thế là việc xem xét lại tính hợp lý hay tính đúng đắn của các mục tiêu chiến lược đã chọn trước và từ đó đề xuất những phương án nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Nhóm chiến lược tăng trưởng - Chiến lược tăng trưởng tập trung: là loại chiến lược đặt trọng tâm vào việc cải tiến mở rộng thêm các sản phẩm hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ yếu tố nào. Có một số phương án chiến lược có thể được tiến hành.
  • 17. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 22 o Thâm nhập thị trường: Tăng thị phần cho sản phẩm hiện có trên thị trường hiện có. o Phát triển thị trường: Mở rộng thị trường cho sản phẩm hiện có. o Phát triển sản phẩm: Đưa thêm sản phẩm mới trên thị trường hiện tại - Chiến lược tăng trưởng mở rộng: Đây là loại chiến lược đặt trọng tâm vào đưa thêm các dịch vụ tài chính mới để tạo cơ sở thị trường mới hay đi vào các lĩnh vực phi tài chính khác. Chiến lược này đòi hỏi phải mở rộng quy mô nguồn lực, kiến thức về nhiều lĩnh vực ngành nghề. Nhóm chiến lược mở rộng ra bên ngoài o Sáp nhập: một ngân hàng hợp nhất với một NH khác tạo thành NH mới, cơ cấu tổ chức mới và nhiều thay đổi. o Mua lại: một NH mua lại NH khác bằng cách mua lại cổ phần để nắm quyền kiểm soát NH đó. o Liên doanh: hai hay nhiều NH khác kết hợp nguồn lực với nhau để thực hiện chung một mục tiêu kinh doanh nhưng giữ nguyên quyền sở hữu NH. Nhóm chiến lược thu hẹp qui mô o Cắt giảm chi phí: chiến lược mang tính tạm thời để sắp xếp lại hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn khi một số lĩnh vực nào đó hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả làm chi phí tăng cao. o Cắt bỏ một số hoạt động kinh doanh: chiến lược này thực hiện theo hướng nhượng, bán hoặc đóng cửa một số cơ sở kinh doanh trực thuộc để có thể thu hồi vốn đầu tư từ những bộ phận không còn sinh lời. g. Lựa chọn chiến lược  Tận dụng tối đa ưu thế của ngành và của ngân hàng  Phù hợp với mục tiêu dài hạn  Phù hợp với mục tiêu tài chính và chuyên môn của ngân hàng  Thái độ và quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về rủi ro và lợi nhuận  Tận dụng các nguồn tài trợ bên ngoài  Mức độ ảnh hưởng có thể gây phản ứng từ các tổ chức tài chính khác.  Xác định thời điểm đúng để đưa ra chiến lược. 2.1.2 Một số cơ sở lý thuyết về huy động vốn 2.1.2 .1. Vai trò của nguồn vốn và công tác huy động vốn Nguồn vốn nói lên độ lớn, sức mạnh kinh tế ban đầu của một chủ thể trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh. Vốn là điều kiện pháp lý cơ bản, đồng thời là yếu
  • 18. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 23 tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo hoạt động. Việc huy đọng vốn được nhiều hay ít sẽ làm cho quy mô nguồn vốn tăng hay giảm. Và trong đa số trường hợp, sự tăng hay giảm vốn sẽ quyết định các phương án cho vay và đầu tư, mở rộng hay thắt chặt tín dụng. Chính vì vậy công tác nguồn vốn được coi là không thể thiếu của một Ngân hàng thương mại. 2.1.2.2. Ý nghĩa của công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ khác như: thanh toán chiết khấu, chi trả sec, … Chiến lược huy động vốn và tất cả các chiến lược khác của Ngân hàng suy cho cùng đều phối hợp nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận cao. Trong cơ chế thị trường, hoạt động của Ngân hàng cũng giống như hoạt động của các doanh nghiệp khác phải chịu sự tác động không có lợi cho sự phát triển của mình từ nhiều phía, trong đó có sự cạnh tranh thu hút nguồn vốn. Do nguồn vốn là một phần chủ yếu cho sự sống còn của Ngân hàng nên các Ngân hàng đều có một chiến lược thu hút vốn riêng bằng nhiều giải pháp khác nhau. Vì vậy có thể nói công tác huy động vốn có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại của Ngân hàng. 2.1.2.3 Các loại hình huy động vốn của ngân hàng thương mại  Tiền gửi của khách hàng là các tổ chức kinh tế Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi không kì hạn: là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng, và ngân hàng phải thỏa mãn nhu cầu đó cho khách hàng. - Tiền gửi theo kì hạn: là loại tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng có các loại thời hạn và thỏa thuận với ngân hàng để chọn một loại thời hạn gửi tiền thích hợp.  Tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình - Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền của cá nhân và hộ gia đình gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của ngân hàng và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. - Tài khoản tiền gửi cá nhân: là loại tiền gửi mà tùng cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng để sử dụng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt như kí sec hoặc sử dụng các loại thẻ thanh toán.
  • 19. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 24 - Tiền gửi khác: tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của kho bạc Nhà nước,…  Huy động bằng các chứng từ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một khoản thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua - Giấy tờ có giá ngắn hạn: có thời hạn đến một năm gồm kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. - Giấy tờ có giá dài hạn: có thời hạn trên một năm kể từ khi phát hành đến hết hạn gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác. 2.1.3 Các chỉ số đánh giá tình hình huy động vốn 2.1.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn Đây là tỷ số phản ánh lượng vốn huy động so với tổng nguồn vốn. Nếu chỉ số này càng cao thì khả năng huy động vốn tại chỗ của ngân hàng càng hiệu quả. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn mạnh hay yếu, chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng nguồn vốn. 2.1.3.2 Tổng dư nợ/Vốn huy động Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. 2.1.3.3 Vốn điều hoà/Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào Hội sở như thế nào. Nếu chỉ số này càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn của Hội sở nhiều hơn khả năng huy động vốn tại chỗ và công tác huy động vốn đạt hiệu quả chưa cao. 2.1.3.4 Vốn có kỳ hạn/Vốn huy động: Đây là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định, vững chắc của Ngân hàng trong kinh doanh. Nguồn vốn có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng bất cứ lúc nào một cách chủ động để làm nguồn vốn kinh doanh.
  • 20. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 25 2.1.4 Sơ đồ quy trình lập chiến lược Hình 1: QUY TRÌNH LẬP CHIẾN LƯỢC 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập từ phòng kinh doanh của ngân hàng như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình huy động vốn, của ngân hàng trong 3 năm gần nhất. Ngoài ra số liệu còn thu thập từ những báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Số liệu được phân tích bằng cách so sánh và đánh giá, dùng biểu bảng, đồ thị để mô tả số liệu - Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là chênh lệch trị số của kì kế hoạch so với thực tế của các chỉ tiêu kinh tế.  F= FT – F0 - Phương pháp so sánh số tương đối: là tỷ số của kì kế hoạch so với thực tế của các chỉ tiêu kinh tế.  F= %100 0 X F FT Ngoài ra còn sử dụng ma trận SWOT để đưa ra chiến lược kinh doanh.  Dùng để liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức  Dùng kết hợp những điểm mạnh với các cơ hội để đưa ra các chiến lược  Biết được những điểm yếu và thách thức để có những hướng giải quyết tốt  Vận dụng những cơ hội để có thể khắc phục hoặc hạn chế các điểm yếu Phân tích môi trường bên ngoài để xác định các cơ hội và thách thức chủ yếu Xác định mục tiêu sứ mệnh Đưa ra các chiến lược thay thế Phân tích các chiến lược thay tthế Lựa chọn chiến lược Kiểm tra đánh giá chiến lược Đánh giá nội tại để nhận diện những điểm mạnh điểm yếu
  • 21. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 26  Sử dụng các điểm mạnh sẵn có để có thể tránh các mối đe doạ có thể xảy ra đối với đơn vị SWOT Những điểm mạnh-S Liệt kê những điểm mạnh Những điểm yếu-W Liệt kê những điểm yếu Những cơ hội-O Liệt kê những cơ hội Các chiến lược SO Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các chiến lược WO Vượt qua các điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội Những thách thức-T Liệt kê những thách thức Các chiến lược ST Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe doạ Các chiến lược WT Tối thiểu hoá các điểm yếu và tránh các đe dọa
  • 22. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 27 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH VĨNH LONG VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI CỦA NGÂN HÀNG 3.1 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) là ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập theo Quyết định số 769/ TTCP ngày 18/ 09/1997 của Thủ tướng Chính Phủ. MHB chính thức khai trương hoạt động từ ngày 08/04/1998 là một ngân hàng đa năng với vốn điều lệ 700 tỷ đồng, mục tiêu chủ yếu là huy động vốn và cho vay hỗ trợ người dân xây dựng và phát triển nhà ở, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Đồng Bằng Sông Cửu Long. MHB có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng lưới khắp cả nước, một văn phòng đại diện tại Hà Nội và 180 chi nhánh, ngoài ra còn có nhiều phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm khắp cả nước. Vào ngày 18 tháng 9 năm 2007 MHB đã kỷ niệm 10 năm ngày thành lập của mình. So với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất, và là ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất. MHB sau hơn 10 năm hoạt động, tổng tài sản tăng 117 lần, tính đến tháng 31/12/2008 đạt trên 35.200 tỷ đồng (tương đương 2 tỉ USD), bình quân mỗi năm tăng 50%. MHB Chi nhánh Vĩnh Long được thành lập theo Quyết định số 36-2001/QĐ – NHN HĐQT ngày 22/08/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị MHB. Chi nhánh có trụ sở đặt tại 26 Đinh Tiên Hoàng, phường 8, thị xã Vĩnh Long - là đơn vị kinh tế phụ thuộc, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của MHB, theo quy chế, tổ chức và hoạt động của chi nhánh do Hội đồng quản trị ban hành và phân theo cấp ủy quyền của Tổng Giám Đốc. MHB Chi nhánh Vĩnh Long có tên giao dịch quốc tế là Housing Bank of Mekong Delta – Vinhlong Branch (viết tắt MHB Vĩnh Long), đến nay MHB Vĩnh Long có một chi nhánh và 3 phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh. 3.1.2 Hệ thống mạng lưới MHB đã thành lập mạng lưới hoàn chỉnh tại các tỉnh ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh. Từ chỗ chỉ có một Hội sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh với tổng số cán bộ, nhân viên là 84 người, cho đến nay đã có gần 2.600 cán bộ, nhân viên với mạng
  • 23. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 28 lưới gồm một văn phòng đại diện, một sở giao dịch, một trung tâm thẻ và gần 180 chi nhánh, phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm từ thị xã Móng Cái dến huyện đảo Phú Quốc. MHB Chi nhánh Vĩnh Long có một chi nhánh đặt tại thị xã Vĩnh Long và 3 phòng giao dịch đặt tại thị xã Vĩnh Long, Cổ Chiên, và huyện Bình Minh. 3.1.3 Sản phẩm, dịch vụ 3.1.3.1.Sản phẩm tiền gửi Ngân hàng nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước bao gồm các loại tiền gửi có kì hạn và không kì hạn. Tiết kiệm gồm có:  Tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND,USD; Tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND ,USD kì hạn 1, 2, 3, 6, 9,12, 18, 24, 36 tháng; Tiết kiệm tích lũy VND; Tiết kiệm người cao tuổi VND; Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, lãi suất bậc thang VND ,USD Tiền gửi gồm có:  Tiền gửi thanh toán bằng VND ,USD. Giúp khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng VND, USD thường xuyên, không cố định có thể quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả thông qua các tiện ích như:  Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt như: nhận tiền do người khác chuyển đến, thanh toán (cho khách hàng hoặc đối tác) thông qua các công cụ như: SEC, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu,…  Mở sổ một lần nhưng có thể rút hoặc gửi nhiều lần.  Có thể ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản.  Được hưởng lãi suất và có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về những giao dịch thanh toán hoặc số dư trên tài khoản của mình.  Được phục vụ nhanh chóng, đảm bảo an toàn tuyệt đối và cam kết giữ bí mật số dưtrên tài khoản của khách hàng  Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND, USD. Giúp khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng VND, USD định kỳ có thể quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả thông qua các tiện ích như:  Xác nhận khả năng tài chính cho chủ tài khoản hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, … ở nước ngoài.
  • 24. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 29  Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt như: nhận tiền do người khác chuyển đến, thanh toán (cho khách hàng hoặc đối tác) thông qua các công cụ như: SEC, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu,…  Có thể gửi hoặc rút tiền từ tài khoản. Trường hợp khách hàng rút tiền trước hạn sẽ được hưởng lãi suất tiền gửi thanh toán VND đang được áp dụng trên số ngày thực gửi.  Có thể ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản và có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch thanh toán hoặc số dư trên tài khoản của mình.  Được phục vụ nhanh chóng, đảm bảo an toàn tuyệt đối và cam kết giữ bí mật số dư trên tài khoản của khách hàng.  Được yêu cầu đóng, phong tỏa hoặc thay đổi cách thức sử dụng tài khoản. Ngoài ra, MHB Vĩnh Long còn phát hành trái phiếu, kì phiếu ngắn hạn, trung và dài hạn (khi Ngân hàng Nhà nước cho phép) theo kế hoạch được Tổng Giám Đốc giao. 3.1.3.2. Sản phẩm tín dụng Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, xây dựng sữa chửa nhà ở đối với cán bộ, dân cư trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận. Cho vay các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các khu dân cư tập trung, các đơn vị sản xuất, xây dựng nhà ở sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho chương trình phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh. Cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, ưu tiên đầu tư vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các hoạt động kinh doanh khác. Lãi suất cho vay của ngân hàng được cố định trong suốt thời gian vay. Riêng lãi suất trung và dài hạn được thả nổi sau 12 tháng bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn hiện hành của MHB. 3.1.3.3. Dịch vụ ngân hàng  Mở tài khoản cho các tổ chức và cá nhân  Chuyển tiền điện tử  Chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh nhất trên toàn thế giới Western Union  Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng  Phát hành và thanh toán thẻ. MHB đã gia nhập Liên minh Thẻ Việt Nam (VNBC), kết nối với Banknetvn, tạo điều kiện cho thẻ MHB e-cash có thể sử dụng được trên 3.500 ATM của tất cả các ngân hàng thành viên của hai hệ thống
  • 25. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 30 Banknetvn và VNBC trên phạm vi toàn quốc. MHB cũng đã là thành viên của VISA và có kế hoạch trở thành thành viên của Hiệp hội thẻ Quốc tế China Union Pay, Master Card.  Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất, nhập khẩu, mua bán ngoại tệ. 3.1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban. Hình 2: BỘ MÁY TỔ CHỨC MHB - VĨNH LONG a. Ban giám đốc - Giám đốc Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo pháp luật, theo điều lệ của tổ chức và họat động của ngân hàng, theo các quy chế quy định của ngân hàng về quy chế số 37 của Hội đồng quản trị về tổ chức và hoạt động ngân hàng. Được kí các quyết định về công tác cán bộ như: khen thưởng, kỉ luật, trả lương, cho thôi việc, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh quản lí điều hành nhân viên trong phạm vi được Tổng Giám đốc ủy quyền và theo các quy định quy chế của ngân hàng. Được ban hành các nội quy, quy định về điều khiển công việc trong phạm vi Chi nhánh nhưng không trái với điều, nội quy, quy định của ngân hàng. Được kí cho vay trong phạm vi được Tổng Giám đốc ủy quyền phán quyết. Đại diện Tổng Giám đốc trong việc giải quyết các tranh cháp quan hệ tố tụng liên quan đến hoạt động của Chi nhánh. Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Hành chính – Nhân sự Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Nghiệp vụ kinh doanh Phòng Kiểm tra nội vụ
  • 26. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 31 Được ủy quyền cho Phó Giám đốc và lãnh đạo các phòng tại Chi nhánh giải quyết các vấn đề tại Chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ được giao trong phạm vi được ủy quyền và chịu trách nhiệm về việc ủy quyền đó. Tổ chức hạch toán, kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, phân phối tiền lương, tiền thưởng theo kết quả kinh doanh và quy định về khoản lãi chính của ngân hàng. Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo, thống kê định kì, báo cáo đột xuất về mọi hoạt động của Chi nhánh theo quy định của Nhà nước và của ngân hàng. - Phó Giám đốc Là người giúp việc cho Giám đốc, quản lí một số hoạt động của Chi nhánh do Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Phó Giám đốc được ủy quyền thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc chung khi Giám đốc đi vắng và báo cáo khi Giám đốc có mặt. b. Phòng Hành chính – Nhân sự - Tổ chức thực hiện việc quản lí nhân sự, chi trả lương lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ và công tác thi đua khen thưởng. - Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt. - Thực hiện công tác văn thư, hành chính quản trị, lập báo cáo về công tác cán bộ lao động, và công tác quản trị hành chính theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi nhánh giao. c. Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh - Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn. Kế hoạch phát triển mạng lưới của Chi nhánh và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được giao. - Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn đúng theo quy định nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của ngân hàng, trình Giám đốc duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng. - Tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát theo quy trình nghiệp vụ tín dụng. Đôn đốc thu hồi các khoản nợ dài hạn. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh vay vốn đầu tư phát triển theo các quy định của Nhà nước và của MHB Chi nhánh Vĩnh Long. - Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.
  • 27. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 32 - Lập báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, ngoại hối, bão lãnh, tái bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo chế độ thông tin do Giám đốc ban hành. - Tổ chức theo dõi tài sản thế chấp, bảo lãnh là bất động sản, quản lí các tài sản cầm cố được lưu giữ tại kho Chi nhánh. - Thực hiện nghiệp vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao. d. Phòng Kế toán - Ngân quỹ - Thực hiện công tác hạch toán, kế toán, theo dõi phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, quản lí các loại vốn tài sản tại ngân hàng, báo cáo các hoạt động kinh tế tài chính theo quy định của Nhà nước, theo chế độ thông tin báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và của MHB. - Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong và ngoài nước thông qua hệ thống MHB. Tổ chức việc chi tiền mặt, bảo quản an toàn tiền bạc, tài sản của ngân hàng và của khách hàng theo quy định. - Thực hiện việc kiểm tra chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi Chi nhánh. - Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng nghiệp vụ kinh doanh chuyển sang theo chế độ quy định. - Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo quy định của Nhà nước. - Lập và bảo vệ kế hoạch tài chính của Chi nhánh, tổ chức thực hiện theo kế hoạch được giao. - Chấp hành đầy đủ kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với Ngân sách Nhà nước và quy định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống. Chấp hành chế độ quyết toán tài chính hàng năm của Hội sở chính e. Bộ phận kiểm tra nội bộ. - Thực hiện việc kiểm tra nội bộ, kiểm toán các hoạt động của Chi nhánh theo đúng quy định pháp luật, theo điều lệ MHB, theo quy định về tổ chức bộ máy kiểm tra nội bộ trong hệ thống MHB. - Theo dõi phúc tra Chi nhánh trong việc sữa chữa những vi phạm, kiến nghị đoàn thanh tra nội bộ tài chính. - Báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ định kì hoặc đột xuất theo quy định của Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc MHB. - Phối hợp các đoàn điều tra, kiểm tra của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Hội sở chính trong việc thanh tra, kiểm tra tại Chi nhánh.
  • 28. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong33 3.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm giai đoạn 2006 - 2008 Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2006-2008 ĐVT:Triệu đồng (Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007TT Khoản mục Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Tổng thu nhập 29.960 100 32.383 100 42.788 100 2.423 108,09 10.405 132,13 Thu nhập từ lãi 27.926 93,52 31.363 96,85 41.564 97,14 3.437 112,31 10.201 132,53 Thu nhập ngoài lãi suất 2.034 6,48 1.020 3,15 1.224 2,86 -1.014 50,14 204 119,97 2 Chi phí 25.661 100 26.701 100 38.502 100 1.040 104,05 11.801 144,20 Chi phí lãi suất 14.132 55,07 17.879 66,96 26.971 70,05 6.350 155,07 9.092 150,85 Chi phí ngoài lãi suất 11.529 44,93 8.822 33,04 11.531 29,95 -5.310 62,43 2.709 130,71 3 Lợi nhuận 4.299 5.682 4.286 1.383 132,17 -1.396 75,43
  • 29. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 34 3.1.5.1. Phân tích tình hình thu nhập 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 2006 2007 2008 Triệu đồng Tổng thu nhập Thu nhập từ lãi Thu nhập ngoài lãi suất Hình 3 : TÌNH HÌNH THU NHẬP - Thu nhập của NH có xu hướng tăng với một tốc độ rất nhanh qua từng năm. Năm 2006 tổng thu nhập của Ngân hàng là 29.960 triệu, sang năm 2007 là 32.383 triệu, tăng 2.423 triệu, tương đương đạt 108,09% so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng thu nhập đạt 42.788 triệu , tăng 10.405 triệu, hay tăng 32,13 % so với năm 2007. Tổng thu nhập của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm thể hiện sự phát triển của Ngân hàng đồng thời cho thấy sự phấn đấu của Ngân hàng trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng cả về quy mô và cả về chất lượng, góp phần làm tăng thu nhập cho đơn vị. - Về cơ cấu thì thu nhập từ lãi và các khoản tương tự chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Năm 2006, tỷ lệ này là 93,52% năm 2007 là 96,85% và năm 2008 là 97,14% chiếm tổng thu nhập. Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm được mở rộng với tổng dư nợ gia tăng qua các năm, làm cho khoản thu lãi cho vay cũng tăng. Ngoài ra, công tác đôn đốc việc thu nợ, thu lãi được triển khai tốt cũng là một nhân tố lý giải cho vấn đề này. Với tốc độ tăng nhanh như vậy là một dấu hiệu khả quan đối với Ngân hàng bởi đây là khoản thu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập. Mặt khác, đây cũng là điểm yếu của ngân hàng vì chưa đa dạng nguồn thu.
  • 30. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 35 3.1.5.2 Phân tích khoản mục chi phí 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 2006 2007 2008 Triệu đồng Tổng Chi phí Chi phí lãi suất Chi phí ngoài lãi suất Hình 4: TÌNH HÌNH CHI PHÍ - Xét về quy mô, chi phí của NH cũng tăng tỉ lệ thuận theo chiều tăng của thu nhập. Năm 2007, chi phí đạt 104,05 % so với năm 2006 cụ thể tăng 1.040 triệu đồng. Năm 2008 so với năm 2007 chi phí tăng 44,20 % cụ thể tăng 11.801 triệu đồng. Tuy nhiên, khi so với tốc độ tăng thu nhập thì vẫn có thể nói hai năm qua NH vẫn hoạt động hiệu quả; bởi vì quy mô NH ngày càng mở rộng, trong năm 2008 ngân hàng mở thêm Phòng giao dịch Cổ Chiên, hoạt động của NH ngày càng phát triển thì chi phí tăng lên là một điều tất yếu, điều quan trọng là NH đã luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng thu nhập cao hơn chi phí. - Xét về cơ cấu, chi phí lãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Năm 2006 tỷ lệ này là 50,07 %, năm 2007 là 66,96%. Tỷ trọng chi phí lãi có xu hướng tăng lên qua từng năm bởi vì nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng, do đó NH cũng phải tăng lãi suất huy động vốn để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường, nên làm cho chi phí lãi tăng lên và đặc biệt trong năm 2008 chiếm 70,05% vì trong năm lãi suất huy động vốn của ngân hàng có lúc lên đến 17%/năm. Mặc khác, chi phí ngoài lãi trong năm 2006 cao chiếm 44,93% tổng chi phí là do ngân hàng phải sửa chữa và thay mới toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị để đáp ứng nhu cầu mới (sau 5 năm hoạt động nhiều máy móc đã xuống cấp) như máy tính máy in, máy lạnh, mua thêm xe ô tô để thuận tiện cho cán bộ đi công tác, cùng thời gian đó ngân hàng có đợt tuyển nhân sự mới để mở rộng mạng lưới nên làm chi phí ngoài lãi khá cao.
  • 31. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 36 3.1.5.3 Phân tích khoản mục lợi nhuận 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 2006 2007 2008 Triệu đồng Hình 5: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN Lợi nhuận của NH đã có sự biến động qua từng năm, đặc biệt trong năm 2008 có sự biến động mạnh nhất ảnh hưởng tình hình hoạt động của ngân hàng trong năm 2009. Năm 2007 lợi nhuận đạt 132,17 % so với năm 2006 cụ thể tăng 1.383 triệu đồng; sang năm 2008, lợi nhuận của NH đã có sự thay đổi đáng kể, lợi nhuận đã giảm so với năm 2007 chỉ bằng 75,43% so với năm 2008 đã giảm 1.396 triệu đồng. Có kết quả đó là do cả hai yếu tố chủ quan và khách quan. Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, một trong những lĩnh vực chịu nhiều tác động nhất là lĩnh vực tài chính, mà hoạt động NH là khu vực sôi nổi nhất. Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ở mức rất cao, thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được cải thiện và có vốn tích luỹ, nên nhu cầu gửi tiền tiết kiệm là yếu tố được quan tâm hàng đầu của người dân. Hoạt động kinh doanh cá thể và nhu cầu mở rộng quy mô phát triển kinh doanh hộ gia đình ngày càng cao, do đó nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng tăng theo và ngày một cao hơn. Đó là những yếu tố khách quan; còn về chủ quan thì nhiều sản phẩm mới, nhiều dịch vụ mới được NH cung cấp, với mục tiêu lấy sự hài lòng của khách hàng làm tôn chỉ hoạt động của NH, vì vậy khách hàng ngày càng tin cậy và an tâm khi giao dịch với NH. Chính những điều đó làm cho kết quả hoạt động của MHB Vĩnh Long có hiệu quả cao trong năm 2007. Năm 2008 do tình hình kinh tế trong nước và thế giới có những biến động lớn theo chiều hướng đi xuống nên ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2008. Cụ thể, do sự sụp đổ trong thị trường cho vay tín chấp mua nhà ở Mỹ lan rộng ra các ngân hàng trên toàn thế giới đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài
  • 32. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 37 chính toàn cầu trong năm 2008. Cuộc khủng hoảng này cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta làm thị trường chứng khoán lên tục rớt điểm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục giảm, sản xuất của các doanh nghiệp luôn tục giảm theo, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh cũng giảm và thị trường thì càng bị thu hẹp trong thời gian này nên nhu cầu tín dụng các doanh nghiệp giảm. Mặt khác trong lúc đó giá cả các mặt hàng thì leo thang, để kiềm chế lạm phát Chính Phủ liên tục tăng lãi suất cơ bản, nên các NHTM cũng tăng lãi suất huy động vốn( có lúc lên 17%/năm), và để bù đắp chi phí nên ngân hàng đẩy lãi suất cho vay lên cao (lên đến 21%/năm), dẫn đến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận đến nguồn vốn của ngân hàng trong lúc sản xuất kinh doanh của họ rất khó khăn. Vì thế lợi nhuận của ngân hàng đã giảm trong năm 2008 do lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng vẫn chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng. 3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM GIAI ĐOẠN 2006-2008 3.2.1 Phân tích tình hình vốn huy động theo kì hạn Bảng 2: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO KỲ HẠN Đvt : triệu đồng 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Không kì hạn 39.106 32,22 18.465 16,00 53.863 27,66 2. KH dưới 12 tháng 46.039 37,93 58.461 50,66 120.589 61,92 3. KH trên 12 tháng 36.223 29,85 38.467 33,34 20.306 10,43 Vốn huy động 121.369 100 115.394 100 194.759 100 (Nguồn : Phòng nghiệp vụ kinh doanh)
  • 33. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 38 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 2006 2007 2008 Triệu đồng Không kì hạn KH dưới 12 tháng KH trên 12 tháng Hình 6: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO KỲ HẠN 3.2.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải thoả mãn nhu cầu đó của khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn qua các năm giảm rồi lại tăng mạnh trong năm 2008. Tuy nhiên tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tất cả các kì hạn vì đây là loại tiền gửi không ổn định. Cụ thể: Trong năm 2007 tiền gửi không kì hạn đã giảm 20.641 triệu đồng, chỉ đạt 47,22% so với năm 2006. Tuy nhiên sang năm 2008 loại tiền này tăng cực mạnh 35.398 triệu đồng, tăng 191,70% so với năm 2007 là vì trong năm này Nhà nước có chính sách chi trả tiền lương qua tài khoản và các loại thẻ thanh toán, rút tiền tự động như ATM trong năm này phát triển mạnh nên lượng tiền này trong năm 2008 tăng mạnh. Ngoài ra, loại tiền gửi này chủ yếu là của các tổ chức kinh tế dùng để thanh toán trong kinh doanh, xuất nhập khẩu và các tài khoản của cá nhân có nhu cầu sử dụng thường xuyên. Vì vậy loại tiền gửi này mang tính chất không ổn định, ngân hàng không thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này, do vậy lãi suất cho loaị tiền gửi này thường thấp. Do đó để có thể huy động được vốn tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng cần phải thoả mãn các nhu cầu thanh toán của khách hàng. Nắm bắt được yếu tố tâm lí đó, các năm qua ngân hàng đã ngày càng củng cố và phát triển các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, đa dạng hoá các
  • 34. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 39 sản phẩm tiền gửi, cải thiện công nghệ thanh toán trong ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền điện tử ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao của khách hàng, góp phần làm tăng vốn tiền gửi không kỳ hạn qua các năm. 3.2.1.2. Phân tích tiền gửi có kỳ hạn a. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2007 tăng 12.422 triệu đồng, tăng 26,98% so với năm 2006. Sang năm 2008 loại tiền gửi này tiếp tục tăng một cách nhanh chóng 62.128 triệu đồng, tăng 106,27% so với năm 2007. Sở dĩ loại tiền gửi này tăng mạnh trong những năm 2007 là tình hình sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế có hiệu quả vì tế ổn định và có bước phát triển, mặt khác thu nhập của cá nhân và hộ kinh doanh ổn định hơn, nên họ có nhu cầu cất giữ tiền. Do vậy, loại tiền kì hạn này tăng mạnh. Mặt khác, là nhờ vào sự chỉ đạo linh hoạt của ban lãnh đạo trong công tác huy động vốn. Ngân hàng đã thực hiện một số giải pháp khắc phục tình trạng chênh lệch lãi suất giữa ngân hàng thương mại nhà nước với ngân hàng thương mại cổ phần. Thêm vào đó, do tình hình kinh tế trong năm 2008 có nhiều biến động, lạm phát liên tục tăng cao, để ngăn ngừa lạm phát chống suy giảm kinh tế NHNN có chính sách thu hút tiền đồng và liên tục tăng lãi suất cơ bản, buộc ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất huy động vốn (vào những tháng quý III năm 2008 lãi suất lên đến gần 17%), lãi suất quá hấp dẫn nên thu hút khách hàng gửi tiền ngày một tăng. Song song đó, giá cả vàng và ngoại tệ vẫn còn biến động mạnh theo chiều hướng xấu, do bất ổn kinh tế nên thị trương bất động sản và thị trương chứng khoán luôn tụt dốc gây tâm lí hoang mang cho nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này, nên họ đã chuyển sang hình thức đầu tư an toàn là gửi tiền ngân hàng với lãi suất cao. Bên cạnh đó nhờ vào mạng lưới hoạt động cũng tương đối rộng nên ngân hàng dễ dàng thực hiện công tác tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi đến khách hàng chính vì vậy mà công tác huy động tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng được cải thiện và tăng trưởng cao hơn. b. Kỳ hạn trên 12 tháng Đây là loại tiền gửi có kỳ hạn dài, mục đích chủ yếu của loại tiền gửi này là nhằm sinh lời trên số tiền nhàn rỗi và những khách hàng ở loại tiền gửi này mong muốn chính là sự an toàn trong lâu dài hơn là mục đích sinh lời. Loại tiền gửi này tăng rồi lại giảm trong năm 2008. Năm 2007 tăng 2.244 triệu đồng, tăng 106,19%
  • 35. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 40 so với năm 2006. Tuy nhiên, năm 2008 loại tiền này lại giảm đáng kể 18.161 triệu đồng, giảm tương đương 52,79% so với năm 2007 Trong năm 2007, loại tiền này tăng mạnh so với năm 2006 là do tình hình kinh tế ổn định nhiều cá nhân và các tổ chức kinh tế kinh doanh có hiệu quả, khi nước ta vừa gia nhập WTO được một năm do đó có nhiều thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu hàng hóa nông sản và sản phẩm chế biến. Mặt khác, do tình hình kinh tế ổn định ít biến đổi nên lãi suất huy động thuộc kì hạn này thường cao hơn ngắn hạn, nên thu hút được nhiều đối tượng khách muốn cất giữ tiền trong thời gian dài. Trái lại, trong năm 2008 loại tiền huy động thuôc kì hạn này giảm mạnh so với năm 2007 là do tình hình kinh tế có nhiều bất ổn: thị trường bất động sản bị đóng băng vì đã bong bóng trong một thời gian; thị trương chứng khoán đang trên đà tuột dốc lên tiếp nhiều phiên gần chạm mốc đáy. Do tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động lớn trong thời gian ngắn như vậy nên ngân hàng đã nhận thấy nhiều sự rủi ro về lãi suất trong loại tiền này nên đã chủ động giảm huy động, lãi suất huy động thường thấp hơn so với kì hạn dưới 12 tháng.. 3.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế Bảng 3: HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: triệu đồng, % 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi dân cư 61.265 50,48 59.905 51,91 105.204 54,02 Tiền của các TCKT 57.708 47,55 51.650 44,76 84.615 43,45 Tiền gửi các TCTD trong nước 2.396 1,97 3.839 3,33 4.940 2,54 Tổng vốn huy động 121.369 100 115.394 100 194.759 100 (Nguồn : Phòng nghiệp vụ kinh doanh)
  • 36. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 41 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2006 2007 2008 Triệu đồng Tiền gửi dân cư Tiền của các TCKT Tiền gửi các TCTD trong nước Hình 7 : HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 3.2.2.1. Phân tích tiền gửi dân cư Tiền gửi dân cư tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2007 huy động vốn trong dân cư đạt 59.905 triệu đồng chiếm 51,91% trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng xét về mức độ hoàn thành thì chỉ đạt 97,78% so với năm 2006, số tiền giảm 1.360 triệu đồng . Năm 2008 tăng mạnh hơn so với 2007 đạt 105.204 triệu đồng tăng 75,28%, hay tăng 45.299 triệu đồng Tiền gửi trong dân cư trong năm 2007 có giảm một ít so với năm 2006 là đa số người dân trong vùng sống bằng nghề nông và nuôi cá tra xuất khẩu. Do trong năm 2007, giá cá rất bấp bênh có lúc chỉ còn 13.500đ/kg nên nhiều hộ nuôi cá đã nản chí treo ao trong một thời gian, thu nhập giảm nên việc huy động từ thành phần kinh tế này giảm theo. Năm 2008 tiền gửi này tăng mạnh là do giá cá tra ổn định trở lại nhiều nông dân làm ăn có lời nên ngân hàng huy động vốn gặp được nhiều thuận lợi hơn. Mặt khác, do ngân hàng đã có những bước đều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hoá các hình thức trả lãi. Bên cạnh đó ngân hàng còn nghiên cứu đưa ra các hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng để thu hút vốn nhàn rỗi từ phía dân cư. Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới, tạo uy tín,
  • 37. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 42 trong tầng lớp dân cư đáp ứng truyền bá quảng cáo của ngân hàng ngày càng được cải thiện hơn, đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn. 3.2.2.2. Phân tích tiền gửi của tổ chức kinh tế. Tiền gửi từ nhóm khác hàng này là tiền gửi từ các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cũng khá lớn trong tổng vốn huy động. Năm 2007 tuy giảm 6.058 triệu đồng, chỉ đạt 89,50% so với 2006. Nhưng sang năm 2008 tiền gửi này tăng mạnh 32.965 triệu đồng, tăng 63,82 % so với năm 2007 Trong năm 2007 tiền gửi này giảm là do việc kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho ngành chế biến thủy sản là cá tra và ba sa, nên các doanh nghiệp chế biến thức ăn cũng như xuất khẩu cũng gặp một số trở ngại. Vì các khách hàng truyền thống của ngân hàng là các doanh ngiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Năm 2008 tiền gửi TCKT tăng 63,82 % so với năm 2007 là do trong năm này các doanh nghiệp xuất cũng như nhập khẩu trong tỉnh đều tăng trưởng mạnh là do các doanh ngiệp chế biến thức ăn sôi nổi hơn vì giá cả nguyên liệu luôn tăng cao, giá lúa trong nước cũng ổn định và có thời gian tăng cao, xuất khẩu cá tra cũng ổn định hơn nên nhu cầu giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp này tăng mạnh. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tìm ra giải pháp để nâng cao công tác huy động vốn trong các TCKT để góp phần cải thiện và nâng cao công tác huy động vốn của ngân hàng. 3.2.2.3. Tiền gửi của TCTD trong nước Tiền gửi của TCTD tăng lên qua các năm. Năm 2007 tăng 1.443 triệu đồng, tăng 60,23% so với năm 2006. Sang năm 2008 tiếp tục tăng 1.101 triệu đồng, tăng 28,68% so với 2007. Loại tiền này chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong vốn huy động vì chủ yếu đây là tiền gửi thanh toán giữa các tổ chức tín dụng trong nước. Có được kết quả này là do ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, mạng lưới thanh toán, mở rộng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử… nên tạo nhiều mối quan hệ hợp tác với các TCTD trên địa bàn. Loại tiền gửi này tăng chứng tỏ cho thấy mối quan hệ giữa với các TCTD trên địa bàn ngày càng mở rộng tạo nhiều thuận lợi cho ngân hàng trong quan hệ hợp tác thanh toán vốn lẫn nhau. 3.3 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
  • 38. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 43 Bảng 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Chỉ tiêu đơn vị 2006 2007 2008 Vốn có kì hạn Triệu đồng 82.262 96.928 140.895 Vốn huy động Triệu đồng 121.369 115.394 194.759 Vốn điều hòa Triệu đồng 146.975 231.182 208.807 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 268.344 346.576 403.566 Tổng dư nợ Triệu đồng 203.277 263.821 274.242 VHĐ/Tổng nguồn vốn % 45,23 33,30 48,26 Tổng dư nợ/VHĐ Lần 1,67 2,29 1,41 Vốn điều hòa/TNV % 54,77 66,70 51,74 Vốn có kỳ hạn/VHĐ % 67,78 84,00 72,34 (Nguồn : Phòng nghiệp vụ kinh doanh) 3.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn Hoạt động của Chi nhánh chủ yếu phụ thuộc vào vốn huy động và phần còn lại nhờ vào vốn điều hòa từ Hội sở, nó phải chiếm tỷ trọng khoảng 70-80% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì mới tốt, vì nó chứng tỏ khả năng tự túc của chi nhánh nhiều hơn không phụ thuộc vào nguồn vốn điều hòa từ Hội sở. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Năm 2007 là 33,3%, năm 2008 tăng lên 48,26%. Chỉ tiêu này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả chưa cao qua các năm. Qua chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn chưa cao, vị thế của ngân hàng có được củng cố nhưng chưa thực sự phát triển. Tỷ lệ này vẫn chưa đạt được mức hiệu quả so với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn là do trong thời gian qua ngân hàng có dùng nhiều biện pháp huy động vốn nhưng sản phẩm chưa thực sự đa dạng lãi suất cạnh tranh không bằng các NHTM cổ phần khác. Ngân hàng cần tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn cao hơn nữa. 3.3.2 Tổng dư nợ/Vốn huy động Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư tín dụng của một đồng vốn huy động. Năm 2006 bình quân 1,67 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2007
  • 39. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 44 tình hình huy động vốn của ngân hàng có giảm so với 2006 nên bình quân 2,29 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2008 tỷ lệ tham gia vốn huy động trong tổng dư nợ là 1,41 đồng. Điều này cho thấy ngân hàng sử dụng vốn huy động ngày càng có hiệu quả hơn cho hoạt động tín dụng, mức độ tham gia của vốn huy động ngày càng cao Ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn huy động đáp ứng cho nhu cầu của hoạt động tín dụng của ngân hàng mà không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều hòa từ Hội sở do thiếu vốn trong hoạt động tín dụng. 3.3.3 Vốn điều hòa/Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào Hội sở như thế nào. Ta thấy, tỷ lệ vốn điều hòa của NH luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% so tổng nguồn vốn, NH còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn của Hội sở, công tác huy động vốn còn yếu. Cụ thể năm 2006 là 54,77%; 2007 là 66,70%; 2008 là 51,74%. Trong năm 2007 tỷ lệ này cao hơn so với năm 2006 là do trong năm huy động vốn của NH thấp trong khi đó nhu cầu tín dụng lại cao hơn năm 2006 nên NH cần nguồn vốn điều hòa cao. Sang năm 2008 tỷ số này thấp hơn năm 2007 là do NH đã có cải thiện trong việc đa dạng hóa sản phẩm, kì hạn và lãi suất cao khi huy động vốn, nên NH cũng chủ động được nguồn vốn giảm áp lực về vốn cho Hội sở. Là một Chi nhánh, sự hỗ trợ của Ngân hàng từ Hội sở là không thể thiếu. Tuy nhiên sẽ tốt hơn cho Ngân hàng nếu có thể tự cân đối vốn tại chỗ bằng cách tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn của mình, tỷ lệ vốn điều hòa nên ở mức 30-40% là chấp nhận được. Như vậy sẽ tạo cho Ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng, nhất là khi có nhu cầu bổ sung thiếu hụt của cá nhân, doanh nghiệp đang gia tăng. 3.3.4 Vốn có kì hạn/ Vốn huy động Đây là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định, vững chắc của Ngân hàng trong kinh doanh. Nguồn vốn có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng bất cứ lúc nào một cách chủ động để làm nguồn vốn kinh doanh. Theo bảng trên ta thấy tỷ lệ này có sự biến động trong 3 năm, cụ thể: năm 2006 là 67,78%, năm 2007 tăng lên 84,00%, sang năm 2008 lại giảm xuống 72,34%. Điều này cho biết tình hình hoạt động của Chi nhánh vẫn chưa thực sự ổn định, còn biến động nhiều mặc dù NH đã đưa thêm nhiều sản phẩm mới và nhiều kì hạn, lãi suất cũng khá hấp dẫn nhưng do không cạnh tranh bằng các NHTM khác nên thị phần huy động vốn có kì hạn chưa đạt hiệu quả cao. Ngân hàng phải chú ý quan tâm đến tình hình nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động của mình
  • 40. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 45 3.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 3.4.1 Nhân sự 3.4.1.1. Điểm mạnh Trong cơ cấu tổ chức hoạt động của ngân hàng có sự phân biệt rõ ràng công việc của từng phòng ban, ngoài ra phòng tổ chức hành chính nhân sự có chức năng tổ chức các đợt tuyển nhân lực cho ngân hàng thông qua tuyển chọn một cách cẩn thận. Toàn chi nhánh MHB Vĩnh Long có 66 cán bộ, trong đó phòng nghiệp vụ kinh doanh là 13 người trình độ của các cán bộ đều đạt đại học và trưởng phòng đạt trình độ trên đại học. Trong các năm gần đây 100% nhân viên được tuyển vào ngân hàng đều có trình độ đại học do đó mặt bằng trình độ của nhân viên trong ngân hàng ngày càng cao. Nhân viên của ngân hàng đa số là trẻ, tuổi đời trung bình chưa quá 32. Nên họ rất năng động và nhanh nhẹn trong việc phục vụ khách hàng và hoàn thành công việc đúng thời gian. Các nhân viên ngân hàng đều mặt đồng phục khi đi làm vào các ngày đầu tuần, luôn có thái độ cởi mở, nhiệt tình trong cung cách phục vụ khách hàng. Ngân hàng còn thường xuyên có các đợt tuyển chọn nhân viên đưa đi học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tập huấn kiến thức hội nhập kinh tế, kỹ năng giao tiếp,….do Hội sở chính ngân hàng tổ chức. Mối quan hệ của các phòng ban cũng như mối quan hệ giữa các nhân viên trong ngân hàng khá tốt đẹp do Công Đoàn ngân hàng thường tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ, nhằm gắn kết mối quan hệ giữa các nhân viên. 3.4.1.2. Điểm yếu Do ngân hàng không có phòng nguồn vốn nên nhân viên phòng nghiệp vụ kinh doanh làm luôn công tác huy động vốn. Do đó, công tác huy động vốn còn gặp nhiều khiếm khuyết, nghiệp vụ đôi khi cũng mất nhiều thời gian. Khả năng giao tiếp đối với khách hàng của một số nhân viên ở phòng giao dịch còn hạn chế, chưa thật niềm nở trong khi giao tiếp với khách hàng. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu huy động vốn và cho vay khi khách hàng có yêu cầu vốn lớn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh 3.4.2 Sản phẩm, dịch vụ 3.4.2.1. Điểm mạnh.
  • 41. Chiến lược huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Vĩnh Long GVHD: Lê Tín SVTH: Châu Văn Phong 46 Sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng hơn để thu hút khách hàng trong các kì hạn, ngân hàng còn có sản phẩm tiết kiệm dành cho người cao tuổi với việc rút thăm trúng vàng hàng quý. Sản phẩm thẻ mới phát triển gần đây nhưng ngân hàng đã chủ động lắp đặt được 1 máy rút tiền tự đông qua thẻ trên địa bàn tỉnh. Ngân hàng MHB đã kết nối thành công với 02 liên minh thẻ VNBC và hệ thống chuyển mạch Banknetvn là những hệ thống thanh toán thẻ của các ngân hàng trong nước và là một hệ thống thanh toán thẻ chung cho quốc gia, có thể sử dụng thẻ để giao dịch tại hàng ngàn máy ATM của Ngân hàng MHB, hệ thống Banknetvn, liên minh VNBC và các điểm giao dịch của Ngân hàng MHB trên toàn quốc. 3.4.2.2. Điểm yếu Ngân hàng thường xuyên đưa ra những sản phẩm mới, nhưng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khá tương đồng với sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác, chưa tạo ra được sản phẩm đặc trưng của ngân hàng mình. Dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng chưa thực sự mạnh nên chưa thu hút được nhiều khách mới, hệ thống máy ATM còn yếu và thiếu so với qui mô NH. 3.4.3 Marketing 3.4.3.1 Điểm mạnh Uy tín của ngân hàng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tuyên truyền quảng cáo. Do ngân hàng đã hoạt động 8 năm nên rất có uy tín đối với khách hàng do đó phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quảng cáo của ngân hàng. Nhân dịp các ngày lễ, tết ngân hàng đưa ra các chương trình huy động vốn với các hình thức khuyến mãi như trúng vàng,… các hình thức tặng quà khác. 3.4.3.2 Điểm yếu Ngân hàng chưa có đội ngũ nhân viên riêng biệt dành cho công tác tuyên truyền quảng bá, marketing cho ngân hàng. Mạng lưới ngân hàng chưa thực sự rộng chỉ có 1 chi nhánh và 3 phòng giao dịch, nên những dịch vụ hay đợt khuyến mãi của ngân hàng chưa đến được đến các tầng lớp dân cư khác nhau. 3.4.4 Tài chính 3.4.3.1 Điểm mạnh MHB Vĩnh Long là ngân hàng chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL, đây là ngân hàng thương mại nhà nước có vốn điều lệ lớn thứ ba hiện nay, do đó tài chính của ngân hàng chi nhánh cũng rất có uy tín.