SlideShare a Scribd company logo
1 of 198
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
LÊ THỊ MAI LINH
NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG TUYẾN TRÙNG KÝ SINH
GÂY SẦN RỄ Meloidogyne spp. Ở TÂY NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC
HÀ NỘI – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
LÊ THỊ MAI LINH
NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG TUYẾN TRÙNG KÝ SINH
GÂY SẦN RỄ Meloidogyne spp. Ở TÂY NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC
Chuyên ngành: Tuyến trùng học
Mã số: Thí điểm
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. Trịnh Quang Pháp
2. PGS. TS. Phan Kế Long
Hà Nội – 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
Luận án „NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY
SẦN RỄ Meloidogyne spp. Ở TÂY NGUYÊN‟‟là công trình do bản thân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trịnh Quang Pháp và PGS.TS. Phan Kế
Long. Các trích dẫn trong luận án theo các nguồn công bố đầy đủ. Số liệu, kết quả
nêu trong Luận án là trung thực và chưa công bố hoặc công bố trong các bài báo
khoa học mà tôi là tác giả hoặc đồng tác giả.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
Lê Thị Mai Linh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới TS.
Trịnh Quang Pháp và PGS.TS. Phan Kế Long đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn TS. Vũ Thị Thanh Tâm, ThS. Nguyễn Thị Duyên,
ThS. Nguyễn Hữu Tiền, TS. Nguyễn Thị Ánh Dương đã hỗ trợ tôi trong quá trình
hoàn thiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật, phòng Hệ thống học phân tử và Di truyền bảo tồn, phòng Tuyến trùng học, Học
viện Khoa học và Công nghệ cùng các đồng nghiệp, Thầy Cô trong Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia
(NAFOTED) trong đề tài mã số:106–NN.03–2013.56; Viện sinh thái và Tài nguyên
sinh vật (IEBR) trong đề tài mã số: IEBR.ĐT/04/17-18, IEBR.ĐT/04/G2-18 đã hỗ
trợ kinh phí để tôi thực hiện các nội dung nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
Lê Thị Mai Linh
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................5
1.1.Tình hình nghiên cứu tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne trên thế giới...5
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu.........................................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm sinh học, vòng đời của tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne...............7
1.1.3. Khả năng gây hại trên một số cây trồng......................................................................9
1.1.4. Nghiên cứu phân loại các loài tuyến trùng sần rễ thuộc giống Meloidogyne......11
1.1.4.1. Phương pháp phân tích hình thái..............................................................................11
1.1.4.2. Phương pháp phân tích phân tử................................................................................13
1.2. Tình hình nghiên cứu tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne tại Việt Nam
...................................................................................................................................16
1.2.1. Tình hình nghiên cứu chung tại Việt Nam...............................................................16
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tuyến trùng sần rễ Meloidogyne tại Tây Nguyên..............18
1.2.2.1. Tổng quan Tây Nguyên..............................................................................................19
1.2.2.2. Tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne tại Tây Nguyên..........................................21
1.3. Biện pháp phòng trừ sinh học tuyến trùng sần rễ Meloidogyne....................................22
CHƢƠNG 2 NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................27
2.1. Nội dung, đối tƣợng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu.................27
2.1.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................27
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................27
2.1.3. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................................27
2.1.4. Thời gian, địa điểm nghiên cứu..................................................................................27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................28
2.2.1. Khảo sát thực địa và phương pháp thu mẫu.............................................................28
2.2.2. Phương pháp tách lọc tuyến trùng từ đất..................................................................29
2.2.3 Phương pháp tách lọc tuyến trùng từ rễ.....................................................................30
2.2.4. Nhân nuôi tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.......................................................30
2.2.5. Phương pháp xử lý làm trong và làm tiêu bản tuyến trùng....................................31
2.2.6. Nghiên cứu hình thái...................................................................................................33
iv
2.2.7. Nghiên cứu đa dạng di truyền....................................................................................35
2.2.7.1. Tách chiết DNA ..........................................................................................................35
2.2.7.2. Phản ứng PCR............................................................................................................36
2.2.7.3. Điện di sản phẩm........................................................................................................37
2.2.7.4. Tinh sạch sản phẩm PCR và đọc trình tự DNA........................................................38
2.2.7.5. Phân tích trình tự DNA..............................................................................................38
2.2.7.6. Thiết lập cây phát sinh chủng loại.............................................................................38
2.2.8. Đánh giá ảnh hưởng của một số vi sinh vật đối kháng...........................................38
2.2.8.1. Nấm Paecylomyces javanicus....................................................................................38
2.2.8.2. Vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124..................................................................39
2.2.8.3. Ảnh hưởng của hợp chất 4-HydroxyphenylaceticAcid (4-HPAA) đến tuyến trùng
M. incognita..............................................................................................................................39
2.2.8.4. Phân tích số liệu..........................................................................................................40
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................41
3.1. Tần suất xuất hiện, đặc điểm phân bố, khả năng gây hại của các loài tuyến
trùng sần rễ giống Meloidogyne .............................................................................41
3.1.1. Tần suất xuất hiện của các loài tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne trên một số
cây trồng ở Tây Nguyên.........................................................................................................41
3.1.2. Phân bố, mật độ của các loài tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne bắt gặp trên
các vùng thu mẫu và cây chủ ................................................................................................43
3.2. Đặc điểm hình thái các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne ở Tây Nguyên
...................................................................................................................................49
3.2.1. Loài Meloidogyne incognita (Kofoid & White, 1919) Chitwood, 1949.................49
3.2.1.1. Đặc điểm hình thái và hình thái lượng......................................................................49
3.2.1.2. Đa dạng hình thái và đặc điểm chẩn loại.................................................................50
3.2.2. Loài Meloidogyne javanica (Treub, 1885) Chitwood, 1949.....................................61
3.2.2.1. Đặc điểm hình thái và hình thái lượng......................................................................61
3.2.2.2. Đa dạng hình thái và đặc điểm chẩn loại.................................................................68
3.2.3. Loài Meloidogyne arenaria (Neal, 1889) Chitwood, 1949......................................69
3.2.3.1. Đặc điểm hình thái và hình thái lượng......................................................................70
3.2.3.2. Đa dạng hình thái và đặc điểm chẩn loại.................................................................70
3.2.4. Loài Meloidogyne enterolobii Yang, Eisenback., 1983...........................................80
3.2.4.1. Đặc điểm hình thái và hình thái lượng......................................................................80
3.2.4.2. Đa dạng hình thái và đặc điểm chẩn loại.................................................................87
3.2.5. Loài Meloidogyne graminicola Golden & Birchfield 1965.....................................90
3.2.5.1. Đặc điểm hình thái và hình thái lượng......................................................................90
3.2.5.2. Đa dạng hình thái và đặc điểm chẩn loại.................................................................91
v
3.2.6. Loài Meloidogyne daklakensis Trinh, Le, Nguyen, Nguyen, Liebanas & Nguyen,
2018...........................................................................................................................................97
3.2.7. Loài Meloidogyne sp...................................................................................................106
3.3. Đa dạng hình thái, hình thái lƣợng các loài Meloidogyne ..........................113
3.3.1. Phân tích đa dạng hình thái lượng giữa các loài Meloidogyne............................113
3.3.2. So sánh hình thái giữa các loài Meloidogyne spp..................................................118
3.4 . Phân tích đa dạng di truyền các loài Meloidogyne spp..............................127
3.4.1. Phản ứng Multiplex-PCR..........................................................................................127
3.4.2. Phân tích đa dạng di truyền ......................................................................................128
3.4.2.1 Vùng gen ITS..............................................................................................................129
3.4.2.2 Vùng gen D2D3.........................................................................................................133
3.4.2.3. Vùng gen COI...........................................................................................................137
3.4.2.4. Vùng gen COII-16S..................................................................................................141
3.4.2.5. Vùng gen NAD5........................................................................................................146
3.5. Đánh giá ảnh hƣởng của một số vi sinh vật đối kháng...............................150
3.5.1. Nấm Paecylomyces javanicus..................................................................................150
3.5.1.1. Ảnh hưởng của dịch bào tử nấm P. javanicus đến tỷ lệ nở của trứng của tuyến
trùng M. incognita..................................................................................................................150
3.5.1.2. Ảnh hưởng của dịch bào tử nấm P. javanicus đến tỷ lệ chết của ấu trùng M.
incognita..................................................................................................................................151
3.5.2. Vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124..............................................................154
3.5.2.1. Ảnh hưởng của dịch bào tử vi khuẩn L. antibioticus HS124 đến sự nở trứng của
tuyến trùng M. incognita........................................................................................................154
3.5.2.2. Ảnh hưởng của dịch bào tử vi khuẩn L. antibioticus HS124 đến ấu trùng M.
incognita..................................................................................................................................155
3.5.3. Ảnh hưởng của 4-HPAA tới tuyến trùng Meloidogyne incognita .....................158
CHƢƠNG 4............................................................................................................161
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................161
4.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................161
4.2. KIẾN NGHỊ....................................................................................................162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...........................................163
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................164
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Diễn giải
16S-rRNA 16S Ribosomal Axit Ribonucleic
ADF Actin depolymerizing factor
ANOVA One-way analysis of variance (Phân tích phương sai một yếu tố)
CDA Canonical discriminant analysis (Phân tích chỉ số khác biệt)
COI Cytochrome c oxidase subunit 1
COII Cytochrome c oxidase subunit 2
ĐC Đối chứng
DMSO Dimethyl sulphoxide
DNA Deoxyribonucleic acid (Axit Deoxyribonucleic)
EDTA Ethylenediamine tetraacetic acid (Axit ethylenediamine tetraacetic )
ETS E26 transformation-specific
GA Gallic acid (Axit galic)
HPAA Hydroxyphenylacetic acid (Axit hydroxyphenylacetic)
IGS Intergenic spacer
ITS Internal transcribed spacer
MIG Meloidogyne incognita group
NAD5 Nicotinamide adenine dinucleotide dehydrogenase subunit 5
NCBI National Center for Biotechnology Information (Trung tâm thông
tin công nghệ sinh học quốc gia)
PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase)
RAPD Random Amplification of Polymorphic DNA (Đa hình DNA nhân
bản ngẫu nhiên)
SCAR Sequence Characterized Amplified Region (Nhân bản chuỗi DNA
được mô tả)
SEM Scanning Electron Microscope (Hiển vi điện tử quét)
STT Số thứ tự
TAE Tris-acetate-EDTA
TAF Triethanolamine formalin
VSV Vi sinh vật
WLB Worm lysis buffer
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Trình tự mồi được sử dụng trong nghiên cứu.......................................................37
Bảng 3.1. Tần suất xuất hiện của các loài tuyến trùng Meloidogyne spp. trên một số cây
trồng ở Tây nguyên..................................................................................................................43
Bảng 3.2. Phân bố của các loài Meloidogyne bắt gặp trên các vùng thu mẫu, cây chủ......45
Bảng 3.3. Danh sách mẫu và mật độ các loài tuyến trùng Meloidogyne ghi nhận được...47
Bảng 3.4. Số đo con cái các quần thể Meloidogyne incognita (số đo theo µm) và các
nghiên cứu trước ......................................................................................................................53
Bảng 3.5. Số đo con đực các quần thể Meloidogyne incognita (số đo theo µm) và các
nghiên cứu trước ......................................................................................................................54
Bảng 3.6. Số đo ấu trùng các quần thể Meloidogyne incognita (số đo theo µm) và các
nghiên cứu trước ......................................................................................................................57
Bảng 3.7. Số đo con cái các quần thể Meloidogyne javanica (số đo theo µm) và nghiên cứu
trước..........................................................................................................................................62
Bảng 3.8. Số đo ấu trùng các quần thể Meloidogyne javanica (số đo theo µm) và các
nghiên cứu trước ......................................................................................................................63
Bảng 3.9. Số đo con đực quần thể Meloidogyne javanica (số đo theo µm) và nghiên cứu
trước..........................................................................................................................................65
Bảng 3.10. Số đo con cái các quần thể tuyến trùng loài Meloidogyne arenaria (số đo theo
µm) và nghiên cứu trước.........................................................................................................73
Bảng 3.11. Số đo con đực các quần thể Meloidogyne arenaria (số đo theo µm) và nghiên
cứu trước...................................................................................................................................74
Bảng 3.12. Số đo ấu trùng các quần thể Meloidogyne arenaria (số đo theo µm) và nghiên
cứu trước...................................................................................................................................76
Bảng 3.13. Số đo con cái các quần thể Meloidogyne enterolobii (số đo theo µm) và các
nghiên cứu trước ......................................................................................................................81
Bảng 3.14. Số đo con đực các quần thể Meloidogyne enterolobii (số đo theo µm) và các
nghiên cứu trước đó.................................................................................................................82
Bảng 3.15. Số đo ấu trùng các quần thể Meloidogyne enterolobii (số đo theo µm) và các
nghiên cứu trước đó.................................................................................................................84
Bảng 3.16. Số đo con cái các quần thể Meloidogyne graminicola (số đo theo µm) và các
nghiên cứu trước ......................................................................................................................92
Bảng 3.17. Số đo con đực các quần thể Meloidogyne graminicola (số đo theo µm) và các
nghiên cứu trước ......................................................................................................................93
Bảng 3.18. Số đo ấu trùng các quần thể Meloidogyne graminicola (số đo theo µm) và các
nghiên cứu trước ......................................................................................................................94
Bảng 3.19. Số đo các quần thể Meloidogyne daklakensis n. sp..........................................102
Bảng 3.20. Số đo các quần thể tuyến trùng sần rễ Meloidogyne sp ...................................110
Bảng 3.21. Bảng chỉ số CDA giữa các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne....................114
viii
Bảng 3.22. Đặc điểm so sánh hình thái lượng của các loài tuyến trùng Meloidogyne......119
Bảng 3.23. Tỷ lệ % các loại nucleotide trong trình tự gen ITS...........................................130
Bảng 3.24. Tỷ lệ % các loại nucleotide trong trình tự vùng gen D2D3 giữa các loài
Meloidogyne spp....................................................................................................................134
Bảng 3.25. Tỷ lệ % các loại nucleotide trong trình tự gen COI giữa các loài Meloidogyne
spp...........................................................................................................................................138
Bảng 3.26. Tỷ lệ % các loại nucleotide trong trình tự gen COII-16S giữa các loài
Meloidogyne spp....................................................................................................................142
Bảng 3.27. Tỷ lệ % các loại nucleotide trong trình tự gen NAD5 giữa các loài
Meloidogyne spp....................................................................................................................146
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của dịch bào tử nấm P. javanicus đến tỷ lệ (%) trứng nở của tuyến
trùng M. incognita..................................................................................................................151
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của dịch bào tử nấm P. javanicus đến tỷ lệ chết (%) của ấu trùng
Meloidogyne incognita..........................................................................................................152
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của dịch bào tử vi khuẩn L. antibioticus HS124 đến tỷ lệ nở trứng
của tuyến trùng M .incognita.................................................................................................155
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của dịch bào tử vi khuẩn L. antibioticus HS124 đến tỷ lệ chết của
ấu trùng tuổi 2 loài M. incognita...........................................................................................156
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của hợp chất 4-HPAA đến tỷ lệ nở trứng của M. incognita........158
Bảng 3.33. Ảnh hưởng của hợp chất 4-HPAA đến tỷ lệ chết của ấu trùng tuổi 2 tuyến
trùng Meloidogyne incognita ................................................................................................159
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh tuyến trùng sần rễ lần đầu tiên được công bố..........................................6
Hình 1.2. Hình ảnh chi tiết tuyến trùng sần rễ Meloidogyne exigua trên cà phê...................6
Hình 1.3. Chu kỳ vòng đời của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp., ..................................7
Hình 1.4. Các đặc điểm chung để xác định các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne........12
Hình 1.5. Hồ tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm..................................................................18
Hình 1.6. Vị trí 5 tỉnh Tây Nguyên trên bản đồ Việt Nam....................................................20
Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu (Google map)..............................................................28
Hình 2.2. Mẫu đất và rễ sau khi thu mẫu................................................................................29
Hình 2.3. Nhân nuôi thuần tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.,........................................30
Hình 2.4. Phương pháp cắt tấm cutin vùng chậu con cái tuyến trùng Meloidogyne spp.,..30
Hình 2.5. Hình thái giải phẫu của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp., sử dụng cho nghiên
cứu hình thái.............................................................................................................................30
Hình 2.6. Cấu trúc tấm cutin vùng chậu.................................................................................35
Hình 2.7. Cấu trúc vùng gen trong hệ gen nhân được sử dụng trong nghiên cứu...............36
Hình 2.8. Cấu trúc hệ gen ty thể sử dụng trong nghiên cứu..................................................37
Hình 3.1. Đặc điểm rễ bị nhiễm tuyến trùng Meloidogyne trên một số cây trồng ..............42
Hình 3.2. Ảnh chụp kính hiển vi con cái loài Meloidogyne incognita.................................59
Hình 3.3. Ảnh chụp kính hiển vi ấu trùng và con đực loài Meloidogyne incognita...........60
Hình 3.4. Ảnh chụp kính hiển vi con cái loài Meloidogyne javanica..................................66
Hình 3.5. Ảnh chụp kính hiển vi ấu trùng và con đực loài Meloidogyne javanica.............67
Hình 3.6. Ảnh chụp kính hiển vi con cái loài Meloidogyne arenaria..................................78
Hình 3.7. Ảnh chụp kính hiển vi ấu trùng và con đực loài Meloidogyne arenaria.............79
Hình 3.8. Ảnh chụp kính hiển vi con cái loài Meloidogyne enterolobii...............................86
Hình 3.9. Ảnh chụp kính hiển vi ấu trùng và con đực loài Meloidogyne enterolobii.........87
Hình 3.10. Ảnh chụp kính hiển vi con cái loài Meloidogyne graminicola..........................96
Hình 3.11. Ảnh chụp kính hiển vi ấu trùng và con đực loài Meloidogyne graminicola.....97
Hình 3.12. Ảnh vẽ loài Meloidogyne daklakensis.................................................................97
Hình 3.13. Ảnh chụp kính hiển vi loài Meloidogyne daklakensis......................................100
Hình 3.14. Ảnh chụp kính hiển vi điện tử (SEM) loài Meloidogyne daklakensis............101
Hình 3.15. Ảnh vẽ loài Meloidogyne sp...............................................................................107
Hình 3.16. Ảnh chụp kính hiển vi loài Meloidogyne sp......................................................108
Hình 3.17. Ảnh chụp kính hiển vi điện tử (SEM) Meloidogyne sp ...................................109
Hình 3.18. Hình phân tích CDA ấu trùng các quần thể Meloidogyne spp.........................116
Hình 3.19. Hình phân tích CDA con đực các quần thể Meloidogyne spp.........................116
Hình 3.20. Hình phân tích CDA con cái các quần thể Meloidogyne spp...........................117
x
Hình 3.21. Đặc điểm so sánh tấm cutin vùng chậu con cái các loài Meloidogyne spp.....122
Hình 3.22. Đặc điểm so sánh vùng đầu con đực giữa các loài tuyến trùng sần rễ
Meloidogyne spp.,..................................................................................................................124
Hình 3.23. Đặc điểm so sánh phần đuôi ấu trùng tuổi 2 giữa các loài tuyến trùng sần rễ
Meloidogyne spp.,..................................................................................................................125
Hình 3.24. Hình điện di sản phẩm Multiplex-PCR các mẫu nghiên cứu...........................140
Hình 3.25. Cây phát sinh chủng loại các loài Meloidogyne spp., dựa trên vùng gen ITS 140
Hình 3.26. Cây phát sinh chủng loại các loài Meloidogyne spp., dựa trên vùng gen D2D3
.................................................................................................................................................140
Hình 3.27. Cây phát sinh chủng loại các loài Meloidogyne spp., dựa trên vùng gen COI140
Hình 3.28. Cây phát sinh chủng loại các loài Meloidogyne spp., dựa trên vùng gen COII-
16S ..........................................................................................................................................140
Hình 3.29. Cây phát sinh chủng loại các loài Meloidogyne spp., dựa trên vùng gen NAD5
.................................................................................................................................................140
Hình 3.30. Nấm Paecylomyces javanicus ký sinh trên trứng loài M. incognita................153
Hình 3.31. Nấm Paecylomyces javanicus ký sinh trên ấu trùng M.incognita...................153
Hình 3.32. Trứng và ấu trùng M. incognita chết do vi khuẩn L. antibioticus HS124.......156
Hình 3.33. Hợp chất 4-HPAA gây chết trứng và ấu trùng Meloidogyne incognita..........160
1
MỞ ĐẦU
Tuyến trùng sần rễ thuộc giống Meloidogyne là nhóm tuyến trùng nội ký sinh
cố định gây sần rễ [1]. Sau khi xâm nhập vào rễ, ấu trùng tuổi 2 sẽ di chuyển và cư
trú tại mô phân sinh, tấn công vào đỉnh sinh trưởng của chóp rễ, làm phân hóa tế
bào đỉnh sinh trưởng, đồng thời tiết ra enzyme làm thay đổi mô rễ và hình thành các
điểm dinh dưỡng cho tuyến trùng. Rễ cây bị nhiễm tuyến trùng sần rễ sẽ bị tổn
thương, trên bề mặt có dạng sần sùi hoặc tạo thành các u cục, cây bị còi cọc, vàng lá
và gây chết. Các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne có khả năng ký sinh trên nhiều
loại cây chủ khác nhau và phân bố rộng trên toàn cầu, làm suy giảm năng suất và
sản lượng của các loại cây trồng, đặc biệt là các vùng Nam, Trung Mỹ, Châu Phi và
Châu Á trong đó có Việt Nam [1], [2], [3], [4]. Vì vậy, tuyến trùng sần rễ
Meloidogyne trở thành mối quan tâm trong sản xuất nông nghiệp. Tính đến năm
2006, có 111 loài Meloidogyne được mô tả, trong số đó có 18 loài ký sinh trên cây
cà phê, chứng tỏ rằng các loài Meloidogyne có tính đa dạng cao [5].
Ở Việt Nam, cho đến năm 2000 mới chỉ ghi nhận được 5 loài tuyến trùng sần
rễ Meloidogyne, trong đó Tây Nguyên được biết đến có mặt cả 5 loài này [6]. Các
nghiên cứu sau này cho thấy hiện nay tại khu vực Tây Nguyên, sự hiện diện và gây
hại của nhóm tuyến trùng này rất lớn đặc biệt trên cà phê và hồ tiêu. Sự gây hại của
các loài Meloidogyne spp. làm hàng trăm hecta cà phê, hồ tiêu đã phải loại bỏ để
thay thế trồng những cây trồng khác [6], [7], [8], [9].
Biến đổi hình thái của mỗi loài tuyến trùng sần rễ chịu sự ảnh hưởng của cây
chủ cũng như phân bố của các quần thể ở sinh thái khác nhau. Những tiêu chuẩn
chủ yếu trong phân loại bằng hình thái của tuyến trùng sần rễ thường sử dụng tấm
cắt cutin vùng chậu (hậu môn-sinh dục) của con cái, ngoài ra các đặc điểm hình thái
vùng đầu con đực, vùng đuôi của ấu trùng; các đặc điểm hình thái lượng của con
cái, con đực, ấu trùng cũng được sử dụng trong nghiên cứu đa dạng hình thái giữa
các loài [10], [11], [12], [2]. Tuy nhiên, sự chồng lấn các đặc điểm hình thái của các
quần thể trong cùng một loài, giữa các loài gần gũi, hay trên các cây chủ khác nhau
hoặc giữa các vùng địa lý khác nhau thường có sự dao động lớn nên gặp nhiều khó
khăn trong chẩn loại bằng các đặc điểm hình thái [13], [14]. Vì vậy, để hỗ trợ cho
phương pháp phân loại dựa trên hình thái, kỹ thuật phân tử đã được sử dụng hiệu
2
quả trong phân loại các loài Meloidogyne spp.. Nghiên cứu về di truyền trong phân
tích trình tự các vùng gen trong hệ gen nhân (18S, ITS, và 28S) [15], [16], [17],
[18], [19], [20] và các vùng gen trong hệ gen ty thể COI và COII và đoạn không mã
hóa giữa 2 vùng gen COII-16S-rRNA [21], [22], [23], [24] đã hỗ trợ rất nhiều cho
các nghiên cứu phân loại và phát sinh chủng loại của các loài tuyến trùng sần rễ
thuộc giống Meloidogyne được nhanh chóng và chính xác, góp phần phục vụ cho
biện pháp đánh giá tác hại và phòng trừ tuyến trùng sần rễ.
Với tác hại và phân bố rộng của tuyến trùng sần rễ trên cây trồng, việc ngăn
chặn và phòng trừ nhóm tuyến trùng này luôn được quan tâm và định hướng tới nền
nông nghiệp an toàn. Biện pháp phòng trừ tuyến trùng hiện nay chủ yếu sử dụng
thuốc hóa học với hàm lượng cao đã gây nên hiện tượng kháng thuốc cũng như ảnh
hưởng đến môi trường đất, làm suy giảm sự đa dạng của các sinh vật có ích, suy
thoái đất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và vật nuôi [25]. Do đó,
các biện pháp phòng trừ sinh học hiện được chú trọng hơn khi sử dụng các vi sinh
vật để chống lại các loài tuyến trùng ký sinh thực vật, được xem là một trong những
biện pháp rất tiềm năng [26], [27]. Nhiều loại vi sinh vật có khả năng làm tăng sinh
trưởng của cây, tạo ra các chất kháng sinh và độc tố làm ngăn cản sự sinh sản, nở
trứng và khả năng sống sót của ấu trùng tuổi 2 tuyến trùng sần rễ do vậy có thể
được đưa vào ứng dụng trong phòng trừ tuyến trùng [28], [29].
Xuất phát từ thực tiễn về đa dạng cây trồng và địa hình ở Tây Nguyên, cũng
như đa dạng của loài tuyến trùng sần rễ và khả năng gây hại, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp. ở
Tây Nguyên’’
Mục tiêu nghiên cứu
 Xác định được các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne gây hại trên các cây
trồng chính ở khu vực Tây Nguyên.
 Đánh giá mức độ đa dạng hình thái và phân tử của các loài tuyến trùng sần rễ
Meloidogyne ở khu vực Tây Nguyên.
 Đánh giá khả năng sử dụng một số vi sinh vật trong việc hạn chế sự phát
triển của tuyến trùng sần rễ M. incognita trong điều kiện phòng thí nghiệm.
3
Phạm vi nghiên cứu
 Đặc điểm hình thái và phân tử của các loài tuyến trùng sần rễ
Meloidogyne ghi nhận trên một số cây trồng ở khu vực Tây Nguyên.
 Đánh giá ảnh hưởng của một số vi sinh vật đối kháng lên khả năng nở
trứng và sống sót của ấu trùng Meloidogyne incognita.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
 Bổ sung mới thành phần loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne ở Tây Nguyên,
trong đó ghi nhận thêm nhiều cây ký chủ bị nhiễm tuyến trùng Meloidogyne
cũng như sự phân bố của chúng. Mô tả và ghi nhận loài mới loài
Meloidogyne daklakensis ký sinh trên cà phê tại tỉnh Đắk Lắk.
 Các chỉ tiêu hình thái của các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne ở các cây
chủ và địa điểm khác nhau được đánh giá, so sánh đưa ra sự biến đổi hình
thái trong loài và các loài khác nhau đã xác định được những chỉ tiêu quan
trọng ít thay đổi trong phân loại loài như các đặc điểm hình thái, hình thái
lượng của vân cutin vùng chậu con cái, vùng đầu con đực và phần đuôi ấu
trùng.
 Đánh giá đa dạng di truyền giữa các quần thể trong một loài và giữa các loài
Meloidogyne ở Tây Nguyên được phân tích đưa ra các đoạn gen bảo thủ và
tiến hóa cũng như phát sinh loài. Từ đó góp phần đưa ra chọn lựa tốt nhất
trong phân loại từng nhóm loài Meloidogyne bằng sinh học phân tử. Bên
cạnh đó, lần đầu tiên đóng góp cơ sở dữ liệu các vùng gen nhân (ITS, D2D3)
và gen ty thể (COI, COII-16S, NAD5) của các loài Meloidogyne có mặt ở
Việt Nam trên Genbank.
 Luận án khẳng định vai trò ký sinh và gây chết của vi sinh vật có lợi trong
điều kiện phòng thí nghiệm của nấm Paecilomyces javanicus, vi khuẩn
Lysobacter antibioticus HS124 trong phòng trừ loài Meloidogyne incognita
phổ biến trên nhiều cây trồng.
Ý nghĩa thực tiễn
4
 Xác định thành phần loài, mật độ tuyến trùng sần rễ hại cây trồng là tiêu
chuẩn trong phòng trừ hiệu quả. Cung cấp số liệu về khả năng ký sinh, ký
chủ, gây hại và phân bố của các loài tuyến trùng ký sinh gây sần rễ góp phần
ngăn chặn chúng phát tán trong điều kiện tự nhiên bảo vệ cây trồng tránh bị
lây nhiễm. Từ đó lựa chọn phương thức canh tác phù hợp đối với từng cây
trồng nhất là đối với cà phê và hồ tiêu cũng như những cây trồng xen và luân
canh.
 Luận án cung cấp cơ sở dữ liệu về hình thái và phân tử của các loài
Meloidogyne phục vụ cho tra cứu, tham khảo.
 Đánh giá khả năng phòng trừ tuyến trùng sần rễ Meloidogyne bởi nấm
Pacylomyces javanicus, vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124, kháng sinh
4-HPAA làm cơ sở cho việc lựa chọn các tác nhân trong phòng trừ, qua đó
góp phần giảm lượng thuốc hóa học trong phòng trừ, giữ được cân bằng sinh
thái để phát triển bền vững các cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên.
Những đóng góp mới của luận án
 Luận án lần đầu tiên đưa ra dữ liệu đầy đủ về phân bố, cây chủ và đặc trưng
hình thái, phân tử của các loài tuyến trùng sần rễ trên cà phê, hồ tiêu và các
cây trồng xen ở Tây Nguyên. Đã xác định thêm nhiều cây chủ mới nhiễm
tuyến trùng Meloidogyne ở Tây Nguyên cũng như cho Việt Nam. Bổ sung
145 trình tự các vùng gen ITS, D2D3, COI, COII-16S, NAD5 của các loài
tuyến trùng sần rễ ở Tây Nguyên trên Genbank.
 Đã ghi nhận 01 loài tuyến trùng sần rễ mới cho khoa học ký sinh trên cà phê
đã được mô tả, công bố và đặt tên Meloidogyne daklakensis n. sp. và 01 loài
còn lại đã được gửi công bố.
 Lần đâu tiên tại Việt Nam đã đánh giá khả năng ký sinh và gây chết của nấm
Pacylomyces javanicus, vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124 và chất
kháng sinh 4-HPAA đối với tuyến trùng sần rễ M. incognita trong điều kiện
phòng thí nghiệm.
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tình hình nghiên cứu tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne trên thế giới
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu
Berkeley (1855) là nhà khoa học đầu tiên công bố sự xuất hiện của tuyến
trùng sần rễ trên rễ cây dưa chuột trồng tại khu vườn Nuneham, Vương Quốc Anh
với các mô tả triệu chứng như: các nốt sần có màu kem đục, gần như hình cầu, có
vảy mờ, có hiện tượng phình to ở rễ (hình 1.1). Jobert (1878) đã ghi nhận sự hiện
diện trong rễ cà phê các cá thể hình giun được nở ra từ trứng có trong rễ cây,và ông
đã đưa ra các mô tả cơ bản về tuyến trùng này. Sau đó, nhóm tuyến trùng này lần
lượt được đặt tên là Anguillula marioni (Cornu, 1879); Heterodera radicicola (Carl
Muller, 1884), Heterodera javanica Treub (Melchior, 1885) [30]. Năm 1887 tên
tuyến trùng sần rễ Meloidogyne (Meloidogyne theo tiếng latin có nghĩa là „con cái
có hình quả táo‟) đã được đề xuất bởi Göldi khi mô tả chi tiết loài M. exigua trên rễ
cà phê ở Braxil [1] (hình 1.2). Đến năm 1949, Chitwood thống nhất tách giống
tuyến trùng Meloidogyne Göldi, 1887 dựa trên loài chuẩn M. exigua (Goldi, 1887)
tách khỏi tuyến trùng bào nang Heterodera. Vị trí phân loại của giống Meloidogyne
hiện tại được theo hệ thống Karsen et al. (2013) [30].
Ngành: Nematoda Potts, 1932
Lớp: Chromadorea Inglis, 1983
Phân lớp: Chromadoria Pearse, 1942
Bộ: Rhabditida Chitwood, 1933
Phân bộ: Tylenchina Thorne, 1949
Họ: Meloidogynidae Skarbilovich, 1959
Phân họ: Meloidogyninae Skarbilovich, 1959
Giống: Meloidogyne Göldi, 1887
6
Hình 1.1. Hình ảnh tuyến trùng
sần rễ lần đầu tiên được công bố
A: Rễ cây bị sần, B: trứng, tuyến
trùng trong mô rễ [30].
Hình 1.2. Hình ảnh chi tiết tuyến trùng M. exigua trên cà phê Göldi (1887) [30].
7
1.1.2. Đặc điểm sinh học, vòng đời của tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne
Chu kỳ sống của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne bao gồm 5 giai đoạn phát
triển bao gồm: trứng; ấu trùng tuổi 1(J1); ấu trùng tuổi 2 (ấu trùng cảm nhiễm-J2);
ấu trùng tuổi 3, 4 (J3, J4) và giai đoạn trưởng thành với con cái và con đực (hình
1.3) [31]. Trứng sau khi thụ tinh sẽ hình thành giai đoạn đầu tiên của ấu trùng J1
nằm trong trứng. Khi đạt điều kiện thuận lợi trứng chứa J1 sẽ nở ra thành ấu trùng
tuổi 2(J2). Ấu trùng tuổi 2 khi chưa xâm nhập vào rễ cây chúng sử dụng dinh dưỡng
được dự trữ trong ruột cho đến khi tìm được ký chủ phù hợp [32], khi đó J2 sẽ bắt
đầu giai đoạn xâm nhiễm và xâm nhập vào các mô rễ, J2 thường tấn công vào các
mô phần sinh trưởng ở đỉnh rễ; nơi các rễ phụ mọc ra tạo điểm xâm nhập cho các J2
khác và làm cho bề mặt rễ bị tổn thương. Khi J2 tiếp xúc với bề mặt của rễ, chúng
dùng kim hút châm chích và xâm nhập vào bên trong rễ ở bất kỳ phía nào của rễ.
Sau khi xâm nhập vào trong rễ, tuyến trùng di chuyển giữa các tế bào vỏ rễ,
tách dọc tế bào và định vị tại vùng mô phân sinh của vỏ rễ bắt đầu quá trình dinh
dưỡng. Trong quá trình dinh dưỡng, J2 cố định phần đầu vào các tế bào mô mạch
của rễ, tiết men tiêu hóa làm thay đổi quá trình sinh lý sinh hóa của tế bào rễ và hình
thành các điểm dinh dưỡng cho tuyến trùng. Vùng này gồm 5-6 tế bào khổng lồ (tế
bào đa nhân) được tạo thành trong vùng nhu mô hoặc hoặc mô libe. Đây là sự thích
nghi chuyên hóa cao của tế bào thực vật, được tạo ra và duy trì bằng sự ký sinh của
tuyến trùng. Cùng với sự hình thành tế bào khổng lồ các mô rễ xung quanh nơi
tuyến trùng ký sinh cũng bị phình to ra và tạo thành các nốt sần rễ (gall hoặc root-
knot).
Sự hình thành các tế bào khổng lồ này có liên quan đến sự thay đổi điều tiết
và biểu hiện của gen chẳng hạn như gen ADF mã hóa cho protein ADF2 trong tế
bào thực vật chịu trách nhiệm cho sự phát triển các tế bào bình thường [33]. Các tác
động từ Meloidogyne sau khi xâm nhiễm sẽ làm kích hoạt các protein ADF2 này
làm cho các tế bào thực vật phát triển mạnh hơn và bất thường hơn. Trung bình,
kích thước cuối cùng của các tế bào bị nhiễm tuyến trùng sần rễ sẽ lớn gấp 400 lần
so với các tế bào mạch bình thường trong rễ [34], [35].
Các nốt sần rễ thường được tạo thành trong vòng 1-2 ngày sau khi bị tuyến
trùng xâm nhập. J2 sẽ tăng kích thước, lột xác lên giai đoạn J3, J4 và phát triển
8
trong thời gian từ 4-6 ngày và cuối cùng là cơ thể trưởng thành đực và cái. Con đực
có kích thước dài, hình giun, tuy nhiên chúng không ăn trực tiếp dinh dưỡng từ cây.
Con cái có dạng hình quả lê và hoàn thành chu trình sống bắt đầu đẻ trứng, mỗi túi
trứng được chứa từ 300-500 trứng, có loài lên tới 2000 trứng, trứng này được chứa
trong một túi gelatin có thể ở trong hoặc phủ ra ngoài rễ, khi gặp điều kiện nhiệt độ
và độ ẩm thích hợp trứng sẽ được nở [36], [30].
Hình 1.3. Chu kỳ vòng đời của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.,
Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. có 2 hình thức sinh sản khác nhau,
trong đó một vài loài sinh sản hữu tính-giao phối bắt buộc (amphimixis) như M.
carolinensis, M. megatyla và M. pini [12] và phần lớn các loài còn lại là sinh sản
lưỡng tính (parthenogensis) không cần con đực như M. chitwoodi, M. exigua và M.
9
fallax. Đối với các loài có hình thức sinh sản hữu tính thì con đực cặp đôi với con
cái ngay sau lần lột xác cuối cùng [37], [30]. Chiều dài vòng đời tuyến trùng thu
được phụ thuộc nhiều yếu tố, quan trọng nhất là nhiệt độ môi trường và loại đất. Ở
nhiệt độ 27ºC, một chu kỳ của tuyến trùng Meloidogyne từ 21-25 ngày, trong khi tại
nhiệt độ 19ºC cần ít nhất là 29 ngày để hoàn thành chu kỳ sống. Các loài tuyến
trùng ở các vùng ôn đới như M. hapla sinh trưởng tốt từ 15-25ºC, trong khi đó các
loài ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như M. incognita, M. javanica, M. arenaria
thì thích hợp ở nhiệt độ từ 18-30ºC. Chu kỳ sống này cũng sẽ kéo dài hơn nếu cây
chủ không phù hợp [38], hay còn tùy thuộc vào môi trường sống, thông thường loại
đất cát thích hợp cho tuyến trùng hơn là loại đất sét.
1.1.3. Khả năng gây hại trên một số cây trồng
Cho đến nay, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne đã trở thành đối tượng nhận
được sự quan tâm của rất nhiều nhà tuyến trùng học do phân bố địa lý, phổ ký chủ
rất rộng và có khả năng làm suy giảm năng suất và sản lượng của nhiều loại cây
trồng. Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne có khả năng ký sinh trên hầu hết các loại cây
trồng, lên tới 5500 loại cây khác nhau, bao gồm từ cây một lá mầm đến cây hai lá
mầm [39]. Một số loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne có phạm vi ký chủ rộng như
M. incognita, M. arenaria có khả năng ký sinh trên nhiều loại cây so với các loài
tuyến trùng sần rễ Meloidogyne khác [39], [40]. Thiệt hại cho kinh tế của hàng năm
liên quan đến tuyến trùng sần rễ ước tính lên tới hàng trăm tỷ đô la [32], [39], [41],
[42], [43]. Tới năm 2006, có 111 loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne được mô tả
[44], [45]. Một số loài mới tiếp tục được ghi nhận trong những năm gần đây như:
M. lopezi trên cà phê ở Costa Rica [5], M. aberrans trên kiwi ở Trung Quốc [46].
Trên cà phê, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp., được xem là một trong
những nguyên nhân chính gây ra các tổn thất làm giảm năng suất và sản lượng, ước
tính tổn thất lên đến 15% [3]. Đến năm 2014, có 18 loài tuyến trùng sần rễ
Meloidogyne ký sinh trên cây cà phê được ghi nhận bao gồm: M. exigua, M.
africana, M. arabicida, M. arenaria, M. coffeicola, M. decalineata, M. hapla, M.
incognita, M. inornata, M. izalcoensis, M. javanica, M. kikuyensis, M. konaensis,
M. mayaguensis, M. megadora, M. oteifae, M. paranaensis và M. lopezi [4], [5]. Ở
khu vực Trung Mỹ, phần lớn cà phê trồng tại đây bị ảnh hưởng bởi các loài tuyến trùng
10
sần rễ Meloidogyne và có 6 loài đã được ghi nhận, trong đó loài M. exigua xuất hiện
phổ biến nhất và được ghi nhận được ở Costa Rica, Nicaragua và Honduras gây thiệt
hại kinh tế khoảng 10% tổng giá trị sản phẩm [47], [48], [49], [50]. Hai loài M. exigua
và M. incognita gây hại mạnh nhất cho cà phê ở khu vực Châu Mỹ La Tinh. Tại Braxil
tuyến trùng sần rễ Meloidogyne gây thiệt hại kinh tế cho việc sản xuất cà phê lên tới
45% [50]. Ngoài ra, một số loài tuyến trùng sần rễ khác cũng được ghi nhận ở khu
vực này như: M. arenaria và M. incognita đã được ghi nhận ở Cộng hòa En-Xan-
Va-Đo và Cộng hòa Gua-Tê-Ma-La, M. hapla ở Cộng hòa Gua-Tê-Ma-La [51],
[52], M. mayaguensis ở Cuba [53].
Trên hồ tiêu, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne làm suy giảm sự sinh trưởng
của cây, gây ra bệnh vàng lá, chết chậm cho cây. Điều tra ở Braxil năm 1976 ghi
nhận 91% cây hồ tiêu bị nhiễm tuyến trùng trong đó M. incognita là loài được bắt
gặp nhiều nhất [54]. Tại Malaysia, M. incognita và M. javanica được báo cáo là
nguyên nhân làm giảm sinh trưởng và gây triệu chứng vàng lá trên cây tiêu, nhiều
cánh đồng trồng tiêu đã bị chết trụi do tuyến trùng sần rễ gây ra [55], [56], hai loài
này cũng đã được ghi nhận trên hồ tiêu ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Indonesia,
Brunei, Philipin, Braxil và Việt Nam. Trong khi đó loài M. arenaria chỉ được ghi
nhận trên hồ tiêu tại Srilanka [57]. Năm 2000, loài M. piperi được mô tả là loài mới
trên hồ tiêu tại Ấn Độ [58].
Trên lúa, M. graminicola là loài đại diện được tìm thấy trên lúa ở hầu hết ở
các nước châu Á, phổ biến ở Burma, Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Sri
Lanka, Lào, Thái lan, Đài loan, Indonesia, Philippine và Việt Nam [57]. Loài này
gây thiệt hại đến năng suất lúa từ vùng núi cao, vùng đồng bằng cho đến các vườn
ươm [59] gây thiệt hại lên tới 70% năng suất lúa ở Philipine [60]. Ước tính thiệt hại
do tuyến trùng M. graminicola làm suy giảm năng suất lúa dao động từ 20-80%
[61]. Ngoài ra, trên cây lúa còn ghi nhận thêm những tuyến trùng sần rễ khác như:
M. hainamensis và M. lini ở Trung Quốc, M. triticoryzae ở Ấn Độ và 4 loài khác
được tìm thấy chủ yếu trên các loài lúa cạn (M. incognita, M. javanica, M. arenaria
và M. salasi) [57].
Trên khoai tây, có tới 7 loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne được ghi nhận.
Ở vùng nhiệt đới gây hại mạnh nhất là loài M. incognita, tiếp đến là M. javanica, M.
11
arenaria. Trong khi đó các loài M. hapla, M. chitwoodi, M. fallax và M. thamesi
gây hại chủ yếu ở các vùng ôn đới [57]. Sự gây hại của tuyến trùng sần rễ
Meloidogyne còn được ghi nhận ở nhiều nơi khác như Nam Phi, Vương Quốc Bỉ,
Mỹ, Malta, Hà Lan, Ả Rập Xê Út với sự ghi nhận loài M. javanica nhiều nhất với tỷ
lệ 7,35% sau đó đến loài M. incognita là 5% [62].
Trên các loại rau và hoa màu khác ghi nhận được 5 loài tuyến trùng sần rễ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất các loại rau màu bao gồm M. incognita (tỷ lệ
nhiễm 53%), M. javanica (tỷ lệ nhiễm 30%), M. arenara (tỷ lệ nhiễm 8%) và M.
hapla (tỷ lệ nhiễm 8%) [57].
Tầm quan trọng của nhóm tuyến trùng sần rễ này cũng được thể hiện thông
qua một số lượng lớn các nghiên cứu được công bố và sách được xuất bản [2], [38],
[40], [63], [64]. Một trong những nghiên cứu tập trung nhất về nhóm tuyến trùng
này là dự án “The International Meloidogyne Project” năm (1975-1984) một dự án
nghiên cứu tập trung vào đặc điểm sinh học, phân loại, sinh thái, phòng trừ và
chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp [65]. Hiện nay, các nghiên cứu về nhóm
tuyến trùng này vẫn được phát triển mạnh và ghi nhận nhiều loài mới cho khoa học
thuộc giống Meloidogyne.
1.1.4. Nghiên cứu phân loại các loài tuyến trùng sần rễ thuộc giống Meloidogyne
1.1.4.1. Phương pháp phân tích hình thái
Việc phân loại các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne là rất cần thiết chủ
yếu vẫn dựa trên hình thái, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều khó khăn vì các đặc điểm
hình thái đa dạng giữa các loài và quần thể.
Chitwood (1949) đã sử dụng chi tiết các đặc điểm của con cái như: kim hút,
DGO, đặc điểm tấm cutin vùng chậu (perineal pattern) để mô tả các loài M. hapla,
M. incognita, M. arenaira, M. exigua, M. incognita và M. javanica [10]. Các đặc
điểm tấm cutin vùng chậu bao gồm các vị trí: điểm đuôi (tail terminus), phasmids,
đường bên, khoảng cách vulva-anus (âm hộ-hậu môn), đặc điểm vân bao quanh
vulva, anus. Tấm cutin vùng chậu này của con cái được xem là đặc điểm quan trọng
khi phân loại các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne bởi vì rất nhiều nghiên cứu
chỉ ra rằng các đặc điểm của tấm cắt này khá ổn định và đặc trưng cho từng loài,
không thay đổi sau một khoảng thời gian nhân nuôi [31], [66]. Jebson (1983) [67]
12
đã phân tích thêm các đặc điểm vùng đầu con đực, hình thái lượng của kim hút;
khoảng cách từ gốc kim hút đến lỗ đổ của tuyến thực quản lưng (DGO). Sau đó ông
phân tích thêm các chỉ số chiều dài đuôi, hình dạng đuôi và chiều dài hyaline của ấu
trùng để chia tuyến trùng sần rễ Meloidogyne ra làm 12 nhóm.
Hình 1.4. Các đặc điểm chung để xác định các loài Meloidogyne
A: Đặc điểm hình thái con cái với kiểu cổ; B: Hình thái tấm cutin vùng chậu;
C: Phần đầu con đực trưởng thành; D: Đặc điểm kim hút; E: Đặc điểm phần đuôi ấu
trùng.
Hình ảnh kính hiển vi điện tử quét (SEM) của tuyến trùng đã phân tích được
các đặc điểm hình thái chi tiết hơn và hỗ trợ rất nhiều cho các nghiên cứu hình thái
thông thường [2], [68]. Tuy nhiên, những đặc điểm sai khác của cấu trúc của tấm
cutin vùng chậu giữa các cá thể trong cùng một loài [31], [66], [69] và sự tương
đồng giữa các loài đồng hình gây ra nhiều khó khăn trong phân loại nếu chỉ sử dụng
riêng rẽ một đặc điểm vùng chậu [2]. Ví dụ như, loài M. paranaensis, M.
konaensis, M. izalcoensis và M. mayaguensis có cấu trúc vân cutin vùng chậu gần
tương tự với loài M. incognita [70]. Hơn thế nữa, phân loại các loài dựa trên các đặc
điểm hình thái, hình thái lượng yêu cầu rất nhiều về kỹ năng và thời gian làm việc
đặc biệt là nếu số lượng mẫu lớn hoặc các quần thể hiếm gặp lại rất khó căn cứ vào
các đặc điểm này [71], [72], [73]. Sự khác nhau giữa các loài gần gũi rất khó phân
biệt được qua hình thái nhất là đối với nhóm phức hợp loài (species complex) thuộc
giống Meloidogyne [2]; hay như các loài Radopholus gặp ở Việt Nam chỉ phân biệt
được sau khi phân tích biệt thức chuẩn CDA của các chỉ số hình thái lượng và phải
dùng các đặc trưng phân tử để chắc chắn loài đã gặp [74].
13
1.1.4.2. Phương pháp phân tích phân tử
Phân loại tuyến trùng bằng phân tử được bắt đầu bằng phương pháp PCR sử
dụng các chỉ thị phân tử và phân tích trình tự gen [75], [76] cho phép việc phân loại
các loài này nhanh và chính xác hơn so với phương pháp hình thái truyền thống, từ
đó đưa ra vị trí phân loại của loài và phát sinh chủng loại của các loài tuyến trùng
sần rễ Meloidogyne [77]. Phương pháp PCR có thể áp dụng với DNA được tách
chiết từ trứng, ấu trùng, con cái hoặc con đực, có thể phân tích từ 1 cá thể trong mẫu
có lẫn nhiều quần thể với nhau, thời gian bảo quản mẫu có thể lên đến vài năm [75],
[78]. Cho tới nay kỹ thuật phân tử có thể áp dụng trong định dạng và định lượng các
loài Meloidogyne spp. trong mẫu khi có hơn 2 loài bằng phương pháp PCR đa mồi
(Multiplex-PCR) [79].
Phân loại tuyến trùng bằng phân tích trình tự các vùng gen là một trong
những phương pháp đáng tin cậy nhất trong phân loại tuyến trùng sần rễ. Các
phương pháp hiện nay bao gồm phân tích các vùng gen trong hệ gen nhân (rDNA)
và các vùng gen trong hệ gen ty thể (mtDNA) [17], [80], [81], [82], [83], [84].
Hệ gen nhân
Các vùng gen trong hệ gen nhân được sử dụng trong phân loại một số loài
tuyến trùng sần rễ Meloidogyne khác nhau, do đây là vùng gen vừa có tính bảo thủ
vừa có tính đa dạng thích hợp để phân biệt các loài gần gũi. Trong hệ gen nhân này,
một tổ hợp gen quan trọng gọi là tổ hợp DNA ribosome (rDNA) bao gồm vùng giao
gen (ITS1 và ITS2) và vùng gen 18S, 26S, 28S và 5.8S. Trong đó vùng ITS1 nằm
giữa 2 vùng gen 18S và 5,8S; vùng ITS2 nằm giữa 2 vùng gen 5,8S và 28S; hai
vùng này có mức độ biến đổi ngoài loài rất cao khó có thể sử dụng để so sánh các
loài khác giống nhưng lại phù hợp để phân tích giữa các loài khác nhau trong cùng
một giống [81], [85], [86]. Vùng gen 18S, 26S, 28S và 5.8S được sắp xếp theo cặp
đối xứng tách biệt với vùng ITS và ETS và liền với vùng IGS [87]. Các vùng gen
mã hóa ribosome 18S, 28S, 5.8S thường được sử dụng trong phân tích phát sinh
chủng loại của tuyến trùng do chúng bảo thủ hơn so với các vùng không phiên mã
ribosome (ITS, ETS và IGS) và tham gia vào mã hóa gen cấu trúc [77]. Landa et al.,
2008 [14] phân loại loài M. hispanica phân lập từ Braxil, Bồ Đào Nha và Tây Ban
Nha dựa trên vùng gen 18S, 5.8S, ITS2 và D2D3. Các nghiên cứu sử dụng vùng gen
14
ITS, ETS và IGS trong đó vùng gen IGS có thể phân biệt sơ bộ một số loài tuyến
trùng sần rễ Meloidogyne [84]. Một số phương pháp khác như phân tích RAPD,
SCAR có thể sử dụng để phân loại một số loài trong giống Meloidogyne [80], [81],
[82], [84], [88].
Vùng gen 28S-rDNA được ứng dụng thành công trong phân loại tuyến trùng
sần rễ Meloidogyne đặc biệt là phân đoạn mở rộng vùng D trên vùng 28S (vùng gen
D2D3). Các biến đổi của phân đoạn này đã được sử dụng nghiên cứu sự phát sinh
chủng loại của tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne với các giống tuyến trùng thực
vật khác [87], [89], [90], [91]. Với tính chất bảo thủ và lặp lại trong cấu trúc gen của
phân đoạn D2D3 nên phân loại các loài Meloidogyne khác nhau dễ dàng hơn, tuy
nhiên lại không thể phân biệt được các loài gần gũi thuộc nhóm nhiệt đới (nhóm
Meloidogyne incognita- MIG) do chúng có mức độ bảo thủ hơn [14].
Phân tích vùng gen nhân đã ghi nhận tiến hóa của các loài Meloidogyne được
chia thành ba nhánh chính: Nhánh thứ I gồm M. enterolobii và nhóm tuyến trùng
sần rễ nhiệt đới (MIG: M. incognita, M. javanica, M. arenaria, M. floridensis, M.
ethiopica, M. inornata, M. luci). Nhánh thứ II bao gồm các loài thuộc vùng khí hậu
ôn đới với đại diện là M. Hapla. Nhánh thứ III lại được chia ra làm 2 nhóm lớn A
và B: nhóm A chứa các loài như M. fallax, M. chitwoodi và M. minor nhóm B chứa
các loài như , M. naasi, M. gramnicola, M. oryzae. Bên cạnh 3 nhóm chính còn một
số loài (sister) phân tách ra như M. mali, M. ichinohei, M. artiellia, M. baetica, M.
coffeicola và M. camelliae [15] , [19], [24] , [92], [93], [94].
Gen ty thể- mtDNA
Vùng gen ty thể có thể giải quyết được một phần các vấn đề chưa được giải
quyết được của hệ gen nhân, do hệ gen ty thể có sự bảo thủ cao giữa các quần thể
trong cùng 1 loài nhưng lại có sự biến đổi cao giữa các loài khác nhau [24], [95].
Hiện nay vùng gen ty thể COI được sử dụng cho phân loại hầu hết các loài trong
giới động vật [96] và vùng gen này cũng đã được nghiên cứu nhiều cho tuyến trùng
thực vật thuộc các giống khác nhau như: Bursaphelenchus [97]; Pratylenchus [98];
Aphelenchoides [99]; Scutellonema [100]. Vùng gen này cũng đưa kết quả rất tốt
cho phân tích phát sinh chủng loại của giống Meloidogyne [19], [77], [101], [102].
Các nghiên cứu và so sánh toàn bộ vùng gen ty thể của một số loài Meloidogyne
15
spp. Kết quả ghi nhận được kích thước vùng gen ty thể của loài M. arenaria khoảng
18,8kb; loài M. enterolobii khoảng 18,9kb; loài M. javanica khoảng 19,6kb; loài M.
chiwoodi khoảng 19,7kb; loài M. incognita từ 18,6-19,1kb và loài M. graminicola
từ 19,6-20,0kb [5], [103], [104]. So sánh với kích thước các loài tuyến trùng thực
vật khác thì các loài Meloidogyne spp. có kích thước vùng gen ty thể nhỏ hơn, cụ
thể như ở loài Pratylenchus vulnus khoảng 21,6kb và Heterodera glycines từ 21-
22kb [105], [106], lớn hơn ở một số loài như Bursaphelenchus spp từ 14,5-14,7kb;
Rotylenchus similis từ 16,8kb. Các phân tích chỉ ra ba codon mở đầu (ATT, TTA,
ATA) thường được ghi nhận ở bộ gen ty thể của M. arenaria, M. enterolobii và M.
javanica. Riêng bộ ba TTA không ghi nhận ở tuyến trùng thực vật khác mà chỉ ghi
nhận được trong loài M. chitwoodi (vùng NAD6, NAD4L, NAD5) và loài M.
incognita (COI, NAD6, COII-16S, NAD3 và NAD5) [5], [107].
Đoạn gen ty thể bao gồm vùng gen COII và 16S đã được sử dụng rất hiệu
quả trong phân loại các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp., nhất là một số loài
có tính bảo thủ thấp như: M. enterolobii và M. javanica [78], [108]. Tuy nhiên khi
so sánh 6 vùng gen ty thể của các loài Meloidogyne phổ biến bao gồm M. arenaria,
M. javanica và M. incognita có sự biến đổi di truyền rất thấp giữa 3 loài này.
Kiewnick et al., (2014) [109] đã mô tả đây là phức hợp loài Meloidogyne nhiệt đới
với sự biến đổi rất thấp ở vùng gen COI và COII, mặc dù các loài này mang các đặc
điểm hình thái đặc trưng khác nhau như đặc điểm kim hút, vùng đầu con đực, vùng
cutin vùng chậu của con cái [110].
Ngoại trừ loài M. enterolobii, nhóm tuyến trùng nhiệt đới bao gồm các loài
có quan hệ chặt chẽ được gọi chung là nhóm loài Meloidogyne incognita (MIG) bao
gồm các loài: M. incognita, M. javanica, M. arenaria, M. floridensis, M. ethiopica,
M. inornata, M. luci [111], [21], [112], [5]. Mối quan hệ chặt chẽ này thể hiện trên
các vùng gen ty thể như vùng gen NAD3 hoàn toàn giống nhau trong nhóm này và
gen COI cũng không có sự sai khác [109]. Tuy nhiên theo Janssen et al. (2016)
[113] cho rằng hầu hết các gen ty thể đều thể hiện mức độ đa dạng di truyền trong
nhóm này với mức sai khác từ 0-1,5% và sự đa dạng thấp giữa các loài này nhưng
vẫn mang tính thông tin di truyền cho từng loài, các phân tích tiếp theo ghi nhận
vùng gen NAD5 chứa nhiều vị trí biến đổi và đặc biệt ưu tiên cho nhóm loài MIG
này. Trong khi các loài này thuộc một kiểu haplotye giống nhau ở vùng gen COII-
16
16S [24], vì vậy vùng gen NAD5 có thể được sử dụng trong trong phân loại các loài
gần gũi trong nhóm loài nhiệt đới MIG.
Với sự hỗ trợ của sinh học phân tử, việc phân loại của tuyến trùng ký sinh
thực vật nói chung và tuyến trùng ký sinh sần rễ nói riêng chính xác hơn [1]. Tuy
nhiên đối với 3 loài M. incognita, M. javanica và M. arenaria các vùng gen này có
sự biến đổi không đáng kể nên khó tách loài trong nghiên cứu phân tử và phát sinh
chủng loại [113]. Hugall et al. (1999) [114] đã phân tích trình tự ITS của các loài
tuyến trùng sần rễ Meloidogyne và ghi nhận rằng có thể nhầm lẫn khi phân loại 3
loài này nếu chỉ sử dụng vùng gen ITS. Mặc dù vậy, khả năng sử dụng trình tự đoạn
gen ITS vẫn có thể được thực hiện đối với nhóm loài khác 3 loài M. incognita, M.
javanica và M. arenaria [1]. Tương tự các nghiên cứu về vùng gen D2D3 trên 3
loài M. incognita, M. javanica và M. arenaria cũng gặp khó khăn khi phân loại
chúng [14].
Vì vậy, một số phương pháp khác được đề cập đến như nghiên cứu phát triển
cặp mồi đặc hiệu (specific primers) phục vụ cho giám định nhanh các loài
Meloidogyne phổ biến như M. incognita, M. javanica, M. arenaria, M. hapla, M.
chitwoodi,… bằng kỹ thuật phân tử SCAR-PCR [115], [116]. Tuy nhiên, hạn chế
của các phương pháp này là chỉ phân loại được 1 loài trong một phản ứng PCR do
vậy tốn thời gian và chi phí cho việc phân loại. Để khắc phục những hạn chế của
các phương pháp phân tử trên, phương pháp Multiplex-PCR khuyếch đại đoạn
DNA với nhiều cặp mồi trong cùng một phản ứng PCR có thể phân loại nhanh được
3 loài M. arenaria, M. incognita, M. javanica với băng sản phẩm tương ứng 420bp,
300bp và 670bp bằng 3 cặp mồi đặc hiệu Far/Rar; Mi2F4/Mi1R1; Fjav/Rjav [79].
1.2. Tình hình nghiên cứu tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu chung tại Việt Nam
Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne được biết đến là tác nhân gây hại chính tại
các vùng chuyên trồng rau, cây thuốc và các loại cây trồng khác. Trên hồ tiêu nhóm
tuyến trùng này là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh “chết chậm” và có
tương tác với bệnh “chết nhanh” ở một số vùng trồng chuyên canh. Các nghiên cứu
công bố đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó chủ yếu là thành phần
loài, phạm vi ký chủ, sự phát triển số lượng quần thể tuyến trùng và các biện pháp
phòng trừ. Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (2000) [6] có 5 loài tuyến
17
trùng sần rễ thuộc giống Meloidogyne được tìm thấy ở Việt Nam bao gồm M.
incognita, M. javanica, M. graminicola, M. cynariensis và M. arenaria. Trong đó
loài M. incognita ký sinh gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác nhau như: cà
chua, thuốc lá, nghệ, gừng, tàu bay, cỏ, bí đỏ.
Trên lúa, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. được cho là tác nhân gây bệnh
chùn rễ, làm giảm năng suất cây trồng [117]. Ngô Thị Xuyên và cs. (2000) [118]
ghi nhận 3 loài M. incognita, M. arenaria và M. javanica là những loài gây hại chủ
yếu cho các cây trồng phổ biến ở Hà Nội.
Nguyễn Hữu Tiền và cs. (2013) [119] đã ghi nhận 3 loài tuyến trùng sần rễ
Meloidogyne: M. incognita, M. javanica, M. arenaria trên 6 loại cây thuốc tại
Quảng Ninh: Tàu bay (Crassocephalum crepidioides), Râu mèo (Orthosiphon
stamineus), Nghệ vàng (Curcuma longa), Hoài Sơn (Dioscorea persimilis), Kim
Tiền Thảo (Desmodium styracifolium) và Kim Ngân (Lonicera japonica).
Trên cà rốt tại Hải Dương ghi nhận được 2 loài Meloidogyne bao gồm M.
arenaria; Meloidogyne sp. [120].
Nguyễn Thị Duyên và cs. 2017 [121] đã khảo sát thành phần tuyến trùng ký
sinh thực vật trên các vùng trồng rau tại tỉnh Nam Định đã ghi nhận 2 loài tuyến
trùng sần rễ: M. incognita ký sinh trên 14 loại cây rau màu bao gồm cà rốt, rau
muống, ngô, bí, dưa chuột, lạc, chuối, khoai lang, rau dền, rau ngót, cỏ và loài M.
arenaria ký sinh trên 5 loại cây rau bao gồm chuối, lạc, bí, dưa chuột, dền cơm. Với
tần suất bắt gặp trong đất lên tới 78,8% và trong rễ là 66,7% tổng số mẫu phân tích.
Trên hồ tiêu, các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne được xác định là
nguyên nhân làm giảm năng suất và có khả năng phá hủy các vườn hồ tiêu ở Việt
Nam [122]. Trần Thị Thu Hà và cs. (2011) [123] nghiên cứu thành phần loài tuyến
trùng trên cây hồ tiêu tại Cam Lộ-Quảng Trị ghi nhận tuyến trùng sần rễ
Meloidogyne là phổ biến nhất với mật độ cao nhất trong đất và rễ cây vào tháng 2-
được xem là thời điểm thích hợp cho tuyến trùng tăng sinh. Trịnh Thị Thu Thủy
(2012) [124] đã phân tích 123 mẫu hồ tiêu ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với tỷ lệ
bị nhiễm M. incognita lên tới 99%. Tại Phú Quốc tỷ lệ hồ tiêu bị nhiễm M.
incognita là 98,4%. Nghiên cứu về đa dạng quần xã tuyến trùng đất tại khu vực
trồng hồ tiêu tỉnh Đồng Nai tháng 4 năm 2013 chỉ ra rằng tuyến trùng sần rễ
18
Meloidogyne là nhóm tuyến trùng chiếm ưu thế và có mặt ở tất cả các điểm thu mẫu
(từ 11,6-60,3%) [125]. Đến năm 2016, diện tích bị nhiễm tuyến trùng thực vật là
6.737 ha, diện tích nhiễm tăng 742 ha so với kỳ trước, so với cùng kỳ năm trước
tăng 2.066 ha. Trong đó diện tích bị nhiễm tuyến trùng sần rễ Meloidogyne tương
tác gây ra bệnh chết nhanh, chết chậm trên hồ tiêu chiếm diện tích 6.624 ha, diện
tích nhiễm tăng 189 ha so kỳ trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3.532 ha [126]. Năm
2018, tại Phú Yên 125 ha hồ tiêu đang mắc bệnh chết nhanh, chết chậm một phần
do tuyến trùng sần rễ gây nên, trong đó 105 ha tiêu trong giai đoạn thu hoạch bị chết
chậm và 20 ha tiêu bị bệnh chết nhanh.
Hình 1.5. Hồ tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm.
(A) Triệu chứng chết chậm; (B) chết nhanh trên Hồ tiêu
(Ảnh: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam)
Trên cây cà phê, Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (2001) [127] ghi
nhận loài M. incognita ở trên cà phê có mặt hầu hết ở các vùng thu mẫu ở Việt
Nam. Trinh et al. (2009) [9] đã ghi nhận sự có mặt của tuyến trùng sần rễ
Meloidogyne trên cà phê ở 15 địa điểm của 5/8 tỉnh khảo sát (Nghệ An, Gia Lai,
Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) với tần suất xuất hiện trong đất là 21% và trong
rễ là 12%.
Hiện tại, loài M. enterolobii là đối tượng cảnh báo trong kiểm dịch và cũng
đã xuất hiện ở Việt Nam trên vùng trồng cây ăn quả ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
A B
19
Long [128]. Loài này cũng được biết đến gây hại nghiêm trọng ở các vùng trồng cà
phê ở Cu Ba và nhiều cây trồng khác nhưng chưa có những nghiên cứu khẳng định
loài M. enterolobii có ký sinh trên các cây trồng khác ở Việt Nam.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tuyến trùng sần rễ Meloidogyne tại Tây Nguyên
1.2.2.1. Tổng quan Tây Nguyên
Tây Nguyên là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa
lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng
đây là một trong 3 tiểu vùng của miền Trung Việt Nam. Nằm trong vùng nhiệt đới
xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết
tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do ảnh hưởng của độ cao
nên ở các cao nguyên có độ cao 400-500m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, cao
nguyên có độ cao trên 1000m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm. Tây Nguyên có
đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60% diện tích đất bazan trên cả
nước, đất bazan giàu chất dinh dưỡng, tầng phong hoá sâu, phân bố tập trung thuận
lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh qui mô lớn với những cây công
nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, nên đây là vùng có diện tích cây công nghiệp
lớn nhất cả nước với các cây trồng xuất khẩu chủ lực là cà phê và hồ tiêu. Các cây
lương thực hàng năm như ngô, sắn, đậu tương… cũng chiếm diện tích lớn so với
các vùng khác trong cả nước, qua đó góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông
nghiệp giúp phát triển bền vững kinh tế vùng Tây Nguyên [129].
Theo số liệu thống kê của Cục trồng trọt, năm 2014 diện tích cà phê trên cả
nước khoảng 653.000 ha, trong đó tỉnh Đắk Lắk là 210.000 ha chiếm 32,1% tổng
diện tích của cả nước, tỉnh Đắk Nông 122.278 ha chiếm 18,7% diện tích, tỉnh Gia
Lai 78.030 ha chiếm 11,9%, tỉnh Lâm Đồng 153.432 ha chiếm 23,5%, tỉnh Kon
Tum 13.381 ha chiếm 2% diện tích. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật nên
sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 của vùng Tây Nguyên đạt hơn 1.34 triệu tấn;
riêng địa bàn tỉnh Đắk Lắk niên vụ 2015-2016 xuất khuẩn cà phê đạt 196.391 tấn,
tăng 19.294 tấn so với cùng kỳ năm trước, chiếm 11,26% so với cả nước, kim ngạch
xuất khẩu cà phê tại Đắk Lắk đạt 356,479 triệu USD [130].
20
Hình 1.6. Vị trí 5 tỉnh Tây Nguyên trên bản đồ Việt Nam
Theo số liệu thống kê năm 2014 của Sở NN&PTNT Đắk Nông, tổng diện
tích trồng hồ tiêu năm 2014 của tỉnh đạt 14.720 ha với năng suất trung bình 21
tạ/ha. Ước lượng tiêu thụ tiêu năm 2015 của Đắk Nông đạt khoảng 19.000 tấn. Tại
Đắk Lắk năm 2014 khảo sát vùng trồng tiêu chuyên canh tại huyện EaH‟Leo với
21
diện tích khoảng 4.000 ha, riêng xã EaH‟Leo có 1.600ha (trong đó 100 ha tiêu già
trên 10 năm tuổi) với sản lượng thu họach toàn xã đạt 1.700 tấn [131].
1.2.2.2. Tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne tại Tây Nguyên
Hiện nay diện tích lớn vườn trồng cà phê và hồ tiêu bị già cỗi và cho năng
suất thấp, do đó một lượng lớn diện tích đã được tái canh, trong giai đoạn từ năm
2010-2016, 5 tỉnh Tây Nguyên đã tái canh trên 80.000 ha (tỉnh Lâm Đồng 43.000
ha, tỉnh Đắk Lắk 19.000 ha, tỉnh Đắk Nông 8.400 ha, tỉnh Gia Lai 5.700 ha và tỉnh
Kon Tum là 1.500 ha) [130]. Tuy với diện tích tái canh lớn nhưng kết quả năng suất
không được cao do rất nhiều nguyên nhân như địa phương thiếu các quy hoạch tổng
thể hay tình hình sâu bệnh. Một trong những nguyên nhân hiện nay đang tàn phá
nặng nề các vườn trồng cà phê đó là tuyến trùng ký sinh gây bệnh thực vật, trong đó
có tuyến trùng sần rễ thuộc giống Meloidogyne là nguyên nhân chính. Đây được
xem là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên các vùng trồng cà phê và hồ tiêu ở Tây
Nguyên [9].
Viện Bảo vệ Thực vật (2008) [132] đã xác định loài M. incognita phổ biến
trong đất và rễ của hồ tiêu, đây là loài gây hại chính và phổ biến trên hồ tiêu ở Đắk
Nông, kết hợp với các yếu tố gây hại khác làm cho cây bị rụng đốt và chết. Trịnh
Thu Thủy (2010) [124] phân tích 240 mẫu thu ở 36 vườn hồ tiêu tại 3 tỉnh Đắk Lắk,
Gia Lai, Kon Tum ghi nhận tỷ lệ 97,1% mẫu hồ tiêu bị nhiễm M. incognita, trong
đó tỷ lệ bị nhiễm M. incognita cao nhất là ở Gia Lai. Lê Đức Khánh và cs. (2013)
[7] ghi nhận trên hồ tiêu 3 loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne, trong đó 2 loài M.
incognita, Meloidogyne sp. ghi nhận tại Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và 1 loài M.
javanica tại tỉnh Đắk Lắk với tần suất xuất hiện Meloidogyne trong đất là 92,5% và
62,5% trong rễ.
Trên cà phê, Trinh et al. (2009, 2013) [9] [133] đã ghi nhận sự có mặt của 2
loài M. exigua và M. coffeicola [74]. Lê Đức Khánh và cs. (2013) [7] đã ghi nhận
loài M. incognita trên cà phê tại 4 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Lâm Đồng) và loài M. exigua tại Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Vũ Anh Tú và cs.
(2014) [8] cũng xác định có 11 giống tuyến trùng thực vật ký sinh trong rễ và đất cà
phê tại Easao- Gia Lai trong đó tần suất xuất hiện lớn nhất là tuyến trùng sần rễ
22
Meloidogyne, đây được xác định là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra
bệnh vàng lá và gây chết trên cà phê.
Hàng năm có tới hàng trăm hecta cà phê, hồ tiêu đã phải loại bỏ để trồng
những cây trồng khác. Tuy nhiên khi cà phê bị nhiễm bệnh thì tuyến trùng sần rễ
Meloidogyne sẽ tồn tại trong đất nên sẽ gặp khó khăn khi trồng lại cà phê, hồ tiêu vì
bệnh sẽ quay lại nên những vùng đất này thường sẽ bị bỏ hoang hoặc trồng những
cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế thấp [74]. Qua khảo sát của Trinh et al. (2011)
[134] tại Tây Nguyên, các loài tuyến trùng này có khả năng tồn tại trong đất không
có cây chủ sau 1 năm loại bỏ cây cà phê bị bệnh. Chứng tỏ ngoài phổ ký chủ rộng
rãi loài này còn có khả năng tồn tại trong đất rất lâu ngày cả trong điều kiện khắc
nghiệt mùa khô tại Tây Nguyên. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu ghi nhận là loài
M. incognita trên cà phê và hồ tiêu và có nhiều loài chưa được xác định. Với các
triệu chứng nốt sần ghi nhận rất khác nhau trên cây cà phê và hồ tiêu cho thấy có ít
nhất hơn một loài ký sinh trên cà phê và hồ tiêu [9]. Đặc biệt, một số mẫu tuyến
trùng sần rễ Meloidogyne trên cà phê ở Tây Nguyên vẫn chưa được phân loại cần
nghiên cứu tiếp [7], [8].
1.3. Biện pháp phòng trừ sinh học tuyến trùng sần rễ Meloidogyne
Phòng trừ sớm là giải pháp quan trọng trong việc kiểm soát tuyến trùng.
Hiện nay, các biện pháp phòng trừ được sử dụng khi cây đã có biểu hiện triệu chứng
thì bệnh do tuyến trùng gây ra đã tương đối nặng nên việc phòng trừ sẽ khó có hiệu
quả hoặc có tác dụng chậm trễ. Do vậy, cần có các biện pháp phòng bệnh và phát
hiện sớm các dấu hiệu gây bệnh trên cây cho kịp thời. Đối với những cây bị bệnh
nặng thì tốt nhất là đào hết rễ, tiêu hủy, phơi đất, khử trùng đất, khử trùng hố trồng
[37] .
Có nhiều biện pháp khác nhau đã được đưa ra để phòng trừ tuyến trùng gây
hại trên cây bao gồm: (1) các biện pháp chọn giống, chọn những giống tốt, sạch có
khả năng kháng bệnh; biện pháp canh tác như vệ sinh đồng ruộng, tưới ủ, phân bón;
(2) Biện pháp vật lý dựa trên sự tương thích của tuyến trùng với nhiệt độ và môi
trường để tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của chúng. Tuyến trùng rất mẫn cảm
với nhiệt độ, đa số tuyến trùng không chịu được nhiệt độ trên 60o
C do đó các biện
pháp xử lý nhiệt đa số đều cho hiệu quả cao, nhưng chúng cũng đòi hỏi chi phí cao
23
và thời gian dài; (3) Biện pháp hóa học đã được sử dụng rộng rãi để phòng trừ tuyến
trùng ký sinh thực vật. Mặc dù các biện pháp hoá học có hiệu quả rất lớn tuy nhiên
các biện pháp này thường gây ô nhiễm môi trường và độc hại cho người, động vật.
(4) các biện pháp sinh học là một hướng phòng trừ mang lại hiệu quả kinh tế, có thể
lợi dụng được những đặc điểm tự nhiên có ở trong đất để phòng trừ, làm giảm số
lượng tuyến trùng gây hại.
Biện pháp sinh học hay phòng trừ sinh học là một biện pháp tạo ra các sản
phẩm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới tuyến trùng ký sinh thực vật. Đó là một
loạt các vi sinh vật sống trong đất có khả năng ăn thịt, phân hủy hoặc ức chế sự sinh
trưởng của tuyến trùng. Hoặc hợp chất được tạo ra từ các loại thực vật có khả năng
hạn chế sự phát triển của tuyến trùng [135].
Đối với hợp chất từ thực vật có thể được lựa chọn thay thế cho các sản phẩm
hóa học, bởi vì chúng phân hủy thành các sản phẩm không độc hại, ít tác dụng phụ
hơn cho sinh vật và môi trường [136], [137]. Trước đây Ấn Độ đã sử dụng dịch
chiết cây Neem (Azadirachta indica) như là một loại thuốc trừ bệnh, các nghiên cứu
sau này từ dịch chiết từ cây Neem có thể ức chế sự sinh trưởng của tuyến trùng sần
rễ Meloidogyne trên cà chua [138]. Các nghiên cứu với bánh Neem có thể là độc tố
đối với tuyến trùng ký sinh thực vật nhưng lại không tác dụng đối với vi sinh vật
sống tự do trong đất. Sản phẩm từ bánh Neem có thể giảm tới 67-90% tuyến trùng
M. hapla trong nhà kính [139]. Tại Việt Nam, từ những năm 1995 đã sử dụng thuốc
thảo mộc từ hạt và lá cây sầu đâu rừng Brucea javanita làm giảm tuyến trùng trên
hồ tiêu [122]. Nguyen et al. (2011) [140] đã thử nghiệm các hợp chất được chiết
xuất (CCE) từ cây quế đơn (Cinnamomun cassia) lên rễ và đất của cây dưa chuột bị
nhiễm tuyến trùng M. incognita, kết quả sau 14 ngày thử nghiệm số lượng ấu trùng
(J2) trong đất và rễ dưa chuột giảm đi đáng kể với liều lượng thử nghiệm 1, 5, 10
mg/ml dịch CCE. Sau 28 ngày thử nghiệm số lượng J2 ở 2 nồng độ 5 và 10 mg/ml
thấp hơn nhiều so với J2 ở nồng độ 1mg/ml dịch CCE , chứng tỏ các sản phẩm từ
dịch chiết cây quế có khả năng phòng trừ tuyến trùng. Nguyen et al. (2013) [141] đã
sử dụng acid gallic (GA) chiết xuất từ cây chiêu liêu (Terminalia nigrovenulosa) ức
chế tới 95,8% trứng Meloidogyne nở ra ở nồng độ 2 mg/ml dịch sau 3 ngày thử
nghiệm và gây chết 100% ấu trùng Meloidogyne nồng độ acid GA 1.0mg sau 12 giờ
thử nghiệm. Tuy nhiên, các sản phẩm từ thực vật thường có một số nhược điểm
24
như: công nghệ sản xuất phức tạp và giá thành cao, nên kết quả ứng dụng thuốc
trong thực tế còn rất hạn chế [37].
Đối với các các biện pháp bằng vi sinh vật: Dựa trên đặc tính cấu tạo và sinh
dưỡng của tuyến trùng ký sinh thực vật mà tìm kiếm những vi sinh vật đối kháng
trong phòng trừ sinh học, hiện nay chủ yếu dựa vào các vi sinh vật đối kháng có khả
năng kháng hoặc giết chết tuyến trùng, Theo Vũ Triệu Mân (2007) [142] tuyến
trùng thường bị tấn công bởi nhiều vi sinh vật đối kháng tồn tại trong đất như virus,
vi khuẩn, nấm, côn trùng, tuyến trùng ăn thịt…. thường gặp các loại vi sinh vật sau
đây:
- Vi khuẩn Pasteuria penetrans: đây là nhóm vi khuẩn gram dương, có khả
năng hình thành bào tử và ký sinh bắt buộc trên tuyến trùng, tuyến trùng sần rễ
Meloidogyne dễ bị nhiễm vi khuẩn P. penetrans khi tiếp xúc với nội bào tử, nội bào
tử sẽ gắn vào biểu bì của ấu trùng, ấu trùng này sau đó xâm nhập vào rễ cây và bắt
đầu dinh dưỡng trước khi bào tử được nảy mầm , sau khi nảy mầm bào tử sẽ đâm ra
làm rách lớp kitin bên ngoài của ấu trùng làm cản trở sự sinh trưởng của tuyến
trùng, P. penetrans làm giảm mật độ tuyến trùng lên đến 99% trong 3 tuần. Vi
khuẩn P. penetrans còn tồn tại lâu dài trong đất mà không bị ảnh hưởng bởi các tác
nhân khác, tuy nhiên vi khuẩn này lại rất khó bắt gặp trong tự nhiên cũng như khó
phân lập và nhân nuôi sinh khối lớn nên ít được sử dụng trong phòng trừ [142].
- Các vi sinh vật như nấm có khả năng bẫy tuyến trùng, tạo ra các mạng bẫy
dạng lưới để bắt và giết tuyến trùng, sau khi tuyến trùng chết sẽ trở thành nguồn
dinh dưỡng giàu nitơ cho nấm. Tuy nhiên hầu hết các loại nấm này có nhược điểm
là không tạo khuẩn lạc nhanh, khả năng cạnh tranh thấp với các tác nhân bên ngoài
môi trường và trong đất nên khả năng phòng trừ tuyến trùng không cao [142].
- Các vi sinh vật có khả năng nội ký sinh chúng xâm nhập vào cơ thể tuyến
trùng để gây bệnh cho chúng có thể kể đến một số loại nấm như Nematocomus spp.,
Meria coniospora đã được thử nghiệm cho khả năng ký sinh này. Điển hình như
tuyến trùng M. hapla gây hại trên khoai tây bị kiểm soát bởi nấm M. coniospora
[143].
Một số loại nấm như: Exophiala pisciphila, Scytalidium fulvum, Paraphoma
radicina, Phoma terrestris, Paecilomyces lilacinus; Paecilomyces variotii, có khả
25
năng ký sinh trên trứng tuyến trùng, bọc trứng bằng các sợi nấm và xâm nhập vào
bên trong, phá hủy trứng tuyến trùng [144]. Những loại nấm này tương đối dễ nuôi
cấy và có thể ký sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của tuyến trùng (trứng, ấu
trùng và trưởng thành). Trong số các loài nấm ký sinh trứng và ấu trùng của tuyến
trùng, nấm Paecilomyces spp. là loại nấm hoại sinh trong đất, được quan tâm và
nghiên cứu nhiều nhất, do tiềm năng ký sinh và khả năng kiểm soát quần thể tuyến
trùng thực vật tốt, trong đó có P. lilacinus là loài có khả năng ký sinh trên tuyến
trùng. Jones et al. (1984) ghi nhận loài P. lilacinus là một trong những tác nhân sinh
học rất hiệu quả trong phòng trừ tuyến trùng ký sinh cây trồng [145]. Kiewnick và
Sikora (2006) đã thử nghiệm khả năng kiểm soát tuyến trùng sần rễ M. incognita ký
sinh trên cà chua của nấm Paecilomyces lilacinus strain 251 làm giảm lượng nốt sần
trên rễ 66% và số lượng túi trứng tới 74% và mật độ ấu trùng trong rễ giảm 71% so
với mẫu đối chứng [146]. Với cơ chế là ký sinh trực tiếp lên trứng, ấu trùng đồng
thời sản sinh ra các enzyme như leucinotoxin, chitinase, protease, và acid acetic có
khả năng phân hủy lớp kitin bên ngoài của ấu trùng và ức chế nở trứng [147], [148].
Tại Việt Nam, Ngô Thị Xuyên (2000) [118] bước đầu thử nghiệm 2 loài nấm
đối kháng Paecilomyces lilacinus và Gliocladium sp, diệt được ấu trùng tuổi 2 và
trứng của M. incognita trên một số vùng rau Hà Nội. Trần Thị Kiều Lâm (2010)
[149] đã khảo sát khả năng đối kháng một số dòng nấm Paecilomyces spp. và
Trichoderma spp. với tuyến trùng sần rễ trong điệu kiện invitro và nhà lưới, kết quả
ghi nhận dịch trích của bốn dòng nấm P. lilacinus, Paecilomyces sp. (1),
Paecilomyces sp. (2), Paecilomyces sp. (TH) có hiệu quả làm chết 99% ấu trùng sau
48 giờ thí nghiệm, đối với nấm Tricoderma sp là 99% ấu trùng sau 72 giờ thí
nghiệm, tác giả đã kết luận nấm P. lilacinus có khả năng cao nhất trong phòng trừ
tuyến trùng sần rễ.
Ngoài ra, một số dòng vi khuẩn cũng có khả năng sản sinh ra các enzyme
làm phân hủy lớp kitin bên ngoài của ấu trùng và lớp gelatin bên ngoài túi trứng
được ứng dụng rộng rãi, một trong số đó là vi khuẩn thuộc giống Lysobacter spp.
rất phổ biến trong đất, có vai trò như vi khuẩn đối kháng có khả năng phòng trừ
nhiều loại tuyến trùng thực vật cũng như nhiều loại nấm gây bệnh cho cây [150].
Chủng vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124 có khả năng sản sinh ra các lytic
enzymes và các chất kháng sinh để ức chế tuyến trùng. Các lytic enzymes này sẽ
26
sản sinh ra các chất phân hủy chitinases, glucanases, lipases và proteases và một số
hoạt chất có tác dụng tiêu diệt tuyến trùng. Một trong số các hoạt chất đó được xác
định là là 4- hydroxyphenylacetic acid (4-HPAA), đây được xem như là một chất
kháng sinh từ vi khuẩn L. antibioticus HS124 [151]. Theo Yoon et al. (2012) [29]
enzymes và kháng sinh của các vi khuẩn L. antibioticus HS124 này có khả năng
phân hủy kitin trên tuyến trùng M. incognita, đồng thời vi khuẩn này có khả năng
kích thích sinh trưởng trên cây. Những nghiên cứu hiện tại cũng xác nhận khả năng
phòng trừ tuyến trùng sần rễ M. incognita dựa trên các chất phân hủy kitin và kháng
sinh của các chủng vi khuẩn này, ngoài ra có thể làm gia tăng sinh trưởng của cây
do sau thử nghiệm vi khuẩn L. antibioticus HS124 cây thường sinh trưởng mạnh ở
thân lá và rễ so với mẫu đối chứng [29]. Tại Hàn Quốc, vi khuẩn L. antibioticus
HS124 đã được đánh giá tốt trong phòng trừ tuyến trùng M. incognita và đã phát
triển thành thương phẩm GCM, tuy nhiên chưa có thử nghiệm đối với chủng M.
incognita tại Việt Nam.
27
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung, đối tƣợng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu phân bố, tần suất bắt gặp và mật độ của tuyến trùng sần rễ trên
một số cây trồng quan trọng: cà phê, hồ tiêu, rau màu và cây trồng xen ở Tây
Nguyên.
 Nghiên cứu đa dạng loài và hình thái của các loài tuyến trùng sần rễ
Meloidogyne ở Tây Nguyên.
 Nghiên cứu đa dạng di truyền của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne ở khu vực
Tây Nguyên dựa trên phân tích các vùng gen nhân và gen ty thể.
 Đánh giá ảnh hưởng của vi sinh vật đối kháng: nấm Paecilomyces javanicus,
vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124 tới tuyến trùng M. incognita.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Các loài tuyến trùng sần rễ thuộc giống Meloidogyne
2.1.3. Vật liệu nghiên cứu
- Một số cây trồng vùng Tây Nguyên: cà phê, hồ tiêu, rau màu, ổi, lúa.
- Nấm Paecilomyces javanicus được cung cấp bởi trường Đại học Khoa học
Tự nhiên- ĐHQGHN, vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124 từ chế phẩm GCM
của Đại học Quốc gia Chonnam (Hàn Quốc).
- Kháng sinh 4-Hydroxyphenylacetic (4-HPAA) từ hãng Sigma.
2.1.4. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian khảo sát thực địa được tiến hành từ tháng 10 năm 2014 đến tháng
3 năm 2017 tại một số địa điểm thuộc các huyện: CưM„ga (tỉnh Đắk Lắk); Di Linh
(tỉnh Lâm Đồng); Kiến Đức (tỉnh Đắk Nông); Chư Sê (tỉnh Gia Lai) và Đắk Hà
(tỉnh Kon Tum) (hình 2.1).
- Các nghiên cứu hình thái, nhân nuôi thử nghiệm về hiệu lực phòng trừ của
một số vi sinh vật đối kháng được thực hiện tại phòng Tuyến trùng học và các
nghiên cứu về đa dạng di truyền được thực hiện tại phòng Hệ thống học phân tử và
Di truyền bảo tồn-Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật- Viện Hàn lâm Khoa học
28
và Công nghệ Việt Nam. Quá trình nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 10 năm
2014 đến tháng 10 năm 2017.
Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu (Google map)
A: huyện Đắk Hà (tỉnh Kon Tum); B: huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai); C: huyện
CưM„Ga (tỉnh Đắk Lắk); D: huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng); E: huyện Kiến Đức (tỉnh
Đắk Nông).
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát thực địa và phương pháp thu mẫu
Dụng cụ thực địa: bản đồ, GPS, túi, băng dính giấy, xẻng thu mẫu, dao chặt,
dây chun, bút viết, sổ ghi, máy ảnh.
29
Chọn địa điểm thu mẫu: tập trung vào các vườn trồng chuyên canh các loại
cây như cà phê, hồ tiêu, rau màu, kết hợp với các vùng ven xung quanh.
Phương pháp thu mẫu: Cây trồng chủ yếu gồm cà phê và hồ tiêu tại Tây
Nguyên được điều tra ngẫu nhiên xác định tần suất bắt gặp, tỷ lệ nhiễm đại diện cho
mỗi địa điểm thu mẫu theo phương pháp 5 điểm chéo góc: Mỗi vườn lấy tổ hợp 5
mẫu đất và rễ xung quanh gốc cây chủ, gạt bỏ lớp đất bề mặt quanh vùng rễ
(khoảng 5 cm) dưới mép tán cây, đào sâu xuống khoảng 15-20 cm từ mặt đất và thu
khoảng 1kg đất, 10g rễ [37]. Mẫu đất và rễ được đựng trong túi nilon, một đầu được
buộc bằng dây chun và được ghi đầy đủ các thông tin như: số thứ tự, ngày thu, cây
chủ, địa điểm (hình 2.2). Mẫu thu được bảo quản trong thùng ổn nhiệt và vận
chuyển về phòng thí nghiệm tách lọc tuyến trùng.
Hình 2.2. Mẫu đất và rễ sau khi thu mẫu.
2.2.2. Phương pháp tách lọc tuyến trùng từ đất
Tuyến trùng được tách lọc từ đất theo phương pháp được mô tả của Nguyễn
Ngọc Châu (2003) [37]: Mẫu đất trộn đều và định lượng 250g, cho vào 2 lít nước,
bóp vụn và khuấy đều, gạn cặn thô từ 5- 7 lần. Sau đó, dịch huyền phù thô được
chuyển qua các rây lọc đường kính, 250, 63, 40µm và giữ lại phần cặn ở rây 40µm
chuyển qua lọc tĩnh với rây lọc đường kính 85 × 25 mm và kích thước lỗ rây 63 µm
30
trên đĩa peptri đường kính 90 × 30 mm. Sau 48 giờ, thu dung dịch tuyến trùng chui
qua rây lọc dưới đáy đĩa peptri.
2.2.3 Phương pháp tách lọc tuyến trùng từ rễ
Phương pháp tách mẫu rễ thực hiện theo mô tả của Nguyễn Ngọc Châu,
(2003) [37]: Rễ rửa sạch, trộn đều và định lượng 5g. Cắt nhỏ 0,5-1 cm thêm vào
250 ml nước, cho vào máy xay với tốc độ 12.600 vòng trong 30 giây. Dịch rễ xay
cho qua rây lọc thô có kích thước lỗ rây 100µm để loại bỏ các phần rễ to. Phần dịch
còn lại được lọc qua rây lọc có đường kính 85 × 25 mm và kích thước lỗ rây 63 µm
trên đĩa peptri đường kính 90 × 30 mm để thu tuyến trùng. Mẫu rễ sau khi tách lọc
sẽ được đưa lên đĩa đếm, đặt lên kính hiển vi soi nổi để đếm số lượng tuyến trùng
bắt gặp.
Đối với các mẫu rễ có nốt sần sẽ được soi trực tiếp dưới kính hiển vi soi nổi,
các nốt sần sẽ được cắt riêng thành từng đoạn 0,5-1 cm, dùng kẹp và kim nhọn tách
con cái và túi trứng từ những nốt sần.
Phương pháp tách trứng, ấu trùng từ rễ phục vụ cho nhân nuôi: Mẫu nốt sần rễ
được đặt lên kính hiển vi soi nổi, sử dụng kim nhọn và panh kẹp để tách từng con
cái và túi trứng chứa trong các nốt sần. Mỗi mẫu được tách từ 10- 20 cá thể cái có
kèm túi trứng của từng con cái, trứng sẽ được để riêng ra đĩa petri và ủ ở nhiệt độ
25ºC từ 5-7 ngày sẽ nở để thu ấu trùng phục vụ cho nhân nuôi thuần, phân tích hình
thái và tách chiết DNA.
2.2.4. Nhân nuôi tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.
Tuyến trùng thuộc giống Meloidogyne được nhân nuôi trên cây cà chua theo
phương pháp được mô tả của López-Pérez et al., 2011 [152], có hiệu chỉnh:
Hình 2.3. Nhân nuôi thuần tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.,
- Nhân nuôi thuần: Hạt cà chua được khử trùng bề mặt bằng ethanol 70%
trong thời gian 5 phút, vớt ra rửa sạch rồi cho vào dung dịch natri hypochlorite
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...
Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...
Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...
Man_Ebook
 

What's hot (20)

Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...
Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...
Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...
 
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệpPhân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...
 
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
 
đáNh giá khả năng gây chết bọ phấn trắng bemisia tabaci và rệp aphis gossypii...
đáNh giá khả năng gây chết bọ phấn trắng bemisia tabaci và rệp aphis gossypii...đáNh giá khả năng gây chết bọ phấn trắng bemisia tabaci và rệp aphis gossypii...
đáNh giá khả năng gây chết bọ phấn trắng bemisia tabaci và rệp aphis gossypii...
 
TỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤM
 
Luận văn: Khả năng tích lũy Coenzyme Q10 của chủng vi khuẩn tía
Luận văn: Khả năng tích lũy Coenzyme Q10 của chủng vi khuẩn tíaLuận văn: Khả năng tích lũy Coenzyme Q10 của chủng vi khuẩn tía
Luận văn: Khả năng tích lũy Coenzyme Q10 của chủng vi khuẩn tía
 
Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...
Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...
Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...
 
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
 
Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...
Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...
Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...
 
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
 
Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hạt nhân tạo lan hồ điệp ...
Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hạt nhân tạo lan hồ điệp ...Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hạt nhân tạo lan hồ điệp ...
Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hạt nhân tạo lan hồ điệp ...
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
 
Giáo trình hóa bảo vệ thực vật
Giáo trình hóa bảo vệ thực vậtGiáo trình hóa bảo vệ thực vật
Giáo trình hóa bảo vệ thực vật
 
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...
 
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
 
Khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết lên sự sinh trưởng và phát triển của lan on...
Khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết lên sự sinh trưởng và phát triển của lan on...Khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết lên sự sinh trưởng và phát triển của lan on...
Khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết lên sự sinh trưởng và phát triển của lan on...
 
Khảo sát khả năng đối kháng của các chủng nấm trichoderma spp. với nấm gây bệ...
Khảo sát khả năng đối kháng của các chủng nấm trichoderma spp. với nấm gây bệ...Khảo sát khả năng đối kháng của các chủng nấm trichoderma spp. với nấm gây bệ...
Khảo sát khả năng đối kháng của các chủng nấm trichoderma spp. với nấm gây bệ...
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính hợp chất kháng khuẩn của vi khuẩn...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính hợp chất kháng khuẩn của vi khuẩn...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính hợp chất kháng khuẩn của vi khuẩn...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính hợp chất kháng khuẩn của vi khuẩn...
 
Phân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiên
Phân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiênPhân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiên
Phân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiên
 

Similar to Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ

Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Quocphong Nguyen
 
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ (20)

Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tốLuận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
 
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT THỦY CANH (HYDROPONICS) TRỒNG MỘT SỐ RAU THEO MÔ HÌNH GIA Đ...
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT THỦY CANH (HYDROPONICS) TRỒNG MỘT SỐ RAU THEO MÔ HÌNH GIA Đ...ỨNG DỤNG KỸ THUẬT THỦY CANH (HYDROPONICS) TRỒNG MỘT SỐ RAU THEO MÔ HÌNH GIA Đ...
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT THỦY CANH (HYDROPONICS) TRỒNG MỘT SỐ RAU THEO MÔ HÌNH GIA Đ...
 
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn StreptomycesHoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
 
Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...
Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...
Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...
 
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đLuận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...
 
Khảo sát hệ enzyme ngoại bào và khả năng ký sinh tuyến trùng meloidogyne spp....
Khảo sát hệ enzyme ngoại bào và khả năng ký sinh tuyến trùng meloidogyne spp....Khảo sát hệ enzyme ngoại bào và khả năng ký sinh tuyến trùng meloidogyne spp....
Khảo sát hệ enzyme ngoại bào và khả năng ký sinh tuyến trùng meloidogyne spp....
 
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
 
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
 
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...
 
Nghiên cứu hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng v...
Nghiên cứu hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng v...Nghiên cứu hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng v...
Nghiên cứu hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng v...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
 
Luận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAY
Luận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAYLuận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAY
Luận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAY
 
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độc
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độcTác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độc
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độc
 
Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ giống lúa một bụi đỏ, HAY
Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ giống lúa một bụi đỏ, HAYSự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ giống lúa một bụi đỏ, HAY
Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ giống lúa một bụi đỏ, HAY
 
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 

Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- LÊ THỊ MAI LINH NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY SẦN RỄ Meloidogyne spp. Ở TÂY NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC HÀ NỘI – 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- LÊ THỊ MAI LINH NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY SẦN RỄ Meloidogyne spp. Ở TÂY NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC Chuyên ngành: Tuyến trùng học Mã số: Thí điểm Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Trịnh Quang Pháp 2. PGS. TS. Phan Kế Long Hà Nội – 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan : Luận án „NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY SẦN RỄ Meloidogyne spp. Ở TÂY NGUYÊN‟‟là công trình do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trịnh Quang Pháp và PGS.TS. Phan Kế Long. Các trích dẫn trong luận án theo các nguồn công bố đầy đủ. Số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa công bố hoặc công bố trong các bài báo khoa học mà tôi là tác giả hoặc đồng tác giả. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Lê Thị Mai Linh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới TS. Trịnh Quang Pháp và PGS.TS. Phan Kế Long đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn TS. Vũ Thị Thanh Tâm, ThS. Nguyễn Thị Duyên, ThS. Nguyễn Hữu Tiền, TS. Nguyễn Thị Ánh Dương đã hỗ trợ tôi trong quá trình hoàn thiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, phòng Hệ thống học phân tử và Di truyền bảo tồn, phòng Tuyến trùng học, Học viện Khoa học và Công nghệ cùng các đồng nghiệp, Thầy Cô trong Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOTED) trong đề tài mã số:106–NN.03–2013.56; Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR) trong đề tài mã số: IEBR.ĐT/04/17-18, IEBR.ĐT/04/G2-18 đã hỗ trợ kinh phí để tôi thực hiện các nội dung nghiên cứu. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Lê Thị Mai Linh
  • 5. iii MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG............................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH................................................................................................. ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................5 1.1.Tình hình nghiên cứu tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne trên thế giới...5 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu.........................................................................................................5 1.1.2. Đặc điểm sinh học, vòng đời của tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne...............7 1.1.3. Khả năng gây hại trên một số cây trồng......................................................................9 1.1.4. Nghiên cứu phân loại các loài tuyến trùng sần rễ thuộc giống Meloidogyne......11 1.1.4.1. Phương pháp phân tích hình thái..............................................................................11 1.1.4.2. Phương pháp phân tích phân tử................................................................................13 1.2. Tình hình nghiên cứu tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne tại Việt Nam ...................................................................................................................................16 1.2.1. Tình hình nghiên cứu chung tại Việt Nam...............................................................16 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tuyến trùng sần rễ Meloidogyne tại Tây Nguyên..............18 1.2.2.1. Tổng quan Tây Nguyên..............................................................................................19 1.2.2.2. Tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne tại Tây Nguyên..........................................21 1.3. Biện pháp phòng trừ sinh học tuyến trùng sần rễ Meloidogyne....................................22 CHƢƠNG 2 NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................27 2.1. Nội dung, đối tƣợng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu.................27 2.1.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................27 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................27 2.1.3. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................................27 2.1.4. Thời gian, địa điểm nghiên cứu..................................................................................27 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................28 2.2.1. Khảo sát thực địa và phương pháp thu mẫu.............................................................28 2.2.2. Phương pháp tách lọc tuyến trùng từ đất..................................................................29 2.2.3 Phương pháp tách lọc tuyến trùng từ rễ.....................................................................30 2.2.4. Nhân nuôi tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.......................................................30 2.2.5. Phương pháp xử lý làm trong và làm tiêu bản tuyến trùng....................................31 2.2.6. Nghiên cứu hình thái...................................................................................................33
  • 6. iv 2.2.7. Nghiên cứu đa dạng di truyền....................................................................................35 2.2.7.1. Tách chiết DNA ..........................................................................................................35 2.2.7.2. Phản ứng PCR............................................................................................................36 2.2.7.3. Điện di sản phẩm........................................................................................................37 2.2.7.4. Tinh sạch sản phẩm PCR và đọc trình tự DNA........................................................38 2.2.7.5. Phân tích trình tự DNA..............................................................................................38 2.2.7.6. Thiết lập cây phát sinh chủng loại.............................................................................38 2.2.8. Đánh giá ảnh hưởng của một số vi sinh vật đối kháng...........................................38 2.2.8.1. Nấm Paecylomyces javanicus....................................................................................38 2.2.8.2. Vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124..................................................................39 2.2.8.3. Ảnh hưởng của hợp chất 4-HydroxyphenylaceticAcid (4-HPAA) đến tuyến trùng M. incognita..............................................................................................................................39 2.2.8.4. Phân tích số liệu..........................................................................................................40 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................41 3.1. Tần suất xuất hiện, đặc điểm phân bố, khả năng gây hại của các loài tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne .............................................................................41 3.1.1. Tần suất xuất hiện của các loài tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne trên một số cây trồng ở Tây Nguyên.........................................................................................................41 3.1.2. Phân bố, mật độ của các loài tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne bắt gặp trên các vùng thu mẫu và cây chủ ................................................................................................43 3.2. Đặc điểm hình thái các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne ở Tây Nguyên ...................................................................................................................................49 3.2.1. Loài Meloidogyne incognita (Kofoid & White, 1919) Chitwood, 1949.................49 3.2.1.1. Đặc điểm hình thái và hình thái lượng......................................................................49 3.2.1.2. Đa dạng hình thái và đặc điểm chẩn loại.................................................................50 3.2.2. Loài Meloidogyne javanica (Treub, 1885) Chitwood, 1949.....................................61 3.2.2.1. Đặc điểm hình thái và hình thái lượng......................................................................61 3.2.2.2. Đa dạng hình thái và đặc điểm chẩn loại.................................................................68 3.2.3. Loài Meloidogyne arenaria (Neal, 1889) Chitwood, 1949......................................69 3.2.3.1. Đặc điểm hình thái và hình thái lượng......................................................................70 3.2.3.2. Đa dạng hình thái và đặc điểm chẩn loại.................................................................70 3.2.4. Loài Meloidogyne enterolobii Yang, Eisenback., 1983...........................................80 3.2.4.1. Đặc điểm hình thái và hình thái lượng......................................................................80 3.2.4.2. Đa dạng hình thái và đặc điểm chẩn loại.................................................................87 3.2.5. Loài Meloidogyne graminicola Golden & Birchfield 1965.....................................90 3.2.5.1. Đặc điểm hình thái và hình thái lượng......................................................................90 3.2.5.2. Đa dạng hình thái và đặc điểm chẩn loại.................................................................91
  • 7. v 3.2.6. Loài Meloidogyne daklakensis Trinh, Le, Nguyen, Nguyen, Liebanas & Nguyen, 2018...........................................................................................................................................97 3.2.7. Loài Meloidogyne sp...................................................................................................106 3.3. Đa dạng hình thái, hình thái lƣợng các loài Meloidogyne ..........................113 3.3.1. Phân tích đa dạng hình thái lượng giữa các loài Meloidogyne............................113 3.3.2. So sánh hình thái giữa các loài Meloidogyne spp..................................................118 3.4 . Phân tích đa dạng di truyền các loài Meloidogyne spp..............................127 3.4.1. Phản ứng Multiplex-PCR..........................................................................................127 3.4.2. Phân tích đa dạng di truyền ......................................................................................128 3.4.2.1 Vùng gen ITS..............................................................................................................129 3.4.2.2 Vùng gen D2D3.........................................................................................................133 3.4.2.3. Vùng gen COI...........................................................................................................137 3.4.2.4. Vùng gen COII-16S..................................................................................................141 3.4.2.5. Vùng gen NAD5........................................................................................................146 3.5. Đánh giá ảnh hƣởng của một số vi sinh vật đối kháng...............................150 3.5.1. Nấm Paecylomyces javanicus..................................................................................150 3.5.1.1. Ảnh hưởng của dịch bào tử nấm P. javanicus đến tỷ lệ nở của trứng của tuyến trùng M. incognita..................................................................................................................150 3.5.1.2. Ảnh hưởng của dịch bào tử nấm P. javanicus đến tỷ lệ chết của ấu trùng M. incognita..................................................................................................................................151 3.5.2. Vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124..............................................................154 3.5.2.1. Ảnh hưởng của dịch bào tử vi khuẩn L. antibioticus HS124 đến sự nở trứng của tuyến trùng M. incognita........................................................................................................154 3.5.2.2. Ảnh hưởng của dịch bào tử vi khuẩn L. antibioticus HS124 đến ấu trùng M. incognita..................................................................................................................................155 3.5.3. Ảnh hưởng của 4-HPAA tới tuyến trùng Meloidogyne incognita .....................158 CHƢƠNG 4............................................................................................................161 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................161 4.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................161 4.2. KIẾN NGHỊ....................................................................................................162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...........................................163 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................164
  • 8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải 16S-rRNA 16S Ribosomal Axit Ribonucleic ADF Actin depolymerizing factor ANOVA One-way analysis of variance (Phân tích phương sai một yếu tố) CDA Canonical discriminant analysis (Phân tích chỉ số khác biệt) COI Cytochrome c oxidase subunit 1 COII Cytochrome c oxidase subunit 2 ĐC Đối chứng DMSO Dimethyl sulphoxide DNA Deoxyribonucleic acid (Axit Deoxyribonucleic) EDTA Ethylenediamine tetraacetic acid (Axit ethylenediamine tetraacetic ) ETS E26 transformation-specific GA Gallic acid (Axit galic) HPAA Hydroxyphenylacetic acid (Axit hydroxyphenylacetic) IGS Intergenic spacer ITS Internal transcribed spacer MIG Meloidogyne incognita group NAD5 Nicotinamide adenine dinucleotide dehydrogenase subunit 5 NCBI National Center for Biotechnology Information (Trung tâm thông tin công nghệ sinh học quốc gia) PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase) RAPD Random Amplification of Polymorphic DNA (Đa hình DNA nhân bản ngẫu nhiên) SCAR Sequence Characterized Amplified Region (Nhân bản chuỗi DNA được mô tả) SEM Scanning Electron Microscope (Hiển vi điện tử quét) STT Số thứ tự TAE Tris-acetate-EDTA TAF Triethanolamine formalin VSV Vi sinh vật WLB Worm lysis buffer
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Trình tự mồi được sử dụng trong nghiên cứu.......................................................37 Bảng 3.1. Tần suất xuất hiện của các loài tuyến trùng Meloidogyne spp. trên một số cây trồng ở Tây nguyên..................................................................................................................43 Bảng 3.2. Phân bố của các loài Meloidogyne bắt gặp trên các vùng thu mẫu, cây chủ......45 Bảng 3.3. Danh sách mẫu và mật độ các loài tuyến trùng Meloidogyne ghi nhận được...47 Bảng 3.4. Số đo con cái các quần thể Meloidogyne incognita (số đo theo µm) và các nghiên cứu trước ......................................................................................................................53 Bảng 3.5. Số đo con đực các quần thể Meloidogyne incognita (số đo theo µm) và các nghiên cứu trước ......................................................................................................................54 Bảng 3.6. Số đo ấu trùng các quần thể Meloidogyne incognita (số đo theo µm) và các nghiên cứu trước ......................................................................................................................57 Bảng 3.7. Số đo con cái các quần thể Meloidogyne javanica (số đo theo µm) và nghiên cứu trước..........................................................................................................................................62 Bảng 3.8. Số đo ấu trùng các quần thể Meloidogyne javanica (số đo theo µm) và các nghiên cứu trước ......................................................................................................................63 Bảng 3.9. Số đo con đực quần thể Meloidogyne javanica (số đo theo µm) và nghiên cứu trước..........................................................................................................................................65 Bảng 3.10. Số đo con cái các quần thể tuyến trùng loài Meloidogyne arenaria (số đo theo µm) và nghiên cứu trước.........................................................................................................73 Bảng 3.11. Số đo con đực các quần thể Meloidogyne arenaria (số đo theo µm) và nghiên cứu trước...................................................................................................................................74 Bảng 3.12. Số đo ấu trùng các quần thể Meloidogyne arenaria (số đo theo µm) và nghiên cứu trước...................................................................................................................................76 Bảng 3.13. Số đo con cái các quần thể Meloidogyne enterolobii (số đo theo µm) và các nghiên cứu trước ......................................................................................................................81 Bảng 3.14. Số đo con đực các quần thể Meloidogyne enterolobii (số đo theo µm) và các nghiên cứu trước đó.................................................................................................................82 Bảng 3.15. Số đo ấu trùng các quần thể Meloidogyne enterolobii (số đo theo µm) và các nghiên cứu trước đó.................................................................................................................84 Bảng 3.16. Số đo con cái các quần thể Meloidogyne graminicola (số đo theo µm) và các nghiên cứu trước ......................................................................................................................92 Bảng 3.17. Số đo con đực các quần thể Meloidogyne graminicola (số đo theo µm) và các nghiên cứu trước ......................................................................................................................93 Bảng 3.18. Số đo ấu trùng các quần thể Meloidogyne graminicola (số đo theo µm) và các nghiên cứu trước ......................................................................................................................94 Bảng 3.19. Số đo các quần thể Meloidogyne daklakensis n. sp..........................................102 Bảng 3.20. Số đo các quần thể tuyến trùng sần rễ Meloidogyne sp ...................................110 Bảng 3.21. Bảng chỉ số CDA giữa các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne....................114
  • 10. viii Bảng 3.22. Đặc điểm so sánh hình thái lượng của các loài tuyến trùng Meloidogyne......119 Bảng 3.23. Tỷ lệ % các loại nucleotide trong trình tự gen ITS...........................................130 Bảng 3.24. Tỷ lệ % các loại nucleotide trong trình tự vùng gen D2D3 giữa các loài Meloidogyne spp....................................................................................................................134 Bảng 3.25. Tỷ lệ % các loại nucleotide trong trình tự gen COI giữa các loài Meloidogyne spp...........................................................................................................................................138 Bảng 3.26. Tỷ lệ % các loại nucleotide trong trình tự gen COII-16S giữa các loài Meloidogyne spp....................................................................................................................142 Bảng 3.27. Tỷ lệ % các loại nucleotide trong trình tự gen NAD5 giữa các loài Meloidogyne spp....................................................................................................................146 Bảng 3.28. Ảnh hưởng của dịch bào tử nấm P. javanicus đến tỷ lệ (%) trứng nở của tuyến trùng M. incognita..................................................................................................................151 Bảng 3.29. Ảnh hưởng của dịch bào tử nấm P. javanicus đến tỷ lệ chết (%) của ấu trùng Meloidogyne incognita..........................................................................................................152 Bảng 3.30. Ảnh hưởng của dịch bào tử vi khuẩn L. antibioticus HS124 đến tỷ lệ nở trứng của tuyến trùng M .incognita.................................................................................................155 Bảng 3.31. Ảnh hưởng của dịch bào tử vi khuẩn L. antibioticus HS124 đến tỷ lệ chết của ấu trùng tuổi 2 loài M. incognita...........................................................................................156 Bảng 3.32. Ảnh hưởng của hợp chất 4-HPAA đến tỷ lệ nở trứng của M. incognita........158 Bảng 3.33. Ảnh hưởng của hợp chất 4-HPAA đến tỷ lệ chết của ấu trùng tuổi 2 tuyến trùng Meloidogyne incognita ................................................................................................159
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh tuyến trùng sần rễ lần đầu tiên được công bố..........................................6 Hình 1.2. Hình ảnh chi tiết tuyến trùng sần rễ Meloidogyne exigua trên cà phê...................6 Hình 1.3. Chu kỳ vòng đời của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp., ..................................7 Hình 1.4. Các đặc điểm chung để xác định các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne........12 Hình 1.5. Hồ tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm..................................................................18 Hình 1.6. Vị trí 5 tỉnh Tây Nguyên trên bản đồ Việt Nam....................................................20 Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu (Google map)..............................................................28 Hình 2.2. Mẫu đất và rễ sau khi thu mẫu................................................................................29 Hình 2.3. Nhân nuôi thuần tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.,........................................30 Hình 2.4. Phương pháp cắt tấm cutin vùng chậu con cái tuyến trùng Meloidogyne spp.,..30 Hình 2.5. Hình thái giải phẫu của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp., sử dụng cho nghiên cứu hình thái.............................................................................................................................30 Hình 2.6. Cấu trúc tấm cutin vùng chậu.................................................................................35 Hình 2.7. Cấu trúc vùng gen trong hệ gen nhân được sử dụng trong nghiên cứu...............36 Hình 2.8. Cấu trúc hệ gen ty thể sử dụng trong nghiên cứu..................................................37 Hình 3.1. Đặc điểm rễ bị nhiễm tuyến trùng Meloidogyne trên một số cây trồng ..............42 Hình 3.2. Ảnh chụp kính hiển vi con cái loài Meloidogyne incognita.................................59 Hình 3.3. Ảnh chụp kính hiển vi ấu trùng và con đực loài Meloidogyne incognita...........60 Hình 3.4. Ảnh chụp kính hiển vi con cái loài Meloidogyne javanica..................................66 Hình 3.5. Ảnh chụp kính hiển vi ấu trùng và con đực loài Meloidogyne javanica.............67 Hình 3.6. Ảnh chụp kính hiển vi con cái loài Meloidogyne arenaria..................................78 Hình 3.7. Ảnh chụp kính hiển vi ấu trùng và con đực loài Meloidogyne arenaria.............79 Hình 3.8. Ảnh chụp kính hiển vi con cái loài Meloidogyne enterolobii...............................86 Hình 3.9. Ảnh chụp kính hiển vi ấu trùng và con đực loài Meloidogyne enterolobii.........87 Hình 3.10. Ảnh chụp kính hiển vi con cái loài Meloidogyne graminicola..........................96 Hình 3.11. Ảnh chụp kính hiển vi ấu trùng và con đực loài Meloidogyne graminicola.....97 Hình 3.12. Ảnh vẽ loài Meloidogyne daklakensis.................................................................97 Hình 3.13. Ảnh chụp kính hiển vi loài Meloidogyne daklakensis......................................100 Hình 3.14. Ảnh chụp kính hiển vi điện tử (SEM) loài Meloidogyne daklakensis............101 Hình 3.15. Ảnh vẽ loài Meloidogyne sp...............................................................................107 Hình 3.16. Ảnh chụp kính hiển vi loài Meloidogyne sp......................................................108 Hình 3.17. Ảnh chụp kính hiển vi điện tử (SEM) Meloidogyne sp ...................................109 Hình 3.18. Hình phân tích CDA ấu trùng các quần thể Meloidogyne spp.........................116 Hình 3.19. Hình phân tích CDA con đực các quần thể Meloidogyne spp.........................116 Hình 3.20. Hình phân tích CDA con cái các quần thể Meloidogyne spp...........................117
  • 12. x Hình 3.21. Đặc điểm so sánh tấm cutin vùng chậu con cái các loài Meloidogyne spp.....122 Hình 3.22. Đặc điểm so sánh vùng đầu con đực giữa các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.,..................................................................................................................124 Hình 3.23. Đặc điểm so sánh phần đuôi ấu trùng tuổi 2 giữa các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.,..................................................................................................................125 Hình 3.24. Hình điện di sản phẩm Multiplex-PCR các mẫu nghiên cứu...........................140 Hình 3.25. Cây phát sinh chủng loại các loài Meloidogyne spp., dựa trên vùng gen ITS 140 Hình 3.26. Cây phát sinh chủng loại các loài Meloidogyne spp., dựa trên vùng gen D2D3 .................................................................................................................................................140 Hình 3.27. Cây phát sinh chủng loại các loài Meloidogyne spp., dựa trên vùng gen COI140 Hình 3.28. Cây phát sinh chủng loại các loài Meloidogyne spp., dựa trên vùng gen COII- 16S ..........................................................................................................................................140 Hình 3.29. Cây phát sinh chủng loại các loài Meloidogyne spp., dựa trên vùng gen NAD5 .................................................................................................................................................140 Hình 3.30. Nấm Paecylomyces javanicus ký sinh trên trứng loài M. incognita................153 Hình 3.31. Nấm Paecylomyces javanicus ký sinh trên ấu trùng M.incognita...................153 Hình 3.32. Trứng và ấu trùng M. incognita chết do vi khuẩn L. antibioticus HS124.......156 Hình 3.33. Hợp chất 4-HPAA gây chết trứng và ấu trùng Meloidogyne incognita..........160
  • 13. 1 MỞ ĐẦU Tuyến trùng sần rễ thuộc giống Meloidogyne là nhóm tuyến trùng nội ký sinh cố định gây sần rễ [1]. Sau khi xâm nhập vào rễ, ấu trùng tuổi 2 sẽ di chuyển và cư trú tại mô phân sinh, tấn công vào đỉnh sinh trưởng của chóp rễ, làm phân hóa tế bào đỉnh sinh trưởng, đồng thời tiết ra enzyme làm thay đổi mô rễ và hình thành các điểm dinh dưỡng cho tuyến trùng. Rễ cây bị nhiễm tuyến trùng sần rễ sẽ bị tổn thương, trên bề mặt có dạng sần sùi hoặc tạo thành các u cục, cây bị còi cọc, vàng lá và gây chết. Các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne có khả năng ký sinh trên nhiều loại cây chủ khác nhau và phân bố rộng trên toàn cầu, làm suy giảm năng suất và sản lượng của các loại cây trồng, đặc biệt là các vùng Nam, Trung Mỹ, Châu Phi và Châu Á trong đó có Việt Nam [1], [2], [3], [4]. Vì vậy, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne trở thành mối quan tâm trong sản xuất nông nghiệp. Tính đến năm 2006, có 111 loài Meloidogyne được mô tả, trong số đó có 18 loài ký sinh trên cây cà phê, chứng tỏ rằng các loài Meloidogyne có tính đa dạng cao [5]. Ở Việt Nam, cho đến năm 2000 mới chỉ ghi nhận được 5 loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne, trong đó Tây Nguyên được biết đến có mặt cả 5 loài này [6]. Các nghiên cứu sau này cho thấy hiện nay tại khu vực Tây Nguyên, sự hiện diện và gây hại của nhóm tuyến trùng này rất lớn đặc biệt trên cà phê và hồ tiêu. Sự gây hại của các loài Meloidogyne spp. làm hàng trăm hecta cà phê, hồ tiêu đã phải loại bỏ để thay thế trồng những cây trồng khác [6], [7], [8], [9]. Biến đổi hình thái của mỗi loài tuyến trùng sần rễ chịu sự ảnh hưởng của cây chủ cũng như phân bố của các quần thể ở sinh thái khác nhau. Những tiêu chuẩn chủ yếu trong phân loại bằng hình thái của tuyến trùng sần rễ thường sử dụng tấm cắt cutin vùng chậu (hậu môn-sinh dục) của con cái, ngoài ra các đặc điểm hình thái vùng đầu con đực, vùng đuôi của ấu trùng; các đặc điểm hình thái lượng của con cái, con đực, ấu trùng cũng được sử dụng trong nghiên cứu đa dạng hình thái giữa các loài [10], [11], [12], [2]. Tuy nhiên, sự chồng lấn các đặc điểm hình thái của các quần thể trong cùng một loài, giữa các loài gần gũi, hay trên các cây chủ khác nhau hoặc giữa các vùng địa lý khác nhau thường có sự dao động lớn nên gặp nhiều khó khăn trong chẩn loại bằng các đặc điểm hình thái [13], [14]. Vì vậy, để hỗ trợ cho phương pháp phân loại dựa trên hình thái, kỹ thuật phân tử đã được sử dụng hiệu
  • 14. 2 quả trong phân loại các loài Meloidogyne spp.. Nghiên cứu về di truyền trong phân tích trình tự các vùng gen trong hệ gen nhân (18S, ITS, và 28S) [15], [16], [17], [18], [19], [20] và các vùng gen trong hệ gen ty thể COI và COII và đoạn không mã hóa giữa 2 vùng gen COII-16S-rRNA [21], [22], [23], [24] đã hỗ trợ rất nhiều cho các nghiên cứu phân loại và phát sinh chủng loại của các loài tuyến trùng sần rễ thuộc giống Meloidogyne được nhanh chóng và chính xác, góp phần phục vụ cho biện pháp đánh giá tác hại và phòng trừ tuyến trùng sần rễ. Với tác hại và phân bố rộng của tuyến trùng sần rễ trên cây trồng, việc ngăn chặn và phòng trừ nhóm tuyến trùng này luôn được quan tâm và định hướng tới nền nông nghiệp an toàn. Biện pháp phòng trừ tuyến trùng hiện nay chủ yếu sử dụng thuốc hóa học với hàm lượng cao đã gây nên hiện tượng kháng thuốc cũng như ảnh hưởng đến môi trường đất, làm suy giảm sự đa dạng của các sinh vật có ích, suy thoái đất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và vật nuôi [25]. Do đó, các biện pháp phòng trừ sinh học hiện được chú trọng hơn khi sử dụng các vi sinh vật để chống lại các loài tuyến trùng ký sinh thực vật, được xem là một trong những biện pháp rất tiềm năng [26], [27]. Nhiều loại vi sinh vật có khả năng làm tăng sinh trưởng của cây, tạo ra các chất kháng sinh và độc tố làm ngăn cản sự sinh sản, nở trứng và khả năng sống sót của ấu trùng tuổi 2 tuyến trùng sần rễ do vậy có thể được đưa vào ứng dụng trong phòng trừ tuyến trùng [28], [29]. Xuất phát từ thực tiễn về đa dạng cây trồng và địa hình ở Tây Nguyên, cũng như đa dạng của loài tuyến trùng sần rễ và khả năng gây hại, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp. ở Tây Nguyên’’ Mục tiêu nghiên cứu  Xác định được các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne gây hại trên các cây trồng chính ở khu vực Tây Nguyên.  Đánh giá mức độ đa dạng hình thái và phân tử của các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne ở khu vực Tây Nguyên.  Đánh giá khả năng sử dụng một số vi sinh vật trong việc hạn chế sự phát triển của tuyến trùng sần rễ M. incognita trong điều kiện phòng thí nghiệm.
  • 15. 3 Phạm vi nghiên cứu  Đặc điểm hình thái và phân tử của các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne ghi nhận trên một số cây trồng ở khu vực Tây Nguyên.  Đánh giá ảnh hưởng của một số vi sinh vật đối kháng lên khả năng nở trứng và sống sót của ấu trùng Meloidogyne incognita. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học  Bổ sung mới thành phần loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne ở Tây Nguyên, trong đó ghi nhận thêm nhiều cây ký chủ bị nhiễm tuyến trùng Meloidogyne cũng như sự phân bố của chúng. Mô tả và ghi nhận loài mới loài Meloidogyne daklakensis ký sinh trên cà phê tại tỉnh Đắk Lắk.  Các chỉ tiêu hình thái của các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne ở các cây chủ và địa điểm khác nhau được đánh giá, so sánh đưa ra sự biến đổi hình thái trong loài và các loài khác nhau đã xác định được những chỉ tiêu quan trọng ít thay đổi trong phân loại loài như các đặc điểm hình thái, hình thái lượng của vân cutin vùng chậu con cái, vùng đầu con đực và phần đuôi ấu trùng.  Đánh giá đa dạng di truyền giữa các quần thể trong một loài và giữa các loài Meloidogyne ở Tây Nguyên được phân tích đưa ra các đoạn gen bảo thủ và tiến hóa cũng như phát sinh loài. Từ đó góp phần đưa ra chọn lựa tốt nhất trong phân loại từng nhóm loài Meloidogyne bằng sinh học phân tử. Bên cạnh đó, lần đầu tiên đóng góp cơ sở dữ liệu các vùng gen nhân (ITS, D2D3) và gen ty thể (COI, COII-16S, NAD5) của các loài Meloidogyne có mặt ở Việt Nam trên Genbank.  Luận án khẳng định vai trò ký sinh và gây chết của vi sinh vật có lợi trong điều kiện phòng thí nghiệm của nấm Paecilomyces javanicus, vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124 trong phòng trừ loài Meloidogyne incognita phổ biến trên nhiều cây trồng. Ý nghĩa thực tiễn
  • 16. 4  Xác định thành phần loài, mật độ tuyến trùng sần rễ hại cây trồng là tiêu chuẩn trong phòng trừ hiệu quả. Cung cấp số liệu về khả năng ký sinh, ký chủ, gây hại và phân bố của các loài tuyến trùng ký sinh gây sần rễ góp phần ngăn chặn chúng phát tán trong điều kiện tự nhiên bảo vệ cây trồng tránh bị lây nhiễm. Từ đó lựa chọn phương thức canh tác phù hợp đối với từng cây trồng nhất là đối với cà phê và hồ tiêu cũng như những cây trồng xen và luân canh.  Luận án cung cấp cơ sở dữ liệu về hình thái và phân tử của các loài Meloidogyne phục vụ cho tra cứu, tham khảo.  Đánh giá khả năng phòng trừ tuyến trùng sần rễ Meloidogyne bởi nấm Pacylomyces javanicus, vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124, kháng sinh 4-HPAA làm cơ sở cho việc lựa chọn các tác nhân trong phòng trừ, qua đó góp phần giảm lượng thuốc hóa học trong phòng trừ, giữ được cân bằng sinh thái để phát triển bền vững các cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên. Những đóng góp mới của luận án  Luận án lần đầu tiên đưa ra dữ liệu đầy đủ về phân bố, cây chủ và đặc trưng hình thái, phân tử của các loài tuyến trùng sần rễ trên cà phê, hồ tiêu và các cây trồng xen ở Tây Nguyên. Đã xác định thêm nhiều cây chủ mới nhiễm tuyến trùng Meloidogyne ở Tây Nguyên cũng như cho Việt Nam. Bổ sung 145 trình tự các vùng gen ITS, D2D3, COI, COII-16S, NAD5 của các loài tuyến trùng sần rễ ở Tây Nguyên trên Genbank.  Đã ghi nhận 01 loài tuyến trùng sần rễ mới cho khoa học ký sinh trên cà phê đã được mô tả, công bố và đặt tên Meloidogyne daklakensis n. sp. và 01 loài còn lại đã được gửi công bố.  Lần đâu tiên tại Việt Nam đã đánh giá khả năng ký sinh và gây chết của nấm Pacylomyces javanicus, vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124 và chất kháng sinh 4-HPAA đối với tuyến trùng sần rễ M. incognita trong điều kiện phòng thí nghiệm.
  • 17. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Tình hình nghiên cứu tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne trên thế giới 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu Berkeley (1855) là nhà khoa học đầu tiên công bố sự xuất hiện của tuyến trùng sần rễ trên rễ cây dưa chuột trồng tại khu vườn Nuneham, Vương Quốc Anh với các mô tả triệu chứng như: các nốt sần có màu kem đục, gần như hình cầu, có vảy mờ, có hiện tượng phình to ở rễ (hình 1.1). Jobert (1878) đã ghi nhận sự hiện diện trong rễ cà phê các cá thể hình giun được nở ra từ trứng có trong rễ cây,và ông đã đưa ra các mô tả cơ bản về tuyến trùng này. Sau đó, nhóm tuyến trùng này lần lượt được đặt tên là Anguillula marioni (Cornu, 1879); Heterodera radicicola (Carl Muller, 1884), Heterodera javanica Treub (Melchior, 1885) [30]. Năm 1887 tên tuyến trùng sần rễ Meloidogyne (Meloidogyne theo tiếng latin có nghĩa là „con cái có hình quả táo‟) đã được đề xuất bởi Göldi khi mô tả chi tiết loài M. exigua trên rễ cà phê ở Braxil [1] (hình 1.2). Đến năm 1949, Chitwood thống nhất tách giống tuyến trùng Meloidogyne Göldi, 1887 dựa trên loài chuẩn M. exigua (Goldi, 1887) tách khỏi tuyến trùng bào nang Heterodera. Vị trí phân loại của giống Meloidogyne hiện tại được theo hệ thống Karsen et al. (2013) [30]. Ngành: Nematoda Potts, 1932 Lớp: Chromadorea Inglis, 1983 Phân lớp: Chromadoria Pearse, 1942 Bộ: Rhabditida Chitwood, 1933 Phân bộ: Tylenchina Thorne, 1949 Họ: Meloidogynidae Skarbilovich, 1959 Phân họ: Meloidogyninae Skarbilovich, 1959 Giống: Meloidogyne Göldi, 1887
  • 18. 6 Hình 1.1. Hình ảnh tuyến trùng sần rễ lần đầu tiên được công bố A: Rễ cây bị sần, B: trứng, tuyến trùng trong mô rễ [30]. Hình 1.2. Hình ảnh chi tiết tuyến trùng M. exigua trên cà phê Göldi (1887) [30].
  • 19. 7 1.1.2. Đặc điểm sinh học, vòng đời của tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne Chu kỳ sống của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne bao gồm 5 giai đoạn phát triển bao gồm: trứng; ấu trùng tuổi 1(J1); ấu trùng tuổi 2 (ấu trùng cảm nhiễm-J2); ấu trùng tuổi 3, 4 (J3, J4) và giai đoạn trưởng thành với con cái và con đực (hình 1.3) [31]. Trứng sau khi thụ tinh sẽ hình thành giai đoạn đầu tiên của ấu trùng J1 nằm trong trứng. Khi đạt điều kiện thuận lợi trứng chứa J1 sẽ nở ra thành ấu trùng tuổi 2(J2). Ấu trùng tuổi 2 khi chưa xâm nhập vào rễ cây chúng sử dụng dinh dưỡng được dự trữ trong ruột cho đến khi tìm được ký chủ phù hợp [32], khi đó J2 sẽ bắt đầu giai đoạn xâm nhiễm và xâm nhập vào các mô rễ, J2 thường tấn công vào các mô phần sinh trưởng ở đỉnh rễ; nơi các rễ phụ mọc ra tạo điểm xâm nhập cho các J2 khác và làm cho bề mặt rễ bị tổn thương. Khi J2 tiếp xúc với bề mặt của rễ, chúng dùng kim hút châm chích và xâm nhập vào bên trong rễ ở bất kỳ phía nào của rễ. Sau khi xâm nhập vào trong rễ, tuyến trùng di chuyển giữa các tế bào vỏ rễ, tách dọc tế bào và định vị tại vùng mô phân sinh của vỏ rễ bắt đầu quá trình dinh dưỡng. Trong quá trình dinh dưỡng, J2 cố định phần đầu vào các tế bào mô mạch của rễ, tiết men tiêu hóa làm thay đổi quá trình sinh lý sinh hóa của tế bào rễ và hình thành các điểm dinh dưỡng cho tuyến trùng. Vùng này gồm 5-6 tế bào khổng lồ (tế bào đa nhân) được tạo thành trong vùng nhu mô hoặc hoặc mô libe. Đây là sự thích nghi chuyên hóa cao của tế bào thực vật, được tạo ra và duy trì bằng sự ký sinh của tuyến trùng. Cùng với sự hình thành tế bào khổng lồ các mô rễ xung quanh nơi tuyến trùng ký sinh cũng bị phình to ra và tạo thành các nốt sần rễ (gall hoặc root- knot). Sự hình thành các tế bào khổng lồ này có liên quan đến sự thay đổi điều tiết và biểu hiện của gen chẳng hạn như gen ADF mã hóa cho protein ADF2 trong tế bào thực vật chịu trách nhiệm cho sự phát triển các tế bào bình thường [33]. Các tác động từ Meloidogyne sau khi xâm nhiễm sẽ làm kích hoạt các protein ADF2 này làm cho các tế bào thực vật phát triển mạnh hơn và bất thường hơn. Trung bình, kích thước cuối cùng của các tế bào bị nhiễm tuyến trùng sần rễ sẽ lớn gấp 400 lần so với các tế bào mạch bình thường trong rễ [34], [35]. Các nốt sần rễ thường được tạo thành trong vòng 1-2 ngày sau khi bị tuyến trùng xâm nhập. J2 sẽ tăng kích thước, lột xác lên giai đoạn J3, J4 và phát triển
  • 20. 8 trong thời gian từ 4-6 ngày và cuối cùng là cơ thể trưởng thành đực và cái. Con đực có kích thước dài, hình giun, tuy nhiên chúng không ăn trực tiếp dinh dưỡng từ cây. Con cái có dạng hình quả lê và hoàn thành chu trình sống bắt đầu đẻ trứng, mỗi túi trứng được chứa từ 300-500 trứng, có loài lên tới 2000 trứng, trứng này được chứa trong một túi gelatin có thể ở trong hoặc phủ ra ngoài rễ, khi gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trứng sẽ được nở [36], [30]. Hình 1.3. Chu kỳ vòng đời của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp., Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. có 2 hình thức sinh sản khác nhau, trong đó một vài loài sinh sản hữu tính-giao phối bắt buộc (amphimixis) như M. carolinensis, M. megatyla và M. pini [12] và phần lớn các loài còn lại là sinh sản lưỡng tính (parthenogensis) không cần con đực như M. chitwoodi, M. exigua và M.
  • 21. 9 fallax. Đối với các loài có hình thức sinh sản hữu tính thì con đực cặp đôi với con cái ngay sau lần lột xác cuối cùng [37], [30]. Chiều dài vòng đời tuyến trùng thu được phụ thuộc nhiều yếu tố, quan trọng nhất là nhiệt độ môi trường và loại đất. Ở nhiệt độ 27ºC, một chu kỳ của tuyến trùng Meloidogyne từ 21-25 ngày, trong khi tại nhiệt độ 19ºC cần ít nhất là 29 ngày để hoàn thành chu kỳ sống. Các loài tuyến trùng ở các vùng ôn đới như M. hapla sinh trưởng tốt từ 15-25ºC, trong khi đó các loài ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như M. incognita, M. javanica, M. arenaria thì thích hợp ở nhiệt độ từ 18-30ºC. Chu kỳ sống này cũng sẽ kéo dài hơn nếu cây chủ không phù hợp [38], hay còn tùy thuộc vào môi trường sống, thông thường loại đất cát thích hợp cho tuyến trùng hơn là loại đất sét. 1.1.3. Khả năng gây hại trên một số cây trồng Cho đến nay, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne đã trở thành đối tượng nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà tuyến trùng học do phân bố địa lý, phổ ký chủ rất rộng và có khả năng làm suy giảm năng suất và sản lượng của nhiều loại cây trồng. Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne có khả năng ký sinh trên hầu hết các loại cây trồng, lên tới 5500 loại cây khác nhau, bao gồm từ cây một lá mầm đến cây hai lá mầm [39]. Một số loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne có phạm vi ký chủ rộng như M. incognita, M. arenaria có khả năng ký sinh trên nhiều loại cây so với các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne khác [39], [40]. Thiệt hại cho kinh tế của hàng năm liên quan đến tuyến trùng sần rễ ước tính lên tới hàng trăm tỷ đô la [32], [39], [41], [42], [43]. Tới năm 2006, có 111 loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne được mô tả [44], [45]. Một số loài mới tiếp tục được ghi nhận trong những năm gần đây như: M. lopezi trên cà phê ở Costa Rica [5], M. aberrans trên kiwi ở Trung Quốc [46]. Trên cà phê, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp., được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra các tổn thất làm giảm năng suất và sản lượng, ước tính tổn thất lên đến 15% [3]. Đến năm 2014, có 18 loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne ký sinh trên cây cà phê được ghi nhận bao gồm: M. exigua, M. africana, M. arabicida, M. arenaria, M. coffeicola, M. decalineata, M. hapla, M. incognita, M. inornata, M. izalcoensis, M. javanica, M. kikuyensis, M. konaensis, M. mayaguensis, M. megadora, M. oteifae, M. paranaensis và M. lopezi [4], [5]. Ở khu vực Trung Mỹ, phần lớn cà phê trồng tại đây bị ảnh hưởng bởi các loài tuyến trùng
  • 22. 10 sần rễ Meloidogyne và có 6 loài đã được ghi nhận, trong đó loài M. exigua xuất hiện phổ biến nhất và được ghi nhận được ở Costa Rica, Nicaragua và Honduras gây thiệt hại kinh tế khoảng 10% tổng giá trị sản phẩm [47], [48], [49], [50]. Hai loài M. exigua và M. incognita gây hại mạnh nhất cho cà phê ở khu vực Châu Mỹ La Tinh. Tại Braxil tuyến trùng sần rễ Meloidogyne gây thiệt hại kinh tế cho việc sản xuất cà phê lên tới 45% [50]. Ngoài ra, một số loài tuyến trùng sần rễ khác cũng được ghi nhận ở khu vực này như: M. arenaria và M. incognita đã được ghi nhận ở Cộng hòa En-Xan- Va-Đo và Cộng hòa Gua-Tê-Ma-La, M. hapla ở Cộng hòa Gua-Tê-Ma-La [51], [52], M. mayaguensis ở Cuba [53]. Trên hồ tiêu, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne làm suy giảm sự sinh trưởng của cây, gây ra bệnh vàng lá, chết chậm cho cây. Điều tra ở Braxil năm 1976 ghi nhận 91% cây hồ tiêu bị nhiễm tuyến trùng trong đó M. incognita là loài được bắt gặp nhiều nhất [54]. Tại Malaysia, M. incognita và M. javanica được báo cáo là nguyên nhân làm giảm sinh trưởng và gây triệu chứng vàng lá trên cây tiêu, nhiều cánh đồng trồng tiêu đã bị chết trụi do tuyến trùng sần rễ gây ra [55], [56], hai loài này cũng đã được ghi nhận trên hồ tiêu ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Brunei, Philipin, Braxil và Việt Nam. Trong khi đó loài M. arenaria chỉ được ghi nhận trên hồ tiêu tại Srilanka [57]. Năm 2000, loài M. piperi được mô tả là loài mới trên hồ tiêu tại Ấn Độ [58]. Trên lúa, M. graminicola là loài đại diện được tìm thấy trên lúa ở hầu hết ở các nước châu Á, phổ biến ở Burma, Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Lào, Thái lan, Đài loan, Indonesia, Philippine và Việt Nam [57]. Loài này gây thiệt hại đến năng suất lúa từ vùng núi cao, vùng đồng bằng cho đến các vườn ươm [59] gây thiệt hại lên tới 70% năng suất lúa ở Philipine [60]. Ước tính thiệt hại do tuyến trùng M. graminicola làm suy giảm năng suất lúa dao động từ 20-80% [61]. Ngoài ra, trên cây lúa còn ghi nhận thêm những tuyến trùng sần rễ khác như: M. hainamensis và M. lini ở Trung Quốc, M. triticoryzae ở Ấn Độ và 4 loài khác được tìm thấy chủ yếu trên các loài lúa cạn (M. incognita, M. javanica, M. arenaria và M. salasi) [57]. Trên khoai tây, có tới 7 loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne được ghi nhận. Ở vùng nhiệt đới gây hại mạnh nhất là loài M. incognita, tiếp đến là M. javanica, M.
  • 23. 11 arenaria. Trong khi đó các loài M. hapla, M. chitwoodi, M. fallax và M. thamesi gây hại chủ yếu ở các vùng ôn đới [57]. Sự gây hại của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne còn được ghi nhận ở nhiều nơi khác như Nam Phi, Vương Quốc Bỉ, Mỹ, Malta, Hà Lan, Ả Rập Xê Út với sự ghi nhận loài M. javanica nhiều nhất với tỷ lệ 7,35% sau đó đến loài M. incognita là 5% [62]. Trên các loại rau và hoa màu khác ghi nhận được 5 loài tuyến trùng sần rễ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất các loại rau màu bao gồm M. incognita (tỷ lệ nhiễm 53%), M. javanica (tỷ lệ nhiễm 30%), M. arenara (tỷ lệ nhiễm 8%) và M. hapla (tỷ lệ nhiễm 8%) [57]. Tầm quan trọng của nhóm tuyến trùng sần rễ này cũng được thể hiện thông qua một số lượng lớn các nghiên cứu được công bố và sách được xuất bản [2], [38], [40], [63], [64]. Một trong những nghiên cứu tập trung nhất về nhóm tuyến trùng này là dự án “The International Meloidogyne Project” năm (1975-1984) một dự án nghiên cứu tập trung vào đặc điểm sinh học, phân loại, sinh thái, phòng trừ và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp [65]. Hiện nay, các nghiên cứu về nhóm tuyến trùng này vẫn được phát triển mạnh và ghi nhận nhiều loài mới cho khoa học thuộc giống Meloidogyne. 1.1.4. Nghiên cứu phân loại các loài tuyến trùng sần rễ thuộc giống Meloidogyne 1.1.4.1. Phương pháp phân tích hình thái Việc phân loại các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne là rất cần thiết chủ yếu vẫn dựa trên hình thái, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều khó khăn vì các đặc điểm hình thái đa dạng giữa các loài và quần thể. Chitwood (1949) đã sử dụng chi tiết các đặc điểm của con cái như: kim hút, DGO, đặc điểm tấm cutin vùng chậu (perineal pattern) để mô tả các loài M. hapla, M. incognita, M. arenaira, M. exigua, M. incognita và M. javanica [10]. Các đặc điểm tấm cutin vùng chậu bao gồm các vị trí: điểm đuôi (tail terminus), phasmids, đường bên, khoảng cách vulva-anus (âm hộ-hậu môn), đặc điểm vân bao quanh vulva, anus. Tấm cutin vùng chậu này của con cái được xem là đặc điểm quan trọng khi phân loại các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne bởi vì rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các đặc điểm của tấm cắt này khá ổn định và đặc trưng cho từng loài, không thay đổi sau một khoảng thời gian nhân nuôi [31], [66]. Jebson (1983) [67]
  • 24. 12 đã phân tích thêm các đặc điểm vùng đầu con đực, hình thái lượng của kim hút; khoảng cách từ gốc kim hút đến lỗ đổ của tuyến thực quản lưng (DGO). Sau đó ông phân tích thêm các chỉ số chiều dài đuôi, hình dạng đuôi và chiều dài hyaline của ấu trùng để chia tuyến trùng sần rễ Meloidogyne ra làm 12 nhóm. Hình 1.4. Các đặc điểm chung để xác định các loài Meloidogyne A: Đặc điểm hình thái con cái với kiểu cổ; B: Hình thái tấm cutin vùng chậu; C: Phần đầu con đực trưởng thành; D: Đặc điểm kim hút; E: Đặc điểm phần đuôi ấu trùng. Hình ảnh kính hiển vi điện tử quét (SEM) của tuyến trùng đã phân tích được các đặc điểm hình thái chi tiết hơn và hỗ trợ rất nhiều cho các nghiên cứu hình thái thông thường [2], [68]. Tuy nhiên, những đặc điểm sai khác của cấu trúc của tấm cutin vùng chậu giữa các cá thể trong cùng một loài [31], [66], [69] và sự tương đồng giữa các loài đồng hình gây ra nhiều khó khăn trong phân loại nếu chỉ sử dụng riêng rẽ một đặc điểm vùng chậu [2]. Ví dụ như, loài M. paranaensis, M. konaensis, M. izalcoensis và M. mayaguensis có cấu trúc vân cutin vùng chậu gần tương tự với loài M. incognita [70]. Hơn thế nữa, phân loại các loài dựa trên các đặc điểm hình thái, hình thái lượng yêu cầu rất nhiều về kỹ năng và thời gian làm việc đặc biệt là nếu số lượng mẫu lớn hoặc các quần thể hiếm gặp lại rất khó căn cứ vào các đặc điểm này [71], [72], [73]. Sự khác nhau giữa các loài gần gũi rất khó phân biệt được qua hình thái nhất là đối với nhóm phức hợp loài (species complex) thuộc giống Meloidogyne [2]; hay như các loài Radopholus gặp ở Việt Nam chỉ phân biệt được sau khi phân tích biệt thức chuẩn CDA của các chỉ số hình thái lượng và phải dùng các đặc trưng phân tử để chắc chắn loài đã gặp [74].
  • 25. 13 1.1.4.2. Phương pháp phân tích phân tử Phân loại tuyến trùng bằng phân tử được bắt đầu bằng phương pháp PCR sử dụng các chỉ thị phân tử và phân tích trình tự gen [75], [76] cho phép việc phân loại các loài này nhanh và chính xác hơn so với phương pháp hình thái truyền thống, từ đó đưa ra vị trí phân loại của loài và phát sinh chủng loại của các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne [77]. Phương pháp PCR có thể áp dụng với DNA được tách chiết từ trứng, ấu trùng, con cái hoặc con đực, có thể phân tích từ 1 cá thể trong mẫu có lẫn nhiều quần thể với nhau, thời gian bảo quản mẫu có thể lên đến vài năm [75], [78]. Cho tới nay kỹ thuật phân tử có thể áp dụng trong định dạng và định lượng các loài Meloidogyne spp. trong mẫu khi có hơn 2 loài bằng phương pháp PCR đa mồi (Multiplex-PCR) [79]. Phân loại tuyến trùng bằng phân tích trình tự các vùng gen là một trong những phương pháp đáng tin cậy nhất trong phân loại tuyến trùng sần rễ. Các phương pháp hiện nay bao gồm phân tích các vùng gen trong hệ gen nhân (rDNA) và các vùng gen trong hệ gen ty thể (mtDNA) [17], [80], [81], [82], [83], [84]. Hệ gen nhân Các vùng gen trong hệ gen nhân được sử dụng trong phân loại một số loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne khác nhau, do đây là vùng gen vừa có tính bảo thủ vừa có tính đa dạng thích hợp để phân biệt các loài gần gũi. Trong hệ gen nhân này, một tổ hợp gen quan trọng gọi là tổ hợp DNA ribosome (rDNA) bao gồm vùng giao gen (ITS1 và ITS2) và vùng gen 18S, 26S, 28S và 5.8S. Trong đó vùng ITS1 nằm giữa 2 vùng gen 18S và 5,8S; vùng ITS2 nằm giữa 2 vùng gen 5,8S và 28S; hai vùng này có mức độ biến đổi ngoài loài rất cao khó có thể sử dụng để so sánh các loài khác giống nhưng lại phù hợp để phân tích giữa các loài khác nhau trong cùng một giống [81], [85], [86]. Vùng gen 18S, 26S, 28S và 5.8S được sắp xếp theo cặp đối xứng tách biệt với vùng ITS và ETS và liền với vùng IGS [87]. Các vùng gen mã hóa ribosome 18S, 28S, 5.8S thường được sử dụng trong phân tích phát sinh chủng loại của tuyến trùng do chúng bảo thủ hơn so với các vùng không phiên mã ribosome (ITS, ETS và IGS) và tham gia vào mã hóa gen cấu trúc [77]. Landa et al., 2008 [14] phân loại loài M. hispanica phân lập từ Braxil, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha dựa trên vùng gen 18S, 5.8S, ITS2 và D2D3. Các nghiên cứu sử dụng vùng gen
  • 26. 14 ITS, ETS và IGS trong đó vùng gen IGS có thể phân biệt sơ bộ một số loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne [84]. Một số phương pháp khác như phân tích RAPD, SCAR có thể sử dụng để phân loại một số loài trong giống Meloidogyne [80], [81], [82], [84], [88]. Vùng gen 28S-rDNA được ứng dụng thành công trong phân loại tuyến trùng sần rễ Meloidogyne đặc biệt là phân đoạn mở rộng vùng D trên vùng 28S (vùng gen D2D3). Các biến đổi của phân đoạn này đã được sử dụng nghiên cứu sự phát sinh chủng loại của tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne với các giống tuyến trùng thực vật khác [87], [89], [90], [91]. Với tính chất bảo thủ và lặp lại trong cấu trúc gen của phân đoạn D2D3 nên phân loại các loài Meloidogyne khác nhau dễ dàng hơn, tuy nhiên lại không thể phân biệt được các loài gần gũi thuộc nhóm nhiệt đới (nhóm Meloidogyne incognita- MIG) do chúng có mức độ bảo thủ hơn [14]. Phân tích vùng gen nhân đã ghi nhận tiến hóa của các loài Meloidogyne được chia thành ba nhánh chính: Nhánh thứ I gồm M. enterolobii và nhóm tuyến trùng sần rễ nhiệt đới (MIG: M. incognita, M. javanica, M. arenaria, M. floridensis, M. ethiopica, M. inornata, M. luci). Nhánh thứ II bao gồm các loài thuộc vùng khí hậu ôn đới với đại diện là M. Hapla. Nhánh thứ III lại được chia ra làm 2 nhóm lớn A và B: nhóm A chứa các loài như M. fallax, M. chitwoodi và M. minor nhóm B chứa các loài như , M. naasi, M. gramnicola, M. oryzae. Bên cạnh 3 nhóm chính còn một số loài (sister) phân tách ra như M. mali, M. ichinohei, M. artiellia, M. baetica, M. coffeicola và M. camelliae [15] , [19], [24] , [92], [93], [94]. Gen ty thể- mtDNA Vùng gen ty thể có thể giải quyết được một phần các vấn đề chưa được giải quyết được của hệ gen nhân, do hệ gen ty thể có sự bảo thủ cao giữa các quần thể trong cùng 1 loài nhưng lại có sự biến đổi cao giữa các loài khác nhau [24], [95]. Hiện nay vùng gen ty thể COI được sử dụng cho phân loại hầu hết các loài trong giới động vật [96] và vùng gen này cũng đã được nghiên cứu nhiều cho tuyến trùng thực vật thuộc các giống khác nhau như: Bursaphelenchus [97]; Pratylenchus [98]; Aphelenchoides [99]; Scutellonema [100]. Vùng gen này cũng đưa kết quả rất tốt cho phân tích phát sinh chủng loại của giống Meloidogyne [19], [77], [101], [102]. Các nghiên cứu và so sánh toàn bộ vùng gen ty thể của một số loài Meloidogyne
  • 27. 15 spp. Kết quả ghi nhận được kích thước vùng gen ty thể của loài M. arenaria khoảng 18,8kb; loài M. enterolobii khoảng 18,9kb; loài M. javanica khoảng 19,6kb; loài M. chiwoodi khoảng 19,7kb; loài M. incognita từ 18,6-19,1kb và loài M. graminicola từ 19,6-20,0kb [5], [103], [104]. So sánh với kích thước các loài tuyến trùng thực vật khác thì các loài Meloidogyne spp. có kích thước vùng gen ty thể nhỏ hơn, cụ thể như ở loài Pratylenchus vulnus khoảng 21,6kb và Heterodera glycines từ 21- 22kb [105], [106], lớn hơn ở một số loài như Bursaphelenchus spp từ 14,5-14,7kb; Rotylenchus similis từ 16,8kb. Các phân tích chỉ ra ba codon mở đầu (ATT, TTA, ATA) thường được ghi nhận ở bộ gen ty thể của M. arenaria, M. enterolobii và M. javanica. Riêng bộ ba TTA không ghi nhận ở tuyến trùng thực vật khác mà chỉ ghi nhận được trong loài M. chitwoodi (vùng NAD6, NAD4L, NAD5) và loài M. incognita (COI, NAD6, COII-16S, NAD3 và NAD5) [5], [107]. Đoạn gen ty thể bao gồm vùng gen COII và 16S đã được sử dụng rất hiệu quả trong phân loại các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp., nhất là một số loài có tính bảo thủ thấp như: M. enterolobii và M. javanica [78], [108]. Tuy nhiên khi so sánh 6 vùng gen ty thể của các loài Meloidogyne phổ biến bao gồm M. arenaria, M. javanica và M. incognita có sự biến đổi di truyền rất thấp giữa 3 loài này. Kiewnick et al., (2014) [109] đã mô tả đây là phức hợp loài Meloidogyne nhiệt đới với sự biến đổi rất thấp ở vùng gen COI và COII, mặc dù các loài này mang các đặc điểm hình thái đặc trưng khác nhau như đặc điểm kim hút, vùng đầu con đực, vùng cutin vùng chậu của con cái [110]. Ngoại trừ loài M. enterolobii, nhóm tuyến trùng nhiệt đới bao gồm các loài có quan hệ chặt chẽ được gọi chung là nhóm loài Meloidogyne incognita (MIG) bao gồm các loài: M. incognita, M. javanica, M. arenaria, M. floridensis, M. ethiopica, M. inornata, M. luci [111], [21], [112], [5]. Mối quan hệ chặt chẽ này thể hiện trên các vùng gen ty thể như vùng gen NAD3 hoàn toàn giống nhau trong nhóm này và gen COI cũng không có sự sai khác [109]. Tuy nhiên theo Janssen et al. (2016) [113] cho rằng hầu hết các gen ty thể đều thể hiện mức độ đa dạng di truyền trong nhóm này với mức sai khác từ 0-1,5% và sự đa dạng thấp giữa các loài này nhưng vẫn mang tính thông tin di truyền cho từng loài, các phân tích tiếp theo ghi nhận vùng gen NAD5 chứa nhiều vị trí biến đổi và đặc biệt ưu tiên cho nhóm loài MIG này. Trong khi các loài này thuộc một kiểu haplotye giống nhau ở vùng gen COII-
  • 28. 16 16S [24], vì vậy vùng gen NAD5 có thể được sử dụng trong trong phân loại các loài gần gũi trong nhóm loài nhiệt đới MIG. Với sự hỗ trợ của sinh học phân tử, việc phân loại của tuyến trùng ký sinh thực vật nói chung và tuyến trùng ký sinh sần rễ nói riêng chính xác hơn [1]. Tuy nhiên đối với 3 loài M. incognita, M. javanica và M. arenaria các vùng gen này có sự biến đổi không đáng kể nên khó tách loài trong nghiên cứu phân tử và phát sinh chủng loại [113]. Hugall et al. (1999) [114] đã phân tích trình tự ITS của các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne và ghi nhận rằng có thể nhầm lẫn khi phân loại 3 loài này nếu chỉ sử dụng vùng gen ITS. Mặc dù vậy, khả năng sử dụng trình tự đoạn gen ITS vẫn có thể được thực hiện đối với nhóm loài khác 3 loài M. incognita, M. javanica và M. arenaria [1]. Tương tự các nghiên cứu về vùng gen D2D3 trên 3 loài M. incognita, M. javanica và M. arenaria cũng gặp khó khăn khi phân loại chúng [14]. Vì vậy, một số phương pháp khác được đề cập đến như nghiên cứu phát triển cặp mồi đặc hiệu (specific primers) phục vụ cho giám định nhanh các loài Meloidogyne phổ biến như M. incognita, M. javanica, M. arenaria, M. hapla, M. chitwoodi,… bằng kỹ thuật phân tử SCAR-PCR [115], [116]. Tuy nhiên, hạn chế của các phương pháp này là chỉ phân loại được 1 loài trong một phản ứng PCR do vậy tốn thời gian và chi phí cho việc phân loại. Để khắc phục những hạn chế của các phương pháp phân tử trên, phương pháp Multiplex-PCR khuyếch đại đoạn DNA với nhiều cặp mồi trong cùng một phản ứng PCR có thể phân loại nhanh được 3 loài M. arenaria, M. incognita, M. javanica với băng sản phẩm tương ứng 420bp, 300bp và 670bp bằng 3 cặp mồi đặc hiệu Far/Rar; Mi2F4/Mi1R1; Fjav/Rjav [79]. 1.2. Tình hình nghiên cứu tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne tại Việt Nam 1.2.1. Tình hình nghiên cứu chung tại Việt Nam Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne được biết đến là tác nhân gây hại chính tại các vùng chuyên trồng rau, cây thuốc và các loại cây trồng khác. Trên hồ tiêu nhóm tuyến trùng này là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh “chết chậm” và có tương tác với bệnh “chết nhanh” ở một số vùng trồng chuyên canh. Các nghiên cứu công bố đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó chủ yếu là thành phần loài, phạm vi ký chủ, sự phát triển số lượng quần thể tuyến trùng và các biện pháp phòng trừ. Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (2000) [6] có 5 loài tuyến
  • 29. 17 trùng sần rễ thuộc giống Meloidogyne được tìm thấy ở Việt Nam bao gồm M. incognita, M. javanica, M. graminicola, M. cynariensis và M. arenaria. Trong đó loài M. incognita ký sinh gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác nhau như: cà chua, thuốc lá, nghệ, gừng, tàu bay, cỏ, bí đỏ. Trên lúa, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. được cho là tác nhân gây bệnh chùn rễ, làm giảm năng suất cây trồng [117]. Ngô Thị Xuyên và cs. (2000) [118] ghi nhận 3 loài M. incognita, M. arenaria và M. javanica là những loài gây hại chủ yếu cho các cây trồng phổ biến ở Hà Nội. Nguyễn Hữu Tiền và cs. (2013) [119] đã ghi nhận 3 loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne: M. incognita, M. javanica, M. arenaria trên 6 loại cây thuốc tại Quảng Ninh: Tàu bay (Crassocephalum crepidioides), Râu mèo (Orthosiphon stamineus), Nghệ vàng (Curcuma longa), Hoài Sơn (Dioscorea persimilis), Kim Tiền Thảo (Desmodium styracifolium) và Kim Ngân (Lonicera japonica). Trên cà rốt tại Hải Dương ghi nhận được 2 loài Meloidogyne bao gồm M. arenaria; Meloidogyne sp. [120]. Nguyễn Thị Duyên và cs. 2017 [121] đã khảo sát thành phần tuyến trùng ký sinh thực vật trên các vùng trồng rau tại tỉnh Nam Định đã ghi nhận 2 loài tuyến trùng sần rễ: M. incognita ký sinh trên 14 loại cây rau màu bao gồm cà rốt, rau muống, ngô, bí, dưa chuột, lạc, chuối, khoai lang, rau dền, rau ngót, cỏ và loài M. arenaria ký sinh trên 5 loại cây rau bao gồm chuối, lạc, bí, dưa chuột, dền cơm. Với tần suất bắt gặp trong đất lên tới 78,8% và trong rễ là 66,7% tổng số mẫu phân tích. Trên hồ tiêu, các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne được xác định là nguyên nhân làm giảm năng suất và có khả năng phá hủy các vườn hồ tiêu ở Việt Nam [122]. Trần Thị Thu Hà và cs. (2011) [123] nghiên cứu thành phần loài tuyến trùng trên cây hồ tiêu tại Cam Lộ-Quảng Trị ghi nhận tuyến trùng sần rễ Meloidogyne là phổ biến nhất với mật độ cao nhất trong đất và rễ cây vào tháng 2- được xem là thời điểm thích hợp cho tuyến trùng tăng sinh. Trịnh Thị Thu Thủy (2012) [124] đã phân tích 123 mẫu hồ tiêu ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với tỷ lệ bị nhiễm M. incognita lên tới 99%. Tại Phú Quốc tỷ lệ hồ tiêu bị nhiễm M. incognita là 98,4%. Nghiên cứu về đa dạng quần xã tuyến trùng đất tại khu vực trồng hồ tiêu tỉnh Đồng Nai tháng 4 năm 2013 chỉ ra rằng tuyến trùng sần rễ
  • 30. 18 Meloidogyne là nhóm tuyến trùng chiếm ưu thế và có mặt ở tất cả các điểm thu mẫu (từ 11,6-60,3%) [125]. Đến năm 2016, diện tích bị nhiễm tuyến trùng thực vật là 6.737 ha, diện tích nhiễm tăng 742 ha so với kỳ trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 2.066 ha. Trong đó diện tích bị nhiễm tuyến trùng sần rễ Meloidogyne tương tác gây ra bệnh chết nhanh, chết chậm trên hồ tiêu chiếm diện tích 6.624 ha, diện tích nhiễm tăng 189 ha so kỳ trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3.532 ha [126]. Năm 2018, tại Phú Yên 125 ha hồ tiêu đang mắc bệnh chết nhanh, chết chậm một phần do tuyến trùng sần rễ gây nên, trong đó 105 ha tiêu trong giai đoạn thu hoạch bị chết chậm và 20 ha tiêu bị bệnh chết nhanh. Hình 1.5. Hồ tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm. (A) Triệu chứng chết chậm; (B) chết nhanh trên Hồ tiêu (Ảnh: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam) Trên cây cà phê, Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (2001) [127] ghi nhận loài M. incognita ở trên cà phê có mặt hầu hết ở các vùng thu mẫu ở Việt Nam. Trinh et al. (2009) [9] đã ghi nhận sự có mặt của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne trên cà phê ở 15 địa điểm của 5/8 tỉnh khảo sát (Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) với tần suất xuất hiện trong đất là 21% và trong rễ là 12%. Hiện tại, loài M. enterolobii là đối tượng cảnh báo trong kiểm dịch và cũng đã xuất hiện ở Việt Nam trên vùng trồng cây ăn quả ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu A B
  • 31. 19 Long [128]. Loài này cũng được biết đến gây hại nghiêm trọng ở các vùng trồng cà phê ở Cu Ba và nhiều cây trồng khác nhưng chưa có những nghiên cứu khẳng định loài M. enterolobii có ký sinh trên các cây trồng khác ở Việt Nam. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tuyến trùng sần rễ Meloidogyne tại Tây Nguyên 1.2.2.1. Tổng quan Tây Nguyên Tây Nguyên là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng đây là một trong 3 tiểu vùng của miền Trung Việt Nam. Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do ảnh hưởng của độ cao nên ở các cao nguyên có độ cao 400-500m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, cao nguyên có độ cao trên 1000m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm. Tây Nguyên có đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60% diện tích đất bazan trên cả nước, đất bazan giàu chất dinh dưỡng, tầng phong hoá sâu, phân bố tập trung thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh qui mô lớn với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, nên đây là vùng có diện tích cây công nghiệp lớn nhất cả nước với các cây trồng xuất khẩu chủ lực là cà phê và hồ tiêu. Các cây lương thực hàng năm như ngô, sắn, đậu tương… cũng chiếm diện tích lớn so với các vùng khác trong cả nước, qua đó góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp giúp phát triển bền vững kinh tế vùng Tây Nguyên [129]. Theo số liệu thống kê của Cục trồng trọt, năm 2014 diện tích cà phê trên cả nước khoảng 653.000 ha, trong đó tỉnh Đắk Lắk là 210.000 ha chiếm 32,1% tổng diện tích của cả nước, tỉnh Đắk Nông 122.278 ha chiếm 18,7% diện tích, tỉnh Gia Lai 78.030 ha chiếm 11,9%, tỉnh Lâm Đồng 153.432 ha chiếm 23,5%, tỉnh Kon Tum 13.381 ha chiếm 2% diện tích. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật nên sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 của vùng Tây Nguyên đạt hơn 1.34 triệu tấn; riêng địa bàn tỉnh Đắk Lắk niên vụ 2015-2016 xuất khuẩn cà phê đạt 196.391 tấn, tăng 19.294 tấn so với cùng kỳ năm trước, chiếm 11,26% so với cả nước, kim ngạch xuất khẩu cà phê tại Đắk Lắk đạt 356,479 triệu USD [130].
  • 32. 20 Hình 1.6. Vị trí 5 tỉnh Tây Nguyên trên bản đồ Việt Nam Theo số liệu thống kê năm 2014 của Sở NN&PTNT Đắk Nông, tổng diện tích trồng hồ tiêu năm 2014 của tỉnh đạt 14.720 ha với năng suất trung bình 21 tạ/ha. Ước lượng tiêu thụ tiêu năm 2015 của Đắk Nông đạt khoảng 19.000 tấn. Tại Đắk Lắk năm 2014 khảo sát vùng trồng tiêu chuyên canh tại huyện EaH‟Leo với
  • 33. 21 diện tích khoảng 4.000 ha, riêng xã EaH‟Leo có 1.600ha (trong đó 100 ha tiêu già trên 10 năm tuổi) với sản lượng thu họach toàn xã đạt 1.700 tấn [131]. 1.2.2.2. Tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne tại Tây Nguyên Hiện nay diện tích lớn vườn trồng cà phê và hồ tiêu bị già cỗi và cho năng suất thấp, do đó một lượng lớn diện tích đã được tái canh, trong giai đoạn từ năm 2010-2016, 5 tỉnh Tây Nguyên đã tái canh trên 80.000 ha (tỉnh Lâm Đồng 43.000 ha, tỉnh Đắk Lắk 19.000 ha, tỉnh Đắk Nông 8.400 ha, tỉnh Gia Lai 5.700 ha và tỉnh Kon Tum là 1.500 ha) [130]. Tuy với diện tích tái canh lớn nhưng kết quả năng suất không được cao do rất nhiều nguyên nhân như địa phương thiếu các quy hoạch tổng thể hay tình hình sâu bệnh. Một trong những nguyên nhân hiện nay đang tàn phá nặng nề các vườn trồng cà phê đó là tuyến trùng ký sinh gây bệnh thực vật, trong đó có tuyến trùng sần rễ thuộc giống Meloidogyne là nguyên nhân chính. Đây được xem là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên các vùng trồng cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên [9]. Viện Bảo vệ Thực vật (2008) [132] đã xác định loài M. incognita phổ biến trong đất và rễ của hồ tiêu, đây là loài gây hại chính và phổ biến trên hồ tiêu ở Đắk Nông, kết hợp với các yếu tố gây hại khác làm cho cây bị rụng đốt và chết. Trịnh Thu Thủy (2010) [124] phân tích 240 mẫu thu ở 36 vườn hồ tiêu tại 3 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum ghi nhận tỷ lệ 97,1% mẫu hồ tiêu bị nhiễm M. incognita, trong đó tỷ lệ bị nhiễm M. incognita cao nhất là ở Gia Lai. Lê Đức Khánh và cs. (2013) [7] ghi nhận trên hồ tiêu 3 loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne, trong đó 2 loài M. incognita, Meloidogyne sp. ghi nhận tại Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và 1 loài M. javanica tại tỉnh Đắk Lắk với tần suất xuất hiện Meloidogyne trong đất là 92,5% và 62,5% trong rễ. Trên cà phê, Trinh et al. (2009, 2013) [9] [133] đã ghi nhận sự có mặt của 2 loài M. exigua và M. coffeicola [74]. Lê Đức Khánh và cs. (2013) [7] đã ghi nhận loài M. incognita trên cà phê tại 4 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) và loài M. exigua tại Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Vũ Anh Tú và cs. (2014) [8] cũng xác định có 11 giống tuyến trùng thực vật ký sinh trong rễ và đất cà phê tại Easao- Gia Lai trong đó tần suất xuất hiện lớn nhất là tuyến trùng sần rễ
  • 34. 22 Meloidogyne, đây được xác định là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh vàng lá và gây chết trên cà phê. Hàng năm có tới hàng trăm hecta cà phê, hồ tiêu đã phải loại bỏ để trồng những cây trồng khác. Tuy nhiên khi cà phê bị nhiễm bệnh thì tuyến trùng sần rễ Meloidogyne sẽ tồn tại trong đất nên sẽ gặp khó khăn khi trồng lại cà phê, hồ tiêu vì bệnh sẽ quay lại nên những vùng đất này thường sẽ bị bỏ hoang hoặc trồng những cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế thấp [74]. Qua khảo sát của Trinh et al. (2011) [134] tại Tây Nguyên, các loài tuyến trùng này có khả năng tồn tại trong đất không có cây chủ sau 1 năm loại bỏ cây cà phê bị bệnh. Chứng tỏ ngoài phổ ký chủ rộng rãi loài này còn có khả năng tồn tại trong đất rất lâu ngày cả trong điều kiện khắc nghiệt mùa khô tại Tây Nguyên. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu ghi nhận là loài M. incognita trên cà phê và hồ tiêu và có nhiều loài chưa được xác định. Với các triệu chứng nốt sần ghi nhận rất khác nhau trên cây cà phê và hồ tiêu cho thấy có ít nhất hơn một loài ký sinh trên cà phê và hồ tiêu [9]. Đặc biệt, một số mẫu tuyến trùng sần rễ Meloidogyne trên cà phê ở Tây Nguyên vẫn chưa được phân loại cần nghiên cứu tiếp [7], [8]. 1.3. Biện pháp phòng trừ sinh học tuyến trùng sần rễ Meloidogyne Phòng trừ sớm là giải pháp quan trọng trong việc kiểm soát tuyến trùng. Hiện nay, các biện pháp phòng trừ được sử dụng khi cây đã có biểu hiện triệu chứng thì bệnh do tuyến trùng gây ra đã tương đối nặng nên việc phòng trừ sẽ khó có hiệu quả hoặc có tác dụng chậm trễ. Do vậy, cần có các biện pháp phòng bệnh và phát hiện sớm các dấu hiệu gây bệnh trên cây cho kịp thời. Đối với những cây bị bệnh nặng thì tốt nhất là đào hết rễ, tiêu hủy, phơi đất, khử trùng đất, khử trùng hố trồng [37] . Có nhiều biện pháp khác nhau đã được đưa ra để phòng trừ tuyến trùng gây hại trên cây bao gồm: (1) các biện pháp chọn giống, chọn những giống tốt, sạch có khả năng kháng bệnh; biện pháp canh tác như vệ sinh đồng ruộng, tưới ủ, phân bón; (2) Biện pháp vật lý dựa trên sự tương thích của tuyến trùng với nhiệt độ và môi trường để tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của chúng. Tuyến trùng rất mẫn cảm với nhiệt độ, đa số tuyến trùng không chịu được nhiệt độ trên 60o C do đó các biện pháp xử lý nhiệt đa số đều cho hiệu quả cao, nhưng chúng cũng đòi hỏi chi phí cao
  • 35. 23 và thời gian dài; (3) Biện pháp hóa học đã được sử dụng rộng rãi để phòng trừ tuyến trùng ký sinh thực vật. Mặc dù các biện pháp hoá học có hiệu quả rất lớn tuy nhiên các biện pháp này thường gây ô nhiễm môi trường và độc hại cho người, động vật. (4) các biện pháp sinh học là một hướng phòng trừ mang lại hiệu quả kinh tế, có thể lợi dụng được những đặc điểm tự nhiên có ở trong đất để phòng trừ, làm giảm số lượng tuyến trùng gây hại. Biện pháp sinh học hay phòng trừ sinh học là một biện pháp tạo ra các sản phẩm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới tuyến trùng ký sinh thực vật. Đó là một loạt các vi sinh vật sống trong đất có khả năng ăn thịt, phân hủy hoặc ức chế sự sinh trưởng của tuyến trùng. Hoặc hợp chất được tạo ra từ các loại thực vật có khả năng hạn chế sự phát triển của tuyến trùng [135]. Đối với hợp chất từ thực vật có thể được lựa chọn thay thế cho các sản phẩm hóa học, bởi vì chúng phân hủy thành các sản phẩm không độc hại, ít tác dụng phụ hơn cho sinh vật và môi trường [136], [137]. Trước đây Ấn Độ đã sử dụng dịch chiết cây Neem (Azadirachta indica) như là một loại thuốc trừ bệnh, các nghiên cứu sau này từ dịch chiết từ cây Neem có thể ức chế sự sinh trưởng của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne trên cà chua [138]. Các nghiên cứu với bánh Neem có thể là độc tố đối với tuyến trùng ký sinh thực vật nhưng lại không tác dụng đối với vi sinh vật sống tự do trong đất. Sản phẩm từ bánh Neem có thể giảm tới 67-90% tuyến trùng M. hapla trong nhà kính [139]. Tại Việt Nam, từ những năm 1995 đã sử dụng thuốc thảo mộc từ hạt và lá cây sầu đâu rừng Brucea javanita làm giảm tuyến trùng trên hồ tiêu [122]. Nguyen et al. (2011) [140] đã thử nghiệm các hợp chất được chiết xuất (CCE) từ cây quế đơn (Cinnamomun cassia) lên rễ và đất của cây dưa chuột bị nhiễm tuyến trùng M. incognita, kết quả sau 14 ngày thử nghiệm số lượng ấu trùng (J2) trong đất và rễ dưa chuột giảm đi đáng kể với liều lượng thử nghiệm 1, 5, 10 mg/ml dịch CCE. Sau 28 ngày thử nghiệm số lượng J2 ở 2 nồng độ 5 và 10 mg/ml thấp hơn nhiều so với J2 ở nồng độ 1mg/ml dịch CCE , chứng tỏ các sản phẩm từ dịch chiết cây quế có khả năng phòng trừ tuyến trùng. Nguyen et al. (2013) [141] đã sử dụng acid gallic (GA) chiết xuất từ cây chiêu liêu (Terminalia nigrovenulosa) ức chế tới 95,8% trứng Meloidogyne nở ra ở nồng độ 2 mg/ml dịch sau 3 ngày thử nghiệm và gây chết 100% ấu trùng Meloidogyne nồng độ acid GA 1.0mg sau 12 giờ thử nghiệm. Tuy nhiên, các sản phẩm từ thực vật thường có một số nhược điểm
  • 36. 24 như: công nghệ sản xuất phức tạp và giá thành cao, nên kết quả ứng dụng thuốc trong thực tế còn rất hạn chế [37]. Đối với các các biện pháp bằng vi sinh vật: Dựa trên đặc tính cấu tạo và sinh dưỡng của tuyến trùng ký sinh thực vật mà tìm kiếm những vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ sinh học, hiện nay chủ yếu dựa vào các vi sinh vật đối kháng có khả năng kháng hoặc giết chết tuyến trùng, Theo Vũ Triệu Mân (2007) [142] tuyến trùng thường bị tấn công bởi nhiều vi sinh vật đối kháng tồn tại trong đất như virus, vi khuẩn, nấm, côn trùng, tuyến trùng ăn thịt…. thường gặp các loại vi sinh vật sau đây: - Vi khuẩn Pasteuria penetrans: đây là nhóm vi khuẩn gram dương, có khả năng hình thành bào tử và ký sinh bắt buộc trên tuyến trùng, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne dễ bị nhiễm vi khuẩn P. penetrans khi tiếp xúc với nội bào tử, nội bào tử sẽ gắn vào biểu bì của ấu trùng, ấu trùng này sau đó xâm nhập vào rễ cây và bắt đầu dinh dưỡng trước khi bào tử được nảy mầm , sau khi nảy mầm bào tử sẽ đâm ra làm rách lớp kitin bên ngoài của ấu trùng làm cản trở sự sinh trưởng của tuyến trùng, P. penetrans làm giảm mật độ tuyến trùng lên đến 99% trong 3 tuần. Vi khuẩn P. penetrans còn tồn tại lâu dài trong đất mà không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân khác, tuy nhiên vi khuẩn này lại rất khó bắt gặp trong tự nhiên cũng như khó phân lập và nhân nuôi sinh khối lớn nên ít được sử dụng trong phòng trừ [142]. - Các vi sinh vật như nấm có khả năng bẫy tuyến trùng, tạo ra các mạng bẫy dạng lưới để bắt và giết tuyến trùng, sau khi tuyến trùng chết sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng giàu nitơ cho nấm. Tuy nhiên hầu hết các loại nấm này có nhược điểm là không tạo khuẩn lạc nhanh, khả năng cạnh tranh thấp với các tác nhân bên ngoài môi trường và trong đất nên khả năng phòng trừ tuyến trùng không cao [142]. - Các vi sinh vật có khả năng nội ký sinh chúng xâm nhập vào cơ thể tuyến trùng để gây bệnh cho chúng có thể kể đến một số loại nấm như Nematocomus spp., Meria coniospora đã được thử nghiệm cho khả năng ký sinh này. Điển hình như tuyến trùng M. hapla gây hại trên khoai tây bị kiểm soát bởi nấm M. coniospora [143]. Một số loại nấm như: Exophiala pisciphila, Scytalidium fulvum, Paraphoma radicina, Phoma terrestris, Paecilomyces lilacinus; Paecilomyces variotii, có khả
  • 37. 25 năng ký sinh trên trứng tuyến trùng, bọc trứng bằng các sợi nấm và xâm nhập vào bên trong, phá hủy trứng tuyến trùng [144]. Những loại nấm này tương đối dễ nuôi cấy và có thể ký sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của tuyến trùng (trứng, ấu trùng và trưởng thành). Trong số các loài nấm ký sinh trứng và ấu trùng của tuyến trùng, nấm Paecilomyces spp. là loại nấm hoại sinh trong đất, được quan tâm và nghiên cứu nhiều nhất, do tiềm năng ký sinh và khả năng kiểm soát quần thể tuyến trùng thực vật tốt, trong đó có P. lilacinus là loài có khả năng ký sinh trên tuyến trùng. Jones et al. (1984) ghi nhận loài P. lilacinus là một trong những tác nhân sinh học rất hiệu quả trong phòng trừ tuyến trùng ký sinh cây trồng [145]. Kiewnick và Sikora (2006) đã thử nghiệm khả năng kiểm soát tuyến trùng sần rễ M. incognita ký sinh trên cà chua của nấm Paecilomyces lilacinus strain 251 làm giảm lượng nốt sần trên rễ 66% và số lượng túi trứng tới 74% và mật độ ấu trùng trong rễ giảm 71% so với mẫu đối chứng [146]. Với cơ chế là ký sinh trực tiếp lên trứng, ấu trùng đồng thời sản sinh ra các enzyme như leucinotoxin, chitinase, protease, và acid acetic có khả năng phân hủy lớp kitin bên ngoài của ấu trùng và ức chế nở trứng [147], [148]. Tại Việt Nam, Ngô Thị Xuyên (2000) [118] bước đầu thử nghiệm 2 loài nấm đối kháng Paecilomyces lilacinus và Gliocladium sp, diệt được ấu trùng tuổi 2 và trứng của M. incognita trên một số vùng rau Hà Nội. Trần Thị Kiều Lâm (2010) [149] đã khảo sát khả năng đối kháng một số dòng nấm Paecilomyces spp. và Trichoderma spp. với tuyến trùng sần rễ trong điệu kiện invitro và nhà lưới, kết quả ghi nhận dịch trích của bốn dòng nấm P. lilacinus, Paecilomyces sp. (1), Paecilomyces sp. (2), Paecilomyces sp. (TH) có hiệu quả làm chết 99% ấu trùng sau 48 giờ thí nghiệm, đối với nấm Tricoderma sp là 99% ấu trùng sau 72 giờ thí nghiệm, tác giả đã kết luận nấm P. lilacinus có khả năng cao nhất trong phòng trừ tuyến trùng sần rễ. Ngoài ra, một số dòng vi khuẩn cũng có khả năng sản sinh ra các enzyme làm phân hủy lớp kitin bên ngoài của ấu trùng và lớp gelatin bên ngoài túi trứng được ứng dụng rộng rãi, một trong số đó là vi khuẩn thuộc giống Lysobacter spp. rất phổ biến trong đất, có vai trò như vi khuẩn đối kháng có khả năng phòng trừ nhiều loại tuyến trùng thực vật cũng như nhiều loại nấm gây bệnh cho cây [150]. Chủng vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124 có khả năng sản sinh ra các lytic enzymes và các chất kháng sinh để ức chế tuyến trùng. Các lytic enzymes này sẽ
  • 38. 26 sản sinh ra các chất phân hủy chitinases, glucanases, lipases và proteases và một số hoạt chất có tác dụng tiêu diệt tuyến trùng. Một trong số các hoạt chất đó được xác định là là 4- hydroxyphenylacetic acid (4-HPAA), đây được xem như là một chất kháng sinh từ vi khuẩn L. antibioticus HS124 [151]. Theo Yoon et al. (2012) [29] enzymes và kháng sinh của các vi khuẩn L. antibioticus HS124 này có khả năng phân hủy kitin trên tuyến trùng M. incognita, đồng thời vi khuẩn này có khả năng kích thích sinh trưởng trên cây. Những nghiên cứu hiện tại cũng xác nhận khả năng phòng trừ tuyến trùng sần rễ M. incognita dựa trên các chất phân hủy kitin và kháng sinh của các chủng vi khuẩn này, ngoài ra có thể làm gia tăng sinh trưởng của cây do sau thử nghiệm vi khuẩn L. antibioticus HS124 cây thường sinh trưởng mạnh ở thân lá và rễ so với mẫu đối chứng [29]. Tại Hàn Quốc, vi khuẩn L. antibioticus HS124 đã được đánh giá tốt trong phòng trừ tuyến trùng M. incognita và đã phát triển thành thương phẩm GCM, tuy nhiên chưa có thử nghiệm đối với chủng M. incognita tại Việt Nam.
  • 39. 27 CHƢƠNG 2 NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung, đối tƣợng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Nội dung nghiên cứu  Nghiên cứu phân bố, tần suất bắt gặp và mật độ của tuyến trùng sần rễ trên một số cây trồng quan trọng: cà phê, hồ tiêu, rau màu và cây trồng xen ở Tây Nguyên.  Nghiên cứu đa dạng loài và hình thái của các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne ở Tây Nguyên.  Nghiên cứu đa dạng di truyền của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne ở khu vực Tây Nguyên dựa trên phân tích các vùng gen nhân và gen ty thể.  Đánh giá ảnh hưởng của vi sinh vật đối kháng: nấm Paecilomyces javanicus, vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124 tới tuyến trùng M. incognita. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu Các loài tuyến trùng sần rễ thuộc giống Meloidogyne 2.1.3. Vật liệu nghiên cứu - Một số cây trồng vùng Tây Nguyên: cà phê, hồ tiêu, rau màu, ổi, lúa. - Nấm Paecilomyces javanicus được cung cấp bởi trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN, vi khuẩn Lysobacter antibioticus HS124 từ chế phẩm GCM của Đại học Quốc gia Chonnam (Hàn Quốc). - Kháng sinh 4-Hydroxyphenylacetic (4-HPAA) từ hãng Sigma. 2.1.4. Thời gian, địa điểm nghiên cứu - Thời gian khảo sát thực địa được tiến hành từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 3 năm 2017 tại một số địa điểm thuộc các huyện: CưM„ga (tỉnh Đắk Lắk); Di Linh (tỉnh Lâm Đồng); Kiến Đức (tỉnh Đắk Nông); Chư Sê (tỉnh Gia Lai) và Đắk Hà (tỉnh Kon Tum) (hình 2.1). - Các nghiên cứu hình thái, nhân nuôi thử nghiệm về hiệu lực phòng trừ của một số vi sinh vật đối kháng được thực hiện tại phòng Tuyến trùng học và các nghiên cứu về đa dạng di truyền được thực hiện tại phòng Hệ thống học phân tử và Di truyền bảo tồn-Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật- Viện Hàn lâm Khoa học
  • 40. 28 và Công nghệ Việt Nam. Quá trình nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 10 năm 2017. Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu (Google map) A: huyện Đắk Hà (tỉnh Kon Tum); B: huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai); C: huyện CưM„Ga (tỉnh Đắk Lắk); D: huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng); E: huyện Kiến Đức (tỉnh Đắk Nông). 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Khảo sát thực địa và phương pháp thu mẫu Dụng cụ thực địa: bản đồ, GPS, túi, băng dính giấy, xẻng thu mẫu, dao chặt, dây chun, bút viết, sổ ghi, máy ảnh.
  • 41. 29 Chọn địa điểm thu mẫu: tập trung vào các vườn trồng chuyên canh các loại cây như cà phê, hồ tiêu, rau màu, kết hợp với các vùng ven xung quanh. Phương pháp thu mẫu: Cây trồng chủ yếu gồm cà phê và hồ tiêu tại Tây Nguyên được điều tra ngẫu nhiên xác định tần suất bắt gặp, tỷ lệ nhiễm đại diện cho mỗi địa điểm thu mẫu theo phương pháp 5 điểm chéo góc: Mỗi vườn lấy tổ hợp 5 mẫu đất và rễ xung quanh gốc cây chủ, gạt bỏ lớp đất bề mặt quanh vùng rễ (khoảng 5 cm) dưới mép tán cây, đào sâu xuống khoảng 15-20 cm từ mặt đất và thu khoảng 1kg đất, 10g rễ [37]. Mẫu đất và rễ được đựng trong túi nilon, một đầu được buộc bằng dây chun và được ghi đầy đủ các thông tin như: số thứ tự, ngày thu, cây chủ, địa điểm (hình 2.2). Mẫu thu được bảo quản trong thùng ổn nhiệt và vận chuyển về phòng thí nghiệm tách lọc tuyến trùng. Hình 2.2. Mẫu đất và rễ sau khi thu mẫu. 2.2.2. Phương pháp tách lọc tuyến trùng từ đất Tuyến trùng được tách lọc từ đất theo phương pháp được mô tả của Nguyễn Ngọc Châu (2003) [37]: Mẫu đất trộn đều và định lượng 250g, cho vào 2 lít nước, bóp vụn và khuấy đều, gạn cặn thô từ 5- 7 lần. Sau đó, dịch huyền phù thô được chuyển qua các rây lọc đường kính, 250, 63, 40µm và giữ lại phần cặn ở rây 40µm chuyển qua lọc tĩnh với rây lọc đường kính 85 × 25 mm và kích thước lỗ rây 63 µm
  • 42. 30 trên đĩa peptri đường kính 90 × 30 mm. Sau 48 giờ, thu dung dịch tuyến trùng chui qua rây lọc dưới đáy đĩa peptri. 2.2.3 Phương pháp tách lọc tuyến trùng từ rễ Phương pháp tách mẫu rễ thực hiện theo mô tả của Nguyễn Ngọc Châu, (2003) [37]: Rễ rửa sạch, trộn đều và định lượng 5g. Cắt nhỏ 0,5-1 cm thêm vào 250 ml nước, cho vào máy xay với tốc độ 12.600 vòng trong 30 giây. Dịch rễ xay cho qua rây lọc thô có kích thước lỗ rây 100µm để loại bỏ các phần rễ to. Phần dịch còn lại được lọc qua rây lọc có đường kính 85 × 25 mm và kích thước lỗ rây 63 µm trên đĩa peptri đường kính 90 × 30 mm để thu tuyến trùng. Mẫu rễ sau khi tách lọc sẽ được đưa lên đĩa đếm, đặt lên kính hiển vi soi nổi để đếm số lượng tuyến trùng bắt gặp. Đối với các mẫu rễ có nốt sần sẽ được soi trực tiếp dưới kính hiển vi soi nổi, các nốt sần sẽ được cắt riêng thành từng đoạn 0,5-1 cm, dùng kẹp và kim nhọn tách con cái và túi trứng từ những nốt sần. Phương pháp tách trứng, ấu trùng từ rễ phục vụ cho nhân nuôi: Mẫu nốt sần rễ được đặt lên kính hiển vi soi nổi, sử dụng kim nhọn và panh kẹp để tách từng con cái và túi trứng chứa trong các nốt sần. Mỗi mẫu được tách từ 10- 20 cá thể cái có kèm túi trứng của từng con cái, trứng sẽ được để riêng ra đĩa petri và ủ ở nhiệt độ 25ºC từ 5-7 ngày sẽ nở để thu ấu trùng phục vụ cho nhân nuôi thuần, phân tích hình thái và tách chiết DNA. 2.2.4. Nhân nuôi tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. Tuyến trùng thuộc giống Meloidogyne được nhân nuôi trên cây cà chua theo phương pháp được mô tả của López-Pérez et al., 2011 [152], có hiệu chỉnh: Hình 2.3. Nhân nuôi thuần tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp., - Nhân nuôi thuần: Hạt cà chua được khử trùng bề mặt bằng ethanol 70% trong thời gian 5 phút, vớt ra rửa sạch rồi cho vào dung dịch natri hypochlorite