SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
  
ĐẶNG THỊ HỒNG
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
Ở QUẬN HÀ ĐÔNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
2
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
  
ĐẶNG THỊ HỒNG
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
Ở QUẬN HÀ ĐÔNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM ĐỨC NHUẤN
HÀ NỘI - 2014
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH
Hiện đại hoá HĐH
Khoa học công nghệ KHCN
Doanh nghiệp DN
Kinh tế - xã hội KT-XH
Xã hội chủ nghĩa XHCN
Cao đẳng, Đại học, Trung cấp chuyên nghiệp
và dạy nghề
CĐ, ĐH, TCCN&DN
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI 12
1.1. Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm 12
1.2. Quan niệm nội dung, sựcần thiết và nhân tố ảnh hưởng đến
giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông 22
Chương 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI 41
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến giải
quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, TP Hà
Nội hiện nay 41
2.2 Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên quận Hà
Đông những năm qua 43
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN
HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 65
3.1 Phương hướng giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội thời gian tới 65
3.2 Những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho thanh
niên ở quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội thời gian tới 69
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 91
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc làm nói chung và việc làm cho thanh niên nói riêng không chỉ là
vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm
hàng đầu của các quốc gia, dân tộc và của toàn nhân loại nói chung. Có thể nói,
hiệu quả của việc giải quyết việc làm gắn liền với sự tồn tại bền vững của mọi
quốc gia. Đối với Việt Nam, vấn đề giải quyết việc làm cũng không nằm ngoài
quỹ đạo đó, văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “giải quyết việc làm
là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh
tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chínhđáng và yêu cầu bức xúc
của nhân dân”.
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi
quốc gia, đặc biệt là đốivới các nước đang phát triển như Việt Nam. Thiếu việc
làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không
thể giúp thanh niên bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Giải quyết việc
làm cho thanh niên Thành phố là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả
nguồn lao động đang chiếm tỷ lệ cao và là nguồn lao động trẻ, có trình độ,
nhiệt huyết và khả năng sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, góp phần to lớn trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban
Chấp hành Trung ương khóa X “Vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên thờikỳ đẩymạnh công nghiệphóa, hiện đạihóa” đãchỉ rõ
nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên” [15].
Thanh niên Việt Nam là một lực lượng lao động đông đảo chiếm 26,9%
dân số Việt Nam và chiếm trên 68% trong lực lượng lao độngchính của xã hội,
họ là những người lao độngcó sức khỏe, sức trẻ có trình độ kiến thức là “rường
cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước”. Là nguồn nhân lực chủ
6
yếu cho mọi quốc gia. Thanh niên có vai trò hết sức to lớn trong xây dựng và
phát triển đất nước trong mọi thời kỳ, mọi lĩnh vực, thanh niên luôn là lực
lượng xung kích đi đầu. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn luôn
quan tâm đến thế hệ trẻ, có nhiều quyết sách hỗ trợ, thúc đẩy thanh niên phấn
đấu học tập ra sức tu dưỡng rèn luyện về trình độ cũng như chuyên môn, đặc
biệt sự đòi hỏi về việc làm và thu nhập.
Hà Đông là một Quận thuộc thủ đô Hà Nội, vốn là một vùng đất giàu
truyền thống văn hóa và hiện nay là một trong những địa phương có tốc độ
phát triển nhanh nhất của Hà Nội. Đội ngũ thanh niên xung kích của Quận,
luôn thể hiện tinh thần hăng hái, xung phong tiến quân vào hoạt động xóa đói
giảm nghèo của địa phương được xác định trong Đề án 103, đề án hướng
nghiệp và giải quyết việc làm cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố
Hà Nội. Tuy nhiên, các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Quận thiếu khả
năng tạo việc làm cho người lao động, thu hút rất ít lực lượng là thanh niên;
công tác đào tạo, tư vấn hỗ trợ nghề nghiệp và việc làm chưa chú trọng nâng
cao chất lượng tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; tổ chức hội chợ việc làm,
trung tâm giới thiệu việc làm cho thanh niên chưa đáp ứng kịp nhu cầu lập
nghiệp của thanh niên; quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên còn rất
hạn hẹp; cơ chế chính sách về giải quyết việc làm cho người lao động ở Quận
Hà Đông còn nhiều vấn đề phải bổ sung, hoàn thiện… những vấn đề trên đã
ảnh hưởng không nhỏ đến giải quyết việc làm cho Thanh niên. Tình trạng thiếu
việc làm, thất nghiệp có xu hướng gia tăng, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến
tới sự phát triển KT-XH của Quận. Góp phần giải quyết các vấn đề bất cập
trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên trong cả nước nói chung và ở
Thành phố Hà Nội nói riêng đã thu hút rộng rãi sự quan tâm của nhiều tác giả,
7
nhiều nhà khoa học nghiên cứu thuộc các lĩnh vực, dưới các hình thức như: đề
tài khoa học các cấp, sáchchuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí v.v… và đã
đạt được những kết quả nhất định. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
* Cácsách tham khảo và chuyên khảo viết về thị trường lao động và
giải quyết việc làm.
Tác giả Nguyễn Quang Hiền với sách: “Thịtrường sức lao động - Thực
trạng và giải pháp” (1995) đã đưa ra những khái quát về thực trạng và giải
pháp thị trường sức lao động ở Việt Nam. Tác giả đưa ra khái niệm thị trường
sức lao động, những biểu hiện của thị trường sức lao động; các yếu tố tác động
dến thị trường sức lao động ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra những
đặc thù riêng cho từng loại sức lao động, trong đó có sức lao động ở độ tuổi
thanh niên [19].
Các tác giả Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân với sách
tham khảo: “Mộtsố vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam” đã
trình bày những vấn đề lý luận về thị trường lao động và một số kinh nghiệm
quốc tế, bài học cho Việt Nam. Các tác giả trình bày khá kỹ thực trạng phát
triển thị trường lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; về cung cầu lao
động, tỷ lệ lao động tham gia vào quan hệ thị trường, vấn đề giá cả sức lao
động; việc di chuyển lao động giữa các vùng của Việt Nam, các hình thức và
kênh giao dịch trên thị trường lao động; làm sáng tỏ những vấn đề về thể chế,
hệ thống chính sách thị trường lao động. Đặc biệt, các tác giả đã nêu bật thành
tựu ban đầu và những hạn chế, thách thức, nguyên nhân, hậu quả trong phát
triển thị trường lao độngở nước ta. Sách dành dung lượng khá lớn để trình bày
một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường lao động ở nước ta [1].
Tác giả Đinh Công Tuấn với sách tham khảo “Giải quyết việc làm - Hệ
thống an sinh xã hội của một số nướcEU giai đoạn hậukhủnghoảng tài chính
– kinh tế toàn cầu”(2013) đã đưa ra những vấn đề tác động đến việc làm và
8
giải quyết việc làm ở một số nước trên thế giới. Đây là một công trình khá toàn
diện khái quát về lý luận giải quyết việc làm và thực trạng giải quyết việc làm
cho người lao động ở các nước EU giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính - kinh
tế toàn cầu. Tác giả đã chỉ ra những tác động của giai đoạn hậu khủng hoảng
như: Thất nghiệp, đói nghèo, tệ nạn xã hội và ảnh hưởng của những tác động
đó đến giải quyết việc làm ở Việt Nam [46].
* Đề tài, luậnán,luậnvănnghiên cứu về thị trường lao động và giải
quyết việc làm.
Đề tài cấp Nhà nước 70A – 02 – 02 “Sử dụng nguồn lao động và giải
quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần” (1994) của Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội đã đưa ra những vấn
đề khó khăn trong giải quyết việc làm, đặc biệt là thanh niên thành thị. Đề tài
đã định hướng những vấn đề lớn về giải quyết việc làm cho người lao động khi
nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đề tài đã đánh giá
sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ chế ảnh hưởng đến cơ cấu lao
động cả về vùng miền, độ tuổi, thành phần. Đề tài đã đề xuất những nhóm giải
pháp để sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm cho người lao động, trong
đó có thanh niên. Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu nghiên cứu những biện pháp cụ
thể để giải quyết việc làm cho thanh niên - lực lượng lao động chủ yếu của nền
kinh tế [5].
Đề tài cấp Nhà nước KX – 07.05.05 “Nhữngđặctrưng và xu hướng biến
đổi của cơ cấu xã hội nghềnghiệpnướcta trong giaiđoạn hiện nay, dự báo và
kiến nghị” (1995) do Nguyễn Đình Tấn làm chủ nhiệm đã phân tích khá kỹ về
cơ cấu việc làm và tác động của nó đến cơ cấu vùng, lãnh thổ, tạo ra sự khó
khăn cho các vùng thành thị. Đề tài khái quát khá kỹ về cơ cấu vùng miền, cơ
cấu độ tuổi. Chỉ rõ những đặc điểm tâm lý – sinh lý của các loại cơ cấu này ảnh
hưởng đến chính sách an sinh xã hội của đất nước [41].
9
Tác giả Trần Văn Tuấn với nghiên cứu: “ Quản lý nhà nước về việc làm
ở Hà Nội” (1995), luận án tiến sĩ kinh tế đã luận cứvà đưa ra cơ sở đề xuất chủ
trương, chính sách, cơ chế quản lý việc làm cho người lao động di cư từ các
vùng về Thủ đô Hà Nội. Tác giả đã làm rõ cấu trúc thành phần về việc làm ở
Hà Nội bao gồm cảviệc làm đã được đào tạo và việc làm phổ thông để từ đó có
những đánh giá cụ thể về các vấn đề việc làm, giải quyết việc làm ở cả cơ cấu
nông thôn – thành thị, độ tuổi, trình độ… [47].
Tác giả Đỗ Thị Xuân Phượng với đề tài: “Phát triển thị trường sức lao
động, giảiquyết việc làm qua thực tế ở Hà Nội” (2005), luận án tiến sĩ kinh tế
đã đi từ thực trạng việc làm của lao độngở Hà Nội, các vấn đề nảy sinh để khái
quát thành giải pháp, biện pháp khắc phục. Tác giả đã khái quát thực tế từ thị
trường sức lao độngvà việc làm ở Hà Nội để đánh giá về vấn đề giải quyết việc
làm cho người lao động ở Hà Nội, bởi lẽ thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa -
kinh tế - chính trị của cả nước, nơi tập trung nhiều lao động từ các tỉnh, thành
phố khác nên thị trường sức lao độngở Hà Nội có diễn biến khá phức tạp về số
lượng, chất lượng, cơ cấu, thành phần. Tuy nhiên, cơ cấu lao động ở độ tuổi
thanh niên chưa được tác giả bàn sâu [32].
Tác giả Nguyễn Hòa Bình với luận văn thạc sĩ kinh tế “Pháttriển nguồn
nhân lựcvà giảiquyếtviệc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” (2002) đã đưa ra
một số vấn đề về lý luận và thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động
trên địa bàn tỉnh giáp danh Thủ đô Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra những đặc điểm
cơ bản, những mục tiêu cụ thể, nội dung giải quyết việc làm trên cơ sở đánh giá
thực trạng việc làm của Vĩnh Phúc. Luận văn cũng đã đề xuất một số biện pháp
cụ thể để giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Vĩnh Phúc hiện
nay. Đề tài là cơ sở lý luận giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có
lực lượng thanh niên trên một địa bàn giáp ranh với Thủ đô Hà Nội nên có
nhiều đặc điểm truyền thống, tâm lý giống với Thủ đô Hà Nội [3].
10
Tác giả Hoàng Thanh Nga với luận văn thạc sĩ: “Giải pháp hỗ trợ giải
quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội” (2010) đã đưa ra những
đặc điểm của thanh niên Thủ đô Hà Nội, đặc biệt vùng ngoại thành tác động
đến sức hút của việc làm và cơ chế tạo việc làm cho thanh niên. Đây là luận
văn chỉ rõ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội, gần với đối
tượng thanh niên quận Hà Đông. Tuy nhiên, tác giả chỉ bàn đến thanh niên
ngoại thành, không đa dạng, phức tạp, không có sự biến đổi nhiều. Vùng ngoại
thành chủ yếu là các huyện nghèo của Hà Nội và các huyện của Hà Tây (cũ).
Vì vậy, luận văn chưa chỉ rõ đặc điểm, tính chất, cách thức giải quyết việc làm
cho thanh niên thuộc các quận nội thành [27].
* Cácbài báokhoa học, tham luậnkhoa học đề cập đến thị trường lao
động và giải quyết việc là:
Tác giả Nguyễn Hữu Dũng với bàibáo: “Chiến lược việc làm và đào tạo
nghềthờikỳ2001– 2010”, TạpchíLao độngxãhội, số (5), 2011đãđưaranhững
kết quảđiều tra cụthể về lao động và việc làm trong cả nước. Tác giả đã đưa ra
phươnghướngvà các nhómnhiệm vụ giải pháp đểgiải quyết việc làm và đào tạo
nghề trongcả nước hiện nay. Trong các nhóm giải pháp đó, tác giả đã đưa một
giải pháp quantrọngvềcânđốicơ cấu độ tuổi trong giải quyết việc làm. Tác giả
cũngbànđếncơ cấuđộ tuổithanhniên, cho rằngđó là lực lượng quan trọng. Tuy
nhiên, tác giả chưa phân tích nội dung, cách thức giải quyết cụ thể [11].
Tác giả Trần Mai Trang với bàibáo: “Giảiquyết việc làm ở Bắc Ninh –
Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số (2) năm 2013 đã
khái quát những vấn đề về việc làm và giải quyết việc làm. Bài báo đã tập trung
làm rõ những vấn đề cơ bản về giải quyết việc làm cho người lao động như:
Mục tiêu, chủ thể, biện pháp giải quyết việc làm. Tuy nhiên, tác giả chưa phân
định rõ giữa nội dung và biện pháp nên nhiều vấn đề chưa được xác định cụ thể
những cách thức cần phải thực hiện [45].
11
Tác giả Trần Thị Thu Hà với nghiên cứu: “Đào tạo nghề và giải quyết
việc làm cho lao động trẻ”, Tạp chí Thanh niên, số (4) năm 2012 đã đưa ra
những nhu cầu, nguyện vọng và khát khao trong giải quyết việc làm của thanh
niên cả nước hiện nay. Tác giả chỉ ra những đặc điểm về tâm lý, sinh lý, đặc
điểm nhu cầu của lao động trẻ để xác định nội dung, yêu cầu, biện pháp giải
quyết việc làm cho đối tượng này. Tuy nhiên, tác giả chưa chỉ rõ những cách
thức cụ thể trong giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ, một bộ phận
đang chiếm tỷ lệ cao trong thị trường lao động hiện nay [17].
Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này với
những cách tiếp cận khác nhau… Có thể thấy rằng, cho đến nay, chưa có công
trình khoa học nào đã công bố, tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm
cho thanh niên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội. Tuy vậy, nghiên cứu các
công trình đã công bố, tôi cũng tham khảo được nhiều vấn đề lý luận và thực
tiễn rất có giá trị đốivới đề tài của mình. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những
vấn đề được nghiên cứu trong các công trình khoa học đó, kết hợp với khảo sát
thực tế ở địa bàn quận Hà Đông - thành phố Hà Nội, tôi có thể rút ra và kiến
nghị những giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trên ở quận Hà Đông -
thành phố Hà Nội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm, đánh giá
thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên quận Hà Đông - thành phố Hà
Nội, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm giải quyết
việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận
Hà Đông - thành phố Hà Nội.
12
- Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên quận Hà Đông
thành phố Hà Nội những năm qua.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm
cho thanh niên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Giải quyết việc làm cho thanh niên.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu giải quyết việc làm cho thanh
niên (độ tuổi từ 18 đến 35) ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội dưới góc độ
kinh tế chính trị.
- Phạm vi không gian: Địa bàn quận Hà Đông, TP. Hà
- Phạm vi thời gian: Các số liệu khảo sát, đánh giá, các văn bản báo cáo
tổng kết của quận Hà Đông từ năm 2009 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đườnglối và chủtrương củaĐảng, chínhsách pháp
luận của nhà nước, các văn kiện của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội và
Quận ủy, UBND quận Hà Đông về lao động, việc làm và giải quyết việc làm.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tác giả luận văn sử dụng các
phương pháp của chuyên ngành kinh tế chính trị học để nghiên cứu như: Trừu
tượng hóa khoa học, lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,
nghiên cứu các công trình, đề tài có liên quan đã được công bố.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng các phương pháp
điều tra, khảo sát, tọa đàm với thanh niên và các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ
chức và cá nhân sử dụng lao động.
13
- Phươngphápchuyêngia: Tác giả luận văn xin ý kiến các nhà khoa học
chuyên ngành kinh tế chính trị trong Học viện và các nhà lãnh đạo, quản lý
quận Hà Đông.
- Phương pháp toán học: Xử lý số liệu điều tra, các văn kiện, báo cáo,
tổng kết của các cơ quan lãnh đạo, quản lý trên địa bàn quận Hà Đông.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của công trình sẽ góp phần luận giải, phân tích và
làm rõ hơn tính khoa học và thực tiễn giải quyết việc làm cho thanh niên, đề
xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt hơn việc làm
cho thanh niên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, nghiên cứu
hoạchđịnh chínhsách và chỉ đạo thực tiễn của quận Hà Đông và cho những ai
quan tâm tới vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông –
Thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương, 6 tiết, kết luận và kiến nghị, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
Ở QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm
1.1.1. Vấn đề chung về việc làm và giải quyết việc làm
* Quan niệm về việc làm
Hoạtđộnglao độngsảnxuấtlà hoạtđộnggắn liền với con người và xã hội
loài người. Từ xa xưa con người đã biết làm lụng, tìm kiếm trong thế giới xung
quanhnhững sảnphẩmđểphục vụnhu cầucho bảnthânmình. Khiphâncông lao
độngxãhộipháttriển, thì mỗingườitham gia lao độngsản xuất với một việc làm
cụ thể nhằm tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội.
Việc làm trước hết là hoạt độnglao động sản xuất của con người, là hoạt
động lao động cụ thể của mỗi người lao động cụ thể trong quá trình lao động
sản xuất của xã hội. Giống như lao động, việc làm cũng phản ánh mối quan hệ
giữa người lao động với giới tự nhiên, vì vậy việc làm cũng chịu tác động bởi
những qui luật và điều kiện tự nhiên.
Mặt khác, khi nói đến việc làm là nói đến tính chủ động, sáng tạo của lao
động. Người lao động với kỹ năng của mình, kết hợp với tư liệu sản xuất, hoạt
động trong một lĩnh vực nhất định của cơ cấu KT-XH, để tạo ra của cải vật
chất (tức là đang làm việc) - họ còn có quan hệ với nhau, quan hệ xã hội. Vì
vậy, việc làm cũng chịu tác động của các qui luật kinh tế, xã hội.
Như vậy, việc làm và lao động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc làm là
cái vỏ xã hội, là cái khung pháp lý trong đó lao động diễn ra. Nếu lao động là
phạmtrù vĩnhviễn, thì việc làm không phải như vậy. Xét trên tổng thể có những
nơi, những lúc có hiện tượng người lao động không có việc làm trong khi hoạt
độnglao độngsảnxuấtcủacon người không bao giờ ngừng lại. Việc làm nói lên
mốiquanhệ củaconngườivới khônggian, trung gian, quanhệ và những giới hạn
15
xã hộicầnthiết mà trongđó mộtquátrìnhlao động cụ thể được diễn ra. Nói đến
việc làm là nói đến công việc của người lao động với những ngành nghề, công
việc cụ thể; là những hoạt động cụ thể của người lao động, đáp ứng nhu cầu xã
hội, nhu cầu cá nhân của người lao động nó có tính cụ thể, tường minh.
Như vậy, có thể nói lao động là cái chung và việc làm là cái riêng. Việc
làm là phạm trù tổng hợp, liên kết các quá trình KT-XH. Trên khía cạnh xã hội,
việc làm phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong những giới
hạn nhất định, trongđó quá trìnhlao độngđược diễnra, là cơ sở để các mốiquan
hệ xã hội tồn tại, đan xen, liên kết với nhau phát triển theo hướng lành mạnh.
Là một vấn đề KT-XH phức tạp, việc làm gắn cá nhân với xã hội - nó
không những đem lại thu nhập cho người lao động để nuôi sống bản thân họ
mà còn tạo ra một lượng của cải cho xã hội. C.Mác đã nói: “Với những điều
kiện khác không thay đổi thì khối lượng và giá trị của sản phẩm tăng lên tỷ lệ
thuận với số lượng lao động được sử dụng” [20, tr.75].
Việc làm là một vần đề có ý nghĩa kinh tế, xã hội và chính trị quan trọng
của một quốc gia. Hiện nay đảm bảo an toàn việc làm là một trong những yếu
tố cơ bản của sự phát triển bền vững. Thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ
động hội nhập kinh tế thế giới ở nước ta hiện nay đang tạo ra những cơ hội và
thách thức về lao động, việc làm cho người lao động. Chính vì vậy nhận thức
đúng đắn về việc làm là vấn đề quan trọng tạo cơ sở lý luận để đưa ra những
giải pháp tích cực giải quyết việc làm, phát huy nguồn lực lao động của xã hội.
Quan niệm về việc làm không cố định mà nó được xét trên nền tảng của
một chế độ chính trị, gắn với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội của mỗi quốc gia, mỗi thời đại. Khi trình độ phát triển mọi mặt, đặc biệt là
định hướng chính trị của một quốc gia thay đổi, quan niệm về việc làm cũng
biến đổi. Trong lịch sử cho thấy việc thay đổi những quan điểm về tương lai
trực tiếp ảnh hưởng tới số lượng việc làm chứ không chỉ định hướng việc làm.
16
Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội,
là vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội. Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 13 của Tổ
chức Lao động Thế giới (ILO), các nhà thống kê lao động đã đưa ra khái niệm
người có việc làm: “Ngườicó việc làm là những người làm việc gì đó có được
trả tiền công, lợi nhuậnhoặcđược thanh toán bằnghiện vật, hoặc người tham
gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay thu nhập
gia đình không được trả tiền công hoặc hiện vật” [8, tr.15].
Về bản chất, việc làm là quan hệ tích cực, sáng tạo của chủ thể việc làm
với hoạt động sống của mình, với ý nghĩa, nội dung và mục đích đặt ra. Tuỳ
thuộc vào từng thời điểm, không gian và từng chủ thể có cách tiếp cận vấn đề,
đưa ra các khái niệm khác nhau về việc làm.
Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội
và nhân khẩu; nó thuộc loại vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống xã hội.
Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, khái niệm “việc làm” và
“thị trường lao động” không hiếm khi bị đồng nhất với nhau. Hệ thống việc
làm được đưa thêm hàng loạt chức năng không đúng với tính chất của nó, còn
thị trường lao động được tăng thêm tính chất tổng hợp. Khái niệm việc làm và
khái niệm lao động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không hoàn toàn
giống nhau. Việc làm không phải là hoạt động mà là những quan hệ xã hội giữa
con người, mà trước hết là những quan hệ kinh tế và pháp lý về việc đưa người
lao động vào hợp tác lao động cụ thể trong một chỗ làm việc xác định. Hoạt
động lao động, trước hết, đó là một quá trình, còn việc làm là tài sản của chủ
thể mà bằng cách nào đấy được đưa vào (hay là loại trừ ra) từ quá trình đó. Về
giác độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu
sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất.
Việc làm gắn với quá trình tăng thu nhập, giảm sự nghèo khổ của người lao
động, đồng thời không đi ngược lại với lợi ích cộng đồng mà pháp luật quy
17
định. Nói cách khác, việc làm là công việc, những hoạt động có ích, không bị
pháp luật cấm và mang lại thu nhập cho bản thân hoặc tạo điều kiện để tăng thu
nhập cho các thành viên trong gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội.
Theo nhà khoa học nổi tiếng về kinh tế lao động người Nga A.Kotlia, đã
đưa ra khái niệm việc làm như phạm trù kinh tế nói chung tồn tại ở mọi hình
thái xã hội. Đồng thời, việc làm là phạm trù tái sản xuất xã hội, mà không thể
đồng nhất với lao động và sử dụng sức lao động. Nó định rõ đặc tính dân số
hoạt động kinh tế so với những yếu tố sản xuất vật chất thể hiện quan hệ giữa
con người về việc tham gia của họ vào trong sản xuất xã hội.
Các nhà khoa học kinh tế Anh thì lại cho rằng “việc làm theo nghĩa rộng
là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan
hệ đến cáchkiếm sốngcủa một conngười, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu
chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế” 4, tr.315. Theo
quan điểm này thì tất cả những hoạt động tạo ra thu nhập mà không cần phân
biệt có được pháp luật thừa nhận hay ngăn cấm đều được gọi là việc làm.
Các nhà kinh tế Sônhin và Grincốp của Liên xô lại cho rằng, “việc làm là
sự tham gia của người có khả năng lao động vào một hoạt động xã hội có ích
trong khu vực xã hội hoá của sản xuất, trong học tập, trong công việc nội trợ,
trong kinh tế phụ của các nông trang viên” 4, tr.315. Theo khái niệm này thì
những người đang đi học, đang tham gia hoạt động trong các lực lượng vũ
trang, những người nội trợ đều coi là người có việc làm. Ngày nay, ở Liên
Bang Nga khái niệm này được quy định rõ trong Bộ Luật Việc làm của dân cư
Liên bang Nga như sau: “việc làm là hoạt động của công dân nhằm thoả mãn
những nhu cầu xã hội và của cá nhân, đem đến cho họ thu nhập và không bị
pháp luật Liên bang ngăn cấm”.
Theo Điều 9 Bộ luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam thông qua ngày 18/6/2012 quy định: “Việc làm là hoạt động lao
18
động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” [34]. Theo đó, một hoạt
động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện: Một là, việc làm là
những hoạt động lao độngcó ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Hai là,
người lao động được tự do hành nghề, mà hoạt động hành nghề đó không bị
pháp luật cấm – điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Hai điều kiện trên có
quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ của một hoạt động được thừa
nhận là việc làm.
Hiện nay quan niệm phổ biến cho rằng, người có việc làm không nhất
thiết phải thuộc biên chế Nhà nước như cách hiểu trong thời kỳ bao cấp trước
đổi mới năm 1986. Đồng thời, chỉ rõ: trong nền kinh tế thị trường thì việc làm
tồn tại trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực, các tổ chức, cá nhân thuộc các
thành phần kinh tế mà pháp luật không cấm và đem lại cho người lao động thu
nhập nhất định. Việc làm tồn tại trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; có việc
làm thuộc lao động giản đơn hoặc lao động phức tạp; việc làm thuộc lao động
chân tay hoặc lao động trí óc… Việc làm là “sựcụ thể hóa” nền sản xuất xã hội
– đó chínhlà quá trình lao động, đặc trưng bản chất của conngười. Lao động là
cơ sở của đời sống xã hội, là điều kiện để con người và xã hội loài người tồn tại
và phát triển không ngừng, không có nền sản xuất xã hội nào là không có việc
làm. Tuy nhiên, quy mô, cơ cấu và giá trị việc làm trong một nền sản xuất xã
hội cụ thể lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phụ
thuộc vào bản chất của quan hệ sản xuất và phụ thuộc vào quan điểm, chính
sách của Nhà nước mà nền sản xuất đó tồn tại.
Việc đổi mới nhận thức về việc làm như trên, là cơ sở của sự đổi mới về
chính sách, biện pháp giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, nhằm phát huy mọi nguồn lực nhất là nguồn lực con người để
giải phóng sức sản xuất. Điều đáng chú ý trong quan niệm mới hiện nay là đã
đặc biệt coi trọng khả năng tự tạo việc làm của người lao động, đã không chỉ
19
chú ý công tác quản lý và quan tâm tạo nhiều việc làm cho người lao động; mà
còn coi trọng nâng cao chất lượng, giá trị việc làm, tiến tới việc làm có năng
suất, có thu nhập cao và được tự do lựa chọn. Chất lượng và giá trị việc làm
được đánh giá dựa trên các tiêu chí chủ yếu như: chỉ tiêu về năng suất lao động,
về hiệu quả sản xuất, về tiền lương (tiền công) và tính ổn định, lâu dài về thu
nhập của người lao động… các chỉ tiêu trên càng cao thì chất lượng và giá trị
việc làm càng cao.
Từ sự phân tích trên, tác giả luận văn quan niệm: “Việc làm là những
hoạtđộng lao động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, tuân thủ các qui
định của pháp luật được trả hoặc không được trả công, lợi nhuận (tiền mặt
hoặc hiện vật)”.
Thực chất việc làm được thể hiện dưới các dạng: (1) Việc làm năng
suất hữu ích có nghĩa là việc làm tạo ra những phúc lợi và dịch vụ hữu ích cả
cho xã hội và cho từng người lao động. (2) Việc làm hợp lý dự đoán sự phân
chia một cách tối ưu người đang làm việc theo các ngành sản xuất và các khu
vực lãnh thổ của đấtnước với mục đíchsản xuất ra những sản phẩm và sử dụng
những dịchvụ phục vụ cho nhu cầu. (3) Việc làm hiệu quả là việc làm trong sản
xuất sinh lợi nhuận được trang bị kỹ thuật với tổ chức lao động tiên tiến, năng
suất lao động cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nó dự đoán sự hiện có
những cán bộ và đội ngũ những nhà quản lý có trình độ chuyên nghiệp cao và
hướng tới công việc có hiệu quả. Khái niệm việc làm hiệu quả này thường
hướng vào sự phát triển toàn diện con người và hoàn toàn chấp nhận được,
nhưng nó khá rộng và không có khả năng đo được bằng một chỉ tiêu. Tuy nhiên
có thể đưa ra tính chất định lượng để đánh giá qua hệ thống chỉ tiêu như: Một
là, mức độ việc làm của cư dân bằng lao động chuyên nghiệp trên tổng dân số,
thể hiện dưới dạng phần trăm (gọi là hệ số việc làm). Hệ số này cho thấy sự
phụ thuộc mức độ việc làm vào yếu tố nhân khẩu, có nghĩa là hệ số sinh, chết
20
và tốc độ tăng trưởng dân số, được tínhtoán trên các con số thống kê, hệ số đó
là một trong những con số biểu hiện sự phồn vinh của xã hội. Hai là, mức độ
việc làm của dân số có khả năng lao động trong nền kinh tế - xã hội. Về quan
điểm kinh tế học, mức độ việc làm của dân số có khả năng lao động thể hiện,
một mặt là đòi hỏi của KT-XH đối với người lao động, mặt khác là đòi hỏi của
người lao động về chỗ làm việc. Nó được tính theo hệ số phần trăm giữa tổng
số dân cư đang hoạt động chuyên nghiệp với số lượng toàn bộ dân số có khả
năng lao động (nguồn nhân lực). Ba là, tỉ lệ phân chia nguồn lao động xã hội
theo lĩnh vực công ích xã hội. Khi tính được hệ số việc làm bằng lao động
chuyên nghiệp ta có thể xác định được hệ số việc làm bởi việc học hành cũng
như các dạng hoạt động công ích xã hội khác. Điều đó cho phép làm rõ những
tỉ lệ cần thiết. Bốn là, cấu trúc phân bố người lao động hợp lý theo ngành và
theo khu vực kinh tế. Chỉ tiêu này, thường được gọi là chỉ tiêu hợp lý, tỉ lệ phân
chia tiềm năng lao động theo dạng việc làm, ngành, khu vực kinh tế...Năm là,
chỉ tiêu gắn với việc tối ưu hoá cấu trúc chuyên môn nghề nghiệp của người lao
động, cho phép làm rõ ràng sự phù hợp cấu trúc chuyên môn nghiệp vụ của dân
số lao động với cấu trúc chỗ làm việc, đồng thời cũng xác định hệ thống đào
tạo cán bộ là phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. (3) Việc làm hợp lý: là sự
thoả mãn nhu cầu làm việc cho bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh
tế quốc dân và phù hợp với trình độ, nguyện vọng của họ.
* Quan niệm về giải quyết việc làm
Vấn đề lao động và việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến
lược phát triển KT-XH của các địa phương cũng như cả nước. Những năm
qua, các cấp bộ Đảng, chính quyền đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách thiết
thực nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ,
đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Việc làm cho người lao
động là một quá trình thể hiện nhiều mối quan hệ, bao gồm:
21
Mộtlà:Việc làm tronghiện tại, trước mắt phụthuộc vào cácyếutố: vấn đề
tạo việc làm, đưa việc làm đến với người lao động, đưa người lao động đến với
việc làm, tạo môitrườngđếnvới người lao động, cách thức giới thiệu việc làm...
Hai là: Tạo việc làm tiềm năng cho thanh niên: việc làm của thanh niên
không chỉ phụ thuộc vào hiện tại, trước mắt mà phải tạo ra nhu cầu việc làm.
Việc làm tiềm năng phụ thuộc vào các yếu tố: công tác quy hoạch phát triển
nền kinh tế, ngành nghề, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo ngành; theo
lĩnh vực; theo vùng, theo thành phần kinh tế, công tác đầu tư, đặc biệt là các dự
án kinh tế - xã hội của đất nước, côngtác hướng nghiệp, dạy nghề, xu hướng và
nhu cầu việc làm của thanh niên...
Ba là: Thực hiện liên kết theo vùng kinh tế và tham gia vào quá trình
phân công lao độngxã hội và phân cônglao động khu vực và quốc tế. Việc tạo
việc làm cho thanh niên phải hướng tới quá trình liên kết, cả về quy mô, tốc độ
giữa các địa phương trong vùng mà phải mở rộng liên kết trong phạm vi rộng
trong nước và quốc tế nhằm thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội theo
hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Trong thực tế, liên quan đến việc làm thì vấn đề thường được đề cập đến
là thất nghiệp - đó được coi là một vấn đề trung tâm của xã hội hiện đại. Khi
mức thất nghiệp cao, tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của người dân bị giảm sút
và rơi vào tình trạng nghèo, đói, nền kinh tế sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến
cuộc sốngcủa các gia đìnhtrong cộng đồng dân cư. Thất nghiệp là một vấn đề
xã hội rất nhạy cảm, là mối quan tâm thường xuyên của tất cả các quốc gia trên
thế giới, kể cả các nước phát triển.
Hiện nay có rất nhiều quan niệm về thất nghiệp, nhưng nội dung chủ yếu
của thất nghiệp vẫn xoay quanh về người lao động có khả năng làm việc, muốn
làm việc đang tích cực tìm kiếm việc làm nhưng chưa có việc làm.
P.Samuelson khẳng định: “Thất nghiệp là những người không có việc làm,
22
những người đang chờ để trở lại làm việc hoặc đang tích cực tìm việc làm”
[25, tr.271]. Như vậy, thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị mất việc làm
hoặc chưa có việc làm.
Văn phòng tổ chức lao động thế giới phân thất nghiệp thành 3 loại: (1)
Thất nghiệp do mức cầu lao động không dư (Thiếu tổng cầu của nền kinh tế).
(2) Thất nghiệp do thiếu thiết bị, hoặc thiếu những nguồn lực bổ sung. (3) Thất
nghiệp do cung - cầu lao động không ăn khớp nhau.
Ở nước ta, người thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm tuổi
hoạt động kinh tế, mà trong tuần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có
nhu cầu tìm việc làm: (1) Có nỗ lực đi tìm việc làm trong 4 tuần qua hoặc
không có hoạt động tìm việc làm vì các lý do không biết tìm việc làm ở đâu
hoặc tìm mãi không có việc làm. (2) Trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra
có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, và sẵn sàng làm thêm nhưng không tìm
được việc làm.
Tuy nhiên những người đủ 15 tuổi trở lên nhưng thuộc các đối tượng sau
đây thì không thuộc những người thất nghiệp và không nằm trong lực lượng
lao động: Người đang đi học; người đang làm việc nội trợ cho bản thân và gia
đình; người tàn tật, ốm đau, không có khả năng lao động hoặc bị tước quyền
lao động; người già cả hết tuổi lao động; hoặc tình trạng khác (về hưu hưởng
chế độ, chưa có nhu cầu hoạt động kinh tế).
Xác định người có việc làm, người thất nghiệp và người thiếu việc làm
là cơ sở để xây dựng chính sách giải quyết việc làm, xây dựng những luận cứ
khoa học trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Thanh niên và đặc điểm tâm lý – xã hội của thanh niên
* Quan niệm về thanh niên
Thanh niên là một khái niệm được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng
ngày với nhiều cách hiểu khác nhau. Tùy trong từng trường hợp, thanh niên có
23
thể hiểu là một con người cụ thể, có khi lại được hiểu theo tính cách trẻ trung,
sôi nổi của cá nhân nhưng cũng có khi được hiểu là một nhóm người trẻ tuổi.
Đối với vấn đề việc làm, thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội
và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ở Việt Nam
hiện nay, hằng năm có khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao
động. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, số lượng và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế
tăng đều từ năm 2008 đến nay.
Về mặt xã hội, thanh niên là một bộ phận đông đảo trong dân cư, những
người trong độ tuổi thanh niên (ở Việt Nam và phần lớn các nước trên thế giới
đều tính độ tuổi thanh niên từ 15 đến 35) chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân
số. Đặc điểm cơ cấu xã hội của thanh niên là: Họ là một bộ phậncủa tất cả các
giaicấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo…Vì thế, thanh niên là một
nhóm nhân khẩu – xã hội, nhưng là một nhóm nhân khẩu – xã hội đặc thù.
Trong những năm qua, công tác phát triển các loại hình thanh niên hỗ trợ
nhau lập thân, lập nghiệp để phát triển sản xuất do Đoàn Thanh niên phát động
cũng được tiến hành khá mạnh mẽ. Có khoảng 67,9% số người được hỏi cho
rằng hoạt động này đã được quan tâm triển khai và 52,1% cho rằng đã được
thực hiện với kết quả tốt.
* Đặc điểm tâm lý – xã hội của thanh niên
Một là, thanh niên có sự biến đổi nhanh về tâm lý. Thanh niên là những
người có khả năng phân tích, suy luận, ưa cái mới, có khả năng sáng tạo, thích
côngbằng, mongmuốnđượctincậy và có nhu cầu được khẳng định mình. Đặc
điểm này làm cho thanhniên trở thành những người nhạy bén, năng động; không
chấp nhậntrì trệ, bảo thủ; sắnsàngđấutranhcho cáimới. Songnó có thể dẫn đến
những hành động quá khích, phiêu lưu nếu không được định hướng đúng đắn.
Hai là, thanh niên là lớp người sung sức nhất, có khả năng chịu đựng
24
khó khăn gian khổ. Xã hội đã văn minh, hiện đại, nhưng dù ở thế hệ nào, thanh
niên cũng là những người có sức chịu đựng bền bỉ dẻo dai.
Ba là, thanh niên là lớp người nhanh chóng trưởng thành. Đặc điểm này cũng
chỉ rõ, về mặt xã hội, thanh niên trưởng thành thường chậm hơn về mặt sinh học.
Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh
cách mạng, Đoàn Thanh nhiên đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới,
Đoàntiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt
đẹp của mình, kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng;
tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên cả nước đi đầu trong sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Bởi thế, giải quyết việc
làm cho thanh niên Việt Nam là trách nhiệm của toàn xã hội.
1.2. Nộidung, sự cầnthiết và nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc
làm cho thanh niên
1.2.1. Quan niệm và nội dung giải quyết việc làm cho thanh niên
* Quan niệm về giải quyết việc làm cho thanh niên
Nghiên cứu việc làm có quan hệ chặt chẽ với vấn đề giải quyết việc làm.
Hiện có nhiều quan niệm khác nhau về giải quyết việc làm, có người có rằng:
Việc làm được tự do lựa chọn là sự đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu về việc làm
cho người lao động, nó không những đưa lại thu nhập cao cho người lao động
mà cònđưa lại năng suất lao động ngày càng cao cho xã hội. Việc làm được tự
do lựa chọnlà sựkết hợp tối ưu sức lao động với các yếu tố khác của sản xuất.
Người lao động có thể lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu vật chất, cũng
như năng lực sở trường để vừa đảm bảo thu nhập vừa có điều kiện phát triển
phong phú đời sống tinh thần.
25
Quan niệm trên cho rằng: Mục tiêu của giải quyết việc làm là phải tạo ra
việc làm đầy đủ cho người lao động và phải cao hơn, đó là tạo ra tự do trong
lựa chọn việc làm để triệt để giải phóng sức lao động và các nguồn lực của xã
hội. Quan niệm khác lại cho rằng: giải quyết việc làm là trách nhiệm của toàn
xã hội và người lao động nhằm cân bằng thị trường lao động, giúp người lao
động có việc làm, có thu nhập ổn định đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển
của người lao động, gia đình và xã hội. Quan niệm này cũng có sự đồng nhất
giữa những quan điểm trên về vai trò, mục tiêu giải quyết việc làm, nhưng nó
chỉ ra rõ hơn chủ thể giải quyết việc làm và mục tiêu cụ thể của giải quyết việc
làm không chỉ là lợi ích của người lao động mà là cả lợi ích xã hội.
Như vậy, giải quyết việc làm thực chất là một quá trình tác động có chủ
đích của chủ thể xã hội và người lao động nhằm giúp người lao động có việc
làm, việc làm đầy đủ có thu nhập và phải hướng tới không ngừng nâng cao chất
lượng việc làm, thu nhập ngày càng cao, ổn định để người lao động có cuộc
sống vật chất và tinh thần ngày càng cao.
Giải quyết việc làm không chỉ là vấn đề kinh tế mà là vấn đề xã hội vì
đây là vấn đề có liên quan đến côngbằng xã hội và tiến bộ xã hội; nó không chỉ
là sựquan tâm của người lao động, gia đình, mỗi quốc gia mà là vấn đề có tính
chất toàn cầu. Giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu và thước đo
quan trọng nhất để đánh giá tính ưu việt của một chế độ xã hội, trình độ văn
minh của nhân loại.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn coi con người là trung tâm, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững. Chính vì vậy, vấn đề giải
quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động thanh niên luôn là một
trong những định hướng cơ bản phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của chính
sách lao động và giải quyết việc làm của Đảng ta là hướng vào giải phóng sức
sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sức lao động, khơi dậy tiềm
26
năng của mọi người và toàn xã hội, coi trọng giá trị sức lao động, mở rộng cơ
hội cho mọi người đều phát triển.
Theo lý thuyết việc làm của J.M.Keynes dựa trên cơ sở tổng cầu cho rằng:
để tăng quy mô việc làm, cần mở rộng đầu tư, khối lượng đầu tư quyết định
quy mô việc làm. Để tăng khối lượng đầu tư Nhà nước cần có những chương
trình đầu tư quy mô lớn. Đồng thời, cần có những chính sách kích thích đầu tư
của tư nhân (nhưchính sách tài chính, tín dụng, lưu thông tiền tệ, chính sách
thuế…). Việc mở rộng chi tiêu của Nhà nước, tăng tiêu dùng của những người
giàu, chính sách “ướp lạnh tiền công”, “tín dụng tiêu dùng” cũng được coi là
những giải pháp để tăng tổng cầu nhằm mở rộng quy mô việc làm.
Lý thuyết tạo việc làm bằng gia tăng đầu tư và tăng trưởng kinh tế cho
rằng: đối với các nước đang phát triển do thu nhập thấp, tốc độ tăng trưởng
chậm, tỷ lệ tích lũy thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tư. Để tạo vốn đầu tư cho tăng
trưởng kinh tế, các nước này cần phải dựa vào lợi thế so sánh của mình là tài
nguyên và nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ… để thu hút vốn đầu tư từ bên
ngoài (bao gồm cả vốn bằng ngoại tệ, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, tri
thức quản lý kinh tế hiện đại…). Điều này đòi hỏi các chính sách vĩ mô của
Nhà nước vào làm tăng tổng cầu về lao động và thực hiện chính sách giá nhân
công thấp để thu hút đầu tư và tạo nhiều việc làm.
Theo C.Mác, quá trình lao động là sự kết hợp của ba yếu tố gồm: sức lao
động, đối tượng lao động và tư liệu lao động; thiếu một trong ba yếu tố đó thì
không thể diễn ra quá trình lao độngđược. Nóicách khác, những khách thể bao
gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động (gọi chung là tư liệu sản xuất) là
điều kiện tiên quyết để người lao động có việc làm. Đồng thời, tạo việc làm cho
người lao độngđòihỏi phải có hệ thống cơ chế, chính sách, biện pháp KT-XH
nhằm tạo ra và kết hợp các yếu tố cơ bản của quá trình lao động gồm tư liệu
sản xuất và sức lao động.
27
Từ sự phân tích trên, luận văn khái quát quan niệm về giải quyết việc làm
như sau: Giảiquyết việc làm là tổng thể các biện pháp,chính sách KT-XH tầm
vĩ mô và vi mô nhằm tạora số và chấtlượng tư liệu sản xuất, số và chất lượng
sức lao động, cũng nhưcácđiều kiện KT-XH khácđể kết hợp sức lao động và
tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chấtđáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Khái niệm Giải quyết việc làm thể hiện các vấn đề sau:
Việc giải quyết việc làm không chỉ có nhiệm vụ chức năng của Nhà nước
mà còn là trách nhiệm của xã hội, của các cơ quan doanh nghiệp và ngay bản
thân người lao động. Hiện nay, các chính sách của Nhà nước luôn quan tâm
chú trọng đến tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua các văn bản
quy phạm pháp luật, các chương trình, chính sáchhỗ trợ tới tận hộ gia đình, các
cá nhân sẵn sàng làm việc. Chính vì vậy, chính sách nhà nước là một trong
những tác động quan trọng rất mạnh đến việc làm của người lao động như
khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất như giảm thuế tiền sử dụng
đất, thuê nhà xưởng, văn phòng, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng điện đường, trường
trạm nhằm phục vụ cho các công trình sản xuất... Chính sách nhà nước tác
động toàn diện đến vấn đề giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, các chương trình,
chiến lược phát triển, các hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp tác động trực
tiếp đến giải quyết việc làm cho người lao động như đào tạo nguồn lao động,
tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động phù hợp năng lực và yêu cầu...
Các biện pháp, chính sách KT-XH tầm vĩ mô và vi mô vừa phải bảo đảm
không ngừng làm tăng số và chất lượng tư liệu sản xuất; vừa phải bảo đảm cả
về số lượng và nâng cao chất lượng sức lao động. Số và chất lượng tư liệu sản
xuất phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư, sự tiến bộ của khoa học công nghệ
(KHCN) được áp dụng trong quá trình sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng
các tư liệu sản xuất đó. Số lượng lao độngphụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng
dân số, quy định về độ tuổi lao động. Chất lượng sức lao động phụ thuộc vào
28
chất lượng giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và công tác y tế chăm sóc sức
khỏe cộng đồng… Mặt khác, các biện pháp, chính sách KT-XH phải tạo ra
trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất thì mới bảo đảm tạo
nhiều việc làm cho người lao động và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng về
vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động. Theo đó, hiệu quả giải quyết việc làm phụ
thuộc vào nhiều nhân tố như: quy mô việc làm; độ mở cửa nền kinh tế; quy mô
chất lượng dân số và lao động; sự phát triển các loại thị trường nhất là thị
trường hàng hóa sức lao động, các trung tâm, dịch vụ thông tin tư vấn, giới
thiệu lao động và giới thiệu việc làm.
* Quan niệm về giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Giảiquyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông là nhữngnỗlực của
cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, hiệp hội nghề nghiệp, các
doanh nghiệp,cácchủ thể sử dụng laođộng cùng chínhnỗ lực của thanh niên
nhằm tạora những điều kiện thúc đẩyviệc kết hợp sức lao động thanhniên với
tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chấtcho xã hội, mang lạithu nhập hợppháp
cho thanh niên, cho người sử dụng lao động và cho quận Hà Đông”.
Quan niệm trên chỉ rõ một số vấn đề sau:
Thực chất giải quyết việc làm: Là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng
tư liệu sản xuất và số, chất lượng sức lao động của thanh niên; tạo ra các điều
kiện kinh tế - xã hội khác; kết hợp sức lao động của thanh niên với tư liệu lao
động tạo ra của cải vật chất cho xã hội trên địa bàn quận Hà Đông.
Mục tiêu giải quyết việc làm: Là tạo ra thu nhập chính đáng, hợp pháp
cho thanh niên, cho người sử dụng lao động và tạo GDP cho quận Hà Đông.
Chủ thể giải quyết việc làm: Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Hà Đông;
Phòng Lao động Thương binh xã hội quận Hà Đông; hệ thống chính trị, Trung
tâm Giới thiệu Việc làm quận Hà Đông; Tổ chức Đoàn thanh niên các cấp;
Doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động…
29
Đối tượng giải quyết việc làm: Thanh niên trên địa bàn quận Hà Đông
(cả thanh niên đã được đào tạo và thanh niên lao động phổ thông).
* Nội dung giải quyết việc làm cho thanh niên
Một là, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên
Thanh niên bước vào cuộc sống tự lập thường lúng túng khi tìm kiếm
việc làm. Họ không xác định được con đường rõ ràng, đâu là thiên hướng của
mình để có thể phát huy. Cần việc làm và ý chí tự lập luôn thôi thúc nên họ dễ
dàng chấp nhận các công việc không phù hợp, thậm chí không liên quan đến
chuyên môn, sở trường của mình. Do đó, việc giúp thanh niên xác định rõ các
ngành nghề, và tạo cơ hội cho họ thấy mình có khả năng phát triển trong một
lĩnh vực nào phù hợp với thiên hướng vươn lên được dù là trái ngành...là rất
quan trọng để định hướng nghề nghiệp.
Trong định hướng nghề nghiệp, việc giúp thanh niên thiết lập các mục
tiêu trở nên rất quan trọng. Mục tiêu của thanh niên là lựa chọn công việc phù
hợp phát huy được thế mạnh của mình, hơn nữa là bảo đảm lợi ích tài chính
giúp họ giải quyết được những nhu cầu căn cơ nhất của đời sống và kích thích
khả năng làm việc của họ. Vấn đề nữa là mục tiêu về khả năng thành công
trong công việc tức là làm được và làm tốt công việc, công việc có hiệu quả.
Bởi vậy, chính quyền và tổ chức quần chúng giúp thanh niên để họ có thể xác
định được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đúng đắn; làm tốt vấn đề này sẽ tránh
được sự thất vọng vốn dễ dàng bộc phát ở thanh niên.
Mọi việc làm đều đòi hỏi ở thanh niên sự kiên nhẫn và nhất quán với
mục tiêu đã đặt ra. Chính quyền, đoàn thể, nhà trường cần giúp thanh niên và
bản thân thanh niên phải tránh tình trạng nhảy cóc trong công việc. Việc “nhảy
cóc” trước tiên không tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Hơn
nữa, các công việc khác nhau không tạo được sự liên hệ chặt chẽ bổ sung nghề
nghiệp chuyên môn và ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp tương lai.
30
Chính quyền đoànthể và nhà trường tíchcực thực hiện các hình thức hỗ
trợ học tập, khuyến học, khuyến tài trong quá trình định hướng nghề nghiệp
cho thanh niên.
Hai là, mở rộng cầu về việc làm thu hút lực lượng thanh niên.
Theo lý thuyết kinh tế, người sử dụng lao động chỉ tăng tuyển dụng lao
động khi tiền công thực tế giảm; mà muốn thế thì tiền công danh nghĩa phải
giảm nhiều hơn mức giá chung của nền kinh tế. Song nếu vậy, thì cầu tiêu
dùng sẽ giảm, kéo theo tổng cầu giảm. Đến lượt nó, tổng cầu giảm lại làm
tổng doanh số giảm, lợi nhuận giảm làm triệt tiêu động lực đầu tư mở rộng
sản xuất...do đó người lao động ít có cơ hội việc làm.
Theo đó, mở rộng cầu về việc làm chính là đẩy mạnh phát triển kinh tế ở
địa phương, trong đó nhấn mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp, thu hút
số lượng lớn doanh nghiệp vào đầu tư, phát triển các doanh nghiệp thu hút
nhiều lao động như doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân; trong
nông nghiệp là các trang trại, các cơ sở làng nghề, kinh tế hộ gia đình và các
hoạt động kinh tế dịch vụ ở địa phương... để từ đó tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng.
Ba là, cung ứng đủ số lượng, nâng về chất lượng lao động thanh niên.
Để bảo đảm cung ứng lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tại các địa phương, cần phải xây dựng và
ban hành đề án về cung ứng lao động cho nền kinh tế địa phương trong từng
giai đoạn phát triển. Muốn vậy, phải chủ động khắc phục trở ngại thiếu hụt lao
động đối với sự phát triển của kinh tế địa phương, của nhiều doanh nghiệp,
nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng lớn.
Bảo đảm tăng cầu việc làm đi đôi với nâng cao số, chất lượng lao động
cung ứng, đòi hỏi chính quyền, đoàn thể, một mặt phải khai thác tối đa nguồn
lao động của địa phương, mặt khác phải nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
31
và điều kiện làm việc cho người lao động, nhằm bảo đảm cho lao động làm
việc ổn định lâu dài trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và
dịch vụ. Cấp bách là phải nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc tăng cường
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập.
Tiếp tục xã hội hóa công tác dạy nghề và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ
sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch
vụ để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng đúng nhu cầu tuyển dụng.
Tăng cường kinh phí hỗ trợ các dơn vị tuyển dụng lao động thông qua các
kênh như Sàn giao dịch việc làm ở địa phương, trên phương tiện thông tin đại
chúng và tuyển dụng trực tiếp tại địa phương, kết hợp liên kết với các địa
phương lân cận để bảo đảm việc làm cho lao động.
Các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm trong việc trả lương, các
khoản phụ cấp xứng đáng cho người lao động. Thực hiện nghiêm túc các quy
định của pháp luật về quyền lợi, môi trường làm việc, điều kiện làm việc, sức
khỏe người lao động... Quan trọng nhất, người lao động nói chung, thanh niên
nói riêng phải tíchcực nỗ lực nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng đầy đủ
các tiêu chuẩn đặt ra của người tuyển dụng lao động.
Bốn là, phát triển các trung tâm và hình thức giới thiệu việc làm.
Trung tâm giới thiệu việc làm của các địa phương và đoàn thể xã hội
nhằm tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người lao động có việc làm, có kỹ
năng, tay nghề và tư vấn, nuôi dưỡng, phát triển ý tưởng kinh doanh nhỏ và
vừa nếu có điều kiện và nhu cầu; đồng thời, làm cầu nối giữa người lao động
với đơn vị sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cần thiết để người lao
động tìm đến doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và hướng đến mục tiêu
cung cấp lao động có chất lượng cho xã hội. Tổ chức các Sàn giao dịch việc
làm nhằm tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu việc làm, tuyển dụng
và giới thiệu người lao động dự tuyển theo tiêu chuẩn, nhu cầu của các nhà
tuyển dụng.
32
Yêu cầu đặt ra là tăng cường xây dựng các trung tâm đủ về số lượng và
nâng lên về chất lượng. Các trung tâm giới thiệu việc làm phải làm tốt khai
thác các thông tin về lao động, việc làm, dạy nghề từ cơ quan Nhà nước, các
tổ chức, doanh nghiệp; phân tích và cung cấp thông tin thị trường lao động về
nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động; tổ chức dạy
các nghề có trình độ sơ cấp; liên kết dạy nghề và ký kết hợp đồng cung ứng
lao động, giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật.
Năm là, phối hợp các lực lượng, các chương trình trong giải quyết việc
làm cho thanh niên.
Giải quyết việc làm cho người lao động, trong có có thanh niên chỉ có
thể tiến hành tốt khi có sự phốihợp giữa cấp bộ đảng, chính quyền địa phương,
các đoàn thể với nhà trường trên địa bàn, gia đình và cộng đồng xã hội. Điều
đó cho thấy tầm quan trọng cần phải phối hợp giữa các lực lượng trên.
Để làm tốt vấn đề trên, trước tiên phải xây dựng cơ chế phối hợp trên cơ
sở Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm và Dạy nghề. Trong chương
trình, đề án giải quyết việc làm của chính quyền địa phương phải thể hiện rõ
phương thức phối hợp các lực lượng trên địa bàn một cách thiết thực, tranh sa
vào hình thức, phối hợp lỏng lẻo nhằm thực hiện tốt các mục tiêu chương trình
dự án việc làm của địa phượng.
1.2.2.Sựcần thiết giảiquyếtviệclàm cho thanhniên ở quận Hà Đông
Việc làm cho người lao động nói chung, trong đó có một phần lớn là
thanh niên luôn là vấn đềKT-XH phức tạp, bức thiết trong các chế độ xã hội có
nền kinh tế thị trường do tính chu kì của nó gây ra. Tuy nhiên, mức độ giải
quyết vấn đề này thế nào phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế và thái độ, năng
lực của các chủ thể quản lý nhà nước. Theo đó, sự cần thiết giải quyết việc làm
ở quận Hà Đông hiện nay xuất phát từ những lý do sau:
Một là, từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội về giải quyết việc làm ở
quận Hà Đông
33
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi
quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Chính sách việc làm vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt
chính trị xã hội cũng như giáo dục con người. Việc hoạch định và thực thi
không tốt chính sách việc làm sẽ dẫn đến những hậu quả, những thiệt hại trực
tiếp cả về kinh tế, chính trị và xã hội cho đất nước.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo Quận ủy – HĐND – UBND quận Hà
Đông luôn đánh giá cao vai trò của Thanh niên, xây dựng chiến lược, giáo dục,
bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng xứng đáng kế tục sự nghiệp
cáchmạng. Thanh niên được đặtở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng,
phát triển nguồn nhân lực con người. Chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát
triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và
phát triển bền vững của Quận.
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của quận
Hà Đông nói riêng, của Thủ đô Hà Nội và của đất nước nói chung. Thiếu việc
làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không
thể giúp thanh niên bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Đối với thanh
niên, việc làm liên quan đếnyếu tố đất đai, tư liệu lao động, côngcụlao động và
kỹ năng nghề nghiệp và vốn sản xuất. Các yếu tố trên kết hợp thành một chỉnh
thể tác động mạnh đến đời sống của thanh niên. Giải quyết việc làm cho thanh
niên là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động này. Nghị
quyết 25 của Ban Chấp hành Trungương khóa X đãnêu rõ vấn đề"Tăng cường
sự lãnh đạocủa Đảngđốivớicông tácthanh niênthờikỳđẩymạnhcông nghiệp
hóa, hiện đạihóa" đãchỉrõ nhiệm vụ: "Nângcaochất lượng lao động trẻ, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên".
Muốn vậy, trước hết giải quyết việc làm đảm bảo việc làm cho thanh niên
tham gia hoạt động kinh tế, kết nối họ vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo
34
khả năng cho họ nhận được những khoản thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức
lao động của chính bản thân mình, cũng như nuôi sống gia đình mình. Tạo
nhiều việc làm tạo điều kiện cho thanh niên dễ dàng lựa chọn công việc phù
hợp, tạo năng suất cao hơn và có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn.
Thông qua giải quyết việc làm cho thanh niên, các doanh nghiệp, công ty,
người sử dụng lao động được lựa chọn sức lao động trẻ cần thiết theo khối
lượng và chất lượng đòihỏi của doanh nghiệp. Nhưng không phải lúc nào cũng
sẵn có lực lượng thanh niên cần thiết trong một khu vực, chính vì vậy nhờ việc
giải quyết việc làm sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về ngành nghề, nơi nào
đang dư thừa lao động thanh niên và nơi nào thì khan hiếm lao động trẻ, cũng
như việc thanh niên cần phải trang bị những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp
gì để có thể kiếm được việc làm.
Giải quyết việc làm cho thanh niên có quy hoạch, kế hoạch sẽ giúp cho
cả cho người sử dụng lao động trẻ cũng như bản thân thanh niên có những kế
hoạch hoạt động trong tương lai của họ. Trong thực tế, những năm vừa qua đã
cho chúng ta thấy rằng, lao động trẻ có tay nghề cao, có óc sáng tạo, năng
động, biết thích ứng nhanh với môi trường mới thì sẽ không bao giờ thiếu việc
làm. Mặt khác, giải quyết việc làm cho thanh niên sẽ tạo ra môi trường làm
việc thuận lợi, thể hiện sự quan tâm nhất định về thoả mãn cần thiết và đảm
bảo quan hệ qua lại trong tập thể lao động, cũng như giữa chủ doanh nghiệp
với lao động trẻ và các tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn, thoát nghèo, vươn lên
lập nghiệp.
Giải quyết việc làm cho thanh niên còn đảm bảo việc phân chia, sắp xếp
lại lao động trẻ hoạt động kinh tế thường xuyên trong trường hợp cải cách, sắp
xếp lại các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, vẫn đang cổ phẩn hoá, sắp xếp lại các
doanh nghiệp đã làm cho lao động trẻ mất việc. Nhưng bên cạnh đó, cũng cho
phép thành lập nhiều doanh nghiệp mới đã giải quyết nhiều chỗ việc làm mới
35
cho lao độngtrẻ. Tỷ trọng lao động trẻ trong các thành phần kinh tế, các ngành
nghề, các khu vực dần thay đổi theo hướng hợp lý, thích ứng và phù hợp.
Hai là, từ nhu cầu của bản thân thanh niên
Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan
trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hằng năm có khoảng 1,2 - 1,6
triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Theo kết quả điều tra lao động và
việc làm toàn quốc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số lượng và tỷ
lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế tăng đều từ năm 2008 đến nay. Năm
2008, số thanh niên hoạt động kinh tế của cả nước là hơn 16 triệu người,
chiếm 67,2% tổng số thanh niên (38,7% lực lượng lao động xã hội); năm
2009, số thanh niên hoạt động kinh tế tăng thành gần 18 triệu người, chiếm
75,4% tổng số thanh niên (36,6% lực lượng lao động xã hội); năm 2010 con
số đó là 17,1 triệu người, chiếm 75,9% tổng số thanh niên (33,7% lực lượng
lao động xã hội) [10].
Thanh niên tham gia lao độngtrong các thành phần kinh tế đã có sự thay
đổi đáng kể, phù hợp với một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang
phát triển của đất nước. Hiện nay thanh niên tham gia lao động trong khu vực
kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ là 87,7% và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài là 4% [2] (riêng tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp 4 lần so
với năm 2000). Trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng lao động
của thanh niên tham gia hoạt động kinh tế ngày càng tăng cao. Lực lượng lao
động là thanh niên có trình độ trung cấp chuyên nghiệp tăng từ 4,1% (năm
2008) lên 6,2% (năm 2009) và 6,5% (năm 2010); có trình độ cao đẳng, đại học
tăng nhanh từ 5,5% (năm 2008) lên 7,8% (năm 2009) và 8,7% (năm 2010).
Mỗi năm có từ 70.000 - 80.000 sinh viên hệ cao đẳng và 143.000 - 160.000
sinh viên đại học tốt nghiệp, bổ sung cho lực lượng lao động xã hội.
36
Những con số thống kê trên đây cho thấy lực lượng lao động là thanh
niên ngày càng có vị trí to lớn trong các hoạt động sản xuất, nghề nghiệp, đóng
góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực trạng việc
làm của thanh niên trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp. Tình trạng
thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên vẫn gia tăng. Theo thống kê của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động
thiếu việc làm tăng từ 3% (năm 2008) lên 5,6% (năm 2009) và 4,1% (năm
2010), trong đó tính trên địa bàn Quận Hà Đông tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mỗi
năm từ 3-4%.
Ba là, giải quyết việc làm cho thanh niên là thực hiện phát triển kinh tế
gắn với công bằng xã hội
Vấn đề việc làm luôn có quan hệ nhân quả, tỉ lệ thuận với mức độ tăng
trưởng kinh tế. Khi kinh tế tăng trưởng sẽ góp phần hạn chế thất nghiệp, tạo
nhiều việc làm. Đồng thời, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần phải mở rộng
đầu tư, mở mang ngành nghề tạo nhiều việc làm mới. Thanh niên là nguồn
nhân lực hiện có và tiềm năng của nền kinh tế. Nếu giải quyết được vấn đề việc
làm cho thanh niên thì đây sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Tuy nhiên, giải quyết việc làm cho thanh niên không chỉ góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn liên quan đến vấn đề công bằng xã
hội theo nghĩa, người lao động có đủ những tố chất và điều kiện cần thiết cần
phải được lao động (nghĩa là phải có việc làm) để có thu nhập tương ứng, phù
hợp với những đóng góp của họ. Nếu người lao động (nhất lại là thanh niên)
không có việc làm, thiếu việc làm hoặc làm những công việc nhưng được trả
công không tương xứng với giá trị sức lao động đã đóng góp, những người
thiếu khả năng nhưng được thụ hưởng thu nhập cao hơn so với đóng góp của
họ cho xã hội… đều được coi là bất công xã hội cần được giải quyết trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
37
1.2.3. Nhữngnhântốảnhhưởngđếngiảiquyếtviệclàmchothanhniên
Giải quyết việc làm cho thanh niên là trách nhiệm chung của xã hội và là
trách nhiệm của chính bản thân lực lượng thanh niên gắn với tổ chức Đoàn
Thanh niên. Bởi vậy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho
độingũ này. Ở đây tập trung nghiên cứu các nhân tố: Quy mô đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh của địa phương; số lượng, chất lượng lao động thanh niên;
thị trường đầu ra; cơ chế, chính sách của Nhà nước về giải quyết việc làm cho
thanh niên; sự nỗ lực của các chủ thể trong giải quyết việc làm.
Từng nhân tố nêu trên được phân tích với các nội dung căn bản như sau:
* Quy mô đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương
Sự phát triển sản xuất kinh doanh xét về qui mô đầu tư phụ thuộc rất
lớn vào các điều kiện tự nhiên cũng như kế hoạch, chính sách phát triển kinh
tế - xã hội ở các địa phương. Nhiệm vụ của mỗi địa phương là sử dụng và
phát huy tối đa các điều kiện tự nhiên chi phối sản xuất kinh doanh, trên cơ sở
đó xây dựng kế hoạch chính sách phát triển đúng đắn, bền vững nhằm mục
tiêu quan trọng là phát triển con người – chủ thể và động lực chủ yếu của nền
sản xuất và mọi hoạt động xã hội. Đến lượt nó, hoạt động đầu tư cho phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương sẽ chi phối đến cầu về lao động của các
đơn vị sản xuất kinh doanh và do đó thanh niên sẽ có cơ hội làm việc, nếu đáp
ứng được các tiêu chí tuyển dụng. Giả định các nhân tố khác không đổi, khi
qui mô đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương càng lớn thì khả
năng giải quyết việc làm cũng lớn. Đó chính là cơ hội thuận lợi tạo việc làm
cho lao động thanh niên trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở các
địa phương. Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Chính phủ đã ban hành và
hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để các ngành, các
hình thức kinh tế các vùng phát triển, tạo nhiều việc làm mới, đáp ứng từng
38
bước nhu cầu việc làm và nâng cao đời sống của người lao động nói chung,
lao động thanh niên nói riêng.
* Số lượng, chất lượng lao động thanh niên
Số lượng lao động thanh niên là yếu tố đầu tiên để chính quyền địa
phương và doanh nghiệp dự báo có thể giải quyết được bao nhiêu việc làm
trong tổng lực lượng thanh niên đến độ tuổi lao động. Số lượng lao động
thanh niên chi phối đến giải quyết việc làm còn phải tính đến tỷ lệ thất nghiệp
ở thành phố và nông thôn. Theo tính toán của Bộ Lao động, Thương binh và
xã hội thì tình trạng thất nghiệp của thanh niên ở khu vực thành thị trong
những năm gần đây dao động từ 5-8%; trong đó, một số tỉnh, thành phố
thường có tỉ lệ thất nghiệp cao là Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Cần
Thơ… Tình trạng thất nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cấp độ đào tạo và nhóm
ngành nghề đào tạo. Tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, số lượng sinh viên qua
đào tạo được tuyển dụng rất ít, trong khi số lượng đã tốt nghiệp ngày càng gia
tăng. Nhiều ngành đào tạo khó kiếm việc làm như nông, lâm, thuỷ sản …Điều
đó, cho thấy chất lượng lao động thanh niên là yếu tố chi phối mạnh nhất đến
khả năng giải quyết việc làm của xã hội.
Chất lượng lao động thanh niên là yếu tố then chốt mà người sử dụng
lao động dựa vào đó để tuyển dụng lao động. Do đó, phải nâng cao chất lượng
giáo dục hướng nghiệp, bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động
thanh niên để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lao động
than niên, đáp ứng tốt hơn cầu về lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh
ở địa phương. Theo kết quả tổng hợp gần đây của Viện Nghiên cứu Thanh
niên, có tới 88,6% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng công nhân kĩ thuật,
nhưng số người đáp ứng các tiêu chuẩn lại thấp, nơi tuyển được cao nhất cũng
chỉ đạt 56,7% nhu cầu. Qua khảo sát 50 doanh nghiệp tại Hà Nội với 33.115
lao động thì 7 doanh nghiệp cho biết số thanh niên được đào tạo từ các trường
39
nghề về chất lượng kém nhiều so với yêu cầu thực tế; 43 doanh nghiệp cho
biết họ phải đào tạo lại từ 3 tháng đến 1 năm. Với chất lượng nguồn nhân lực
thấp như vậy, khó có thể cạnh tranh trong thị trường lao động trong nước
chưa nói đến sự hội nhập quốc tế. Đây chính là mặt tiêu cực tạo nên những
khó khăn lớn của thị trường lao động, đang là những lực cản rất lớn trong vấn
đề việc làm và giải quyết việc làm.
Ngoài các yếu tố trên, còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến vấn đề giải
quyết việc làm như: trình độ kỹ năng, phẩm chất, tính kỷ luật lao động, sức
khoẻ, thể chất... của lao động thanh niên. Phong tục, tập quán, thói quen, trình
độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật, trình độ văn minh của xã hội...
* Thị trường đầu ra
Thị trường đầu ra của sản xuất hàng hóa ở các địa phương trong nước
ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến giải quyết việc làm cho thanh niên. Một
khi hàng hóa ứ đọng không bán được là sự phản ánh rõ nét hạn chế về trình
độ tổ chức sản xuất, kinh doanh, trình độ tay nghề của các lực lượng lao động;
từ đó dẫn đến phá sản doanh nghiệp và thất nghiệp tất yếu sẽ xảy ra. Theo đó,
nâng cao trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của chủ thể sử dụng lao động và
nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trẻ là nhân tố quyết định
sức sống vững bền của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Thị trường đầu ra của giáo dục đào tạo không chỉ ảnh hưởng đến trước
mắt cung cấp nhân lực chất lượng thấp cho đơn vị kinh tế, mà còn ảnh hưởng
lâu dài đến việc cung ứng nhân lực trên thị trường sức lao động. Điều đó
* Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên
Để giải quyết việc làm cho thanh niên, vấn đề quan trọng hàng đầu là
Chính phủ phải tạo ra môi trường thuận lợi một mặt, để người sử dụng lao
động có thể tạo ra nhiều chỗ làm việc thu hút đáng kể lao động thanh niên, mặt
khác để bản thân lao động thanh niên có thể tự tạo việc làm…thông qua cơ chế,
chính sách cụ thể của Chính phủ.
40
Cơ chế về giải quyếtviệc làm cho lao động nói chung, thanh niên nói riêng
đều dựa trên sự đánh giá khách quan tình trạng thất nghiệp trên thực tế của lực
lượng lao động, trongđó đaphần ở lứa tuổi thanh niên hiện nay. Đồng thời đánh
giá rất rõ khả năng của nền kinh tế thị trường có thểthu hút số lượng lao động là
bao nhiêu trong từng thời kỳ. Việc từng bước hình thành cơ chế phân bố lao
độngtheo các quy luật của thị trường lao động, đổi mới cơ chế chính sách xuất
khẩu lao động…sẽ tạo ra các điều kiện cho giải quyết việc làm tốt hơn.
Các chính sách về giải quyết việc làm là những chính sách chi phối trực
tiếp và gián tiếp đến cung và cầu về lao động, làm cho cung và cầu về lao động
xích lại gần nhau, phù hợp với nhau thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu
lao độngvới cơ cấu kinh tế. Các chínhsách chủ yếu thường được đề cập đến là
chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế; chính sách về lao động, việc
làm, tiền lương, thu nhập; chính sáchvề đất đai; chínhsách về thuế; chính sách
về giáo dục và đào tạo; chính sách về xuất khẩu lao động...
Chủ trương về tạo việc làm đã được Đảng ta nêu rõ: “Khuyến khích mọi
thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo
nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề,
thuê mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục
phân bổ lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư các địa bàn
có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại,
đẩy mạnh xuất khẩu. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc
làm ở nông thôn”.
* Sự nỗ lực của các chủ thể trong giải quyết việc làm
Đối với lực lượng lao động thanh niên: Cơ hội lựa chọn việc làm ngày
càng được mở rộng. Từ chỗ thụ động, trông chờ vào sự bố trí công việc của
Nhà nước, người lao động đã trở lên năng động hơn, chủ động tự tìm việc làm
trong các các sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Các quan hệ
lao động– việc làm thay đổitheo hướng các cá nhân được tự do phát huy năng
lực của mình và tự chủ hơn trong tìm kiếm việc làm phù hợp với quan hệ cung
41
– cầu lao động trên thị trường.
Đối với người sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế: Họ được
khuyến khích làm giàu hợp pháp cho nên một khi các thành phần kinh tế được
quan tâm phát triển, nghĩa là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có điều kiện
đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanhsẽ tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Các chủ thể của thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể,
được tự do tổ chức sản xuất kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không
cấm, mở ra khả năng to lớn giải quyết việc làm cho lao động thanh niên.
Đối với Nhà nước: Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước chi phối mạnh mẽ
đến giải quyết việc làm, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường. Hiện nay,
thay vì bao cấp trong giải quyết việc làm, nhà nước tập trung vào việc tạo ra cơ
chế, chínhsáchthông thoáng, tạo hành lang pháp luật, xóa bỏ hàng rào về hành
chínhtạo điều kiện môi trường kinh tế, pháp luật đảm bảo cho mọi người được
tự do đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tự do hành nghề, hợp tác và
thuê mướn lao động, cơ hội việc làm được tăng lên và ít bị ràng buộc bởi các
nguyên tắc hành chính và ý chí chủ quan của Nhà nước.
Giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp là mục tiêu xã hội hàng đầu của
Đảng và Nhà nước. Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm là chương
trình trọng điểm của Nhà nước hiện nay được thực hiện theo phương châm:
Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn
định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính
đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân, trong đó có lực lượng thanh niên.
Tóm lại, giải quyết việc làm cho thanh niên chịu sự chi phối của các
nhân tố kinh tế - xã hội, số lượng và chất lượng lực lượng lao động thanh niên,
cơ chế và chính sách giải quyết việc làm, thị trường đầu ra, sự nỗ lực của các
chủ thể trong giải quyết việc làm. Bởi vây, để giải quyết tốt việc làm cho thanh
niên phải chú trọng phát triển mặt tíchcực của các nhân tố ảnh hưởng đến việc
làm và chất lượng lao động, mặt khác, phải có những biện pháp hữu hiệu chủ
động nhằm triệt tiêu những mặt tiêu cực của các nhân tố đó.
42
* *
*
Việc làm và giải quyết việc làm là những phạm trù lý luận vừa mang
tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. Việc làm là những hoạt động lao động có
ích cho bản thân, gia đình và xã hội, tuân thủ các qui định của pháp luật được
trả hoặc không được trả công, lợi nhuận (tiền mặt hoặc hiện vật). Giải quyết
việc làm là tổng thể các biện pháp, chính sách KT-XH tầm vĩ mô và vi mô
nhằm tạo ra số và chất lượng tư liệu sản xuất, số và chất lượng sức lao động,
cũng như các điều kiện KT-XH khác để kết hợp sức lao động và tư liệu sản
xuất tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Giải quyết
việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông là những nỗ lực của cả hệ thống chính
trị, các tổ chức chính trị xã hội, hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các
chủ thể sử dụng lao động cùng chính nỗ lực của thanh niên nhằm tạo ra những
điều kiện thúc đẩy việc kết hợp sức lao động thanh niên với tư liệu sản xuất tạo
ra của cải vật chất cho xã hội, mang lại thu nhập hợp pháp cho thanh niên, cho
người sửdụng lao độngvà cho quận Hà Đông. Luận văn đã phân tích nội dung
giải quyết việc làm cho thanh niên trên 5 vấn đề: Định hướng nghề nghiệp cho
thanh niên. Mở rộng cầu về việc làm thu hút lực lượng thanh niên. Cung ứng
thích đáng số lượng, nâng về chất lượng lao động thanh niên. Phát triển các
trung tâm và hình thức giới thiệu việc làm. Phốihợp các lực lượng, các chương
trình trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Giải quyết việc làm cho thanh
niên chịu sự chi phối của các nhân tố như quy mô đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh của địa phương, số lượng và chất lượng lao độngthanh niên, cơ chế
và chính sách giải quyết việc làm, thị trường đầu ra, sự nỗ lực của các chủ thể
trong giải quyết việc làm. Bởi vậy, để giải quyết tốt việc làm cho thanh niên
phải chú trọng phát triển mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm
và chất lượng lao động, mặt khác, phải có những biện pháp hữu hiệu chủ động
nhằm triệt tiêu những mặt tiêu cực của các nhân tố đó.
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông

More Related Content

What's hot

Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhTrường Bảo
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam ĐịnhChính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà NẵngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trịLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
 
khoa luan giai quyet viec lam cho lao dong nong thon
khoa luan giai quyet viec lam cho lao dong nong thonkhoa luan giai quyet viec lam cho lao dong nong thon
khoa luan giai quyet viec lam cho lao dong nong thon
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOTLuận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAYĐề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOTLuận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa TháiCông tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
 
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà NộiGiải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng TrịLuận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
 

Similar to Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông

luan van thac si kinh te (14).pdf
luan van thac si kinh te (14).pdfluan van thac si kinh te (14).pdf
luan van thac si kinh te (14).pdfNguyễn Công Huy
 
bctntlvn (55).pdf
bctntlvn (55).pdfbctntlvn (55).pdf
bctntlvn (55).pdfLuanvan84
 
Quản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Quản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh PhúcQuản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Quản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh PhúcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông (20)

Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk NôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà ĐôngĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao độngLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động
 
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà NộiPhát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
Luận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đấtLuận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
 
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nayTác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
 
luan van thac si kinh te (14).pdf
luan van thac si kinh te (14).pdfluan van thac si kinh te (14).pdf
luan van thac si kinh te (14).pdf
 
bctntlvn (55).pdf
bctntlvn (55).pdfbctntlvn (55).pdf
bctntlvn (55).pdf
 
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOTLuận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
 
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOTĐề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
 
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng NaiPhát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp
 
Quản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Quản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh PhúcQuản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Quản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ    ĐẶNG THỊ HỒNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. 2 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ    ĐẶNG THỊ HỒNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM ĐỨC NHUẤN HÀ NỘI - 2014
  • 3. 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH Hiện đại hoá HĐH Khoa học công nghệ KHCN Doanh nghiệp DN Kinh tế - xã hội KT-XH Xã hội chủ nghĩa XHCN Cao đẳng, Đại học, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề CĐ, ĐH, TCCN&DN
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 12 1.1. Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm 12 1.2. Quan niệm nội dung, sựcần thiết và nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông 22 Chương 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 41 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, TP Hà Nội hiện nay 41 2.2 Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên quận Hà Đông những năm qua 43 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 65 3.1 Phương hướng giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội thời gian tới 65 3.2 Những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội thời gian tới 69 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 91
  • 5. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc làm nói chung và việc làm cho thanh niên nói riêng không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, dân tộc và của toàn nhân loại nói chung. Có thể nói, hiệu quả của việc giải quyết việc làm gắn liền với sự tồn tại bền vững của mọi quốc gia. Đối với Việt Nam, vấn đề giải quyết việc làm cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó, văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “giải quyết việc làm là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chínhđáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”. Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt là đốivới các nước đang phát triển như Việt Nam. Thiếu việc làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không thể giúp thanh niên bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Giải quyết việc làm cho thanh niên Thành phố là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động đang chiếm tỷ lệ cao và là nguồn lao động trẻ, có trình độ, nhiệt huyết và khả năng sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa X “Vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thờikỳ đẩymạnh công nghiệphóa, hiện đạihóa” đãchỉ rõ nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên” [15]. Thanh niên Việt Nam là một lực lượng lao động đông đảo chiếm 26,9% dân số Việt Nam và chiếm trên 68% trong lực lượng lao độngchính của xã hội, họ là những người lao độngcó sức khỏe, sức trẻ có trình độ kiến thức là “rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước”. Là nguồn nhân lực chủ
  • 6. 6 yếu cho mọi quốc gia. Thanh niên có vai trò hết sức to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước trong mọi thời kỳ, mọi lĩnh vực, thanh niên luôn là lực lượng xung kích đi đầu. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ, có nhiều quyết sách hỗ trợ, thúc đẩy thanh niên phấn đấu học tập ra sức tu dưỡng rèn luyện về trình độ cũng như chuyên môn, đặc biệt sự đòi hỏi về việc làm và thu nhập. Hà Đông là một Quận thuộc thủ đô Hà Nội, vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiện nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà Nội. Đội ngũ thanh niên xung kích của Quận, luôn thể hiện tinh thần hăng hái, xung phong tiến quân vào hoạt động xóa đói giảm nghèo của địa phương được xác định trong Đề án 103, đề án hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Quận thiếu khả năng tạo việc làm cho người lao động, thu hút rất ít lực lượng là thanh niên; công tác đào tạo, tư vấn hỗ trợ nghề nghiệp và việc làm chưa chú trọng nâng cao chất lượng tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; tổ chức hội chợ việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm cho thanh niên chưa đáp ứng kịp nhu cầu lập nghiệp của thanh niên; quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên còn rất hạn hẹp; cơ chế chính sách về giải quyết việc làm cho người lao động ở Quận Hà Đông còn nhiều vấn đề phải bổ sung, hoàn thiện… những vấn đề trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến giải quyết việc làm cho Thanh niên. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp có xu hướng gia tăng, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tới sự phát triển KT-XH của Quận. Góp phần giải quyết các vấn đề bất cập trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên trong cả nước nói chung và ở Thành phố Hà Nội nói riêng đã thu hút rộng rãi sự quan tâm của nhiều tác giả,
  • 7. 7 nhiều nhà khoa học nghiên cứu thuộc các lĩnh vực, dưới các hình thức như: đề tài khoa học các cấp, sáchchuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí v.v… và đã đạt được những kết quả nhất định. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu: * Cácsách tham khảo và chuyên khảo viết về thị trường lao động và giải quyết việc làm. Tác giả Nguyễn Quang Hiền với sách: “Thịtrường sức lao động - Thực trạng và giải pháp” (1995) đã đưa ra những khái quát về thực trạng và giải pháp thị trường sức lao động ở Việt Nam. Tác giả đưa ra khái niệm thị trường sức lao động, những biểu hiện của thị trường sức lao động; các yếu tố tác động dến thị trường sức lao động ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra những đặc thù riêng cho từng loại sức lao động, trong đó có sức lao động ở độ tuổi thanh niên [19]. Các tác giả Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân với sách tham khảo: “Mộtsố vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam” đã trình bày những vấn đề lý luận về thị trường lao động và một số kinh nghiệm quốc tế, bài học cho Việt Nam. Các tác giả trình bày khá kỹ thực trạng phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; về cung cầu lao động, tỷ lệ lao động tham gia vào quan hệ thị trường, vấn đề giá cả sức lao động; việc di chuyển lao động giữa các vùng của Việt Nam, các hình thức và kênh giao dịch trên thị trường lao động; làm sáng tỏ những vấn đề về thể chế, hệ thống chính sách thị trường lao động. Đặc biệt, các tác giả đã nêu bật thành tựu ban đầu và những hạn chế, thách thức, nguyên nhân, hậu quả trong phát triển thị trường lao độngở nước ta. Sách dành dung lượng khá lớn để trình bày một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường lao động ở nước ta [1]. Tác giả Đinh Công Tuấn với sách tham khảo “Giải quyết việc làm - Hệ thống an sinh xã hội của một số nướcEU giai đoạn hậukhủnghoảng tài chính – kinh tế toàn cầu”(2013) đã đưa ra những vấn đề tác động đến việc làm và
  • 8. 8 giải quyết việc làm ở một số nước trên thế giới. Đây là một công trình khá toàn diện khái quát về lý luận giải quyết việc làm và thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động ở các nước EU giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Tác giả đã chỉ ra những tác động của giai đoạn hậu khủng hoảng như: Thất nghiệp, đói nghèo, tệ nạn xã hội và ảnh hưởng của những tác động đó đến giải quyết việc làm ở Việt Nam [46]. * Đề tài, luậnán,luậnvănnghiên cứu về thị trường lao động và giải quyết việc làm. Đề tài cấp Nhà nước 70A – 02 – 02 “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần” (1994) của Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội đã đưa ra những vấn đề khó khăn trong giải quyết việc làm, đặc biệt là thanh niên thành thị. Đề tài đã định hướng những vấn đề lớn về giải quyết việc làm cho người lao động khi nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đề tài đã đánh giá sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ chế ảnh hưởng đến cơ cấu lao động cả về vùng miền, độ tuổi, thành phần. Đề tài đã đề xuất những nhóm giải pháp để sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có thanh niên. Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu nghiên cứu những biện pháp cụ thể để giải quyết việc làm cho thanh niên - lực lượng lao động chủ yếu của nền kinh tế [5]. Đề tài cấp Nhà nước KX – 07.05.05 “Nhữngđặctrưng và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội nghềnghiệpnướcta trong giaiđoạn hiện nay, dự báo và kiến nghị” (1995) do Nguyễn Đình Tấn làm chủ nhiệm đã phân tích khá kỹ về cơ cấu việc làm và tác động của nó đến cơ cấu vùng, lãnh thổ, tạo ra sự khó khăn cho các vùng thành thị. Đề tài khái quát khá kỹ về cơ cấu vùng miền, cơ cấu độ tuổi. Chỉ rõ những đặc điểm tâm lý – sinh lý của các loại cơ cấu này ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội của đất nước [41].
  • 9. 9 Tác giả Trần Văn Tuấn với nghiên cứu: “ Quản lý nhà nước về việc làm ở Hà Nội” (1995), luận án tiến sĩ kinh tế đã luận cứvà đưa ra cơ sở đề xuất chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý việc làm cho người lao động di cư từ các vùng về Thủ đô Hà Nội. Tác giả đã làm rõ cấu trúc thành phần về việc làm ở Hà Nội bao gồm cảviệc làm đã được đào tạo và việc làm phổ thông để từ đó có những đánh giá cụ thể về các vấn đề việc làm, giải quyết việc làm ở cả cơ cấu nông thôn – thành thị, độ tuổi, trình độ… [47]. Tác giả Đỗ Thị Xuân Phượng với đề tài: “Phát triển thị trường sức lao động, giảiquyết việc làm qua thực tế ở Hà Nội” (2005), luận án tiến sĩ kinh tế đã đi từ thực trạng việc làm của lao độngở Hà Nội, các vấn đề nảy sinh để khái quát thành giải pháp, biện pháp khắc phục. Tác giả đã khái quát thực tế từ thị trường sức lao độngvà việc làm ở Hà Nội để đánh giá về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở Hà Nội, bởi lẽ thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước, nơi tập trung nhiều lao động từ các tỉnh, thành phố khác nên thị trường sức lao độngở Hà Nội có diễn biến khá phức tạp về số lượng, chất lượng, cơ cấu, thành phần. Tuy nhiên, cơ cấu lao động ở độ tuổi thanh niên chưa được tác giả bàn sâu [32]. Tác giả Nguyễn Hòa Bình với luận văn thạc sĩ kinh tế “Pháttriển nguồn nhân lựcvà giảiquyếtviệc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” (2002) đã đưa ra một số vấn đề về lý luận và thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh giáp danh Thủ đô Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản, những mục tiêu cụ thể, nội dung giải quyết việc làm trên cơ sở đánh giá thực trạng việc làm của Vĩnh Phúc. Luận văn cũng đã đề xuất một số biện pháp cụ thể để giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Vĩnh Phúc hiện nay. Đề tài là cơ sở lý luận giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lực lượng thanh niên trên một địa bàn giáp ranh với Thủ đô Hà Nội nên có nhiều đặc điểm truyền thống, tâm lý giống với Thủ đô Hà Nội [3].
  • 10. 10 Tác giả Hoàng Thanh Nga với luận văn thạc sĩ: “Giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội” (2010) đã đưa ra những đặc điểm của thanh niên Thủ đô Hà Nội, đặc biệt vùng ngoại thành tác động đến sức hút của việc làm và cơ chế tạo việc làm cho thanh niên. Đây là luận văn chỉ rõ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội, gần với đối tượng thanh niên quận Hà Đông. Tuy nhiên, tác giả chỉ bàn đến thanh niên ngoại thành, không đa dạng, phức tạp, không có sự biến đổi nhiều. Vùng ngoại thành chủ yếu là các huyện nghèo của Hà Nội và các huyện của Hà Tây (cũ). Vì vậy, luận văn chưa chỉ rõ đặc điểm, tính chất, cách thức giải quyết việc làm cho thanh niên thuộc các quận nội thành [27]. * Cácbài báokhoa học, tham luậnkhoa học đề cập đến thị trường lao động và giải quyết việc là: Tác giả Nguyễn Hữu Dũng với bàibáo: “Chiến lược việc làm và đào tạo nghềthờikỳ2001– 2010”, TạpchíLao độngxãhội, số (5), 2011đãđưaranhững kết quảđiều tra cụthể về lao động và việc làm trong cả nước. Tác giả đã đưa ra phươnghướngvà các nhómnhiệm vụ giải pháp đểgiải quyết việc làm và đào tạo nghề trongcả nước hiện nay. Trong các nhóm giải pháp đó, tác giả đã đưa một giải pháp quantrọngvềcânđốicơ cấu độ tuổi trong giải quyết việc làm. Tác giả cũngbànđếncơ cấuđộ tuổithanhniên, cho rằngđó là lực lượng quan trọng. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích nội dung, cách thức giải quyết cụ thể [11]. Tác giả Trần Mai Trang với bàibáo: “Giảiquyết việc làm ở Bắc Ninh – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số (2) năm 2013 đã khái quát những vấn đề về việc làm và giải quyết việc làm. Bài báo đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về giải quyết việc làm cho người lao động như: Mục tiêu, chủ thể, biện pháp giải quyết việc làm. Tuy nhiên, tác giả chưa phân định rõ giữa nội dung và biện pháp nên nhiều vấn đề chưa được xác định cụ thể những cách thức cần phải thực hiện [45].
  • 11. 11 Tác giả Trần Thị Thu Hà với nghiên cứu: “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trẻ”, Tạp chí Thanh niên, số (4) năm 2012 đã đưa ra những nhu cầu, nguyện vọng và khát khao trong giải quyết việc làm của thanh niên cả nước hiện nay. Tác giả chỉ ra những đặc điểm về tâm lý, sinh lý, đặc điểm nhu cầu của lao động trẻ để xác định nội dung, yêu cầu, biện pháp giải quyết việc làm cho đối tượng này. Tuy nhiên, tác giả chưa chỉ rõ những cách thức cụ thể trong giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ, một bộ phận đang chiếm tỷ lệ cao trong thị trường lao động hiện nay [17]. Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này với những cách tiếp cận khác nhau… Có thể thấy rằng, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào đã công bố, tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội. Tuy vậy, nghiên cứu các công trình đã công bố, tôi cũng tham khảo được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn rất có giá trị đốivới đề tài của mình. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề được nghiên cứu trong các công trình khoa học đó, kết hợp với khảo sát thực tế ở địa bàn quận Hà Đông - thành phố Hà Nội, tôi có thể rút ra và kiến nghị những giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên quận Hà Đông - thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội.
  • 12. 12 - Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên quận Hà Đông thành phố Hà Nội những năm qua. - Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Giải quyết việc làm cho thanh niên. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu giải quyết việc làm cho thanh niên (độ tuổi từ 18 đến 35) ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội dưới góc độ kinh tế chính trị. - Phạm vi không gian: Địa bàn quận Hà Đông, TP. Hà - Phạm vi thời gian: Các số liệu khảo sát, đánh giá, các văn bản báo cáo tổng kết của quận Hà Đông từ năm 2009 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đườnglối và chủtrương củaĐảng, chínhsách pháp luận của nhà nước, các văn kiện của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội và Quận ủy, UBND quận Hà Đông về lao động, việc làm và giải quyết việc làm. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp của chuyên ngành kinh tế chính trị học để nghiên cứu như: Trừu tượng hóa khoa học, lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu các công trình, đề tài có liên quan đã được công bố. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, tọa đàm với thanh niên và các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân sử dụng lao động.
  • 13. 13 - Phươngphápchuyêngia: Tác giả luận văn xin ý kiến các nhà khoa học chuyên ngành kinh tế chính trị trong Học viện và các nhà lãnh đạo, quản lý quận Hà Đông. - Phương pháp toán học: Xử lý số liệu điều tra, các văn kiện, báo cáo, tổng kết của các cơ quan lãnh đạo, quản lý trên địa bàn quận Hà Đông. 6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của công trình sẽ góp phần luận giải, phân tích và làm rõ hơn tính khoa học và thực tiễn giải quyết việc làm cho thanh niên, đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt hơn việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, nghiên cứu hoạchđịnh chínhsách và chỉ đạo thực tiễn của quận Hà Đông và cho những ai quan tâm tới vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của đề tài Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương, 6 tiết, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 14. 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm 1.1.1. Vấn đề chung về việc làm và giải quyết việc làm * Quan niệm về việc làm Hoạtđộnglao độngsảnxuấtlà hoạtđộnggắn liền với con người và xã hội loài người. Từ xa xưa con người đã biết làm lụng, tìm kiếm trong thế giới xung quanhnhững sảnphẩmđểphục vụnhu cầucho bảnthânmình. Khiphâncông lao độngxãhộipháttriển, thì mỗingườitham gia lao độngsản xuất với một việc làm cụ thể nhằm tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội. Việc làm trước hết là hoạt độnglao động sản xuất của con người, là hoạt động lao động cụ thể của mỗi người lao động cụ thể trong quá trình lao động sản xuất của xã hội. Giống như lao động, việc làm cũng phản ánh mối quan hệ giữa người lao động với giới tự nhiên, vì vậy việc làm cũng chịu tác động bởi những qui luật và điều kiện tự nhiên. Mặt khác, khi nói đến việc làm là nói đến tính chủ động, sáng tạo của lao động. Người lao động với kỹ năng của mình, kết hợp với tư liệu sản xuất, hoạt động trong một lĩnh vực nhất định của cơ cấu KT-XH, để tạo ra của cải vật chất (tức là đang làm việc) - họ còn có quan hệ với nhau, quan hệ xã hội. Vì vậy, việc làm cũng chịu tác động của các qui luật kinh tế, xã hội. Như vậy, việc làm và lao động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc làm là cái vỏ xã hội, là cái khung pháp lý trong đó lao động diễn ra. Nếu lao động là phạmtrù vĩnhviễn, thì việc làm không phải như vậy. Xét trên tổng thể có những nơi, những lúc có hiện tượng người lao động không có việc làm trong khi hoạt độnglao độngsảnxuấtcủacon người không bao giờ ngừng lại. Việc làm nói lên mốiquanhệ củaconngườivới khônggian, trung gian, quanhệ và những giới hạn
  • 15. 15 xã hộicầnthiết mà trongđó mộtquátrìnhlao động cụ thể được diễn ra. Nói đến việc làm là nói đến công việc của người lao động với những ngành nghề, công việc cụ thể; là những hoạt động cụ thể của người lao động, đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu cá nhân của người lao động nó có tính cụ thể, tường minh. Như vậy, có thể nói lao động là cái chung và việc làm là cái riêng. Việc làm là phạm trù tổng hợp, liên kết các quá trình KT-XH. Trên khía cạnh xã hội, việc làm phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong những giới hạn nhất định, trongđó quá trìnhlao độngđược diễnra, là cơ sở để các mốiquan hệ xã hội tồn tại, đan xen, liên kết với nhau phát triển theo hướng lành mạnh. Là một vấn đề KT-XH phức tạp, việc làm gắn cá nhân với xã hội - nó không những đem lại thu nhập cho người lao động để nuôi sống bản thân họ mà còn tạo ra một lượng của cải cho xã hội. C.Mác đã nói: “Với những điều kiện khác không thay đổi thì khối lượng và giá trị của sản phẩm tăng lên tỷ lệ thuận với số lượng lao động được sử dụng” [20, tr.75]. Việc làm là một vần đề có ý nghĩa kinh tế, xã hội và chính trị quan trọng của một quốc gia. Hiện nay đảm bảo an toàn việc làm là một trong những yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững. Thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế thế giới ở nước ta hiện nay đang tạo ra những cơ hội và thách thức về lao động, việc làm cho người lao động. Chính vì vậy nhận thức đúng đắn về việc làm là vấn đề quan trọng tạo cơ sở lý luận để đưa ra những giải pháp tích cực giải quyết việc làm, phát huy nguồn lực lao động của xã hội. Quan niệm về việc làm không cố định mà nó được xét trên nền tảng của một chế độ chính trị, gắn với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi thời đại. Khi trình độ phát triển mọi mặt, đặc biệt là định hướng chính trị của một quốc gia thay đổi, quan niệm về việc làm cũng biến đổi. Trong lịch sử cho thấy việc thay đổi những quan điểm về tương lai trực tiếp ảnh hưởng tới số lượng việc làm chứ không chỉ định hướng việc làm.
  • 16. 16 Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, là vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội. Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 13 của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), các nhà thống kê lao động đã đưa ra khái niệm người có việc làm: “Ngườicó việc làm là những người làm việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuậnhoặcđược thanh toán bằnghiện vật, hoặc người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay thu nhập gia đình không được trả tiền công hoặc hiện vật” [8, tr.15]. Về bản chất, việc làm là quan hệ tích cực, sáng tạo của chủ thể việc làm với hoạt động sống của mình, với ý nghĩa, nội dung và mục đích đặt ra. Tuỳ thuộc vào từng thời điểm, không gian và từng chủ thể có cách tiếp cận vấn đề, đưa ra các khái niệm khác nhau về việc làm. Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu; nó thuộc loại vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống xã hội. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, khái niệm “việc làm” và “thị trường lao động” không hiếm khi bị đồng nhất với nhau. Hệ thống việc làm được đưa thêm hàng loạt chức năng không đúng với tính chất của nó, còn thị trường lao động được tăng thêm tính chất tổng hợp. Khái niệm việc làm và khái niệm lao động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không hoàn toàn giống nhau. Việc làm không phải là hoạt động mà là những quan hệ xã hội giữa con người, mà trước hết là những quan hệ kinh tế và pháp lý về việc đưa người lao động vào hợp tác lao động cụ thể trong một chỗ làm việc xác định. Hoạt động lao động, trước hết, đó là một quá trình, còn việc làm là tài sản của chủ thể mà bằng cách nào đấy được đưa vào (hay là loại trừ ra) từ quá trình đó. Về giác độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất. Việc làm gắn với quá trình tăng thu nhập, giảm sự nghèo khổ của người lao động, đồng thời không đi ngược lại với lợi ích cộng đồng mà pháp luật quy
  • 17. 17 định. Nói cách khác, việc làm là công việc, những hoạt động có ích, không bị pháp luật cấm và mang lại thu nhập cho bản thân hoặc tạo điều kiện để tăng thu nhập cho các thành viên trong gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội. Theo nhà khoa học nổi tiếng về kinh tế lao động người Nga A.Kotlia, đã đưa ra khái niệm việc làm như phạm trù kinh tế nói chung tồn tại ở mọi hình thái xã hội. Đồng thời, việc làm là phạm trù tái sản xuất xã hội, mà không thể đồng nhất với lao động và sử dụng sức lao động. Nó định rõ đặc tính dân số hoạt động kinh tế so với những yếu tố sản xuất vật chất thể hiện quan hệ giữa con người về việc tham gia của họ vào trong sản xuất xã hội. Các nhà khoa học kinh tế Anh thì lại cho rằng “việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cáchkiếm sốngcủa một conngười, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế” 4, tr.315. Theo quan điểm này thì tất cả những hoạt động tạo ra thu nhập mà không cần phân biệt có được pháp luật thừa nhận hay ngăn cấm đều được gọi là việc làm. Các nhà kinh tế Sônhin và Grincốp của Liên xô lại cho rằng, “việc làm là sự tham gia của người có khả năng lao động vào một hoạt động xã hội có ích trong khu vực xã hội hoá của sản xuất, trong học tập, trong công việc nội trợ, trong kinh tế phụ của các nông trang viên” 4, tr.315. Theo khái niệm này thì những người đang đi học, đang tham gia hoạt động trong các lực lượng vũ trang, những người nội trợ đều coi là người có việc làm. Ngày nay, ở Liên Bang Nga khái niệm này được quy định rõ trong Bộ Luật Việc làm của dân cư Liên bang Nga như sau: “việc làm là hoạt động của công dân nhằm thoả mãn những nhu cầu xã hội và của cá nhân, đem đến cho họ thu nhập và không bị pháp luật Liên bang ngăn cấm”. Theo Điều 9 Bộ luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 18/6/2012 quy định: “Việc làm là hoạt động lao
  • 18. 18 động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” [34]. Theo đó, một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện: Một là, việc làm là những hoạt động lao độngcó ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Hai là, người lao động được tự do hành nghề, mà hoạt động hành nghề đó không bị pháp luật cấm – điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Hai điều kiện trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ của một hoạt động được thừa nhận là việc làm. Hiện nay quan niệm phổ biến cho rằng, người có việc làm không nhất thiết phải thuộc biên chế Nhà nước như cách hiểu trong thời kỳ bao cấp trước đổi mới năm 1986. Đồng thời, chỉ rõ: trong nền kinh tế thị trường thì việc làm tồn tại trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực, các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế mà pháp luật không cấm và đem lại cho người lao động thu nhập nhất định. Việc làm tồn tại trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; có việc làm thuộc lao động giản đơn hoặc lao động phức tạp; việc làm thuộc lao động chân tay hoặc lao động trí óc… Việc làm là “sựcụ thể hóa” nền sản xuất xã hội – đó chínhlà quá trình lao động, đặc trưng bản chất của conngười. Lao động là cơ sở của đời sống xã hội, là điều kiện để con người và xã hội loài người tồn tại và phát triển không ngừng, không có nền sản xuất xã hội nào là không có việc làm. Tuy nhiên, quy mô, cơ cấu và giá trị việc làm trong một nền sản xuất xã hội cụ thể lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phụ thuộc vào bản chất của quan hệ sản xuất và phụ thuộc vào quan điểm, chính sách của Nhà nước mà nền sản xuất đó tồn tại. Việc đổi mới nhận thức về việc làm như trên, là cơ sở của sự đổi mới về chính sách, biện pháp giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhằm phát huy mọi nguồn lực nhất là nguồn lực con người để giải phóng sức sản xuất. Điều đáng chú ý trong quan niệm mới hiện nay là đã đặc biệt coi trọng khả năng tự tạo việc làm của người lao động, đã không chỉ
  • 19. 19 chú ý công tác quản lý và quan tâm tạo nhiều việc làm cho người lao động; mà còn coi trọng nâng cao chất lượng, giá trị việc làm, tiến tới việc làm có năng suất, có thu nhập cao và được tự do lựa chọn. Chất lượng và giá trị việc làm được đánh giá dựa trên các tiêu chí chủ yếu như: chỉ tiêu về năng suất lao động, về hiệu quả sản xuất, về tiền lương (tiền công) và tính ổn định, lâu dài về thu nhập của người lao động… các chỉ tiêu trên càng cao thì chất lượng và giá trị việc làm càng cao. Từ sự phân tích trên, tác giả luận văn quan niệm: “Việc làm là những hoạtđộng lao động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, tuân thủ các qui định của pháp luật được trả hoặc không được trả công, lợi nhuận (tiền mặt hoặc hiện vật)”. Thực chất việc làm được thể hiện dưới các dạng: (1) Việc làm năng suất hữu ích có nghĩa là việc làm tạo ra những phúc lợi và dịch vụ hữu ích cả cho xã hội và cho từng người lao động. (2) Việc làm hợp lý dự đoán sự phân chia một cách tối ưu người đang làm việc theo các ngành sản xuất và các khu vực lãnh thổ của đấtnước với mục đíchsản xuất ra những sản phẩm và sử dụng những dịchvụ phục vụ cho nhu cầu. (3) Việc làm hiệu quả là việc làm trong sản xuất sinh lợi nhuận được trang bị kỹ thuật với tổ chức lao động tiên tiến, năng suất lao động cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nó dự đoán sự hiện có những cán bộ và đội ngũ những nhà quản lý có trình độ chuyên nghiệp cao và hướng tới công việc có hiệu quả. Khái niệm việc làm hiệu quả này thường hướng vào sự phát triển toàn diện con người và hoàn toàn chấp nhận được, nhưng nó khá rộng và không có khả năng đo được bằng một chỉ tiêu. Tuy nhiên có thể đưa ra tính chất định lượng để đánh giá qua hệ thống chỉ tiêu như: Một là, mức độ việc làm của cư dân bằng lao động chuyên nghiệp trên tổng dân số, thể hiện dưới dạng phần trăm (gọi là hệ số việc làm). Hệ số này cho thấy sự phụ thuộc mức độ việc làm vào yếu tố nhân khẩu, có nghĩa là hệ số sinh, chết
  • 20. 20 và tốc độ tăng trưởng dân số, được tínhtoán trên các con số thống kê, hệ số đó là một trong những con số biểu hiện sự phồn vinh của xã hội. Hai là, mức độ việc làm của dân số có khả năng lao động trong nền kinh tế - xã hội. Về quan điểm kinh tế học, mức độ việc làm của dân số có khả năng lao động thể hiện, một mặt là đòi hỏi của KT-XH đối với người lao động, mặt khác là đòi hỏi của người lao động về chỗ làm việc. Nó được tính theo hệ số phần trăm giữa tổng số dân cư đang hoạt động chuyên nghiệp với số lượng toàn bộ dân số có khả năng lao động (nguồn nhân lực). Ba là, tỉ lệ phân chia nguồn lao động xã hội theo lĩnh vực công ích xã hội. Khi tính được hệ số việc làm bằng lao động chuyên nghiệp ta có thể xác định được hệ số việc làm bởi việc học hành cũng như các dạng hoạt động công ích xã hội khác. Điều đó cho phép làm rõ những tỉ lệ cần thiết. Bốn là, cấu trúc phân bố người lao động hợp lý theo ngành và theo khu vực kinh tế. Chỉ tiêu này, thường được gọi là chỉ tiêu hợp lý, tỉ lệ phân chia tiềm năng lao động theo dạng việc làm, ngành, khu vực kinh tế...Năm là, chỉ tiêu gắn với việc tối ưu hoá cấu trúc chuyên môn nghề nghiệp của người lao động, cho phép làm rõ ràng sự phù hợp cấu trúc chuyên môn nghiệp vụ của dân số lao động với cấu trúc chỗ làm việc, đồng thời cũng xác định hệ thống đào tạo cán bộ là phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. (3) Việc làm hợp lý: là sự thoả mãn nhu cầu làm việc cho bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân và phù hợp với trình độ, nguyện vọng của họ. * Quan niệm về giải quyết việc làm Vấn đề lao động và việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của các địa phương cũng như cả nước. Những năm qua, các cấp bộ Đảng, chính quyền đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách thiết thực nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Việc làm cho người lao động là một quá trình thể hiện nhiều mối quan hệ, bao gồm:
  • 21. 21 Mộtlà:Việc làm tronghiện tại, trước mắt phụthuộc vào cácyếutố: vấn đề tạo việc làm, đưa việc làm đến với người lao động, đưa người lao động đến với việc làm, tạo môitrườngđếnvới người lao động, cách thức giới thiệu việc làm... Hai là: Tạo việc làm tiềm năng cho thanh niên: việc làm của thanh niên không chỉ phụ thuộc vào hiện tại, trước mắt mà phải tạo ra nhu cầu việc làm. Việc làm tiềm năng phụ thuộc vào các yếu tố: công tác quy hoạch phát triển nền kinh tế, ngành nghề, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo ngành; theo lĩnh vực; theo vùng, theo thành phần kinh tế, công tác đầu tư, đặc biệt là các dự án kinh tế - xã hội của đất nước, côngtác hướng nghiệp, dạy nghề, xu hướng và nhu cầu việc làm của thanh niên... Ba là: Thực hiện liên kết theo vùng kinh tế và tham gia vào quá trình phân công lao độngxã hội và phân cônglao động khu vực và quốc tế. Việc tạo việc làm cho thanh niên phải hướng tới quá trình liên kết, cả về quy mô, tốc độ giữa các địa phương trong vùng mà phải mở rộng liên kết trong phạm vi rộng trong nước và quốc tế nhằm thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Trong thực tế, liên quan đến việc làm thì vấn đề thường được đề cập đến là thất nghiệp - đó được coi là một vấn đề trung tâm của xã hội hiện đại. Khi mức thất nghiệp cao, tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của người dân bị giảm sút và rơi vào tình trạng nghèo, đói, nền kinh tế sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sốngcủa các gia đìnhtrong cộng đồng dân cư. Thất nghiệp là một vấn đề xã hội rất nhạy cảm, là mối quan tâm thường xuyên của tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển. Hiện nay có rất nhiều quan niệm về thất nghiệp, nhưng nội dung chủ yếu của thất nghiệp vẫn xoay quanh về người lao động có khả năng làm việc, muốn làm việc đang tích cực tìm kiếm việc làm nhưng chưa có việc làm. P.Samuelson khẳng định: “Thất nghiệp là những người không có việc làm,
  • 22. 22 những người đang chờ để trở lại làm việc hoặc đang tích cực tìm việc làm” [25, tr.271]. Như vậy, thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị mất việc làm hoặc chưa có việc làm. Văn phòng tổ chức lao động thế giới phân thất nghiệp thành 3 loại: (1) Thất nghiệp do mức cầu lao động không dư (Thiếu tổng cầu của nền kinh tế). (2) Thất nghiệp do thiếu thiết bị, hoặc thiếu những nguồn lực bổ sung. (3) Thất nghiệp do cung - cầu lao động không ăn khớp nhau. Ở nước ta, người thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm tuổi hoạt động kinh tế, mà trong tuần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm: (1) Có nỗ lực đi tìm việc làm trong 4 tuần qua hoặc không có hoạt động tìm việc làm vì các lý do không biết tìm việc làm ở đâu hoặc tìm mãi không có việc làm. (2) Trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, và sẵn sàng làm thêm nhưng không tìm được việc làm. Tuy nhiên những người đủ 15 tuổi trở lên nhưng thuộc các đối tượng sau đây thì không thuộc những người thất nghiệp và không nằm trong lực lượng lao động: Người đang đi học; người đang làm việc nội trợ cho bản thân và gia đình; người tàn tật, ốm đau, không có khả năng lao động hoặc bị tước quyền lao động; người già cả hết tuổi lao động; hoặc tình trạng khác (về hưu hưởng chế độ, chưa có nhu cầu hoạt động kinh tế). Xác định người có việc làm, người thất nghiệp và người thiếu việc làm là cơ sở để xây dựng chính sách giải quyết việc làm, xây dựng những luận cứ khoa học trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.2. Thanh niên và đặc điểm tâm lý – xã hội của thanh niên * Quan niệm về thanh niên Thanh niên là một khái niệm được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày với nhiều cách hiểu khác nhau. Tùy trong từng trường hợp, thanh niên có
  • 23. 23 thể hiểu là một con người cụ thể, có khi lại được hiểu theo tính cách trẻ trung, sôi nổi của cá nhân nhưng cũng có khi được hiểu là một nhóm người trẻ tuổi. Đối với vấn đề việc làm, thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ở Việt Nam hiện nay, hằng năm có khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số lượng và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế tăng đều từ năm 2008 đến nay. Về mặt xã hội, thanh niên là một bộ phận đông đảo trong dân cư, những người trong độ tuổi thanh niên (ở Việt Nam và phần lớn các nước trên thế giới đều tính độ tuổi thanh niên từ 15 đến 35) chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số. Đặc điểm cơ cấu xã hội của thanh niên là: Họ là một bộ phậncủa tất cả các giaicấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo…Vì thế, thanh niên là một nhóm nhân khẩu – xã hội, nhưng là một nhóm nhân khẩu – xã hội đặc thù. Trong những năm qua, công tác phát triển các loại hình thanh niên hỗ trợ nhau lập thân, lập nghiệp để phát triển sản xuất do Đoàn Thanh niên phát động cũng được tiến hành khá mạnh mẽ. Có khoảng 67,9% số người được hỏi cho rằng hoạt động này đã được quan tâm triển khai và 52,1% cho rằng đã được thực hiện với kết quả tốt. * Đặc điểm tâm lý – xã hội của thanh niên Một là, thanh niên có sự biến đổi nhanh về tâm lý. Thanh niên là những người có khả năng phân tích, suy luận, ưa cái mới, có khả năng sáng tạo, thích côngbằng, mongmuốnđượctincậy và có nhu cầu được khẳng định mình. Đặc điểm này làm cho thanhniên trở thành những người nhạy bén, năng động; không chấp nhậntrì trệ, bảo thủ; sắnsàngđấutranhcho cáimới. Songnó có thể dẫn đến những hành động quá khích, phiêu lưu nếu không được định hướng đúng đắn. Hai là, thanh niên là lớp người sung sức nhất, có khả năng chịu đựng
  • 24. 24 khó khăn gian khổ. Xã hội đã văn minh, hiện đại, nhưng dù ở thế hệ nào, thanh niên cũng là những người có sức chịu đựng bền bỉ dẻo dai. Ba là, thanh niên là lớp người nhanh chóng trưởng thành. Đặc điểm này cũng chỉ rõ, về mặt xã hội, thanh niên trưởng thành thường chậm hơn về mặt sinh học. Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn Thanh nhiên đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, Đoàntiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng; tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên cả nước đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Bởi thế, giải quyết việc làm cho thanh niên Việt Nam là trách nhiệm của toàn xã hội. 1.2. Nộidung, sự cầnthiết và nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho thanh niên 1.2.1. Quan niệm và nội dung giải quyết việc làm cho thanh niên * Quan niệm về giải quyết việc làm cho thanh niên Nghiên cứu việc làm có quan hệ chặt chẽ với vấn đề giải quyết việc làm. Hiện có nhiều quan niệm khác nhau về giải quyết việc làm, có người có rằng: Việc làm được tự do lựa chọn là sự đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu về việc làm cho người lao động, nó không những đưa lại thu nhập cao cho người lao động mà cònđưa lại năng suất lao động ngày càng cao cho xã hội. Việc làm được tự do lựa chọnlà sựkết hợp tối ưu sức lao động với các yếu tố khác của sản xuất. Người lao động có thể lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu vật chất, cũng như năng lực sở trường để vừa đảm bảo thu nhập vừa có điều kiện phát triển phong phú đời sống tinh thần.
  • 25. 25 Quan niệm trên cho rằng: Mục tiêu của giải quyết việc làm là phải tạo ra việc làm đầy đủ cho người lao động và phải cao hơn, đó là tạo ra tự do trong lựa chọn việc làm để triệt để giải phóng sức lao động và các nguồn lực của xã hội. Quan niệm khác lại cho rằng: giải quyết việc làm là trách nhiệm của toàn xã hội và người lao động nhằm cân bằng thị trường lao động, giúp người lao động có việc làm, có thu nhập ổn định đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của người lao động, gia đình và xã hội. Quan niệm này cũng có sự đồng nhất giữa những quan điểm trên về vai trò, mục tiêu giải quyết việc làm, nhưng nó chỉ ra rõ hơn chủ thể giải quyết việc làm và mục tiêu cụ thể của giải quyết việc làm không chỉ là lợi ích của người lao động mà là cả lợi ích xã hội. Như vậy, giải quyết việc làm thực chất là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể xã hội và người lao động nhằm giúp người lao động có việc làm, việc làm đầy đủ có thu nhập và phải hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng việc làm, thu nhập ngày càng cao, ổn định để người lao động có cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng cao. Giải quyết việc làm không chỉ là vấn đề kinh tế mà là vấn đề xã hội vì đây là vấn đề có liên quan đến côngbằng xã hội và tiến bộ xã hội; nó không chỉ là sựquan tâm của người lao động, gia đình, mỗi quốc gia mà là vấn đề có tính chất toàn cầu. Giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu và thước đo quan trọng nhất để đánh giá tính ưu việt của một chế độ xã hội, trình độ văn minh của nhân loại. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn coi con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững. Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động thanh niên luôn là một trong những định hướng cơ bản phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của chính sách lao động và giải quyết việc làm của Đảng ta là hướng vào giải phóng sức sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sức lao động, khơi dậy tiềm
  • 26. 26 năng của mọi người và toàn xã hội, coi trọng giá trị sức lao động, mở rộng cơ hội cho mọi người đều phát triển. Theo lý thuyết việc làm của J.M.Keynes dựa trên cơ sở tổng cầu cho rằng: để tăng quy mô việc làm, cần mở rộng đầu tư, khối lượng đầu tư quyết định quy mô việc làm. Để tăng khối lượng đầu tư Nhà nước cần có những chương trình đầu tư quy mô lớn. Đồng thời, cần có những chính sách kích thích đầu tư của tư nhân (nhưchính sách tài chính, tín dụng, lưu thông tiền tệ, chính sách thuế…). Việc mở rộng chi tiêu của Nhà nước, tăng tiêu dùng của những người giàu, chính sách “ướp lạnh tiền công”, “tín dụng tiêu dùng” cũng được coi là những giải pháp để tăng tổng cầu nhằm mở rộng quy mô việc làm. Lý thuyết tạo việc làm bằng gia tăng đầu tư và tăng trưởng kinh tế cho rằng: đối với các nước đang phát triển do thu nhập thấp, tốc độ tăng trưởng chậm, tỷ lệ tích lũy thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tư. Để tạo vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế, các nước này cần phải dựa vào lợi thế so sánh của mình là tài nguyên và nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ… để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài (bao gồm cả vốn bằng ngoại tệ, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, tri thức quản lý kinh tế hiện đại…). Điều này đòi hỏi các chính sách vĩ mô của Nhà nước vào làm tăng tổng cầu về lao động và thực hiện chính sách giá nhân công thấp để thu hút đầu tư và tạo nhiều việc làm. Theo C.Mác, quá trình lao động là sự kết hợp của ba yếu tố gồm: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động; thiếu một trong ba yếu tố đó thì không thể diễn ra quá trình lao độngđược. Nóicách khác, những khách thể bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động (gọi chung là tư liệu sản xuất) là điều kiện tiên quyết để người lao động có việc làm. Đồng thời, tạo việc làm cho người lao độngđòihỏi phải có hệ thống cơ chế, chính sách, biện pháp KT-XH nhằm tạo ra và kết hợp các yếu tố cơ bản của quá trình lao động gồm tư liệu sản xuất và sức lao động.
  • 27. 27 Từ sự phân tích trên, luận văn khái quát quan niệm về giải quyết việc làm như sau: Giảiquyết việc làm là tổng thể các biện pháp,chính sách KT-XH tầm vĩ mô và vi mô nhằm tạora số và chấtlượng tư liệu sản xuất, số và chất lượng sức lao động, cũng nhưcácđiều kiện KT-XH khácđể kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chấtđáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Khái niệm Giải quyết việc làm thể hiện các vấn đề sau: Việc giải quyết việc làm không chỉ có nhiệm vụ chức năng của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của xã hội, của các cơ quan doanh nghiệp và ngay bản thân người lao động. Hiện nay, các chính sách của Nhà nước luôn quan tâm chú trọng đến tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, chính sáchhỗ trợ tới tận hộ gia đình, các cá nhân sẵn sàng làm việc. Chính vì vậy, chính sách nhà nước là một trong những tác động quan trọng rất mạnh đến việc làm của người lao động như khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất như giảm thuế tiền sử dụng đất, thuê nhà xưởng, văn phòng, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng điện đường, trường trạm nhằm phục vụ cho các công trình sản xuất... Chính sách nhà nước tác động toàn diện đến vấn đề giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, các chương trình, chiến lược phát triển, các hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm cho người lao động như đào tạo nguồn lao động, tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động phù hợp năng lực và yêu cầu... Các biện pháp, chính sách KT-XH tầm vĩ mô và vi mô vừa phải bảo đảm không ngừng làm tăng số và chất lượng tư liệu sản xuất; vừa phải bảo đảm cả về số lượng và nâng cao chất lượng sức lao động. Số và chất lượng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư, sự tiến bộ của khoa học công nghệ (KHCN) được áp dụng trong quá trình sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng các tư liệu sản xuất đó. Số lượng lao độngphụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng dân số, quy định về độ tuổi lao động. Chất lượng sức lao động phụ thuộc vào
  • 28. 28 chất lượng giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và công tác y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng… Mặt khác, các biện pháp, chính sách KT-XH phải tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất thì mới bảo đảm tạo nhiều việc làm cho người lao động và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động. Theo đó, hiệu quả giải quyết việc làm phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: quy mô việc làm; độ mở cửa nền kinh tế; quy mô chất lượng dân số và lao động; sự phát triển các loại thị trường nhất là thị trường hàng hóa sức lao động, các trung tâm, dịch vụ thông tin tư vấn, giới thiệu lao động và giới thiệu việc làm. * Quan niệm về giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông Giảiquyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông là nhữngnỗlực của cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp,cácchủ thể sử dụng laođộng cùng chínhnỗ lực của thanh niên nhằm tạora những điều kiện thúc đẩyviệc kết hợp sức lao động thanhniên với tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chấtcho xã hội, mang lạithu nhập hợppháp cho thanh niên, cho người sử dụng lao động và cho quận Hà Đông”. Quan niệm trên chỉ rõ một số vấn đề sau: Thực chất giải quyết việc làm: Là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất và số, chất lượng sức lao động của thanh niên; tạo ra các điều kiện kinh tế - xã hội khác; kết hợp sức lao động của thanh niên với tư liệu lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội trên địa bàn quận Hà Đông. Mục tiêu giải quyết việc làm: Là tạo ra thu nhập chính đáng, hợp pháp cho thanh niên, cho người sử dụng lao động và tạo GDP cho quận Hà Đông. Chủ thể giải quyết việc làm: Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Hà Đông; Phòng Lao động Thương binh xã hội quận Hà Đông; hệ thống chính trị, Trung tâm Giới thiệu Việc làm quận Hà Đông; Tổ chức Đoàn thanh niên các cấp; Doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động…
  • 29. 29 Đối tượng giải quyết việc làm: Thanh niên trên địa bàn quận Hà Đông (cả thanh niên đã được đào tạo và thanh niên lao động phổ thông). * Nội dung giải quyết việc làm cho thanh niên Một là, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên Thanh niên bước vào cuộc sống tự lập thường lúng túng khi tìm kiếm việc làm. Họ không xác định được con đường rõ ràng, đâu là thiên hướng của mình để có thể phát huy. Cần việc làm và ý chí tự lập luôn thôi thúc nên họ dễ dàng chấp nhận các công việc không phù hợp, thậm chí không liên quan đến chuyên môn, sở trường của mình. Do đó, việc giúp thanh niên xác định rõ các ngành nghề, và tạo cơ hội cho họ thấy mình có khả năng phát triển trong một lĩnh vực nào phù hợp với thiên hướng vươn lên được dù là trái ngành...là rất quan trọng để định hướng nghề nghiệp. Trong định hướng nghề nghiệp, việc giúp thanh niên thiết lập các mục tiêu trở nên rất quan trọng. Mục tiêu của thanh niên là lựa chọn công việc phù hợp phát huy được thế mạnh của mình, hơn nữa là bảo đảm lợi ích tài chính giúp họ giải quyết được những nhu cầu căn cơ nhất của đời sống và kích thích khả năng làm việc của họ. Vấn đề nữa là mục tiêu về khả năng thành công trong công việc tức là làm được và làm tốt công việc, công việc có hiệu quả. Bởi vậy, chính quyền và tổ chức quần chúng giúp thanh niên để họ có thể xác định được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đúng đắn; làm tốt vấn đề này sẽ tránh được sự thất vọng vốn dễ dàng bộc phát ở thanh niên. Mọi việc làm đều đòi hỏi ở thanh niên sự kiên nhẫn và nhất quán với mục tiêu đã đặt ra. Chính quyền, đoàn thể, nhà trường cần giúp thanh niên và bản thân thanh niên phải tránh tình trạng nhảy cóc trong công việc. Việc “nhảy cóc” trước tiên không tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Hơn nữa, các công việc khác nhau không tạo được sự liên hệ chặt chẽ bổ sung nghề nghiệp chuyên môn và ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp tương lai.
  • 30. 30 Chính quyền đoànthể và nhà trường tíchcực thực hiện các hình thức hỗ trợ học tập, khuyến học, khuyến tài trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho thanh niên. Hai là, mở rộng cầu về việc làm thu hút lực lượng thanh niên. Theo lý thuyết kinh tế, người sử dụng lao động chỉ tăng tuyển dụng lao động khi tiền công thực tế giảm; mà muốn thế thì tiền công danh nghĩa phải giảm nhiều hơn mức giá chung của nền kinh tế. Song nếu vậy, thì cầu tiêu dùng sẽ giảm, kéo theo tổng cầu giảm. Đến lượt nó, tổng cầu giảm lại làm tổng doanh số giảm, lợi nhuận giảm làm triệt tiêu động lực đầu tư mở rộng sản xuất...do đó người lao động ít có cơ hội việc làm. Theo đó, mở rộng cầu về việc làm chính là đẩy mạnh phát triển kinh tế ở địa phương, trong đó nhấn mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp, thu hút số lượng lớn doanh nghiệp vào đầu tư, phát triển các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động như doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân; trong nông nghiệp là các trang trại, các cơ sở làng nghề, kinh tế hộ gia đình và các hoạt động kinh tế dịch vụ ở địa phương... để từ đó tạo ra nhiều việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng. Ba là, cung ứng đủ số lượng, nâng về chất lượng lao động thanh niên. Để bảo đảm cung ứng lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tại các địa phương, cần phải xây dựng và ban hành đề án về cung ứng lao động cho nền kinh tế địa phương trong từng giai đoạn phát triển. Muốn vậy, phải chủ động khắc phục trở ngại thiếu hụt lao động đối với sự phát triển của kinh tế địa phương, của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng lớn. Bảo đảm tăng cầu việc làm đi đôi với nâng cao số, chất lượng lao động cung ứng, đòi hỏi chính quyền, đoàn thể, một mặt phải khai thác tối đa nguồn lao động của địa phương, mặt khác phải nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
  • 31. 31 và điều kiện làm việc cho người lao động, nhằm bảo đảm cho lao động làm việc ổn định lâu dài trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Cấp bách là phải nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập. Tiếp tục xã hội hóa công tác dạy nghề và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng đúng nhu cầu tuyển dụng. Tăng cường kinh phí hỗ trợ các dơn vị tuyển dụng lao động thông qua các kênh như Sàn giao dịch việc làm ở địa phương, trên phương tiện thông tin đại chúng và tuyển dụng trực tiếp tại địa phương, kết hợp liên kết với các địa phương lân cận để bảo đảm việc làm cho lao động. Các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm trong việc trả lương, các khoản phụ cấp xứng đáng cho người lao động. Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền lợi, môi trường làm việc, điều kiện làm việc, sức khỏe người lao động... Quan trọng nhất, người lao động nói chung, thanh niên nói riêng phải tíchcực nỗ lực nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đặt ra của người tuyển dụng lao động. Bốn là, phát triển các trung tâm và hình thức giới thiệu việc làm. Trung tâm giới thiệu việc làm của các địa phương và đoàn thể xã hội nhằm tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người lao động có việc làm, có kỹ năng, tay nghề và tư vấn, nuôi dưỡng, phát triển ý tưởng kinh doanh nhỏ và vừa nếu có điều kiện và nhu cầu; đồng thời, làm cầu nối giữa người lao động với đơn vị sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cần thiết để người lao động tìm đến doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và hướng đến mục tiêu cung cấp lao động có chất lượng cho xã hội. Tổ chức các Sàn giao dịch việc làm nhằm tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu việc làm, tuyển dụng và giới thiệu người lao động dự tuyển theo tiêu chuẩn, nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
  • 32. 32 Yêu cầu đặt ra là tăng cường xây dựng các trung tâm đủ về số lượng và nâng lên về chất lượng. Các trung tâm giới thiệu việc làm phải làm tốt khai thác các thông tin về lao động, việc làm, dạy nghề từ cơ quan Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp; phân tích và cung cấp thông tin thị trường lao động về nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động; tổ chức dạy các nghề có trình độ sơ cấp; liên kết dạy nghề và ký kết hợp đồng cung ứng lao động, giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật. Năm là, phối hợp các lực lượng, các chương trình trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Giải quyết việc làm cho người lao động, trong có có thanh niên chỉ có thể tiến hành tốt khi có sự phốihợp giữa cấp bộ đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể với nhà trường trên địa bàn, gia đình và cộng đồng xã hội. Điều đó cho thấy tầm quan trọng cần phải phối hợp giữa các lực lượng trên. Để làm tốt vấn đề trên, trước tiên phải xây dựng cơ chế phối hợp trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm và Dạy nghề. Trong chương trình, đề án giải quyết việc làm của chính quyền địa phương phải thể hiện rõ phương thức phối hợp các lực lượng trên địa bàn một cách thiết thực, tranh sa vào hình thức, phối hợp lỏng lẻo nhằm thực hiện tốt các mục tiêu chương trình dự án việc làm của địa phượng. 1.2.2.Sựcần thiết giảiquyếtviệclàm cho thanhniên ở quận Hà Đông Việc làm cho người lao động nói chung, trong đó có một phần lớn là thanh niên luôn là vấn đềKT-XH phức tạp, bức thiết trong các chế độ xã hội có nền kinh tế thị trường do tính chu kì của nó gây ra. Tuy nhiên, mức độ giải quyết vấn đề này thế nào phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế và thái độ, năng lực của các chủ thể quản lý nhà nước. Theo đó, sự cần thiết giải quyết việc làm ở quận Hà Đông hiện nay xuất phát từ những lý do sau: Một là, từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội về giải quyết việc làm ở quận Hà Đông
  • 33. 33 Giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Chính sách việc làm vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị xã hội cũng như giáo dục con người. Việc hoạch định và thực thi không tốt chính sách việc làm sẽ dẫn đến những hậu quả, những thiệt hại trực tiếp cả về kinh tế, chính trị và xã hội cho đất nước. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo Quận ủy – HĐND – UBND quận Hà Đông luôn đánh giá cao vai trò của Thanh niên, xây dựng chiến lược, giáo dục, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng xứng đáng kế tục sự nghiệp cáchmạng. Thanh niên được đặtở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực con người. Chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của Quận. Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của quận Hà Đông nói riêng, của Thủ đô Hà Nội và của đất nước nói chung. Thiếu việc làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không thể giúp thanh niên bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Đối với thanh niên, việc làm liên quan đếnyếu tố đất đai, tư liệu lao động, côngcụlao động và kỹ năng nghề nghiệp và vốn sản xuất. Các yếu tố trên kết hợp thành một chỉnh thể tác động mạnh đến đời sống của thanh niên. Giải quyết việc làm cho thanh niên là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động này. Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành Trungương khóa X đãnêu rõ vấn đề"Tăng cường sự lãnh đạocủa Đảngđốivớicông tácthanh niênthờikỳđẩymạnhcông nghiệp hóa, hiện đạihóa" đãchỉrõ nhiệm vụ: "Nângcaochất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên". Muốn vậy, trước hết giải quyết việc làm đảm bảo việc làm cho thanh niên tham gia hoạt động kinh tế, kết nối họ vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo
  • 34. 34 khả năng cho họ nhận được những khoản thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình, cũng như nuôi sống gia đình mình. Tạo nhiều việc làm tạo điều kiện cho thanh niên dễ dàng lựa chọn công việc phù hợp, tạo năng suất cao hơn và có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn. Thông qua giải quyết việc làm cho thanh niên, các doanh nghiệp, công ty, người sử dụng lao động được lựa chọn sức lao động trẻ cần thiết theo khối lượng và chất lượng đòihỏi của doanh nghiệp. Nhưng không phải lúc nào cũng sẵn có lực lượng thanh niên cần thiết trong một khu vực, chính vì vậy nhờ việc giải quyết việc làm sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về ngành nghề, nơi nào đang dư thừa lao động thanh niên và nơi nào thì khan hiếm lao động trẻ, cũng như việc thanh niên cần phải trang bị những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp gì để có thể kiếm được việc làm. Giải quyết việc làm cho thanh niên có quy hoạch, kế hoạch sẽ giúp cho cả cho người sử dụng lao động trẻ cũng như bản thân thanh niên có những kế hoạch hoạt động trong tương lai của họ. Trong thực tế, những năm vừa qua đã cho chúng ta thấy rằng, lao động trẻ có tay nghề cao, có óc sáng tạo, năng động, biết thích ứng nhanh với môi trường mới thì sẽ không bao giờ thiếu việc làm. Mặt khác, giải quyết việc làm cho thanh niên sẽ tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, thể hiện sự quan tâm nhất định về thoả mãn cần thiết và đảm bảo quan hệ qua lại trong tập thể lao động, cũng như giữa chủ doanh nghiệp với lao động trẻ và các tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn, thoát nghèo, vươn lên lập nghiệp. Giải quyết việc làm cho thanh niên còn đảm bảo việc phân chia, sắp xếp lại lao động trẻ hoạt động kinh tế thường xuyên trong trường hợp cải cách, sắp xếp lại các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, vẫn đang cổ phẩn hoá, sắp xếp lại các doanh nghiệp đã làm cho lao động trẻ mất việc. Nhưng bên cạnh đó, cũng cho phép thành lập nhiều doanh nghiệp mới đã giải quyết nhiều chỗ việc làm mới
  • 35. 35 cho lao độngtrẻ. Tỷ trọng lao động trẻ trong các thành phần kinh tế, các ngành nghề, các khu vực dần thay đổi theo hướng hợp lý, thích ứng và phù hợp. Hai là, từ nhu cầu của bản thân thanh niên Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hằng năm có khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số lượng và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế tăng đều từ năm 2008 đến nay. Năm 2008, số thanh niên hoạt động kinh tế của cả nước là hơn 16 triệu người, chiếm 67,2% tổng số thanh niên (38,7% lực lượng lao động xã hội); năm 2009, số thanh niên hoạt động kinh tế tăng thành gần 18 triệu người, chiếm 75,4% tổng số thanh niên (36,6% lực lượng lao động xã hội); năm 2010 con số đó là 17,1 triệu người, chiếm 75,9% tổng số thanh niên (33,7% lực lượng lao động xã hội) [10]. Thanh niên tham gia lao độngtrong các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể, phù hợp với một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang phát triển của đất nước. Hiện nay thanh niên tham gia lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ là 87,7% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 4% [2] (riêng tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp 4 lần so với năm 2000). Trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng lao động của thanh niên tham gia hoạt động kinh tế ngày càng tăng cao. Lực lượng lao động là thanh niên có trình độ trung cấp chuyên nghiệp tăng từ 4,1% (năm 2008) lên 6,2% (năm 2009) và 6,5% (năm 2010); có trình độ cao đẳng, đại học tăng nhanh từ 5,5% (năm 2008) lên 7,8% (năm 2009) và 8,7% (năm 2010). Mỗi năm có từ 70.000 - 80.000 sinh viên hệ cao đẳng và 143.000 - 160.000 sinh viên đại học tốt nghiệp, bổ sung cho lực lượng lao động xã hội.
  • 36. 36 Những con số thống kê trên đây cho thấy lực lượng lao động là thanh niên ngày càng có vị trí to lớn trong các hoạt động sản xuất, nghề nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực trạng việc làm của thanh niên trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên vẫn gia tăng. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tăng từ 3% (năm 2008) lên 5,6% (năm 2009) và 4,1% (năm 2010), trong đó tính trên địa bàn Quận Hà Đông tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mỗi năm từ 3-4%. Ba là, giải quyết việc làm cho thanh niên là thực hiện phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội Vấn đề việc làm luôn có quan hệ nhân quả, tỉ lệ thuận với mức độ tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế tăng trưởng sẽ góp phần hạn chế thất nghiệp, tạo nhiều việc làm. Đồng thời, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần phải mở rộng đầu tư, mở mang ngành nghề tạo nhiều việc làm mới. Thanh niên là nguồn nhân lực hiện có và tiềm năng của nền kinh tế. Nếu giải quyết được vấn đề việc làm cho thanh niên thì đây sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, giải quyết việc làm cho thanh niên không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn liên quan đến vấn đề công bằng xã hội theo nghĩa, người lao động có đủ những tố chất và điều kiện cần thiết cần phải được lao động (nghĩa là phải có việc làm) để có thu nhập tương ứng, phù hợp với những đóng góp của họ. Nếu người lao động (nhất lại là thanh niên) không có việc làm, thiếu việc làm hoặc làm những công việc nhưng được trả công không tương xứng với giá trị sức lao động đã đóng góp, những người thiếu khả năng nhưng được thụ hưởng thu nhập cao hơn so với đóng góp của họ cho xã hội… đều được coi là bất công xã hội cần được giải quyết trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
  • 37. 37 1.2.3. Nhữngnhântốảnhhưởngđếngiảiquyếtviệclàmchothanhniên Giải quyết việc làm cho thanh niên là trách nhiệm chung của xã hội và là trách nhiệm của chính bản thân lực lượng thanh niên gắn với tổ chức Đoàn Thanh niên. Bởi vậy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho độingũ này. Ở đây tập trung nghiên cứu các nhân tố: Quy mô đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương; số lượng, chất lượng lao động thanh niên; thị trường đầu ra; cơ chế, chính sách của Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên; sự nỗ lực của các chủ thể trong giải quyết việc làm. Từng nhân tố nêu trên được phân tích với các nội dung căn bản như sau: * Quy mô đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương Sự phát triển sản xuất kinh doanh xét về qui mô đầu tư phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện tự nhiên cũng như kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Nhiệm vụ của mỗi địa phương là sử dụng và phát huy tối đa các điều kiện tự nhiên chi phối sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch chính sách phát triển đúng đắn, bền vững nhằm mục tiêu quan trọng là phát triển con người – chủ thể và động lực chủ yếu của nền sản xuất và mọi hoạt động xã hội. Đến lượt nó, hoạt động đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương sẽ chi phối đến cầu về lao động của các đơn vị sản xuất kinh doanh và do đó thanh niên sẽ có cơ hội làm việc, nếu đáp ứng được các tiêu chí tuyển dụng. Giả định các nhân tố khác không đổi, khi qui mô đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương càng lớn thì khả năng giải quyết việc làm cũng lớn. Đó chính là cơ hội thuận lợi tạo việc làm cho lao động thanh niên trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở các địa phương. Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Chính phủ đã ban hành và hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để các ngành, các hình thức kinh tế các vùng phát triển, tạo nhiều việc làm mới, đáp ứng từng
  • 38. 38 bước nhu cầu việc làm và nâng cao đời sống của người lao động nói chung, lao động thanh niên nói riêng. * Số lượng, chất lượng lao động thanh niên Số lượng lao động thanh niên là yếu tố đầu tiên để chính quyền địa phương và doanh nghiệp dự báo có thể giải quyết được bao nhiêu việc làm trong tổng lực lượng thanh niên đến độ tuổi lao động. Số lượng lao động thanh niên chi phối đến giải quyết việc làm còn phải tính đến tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố và nông thôn. Theo tính toán của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội thì tình trạng thất nghiệp của thanh niên ở khu vực thành thị trong những năm gần đây dao động từ 5-8%; trong đó, một số tỉnh, thành phố thường có tỉ lệ thất nghiệp cao là Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ… Tình trạng thất nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cấp độ đào tạo và nhóm ngành nghề đào tạo. Tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, số lượng sinh viên qua đào tạo được tuyển dụng rất ít, trong khi số lượng đã tốt nghiệp ngày càng gia tăng. Nhiều ngành đào tạo khó kiếm việc làm như nông, lâm, thuỷ sản …Điều đó, cho thấy chất lượng lao động thanh niên là yếu tố chi phối mạnh nhất đến khả năng giải quyết việc làm của xã hội. Chất lượng lao động thanh niên là yếu tố then chốt mà người sử dụng lao động dựa vào đó để tuyển dụng lao động. Do đó, phải nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động thanh niên để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lao động than niên, đáp ứng tốt hơn cầu về lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương. Theo kết quả tổng hợp gần đây của Viện Nghiên cứu Thanh niên, có tới 88,6% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng công nhân kĩ thuật, nhưng số người đáp ứng các tiêu chuẩn lại thấp, nơi tuyển được cao nhất cũng chỉ đạt 56,7% nhu cầu. Qua khảo sát 50 doanh nghiệp tại Hà Nội với 33.115 lao động thì 7 doanh nghiệp cho biết số thanh niên được đào tạo từ các trường
  • 39. 39 nghề về chất lượng kém nhiều so với yêu cầu thực tế; 43 doanh nghiệp cho biết họ phải đào tạo lại từ 3 tháng đến 1 năm. Với chất lượng nguồn nhân lực thấp như vậy, khó có thể cạnh tranh trong thị trường lao động trong nước chưa nói đến sự hội nhập quốc tế. Đây chính là mặt tiêu cực tạo nên những khó khăn lớn của thị trường lao động, đang là những lực cản rất lớn trong vấn đề việc làm và giải quyết việc làm. Ngoài các yếu tố trên, còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm như: trình độ kỹ năng, phẩm chất, tính kỷ luật lao động, sức khoẻ, thể chất... của lao động thanh niên. Phong tục, tập quán, thói quen, trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật, trình độ văn minh của xã hội... * Thị trường đầu ra Thị trường đầu ra của sản xuất hàng hóa ở các địa phương trong nước ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến giải quyết việc làm cho thanh niên. Một khi hàng hóa ứ đọng không bán được là sự phản ánh rõ nét hạn chế về trình độ tổ chức sản xuất, kinh doanh, trình độ tay nghề của các lực lượng lao động; từ đó dẫn đến phá sản doanh nghiệp và thất nghiệp tất yếu sẽ xảy ra. Theo đó, nâng cao trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của chủ thể sử dụng lao động và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trẻ là nhân tố quyết định sức sống vững bền của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Thị trường đầu ra của giáo dục đào tạo không chỉ ảnh hưởng đến trước mắt cung cấp nhân lực chất lượng thấp cho đơn vị kinh tế, mà còn ảnh hưởng lâu dài đến việc cung ứng nhân lực trên thị trường sức lao động. Điều đó * Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên Để giải quyết việc làm cho thanh niên, vấn đề quan trọng hàng đầu là Chính phủ phải tạo ra môi trường thuận lợi một mặt, để người sử dụng lao động có thể tạo ra nhiều chỗ làm việc thu hút đáng kể lao động thanh niên, mặt khác để bản thân lao động thanh niên có thể tự tạo việc làm…thông qua cơ chế, chính sách cụ thể của Chính phủ.
  • 40. 40 Cơ chế về giải quyếtviệc làm cho lao động nói chung, thanh niên nói riêng đều dựa trên sự đánh giá khách quan tình trạng thất nghiệp trên thực tế của lực lượng lao động, trongđó đaphần ở lứa tuổi thanh niên hiện nay. Đồng thời đánh giá rất rõ khả năng của nền kinh tế thị trường có thểthu hút số lượng lao động là bao nhiêu trong từng thời kỳ. Việc từng bước hình thành cơ chế phân bố lao độngtheo các quy luật của thị trường lao động, đổi mới cơ chế chính sách xuất khẩu lao động…sẽ tạo ra các điều kiện cho giải quyết việc làm tốt hơn. Các chính sách về giải quyết việc làm là những chính sách chi phối trực tiếp và gián tiếp đến cung và cầu về lao động, làm cho cung và cầu về lao động xích lại gần nhau, phù hợp với nhau thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu lao độngvới cơ cấu kinh tế. Các chínhsách chủ yếu thường được đề cập đến là chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế; chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập; chính sáchvề đất đai; chínhsách về thuế; chính sách về giáo dục và đào tạo; chính sách về xuất khẩu lao động... Chủ trương về tạo việc làm đã được Đảng ta nêu rõ: “Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bổ lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn”. * Sự nỗ lực của các chủ thể trong giải quyết việc làm Đối với lực lượng lao động thanh niên: Cơ hội lựa chọn việc làm ngày càng được mở rộng. Từ chỗ thụ động, trông chờ vào sự bố trí công việc của Nhà nước, người lao động đã trở lên năng động hơn, chủ động tự tìm việc làm trong các các sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Các quan hệ lao động– việc làm thay đổitheo hướng các cá nhân được tự do phát huy năng lực của mình và tự chủ hơn trong tìm kiếm việc làm phù hợp với quan hệ cung
  • 41. 41 – cầu lao động trên thị trường. Đối với người sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế: Họ được khuyến khích làm giàu hợp pháp cho nên một khi các thành phần kinh tế được quan tâm phát triển, nghĩa là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có điều kiện đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanhsẽ tạo nhiều việc làm cho người lao động. Các chủ thể của thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, được tự do tổ chức sản xuất kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, mở ra khả năng to lớn giải quyết việc làm cho lao động thanh niên. Đối với Nhà nước: Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước chi phối mạnh mẽ đến giải quyết việc làm, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường. Hiện nay, thay vì bao cấp trong giải quyết việc làm, nhà nước tập trung vào việc tạo ra cơ chế, chínhsáchthông thoáng, tạo hành lang pháp luật, xóa bỏ hàng rào về hành chínhtạo điều kiện môi trường kinh tế, pháp luật đảm bảo cho mọi người được tự do đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tự do hành nghề, hợp tác và thuê mướn lao động, cơ hội việc làm được tăng lên và ít bị ràng buộc bởi các nguyên tắc hành chính và ý chí chủ quan của Nhà nước. Giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp là mục tiêu xã hội hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm là chương trình trọng điểm của Nhà nước hiện nay được thực hiện theo phương châm: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân, trong đó có lực lượng thanh niên. Tóm lại, giải quyết việc làm cho thanh niên chịu sự chi phối của các nhân tố kinh tế - xã hội, số lượng và chất lượng lực lượng lao động thanh niên, cơ chế và chính sách giải quyết việc làm, thị trường đầu ra, sự nỗ lực của các chủ thể trong giải quyết việc làm. Bởi vây, để giải quyết tốt việc làm cho thanh niên phải chú trọng phát triển mặt tíchcực của các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và chất lượng lao động, mặt khác, phải có những biện pháp hữu hiệu chủ động nhằm triệt tiêu những mặt tiêu cực của các nhân tố đó.
  • 42. 42 * * * Việc làm và giải quyết việc làm là những phạm trù lý luận vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. Việc làm là những hoạt động lao động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, tuân thủ các qui định của pháp luật được trả hoặc không được trả công, lợi nhuận (tiền mặt hoặc hiện vật). Giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chính sách KT-XH tầm vĩ mô và vi mô nhằm tạo ra số và chất lượng tư liệu sản xuất, số và chất lượng sức lao động, cũng như các điều kiện KT-XH khác để kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông là những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các chủ thể sử dụng lao động cùng chính nỗ lực của thanh niên nhằm tạo ra những điều kiện thúc đẩy việc kết hợp sức lao động thanh niên với tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mang lại thu nhập hợp pháp cho thanh niên, cho người sửdụng lao độngvà cho quận Hà Đông. Luận văn đã phân tích nội dung giải quyết việc làm cho thanh niên trên 5 vấn đề: Định hướng nghề nghiệp cho thanh niên. Mở rộng cầu về việc làm thu hút lực lượng thanh niên. Cung ứng thích đáng số lượng, nâng về chất lượng lao động thanh niên. Phát triển các trung tâm và hình thức giới thiệu việc làm. Phốihợp các lực lượng, các chương trình trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Giải quyết việc làm cho thanh niên chịu sự chi phối của các nhân tố như quy mô đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương, số lượng và chất lượng lao độngthanh niên, cơ chế và chính sách giải quyết việc làm, thị trường đầu ra, sự nỗ lực của các chủ thể trong giải quyết việc làm. Bởi vậy, để giải quyết tốt việc làm cho thanh niên phải chú trọng phát triển mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và chất lượng lao động, mặt khác, phải có những biện pháp hữu hiệu chủ động nhằm triệt tiêu những mặt tiêu cực của các nhân tố đó.