SlideShare a Scribd company logo
1 of 56
i
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại học
Tây Đô và sự đồng ý của Giáo viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Đình Khôi, em đã thực
hiện đề tài nghiên cứu “ Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014”.
Trong thời gian nghiên cứu, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Ths.
Nguyễn Đình Khôi đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Kế toán –
Tài chính – Ngân hàng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập
tại trường.
Mặc dù được sự chỉ dạy tận tình của quý Thầy Cô và nỗ lực của bản thân để
thực hiện nghiên cứu một cách hoàn chỉnh nhất nhưng do buổi đầu mới làm quen
với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân không nhận thấy được.
Em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô để em có thể rút kinh nghiệm và
hoàn thiện hơn bài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn và chúc quý Thầy Cô thật nhiều sức khỏe!
Cần Thơ, 20 tháng 03 năm 2016
Tác giả
ĐÀO HỒNG NGỌC
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan nghiên cứu này là do bản thân thực hiện và không sao
chép bất kỳ nghiên cứu nào của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các
thông tin thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ
ràng.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về tính xác thực và
nguyên bản của nghiên cứu.
Cần Thơ, 20 tháng 03 năm 2016
Tác giả
ĐÀO HỒNG NGỌC
iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô, vi mô
lên hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai
đoạn 2011-2014. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu là số liệu thứ cấp, được thu thập từ
báo cáo tài chính đã qua kiểm toán độc lập của 5 NHTM, đại diện cho các NHTM
Việt Nam trong giai đoạn 2011-2014. Các số liệu vĩ mô được thu thập từ trang web
của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy FEM
(Fixed Effect Random) cho dữ liệu bảng (bao gồm chuỗi dữ liệu và chuỗi thời gian)
để xác định những nhân tố, bao gồm cả bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động hay cụ thể là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – ROE của các
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2014. Kết quả cho thấy, tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu ROE của các NHTM Việt Nam có mối tương quan thuận với tỷ lệ
tiền gửi khách hàng trên tổng dư nợ của ngân hàng (DEP/TLI), và đều có tương quan
nghịch với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TE/TA), tỷ lệ chi phí hoạt động
trên thu nhập hoạt động (CIR) và quy mô (LnTA) của các ngân hàng. Các biến này
đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%. Ngoài ra, nghiên cứu chưa tìm thấy mối
tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu (NPL), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) với khả năng
sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011–2014.
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…….tháng……..năm……….
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
v
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................. 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 4
1.3.1. Không gian nghiên cứu................................................................................................ 4
1.3.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................... 5
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 5
1.4. Bố cục ............................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................... 7
2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................... 7
2.1.1. Hiệu quả hoạt động của NHTM.................................................................................. 7
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM...................................... 9
2.1.2.1. Nhân tố bên ngoài: .................................................................................................... 9
2.1.2.2. Nhân tố bên trong.................................................................................................... 10
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 17
3.1. Khái quát thực trạng hiệu quả hoạt động của 5 NHTM chọn mẫu ............................... 17
3.2. Phương pháp và mô hình nghiên cứu............................................................................ 21
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 27
4.1. Thống kê mô tả.............................................................................................................. 27
4.2. Kết quả hồi quy............................................................................................................. 29
4.2.1. Kết quả ước lượng với mô hình Pooled OLS............................................................. 30
4.2.2. Kết quả ước lượng với mô hình Fixed Effect – FEM ................................................ 31
4.2.3. Kết quả ước lượng với mô hình Random Effect – REM ........................................... 32
4.3. Những hạn chế của mô hình và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ........................... 42
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 42
5.1. Kết luận......................................................................................................................... 42
5.2. Kiến nghị đề xuất .......................................................................................................... 43
5.2.1. Xác định tỷ lệ vốn phù hợp và nâng cao năng lực tài chính ...................................... 44
vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 Hệ thống NHTM Việt Nam tính đến cuối 2014 ................................................. 3
Hình 1.2 Bảng xếp hạng vốn điều lệ một số NHTM trong hệ thống NHTM.................. 5
Hình 4.1 Kết quả ước lượng với mô hình Pooled OLS……….……………………30
Hình 4.2. Kết quả ước lượng với mô hình Fixed Effect.................................................. 31
Hình 4.3. Kết quả ước lượng với mô hình REM ............................................................. 32
Hình 4.4. Kết quả kiểm định Hausman............................................................................ 33
vii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt các nghiên cứu và kết quả đã đạt được của............................. 16
Bảng 3.1. ROE của 5 NHTM được chọn mẫu trong giai đoạn 2011-2014.................... 18
Bảng 3.2. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của 5 NHTM được chọn mẫu.................................. 19
Bảng 3.3. Tổng tài sản của 5 NHTM được chọn mẫu giai đoạn 2011-2014.................. 20
Bảng 3.4. Tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên thu nhập của 5 NHTM chọn mẫu giai đoạn
114........................................................................................................................................ 21
Bảng 3.5. Các biến của mô hình hồi quy.......................................................................... 25
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả..................................................................................... 27
Bảng 4.2. Kết quả ước lượng với mô hình hồi quy Fixed Effect.................................... 33
Bảng 4.3. Dấu kỳ vọng của các biến độc lập và kết quả hồi quy:.................................. 34
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống tài chính, phần lớn do các Ngân hàng thương mại (NHTM) chi phối
luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Nếu nói tài
chính là huyết mạch trong mậu dịch, thương mại và công nghiệp thì lĩnh vực Ngân
hàng là xương sống của kinh doanh hiện đại. NHTM đóng vai trò là một trung gian
tài chính, liên kết các thành phần kinh tế với nhau, là điều kiện không thể thiếu trong
việc tổ chức hoạt động của mọi bộ phận, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế.
Ở hầu hết các nước, ngành ngân hàng được coi là một khu vực then chốt đảm
bảo cho nền kinh tế quốc gia hoạt động một cách nhịp nhàng. Vì vậy, khu vực này
được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm và là một trong những ngành nhận được
sự giám sát chặt chẽ nhất trong nền kinh tế, đặc biệt tại các nước đang phát triển như
Việt Nam. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu
năm 2008, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp cùng với khủng hoảng nợ
công tại châu Âu tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Đến nay,
nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM nói riêng đã trải qua gần một
thập kỷ với nhiều thăng trầm biến động. Giai đoạn 2011-2014 , dù đã vượt qua thời
kỳ khó khăn nhất nhưng hệ thống NHTM Việt Nam vẫn chịu nhiều sức ép từ dư
chấn mà cuộc khủng hoảng để lại. Bên cạnh đó, từ khi trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007, Việt Nam đã đón nhận nhiều cơ
hội và thách thức cho mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực
tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi các ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả và
an toàn.
Với tốc độ tự do hóa thương mại nhanh như hiện nay, các ngân hàng không chỉ
phải cạnh tranh với ngân hàng nội địa mà còn với các ngân hàng nước ngoài. Trước
những biến động của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng
đứng trước vô vàn gian nan thử thách, một phần chịu ảnh hưởng bởi những cuộc
khủng hoảng của thế giới và không thể không kể đến những bất cập nội tại nền kinh
tế quốc gia cũng như những yếu kém, tiêu cực trong hoạt động ngân hàng. Đến nay,
khi ngành ngân hàng bộc lộ nhiều bất cập, để đứng vững trên thị trường tiền tệ nhiều
sóng gió bắt buộc các NHTM Việt Nam phải đẩy mạnh hiệu quả trong mọi hoạt
động kinh doanh của mình. Do vậy, vấn đề cấp thiết mà tất cả các NHTM Việt Nam
phải đối mặt là làm cách nào để tiếp tục tồn tại, gia tăng khả năng sinh lời và phát
triển một cách bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Hay
2
nói cách khác, khả năng sinh lời chính là một trong những mục tiêu quan trọng, thể
hiện cho hiệu quả hoạt động và khẳng định sự tồn tại của một ngân hàng trong môi
trường toàn cầu hiện nay. Song, thực tế cho thấy, hoạt động của NHTM bị chi phối
bởi rất nhiều yếu tố. Do đó, việc xác định những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến
hiệu quả kinh doanh của NHTM là vô cùng quan trọng. Xác định được yếu tố nào có
vai trò quyết định đến sự tồn tại cũng như phát triển của NHTM trong bối cảnh mới
sẽ giúp các nhà quản trị tìm ra được nguyên nhân dẫn đến yếu kém cũng như làm thế
nào để nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong hoạt động của ngân hàng. Từ đó hình thành
một hệ thống Ngân hàng phát triển vững mạnh, có khả năng cạnh tranh trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhận thấy tầm quan trọng và tác động to lớn của ngành Ngân hàng lên sự phát
triển của nền kinh tế, trước đây đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, với bối cảnh thay đổi khá nhiều như hiện nay cùng với không ít bất
cập trong việc quản lý của các Ngân hàng đã làm cho các nghiên cứu trước đây
không còn phù hợp. Trong giai đoạn cuối của đề án tái cơ cấu ngành Ngân hàng, bộ
mặt hệ thống NHTM Việt Nam cũng đã có những chuyển biến nhất định. Do đó việc
xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM trong
giai đoạn này là thật sự cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đề tài nghiên cứu về “Những yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai
đoạn 2011-2014” sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp với thực trạng của một số
NHTM đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn này. Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sẽ hỗ trợ các nhà quản trị, các nhà hoạch
định chính sách, các nhà đầu tư trong việc ra quyết định qua đó cũng là cơ sở để các
NHTM hoàn thiện khung chính sách trong việc hoạt động và quản lý của mình.
Dưới đây là hệ thống NHTM Việt Nam sau quá trình tái cơ cấu tính đến đầu
2015.
3
Hình 1.1 Hệ thống NHTM Việt Nam tính đến cuối 2014
(Nguồn: vnexpress.net)
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014, từ đó đề xuất giải pháp giúp
nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
4
Dựa trên mục tiêu tổng quát, nghiên cứu tiến hành thực hiện các mục tiêu cụ
thể sau:
- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn
2011-2014
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt
Nam giai đoạn 2011-2014.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động và
tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới, góp
phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển ổn định của ngành Ngân hàng tại
Việt Nam.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 5 NHTM có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ, là
những NHTM có vốn điều lệ cao nhất trong bảng xếp hạng vốn điều lệ, đại diện cho
hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Bao gồm:
1). NHTM Cổ Phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
2). NHTM Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
3). NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
4). NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank)
5). NHTM Cổ Phần Quân Đội (MBBank)
5 NHTM được chọn mẫu đều có tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng và vốn điều
lệ trên 10.000 tỷ đồng, là đại diện cho nhóm các NHTM có quy mô lớn tại Việt
Nam. Những NHTM này chi phối thị trường với quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu
thuộc nhóm lớn nhất trong toàn bộ hệ thống.
Dưới đây là bảng xếp hạng vốn điều lệ của 5 NHTM được chọn mẫu tính đến
cuối năm 2014.
5
Hình 1.2 Bảng xếp hạng vốn điều lệ một số NHTM trong hệ thống NHTM
Việt Nam tính đến cuối 2014
(Nguồn: tapchitaichinh.vn)
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ sau 2008, nhìn chung hoạt động của các ngân hàng thương mại trong môi
trường vĩ mô không mấy thuận lợi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
thế giới. Giai đoạn 2011 – 2014, hệ thống NHTM Việt Nam có bước chuyển biến
sâu sắc do quá trình tái cơ cấu. Do đó để có được những đánh giá mới về hoạt động
của ngành ngân hàng trong giai đoạn này, nghiên cứu phân tích số liệu từ năm 2011
đến năm 2014.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia.
Trong những năm qua, hoạt động ngành ngân hàng Việt Nam bộc lộ nhiều yếu kém
đe dọa đến sự phát triển của toàn hệ thống. Để đứng vững trước xu hướng cạnh
tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, các NHTM Việt Nam cần tập trung nghiên cứu
và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mình để từ đó đưa
ra những chính sách phù hợp và nâng cao hiệu quả. Để đánh giá được những yếu tố
có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam cần tập trung phân
tích dữ liệu thông qua báo cáo tài chính của các ngân hàng. Do đó, báo cáo tài chính
đã qua kiểm toán của 5NHTM chọn mẫu cũng là đối tượng của bài nghiên cứu.
1.4. Bố cục
Nghiên cứu gồm 5 chương:
6
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Cơ sở lý luận
- Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả và thảo luận
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Hiệu quả hoạt động của NHTM
Theo European Central Bank (2010), “hiệu quả là khả năng tạo ra lợi nhuận
bền vững, lợi nhuận thu được đầu tiên được dùng để dự phòng cho các khoản lỗ bất
ngờ và tăng cường vị thế về vốn, cải thiện lợi nhuận thu được trong tương lai thông
qua đầu tư và các khoản lợi nhuận giữ lại”.
Theo Peter S.Rose – giáo sư kinh tế học và tài chính trường đại học Yale – “về
bản chất, NHTM cũng có thể được xem là một tập đoàn kinh doanh và hoạt động
với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro cho phép. Tuy nhiên, khả năng sinh
lời là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm hơn cả vì thu nhập cao giúp các ngân
hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị phần, thu hút đầu tư”.
Vậy, hiệu quả hoạt động được hiểu một cách tổng quát là khả năng biến đổi
đầu vào có tính chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí
(Daft, 2008). Có thể hiểu, hiệu quả hoạt động là phạm trù kinh tế phản ánh mối
quan hệ giữa kết quả hữu ích mà doanh nghiệp thu được với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Nó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế đặc trưng, xác
định bằng cách so sánh giữa chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các
chỉ tiêu phản ánh chi phí sử dụng nguồn lực hoặc nhằm đạt được mục tiêu kinh tế.
Thực chất, hiệu quả hoạt động là biểu hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh
doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực như nguyên vật liệu, thiết bị máy
móc, lao động và đồng vốn để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thông thường được đo lường bằng khả
năng sinh lời. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động hay khả năng sinh lời của
Ngân hàng cơ bản dựa trên hai lý thuyết: lý thuyết quyền lực thị trường MP –
Market Power và lý thuyết cấu trúc hiệu quả ES – Efficient Structure,
(Athanasoglou và các tác giả, 2006).
Lý thuyết MP có hai hướng tiếp cận chính là: Lý thuyết Cấu trúc – Hành vi –
Hiệu quả (SCP, Structure – Conduct – Performance) và Lý thuyết Quyền lực thị
trường tương đối (RMP – Relative Market Power). Lý thuyết SCP cho rằng, cấu
trúc của thị trường quyết định hành vi của công ty và hành vi quyết định kết quả
trên thị trường, chẳng hạn như khả năng sinh lời, tiến bộ về kỹ thuật và tăng trưởng.
Đặc biệt nhiều ngành có sự tập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh
tế nghèo nàn, đặc biệt là làm giảm sản lượng và hình thành giá cả độc quyền (Bain,
8
1951). Lập luận theo lý thuyết SCP, thị trường ngân hàng càng tập trung thì lãi suất
cho vay càng cao và lãi suất huy động càng thấp, vì mức độ cạnh tranh bị giảm
đi.Trong khi đó, lý thuyết RMP gợi ý rằng, các công ty có thị phần lớn và các sản
phẩm khác biệt có thể thực hiện quyền lực thị trường và kiếm lợi nhuận không cạnh
tranh (Berger, 1995b). Chẳng hạn, một số ngân hàng lớn với thương hiệu và chất
lượng sản phẩm của mình có thể tăng giá sản phẩm, dịch vụ, và thu được nhiều lợi
nhuận hơn.
Ngược lại, lý thuyết ES cho rằng, mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu
suất công ty được xác định bởi hiệu suất công ty, hay nói cách khác hiệu suất công
ty tạo nên cấu trúc thị trường. Theo đó, các ngân hàng đạt lợi nhuận cao hơn là do
chúng hoạt động hiệu quả hơn (Olweny và Shipho, 2011). Lý thuyết ES thường
được đề xuất theo hai hướng tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào loại hiệu suất được
xem xét. Ở hướng tiếp cận theo hiệu quả X (X-Efficiency), các công ty hiệu quả
hơn thường đạt được lợi nhuận cao và thị phần lớn hơn, bởi vì họ có khả năng giảm
thiểu chi phí sản xuất ở bất kỳ sản lượng đầu ra nào (Al-Muharrami và Matthews,
2009). Đối với hướng tiếp cận hiệu quả theo quy mô (Scale-Efficiency), mối quan
hệ được miêu tả ở trên được giải thích dựa trên quy mô. Các ngân hàng lớn hơn có
chi phí sản xuất thấp hơn từ đó lợi nhuận cao hơn là nhờ vào tính kinh tế theo quy
mô (Olweny và Shipho, 2011).
Như vậy, có thể thấy, lý thuyết MP cho rằng khả năng sinh lời của ngân hàng
là một hàm theo các yếu tố thị trường, tức là các yếu tố bên ngoài trong khi lý
thuyết ES lại cho rằng hiệu quả của ngân hàng chịu ảnh hưởng của hiệu quả nội bộ,
các quyết định quản trị, tức các yếu tố bên trong. Theo đó, nhiều nhà nghiên cứu đã
dựa vào các lý thuyết trên để giới thiệu một số biến hữu ích đưa vào các mô hình đo
lường khả năng sinh lợi của ngân hàng và phần lớn đều thừa nhận rằng khả năng
sinh lợi của ngân hàng là một hàm theo cả yếu tố bên trong và bên ngoài (Olweny
và Shipho, 2011).
Việc phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng có thể dựa trên nhiều chỉ
tiêu như doanh thu thuần, lợi nhuận ròng, ROE – tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu hay ROA – tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản... Tuy nhiên, trong hệ thống các
chỉ tiêu thì ROE là chỉ tiêu quan trọng nhất vì nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối
cùng của ngân hàng ảnh hưởng đến mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
các chủ sỡ hữu. ROE phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp để
sinh lời như thế nào. Nghiên cứu này sử dụng cả yếu tố bên trong và bên ngoài để
giải thích cho sự thay đổi trong khả năng sinh lời của ngân hàng, cụ thể hơn là các
yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE hay “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu”.
9
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được xác định như sau:
ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sỡ hữu
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM bao gồm cả những
nhân tố nội tại của ngân hàng và nhóm các nhân tố bên ngoài có tính vĩ mô. Cụ thể:
2.1.2.1. Nhân tố bên ngoài:
a). Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước
Hệ thống NHTM là huyết mạch của cả nền kinh tế, do vậy môi trường kinh tế
- chính trị và xã hội – nơi nó sinh ra và từng ngày lớn lên có những ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng. Khi môi trường kinh tế, chính trị và xã
hội ổn định, quá trình sản xuất của nền kinh tế diễn ra bình thường, các doanh
nghiệp trong nền kinh tế đảm bảo khả năng vay mượn và hoàn trả vốn, hoạt động
của ngân hàng cũng sẽ ổn định.
Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực khác trong nền kinh
tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động, do đó cầu về vốn tăng làm cho khu vực ngân
hàng dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng, nợ xấu trong ngân hàng cũng giảm vì
năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế tốt sẽ được nâng
cao. Như vậy, trong hoàn cảnh này, vai trò làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm và
đầu tư của ngân hàng được phát huy tối đa. Trái lại, nhu cầu vay vốn giảm, nguy cơ
nợ quá hạn tăng, nợ xấu cao khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất
ổn, lúc đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng sẽ giảm mạnh.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế tất
yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Toàn cầu hóa tạo ra mối quan hệ gắn bó,
sự phụ thuộc lẫn nhau và những tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền
kinh tế các quốc gia. Thông qua quá trình tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại
dịch vụ đầu tư, toàn cầu hóa tạo cho các quốc gia nói chung vè hệ thống NHTM các
nước nói riêng nhiều cơ hội mới như tranh thủ được các nguồn vốn, công nghệ và
kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng
cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập như phải cạnh tranh
với những tập đoàn tài chính lớn mạnh, đầy tiềm lực về vốn, công nghệ, quản lý,…
của các nước.
10
Do đó, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu, song tiến trình tự do hóa tài
chính ngân hàng ở mỗi quốc gia phải được tiến hành với những bước đi phù hợp với
trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước đó, phải tiến hành phát huy nội lực và
nâng cao năng lực quản lý, phải thực hiện nhiều quá trình tự cải cách, hoàn thiện để
đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao sức cạnh tranh so với các quốc gia khác.
b). Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là cơ sở tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển nhanh và
bền vững.
Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn
bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Trong đó, hệ thống luật đóng
vai trò quan trọng trong việc điều hành nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật
pháp được xây dựng không phù hợp với các yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ
là một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế.
Xét về ngành ngân hàng nói riêng, đối với các nước có ngành kinh tế thị
trường phát triển, họ có một hệ thống luật khá đầy đủ và được sửa đổi bổ sung
nhiều lần trong quá trình phát triển của mình. Môi trường pháp lý của họ đang ngày
càng hoàn thiện hơn, hệ thống ngân hàng theo đó đáp ứng ngày càng hiệu quả vai
trò trung gian tài chính của mình.
Ngược lại, môi trường pháp lý sẽ gây rủi ro, trở ngại cho các hoạt động của
ngân hàng khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn
chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát
triển.
2.1.2.2. Nhân tố bên trong
a). Năng lực tài chính
Yếu tố tài chính quan trọng nhất của NHTM là vốn, bao gồm vốn pháp định
và quỹ dự trữ.
Vốn pháp định: là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu góp. Tiềm lực
về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến quy mô kinh doanh của ngân hàng như: khả năng
huy động vốn và cho vay, khả năng đầu tư tài chính và trang bị công nghệ, máy
móc. Do đó, vốn chủ sỡ hữu ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Các quỹ dự trữ: bao gồm quỹ dự trữ được trích từ lợi nhuận hàng năm để bổ
sung cho vốn pháp định giúp tăng quy mô vốn của ngân hàng. Quỹ dự trữ đặc biệt
11
cũng là loại vốn được trích từ lợi nhuận để bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động
như nợ khó đòi, lỗ trong hoạt động nghiệp vụ chứng khoán.
Như vậy, vốn là điều kiện cơ bản đảm bảo quy mô kinh doanh của một ngân
hàng và khả năng bù đắp tổn thất có thể xảy ra, quyết định phần lớn đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng.
Ngoài ra, tài sản có cũng là một nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của
ngân hàng. Một NHTM phải đảm bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các
khoản nợ thanh toán ở mọi thời điểm để tránh mất khả năng thanh toán dẫn đến
nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về khối lượng tài sản có thôi thì chưa đủ
mà cần phải xem xét các tài sản có có tính thanh khoản cao hay không, để tránh rơi
vào trường hợp có đủ khả năng trả nợ nhưng thiếu thanh khoản để trang trải các
khoản nợ tức thời, cũng coi như ngân hàng thiếu khả năng thanh toán và có nguy cơ
dẫn đến phá sản.
Các ngân hàng phải giữ rủi ro trong giới hạn nhất định, đảm bảo thanh khoản
theo mức độ cần thiết trong kết cấu tài sản có và mức độ sinh lãi chấp nhận để có
thể đứng vững và cạnh tranh được trong môi trường kinh doanh. Quá chú trọng đến
yếu tố này hoặc yếu tố khác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Nếu một
ngân hàng thận trọng về rủi ro, nâng cao quá mức về thanh khoản sẽ dẫn đến lợi
nhuận giảm. Ngược lại, nếu chấp nhận rủi ro cao, thanh khoản thấp để mở rộng các
nghiệp vụ sinh lời sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh toán, dẫn đến phá sản.
Tất cả điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của ngân hàng.
b). Chính sách và chiến lược hoạt động
Chính sách và chiến lược hoạt động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
của các NHTM, vì nó quyết định hướng đi lâu dài của hành động, cung cấp một
khuôn khổ cho tư duy cũng như tạo ra những nền tảng cơ bản cho việc xây dựng các
quyết định của ngân hàng. Việc xác định chiến lược đòi hỏi nhà quản trị ngân hàng
phải phân tích môi trường hiện tại, dự báo môi trường tương lai, xác định mục tiêu,
nhiêm vụ và chương trình phát triển, tổ chức, thực hiện, đánh giá các mục tiêu và
kết quả đạt được. Tất cả công việc này giúp ngân hàng hiểu được mục đích và định
hướng kinh doanh, từ đó bám sát vào mục tiêu để phát triển. Ngoài ra còn dự đoán
vị trí tương lai của ngân hàng cũng như nắm bắt các cơ hội và đối phó với những
thách thức có thể xảy ra.
Trong khi chiến lược là một kế hoạch dài hạn thì chính sách là các nguyên tắc
hướng dẫn toàn diện, thủ tục, phương pháp, quy tắc, hình thức và công việc hành
12
chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc theo mục tiêu đề ra. Xây dựng
và hoàn thiện chính sách để cung cấp các quy tắc chung, suy nghĩ và hành động
theo hướng dẫn ở tất cả các cấp quản lý trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ
chiến lược.
Chính sách và chiến lược phù hợp sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả
hoạt động của ngân hàng.
c). Năng lực quản trị, điều hành
Quản trị, điều hành là đầu tàu cho hoạt động trong ngân hàng. Năng lực quản
trị điều hành trước hết phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao
động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để ứng phó với những tình huống trong
thị trường liên tục biến đổi. Năng lực quản trị thể hiện qua việc xây dựng và chỉ đạo
thực hiện thành công các mục tiêu, chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình của
ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành còn được phản ánh bằng khả năng giảm
thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng đầu vào để có thể tạo ra được
tập hợp đầu ra cực đại.
d). Nguồn nhân lực
Trong việc quản lý và hoạt động của các NHTM, yếu tố con người đóng vai
trò quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Nguồn nhân lực là đội ngũ
giúp đảm bảo xây dựng và thực hiện thành công các mục tiêu, chiến lược kinh
doanh, đảm bảo khả năng ứng phó tốt với biến động, giành lợi thế cạnh tranh trên
từng phân đoạn thị trường, đảm bảo an toàn và lành mạnh của toàn hệ thống ngân
hàng.
Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi những dịch vụ mới, chất lượng cao hơn từ
ngân hàng, do đó đội ngũ lao động cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời với
những biến đổi của thi trường. Nguồn nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về
nghiệp vụ chuyên môn sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa và giảm thiểu những rủi ro có
thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tư, và giúp giữ chân được khách hàng.
Hay nói cụ thể, đội ngũ nhân viên giỏi sẽ giúp giảm chi phí hoạt động và tăng lợi
nhuận trong kinh doanh của ngân hàng.
Tuy nhiên, khi thiếu nguồn nhân lực, nhất là các ngân hàng mới thành lập,
ngân hàng buộc phải đẩy chi phí này lên, thậm chí sẽ dẫn đến cạnh tranh hỗn loạn
trên thị trường nhân lực. Các ngân hàng thâm niên muốn giữ được người thì buộc
phải nâng theo, ngân hàng mới không lấy được người thì lại tiếp tục đẩy cao. Điều
đó sẽ đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao động của các ngân hàng bị đội lên mặc
13
dù chất lượng lao động có thể chưa tương xứng dễ dẫn đến rủi ro và dĩ nhiên, ảnh
hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
e). Năng lực công nghệ
Các cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trên tất
cả các khía cạnh của đời sống – xã hội. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ
thông tin trở thành một yếu tố tất yếu trong việc bứt phá cạnh tranh của các ngân
hàng. Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu chỉ duy trì
cung ứng các dịch vụ truyền thống, các ngân hàng sẽ khó có thể giữ vững vị trí của
mình trên thị trường. Chính vì vậy, trong hơn một thập niên qua, công nghệ thông
tin được xem như một xu hướng chính trong hoạt động ngân hàng hiện đại. Các giải
pháp kỹ thuật được lựa chọn phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển công nghệ tin học
ngân hàng đúng hướng, giúp các ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh thông qua
việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch
tự động, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Xu hướng mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển các giao dịch điện tử
đã góp phần nâng cao năng lực quản lý của hệ thống ngân hàng.
Trong bối cảnh khoa học công nghệ đang phát triển một cách mạnh mẽ, các
ngân hàng đã và đang ngày càng nổ lực ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt
động của mình, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng, các nhà đầu tư tiếp cận sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng tiên tiến, qua đó đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Tóm lại, hoạt động ngân hàng ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động tài chính
của một quốc gia vì vậy việc đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM là
điều tối cần thiết. Tuy nhiên, các yếu tố bao gồm cả vĩ mô và vi mô thường rất đa
dạng và có ảnh hưởng đa chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM hiện nay.
Do đó, việc xác định được đâu là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất sẽ giúp các nhà
quản trị NHTM giải quyết các yếu kém, dựa vào các yếu tố đã phân tích tập trung
xử lý và phát triển năng lực tiềm năng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân
hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
2.2. Lược khảo tài liệu
Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM đã được nhiều công trình nghiên cứu trên
thế giới đề cập.
14
Dựa trên các nghiên cứu trước đây, các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng thường được chia làm hai nhóm chính bao gồm các yếu tố
vĩ mô và yếu nội tại của ngân hàng
- Các yếu tố vĩ mô: thường là lãi suất, lạm phát, GDP, thuế,… và các biến thể
hiện đặc trưng thị trường.
- Các yếu tố nội tại bao gồm: quy mô ngân hàng, mức độ an toàn vốn, rủi ro
thanh khoản, chính sách lãi suất, cấu trúc tài trợ, thời gian hoạt động, công
nghệ thông tin…
Tầm quan trọng và tác động to lớn của ngành Ngân hàng vào tăng trưởng kinh
tế quốc gia đã làm phát sinh nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Cụ thể:
Sehrish Gul, Faiza Irshah và Khalid Zaman (2011) đã nghiên cứu và giải thích
mối quan hệ giữa các yếu tố nội bộ trong ngân hàng và các chỉ số kinh tế vĩ mô với
khả năng sinh lời của ngân hàng bằng cách sử dụng dữ liệu của 15 NHTM hàng đầu
của Pakistan trong giai đoạn 2005-2009. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước
lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để tìm ra tác động của các yếu tố bên trong và
bên ngoài có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Pakistan. Kết
quả các yếu tố về quy mô ngân hàng, tiền gửi khách hàng, tăng trưởng kinh tế và
lạm phát, có tác động cùng chiều, các yếu tố về vốn cổ phần và vốn hóa thị trường
có tác động ngược chiều đến ROE của các ngân hàng Pakistan.
Dietrich và Wanzenried (2011) đã sử dụng mô hình FEM nghiên cứu trên dữ
liệu của 453 NHTM tại Thụy Sĩ trong giai đoạn 1999-2008. Kết quả, tỷ lệ vốn chủ
sở hữu trên tổng tài sản, chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, chi phí tài trợ,
thuế suất thuế thu nhập có tương quan nghịch trong khi cơ cấu kỳ hạn của lãi suất
và vốn hóa thị trường chứng khoán có tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng tại đây.
Aremu Mukaila Ayanda, Imoh Christopher, Mustapha Adeniyi Mudashiru
(2013) sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS nghiên cứu trên dữ liệu của các ngân
hàng tại Nigieria trong giai đoạn 1980-2010, kết quả tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu trên tổng
tài sản, tỷ lệ trích lập dự phòng có tương quan nghịch chiều, trong khi chi phí đầu tư
nhân viên trên lợi nhuận, tỷ lệ lương trên tổng tài sản có tương quan cùng chiều với
hiệu quả hoạt động ngân hàng.
15
Trujillo-Ponce (2013) nghiên cứu trên 89 NHTM tại Tây Ban Nha giai đoạn
1999-2009 bằng phương pháp SGMM, kết quả cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay trên
tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả và tăng tưởng kinh tế có
tương quan thuận trong khi tỷ lệ nợ xấu, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, chi phí
hoạt động trên thu nhập hoạt động có tương quan nghịch với khả năng sinh lời của
các ngân hàng tại đây.
Alexiou và Sofoklis (2009) đã nghiên cứu trên 6 ngân hàng hàng đầu tại Hy
Lạp giai đoạn 2000-2007 bằng mô hình hồi quy FEM, kết quả rủi ro tín dụng, chi
phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, quy mô ngân hàng, cho vay khách hàng trên
tiền gửi khách hàng có tương quan nghịch trong khi vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Hy Lạp.
Tất cả hệ số của các biến đều có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%.
Husni Ali Khrawish (2011) tiến hành kiểm định các yếu tố quyết định đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Jordan, trên cơ sở phân tích 14 ngân hàng tại
đây trong giai đoạn 2000-2010 bằng phương pháp hồi quy Pooled OLS với biến phụ
thuộc là ROA và ROE. Kết quả cho thấy cả ROA và ROE đều tương quan thuận với
quy mô, cho vay khách hàng trên tổng tài sản, NIM, tổng nợ trên tổng tài sản, tương
quan nghịch với tăng trưởng GDP hàng năm và tỷ lệ lạm phát. Bài nghiên cứu đánh
giá rằng yếu tố lãi suất thực, lạm phát, chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối
đoái tác động đáng kể lên hiệu quả lợi nhuận của các ngân hàng. Sự phát triển của
khu vực ngân hàng, thị trường chứng khoán và cấu trúc vốn không ảnh hưởng
nhiều. Mối quan hệ giữa chính sách thuế doanh nghiệp với lợi nhuận ngân hàng vẫn
chưa xác định rõ.
Dưới đây là bảng tóm tắt các nghiên cứu trên và kết quả đã đạt được.
16
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt các nghiên cứu và kết quả đạt được
TÁC GIẢ MÔ HÌNH VÀ ĐỐI
TƯỢNG NC
CÁC BIẾN - CHIỀU TÁC ĐỘNG VÀ MỨC
Ý NGHĨA
Sehrish Gul, Faiza
Irshah và Khalid
Zaman (2011)
sử dụng mô hình
Pooled OLS nghiên
cứu 15 NHTM hàng
đầu Pakistan giai
đoạn 2005-2009
- quy mô ngân hàng (+)*
- vốn cổ phần (-)**
- tiền gửi khách hàng (+)**
- tăng trưởng kinh tế (+)*
- lạm phát (+)**
- vốn hóa thị trường (-)*
Dietrich và
Wanzenried (2011)
Sử dụng mô hình
FEM nghiên cứu trên
453 NHTM tại Thụy
Sĩ giai đoạn 1999-
2008
- vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (-)*
- chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động (-)*
- chi phí tài trợ (-)*
- thuế suất thuế thu nhập (-)*
- cơ cấu kỳ hạn của lãi suất (+)**
- vốn hóa thị trường chứng khoán (+)*
Aremu Mukaila
Ayanda, Imoh
Christopher,
Mustapha Adeniyi
Mudashiru (2013)
Sử dụng mô hình
Pooled OLS cho các
ngân hàng Nigieria
giai đoạn 1980-2010
- vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (-)**
- tỷ lệ trích lập dự phòng (-)*
- chi phí lương/tổng tài sản (+)**
- chi phí nhân viên/lợi nhuận (+)**
Trujillo-Ponce (2013) Sử dụng phương pháp
SGMM trên 89
NHTM tại Tây Ban
Nha giai đoạn 1999-
2009
- dư nợ cho vay/tổng tài sản (+)*
- tiền gửi khách hàng/tổng nợ phải trả (+)**
- tăng tưởng kinh tế (+)*
- tỷ lệ nợ xấu (-)*
- vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (-)*
- chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động (-)*
Alexiou và Sofoklis
(2009)
Sử dụng mô hình hồi
quy FEM nghiên cứu
trên 6 ngân hàng hàng
đầu tại Hy Lạp giai
đoạn 2000-2007
- rủi ro tín dụng (-)**
- chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động (-)**
- quy mô ngân hàng (+)**
- cho vay khách hàng/tiền gửi khách hàng
(-)**
- vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (+)**
Husni Ali Khrawish
(2011)
Sử dụng mô hình
Pooled OLS cho các
ngân hàng tại Jordan
giai đoạn 2000-2010
- quy mô (+)*
- dư nợ cho vay trên tổng tài sản (+)**
- NIM (+)*
- tổng nợ/tổng tài sản (+)**
- tăng trưởng GDP (-)*
- tỷ lệ lạm phát (-)*
Ghi chú: *, **: Các biến có ý nghĩ thống kê tại mức ý nghĩa 1%, 5%.
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
17
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát thực trạng hiệu quả hoạt động của 5 NHTM chọn mẫu
Các NHTM được chọn mẫu thuộc nhóm ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất
trong hệ thống NHTM Việt Nam tính đến thời điểm nghiên cứu. Những ngân hàng
này chi phối thị trường với quy mô tổng tài sản, quy mô vốn và thị phần lớn nhất hệ
thống. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều ưu thế hơn so với các tốp ngân hàng dưới nhưng
những ngân hàng này vẫn chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế đang lúc
khó khăn.
Là các NHTM có quy mô lớn nhất trong toàn hệ thống, những ngân hàng này
có sức ảnh hưởng rất lớn đối với những ngân hàng tốp dưới. Việc chi phối quá
nhiều vào nền kinh tế cũng cho thấy tầm quan trọng của các chính sách mà những
ngân hàng này đang theo đuổi. Nếu hoạt động hiệu quả, những ngân hàng này sẽ
góp phần củng cố sự ổn định của hệ thống NHTM Việt Nam, ngược lại nếu liên tục
bộc lộ những mặt yếu kém trong hoạt động của mình, sẽ đe dọa đến sự an toàn cũng
như gây ra đổ vỡ cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Và mặc dù là đại diện lớn nhất cho hệ thống NHTM Việt Nam về quy mô vốn
và tài sản nhưng những ngân hàng này vẫn còn kém rất xa so với các ngân hàng bạn
trong khu vực. Do đó, muốn vươn ra thị trường quốc tế, cạnh tranh với các nước
bạn, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và những ngân hàng có ảnh hưởng sâu
sắc đến nền kinh tế quốc gia, mang sứ mệnh tiên phong trong những xu hướng tài
chính như 5 ngân hàng này cần nhìn nhận những vấn đề đang mắc phải, tìm ra yếu
kém và nghiêm túc chấn chỉnh, bên cạnh đó tập trung phát huy thế mạnh đang có để
gia tăng hiệu quả trong hoạt động , từ đó mới có thể khẳng định được vị trí của
mình trên trường quốc tế.
Như vậy, việc nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả
hoạt động của những ngân hàng này, một mặt sẽ giúp bản thân ngân hàng kiểm soát
công tác quản trị của mình, nâng cao hiệu quả kỹ thuật, tiếp tục đứng vững trên thị
trường tiền tệ Việt Nam. Mặt khác, việc hoạt động có hiệu quả của các ngân hàng
lớn nhất hệ thống, chi phối sâu sắc nền kinh tế sẽ góp phần xây dựng một hệ thống
NHTM ổn định, bên cạnh ổn định nền kinh tế quốc gia còn có thể nâng tầm ngân
hàng trong nước với ngân hàng bạn trong khu vực.
Tính đến 2014, với số liệu từ báo cáo tài chính được công bố, ngoại trừ ngân
hàng MB, 4 ngân hàng còn lại đều trải qua nhiều thăng trầm, biểu hiện rõ nhất ở tỷ
suất sinh lời ROE. Nếu như ngân hàng MB vẫn cho thấy sự ổn định trong khả năng
18
sinh lời, Sacombank sau khi khó khăn đã trở lại ở mức tương đối thì 3 ngân hàng
còn lại đã sụt giảm đáng kể hiệu suất sinh lời của mình, đặc biệt là Eximbank, với
ROE của 2014 chỉ đạt 0,4%.
Nhìn chung, lợi nhuận và tổng tài sản cũng như quy mô về vốn của các ngân
hàng đều tăng qua các năm, chỉ có Eximbank là đi ngược lại xu hướng của nhóm
ngân hàng này. Theo phân tích trên báo cáo tài chính, lợi nhuận của Eximbank liên
tục giảm trong giai đoạn 2011-2014 bao gồm 2 nguyên nhân:
Thứ nhất là do khoản lỗ khá lớn trong kinh doanh ngoại hối và hoạt động về
kinh doanh vàng. Điều này là điều dễ hiểu, bởi từ sau 2011, diễn biến kinh tế vĩ mô
gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản
giảm mạnh và đặc biệt là thị trường vàng và ngoại tệ biến động phức tạp gây nhiều
khó khăn cho hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ của Eximbank dẫn đến những
khoản lỗ khá lớn trong hoạt động kinh doanh của mình, từ đó làm giảm chỉ tiêu lợi
nhuận của ngân hàng. Nguyên nhân thứ hai là tăng trưởng tín dụng của Eximbank
có xu hướng giảm từ sau 2011vì phải chịu nhiều áp lực từ nền kinh tế đang lúc khó
khăn, ngân hàng chỉ giải ngân cho các nhóm doanh nghiệp có các dự án , phương án
sản xuất kinh doanh khả thi để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Tuy nhiên, trong các so sánh, con số lợi nhuận chỉ là tương đối, nó tùy thuộc
vào mức độ tuân thủ hay sự tự giác của mỗi ngân hàng trong việc phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro.
Dưới đây là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (hay ROE) của 5 NHTM
chọn mẫu, được tính toán từ báo cáo tài chính đã qua kiểm toán trong giai đoạn
2011-2014:
Bảng 3.1. ROE của 5 NHTM được chọn mẫu trong giai đoạn 2011-2014
2011 2012 2013 2014
EXIMBANK 0,1864 0,1353 0,0449 0,0040
MBBANK 0,1986 0,1804 0,1509 0,1511
SACOMBANK 0,1372 0,0732 0,1306 0,1222
VIETCOMBANK 0,1473 0,1064 0,1033 0,1064
VIETINBANK 0,2181 0,1823 0,1070 0,1037
(Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM các năm)
19
Tình hình khó khăn chung của ngành ngân hàng và diễn biến bất lợi của kinh
tế vĩ mô khu vực và thế giới đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các ngân
hàng, làm giảm đáng kể tỷ suất sinh lời và lợi nhuận của các ngân hàng trong giai
đoạn này.
Bên cạnh sự thay đổi có phần tiêu cực của tỷ suất sinh lời phải kể đến các
khoản nợ xấu có chiều hướng gia tăng qua các năm. Nợ xấu tăng nhanh từ năm
2011 trở lại đây chủ yếu là do các khoản tín dụng được cấp trong thời gian trước,
đặc biệt là trong giai đoạn tín dụng tăng trưởng nhanh và điều kiện cấp tín dụng
thiếu chặt chẽ.
Bảng 3.2. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của 5 NHTM được chọn mẫu trong giai đoạn
2011-2014
2011 2012 2013 2014
EXIMBANK 0,0161 0,0132 0,0198 0,0246
MBBANK 0,0159 0,0184 0,0245 0,0273
SACOMBANK 0,0058 0,0205 0,0147 0,0119
VIETCOMBANK 0,0203 0,0240 0,0273 0,0231
VIETINBANK 0.0075 0.0147 0.0100 0.0112
(Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM các năm)
Kể từ đầu năm 2008 đến nay, nền kinh tế luôn phải đối mặt với những khó
khăn, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, cơ sở hạ tầng trở thành điểm nghẽn, lạm
phát tăng cao tới 22% vào cuối năm 2008 rồi giảm sâu xuống 4,09% vào năm 2014.
Để kiềm chế lạm phát và những bất ổn vĩ mô, các chính sách kinh tế, tài chính, tiền
tệ được điều hành theo hướng thắt chặt đã có tác động mạnh tới lạm phát và sức cầu
của nền kinh tế, đặc biệt là tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,
ngân hàng. Đối với không ít doanh nghiệp, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu là
vốn vay ngân hàng, trong khi lãi suất cho vay của các ngân hàng luôn ở mức cao,
18% - 25% vào năm 2010 – 2011, sau đó giảm xuống 15% - 17% vào năm 2012 –
2013 và 8% - 12% vào năm 2014, dẫn đến tình trạng khó khăn cho các doanh
nghiệp lúc bấy giờ (Nguyễn Thị Mùi, 24/03/2015. Giải pháp phát triển ổn định và
lành mạnh hệ thống ngân hàng [trực tuyến]. Tạp chí Tài chính. Đọc từ:
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/giai-phap-phat-
trien-on-dinh-va-lanh-manh-he-thong-ngan-hang-59491.html). Với lãi suất vay cao,
thị trường đầu ra cho sản phẩm bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân, hàng tồn kho tăng
20
cao, nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khốn đốn. Mỗi năm có khoảng vài chục ngàn
doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả
nợ ngân hàng, tương ứng với việc nợ xấu giữa các doanh nghiệp với ngân hàng
ngày càng cao. Nợ xấu nhiều, các khoản trích lập dự phòng tăng lên thì lợi nhuận
của các ngân hàng sụt giảm là điều dễ hiểu. Trong 5 ngân hàng thì Vietcombank là
ngân hàng có nợ xấu cao nhất nhóm, với trung bình giai đoạn đạt 2,37%.
Ngoài ra, tổng tài sản của các ngân hàng cũng tăng đều qua các năm trong giai
đoạn. Tính đến 2014, Vietinbank là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm
với khoảng 662 nghìn tỷ đồng. Luôn nằm ngoài quỹ đạo của các thành viên còn lại,
tổng tài sản của Eximbank từ khoảng 184 nghìn tỷ đồng vào 2011, đến 2014, chỉ
còn khoảng 161 nghìn tỷ đồng. Có thể nói, hoạt động của Eximbank trong giai đoạn
này không mấy khả quan so với mặt bằng chung.
Bảng 3.3 sẽ thể hiện chi tiết chỉ tiêu về tài sản của các ngân hàng trong giai
đoạn 2011-2014.
Bảng 3.3. Tổng tài sản của 5 NHTM được chọn mẫu giai đoạn 2011-2014
Đơn vị tính: triệu đồng
2011 2012 2013 2014
EXIMBANK 183.567.032 170.156.010 169.835.460 161.093.836
MBBANK 138.831.492 175.609.964 180.381.064 200.489.173
SACOMBANK 141.468.717 152.118.525 161.377.613 189.802.627
VIETCOMBANK 366.722.279 414.488.317 468.994.032 576.988.837
VIETINBANK 460.420.078 503.530.259 576.368.416 661.131.589
(Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM các năm)
Có thể dễ dàng nhận ra lý do tại sao Eximbank lại sụt giảm nghiêm trọng về
các chỉ tiêu như lợi nhuận hay tỷ suất sinh lời khi phân tích đến chỉ số về tổng chi
phí hoạt động so với tổng thu nhập của các ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2014.
Cụ thể được thể hiện ở bảng 3.4.
21
Bảng 3.4. Tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên thu nhập của 5 NHTM chọn
mẫu giai đoạn 2011-2014
2011 2012 2013 2014
EXIMBANK 0,3062 0,4264 0,6528 0,8745
MBBANK 0,3654 0,3451 0,3564 0,3749
SACOMBANK 0,5313 0,6062 0,5533 0,5407
VIETCOMBANK 0,3833 0,3987 0,4027 0,3966
VIETINBANK 0,4057 0,4296 0,4422 0,4672
(Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM các năm)
Nếu các ngân hàng trong nhóm đều ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ về tỷ số này thì
Eximbank lại có xu hướng tăng mạnh về tỷ lệ chi phí so với thu nhập. Ngoài
Sacombank và Vietcombank có giảm nhẹ vào 2014 thì 3 ngân hàng còn lại đều có
mức tăng chi phí cao hơn so với thu nhập trong giai đoạn này. Điều này cho thấy
hiệu quả quản lý chi phí của các ngân hàng liên tục bị suy giảm qua các năm trong
thời gian nghiên cứu. Sở dĩ chi phí hoạt động của các ngân hàng tăng lên là vì các
ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để cạnh tranh với các kênh đầu tư khác khi
thị trường bất động sản đang ấm lên, thị trường chứng khoán có nhiều triển vọng.
Trong khi đó lãi suất cho vay đang bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát, nhất là lãi
suất cho vay trung và dài hạn. Ngoài ra, chi phí nhân sự của các ngân hàng cũng là
một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng chi phí hoạt động của ngân
hàng. Chi phí nhân sự của các NHTM Việt Nam được đánh giá là rất cao trong khi
tính hiệu quả lại thấp. Do đó, với mạng lưới hoạt động lớn và ngày càng mở rộng,
nhưng việc ứng dụng công nghệ để chăm sóc khách hàng của các ngân hàng còn
yếu thì việc chi phí nhân sự ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận là điều dễ hiểu.
Tóm lại, có những nguyên nhân chủ quan và đặc thù dẫn đến giảm tỷ suất sinh
lời cũng như lợi nhuận của các ngân hàng , song kết quả đó cũng đủ để phản ánh
tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong những năm gần đây, cũng như nốt
trầm của nhiều thành viên trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.
3.2. Phương pháp và mô hình nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
22
Bài nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính
hợp nhất đã qua kiểm toán độc lập của 5 NHTM Việt Nam có vốn điều lệ từ 10.000
tỷ trở lên trong giai đoạn 2011-2014 dùng để tính toán các yếu tố bên trong có ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Các chỉ số vĩ mô thu thập từ
nguồn dữ liệu được công bố rộng rãi trên trang web của Ngân Tổng cục Thống kê
Việt Nam. Số liệu được thu thập và sắp xếp theo dữ liệu bảng. Cấu trúc dữ liệu
bảng được kết hợp từ hai thành phần: thành phần dữ liệu chéo và thành phần dữ liệu
thời gian. Trên cơ sở phân tích số liệu và kỹ thuật phân tích định lượng dựa vào mô
hình hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và mức độ
ảnh hưởng của những nhân tố đó đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
trong giai đoạn này.
Mục tiêu bài nghiên cứu là nhằm đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố tác
động và mức độn ảnh hưởng của chúng lên hiệu quả hoạt động của các NHTM VIệt
Nam trong giai đoạn 2011 - 2014, từ đó đóng góp những định hướng và giải pháp
nhằm giải quyết những khó khăn, bất cập trong hoạt động của các ngân hàng Việt
Nam trong thời gian gần đây, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam trong thời gian tới, góp phần củng cố sự lành mạnh của hệ thống
NHTM Việt Nam, giúp hệ thống phát triển một cách an toàn và bền vững. Từ đó
cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam với các ngân
hàng trong khu vực và trên thế giới.
Trên cơ sở phân tích quan điểm, mô hình và kết quả các bài nghiên cứu trước
đây ở cả trong và ngoài nước, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định
lượng và kỹ thuật phân tích hồi quy, sử dụng 3 mô hình hồi quy là Pooled OLS,
Fixed Effect và Random Effect để tìm ra mô hình phù hợp nhất cho việc phân tích
dữ liệu bảng được hình thành với với N-đối tượng (N=5 ngân hàng) và T-thời điểm
(T=4 năm) để xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2014.
3.2.2. Mô hình nghiên cứu
Các nghiên cứu trước đây hình thành nên cơ sở và quan điểm trong việc sử
dụng mô hình và lựa chọn các biến đầu vào để đánh giá những nhân tố tác động
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2014.
Theo đó hiệu quả hoạt động của ngân hàng có thể được nhìn nhận dưới gốc độ khả
năng sinh lời và các mô hình hồi quy được vận dụng để đánh giá những nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
23
Vì vậy, để đánh giá những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2014, nghiên cứu này lựa chọn 5 NHTM
cổ phần có vốn điều lệ thuộc trên 10.000 tỷ đồng, thuộc nhóm ngân hàng có vốn
điều lệ lớn nhất, đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn này. Các
biến đầu vào được kiểm định bằng các mô hình hồi quy để đánh giá tác động của
chúng lên khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam, đại diện bằng tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE. Qua lược khảo tài liệu ở chương 2, dựa vào kết
quả của các nghiên cứu trước đây, các biến được lựa chọn để đưa vào mô hình bao
gồm:
1). Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả (DEP/TLI) – Theo
Claeys và Vander Vennet (2008), tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên tài
chính giá rẻ và ổn định hơn so với những lựa chọn thay thế khác về công nợ của
ngân hàng. Cũng theo nghiên cứu của Garcia-Herrero (2009) thực hiện trên các
ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1997 – 2004, tồn tại mối tương quan cùng chiều
giữa tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng dư nợ với hiệu quả hoạt động của ngân
hàng. Do đó, bài viết nghiên cứu xem liệu có mối quan hệ trực tiếp nào giữa tỷ lệ
tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
Việt Nam hay không. Nghiên cứu kỳ vọng sẽ có môi tương quan cùng chiều giữa
hai yếu tố này. Tức tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả càng cao thì khả
năng sinh lời của các NHTM Việt Nam càng cao. (+)
2). Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay (NPL) - Theo IMF (2006) , tỷ lệ nợ
xấu trên tổng dư nợ là một trong các chỉ số cốt lõi để đánh giá độ lành mạnh tài
chính của NHTM, nếu tỷ lệ này cao có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng phá sản .
Trong nghiên cứu của Alexiou và Sofoklis (2009) thực hiện trên các ngân hàng
châu Âu trong giai đoạn 2004 – 2011, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ có mối tương quan
nghịch chiều với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng. Như vậy, dấu tác động của NPL đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng Việt Nam trong nghiên cứu này được kỳ vọng là âm, nghĩa là NPL càng
cao thì hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam càng giảm. (-)
3). Tỷ lệ Vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản (ETA) - Theo bộ chỉ số lành
mạnh tài chính theo chuẩn IMF, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản được đánh giá là một
trong các chỉ số khuyến khích để đánh giá độ lành mạnh tài chính hay mức độ phù
hợp của vốn của NHTM (IMF, 2006). Theo Heffernan và Fu (2009), Staikouras và
Wood (2004), và Athanasoglou và các tác giả (2008), ETA lớn thì lợi nhuận trên
vốn tự có tăng, đồng thời nó cho biết việc tài trợ cho tài sản bằng vốn chủ sở hữu
tăng làm giảm rủi ro cho các cổ đông và các chủ của ngân hàng. Do đó, nghiên cứu
24
này kỳ vọng ETA sẽ có tương quan cùng chiều với khả năng sinh lời của các ngân
hàng Việt Nam. Tức là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì hiệu quả
hoạt động của các NHTM Việt Nam càng cao. (+)
4). Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR) – Theo những
nghiên cứu trước đây của Alexiou và Sofoklis (2009), Dietrich và Wanzenried
(2011), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có tác động đáng kể đến khả
năng sinh lời của các ngân hàng. Các nghiên cứu cho rằng, ngân hàng nào kiểm soát
tốt chi phí đầu vào của mình sẽ đạt lợi nhuận cao hơn. Do đó, nghiên cứu này kỳ
vọng sẽ có mối tương quan nghịch chiều giữa biến CIR đại diện cho tỷ lệ chi phí
trên thu nhập với khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam. Tức tỷ lệ chi phí
hoạt động trên thu nhập hoạt động càng thấp thì khả năng sinh lời của các ngân
hàng Việt Nam càng cao. (-)
5). Quy mô (LnTA) - Theo các nghiên cứu trước đây thì có sự mâu thuẫn
trong kết quả về sự ảnh hưởng của quy mô ngân hàng lên khả năng sinh lời. Spathis
và các tác giả (2002) đã nghiên cứu về hiệu suất của các ngân hàng lớn nhỏ tại Hy
Lạp trong giai đoạn 1990 – 1999 thấy rằng các ngân hàng lớn có hiệu quả hoạt động
tốt hơn. Ngoài ra, Mamatzakis và Remoundos (2003) nhận thấy rằng quy mô của
ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận. Trái với những nghiên cứu kể
trên, Vander Vennet (1998), Kosmidou và các tác giả (2008) nhận thấy rằng kích
thước của ngân hàng có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Để
tìm hiểu xem liệu có mối tương quan như thế nào giữa quy mô và khả năng sinh lời
của ngân hàng, nghiên cứu sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản để kiểm định.
Nghiên cứu kỳ vọng sẽ có mối tương tương quan thuận giữa biến LnTA với ROE
của các ngân hàng Việt Nam . Tức là quy mô ngân hàng càng lớn thì hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng Việt Nam sẽ càng cao. (+)
6). Tăng trưởng GDP (GDP) – Tốc độ tăng hàng năm của GDP được dùng
để tìm tương quan giữa tình hình kinh tế và khả năng sinh lời. Tình hình kinh tế
không tốt có thể làm giảm chất lượng danh mục khoản cho vay, tăng dự phòng rủi
ro tín dụng và giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngược lại, nếu điều kiện kinh
tế tốt, ngoài việc có thể cải thiện khả năng thanh toán của người đi vay còn làm tăng
nhu cầu tín dụng của hộ gia đình, các doanh nghiệp, từ đó có hiệu ứng tích cực về
lợi nhuận của các ngân hàng (Athanasoglu và các tác giả, 2008). Trong bối cảnh đó,
Albertazzi và Gambacorta (2009) kết luận rằng bản chất của lợi nhuận ngân hàng
bắt nguồn từ những tác động của chu kỳ kinh tế. Như vậy dấu tác động của tăng
trưởng GDP thực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong nghiên
25
cứu này kỳ vọng mang dấu dương. Tức là tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm càng
lớn thì hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam càng cao. (+)
Mô hình hồi quy của nghiên cứu kỳ vọng có dạng:
ROEi = β0 + β1DEP/TLIit + β2NPLit + β3TE/TAit + β4CIRit + β5LnTAit +
β6GDPit + ε
Trong đó,
β0: là hệ số chặn của mô hình
i : năm thứ i (i= 2011, 2012, 2013, 2014)
t: ngân hàng thứ t (t= 1, 2, 3, 4, 5)
ε : là sai số của mô hình
Các biến được giới thiệu chi tiết trong bảng sau:
26
Bảng 3.5. Các biến của mô hình hồi quy
BIẾN MÔ TẢ NGHIÊN CỨU
DẤU KỲ
VỌNG
PHỤ THUỘC
Y (ROE) LNR TRÊN VCSH
ĐỘC LẬP
X1
(DEP/TLI)
Tỷ lệ tiền gửi
khách hàng trên
tổng nợ phải trả
Claeys và Vander Vennet
(2008), Garcia-Herrero
(2009)
(+)
X2 (NPL)
Tỷ lệ nợ xấu trên
dự nợ cho vay
Alexiou và Sofoklis
(2009)
(-)
X3 (TE/TA)
Tỷ lệ vốn chủ sở
hữu trên tổng tài
sản
Heffernan và Fu (2009),
Staikouras và Wood
(2004),
(+)
X4 (CIR)
Tỷ lệ chi phí hoạt
động/thu nhập
hoạt động
Alexiou và Sofoklis
(2009), Dietrich và
Wanzenried (2011)
(-)
X5i(LnTA) Quy mô ngân hàng
Spathis và các tác giả
(2002), Mamatzakis và
Remoundos (2003)
(+)
X6 (GDP)
Tăng trưởng GDP
hàng năm
Albertazzi và Gambacorta
(2009) , Athanasoglu và
các tác giả, (2008).
(+)
27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thống kê mô tả
Bảng 4.1 trình bày kết quả thống kê mô tả của nghiên cứu. Có tất cả 20 quan
sát thu thập từ 2011 đến 2014.
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả
ROE DEP/TLI
(X1)
NPL
(X2)
TE/TA
(X3)
CIR
(X4)
LnTA
(X5)
GDP
(X6)
Trung
bình
0,1245 0,6995 0,0175 0,0855 0,4629 19,3712 0,0564
Trung
vị
0,1264 0,6992 0,0173 0,0869 0,4161 19,0448 0,0566
Tối đa 0,2181 0,9494 0,0273 0,1057 0,8745 20,3095 0,0598
Tối
thiểu
0,0040 0,3208 0,0058 0,0623 0,3062 18,7488 0,0525
Độ lệch
chuẩn
0,0560 0,1562 0,0065 0,0118 0,1331 0,5634 0,0032
Hiệu quả hoạt động của các NHTM (hay biến phụ thuộc) được đo lường bằng
tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). ROE dao động trong khoảng từ 0,4%
đến 21,84% với giá trị trung bình đạt 12,45%. Có thể thấy, tỷ suất sinh lời của 5
ngân hàng trong giai đoạn này là không cao do những khó khăn mà môi trường vĩ
mô trong giai đoạn này mang lại. Một lượng lớn tín dụng chảy vào bất động sản và
chứng khoán làm cho thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng thiếu hụt nghiêm
trọng, lãi suất liên ngân hàng tăng cao, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
không khả quan dẫn đến rất nhiều bất cập trong hoạt động của các ngân hàng, từ đó
ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng.
28
Chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và
khủng hoảng nợ công châu Âu, nền kinh tế Việt Nam giai đoạn sau năm 2008 gặp
không ít khó khăn. Đầu năm 2011, nền kinh tế quốc gia có nhiều bất ổn, lạm phát
tăng cao, ngành ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém khiến lòng tin của người dân suy
giảm, tình trạng đô la hóa tăng cao. Mặc dù lãi suất luôn cạnh tranh ở mức cao,
song các ngân hàng vẫn khó khăn trong công tác huy động vốn dẫn đến thiếu hụt
thanh khoản. Trước tình hình đó, chính sách tiền tệ được điều hành một cách hợp lý
đã mang lại kết quả tích cực cho nền kinh tế. Lạm phát từ mức 18,13% vào năm
2011 đến năm 2014 chỉ còn 4,09%. Lòng tin người dân được củng cố khiến việc
huy động tiền gửi của các ngân hàng cũng được cải thiện đáng kể. Theo kết quả
thống kê mô tả, giá trị trung bình của biến DEP/TLI đại diện cho tỷ lệ tiền gửi
khách hàng trên tổng dư nợ của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu khá cao, cho
thấy, trong giai đoạn này các ngân hàng ưu tiên nguồn tài chính huy động từ khách
hàng hơn các nguồn thay thế khác trong khoản nợ công của mình. Tỷ lệ tiền gửi
của khách hàng trên tổng nợ phải trả có khoảng dao động rất rộng, từ 32,08% đến
94,94% với giá trị trung bình đạt 69,95%. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn đạt đến 15,62%
cho thấy tỷ lệ sử dụng nguồn tài chính từ tiền gửi huy động là không đồng đều giữa
các ngân hàng. Dễ thấy rằng trong giai đoạn này, do ảnh hưởng khó lường của
những biến động kinh tế trong khu vực và thế giới, các chủ thể trong nền kinh tế sẽ
cân nhắc hơn trong việc đầu tư và tiết kiệm của mình. Do đó có sự khác nhau trong
việc sử dụng nguồn vốn huy động giữa các ngân hàng có lợi thế hơn về thương hiệu
và mạng lưới so với các ngân hàng khác trong nhóm. Điều này dẫn đến sự chênh
lệch khá lớn về giá trị của biến trong nghiên cứu.
Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, để kiềm chế những bất ổn vĩ mô,
chính sách tiền tệ được điều chỉnh theo hướng thắt chặt đã tác động mạnh mẽ tới
sức cầu của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh lãi suất luôn ở mức cao cùng với thị
trường đầu ra bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân, các doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn do tồn kho nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của các doanh
nghiệp. Điều này tương ứng với việc nợ xấu giữa các doanh nghiệp với ngân hàng
ngày càng cao.Theo kết quả thống kê mô tả, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng dao
động tương đối nhỏ, với giá trị nhỏ nhất đạt 0,58% và giá trị lớn nhất đạt 2,73%.
Giá trị trung bình của tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng đạt 1,75%. Điều này cho thấy
trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, các ngân hàng đều có chung nỗi lo về nợ
xấu.
29
Trong thời kỳ bất ổn của nền kinh tế từ sau khủng hoảng nợ công và suy thoái
kinh tế toàn cầu, các ngân hàng luôn chú trọng việc duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu ở
mức an toàn, có thể đối phó với những thay đổi khó lường của nên kinh tế, tránh
những biến động bất lợi dẫn đến khó khăn cho ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tỷ
lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các ngân hàng có giá trị trung bình là 8,55%.
Giá trị lớn nhất đạt 10,57% và giá trị nhỏ nhất đạt 6,23%.
Giai đoạn này, nhìn chung chất lượng công tác quản trị chi phí của các ngân
hàng không mấy khả quan khi giá trị trung bình tương đối lớn, đạt 46,29%. Giá trị
tối thiểu đạt 30,62% trong khi giá trị tối đa lên đến 87,45%. Có thể thấy, thời kỳ
bùng nổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn trước, công tác mở rộng mạng
lưới của các ngân hàng là ưu tiên hàng đầu. Do đó đến nay, việc phải bỏ ra quá
nhiều chi phí để duy trì hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch trong khi điều
kiện kinh tế không mấy thuận lợi đã làm cho tỷ lệ này tăng lên đáng kể qua các năm.
Với chỉ tiêu quy mô ngân hàng được xác định bằng logarit tự nhiên của tổng
tài sản, có giá trị trung bình đạt 19,37%. Và độ lệch chuẩn tương đối cao đạt
56,34%. Điều này cho thấy sự chênh lệch khá lớn trong quy mô tổng tài sản của các
ngân hàng trong nhóm này. Và sự chênh lệch này có thể dễ dàng nhận thấy khi xem
lại bảng 3.3, trong khi các ngân hàng trong nhóm có xu hướng tăng quy mô tổng tài
sản qua các năm thì Eximbank lại đi ngược lại xu hướng đó. Tổng tài sản của
Eximbank vào năm 2011 đạt khoảng 184 nghìn tỷ đồng đến 2014 chỉ còn khoảng
161 nghìn tỷ đồng đã tạo ra sự khoảng chênh lệch đáng kể so với con số 662 nghìn
tỷ đồng của Vietinbank.
Từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng chậm,
phần nào ảnh hưởng đến Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù không bằng các năm trước
do ảnh hưởng từ dư chấn của cuộc khủng hoảng, chỉ tiêu tăng trưởng GDP của Việt
Nam vẫn có giá trị trung bình ở mức tương đối, đạt 5,64%. Cao nhất trong giai đoạn
này đạt gần 5,98%, cao hơn tốc độ tăng trưởg kinh tế thế giới. Điều này dễ hiểu đối
với một nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
4.2. Kết quả hồi quy
Với:
Y là biến phụ thuộc ROE
X1 là tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả (DEP/TLI)
30
X2 là tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay (NPL)
X3 là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TE/TA)
X4 là tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR)
X5 là quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản
(LnTA)
X6 là tăng trưởng GDP hàng năm (GDP)
Để tìm ra mô hình phù hợp nhất với bộ số liệu, nghiên cứu tiến hành so sánh
để lựa chọn mô hình theo phương thức sau:
- Pooled OLS: Hồi quy kết hợp tất cả các quan sát
- Fixed Effect: Hồi quy tác động cố định
- Random Effect: Hồi quy tác động ngẫu nhiên
4.2.1. Kết quả ước lượng với mô hình Pooled OLS
_cons .9485545 .2964597 3.20 0.007 .3080922 1.589017
x6gdp -1.583328 2.171062 -0.73 0.479 -6.273622 3.106967
x5lnta -.0212108 .0125682 -1.69 0.115 -.0483627 .0059411
x4cir -.2972028 .0539748 -5.51 0.000 -.4138083 -.1805972
x3eta -2.177022 .6271457 -3.47 0.004 -3.531888 -.8221559
x2npl -2.058084 1.104405 -1.86 0.085 -4.444006 .3278386
x1deptli .0511875 .0459615 1.11 0.286 -.0481063 .1504812
yroe Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
Total .059585444 19 .003136076 Root MSE = .02844
Adj R-squared = 0.7421
Residual .010512955 13 .000808689 R-squared = 0.8236
Model .049072489 6 .008178748 Prob > F = 0.0003
F( 6, 13) = 10.11
Source SS df MS Number of obs = 20
Hình 4.1 Kết quả ước lượng với mô hình Pooled OLS
Qua kết quả ước lượng với mô hình Pooled OLS (hình 4.1), cho thấy:
31
Các biến DEP/TLI, NPL, LnTA và GDP không có ý nghĩa thống kê vì giá trị
kiểm định P > 5%. Trong khi đó, hai biến ETA và CIR có ý nghĩa thống kê trong
mối tương quan với biến phụ thuộc ROE. Biến ETA đại diện cho tỷ lệ vốn chủ sở
hữu trên tổng tài sản và biến CIR đại diện cho tỷ lệ chi phí trên thu nhập đều có mối
quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam trong giai
đoạn 2011-2014. Tức là nếu ETA và CIR của các ngân hàng càng tăng thì ROE
càng giảm.
4.2.2. Kết quả ước lượng với mô hình Fixed Effect – FEM
Sau khi thực hiện ước lượng với mô hình FEM (Hình 4.2), kết quả cho thấy
có 4 biến có ý nghĩa thống kê trong mối quan hệ với biến phụ thuộc ROE. Bao gồm
Các biến ETA, biến CIR như kết quả của mô hình Pooled, bên cạnh đó là biến
DEP/TLI đại diện cho tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả của ngân hàng
và biến LnTA đại diện cho quy mô ngân hàng. Ngoài biến DEP/TLI có mối tương
quan thuận với ROE thì các biến còn lại đều có tác động ngược chiều. Biến NPL và
GDP không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này.
_cons 4.095135 .7048826 5.81 0.000 2.50058 5.68969
x6gdp .1365636 1.272887 0.11 0.917 -2.742907 3.016034
x5lnta -.1934049 .0383674 -5.04 0.001 -.2801981 -.1066117
x4cir -.589202 .0546507 -10.78 0.000 -.7128306 -.4655735
x3eta -2.402897 .4480083 -5.36 0.000 -3.416362 -1.389431
x2npl -.062426 1.221345 -0.05 0.960 -2.825301 2.700449
x1deptli .3537082 .0619204 5.71 0.000 .2136345 .4937819
yroe Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
corr(u_i, Xb) = -0.8898 Prob > F = 0.0000
F(6,9) = 29.07
overall = 0.2304 max = 4
between = 0.1216 avg = 4.0
R-sq: within = 0.9509 Obs per group: min = 4
Hình 4.2. Kết quả ước lượng với mô hình Fixed Effect
32
4.2.3. Kết quả ước lượng với mô hình Random Effect – REM
Tiến hành ước lượng với mô hình REM, kết quả đạt được giống với ước
lượng của mô hình Pooled. Có 2 biến có ý nghĩa thống kê và có mối tương quan
nghịch chiều với biến phụ thuộc ROE là biến ETA và CIR. (Hình 4.3).
_cons .9485545 .2964597 3.20 0.001 .3675042 1.529605
x6gdp -1.583328 2.171062 -0.73 0.466 -5.838531 2.671876
x5lnta -.0212108 .0125682 -1.69 0.091 -.045844 .0034224
x4cir -.2972028 .0539748 -5.51 0.000 -.4029915 -.191414
x3eta -2.177022 .6271457 -3.47 0.001 -3.406205 -.9478389
x2npl -2.058084 1.104405 -1.86 0.062 -4.222678 .1065107
x1deptli .0511875 .0459615 1.11 0.265 -.0388954 .1412703
yroe Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000
Wald chi2(6) = 60.68
overall = 0.8236 max = 4
between = 0.9681 avg = 4.0
R-sq: within = 0.7590 Obs per group: min = 4
Hình 4.3. Kết quả ước lượng với mô hình REM
Để lựa chọn mô hình phù hợp nhất, nghiên cứu tiến hành thực hiện kiểm định
Hausman. Kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn giữa hai mô hình ước
lượng tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nghiên (REM), (Baltagi, 2008).
Giả thuyết H0 cho rằng không có sự tương quan giữa các biến giải thích và
thành phần ngẫu nhiên, tức mô hình REM là phù hợp. H1: tồn tại tương quan giữa
các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên, mô hình FEM là phù hợp.
Tóm lại,
H0: sử dụng mô hình Random Effect
H1: sử dụng mô hình Fixed Effect
Bác bỏ H0 khi P-value < 5%.
33
Kết quả kiểm định Hausman.
Prob>chi2 = 0.0000
= 63.72
chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
Test: Ho: difference in coefficients not systematic
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg
b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg
x6gdp .1365636 -1.583328 1.719891 .
x5lnta -.1934049 -.0212108 -.1721941 .0362505
x4cir -.589202 -.2972028 -.2919992 .0085685
x3eta -2.402897 -2.177022 -.2258746 .
x2npl -.062426 -2.058084 1.995658 .5215106
x1deptli .3537082 .0511875 .3025207 .0414931
fem rem Difference S.E.
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
Coefficients
Hình 4.4. Kết quả kiểm định Hausman.
Qua kết quả kiểm định, cho thấy P-value rất nhỏ (<5%) nên bác bỏ giả thuyết
H0 và chấp nhập H1, tức là có tồn tại tương quan giữa các biến giải thích và thành
phần ngẫu nhiên. Như vậy, FEM là mô hình phù hợp hơn.
Tiếp theo, để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM, nghiên cứu tiến
hành kiểm định xem có sự bằng nhau giữa các tác động cố định hay không, nếu các
tác động cố định không khác nhau thì chỉ cần sử dụng mô hình Pooled OLS. Ngược
lại nếu có sự khác nhau giữa các tác động cố định thì FEM là mô hình phù hợp với
tập dữ liệu.
Ta có:
H0: các tác động cố định là như nhau (chọn Pooled OLS)
H1: các tác động cố định là khác nhau (chọn FEM)
Bác bỏ H0 khi P-value của kiểm định < 5%
34
Hình 4.5. Kết quả kiểm định sự khác nhau giữa các tác động cố định
Qua kết quả kiểm định, ta thấy giái trị P = 0,0022 < 5% nên ta bác bỏ H0 và chấp
nhận H1, tức là có sự khác nhau giữa các tác động cố định. Như vậy, mô hình Fixed
Effect là mô hình phù hợp nhất để ước lượng.
Dưới đây là mô tả chi tiết về kết quả ước lượng với mô hình FEM.
Bảng 4.2. Kết quả ước lượng với mô hình Fixed Effect
Biến độc lập
Biến phụ thuộc ROE
Hệ số (Coefficient)
Constant 4.095135
DEP/TLI 0.3537082*
NPL -0.062426
TE/TA -2.402897*
CIR -0.589202*
LnTA -0.1934049*
GDP 0.1365636
Kiểm định F 29.07*
R2
95.09%
Ghi chú: *
,**
,***
: Các biến có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%.
Ta thấy, trong mô hình, giá trị của kiểm định F là 29,07 có ý nghĩa thống kê tại
mức ý nghĩa 1% tức mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Kết quả ước lượng của mô hình cho thấy có 4 biến độc lập có ý nghĩa thống
kê tại mức ý nghĩa 1% là biến DEP/TLI – tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải
trả, biến TE/TA – Tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản, biến CIR – tỷ lệ chi phí
35
hoạt động trên thu nhập hoạt động và biến LnTA – logarit tự nhiên của tổng tài sản.
Ngoài biến DEP/TLI có mối tương quan dương thì 3 biến còn lại là TE/TA, CIR và
LnTA đều có tác động ngược chiều lên biến phụ thuộc ROE. Các biến còn lại là
NPL đại diện cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và GDP đại diện cho tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam, nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan nào với
biến ROE của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014.
Có thể tóm tắt kỳ vọng và kết quả nghiên cứu của mối quan hệ giữa các biến
độc lập với biến phụ thuộc như sau:
Bảng 4.3. Dấu kỳ vọng của các biến độc lập và kết quả hồi quy:
Biến độc lập Dấu kỳ vọng Kết quả nghiên cứu
1. DEP/TLI*
+ +
2. NPL - -
3. TE/TA*
+ -
4. CIR*
- -
5. LnTA*
+ -
6. GDP + +
Ghi chú: *
, **
, ***
: Các biến có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%.
Phần lớn dấu của các biến độc lập đều giống với kỳ vọng ban đầu. Tuy nhiên,
có 2 biến là TE/TA và LnTA đi ngược lại với kỳ vọng khi có tác động ngược chiều
với ROE.
Theo kết quả hồi quy, biến TE/TA đại diện cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản có tác động ngược chiều một cách mạnh mẽ lên ROE với mức ý nghĩa 1%.
Như vậy mức độ an toàn vốn trong nghiên cứu này được tìm thấy có tương quan
nghịch với khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2014,
tức là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì khả năng sinh lời của các
NHTM càng giảm. Điều này đi ngược lại với kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu. Kết
quả này cũng trái ngược với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Berger
(1995b), Staikouras và Wood (2003), Alexiou và Sofoklis (2009)… Tuy nhiên ta có
thể giải thích mối quan hệ ngược chiều này dựa trên giả thuyết hiệu quả - rủi ro và lý
thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Giả thuyết hiệu quả - rủi ro cho rằng,
các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn có xu hướng lựa chọn tỷ lệ vốn thấp hơn
trong điều kiện các yếu tố khác như nhau, bởi vì hiệu quả cao hơn đem lại lợi nhuận
kỳ vọng cao hơn cho một cấu trúc vốn nhất định. Và lợi nhuận kỳ vọng này, ở một
mức độ nào đó, thay thế vai trò của vốn chủ sở hữu trong việc giảm thiểu rủi ro của
36
ngân hàng trong tương lai (Berger và Emilia, 2002). Như vậy, đó là một sự đánh đổi,
ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao tuy an toàn hơn nhưng lợi nhuận cũng bị
giảm. Theo hiểu biết thông thường trong lĩnh vực ngân hàng, nếu các ngân hàng duy
trì mức độ an toàn vốn ở mức cao để hạn chế rủi ro thì cũng đồng nghĩa với việc
ROE thấp (Berger, 1995a), đặc biệt đối với các ngân hàng đang hoạt động hiệu quả,
do phải tốn nhiều chi phí cơ hội. Đối chiếu với thực trạng ngành ngân hàng tại Việt
Nam trong thời gian vừa qua thì lập luận theo lý thuyết trên là phù hợp. Việt Nam là
nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình luôn ở mức cao và do
đó việc duy trì tỷ lệ vốn cao sẽ làm mất đi phần nào cơ hội tìm kiếm lợi nhuận của
các ngân hàng. Ngoài ra, ta có thể hiểu, các NHTM có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao vẫn
chưa tận dụng được hiệu quả nguồn vốn tăng thêm. Tương quan giữa tỷ suất sinh lời
trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được giải thích khi ta
tiến hành phân tích Dupont.
ROE = ROA x 1/(Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản)
Goddard và ctg. (2004) cũng ủng hộ quan điểm này khi cho rằng tỷ lệ vốn chủ
sở hữu có tác động cùng chiều lên khả năng sinh lời của các ngân hàng trong nghiên
cứu của họ đã không phản ánh đúng lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi
nhuận. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao cho thấy ngân hàng đang hoạt
động quá thận trọng và bỏ qua những cơ hội kinh doanh sinh lời tiềm năng. Trong
kinh doanh, muốn đứng vững và cạnh tranh được thì ngân hàng phải giữ rủi ro trong
giới hạn nhất định, phải đảm bảo thanh khoản theo mức độ cần thiết trong kết cấu tài
sản và mức độ sinh lãi có thể chấp nhận được. Nếu quá chú trọng đến yếu tố này
hoặc yếu tố khác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Giả sử một ngân
hàng chấp nhận rủi ro cao, thanh khoản thấp để mở rộng các nghiệp vụ sinh lời thì
sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu thận trọng về rủi ro, nâng
cao quá mức về thanh khoản sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm, và nghiêm trọng hơn là làm
cho khách hàng mất niềm tin và bỏ đi nơi khác. Tất cả những điều này ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Thực tế cho thấy, từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn 2011-2014 không chỉ suy giảm về tốc độ tăng trưởng mà còn bộc lộ
rõ những yếu kém và bất ổn. Lạm phát tăng cao khiến mặt bằng lãi suất theo đó
cũng tăng vọt. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn, sức cầu của
nền kinh tế giảm mạnh do chính sách thắt chặt của chính phủ, thị trường đầu ra bị
thu hẹp dẫn đến tình trạng tồn kho ngày càng trầm trọng, các ngân hàng vì lẽ đó
cũng thắt chặt hơn trong việc giải ngân cho các doanh nghiệp, cẩn thận hơn trong
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

More Related Content

What's hot

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH nataliej4
 
Hành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh Tuấn
Hành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh TuấnHành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh Tuấn
Hành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh Tuấnlehaiau
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lienNhat Nguyen
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng mô hình đào tạo hợp tác giữa Nhà trường và Doanh ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng mô hình đào tạo hợp tác giữa Nhà trường và Doanh ...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng mô hình đào tạo hợp tác giữa Nhà trường và Doanh ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng mô hình đào tạo hợp tác giữa Nhà trường và Doanh ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay nataliej4
 
XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI ĐẾN ...
XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI ĐẾN ...XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI ĐẾN ...
XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI ĐẾN ...NuioKila
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýHọc Huỳnh Bá
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh ĐôHạt Mít
 
Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi)
Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi) Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi)
Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi) nataliej4
 
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI nataliej4
 

What's hot (20)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
 
Phân Tích Thực Trạng Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Nhà Hàng Jollibee.docx
Phân Tích Thực Trạng Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Nhà Hàng Jollibee.docxPhân Tích Thực Trạng Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Nhà Hàng Jollibee.docx
Phân Tích Thực Trạng Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Nhà Hàng Jollibee.docx
 
Hành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh Tuấn
Hành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh TuấnHành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh Tuấn
Hành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh Tuấn
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
 
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểmBồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
 
BÀI MẪU khóa luận tái cấu trúc vốn, HAY
BÀI MẪU khóa luận tái cấu trúc vốn, HAYBÀI MẪU khóa luận tái cấu trúc vốn, HAY
BÀI MẪU khóa luận tái cấu trúc vốn, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng mô hình đào tạo hợp tác giữa Nhà trường và Doanh ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng mô hình đào tạo hợp tác giữa Nhà trường và Doanh ...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng mô hình đào tạo hợp tác giữa Nhà trường và Doanh ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng mô hình đào tạo hợp tác giữa Nhà trường và Doanh ...
 
Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoánCơ cấu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
 
XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI ĐẾN ...
XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI ĐẾN ...XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI ĐẾN ...
XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI ĐẾN ...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
 
Luận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9d
Luận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9dLuận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9d
Luận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9d
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
 
Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi)
Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi) Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi)
Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi)
 
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
 
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAYĐề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
 
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAYLuận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
 

Similar to Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Man_Ebook
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục TiêuLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục TiêuViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng (20)

Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mạiĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
 
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOTĐề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệpPhân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệpPhân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntexPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
 
Đề tài công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Đề tài  công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOTĐề tài  công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Đề tài công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục TiêuLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietlandPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tính Thanh Khoản Của Các Doanh Nghiệp Ngành Thủy Sản.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tính Thanh Khoản Của Các Doanh Nghiệp Ngành Thủy Sản.Các Yếu Tố Tác Động Đến Tính Thanh Khoản Của Các Doanh Nghiệp Ngành Thủy Sản.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tính Thanh Khoản Của Các Doanh Nghiệp Ngành Thủy Sản.
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 

Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

  • 1. i LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Tây Đô và sự đồng ý của Giáo viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Đình Khôi, em đã thực hiện đề tài nghiên cứu “ Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014”. Trong thời gian nghiên cứu, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Ths. Nguyễn Đình Khôi đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại trường. Mặc dù được sự chỉ dạy tận tình của quý Thầy Cô và nỗ lực của bản thân để thực hiện nghiên cứu một cách hoàn chỉnh nhất nhưng do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân không nhận thấy được. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô để em có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn bài nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn và chúc quý Thầy Cô thật nhiều sức khỏe! Cần Thơ, 20 tháng 03 năm 2016 Tác giả ĐÀO HỒNG NGỌC
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan nghiên cứu này là do bản thân thực hiện và không sao chép bất kỳ nghiên cứu nào của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về tính xác thực và nguyên bản của nghiên cứu. Cần Thơ, 20 tháng 03 năm 2016 Tác giả ĐÀO HỒNG NGỌC
  • 3. iii TÓM TẮT Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô, vi mô lên hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn 2011-2014. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu là số liệu thứ cấp, được thu thập từ báo cáo tài chính đã qua kiểm toán độc lập của 5 NHTM, đại diện cho các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2014. Các số liệu vĩ mô được thu thập từ trang web của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy FEM (Fixed Effect Random) cho dữ liệu bảng (bao gồm chuỗi dữ liệu và chuỗi thời gian) để xác định những nhân tố, bao gồm cả bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hay cụ thể là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – ROE của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2014. Kết quả cho thấy, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE của các NHTM Việt Nam có mối tương quan thuận với tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng dư nợ của ngân hàng (DEP/TLI), và đều có tương quan nghịch với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TE/TA), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR) và quy mô (LnTA) của các ngân hàng. Các biến này đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%. Ngoài ra, nghiên cứu chưa tìm thấy mối tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu (NPL), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) với khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011–2014.
  • 4. iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày…….tháng……..năm………. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
  • 5. v MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................. 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 4 1.3.1. Không gian nghiên cứu................................................................................................ 4 1.3.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................... 5 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 5 1.4. Bố cục ............................................................................................................................. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................... 7 2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................... 7 2.1.1. Hiệu quả hoạt động của NHTM.................................................................................. 7 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM...................................... 9 2.1.2.1. Nhân tố bên ngoài: .................................................................................................... 9 2.1.2.2. Nhân tố bên trong.................................................................................................... 10 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 17 3.1. Khái quát thực trạng hiệu quả hoạt động của 5 NHTM chọn mẫu ............................... 17 3.2. Phương pháp và mô hình nghiên cứu............................................................................ 21 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 21 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 27 4.1. Thống kê mô tả.............................................................................................................. 27 4.2. Kết quả hồi quy............................................................................................................. 29 4.2.1. Kết quả ước lượng với mô hình Pooled OLS............................................................. 30 4.2.2. Kết quả ước lượng với mô hình Fixed Effect – FEM ................................................ 31 4.2.3. Kết quả ước lượng với mô hình Random Effect – REM ........................................... 32 4.3. Những hạn chế của mô hình và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ........................... 42 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 42 5.1. Kết luận......................................................................................................................... 42 5.2. Kiến nghị đề xuất .......................................................................................................... 43 5.2.1. Xác định tỷ lệ vốn phù hợp và nâng cao năng lực tài chính ...................................... 44
  • 6. vi DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1 Hệ thống NHTM Việt Nam tính đến cuối 2014 ................................................. 3 Hình 1.2 Bảng xếp hạng vốn điều lệ một số NHTM trong hệ thống NHTM.................. 5 Hình 4.1 Kết quả ước lượng với mô hình Pooled OLS……….……………………30 Hình 4.2. Kết quả ước lượng với mô hình Fixed Effect.................................................. 31 Hình 4.3. Kết quả ước lượng với mô hình REM ............................................................. 32 Hình 4.4. Kết quả kiểm định Hausman............................................................................ 33
  • 7. vii DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1. Bảng tóm tắt các nghiên cứu và kết quả đã đạt được của............................. 16 Bảng 3.1. ROE của 5 NHTM được chọn mẫu trong giai đoạn 2011-2014.................... 18 Bảng 3.2. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của 5 NHTM được chọn mẫu.................................. 19 Bảng 3.3. Tổng tài sản của 5 NHTM được chọn mẫu giai đoạn 2011-2014.................. 20 Bảng 3.4. Tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên thu nhập của 5 NHTM chọn mẫu giai đoạn 114........................................................................................................................................ 21 Bảng 3.5. Các biến của mô hình hồi quy.......................................................................... 25 Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả..................................................................................... 27 Bảng 4.2. Kết quả ước lượng với mô hình hồi quy Fixed Effect.................................... 33 Bảng 4.3. Dấu kỳ vọng của các biến độc lập và kết quả hồi quy:.................................. 34
  • 8. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Hệ thống tài chính, phần lớn do các Ngân hàng thương mại (NHTM) chi phối luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Nếu nói tài chính là huyết mạch trong mậu dịch, thương mại và công nghiệp thì lĩnh vực Ngân hàng là xương sống của kinh doanh hiện đại. NHTM đóng vai trò là một trung gian tài chính, liên kết các thành phần kinh tế với nhau, là điều kiện không thể thiếu trong việc tổ chức hoạt động của mọi bộ phận, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Ở hầu hết các nước, ngành ngân hàng được coi là một khu vực then chốt đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia hoạt động một cách nhịp nhàng. Vì vậy, khu vực này được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm và là một trong những ngành nhận được sự giám sát chặt chẽ nhất trong nền kinh tế, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp cùng với khủng hoảng nợ công tại châu Âu tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Đến nay, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM nói riêng đã trải qua gần một thập kỷ với nhiều thăng trầm biến động. Giai đoạn 2011-2014 , dù đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất nhưng hệ thống NHTM Việt Nam vẫn chịu nhiều sức ép từ dư chấn mà cuộc khủng hoảng để lại. Bên cạnh đó, từ khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007, Việt Nam đã đón nhận nhiều cơ hội và thách thức cho mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi các ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả và an toàn. Với tốc độ tự do hóa thương mại nhanh như hiện nay, các ngân hàng không chỉ phải cạnh tranh với ngân hàng nội địa mà còn với các ngân hàng nước ngoài. Trước những biến động của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng đứng trước vô vàn gian nan thử thách, một phần chịu ảnh hưởng bởi những cuộc khủng hoảng của thế giới và không thể không kể đến những bất cập nội tại nền kinh tế quốc gia cũng như những yếu kém, tiêu cực trong hoạt động ngân hàng. Đến nay, khi ngành ngân hàng bộc lộ nhiều bất cập, để đứng vững trên thị trường tiền tệ nhiều sóng gió bắt buộc các NHTM Việt Nam phải đẩy mạnh hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy, vấn đề cấp thiết mà tất cả các NHTM Việt Nam phải đối mặt là làm cách nào để tiếp tục tồn tại, gia tăng khả năng sinh lời và phát triển một cách bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Hay
  • 9. 2 nói cách khác, khả năng sinh lời chính là một trong những mục tiêu quan trọng, thể hiện cho hiệu quả hoạt động và khẳng định sự tồn tại của một ngân hàng trong môi trường toàn cầu hiện nay. Song, thực tế cho thấy, hoạt động của NHTM bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Do đó, việc xác định những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả kinh doanh của NHTM là vô cùng quan trọng. Xác định được yếu tố nào có vai trò quyết định đến sự tồn tại cũng như phát triển của NHTM trong bối cảnh mới sẽ giúp các nhà quản trị tìm ra được nguyên nhân dẫn đến yếu kém cũng như làm thế nào để nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong hoạt động của ngân hàng. Từ đó hình thành một hệ thống Ngân hàng phát triển vững mạnh, có khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thấy tầm quan trọng và tác động to lớn của ngành Ngân hàng lên sự phát triển của nền kinh tế, trước đây đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, với bối cảnh thay đổi khá nhiều như hiện nay cùng với không ít bất cập trong việc quản lý của các Ngân hàng đã làm cho các nghiên cứu trước đây không còn phù hợp. Trong giai đoạn cuối của đề án tái cơ cấu ngành Ngân hàng, bộ mặt hệ thống NHTM Việt Nam cũng đã có những chuyển biến nhất định. Do đó việc xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM trong giai đoạn này là thật sự cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đề tài nghiên cứu về “Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2014” sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp với thực trạng của một số NHTM đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn này. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sẽ hỗ trợ các nhà quản trị, các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư trong việc ra quyết định qua đó cũng là cơ sở để các NHTM hoàn thiện khung chính sách trong việc hoạt động và quản lý của mình. Dưới đây là hệ thống NHTM Việt Nam sau quá trình tái cơ cấu tính đến đầu 2015.
  • 10. 3 Hình 1.1 Hệ thống NHTM Việt Nam tính đến cuối 2014 (Nguồn: vnexpress.net) 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014, từ đó đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể
  • 11. 4 Dựa trên mục tiêu tổng quát, nghiên cứu tiến hành thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: - Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2014 - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2014. - Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới, góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển ổn định của ngành Ngân hàng tại Việt Nam. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Không gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên 5 NHTM có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ, là những NHTM có vốn điều lệ cao nhất trong bảng xếp hạng vốn điều lệ, đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Bao gồm: 1). NHTM Cổ Phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) 2). NHTM Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) 3). NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 4). NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) 5). NHTM Cổ Phần Quân Đội (MBBank) 5 NHTM được chọn mẫu đều có tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng và vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng, là đại diện cho nhóm các NHTM có quy mô lớn tại Việt Nam. Những NHTM này chi phối thị trường với quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu thuộc nhóm lớn nhất trong toàn bộ hệ thống. Dưới đây là bảng xếp hạng vốn điều lệ của 5 NHTM được chọn mẫu tính đến cuối năm 2014.
  • 12. 5 Hình 1.2 Bảng xếp hạng vốn điều lệ một số NHTM trong hệ thống NHTM Việt Nam tính đến cuối 2014 (Nguồn: tapchitaichinh.vn) 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Từ sau 2008, nhìn chung hoạt động của các ngân hàng thương mại trong môi trường vĩ mô không mấy thuận lợi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Giai đoạn 2011 – 2014, hệ thống NHTM Việt Nam có bước chuyển biến sâu sắc do quá trình tái cơ cấu. Do đó để có được những đánh giá mới về hoạt động của ngành ngân hàng trong giai đoạn này, nghiên cứu phân tích số liệu từ năm 2011 đến năm 2014. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Trong những năm qua, hoạt động ngành ngân hàng Việt Nam bộc lộ nhiều yếu kém đe dọa đến sự phát triển của toàn hệ thống. Để đứng vững trước xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, các NHTM Việt Nam cần tập trung nghiên cứu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mình để từ đó đưa ra những chính sách phù hợp và nâng cao hiệu quả. Để đánh giá được những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam cần tập trung phân tích dữ liệu thông qua báo cáo tài chính của các ngân hàng. Do đó, báo cáo tài chính đã qua kiểm toán của 5NHTM chọn mẫu cũng là đối tượng của bài nghiên cứu. 1.4. Bố cục Nghiên cứu gồm 5 chương:
  • 13. 6 - Chương 1: Giới thiệu - Chương 2: Cơ sở lý luận - Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu - Chương 4: Kết quả và thảo luận - Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  • 14. 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Hiệu quả hoạt động của NHTM Theo European Central Bank (2010), “hiệu quả là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững, lợi nhuận thu được đầu tiên được dùng để dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thế về vốn, cải thiện lợi nhuận thu được trong tương lai thông qua đầu tư và các khoản lợi nhuận giữ lại”. Theo Peter S.Rose – giáo sư kinh tế học và tài chính trường đại học Yale – “về bản chất, NHTM cũng có thể được xem là một tập đoàn kinh doanh và hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro cho phép. Tuy nhiên, khả năng sinh lời là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm hơn cả vì thu nhập cao giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị phần, thu hút đầu tư”. Vậy, hiệu quả hoạt động được hiểu một cách tổng quát là khả năng biến đổi đầu vào có tính chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí (Daft, 2008). Có thể hiểu, hiệu quả hoạt động là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa kết quả hữu ích mà doanh nghiệp thu được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế đặc trưng, xác định bằng cách so sánh giữa chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các chỉ tiêu phản ánh chi phí sử dụng nguồn lực hoặc nhằm đạt được mục tiêu kinh tế. Thực chất, hiệu quả hoạt động là biểu hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực như nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, lao động và đồng vốn để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thông thường được đo lường bằng khả năng sinh lời. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động hay khả năng sinh lời của Ngân hàng cơ bản dựa trên hai lý thuyết: lý thuyết quyền lực thị trường MP – Market Power và lý thuyết cấu trúc hiệu quả ES – Efficient Structure, (Athanasoglou và các tác giả, 2006). Lý thuyết MP có hai hướng tiếp cận chính là: Lý thuyết Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (SCP, Structure – Conduct – Performance) và Lý thuyết Quyền lực thị trường tương đối (RMP – Relative Market Power). Lý thuyết SCP cho rằng, cấu trúc của thị trường quyết định hành vi của công ty và hành vi quyết định kết quả trên thị trường, chẳng hạn như khả năng sinh lời, tiến bộ về kỹ thuật và tăng trưởng. Đặc biệt nhiều ngành có sự tập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh tế nghèo nàn, đặc biệt là làm giảm sản lượng và hình thành giá cả độc quyền (Bain,
  • 15. 8 1951). Lập luận theo lý thuyết SCP, thị trường ngân hàng càng tập trung thì lãi suất cho vay càng cao và lãi suất huy động càng thấp, vì mức độ cạnh tranh bị giảm đi.Trong khi đó, lý thuyết RMP gợi ý rằng, các công ty có thị phần lớn và các sản phẩm khác biệt có thể thực hiện quyền lực thị trường và kiếm lợi nhuận không cạnh tranh (Berger, 1995b). Chẳng hạn, một số ngân hàng lớn với thương hiệu và chất lượng sản phẩm của mình có thể tăng giá sản phẩm, dịch vụ, và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, lý thuyết ES cho rằng, mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu suất công ty được xác định bởi hiệu suất công ty, hay nói cách khác hiệu suất công ty tạo nên cấu trúc thị trường. Theo đó, các ngân hàng đạt lợi nhuận cao hơn là do chúng hoạt động hiệu quả hơn (Olweny và Shipho, 2011). Lý thuyết ES thường được đề xuất theo hai hướng tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào loại hiệu suất được xem xét. Ở hướng tiếp cận theo hiệu quả X (X-Efficiency), các công ty hiệu quả hơn thường đạt được lợi nhuận cao và thị phần lớn hơn, bởi vì họ có khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất ở bất kỳ sản lượng đầu ra nào (Al-Muharrami và Matthews, 2009). Đối với hướng tiếp cận hiệu quả theo quy mô (Scale-Efficiency), mối quan hệ được miêu tả ở trên được giải thích dựa trên quy mô. Các ngân hàng lớn hơn có chi phí sản xuất thấp hơn từ đó lợi nhuận cao hơn là nhờ vào tính kinh tế theo quy mô (Olweny và Shipho, 2011). Như vậy, có thể thấy, lý thuyết MP cho rằng khả năng sinh lời của ngân hàng là một hàm theo các yếu tố thị trường, tức là các yếu tố bên ngoài trong khi lý thuyết ES lại cho rằng hiệu quả của ngân hàng chịu ảnh hưởng của hiệu quả nội bộ, các quyết định quản trị, tức các yếu tố bên trong. Theo đó, nhiều nhà nghiên cứu đã dựa vào các lý thuyết trên để giới thiệu một số biến hữu ích đưa vào các mô hình đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng và phần lớn đều thừa nhận rằng khả năng sinh lợi của ngân hàng là một hàm theo cả yếu tố bên trong và bên ngoài (Olweny và Shipho, 2011). Việc phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng có thể dựa trên nhiều chỉ tiêu như doanh thu thuần, lợi nhuận ròng, ROE – tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay ROA – tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản... Tuy nhiên, trong hệ thống các chỉ tiêu thì ROE là chỉ tiêu quan trọng nhất vì nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của ngân hàng ảnh hưởng đến mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các chủ sỡ hữu. ROE phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp để sinh lời như thế nào. Nghiên cứu này sử dụng cả yếu tố bên trong và bên ngoài để giải thích cho sự thay đổi trong khả năng sinh lời của ngân hàng, cụ thể hơn là các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE hay “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu”.
  • 16. 9 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được xác định như sau: ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sỡ hữu 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM bao gồm cả những nhân tố nội tại của ngân hàng và nhóm các nhân tố bên ngoài có tính vĩ mô. Cụ thể: 2.1.2.1. Nhân tố bên ngoài: a). Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước Hệ thống NHTM là huyết mạch của cả nền kinh tế, do vậy môi trường kinh tế - chính trị và xã hội – nơi nó sinh ra và từng ngày lớn lên có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng. Khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định, quá trình sản xuất của nền kinh tế diễn ra bình thường, các doanh nghiệp trong nền kinh tế đảm bảo khả năng vay mượn và hoàn trả vốn, hoạt động của ngân hàng cũng sẽ ổn định. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực khác trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động, do đó cầu về vốn tăng làm cho khu vực ngân hàng dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng, nợ xấu trong ngân hàng cũng giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế tốt sẽ được nâng cao. Như vậy, trong hoàn cảnh này, vai trò làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của ngân hàng được phát huy tối đa. Trái lại, nhu cầu vay vốn giảm, nguy cơ nợ quá hạn tăng, nợ xấu cao khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn, lúc đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng sẽ giảm mạnh. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Toàn cầu hóa tạo ra mối quan hệ gắn bó, sự phụ thuộc lẫn nhau và những tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế các quốc gia. Thông qua quá trình tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại dịch vụ đầu tư, toàn cầu hóa tạo cho các quốc gia nói chung vè hệ thống NHTM các nước nói riêng nhiều cơ hội mới như tranh thủ được các nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập như phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính lớn mạnh, đầy tiềm lực về vốn, công nghệ, quản lý,… của các nước.
  • 17. 10 Do đó, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu, song tiến trình tự do hóa tài chính ngân hàng ở mỗi quốc gia phải được tiến hành với những bước đi phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước đó, phải tiến hành phát huy nội lực và nâng cao năng lực quản lý, phải thực hiện nhiều quá trình tự cải cách, hoàn thiện để đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao sức cạnh tranh so với các quốc gia khác. b). Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là cơ sở tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Trong đó, hệ thống luật đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp với các yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế. Xét về ngành ngân hàng nói riêng, đối với các nước có ngành kinh tế thị trường phát triển, họ có một hệ thống luật khá đầy đủ và được sửa đổi bổ sung nhiều lần trong quá trình phát triển của mình. Môi trường pháp lý của họ đang ngày càng hoàn thiện hơn, hệ thống ngân hàng theo đó đáp ứng ngày càng hiệu quả vai trò trung gian tài chính của mình. Ngược lại, môi trường pháp lý sẽ gây rủi ro, trở ngại cho các hoạt động của ngân hàng khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. 2.1.2.2. Nhân tố bên trong a). Năng lực tài chính Yếu tố tài chính quan trọng nhất của NHTM là vốn, bao gồm vốn pháp định và quỹ dự trữ. Vốn pháp định: là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu góp. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến quy mô kinh doanh của ngân hàng như: khả năng huy động vốn và cho vay, khả năng đầu tư tài chính và trang bị công nghệ, máy móc. Do đó, vốn chủ sỡ hữu ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các quỹ dự trữ: bao gồm quỹ dự trữ được trích từ lợi nhuận hàng năm để bổ sung cho vốn pháp định giúp tăng quy mô vốn của ngân hàng. Quỹ dự trữ đặc biệt
  • 18. 11 cũng là loại vốn được trích từ lợi nhuận để bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động như nợ khó đòi, lỗ trong hoạt động nghiệp vụ chứng khoán. Như vậy, vốn là điều kiện cơ bản đảm bảo quy mô kinh doanh của một ngân hàng và khả năng bù đắp tổn thất có thể xảy ra, quyết định phần lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, tài sản có cũng là một nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Một NHTM phải đảm bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ thanh toán ở mọi thời điểm để tránh mất khả năng thanh toán dẫn đến nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về khối lượng tài sản có thôi thì chưa đủ mà cần phải xem xét các tài sản có có tính thanh khoản cao hay không, để tránh rơi vào trường hợp có đủ khả năng trả nợ nhưng thiếu thanh khoản để trang trải các khoản nợ tức thời, cũng coi như ngân hàng thiếu khả năng thanh toán và có nguy cơ dẫn đến phá sản. Các ngân hàng phải giữ rủi ro trong giới hạn nhất định, đảm bảo thanh khoản theo mức độ cần thiết trong kết cấu tài sản có và mức độ sinh lãi chấp nhận để có thể đứng vững và cạnh tranh được trong môi trường kinh doanh. Quá chú trọng đến yếu tố này hoặc yếu tố khác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Nếu một ngân hàng thận trọng về rủi ro, nâng cao quá mức về thanh khoản sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm. Ngược lại, nếu chấp nhận rủi ro cao, thanh khoản thấp để mở rộng các nghiệp vụ sinh lời sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh toán, dẫn đến phá sản. Tất cả điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của ngân hàng. b). Chính sách và chiến lược hoạt động Chính sách và chiến lược hoạt động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các NHTM, vì nó quyết định hướng đi lâu dài của hành động, cung cấp một khuôn khổ cho tư duy cũng như tạo ra những nền tảng cơ bản cho việc xây dựng các quyết định của ngân hàng. Việc xác định chiến lược đòi hỏi nhà quản trị ngân hàng phải phân tích môi trường hiện tại, dự báo môi trường tương lai, xác định mục tiêu, nhiêm vụ và chương trình phát triển, tổ chức, thực hiện, đánh giá các mục tiêu và kết quả đạt được. Tất cả công việc này giúp ngân hàng hiểu được mục đích và định hướng kinh doanh, từ đó bám sát vào mục tiêu để phát triển. Ngoài ra còn dự đoán vị trí tương lai của ngân hàng cũng như nắm bắt các cơ hội và đối phó với những thách thức có thể xảy ra. Trong khi chiến lược là một kế hoạch dài hạn thì chính sách là các nguyên tắc hướng dẫn toàn diện, thủ tục, phương pháp, quy tắc, hình thức và công việc hành
  • 19. 12 chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc theo mục tiêu đề ra. Xây dựng và hoàn thiện chính sách để cung cấp các quy tắc chung, suy nghĩ và hành động theo hướng dẫn ở tất cả các cấp quản lý trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chiến lược. Chính sách và chiến lược phù hợp sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. c). Năng lực quản trị, điều hành Quản trị, điều hành là đầu tàu cho hoạt động trong ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành trước hết phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để ứng phó với những tình huống trong thị trường liên tục biến đổi. Năng lực quản trị thể hiện qua việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện thành công các mục tiêu, chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình của ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành còn được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng đầu vào để có thể tạo ra được tập hợp đầu ra cực đại. d). Nguồn nhân lực Trong việc quản lý và hoạt động của các NHTM, yếu tố con người đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Nguồn nhân lực là đội ngũ giúp đảm bảo xây dựng và thực hiện thành công các mục tiêu, chiến lược kinh doanh, đảm bảo khả năng ứng phó tốt với biến động, giành lợi thế cạnh tranh trên từng phân đoạn thị trường, đảm bảo an toàn và lành mạnh của toàn hệ thống ngân hàng. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi những dịch vụ mới, chất lượng cao hơn từ ngân hàng, do đó đội ngũ lao động cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời với những biến đổi của thi trường. Nguồn nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tư, và giúp giữ chân được khách hàng. Hay nói cụ thể, đội ngũ nhân viên giỏi sẽ giúp giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận trong kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, khi thiếu nguồn nhân lực, nhất là các ngân hàng mới thành lập, ngân hàng buộc phải đẩy chi phí này lên, thậm chí sẽ dẫn đến cạnh tranh hỗn loạn trên thị trường nhân lực. Các ngân hàng thâm niên muốn giữ được người thì buộc phải nâng theo, ngân hàng mới không lấy được người thì lại tiếp tục đẩy cao. Điều đó sẽ đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao động của các ngân hàng bị đội lên mặc
  • 20. 13 dù chất lượng lao động có thể chưa tương xứng dễ dẫn đến rủi ro và dĩ nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. e). Năng lực công nghệ Các cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trên tất cả các khía cạnh của đời sống – xã hội. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin trở thành một yếu tố tất yếu trong việc bứt phá cạnh tranh của các ngân hàng. Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu chỉ duy trì cung ứng các dịch vụ truyền thống, các ngân hàng sẽ khó có thể giữ vững vị trí của mình trên thị trường. Chính vì vậy, trong hơn một thập niên qua, công nghệ thông tin được xem như một xu hướng chính trong hoạt động ngân hàng hiện đại. Các giải pháp kỹ thuật được lựa chọn phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển công nghệ tin học ngân hàng đúng hướng, giúp các ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch tự động, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Xu hướng mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển các giao dịch điện tử đã góp phần nâng cao năng lực quản lý của hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh khoa học công nghệ đang phát triển một cách mạnh mẽ, các ngân hàng đã và đang ngày càng nổ lực ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động của mình, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng, các nhà đầu tư tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiên tiến, qua đó đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Tóm lại, hoạt động ngân hàng ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động tài chính của một quốc gia vì vậy việc đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM là điều tối cần thiết. Tuy nhiên, các yếu tố bao gồm cả vĩ mô và vi mô thường rất đa dạng và có ảnh hưởng đa chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM hiện nay. Do đó, việc xác định được đâu là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất sẽ giúp các nhà quản trị NHTM giải quyết các yếu kém, dựa vào các yếu tố đã phân tích tập trung xử lý và phát triển năng lực tiềm năng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. 2.2. Lược khảo tài liệu Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM đã được nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đề cập.
  • 21. 14 Dựa trên các nghiên cứu trước đây, các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thường được chia làm hai nhóm chính bao gồm các yếu tố vĩ mô và yếu nội tại của ngân hàng - Các yếu tố vĩ mô: thường là lãi suất, lạm phát, GDP, thuế,… và các biến thể hiện đặc trưng thị trường. - Các yếu tố nội tại bao gồm: quy mô ngân hàng, mức độ an toàn vốn, rủi ro thanh khoản, chính sách lãi suất, cấu trúc tài trợ, thời gian hoạt động, công nghệ thông tin… Tầm quan trọng và tác động to lớn của ngành Ngân hàng vào tăng trưởng kinh tế quốc gia đã làm phát sinh nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể: Sehrish Gul, Faiza Irshah và Khalid Zaman (2011) đã nghiên cứu và giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố nội bộ trong ngân hàng và các chỉ số kinh tế vĩ mô với khả năng sinh lời của ngân hàng bằng cách sử dụng dữ liệu của 15 NHTM hàng đầu của Pakistan trong giai đoạn 2005-2009. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để tìm ra tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Pakistan. Kết quả các yếu tố về quy mô ngân hàng, tiền gửi khách hàng, tăng trưởng kinh tế và lạm phát, có tác động cùng chiều, các yếu tố về vốn cổ phần và vốn hóa thị trường có tác động ngược chiều đến ROE của các ngân hàng Pakistan. Dietrich và Wanzenried (2011) đã sử dụng mô hình FEM nghiên cứu trên dữ liệu của 453 NHTM tại Thụy Sĩ trong giai đoạn 1999-2008. Kết quả, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, chi phí tài trợ, thuế suất thuế thu nhập có tương quan nghịch trong khi cơ cấu kỳ hạn của lãi suất và vốn hóa thị trường chứng khoán có tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại đây. Aremu Mukaila Ayanda, Imoh Christopher, Mustapha Adeniyi Mudashiru (2013) sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS nghiên cứu trên dữ liệu của các ngân hàng tại Nigieria trong giai đoạn 1980-2010, kết quả tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ trích lập dự phòng có tương quan nghịch chiều, trong khi chi phí đầu tư nhân viên trên lợi nhuận, tỷ lệ lương trên tổng tài sản có tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng.
  • 22. 15 Trujillo-Ponce (2013) nghiên cứu trên 89 NHTM tại Tây Ban Nha giai đoạn 1999-2009 bằng phương pháp SGMM, kết quả cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả và tăng tưởng kinh tế có tương quan thuận trong khi tỷ lệ nợ xấu, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có tương quan nghịch với khả năng sinh lời của các ngân hàng tại đây. Alexiou và Sofoklis (2009) đã nghiên cứu trên 6 ngân hàng hàng đầu tại Hy Lạp giai đoạn 2000-2007 bằng mô hình hồi quy FEM, kết quả rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, quy mô ngân hàng, cho vay khách hàng trên tiền gửi khách hàng có tương quan nghịch trong khi vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Hy Lạp. Tất cả hệ số của các biến đều có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%. Husni Ali Khrawish (2011) tiến hành kiểm định các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Jordan, trên cơ sở phân tích 14 ngân hàng tại đây trong giai đoạn 2000-2010 bằng phương pháp hồi quy Pooled OLS với biến phụ thuộc là ROA và ROE. Kết quả cho thấy cả ROA và ROE đều tương quan thuận với quy mô, cho vay khách hàng trên tổng tài sản, NIM, tổng nợ trên tổng tài sản, tương quan nghịch với tăng trưởng GDP hàng năm và tỷ lệ lạm phát. Bài nghiên cứu đánh giá rằng yếu tố lãi suất thực, lạm phát, chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái tác động đáng kể lên hiệu quả lợi nhuận của các ngân hàng. Sự phát triển của khu vực ngân hàng, thị trường chứng khoán và cấu trúc vốn không ảnh hưởng nhiều. Mối quan hệ giữa chính sách thuế doanh nghiệp với lợi nhuận ngân hàng vẫn chưa xác định rõ. Dưới đây là bảng tóm tắt các nghiên cứu trên và kết quả đã đạt được.
  • 23. 16 Bảng 2.1. Bảng tóm tắt các nghiên cứu và kết quả đạt được TÁC GIẢ MÔ HÌNH VÀ ĐỐI TƯỢNG NC CÁC BIẾN - CHIỀU TÁC ĐỘNG VÀ MỨC Ý NGHĨA Sehrish Gul, Faiza Irshah và Khalid Zaman (2011) sử dụng mô hình Pooled OLS nghiên cứu 15 NHTM hàng đầu Pakistan giai đoạn 2005-2009 - quy mô ngân hàng (+)* - vốn cổ phần (-)** - tiền gửi khách hàng (+)** - tăng trưởng kinh tế (+)* - lạm phát (+)** - vốn hóa thị trường (-)* Dietrich và Wanzenried (2011) Sử dụng mô hình FEM nghiên cứu trên 453 NHTM tại Thụy Sĩ giai đoạn 1999- 2008 - vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (-)* - chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động (-)* - chi phí tài trợ (-)* - thuế suất thuế thu nhập (-)* - cơ cấu kỳ hạn của lãi suất (+)** - vốn hóa thị trường chứng khoán (+)* Aremu Mukaila Ayanda, Imoh Christopher, Mustapha Adeniyi Mudashiru (2013) Sử dụng mô hình Pooled OLS cho các ngân hàng Nigieria giai đoạn 1980-2010 - vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (-)** - tỷ lệ trích lập dự phòng (-)* - chi phí lương/tổng tài sản (+)** - chi phí nhân viên/lợi nhuận (+)** Trujillo-Ponce (2013) Sử dụng phương pháp SGMM trên 89 NHTM tại Tây Ban Nha giai đoạn 1999- 2009 - dư nợ cho vay/tổng tài sản (+)* - tiền gửi khách hàng/tổng nợ phải trả (+)** - tăng tưởng kinh tế (+)* - tỷ lệ nợ xấu (-)* - vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (-)* - chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động (-)* Alexiou và Sofoklis (2009) Sử dụng mô hình hồi quy FEM nghiên cứu trên 6 ngân hàng hàng đầu tại Hy Lạp giai đoạn 2000-2007 - rủi ro tín dụng (-)** - chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động (-)** - quy mô ngân hàng (+)** - cho vay khách hàng/tiền gửi khách hàng (-)** - vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (+)** Husni Ali Khrawish (2011) Sử dụng mô hình Pooled OLS cho các ngân hàng tại Jordan giai đoạn 2000-2010 - quy mô (+)* - dư nợ cho vay trên tổng tài sản (+)** - NIM (+)* - tổng nợ/tổng tài sản (+)** - tăng trưởng GDP (-)* - tỷ lệ lạm phát (-)* Ghi chú: *, **: Các biến có ý nghĩ thống kê tại mức ý nghĩa 1%, 5%. (Nguồn: tác giả tổng hợp)
  • 24. 17 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát thực trạng hiệu quả hoạt động của 5 NHTM chọn mẫu Các NHTM được chọn mẫu thuộc nhóm ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam tính đến thời điểm nghiên cứu. Những ngân hàng này chi phối thị trường với quy mô tổng tài sản, quy mô vốn và thị phần lớn nhất hệ thống. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều ưu thế hơn so với các tốp ngân hàng dưới nhưng những ngân hàng này vẫn chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế đang lúc khó khăn. Là các NHTM có quy mô lớn nhất trong toàn hệ thống, những ngân hàng này có sức ảnh hưởng rất lớn đối với những ngân hàng tốp dưới. Việc chi phối quá nhiều vào nền kinh tế cũng cho thấy tầm quan trọng của các chính sách mà những ngân hàng này đang theo đuổi. Nếu hoạt động hiệu quả, những ngân hàng này sẽ góp phần củng cố sự ổn định của hệ thống NHTM Việt Nam, ngược lại nếu liên tục bộc lộ những mặt yếu kém trong hoạt động của mình, sẽ đe dọa đến sự an toàn cũng như gây ra đổ vỡ cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Và mặc dù là đại diện lớn nhất cho hệ thống NHTM Việt Nam về quy mô vốn và tài sản nhưng những ngân hàng này vẫn còn kém rất xa so với các ngân hàng bạn trong khu vực. Do đó, muốn vươn ra thị trường quốc tế, cạnh tranh với các nước bạn, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và những ngân hàng có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế quốc gia, mang sứ mệnh tiên phong trong những xu hướng tài chính như 5 ngân hàng này cần nhìn nhận những vấn đề đang mắc phải, tìm ra yếu kém và nghiêm túc chấn chỉnh, bên cạnh đó tập trung phát huy thế mạnh đang có để gia tăng hiệu quả trong hoạt động , từ đó mới có thể khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế. Như vậy, việc nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của những ngân hàng này, một mặt sẽ giúp bản thân ngân hàng kiểm soát công tác quản trị của mình, nâng cao hiệu quả kỹ thuật, tiếp tục đứng vững trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Mặt khác, việc hoạt động có hiệu quả của các ngân hàng lớn nhất hệ thống, chi phối sâu sắc nền kinh tế sẽ góp phần xây dựng một hệ thống NHTM ổn định, bên cạnh ổn định nền kinh tế quốc gia còn có thể nâng tầm ngân hàng trong nước với ngân hàng bạn trong khu vực. Tính đến 2014, với số liệu từ báo cáo tài chính được công bố, ngoại trừ ngân hàng MB, 4 ngân hàng còn lại đều trải qua nhiều thăng trầm, biểu hiện rõ nhất ở tỷ suất sinh lời ROE. Nếu như ngân hàng MB vẫn cho thấy sự ổn định trong khả năng
  • 25. 18 sinh lời, Sacombank sau khi khó khăn đã trở lại ở mức tương đối thì 3 ngân hàng còn lại đã sụt giảm đáng kể hiệu suất sinh lời của mình, đặc biệt là Eximbank, với ROE của 2014 chỉ đạt 0,4%. Nhìn chung, lợi nhuận và tổng tài sản cũng như quy mô về vốn của các ngân hàng đều tăng qua các năm, chỉ có Eximbank là đi ngược lại xu hướng của nhóm ngân hàng này. Theo phân tích trên báo cáo tài chính, lợi nhuận của Eximbank liên tục giảm trong giai đoạn 2011-2014 bao gồm 2 nguyên nhân: Thứ nhất là do khoản lỗ khá lớn trong kinh doanh ngoại hối và hoạt động về kinh doanh vàng. Điều này là điều dễ hiểu, bởi từ sau 2011, diễn biến kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản giảm mạnh và đặc biệt là thị trường vàng và ngoại tệ biến động phức tạp gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ của Eximbank dẫn đến những khoản lỗ khá lớn trong hoạt động kinh doanh của mình, từ đó làm giảm chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Nguyên nhân thứ hai là tăng trưởng tín dụng của Eximbank có xu hướng giảm từ sau 2011vì phải chịu nhiều áp lực từ nền kinh tế đang lúc khó khăn, ngân hàng chỉ giải ngân cho các nhóm doanh nghiệp có các dự án , phương án sản xuất kinh doanh khả thi để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, trong các so sánh, con số lợi nhuận chỉ là tương đối, nó tùy thuộc vào mức độ tuân thủ hay sự tự giác của mỗi ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Dưới đây là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (hay ROE) của 5 NHTM chọn mẫu, được tính toán từ báo cáo tài chính đã qua kiểm toán trong giai đoạn 2011-2014: Bảng 3.1. ROE của 5 NHTM được chọn mẫu trong giai đoạn 2011-2014 2011 2012 2013 2014 EXIMBANK 0,1864 0,1353 0,0449 0,0040 MBBANK 0,1986 0,1804 0,1509 0,1511 SACOMBANK 0,1372 0,0732 0,1306 0,1222 VIETCOMBANK 0,1473 0,1064 0,1033 0,1064 VIETINBANK 0,2181 0,1823 0,1070 0,1037 (Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM các năm)
  • 26. 19 Tình hình khó khăn chung của ngành ngân hàng và diễn biến bất lợi của kinh tế vĩ mô khu vực và thế giới đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng, làm giảm đáng kể tỷ suất sinh lời và lợi nhuận của các ngân hàng trong giai đoạn này. Bên cạnh sự thay đổi có phần tiêu cực của tỷ suất sinh lời phải kể đến các khoản nợ xấu có chiều hướng gia tăng qua các năm. Nợ xấu tăng nhanh từ năm 2011 trở lại đây chủ yếu là do các khoản tín dụng được cấp trong thời gian trước, đặc biệt là trong giai đoạn tín dụng tăng trưởng nhanh và điều kiện cấp tín dụng thiếu chặt chẽ. Bảng 3.2. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của 5 NHTM được chọn mẫu trong giai đoạn 2011-2014 2011 2012 2013 2014 EXIMBANK 0,0161 0,0132 0,0198 0,0246 MBBANK 0,0159 0,0184 0,0245 0,0273 SACOMBANK 0,0058 0,0205 0,0147 0,0119 VIETCOMBANK 0,0203 0,0240 0,0273 0,0231 VIETINBANK 0.0075 0.0147 0.0100 0.0112 (Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM các năm) Kể từ đầu năm 2008 đến nay, nền kinh tế luôn phải đối mặt với những khó khăn, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, cơ sở hạ tầng trở thành điểm nghẽn, lạm phát tăng cao tới 22% vào cuối năm 2008 rồi giảm sâu xuống 4,09% vào năm 2014. Để kiềm chế lạm phát và những bất ổn vĩ mô, các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ được điều hành theo hướng thắt chặt đã có tác động mạnh tới lạm phát và sức cầu của nền kinh tế, đặc biệt là tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngân hàng. Đối với không ít doanh nghiệp, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay ngân hàng, trong khi lãi suất cho vay của các ngân hàng luôn ở mức cao, 18% - 25% vào năm 2010 – 2011, sau đó giảm xuống 15% - 17% vào năm 2012 – 2013 và 8% - 12% vào năm 2014, dẫn đến tình trạng khó khăn cho các doanh nghiệp lúc bấy giờ (Nguyễn Thị Mùi, 24/03/2015. Giải pháp phát triển ổn định và lành mạnh hệ thống ngân hàng [trực tuyến]. Tạp chí Tài chính. Đọc từ: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/giai-phap-phat- trien-on-dinh-va-lanh-manh-he-thong-ngan-hang-59491.html). Với lãi suất vay cao, thị trường đầu ra cho sản phẩm bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân, hàng tồn kho tăng
  • 27. 20 cao, nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khốn đốn. Mỗi năm có khoảng vài chục ngàn doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ ngân hàng, tương ứng với việc nợ xấu giữa các doanh nghiệp với ngân hàng ngày càng cao. Nợ xấu nhiều, các khoản trích lập dự phòng tăng lên thì lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm là điều dễ hiểu. Trong 5 ngân hàng thì Vietcombank là ngân hàng có nợ xấu cao nhất nhóm, với trung bình giai đoạn đạt 2,37%. Ngoài ra, tổng tài sản của các ngân hàng cũng tăng đều qua các năm trong giai đoạn. Tính đến 2014, Vietinbank là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm với khoảng 662 nghìn tỷ đồng. Luôn nằm ngoài quỹ đạo của các thành viên còn lại, tổng tài sản của Eximbank từ khoảng 184 nghìn tỷ đồng vào 2011, đến 2014, chỉ còn khoảng 161 nghìn tỷ đồng. Có thể nói, hoạt động của Eximbank trong giai đoạn này không mấy khả quan so với mặt bằng chung. Bảng 3.3 sẽ thể hiện chi tiết chỉ tiêu về tài sản của các ngân hàng trong giai đoạn 2011-2014. Bảng 3.3. Tổng tài sản của 5 NHTM được chọn mẫu giai đoạn 2011-2014 Đơn vị tính: triệu đồng 2011 2012 2013 2014 EXIMBANK 183.567.032 170.156.010 169.835.460 161.093.836 MBBANK 138.831.492 175.609.964 180.381.064 200.489.173 SACOMBANK 141.468.717 152.118.525 161.377.613 189.802.627 VIETCOMBANK 366.722.279 414.488.317 468.994.032 576.988.837 VIETINBANK 460.420.078 503.530.259 576.368.416 661.131.589 (Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM các năm) Có thể dễ dàng nhận ra lý do tại sao Eximbank lại sụt giảm nghiêm trọng về các chỉ tiêu như lợi nhuận hay tỷ suất sinh lời khi phân tích đến chỉ số về tổng chi phí hoạt động so với tổng thu nhập của các ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2014. Cụ thể được thể hiện ở bảng 3.4.
  • 28. 21 Bảng 3.4. Tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên thu nhập của 5 NHTM chọn mẫu giai đoạn 2011-2014 2011 2012 2013 2014 EXIMBANK 0,3062 0,4264 0,6528 0,8745 MBBANK 0,3654 0,3451 0,3564 0,3749 SACOMBANK 0,5313 0,6062 0,5533 0,5407 VIETCOMBANK 0,3833 0,3987 0,4027 0,3966 VIETINBANK 0,4057 0,4296 0,4422 0,4672 (Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM các năm) Nếu các ngân hàng trong nhóm đều ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ về tỷ số này thì Eximbank lại có xu hướng tăng mạnh về tỷ lệ chi phí so với thu nhập. Ngoài Sacombank và Vietcombank có giảm nhẹ vào 2014 thì 3 ngân hàng còn lại đều có mức tăng chi phí cao hơn so với thu nhập trong giai đoạn này. Điều này cho thấy hiệu quả quản lý chi phí của các ngân hàng liên tục bị suy giảm qua các năm trong thời gian nghiên cứu. Sở dĩ chi phí hoạt động của các ngân hàng tăng lên là vì các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để cạnh tranh với các kênh đầu tư khác khi thị trường bất động sản đang ấm lên, thị trường chứng khoán có nhiều triển vọng. Trong khi đó lãi suất cho vay đang bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát, nhất là lãi suất cho vay trung và dài hạn. Ngoài ra, chi phí nhân sự của các ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng chi phí hoạt động của ngân hàng. Chi phí nhân sự của các NHTM Việt Nam được đánh giá là rất cao trong khi tính hiệu quả lại thấp. Do đó, với mạng lưới hoạt động lớn và ngày càng mở rộng, nhưng việc ứng dụng công nghệ để chăm sóc khách hàng của các ngân hàng còn yếu thì việc chi phí nhân sự ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận là điều dễ hiểu. Tóm lại, có những nguyên nhân chủ quan và đặc thù dẫn đến giảm tỷ suất sinh lời cũng như lợi nhuận của các ngân hàng , song kết quả đó cũng đủ để phản ánh tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong những năm gần đây, cũng như nốt trầm của nhiều thành viên trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. 3.2. Phương pháp và mô hình nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
  • 29. 22 Bài nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán độc lập của 5 NHTM Việt Nam có vốn điều lệ từ 10.000 tỷ trở lên trong giai đoạn 2011-2014 dùng để tính toán các yếu tố bên trong có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Các chỉ số vĩ mô thu thập từ nguồn dữ liệu được công bố rộng rãi trên trang web của Ngân Tổng cục Thống kê Việt Nam. Số liệu được thu thập và sắp xếp theo dữ liệu bảng. Cấu trúc dữ liệu bảng được kết hợp từ hai thành phần: thành phần dữ liệu chéo và thành phần dữ liệu thời gian. Trên cơ sở phân tích số liệu và kỹ thuật phân tích định lượng dựa vào mô hình hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này. Mục tiêu bài nghiên cứu là nhằm đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố tác động và mức độn ảnh hưởng của chúng lên hiệu quả hoạt động của các NHTM VIệt Nam trong giai đoạn 2011 - 2014, từ đó đóng góp những định hướng và giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, bất cập trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian gần đây, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới, góp phần củng cố sự lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam, giúp hệ thống phát triển một cách an toàn và bền vững. Từ đó cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở phân tích quan điểm, mô hình và kết quả các bài nghiên cứu trước đây ở cả trong và ngoài nước, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định lượng và kỹ thuật phân tích hồi quy, sử dụng 3 mô hình hồi quy là Pooled OLS, Fixed Effect và Random Effect để tìm ra mô hình phù hợp nhất cho việc phân tích dữ liệu bảng được hình thành với với N-đối tượng (N=5 ngân hàng) và T-thời điểm (T=4 năm) để xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2014. 3.2.2. Mô hình nghiên cứu Các nghiên cứu trước đây hình thành nên cơ sở và quan điểm trong việc sử dụng mô hình và lựa chọn các biến đầu vào để đánh giá những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2014. Theo đó hiệu quả hoạt động của ngân hàng có thể được nhìn nhận dưới gốc độ khả năng sinh lời và các mô hình hồi quy được vận dụng để đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
  • 30. 23 Vì vậy, để đánh giá những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2014, nghiên cứu này lựa chọn 5 NHTM cổ phần có vốn điều lệ thuộc trên 10.000 tỷ đồng, thuộc nhóm ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất, đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn này. Các biến đầu vào được kiểm định bằng các mô hình hồi quy để đánh giá tác động của chúng lên khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam, đại diện bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE. Qua lược khảo tài liệu ở chương 2, dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đây, các biến được lựa chọn để đưa vào mô hình bao gồm: 1). Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả (DEP/TLI) – Theo Claeys và Vander Vennet (2008), tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên tài chính giá rẻ và ổn định hơn so với những lựa chọn thay thế khác về công nợ của ngân hàng. Cũng theo nghiên cứu của Garcia-Herrero (2009) thực hiện trên các ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1997 – 2004, tồn tại mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng dư nợ với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, bài viết nghiên cứu xem liệu có mối quan hệ trực tiếp nào giữa tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam hay không. Nghiên cứu kỳ vọng sẽ có môi tương quan cùng chiều giữa hai yếu tố này. Tức tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả càng cao thì khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam càng cao. (+) 2). Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay (NPL) - Theo IMF (2006) , tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là một trong các chỉ số cốt lõi để đánh giá độ lành mạnh tài chính của NHTM, nếu tỷ lệ này cao có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng phá sản . Trong nghiên cứu của Alexiou và Sofoklis (2009) thực hiện trên các ngân hàng châu Âu trong giai đoạn 2004 – 2011, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ có mối tương quan nghịch chiều với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Như vậy, dấu tác động của NPL đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam trong nghiên cứu này được kỳ vọng là âm, nghĩa là NPL càng cao thì hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam càng giảm. (-) 3). Tỷ lệ Vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản (ETA) - Theo bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản được đánh giá là một trong các chỉ số khuyến khích để đánh giá độ lành mạnh tài chính hay mức độ phù hợp của vốn của NHTM (IMF, 2006). Theo Heffernan và Fu (2009), Staikouras và Wood (2004), và Athanasoglou và các tác giả (2008), ETA lớn thì lợi nhuận trên vốn tự có tăng, đồng thời nó cho biết việc tài trợ cho tài sản bằng vốn chủ sở hữu tăng làm giảm rủi ro cho các cổ đông và các chủ của ngân hàng. Do đó, nghiên cứu
  • 31. 24 này kỳ vọng ETA sẽ có tương quan cùng chiều với khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam. Tức là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam càng cao. (+) 4). Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR) – Theo những nghiên cứu trước đây của Alexiou và Sofoklis (2009), Dietrich và Wanzenried (2011), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có tác động đáng kể đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Các nghiên cứu cho rằng, ngân hàng nào kiểm soát tốt chi phí đầu vào của mình sẽ đạt lợi nhuận cao hơn. Do đó, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ có mối tương quan nghịch chiều giữa biến CIR đại diện cho tỷ lệ chi phí trên thu nhập với khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam. Tức tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động càng thấp thì khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam càng cao. (-) 5). Quy mô (LnTA) - Theo các nghiên cứu trước đây thì có sự mâu thuẫn trong kết quả về sự ảnh hưởng của quy mô ngân hàng lên khả năng sinh lời. Spathis và các tác giả (2002) đã nghiên cứu về hiệu suất của các ngân hàng lớn nhỏ tại Hy Lạp trong giai đoạn 1990 – 1999 thấy rằng các ngân hàng lớn có hiệu quả hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, Mamatzakis và Remoundos (2003) nhận thấy rằng quy mô của ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận. Trái với những nghiên cứu kể trên, Vander Vennet (1998), Kosmidou và các tác giả (2008) nhận thấy rằng kích thước của ngân hàng có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Để tìm hiểu xem liệu có mối tương quan như thế nào giữa quy mô và khả năng sinh lời của ngân hàng, nghiên cứu sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản để kiểm định. Nghiên cứu kỳ vọng sẽ có mối tương tương quan thuận giữa biến LnTA với ROE của các ngân hàng Việt Nam . Tức là quy mô ngân hàng càng lớn thì hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam sẽ càng cao. (+) 6). Tăng trưởng GDP (GDP) – Tốc độ tăng hàng năm của GDP được dùng để tìm tương quan giữa tình hình kinh tế và khả năng sinh lời. Tình hình kinh tế không tốt có thể làm giảm chất lượng danh mục khoản cho vay, tăng dự phòng rủi ro tín dụng và giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngược lại, nếu điều kiện kinh tế tốt, ngoài việc có thể cải thiện khả năng thanh toán của người đi vay còn làm tăng nhu cầu tín dụng của hộ gia đình, các doanh nghiệp, từ đó có hiệu ứng tích cực về lợi nhuận của các ngân hàng (Athanasoglu và các tác giả, 2008). Trong bối cảnh đó, Albertazzi và Gambacorta (2009) kết luận rằng bản chất của lợi nhuận ngân hàng bắt nguồn từ những tác động của chu kỳ kinh tế. Như vậy dấu tác động của tăng trưởng GDP thực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong nghiên
  • 32. 25 cứu này kỳ vọng mang dấu dương. Tức là tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm càng lớn thì hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam càng cao. (+) Mô hình hồi quy của nghiên cứu kỳ vọng có dạng: ROEi = β0 + β1DEP/TLIit + β2NPLit + β3TE/TAit + β4CIRit + β5LnTAit + β6GDPit + ε Trong đó, β0: là hệ số chặn của mô hình i : năm thứ i (i= 2011, 2012, 2013, 2014) t: ngân hàng thứ t (t= 1, 2, 3, 4, 5) ε : là sai số của mô hình Các biến được giới thiệu chi tiết trong bảng sau:
  • 33. 26 Bảng 3.5. Các biến của mô hình hồi quy BIẾN MÔ TẢ NGHIÊN CỨU DẤU KỲ VỌNG PHỤ THUỘC Y (ROE) LNR TRÊN VCSH ĐỘC LẬP X1 (DEP/TLI) Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả Claeys và Vander Vennet (2008), Garcia-Herrero (2009) (+) X2 (NPL) Tỷ lệ nợ xấu trên dự nợ cho vay Alexiou và Sofoklis (2009) (-) X3 (TE/TA) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Heffernan và Fu (2009), Staikouras và Wood (2004), (+) X4 (CIR) Tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động Alexiou và Sofoklis (2009), Dietrich và Wanzenried (2011) (-) X5i(LnTA) Quy mô ngân hàng Spathis và các tác giả (2002), Mamatzakis và Remoundos (2003) (+) X6 (GDP) Tăng trưởng GDP hàng năm Albertazzi và Gambacorta (2009) , Athanasoglu và các tác giả, (2008). (+)
  • 34. 27 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thống kê mô tả Bảng 4.1 trình bày kết quả thống kê mô tả của nghiên cứu. Có tất cả 20 quan sát thu thập từ 2011 đến 2014. Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả ROE DEP/TLI (X1) NPL (X2) TE/TA (X3) CIR (X4) LnTA (X5) GDP (X6) Trung bình 0,1245 0,6995 0,0175 0,0855 0,4629 19,3712 0,0564 Trung vị 0,1264 0,6992 0,0173 0,0869 0,4161 19,0448 0,0566 Tối đa 0,2181 0,9494 0,0273 0,1057 0,8745 20,3095 0,0598 Tối thiểu 0,0040 0,3208 0,0058 0,0623 0,3062 18,7488 0,0525 Độ lệch chuẩn 0,0560 0,1562 0,0065 0,0118 0,1331 0,5634 0,0032 Hiệu quả hoạt động của các NHTM (hay biến phụ thuộc) được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). ROE dao động trong khoảng từ 0,4% đến 21,84% với giá trị trung bình đạt 12,45%. Có thể thấy, tỷ suất sinh lời của 5 ngân hàng trong giai đoạn này là không cao do những khó khăn mà môi trường vĩ mô trong giai đoạn này mang lại. Một lượng lớn tín dụng chảy vào bất động sản và chứng khoán làm cho thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng thiếu hụt nghiêm trọng, lãi suất liên ngân hàng tăng cao, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp không khả quan dẫn đến rất nhiều bất cập trong hoạt động của các ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng.
  • 35. 28 Chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và khủng hoảng nợ công châu Âu, nền kinh tế Việt Nam giai đoạn sau năm 2008 gặp không ít khó khăn. Đầu năm 2011, nền kinh tế quốc gia có nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao, ngành ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém khiến lòng tin của người dân suy giảm, tình trạng đô la hóa tăng cao. Mặc dù lãi suất luôn cạnh tranh ở mức cao, song các ngân hàng vẫn khó khăn trong công tác huy động vốn dẫn đến thiếu hụt thanh khoản. Trước tình hình đó, chính sách tiền tệ được điều hành một cách hợp lý đã mang lại kết quả tích cực cho nền kinh tế. Lạm phát từ mức 18,13% vào năm 2011 đến năm 2014 chỉ còn 4,09%. Lòng tin người dân được củng cố khiến việc huy động tiền gửi của các ngân hàng cũng được cải thiện đáng kể. Theo kết quả thống kê mô tả, giá trị trung bình của biến DEP/TLI đại diện cho tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng dư nợ của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu khá cao, cho thấy, trong giai đoạn này các ngân hàng ưu tiên nguồn tài chính huy động từ khách hàng hơn các nguồn thay thế khác trong khoản nợ công của mình. Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng nợ phải trả có khoảng dao động rất rộng, từ 32,08% đến 94,94% với giá trị trung bình đạt 69,95%. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn đạt đến 15,62% cho thấy tỷ lệ sử dụng nguồn tài chính từ tiền gửi huy động là không đồng đều giữa các ngân hàng. Dễ thấy rằng trong giai đoạn này, do ảnh hưởng khó lường của những biến động kinh tế trong khu vực và thế giới, các chủ thể trong nền kinh tế sẽ cân nhắc hơn trong việc đầu tư và tiết kiệm của mình. Do đó có sự khác nhau trong việc sử dụng nguồn vốn huy động giữa các ngân hàng có lợi thế hơn về thương hiệu và mạng lưới so với các ngân hàng khác trong nhóm. Điều này dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về giá trị của biến trong nghiên cứu. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, để kiềm chế những bất ổn vĩ mô, chính sách tiền tệ được điều chỉnh theo hướng thắt chặt đã tác động mạnh mẽ tới sức cầu của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh lãi suất luôn ở mức cao cùng với thị trường đầu ra bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do tồn kho nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Điều này tương ứng với việc nợ xấu giữa các doanh nghiệp với ngân hàng ngày càng cao.Theo kết quả thống kê mô tả, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng dao động tương đối nhỏ, với giá trị nhỏ nhất đạt 0,58% và giá trị lớn nhất đạt 2,73%. Giá trị trung bình của tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng đạt 1,75%. Điều này cho thấy trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, các ngân hàng đều có chung nỗi lo về nợ xấu.
  • 36. 29 Trong thời kỳ bất ổn của nền kinh tế từ sau khủng hoảng nợ công và suy thoái kinh tế toàn cầu, các ngân hàng luôn chú trọng việc duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu ở mức an toàn, có thể đối phó với những thay đổi khó lường của nên kinh tế, tránh những biến động bất lợi dẫn đến khó khăn cho ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các ngân hàng có giá trị trung bình là 8,55%. Giá trị lớn nhất đạt 10,57% và giá trị nhỏ nhất đạt 6,23%. Giai đoạn này, nhìn chung chất lượng công tác quản trị chi phí của các ngân hàng không mấy khả quan khi giá trị trung bình tương đối lớn, đạt 46,29%. Giá trị tối thiểu đạt 30,62% trong khi giá trị tối đa lên đến 87,45%. Có thể thấy, thời kỳ bùng nổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn trước, công tác mở rộng mạng lưới của các ngân hàng là ưu tiên hàng đầu. Do đó đến nay, việc phải bỏ ra quá nhiều chi phí để duy trì hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch trong khi điều kiện kinh tế không mấy thuận lợi đã làm cho tỷ lệ này tăng lên đáng kể qua các năm. Với chỉ tiêu quy mô ngân hàng được xác định bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản, có giá trị trung bình đạt 19,37%. Và độ lệch chuẩn tương đối cao đạt 56,34%. Điều này cho thấy sự chênh lệch khá lớn trong quy mô tổng tài sản của các ngân hàng trong nhóm này. Và sự chênh lệch này có thể dễ dàng nhận thấy khi xem lại bảng 3.3, trong khi các ngân hàng trong nhóm có xu hướng tăng quy mô tổng tài sản qua các năm thì Eximbank lại đi ngược lại xu hướng đó. Tổng tài sản của Eximbank vào năm 2011 đạt khoảng 184 nghìn tỷ đồng đến 2014 chỉ còn khoảng 161 nghìn tỷ đồng đã tạo ra sự khoảng chênh lệch đáng kể so với con số 662 nghìn tỷ đồng của Vietinbank. Từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng chậm, phần nào ảnh hưởng đến Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù không bằng các năm trước do ảnh hưởng từ dư chấn của cuộc khủng hoảng, chỉ tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn có giá trị trung bình ở mức tương đối, đạt 5,64%. Cao nhất trong giai đoạn này đạt gần 5,98%, cao hơn tốc độ tăng trưởg kinh tế thế giới. Điều này dễ hiểu đối với một nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. 4.2. Kết quả hồi quy Với: Y là biến phụ thuộc ROE X1 là tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả (DEP/TLI)
  • 37. 30 X2 là tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay (NPL) X3 là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TE/TA) X4 là tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR) X5 là quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản (LnTA) X6 là tăng trưởng GDP hàng năm (GDP) Để tìm ra mô hình phù hợp nhất với bộ số liệu, nghiên cứu tiến hành so sánh để lựa chọn mô hình theo phương thức sau: - Pooled OLS: Hồi quy kết hợp tất cả các quan sát - Fixed Effect: Hồi quy tác động cố định - Random Effect: Hồi quy tác động ngẫu nhiên 4.2.1. Kết quả ước lượng với mô hình Pooled OLS _cons .9485545 .2964597 3.20 0.007 .3080922 1.589017 x6gdp -1.583328 2.171062 -0.73 0.479 -6.273622 3.106967 x5lnta -.0212108 .0125682 -1.69 0.115 -.0483627 .0059411 x4cir -.2972028 .0539748 -5.51 0.000 -.4138083 -.1805972 x3eta -2.177022 .6271457 -3.47 0.004 -3.531888 -.8221559 x2npl -2.058084 1.104405 -1.86 0.085 -4.444006 .3278386 x1deptli .0511875 .0459615 1.11 0.286 -.0481063 .1504812 yroe Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] Total .059585444 19 .003136076 Root MSE = .02844 Adj R-squared = 0.7421 Residual .010512955 13 .000808689 R-squared = 0.8236 Model .049072489 6 .008178748 Prob > F = 0.0003 F( 6, 13) = 10.11 Source SS df MS Number of obs = 20 Hình 4.1 Kết quả ước lượng với mô hình Pooled OLS Qua kết quả ước lượng với mô hình Pooled OLS (hình 4.1), cho thấy:
  • 38. 31 Các biến DEP/TLI, NPL, LnTA và GDP không có ý nghĩa thống kê vì giá trị kiểm định P > 5%. Trong khi đó, hai biến ETA và CIR có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với biến phụ thuộc ROE. Biến ETA đại diện cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và biến CIR đại diện cho tỷ lệ chi phí trên thu nhập đều có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2011-2014. Tức là nếu ETA và CIR của các ngân hàng càng tăng thì ROE càng giảm. 4.2.2. Kết quả ước lượng với mô hình Fixed Effect – FEM Sau khi thực hiện ước lượng với mô hình FEM (Hình 4.2), kết quả cho thấy có 4 biến có ý nghĩa thống kê trong mối quan hệ với biến phụ thuộc ROE. Bao gồm Các biến ETA, biến CIR như kết quả của mô hình Pooled, bên cạnh đó là biến DEP/TLI đại diện cho tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả của ngân hàng và biến LnTA đại diện cho quy mô ngân hàng. Ngoài biến DEP/TLI có mối tương quan thuận với ROE thì các biến còn lại đều có tác động ngược chiều. Biến NPL và GDP không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này. _cons 4.095135 .7048826 5.81 0.000 2.50058 5.68969 x6gdp .1365636 1.272887 0.11 0.917 -2.742907 3.016034 x5lnta -.1934049 .0383674 -5.04 0.001 -.2801981 -.1066117 x4cir -.589202 .0546507 -10.78 0.000 -.7128306 -.4655735 x3eta -2.402897 .4480083 -5.36 0.000 -3.416362 -1.389431 x2npl -.062426 1.221345 -0.05 0.960 -2.825301 2.700449 x1deptli .3537082 .0619204 5.71 0.000 .2136345 .4937819 yroe Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] corr(u_i, Xb) = -0.8898 Prob > F = 0.0000 F(6,9) = 29.07 overall = 0.2304 max = 4 between = 0.1216 avg = 4.0 R-sq: within = 0.9509 Obs per group: min = 4 Hình 4.2. Kết quả ước lượng với mô hình Fixed Effect
  • 39. 32 4.2.3. Kết quả ước lượng với mô hình Random Effect – REM Tiến hành ước lượng với mô hình REM, kết quả đạt được giống với ước lượng của mô hình Pooled. Có 2 biến có ý nghĩa thống kê và có mối tương quan nghịch chiều với biến phụ thuộc ROE là biến ETA và CIR. (Hình 4.3). _cons .9485545 .2964597 3.20 0.001 .3675042 1.529605 x6gdp -1.583328 2.171062 -0.73 0.466 -5.838531 2.671876 x5lnta -.0212108 .0125682 -1.69 0.091 -.045844 .0034224 x4cir -.2972028 .0539748 -5.51 0.000 -.4029915 -.191414 x3eta -2.177022 .6271457 -3.47 0.001 -3.406205 -.9478389 x2npl -2.058084 1.104405 -1.86 0.062 -4.222678 .1065107 x1deptli .0511875 .0459615 1.11 0.265 -.0388954 .1412703 yroe Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000 Wald chi2(6) = 60.68 overall = 0.8236 max = 4 between = 0.9681 avg = 4.0 R-sq: within = 0.7590 Obs per group: min = 4 Hình 4.3. Kết quả ước lượng với mô hình REM Để lựa chọn mô hình phù hợp nhất, nghiên cứu tiến hành thực hiện kiểm định Hausman. Kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn giữa hai mô hình ước lượng tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nghiên (REM), (Baltagi, 2008). Giả thuyết H0 cho rằng không có sự tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên, tức mô hình REM là phù hợp. H1: tồn tại tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên, mô hình FEM là phù hợp. Tóm lại, H0: sử dụng mô hình Random Effect H1: sử dụng mô hình Fixed Effect Bác bỏ H0 khi P-value < 5%.
  • 40. 33 Kết quả kiểm định Hausman. Prob>chi2 = 0.0000 = 63.72 chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) Test: Ho: difference in coefficients not systematic B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg x6gdp .1365636 -1.583328 1.719891 . x5lnta -.1934049 -.0212108 -.1721941 .0362505 x4cir -.589202 -.2972028 -.2919992 .0085685 x3eta -2.402897 -2.177022 -.2258746 . x2npl -.062426 -2.058084 1.995658 .5215106 x1deptli .3537082 .0511875 .3025207 .0414931 fem rem Difference S.E. (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B)) Coefficients Hình 4.4. Kết quả kiểm định Hausman. Qua kết quả kiểm định, cho thấy P-value rất nhỏ (<5%) nên bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhập H1, tức là có tồn tại tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên. Như vậy, FEM là mô hình phù hợp hơn. Tiếp theo, để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM, nghiên cứu tiến hành kiểm định xem có sự bằng nhau giữa các tác động cố định hay không, nếu các tác động cố định không khác nhau thì chỉ cần sử dụng mô hình Pooled OLS. Ngược lại nếu có sự khác nhau giữa các tác động cố định thì FEM là mô hình phù hợp với tập dữ liệu. Ta có: H0: các tác động cố định là như nhau (chọn Pooled OLS) H1: các tác động cố định là khác nhau (chọn FEM) Bác bỏ H0 khi P-value của kiểm định < 5%
  • 41. 34 Hình 4.5. Kết quả kiểm định sự khác nhau giữa các tác động cố định Qua kết quả kiểm định, ta thấy giái trị P = 0,0022 < 5% nên ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1, tức là có sự khác nhau giữa các tác động cố định. Như vậy, mô hình Fixed Effect là mô hình phù hợp nhất để ước lượng. Dưới đây là mô tả chi tiết về kết quả ước lượng với mô hình FEM. Bảng 4.2. Kết quả ước lượng với mô hình Fixed Effect Biến độc lập Biến phụ thuộc ROE Hệ số (Coefficient) Constant 4.095135 DEP/TLI 0.3537082* NPL -0.062426 TE/TA -2.402897* CIR -0.589202* LnTA -0.1934049* GDP 0.1365636 Kiểm định F 29.07* R2 95.09% Ghi chú: * ,** ,*** : Các biến có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Ta thấy, trong mô hình, giá trị của kiểm định F là 29,07 có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% tức mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Kết quả ước lượng của mô hình cho thấy có 4 biến độc lập có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% là biến DEP/TLI – tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả, biến TE/TA – Tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản, biến CIR – tỷ lệ chi phí
  • 42. 35 hoạt động trên thu nhập hoạt động và biến LnTA – logarit tự nhiên của tổng tài sản. Ngoài biến DEP/TLI có mối tương quan dương thì 3 biến còn lại là TE/TA, CIR và LnTA đều có tác động ngược chiều lên biến phụ thuộc ROE. Các biến còn lại là NPL đại diện cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và GDP đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan nào với biến ROE của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014. Có thể tóm tắt kỳ vọng và kết quả nghiên cứu của mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc như sau: Bảng 4.3. Dấu kỳ vọng của các biến độc lập và kết quả hồi quy: Biến độc lập Dấu kỳ vọng Kết quả nghiên cứu 1. DEP/TLI* + + 2. NPL - - 3. TE/TA* + - 4. CIR* - - 5. LnTA* + - 6. GDP + + Ghi chú: * , ** , *** : Các biến có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Phần lớn dấu của các biến độc lập đều giống với kỳ vọng ban đầu. Tuy nhiên, có 2 biến là TE/TA và LnTA đi ngược lại với kỳ vọng khi có tác động ngược chiều với ROE. Theo kết quả hồi quy, biến TE/TA đại diện cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động ngược chiều một cách mạnh mẽ lên ROE với mức ý nghĩa 1%. Như vậy mức độ an toàn vốn trong nghiên cứu này được tìm thấy có tương quan nghịch với khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2014, tức là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì khả năng sinh lời của các NHTM càng giảm. Điều này đi ngược lại với kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu. Kết quả này cũng trái ngược với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Berger (1995b), Staikouras và Wood (2003), Alexiou và Sofoklis (2009)… Tuy nhiên ta có thể giải thích mối quan hệ ngược chiều này dựa trên giả thuyết hiệu quả - rủi ro và lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Giả thuyết hiệu quả - rủi ro cho rằng, các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn có xu hướng lựa chọn tỷ lệ vốn thấp hơn trong điều kiện các yếu tố khác như nhau, bởi vì hiệu quả cao hơn đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao hơn cho một cấu trúc vốn nhất định. Và lợi nhuận kỳ vọng này, ở một mức độ nào đó, thay thế vai trò của vốn chủ sở hữu trong việc giảm thiểu rủi ro của
  • 43. 36 ngân hàng trong tương lai (Berger và Emilia, 2002). Như vậy, đó là một sự đánh đổi, ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao tuy an toàn hơn nhưng lợi nhuận cũng bị giảm. Theo hiểu biết thông thường trong lĩnh vực ngân hàng, nếu các ngân hàng duy trì mức độ an toàn vốn ở mức cao để hạn chế rủi ro thì cũng đồng nghĩa với việc ROE thấp (Berger, 1995a), đặc biệt đối với các ngân hàng đang hoạt động hiệu quả, do phải tốn nhiều chi phí cơ hội. Đối chiếu với thực trạng ngành ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian vừa qua thì lập luận theo lý thuyết trên là phù hợp. Việt Nam là nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình luôn ở mức cao và do đó việc duy trì tỷ lệ vốn cao sẽ làm mất đi phần nào cơ hội tìm kiếm lợi nhuận của các ngân hàng. Ngoài ra, ta có thể hiểu, các NHTM có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao vẫn chưa tận dụng được hiệu quả nguồn vốn tăng thêm. Tương quan giữa tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được giải thích khi ta tiến hành phân tích Dupont. ROE = ROA x 1/(Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản) Goddard và ctg. (2004) cũng ủng hộ quan điểm này khi cho rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều lên khả năng sinh lời của các ngân hàng trong nghiên cứu của họ đã không phản ánh đúng lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao cho thấy ngân hàng đang hoạt động quá thận trọng và bỏ qua những cơ hội kinh doanh sinh lời tiềm năng. Trong kinh doanh, muốn đứng vững và cạnh tranh được thì ngân hàng phải giữ rủi ro trong giới hạn nhất định, phải đảm bảo thanh khoản theo mức độ cần thiết trong kết cấu tài sản và mức độ sinh lãi có thể chấp nhận được. Nếu quá chú trọng đến yếu tố này hoặc yếu tố khác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Giả sử một ngân hàng chấp nhận rủi ro cao, thanh khoản thấp để mở rộng các nghiệp vụ sinh lời thì sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu thận trọng về rủi ro, nâng cao quá mức về thanh khoản sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm, và nghiêm trọng hơn là làm cho khách hàng mất niềm tin và bỏ đi nơi khác. Tất cả những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Thực tế cho thấy, từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2014 không chỉ suy giảm về tốc độ tăng trưởng mà còn bộc lộ rõ những yếu kém và bất ổn. Lạm phát tăng cao khiến mặt bằng lãi suất theo đó cũng tăng vọt. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn, sức cầu của nền kinh tế giảm mạnh do chính sách thắt chặt của chính phủ, thị trường đầu ra bị thu hẹp dẫn đến tình trạng tồn kho ngày càng trầm trọng, các ngân hàng vì lẽ đó cũng thắt chặt hơn trong việc giải ngân cho các doanh nghiệp, cẩn thận hơn trong