SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
----------
NGUYỄN MINH THÔNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CẦN THƠ, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
----------
NGUYỄN MINH THÔNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
NGƯỜI HƯ NG ẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THIỆN PHONG
CẦN THƠ, 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trườn Đại Học Tây
Đô, Khoa Sau Đại học và TS Nguyễn Thiện Phong người hướng dẫn khoa học
của tác giả, thầy đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian tác giả thực hiện
luận văn này. Những nhận xét, đánh giá và chỉ bảo thầy thực sự là vô cùng quý
giá đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lớp cao học kế toán 5B đã
giúp tác giả có được những kiến thức, những kinh nghiệm cần thiết để thực hiện
luận văn.
Cuối lời, tôi xin kính chúc Ban giám hiệu, Quý Thầy Cô trường Đại Học
Tây Đô, TS. Nguyễn Thiện Phong cùng với các bạn học được nhiều sức khoẻ,
thành công và may mắn.
Học viên thực hiện
N M T
ii
TÓM TẮT
Trong những năm qua BCTC của các doanh nghệp Việt Nam đã có nhiều
thay đổi theo chiều hướng tích cực dưới sự hướng dẫn Chính phủ, Bộ ngành có
liên quan. Tuy nhiên thực tế hiện nay, hệ thống BCTC doanh nghiệp áp dụng
trong các loại hình doanh nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại chưa thật sự phù hợp,
nhất là các DNNVV. BCTC là các chứng từ cần thiết trong kinh doanh. BCTC
là văn bản cuối cùng tổng kết lại 1 năm hoạt động của doanh nghiệp. Do đó,
BCTC cuối năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Thông tin tài
chính của các công ty được rất nhiều đối tượng quan tâm sử dụng. Mục tiêu của
BCTC là cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng, dựa vào sự đảm bảo các
tính chất phù hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh được và có thể hiểu của thông tin,
phản ảnh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Từ đó tác giả chọn đề tài:
“ c â ố ả ưở đế c ấ lượ b o c o i c í của doa iệp
ỏ v vừa rê địa b P ”. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương
pháp nghiên cứu định tính. Trong phương pháp này, tác giả tiến hành gửi bảng
câu hỏi qua email để lấy ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong
lĩnh vực kế toán trong DNNVV tại TPCT. Nghiên cứu này nhằm bổ sung những
tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo, làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phục
vụ cho việc khảo sát.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng được
thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng
của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPCT.
Toàn bộ thông tin thu thập sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0
để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Sử dụng các kỹ thuật phân tích:
Thống kê mô tả, phân tích khám phá EFA, mô hình hồi quy. Thang đo của các
biến độc lập và biến phụ thuộc được thiết kế dựa theo các nghiên cứu trước đó.
Luận văn sử dụng mô hình hồi quy để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng BCTC của các doanh nghiệp. Từ những kết quả có được, đề tài đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BCTC hiên nay của các DN.
iii
ABSTRACT
In recent years, the financial statements of Vietnamese enterprises
have changed in a positive way under the continuous efforts of the Ministry of
Finance. However, the current reality, the financial statements system of
enterprises applied in many types of enterprises still exist not really suitable,
especially for SMEs. Financial statements are necessary documents in business.
Financial statements are the last document summarizing 1 year of operation of
an enterprise. Therefore, year-end financial statements are extremely important
for businesses. Financial information of companies is used by many objects
interested. The objective of the financial statements is to provide useful
information to users, based on the assurance of appropriate, reliable, comparable
and understandable properties of the information, and timely reflection of
industries. economic case. Since then the author chooses the topic: "Factors
affecting the quality of financial statements of small and medium-sized
enterprises in the locality of TPCT". Preliminary studies are conducted by
qualitative research methods. In this method, the author sends the questionnaire
via email to consult experts who have experience in accounting in SMEs at
TPCT. This study aims to supplement the evaluation criteria, adjust the scale, as
a basis for building a questionnaire for the survey. The official study was
conducted by quantitative research method with data collection technique which
is interviewed through closed questionnaire designed based on 5-level Likert
scale to assess the importance of individuals. Factors affecting the financial
statements of SMEs at TPCT. All collected information will be processed with
the support of SPSS 22.0 software to test scales and research models. Using
analytical techniques: Descriptive statistics, EFA discoveries, regression models.
The scale of the independent and dependent variables is designed based on
previous studies. The thesis uses regression model to estimate the factors
affecting the quality of financial statements of enterprises. From the obtained
results, the thesis proposes a number of solutions to improve the quality of the
current financial statements of enterprises.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này được hoàn thành do chính tác giả thực hiện, các kết quả
nghiên cứu chính trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng
như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục
tài liệu tham khảo.
Học viên thực hiện
Nguy n Minh Thông
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................ii
ABSTRACT ........................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... iv
MỤC LỤC............................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG........................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH............................................................................................. x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................. 1
1.1. Lý do c ọ đề tà ...................................................................................... 1
1.2. Mục t ê ê cứ ............................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 3
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 3
1.3. Đố tượ ê cứ và p ạm v ê cứ ..................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 4
1.4. P ươ p áp ê cứ ....................................................................... 4
1.5. Ý ĩa k oa ọc và t ực t của đề tà .............................................. 4
1.6. Cấ trúc của l ậ vă ............................................................................. 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................. 6
2.1. Tổ q a về báo cáo tà c í .............................................................. 6
2.1.1. Báo cáo tài chính ................................................................................... 6
2.1.2. Đặc điểm BCTC của DNNVV.............................................................. 7
2.2. C ất lượ báo cáo tà c í ................................................................ 11
2.2.1. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)......................................... 11
2.2.2. Theo quan điểm FASB và IASB......................................................... 13
2.2.3. Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu....................................... 15
2.3. K á q át doa ệp ỏ và vừa................................................... 16
vi
2.4. Một số lý t ết ê cứ ................................................................. 21
2.4.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) .................................................. 21
2.4.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information)............. 24
2.4.3. Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory) .................................................. 25
2.5. Lược k ảo tà l ệ .................................................................................. 27
2.5.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 27
2.5.2. Các nghiên cứu nước ngoài................................................................. 30
2.5.3. Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu có liên quan.................................... 32
2.5.4. Khe hở nghiên cứu ............................................................................. 34
2.6. M ì ê cứ đề x ất ................................................................ 34
2.7. Các â tố ả ưở đế c ất lượ báo cáo tà c í ................ 35
2.7.1. Quy mô công ty ................................................................................... 35
2.7.2. Tổ chức kiểm toán............................................................................... 36
2.7.3. Quyết định nhà quản trị....................................................................... 37
2.7.4. Quy định về thuế ................................................................................. 37
2.7.5. Các quy định pháp lý về kế toán ......................................................... 39
2.7.6. Người lập BCTC ................................................................................. 39
2.8. G ả t ết ê cứ và m ì ồ q ......................................... 40
2.8.1. Giả thiết nghiên cứu ............................................................................ 40
2.8.2. Mô hình hôi quy .................................................................................. 40
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 42
3.1. Q trì ê cứ .......................................................................... 42
3.2. P ươ p áp ê cứ ..................................................................... 42
3.2.1. Nghiên cứu định tính.......................................................................... 42
3.2.2. Nghiên cứu định lượng....................................................................... 43
3.3. P ươ p áp p â tíc ........................................................................ 44
3.3.1. Mẫu nghiên cứu................................................................................... 44
3.3.2. Đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha ........................................ 45
3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................ 45
3.3.4. Phân tích hồi qui bội............................................................................ 45
vii
3.4. Xâ dự t a đo................................................................................. 46
TÓM TẮT CHƯƠNG 3.................................................................................... 48
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 49
4.1. G ớ t ệ về các NNVV tạ T à P ố Cầ T ơ ........................... 49
4.1.1 Vị trí địa lý tỉnh Thành Phố Cần Thơ................................................... 49
4.1.2 Khái quát doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TPCT..................................... 50
4.2. T ực trạ c ất lượ BCTC tro các NNVV tạ T à P ố Cầ
T ơ........................................................................................................ 52
4.3. Kết q ả ê cứ ............................................................................... 54
4.3.1. Mô tả đặc điểm mẫu ............................................................................ 54
4.3.2. Mô tả biến đo lường ........................................................................... 56
4.3.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha........ 57
4.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA....................................................... 60
4.3.5. Phân tích hồi quy................................................................................ 62
4.3.6. Kiểm tra giả thuyết trong mô hình hồi quy........................................ 64
4.4. T ảo l ậ kết q ả ê cứ .............................................................. 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ..................................... 71
5.1. Kết l ậ ................................................................................................... 71
5.2. Hàm ý q ả trị ....................................................................................... 72
5.2.1 Đối với nhân tố quy mô doanh nghiệp................................................. 72
5.2.2 Đối với tổ chức kiểm toán.................................................................... 73
5.2.3 Đối với quyết định nhà quản trị............................................................ 74
5.2.4 Đối với nhân tố về Thuế....................................................................... 75
5.2.5 Đối với nhân tố các quy định về pháp lý kế toán................................. 76
5.2.6 Đối với nhân tố người lập BCTC......................................................... 77
5.3. K ế ị................................................................................................ 77
5.3.1. Đối với Bộ Tài chính:.......................................................................... 77
5.3.2. Đối với phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh
Cần Thơ:........................................................................................................ 78
5.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân TPCT.......................................................... 78
viii
5.4 Hạ c ế của đề tà ................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................xii
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ...........................18
Bảng 2.2: Tổng hợp lược khảo tài liệu..........................................................................32
Bảng 2.3: Các giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng ảnh hưởng của các nhân tố đến chất
lượng BCTC ..................................................................................................................40
Bảng 3.1: Thang đo nhân tố quy mô công ty ................................................................46
Bảng 3.2: Thanh đo nhân tố tổ chức kiểm toán.............................................................46
Bảng 3.3: Thang đo nhân tố quyết định nhà quản trị ....................................................47
Bảng 3.4: Thang đo nhân tố quy định về thuế...............................................................47
Bảng 3.5: Thang đo nhân tố các quy định pháp lý về kế toán.......................................47
Bảng 3.6: Thang đo nhân tố người lập BCTC...............................................................48
Bảng 3.7: Thang đo chất lượng BCTC..........................................................................48
Bảng 4.1 Thống kê thông tin mẫu khảo sát...................................................................55
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả giá trị của các biến đo lường ..................................56
Bảng 4.3: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố QM....................................57
Bảng 4.4: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố KT.....................................57
Bảng 4.5: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố QT.....................................58
Bảng 4.6: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố VT.....................................58
Bảng 4.7: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố PL......................................59
Bảng 4.8: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố NL.....................................59
Bảng 4.9: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo CL ..................................................60
Bảng 4.10: Kiểm định Bartlett và KMO cho các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lương BCTC...........................................................................................................61
Bảng 4.11: Kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo chất lương BCTC...................62
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy bội.....................................................................................63
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................35
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................42
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt N ê ĩa
Tiếng Anh Tiếng Việt
BCTC Báo cáo tài chính
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
CMKT Chuẩn mực kế toán
CLTT Chất lượng thông tin
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
FASB Financial Accounting
Standards Board
Hội đồng chuẩn mực kế
toán tài chính Mỹ
HĐQT Hội đồng quản trị
HNX Ha Noi Stock Ecchange Sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội
HOSE Ho Chi Minh Stock
Ecchange
Sở giao dịch chứng khoán
TP. Hồ Chí Minh
IASB International Accounting
Standards Board
Hội đồng chuẩn mực kế
toán tài chính quốc tế
KTV Auditor Kiểm toán viên
QTCT Quản trị công ty
TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài
chính
TTKT Thông tin kế toán
TPCT Thành phố Cần Thơ
VAS Vietnam Accounting
Standards
Hệ thống chuẩn mực kế
toán Việt Nam
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do c ọ đề tà
Ở Việt Nam thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm
đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng
vai trò quan trọng trong xã hội, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.
Kế toán được thực hiện nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho việc thực
hiện các quyết định kinh tế. Mục đích chính của kế toán tài chính là để đưa ra
các báo cáo tài chính, trong đó cung cấp các thông tin hữu ích về hoạt động kinh
doanh của một tổ chức kinh tế cho các đối tượng bên ngoài như các nhà đầu tư,
các chủ nợ, các cơ quan ban hành chính sách và luật pháp, … (Mohsen H. et al,
2016). Như vậy, việc cung cấp một báo cáo trung thực về tình hình tài chính của
một công ty là hết sức quan trọng; giúp người sử dụng thông tin trên báo cáo tài
chính dựa trên những thông tin đó để đưa ra những quyết định kinh tế đúng đắn.
Để các doanh nghiệp này phát triển thì việc tạo ra một BCTC có chất lượng
là điều hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp. Một BCTC có chất lượng sẽ là
một công cụ hữu ích cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp, so sánh
doanh nghiệp qua từng thời kỳ, đánh giá giá trị hiện trạng của các doanh nghiệp,
là cơ sở cung cấp thông tin đáng tin cậy cho những người sử dụng BCTC hiểu
được các con số và các chỉ số tài chính để hỗ trợ cho việc ra quyết định tốt hơn
khi thực hiện đánh giá phân tích. Nghiên cứu này nhằm tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng một BCTC, từ đó làm cơ sở cho phòng kế toán ở các
doanh nghiệp lập được một BCTC có chất lượng, thông tin đáng tin cậy, giúp
cho các DNVVN tạo niềm tin với nhà đầu tư nhằm tiếp cận nguồn vốn vay từ
các tổ chức tín dụng được thuận lợi hơn hoặc các chủ thể khác có liên quan.
Đồng thời, nghiên cứu cũng giúp người sử dụng BCTC có cơ sở lý luận khi xoét
đoán BCTC cho quyết định của mình.
Trong những năm qua BCTC trong các doanh nghệp Việt Nam đã có nhiều
thay đổi theo chiều hướng tích cực dưới sự nỗ lực không ngừng của Bộ Tài
2
Chính. Tuy nhiên thực tế hiện nay, hệ thống BCTC doanh nghiệp áp dụng trong
các loại hình doanh nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại chưa thật sự phù hợp, nhất là
các DNNVV. BCTC là các chứng từ cần thiết trong kinh doanh. BCTC là văn
bản cuối cùng tổng kết lại 1 năm hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, BCTC
cuối năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Thông tin tài chính
của các công ty được rất nhiều đối tượng quan tâm sử dụng. Mục tiêu của BCTC
là cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng, dựa vào sự đảm bảo các tính
chất phù hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh được và có thể hiểu của thông tin,
phản ảnh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên, quá trình thu thập,
xử lý và cung cấp thông tin bị tác động bởi nhiều nhân tố mang tính chủ quan và
khách quan vô tình đã làm cho các tính chất trên không được đảm bảo, dẫn đến
sự suy giảm tính hữu ích của thông tin trên BCTC. Khi đó, các hoạt động kinh tế
sẽ phải được quyết định dựa trên những nguồn thông khác bên ngoài BCTC như
thông tin từ báo chí, tin đồn, nội bộ, hay thậm chí chỉ là một sự xoét đoán chủ
quan dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân người sử dụng mà ít khi có
được sự đảm bảo về các tính chất đáng tin cậy, trung thực, trung lập, vv…,
những đặc tính vốn có của thông tin trên BCTC. Lúc đó nền kinh tế sẽ chứa
đựng nguy cơ về sự mất ổn định, hoạt động kém hiệu quả, khó kiểm soát do
những hành vi gian lận, trong khi đó số đông các doanh nghiệp và các chủ thể
khác của nền kinh tế sẽ gặp khó khăn khi không có những thông tin phù hợp và
đáng tin cậy làm phương tiện bảo vệ và mang lại lợi ích thực sự cho mình và
cộng đồng. Vì vậy nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC sẽ giúp người sử
dụng ra quyết định thích hợp và chính xác. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm
đảm bảo lợi ích tối thiểu cho người sử dụng BCTC. Các nhà quản lý sử dụng
chúng để đánh giá khái quát và toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp, thấy
rõ điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng tương lai. Các cổ đông sử dụng chúng để
theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình đang được quản lý như thế nào. Các nhà
đầu tư bên ngoài dùng chúng để xác định cơ hội đầu tư. Còn người cho vay và
nhà cung ứng lại thường xuyên kiểm tra BCTC để xác định khả năng thanh toán
của những công ty mà họ đang giao dịch. Để lập được một BCTC có chất lượng
3
thì người lập báo cáo cần nhận biết được các nhân tố tác động đến BCTC nhằm
xây dựng được hệ thống kế toán chuyên nghiệp và phù hợp cho từng đặc điểm
doanh nghiệp, thu thập dữ liệu phù hợp, đáng tin cậy, phù hợp, kịp thời.
Từ những lý do nêu trên tác giả chọn đề tài: “ c â ố ả ưở đế
c ấ lượ b o c o i c í của doa iệp ỏ v vừa rê địa b P ”
để nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BCTC
ở các DNNVV tại TPCT.
1.2. Mục t ê ê cứ
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC của các DNNVV tại TPCT, từ đó đề xuất ra hàm ý quản trị nhằm năng
cao chất lượng BCTC đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của người sử dụng,
quản lý của các DNNVV hiện nay.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1:Đánh giá thực trạng chất lượng BCTC của các DNNVV tại
TPCT.
Mục tiêu 2:Phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPCT.
Mục tiêu 3: Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng BCTC ở các
DNNVV tại TPCT.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPCT như
thế nào?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào?
Câu hỏi 3: Hàm ý quản trị được đề xuất để nâng cao chất lượng BCTC các
của DNNVV tại TPCT được nêu ra như thế nào?
1.3. Đố tượ ê cứ và p ạm v ê cứ
1.3.1. Đố tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC của các DNNVV tại TPCT.
4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại
thành phố Cần Thơ.
- Phạm vi thời gian:
+Số liệu sơ cấp: Dữ liệu thống kê liên quan đến số lượng, loại hình DN,
ngành nghề kinh doanh của các DNNVV tại TPCT được thu thập năm 2016 -
2018.
+ Số liệu thứ cấp: Khảo sát được tiến hành từ tháng 9/2019 đến tháng
11/2019.
1.4. P ươ p áp ê cứ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính.
Trong phương pháp này, tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi qua email để lấy ý
kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán trong
DNNVV tại TPCT. Nghiên cứu này nhằm bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều
chỉnh thang đo, làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho việc khảo sát.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng được
thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng
của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPCT.
Toàn bộ thông tin thu thập sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0
để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Sử dụng các kỹ thuật phân tích:
Thống kê mô tả, phân tích khám phá EFA, mô hình hồi quy. Thang đo của các
biến độc lập và biến phụ thuộc được thiết kế dựa theo các nghiên cứu trước đó.
1.5. Ý ĩa k oa ọc và t ực t của đề tà
- Về mặt khoa học: Đề tài làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân
tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng BCTC của các
DNNVV tại TPCT. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu
tương lai có liên quan đến chất lượng BCTC tại các doanh nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài cung cấp các căn cứ khoa học cho các DN quan
tâm đến chất lượng BCTC hướng tới sự trợ giúp cho việc ra quyết định theo các
5
tình huống cụ thể của các nhà quản lý trong điều kiện biến động phức tạp của
nền kinh tế thị trường.
1.6. Cấ trúc của l ậ vă
Luận văn được chia thành 5 chương:
- C ươ 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
- C ương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
- C ươ 3: Phương pháp nghiên cứu
- C ươ 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- C ươ 5: Kết luận và hàm ý quản trị
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 này tác giả đã trình bày lý do, tính cấp thiết và ý nghĩa về
mặt lý thuyết cũng như thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả đã
đưa ra mục tiêu của đề tài, các câu hỏi cần phải làm rõ khi nghiên cứu và đưa ra
giới hạn, phạm vi của đề tài nghiên cứu. Song song với việc giới thiệu tổng quan
về đề tài nghiên cứu của mình thông qua các đề tài đã nghiên cứu trước đó, tác
giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu theo hai giai đoạn: nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng. Và cuối cùng, là trình bày sơ lược nội dung
chính của luận văn bao gồm 5 chương. Chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày cơ
sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về báo cáo tài chính
2.1.1. Báo cáo tài chính
Dựa theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 21 (VAS 21) thì “báo cáo tài chính
phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của
một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về
tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh
nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc
đưa ra các quyết định kinh tế”. Theo VAS21 Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán: trình bày thông tin về tài sản hiện có và nguồn hình
thành tài sản của công ty tại một thời điểm xác định. Thông tin trên bảng cân đối
sẽ giúp cho người sử dụng đánh giá tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn và
nguồn lực của doanh nghiệp, tình hình nợ phải trả của doanh nghiệp, để đưa ra
các quyết định cho phù hợp.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: cung cấp đầy đủ thông tin về tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kì xác
định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chính và kết quả
hoạt động kinh doanh khác. Thông tin trên BCKQHĐKD sẽ giúp người sử dụng
đánh giá được khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: cung cấp thông tin cụ thể về luồng tiền thu
vào và luồng tiền chi ra phát sinh trong kỳ báo cáo. Nó bao gồm luồng tiền từ
hoạt động sản xuất kinh doanh, luồng tiền từ hoạt động đầu tư và luồng tiền từ
hoạt động tài chính. Thông tin trên BCLCTT giúp người sử dụng đánh giá các
thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản
thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra
các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng
khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng
7
của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện
tượng. Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả
năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai,
dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền, kiểm tra
mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những
tác động của thay đổi giá cả.
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: là một báo cáo tổng hợp để giải thích
và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài
chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các
bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Thông tin trên
TMBCTC giúp người sử dụng hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động
thực tế của doanh nghiệp, đồng thời hiểu được báo cáo tài chính của doanh
nghiệp và có thể so sánh với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác.
2.1.2. Đặc đ ểm BCTC của DNNVV
Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo
các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình
thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh
doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn
của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do đó, báo cáo tài chính vừa là
phương pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán
tài chính đến những người sử dụng để ra các quyết định kinh tế.
Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016 thì hệ
thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được lập với
mục đích sau:
1. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình
kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý
của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người
sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung
cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
a) Tài sản;
8
b)Nợ phải trả;
c) Vốn chủ sở hữu;
d)Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.
2. Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác
trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu
đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng
Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính
1. Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính phải đầy đủ, khách quan,
không có sai sót để phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để
giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của
các giao dịch và sự kiện. Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn
phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh
hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.
- Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông
tin tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú
trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi
mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người
sử dụng báo cáo tài chính.
- Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng
và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa
chọn và áp dụng. Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất
cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát
được khó xác định là chính xác hay không chính xác. Việc trình bày một ước
tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và
các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc
lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính.
9
2. Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng báo cáo tài
chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
3. Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng
yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc
thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng
thông tin tài chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ
lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài
chính của một đơn vị cụ thể.
4. Thông tin tài chính phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
5. Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa
các kỳ kế toán, so sánh được giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau.
6. Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên báo cáo tài chính.
Doanh nghiệp được chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc
liên tục trong mỗi phần
Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 thì hệ thống
báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được lập với mục
đích sau:
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình
hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản
lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những
người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải
cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ
sở hữu, doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác,
lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin
khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ
tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng
để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.
Hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được lập với mục đích
sau:
10
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản,
nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong một kỳ kế toán.
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình
hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của
doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai.
Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu
hút sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanh
nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên một giác độ khác
nhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc ra
các quyết định phù hợp với mục tiêu của mình.
- Với nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng
hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả
kinh doanh sau một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích
đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho
sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
- Với các cơ quan hữu quan của nhà nước như tài chính, ngân hàng kiểm
toán, thuế... BCTC là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng
dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế tài chính
của doanh nghiệp.
- Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay báo cáo tài chính giúp họ nhận biết
khả năng về tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng
sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro... để họ cân
nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp.
- Với nhà cung cấp, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng thanh
toán, phương thức thanh toán, để từ đó họ quyết định bán hàng cho doanh
nghiệp nữa hay thôi, hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán như thế nào cho
hợp lý.
- Với khách hàng, báo cáo tài chính giúp cho họ có những thông tin về khả
năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp,
11
chính sách đãi ngộ khách hàng... để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua
hàng của doanh nghiệp.
Để thực sự trở thành công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế, báo cáo tài
chính phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản dưới đây:
- Báo cáo tài chính phải được lập chính xác, trung thực, đúng mẫu biểu đã
qui định, có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan và phải có dấu xác
nhận của cơ quan, đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo.
- Báo cáo tài chính phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, trình tự và
phương pháp lập theo quyết định của nhà nước, từ đó người sử dụng có thể so
sánh, đánh giá hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ,
hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau.
Số liệu phản ánh trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, đủ độ tin cậy và dễ
hiểu, đảm bảo thuận tiện cho những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài
chính phải đạt được mục đích của họ.
Báo cáo tài chính phải được lập và gửi theo đúng thời hạn quy định.
Ngoài ra báo cáo tài chính còn phải đảm bảo tuân thủ các khái niệm,
nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận và ban hành. Có như vậy hệ
thống báo cáo tài chính mới thực sự hữu ích, mới đảm bảo đáp ứng được yêu
cầu của các đối tượng sử dụng để ra các quyết định phù hợp.
2.2. Chất lượng báo cáo tài chính
2.2.1. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)
Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ
tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành
tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh,
tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do đó, báo cáo tài chính vừa là phương
pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính
đến những người sử dụng để ra các quyết định kinh tế. Một BCTC chất lượng là
một báo cáo chứa những thông tin kế toán có chất lượng.
12
Hệ thống CMKT Việt Nam chưa đề cập đến khái niệm “đặc điểm chất
lượng” của thông tin hữu ích nhưng các đặc điểm chất lượng có xuất hiện trong
chuẩn mực chung VAS 01 dưới tên gọi “các yêu cầu cơ bản đối với kế toán”.
+ Trung thực: Yêu cầu đầu tiên đối với kế toán là “trung thực”. Trung thực
có nghĩa là các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên
cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản
chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Khách quan: đảm bảo các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép
và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo theo hướng
kết quả được xác định trước hay vì những lý do, mục đích cá nhân. Thông tin
phải phản ánh đúng sự thực và bản chất kinh tế của các giao dịch phát sinh. Mọi
sự xuyên tạc, bóp méo thông tin về các giao dịch kinh tế phát sinh và trình bày
thông tin theo ý muốn chủ quan của nhà quản lý DN đều làm suy giảm tính
trung thực và khách quan của thông tin trên BCTC.
+ Đầy đủ: mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế
toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
+ Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
+ Dễ hiểu: Các thông tin, số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ
ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có
hiểu biết về kinh doanh, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những
vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong thuyết minh. (VAS 01,
đoạn 14)
+ Có thể so sánh: Một yêu cầu nữa được đề cập đến là thông tin cần so
sánh được. Thông tin trên BCTC của DN có thể so sánh với các DN khác hay
đơn giản là so sánh số liệu giữa các năm của DN đó. Tuy nhiên các thông tin và
số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một DN và giữa các DN chỉ có thể so
sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán,
DN phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so
13
sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các DN hoặc giữa thông tin thực hiện
với thông tin dự toán, kế hoạch.
Các yêu cầu kế toán nói trên phải được thực hiện đồng thời. Ngoài ra, việc
lập và trình bày BCTC theo VAS 21 cũng có nhắc đến việc trình bày trung thực
hợp lý nhưng không cho đây là một đặc điểm chất lượng của thông tin BCTC
hữu ích. Theo VAS 21, đoạn 9 “Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung
thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng
tiền của DN. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính
phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế
toán và các quy định có liên quan hiện hành.”. Tai đoạn 12 VAS 21 cho rằng
việc lựa chọn, áp dụng các chính sách kế toán để lập và trình bày BCTC phải
phù hợp với quy định của CMKT. Nếu chưa có quy định thì DN phải tự xây
dựng các phương pháp cho hợp lý, đảm bảo các thông tin phải:
Thích hợp: Thông tin cần thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế
của người sử dụng.
Đáng tin cậy: BCTC phải cung cấp thông tin tin cậy cho những người sử
dụng để ra quyết định. Để thông tin đáng tin cậy, DN phải đảm bảo thông tin
được trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh
doanh của DN. Thông tin phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch
và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; trình
bày khách quan, không thiên vị; tuân thủ nguyên tắc thận trọng và thông tin phải
được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
2.2.2. T eo q a đ ểm FASB và IASB
Theo FASB, chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính được chia thành 2
nhóm đặc điểm bao gồm: nhóm đặc điểm cơ bản là thích hợp và đáng tin cậy với
nhóm đặc điểm thứ yếu là nhất quán và có thể so sánh được. Ngoài ra FASB
cũng đưa ra các hạn chế của việc thực hiện các đặc điểm của chất lượng thông
tin như là quan hệ chi phí – lợi ích, trọng yếu và thận trọng.
Theo IASB thì thông tin trên BCTC phải hữu ích đối với người sử dụng, nó
phải phù hợp và đại diện trung thực cho những gì nó phản ảnh. Thông tin trên
14
BCTC bao gồm 2 nhóm đặc tính: Nhóm đặc tính cơ bản là phù hợp và trung
thực, và nhóm đặc tính liên quan là so sánh, kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
Dựa theo FASB và IASB có hai đặc tính chất lượng cơ bản của thông tin
đó là “Tính thích hợp” và “Trình bày trung thực”
- Tính thích hợp: thông tin kế toán được xem là thích hợp nếu nó có thể tạo
nên sự khác biệt trong việc ra quyết định của người sử dụng bằng cách giúp họ
dự đoán về các kết quả của các sự kiện diễn ra trong quá khứ, hiện tại và tương
lai hoặc để xác nhận hay điều chỉnh dự đoán hoặc các đánh giá trước đây của họ.
Để thích hợp, thông tin cần phải được công bố kịp thời, và phải có giá trị dự báo
hoặc giá trị xác nhận hoặc cả hai.
- Trình bày trung thực: Để tin cậy, thông tin cần phải đầy đủ, chính xác,
mang tính chất đại diện, có thể kiểm chứng được và ở trạng thái trung lập,
không thiên vị.
Ngoài các đặc tính chất lượng cơ bản còn có các đặc tính chất lượng bổ
sung, đó là:
- Có thể so sánh: Thông tin về một tổ chức kinh tế cụ thể sẽ thực sự hữu ích
nếu thông tin đó có thể so sánh được với thông tin tương tự về các tổ chức kinh
tế khác hoặc với thông tin tương tự của chính tổ chức đó nhưng vào thời điểm
hoặc thời kỳ khác. Sự so sánh giữa các tồ chức kinh tế hoặc tính nhất quán trong
việc áp dụng phương pháp so sánh qua thời gian này giúp tăng giá trị hữu ích
của thông tin trong việc so sánh các cơ hội kinh tế hoặc tình hình hiệu quả kinh
doanh.
- Có thể kiểm chứng: Nếu thông tin có thể kiểm chứng được thì sẽ đảm
bảo với người dùng rằng thông tin được trình bày trung thực và đáng tin cậy.
Thông tin có thể kiểm chứng được nếu như: có sự đồng thuận giữa những người
xem xét thông tin khác nhau, đảm bảo phản ánh đúng bản chất của sự kiện kinh
tế và có thể xác minh trực tiếp và gián tiếp.
- Tính kịp thời: thông tin cần được cung cấp cho người sử dụng trong một
khoảng thời gian hợp lý trước khi thông tin đó trở nên mất giá trị đối với quyết
định họ. Nếu thông tin không được cung cấp kịp thời hoặc được cung cấp sau
15
khi xảy ra một sự kiện nào đó sẽ khiến thông tin mất đi tính hữu ích và thậm chí
trở nên vô ích.
- Có thể hiểu được: thông tin cần được trình bày gúp người sử dụng thông
tin có thể hiểu được ý nghĩa của chúng. Thông tin có thể dễ hiểu hơn nếu được
phân loại, làm rõ bàn chất và trình bày rõ rang.
2.2.3. T eo q a đ ểm của một số nhà nghiên cứu
Theo Verdi (2006) định nghĩa BCTC chất lượng là BCTC truyền tải chính
xác thông tin về hoạt động của công ty, đặc biệt là dòng lưu chuyển tiền mong
đợi của nó, còn theo Schiller và Vegt (2010) chất lượng thông tin kế toán có đa
chiều, các tác giả này đã sử dụng một khái niệm 2 chiều, họ định nghĩa chất
lượng kế toán được cải thiện nếu nó trình bày trung thực và kịp thời.
Theo Kamaruzaman, Mazlifa, & Maisarah (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng
của quy chế quản trị công ty đến chất lượng thông tin tài chính thì BCTC là một
phương tiện giao tiếp giữa công ty và các bên có liên quan như chính phủ, cổ
đông, nhân viên, ngân hàng, nhà cung cấp, chủ nợ và các bên liên quan khác.
BCTC phải cung cấp thông tin có liên quan, đáng tin cậy, so sánh được và dễ
hiểu để hỗ trợ người sử dụng trong quá trình ra quyết định của họ.
Theo Biddle, Hilary and Verdi (2009) về chất lượng báo cáo tài chính liên
quan đến hiệu quả đầu tư thì chất lượng BCTC chính là độ chính xác mà báo cáo
tài chính truyền tải thông tin về hoạt động của công ty, đặc biệt là dòng tiền kỳ
vọng của mình, và thông báo cho các cổ đông của công ty. Định nghĩa này là
phù hợp với tuyên bố của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính về khái niệm
kế toán tài chính số 1 (1978), trong đó nói rằng có một mục tiêu của báo cáo tài
chính là để thông báo cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng trong việc đưa ra
các quyết định đầu tư hợp lý và trong việc đánh giá dòng tiền dự kiến của công
ty.
Tác giả Wright (2010) nghiên cứu về xem xét lại một lịch sử của chất
lượng báo cáo tài chính tại Úc đã chỉ ra chất lượng báo cáo tài chính bao gồm 4
yếu tố: phù hợp, độ tin cậy, so sánh và dễ hiểu. Ngoài ra còn 2 yếu tố liên quan
là tính hữu dụng và tính trọng yếu.
16
Salehi và Rostami (2011) nghiên cứu về mục đích của BCTC cũng như
những thông tin được trình bày trên BCTC, cho rằng BCTC hữu ích phải phản
ánh được nó hữu ích cho ai và mục tiêu hướng đến là gì. Bởi vì BCTC cung cấp
thông tin, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông người sử dụng để đưa ra các
quyết định kinh tế, tùy vào các đối tượng sử dụng BCTC khác nhau mà thông tin
được quan tâm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mục đích chung của BCTC vẫn là cung
cấp các thông tin tài chính nhằm giúp cho những đối tượng sử dụng đưa ra quyết
định kinh tế.
Theo Alkdai & Hanefah (2012), giá trị thích hợp của TTKT được xem xét
như một khía cạnh của chất lượng TTKT, các công ty có TTKT chất lượng cao
khi các công ty này cung cấp thông tin với mức QTLN thấp, kế toán thận trọng
hơn và thông tin kế toán có giá trị thích hợp hơn.
2.3. Khái quát doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Điều 6 của Nghị định 39/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành
ngày 11/3/2018 hướng dẫn Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Nghị
định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ. Tiêu chí để xác định
doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Đ ề 6: T ê c í xác đị doa ệp ỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp
siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng
hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động
tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu
của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ
17
đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh
nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham
gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của
năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng
không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ
đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh
nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1,khoản 2
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham
gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của
năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng
không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản
1, khoản 2 Điều này.
Đ ề 7. Xác đị lĩ vực oạt độ của doa ệp ỏ và vừa
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào
quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật
chuyên ngành.
Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa được
xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp không xác định
được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định
căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất.
Đ ề 8. Xác đị số lao độ t am a bảo ểm xã ộ bì q â ăm của
doa ệp ỏ và vừa
1. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh
nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo
pháp luật về bảo hiểm xã hội.
18
2. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng
tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm
và được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà
doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm
xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.
Đ ề 9. Xác đị tổ ồ vố của doa ệp ỏ và vừa
Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên
Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản
lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được
xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý
liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.
Đ ề 10. Xác đị tổ doa t của doa ệp ỏ và vừa
Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề
mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng
chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn
quy định tại Điều 9 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Lĩ
vực
1. N ệp, lâm ệp, t ủ
sả và c ệp, xâ dự
2. T ươ mạ , dịc vụ
DN
siêu
ỏ
Có số lao động
tham gia BHXH
bình quân năm
không quá 10
người
Tổng DT của
năm không quá 3
tỷ hoặc tổng NV
không quá 3 tỷ
Có số lao động
tham gia BHXH
bình quân năm
không quá 10
người
Tổng DT của
năm không quá
10 tỷ hoặc tổng
NV không quá
3 tỷ
19
Lĩ
vực
1. N ệp, lâm ệp, t ủ
sả và c ệp, xâ dự
2. T ươ mạ , dịc vụ
DN
ỏ
Có số lao động
tham gia BHXH
bình quân năm
không quá 100
người
Tổng DT của
năm không quá
50 tỷ hoặc tổng
NV không quá
20 tỷ
Có số lao động
tham gia BHXH
bình quân năm
không quá 50
người
Tổng DT của
năm không quá
100 tỷ hoặc
tổng NV không
quá 50 tỷ
DN
vừa
Có số lao động
tham gia BHXH
bình quân năm
không quá 200
người
Tổng DT của
năm không quá
200 tỷ hoặc tổng
NV không quá
100 tỷ
Có số lao động
tham gia BHXH
bình quân năm
không quá 100
người
Tổng DT của
năm không quá
300 tỷ hoặc
tổng NV không
quá 100 tỷ
(N uồ : N ị đị số 39/ 8/NĐ- P / 3/ 8 của í p ủ)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng
kinh tế của nhiều quốc gia hay các vùng miền, kể cả ở các quốc gia phát triển và
đang phát triển. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong mọi lĩnh vực của
nền kinh tế quốc dân từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ,…
đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng. Ở
những nền kinh tế có đặc điểm phát triển khác nhau vai trò của doanh nghiệp
nhỏ và vừa được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhưng thực tế cho thấy tầm
quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng lớn khi mà phạm vi hoạt
động ngày càng mở rộng thể hiện thông qua số lượng doanh nghiệp, hoạt động
có mặt ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu
của nền kinh tế mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, vai trò của DNNVV lại càng quan
trọng bởi vì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chiếm khoản 98,1% số
doanh nghiệp của Việt Nam, đóng góp 40% vào GDP, 30% vào tổng thu ngân
sách nhà nước, giải quyết 50% công ăn việc làm cho xã hội. Một số vai trò chủ
yếu của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam cụ thể như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo việc làm cho người lao động, góp
phần giảm thiểu thất nghiệp. Do các DNNVV tham gia kinh doanh ở tất cả các
ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế với đa dạng các sản phẩm nên có thể đảm
bảo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nhiều vùng miền khác nhau.
20
Mặt khác, do đặc điểm sản xuất kinh doanh không yêu cầu trình độ cao nên có
thể sử dụng được cả lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa kinh tế chưa
phát triển. Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi các
doanh nghiệp lớn thường phải sa thải nhân công để cắt giảm chi phí thì các
DNNVV, với tính chất linh hoạt và năng động của mình, có thể thích ứng nhanh
với sự biến động của thị trường, có thể đứng vững mà không phải cắt giảm nhân
công, hoặc có thể nhanh chóng thu hút lại lực lượng lao động khi nền kinh tế đi
vào chu kỳ phục hồi.
Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò quan trọng trong việc ổn
định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các DNNVV là những nhà thầu phụ cho
các doanh nghiệp lớn với việc điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm
cho phép nền kinh tế có được sự ổn định trước những biến động lớn. Với lợi thế
về vốn đầu tư ít và nguồn lao động dồi dào, trong những năm qua, DNNVV phát
triển ngày càng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh
nghiệp. DNNVV cung cấp cho thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng ở
tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, tạo ra nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được mọi
nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Vì thế
mức độ đóng góp của các DNNVV vào tổng sản lượng của nền kinh tế là rất
lớn.
Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác và phát huy các nguồn lực địa
phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế bao giờ cũng
có những vùng sâu, vùng xa, là những vùng kém phát triển, có điều kiện tự
nhiên không thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Nếu nền kinh tế chỉ
tồn tại các doanh nghiệp lớn có xu hướng tập trung ở các thành phố, thị xã, các
khu công nghiệp mà thiếu đi các doanh nghiệp nhỏ thì sẽ xảy ra tình trạng phát
triển mất cân đối giữa các vùng miền, không tận dụng hết nguồn tài nguyên
quốc gia, làm giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Trong khi đó, với quy
mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, dễ thành lập, các DNNVV có thể
tham gia vào nhiều thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai,
tài nguyên và lao động của từng vùng, đặc biệt là các ngành nông – lâm – hải
21
sản và ngành công nghiệp chế biến. DNNVV cũng chính là chủ thể tác động tích
cực nhất vào việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống như mây tre
đan, gốm sứ, dệt,…Vì vậy, có thể nói DNNVV đóng vai trò hết sức quan trọng
trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn góp phần thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng thời thúc đẩy các
ngành thương mại dịch vụ, tiểu thương phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy nền kinh tế năng động. Một
nền kinh tế đặt tỉ lệ quá lớn nguồn lực tài nguyên và lao động vào các doanh
nghiệp lớn thì nền kinh tế sẽ chậm chạp do quy mô lớn dẫn tới bộ máy quản lý
cồng kềnh với các quyết định kinh doanh chậm chạp. Ngược lại, với một tỉ lệ
thích hợp các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, dễ điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế
sẽ trở nên năng động, linh hoạt hơn, thích nghi được với những biến động thị
trường bắt kịp xu hướng của nền kinh tế thế giới.
2.4. Một số lý thuyết nghiên cứu
2.4.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)
Lý thuyết này đã xây dựng đầu tiên bởi Ross (1973), sau đó được phát triển
thêm bởi Jensen & Meckling (1976). Nội dung của lý thuyết này đề cập đến mối
quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên được ủy nhiệm (agent) thông qua
hợp đồng. Trong đó, bên được ủy nhiệm sẽ thực hiện một số công việc đại diện
cho bên ủy nhiệm, bao gồm việc ủy thác một mức độ thẩm quyền ra quyết định
cho bên được ủy nhiệm.
Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy
nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Thông thường, bên được ủy
nhiệm (đại diện) được mong đợi sẽ hành xử theo hướng mang lại lợi ích lớn nhất
cho bên ủy nhiệm nhưng bản thân những người được ủy nhiệm cũng theo đuổi
những lợi ích riêng. Chính vì vậy trong mối quan hệ này luôn tồn tại những mâu
thuẫn và điều này làm phát sinh một khoản chi phí đại diện (agency cost).
Jensen M. C., and Meckling W. H (1976) chia chi phí ủy nhiệm thành ba loại,
đó là:
22
Chi phí giám sát (Monitoring cost): là các chi phí cho người chủ sở hữu
(bên ủy nhiệm) trả để đo lường, giám sát và kiểm tra hoạt động của người quản
lý (bên được ủy nhiệm). Ví dụ như chi phí kiểm toán, kiểm tra giám sát, ký kết
hợp đồng, sa thải người đại diện
Chi phí ràng buộc (Bonding cost): là chi phí do nhà quản lý (bên được ủy
nhiệm) phải chịu nhằm đảm bảo việc giảm thiểu các hành động có thể gây thiệt
hại cho chủ sở hữu (bên ủy nhiệm). Ví dụ như: khoản bồi thường nhà quản lý sẽ
gánh chịu trong hợp đồng đại diện nếu có gây tổn thất cho công ty hoặc không
hoàn thành mục tiêu đã cam kết với chủ sở hữu.
Phần tổn thất còn lại (Residual loss), là phần lợi ích của chủ sở hữu (bên ủy
nhiệm) bị giảm đi dù cả hai bên đã thực hiện những hành động phát sinh chi phí
(1) và (2). Ví dụ như thiệt hại do kiểm soát quá mức hoạt động của nhà quản lý,
quyền biểu quyết của các cổ đông trong một số vấn đề quan trọng của công ty
gây ra thiệt hại cho công ty.
Lý thuyết này cho rằng khi nhà quản lý sở hữu toàn bộ công ty thì nhà quản
lý sẽ đưa ra những quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty, tức có
nghĩa là tối đa hóa lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, khi tỷ lệ vốn trong công ty của
họ càng nhỏ thì quyền lợi của họ trong công ty dựa trên vốn giảm dần và họ có
xu hướng muốn nhận được các khoản thù lao lớn hơn. Khi đó, cả hai bên ủy
quyền và bên đại diện đều muốn tối đa hóa lợi ích của họ và họ có nhiều mục
tiêu khác nhau để đạt được những điều này. Lý thuyết ủy nhiệm cũng cung cấp
một cơ sở tốt cho việc giải thích tại sao người được ủy nhiệm (quản lý) lựa chọn
những chính sách kế toán và công bố thông tin kế toán, để có lợi nhất cho họ và
sẽ thuận lợi cho việc đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài cũng
như giúp giảm thiểu các chi phí phát sinh. Dựa vào lý thuyết này, luận văn sẽ
nghiên cứu các nhân tố: quyết định nhà quản trị, tổ chức kiểm toán.
Mối quan hệ ủy nhiệm xuất hiện rõ trong hai trường hợp quan trọng là giữa cổ
đông với nhà quản lí doanh nghiệp là người trực tiếp điều hành các hoạt động
của công ty và giữa chủ nợ với các cổ đông của công ty.
23
Thứ nhất, trong mối quan hệ giữa cổ đông và Ban giám đốc công ty, cổ đông bổ
nhiệm các nhà quản lí đại diện họ trực tiếp điều hành công ty với mong muốn
các nhà quản lí sẽ làm gia tăng giá trị công ty và tối đa hóa lợi ích cho cổ đông.
Tuy nhiên, thực tế thì Ban điều hành đôi khi lại hướng đến lợi ích riêng của
mình mà điều đó lại làm ảnh hưởng đến mục đích của cổ đông. Ví dụ, cổ đông
muốn kết quả kinh doanh tốt kéo dài trong tương lai là hướng đến tính bền vững
nhưng ngược lại, Ban giám đốc lại chỉ quan tâm đến lợi nhuận trong thời gian
họ điều hành và để phục vụ mục đích đó họ có thể thực hiện cắt giảm các khoản
chi phí ngắn hạn hữu ích và vô cùng cần thiết cho sự phát triển lâu dài của công
ty mà trong tương lai để bù đắp nhiều khi phải bỏ ra một khoản chi phí lớn gấp
nhiều lần. Thêm vào đó việc các cổ đông thường đánh giá các nhà quản lí thông
qua các thông tin tài chính của công ty như doanh thu, lợi nhuận cũng là một tác
nhân khiến các nhà quản lí tác động lên BCTC để thực hiện mục đích cá nhân
của mình. Chính vì vậy, các cổ đông phải xây dựng các chế độ đãi ngộ
(compensation mechanisms) và thiết lập cơ chế giám sát (supervisory
mechanisms) để hạn chế hành vi hạn chế các hành vi tư lợi của các nhà quản trị.
Thứ hai, trong mối quan hệ giữa chủ nợ và cổ đông của công ty thì chủ nợ trao
quyền sử dụng vốn cho công ty vay vốn và sau một thời gian sẽ thu hồi vốn vay
cùng một khoản lãi. Trong một nghiên cứu của mình, Smith và các cộng sự
(1979) trích trong Vũ Hữu Đức (2010) đã đưa ra một kết quả mà từ đó có thể
nhận thấy các nguy cơ đe dọa đến chủ nợ đó là: Công ty sử dụng vốn chi trả cổ
tức càng nhiều sẽ càng làm giảm các tài sản đảm bảo cho khoản vay cũng như
các chỉ số tài chính liên quan đến khả năng thanh toán nợ. Công ty dùng vốn vay
đầu tư vào các dự án có suất sinh lời lớn nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn cho
mình, tuy nhiênđiều đó không làm tăng lợi nhuận tương ứng cho chủ nợ vì lãi
vay thường được cố định ngay từ đầu, mặt khác các dự án này sẽ có rủi ro cao
làm tăng rủi ro không hoàn trả được khoản vay cho chủ nợ. Công ty vay càng
nhiều thì đòn bẩy tài chính càng cao, góp phần tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu tuy nhiên lại làm cơ cấu nguồn vốn của công ty rủi ro hơn, khả năng thu hồi
vốn cho vay của chủ nợ giảm. Những nguy cơ trên tạo nên chi phí ủy nhiệm mà
24
chủ nợ phải gánh chịu khi cho vay, đó là yếu tố họ sẽ xem xét để quyết định liệu
có chấp nhận khoản cho vay hay không, và nếu chấp nhận có cần áp dụng mức
lãi suất cao hơn không. Việc đánh giá rủi ro trước khi cho vay cũng dựa vào các
chỉ số tài chính trên BCTC. Mặt khác, chủ nợ có thể đòi hỏi thêm các điều
khoản ràng buộc liên quan đến tỉ lệ chia cổ tức, các khoản đầu tư được phép sử
dụng vốn vay… và kiểm tra lại tính hợp lý của chúng bằng các thông tin được
trình bày trên BCTC. Từ những phân tích trong nội dung của lý thuyết uỷ nhiệm,
có thể thấy rõ rằng luôn hiện diện các mâu thuẫn giữa bên ủy nhiệm và bên được
ủy nhiệm. Trái với mong đợi của người ủy nhiệm là tối đa hóa lợi ích của mình
thì người đại diện – thường là các nhà quản trị công ty đôi khi lại có những mục
đích riêng và vì hướng đến mục đích đó mà những nhà quản trị này lại tiến hành
điều chỉnh lợi nhuận. Hành động đó có thể làm cho một BCTC không phản ánh
một cách trung thực, hợp lí tình hình hoạt động của công ty. Và đương nhiên nó
không cung cấp được thông tin hữu ích cho người cần sử dụng như cổ đông, nhà
đầu tư, chủ nợ, các nhà phân tích tài chính. Ngoài ra, Jensen và Meckling (1976)
cũng cho rằng kiểm toán giảm thiểu xung đột giữa cơ quan quản lý và các cổ
đông bên ngoài. Kiểm toán đóng vai trò giám sát cho các cổ đông vì KTV sẽ báo
cáo phát hiện sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Trong
ngắn hạn, kiểm toán liên kết các nhà quản lý với người tham gia KTV để báo
hiệu cho các cổ đông rằng họ sẽ không có hành vi cơ hội. Khi áp dụng vào công
trình nghiên cứu của tác giả, với việc phân tích ở trên theo lý thuyết này, tác giả
sẽ kỳ vọng rằng công ty không kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT với TGĐ, có quyền
sở hữu bởi nhà quản lý càng cao, có sự tập trung quyền sở hữu càng cao, công ty
có tính độc lập của HĐQT càng cao thì chất lượng BCTC (chất lượng lợi nhuận)
càng cao 56 và có đòn bẩy tài chính càng cao, công ty có tồn tại kế hoạch
thưởng thì chất lượng BCTC (chất lượng lợi nhuận) càng thấp.
2.4.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information)
Năm 1970 trong bài nghiên cứu của mình G. A Akerlof đã giới thiệu về lý
thuyết thông tin bất cân xứng. Việc ra quyết định cho một vấn đề nào đó của tất
cả mọi cá nhân, tổ chức đều xuất phát từ các thông tin thu thập được về vấn đề
25
đó. Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không có
thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên dẫn tới trả giá thấp hơn giá trị thực
của hàng hóa, hậu quả là người bán không còn động lực để sản xuất hàng hóa có
giá trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm trung bình trên thị trường. Sau
cùng, bất cân xứng thông tin thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng trên thị
trường chỉ còn lại những sản phẩm có chất lượng kém, hàng hóa tốt bị loại bỏ
dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch cho cả hai bên. Bất cân xứng thông tin còn gây
ra rủi ro đạo đức và độc quyền về thông tin Có một số thông tin riêng tư, bí mật,
thường không được truyền đạt hết mà bị che giấu đi ít nhiều. Do đó, giữa những
người nắm giữ thông tin và những người khác không thể tiếp cận được thông tin
một cách trọn vẹn xuất hiện tình trạng thông tin bất cân xứng. Trong công ty,
thông tin bất cân xứng xảy ra giữa các cổ đông- chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư với
nhà quản lý. Các cổ đông và nhà đầu tư không thể có thông tin chính xác và toàn
diện về tình hình tài chính của công ty như người quản lý. Người quản lý có thể
đưa ra những thông tin không kịp thời, không tin cậy, thiếu chính xác hoặc
không đầy đủ về tình hình tài chính của công ty, khiến các nhà đầu tư đưa ra
những quyết định sai lầm và chịu nhiều bất lợi.
Thông tin bất cân xứng thường dẫn đến hai hậu quả, đó là lựa chọn bất lợi
và suy giảm đạo đức. Lựa chọn bất lợi là kết quả của việc có thông tin bất cân
xứng xảy ra trước khi giao dịch hay ký hợp đồng. Ngược lại, suy giảm đạo đức
là hậu quả khi thông tin bất cân xứng xảy ra sau khi giao dịch. Điều này sẽ làm
bóp méo quyết định tham gia thị trường của các chủ thể kinh tế, thậm chí có thể
dẫn đến thất bại thị trường.
2.4.3. Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory)
Lý thuyết này nhằm làm giảm tình trạng thông tin bất cân xứng giữa bên có
thông tin và bên cần thông tin, từ nghiên cứu của Arrow (1972) và Schipper
(1981).
Khi áp dụng vào công trình nghiên cứu của tác giả, theo lý giải của lý
thuyết này, tác giả sẽ kỳ vọng các công ty có khả năng thanh toán hiện hành
càng cao, có lợi nhuận càng cao, triển vọng phát triển càng cao thì chất lượng
26
BCTC càng cao và các công ty được kiểm toán bởi công ty kiểm toán Big 4 thì
chất lượng BCTC cũng sẽ cao hơn. Đối với công ty có vốn đầu tư bởi nước
ngoài, có quy mô càng lớn đáng lẽ các công ty cần cung cấp BCTC chất lượng,
tuy nhiên, theo lý thuyết này, nhằm tạo tín hiệu tốt về hiệu quả của công ty, thu
hút dòng vốn đầu tư có khả năng công ty sẽ báo cáo chất lượng lợi nhuận không
cao, tương tự, các công ty đòn bẩy tài chính càng cao nghĩa là tình trạng nợ nần
lớn, để tạo tín hiệu tốt đối với bên cho vay, các công ty này có khả báo cáo lợi
nhuận cao hơn số thực, vì vậy chất lượng lợi nhuận báo cáo sẽ không cao. Ngoài
ra, theo lý giải của lý thuyết này, tác giả cũng kỳ vọng các công ty có thời gian
hoạt động càng dài và thời gian niêm yết càng dài, họ muốn tạo dựng uy tín nên
sẽ lập và trình bày BCTC trung thực hợp lý hơn để khẳng định uy tín của họ,
tương tự, các công ty niêm yết trên HOSE, vì HOSE có quy mô lớn, quy định
khắt khe và thời gian hoạt động lâu hơn thì BCTC của những công ty này sẽ chất
lượng hơn các công ty niêm yết tại HXN. Các công ty có tính trì hoãn việc công
bố BCTC càng dài thì thường sẽ bị các đối tượng quan tâm đến thông tin ngờ
vực chất lượng BCTC sẽ thấp, vì bị chú ý như vậy các công ty này sẽ lập và
trình bày BCTC chất lượng hơn
Lý thuyết tín hiệu đã góp phần vào việc giải thích rằng những công ty có
chất lượng cao sẽ chọn chính sách kế toán cho phép chất lượng vượt trội của họ
được thể hiện, trong khi những công ty chất lượng thấp hơn sẽ chọn những
chính sách kế toán để cố gắng che bớt những khuyết điểm này. Động cơ để ra tín
hiệu bằng việc lựa chọn chính sách kế toán sẽ cao nhất ở những nơi có thông tin
bất cân xứng nhất, thông thường là những công ty có số lượng cổ đông lớn và
dàn trải. Như vậy, khi thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của doanh
nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp,
doanh nghiệp sẽ vận dụng chính sách kế toán để có thể cung cấp thông tin có lợi
nhất về doanh nghiệp của họ cho các nhà đầu tư. Doanh nghiệp thông qua các
hoạt động kiểm soát nội bộ và đào tạo trình độ đội ngũ nhân viên kế toán, thực
hiện tốt các quy định của thuế, các quy định pháp lý về kế toán nhằm nâng cao
27
tính hiệu quả của công tác kế toán, độ tin cậy và tính chính xác của thông tin, gia
tăng chất lượng BCTC.
2.5. Lược khảo tài liệu
2.5.1. Các nghiên cứ tro ước
Tại Việt Nam, chủ đề liên quan đến chất lượng BCTC cũng được một số
nhà nghiên cứu quan tâm, các công trình nghiên cứu này cụ thể như sau:
Nguyễn Thị Huyền Trâm (2007) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác kế toán của DNVVN, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên
BCTC bao gồm: người sử dụng và thông tin cần thiết, các quy định pháp lý, hệ
thống kiểm soát nội bộ, yêu cầu và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, các
dịch vụ tài chính kế toán.
Nguyễn Phúc Sinh (2008) về nâng cao tính hữu ích của BCTC DN Việt
Nam, mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định phương hướng, quan điểm
và đề xuất các giải pháp để nâng cao tính hữu ích của BCTC tại Việt Nam.
Võ Văn Nhị và cộng sự (2011) trong đề tài nghiên cứu cấp bộ về các quy
định pháp lý về kế toán và công tác kế toán của doanh nghiệp Việt Nam đã phân
tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp lý về kế toán áp dụng cho DN
Việt Nam như: luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, đánh gía tình
hình tổ chức công tác kế toán tại các DN Việt Nam. Từ đó đưa ra các nguyên
nhân tồn tại về các yếu kém của hệ thống pháp lý về kế toán cũng như công tác
kế toán tại DN. Tác giả cũng chỉ ra rằng, để nâng cao chất lượng thông tin kế
toán, cần nâng cao chất lượng hệ thống pháp lý, nâng cao chất lượng công tác kế
toán tại DN.
Võ Văn Nhị và Trần Thanh Hải (2013) về vấn đề giải pháp nâng cao chất
lượng BCTC cho DNNVV ở VN thì kết quả nghiên cứu đã đưa ra được các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của DNNVV như: công tác tổ chức
quản lý, người làm công tác kế toán, khung pháp lý về kế toán, đối tượng sử
dụng thông tin và nhu cầu thông tin. Nghiên cứu cho thấy hiện nay công tác kế
toán tại DNNVV còn nhiều yếu kém, kế toán chỉ đơn giản là người ghi chép các
nghiệp vụ phát sinh chứ không thực hiện công việc phân tích và kiểm tra tính
28
hiệu quả của doanh nghiệp. Chính việc yếu kém trong công tác kế toán, yếu kém
trong công tác quản lý của người chủ doanh nghiệp đã làm ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng BCTC.
Nguyễn Thị Phương Hồng và Mai Thị Hoàng Minh (2014), khảo sát về
quan điểm của người lập và người sử dụng về các khía cạnh của BCTC, kết quả
của nghiên cứu này đã trình bày khá chi tiết về quan điểm của các đối tượng trên
về tần suất, mục đích sử dụng BCTC, tính kịp thời của BCTC, tầm quan trọng
của nguồn cung cấp thông tin và của từng báo cáo bộ phận trong BCTC của các
DN Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Thị Phương Hồng và Dương Thị Khánh Linh (2014) khảo sát về
quan điểm của 2 đối tượng kế toán viên và kiểm toán viên, trong nghiên cứu này
khảo sát thêm đối tượng là nhà đầu tư, tuy nhiên nội dung khảo sát là đánh giá
của họ về đặc điểm chất lượng BCTC của các DN Việt Nam hiện nay, kết quả
tìm thấy, tùy vào mục đích sử dụng BCTC, các đối tượng có sự khác nhau trong
đánh giá tầm quan trọng của mỗi đặc điểm chất lượng. Ngoài ra, một kết quả
khá hữu ích trong nghiên cứu này là còn có khoảng cách khá lớn giữa mong đợi
và thực tế về sáu đặc điểm chất lượng của BCTC và chất lượng BCTC của các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa được đánh giá cao.
Nguyễn Thị Hồng Nga (2014) cũng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng TTKT, trong đó tác giả đã trình bày các tiêu chí của chất lượng
TTKT, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng chất lượng TTKT, các nhân
tố này bao gồm nhân sự kế toán và nhà quản lý, môi trường doanh nghiệp và hệ
thống văn bản pháp quy của Nhà nước, tác giả chọn ngẫu nhiên 155 đối tượng là
kế toán trưởng, kế toán viên, giám đốc/phó giám đốc trong 52 doanh nghiệp để
khảo sát, kết quả từ kiểm định thang đo và phân tích hồi quy cho thấy nhân tố
nhân sự kế toán và quản lý, hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước có ảnh
hưởng đến chất lượng TTKT, nhân tố môi trường doanh nghiệp không có ảnh
hưởng, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc khảo sát quan điểm của các
đối tượng được lựa chọn về việc ảnh hưởng của các nhân tố này chứ không phân
tích trực tiếp trên BCTC.
29
Đào Ngọc Hạnh (2014) về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng chất lượng hệ
thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TPHCM.
Tác giả đưa ra mô hình hồi quy gồm biến phụ thuộc là CLTTKT và 8 biến độc
lập là cam kết của nhà quản lý, kiến thức về sử dụng công nghệ hệ thống thông
tin kế toán của nhà quản lý, kiến thức về kế toán của nhà quản lý, hiệu quả của
phần mềm và quy trình ứng dụng kế toán, chất lượng dữ liệu, hiệu quả tham gia
của nhân viên, huấn luyện của nhân viên, huấn luyện và đào tạo, môi trường văn
hóa DN. Qua phân tích các bước phân tích như: kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan hệ số Pearson,
phân tích hồi quy..từ dữ liệu thu thập thực tế tại 200 DNNVV trên địa bàn
TPHCM, tác giả đã chỉ ra 3 nhân tố tác động đến chất lượng hệ thống thông tin
kế toán bao gồm: tham gia của nhân viên, kiến thức sử dụng công nghệ
HTTTKT của nhà quản lý, và cam kết của nhà quản lý, trong đó nhân tố mạnh
nhất là tham gia của nhân viên.
Phan Minh Nguyệt (2014) về xác định đo lường mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở VN. Bài
nghiên cứu đưa vào tìm hiểu đo lường và kiểm định 7 nhân tố: nhà quản trị, lợi
ích và chi phí, lập và trình bày BCTC, trình độ nhânviên kế toán, mục đích lập
BCTC, thuế và rủi ro kiểm toán. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố
ảnh hưởng trực tiếp đến CLTTKT trên BCTC: rủi ro kiểm toán, nhà quản trị DN,
việc lập và trình bày BCTC, thuế, lợi ích và chi phí.
Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2013) trong đề tài nghiên cứu về công tác kế toán trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở trên địa bàn tình Bình Định, nghiên cứu cho
thấy mục tiêu hiện nay mà DNNVV quan tâm đó là kê khai các loại thuế, tối
thiểu hóa chi phí của doanh nghiệp, còn mục tiêu cung cấp thông tin cho người
sử dụng không được quan tâm. Nghiên cứu chỉ phân tích công tác kế toán của
doanh nghiệp, chưa đi vào phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với
công tác kế toán và thông tin kế toán trên BCTC.
Nguyễn Trọng Nguyên (2014) chỉ tập trung phân tích về các phương pháp
đo lường chất lượng thông tin BCTC, theo tác giả có các phương pháp đo lường
30
như điều chỉnh lợi nhuận, công bố lại BCTC, gian lận BCTC, công bố tự nguyện
và chất lượng BCTC theo nghĩa rộng (đo lường theo đặc điểm chất lượng), tác
giả đã phân tích ưu điểm và hạn chế của mỗi phương pháp và đã ủng hộ phương
pháp đo lường cuối cùng.
Nguyễn Xuân Hưng & Phạm Quốc Thuần (2016) nghiên cứu về tác động
của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến tính thích đáng của chất lượng
thông tin kế toán trên BCTC. Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, tác giả xây
dựng mô hình nghiên cứu gồm có 4 nhân tố bên ngoài tác động đến tính thích
đáng của chất lượng BCTC bao gồm: áp lực từ thuế, niêm yết chứng khoán,
kiểm toán độc lập và chất lượng phần mềm kế toán. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có 3 nhân tố tác động đến thuộc tính tính thích đáng của CLTT BCTC trong
các DN Việt Nam, trong đó nhân tố áp lực từ thuế là tác động mạnh nhất với
beta=0.373, kế tiếp là kiểm toán độc lập, và chất lượng PMKT xếp ở vị trí cuối
cùng. Với hệ số R2 đã diều chỉnh=0.324. Nghiên cứu giúp khẳng định tầm quan
trọng của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến thuộc tính tính chính đáng
của CLTT BCTC khi nó giải thích được đến 32.4% biến thiên của CLTT BCTC
xét trên khía cạnh tính chính đáng.
2.5.2. Các nghiên cứ ước ngoài
Nhiều các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng BCTC, đặc biệt là chất lượng lợi nhuận trong BCTC, các nhân tố này bao
gồm cả các nhân tố bên trong và bên ngoài công ty, mối liên quan giữa chất
lượng BCTC và hiệu quả đầu tư, hiệu quả thị trường vốn, nghiên cứu về chất
lượng lợi nhuận và các nghiên cứu có liên quan đến việc khai báo lợi nhuận
không chính xác (tức điều chỉnh lợi nhuận), các nhân tố ảnh hưởng đến điều
chỉnh lợi nhuận và các yếu tố có liên quan khác.
Heidi (2001) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC đã chỉ
ra những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng một BCTC bao gồm: quyết định của
nhà quản trị (như quyết định về chính sách kế toán áp dụng), cơ chế quản lý bên
ngoài (như chất lượng kiểm toán, chính phủ ), cơ chế quản trị nội bộ, các quy
định về BCTC, nhu cầu và mục đích của người sử dụng báo cáo (chủ sở hữu,
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf

More Related Content

What's hot

Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định GiáĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Mẫu bài thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩ
Mẫu bài thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩMẫu bài thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩ
Mẫu bài thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩ
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn công ty Hưng Đạo năm 2015-2017.docx
Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn công ty Hưng Đạo năm 2015-2017.docxPhân tích tình hình tài sản và nguồn vốn công ty Hưng Đạo năm 2015-2017.docx
Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn công ty Hưng Đạo năm 2015-2017.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019
Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019
Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOTĐề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàngLuận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nayLuận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty vật liệu xây dựng
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty vật liệu xây dựngĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty vật liệu xây dựng
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty vật liệu xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bì
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bìPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bì
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bì
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế - Gửi miễn phí ...Đề tài: Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAYĐề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Nguyễn Công Huy
 
Các công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toánCác công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toán
leemindinh
 
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.docLuận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định GiáĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
 
Mẫu bài thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩ
Mẫu bài thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩMẫu bài thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩ
Mẫu bài thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩ
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn công ty Hưng Đạo năm 2015-2017.docx
Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn công ty Hưng Đạo năm 2015-2017.docxPhân tích tình hình tài sản và nguồn vốn công ty Hưng Đạo năm 2015-2017.docx
Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn công ty Hưng Đạo năm 2015-2017.docx
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
 
Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019
Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019
Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
 
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOTĐề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
 
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàngLuận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
 
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nayLuận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
 
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty vật liệu xây dựng
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty vật liệu xây dựngĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty vật liệu xây dựng
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty vật liệu xây dựng
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bì
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bìPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bì
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bì
 
Đề tài: Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế - Gửi miễn phí ...Đề tài: Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAYĐề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Các công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toánCác công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toán
 
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.docLuận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 

Similar to Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...
Man_Ebook
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...
Man_Ebook
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...
Man_Ebook
 
Đề tài công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Đề tài  công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOTĐề tài  công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Đề tài công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
Man_Ebook
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Man_Ebook
 
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngHoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ... Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
hieu anh
 
Đánh giá thành tích tại Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung.doc
Đánh giá thành tích tại Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung.docĐánh giá thành tích tại Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung.doc
Đánh giá thành tích tại Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Man_Ebook
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Man_Ebook
 
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHPHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Kieu Thi Phuoc
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOTĐề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf (20)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...
 
Đề tài công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Đề tài  công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOTĐề tài  công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Đề tài công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
 
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngHoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ... Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
 
Đánh giá thành tích tại Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung.doc
Đánh giá thành tích tại Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung.docĐánh giá thành tích tại Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung.doc
Đánh giá thành tích tại Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
 
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHPHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
 
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOTĐề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
 

More from Man_Ebook

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ---------- NGUYỄN MINH THÔNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ---------- NGUYỄN MINH THÔNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 NGƯỜI HƯ NG ẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THIỆN PHONG CẦN THƠ, 2021
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trườn Đại Học Tây Đô, Khoa Sau Đại học và TS Nguyễn Thiện Phong người hướng dẫn khoa học của tác giả, thầy đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian tác giả thực hiện luận văn này. Những nhận xét, đánh giá và chỉ bảo thầy thực sự là vô cùng quý giá đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lớp cao học kế toán 5B đã giúp tác giả có được những kiến thức, những kinh nghiệm cần thiết để thực hiện luận văn. Cuối lời, tôi xin kính chúc Ban giám hiệu, Quý Thầy Cô trường Đại Học Tây Đô, TS. Nguyễn Thiện Phong cùng với các bạn học được nhiều sức khoẻ, thành công và may mắn. Học viên thực hiện N M T
  • 4. ii TÓM TẮT Trong những năm qua BCTC của các doanh nghệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực dưới sự hướng dẫn Chính phủ, Bộ ngành có liên quan. Tuy nhiên thực tế hiện nay, hệ thống BCTC doanh nghiệp áp dụng trong các loại hình doanh nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại chưa thật sự phù hợp, nhất là các DNNVV. BCTC là các chứng từ cần thiết trong kinh doanh. BCTC là văn bản cuối cùng tổng kết lại 1 năm hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, BCTC cuối năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Thông tin tài chính của các công ty được rất nhiều đối tượng quan tâm sử dụng. Mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng, dựa vào sự đảm bảo các tính chất phù hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh được và có thể hiểu của thông tin, phản ảnh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Từ đó tác giả chọn đề tài: “ c â ố ả ưở đế c ấ lượ b o c o i c í của doa iệp ỏ v vừa rê địa b P ”. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Trong phương pháp này, tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi qua email để lấy ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán trong DNNVV tại TPCT. Nghiên cứu này nhằm bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo, làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho việc khảo sát. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPCT. Toàn bộ thông tin thu thập sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Sử dụng các kỹ thuật phân tích: Thống kê mô tả, phân tích khám phá EFA, mô hình hồi quy. Thang đo của các biến độc lập và biến phụ thuộc được thiết kế dựa theo các nghiên cứu trước đó. Luận văn sử dụng mô hình hồi quy để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp. Từ những kết quả có được, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BCTC hiên nay của các DN.
  • 5. iii ABSTRACT In recent years, the financial statements of Vietnamese enterprises have changed in a positive way under the continuous efforts of the Ministry of Finance. However, the current reality, the financial statements system of enterprises applied in many types of enterprises still exist not really suitable, especially for SMEs. Financial statements are necessary documents in business. Financial statements are the last document summarizing 1 year of operation of an enterprise. Therefore, year-end financial statements are extremely important for businesses. Financial information of companies is used by many objects interested. The objective of the financial statements is to provide useful information to users, based on the assurance of appropriate, reliable, comparable and understandable properties of the information, and timely reflection of industries. economic case. Since then the author chooses the topic: "Factors affecting the quality of financial statements of small and medium-sized enterprises in the locality of TPCT". Preliminary studies are conducted by qualitative research methods. In this method, the author sends the questionnaire via email to consult experts who have experience in accounting in SMEs at TPCT. This study aims to supplement the evaluation criteria, adjust the scale, as a basis for building a questionnaire for the survey. The official study was conducted by quantitative research method with data collection technique which is interviewed through closed questionnaire designed based on 5-level Likert scale to assess the importance of individuals. Factors affecting the financial statements of SMEs at TPCT. All collected information will be processed with the support of SPSS 22.0 software to test scales and research models. Using analytical techniques: Descriptive statistics, EFA discoveries, regression models. The scale of the independent and dependent variables is designed based on previous studies. The thesis uses regression model to estimate the factors affecting the quality of financial statements of enterprises. From the obtained results, the thesis proposes a number of solutions to improve the quality of the current financial statements of enterprises.
  • 6. iv LỜI CAM ĐOAN Luận văn này được hoàn thành do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu chính trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Học viên thực hiện Nguy n Minh Thông
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... i TÓM TẮT ............................................................................................................ii ABSTRACT ........................................................................................................iii LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... iv MỤC LỤC............................................................................................................ v DANH MỤC BẢNG........................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH............................................................................................. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. xi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................. 1 1.1. Lý do c ọ đề tà ...................................................................................... 1 1.2. Mục t ê ê cứ ............................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 3 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 3 1.3. Đố tượ ê cứ và p ạm v ê cứ ..................................... 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 4 1.4. P ươ p áp ê cứ ....................................................................... 4 1.5. Ý ĩa k oa ọc và t ực t của đề tà .............................................. 4 1.6. Cấ trúc của l ậ vă ............................................................................. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................. 6 2.1. Tổ q a về báo cáo tà c í .............................................................. 6 2.1.1. Báo cáo tài chính ................................................................................... 6 2.1.2. Đặc điểm BCTC của DNNVV.............................................................. 7 2.2. C ất lượ báo cáo tà c í ................................................................ 11 2.2.1. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)......................................... 11 2.2.2. Theo quan điểm FASB và IASB......................................................... 13 2.2.3. Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu....................................... 15 2.3. K á q át doa ệp ỏ và vừa................................................... 16
  • 8. vi 2.4. Một số lý t ết ê cứ ................................................................. 21 2.4.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) .................................................. 21 2.4.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information)............. 24 2.4.3. Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory) .................................................. 25 2.5. Lược k ảo tà l ệ .................................................................................. 27 2.5.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 27 2.5.2. Các nghiên cứu nước ngoài................................................................. 30 2.5.3. Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu có liên quan.................................... 32 2.5.4. Khe hở nghiên cứu ............................................................................. 34 2.6. M ì ê cứ đề x ất ................................................................ 34 2.7. Các â tố ả ưở đế c ất lượ báo cáo tà c í ................ 35 2.7.1. Quy mô công ty ................................................................................... 35 2.7.2. Tổ chức kiểm toán............................................................................... 36 2.7.3. Quyết định nhà quản trị....................................................................... 37 2.7.4. Quy định về thuế ................................................................................. 37 2.7.5. Các quy định pháp lý về kế toán ......................................................... 39 2.7.6. Người lập BCTC ................................................................................. 39 2.8. G ả t ết ê cứ và m ì ồ q ......................................... 40 2.8.1. Giả thiết nghiên cứu ............................................................................ 40 2.8.2. Mô hình hôi quy .................................................................................. 40 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 42 3.1. Q trì ê cứ .......................................................................... 42 3.2. P ươ p áp ê cứ ..................................................................... 42 3.2.1. Nghiên cứu định tính.......................................................................... 42 3.2.2. Nghiên cứu định lượng....................................................................... 43 3.3. P ươ p áp p â tíc ........................................................................ 44 3.3.1. Mẫu nghiên cứu................................................................................... 44 3.3.2. Đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha ........................................ 45 3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................ 45 3.3.4. Phân tích hồi qui bội............................................................................ 45
  • 9. vii 3.4. Xâ dự t a đo................................................................................. 46 TÓM TẮT CHƯƠNG 3.................................................................................... 48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 49 4.1. G ớ t ệ về các NNVV tạ T à P ố Cầ T ơ ........................... 49 4.1.1 Vị trí địa lý tỉnh Thành Phố Cần Thơ................................................... 49 4.1.2 Khái quát doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TPCT..................................... 50 4.2. T ực trạ c ất lượ BCTC tro các NNVV tạ T à P ố Cầ T ơ........................................................................................................ 52 4.3. Kết q ả ê cứ ............................................................................... 54 4.3.1. Mô tả đặc điểm mẫu ............................................................................ 54 4.3.2. Mô tả biến đo lường ........................................................................... 56 4.3.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha........ 57 4.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA....................................................... 60 4.3.5. Phân tích hồi quy................................................................................ 62 4.3.6. Kiểm tra giả thuyết trong mô hình hồi quy........................................ 64 4.4. T ảo l ậ kết q ả ê cứ .............................................................. 65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ..................................... 71 5.1. Kết l ậ ................................................................................................... 71 5.2. Hàm ý q ả trị ....................................................................................... 72 5.2.1 Đối với nhân tố quy mô doanh nghiệp................................................. 72 5.2.2 Đối với tổ chức kiểm toán.................................................................... 73 5.2.3 Đối với quyết định nhà quản trị............................................................ 74 5.2.4 Đối với nhân tố về Thuế....................................................................... 75 5.2.5 Đối với nhân tố các quy định về pháp lý kế toán................................. 76 5.2.6 Đối với nhân tố người lập BCTC......................................................... 77 5.3. K ế ị................................................................................................ 77 5.3.1. Đối với Bộ Tài chính:.......................................................................... 77 5.3.2. Đối với phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ:........................................................................................................ 78 5.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân TPCT.......................................................... 78
  • 10. viii 5.4 Hạ c ế của đề tà ................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................xii
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ...........................18 Bảng 2.2: Tổng hợp lược khảo tài liệu..........................................................................32 Bảng 2.3: Các giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng BCTC ..................................................................................................................40 Bảng 3.1: Thang đo nhân tố quy mô công ty ................................................................46 Bảng 3.2: Thanh đo nhân tố tổ chức kiểm toán.............................................................46 Bảng 3.3: Thang đo nhân tố quyết định nhà quản trị ....................................................47 Bảng 3.4: Thang đo nhân tố quy định về thuế...............................................................47 Bảng 3.5: Thang đo nhân tố các quy định pháp lý về kế toán.......................................47 Bảng 3.6: Thang đo nhân tố người lập BCTC...............................................................48 Bảng 3.7: Thang đo chất lượng BCTC..........................................................................48 Bảng 4.1 Thống kê thông tin mẫu khảo sát...................................................................55 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả giá trị của các biến đo lường ..................................56 Bảng 4.3: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố QM....................................57 Bảng 4.4: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố KT.....................................57 Bảng 4.5: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố QT.....................................58 Bảng 4.6: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố VT.....................................58 Bảng 4.7: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố PL......................................59 Bảng 4.8: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố NL.....................................59 Bảng 4.9: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo CL ..................................................60 Bảng 4.10: Kiểm định Bartlett và KMO cho các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lương BCTC...........................................................................................................61 Bảng 4.11: Kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo chất lương BCTC...................62 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy bội.....................................................................................63
  • 12. x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................35 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................42
  • 13. xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt N ê ĩa Tiếng Anh Tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ CMKT Chuẩn mực kế toán CLTT Chất lượng thông tin DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa FASB Financial Accounting Standards Board Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ HĐQT Hội đồng quản trị HNX Ha Noi Stock Ecchange Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Ho Chi Minh Stock Ecchange Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh IASB International Accounting Standards Board Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính quốc tế KTV Auditor Kiểm toán viên QTCT Quản trị công ty TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài chính TTKT Thông tin kế toán TPCT Thành phố Cần Thơ VAS Vietnam Accounting Standards Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
  • 14. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do c ọ đề tà Ở Việt Nam thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong xã hội, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Kế toán được thực hiện nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho việc thực hiện các quyết định kinh tế. Mục đích chính của kế toán tài chính là để đưa ra các báo cáo tài chính, trong đó cung cấp các thông tin hữu ích về hoạt động kinh doanh của một tổ chức kinh tế cho các đối tượng bên ngoài như các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan ban hành chính sách và luật pháp, … (Mohsen H. et al, 2016). Như vậy, việc cung cấp một báo cáo trung thực về tình hình tài chính của một công ty là hết sức quan trọng; giúp người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính dựa trên những thông tin đó để đưa ra những quyết định kinh tế đúng đắn. Để các doanh nghiệp này phát triển thì việc tạo ra một BCTC có chất lượng là điều hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp. Một BCTC có chất lượng sẽ là một công cụ hữu ích cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp, so sánh doanh nghiệp qua từng thời kỳ, đánh giá giá trị hiện trạng của các doanh nghiệp, là cơ sở cung cấp thông tin đáng tin cậy cho những người sử dụng BCTC hiểu được các con số và các chỉ số tài chính để hỗ trợ cho việc ra quyết định tốt hơn khi thực hiện đánh giá phân tích. Nghiên cứu này nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng một BCTC, từ đó làm cơ sở cho phòng kế toán ở các doanh nghiệp lập được một BCTC có chất lượng, thông tin đáng tin cậy, giúp cho các DNVVN tạo niềm tin với nhà đầu tư nhằm tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng được thuận lợi hơn hoặc các chủ thể khác có liên quan. Đồng thời, nghiên cứu cũng giúp người sử dụng BCTC có cơ sở lý luận khi xoét đoán BCTC cho quyết định của mình. Trong những năm qua BCTC trong các doanh nghệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực dưới sự nỗ lực không ngừng của Bộ Tài
  • 15. 2 Chính. Tuy nhiên thực tế hiện nay, hệ thống BCTC doanh nghiệp áp dụng trong các loại hình doanh nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại chưa thật sự phù hợp, nhất là các DNNVV. BCTC là các chứng từ cần thiết trong kinh doanh. BCTC là văn bản cuối cùng tổng kết lại 1 năm hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, BCTC cuối năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Thông tin tài chính của các công ty được rất nhiều đối tượng quan tâm sử dụng. Mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng, dựa vào sự đảm bảo các tính chất phù hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh được và có thể hiểu của thông tin, phản ảnh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên, quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin bị tác động bởi nhiều nhân tố mang tính chủ quan và khách quan vô tình đã làm cho các tính chất trên không được đảm bảo, dẫn đến sự suy giảm tính hữu ích của thông tin trên BCTC. Khi đó, các hoạt động kinh tế sẽ phải được quyết định dựa trên những nguồn thông khác bên ngoài BCTC như thông tin từ báo chí, tin đồn, nội bộ, hay thậm chí chỉ là một sự xoét đoán chủ quan dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân người sử dụng mà ít khi có được sự đảm bảo về các tính chất đáng tin cậy, trung thực, trung lập, vv…, những đặc tính vốn có của thông tin trên BCTC. Lúc đó nền kinh tế sẽ chứa đựng nguy cơ về sự mất ổn định, hoạt động kém hiệu quả, khó kiểm soát do những hành vi gian lận, trong khi đó số đông các doanh nghiệp và các chủ thể khác của nền kinh tế sẽ gặp khó khăn khi không có những thông tin phù hợp và đáng tin cậy làm phương tiện bảo vệ và mang lại lợi ích thực sự cho mình và cộng đồng. Vì vậy nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC sẽ giúp người sử dụng ra quyết định thích hợp và chính xác. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo lợi ích tối thiểu cho người sử dụng BCTC. Các nhà quản lý sử dụng chúng để đánh giá khái quát và toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp, thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng tương lai. Các cổ đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình đang được quản lý như thế nào. Các nhà đầu tư bên ngoài dùng chúng để xác định cơ hội đầu tư. Còn người cho vay và nhà cung ứng lại thường xuyên kiểm tra BCTC để xác định khả năng thanh toán của những công ty mà họ đang giao dịch. Để lập được một BCTC có chất lượng
  • 16. 3 thì người lập báo cáo cần nhận biết được các nhân tố tác động đến BCTC nhằm xây dựng được hệ thống kế toán chuyên nghiệp và phù hợp cho từng đặc điểm doanh nghiệp, thu thập dữ liệu phù hợp, đáng tin cậy, phù hợp, kịp thời. Từ những lý do nêu trên tác giả chọn đề tài: “ c â ố ả ưở đế c ấ lượ b o c o i c í của doa iệp ỏ v vừa rê địa b P ” để nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BCTC ở các DNNVV tại TPCT. 1.2. Mục t ê ê cứ 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPCT, từ đó đề xuất ra hàm ý quản trị nhằm năng cao chất lượng BCTC đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của người sử dụng, quản lý của các DNNVV hiện nay. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1:Đánh giá thực trạng chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPCT. Mục tiêu 2:Phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPCT. Mục tiêu 3: Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng BCTC ở các DNNVV tại TPCT. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPCT như thế nào? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào? Câu hỏi 3: Hàm ý quản trị được đề xuất để nâng cao chất lượng BCTC các của DNNVV tại TPCT được nêu ra như thế nào? 1.3. Đố tượ ê cứ và p ạm v ê cứ 1.3.1. Đố tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPCT.
  • 17. 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại thành phố Cần Thơ. - Phạm vi thời gian: +Số liệu sơ cấp: Dữ liệu thống kê liên quan đến số lượng, loại hình DN, ngành nghề kinh doanh của các DNNVV tại TPCT được thu thập năm 2016 - 2018. + Số liệu thứ cấp: Khảo sát được tiến hành từ tháng 9/2019 đến tháng 11/2019. 1.4. P ươ p áp ê cứ Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Trong phương pháp này, tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi qua email để lấy ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán trong DNNVV tại TPCT. Nghiên cứu này nhằm bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo, làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho việc khảo sát. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPCT. Toàn bộ thông tin thu thập sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Sử dụng các kỹ thuật phân tích: Thống kê mô tả, phân tích khám phá EFA, mô hình hồi quy. Thang đo của các biến độc lập và biến phụ thuộc được thiết kế dựa theo các nghiên cứu trước đó. 1.5. Ý ĩa k oa ọc và t ực t của đề tà - Về mặt khoa học: Đề tài làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPCT. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tương lai có liên quan đến chất lượng BCTC tại các doanh nghiệp. - Về mặt thực tiễn: Đề tài cung cấp các căn cứ khoa học cho các DN quan tâm đến chất lượng BCTC hướng tới sự trợ giúp cho việc ra quyết định theo các
  • 18. 5 tình huống cụ thể của các nhà quản lý trong điều kiện biến động phức tạp của nền kinh tế thị trường. 1.6. Cấ trúc của l ậ vă Luận văn được chia thành 5 chương: - C ươ 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu - C ương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu - C ươ 3: Phương pháp nghiên cứu - C ươ 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - C ươ 5: Kết luận và hàm ý quản trị TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1 này tác giả đã trình bày lý do, tính cấp thiết và ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra mục tiêu của đề tài, các câu hỏi cần phải làm rõ khi nghiên cứu và đưa ra giới hạn, phạm vi của đề tài nghiên cứu. Song song với việc giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu của mình thông qua các đề tài đã nghiên cứu trước đó, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu theo hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Và cuối cùng, là trình bày sơ lược nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương. Chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
  • 19. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về báo cáo tài chính 2.1.1. Báo cáo tài chính Dựa theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 21 (VAS 21) thì “báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế”. Theo VAS21 Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: - Bảng cân đối kế toán: trình bày thông tin về tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của công ty tại một thời điểm xác định. Thông tin trên bảng cân đối sẽ giúp cho người sử dụng đánh giá tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn và nguồn lực của doanh nghiệp, tình hình nợ phải trả của doanh nghiệp, để đưa ra các quyết định cho phù hợp. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kì xác định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chính và kết quả hoạt động kinh doanh khác. Thông tin trên BCKQHĐKD sẽ giúp người sử dụng đánh giá được khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: cung cấp thông tin cụ thể về luồng tiền thu vào và luồng tiền chi ra phát sinh trong kỳ báo cáo. Nó bao gồm luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, luồng tiền từ hoạt động đầu tư và luồng tiền từ hoạt động tài chính. Thông tin trên BCLCTT giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng
  • 20. 7 của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng. Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai, dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền, kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả. - Bản thuyết minh báo cáo tài chính: là một báo cáo tổng hợp để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Thông tin trên TMBCTC giúp người sử dụng hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp, đồng thời hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp và có thể so sánh với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác. 2.1.2. Đặc đ ểm BCTC của DNNVV Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do đó, báo cáo tài chính vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để ra các quyết định kinh tế. Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016 thì hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được lập với mục đích sau: 1. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: a) Tài sản;
  • 21. 8 b)Nợ phải trả; c) Vốn chủ sở hữu; d)Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh. 2. Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính 1. Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính phải đầy đủ, khách quan, không có sai sót để phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện. Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục. - Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng báo cáo tài chính. - Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng. Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác. Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính.
  • 22. 9 2. Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế. 3. Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể. 4. Thông tin tài chính phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu. 5. Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, so sánh được giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau. 6. Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên báo cáo tài chính. Doanh nghiệp được chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 thì hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được lập với mục đích sau: Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác, lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh. Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được lập với mục đích sau:
  • 23. 10 - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. - Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên một giác độ khác nhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của mình. - Với nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. - Với các cơ quan hữu quan của nhà nước như tài chính, ngân hàng kiểm toán, thuế... BCTC là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp. - Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng về tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro... để họ cân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp. - Với nhà cung cấp, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng thanh toán, phương thức thanh toán, để từ đó họ quyết định bán hàng cho doanh nghiệp nữa hay thôi, hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán như thế nào cho hợp lý. - Với khách hàng, báo cáo tài chính giúp cho họ có những thông tin về khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp,
  • 24. 11 chính sách đãi ngộ khách hàng... để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng của doanh nghiệp. Để thực sự trở thành công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế, báo cáo tài chính phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản dưới đây: - Báo cáo tài chính phải được lập chính xác, trung thực, đúng mẫu biểu đã qui định, có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan và phải có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo. - Báo cáo tài chính phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, trình tự và phương pháp lập theo quyết định của nhà nước, từ đó người sử dụng có thể so sánh, đánh giá hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ, hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Số liệu phản ánh trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, đủ độ tin cậy và dễ hiểu, đảm bảo thuận tiện cho những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính phải đạt được mục đích của họ. Báo cáo tài chính phải được lập và gửi theo đúng thời hạn quy định. Ngoài ra báo cáo tài chính còn phải đảm bảo tuân thủ các khái niệm, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận và ban hành. Có như vậy hệ thống báo cáo tài chính mới thực sự hữu ích, mới đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng để ra các quyết định phù hợp. 2.2. Chất lượng báo cáo tài chính 2.2.1. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do đó, báo cáo tài chính vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để ra các quyết định kinh tế. Một BCTC chất lượng là một báo cáo chứa những thông tin kế toán có chất lượng.
  • 25. 12 Hệ thống CMKT Việt Nam chưa đề cập đến khái niệm “đặc điểm chất lượng” của thông tin hữu ích nhưng các đặc điểm chất lượng có xuất hiện trong chuẩn mực chung VAS 01 dưới tên gọi “các yêu cầu cơ bản đối với kế toán”. + Trung thực: Yêu cầu đầu tiên đối với kế toán là “trung thực”. Trung thực có nghĩa là các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Khách quan: đảm bảo các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo theo hướng kết quả được xác định trước hay vì những lý do, mục đích cá nhân. Thông tin phải phản ánh đúng sự thực và bản chất kinh tế của các giao dịch phát sinh. Mọi sự xuyên tạc, bóp méo thông tin về các giao dịch kinh tế phát sinh và trình bày thông tin theo ý muốn chủ quan của nhà quản lý DN đều làm suy giảm tính trung thực và khách quan của thông tin trên BCTC. + Đầy đủ: mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót. + Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ. + Dễ hiểu: Các thông tin, số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong thuyết minh. (VAS 01, đoạn 14) + Có thể so sánh: Một yêu cầu nữa được đề cập đến là thông tin cần so sánh được. Thông tin trên BCTC của DN có thể so sánh với các DN khác hay đơn giản là so sánh số liệu giữa các năm của DN đó. Tuy nhiên các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một DN và giữa các DN chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán, DN phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so
  • 26. 13 sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các DN hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch. Các yêu cầu kế toán nói trên phải được thực hiện đồng thời. Ngoài ra, việc lập và trình bày BCTC theo VAS 21 cũng có nhắc đến việc trình bày trung thực hợp lý nhưng không cho đây là một đặc điểm chất lượng của thông tin BCTC hữu ích. Theo VAS 21, đoạn 9 “Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của DN. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.”. Tai đoạn 12 VAS 21 cho rằng việc lựa chọn, áp dụng các chính sách kế toán để lập và trình bày BCTC phải phù hợp với quy định của CMKT. Nếu chưa có quy định thì DN phải tự xây dựng các phương pháp cho hợp lý, đảm bảo các thông tin phải: Thích hợp: Thông tin cần thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng. Đáng tin cậy: BCTC phải cung cấp thông tin tin cậy cho những người sử dụng để ra quyết định. Để thông tin đáng tin cậy, DN phải đảm bảo thông tin được trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của DN. Thông tin phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; trình bày khách quan, không thiên vị; tuân thủ nguyên tắc thận trọng và thông tin phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. 2.2.2. T eo q a đ ểm FASB và IASB Theo FASB, chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính được chia thành 2 nhóm đặc điểm bao gồm: nhóm đặc điểm cơ bản là thích hợp và đáng tin cậy với nhóm đặc điểm thứ yếu là nhất quán và có thể so sánh được. Ngoài ra FASB cũng đưa ra các hạn chế của việc thực hiện các đặc điểm của chất lượng thông tin như là quan hệ chi phí – lợi ích, trọng yếu và thận trọng. Theo IASB thì thông tin trên BCTC phải hữu ích đối với người sử dụng, nó phải phù hợp và đại diện trung thực cho những gì nó phản ảnh. Thông tin trên
  • 27. 14 BCTC bao gồm 2 nhóm đặc tính: Nhóm đặc tính cơ bản là phù hợp và trung thực, và nhóm đặc tính liên quan là so sánh, kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu. Dựa theo FASB và IASB có hai đặc tính chất lượng cơ bản của thông tin đó là “Tính thích hợp” và “Trình bày trung thực” - Tính thích hợp: thông tin kế toán được xem là thích hợp nếu nó có thể tạo nên sự khác biệt trong việc ra quyết định của người sử dụng bằng cách giúp họ dự đoán về các kết quả của các sự kiện diễn ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai hoặc để xác nhận hay điều chỉnh dự đoán hoặc các đánh giá trước đây của họ. Để thích hợp, thông tin cần phải được công bố kịp thời, và phải có giá trị dự báo hoặc giá trị xác nhận hoặc cả hai. - Trình bày trung thực: Để tin cậy, thông tin cần phải đầy đủ, chính xác, mang tính chất đại diện, có thể kiểm chứng được và ở trạng thái trung lập, không thiên vị. Ngoài các đặc tính chất lượng cơ bản còn có các đặc tính chất lượng bổ sung, đó là: - Có thể so sánh: Thông tin về một tổ chức kinh tế cụ thể sẽ thực sự hữu ích nếu thông tin đó có thể so sánh được với thông tin tương tự về các tổ chức kinh tế khác hoặc với thông tin tương tự của chính tổ chức đó nhưng vào thời điểm hoặc thời kỳ khác. Sự so sánh giữa các tồ chức kinh tế hoặc tính nhất quán trong việc áp dụng phương pháp so sánh qua thời gian này giúp tăng giá trị hữu ích của thông tin trong việc so sánh các cơ hội kinh tế hoặc tình hình hiệu quả kinh doanh. - Có thể kiểm chứng: Nếu thông tin có thể kiểm chứng được thì sẽ đảm bảo với người dùng rằng thông tin được trình bày trung thực và đáng tin cậy. Thông tin có thể kiểm chứng được nếu như: có sự đồng thuận giữa những người xem xét thông tin khác nhau, đảm bảo phản ánh đúng bản chất của sự kiện kinh tế và có thể xác minh trực tiếp và gián tiếp. - Tính kịp thời: thông tin cần được cung cấp cho người sử dụng trong một khoảng thời gian hợp lý trước khi thông tin đó trở nên mất giá trị đối với quyết định họ. Nếu thông tin không được cung cấp kịp thời hoặc được cung cấp sau
  • 28. 15 khi xảy ra một sự kiện nào đó sẽ khiến thông tin mất đi tính hữu ích và thậm chí trở nên vô ích. - Có thể hiểu được: thông tin cần được trình bày gúp người sử dụng thông tin có thể hiểu được ý nghĩa của chúng. Thông tin có thể dễ hiểu hơn nếu được phân loại, làm rõ bàn chất và trình bày rõ rang. 2.2.3. T eo q a đ ểm của một số nhà nghiên cứu Theo Verdi (2006) định nghĩa BCTC chất lượng là BCTC truyền tải chính xác thông tin về hoạt động của công ty, đặc biệt là dòng lưu chuyển tiền mong đợi của nó, còn theo Schiller và Vegt (2010) chất lượng thông tin kế toán có đa chiều, các tác giả này đã sử dụng một khái niệm 2 chiều, họ định nghĩa chất lượng kế toán được cải thiện nếu nó trình bày trung thực và kịp thời. Theo Kamaruzaman, Mazlifa, & Maisarah (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng của quy chế quản trị công ty đến chất lượng thông tin tài chính thì BCTC là một phương tiện giao tiếp giữa công ty và các bên có liên quan như chính phủ, cổ đông, nhân viên, ngân hàng, nhà cung cấp, chủ nợ và các bên liên quan khác. BCTC phải cung cấp thông tin có liên quan, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu để hỗ trợ người sử dụng trong quá trình ra quyết định của họ. Theo Biddle, Hilary and Verdi (2009) về chất lượng báo cáo tài chính liên quan đến hiệu quả đầu tư thì chất lượng BCTC chính là độ chính xác mà báo cáo tài chính truyền tải thông tin về hoạt động của công ty, đặc biệt là dòng tiền kỳ vọng của mình, và thông báo cho các cổ đông của công ty. Định nghĩa này là phù hợp với tuyên bố của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính về khái niệm kế toán tài chính số 1 (1978), trong đó nói rằng có một mục tiêu của báo cáo tài chính là để thông báo cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và trong việc đánh giá dòng tiền dự kiến của công ty. Tác giả Wright (2010) nghiên cứu về xem xét lại một lịch sử của chất lượng báo cáo tài chính tại Úc đã chỉ ra chất lượng báo cáo tài chính bao gồm 4 yếu tố: phù hợp, độ tin cậy, so sánh và dễ hiểu. Ngoài ra còn 2 yếu tố liên quan là tính hữu dụng và tính trọng yếu.
  • 29. 16 Salehi và Rostami (2011) nghiên cứu về mục đích của BCTC cũng như những thông tin được trình bày trên BCTC, cho rằng BCTC hữu ích phải phản ánh được nó hữu ích cho ai và mục tiêu hướng đến là gì. Bởi vì BCTC cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông người sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế, tùy vào các đối tượng sử dụng BCTC khác nhau mà thông tin được quan tâm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mục đích chung của BCTC vẫn là cung cấp các thông tin tài chính nhằm giúp cho những đối tượng sử dụng đưa ra quyết định kinh tế. Theo Alkdai & Hanefah (2012), giá trị thích hợp của TTKT được xem xét như một khía cạnh của chất lượng TTKT, các công ty có TTKT chất lượng cao khi các công ty này cung cấp thông tin với mức QTLN thấp, kế toán thận trọng hơn và thông tin kế toán có giá trị thích hợp hơn. 2.3. Khái quát doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo Điều 6 của Nghị định 39/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 11/3/2018 hướng dẫn Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ. Tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: Đ ề 6: T ê c í xác đị doa ệp ỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa. 1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ
  • 30. 17 đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1,khoản 2 Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Đ ề 7. Xác đị lĩ vực oạt độ của doa ệp ỏ và vừa Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất. Đ ề 8. Xác đị số lao độ t am a bảo ểm xã ộ bì q â ăm của doa ệp ỏ và vừa 1. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • 31. 18 2. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm và được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động. Đ ề 9. Xác đị tổ ồ vố của doa ệp ỏ và vừa Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ. Đ ề 10. Xác đị tổ doa t của doa ệp ỏ và vừa Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 9 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Lĩ vực 1. N ệp, lâm ệp, t ủ sả và c ệp, xâ dự 2. T ươ mạ , dịc vụ DN siêu ỏ Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người Tổng DT của năm không quá 3 tỷ hoặc tổng NV không quá 3 tỷ Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người Tổng DT của năm không quá 10 tỷ hoặc tổng NV không quá 3 tỷ
  • 32. 19 Lĩ vực 1. N ệp, lâm ệp, t ủ sả và c ệp, xâ dự 2. T ươ mạ , dịc vụ DN ỏ Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người Tổng DT của năm không quá 50 tỷ hoặc tổng NV không quá 20 tỷ Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người Tổng DT của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng NV không quá 50 tỷ DN vừa Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người Tổng DT của năm không quá 200 tỷ hoặc tổng NV không quá 100 tỷ Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người Tổng DT của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng NV không quá 100 tỷ (N uồ : N ị đị số 39/ 8/NĐ- P / 3/ 8 của í p ủ) Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia hay các vùng miền, kể cả ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ,… đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng. Ở những nền kinh tế có đặc điểm phát triển khác nhau vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhưng thực tế cho thấy tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng lớn khi mà phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng thể hiện thông qua số lượng doanh nghiệp, hoạt động có mặt ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, vai trò của DNNVV lại càng quan trọng bởi vì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chiếm khoản 98,1% số doanh nghiệp của Việt Nam, đóng góp 40% vào GDP, 30% vào tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết 50% công ăn việc làm cho xã hội. Một số vai trò chủ yếu của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam cụ thể như sau: Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo việc làm cho người lao động, góp phần giảm thiểu thất nghiệp. Do các DNNVV tham gia kinh doanh ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế với đa dạng các sản phẩm nên có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nhiều vùng miền khác nhau.
  • 33. 20 Mặt khác, do đặc điểm sản xuất kinh doanh không yêu cầu trình độ cao nên có thể sử dụng được cả lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa kinh tế chưa phát triển. Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi các doanh nghiệp lớn thường phải sa thải nhân công để cắt giảm chi phí thì các DNNVV, với tính chất linh hoạt và năng động của mình, có thể thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường, có thể đứng vững mà không phải cắt giảm nhân công, hoặc có thể nhanh chóng thu hút lại lực lượng lao động khi nền kinh tế đi vào chu kỳ phục hồi. Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các DNNVV là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn với việc điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định trước những biến động lớn. Với lợi thế về vốn đầu tư ít và nguồn lao động dồi dào, trong những năm qua, DNNVV phát triển ngày càng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh nghiệp. DNNVV cung cấp cho thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, tạo ra nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Vì thế mức độ đóng góp của các DNNVV vào tổng sản lượng của nền kinh tế là rất lớn. Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác và phát huy các nguồn lực địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế bao giờ cũng có những vùng sâu, vùng xa, là những vùng kém phát triển, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Nếu nền kinh tế chỉ tồn tại các doanh nghiệp lớn có xu hướng tập trung ở các thành phố, thị xã, các khu công nghiệp mà thiếu đi các doanh nghiệp nhỏ thì sẽ xảy ra tình trạng phát triển mất cân đối giữa các vùng miền, không tận dụng hết nguồn tài nguyên quốc gia, làm giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Trong khi đó, với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, dễ thành lập, các DNNVV có thể tham gia vào nhiều thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động của từng vùng, đặc biệt là các ngành nông – lâm – hải
  • 34. 21 sản và ngành công nghiệp chế biến. DNNVV cũng chính là chủ thể tác động tích cực nhất vào việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống như mây tre đan, gốm sứ, dệt,…Vì vậy, có thể nói DNNVV đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại dịch vụ, tiểu thương phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy nền kinh tế năng động. Một nền kinh tế đặt tỉ lệ quá lớn nguồn lực tài nguyên và lao động vào các doanh nghiệp lớn thì nền kinh tế sẽ chậm chạp do quy mô lớn dẫn tới bộ máy quản lý cồng kềnh với các quyết định kinh doanh chậm chạp. Ngược lại, với một tỉ lệ thích hợp các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, dễ điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế sẽ trở nên năng động, linh hoạt hơn, thích nghi được với những biến động thị trường bắt kịp xu hướng của nền kinh tế thế giới. 2.4. Một số lý thuyết nghiên cứu 2.4.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) Lý thuyết này đã xây dựng đầu tiên bởi Ross (1973), sau đó được phát triển thêm bởi Jensen & Meckling (1976). Nội dung của lý thuyết này đề cập đến mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên được ủy nhiệm (agent) thông qua hợp đồng. Trong đó, bên được ủy nhiệm sẽ thực hiện một số công việc đại diện cho bên ủy nhiệm, bao gồm việc ủy thác một mức độ thẩm quyền ra quyết định cho bên được ủy nhiệm. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Thông thường, bên được ủy nhiệm (đại diện) được mong đợi sẽ hành xử theo hướng mang lại lợi ích lớn nhất cho bên ủy nhiệm nhưng bản thân những người được ủy nhiệm cũng theo đuổi những lợi ích riêng. Chính vì vậy trong mối quan hệ này luôn tồn tại những mâu thuẫn và điều này làm phát sinh một khoản chi phí đại diện (agency cost). Jensen M. C., and Meckling W. H (1976) chia chi phí ủy nhiệm thành ba loại, đó là:
  • 35. 22 Chi phí giám sát (Monitoring cost): là các chi phí cho người chủ sở hữu (bên ủy nhiệm) trả để đo lường, giám sát và kiểm tra hoạt động của người quản lý (bên được ủy nhiệm). Ví dụ như chi phí kiểm toán, kiểm tra giám sát, ký kết hợp đồng, sa thải người đại diện Chi phí ràng buộc (Bonding cost): là chi phí do nhà quản lý (bên được ủy nhiệm) phải chịu nhằm đảm bảo việc giảm thiểu các hành động có thể gây thiệt hại cho chủ sở hữu (bên ủy nhiệm). Ví dụ như: khoản bồi thường nhà quản lý sẽ gánh chịu trong hợp đồng đại diện nếu có gây tổn thất cho công ty hoặc không hoàn thành mục tiêu đã cam kết với chủ sở hữu. Phần tổn thất còn lại (Residual loss), là phần lợi ích của chủ sở hữu (bên ủy nhiệm) bị giảm đi dù cả hai bên đã thực hiện những hành động phát sinh chi phí (1) và (2). Ví dụ như thiệt hại do kiểm soát quá mức hoạt động của nhà quản lý, quyền biểu quyết của các cổ đông trong một số vấn đề quan trọng của công ty gây ra thiệt hại cho công ty. Lý thuyết này cho rằng khi nhà quản lý sở hữu toàn bộ công ty thì nhà quản lý sẽ đưa ra những quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty, tức có nghĩa là tối đa hóa lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, khi tỷ lệ vốn trong công ty của họ càng nhỏ thì quyền lợi của họ trong công ty dựa trên vốn giảm dần và họ có xu hướng muốn nhận được các khoản thù lao lớn hơn. Khi đó, cả hai bên ủy quyền và bên đại diện đều muốn tối đa hóa lợi ích của họ và họ có nhiều mục tiêu khác nhau để đạt được những điều này. Lý thuyết ủy nhiệm cũng cung cấp một cơ sở tốt cho việc giải thích tại sao người được ủy nhiệm (quản lý) lựa chọn những chính sách kế toán và công bố thông tin kế toán, để có lợi nhất cho họ và sẽ thuận lợi cho việc đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như giúp giảm thiểu các chi phí phát sinh. Dựa vào lý thuyết này, luận văn sẽ nghiên cứu các nhân tố: quyết định nhà quản trị, tổ chức kiểm toán. Mối quan hệ ủy nhiệm xuất hiện rõ trong hai trường hợp quan trọng là giữa cổ đông với nhà quản lí doanh nghiệp là người trực tiếp điều hành các hoạt động của công ty và giữa chủ nợ với các cổ đông của công ty.
  • 36. 23 Thứ nhất, trong mối quan hệ giữa cổ đông và Ban giám đốc công ty, cổ đông bổ nhiệm các nhà quản lí đại diện họ trực tiếp điều hành công ty với mong muốn các nhà quản lí sẽ làm gia tăng giá trị công ty và tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Tuy nhiên, thực tế thì Ban điều hành đôi khi lại hướng đến lợi ích riêng của mình mà điều đó lại làm ảnh hưởng đến mục đích của cổ đông. Ví dụ, cổ đông muốn kết quả kinh doanh tốt kéo dài trong tương lai là hướng đến tính bền vững nhưng ngược lại, Ban giám đốc lại chỉ quan tâm đến lợi nhuận trong thời gian họ điều hành và để phục vụ mục đích đó họ có thể thực hiện cắt giảm các khoản chi phí ngắn hạn hữu ích và vô cùng cần thiết cho sự phát triển lâu dài của công ty mà trong tương lai để bù đắp nhiều khi phải bỏ ra một khoản chi phí lớn gấp nhiều lần. Thêm vào đó việc các cổ đông thường đánh giá các nhà quản lí thông qua các thông tin tài chính của công ty như doanh thu, lợi nhuận cũng là một tác nhân khiến các nhà quản lí tác động lên BCTC để thực hiện mục đích cá nhân của mình. Chính vì vậy, các cổ đông phải xây dựng các chế độ đãi ngộ (compensation mechanisms) và thiết lập cơ chế giám sát (supervisory mechanisms) để hạn chế hành vi hạn chế các hành vi tư lợi của các nhà quản trị. Thứ hai, trong mối quan hệ giữa chủ nợ và cổ đông của công ty thì chủ nợ trao quyền sử dụng vốn cho công ty vay vốn và sau một thời gian sẽ thu hồi vốn vay cùng một khoản lãi. Trong một nghiên cứu của mình, Smith và các cộng sự (1979) trích trong Vũ Hữu Đức (2010) đã đưa ra một kết quả mà từ đó có thể nhận thấy các nguy cơ đe dọa đến chủ nợ đó là: Công ty sử dụng vốn chi trả cổ tức càng nhiều sẽ càng làm giảm các tài sản đảm bảo cho khoản vay cũng như các chỉ số tài chính liên quan đến khả năng thanh toán nợ. Công ty dùng vốn vay đầu tư vào các dự án có suất sinh lời lớn nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn cho mình, tuy nhiênđiều đó không làm tăng lợi nhuận tương ứng cho chủ nợ vì lãi vay thường được cố định ngay từ đầu, mặt khác các dự án này sẽ có rủi ro cao làm tăng rủi ro không hoàn trả được khoản vay cho chủ nợ. Công ty vay càng nhiều thì đòn bẩy tài chính càng cao, góp phần tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tuy nhiên lại làm cơ cấu nguồn vốn của công ty rủi ro hơn, khả năng thu hồi vốn cho vay của chủ nợ giảm. Những nguy cơ trên tạo nên chi phí ủy nhiệm mà
  • 37. 24 chủ nợ phải gánh chịu khi cho vay, đó là yếu tố họ sẽ xem xét để quyết định liệu có chấp nhận khoản cho vay hay không, và nếu chấp nhận có cần áp dụng mức lãi suất cao hơn không. Việc đánh giá rủi ro trước khi cho vay cũng dựa vào các chỉ số tài chính trên BCTC. Mặt khác, chủ nợ có thể đòi hỏi thêm các điều khoản ràng buộc liên quan đến tỉ lệ chia cổ tức, các khoản đầu tư được phép sử dụng vốn vay… và kiểm tra lại tính hợp lý của chúng bằng các thông tin được trình bày trên BCTC. Từ những phân tích trong nội dung của lý thuyết uỷ nhiệm, có thể thấy rõ rằng luôn hiện diện các mâu thuẫn giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Trái với mong đợi của người ủy nhiệm là tối đa hóa lợi ích của mình thì người đại diện – thường là các nhà quản trị công ty đôi khi lại có những mục đích riêng và vì hướng đến mục đích đó mà những nhà quản trị này lại tiến hành điều chỉnh lợi nhuận. Hành động đó có thể làm cho một BCTC không phản ánh một cách trung thực, hợp lí tình hình hoạt động của công ty. Và đương nhiên nó không cung cấp được thông tin hữu ích cho người cần sử dụng như cổ đông, nhà đầu tư, chủ nợ, các nhà phân tích tài chính. Ngoài ra, Jensen và Meckling (1976) cũng cho rằng kiểm toán giảm thiểu xung đột giữa cơ quan quản lý và các cổ đông bên ngoài. Kiểm toán đóng vai trò giám sát cho các cổ đông vì KTV sẽ báo cáo phát hiện sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Trong ngắn hạn, kiểm toán liên kết các nhà quản lý với người tham gia KTV để báo hiệu cho các cổ đông rằng họ sẽ không có hành vi cơ hội. Khi áp dụng vào công trình nghiên cứu của tác giả, với việc phân tích ở trên theo lý thuyết này, tác giả sẽ kỳ vọng rằng công ty không kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT với TGĐ, có quyền sở hữu bởi nhà quản lý càng cao, có sự tập trung quyền sở hữu càng cao, công ty có tính độc lập của HĐQT càng cao thì chất lượng BCTC (chất lượng lợi nhuận) càng cao 56 và có đòn bẩy tài chính càng cao, công ty có tồn tại kế hoạch thưởng thì chất lượng BCTC (chất lượng lợi nhuận) càng thấp. 2.4.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information) Năm 1970 trong bài nghiên cứu của mình G. A Akerlof đã giới thiệu về lý thuyết thông tin bất cân xứng. Việc ra quyết định cho một vấn đề nào đó của tất cả mọi cá nhân, tổ chức đều xuất phát từ các thông tin thu thập được về vấn đề
  • 38. 25 đó. Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên dẫn tới trả giá thấp hơn giá trị thực của hàng hóa, hậu quả là người bán không còn động lực để sản xuất hàng hóa có giá trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm trung bình trên thị trường. Sau cùng, bất cân xứng thông tin thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng trên thị trường chỉ còn lại những sản phẩm có chất lượng kém, hàng hóa tốt bị loại bỏ dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch cho cả hai bên. Bất cân xứng thông tin còn gây ra rủi ro đạo đức và độc quyền về thông tin Có một số thông tin riêng tư, bí mật, thường không được truyền đạt hết mà bị che giấu đi ít nhiều. Do đó, giữa những người nắm giữ thông tin và những người khác không thể tiếp cận được thông tin một cách trọn vẹn xuất hiện tình trạng thông tin bất cân xứng. Trong công ty, thông tin bất cân xứng xảy ra giữa các cổ đông- chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư với nhà quản lý. Các cổ đông và nhà đầu tư không thể có thông tin chính xác và toàn diện về tình hình tài chính của công ty như người quản lý. Người quản lý có thể đưa ra những thông tin không kịp thời, không tin cậy, thiếu chính xác hoặc không đầy đủ về tình hình tài chính của công ty, khiến các nhà đầu tư đưa ra những quyết định sai lầm và chịu nhiều bất lợi. Thông tin bất cân xứng thường dẫn đến hai hậu quả, đó là lựa chọn bất lợi và suy giảm đạo đức. Lựa chọn bất lợi là kết quả của việc có thông tin bất cân xứng xảy ra trước khi giao dịch hay ký hợp đồng. Ngược lại, suy giảm đạo đức là hậu quả khi thông tin bất cân xứng xảy ra sau khi giao dịch. Điều này sẽ làm bóp méo quyết định tham gia thị trường của các chủ thể kinh tế, thậm chí có thể dẫn đến thất bại thị trường. 2.4.3. Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory) Lý thuyết này nhằm làm giảm tình trạng thông tin bất cân xứng giữa bên có thông tin và bên cần thông tin, từ nghiên cứu của Arrow (1972) và Schipper (1981). Khi áp dụng vào công trình nghiên cứu của tác giả, theo lý giải của lý thuyết này, tác giả sẽ kỳ vọng các công ty có khả năng thanh toán hiện hành càng cao, có lợi nhuận càng cao, triển vọng phát triển càng cao thì chất lượng
  • 39. 26 BCTC càng cao và các công ty được kiểm toán bởi công ty kiểm toán Big 4 thì chất lượng BCTC cũng sẽ cao hơn. Đối với công ty có vốn đầu tư bởi nước ngoài, có quy mô càng lớn đáng lẽ các công ty cần cung cấp BCTC chất lượng, tuy nhiên, theo lý thuyết này, nhằm tạo tín hiệu tốt về hiệu quả của công ty, thu hút dòng vốn đầu tư có khả năng công ty sẽ báo cáo chất lượng lợi nhuận không cao, tương tự, các công ty đòn bẩy tài chính càng cao nghĩa là tình trạng nợ nần lớn, để tạo tín hiệu tốt đối với bên cho vay, các công ty này có khả báo cáo lợi nhuận cao hơn số thực, vì vậy chất lượng lợi nhuận báo cáo sẽ không cao. Ngoài ra, theo lý giải của lý thuyết này, tác giả cũng kỳ vọng các công ty có thời gian hoạt động càng dài và thời gian niêm yết càng dài, họ muốn tạo dựng uy tín nên sẽ lập và trình bày BCTC trung thực hợp lý hơn để khẳng định uy tín của họ, tương tự, các công ty niêm yết trên HOSE, vì HOSE có quy mô lớn, quy định khắt khe và thời gian hoạt động lâu hơn thì BCTC của những công ty này sẽ chất lượng hơn các công ty niêm yết tại HXN. Các công ty có tính trì hoãn việc công bố BCTC càng dài thì thường sẽ bị các đối tượng quan tâm đến thông tin ngờ vực chất lượng BCTC sẽ thấp, vì bị chú ý như vậy các công ty này sẽ lập và trình bày BCTC chất lượng hơn Lý thuyết tín hiệu đã góp phần vào việc giải thích rằng những công ty có chất lượng cao sẽ chọn chính sách kế toán cho phép chất lượng vượt trội của họ được thể hiện, trong khi những công ty chất lượng thấp hơn sẽ chọn những chính sách kế toán để cố gắng che bớt những khuyết điểm này. Động cơ để ra tín hiệu bằng việc lựa chọn chính sách kế toán sẽ cao nhất ở những nơi có thông tin bất cân xứng nhất, thông thường là những công ty có số lượng cổ đông lớn và dàn trải. Như vậy, khi thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ vận dụng chính sách kế toán để có thể cung cấp thông tin có lợi nhất về doanh nghiệp của họ cho các nhà đầu tư. Doanh nghiệp thông qua các hoạt động kiểm soát nội bộ và đào tạo trình độ đội ngũ nhân viên kế toán, thực hiện tốt các quy định của thuế, các quy định pháp lý về kế toán nhằm nâng cao
  • 40. 27 tính hiệu quả của công tác kế toán, độ tin cậy và tính chính xác của thông tin, gia tăng chất lượng BCTC. 2.5. Lược khảo tài liệu 2.5.1. Các nghiên cứ tro ước Tại Việt Nam, chủ đề liên quan đến chất lượng BCTC cũng được một số nhà nghiên cứu quan tâm, các công trình nghiên cứu này cụ thể như sau: Nguyễn Thị Huyền Trâm (2007) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán của DNVVN, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC bao gồm: người sử dụng và thông tin cần thiết, các quy định pháp lý, hệ thống kiểm soát nội bộ, yêu cầu và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, các dịch vụ tài chính kế toán. Nguyễn Phúc Sinh (2008) về nâng cao tính hữu ích của BCTC DN Việt Nam, mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định phương hướng, quan điểm và đề xuất các giải pháp để nâng cao tính hữu ích của BCTC tại Việt Nam. Võ Văn Nhị và cộng sự (2011) trong đề tài nghiên cứu cấp bộ về các quy định pháp lý về kế toán và công tác kế toán của doanh nghiệp Việt Nam đã phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp lý về kế toán áp dụng cho DN Việt Nam như: luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, đánh gía tình hình tổ chức công tác kế toán tại các DN Việt Nam. Từ đó đưa ra các nguyên nhân tồn tại về các yếu kém của hệ thống pháp lý về kế toán cũng như công tác kế toán tại DN. Tác giả cũng chỉ ra rằng, để nâng cao chất lượng thông tin kế toán, cần nâng cao chất lượng hệ thống pháp lý, nâng cao chất lượng công tác kế toán tại DN. Võ Văn Nhị và Trần Thanh Hải (2013) về vấn đề giải pháp nâng cao chất lượng BCTC cho DNNVV ở VN thì kết quả nghiên cứu đã đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của DNNVV như: công tác tổ chức quản lý, người làm công tác kế toán, khung pháp lý về kế toán, đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu thông tin. Nghiên cứu cho thấy hiện nay công tác kế toán tại DNNVV còn nhiều yếu kém, kế toán chỉ đơn giản là người ghi chép các nghiệp vụ phát sinh chứ không thực hiện công việc phân tích và kiểm tra tính
  • 41. 28 hiệu quả của doanh nghiệp. Chính việc yếu kém trong công tác kế toán, yếu kém trong công tác quản lý của người chủ doanh nghiệp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng BCTC. Nguyễn Thị Phương Hồng và Mai Thị Hoàng Minh (2014), khảo sát về quan điểm của người lập và người sử dụng về các khía cạnh của BCTC, kết quả của nghiên cứu này đã trình bày khá chi tiết về quan điểm của các đối tượng trên về tần suất, mục đích sử dụng BCTC, tính kịp thời của BCTC, tầm quan trọng của nguồn cung cấp thông tin và của từng báo cáo bộ phận trong BCTC của các DN Việt Nam hiện nay. Nguyễn Thị Phương Hồng và Dương Thị Khánh Linh (2014) khảo sát về quan điểm của 2 đối tượng kế toán viên và kiểm toán viên, trong nghiên cứu này khảo sát thêm đối tượng là nhà đầu tư, tuy nhiên nội dung khảo sát là đánh giá của họ về đặc điểm chất lượng BCTC của các DN Việt Nam hiện nay, kết quả tìm thấy, tùy vào mục đích sử dụng BCTC, các đối tượng có sự khác nhau trong đánh giá tầm quan trọng của mỗi đặc điểm chất lượng. Ngoài ra, một kết quả khá hữu ích trong nghiên cứu này là còn có khoảng cách khá lớn giữa mong đợi và thực tế về sáu đặc điểm chất lượng của BCTC và chất lượng BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa được đánh giá cao. Nguyễn Thị Hồng Nga (2014) cũng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, trong đó tác giả đã trình bày các tiêu chí của chất lượng TTKT, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng chất lượng TTKT, các nhân tố này bao gồm nhân sự kế toán và nhà quản lý, môi trường doanh nghiệp và hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước, tác giả chọn ngẫu nhiên 155 đối tượng là kế toán trưởng, kế toán viên, giám đốc/phó giám đốc trong 52 doanh nghiệp để khảo sát, kết quả từ kiểm định thang đo và phân tích hồi quy cho thấy nhân tố nhân sự kế toán và quản lý, hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, nhân tố môi trường doanh nghiệp không có ảnh hưởng, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc khảo sát quan điểm của các đối tượng được lựa chọn về việc ảnh hưởng của các nhân tố này chứ không phân tích trực tiếp trên BCTC.
  • 42. 29 Đào Ngọc Hạnh (2014) về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TPHCM. Tác giả đưa ra mô hình hồi quy gồm biến phụ thuộc là CLTTKT và 8 biến độc lập là cam kết của nhà quản lý, kiến thức về sử dụng công nghệ hệ thống thông tin kế toán của nhà quản lý, kiến thức về kế toán của nhà quản lý, hiệu quả của phần mềm và quy trình ứng dụng kế toán, chất lượng dữ liệu, hiệu quả tham gia của nhân viên, huấn luyện của nhân viên, huấn luyện và đào tạo, môi trường văn hóa DN. Qua phân tích các bước phân tích như: kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan hệ số Pearson, phân tích hồi quy..từ dữ liệu thu thập thực tế tại 200 DNNVV trên địa bàn TPHCM, tác giả đã chỉ ra 3 nhân tố tác động đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán bao gồm: tham gia của nhân viên, kiến thức sử dụng công nghệ HTTTKT của nhà quản lý, và cam kết của nhà quản lý, trong đó nhân tố mạnh nhất là tham gia của nhân viên. Phan Minh Nguyệt (2014) về xác định đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở VN. Bài nghiên cứu đưa vào tìm hiểu đo lường và kiểm định 7 nhân tố: nhà quản trị, lợi ích và chi phí, lập và trình bày BCTC, trình độ nhânviên kế toán, mục đích lập BCTC, thuế và rủi ro kiểm toán. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến CLTTKT trên BCTC: rủi ro kiểm toán, nhà quản trị DN, việc lập và trình bày BCTC, thuế, lợi ích và chi phí. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2013) trong đề tài nghiên cứu về công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở trên địa bàn tình Bình Định, nghiên cứu cho thấy mục tiêu hiện nay mà DNNVV quan tâm đó là kê khai các loại thuế, tối thiểu hóa chi phí của doanh nghiệp, còn mục tiêu cung cấp thông tin cho người sử dụng không được quan tâm. Nghiên cứu chỉ phân tích công tác kế toán của doanh nghiệp, chưa đi vào phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với công tác kế toán và thông tin kế toán trên BCTC. Nguyễn Trọng Nguyên (2014) chỉ tập trung phân tích về các phương pháp đo lường chất lượng thông tin BCTC, theo tác giả có các phương pháp đo lường
  • 43. 30 như điều chỉnh lợi nhuận, công bố lại BCTC, gian lận BCTC, công bố tự nguyện và chất lượng BCTC theo nghĩa rộng (đo lường theo đặc điểm chất lượng), tác giả đã phân tích ưu điểm và hạn chế của mỗi phương pháp và đã ủng hộ phương pháp đo lường cuối cùng. Nguyễn Xuân Hưng & Phạm Quốc Thuần (2016) nghiên cứu về tác động của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến tính thích đáng của chất lượng thông tin kế toán trên BCTC. Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm có 4 nhân tố bên ngoài tác động đến tính thích đáng của chất lượng BCTC bao gồm: áp lực từ thuế, niêm yết chứng khoán, kiểm toán độc lập và chất lượng phần mềm kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố tác động đến thuộc tính tính thích đáng của CLTT BCTC trong các DN Việt Nam, trong đó nhân tố áp lực từ thuế là tác động mạnh nhất với beta=0.373, kế tiếp là kiểm toán độc lập, và chất lượng PMKT xếp ở vị trí cuối cùng. Với hệ số R2 đã diều chỉnh=0.324. Nghiên cứu giúp khẳng định tầm quan trọng của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến thuộc tính tính chính đáng của CLTT BCTC khi nó giải thích được đến 32.4% biến thiên của CLTT BCTC xét trên khía cạnh tính chính đáng. 2.5.2. Các nghiên cứ ước ngoài Nhiều các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, đặc biệt là chất lượng lợi nhuận trong BCTC, các nhân tố này bao gồm cả các nhân tố bên trong và bên ngoài công ty, mối liên quan giữa chất lượng BCTC và hiệu quả đầu tư, hiệu quả thị trường vốn, nghiên cứu về chất lượng lợi nhuận và các nghiên cứu có liên quan đến việc khai báo lợi nhuận không chính xác (tức điều chỉnh lợi nhuận), các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận và các yếu tố có liên quan khác. Heidi (2001) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng một BCTC bao gồm: quyết định của nhà quản trị (như quyết định về chính sách kế toán áp dụng), cơ chế quản lý bên ngoài (như chất lượng kiểm toán, chính phủ ), cơ chế quản trị nội bộ, các quy định về BCTC, nhu cầu và mục đích của người sử dụng báo cáo (chủ sở hữu,