SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
----------
LÊ THỊ THÙY DƯƠNG
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN VỚI
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CẦN THƠ, 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
----------
LÊ THỊ THÙY DƯƠNG
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN VỚI
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Mã ngành: 60340102
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Lưu Tiến Thuận
CẦN THƠ, 2016
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với tựa đề là “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
du khách đến với Vườn quốc gia Tràm Chim”, do học viên Lê Thị Thùy Dương
thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Lưu Tiến Thuận. Luận văn đã được báo cáo
và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày……………
Ủy viên
(Ký tên)
Ủy viên – Thư ký
(Ký tên)
Phản biện 1
(Ký tên)
Phản biện 2
(Ký tên)
Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Đào tạo Sau đại học – Trường
Đại học Tây Đô cùng các quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị những tri thức, tạo
môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
Thầy TS. Lưu Tiến Thuận đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý Trung tâm Dịch vụ Du lịch sinh thái
và Giáo dục môi trường Vườn quốc gia Tràm Chim, những du khách đã hợp tác
chia sẽ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ
cho đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Lê Chế Linh –
Phó Phòng Điều hành Du lịch đã tạo điều kiện để tôi đến khảo sát, lấy ý kiến du
khách phục vụ cho đề tài.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên,
hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
ii
TÓM TẮT
Du lịch hiện nay đang là điều kiện và là cơ hội cho các Vườn quốc gia,
Khu bảo tồn phát triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn các giá
trị sinh thái đặc trưng. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, Vườn quốc gia
Tràm Chim có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Vì vậy,
mục tiêu của đề tài là xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của du khách khi đến với VQG Tràm Chim, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim. Nghiên cứu đã xác
định được mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
gồm 06 yếu tố là: (1) Phong cảnh và môi trường du lịch; (2) Cơ sở hạ tầng; (3)
Hậu cần; (4) Mức giá; (5) Nhân viên; (6) An ninh trật tự, an toàn. Số liệu sử
dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 250 du khách. Số liệu
được xử lý, kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân
tích hồi quy. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, có 05 yếu tố tác động đến sự hài
lòng của du khách. Trong đó, 02 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của
du khách là “An ninh trật tự, an toàn; Phong cảnh và môi trường du lịch”. Thông
qua kết quả phân tích và tổng hợp những ý kiến đóng góp của du khách trong quá
trình khảo sát, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp phát triển về môi trường
du lịch, cơ sở hạ tầng, an ninh, an toàn, nhân viên, mức giá nhằm nâng cao mức
độ hài lòng của du khách khi đến với VQG Tràm Chim.
Từ khóa: Du lịch sinh thái, Sự hài lòng, Tràm Chim.
iii
ABSTRACT
Nowadays, tourism is the condition as well as the opportunity for National
Parks, Natural Sanctuaries where types of eco-tourism combining with
reservation of typical ecological values can be developed. With the available
potentialities and advantages, Tram Chim National Park has many advantageous
conditions for eco-tourism development. Therefore, the target of topic is defining
and evaluating factors that affect the tourists’ satisfaction when they visit Tram
Chim National Park, then proposing some solutions to increase the tourists’
satisfaction. Research determined the model for evaluating factors that affect the
tourists’ satisfaction with 06 ones: (1) Scenery and tourism environment; (2)
Infrastructure; (3) Logistics; (4) Price; (5) Staff; (6) Security and safety. Data
used in the thesis is collected from survey results of 250 tourists. The data is
handled and appraised by Cronbach’s Alpha coefficient and regression analysis.
The analytic results showed that there are 05 factors affect the tourist’
satisfaction. Among them, 02 factors having the most impact on the tourists’
satisfaction are Security and safety and Scenery and tourism environment. From
the analytic results and synthesizing opinions of tourists, the research proposed
some solutions in order to develop tourism environment, infrastructure, security,
safety, staff and price so that the tourists’ satisfaction can be enhanced when they
pay a visit to Tram Chim National Park.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công
trình khoa học nào khác.
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2016
Học viên thực hiện
Lê Thị Thùy Dương
v
MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI......................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài....................................................................................... 1
1.2 Lược khảo tài liệu...................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 7
1.3.1 Mục tiêu chung....................................................................................... 7
1.3.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................... 7
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 7
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 7
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 7
1.5 Đóng góp của luận văn .............................................................................. 8
1.6 Kết cấu của luận văn.................................................................................. 8
Tóm tắt chương 1 ............................................................................................ 8
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................ 9
2.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch ........................................................... 9
2.1.1 Các khái niệm về du lịch và DLST ......................................................... 9
2.1.2 Sản phẩm du lịch .................................................................................. 11
2.1.3 Khách du lịch........................................................................................ 13
2.1.4 Nhu cầu du lịch..................................................................................... 13
2.1.5 Thị trường du lịch................................................................................. 13
2.2 Dịch vụ du lịch và khu du lịch ................................................................. 14
2.2.1 Dịch vụ du lịch ..................................................................................... 14
2.2.2 Khu du lịch........................................................................................... 15
2.3 Sự hài lòng của khách hàng và khách du lịch........................................... 17
2.3.1 Sự hài lòng của khách hàng .................................................................. 17
2.3.2 Sự hài lòng của khách du lịch ............................................................... 18
2.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................ 19
2.4.1 Mô hình nghiên cứu của Pizam et al (1978).......................................... 19
2.4.2 Mô hình nghiên cứu của Poon & Low (2005) ....................................... 20
2.4.3 Công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du
khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre (2013) ....................................... 22
2.4.4 Công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch sinh thái
của khách du lịch Việt Nam (2014) ............................................................... 23
vi
2.5 Hiện trạng phát triển DLST tại VQG Tràm Chim .................................... 24
2.5.1 Đôi nét về VQG Tràm Chim................................................................. 24
2.5.2 Hiện trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến với
VQG Tràm Chim .......................................................................................... 26
2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 31
2.6.1 Giải thích các yếu tố có mặt trong mô hình........................................... 33
2.6.2 Các giả thiết nghiên cứu ....................................................................... 35
Tóm tắt chương 2 .......................................................................................... 36
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 37
3.1 Quy trình nghiên cứu............................................................................... 37
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ.................................................................................. 37
3.1.2 Nghiên cứu chính thức.......................................................................... 38
3.2 Xây dựng thang đo và câu hỏi khảo sát.................................................... 38
3.2.1 Xây dựng thang đo và những câu hỏi của các yếu tố tác động đến sự hài
lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim................................................. 38
3.2.2 Thang điểm đánh giá ............................................................................ 40
3.3 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu .............................................. 40
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu......................................................................... 40
3.3.2 Thu thập số liệu .................................................................................... 41
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 41
Tóm tắt chương 3 .......................................................................................... 43
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 44
4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu ....................................................................... 44
4.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ....................... 46
4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................................... 48
4.3.1 Thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đến với VQG
Tràm Chim.................................................................................................... 49
4.3.2 Thang đo Sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim.............. 54
4.3.3 Điều chỉnh mô hình .............................................................................. 54
4.4 Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của du khách đến với
VQG Tràm Chim........................................................................................... 55
4.4.1 Phong cảnh và môi trường du lịch......................................................... 56
4.4.2 Cơ sở hạ tầng........................................................................................ 56
4.4.3 Hậu cần ................................................................................................ 57
vii
4.4.4 Mức giá ................................................................................................ 57
4.4.5 Nhân viên ............................................................................................. 58
4.4.6 An ninh trật tự, an toàn ......................................................................... 58
4.5 Xây dựng mô hình hồi quy ...................................................................... 59
4.6 Thảo luận kết quả .................................................................................... 63
Tóm tắt chương 4 .......................................................................................... 63
Chương 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN ............................... 64
5.1 Hàm ý quản trị......................................................................................... 64
5.1.1 Hàm ý quản trị cho yếu tố An ninh trật tự, an toàn................................ 64
5.1.2 Hàm ý quản trị cho yếu tố Phong cảnh và môi trường du lịch ............... 64
5.1.3 Hàm ý quản trị cho yếu tố Cơ sở hạ tầng............................................... 65
5.1.4 Hàm ý quản trị cho yếu tố Mức giá....................................................... 66
5.1.5 Hàm ý quản trị cho yếu tố Nhân viên.................................................... 67
5.2 Kết luận................................................................................................... 69
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 71
PHỤ LỤC..................................................................................................... 74
viii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Bảng giá thuê các phương tiện tàu thuyền tham quan ở VQG Tràm
Chim ............................................................................................................. 29
Bảng 2.2 Bảng thống kê số lượng du khách và doanh thu từ năm 2013 đến 6
tháng đầu năm 2016 ...................................................................................... 31
Bảng 3.1 Các biến trong từng nhân tố của thang đo tác động đến sự hài lòng của
du khách đến với VQG Tràm Chim............................................................... 39
Bảng 4.1 Bảng thống kê mẫu......................................................................... 44
Bảng 4.2 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo các yếu tố
tác động đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim.................. 46
Bảng 4.3 Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố Phong cảnh và môi trường du lịch
sau khi loại biến PM1.................................................................................... 48
Bảng 4.4 Kết quả phân tích EFA lần 01 của thang đo các yếu tố tác động đến sự
hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim ........................................... 50
Bảng 4.5 Kết quả phân tích EFA lần 02 (tiếp tục loại biến CT4).................... 51
Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA lần 03 (tiếp tục loại biến HC4)................... 52
Bảng 4.7 Kết quả EFA của thang đo Sự hài lòng của du khách...................... 54
Bảng 4.8 Giá trị trung bình của yếu tố Phong cảnh và môi trường du lịch...... 56
Bảng 4.9 Giá trị trung bình của yếu tố Cơ sở hạ tầng..................................... 57
Bảng 4.10 Giá trị trung bình của yếu tố Hậu cần............................................ 57
Bảng 4.11 Giá trị trung bình của yếu tố Mức giá ........................................... 58
Bảng 4.12 Giá trị trung bình của yếu tố Nhân viên ........................................ 58
Bảng 4.13 Giá trị trung bình của yếu tố An ninh trật tự, an toàn .................... 58
Bảng 4.14 Hệ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ....................................... 59
Bảng 4.15 Các thông số thống kê của mô hình hồi quy.................................. 62
ix
DANH SÁCH HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Mô hình sự hài lòng của khách du lịch – Pizam et al., 1978 ............ 20
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch – Poon&Low, 2005
...................................................................................................................... 21
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du
khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre của Phan Ngọc Châu (2013)...... 22
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu ý định hành vi du lịch sinh thái của du khách Việt
Nam của Nguyễn Thảo Nguyên (2014) ......................................................... 23
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................ 32
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 37
Hình 4.1 Đồ thị Histogram kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn .... 60
Hình 4.2 Đồ thị giá trị dự đoán và phần dư.................................................... 61
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VQG: Vườn Quốc gia
DLST: Du lịch sinh thái
DVDLST&GDMT: Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống
văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những
ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du
lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế
mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du
khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu
dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt như:
nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Cùng với xu thế phát triển nhanh trên mọi lĩnh vực của thời đại, nhu cầu
giao lưu, đi lại của du khách dưới nhiều mục đích, hình thức và mức độ chi trả
khác nhau ngày càng tăng và trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Nắm
bắt xu hướng đầy triển vọng trên, các nhà quản lý điểm đến, các hãng lữ hành
cũng như các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đã nỗ lực đẩy mạnh đầu tư nâng cấp
hoặc xây mới các điểm tham quan, các cơ sở dịch vụ như khách sạn, nhà hàng,
khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú với chất lượng tốt nhất…, nhằm mục tiêu thu
hút được nhiều khách hàng để mang lại lợi nhuận tối đa cho hoạt động kinh
doanh. Và khi các điểm đến du lịch hàng đầu chạy đua phát triển cơ sở hạ tầng,
nâng cao chất lượng dịch vụ địa phương và đẩy mạnh quảng bá, câu hỏi được đặt
ra liệu du khách có mong muốn những sản phẩm dịch vụ cao cấp giống nhau ở
mọi điểm đến, hay họ sẽ lựa chọn những địa danh với những đặc trưng riêng?
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái,
đặc biệt là các Vườn Quốc gia (VQG). Tràm Chim là một trong số những VQG
có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này vì Tràm Chim còn lưu giữ
lại được gần như nguyên sơ của hệ sinh thái đất ngập mặn của vùng Đồng Tháp
Mười. VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) được công nhận là Khu Ramsar của thế
giới. Đây là khu Ramsar thứ tư của Việt Nam sau VQG Xuân Thủy (Nam Định),
Bàu Sấu thuộc VQG Cát Tiên (Đồng Nai) và hồ Ba Bể ở Bắc Cạn và là khu
Ramsar 2.000 của thế giới. Đây là điều kiện để bảo tồn và phát triển vùng đất
ngập nước với hệ sinh thái động, thực vật đặc thù, thu hút khách du lịch trong và
ngoài nước đến nghiên cứu, khám phá.
2
Trong những năm qua, dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng” tại VQG Tràm Chim với tổng đầu tư gần 1,2 triệu
USD đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Ban Quản lý VQG Tràm Chim,
Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cùng thực hiện. Qua đó, việc quản lý
thủy văn được cải thiện, mực nước được điều chỉnh, các loài thủy sinh, thủy sản
phát triển, thảm thực vật được phục hồi…Thiên nhiên ở đây trở thành một điểm
du lịch được yêu thích ở Đồng Tháp. Đồng thời, dự án trên cũng tích cực hỗ trợ
nâng cấp, cải thiện một phần cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch. Tuy nhiên, kết quả
đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh còn hạn chế.
Tốc độ phát triển còn chậm, hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao, cơ sở vật chất -
kỹ thuật chủ yếu được đầu tư từ ngân sách quốc gia, chưa thu hút được đầu tư từ
phía các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để phát triển với quy mô lớn.
Việc thu hút du khách đến với điểm đến không chỉ dựa trên các yếu tố bên
ngoài - hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch, mà còn phải dựa vào các yếu tố
bên trong - khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến. Mọi điểm đến bất kỳ
đều có những nét độc đáo và đặc trưng riêng mà du khách có thể lựa chọn thông
qua việc tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau, vì vậy, công tác xúc tiến cho
điểm đến cũng không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, nếu “bản thân” của điểm
đến không có sự thu hút, tức là không có các yếu tố thực sự thu hút du khách thì
công tác quảng bá có hiệu quả đến mấy cũng khó có thể “kéo” được du khách,
nếu có thì khả năng trở lại hoặc giới thiệu cho những người quen biết cũng rất
thấp. Do đó, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội
địa đối với điểm đến VQG Tràm Chim sẽ làm cơ sở để Tràm Chim chú trọng
khai thác tốt hơn tiềm năng của mình, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng
được sự kỳ vọng của du khách. Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia Tràm Chim” sẽ
góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết này. Thông qua đó, tác giả cũng mong muốn
nghiên cứu này sẽ có thể được ứng dụng tốt vào thực tiễn hoạt động kinh doanh
du lịch tại VQG Tràm Chim.
1.2 Lược khảo tài liệu
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơi có
nhiều cảnh quan đặc sắc và các hệ sinh thái điển hình, với nền văn hóa đa dạng,
giàu bản sắc của 54 dân sinh sống trên khắp mọi miền tổ quốc, Việt Nam có tiềm
năng to lớn về du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng. Hiện nay,
nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các khu rừng ngập mặn, các vườn quốc gia,
các khu bảo tồn thiên nhiên, các bãi biển đã và đang được khai thác, sử dụng để
phát triển DLST. [19]
3
Theo đánh giá của Hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA),
DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng
trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ được sự cân
bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được
nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định. Xuất phát từ nhận thức được lợi ích của
công tác bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa của dân
tộc, phát triển kinh tế xã hội, nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đã có những
công trình nghiên cứu khoa học nhằm phát triển du lịch ở mỗi quốc gia.
Tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trên thế
giới trong một số giai đoạn có thể được hiểu biết khá cụ thể thông qua những bài
viết tổng hợp đã được thực hiện bởi một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Các nghiên cứu đó là:
- Đặng Thanh Thảo (2012). Đề tài đã xác định, đo lường các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với khu du lịch Côn Đảo. Qua đó,
đề xuất một số kiến nghị rút ra từ nghiên cứu cho việc hoạch định các giải pháp
thu hút khách du lịch đến với khu du lịch Côn Đảo nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ giúp tăng sự hài lòng của du khách. Nghiên cứu được thực hiện thông
qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các yếu tố chính tác động đến sự hài lòng của du khách là:
(1) Lòng mến khách, (2) Hậu cần, (3) Cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, không có sự khác
biệt về giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, độ tuổi và thu nhập trong việc
đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với khu du lịch
Côn Đảo. Qua kết quả khảo sát và phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến
nghị chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của khu du lịch Côn Đảo đối với
du khách, đó là kiến nghị về cơ sở hạ tầng khu du lịch (cảnh quan, nhà hàng,
khách sạn), chính sách điều tiết giá cả trong khu vực, tăng cường quảng bá hình
ảnh du lịch địa phương đến với du khách, nâng cao trình độ của đội ngũ hướng
dẫn viên du lịch nói riêng và nhân viên trong ngành du lịch nói chung, quan tâm
đến yếu tố cộng đồng trong du lịch, tăng cường tuyên truyền cho người dân địa
phương hiểu được vai trò của việc phát triển du lịch.
- Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011). Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên
Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 295
du khách. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo
bằng hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết
quả của các mô hình đo lường cho thấy, sau khi đã bổ sung và điều chỉnh, các
thang đo đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả cũng cho thấy trong
phạm vi của nghiên cứu điển hình 295 du khách đến Kiên Giang thì sự hài lòng
4
của du khách có liên quan đến 05 thành phần: (1) Tiện nghi cơ sở lưu trú, (2)
Phương tiện vận chuyển thoải mái, (3) Thái độ hướng dẫn viên, (4) Hạ tầng cơ sở
và (5) Hình thức hướng dẫn viên, thông qua 14 biến quan sát. Dựa vào kết quả
phân tích nhân tố khám phá cho thấy năm thành phần nói trên đều có quan hệ
nhân quả với sự hài lòng của du khách. Trong đó, thái độ hướng dẫn viên tác
động mạnh nhất đến sự hài lòng du khách, kế đến là hình thức hướng dẫn viên,
sự thoải mái phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở và cuối cùng là tiện nghi cơ
sở lưu trú.
- Hồ Lê Thu Trang và Phạm Thị Kim Loan (2012). Đánh giá mức độ hài
lòng và hành vi sau khi đi du lịch của khách du lịch nội địa đối với du lịch Tỉnh
Sóc Trăng, đồng thời tìm hiểu các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn lòng
quay lại của du khách. Bộ tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa
được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ. Phân tích khoảng cách Mức độ
quan trọng. Mức độ hài lòng và mô hình IPA được dùng đề xuất chiến lược cho
các đơn vị kinh doanh du lịch Sóc Trăng. Bên cạnh đó, phân tích phân biệt giúp
phát hiện các yếu tố quyết định sự khác biệt giữa nhóm du khách không hài lòng
và hài lòng đối với du lịch Sóc Trăng, cũng như sự khác biệt giữa nhóm du khách
sẵn lòng và không sẵn lòng quay lại. Kết quả nghiên cứu giúp đề xuất các giải
pháp giúp ngành du lịch Sóc Trăng có thể nâng cao mức độ hài lòng và sự sẵn
lòng quay lại của khách du lịch nội địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng
của du khách càng tăng khi sự thể hiện của ngành du lịch Sóc Trăng càng cao ở
các yếu tố nhân viên chuyên nghiệp, các hoạt động mua sắm đa dạng, sự đa dạng
của cảnh quan tự nhiên. Mức sẵn lòng quay lại của khách càng tăng khi sự thể
hiện của du lịch Sóc Trăng càng cao ở các yếu tố đa dạng các hoạt động để tham
gia, hàng lưu niệm/sản vật địa phương,... Ngoài ra, kết quả phân tích mô hình
IPA đề xuất cho ngành du lịch Sóc Trăng cần tập trung phát triển các yếu tố Vệ
sinh môi trường ở các điểm du lịch, Sự chuyên nghiệp của nhân viên, Thông tin
về điểm du lịch, Đa dạng các hoạt động tham gia, Hàng lưu niệm địa phương.
Một số nghiên cứu khác cùng lĩnh vực có liên quan trong và ngoài nước
như:
- Công trình nghiên cứu đánh giá khả năng thu hút của điểm đến mà Hu
and Ritchie (1993) đã đề xuất mô hình gồm 5 nhóm nhân tố tác động đến thu hút
du khách là: (1) Các yếu tố tự nhiên; (2) Các yếu tố xã hội; (3) Các yếu tố lịch sử;
(4) Các điều kiện giải trí và mua sắm; (5) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực, lưu trú.
Trong đó, 5 nhóm nhân tố này bao gồm 16 thuộc tính để đánh giá khả
năng thu hút du khách của điểm đến. Đó là: (1) Phong cảnh thiên nhiên, (2) Khí
hậu thời tiết, (3) Hấp dẫn lịch sử, (4) Hấp dẫn văn hóa, (5) Phương tiện lưu trú,
5
(6) Ẩm thực, (7) Cuộc sống bản địa, (8) Tính có thể tiếp cận, (9) Các lễ hội sự
kiện, (10) Hoạt động thể thao, (11) Mua sắm, (12) Các hoạt động giải trí, (13)
Thái độ đối với du khách, (14) Điều kiện đi lại, (15) Rào cản ngôn ngữ, (16) Mức
giá tại địa phương.
- Công trình nghiên cứu về khả năng thu hút du khách của điểm đến được
đề xuất bởi Azlizm Aziz (2002). Nghiên cứu đã đề xuất mô hình gồm 5 nhóm
nhân tố chính:
(1) Yếu tố địa lý: bao gồm các thành phần như vị trí địa lý của điểm đến,
khả năng tiếp cận của điểm đến có dễ dàng hay không, thời tiết, khí hậu, nét độc
đáo của điểm đến so với các điểm đến khác.
(2) Yếu tố văn hóa – xã hội: là lối sống bản địa, lòng hiếu khách, mức giá
tại địa phương.
(3) Các đặc tính bổ trợ: là cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú (khách sạn,
motel, resort,…) và ăn uống/ ẩm thực, phương tiện vận chuyển.
(4) Đặc điểm tự nhiên: nét đẹp tự nhiên của điểm đến, phong cảnh độc
đáo, các hoạt động ngoài trời.
(5) Đặc điểm vật chất: Công viên giải trí, khu vực mua sắm, kiến trúc, tiện
nghi giải trí
- Công trình nghiên cứu về khả năng thu hút của điểm đến theo mô hình
TDCA được đề xuất bởi Vengesayi (2003). Theo Vengesayi, các yếu tố tài
nguyên của điểm đến và hỗn hợp các hoạtđộng là những yếu tố cơ bản tạo nên sự
hấp dẫn của điểm đến. Cụ thể đó là các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa, các sự
kiện và các hoạt động du lịch, giải trí tại điểm đến. Các yếu tố tài nguyên của
điểm đến và các hỗn hợp các hoạt động sẽ cung cấp cho du lịch khách có thêm
nhiều lựa chọn và đó chính là yếu tố “kéo” đối với du khách.
- Huỳnh Diệp Trâm Anh (2015). Thực hiện tổng quan tài liệu, tìm hiểu cơ
sở lý thuyết, nghiên cứu các mô hình liên quan đến khả năng thu hút du khách
của điểm đến và thực trạng về phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai thì tác giả đã lựa
chọn mô hình nghiên cứu của Hu & Ritchie (1993) làm mô hình đề xuất cho
nghiên cứu này. Đề tài được tác giả nghiên cứu qua hai giai đoạn: giai đoạn thử
nghiệm và giai đoạn chính thức. Trong giai đoạn thử nghiệm mục tiêu là xây
dựng và xác định bảng khảo sát hoàn chỉnh thông qua cơ sở lý thuyết, ý kiến
chuyên gia kết hợp với thử nghiệm thực tế. Kết quả đã xây dựng được bảng khảo
sát với 31 tiêu chí. Trong giai đoạn chính thức, đề tài triển khai khảo sát tại một
số điểm du lịch của điểm đến Đồng Nai với số lượng 284 phiếu khảo sát. Phương
pháp chọn mẫu thuận tiện, sử dụng công cụ đo lường thực hiện bởi phần mềm
6
SPSS 18.0 để xác định độ tin cậy, giá trị thang đo và mô hình hồi quy. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, thang đo các yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách
của điểm đến Đồng Nai gồm 3 yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách
của điểm đến Đồng Nai đó là: (1) Điều kiện giải trí mua sắm, (2) Các đặc tính bổ
trợ (Cơ sở hạ tầng, ẩm thực và dịch vụ hỗ trợ), (3) Các yếu tố tự nhiên, lịch sử,
văn hóa – xã hội. Ðề tài nghiên cứu đã trình bày tổng quát về cơ sở lý thuyết về
điểm đến du lịch, lý thuyết về khả năng thu hút của điểm đến và các thuộc tính
cấu thành khả năng thu hút của điểm đến. Ngoài ra tác giả căn cứ vào cơ sở lý
thuyết của mô hình khả năng thu hút của điểm đến của Hu and Ritchie, 1993 (mô
hình gốc) và các mô hình nghiên cứu trong nước để xây dựng mô hình cho phù
hợp với khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai. Qua kết quả phân
tích các nhân tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai,
tác giả gợi ý một số giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút du khách của điểm đến
Đồng Nai trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đề tài cũng không tránh khỏi những
hạn chế nhất định: kiến thức về khả năng thu hút của điểm đến của tác giả còn
hạn hẹp, chưa nghiên cứu sâu các mô hình, quá trình nghiên cứu định tính còn
chưa tốt nên các thành phần thang đo sau khi xử lý số liệu có sự thay đổi so với
nghiên cứu tại bàn của tác giả, việc chọn mẫu trong nghiên cứu được tiến hành
theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Do dó, khả năng tổng quát hóa sẽ không cao,
và mẫu nghiên cứu chưa thể khái quát đuợc toàn bộ những tính chất của tổng thể
nghiên cứu. Và cũng chính những hạn chế này sẽ là gợi ý cho các đề tài nghiên
cứu tiếp theo, có thể chỉ là khả năng thu hút của từng điểm đến trong tỉnh Đồng
Nai. Nói khác đi là nghiên cứu có tính chuyên sâu hơn sẽ giúp hoàn thiện việc
nâng cao khả năng thu hút du khách của tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, mẫu nghiên
cứu tiếp theo nên được chọn mẫu theo xác suất để làm tăng khả năng khái quát
hóa của tập mẫu nghiên cứu.
- Bùi Thị Tám, Mai Lệ Quyên (2012). Sử dụng mô hình đánh giá khả
năng thu hút của điểm đến được đề xuất bởi Hu and Ritchie (1993) với việc bổ
sung yếu tố “an toàn của điểm đến” – một trong những vấn đề nổi bật trong du
lịch quốc tế hiện nay, bảng hỏi được thiết kế gồm 17 thuộc tính để đánh giá khả
năng thu hút du khách của điểm đến Huế. Tác giả vận dụng mô hình thuộc tính
đánh giá hình ảnh điểm đến và bảng hỏi cấu trúc, nghiên cứu này tiến hành điều
tra với 418 du khách và 72 nhà cung cấp để phân tích đánh giá của du khách đối
với khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế. Từ đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm cải thiện khả năng thu hút du khách, xây dựng và quảng bá hình ảnh
điểm đến Huế. Cũng cần nhấn mạnh rằng cho đến nay các nghiên cứu đánh giá
khả năng thu hút du khách chỉ được tiếp cận từ phía cầu theo đúng với cơ sở lý
thuyết của khái niệm này. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi
7
vẫn mở rộng điều tra thông tin từ phía cung cấp (chuyên gia và doanh nghiệp)
nhưng chỉ với mục đích có thêm các thông tin tham khảo. Kết quả nghiên cứu
cho thấy khả năng thu hút của một điểm đến được cấu thành bởi tổ hợp các yếu
tố, mà trong đó không có hoặc có rất ít yếu tố có vai trò quyết định. Rõ ràng là
mức độ hấp dẫn của điểm đến không chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên mà quan
trọng hơn là mức độ phát triển sản phẩm và phát triển điểm đến nhằm đáp ứng
các nhu cầu đa dạng và phức tạp của từng cá nhân du khách. Một khi các yếu tố
sản phẩm còn mờ nhạt thì tác động trực tiếp đến cảm nhận của du khách về khả
năng của điểm đến làm hài lòng trải nghiệm của họ.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung:
Đề tài tiến hành xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của du khách khi đến với VQG Tràm Chim, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến với
VQG Tràm Chim.
- Đo lường và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này đến sự hài
lòng của du khách khi đến với VQG Tràm Chim.
- Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đến với
VQG Tràm Chim ngày càng nhiều hơn.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du
khách. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn thực hiện khảo sát đối với du khách nội địa
đã từng tham quan du lịch tại VQG Tràm Chim thông qua bảng câu hỏi.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Khu DLST VQG Tràm Chim thuộc địa bàn huyện
Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 4/2016 đến tháng 10/2016.
8
1.5 Đóng góp của luận văn
- Các thông tin về sự hài lòng của khách du lịch là cơ sở để giúp các nhà
quản lý du lịch hiểu thêm về hành vi khách hàng của mình, từ đó có thể đưa ra
các sản phẩm du lịch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, xây dựng chiến lược
tiếp thị phù hợp hơn.
- Nghiên cứu này có thể làm cơ sở cũng như tài liệu tham khảo cho các
nghiên cứu liên quan hay các nghiên cứu khác.
- Đề tài khẳng định vai trò của việc thu hút du khách trong sự phát triển du
lịch nói chung và phát triển kinh tế - xã hội nói riêng tại địa bàn huyện Tam
Nông, tỉnh Đồng Tháp.
- Góp phần tạo cơ sở khoa học cho các giải pháp thúc đẩy phát triển du
lịch của điểm đến VQG Tràm Chim.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện sự hài lòng của du
khách đến với VQG Tràm Chim ngày càng nhiều hơn.
1.6 Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Hàm ý quản trị và kết luận
Tóm tắt chương 1
Chương này giới thiệu tổng quát về cơ sở hình thành đề tài, tóm tắt tình
hình nghiên cứu của một số đề tài có liên quan của các nghiên cứu trước đó.
Ngoài ra, chương này còn nêu lên mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi, đối
tượng nghiên cứu và đóng góp của đề tài, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát
hơn về đề tài.
9
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch
2.1.1 Các khái niệm về du lịch và DLST
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung
du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên
cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy, có bao
nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International
Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động
du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục
đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm
tiền sinh sống,…
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú
của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước
họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn
thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara - Edmod
đưa ra định nghĩa: “Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó
không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do
khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu
dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu
biết và giải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt
Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các
chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham
quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí,
xem danh lam thắng cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một
ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về
thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng
thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc
10
mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có
thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Theo Điều 4, Chương I, Luật Du lịch Việt Nam 2005, ban hành ngày
14/6/2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nới cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [15]
Như vậy, có thể thấy du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm
nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa
mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
Tóm lại, du lịch có thể được hiểu là:
- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại
chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một
số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của
cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao
nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
 Du lịch sinh thái (DLST)
DLST là loại hình du lịch với những hoạt động có sự nhận thức mạnh mẽ
về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Thuật ngữ “Responsible
Travel” (Du lịch trách nhiệm) luôn gắn liền với khái niệm DLST, hay nói một
cách khác, DLST là hình thức du lịch có trách nhiệm là không làm ảnh hưởng
đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không làm ảnh hưởng đến môi trường và góp
phần duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương. [18]
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector
Ceballos – Lascurain đưa ra năm 1987: “DLST là du lịch đến những khu vực tự
nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với
ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”.
“DLST được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức
độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn
viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên
nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch
thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ
làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo
11
cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng
đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” (Allen, 1993).
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cũng có đưa ra một định
nghĩa khá đầy đủ: “DLST là là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi
trường và các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các
đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến
khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan
gây ra, và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực”
(Ceballos – Lascurain, 1996).
Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST
ở Việt Nam” (9/1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST “DLST là loại hình du lịch
dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng
góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương”. [4]
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: “DLST là hình thức du lịch dựa vào
thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng
nhằm phát triển bền vững”.
Mặc dù có chung những quan niệm cơ bản về DLST, song căn cứ vào
những đặc thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát
triển những định nghĩa riêng của mình về DLST.
2.1.2 Sản phẩm du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: “Sản phẩm
du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù
do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp nhằm phục vụ những nhu
cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề
nghiệp theo thông lệ quốc tế, đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc
trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn những mục tiêu kinh tế xã hội đối với
các cá nhân, tổ chức và địa phương nới đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du
lịch”.
Nói đến “sản phẩm du lịch” cần phải xem xét rất nhiều yếu tố trực tiếp và
gián tiếp cấu thành nên” sản phẩm”. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO),
hoạt động du lịch được cấu thành bởi trên 70 loại dịch vụ trực tiếp và trên 70
dịch vụ gián tiếp. Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại
12
dịch vụ hợp thành và mục đích cơ bản là thoả mãn nhu cầu tiêu thụ của khách du
lịch trong hoạt động du lịch. [14]
 Nếu xét đến cơ cấu của sản phẩm du lịch vô cùng phong phú và liên
quan tới rất nhiều ngành, nghề. Nhưng xét về mặt ý nghĩa của các bộ phận hợp
thành có thể chia ra làm 3 loại:
- Sức thu hút khách du lịch - đó là tất cả các hiện tượng, sự vật, sự kiện
của tự nhiên và xã hội tạo thành sức thu hút đối với khách du lịch mà các nhà
kinh doanh du lịch giới thiệu cho khách nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội.
Đây chính là cơ sở để phát triển du lịch.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển du lịch. Trong cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch được chia làm 2 loại: Cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục
vụ khách du lịch gồm: các phương tiện vận chuyển, các cơ sở lưu trú, các cơ sở
phục vụ ăn, uống; các cơ sở phục vụ tham quan...v.v. Cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch tuy không chỉ trực tiếp phục vụ khách du lịch mà còn phục vụ dân sinh như:
đường xá, điện, nước, thông tin liên lạc...v.v.
- Hạt nhân của sản phẩm du lịch phần lớn là dịch vụ. Trong dịch vụ cũng
được chia thành 2 loại cơ bản: dịch vụ của các cơ sở kinh doanh trực tiếp đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch và dịch vụ gián tiếp (thường gọi là dịch
vụ công) như: về thị thực xuất nhập cảnh, kiểm tra hải quan...v.v.
 Xét trên giác độ kinh tế, khi sản phẩm đưa ra thị trường để bán thì nó
trở thành hàng hoá và có thể nói đây là hàng hoá đặc biệt. Nó cũng có thuộc tính
chung của hàng hoá, nghĩa là có giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch là nó thỏa mãn nhu cầu có tính chất
đa dạng của khách du lịch trong quá trình đi du lịch, trong đó có những nhu cầu
về sinh lý như: ăn, uống, ở, đi lại, có những nhu cầu về tinh thần: tham quan, tìm
hiểu, mở rộng nhận thức, tăng cường giao lưu, được tôn trọng...v.v. Chính vì vậy,
giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch có tính đa chức năng. Sản phẩm du lịch là sự
kết hợp của những sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần và dịch vụ nên giá trị
sử dụng của sản phẩm du lịch cũng trìu tượng, vô hình và chỉ có thể thông qua
khách du lịch để đánh giá, đo lường giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch.
Về giá trị của sản phẩm du lịch - là sự kết tinh lao động phổ biến của con
người, là kết quả tiêu hao sức lực, trí tuệ của con ngườis. Giá trị của sản phẩm du
lịch có thể chia ra làm 3 nội dung đó là giá trị của sản phẩm vật chất, giá trị của
dịch vụ và giá trị của sức thu hút khách. Giá trị của sản phẩm vật chất có thể
dùng thời gian lao động tất yếu của xã hội để đánh giá. Giá trị của dịch vụ được
quyết định bởi trang thiết bị, lực lượng lao động với tay nghề, kỹ năng chuyên
13
môn, đạo đức nghề nghiệp và tố chất văn hoá...v.v, những yếu tố này rất khác
nhau nên khó xác định giá trị của nó.
2.1.3 Khách du lịch
Khái niệm về “du khách” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau khi đứng
trên các góc độ khác nhau.
Theo địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du khách từ bên ngoài đến địa
điểm du lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xung
quanh, tham gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèm theo
việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú
của ngành du lịch”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Khách du lịch là người đi du lịch
hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận
thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch gồm: khách du lịch nội địa và khách du lịch
quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc
tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du
lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước
ngoài du lịch”.
2.1.4 Nhu cầu du lịch
Người ta đi du lịch với mục đích “sử dụng” tài nguyên du lịch mà nơi ở
thường xuyên của mình không có. Muốn “sử dụng” tài nguyên du lịch ở nơi nào
đó, người ta phải mua sắm và tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ khác phục vụ cho
chuyến hành trình của mình. Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất
xã hội, du lịch đã trở thành một đòi hỏi tất yếu của con người. Du lịch trở thành
nhu cầu của con người khi trình độ dân trí, kinh tế và xã hội đã phát triển.
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người.
Nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các
nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức và giao tiếp).
2.1.5 Thị trường du lịch
Thị trường du lịch là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa
người với người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ du lịch dưới
tác động của các quy luật thị trường.
 Thị trường du lịch có các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng thực hiện
- Chức năng điều tiết
14
- Chức năng thông tin
 Phân loại thị trường du lịch:
- Căn cứ vào vị trí địa lý và biên giới lãnh thổ, thị trường du lịch chia làm
hai loại là thị trường du lịch quốc gia và thị trường du lịch quốc tế.
- Căn cứ vào đặc điểm không gian của cung và cầu có thể chia thành thị
trường nhận khách và thị trường gửi khách.
- Căn cứ vào tình hình thực tế và tiềm năng, thị trường du lịch được phân
thành hai loại là thị trường du lịch thực tế và thị trường du lịch tiềm năng.
- Căn cứ vào tính thời vụ trên thị trường du lịch có thị trường du lịch thời
vụ và thị trường du lịch quanh năm.
- Căn cứ vào đặc thù của hàng hóa dịch vụ du lịch có thể chia thành các
loại thị trường du lịch như: Du lịch khách sạn, du lịch văn hóa, du lịch thiên
nhiên, du lịch Motel, du lịch Bungalow, du lịch camping, du lịch nhà trọ thanh
niên, làng du lịch...
- Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch có các loại thị trường: Du
lịch miền biển, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê...
- Căn cứ vào phương tiện giao thông có các loại hình: Du lịch đi bộ, du
lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch tàu hoả, du lịch tàu thuỷ, du lịch máy bay…
2.2 Dịch vụ du lịch và khu du lịch
2.2.1 Dịch vụ du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các
dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin,
hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”.
Du lịch là một loại hình dịch vụ, vì vậy, cũng giống như dịch vụ nói
chung, dịch vụ du lịch cũng chứa đựng trong nó những đặc trưng cơ bản:
1) Tính vô hình
Hàng hóa có hình dáng kích thước, màu sắc và thậm chí cả mùi vị. Khách
hàng có thể tự xem xét, đánh giá xem nó có phù hợp với nhu cầu của mình hay
không. Ngược lại, dịch vụ mang tính vô hình, làm cho các giác quan của khách
hàng không nhận biết được trước khi mua dịch vụ. Đây là một khó khăn lớn khi
bán một dịch vụ so với khi bán một hàng hóa hữu hình, vì khách hàng khó thử
dịch vụ trước khi mua, khó cảm nhận được chất lượng, khó lựa chọn dịch vụ, nhà
cung cấp dịch vụ khó quảng cáo về dịch vụ. Do vậy, dịch vụ khó bán hơn hàng
hóa.
15
2) Tính không tách rời giữa nhà cung cấp và tiêu dùng dịch vụ
Hàng hóa được sản xuất tập trung ở một nơi, rồi vận chuyển đến nơi có
nhu cầu. Khi ra khỏi dây chuyền sản xuất thì hàng hóa đã hoàn chỉnh. Do đó, nhà
sản xuất có thể đạt được tính kinh tế theo quy mô do sản xuất tập trung, hàng loạt
và quản lý chất lượng sản phẩm tập trung. Nhà sản xuất cũng có thể sản xuất khi
nào thuận tiện rồi cất giữ vào kho khi có nhu cầu. Do vậy, họ dễ thực hiện cân
đối cung cầu. Nhưng quá trình cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng
thời, người cung cấp dịch vụ và khách hàng phải tiếp xúc nhau và tiêu dùng dịch
vụ tại các địa điểm và thời gian phù hợp cho hai bên. Đối với một số các dịch vụ,
khách hàng phải có mặt trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ.
3) Tính không đồng đều về chất lượng
Dịch vụ không thể được cung cấp hàng loạt, tập trung như sản xuất hàng
hóa. Do vậy, nhà cung cấp khó kiểm tra chất lượng theo một tiêu chuẩn thống
nhất. Mặt khác, sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ lại chịu tác
động mạnh bởi kỹ năng, thái độ của người cung cấp dịch vụ. Sức khỏe, sự nhiệt
tình của nhân viên cung cấp dịch vụ vào buổi sáng và buổi chiều có thể khác
nhau. Do vậy, khó có thể đạt được sự đồng đều về chất lượng dịch vụ ngay trong
một ngày. Dịch vụ càng nhiều người phục vụ thì khó đảm bảo tính đồng đều về
chất lượng.
4) Tính không thể dự trữ được
Dịch vụ chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp. Do vậy, dịch vụ
không thể sản xuất hàng loạt để cất vào kho dự trữ, khi có nhu cầu thị trường thì
đem ra bán.
5) Tính không chuyển quyền sở hữu được
Khi mua một hàng hóa, khách hàng được chuyển quyền sở hữu và trở
thành chủ sở hữu hàng hóa mình đã mua. Khi mua dịch vụ thì khách hàng chỉ
được chuyển quyền sử dụng dịch vụ, được hưởng lợi ích mà dịch vụ mang lại
trong một thời gian nhất định mà thôi.
2.2.2 Khu du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Khu du lịch là nơi có nguồn tài
nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên được quy
hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem
lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường”. Trong đó:
16
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình
thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Tài nguyên du lịch được phân loại thành tài nguyên du lịch tự nhiên gắn
liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn gắn liền với các nhân
tố con người và xã hội:
Tài nguyên du lịch tự nhiên: là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có
thể khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và
sức khỏe của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất
dịch vụ du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình,
địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử
dụng phục vụ cho mục địch du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn: là các đối tượng, hiện trương do con người
tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Tài
nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ
dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động
sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Để trở thành khu du lịch phải thoả mãn được hai điều kiện: Thứ nhất, tài
nguyên du lịch trong khu du lịch có quy mô nhất định và tương đối tập trung.
Thứ hai, có cơ sở đáp ứng nhu cầu du lịch như: ăn, ở, đi lại tham quan, vui chơi
giải trí, mua sắm của khách du lịch…[14]
Điểm du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và các loại động
thực vật; là kết quả sáng tạo do con người xây dựng nên, đó là bảo tàng, di tích
cổ đại, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, du lịch nước, du lịch săn bắn, du lịch
leo núi (mạo hiểm) và những nơi nghỉ mát; Chính phủ sẽ xác định các điểm du
lịch và sự hấp dẫn về mặt du lịch tại các điểm đó. Xây dựng một điểm du lịch và
sự hấp dẫn du lịch còn phải chú ý những điểm sau:
- Có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa tại địa
phương.
- Đảm bảo gìn giữ được các giá trị văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập
quán đang tồn tại tại địa phương.
- Giữ gìn được môi trường sinh thái.
- Đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài.
17
2.3 Sự hài lòng của khách hàng và khách du lịch
2.3.1 Sự hài lòng của khách hàng
Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng của khách hàng cũng như
có khá nhiều tranh luận về định nghĩa này. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự hài
lòng là sự khác biệt giữa kì vọng của khách hàng và cảm nhận thực tế nhận được.
Theo Fornell (1995): “Sự hài lòng hoặc sự thất vọng sau khi tiêu dùng,
được định nghĩa như là phản ứng của khách hàng về việc đánh giá bằng cảm
nhận sự khác nhau giữa kỳ vọng trước khi tiêu dùng với cảm nhận thực tế về sản
phẩm sau khi tiêu dùng nó”.
Hoyer và MacInnis (2001) cho rằng sự hài lòng có thể gắn liền với cảm
giác chấp nhận, hạnh phúc, giúp đỡ, phấn khích, vui sướng.
Theo Hansemark và Albinsson (2004): “Sự hài lòng của khách hàng là
một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một
cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và
những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong
muốn”.
Theo Zeithaml & Bitner (2000): “Sự hài lòng của khách hàng là sự đánh
giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu
và mong đợi của họ”.
Theo Philip Kotler (2001): “Sự hài lòng của khách hàng là trạng thái cảm
giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết qảu thu được từ việc tiêu dùng
sản phẩm, dịch vụ với những kỳ vọng của người đó”. Mức độ hài lòng phụ thuộc
vào sự khác biệt giữa kết quả nhận được và kỳ vọng, nếu kết quả thực tế thấp hơn
kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng, nếu kết quả thực tế bằng với kỳ vọng thì
khách hàng cảm thấy hài lòng và nếu kết quả thực tế cao hơn kỳ vọng thì khách
hàng rất hài lòng.
Sự hài lòng của khách hàng là việc khách hàng căn cứ vào những hiểu biết
của mình đối với một sản phẩm hay dịch vụ mà hình thành nên những đánh giá
hoặc phán đoán chủ quan. Đó là một dạng cảm giác về tâm lý sau khi nhu cầu
của khách hàng được thỏa mãn. Sự hài lòng của khách hàng được hình thành trên
cơ sở những kinh nghiệm, đặc biệt được tích lũy khi mua sắm và sử dụng sản
phẩm hay dịch vụ. Sau khi mua và sử dụng sản phẩm khách hàng sẽ có sự so
sánh giữa hiện thực và kỳ vọng, từ đó đánh giá được hài lòng hay không hài
lòng.
18
Như vậy, có thể hiểu được là cảm giác dễ chịu hoặc có thể thất vọng phát
sinh từ việc người mua so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm và
những kỳ vọng của họ. Việc khách hàng hài lòng hay không sau khi mua hàng
phụ thuộc vào việc họ so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm và những
kỳ vọng của họ trước khi mua. Khái niệm sản phẩm ở đây được hiểu không chỉ là
một vật thể vật chất thông thường mà nó bao gồm cả dịch vụ.
Định nghĩa này đã chỉ rõ rằng, sự hài lòng là sự so sánh giữa lợi ích thực
tế cảm nhận được và những kỳ vọng. Nếu lợi ích thực tế không như kỳ vọng thì
khách hàng sẽ thất vọng. Còn nếu lợi ích thực tế đáp ứng với kỳ vọng đã đặt ra
thì khách hàng sẽ hài lòng. Nếu lợi ích thực tế cao hơn kỳ vọng của khách hàng
thì sẽ tạo ra hiện tượng hài lòng cao hơn hoặc là hài lòng vượt quá mong đợi.
2.3.2 Sự hài lòng của khách du lịch
Theo Lee và cộng sự (2007), nghiên cứu của Chon (1989) cho rằng sự hài
lòng của khách du lịch dựa trên sự phù hợp giữa giá trị mong đợi về điểm du lịch
và giá trị cảm nhận tại điểm du lịch sau khi so sánh những hình ảnh hình dung về
điểm du lịch và những gì họ trải nghiệm và cảm nhận tại điểm du lịch.
Theo Crompton và Love (1995): “Sự hài lòng trong bối cảnh của một khu
vui chơi giải trí là chất lượng trải nghiệm của du khách, một kết quả tâm lý của
quá trình tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí hay du lịch”.
Mô hình phủ nhận kỳ vọng đã được sử dụng để xác định sự hài lòng
(Spreng và cộng sự, 1996). Mô hình này cho rằng sự hài lòng của khách du lịch
được xác định bằng cách so sánh cảm nhận của họ về thực tế biểu hiện của dịch
vụ so với kỳ vọng của họ (Oliver, 1980). Đối với mô hình phủ nhận kỳ vọng, sự
hài lòng tăng lên khi kỳ vọng giảm xuống. Điều này có nghĩa là đối với khách du
lịch có kỳ vọng thấp về điểm du lịch thì khi nhận được dịch vụ có chất lượng
thấp thì họ vẫn đạt được sự hài lòng.
Sự kỳ vọng là chuẩn đánh giá sự hài lòng hay không hài lòng của khách
du lịch. Kỳ vọng được đáp ứng khi biểu hiện thực tế của dịch vụ đúng như mong
đợi, phủ nhận dương khi biểu hiện thực tế của dịch vụ vượt trên mong đợi, phủ
nhận âm khi biểu hiện thực tế của dịch vụ dưới mức mong đợi.
Nghiên cứu thực nghiệm của Tam (2000) cho thấy đo lường sự hài lòng
thông qua dịch vụ cảm nhận cho kết quả tốt hơn đo lường sự hài lòng bằng mô
hình phủ nhận kỳ vọng. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ, việc tác động đến cảm
nhận của khách du lịch về dịch vụ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với việc thay
đổi kỳ vọng của khách du lịch.
Trong lĩnh vực vui chơi giải trí, Crompton và Love (1995) cho rằng sự hài
lòng được đo bằng mức độ cảm nhận của du khách về các hoạt động giải trí
19
nhằm làm thỏa mãn nhu cầu cơ bản và động cơ có ảnh hưởng đến mong muốn
tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Baker và Crompton (2000) sử dụng bối
cảnh một lễ hội để khảo sát mối quan hệ giữa chất lượng và sự hài lòng. Kết quả
cho thấy chất lượng có tác động đáng kể đến sự hài lòng của du khách. Chất
lượng càng cao càng đem lại sự hài lòng cao. Nghiên cứu đưa ra nhận định rằng
khả năng thu hút khách du lịch quay lại và doanh thu của công ty sẽ tăng nếu các
nhà cung cấp dịch vụ du lịch tập trung đánh giá và cải tiến chất lượng dịch vụ
nhằm tăng mức độ hài lòng của du khách.
Theo một số nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch, việc nghiên cứu mối quan
hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách du lịch giúp dự đoán tốt hơn
hành vi của du khách. Nếu dự đoán tốt hành vi của khách du lịch, các nhà quản lý
có thể có những ý tưởng nhằm thu hút khách du lịch một cách hiệu quả. Tuy
nhiên, Taylor và Baker (1994) lại cho rằng chất lượng chỉ là một trong nhiều yếu
tố của dịch vụ tác động đến sự hài lòng của người tiêu dùng. Các yếu tố không
thuộc về chất lượng như nhu cầu, sự hợp lý, vẻ đẹp cảm nhận cũng góp phần tạo
nên sự hài lòng. Không phải tất cả các du khách đều muốn các dịch vụ với chất
lượng cao nhất, mà các yếu tố khác như giá cả, sự thuận tiện, khả năng đáp ứng
của các dịch vụ cũng cần được xem xét. Sự hài lòng của khách du lịch có tác
động mạnh mẽ đến xu hướng hành vi của du khách hơn so với chất lượng dịch
vụ.
2.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.4.1 Mô hình nghiên cứu của Pizam et al (1978)
Một trong những nghiên cứu được phát triển đầu tiên để nhận dạng các
yếu tố ảnh hưởng trong ngành du lịch là của Pizam et al khi khảo sát kỳ nghỉ du
lịch tại Cape Code, Massachusetts. Kết quả của nghiên cứu này đã nhận dạng ra
7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch, đó là: (1) Cơ hội sinh hoạt
tại bờ biển (Beach opportunities), (2) Chi phí (Cost), (3) Sự mến khách
(Hospitality), (4) Môi trường trong lành (Environment), (5) Điều kiện ăn uống
(Extent of eating & drinking facilities), (6) Tiện nghi nơi ở (Accommodation
facilities), (7) Cơ hội mua sắm hàng hóa địa phương (Extent of
commercialization).
20
Hình 2.1: Mô hình sự hài lòng của khách du lịch – Pizam et al., 1978
(Nguồn: Tahir Albayrakl, Meltem Caber and Safak Aksoy. Relationships of the Tangible and Intangible of
Tourism Products with Overall Customer Saticfaction, 141)
2.4.2 Mô hình nghiên cứu của Poon & Low (2005)
Poon & Low (2005) trong nghiên cứu kiểm tra các yếu tố đo lường sự
khác nhau giữa mức độ hài lòng của du khách Châu Á và Phương Tây trong thời
gian họ ở khách sạn tại Malaysia. Bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 điểm đã
được ứng dụng để đo lường sự hài lòng của khách hàng, dữ liệu thu thập cũng
được kiểm nghiệm bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA), và họ cũng tìm ra
các được nhân tố đó là: Sự mến khách (hospitality), Nhà nghỉ (accommodation),
Thức ăn và đồ uống (food & beveraves), Sự tiêu khiển và nơi vui chơi giải trí
(recreation & entertainment), Dịch vụ bổ trợ (suplementary services), An ninh và
an toàn (security & safety), Sự cải tiến và dịch vụ tăng thêm (innovation & value
add services), Phương tiện di chuyển (transportation), Địa điểm (location), Diện
mạo bên ngoài (appearance), Giá cả và khoản thanh toán (pricing & payment).
Cơ hội sinh hoạt tại bờ biển
(Beach opportunities)
Chi phí
(Cost)
Sự mến khách
(Hospitality)
Môi trường trong lành
(Environment)
Điều kiện ăn uống
(Extent of eating & drinking facilities)
Tiện nghi nơi ở
(Accommodation facilities)
Cơ hội mua sắm hàng hóa địa phương
(Extent of commercialization)
Sự hài lòng của khách
du lịch
(Visitor satisfaction)
21
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch – Poon&Low, 2005
(Nguồn: Poon, W., & Low, K. L. (2005). Are travelers satisfied with Malaysian hotels? International
Journal of Contemporary Hospitality Management, 17 (3), 217-227)
Sự hài lòng của khách
du lịch
(Visitor satisfaction)
Sự mến khách
(hospitality)
Nhà nghỉ
(accommodation)
Thức ăn và đồ uống
(food & beveraves)
Sự tiêu khiển và nơi vui chơi giải trí
(recreation & entertainment)
Dịch vụ bổ trợ
(suplementary services)
An ninh và an toàn
(security & safety)
Diện mạo bên ngoài
(appearance)
Sự cải tiến và dịch vụ tăng thêm
(innovation & value add services)
Phương tiện di chuyển
(transportation)
Địa điểm
(location)
Giá cả và khoản thanh toán
(pricing & payment)
22
2.4.3 Công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của
du khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre (2013)
Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 405 du khách
bao gồm 232 du khách trong nước và 173 du khách nước ngoài đang đi du lịch
sinh thái ở Bến Tre. Kết quả phân tích cho thấy sự hài lòng của du khách phần
lớn phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện an ninh, an toàn và sự đáp ứng; chất
lượng sản phẩm dịch vụ; năng lực phục vụ và sự đồng cảm; mức độ hợp lý của
chi phí.
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du
khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre của Phan Ngọc Châu (2013)
(Nguồn: Phan Ngọc Châu (2013))
An ninh, an toàn
và sự đáp ứng
Năng lực phục vụ
và sự đồng cảm
Cơ sở vật chất
phục vụ du lịch
Chất lượng sản
phẩm du lịch
Mức độ hợp lý của
chi phí
Sự hài lòng
của du khách
về du lịch sinh
thái Bến Tre
23
2.4.4 Công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch sinh
thái của khách du lịch Việt Nam (2014)
Nghiên cứu dựa trên lý thuyết ý định hành vi Ajzen (1991), tác giả sử
dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khám phá xây dựng thang đo
lường và nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Dữ liệu được
thu thập thông qua phỏng vấn 364 du khách Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh bằng bảng câu hỏi cấu trúc, mẫu được chọn theo phương pháp thuận
tiện. Tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích: kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha,
phân tích khám phá nhân tố EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, sử dụng
mô hình cấu trúc SEM. Kết quả cho thấy, 4 thành phần chính tác động lên ý định
hành vi du lịch sinh thái của du khách Việt Nam bao gồm kiến thức, thái độ, hài
lòng và kiểm soát nhận thức hành vi. Trong đó, kiến thức là yếu tố quyết định
hành vi DLST của du khách Việt Nam.
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu ý định hành vi du lịch sinh thái của du khách Việt
Nam của Nguyễn Thảo Nguyên (2014)
(Nguồn: Nguyễn Thảo Nguyên (2014))
H1 H2
H3
H4
H6
H5
H7
H8 H9
H11
H10
H12
Thái độ
Ảnh hưởng
xã hội
Hài lòng
Kiểm soát nhận
thức hành vi
Kiến thức
Ý định hành vi
du lịch sinh thái
Chất lượng
chuyến đi
Hình ảnh
điểm đến
24
2.5 Hiện trạng phát triển DLST tại VQG Tràm Chim
2.5.1 Đôi nét về VQG Tràm Chim
a. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Tràm Chim phân bố ở khu vực có tọa độ 10°40′ – 10°47′
vĩ bắc, 105°26′ - 105°36′ Đông nằm trong địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp,
Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sính) và Thị trấn Tràm Chim, với số dân trong
vùng khoảng 50.000 người thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Với tổng
diện tích 7.313 ha, thảm thực vật phong phú, trên 130 loài khác nhau, có 129 loài
cá nước ngọt sinh sống, 198 loài chim nước. Tràm Chim còn có 29 loài lưỡng cư,
bò sát thuộc 3 bộ, 11 họ và 25 giống… đây là mô hình thu nhỏ cảnh quan của
Đồng Tháp Mười, có giá trị đặc biệt, trở thành nơi bảo tồn những loài động thực
vật hoang dã. Đây là khu Ramsar (khu đất ngập nước quan trọng trong bản đồ đa
dạng sinh học thế giới) thứ 2.000 của thế giới.
Phạm vi, ranh giới: VQG Tràm Chim gồm 06 khu vực được bao bọc bởi:
- Khu A1 giới hạn bởi kênh An Bình, Phú Thành, đê bao số 1, đê bao số 4.
- Khu A2, A3, A4 giới hạn bởi kênh Phú Đức 2, kênh Lung Bông, kênh
Cà Dâm.
- Khu A5 giới hạn bởi các kênh: kênh số 2, kênh số 5, kênh An Bình và đê
bao số 4.
- Khu C giới hạn bởi kênh Phú Đức và Đồng Tiến.
b. Lịch sử hình thành
Nằm ở hạ lưu sông Mêkông và trung tâm vùng Đồng Tháp Mười, cách
sông Tiền khoảng 25km về phía Tây, gần biên giới Việt Nam – Campuchia, khu
Tràm Chim Đồng Tháp có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với mênh mang sông
nước, một màu xanh của rừng Tràm ngút ngàn và thảm thực vật phong phú.
Vùng đất này cũng chính là nơi cư trú loài chim Sếu đầu đỏ nổi tiếng trên thế
giới với những vũ điệu thiên nhiên làm mê hoặc lòng người đó là VQG Tràm
Chim.
Với những giá trị đặc trưng này, ngay từ thời chiến tranh, Ban Lãnh đạo
tỉnh Đồng Tháp đã ấp ủ nguyện vọng khai thác và phát triển Đồng Tháp Mười
thành một vùng trù phú cùng với việc tái tạo lại một mô hình Đồng Tháp Mười
thu nhỏ. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn sau ngày
giải phóng miền Nam, đến năm 1978 tỉnh mới bắt đầu chủ trương trồng tràm và
đến năm 1990 đã có được diện tích rừng tràm là 2.300ha. Năm 1985, Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Tháp quyết định khoanh vùng 5.200ha để thực hiện tái tạo
25
một vùng Đồng Tháp Mười thu nhỏ và giao cho huyện Tam Nông quản lý, vùng
này đã có tổ chức tham gia bảo vệ, khai thác với nhiều tên gọi khác nhau như:
Lâm ngư trường Tràm Chim, Nông trường Tràm Chim, Công ty nông trường
Tràm Chim. Đặc biệt từ khi phát hiện loài Sếu đầu đỏ (Hạc) quay về trú ngụ thì
Tràm Chim được nhiều người biết đến, vì đây là một loài chim quý hiếm mà
trước đây đã từng có mặt ở nơi này. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó không ai biết đó
là loài chim quý nhưng có nguy cơ bị tuyệt chủng nên đã săn bắt, đánh bẫy ăn
thịt như những loài chim khác.
Qua mỗi giai đoạn phát triển, VQG Tràm Chim được đánh dấu bằng việc
thay tên, đổi họ, thay đổi chức năng, nhiệm vụ và cũng được đánh dấu bằng sự
đấu tranh cam go để giải quyết những mâu thuẫn giữa bảo tồn và khai thác sử
dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển Đồng Tháp Mười trở thành một vùng trù
phú và tái tạo lại một “Đồng Tháp Mười nguyên thủy” thu nhỏ. Với ý nghĩa, mục
đích và tầm quan trọng của Tràm Chim như vậy, ngày 29 tháng 12 năm 1998,
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyện hạng khu bảo tồn thiên nhiên Đất
ngập nước Tràm Chim thành VQG Tràm Chim và phê duyệt “Dự án đầu tư, phát
triển VQG Tràm Chim” giai đoạn 1999 - 2003. “Tràm Chim nghĩa là rừng Tràm
có chim”, đây là khu bảo tồn thiên nhiên của vùng đất ngập nước điển hình của
Đông Nam Á.
Ngày 22/5/2012, VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) được Ban Thư ký Công
ước Ramsar công nhận là khu Ramsar của thế giới. Đây là khu Ramsar thứ 4 của
Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới. Sở dĩ VQG Tràm Chim
(Đồng Tháp) được công nhận là khu Ramsar thế giới, bởi vì đây là vùng đất ngập
nước, sinh cảnh duy nhất còn lại ở Đông Dương và là 1 trong 8 vùng bảo tồn
chim quan trọng nhất của Việt Nam.
c. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt báo cáo xác định
vùng đệm VQG Tràm Chim gồm 5 xã: Phú Thọ, Phú Thành B, Phú Hiệp, Phú
Đức và Tân Công Sính có 7.311 hộ và diện tích vùng đệm 16.858 ha. Vùng đệm
có tác dụng ngăn ngừa, giảm nhẹ sự xâm hại VQG Tràm Chim, thu hút người
dân tham gia các hoạt động của Vườn theo phương thức đồng quản lý nhằm từng
bước nâng cao, ổn định đời sống của người dân sống trong vùng đệm.
Hàng năm, VQG Tràm Chim và địa bàn vùng đệm có mùa nước nổi kéo
dài khoảng 4 tháng (tháng 7 đến tháng 10 âm lịch). Mùa nước nổi là yếu tố dẫn
đến việc hình thành cách sống và sinh hoạt của người dân trên các căn nhà sàn.
Trên 200 hộ dân sinh sống quanh VQG được tham gia khai thác tài nguyên hợp
lý vào mùa nước nổi, trung bình có thể kiếm thêm gần 1,5 triệu đồng/tháng cho
26
mỗi hộ dân. Người dân được tuyên truyền, tập huấn, tham gia vào các hoạt động
phục vụ du khách như chèo xuồng, gặt lúa ma, kể chuyện, nấu ăn, bắt chuột
đồng…
Mùa nước nổi còn là thời điểm người dân địa phương mưu sinh bằng các
hình thức: đặt lợp, đặt lờ, giăng câu, thả lưới để bắt thủy sản và khai thác lúa ma,
bông điên điển,... Đến VQG Tràm Chim vào mùa nước nổi để tham quan, tìm
hiểu cảnh lao động và sinh hoạt của người dân thật sự rất thú vị và đầy ý nghĩa.
Mùa nước nổi còn là thời điểm sản vật trong vùng đa dạng và phong phú. Khai
thác các sản vật ở vùng đệm vào mùa nước nổi để phục vụ nhu cầu ẩm thực của
du khách thiết nghĩ cũng là động lực để du khách đến VQG Tràm Chim ngày
càng nhiều hơn. [20, tr.231]
Bên cạnh đó, hơn 200 hộ dân sinh sống quanh VQG Tràm Chim đã được
tham gia khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý vào mùa nước nổi. Các hộ khó
khăn được hỗ trợ ngư cụ và xuồng để có điều kiện khai thác thủy sản mùa nước
về. Từ đó, người dân được hưởng lợi ích trực tiếp thông qua khai thác tài nguyên
rừng bền vững, phát triển du lịch sinh thái. Họ được tuyên truyền, tập huấn, tham
gia các hoạt động phục vụ du khách tham quan như chèo xuồng, gặt lúa ma, bắt
chuột đồng… Trung bình mỗi hộ dân tăng thu nhập thêm 1,46 triệu đồng/tháng.
Nhìn chung, điều kiện sống của cộng đồng địa phương quanh VQG Tràm
Chim còn khá nghèo. Phần lớn các hộ dân trong vùng đều sống bằng nghề trồng
lúa trong mùa khô, săn bắt cá và động vật hoang dã trong mùa lũ. Sinh kế chính
của người dân địa phương dựa vào 03 nguồn tài nguyên chính: đất đai (canh tác
nông nghiệp, chủ yếu là làm lúa), tài nguyên thiên nhiên (đánh bắt, săn bắt động
vật hoang dã, thu hái lâm sản ngoài gỗ) và nguồn nhân lực (làm thuê, buôn bán
nhỏ, dịch vụ).
2.5.2 Hiện trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến
với VQG Tràm Chim
a. Tài nguyên thiên nhiên
Địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật, các đặc điểm cảnh quan nổi bật tạo
sự hấp dẫn cho phát triển loại hình và sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn du khách.
Về địa hình nói chung là thấp trũng, nơi cao nhất là 2.3m, nơi thấp nhất là
0.4m (so với mực nước biển Tây Nam Bộ). Những vùng đất trũng chiếm 152ha,
những vùng gò cao chiếm 194ha, vùng phẳng chiếm 5.858ha.
Nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung
bình hàng năm khoảng 270
C. Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng
82 – 82%. Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35 - 40%. Lượng
27
mưa phân bố theo mừa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650mm/năm. Mùa mưa tập
trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời
gian này. Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết
hầu như không có mưa. Số ngày mưa trung bình đo được tại VQG Tràm Chim
khoảng 110 - 160 ngày/năm.
VQG Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông Mê
Kông, nhận nguồn nước trực tiếp từ sông Mê Kông thông qua hệ thống kênh thủy
lợi (kênh Hồng Ngự – Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội
đồng và bị ngập lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12. VQG Tràm Chim được
chia thành 5 vùng quản lý khác nhau (A1 - A5), mỗi khu vực được bao bọc xung
quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên đến 59 km. Mực nước bên
trong VQG được điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao
xung quanh. Hiện nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nước bên trong
VQG luôn được giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quá khứ. Thành phần
thực vật, phân bố và tốc độ sinh trưởng đã bị ảnh hưởng bởi những tác động này.
VQG Tràm Chim có thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài thực vật
bậc cao, với 6 kiểu quần xã đặc trưng: quần xã sen, lúa trời, năng, mồm mốc, cỏ
ống và quần xã rừng tràm. Hệ chim nước có 231 loài, thuỷ sản có 150 loài cá
nước ngọt, 191 loài thực vật. Hệ thủy sinh vật đa dạng, phong phú với gần 185
loài thực vật nổi, gần 350 loài phiêu sinh thực vật, 34 loài bò sát lưỡng cư… Đặc
biệt hơn cả là Sếu đầu đỏ - một loài động vật có giá trị cao về thẩm mỹ và sinh
học. Sếu đầu đỏ còn có tên gọi khác là Sếu cổ trụi hay Sếu lớn Phương Đông là
một loài chim quý hiếm thuộc họ Sếu, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới,
do đó chúng được bảo vệ bởi pháp luật của hầu hết các quốc gia nơi chúng phân
bố, trong đó có Việt Nam.
Đến với VQG Tràm Chim, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh
toàn cảnh của vùng Đồng Tháp Mười, du ngoạn bằng thuyền đến các đài quan
sát, các đầm sen súng, đồng năn, rừng tràm… để nghe tiếng chim hót trước bình
minh, tiếng đớp mồi của nhiều loài cá quyện với hương tràm bát ngát, được hít
thở không khí trong lành và không gian yên tĩnh, quên đi bao ồn ào, náo nhiệt
của cuộc sống thành thị.
b. Cơ sở hạ tầng
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và lưu trú của du khách thì việc
cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng ở VQG Tràm Chim (phương
tiện vận chuyển, hệ thống đê bao, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông
tin liên lạc, đài quan sát…) là cần thiết. Thông qua các hoạt động này, cơ sở hạ
tầng ở VQG sẽ từng bước được phát triển.
28
Hiện nay, VQG Tràm Chim đã xây dựng được 19 trạm bảo vệ. Vườn đã
thành lập Hạt kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, phối hợp với chính
quyền địa phương xử lý các vụ việc vi phạm; đồng thời thành lập Ban chỉ huy
phòng cháy chữa cháy rừng, thành lập các đội phòng cháy chữa cháy rừng ở các
xã, thị trấn xung quanh Vườn; tăng cường nạo vét các kênh mương trữ nước phục
vụ trong mùa khô, xây dựng, sửa chữa và bổ sung nhiều biển báo cấm lửa, bảng
báo cấp cháy rừng, bảng quy ước, quy định… tại các khu vực trọng điểm đông
dân cư.
Hệ thống giao thông đường bộ đến VQG Tràm Chim khá thuận lợi theo
quốc lộ 30, tỉnh lộ 855, 844 và 843. Hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống
thông tin liên lạc trên địa bàn huyện Tam Nông nói chung, vùng đệm VQG nói
riêng khá hoàn chỉnh. Đây là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển du
lịch sinh thái ở VQG. Tuyến đường mới từ TP. Hồ Chí Minh đến VQG Tràm
Chim nay chỉ còn 150km. Tuyến đường vào thị trấn Tràm Chim dài 18km cũng
đã đưa vào sử dụng.
VQG Tràm Chim là Khu DLST thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười
thu nhỏ hấp dẫn. Tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để làm hệ thống đường nhựa,
cầu, cống cho xe du lịch đi xung quanh bìa vườn Khu A1. Hiện nay, Trung tâm
DVDLST&GDMT VQG Tràm Chim đang xây dựng nhiều dự án phục vụ khách
du lịch, làm giàu từ rừng nhưng vẫn giữ được hệ sinh thái và cá thể rừng như: sản
xuất rượu trâm, rượu ô môi, mứt cà na, các loại cây chồi mồi, bông điên điển,
bông súng… dùng trong ẩm thực, thức uống giải khát, phục vụ du khách. Bên
cạnh đó, một số hạng mục công trình đã được đầu tư và đưa vào sử dụng như:
cầu vượt (cổng chào), phòng chiếu phim, khoanh rào khu vực dịch vụ, đài quan
sát, bến tàu nổi, nâng cấp bến tàu cũ, phòng trưng bày trứng chim và cá nước
ngọt, nhà chiếu phim tư liệu, cải tạo trạm thu vé, biển chỉ dẫn, nhà vệ
sinh…Ngoài ra, phương tiện vận chuyển cũng được đầu tư và cải thiện như: tắc
ráng Composite (20 chiếc), xuồng kéo gỗ (08 chiếc), xe ô tô điện (08 chiếc), tàu
đôi (01 chiếc). (Nguồn: Trung tâm DVDLST&GDMT)
c. Hậu cần
Dịch vụ ăn uống tại VQG Tràm Chim gồm có 03 điểm và 01 nhà hàng đã
được nâng cấp và cải thiện rất nhiều, đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của du khách.
Sau hành trình khám phá VQG Tràm Chim, du khách sẽ có dịp ngồi trên gian
nhà lá thoáng mát giữa rừng, thưởng thức các món ngon dân dã mang hương vị
đồng quê như: cá lóc nướng trui, cá kho bông súng, ốc hấp tiêu, lẩu cua đồng,
lươn um xả, chả cá chiên giòn, khô cá lóc, cá trèn, cá chạch nướng...
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ

More Related Content

What's hot

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...luanvantrust
 
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến treNghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến treMan_Ebook
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nộiCác giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến treNghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
 
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457...
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457...PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457...
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457...
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
 
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nộiCác giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
 

Similar to Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ

Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh Long
Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh LongCác nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh Long
Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh LongDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Xu hướng du lịch của thế hệ Z (ứng dụng CNTT).pdf
Xu hướng du lịch của thế hệ Z (ứng dụng CNTT).pdfXu hướng du lịch của thế hệ Z (ứng dụng CNTT).pdf
Xu hướng du lịch của thế hệ Z (ứng dụng CNTT).pdfXuandia Nguyen
 
Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới...
Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới...Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới...
Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới...chuthanhhuy
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAYLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Son my chien tranh va hoa binh
Son my chien tranh va hoa binhSon my chien tranh va hoa binh
Son my chien tranh va hoa binhChau Duong
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tếLuận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tếNgoclt1003
 
Nghiên cứu khoa học.pdf
Nghiên cứu khoa học.pdfNghiên cứu khoa học.pdf
Nghiên cứu khoa học.pdfAnhVThLan4
 
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiKhóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ (20)

Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh Long
Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh LongCác nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh Long
Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh Long
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...
 
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
 
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...
 
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
 
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...
 
Xu hướng du lịch của thế hệ Z (ứng dụng CNTT).pdf
Xu hướng du lịch của thế hệ Z (ứng dụng CNTT).pdfXu hướng du lịch của thế hệ Z (ứng dụng CNTT).pdf
Xu hướng du lịch của thế hệ Z (ứng dụng CNTT).pdf
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAYĐề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAY
 
Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới...
Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới...Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới...
Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới...
 
Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm Bảo Việt, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm Bảo Việt, 9đYếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm Bảo Việt, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm Bảo Việt, 9đ
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAYLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAY
 
Son my chien tranh va hoa binh
Son my chien tranh va hoa binhSon my chien tranh va hoa binh
Son my chien tranh va hoa binh
 
Luận văn: Quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, 9đ
Luận văn: Quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, 9đLuận văn: Quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, 9đ
Luận văn: Quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, 9đ
 
Khoá Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đến Ngành Du Lịch Việt Nam.
Khoá Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đến Ngành Du Lịch Việt Nam.Khoá Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đến Ngành Du Lịch Việt Nam.
Khoá Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đến Ngành Du Lịch Việt Nam.
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tếLuận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
 
Nghiên cứu khoa học.pdf
Nghiên cứu khoa học.pdfNghiên cứu khoa học.pdf
Nghiên cứu khoa học.pdf
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Du Khách Nội Địa Tại Đà ...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Du Khách Nội Địa Tại Đà ...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Du Khách Nội Địa Tại Đà ...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Du Khách Nội Địa Tại Đà ...
 
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiKhóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ---------- LÊ THỊ THÙY DƯƠNG ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN VỚI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ---------- LÊ THỊ THÙY DƯƠNG ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN VỚI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngành Quản Trị Kinh Doanh Mã ngành: 60340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Lưu Tiến Thuận CẦN THƠ, 2016
  • 3. CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn này, với tựa đề là “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia Tràm Chim”, do học viên Lê Thị Thùy Dương thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Lưu Tiến Thuận. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày…………… Ủy viên (Ký tên) Ủy viên – Thư ký (Ký tên) Phản biện 1 (Ký tên) Phản biện 2 (Ký tên) Chủ tịch Hội đồng (Ký tên)
  • 4. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Tây Đô cùng các quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị những tri thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy TS. Lưu Tiến Thuận đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý Trung tâm Dịch vụ Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường Vườn quốc gia Tràm Chim, những du khách đã hợp tác chia sẽ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Lê Chế Linh – Phó Phòng Điều hành Du lịch đã tạo điều kiện để tôi đến khảo sát, lấy ý kiến du khách phục vụ cho đề tài. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
  • 5. ii TÓM TẮT Du lịch hiện nay đang là điều kiện và là cơ hội cho các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn phát triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn các giá trị sinh thái đặc trưng. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, Vườn quốc gia Tràm Chim có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Vì vậy, mục tiêu của đề tài là xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến với VQG Tràm Chim, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim. Nghiên cứu đã xác định được mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách gồm 06 yếu tố là: (1) Phong cảnh và môi trường du lịch; (2) Cơ sở hạ tầng; (3) Hậu cần; (4) Mức giá; (5) Nhân viên; (6) An ninh trật tự, an toàn. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 250 du khách. Số liệu được xử lý, kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích hồi quy. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, có 05 yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách. Trong đó, 02 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của du khách là “An ninh trật tự, an toàn; Phong cảnh và môi trường du lịch”. Thông qua kết quả phân tích và tổng hợp những ý kiến đóng góp của du khách trong quá trình khảo sát, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp phát triển về môi trường du lịch, cơ sở hạ tầng, an ninh, an toàn, nhân viên, mức giá nhằm nâng cao mức độ hài lòng của du khách khi đến với VQG Tràm Chim. Từ khóa: Du lịch sinh thái, Sự hài lòng, Tràm Chim.
  • 6. iii ABSTRACT Nowadays, tourism is the condition as well as the opportunity for National Parks, Natural Sanctuaries where types of eco-tourism combining with reservation of typical ecological values can be developed. With the available potentialities and advantages, Tram Chim National Park has many advantageous conditions for eco-tourism development. Therefore, the target of topic is defining and evaluating factors that affect the tourists’ satisfaction when they visit Tram Chim National Park, then proposing some solutions to increase the tourists’ satisfaction. Research determined the model for evaluating factors that affect the tourists’ satisfaction with 06 ones: (1) Scenery and tourism environment; (2) Infrastructure; (3) Logistics; (4) Price; (5) Staff; (6) Security and safety. Data used in the thesis is collected from survey results of 250 tourists. The data is handled and appraised by Cronbach’s Alpha coefficient and regression analysis. The analytic results showed that there are 05 factors affect the tourist’ satisfaction. Among them, 02 factors having the most impact on the tourists’ satisfaction are Security and safety and Scenery and tourism environment. From the analytic results and synthesizing opinions of tourists, the research proposed some solutions in order to develop tourism environment, infrastructure, security, safety, staff and price so that the tourists’ satisfaction can be enhanced when they pay a visit to Tram Chim National Park.
  • 7. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2016 Học viên thực hiện Lê Thị Thùy Dương
  • 8. v MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI......................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài....................................................................................... 1 1.2 Lược khảo tài liệu...................................................................................... 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 7 1.3.1 Mục tiêu chung....................................................................................... 7 1.3.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................... 7 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 7 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 7 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 7 1.5 Đóng góp của luận văn .............................................................................. 8 1.6 Kết cấu của luận văn.................................................................................. 8 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................ 8 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................ 9 2.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch ........................................................... 9 2.1.1 Các khái niệm về du lịch và DLST ......................................................... 9 2.1.2 Sản phẩm du lịch .................................................................................. 11 2.1.3 Khách du lịch........................................................................................ 13 2.1.4 Nhu cầu du lịch..................................................................................... 13 2.1.5 Thị trường du lịch................................................................................. 13 2.2 Dịch vụ du lịch và khu du lịch ................................................................. 14 2.2.1 Dịch vụ du lịch ..................................................................................... 14 2.2.2 Khu du lịch........................................................................................... 15 2.3 Sự hài lòng của khách hàng và khách du lịch........................................... 17 2.3.1 Sự hài lòng của khách hàng .................................................................. 17 2.3.2 Sự hài lòng của khách du lịch ............................................................... 18 2.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................ 19 2.4.1 Mô hình nghiên cứu của Pizam et al (1978).......................................... 19 2.4.2 Mô hình nghiên cứu của Poon & Low (2005) ....................................... 20 2.4.3 Công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre (2013) ....................................... 22 2.4.4 Công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch sinh thái của khách du lịch Việt Nam (2014) ............................................................... 23
  • 9. vi 2.5 Hiện trạng phát triển DLST tại VQG Tràm Chim .................................... 24 2.5.1 Đôi nét về VQG Tràm Chim................................................................. 24 2.5.2 Hiện trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim .......................................................................................... 26 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 31 2.6.1 Giải thích các yếu tố có mặt trong mô hình........................................... 33 2.6.2 Các giả thiết nghiên cứu ....................................................................... 35 Tóm tắt chương 2 .......................................................................................... 36 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 37 3.1 Quy trình nghiên cứu............................................................................... 37 3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ.................................................................................. 37 3.1.2 Nghiên cứu chính thức.......................................................................... 38 3.2 Xây dựng thang đo và câu hỏi khảo sát.................................................... 38 3.2.1 Xây dựng thang đo và những câu hỏi của các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim................................................. 38 3.2.2 Thang điểm đánh giá ............................................................................ 40 3.3 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu .............................................. 40 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu......................................................................... 40 3.3.2 Thu thập số liệu .................................................................................... 41 3.4 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 41 Tóm tắt chương 3 .......................................................................................... 43 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 44 4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu ....................................................................... 44 4.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ....................... 46 4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................................... 48 4.3.1 Thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim.................................................................................................... 49 4.3.2 Thang đo Sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim.............. 54 4.3.3 Điều chỉnh mô hình .............................................................................. 54 4.4 Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim........................................................................................... 55 4.4.1 Phong cảnh và môi trường du lịch......................................................... 56 4.4.2 Cơ sở hạ tầng........................................................................................ 56 4.4.3 Hậu cần ................................................................................................ 57
  • 10. vii 4.4.4 Mức giá ................................................................................................ 57 4.4.5 Nhân viên ............................................................................................. 58 4.4.6 An ninh trật tự, an toàn ......................................................................... 58 4.5 Xây dựng mô hình hồi quy ...................................................................... 59 4.6 Thảo luận kết quả .................................................................................... 63 Tóm tắt chương 4 .......................................................................................... 63 Chương 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN ............................... 64 5.1 Hàm ý quản trị......................................................................................... 64 5.1.1 Hàm ý quản trị cho yếu tố An ninh trật tự, an toàn................................ 64 5.1.2 Hàm ý quản trị cho yếu tố Phong cảnh và môi trường du lịch ............... 64 5.1.3 Hàm ý quản trị cho yếu tố Cơ sở hạ tầng............................................... 65 5.1.4 Hàm ý quản trị cho yếu tố Mức giá....................................................... 66 5.1.5 Hàm ý quản trị cho yếu tố Nhân viên.................................................... 67 5.2 Kết luận................................................................................................... 69 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 71 PHỤ LỤC..................................................................................................... 74
  • 11. viii DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Bảng giá thuê các phương tiện tàu thuyền tham quan ở VQG Tràm Chim ............................................................................................................. 29 Bảng 2.2 Bảng thống kê số lượng du khách và doanh thu từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2016 ...................................................................................... 31 Bảng 3.1 Các biến trong từng nhân tố của thang đo tác động đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim............................................................... 39 Bảng 4.1 Bảng thống kê mẫu......................................................................... 44 Bảng 4.2 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim.................. 46 Bảng 4.3 Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố Phong cảnh và môi trường du lịch sau khi loại biến PM1.................................................................................... 48 Bảng 4.4 Kết quả phân tích EFA lần 01 của thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim ........................................... 50 Bảng 4.5 Kết quả phân tích EFA lần 02 (tiếp tục loại biến CT4).................... 51 Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA lần 03 (tiếp tục loại biến HC4)................... 52 Bảng 4.7 Kết quả EFA của thang đo Sự hài lòng của du khách...................... 54 Bảng 4.8 Giá trị trung bình của yếu tố Phong cảnh và môi trường du lịch...... 56 Bảng 4.9 Giá trị trung bình của yếu tố Cơ sở hạ tầng..................................... 57 Bảng 4.10 Giá trị trung bình của yếu tố Hậu cần............................................ 57 Bảng 4.11 Giá trị trung bình của yếu tố Mức giá ........................................... 58 Bảng 4.12 Giá trị trung bình của yếu tố Nhân viên ........................................ 58 Bảng 4.13 Giá trị trung bình của yếu tố An ninh trật tự, an toàn .................... 58 Bảng 4.14 Hệ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ....................................... 59 Bảng 4.15 Các thông số thống kê của mô hình hồi quy.................................. 62
  • 12. ix DANH SÁCH HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Mô hình sự hài lòng của khách du lịch – Pizam et al., 1978 ............ 20 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch – Poon&Low, 2005 ...................................................................................................................... 21 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre của Phan Ngọc Châu (2013)...... 22 Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu ý định hành vi du lịch sinh thái của du khách Việt Nam của Nguyễn Thảo Nguyên (2014) ......................................................... 23 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................ 32 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 37 Hình 4.1 Đồ thị Histogram kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn .... 60 Hình 4.2 Đồ thị giá trị dự đoán và phần dư.................................................... 61
  • 13. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VQG: Vườn Quốc gia DLST: Du lịch sinh thái DVDLST&GDMT: Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
  • 14. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt như: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn… Cùng với xu thế phát triển nhanh trên mọi lĩnh vực của thời đại, nhu cầu giao lưu, đi lại của du khách dưới nhiều mục đích, hình thức và mức độ chi trả khác nhau ngày càng tăng và trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Nắm bắt xu hướng đầy triển vọng trên, các nhà quản lý điểm đến, các hãng lữ hành cũng như các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đã nỗ lực đẩy mạnh đầu tư nâng cấp hoặc xây mới các điểm tham quan, các cơ sở dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú với chất lượng tốt nhất…, nhằm mục tiêu thu hút được nhiều khách hàng để mang lại lợi nhuận tối đa cho hoạt động kinh doanh. Và khi các điểm đến du lịch hàng đầu chạy đua phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ địa phương và đẩy mạnh quảng bá, câu hỏi được đặt ra liệu du khách có mong muốn những sản phẩm dịch vụ cao cấp giống nhau ở mọi điểm đến, hay họ sẽ lựa chọn những địa danh với những đặc trưng riêng? Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là các Vườn Quốc gia (VQG). Tràm Chim là một trong số những VQG có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này vì Tràm Chim còn lưu giữ lại được gần như nguyên sơ của hệ sinh thái đất ngập mặn của vùng Đồng Tháp Mười. VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) được công nhận là Khu Ramsar của thế giới. Đây là khu Ramsar thứ tư của Việt Nam sau VQG Xuân Thủy (Nam Định), Bàu Sấu thuộc VQG Cát Tiên (Đồng Nai) và hồ Ba Bể ở Bắc Cạn và là khu Ramsar 2.000 của thế giới. Đây là điều kiện để bảo tồn và phát triển vùng đất ngập nước với hệ sinh thái động, thực vật đặc thù, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến nghiên cứu, khám phá.
  • 15. 2 Trong những năm qua, dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng” tại VQG Tràm Chim với tổng đầu tư gần 1,2 triệu USD đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Ban Quản lý VQG Tràm Chim, Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cùng thực hiện. Qua đó, việc quản lý thủy văn được cải thiện, mực nước được điều chỉnh, các loài thủy sinh, thủy sản phát triển, thảm thực vật được phục hồi…Thiên nhiên ở đây trở thành một điểm du lịch được yêu thích ở Đồng Tháp. Đồng thời, dự án trên cũng tích cực hỗ trợ nâng cấp, cải thiện một phần cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh còn hạn chế. Tốc độ phát triển còn chậm, hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao, cơ sở vật chất - kỹ thuật chủ yếu được đầu tư từ ngân sách quốc gia, chưa thu hút được đầu tư từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để phát triển với quy mô lớn. Việc thu hút du khách đến với điểm đến không chỉ dựa trên các yếu tố bên ngoài - hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch, mà còn phải dựa vào các yếu tố bên trong - khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến. Mọi điểm đến bất kỳ đều có những nét độc đáo và đặc trưng riêng mà du khách có thể lựa chọn thông qua việc tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau, vì vậy, công tác xúc tiến cho điểm đến cũng không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, nếu “bản thân” của điểm đến không có sự thu hút, tức là không có các yếu tố thực sự thu hút du khách thì công tác quảng bá có hiệu quả đến mấy cũng khó có thể “kéo” được du khách, nếu có thì khả năng trở lại hoặc giới thiệu cho những người quen biết cũng rất thấp. Do đó, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm đến VQG Tràm Chim sẽ làm cơ sở để Tràm Chim chú trọng khai thác tốt hơn tiềm năng của mình, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được sự kỳ vọng của du khách. Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia Tràm Chim” sẽ góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết này. Thông qua đó, tác giả cũng mong muốn nghiên cứu này sẽ có thể được ứng dụng tốt vào thực tiễn hoạt động kinh doanh du lịch tại VQG Tràm Chim. 1.2 Lược khảo tài liệu Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơi có nhiều cảnh quan đặc sắc và các hệ sinh thái điển hình, với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của 54 dân sinh sống trên khắp mọi miền tổ quốc, Việt Nam có tiềm năng to lớn về du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng. Hiện nay, nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các khu rừng ngập mặn, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các bãi biển đã và đang được khai thác, sử dụng để phát triển DLST. [19]
  • 16. 3 Theo đánh giá của Hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định. Xuất phát từ nhận thức được lợi ích của công tác bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa của dân tộc, phát triển kinh tế xã hội, nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu khoa học nhằm phát triển du lịch ở mỗi quốc gia. Tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trên thế giới trong một số giai đoạn có thể được hiểu biết khá cụ thể thông qua những bài viết tổng hợp đã được thực hiện bởi một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các nghiên cứu đó là: - Đặng Thanh Thảo (2012). Đề tài đã xác định, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với khu du lịch Côn Đảo. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị rút ra từ nghiên cứu cho việc hoạch định các giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu du lịch Côn Đảo nhằm nâng cao chất lượng phục vụ giúp tăng sự hài lòng của du khách. Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố chính tác động đến sự hài lòng của du khách là: (1) Lòng mến khách, (2) Hậu cần, (3) Cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, không có sự khác biệt về giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, độ tuổi và thu nhập trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với khu du lịch Côn Đảo. Qua kết quả khảo sát và phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của khu du lịch Côn Đảo đối với du khách, đó là kiến nghị về cơ sở hạ tầng khu du lịch (cảnh quan, nhà hàng, khách sạn), chính sách điều tiết giá cả trong khu vực, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch địa phương đến với du khách, nâng cao trình độ của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nói riêng và nhân viên trong ngành du lịch nói chung, quan tâm đến yếu tố cộng đồng trong du lịch, tăng cường tuyên truyền cho người dân địa phương hiểu được vai trò của việc phát triển du lịch. - Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 295 du khách. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả của các mô hình đo lường cho thấy, sau khi đã bổ sung và điều chỉnh, các thang đo đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả cũng cho thấy trong phạm vi của nghiên cứu điển hình 295 du khách đến Kiên Giang thì sự hài lòng
  • 17. 4 của du khách có liên quan đến 05 thành phần: (1) Tiện nghi cơ sở lưu trú, (2) Phương tiện vận chuyển thoải mái, (3) Thái độ hướng dẫn viên, (4) Hạ tầng cơ sở và (5) Hình thức hướng dẫn viên, thông qua 14 biến quan sát. Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy năm thành phần nói trên đều có quan hệ nhân quả với sự hài lòng của du khách. Trong đó, thái độ hướng dẫn viên tác động mạnh nhất đến sự hài lòng du khách, kế đến là hình thức hướng dẫn viên, sự thoải mái phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở và cuối cùng là tiện nghi cơ sở lưu trú. - Hồ Lê Thu Trang và Phạm Thị Kim Loan (2012). Đánh giá mức độ hài lòng và hành vi sau khi đi du lịch của khách du lịch nội địa đối với du lịch Tỉnh Sóc Trăng, đồng thời tìm hiểu các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn lòng quay lại của du khách. Bộ tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ. Phân tích khoảng cách Mức độ quan trọng. Mức độ hài lòng và mô hình IPA được dùng đề xuất chiến lược cho các đơn vị kinh doanh du lịch Sóc Trăng. Bên cạnh đó, phân tích phân biệt giúp phát hiện các yếu tố quyết định sự khác biệt giữa nhóm du khách không hài lòng và hài lòng đối với du lịch Sóc Trăng, cũng như sự khác biệt giữa nhóm du khách sẵn lòng và không sẵn lòng quay lại. Kết quả nghiên cứu giúp đề xuất các giải pháp giúp ngành du lịch Sóc Trăng có thể nâng cao mức độ hài lòng và sự sẵn lòng quay lại của khách du lịch nội địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của du khách càng tăng khi sự thể hiện của ngành du lịch Sóc Trăng càng cao ở các yếu tố nhân viên chuyên nghiệp, các hoạt động mua sắm đa dạng, sự đa dạng của cảnh quan tự nhiên. Mức sẵn lòng quay lại của khách càng tăng khi sự thể hiện của du lịch Sóc Trăng càng cao ở các yếu tố đa dạng các hoạt động để tham gia, hàng lưu niệm/sản vật địa phương,... Ngoài ra, kết quả phân tích mô hình IPA đề xuất cho ngành du lịch Sóc Trăng cần tập trung phát triển các yếu tố Vệ sinh môi trường ở các điểm du lịch, Sự chuyên nghiệp của nhân viên, Thông tin về điểm du lịch, Đa dạng các hoạt động tham gia, Hàng lưu niệm địa phương. Một số nghiên cứu khác cùng lĩnh vực có liên quan trong và ngoài nước như: - Công trình nghiên cứu đánh giá khả năng thu hút của điểm đến mà Hu and Ritchie (1993) đã đề xuất mô hình gồm 5 nhóm nhân tố tác động đến thu hút du khách là: (1) Các yếu tố tự nhiên; (2) Các yếu tố xã hội; (3) Các yếu tố lịch sử; (4) Các điều kiện giải trí và mua sắm; (5) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực, lưu trú. Trong đó, 5 nhóm nhân tố này bao gồm 16 thuộc tính để đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến. Đó là: (1) Phong cảnh thiên nhiên, (2) Khí hậu thời tiết, (3) Hấp dẫn lịch sử, (4) Hấp dẫn văn hóa, (5) Phương tiện lưu trú,
  • 18. 5 (6) Ẩm thực, (7) Cuộc sống bản địa, (8) Tính có thể tiếp cận, (9) Các lễ hội sự kiện, (10) Hoạt động thể thao, (11) Mua sắm, (12) Các hoạt động giải trí, (13) Thái độ đối với du khách, (14) Điều kiện đi lại, (15) Rào cản ngôn ngữ, (16) Mức giá tại địa phương. - Công trình nghiên cứu về khả năng thu hút du khách của điểm đến được đề xuất bởi Azlizm Aziz (2002). Nghiên cứu đã đề xuất mô hình gồm 5 nhóm nhân tố chính: (1) Yếu tố địa lý: bao gồm các thành phần như vị trí địa lý của điểm đến, khả năng tiếp cận của điểm đến có dễ dàng hay không, thời tiết, khí hậu, nét độc đáo của điểm đến so với các điểm đến khác. (2) Yếu tố văn hóa – xã hội: là lối sống bản địa, lòng hiếu khách, mức giá tại địa phương. (3) Các đặc tính bổ trợ: là cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú (khách sạn, motel, resort,…) và ăn uống/ ẩm thực, phương tiện vận chuyển. (4) Đặc điểm tự nhiên: nét đẹp tự nhiên của điểm đến, phong cảnh độc đáo, các hoạt động ngoài trời. (5) Đặc điểm vật chất: Công viên giải trí, khu vực mua sắm, kiến trúc, tiện nghi giải trí - Công trình nghiên cứu về khả năng thu hút của điểm đến theo mô hình TDCA được đề xuất bởi Vengesayi (2003). Theo Vengesayi, các yếu tố tài nguyên của điểm đến và hỗn hợp các hoạtđộng là những yếu tố cơ bản tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến. Cụ thể đó là các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa, các sự kiện và các hoạt động du lịch, giải trí tại điểm đến. Các yếu tố tài nguyên của điểm đến và các hỗn hợp các hoạt động sẽ cung cấp cho du lịch khách có thêm nhiều lựa chọn và đó chính là yếu tố “kéo” đối với du khách. - Huỳnh Diệp Trâm Anh (2015). Thực hiện tổng quan tài liệu, tìm hiểu cơ sở lý thuyết, nghiên cứu các mô hình liên quan đến khả năng thu hút du khách của điểm đến và thực trạng về phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai thì tác giả đã lựa chọn mô hình nghiên cứu của Hu & Ritchie (1993) làm mô hình đề xuất cho nghiên cứu này. Đề tài được tác giả nghiên cứu qua hai giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn chính thức. Trong giai đoạn thử nghiệm mục tiêu là xây dựng và xác định bảng khảo sát hoàn chỉnh thông qua cơ sở lý thuyết, ý kiến chuyên gia kết hợp với thử nghiệm thực tế. Kết quả đã xây dựng được bảng khảo sát với 31 tiêu chí. Trong giai đoạn chính thức, đề tài triển khai khảo sát tại một số điểm du lịch của điểm đến Đồng Nai với số lượng 284 phiếu khảo sát. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, sử dụng công cụ đo lường thực hiện bởi phần mềm
  • 19. 6 SPSS 18.0 để xác định độ tin cậy, giá trị thang đo và mô hình hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thang đo các yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai gồm 3 yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai đó là: (1) Điều kiện giải trí mua sắm, (2) Các đặc tính bổ trợ (Cơ sở hạ tầng, ẩm thực và dịch vụ hỗ trợ), (3) Các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa – xã hội. Ðề tài nghiên cứu đã trình bày tổng quát về cơ sở lý thuyết về điểm đến du lịch, lý thuyết về khả năng thu hút của điểm đến và các thuộc tính cấu thành khả năng thu hút của điểm đến. Ngoài ra tác giả căn cứ vào cơ sở lý thuyết của mô hình khả năng thu hút của điểm đến của Hu and Ritchie, 1993 (mô hình gốc) và các mô hình nghiên cứu trong nước để xây dựng mô hình cho phù hợp với khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai. Qua kết quả phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai, tác giả gợi ý một số giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đề tài cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định: kiến thức về khả năng thu hút của điểm đến của tác giả còn hạn hẹp, chưa nghiên cứu sâu các mô hình, quá trình nghiên cứu định tính còn chưa tốt nên các thành phần thang đo sau khi xử lý số liệu có sự thay đổi so với nghiên cứu tại bàn của tác giả, việc chọn mẫu trong nghiên cứu được tiến hành theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Do dó, khả năng tổng quát hóa sẽ không cao, và mẫu nghiên cứu chưa thể khái quát đuợc toàn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu. Và cũng chính những hạn chế này sẽ là gợi ý cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo, có thể chỉ là khả năng thu hút của từng điểm đến trong tỉnh Đồng Nai. Nói khác đi là nghiên cứu có tính chuyên sâu hơn sẽ giúp hoàn thiện việc nâng cao khả năng thu hút du khách của tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, mẫu nghiên cứu tiếp theo nên được chọn mẫu theo xác suất để làm tăng khả năng khái quát hóa của tập mẫu nghiên cứu. - Bùi Thị Tám, Mai Lệ Quyên (2012). Sử dụng mô hình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến được đề xuất bởi Hu and Ritchie (1993) với việc bổ sung yếu tố “an toàn của điểm đến” – một trong những vấn đề nổi bật trong du lịch quốc tế hiện nay, bảng hỏi được thiết kế gồm 17 thuộc tính để đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế. Tác giả vận dụng mô hình thuộc tính đánh giá hình ảnh điểm đến và bảng hỏi cấu trúc, nghiên cứu này tiến hành điều tra với 418 du khách và 72 nhà cung cấp để phân tích đánh giá của du khách đối với khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện khả năng thu hút du khách, xây dựng và quảng bá hình ảnh điểm đến Huế. Cũng cần nhấn mạnh rằng cho đến nay các nghiên cứu đánh giá khả năng thu hút du khách chỉ được tiếp cận từ phía cầu theo đúng với cơ sở lý thuyết của khái niệm này. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi
  • 20. 7 vẫn mở rộng điều tra thông tin từ phía cung cấp (chuyên gia và doanh nghiệp) nhưng chỉ với mục đích có thêm các thông tin tham khảo. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thu hút của một điểm đến được cấu thành bởi tổ hợp các yếu tố, mà trong đó không có hoặc có rất ít yếu tố có vai trò quyết định. Rõ ràng là mức độ hấp dẫn của điểm đến không chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên mà quan trọng hơn là mức độ phát triển sản phẩm và phát triển điểm đến nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng và phức tạp của từng cá nhân du khách. Một khi các yếu tố sản phẩm còn mờ nhạt thì tác động trực tiếp đến cảm nhận của du khách về khả năng của điểm đến làm hài lòng trải nghiệm của họ. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu chung: Đề tài tiến hành xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến với VQG Tràm Chim, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến với VQG Tràm Chim. - Đo lường và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này đến sự hài lòng của du khách khi đến với VQG Tràm Chim. - Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim ngày càng nhiều hơn. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn thực hiện khảo sát đối với du khách nội địa đã từng tham quan du lịch tại VQG Tràm Chim thông qua bảng câu hỏi. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Khu DLST VQG Tràm Chim thuộc địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4/2016 đến tháng 10/2016.
  • 21. 8 1.5 Đóng góp của luận văn - Các thông tin về sự hài lòng của khách du lịch là cơ sở để giúp các nhà quản lý du lịch hiểu thêm về hành vi khách hàng của mình, từ đó có thể đưa ra các sản phẩm du lịch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp hơn. - Nghiên cứu này có thể làm cơ sở cũng như tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan hay các nghiên cứu khác. - Đề tài khẳng định vai trò của việc thu hút du khách trong sự phát triển du lịch nói chung và phát triển kinh tế - xã hội nói riêng tại địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. - Góp phần tạo cơ sở khoa học cho các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch của điểm đến VQG Tràm Chim. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim ngày càng nhiều hơn. 1.6 Kết cấu của luận văn Nội dung chính của đề tài gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Hàm ý quản trị và kết luận Tóm tắt chương 1 Chương này giới thiệu tổng quát về cơ sở hình thành đề tài, tóm tắt tình hình nghiên cứu của một số đề tài có liên quan của các nghiên cứu trước đó. Ngoài ra, chương này còn nêu lên mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi, đối tượng nghiên cứu và đóng góp của đề tài, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát hơn về đề tài.
  • 22. 9 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch 2.1.1 Các khái niệm về du lịch và DLST Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa. Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,… Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara - Edmod đưa ra định nghĩa: “Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.” Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc
  • 23. 10 mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Theo Điều 4, Chương I, Luật Du lịch Việt Nam 2005, ban hành ngày 14/6/2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nới cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [15] Như vậy, có thể thấy du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. Tóm lại, du lịch có thể được hiểu là: - Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng. - Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.  Du lịch sinh thái (DLST) DLST là loại hình du lịch với những hoạt động có sự nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Thuật ngữ “Responsible Travel” (Du lịch trách nhiệm) luôn gắn liền với khái niệm DLST, hay nói một cách khác, DLST là hình thức du lịch có trách nhiệm là không làm ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không làm ảnh hưởng đến môi trường và góp phần duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương. [18] Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lascurain đưa ra năm 1987: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”. “DLST được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo
  • 24. 11 cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” (Allen, 1993). Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cũng có đưa ra một định nghĩa khá đầy đủ: “DLST là là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường và các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực” (Ceballos – Lascurain, 1996). Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” (9/1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. [4] Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Mặc dù có chung những quan niệm cơ bản về DLST, song căn cứ vào những đặc thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển những định nghĩa riêng của mình về DLST. 2.1.2 Sản phẩm du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp nhằm phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế, đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn những mục tiêu kinh tế xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nới đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch”. Nói đến “sản phẩm du lịch” cần phải xem xét rất nhiều yếu tố trực tiếp và gián tiếp cấu thành nên” sản phẩm”. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), hoạt động du lịch được cấu thành bởi trên 70 loại dịch vụ trực tiếp và trên 70 dịch vụ gián tiếp. Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại
  • 25. 12 dịch vụ hợp thành và mục đích cơ bản là thoả mãn nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch trong hoạt động du lịch. [14]  Nếu xét đến cơ cấu của sản phẩm du lịch vô cùng phong phú và liên quan tới rất nhiều ngành, nghề. Nhưng xét về mặt ý nghĩa của các bộ phận hợp thành có thể chia ra làm 3 loại: - Sức thu hút khách du lịch - đó là tất cả các hiện tượng, sự vật, sự kiện của tự nhiên và xã hội tạo thành sức thu hút đối với khách du lịch mà các nhà kinh doanh du lịch giới thiệu cho khách nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội. Đây chính là cơ sở để phát triển du lịch. - Cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển du lịch. Trong cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được chia làm 2 loại: Cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ khách du lịch gồm: các phương tiện vận chuyển, các cơ sở lưu trú, các cơ sở phục vụ ăn, uống; các cơ sở phục vụ tham quan...v.v. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tuy không chỉ trực tiếp phục vụ khách du lịch mà còn phục vụ dân sinh như: đường xá, điện, nước, thông tin liên lạc...v.v. - Hạt nhân của sản phẩm du lịch phần lớn là dịch vụ. Trong dịch vụ cũng được chia thành 2 loại cơ bản: dịch vụ của các cơ sở kinh doanh trực tiếp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch và dịch vụ gián tiếp (thường gọi là dịch vụ công) như: về thị thực xuất nhập cảnh, kiểm tra hải quan...v.v.  Xét trên giác độ kinh tế, khi sản phẩm đưa ra thị trường để bán thì nó trở thành hàng hoá và có thể nói đây là hàng hoá đặc biệt. Nó cũng có thuộc tính chung của hàng hoá, nghĩa là có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch là nó thỏa mãn nhu cầu có tính chất đa dạng của khách du lịch trong quá trình đi du lịch, trong đó có những nhu cầu về sinh lý như: ăn, uống, ở, đi lại, có những nhu cầu về tinh thần: tham quan, tìm hiểu, mở rộng nhận thức, tăng cường giao lưu, được tôn trọng...v.v. Chính vì vậy, giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch có tính đa chức năng. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần và dịch vụ nên giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch cũng trìu tượng, vô hình và chỉ có thể thông qua khách du lịch để đánh giá, đo lường giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch. Về giá trị của sản phẩm du lịch - là sự kết tinh lao động phổ biến của con người, là kết quả tiêu hao sức lực, trí tuệ của con ngườis. Giá trị của sản phẩm du lịch có thể chia ra làm 3 nội dung đó là giá trị của sản phẩm vật chất, giá trị của dịch vụ và giá trị của sức thu hút khách. Giá trị của sản phẩm vật chất có thể dùng thời gian lao động tất yếu của xã hội để đánh giá. Giá trị của dịch vụ được quyết định bởi trang thiết bị, lực lượng lao động với tay nghề, kỹ năng chuyên
  • 26. 13 môn, đạo đức nghề nghiệp và tố chất văn hoá...v.v, những yếu tố này rất khác nhau nên khó xác định giá trị của nó. 2.1.3 Khách du lịch Khái niệm về “du khách” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau khi đứng trên các góc độ khác nhau. Theo địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du khách từ bên ngoài đến địa điểm du lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xung quanh, tham gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch”. Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch gồm: khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”. 2.1.4 Nhu cầu du lịch Người ta đi du lịch với mục đích “sử dụng” tài nguyên du lịch mà nơi ở thường xuyên của mình không có. Muốn “sử dụng” tài nguyên du lịch ở nơi nào đó, người ta phải mua sắm và tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ khác phục vụ cho chuyến hành trình của mình. Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, du lịch đã trở thành một đòi hỏi tất yếu của con người. Du lịch trở thành nhu cầu của con người khi trình độ dân trí, kinh tế và xã hội đã phát triển. Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người. Nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức và giao tiếp). 2.1.5 Thị trường du lịch Thị trường du lịch là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ du lịch dưới tác động của các quy luật thị trường.  Thị trường du lịch có các chức năng cơ bản sau: - Chức năng thực hiện - Chức năng điều tiết
  • 27. 14 - Chức năng thông tin  Phân loại thị trường du lịch: - Căn cứ vào vị trí địa lý và biên giới lãnh thổ, thị trường du lịch chia làm hai loại là thị trường du lịch quốc gia và thị trường du lịch quốc tế. - Căn cứ vào đặc điểm không gian của cung và cầu có thể chia thành thị trường nhận khách và thị trường gửi khách. - Căn cứ vào tình hình thực tế và tiềm năng, thị trường du lịch được phân thành hai loại là thị trường du lịch thực tế và thị trường du lịch tiềm năng. - Căn cứ vào tính thời vụ trên thị trường du lịch có thị trường du lịch thời vụ và thị trường du lịch quanh năm. - Căn cứ vào đặc thù của hàng hóa dịch vụ du lịch có thể chia thành các loại thị trường du lịch như: Du lịch khách sạn, du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên, du lịch Motel, du lịch Bungalow, du lịch camping, du lịch nhà trọ thanh niên, làng du lịch... - Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch có các loại thị trường: Du lịch miền biển, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê... - Căn cứ vào phương tiện giao thông có các loại hình: Du lịch đi bộ, du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch tàu hoả, du lịch tàu thuỷ, du lịch máy bay… 2.2 Dịch vụ du lịch và khu du lịch 2.2.1 Dịch vụ du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”. Du lịch là một loại hình dịch vụ, vì vậy, cũng giống như dịch vụ nói chung, dịch vụ du lịch cũng chứa đựng trong nó những đặc trưng cơ bản: 1) Tính vô hình Hàng hóa có hình dáng kích thước, màu sắc và thậm chí cả mùi vị. Khách hàng có thể tự xem xét, đánh giá xem nó có phù hợp với nhu cầu của mình hay không. Ngược lại, dịch vụ mang tính vô hình, làm cho các giác quan của khách hàng không nhận biết được trước khi mua dịch vụ. Đây là một khó khăn lớn khi bán một dịch vụ so với khi bán một hàng hóa hữu hình, vì khách hàng khó thử dịch vụ trước khi mua, khó cảm nhận được chất lượng, khó lựa chọn dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ khó quảng cáo về dịch vụ. Do vậy, dịch vụ khó bán hơn hàng hóa.
  • 28. 15 2) Tính không tách rời giữa nhà cung cấp và tiêu dùng dịch vụ Hàng hóa được sản xuất tập trung ở một nơi, rồi vận chuyển đến nơi có nhu cầu. Khi ra khỏi dây chuyền sản xuất thì hàng hóa đã hoàn chỉnh. Do đó, nhà sản xuất có thể đạt được tính kinh tế theo quy mô do sản xuất tập trung, hàng loạt và quản lý chất lượng sản phẩm tập trung. Nhà sản xuất cũng có thể sản xuất khi nào thuận tiện rồi cất giữ vào kho khi có nhu cầu. Do vậy, họ dễ thực hiện cân đối cung cầu. Nhưng quá trình cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời, người cung cấp dịch vụ và khách hàng phải tiếp xúc nhau và tiêu dùng dịch vụ tại các địa điểm và thời gian phù hợp cho hai bên. Đối với một số các dịch vụ, khách hàng phải có mặt trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ. 3) Tính không đồng đều về chất lượng Dịch vụ không thể được cung cấp hàng loạt, tập trung như sản xuất hàng hóa. Do vậy, nhà cung cấp khó kiểm tra chất lượng theo một tiêu chuẩn thống nhất. Mặt khác, sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ lại chịu tác động mạnh bởi kỹ năng, thái độ của người cung cấp dịch vụ. Sức khỏe, sự nhiệt tình của nhân viên cung cấp dịch vụ vào buổi sáng và buổi chiều có thể khác nhau. Do vậy, khó có thể đạt được sự đồng đều về chất lượng dịch vụ ngay trong một ngày. Dịch vụ càng nhiều người phục vụ thì khó đảm bảo tính đồng đều về chất lượng. 4) Tính không thể dự trữ được Dịch vụ chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp. Do vậy, dịch vụ không thể sản xuất hàng loạt để cất vào kho dự trữ, khi có nhu cầu thị trường thì đem ra bán. 5) Tính không chuyển quyền sở hữu được Khi mua một hàng hóa, khách hàng được chuyển quyền sở hữu và trở thành chủ sở hữu hàng hóa mình đã mua. Khi mua dịch vụ thì khách hàng chỉ được chuyển quyền sử dụng dịch vụ, được hưởng lợi ích mà dịch vụ mang lại trong một thời gian nhất định mà thôi. 2.2.2 Khu du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Khu du lịch là nơi có nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường”. Trong đó:
  • 29. 16 “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Tài nguyên du lịch được phân loại thành tài nguyên du lịch tự nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội: Tài nguyên du lịch tự nhiên: là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ cho mục địch du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn: là các đối tượng, hiện trương do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Để trở thành khu du lịch phải thoả mãn được hai điều kiện: Thứ nhất, tài nguyên du lịch trong khu du lịch có quy mô nhất định và tương đối tập trung. Thứ hai, có cơ sở đáp ứng nhu cầu du lịch như: ăn, ở, đi lại tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm của khách du lịch…[14] Điểm du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và các loại động thực vật; là kết quả sáng tạo do con người xây dựng nên, đó là bảo tàng, di tích cổ đại, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, du lịch nước, du lịch săn bắn, du lịch leo núi (mạo hiểm) và những nơi nghỉ mát; Chính phủ sẽ xác định các điểm du lịch và sự hấp dẫn về mặt du lịch tại các điểm đó. Xây dựng một điểm du lịch và sự hấp dẫn du lịch còn phải chú ý những điểm sau: - Có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa tại địa phương. - Đảm bảo gìn giữ được các giá trị văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập quán đang tồn tại tại địa phương. - Giữ gìn được môi trường sinh thái. - Đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài.
  • 30. 17 2.3 Sự hài lòng của khách hàng và khách du lịch 2.3.1 Sự hài lòng của khách hàng Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng của khách hàng cũng như có khá nhiều tranh luận về định nghĩa này. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự hài lòng là sự khác biệt giữa kì vọng của khách hàng và cảm nhận thực tế nhận được. Theo Fornell (1995): “Sự hài lòng hoặc sự thất vọng sau khi tiêu dùng, được định nghĩa như là phản ứng của khách hàng về việc đánh giá bằng cảm nhận sự khác nhau giữa kỳ vọng trước khi tiêu dùng với cảm nhận thực tế về sản phẩm sau khi tiêu dùng nó”. Hoyer và MacInnis (2001) cho rằng sự hài lòng có thể gắn liền với cảm giác chấp nhận, hạnh phúc, giúp đỡ, phấn khích, vui sướng. Theo Hansemark và Albinsson (2004): “Sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”. Theo Zeithaml & Bitner (2000): “Sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ”. Theo Philip Kotler (2001): “Sự hài lòng của khách hàng là trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết qảu thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ với những kỳ vọng của người đó”. Mức độ hài lòng phụ thuộc vào sự khác biệt giữa kết quả nhận được và kỳ vọng, nếu kết quả thực tế thấp hơn kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng, nếu kết quả thực tế bằng với kỳ vọng thì khách hàng cảm thấy hài lòng và nếu kết quả thực tế cao hơn kỳ vọng thì khách hàng rất hài lòng. Sự hài lòng của khách hàng là việc khách hàng căn cứ vào những hiểu biết của mình đối với một sản phẩm hay dịch vụ mà hình thành nên những đánh giá hoặc phán đoán chủ quan. Đó là một dạng cảm giác về tâm lý sau khi nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn. Sự hài lòng của khách hàng được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm, đặc biệt được tích lũy khi mua sắm và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Sau khi mua và sử dụng sản phẩm khách hàng sẽ có sự so sánh giữa hiện thực và kỳ vọng, từ đó đánh giá được hài lòng hay không hài lòng.
  • 31. 18 Như vậy, có thể hiểu được là cảm giác dễ chịu hoặc có thể thất vọng phát sinh từ việc người mua so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm và những kỳ vọng của họ. Việc khách hàng hài lòng hay không sau khi mua hàng phụ thuộc vào việc họ so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm và những kỳ vọng của họ trước khi mua. Khái niệm sản phẩm ở đây được hiểu không chỉ là một vật thể vật chất thông thường mà nó bao gồm cả dịch vụ. Định nghĩa này đã chỉ rõ rằng, sự hài lòng là sự so sánh giữa lợi ích thực tế cảm nhận được và những kỳ vọng. Nếu lợi ích thực tế không như kỳ vọng thì khách hàng sẽ thất vọng. Còn nếu lợi ích thực tế đáp ứng với kỳ vọng đã đặt ra thì khách hàng sẽ hài lòng. Nếu lợi ích thực tế cao hơn kỳ vọng của khách hàng thì sẽ tạo ra hiện tượng hài lòng cao hơn hoặc là hài lòng vượt quá mong đợi. 2.3.2 Sự hài lòng của khách du lịch Theo Lee và cộng sự (2007), nghiên cứu của Chon (1989) cho rằng sự hài lòng của khách du lịch dựa trên sự phù hợp giữa giá trị mong đợi về điểm du lịch và giá trị cảm nhận tại điểm du lịch sau khi so sánh những hình ảnh hình dung về điểm du lịch và những gì họ trải nghiệm và cảm nhận tại điểm du lịch. Theo Crompton và Love (1995): “Sự hài lòng trong bối cảnh của một khu vui chơi giải trí là chất lượng trải nghiệm của du khách, một kết quả tâm lý của quá trình tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí hay du lịch”. Mô hình phủ nhận kỳ vọng đã được sử dụng để xác định sự hài lòng (Spreng và cộng sự, 1996). Mô hình này cho rằng sự hài lòng của khách du lịch được xác định bằng cách so sánh cảm nhận của họ về thực tế biểu hiện của dịch vụ so với kỳ vọng của họ (Oliver, 1980). Đối với mô hình phủ nhận kỳ vọng, sự hài lòng tăng lên khi kỳ vọng giảm xuống. Điều này có nghĩa là đối với khách du lịch có kỳ vọng thấp về điểm du lịch thì khi nhận được dịch vụ có chất lượng thấp thì họ vẫn đạt được sự hài lòng. Sự kỳ vọng là chuẩn đánh giá sự hài lòng hay không hài lòng của khách du lịch. Kỳ vọng được đáp ứng khi biểu hiện thực tế của dịch vụ đúng như mong đợi, phủ nhận dương khi biểu hiện thực tế của dịch vụ vượt trên mong đợi, phủ nhận âm khi biểu hiện thực tế của dịch vụ dưới mức mong đợi. Nghiên cứu thực nghiệm của Tam (2000) cho thấy đo lường sự hài lòng thông qua dịch vụ cảm nhận cho kết quả tốt hơn đo lường sự hài lòng bằng mô hình phủ nhận kỳ vọng. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ, việc tác động đến cảm nhận của khách du lịch về dịch vụ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với việc thay đổi kỳ vọng của khách du lịch. Trong lĩnh vực vui chơi giải trí, Crompton và Love (1995) cho rằng sự hài lòng được đo bằng mức độ cảm nhận của du khách về các hoạt động giải trí
  • 32. 19 nhằm làm thỏa mãn nhu cầu cơ bản và động cơ có ảnh hưởng đến mong muốn tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Baker và Crompton (2000) sử dụng bối cảnh một lễ hội để khảo sát mối quan hệ giữa chất lượng và sự hài lòng. Kết quả cho thấy chất lượng có tác động đáng kể đến sự hài lòng của du khách. Chất lượng càng cao càng đem lại sự hài lòng cao. Nghiên cứu đưa ra nhận định rằng khả năng thu hút khách du lịch quay lại và doanh thu của công ty sẽ tăng nếu các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tập trung đánh giá và cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm tăng mức độ hài lòng của du khách. Theo một số nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách du lịch giúp dự đoán tốt hơn hành vi của du khách. Nếu dự đoán tốt hành vi của khách du lịch, các nhà quản lý có thể có những ý tưởng nhằm thu hút khách du lịch một cách hiệu quả. Tuy nhiên, Taylor và Baker (1994) lại cho rằng chất lượng chỉ là một trong nhiều yếu tố của dịch vụ tác động đến sự hài lòng của người tiêu dùng. Các yếu tố không thuộc về chất lượng như nhu cầu, sự hợp lý, vẻ đẹp cảm nhận cũng góp phần tạo nên sự hài lòng. Không phải tất cả các du khách đều muốn các dịch vụ với chất lượng cao nhất, mà các yếu tố khác như giá cả, sự thuận tiện, khả năng đáp ứng của các dịch vụ cũng cần được xem xét. Sự hài lòng của khách du lịch có tác động mạnh mẽ đến xu hướng hành vi của du khách hơn so với chất lượng dịch vụ. 2.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.4.1 Mô hình nghiên cứu của Pizam et al (1978) Một trong những nghiên cứu được phát triển đầu tiên để nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng trong ngành du lịch là của Pizam et al khi khảo sát kỳ nghỉ du lịch tại Cape Code, Massachusetts. Kết quả của nghiên cứu này đã nhận dạng ra 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch, đó là: (1) Cơ hội sinh hoạt tại bờ biển (Beach opportunities), (2) Chi phí (Cost), (3) Sự mến khách (Hospitality), (4) Môi trường trong lành (Environment), (5) Điều kiện ăn uống (Extent of eating & drinking facilities), (6) Tiện nghi nơi ở (Accommodation facilities), (7) Cơ hội mua sắm hàng hóa địa phương (Extent of commercialization).
  • 33. 20 Hình 2.1: Mô hình sự hài lòng của khách du lịch – Pizam et al., 1978 (Nguồn: Tahir Albayrakl, Meltem Caber and Safak Aksoy. Relationships of the Tangible and Intangible of Tourism Products with Overall Customer Saticfaction, 141) 2.4.2 Mô hình nghiên cứu của Poon & Low (2005) Poon & Low (2005) trong nghiên cứu kiểm tra các yếu tố đo lường sự khác nhau giữa mức độ hài lòng của du khách Châu Á và Phương Tây trong thời gian họ ở khách sạn tại Malaysia. Bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 điểm đã được ứng dụng để đo lường sự hài lòng của khách hàng, dữ liệu thu thập cũng được kiểm nghiệm bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA), và họ cũng tìm ra các được nhân tố đó là: Sự mến khách (hospitality), Nhà nghỉ (accommodation), Thức ăn và đồ uống (food & beveraves), Sự tiêu khiển và nơi vui chơi giải trí (recreation & entertainment), Dịch vụ bổ trợ (suplementary services), An ninh và an toàn (security & safety), Sự cải tiến và dịch vụ tăng thêm (innovation & value add services), Phương tiện di chuyển (transportation), Địa điểm (location), Diện mạo bên ngoài (appearance), Giá cả và khoản thanh toán (pricing & payment). Cơ hội sinh hoạt tại bờ biển (Beach opportunities) Chi phí (Cost) Sự mến khách (Hospitality) Môi trường trong lành (Environment) Điều kiện ăn uống (Extent of eating & drinking facilities) Tiện nghi nơi ở (Accommodation facilities) Cơ hội mua sắm hàng hóa địa phương (Extent of commercialization) Sự hài lòng của khách du lịch (Visitor satisfaction)
  • 34. 21 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch – Poon&Low, 2005 (Nguồn: Poon, W., & Low, K. L. (2005). Are travelers satisfied with Malaysian hotels? International Journal of Contemporary Hospitality Management, 17 (3), 217-227) Sự hài lòng của khách du lịch (Visitor satisfaction) Sự mến khách (hospitality) Nhà nghỉ (accommodation) Thức ăn và đồ uống (food & beveraves) Sự tiêu khiển và nơi vui chơi giải trí (recreation & entertainment) Dịch vụ bổ trợ (suplementary services) An ninh và an toàn (security & safety) Diện mạo bên ngoài (appearance) Sự cải tiến và dịch vụ tăng thêm (innovation & value add services) Phương tiện di chuyển (transportation) Địa điểm (location) Giá cả và khoản thanh toán (pricing & payment)
  • 35. 22 2.4.3 Công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre (2013) Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 405 du khách bao gồm 232 du khách trong nước và 173 du khách nước ngoài đang đi du lịch sinh thái ở Bến Tre. Kết quả phân tích cho thấy sự hài lòng của du khách phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện an ninh, an toàn và sự đáp ứng; chất lượng sản phẩm dịch vụ; năng lực phục vụ và sự đồng cảm; mức độ hợp lý của chi phí. Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre của Phan Ngọc Châu (2013) (Nguồn: Phan Ngọc Châu (2013)) An ninh, an toàn và sự đáp ứng Năng lực phục vụ và sự đồng cảm Cơ sở vật chất phục vụ du lịch Chất lượng sản phẩm du lịch Mức độ hợp lý của chi phí Sự hài lòng của du khách về du lịch sinh thái Bến Tre
  • 36. 23 2.4.4 Công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch sinh thái của khách du lịch Việt Nam (2014) Nghiên cứu dựa trên lý thuyết ý định hành vi Ajzen (1991), tác giả sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khám phá xây dựng thang đo lường và nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn 364 du khách Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi cấu trúc, mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích: kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, sử dụng mô hình cấu trúc SEM. Kết quả cho thấy, 4 thành phần chính tác động lên ý định hành vi du lịch sinh thái của du khách Việt Nam bao gồm kiến thức, thái độ, hài lòng và kiểm soát nhận thức hành vi. Trong đó, kiến thức là yếu tố quyết định hành vi DLST của du khách Việt Nam. Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu ý định hành vi du lịch sinh thái của du khách Việt Nam của Nguyễn Thảo Nguyên (2014) (Nguồn: Nguyễn Thảo Nguyên (2014)) H1 H2 H3 H4 H6 H5 H7 H8 H9 H11 H10 H12 Thái độ Ảnh hưởng xã hội Hài lòng Kiểm soát nhận thức hành vi Kiến thức Ý định hành vi du lịch sinh thái Chất lượng chuyến đi Hình ảnh điểm đến
  • 37. 24 2.5 Hiện trạng phát triển DLST tại VQG Tràm Chim 2.5.1 Đôi nét về VQG Tràm Chim a. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Tràm Chim phân bố ở khu vực có tọa độ 10°40′ – 10°47′ vĩ bắc, 105°26′ - 105°36′ Đông nằm trong địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sính) và Thị trấn Tràm Chim, với số dân trong vùng khoảng 50.000 người thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Với tổng diện tích 7.313 ha, thảm thực vật phong phú, trên 130 loài khác nhau, có 129 loài cá nước ngọt sinh sống, 198 loài chim nước. Tràm Chim còn có 29 loài lưỡng cư, bò sát thuộc 3 bộ, 11 họ và 25 giống… đây là mô hình thu nhỏ cảnh quan của Đồng Tháp Mười, có giá trị đặc biệt, trở thành nơi bảo tồn những loài động thực vật hoang dã. Đây là khu Ramsar (khu đất ngập nước quan trọng trong bản đồ đa dạng sinh học thế giới) thứ 2.000 của thế giới. Phạm vi, ranh giới: VQG Tràm Chim gồm 06 khu vực được bao bọc bởi: - Khu A1 giới hạn bởi kênh An Bình, Phú Thành, đê bao số 1, đê bao số 4. - Khu A2, A3, A4 giới hạn bởi kênh Phú Đức 2, kênh Lung Bông, kênh Cà Dâm. - Khu A5 giới hạn bởi các kênh: kênh số 2, kênh số 5, kênh An Bình và đê bao số 4. - Khu C giới hạn bởi kênh Phú Đức và Đồng Tiến. b. Lịch sử hình thành Nằm ở hạ lưu sông Mêkông và trung tâm vùng Đồng Tháp Mười, cách sông Tiền khoảng 25km về phía Tây, gần biên giới Việt Nam – Campuchia, khu Tràm Chim Đồng Tháp có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với mênh mang sông nước, một màu xanh của rừng Tràm ngút ngàn và thảm thực vật phong phú. Vùng đất này cũng chính là nơi cư trú loài chim Sếu đầu đỏ nổi tiếng trên thế giới với những vũ điệu thiên nhiên làm mê hoặc lòng người đó là VQG Tràm Chim. Với những giá trị đặc trưng này, ngay từ thời chiến tranh, Ban Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã ấp ủ nguyện vọng khai thác và phát triển Đồng Tháp Mười thành một vùng trù phú cùng với việc tái tạo lại một mô hình Đồng Tháp Mười thu nhỏ. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn sau ngày giải phóng miền Nam, đến năm 1978 tỉnh mới bắt đầu chủ trương trồng tràm và đến năm 1990 đã có được diện tích rừng tràm là 2.300ha. Năm 1985, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quyết định khoanh vùng 5.200ha để thực hiện tái tạo
  • 38. 25 một vùng Đồng Tháp Mười thu nhỏ và giao cho huyện Tam Nông quản lý, vùng này đã có tổ chức tham gia bảo vệ, khai thác với nhiều tên gọi khác nhau như: Lâm ngư trường Tràm Chim, Nông trường Tràm Chim, Công ty nông trường Tràm Chim. Đặc biệt từ khi phát hiện loài Sếu đầu đỏ (Hạc) quay về trú ngụ thì Tràm Chim được nhiều người biết đến, vì đây là một loài chim quý hiếm mà trước đây đã từng có mặt ở nơi này. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó không ai biết đó là loài chim quý nhưng có nguy cơ bị tuyệt chủng nên đã săn bắt, đánh bẫy ăn thịt như những loài chim khác. Qua mỗi giai đoạn phát triển, VQG Tràm Chim được đánh dấu bằng việc thay tên, đổi họ, thay đổi chức năng, nhiệm vụ và cũng được đánh dấu bằng sự đấu tranh cam go để giải quyết những mâu thuẫn giữa bảo tồn và khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển Đồng Tháp Mười trở thành một vùng trù phú và tái tạo lại một “Đồng Tháp Mười nguyên thủy” thu nhỏ. Với ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của Tràm Chim như vậy, ngày 29 tháng 12 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyện hạng khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Tràm Chim thành VQG Tràm Chim và phê duyệt “Dự án đầu tư, phát triển VQG Tràm Chim” giai đoạn 1999 - 2003. “Tràm Chim nghĩa là rừng Tràm có chim”, đây là khu bảo tồn thiên nhiên của vùng đất ngập nước điển hình của Đông Nam Á. Ngày 22/5/2012, VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) được Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận là khu Ramsar của thế giới. Đây là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới. Sở dĩ VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) được công nhận là khu Ramsar thế giới, bởi vì đây là vùng đất ngập nước, sinh cảnh duy nhất còn lại ở Đông Dương và là 1 trong 8 vùng bảo tồn chim quan trọng nhất của Việt Nam. c. Đặc điểm kinh tế - xã hội Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm VQG Tràm Chim gồm 5 xã: Phú Thọ, Phú Thành B, Phú Hiệp, Phú Đức và Tân Công Sính có 7.311 hộ và diện tích vùng đệm 16.858 ha. Vùng đệm có tác dụng ngăn ngừa, giảm nhẹ sự xâm hại VQG Tràm Chim, thu hút người dân tham gia các hoạt động của Vườn theo phương thức đồng quản lý nhằm từng bước nâng cao, ổn định đời sống của người dân sống trong vùng đệm. Hàng năm, VQG Tràm Chim và địa bàn vùng đệm có mùa nước nổi kéo dài khoảng 4 tháng (tháng 7 đến tháng 10 âm lịch). Mùa nước nổi là yếu tố dẫn đến việc hình thành cách sống và sinh hoạt của người dân trên các căn nhà sàn. Trên 200 hộ dân sinh sống quanh VQG được tham gia khai thác tài nguyên hợp lý vào mùa nước nổi, trung bình có thể kiếm thêm gần 1,5 triệu đồng/tháng cho
  • 39. 26 mỗi hộ dân. Người dân được tuyên truyền, tập huấn, tham gia vào các hoạt động phục vụ du khách như chèo xuồng, gặt lúa ma, kể chuyện, nấu ăn, bắt chuột đồng… Mùa nước nổi còn là thời điểm người dân địa phương mưu sinh bằng các hình thức: đặt lợp, đặt lờ, giăng câu, thả lưới để bắt thủy sản và khai thác lúa ma, bông điên điển,... Đến VQG Tràm Chim vào mùa nước nổi để tham quan, tìm hiểu cảnh lao động và sinh hoạt của người dân thật sự rất thú vị và đầy ý nghĩa. Mùa nước nổi còn là thời điểm sản vật trong vùng đa dạng và phong phú. Khai thác các sản vật ở vùng đệm vào mùa nước nổi để phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách thiết nghĩ cũng là động lực để du khách đến VQG Tràm Chim ngày càng nhiều hơn. [20, tr.231] Bên cạnh đó, hơn 200 hộ dân sinh sống quanh VQG Tràm Chim đã được tham gia khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý vào mùa nước nổi. Các hộ khó khăn được hỗ trợ ngư cụ và xuồng để có điều kiện khai thác thủy sản mùa nước về. Từ đó, người dân được hưởng lợi ích trực tiếp thông qua khai thác tài nguyên rừng bền vững, phát triển du lịch sinh thái. Họ được tuyên truyền, tập huấn, tham gia các hoạt động phục vụ du khách tham quan như chèo xuồng, gặt lúa ma, bắt chuột đồng… Trung bình mỗi hộ dân tăng thu nhập thêm 1,46 triệu đồng/tháng. Nhìn chung, điều kiện sống của cộng đồng địa phương quanh VQG Tràm Chim còn khá nghèo. Phần lớn các hộ dân trong vùng đều sống bằng nghề trồng lúa trong mùa khô, săn bắt cá và động vật hoang dã trong mùa lũ. Sinh kế chính của người dân địa phương dựa vào 03 nguồn tài nguyên chính: đất đai (canh tác nông nghiệp, chủ yếu là làm lúa), tài nguyên thiên nhiên (đánh bắt, săn bắt động vật hoang dã, thu hái lâm sản ngoài gỗ) và nguồn nhân lực (làm thuê, buôn bán nhỏ, dịch vụ). 2.5.2 Hiện trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim a. Tài nguyên thiên nhiên Địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật, các đặc điểm cảnh quan nổi bật tạo sự hấp dẫn cho phát triển loại hình và sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn du khách. Về địa hình nói chung là thấp trũng, nơi cao nhất là 2.3m, nơi thấp nhất là 0.4m (so với mực nước biển Tây Nam Bộ). Những vùng đất trũng chiếm 152ha, những vùng gò cao chiếm 194ha, vùng phẳng chiếm 5.858ha. Nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270 C. Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 – 82%. Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35 - 40%. Lượng
  • 40. 27 mưa phân bố theo mừa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650mm/năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này. Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa. Số ngày mưa trung bình đo được tại VQG Tràm Chim khoảng 110 - 160 ngày/năm. VQG Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông Mê Kông, nhận nguồn nước trực tiếp từ sông Mê Kông thông qua hệ thống kênh thủy lợi (kênh Hồng Ngự – Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội đồng và bị ngập lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12. VQG Tràm Chim được chia thành 5 vùng quản lý khác nhau (A1 - A5), mỗi khu vực được bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên đến 59 km. Mực nước bên trong VQG được điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh. Hiện nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nước bên trong VQG luôn được giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quá khứ. Thành phần thực vật, phân bố và tốc độ sinh trưởng đã bị ảnh hưởng bởi những tác động này. VQG Tràm Chim có thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài thực vật bậc cao, với 6 kiểu quần xã đặc trưng: quần xã sen, lúa trời, năng, mồm mốc, cỏ ống và quần xã rừng tràm. Hệ chim nước có 231 loài, thuỷ sản có 150 loài cá nước ngọt, 191 loài thực vật. Hệ thủy sinh vật đa dạng, phong phú với gần 185 loài thực vật nổi, gần 350 loài phiêu sinh thực vật, 34 loài bò sát lưỡng cư… Đặc biệt hơn cả là Sếu đầu đỏ - một loài động vật có giá trị cao về thẩm mỹ và sinh học. Sếu đầu đỏ còn có tên gọi khác là Sếu cổ trụi hay Sếu lớn Phương Đông là một loài chim quý hiếm thuộc họ Sếu, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới, do đó chúng được bảo vệ bởi pháp luật của hầu hết các quốc gia nơi chúng phân bố, trong đó có Việt Nam. Đến với VQG Tràm Chim, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh toàn cảnh của vùng Đồng Tháp Mười, du ngoạn bằng thuyền đến các đài quan sát, các đầm sen súng, đồng năn, rừng tràm… để nghe tiếng chim hót trước bình minh, tiếng đớp mồi của nhiều loài cá quyện với hương tràm bát ngát, được hít thở không khí trong lành và không gian yên tĩnh, quên đi bao ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống thành thị. b. Cơ sở hạ tầng Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và lưu trú của du khách thì việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng ở VQG Tràm Chim (phương tiện vận chuyển, hệ thống đê bao, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc, đài quan sát…) là cần thiết. Thông qua các hoạt động này, cơ sở hạ tầng ở VQG sẽ từng bước được phát triển.
  • 41. 28 Hiện nay, VQG Tràm Chim đã xây dựng được 19 trạm bảo vệ. Vườn đã thành lập Hạt kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, phối hợp với chính quyền địa phương xử lý các vụ việc vi phạm; đồng thời thành lập Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng, thành lập các đội phòng cháy chữa cháy rừng ở các xã, thị trấn xung quanh Vườn; tăng cường nạo vét các kênh mương trữ nước phục vụ trong mùa khô, xây dựng, sửa chữa và bổ sung nhiều biển báo cấm lửa, bảng báo cấp cháy rừng, bảng quy ước, quy định… tại các khu vực trọng điểm đông dân cư. Hệ thống giao thông đường bộ đến VQG Tràm Chim khá thuận lợi theo quốc lộ 30, tỉnh lộ 855, 844 và 843. Hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện Tam Nông nói chung, vùng đệm VQG nói riêng khá hoàn chỉnh. Đây là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở VQG. Tuyến đường mới từ TP. Hồ Chí Minh đến VQG Tràm Chim nay chỉ còn 150km. Tuyến đường vào thị trấn Tràm Chim dài 18km cũng đã đưa vào sử dụng. VQG Tràm Chim là Khu DLST thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười thu nhỏ hấp dẫn. Tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để làm hệ thống đường nhựa, cầu, cống cho xe du lịch đi xung quanh bìa vườn Khu A1. Hiện nay, Trung tâm DVDLST&GDMT VQG Tràm Chim đang xây dựng nhiều dự án phục vụ khách du lịch, làm giàu từ rừng nhưng vẫn giữ được hệ sinh thái và cá thể rừng như: sản xuất rượu trâm, rượu ô môi, mứt cà na, các loại cây chồi mồi, bông điên điển, bông súng… dùng trong ẩm thực, thức uống giải khát, phục vụ du khách. Bên cạnh đó, một số hạng mục công trình đã được đầu tư và đưa vào sử dụng như: cầu vượt (cổng chào), phòng chiếu phim, khoanh rào khu vực dịch vụ, đài quan sát, bến tàu nổi, nâng cấp bến tàu cũ, phòng trưng bày trứng chim và cá nước ngọt, nhà chiếu phim tư liệu, cải tạo trạm thu vé, biển chỉ dẫn, nhà vệ sinh…Ngoài ra, phương tiện vận chuyển cũng được đầu tư và cải thiện như: tắc ráng Composite (20 chiếc), xuồng kéo gỗ (08 chiếc), xe ô tô điện (08 chiếc), tàu đôi (01 chiếc). (Nguồn: Trung tâm DVDLST&GDMT) c. Hậu cần Dịch vụ ăn uống tại VQG Tràm Chim gồm có 03 điểm và 01 nhà hàng đã được nâng cấp và cải thiện rất nhiều, đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của du khách. Sau hành trình khám phá VQG Tràm Chim, du khách sẽ có dịp ngồi trên gian nhà lá thoáng mát giữa rừng, thưởng thức các món ngon dân dã mang hương vị đồng quê như: cá lóc nướng trui, cá kho bông súng, ốc hấp tiêu, lẩu cua đồng, lươn um xả, chả cá chiên giòn, khô cá lóc, cá trèn, cá chạch nướng...