SlideShare a Scribd company logo
1 of 144
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ THU NGA
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ THU NGA
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành : Du lịch học
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HẢI
Hà Nội - 2015
1
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre là việc làm mang tính
thiết thực, nhằm góp phần giúp cho loại hình du lịch sinh thái miệt vườn Bến
Tre ngày càng phát triển theo hướng bền vững. Nghiên cứu đề tài này là mong
ước của tác giả từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS Nguyễn
Thị Hải đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình
thực hiện luận văn thạc sĩ này!
Tác giả cũng xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy/ Cô trong khoa Du
lịch học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã dạy dỗ,
truyền đạt kiến thức, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả rất nhiều
trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Ngoài ra, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Bến Tre, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Bến Tre, Sở Tài
nguyên và Môi trường Bến Tre, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long,
Công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre, Công ty TNHH Du lịch – Dịch vụ - Thương
mại Cồn Phụng, Công ty TNHH Du lịch Sao Việt, Công ty TNHH Dịch vụ - Du
lịch Chợ Lách,…đã nhiệt tình hỗ trợ và cung cấp những tài liệu, thông tin quý
giá để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc thu thập, khảo sát và sử dụng các
phương pháp thích hợp để trình bày luận văn một cách ngắn gọn, đầy đủ nhưng
chắc rằng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp
ý của quý Thầy/ Cô, các nhà nghiên cứu khoa học để luận văn được hoàn thiện
hơn.
Hà Nội, tháng 01 năm 2015
Đỗ Thu Nga
2
MỤC LỤC
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT
VƢỜN TỈNH BẾN TRE
Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................9
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................10
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...............................................................10
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................14
6. Cấu trúc của luận văn..................................................................................15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
MIỆT VƢỜN...................................................................................................... 16
1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................. 16
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 16
1.1.2. Nguyên tắc phát triển.............................................................................. 25
1.1.3 Các điều kiện phát triển .......................................................................... 26
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 29
1.2.1. Tình hình chung...................................................................................... 29
1.2.2. Tình hình phát triển của DLSTMT của một số tỉnh lân cận................... 31
1.2.3. Bài học kinh nghiệm............................................................................... 36
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT
VƢỜN Ở BẾN TRE............................................................................................ 38
2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Bến Tre............................................................. 38
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................... 38
3
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................ 44
2.2. Các điều kiện phát triển DLSTMV tỉnh Bến Tre.................................... 47
2.2.1. Thị trường và nhu cầu của khách............................................................ 47
2.2.2. Tài nguyên du lịch .................................................................................. 50
2.2.3. Khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch.................................................. 56
2.2.4. Chính sách phát triển du lịch .................................................................. 57
2.2.5. Năng lực cộng đồng................................................................................ 59
2.2.6. Công tác xúc tiến, quảng bá.................................................................... 61
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái miệt vƣờn tỉnh BếnTre ............. 63
2.3.1. Các sản phẩm du lịch ............................................................................... 63
2.3.2. Doanh thu từ du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu.................................. 65
2.3.3. Lao động tại một số điểm du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu.............. 70
2.4. Đánh giá tác động của hoạt động DLSTMV ở Bến Tre ........................... 71
2.4.1. Tác động tới môi trường........................................................................... 71
2.4.2. Tác động tới công tác bảo tồn .................................................................. 73
2.4.3. Tác động tới cộng đồng địa phương ........................................................ 73
2.5. Đánh giá chung về thực trạng DLSTMV Bến Tre.................................... 75
2.5.1. Điểm mạnh (Strength).............................................................................. 75
2.5.2. Điểm yếu (Weakness) .............................................................................. 77
2.5.3. Cơ hội (Opportunity)................................................................................ 78
2.5.4. Thách thức (Threat).................................................................................. 79
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI MIỆT VƢỜN Ở TỈNH BẾN TRE......................................................... 82
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch miệt vƣờn ở tỉnh Bến Tre........................ 82
4
3.1.1. Định hướng khách du lịch............................................................................82
3.1.2. Định hướng loại hình và sản phẩm du lịch..................................................83
3.1.3. Định hướng phát triển tuyến du lịch........................................................... 84
3.1.4. Định hướng liên kết, quản lý về du lịch ...................................................... 86
3.2.Giải pháp phát triển du lịch miệt vƣờn ở tỉnh Bến Tre ............................ 88
3.2.1. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch................................. 88
3.2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch...................................................... 89
3.2.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng....................................................... 91
3.2.4. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch........................... 92
3.2.5. Giải pháp về quản lý ................................................................................ 94
3.2.6. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái miệt vườn................... 95
3.2.7. Giải pháp về liên kết và hỗ trợ phát triển du lịch................................... 105
3.3. Một số kiến nghị............................................................................................ 106
3.3.1. Đối với cơ quan trung ương..................................................................... 106
3.3.2. Đối với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre........................... 106
3.3.3. Bộ Giao thông – Vận tải......................................................................... 107
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên cụm từ
DLST : Du lịch sinh thái
DLSTMV : Du lịch sinh thái miệt vườn
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
VHTTDL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch
UBND : Ủy ban nhân dân
CSLT DL : Cơ sở lưu trú du lịch
CSVC-KT : Cơ sở vật chất kỹ thuật
KT – XH : Kinh tế xã hội
TĐTT : Tốc độ tăng trưởng
TTBQ : Tăng trưởng bình quân
KDL : Khách du lịch
KDDL : Kinh doanh du lịch
VCAT : Vườn cây ăn trái
VCATLT : Vườn cây ăn trái Lái Thiêu
XTTMDL : Xúc tiến thương mại du lịch
UNWTO : Tổ chức Du lịch Thế giới
PATA : Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương
WTTC : World Travel & Tourism Council (Hội đồng du lịch và lữ
hành thế giới)
GEF : Global Environment Facility
6
IUCN : International Union for Conservation of Nature and Natural Resources
(Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên)
WWF : World Wide Fund For Nature (Qũy quốc tế bảo vệ thiên nhiên)
UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc)
7
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu khách du lịch đến Bến Tre ..........................................................48
Bảng 2.2: Nhu cầu của khách du lịch ......................................................................49
Bảng 2.3. Số lượng điểm du lịch miệt vườn ở Bến Tre...........................................56
Bảng 2.4. Cơ sở lưu trú du lịch ở Bến Tre...............................................................57
Bảng 2.5: Lượng khách và doanh thu ở Cồn Phụng năm 2010 – 2013...................65
Bảng 2.6: Tốc độ tăng lượng KDL Lan Vương năm 2010 – 2013..........................67
Bảng 2.7: Lượng khách và doanh thu ở Dừa Xanh Nam Bộ năm 2010 – 2013......69
Bảng 2.8: Số lao động phục vụ tại điểm du lịch tiêu biểu .......................................70
Bảng 2.9: Tác động từ du lịch tới cộng đồng địa phương .......................................74
Bảng 3.1: Nhu cầu các thị trường khách quốc tế với DLSTMV Bến Tre ...............96
Bảng 3.2: Giải pháp ưu tiên đầu tư phát triển một số sản phẩm của du lịch .........101
Bảng 3.3: Nguồn tiếp nhận thông tin của khách du lịch về DLSTMV..................102
8
MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu khách nội địa đến Bến Tre 2014 .............................................48
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của khách du lịch về thái độ của CĐĐP .............................60
Biểu đồ 2.3: Sự tham gia dịch vụ du lịch của CĐĐP tại các điểm DLSTMV Bến
Tre ............................................................................................................................60
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng KDL đến Cồn Phụng từ năm 2010 – 2013..........66
Biểuđồ2.5.TốcđộtăngdoanhthuđiểmCồnPhụng từnăm2010 –13..............................66
Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng lượng KDL Lan Vương năm 2010 – 2013......................67
Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng doanh thu điểm Lan Vương từ năm 2010 – 13 ...............68
Biểu đồ 2.8: Tốc độ tăng doanh thu điểm Dừa Xanh Nam Bộ năm 2010 – 13
..................................................................................................................................69
MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ vị trí tỉnh Bến Tre. .......................................................................39
Hình 2.2: Bản đồ sông ngòi Bến Tre .......................................................................51
Hình 2.3: Bản đồ du lịch miệt vườn 4 cồn Bến Tre bằng đường sông ....................65
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày càng khẳng định
được vị thế của mình trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc
gia. Chính vì thế, khoảng hai thập kỉ gần đây, du lịch (đặc biệt DLST) được
nhiều quốc gia, lãnh thổ chú ý vì đó là ngành phát triển dựa vào thiên nhiên, bảo
tồn tự nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa, đặc biệt có khả năng nhanh chóng cải
thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội
phát triển.
Tại Việt Nam, một trong những loại hình du lịch đang ngày càng phát triển
mạnh mẽ và thu hút du khách trong nước và ngoài nước - đó là loại hình du lịch
sinh thái. Du lịch sinh thái được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ
môi trường sinh thái hướng tới sự phát triển bền vững thông qua quá trình làm
giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên, phục vụ nhu cầu của du khách, của
người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái.
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, một tuyến điểm du
lịch sinh thái và văn hóa hấp dẫn của miền Tây Nam Bộ nằm tiếp giáp với biển
Đông, có bờ biển dài 60 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp
Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí
Minh 85 km.
Bến Tre có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn như: môi
trường sinh thái trong lành với khí hậu hài hòa, hệ thống sông nước, những miệt
vườn cây trái rộng lớn và kênh rạch chằng chịt tạo nên tiềm năng du lịch sinh
thái mang đậm tính văn hóa miệt vườn Nam Bộ.
Thực tế cho thấy, hoạt động DLSTMV đã xuất hiện ở một số địa bàn trong tỉnh
và đã có một số thành công nhất định. Những sản phẩm du lịch sinh thái miệt
vườn ở Bến Tre tuy có phát triển nhưng còn hạn chế và chưa thật sự tương xứng
với tiềm năng vốn có của mình. Trong mấy năm gần đây loại hình này chưa có
sự thay đổi đột phá cả về hình thức lẫn nội dung và đã xuất hiện một số ảnh
10
hưởng tiêu cực: sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cảnh quan tự nhiên bị phá vỡ, ô
nhiễm môi trường, quản lý yếu kém mạnh ai nấy làm, ...
Trong khi đó, địa phương đặt ra cho ngành du lịch Bến Tre một trách nhiệm to
lớn là làm thế nào để du lịch sinh thái miệt vườn thật sự trở thành thế mạnh và
là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bến Tre. Loại hình du lịch sinh thái miệt
vườn muốn tồn tại và phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài rất
cần có sự quy hoạch, khai thác, sử dụng và bảo vệ một cách hợp lý bởi tính
nhạy cảm của nó trong quá trình khai thác và sử dụng. Thế nên, việc phát triển
du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre mang một phong cách riêng. Đa dạng hóa
các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu cũng với mục đích để từng bước cải
thiện và phục vụ đời sống nhân dân như: sinh hoạt, ăn uống, dinh dưỡng, tăng
cường sức khỏe và góp phần vào việc vui chơi, giải trí…
Do vậy, người viết đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái
miệt vườn tỉnh Bến Tre”để làm luận văn tốt nghiệp. Bằng sự nỗ lực học tập,
nghiên cứu để góp phần phát triển du lịch sinh thái miệt vườn một cách bền
vững ở Bến Tre.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Góp phần phát triển du lịch sinh thái nói chung, du lịch sinh thái miệt vườn nói
riêng một cách bền vững ở Bến Tre.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái và du lịch sinh thái
miệt vườn.
- Điều tra khảo sát, thu thập tài liệu phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng và
hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn tại Bến Tre.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn của
Bến Tre.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
11
- Đối tượng nghiên cứu là du lịch sinh thái miệt vườn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu của luận văn trong phạm vi tỉnh Bến Tre, tập trung tại
các điểm du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu của tỉnh Bến Tre: điểm du lịch
sinh thái miệt vườn Lan Vương, điểm du lịch sinh thái miệt vườn Dừa Xanh
Nam Bộ thuộc xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre và điểm du lịch sinh thái miệt vườn
Cồn Phụng thuộc xã Tân Thanh, huyện Châu Thành, Bến Tre.
- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển
du lịch miệt vườn ở Bến Tre từ năm 2009 trở lại đây. Bên cạnh đó, tác giả cũng
cố gắng nắm bắt kịp thời hiện trạng và định hướng phát triển trong tương lai của
ngành du lịch Bến Tre.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái hình
thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ những thập niên 80, 90 của thế
kỷ trước. Định nghĩa về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lascurain
nêu vào năm 1987 như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự
nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan
với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám
phá” [21, tr.8].
Loại hình này cũng thuộc một trong 5 hình thức của du lịch nông thôn như:
- Du lịch sinh thái, quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cũng như phúc
lợi, giá trị văn hóa của người dân địa phương.
- Du lịch tự nhiên mang tính giải trí.
- Du lịch văn hóa, quan tâm tới văn hóa, lịch sử và khảo cổ của địa phương.
- Du lịch làng xã, trong đó du khách được hòa mình vào cuộc sống làng xã và
dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch mang lại.
12
- Du lịch nông nghiệp, trong đó khách du lịch tham quan và tham gia các hoạt
động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại hay làm giảm năng suât cây
trồng của địa phương [24 ].
Điều đó có thể thấy, du lịch nông thôn không chỉ gói gọn trong một loại hình du
lịch nhất định, nó có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch trong một không gian
lãnh thổ của một vùng nông thôn thuộc địa phương nào đó.
Du lịch miệt vườn là tên gọi chung cho loại hình du lịch lấy cảnh quan sông
nước và vườn cây ăn trái làm điểm nhấn. Là một loại hình du lịch cung cấp sản
phẩm du lịch cho du khách dựa trên nền tảng các vườn cây ăn trái tập trung, có
qui mô tương đối lớn và gắn với cảnh quan sông nước.
Xu thế ngày nay, loại hình du lịch sinh thái kết hợp nông thôn đang được các
nhà đầu tư du lịch quan tâm rất nhiều và các tài nguyên để có thể phát triển du
lịch sinh thái miệt vườn trong phạm vi đề tài này đều là của vùng nông thôn
thuộc tỉnh Bến Tre.
Bến Tre là một vùng đất còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn sông nước
và môi trường sinh thái trong lành với những vườn dừa mênh mông bạt ngàn,
những vườn cây trái bốn mùa trĩu quả, những vườn cây cảnh nổi tiếng ĐBSCL.
Bến Tre còn được nhiều người nhắc tới với tên gọi “Quê hương đồng khởi”,
“Xứ dừa Bến Tre” một địa danh quen thuộc đối với cả nước. Bên Tre, với
những điều kiện tự nhiên lý tưởng, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, sông nước
hữu tình..., đã từng được nhắc đến qua số tác phẩm viết về Bến Tre và miệt
vườn ĐBSCL nói chung như:
- Trần Ngọc Thêm, Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, NXB Văn hóa – văn
nghệ TP. HCM, đã cho chúng ta thấy được nét văn hóa đặc trưng để trên cơ sở
đó nhận diện bản sắc văn hóa vùng của khu vực Tây Nam Bộ.
- Thạnh Phương - Đoàn Tứ, Địa chí Bến Tre cung cấp cho chúng ta những hiểu
biết chính xác về đặc điểm tự nhiên, cư dân, lịch sử, kinh tế của vùng đất Bến
Tre.
13
- Trong cuốn Đồng Bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt
vườn nhà văn Sơn Nam lần lượt trình bày lại lịch sử văn hóa, văn minh của miệt
vườn nói riêng và Nam Bộ nói chung, trước hết bằng cái nhìn đại thể, rồi xoáy
sâu theo từng mốc lịch sử quan trọng. Xen vào đó là những chương nêu bật các
đặc điểm văn hóa gắn liền với từng bối cảnh của từng giai đoạn lịch sử nhất
định.
- Nguyễn Thanh Long, Miệt vườn sông nước Cửu Long, tác giả chủ yếu sưu tầm
nét văn hóa và cảnh quan miệt vườn sông nước Cửu Long qua hình ảnh.
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ẩn đã có một số công trình nghiên cứu về mô hình
vườn nhà ở ĐBSCL như:
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, năm 1996 đã nghiên cứu một số mô hình vườn nhà ở
ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đặc biệt phân tích đặc điểm kinh tế
xã hội, hiệu quả kinh tế và điều kiện tự nhiên nhằm có cơ sở đề xuất một số
biện pháp xử lý và phương hướng phát triển mô hình vườn cho thích hợp.
- Năm 1997, trong bài viết “A study on the home garden ecosystem in the
Mekong river delta and Ho Chi Minh city” Nguyễn Thị Ngọc Ẩn đã đề cập tới
các yếu tố của vườn nhà ở miền Nam Việt Nam, cấu trúc phân tầng trong vườn,
các loại đất, động vật và thực vật trong vườn và chỉ ra vai trò của vườn về văn
hóa, xã hội, kinh tế.
- Và một số bài viết ngắn trên các báo, tạp chí hoặc sách giới thiệu về du lịch
(Non nước Việt Nam, Vietnam Tourist Guidebook -Tổng cục Du lịch)…
Nhìn chung các tác giả đã có quan tâm đến vườn nhà, đến miệt vườn sông nước
Cửu Long nói chung nhưng các công trình nghiên cứu chưa có thời gian đào sâu
đến du lịch sinh thái miệt vườn.
Đề tài luận văn “ Nghiên cứu hệ sinh thái miệt vườn ở cù lao Thới Sơn – tỉnh
Tiền Giang đẻ phát triển du lịch sinh thái bền vững”. Tác giả Võ Thị Ánh Vân
chủ yếu đi theo hướng nghiên cứu về hệ sinh thái miệt vườn ở cù lao Thới Sơn
dưới góc độ sinh học.
14
Bên cạnh đó gần đây, có hai luận văn thạc sỹ của học viên cao học Trường Đại
học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Nội, Đại học Sư phạm TP. HCM đã nghiên
cứu về Bến Tre như:
- “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre”, luận văn Thạc sỹ
sinh học của tác giả Trần Thị Thạy - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM (Tháng
7/2011).
- “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Bến Tre”, luận văn Thạc sỹ du lịch
học của tác giả Trần Quốc Thái - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội (Tháng 11/2013).
Qua hai đề tài, tác giả Trần Thị Thay đã nghiên cứu về tiềm năng và định hướng
phát triển du lịch chung của Bến Tre dưới góc độ của ngành địa lý học. Tác giả
Trần Quốc Thái cũng đã nghiên cứu về tiềm năng tài nguyên du lịch của Bến
Tre dưới góc độ của ngành du lịch học nhưng lại theo hướng phát triển du lịch
văn hóa ở Bến Tre. Cả hai luận văn nói trên đều chưa đi sâu nghiên cứu để phát
triển để phát triển DLSTMV Bến Tre và cũng chưa có công trình nào nghiên
cứu về du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre dưới góc độ của nhà nghiên cứu về
du lịch.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và tổng kết tài liệu
Giai đoạn đầu của bất kỳ luận văn nào, tác giả cũng phải tiến hành thu thập các
tài liệu liên quan đến đề tài mình quan tâm, phương pháp này rất quan trọng vì
trên cơ sở tài liệu thu thập được, tác giả mới tổng hợp, định hướng tốt cho đề tài
của mình.
- Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát một số điểm du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu như Cồn Phụng, Lan
Vương và điểm Dừa Xanh Nam Bộ. Tham dự hội chợ trái cây ngon tổ chức
hàng năm tại huyện Chợ Lách từ ngày 29/5 – 2/6/2014 nhằm ngày 1 – 5/5 âm
lịch, trưng bày các trái cây ngon của tỉnh.
15
Phương pháp này đã giúp cho tác giả đánh giá đối tượng một cách chính xác
hơn.Tuy nhiên, vẫn cần sự hỗ trợ để nâng cao hiệu quả quan sát như: máy ảnh,
máy thu âm…Đồng thời, có thể phỏng vấn trức tiếp những người làm công tác
du lịch hay cư dân địa phương ở đó.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi giúp tác giả có kiến thức một cách hệ thống
về quy trình điều tra khảo sát trong thực tế.
Khi tiến hành nghiên cứu , 120 bảng câu hỏi được phát đến các khách du lịch
tham quan tỉnh Bến Tre.
- Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp này phân tích những ưu, khuyết điểm, những lợi thế, hạn chế bên
trong và những cơ hội, thách thức bên ngoài đối tượng nghiên cứu. Trên thực tế,
phương pháp này cho phép các tổ chức doanh nghiệp nghiên cứu một cách có
hệ thống các điều kiện SWOT để đưa vào trong tiến trình phân loại sự lưa chọn
chiến lược và chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp du lịch quốc gia và
vùng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, hình ảnh, bảng biểu và danh mục tài liệu
tham khảo. Luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái miệt vườn
Chương 2.Thực trạng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở
Bến Tre
NỘI DUNG
16
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU
LỊCH SINH THÁI MIỆT VƢỜN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Du lịch sinh thái (Ecotourism)
Ngày nay, DLST đã và đang trên đà trở mình và đã trở nên phổ biến đối với
những người yêu thiên nhiên, nó xuất phát từ các trăn trở về môi trường, kinh tế
và xã hội.
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau chóng
thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là
một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau. Đối với
một số người, du lịch sinh thái đơn giản chỉ là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép
“du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc.
Song đứng dưới góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm
DLST là du lịch thiên nhiên. Như vậy, mọi hoạt động du lịch có liên quan đến
thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi, tham quan miệt vườn…đều được hiểu là
DLST [4, tr.82].
Du lịch sinh thái có thể còn được hiểu dưới những tên gọi khác nhau như:
- Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism).
- Du lịch dựa vào thiên nhiên ( Nature – Based Tourism).
- Du lịch môi trường (Environmental Tourism).
- Du lịch đặc thù (Particular Tourism).
- Du lịch xanh (Green Tourism).
- Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism).
- Du lịch có trách nhiệm ( Responsible Tourism).
- Du lịch nhạy cảm ( Sensitized Tourism).
17
- Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism).
- Du lịch bền vững ( Sustainable Tourism).
Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, DLST bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch
ngoài trời. Vì đều “ dựa vào thiên nhiên” và “ có trách nhiệm” với môi trường
mà có người quan niệm, DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có
những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra
các hoạt động du lịch. Cũng có ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch
đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trường hay
có tính bền vững.
Như vậy, cho đến gần đây định nghĩa về du lịch sinh thái vẫn chưa thống nhất.
Điều đó cũng khá phù hợp vì du lịch sinh thái chỉ là một hiện tượng mới xuất
hiện gần đây và mỗi nhà nghiên cứu đều có định nghĩa khác nhau.
Từ định nghĩa về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lascurain nêu vào
năm 1987 thì: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị
thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân
trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [21, tr.8].
Cùng với thời gian, định nghĩa về DLST được nhiều nhà nghiên cứ quan tâm
đưa ra theo quan điểm, lập trường của mình. Vào những năm 90 của thế kỷ 20,
khái niệm về DLST cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu nêu ra.Từ định nghĩa
đầu tiên năm 1987 cho đến nay, nội dung của DLST đã có sự thay đổi: từ chỗ
coi hoạt động DLST là loại hình ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách
nhìn khác hơn. Theo cách nhìn mới, DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm
với bảo tồn, có tính giáo dục và nâng cao đời sống của cộng đồng địa phương.
Ở Việt Nam, DLST mới nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20.Trong Hội
thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam”
(từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999). Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra định
nghĩa về DLST ở Việt Nam như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa
vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp
18
cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương”.
Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau,
với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến
nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến của các
chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo
hướng bền vững về mặt sinh thái. Đến với DLST, du khách sẽ được hướng dẫn
tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết,
cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động
không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa.
Nói tóm lại, DLST nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội đủ
các yếu tố cần thiết như: sự quan tâm tới thiên nhiên, môi trường và trách nhiệm
với xã hội, cộng đồng. [4, tr.84].
1.1.1.2. Du lịch nông thôn
Khái niệm du lịch nông thôn đã bắt đầu xuất hiện cùng với sự hình thành của
ngành đường sắt ở châu Âu. Tuy nhiên, cho đến những năm đầu thập niên 80
của thế kỷ XX, du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch và phổ
biến ở hầu hết các quốc gia ở châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Hà Lan, Đan
Mạch, Thụy Điển... Lúc bấy giờ, khái niệm du lịch nông thôn được quan niệm
tương đồng với các loại hình du lịch ở nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du
lịch nhà nghỉ ở nông thôn... Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay
nhiều quốc gia đã ban hành đường lối, chính sách và cơ chế tạo điều kiện thuận
lợi cho loại hình du lịch này phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách về thu nhập,
phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa xã hội giữa thành thị và nông thôn. Ở
mỗi quốc gia khác nhau, du lịch nông thôn lại có những tên gọi khác nhau như
ở Anh là “Du lịch nông thôn”, ở Mỹ là “Du lịch trang trại”, ở Pháp là “Du lịch
nông trại”, ở Hàn Quốc là “Du lịch nông nghiệp”,... [28]
19
Trên thế giới có nhiều định nghĩa về du lịch nông thôn. Theo Ramiro Lobo,
chuyên gia cố vấn trang trại thì: “Du lịch nông thôn là hoạt động giải trí có liên
quan đến việc tới thăm những nơi có khung cảnh làng quê hay môi trường nông
thôn vì mục đích tham gia hoặc trải nghiệm các hoạt động, sự kiện hoặc các
điểm thu hút mà không sẵn có ở các vùng đô thị hóa. Những hoạt động này
không nhất thiết phải diễn ra ở vùng nông nghiệp tự nhiên”.
Tác giả Malinda Geisler cho rằng: “Du lịch nông nghiệp nhìn chung được định
nghĩa như là những hoạt động mà nó bao gồm việc thăm viếng nông trại canh
tác hoặc bất cứ hoạt động nông nghiệp, làm vườn hay kinh doanh nông nghiệp
nào nhằm được thưởng lãm, học hỏi và tham gia vào những điều đang diễn ra
tại địa phương”.Một vài ví dụ về du lịch nông nghiệp: Các chuyến đi thăm
nông trại dành cho gia đình và học sinh, các chuyến tham quan cảnh quan miệt
vườn, làng quê trong ngày, gia chánh thực nghiệm, tự thu hoạch sản phẩm, cưỡi
xe trượt tuyết hay chở cỏ khô, ở qua đêm trong nông trại với bữa sáng được
phục vụ tại chỗ,...Một số người còn bị cuốn hút vào du lịch nông nghiệp như
một cách làm tăng thêm nguồn thu nhập của họ. Những người khác lại muốn có
cơ hội giáo dục cộng đồng và giới thiệu mọi người về hoạt động nông trại.
Ở Việt Nam loại hình du lịch nông thôn mới xuất hiện trong những năm gần
đây, tuy nhiên khái niệm du lịch nông thôn vẫn chưa được nhắc tới trong các
văn bản pháp lý. Du lịch nông thôn có nhiều tên gọi khác nhau, như: “Du lịch
trang trại”, “Du lịch nông trại”, “Du lịch nông nghiệp”, “Du lịch đồng quê”,
“Du lịch miệt vườn”, “Du lịch sông nước”, “Du lịch làng bản”, “Du lịch làng
nghề”, “Du lịch sinh thái”...
Theo Ngô Kiều Oanh (2008) thì: “Du lịch nông thôn là bất kỳ hoạt động du lịch
nào nhằm giới thiệu cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật và các di sản của vùng quê,
nhờ đó mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương, đồng thời
làm tăng sự tiếp xúc, giao lưu giữa khách du lịch với người dân bản địa thông
qua các hoạt động du lịch đa dạng”. Du lịch nông thôn về cơ bản là các hoạt
động diễn ra ở các làng quê. Đây là hoạt động rộng lớn, có thể bao gồm cả du
20
lịch nông nghiệp, di tích lịch sử, văn hóa, du lịch thiên nhiên, du lịch mạo hiểm
và du lịch sinh thái.
Tác giả Bùi Thị Lan Hương lại cho rằng: “Du lịch nông thôn là môt tập hợp thể
loại du lịch, dựa trên sự khác biệt của tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sự kiện
và sản vật của nông thôn để thu hút khách. Sản phẩm du lịch nông thôn Sự
khác biệt của tài nguyên ở làng quê + Dịch vụ ở làng quê + Sản vật của làng
quê”. Các thành phần này nếu không nằm trong một chu trình hoàn chỉnh sẽ
dẫn đến chất lượng sản phẩm du lịch thấp, không đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng du lịch của khách. Có thể nói rằng du lịch nông thôn không chỉ gói gọn
trong một loại hình du lịch nhất định, nó có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch
trong một không gian lãnh thổ của một vùng nông thôn thuộc địa phương nào
đó. Phát triển du lịch nông thôn là phát triển theo hướng mở rộng và khai thác
các mối liên kết giữa các loại hình du lịch ở địa phương nhằm đảm bảo hài hòa
lợi ích của tổ chức làm du lịch và lợi ích của cộng đồng địa phương, có sự tham
gia của cộng đồng và quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương nhằm góp
phần phát triển nông thôn của địa phương theo định hướng bền vững [12].
Như vậy, ta có thể thấy rằng, tuy đứng trên những hướng nghiên cứu khác nhau,
nhưng định nghĩa về du lịch nông thôn của các học giả đều có điểm chung về
không gian đó chính là vùng nông thôn gắn với hoạt động sản xuất của con
người. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả đồng quan điểm với tác giả
Bùi Thị Lan Hương. Theo đó, tác giả sẽ nhìn nhận du lịch nông thôn bao gồm
tất cả các hoạt động du lịch diễn ra ở làng quê đó nhằm giới thiệu cuộc sống,
văn hóa, nghệ thuật và các di sản của vùng quê, nhờ đó mang lại lợi ích kinh tế -
xã hội cho cộng đồng địa phương, đồng thời làm tăng sự tiếp xúc, giao lưu giữa
khách du lịch với người dân bản địa thông qua các hoạt động du lịch đa dạng.
Đây là hoạt động rộng lớn, bao gồm cả du lịch nông nghiệp, di tích lịch sử, văn
hóa, du lịch thiên nhiên, miệt vườn và du lịch sinh thái miệt vườn.
Đơn cử, ở du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre. Các cơ sở kinh doanh du lịch ở
đây đã khai thác cảnh quan sông Tiền (thiên nhiên và môi trường địa phương),
cảnh quan xóm ấp, các cồn, đờn ca tài tử, chèo ghe trên sông (nhân văn địa
21
phương), trại nuôi ong (nghề truyền thống địa phương), cơ sở hạ tầng địa
phương gồm hệ thống điện, nguồn nước, hệ thống giao thông nông thôn, cầu
nông thôn, hệ thống bờ đê, bờ sông, bờ kè,… đưa vào du lịch. Chỉ có vườn trái
cây đưa vào du lịch là tài nguyên du lịch nông nghiêp của nhà vườn. Các tài
nguyên còn lại đều là của vùng nông thôn địa phương đó.
Như vậy, du lịch nông thôn không chỉ gói gọn trong một loại hình du lịch nhất
định, nó có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch trong một không gian lãnh thổ
của một vùng nông thôn thuộc địa phương nào đó. Tour du lịch miệt vườn, chỉ
có vườn trái cây đưa vào du lịch là tài nguyên du lịch nông nghiệp của nhà
vườn, các tài nguyên còn lại đều là của vùng nông thôn địa phương đó.
1.1.1.3. Miệt vườn – Du lịch sinh thái miệt vườn
* Miệt vườn
Miệt theo quan niệm dân gian, cách gọi của người miền Nam thường dùng để
chỉ một vùng quê có vườn cây trái nên họ gọi là miệt quê hay miệt vườn.
Danh từ “miệt vườn” có lẽ phát sinh từ khi người Việt đến vùng phù sa nước
ngọt ở hai bờ sông Cửu Long để khai khẩn, hạ phèn rồi lập vườn và ngày càng
mở mang những vườn cây trái xum xuê. Từ đó “miệt vườn” trở nên đặc trưng
hơn, khác với miệt ruộng, miệt rẫy, vùng bưng, vùng trảng đặc trưng của miền
Đông Nam Bộ.
Số đông các nhà nghiên cứu khi viết về văn hoá Nam Bộ có một cách hiểu
chung miệt vườn là “những vùng, những tỉnh xưa được lưu dân Việt vào khai
phá sớm hơn cả”. Đó là những dãy đất “giồng” cao ráo mà những người đi mở
đất đã chọn “làm đất đứng chân” vì những nơi này “thoả mãn những yêu cầu
ban đầu cho người dân đi khai phá có nước ngọt, cao ráo, tránh được muỗi
mòng, rắn rết, trồng được những hoa màu ngắn ngày và có cái ăn để tồn tại”.
GS TSKH Lê Huy Bá lại cho rằng: Đất đai ĐBSCL dư thừa rất cần người canh
tác, chủ điền cho tá điền lãnh canh, bao canh, thu lúa ruộng rẻ và nhiều ưu đãi
khác nữa. Tá điền được cấp nhà lập vườn trong ruộng, mỗi người làm chủ một
“cơ ngơi” rộng, họ sống xa nhau. Có nhiều tá điền trở nên giàu, có ruộng riêng,
22
có bày trâu năm bảy con, có gia nhân,…nhưng trước sau họ sống hòa thuận,
dựa vào nhau, không có bóc lột hà khắc. Từ đó “ miệt vườn” hình thành, nơi
đây nhà nào cũng có trồng cây trái chuyên trồng dừa, cam quýt,…thu lợi nhiều
mà nhàn hạ hơn làm ruộng. Cũng theo ông, ta có thể thấy rằng “miệt vườn” có
lẽ đã phát sinh từ khi người Việt di dân đến vùng phù sa nước ngọt ở hai bờ
sông Cửu Long để khai khẩn, hạ phèn rồi lập vườn và ngày càng mở mang với
những vườn cây trái xum xuê.
Theo nhà văn Sơn Nam, miệt vườn lại là “những vùng cao ráo có vườn cam,
vườn quýt” “được xây dựng trên những đất giồng, đất gò ở ven sông Tiền, sông
Hậu”. Sơn Nam cho rằng, đây còn là cách gọi tổng quát những vùng cao ráo, có
vườn cam vườn quýt ở ven sông Tiền, sông Hậu, thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long,
Mỹ Tho, Bến Tre, Cần Thơ. Miệt vườn tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật
chất và tinh thần cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (chúng ta từng nghe nói
về vườn, công tử vườn, bắp vườn, nhà vườn,...) [26, tr.242].
Nằm trên lưu vực hai con sông Tiền, sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long
được biết đến như một vùng sông nước hữu tình, cây lành trái ngọt quanh năm,
người dân hiền hòa mến khách với những địa danh đã được biết đến từ lâu như:
cù lao Thới Sơn, trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang), sân chim Ba Tri, Cồn Phụng
(Bến Tre), cù lao Bình Hòa Phước (Vĩnh Long), chợ nổi Cái Răng, chợ nổi
Phong Điền, vườn cò Bằng Lăng, chợ nổi Ngã Bảy (Cần Thơ, Hậu Giang),
Tràm Chim Tam Nông (Đồng Tháp),… Một vùng sông nước với hệ thống kênh
rạch chằng chịt, những cù lao đầy ắp hoa trái và sản vật chính là nguồn nguyên
liệu dồi dào tại chỗ để chế biến những món ăn độc đáo in đậm chất phương
Nam như: cá lóc nướng trui, lươn, rắn nướng lèo, cá tai tượng chiên xù ăn cùng
với các loại rau, hoa cỏ lạ như lá lụa, lá cách, lá săng máu, kèo nèo, bông điên
điển, so đũa,… đủ vị thơm, chua, chát, ngọt, bùi. Kẹo dừa Bến Tre, nem Lai
Vung, vú sữa Lò Rèn, măng cụt Cái Mơn, bưởi Năm Roi Bình Minh, cam sành
Tam Bình, xoài cát Hòa Lộc, bánh phồng Sa Đéc, bánh pía Sóc Trăng, mắm
thái Châu Đốc,… là những hương liệu sẽ mang lại hương vị đậm đà cho bữa
tiệc ẩm thực của Đồng bằng sông Cửu Long.
23
Tóm lại, miệt vườn là khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, trồng cây
cảnh ... rất hấp dẫn đối với khách du lịch. Tính cách sinh hoạt của người dân nơi
đây pha trộn giữa tính cách nông dân và tiểu thương. Đặc điểm này hình thành
nên những giá trị văn hoá bản địa riêng gọi là “văn minh miệt vườn” cùng với
những cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên sinh thái đặc sắc cho loại
hình du lịch sinh thái miệt vườn .
* Du lịch sinh thái miệt vườn
Cho đến nay, chưa có khái niệm nào thống nhất về khái niệm du lịch sinh thái
miệt vườn. Tuy nhiên, có thể nói rằng, du lịch sinh thái miệt vườn là hình thức
du lịch dựa vào những điều kiện tự nhiên sẵn có của cư dân địa phương nhằm
tạo ra các sản phẩm là các khu vườn cây trái, vườn hoa kiểng, các khu trang
trại,…phục vụ cho sự phát triển du lịch và góp phần cải thiện kinh tế của cư dân
địa phương, hình thức du lịch này có nhiều ở miền Nam Việt Nam, từ đó hình
thành nên một nét rất đặc trưng cho du lịch vùng Nam bộ [4, tr.207].
Ngày nay kinh tế vườn có giá trị cao nên nhân dân vùng đồng bằng đang ra sức
cải tạo vườn tạp thành vườn cây chuyên canh có giá trị. Vài năm gần đây, do
chính sách mở cửa của Nhà nước ta, khách du lịch quốc tế đến thăm Việt Nam
ngày càng nhiều. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long đang xuất hiện một loại
hình du lịch mới, được gọi là du lịch sinh thái miệt vườn. Du lịch sinh thái miệt
vườn có nhiều triển vọng, hấp dẫn ngày một nhiều khách du lịch phương Tây.
Theo nghiên cứu của tác giả Võ Thị Ánh Vân: Du lịch miệt vườn là tên gọi
chung cho loại hình du lịch lấy cảnh quan sông nước và vườn cây ăn trái làm
điểm nhấn. Là một loại hình du lịch cung cấp sản phẩm du lịch cho du khách
dựa trên nền tảng các vườn cây ăn trái tập trung, có qui mô tương đối lớn và gắn
với cảnh quan sông nước.
Theo tác giả Bùi Thị Lan Hương, du lịch miệt vườn là một loại hình du lịch
cung cấp sản phẩm du lịch cho du khách dựa trên nền tảng các vườn cây ăn trái
tập trung, có qui mô tương đối lớn và gắn với cảnh quan sông nước. Những địa
phương có điều kiện phát triển du lịch miệt vườn ở nước ta hiện nay không
24
nhiều, chủ yếu tập trung ở một số tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long như Tiền
Giang, Vĩnh Long, Bến Tre – nơi gắn liền với những địa danh nổi tiếng như cồn
Thới Sơn, cù lao An Bình, cồn Phụng, cồn Tân Phong, cồn Ngũ Hiệp,… nơi
những dãy cù lao trù phú bốn mùa cây trái chạy dần ra tận biển Đông hay
những miệt vườn xanh mướt nằm ôm lấy hai bờ hữu, tả ngạn sông Tiền [12].
Xét về mặt sinh thái, miệt vườn là một hệ sinh thái do con người tạo ra và duy
trì trên cơ sở các quy luật khách quan của các hệ sinh thái có sự kết hợp với các
yếu tố tự nhiên hợp thành hệ sinh thái miệt vườn. Bao gồm các yếu tố khí tượng
như: bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió…tác động lẫn nhau và tác
động vào đất, giống cây trồng, quần thể sinh vật tạo nên vi khí hậu cho vườn
cây. Bên cạnh đó, các yếu tố như: nước, không khí, chất hữu cơ, chất khoáng
cũng tác động vào nhau và chịu tác động của các yếu tố khí tượng để cung cấp
nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng. Mặt khác, yếu tố không thể thiếu là biện
pháp kỹ thuật do các tác động của con người vào điều kiện khí tượng, vào đất,
vào cây trồng hay vào quần thể sinh vật trong vườn cây thông qua các biện pháp
làm đất, bón phân, tưới nước, chăm sóc,…tất cả các yếu tố trên đều tác động
tương hỗ lẫn nhau để cuối cùng tạo ra sản phẩm là các vườn cây trái trĩu quả, là
điều kiện mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển du lịch.
Khách nước ngoài rất thích tham quan miệt vườn vì đây là một loại hình du lịch
sinh thái rất hấp dẫn. Các chuyến du lịch miệt vườn thường được tổ chức ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối với khách du lịch nội địa đây là loại hình du lịch sinh thái ở các tỉnh miền
Nam, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động du lịch này hấp dẫn
nhiều du khách, đồng thời là loại hình du lịch đặc trưng ở Đồng bằng sông Cửu
Long.
Du lịch miệt vườn với môi trường sinh thái trong lành và thơ mộng, món ăn dân
dã, cùng các loại trái cây đặc sản nổi tiếng của mỗi vùng. Chúng ta có thể sử
dụng và khai thác miệt vườn phục vụ cho du lịch trong thời điểm hiện tại mà
25
vẫn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của du lịch miệt vườn cho các thế hệ mai
sau lại là một việc làm hết sức quan trọng và hoàn toàn không dễ.
1.1.2. Nguyên tắc phát triển
Theo tác giả Bùi Xuân Nhàn, muốn phát triển du lịch nông thôn, trong đó có du
lịch miệt vườn, cần đảm bảo năm nguyên tắc sau:
Bảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia. Chủ thể tham gia bao gồm
cả đối tượng trực tiếp và gián tiếp. Đối tượng trực tiếp là khách du lịch và người
dân địa phương. Đối tượng gián tiếp là các doanh nghiệp lữ hành và các cấp
quản lý. Phát triển du lịch miệt vườn phải đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên
liên quan nhằm tạo lòng tin cho người dân. Có như vậy mới tạo được sự kết hợp
bền chặt với người dân và có được sự phát triển lâu dài.
Phát huy nội lực ở từng địa phương và đem lại lợi ích cho người dân địa
phương. Du lịch miệt vườn muốn phát triển mạnh thì cần phát huy được hết nội
lực của từng địa phương về cả tự nhiên, xã hội, các di sản văn hóa và các thế
mạnh riêng của mỗi vùng. Đây là tiêu chí quan trọng bởi chỉ khi có lợi ích thì
người dân cũng như chính quyền địa phương mới tham gia vào loại hình du lịch
này. Khi người dân địa phương được đảm bảo về lợi ích thì họ sẽ nỗ lực hết
mình để cùng địa phương phát triển du lịch.
Bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch miệt vườn
sao cho không những phát huy được hết vốn di sản của địa phương mà còn phải
bảo tồn và bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi phát
triển du lịch nói chung và du lịch miệt vườn nói riêng trong giai đoạn hiện nay
để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Luôn đổi mới, tạo sự khác biệt và tăng cường mối liên kết để làm phong phú
thêm sản phẩm. Đây là một vấn đề rất quan trọng để phát triển du lịch miệt
vườn. Mỗi vùng đều có những nét đặc trưng riêng để tạo nên sự khác biệt của
mình. Vì thế, cần có những chiến lược phát triển sao cho luôn có sự đổi mới để
tạo nên sự mới lạ, hứng thú đối với du khách.
26
Giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách. Khi phát triển du
lịch cần phải có sự đổi mới để tạo nên sự mới lạ đối với du khách. Tuy nhiên,
đổi mới sao cho vẫn giữ được bản sắc riêng, nét văn hóa riêng để mỗi khi nhắc
đến một vùng nào đó, du khách có thể dễ dàng nhận ra đặc trưng riêng của
vùng.
1.1.3. Các điều kiện phát triển
Để phát triển DLSTMV tại một tỉnh, cần đảm bảo một số điểu kiện cơ bản bên
cạnh một số điều kiện đặc thù liên quan như: tài nguyên du lịch, cộng đồng dân
cư, khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch, khả năng tiếp cận điểm đến, thị
trường khách du lịch, liên kết các điểm du lịch tạo thành tuyến du lịch, chính
sách phát triển du lịch và sự liên kết giữa địa phương với các doanh nghiệp du
lịch,…
1.1.3.1. Tài nguyên du lịch
Hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn được hình thành và phát triển gắn với các
tài nguyên. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách.
Cảnh quan: Cảnh quan thôn xóm gắn với thiên nhiên, bao gồm các yếu tố nhân
văn như kiến trúc, kết cấu, các yếu tố đặc trưng của thôn xóm, cùng với các yếu
tố tự nhiên sẵn có, các sản phẩm nội tại của hoạt động sản xuất, canh tác của
người dân. Cảnh quan có thể được được biết tới là cảnh quan nông nghiệp, điển
hình là miệt vườn, sông nước. Đây là những yếu tố thu hút khách du lịch.
Phong tục tập quán: bao gồm các lễ hội, phương thức và không gian sống, đặc
điểm sinh hoạt tín ngưỡng hay văn hóa ẩm thực của vùng miệt vườn sông nước.
Đối với nhóm tài nguyên này mang tính chất đặc trưng riêng của vùng miền và
có giá trị thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch.
Hoạt động canh tác, thu hoạch: là cách thức canh tác, thu hái hay cách thức
chăm sóc các vườn cây trái.
27
Các hoạt động này có giá trị trong việc tạo cho du khách có được sự trải
nghiệm, thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và tò mò của du khách trong quá trình tham
gia vào hoạt động tại các làng quê.
1.1.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Cũng như việc phát triển các loại hình du lịch khác, hoạt động phát triển
DLSTMV không thể thực hiện nếu không có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
tiếp cận điểm đến. Đây là đặc điểm rất đặc trưng của du lịch khi sản phẩm du
lịch được xây dựng và tiêu thụ tại chỗ. Điều này khác với hoạt động sản xuất
kinh doanh khác khi sản phẩm thương mại có thể được sản xuất ở một nơi rồi
vận chuyển đến thị trường tiêu thụ ở nơi khác. Chính vì thế, các yếu tố về cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi
giải trí…) cũng là những yếu tố quan trọng đối với phát triển du lịch.
1.1.3.3. Chính sách phát triển du lịch
Nhà nước, chính quyền địa phương có cơ chế chính sách hợp lý sẽ tạo môi
trường thuận lợi cho phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng. Nhà nước
cần coi trọng vai trò của kinh tế du lịch trong sự phát triển kinh tế của đất nước,
coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chủ trương phát triển đa dạng loại hình
du lịch, đầu tư theo chiều sâu các loại hình đó.
Có chủ trương chính sách hỗ trợ cho hoạt động DLSTMV như: hỗ trợ ngân sách
cho các dự án bảo tồn thiên nhiên, văn hóa; cấp kinh phí đào tạo lao động du
lịch cho địa phương.
Phát triển DLSTMV cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ, tổ chức phi chính
phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính, kinh nghiệm phát triển du lịch
dựa vào địa phương và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền, quảng
cáo thu hút khách du lịch đến tham quan.
1.1.3.4. Năng lực của cộng đồng địa phương
Du lịch sinh thái miệt vườn phải dựa vào một hệ thống quan điểm về tính bền
vững và sự tham gia của địa phương, của cư dân nông thôn ở những nơi có tiềm
28
năng lớn về DLSTMV. DLSTMV phát triển phải có một nỗ lực kết hợp giữa
nhân dân địa phương và những khách tham quan để duy trì những thế mạnh về
sinh thái và văn hóa, thông qua sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương. Giao
quyền hạn cho những nhóm địa phương để họ kiểm soát và quản lý các tài
nguyên có giá trị theo cách không chỉ sử dụng tài nguyên bền vững mà còn đáp
ứng được các nhu cầu xã hội, văn hóa, kinh tế của họ.
Bến Tre là một trong những tỉnh nghèo của Đồng bằng sông Cửu Long. Trước
đây, do điều kiện đi lại khó khăn nên du lịch không thể phát triển được. Hiện
nay, với hệ thống đường sá khá tốt, cầu Rạch Miễu đã được xây dựng xong,
việc phát triển du lịch ở Bến Tre bắt đầu khởi sắc. Người ta đề cập nhiều đến
loại hình du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre. Tuy nhiên, người dân thật sự
tham gia nhiều nhất vào việc sản xuất và chế biến những sản phẩm từ nguyên
liệu đặc trưng của tỉnh là dừa (cây dừa, trái dừa, lá dừa, gỗ dừa,…). Nếu không
có sự tham gia của cộng đồng, các sản phẩm đặc trưng của Bến Tre sẽ khó vượt
qua được rặng dừa nước để đến với những thị trường trong và ngoài nước. Nhờ
đưa sản phẩm về dừa tham gia cung ứng cho nhu cầu của du khách (như vật
dụng hàng ngày hoặc hàng lưu niệm sau chuyến đi), Bến Tre đã bắt đầu có được
thương hiệu du lịch riêng cho mình.
Một thực tế hiển nhiên là đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân phải
dựa vào tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động như: chèo xuồng, bán
đồ lưu niệm, quần áo, trái cây, dầu dừa...
Có thể nói, hoạt động DLSTMV đang bị tác động từ nhiều phía, nhất là cộng
đồng người dân địa phương. Từ đó chúng ta phải xác định được việc phát triển
DLSTMV phải gắn liền với việc phát triển sinh kế người dân địa phương và đề
cao vai trò của người dân địa phương đến hiệu quả phát triển.
1.1.3.5. Thị trường
Thu hút khách du lịch theo các phân đoạn thị trường, chú trọng thị trường có
khả năng chi trả. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trong nguồn khách du
lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí,…
29
Đối với thị trường khách quốc tế thì cần được xem xét khi xây dựng các sản
phẩm du lịch, cần phải xác định chiến lược phát triển thị trường cụ thể nhằm thu
hút các thị trường tương ứng. Dựa trên những nét đặc thù về tài nguyên du lịch,
tâm lý và sở thích của các thị trường khách du lịch quốc tế,... có thể kết hợp và
xây dựng một số sản phẩm du lịch tương ứng với đặc điểm về sở thích của một
số thị trường cơ bản.
Bên cạnh đó việc thực hiện các mục tiêu quảng bá theo hướng chuyên nghiệp,
nhằm vào thị trường mục tiêu lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du
lịch sinh thái miệt vườn và các thương hiệu doanh nghiêp, sản phẩm nổi bật.
1.1.3.6. Công tác xúc tiến, quảng bá
Chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý về du lịch cần có chính sách hỗ
trợ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; có các chương trình xúc tiến, quảng bá
giới thiệu điểm đến trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các ấn
phẩm quảng bá điểm đến…
Chiến lược xúc tiến quảng bá DLSTMV phải được thực hiện ở quy mô toàn
tỉnh, đồng thời đặt trọng tâm xây dựng thương hiệu, lấy chiến lược phát triển
sản phẩm làm nội dung xây dựng chiến lược và kế hoạch xúc tiến quảng bá du
lịch.
Chiến lược xúc tiến quảng bá DLSTMV cũng dựa trên quan điểm phát triển thị
trường và sản phẩm, do đó cần tiếp cận theo phân đoạn thị trường và tập trung
có tiêu điểm.
Đầu tư ứng dụng công nghệ cao cho hoạt động xúc tiến quảng bá: khai thác tối
đa công nghệ thông tin, truyền thông và phối hợp tốt với các đối tác trong khu
vực, trong nước và quốc tế trong xúc tiến quảng bá du lịch.
Hoạt động xúc tiến quảng bá DLSTMV cần huy động các nguồn lực và tổ chức
thực hiện theo cách liên kết giữa các tỉnh trong khu vực.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình chung
30
Việt Nam là một quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á (một khu vực
hiện đang diễn ra những hoạt động du lịch sôi nổi). Với vị trí ranh giới tiếp giáp
giữa 2 châu (châu Á và châu Úc) cùng 2 đại dương (Thái Bình Dương – Ấn Độ
Dương), khí hậu nhiệt đới gió mùa, những phong cảnh hữu tình: Đà Lạt, Sapa,
Vịnh Hạ Long,… những giá trị nhân văn nổi tiếng như: phố cổ Hội An, thánh
địa Mỹ Sơn,…
Chính vì vậy, Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế và giao lưu quốc tế thuận lợi để
sớm hoà nhập với trào lưu phát triển du lịch của khu vực và thế giới, đây chính
là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển mạnh mẽ ngành Du lịch.
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất cả nước, có hệ thống sông
ngòi chằng chịt, với vùng biển rộng lớn, nhiều hòn đảo đẹp, với các khu rừng
ngập mặn nguyên sinh, trái cây 4 mùa… lại nằm liền kề với TP.Hồ Chí Minh.
Do vậy, đồng bằng sông Cửu Long nổi bật với xu thế du lịch sinh thái miệt
vườn.
Theo thống kê, năm 2011, vùng ĐBSCL đã đón trên 1,2 triệu lượt khách quốc
tế và gần 5 triệu lượt khách nội địa. Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng
ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết, về du lịch ĐBSCL có điểm
độc đáo và có sự khác biệt so với các vùng, miền của cả nước với cảnh quan
sinh thái đặc trưng là đồng bằng phì nhiêu và nhiều biển đảo, với cây trái 4 mùa
như xoài Cao Lãnh, dừa, sầu riêng Bến Tre, bưởi Vĩnh long,… môi trường
trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú với bãi bồi cồn cát xanh mát,
không gian bao la thoáng đãng của thảm rừng ngập mặn ven biển trải dài các
tỉnh: Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau,… Cùng những ngày lễ đặc trưng của vùng
sông nước như: Cholthamthmay, Ok Om Bok, đua ghe Ngo, Nghinh Ông,… và
những di tích lịch sử – văn hoá: Rạch Rầm – Xoài Mút, thành cổ Óc Eo, chùa
Dơi, khu mộ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Định,… đã và đang là điểm đến
lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước, đây sẽ là động lực để vùng trở
thành vùng du lịch.
31
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất được mệnh
danh là “Xứ sở dừa Việt Nam”, nơi đang được nhận ra thế mạnh và bắt đầu
được chú ý khai thác tiềm năng du lịch sinh thái miệt vườn. Tuy nhiên, thực
trạng chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là sự trùng lắp mô
hình du lịch của các nơi trong vùng, sự giảm sút và ô nhiễm của nguồn tài
nguyên du lịch và môi trường, cũng như nguy cơ mất dần phong cách Nam Bộ
ở một vài nơi, cộng với sự đầu tư chưa thích đáng, đã làm cho việc khai thác thế
mạnh du lịch ở ĐBSCL chưa đạt hiệu quả cao. Thực trạng du lịch ở Bến Tre
chưa được đầu tư thích đáng, du lịch về đây còn phải kết hợp với các nơi khác,
hầu như chưa có chương trình nào dài ngày về đây.
Trong giai đoạn năm 2007 – 2014, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đã
có tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch. Trên thế giới, vấn đề bất ổn về chính
trị và an ninh đã xảy ra ở một số nước; giá cả tăng cao; dịch bệnh cúm A/H1N1
xảy ra trên diện rộng khiến nhiều nước cấm công dân đi du lịch nước ngoài;
cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008; vấn đề biển đông hiện nay đã
tác động rất lớn không chỉ đến các nền kinh tế mà còn liên quan trực tiếp đến
ngành du lịch.
Bên cạnh khó khăn thách thức trên, Bến Tre cũng chịu ảnh hưởng sự suy giảm
chung của cả nước. Tuy nhiên, Bến Tre đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội
với tốc độ nhanh và thông qua các sự kiện, lễ hội, thị xã được công nhận là
thành phố; đặc biệt là khánh thành cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, phà Cổ
Chiên, đầu tư nâng cấp hệ thống cầu đường thuộc quốc lộ 57, quốc lộ 60 và
khai thông tuyến du lịch với tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long, từ thành phố Hồ
Chí Minh thẳng đến Bến Tre mà không phải trung chuyển qua bờ sông Tiền
phía Tiền Giang. Đồng thời, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tham gia
hưởng ứng chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2007 – 2014;
chương trình “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”, “Việt Nam – điểm đến của bạn”;
chương trình “Ấn tượng Việt Nam”, liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong
nước thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mãi thu hút du khách.
1.2.2. Tình hình phát triển DLSTMTcủa một số tỉnh lân cận
32
Sản phẩm du lịch đặc trưng của ĐBSCL nổi bật với xu thế du lịch sinh thái miệt
vườn
1.2.2.1. Du lịch sinh thái miệt vườn Tiền Giang
Tiền Giang nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, có 32km bờ biển, cách TP.
Hồ Chí Minh 70km. Thiên nhiên và con người Tiền Giang mang đặc trưng của
văn hóa sông nước Nam Bộ. Hệ thống giao thông thuận lợi cho du lịch sinh thái
và văn hóa.
Tiền Giang được thiên nhiên ưu đãi với 2 con sông lớn chảy qua là sông Vàm
Cỏ ở phía Bắc và sông Tiền ở phía Nam. Dọc các bờ sông là những vườn cây ăn
trái bạt ngàn với hơn 67.000 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn mỗi năm.Tiền Giang
đã biết tận dụng thế mạnh của mình để kết hợp với những tỉnh lân cận để khai
thác hiệu quả những tiềm năng du lịch sinh thái. Gần thì có Tp Hồ Chí Minh,
Bến Tre, Vĩnh Long...xa hơn có Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng và các tỉnh bán
đảo Cà Mau.... Bên cạnh đó, tỉnh đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp tích cực
giúp ngành du lịch tăng trưởng một cách bền vững.
Du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang được xem là nơi phát triển mạnh
nhất và là địa phương có lượng khách quốc tế đến tham quan nhiều nhất ở
ĐBSCL. Từ cù lao Thới Sơn đến các tuyến du lịch dọc sông Tiền, chợ nổi Cái
Bè… đều là những nơi hấp dẫn du khách.
Trong thời gian tới, Tiền Giang vẫn tiếp tục phát triển loại hình du lịch sinh thái
miệt vườn.Tạo điểm nhấn để không “đụng hàng” với các địa phương khác, từ
đó tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn, thú vị trong lòng du khách.
Cù lao Thới Sơn là điểm du lịch sinh thái miệt vườn nổi tiếng ở Tiền Giang và
ĐBSCL. Đến Thới Sơn, ấn tượng đầu tiên dành cho bạn là những vườn cây ăn
trái sum suê chạy ngút ngàn, khí hậu mát mẻ dễ chịu, nhiều dãy nhà thẳng tắp
bày bán đủ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cây dừa; hàng thêu may,
đan, rượu, bánh… những sản phẩm đặc thù của địa phương. Cạnh đó, những lò
kẹo dừa hoạt động xuyên suốt.Phía trên là nhà dân được bố trí bàn, ghế, trái
33
cây, trà nước… chạy dài ra tận các khu vườn nhãn phục vụ khách du lịch nghỉ
ngơi, tham quan.
Năm 2008, khu du lịch sinh thái miệt vườn Thới Sơn vẫn là tâm điểm hút khách
du lịch để từ đó lan tỏa đến các địa danh khác như Ngũ Hiệp (Cai Lậy) với
vườn sầu riêng đặc sản; (Vĩnh Kim) Châu Thành với vùng trồng vú sữa lò rèn
“có một không hai”; Cái Bè có chợ nổi, nhà cổ và các làng nghề... Hiện tỉnh đã
khảo sát xong việc mở rộng thêm tour, tuyến tham quan vườn sầu riêng Ngũ
Hiệp, vườn vú sữa Vĩnh Kim, nghỉ tại nhà dân ở Vĩnh Kim kết hợp tham quan
chợ trái cây. Đặc biệt, khai thác lại dịch vụ được ưa chuộng là nghỉ đêm tại nhà
dân “homestay”.
Mặt khác, để có thể khai thác hiệu quả hơn các dịch vụ du lịch, ngành du lịch
Tiền Giang cũng đang lập đề án thực hiện chương trình dịch vụ đạt tiêu chuẩn ở
các lĩnh vực ẩm thực, vận chuyển, mua sắm, cải tạo tàu du lịch và đưa thương
hiệu “hủ tiếu Mỹ Tho” vào khai thác, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư khai thác
các tour tuyến mới. Ngoài ra, trong năm 2008 Sở Thương mại- Du lịch còn phối
hợp với Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang triển khai dự án “Nâng cao năng lực du
lịch nông nghiệp” do tổ chức Agriterra (Hà Lan) tài trợ để đưa vào khai thác
tuyến, điểm du lịch vườn vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, làng hoa Tân Mỹ Chánh và
Vàm Kỳ Hôn.
Theo đại diện sở Văn hóa, thể thao & du lịch Tiền Giang thì du lịch sinh thái
miệt vườn đã trở thành thế mạnh đặc thù của Tiền Giang, từ mô hình này đã
thúc đẩy ngành du lịch tăng trưởng nhanh hơn, đồng thời là tỉnh có tỷ lệ khách
quốc tế đến cao nhất ĐBSCL.
1.2.2.2. Du lịch sinh thái miệt vườn Vĩnh Long
Vĩnh Long có vị trí trung tâm của khu vực ĐBSCL, nằm trên tuyến du lịch sông
nước từ TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền Tây. Vì vậy du lịch Vĩnh Long nói
riêng và ĐBSCL nói chung cần có sự liên kết và hợp tác để tạo ra được sản
phẩm đặc trưng riêng của từng địa phương, tránh sự trùng lặp.
34
Theo Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), không gian du lịch
vùng ĐBSCL được chia thành bốn cụm để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc
thù. Trong đó, Cụm trung tâm, bao gồm Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang và
Hậu Giang, sản phẩm nổi trội là tham quan sông nước, du lịch lễ hội, du lịch
MICE (Meeting Incentive Conference Event - du lịch kết hợp hội họp, khen
thưởng, sự kiện, triển lãm). Cụm bán đảo Cà Mau có Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc
Trăng, tham quan điểm cực Nam Tổ quốc và du lịch sinh thái tại các khu rừng
ngập mặn, du lịch văn hóa gắn với các lễ hội được xem là sản phẩm chính. Cụm
duyên hải phía đông: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, lấy du lịch
sông nước miệt vườn, tham quan làng nghề và di tích lịch sử làm chủ đạo. Cụm
Đồng Tháp Mười có Long An và Đồng Tháp, chọn du lịch sinh thái tại các khu
rừng đặc dụng ngập nước làm mục tiêu phát triển.
Theo ông Phạm Văn Hưởng, quyền Giám đốc Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch
tỉnh Vĩnh Long, du lịch văn hóa sinh thái miệt vườn của tỉnh đã có thương hiệu
và nguồn khách ổn định. Đặc biệt, tuyến du lịch sông Tiền (4 xã cù lao huyện
Long Hồ) đã hình thành tuyến du lịch truyền thống cho khách quốc tế và nội
địa. Tuy nhiên, 80% đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn vẫn còn tính chất hộ
gia đình, tính liên kết giữa các doanh nghiệp chưa cao, dịch vụ trong các cơ sở
lưu trú còn đơn điệu, thiếu sản phẩm hỗ trợ để làm phong phú sản phẩm du lịch
của địa phương.
Năm 2013, ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long tập trung phát triển mô hình du lịch
sinh thái gắn với cộng đồng, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và tổ chức các hoạt
động, sự kiện văn hóa với mục tiêu thu hút 950.000 lượt khách du lịch. Hiệp hội
Du lịch tỉnh Vĩnh Long tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư phát triển
du lịch tại 4 xã cù lao huyện Long Hồ. Cùng với phát triển mô hình du lịch sinh
thái gắn với cộng đồng tại tuyến sông Tiền, tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch kết hợp với UBND huyện Trà Ôn hoàn chỉnh đề án nâng cấp lễ hội
Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn tại xã Thiện Mỹ lên
cấp tỉnh để làm điểm nhấn phát triển tuyến du lịch sông Hậu.
35
Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị ngày 27/03/2013, tìm giải
pháp phát triển du lịch mới mang tính đặc trưng, góp phần kéo dài thời gian lưu
trú và nâng cao giá trị sản phẩm du lịch với tiêu chí “Tìm giải pháp liên kết khai
thác phát huy du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn”. Các đại biểu cho
rằng: Để du lịch phát triển, phát huy hết tiềm năng, lợi thế, ngoài sự đầu tư, hỗ
trợ của Nhà nước, cần có sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các nhà làm du
lịch trong tỉnh nói riêng và ĐBSCL nói chung. Qua đó, tạo sản phẩm du lịch có
chất lượng cao, xây dựng được thương hiệu uy tín, đội ngũ làm du lịch ngày
càng chuyên nghiệp hơn.
1.1.2.3. Du lịch sinh thái miệt vườn Trà Vinh
Du lịch Trà Vinh cũng có những nét tương đồng và cũng có những lợi thế riêng
để cùng liên kết phát triển phát triển du lịch. Với vị trị trí tiếp giáp biển Đông
tỉnh Trà Vinh có 65 km bờ biển trải dài hình thành nên vùng đất châu thổ lâu
đời, bên cạnh vùng đất trẻ mới bồi và mạng lưới sông ngồi chằng chịt mang
nặng phù sa bồi đắp cho những vườn cây ăn trái. Với hệ thống cù lao: Long Trị,
Long Hòa, Hòa Minh, Tân Quy đã hình thành các vườn cây ăn trái đặc sản như:
măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, dừa sáp,....Bên cạnh đó, Trà Vinh còn có các
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật độc đáo và
các lễ hội truyền thống chủ yếu của 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa.
Nét đặc trưng và là điểm nhấn của ngành du lịch Trà Vinh hiện nay là du lịch về
với thiên nhiên, sông nước miệt vườn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của
địa phương với rất nhiều ngôi chùa Khmer cổ kính trải khắp các huyện thành
phố cùng với các lễ hội truyền thống với những nét đặc trưng riêng biệt thu hút
đông đảo khách du lịch như: Lễ hội Nghinh Ông của người Kinh, Lễ hội Ok
Om Bok của đồng bào Khmer, Vu Lan Thắng Hội của người Hoa.
Trà Vinh là tỉnh trong khu vực có khí hậu tốt, ít bị bảo lũ, với những tán cây rợp
bóng, xanh tươi, thị xã Trà Vinh được mệnh danh là đô thị xanh của khu vực.
Cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt và rộng khắp đưa du khách về với du
lịch sông nước về với thiên nhiên, vườn cây ăn trái đặc trưng của khu vực
36
ĐBSCL với những điểm du lịch nổi tiếng như: Cù lao Long Trị, Long Hòa, Tân
Qui, cồn Nghêu, Rừng ngập mặn với các loại trái cây đa dạng, các loại thủy hải
sản phong phú, có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản mang tính đặc sắc
của vùng.
Đây cũng chính là những lợi thế của tỉnh Trà Vinh để liên kết phát triển du lịch,
tiến tới xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch có thương hiệu của đồng bằng sông
Cửu Long [32].
Bốn địa phương gồm Bến Tre, Tiền Giang,Vĩnh Long và Trà Vinh có cùng bản
sắc văn hóa đồng bằng Nam bộ, cùng chia sẻ một lịch sử chung, có cùng cội
nguồn, đời sống sinh hoạt cũng có nét tương đồng, giống nhau về sông nước
miệt vườn có tiềm năng du lịch đa dạng, nhưng có nhiều sản phẩm đặc thù khác
nhau đem lại cho du khách một điểm đến hấp dẫn đặc biệt là du lịch sinh thái
sông nước miệt vườn [37].
1.2.3. Bài học kinh nghiệm
1.2.3.1. Du lịch sinh thái miệt vườn Tiền Giang
Du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang vẫn tiếp tục được phát triển với
điểm nhấn là “không đụng hàng” với các địa phương có loại hình du lịch cùng
loại khác. Thế nên, tỉnh Tiền Giang hướng tới nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch
độc đáo, hấp dẫn và thú vị trong lòng du khách.
Tiền Giang, đã có nhiều chương trình du lịch “không đụng hàng” để du khách
lựa chọn như: tham quan vườn vú sữa lò rèn Vĩnh Kim (Châu Thành), vườn
thanh long (Chợ Gạo), vườn xoài cát Hòa Lộc (Cái Bè), vườn sầu riêng Ngũ
Hiệp (Cai Lậy), du lịch sinh thái biển ở Tân Thành (Gò Công Đông).
Mặt khác, để có thể khai thác hiệu quả hơn các dịch vụ du lịch, ngành du lịch
Tiền Giang cũng đang lập đề án thực hiện chương trình dịch vụ đạt tiêu chuẩn ở
các lĩnh vực ẩm thực, vận chuyển, mua sắm, cải tạo tàu du lịch và đưa thương
hiệu “hủ tiếu Mỹ Tho” vào khai thác, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư khai thác
các tour tuyến mới.
37
1.2.3.2. Du lịch sinh thái miệt vườn Vĩnh Long
Du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Vĩnh Long lại nhấn đến việc phát triển cần có
sự liên kết và hợp tác với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL để tạo ra được sản
phẩm đặc trưng riêng của từng địa phương, tránh sự trùng lặp.
Hội nghị ngày 27/03/2013 Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Long đã khẳng định: Để
du lịch phát triển, phát huy hết tiềm năng, lợi thế, ngoài sự đầu tư, hỗ trợ của
Nhà nước, cần có sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các nhà làm du lịch trong
tỉnh nói riêng và ĐBSCL nói chung.
Theo Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), không gian du lịch
vùng ĐBSCL được chia thành bốn cụm để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc
thù. Trong đó, cụm duyên hải phía đông: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà
Vinh, lấy du lịch sông nước miệt vườn, tham quan làng nghề và di tích lịch sử
làm chủ đạo.Cụm trung tâm gồm Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang và Hậu
Giang, sản phẩm nổi trội là tham quan sông nước, du lịch lễ hội, du lịch MICE
kết hợp hội họp, khen thưởng, sự kiện, triển lãm. Cụm bán đảo Cà Mau có Cà
Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng, tham quan điểm cực Nam Tổ quốc và du lịch sinh
thái tại các khu rừng ngập mặn, du lịch văn hóa gắn với các lễ hội được xem là
sản phẩm chính. Cụm Đồng Tháp Mười có Long An và Đồng Tháp, chọn du
lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng ngập nước làm mục tiêu phát triển.
Theo nhận định của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, thì du lịch sinh thái miệt
vườn của tỉnh đã có thương hiệu và nguồn khách ổn định. Tuy nhiên, 80% đơn
vị kinh doanh du lịch trên địa bàn vẫn còn tính chất hộ gia đình, tính liên kết
giữa các doanh nghiệp chưa cao, dịch vụ trong các cơ sở lưu trú còn đơn điệu,
thiếu sản phẩm hỗ trợ để làm phong phú sản phẩm du lịch của địa phương.
1.2.3.3. Du lịch sinh thái miệt vườn Trà Vinh
Nét đặc trưng và là điểm nhấn của ngành du lịch Trà Vinh hiện nay là du lịch về
với thiên nhiên, sông nước miệt vườn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của
địa phương với rất nhiều ngôi chùa Khmer cổ kính trải khắp các huyện thành
phố cùng với các lễ hội truyền thống với những nét đặc trưng riêng biệt thu hút
38
đông đảo khách du lịch như: Lễ hội Nghinh Ông của người Kinh, Lễ hội Ok
Om Bok của đồng bào Khmer, Vu Lan Thắng Hội của người Hoa.
Theo Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh thì Trà Vinh là một trong những
tỉnh có tiềm năng phong phú về du lịch sinh thái miệt vườn mang đậm bản săc
văn hóa dân tộc của địa phương. Cây xanh, sông nước, vườn cây ăn trái..., với
những di tích lịch sử, văn hóa và chùa chiền, danh lam thắng cảnh đã tạo cho
Trà Vinh một nét riêng biệt trong nét đặc trưng chung của vùng đồng bằng sông
Cửu Long.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái
miệt vườn: khái niệm về du lịch sinh thái, khái niệm về du lịch nông thôn, quan
điểm về miệt vườn và du lịch sinh thái miệt vườn, nội dung và đặc điểm tài
nguyên và của du lịch sinh thái miệt vườn, các điều kiện hình thành và phát
triển du lịch sinh thái miệt vườn.
Ngoài ra, Chương 1 cũng đã trình bày cơ sở thực tiễn về du lịch sinh thái miệt
vườn và một số tỉnh lân cận.
Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái miệt vườn là cơ sở quan trọng cho
việc phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển của du lịch sinh thái miệt vườn
Bến Tre được trình bày ở Chương 2.
39
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƢỜN Ở BẾN TRE
2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Bến Tre
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1: Bản đồ vị trí tỉnh Bến Tre
Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long có dạng đặc
biệt, được hợp thành bởi 3 cù lao lớn: cù lao Bảo, cù lao Minh, cù lao An Hóa
được phù sa của 4 nhánh sông: Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên, Tiền Giang bồi
tụ phù sa màu mỡ, cây trái sum suê.
Tọa độ địa lý: - Điểm cực bắc nằm trên vĩ độ 100
20VB
- Điểm cực nam nằm trên vĩ độ 90
48VB
- Điểm cực đông nằm trên vĩ độ 1069
48 KĐ
- Điểm cực tây nằm trên vĩ độ 1050
57KĐ
Phía bắc, Bến Tre giáp tỉnh Tiền Giang với ranh giới chung là sông Tiền, phía
tây và nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh bằng ranh giới chung là sông
Cổ Chiên, phía đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 65 km. Tỉnh
40
Bến Tre nằm cách trung tâm phân phối khách du lịch TP. Hồ Chí Minh khoảng
85 km (qua Long An, Tiền Giang). Nói chung, khoảng cách này cũng tương đối
gần và nhờ hệ thống giao thông vận tải khá tốt, đặc biệt là đường thủy nên cũng
đảm bảo khả năng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Bến Tre.
2.1.1.2. Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mang tính chất cận xích đạo nên đặc trưng cơ
bản của khí hậu ở Bến Tre là nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, trái lại mưa
có sự phân hoá rõ rệt. Tổng số giờ nắng là 2.018 giờ/năm, tổng lượng bức xạ
trên năm là 160 Kcl/cm2
, nhiệt độ trung bình 260
C - 270
C, độ ẩm trung bình
trong năm đạt 83%, lượng mưa trung bình cả năm là 1.317 mm.
Bến Tre còn là tỉnh có mưa nhiều, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm.
Do tác động của hoàn lưu gió mùa, chế độ mưa ở đây có sự phân hóa rõ rệt:
mùa mưa tương ứng với gió mùa Tây Nam, mùa khô tương ứng với gió mùa
Đông Bắc. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm hơn 90% cả năm. Riêng lượng
mưa trong 4 tháng (từ tháng 7 – tháng 10) chiếm hơn 60% và lượng mưa 3
tháng (tháng 8 – tháng 10) chiếm hơn 50% lượng mưa cả năm. Trong mùa mưa
hầu như ngày nào cũng có mưa, thường mưa thành từng trận kéo dài khoảng 15
phút đến 1 giờ hoặc 2 giờ. Mưa rào lớn, nhiều nước, tạnh mưa trời lại nắng, có
gió mát rất dễ chịu. Vì vậy, trong mùa mưa các hoạt động du lịch vẫn hoạt động
bình thường. Mùa khô ở Bến Tre kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trời
nắng nhưng không oi bức, lượng bức xạ dồi dào, trời quang, do đó đây là thời
điểm hoạt động du lịch ở Bến Tre phát triển. Như vậy, các hoạt động du lịch
miệt vườn có thể diễn ra liên tục trong năm.
2.1.1.3. Địa hình
Bến Tre có địa hình bằng phẳng, những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, không
có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc, rất thuận tiện cho giao thông vận tải
cũng như thủy lợi [3, tr.95]. Ngược về quá khứ trên 2000 năm trước, khi biển
bắt đầu lùi dần và toàn bộ đồng bằng tiến nhanh ra khơi, thì trên mỗi chặng
đường rút lui của biển, những dãy giồng cát bắt đầu hình thành. Riêng tại Bến
41
Tre có gần 20 giồng cát chạy song song từ trong ra ngoài, đánh dấu những
chặng đường lấn biển của vùng cửa sông. Những tên gọi cù lao Minh, cù lao
Bảo ngày xưa của Bến Tre minh chứng rằng trước đây Bến Tre vốn là những cù
lao hình thành riêng lẻ do sự lắng đọng phù sa của dòng Tiền Giang, dần dần
những nhánh sông chia cắt các cù lao cũng bị tắc nghẽn bởi lượng phù sa ngày
càng lớn, từ đó các cù lao được nối lại tạo thành Bến Tre ngày nay. Địa hình
Bến Tre ngày nay tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 1,5 m – 2 m, có xu
hướng thấp dần từ tây sang đông và nghiêng dần ra biển, có nhiều giồng cát
hình vòng cung quay lưng ra biển là kết quả của quá trình lấn biển. Vùng đất
cao hơn cả chạy dài từ huyện Chợ Lách đến Châu Thành nằm về phía bắc và tây
bắc của TP Bến Tre, đây là khu vực cầu sông cổ bị lũ hàng năm đem phù sa mịn
phủ lấp lên, độ cao tuyệt đối có nơi đạt trên 5 m, đa số từ 3 m – 3,5 m. Còn
phần đất cao nằm theo bờ biển gọi là “giồng” có độ cao tuyệt đối từ 2,5 m – 5
m, đa số địa danh cao đều mang theo từ “giồng” phía trước như: Giồng Trôm,
Giồng Quýt, Giồng Quéo,…
Chính sự xen kẽ giữa các giồng tạo cho địa hình Bến Tre nét đặc trưng riêng, là
một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng
về phong cảnh ở các vùng nông thôn.
2.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông, rạch trong tỉnh là điều kiện thuận lợi cho Bến Tre phát triển
mạng lưới giao thông đường thủy, thủy lợi và du lịch. Mật độ sông ngòi dày đặc
này đã khiến cho Bến Tre có nguồn nước rất dồi dào.
+ Hệ thống sông, rạch: Do vị trí ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông
nên Bến Tre có một mạng lưới sông rạch chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ
6.000 km, trong đó sông Cổ Chiên 82 km, Ba lai 59 km, sông Hàm Luông 71
km và sông Tiền 83 km.
Bên cạnh các sông lớn còn có một mạng lưới các sông nhỏ, kênh, rạch từ các
sông lớn dẫn nước đến tận vùng sâu, vùng xa. Mật độ sông ngòi khoảng 2,7
km/km2
, là một trong những tỉnh có mật độ sông ngòi lớn nhất Việt Nam.
42
Những con sông ở Bến Tre không những tiếp nhận nguồn nước ngọt từ sông
Tiền, từ Biển Hồ (Campuchia) đổ về, mà hàng ngày, hàng giờ tiếp nhận nguồn
nước biển do thủy triều đẩy vào. Sự truyền triều đưa nước mặn vào nội địa,
khiến cho vùng cửa sông thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô, những
ngày lũ lớn, nếu gặp kỳ triều cường nước dâng cao sẽ gây ngập lụt,… Chính sự
truyền triều vào trong đó khiến cho nguồn thuỷ sinh vật vùng cửa sông thêm
phong phú. Trên các dòng sông, rạch còn có vô số các loài thuỷ sản nước ngọt
như: tôm càng xanh, cá bống, chẻm, bông lau, đối,… Ven các sông lớn là
những bè cá: diêu hồng, ba sa,… năm 2004 sản lượng thuỷ sản nước ngọt đạt
khoảng 4 nghìn tấn, đây là nguồn cung cấp thực phẩm rất quan trọng cho người
dân nơi đây nói chung và khách du lịch nói riêng.
Dòng thuỷ triều ở đây mặn, sâu không quá 30 km từ cửa sông nên những vùng
như Chợ Lách, Châu Thành,… đã hình thành nên các vườn cây ăn quả nổi
tiếng, những vườn ươm cây giống rất đặc sắc: sầu riêng (1.720 ha), măng cụt
(1.996 ha), chôm chôm (1.800 ha), bưởi (2.406 ha), người dân nơi đây không
những đã tận dụng nguồn nước ngọt để sinh hoạt, mà còn sử dụng nước ngọt
tưới tiêu những vườn cây bạt ngàn trĩu quả, phát triển trên đất phù sa màu mỡ.
+ Bên cạnh nguồn nước ngọt dồi dào, thì Bến Tre với trên 65 km bờ biển thuận
lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển
phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể…
Ngoài ra, Bến Tre là tỉnh có nguồn nước ngầm dồi dào bậc nhất đồng bằng
sông Cửu Long. Ở phía nam huyện Châu Thành, nước ngầm có độ sâu khoảng
100 m – 150 m. Ven sông Cổ Chiên, Ba Lai cũng có nguồn nước ngầm đáng kể.
Ở TP Bến Tre và huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày đã khai thác nguồn nước này để
phục vụ cho sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất, trong đó có du lịch
[31, tr.162].
2.1.1.5. Sinh vật
Bến Tre nằm ở giữa sông và biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt
đới nên cảnh quan tự nhiên mang đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Với những
43
biến động mang tính chất nhịp điệu mùa, phân hóa theo không gian thành 3
vùng sinh thái mặn, ngọt, lợ nên cả thảm thực vật, hệ động vật trên cạn và thủy
sinh có điều kiện phát triển mạnh.
* Thảm thực vật:
Tất cả những hoạt động liên tục của con người qua hàng trăm năm nay đã làm
thay đổi thảm thực vật của con người một cách sâu đậm. Thay vào đó là những
cảnh quan nhân tạo, mà một số vết tích của các khu rừng khi xưa vẫn chưa xóa
sạch. Ngày nay, thảm thực vật tự nhiên còn lại dấu vết của các quần thể thực vật
sau:
- Quần thể thực vật trên các bãi lầy ven biển: rừng đước ở Thạnh Phú, Bình Đại,
các rừng chồi mắm, lưỡi đồng, chà là và trảng cây bụi,…Đặc biệt là dừa nước
có trên hầu hết các địa bàn trong tỉnh, nhưng nhiều nhất là ở đê Đông huyện
Bình Đại.
- Quần thể thực vật trên các giồng cát: Các giồng nằm ven biển có các loại cỏ
chông, rau muống biển, cỏ gấu biển,… Một vài vùng có các dải phi lao nhằm cố
định, hạn chế cát di chuyển vào nội địa.
- Quần thể thực vật ven sông, rạch: Dựa theo vùng sinh thái, có thể chia thành
các vùng như sau:
+ Vùng mặn: Gồm các loại như: mắm trắng, cỏ san sát, lác nước, cỏ lông tượng,
cỏ lông công biển, lứt, rau sam biển, ngọc nữ không gai, chùm lé, bần chua, dừa
nước, vẹt,…
+ Vùng lợ: Có các loại như: mướp xác, bình bát, dứa gai, trâm gối, trâm sẻ. Các
loài dây leo như: mây nước, bòng bong, dây vác, dây mủ, dây cương,…
+ Vùng ngọt: Có các loài thân gỗ như: cà na, gáo, trâm bầu, bằng lăng nước,
xen lẫn một số loại cỏ và bụi như: lau sậy, chuối nước, lục bình, lúa ma,…
Bên cạnh đó, những vườn cây ăn quả: bưởi, chôm chôm, sầu riêng,… [36].
* Động vật:
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre

More Related Content

What's hot

Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãiti2li119
 

What's hot (20)

Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóaKhóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên TửĐề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAYĐề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
 
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOTĐề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 

Similar to Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre

Cong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyen
Cong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyenCong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyen
Cong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyenChau Duong
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải pháp
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải phápLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải pháp
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải phápViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Phát triển thị trường du lịch MICE sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển thị trường du lịch MICE  sdt/ ZALO 09345 497 28	Đề tài Phát triển thị trường du lịch MICE  sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển thị trường du lịch MICE sdt/ ZALO 09345 497 28 Thư viện Tài liệu mẫu
 
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...NuioKila
 
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docxnguyenkimthanh6
 
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịch quốc ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịch quốc ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịch quốc ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịch quốc ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

Similar to Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre (20)

Cong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyen
Cong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyenCong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyen
Cong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyen
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dânLuận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải pháp
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải phápLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải pháp
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải pháp
 
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ LongPhát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
 
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAYLuận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
 
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
 
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAYĐề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
 
Đề tài Phát triển thị trường du lịch MICE sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển thị trường du lịch MICE  sdt/ ZALO 09345 497 28	Đề tài Phát triển thị trường du lịch MICE  sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển thị trường du lịch MICE sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
 
Khóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
 
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
 
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịch quốc ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịch quốc ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịch quốc ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịch quốc ...
 
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
 
Luận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đ
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THU NGA NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THU NGA NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành : Du lịch học (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HẢI Hà Nội - 2015
  • 3. 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre là việc làm mang tính thiết thực, nhằm góp phần giúp cho loại hình du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng bền vững. Nghiên cứu đề tài này là mong ước của tác giả từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS Nguyễn Thị Hải đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này! Tác giả cũng xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy/ Cô trong khoa Du lịch học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài ra, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Bến Tre, Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, Công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre, Công ty TNHH Du lịch – Dịch vụ - Thương mại Cồn Phụng, Công ty TNHH Du lịch Sao Việt, Công ty TNHH Dịch vụ - Du lịch Chợ Lách,…đã nhiệt tình hỗ trợ và cung cấp những tài liệu, thông tin quý giá để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc thu thập, khảo sát và sử dụng các phương pháp thích hợp để trình bày luận văn một cách ngắn gọn, đầy đủ nhưng chắc rằng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý Thầy/ Cô, các nhà nghiên cứu khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 01 năm 2015 Đỗ Thu Nga
  • 4. 2 MỤC LỤC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƢỜN TỈNH BẾN TRE Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................9 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................10 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...............................................................10 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................14 6. Cấu trúc của luận văn..................................................................................15 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƢỜN...................................................................................................... 16 1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................. 16 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 16 1.1.2. Nguyên tắc phát triển.............................................................................. 25 1.1.3 Các điều kiện phát triển .......................................................................... 26 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 29 1.2.1. Tình hình chung...................................................................................... 29 1.2.2. Tình hình phát triển của DLSTMT của một số tỉnh lân cận................... 31 1.2.3. Bài học kinh nghiệm............................................................................... 36 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƢỜN Ở BẾN TRE............................................................................................ 38 2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Bến Tre............................................................. 38 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................... 38
  • 5. 3 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................ 44 2.2. Các điều kiện phát triển DLSTMV tỉnh Bến Tre.................................... 47 2.2.1. Thị trường và nhu cầu của khách............................................................ 47 2.2.2. Tài nguyên du lịch .................................................................................. 50 2.2.3. Khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch.................................................. 56 2.2.4. Chính sách phát triển du lịch .................................................................. 57 2.2.5. Năng lực cộng đồng................................................................................ 59 2.2.6. Công tác xúc tiến, quảng bá.................................................................... 61 2.3. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái miệt vƣờn tỉnh BếnTre ............. 63 2.3.1. Các sản phẩm du lịch ............................................................................... 63 2.3.2. Doanh thu từ du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu.................................. 65 2.3.3. Lao động tại một số điểm du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu.............. 70 2.4. Đánh giá tác động của hoạt động DLSTMV ở Bến Tre ........................... 71 2.4.1. Tác động tới môi trường........................................................................... 71 2.4.2. Tác động tới công tác bảo tồn .................................................................. 73 2.4.3. Tác động tới cộng đồng địa phương ........................................................ 73 2.5. Đánh giá chung về thực trạng DLSTMV Bến Tre.................................... 75 2.5.1. Điểm mạnh (Strength).............................................................................. 75 2.5.2. Điểm yếu (Weakness) .............................................................................. 77 2.5.3. Cơ hội (Opportunity)................................................................................ 78 2.5.4. Thách thức (Threat).................................................................................. 79 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƢỜN Ở TỈNH BẾN TRE......................................................... 82 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch miệt vƣờn ở tỉnh Bến Tre........................ 82
  • 6. 4 3.1.1. Định hướng khách du lịch............................................................................82 3.1.2. Định hướng loại hình và sản phẩm du lịch..................................................83 3.1.3. Định hướng phát triển tuyến du lịch........................................................... 84 3.1.4. Định hướng liên kết, quản lý về du lịch ...................................................... 86 3.2.Giải pháp phát triển du lịch miệt vƣờn ở tỉnh Bến Tre ............................ 88 3.2.1. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch................................. 88 3.2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch...................................................... 89 3.2.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng....................................................... 91 3.2.4. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch........................... 92 3.2.5. Giải pháp về quản lý ................................................................................ 94 3.2.6. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái miệt vườn................... 95 3.2.7. Giải pháp về liên kết và hỗ trợ phát triển du lịch................................... 105 3.3. Một số kiến nghị............................................................................................ 106 3.3.1. Đối với cơ quan trung ương..................................................................... 106 3.3.2. Đối với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre........................... 106 3.3.3. Bộ Giao thông – Vận tải......................................................................... 107
  • 7. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên cụm từ DLST : Du lịch sinh thái DLSTMV : Du lịch sinh thái miệt vườn ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long VHTTDL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND : Ủy ban nhân dân CSLT DL : Cơ sở lưu trú du lịch CSVC-KT : Cơ sở vật chất kỹ thuật KT – XH : Kinh tế xã hội TĐTT : Tốc độ tăng trưởng TTBQ : Tăng trưởng bình quân KDL : Khách du lịch KDDL : Kinh doanh du lịch VCAT : Vườn cây ăn trái VCATLT : Vườn cây ăn trái Lái Thiêu XTTMDL : Xúc tiến thương mại du lịch UNWTO : Tổ chức Du lịch Thế giới PATA : Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương WTTC : World Travel & Tourism Council (Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới) GEF : Global Environment Facility
  • 8. 6 IUCN : International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên) WWF : World Wide Fund For Nature (Qũy quốc tế bảo vệ thiên nhiên) UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc)
  • 9. 7 MỤC LỤC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu khách du lịch đến Bến Tre ..........................................................48 Bảng 2.2: Nhu cầu của khách du lịch ......................................................................49 Bảng 2.3. Số lượng điểm du lịch miệt vườn ở Bến Tre...........................................56 Bảng 2.4. Cơ sở lưu trú du lịch ở Bến Tre...............................................................57 Bảng 2.5: Lượng khách và doanh thu ở Cồn Phụng năm 2010 – 2013...................65 Bảng 2.6: Tốc độ tăng lượng KDL Lan Vương năm 2010 – 2013..........................67 Bảng 2.7: Lượng khách và doanh thu ở Dừa Xanh Nam Bộ năm 2010 – 2013......69 Bảng 2.8: Số lao động phục vụ tại điểm du lịch tiêu biểu .......................................70 Bảng 2.9: Tác động từ du lịch tới cộng đồng địa phương .......................................74 Bảng 3.1: Nhu cầu các thị trường khách quốc tế với DLSTMV Bến Tre ...............96 Bảng 3.2: Giải pháp ưu tiên đầu tư phát triển một số sản phẩm của du lịch .........101 Bảng 3.3: Nguồn tiếp nhận thông tin của khách du lịch về DLSTMV..................102
  • 10. 8 MỤC LỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu khách nội địa đến Bến Tre 2014 .............................................48 Biểu đồ 2.2: Đánh giá của khách du lịch về thái độ của CĐĐP .............................60 Biểu đồ 2.3: Sự tham gia dịch vụ du lịch của CĐĐP tại các điểm DLSTMV Bến Tre ............................................................................................................................60 Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng KDL đến Cồn Phụng từ năm 2010 – 2013..........66 Biểuđồ2.5.TốcđộtăngdoanhthuđiểmCồnPhụng từnăm2010 –13..............................66 Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng lượng KDL Lan Vương năm 2010 – 2013......................67 Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng doanh thu điểm Lan Vương từ năm 2010 – 13 ...............68 Biểu đồ 2.8: Tốc độ tăng doanh thu điểm Dừa Xanh Nam Bộ năm 2010 – 13 ..................................................................................................................................69 MỤC LỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ vị trí tỉnh Bến Tre. .......................................................................39 Hình 2.2: Bản đồ sông ngòi Bến Tre .......................................................................51 Hình 2.3: Bản đồ du lịch miệt vườn 4 cồn Bến Tre bằng đường sông ....................65
  • 11. 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Chính vì thế, khoảng hai thập kỉ gần đây, du lịch (đặc biệt DLST) được nhiều quốc gia, lãnh thổ chú ý vì đó là ngành phát triển dựa vào thiên nhiên, bảo tồn tự nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa, đặc biệt có khả năng nhanh chóng cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Tại Việt Nam, một trong những loại hình du lịch đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và thu hút du khách trong nước và ngoài nước - đó là loại hình du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái hướng tới sự phát triển bền vững thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên, phục vụ nhu cầu của du khách, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái. Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, một tuyến điểm du lịch sinh thái và văn hóa hấp dẫn của miền Tây Nam Bộ nằm tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km. Bến Tre có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn như: môi trường sinh thái trong lành với khí hậu hài hòa, hệ thống sông nước, những miệt vườn cây trái rộng lớn và kênh rạch chằng chịt tạo nên tiềm năng du lịch sinh thái mang đậm tính văn hóa miệt vườn Nam Bộ. Thực tế cho thấy, hoạt động DLSTMV đã xuất hiện ở một số địa bàn trong tỉnh và đã có một số thành công nhất định. Những sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre tuy có phát triển nhưng còn hạn chế và chưa thật sự tương xứng với tiềm năng vốn có của mình. Trong mấy năm gần đây loại hình này chưa có sự thay đổi đột phá cả về hình thức lẫn nội dung và đã xuất hiện một số ảnh
  • 12. 10 hưởng tiêu cực: sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cảnh quan tự nhiên bị phá vỡ, ô nhiễm môi trường, quản lý yếu kém mạnh ai nấy làm, ... Trong khi đó, địa phương đặt ra cho ngành du lịch Bến Tre một trách nhiệm to lớn là làm thế nào để du lịch sinh thái miệt vườn thật sự trở thành thế mạnh và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bến Tre. Loại hình du lịch sinh thái miệt vườn muốn tồn tại và phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài rất cần có sự quy hoạch, khai thác, sử dụng và bảo vệ một cách hợp lý bởi tính nhạy cảm của nó trong quá trình khai thác và sử dụng. Thế nên, việc phát triển du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre mang một phong cách riêng. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu cũng với mục đích để từng bước cải thiện và phục vụ đời sống nhân dân như: sinh hoạt, ăn uống, dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe và góp phần vào việc vui chơi, giải trí… Do vậy, người viết đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Bến Tre”để làm luận văn tốt nghiệp. Bằng sự nỗ lực học tập, nghiên cứu để góp phần phát triển du lịch sinh thái miệt vườn một cách bền vững ở Bến Tre. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Góp phần phát triển du lịch sinh thái nói chung, du lịch sinh thái miệt vườn nói riêng một cách bền vững ở Bến Tre. 2.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái và du lịch sinh thái miệt vườn. - Điều tra khảo sát, thu thập tài liệu phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn tại Bến Tre. - Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn của Bến Tre. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
  • 13. 11 - Đối tượng nghiên cứu là du lịch sinh thái miệt vườn. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian nghiên cứu của luận văn trong phạm vi tỉnh Bến Tre, tập trung tại các điểm du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu của tỉnh Bến Tre: điểm du lịch sinh thái miệt vườn Lan Vương, điểm du lịch sinh thái miệt vườn Dừa Xanh Nam Bộ thuộc xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre và điểm du lịch sinh thái miệt vườn Cồn Phụng thuộc xã Tân Thanh, huyện Châu Thành, Bến Tre. - Thời gian nghiên cứu: Các số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch miệt vườn ở Bến Tre từ năm 2009 trở lại đây. Bên cạnh đó, tác giả cũng cố gắng nắm bắt kịp thời hiện trạng và định hướng phát triển trong tương lai của ngành du lịch Bến Tre. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề - Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái hình thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Định nghĩa về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lascurain nêu vào năm 1987 như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [21, tr.8]. Loại hình này cũng thuộc một trong 5 hình thức của du lịch nông thôn như: - Du lịch sinh thái, quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cũng như phúc lợi, giá trị văn hóa của người dân địa phương. - Du lịch tự nhiên mang tính giải trí. - Du lịch văn hóa, quan tâm tới văn hóa, lịch sử và khảo cổ của địa phương. - Du lịch làng xã, trong đó du khách được hòa mình vào cuộc sống làng xã và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch mang lại.
  • 14. 12 - Du lịch nông nghiệp, trong đó khách du lịch tham quan và tham gia các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại hay làm giảm năng suât cây trồng của địa phương [24 ]. Điều đó có thể thấy, du lịch nông thôn không chỉ gói gọn trong một loại hình du lịch nhất định, nó có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch trong một không gian lãnh thổ của một vùng nông thôn thuộc địa phương nào đó. Du lịch miệt vườn là tên gọi chung cho loại hình du lịch lấy cảnh quan sông nước và vườn cây ăn trái làm điểm nhấn. Là một loại hình du lịch cung cấp sản phẩm du lịch cho du khách dựa trên nền tảng các vườn cây ăn trái tập trung, có qui mô tương đối lớn và gắn với cảnh quan sông nước. Xu thế ngày nay, loại hình du lịch sinh thái kết hợp nông thôn đang được các nhà đầu tư du lịch quan tâm rất nhiều và các tài nguyên để có thể phát triển du lịch sinh thái miệt vườn trong phạm vi đề tài này đều là của vùng nông thôn thuộc tỉnh Bến Tre. Bến Tre là một vùng đất còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn sông nước và môi trường sinh thái trong lành với những vườn dừa mênh mông bạt ngàn, những vườn cây trái bốn mùa trĩu quả, những vườn cây cảnh nổi tiếng ĐBSCL. Bến Tre còn được nhiều người nhắc tới với tên gọi “Quê hương đồng khởi”, “Xứ dừa Bến Tre” một địa danh quen thuộc đối với cả nước. Bên Tre, với những điều kiện tự nhiên lý tưởng, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, sông nước hữu tình..., đã từng được nhắc đến qua số tác phẩm viết về Bến Tre và miệt vườn ĐBSCL nói chung như: - Trần Ngọc Thêm, Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, NXB Văn hóa – văn nghệ TP. HCM, đã cho chúng ta thấy được nét văn hóa đặc trưng để trên cơ sở đó nhận diện bản sắc văn hóa vùng của khu vực Tây Nam Bộ. - Thạnh Phương - Đoàn Tứ, Địa chí Bến Tre cung cấp cho chúng ta những hiểu biết chính xác về đặc điểm tự nhiên, cư dân, lịch sử, kinh tế của vùng đất Bến Tre.
  • 15. 13 - Trong cuốn Đồng Bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn nhà văn Sơn Nam lần lượt trình bày lại lịch sử văn hóa, văn minh của miệt vườn nói riêng và Nam Bộ nói chung, trước hết bằng cái nhìn đại thể, rồi xoáy sâu theo từng mốc lịch sử quan trọng. Xen vào đó là những chương nêu bật các đặc điểm văn hóa gắn liền với từng bối cảnh của từng giai đoạn lịch sử nhất định. - Nguyễn Thanh Long, Miệt vườn sông nước Cửu Long, tác giả chủ yếu sưu tầm nét văn hóa và cảnh quan miệt vườn sông nước Cửu Long qua hình ảnh. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ẩn đã có một số công trình nghiên cứu về mô hình vườn nhà ở ĐBSCL như: - Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, năm 1996 đã nghiên cứu một số mô hình vườn nhà ở ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đặc biệt phân tích đặc điểm kinh tế xã hội, hiệu quả kinh tế và điều kiện tự nhiên nhằm có cơ sở đề xuất một số biện pháp xử lý và phương hướng phát triển mô hình vườn cho thích hợp. - Năm 1997, trong bài viết “A study on the home garden ecosystem in the Mekong river delta and Ho Chi Minh city” Nguyễn Thị Ngọc Ẩn đã đề cập tới các yếu tố của vườn nhà ở miền Nam Việt Nam, cấu trúc phân tầng trong vườn, các loại đất, động vật và thực vật trong vườn và chỉ ra vai trò của vườn về văn hóa, xã hội, kinh tế. - Và một số bài viết ngắn trên các báo, tạp chí hoặc sách giới thiệu về du lịch (Non nước Việt Nam, Vietnam Tourist Guidebook -Tổng cục Du lịch)… Nhìn chung các tác giả đã có quan tâm đến vườn nhà, đến miệt vườn sông nước Cửu Long nói chung nhưng các công trình nghiên cứu chưa có thời gian đào sâu đến du lịch sinh thái miệt vườn. Đề tài luận văn “ Nghiên cứu hệ sinh thái miệt vườn ở cù lao Thới Sơn – tỉnh Tiền Giang đẻ phát triển du lịch sinh thái bền vững”. Tác giả Võ Thị Ánh Vân chủ yếu đi theo hướng nghiên cứu về hệ sinh thái miệt vườn ở cù lao Thới Sơn dưới góc độ sinh học.
  • 16. 14 Bên cạnh đó gần đây, có hai luận văn thạc sỹ của học viên cao học Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Nội, Đại học Sư phạm TP. HCM đã nghiên cứu về Bến Tre như: - “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre”, luận văn Thạc sỹ sinh học của tác giả Trần Thị Thạy - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM (Tháng 7/2011). - “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Bến Tre”, luận văn Thạc sỹ du lịch học của tác giả Trần Quốc Thái - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (Tháng 11/2013). Qua hai đề tài, tác giả Trần Thị Thay đã nghiên cứu về tiềm năng và định hướng phát triển du lịch chung của Bến Tre dưới góc độ của ngành địa lý học. Tác giả Trần Quốc Thái cũng đã nghiên cứu về tiềm năng tài nguyên du lịch của Bến Tre dưới góc độ của ngành du lịch học nhưng lại theo hướng phát triển du lịch văn hóa ở Bến Tre. Cả hai luận văn nói trên đều chưa đi sâu nghiên cứu để phát triển để phát triển DLSTMV Bến Tre và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre dưới góc độ của nhà nghiên cứu về du lịch. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và tổng kết tài liệu Giai đoạn đầu của bất kỳ luận văn nào, tác giả cũng phải tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài mình quan tâm, phương pháp này rất quan trọng vì trên cơ sở tài liệu thu thập được, tác giả mới tổng hợp, định hướng tốt cho đề tài của mình. - Phương pháp khảo sát thực địa Khảo sát một số điểm du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu như Cồn Phụng, Lan Vương và điểm Dừa Xanh Nam Bộ. Tham dự hội chợ trái cây ngon tổ chức hàng năm tại huyện Chợ Lách từ ngày 29/5 – 2/6/2014 nhằm ngày 1 – 5/5 âm lịch, trưng bày các trái cây ngon của tỉnh.
  • 17. 15 Phương pháp này đã giúp cho tác giả đánh giá đối tượng một cách chính xác hơn.Tuy nhiên, vẫn cần sự hỗ trợ để nâng cao hiệu quả quan sát như: máy ảnh, máy thu âm…Đồng thời, có thể phỏng vấn trức tiếp những người làm công tác du lịch hay cư dân địa phương ở đó. - Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi giúp tác giả có kiến thức một cách hệ thống về quy trình điều tra khảo sát trong thực tế. Khi tiến hành nghiên cứu , 120 bảng câu hỏi được phát đến các khách du lịch tham quan tỉnh Bến Tre. - Phương pháp phân tích SWOT Phương pháp này phân tích những ưu, khuyết điểm, những lợi thế, hạn chế bên trong và những cơ hội, thách thức bên ngoài đối tượng nghiên cứu. Trên thực tế, phương pháp này cho phép các tổ chức doanh nghiệp nghiên cứu một cách có hệ thống các điều kiện SWOT để đưa vào trong tiến trình phân loại sự lưa chọn chiến lược và chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp du lịch quốc gia và vùng. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, hình ảnh, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái miệt vườn Chương 2.Thực trạng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre NỘI DUNG
  • 18. 16 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƢỜN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Du lịch sinh thái (Ecotourism) Ngày nay, DLST đã và đang trên đà trở mình và đã trở nên phổ biến đối với những người yêu thiên nhiên, nó xuất phát từ các trăn trở về môi trường, kinh tế và xã hội. Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau. Đối với một số người, du lịch sinh thái đơn giản chỉ là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc. Song đứng dưới góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên. Như vậy, mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi, tham quan miệt vườn…đều được hiểu là DLST [4, tr.82]. Du lịch sinh thái có thể còn được hiểu dưới những tên gọi khác nhau như: - Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism). - Du lịch dựa vào thiên nhiên ( Nature – Based Tourism). - Du lịch môi trường (Environmental Tourism). - Du lịch đặc thù (Particular Tourism). - Du lịch xanh (Green Tourism). - Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism). - Du lịch có trách nhiệm ( Responsible Tourism). - Du lịch nhạy cảm ( Sensitized Tourism).
  • 19. 17 - Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism). - Du lịch bền vững ( Sustainable Tourism). Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, DLST bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Vì đều “ dựa vào thiên nhiên” và “ có trách nhiệm” với môi trường mà có người quan niệm, DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Cũng có ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trường hay có tính bền vững. Như vậy, cho đến gần đây định nghĩa về du lịch sinh thái vẫn chưa thống nhất. Điều đó cũng khá phù hợp vì du lịch sinh thái chỉ là một hiện tượng mới xuất hiện gần đây và mỗi nhà nghiên cứu đều có định nghĩa khác nhau. Từ định nghĩa về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lascurain nêu vào năm 1987 thì: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [21, tr.8]. Cùng với thời gian, định nghĩa về DLST được nhiều nhà nghiên cứ quan tâm đưa ra theo quan điểm, lập trường của mình. Vào những năm 90 của thế kỷ 20, khái niệm về DLST cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu nêu ra.Từ định nghĩa đầu tiên năm 1987 cho đến nay, nội dung của DLST đã có sự thay đổi: từ chỗ coi hoạt động DLST là loại hình ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn khác hơn. Theo cách nhìn mới, DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm với bảo tồn, có tính giáo dục và nâng cao đời sống của cộng đồng địa phương. Ở Việt Nam, DLST mới nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20.Trong Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” (từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999). Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp
  • 20. 18 cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Đến với DLST, du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. Nói tóm lại, DLST nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội đủ các yếu tố cần thiết như: sự quan tâm tới thiên nhiên, môi trường và trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. [4, tr.84]. 1.1.1.2. Du lịch nông thôn Khái niệm du lịch nông thôn đã bắt đầu xuất hiện cùng với sự hình thành của ngành đường sắt ở châu Âu. Tuy nhiên, cho đến những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch và phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển... Lúc bấy giờ, khái niệm du lịch nông thôn được quan niệm tương đồng với các loại hình du lịch ở nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn... Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay nhiều quốc gia đã ban hành đường lối, chính sách và cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình du lịch này phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách về thu nhập, phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa xã hội giữa thành thị và nông thôn. Ở mỗi quốc gia khác nhau, du lịch nông thôn lại có những tên gọi khác nhau như ở Anh là “Du lịch nông thôn”, ở Mỹ là “Du lịch trang trại”, ở Pháp là “Du lịch nông trại”, ở Hàn Quốc là “Du lịch nông nghiệp”,... [28]
  • 21. 19 Trên thế giới có nhiều định nghĩa về du lịch nông thôn. Theo Ramiro Lobo, chuyên gia cố vấn trang trại thì: “Du lịch nông thôn là hoạt động giải trí có liên quan đến việc tới thăm những nơi có khung cảnh làng quê hay môi trường nông thôn vì mục đích tham gia hoặc trải nghiệm các hoạt động, sự kiện hoặc các điểm thu hút mà không sẵn có ở các vùng đô thị hóa. Những hoạt động này không nhất thiết phải diễn ra ở vùng nông nghiệp tự nhiên”. Tác giả Malinda Geisler cho rằng: “Du lịch nông nghiệp nhìn chung được định nghĩa như là những hoạt động mà nó bao gồm việc thăm viếng nông trại canh tác hoặc bất cứ hoạt động nông nghiệp, làm vườn hay kinh doanh nông nghiệp nào nhằm được thưởng lãm, học hỏi và tham gia vào những điều đang diễn ra tại địa phương”.Một vài ví dụ về du lịch nông nghiệp: Các chuyến đi thăm nông trại dành cho gia đình và học sinh, các chuyến tham quan cảnh quan miệt vườn, làng quê trong ngày, gia chánh thực nghiệm, tự thu hoạch sản phẩm, cưỡi xe trượt tuyết hay chở cỏ khô, ở qua đêm trong nông trại với bữa sáng được phục vụ tại chỗ,...Một số người còn bị cuốn hút vào du lịch nông nghiệp như một cách làm tăng thêm nguồn thu nhập của họ. Những người khác lại muốn có cơ hội giáo dục cộng đồng và giới thiệu mọi người về hoạt động nông trại. Ở Việt Nam loại hình du lịch nông thôn mới xuất hiện trong những năm gần đây, tuy nhiên khái niệm du lịch nông thôn vẫn chưa được nhắc tới trong các văn bản pháp lý. Du lịch nông thôn có nhiều tên gọi khác nhau, như: “Du lịch trang trại”, “Du lịch nông trại”, “Du lịch nông nghiệp”, “Du lịch đồng quê”, “Du lịch miệt vườn”, “Du lịch sông nước”, “Du lịch làng bản”, “Du lịch làng nghề”, “Du lịch sinh thái”... Theo Ngô Kiều Oanh (2008) thì: “Du lịch nông thôn là bất kỳ hoạt động du lịch nào nhằm giới thiệu cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật và các di sản của vùng quê, nhờ đó mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương, đồng thời làm tăng sự tiếp xúc, giao lưu giữa khách du lịch với người dân bản địa thông qua các hoạt động du lịch đa dạng”. Du lịch nông thôn về cơ bản là các hoạt động diễn ra ở các làng quê. Đây là hoạt động rộng lớn, có thể bao gồm cả du
  • 22. 20 lịch nông nghiệp, di tích lịch sử, văn hóa, du lịch thiên nhiên, du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái. Tác giả Bùi Thị Lan Hương lại cho rằng: “Du lịch nông thôn là môt tập hợp thể loại du lịch, dựa trên sự khác biệt của tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sự kiện và sản vật của nông thôn để thu hút khách. Sản phẩm du lịch nông thôn Sự khác biệt của tài nguyên ở làng quê + Dịch vụ ở làng quê + Sản vật của làng quê”. Các thành phần này nếu không nằm trong một chu trình hoàn chỉnh sẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm du lịch thấp, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng du lịch của khách. Có thể nói rằng du lịch nông thôn không chỉ gói gọn trong một loại hình du lịch nhất định, nó có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch trong một không gian lãnh thổ của một vùng nông thôn thuộc địa phương nào đó. Phát triển du lịch nông thôn là phát triển theo hướng mở rộng và khai thác các mối liên kết giữa các loại hình du lịch ở địa phương nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của tổ chức làm du lịch và lợi ích của cộng đồng địa phương, có sự tham gia của cộng đồng và quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương nhằm góp phần phát triển nông thôn của địa phương theo định hướng bền vững [12]. Như vậy, ta có thể thấy rằng, tuy đứng trên những hướng nghiên cứu khác nhau, nhưng định nghĩa về du lịch nông thôn của các học giả đều có điểm chung về không gian đó chính là vùng nông thôn gắn với hoạt động sản xuất của con người. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả đồng quan điểm với tác giả Bùi Thị Lan Hương. Theo đó, tác giả sẽ nhìn nhận du lịch nông thôn bao gồm tất cả các hoạt động du lịch diễn ra ở làng quê đó nhằm giới thiệu cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật và các di sản của vùng quê, nhờ đó mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương, đồng thời làm tăng sự tiếp xúc, giao lưu giữa khách du lịch với người dân bản địa thông qua các hoạt động du lịch đa dạng. Đây là hoạt động rộng lớn, bao gồm cả du lịch nông nghiệp, di tích lịch sử, văn hóa, du lịch thiên nhiên, miệt vườn và du lịch sinh thái miệt vườn. Đơn cử, ở du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre. Các cơ sở kinh doanh du lịch ở đây đã khai thác cảnh quan sông Tiền (thiên nhiên và môi trường địa phương), cảnh quan xóm ấp, các cồn, đờn ca tài tử, chèo ghe trên sông (nhân văn địa
  • 23. 21 phương), trại nuôi ong (nghề truyền thống địa phương), cơ sở hạ tầng địa phương gồm hệ thống điện, nguồn nước, hệ thống giao thông nông thôn, cầu nông thôn, hệ thống bờ đê, bờ sông, bờ kè,… đưa vào du lịch. Chỉ có vườn trái cây đưa vào du lịch là tài nguyên du lịch nông nghiêp của nhà vườn. Các tài nguyên còn lại đều là của vùng nông thôn địa phương đó. Như vậy, du lịch nông thôn không chỉ gói gọn trong một loại hình du lịch nhất định, nó có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch trong một không gian lãnh thổ của một vùng nông thôn thuộc địa phương nào đó. Tour du lịch miệt vườn, chỉ có vườn trái cây đưa vào du lịch là tài nguyên du lịch nông nghiệp của nhà vườn, các tài nguyên còn lại đều là của vùng nông thôn địa phương đó. 1.1.1.3. Miệt vườn – Du lịch sinh thái miệt vườn * Miệt vườn Miệt theo quan niệm dân gian, cách gọi của người miền Nam thường dùng để chỉ một vùng quê có vườn cây trái nên họ gọi là miệt quê hay miệt vườn. Danh từ “miệt vườn” có lẽ phát sinh từ khi người Việt đến vùng phù sa nước ngọt ở hai bờ sông Cửu Long để khai khẩn, hạ phèn rồi lập vườn và ngày càng mở mang những vườn cây trái xum xuê. Từ đó “miệt vườn” trở nên đặc trưng hơn, khác với miệt ruộng, miệt rẫy, vùng bưng, vùng trảng đặc trưng của miền Đông Nam Bộ. Số đông các nhà nghiên cứu khi viết về văn hoá Nam Bộ có một cách hiểu chung miệt vườn là “những vùng, những tỉnh xưa được lưu dân Việt vào khai phá sớm hơn cả”. Đó là những dãy đất “giồng” cao ráo mà những người đi mở đất đã chọn “làm đất đứng chân” vì những nơi này “thoả mãn những yêu cầu ban đầu cho người dân đi khai phá có nước ngọt, cao ráo, tránh được muỗi mòng, rắn rết, trồng được những hoa màu ngắn ngày và có cái ăn để tồn tại”. GS TSKH Lê Huy Bá lại cho rằng: Đất đai ĐBSCL dư thừa rất cần người canh tác, chủ điền cho tá điền lãnh canh, bao canh, thu lúa ruộng rẻ và nhiều ưu đãi khác nữa. Tá điền được cấp nhà lập vườn trong ruộng, mỗi người làm chủ một “cơ ngơi” rộng, họ sống xa nhau. Có nhiều tá điền trở nên giàu, có ruộng riêng,
  • 24. 22 có bày trâu năm bảy con, có gia nhân,…nhưng trước sau họ sống hòa thuận, dựa vào nhau, không có bóc lột hà khắc. Từ đó “ miệt vườn” hình thành, nơi đây nhà nào cũng có trồng cây trái chuyên trồng dừa, cam quýt,…thu lợi nhiều mà nhàn hạ hơn làm ruộng. Cũng theo ông, ta có thể thấy rằng “miệt vườn” có lẽ đã phát sinh từ khi người Việt di dân đến vùng phù sa nước ngọt ở hai bờ sông Cửu Long để khai khẩn, hạ phèn rồi lập vườn và ngày càng mở mang với những vườn cây trái xum xuê. Theo nhà văn Sơn Nam, miệt vườn lại là “những vùng cao ráo có vườn cam, vườn quýt” “được xây dựng trên những đất giồng, đất gò ở ven sông Tiền, sông Hậu”. Sơn Nam cho rằng, đây còn là cách gọi tổng quát những vùng cao ráo, có vườn cam vườn quýt ở ven sông Tiền, sông Hậu, thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bến Tre, Cần Thơ. Miệt vườn tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (chúng ta từng nghe nói về vườn, công tử vườn, bắp vườn, nhà vườn,...) [26, tr.242]. Nằm trên lưu vực hai con sông Tiền, sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long được biết đến như một vùng sông nước hữu tình, cây lành trái ngọt quanh năm, người dân hiền hòa mến khách với những địa danh đã được biết đến từ lâu như: cù lao Thới Sơn, trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang), sân chim Ba Tri, Cồn Phụng (Bến Tre), cù lao Bình Hòa Phước (Vĩnh Long), chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, vườn cò Bằng Lăng, chợ nổi Ngã Bảy (Cần Thơ, Hậu Giang), Tràm Chim Tam Nông (Đồng Tháp),… Một vùng sông nước với hệ thống kênh rạch chằng chịt, những cù lao đầy ắp hoa trái và sản vật chính là nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ để chế biến những món ăn độc đáo in đậm chất phương Nam như: cá lóc nướng trui, lươn, rắn nướng lèo, cá tai tượng chiên xù ăn cùng với các loại rau, hoa cỏ lạ như lá lụa, lá cách, lá săng máu, kèo nèo, bông điên điển, so đũa,… đủ vị thơm, chua, chát, ngọt, bùi. Kẹo dừa Bến Tre, nem Lai Vung, vú sữa Lò Rèn, măng cụt Cái Mơn, bưởi Năm Roi Bình Minh, cam sành Tam Bình, xoài cát Hòa Lộc, bánh phồng Sa Đéc, bánh pía Sóc Trăng, mắm thái Châu Đốc,… là những hương liệu sẽ mang lại hương vị đậm đà cho bữa tiệc ẩm thực của Đồng bằng sông Cửu Long.
  • 25. 23 Tóm lại, miệt vườn là khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, trồng cây cảnh ... rất hấp dẫn đối với khách du lịch. Tính cách sinh hoạt của người dân nơi đây pha trộn giữa tính cách nông dân và tiểu thương. Đặc điểm này hình thành nên những giá trị văn hoá bản địa riêng gọi là “văn minh miệt vườn” cùng với những cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên sinh thái đặc sắc cho loại hình du lịch sinh thái miệt vườn . * Du lịch sinh thái miệt vườn Cho đến nay, chưa có khái niệm nào thống nhất về khái niệm du lịch sinh thái miệt vườn. Tuy nhiên, có thể nói rằng, du lịch sinh thái miệt vườn là hình thức du lịch dựa vào những điều kiện tự nhiên sẵn có của cư dân địa phương nhằm tạo ra các sản phẩm là các khu vườn cây trái, vườn hoa kiểng, các khu trang trại,…phục vụ cho sự phát triển du lịch và góp phần cải thiện kinh tế của cư dân địa phương, hình thức du lịch này có nhiều ở miền Nam Việt Nam, từ đó hình thành nên một nét rất đặc trưng cho du lịch vùng Nam bộ [4, tr.207]. Ngày nay kinh tế vườn có giá trị cao nên nhân dân vùng đồng bằng đang ra sức cải tạo vườn tạp thành vườn cây chuyên canh có giá trị. Vài năm gần đây, do chính sách mở cửa của Nhà nước ta, khách du lịch quốc tế đến thăm Việt Nam ngày càng nhiều. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long đang xuất hiện một loại hình du lịch mới, được gọi là du lịch sinh thái miệt vườn. Du lịch sinh thái miệt vườn có nhiều triển vọng, hấp dẫn ngày một nhiều khách du lịch phương Tây. Theo nghiên cứu của tác giả Võ Thị Ánh Vân: Du lịch miệt vườn là tên gọi chung cho loại hình du lịch lấy cảnh quan sông nước và vườn cây ăn trái làm điểm nhấn. Là một loại hình du lịch cung cấp sản phẩm du lịch cho du khách dựa trên nền tảng các vườn cây ăn trái tập trung, có qui mô tương đối lớn và gắn với cảnh quan sông nước. Theo tác giả Bùi Thị Lan Hương, du lịch miệt vườn là một loại hình du lịch cung cấp sản phẩm du lịch cho du khách dựa trên nền tảng các vườn cây ăn trái tập trung, có qui mô tương đối lớn và gắn với cảnh quan sông nước. Những địa phương có điều kiện phát triển du lịch miệt vườn ở nước ta hiện nay không
  • 26. 24 nhiều, chủ yếu tập trung ở một số tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre – nơi gắn liền với những địa danh nổi tiếng như cồn Thới Sơn, cù lao An Bình, cồn Phụng, cồn Tân Phong, cồn Ngũ Hiệp,… nơi những dãy cù lao trù phú bốn mùa cây trái chạy dần ra tận biển Đông hay những miệt vườn xanh mướt nằm ôm lấy hai bờ hữu, tả ngạn sông Tiền [12]. Xét về mặt sinh thái, miệt vườn là một hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của các hệ sinh thái có sự kết hợp với các yếu tố tự nhiên hợp thành hệ sinh thái miệt vườn. Bao gồm các yếu tố khí tượng như: bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió…tác động lẫn nhau và tác động vào đất, giống cây trồng, quần thể sinh vật tạo nên vi khí hậu cho vườn cây. Bên cạnh đó, các yếu tố như: nước, không khí, chất hữu cơ, chất khoáng cũng tác động vào nhau và chịu tác động của các yếu tố khí tượng để cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng. Mặt khác, yếu tố không thể thiếu là biện pháp kỹ thuật do các tác động của con người vào điều kiện khí tượng, vào đất, vào cây trồng hay vào quần thể sinh vật trong vườn cây thông qua các biện pháp làm đất, bón phân, tưới nước, chăm sóc,…tất cả các yếu tố trên đều tác động tương hỗ lẫn nhau để cuối cùng tạo ra sản phẩm là các vườn cây trái trĩu quả, là điều kiện mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển du lịch. Khách nước ngoài rất thích tham quan miệt vườn vì đây là một loại hình du lịch sinh thái rất hấp dẫn. Các chuyến du lịch miệt vườn thường được tổ chức ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đối với khách du lịch nội địa đây là loại hình du lịch sinh thái ở các tỉnh miền Nam, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động du lịch này hấp dẫn nhiều du khách, đồng thời là loại hình du lịch đặc trưng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Du lịch miệt vườn với môi trường sinh thái trong lành và thơ mộng, món ăn dân dã, cùng các loại trái cây đặc sản nổi tiếng của mỗi vùng. Chúng ta có thể sử dụng và khai thác miệt vườn phục vụ cho du lịch trong thời điểm hiện tại mà
  • 27. 25 vẫn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của du lịch miệt vườn cho các thế hệ mai sau lại là một việc làm hết sức quan trọng và hoàn toàn không dễ. 1.1.2. Nguyên tắc phát triển Theo tác giả Bùi Xuân Nhàn, muốn phát triển du lịch nông thôn, trong đó có du lịch miệt vườn, cần đảm bảo năm nguyên tắc sau: Bảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia. Chủ thể tham gia bao gồm cả đối tượng trực tiếp và gián tiếp. Đối tượng trực tiếp là khách du lịch và người dân địa phương. Đối tượng gián tiếp là các doanh nghiệp lữ hành và các cấp quản lý. Phát triển du lịch miệt vườn phải đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên liên quan nhằm tạo lòng tin cho người dân. Có như vậy mới tạo được sự kết hợp bền chặt với người dân và có được sự phát triển lâu dài. Phát huy nội lực ở từng địa phương và đem lại lợi ích cho người dân địa phương. Du lịch miệt vườn muốn phát triển mạnh thì cần phát huy được hết nội lực của từng địa phương về cả tự nhiên, xã hội, các di sản văn hóa và các thế mạnh riêng của mỗi vùng. Đây là tiêu chí quan trọng bởi chỉ khi có lợi ích thì người dân cũng như chính quyền địa phương mới tham gia vào loại hình du lịch này. Khi người dân địa phương được đảm bảo về lợi ích thì họ sẽ nỗ lực hết mình để cùng địa phương phát triển du lịch. Bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch miệt vườn sao cho không những phát huy được hết vốn di sản của địa phương mà còn phải bảo tồn và bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi phát triển du lịch nói chung và du lịch miệt vườn nói riêng trong giai đoạn hiện nay để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Luôn đổi mới, tạo sự khác biệt và tăng cường mối liên kết để làm phong phú thêm sản phẩm. Đây là một vấn đề rất quan trọng để phát triển du lịch miệt vườn. Mỗi vùng đều có những nét đặc trưng riêng để tạo nên sự khác biệt của mình. Vì thế, cần có những chiến lược phát triển sao cho luôn có sự đổi mới để tạo nên sự mới lạ, hứng thú đối với du khách.
  • 28. 26 Giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách. Khi phát triển du lịch cần phải có sự đổi mới để tạo nên sự mới lạ đối với du khách. Tuy nhiên, đổi mới sao cho vẫn giữ được bản sắc riêng, nét văn hóa riêng để mỗi khi nhắc đến một vùng nào đó, du khách có thể dễ dàng nhận ra đặc trưng riêng của vùng. 1.1.3. Các điều kiện phát triển Để phát triển DLSTMV tại một tỉnh, cần đảm bảo một số điểu kiện cơ bản bên cạnh một số điều kiện đặc thù liên quan như: tài nguyên du lịch, cộng đồng dân cư, khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch, khả năng tiếp cận điểm đến, thị trường khách du lịch, liên kết các điểm du lịch tạo thành tuyến du lịch, chính sách phát triển du lịch và sự liên kết giữa địa phương với các doanh nghiệp du lịch,… 1.1.3.1. Tài nguyên du lịch Hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn được hình thành và phát triển gắn với các tài nguyên. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách. Cảnh quan: Cảnh quan thôn xóm gắn với thiên nhiên, bao gồm các yếu tố nhân văn như kiến trúc, kết cấu, các yếu tố đặc trưng của thôn xóm, cùng với các yếu tố tự nhiên sẵn có, các sản phẩm nội tại của hoạt động sản xuất, canh tác của người dân. Cảnh quan có thể được được biết tới là cảnh quan nông nghiệp, điển hình là miệt vườn, sông nước. Đây là những yếu tố thu hút khách du lịch. Phong tục tập quán: bao gồm các lễ hội, phương thức và không gian sống, đặc điểm sinh hoạt tín ngưỡng hay văn hóa ẩm thực của vùng miệt vườn sông nước. Đối với nhóm tài nguyên này mang tính chất đặc trưng riêng của vùng miền và có giá trị thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch. Hoạt động canh tác, thu hoạch: là cách thức canh tác, thu hái hay cách thức chăm sóc các vườn cây trái.
  • 29. 27 Các hoạt động này có giá trị trong việc tạo cho du khách có được sự trải nghiệm, thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và tò mò của du khách trong quá trình tham gia vào hoạt động tại các làng quê. 1.1.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch Cũng như việc phát triển các loại hình du lịch khác, hoạt động phát triển DLSTMV không thể thực hiện nếu không có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất tiếp cận điểm đến. Đây là đặc điểm rất đặc trưng của du lịch khi sản phẩm du lịch được xây dựng và tiêu thụ tại chỗ. Điều này khác với hoạt động sản xuất kinh doanh khác khi sản phẩm thương mại có thể được sản xuất ở một nơi rồi vận chuyển đến thị trường tiêu thụ ở nơi khác. Chính vì thế, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí…) cũng là những yếu tố quan trọng đối với phát triển du lịch. 1.1.3.3. Chính sách phát triển du lịch Nhà nước, chính quyền địa phương có cơ chế chính sách hợp lý sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng. Nhà nước cần coi trọng vai trò của kinh tế du lịch trong sự phát triển kinh tế của đất nước, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chủ trương phát triển đa dạng loại hình du lịch, đầu tư theo chiều sâu các loại hình đó. Có chủ trương chính sách hỗ trợ cho hoạt động DLSTMV như: hỗ trợ ngân sách cho các dự án bảo tồn thiên nhiên, văn hóa; cấp kinh phí đào tạo lao động du lịch cho địa phương. Phát triển DLSTMV cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính, kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào địa phương và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền, quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan. 1.1.3.4. Năng lực của cộng đồng địa phương Du lịch sinh thái miệt vườn phải dựa vào một hệ thống quan điểm về tính bền vững và sự tham gia của địa phương, của cư dân nông thôn ở những nơi có tiềm
  • 30. 28 năng lớn về DLSTMV. DLSTMV phát triển phải có một nỗ lực kết hợp giữa nhân dân địa phương và những khách tham quan để duy trì những thế mạnh về sinh thái và văn hóa, thông qua sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương. Giao quyền hạn cho những nhóm địa phương để họ kiểm soát và quản lý các tài nguyên có giá trị theo cách không chỉ sử dụng tài nguyên bền vững mà còn đáp ứng được các nhu cầu xã hội, văn hóa, kinh tế của họ. Bến Tre là một trong những tỉnh nghèo của Đồng bằng sông Cửu Long. Trước đây, do điều kiện đi lại khó khăn nên du lịch không thể phát triển được. Hiện nay, với hệ thống đường sá khá tốt, cầu Rạch Miễu đã được xây dựng xong, việc phát triển du lịch ở Bến Tre bắt đầu khởi sắc. Người ta đề cập nhiều đến loại hình du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre. Tuy nhiên, người dân thật sự tham gia nhiều nhất vào việc sản xuất và chế biến những sản phẩm từ nguyên liệu đặc trưng của tỉnh là dừa (cây dừa, trái dừa, lá dừa, gỗ dừa,…). Nếu không có sự tham gia của cộng đồng, các sản phẩm đặc trưng của Bến Tre sẽ khó vượt qua được rặng dừa nước để đến với những thị trường trong và ngoài nước. Nhờ đưa sản phẩm về dừa tham gia cung ứng cho nhu cầu của du khách (như vật dụng hàng ngày hoặc hàng lưu niệm sau chuyến đi), Bến Tre đã bắt đầu có được thương hiệu du lịch riêng cho mình. Một thực tế hiển nhiên là đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân phải dựa vào tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động như: chèo xuồng, bán đồ lưu niệm, quần áo, trái cây, dầu dừa... Có thể nói, hoạt động DLSTMV đang bị tác động từ nhiều phía, nhất là cộng đồng người dân địa phương. Từ đó chúng ta phải xác định được việc phát triển DLSTMV phải gắn liền với việc phát triển sinh kế người dân địa phương và đề cao vai trò của người dân địa phương đến hiệu quả phát triển. 1.1.3.5. Thị trường Thu hút khách du lịch theo các phân đoạn thị trường, chú trọng thị trường có khả năng chi trả. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trong nguồn khách du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí,…
  • 31. 29 Đối với thị trường khách quốc tế thì cần được xem xét khi xây dựng các sản phẩm du lịch, cần phải xác định chiến lược phát triển thị trường cụ thể nhằm thu hút các thị trường tương ứng. Dựa trên những nét đặc thù về tài nguyên du lịch, tâm lý và sở thích của các thị trường khách du lịch quốc tế,... có thể kết hợp và xây dựng một số sản phẩm du lịch tương ứng với đặc điểm về sở thích của một số thị trường cơ bản. Bên cạnh đó việc thực hiện các mục tiêu quảng bá theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch sinh thái miệt vườn và các thương hiệu doanh nghiêp, sản phẩm nổi bật. 1.1.3.6. Công tác xúc tiến, quảng bá Chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý về du lịch cần có chính sách hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; có các chương trình xúc tiến, quảng bá giới thiệu điểm đến trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các ấn phẩm quảng bá điểm đến… Chiến lược xúc tiến quảng bá DLSTMV phải được thực hiện ở quy mô toàn tỉnh, đồng thời đặt trọng tâm xây dựng thương hiệu, lấy chiến lược phát triển sản phẩm làm nội dung xây dựng chiến lược và kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch. Chiến lược xúc tiến quảng bá DLSTMV cũng dựa trên quan điểm phát triển thị trường và sản phẩm, do đó cần tiếp cận theo phân đoạn thị trường và tập trung có tiêu điểm. Đầu tư ứng dụng công nghệ cao cho hoạt động xúc tiến quảng bá: khai thác tối đa công nghệ thông tin, truyền thông và phối hợp tốt với các đối tác trong khu vực, trong nước và quốc tế trong xúc tiến quảng bá du lịch. Hoạt động xúc tiến quảng bá DLSTMV cần huy động các nguồn lực và tổ chức thực hiện theo cách liên kết giữa các tỉnh trong khu vực. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình chung
  • 32. 30 Việt Nam là một quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á (một khu vực hiện đang diễn ra những hoạt động du lịch sôi nổi). Với vị trí ranh giới tiếp giáp giữa 2 châu (châu Á và châu Úc) cùng 2 đại dương (Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương), khí hậu nhiệt đới gió mùa, những phong cảnh hữu tình: Đà Lạt, Sapa, Vịnh Hạ Long,… những giá trị nhân văn nổi tiếng như: phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn,… Chính vì vậy, Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế và giao lưu quốc tế thuận lợi để sớm hoà nhập với trào lưu phát triển du lịch của khu vực và thế giới, đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển mạnh mẽ ngành Du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất cả nước, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, với vùng biển rộng lớn, nhiều hòn đảo đẹp, với các khu rừng ngập mặn nguyên sinh, trái cây 4 mùa… lại nằm liền kề với TP.Hồ Chí Minh. Do vậy, đồng bằng sông Cửu Long nổi bật với xu thế du lịch sinh thái miệt vườn. Theo thống kê, năm 2011, vùng ĐBSCL đã đón trên 1,2 triệu lượt khách quốc tế và gần 5 triệu lượt khách nội địa. Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết, về du lịch ĐBSCL có điểm độc đáo và có sự khác biệt so với các vùng, miền của cả nước với cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng phì nhiêu và nhiều biển đảo, với cây trái 4 mùa như xoài Cao Lãnh, dừa, sầu riêng Bến Tre, bưởi Vĩnh long,… môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú với bãi bồi cồn cát xanh mát, không gian bao la thoáng đãng của thảm rừng ngập mặn ven biển trải dài các tỉnh: Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau,… Cùng những ngày lễ đặc trưng của vùng sông nước như: Cholthamthmay, Ok Om Bok, đua ghe Ngo, Nghinh Ông,… và những di tích lịch sử – văn hoá: Rạch Rầm – Xoài Mút, thành cổ Óc Eo, chùa Dơi, khu mộ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Định,… đã và đang là điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước, đây sẽ là động lực để vùng trở thành vùng du lịch.
  • 33. 31 Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất được mệnh danh là “Xứ sở dừa Việt Nam”, nơi đang được nhận ra thế mạnh và bắt đầu được chú ý khai thác tiềm năng du lịch sinh thái miệt vườn. Tuy nhiên, thực trạng chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là sự trùng lắp mô hình du lịch của các nơi trong vùng, sự giảm sút và ô nhiễm của nguồn tài nguyên du lịch và môi trường, cũng như nguy cơ mất dần phong cách Nam Bộ ở một vài nơi, cộng với sự đầu tư chưa thích đáng, đã làm cho việc khai thác thế mạnh du lịch ở ĐBSCL chưa đạt hiệu quả cao. Thực trạng du lịch ở Bến Tre chưa được đầu tư thích đáng, du lịch về đây còn phải kết hợp với các nơi khác, hầu như chưa có chương trình nào dài ngày về đây. Trong giai đoạn năm 2007 – 2014, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đã có tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch. Trên thế giới, vấn đề bất ổn về chính trị và an ninh đã xảy ra ở một số nước; giá cả tăng cao; dịch bệnh cúm A/H1N1 xảy ra trên diện rộng khiến nhiều nước cấm công dân đi du lịch nước ngoài; cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008; vấn đề biển đông hiện nay đã tác động rất lớn không chỉ đến các nền kinh tế mà còn liên quan trực tiếp đến ngành du lịch. Bên cạnh khó khăn thách thức trên, Bến Tre cũng chịu ảnh hưởng sự suy giảm chung của cả nước. Tuy nhiên, Bến Tre đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội với tốc độ nhanh và thông qua các sự kiện, lễ hội, thị xã được công nhận là thành phố; đặc biệt là khánh thành cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, phà Cổ Chiên, đầu tư nâng cấp hệ thống cầu đường thuộc quốc lộ 57, quốc lộ 60 và khai thông tuyến du lịch với tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long, từ thành phố Hồ Chí Minh thẳng đến Bến Tre mà không phải trung chuyển qua bờ sông Tiền phía Tiền Giang. Đồng thời, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tham gia hưởng ứng chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2007 – 2014; chương trình “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”, “Việt Nam – điểm đến của bạn”; chương trình “Ấn tượng Việt Nam”, liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong nước thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mãi thu hút du khách. 1.2.2. Tình hình phát triển DLSTMTcủa một số tỉnh lân cận
  • 34. 32 Sản phẩm du lịch đặc trưng của ĐBSCL nổi bật với xu thế du lịch sinh thái miệt vườn 1.2.2.1. Du lịch sinh thái miệt vườn Tiền Giang Tiền Giang nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, có 32km bờ biển, cách TP. Hồ Chí Minh 70km. Thiên nhiên và con người Tiền Giang mang đặc trưng của văn hóa sông nước Nam Bộ. Hệ thống giao thông thuận lợi cho du lịch sinh thái và văn hóa. Tiền Giang được thiên nhiên ưu đãi với 2 con sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ ở phía Bắc và sông Tiền ở phía Nam. Dọc các bờ sông là những vườn cây ăn trái bạt ngàn với hơn 67.000 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn mỗi năm.Tiền Giang đã biết tận dụng thế mạnh của mình để kết hợp với những tỉnh lân cận để khai thác hiệu quả những tiềm năng du lịch sinh thái. Gần thì có Tp Hồ Chí Minh, Bến Tre, Vĩnh Long...xa hơn có Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng và các tỉnh bán đảo Cà Mau.... Bên cạnh đó, tỉnh đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp tích cực giúp ngành du lịch tăng trưởng một cách bền vững. Du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang được xem là nơi phát triển mạnh nhất và là địa phương có lượng khách quốc tế đến tham quan nhiều nhất ở ĐBSCL. Từ cù lao Thới Sơn đến các tuyến du lịch dọc sông Tiền, chợ nổi Cái Bè… đều là những nơi hấp dẫn du khách. Trong thời gian tới, Tiền Giang vẫn tiếp tục phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn.Tạo điểm nhấn để không “đụng hàng” với các địa phương khác, từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn, thú vị trong lòng du khách. Cù lao Thới Sơn là điểm du lịch sinh thái miệt vườn nổi tiếng ở Tiền Giang và ĐBSCL. Đến Thới Sơn, ấn tượng đầu tiên dành cho bạn là những vườn cây ăn trái sum suê chạy ngút ngàn, khí hậu mát mẻ dễ chịu, nhiều dãy nhà thẳng tắp bày bán đủ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cây dừa; hàng thêu may, đan, rượu, bánh… những sản phẩm đặc thù của địa phương. Cạnh đó, những lò kẹo dừa hoạt động xuyên suốt.Phía trên là nhà dân được bố trí bàn, ghế, trái
  • 35. 33 cây, trà nước… chạy dài ra tận các khu vườn nhãn phục vụ khách du lịch nghỉ ngơi, tham quan. Năm 2008, khu du lịch sinh thái miệt vườn Thới Sơn vẫn là tâm điểm hút khách du lịch để từ đó lan tỏa đến các địa danh khác như Ngũ Hiệp (Cai Lậy) với vườn sầu riêng đặc sản; (Vĩnh Kim) Châu Thành với vùng trồng vú sữa lò rèn “có một không hai”; Cái Bè có chợ nổi, nhà cổ và các làng nghề... Hiện tỉnh đã khảo sát xong việc mở rộng thêm tour, tuyến tham quan vườn sầu riêng Ngũ Hiệp, vườn vú sữa Vĩnh Kim, nghỉ tại nhà dân ở Vĩnh Kim kết hợp tham quan chợ trái cây. Đặc biệt, khai thác lại dịch vụ được ưa chuộng là nghỉ đêm tại nhà dân “homestay”. Mặt khác, để có thể khai thác hiệu quả hơn các dịch vụ du lịch, ngành du lịch Tiền Giang cũng đang lập đề án thực hiện chương trình dịch vụ đạt tiêu chuẩn ở các lĩnh vực ẩm thực, vận chuyển, mua sắm, cải tạo tàu du lịch và đưa thương hiệu “hủ tiếu Mỹ Tho” vào khai thác, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư khai thác các tour tuyến mới. Ngoài ra, trong năm 2008 Sở Thương mại- Du lịch còn phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang triển khai dự án “Nâng cao năng lực du lịch nông nghiệp” do tổ chức Agriterra (Hà Lan) tài trợ để đưa vào khai thác tuyến, điểm du lịch vườn vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, làng hoa Tân Mỹ Chánh và Vàm Kỳ Hôn. Theo đại diện sở Văn hóa, thể thao & du lịch Tiền Giang thì du lịch sinh thái miệt vườn đã trở thành thế mạnh đặc thù của Tiền Giang, từ mô hình này đã thúc đẩy ngành du lịch tăng trưởng nhanh hơn, đồng thời là tỉnh có tỷ lệ khách quốc tế đến cao nhất ĐBSCL. 1.2.2.2. Du lịch sinh thái miệt vườn Vĩnh Long Vĩnh Long có vị trí trung tâm của khu vực ĐBSCL, nằm trên tuyến du lịch sông nước từ TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền Tây. Vì vậy du lịch Vĩnh Long nói riêng và ĐBSCL nói chung cần có sự liên kết và hợp tác để tạo ra được sản phẩm đặc trưng riêng của từng địa phương, tránh sự trùng lặp.
  • 36. 34 Theo Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), không gian du lịch vùng ĐBSCL được chia thành bốn cụm để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. Trong đó, Cụm trung tâm, bao gồm Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang và Hậu Giang, sản phẩm nổi trội là tham quan sông nước, du lịch lễ hội, du lịch MICE (Meeting Incentive Conference Event - du lịch kết hợp hội họp, khen thưởng, sự kiện, triển lãm). Cụm bán đảo Cà Mau có Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng, tham quan điểm cực Nam Tổ quốc và du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn, du lịch văn hóa gắn với các lễ hội được xem là sản phẩm chính. Cụm duyên hải phía đông: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, lấy du lịch sông nước miệt vườn, tham quan làng nghề và di tích lịch sử làm chủ đạo. Cụm Đồng Tháp Mười có Long An và Đồng Tháp, chọn du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng ngập nước làm mục tiêu phát triển. Theo ông Phạm Văn Hưởng, quyền Giám đốc Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, du lịch văn hóa sinh thái miệt vườn của tỉnh đã có thương hiệu và nguồn khách ổn định. Đặc biệt, tuyến du lịch sông Tiền (4 xã cù lao huyện Long Hồ) đã hình thành tuyến du lịch truyền thống cho khách quốc tế và nội địa. Tuy nhiên, 80% đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn vẫn còn tính chất hộ gia đình, tính liên kết giữa các doanh nghiệp chưa cao, dịch vụ trong các cơ sở lưu trú còn đơn điệu, thiếu sản phẩm hỗ trợ để làm phong phú sản phẩm du lịch của địa phương. Năm 2013, ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long tập trung phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa với mục tiêu thu hút 950.000 lượt khách du lịch. Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Long tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch tại 4 xã cù lao huyện Long Hồ. Cùng với phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại tuyến sông Tiền, tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với UBND huyện Trà Ôn hoàn chỉnh đề án nâng cấp lễ hội Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn tại xã Thiện Mỹ lên cấp tỉnh để làm điểm nhấn phát triển tuyến du lịch sông Hậu.
  • 37. 35 Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị ngày 27/03/2013, tìm giải pháp phát triển du lịch mới mang tính đặc trưng, góp phần kéo dài thời gian lưu trú và nâng cao giá trị sản phẩm du lịch với tiêu chí “Tìm giải pháp liên kết khai thác phát huy du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn”. Các đại biểu cho rằng: Để du lịch phát triển, phát huy hết tiềm năng, lợi thế, ngoài sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, cần có sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các nhà làm du lịch trong tỉnh nói riêng và ĐBSCL nói chung. Qua đó, tạo sản phẩm du lịch có chất lượng cao, xây dựng được thương hiệu uy tín, đội ngũ làm du lịch ngày càng chuyên nghiệp hơn. 1.1.2.3. Du lịch sinh thái miệt vườn Trà Vinh Du lịch Trà Vinh cũng có những nét tương đồng và cũng có những lợi thế riêng để cùng liên kết phát triển phát triển du lịch. Với vị trị trí tiếp giáp biển Đông tỉnh Trà Vinh có 65 km bờ biển trải dài hình thành nên vùng đất châu thổ lâu đời, bên cạnh vùng đất trẻ mới bồi và mạng lưới sông ngồi chằng chịt mang nặng phù sa bồi đắp cho những vườn cây ăn trái. Với hệ thống cù lao: Long Trị, Long Hòa, Hòa Minh, Tân Quy đã hình thành các vườn cây ăn trái đặc sản như: măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, dừa sáp,....Bên cạnh đó, Trà Vinh còn có các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật độc đáo và các lễ hội truyền thống chủ yếu của 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Nét đặc trưng và là điểm nhấn của ngành du lịch Trà Vinh hiện nay là du lịch về với thiên nhiên, sông nước miệt vườn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương với rất nhiều ngôi chùa Khmer cổ kính trải khắp các huyện thành phố cùng với các lễ hội truyền thống với những nét đặc trưng riêng biệt thu hút đông đảo khách du lịch như: Lễ hội Nghinh Ông của người Kinh, Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer, Vu Lan Thắng Hội của người Hoa. Trà Vinh là tỉnh trong khu vực có khí hậu tốt, ít bị bảo lũ, với những tán cây rợp bóng, xanh tươi, thị xã Trà Vinh được mệnh danh là đô thị xanh của khu vực. Cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt và rộng khắp đưa du khách về với du lịch sông nước về với thiên nhiên, vườn cây ăn trái đặc trưng của khu vực
  • 38. 36 ĐBSCL với những điểm du lịch nổi tiếng như: Cù lao Long Trị, Long Hòa, Tân Qui, cồn Nghêu, Rừng ngập mặn với các loại trái cây đa dạng, các loại thủy hải sản phong phú, có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản mang tính đặc sắc của vùng. Đây cũng chính là những lợi thế của tỉnh Trà Vinh để liên kết phát triển du lịch, tiến tới xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch có thương hiệu của đồng bằng sông Cửu Long [32]. Bốn địa phương gồm Bến Tre, Tiền Giang,Vĩnh Long và Trà Vinh có cùng bản sắc văn hóa đồng bằng Nam bộ, cùng chia sẻ một lịch sử chung, có cùng cội nguồn, đời sống sinh hoạt cũng có nét tương đồng, giống nhau về sông nước miệt vườn có tiềm năng du lịch đa dạng, nhưng có nhiều sản phẩm đặc thù khác nhau đem lại cho du khách một điểm đến hấp dẫn đặc biệt là du lịch sinh thái sông nước miệt vườn [37]. 1.2.3. Bài học kinh nghiệm 1.2.3.1. Du lịch sinh thái miệt vườn Tiền Giang Du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang vẫn tiếp tục được phát triển với điểm nhấn là “không đụng hàng” với các địa phương có loại hình du lịch cùng loại khác. Thế nên, tỉnh Tiền Giang hướng tới nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và thú vị trong lòng du khách. Tiền Giang, đã có nhiều chương trình du lịch “không đụng hàng” để du khách lựa chọn như: tham quan vườn vú sữa lò rèn Vĩnh Kim (Châu Thành), vườn thanh long (Chợ Gạo), vườn xoài cát Hòa Lộc (Cái Bè), vườn sầu riêng Ngũ Hiệp (Cai Lậy), du lịch sinh thái biển ở Tân Thành (Gò Công Đông). Mặt khác, để có thể khai thác hiệu quả hơn các dịch vụ du lịch, ngành du lịch Tiền Giang cũng đang lập đề án thực hiện chương trình dịch vụ đạt tiêu chuẩn ở các lĩnh vực ẩm thực, vận chuyển, mua sắm, cải tạo tàu du lịch và đưa thương hiệu “hủ tiếu Mỹ Tho” vào khai thác, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư khai thác các tour tuyến mới.
  • 39. 37 1.2.3.2. Du lịch sinh thái miệt vườn Vĩnh Long Du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Vĩnh Long lại nhấn đến việc phát triển cần có sự liên kết và hợp tác với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL để tạo ra được sản phẩm đặc trưng riêng của từng địa phương, tránh sự trùng lặp. Hội nghị ngày 27/03/2013 Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Long đã khẳng định: Để du lịch phát triển, phát huy hết tiềm năng, lợi thế, ngoài sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, cần có sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các nhà làm du lịch trong tỉnh nói riêng và ĐBSCL nói chung. Theo Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), không gian du lịch vùng ĐBSCL được chia thành bốn cụm để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. Trong đó, cụm duyên hải phía đông: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, lấy du lịch sông nước miệt vườn, tham quan làng nghề và di tích lịch sử làm chủ đạo.Cụm trung tâm gồm Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang và Hậu Giang, sản phẩm nổi trội là tham quan sông nước, du lịch lễ hội, du lịch MICE kết hợp hội họp, khen thưởng, sự kiện, triển lãm. Cụm bán đảo Cà Mau có Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng, tham quan điểm cực Nam Tổ quốc và du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn, du lịch văn hóa gắn với các lễ hội được xem là sản phẩm chính. Cụm Đồng Tháp Mười có Long An và Đồng Tháp, chọn du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng ngập nước làm mục tiêu phát triển. Theo nhận định của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, thì du lịch sinh thái miệt vườn của tỉnh đã có thương hiệu và nguồn khách ổn định. Tuy nhiên, 80% đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn vẫn còn tính chất hộ gia đình, tính liên kết giữa các doanh nghiệp chưa cao, dịch vụ trong các cơ sở lưu trú còn đơn điệu, thiếu sản phẩm hỗ trợ để làm phong phú sản phẩm du lịch của địa phương. 1.2.3.3. Du lịch sinh thái miệt vườn Trà Vinh Nét đặc trưng và là điểm nhấn của ngành du lịch Trà Vinh hiện nay là du lịch về với thiên nhiên, sông nước miệt vườn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương với rất nhiều ngôi chùa Khmer cổ kính trải khắp các huyện thành phố cùng với các lễ hội truyền thống với những nét đặc trưng riêng biệt thu hút
  • 40. 38 đông đảo khách du lịch như: Lễ hội Nghinh Ông của người Kinh, Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer, Vu Lan Thắng Hội của người Hoa. Theo Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh thì Trà Vinh là một trong những tỉnh có tiềm năng phong phú về du lịch sinh thái miệt vườn mang đậm bản săc văn hóa dân tộc của địa phương. Cây xanh, sông nước, vườn cây ăn trái..., với những di tích lịch sử, văn hóa và chùa chiền, danh lam thắng cảnh đã tạo cho Trà Vinh một nét riêng biệt trong nét đặc trưng chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tiểu kết chƣơng 1 Chương 1 đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái miệt vườn: khái niệm về du lịch sinh thái, khái niệm về du lịch nông thôn, quan điểm về miệt vườn và du lịch sinh thái miệt vườn, nội dung và đặc điểm tài nguyên và của du lịch sinh thái miệt vườn, các điều kiện hình thành và phát triển du lịch sinh thái miệt vườn. Ngoài ra, Chương 1 cũng đã trình bày cơ sở thực tiễn về du lịch sinh thái miệt vườn và một số tỉnh lân cận. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái miệt vườn là cơ sở quan trọng cho việc phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển của du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre được trình bày ở Chương 2.
  • 41. 39 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƢỜN Ở BẾN TRE 2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Bến Tre 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Hình 2.1: Bản đồ vị trí tỉnh Bến Tre Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long có dạng đặc biệt, được hợp thành bởi 3 cù lao lớn: cù lao Bảo, cù lao Minh, cù lao An Hóa được phù sa của 4 nhánh sông: Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên, Tiền Giang bồi tụ phù sa màu mỡ, cây trái sum suê. Tọa độ địa lý: - Điểm cực bắc nằm trên vĩ độ 100 20VB - Điểm cực nam nằm trên vĩ độ 90 48VB - Điểm cực đông nằm trên vĩ độ 1069 48 KĐ - Điểm cực tây nằm trên vĩ độ 1050 57KĐ Phía bắc, Bến Tre giáp tỉnh Tiền Giang với ranh giới chung là sông Tiền, phía tây và nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh bằng ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 65 km. Tỉnh
  • 42. 40 Bến Tre nằm cách trung tâm phân phối khách du lịch TP. Hồ Chí Minh khoảng 85 km (qua Long An, Tiền Giang). Nói chung, khoảng cách này cũng tương đối gần và nhờ hệ thống giao thông vận tải khá tốt, đặc biệt là đường thủy nên cũng đảm bảo khả năng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Bến Tre. 2.1.1.2. Khí hậu Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mang tính chất cận xích đạo nên đặc trưng cơ bản của khí hậu ở Bến Tre là nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, trái lại mưa có sự phân hoá rõ rệt. Tổng số giờ nắng là 2.018 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trên năm là 160 Kcl/cm2 , nhiệt độ trung bình 260 C - 270 C, độ ẩm trung bình trong năm đạt 83%, lượng mưa trung bình cả năm là 1.317 mm. Bến Tre còn là tỉnh có mưa nhiều, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Do tác động của hoàn lưu gió mùa, chế độ mưa ở đây có sự phân hóa rõ rệt: mùa mưa tương ứng với gió mùa Tây Nam, mùa khô tương ứng với gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm hơn 90% cả năm. Riêng lượng mưa trong 4 tháng (từ tháng 7 – tháng 10) chiếm hơn 60% và lượng mưa 3 tháng (tháng 8 – tháng 10) chiếm hơn 50% lượng mưa cả năm. Trong mùa mưa hầu như ngày nào cũng có mưa, thường mưa thành từng trận kéo dài khoảng 15 phút đến 1 giờ hoặc 2 giờ. Mưa rào lớn, nhiều nước, tạnh mưa trời lại nắng, có gió mát rất dễ chịu. Vì vậy, trong mùa mưa các hoạt động du lịch vẫn hoạt động bình thường. Mùa khô ở Bến Tre kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trời nắng nhưng không oi bức, lượng bức xạ dồi dào, trời quang, do đó đây là thời điểm hoạt động du lịch ở Bến Tre phát triển. Như vậy, các hoạt động du lịch miệt vườn có thể diễn ra liên tục trong năm. 2.1.1.3. Địa hình Bến Tre có địa hình bằng phẳng, những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc, rất thuận tiện cho giao thông vận tải cũng như thủy lợi [3, tr.95]. Ngược về quá khứ trên 2000 năm trước, khi biển bắt đầu lùi dần và toàn bộ đồng bằng tiến nhanh ra khơi, thì trên mỗi chặng đường rút lui của biển, những dãy giồng cát bắt đầu hình thành. Riêng tại Bến
  • 43. 41 Tre có gần 20 giồng cát chạy song song từ trong ra ngoài, đánh dấu những chặng đường lấn biển của vùng cửa sông. Những tên gọi cù lao Minh, cù lao Bảo ngày xưa của Bến Tre minh chứng rằng trước đây Bến Tre vốn là những cù lao hình thành riêng lẻ do sự lắng đọng phù sa của dòng Tiền Giang, dần dần những nhánh sông chia cắt các cù lao cũng bị tắc nghẽn bởi lượng phù sa ngày càng lớn, từ đó các cù lao được nối lại tạo thành Bến Tre ngày nay. Địa hình Bến Tre ngày nay tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 1,5 m – 2 m, có xu hướng thấp dần từ tây sang đông và nghiêng dần ra biển, có nhiều giồng cát hình vòng cung quay lưng ra biển là kết quả của quá trình lấn biển. Vùng đất cao hơn cả chạy dài từ huyện Chợ Lách đến Châu Thành nằm về phía bắc và tây bắc của TP Bến Tre, đây là khu vực cầu sông cổ bị lũ hàng năm đem phù sa mịn phủ lấp lên, độ cao tuyệt đối có nơi đạt trên 5 m, đa số từ 3 m – 3,5 m. Còn phần đất cao nằm theo bờ biển gọi là “giồng” có độ cao tuyệt đối từ 2,5 m – 5 m, đa số địa danh cao đều mang theo từ “giồng” phía trước như: Giồng Trôm, Giồng Quýt, Giồng Quéo,… Chính sự xen kẽ giữa các giồng tạo cho địa hình Bến Tre nét đặc trưng riêng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng về phong cảnh ở các vùng nông thôn. 2.1.1.4. Thủy văn Hệ thống sông, rạch trong tỉnh là điều kiện thuận lợi cho Bến Tre phát triển mạng lưới giao thông đường thủy, thủy lợi và du lịch. Mật độ sông ngòi dày đặc này đã khiến cho Bến Tre có nguồn nước rất dồi dào. + Hệ thống sông, rạch: Do vị trí ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông nên Bến Tre có một mạng lưới sông rạch chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó sông Cổ Chiên 82 km, Ba lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km và sông Tiền 83 km. Bên cạnh các sông lớn còn có một mạng lưới các sông nhỏ, kênh, rạch từ các sông lớn dẫn nước đến tận vùng sâu, vùng xa. Mật độ sông ngòi khoảng 2,7 km/km2 , là một trong những tỉnh có mật độ sông ngòi lớn nhất Việt Nam.
  • 44. 42 Những con sông ở Bến Tre không những tiếp nhận nguồn nước ngọt từ sông Tiền, từ Biển Hồ (Campuchia) đổ về, mà hàng ngày, hàng giờ tiếp nhận nguồn nước biển do thủy triều đẩy vào. Sự truyền triều đưa nước mặn vào nội địa, khiến cho vùng cửa sông thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô, những ngày lũ lớn, nếu gặp kỳ triều cường nước dâng cao sẽ gây ngập lụt,… Chính sự truyền triều vào trong đó khiến cho nguồn thuỷ sinh vật vùng cửa sông thêm phong phú. Trên các dòng sông, rạch còn có vô số các loài thuỷ sản nước ngọt như: tôm càng xanh, cá bống, chẻm, bông lau, đối,… Ven các sông lớn là những bè cá: diêu hồng, ba sa,… năm 2004 sản lượng thuỷ sản nước ngọt đạt khoảng 4 nghìn tấn, đây là nguồn cung cấp thực phẩm rất quan trọng cho người dân nơi đây nói chung và khách du lịch nói riêng. Dòng thuỷ triều ở đây mặn, sâu không quá 30 km từ cửa sông nên những vùng như Chợ Lách, Châu Thành,… đã hình thành nên các vườn cây ăn quả nổi tiếng, những vườn ươm cây giống rất đặc sắc: sầu riêng (1.720 ha), măng cụt (1.996 ha), chôm chôm (1.800 ha), bưởi (2.406 ha), người dân nơi đây không những đã tận dụng nguồn nước ngọt để sinh hoạt, mà còn sử dụng nước ngọt tưới tiêu những vườn cây bạt ngàn trĩu quả, phát triển trên đất phù sa màu mỡ. + Bên cạnh nguồn nước ngọt dồi dào, thì Bến Tre với trên 65 km bờ biển thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể… Ngoài ra, Bến Tre là tỉnh có nguồn nước ngầm dồi dào bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long. Ở phía nam huyện Châu Thành, nước ngầm có độ sâu khoảng 100 m – 150 m. Ven sông Cổ Chiên, Ba Lai cũng có nguồn nước ngầm đáng kể. Ở TP Bến Tre và huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày đã khai thác nguồn nước này để phục vụ cho sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất, trong đó có du lịch [31, tr.162]. 2.1.1.5. Sinh vật Bến Tre nằm ở giữa sông và biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên mang đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Với những
  • 45. 43 biến động mang tính chất nhịp điệu mùa, phân hóa theo không gian thành 3 vùng sinh thái mặn, ngọt, lợ nên cả thảm thực vật, hệ động vật trên cạn và thủy sinh có điều kiện phát triển mạnh. * Thảm thực vật: Tất cả những hoạt động liên tục của con người qua hàng trăm năm nay đã làm thay đổi thảm thực vật của con người một cách sâu đậm. Thay vào đó là những cảnh quan nhân tạo, mà một số vết tích của các khu rừng khi xưa vẫn chưa xóa sạch. Ngày nay, thảm thực vật tự nhiên còn lại dấu vết của các quần thể thực vật sau: - Quần thể thực vật trên các bãi lầy ven biển: rừng đước ở Thạnh Phú, Bình Đại, các rừng chồi mắm, lưỡi đồng, chà là và trảng cây bụi,…Đặc biệt là dừa nước có trên hầu hết các địa bàn trong tỉnh, nhưng nhiều nhất là ở đê Đông huyện Bình Đại. - Quần thể thực vật trên các giồng cát: Các giồng nằm ven biển có các loại cỏ chông, rau muống biển, cỏ gấu biển,… Một vài vùng có các dải phi lao nhằm cố định, hạn chế cát di chuyển vào nội địa. - Quần thể thực vật ven sông, rạch: Dựa theo vùng sinh thái, có thể chia thành các vùng như sau: + Vùng mặn: Gồm các loại như: mắm trắng, cỏ san sát, lác nước, cỏ lông tượng, cỏ lông công biển, lứt, rau sam biển, ngọc nữ không gai, chùm lé, bần chua, dừa nước, vẹt,… + Vùng lợ: Có các loại như: mướp xác, bình bát, dứa gai, trâm gối, trâm sẻ. Các loài dây leo như: mây nước, bòng bong, dây vác, dây mủ, dây cương,… + Vùng ngọt: Có các loài thân gỗ như: cà na, gáo, trâm bầu, bằng lăng nước, xen lẫn một số loại cỏ và bụi như: lau sậy, chuối nước, lục bình, lúa ma,… Bên cạnh đó, những vườn cây ăn quả: bưởi, chôm chôm, sầu riêng,… [36]. * Động vật: