SlideShare a Scribd company logo
1 of 139
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
--------------------
NGUYỄN QUANG THỌ
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BẢO VIỆT – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
--------------------
NGUYỄN QUANG THỌ
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BẢO VIỆT – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ XUÂN VINH
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn “Cải thiện công tác thẩm định cho vay tại
Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” là đề tài
nghiên cứu của cá nhân tôi.
Những nội dung trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Các tài liệu,
số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn trích dẫn rõ ràng, đầy đủ.
TP.Hồ Chí Minh, Ngày 16 tháng 12 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Quang Thọ
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
SUMMARY
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu......................................................... 1
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................ 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
5.1. Dữ liệu nghiên cứu........................................................................... 3
5.2. Phân tích dữ liệu nghiên cứu............................................................ 3
5.3. Phân tích mẫu khảo sát – SPSS........................................................ 4
6. Nhận diện vấn đề......................................................................................... 5
6.1. Những dấu hiệu cảnh báo................................................................. 5
6.2. Biểu hiện vấn đề............................................................................... 6
6.3. Xác định vấn đề ............................................................................... 6
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 7
7.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................. 7
7.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................. 7
8. Cấu trúc của đề tài....................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH CHO VAY NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................................................... 9
1.1 Tín dụng Ngân hàng thương mại..................................................................... 9
1.1.1 Khái niệm.................................................................................................... 9
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng............................................................... 9
1.2 Công tác thẩm định tín dụng tại các Ngân hàng thương mại ........................ 11
1.2.1 Khái niệm thẩm định tín dụng................................................................... 11
1.2.2 Mục đích, yêu cầu và cơ sở của thẩm định tín dụng................................. 12
1.2.3 Quy trình thẩm định tín dụng.................................................................... 14
1.2.4 Nội dung thẩm định tín dụng .................................................................... 15
1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng.................................................... 25
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về thẩm định cho vay, quản trị rủi ro cho vay tại các Ngân
hàng thương mại và bài học kinh nghiệm ...................................................... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH................................................................................................................... 31
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bảo Việt - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh................................................................................................................ 31
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bào Việt................................................ 31
2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bào Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh.......................................................................................................... 32
2.1.3 Cơ cấu tổ chức........................................................................................... 33
2.2 Thực trạng rủi ro cho vay của BaoViet Bank Hồ Chí Minh ......................... 34
2.3 Phân tích thực trạng công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh
........................................................................................................................ 47
2.3.1 Quy trình cho vay của Baoviet Bank Hồ Chí Minh.................................. 47
2.3.2 Thực trạng công cụ phân tích, đo lường rủi ro cho vay tại BaoViet Bank Hồ
Chí Minh ................................................................................................... 49
2.3.3 Thực trạng thực hiện các nội dung thẩm định cho vay nghiên cứu trường hợp
Công ty TNHH TV – XD TH Văn Minh.................................................. 50
2.4 Đánh giá về thực trạng công tác thẩm định cho vay ..................................... 52
2.4.1 Những mặt đã đạt được............................................................................. 52
2.4.2 Những mặt còn hạn chế............................................................................. 54
2.4.3 Lý do của hạn chế ..................................................................................... 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH................................................................................................................... 59
3.1 Định hướng chiến lược và công tác thẩm định cho vay của BaoViet Bank Hồ
Chí Minh......................................................................................................... 59
3.1.1 Đối với Ngân hàng TMCP Bảo Việt......................................................... 59
3.1.2 Đối với Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 59
3.2 Giải pháp cải thiện công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh
........................................................................................................................ 60
3.2.1 Giải pháp về quy trình nghiệp vụ.............................................................. 60
3.2.2 Giải pháp về nhân sự, tuyển dụng............................................................. 61
3.2.3 Giải pháp về quản lý, điều hành................................................................ 64
3.2.4 Giải pháp về giám sát, phòng ngừa........................................................... 66
3.2.5 Giải pháp về khen thưởng chế tài ............................................................. 68
3.2.6 Giải pháp về đầu tư công nghệ và cơ sở vật chất phù hợp ....................... 68
3.2.7 Công tác định giá tài sản đảm bảo ............................................................ 70
3.3 Một số đề xuất kiến nghị ............................................................................... 72
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước ........................................................ 72
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Bảo Việt............................................... 73
KẾT LUẬN......................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. CBTD : Cán bộ tín dụng
2. CBNV : Cán bộ nhân viên
3. CIC : Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN
4. DN : Doanh nghiệp
5. ĐVKD : Đơn vị kinh doanh
6. KHCN : Khách hàng cá nhân
7. KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
8. NHNN : Ngân hàng Nhà nước
9. NHTM : Ngân hàng thương mại
10.NQH : Nợ quá hạn
11.TMCP : Thương mại cổ phần
12.TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
13.TCTD : Tổ chức tín dụng
14.RRTD : Rủi ro tín dụng
15.QTRR: : Quản trị rủi ro
TÓM TẮT
Chất lượng cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh tồn tại những bất cập dẫn
đến tỷ lệ nợ quá hạn khá cao và tiềm ẩn những rủi ro cho vay. Do vậy, tác giả đã
chọn đề tài: “Cải thiện công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo
Việt – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn cao học nhằm
làm rõ thực trạng và đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng thẩm định cho vay tại
Chi nhánh.
Đề tài nghiên cứu thực trạng thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác thẩm định cho vay cho Chi
nhánh. Sự thiếu hụt về huấn luyện CBNV, chính sách kinh doanh, phúc lợi và
thưởng phạt chưa phù hợp dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng mạnh, tiềm ẩn rủi ro
cho vay cao.
Luận văn phân tích các dữ liệu tài chính, phi tài chính của Baoviet Bank Hồ Chí
MInh giai đoạn 2016 – 2018. Các phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp,
so sánh được sử dụng để trích xuất các kết quả nghiên cứu.
Luận văn đã hệ thống hóa lý thuyết về thẩm định tín dụng và đánh giá được thực
trạng thẩm định cho vay tại Baoviet Bank Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các giải
pháp có tính ứng dụng nhằm cải thiện công tác thẩm định cho vay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thực tiễn cho BaoViet Bank Hồ Chí
Minh về quản trị thẩm định cho vay và có thể áp dụng cho một số ngân hàng tại
Việt Nam có biểu hiện giống như thực trạng của BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
Từ khóa: “Thẩm định cho vay”.
SUMMARY
Loan quality at BaoViet Bank Ho Chi Minh has some prolems, leading to
relatively high overdue debt ratios and potential loan risks. Therefore, the author
has chosen the topic: "Improving loan appraisal at Bao Viet Commercial Joint Stock
Bank - Ho Chi Minh City Branch" as a master thesis in order to clarify the current
situation and provide advanced solutions.
A project researched on the status of credit appraisal at BaoViet Bank Ho
Chi Minh. From that point, suggesting solutions to improve an efficiency of loan
evaluation for the Branch. The lack of staff training; inappropriate business policies,
benefits and penalties lead to a sharp increase in overdue debts, potentially high
loan risks.
The dissertation analyzes financial and non-financial data of Baoviet Bank
Ho Chi Minh during the period of 2016 - 2018, using descriptive statistics,
intergrated analysis and comparative methods to show the results.
The thesis has codified the theory of credit appraisal and assessed the status
of credit appraisal at Baoviet Bank Ho Chi Minh. Since then, proposing applicable
solutions to improve loan appraisal efficiency.
The results of this thesis have practical implications for BaoViet Bank Ho
Chi Minh on loan appraisal management and can be applied to some banks in
Vietnam with expressions similar to the situation of BaoViet Bank Ho Chi Minh.
Keywords: "Loan appraisal".
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động cho vay là mảng kinh doanh quan trọng mang lại thu nhập chủ
yếu cho Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này cũng hàm
chứa nhiều rủi ro, do đó chi phối mạnh mẽ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Hiện nay chất lượng cho vay ở nước ta đang ở mức khá thấp, tỷ lệ nợ xấu trong toàn
ngành ngân hàng khá cao. Có nhiều lý do đưa đến nợ xấu tăng cao trong đó có lý do
căn cơ từ chất lượng thẩm định cho vay tại các Ngân hàng. Trước yêu cầu đảm bảo
an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, vấn đề cải thiện công tác thẩm
định cho vay để tăng cường quản lý rủi ro tín dụng trở nên hết sức cần thiết.
Công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh còn tồn tại những bất cập như tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao
và tiềm ẩn những rủi ro tín dụng phát sinh. Báo cáo hoạt động cho vay cho thấy có
một số tồn tại trong công tác thẩm định như: Chất lượng Nhân viên tín dụng; Chất
lượng thông tin chưa tốt; Công tác kiểm tra, kiểm soát còn chậm trễ... Vì vậy, cần
phải làm rõ thực trạng rủi ro và hoạt động thẩm định cho vay tại chi nhánh, cũng
như vai trò tác động của những vấn đề nổi cộm đã được đề cập ảnh hưởng đến hoạt
động cho vay và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng để nâng cao chất lượng cho vay
và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Từ những nội dung cấp thiết này, tác giả
quyết định chọn đề tài: “Cải thiện công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng
TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn cao
học bản thân và nhằm giải đáp các vấn đề trên. Từ đó có thể hoàn thiện các biện
pháp cải thiện công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi
nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu:
Trần Trung Tường (2011). Quản trị tín dụng của các Ngân hàng thương mại
cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại
2
học Ngân hàng TPHCM. Luận án nghiên cứu những mối liên hệ của quản trị tín
dụng với hoạt động ngân hàng; xem xét quản trị tín dụng với hoạt động chủ yếu là
cho vay… nhận định quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần ở TP.HCM. Những
nghiên cứu về sự tác động có tính hệ thống đối với quản trị tín dụng trong hoạt động
ngân hàng, đánh giá năng lực quản trị tín dụng thông qua các chính sách chủ yếu
như quản trị vốn, nguồn vốn; cho vay (trong giới hạn chỉ tập trung nghiên cứu loại
hình cho vay), phân cấp phán quyết tín dụng, chính sách bảo đảm khoản vay…
Nghiên cứu phản ánh thực trạng quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần trên địa
bàn TP.HCM.
Tống Thị Như Hoa (2015). Quản Trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh
Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Hội. Đề tài nghiên cứu các nguyên nhân, thực trạng
quản trị rủi ro tín dụng, đánh giá những điều kiện thực hiện Basel trong quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng BIDV nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản
trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng này.
Nguyễn Phúc Cảnh và Vũ Xuân Hùng (2014). Ứng dụng mô hình Z-Score
vào quản lý rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát
triển & Hội nhập – Trường Đại Học Kinh Tế Tài Chính, 15 (25), 46 – 50. Nghiên
cứu về khả năng ứng dụng của mô hình Z-Score tại các Ngân hàng thương mại
Việt Nam nhưng chủ yếu xem xét về lý thuyết và có thực kiểm định trên Công ty
cổ phần Bánh kẹo Bibica dựa theo số liệu báo cáo năm 2011 làm ví dụ. Kết quả
kết luận chỉ số Z-Score có khả năng áp dụng và dự báo tốt khả năng vỡ nợ của các
doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp nhận biết sớm khả năng vỡ nợ.
Nguyễn Đăng Tùng và Bùi Thị Len (2015). Đánh giá nguy cơ phá sản của
các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Bằng chỉ số Altman
Z score. Tạp chí Khoa học và Phát triển, (5), 833 – 839. Nghiên cứu thống kê, mô
tả, đánh giá sức khỏe tài chính của những ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán
Việt Nam thông qua mức phát triển tài sản, phát triển tín dụng, số liệu lợi nhuận sau
3
thuế và nợ xấu - những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động trong tương lai
của các ngân hàng. Mô hình Altman Z’’ được dùng để đánh giá nguy cơ phá sản
của hệ thống NHTM Việt Nam thông qua hệ thống báo cáo tài chính của 39 NHTM
trong giai đoạn từ 2008 - 2013. Chỉ số Z’’ bình quân các nhóm NHTM nằm trong
giới hạn an toàn.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thẩm định cho vay và hiện trạng rủi ro
cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp cải thiện công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ
Chí Minh.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu các dữ liệu về hoạt động kinh
doanh, hoạt động cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh thời gian từ 2016 đến
2018.
5 Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu là các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính được tại BaoViet Bank Hồ Chí
Minh công bố trong các báo cáo nội bộ, báo cáo kế toán (BCKT), báo cáo hoạt
động kinh doanh được kiểm toán. Dữ liệu được trích xuất cho giai đoạn 2016 - 2018
theo năm.
5.2 Phân tích dữ liệu nghiên cứu:
4
Trong đề tài này với sự hạn chế dữ liệu trong quy mô nội tại Ngân hàng, khó
khăn để xây dựng dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu đủ lớn để thiết lập mô hình hồi
quy nghiên cứu. Vì vậy, phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh được
sử dụng để trích xuất các kết quả nghiên cứu.
Phương pháp thống kê:
Phương pháp thống kê được tác giả sử dụng phổ biến trong chương 2. Các số
liệu thống kê về kết quả kinh doanh, cho vay, nguồn vốn, nợ quá hạn, nợ xấu, trích
lập dự phòng rủi ro tín dụng của BaoViet Bank Hồ Chí Minh qua các năm đã được
thống kê nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung thẩm
định tín dụng tại Ngân hàng.
Phương pháp phân tích - tổng hợp:
Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng chủ yếu ở chương 2. Từ các
dữ liệu được thu thập, tác giả phân tích các nội dung thẩm định cho vay tại Ngân
hàng, để từ đó tổng hợp lại nhằm đề xuất những giải pháp nhằm đáp ứng với thực
tế.
Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh được sử dụng ở chương 2 để phân tích, so sánh số liệu từ
biểu đồ, bảng số liệu qua các năm của BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
5.3 Phân tích dữ liệu khảo sát – SPSS (chi tiết phân tích xem tại phụ lục):
Cơ sở thông tin khảo sát:
Mục đích: Nhằm nắm bắt rõ những nội dung hạn chế trong khâu thẩm định cho
vay như việc hiểu rõ quy trình cho vay, hiểu rõ chính sách cho vay, đào tạo nghiệp
vụ thẩm định, am hiểu khách hàng vay vốn, công việc đúng chuyên ngành đào tạo,
chính sách đãi ngộ… theo hiện trạng đặc thù của BaoViet Bank Hồ Chí Minh đang
có vấn đề yếu nhất về nhân sự thẩm định cho vay. Từ đó tác giả có thể đưa ra những
giải pháp phù hợp thực tế để cải thiện công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank
Hồ Chí Minh.
5
Nội dung khảo sát: tìm hiểu về mức độ hiếu rõ quy trình cho vay của CBNV,
chính sách cho vay, đào tạo nghiệp vụ thẩm định, am hiếu ngành nghề kinh doanh
của khách hàng, nợ quá hạn, công việc đúng chuyên ngành, mức độ hài lòng công
việc, môi trường làm việc, áp lực KPIs…
Đối tượng: Ban Giám đốc, Phòng KHCN, Phòng KHDN, Bộ phận tác nghiệp tín
dụng tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh và BaoViet Bank Chi nhánh Sài Gòn. Đây là
những nhân sự trực tiếp tham gia vào các giai đoạn cho vay tại chi nhánh.
Số lượng mẫu: 102 mẫu.
Phương thức khảo sát: trả lời theo bảng câu hỏi (đính kèm theo phụ lục).
Kết quả được rút ra từ khảo sát:
Cơ cấu giới tính, độ tuổi nhân viên ở mức tương đối phù hợp với tình hình chung
của thị trường ngân hàng. Tỷ lệ gắn bó làm việc tại BaoViet Bank của các đối tượng
khảo sát không quá cao, tỷ lệ nhân sự gắn bó trên 5 năm không nhiều.
Tỷ lệ nhân viên yêu thích công việc và được thực hiện công việc đúng chuyên
nghành không cao (53%).
Chế độ phúc lợi chưa đáp ứng nguyện vọng nhân viên (25% hài lòng).
Việc đào tạo chưa đầy đủ.
Tỷ lệ nhân viên có áp lực trong viện thực hiện KPI khá cao 65%(chưa phù hợp),
nguyên nhân áp lực: chưa được trang bị rõ về quy trình, quy định, luôn bị khiển
trách khi không hoàn thành KPIs…
6 Nhận diện vấn đề:
6.1 Những dấu hiệu cảnh báo:
Tốc độ phát triển cho vay cao qua các năm (55%), nhưng tỷ lệ nợ quá hạn
cũng tăng từ 14% năm 2017 lên 20% năm 2018, đặc biệt là nợ xấu cũng tăng mạnh
từ 3% lên 6% trong năm 2018. Lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra nhưng tiềm ẩn nguy
cơ về nợ quá hạn rất lớn, BaoViet Bank Hồ Chí Minh đã chi dự phòng nợ quá hạn
72.57 tỷ đồng năm 2018 giảm 10.79% so với năm 2017 nhưng đây là con số rất cao,
6
chiếm đến 10.6% tổng doanh thu từ tín dụng. Những số liệu này thể hiện thực trạng
đáng báo động về chất lượng khoản vay của BaoViet Bank Hồ Chí Minh nên gấp
rút có biện pháp kịp thời để cải thiện và chấn chỉnh chất lượng khoản vay.
6.2 Biểu hiện vấn đề:
BaoViet Bank Hồ Chí Minh nói riêng và hệ thống BaoViet Bank vẫn chưa
triển khai bất kỳ công cụ hay phương pháp quản trị rủi ro hoạt động nào đáp ứng
chuẩn mực của Basel II nhằm đánh giá, theo dõi, báo cáo các sự kiện nguy cơ hoạt
động.
Ngân hàng đang dành sự ưu tiên hàng đầu với chiến lược trọng tâm kết nối,
hợp tác toàn diện vối Tập Đoàn Bảo Việt về Bảo hiểm và Chứng khoán để chia sẻ,
khai thác thông tin dữ liệu lượng data khách hàng tiềm năng khổng lồ của Tập Đoàn
Bảo Việt.
Quy trình tín dụng tập trung với Bộ phận Tái thẩm định, Bộ phận Tác nghiệp
tín dụng độc lập với Chi nhánh cũng đã phát huy tác dụng tích cực chấn chỉnh phần
nào chất lượng cho vay. Tuy vậy, tình trạng nhân sự nghỉ việc nhiều tại các Bộ phận
Tái thẩm định, Tác nghiệp tín dụng và Bộ phận Kinh doanh dẫn đến nhân sự mới
chưa thể đáp ứng ngay được trình độ chuyên môn, chưa áp ứng kịp theo sự phát
triển cho vay.
Xếp hạng tín dụng nội bộ được các đơn vị thực hiện vẫn mang tính hình thức
chưa chính xác, chưa phản ánh đúng thực tế khách hàng, chưa lượng hóa được mức
độ nguy cơ tiềm ẩn và vì vậy chưa có tác dụng cảnh báo cao.
Các chuyên viên kinh doanh dưới áp lực chỉ tiêu cao đã có biểu hiện lách
quy định để đạt được chỉ tiêu kinh doanh với các khách hàng chưa thật sự tốt, thậm
chí có những trường hợp vì tư lợi đã thông đồng cùng khách hàng thực hiện những
khoản cho vay dưới chuẩn vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
6.3 Xác định vấn đề:
Rủi ro cho vay có xu hướng tăng cao, những bất cập này có nguyên nhân lớn từ
7
vấn đề thẩm định cho vay tại Ngân hàng, vì vậy đòi hỏi BaoViet Bank Hồ Chí Minh
cần phải tăng cường cải thiện công tác thẩm định cho vay. Về lâu dài thì việc thực
hiện triển khai Basel II sẽ giúp BaoViet Bank quản trị rủi ro tốt hơn, giúp ngân hàng
tối ưu hóa lợi nhuận bằng các chiến lược kinh doanh dựa vào mức độ rủi ro, phân
bổ nguồn vốn phù hợp vào các nhóm khách hàng và sản phẩm, thiết lập được danh
mục tín dụng có mức lợi nhuận tối ưu.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì việc rà soát lại việc thực thi các quy trình tín dụng
nghiêm túc; ban hành chính sách phù hợp đối với CBNV; tiến hành việc đào tạo, tái
đào tạo cho CBNV thực hiện công việc thẩm định cho vay; chấn chỉnh đạo đức
nghề nghiệp và đầu tư công nghệ thông tin hiện đại… là những công việc phải thực
hiện ngay để có thể cải thiện chất lượng khoản vay và phòng ngừa phát sinh nợ quá
hạn mới tại Chi nhánh.
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
7.1 Ý nghĩa khoa học:
Hệ thống hóa lý thuyết về thẩm định cho vay, rủi ro cho vay của Ngân hàng
thương mại. Lược khảo các đề tài nghiên cứu từ đó hệ thống được phương pháp
thẩm định cho vay và đo lường rủi ro cho vay của Ngân hàng thương mại.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu này đánh giá thực trạng rủi ro cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí
Minh.
Phân tích cụ thể các nội dung thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí
Minh.
Đánh giá hiệu quả thẩm định cho vay thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài
chính tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
Đưa ra các giải pháp có tính ứng dụng thực tế nhằm cải thiện công tác thẩm
định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
8
8 Cấu trúc của đề tài:
Ngoài những phần như Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo, đề
tài bao gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thẩm định cho vay Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo
Việt – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Các giải pháp cải thiện công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng
TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh.
9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
THẨM ĐỊNH CHO VAY NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Tín dụng ngân hàng thương mại:
1.1.1 Khái niệm:
Có nhiều loại tín dụng, như là tín dụng nhà nước do nhà nước cấp, tín dụng
thương mại do doanh nghiệp cấp, tín dụng ngân hàng do ngân hàng cấp… theo
Nguyễn Văn Tiến (2015). Toàn tập Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
Lao Động, Hà Nội, 282 đã đưa ra khái niệm: “Tín dụng ngân hàng là việc thỏa
thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng
một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,
cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: Nguyễn Văn Tiến (2015). Toàn tập
Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 283 - 285.
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín
dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả
và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn; còn người đi vay thì tin tưởng
vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. Đây là đặc
điểm quan trọng nhất, từ đó tạo ra các đặc điểm tiếp theo. Do đó, trong các quyết
định cho vay, ngân hàng sắp xếp thứ tự ưu tiên của các tiêu chí như sau:
- Tín nhiệm (uy tín, thiện chí) của người vay.
- Tính khả thi của dự án (phương án kinh doanh).
- Bảo đảm tiền vay.
Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn hay có tính
10
hoàn trả. Ngân hàng là trung gian tài chính “đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín
dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn lưu
động. Để xác định thời hạn cho vay hợp lý, ngân hàng phải căn cứ vào tính chất thời
hạn nguồn vốn của mình và quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay. Nếu ngân
hàng có nguồn vốn dài hạn ổn định, thì có thể cấp được nhiều tín dụng dài hạn;
ngược lại nếu nguồn vốn không ổn định và kỳ hạn ngắn, mà cấp nhiều tín dụng dài
hạn thì sẽ gặp rủi ro thanh khoản.
Mặt khác, thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối
tượng vay thì người vay mới có điều kiện trả nợ đúng hạn. Nếu ngân hàng xác định
thời hạn vay ngắn hơn chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay, thì khách hàng
không có đủ nguồn để trả nợ khi đến hạn, gây khó khăn cho khách hàng. Ngược lại
nếu thời hạn cho vay dài hơn chu kỳ luân chuyển vốn sẽ tạo điều kiện cho khách
hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiềm ẩn rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Việc hoàn trả nợ vay thể hiện giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng.
Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất kinh doanh, trở về hình
thái tiền tệ thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay.
Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả gốc mà phải cả lãi.
Nếu không có sự hoàn trả thì không được coi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn
hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách
hàng còn phải trả cho ngân hàng một khoản lãi, đây chính là giá của quyền sử dụng
vốn vay. Khoản lãi phải bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận, phản
ánh bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc đánh
giá độ an toàn của hồ sơ vay vốn là rất khó. Vì luôn tồn tại thông tin bất cân xứng
dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Ngoài ra việc thu hồi tín dụng phụ
thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường
hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất,
tỷ giá, lạm phát, thiên tai… Khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh
11
doanh thay đồi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng
gặp rủi ro tín dụng.
Thứ năm, tín dụng phải dựa trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá
trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sơ những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: Hợp
đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh… trong đó
bên đi vay (và bên bảo lãnh nếu có) phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay
cho ngân hàng khi đến hạn.
Từ những đặc điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải đảm bảo được hai
nguyên tắc cơ bản sau:
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.
- Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp
đồng.
1.2 Công tác thẩm định tín dụng tại các Ngân hàng thương mại: Trầm Thị
Xuân Hương và cộng sự (2013). Giáo trình Thẩm định tín dụng, Nhà xuất bản
Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 16 – 21.
1.2.1 Khái niệm thẩm định tín dụng:
“Thẩm định tín dụng là quá trình tổ chức thu thập và xử lý thông tin thông
qua việc sử dụng kỹ thuật để phân tích, đánh giá khách hàng một cách đầy đủ,
thống nhất và tuân thủ quy định pháp luật nhằm làm cơ sở đưa ra quyết định cấp
tín dụng”.
Có thể nói thẩm định tín dụng là yêu cầu khách quan trong nghiệp vụ cấp tín
dụng của NHTM. Thẩm định tín dụng thực hiện toàn bộ các công việc đánh giá
một cách toàn diện và khách quan về khách hàng qua các mặt như: Năng lực pháp
lý, khả năng trả nợ, tính khả thi và hiệu quả của phương án hoặc dự án cho vay,
mục đích vay, tài sản bảo đảm… trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.
12
1.2.2 Mục đích, yêu cầu và cơ sở của thẩm định tín dụng:
 Mục đích thẩm định:
- Nhằm đánh giá trung thực, khách quan mọi hoạt động của khách hàng.
Thẩm định tư cách pháp lý, năng lực trả nợ, tình hình tài sản bảo đảm,
mục đích cấp tín dụng… làm cở sở lựa chọn khách hàng cấp tín dụng
cũng như đưa ra quyết định chọn sản phẩm tín dụng phù hợp với khách
hàng, với chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm đảm bảo quyền lợi
của đội bên.
- Xác định rõ số tiền, thời hạn cấp tín dụng và các điều kiện cụ thể cho
từng loại sản phẩm vay một cách hợp lý, cũng như việc định kỳ hạn
nhằm đảm bảo phù hợp với thời điểm khách hàng có đủ khả năng trả nợ.
- Đánh giá chính xác nguồn trả nợ, đồng thời phải phù hợp với khả năng
tài chính của khách hàng.
- Là cơ cở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng, tạo tiền đề để khách
hàng đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn; hạn chế,
phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Là cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ
giải ngân, mức thu nợ hợp lý, , các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho
khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân
hàng.
- Dự trù những khả năng có thể dẫn đến rủi ro khách hàng không đủ khả
năng trả nợ, để từ đó gân hàng chủ động kiểm tra giám sát tình hình sử
dụng vốn tín dụng của khách hàng: xây dựng phương án quản lý nợ và
xử lý nợ hiệu quả phù hợp với từng khoản tín dụng đã cấp cho khách
hàng.
 Yêu cầu thẩm định:
- Để đảm bảo chất lượng, công tác thẩm định phải được tiến hành một
13
cách trung thực và khách quan trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp
luật.
- Ngân hàng phải xây dựng quy trình thẩm định một cách khoa học hợp
lý, phù hợp đặc điểm kinh doanh của từng ngân hàng, cơ cấu tổ chức
hoạt động của ngân hàng và phân quyền cấp tín dụng của các cấp lãnh
đạosở gaio dịch, chi nhánh, phòng giao dịch.
- Phân công trách nhiệm công việc thẩm định cần phải tuân thủ quy trình
thẩm định phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của nhân viên, đồng thời
thiết lập hệ thống kiểm tra giám sát chặt chẽ nhằm tránh tình trạng nhân
viên thẩm định thông đồng với khách hàng, bóp mép thông tin, lập hồ sơ
giả… để vay vốn ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Tư vấn cho khách hàng những vấn đề liên quan đến việc thực hiện
phương án/dự án hoặc thông tin một cách chính xác và trung thực khi
khách hàng có yêu cầu.
- Để đánh giá chính xác khách hàng, ngân hàng ứng dụng hệ thống xếp
hạng nội bộ trong công tác thẩm định. Trên cơ sơ tổng hợp điểm tính
cho các tiêu chí tài chính và phi tài chính của khách hàng, ngân hàng xếp
hạng tín dụng gồm 10 loại như sau: AAA, AA. A; BBB, BB, B; CCC,
CC, C; D, Dựa vào kết quả xếp hạng, ngân hàng xây dụng chính sách tín
dụng hợp lý cho các nhóm khách hàng cụ thể: hạn mức tín dụng. lãi
suất, mức ký quỹ L/C, tài sản bảo đảm… Đây là cơ sở quan trọng để
ngân hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng phù hợp cho từng khách hàng.
 Cơ sở thẩm định tín dụng:
Để tiến hành thẩm định tín dụng, cán bộ tín dụng thu thập và phân tích
thông tin từ các nguồn sau:
- Thông tin từ hồ sơ khách hàng cung cấp.
- Thông tin thẩm định trực tiếp tại địa chỉ khách hàng (trụ sở chính, địa
14
điểm sản xuất kinh doanh, địa điểm làm việc…).
- Thông tin từ cuộc phỏng vấn khách hàng.
- Thông tin từ bên ngoài (các phương tiện thông tin đại chúng, đối tác/đối
thủ của khách hàng, thông tin CIC, cơ quan thuế, hải quan, các tổ chức
tín dụng…).
1.2.3 Quy trình thẩm định tín dụng:
- Tiếp nhận hồ sơ xin cấp tín dụng: nhân viên tín dụng hướng dẫn khách
hàng các hồ sơ thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ của khách hàng theo
đúng quy định của ngân hàng.
- Kiểm tra hồ sơ tín dụng và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau: Ngân hàng tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và
yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn chỉnh (nếu có); kiểm tra và xác minh
thông tin về khách hàng từ các nguồn khác nhau.
- Thẩm định tín dụng: Ngân hàng tiến hành thẩm định xem xét khách
hàng có thỏa mãn các điều kiện cấp tín dụng dựa trên các quy định cụ
thể của ngân hàng và các quy định pháp luật. Cụ thể là thẩm định tư
cách pháp lý, mục đích xin cấp tín dụng phải phù hợp với chức năng,
năng lực kinh doanh của doanh nghiệp hoặc phải phù hợp với nhu cầu
của cá nhân, năng lực tài chính của khách hàng đủ đảm bảo khả năng trả
nợ, tình hình tài sản đảm bảo, đi đến quyết định cấp tín dụng.
- Lập tờ trình thẩm định: Dựa vào kết quả thẩm định, ngân hàng tiến
hành lập tờ trình thẩm định trong đó đề xuất ý kiến đồng ý hay không
đồng ý cấp tín dụng. Có thể nói tờ trình thẩm định là văn bản tổng hợp
đúc kết toàn bộ các nội dung chủ yếu đã thẩm định, đồng thời kết hợp
phân tích, đánh giá một cách khoa học nhằm tạo tính thuyết phục khi
xem xét cấp tín dụng.
- Xét duyệt cấp tín dụng: Trên cơ sở phân quyền mức phán quyết tín
15
dụng được giao cho từng cấp lãnh đạo Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng
giao dịch. Trường hợp có khoản tín dụng vượt mức thẩm quyền, hồ sơ sẽ
chuyển cho cấp xét duyệt cao hơn hoặc phải thông qua Hội Đồng Tín
Dụng xét duyệt cấp tín dụng. Tùy theo quy định của từng ngân hàng có
thể các khoản tín dụng cần phải được tái thẩm định hoặc tái thẩm định
được phát sinh khi khoản tín dụng vượt mức thẩm quyền phán quyết của
cấp phê duyệt hoặc các hồ sơ tín dụng có quy mô quá lớn và phức tạp.
1.2.4 Nội dung thẩm định tín dụng: Nguyễn Văn Tiến (2015). Toàn tập Quản
trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 389 – 430.
Nội dung thẩm định tín dụng là phân tích toàn diện mọi mặt đối với khách
hàng vì vậy về nguyên tắc cho dù tiếp cận theo cách nào thì những nội dung công
việc phải thực hiện trong giai đoạn này về cơ bản là giống nhau tuy nhiên tùy
thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng, đặc điểm khách hàng, diễn biến
thị trường, môi trường pháp lý… mà có thể một số nội dung phân tích được nhân
mạnh hơn, thời gian thẩm định kéo dài hơn. Hơn nữa, do nội dung thẩm định tín
dụng là rât rộng lớn nên các nội dung phân tích thường được tập hơp thành từng
nhóm, cách thức phân nhóm giữa các ngân hàng có thể là khác nhau. Sau đây là
một số cách thức tiếp cận thẩm định tín dụng phổ biến thường gặp.
1.2.4.1 Phân tích định tính:
1.2.4.1.1 Phân tích các chỉ tiêu phi tài chính:
Phân tích định tính các chỉ tiêu “phi tài chính” gồm:
- Năng lực pháp lý: Xem xét khách hàng có đầy đủ tư cách pháp nhân,
năng lực hàng vi dân sự và các hồ sơ liên quan tuân thủ theo đúng quy
định của ngân hàng và pháp luật.
- Uy tín, tính cách khách hàng: Xem xét mục đích vay vốn rõ ràng và
phù hợp, đánh giá tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và thiện chí trả
nợ của khách hàng.
16
- Năng lực kinh doanh: Phân tích thông tin khách khách; nguồn lực về
con người, cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính; tình hình hoạt động
kinh doanh; năng lực quản trị điều hành của Ban lãnh đạo; Thị trường và
sản phẩm…
- Môi trường kinh doanh: Phân tích môi trường vĩ mô; môi trường vi
mô.
- Phương án SXKD/dự án: Thẩm định doanh thu, chi phí, hiệu quả kinh
doanh.
- Dòng tiền: Phân tích dòng tiền, các nguồn thu của khách hàng để đảm
bảo khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng.
- Bảo đảm tính dụng: Đánh giá tài sản bảo đảm của khách hàng về tính
pháp lý, tính thanh khoản, giá trị và khả năng quản lý tài sản bảo đảm
của ngân hàng để đảm bảo là nguồn thu thứ hai vững chắc cho ngân
hàng thu hồi được nợ vay khi phát sinh rủi ro thanh khoản của khách
hàng.
1.2.4.1.2 Mô hình phân tích 6C:
Mô hình phân tích 6C là quá trình đánh giá khách hàng về tư cách, năng
lực , các điều kiện vay vốn và hoàn trả nợ vay trên cơ sở đó ra quyết định cho vay
và giám sát các khoản vay của ngân hàng. Mục đích của phân tích 6C nhằm:
- Hạn chế thông tin bất cân xứng.
- Đánh giá đúng thực trạng rủi ro của khách hàng.
- Xác định đúng nhu cầu vay của khách hàng.
- Đưa ra quyết định chính xác về việc cho vay hay không.
Mô hình phân tích 6C thể hiện thông qua việc thể hiện 6 tiêu chí người vay
gồm: Tư cách (Character), Năng lực (Capacity), Thu nhập (Cash), Bảo đảm
(Collateral), Điều kiện (Conditions) và Kiểm soát (Control). Tất cả các tiêu chí này
phải được đánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem là khả thi.
17
Tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người xin vay
có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Tóm
lại, tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ
người vay gọi chung là tư cách người vay. Nếu phát hiện thấy người vay giả dối
trong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thỏa thuận, thì cán bộ tín dụng phải từ
chối cho vay, nếu không, rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng.
Năng lực pháp lý:
- Nếu khách hàng là khách hàng cá nhân thì cá nhân đó phải có năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
- Nếu khách hàng là tổ chức thì tổ chức đó phải: được thành lập hợp pháp;
có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác
và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan
hệ pháp luật một cách độc lập.
Thu nhập của người vay:
Tiêu chí thu nhập của người vay tập trung vào trả lời câu hỏi: Người vay
có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ? Nhìn chung người vay có ba khả năng tạo ra
tiền là: (1) Luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập; (2) bán hay thanh lý
tài sản; (3) phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào
từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng. Tuy nhiên,
ngân hàng ưu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất và coi đây là nuồn thu đầu tiên và
căn bản để trả nợ vay ngân hàng.
Bảo đảm tiền vay:
Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến các yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ,
điều kiện, mức độ chuyên dụng của tài sản người vay. Khía cạnh công nghệ cũng
phải đặc biệt chú ý, bởi vì nếu tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu, thì giá
trị giảm rất nhanh và rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi
hàng ngày.
Các điều kiện:
18
Cán bộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng cần phải biết được xu hướng
hiện hành về công việc kinh doanh và nghành nghề của người vay cũng như điều
kiện kinh tế thay dổi sẽ có hảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng.
Khả năng kiểm soát khoản vay:
Ngân hàng có kiểm soát được việc khách hàng sử dụng tiền vay không?
Tập trung các vấn đề như: Các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng
xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn
của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng?
1.2.4.1.3 Mô hình phân tích 5P:
Một trong những phương pháp tiếp cận phân tích thích hợp được dung phổ
biến ngày nay đó là phương pháp 5P: Người vay vốn (Person), Mmục đích vay
vốn (Purpose), Nguồn trả nợ (Payment), Bảo đảm tiền vay (Protection) và Triển
vọng người vay (Prospects).
Người vay vốn: Phân tích người vay thực chất là trả lời câu hỏi khách
hàng là ai? Năng lực và thiện chí trả nợ của họ như thế nào?
Mục đích vay vốn: Là việc phân tích để trả lời câu hỏi “Người vay vốn sẽ
sử dụng vốn vay vào mục đich gì? Mục đích sử dụng vốn vay rất phong phú và đa
dạng như tài trợ vốn lưu động, tài trợ mua tài sản cố đinh, tài sản dự án, cho vay
tiêu dùng hay vay để đảo nợ. Mục đích vay vốn cũng như đảm bảo nguyên tắc sử
dụng vốn vay đúng mục đích được các ngân hàng phân tích và giám sát chặt chẽ.
Nguồn trả nợ: Là viêc phân tích năng lực trả nợ người vay khi hợp đồng
đến hạn. Nguổn trả nợ vay cực kì quan trọng bởi vì kết quả phân tích cho biết ngân
hàng sẽ thu hồi nợ (gốc và laĩ) như thế nào. Việc phân tích nguồn trả nợ là rất phức
tạp, bởi vì việc trả nợ diễn ra trong tương lai, trong khi nguồn thông tin phân tích
thường là lấy từ quá khứ.
Bảo đảm tiền vay: Là việc phân tích để đảm bảo rằng tài sản đảm bảo đáp
ứng yêu cầu về: Điều kiện pháp lý, điều kiện thanh khoản, điều kiện gíá trị.
19
Triển vọng nghề vay: Là việc phân tích để trả lời câu hỏi “Triển vọng
kinh doanh của người vay để tiếp tục trả nợ là như thế nào?” Để trả lờ câu hỏi này,
cán bộ tín dụng cần tập trung phân tích:
- Chính sách (kế hoạch) kinh doanh liên tục của khách hàng.
- Xu hướng và triển vọng kinh doanh của công ty.
- Xu hướng và triển vọng của ngành nghề kinh doanh.
- Các dự báo kinh tế.
- Thay đổi môi trường kinh doanh (các phát triển mới) ảnh hưởng như thế
nào đến khách hàng.
1.2.4.1.4 Mô hình phân tích CAMPARI:
CAMPRI là mô hình phân tích tín dụng bên cạnh và bổ sung cho mô hình
6C. Khác với 6C, khung phân tích CAMPRI cụ thể hóa về mục đích và điều kiện
tín dụng sử dụng.
Tư cách người vay: nội dung này chính là chữ C thứ nhất trong mô hình
6C.
Năng lực người vay: Phân tích khách hàng về các khía cạnh như năng lực
pháp lý, năng lực kinh doanh và năng lực hoàn trả nợ vay.
Vốn tự có tham gia: Thật hiếm khi ngân hàng cho khách hàng vay 100%
nhu cầu, mà thường yêu cầu khách hàng phải có vốn tự có tham gia phương án
SXKD hay dự án đầu tư.
Mục đích vay vốn: nội dung này chính là chữ P trong mô hình 5P đã phân
tích ở trên.
Số tiền vay: Là việc phân tích để trả lời caq1c câu hỏi sau đây:
- Số tiền xin vay là bao nhiêu? Có phù hợp với kết quả phân tích dòng tiền
dòng tiền, kế hoạch tài chính hay phương àn SXKD?
- Ngân hàng sẽ quyết định cho vay số tiền hợp lý là bao nhiêu?
20
Nguồn lực trả nợ: Nội dung này chính là chữ P thứ ba trong mô hình 5P
như đã phân tích ở trên.
Đảm bảo tiền vay: Nội dung này chính là chữ C thứ 4 trong mô hình 6C,
chữ P thứ 4 trong mô hình 5P như đã phân tích ở trên.
1.2.4.1.5 Mô hình phân tích SWOT:
SWOT là phương pháp phân tích các điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu
(Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Rủi ro (Threats). Phân tích SWOT là một
trong những công cụ phân tích hữu ích bổ sung cho các mô hình phân tích tín dụng
ở trên. Nhờ công cụ này mà rủi ro lựa chọn đối nghịch được giảm thiểu, giúp ngân
hàng ra được những quyết định tín dụng đúng đắn.
Để tiến hành phân tích SWOT, cán bộ tín dụng cần thiết lập hệ thống các câu
hỏi và trả lời các nội dung về:
- Điểm mạnh của khách hàng.
- Điểm yếu của khách hàng.
- Cơ hội của khách hàng.
- Nguy cơ đối với khách hàng.
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
SO (Strengths- Opportunities): Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty
để tận dụng của cơ hội thị trường.
WO (Weaks- Opportunies): Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua
điểm yếu của công ty để tận dụng các cơ hội của thị trường.
ST (Strengths- Threats): Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để
tránh các nguy cơ của thị trường.
WT (Weaks- Threats): Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc
hạn chế tối đa yếu điểm của công ty để tránh nguy cơ từ thị trường.
Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: Văn hóa công ty, hình ảnh công
21
ty, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh
nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị
phần, nguồn tài chính, hợp đồng chính yếu, bản quyền và bí mật thương mại.
Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh,
xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xã hội, công nghệ mới, môi
trường kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật.
1.2.4.2 Phân tích định lượng:
1.2.4.2.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính:
Do các doanh nghiệp thường vay khoản tiền lớn, khiến cho các ngân hàng
phải chịu rủi ro khôn lường nếu cấp một khoản vay tồi. Hơn nữa cuộc cạnh tranh
giành giât những khách hàng tốt đã làm cho chênh lệch giữa lãi suát cho vay là lãi
suất huy động giảm xuống đáng kể. Để bảo vệ ngân hàng trong việc thu hồi nợ gốc
và lãi tiền vay, thì một hợp đồng tín dụng với các điều khoản hết sức chặt chẽ quy
định cho phép ngân hàng được quyền thu nợ theo một số phương án. Các phương
án về nguồn trả nợ chủ yếu gồm:
- Lợi nhuận kinh doanh và các dòng tiền khác.
- Tài sản đảm bảo khoản vay như là nguồn thu thứ hai.
- Bảng cân đối tài sản lành mạnh với nhiều tài sản giá trị và thanh khoản,
vốn tự có lớn.
- Bảo lãnh bởi chủ doanh nghiệp như dùng tài sản cá nhân để đảm bảo
cho khoản vay.
Nội dung phân tích tài chính đối với các doanh nghiệp vay vốn tại ngân
hàng bao gồm các nội dung như:
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm chỉ ra các chỉ số tài
chính cơ bản thay đổi như thế nào qua thời gian (thường từ 3 năm đến 5
năm gần nhất).
- Thông tin từ bản cần đối tài sản và báo cáo thu nhập thường được bổ
22
sung bởi các chỉ số phân tích tài chính (1-Khả năng kiểm soát chi phí; 2-
Hiệu quả hoạt động; 3- Năng lực trả lãi; 4- Các chỉ tiêu thanh khoản, 5-
Các chỉ tiêu sinh lời, 6- Các chỉ tiêu đòn bảy tài chính, 7- Nghĩa vụ nợ
tiềm ẩn;, 8- Các chỉ tiêu thị giá doanh nghiệp).
 Những hạn chế của phân tích chỉ số tài chính:
 Kết quả phân tích các chỉ tiêu phụ thuộc vào dữ liệu quá khứ được dùng để
tính toán trong các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.
 Trường hợp chưa có chỉ tiêu trung bình ngành, thì sẽ khó khăn trong việc
lựa chọn được một nhóm doanh nghiệp cùng loại để so sánh.
 Việc so sánh phân tích từng chỉ tiêu riêng lẻ thể thể cho những kết quả khác
nhau và không phản ánh được mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các chỉ
tiêu.
Do có những hạn chế này mà các chuyên gia đã nỗ lực phát triển các mô
hình hiện đại, trong đó nổi bật là mô hình điểm số Z.
1.2.4.2.2 Mô hình điểm số Z:
 Chỉ số Z của Altmal(1968):
Chỉ số Z (Z- Score) là chỉ số dự đoán nguy cơ phá sản của doanh nghiệp
trong vòng 2 năm tới, được Edward I. Altmal, Giáo sư Tài chính trường Đại học
New York công bố lần đầu năm 1968. Z score được tính dựa trên 5 chỉ số tài chính
kết hợp với trọng số. Các chỉ tiêu sử dụng tính toán đều có thể thu thập trên báo
cáo tài chính của doanh nghiệp. Chỉ số Z Score đầu tiên chỉ áp dụng cho các doanh
nghiệp ngành sản xuất mà không áp dụng cho ngành khác. Từ một chỉ số Z ban
đầu, Altman phát triển thêm các chỉ số Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại
hình của doanh nghiệp.
Chỉ số Z của Alman (1968) bao gồm 5 chỉ số tài chính X1 đến X5
X1 = Vốn lưu động ròng /Tổng tài sẩn
23
X2 = Lợi nhuận giữ lại /Tổng tài sản
X3 = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế) /Tổng tài sản
X4 = Thị giá vốn chủ sở hữu /Tổng nợ phải trả
X5 = Doanh thu thuần /Tổng tài sản
- Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, nghành sản xuất:
Z= 1,2X1 + 1 4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5
Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ
phá sản.
Nếu 1,81 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong cùng cảnh báo, có nguy
cơ phá sản.
Z < 1.81: Doanh nghiêp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản
cao.
Như vậy Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Khi trị số
Z càng thấp hoặc là một số âm thì người vay càng có nguy cơ vỡ nợ cao.
- Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, nghành sản xuất:
Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0, 42X4 + 0,998X5
Nếu Z’ > 2, 9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ
phá sản.
Nếu 1.23 < Z’ < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong cùng cảnh báo, có nguy cơ
phá sản.
Nếu Z’ < 1,23: Doanh nghiêp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản
cao.
- Đối với các doanh nghiệp khác:
Chỉ số Z” dưới đây có thể sử dụng cho hầu hết các nghành, các loại hình
doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được loại
24
ra khỏi mô hình.
Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
Nếu Z’’ > 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá
sản.
Nếu 1,2 < Z’’< 2,6: Doanh nghiệp nằm trong cùng cảnh báo, có nguy cơ
phá sản.
Nếu Z’’ < 1,1: Doanh nghiêp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản
cao.
Nhược điểm lớn nhất của của mô hình là dựa chủ yếu vào số liệu kế toán nên
không loại trừ được các gian lận kế toán, thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính.
 Chỉ số Zeta:
Zeta là một chỉ số được Altmal cải tiến từ chỉ sô Z. Zeta làm việc tốt với dữ
liệu tài chính của công ty sản xuất và bán lẻ với độ chính xác hơn 90% trước khi
phá sản một năm và chính xác trên 70% từ năm thứ 5 trở đi trước khi phá sản. Để
giữ bản quyền, Altmal đã không công bố một cách đầy đủ trọng số mô hình mà chỉ
cung cấp 7 biến số mà mô hình sử dụng như sau:
X1 = EBIT /Ttổng tài sản.
Tổng tài sản thông bao gồm lợi thế thương mại và tài sản vô hình trong các
biến số của Zeta.
X2 = Mức ổn định thu nhập.
Chỉ tiêu này đo lường sai số chuẩn xu hướng của X1 trong 5 đến 10 năm.
Rủi ro kinh doanh thường được biểu hiện thông qua sự dao động của thu nhập nên
biến số này tỏ ra rất hiệu quả.
X3 = EBIT /Lãi vay.
Tỷ số này được chuyển sang thước đo log cơ số 10 để chuẩn hóa và làm
cho khác biệt giữa các tỷ số không quá lớn.
25
X4 = Lợi nhuận giữ lại /Tổng tài sản.
X5 = Tài sản lưu động /Tổng tài sản.
X6 = Vốn cổ phần thường /Tổng vốn hoạt động.
Vốn cổ phân thường được tính bằng giá trị thị trường bình quân trong thời
gian 5 năm.
Tổng số vốn hoạt động = Vốn cổ phần thường + cổ phần ưu đãi + nợ + tài
sản thuê ngoài đã được vốn hóa.
X7 = Quy mô tổng tài sản.
Biến số này được điều chỉnh thùy theo những thay dổi trong báo cáo tài
chính. Quy mô tài sản cũng được chuyển sang thước đo log cơ số 10 để chuẩn hóa
phân phối của biến.
1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng:
1.2.5.1 Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu:
Nợ quá hạn được phân loại thành 5 nhóm như sau: Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu
chuẩn); Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý); Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn); Nợ nhóm 4
(Nợ nghi ngờ); Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5:
Tỷ lệ nợ xấu =
Nợ xấu
x 100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng cho vay thì có bao nhiêu đồng là nợ
xấu, chỉ tiêu nợ xấu là chỉ số căn bản nhận định mức độ rủi ro tín dụng của nhà
băng. Nợ xấu thể hiện tình trạng rủi ro cao trong tín dụng và có nguy cơ không thu
hồi được vốn cho vay của ngân hàng.
1.2.5.2 Hiệu suất sử dụng vốn:
Hiệu suất sử dụng vốn (H1) = Tổng dư nợ cho vay x 100%
26
Tổng nguồn vốn huy động
Đây là chỉ số thể hiện tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho
vay. Các ngân hàng cố gắng huy động nguồn vốn có giá rẻ và ổn định để cho vay vố
lãi suất cao hơn nhằm hưởng chênh lệch. Các ngân hàng luôn hướng đến chủ động
được nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay (khi đó H1 gần bằng 100%).
Hiệu suất sử dụng vốn (H2) =
Tổng dư nợ cho vay
x 100%
Tổng tài sản có
Chỉ tiêu H2 cho biết, cứ 100 đồng thuộc tài sản có thì có bao nhiêu đồng
được sử dụng để cho vay trực tiếp khách hàng. Vì tín dụng là hạng mục sinh lời chủ
yếu nên hiệu suất sử dụng vốn H2 càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng
càng hiệu quả. Tuy nhiên nếu ngân hàng sử dụng vốn vay quá mức thì phải chịu rủi
ro thanh khoản, ngược lại nếu H2 quá thấp chứng tỏ ngân hàng đang lãng phí nguồn
vốn tức nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả một cách tối ưu. Trong điều kiện
bình thường, hiệu suất sử dụng vốn H2 của ngân hàng thường từ 70-80%.
1.2.5.3 Chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro tín dụng:
Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng =
DPRR tín dụng được trích lập
x 100%
Dư nợ bình quân
Tuỳ theo mức độ rủi ro mà ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro từ 0 đến
100% theo giá trị món vay (sau khi khấu trừ giá trị tài sản đảm bảo đã được định giá
lại). Vì vậy, ngân hàng cho vay càng rủi ro thì phải trích lập dự phòng càng cao.
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về thẩm định cho vay, quản trị rủi ro cho vay tại các
Ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm.
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế.
27
Ngân hàng ANZ:
Ngân hàng ANZ của Australia là một trong những ngân hàng hàng đầu của
Australia, tuân thủ nghiêm ngặt Hiệp ước Basel trong thẩm định cho vay và quản trị
rủi ro tín dụng. Ngân hàng ANZ áp dụng phương pháp KAROC và xem đây là
phương pháp tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp KAROC đảm bảo
rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi và chỉ khi khoản vay đem lại giá trị cho
cổ đông. Nếu KAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ từ chối, tuy
nhiên nếu lớn hơn sẽ được thông qua.
Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh
giá mức tín nhiệm Standard & Poor và tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của Basel
II, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất không trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt
để xem mức độ tin cậy của người vay trong quá trình xếp hạng khách hàng.
Ngân hàng ANZ đo lường rủi ro theo mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập
trung, cấu trúc quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 nhánh: Bộ phận kinh doanh và quan
hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị rủi ro, Bộ phận quản trị nợ.
Ngân hàng tại Mỹ:
Các NHTM ở Mỹ chú trọng khâu thẩm định tín dụng hơn là vấn đề kiểm
soát sau vay. Ngân hàng chú trọng việc nuôi dưỡng mối quan hệ bền lâu với khách
vay và nắm rõ tình tình thu nhập của khách vay để quản trị rủi ro tín dụng. Khách
vay phải chứng tỏ được sự am tường trong kinh doanh và thường phải cung cấp tài
sản thế chấp để tạo cơ sở, mong muốn trả nợ đối với bên vay vốn. Nhân viên thẩm
định các món vay khác nhau đòi hỏi phải có kinh nghiệm và chịu trách nhiệm đối
với khoản vay đó cho đến khi khách hàng hoàn tất việc trả nợ cho ngân hàng. Vấn
đề thẩm định để đồng ý khoản vay phải qua một bộ phận tái thẩm định độc lập,
chứ không phải do cán bộ kinh doanh thực hiện để đảm bảo tính khách quan. Các
ngân hàng sử dụng chỉ số uy tín cho các món vay mới và thẩm định lại chỉ số này
định kỳ trong cả quá trình của món vay. Chú trọng việc nhận biết nợ xấu sớm và
nổ lực thực hiện các giải pháp để thu hồi khoản vay. Các ngân hàng hạn chế dùng
28
những đơn vị trung gian do các tổ chức này thường sẽ ít chú trọng vào chất lượng
khi giới thiệu cho nhà băng.
Ngân hàng tại Trung Quốc:
Trong quá khứ, các ngân hàng tại Trung Quốc vướng phải nợ xấu do một số
nguyên nhân như: tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng nhưng lại chú trọng vào
niềm tin, danh tiếng của các bên mà lại không phân tích hiệu quả nguồn thu chính;
trình độ nghiệp vụ của nhân viên tín dụng còn yếu; xem nhẹ các chuẩn mực an toàn
tín dụng và quá kỳ vọng vào trị giá tài sản thế chấp, nổi cộm là mức cho vay cao
trên trị giá tài sản thế chấp trong thời kỳ bong bóng bất động sản dẫn đến nguy cơ
tín dụng khi bất động sản giảm giá, các khách hàng vay vốn thực hiện dự án nhà đất
mất khả năng trả nợ; giám sát sau cho vay lỏng lẻo, không nắm bắt kỹ cách thức
làm ăn của khách hàng… Bài học kinh nghiệm từ những vấn đề trên, các ngân hàng
Trung Quốc đã tập trung cải tổ để nhận thấy và giải quyết sớm các tác nhân nêu trên
được xem là vấn đề mấu chốt để giảm thiểu rủi ro cho vay.
Ngân hàng Shinhan (Hàn Quốc):
Shinhan đang áp dụng quy trình xét duyệt cho vay tự động với các khoản
vay vốn thông qua hệ thống “Đánh giá doanh nghiệp”. Hệ thống xếp hạng sàng lọc
để đánh giá khách hàng cũng như khả năng thanh toán của khách hàng và mô hình
đánh giá khả năng vỡ nợ của khách hàng. Mô hình thể hiện kết quả đánh giá dựa
trên việc thu thập toàn bộ dữ liệu phản ánh đặc điểm của khách hàng cũng như
khoản vay. Tất cả thành viên phải có ý thức tự quản lý rủi ro để đạt được tăng
trưởng bền vững và theo đuổi sự cân bằng giữa nguy cơ và lợi ích trong toàn bộ
hoạt động kinh doanh.
Ngân hàng Thái Lan:
Các ngân hàng Thái Lan áp dụng quy trình cho vay có sự phân chia độc lập
giữa các bộ phận kinh doanh, vận hành, tái thẩm định và phê duyệt khoản vay. Các
bộ phận phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định tín dụng trong công tác thẩm
định, xét duyệt cho vay và mức phán quyết tín dụng theo cấp bậc. Áp dụng hệ
29
thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng để làm cơ sở có đồng ý cho khoản vay.
Các nhà băng đặc biệt quan tâm việc giám sát, kiểm soát các món vay theo phương
thức duy trì việc thu thập tình hình về khách vay và đánh giá xếp hạng khách vay
để nhanh chóng giải quyết các nguy cơ phát sinh, Bên cạnh đó, ngân hàng rất quan
tâm việc đào tạo, cập nhật kiến thực cho CBNV để cải thiện trình độ, nhằm quản
trị tốt nguy cơ cho vay.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho BaoViet Bank và các Ngân hàng thương mại
tại Việt Nam:
Qua nghiên cứu kinh nghiệm về thẩm định cho vay của một số Ngân hàng
trên thế giới, bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Bảo Việt nói riêng
và các NHTM Việt Nam nói chung, như sau:
Một là, xây dựng và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay có sự phân chia
rõ ràng các chức năng độc lập với nhau, tách bạch các bộ phận kinh doanh, vận
hành, tái thẩm định và xét duyệt cho vay.
Hai là, thiết lập hệ thống xét duyệt cho vay thể hiện ở vai trò, chức năng và
thẩm quyền của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình xét duyệt cho vay.
Ba là, thiết lập hệ thống kiểm soát rủi ro cho vay một cách độc lập, thực hiện
cho từng món cho vay riêng lẻ, bao gồm cả những khoản cho vay ngoại bảng, quản
trị toàn bộ danh mục cho vay của ngân hàng hằng ngày và đưa ra cảnh báo sớm
ngay khi hệ thống phát hiện ra rủi ro.
Bốn là, chú trọng công tác đào tạo và tái đào tạo về kiến thức, kỹ năng cho
CBNV tín dụng để nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực thẩm định cho vay.
Đồng thời, quán triệt tư tưởng tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho toàn
thề CBNV để hạn chế phát sinh những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp vì
tư lợi cá nhân gây rủi ro cho vay cho ngân hàng.
Năm là, Ban lãnh đạo ngân hàng phải ban hành chính sách thưởng phạt công
minh về công tác cho vay, đặc biệt là vấn đề về đạo đức nghề nghiệp. Gắn KPIs của
30
các bộ phận có liên quan đến tỷ lệ nợ quá hạn để giảm thiểu rủi ro cho vay cho ngân
hàng.
Sáu là, xây dựng và tuân thủ hệ thống quản trị rủi ro cho vay theo chuẩn
Basel II, nhằm chuẩn hóa việc quản trị rủi ro cho vay theo chuẩn quốc tế.
Bảy là, hiện đại hóa công nghệ để vận hành mô hình quản trị rủi ro cho vay
hiệu quả. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có
thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng, giúp nâng cao
chất lượng công việc phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu
thông tin. Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở
đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục cho vay. Hệ thống thông tin tập
trung sẽ giúp cho các Ngân hàng phân tích tốt hơn về khách hàng và đưa ra các biện
pháp quản trị rủi ro tương ứng. Do đó, công nghệ thông tin là chìa khóa để vận hành
tốt mô hình quản trị rủi ro cho vay.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Chương 1 trình bày lý thuyết về tín dụng ngân hàng thương mại, các vấn đề
về thẩm định tín dụng, quy trình thẩm định tín dụng và các nội dung của thẩm định
cho vay. Đồng thời, đưa ra những bài học kinh nghiệm về thẩm định cho vay của
một số ngân hàng trên thế giới.
31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO
VIỆT - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh:
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bảo Việt:
BaoViet Bank được thành lập ngày 11/12/2008 theo giấy phép hoạt động số
328/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, BaoViet Bank là
thành viên trẻ nhất của tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt và là ngân hàng
thương mại trẻ trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. BaoViet Bank
được xem là mảnh ghép hoàn hảo trong lĩnh lực tài chính về Bảo hiểm - Ngân hàng
- Chứng khoán của Tập Đoàn Bảo Việt.
Địa chỉ: Tầng 1 và Tầng 5, Tòa nhà Corner Stone, số 16 Phan Chu Trinh,
phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 84 - 24 - 3928 8989
Fax: 84 - 24 - 3928 8899
Swift code: BVBVVNVX
Email: g.ho@baovietbank.vn
Tầm nhìn
Trở thành ngân hàng hàng đầu về chất lượng dịch vụ và giải pháp tài chính
toàn diện ngân hàng – bảo hiểm – đầu tư.
Sứ mệnh
32
Xây dựng một ngân hàng hiện đại, đề cao tính chuẩn mực trong quản trị điều
hành và hoạt động, đảm bảo mức độ cao nhất về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng
của khách hàng thông qua đó tạo giá trị gia tăng bền vững cho cổ đông, lợi ích dài
hạn cho nhân viên và thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
Giá trị cốt lõi
Hướng tới chuẩn mực: Chuẩn mực về mô hình tổ chức, mô thức quản trị,
công nghệ, dịch vụ ngân hàng và môi trường hoạt động để xây dựng một ngân hàng
năng động.
Hiệu quả bền vững: Ưu tiên cho các nỗ lực, những đóng góp thiết thực để
tạo ra hiệu quả bền vững. Coi trọng việc đánh giá đúng rủi ro và xây dựng
nguồn lực, năng lực cần thiết cho việc duy trì hiệu quả bền vững.
Sáng tạo không ngừng: Nắm bắt và sẵn sàng tiếp nhận các ý tưởng, cơ hội
mới, có giải pháp hoàn thiện nhằm tạo sự khác biệt. Luôn coi sáng tạo là chìa khóa
của thành công trong môi trường kinh doanh ngân hàng đầy cạnh tranh và
biến động.
Hợp tác thành công: Đề cao tinh thần hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp và
phát huy sức mạnh tập thể.
Đồng lòng chia sẻ: Có tinh thần trách nhiệm, chia sẻ với đồng nghiệp, khách
hàng và cộng đồng xã hội.
"Niềm tin vững chắc, cam kết vững bền"
2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ
Chí Minh:
Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh được
thành lập vào ngày 15/05/2009 theo quyết định số 545/2009/QĐ-HĐQT ngày
11/05/2009.
Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh.
33
Địa chỉ: Tòa nhà Bảo Việt, Số 233 Đồng Khởi, quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Điện thoại: 84 - 28 - 3824 5303 - Fax: (028) 3926 0574.
Mạng lưới phòng giao dịch trực thuộc:
1. PGD Phú Mỹ Hưng: 966 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, quận
7, TPHCM.
2. PGD Phú Nhuận: 74 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận,
TPHCM.
3. PGD Hàng Xanh: 49D Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Bình Thạnh,
TPHCM.
4. PGD Âu Cơ: 830 đường Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM.
5. PGD Nguyễn Thái Sơn: 17A2- 87 Nguyễn Thái Sơn, phường 4, quận
Gò Vấp, TPHCM.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức:
BaoViet Bank Hồ Chí Minh đã thiết lập cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhưng
vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong việc giải quyết công việc, phù hợp với
nền kinh tế thị trường.
Tổ chức bộ máy của Bảo Việt Bank Hồ Chí Minh bao gồm: 1 Giám đốc và 2
Phó Giám đốc quản lý, điều hành các Phòng nghiệp vụ. Tổng số cán bộ nhân viên là
133 người, bao gồm:
- 24 lãnh đạo, 109 nhân viên.
- 06 nhân sự học vấn trên đại học, 118 nhân sự có trình độ đại học, 03 nhân sự
trình độ Cao đẳng và 06 nhân sự trình độ Trung cấp và THPT.
Đa số cán bộ cấp Kiểm Soát Viên trở lên đều có trình độ chuyên môn nghiệp
34
vụ, đã được đào tạo và đào tạo lại, đáp ứng được vấn đề mở rộng quy mô của đơn
vị. Tuy nhiên khoảng 30% nhân sự của các Phòng ban KHDN, KHCN, DVKH,
TNTD là nhân sự tương đối mới đang cần được đào tạo công việc thực tế.
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức
2.2 Thực trạng rủi ro hoạt động cho vay của BaoViet Bank Hồ Chí Minh:
2.2.1 Dư nợ cho vay:
Bảng 2.1: Dư nợ cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tăng trường
2017/2016
Tăng trường
2018/2017
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Công ty Cổ
phần
340.40 15% 554.44 17% 1,007.97 20% 214.05 22% 453.52 26%
Công ty TNHH 567.32 25% 782.75 24% 604.78 12% 215.42 22% -177.96 -10%
DNTN 45,39 2% 0 0% 0 0% -45.39 -5% 0 0%
Cá nhân/Hộ KD 1,316.20 58% 1,924,25 59% 3,427.09 68% 608.05 61% 1.502.84 84%
Tổng cộng 2,269.31 100.0% 3,261.44 100.0% 5,039.84 100.0% 992.13 100.0% 1.178,40 100.0%
Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BaoViet Bank Hồ Chí Minh
GIÁM ĐỐC
P.KHDN P.TNTD
P.KHCN P.HC
P.DVKH
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
CÁC PGD
35
Hình 2.1: Số liệu dư nợ tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh
Tính đến cuối năm 2017, tốc độ phát triển dư nợ của BaoViet Bank Hồ Chí Minh
so với năm 2016 là 44%, đạt 3,261 tỷ đồng. Trong năm 2018, BaoViet Bank Hồ
Chí Minh tiếp tục phát triển tín dụng 55% so với năm 2017, đạt 5,040 tỷ đồng. Kết
quả cho thấy tốc độ phát triển cho vay của BaoViet Bank Hồ Chi Minh trong giai
đoạn 2016 – 2018 là rất tốt.
Xét về cơ cấu thì có sự chuyển biến thay đổi, khu vực cho vay cá nhân có tỷ
trọng cao và tăng đều qua các năm (từ 58% năm 2016 lên 59% năm 2017 và tăng
mạnh lên 68% năm 2018). Cho thấy hiện nay BaoViet Bank Hồ Chí Minh đã mở
rộng và phát triển tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân nhằm giảm thiểu nguy cơ
cho vay trong thời kỳ kinh doanh khó khăn của các Doanh nghiệp.
Tình hình dư nợ cho vay trên địa bàn TPHCM:
Do BaoViet Bank là tổ chức non trẻ trong hệ thống (được thành lập vào
tháng 12/2008) với quy mô còn khá nhỏ và mạng lưới tại khu vực TPHCM chỉ có 2
Chi nhánh và 9 Phòng Giao Dịch nên thị phần cho vay còn khá khiêm tốn so với các
ngân hàng khác trên địa bàn với dư nợ cho vay nhỏ nhất trong hệ thống chỉ đạt
7.750 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về tốc độ phát triển dư nợ của những năm gần
341
554
1,008
567
783
605
1,361
1,924
3,427
2,269
3,261
5,040
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
ĐVT: Tỷ đồng
Công ty CP
Công ty TNHH
Cá nhân/Hộ KD
Tổng cộng
36
đây thì BaoViet Bank khu vực TPHCM có sự tăng trưởng trong ba năm 2016 – 2018
rất mạnh mẽ.
Bảng 2.2: Dư nợ của một số Ngân hàng tại TP.HCM
ĐVT: Tỷ đồng
Ngân hàng Dư nợ tín dụng trên địa bàn
TP.HCM
BaoViet Bank 7.750
Sài Gòn Công Thương 7.914
An Bình 13.376
Bản Việt 16.992
LienViet Post Bank 20.758
DongA Bank 22.087
Phương Đông 26.872
Nam Á 37.326
HD Bank 39.994
Sacombank 106.101
ACB 107.387
SaiGon Bank 284.725
Nguồn: Phòng Hành Chánh BaoViet Bank Hồ Chí Minh
37
Hình 2.2: Dư nợ của một số Ngân hàng tại TP.HCM
2.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn:
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh
ĐVT: %
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nợ nhóm 2 18% 11% 14%
Nợ xấu 4% 3% 6%
Tổng Nợ quá hạn 22% 14% 20%
Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BaoViet Bank Hồ Chí Minh
Baoviet , 7,750 Sài Gòn Công
Thương, 7,914
An Bình, 13,376
Bản Việt, 16,992 LienViet,
20,758
DongA, 22,087
Phương Đông,
26,872
Nam Á, 37,326
HD Bank, 39,994
SacomBank,
106,101
ACB, 107,387
SaiGon Bank,
284,725
38
Hình 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh
Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM
Ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn trên địa bàn
TP.HCM năm 2018
BaoViet Bank HCM 20%
Sài Gòn Công Thương 1.4%
An Bình 6.1%
Bản Việt 3.0%
LienViet Post Bank 4.9%
DongA Bank 27%
Phương Đông 5.3%
Nam Á 3.8%
HD Bank 2.4%
Sacombank 4.1%
ACB 0.6%
SaiGon Bank 0.5%
4%
3%
6%
18%
11%
14%
22%
14%
20%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nợ xấu
Nợ nhóm 2
Tồng nợ quá hạn
39
Hình 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM
Chi phí trích lập dự phòng nợ quá hạn:
Bảng 2.5: Chi phí dự phòng nợ quá hạn BaoViet Bank Hồ Chí Minh
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Tăng trưởng %
2017/ 2016 2018/ 2017
Chi phí dự phòng nợ quá hạn 30.76 81.35 72.57 164.50% -10.79%
Nguồn: Báo cáo kinh doanh BaoViet Bank Hồ Chí Minh
BaoViet Bank HCM,
20.0%
Sài Gòn Công
Thương, 1.4%
An Bình, 6.1%
Bản Việt, 3.0%
LienViet Post Bank,
4.9%
DongA Bank, 27.0%
Phương Đông,
5.3%
Nam Á, 3.8%
HD Bank, 2.4%
Sacombank,
4.1%
ACB, 0.6% SaiGon Bank,
0.5%
40
Bảng 2.5: Chi phí dự phòng nợ quá hạn BaoViet Bank Hồ Chí Minh
Số dư nợ phát triển mạnh qua các năm với 43.72% năm 2017 và 54.53% năm
2018, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của ngành là 30%. Tuy nhiên, nợ quá hạn
sau khi giảm vào năm 2017 từ 22% xuống còn 14% lại tăng vọt lên 20% trong năm
2018, đạt số tuyệt đối là 1,026.17 tỷ đồng; đặc biệt nợ xấu đã tăng tử 3% lên 6%, đạt
316.89 tỷ đồng. So sánh với các Ngân hàng khác tại địa bàn TP.HCM thì tỷ lệ nợ
quá hạn của BaoViet Bank HCM chỉ thấp hơn duy nhất DongA Bank 27% (đây là
ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt), trong khi đó ACB chỉ có tỷ lệ nợ quá hạn là
0,6% trên tổng dư nợ. Đây là số liệu đáng quan ngại về chất lượng khoản vay của
BaoViet bank Hồ Chí Minh, nhất thiết phải có hướng xử lý hiệu quả các khoản nợ
quá hạn này và hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới để cải thiện chất lượng khoản vay
của đơn vị.
2.2.3 Lợi nhuận trước thuế:
Bảng 2.6: Lợi nhuận trước thuế BaoViet Bank Hồ Chí Minh
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tăng trưởng %
31
81
73
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
ĐVT: Tỷ đồng
Chi phí trích dự phòng NQH
41
2015 2016 2017 2016/ 2015 2016/ 2015
Lợi nhuận trước thuế 74.18 12.84 93.02 -82.69 624.36%
Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BaoViet Bank Hồ Chí Minh
Hình 2.6: Lợi nhuận trước thuế BaoViet Bank Hồ Chí Minh
Lợi nhuận của BaoViet Bank Hồ Chí Minh biến động mạnh trong giai đoạn
2016 – 2018 từ 74.18 tỷ đồng năm 2016 giảm chỉ còn 12.84 tỷ đồng năm 2017 do
chi phí trích dự phòng tăng cao từ 30.76 tỷ đồng lên 81.35 tỷ đồng và sau đó lợi
nhuận tăng đột biến lên 93.02 tỷ đồng năm 2018 do xử lý được nhiều khoản nợ quá
hạn, trong đó đặc biệt thu món nợ quá hạn 92 tỳ đồng thu được lãi và hoàn nhập dự
phòng rủi ro.
2.2.4 Phân tích chi tiết nợ quá hạn:
Bảng 2.7: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tăng trường
2017/2016
Tăng trường
2018/2017
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
74
13
93
ĐVT: Tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế
42
Nợ nhóm 1 1,764.25 78% 2,787.25 86% 4,013.67 80% 1,023.00 103% 1,226.41 69%
Nợ nhóm 2 408.79 18% 365.36 11% 709.28 14% -43.43 -4% 343.92 19%
Nợ xấu 96,27 4% 108.83 3% 316.89 6% 12.56 1% 208.06 12%
Tổng cộng 2,269.31
100.0
%
3,261.44
100.0
%
5,039.84
100.0
%
992.13
100.0
%
1.178,39
100.0
%
Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BaoViet Bank Hồ Chí Minh
Hình 2.7: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh
Bảng 2.8: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh theo thành
phần kinh tế
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tăng trường
2017/2016
Tăng trường
2018/2017
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Công ty Cổ
phần
50.50 10% 42.68 9% 143.67 14% -7.83 25% 100.99 18%
Công ty TNHH 80.81 16% 90.09 19% 328.37 32% 9.29 -30% 238.28 43%
DNTN 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%
Cá nhân/Hộ KD 373.75 74% 341,42 72% 554.13 54% -32.33 105% 212.72 39%
Tổng cộng 505.06
100.0
%
474.19
100.0
%
1,026.17
100.0
%
-30.87
100.0
%
551,98
100.0
%
96 109
317
409 365
709
1,764
2,787
4,014
2,269
3,261
5,040
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
ĐVT: Tỷ đồng
Nợ xấu
Nợ nhóm 2
Nợ nhóm 1
Tổng dư nợ
43
Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BaoViet Bank Hồ Chí Minh
Hình 2.8: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh theo thành
phần kinh tế
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu cho vay của BaoViet Bank Hồ Chí Minh sang
phân khúc khách hàng Cá nhân thể hiện rõ rệt khi dự nợ KHCN tăng 160.38% từ
1,316.20 tỷ đồng năm 2016 tăng vọt lên 3,427.09 tỷ đồng năm 2018, trong khi đó
khối khách hàng Doanh nghiệp chỉ tăng 69.21% từ 953.11 tỷ đồng năm 2016 lên
1,612.75 tỷ đồng năm 2018. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến năm 2018 thì tỷ lệ nợ quá
hạn khối khách hàng Doanh nghiệp lại tăng rất cao 259.47% từ 131.32 tỷ đồng tăng
lên 472.04 tỷ đồng; trong khi đó cho vay khách hàng Cá nhân lại có tỷ lệ nợ quá hạn
tăng thấp hơn chỉ 48.26%, từ 373.75 tỷ đồng tăng lên 554.13 tỷ đồng, làm giảm tỷ lệ
nợ quá hạn của khách hàng cá nhân từ 74% xuống còn 54% trong năm 2018. Điều
này cho thấy tốc độ nợ quá hạn của khoản vay Doanh nghiệp tại BaoViet Bank Hồ
Chí Minh đang tăng mạnh hơn nhiều so với cho vay khách hàng Cá thể, mặc dù cả
hai nhóm khách hàng này đều đang có tỷ lệ nợ quá hạn khá cao đều cần phải cải
thiện.
50 43
144
81 90
328
374
341
554
505
474
1,026
0
200
400
600
800
1,000
1,200
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
ĐVT: Tỷ đồng
Cty CP
Cty TNHH
Cá nhân/Hộ KD
Tổng cộng
44
Bảng 2.9: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh theo lĩnh
vực cho vay
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tăng trường
2017/2016
Tăng trường
2018/2017
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Thương mại -
Dịch vụ
35.36 7% 42.68 9% 297.59 29% 7.32 23.72% 254.91 46%
Đầu tư – Xây
dựng
95.96 19% 90.09 19% 174.45 17% -5.86 -19% 84.35 15%
Mua nhà – Sửa
nhà
343.44 68% 327.19 69% 523.35 51% -16.25 -52,64% 196.16 36%
Tiêu dùng 30.30 6% 14,23 3% 30.78 3% -16.08 -52.08% 16.56 3%
Tổng cộng 505.06
100.0
%
474.19
100.0
%
1,026.17
100.0
%
-30.87 -100.0% 551,98
100.0
%
Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BaoViet Bank Hồ Chí Minh
Hình 2.9: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh theo lĩnh
vực cho vay
0
200
400
600
800
1000
1200
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
36 43
298
96 90
174
343 327
523
30 14 31
505 474
1026
ĐVT: Tỷ đồng
Thương mại - Dịch vụ
Đầu tư - Xây dựng
Mua nhà - Sửa nhà
Tiêu dùng
Tộng cộng
45
Lĩnh vực cho vay khách hàng Doanh nghiệp tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh
chủ yếu trọng tâm vào lĩnh vực thương mại – dịch vụ và đầu tư – xây dựng, chiếm
32% tổng dư nợ (1,612.75 tỷ đồng); trong khi đó cho vay Cá nhân chủ yếu tập trung
vào mục đích mua nhà – sửa nhà, chiếm 62% tổng dư nợ (3,124.70 tỷ đồng). Trong
giai đoạn năm 2016 – 2018, nợ quá hạn lĩnh vực cho vay Doanh nghiệp thương mại
– dịch vụ có tỷ trọng nợ quá hạn tăng cao nhất 741.73%, từng 35.35 tỷ đồng tăng lên
297.59 tỷ đồng, theo sau đó là lĩnh vực Doanh nghiệp vay đầu tư – xây dựng tăng
81.79%, từ 95.96 tỷ đồng lên 174.45 tỷ đồng. Trong khi đó, mảng khách vay Cá thể
mua nhà – sửa nhà cũng có mức tăng nợ quá hạn khá cao là 52.38%, tăng từ 343.44
tỷ đồng lên 523.35 tỷ đồng; còn mảng cho vay tiêu dùng có tỷ lệ tăng nợ quá hạn
khá ít chỉ 1.59%, chiếm 30.79 tỷ đồng. Kết quả cho chúng ta thấy nợ quá hạn của
BaoViet Bank Hồ Chí Minh đang tập trung chủ yếu ở lĩnh vực cho vay KHDN
Thương mại – dịch vụ, Đầu tư – xây dựng và mảng khách hàng Cá nhân mua nhà-
sửa nhà.
Bảng 2.10: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh theo thời
gian vay
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tăng trường
2017/2016
Tăng trường
2018/2017
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 161.62 32% 142.26 30% 348.90 34% -19.36 -63% 206.64 37%
Trung hạn 10.10 2% 4.74 1% 51.31 5% -5.36 -17% 46.57 9%
Dài hạn 333.34 66% 327.19 69% 625.96 61% -6.15 -20% 298.77 54%
Tổng cộng 505.06
100.0
%
474.19
100.0
%
1,026.17
100.0
%
-30.87 -100.0% 551,98
100.0
%
Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BaoViet Bank Hồ Chí Minh
46
Hình 2.10: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh theo thời
gian vay
Với định hướng chiến lược chuyển sang cho vay phân khúc khách hàng Cá
nhân mua nhà sửa nhà, kết hợp với việc bán chéo sản phẩm bảo hiểm của Tập Đoàn
Bảo Việt, BaoViet Bank Hồ Chí Minh đã chuyển dịch sang cho vay dài hạn khách
hàng Cá nhân Mua nhà sửa nhà nên cơ cấu dư nợ dài hạn đã tăng từ 51.48% lên
65.27% trên tổng dư nợ, chiếm 3,289.51 tỷ đồng; trong khi đó tỷ trọng dư nợ ngắn
hạn giảm từ 42.74% xuống còn 31.95% trên tổng dư nợ, chiếm 1,610 tỷ đồng. Theo
kết quả đó thì tỷ lệ nợ quá hạn dài hạn cũng tăng khá cao 87,78%, chiếm số tuyệt
đối cao nhất là 625.96 tỷ đồng. Tuy nhiên xét về mặt tỷ lệ tăng thì mức độ tăng nợ
quá hạn của nợ trung hạn và nợ ngắn hạn lớn hơn nhiều so với nợ dài hạn với số tỷ
lệ tăng lần lượt là 407.94% (chiếm 51.31 tỷ đồng) và 115.88% (chiếm 348.90 tỷ
đồng). Điều này thể hiện tốc độ tăng nợ quá hạn của khách hàng Doanh nghiệp đang
cao hơn nhiều so với khách hàng Cá nhân, chứng tỏ rủi ro cho vay của khách hàng
Doanh nghiệp tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh cao hơn khách hàng Cá nhân.
162 142
349
10 5
51
333 327
626
505
474
1026
0
200
400
600
800
1000
1200
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
ĐVT: Tỷ đồng
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
Tổng cộng
47
NHẬN XÉT:
Tốc độ phát triển dư nợ của BaoViet Bank Hồ Chí Minh khá cao với mức 44%
năm 2017 và 55% năm 2018 so với bình quân của ngành là 30%. Cơ cấu cho vay có
sự chuyển dịch tập trung cho vay khách hàng cá nhân (chiếm 68% tổng dư nợ năm
2018).
Nợ quá hạn của khách hàng Doanh nghiệp có tốc độ tăng mạnh hơn nhiều so với
cho vay khách hàng Cá nhân (259% so với 48%); mặc dù cả hai nhóm khách hàng
này đều đang có tỷ lệ nợ quá hạn khá cao đều cần phải cải thiện.
Như vậy trong giai đoạn khó khăn của ngành tài chính, BaoViet Bank Hồ Chí
Minh đang có nợ quá hạn và chi phí trích dự phòng nợ quá hạn khá cao, tiềm ẩn
nhiều rủi ro cho vay. Ngân hàng cần phải chấn chỉnh ngay chất lượng khoản vay và
có biện pháp giải quyết nợ quá hạn hiệu quả để giảm thiểu rủi ro cho vay ở mức thấp
nhất và cải thiện công tác thẩm định cho vay trong tương lai.
2.3 Phân tích thực trạng công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí
Minh:
2.3.1 Quy trình cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh:
Hiện tại, Ngân hàng TMCP Bảo Việt áp dụng quy trình cho vay với sự phân
tách độc lập về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của 4 bộ phận cơ bản: Bán
hàng, Tái thẩm định (thẩm định tín dụng), Tác nghiệp tín dụng (vận hành) và Giám
sát tín dụng. BaoViet Bank đang áp dụng 2 cơ chế phê duyệt cho vay: Cấp phê
duyệt tại Chi nhánh với hạn mức 03 tỷ cho KHCN theo chương trình và 01 tỷ cho
KHDN; và Cấp phê duyệt cho vay tại Hội Sở đối với những món vay vượt giới hạn
tại Chi nhánh bao gồm: Cấp phê duyệt của Giám Đốc Khối KHCN/KHDN, Cấp phê
duyệt Hội Đồng Tín Dụng và Cấp phê duyệt Ủy Ban Tín Dụng.
Quy trình cho vay tại BaoViet Bank theo 07 giai đoạn: (1) Hướng dẫn, tiếp
nhận hồ sơ và thẩm định khách hàng; (2) Hoàn thiện và trình ký hồ sơ; (3) Lãnh đạo
Phê duyệt hồ sơ; (4) Thực hiện thủ tục công chứng hồ sơ vay, ký hợp đồng vay vốn
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)

More Related Content

What's hot

Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi examMau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi examduyluanhufi
 
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luậnBộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luậnkudos21
 
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)LeeEin
 
Trắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảo
Trắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảoTrắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảo
Trắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảoTuan Le
 
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhTài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhlekimhuong
 
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdfPhngUyn922456
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏeCác yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏeViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)dissapointed
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SV
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SVLuận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SV
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SVLuanvan84
 

What's hot (20)

Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPTLuận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
 
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi examMau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
 
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luậnBộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
 
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOTLuận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Trắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảo
Trắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảoTrắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảo
Trắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảo
 
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhTài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
 
Bài tiểu luận về môn lịch sử Việt Nam, HAY
Bài tiểu luận về môn lịch sử Việt Nam, HAYBài tiểu luận về môn lịch sử Việt Nam, HAY
Bài tiểu luận về môn lịch sử Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCMLuận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
 
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...
 
Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏeCác yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Cảng hàng không, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Cảng hàng không, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Cảng hàng không, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Cảng hàng không, HOT
 
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SV
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SVLuận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SV
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SV
 

Similar to CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)

Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng seabank –...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng seabank –...Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng seabank –...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng seabank –...Thư viện Tài liệu mẫu
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể...
Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể...Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể...
Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial BankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial BankViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149) (20)

Đề tài: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank
 
Đề tài: Hiệu quả tín dụng tại ngân hàng Thương mại Vietcombank
Đề tài: Hiệu quả tín dụng tại ngân hàng Thương mại VietcombankĐề tài: Hiệu quả tín dụng tại ngân hàng Thương mại Vietcombank
Đề tài: Hiệu quả tín dụng tại ngân hàng Thương mại Vietcombank
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng seabank –...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng seabank –...Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng seabank –...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng seabank –...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
 
Đề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc DânĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI...
 
Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể...
Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể...Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể...
Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
 
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAY
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAYLuận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAY
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAY
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial BankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
 
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
 
Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...
Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...
Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 

CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH -------------------- NGUYỄN QUANG THỌ CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH -------------------- NGUYỄN QUANG THỌ CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Hướng đào tạo: Ứng dụng Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ XUÂN VINH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn “Cải thiện công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi. Những nội dung trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn trích dẫn rõ ràng, đầy đủ. TP.Hồ Chí Minh, Ngày 16 tháng 12 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Thọ
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT SUMMARY PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu......................................................... 1 3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................ 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3 5.1. Dữ liệu nghiên cứu........................................................................... 3 5.2. Phân tích dữ liệu nghiên cứu............................................................ 3 5.3. Phân tích mẫu khảo sát – SPSS........................................................ 4 6. Nhận diện vấn đề......................................................................................... 5 6.1. Những dấu hiệu cảnh báo................................................................. 5 6.2. Biểu hiện vấn đề............................................................................... 6 6.3. Xác định vấn đề ............................................................................... 6 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 7 7.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................. 7 7.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................. 7 8. Cấu trúc của đề tài....................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................................................... 9
  • 5. 1.1 Tín dụng Ngân hàng thương mại..................................................................... 9 1.1.1 Khái niệm.................................................................................................... 9 1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng............................................................... 9 1.2 Công tác thẩm định tín dụng tại các Ngân hàng thương mại ........................ 11 1.2.1 Khái niệm thẩm định tín dụng................................................................... 11 1.2.2 Mục đích, yêu cầu và cơ sở của thẩm định tín dụng................................. 12 1.2.3 Quy trình thẩm định tín dụng.................................................................... 14 1.2.4 Nội dung thẩm định tín dụng .................................................................... 15 1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng.................................................... 25 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về thẩm định cho vay, quản trị rủi ro cho vay tại các Ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm ...................................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................................................................... 31 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bảo Việt - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................................ 31 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bào Việt................................................ 31 2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bào Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................................... 32 2.1.3 Cơ cấu tổ chức........................................................................................... 33 2.2 Thực trạng rủi ro cho vay của BaoViet Bank Hồ Chí Minh ......................... 34 2.3 Phân tích thực trạng công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh ........................................................................................................................ 47 2.3.1 Quy trình cho vay của Baoviet Bank Hồ Chí Minh.................................. 47 2.3.2 Thực trạng công cụ phân tích, đo lường rủi ro cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh ................................................................................................... 49 2.3.3 Thực trạng thực hiện các nội dung thẩm định cho vay nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH TV – XD TH Văn Minh.................................................. 50 2.4 Đánh giá về thực trạng công tác thẩm định cho vay ..................................... 52
  • 6. 2.4.1 Những mặt đã đạt được............................................................................. 52 2.4.2 Những mặt còn hạn chế............................................................................. 54 2.4.3 Lý do của hạn chế ..................................................................................... 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................................................................... 59 3.1 Định hướng chiến lược và công tác thẩm định cho vay của BaoViet Bank Hồ Chí Minh......................................................................................................... 59 3.1.1 Đối với Ngân hàng TMCP Bảo Việt......................................................... 59 3.1.2 Đối với Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 59 3.2 Giải pháp cải thiện công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh ........................................................................................................................ 60 3.2.1 Giải pháp về quy trình nghiệp vụ.............................................................. 60 3.2.2 Giải pháp về nhân sự, tuyển dụng............................................................. 61 3.2.3 Giải pháp về quản lý, điều hành................................................................ 64 3.2.4 Giải pháp về giám sát, phòng ngừa........................................................... 66 3.2.5 Giải pháp về khen thưởng chế tài ............................................................. 68 3.2.6 Giải pháp về đầu tư công nghệ và cơ sở vật chất phù hợp ....................... 68 3.2.7 Công tác định giá tài sản đảm bảo ............................................................ 70 3.3 Một số đề xuất kiến nghị ............................................................................... 72 3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước ........................................................ 72 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Bảo Việt............................................... 73 KẾT LUẬN......................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. CBTD : Cán bộ tín dụng 2. CBNV : Cán bộ nhân viên 3. CIC : Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN 4. DN : Doanh nghiệp 5. ĐVKD : Đơn vị kinh doanh 6. KHCN : Khách hàng cá nhân 7. KHDN : Khách hàng doanh nghiệp 8. NHNN : Ngân hàng Nhà nước 9. NHTM : Ngân hàng thương mại 10.NQH : Nợ quá hạn 11.TMCP : Thương mại cổ phần 12.TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh 13.TCTD : Tổ chức tín dụng 14.RRTD : Rủi ro tín dụng 15.QTRR: : Quản trị rủi ro
  • 8. TÓM TẮT Chất lượng cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh tồn tại những bất cập dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn khá cao và tiềm ẩn những rủi ro cho vay. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Cải thiện công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn cao học nhằm làm rõ thực trạng và đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng thẩm định cho vay tại Chi nhánh. Đề tài nghiên cứu thực trạng thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác thẩm định cho vay cho Chi nhánh. Sự thiếu hụt về huấn luyện CBNV, chính sách kinh doanh, phúc lợi và thưởng phạt chưa phù hợp dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng mạnh, tiềm ẩn rủi ro cho vay cao. Luận văn phân tích các dữ liệu tài chính, phi tài chính của Baoviet Bank Hồ Chí MInh giai đoạn 2016 – 2018. Các phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh được sử dụng để trích xuất các kết quả nghiên cứu. Luận văn đã hệ thống hóa lý thuyết về thẩm định tín dụng và đánh giá được thực trạng thẩm định cho vay tại Baoviet Bank Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các giải pháp có tính ứng dụng nhằm cải thiện công tác thẩm định cho vay. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thực tiễn cho BaoViet Bank Hồ Chí Minh về quản trị thẩm định cho vay và có thể áp dụng cho một số ngân hàng tại Việt Nam có biểu hiện giống như thực trạng của BaoViet Bank Hồ Chí Minh. Từ khóa: “Thẩm định cho vay”.
  • 9. SUMMARY Loan quality at BaoViet Bank Ho Chi Minh has some prolems, leading to relatively high overdue debt ratios and potential loan risks. Therefore, the author has chosen the topic: "Improving loan appraisal at Bao Viet Commercial Joint Stock Bank - Ho Chi Minh City Branch" as a master thesis in order to clarify the current situation and provide advanced solutions. A project researched on the status of credit appraisal at BaoViet Bank Ho Chi Minh. From that point, suggesting solutions to improve an efficiency of loan evaluation for the Branch. The lack of staff training; inappropriate business policies, benefits and penalties lead to a sharp increase in overdue debts, potentially high loan risks. The dissertation analyzes financial and non-financial data of Baoviet Bank Ho Chi Minh during the period of 2016 - 2018, using descriptive statistics, intergrated analysis and comparative methods to show the results. The thesis has codified the theory of credit appraisal and assessed the status of credit appraisal at Baoviet Bank Ho Chi Minh. Since then, proposing applicable solutions to improve loan appraisal efficiency. The results of this thesis have practical implications for BaoViet Bank Ho Chi Minh on loan appraisal management and can be applied to some banks in Vietnam with expressions similar to the situation of BaoViet Bank Ho Chi Minh. Keywords: "Loan appraisal".
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động cho vay là mảng kinh doanh quan trọng mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này cũng hàm chứa nhiều rủi ro, do đó chi phối mạnh mẽ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Hiện nay chất lượng cho vay ở nước ta đang ở mức khá thấp, tỷ lệ nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng khá cao. Có nhiều lý do đưa đến nợ xấu tăng cao trong đó có lý do căn cơ từ chất lượng thẩm định cho vay tại các Ngân hàng. Trước yêu cầu đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, vấn đề cải thiện công tác thẩm định cho vay để tăng cường quản lý rủi ro tín dụng trở nên hết sức cần thiết. Công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh còn tồn tại những bất cập như tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao và tiềm ẩn những rủi ro tín dụng phát sinh. Báo cáo hoạt động cho vay cho thấy có một số tồn tại trong công tác thẩm định như: Chất lượng Nhân viên tín dụng; Chất lượng thông tin chưa tốt; Công tác kiểm tra, kiểm soát còn chậm trễ... Vì vậy, cần phải làm rõ thực trạng rủi ro và hoạt động thẩm định cho vay tại chi nhánh, cũng như vai trò tác động của những vấn đề nổi cộm đã được đề cập ảnh hưởng đến hoạt động cho vay và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng để nâng cao chất lượng cho vay và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Từ những nội dung cấp thiết này, tác giả quyết định chọn đề tài: “Cải thiện công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn cao học bản thân và nhằm giải đáp các vấn đề trên. Từ đó có thể hoàn thiện các biện pháp cải thiện công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu: Trần Trung Tường (2011). Quản trị tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại
  • 11. 2 học Ngân hàng TPHCM. Luận án nghiên cứu những mối liên hệ của quản trị tín dụng với hoạt động ngân hàng; xem xét quản trị tín dụng với hoạt động chủ yếu là cho vay… nhận định quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần ở TP.HCM. Những nghiên cứu về sự tác động có tính hệ thống đối với quản trị tín dụng trong hoạt động ngân hàng, đánh giá năng lực quản trị tín dụng thông qua các chính sách chủ yếu như quản trị vốn, nguồn vốn; cho vay (trong giới hạn chỉ tập trung nghiên cứu loại hình cho vay), phân cấp phán quyết tín dụng, chính sách bảo đảm khoản vay… Nghiên cứu phản ánh thực trạng quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM. Tống Thị Như Hoa (2015). Quản Trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Hội. Đề tài nghiên cứu các nguyên nhân, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng, đánh giá những điều kiện thực hiện Basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BIDV nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng này. Nguyễn Phúc Cảnh và Vũ Xuân Hùng (2014). Ứng dụng mô hình Z-Score vào quản lý rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển & Hội nhập – Trường Đại Học Kinh Tế Tài Chính, 15 (25), 46 – 50. Nghiên cứu về khả năng ứng dụng của mô hình Z-Score tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng chủ yếu xem xét về lý thuyết và có thực kiểm định trên Công ty cổ phần Bánh kẹo Bibica dựa theo số liệu báo cáo năm 2011 làm ví dụ. Kết quả kết luận chỉ số Z-Score có khả năng áp dụng và dự báo tốt khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp nhận biết sớm khả năng vỡ nợ. Nguyễn Đăng Tùng và Bùi Thị Len (2015). Đánh giá nguy cơ phá sản của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Bằng chỉ số Altman Z score. Tạp chí Khoa học và Phát triển, (5), 833 – 839. Nghiên cứu thống kê, mô tả, đánh giá sức khỏe tài chính của những ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam thông qua mức phát triển tài sản, phát triển tín dụng, số liệu lợi nhuận sau
  • 12. 3 thuế và nợ xấu - những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động trong tương lai của các ngân hàng. Mô hình Altman Z’’ được dùng để đánh giá nguy cơ phá sản của hệ thống NHTM Việt Nam thông qua hệ thống báo cáo tài chính của 39 NHTM trong giai đoạn từ 2008 - 2013. Chỉ số Z’’ bình quân các nhóm NHTM nằm trong giới hạn an toàn. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thẩm định cho vay và hiện trạng rủi ro cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh. Đề xuất các giải pháp cải thiện công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: BaoViet Bank Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu các dữ liệu về hoạt động kinh doanh, hoạt động cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh thời gian từ 2016 đến 2018. 5 Phương pháp nghiên cứu: 5.1 Dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu là các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính được tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh công bố trong các báo cáo nội bộ, báo cáo kế toán (BCKT), báo cáo hoạt động kinh doanh được kiểm toán. Dữ liệu được trích xuất cho giai đoạn 2016 - 2018 theo năm. 5.2 Phân tích dữ liệu nghiên cứu:
  • 13. 4 Trong đề tài này với sự hạn chế dữ liệu trong quy mô nội tại Ngân hàng, khó khăn để xây dựng dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu đủ lớn để thiết lập mô hình hồi quy nghiên cứu. Vì vậy, phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh được sử dụng để trích xuất các kết quả nghiên cứu. Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được tác giả sử dụng phổ biến trong chương 2. Các số liệu thống kê về kết quả kinh doanh, cho vay, nguồn vốn, nợ quá hạn, nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của BaoViet Bank Hồ Chí Minh qua các năm đã được thống kê nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung thẩm định tín dụng tại Ngân hàng. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng chủ yếu ở chương 2. Từ các dữ liệu được thu thập, tác giả phân tích các nội dung thẩm định cho vay tại Ngân hàng, để từ đó tổng hợp lại nhằm đề xuất những giải pháp nhằm đáp ứng với thực tế. Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng ở chương 2 để phân tích, so sánh số liệu từ biểu đồ, bảng số liệu qua các năm của BaoViet Bank Hồ Chí Minh. 5.3 Phân tích dữ liệu khảo sát – SPSS (chi tiết phân tích xem tại phụ lục): Cơ sở thông tin khảo sát: Mục đích: Nhằm nắm bắt rõ những nội dung hạn chế trong khâu thẩm định cho vay như việc hiểu rõ quy trình cho vay, hiểu rõ chính sách cho vay, đào tạo nghiệp vụ thẩm định, am hiểu khách hàng vay vốn, công việc đúng chuyên ngành đào tạo, chính sách đãi ngộ… theo hiện trạng đặc thù của BaoViet Bank Hồ Chí Minh đang có vấn đề yếu nhất về nhân sự thẩm định cho vay. Từ đó tác giả có thể đưa ra những giải pháp phù hợp thực tế để cải thiện công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
  • 14. 5 Nội dung khảo sát: tìm hiểu về mức độ hiếu rõ quy trình cho vay của CBNV, chính sách cho vay, đào tạo nghiệp vụ thẩm định, am hiếu ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nợ quá hạn, công việc đúng chuyên ngành, mức độ hài lòng công việc, môi trường làm việc, áp lực KPIs… Đối tượng: Ban Giám đốc, Phòng KHCN, Phòng KHDN, Bộ phận tác nghiệp tín dụng tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh và BaoViet Bank Chi nhánh Sài Gòn. Đây là những nhân sự trực tiếp tham gia vào các giai đoạn cho vay tại chi nhánh. Số lượng mẫu: 102 mẫu. Phương thức khảo sát: trả lời theo bảng câu hỏi (đính kèm theo phụ lục). Kết quả được rút ra từ khảo sát: Cơ cấu giới tính, độ tuổi nhân viên ở mức tương đối phù hợp với tình hình chung của thị trường ngân hàng. Tỷ lệ gắn bó làm việc tại BaoViet Bank của các đối tượng khảo sát không quá cao, tỷ lệ nhân sự gắn bó trên 5 năm không nhiều. Tỷ lệ nhân viên yêu thích công việc và được thực hiện công việc đúng chuyên nghành không cao (53%). Chế độ phúc lợi chưa đáp ứng nguyện vọng nhân viên (25% hài lòng). Việc đào tạo chưa đầy đủ. Tỷ lệ nhân viên có áp lực trong viện thực hiện KPI khá cao 65%(chưa phù hợp), nguyên nhân áp lực: chưa được trang bị rõ về quy trình, quy định, luôn bị khiển trách khi không hoàn thành KPIs… 6 Nhận diện vấn đề: 6.1 Những dấu hiệu cảnh báo: Tốc độ phát triển cho vay cao qua các năm (55%), nhưng tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng từ 14% năm 2017 lên 20% năm 2018, đặc biệt là nợ xấu cũng tăng mạnh từ 3% lên 6% trong năm 2018. Lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra nhưng tiềm ẩn nguy cơ về nợ quá hạn rất lớn, BaoViet Bank Hồ Chí Minh đã chi dự phòng nợ quá hạn 72.57 tỷ đồng năm 2018 giảm 10.79% so với năm 2017 nhưng đây là con số rất cao,
  • 15. 6 chiếm đến 10.6% tổng doanh thu từ tín dụng. Những số liệu này thể hiện thực trạng đáng báo động về chất lượng khoản vay của BaoViet Bank Hồ Chí Minh nên gấp rút có biện pháp kịp thời để cải thiện và chấn chỉnh chất lượng khoản vay. 6.2 Biểu hiện vấn đề: BaoViet Bank Hồ Chí Minh nói riêng và hệ thống BaoViet Bank vẫn chưa triển khai bất kỳ công cụ hay phương pháp quản trị rủi ro hoạt động nào đáp ứng chuẩn mực của Basel II nhằm đánh giá, theo dõi, báo cáo các sự kiện nguy cơ hoạt động. Ngân hàng đang dành sự ưu tiên hàng đầu với chiến lược trọng tâm kết nối, hợp tác toàn diện vối Tập Đoàn Bảo Việt về Bảo hiểm và Chứng khoán để chia sẻ, khai thác thông tin dữ liệu lượng data khách hàng tiềm năng khổng lồ của Tập Đoàn Bảo Việt. Quy trình tín dụng tập trung với Bộ phận Tái thẩm định, Bộ phận Tác nghiệp tín dụng độc lập với Chi nhánh cũng đã phát huy tác dụng tích cực chấn chỉnh phần nào chất lượng cho vay. Tuy vậy, tình trạng nhân sự nghỉ việc nhiều tại các Bộ phận Tái thẩm định, Tác nghiệp tín dụng và Bộ phận Kinh doanh dẫn đến nhân sự mới chưa thể đáp ứng ngay được trình độ chuyên môn, chưa áp ứng kịp theo sự phát triển cho vay. Xếp hạng tín dụng nội bộ được các đơn vị thực hiện vẫn mang tính hình thức chưa chính xác, chưa phản ánh đúng thực tế khách hàng, chưa lượng hóa được mức độ nguy cơ tiềm ẩn và vì vậy chưa có tác dụng cảnh báo cao. Các chuyên viên kinh doanh dưới áp lực chỉ tiêu cao đã có biểu hiện lách quy định để đạt được chỉ tiêu kinh doanh với các khách hàng chưa thật sự tốt, thậm chí có những trường hợp vì tư lợi đã thông đồng cùng khách hàng thực hiện những khoản cho vay dưới chuẩn vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. 6.3 Xác định vấn đề: Rủi ro cho vay có xu hướng tăng cao, những bất cập này có nguyên nhân lớn từ
  • 16. 7 vấn đề thẩm định cho vay tại Ngân hàng, vì vậy đòi hỏi BaoViet Bank Hồ Chí Minh cần phải tăng cường cải thiện công tác thẩm định cho vay. Về lâu dài thì việc thực hiện triển khai Basel II sẽ giúp BaoViet Bank quản trị rủi ro tốt hơn, giúp ngân hàng tối ưu hóa lợi nhuận bằng các chiến lược kinh doanh dựa vào mức độ rủi ro, phân bổ nguồn vốn phù hợp vào các nhóm khách hàng và sản phẩm, thiết lập được danh mục tín dụng có mức lợi nhuận tối ưu. Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì việc rà soát lại việc thực thi các quy trình tín dụng nghiêm túc; ban hành chính sách phù hợp đối với CBNV; tiến hành việc đào tạo, tái đào tạo cho CBNV thực hiện công việc thẩm định cho vay; chấn chỉnh đạo đức nghề nghiệp và đầu tư công nghệ thông tin hiện đại… là những công việc phải thực hiện ngay để có thể cải thiện chất lượng khoản vay và phòng ngừa phát sinh nợ quá hạn mới tại Chi nhánh. 7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 7.1 Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa lý thuyết về thẩm định cho vay, rủi ro cho vay của Ngân hàng thương mại. Lược khảo các đề tài nghiên cứu từ đó hệ thống được phương pháp thẩm định cho vay và đo lường rủi ro cho vay của Ngân hàng thương mại. 7.2 Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu này đánh giá thực trạng rủi ro cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh. Phân tích cụ thể các nội dung thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh. Đánh giá hiệu quả thẩm định cho vay thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh. Đưa ra các giải pháp có tính ứng dụng thực tế nhằm cải thiện công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
  • 17. 8 8 Cấu trúc của đề tài: Ngoài những phần như Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về thẩm định cho vay Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Các giải pháp cải thiện công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • 18. 9 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tín dụng ngân hàng thương mại: 1.1.1 Khái niệm: Có nhiều loại tín dụng, như là tín dụng nhà nước do nhà nước cấp, tín dụng thương mại do doanh nghiệp cấp, tín dụng ngân hàng do ngân hàng cấp… theo Nguyễn Văn Tiến (2015). Toàn tập Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 282 đã đưa ra khái niệm: “Tín dụng ngân hàng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. 1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: Nguyễn Văn Tiến (2015). Toàn tập Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 283 - 285. Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn; còn người đi vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. Đây là đặc điểm quan trọng nhất, từ đó tạo ra các đặc điểm tiếp theo. Do đó, trong các quyết định cho vay, ngân hàng sắp xếp thứ tự ưu tiên của các tiêu chí như sau: - Tín nhiệm (uy tín, thiện chí) của người vay. - Tính khả thi của dự án (phương án kinh doanh). - Bảo đảm tiền vay. Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn hay có tính
  • 19. 10 hoàn trả. Ngân hàng là trung gian tài chính “đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn lưu động. Để xác định thời hạn cho vay hợp lý, ngân hàng phải căn cứ vào tính chất thời hạn nguồn vốn của mình và quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay. Nếu ngân hàng có nguồn vốn dài hạn ổn định, thì có thể cấp được nhiều tín dụng dài hạn; ngược lại nếu nguồn vốn không ổn định và kỳ hạn ngắn, mà cấp nhiều tín dụng dài hạn thì sẽ gặp rủi ro thanh khoản. Mặt khác, thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì người vay mới có điều kiện trả nợ đúng hạn. Nếu ngân hàng xác định thời hạn vay ngắn hơn chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay, thì khách hàng không có đủ nguồn để trả nợ khi đến hạn, gây khó khăn cho khách hàng. Ngược lại nếu thời hạn cho vay dài hơn chu kỳ luân chuyển vốn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiềm ẩn rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Việc hoàn trả nợ vay thể hiện giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất kinh doanh, trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay. Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả gốc mà phải cả lãi. Nếu không có sự hoàn trả thì không được coi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng còn phải trả cho ngân hàng một khoản lãi, đây chính là giá của quyền sử dụng vốn vay. Khoản lãi phải bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận, phản ánh bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc đánh giá độ an toàn của hồ sơ vay vốn là rất khó. Vì luôn tồn tại thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Ngoài ra việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thiên tai… Khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh
  • 20. 11 doanh thay đồi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng. Thứ năm, tín dụng phải dựa trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sơ những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: Hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh… trong đó bên đi vay (và bên bảo lãnh nếu có) phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn. Từ những đặc điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải đảm bảo được hai nguyên tắc cơ bản sau: - Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. - Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng. 1.2 Công tác thẩm định tín dụng tại các Ngân hàng thương mại: Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2013). Giáo trình Thẩm định tín dụng, Nhà xuất bản Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 16 – 21. 1.2.1 Khái niệm thẩm định tín dụng: “Thẩm định tín dụng là quá trình tổ chức thu thập và xử lý thông tin thông qua việc sử dụng kỹ thuật để phân tích, đánh giá khách hàng một cách đầy đủ, thống nhất và tuân thủ quy định pháp luật nhằm làm cơ sở đưa ra quyết định cấp tín dụng”. Có thể nói thẩm định tín dụng là yêu cầu khách quan trong nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM. Thẩm định tín dụng thực hiện toàn bộ các công việc đánh giá một cách toàn diện và khách quan về khách hàng qua các mặt như: Năng lực pháp lý, khả năng trả nợ, tính khả thi và hiệu quả của phương án hoặc dự án cho vay, mục đích vay, tài sản bảo đảm… trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.
  • 21. 12 1.2.2 Mục đích, yêu cầu và cơ sở của thẩm định tín dụng:  Mục đích thẩm định: - Nhằm đánh giá trung thực, khách quan mọi hoạt động của khách hàng. Thẩm định tư cách pháp lý, năng lực trả nợ, tình hình tài sản bảo đảm, mục đích cấp tín dụng… làm cở sở lựa chọn khách hàng cấp tín dụng cũng như đưa ra quyết định chọn sản phẩm tín dụng phù hợp với khách hàng, với chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm đảm bảo quyền lợi của đội bên. - Xác định rõ số tiền, thời hạn cấp tín dụng và các điều kiện cụ thể cho từng loại sản phẩm vay một cách hợp lý, cũng như việc định kỳ hạn nhằm đảm bảo phù hợp với thời điểm khách hàng có đủ khả năng trả nợ. - Đánh giá chính xác nguồn trả nợ, đồng thời phải phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng. - Là cơ cở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng, tạo tiền đề để khách hàng đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn; hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Là cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, , các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng. - Dự trù những khả năng có thể dẫn đến rủi ro khách hàng không đủ khả năng trả nợ, để từ đó gân hàng chủ động kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn tín dụng của khách hàng: xây dựng phương án quản lý nợ và xử lý nợ hiệu quả phù hợp với từng khoản tín dụng đã cấp cho khách hàng.  Yêu cầu thẩm định: - Để đảm bảo chất lượng, công tác thẩm định phải được tiến hành một
  • 22. 13 cách trung thực và khách quan trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. - Ngân hàng phải xây dựng quy trình thẩm định một cách khoa học hợp lý, phù hợp đặc điểm kinh doanh của từng ngân hàng, cơ cấu tổ chức hoạt động của ngân hàng và phân quyền cấp tín dụng của các cấp lãnh đạosở gaio dịch, chi nhánh, phòng giao dịch. - Phân công trách nhiệm công việc thẩm định cần phải tuân thủ quy trình thẩm định phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của nhân viên, đồng thời thiết lập hệ thống kiểm tra giám sát chặt chẽ nhằm tránh tình trạng nhân viên thẩm định thông đồng với khách hàng, bóp mép thông tin, lập hồ sơ giả… để vay vốn ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng. - Tư vấn cho khách hàng những vấn đề liên quan đến việc thực hiện phương án/dự án hoặc thông tin một cách chính xác và trung thực khi khách hàng có yêu cầu. - Để đánh giá chính xác khách hàng, ngân hàng ứng dụng hệ thống xếp hạng nội bộ trong công tác thẩm định. Trên cơ sơ tổng hợp điểm tính cho các tiêu chí tài chính và phi tài chính của khách hàng, ngân hàng xếp hạng tín dụng gồm 10 loại như sau: AAA, AA. A; BBB, BB, B; CCC, CC, C; D, Dựa vào kết quả xếp hạng, ngân hàng xây dụng chính sách tín dụng hợp lý cho các nhóm khách hàng cụ thể: hạn mức tín dụng. lãi suất, mức ký quỹ L/C, tài sản bảo đảm… Đây là cơ sở quan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng phù hợp cho từng khách hàng.  Cơ sở thẩm định tín dụng: Để tiến hành thẩm định tín dụng, cán bộ tín dụng thu thập và phân tích thông tin từ các nguồn sau: - Thông tin từ hồ sơ khách hàng cung cấp. - Thông tin thẩm định trực tiếp tại địa chỉ khách hàng (trụ sở chính, địa
  • 23. 14 điểm sản xuất kinh doanh, địa điểm làm việc…). - Thông tin từ cuộc phỏng vấn khách hàng. - Thông tin từ bên ngoài (các phương tiện thông tin đại chúng, đối tác/đối thủ của khách hàng, thông tin CIC, cơ quan thuế, hải quan, các tổ chức tín dụng…). 1.2.3 Quy trình thẩm định tín dụng: - Tiếp nhận hồ sơ xin cấp tín dụng: nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng các hồ sơ thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ của khách hàng theo đúng quy định của ngân hàng. - Kiểm tra hồ sơ tín dụng và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: Ngân hàng tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn chỉnh (nếu có); kiểm tra và xác minh thông tin về khách hàng từ các nguồn khác nhau. - Thẩm định tín dụng: Ngân hàng tiến hành thẩm định xem xét khách hàng có thỏa mãn các điều kiện cấp tín dụng dựa trên các quy định cụ thể của ngân hàng và các quy định pháp luật. Cụ thể là thẩm định tư cách pháp lý, mục đích xin cấp tín dụng phải phù hợp với chức năng, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp hoặc phải phù hợp với nhu cầu của cá nhân, năng lực tài chính của khách hàng đủ đảm bảo khả năng trả nợ, tình hình tài sản đảm bảo, đi đến quyết định cấp tín dụng. - Lập tờ trình thẩm định: Dựa vào kết quả thẩm định, ngân hàng tiến hành lập tờ trình thẩm định trong đó đề xuất ý kiến đồng ý hay không đồng ý cấp tín dụng. Có thể nói tờ trình thẩm định là văn bản tổng hợp đúc kết toàn bộ các nội dung chủ yếu đã thẩm định, đồng thời kết hợp phân tích, đánh giá một cách khoa học nhằm tạo tính thuyết phục khi xem xét cấp tín dụng. - Xét duyệt cấp tín dụng: Trên cơ sở phân quyền mức phán quyết tín
  • 24. 15 dụng được giao cho từng cấp lãnh đạo Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch. Trường hợp có khoản tín dụng vượt mức thẩm quyền, hồ sơ sẽ chuyển cho cấp xét duyệt cao hơn hoặc phải thông qua Hội Đồng Tín Dụng xét duyệt cấp tín dụng. Tùy theo quy định của từng ngân hàng có thể các khoản tín dụng cần phải được tái thẩm định hoặc tái thẩm định được phát sinh khi khoản tín dụng vượt mức thẩm quyền phán quyết của cấp phê duyệt hoặc các hồ sơ tín dụng có quy mô quá lớn và phức tạp. 1.2.4 Nội dung thẩm định tín dụng: Nguyễn Văn Tiến (2015). Toàn tập Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 389 – 430. Nội dung thẩm định tín dụng là phân tích toàn diện mọi mặt đối với khách hàng vì vậy về nguyên tắc cho dù tiếp cận theo cách nào thì những nội dung công việc phải thực hiện trong giai đoạn này về cơ bản là giống nhau tuy nhiên tùy thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng, đặc điểm khách hàng, diễn biến thị trường, môi trường pháp lý… mà có thể một số nội dung phân tích được nhân mạnh hơn, thời gian thẩm định kéo dài hơn. Hơn nữa, do nội dung thẩm định tín dụng là rât rộng lớn nên các nội dung phân tích thường được tập hơp thành từng nhóm, cách thức phân nhóm giữa các ngân hàng có thể là khác nhau. Sau đây là một số cách thức tiếp cận thẩm định tín dụng phổ biến thường gặp. 1.2.4.1 Phân tích định tính: 1.2.4.1.1 Phân tích các chỉ tiêu phi tài chính: Phân tích định tính các chỉ tiêu “phi tài chính” gồm: - Năng lực pháp lý: Xem xét khách hàng có đầy đủ tư cách pháp nhân, năng lực hàng vi dân sự và các hồ sơ liên quan tuân thủ theo đúng quy định của ngân hàng và pháp luật. - Uy tín, tính cách khách hàng: Xem xét mục đích vay vốn rõ ràng và phù hợp, đánh giá tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và thiện chí trả nợ của khách hàng.
  • 25. 16 - Năng lực kinh doanh: Phân tích thông tin khách khách; nguồn lực về con người, cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính; tình hình hoạt động kinh doanh; năng lực quản trị điều hành của Ban lãnh đạo; Thị trường và sản phẩm… - Môi trường kinh doanh: Phân tích môi trường vĩ mô; môi trường vi mô. - Phương án SXKD/dự án: Thẩm định doanh thu, chi phí, hiệu quả kinh doanh. - Dòng tiền: Phân tích dòng tiền, các nguồn thu của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. - Bảo đảm tính dụng: Đánh giá tài sản bảo đảm của khách hàng về tính pháp lý, tính thanh khoản, giá trị và khả năng quản lý tài sản bảo đảm của ngân hàng để đảm bảo là nguồn thu thứ hai vững chắc cho ngân hàng thu hồi được nợ vay khi phát sinh rủi ro thanh khoản của khách hàng. 1.2.4.1.2 Mô hình phân tích 6C: Mô hình phân tích 6C là quá trình đánh giá khách hàng về tư cách, năng lực , các điều kiện vay vốn và hoàn trả nợ vay trên cơ sở đó ra quyết định cho vay và giám sát các khoản vay của ngân hàng. Mục đích của phân tích 6C nhằm: - Hạn chế thông tin bất cân xứng. - Đánh giá đúng thực trạng rủi ro của khách hàng. - Xác định đúng nhu cầu vay của khách hàng. - Đưa ra quyết định chính xác về việc cho vay hay không. Mô hình phân tích 6C thể hiện thông qua việc thể hiện 6 tiêu chí người vay gồm: Tư cách (Character), Năng lực (Capacity), Thu nhập (Cash), Bảo đảm (Collateral), Điều kiện (Conditions) và Kiểm soát (Control). Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem là khả thi.
  • 26. 17 Tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Tóm lại, tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ người vay gọi chung là tư cách người vay. Nếu phát hiện thấy người vay giả dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thỏa thuận, thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu không, rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng. Năng lực pháp lý: - Nếu khách hàng là khách hàng cá nhân thì cá nhân đó phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. - Nếu khách hàng là tổ chức thì tổ chức đó phải: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Thu nhập của người vay: Tiêu chí thu nhập của người vay tập trung vào trả lời câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ? Nhìn chung người vay có ba khả năng tạo ra tiền là: (1) Luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập; (2) bán hay thanh lý tài sản; (3) phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng ưu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất và coi đây là nuồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ vay ngân hàng. Bảo đảm tiền vay: Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến các yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện, mức độ chuyên dụng của tài sản người vay. Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt chú ý, bởi vì nếu tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu, thì giá trị giảm rất nhanh và rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày. Các điều kiện:
  • 27. 18 Cán bộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng cần phải biết được xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và nghành nghề của người vay cũng như điều kiện kinh tế thay dổi sẽ có hảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng. Khả năng kiểm soát khoản vay: Ngân hàng có kiểm soát được việc khách hàng sử dụng tiền vay không? Tập trung các vấn đề như: Các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng? 1.2.4.1.3 Mô hình phân tích 5P: Một trong những phương pháp tiếp cận phân tích thích hợp được dung phổ biến ngày nay đó là phương pháp 5P: Người vay vốn (Person), Mmục đích vay vốn (Purpose), Nguồn trả nợ (Payment), Bảo đảm tiền vay (Protection) và Triển vọng người vay (Prospects). Người vay vốn: Phân tích người vay thực chất là trả lời câu hỏi khách hàng là ai? Năng lực và thiện chí trả nợ của họ như thế nào? Mục đích vay vốn: Là việc phân tích để trả lời câu hỏi “Người vay vốn sẽ sử dụng vốn vay vào mục đich gì? Mục đích sử dụng vốn vay rất phong phú và đa dạng như tài trợ vốn lưu động, tài trợ mua tài sản cố đinh, tài sản dự án, cho vay tiêu dùng hay vay để đảo nợ. Mục đích vay vốn cũng như đảm bảo nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích được các ngân hàng phân tích và giám sát chặt chẽ. Nguồn trả nợ: Là viêc phân tích năng lực trả nợ người vay khi hợp đồng đến hạn. Nguổn trả nợ vay cực kì quan trọng bởi vì kết quả phân tích cho biết ngân hàng sẽ thu hồi nợ (gốc và laĩ) như thế nào. Việc phân tích nguồn trả nợ là rất phức tạp, bởi vì việc trả nợ diễn ra trong tương lai, trong khi nguồn thông tin phân tích thường là lấy từ quá khứ. Bảo đảm tiền vay: Là việc phân tích để đảm bảo rằng tài sản đảm bảo đáp ứng yêu cầu về: Điều kiện pháp lý, điều kiện thanh khoản, điều kiện gíá trị.
  • 28. 19 Triển vọng nghề vay: Là việc phân tích để trả lời câu hỏi “Triển vọng kinh doanh của người vay để tiếp tục trả nợ là như thế nào?” Để trả lờ câu hỏi này, cán bộ tín dụng cần tập trung phân tích: - Chính sách (kế hoạch) kinh doanh liên tục của khách hàng. - Xu hướng và triển vọng kinh doanh của công ty. - Xu hướng và triển vọng của ngành nghề kinh doanh. - Các dự báo kinh tế. - Thay đổi môi trường kinh doanh (các phát triển mới) ảnh hưởng như thế nào đến khách hàng. 1.2.4.1.4 Mô hình phân tích CAMPARI: CAMPRI là mô hình phân tích tín dụng bên cạnh và bổ sung cho mô hình 6C. Khác với 6C, khung phân tích CAMPRI cụ thể hóa về mục đích và điều kiện tín dụng sử dụng. Tư cách người vay: nội dung này chính là chữ C thứ nhất trong mô hình 6C. Năng lực người vay: Phân tích khách hàng về các khía cạnh như năng lực pháp lý, năng lực kinh doanh và năng lực hoàn trả nợ vay. Vốn tự có tham gia: Thật hiếm khi ngân hàng cho khách hàng vay 100% nhu cầu, mà thường yêu cầu khách hàng phải có vốn tự có tham gia phương án SXKD hay dự án đầu tư. Mục đích vay vốn: nội dung này chính là chữ P trong mô hình 5P đã phân tích ở trên. Số tiền vay: Là việc phân tích để trả lời caq1c câu hỏi sau đây: - Số tiền xin vay là bao nhiêu? Có phù hợp với kết quả phân tích dòng tiền dòng tiền, kế hoạch tài chính hay phương àn SXKD? - Ngân hàng sẽ quyết định cho vay số tiền hợp lý là bao nhiêu?
  • 29. 20 Nguồn lực trả nợ: Nội dung này chính là chữ P thứ ba trong mô hình 5P như đã phân tích ở trên. Đảm bảo tiền vay: Nội dung này chính là chữ C thứ 4 trong mô hình 6C, chữ P thứ 4 trong mô hình 5P như đã phân tích ở trên. 1.2.4.1.5 Mô hình phân tích SWOT: SWOT là phương pháp phân tích các điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Rủi ro (Threats). Phân tích SWOT là một trong những công cụ phân tích hữu ích bổ sung cho các mô hình phân tích tín dụng ở trên. Nhờ công cụ này mà rủi ro lựa chọn đối nghịch được giảm thiểu, giúp ngân hàng ra được những quyết định tín dụng đúng đắn. Để tiến hành phân tích SWOT, cán bộ tín dụng cần thiết lập hệ thống các câu hỏi và trả lời các nội dung về: - Điểm mạnh của khách hàng. - Điểm yếu của khách hàng. - Cơ hội của khách hàng. - Nguy cơ đối với khách hàng. Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: SO (Strengths- Opportunities): Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng của cơ hội thị trường. WO (Weaks- Opportunies): Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua điểm yếu của công ty để tận dụng các cơ hội của thị trường. ST (Strengths- Threats): Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. WT (Weaks- Threats): Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa yếu điểm của công ty để tránh nguy cơ từ thị trường. Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: Văn hóa công ty, hình ảnh công
  • 30. 21 ty, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị phần, nguồn tài chính, hợp đồng chính yếu, bản quyền và bí mật thương mại. Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xã hội, công nghệ mới, môi trường kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật. 1.2.4.2 Phân tích định lượng: 1.2.4.2.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính: Do các doanh nghiệp thường vay khoản tiền lớn, khiến cho các ngân hàng phải chịu rủi ro khôn lường nếu cấp một khoản vay tồi. Hơn nữa cuộc cạnh tranh giành giât những khách hàng tốt đã làm cho chênh lệch giữa lãi suát cho vay là lãi suất huy động giảm xuống đáng kể. Để bảo vệ ngân hàng trong việc thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay, thì một hợp đồng tín dụng với các điều khoản hết sức chặt chẽ quy định cho phép ngân hàng được quyền thu nợ theo một số phương án. Các phương án về nguồn trả nợ chủ yếu gồm: - Lợi nhuận kinh doanh và các dòng tiền khác. - Tài sản đảm bảo khoản vay như là nguồn thu thứ hai. - Bảng cân đối tài sản lành mạnh với nhiều tài sản giá trị và thanh khoản, vốn tự có lớn. - Bảo lãnh bởi chủ doanh nghiệp như dùng tài sản cá nhân để đảm bảo cho khoản vay. Nội dung phân tích tài chính đối với các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng bao gồm các nội dung như: - Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm chỉ ra các chỉ số tài chính cơ bản thay đổi như thế nào qua thời gian (thường từ 3 năm đến 5 năm gần nhất). - Thông tin từ bản cần đối tài sản và báo cáo thu nhập thường được bổ
  • 31. 22 sung bởi các chỉ số phân tích tài chính (1-Khả năng kiểm soát chi phí; 2- Hiệu quả hoạt động; 3- Năng lực trả lãi; 4- Các chỉ tiêu thanh khoản, 5- Các chỉ tiêu sinh lời, 6- Các chỉ tiêu đòn bảy tài chính, 7- Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn;, 8- Các chỉ tiêu thị giá doanh nghiệp).  Những hạn chế của phân tích chỉ số tài chính:  Kết quả phân tích các chỉ tiêu phụ thuộc vào dữ liệu quá khứ được dùng để tính toán trong các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.  Trường hợp chưa có chỉ tiêu trung bình ngành, thì sẽ khó khăn trong việc lựa chọn được một nhóm doanh nghiệp cùng loại để so sánh.  Việc so sánh phân tích từng chỉ tiêu riêng lẻ thể thể cho những kết quả khác nhau và không phản ánh được mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các chỉ tiêu. Do có những hạn chế này mà các chuyên gia đã nỗ lực phát triển các mô hình hiện đại, trong đó nổi bật là mô hình điểm số Z. 1.2.4.2.2 Mô hình điểm số Z:  Chỉ số Z của Altmal(1968): Chỉ số Z (Z- Score) là chỉ số dự đoán nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trong vòng 2 năm tới, được Edward I. Altmal, Giáo sư Tài chính trường Đại học New York công bố lần đầu năm 1968. Z score được tính dựa trên 5 chỉ số tài chính kết hợp với trọng số. Các chỉ tiêu sử dụng tính toán đều có thể thu thập trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chỉ số Z Score đầu tiên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp ngành sản xuất mà không áp dụng cho ngành khác. Từ một chỉ số Z ban đầu, Altman phát triển thêm các chỉ số Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp. Chỉ số Z của Alman (1968) bao gồm 5 chỉ số tài chính X1 đến X5 X1 = Vốn lưu động ròng /Tổng tài sẩn
  • 32. 23 X2 = Lợi nhuận giữ lại /Tổng tài sản X3 = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế) /Tổng tài sản X4 = Thị giá vốn chủ sở hữu /Tổng nợ phải trả X5 = Doanh thu thuần /Tổng tài sản - Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, nghành sản xuất: Z= 1,2X1 + 1 4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,81 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong cùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản. Z < 1.81: Doanh nghiêp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Như vậy Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Khi trị số Z càng thấp hoặc là một số âm thì người vay càng có nguy cơ vỡ nợ cao. - Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, nghành sản xuất: Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0, 42X4 + 0,998X5 Nếu Z’ > 2, 9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1.23 < Z’ < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong cùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản. Nếu Z’ < 1,23: Doanh nghiêp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. - Đối với các doanh nghiệp khác: Chỉ số Z” dưới đây có thể sử dụng cho hầu hết các nghành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được loại
  • 33. 24 ra khỏi mô hình. Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 Nếu Z’’ > 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,2 < Z’’< 2,6: Doanh nghiệp nằm trong cùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản. Nếu Z’’ < 1,1: Doanh nghiêp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Nhược điểm lớn nhất của của mô hình là dựa chủ yếu vào số liệu kế toán nên không loại trừ được các gian lận kế toán, thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính.  Chỉ số Zeta: Zeta là một chỉ số được Altmal cải tiến từ chỉ sô Z. Zeta làm việc tốt với dữ liệu tài chính của công ty sản xuất và bán lẻ với độ chính xác hơn 90% trước khi phá sản một năm và chính xác trên 70% từ năm thứ 5 trở đi trước khi phá sản. Để giữ bản quyền, Altmal đã không công bố một cách đầy đủ trọng số mô hình mà chỉ cung cấp 7 biến số mà mô hình sử dụng như sau: X1 = EBIT /Ttổng tài sản. Tổng tài sản thông bao gồm lợi thế thương mại và tài sản vô hình trong các biến số của Zeta. X2 = Mức ổn định thu nhập. Chỉ tiêu này đo lường sai số chuẩn xu hướng của X1 trong 5 đến 10 năm. Rủi ro kinh doanh thường được biểu hiện thông qua sự dao động của thu nhập nên biến số này tỏ ra rất hiệu quả. X3 = EBIT /Lãi vay. Tỷ số này được chuyển sang thước đo log cơ số 10 để chuẩn hóa và làm cho khác biệt giữa các tỷ số không quá lớn.
  • 34. 25 X4 = Lợi nhuận giữ lại /Tổng tài sản. X5 = Tài sản lưu động /Tổng tài sản. X6 = Vốn cổ phần thường /Tổng vốn hoạt động. Vốn cổ phân thường được tính bằng giá trị thị trường bình quân trong thời gian 5 năm. Tổng số vốn hoạt động = Vốn cổ phần thường + cổ phần ưu đãi + nợ + tài sản thuê ngoài đã được vốn hóa. X7 = Quy mô tổng tài sản. Biến số này được điều chỉnh thùy theo những thay dổi trong báo cáo tài chính. Quy mô tài sản cũng được chuyển sang thước đo log cơ số 10 để chuẩn hóa phân phối của biến. 1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng: 1.2.5.1 Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu: Nợ quá hạn được phân loại thành 5 nhóm như sau: Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn); Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý); Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn); Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ); Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu x 100% Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng cho vay thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chỉ tiêu nợ xấu là chỉ số căn bản nhận định mức độ rủi ro tín dụng của nhà băng. Nợ xấu thể hiện tình trạng rủi ro cao trong tín dụng và có nguy cơ không thu hồi được vốn cho vay của ngân hàng. 1.2.5.2 Hiệu suất sử dụng vốn: Hiệu suất sử dụng vốn (H1) = Tổng dư nợ cho vay x 100%
  • 35. 26 Tổng nguồn vốn huy động Đây là chỉ số thể hiện tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay. Các ngân hàng cố gắng huy động nguồn vốn có giá rẻ và ổn định để cho vay vố lãi suất cao hơn nhằm hưởng chênh lệch. Các ngân hàng luôn hướng đến chủ động được nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay (khi đó H1 gần bằng 100%). Hiệu suất sử dụng vốn (H2) = Tổng dư nợ cho vay x 100% Tổng tài sản có Chỉ tiêu H2 cho biết, cứ 100 đồng thuộc tài sản có thì có bao nhiêu đồng được sử dụng để cho vay trực tiếp khách hàng. Vì tín dụng là hạng mục sinh lời chủ yếu nên hiệu suất sử dụng vốn H2 càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng hiệu quả. Tuy nhiên nếu ngân hàng sử dụng vốn vay quá mức thì phải chịu rủi ro thanh khoản, ngược lại nếu H2 quá thấp chứng tỏ ngân hàng đang lãng phí nguồn vốn tức nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả một cách tối ưu. Trong điều kiện bình thường, hiệu suất sử dụng vốn H2 của ngân hàng thường từ 70-80%. 1.2.5.3 Chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng = DPRR tín dụng được trích lập x 100% Dư nợ bình quân Tuỳ theo mức độ rủi ro mà ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro từ 0 đến 100% theo giá trị món vay (sau khi khấu trừ giá trị tài sản đảm bảo đã được định giá lại). Vì vậy, ngân hàng cho vay càng rủi ro thì phải trích lập dự phòng càng cao. 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về thẩm định cho vay, quản trị rủi ro cho vay tại các Ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm. 1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế.
  • 36. 27 Ngân hàng ANZ: Ngân hàng ANZ của Australia là một trong những ngân hàng hàng đầu của Australia, tuân thủ nghiêm ngặt Hiệp ước Basel trong thẩm định cho vay và quản trị rủi ro tín dụng. Ngân hàng ANZ áp dụng phương pháp KAROC và xem đây là phương pháp tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp KAROC đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi và chỉ khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ đông. Nếu KAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ từ chối, tuy nhiên nếu lớn hơn sẽ được thông qua. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard & Poor và tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của Basel II, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất không trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt để xem mức độ tin cậy của người vay trong quá trình xếp hạng khách hàng. Ngân hàng ANZ đo lường rủi ro theo mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung, cấu trúc quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 nhánh: Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị rủi ro, Bộ phận quản trị nợ. Ngân hàng tại Mỹ: Các NHTM ở Mỹ chú trọng khâu thẩm định tín dụng hơn là vấn đề kiểm soát sau vay. Ngân hàng chú trọng việc nuôi dưỡng mối quan hệ bền lâu với khách vay và nắm rõ tình tình thu nhập của khách vay để quản trị rủi ro tín dụng. Khách vay phải chứng tỏ được sự am tường trong kinh doanh và thường phải cung cấp tài sản thế chấp để tạo cơ sở, mong muốn trả nợ đối với bên vay vốn. Nhân viên thẩm định các món vay khác nhau đòi hỏi phải có kinh nghiệm và chịu trách nhiệm đối với khoản vay đó cho đến khi khách hàng hoàn tất việc trả nợ cho ngân hàng. Vấn đề thẩm định để đồng ý khoản vay phải qua một bộ phận tái thẩm định độc lập, chứ không phải do cán bộ kinh doanh thực hiện để đảm bảo tính khách quan. Các ngân hàng sử dụng chỉ số uy tín cho các món vay mới và thẩm định lại chỉ số này định kỳ trong cả quá trình của món vay. Chú trọng việc nhận biết nợ xấu sớm và nổ lực thực hiện các giải pháp để thu hồi khoản vay. Các ngân hàng hạn chế dùng
  • 37. 28 những đơn vị trung gian do các tổ chức này thường sẽ ít chú trọng vào chất lượng khi giới thiệu cho nhà băng. Ngân hàng tại Trung Quốc: Trong quá khứ, các ngân hàng tại Trung Quốc vướng phải nợ xấu do một số nguyên nhân như: tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng nhưng lại chú trọng vào niềm tin, danh tiếng của các bên mà lại không phân tích hiệu quả nguồn thu chính; trình độ nghiệp vụ của nhân viên tín dụng còn yếu; xem nhẹ các chuẩn mực an toàn tín dụng và quá kỳ vọng vào trị giá tài sản thế chấp, nổi cộm là mức cho vay cao trên trị giá tài sản thế chấp trong thời kỳ bong bóng bất động sản dẫn đến nguy cơ tín dụng khi bất động sản giảm giá, các khách hàng vay vốn thực hiện dự án nhà đất mất khả năng trả nợ; giám sát sau cho vay lỏng lẻo, không nắm bắt kỹ cách thức làm ăn của khách hàng… Bài học kinh nghiệm từ những vấn đề trên, các ngân hàng Trung Quốc đã tập trung cải tổ để nhận thấy và giải quyết sớm các tác nhân nêu trên được xem là vấn đề mấu chốt để giảm thiểu rủi ro cho vay. Ngân hàng Shinhan (Hàn Quốc): Shinhan đang áp dụng quy trình xét duyệt cho vay tự động với các khoản vay vốn thông qua hệ thống “Đánh giá doanh nghiệp”. Hệ thống xếp hạng sàng lọc để đánh giá khách hàng cũng như khả năng thanh toán của khách hàng và mô hình đánh giá khả năng vỡ nợ của khách hàng. Mô hình thể hiện kết quả đánh giá dựa trên việc thu thập toàn bộ dữ liệu phản ánh đặc điểm của khách hàng cũng như khoản vay. Tất cả thành viên phải có ý thức tự quản lý rủi ro để đạt được tăng trưởng bền vững và theo đuổi sự cân bằng giữa nguy cơ và lợi ích trong toàn bộ hoạt động kinh doanh. Ngân hàng Thái Lan: Các ngân hàng Thái Lan áp dụng quy trình cho vay có sự phân chia độc lập giữa các bộ phận kinh doanh, vận hành, tái thẩm định và phê duyệt khoản vay. Các bộ phận phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định tín dụng trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay và mức phán quyết tín dụng theo cấp bậc. Áp dụng hệ
  • 38. 29 thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng để làm cơ sở có đồng ý cho khoản vay. Các nhà băng đặc biệt quan tâm việc giám sát, kiểm soát các món vay theo phương thức duy trì việc thu thập tình hình về khách vay và đánh giá xếp hạng khách vay để nhanh chóng giải quyết các nguy cơ phát sinh, Bên cạnh đó, ngân hàng rất quan tâm việc đào tạo, cập nhật kiến thực cho CBNV để cải thiện trình độ, nhằm quản trị tốt nguy cơ cho vay. 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho BaoViet Bank và các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam: Qua nghiên cứu kinh nghiệm về thẩm định cho vay của một số Ngân hàng trên thế giới, bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Bảo Việt nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung, như sau: Một là, xây dựng và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay có sự phân chia rõ ràng các chức năng độc lập với nhau, tách bạch các bộ phận kinh doanh, vận hành, tái thẩm định và xét duyệt cho vay. Hai là, thiết lập hệ thống xét duyệt cho vay thể hiện ở vai trò, chức năng và thẩm quyền của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình xét duyệt cho vay. Ba là, thiết lập hệ thống kiểm soát rủi ro cho vay một cách độc lập, thực hiện cho từng món cho vay riêng lẻ, bao gồm cả những khoản cho vay ngoại bảng, quản trị toàn bộ danh mục cho vay của ngân hàng hằng ngày và đưa ra cảnh báo sớm ngay khi hệ thống phát hiện ra rủi ro. Bốn là, chú trọng công tác đào tạo và tái đào tạo về kiến thức, kỹ năng cho CBNV tín dụng để nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực thẩm định cho vay. Đồng thời, quán triệt tư tưởng tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho toàn thề CBNV để hạn chế phát sinh những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp vì tư lợi cá nhân gây rủi ro cho vay cho ngân hàng. Năm là, Ban lãnh đạo ngân hàng phải ban hành chính sách thưởng phạt công minh về công tác cho vay, đặc biệt là vấn đề về đạo đức nghề nghiệp. Gắn KPIs của
  • 39. 30 các bộ phận có liên quan đến tỷ lệ nợ quá hạn để giảm thiểu rủi ro cho vay cho ngân hàng. Sáu là, xây dựng và tuân thủ hệ thống quản trị rủi ro cho vay theo chuẩn Basel II, nhằm chuẩn hóa việc quản trị rủi ro cho vay theo chuẩn quốc tế. Bảy là, hiện đại hóa công nghệ để vận hành mô hình quản trị rủi ro cho vay hiệu quả. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng, giúp nâng cao chất lượng công việc phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin. Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục cho vay. Hệ thống thông tin tập trung sẽ giúp cho các Ngân hàng phân tích tốt hơn về khách hàng và đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro tương ứng. Do đó, công nghệ thông tin là chìa khóa để vận hành tốt mô hình quản trị rủi ro cho vay. TÓM TẮT CHƯƠNG 1: Chương 1 trình bày lý thuyết về tín dụng ngân hàng thương mại, các vấn đề về thẩm định tín dụng, quy trình thẩm định tín dụng và các nội dung của thẩm định cho vay. Đồng thời, đưa ra những bài học kinh nghiệm về thẩm định cho vay của một số ngân hàng trên thế giới.
  • 40. 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bảo Việt: BaoViet Bank được thành lập ngày 11/12/2008 theo giấy phép hoạt động số 328/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, BaoViet Bank là thành viên trẻ nhất của tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt và là ngân hàng thương mại trẻ trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. BaoViet Bank được xem là mảnh ghép hoàn hảo trong lĩnh lực tài chính về Bảo hiểm - Ngân hàng - Chứng khoán của Tập Đoàn Bảo Việt. Địa chỉ: Tầng 1 và Tầng 5, Tòa nhà Corner Stone, số 16 Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 84 - 24 - 3928 8989 Fax: 84 - 24 - 3928 8899 Swift code: BVBVVNVX Email: g.ho@baovietbank.vn Tầm nhìn Trở thành ngân hàng hàng đầu về chất lượng dịch vụ và giải pháp tài chính toàn diện ngân hàng – bảo hiểm – đầu tư. Sứ mệnh
  • 41. 32 Xây dựng một ngân hàng hiện đại, đề cao tính chuẩn mực trong quản trị điều hành và hoạt động, đảm bảo mức độ cao nhất về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng thông qua đó tạo giá trị gia tăng bền vững cho cổ đông, lợi ích dài hạn cho nhân viên và thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Giá trị cốt lõi Hướng tới chuẩn mực: Chuẩn mực về mô hình tổ chức, mô thức quản trị, công nghệ, dịch vụ ngân hàng và môi trường hoạt động để xây dựng một ngân hàng năng động. Hiệu quả bền vững: Ưu tiên cho các nỗ lực, những đóng góp thiết thực để tạo ra hiệu quả bền vững. Coi trọng việc đánh giá đúng rủi ro và xây dựng nguồn lực, năng lực cần thiết cho việc duy trì hiệu quả bền vững. Sáng tạo không ngừng: Nắm bắt và sẵn sàng tiếp nhận các ý tưởng, cơ hội mới, có giải pháp hoàn thiện nhằm tạo sự khác biệt. Luôn coi sáng tạo là chìa khóa của thành công trong môi trường kinh doanh ngân hàng đầy cạnh tranh và biến động. Hợp tác thành công: Đề cao tinh thần hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp và phát huy sức mạnh tập thể. Đồng lòng chia sẻ: Có tinh thần trách nhiệm, chia sẻ với đồng nghiệp, khách hàng và cộng đồng xã hội. "Niềm tin vững chắc, cam kết vững bền" 2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 15/05/2009 theo quyết định số 545/2009/QĐ-HĐQT ngày 11/05/2009. Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 42. 33 Địa chỉ: Tòa nhà Bảo Việt, Số 233 Đồng Khởi, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 84 - 28 - 3824 5303 - Fax: (028) 3926 0574. Mạng lưới phòng giao dịch trực thuộc: 1. PGD Phú Mỹ Hưng: 966 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, quận 7, TPHCM. 2. PGD Phú Nhuận: 74 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TPHCM. 3. PGD Hàng Xanh: 49D Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Bình Thạnh, TPHCM. 4. PGD Âu Cơ: 830 đường Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM. 5. PGD Nguyễn Thái Sơn: 17A2- 87 Nguyễn Thái Sơn, phường 4, quận Gò Vấp, TPHCM. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức: BaoViet Bank Hồ Chí Minh đã thiết lập cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong việc giải quyết công việc, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tổ chức bộ máy của Bảo Việt Bank Hồ Chí Minh bao gồm: 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc quản lý, điều hành các Phòng nghiệp vụ. Tổng số cán bộ nhân viên là 133 người, bao gồm: - 24 lãnh đạo, 109 nhân viên. - 06 nhân sự học vấn trên đại học, 118 nhân sự có trình độ đại học, 03 nhân sự trình độ Cao đẳng và 06 nhân sự trình độ Trung cấp và THPT. Đa số cán bộ cấp Kiểm Soát Viên trở lên đều có trình độ chuyên môn nghiệp
  • 43. 34 vụ, đã được đào tạo và đào tạo lại, đáp ứng được vấn đề mở rộng quy mô của đơn vị. Tuy nhiên khoảng 30% nhân sự của các Phòng ban KHDN, KHCN, DVKH, TNTD là nhân sự tương đối mới đang cần được đào tạo công việc thực tế. Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức 2.2 Thực trạng rủi ro hoạt động cho vay của BaoViet Bank Hồ Chí Minh: 2.2.1 Dư nợ cho vay: Bảng 2.1: Dư nợ cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trường 2017/2016 Tăng trường 2018/2017 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Công ty Cổ phần 340.40 15% 554.44 17% 1,007.97 20% 214.05 22% 453.52 26% Công ty TNHH 567.32 25% 782.75 24% 604.78 12% 215.42 22% -177.96 -10% DNTN 45,39 2% 0 0% 0 0% -45.39 -5% 0 0% Cá nhân/Hộ KD 1,316.20 58% 1,924,25 59% 3,427.09 68% 608.05 61% 1.502.84 84% Tổng cộng 2,269.31 100.0% 3,261.44 100.0% 5,039.84 100.0% 992.13 100.0% 1.178,40 100.0% Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BaoViet Bank Hồ Chí Minh GIÁM ĐỐC P.KHDN P.TNTD P.KHCN P.HC P.DVKH CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC PGD
  • 44. 35 Hình 2.1: Số liệu dư nợ tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh Tính đến cuối năm 2017, tốc độ phát triển dư nợ của BaoViet Bank Hồ Chí Minh so với năm 2016 là 44%, đạt 3,261 tỷ đồng. Trong năm 2018, BaoViet Bank Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển tín dụng 55% so với năm 2017, đạt 5,040 tỷ đồng. Kết quả cho thấy tốc độ phát triển cho vay của BaoViet Bank Hồ Chi Minh trong giai đoạn 2016 – 2018 là rất tốt. Xét về cơ cấu thì có sự chuyển biến thay đổi, khu vực cho vay cá nhân có tỷ trọng cao và tăng đều qua các năm (từ 58% năm 2016 lên 59% năm 2017 và tăng mạnh lên 68% năm 2018). Cho thấy hiện nay BaoViet Bank Hồ Chí Minh đã mở rộng và phát triển tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân nhằm giảm thiểu nguy cơ cho vay trong thời kỳ kinh doanh khó khăn của các Doanh nghiệp. Tình hình dư nợ cho vay trên địa bàn TPHCM: Do BaoViet Bank là tổ chức non trẻ trong hệ thống (được thành lập vào tháng 12/2008) với quy mô còn khá nhỏ và mạng lưới tại khu vực TPHCM chỉ có 2 Chi nhánh và 9 Phòng Giao Dịch nên thị phần cho vay còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng khác trên địa bàn với dư nợ cho vay nhỏ nhất trong hệ thống chỉ đạt 7.750 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về tốc độ phát triển dư nợ của những năm gần 341 554 1,008 567 783 605 1,361 1,924 3,427 2,269 3,261 5,040 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 ĐVT: Tỷ đồng Công ty CP Công ty TNHH Cá nhân/Hộ KD Tổng cộng
  • 45. 36 đây thì BaoViet Bank khu vực TPHCM có sự tăng trưởng trong ba năm 2016 – 2018 rất mạnh mẽ. Bảng 2.2: Dư nợ của một số Ngân hàng tại TP.HCM ĐVT: Tỷ đồng Ngân hàng Dư nợ tín dụng trên địa bàn TP.HCM BaoViet Bank 7.750 Sài Gòn Công Thương 7.914 An Bình 13.376 Bản Việt 16.992 LienViet Post Bank 20.758 DongA Bank 22.087 Phương Đông 26.872 Nam Á 37.326 HD Bank 39.994 Sacombank 106.101 ACB 107.387 SaiGon Bank 284.725 Nguồn: Phòng Hành Chánh BaoViet Bank Hồ Chí Minh
  • 46. 37 Hình 2.2: Dư nợ của một số Ngân hàng tại TP.HCM 2.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn: Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nợ nhóm 2 18% 11% 14% Nợ xấu 4% 3% 6% Tổng Nợ quá hạn 22% 14% 20% Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BaoViet Bank Hồ Chí Minh Baoviet , 7,750 Sài Gòn Công Thương, 7,914 An Bình, 13,376 Bản Việt, 16,992 LienViet, 20,758 DongA, 22,087 Phương Đông, 26,872 Nam Á, 37,326 HD Bank, 39,994 SacomBank, 106,101 ACB, 107,387 SaiGon Bank, 284,725
  • 47. 38 Hình 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM Ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn trên địa bàn TP.HCM năm 2018 BaoViet Bank HCM 20% Sài Gòn Công Thương 1.4% An Bình 6.1% Bản Việt 3.0% LienViet Post Bank 4.9% DongA Bank 27% Phương Đông 5.3% Nam Á 3.8% HD Bank 2.4% Sacombank 4.1% ACB 0.6% SaiGon Bank 0.5% 4% 3% 6% 18% 11% 14% 22% 14% 20% 0% 5% 10% 15% 20% 25% Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nợ xấu Nợ nhóm 2 Tồng nợ quá hạn
  • 48. 39 Hình 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM Chi phí trích lập dự phòng nợ quá hạn: Bảng 2.5: Chi phí dự phòng nợ quá hạn BaoViet Bank Hồ Chí Minh ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trưởng % 2017/ 2016 2018/ 2017 Chi phí dự phòng nợ quá hạn 30.76 81.35 72.57 164.50% -10.79% Nguồn: Báo cáo kinh doanh BaoViet Bank Hồ Chí Minh BaoViet Bank HCM, 20.0% Sài Gòn Công Thương, 1.4% An Bình, 6.1% Bản Việt, 3.0% LienViet Post Bank, 4.9% DongA Bank, 27.0% Phương Đông, 5.3% Nam Á, 3.8% HD Bank, 2.4% Sacombank, 4.1% ACB, 0.6% SaiGon Bank, 0.5%
  • 49. 40 Bảng 2.5: Chi phí dự phòng nợ quá hạn BaoViet Bank Hồ Chí Minh Số dư nợ phát triển mạnh qua các năm với 43.72% năm 2017 và 54.53% năm 2018, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của ngành là 30%. Tuy nhiên, nợ quá hạn sau khi giảm vào năm 2017 từ 22% xuống còn 14% lại tăng vọt lên 20% trong năm 2018, đạt số tuyệt đối là 1,026.17 tỷ đồng; đặc biệt nợ xấu đã tăng tử 3% lên 6%, đạt 316.89 tỷ đồng. So sánh với các Ngân hàng khác tại địa bàn TP.HCM thì tỷ lệ nợ quá hạn của BaoViet Bank HCM chỉ thấp hơn duy nhất DongA Bank 27% (đây là ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt), trong khi đó ACB chỉ có tỷ lệ nợ quá hạn là 0,6% trên tổng dư nợ. Đây là số liệu đáng quan ngại về chất lượng khoản vay của BaoViet bank Hồ Chí Minh, nhất thiết phải có hướng xử lý hiệu quả các khoản nợ quá hạn này và hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới để cải thiện chất lượng khoản vay của đơn vị. 2.2.3 Lợi nhuận trước thuế: Bảng 2.6: Lợi nhuận trước thuế BaoViet Bank Hồ Chí Minh ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tăng trưởng % 31 81 73 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 ĐVT: Tỷ đồng Chi phí trích dự phòng NQH
  • 50. 41 2015 2016 2017 2016/ 2015 2016/ 2015 Lợi nhuận trước thuế 74.18 12.84 93.02 -82.69 624.36% Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BaoViet Bank Hồ Chí Minh Hình 2.6: Lợi nhuận trước thuế BaoViet Bank Hồ Chí Minh Lợi nhuận của BaoViet Bank Hồ Chí Minh biến động mạnh trong giai đoạn 2016 – 2018 từ 74.18 tỷ đồng năm 2016 giảm chỉ còn 12.84 tỷ đồng năm 2017 do chi phí trích dự phòng tăng cao từ 30.76 tỷ đồng lên 81.35 tỷ đồng và sau đó lợi nhuận tăng đột biến lên 93.02 tỷ đồng năm 2018 do xử lý được nhiều khoản nợ quá hạn, trong đó đặc biệt thu món nợ quá hạn 92 tỳ đồng thu được lãi và hoàn nhập dự phòng rủi ro. 2.2.4 Phân tích chi tiết nợ quá hạn: Bảng 2.7: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trường 2017/2016 Tăng trường 2018/2017 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 74 13 93 ĐVT: Tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế
  • 51. 42 Nợ nhóm 1 1,764.25 78% 2,787.25 86% 4,013.67 80% 1,023.00 103% 1,226.41 69% Nợ nhóm 2 408.79 18% 365.36 11% 709.28 14% -43.43 -4% 343.92 19% Nợ xấu 96,27 4% 108.83 3% 316.89 6% 12.56 1% 208.06 12% Tổng cộng 2,269.31 100.0 % 3,261.44 100.0 % 5,039.84 100.0 % 992.13 100.0 % 1.178,39 100.0 % Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BaoViet Bank Hồ Chí Minh Hình 2.7: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh Bảng 2.8: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh theo thành phần kinh tế ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trường 2017/2016 Tăng trường 2018/2017 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Công ty Cổ phần 50.50 10% 42.68 9% 143.67 14% -7.83 25% 100.99 18% Công ty TNHH 80.81 16% 90.09 19% 328.37 32% 9.29 -30% 238.28 43% DNTN 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% Cá nhân/Hộ KD 373.75 74% 341,42 72% 554.13 54% -32.33 105% 212.72 39% Tổng cộng 505.06 100.0 % 474.19 100.0 % 1,026.17 100.0 % -30.87 100.0 % 551,98 100.0 % 96 109 317 409 365 709 1,764 2,787 4,014 2,269 3,261 5,040 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 ĐVT: Tỷ đồng Nợ xấu Nợ nhóm 2 Nợ nhóm 1 Tổng dư nợ
  • 52. 43 Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BaoViet Bank Hồ Chí Minh Hình 2.8: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh theo thành phần kinh tế Xu hướng chuyển dịch cơ cấu cho vay của BaoViet Bank Hồ Chí Minh sang phân khúc khách hàng Cá nhân thể hiện rõ rệt khi dự nợ KHCN tăng 160.38% từ 1,316.20 tỷ đồng năm 2016 tăng vọt lên 3,427.09 tỷ đồng năm 2018, trong khi đó khối khách hàng Doanh nghiệp chỉ tăng 69.21% từ 953.11 tỷ đồng năm 2016 lên 1,612.75 tỷ đồng năm 2018. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến năm 2018 thì tỷ lệ nợ quá hạn khối khách hàng Doanh nghiệp lại tăng rất cao 259.47% từ 131.32 tỷ đồng tăng lên 472.04 tỷ đồng; trong khi đó cho vay khách hàng Cá nhân lại có tỷ lệ nợ quá hạn tăng thấp hơn chỉ 48.26%, từ 373.75 tỷ đồng tăng lên 554.13 tỷ đồng, làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng cá nhân từ 74% xuống còn 54% trong năm 2018. Điều này cho thấy tốc độ nợ quá hạn của khoản vay Doanh nghiệp tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh đang tăng mạnh hơn nhiều so với cho vay khách hàng Cá thể, mặc dù cả hai nhóm khách hàng này đều đang có tỷ lệ nợ quá hạn khá cao đều cần phải cải thiện. 50 43 144 81 90 328 374 341 554 505 474 1,026 0 200 400 600 800 1,000 1,200 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 ĐVT: Tỷ đồng Cty CP Cty TNHH Cá nhân/Hộ KD Tổng cộng
  • 53. 44 Bảng 2.9: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh theo lĩnh vực cho vay ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trường 2017/2016 Tăng trường 2018/2017 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thương mại - Dịch vụ 35.36 7% 42.68 9% 297.59 29% 7.32 23.72% 254.91 46% Đầu tư – Xây dựng 95.96 19% 90.09 19% 174.45 17% -5.86 -19% 84.35 15% Mua nhà – Sửa nhà 343.44 68% 327.19 69% 523.35 51% -16.25 -52,64% 196.16 36% Tiêu dùng 30.30 6% 14,23 3% 30.78 3% -16.08 -52.08% 16.56 3% Tổng cộng 505.06 100.0 % 474.19 100.0 % 1,026.17 100.0 % -30.87 -100.0% 551,98 100.0 % Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BaoViet Bank Hồ Chí Minh Hình 2.9: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh theo lĩnh vực cho vay 0 200 400 600 800 1000 1200 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 36 43 298 96 90 174 343 327 523 30 14 31 505 474 1026 ĐVT: Tỷ đồng Thương mại - Dịch vụ Đầu tư - Xây dựng Mua nhà - Sửa nhà Tiêu dùng Tộng cộng
  • 54. 45 Lĩnh vực cho vay khách hàng Doanh nghiệp tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh chủ yếu trọng tâm vào lĩnh vực thương mại – dịch vụ và đầu tư – xây dựng, chiếm 32% tổng dư nợ (1,612.75 tỷ đồng); trong khi đó cho vay Cá nhân chủ yếu tập trung vào mục đích mua nhà – sửa nhà, chiếm 62% tổng dư nợ (3,124.70 tỷ đồng). Trong giai đoạn năm 2016 – 2018, nợ quá hạn lĩnh vực cho vay Doanh nghiệp thương mại – dịch vụ có tỷ trọng nợ quá hạn tăng cao nhất 741.73%, từng 35.35 tỷ đồng tăng lên 297.59 tỷ đồng, theo sau đó là lĩnh vực Doanh nghiệp vay đầu tư – xây dựng tăng 81.79%, từ 95.96 tỷ đồng lên 174.45 tỷ đồng. Trong khi đó, mảng khách vay Cá thể mua nhà – sửa nhà cũng có mức tăng nợ quá hạn khá cao là 52.38%, tăng từ 343.44 tỷ đồng lên 523.35 tỷ đồng; còn mảng cho vay tiêu dùng có tỷ lệ tăng nợ quá hạn khá ít chỉ 1.59%, chiếm 30.79 tỷ đồng. Kết quả cho chúng ta thấy nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh đang tập trung chủ yếu ở lĩnh vực cho vay KHDN Thương mại – dịch vụ, Đầu tư – xây dựng và mảng khách hàng Cá nhân mua nhà- sửa nhà. Bảng 2.10: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh theo thời gian vay ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trường 2017/2016 Tăng trường 2018/2017 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 161.62 32% 142.26 30% 348.90 34% -19.36 -63% 206.64 37% Trung hạn 10.10 2% 4.74 1% 51.31 5% -5.36 -17% 46.57 9% Dài hạn 333.34 66% 327.19 69% 625.96 61% -6.15 -20% 298.77 54% Tổng cộng 505.06 100.0 % 474.19 100.0 % 1,026.17 100.0 % -30.87 -100.0% 551,98 100.0 % Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BaoViet Bank Hồ Chí Minh
  • 55. 46 Hình 2.10: Số liệu nợ quá hạn của BaoViet Bank Hồ Chí Minh theo thời gian vay Với định hướng chiến lược chuyển sang cho vay phân khúc khách hàng Cá nhân mua nhà sửa nhà, kết hợp với việc bán chéo sản phẩm bảo hiểm của Tập Đoàn Bảo Việt, BaoViet Bank Hồ Chí Minh đã chuyển dịch sang cho vay dài hạn khách hàng Cá nhân Mua nhà sửa nhà nên cơ cấu dư nợ dài hạn đã tăng từ 51.48% lên 65.27% trên tổng dư nợ, chiếm 3,289.51 tỷ đồng; trong khi đó tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm từ 42.74% xuống còn 31.95% trên tổng dư nợ, chiếm 1,610 tỷ đồng. Theo kết quả đó thì tỷ lệ nợ quá hạn dài hạn cũng tăng khá cao 87,78%, chiếm số tuyệt đối cao nhất là 625.96 tỷ đồng. Tuy nhiên xét về mặt tỷ lệ tăng thì mức độ tăng nợ quá hạn của nợ trung hạn và nợ ngắn hạn lớn hơn nhiều so với nợ dài hạn với số tỷ lệ tăng lần lượt là 407.94% (chiếm 51.31 tỷ đồng) và 115.88% (chiếm 348.90 tỷ đồng). Điều này thể hiện tốc độ tăng nợ quá hạn của khách hàng Doanh nghiệp đang cao hơn nhiều so với khách hàng Cá nhân, chứng tỏ rủi ro cho vay của khách hàng Doanh nghiệp tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh cao hơn khách hàng Cá nhân. 162 142 349 10 5 51 333 327 626 505 474 1026 0 200 400 600 800 1000 1200 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 ĐVT: Tỷ đồng Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tổng cộng
  • 56. 47 NHẬN XÉT: Tốc độ phát triển dư nợ của BaoViet Bank Hồ Chí Minh khá cao với mức 44% năm 2017 và 55% năm 2018 so với bình quân của ngành là 30%. Cơ cấu cho vay có sự chuyển dịch tập trung cho vay khách hàng cá nhân (chiếm 68% tổng dư nợ năm 2018). Nợ quá hạn của khách hàng Doanh nghiệp có tốc độ tăng mạnh hơn nhiều so với cho vay khách hàng Cá nhân (259% so với 48%); mặc dù cả hai nhóm khách hàng này đều đang có tỷ lệ nợ quá hạn khá cao đều cần phải cải thiện. Như vậy trong giai đoạn khó khăn của ngành tài chính, BaoViet Bank Hồ Chí Minh đang có nợ quá hạn và chi phí trích dự phòng nợ quá hạn khá cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho vay. Ngân hàng cần phải chấn chỉnh ngay chất lượng khoản vay và có biện pháp giải quyết nợ quá hạn hiệu quả để giảm thiểu rủi ro cho vay ở mức thấp nhất và cải thiện công tác thẩm định cho vay trong tương lai. 2.3 Phân tích thực trạng công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh: 2.3.1 Quy trình cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh: Hiện tại, Ngân hàng TMCP Bảo Việt áp dụng quy trình cho vay với sự phân tách độc lập về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của 4 bộ phận cơ bản: Bán hàng, Tái thẩm định (thẩm định tín dụng), Tác nghiệp tín dụng (vận hành) và Giám sát tín dụng. BaoViet Bank đang áp dụng 2 cơ chế phê duyệt cho vay: Cấp phê duyệt tại Chi nhánh với hạn mức 03 tỷ cho KHCN theo chương trình và 01 tỷ cho KHDN; và Cấp phê duyệt cho vay tại Hội Sở đối với những món vay vượt giới hạn tại Chi nhánh bao gồm: Cấp phê duyệt của Giám Đốc Khối KHCN/KHDN, Cấp phê duyệt Hội Đồng Tín Dụng và Cấp phê duyệt Ủy Ban Tín Dụng. Quy trình cho vay tại BaoViet Bank theo 07 giai đoạn: (1) Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và thẩm định khách hàng; (2) Hoàn thiện và trình ký hồ sơ; (3) Lãnh đạo Phê duyệt hồ sơ; (4) Thực hiện thủ tục công chứng hồ sơ vay, ký hợp đồng vay vốn