SlideShare a Scribd company logo
1 of 122
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ THẮM
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT HỌC CHẤT LƢỢNG CAO
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2016-L
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ THẮM
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
VIỆT NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT HỌC CHẤT LƢỢNG CAO
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2016-L
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TS. MAI VĂN THẮNG
HÀ NỘI, 2020
LỜI CÁM ƠN
Khoá luận này là thành quả của một quá trình dài em học tập và nghiên
cứu tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Để có được khoá luận hoàn
thiện như ngày hôm nay, đầu tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc
tới TS. Mai Văn Thắng. Thầy không chỉ là người đã dạy em những bài học
đầu tiên về Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật mà còn chỉ dẫn em tận
tình trong suốt quá trình học tập và thực hiện khoá luận này. Sự chỉ bảo dìu
dắt của thầy đối với em là vô cùng đáng quý và sẽ là những bài học quý báu
cho em không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong quá trình làm việc sau này.
Tiếp theo đó, em cũng xin gửi lời cám ơn tới các Thầy, Cô đang thực
hiện công tác tại Bộ môn Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật nói riêng
và Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung trong suốt chặng đường
vừa qua đã giảng dạy tận tình, giúp đỡ chúng em không chỉ có được kiến thức
quý báu mà còn xây dựng được cho bản thân những kĩ năng mà một sinh viên
Luật cần phải có. Nhờ vậy mà em có thể thực hiện khoá luận và đồng thời gặt
hái được cho mình những hành trang quý báu để học tập và làm việc trong
tương lai.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn tới bố mẹ, người thân và bạn bè trong
suốt thời gian qua đã luôn cố gắng tạo điều kiện, động viên cổ vũ và trở thành
chỗ dựa tinh thần vững chãi cho em để em có thể yên tâm học tập, nghiên cứu
và hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là kết quả nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong khóa luận đều đảm bảo sự tin cậy,
chính xác, khách quan và trung thực.
Hà Nội, ngày30 tháng 5 năm 2020
Lê Thị Thắm
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB
CPI
CPIB
CSB
HTPL
LHQ
OECD
PCTN
TI
TT
UBND
UNCAC
VCB
XĐLI
WB
Ngân hàng Phát triển châu Á
Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng
Cục Điều tra chống tham nhũng Singapore
Cơ quan Nội vụ Georgia
Hoàn thiện pháp luật
Liên hợp quốc
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Phòng, chống tham nhũng
Tổ chức Minh bạch Thế giới
Tổ chức Hướng tới Minh bạch
Ủy ban nhân dân
Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng
Phong vũ biểu Tham nhũng ở Việt Nam
Xung đột lợi ích
Ngân hàng Thế giới
MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Danh mụccác từ viết tắt
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG........................................4
1.1. Khái niệm, vai trò của pháp luật về phòng, chống tham nhũng .........4
1.1.1. Kháiniệm pháp luậtvề phòng, chống tham nhũng .............................4
1.1.2. Vaitrò của pháp luậtvề PCTN ........................................................13
1.2. Khái niệm và các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng . 22
1.2.1. Kháiniệm hoàn thiện pháp luậtvề phòng, chống tham nhũng...........22
1.2.2. Cáctiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luậtvề phòng, chống
tham nhũng..............................................................................................23
1.3. Sự cần thiết và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc hoàn thiện pháp luật
về phòng, chống tham nhũng ..................................................................27
1.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng .. 27
1.3.2. Cácyếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luậtvề phòng, chống
tham nhũng..............................................................................................28
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG TRONG LỊCH SỬ PHONG KIẾN VIỆT NAM VÀ Ở
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ...............................................36
2.1. Pháp luật và kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng trong lịch sử
phong kiếnViệt Nam..............................................................................36
2.1.1. Phòngngừa tham nhũng – giảipháp cốt lõi trong phòng, chống tham
nhũng dướithời phong kiến.......................................................................37
2.1.2. Xửlý hành vi tham nhũng trong pháp luậtphong kiến Việt Nam .......45
2.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phòng, chống tham nhũng . 48
2.2.1. Tổchức cơ quan chống tham nhũng hoạtđộng độc lập, trong sạch, hiệu
quả ..........................................................................................................49
2.2.2. Khuônkhổ pháp lý chống tham nhũng toàn diện và mạnh mẽ............51
2.2.3. Kêkhai và công khai tài sản - công cụ quan trọng để phòng, chống
tham nhũng..............................................................................................52
2.2.4. Cóchính sách đãi ngộthỏa đáng đối với cán bộ công chức, nhấtlà vấn
đề tiền lương ............................................................................................54
2.2.5. Bảođảm cơ chế giám sát của công chúng có hiệu quả......................54
2.2.6. Xâydựng nên văn hóa “phitham nhũng” ........................................55
2.2.7. Ứng dụngđiện thoại tố cáo tham nhũng ..........................................56
2.3. Những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật phòng, chống
tham nhũng ở Việt Nam hiện nay...........................................................57
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG Ở NƢỚC TA HIỆN NAY...........................................60
3.1. Phạm vi và nội dung điều chỉnh của pháp luật hiện hành về phòng,
chống tham nhũng ..................................................................................60
3.1.1. Phạmvi điều chỉnh của pháp luậthiện hành về phòng, chống tham
nhũng ......................................................................................................60
3.1.2. Nộidung của pháp luậthiện hành về phòng, chống tham nhũng.......61
3.2. Đánh giá tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật về phòng, chống
tham nhũng hiện nay ..............................................................................68
3.3. Những thành quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng .. 71
3.3.1. Kếtquả đạt được trong việc xử lý những vụ án tham nhũng có tính chất
nghiêm trọng............................................................................................71
3.3.2. Kếtquả đạt được trong công tác pháthiện, điều tra, xử lý tội phạm
tham nhũng..............................................................................................72
3.3.3. Chỉsố cảm nhận tham nhũng(CPI) đượccải thiện ...........................73
3.3.4. Nângcaolòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nướctrong cuộc đấu
tranh chống tham nhũng...........................................................................74
3.3.5. Mộtsố kết quả đạtđược khác ..........................................................75
3.4. Những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành về phòng, chống
tham nhũng.............................................................................................75
3.4.1. Hệthống các cơ quan chuyên trách về PCTN còn phức tạp, thiếu chặt
chẽ, chưa có đủ quyền hạn và địa vị pháp lý độc lập ..................................75
3.4.2. Kêkhai tài sản ở Việt Nam còn mang tính hình thức, chưa có hiệu quả
................................................................................................................77
3.4.3. Cácquyđịnh pháp luậtvề kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động
công vụ còn rời rạc, chưa đầy đủ, toàn diện, thiếu tính khả thi ...................78
3.4.4. Công tácpháthiện, xử lý tham nhũng liên quan đến doanh nghiệp gặp
nhiều khó khăn, thách thức........................................................................80
3.4.5. Mộtsố bấtcập, hạn chế khác...........................................................81
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM...83
4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng .......83
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.........84
4.2.1. Thànhlập cơ quan chuyên trách chống tham nhũngđộc lập, có thực
quyền, hoạt động hiệu quả, làm cho công chức “không dám tham nhũng” .. 84
4.2.2. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức 85
4.2.3. Thựchiện liên thông hệ thông dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập
của cán bộ, công chức...............................................................................86
4.2.4. Chốngtham nhũngphảisong hành với việc cải cách thủ tục hành chính,
đổi mới công nghệquản lý và ứng dụng công nghệthông tin ......................87
4.2.5. Khuyến khích và có cơ chế bảovệ ngườithổi còi (Whistle-blower) –
người dũng cảm đưa ra thông tin, bằng chứng về việc tham nhũng.............89
4.2.6. Giảipháp phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư ......................91
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................96
PHỤ LỤC 01......................................................................................... 100
PHỤ LỤC 02......................................................................................... 101
PHỤ LỤC 03......................................................................................... 108
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của việc nghiên cứu đề tài
Tham nhũng ngày nay không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia mà
trở thành vấn đề chung của toàn cầu. Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng đã được
nhiều quốc gia xác định thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Ở nước ta, tham nhũng đã và đang kìm hãm sự
phát triển kinh tế của đất nước, làm xói mòn giá trị đạo đức, văn hóa, gia đình,
xã hội. Điều đáng lo ngại là tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều
ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu
quả xấu về nhiều mặt. Đặc biệt, tham nhũng làm giảm sút niềm tin của nhân
dân, làm sai lệch các chủ trương, chính sách của Đảng, dẫn đến nguy cơ chệch
định hướng, “là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và
chế độ ta”. Mặt khác, tham nhũng đã làm cản trở quá trình hội nhập sâu vào
thế giới.
Trong nhiều nghị quyết, Đảng ta đã xác định rõ nhiệm vụ là phải thực
hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh PCTN và yêu cầu các cấp ủy đảng, chính
quyền, các ngành, các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao
hiệu quả cuộc đấu tranh PCTN để nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn này.
Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật PCTN. Luật này đã
lần lượt được sửa đổi, bổ sung vào năm 2007 và năm 2012. Ngày 20 tháng 11
năm 2018, Quốc hội đã thông qua Luật PCTN mới, thay thế cho Luật PCTN
2005. Trên thực tế, pháp luật về PCTN vẫn còn hạn chế, trong đó, còn một số
quan hệ chưa được pháp luật quy định, điều chỉnh hoặc nhiều quy định của
Luật PCTN chưa được hướng dẫn thực hiện cụ thể. Đặc biệt, một số quy định
được ban hành nhưng khi triển khai cho thấy không phù hợp hoặc có mâu
thuẫn, chồng chéo. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về PCTN là một niệm vụ cấp
thiết. Để hoàn thiện pháp luật về PCTN, cần nghiên cứu cơ sở lý luận của việc
hoàn thiện pháp luật về PCTN; đánh giá thực trạng pháp luật về PCTN; đề
1
xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về PCTN. Việc nghiên cứu
đề tài này nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ trên.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài được trình bày trong khóa luận có thể
được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các
quy định của pháp luật về PCTNở nước ta hiện nay.
- Khóa luận là tài liệu tham khảo trong công tác PCTN.
- Khóa luận là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, giảng
dạy, tuyên truyền pháp luật về PCTNở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là xác định cơ sở hoàn thiện pháp luật về
PCTN ở Việt Nam; đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về PCTN
hiện hành ở nước ta, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của pháp luật trong lĩnh
vực đó; từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật
về PCTN ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ khái niệm tham nhũng, PCTN, pháp luật về PCTN,
hoàn thiện pháp luật về PCTN; vai trò của pháp luật đối với PCTN; các tiêu
chí để hoàn thiện pháp luật về PCTN;sự cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng
đến hoàn thiện pháp luật về PCTN.
- Hệ thống hóa các quy định của pháp luật về PCTNhiện hành, xác
định các ưu điểm và chỉ ra những hạn chế của pháp luật về PCTN.
- Đề xuất các quan điểm, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật
về PCTN nhằm tạo thuận lợi cho công tác đấu tranh PCTN có hiệu quả trong
giai đoạn hiện nay.
2
4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chỉ nghiên cứu các nội dung cơ bản của pháp luật về PCTN
thể hiện trong Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, xác
định ưu điểm, hạn chế của pháp luật về PCTN, từ đó đưa ra các giải pháp
hoàn thiện các quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; tổ chức,
hoạt động của cơ quan PCTN; phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ
chức trong PCTN;hợp tác quốc tế về PCTN; tổ chức, bộ máy các cơ quan nhà
nước và cán bộ, công chức, viên chức có hiệu quả; đánh giá thực trạng tham
nhũng, hiệu quả công tác PCTN và hoàn thiện pháp luật trên một số lĩnh vực
có nguy cơ tham nhũng cao.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch
sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng
thời, dựa trên cơ sở quan điểm, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ của Đảng
về PCTN hiên nay, nhất là Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí…
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài
cơ bản là các phương pháp truyền thống như: phân tích, so sánh, chứng minh,
hệ thống hóa, thống kê, tổng hợp…
3
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1.1. Khái niệm, vai trò của pháp luật về phòng, chống tham nhũng
1.1.1. Khái niệm pháp luậtvềphòng, chống tham nhũng
1.1.1.1. Kháiniệm tham nhũng
Tham nhũng là hiện tượng xã hội quen thuộc có mối quan hệ mật thiết
với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước. Xét về mặt lý luận, không
thể tách dời được nạn tham nhũng ra khỏi bộ máy nhà nước, bộ máy cai trị,
quản lý. Tham nhũng được coi là căn bệnh đặc trưng của mọi nhà nước, là
“khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, là căn bệnh khó có thể tranh khỏi hay
chữa trị tận gốc của các chế độ. Hình thức, tính chất, mức độ và phương thức
tham nhũng khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội.
Tham nhũng là hiện tượng mà không ai có thể phủ nhận về sự tồn tại cũng
như tác hại của nó đối với nhà nước, đối với xã hội. Tuy nhiên khi nghiên cứu về
vấn đề tham nhũng vẫn chưa có một định nghĩa chung về tham nhũng nào được
thừa nhận chính thức và áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu.
Ở góc độ chung nhất, thuật ngữ “tham nhũng” (corruption) có gốc là
một động từ tiếng La-tinh “corruptus” – nghĩa là lạm dụng (abuse), phá hoại
(destroy) hay vi phạm (break).
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TransparencyInternational – TI) – một tổ
chức phi chính phủ quốc tế đi đầu trong công cuộc phòng chống tham nhũng
định nghĩa “Tham nhũng là bao gồm hành vi vi phạm của công chức trong
khu vực công, dù là chính trị gia hay công chức dân sự, trong đó họ làm giàu
một cách không đúng đắn hoặc bất hợp pháp cho bản thân hay cho người
thân của mình bằng cách lạm dụng quyền lực công đã giao cho họ”.
Ngân hàng thế giới (World Bank–WB) đưa ra định nghĩa khá giản dị,
4
ngắn gọn về tham nhũng như sau: “Tham nhũng là hành vi lạm dụng quyền
lực công để thu lợi ích riêng”.1
Hai định nghĩa của WB và TI có tính hấp dẫn bởi sự rõ ràng, cô đọng,
súc tích, và đều có điểm chung là nhìn nhận về tham nhũng được giới hạn
trong khu vực công.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB),
nhược điểm của những định nghĩa này là chưa chú trọng đúng mức đến tham
nhũng ở khu vực tư và tác động của việc chống tham nhũng ở khu vực này
với cuộc chiến chống tham nhũng ở khu vực công. Vì vậy, ADB đã đưa ra hai
định nghĩa dựa trên sự sửa đổi, bổ sung những định nghĩa kể trên của WB và
TI. Định nghĩa thứ nhất có nội dung ngắn gọn, xác định tham nhũng là: “sự
lạm dụng quyền lực công hoặc tư để thu lợi riêng”. Định nghĩa thứ hai có nội
dung toàn diện hơn, xác định tham nhũng là: “hành động lạm dụng chức vụ
để làm giàu bấtchính hoặc bấthợp pháp cho bản thân hoặc cho những người
thân cận của một bộ phận nhân viên ở cả khu vực công và khu vực tư, hoặc để
tạo cơ hội cho những kẻ khác làm như vậy”.2
Ở Việt Nam, Luật PCTN năm 2018 định nghĩa: “Tham nhũnglà hành
vi của ngườicó chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chứcvụ, quyền hạn đó vì vụ
lợi”. (Điều 3 Khoản 1).
Nhằm cụ thể hóa quy định ở Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 xác định khái
niệm “Người có chức vụ, quyền hạn” là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do
tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc
không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có
quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: a)
Cán bộ, công chức, viên chức; b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
1World Bank 1997, Helping Countries Combat Corruption: The Role of the World Bank,
Washington DC, tr.8.
2Nguyễn Đăng Dung – Phạm Hồng Thái – Chu Hồng Thanh – Vũ Công Giao (2013),
Giáo trình Lý luận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, tr.33.
5
sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công
nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Người đại
diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người giữ chức danh, chức vụ
quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; đ) Những người khác được giao thực
hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công
vụ đó.
Có thể thấy, Luật PCTN 2018 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh tham
nhũng sang khu vực tư khi quy định về người có chức vụ, quyền hạn bao gồm
cả người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức. Đây là
một trong những điểm mới của Luật PCTN 2018 so với Luật PCTN 2005 (đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2007 và 2012). Nếu như Luật
PCTN 2005 chỉ tập trung điều chỉnh vấn đề tham nhũng trong khu vực công,
đưa ra định nghĩa về tham nhũng cơ bản tương thích với các định nghĩa của
WB và TI thì đến Luật PCTN năm 2018 đã có sự mở rộng hơn về phạm vi và
trở nên phù hợp với định nghĩa của ADB, nhìn nhận và điều chỉnh vấn đề
tham nhũng ở phạm vi toàn diện hơn. Luật PCTN năm 2018 đã mở rộng phạm
vi điều chỉnh của luật ra khu vực ngoài nhà nước.
Mặc dù có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về tham nhũng do các
cách tiếp cận khác nhau nhưng bất luận là ở góc độ nào thì các khái niệm này
đều thống nhất với nhau ở một điểm, đó là tham nhũng luôn được coi như là
sự lợi dụng quyền lực (công – công cộng, của chung) để thu thu lại lợi ích (vật
chất hoặc phi vật chất). Quyền lực và lợi ích kinh tế là hai dấu hiệu đặc trưng,
cơ bản của tham nhũng.
Năm 1887, Lord John Acton (1834 - 1902) - một nhà sử học người Anh
đã đưa ra một nhận định kinh điển về mối liên hệ giữa quyền lực và sự kiểm
soát quyền lực: “Quyền lực dẫn tới sự tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến
sự tha hóa tuyệt đối”.3
Tuy nhiên, sự tha hóa của quyền lực không chỉ là sự
3 Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao (2012), “Hiến pháp và cuộc chiến chống tham
nhũng” trong cuốn Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 – Những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.174.
6
tha hóa chung chung mà nó luôn hướng tới nững lợi ích cụ thể, đó chính là
tham nhũng. Xã hội loài người đã chỉ ra nguồn gốc của tệ nạn tham nhũng là
lòng tham của con người hướng tới lợi ích. Lợi ích được hiểu theo những nhu
cầu và mục đích của con người. Những nhu cầu (vật chất và tinh thần) của
con người luôn có xu hướng gia tăng từng ngày. Những mục đích nhằm thỏa
mãn những nhu cầu, do đó cũng không ngừng nảy sinh. Một số người nảy
sinh xu hướng tận dụng quyền lực, địa vị, chức vụ được giao để trục lợi cá
nhân, chiếm đoạt dưới mọi hình thức giá trị, tiền bạc, của cải của Nhà nước,
của xã hội và của người khác nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của bản thân.
Đó những yếu tố chủ yếu dẫn đến tham nhũng.
Mặc dù lợi ích và quyền lực là nguồn gốc của tham nhũng nhưng phải
khẳng định rằng, tham nhũng chỉ có thể được “hiện thực hóa”, trở thành “u
nhọt” hủy hoại một đất nước khi nó được dung dưỡng trong một môi trường
nhất định, khi mà ở đó sự kiểm soát quyền lực tỏ ra kém hiệu quả và một nền
quản trị yếu kém, nhiều kẽ hở.
1.1.1.2. Kháiniệm phòng, chống tham nhũng
PCTN là tổng thể các biện pháp mà nhà nước áp dụng để phòng ngừa,
ngăn chặn sự phát sinh các hành vi tham nhũng, phát hiện được và xử lý các
hành vi tham nhũng.
Bản chất của hoạt động PCTN là chống lại lòng tham của con người,
đồng thời kiểm soát có hiệu quả việc thực hiện quyền lực công.
Như đã trình bày ở phần trên, tham nhũng được xem như một thói hư
tật xấu của con người, nó sẽ phát tác khi có điều kiện và điều kiện đó không
có gì thích hợp hơn là nắm giữ trong tay quyền lực, của cải. Quyền lực luôn
có xu hướng tha hóa nên nó cần được kiểm soát. Quyền lực không thể được
thực hiện một cách chung chung trừu tượng mà luôn thông qua những con
người cu thể. Mà con người, dù là bất kỳ ai thì do bản chất là thu vén cho lợi
ích riêng nên nguy cơ lạm dụng quyền hành cũng rất là lớn. Để chống lại
nguy cơ đó thì cần phải có những biện pháp chống lại, làm giảm bớt lòng
7
tham của con người và tăng cường sự kiểm soát việc thực hiện quyền lực
công hay quyền lực nhà nước.
Ở nước ta, hoạt động phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm đặc biệt. Tham nhũng được coi là “quốc nạn” của đất nước, là
một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Nghị quyết số 14 ngày 15 tháng 5 năm 1996 của Bộ chính trị về lãnh đạo
cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã nhận định: “Tình trạng tham nhũng đã và
đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm xói mòn bản chất của Đảng và
Nhà nước, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên, tiếp tay cho các thế lực thù
địch lợi dụng chống phá ta, uy hiếp sự tồn vong của chế độ”.4
Trong chiến lược
quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Chính phủ nhận định: “Tham
nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức
chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ”.5
Như vậy, phòng, chống
tham nhũng không chỉ có mục đích đơn thuần là làm giảm tình hình vi vi phạm
pháp luật nói chung, tội phạm nói riêng mà nó còn có ý nghĩa quan trọng bảo vệ
sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do đó, phòng, chống
tham nhũng cần được xem như là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của toàn
Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một trong những vấn
đề có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của chế độ, hạnh phúc của nhân
dân và tương lai của dân tộc. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng chỉ có thể
giành được thắng lợi như mong muốn khi có sự kiên quyết trong chỉ đạo của
cấp uỷ Đảng, của chính quyền cũng như sự hưởng ứng, tham gia tích cực của
mỗi công dân.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, hai thành tố hợp thành nội dung của cuộc đấu
tranh này là phòng và chống tham nhũng. Việc “phòng” và “chống” tham
những là hai hoạt động khác nhau nhưng có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
4 Ban Nội chính Trung ương (2005), Một số văn bản của Đảng về phòng chống tham
nhũng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.204-205.
5Chính phủ (2009), Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Hà Nội.
8
Phòng ngừa tham nhũng là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị
và công dân nhằm làm giảm bớt các điều kiện tham nhũng, bao gồm các hoạt
động như: Ban hành các văn bản để điều chỉnh hành vi tham nhũng; tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; công khai minh bạch trong hoạt động
của các cơ quan; minh bạch tài sản thu nhập; thực hiện cải cách thủ tục hành
chính…
Chống tham nhũng là hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và công
dân trong phát hiện và xử lý tham nhũng, bao gồm các hoạt động như: khiếu
nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát, kiểm tra, thanh tra; điều
tra, truy tố, xét xử…
Phương châm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta là lấy phòng ngừa là
chính nhưng đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng. Để phòng ngừa tham
nhũng, các cơ quan, tổ chức cần thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp
luật, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức không vi phạm pháp luật về
phòng, chống tham nhũng, cổ vũ động viên mọi tầng lớp nhân dân phát hiện,
tố giác hành vi tham nhũng. Trong phạm vi quyền hạn của mình, các cơ quan,
tổ chức, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thường xuyên nhắc
nhở, giáo dục cán bộ đồng thời xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng,
thu hồi tài sản tham nhũng, bảo vệ người tố giác… Điều đó góp phần quan
trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng và đồng thời củng cố lòng tin
của cán bộ, công chức cũng như của toàn dân đối với cơ quan, tổ chức và
pháp luật.
1.1.1.3. Kháiniệm pháp luậtvề PCTN
Để bảo đảm việc phòng, chống tham nhũng có hiệu quả và tuân theo
một trật tự nhất định, nhà nước ban hành các quy định pháp luật nhằm phòng
ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Pháp luật xác định rõ hành vi nào là
tham nhũng, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham
nhũng, trình tự, thủ tục xử lý tham nhũng, đồng thời, quy định trách nhiệm và
9
cơ chế để phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia vào
công tác phòng, chống tham nhũng.
Trong khoa học pháp lý, pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa
được xem là một ngành luật độc lập với đối tượng điều chỉnh và phương pháp
điều chỉnh riêng biệt, đó là các quy định góp phần vào việc phòng ngừa và xử
lý tham nhũng. Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa này thì khó có thể hệ thống
hóa một cách đầy đủ và rút ra được những đặc điểm riêng của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng. Mặt khác, trong một số trường hợp cụ thể rất khó
có thể xác định được những quy phạm pháp luật nào thuộc pháp luật phòng,
chống tham nhũng, bởi các quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng
nằm rải rác ở nhiều văn bản của nhiều ngành luật khác nhau như luật hình sự,
luật hành chính, luật kinh tế… Đồng thời, cũng khó có thể nghiên cứu tìm ra
phương thức, phương pháp hệ thống hóa pháp luật về phòng, chống tham
nhũng.
Pháp luật về phòng, chống tham nhũng có thể được hiểu theo nghĩa
hẹp, đó là tổng thể các quy phạm pháp luật được thể hiện trong Luật Phòng,
chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhưng hiểu theo nghĩa
này cũng có điểm hoàn toàn không chính xác vì bên cạnh Luật Phòng, chống
tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham
nhũng, còn có rất nhiều văn bản thuộc ngành luật khác nhau cũng có tác dụng
phòng, chống tham nhũng và có thể được xem là pháp luật về phòng, chống
tham nhũng.
Nhìn chung, pháp luật phòng, chống tham nhũng có một số đặc thù
riêng và có thể phân biệt được với pháp luật trong lĩnh vực khác, đó là:
- Pháp luật về phòng, chống tham nhũng xác định rõ hành vi nào là
hành vi tham nhũng và những biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng đối
với các chủ thể có hành vi đó. Các biện pháp được áp dụng có thể là biện
pháp hình sự, hành chính hoặc kinh tế, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi
tham nhũng.
10
- Pháp luật về phòng, chống tham nhũng điều chỉnh các quan hệ phát
sinh giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa tham nhũng và các
quan hệ giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước với các tổ chức, cá nhân
trong việc phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, đồng thời, quy định vai
trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tham
nhũng.
- Pháp luật về phòng, chống tham nhũng gồm các quy định về tổ chức
và hoạt động của các cơ quan phòng, chống tham nhũng, các quy định về hợp
tác quốc tế và phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong phòng,
chống tham nhũng, đồng thời quy định các biện pháp bảo đảm nhằm phòng,
chống tham nhũng có hiệu quả.
- Pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định các cách thức,
phương pháp tác động nhằm hạn chế, ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện, xử lý
hành vi tham nhũng để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
Từ các đặc điểm trên cho thấy, pháp luật về phòng, chống tham nhũng
điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động phòng ngừa, phát
hiện, xử lý tham nhũng bằng các phương pháp, cách thức điều chỉnh khác
nhau, tùy theo tính chất, mức độ của các chủ thể có hành vi tham nhũng.
Các phương pháp điều chỉnh của nó mang tính quyền uy, phục tùng,
buộc mọi chủ thể pháp luật phải tuân theo. Ngoài ra, trong một số ít trường
hợp, nó sử dụng phương pháp điều chỉnh mang tính chất tùy nghi. Mặc dù
việc áp dụng phương pháp tùy nghi trong pháp luật về phòng, chống tham
nhũng rất hạn chế, song việc đảm bảo tính chất quyền uy nhưng mềm d o,
không gò bó, xơ cứng phù hợp với thông lệ quốc tế, lợi ích của công dân, phù
hợp với tâm lý, đặc điểm truyền thống của dân tộc.6
6Ví dụ, Điều 20 Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng quy định trách
nhiệm hình sự của pháp nhân là điều khoản tùy nghi, trong đó, khi phê chuẩn Công ước
của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng, Việt Nam tuyên bố bảo lưu quy định này,
vì Bộ Luật hình sự Việt Nam 1999 không quy định pháp nhân là tội phạm. Tuy nhiên, Bộ
Luật Hình sự 2015 đã quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
11
Pháp luật về phòng, chống tham nhũng thể hiện theo cấu trúc logic bao
gồm các nguyên tắc chung, các chế định pháp luật và các quy định pháp luật
cụ thể. Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy
định, trong đó chứa đựng quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực
hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về phòng, chống tham nhũng theo ý
chí của Nhà nước. Hình thức của pháp luật về phòng, chống tham nhũng được
thể hiện theo nhiều cách khác nhau, có khi được thể hiện bằng một văn bản
luật điều chỉnh riêng về phòng, chống tham nhũng, nhưng thường là nằm rải
rác ở nhiều văn bản khác nhau trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật.
Một số nguồn cơ bản của pháp luật về phòng, chống tham nhũng bao gồm:
- Thứ nhất, đường lối, chính sách của Đảng. Đây được coi là nguồn
quan trọng đầu tiên của pháp luật về PCTN. Về nguyên tắc, nội dung các quy
định trong các văn bản quy phạm pháp luật, từ Hiến pháp, luật cho đến các
văn bản dưới luật đều phải phù hợp, không được trái với đường lối, chính
sách của Đảng. Đường lối, quan điểm chỉ đạo hiện nay của Đảng ta về PCTN
cơ bản vẫn là: Lấy phòng ngừa là chính; Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham
nhũng, lãng phí, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; từng bước
mở rộng công cuộc PCTN ra khu vực ngoài nhà nước.
- Thứ hai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCTN. Hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về PCTN hiện nay ở nước ta cơ bản khá toàn
diện, đầy đủ, cụ thể gồm có: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Bộ
luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (Chương XXIII Bộ luật này
quy định một số tội phạm về tham nhũng); Luật tiếp cận thông tin năm 2016
(quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc,
trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của
cơ quan nhà nướctrong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân);
Luật tố cáo năm 2018 (quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với
12
hành vi vi phạm pháp luậttrong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi
vi phạm pháp luậtkhácvề quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người
tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải
quyết tố cáo); Luật báo chí năm 2016; Luật tiếp công dân năm 2013;…
- Thứ ba, các điều ước quốc tế về PCTN. Điều ước quốc tế trở thành
nguồn hình thức của pháp luật trong trường hợp nó được áp dụng trực tiếp
toàn bộ hoặc một phần vào việc giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế.
Việc áp dụng này đã được thừa nhận trong Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện
điều ước quốc tế năm 2005 của nước ta. Có thể kể đến một số điều ước quốc
tế quan trọng về chống tham nhũng như: Công ước Liên hợp quốc về chống
tham nhũng (UNCAC); Công ước của OECD về chống hối lộ các quan chức
công quyền nước ngoài; Công ước chống tham nhũng của Tổ chức các nước
châu Mỹ (OAS); Công ước chống tham nhũng của Liêm minh châu Phi; Công
ước Luật hình sự về chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu; Công ước
Luật dân sự về chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu.
Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm pháp luật về phòng, chống
tham nhũng như sau:
Pháp luậtvề ph ng, chống tham nhũng là tổng thể các quy phạm pháp
luật do cơ quan nhà nướccó th m quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình
thức do luật định, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt
động ph ng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; tổ chức, hoạt động của cơ
quan ph ng, chống tham nhũng;pháthuyvai tr , trách nhiệm của công dân, tổ
chức trong ph ng, chống tham nhũng; hợp tác quốc tế về ph ng, chống tham
nhũng và các biện pháp bảođảm nhằm ph ng, chống tham nhũngcó hiệu quả.
1.1.2. Vai trò của pháp luậtvề PCTN
Pháp luật về PCTNcó một số vai trò cơ bản như sau:
13
Thứ nhất, pháp luậtvề PCTN thể chế hóa quan điểm của Đảng và
Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
Từ trước đến nay, Đảng ta đã ban hành rất nhiều chỉ thị, nghị quyết để
lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày
15/5/1996 về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu tranh chống tham
nhũng của Bộ Chính trị khóa VII đã chỉ rõ: Đấu tranh chống tham nhũng là
một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách
mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Nó góp phần nâng cao vai trò lãnh
đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và kiện
toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của
nhân dân… Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi
mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn
dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiều chủ
trương, giải pháp nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
trong đó xác định:“Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một
nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường
xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Đại hội yêu cầu: “Thành lập
các ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương và địa phương đủ mạnh,
có thực quyền, hoạt động có hiệu quả”.7
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị lần
thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng
phí. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề cập
một cách toàn diện, tập trung về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Nghị quyết Trung ương 3 khóa X đã đưa ra những nhận định, đánh giá về
7Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 286-287, 289.
14
công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chỉ ra những nguyên nhân chủ
yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng, lãng
phí; đề ra những mục tiêu, quan điểm chỉ đạo công tác phòng, chống tham
nhũng, lãng phí.
Cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng, Chiến lược quốc gia về phòng, chống
tham nhũng đến năm 2020 đã phân tích tình hình tham nhũng ở tất cả các khía
cạnh, đề cập các quan điểm, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể trong từng giai
đoạn, đề ra các giải pháp toàn diện, đồng bộ với một kế hoạch thực hiện theo
giai đoạn cụ thể. Chiến lược nhằm mục đích giải quyết nạn tham nhũng ở trên
tất cả các cấp độ phòng ngừa và phát hiện, xử lý, về pháp lý bao gồm rà soát
và tăng cường luật, quy tắc và các quy định về PCTN, về thiết chế hướng tới
việc tăng cường trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sức chiến đấu và hiệu quả
hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan, đơn vị chuyên trách
chống tham nhũng, về xã hội liên quan đến huy động người dân, phương tiện
truyền thông tham gia chống tham nhũng, xây dựng văn hóa và tạo ra thói
quen PCTN trong đời sống của cán bộ công chức, nhân dân, tổ chức các
chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm đảm bảo tính toàn diện,
hiệu quả của chính sách PCTN.
Để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước thực hiện ban hành chính
sách, pháp luật để cụ thể hóa đường lối, chủ trương đó.
Pháp luật với đặc tính của mình là những quy tắc xử sự chung, áp dụng
cho các chủ thể trong xã hội nhằm tạo ra trật tự xã hội chung đã cụ thể hoá
các quan điểm nêu trên của Đảng thành những quy phạm pháp luật để điều
chỉnh các mối quan hệ trong xã hội nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi
tham nhũng; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; giảm thiểu
tối đa ảnh hưởng tiêu cực của tham nhũng đến kinh tế, xã hội và sự phát triển
của đất nước; góp phần tăng tính liêm chính của nhà nước; bảo đảm và phục
vụ một cách tốt nhất quyền và lợi ích của công dân.
15
Thứ hai, pháp luậtPCTNlà cơ sở pháp lý để nhận diện tham nhũng.
Để nhận diện tham nhũng, trước hết pháp luật đưa ra khái niệm tham
nhũng, quy định các dấu hiệu đặc thù của tham nhũng. Tùy theo thực trạng
tham nhũng và mục tiêu, yêu cầu của việc đấu tranh PCTN mà Nhà nước ban
hành các quy định để nhận diện tham nhũng thông qua các dấu hiệu đặc thù
của tham nhũng (Luật PCTN quy định ba dấu hiệu đặc thù của tham nhũng là:
a) do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện; b) có hành vi lợi dụng chức vụ,
quyền hạn; c) có yếu tố vụ lợi). Bên cạnh đó, pháp luật về PCTN quy định cụ
thể những hành vi nào là hành vi tham nhũng với các dấu hiệu đặc trưng của
nó và sự phân hóa về tính chất. Với việc quy định các hành vi tham nhũng,
pháp luật đã tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có điều kiện nhận
diện tham nhũng, nhận biết được các hành vi tham nhũng xảy ra trên thực tế,
đồng thời, phân biệt được hành vi tham nhũng với hành vi vi phạm pháp luật
khác, giữa hành vi tham nhũng này với hành vi tham nhũng khác.
Thứ ba, pháp luậtPCTNtạo lập khuôn khổ pháp lý để phòng ngừa
tham nhũng.
Phòng ngừa là một cách tiếp cận thông minh không chỉ trong việc
chống tha nhũng mà còn trong việc chống mọi loại tội phạm và tệ nạn xã hội
khác. Việc đề cao phòng ngừa tham nhũng sẽ là cơ sở để hạn chế sự phát sinh
các hành vi tham nhũng trên thực tế. Thực tiễn cho thấy các biện pháp phòng
ngừa tham nhũng được nhiều nước coi trọng, các biện pháp phòng ngừa được
áp dụng và không ngừng được rà soát, sửa đổi, bổ sung.
Để có tác dụng trong việc phòng ngừa tham nhũng, một mặt các quy
định của pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cần phải bảo
đảm sự chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức nhằm hạn chế sự lợi dụng kẽ hở
của pháp luật để trục lợi hoặc nếu có lợi dụng thì cũng có đủ điều kiện để phát
hiện ra. Bên cạnh đó, pháp luật quy định rõ các biện pháp phòng ngừa tham
nhũng cụ thể, trong đó nêu rõ cách thức, nội dung và trách nhiệm của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội đối với việc thực hiện các biện pháp
16
phòng ngừa tham nhũng. Tùy theo điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia quy định
cách thức, biện pháp phòng ngừa tham nhũng khác nhau. Ở nước ta, pháp luật
về PCTN rất coi trọng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng và thực tế các
quy phạm pháp luật về phòng ngừa tham nhũng chiếm tỷ lệ rất lớn trong Luật
PCTN nhằm tạo lập khuôn khổ và xây dựng ý thức phòng ngừa tham nhũng
trong các đối tượng và lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao trong xã hội.
Thứ tư, pháp luậtPCTN tạo lập khuôn khổ pháp lý để phát hiện, xử
lý tham nhũng.
Pháp luật là cơ sở pháp lý cho quá trình phát hiện tham nhũng hay nói
cách khác là tìm ra những vụ việc tham nhũng để trên cơ sở đó có biện pháp
khắc phục thiệt hại xảy ra, xem xét, ra quyết định xử lý những người có hành
vi tham nhũng và tài sản tham nhũng. Việc phát hiện tham nhũng đòi hỏi sự
nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt vai trò của các cơ quan có chức năng
PCTN. Pháp luật về PCTN quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền của
các cơ quan chức năng trong việc phát hiện hành vi tham nhũng. Việc phát
hiện tham nhũng được thông qua những cách thức khác nhau, trong đó chủ
yếu gồm: a) công tác tự kiểm tra để phát hiện, xử lý từ nội bộ của các cơ quan
nhà nước; b) hoạt động của các cơ quan chức năng về PCTN như: thanh tra,
kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử; c) hoạt động giám sát
của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, doanh nghiệp và tố cáo của công dân. Các công cụ phát hiện tham
nhũng phải được thiết kế linh hoạt, chủ động và hiệu quả, phát huy sức mạnh
của hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó đề cao vai trò của các cơ quan
chức năng về PCTN. Bên cạnh đó, pháp luật là căn cứ pháp lý để các cơ quan
có thẩm quyền xem xét, kết luận các hành vi tham nhũng, xác định tài sản
tham nhũng, để từ đó ra các quyết định xử lý đối với những người có hành vi
tham nhũng, những người có liên quan và tài sản tham nhũng. Tùy theo tính
chất, mức độ của hành vi vi phạm để có hình thức xử lý vi phạm kỷ luật hành
chính hoặc là truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử lý tham nhũng không chỉ
17
nhằm trừng trị những người tham nhũng và những người có liên quan mà còn
có tác dụng răn đe, giáo dục chung đối với mọi người trong xã hội, do đó,
trong một số trường hợp, hình thức xử lý khá nghiêm khắc. Việc xử lý tài sản
tham nhũng nhằm mục đích thu hồi để trả lại tài sản cho chủ sở hữu, đồng
thời, cũng là biện pháp chế tài kinh tế hữu hiệu để trừng phạt những người có
hành vi tham nhũng và có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa tham nhũng
nảy sinh.
So với các quy định về phòng ngừa thì các quy định về phát hiện và xử
lý tham nhũng thường ít hơn, nhưng lại mang tính cưỡng chế rất cao. Các biện
pháp chế tài xử lý các hành vi tham nhũng cũng như tài sản tham nhũng
thường nghiêm khắc hơn. Chế tài đối với những người có hành vi tham nhũng
được pháp luật quy định rõ trong pháp luật hình sự (đối với những vi phạm
đến mức phải xử lý hình sự) hoặc trong các quy định về xử lý kỷ luật, hành
chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và những người có liên quan,
trong đó, hình thức xử lý hình sự đối với hành vi tham nhũng hiện nay là
tương đối nghiêm khắc, cao nhất là tử hình. Biện pháp xử lý tài sản tham
nhũng được áp dụng là thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng và trả lại tài sản
cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước. Việc xử lý
nghiêm minh những người có hành vi tham nhũng và việc xử lý triệt để đối
với tài sản tham nhũng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao ý thức,
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cũng như của các tổ chức, cá nhân,
công dân trong cuộc đấu tranh PCTN.
Do chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng thường là những người có
chức vụ, quyền hạn nên pháp luật phải quy định hệ thống các biện pháp để
kiểm soát chặt chẽ và kịp thời phát hiện được các hành vi lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để tham nhũng. Trên thực tế, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để vụ lợi, tham nhũng là khá đa dạng, thậm chí rất tinh vi với nhiều thủ đoạn
khác nhau, do đó, các quy định của pháp luật phải bảo đảm có thể dự liệu
được phần lớn các hành vi tham nhũng trên thực tế để việc phát hiện và xử lý
18
tham nhũng được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, các biện pháp phát hiện, xử lý
tham nhũng cũng phải được các cơ quan chức năng của Nhà nước quan tâm
thực hiện đầy đủ, đồng bộ để khắc phục tình trạng nhiều hành vi tham nhũng
không được phát hiện, xử lý trên thực tế, hoặc phát hiện được nhưng không
được xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Thứ năm, pháp luậtPCTNlà cơ sở pháp lý để các cơ quan PCTN thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong PCTN.
Việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng có liên quan đến
hoạt động của các cơ quan nhà nước và mỗi cơ quan đều có chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn riêng nên pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể trình tự, thủ
tục, cách thức tiến hành để các cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý trong quá
trình áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý
những người có hành vi tham nhũng, đặc biệt đối với các đối tượng có hành
vi chống đối, cản trở hoạt động PCTN, pháp luật về PCTN quy định các biện
pháp chế tài để xử lý một cách nghiêm minh. Bằng các quy định của pháp luật,
các cơ quan chức năng triển khai các hoạt động, nhiệm vụ PCTN một cách
chủ động mà không quan ngại những cản trở từ phía người có hành vi tham
nhũng cũng như những người có liên quan đến tham nhũng.
Bên cạnh đó, trên cơ sở quy định của pháp luật về PCTN, các cơ quan
chức năng thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nhằm tránh khỏi sự xâm hại hoặc đe doạ
xâm hại phía những người có chức, có quyền trong xã hội.
Pháp luật PCTN quy định trình tự, thủ tục, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan chức năng trong PCTN. Pháp luật cũng
là căn cứ pháp lý để cán bộ, công chức nhà nước, nhất là những người có
chức vụ, quyền hạn hiểu rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mình trong việc
quyết định các vấn đề có liên quan đến công tác PCTN.
19
Thứ sáu, pháp luậtvề PCTNlà cơ sở pháp lý để phát huy vai trò, trách
nhiệm của công dân, tổ chức trong PCTN.
Pháp luật quy định vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong
PCTN. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, công dân và các tổ chức trong
xã hội chủ động tham gia vào công tác PCTN bằng nhiều cách thức khác nhau,
hoặc thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan của nhà
nước và các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm phát hiện các hành vi tham
nhũng; cung cấp thông tin về tham nhũng cho các cơ quan chức năng của nhà
nước để làm rõ và có biện pháp xử lý; phối hợp với các cơ quan chức năng của
nhà nước trong quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra, điều tra để phát hiện và
xử lý tham nhũng. Mặt khác, pháp luật cũng là cơ sở pháp lý để triển khai các
biện pháp bảo vệ những người tích cực tham gia vào công tác PCTN, nhất là
công dân tố cáo tham nhũng; đồng thời, khuyến khích, khen thưởng đối với
những tổ chức, cá nhân có thành tích trong PCTN, xử lý những trường hợp
bao che, thiếu tích cực trong PCTN.
Thứ bảy, pháp luật về PCTN là chuẩn mực để các chủ thể lựa chọn
những xử sự phù hợp trong đời sống pháp lý.
Pháp luật bao gồm những quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành
và bảo đảm thực hiện. Các quy định của pháp luật thường được xây dựng trên
cơ sở lý luận và thực tiễn với trình độ kỹ thuật lập pháp cao, trong đó có chứa
đựng rất nhiều giá trị chuẩn mực. Từ việc hiểu pháp luật mà các tổ chức, cá
nhân trong xã hội có sự lựa chọn cho mình cách ứng xử với nhau để phù hợp
với chuẩn mực và không bị vi phạm pháp luật. Khi hiểu được pháp luật về
PCTNthì đối với những người có chức vụ, quyền hạn cần phải chọn cho mình
cách ứng xử trên thực tế để không dân đến vi phạm pháp luật. Đối với những
người có chức vụ, quyền hạn cần phải có sự lựa chọn xử sự của mình với
nguyên tắc chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định, còn đối với những
gì mà pháp luật không cho phép hoặc chưa quy định hoặc nghiêm cấm thì
không lựa chọn. Đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội thì lựa chọn những
xử sự mà pháp luật không cấm hoặc bắt buộc phải làm.
20
Thứ tám, pháp luật là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền con người, sự
phát triển bền vững; xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, xây dựng
củng cố niềm tin của người dân vào nhà nước, pháp luật.
Pháp luật PCTN bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
tránh sự xâm hại của các chủ thể, nhất là những người có chức, có quyền
trong xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật PCTN cũng bảo vệ lợi ích hợp pháp của
nhà nước, tập thể. Thông qua đó, chính pháp luật PCTN đã bảo vệ quyền con
người và tạo lập sự bình đẳng, công bằng trong xã hội và sự phát triển bền
vững. Khi thúc đẩy PCTN với hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ, thì sẽ góp
phần bảo vệ các quyền con người và ngược lại việc thực hiện bảo vệ quyền
con người, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, nhất là công dân tham
gia phát hiện, tố giác hành vi tham nhũng thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
PCTN. Thúc đẩy PCTN còn tạo thêm niềm tin cho công chúng vào nhà nước,
pháp luật.
Thứ chín, pháp luậtPCTN là cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động
hợp tác quốc tác PCTN.
Chống tham nhũng ngày nay không chỉ là công việc riêng của bất cứ một
quốc gia nào mà cònlà trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Thực tế, có những
hành vi tham nhũng được thực hiện xuyên quốc gia, đòi hỏi phải có sự phối
hợp giữa các nước trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng. Để tạo lập
khuôn khổ pháp lý trong đấu tranh chống tham nhũng, các nước trên thế giới
đã chung tay xây dựng Công ước của LHQ về chống tham nhũng. Trong
khuôn khổ hợp tác quốc tế song phương, đa phương, các nước có quan hệ
ngoại giao cũng đã thống nhất xây dựng các thỏa thuận hoặc điều ước quốc tế
về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, trao đổi thông tin, hỗ trợ tài
chính, trợ giúp kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, tương trợ tư pháp trong PCTN.
Đối với Việt Nam, trên cơ sở các quy định của pháp luật về ký kết,
tham gia điều ước quốc tế và các quy định của pháp luật về PCTN, Chủ tịch
nước phê chuẩn Công ước của LHQ về chống tham nhũng, thể hiện sự quyết
21
tâm và cam kết với cộng đồng quốc tế trong việc đấu tranh PCTN. Căn cứ các
nội dung đó, các cơ quan chức năng rà soát lại hệ thống pháp luật Việt Nam
để xây dựng kế hoạch cụ thể về thực thi Công ước của LHQ về PCTN. Mặt
khác, trong một số điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng thể hiện tinh
thần hợp tác quốc tế về PCTN. Luật PCTN cũng đã ghi nhận những nguyên
tắc cơ bản trong hợp tác quốc tế và quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về PCTN.
Ngoài ra, pháp luật quy định các nguyên tắc trong áp dụng pháp luật về
PCTN để bắt buộc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phải tuân thủ, nhằm
bảo đảm tính thống nhất về nhận thức và hành động PCTN.
Như vậy, pháp luật đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động PCTN,
do đó, cần tăng cường bảo vệ pháp luật PCTN và thường xuyên nghiên cứu,
rà soát để HTPL về PCTN.
1.2. Khái niệm và các tiêuchí hoànthiệnpháp luật về phòng, chống tham nhũng
1.2.1. Khái niệm hoàn thiện pháp luậtvề phòng, chống tham nhũng
Trên thực tế, các quan hệ xã hội luôn luôn vận động, đòi hỏi các quy
phạm pháp luật cũng phải có sự điều chỉnh để phù hợp với sự vận động của
các quan hệ xã hội, do đó, hoàn thiện pháp luật là một trong những công việc
thường xuyên của bất cứ một nhà nước nào. Trong lĩnh vực PCTN, các hành
vi tham nhũng được thực hiện trên thực tế ngày càng đa dạng, tinh vi, phức
tạp và rất khó phát hiện, xử lý, do đó, pháp luật về PCTN cũng cần phải có sự
thay đổi để kịp điều chỉnh các quan hệ phát sinh khi các hành vi tham nhũng
xảy ra. Việc nghiên cứu để HTPL về PCTN là nhu cầu tất yếu của các quốc
gia trên thế giới, đòi hỏi cũng phải bảo đảm được những tiêu chuẩn và yêu
cầu nhất định.
Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đó là pháp luật về PCTN phải
bảo đảm điều chỉnh được các quan hệ có liên quan đến tham nhũng xảy ra
trong thực tiễn. Theo đó, các quy phạm pháp luật về PCTN được ban hành,
sửa đổi, bổ sung đều phải xuất phát từ những yêu cầu khách quan, phù hợp
22
với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước và phát huy được hiệu lực,
hiệu quả trong công tác PCTN.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về thực trạng tham nhũng, pháp luật về
PCTN, các quan điểm chính trị của giai cấp, chính đảng cầm quyền, các cơ quan
chức năng đưa ra những dự báo các hành vi tham nhũng sẽ xảy ra trên thực tế để
xác định phương hướng và để ra giải pháp cụ thể trong việc HTPL về PCTN,
trong đó có đưa ra phương án xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật còn
thiếu, hủy bỏ những quy định không phù hợp, thiếu tính khả thi, sửa đổi các quy
định chưa thực sự phù hợp để thực hiện được mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn
được các hành vi tham nhũng có thể xảy ra, đồng thời, phát hiện và xử lý được
các hành vi tham nhũng xảy ra trên thực tế, có như vậy pháp luật mới góp phần
thực hiện được mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng.
Qua đó, ta có thể định nghĩa rằng: Hoàn thiện pháp luật về PCTN là
quá trình làm cho các quyđịnh của pháp luậtvề PCTN ngàycàng minh bạch,
toàn diện, thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn PCTN của đất nước.
1.2.2. Cáctiêu chí đánhgiá mứcđộ hoàn thiện pháp luậtvề phòng,
chống tham nhũng
Có thể khẳng định rằng, một hệ thống pháp luật hoàn thiện là mục tiêu
mà tất cả các Nhà nước đều hướng tới. Để đánh giá về một hệ thống pháp luật,
xác định mức độ hoàn thiện của nó cần dựa vào những tiêu chuẩn (tiêu chí)
được xác định về mặt lý thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực
tiễn trong mỗi giai đoạn cụ thể để rút ra những kết luận và làm cơ sở cho việc
tìm kiếm các giải pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống ở mức độ cao hơn.
Có nhiều tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
nói chung, trong đó có thể kể đến các tiêu chí cơ bản như: tính toàn diện, tính
đồng bộ, tính phù hợp, tính hiệu quả và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống
pháp luật. Qua nghiên cứu cho thấy việc đánh giá mức độ HTPL về PCTN
cần phải dựa và những tiêu chí cơ bản sau:
23
Thứ nhất, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính minh bạch, theo đó, các
quy định của pháp luật phải rõ ràng, cụ thể, không được mập mờ, khó hiểu dẫn
đến sai lệch trong nhận thức và áp dụng pháp luật về PCTN. Đồng thời, các văn
bản pháp luật phải được công bố công khai (từ khi bắt đầu quy trình xây dựng
văn bản đến việc lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan, các chuyên gia
và đông đảo người dân đến khi văn bản được ban hành) để các cơ quan, tổ chức,
cá nhân hiểu biết và thực hiện theo quy định (nhất là quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong công tác PCTN cũng như để
các cơ quan chức năng của nhà nước khi xây dựng các quy định khác có điều
kiện thuận lợi trong việc rà soát, hạn chế những nội dung còn chồng chéo, mâu
thuẫn với quy định của pháp luật về PCTN.
Thứ hai, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính toàn diện. Tính toàn
diện của hệ thống pháp luật phản ánh mức độ đầy đủ của hệ thống quy phạm,
nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật. Các quy phạm pháp luật
về PCTN phải bảo đảm cả về mặt hình thức và nội dung, điều chỉnh được các
quan hệ pháp luật về PCTN, nhất là trong việc xác định hành vi tham nhũng
và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, trong
đó, bất cứ một hành vi tham nhũng nào xảy ra trên thực tế đều có thể căn cứ
vào các quy định của pháp luật hiện hành để áp dụng, điều chỉnh.
Thứ ba, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính nhất quán, tính hệ thống.
Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hay sửa đổi, bổ sung phải bảo
đảm được sự thống nhất với các văn bản khác trong hệ thống pháp luật nói
chung và pháp luật về PCTN nói riêng, không mâu thuẫn, chồng chéo với các
văn bản pháp luật, nhất là các văn bản đang có hiệu lực pháp luật, đồng thời
bảo đảm được sự thống nhất giữa các quy phạm pháp luật trong cùng một văn
bản pháp luật về PCTN.
Mặt khác, các quy định của pháp luật về PCTN phải bảo đảm được tính
thứ bậc trên - dưới. Các quy định của pháp luật về PCTN phải bảo đảm không
trái với các quy định khác trong hệ thống pháp luật nhất là Hiến pháp và các
24
đạo luật. Hiến pháp và các đạo luật vừa là cơ sở pháp lý, vừa là nguồn pháp
luật quan trọng để nghiên cứu xây dựng và HTPL về PCTN.
Thứ tư, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.
Pháp luật về PCTN phải có sự đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật
khác và trong pháp luật về PCTN thì các quy phạm pháp luật cũng cần có sự
đồng bộ với nhau. Các quy định về giải pháp trong phòng ngừa tham nhũng
cũng phải có sự đồng bộ, không được thừa thiếu, sơ hở để lợi dụng tham
nhũng. Các giải pháp trong phát hiện tham nhũng và xử lý tham nhũng cũng
cần đồng bộ để phát huy được sức mạnh tổng hợp vào việc ngăn chặn, phát
hiện và xử lý tham nhũng, từng bước giảm bớt tệ tham nhũng trong thực tế.
Nếu pháp luật về PCTN thiếu sự đồng bộ thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vướng
mắc trong công tác PCTN.
Thứ năm, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn.
Các quy định của pháp luật về PCTN xây dựng phải dựa trên cơ sở thực trạng
đấu tranh PCTN, bảo đảm sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội của đất nước. Thực tiễn chính là tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh
giá lại pháp luật có phù hợp không, có hiệu lực, hiệu quả không, các biện
pháp phòng ngừa cũng như phát hiện, xử lý tham nhũng có bảo đảm được tính
khả thi trên thực tế hay không. Pháp luật về PCTN phải được xây dựng và
hoàn thiện trên cơ sở các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội hiện đang tồn tại;
thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng cầm quyền; bảo đảm tính hợp lý
trong việc phản ánh và bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của các
tổ chức, cá nhân tránh khỏi sự xâm hại của hành vi tham nhũng; phù hợp với
đạo đức, văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục của đất nước. Ngoài ra, các
phương pháp, cách thức điều chỉnh của pháp luật về PCTN cũng phải phù hợp
với trình độ phát triển của đất nước.
Thứ sáu, pháp luật về PCTN phải được xây dựng trên cơ sở trình độ kỹ
thuật pháp lý cao. Theo đó, hệ thống các quy phạm pháp luật về PCTN phải
được cấu trúc một cách chặt chẽ, logic, khoa học theo chương, mục, điều,
25
khoản, điểm; các khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ được sử dụng phải bảo đảm
sự chuẩn xác, đơn nghĩa, trong sáng về ngôn ngữ, bảo đảm dễ hiểu và phù
hợp với khả năng nhận thức, ý thức pháp luật của xã hội. Trong từng văn bản
quy phạm pháp luật thì các bộ phận và các quy định đều có cấu trúc thích hợp
và giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất nội tại với nhau.
Thứ bảy, pháp luật về PCTN phải dự liệu điều chỉnh được những quan
hệ pháp luật có khả năng xảy ra trên thực tế. Nói cách khác, pháp luật phải có
tính tiên phong, chẳng hạn, pháp luật phải lường trước những hành vi tham
nhũng có thể xảy ra (mặc dù thực tế chưa xảy ra) để nhằm chủ động trong
phòng ngừa và xử lý tham nhũng.
Thứ tám, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính ổn định. Đây là yêu cầu
cần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc
thay đổi pháp luật. Ngạn ngữ Anh có câu: “Pháp luật thay đổi thường xuyên
thì tệ hơn là không có pháp luật”.8
Thứ chín, pháp luật về PCTN của Việt Nam cũng cần phải có sự tương
thích với các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế, nhất là các điều khoản
bắt buộc trong công ước, điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đã được ký
kết, phê chuẩn hoặc tham gia. Trên thực tế, không chỉ pháp luật PCTN mà cả
hệ thống pháp luật Việt Nam còn có những điểm chưa tương thích với pháp
luật quốc tế, vì ít nhiều nó cũng chịu sự ảnh hưởng hoặc phụ thuộc vào điều
kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống đặc
thù của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, pháp luật về PCTN của
Việt Nam cần phải có sự tương thích với các nguyên tắc chung của pháp luật
quốc tế, nhất là các điều khoản bắt buộc trong công ước, điều ước quốc tế và
thỏa thuận quốc tế đã được ký kết, phê chuẩn hoặc tham gia, trong đó pháp
luật về PCTN của Việt Nam cũng cần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo
hướng ngày càng tương thích với Công ước của LHQ về chống tham nhũng –
một văn bản pháp lý mang tính quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn, tham gia.
8Nguyên văn: “The law that changes every day is worse than no law at all”.
26
1.3. Sự cần thiết và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc hoàn thiện pháp luật
về phòng, chống tham nhũng
1.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Để lý giải sự cần thiết phải HTPL về PCTN thì phải xem xét pháp luật
PCTNhiện nay đạt ở mức độ nào và đã đóng góp được những gì cho công tác
PCTN thông qua khả năng điều chỉnh của pháp luật đối với thực trạng tham
nhũng. Điều này thể hiện ở một số điểm sau đây:
Thứ nhất, pháp luật hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công
tác đấu tranh PCTN bởi thực trạng tham nhũng vẫn còn ở mức độ nghiêm
trọng, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều địa phương và nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
Thứ hai, Nhà nước ta đang không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật,
nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, có
quy định bị hủy bỏ. Khi các quy định của pháp luật nói chung có sự thay đổi,
dù ít hay nhiều cũng sẽ có những tác động đến các quy định của pháp luật về
PCTN. Do đó, để bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, thì các quy
định của pháp luật về PCTN phải được đối chiếu, rà soát để sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp. Qua thực tế cho thấy có những quy định của pháp luật về PCTN
chỉ phù hợp với thời điểm nghiên cứu, xây dựng, ban hành, sau một thời gian,
các quy định khác đã có sự thay đổi, đòi hỏi pháp luật về PCTN cũng phải có
sự thay đổi theo.
Thứ ba, pháp luật luôn là sự phản ánh đời sống thực tiễn của đất nước
mà thực tiễn đó lại luôn vận động, phát triển không ngừng nên nếu không kịp
thời sửa đổi, bổ sung thì pháp luật về PCTN không theo kịp thực tiễn, khó có
thể thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện, xử lý được những hành vi
tham nhũng xảy ra trên thực tế.
Thứ tư, so với các công ước, điều ước và thông lệ quốc tế mà Việt Nam
đã ký kết hoặc tham gia thì pháp luật về PCTN nói riêng của nước ta còn có
những khoảng cách, thiếu sự tương thích nhất định.
27
1.3.2. Cácyếu tố ảnh hưởng đến việchoàn thiện pháp luậtvề phòng,
chống tham nhũng
Để HTPL về PCTN cần phải nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến nó.
Trong thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về PCTN, nhưng các
yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và cơ bản nhất là: cơ chế quản lý kinh tế; cơ chế tổ
chức thực hiện quyền lực nhà nước; chế độ chính trị và vai trò của đảng cầm
quyền; ý thức pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và tổ chức
thực hiện pháp luật về PCTN; yếu tố văn hóa, truyền thống dân tộc và hợp tác
quốc tế về PCTN.
1.3.2.1. Cơchế quản lý kinh tế
Cơ chế quản lý kinh tế là hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà
nước quy định về quản lý và điều hành nền kinh tế. Cơ chế quản lý kinh tế
ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt nhiều quan hệ xã
hội trong đó có các hành vi tham nhũng.
Ở nước ta, cơ chế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc
phát triển kinh tế của đất nước. Đây là môi trường để những quan hệ kinh tế
vận động, phát triển một cách linh hoạt theo phương thức tự do cạnh tranh
trong kinh doanh nên đã phát huy được, năng lực, sở trường của các chủ thể
tham gia quan hệ kinh tế, và cơ chế thị trường cũng làm cho các nguồn lực
trong xã hội được huy động một cách tối đa, với sự tham gia rất tích cực của
các chủ thể trong nền kinh tế và tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội theo nhu
cầu của thị trường. Tuy nhiên, do những mặt trái của cơ chế thị trường nên đã
nẩy sinh tham nhũng ở nhiều nơi, nhất là ở những địa bàn, lĩnh vực mà pháp
luật còn sơ hở và sự quản lý của Nhà nước yếu kém, buông lỏng hoặc không
đủ khả năng để theo kịp sự vận động của cơ chế thị trường. Vì vậy, trong quá
trình HTPL về PCTN cần cố gắng dự liệu được các dạng của hành vi tham
nhũng sẽ nẩy sinh trong cơ chế thị trường để xây dựng các quy định của pháp
luật vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế phát triển nhưng vừa
đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng một cách
28
nhanh chóng, kịp thời.
1.3.2.2. Cơchế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước
Tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực nhà nước để phục vụ lợi ích cá
nhân, do đó, việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước là một trong những
yếu tố tác động đến thực trạng tham nhũng. Những quốc gia được tổ chức
theo mô hình phân quyền, hay nói cách khác, quyền lực được phân chia theo
các nhánh theo hướng “có sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau” thì sẽ giảm rõ sự
lạm quyền và đây chính là điều kiện để hạn chế tham nhũng. Đối với các quốc
gia được tổ chức theo hình thức tập quyền, hay nói cách khác, quyền lực nhà
nước được tập trung vào một nhánh quyền lực nào đó thì sẽ rất dễ xẩy ra tình
trạng lạm quyền và tất nhiên, tham nhũng sẽ có cơ hội phát triển hơn. Vì thế,
cần xuất phát từ cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước để thiết kế hệ thống các
quy định kiểm soát quyền lực phù hợp nhằm hạn chế phát sinh tham nhũng và
có đủ được để phát hiện, xử lý tham nhũng một cách có hiệu quả.
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân và vì dân. Đây là mô hình tổ chức quyền lực nhà nước khá đặc
thù so với các nước trên thế giới. Trong đó, quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; tất cả quyền lực đều tập trung vào
nhân dân. Với việc tổ chức quyền lực này đã tạo ra sự bảo đảm quyền lực nhà
nước được thực hiện một cách dân chủ, tập trung, đồng thời, tạo nên sức
mạnh tổng hợp và bảo đảm việc thực hiện quyền lực được chính xác, thuận
lợi. Chính cách thức tổ chức quyền lực này cũng đã tạo ra sự đồng thuận hơn
trong đề xuất chính sách và triển khai các biện pháp đấu tranh PCTN. Tuy
nhiên, sự tập trung, thống nhất quyền lực đã làm nẩy sinh những bất cập trong
việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Để phát hiện được cáchành vi lợi dụng sự
tập trung, thống nhất đó để tham nhũng là một vấn đề không đơn giản hoặc
nếu có phát hiện ra được thì cũng rất khó xử lý hoặc có xử lý thì cũng khó có
thể nghiêm minh, kịp thời.
29
Do vậy, để PCTN một cách hiệu quả trong điều kiện tổ chức quyền lực
nhà nước tập trung, thống nhất là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi phải có sự
quyết tâm rất cao và nhất thiết phải sử dụng các biện pháp kiểm soát quyền lực
nhà nước phù hợp, mạnh mẽ nhằm phát hiện, xử lý được sự lạm dụng quyền
lực nhà nước để tham nhũng. Vì thế, trong quá trình HTPL về PCTN cần phải
quan tâm đến hoàn thiện các quy định về tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó
phải xây dựng được các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả và tổ
chức được các cơ quan đủ năng lực, sức mạnh phát hiện, xử lý sự lạm quyền,
lợi dụng quyền lực nhà nước để vụ lợi, tham nhũng. Điều đó đòi hỏi bất cứ
một nhánh quyền lực nhà nước nào, bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền
lực hoặc được trao quyền lực nhà nước nào cũng phải được tổ chức, hoạt động
một cách công khai, minh bạch (trừ những vấn đề mang tính cơ mật quốc gia)
để nhân dân và các nhánh quyền lực khác, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
có thể giám sát được việc thực hiện quyền lực nhà nước. Đồng thời, phải
thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quyền lực nhà nước để phát hiện, xử lý
kịp thời các trường hợp lợi dụng quyền lực để phục vụ lợi ích cá nhân, có như
vậy mới hạn chế được tham nhũng nẩy sinh cũng như phát hiện, xử lý được
các hành vi tham nhũng.
1.3.2.3. Chếđộ chính trị và vai trò của đảng cầm quyền
Trong xã hội mặc dù Nhà nước là cơ quan quản lý nhưng việc đề ra các
chủ trương, đường lối và quyết định các nhân sự cao cấp trong bộ máy của
các cơ quan nhà nước lại phụ thuộc khá nhiều vào chế độ chính trị và vai trò
của đảng cầm quyền. Ở các quốc gia đương đại, cơ chế đảng cầm quyền gắn
liền với cơ chế tổ chức vận hành quyền lực nhà nước. Đảng cầm quyền mặc
dù không trực tiếp ra quyết định về quản lý nhà nước nhưng thông qua việc
thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực của đảng cầm quyền chi phối quyền
lực nhà nước. Thông qua vai trò lãnh đạo của mình, những người trong đảng
cầm quyền đã thực hiện quyền lực nhà nước một cách gián tiếp nhưng có tính
khả thi rất cao và tất nhiên sẽ không tránh khỏi sự lợi dụng quyền lực để tham
30
nhũng. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, đảng cầm quyền có thể can
thiệp được vào quá trình thực hiện các biện pháp về phòng ngừa, phát hiện và
xử lý tham nhũng. Nếu như đảng cầm quyền có sự quyết tâm và đề ra được
những biện pháp mạnh mẽ trong PCTN thì nhà nước mới có điều kiện để
minh bạch các hoạt động. Nhất là xây dựng được cơ chế phòng ngừa và
cương quyết, nghiêm túc trong chỉ đạo xử lý các vụ việc tham nhũng, không
kể người có hành vi tham nhũng là ai, giữ bất cứ cương vị nào thì mới hy
vọng tham nhũng được ngăn chặn và đẩy lùi. Ngược lại, nếu đảng cầm quyền
đồng loã, dung dưỡng tham nhũng, thờ ơ với việc phát hiện và xử lý tham
nhũng thì nó sẽ là căn bệnh ngày càng nghiêm trọng. Chính ý chí và sự quyết
tâm của đảng cầm quyền sẽ được các cơ quan quyền lực nhà nước thể chế hoá
thành pháp luật về PCTN, đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy
định của pháp luật về PCTN đã được ban hành.
Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vai trò lãnh đạo Nhà
nước và xã hội thông qua các chủ trương, đường lối, chính sách nhằm thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đảng đã đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách rõ ràng và mạnh mẽ
trong PCTN để các cơ quan nhà nước thể chế hoá thành pháp luật và tổ chức
thực hiện pháp luật. Đảng cũng ban hành nhiều nghị quyết lãnh đạo, động
viên các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham
gia vào công tác PCTN nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong PCTN. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, Luật PCTN và nhiều văn bản quy phạm pháp luật về
PCTN được ban hành; hệ thống các cơ quan chuyên trách PCTN cũng được
hình thành. Công tác PCTN đã thu được những kết quả khả quan, đặc biệt đã
triển khai cơ bản các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, phát hiện, xử lý
được nhiều vụ án tham nhũng. Có thể khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là
một trong những nhân tố quan trọng quyết định kết quả của công tác PCTN.
Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất,
không những không tham gia tích cực vào đấu tranh PCTN mà còn tham gia,
31
giúp sức hoặc dung túng, bao che hành vi tham nhũng. Trong quá trình lãnh
đạo, một số cấp uỷ Đảng cũng chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCTN
hoặc còn tỏ ra thiếu kiên quyết trong xử lý tham nhũng, do đó, kết quả PCTN
đạt được chưa toàn diện, có một số mặt công tác trong PCTN chưa đáp ứng
được yêu cầu, tình hình tham nhũng có chuyển biến nhưng còn chậm.
1.3.2.4. Ý thức pháp luậtcủa các chủ thể có th m quyền xây dựng và tổ
chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Ý thức pháp luật có 3 nội dung là: sự hiểu biết về pháp luật; thái độ đối
với pháp luật và khả năng thực hiện và áp dụng pháp luật. Thông qua ý thức
pháp luật của mình, các chủ thể có thẩm quyền áp đặt hay tác động đến quá
trình xây dựng, HTPL về PCTN hay nói cách khác, cho ra đời những quy
định về PCTN thể hiện được những tư tưởng, quan điểm của họ. Nếu các chủ
thể đó đại diện cho giai cấp tiến bộ thì sẽ có những quy định về PCTN nhằm
bảo đảm lợi ích chung cho xã hội mà trước hết là lợi ích của nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong xã hội. Ngược lại, nếu các chủ
thể đó có tư tưởng lạc hậu, cá nhân chủ nghĩa, cộng với thói tham lam, ích kỷ,
thì sự tác động của họ vào các quy định của pháp luật về PCTN sẽ có xu
hướng thiên lệch để bảo vệ những lợi ích riêng của họ, khi đó, pháp luật
PCTN khó có thể trừng phạt thích đáng đối với những k tham nhũng.
Ở nước ta, ý thức pháp luật thống trị là ý thức pháp luật của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động. Cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam,
ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động sẽ trở thành
một hệ thống tư tưởng và quan điểm pháp luật chung thống nhất của toàn xã
hội. Nhờ vậy mà các quy định của pháp luật về PCTN hướng đến bảo vệ
những lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Các quy định của pháp luật về
PCTN đều hướng tới mục tiêu tích cực đó là phòng ngừa, ngăn chặn việc nẩy
sinh các hành vi tham nhũng trong xã hội, đồng thời, phát hiện và xử lý kịp
thời tham nhũng. Ý thức pháp luật là “điều kiện quan trọng để hình thành,
32
phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật”. Vì vậy, trong quá trình HTPL
về PCTN cũng cần phải lưu ý đến ý thức PCTN của giai cấp cầm quyền trong
xã hội. Bên cạnh đó, việc HTPL về PCTN cũng phụ thuộc vào ý thức của các
chủ thể tổ chức hoạt động PCTN. Từ những hành động cụ thể trong PCTN
các chủ thể có thể áp đặt được ý chí của mình trong quá trình tổ chức thực
hiện pháp luật và từ hoạt động thực tiễn này cũng là cơ sở cho việc HTPL về
PCTN.
1.3.2.5. Yếu tố văn hoá, truyền thống dân tộc
Văn hoá là sản phẩm tinh hoa của con người, là yếu tố quyết định các
xử sự của con người và gắn bó với con người. Văn hóa được hiểu là toàn bộ
những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân
tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước. Yếu tố văn hóa thường chi phối và ảnh hưởng đến pháp luật, có sự tác
động đến việc xây dựng và HTPL nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng,
trong đó nhiều quy phạm pháp luật được xác lập dựa trên cơ sở nền tảng của
văn hoá. Mối quan hệ giữa pháp luật về PCTN với các yếu tố văn hoá được
thể hiện ở chỗ pháp luật về PCTN là cơ sở pháp lý quan trọng để nuôi dưỡng
các yếu tố văn hoá phát triển lành mạnh và là công cụ để bảo vệ những chuẩn
mực đạo đức, những ứng xử có văn hoá trong xã hội. Pháp luật cũng ghi nhận
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, những ứng xử hay trong cuộc sống
hàng ngày. Tuy nhiên, pháp luật là cơ sở pháp lý, là chuẩn mực để góp phần
vào việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các trường hợp lợi dụng văn hóa
ứng xử để thực hiện các hành vi tham nhũng. Mặt khác, việc xây dựng nền
văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc của dân tộc cũng sẽ góp phần đẩy lùi tệ nạn
tham nhũng và bản thân những yếu tố văn hoá này cũng tác động trực tiếp đến
pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng. Vì vậy, trong quá trình
HTPL về PCTN cũng cần chú ý các yếu tố văn hóa để xây dựng các quy định
làm sao vừa phát huy, bảo vệ được những giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, đồng thời, loại bỏ, ngăn chặn sự
33
xâm nhập các luồng văn hóa độc hại và xử lý những trường hợp lợi dụng các
ứng xử văn hóa để vụ lợi, tham nhũng.
1.3.2.6. Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng
Tham nhũng ngày nay là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế
giới và trên thực tế có nhiều quốc gia đã chung tay vì một thế giới không tham
nhũng, trong đó, có hơn 150 quốc gia đã tham gia phê chuẩn Công ước của
LHQ về chống tham nhũng- một trong những bản công ước quan trọng đối với
việc xây dựng các quy định phòng ngừa tham nhũng, phát hiện, xử lý tham
nhũng, tổ chức cơ quan PCTN, phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ
chức trong PCTN trong hệ thống pháp luật quốc gia, góp phần vào việc PCTN
ở mỗi quốc gia và trên thế giới. Trong phạm vi hẹp hơn, một số quốc gia đã có
sự liên kết để cùng nhau thoả thuận xây dựng các điều ước quốc tế hay các
chương trình hợp tác quốc tế đa phương, song phương về PCTN.
Đối với Việt Nam, việc tham gia và thúc đẩy các quan hệ hợp tác về
PCTN là nội dung được Nhà nước ta quan tâm. Việt Nam đã ký kết và phê
chuẩn Công ước của LHQ về chống tham nhũng. Sau đó, đã nghiên cứu xây
dựng, ban hành kế hoạch thực hiện Công ước với những lộ trình cụ thể, trong
đó, chỉ rõ những nội dung cần nghiên cứu để nội luật hoá Công ước. Ngoài ra,
Việt Nam cũng đàm phán ký kết các Thoả thuận hợp tác quốc tế về PCTN và
tham gia nhiều diễn đàn, hội nghị quốc tế đa phương về PCTN.
34
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápnguoitinhmenyeu
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...OnTimeVitThu
 

What's hot (20)

Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến pháp
 
Đề tài: Tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội tại Hải Phòng
Đề tài: Tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội tại Hải PhòngĐề tài: Tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội tại Hải Phòng
Đề tài: Tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội tại Hải Phòng
 
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt NamLuận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
 
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luậtĐề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trườngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
 
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngPháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
 
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOTLuận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
 
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOTĐề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
 
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
 

Similar to Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdfHoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdfHoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
BÀI MẪU Khóa luận pháp luật về phòng, chống tham nhũng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận pháp luật về phòng, chống tham nhũng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận pháp luật về phòng, chống tham nhũng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận pháp luật về phòng, chống tham nhũng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt NamLuận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
 
Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng NgãiĐề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOTLuận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải, HAYLuận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂMLuận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đLuận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dân
Luận văn: Pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dânLuận văn: Pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dân
Luận văn: Pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dân
 
Đề tài: Pháp luật trong cấp và quản lý chứng minh nhân dân, HOT
Đề tài: Pháp luật trong cấp và quản lý chứng minh nhân dân, HOTĐề tài: Pháp luật trong cấp và quản lý chứng minh nhân dân, HOT
Đề tài: Pháp luật trong cấp và quản lý chứng minh nhân dân, HOT
 
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.docPháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
 
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOTLuận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
 
Đề tài: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt nam, HOT
Đề tài: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt nam, HOTĐề tài: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt nam, HOT
Đề tài: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt nam, HOT
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt NamLuận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đ
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đLuận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đ
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đ
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAYLuận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAY
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAYLuận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAY
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ THẮM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC CHẤT LƢỢNG CAO Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-L
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ THẮM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC CHẤT LƢỢNG CAO Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN TS. MAI VĂN THẮNG HÀ NỘI, 2020
  • 3. LỜI CÁM ƠN Khoá luận này là thành quả của một quá trình dài em học tập và nghiên cứu tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Để có được khoá luận hoàn thiện như ngày hôm nay, đầu tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Mai Văn Thắng. Thầy không chỉ là người đã dạy em những bài học đầu tiên về Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật mà còn chỉ dẫn em tận tình trong suốt quá trình học tập và thực hiện khoá luận này. Sự chỉ bảo dìu dắt của thầy đối với em là vô cùng đáng quý và sẽ là những bài học quý báu cho em không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong quá trình làm việc sau này. Tiếp theo đó, em cũng xin gửi lời cám ơn tới các Thầy, Cô đang thực hiện công tác tại Bộ môn Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật nói riêng và Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung trong suốt chặng đường vừa qua đã giảng dạy tận tình, giúp đỡ chúng em không chỉ có được kiến thức quý báu mà còn xây dựng được cho bản thân những kĩ năng mà một sinh viên Luật cần phải có. Nhờ vậy mà em có thể thực hiện khoá luận và đồng thời gặt hái được cho mình những hành trang quý báu để học tập và làm việc trong tương lai. Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn tới bố mẹ, người thân và bạn bè trong suốt thời gian qua đã luôn cố gắng tạo điều kiện, động viên cổ vũ và trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho em để em có thể yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong khóa luận đều đảm bảo sự tin cậy, chính xác, khách quan và trung thực. Hà Nội, ngày30 tháng 5 năm 2020 Lê Thị Thắm
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB CPI CPIB CSB HTPL LHQ OECD PCTN TI TT UBND UNCAC VCB XĐLI WB Ngân hàng Phát triển châu Á Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng Cục Điều tra chống tham nhũng Singapore Cơ quan Nội vụ Georgia Hoàn thiện pháp luật Liên hợp quốc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Phòng, chống tham nhũng Tổ chức Minh bạch Thế giới Tổ chức Hướng tới Minh bạch Ủy ban nhân dân Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng Phong vũ biểu Tham nhũng ở Việt Nam Xung đột lợi ích Ngân hàng Thế giới
  • 6. MỤC LỤC Lời cám ơn Lời cam đoan Danh mụccác từ viết tắt Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG........................................4 1.1. Khái niệm, vai trò của pháp luật về phòng, chống tham nhũng .........4 1.1.1. Kháiniệm pháp luậtvề phòng, chống tham nhũng .............................4 1.1.2. Vaitrò của pháp luậtvề PCTN ........................................................13 1.2. Khái niệm và các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng . 22 1.2.1. Kháiniệm hoàn thiện pháp luậtvề phòng, chống tham nhũng...........22 1.2.2. Cáctiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luậtvề phòng, chống tham nhũng..............................................................................................23 1.3. Sự cần thiết và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ..................................................................27 1.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng .. 27 1.3.2. Cácyếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luậtvề phòng, chống tham nhũng..............................................................................................28 CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LỊCH SỬ PHONG KIẾN VIỆT NAM VÀ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ...............................................36 2.1. Pháp luật và kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng trong lịch sử phong kiếnViệt Nam..............................................................................36 2.1.1. Phòngngừa tham nhũng – giảipháp cốt lõi trong phòng, chống tham nhũng dướithời phong kiến.......................................................................37 2.1.2. Xửlý hành vi tham nhũng trong pháp luậtphong kiến Việt Nam .......45 2.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phòng, chống tham nhũng . 48 2.2.1. Tổchức cơ quan chống tham nhũng hoạtđộng độc lập, trong sạch, hiệu quả ..........................................................................................................49
  • 7. 2.2.2. Khuônkhổ pháp lý chống tham nhũng toàn diện và mạnh mẽ............51 2.2.3. Kêkhai và công khai tài sản - công cụ quan trọng để phòng, chống tham nhũng..............................................................................................52 2.2.4. Cóchính sách đãi ngộthỏa đáng đối với cán bộ công chức, nhấtlà vấn đề tiền lương ............................................................................................54 2.2.5. Bảođảm cơ chế giám sát của công chúng có hiệu quả......................54 2.2.6. Xâydựng nên văn hóa “phitham nhũng” ........................................55 2.2.7. Ứng dụngđiện thoại tố cáo tham nhũng ..........................................56 2.3. Những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay...........................................................57 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƢỚC TA HIỆN NAY...........................................60 3.1. Phạm vi và nội dung điều chỉnh của pháp luật hiện hành về phòng, chống tham nhũng ..................................................................................60 3.1.1. Phạmvi điều chỉnh của pháp luậthiện hành về phòng, chống tham nhũng ......................................................................................................60 3.1.2. Nộidung của pháp luậthiện hành về phòng, chống tham nhũng.......61 3.2. Đánh giá tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng hiện nay ..............................................................................68 3.3. Những thành quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng .. 71 3.3.1. Kếtquả đạt được trong việc xử lý những vụ án tham nhũng có tính chất nghiêm trọng............................................................................................71 3.3.2. Kếtquả đạt được trong công tác pháthiện, điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng..............................................................................................72 3.3.3. Chỉsố cảm nhận tham nhũng(CPI) đượccải thiện ...........................73 3.3.4. Nângcaolòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nướctrong cuộc đấu tranh chống tham nhũng...........................................................................74 3.3.5. Mộtsố kết quả đạtđược khác ..........................................................75 3.4. Những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành về phòng, chống tham nhũng.............................................................................................75
  • 8. 3.4.1. Hệthống các cơ quan chuyên trách về PCTN còn phức tạp, thiếu chặt chẽ, chưa có đủ quyền hạn và địa vị pháp lý độc lập ..................................75 3.4.2. Kêkhai tài sản ở Việt Nam còn mang tính hình thức, chưa có hiệu quả ................................................................................................................77 3.4.3. Cácquyđịnh pháp luậtvề kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ còn rời rạc, chưa đầy đủ, toàn diện, thiếu tính khả thi ...................78 3.4.4. Công tácpháthiện, xử lý tham nhũng liên quan đến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức........................................................................80 3.4.5. Mộtsố bấtcập, hạn chế khác...........................................................81 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM...83 4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng .......83 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.........84 4.2.1. Thànhlập cơ quan chuyên trách chống tham nhũngđộc lập, có thực quyền, hoạt động hiệu quả, làm cho công chức “không dám tham nhũng” .. 84 4.2.2. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức 85 4.2.3. Thựchiện liên thông hệ thông dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức...............................................................................86 4.2.4. Chốngtham nhũngphảisong hành với việc cải cách thủ tục hành chính, đổi mới công nghệquản lý và ứng dụng công nghệthông tin ......................87 4.2.5. Khuyến khích và có cơ chế bảovệ ngườithổi còi (Whistle-blower) – người dũng cảm đưa ra thông tin, bằng chứng về việc tham nhũng.............89 4.2.6. Giảipháp phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư ......................91 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................96 PHỤ LỤC 01......................................................................................... 100 PHỤ LỤC 02......................................................................................... 101 PHỤ LỤC 03......................................................................................... 108
  • 9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của việc nghiên cứu đề tài Tham nhũng ngày nay không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia mà trở thành vấn đề chung của toàn cầu. Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng đã được nhiều quốc gia xác định thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở nước ta, tham nhũng đã và đang kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước, làm xói mòn giá trị đạo đức, văn hóa, gia đình, xã hội. Điều đáng lo ngại là tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt. Đặc biệt, tham nhũng làm giảm sút niềm tin của nhân dân, làm sai lệch các chủ trương, chính sách của Đảng, dẫn đến nguy cơ chệch định hướng, “là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Mặt khác, tham nhũng đã làm cản trở quá trình hội nhập sâu vào thế giới. Trong nhiều nghị quyết, Đảng ta đã xác định rõ nhiệm vụ là phải thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh PCTN và yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh PCTN để nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn này. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật PCTN. Luật này đã lần lượt được sửa đổi, bổ sung vào năm 2007 và năm 2012. Ngày 20 tháng 11 năm 2018, Quốc hội đã thông qua Luật PCTN mới, thay thế cho Luật PCTN 2005. Trên thực tế, pháp luật về PCTN vẫn còn hạn chế, trong đó, còn một số quan hệ chưa được pháp luật quy định, điều chỉnh hoặc nhiều quy định của Luật PCTN chưa được hướng dẫn thực hiện cụ thể. Đặc biệt, một số quy định được ban hành nhưng khi triển khai cho thấy không phù hợp hoặc có mâu thuẫn, chồng chéo. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về PCTN là một niệm vụ cấp thiết. Để hoàn thiện pháp luật về PCTN, cần nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về PCTN; đánh giá thực trạng pháp luật về PCTN; đề 1
  • 10. xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về PCTN. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ trên. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Kết quả nghiên cứu đề tài được trình bày trong khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về PCTNở nước ta hiện nay. - Khóa luận là tài liệu tham khảo trong công tác PCTN. - Khóa luận là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy, tuyên truyền pháp luật về PCTNở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận là xác định cơ sở hoàn thiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam; đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về PCTN hiện hành ở nước ta, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực đó; từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về PCTN ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm sáng tỏ khái niệm tham nhũng, PCTN, pháp luật về PCTN, hoàn thiện pháp luật về PCTN; vai trò của pháp luật đối với PCTN; các tiêu chí để hoàn thiện pháp luật về PCTN;sự cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện pháp luật về PCTN. - Hệ thống hóa các quy định của pháp luật về PCTNhiện hành, xác định các ưu điểm và chỉ ra những hạn chế của pháp luật về PCTN. - Đề xuất các quan điểm, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về PCTN nhằm tạo thuận lợi cho công tác đấu tranh PCTN có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. 2
  • 11. 4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận chỉ nghiên cứu các nội dung cơ bản của pháp luật về PCTN thể hiện trong Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, xác định ưu điểm, hạn chế của pháp luật về PCTN, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; tổ chức, hoạt động của cơ quan PCTN; phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong PCTN;hợp tác quốc tế về PCTN; tổ chức, bộ máy các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức có hiệu quả; đánh giá thực trạng tham nhũng, hiệu quả công tác PCTN và hoàn thiện pháp luật trên một số lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, dựa trên cơ sở quan điểm, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ của Đảng về PCTN hiên nay, nhất là Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí… 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài cơ bản là các phương pháp truyền thống như: phân tích, so sánh, chứng minh, hệ thống hóa, thống kê, tổng hợp… 3
  • 12. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 1.1. Khái niệm, vai trò của pháp luật về phòng, chống tham nhũng 1.1.1. Khái niệm pháp luậtvềphòng, chống tham nhũng 1.1.1.1. Kháiniệm tham nhũng Tham nhũng là hiện tượng xã hội quen thuộc có mối quan hệ mật thiết với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước. Xét về mặt lý luận, không thể tách dời được nạn tham nhũng ra khỏi bộ máy nhà nước, bộ máy cai trị, quản lý. Tham nhũng được coi là căn bệnh đặc trưng của mọi nhà nước, là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, là căn bệnh khó có thể tranh khỏi hay chữa trị tận gốc của các chế độ. Hình thức, tính chất, mức độ và phương thức tham nhũng khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội. Tham nhũng là hiện tượng mà không ai có thể phủ nhận về sự tồn tại cũng như tác hại của nó đối với nhà nước, đối với xã hội. Tuy nhiên khi nghiên cứu về vấn đề tham nhũng vẫn chưa có một định nghĩa chung về tham nhũng nào được thừa nhận chính thức và áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Ở góc độ chung nhất, thuật ngữ “tham nhũng” (corruption) có gốc là một động từ tiếng La-tinh “corruptus” – nghĩa là lạm dụng (abuse), phá hoại (destroy) hay vi phạm (break). Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TransparencyInternational – TI) – một tổ chức phi chính phủ quốc tế đi đầu trong công cuộc phòng chống tham nhũng định nghĩa “Tham nhũng là bao gồm hành vi vi phạm của công chức trong khu vực công, dù là chính trị gia hay công chức dân sự, trong đó họ làm giàu một cách không đúng đắn hoặc bất hợp pháp cho bản thân hay cho người thân của mình bằng cách lạm dụng quyền lực công đã giao cho họ”. Ngân hàng thế giới (World Bank–WB) đưa ra định nghĩa khá giản dị, 4
  • 13. ngắn gọn về tham nhũng như sau: “Tham nhũng là hành vi lạm dụng quyền lực công để thu lợi ích riêng”.1 Hai định nghĩa của WB và TI có tính hấp dẫn bởi sự rõ ràng, cô đọng, súc tích, và đều có điểm chung là nhìn nhận về tham nhũng được giới hạn trong khu vực công. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB), nhược điểm của những định nghĩa này là chưa chú trọng đúng mức đến tham nhũng ở khu vực tư và tác động của việc chống tham nhũng ở khu vực này với cuộc chiến chống tham nhũng ở khu vực công. Vì vậy, ADB đã đưa ra hai định nghĩa dựa trên sự sửa đổi, bổ sung những định nghĩa kể trên của WB và TI. Định nghĩa thứ nhất có nội dung ngắn gọn, xác định tham nhũng là: “sự lạm dụng quyền lực công hoặc tư để thu lợi riêng”. Định nghĩa thứ hai có nội dung toàn diện hơn, xác định tham nhũng là: “hành động lạm dụng chức vụ để làm giàu bấtchính hoặc bấthợp pháp cho bản thân hoặc cho những người thân cận của một bộ phận nhân viên ở cả khu vực công và khu vực tư, hoặc để tạo cơ hội cho những kẻ khác làm như vậy”.2 Ở Việt Nam, Luật PCTN năm 2018 định nghĩa: “Tham nhũnglà hành vi của ngườicó chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chứcvụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. (Điều 3 Khoản 1). Nhằm cụ thể hóa quy định ở Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 xác định khái niệm “Người có chức vụ, quyền hạn” là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: a) Cán bộ, công chức, viên chức; b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; 1World Bank 1997, Helping Countries Combat Corruption: The Role of the World Bank, Washington DC, tr.8. 2Nguyễn Đăng Dung – Phạm Hồng Thái – Chu Hồng Thanh – Vũ Công Giao (2013), Giáo trình Lý luận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.33. 5
  • 14. sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Có thể thấy, Luật PCTN 2018 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh tham nhũng sang khu vực tư khi quy định về người có chức vụ, quyền hạn bao gồm cả người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức. Đây là một trong những điểm mới của Luật PCTN 2018 so với Luật PCTN 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2007 và 2012). Nếu như Luật PCTN 2005 chỉ tập trung điều chỉnh vấn đề tham nhũng trong khu vực công, đưa ra định nghĩa về tham nhũng cơ bản tương thích với các định nghĩa của WB và TI thì đến Luật PCTN năm 2018 đã có sự mở rộng hơn về phạm vi và trở nên phù hợp với định nghĩa của ADB, nhìn nhận và điều chỉnh vấn đề tham nhũng ở phạm vi toàn diện hơn. Luật PCTN năm 2018 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật ra khu vực ngoài nhà nước. Mặc dù có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về tham nhũng do các cách tiếp cận khác nhau nhưng bất luận là ở góc độ nào thì các khái niệm này đều thống nhất với nhau ở một điểm, đó là tham nhũng luôn được coi như là sự lợi dụng quyền lực (công – công cộng, của chung) để thu thu lại lợi ích (vật chất hoặc phi vật chất). Quyền lực và lợi ích kinh tế là hai dấu hiệu đặc trưng, cơ bản của tham nhũng. Năm 1887, Lord John Acton (1834 - 1902) - một nhà sử học người Anh đã đưa ra một nhận định kinh điển về mối liên hệ giữa quyền lực và sự kiểm soát quyền lực: “Quyền lực dẫn tới sự tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến sự tha hóa tuyệt đối”.3 Tuy nhiên, sự tha hóa của quyền lực không chỉ là sự 3 Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao (2012), “Hiến pháp và cuộc chiến chống tham nhũng” trong cuốn Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.174. 6
  • 15. tha hóa chung chung mà nó luôn hướng tới nững lợi ích cụ thể, đó chính là tham nhũng. Xã hội loài người đã chỉ ra nguồn gốc của tệ nạn tham nhũng là lòng tham của con người hướng tới lợi ích. Lợi ích được hiểu theo những nhu cầu và mục đích của con người. Những nhu cầu (vật chất và tinh thần) của con người luôn có xu hướng gia tăng từng ngày. Những mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu, do đó cũng không ngừng nảy sinh. Một số người nảy sinh xu hướng tận dụng quyền lực, địa vị, chức vụ được giao để trục lợi cá nhân, chiếm đoạt dưới mọi hình thức giá trị, tiền bạc, của cải của Nhà nước, của xã hội và của người khác nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của bản thân. Đó những yếu tố chủ yếu dẫn đến tham nhũng. Mặc dù lợi ích và quyền lực là nguồn gốc của tham nhũng nhưng phải khẳng định rằng, tham nhũng chỉ có thể được “hiện thực hóa”, trở thành “u nhọt” hủy hoại một đất nước khi nó được dung dưỡng trong một môi trường nhất định, khi mà ở đó sự kiểm soát quyền lực tỏ ra kém hiệu quả và một nền quản trị yếu kém, nhiều kẽ hở. 1.1.1.2. Kháiniệm phòng, chống tham nhũng PCTN là tổng thể các biện pháp mà nhà nước áp dụng để phòng ngừa, ngăn chặn sự phát sinh các hành vi tham nhũng, phát hiện được và xử lý các hành vi tham nhũng. Bản chất của hoạt động PCTN là chống lại lòng tham của con người, đồng thời kiểm soát có hiệu quả việc thực hiện quyền lực công. Như đã trình bày ở phần trên, tham nhũng được xem như một thói hư tật xấu của con người, nó sẽ phát tác khi có điều kiện và điều kiện đó không có gì thích hợp hơn là nắm giữ trong tay quyền lực, của cải. Quyền lực luôn có xu hướng tha hóa nên nó cần được kiểm soát. Quyền lực không thể được thực hiện một cách chung chung trừu tượng mà luôn thông qua những con người cu thể. Mà con người, dù là bất kỳ ai thì do bản chất là thu vén cho lợi ích riêng nên nguy cơ lạm dụng quyền hành cũng rất là lớn. Để chống lại nguy cơ đó thì cần phải có những biện pháp chống lại, làm giảm bớt lòng 7
  • 16. tham của con người và tăng cường sự kiểm soát việc thực hiện quyền lực công hay quyền lực nhà nước. Ở nước ta, hoạt động phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Tham nhũng được coi là “quốc nạn” của đất nước, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nghị quyết số 14 ngày 15 tháng 5 năm 1996 của Bộ chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã nhận định: “Tình trạng tham nhũng đã và đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm xói mòn bản chất của Đảng và Nhà nước, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên, tiếp tay cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta, uy hiếp sự tồn vong của chế độ”.4 Trong chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Chính phủ nhận định: “Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ”.5 Như vậy, phòng, chống tham nhũng không chỉ có mục đích đơn thuần là làm giảm tình hình vi vi phạm pháp luật nói chung, tội phạm nói riêng mà nó còn có ý nghĩa quan trọng bảo vệ sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do đó, phòng, chống tham nhũng cần được xem như là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của chế độ, hạnh phúc của nhân dân và tương lai của dân tộc. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng chỉ có thể giành được thắng lợi như mong muốn khi có sự kiên quyết trong chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, của chính quyền cũng như sự hưởng ứng, tham gia tích cực của mỗi công dân. Ngoài ra, cần lưu ý rằng, hai thành tố hợp thành nội dung của cuộc đấu tranh này là phòng và chống tham nhũng. Việc “phòng” và “chống” tham những là hai hoạt động khác nhau nhưng có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. 4 Ban Nội chính Trung ương (2005), Một số văn bản của Đảng về phòng chống tham nhũng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.204-205. 5Chính phủ (2009), Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Hà Nội. 8
  • 17. Phòng ngừa tham nhũng là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và công dân nhằm làm giảm bớt các điều kiện tham nhũng, bao gồm các hoạt động như: Ban hành các văn bản để điều chỉnh hành vi tham nhũng; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan; minh bạch tài sản thu nhập; thực hiện cải cách thủ tục hành chính… Chống tham nhũng là hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và công dân trong phát hiện và xử lý tham nhũng, bao gồm các hoạt động như: khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát, kiểm tra, thanh tra; điều tra, truy tố, xét xử… Phương châm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta là lấy phòng ngừa là chính nhưng đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng. Để phòng ngừa tham nhũng, các cơ quan, tổ chức cần thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức không vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, cổ vũ động viên mọi tầng lớp nhân dân phát hiện, tố giác hành vi tham nhũng. Trong phạm vi quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thường xuyên nhắc nhở, giáo dục cán bộ đồng thời xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, bảo vệ người tố giác… Điều đó góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng và đồng thời củng cố lòng tin của cán bộ, công chức cũng như của toàn dân đối với cơ quan, tổ chức và pháp luật. 1.1.1.3. Kháiniệm pháp luậtvề PCTN Để bảo đảm việc phòng, chống tham nhũng có hiệu quả và tuân theo một trật tự nhất định, nhà nước ban hành các quy định pháp luật nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Pháp luật xác định rõ hành vi nào là tham nhũng, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, trình tự, thủ tục xử lý tham nhũng, đồng thời, quy định trách nhiệm và 9
  • 18. cơ chế để phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng. Trong khoa học pháp lý, pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa được xem là một ngành luật độc lập với đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng biệt, đó là các quy định góp phần vào việc phòng ngừa và xử lý tham nhũng. Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa này thì khó có thể hệ thống hóa một cách đầy đủ và rút ra được những đặc điểm riêng của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Mặt khác, trong một số trường hợp cụ thể rất khó có thể xác định được những quy phạm pháp luật nào thuộc pháp luật phòng, chống tham nhũng, bởi các quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng nằm rải rác ở nhiều văn bản của nhiều ngành luật khác nhau như luật hình sự, luật hành chính, luật kinh tế… Đồng thời, cũng khó có thể nghiên cứu tìm ra phương thức, phương pháp hệ thống hóa pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là tổng thể các quy phạm pháp luật được thể hiện trong Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhưng hiểu theo nghĩa này cũng có điểm hoàn toàn không chính xác vì bên cạnh Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, còn có rất nhiều văn bản thuộc ngành luật khác nhau cũng có tác dụng phòng, chống tham nhũng và có thể được xem là pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nhìn chung, pháp luật phòng, chống tham nhũng có một số đặc thù riêng và có thể phân biệt được với pháp luật trong lĩnh vực khác, đó là: - Pháp luật về phòng, chống tham nhũng xác định rõ hành vi nào là hành vi tham nhũng và những biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng đối với các chủ thể có hành vi đó. Các biện pháp được áp dụng có thể là biện pháp hình sự, hành chính hoặc kinh tế, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi tham nhũng. 10
  • 19. - Pháp luật về phòng, chống tham nhũng điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa tham nhũng và các quan hệ giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước với các tổ chức, cá nhân trong việc phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, đồng thời, quy định vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng. - Pháp luật về phòng, chống tham nhũng gồm các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan phòng, chống tham nhũng, các quy định về hợp tác quốc tế và phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng, đồng thời quy định các biện pháp bảo đảm nhằm phòng, chống tham nhũng có hiệu quả. - Pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định các cách thức, phương pháp tác động nhằm hạn chế, ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Từ các đặc điểm trên cho thấy, pháp luật về phòng, chống tham nhũng điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng bằng các phương pháp, cách thức điều chỉnh khác nhau, tùy theo tính chất, mức độ của các chủ thể có hành vi tham nhũng. Các phương pháp điều chỉnh của nó mang tính quyền uy, phục tùng, buộc mọi chủ thể pháp luật phải tuân theo. Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, nó sử dụng phương pháp điều chỉnh mang tính chất tùy nghi. Mặc dù việc áp dụng phương pháp tùy nghi trong pháp luật về phòng, chống tham nhũng rất hạn chế, song việc đảm bảo tính chất quyền uy nhưng mềm d o, không gò bó, xơ cứng phù hợp với thông lệ quốc tế, lợi ích của công dân, phù hợp với tâm lý, đặc điểm truyền thống của dân tộc.6 6Ví dụ, Điều 20 Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân là điều khoản tùy nghi, trong đó, khi phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng, Việt Nam tuyên bố bảo lưu quy định này, vì Bộ Luật hình sự Việt Nam 1999 không quy định pháp nhân là tội phạm. Tuy nhiên, Bộ Luật Hình sự 2015 đã quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. 11
  • 20. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng thể hiện theo cấu trúc logic bao gồm các nguyên tắc chung, các chế định pháp luật và các quy định pháp luật cụ thể. Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, trong đó chứa đựng quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về phòng, chống tham nhũng theo ý chí của Nhà nước. Hình thức của pháp luật về phòng, chống tham nhũng được thể hiện theo nhiều cách khác nhau, có khi được thể hiện bằng một văn bản luật điều chỉnh riêng về phòng, chống tham nhũng, nhưng thường là nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Một số nguồn cơ bản của pháp luật về phòng, chống tham nhũng bao gồm: - Thứ nhất, đường lối, chính sách của Đảng. Đây được coi là nguồn quan trọng đầu tiên của pháp luật về PCTN. Về nguyên tắc, nội dung các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, từ Hiến pháp, luật cho đến các văn bản dưới luật đều phải phù hợp, không được trái với đường lối, chính sách của Đảng. Đường lối, quan điểm chỉ đạo hiện nay của Đảng ta về PCTN cơ bản vẫn là: Lấy phòng ngừa là chính; Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; từng bước mở rộng công cuộc PCTN ra khu vực ngoài nhà nước. - Thứ hai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCTN. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCTN hiện nay ở nước ta cơ bản khá toàn diện, đầy đủ, cụ thể gồm có: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (Chương XXIII Bộ luật này quy định một số tội phạm về tham nhũng); Luật tiếp cận thông tin năm 2016 (quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nướctrong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân); Luật tố cáo năm 2018 (quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với 12
  • 21. hành vi vi phạm pháp luậttrong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luậtkhácvề quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo); Luật báo chí năm 2016; Luật tiếp công dân năm 2013;… - Thứ ba, các điều ước quốc tế về PCTN. Điều ước quốc tế trở thành nguồn hình thức của pháp luật trong trường hợp nó được áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần vào việc giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế. Việc áp dụng này đã được thừa nhận trong Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 của nước ta. Có thể kể đến một số điều ước quốc tế quan trọng về chống tham nhũng như: Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC); Công ước của OECD về chống hối lộ các quan chức công quyền nước ngoài; Công ước chống tham nhũng của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS); Công ước chống tham nhũng của Liêm minh châu Phi; Công ước Luật hình sự về chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu; Công ước Luật dân sự về chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu. Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm pháp luật về phòng, chống tham nhũng như sau: Pháp luậtvề ph ng, chống tham nhũng là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nướccó th m quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do luật định, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động ph ng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; tổ chức, hoạt động của cơ quan ph ng, chống tham nhũng;pháthuyvai tr , trách nhiệm của công dân, tổ chức trong ph ng, chống tham nhũng; hợp tác quốc tế về ph ng, chống tham nhũng và các biện pháp bảođảm nhằm ph ng, chống tham nhũngcó hiệu quả. 1.1.2. Vai trò của pháp luậtvề PCTN Pháp luật về PCTNcó một số vai trò cơ bản như sau: 13
  • 22. Thứ nhất, pháp luậtvề PCTN thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Từ trước đến nay, Đảng ta đã ban hành rất nhiều chỉ thị, nghị quyết để lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 15/5/1996 về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng của Bộ Chính trị khóa VII đã chỉ rõ: Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Nó góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân… Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, trong đó xác định:“Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Đại hội yêu cầu: “Thành lập các ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương và địa phương đủ mạnh, có thực quyền, hoạt động có hiệu quả”.7 Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề cập một cách toàn diện, tập trung về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết Trung ương 3 khóa X đã đưa ra những nhận định, đánh giá về 7Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 286-287, 289. 14
  • 23. công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đề ra những mục tiêu, quan điểm chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 đã phân tích tình hình tham nhũng ở tất cả các khía cạnh, đề cập các quan điểm, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, đề ra các giải pháp toàn diện, đồng bộ với một kế hoạch thực hiện theo giai đoạn cụ thể. Chiến lược nhằm mục đích giải quyết nạn tham nhũng ở trên tất cả các cấp độ phòng ngừa và phát hiện, xử lý, về pháp lý bao gồm rà soát và tăng cường luật, quy tắc và các quy định về PCTN, về thiết chế hướng tới việc tăng cường trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sức chiến đấu và hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng, về xã hội liên quan đến huy động người dân, phương tiện truyền thông tham gia chống tham nhũng, xây dựng văn hóa và tạo ra thói quen PCTN trong đời sống của cán bộ công chức, nhân dân, tổ chức các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm đảm bảo tính toàn diện, hiệu quả của chính sách PCTN. Để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước thực hiện ban hành chính sách, pháp luật để cụ thể hóa đường lối, chủ trương đó. Pháp luật với đặc tính của mình là những quy tắc xử sự chung, áp dụng cho các chủ thể trong xã hội nhằm tạo ra trật tự xã hội chung đã cụ thể hoá các quan điểm nêu trên của Đảng thành những quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực của tham nhũng đến kinh tế, xã hội và sự phát triển của đất nước; góp phần tăng tính liêm chính của nhà nước; bảo đảm và phục vụ một cách tốt nhất quyền và lợi ích của công dân. 15
  • 24. Thứ hai, pháp luậtPCTNlà cơ sở pháp lý để nhận diện tham nhũng. Để nhận diện tham nhũng, trước hết pháp luật đưa ra khái niệm tham nhũng, quy định các dấu hiệu đặc thù của tham nhũng. Tùy theo thực trạng tham nhũng và mục tiêu, yêu cầu của việc đấu tranh PCTN mà Nhà nước ban hành các quy định để nhận diện tham nhũng thông qua các dấu hiệu đặc thù của tham nhũng (Luật PCTN quy định ba dấu hiệu đặc thù của tham nhũng là: a) do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện; b) có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) có yếu tố vụ lợi). Bên cạnh đó, pháp luật về PCTN quy định cụ thể những hành vi nào là hành vi tham nhũng với các dấu hiệu đặc trưng của nó và sự phân hóa về tính chất. Với việc quy định các hành vi tham nhũng, pháp luật đã tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có điều kiện nhận diện tham nhũng, nhận biết được các hành vi tham nhũng xảy ra trên thực tế, đồng thời, phân biệt được hành vi tham nhũng với hành vi vi phạm pháp luật khác, giữa hành vi tham nhũng này với hành vi tham nhũng khác. Thứ ba, pháp luậtPCTNtạo lập khuôn khổ pháp lý để phòng ngừa tham nhũng. Phòng ngừa là một cách tiếp cận thông minh không chỉ trong việc chống tha nhũng mà còn trong việc chống mọi loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác. Việc đề cao phòng ngừa tham nhũng sẽ là cơ sở để hạn chế sự phát sinh các hành vi tham nhũng trên thực tế. Thực tiễn cho thấy các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được nhiều nước coi trọng, các biện pháp phòng ngừa được áp dụng và không ngừng được rà soát, sửa đổi, bổ sung. Để có tác dụng trong việc phòng ngừa tham nhũng, một mặt các quy định của pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cần phải bảo đảm sự chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức nhằm hạn chế sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi hoặc nếu có lợi dụng thì cũng có đủ điều kiện để phát hiện ra. Bên cạnh đó, pháp luật quy định rõ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng cụ thể, trong đó nêu rõ cách thức, nội dung và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội đối với việc thực hiện các biện pháp 16
  • 25. phòng ngừa tham nhũng. Tùy theo điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia quy định cách thức, biện pháp phòng ngừa tham nhũng khác nhau. Ở nước ta, pháp luật về PCTN rất coi trọng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng và thực tế các quy phạm pháp luật về phòng ngừa tham nhũng chiếm tỷ lệ rất lớn trong Luật PCTN nhằm tạo lập khuôn khổ và xây dựng ý thức phòng ngừa tham nhũng trong các đối tượng và lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao trong xã hội. Thứ tư, pháp luậtPCTN tạo lập khuôn khổ pháp lý để phát hiện, xử lý tham nhũng. Pháp luật là cơ sở pháp lý cho quá trình phát hiện tham nhũng hay nói cách khác là tìm ra những vụ việc tham nhũng để trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục thiệt hại xảy ra, xem xét, ra quyết định xử lý những người có hành vi tham nhũng và tài sản tham nhũng. Việc phát hiện tham nhũng đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt vai trò của các cơ quan có chức năng PCTN. Pháp luật về PCTN quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan chức năng trong việc phát hiện hành vi tham nhũng. Việc phát hiện tham nhũng được thông qua những cách thức khác nhau, trong đó chủ yếu gồm: a) công tác tự kiểm tra để phát hiện, xử lý từ nội bộ của các cơ quan nhà nước; b) hoạt động của các cơ quan chức năng về PCTN như: thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử; c) hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và tố cáo của công dân. Các công cụ phát hiện tham nhũng phải được thiết kế linh hoạt, chủ động và hiệu quả, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó đề cao vai trò của các cơ quan chức năng về PCTN. Bên cạnh đó, pháp luật là căn cứ pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, kết luận các hành vi tham nhũng, xác định tài sản tham nhũng, để từ đó ra các quyết định xử lý đối với những người có hành vi tham nhũng, những người có liên quan và tài sản tham nhũng. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm để có hình thức xử lý vi phạm kỷ luật hành chính hoặc là truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử lý tham nhũng không chỉ 17
  • 26. nhằm trừng trị những người tham nhũng và những người có liên quan mà còn có tác dụng răn đe, giáo dục chung đối với mọi người trong xã hội, do đó, trong một số trường hợp, hình thức xử lý khá nghiêm khắc. Việc xử lý tài sản tham nhũng nhằm mục đích thu hồi để trả lại tài sản cho chủ sở hữu, đồng thời, cũng là biện pháp chế tài kinh tế hữu hiệu để trừng phạt những người có hành vi tham nhũng và có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa tham nhũng nảy sinh. So với các quy định về phòng ngừa thì các quy định về phát hiện và xử lý tham nhũng thường ít hơn, nhưng lại mang tính cưỡng chế rất cao. Các biện pháp chế tài xử lý các hành vi tham nhũng cũng như tài sản tham nhũng thường nghiêm khắc hơn. Chế tài đối với những người có hành vi tham nhũng được pháp luật quy định rõ trong pháp luật hình sự (đối với những vi phạm đến mức phải xử lý hình sự) hoặc trong các quy định về xử lý kỷ luật, hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và những người có liên quan, trong đó, hình thức xử lý hình sự đối với hành vi tham nhũng hiện nay là tương đối nghiêm khắc, cao nhất là tử hình. Biện pháp xử lý tài sản tham nhũng được áp dụng là thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng và trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước. Việc xử lý nghiêm minh những người có hành vi tham nhũng và việc xử lý triệt để đối với tài sản tham nhũng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cũng như của các tổ chức, cá nhân, công dân trong cuộc đấu tranh PCTN. Do chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng thường là những người có chức vụ, quyền hạn nên pháp luật phải quy định hệ thống các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ và kịp thời phát hiện được các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng. Trên thực tế, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, tham nhũng là khá đa dạng, thậm chí rất tinh vi với nhiều thủ đoạn khác nhau, do đó, các quy định của pháp luật phải bảo đảm có thể dự liệu được phần lớn các hành vi tham nhũng trên thực tế để việc phát hiện và xử lý 18
  • 27. tham nhũng được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, các biện pháp phát hiện, xử lý tham nhũng cũng phải được các cơ quan chức năng của Nhà nước quan tâm thực hiện đầy đủ, đồng bộ để khắc phục tình trạng nhiều hành vi tham nhũng không được phát hiện, xử lý trên thực tế, hoặc phát hiện được nhưng không được xử lý nghiêm minh, kịp thời. Thứ năm, pháp luậtPCTNlà cơ sở pháp lý để các cơ quan PCTN thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong PCTN. Việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng có liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước và mỗi cơ quan đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng nên pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành để các cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý trong quá trình áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý những người có hành vi tham nhũng, đặc biệt đối với các đối tượng có hành vi chống đối, cản trở hoạt động PCTN, pháp luật về PCTN quy định các biện pháp chế tài để xử lý một cách nghiêm minh. Bằng các quy định của pháp luật, các cơ quan chức năng triển khai các hoạt động, nhiệm vụ PCTN một cách chủ động mà không quan ngại những cản trở từ phía người có hành vi tham nhũng cũng như những người có liên quan đến tham nhũng. Bên cạnh đó, trên cơ sở quy định của pháp luật về PCTN, các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nhằm tránh khỏi sự xâm hại hoặc đe doạ xâm hại phía những người có chức, có quyền trong xã hội. Pháp luật PCTN quy định trình tự, thủ tục, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan chức năng trong PCTN. Pháp luật cũng là căn cứ pháp lý để cán bộ, công chức nhà nước, nhất là những người có chức vụ, quyền hạn hiểu rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mình trong việc quyết định các vấn đề có liên quan đến công tác PCTN. 19
  • 28. Thứ sáu, pháp luậtvề PCTNlà cơ sở pháp lý để phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong PCTN. Pháp luật quy định vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong PCTN. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, công dân và các tổ chức trong xã hội chủ động tham gia vào công tác PCTN bằng nhiều cách thức khác nhau, hoặc thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan của nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng; cung cấp thông tin về tham nhũng cho các cơ quan chức năng của nhà nước để làm rõ và có biện pháp xử lý; phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước trong quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra, điều tra để phát hiện và xử lý tham nhũng. Mặt khác, pháp luật cũng là cơ sở pháp lý để triển khai các biện pháp bảo vệ những người tích cực tham gia vào công tác PCTN, nhất là công dân tố cáo tham nhũng; đồng thời, khuyến khích, khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân có thành tích trong PCTN, xử lý những trường hợp bao che, thiếu tích cực trong PCTN. Thứ bảy, pháp luật về PCTN là chuẩn mực để các chủ thể lựa chọn những xử sự phù hợp trong đời sống pháp lý. Pháp luật bao gồm những quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Các quy định của pháp luật thường được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn với trình độ kỹ thuật lập pháp cao, trong đó có chứa đựng rất nhiều giá trị chuẩn mực. Từ việc hiểu pháp luật mà các tổ chức, cá nhân trong xã hội có sự lựa chọn cho mình cách ứng xử với nhau để phù hợp với chuẩn mực và không bị vi phạm pháp luật. Khi hiểu được pháp luật về PCTNthì đối với những người có chức vụ, quyền hạn cần phải chọn cho mình cách ứng xử trên thực tế để không dân đến vi phạm pháp luật. Đối với những người có chức vụ, quyền hạn cần phải có sự lựa chọn xử sự của mình với nguyên tắc chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định, còn đối với những gì mà pháp luật không cho phép hoặc chưa quy định hoặc nghiêm cấm thì không lựa chọn. Đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội thì lựa chọn những xử sự mà pháp luật không cấm hoặc bắt buộc phải làm. 20
  • 29. Thứ tám, pháp luật là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền con người, sự phát triển bền vững; xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, xây dựng củng cố niềm tin của người dân vào nhà nước, pháp luật. Pháp luật PCTN bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tránh sự xâm hại của các chủ thể, nhất là những người có chức, có quyền trong xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật PCTN cũng bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, tập thể. Thông qua đó, chính pháp luật PCTN đã bảo vệ quyền con người và tạo lập sự bình đẳng, công bằng trong xã hội và sự phát triển bền vững. Khi thúc đẩy PCTN với hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ, thì sẽ góp phần bảo vệ các quyền con người và ngược lại việc thực hiện bảo vệ quyền con người, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, nhất là công dân tham gia phát hiện, tố giác hành vi tham nhũng thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả PCTN. Thúc đẩy PCTN còn tạo thêm niềm tin cho công chúng vào nhà nước, pháp luật. Thứ chín, pháp luậtPCTN là cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tác PCTN. Chống tham nhũng ngày nay không chỉ là công việc riêng của bất cứ một quốc gia nào mà cònlà trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Thực tế, có những hành vi tham nhũng được thực hiện xuyên quốc gia, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các nước trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng. Để tạo lập khuôn khổ pháp lý trong đấu tranh chống tham nhũng, các nước trên thế giới đã chung tay xây dựng Công ước của LHQ về chống tham nhũng. Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế song phương, đa phương, các nước có quan hệ ngoại giao cũng đã thống nhất xây dựng các thỏa thuận hoặc điều ước quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, trao đổi thông tin, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, tương trợ tư pháp trong PCTN. Đối với Việt Nam, trên cơ sở các quy định của pháp luật về ký kết, tham gia điều ước quốc tế và các quy định của pháp luật về PCTN, Chủ tịch nước phê chuẩn Công ước của LHQ về chống tham nhũng, thể hiện sự quyết 21
  • 30. tâm và cam kết với cộng đồng quốc tế trong việc đấu tranh PCTN. Căn cứ các nội dung đó, các cơ quan chức năng rà soát lại hệ thống pháp luật Việt Nam để xây dựng kế hoạch cụ thể về thực thi Công ước của LHQ về PCTN. Mặt khác, trong một số điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng thể hiện tinh thần hợp tác quốc tế về PCTN. Luật PCTN cũng đã ghi nhận những nguyên tắc cơ bản trong hợp tác quốc tế và quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về PCTN. Ngoài ra, pháp luật quy định các nguyên tắc trong áp dụng pháp luật về PCTN để bắt buộc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phải tuân thủ, nhằm bảo đảm tính thống nhất về nhận thức và hành động PCTN. Như vậy, pháp luật đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động PCTN, do đó, cần tăng cường bảo vệ pháp luật PCTN và thường xuyên nghiên cứu, rà soát để HTPL về PCTN. 1.2. Khái niệm và các tiêuchí hoànthiệnpháp luật về phòng, chống tham nhũng 1.2.1. Khái niệm hoàn thiện pháp luậtvề phòng, chống tham nhũng Trên thực tế, các quan hệ xã hội luôn luôn vận động, đòi hỏi các quy phạm pháp luật cũng phải có sự điều chỉnh để phù hợp với sự vận động của các quan hệ xã hội, do đó, hoàn thiện pháp luật là một trong những công việc thường xuyên của bất cứ một nhà nước nào. Trong lĩnh vực PCTN, các hành vi tham nhũng được thực hiện trên thực tế ngày càng đa dạng, tinh vi, phức tạp và rất khó phát hiện, xử lý, do đó, pháp luật về PCTN cũng cần phải có sự thay đổi để kịp điều chỉnh các quan hệ phát sinh khi các hành vi tham nhũng xảy ra. Việc nghiên cứu để HTPL về PCTN là nhu cầu tất yếu của các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi cũng phải bảo đảm được những tiêu chuẩn và yêu cầu nhất định. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đó là pháp luật về PCTN phải bảo đảm điều chỉnh được các quan hệ có liên quan đến tham nhũng xảy ra trong thực tiễn. Theo đó, các quy phạm pháp luật về PCTN được ban hành, sửa đổi, bổ sung đều phải xuất phát từ những yêu cầu khách quan, phù hợp 22
  • 31. với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước và phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong công tác PCTN. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về thực trạng tham nhũng, pháp luật về PCTN, các quan điểm chính trị của giai cấp, chính đảng cầm quyền, các cơ quan chức năng đưa ra những dự báo các hành vi tham nhũng sẽ xảy ra trên thực tế để xác định phương hướng và để ra giải pháp cụ thể trong việc HTPL về PCTN, trong đó có đưa ra phương án xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu, hủy bỏ những quy định không phù hợp, thiếu tính khả thi, sửa đổi các quy định chưa thực sự phù hợp để thực hiện được mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn được các hành vi tham nhũng có thể xảy ra, đồng thời, phát hiện và xử lý được các hành vi tham nhũng xảy ra trên thực tế, có như vậy pháp luật mới góp phần thực hiện được mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng. Qua đó, ta có thể định nghĩa rằng: Hoàn thiện pháp luật về PCTN là quá trình làm cho các quyđịnh của pháp luậtvề PCTN ngàycàng minh bạch, toàn diện, thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn PCTN của đất nước. 1.2.2. Cáctiêu chí đánhgiá mứcđộ hoàn thiện pháp luậtvề phòng, chống tham nhũng Có thể khẳng định rằng, một hệ thống pháp luật hoàn thiện là mục tiêu mà tất cả các Nhà nước đều hướng tới. Để đánh giá về một hệ thống pháp luật, xác định mức độ hoàn thiện của nó cần dựa vào những tiêu chuẩn (tiêu chí) được xác định về mặt lý thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn trong mỗi giai đoạn cụ thể để rút ra những kết luận và làm cơ sở cho việc tìm kiếm các giải pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống ở mức độ cao hơn. Có nhiều tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có thể kể đến các tiêu chí cơ bản như: tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính hiệu quả và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật. Qua nghiên cứu cho thấy việc đánh giá mức độ HTPL về PCTN cần phải dựa và những tiêu chí cơ bản sau: 23
  • 32. Thứ nhất, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính minh bạch, theo đó, các quy định của pháp luật phải rõ ràng, cụ thể, không được mập mờ, khó hiểu dẫn đến sai lệch trong nhận thức và áp dụng pháp luật về PCTN. Đồng thời, các văn bản pháp luật phải được công bố công khai (từ khi bắt đầu quy trình xây dựng văn bản đến việc lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan, các chuyên gia và đông đảo người dân đến khi văn bản được ban hành) để các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu biết và thực hiện theo quy định (nhất là quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong công tác PCTN cũng như để các cơ quan chức năng của nhà nước khi xây dựng các quy định khác có điều kiện thuận lợi trong việc rà soát, hạn chế những nội dung còn chồng chéo, mâu thuẫn với quy định của pháp luật về PCTN. Thứ hai, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính toàn diện. Tính toàn diện của hệ thống pháp luật phản ánh mức độ đầy đủ của hệ thống quy phạm, nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật. Các quy phạm pháp luật về PCTN phải bảo đảm cả về mặt hình thức và nội dung, điều chỉnh được các quan hệ pháp luật về PCTN, nhất là trong việc xác định hành vi tham nhũng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, trong đó, bất cứ một hành vi tham nhũng nào xảy ra trên thực tế đều có thể căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành để áp dụng, điều chỉnh. Thứ ba, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính nhất quán, tính hệ thống. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hay sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm được sự thống nhất với các văn bản khác trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng, không mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản pháp luật, nhất là các văn bản đang có hiệu lực pháp luật, đồng thời bảo đảm được sự thống nhất giữa các quy phạm pháp luật trong cùng một văn bản pháp luật về PCTN. Mặt khác, các quy định của pháp luật về PCTN phải bảo đảm được tính thứ bậc trên - dưới. Các quy định của pháp luật về PCTN phải bảo đảm không trái với các quy định khác trong hệ thống pháp luật nhất là Hiến pháp và các 24
  • 33. đạo luật. Hiến pháp và các đạo luật vừa là cơ sở pháp lý, vừa là nguồn pháp luật quan trọng để nghiên cứu xây dựng và HTPL về PCTN. Thứ tư, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ. Pháp luật về PCTN phải có sự đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác và trong pháp luật về PCTN thì các quy phạm pháp luật cũng cần có sự đồng bộ với nhau. Các quy định về giải pháp trong phòng ngừa tham nhũng cũng phải có sự đồng bộ, không được thừa thiếu, sơ hở để lợi dụng tham nhũng. Các giải pháp trong phát hiện tham nhũng và xử lý tham nhũng cũng cần đồng bộ để phát huy được sức mạnh tổng hợp vào việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý tham nhũng, từng bước giảm bớt tệ tham nhũng trong thực tế. Nếu pháp luật về PCTN thiếu sự đồng bộ thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác PCTN. Thứ năm, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn. Các quy định của pháp luật về PCTN xây dựng phải dựa trên cơ sở thực trạng đấu tranh PCTN, bảo đảm sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước. Thực tiễn chính là tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá lại pháp luật có phù hợp không, có hiệu lực, hiệu quả không, các biện pháp phòng ngừa cũng như phát hiện, xử lý tham nhũng có bảo đảm được tính khả thi trên thực tế hay không. Pháp luật về PCTN phải được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội hiện đang tồn tại; thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng cầm quyền; bảo đảm tính hợp lý trong việc phản ánh và bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân tránh khỏi sự xâm hại của hành vi tham nhũng; phù hợp với đạo đức, văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục của đất nước. Ngoài ra, các phương pháp, cách thức điều chỉnh của pháp luật về PCTN cũng phải phù hợp với trình độ phát triển của đất nước. Thứ sáu, pháp luật về PCTN phải được xây dựng trên cơ sở trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Theo đó, hệ thống các quy phạm pháp luật về PCTN phải được cấu trúc một cách chặt chẽ, logic, khoa học theo chương, mục, điều, 25
  • 34. khoản, điểm; các khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ được sử dụng phải bảo đảm sự chuẩn xác, đơn nghĩa, trong sáng về ngôn ngữ, bảo đảm dễ hiểu và phù hợp với khả năng nhận thức, ý thức pháp luật của xã hội. Trong từng văn bản quy phạm pháp luật thì các bộ phận và các quy định đều có cấu trúc thích hợp và giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất nội tại với nhau. Thứ bảy, pháp luật về PCTN phải dự liệu điều chỉnh được những quan hệ pháp luật có khả năng xảy ra trên thực tế. Nói cách khác, pháp luật phải có tính tiên phong, chẳng hạn, pháp luật phải lường trước những hành vi tham nhũng có thể xảy ra (mặc dù thực tế chưa xảy ra) để nhằm chủ động trong phòng ngừa và xử lý tham nhũng. Thứ tám, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính ổn định. Đây là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật. Ngạn ngữ Anh có câu: “Pháp luật thay đổi thường xuyên thì tệ hơn là không có pháp luật”.8 Thứ chín, pháp luật về PCTN của Việt Nam cũng cần phải có sự tương thích với các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế, nhất là các điều khoản bắt buộc trong công ước, điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đã được ký kết, phê chuẩn hoặc tham gia. Trên thực tế, không chỉ pháp luật PCTN mà cả hệ thống pháp luật Việt Nam còn có những điểm chưa tương thích với pháp luật quốc tế, vì ít nhiều nó cũng chịu sự ảnh hưởng hoặc phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống đặc thù của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, pháp luật về PCTN của Việt Nam cần phải có sự tương thích với các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế, nhất là các điều khoản bắt buộc trong công ước, điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đã được ký kết, phê chuẩn hoặc tham gia, trong đó pháp luật về PCTN của Việt Nam cũng cần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng ngày càng tương thích với Công ước của LHQ về chống tham nhũng – một văn bản pháp lý mang tính quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn, tham gia. 8Nguyên văn: “The law that changes every day is worse than no law at all”. 26
  • 35. 1.3. Sự cần thiết và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng 1.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng Để lý giải sự cần thiết phải HTPL về PCTN thì phải xem xét pháp luật PCTNhiện nay đạt ở mức độ nào và đã đóng góp được những gì cho công tác PCTN thông qua khả năng điều chỉnh của pháp luật đối với thực trạng tham nhũng. Điều này thể hiện ở một số điểm sau đây: Thứ nhất, pháp luật hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác đấu tranh PCTN bởi thực trạng tham nhũng vẫn còn ở mức độ nghiêm trọng, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều địa phương và nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Thứ hai, Nhà nước ta đang không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, có quy định bị hủy bỏ. Khi các quy định của pháp luật nói chung có sự thay đổi, dù ít hay nhiều cũng sẽ có những tác động đến các quy định của pháp luật về PCTN. Do đó, để bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, thì các quy định của pháp luật về PCTN phải được đối chiếu, rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Qua thực tế cho thấy có những quy định của pháp luật về PCTN chỉ phù hợp với thời điểm nghiên cứu, xây dựng, ban hành, sau một thời gian, các quy định khác đã có sự thay đổi, đòi hỏi pháp luật về PCTN cũng phải có sự thay đổi theo. Thứ ba, pháp luật luôn là sự phản ánh đời sống thực tiễn của đất nước mà thực tiễn đó lại luôn vận động, phát triển không ngừng nên nếu không kịp thời sửa đổi, bổ sung thì pháp luật về PCTN không theo kịp thực tiễn, khó có thể thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện, xử lý được những hành vi tham nhũng xảy ra trên thực tế. Thứ tư, so với các công ước, điều ước và thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia thì pháp luật về PCTN nói riêng của nước ta còn có những khoảng cách, thiếu sự tương thích nhất định. 27
  • 36. 1.3.2. Cácyếu tố ảnh hưởng đến việchoàn thiện pháp luậtvề phòng, chống tham nhũng Để HTPL về PCTN cần phải nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến nó. Trong thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về PCTN, nhưng các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và cơ bản nhất là: cơ chế quản lý kinh tế; cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước; chế độ chính trị và vai trò của đảng cầm quyền; ý thức pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN; yếu tố văn hóa, truyền thống dân tộc và hợp tác quốc tế về PCTN. 1.3.2.1. Cơchế quản lý kinh tế Cơ chế quản lý kinh tế là hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà nước quy định về quản lý và điều hành nền kinh tế. Cơ chế quản lý kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt nhiều quan hệ xã hội trong đó có các hành vi tham nhũng. Ở nước ta, cơ chế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Đây là môi trường để những quan hệ kinh tế vận động, phát triển một cách linh hoạt theo phương thức tự do cạnh tranh trong kinh doanh nên đã phát huy được, năng lực, sở trường của các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế, và cơ chế thị trường cũng làm cho các nguồn lực trong xã hội được huy động một cách tối đa, với sự tham gia rất tích cực của các chủ thể trong nền kinh tế và tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội theo nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, do những mặt trái của cơ chế thị trường nên đã nẩy sinh tham nhũng ở nhiều nơi, nhất là ở những địa bàn, lĩnh vực mà pháp luật còn sơ hở và sự quản lý của Nhà nước yếu kém, buông lỏng hoặc không đủ khả năng để theo kịp sự vận động của cơ chế thị trường. Vì vậy, trong quá trình HTPL về PCTN cần cố gắng dự liệu được các dạng của hành vi tham nhũng sẽ nẩy sinh trong cơ chế thị trường để xây dựng các quy định của pháp luật vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế phát triển nhưng vừa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng một cách 28
  • 37. nhanh chóng, kịp thời. 1.3.2.2. Cơchế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước Tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực nhà nước để phục vụ lợi ích cá nhân, do đó, việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước là một trong những yếu tố tác động đến thực trạng tham nhũng. Những quốc gia được tổ chức theo mô hình phân quyền, hay nói cách khác, quyền lực được phân chia theo các nhánh theo hướng “có sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau” thì sẽ giảm rõ sự lạm quyền và đây chính là điều kiện để hạn chế tham nhũng. Đối với các quốc gia được tổ chức theo hình thức tập quyền, hay nói cách khác, quyền lực nhà nước được tập trung vào một nhánh quyền lực nào đó thì sẽ rất dễ xẩy ra tình trạng lạm quyền và tất nhiên, tham nhũng sẽ có cơ hội phát triển hơn. Vì thế, cần xuất phát từ cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước để thiết kế hệ thống các quy định kiểm soát quyền lực phù hợp nhằm hạn chế phát sinh tham nhũng và có đủ được để phát hiện, xử lý tham nhũng một cách có hiệu quả. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Đây là mô hình tổ chức quyền lực nhà nước khá đặc thù so với các nước trên thế giới. Trong đó, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; tất cả quyền lực đều tập trung vào nhân dân. Với việc tổ chức quyền lực này đã tạo ra sự bảo đảm quyền lực nhà nước được thực hiện một cách dân chủ, tập trung, đồng thời, tạo nên sức mạnh tổng hợp và bảo đảm việc thực hiện quyền lực được chính xác, thuận lợi. Chính cách thức tổ chức quyền lực này cũng đã tạo ra sự đồng thuận hơn trong đề xuất chính sách và triển khai các biện pháp đấu tranh PCTN. Tuy nhiên, sự tập trung, thống nhất quyền lực đã làm nẩy sinh những bất cập trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Để phát hiện được cáchành vi lợi dụng sự tập trung, thống nhất đó để tham nhũng là một vấn đề không đơn giản hoặc nếu có phát hiện ra được thì cũng rất khó xử lý hoặc có xử lý thì cũng khó có thể nghiêm minh, kịp thời. 29
  • 38. Do vậy, để PCTN một cách hiệu quả trong điều kiện tổ chức quyền lực nhà nước tập trung, thống nhất là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi phải có sự quyết tâm rất cao và nhất thiết phải sử dụng các biện pháp kiểm soát quyền lực nhà nước phù hợp, mạnh mẽ nhằm phát hiện, xử lý được sự lạm dụng quyền lực nhà nước để tham nhũng. Vì thế, trong quá trình HTPL về PCTN cần phải quan tâm đến hoàn thiện các quy định về tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó phải xây dựng được các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả và tổ chức được các cơ quan đủ năng lực, sức mạnh phát hiện, xử lý sự lạm quyền, lợi dụng quyền lực nhà nước để vụ lợi, tham nhũng. Điều đó đòi hỏi bất cứ một nhánh quyền lực nhà nước nào, bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lực hoặc được trao quyền lực nhà nước nào cũng phải được tổ chức, hoạt động một cách công khai, minh bạch (trừ những vấn đề mang tính cơ mật quốc gia) để nhân dân và các nhánh quyền lực khác, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thể giám sát được việc thực hiện quyền lực nhà nước. Đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quyền lực nhà nước để phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng quyền lực để phục vụ lợi ích cá nhân, có như vậy mới hạn chế được tham nhũng nẩy sinh cũng như phát hiện, xử lý được các hành vi tham nhũng. 1.3.2.3. Chếđộ chính trị và vai trò của đảng cầm quyền Trong xã hội mặc dù Nhà nước là cơ quan quản lý nhưng việc đề ra các chủ trương, đường lối và quyết định các nhân sự cao cấp trong bộ máy của các cơ quan nhà nước lại phụ thuộc khá nhiều vào chế độ chính trị và vai trò của đảng cầm quyền. Ở các quốc gia đương đại, cơ chế đảng cầm quyền gắn liền với cơ chế tổ chức vận hành quyền lực nhà nước. Đảng cầm quyền mặc dù không trực tiếp ra quyết định về quản lý nhà nước nhưng thông qua việc thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực của đảng cầm quyền chi phối quyền lực nhà nước. Thông qua vai trò lãnh đạo của mình, những người trong đảng cầm quyền đã thực hiện quyền lực nhà nước một cách gián tiếp nhưng có tính khả thi rất cao và tất nhiên sẽ không tránh khỏi sự lợi dụng quyền lực để tham 30
  • 39. nhũng. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, đảng cầm quyền có thể can thiệp được vào quá trình thực hiện các biện pháp về phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Nếu như đảng cầm quyền có sự quyết tâm và đề ra được những biện pháp mạnh mẽ trong PCTN thì nhà nước mới có điều kiện để minh bạch các hoạt động. Nhất là xây dựng được cơ chế phòng ngừa và cương quyết, nghiêm túc trong chỉ đạo xử lý các vụ việc tham nhũng, không kể người có hành vi tham nhũng là ai, giữ bất cứ cương vị nào thì mới hy vọng tham nhũng được ngăn chặn và đẩy lùi. Ngược lại, nếu đảng cầm quyền đồng loã, dung dưỡng tham nhũng, thờ ơ với việc phát hiện và xử lý tham nhũng thì nó sẽ là căn bệnh ngày càng nghiêm trọng. Chính ý chí và sự quyết tâm của đảng cầm quyền sẽ được các cơ quan quyền lực nhà nước thể chế hoá thành pháp luật về PCTN, đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về PCTN đã được ban hành. Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội thông qua các chủ trương, đường lối, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng đã đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách rõ ràng và mạnh mẽ trong PCTN để các cơ quan nhà nước thể chế hoá thành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Đảng cũng ban hành nhiều nghị quyết lãnh đạo, động viên các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham gia vào công tác PCTN nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong PCTN. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Luật PCTN và nhiều văn bản quy phạm pháp luật về PCTN được ban hành; hệ thống các cơ quan chuyên trách PCTN cũng được hình thành. Công tác PCTN đã thu được những kết quả khả quan, đặc biệt đã triển khai cơ bản các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, phát hiện, xử lý được nhiều vụ án tham nhũng. Có thể khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định kết quả của công tác PCTN. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất, không những không tham gia tích cực vào đấu tranh PCTN mà còn tham gia, 31
  • 40. giúp sức hoặc dung túng, bao che hành vi tham nhũng. Trong quá trình lãnh đạo, một số cấp uỷ Đảng cũng chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCTN hoặc còn tỏ ra thiếu kiên quyết trong xử lý tham nhũng, do đó, kết quả PCTN đạt được chưa toàn diện, có một số mặt công tác trong PCTN chưa đáp ứng được yêu cầu, tình hình tham nhũng có chuyển biến nhưng còn chậm. 1.3.2.4. Ý thức pháp luậtcủa các chủ thể có th m quyền xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng Ý thức pháp luật có 3 nội dung là: sự hiểu biết về pháp luật; thái độ đối với pháp luật và khả năng thực hiện và áp dụng pháp luật. Thông qua ý thức pháp luật của mình, các chủ thể có thẩm quyền áp đặt hay tác động đến quá trình xây dựng, HTPL về PCTN hay nói cách khác, cho ra đời những quy định về PCTN thể hiện được những tư tưởng, quan điểm của họ. Nếu các chủ thể đó đại diện cho giai cấp tiến bộ thì sẽ có những quy định về PCTN nhằm bảo đảm lợi ích chung cho xã hội mà trước hết là lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong xã hội. Ngược lại, nếu các chủ thể đó có tư tưởng lạc hậu, cá nhân chủ nghĩa, cộng với thói tham lam, ích kỷ, thì sự tác động của họ vào các quy định của pháp luật về PCTN sẽ có xu hướng thiên lệch để bảo vệ những lợi ích riêng của họ, khi đó, pháp luật PCTN khó có thể trừng phạt thích đáng đối với những k tham nhũng. Ở nước ta, ý thức pháp luật thống trị là ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam, ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động sẽ trở thành một hệ thống tư tưởng và quan điểm pháp luật chung thống nhất của toàn xã hội. Nhờ vậy mà các quy định của pháp luật về PCTN hướng đến bảo vệ những lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Các quy định của pháp luật về PCTN đều hướng tới mục tiêu tích cực đó là phòng ngừa, ngăn chặn việc nẩy sinh các hành vi tham nhũng trong xã hội, đồng thời, phát hiện và xử lý kịp thời tham nhũng. Ý thức pháp luật là “điều kiện quan trọng để hình thành, 32
  • 41. phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật”. Vì vậy, trong quá trình HTPL về PCTN cũng cần phải lưu ý đến ý thức PCTN của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Bên cạnh đó, việc HTPL về PCTN cũng phụ thuộc vào ý thức của các chủ thể tổ chức hoạt động PCTN. Từ những hành động cụ thể trong PCTN các chủ thể có thể áp đặt được ý chí của mình trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật và từ hoạt động thực tiễn này cũng là cơ sở cho việc HTPL về PCTN. 1.3.2.5. Yếu tố văn hoá, truyền thống dân tộc Văn hoá là sản phẩm tinh hoa của con người, là yếu tố quyết định các xử sự của con người và gắn bó với con người. Văn hóa được hiểu là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Yếu tố văn hóa thường chi phối và ảnh hưởng đến pháp luật, có sự tác động đến việc xây dựng và HTPL nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng, trong đó nhiều quy phạm pháp luật được xác lập dựa trên cơ sở nền tảng của văn hoá. Mối quan hệ giữa pháp luật về PCTN với các yếu tố văn hoá được thể hiện ở chỗ pháp luật về PCTN là cơ sở pháp lý quan trọng để nuôi dưỡng các yếu tố văn hoá phát triển lành mạnh và là công cụ để bảo vệ những chuẩn mực đạo đức, những ứng xử có văn hoá trong xã hội. Pháp luật cũng ghi nhận những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, những ứng xử hay trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, pháp luật là cơ sở pháp lý, là chuẩn mực để góp phần vào việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các trường hợp lợi dụng văn hóa ứng xử để thực hiện các hành vi tham nhũng. Mặt khác, việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc của dân tộc cũng sẽ góp phần đẩy lùi tệ nạn tham nhũng và bản thân những yếu tố văn hoá này cũng tác động trực tiếp đến pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng. Vì vậy, trong quá trình HTPL về PCTN cũng cần chú ý các yếu tố văn hóa để xây dựng các quy định làm sao vừa phát huy, bảo vệ được những giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời, loại bỏ, ngăn chặn sự 33
  • 42. xâm nhập các luồng văn hóa độc hại và xử lý những trường hợp lợi dụng các ứng xử văn hóa để vụ lợi, tham nhũng. 1.3.2.6. Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng Tham nhũng ngày nay là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới và trên thực tế có nhiều quốc gia đã chung tay vì một thế giới không tham nhũng, trong đó, có hơn 150 quốc gia đã tham gia phê chuẩn Công ước của LHQ về chống tham nhũng- một trong những bản công ước quan trọng đối với việc xây dựng các quy định phòng ngừa tham nhũng, phát hiện, xử lý tham nhũng, tổ chức cơ quan PCTN, phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong PCTN trong hệ thống pháp luật quốc gia, góp phần vào việc PCTN ở mỗi quốc gia và trên thế giới. Trong phạm vi hẹp hơn, một số quốc gia đã có sự liên kết để cùng nhau thoả thuận xây dựng các điều ước quốc tế hay các chương trình hợp tác quốc tế đa phương, song phương về PCTN. Đối với Việt Nam, việc tham gia và thúc đẩy các quan hệ hợp tác về PCTN là nội dung được Nhà nước ta quan tâm. Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn Công ước của LHQ về chống tham nhũng. Sau đó, đã nghiên cứu xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện Công ước với những lộ trình cụ thể, trong đó, chỉ rõ những nội dung cần nghiên cứu để nội luật hoá Công ước. Ngoài ra, Việt Nam cũng đàm phán ký kết các Thoả thuận hợp tác quốc tế về PCTN và tham gia nhiều diễn đàn, hội nghị quốc tế đa phương về PCTN. 34