SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tương tác là một thao tác thường xuyên trong đời sống hằng ngày của con
người. Trong văn học nghệ thuật, tương tác được xem là một thủ pháp nghệ thuật độc
đáo, nhằm phát hiện ra được những sự khác biệt nổi trội nhất giữa sự vật hiện tượng.
Với sự phân biệt giữa khái niệm “ngôn ngữ” và “lời nói” của nhà ngôn ngữ
Ferdinand de Saussure, bắt đầu từ đây, đối tượng của ngôn ngữ học không chỉ là ngôn
ngữ trong cấu trúc tĩnh mà còn ở tính ngôn ngữ trong cách kết hợp, sử dụng của mỗi
cá nhân. Tương tác biểu tượng là một biểu hiện đặc trưng ở bình diện nói năng, phản
ánh tính đa dạng của chức năng ngôn ngữ và là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ
học lời nói.
Cần phải thấy thêm rằng sự khởi nguồn của thuyết tương tác biểu tượng nổi lên
từ truyền thống triết học dụng hành Mĩ. Cách tiếp cận này được xây dựng vào cuối thế
kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trong các bài viết của các nhà tư tưởng Charles S. Pierce, William
James và John Dewey (1859-1925), nhằm thách thức thế giới quan cơ học và những
giả định nhị nguyên của thuyết duy lí cổ điển, vốn là triết học đã ngự trị tư tưởng Tây
phương từ thế kỷ 17. Do vậy, việc nghiên cứu tương tác biểu tượng trong sáng tạo của
một cá nhân thuộc lĩnh vực nghệ thuật được đặt nền tảng trên sự phối hợp lí thuyết
liên môn và liên ngành bao gồm cả phong cách học, kí hiệu học và triết học tâm lí.
Hiện nay, có nhiều tác giả đã đi vào tìm hiểu đối tượng này trong ngữ liệu tác phẩm
nghệ thuật và đã thu được nhiều kết luận có giá trị. Những kết quả đó đã chứng minh
tầm quan trọng của việc nghiên cứu tương tác biểu tượng trong tác phẩm văn học
nghệ thuật, trở thành một xu hướng nghiên cứu mới mẻ thu hút sự quan tâm của các
học giả khoa học hiện nay.
1.2. Từ ngàn xưa âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi
đời sống của mỗi con người, riêng bản thân âm nhạc đem lại cho chúng ta những thú
vị về cảm xúc, về đời sống tinh thần qua những ca từ du dương của từng dòng nhạc.
“Tình khúc Trịnh Công Sơn”, “Những bài ca đi cùng năm tháng” hay “Tôi chỉ
là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những
2
giấc mơ đời hư ảo...” là những từ ngữ mà người ta thường hay dùng khi nhắc đến cái
tên Trịnh Công Sơn – người nhạc sĩ cùng những ca khúc vượt thời gian, du dương, da
diết, như ru con người ta đi vào giấc ngủ để chiêm nghiệm, để yêu thương tha thiết.
Nhắc đến Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ tạo dựng được cho mình một hình ảnh độc lập
bởi ca từ trong từng ca khúc và bởi giai điệu mang tên Trịnh Công Sơn, người ta vẫn
thường gọi ông cùng với các ca khúc của ông bằng tên gọi bình dị “Nhạc Trịnh”.
Là “tên mục đồng lãng du của thời đại”, Trịnh Công Sơn được xem là một
trong những nhạc sĩ viết lời ca hay nhất. Nhạc ngữ Trịnh rất mới và điều làm nên cái
mới lạ của con người Trịnh Công Sơn phần chính là nhờ vào vẻ đẹp của ca từ và các
biểu tượng ngôn ngữ, bởi qua đó ta có thể thấu hiểu tường tận thế giới quan, nhân sinh
quan và những triết lí sống của người nghệ sĩ này. Ca từ Trịnh Công Sơn có thể nói là
nơi chứa đựng một số lượng khá nhiều các biểu tượng thành một hệ thống và có mối
quan hệ tương tác lẫn nhau. Chính sự tương tác đặc sắc ấy đã hấp dẫn và lôi cuốn
hàng triệu trái tim người đọc. Để nhận xét về mối quan hệ giữa ca từ và âm nhạc của
Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Văn Cao từng viết: “Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất
ngờ, hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không
thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim...” [19] và nếu đi sâu hơn
vào các khía cạnh tu từ trong tác phẩm Trịnh Công Sơn, nhà phê bình Đặng Tiến từ
Paris trong một bài viết mới đây có nêu lên đặc điểm rằng: “lời ca ấy sử dụng nhiều
hình ảnh, biểu tượng bị xé lẻ, đi thẳng vào tâm tưởng người nghe, mà không đòi hỏi
họ phải hiểu nghĩa chính xác” [19]. Tìm hiểu tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh
Công Sơn, chúng ta có thể khái quát lên những kết luận có giá trị về hiệu quả của nó
trong biểu hiện nội dung nghệ thuật và trong việc hình thành phong cách nghệ thuật
của tác giả. Tuy phần ca từ “Nhạc Trịnh” nói chung và tương tác biểu tượng trong ca
từ của Trịnh Công Sơn là một trong những nhân tố đặc biệt nhưng đến nay có rất ít
công trình nghiên cứu chuyên sâu về mảng đề tài này một cách đầy đủ và sâu sắc.
1.3. Lựa chọn thực hiện đề tài Tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công
Sơn, chúng tôi muốn thông qua việc xác định, phân tích, đi sâu vào nghiên cứu bản
chất cũng như ý nghĩa biểu trưng và mức độ khái quát của từng biểu tượng, và đặc
biệt là mối quan hệ tương tác giữa chúng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Từ đó đề tài
3
mong muốn những kết quả đạt được sẽ có thể góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về
quan niệm nghệ thuật của nhạc sĩ về con người, về tình yêu và cõi thế.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu biểu tƣợng
Kí hiệu học có rất nhiều phân ngành nhỏ, và việc nghiên cứu biểu tượng được
rất nhiều các học giả quan tâm. Để có thể hiểu cách thức hình thành, lối xếp đặt, cũng
như cách giải thích các biểu tượng không chỉ là nhiệm vụ của ngành kí hiệu học, ngôn
ngữ học mà còn có sự đóng góp khoa lịch sử các nền văn minh và tôn giáo, khoa văn
hóa nhân chủng học, khoa phê bình nghệ thuật, khoa tâm lí học, y học,… Các học giả
không chỉ nghiên cứu về biểu tượng trong tôn giáo mà còn nghiên cứu biểu tượng của
giấc mơ, biểu tượng trong các ngành nghệ thuật, những biểu tượng y học, biểu tượng
thiên văn học (chiêm tinh), biểu tượng kinh tế, biểu tượng chính trị,…
Bởi sự hình thành thú vị và cách giải thích không bao giờ theo khuôn mẫu nên
biểu tượng có sức hấp dẫn riêng. Chính thế, nhà phân tâm học Thụy Sĩ Carl Gustav
Jung trong tác phẩm Thăm dò tiềm thức(Dẫn theo [26]) đã mất một nửa thế kỉ để
nghiên cứu các biểu tượng tự nhiên, ông kết luận rằng: nếu chịu khó tìm hiểu, giấc mơ
và biểu tượng giấc mơ đem lại cho chúng ta sự hiểu biết quý giá.
Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (Dictionnaire des symbols) [2]
của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã tập hợp và giải thích ý nghĩa
các biểu tượng của thế giới thuộc các lĩnh vực khác nhau và bao quát được nhiều khu
vực văn hóa trên thế giới liên quan đến các phương diện: dân tộc học, xã hội học, tâm
lí học, thần thoại học, tôn giáo học,… Ngoài ra còn có một số cuốn từ điển khác cũng
đề cập đến các biểu tượng chung của thế giới như: Adictionary of symbols (Tom
Chetwynd), Diccionario de symbolos (Eduardo Cirlot), The migration of symbols
(Goblet d’ Alviella),… Ngoài ra sức hút của biểu tượng cũng được tiểu thuyết gia Dan
Brown thể hiện qua những sáng tác gây nhiều tiếng vang: Mật mã Da Vinci (The Da
Vinci code), Pháo đài số (Digital Fortress), Thiên thần và ác quỷ (Angels and
demons), Biểu tượng đánh mất (The lost symbol). Các tác phẩm này có một sức hấp
dẫn lớn bởi những bí ẩn được tạo ra từ các biểu tượng Cơ đốc giáo.
4
Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề biểu tượng: Kíhiệu học –
một số vấn đề cơ bản (Nguyễn Đức Dân) (Dẫn theo [26]), Tín hiệu và biểu trưng
trong tác phẩm Cuộc sống ở trong ngôn ngữ (Hoàng Tuệ) [22], Ý nghĩa biểu trưng
của các con số trong tiếng Việt (Đỗ Thị Hồng Nhung) (Dẫn theo [26]), Biểu tượng
nước trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Thị Hồng Ngân) (Dẫn theo [26]),
Tìmhiểu những nhân tố tác động đến ý nghĩa của biểu tượng (Nguyễn Thị Ngân Hoa)
(Dẫn theo [26]), Biểu tượng nước trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn
Thị Hồng Ngân) (Dẫn theo [27]), Nhân học biểu tượng và các tiếp cận lí thuyết trong
nhân học biểu tượng (Đinh Hồng Hải) (Dẫn theo [27]), Biểu tượng “nước” trong thơ
ca dân gian và thơ ca hiện đại các dân tộc ít người (Nguyễn Thị Thanh Lưu) (Dẫn
theo [27]).Trên trang web thegioidienanh.vn cũng có đăng bài Một số biểu trưng trong
phim Việt Nam ở nước ngoài.
Trịnh Công Sơn - Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật của tác giả Bùi Vĩnh
Phúc được xem là cuốn sách xuất sắc nói về ca từ trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn.
Trong tập sách này, tác giả sử dụng phương pháp xếp chồng văn bản (superposition)
và liên-văn-bản (intertextuality), với những phân tích thi pháp học, để phát hiện các
ám ảnh nghệ thuật trong sáng tác của Trịnh Công Sơn: Ám ảnh chiến tranh, Ám ảnh
về sự cô đơn, Ám ảnh về sự phụ rẫy, Ám ảnh về những nhắc nhở của cuộc đời, của
thiên nhiên, Ám ảnh về Cuộc-Chia-Tay-Lớn, Ám ảnh thân phận, Ám ảnh từ sự tự mâu
thuẫn và giằng xé, Ám ảnh từ sự gắn bó với một người nữ, Ám ảnh về cái vô thường
của cuộc đời. Qua hơn 330 trang, tác giả dành một tỷ lệ thích đáng để viết về thời gian
nghệ thuật trong tâm thức nhạc sĩ qua nhiều ca khúc, cũng như không gian nghệ thuật
bao gồm: trời đất, núi sông, biển sóng, mây, mưa, nắng, mặt trời, mặt trăng, rừng và
phố của Trịnh
Hầu hết các nghiên cứu trong nước cũng đi đến nhận định cho biểu tượng
không phải là một cái bình chứa đựng những giá trị khô cứng, cũ mòn của thời quá
khứ. Nó là một sinh thể sống động, vừa già nua, vừa trẻ trung bởi sự hàm kết các giá
trị truyền thống đã được định hình và sự đắp bồi các giá trị tươi mới.
5
2.2. Lịch sử nghiên cứu tƣơng tác biểu tƣợng
Với tư cách là một viễn tưởng xã hội học riêng biệt, thuyết tương tác biểu
tượng nổi lên từ truyền thống triết học dụng hành Mỹ. Cách tiếp cận này được xây
dựng vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trong các bài viết của Charles S. Pierce,
William James và John Dewey (1859-1925). Các nhà tư tưởng này đã thách thức thế
giới quan cơ học và những giả định nhị nguyên của thuyết duy lí cổ điển, vốn là triết
học đã ngự trị tư tưởng Tây phương từ thế kỷ 17.
Trong cuốn sách nổi danh Mind, Self, and Society/ Tâm thức, bản ngã và xã hội
(1934) (Dẫn theo [27]), Mead đã khơi nguồn cảm hứng cho sinh viên Herbert
Blumer–người trở thành một nhà xã hội học kiệt xuất, người đấu tranh cho những
công lao và tính khả dụng của các lí thuyết của Mead đối với phân tích xã hội học.
Cuốn sách có nhan đề Symbolic Interactionism/ Thuyết tương tác biểu trưng (1969)
(Dẫn theo [27]) là công trình tập hợp một số bài viết của Blumer, sử dụng và bàn rộng
thêm những ý niệm của Mead. Tác phẩm được thừa nhận như là phát ngôn cho viễn
tưởng về thuyết tương tác biểu tượng.
Blumer cùng đồng nghiệp của mình là Everett Hughes có một sự ảnh hưởng
quan trọng đến một nhóm sinh viên mà ông đào tạo tại trường Đại học Chicago những
năm 40, 50. Nhóm người này, gồm cả một số học giả trứ danh như: Howard Becker,
Erving Goffman, và Anselm L. Strauss, đã phát triển hơn nữa viễn tưởng thuyết tương
tác biểu trưng. Blumer đưa ra 3 tiền đề trung tâm và chúng đã cung cấp phần cốt lõi
cho viễn tượng lí thuyết của họ. Blumer nhấn mạnh rằng các nghĩa của sự vật phái
sinh từ và xuất hiện thông qua sự tương tác xã hội. Con người biết được các sự vật có
nghĩa gì khi họ tương tác với nhau. Khái niệm lí thuyết tương tác biểu trưng là quan
điểm cho rằng các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng
đối với các hành động trực tiếp của người khác mà đọc và lí giải chúng. Theo khái
niệm thì chúng ta luôn tìm được những ý nghĩa gán cho mỗi hành động cử chỉ đó tức
là các biểu tượng. Chỉ khi chúng ta đặt mình vào vị trí của đối tượng tương tác, ta mới
có thể hiểu hết ý nghĩa của những phát ngôn, những cử chỉ, hành động của họ. Ngôn
ngữ nói và viết được xem là hệ thống biểu tượng quan trọng bậc nhất của lí thuyết
tương tác biểu tượng.
6
Và chính các tác giả C.S.Peice, W.Jame, John Dewey,… là những người đã
đưa ra môt định hướng nghiên cứu mới: Sự tương tác biểu tượng trong phạm vi các
tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Theo đó, sự tương tác biểu tượng trong một tác phẩm
văn học được hiểu là mối quan hệ tác động qua lại giữa hệ thống các biểu tượng nhà
văn sử dụng. Các kiểu kết hợp, quan hệ khác nhau của các biểu tượng sẽ tạo ra những
ý nghĩa khác nhau, và phụ thuộc vào tài năng sáng tạo, sự trải nghiệm đời sống mang
đậm dấu ấn cá nhân của từng chủ thể.
Ở Việt Nam, số công trình khoa học nghiên cứu về lí thuyết tương tác biểu
tượng không nhiều. Người viết chủ yếu tìm thấy những bài dịch về lí thuyết tương tác
biểu tượng (biểu trưng) của tác giả Đinh Hồng Phúc từ những công trình khoa học của
các tác giả nước ngoài (Gary Alan, FineKent Sandstrom). Ngoài ra, người viết còn tìm
thấy một công trình khoa học Tìm hiểu về lí thuyết tương tác biểu tượng(Dẫn theo
[27]) của tác giả Trần Huy Cường, trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ
Chí Minh. Đặc biệt, công trình Tương tác biểu tượng trong diễn ngôn truyện kể
(Nguyễn Thị Ngân Hoa), Tương tác biểu tượng trong tiểu thuyết ngàn cánh hạc (Y.
Kawabata) (Dẫn theo [27]) của tác giả Lê Thị Thanh Huyền và Giá trị của sự tương
tác biểu tượng trong tác phẩm văn chương (Đoàn Tiến Thuật) ra đời đã đánh dấu thật
sự một hướng nghiên cứu mới về tương tác biểu tượng trong văn học nghệ thuật ở
Việt Nam, khẳng định sự tương tác đó có thể là theo hướng tương đồng hay đối lập,
nhưng tựu trung lại nó giúp làm cho ý nghĩa của các biểu tượng phát triển, từ đó mà
làm giàu giá trị nội dung và nghệ thuật cho tác phẩm.
2.3. Lịch sử nghiên cứu Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn là một hiện tượng hiếm gặp. Nhạc Trịnh Công Sơn tồn tại như
một dòng nhạc độc lập bên cạnh những dòng khác như Nhạc cách mạng, Nhạc thính
phòng, Nhạc tiền chiến, Nhạc dân ca, Nhạc trẻ,… trong đời sống âm nhạc Việt Nam
hiện nay. Lần đầu tiên đến với công chúng năm 1958, nhạc Trịnh chiếm được tình
cảm của đông đảo công chúng ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, mọi giới. Người Việt tìm
đến nhạc Trịnh với sự đồng cảm sâu sắc bởi nhạc của ông là tiếng nói tha thiết của
quê hương, tình yêu và thân phận. Qua con đường âm nhạc của Trịnh Công Sơn,
chúng ta cảm nhận được một gương mặt Việt Nam trong chiến tranh với những mất
7
mát đau thương và khát khao hòa bình. Trịnh Công Sơn từng xuất hiện trên nhiều tạp
chí uy tín của trong và ngoài nước như Time, New York Time, Figaro, Lemonde,…
Báo chí Mĩ cũng từng ví ông là Bob Dylan của Việt Nam. Đặc biệt từ khi Trịnh Công
Sơn qua đời đã có hàng trăm bài báo rải rác, hàng chục số báo đặc biệt của bạn bè
thân hữu gần xa cũng như các công trình nghiên cứu ra đời để tưởng nhớ ông. Có thể
nói, bài viết về Trịnh Công Sơn chiếm số lượng lớn, tuy nhiên những công trình thật
sự nghiên cứu về ngôn ngữ Trịnh Công Sơn quả không nhiều.
Các công trình nghiên cứu của tác giả ngoài nước có thể kể đến như: luận văn
tiến sĩ của Yoshi Michiko (Dẫn theo [26]), một nhà nghiên cứu nữ của Nhật Bản, đã
dành tất cả đam mê để viết về ca từ của Trịnh và Ca khúc da vàng của ông. Luận văn
bảo vệ thành công với đồng loạt các điểm 10 tại ĐH Paris. Tiếp theo là những bài báo,
nhận định của những học giả tên tuổi như Mary Heibert (Mỹ) với bài viết Trịnh Công
Sơn, người sáng tác và trình diễn ca khúc, một Bob Dylan của Việt Nam ngày
06/05/1993 (Dẫn theo [26]); Patrich Sabatier (Pháp) với bài Kẻ du ca bất khuất – tạp
chí Libération năm 1994 (Dẫn theo [26]); Jean Claudepomonti (Pháp) với bài Trịnh
Công Sơn, người du ca của Việt Nam trên tạp chí Lemonde số ra ngày 04/04/2001
(Dẫn theo [26]). Và không thể không kể đến những bài báo khác của John Schafer
(Mỹ) với Ở xứ người xa xôi nhớ anh Trịnh Công Sơn (Dẫn theo [26]).
Những nhận định hầu hết bày tỏ sự yêu mến dành đến Trịnh Công Sơn và sự
ảnh hưởng của âm nhạc Trịnh đến tâm hồn người nghe. Đặc biệt là nỗi xúc động sâu
sắc trước lời ca của Trịnh. Có thể nói, Trịnh Công Sơn chiếm được một tình cảm đặc
biệt ưu ái từ báo chí và giới nghiên cứu ngoài nước. Nhạc ngữ của ông cũng được
đánh giá là những tác phẩm nghệ thuật đích thực làm lay động trái tim triệu con
người.
Ở trong nước, Trịnh Công Sơn được đánh giá là một nhạc sĩ thiên tài mà tên
tuổi của ông có ảnh hướng lớn đến đời sống âm nhạc, văn hóa của người Việt Nam.
Minh chứng là có hàng trăm bài báo, hàng chục cuốn sách dày dặn viết về ông. Đó là
Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường,
xuất bản năm 2005 [23]. Đây là một tạp bút thể hiện cách cảm nhận về Nhạc phản
chiến, Tình ca Trịnh Công Sơn, Khônggian Huế trong nhạc phẩm Trịnh Công
8
Sơncũng những câu chuyện kỉ niệm mà người bạn thân Hoàng Phủ Ngọc Tường có
dịp trải qua cùng nhạc sĩ.
Tập sách Trịnh Công Sơn-Một nhạc sĩ thiên tài [24] của Bửu Ý là nén tâm
nhang được cắm chung vào bình tưởng niệm mà hàng ngàn người đã thắp lên. Bửu Ý
đã phát hiện được cách kết hợp từ ngữ và ý nghĩa của nó trong việctạo nên một trường
phái ngôn ngữ của riêng Trịnh.
Năm 2000, Nhà xuất bản Trẻ cho ra đời tập sách Người hát rong qua nhiều thế
hệ với lời tri ân: “Anh trở về trong cát bụi với niềm tiếc thương vô hạn của bạn bè, của
người thân và công chúng. Không thể tập hợp hết cảm xúc mà mọi người dành cho
anh lúc còn sống và sau khi ra đi. Bởi có nhiều người bộc lộ cảm xúc bằng từ ngữ
bằng âm thanh, màu sắc,… còn số đông biểu lộ bằng sự im lặng ngậm ngùi” [12]. Với
3 phần, cuốn sách là tập hợp những bài viết của Trịnh Công Sơn trước và sau ngày
01/04/2001 cùng với bài viết của bạn bè, đồng nghiệp.
Rơi lệ ru người (xuất bản năm 2004) (Dẫn theo [27]) là ấn phẩm ra đời như
một sự ghi nhận tất cả những đóng góp của cố nhạc sĩ. NXB Phụ nữ tập trung sự quan
tâm cho những bài viết có liên quan đến phụ nữ và hình ảnh nữ giới trong nhạc Trịnh,
điều mà sinh thời Trịnh từng tâm sự: “Tôi đã viết Lời mẹ ru, Ngủđi con, Huyền thoại
mẹ và nhiều ca khúc khác về phụ nữ Việt Nam. Tôi nghĩ phụ nữ là người sinh ra nhân
loại và cho tình yêu. Cuộc đời không có phụ nữ thì không có gì đáng sống cả”. Đây là
điểm khác giữa Rơi lệ ru người và những công trình khác.
Nhà xuất bản Thuận Hóa, trung tâm văn hóa Đông Tây năm 2004 đã xuất bản
cuốn sách Một cõi Trịnh Công Sơn (Dẫn theo [27]). Công trình với những bài viết tâm
huyết và cảm xúc như Trịnh Công Sơn người thơ ca (Văn Cao), Nói về Trịnh Công
Sơn (Trịnh Cung), Lời thơ trong ca khúc Trịnh Công Sơn (Phạm Phú Phong), Trịnh
Công Sơn những ám ảnh nghệ thuật (Bùi Vĩnh Phúc),…
Bằng cách này hay cách khác, các tập sách nhìn chung đã bộc lộ được tình yêu,
niềm say mê đối với Trịnh Công Sơn và nhạc phẩm của ông. Đặc biệt, tác phẩm Trịnh
Công Sơn hạt bụi trong cõi thiên thu [5]của tác giả Bích Hạnh là một công trình trực
tiếp nghiên cứu về biểu tượng trong ca từ của Trịnh Công Sơn.
9
Biểu tượng là vấn đề được nhiều học giả Việt Nam quan tâm, đặc biệt là ý
nghĩa biểu trưng của các con số và màu sắc. Có thể nói tác giả Bích Hạnh với công
trình Trịnh Công Sơn hạt bụi trong cõi thiên thu là người đi được xa nhất về việc
nghiên cứu biểu tượng trong ca từ, cụ thể là trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Từ tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu kể trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc
có nhiều học giả, trong đó có các học giả Việt Nam đang tìm hiểu và nghiên cứu về
biểu tượng đủ cho thấy sự mới mẻ, hấp dẫn và cần thiết của việc nghiên cứu vấn đề
này trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, tương tác biểu tượng cũng là một lí thuyết
còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, đặc biệt là tương tác biểu tượng trong tác
phẩm văn học nghệ thuật. Việc làm này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết bởi đây là
một con đường mới và hiệu quả trong việc đi tìm cái hay cái đẹp của ngôn ngữ nghệ
thuật.
Có thể thấy rằng, sức hấp dẫn lạ kì của nhạc ngữ Trịnh Công Sơn đối với các
học giả là điều không cần bàn cãi, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa
học nào đi nghiên cứu về tương tác biểu tượng trong ca từ của ông. Từ sức hút của
biểu tượng, của tương tác biểu tượng đến vẻ đẹp chưa được khám phá hết trong ca từ
của Trịnh, tất cả những điều trên đòi hỏi phải có những nghiên cứu về tương tác biểu
tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Lựa chọn đề tài nghiên cứu này, đề tài mong muốn
sẽ góp phần xác nhận khả năng ứng dụng của lí thuyết tương tác biểu tượng vào để
phân tích ngôn ngữ nghệ thuật, giúp khám phá những giá trị mới trong nhạc ngữ của
Trịnh, từ đó đánh giá đúng tầm phong cách nghệ thuật của Trịnh Công Sơn trong sáng
tạo ca từ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, nghiên cứu của chúng tôi hướng đến những mục đích sau
đây:
- Xác nhận khả năng ứng dụng của lí thuyết tương tác biểu tượng vào để phân
tích ca từ Trịnh Công Sơn;
- Khám phá những giá trị mới trong nhạc ngữ của Trịnh Công Sơn;
10
- Từ đó, đánh giá đúng tầm phong cách nghệ thuật của Trịnh Công Sơn trong
sáng tạo ca từ cũng như vai trò của việc ứng dụng lí thuyết tương tác biểu tượng để
nghiên cứu các tác phẩm nghệ thuật.
Để thực hiện được những mục đích nói trên, đề tài tập trung giải quyết các vấn
đề chính đó là:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến tương tác biểu tượng.
-Tìm hiểu các mẫu gốc văn hóa, biểu tượng và tương tác biểu tượng trong ca từ
Trịnh Công Sơn.
- Phân tích các giá trị của các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những biểu tượng văn hóa mang tính
tương tác trong ca từ Trịnh Công Sơn và những giá trị nghệ thuật mà tương tác biểu
tượng đem lại cho ca từ của tác phẩm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Công trình nghiên cứu những bài hát được rút ra từ tuyển tập “Trịnh Công Sơn
tuyển tập những ca khúc không năm tháng” của Nhà xuất bản Âm nhạc năm 1998.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
a. Phƣơng pháp thống kê
Sưu tầm, đọc, nghiên cứu tài liệu, sách báo, Internet, các nguồn sách từ các tác
giả uy tín, các giáo sư, tiến sĩ có liên quan đến đề tài nghiên cứu, phân tích, tổng hợp,
hệ thống hóa đơn vị ca từ có chứa biểu tượng tương tác.
b. Phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu
Phân tích sự kế thừa và chuyển đổi ý nghĩa của biểu tượng theo hướng lịch đại,
so sánh, đối chiếu trên mặt đồng đại.
c. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Mô tả, phân tích sự tương tác của các biểu tượng.
11
6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có 3 chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2. Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Chương 3. Giá trị của tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Ở đề tài nghiên cứu này, vì đặc thù của đề tài, nên dung lượng chương 2 sẽ
được chúng tôi triển khai với số lượng trang viết dày hơn so hai chương còn lại.
12
NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Lí thuyết biểu tƣợng
1.1.1. Nguồn gốc hình thành biểu tƣợng
Biểu tượng là một khái niệm đang được đẩy mạnh nghiên cứu trên thế giới bởi
đến nay khái niệm biểu tượng vẫn là một lĩnh vực chứa đựng nhiều bí ẩn. Thuật ngữ
biểu tượng (symbol /symbole) bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp có nghĩa là hợp lại, tập trung
lại, tụ họp lại.
Ban đầu ý nghĩa của biểu tượng như là dấu hiệu để nhận diện. Nó là một vật
được cắt làm đôi. Ý nghĩa của thuật ngữ ngày có lẽ bắt nguồn từ tập tục của người Hi
Lạp cổ đại. Vào thời đó, người ta dùng một miếng đất sét nung, chia làm hai, mỗi
thành viên giữ một mảnh, sau này ráp hai mảnh lại thì cha mẹ con cái, hai người bạn,
chủ và khách, người cho vay và người đi vay sẽ nhận ra nhau. Các hội kín khi kết nạp
thành viên cũng sử dụng cách thức này. Mỗi thành viên sẽ được giao cho các mảnh vỏ
sò có chạm khắc đặc biệt, họ dùng các vỏ sò này làm dấu hiệu để nhận ra nhau mỗi
khi hội họp. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế
giới nhận xét rằng: “Biểu tượng chia ra và kết hợp lại với nhau, nó chứa hai ý tưởng
phân li và tái hợp; nó gợi lên ý nghĩa về một cộng đồng đã bị chia tách và có thể tái
hợp, hình thành. Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa của biểu
tượng bộc lộ ra trong những cái gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã bị vỡ ra”
[2,XXIII].
Qua những ý nghĩa ban đầu của biểu tượng, có thể hiểu một cách khái quát
rằng: “Biểu tượng đại diện cho những điều ngoài bản thân nó”. Quá trình hình thành
của biểu tượng cũng khác nhau. Biểu tượng có thể được hình thành qua liên tưởng,
như hoa sen được xem là biểu tượng của sự hài hòa vũ trụ bởi hoa sen 8 cánh ứng với
8 hướng không gian. Bên cạnh đó biểu tượng cũng được hình thành từ kinh nghiệm
thực tế. Trong văn học, trên cơ sở những ẩn dụ hợp logic trong những tình huống cụ
thể có thể hình thành những biểu tượng lâm thời của một tác phẩm.
13
Ở các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức…, người ta đẩy mạnh các nghiên cứu về
biểu tượng xã hội. Chẳng hạn như hiện nay, trong ở Pháp có bốn dòng lớn nghiên cứu
biểu tượng xã hội: Một dòng chuyên khảo miêu tả nhằm ghi lại các biểu tượng của
nhóm về một đối tượng nào đó (Moscovisi và các học trò của ông). Dòng thứ hai
nghiên cứu ảnh hưởng của các biểu tượng xã hội lên ứng xử (Codol, Arbic). Dòng thứ
ba chuyên nghiên cứu các kỹ thuật đo lường các biểu tượng xã hội nhằm nắm bắt các
cấu trúc của chúng, và dòng cuối cùng chuyên tìm hiểu những biến đổi của các biểu
tượng xã hội (Jodelet, Di Giacomo, Flament, Arbic), cũng như tìm các cơ chế ngầm ẩn
của các sự biến đổi này.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về biểu tượng vẫn còn hạn chế cả về mặt lí
luận và thực tiễn. Nguyên nhân có thể là do các nhà khoa học chưa ý thức hết được
tầm quan trọng của nó, hoặc cũng có thể do sự né tránh những tranh cãi sẽ gặp phải
khi bàn đến hệ thống khái niệm và phạm trù của khái niệm này.
Biểu tượng trong tiếng Việt là một từ gốc Hán được dùng khá trừu tượng.
Theo Từ điển Tiếng Việt, biểu tượng có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là: “hình ảnh tượng
trưng,” nghĩa thứ hai là: “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh
của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm
dứt” [11,26]. Còn theoTừ điển tâm lí học của Vũ Dũng- NXB KHXH – 2000- cho
rằng: "Biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở
nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát.
Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương
lai." Còn symbol trong tiếng Anh là một từ bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ ở châu Âu
(symbolus trong tiếng La Mã và symbolon trong tiếng Hy Lạp). Theo Từ điển Biểu
tượng của C.G.Liungman thì “những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm
người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó”.
Biểu tượng có tính đa nghĩa nhưng chúng ta có thể chia làm hai nghĩa chính là biểu
hình và biểu ý. Trên thế giới, thuật ngữ symbology được nhiều từ điển giải thích với
các ý nghĩa: là 1-Việc nghiên cứu hoặc sử dụng các biểu tượng và 2-Tập hợp các biểu
tượng (1: the study or use of symbols. 2: symbols collectively). Các từ điển nghệ thuật
có thêm một ý nghĩa là: 3-Nghệ thuật sử dụng các biểu tượng để nhắc đến một trào
14
lưu nghệ thuật thịnh hành ở châu Âu vào thế kỷ XIX. Như vậy, thuật
ngữ symbology trong tiếng Anh tương đương với nghiên cứu biểu tượng (hoặc biểu
tượng học) trong tiếng Việt.
Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của những sự vật, hiện tượng của thế
giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước
đó, được giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở
những hình ảnh đã có từ trước. Biểu tượng không phải hoàn toàn là thực tế, bởi vì nó
là sự xây dựng lại thực tế sau khi đã được tri giác. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng
không hoàn toàn là kết quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm trí của chủ thể.
Biểu tượng chính là hiện tượng chủ quan của đối tượng về hiện tượng khách quan đã
được tri giác từ trước. Nói một cách dễ hiểu thì biểu tượng là cái sự vật cái hình
ảnh giúp chúng ta vượt qua dáng vẻ bên ngoài để đi tìm ý nghĩa thiêng liêng bên
trong. Và khi nghiên cứu biểu tượng, người ta phải nghiên cứu trên cở sở liên ngành
của các ngành như: ngôn ngữ, nhân học, kí hiệu học, triết học, logic học, xã hội
học,…
Nếu dựa vào tiêu chí hình tượng của sự vật và hiện tượng tri giác từ trước được
sắp xếp lại trong ý thức con người đến mức độ nào, người ta phân chia biểu tượng
thành hai loại:
+ Biểu tượng của trí nhớ : là hình ảnh của tri giác lúc trước được tái hiện lại
trong một hoàn cảnh nhất định.
+ Biểu tượng của tưởng tượng : là hình ảnh mới được trí tưởng tượng tạo nên
trên nền của biểu tượng cũ.
Biểu tượng của tưởng tượng khác về chất so với biểu tượng của trí nhớ. Biểu
tượng của tưởng tượng là hình ảnh mới, được chế biến lại từ những biểu tượng của trí
nhớ, là: “biểu tượng của biểu tượng", thường được chủ thể sáng tạo dựa trên các cách
thay đổi số lượng, kích thước, chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hoá.
Do đó, sự phản ánh của biểu tượng tưởng tượng mang tính chất gián tiếp và khái quát
cao hơn so với biểu tượng trí nhớ.
15
1.1.2. Quá trình phát triển và vai trò của biểu tƣợng
1.1.2.1. Quá trình phát triển của biểu tượng
Con người đã được chứng minh có sự tồn tại cách đây hàng triệu năm (4 đến 6
triệu năm) và sống thành cộng đồng. Khi sống thành cộng đồng thì nhu cầu giao tiếp
của con người là không thể thiếu. Từ đó ngôn ngữ - công cụ giao tiếp quan trọng nhất
của con người được hình thành. Vào đầu thời kì đồ đồng chữ viết mới xuất hiện. Vậy
con người đã dùng phương tiện nào để truyền tin cho nhau trước khi có chữ viết?
Thời ấy có những kiểu kí hiệu truyền tin khác nhau: dùng các thẻ gỗ được
khắc vạch để ghi nhớ, dùng các chuỗi vỏ sò, vỏ hến (được gọi là các wampum của
những người Indiens ở Bắc Mỹ), dùng dây, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cùng các bộ phận
khác của con vật để thông báo. Tuy nhiên cách thông báo này có nguy cơ bị mất thông
tin. Vì thế mà các vật thực đã được thay thế bằng các hình vẽ. Người ta vẽ hoặc khắc
lên đá một cặp sừng hươu thay vì một cặp sừng hươu thực, vẽ mũi tên để thông báo
nơi đây có nhiều chim muông. Dân du mục sống ở hoang mạc Ai Cập vẽ một hình
tròn trên có một vạch thẳng đứng biểu thị cho cái dilu (cái túi bằng da đeo ở cổ bằng
sợi dây thừng) để thông báo rằng anh ta đã đào đất ở đây và tìm thấy nước. Từ đây
hình thành các loại kí hiệu bằng các hình vẽ biểu trưng giúp cho trí nhớ. Các hình vẽ
trở thành kí hiệu chứa đựng thông tin: dùng một sự vật cụ thể để biểu thị một khái
niệm trừu tượng.
Có thể nói ngôn ngữ chỉ là hệ thống giao tiếp quan trọng nhất, chứ không phải
là duy nhất của con người bởi vì phương tiện giao tiếp của con người rất phong phú
bao gồm: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ kí hiệu của người câm điếc, các nghi
lễ tượng trưng, các hình ảnh, cử chỉ, điệu bộ, và có cả biểu tượng,… “Biểu tượng
được xem là hệ thống tiền kí tự vì chúng khá dễ nhớ, ghi lại ý và truyền đạt thông tin
nhanh nhất. Ngày nay do tiết kiệm lời, tránh phải in ấn dịch thuật phức tạp, do thế giới
ngày nay là “thế giới phẳng”, trong xu thế toàn cầu hóa đó, người ta đã hình thành
những kí hiệu giao tiếp bằng hình vẽ ghi ý, tạo thành những đơn vị có nghĩa trong
giao tiếp. có những hình vẽ (Sa) có thể nhận thức được, lại có những hình vẽ (Sa)
hoàn toàn do qui ước” (Dẫn theo [26]).
16
1.1.2.2.Vai trò của biểu tượng
Ngày nay, biểu tượng là những kí hiệu, hình vẽ này mang tính phổ quát, dùng
chung cho toàn thế giới hay ít nhất cũng chung cho một khu vực. Biểu tượng được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo, thần thoại, các nghi
lễ tôn giáo,…
Trong quá trình tồn tại và phát triển, biểu tượng không hề giảm vai trò quan
trọng của nó vì chúng tiếp tục xuất hiện trong phim ảnh, văn học. Không những thế,
biểu tượng còn cho thấy tầm quan trọng trong lĩnh vực tâm lí học. Biểu tượng của giấc
mơ là một sản phẩm của ngành tâm lí học, các học giả cho rằng con người tri giác thế
giới không chỉ bằng các giác quan mà còn bằng tiềm thức. Biểu tượng của giấc mơ, nó
trở thành liệu pháp để điều trị các căn bệnh liên quan đến tâm lí. Khi giải thích được ý
nghĩa các biểu tượng trong giấc mơ thì chúng ta có thể chữa bệnh: bệnh suy nhược
thần kinh, bệnh mất trí nhớ.
Biểu tượng có vai trò nối kết con người ở những thế hệ khác nhau, bởi mỗi tập
thể người, mỗi thời đại, mối quốc gia có những biểu tượng của riêng mình. Khi chúng
ta rung động trước một biểu tượng nghĩa là chúng ta đã tham gia vào tập thể người,
vào thời đại hay quốc gia ấy mà không cần thông qua ngôn ngữ nói hay viết. Jean
Chevalier và Alain Gheerbrant khẳng định vai trò của biểu tượng: “Thời đại không có
biểu tượng là thời đại chết; xã hội thiếu biểu tượng là xã hội chết. Một nền văn minh
không còn có biểu tượng thì sẽ chết; nó chỉ còn thuộc về lịch sử” [2,XXXIII].
1.1.3. Những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “biểu tƣợng”
Từ trước đến nay có nhiều cách hiểu về thuật ngữ “symbol”. “Sự lẫn lộn này
khiến biểu tượng bị yếu đi, thoái hóa thành một dạng tu từ, thành kinh viện hay tầm
thường” [2, XVIII]. Chính việc có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ dẫn đến
nhiều nhẫm lẫn đáng tiếc, cụ thể: khi thuật ngữ logo chưa ra đời thì symbol trong tiếng
Anh và symbole trong tiếng Pháp cũng được dùng để chỉ chung cho cả logo và biểu
tượng. Khi định nghĩa logo, Wikipedia Việt Nam cũng dùng từ biểu trưng để chỉ khái
niệm này, khiến cho người đọc nhầm tưởng khái niệm symbol và logo là một.Không
17
chỉ có sự nhầm lẫn giữa biểu tượng với logo mà người ta còn nhẫm lẫn thuật ngữ này
với khái niệm kí hiệu. Nguyên nhân là do các tác giả dùng thuật ngữ symbol như một
kí hiệu. Vì thế mà thuật ngữ symbol được Peirce và Saussure dùng theo hai cách khác
nhau. Đối với Saussure, ông dùng từ symbole với kí hiệu toán học, đại số học, khoa
học là những kí hiệu mang tính chất hoàn toàn võ đoán: mỗi kí hiệu toán học Sa có
một Se là khái niệm, được xác lập hoàn toàn võ đoán. Còn với Peirce, symbol là một
kí hiệu “mọi từ ngữ, mọi câu, mọi quyển sách và tất cả kí hiệu qui ước đều là các
symbol” (Dẫn theo [21]). Đó cũng là lí do khiến các nhà nghiên cứu như Sebeok, Lev
Semionovich Vygotsky và cả Susanne Langer đã nghiên cứu nhằm phân biệt rõ giữa
kí hiệu và biểu tượng. Chính mối quan hệ có lí do, tính tất yếu giữa hai mặt của biểu
tượng là điểm quan trọng để phân biệt biểu tượng với kí hiệu. Tác giả của Biểu tượng
văn hóa thế giới đã chỉ ra rất đúng rằng: “Biểu tượng cơ bản khác với dấu hiệu, ở chỗ
dấu hiệu là một qui ước tùy tiện trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt vẫn xa lạ
nhau, trong khi biểu tượng giả định có sự chồng chất giữa cái biểu đạt và cái được
biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức” [2,XIX]. Như vậy thì biểu tượng
phong phú hơn một dấu hiệu, kí hiệu đơn thuần: hiệu lực của nó vượt ra ngoài ý
nghĩa, nó phụ thuộc vào cách giải thích và cách giải thích thì phụ thuộc vào một thiên
hướng nào đó. Biểu tượng, dù không có cách gì định nghĩa nó, vì tự bản chất nó phá
vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm. Biểu
tượng đã hình thành cùng lịch sử hàng ngàn năm của nhân loại, và có sự diễn biến
không ngừng về mặt nội hàm và về mặt khái niệm (hoặc mở rộng hoặc thu hẹp).
Không chỉ có sự nhầm lẫn giữa biểu tượng với logo hay kí hiệu mà còn có sự
nhầm lẫn với tính biểu tượng và hệ biểu tượng. Với mục đích xác định rõ thuật ngữ
biểu tượng và phân biệt rạch ròi hình ảnh tượng trưng với các hình ảnh khác mà chúng
ta thường hay lẫn lộn, tác giả Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã tiến hành phân
biệt rõ khái niệm biểu tượng với biểu hiện, vật hiệu, phúng dụ, ẩn dụ, loại suy, triệu
chứng, dụ ngôn, dụ ngôn luận lí ở trang XVII. Bởi không có định nghĩa chuẩn cho
thuật ngữ symbol trong tiếng Anh và symbole trong tiếng Pháp từ đó mà có nhiều
cách hiểu khác nhau về khái niệm biểu tượng. Có lẽ do mức độ xuất hiện trong ngữ
cảnh rất cao nên biểu tượng được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: văn học,
18
khoa học, toán học, âm nhạc, tâm lí, tôn giáo,… Bên cạnh việc được thể hiện ra trên
đồ họa, biểu tượng còn có thể được hiện thực hóa thông qua sự tri nhận của con người
hoặc qua những sự vật cụ thể trong đời sống. Mỗi lĩnh vực có những định nghĩa khác
nhau về biểu tượng.
Tuy nhiên, dù khái niệm biểu tượng có nhiều cách hiểu khác nhau và không dễ
dàng gì định nghĩa nó, cuối cùng chúng ta cũng cần xác định lại thế nào là biểu tượng.
Vì vậy, Nguyễn Đức Dân trong Kíhiệu học một số vấn đề cơ bản, đề tài khoa học cấp
đại học quốc gia – TP.Hồ Chí Minh cho rằng: “Biểu tượng có thể là một đối tượng,
hình ảnh, từ ngữ, âm thanh hay những dấu hiệu đặc biệt dùng để biểu hiện những đối
tượng khác thông qua sự liên tưởng, sự giống nha, hay do qui ước.
Biểu tượng được dùng trong những ngành nghệ thuật, những tổ chức xã hội,
tôn giáo, những phạm trù tinh thần, tâm linh,…” (Dẫn theo [21]).
Biểu tượng luôn mang tính đa trị. Cấp độ đầu tiên của các biểu tượng là mẫu
gốc, khi đi vào đời sống thì các mẫu gốc có thể sản sinh ra nhiều biểu tượng khác
nhau. Khi nghiên cứu biểu tượng trước hết chúng ta cần lập một danh mục các biểu
tượng sau đó liệt kê các kiểu giải thích tiêu biểu nhất về các biểu tượng cụ thể.
1.2. Lí thuyết tƣơng tác biểu tƣợng
1.2.1. Sự chuyển hóa từ biểu tƣợng văn hóa sang biểu tƣợng ngôn từ nghệ
thuật
Biểu tượng đến với ta dưới dạng biến thể, không phải là một hằng số bất biến,
trừu tượng. Đó là kết quả của các quá trình chuyển hóa không ngừng giữa các cấp độ
của biểu tượng, từ khởi nguyên là các mẫu gốc (biểu tượng mẹ, cố định trong vô thức
tập thể) đến các biểu tượng văn hóa, biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng ngôn từ).
Đi vào nghệ thuật ngôn từ - văn học, ca từ, biểu tượng (symbol) chuyển hóa
thành các từ - Biểu tượng (word symbol), hay là các biểu tượng ngôn từ nghệ thuật.
Như vậy, biểu tượng ngôn từ nghệ thuật (trong đó có ca từ) chính là kết quả của quá
trình hiện thực hóa các mẫu gốc biểu tượng trong đời sống tinh thần của nhân loại
bằng cái vỏ âm thanh hoặc chữ viết của ngôn ngữ, dưới sự tác động tích cực của một
chủ thể - tác giả, người sở hữu kinh nghiệm xã hội và trải nghiệm cá nhân riêng tư.
19
Hay nói cách khác, đây là sự chuyển hóa biểu tượng từ bình diện văn hóa (ngôn ngữ
chung) sang bình diện chủ thể (ngôn ngữ thơ ca). Kết quả của quá trình chuyển hóa
này cho thấy vai trò tích cực của chủ thể sáng tạo trong khả năng điều chỉnh (gia tăng
hoặc triệt tiêu) các ý nghĩa của biểu tượng gốc. Với những tài năng càng lớn, phong
cách càng độc đáo thì nét nghĩa phái sinh, liên hội, sự làm giàu cho nội hàm nghĩa
biểu tượng càng phong phú.
Dưới sự điều khiển của chủ thể sáng tạo, các word – symbol được sản sinh
thông qua cơ chế cơ bản: kết hợp tương tác giữa hai loại biến thể lựa chọn (biến thể từ
vựng và biến thể kết hợp). Trong đó biến thể kết hợp giữ vai trò quyết định.
1.2.2. Tƣơng tác biểu tƣợng
Lí thuyết tương tác biểu tượng (symbolic interactionism) được Herbert George
Blumer (1900 - 1987) đề cập đến một cách có hệ thống vào năm 1969 trong công trình
nghiên cứu Symbolic Interactionism: Perspective and Method trên cơ sở kế thừa các
luận điểm của George Herbert Mead (1863 - 1931), cho rằng: thế giới của con người
là tập hợp các biểu tượng: thực thể (sự vật và các thuộc tính của chúng) và các hành
vi, hành động (action) tác động lên các thực thể này.
Theo quan điểm của H. Blumer, có hai hướng cơ bản để giải mã ý nghĩa của
biểu tượng: thực nghiệm và phi thực nghiệm. Các nhà thực chứng cho rằng ý nghĩa
của các biểu tượng được kế thừa từ chính sự vật còn lí thuyết chủ yếu của phái phi
thực chứng là các ý nghĩa của biểu tượng mang thuộc tính tâm lí.
H. Blumer đã kết hợp cả hai quan điểm này trong việc lí giải ý nghĩa của các
biểu tượng (symbol) trong mọi bình diện của đời sống con người, mà trước hết là đời
sống xã hội, đề cao sự tương tác của các biểu tượng trong đời sống xã hội, trong
những vận động xã hội (social moverments).
Các luận điểm của ông về vấn đề này đã tạo ra các tiền đề cho việc nghiên cứu
tương tác biểu tượng:
- Thứ nhất, con người hành động theo những ý nghĩa cơ bản mà sự vật đem lại.
- Thứ hai, những ý nghĩa vượt ra khỏi sự kiểm soát xã hội.
20
- Thứ ba, ý nghĩa của sự vật được biến đổi thông qua quá trình tự phản ánh (self-
reflections) và tương tác (interaction) trong tư duy biểu tượng của mỗi cá nhân.
- Thứ tư, con người sáng tạo lại thế giới theo sự trải nghiệm đời sống của chính
nó.
- Thứ năm, những ý nghĩa này thoát ra khỏi sự tương tác nói trên, hình thành bởi
sự tự phản ánh mà mỗi cá nhân đem lại cho những cảnh huống (situation) của nó.
- Thứ sáu, quá trình tương tác tự thân (self-interation) này gắn kết với những
tương tác xã hội và đến lượt chúng, ảnh hưởng tới sự tương tác xã hội đó. Điều này có
nghĩa là sự tương tác biểu tượng (symbolic interation), sự thống nhất và kết hợp giữa
mặt tự nó và mặt xã hội, là ý nghĩa chủ yếu mà qua đó bản thể của con người cố gắng
nhào nặn những hành vi mang tính xã hội, tính cộng đồng của nó.
- Thứ bảy, tập hợp những hành vi đó, sự hình thành, tan rã, xung đột, liên kết của
chúng tạo nên cái gọi là “đời sống xã hội của xã hội con người”
Từ đó, H. Blumer chỉ ra sự tương tác giữa các hành vi của cá nhân và cộng
đồng trong quá trình chuyển hóa ý nghĩa của các thực thể - biểu tượng, vừa như một
thực thể vật chất mà con người phải trải nghiệm trong các cảnh huống (situation) của
quá trình sinh tồn đòi hỏi hành vi hồi đáp trong các mối quan hệ xã hội dựa trên sự
giải mã biểu tượng, hơn là hành vi hồi đáp dựa trên sự tác động của môi trường, điển
hình là sự giải mã biểu tượng của ngôn ngữ, cử chỉ cũng như hành động của người
khác vì đời sống xã hội là một quá trình vận động và thương thuyết, để hiểu được
người khác, con người bắt buộc phải tham gia vào quá trình tương tác biểu tượng.
Dựa trên những quan điểm trên, H. Blumer định nghĩa tƣơng tác biểu tƣợng
theo ba luận điểm chính:
1. Con người ứng xử với sự vật (bao gồm cả những cá nhân khác) dựa trên ý
nghĩa của chúng đối với sự tồn tại, trải nghiệm của họ.
2. Ý nghĩa của sự vật hình thành nên từ các tương tác xã hội giữa chúng và các
thực thể xung quanh.
3. Ý nghĩa được xử lí và biến đổi thông qua một quá trình giải mã mà mỗi cá
nhân dùng để giải quyết sự việc mà nó phải đối mặt.
21
Từ những luận điểm của H. Blumer về vấn đề tương tác biểu tượng trên bình
diện xã hội, tâm lí, có thể nhận thấy một nguyên lí quan trọng trong việc tìm hiểu ý
nghĩa và giá trị của biểu tượng, hệ biểu tượng trong nghệ thuật nói chung, nghệ thuật
ngôn từ nói riêng: biểu tượng luôn phải được tìm hiểu trong những mối quan hệ, trong
những ngữ cảnh cụ thể, gắn với những chủ thể tinh thần nhất định. Ý nghĩa của các
biểu tượng, hệ biểu tượng không phải là một mẫu chung sẵn có mà luôn là những biến
số nảy sinh trong quá trình tương tác với hàng loạt yếu tố khác. Sự gặp nhau giữa các
giá trị và ý nghĩa tạo nên những vùng hội tụ, giao thoa về nghĩa chứ không phải sự
diễn dịch từ một ý nghĩa sẵn có. Mỗi người nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ ngôn từ, khi sử
dụng ngôn ngữ như một mã sẵn có, đã phải tìm cách tạo ra những lực tương hỗ mới để
thốt lên được một tiếng nói của riêng mình trong thế giới của các mã, các tín hiệu đã
được dùng đi dùng lại không biết bao nhiêu lần.
1.3. Vài nét về cuộc đời của Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939, mất ngày 1 tháng 4 năm 2001,
được xem là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác
phẩm rất phổ biến. Theo thống kê chưa đầy đủ thì cho số tác phẩm để lại của ông ước
chừng không dưới 600 ca khúc và phần lớn là tình ca. Trong đó, số ca khúc của ông
được các thế hệ người hâm mộ biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhạc
của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly.
Ngoài ra sáng tác nhạc, ông còn tham gia vào lĩnh vực thơ ca, hội họa nhưng dấu ấn
không sâu đậm như mảng âm nhạc.
Ông sinh ra ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên-Huế. Ông lớn lên tại Huế,theo học các trường Lyceè Francais và Provindence
và sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau Sài
Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây.
Đến năm 17 tuổi, ông sáng tác tác phẩm đầu tiên là bài Sương đêm và Sao
chiều vào. Nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là Ướt mi, do nhà xuất bản
An Phú in năm 1959, được Thanh Thúy trình bày. Từ đó, tên tuổi của ông được nhiều
người biết đến hơn.
22
Tại một quán cà phê đơn sơ dựng trên bãi đất cỏ sau Trường Đại học Văn khoa
Sài Gòn do nhóm sinh viên mang tên Khai Hóa trong phong trào phục vụ thanh niên
do xã hội chủ trương, từ cuối năm 1966, ông cùng ca sĩ Khánh Ly biểu diễn những tác
phẩm của mình và thực sự tạo được ấn tượng với những người thưởng thức lúc bấy
giờ.
Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình
diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Về cái duyên được gặp gỡ và làm việc cùng ca sĩ Khánh
Ly, Trịnh Công Sơn có chia sẻ: "Gặp gỡ ca sĩ Khánh Ly là một may mắn tình cờ,
không phải riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà
Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với
những bài hát của mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sĩ nào ngoài Khánh Ly.
Tôi đã mời Khánh Ly hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp với những bài
hát của mình. Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác
nữa. Đó cũng là lí do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh
Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể
thiếu Khánh Ly".
Còn về phần Khánh Ly, cô kể lại giai đoạn cơ cực đói khổ nhưng đầy hạnh
phúc những năm 60 ấy: "Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can
đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào, phải chịu
đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết tới ai cả, mà
chỉ cảm thấy mình thực là hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi mình được hát những
tình khúc của Trịnh Công Sơn".
Không chỉ ảnh hưởng rộng lớn đối với những người yêu nhạc trong nước,
Trịnh Công Sơn đã chứng mình được sức hút của phong cách nhạc của bản thân với
công chúng Nhật Bản năm 1970 qua một số tác phẩm như Diễm Xưa (do Khánh Ly
biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), Ca dao Mẹ, Ngủ đi con.
Là một nhạc sĩ chuyên sáng tác về nhạc tình yêu, những tình khúc của ông rất
hay, rất lãng mạn. Thế nhưng, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết
hôn với ai, và cũng chưa chính thức công nhận là có con. Một trong những lí do khiến
ông không tiến tới hôn nhân được người em gái chia sẻ: "Anh Sơn luôn ngại làm
23
phiền người sẽ ở cùng phòng với mình, bởi anh cực kỳ ít ăn và ít ngủ và có giờ giấc
làm việc chẳng giống ai. Anh thường xuyên thức dậy giữa khuya khi nghĩ ra được ý
nào đó và ngồi viết lại hoặc vẽ đến sáng. Bởi vậy mà khi lần đầu tiên có ý định cưới
vợ - một Việt kiều Pháp (sáu tháng ở Pháp, sáu tháng ở Việt Nam), anh đã có những
dự định rất rõ ràng: Anh và chị sẽ có hai căn phòng nằm cạnh nhau chứ không phải
lúc nào cũng ở chung phòng để có thể giữ được sự riêng tư cần thiết.”
Nhưng trong suốt cuộc đời của Trịnh Công Sơn, người ta thấy có rất nhiều
bóng hồng xuất hiện cả trong và ngoài nước. Ta có thể kể đến mối tình đầu, thực chất
chỉ là 1 tình bạn đẹp của ông là với ca sĩ Khánh Ly, rồi sau đó với một cô gái Nhật
Bản làm luận án tiến sĩ về âm nhạc Trịnh Công Sơn. Hai người cũng đã tiến xa đến
một kế hoạch đám cưới nhưng rồi cũng không thành vì anh Sơn không chấp nhận một
vài nguyên tắc của gia đình người Nhật đưa ra khi anh về làm rể. Và Dao Ánh (người
trong mộng của ông từ năm 1964 đến năm 1967) - em ruột của bà Ngô Vũ Bích Diễm.
Đây chính là "bóng hồng" trong nhạc phẩm Diễm xưa. Trước khi yêu Dao Ánh, Trịnh
Công Sơn từng dành tình cảm với cô chị gái Bích Diễm nhưng tình cảm ấy không
thành. Mối tình thứ tư của ông là với ca sĩ Hồng Nhung, và mối tình thứ năm của ông
là với VA (khi ông mất VA là một trong số các người thân ở bên cạnh ông) và nhiều
người phụ nữ khác.
Phong tình, lãng tử là thế nhưng những năm cuối cùng của cuộc đời, niềm say
mê lớn nhất của Trịnh Công Sơn gần như dành hết cho ca sĩ Hồng Nhung mà theo ông
là "Một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai!"... Với Hồng Nhung, tâm hồn
Trịnh gần như trẻ lại, khiến bước chân ông trở nên bối rối, ngập ngừng với buổi hẹn
ban đầu.
Nhắc đến Trịnh Công Sơn, Bùi Phúc Vĩnh trong “Trịnh Công Sơn – ngôn ngữ
và những ám ảnh nghệ thuật”, Nhà xuất bản Trẻ, 2013, có chia sẻ rằng: “Trịnh Công
Sơn, trong cái nhìn của người viết tập chuyên luận nhỏ này, vẫn là một con người Việt
Nam, nếu không nói đó là một thiên tài của đất nước Việt Nam nói riêng và của thế
giới nói chung.
Ông cũng tiêu biểu cho một vài nét rất đẹp của tâm hồn Việt Nam, những nét
tài hoa và tha thiết mà bất cứ một con người nào trên thế giới còn có sự rung động
24
trước cái đẹp của cuộc sống, còn có sự rung động trước cái xót xa và đau thương của
thân phận con người trong cuộc sống trần thế này, đều có thể chia sẻ.
Đóng góp của Trịnh Công Sơn trên mặt nghệ thuật là đóng góp của một con
người Việt Nam vào sự nhận thức cái đẹp, cái đau thương, tình yêu và thân phận làm
người của nhân loại nói chung. Cuộc sống của con người là một cuộc tiếp cận khổ
đau, nhưng qua khổ đau, nó tìm thấy cái đẹp và sự cứu rỗi của chính mình cùng với
kinh nghiệm sống bi thiết và việc đi đến cùng một cách quả cảm thân phận làm người
của mình.” [15,bìa].
1.4. Ca từ và đôi nét về ca từ của Trịnh Công Sơn
1.4.1. Ca từ
Tác giả Phan Ngọc trong lời tựa viết cho tác phẩm Ca từ trong âm nhạc Việt
Nam Dương Viết Á, quan niệm: “nói đến ca từ tức là nói đến mặt lời của âm nhạc và
chủ yếu là lời thơ” [1,1]. Cũng trong tác phẩm trên, tác giả Dương Viết Á cũng đưa ra
định nghĩa: “ca từ bao gồm toàn bộ phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc bắt đầu từ
cái nhỏ nhất: tên gọi tác phẩm, tiêu đề,… cho đến cái lớn nhất: kịch bản của nhạc
cảnh, nhạc kịch,… và dừng lại ở thể thơ được phổ nhạc” [1,1].
Đối tượng nghiên cứu của người viết là ca từ trong nhạc phẩm Trịnh Công Sơn,
nghĩa là người viết đã tách phần lời ra khỏi phần nhạc và chỉ nghiên cứu phần lời.
Trong quá trình xử lí dữ liệu, người viết luôn lưu ý đến áp lực của âm nhạc đã chi phối
đến cấu trúc của ca từ để có cách lí giải hợp lí.
1.4.2. Đôi nét về ca từ Trịnh Công Sơn
Theo cách hiểu thông thường, ca từ là lời của bài hát, là yếu tố quyết định làm
nên tính nghệ thuật, tính tư tưởng cho một ca khúc. Thế nhưng, Trịnh Công Sơn tạo ra
nét đặc sắc, riêng chỉ mình ông có ở chỗ ca từ của ông không đơn thuần là lời của bài
hát mà nó còn là lời của một bài thơ, một tác phẩm nghệ thuật ẩn chứa trong đấy. Về
mối quan hệ giữa ca từ và âm nhạc của Trịnh Công Sơn, nhạc sỹ Văn Cao từng nhận
xét: “Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt
như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục
hàng triệu con tim...”. Với nhạc sĩ Phạm Duy, ông cho rằng: “ngôn ngữ trong nhạc
25
Trịnh Công Sơn rất mới, chất chứa những hình ảnh lạ lùng, quyến rũ như cơn mưa
hồng, thuở hồng hoang, dấu địa đàng, cánh vạc bay...”. Và với nhà phê bình Bùi Vĩnh
Phúc, ông chia sẻ: “Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ, điều đó đã hẳn. Nhưng trên và
trước, người nhạc sĩ ấy lại là một thi sĩ tự trong bản chất và trong cách thế sai sử ngôn
ngữ của mình. Và chính là từ những dòng ca từ tuyệt đẹp pha lẫn những nét đau đớn,
xót xa và rất lạ lùng của Trịnh Công Sơn mà cuộc đời đã mở ra chứa chan những điều
tuyệt mộng và bi thiết trước mắt nhìn của chúng ta, những người nghe anh. Chính vì
thế, cho dù đây là một nhạc sĩ tài hoa, điểm nổi bật và đáng nói hơn hết trong nghệ
thuật của Trịnh Công Sơn lại nằm trong những hình ảnh mà anh đã nhìn thấy hoặc
khám phá ra, cũng như trong cái ngôn ngữ mà anh đã dùng để cất giấu, hé lộ, bật mở
hoặc nâng đỡ những hình ảnh ấy và làm cho chúng cất cánh bay lên.”[15,5-6]
Vậy chất thơ trong ca từ của Trịnh Công Sơn được thể hiện như thế nào? Ta
thấy ràng thơ thường nói điều chưa nói bằng cách phủ nhận điều đã nói. Chất thơ
trong ca từ nhạc Trịnh được "chế tác" bằng cách diễn đạt mang đặc trưng ấy của văn
chương. Cách thể hiện này thường tạo cho lời ca của nhạc Trịnh một nét nghĩa nhoè.
Ca từ của Trịnh Công Sơn vì thế có khi làm cho người nghe nhạc cảm thấy khó hiểu.
Cũng vì lẽ này mà sau năm 1975, có người đã phê phán nhạc Trịnh là "vague", là "mơ
hồ".
Trong số gần 600 ca khúc mà Trịnh Công Sơn để lại, có hơn 400 ca khúc là
nhạc tình. Ca từ của Trịnh Công Sơn lời đẹp, ý sâu, âm điệu nhẹ nhàng, êm ái. Ông
viết lời một cách dễ dàng, tự nhiên “như lấy chữ từ trong túi ra” theo cách nói của
nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Có người còn so sánh rằng: Trịnh Công Sơn viết nhạc
không khác gì Nguyễn Bính làm thơ. Đây là những tài năng thiên phú. Những người
như thế, phong cách hình thành rất sớm và nó chi phối gần như suốt cả cuộc đời sáng
tác của họ. Thực ra, số lượng từ mà Trịnh Công Sơn sử dụng không lớn và có một số
từ được anh dùng đi dùng lại khá nhiều lần. Trịnh Công Sơn có những cách ghép từ
rất lạ như: tuổi đá buồn, hạ trắng, con tim mù loà, chợt hồn xanh buốt... Kiểu ghép từ
mới lạ này đã góp phần làm nên phong cách riêng của Trịnh Công Sơn.
Bên cạnh việc biến hóa về cách sử dụng từ, ca từ của Trịnh Công Sơn còn thể
hiện sự độc đáo qua việc hiệu ứng kết hợp với cách ngắt nhịp khiến cho mạch nhạc,
26
tâm trạng của tác giả được thể hiện sâu sắc. Ta thấy nhịp điệu trong ca từ là yếu tố vô
cùng quan trọng làm nên nhạc điệu của ca khúc. Các nhà thơ, các nhạc sĩ tài năng đều
có các kiểu ngắt nhịp riêng phù hợp với nhịp điệu của cảm xúc. Trịnh Công Sơn cũng
có rất nhiều kiểu ngắt nhịp.
Bên cạnh đó, vần cũng là một yếu tố quan trọng của cả thơ lẫn nhạc. Trịnh
Công Sơn gieo vần hết sức linh hoạt và sáng tạo. Nhạc Trịnh dễ nhớ, dễ hát một phần
cũng do lối gieo vần của tác giả. Cũng như Nguyễn Bính, Trịnh gieo vần một cách tự
nhiên, không hề gò ép. Trịnh Công Sơn có nhiều cách gieo vần nhưng cách gieo vần
được anh sử dụng nhiều nhất trong ca từ của ông là cách gieo vần “chân” (các từ hiệp
vần đều nằm cuối câu) và thường liền với nhau từng nhóm ba câu một vần. Cách gieo
vần này cũng góp phần tạo nên âm điệu riêng của nhạc Trịnh Công Sơn.
Không những vậy, ca từ của Trịnh Công Sơn đẹp, giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa,
gây ấn tượng khó quên đối với người nghe là bởi cách thức sử dụng các biện pháp tu
từ của ông quá ấn tượng. Nghe và đọc gần bốn trăm tình khúc của Trịnh Công Sơn, ta
nhận thấy biện pháp tu từ mà nhạc sĩ sử dụng khá nhiều là biện pháp so sánh.Nhạc sĩ
có một số so sánh hết sức bất ngờ, gây ấn tượng mạnh. Có lẽ chỉ Trịnh Công Sơn mới
so sánh: Tình yêu như trái phá / con tim mù loà; Tình yêu như vết cháy trên da thịt
người; Buồn như giọt máu... Đối tượng được đưa ra so sánh chủ yếu là những hiện
tượng thiên nhiên, gần gũi với đời sống hàng ngày. Chẳng hạn như: Tình yêu như
biển, biển rộng hai vai / Tình yêu như biển, biển hẹp tay người. Lạc lối... (Lặng lẽ nơi
này). Đây là cách so sánh mà không phải ai cũng hiểu. Tình yêu như biển thì quá rõ
nhưng vì sao biển rộng hai vai? Điều này làm cho ca từ của Trịnh có những “nét
nhoè”, kích thích trí tò mò của người nghe. Nhưng cách so sánh hơi khó hiểu ấy
không nhiều. Phần lớn Trịnh Công Sơn chọn cách so sánh tương đối dễ hiểu, dễ nhớ.
Chẳng hạn như: Bao nhiêu năm làm kiếp con người / Chợt một chiều tóc trắng như
vôi... (Cát bụi); Một người về đỉnh cao / Một người về vực sâu / Để cuộc tình chìm
mau / Như bóng chim cuối đèo... (Tình nhớ); Trời còn làm mây, mây trôi lang thang /
Sợi tóc em buồn, trôi nhanh, trôi nhanh / như dòng nước hiền... Tuổi buồn như lá / gió
mãi cuốn đi / quay tận cuối trời… (Tuổi đá buồn); Cuộc tình lên cao vút / như chim
mỏi cánh rồi / như chim xa lìa bầy / như chim xa lìa trời / như chim bỏ đường
27
bay… (Tình sầu). Người bình thường chỉ có thể so sánh “như chim mỏi cánh rồi” là
hết, nhưng Trịnh Công Sơn có thể so sánh liên tục mà lại hết sức dễ dàng như lấy “từ
trong túi ra”. Muốn so sánh dễ dàng như vậy phải có óc liên tương phong phú và nhạy
bén. Với Trịnh, thiên nhiên là người bạn thân thiết sẵn sàng trở thành chất liệu giúp
nhạc sĩ thể hiện ý tưởng, tình cảm của mình. Thiên nhiên không chỉ trở thành đối
tượng để so sánh mà còn biến thành hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá trong những tình khúc
của Trịnh. Nghe nhạc Trịnh, ta bắt gặp rất nhiều các hình ảnh: Con chim ở đậu, con cá
ở trọ; chợt buồn trong mắt nai; đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ; sỏi đá trông em từng
giờ…
Luôn có những cuộc “hôn phối” trong ca từ của Trịnh Công Sơn. Và nó được
“lạ hóa” bằng những biện pháp tu từ như: so sánh thành phố hoang vu như một lần
qua cuộc tình, ẩn dụ Môi nào hãy còn thơm cho ta phơi cuộc tình, nhân hóa Trên giọt
máu cuồng điên, con chim đứng lặng câm, câu hỏi tu từ Làm sao em biết bia đá không
đau?. Và Trịnh Công Sơn đã sáng tạo không ngừng nghỉ để sản sinh ra những biểu
tượng giàu giá trị nhận thức và thẩm mĩ.
Các biểu tượng này lại có sự tương tác với nhau để tạo cho ca từ của Trịnh
những nét nghĩa mới, có ý nghĩa tái sinh. Tóm lại những đặc điểm về ca từ trên đã góp
phần tạo cho nhạc Trịnh Công Sơn sự giản dị mà không đơn điệu, quen thuộc mà vẫn
mới lạ, triết lí mà chứa chan tình cảm.
28
Chƣơng 2.
KHẢO SÁT CÁC BIỂU TƢỢNG
VÀ TƢƠNG TÁC BIỂU TƢỢNG TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN
Ở đề tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các biểu tượng có sự tương tác lẫn
nhau. Trong tổng số 127 ca khúc được khảo sát, có nhiều biểu tượng xuất hiện, tuy
nhiên, chúng tôi lựa chọn chỉ tập trung khảo sát tần số xuất hiện của 8 biểu tượng có
giá trị tương tác (gồm: Sông, Núi, Biển, Con đường, Vườn, Lửa, Hoa, Vực thẳm) và
biểu tượng có số lần xuất hiện cao là Đôi môi trong quan hệ với biểu tượng Lửa. Do
số lần xuất hiện của một biểu tượng trong một bài hát rất nhiều nên chúng tôi lựa chọn
đưa ra số liệu về tần số xuất hiện của biểu tượng dựa trên đầu ca khúc, chứ không
khảo sát số liệu cụ thể tần số xuất hiện của biểu tượng trong từng bài. Phương pháp
này sẽ được thực hiện với tất cả các biểu tượng nằm trong phạm vi mà công trình khảo
sát.
2.1. Cặp đôi tƣơng tác “Sông” – “Núi”
2.1.1. Tìm hiểu về biểu tƣợng “Sông” (hay “Dòng sông”) và “Núi”
2.1.1.1. Biểu tượng “Sông”
Sông là biểu tượng gốc trong văn hóa nhân loại, sản sinh ra từ mẫu gốc Nước.
Sông theo nghĩa từ điển là: “Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên
trên mặt đất, thuyền bè thường đi lại được. Sông có khúc, người có lúc” [14,1110].
Sông là biểu tượng đa nghĩa trong văn hóa nhân loại. Biểu tượng Sông hay
dòng nước chảy là biểu tượng của “Khả năng của vạn vật, của tính lưu chuyển của
mọi dạng thể” [2,829], của sự phong nhiêu, cái chết và sự đổi mới. Dòng chảy với sự
lưu chuyển của nó và khả năng nhấn chìm vạn vật vào trong lòng nó là dòng chảy của
sự sống và sự chết. Và trong dòng chảy luôn mang tính lưỡng cực. Sự chảy xuôi dòng
về phía đại dương là sự trở về với trạng thái bất phân, là lối vào Niết Bàn. Còn sự
ngược dòng là sự trở về với cội nguồn Thần thánh, với bản thể. Sông là một không
gian nước đặc biệt. Sông phì nhiêu và cuộn sóng, sông kích thích ở con người sự mơ
mộng và ước muốn phiêu lưu. Ngày xưa, sông thường là nơi trầm mình của những số
29
phận nhiều ẩn ức, để lại quá khứ trên bờ để biệt xứ li hương. Sông bí ẩn và sông biến
thiên nên nó trở thành biểu tượng cho dòng đời vô định.
Từ bản chất vật lí của nước – sông là khối chất lỏng trong suốt, có thể nhìn
thấu và xuyên qua, sông cũng có thể xóa nhòa, tràn lấp và che dấu vào trong lòng nó
rất nhiều bí ẩn. Sông có khả năng đóng khép và lưu giữ, làm biến mất vật rơi vào
trong lòng nó. Sông cũng có khả năng phản chiếu. Dường như dưới dòng chảy sâu kín
ấy là một đối xứng với lòng người u uẩn. Tâm lí con người khi gặp uẩn ức thì luôn
xuất hiện nhu cầu đối diện, soi mình và đôi khi chiếu xạ những uẩn ức ấy vào những
sự vật trong tự nhiên. Sông có khi lại là sự giải thoát vĩnh viễn, sông giải thoát con
người, mở ra một cõi sống khác, hay một ước mơ duy trì cuộc sống vĩnh viễn. Chảy
xuống từ trên cao, quanh co qua những thung lũng, biến mất trong những hồ và biển,
dòng sông tượng trưng cho đời người và chuỗi liên tiếp những mong ước, những tình
cảm, những ý định và thiên hình vạn trạng những bước ngoặt của chúng (Dẫn theo
[2]).
“Sông” trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là một biểu tượng đẹp. Sông là hình ảnh
gần gũi với con người không chỉ nằm ở khía cạnh địa lí mà còn trong cả tâm hồn.
Thường thì mỗi khi nhắc đến sông người ta thường nghĩ đến những suy nghĩ tốt, sông
đem lại cho con người những ước mơ thoát dòng và chính dòng sông quấn quanh cuộc
sống của con người. Trong Trịnh Công Sơn, ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật ,
đề cập khá nhiều về những nỗi ám ảnh của nhạc sĩ Trịnh, và sông cũng là một trong
những ám ảnh của ông. Trịnh Công Sơn từng thổ lộ: “Những ngày mệt mỏi, tôi
thường tìm về bên một dòng sông – nơi thành phố của quá khứ”, và “Ngồi bên dòng
sông, nhiều đêm tôi nghe ra những đổi thay quá lớn” [23,101-102]. Sông là nơi Trịnh
Công Sơn gửi gắm những tâm sự sâu lắng của mình, và dòng sông cũng là nhân chứng
cho những đổi thay của cuộc đời và lòng người.
Với biểu tượng Sông, trong tổng số 127 ca khúc, Sông xuất hiện ở 43 ca khúc
chiếm tỉ lệ 33,9%. Trong ca từ Trịnh Công Sơn, Sông xuất hiện với các biến thể kết
hợp trên ngữ đoạn lời ca như: sông – thương đau, sông – hấp hối, sông – âm thầm,
sông – nằm lạnh, sông – bão tố, sông – nhớ, sông – mơ, sông – ngủ sâu, sông mang
tin buồn, sông – qua đời,… đều hàm ý về những thân phận long đong, sầu muộn, lụi
30
tàn. Khi xuất hiện trong các biến thể kết hợp: ngồi bên sông, tìm trên sông, tìm về
sông, … cho thấy sông như là điểm hẹn tìm về khi lòng gợn những ưu tư, muộn phiền.
Có lần sông xuất hiện trong một ngữ cố định Sông cạn đá mòn thể hiện sự bất biến
của lòng người trong sự thay đổi thiên hình vạn trạng của thiên nhiên.
Những không gian cuộc đời nhiều khi quá chật hẹp và làm con người cảm thấy
bí bức. Chính những lúc đó sông cho con người một lối thoát. Sông sẵn sàng nghe
những lời tâm sự của người, và chở những mơ ước đi xa. Có những lúc sông nâng ước
mơ của con người lên cao, dường như sông chính là biểu tượng về một người bạn gần
hơn là người có thể tin cậy. Sông là biểu tượng về sự bồi đắp và nuôi dưỡng. Và khi
những ước mơ của con người được sông đưa lên cao, sông quả thật đã dìu dắt con
người giữa cuộc thênh thang trời đất:
Những dòng sông nối đôi tay liền với biển khơi ... / Con sông là thuyền / mây
xa là buồm / Từng giọt sương thu hết mênh mông
(Bốn mùa thay lá)
Không những thế sông còn mở rộng không gian cho con người.Và khi đó nó
dìm chết một ngày của đời người trong vũng không gian ấy.
Dòng sông nắng cho bờ bến rộng... / Một dòng sông chở ngày hấp hối
(Vàng phai trước ngõ)
Dù sao đi nữa, sông và con người vẫn gần như luôn cần có nhau. Bởi vì, hai
thực thể đó, có lẽ đã là chiếc bóng của nhau. Sông đã giữ gìn hình ảnh của con người
trong chính nó. Và con người không phải vẫn luôn mang trong lòng mình một dòng
sông hay sao? Một dòng sông êm đềm hay một dòng nước cuồn cuộn chảy. Để con
người nghe ra những tiếng thời gian. Thế nên, nếu có một lần nào đó người bỏ đi,
dòng sông kia còn lại gì?
Người ra đi bến sông nằm lạnh / Này nhân gian, có nghe đời nghiêng?
(Có nghe đời nghiêng)
Chính vì sông là nguồn an ủi, là nơi ôm ấp những thiết tha, đau đớn của ta, là
nơi rửa sạch những vết thương mà ta có thể bắt gặp giữa đời này, Trịnh Công Sơn (và
cả người nữ của anh) thường tìm về với sông để kể lể, hỏi han.
31
Bởi lẽ ấy, rồi người lại trở về.Sông ôm ấp, gìn giữ và chở đi xa những mơ ước
hay những dấu buồn đau của con người. Biểu tượng “sông” trong sáng tác Trịnh Công
Sơn thật sự đẹp.
Dường như bão qua dòng sông nước lên / Đời không có mưa mà vẫn ướt mềm
(Gần như niềm tuyệt vọng)
Tìm lại trên sông những dấu hài
(Đóa hoa vô thường)
Một dòng sông sâu chở hồn thương đau
(Em đi trong chiều)
Ngoài hình ảnh của “sông” , trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn còn mang
đậm hình ảnh “núi”.
2.1.1.2. Biểu tượng “Núi”
Núi theo nghĩa từ điển là danh từ, chỉ “Địa hình lồi, sườn dốc, nổi cao lên trên
mặt đất, thường cao trên 200m. Leo núi. Mặt trời khuất sau núi. Núi đá. Miền núi.
Chất cao như núi” [14,955].
Núi là biểu tượng gốc nảy sinh từ mẫu gốc Bầu trời. Núi đã đi vào tâm thức
công đồng và trở thành một biểu tượng trong văn hóa nhân loại. Với đặc điểm cao,
thẳng đứng, gần trời, núi tham gia vào hệ biểu tượng của cái siêu tại, siêu phàm. Ý
nghĩa tượng trưng của núi có nhiều mặt: nó vừa là chiều cao, vừa là điểm trung tâm,
vừa thể hiện cho quyền năng và quyền thế siêu việt.
Trung Quốc coi núi là tượng trưng nguyên thủy của tổ quốc. Trong vũ trụ quan
của tổ tiên người Trung Quốc, núi chiếm địa vị tương tự với địa vị thống trị của
Hoàng đế trong dân gian. Người Trung Quốc coi hiện tượng sập núi như là sự tượng
trưng cho sự ra đi của một Hoàng đế.
“Theo Luc Benoist, núi là hình mẫu tự nhiên của mọi kiến trúc, biểu tượng của
tâm mà một trong các hình ảnh nguyên thủy là chiếc cột trụ trong Phật giáo, chiếc cột
của Hermes, đá thiêng của người Sémite, đá đài thời đồ đá mới, Omphalos Hi Lạp,
Linga của người Hindu, cột tháp đá Ai Cập,… Mọi công trình xây dựng như đền thờ,
cung điện, thành phố, đô thị, … đều là tâm của một thế giới, và thế giới đó hẳn phát
32
triển như phôi người, tức từ tâm ra, tâm là điểm tiếp nối của các ảnh hưởng từ sáu
hướng của không gian” [5,42].
Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Jean Chevalier và Alain
Gheerbrant, Núi vừa là chiều cao, vừa là điểm trung tâm. Với tính cách là trung tâm
của những hiện tượng hiển linh trong khí quyển và rất nhiều sự tích thần hiện, núi là
biểu hiện của cái bản thể biểu hiện. Núi là nơi trời và đất gặp nhau, là nơi ở của thánh
thần, và là điểm cuối cùng của con đường đi lên của con người. Việc leo lên núi được
hình dung như là việc đi lên Trời, như là phương tiện để bước vào mối quan hệ với
thần linh, trở về với khởi nguyên. Các Hoàng đế Trung Hoa làm lễ tế trời trên đỉnh
núi; Moise đón nhận các bản thập giới trên đỉnh núi Shinai; Thần Civa – Maheshvara
thường xuyên hiện xuống trên đỉnh núi ba – phnom, Các vị tiên đạo giáo trên đỉnh núi
bay về trời” [2,669].
Ngoài ra, hai tác giả của cuốn từ điển này còn cho rằng “Núi cũng thể hiện khái
niệm về tính ổn định, bất di bất dịch và đôi khi cả về tính thanh khiết. Theo người
Sumériens, núi là khối nguyên sơ chưa phân hóa, là quả trứng thế giới, là nguồn sinh
ra vạn vật. Trong hội họa cổ điển Trung Hoa, núi đối lập với nước như dương với âm,
như trạng thái bất di bất dịch đối lập với trạng thái vô thường. Trạng thái thứ nhất
thường thể hiện bằng hòn núi đá.Trạng thái thứ hai bằng dòng thác. Trong Kinh
Thánh, núi còn gợi biểu tượng về sự an toàn” [2,701]. Núi còn được coi là tượng trưng
cho quyền thế và tham vọng của loài người.Người Ả rập cho rằng núi là tâm điểm của
thế giới, là cái rốn của vũ trụ. Một đỉnh núi vươn lên trời cao còn tượng trưng cho nơi
cư ngụ của thần mặt trời.
Trong ca từ Trịnh Công Sơn, những ca khúc có chứa hình ảnh núi là 27/127
bài, chiếm tỉ lệ 21,2%. Núi xuất hiện trong ca từ của Trịnh Công Sơn với những biến
thể đồng nghĩa Hán Việt, chẳng hạn như: Non, nghĩa từ điển cũng là Núi, thường dùng
trong phạm vi văn chương. Lội suối trèo non. Non xanh” [14,945]; xuất hiện ở dạng
biến thể từ vựng gần nghĩa như Đồi, “dạng địa hình lồi, có sườn thoải, thường không
cao quá 200m. Ngọn đồi trọc, Đồi chè” [14,440]; và Đèo, “chỗ thấp và dễ vượt qua
nhất trên đường giao thông đi qua các đỉnh núi. Trèo đèo lội suối.Qua đèo” [13,401].
Biến thể đồng nghĩa “Non” thường được Trịnh Công Sơn thể hiện trong những ca
33
khúc Thân phận ca để làm tăng thêm sắc thái trang trọng, cổ điển cho lời ca của mình.
Núi cũng tồn tại các biến thể từ vựng như: chân núi, chân đồi, đầu núi, đầu
non, cuối đèo,… để cụ hóa các không gian tâm trạng; xuất hiện ở dạng biến thể kết
hợp ngay trong mối quan hệ nội bộ của từ: núi non, đồi non, non ngà,… để nhấn mạnh
vào tính vững chãi của núi. Các biến thể kết hợp chủ yếu của Núi trên trục ngữ đoạn
của lời ca rất tản mát: lên núi tìm, núi đầy mồ, lên núi nằm, núi đợi chờ, về bên kia
núi,... Các biến thể kết hợp chủ yếu của "núi" khi đi vào ngôn ngữ lời ca trên trục ngữ
đoạn rất tản mát: lên núi tìm, núi đầy mồ, lên núi nằm, núi...đợi chờ, về bên kia núi,...
nó chủ yếu diễn tả tâm trạng của nhạc sĩ khi nói về niềm đau thân phận trong cảnh
chiến tranh loạn lạc, dự cảm về cái chết, hoặc mặc cảm của trái tim đau đớn vì yêu.
Núi từ ý nghĩa bản thể, từ những giá trị biểu trưng trong kí tích văn hoá, khi đi vào ca
từ Trịnh Công Sơn, nó đã được tái tạo lại, mang một ý nghĩa mới mẻ: biểu tượng cho
sự vững chãi, an toàn, là "Điểm hẹn trăm năm" của đời người. Và với mỗi biến thể
trên trục hệ hình và biến thể kết hợp trên trục ngữ đoạn của lời ca, biểu tượng "núi" lại
mang một ý nghĩa biểu trưng riêng khi tương tác với các yếu tố ngôn ngữ trên trục
tuyến tính của ngôn từ.
Hình ảnh núi trước hết là nơi quy tụ một phần của đời người, điểm hẹn gặp của
những kiếp người không may mắn:
Khi đất nước tôi thanh bình / Tôi sẽ đi thăm / Tôi sẽ đi thăm, nhiều nghĩa địa /
Đi xem mộ bia nhiều như nấm / Khi đất nước tôi không còn chiến tranh / Mẹ già lên
núi tìm xương con mình.
(Tôi sẽ đi thăm)
Chỉ trong vài ca từ mang hình ảnh “núi” đã gợi lên cho người đọc cả một
trường liên tưởng gợi đến cảnh u ám, chết chóc, những từ ngữ cùng trường nghĩa miêu
tả cõi chết đồng loạt xuất hiện: nghĩa địa, mộ bia, xương... đi kèm hư từ "nhiều" đã
nhấn mạnh về số đông, mang tính đồng loạt. Với Trịnh Công Sơn, cái đích của các
cuộc kiếm tìm di hài là "lên núi". Núi là nơi hẹn gặp của con người khi tìm về với bản
thể:
34
Một ngàn năm nô lệ giặc tàu / Một trăm năm nô lệ giặc tây / Hai mươi năm nội
chiến từng ngày / Gia tài của mẹ một rừng xương / Gia tài của mẹ một núi đầy mồ.
(Gia tài của mẹ)
Thứ hai, núi còn là một điểm hẹn. Một điểm hẹn trăm năm, khi con người dù
như một ngọn gió kia, đã thấy mệt mỏi với đôi cánh lang thang của mình:
Cuồng phong cánh mỏi / Về bên núi đợi / Ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay.
(Chiếc lá thu phai)
Chợt như xác thân không còn / Tưởng mình như là cơn gió / Về chân núi thăm
nấm mồ.
(Lời thiên thu gọi)
Tôi như là người ngồi trong đêm dài / nhìn tôi đang quá ngậm ngùi ... / Một
hôm buồn lên núi nằm xuống.
(Tự tình khúc)
Như đã nói ở trên, núi là điểm hẹn. Núi là biểu tượng của một nơi xa xôi,
hoang vắng, là một chốn cao và xa, thoát khỏi cuộc đời lắm mộng ảo, nhiều phiền tạp
và bụi bặm này. Và núi cũng là một cứ điểm bền vững để người nhạc sĩ lui về cố thủ
trong những lúc mệt mỏi với cuộc đời. Thế nhưng, đó có phải thực sự là nơi mà con
người có thể lui về để kiếm tìm sự thực? Hay nó cũng vẫn nằm trong một cuộc mộng
lớn hơn giữa chốn thiên thu này:
Một chiều núi bỗng mang thân cánh đồng / thì cùng dòng nước khóc giùm
(Một lần thoáng có)
Núi, như thế, chưa hẳn là một cứ điểm bền vững. Nhưng nó vẫn cứ là một biểu
tượng của cuộc hẹn hò trăm năm trong lòng Trịnh Công Sơn.
Trong một ca khúc khác, biến thể kết hợp "chân núi" trong quan hệ tương tác
với "nấm mồ", "thiên thu"... đã cho thấy "Núi" còn là điểm hẹn cho sự gặp gỡ tâm
linh. Ta bắt gặp một Trịnh Công Sơn trong một dáng vẻ siêu thoát, có cái gì đó mang
đậm ý vị của Thiền. Một trạng thái "mơ hồ" đầy chất triết học, hồ nghi chính sự hiện
hữu của mình. Rõ ràng là mình đang tồn tại bằng xương bằng thịt mà lại luôn cảm
35
nhận thấy sự hư vô của chính mình qua "cơn gió", thấy thấp thoáng trước mắt tiếng
gọi của một cõi "thiên thu":
Lòng tôi có khi mơ hồ / Tưởng mình đang là cơn gió / Về chân núi thăm nấm
mồ / Giữa đường trưa có tôi bơ phờ / Chợt tôi thấy thiên thu là một đường không bến
bờ
(Lời thiên thu gọi)
Từ ý nghĩa bản thể và những biểu trưng văn hóa chung của nhân loại, Núi đi
vào ca từ Trịnh Công Sơn đã được tái tạo lại, mang những nét nghĩa mới mẻ: biểu
trưng cho sự vững chãi, an toàn, và đặc biệt đây là “Điểm hẹn trăm năm” của đời
người – núi là nơi trở về. Khi tương tác với các yếu tố ngôn ngữ trên trục tuyến tính
cũng với những biến thể trên trục hệ hình, biểu tượng Núi lại mang một ý nghĩa riêng.
2.1.2. Sự tƣơng tác giữa cặp đôi biểu tƣợng Sông – Núi
Sông và Núi đều là những biểu tượng gốc trong văn hóa nhân loại.Và văn hóa
phương Đông, trong đó có cả Việt Nam, hai biểu tượng này cũng có mối liên hệ, gắn
bó mật thiết. Từ Hán Việt giang sơn là đại diện chỉ về đất nước, Tổ quốc. Đã từ rất
lâu, hình ảnh cặp đôi “ sông – núi” đã ăn sâu trong tâm thức người Việt. Từ huyền
thoại xưa kia, trong lịch sử của dân tộc Việt Nam hình ảnh của mẹ Âu Cơ và cha Lạc
Long Quân chẳng phải là hiện thân của hình ảnh sông – núi đó sao. Đi cùng sự phát
triển của lịch sử, hình ảnh sông và núi luôn luôn hiện diện trong mọi đời sống của con
người. Từ những ngọn núi cao hùng vĩ hay những con sông dài thẳng tắp trĩu nặng
phù sa vốn đã in sâu trong mỗi con người, không chỉ trong cuộc sống mà ngay cả các
lĩnh vực nghệ thuật như âm nhac, thơ ca, hội họa đều được nhắc tới rất nhiều.
Với âm nhạc của Trịnh Công Sơn cũng vậy, hình ảnh về cặp đôi sông – núi
được ông sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm và nó trở thành một cặp tương tác
biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Trong ca từ Trịnh Công Sơn, hai biểu tượng Sông - Núi xuất hiện với tần số
cao, và sự tương tác giữa chúng thể hiện trên ba chiều quan hệ: quan hệ tương sinh,
quan hệ đối xứng và qua hệ đồng quy. Đây chính là một trong những cặp đôi tương
tác mang lại nhiều giá trị nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.
36
2.1.2.1. Quan hệ đối xứng
Cùng một xuất phát điểm, biểu tượng Sông và Núi trong văn hóa nhân loại đi
vào ca từ Trịnh Công Sơn bị đẩy về hai thái cực, chúng không ngừng soi chiếu vào
nhau, đối xứng tựa như hình và bóng. Đây là kiểu tương tác có giá trị sản sinh ý nghĩa
liên hội mới mẻ, độc đáo nhất trong ca từ của Trịnh, đồng thời tạo ra ý vị quấn quyện,
xuyên thấu, đượm chất triết lí trong ca khúc của ông.
Đời người là một cơ số của những “hội ngộ rồi chia li”, sống và gặp gỡ rồi yêu
mến nhau là những “tin vui” diệu kì, để có lúc chúng ta cảm thấy mình không đơn
độc. Thế nhưng, cuộc sống cũng mang trong mình tính nhị nguyên, “trong gặp gỡ đã
thấy mầm li biệt”, có hẹn mà không gặp, có gặp cũng không thành, những cuộc tình lỡ
làng, mà ở đây không chỉ là tình yêu lứa đôi. Điều còn lại không gì hơn vết thương
lòng cần xoa dịu. “Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”. Con người luôn
muốn gần gũi thiên nhiên cả trong tâm trạng đớn đau hay hạnh phúc, thiên nhiên với
sự vĩ mô của nó mới đủ sức thấu hiểu tâm lí con người. Nhất là trong những lúc bi
quan tuyệt vọng đến cùng cực, chính thiên nhiên là nguồn an ủi lớn lao, sâu sắc nhất
cho con người. Với đặc tính chuyển dời của sông và sự vững bền của núi trong văn
hóa nhân loại, khi đi vào trong ca khúc Trịnh Công Sơn, Sông và Núi trong quá trình
tương tác đã hình thành những ý nghĩa biểu trưng mới.
Sông với khả năng đóng khép và lưu giữ, là nơi ngưng đọng những nét đẹp tinh
tế của tâm hồn con người. Trong giây phút “tìm tình” thuở ban đầu, lúc tình còn
nguyên sơ và tinh khôi như giấy mới, thì tình yêu thánh thiện ấy cũng để lại những
dấu ấn bên dòng sông: “Tìm em tôi tìm / Nhủ lòng tôi ơi / Tìm đêm chưa từng / Tìm
ngày tinh khôi / Tìm chim trong đàn / Ngậm hạt sương mai / Tìm lại bên sông / Những
dấu hài” (Đóa hoa vô thường)
Dòng chảy vốn mang trong mình tính chất động, luôn luôn biến thiên, lưu
chuyển, chảy trôi và bôi xóa. Sông là nơi chứng kiến sự vô thường của cuộc đời và sự
phai phôi của lòng người. Sông là biểu hiện cho sự chảy trôi của thời gian: “làm con
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAYĐề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmjackjohn45
 

What's hot (20)

Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAYYếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
 
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAYĐề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
 
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAYLuận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 

Similar to Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn

Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxhiutrn809713
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênnataliej4
 
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Thế Giới Tinh Hoa
 

Similar to Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn (20)

Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn của cổ mẫu, HAY
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn của cổ mẫu, HAYLuận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn của cổ mẫu, HAY
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn của cổ mẫu, HAY
 
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gianLuận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam BộLuận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
Cơ sở lí luận cơ bản và hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng.docx
Cơ sở lí luận cơ bản và hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng.docxCơ sở lí luận cơ bản và hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng.docx
Cơ sở lí luận cơ bản và hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng.docx
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Lele
LeleLele
Lele
 
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn:  Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana YoshimotoLuận văn:  Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
 
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana YoshimotoLuận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
 
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
 
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt NamLuận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn

  • 1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tương tác là một thao tác thường xuyên trong đời sống hằng ngày của con người. Trong văn học nghệ thuật, tương tác được xem là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, nhằm phát hiện ra được những sự khác biệt nổi trội nhất giữa sự vật hiện tượng. Với sự phân biệt giữa khái niệm “ngôn ngữ” và “lời nói” của nhà ngôn ngữ Ferdinand de Saussure, bắt đầu từ đây, đối tượng của ngôn ngữ học không chỉ là ngôn ngữ trong cấu trúc tĩnh mà còn ở tính ngôn ngữ trong cách kết hợp, sử dụng của mỗi cá nhân. Tương tác biểu tượng là một biểu hiện đặc trưng ở bình diện nói năng, phản ánh tính đa dạng của chức năng ngôn ngữ và là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học lời nói. Cần phải thấy thêm rằng sự khởi nguồn của thuyết tương tác biểu tượng nổi lên từ truyền thống triết học dụng hành Mĩ. Cách tiếp cận này được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trong các bài viết của các nhà tư tưởng Charles S. Pierce, William James và John Dewey (1859-1925), nhằm thách thức thế giới quan cơ học và những giả định nhị nguyên của thuyết duy lí cổ điển, vốn là triết học đã ngự trị tư tưởng Tây phương từ thế kỷ 17. Do vậy, việc nghiên cứu tương tác biểu tượng trong sáng tạo của một cá nhân thuộc lĩnh vực nghệ thuật được đặt nền tảng trên sự phối hợp lí thuyết liên môn và liên ngành bao gồm cả phong cách học, kí hiệu học và triết học tâm lí. Hiện nay, có nhiều tác giả đã đi vào tìm hiểu đối tượng này trong ngữ liệu tác phẩm nghệ thuật và đã thu được nhiều kết luận có giá trị. Những kết quả đó đã chứng minh tầm quan trọng của việc nghiên cứu tương tác biểu tượng trong tác phẩm văn học nghệ thuật, trở thành một xu hướng nghiên cứu mới mẻ thu hút sự quan tâm của các học giả khoa học hiện nay. 1.2. Từ ngàn xưa âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi đời sống của mỗi con người, riêng bản thân âm nhạc đem lại cho chúng ta những thú vị về cảm xúc, về đời sống tinh thần qua những ca từ du dương của từng dòng nhạc. “Tình khúc Trịnh Công Sơn”, “Những bài ca đi cùng năm tháng” hay “Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những
  • 2. 2 giấc mơ đời hư ảo...” là những từ ngữ mà người ta thường hay dùng khi nhắc đến cái tên Trịnh Công Sơn – người nhạc sĩ cùng những ca khúc vượt thời gian, du dương, da diết, như ru con người ta đi vào giấc ngủ để chiêm nghiệm, để yêu thương tha thiết. Nhắc đến Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ tạo dựng được cho mình một hình ảnh độc lập bởi ca từ trong từng ca khúc và bởi giai điệu mang tên Trịnh Công Sơn, người ta vẫn thường gọi ông cùng với các ca khúc của ông bằng tên gọi bình dị “Nhạc Trịnh”. Là “tên mục đồng lãng du của thời đại”, Trịnh Công Sơn được xem là một trong những nhạc sĩ viết lời ca hay nhất. Nhạc ngữ Trịnh rất mới và điều làm nên cái mới lạ của con người Trịnh Công Sơn phần chính là nhờ vào vẻ đẹp của ca từ và các biểu tượng ngôn ngữ, bởi qua đó ta có thể thấu hiểu tường tận thế giới quan, nhân sinh quan và những triết lí sống của người nghệ sĩ này. Ca từ Trịnh Công Sơn có thể nói là nơi chứa đựng một số lượng khá nhiều các biểu tượng thành một hệ thống và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Chính sự tương tác đặc sắc ấy đã hấp dẫn và lôi cuốn hàng triệu trái tim người đọc. Để nhận xét về mối quan hệ giữa ca từ và âm nhạc của Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Văn Cao từng viết: “Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ, hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim...” [19] và nếu đi sâu hơn vào các khía cạnh tu từ trong tác phẩm Trịnh Công Sơn, nhà phê bình Đặng Tiến từ Paris trong một bài viết mới đây có nêu lên đặc điểm rằng: “lời ca ấy sử dụng nhiều hình ảnh, biểu tượng bị xé lẻ, đi thẳng vào tâm tưởng người nghe, mà không đòi hỏi họ phải hiểu nghĩa chính xác” [19]. Tìm hiểu tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn, chúng ta có thể khái quát lên những kết luận có giá trị về hiệu quả của nó trong biểu hiện nội dung nghệ thuật và trong việc hình thành phong cách nghệ thuật của tác giả. Tuy phần ca từ “Nhạc Trịnh” nói chung và tương tác biểu tượng trong ca từ của Trịnh Công Sơn là một trong những nhân tố đặc biệt nhưng đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về mảng đề tài này một cách đầy đủ và sâu sắc. 1.3. Lựa chọn thực hiện đề tài Tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn, chúng tôi muốn thông qua việc xác định, phân tích, đi sâu vào nghiên cứu bản chất cũng như ý nghĩa biểu trưng và mức độ khái quát của từng biểu tượng, và đặc biệt là mối quan hệ tương tác giữa chúng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Từ đó đề tài
  • 3. 3 mong muốn những kết quả đạt được sẽ có thể góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về quan niệm nghệ thuật của nhạc sĩ về con người, về tình yêu và cõi thế. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu biểu tƣợng Kí hiệu học có rất nhiều phân ngành nhỏ, và việc nghiên cứu biểu tượng được rất nhiều các học giả quan tâm. Để có thể hiểu cách thức hình thành, lối xếp đặt, cũng như cách giải thích các biểu tượng không chỉ là nhiệm vụ của ngành kí hiệu học, ngôn ngữ học mà còn có sự đóng góp khoa lịch sử các nền văn minh và tôn giáo, khoa văn hóa nhân chủng học, khoa phê bình nghệ thuật, khoa tâm lí học, y học,… Các học giả không chỉ nghiên cứu về biểu tượng trong tôn giáo mà còn nghiên cứu biểu tượng của giấc mơ, biểu tượng trong các ngành nghệ thuật, những biểu tượng y học, biểu tượng thiên văn học (chiêm tinh), biểu tượng kinh tế, biểu tượng chính trị,… Bởi sự hình thành thú vị và cách giải thích không bao giờ theo khuôn mẫu nên biểu tượng có sức hấp dẫn riêng. Chính thế, nhà phân tâm học Thụy Sĩ Carl Gustav Jung trong tác phẩm Thăm dò tiềm thức(Dẫn theo [26]) đã mất một nửa thế kỉ để nghiên cứu các biểu tượng tự nhiên, ông kết luận rằng: nếu chịu khó tìm hiểu, giấc mơ và biểu tượng giấc mơ đem lại cho chúng ta sự hiểu biết quý giá. Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (Dictionnaire des symbols) [2] của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã tập hợp và giải thích ý nghĩa các biểu tượng của thế giới thuộc các lĩnh vực khác nhau và bao quát được nhiều khu vực văn hóa trên thế giới liên quan đến các phương diện: dân tộc học, xã hội học, tâm lí học, thần thoại học, tôn giáo học,… Ngoài ra còn có một số cuốn từ điển khác cũng đề cập đến các biểu tượng chung của thế giới như: Adictionary of symbols (Tom Chetwynd), Diccionario de symbolos (Eduardo Cirlot), The migration of symbols (Goblet d’ Alviella),… Ngoài ra sức hút của biểu tượng cũng được tiểu thuyết gia Dan Brown thể hiện qua những sáng tác gây nhiều tiếng vang: Mật mã Da Vinci (The Da Vinci code), Pháo đài số (Digital Fortress), Thiên thần và ác quỷ (Angels and demons), Biểu tượng đánh mất (The lost symbol). Các tác phẩm này có một sức hấp dẫn lớn bởi những bí ẩn được tạo ra từ các biểu tượng Cơ đốc giáo.
  • 4. 4 Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề biểu tượng: Kíhiệu học – một số vấn đề cơ bản (Nguyễn Đức Dân) (Dẫn theo [26]), Tín hiệu và biểu trưng trong tác phẩm Cuộc sống ở trong ngôn ngữ (Hoàng Tuệ) [22], Ý nghĩa biểu trưng của các con số trong tiếng Việt (Đỗ Thị Hồng Nhung) (Dẫn theo [26]), Biểu tượng nước trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Thị Hồng Ngân) (Dẫn theo [26]), Tìmhiểu những nhân tố tác động đến ý nghĩa của biểu tượng (Nguyễn Thị Ngân Hoa) (Dẫn theo [26]), Biểu tượng nước trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Thị Hồng Ngân) (Dẫn theo [27]), Nhân học biểu tượng và các tiếp cận lí thuyết trong nhân học biểu tượng (Đinh Hồng Hải) (Dẫn theo [27]), Biểu tượng “nước” trong thơ ca dân gian và thơ ca hiện đại các dân tộc ít người (Nguyễn Thị Thanh Lưu) (Dẫn theo [27]).Trên trang web thegioidienanh.vn cũng có đăng bài Một số biểu trưng trong phim Việt Nam ở nước ngoài. Trịnh Công Sơn - Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật của tác giả Bùi Vĩnh Phúc được xem là cuốn sách xuất sắc nói về ca từ trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Trong tập sách này, tác giả sử dụng phương pháp xếp chồng văn bản (superposition) và liên-văn-bản (intertextuality), với những phân tích thi pháp học, để phát hiện các ám ảnh nghệ thuật trong sáng tác của Trịnh Công Sơn: Ám ảnh chiến tranh, Ám ảnh về sự cô đơn, Ám ảnh về sự phụ rẫy, Ám ảnh về những nhắc nhở của cuộc đời, của thiên nhiên, Ám ảnh về Cuộc-Chia-Tay-Lớn, Ám ảnh thân phận, Ám ảnh từ sự tự mâu thuẫn và giằng xé, Ám ảnh từ sự gắn bó với một người nữ, Ám ảnh về cái vô thường của cuộc đời. Qua hơn 330 trang, tác giả dành một tỷ lệ thích đáng để viết về thời gian nghệ thuật trong tâm thức nhạc sĩ qua nhiều ca khúc, cũng như không gian nghệ thuật bao gồm: trời đất, núi sông, biển sóng, mây, mưa, nắng, mặt trời, mặt trăng, rừng và phố của Trịnh Hầu hết các nghiên cứu trong nước cũng đi đến nhận định cho biểu tượng không phải là một cái bình chứa đựng những giá trị khô cứng, cũ mòn của thời quá khứ. Nó là một sinh thể sống động, vừa già nua, vừa trẻ trung bởi sự hàm kết các giá trị truyền thống đã được định hình và sự đắp bồi các giá trị tươi mới.
  • 5. 5 2.2. Lịch sử nghiên cứu tƣơng tác biểu tƣợng Với tư cách là một viễn tưởng xã hội học riêng biệt, thuyết tương tác biểu tượng nổi lên từ truyền thống triết học dụng hành Mỹ. Cách tiếp cận này được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trong các bài viết của Charles S. Pierce, William James và John Dewey (1859-1925). Các nhà tư tưởng này đã thách thức thế giới quan cơ học và những giả định nhị nguyên của thuyết duy lí cổ điển, vốn là triết học đã ngự trị tư tưởng Tây phương từ thế kỷ 17. Trong cuốn sách nổi danh Mind, Self, and Society/ Tâm thức, bản ngã và xã hội (1934) (Dẫn theo [27]), Mead đã khơi nguồn cảm hứng cho sinh viên Herbert Blumer–người trở thành một nhà xã hội học kiệt xuất, người đấu tranh cho những công lao và tính khả dụng của các lí thuyết của Mead đối với phân tích xã hội học. Cuốn sách có nhan đề Symbolic Interactionism/ Thuyết tương tác biểu trưng (1969) (Dẫn theo [27]) là công trình tập hợp một số bài viết của Blumer, sử dụng và bàn rộng thêm những ý niệm của Mead. Tác phẩm được thừa nhận như là phát ngôn cho viễn tưởng về thuyết tương tác biểu tượng. Blumer cùng đồng nghiệp của mình là Everett Hughes có một sự ảnh hưởng quan trọng đến một nhóm sinh viên mà ông đào tạo tại trường Đại học Chicago những năm 40, 50. Nhóm người này, gồm cả một số học giả trứ danh như: Howard Becker, Erving Goffman, và Anselm L. Strauss, đã phát triển hơn nữa viễn tưởng thuyết tương tác biểu trưng. Blumer đưa ra 3 tiền đề trung tâm và chúng đã cung cấp phần cốt lõi cho viễn tượng lí thuyết của họ. Blumer nhấn mạnh rằng các nghĩa của sự vật phái sinh từ và xuất hiện thông qua sự tương tác xã hội. Con người biết được các sự vật có nghĩa gì khi họ tương tác với nhau. Khái niệm lí thuyết tương tác biểu trưng là quan điểm cho rằng các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp của người khác mà đọc và lí giải chúng. Theo khái niệm thì chúng ta luôn tìm được những ý nghĩa gán cho mỗi hành động cử chỉ đó tức là các biểu tượng. Chỉ khi chúng ta đặt mình vào vị trí của đối tượng tương tác, ta mới có thể hiểu hết ý nghĩa của những phát ngôn, những cử chỉ, hành động của họ. Ngôn ngữ nói và viết được xem là hệ thống biểu tượng quan trọng bậc nhất của lí thuyết tương tác biểu tượng.
  • 6. 6 Và chính các tác giả C.S.Peice, W.Jame, John Dewey,… là những người đã đưa ra môt định hướng nghiên cứu mới: Sự tương tác biểu tượng trong phạm vi các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Theo đó, sự tương tác biểu tượng trong một tác phẩm văn học được hiểu là mối quan hệ tác động qua lại giữa hệ thống các biểu tượng nhà văn sử dụng. Các kiểu kết hợp, quan hệ khác nhau của các biểu tượng sẽ tạo ra những ý nghĩa khác nhau, và phụ thuộc vào tài năng sáng tạo, sự trải nghiệm đời sống mang đậm dấu ấn cá nhân của từng chủ thể. Ở Việt Nam, số công trình khoa học nghiên cứu về lí thuyết tương tác biểu tượng không nhiều. Người viết chủ yếu tìm thấy những bài dịch về lí thuyết tương tác biểu tượng (biểu trưng) của tác giả Đinh Hồng Phúc từ những công trình khoa học của các tác giả nước ngoài (Gary Alan, FineKent Sandstrom). Ngoài ra, người viết còn tìm thấy một công trình khoa học Tìm hiểu về lí thuyết tương tác biểu tượng(Dẫn theo [27]) của tác giả Trần Huy Cường, trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, công trình Tương tác biểu tượng trong diễn ngôn truyện kể (Nguyễn Thị Ngân Hoa), Tương tác biểu tượng trong tiểu thuyết ngàn cánh hạc (Y. Kawabata) (Dẫn theo [27]) của tác giả Lê Thị Thanh Huyền và Giá trị của sự tương tác biểu tượng trong tác phẩm văn chương (Đoàn Tiến Thuật) ra đời đã đánh dấu thật sự một hướng nghiên cứu mới về tương tác biểu tượng trong văn học nghệ thuật ở Việt Nam, khẳng định sự tương tác đó có thể là theo hướng tương đồng hay đối lập, nhưng tựu trung lại nó giúp làm cho ý nghĩa của các biểu tượng phát triển, từ đó mà làm giàu giá trị nội dung và nghệ thuật cho tác phẩm. 2.3. Lịch sử nghiên cứu Trịnh Công Sơn Trịnh Công Sơn là một hiện tượng hiếm gặp. Nhạc Trịnh Công Sơn tồn tại như một dòng nhạc độc lập bên cạnh những dòng khác như Nhạc cách mạng, Nhạc thính phòng, Nhạc tiền chiến, Nhạc dân ca, Nhạc trẻ,… trong đời sống âm nhạc Việt Nam hiện nay. Lần đầu tiên đến với công chúng năm 1958, nhạc Trịnh chiếm được tình cảm của đông đảo công chúng ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, mọi giới. Người Việt tìm đến nhạc Trịnh với sự đồng cảm sâu sắc bởi nhạc của ông là tiếng nói tha thiết của quê hương, tình yêu và thân phận. Qua con đường âm nhạc của Trịnh Công Sơn, chúng ta cảm nhận được một gương mặt Việt Nam trong chiến tranh với những mất
  • 7. 7 mát đau thương và khát khao hòa bình. Trịnh Công Sơn từng xuất hiện trên nhiều tạp chí uy tín của trong và ngoài nước như Time, New York Time, Figaro, Lemonde,… Báo chí Mĩ cũng từng ví ông là Bob Dylan của Việt Nam. Đặc biệt từ khi Trịnh Công Sơn qua đời đã có hàng trăm bài báo rải rác, hàng chục số báo đặc biệt của bạn bè thân hữu gần xa cũng như các công trình nghiên cứu ra đời để tưởng nhớ ông. Có thể nói, bài viết về Trịnh Công Sơn chiếm số lượng lớn, tuy nhiên những công trình thật sự nghiên cứu về ngôn ngữ Trịnh Công Sơn quả không nhiều. Các công trình nghiên cứu của tác giả ngoài nước có thể kể đến như: luận văn tiến sĩ của Yoshi Michiko (Dẫn theo [26]), một nhà nghiên cứu nữ của Nhật Bản, đã dành tất cả đam mê để viết về ca từ của Trịnh và Ca khúc da vàng của ông. Luận văn bảo vệ thành công với đồng loạt các điểm 10 tại ĐH Paris. Tiếp theo là những bài báo, nhận định của những học giả tên tuổi như Mary Heibert (Mỹ) với bài viết Trịnh Công Sơn, người sáng tác và trình diễn ca khúc, một Bob Dylan của Việt Nam ngày 06/05/1993 (Dẫn theo [26]); Patrich Sabatier (Pháp) với bài Kẻ du ca bất khuất – tạp chí Libération năm 1994 (Dẫn theo [26]); Jean Claudepomonti (Pháp) với bài Trịnh Công Sơn, người du ca của Việt Nam trên tạp chí Lemonde số ra ngày 04/04/2001 (Dẫn theo [26]). Và không thể không kể đến những bài báo khác của John Schafer (Mỹ) với Ở xứ người xa xôi nhớ anh Trịnh Công Sơn (Dẫn theo [26]). Những nhận định hầu hết bày tỏ sự yêu mến dành đến Trịnh Công Sơn và sự ảnh hưởng của âm nhạc Trịnh đến tâm hồn người nghe. Đặc biệt là nỗi xúc động sâu sắc trước lời ca của Trịnh. Có thể nói, Trịnh Công Sơn chiếm được một tình cảm đặc biệt ưu ái từ báo chí và giới nghiên cứu ngoài nước. Nhạc ngữ của ông cũng được đánh giá là những tác phẩm nghệ thuật đích thực làm lay động trái tim triệu con người. Ở trong nước, Trịnh Công Sơn được đánh giá là một nhạc sĩ thiên tài mà tên tuổi của ông có ảnh hướng lớn đến đời sống âm nhạc, văn hóa của người Việt Nam. Minh chứng là có hàng trăm bài báo, hàng chục cuốn sách dày dặn viết về ông. Đó là Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, xuất bản năm 2005 [23]. Đây là một tạp bút thể hiện cách cảm nhận về Nhạc phản chiến, Tình ca Trịnh Công Sơn, Khônggian Huế trong nhạc phẩm Trịnh Công
  • 8. 8 Sơncũng những câu chuyện kỉ niệm mà người bạn thân Hoàng Phủ Ngọc Tường có dịp trải qua cùng nhạc sĩ. Tập sách Trịnh Công Sơn-Một nhạc sĩ thiên tài [24] của Bửu Ý là nén tâm nhang được cắm chung vào bình tưởng niệm mà hàng ngàn người đã thắp lên. Bửu Ý đã phát hiện được cách kết hợp từ ngữ và ý nghĩa của nó trong việctạo nên một trường phái ngôn ngữ của riêng Trịnh. Năm 2000, Nhà xuất bản Trẻ cho ra đời tập sách Người hát rong qua nhiều thế hệ với lời tri ân: “Anh trở về trong cát bụi với niềm tiếc thương vô hạn của bạn bè, của người thân và công chúng. Không thể tập hợp hết cảm xúc mà mọi người dành cho anh lúc còn sống và sau khi ra đi. Bởi có nhiều người bộc lộ cảm xúc bằng từ ngữ bằng âm thanh, màu sắc,… còn số đông biểu lộ bằng sự im lặng ngậm ngùi” [12]. Với 3 phần, cuốn sách là tập hợp những bài viết của Trịnh Công Sơn trước và sau ngày 01/04/2001 cùng với bài viết của bạn bè, đồng nghiệp. Rơi lệ ru người (xuất bản năm 2004) (Dẫn theo [27]) là ấn phẩm ra đời như một sự ghi nhận tất cả những đóng góp của cố nhạc sĩ. NXB Phụ nữ tập trung sự quan tâm cho những bài viết có liên quan đến phụ nữ và hình ảnh nữ giới trong nhạc Trịnh, điều mà sinh thời Trịnh từng tâm sự: “Tôi đã viết Lời mẹ ru, Ngủđi con, Huyền thoại mẹ và nhiều ca khúc khác về phụ nữ Việt Nam. Tôi nghĩ phụ nữ là người sinh ra nhân loại và cho tình yêu. Cuộc đời không có phụ nữ thì không có gì đáng sống cả”. Đây là điểm khác giữa Rơi lệ ru người và những công trình khác. Nhà xuất bản Thuận Hóa, trung tâm văn hóa Đông Tây năm 2004 đã xuất bản cuốn sách Một cõi Trịnh Công Sơn (Dẫn theo [27]). Công trình với những bài viết tâm huyết và cảm xúc như Trịnh Công Sơn người thơ ca (Văn Cao), Nói về Trịnh Công Sơn (Trịnh Cung), Lời thơ trong ca khúc Trịnh Công Sơn (Phạm Phú Phong), Trịnh Công Sơn những ám ảnh nghệ thuật (Bùi Vĩnh Phúc),… Bằng cách này hay cách khác, các tập sách nhìn chung đã bộc lộ được tình yêu, niềm say mê đối với Trịnh Công Sơn và nhạc phẩm của ông. Đặc biệt, tác phẩm Trịnh Công Sơn hạt bụi trong cõi thiên thu [5]của tác giả Bích Hạnh là một công trình trực tiếp nghiên cứu về biểu tượng trong ca từ của Trịnh Công Sơn.
  • 9. 9 Biểu tượng là vấn đề được nhiều học giả Việt Nam quan tâm, đặc biệt là ý nghĩa biểu trưng của các con số và màu sắc. Có thể nói tác giả Bích Hạnh với công trình Trịnh Công Sơn hạt bụi trong cõi thiên thu là người đi được xa nhất về việc nghiên cứu biểu tượng trong ca từ, cụ thể là trong ca từ Trịnh Công Sơn. Từ tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu kể trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc có nhiều học giả, trong đó có các học giả Việt Nam đang tìm hiểu và nghiên cứu về biểu tượng đủ cho thấy sự mới mẻ, hấp dẫn và cần thiết của việc nghiên cứu vấn đề này trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, tương tác biểu tượng cũng là một lí thuyết còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, đặc biệt là tương tác biểu tượng trong tác phẩm văn học nghệ thuật. Việc làm này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết bởi đây là một con đường mới và hiệu quả trong việc đi tìm cái hay cái đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật. Có thể thấy rằng, sức hấp dẫn lạ kì của nhạc ngữ Trịnh Công Sơn đối với các học giả là điều không cần bàn cãi, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi nghiên cứu về tương tác biểu tượng trong ca từ của ông. Từ sức hút của biểu tượng, của tương tác biểu tượng đến vẻ đẹp chưa được khám phá hết trong ca từ của Trịnh, tất cả những điều trên đòi hỏi phải có những nghiên cứu về tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Lựa chọn đề tài nghiên cứu này, đề tài mong muốn sẽ góp phần xác nhận khả năng ứng dụng của lí thuyết tương tác biểu tượng vào để phân tích ngôn ngữ nghệ thuật, giúp khám phá những giá trị mới trong nhạc ngữ của Trịnh, từ đó đánh giá đúng tầm phong cách nghệ thuật của Trịnh Công Sơn trong sáng tạo ca từ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài này, nghiên cứu của chúng tôi hướng đến những mục đích sau đây: - Xác nhận khả năng ứng dụng của lí thuyết tương tác biểu tượng vào để phân tích ca từ Trịnh Công Sơn; - Khám phá những giá trị mới trong nhạc ngữ của Trịnh Công Sơn;
  • 10. 10 - Từ đó, đánh giá đúng tầm phong cách nghệ thuật của Trịnh Công Sơn trong sáng tạo ca từ cũng như vai trò của việc ứng dụng lí thuyết tương tác biểu tượng để nghiên cứu các tác phẩm nghệ thuật. Để thực hiện được những mục đích nói trên, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề chính đó là: - Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến tương tác biểu tượng. -Tìm hiểu các mẫu gốc văn hóa, biểu tượng và tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn. - Phân tích các giá trị của các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những biểu tượng văn hóa mang tính tương tác trong ca từ Trịnh Công Sơn và những giá trị nghệ thuật mà tương tác biểu tượng đem lại cho ca từ của tác phẩm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Công trình nghiên cứu những bài hát được rút ra từ tuyển tập “Trịnh Công Sơn tuyển tập những ca khúc không năm tháng” của Nhà xuất bản Âm nhạc năm 1998. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: a. Phƣơng pháp thống kê Sưu tầm, đọc, nghiên cứu tài liệu, sách báo, Internet, các nguồn sách từ các tác giả uy tín, các giáo sư, tiến sĩ có liên quan đến đề tài nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa đơn vị ca từ có chứa biểu tượng tương tác. b. Phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu Phân tích sự kế thừa và chuyển đổi ý nghĩa của biểu tượng theo hướng lịch đại, so sánh, đối chiếu trên mặt đồng đại. c. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp Mô tả, phân tích sự tương tác của các biểu tượng.
  • 11. 11 6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có 3 chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài Chương 2. Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn Chương 3. Giá trị của tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn Ở đề tài nghiên cứu này, vì đặc thù của đề tài, nên dung lượng chương 2 sẽ được chúng tôi triển khai với số lượng trang viết dày hơn so hai chương còn lại.
  • 12. 12 NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Lí thuyết biểu tƣợng 1.1.1. Nguồn gốc hình thành biểu tƣợng Biểu tượng là một khái niệm đang được đẩy mạnh nghiên cứu trên thế giới bởi đến nay khái niệm biểu tượng vẫn là một lĩnh vực chứa đựng nhiều bí ẩn. Thuật ngữ biểu tượng (symbol /symbole) bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp có nghĩa là hợp lại, tập trung lại, tụ họp lại. Ban đầu ý nghĩa của biểu tượng như là dấu hiệu để nhận diện. Nó là một vật được cắt làm đôi. Ý nghĩa của thuật ngữ ngày có lẽ bắt nguồn từ tập tục của người Hi Lạp cổ đại. Vào thời đó, người ta dùng một miếng đất sét nung, chia làm hai, mỗi thành viên giữ một mảnh, sau này ráp hai mảnh lại thì cha mẹ con cái, hai người bạn, chủ và khách, người cho vay và người đi vay sẽ nhận ra nhau. Các hội kín khi kết nạp thành viên cũng sử dụng cách thức này. Mỗi thành viên sẽ được giao cho các mảnh vỏ sò có chạm khắc đặc biệt, họ dùng các vỏ sò này làm dấu hiệu để nhận ra nhau mỗi khi hội họp. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới nhận xét rằng: “Biểu tượng chia ra và kết hợp lại với nhau, nó chứa hai ý tưởng phân li và tái hợp; nó gợi lên ý nghĩa về một cộng đồng đã bị chia tách và có thể tái hợp, hình thành. Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong những cái gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã bị vỡ ra” [2,XXIII]. Qua những ý nghĩa ban đầu của biểu tượng, có thể hiểu một cách khái quát rằng: “Biểu tượng đại diện cho những điều ngoài bản thân nó”. Quá trình hình thành của biểu tượng cũng khác nhau. Biểu tượng có thể được hình thành qua liên tưởng, như hoa sen được xem là biểu tượng của sự hài hòa vũ trụ bởi hoa sen 8 cánh ứng với 8 hướng không gian. Bên cạnh đó biểu tượng cũng được hình thành từ kinh nghiệm thực tế. Trong văn học, trên cơ sở những ẩn dụ hợp logic trong những tình huống cụ thể có thể hình thành những biểu tượng lâm thời của một tác phẩm.
  • 13. 13 Ở các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức…, người ta đẩy mạnh các nghiên cứu về biểu tượng xã hội. Chẳng hạn như hiện nay, trong ở Pháp có bốn dòng lớn nghiên cứu biểu tượng xã hội: Một dòng chuyên khảo miêu tả nhằm ghi lại các biểu tượng của nhóm về một đối tượng nào đó (Moscovisi và các học trò của ông). Dòng thứ hai nghiên cứu ảnh hưởng của các biểu tượng xã hội lên ứng xử (Codol, Arbic). Dòng thứ ba chuyên nghiên cứu các kỹ thuật đo lường các biểu tượng xã hội nhằm nắm bắt các cấu trúc của chúng, và dòng cuối cùng chuyên tìm hiểu những biến đổi của các biểu tượng xã hội (Jodelet, Di Giacomo, Flament, Arbic), cũng như tìm các cơ chế ngầm ẩn của các sự biến đổi này. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về biểu tượng vẫn còn hạn chế cả về mặt lí luận và thực tiễn. Nguyên nhân có thể là do các nhà khoa học chưa ý thức hết được tầm quan trọng của nó, hoặc cũng có thể do sự né tránh những tranh cãi sẽ gặp phải khi bàn đến hệ thống khái niệm và phạm trù của khái niệm này. Biểu tượng trong tiếng Việt là một từ gốc Hán được dùng khá trừu tượng. Theo Từ điển Tiếng Việt, biểu tượng có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là: “hình ảnh tượng trưng,” nghĩa thứ hai là: “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [11,26]. Còn theoTừ điển tâm lí học của Vũ Dũng- NXB KHXH – 2000- cho rằng: "Biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai." Còn symbol trong tiếng Anh là một từ bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ ở châu Âu (symbolus trong tiếng La Mã và symbolon trong tiếng Hy Lạp). Theo Từ điển Biểu tượng của C.G.Liungman thì “những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó”. Biểu tượng có tính đa nghĩa nhưng chúng ta có thể chia làm hai nghĩa chính là biểu hình và biểu ý. Trên thế giới, thuật ngữ symbology được nhiều từ điển giải thích với các ý nghĩa: là 1-Việc nghiên cứu hoặc sử dụng các biểu tượng và 2-Tập hợp các biểu tượng (1: the study or use of symbols. 2: symbols collectively). Các từ điển nghệ thuật có thêm một ý nghĩa là: 3-Nghệ thuật sử dụng các biểu tượng để nhắc đến một trào
  • 14. 14 lưu nghệ thuật thịnh hành ở châu Âu vào thế kỷ XIX. Như vậy, thuật ngữ symbology trong tiếng Anh tương đương với nghiên cứu biểu tượng (hoặc biểu tượng học) trong tiếng Việt. Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó, được giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trước. Biểu tượng không phải hoàn toàn là thực tế, bởi vì nó là sự xây dựng lại thực tế sau khi đã được tri giác. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm trí của chủ thể. Biểu tượng chính là hiện tượng chủ quan của đối tượng về hiện tượng khách quan đã được tri giác từ trước. Nói một cách dễ hiểu thì biểu tượng là cái sự vật cái hình ảnh giúp chúng ta vượt qua dáng vẻ bên ngoài để đi tìm ý nghĩa thiêng liêng bên trong. Và khi nghiên cứu biểu tượng, người ta phải nghiên cứu trên cở sở liên ngành của các ngành như: ngôn ngữ, nhân học, kí hiệu học, triết học, logic học, xã hội học,… Nếu dựa vào tiêu chí hình tượng của sự vật và hiện tượng tri giác từ trước được sắp xếp lại trong ý thức con người đến mức độ nào, người ta phân chia biểu tượng thành hai loại: + Biểu tượng của trí nhớ : là hình ảnh của tri giác lúc trước được tái hiện lại trong một hoàn cảnh nhất định. + Biểu tượng của tưởng tượng : là hình ảnh mới được trí tưởng tượng tạo nên trên nền của biểu tượng cũ. Biểu tượng của tưởng tượng khác về chất so với biểu tượng của trí nhớ. Biểu tượng của tưởng tượng là hình ảnh mới, được chế biến lại từ những biểu tượng của trí nhớ, là: “biểu tượng của biểu tượng", thường được chủ thể sáng tạo dựa trên các cách thay đổi số lượng, kích thước, chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hoá. Do đó, sự phản ánh của biểu tượng tưởng tượng mang tính chất gián tiếp và khái quát cao hơn so với biểu tượng trí nhớ.
  • 15. 15 1.1.2. Quá trình phát triển và vai trò của biểu tƣợng 1.1.2.1. Quá trình phát triển của biểu tượng Con người đã được chứng minh có sự tồn tại cách đây hàng triệu năm (4 đến 6 triệu năm) và sống thành cộng đồng. Khi sống thành cộng đồng thì nhu cầu giao tiếp của con người là không thể thiếu. Từ đó ngôn ngữ - công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người được hình thành. Vào đầu thời kì đồ đồng chữ viết mới xuất hiện. Vậy con người đã dùng phương tiện nào để truyền tin cho nhau trước khi có chữ viết? Thời ấy có những kiểu kí hiệu truyền tin khác nhau: dùng các thẻ gỗ được khắc vạch để ghi nhớ, dùng các chuỗi vỏ sò, vỏ hến (được gọi là các wampum của những người Indiens ở Bắc Mỹ), dùng dây, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cùng các bộ phận khác của con vật để thông báo. Tuy nhiên cách thông báo này có nguy cơ bị mất thông tin. Vì thế mà các vật thực đã được thay thế bằng các hình vẽ. Người ta vẽ hoặc khắc lên đá một cặp sừng hươu thay vì một cặp sừng hươu thực, vẽ mũi tên để thông báo nơi đây có nhiều chim muông. Dân du mục sống ở hoang mạc Ai Cập vẽ một hình tròn trên có một vạch thẳng đứng biểu thị cho cái dilu (cái túi bằng da đeo ở cổ bằng sợi dây thừng) để thông báo rằng anh ta đã đào đất ở đây và tìm thấy nước. Từ đây hình thành các loại kí hiệu bằng các hình vẽ biểu trưng giúp cho trí nhớ. Các hình vẽ trở thành kí hiệu chứa đựng thông tin: dùng một sự vật cụ thể để biểu thị một khái niệm trừu tượng. Có thể nói ngôn ngữ chỉ là hệ thống giao tiếp quan trọng nhất, chứ không phải là duy nhất của con người bởi vì phương tiện giao tiếp của con người rất phong phú bao gồm: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ kí hiệu của người câm điếc, các nghi lễ tượng trưng, các hình ảnh, cử chỉ, điệu bộ, và có cả biểu tượng,… “Biểu tượng được xem là hệ thống tiền kí tự vì chúng khá dễ nhớ, ghi lại ý và truyền đạt thông tin nhanh nhất. Ngày nay do tiết kiệm lời, tránh phải in ấn dịch thuật phức tạp, do thế giới ngày nay là “thế giới phẳng”, trong xu thế toàn cầu hóa đó, người ta đã hình thành những kí hiệu giao tiếp bằng hình vẽ ghi ý, tạo thành những đơn vị có nghĩa trong giao tiếp. có những hình vẽ (Sa) có thể nhận thức được, lại có những hình vẽ (Sa) hoàn toàn do qui ước” (Dẫn theo [26]).
  • 16. 16 1.1.2.2.Vai trò của biểu tượng Ngày nay, biểu tượng là những kí hiệu, hình vẽ này mang tính phổ quát, dùng chung cho toàn thế giới hay ít nhất cũng chung cho một khu vực. Biểu tượng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo, thần thoại, các nghi lễ tôn giáo,… Trong quá trình tồn tại và phát triển, biểu tượng không hề giảm vai trò quan trọng của nó vì chúng tiếp tục xuất hiện trong phim ảnh, văn học. Không những thế, biểu tượng còn cho thấy tầm quan trọng trong lĩnh vực tâm lí học. Biểu tượng của giấc mơ là một sản phẩm của ngành tâm lí học, các học giả cho rằng con người tri giác thế giới không chỉ bằng các giác quan mà còn bằng tiềm thức. Biểu tượng của giấc mơ, nó trở thành liệu pháp để điều trị các căn bệnh liên quan đến tâm lí. Khi giải thích được ý nghĩa các biểu tượng trong giấc mơ thì chúng ta có thể chữa bệnh: bệnh suy nhược thần kinh, bệnh mất trí nhớ. Biểu tượng có vai trò nối kết con người ở những thế hệ khác nhau, bởi mỗi tập thể người, mỗi thời đại, mối quốc gia có những biểu tượng của riêng mình. Khi chúng ta rung động trước một biểu tượng nghĩa là chúng ta đã tham gia vào tập thể người, vào thời đại hay quốc gia ấy mà không cần thông qua ngôn ngữ nói hay viết. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant khẳng định vai trò của biểu tượng: “Thời đại không có biểu tượng là thời đại chết; xã hội thiếu biểu tượng là xã hội chết. Một nền văn minh không còn có biểu tượng thì sẽ chết; nó chỉ còn thuộc về lịch sử” [2,XXXIII]. 1.1.3. Những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “biểu tƣợng” Từ trước đến nay có nhiều cách hiểu về thuật ngữ “symbol”. “Sự lẫn lộn này khiến biểu tượng bị yếu đi, thoái hóa thành một dạng tu từ, thành kinh viện hay tầm thường” [2, XVIII]. Chính việc có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ dẫn đến nhiều nhẫm lẫn đáng tiếc, cụ thể: khi thuật ngữ logo chưa ra đời thì symbol trong tiếng Anh và symbole trong tiếng Pháp cũng được dùng để chỉ chung cho cả logo và biểu tượng. Khi định nghĩa logo, Wikipedia Việt Nam cũng dùng từ biểu trưng để chỉ khái niệm này, khiến cho người đọc nhầm tưởng khái niệm symbol và logo là một.Không
  • 17. 17 chỉ có sự nhầm lẫn giữa biểu tượng với logo mà người ta còn nhẫm lẫn thuật ngữ này với khái niệm kí hiệu. Nguyên nhân là do các tác giả dùng thuật ngữ symbol như một kí hiệu. Vì thế mà thuật ngữ symbol được Peirce và Saussure dùng theo hai cách khác nhau. Đối với Saussure, ông dùng từ symbole với kí hiệu toán học, đại số học, khoa học là những kí hiệu mang tính chất hoàn toàn võ đoán: mỗi kí hiệu toán học Sa có một Se là khái niệm, được xác lập hoàn toàn võ đoán. Còn với Peirce, symbol là một kí hiệu “mọi từ ngữ, mọi câu, mọi quyển sách và tất cả kí hiệu qui ước đều là các symbol” (Dẫn theo [21]). Đó cũng là lí do khiến các nhà nghiên cứu như Sebeok, Lev Semionovich Vygotsky và cả Susanne Langer đã nghiên cứu nhằm phân biệt rõ giữa kí hiệu và biểu tượng. Chính mối quan hệ có lí do, tính tất yếu giữa hai mặt của biểu tượng là điểm quan trọng để phân biệt biểu tượng với kí hiệu. Tác giả của Biểu tượng văn hóa thế giới đã chỉ ra rất đúng rằng: “Biểu tượng cơ bản khác với dấu hiệu, ở chỗ dấu hiệu là một qui ước tùy tiện trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt vẫn xa lạ nhau, trong khi biểu tượng giả định có sự chồng chất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức” [2,XIX]. Như vậy thì biểu tượng phong phú hơn một dấu hiệu, kí hiệu đơn thuần: hiệu lực của nó vượt ra ngoài ý nghĩa, nó phụ thuộc vào cách giải thích và cách giải thích thì phụ thuộc vào một thiên hướng nào đó. Biểu tượng, dù không có cách gì định nghĩa nó, vì tự bản chất nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm. Biểu tượng đã hình thành cùng lịch sử hàng ngàn năm của nhân loại, và có sự diễn biến không ngừng về mặt nội hàm và về mặt khái niệm (hoặc mở rộng hoặc thu hẹp). Không chỉ có sự nhầm lẫn giữa biểu tượng với logo hay kí hiệu mà còn có sự nhầm lẫn với tính biểu tượng và hệ biểu tượng. Với mục đích xác định rõ thuật ngữ biểu tượng và phân biệt rạch ròi hình ảnh tượng trưng với các hình ảnh khác mà chúng ta thường hay lẫn lộn, tác giả Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã tiến hành phân biệt rõ khái niệm biểu tượng với biểu hiện, vật hiệu, phúng dụ, ẩn dụ, loại suy, triệu chứng, dụ ngôn, dụ ngôn luận lí ở trang XVII. Bởi không có định nghĩa chuẩn cho thuật ngữ symbol trong tiếng Anh và symbole trong tiếng Pháp từ đó mà có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm biểu tượng. Có lẽ do mức độ xuất hiện trong ngữ cảnh rất cao nên biểu tượng được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: văn học,
  • 18. 18 khoa học, toán học, âm nhạc, tâm lí, tôn giáo,… Bên cạnh việc được thể hiện ra trên đồ họa, biểu tượng còn có thể được hiện thực hóa thông qua sự tri nhận của con người hoặc qua những sự vật cụ thể trong đời sống. Mỗi lĩnh vực có những định nghĩa khác nhau về biểu tượng. Tuy nhiên, dù khái niệm biểu tượng có nhiều cách hiểu khác nhau và không dễ dàng gì định nghĩa nó, cuối cùng chúng ta cũng cần xác định lại thế nào là biểu tượng. Vì vậy, Nguyễn Đức Dân trong Kíhiệu học một số vấn đề cơ bản, đề tài khoa học cấp đại học quốc gia – TP.Hồ Chí Minh cho rằng: “Biểu tượng có thể là một đối tượng, hình ảnh, từ ngữ, âm thanh hay những dấu hiệu đặc biệt dùng để biểu hiện những đối tượng khác thông qua sự liên tưởng, sự giống nha, hay do qui ước. Biểu tượng được dùng trong những ngành nghệ thuật, những tổ chức xã hội, tôn giáo, những phạm trù tinh thần, tâm linh,…” (Dẫn theo [21]). Biểu tượng luôn mang tính đa trị. Cấp độ đầu tiên của các biểu tượng là mẫu gốc, khi đi vào đời sống thì các mẫu gốc có thể sản sinh ra nhiều biểu tượng khác nhau. Khi nghiên cứu biểu tượng trước hết chúng ta cần lập một danh mục các biểu tượng sau đó liệt kê các kiểu giải thích tiêu biểu nhất về các biểu tượng cụ thể. 1.2. Lí thuyết tƣơng tác biểu tƣợng 1.2.1. Sự chuyển hóa từ biểu tƣợng văn hóa sang biểu tƣợng ngôn từ nghệ thuật Biểu tượng đến với ta dưới dạng biến thể, không phải là một hằng số bất biến, trừu tượng. Đó là kết quả của các quá trình chuyển hóa không ngừng giữa các cấp độ của biểu tượng, từ khởi nguyên là các mẫu gốc (biểu tượng mẹ, cố định trong vô thức tập thể) đến các biểu tượng văn hóa, biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng ngôn từ). Đi vào nghệ thuật ngôn từ - văn học, ca từ, biểu tượng (symbol) chuyển hóa thành các từ - Biểu tượng (word symbol), hay là các biểu tượng ngôn từ nghệ thuật. Như vậy, biểu tượng ngôn từ nghệ thuật (trong đó có ca từ) chính là kết quả của quá trình hiện thực hóa các mẫu gốc biểu tượng trong đời sống tinh thần của nhân loại bằng cái vỏ âm thanh hoặc chữ viết của ngôn ngữ, dưới sự tác động tích cực của một chủ thể - tác giả, người sở hữu kinh nghiệm xã hội và trải nghiệm cá nhân riêng tư.
  • 19. 19 Hay nói cách khác, đây là sự chuyển hóa biểu tượng từ bình diện văn hóa (ngôn ngữ chung) sang bình diện chủ thể (ngôn ngữ thơ ca). Kết quả của quá trình chuyển hóa này cho thấy vai trò tích cực của chủ thể sáng tạo trong khả năng điều chỉnh (gia tăng hoặc triệt tiêu) các ý nghĩa của biểu tượng gốc. Với những tài năng càng lớn, phong cách càng độc đáo thì nét nghĩa phái sinh, liên hội, sự làm giàu cho nội hàm nghĩa biểu tượng càng phong phú. Dưới sự điều khiển của chủ thể sáng tạo, các word – symbol được sản sinh thông qua cơ chế cơ bản: kết hợp tương tác giữa hai loại biến thể lựa chọn (biến thể từ vựng và biến thể kết hợp). Trong đó biến thể kết hợp giữ vai trò quyết định. 1.2.2. Tƣơng tác biểu tƣợng Lí thuyết tương tác biểu tượng (symbolic interactionism) được Herbert George Blumer (1900 - 1987) đề cập đến một cách có hệ thống vào năm 1969 trong công trình nghiên cứu Symbolic Interactionism: Perspective and Method trên cơ sở kế thừa các luận điểm của George Herbert Mead (1863 - 1931), cho rằng: thế giới của con người là tập hợp các biểu tượng: thực thể (sự vật và các thuộc tính của chúng) và các hành vi, hành động (action) tác động lên các thực thể này. Theo quan điểm của H. Blumer, có hai hướng cơ bản để giải mã ý nghĩa của biểu tượng: thực nghiệm và phi thực nghiệm. Các nhà thực chứng cho rằng ý nghĩa của các biểu tượng được kế thừa từ chính sự vật còn lí thuyết chủ yếu của phái phi thực chứng là các ý nghĩa của biểu tượng mang thuộc tính tâm lí. H. Blumer đã kết hợp cả hai quan điểm này trong việc lí giải ý nghĩa của các biểu tượng (symbol) trong mọi bình diện của đời sống con người, mà trước hết là đời sống xã hội, đề cao sự tương tác của các biểu tượng trong đời sống xã hội, trong những vận động xã hội (social moverments). Các luận điểm của ông về vấn đề này đã tạo ra các tiền đề cho việc nghiên cứu tương tác biểu tượng: - Thứ nhất, con người hành động theo những ý nghĩa cơ bản mà sự vật đem lại. - Thứ hai, những ý nghĩa vượt ra khỏi sự kiểm soát xã hội.
  • 20. 20 - Thứ ba, ý nghĩa của sự vật được biến đổi thông qua quá trình tự phản ánh (self- reflections) và tương tác (interaction) trong tư duy biểu tượng của mỗi cá nhân. - Thứ tư, con người sáng tạo lại thế giới theo sự trải nghiệm đời sống của chính nó. - Thứ năm, những ý nghĩa này thoát ra khỏi sự tương tác nói trên, hình thành bởi sự tự phản ánh mà mỗi cá nhân đem lại cho những cảnh huống (situation) của nó. - Thứ sáu, quá trình tương tác tự thân (self-interation) này gắn kết với những tương tác xã hội và đến lượt chúng, ảnh hưởng tới sự tương tác xã hội đó. Điều này có nghĩa là sự tương tác biểu tượng (symbolic interation), sự thống nhất và kết hợp giữa mặt tự nó và mặt xã hội, là ý nghĩa chủ yếu mà qua đó bản thể của con người cố gắng nhào nặn những hành vi mang tính xã hội, tính cộng đồng của nó. - Thứ bảy, tập hợp những hành vi đó, sự hình thành, tan rã, xung đột, liên kết của chúng tạo nên cái gọi là “đời sống xã hội của xã hội con người” Từ đó, H. Blumer chỉ ra sự tương tác giữa các hành vi của cá nhân và cộng đồng trong quá trình chuyển hóa ý nghĩa của các thực thể - biểu tượng, vừa như một thực thể vật chất mà con người phải trải nghiệm trong các cảnh huống (situation) của quá trình sinh tồn đòi hỏi hành vi hồi đáp trong các mối quan hệ xã hội dựa trên sự giải mã biểu tượng, hơn là hành vi hồi đáp dựa trên sự tác động của môi trường, điển hình là sự giải mã biểu tượng của ngôn ngữ, cử chỉ cũng như hành động của người khác vì đời sống xã hội là một quá trình vận động và thương thuyết, để hiểu được người khác, con người bắt buộc phải tham gia vào quá trình tương tác biểu tượng. Dựa trên những quan điểm trên, H. Blumer định nghĩa tƣơng tác biểu tƣợng theo ba luận điểm chính: 1. Con người ứng xử với sự vật (bao gồm cả những cá nhân khác) dựa trên ý nghĩa của chúng đối với sự tồn tại, trải nghiệm của họ. 2. Ý nghĩa của sự vật hình thành nên từ các tương tác xã hội giữa chúng và các thực thể xung quanh. 3. Ý nghĩa được xử lí và biến đổi thông qua một quá trình giải mã mà mỗi cá nhân dùng để giải quyết sự việc mà nó phải đối mặt.
  • 21. 21 Từ những luận điểm của H. Blumer về vấn đề tương tác biểu tượng trên bình diện xã hội, tâm lí, có thể nhận thấy một nguyên lí quan trọng trong việc tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của biểu tượng, hệ biểu tượng trong nghệ thuật nói chung, nghệ thuật ngôn từ nói riêng: biểu tượng luôn phải được tìm hiểu trong những mối quan hệ, trong những ngữ cảnh cụ thể, gắn với những chủ thể tinh thần nhất định. Ý nghĩa của các biểu tượng, hệ biểu tượng không phải là một mẫu chung sẵn có mà luôn là những biến số nảy sinh trong quá trình tương tác với hàng loạt yếu tố khác. Sự gặp nhau giữa các giá trị và ý nghĩa tạo nên những vùng hội tụ, giao thoa về nghĩa chứ không phải sự diễn dịch từ một ý nghĩa sẵn có. Mỗi người nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ ngôn từ, khi sử dụng ngôn ngữ như một mã sẵn có, đã phải tìm cách tạo ra những lực tương hỗ mới để thốt lên được một tiếng nói của riêng mình trong thế giới của các mã, các tín hiệu đã được dùng đi dùng lại không biết bao nhiêu lần. 1.3. Vài nét về cuộc đời của Trịnh Công Sơn Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939, mất ngày 1 tháng 4 năm 2001, được xem là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến. Theo thống kê chưa đầy đủ thì cho số tác phẩm để lại của ông ước chừng không dưới 600 ca khúc và phần lớn là tình ca. Trong đó, số ca khúc của ông được các thế hệ người hâm mộ biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra sáng tác nhạc, ông còn tham gia vào lĩnh vực thơ ca, hội họa nhưng dấu ấn không sâu đậm như mảng âm nhạc. Ông sinh ra ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông lớn lên tại Huế,theo học các trường Lyceè Francais và Provindence và sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây. Đến năm 17 tuổi, ông sáng tác tác phẩm đầu tiên là bài Sương đêm và Sao chiều vào. Nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là Ướt mi, do nhà xuất bản An Phú in năm 1959, được Thanh Thúy trình bày. Từ đó, tên tuổi của ông được nhiều người biết đến hơn.
  • 22. 22 Tại một quán cà phê đơn sơ dựng trên bãi đất cỏ sau Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn do nhóm sinh viên mang tên Khai Hóa trong phong trào phục vụ thanh niên do xã hội chủ trương, từ cuối năm 1966, ông cùng ca sĩ Khánh Ly biểu diễn những tác phẩm của mình và thực sự tạo được ấn tượng với những người thưởng thức lúc bấy giờ. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Về cái duyên được gặp gỡ và làm việc cùng ca sĩ Khánh Ly, Trịnh Công Sơn có chia sẻ: "Gặp gỡ ca sĩ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với những bài hát của mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sĩ nào ngoài Khánh Ly. Tôi đã mời Khánh Ly hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp với những bài hát của mình. Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lí do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly". Còn về phần Khánh Ly, cô kể lại giai đoạn cơ cực đói khổ nhưng đầy hạnh phúc những năm 60 ấy: "Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào, phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết tới ai cả, mà chỉ cảm thấy mình thực là hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi mình được hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn". Không chỉ ảnh hưởng rộng lớn đối với những người yêu nhạc trong nước, Trịnh Công Sơn đã chứng mình được sức hút của phong cách nhạc của bản thân với công chúng Nhật Bản năm 1970 qua một số tác phẩm như Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), Ca dao Mẹ, Ngủ đi con. Là một nhạc sĩ chuyên sáng tác về nhạc tình yêu, những tình khúc của ông rất hay, rất lãng mạn. Thế nhưng, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết hôn với ai, và cũng chưa chính thức công nhận là có con. Một trong những lí do khiến ông không tiến tới hôn nhân được người em gái chia sẻ: "Anh Sơn luôn ngại làm
  • 23. 23 phiền người sẽ ở cùng phòng với mình, bởi anh cực kỳ ít ăn và ít ngủ và có giờ giấc làm việc chẳng giống ai. Anh thường xuyên thức dậy giữa khuya khi nghĩ ra được ý nào đó và ngồi viết lại hoặc vẽ đến sáng. Bởi vậy mà khi lần đầu tiên có ý định cưới vợ - một Việt kiều Pháp (sáu tháng ở Pháp, sáu tháng ở Việt Nam), anh đã có những dự định rất rõ ràng: Anh và chị sẽ có hai căn phòng nằm cạnh nhau chứ không phải lúc nào cũng ở chung phòng để có thể giữ được sự riêng tư cần thiết.” Nhưng trong suốt cuộc đời của Trịnh Công Sơn, người ta thấy có rất nhiều bóng hồng xuất hiện cả trong và ngoài nước. Ta có thể kể đến mối tình đầu, thực chất chỉ là 1 tình bạn đẹp của ông là với ca sĩ Khánh Ly, rồi sau đó với một cô gái Nhật Bản làm luận án tiến sĩ về âm nhạc Trịnh Công Sơn. Hai người cũng đã tiến xa đến một kế hoạch đám cưới nhưng rồi cũng không thành vì anh Sơn không chấp nhận một vài nguyên tắc của gia đình người Nhật đưa ra khi anh về làm rể. Và Dao Ánh (người trong mộng của ông từ năm 1964 đến năm 1967) - em ruột của bà Ngô Vũ Bích Diễm. Đây chính là "bóng hồng" trong nhạc phẩm Diễm xưa. Trước khi yêu Dao Ánh, Trịnh Công Sơn từng dành tình cảm với cô chị gái Bích Diễm nhưng tình cảm ấy không thành. Mối tình thứ tư của ông là với ca sĩ Hồng Nhung, và mối tình thứ năm của ông là với VA (khi ông mất VA là một trong số các người thân ở bên cạnh ông) và nhiều người phụ nữ khác. Phong tình, lãng tử là thế nhưng những năm cuối cùng của cuộc đời, niềm say mê lớn nhất của Trịnh Công Sơn gần như dành hết cho ca sĩ Hồng Nhung mà theo ông là "Một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai!"... Với Hồng Nhung, tâm hồn Trịnh gần như trẻ lại, khiến bước chân ông trở nên bối rối, ngập ngừng với buổi hẹn ban đầu. Nhắc đến Trịnh Công Sơn, Bùi Phúc Vĩnh trong “Trịnh Công Sơn – ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật”, Nhà xuất bản Trẻ, 2013, có chia sẻ rằng: “Trịnh Công Sơn, trong cái nhìn của người viết tập chuyên luận nhỏ này, vẫn là một con người Việt Nam, nếu không nói đó là một thiên tài của đất nước Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Ông cũng tiêu biểu cho một vài nét rất đẹp của tâm hồn Việt Nam, những nét tài hoa và tha thiết mà bất cứ một con người nào trên thế giới còn có sự rung động
  • 24. 24 trước cái đẹp của cuộc sống, còn có sự rung động trước cái xót xa và đau thương của thân phận con người trong cuộc sống trần thế này, đều có thể chia sẻ. Đóng góp của Trịnh Công Sơn trên mặt nghệ thuật là đóng góp của một con người Việt Nam vào sự nhận thức cái đẹp, cái đau thương, tình yêu và thân phận làm người của nhân loại nói chung. Cuộc sống của con người là một cuộc tiếp cận khổ đau, nhưng qua khổ đau, nó tìm thấy cái đẹp và sự cứu rỗi của chính mình cùng với kinh nghiệm sống bi thiết và việc đi đến cùng một cách quả cảm thân phận làm người của mình.” [15,bìa]. 1.4. Ca từ và đôi nét về ca từ của Trịnh Công Sơn 1.4.1. Ca từ Tác giả Phan Ngọc trong lời tựa viết cho tác phẩm Ca từ trong âm nhạc Việt Nam Dương Viết Á, quan niệm: “nói đến ca từ tức là nói đến mặt lời của âm nhạc và chủ yếu là lời thơ” [1,1]. Cũng trong tác phẩm trên, tác giả Dương Viết Á cũng đưa ra định nghĩa: “ca từ bao gồm toàn bộ phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc bắt đầu từ cái nhỏ nhất: tên gọi tác phẩm, tiêu đề,… cho đến cái lớn nhất: kịch bản của nhạc cảnh, nhạc kịch,… và dừng lại ở thể thơ được phổ nhạc” [1,1]. Đối tượng nghiên cứu của người viết là ca từ trong nhạc phẩm Trịnh Công Sơn, nghĩa là người viết đã tách phần lời ra khỏi phần nhạc và chỉ nghiên cứu phần lời. Trong quá trình xử lí dữ liệu, người viết luôn lưu ý đến áp lực của âm nhạc đã chi phối đến cấu trúc của ca từ để có cách lí giải hợp lí. 1.4.2. Đôi nét về ca từ Trịnh Công Sơn Theo cách hiểu thông thường, ca từ là lời của bài hát, là yếu tố quyết định làm nên tính nghệ thuật, tính tư tưởng cho một ca khúc. Thế nhưng, Trịnh Công Sơn tạo ra nét đặc sắc, riêng chỉ mình ông có ở chỗ ca từ của ông không đơn thuần là lời của bài hát mà nó còn là lời của một bài thơ, một tác phẩm nghệ thuật ẩn chứa trong đấy. Về mối quan hệ giữa ca từ và âm nhạc của Trịnh Công Sơn, nhạc sỹ Văn Cao từng nhận xét: “Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim...”. Với nhạc sĩ Phạm Duy, ông cho rằng: “ngôn ngữ trong nhạc
  • 25. 25 Trịnh Công Sơn rất mới, chất chứa những hình ảnh lạ lùng, quyến rũ như cơn mưa hồng, thuở hồng hoang, dấu địa đàng, cánh vạc bay...”. Và với nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc, ông chia sẻ: “Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ, điều đó đã hẳn. Nhưng trên và trước, người nhạc sĩ ấy lại là một thi sĩ tự trong bản chất và trong cách thế sai sử ngôn ngữ của mình. Và chính là từ những dòng ca từ tuyệt đẹp pha lẫn những nét đau đớn, xót xa và rất lạ lùng của Trịnh Công Sơn mà cuộc đời đã mở ra chứa chan những điều tuyệt mộng và bi thiết trước mắt nhìn của chúng ta, những người nghe anh. Chính vì thế, cho dù đây là một nhạc sĩ tài hoa, điểm nổi bật và đáng nói hơn hết trong nghệ thuật của Trịnh Công Sơn lại nằm trong những hình ảnh mà anh đã nhìn thấy hoặc khám phá ra, cũng như trong cái ngôn ngữ mà anh đã dùng để cất giấu, hé lộ, bật mở hoặc nâng đỡ những hình ảnh ấy và làm cho chúng cất cánh bay lên.”[15,5-6] Vậy chất thơ trong ca từ của Trịnh Công Sơn được thể hiện như thế nào? Ta thấy ràng thơ thường nói điều chưa nói bằng cách phủ nhận điều đã nói. Chất thơ trong ca từ nhạc Trịnh được "chế tác" bằng cách diễn đạt mang đặc trưng ấy của văn chương. Cách thể hiện này thường tạo cho lời ca của nhạc Trịnh một nét nghĩa nhoè. Ca từ của Trịnh Công Sơn vì thế có khi làm cho người nghe nhạc cảm thấy khó hiểu. Cũng vì lẽ này mà sau năm 1975, có người đã phê phán nhạc Trịnh là "vague", là "mơ hồ". Trong số gần 600 ca khúc mà Trịnh Công Sơn để lại, có hơn 400 ca khúc là nhạc tình. Ca từ của Trịnh Công Sơn lời đẹp, ý sâu, âm điệu nhẹ nhàng, êm ái. Ông viết lời một cách dễ dàng, tự nhiên “như lấy chữ từ trong túi ra” theo cách nói của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Có người còn so sánh rằng: Trịnh Công Sơn viết nhạc không khác gì Nguyễn Bính làm thơ. Đây là những tài năng thiên phú. Những người như thế, phong cách hình thành rất sớm và nó chi phối gần như suốt cả cuộc đời sáng tác của họ. Thực ra, số lượng từ mà Trịnh Công Sơn sử dụng không lớn và có một số từ được anh dùng đi dùng lại khá nhiều lần. Trịnh Công Sơn có những cách ghép từ rất lạ như: tuổi đá buồn, hạ trắng, con tim mù loà, chợt hồn xanh buốt... Kiểu ghép từ mới lạ này đã góp phần làm nên phong cách riêng của Trịnh Công Sơn. Bên cạnh việc biến hóa về cách sử dụng từ, ca từ của Trịnh Công Sơn còn thể hiện sự độc đáo qua việc hiệu ứng kết hợp với cách ngắt nhịp khiến cho mạch nhạc,
  • 26. 26 tâm trạng của tác giả được thể hiện sâu sắc. Ta thấy nhịp điệu trong ca từ là yếu tố vô cùng quan trọng làm nên nhạc điệu của ca khúc. Các nhà thơ, các nhạc sĩ tài năng đều có các kiểu ngắt nhịp riêng phù hợp với nhịp điệu của cảm xúc. Trịnh Công Sơn cũng có rất nhiều kiểu ngắt nhịp. Bên cạnh đó, vần cũng là một yếu tố quan trọng của cả thơ lẫn nhạc. Trịnh Công Sơn gieo vần hết sức linh hoạt và sáng tạo. Nhạc Trịnh dễ nhớ, dễ hát một phần cũng do lối gieo vần của tác giả. Cũng như Nguyễn Bính, Trịnh gieo vần một cách tự nhiên, không hề gò ép. Trịnh Công Sơn có nhiều cách gieo vần nhưng cách gieo vần được anh sử dụng nhiều nhất trong ca từ của ông là cách gieo vần “chân” (các từ hiệp vần đều nằm cuối câu) và thường liền với nhau từng nhóm ba câu một vần. Cách gieo vần này cũng góp phần tạo nên âm điệu riêng của nhạc Trịnh Công Sơn. Không những vậy, ca từ của Trịnh Công Sơn đẹp, giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa, gây ấn tượng khó quên đối với người nghe là bởi cách thức sử dụng các biện pháp tu từ của ông quá ấn tượng. Nghe và đọc gần bốn trăm tình khúc của Trịnh Công Sơn, ta nhận thấy biện pháp tu từ mà nhạc sĩ sử dụng khá nhiều là biện pháp so sánh.Nhạc sĩ có một số so sánh hết sức bất ngờ, gây ấn tượng mạnh. Có lẽ chỉ Trịnh Công Sơn mới so sánh: Tình yêu như trái phá / con tim mù loà; Tình yêu như vết cháy trên da thịt người; Buồn như giọt máu... Đối tượng được đưa ra so sánh chủ yếu là những hiện tượng thiên nhiên, gần gũi với đời sống hàng ngày. Chẳng hạn như: Tình yêu như biển, biển rộng hai vai / Tình yêu như biển, biển hẹp tay người. Lạc lối... (Lặng lẽ nơi này). Đây là cách so sánh mà không phải ai cũng hiểu. Tình yêu như biển thì quá rõ nhưng vì sao biển rộng hai vai? Điều này làm cho ca từ của Trịnh có những “nét nhoè”, kích thích trí tò mò của người nghe. Nhưng cách so sánh hơi khó hiểu ấy không nhiều. Phần lớn Trịnh Công Sơn chọn cách so sánh tương đối dễ hiểu, dễ nhớ. Chẳng hạn như: Bao nhiêu năm làm kiếp con người / Chợt một chiều tóc trắng như vôi... (Cát bụi); Một người về đỉnh cao / Một người về vực sâu / Để cuộc tình chìm mau / Như bóng chim cuối đèo... (Tình nhớ); Trời còn làm mây, mây trôi lang thang / Sợi tóc em buồn, trôi nhanh, trôi nhanh / như dòng nước hiền... Tuổi buồn như lá / gió mãi cuốn đi / quay tận cuối trời… (Tuổi đá buồn); Cuộc tình lên cao vút / như chim mỏi cánh rồi / như chim xa lìa bầy / như chim xa lìa trời / như chim bỏ đường
  • 27. 27 bay… (Tình sầu). Người bình thường chỉ có thể so sánh “như chim mỏi cánh rồi” là hết, nhưng Trịnh Công Sơn có thể so sánh liên tục mà lại hết sức dễ dàng như lấy “từ trong túi ra”. Muốn so sánh dễ dàng như vậy phải có óc liên tương phong phú và nhạy bén. Với Trịnh, thiên nhiên là người bạn thân thiết sẵn sàng trở thành chất liệu giúp nhạc sĩ thể hiện ý tưởng, tình cảm của mình. Thiên nhiên không chỉ trở thành đối tượng để so sánh mà còn biến thành hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá trong những tình khúc của Trịnh. Nghe nhạc Trịnh, ta bắt gặp rất nhiều các hình ảnh: Con chim ở đậu, con cá ở trọ; chợt buồn trong mắt nai; đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ; sỏi đá trông em từng giờ… Luôn có những cuộc “hôn phối” trong ca từ của Trịnh Công Sơn. Và nó được “lạ hóa” bằng những biện pháp tu từ như: so sánh thành phố hoang vu như một lần qua cuộc tình, ẩn dụ Môi nào hãy còn thơm cho ta phơi cuộc tình, nhân hóa Trên giọt máu cuồng điên, con chim đứng lặng câm, câu hỏi tu từ Làm sao em biết bia đá không đau?. Và Trịnh Công Sơn đã sáng tạo không ngừng nghỉ để sản sinh ra những biểu tượng giàu giá trị nhận thức và thẩm mĩ. Các biểu tượng này lại có sự tương tác với nhau để tạo cho ca từ của Trịnh những nét nghĩa mới, có ý nghĩa tái sinh. Tóm lại những đặc điểm về ca từ trên đã góp phần tạo cho nhạc Trịnh Công Sơn sự giản dị mà không đơn điệu, quen thuộc mà vẫn mới lạ, triết lí mà chứa chan tình cảm.
  • 28. 28 Chƣơng 2. KHẢO SÁT CÁC BIỂU TƢỢNG VÀ TƢƠNG TÁC BIỂU TƢỢNG TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN Ở đề tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các biểu tượng có sự tương tác lẫn nhau. Trong tổng số 127 ca khúc được khảo sát, có nhiều biểu tượng xuất hiện, tuy nhiên, chúng tôi lựa chọn chỉ tập trung khảo sát tần số xuất hiện của 8 biểu tượng có giá trị tương tác (gồm: Sông, Núi, Biển, Con đường, Vườn, Lửa, Hoa, Vực thẳm) và biểu tượng có số lần xuất hiện cao là Đôi môi trong quan hệ với biểu tượng Lửa. Do số lần xuất hiện của một biểu tượng trong một bài hát rất nhiều nên chúng tôi lựa chọn đưa ra số liệu về tần số xuất hiện của biểu tượng dựa trên đầu ca khúc, chứ không khảo sát số liệu cụ thể tần số xuất hiện của biểu tượng trong từng bài. Phương pháp này sẽ được thực hiện với tất cả các biểu tượng nằm trong phạm vi mà công trình khảo sát. 2.1. Cặp đôi tƣơng tác “Sông” – “Núi” 2.1.1. Tìm hiểu về biểu tƣợng “Sông” (hay “Dòng sông”) và “Núi” 2.1.1.1. Biểu tượng “Sông” Sông là biểu tượng gốc trong văn hóa nhân loại, sản sinh ra từ mẫu gốc Nước. Sông theo nghĩa từ điển là: “Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè thường đi lại được. Sông có khúc, người có lúc” [14,1110]. Sông là biểu tượng đa nghĩa trong văn hóa nhân loại. Biểu tượng Sông hay dòng nước chảy là biểu tượng của “Khả năng của vạn vật, của tính lưu chuyển của mọi dạng thể” [2,829], của sự phong nhiêu, cái chết và sự đổi mới. Dòng chảy với sự lưu chuyển của nó và khả năng nhấn chìm vạn vật vào trong lòng nó là dòng chảy của sự sống và sự chết. Và trong dòng chảy luôn mang tính lưỡng cực. Sự chảy xuôi dòng về phía đại dương là sự trở về với trạng thái bất phân, là lối vào Niết Bàn. Còn sự ngược dòng là sự trở về với cội nguồn Thần thánh, với bản thể. Sông là một không gian nước đặc biệt. Sông phì nhiêu và cuộn sóng, sông kích thích ở con người sự mơ mộng và ước muốn phiêu lưu. Ngày xưa, sông thường là nơi trầm mình của những số
  • 29. 29 phận nhiều ẩn ức, để lại quá khứ trên bờ để biệt xứ li hương. Sông bí ẩn và sông biến thiên nên nó trở thành biểu tượng cho dòng đời vô định. Từ bản chất vật lí của nước – sông là khối chất lỏng trong suốt, có thể nhìn thấu và xuyên qua, sông cũng có thể xóa nhòa, tràn lấp và che dấu vào trong lòng nó rất nhiều bí ẩn. Sông có khả năng đóng khép và lưu giữ, làm biến mất vật rơi vào trong lòng nó. Sông cũng có khả năng phản chiếu. Dường như dưới dòng chảy sâu kín ấy là một đối xứng với lòng người u uẩn. Tâm lí con người khi gặp uẩn ức thì luôn xuất hiện nhu cầu đối diện, soi mình và đôi khi chiếu xạ những uẩn ức ấy vào những sự vật trong tự nhiên. Sông có khi lại là sự giải thoát vĩnh viễn, sông giải thoát con người, mở ra một cõi sống khác, hay một ước mơ duy trì cuộc sống vĩnh viễn. Chảy xuống từ trên cao, quanh co qua những thung lũng, biến mất trong những hồ và biển, dòng sông tượng trưng cho đời người và chuỗi liên tiếp những mong ước, những tình cảm, những ý định và thiên hình vạn trạng những bước ngoặt của chúng (Dẫn theo [2]). “Sông” trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là một biểu tượng đẹp. Sông là hình ảnh gần gũi với con người không chỉ nằm ở khía cạnh địa lí mà còn trong cả tâm hồn. Thường thì mỗi khi nhắc đến sông người ta thường nghĩ đến những suy nghĩ tốt, sông đem lại cho con người những ước mơ thoát dòng và chính dòng sông quấn quanh cuộc sống của con người. Trong Trịnh Công Sơn, ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật , đề cập khá nhiều về những nỗi ám ảnh của nhạc sĩ Trịnh, và sông cũng là một trong những ám ảnh của ông. Trịnh Công Sơn từng thổ lộ: “Những ngày mệt mỏi, tôi thường tìm về bên một dòng sông – nơi thành phố của quá khứ”, và “Ngồi bên dòng sông, nhiều đêm tôi nghe ra những đổi thay quá lớn” [23,101-102]. Sông là nơi Trịnh Công Sơn gửi gắm những tâm sự sâu lắng của mình, và dòng sông cũng là nhân chứng cho những đổi thay của cuộc đời và lòng người. Với biểu tượng Sông, trong tổng số 127 ca khúc, Sông xuất hiện ở 43 ca khúc chiếm tỉ lệ 33,9%. Trong ca từ Trịnh Công Sơn, Sông xuất hiện với các biến thể kết hợp trên ngữ đoạn lời ca như: sông – thương đau, sông – hấp hối, sông – âm thầm, sông – nằm lạnh, sông – bão tố, sông – nhớ, sông – mơ, sông – ngủ sâu, sông mang tin buồn, sông – qua đời,… đều hàm ý về những thân phận long đong, sầu muộn, lụi
  • 30. 30 tàn. Khi xuất hiện trong các biến thể kết hợp: ngồi bên sông, tìm trên sông, tìm về sông, … cho thấy sông như là điểm hẹn tìm về khi lòng gợn những ưu tư, muộn phiền. Có lần sông xuất hiện trong một ngữ cố định Sông cạn đá mòn thể hiện sự bất biến của lòng người trong sự thay đổi thiên hình vạn trạng của thiên nhiên. Những không gian cuộc đời nhiều khi quá chật hẹp và làm con người cảm thấy bí bức. Chính những lúc đó sông cho con người một lối thoát. Sông sẵn sàng nghe những lời tâm sự của người, và chở những mơ ước đi xa. Có những lúc sông nâng ước mơ của con người lên cao, dường như sông chính là biểu tượng về một người bạn gần hơn là người có thể tin cậy. Sông là biểu tượng về sự bồi đắp và nuôi dưỡng. Và khi những ước mơ của con người được sông đưa lên cao, sông quả thật đã dìu dắt con người giữa cuộc thênh thang trời đất: Những dòng sông nối đôi tay liền với biển khơi ... / Con sông là thuyền / mây xa là buồm / Từng giọt sương thu hết mênh mông (Bốn mùa thay lá) Không những thế sông còn mở rộng không gian cho con người.Và khi đó nó dìm chết một ngày của đời người trong vũng không gian ấy. Dòng sông nắng cho bờ bến rộng... / Một dòng sông chở ngày hấp hối (Vàng phai trước ngõ) Dù sao đi nữa, sông và con người vẫn gần như luôn cần có nhau. Bởi vì, hai thực thể đó, có lẽ đã là chiếc bóng của nhau. Sông đã giữ gìn hình ảnh của con người trong chính nó. Và con người không phải vẫn luôn mang trong lòng mình một dòng sông hay sao? Một dòng sông êm đềm hay một dòng nước cuồn cuộn chảy. Để con người nghe ra những tiếng thời gian. Thế nên, nếu có một lần nào đó người bỏ đi, dòng sông kia còn lại gì? Người ra đi bến sông nằm lạnh / Này nhân gian, có nghe đời nghiêng? (Có nghe đời nghiêng) Chính vì sông là nguồn an ủi, là nơi ôm ấp những thiết tha, đau đớn của ta, là nơi rửa sạch những vết thương mà ta có thể bắt gặp giữa đời này, Trịnh Công Sơn (và cả người nữ của anh) thường tìm về với sông để kể lể, hỏi han.
  • 31. 31 Bởi lẽ ấy, rồi người lại trở về.Sông ôm ấp, gìn giữ và chở đi xa những mơ ước hay những dấu buồn đau của con người. Biểu tượng “sông” trong sáng tác Trịnh Công Sơn thật sự đẹp. Dường như bão qua dòng sông nước lên / Đời không có mưa mà vẫn ướt mềm (Gần như niềm tuyệt vọng) Tìm lại trên sông những dấu hài (Đóa hoa vô thường) Một dòng sông sâu chở hồn thương đau (Em đi trong chiều) Ngoài hình ảnh của “sông” , trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn còn mang đậm hình ảnh “núi”. 2.1.1.2. Biểu tượng “Núi” Núi theo nghĩa từ điển là danh từ, chỉ “Địa hình lồi, sườn dốc, nổi cao lên trên mặt đất, thường cao trên 200m. Leo núi. Mặt trời khuất sau núi. Núi đá. Miền núi. Chất cao như núi” [14,955]. Núi là biểu tượng gốc nảy sinh từ mẫu gốc Bầu trời. Núi đã đi vào tâm thức công đồng và trở thành một biểu tượng trong văn hóa nhân loại. Với đặc điểm cao, thẳng đứng, gần trời, núi tham gia vào hệ biểu tượng của cái siêu tại, siêu phàm. Ý nghĩa tượng trưng của núi có nhiều mặt: nó vừa là chiều cao, vừa là điểm trung tâm, vừa thể hiện cho quyền năng và quyền thế siêu việt. Trung Quốc coi núi là tượng trưng nguyên thủy của tổ quốc. Trong vũ trụ quan của tổ tiên người Trung Quốc, núi chiếm địa vị tương tự với địa vị thống trị của Hoàng đế trong dân gian. Người Trung Quốc coi hiện tượng sập núi như là sự tượng trưng cho sự ra đi của một Hoàng đế. “Theo Luc Benoist, núi là hình mẫu tự nhiên của mọi kiến trúc, biểu tượng của tâm mà một trong các hình ảnh nguyên thủy là chiếc cột trụ trong Phật giáo, chiếc cột của Hermes, đá thiêng của người Sémite, đá đài thời đồ đá mới, Omphalos Hi Lạp, Linga của người Hindu, cột tháp đá Ai Cập,… Mọi công trình xây dựng như đền thờ, cung điện, thành phố, đô thị, … đều là tâm của một thế giới, và thế giới đó hẳn phát
  • 32. 32 triển như phôi người, tức từ tâm ra, tâm là điểm tiếp nối của các ảnh hưởng từ sáu hướng của không gian” [5,42]. Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Jean Chevalier và Alain Gheerbrant, Núi vừa là chiều cao, vừa là điểm trung tâm. Với tính cách là trung tâm của những hiện tượng hiển linh trong khí quyển và rất nhiều sự tích thần hiện, núi là biểu hiện của cái bản thể biểu hiện. Núi là nơi trời và đất gặp nhau, là nơi ở của thánh thần, và là điểm cuối cùng của con đường đi lên của con người. Việc leo lên núi được hình dung như là việc đi lên Trời, như là phương tiện để bước vào mối quan hệ với thần linh, trở về với khởi nguyên. Các Hoàng đế Trung Hoa làm lễ tế trời trên đỉnh núi; Moise đón nhận các bản thập giới trên đỉnh núi Shinai; Thần Civa – Maheshvara thường xuyên hiện xuống trên đỉnh núi ba – phnom, Các vị tiên đạo giáo trên đỉnh núi bay về trời” [2,669]. Ngoài ra, hai tác giả của cuốn từ điển này còn cho rằng “Núi cũng thể hiện khái niệm về tính ổn định, bất di bất dịch và đôi khi cả về tính thanh khiết. Theo người Sumériens, núi là khối nguyên sơ chưa phân hóa, là quả trứng thế giới, là nguồn sinh ra vạn vật. Trong hội họa cổ điển Trung Hoa, núi đối lập với nước như dương với âm, như trạng thái bất di bất dịch đối lập với trạng thái vô thường. Trạng thái thứ nhất thường thể hiện bằng hòn núi đá.Trạng thái thứ hai bằng dòng thác. Trong Kinh Thánh, núi còn gợi biểu tượng về sự an toàn” [2,701]. Núi còn được coi là tượng trưng cho quyền thế và tham vọng của loài người.Người Ả rập cho rằng núi là tâm điểm của thế giới, là cái rốn của vũ trụ. Một đỉnh núi vươn lên trời cao còn tượng trưng cho nơi cư ngụ của thần mặt trời. Trong ca từ Trịnh Công Sơn, những ca khúc có chứa hình ảnh núi là 27/127 bài, chiếm tỉ lệ 21,2%. Núi xuất hiện trong ca từ của Trịnh Công Sơn với những biến thể đồng nghĩa Hán Việt, chẳng hạn như: Non, nghĩa từ điển cũng là Núi, thường dùng trong phạm vi văn chương. Lội suối trèo non. Non xanh” [14,945]; xuất hiện ở dạng biến thể từ vựng gần nghĩa như Đồi, “dạng địa hình lồi, có sườn thoải, thường không cao quá 200m. Ngọn đồi trọc, Đồi chè” [14,440]; và Đèo, “chỗ thấp và dễ vượt qua nhất trên đường giao thông đi qua các đỉnh núi. Trèo đèo lội suối.Qua đèo” [13,401]. Biến thể đồng nghĩa “Non” thường được Trịnh Công Sơn thể hiện trong những ca
  • 33. 33 khúc Thân phận ca để làm tăng thêm sắc thái trang trọng, cổ điển cho lời ca của mình. Núi cũng tồn tại các biến thể từ vựng như: chân núi, chân đồi, đầu núi, đầu non, cuối đèo,… để cụ hóa các không gian tâm trạng; xuất hiện ở dạng biến thể kết hợp ngay trong mối quan hệ nội bộ của từ: núi non, đồi non, non ngà,… để nhấn mạnh vào tính vững chãi của núi. Các biến thể kết hợp chủ yếu của Núi trên trục ngữ đoạn của lời ca rất tản mát: lên núi tìm, núi đầy mồ, lên núi nằm, núi đợi chờ, về bên kia núi,... Các biến thể kết hợp chủ yếu của "núi" khi đi vào ngôn ngữ lời ca trên trục ngữ đoạn rất tản mát: lên núi tìm, núi đầy mồ, lên núi nằm, núi...đợi chờ, về bên kia núi,... nó chủ yếu diễn tả tâm trạng của nhạc sĩ khi nói về niềm đau thân phận trong cảnh chiến tranh loạn lạc, dự cảm về cái chết, hoặc mặc cảm của trái tim đau đớn vì yêu. Núi từ ý nghĩa bản thể, từ những giá trị biểu trưng trong kí tích văn hoá, khi đi vào ca từ Trịnh Công Sơn, nó đã được tái tạo lại, mang một ý nghĩa mới mẻ: biểu tượng cho sự vững chãi, an toàn, là "Điểm hẹn trăm năm" của đời người. Và với mỗi biến thể trên trục hệ hình và biến thể kết hợp trên trục ngữ đoạn của lời ca, biểu tượng "núi" lại mang một ý nghĩa biểu trưng riêng khi tương tác với các yếu tố ngôn ngữ trên trục tuyến tính của ngôn từ. Hình ảnh núi trước hết là nơi quy tụ một phần của đời người, điểm hẹn gặp của những kiếp người không may mắn: Khi đất nước tôi thanh bình / Tôi sẽ đi thăm / Tôi sẽ đi thăm, nhiều nghĩa địa / Đi xem mộ bia nhiều như nấm / Khi đất nước tôi không còn chiến tranh / Mẹ già lên núi tìm xương con mình. (Tôi sẽ đi thăm) Chỉ trong vài ca từ mang hình ảnh “núi” đã gợi lên cho người đọc cả một trường liên tưởng gợi đến cảnh u ám, chết chóc, những từ ngữ cùng trường nghĩa miêu tả cõi chết đồng loạt xuất hiện: nghĩa địa, mộ bia, xương... đi kèm hư từ "nhiều" đã nhấn mạnh về số đông, mang tính đồng loạt. Với Trịnh Công Sơn, cái đích của các cuộc kiếm tìm di hài là "lên núi". Núi là nơi hẹn gặp của con người khi tìm về với bản thể:
  • 34. 34 Một ngàn năm nô lệ giặc tàu / Một trăm năm nô lệ giặc tây / Hai mươi năm nội chiến từng ngày / Gia tài của mẹ một rừng xương / Gia tài của mẹ một núi đầy mồ. (Gia tài của mẹ) Thứ hai, núi còn là một điểm hẹn. Một điểm hẹn trăm năm, khi con người dù như một ngọn gió kia, đã thấy mệt mỏi với đôi cánh lang thang của mình: Cuồng phong cánh mỏi / Về bên núi đợi / Ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay. (Chiếc lá thu phai) Chợt như xác thân không còn / Tưởng mình như là cơn gió / Về chân núi thăm nấm mồ. (Lời thiên thu gọi) Tôi như là người ngồi trong đêm dài / nhìn tôi đang quá ngậm ngùi ... / Một hôm buồn lên núi nằm xuống. (Tự tình khúc) Như đã nói ở trên, núi là điểm hẹn. Núi là biểu tượng của một nơi xa xôi, hoang vắng, là một chốn cao và xa, thoát khỏi cuộc đời lắm mộng ảo, nhiều phiền tạp và bụi bặm này. Và núi cũng là một cứ điểm bền vững để người nhạc sĩ lui về cố thủ trong những lúc mệt mỏi với cuộc đời. Thế nhưng, đó có phải thực sự là nơi mà con người có thể lui về để kiếm tìm sự thực? Hay nó cũng vẫn nằm trong một cuộc mộng lớn hơn giữa chốn thiên thu này: Một chiều núi bỗng mang thân cánh đồng / thì cùng dòng nước khóc giùm (Một lần thoáng có) Núi, như thế, chưa hẳn là một cứ điểm bền vững. Nhưng nó vẫn cứ là một biểu tượng của cuộc hẹn hò trăm năm trong lòng Trịnh Công Sơn. Trong một ca khúc khác, biến thể kết hợp "chân núi" trong quan hệ tương tác với "nấm mồ", "thiên thu"... đã cho thấy "Núi" còn là điểm hẹn cho sự gặp gỡ tâm linh. Ta bắt gặp một Trịnh Công Sơn trong một dáng vẻ siêu thoát, có cái gì đó mang đậm ý vị của Thiền. Một trạng thái "mơ hồ" đầy chất triết học, hồ nghi chính sự hiện hữu của mình. Rõ ràng là mình đang tồn tại bằng xương bằng thịt mà lại luôn cảm
  • 35. 35 nhận thấy sự hư vô của chính mình qua "cơn gió", thấy thấp thoáng trước mắt tiếng gọi của một cõi "thiên thu": Lòng tôi có khi mơ hồ / Tưởng mình đang là cơn gió / Về chân núi thăm nấm mồ / Giữa đường trưa có tôi bơ phờ / Chợt tôi thấy thiên thu là một đường không bến bờ (Lời thiên thu gọi) Từ ý nghĩa bản thể và những biểu trưng văn hóa chung của nhân loại, Núi đi vào ca từ Trịnh Công Sơn đã được tái tạo lại, mang những nét nghĩa mới mẻ: biểu trưng cho sự vững chãi, an toàn, và đặc biệt đây là “Điểm hẹn trăm năm” của đời người – núi là nơi trở về. Khi tương tác với các yếu tố ngôn ngữ trên trục tuyến tính cũng với những biến thể trên trục hệ hình, biểu tượng Núi lại mang một ý nghĩa riêng. 2.1.2. Sự tƣơng tác giữa cặp đôi biểu tƣợng Sông – Núi Sông và Núi đều là những biểu tượng gốc trong văn hóa nhân loại.Và văn hóa phương Đông, trong đó có cả Việt Nam, hai biểu tượng này cũng có mối liên hệ, gắn bó mật thiết. Từ Hán Việt giang sơn là đại diện chỉ về đất nước, Tổ quốc. Đã từ rất lâu, hình ảnh cặp đôi “ sông – núi” đã ăn sâu trong tâm thức người Việt. Từ huyền thoại xưa kia, trong lịch sử của dân tộc Việt Nam hình ảnh của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân chẳng phải là hiện thân của hình ảnh sông – núi đó sao. Đi cùng sự phát triển của lịch sử, hình ảnh sông và núi luôn luôn hiện diện trong mọi đời sống của con người. Từ những ngọn núi cao hùng vĩ hay những con sông dài thẳng tắp trĩu nặng phù sa vốn đã in sâu trong mỗi con người, không chỉ trong cuộc sống mà ngay cả các lĩnh vực nghệ thuật như âm nhac, thơ ca, hội họa đều được nhắc tới rất nhiều. Với âm nhạc của Trịnh Công Sơn cũng vậy, hình ảnh về cặp đôi sông – núi được ông sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm và nó trở thành một cặp tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Trong ca từ Trịnh Công Sơn, hai biểu tượng Sông - Núi xuất hiện với tần số cao, và sự tương tác giữa chúng thể hiện trên ba chiều quan hệ: quan hệ tương sinh, quan hệ đối xứng và qua hệ đồng quy. Đây chính là một trong những cặp đôi tương tác mang lại nhiều giá trị nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.
  • 36. 36 2.1.2.1. Quan hệ đối xứng Cùng một xuất phát điểm, biểu tượng Sông và Núi trong văn hóa nhân loại đi vào ca từ Trịnh Công Sơn bị đẩy về hai thái cực, chúng không ngừng soi chiếu vào nhau, đối xứng tựa như hình và bóng. Đây là kiểu tương tác có giá trị sản sinh ý nghĩa liên hội mới mẻ, độc đáo nhất trong ca từ của Trịnh, đồng thời tạo ra ý vị quấn quyện, xuyên thấu, đượm chất triết lí trong ca khúc của ông. Đời người là một cơ số của những “hội ngộ rồi chia li”, sống và gặp gỡ rồi yêu mến nhau là những “tin vui” diệu kì, để có lúc chúng ta cảm thấy mình không đơn độc. Thế nhưng, cuộc sống cũng mang trong mình tính nhị nguyên, “trong gặp gỡ đã thấy mầm li biệt”, có hẹn mà không gặp, có gặp cũng không thành, những cuộc tình lỡ làng, mà ở đây không chỉ là tình yêu lứa đôi. Điều còn lại không gì hơn vết thương lòng cần xoa dịu. “Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”. Con người luôn muốn gần gũi thiên nhiên cả trong tâm trạng đớn đau hay hạnh phúc, thiên nhiên với sự vĩ mô của nó mới đủ sức thấu hiểu tâm lí con người. Nhất là trong những lúc bi quan tuyệt vọng đến cùng cực, chính thiên nhiên là nguồn an ủi lớn lao, sâu sắc nhất cho con người. Với đặc tính chuyển dời của sông và sự vững bền của núi trong văn hóa nhân loại, khi đi vào trong ca khúc Trịnh Công Sơn, Sông và Núi trong quá trình tương tác đã hình thành những ý nghĩa biểu trưng mới. Sông với khả năng đóng khép và lưu giữ, là nơi ngưng đọng những nét đẹp tinh tế của tâm hồn con người. Trong giây phút “tìm tình” thuở ban đầu, lúc tình còn nguyên sơ và tinh khôi như giấy mới, thì tình yêu thánh thiện ấy cũng để lại những dấu ấn bên dòng sông: “Tìm em tôi tìm / Nhủ lòng tôi ơi / Tìm đêm chưa từng / Tìm ngày tinh khôi / Tìm chim trong đàn / Ngậm hạt sương mai / Tìm lại bên sông / Những dấu hài” (Đóa hoa vô thường) Dòng chảy vốn mang trong mình tính chất động, luôn luôn biến thiên, lưu chuyển, chảy trôi và bôi xóa. Sông là nơi chứng kiến sự vô thường của cuộc đời và sự phai phôi của lòng người. Sông là biểu hiện cho sự chảy trôi của thời gian: “làm con