SlideShare a Scribd company logo
1 of 145
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Hoàng Thịnh
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM
THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Hoàng Thịnh
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM
THẾ KỶ XVIII - XIX
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN KIM CHÂU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian đầu tư thực hiện, luận văn Hình tượng người phụ nữ trong
thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX đã được hoàn thành đúng thời hạn. Đó là
kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc với sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía nhà
trường, quý thầy cô cùng bạn bè, đồng nghiệp. Dù rất cố gắng nhưng luận văn vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp,
đề xuất để công trình nghiên cứu của chúng tôi hoàn thiện hơn.
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sĩ
Nguyễn Kim Châu - người đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài luận văn nói trên. Sự
quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo tận tâm của Thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt
thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến phòng Sau đại học trường Đại học sư phạm
TP. HCM, các giảng viên cùng cán bộ thư viện trường Đại học Sư phạm TP. HCM
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho học viên cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam
khóa 21 chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tại trường.
Sau cùng, tôi xin được cảm ơn những người thân trong gia đình, những
người bạn, những người đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi
trong cả quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Nguyễn Hoàng Thịnh
MỤC LỤC

DẪN NHẬP................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5
6. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THƠ TRỮ TÌNH VIẾT VỀ NGƯỜI PHỤ
NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM..........................................7
1.1. Khái quát về thơ trữ tình trung đại...............................................................7
1.1.1. Khái niệm thơ trữ tình...........................................................................7
1.1.2. Đặc điểm và sự phát triển của thơ trữ tình trung đại ............................9
1.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam trước thế kỷ XVIII
...........................................................................................................................24
1.2.1. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ X - XIV..............24
1.2.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XV - XVII..........28
1.3. Sự phát triển phong phú và đa dạng của thơ trữ tình viết về người phụ nữ
thế kỷ XVIII - XIX............................................................................................38
1.3.1. Sự phong phú về tác giả và tác phẩm..................................................38
1.3.2. Sự phong phú về kiểu loại nhân vật....................................................40
1.3.3. Sự đa dạng trong cách thể hiện ...........................................................44
1.3.4. Nguyên nhân phát triển.......................................................................49
CHƯƠNG 2. CHÂN DUNG NGƯỜI PHỤ NỮ52 TRONG THƠ TRỮ TÌNH
THẾ KỶ XVIII - XIX .........................................................................................52
2.1. Vẻ đẹp và tài năng của người phụ nữ.........................................................52
2.1.1. Vẻ đẹp của người phụ nữ ....................................................................52
2.1.2. Tài năng của người phụ nữ .................................................................60
2.2. Số phận của người phụ nữ..........................................................................65
2.2.1. Sắc đẹp và tài năng bị vùi dập tàn phai, mai một ...............................65
2.2.2. Đời sống tình cảm nhiều bất hạnh.......................................................69
2.3. Khát vọng của người phụ nữ......................................................................77
2.3.1. Khát vọng tình yêu, hạnh phúc ...........................................................77
2.3.2. Khát vọng bình đẳng giới....................................................................82
2.4. Thái độ, tình cảm của tác giả khi miêu tả hình tượng người phụ nữ .........87
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA CHÂN DUNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ TRỮ TÌNH THẾ KỶ XVIII - XIX...........................................97
3.1. Thể thơ .......................................................................................................97
3.1.1. Thể tứ tuyệt .........................................................................................97
3.1.2. Thể bát cú..........................................................................................104
3.1.3. Thể trường thiên................................................................................109
3.2. Nghệ thuật sử dụng hình ảnh ...................................................................112
3.2.1. Các hình ảnh tượng trưng, công thức................................................113
3.2.2. Các hình ảnh đời thường gần gũi, dung dị........................................119
3.3. Ngôn từ.....................................................................................................123
3.3.1. Chất bác học của ngôn từ..................................................................125
3.3.2. Chất bình dân của ngôn từ ................................................................129
KẾT LUẬN............................................................................................................136
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................138
1
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Văn học trung đại Việt Nam (còn được gọi là Văn học cổ Việt Nam, Văn học
Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX…) đánh dấu sự ra đời của dòng văn học
viết từ thế kỷ X với hai bộ phận: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Theo từng
giai đoạn của tiến trình phát triển, văn học đạt được những thành tựu rực rỡ với
những bước tiến đáng kinh ngạc về cả nội dung và nghệ thuật. Trong đó, thơ trữ
tình có chỗ đứng riêng vững chắc do ảnh hưởng của thời đại với sự xuất hiện của
nhiều danh gia kiệt tác.
Thơ trữ tình xuất hiện từ rất sớm trong tiến trình văn học nước nhà (thậm chí,
đã có những biểu hiện rõ nét của chất trữ tình trong ca dao của người Việt xưa) và
đạt được những thành tựu nhất định qua từng thời kỳ. Hình thức và nội dung thơ
cũng ngày một phát triển phong phú theo hướng hoàn thiện, cách tân mới mẻ. Mười
thế kỷ đầy sóng gió của lịch sử nước nhà cũng là khoảng thời gian văn học chịu
nhiều biến động, thăng trầm. Thay đổi đáng ghi nhận là sự mở rộng nội dung về
phía đời sống, đưa văn học ngày càng gần gũi, gắn bó với quần chúng. Cùng với đó,
các nhân vật nữ cũng xuất hiện trong thơ trữ tình với tần suất ngày một nhiều hơn
theo chiều dọc tiến trình văn học viết (đặc biệt là ở bộ phận thơ Nôm từ nửa sau thế
kỷ XVIII). Người phụ nữ đã xuất hiện trong văn học viết (bao gồm trong thơ trữ
tình) ngay từ những thế kỷ đầu và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của
mình, góp phần hoàn chỉnh diện mạo văn học dân tộc.
Thơ của các nhà văn trung đại biểu hiện cách nhìn, cách cảm, cách suy nghĩ
của họ đối với những vấn đề trong cuộc sống, thế nên, thơ trữ tình trung đại đều ít
nhiều có biểu hiện của “cái tôi”, của việc định hình phong cách tác giả. Tìm hiểu
“Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX”, chúng
tôi mong muốn được đi sâu vào đặc trưng thể loại thơ trữ tình Việt Nam (về cả nội
dung và đặc điểm nghệ thuật) thế kỷ XVIII - XIX, khai thác hình ảnh người phụ nữ
để có cái nhìn đa chiều, đa diện về cuộc sống của một bộ phận người trong xã hội
Việt Nam thời bấy giờ.
2
2. Lịch sử vấn đề
Văn học gắn liền với dân tộc và chặng đường phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội của nước nhà, yếu tố thời đại đã tác động mạnh mẽ đến số phận và quá trình
sáng tác của các tác giả thời trung đại. Chưa có một công trình nghiên cứu nào đi
sâu vào hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình (thế kỷ XVIII - XIX hoặc các
thời kỳ trước đó). Dẫu chưa thật sự rõ nét nhưng thơ trữ tình Việt Nam trung đại đã
được nhiều nhà nghiên cứu đề cập ở rất nhiều phạm vi, góc độ và mức độ khác
nhau. Đề cập đến thơ trữ tình Việt Nam trung đại và hình tượng người phụ nữ trong
văn học, có thể kể đến một vài công trình có liên quan:
Trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử đề
cập đến nhiều vấn đề về thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Trong đó, có chương
“Các thể thơ trữ tình” [32, tr.167] miêu tả phạm vi, diện mạo và tiến trình thơ trung
đại Việt nam, đồng thời đi vào một số đặc điểm thế loại cụ thể như: thơ tự tình,
ngâm khúc, hát nói.
Bùi Duy Tân với tác phẩm Khảo và luận một số thể loại - tác gia - tác phẩm
văn học trung đại Việt Nam (tập II) đã khảo sát “Về quan niệm văn học trung đại
Việt Nam” [33, tr.38), “Sơ lược về một số thể loại văn học trung đại Việt Nam” [33,
tr.83] và “Vấn đề thể loại trong văn học Việt Nam thời cổ” [33, tr.95] có nói đến
một số thể thơ chính và tiêu chí phân chia thể loại thơ trung đại Việt Nam.
Nguyễn Đăng Điệp trong tác phẩm Giọng điệu trong thơ trữ tình có nhắc
đến một số vấn đề về “Giọng điệu trong thơ ca trung đại” [12, tr.138], công trình
này đặt thơ ca trung đại trong hệ thống thơ ca dân tộc từ thơ ca truyền thống đến
hiện đại. Tác giả cho rằng: “Yếu tố giọng điệu của chủ thể sáng tạo dù đã xuất hiện
trong thơ trữ tình trung đại, thể hiện ý thức quẫy đạp của các nhà thơ khỏi những
ràng buộc quy phạm đã có từ ngàn năm, song nhìn chung chưa thật rõ nét”; “giọng
điệu cá nhân chưa phát triển... khi xuất hiện những yếu tố của “tinh thần Phục
Hưng” (đặc biệt trong văn học nửa đầu thế kỷ XVIII), yếu tố cá nhân bắt đầu manh
nha được bộc lộ”...
3
Trần Nho Thìn với tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn
văn hóa có đề cập đến “Sáng tác thơ ca thời cổ và sự thể hiện “cái tôi” tác giả”
(tr.80) và “Sự thể hiện con người trong văn chương cổ” [36, tr.101], “Trào lưu chủ
tình của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và dấu vết ảnh hưởng của
sách Thế thuyết tân ngữ” [36, tr.523] nói đến vai trò của “cái chủ quan”, cách thức
thể hiện “cái tôi” của nhà Nho trong thơ ca.
Trong quyển Văn học Việt Nam - Văn học trung đại (Những công trình
nghiên cứu) do Lê Thu Yến chủ biên đã tập hợp một số công trình nghiên cứu có
liên quan đến các tác giả mà chúng tôi khảo sát trong luận văn như những bài viết:
Thơ Bà Huyện Thanh Quan - Niềm vui và nỗi buồn (Trần Thị Băng Thanh), Văn
chương cô Xuân Hương (Hoàng Ngọc Phách), Góp thêm một tiếng nói trong việc
đánh giá thơ Hồ Xuân Hương (Đặng Thanh Lê), Tìm hiểu ý thức tư tưởng chủ đạo
trong thơ Hồ Xuân Hương (Nguyễn Nghiệp), Nhà thơ dòng Việt, Bà chúa thơ Nôm
(Xuân Diệu). Việc tìm hiểu về những nhà thơ và sự nghiệp sáng tác của họ tạo nên
tính hệ thống cho công trình nghiên cứu.
Nhìn chung, đây là vấn đề đã được đề cập riêng lẻ khi khảo sát tác phẩm của
một số nhà thơ tiêu biểu nhưng chưa có một công trình có hệ thống khảo sát trên
bình diện chung để thấy được toàn bộ diện mạo của người phụ nữ thơ ca giai đoạn
này. Qua việc tìm hiểu đề tài Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
thế kỷ XVIII - XIX, chúng tôi hy vọng góp thêm những hướng nghiên cứu mới, cách
tiếp cận mới về mảng thơ ca trữ tình Việt Nam trung đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Những sáng tác văn học Việt Nam trong thế kỷ XVIII và XIX hết sức đồ sộ
ở nhiều thể loại khác nhau với đề tài, nội dung lẫn hình thức biểu hiện phong phú,
đa dạng. Đề tài Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII -
XIX giới hạn khảo sát những bài thơ trữ tình dung lượng ngắn (ở các thể thơ: tứ
tuyệt, bát cú, trường thiên) có sự xuất hiện của người phụ nữ (bao gồm cả bộ phận
thơ chữ Hán và chữ Nôm) trong cả tiến trình văn học Việt Nam trung đại, nhưng
4
đặc biệt đi sâu tìm hiểu hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII -
XIX ở cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật.
Quá trình tổng hợp và phân loại những bài thơ được đề cập trong nghiên cứu
này chủ yếu dựa trên những bộ sách mang tính tổng hợp:
- Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X - XIX) do Nhà xuất bản
Giáo dục phát hành.
- Tinh tuyển văn học Việt Nam do Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn
quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành.
- “Tổng tập” tác phẩm của một số tác giả có vị trí quan trọng trong tiến trình
văn học trung đại và một số công trình khảo cứu có liên quan
Qua khảo sát những tác phẩm nói trên, chúng tôi tìm được một số bài thơ thể
loại thơ trữ tình của nhiều tác giả có đề cập vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp nội tâm, hoàn
cảnh, số phận hoặc tính cách của người phụ nữ, tình cảm của nhà văn đối với người
phụ nữ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII -
XIX đặt ra yêu cầu làm nổi bật những đặc điểm của hình tượng người phụ nữ trong
mảng thơ trữ tình văn học Việt Nam trung đại thế kỷ XVIII - XIX. Để giải quyết
những yêu cầu của đề tài, người viết sử dụng những phương pháp khoa học sau
trong quá trình nghiên cứu:
Phương pháp lịch sử - xã hội: Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát
triển của thể loại thơ trữ tình, đồng thời tìm hiểu, đánh giá tần suất và nội dung của
thơ trữ tình viết về người phụ nữ trong văn học viết các giai đoạn trước. Qua đó,
xem xét ảnh hưởng của thời đại đến mối quan tâm đặc biệt của các nhà văn đối với
người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX.
Phương pháp loại hình: Sử dụng phương pháp loại hình để tìm hiểu đặc
điểm loại hình các thể thơ trữ tình nói chung, thơ trữ tình ở các dạng thức trọng
điểm mà đề tài đề cập đến nói riêng. Từ đó, rút ra những đặc trưng phân biệt thơ trữ
tình với các thể loại thơ khác. Đặc biệt, đề tài đi sâu vào những dạng thức tứ tuyệt,
5
bát cú, trường thiên, đồng thời tìm hiểu những biểu hiện của yếu tố trữ tình trong
các dạng thơ này.
Phương pháp phân tích - so sánh: Tìm hiểu những đặc trưng của thơ
Đường, của thơ ca dân gian Việt Nam để có một cái nhìn khái quát về tiến trình văn
học trung đại. Đồng thời, xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn
học viết nói chung, thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX nói riêng, từ đó thấy được quá
trình phát triển trong mối tương quan nhiều mặt.
Phương pháp tâm lý học: Tìm hiểu tâm lý học sáng tác để có cái nhìn rõ nét
về cách thể hiện hình ảnh người phụ nữ, cách lựa chọn dạng thức thơ phù hợp trong
thể loại thơ trữ tình của các tác giả trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX. Bên
cạnh đó, tìm hiểu tâm lý học tiếp nhận để có cái nhìn tổng quan trong việc tiếp nhận
văn học qua sự đánh giá của nhiều thành phần độc giả khác nhau.
Phương pháp hệ thống: Đặt các tác phẩm nghiên cứu vào hệ thống thể loại
thơ để làm nổi bật đặc trưng thể loại, liên hệ tác phẩm với các tác phẩm của cùng
tác giả hoặc các tác phẩm có liên quan để có sự tiếp nhận, đánh giá một cách khách
quan về các tác phẩm nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp: Sưu tầm và tìm hiểu các tác phẩm trong mối tương
quan thời đại để có cái nhìn chính xác về sự phát triển của thơ trữ tình và hình
tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam trung đại.
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này không hoàn toàn tách rời
mà kết hợp lẫn nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ
XVIII - XIX”, trước hết, chúng tôi hy vọng đóng góp được một cái nhìn tương đối
bao quát và toàn diện về hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII -
XIX ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật, bởi từ trước đến nay, mảng thơ này
tương đối ít được đề cập đến hoặc nếu có cũng chỉ là nội dung thơ của một vài tác
giả tiêu biểu. Quá trình tìm hiểu về hình tượng người phụ nữ từ thế kỷ X - XVII sẽ
6
tạo được cái nhìn bao quát, toàn diện về đối tượng nghiên cứu, trở thành bước đệm
khẳng định thành tựu của thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX về người phụ nữ.
Thông qua những kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi cũng hy vọng góp
phần chứng minh cho những thành tựu của văn học thế kỷ XVIII - XIX, giai đoạn
được đánh giá là phát triển rực rỡ và toàn diện nhất trong lịch sử văn học trung đại.
6. Kết cấu của luận văn
Xác định lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng - phạm vi nghiên cứu,
mục đích và phương pháp nghiên cứu như trên. Để làm rõ những yêu cầu mà đề tài
đặt ra, chúng tôi trình bày hướng phát triển của đề tài như sau:
Chương 1. Khái quát về thơ trữ tình viết về người phụ nữ trong văn học
trung đại Việt Nam
Ở chương này, chúng tôi trình bày khái quát về đặc điểm thơ trữ tình Việt
Nam trung đại (thế kỷ X - XIX), tìm hiểu hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ
tình thế kỷ X - XVII và sự phát triển phong phú, đa dạng của thơ trữ tình viết về
người phụ nữ thế kỷ XVIII - XIX.
Chương 2. Chân dung người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII -
XIX
Chúng tôi đi sâu khai thác hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ
XVIII - XIX ở phương diện nội dung. Cụ thể là tìm hiểu về đối tượng ở khía cạnh
vẻ đẹp, tài năng, số phận và khát vọng của người phụ nữ qua cái nhìn của các tác
giả đương thời. Đồng thời tìm hiểu thái độ, tình cảm của tác giả khi miêu tả hình
tượng người phụ nữ.
Chương 3. Nghệ thuật khắc họa chân dung người phụ nữ trong thơ trữ
tình thế kỷ XVIII - XIX
Nghiên cứu nghệ thuật thể hiện chân dung người phụ nữ ở thể thơ, nghệ
thuật sử dụng hình ảnh và ngôn từ. Qua đó, xem xét đặc trưng của hai bộ phận thơ
chữ Hán và chữ Nôm đã ảnh hưởng như thế nào đến các phương diện nghệ thuật ấy.
Phần kết luận - Kết luận ngắn gọn về những vấn đề đã nêu ở phần nội dung,
khẳng định sự phát triển của hình tượng người phụ nữ trong văn học (XVIII - XIX).
7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THƠ TRỮ TÌNH
VIẾT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Khái quát về thơ trữ tình trung đại
1.1.1. Khái niệm thơ trữ tình
Văn học Việt Nam trung đại từ thế kỷ X đến hết XIX là một chặng đường dài
với sự thay đổi, phát triển nhiều mặt được thể hiện qua những tác phẩm của một lực
lượng sáng tác đông đảo bao gồm nhiều thành phần. Tỉ lệ thuận với sự phong phú
trong nội dung là sự phát triển về hình thức của tác phẩm văn học. Riêng với những
sáng tác thơ, sự phát triển hình thức thể hiện ở cách tác giả sáng tạo ra những hình
thức phù hợp với nội dung muốn chuyển tải, tạo ra những thể tài mới từ nguồn
nguyên liệu cũ (những cái sẵn có).
Thuật ngữ “thơ trữ tình” được chúng tôi sử dụng để giới hạn, làm rõ đối
tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài. Khái niệm “thơ trữ tình” là một khái niệm
hiện đại, bởi các nhà thơ trung đại chưa bao giờ gọi thơ mình là “thơ trữ tình”. Thơ
trữ tình trung đại Việt Nam phong phú về thể thơ, phần lớn được các tác giả “làm
trong các dịp tiễn tặng, họa thơ người khác, đề thơ làm kỷ niệm, tức cảnh, tức sự,
thư sự, tức là làm thơ theo sự đòi hỏi, khêu gợi của ngoại cảnh. Và khi muốn bộc lộ
nỗi lòng thì họ gọi là “Ngôn hoài”, “Thuật hoài”, “Ngôn chí”, “Tự tình”, “Tự
thuật”, “Mạn thuật”, “Trần tình”. Những tên gọi này rất đáng chú ý. “Chí”,
“tình”, “hoài”, “sự”, “cảnh”… là nội dung trữ tình, còn “thuật”, “ngôn”, “tự”,
“trần”… là cách trữ tình. “Thuật” là kể, “tự” cũng là kể, “ngôn” là nói ra, là
tuyên bố cho mọi người biết, “trần” là bày tỏ. Có thể xem đó là những dấu hiệu đặc
trưng của ý thức trữ tình truyền thống: trữ tình bằng cách thuật kể nỗi lòng mình,
cảm xúc, chí hướng của mình” [32, tr.170-171].
Con người trong thơ trữ tình được đặt trong hệ tọa độ của cuộc sống đời
thường, phản ánh tâm tư tình cảm con người bình thường với vai trò bình thường
gắn với gia đình, với xã hội. Nội dung thơ trữ tình rất phong phú, đa dạng và không
hạn chế, bó hẹp trong một khuôn khổ nhất định nào. Các tác giả làm thơ có thể chỉ
đơn giản là bộc lộ sự rung động trước một cảnh thiên nhiên đẹp, một con người đẹp,
8
một hành động đẹp… hoặc thể hiện cách nhìn, quan điểm trước nhiều vấn đề: từ
những vấn đề mang tính chất xã hội đến những vấn đề trong phạm vi cá nhân riêng
tư. Tóm lại, những bài thơ có tính chất bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ, chí
hướng của tác giả đều có thể xem là thơ trữ tình. Về hình thức, thơ trữ tình trung đại
từ thế kỷ X - XIX được sáng tác ở nhiều thể nhưng phổ biến nhất vẫn là các thể thơ
Đường luật: tứ tuyệt, bát cú, trường thiên bằng cả chữ Hán và chữ Nôm.
Khi phân chia thể loại (hay thể tài) tác phẩm văn học, người ta thường căn cứ
vào ba loại tiêu chí chủ yếu là: “tố chất thẩm mĩ chủ đạo”, “giọng điệu”, “dung
lượng và cấu trúc chung của tác phẩm” [1, tr.188]. Một tổng hòa các tiêu chí như
vậy làm nên “nòng cốt” (hay mô hình) thể loại. Nhìn từ góc nhìn loại hình, khái
niệm thơ trữ tình là một khái niệm quy định nội dung của một tác phẩm văn học ở
phương thức phản ánh đời sống. Thơ trữ tình là sự kết hợp giữa thể thơ (thể song
thất lục bát, thể thất ngôn tứ tuyệt, thể thất ngôn bát cú, thể trường thiên…) và loại
trữ tình tạo nên thể loại thơ mang đậm chất trữ tình. Thơ chất chứa tâm tư tình cảm
của tác giả nhưng vẫn tuân theo quy định của thể thơ. Thơ có thể rất ngắn (bốn câu
như thơ tứ tuyệt) hoặc dài hơn (vài chục câu đến hàng trăm câu như thể trường
thiên) tùy thuộc vào mạch cảm xúc của tác giả, thơ trữ tình hoàn toàn khác với
truyện thơ (là sự kết hợp giữa loại tự sự và loại trữ tình) hoặc những khúc ngâm, hát
nói… về mặt thể loại.
Đề tài của chúng tôi tập trung khai thác những bài thơ trữ tình miêu tả hình
tượng người phụ nữ thế kỷ XVIII - XIX… Cụ thể, chúng tôi đi sâu khai thác những
bài thơ tứ tuyệt, bát cú, trường thiên (mà số từ ở câu thơ có thể là ngũ ngôn, lục
ngôn, thất ngôn…) trong cả thơ tự do (giống như thơ cổ phong Trung Quốc - chỉ có
vần chứ không tuân theo niêm luật bằng trắc nhưng vẫn đảm bảo tính nhạc điệu của
thơ) và thơ Đường luật miêu tả trực tiếp chân dung người phụ nữ hoặc gián tiếp thể
hiện tình cảm của các tác giả đối với người phụ nữ.
Như vậy, theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, có thể định nghĩa
thơ trữ tình trung đại là những bài thơ có dung lượng ngắn từ vài câu cho đến hàng
trăm câu ghi nhận cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng và chí hướng của tác giả.
9
Thơ trữ tình là một bộ phận quan trọng cấu thành tổng thể của nền văn học
trung đại Việt Nam rực rỡ thành tựu. Trải qua mỗi thời kỳ, thơ trữ tình cùng với
những thể loại văn học khác luôn luôn vận động và phát triển theo hướng phát triển
của lịch sử dân tộc, từng bước thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của văn chương Trung
Hoa, khẳng định bản sắc dân tộc đậm nét.
1.1.2. Đặc điểm và sự phát triển của thơ trữ tình trung đại
Văn học Việt Nam trung đại được xác định cột mốc từ thế kỷ X đến hết thế
kỷ XIX bao gồm hai bộ phận lớn là bộ phận văn học chữ Hán và bộ phận văn học
chữ Nôm. Ở cả hai bộ phận ấy, thơ trữ tình phát triển một cách phong phú và đa
dạng về cả nội dung lẫn hình thức. Hầu hết các tác giả trung đại đều có sáng tác thơ
trữ tình, số lượng lẫn chất lượng thơ được ghi nhận với một lực lượng sáng tác đông
đảo, hùng hậu.
1.1.2.1. Đặc điểm và sự phát triển của thơ trữ tình trong văn học thượng
kỳ trung đại
Giai đoạn thượng kỳ trung đại là giai đoạn hết sức quan trọng, đóng vai trò
nền móng cho toàn bộ nền văn học Việt Nam. Đây là thời kỳ văn học Việt Nam
phát triển trong quá trình hoàn chỉnh dần những đặc trưng về nội dung và hình thức
nghệ thuật dân tộc cổ truyền, trên cơ sở tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa văn học
nước ngoài. Tính chất nền móng sẽ quy định hệ thống cấu trúc cũng như quy mô,
phương hướng phát triển của văn học sau này.
Ở giai đoạn đầu của nền văn học viết, nội dung của các tác phẩm tuy không
bó hẹp trong một đối tượng cụ thể nào nhưng phần lớn đề tài văn học vẫn là những
vấn đề mang tính chất cộng đồng. Nội dung văn học rất phù hợp với đặc điểm
chung của bộ phận văn học chữ Hán - ghi nhận những cảm xúc, suy nghĩ mang tính
chất nghiêm túc, trang trọng. Văn học Việt Nam giai đoạn thượng kỳ trung đại phát
triển trong hoàn cảnh đất nước liên tục giành những chiến thắng rực rỡ với ngoại
bang phương Bắc: hai lần chiến thắng quân Tống, ba lần chiến thắng quân Nguyên
Mông, kết thúc hai mươi năm chiến đấu và chiến thắng quân Minh. Hòa cùng
không khí chiến đấu và chiến thắng của dân tộc, văn học thời kỳ này xem khẳng
10
định dân tộc là chủ đề cơ bản, là tinh thần, là cảm hứng chủ đạo, đồng thời là nội
dung trực tiếp, là phương hướng tư tưởng dẫn dắt việc lựa chọn đề tài và loại thể
văn học. Cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc là cảm hứng chủ đạo, chi phối những
cảm hứng khác.
Bộ phận văn học chữ Nôm xuất hiện vào thế kỷ XIII đánh dấu bước nhảy vọt
của tinh thần văn hóa dân tộc. Những tác phẩm văn chương chữ Nôm đã bắt đầu
xuất hiện từ cuối thế kỉ XIII nhưng chưa ghi được dấu ấn đáng kể (Quốc âm thi tập
của Nguyễn Trãi là thành tựu lớn nhất của bộ phận văn học chữ Nôm giai đoạn
đầu). Thành tựu văn học giai đoạn này được ghi nhận chủ yếu là các tác phẩm văn
chương viết bằng chữ Hán bao trùm hào khí Đông A thể hiện tinh thần yêu nước,
chống xâm lược và tự hào dân tộc:
- “Đề thi khắc vu thạch
Trấn ngã Việt tây ngô”
(Thân chinh phục Lễ Châu - Lê Thái Tổ)
- “Đạo bút phải dùng tài đã vẹn
Chỉ thư này chép việc càng chuyên
Vệ Nam mãi mãi ra tay thước
Điện Bắc đà đà yên phận tiên”
(Bảo kính cảnh giới VI - Nguyễn Trãi)
Đây “là giai đoạn thịnh đạt của văn chương bác học theo thể chế, khuôn
thước Đường Tống, gồm thơ, phú và rất ít văn. Thơ, phú phát triển mạnh và có
những thành tựu cao, văn chính luận cũng vậy, nhưng cổ văn theo khuôn khổ
Đường Tống bát đại gia thì cực kỳ hiếm” [33, tr.135]. Nghĩa là, so với phú, kí và
các thể loại văn chính luận như chiếu, biểu, hịch, cáo… thì thơ trữ tình giai đoạn
này không thua kém cả về số lượng và chất lượng.
Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIII, thơ trữ tình tồn tại chủ yếu dưới hình thức
những bài kệ của các thiền sư thể hiện cảm hứng vô vi theo tư tưởng Phật giáo:
Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Đáp quốc vương quốc tộ chi vấn (Pháp Thuận
thiền sư), Vương lang quy từ (Ngô Chân lưu), Thị đệ tử, Tật lê trầm Bắc thủy (Vạn
11
Hạnh thiền sư), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư), Sinh lão bệnh tử (Diệu Nhân
ni sư), Thị tật (Quảng Nghiêm thiền sư), Đáp Từ Đạo Hạnh vấn chân tâm (Kiều Trí
Huyền), Thất châu (Đạo Hạnh thiền sư), Cảm hoài (Kiều Phù), Quy thanh chướng
(Phan Trường Nguyên), Quy tịch (Bảo Giác)… và thơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng
thiền (thơ thiền): Thị chư Thiền lão tham vấn Thiền chỉ (Lý Thái Tông), Truy tán
Vạn Hạnh thiền sư, Tán Giác Hải thiền sư, Thông Huyền đạo nhân (Lý Nhân
Tông), Tặng Quảng Trí thiền sư, Điệu Chân Không thiền sư (Đoàn Văn Khâm), Sắc
không (Lê Thị Ỷ Lan)… Thơ thiền là một mảng sáng tác nổi bật của văn học
thượng kỳ trung đại. Các tác giả cảm nhận sự toàn vẹn của thế giới, của vũ trụ, của
tự nhiên trong mối giao hòa, đồng điệu với con người. Mọi cảm xúc, cảm giác diễn
ra tự nhiên được cô đúc lại bằng ngôn từ hàm súc, người viết cảm nhận bằng tâm và
người đọc cũng tiếp nhận bằng tâm. Ở đây, tính chất phi ngã của văn chương Việt
Nam trung đại bộc lộ hết sức rõ nét:
- “Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
(Cáo tật thị chúng - Mãn Giác Thiền Sư)
- “Khách lai bất vấn nhân gian sự,
Cộng ỷ lan can khán thúy vi”
(Xuân cảnh - Trần Nhân Tông)
Tính chất phi ngã tạo nên một thế giới thơ thiền vừa khép kín lại vừa rộng
mở, vừa đơn giản lại vừa thâm thúy sâu xa… Nghiêm Vũ trong Thương lang thi
thoại đã cảm nhận về thơ: “Thơ có tài riêng không liên quan đến sách. Thơ có thú
riêng không liên quan đến lý. Đạo thơ ở chỗ diệu ngộ. Chỗ diệu kỳ của nó thấu
triệt, lung linh, không thể nắm bắt như thanh âm giữa trời, sắc đẹp trong dung
nhan, ánh trăng dưới đáy nước. Lời có hạn mà ý vô cùng” [tr.377].
Khoảng cuối thế kỷ XIII - XIV, số lượng tác giả và tác phẩm dần tăng lên,
thơ trữ tình phần nhiều được ghi nhận trong các tập thơ: Thái Tông thi tập (Trần
12
Thái Tông), Thánh Tông di tập (Trần Thánh Tông), Nhân Tông thi tập (Trần Nhân
Tông), Lạc đạo tập (Trần Quang Khải), Phi sa tập (Nguyễn Thuyện), Cúc hoa bách
vịnh (Trương Hán Siêu), Tiều Ẩn thi tập (Chu Văn An), Hiệp Thạch tập (Phạm Sư
Mạnh), Nhị Khê thi tập (Nguyễn Phi Khanh)… cùng một số bài thơ có giá trị khác
của các tác giả: Đặng Dung (Cảm hoài), Lê Cảnh Tuân (Cống Châu giang trung
phùng tiên tỉ kỵ nhật, Nguyên nhật, Mông Lý dịch ngẫu thành), Phạm Ngũ Lão
(Thuật hoài, Vãn thượng tướng quốc công Hưng Đạo đại vương), Phạm Ngộ (Yết
vạn tai từ đường, Đại Than dạ bạc, Thu dạ tức sự, Hỷ tình, Vãn cảnh)… Hầu hết là
thơ vịnh cảnh, thơ đi sứ, trong đó, rất nhiều thơ vịnh cảnh và thơ “ngôn chí” được
làm trong lúc các tác giả đi sứ.
- “Hào cảnh phùng nguyên nhật,
Vô gia mẫn thử thân”
(Cảnh đẹp lại ngày đầu năm,
Thương thân vì nước xa xăm quê nhà)
(Nguyên nhật giang dịch - Lê Cảnh Tuân)
- “Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”
(Giúp chúa những lăm giằng cốt đất,
Rửa dòng không thể vén sông mây)
(Cảm hoài - Đặng Dung)
Nửa đầu thế kỷ XV lực lượng sáng tác (hầu hết là các nho sĩ) có nhiều biến
động do tình hình lịch sử - xã hội của đất nước. Một số nhà nho có thái độ tích cực,
tham gia vào cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước khi kháng chiến thắng lợi như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Đào Công Soạn, Nguyễn Thiên
Tích, Phan Phu Tiên, Lê Thiếu Dĩnh… một số khác không chịu cộng tác với giặc
nên đã chọn giải pháp ẩn dật, lánh đời như Nguyễn Húc, Lý Tử Cấu, Vũ Mộng
Nguyên… Tác phẩm của các tác giả này khá phong phú về thể loại (phú, cáo, thơ).
Thơ trữ tình có thể kể đến: Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Chuyết Am thi tập (Lý Tử
Tấn), Cúc Pha thi tập (Nguyễn Mộng Tuân), Vị Khê thi tập (Vũ Mộng Nguyên), Hạ
13
Trai thi tập (Lý Tử Cấu), Tiết Trai thi tập (Lê Thiếu Dĩnh), Trúc Khê thi tập (Trình
Thanh)… Đặc biệt, thơ Nôm thời kỳ này có bước tiến mới với Quốc âm thi tập (còn
lại 254 bài thơ) của Nguyễn Trãi sử dụng hoàn toàn chữ Nôm với ý thức vận dụng
tính chất độc đáo của ngôn ngữ dân tộc để nêu cao bản sắc Việt Nam:
- “Tay ai thì lại làm nuôi miệng,
Làm biếng ngồi ăn lở núi non”
(Bảo kính cảnh giới, XXII )
- “Ngõ tênh hênh, nằm cửa trúc,
Say lểu thểu, đứng đường thông”
(Thuật hứng, XVI)
- “Nếu có ăn thì có lo,
Chẳng bằng cài cửa ngáy pho pho”
(Ngôn chí, XIX)
Nửa sau thế kỷ XV, văn học được thúc đẩy mạnh mẽ với lực lượng sáng tác
là vua, quan và các nhà nho. Văn học chữ Hán nhìn chung vẫn trên đà phát triển
mạnh mẽ: Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh
cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh (Lê Thánh Tông), Châu Khê thi tập
(Nguyễn Bảo), Hu Liêu tập (Nguyễn Trực), Hợp tuyển thơ Nôm Hồng Đức Quốc
âm thi tập (nhiều tác giả)…
Do điều kiện lịch sử quy định, văn hóa Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của
nhiều nền văn hóa nước ngoài, trong đó, ảnh hưởng sâu sắc nhất là từ văn hóa
Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp... Ở giai đoạn thượng kỳ trung đại, nước ta tuy đã thoát
khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc và xây dựng nền độc lập tự chủ dân
tộc nhưng ở một mức độ nhất định, vẫn còn chịu sự chi phối nhiều mặt (quan niệm
thẩm mỹ, quan niệm văn chương, ngôn ngữ văn tự và thể loại văn học) của Trung
Quốc. Đặc biệt là ảnh hưởng một cách sâu rộng về văn hóa gây ra sự chi phối suốt
một chặng đường dài văn học trung đại Việt Nam. Sự thâm nhập và truyền bá Phật
giáo, Nho giáo, Đạo giáo đã tạo nên dấu ấn rõ nét trong các sáng tác ở giai đoạn đầu
mà lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trên (vua, quan, các nhà nho…). Biểu
14
hiện “Văn dĩ tải đạo” (văn chở đạo) và “Thi dĩ ngôn chí” (thơ để nói chí) là hai
biểu hiện đặc trưng cho quan niệm văn học Nho giáo từ Trung Quốc ảnh hưởng đến
nhiều phương diện của cả nền văn học trung đại nước ta.
Thơ trữ tình trung đại với kiểu nhà thơ “ngôn chí” đặt việc tỏ lòng lên hàng
đầu là một ảnh hưởng của mô hình kiểu nhà thơ trung đại Trung Hoa - kiểu nhà thơ
“tâm vật cảm ứng”. Trong kiểu tác giả này, “việc “ngôn chí” được nêu lên hàng
đầu, như một yêu cầu tu dưỡng, khẳng định lý tưởng, lẽ sống. Nhà Nho coi trọng
tính độc lập của nhân cách theo lời dạy của Khổng Tử: “Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư
nhân, du ư nghệ”, nghĩa là: chí hướng về đạo, dựa vào đức, nương theo nhân, tìm
thú vui trong lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số. Đặc biệt đề cao khí tiết thanh cao, mạnh
mẽ” [32, tr.106]. Thơ ngôn chí thiên về khẳng định chí hướng, lí tưởng, hoài bão,
tấm lòng; mang tính chất tuyên ngôn, công bố lập trường, thái độ có tính chất lí
tính.
Vắng bóng cái tôi trữ tình cá thể là một nguyên tắc thi pháp và là một cách
thể hiện nghệ thuật của thơ ca trung đại. Đây là một biểu hiện của cấu tứ thơ Đường
Trung Hoa - trọng quần thể nhẹ cá thể - các nhà thơ khéo léo ẩn giấu cái tôi cá nhân
đi mà đứng trên một lập trường tách biệt để phát biểu, cũng có nghĩa là các tác giả
không phát ngôn với tư cách cá nhân mà phát ngôn với tư cách cộng đồng, nói
những vấn đề của cộng đồng. “Ai cũng mong “chở đạo đi xa” thu nhỏ cá nhân
mình lại và tránh phải đưa ra những ý kiến riêng tư độc đáo của mình. Cái tôi trữ
tình, thậm chí cái ta đạo lý ít nhiều đều bị hạn chế” [33, tr.32]. Thơ ca trung đại
mang tính chất vô ngã, các nhà thơ trung đại có ý thức giấu đi bản ngã bởi theo
quan niệm của các nhà thơ thời bấy giờ, cái tôi càng ẩn kín thì thơ càng hàm súc,
gợi mở. Thơ trữ tình giai đoạn này cũng không nằm ngoài sự chi phối của đặc điểm
trên.
Tính chất phi ngã trong văn học còn là để thực hiện chức năng giáo hóa, tính
chất giáo huấn. Để làm tốt nhiệm vụ “tải đạo”, “ngôn chí” các tác giả thường chú
trọng đến việc nêu bật đạo lý thánh hiền, cố gắng xóa nhòa cá nhân mình để tạo ra
sức lan tỏa, tính đại chúng cho tác phẩm. “Lời thơ trong thơ trung đại không nhấn
15
mạnh chủ ngữ, ít có dấu giọng, ngữ điệu lời nói rất hiếm khi xuất hiện” [12, tr.157].
Do sự thiếu vắng của chủ thể trữ tình, hình tượng tác giả trong thơ trữ tình trung đại
được giấu kín, cái tôi ít xuất hiện một cách trần trụi, con người không là của chính
mình mà là của cộng đồng, “lời thơ trung đại là lời thơ không của ai cả” [12,
tr.152]. Nhà thơ không bộc lộ toàn bộ cách nhìn, cách cảm của mình, tiếng nói của
tác giả thông qua thơ không mang tính chất phát ngôn đúng nghĩa. Thơ trung đại do
vậy nên có tính mở cao, hướng ra cộng đồng chứ không bó hẹp trong phạm vi cá
nhân tác giả, người phát ngôn thơ ấy không đồng nhất với tác giả.
Ở giai đoạn thế kỷ X - XV, các tác giả chú trọng đề cao mục đích giáo huấn,
tôn thờ tư tưởng trung quân ái quốc. Nội dung của thơ trữ tình không tách rời khỏi
“đạo” và “chí”:
- “Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng”
(Thuật hứng 5 - Nguyễn Trãi)
- “Đội trời đạp đất chốn trần ai,
Chí khí đường đường há chịu sai”
(Ngôn hoài - Nguyễn Chế Nghĩa)
- “Nam nhi vi liễu công danh trái,
Tư thính nhân gian thuyết Vũ hầu”
(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)
Thơ trữ tình thời gian đầu phảng phất phong vị Trung Hoa ở cách các tác giả
chọn thể loại, ngôn từ; cảm hứng trách nhiệm (thường viết về các đề tài chính trị,
thời sự, nhân sinh), cảm hứng thuận tự nhiên (vô vi, vô vi nhi vô bất vi), cảm hứng
thoát tục, trọng quần thể nhẹ cá thể (xem trọng cái cộng đồng hơn cá nhân), tìm
kiếm sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, các nguyên tắc biểu hiện (gợi mà
không tả, ngôn ngoại chi ý…). Nhưng vượt lên trên những ảnh hưởng mang tính
chất tất yếu đó thì “người Việt Nam thông minh, năng động và giàu bản lĩnh, văn
hóa Việt Nam hòa nhập những không hòa tan. Cái phần tinh túy nhất của thơ
Đường nói riêng và thơ cổ Trung Quốc nói chung đã được ông cha ta tiếp thu, Việt
16
Nam hóa để làm giàu thêm truyền thống văn hóa của chúng ta” [36, tr.29]. Văn học
nước ta đã tạo được nét đặc sắc bởi sự sáng tạo từ trong chính những ảnh hưởng đó.
Ngay trong giai đoạn thế kỷ X - XV, các tác giả đã bước đầu thấy được tác dụng
nhận thức cuộc đời từ quan niệm “Văn dĩ tải đạo” trong văn học:
“Nhân gian thử cảnh thùy miêu đắc
Tá dữ thi ông vị tả chân”
(Cảnh nhân gian này ai vẽ nên được
Hãy để cho nhà thơ mượn để tả chân)
(Tầm Mai kiều ngoạn nguyệt - Phạm Nhữ Dực)
Sự thâm nhập của văn học Trung Quốc dẫu đã tạo nên ảnh hưởng toàn diện
và to lớn đến hầu hết các mặt của một tác phẩm văn học nhưng các tác giả đã dần có
ý thức thoát ra khỏi những ảnh hưởng đó để tạo ra một nền văn chương mang đậm
bản sắc dân tộc. Quá trình tiếp thu và thay đổi để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
của dân tộc đó “là điều hiếm thấy trong quan hệ giao lưu văn hóa giữa các dân
tộc” [36, tr.27]. Tuy khẳng định văn học Việt Nam trung đại chịu ảnh hưởng hết
sức sâu đậm từ văn học Trung Hoa nhưng cũng không thể phủ nhận những nỗ lực,
những đóng góp tích cực để sáng tạo cái mới song song với việc tiếp thu cái đã có
của các tác giả trung đại Việt Nam. Đây là một trong những yếu tố mang tính chất
quyết định diện mạo và tiến trình văn học Việt Nam.
“Nước Việt Nam ta lấy văn hiến dựng nước, thi ca thai nghén từ đời Lý,
thịnh vượng ở đời Trần, dấy lên rầm rộ vào thời Hồng Đức triều Lê. Một bộ phận
Toàn Việt thi lục về cổ thể thì không nhường thi ca đời Đường, Tống, Nguyên,
Minh… nhả ngọc phun châu thật đáng coi là “thi ca chi bang”.
Lội qua bến bờ của Trình Hạo, Chu Hy, vượt lên vương quốc của Khuất
Nguyên Tống Ngọc, đi vào cung thất của Y Doãn, Chu Đán, ra khỏi con đường của
Lý Bạch, Đỗ Phủ…” (Bài tựa trong Tinh sà kỉ hành của Phan Huy Ích) [37, tr.29].
Có thể nói, về nội dung, thơ trữ tình thế kỷ X - XV chủ yếu xoay quanh các
vấn đề: đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc; ảnh hưởng rõ nét của triết lý
Thiền tông (tư tưởng Phật giáo); các tác giả có xu hướng sáng tác nhằm thể hiện chí
17
hướng, thở than về thời cuộc (nói đạo, nói chí). Về hình thức, thơ được sáng tác chủ
yếu bằng chữ Hán, ở thể thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú (thể ngũ ngôn hoặc
trường thiên cổ phong gần như không đáng kể). Bút pháp thơ chịu ảnh hưởng sâu
sắc của văn chương Trung Hoa về nhiều mặt, nhưng xét riêng ở phương diện thơ
mang hơi hướng Phật giáo, cũng đã tạo được một khoảng trống riêng cho sự sáng
tạo của người nghệ sĩ, phần nào thoát khỏi những quy chuẩn mang tính chất sáo
mòn cũ. Thơ trữ tình bằng chữ Nôm tuy chưa nhiều và chưa ghi được dấu ấn đậm
nét nhưng cũng đã có ý nghĩa nền tảng cho sự phát triển của bộ phận văn học chữ
Nôm các thế kỷ kế tiếp.
Như vậy, thơ trữ tình Việt Nam giai đoạn thượng kỳ trung đại có đội ngũ tác
giả đông đảo, tác phẩm phong phú đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Các tác
phẩm giai đoạn này tập trung khai thác cảm hứng thời đại, song hành cùng lịch sử
dân tộc. “Văn học đã phản ánh trung thực một xã hội khá vui tươi và hạnh phúc,
một đời sống tinh thần đặc biệt cởi mở, nhiều chất dân chủ và tự do nuôi lớn những
con người có tâm hồn cao rộng, khí phách hào hùng và bản lĩnh mạnh mẽ” [39,
tr.50]. Tuy bộ phận văn học chữ Hán vẫn giữ vị trí chính thống nhưng văn học chữ
Nôm đã sớm xuất hiện, đặt nền móng cho những sáng tác có vị trí trên diễn đàn văn
học ở những thế kỷ sau.
1.1.2.2. Đặc điểm và sự phát triển của thơ trữ tình trong giai đoạn hạ kỳ
trung đại
Thơ trữ tình thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XIX tiếp nối những thành tựu của văn
học giai đoạn trước cả về nội dung và hình thức với những tác gia - tác giả nổi bật,
bên cạnh đó, cũng có những bước phát triển mới vượt bậc tạo tiền đề cho văn học
giai đoạn sau.
Thành lũy của ý thức hệ phong kiến rạn nứt và sụp đổ đã kéo theo sự thoái
trào không cưỡng lại được của văn chương giáo lý nhà Nho. Không còn sự ràng
buộc về nhiều mặt, văn học giai đoạn này có điều kiện phát triển phong phú cả về
nội dung và hình thức. Với những thành quả đáng tự hào về cả số lượng và chất
lượng tác phẩm, văn học dần trưởng thành theo từng chặng đường lịch sử của dân
18
tộc. Văn học từ sau thế kỷ XV mà đặc biệt là văn học thế kỷ XVIII - XIX được
đánh giá là bước chuyển mình quan trọng, đưa văn học Việt Nam chuyển từ thời kỳ
trung đại sang hiện đại.
Nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, ý thức cá nhân của các nhà thơ trỗi dậy
mạnh mẽ (thể hiện qua nội dung tác phẩm). Bên cạnh bộ phận thơ chữ Hán vẫn
đang tiếp tục phát triển, thơ Nôm Đường luật với những bước đầu thể nghiệm ở
cuối giai đoạn thượng kỳ trung đại (từ nửa sau thế kỷ XVIII trở đi) đã có bước phát
triển và dần đạt đến độ hoàn thiện. Với những sáng tác của các tác giả nổi bật:
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ,
Phan Văn Trị, Trịnh Doanh, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… thơ Nôm Đường
luật đã có một bước phát triển vượt trội, chiếm vị trí chủ đạo với sự xuất hiện của
nhiều danh gia - kiệt tác, tạo được một chỗ đứng vững chắc trong tiến trình văn học
dân tộc.
Từ khoảng thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII, chủ đề cơ bản của văn học
là khẳng định nhà nước phong kiến, đồng nghĩa với khẳng định chính quyền, đạo
đức, lễ giáo… phong kiến. Thế nhưng, bên cạnh khuynh hướng ca ngợi nhà nước
phong kiến một cách tuyệt đối thì văn học đã xuất hiện một khuynh hướng khác phê
phán những yếu kém, suy đồi của nhà nước phong kiến. Tuy nhiên, phê phán không
phải để phủ nhận xã hội phong kiến mà mục đích của việc phê phán này là để xã hội
phong kiến khắc phục những ung nhọt đang có, trở lại thời cực thịnh như lúc trước.
Cũng chính do quan niệm của Nho giáo thừa nhận cái chung mà không thừa nhận
cái riêng, thấy nghĩa vụ và bổn phận của con người, thấy đạo đức mà không thấy
cuộc sống nên văn học những thế kỷ này vẫn chưa xây dựng được những hoàn cảnh
mang tính chất tiêu biểu, chưa thật sự đi sâu và bám sát hiện thực.
- “Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành”
(Ta muốn phù nguy ra sức giúp,
Quan hà thu lại cự kinh thành)
(Cự ngao đới sơn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
19
- “Mục kích ngoa bi thành cảm khái,
Bình Ngô công đức đối thương thương”
(Nhìn thấy tấm bia nằm mà lòng ngậm ngùi,
Công đức bình Ngô đối sánh với trời xanh)
(Phỏng Lam Sơn ngẫu thành, kỳ nhất - Giáp Hải)
Văn học trung đại thường xem trọng những khuôn phép của xã hội phong
kiến, nhấn mạnh tính chất giáo huấn với tính quy phạm cao, đến giai đoạn này đã có
một sự cơi nới về đối tượng. Văn học xuất phát từ cuộc sống và hướng đến con
người, các tác giả đã bắt đầu chú ý hơn đến những vấn đề mang tính chất đời
thường bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức, đến cuộc sống thực tại với
nhiều tầng lớp người, đến quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc và thân phận chịu
nhiều bất công của người phụ nữ… Đây là biểu hiện của trào lưu nhân đạo chủ
nghĩa trong văn học Việt Nam. Các tác giả lớn thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ
XVIII có thể kể đến Nguyễn Bỉnh Khiêm (tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi
tập, tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập), Đào Nghiễm (Phượng thành tảo phát,
Lạng Sơn đạo trung, Thu hoài thứ ủy quan diêu kinh lịch thi vận, Kinh Liễu
Châu…), Vũ Cẩn (Bắc sứ Nhị Hà sơ phát, Pha Lũy dịch, Niệm Nhai ngẫu thành,
Minh Giang dịch…), Phùng Khắc Khoan (các tập thơ Ngôn chí thi tập, Huấn đồng
thi tập, Đa thức tập, Mai lĩnh sứ hoa thi tập), Nguyễn Đình Sách (Hoàng hoa thập
vịnh), Nguyễn Danh Nho (Cảm hứng, Mộ xuân cảm tác, Hoàng Hạc Lâu…),
Nguyễn Cư Trinh (Hà Tiên thập vịnh, Đạm Am thi tập, Quảng Ngãi thập nhị cảnh),
Mạc Thiên Tích (Hà Tiên thập vịnh)… Thơ đi sứ phong phú với rất nhiều thi tập
của các tác giả: Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Đình Sách, Đặng Đình Tướng, Nguyễn
Kiều, Đinh Nho Hoàn, Nguyễn Công Hãng, Nguyễn Tông Khuê…
- “Hà tất sơn trung minh nhiên hảo,
Phù sinh thiên nhật kỷ phân âm”
(Việc gì phải ở trong rừng và ngủ kỹ,
Nghìn ngày ở cõi phù sinh đáng mấy phân âm)
(Dạ ẩm - Phùng Khắc Khoan)
20
- “Bạc vàng là của trữ tiêu dùng,
Thành thị vốn đua tranh giành giật”
(Thơ Nôm, bài 69 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, thành tựu của thơ trữ tình được
ghi nhận bởi một đội ngũ sáng tác đông đảo, hùng hậu, giàu vốn sống và trải
nghiệm: Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Phạm Thái,
Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ… Nhiều
tập thơ chữ Hán đặc sắc của Phạm Nguyễn Du, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thế Lân, Nguyễn
Du, Cao Bá Quát, Tùng Thiện Vương… xuất hiện và gây được tiếng vang. Xuân
Hương thi tập của Hồ Xuân Hương được xem là thành tựu xuất sắc nhất của dòng
thơ Nôm Đường luật cuối thế kỷ XVIII bởi nội dung sắc sảo mang tính chất thời
đại, nghệ thuật điêu luyện vượt bậc. Khoảng cuối thế kỷ XVIII trở đi cũng là thời
gian “những cảm xúc suy ngẫm chân thành ít nhiều bao hàm yêu sách dân chủ và
nhân bản” [30, tr.464] được gieo mầm trong thơ Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự,
Đoàn Thị Điểm, Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,
Nguyễn Khuê, Dương Khuê… góp phần tạo nên sự bùng nổ của “cái khát vọng
thành thực” trong phong trào thơ mới sau này.
Cuối thế kỷ XIX, văn học hòa cùng không khí chống giặc ngoại xâm của dân
tộc, âm hưởng của nó là tinh thần yêu nước chống ngoại xâm. Văn học cuối thế kỷ
XIX nói chung, thơ trữ tình cuối thế kỷ XIX nói riêng đề cao vị thế của người nông
dân trong chiến đấu. Đây là một dấu ấn mới, chưa từng thấy trong văn học các giai
đoạn trước. Các tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Miên Thẩm, Phạm Văn Nghị, Đào
Tấn, Vũ Phạm Khải, Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích,
Nguyễn Thiện Kế, Lê Trung Đình, Phan Đình Phùng… đã dùng văn học để bộc lộ
quan điểm, chí hướng của mình trước những biến cố của dân tộc. Những nhà thơ
này thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc cao độ, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc, bất hợp tác với kẻ thù, phê phán những kẻ “rước voi
về giày mả tổ”, nêu cao tấm gương anh dũng của các vị anh hùng ngã xuống cho
đất nước:
21
- “Linh hồn nay đã tách theo thần,
Sáu tỉnh còn roi dấu tướng quân”
(Điếu Trương Định - Nguyễn Đình Chiểu)
- “Tuy rằng muông cẩu có ân ba,
Răng rụng lâu năm nó phải già”
(Chó già - Huỳnh Mẫn Đạt)
- “Thử thân hà túc tích,
Xã tắc ái kỳ khu”
(Thân này có tiếc chi,
Chỉ thương cho xã tắc)
(Tuyệt mệnh thi - Lê Trung Đình)
Bên cạnh nhu cầu “ngôn chí”, “tải đạo”, văn học thế kỷ XVI đến hết thế kỷ
XIX đã bắt đầu xuất hiện và phát triển nhanh chóng loại thơ trữ tình ghi nhận tâm
trạng, cảm xúc của tác giả trước “những điều trông thấy”. Các tác giả lưu ý đến việc
ghi lại cảm xúc, tâm tư, tình cảm, hoài bão của cá nhân mình chứ không sáng tác
theo yêu cầu của thời đại, nói thay tiếng nói của cộng đồng nữa (làm thơ do sự đòi
hỏi, khêu gợi của ngoại cảnh, không nhất định phải nói về cùng một vấn đề mang
tính xã hội mà mọi người đang nói, không nhất thiết phải có quan điểm trùng với
quan điểm của moi người). Cũng chính vì thế, nội dung thơ giai đoạn này phong
phú hơn với sự chuyển tải nhiều mặt đời sống xã hội, đề cập đến nhiều tầng lớp
người trong xã hội, nhiều vấn đề từ lớn đến bé mà trước đây các tác giả ít (hoặc
không) đề cập đến: Sơn hành ngẫu tác (Nguyễn Kiều) ghi lại cuộc hành trình đi
đường núi của tác giả; Thi hạ dã ngân khoáng hữu cảm (Lê Quý Đôn) thể hiện cảm
xúc của tác giả về vấn đề kinh tế của đất nước; Đổ bản quốc phụ nữ phiêu bạt nội
địa hữu cảm thứ huệ hiên vận (Lê Quý Đôn), Đồ ngộ đảm nhi tầm phu giả (Đoàn
Nguyễn Tuấn) bày tỏ sự thương cảm với những người phụ nữ phải sống cảnh tha
phương cầu thực; Đồ gian ngẫu ký (Phạm Nguyễn Du) ghi nhận cuộc sống khổ sở,
vất vả của người dân; Nhiệt hà công quán trung thu mạn hứng (Vũ Huy Tấn) bày tỏ
nỗi nhớ khi xa quê hương, xa gia đình…
22
Ở giai đoạn hạ kỳ trung đại, các thể thơ có xu hướng bung mở cấu trúc để
chuyển tải trọn vẹn thế giới tâm trạng phong phú của nhân vật trữ tình (chùm thơ tứ
tuyệt, chùm thơ bát cú, trường thiên). Thực chất, hình thức xâu chuỗi hiều bài thơ
ngắn này đã xuất hiện ở những thế kỷ đầu của nền văn học viết nhưng số lượng thơ
chưa thật sự nhiều và chưa trở thành một khuynh hướng lớn.
Vẫn là những hình thức ngắn nhưng các chùm thơ tứ tuyệt, chùm thơ bát cú
ở giai đoạn hạ kỳ trung đại là sự kết hợp những bài thơ ngắn cùng một đề tài, cùng
chung chủ đề lại với nhau; thơ cổ phong trường thiên dài hơn, tự do hơn cho phép
các tác giả thể hiện phạm vi đề tài rộng hơn, diễn đạt cảm xúc cụ thể hơn. Xu hướng
bung mở cấu trúc này một mặt tạo ra một khoảng trống tự do cho nội dung sáng tạo
của người nghệ sĩ. Ở một góc độ nào đó nội dung không còn bị hình thức ràng buộc
sẽ tác động tích cực trở lại hình thức, thúc đẩy hình thức cùng phát triển, sự cách tân
hình thức tạo ra một ấn tượng mới lạ với người tiếp nhận; mặt khác là sự chuyển tải
cảm xúc mạnh mẽ về vấn đề được nhắc đến, độc giả có thể cảm nhận được sự liền
mạch của cảm xúc tăng dần theo từng bài (đoạn) thơ (thơ khóc vợ - bao gồm cả
chùm tứ tuyệt, chùm bát cú - của Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du, chùm tứ tuyệt
Mộng đắc thái liên - Nguyễn Du, Thu tứ tứ tuyệt của Ngô Thì Nhậm, Tống nội tử
Ngô Vũ Khanh nam quy (Nguyễn Thông), chùm bát cú Tống Tố Như đệ tự Phú
Xuân kinh Bắc hoàn…). Sự bung mở cấu trúc thơ trữ tình ở giai đoạn này mang một
ý nghĩa tích cực cả về nội dung và hình thức.
Theo chiều dài lịch sử, thơ trữ tình giai đoạn văn học Việt Nam trung đại có
những bước phát triển tích cực theo hướng mở rộng phạm vi phản ánh và thay đổi
đáng kể về ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ. Càng về sau, thơ trữ tình càng mở rộng nội
dung hiện thực, tạo nên những tác phẩm mang màu sắc phê phán, châm biếm, tự
trào rõ nét (thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú
Xương…):
- “Hôi tanh chẳng thú vị gì,
Thế mà ai cũng kẻ vì người yêu…”
(Vịnh đồng tiền - Nguyễn Công Trứ)
23
- “Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
(Đề đền Sầm Nghi Đống - Hồ Xuân Hương)
- “Chẳng phải quan mà chẳng phải dân,
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần”
(Tự trào - Tú Xương)
Song hành với sự thay đổi về nội dung, ngôn ngữ và hình ảnh thơ đã có
nhiều phá cách mới mẻ, sáng tạo, góp phần thể hiện cá tính người nghệ sĩ. Đặc biệt,
từ nửa sau thế kỷ XVIII, rất nhiều tác giả đã tạo ra dấu ấn riêng với những sáng tác
độc đáo thể hiện dấu ấn cá nhân đậm nét. “Nhiều nhân vật trữ tình đã xuất hiện
dưới hình thức cái tôi của nhiều nhà thơ trong tác phẩm. Những giai đoạn trước thơ
trữ tình đã phát triển. Trong những bài “Tự thuật”, “Cảm hoài”, “Ngôn hoài”…
nhà thơ nói về tâm sự của mình, nhưng nhà thơ viết về âm sự theo một cái nhìn
chung. Cho nên bài thơ tâm sự mà không có tâm trạng, không có cái tôi như một
nhân vật trữ tình. Còn ở giai đoạn này, ở một số tác giả tiêu biểu, cái tôi trữ tình đã
xuất hiện” [30, tr.482]. Người ta vẫn nhắc đến cái nổi loạn, cái tục và cái chua chát
trong thơ Hồ Xuân Hương; màu sắc châm biếm, ngạo nghễ trong thơ Tú Xương; đề
cao phẩm hạnh, đạo đức Nho gia cùng với sự khinh bỉ, căm thù đối với quân xâm
lược trong thơ Nguyễn Đình Chiểu; tự trào cay đắng và nghiệm sinh sâu sắc trong
thơ Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ…
- “Mười hai bà mụ ghét chi nhau,
Đem cái xuân tình vứt bỏ đâu?”
(Quan thị - Hồ Xuân Hương)
- “Chẳng khôn cũng biết một hai điều,
Chẳng tội gì hơn cái tội nghèo”
(Nghèo - Tú Xương)
- “Tóc bạc, lòng son chửa dám già,
Ơn vua nhờ được nghỉ về nhà”
(Về nghỉ nhà - Nguyễn Khuyến)
24
Thơ trữ tình thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XIX đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ
của bộ phận văn học chữ Nôm. Các tác giả từng bước định hình được phong cách
thơ, nới rộng các sắc thái trữ tình, tìm tòi những cách thức biểu hiện mới mẻ, đa
dạng. Càng về sau các sáng tác văn chương càng chứng tỏ rằng văn học Việt Nam
trung đại đã dần thoát ra khỏi cái quy phạm của hình thức thơ, thoát khỏi ảnh hưởng
của văn chương Trung Hoa.
Như vậy, văn học Việt Nam trung đại nói chung, thơ trữ tình trung đại nói
riêng đã có những bước tiến dài ở cả nội dung và hình thức, vận động song hành và
phát triển theo tiến trình lịch sử dân tộc. Sự bứt phá trong phong cách thơ của các
tác giả từ cuối thế kỷ XVIII tạo nên bước đệm hoàn hảo cho sự phát triển của cái tôi
cá nhân trong văn học hiện đại sau này.
1.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam trước thế kỷ
XVIII
1.2.1. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ X - XIV
Ở giai đoạn thế kỷ X - XIV, thơ trữ tình đã khá phong phú, xét về số lượng
lẫn chất lượng không thua kém so với các tác phẩm thuộc thể loại chính luận (chiếu,
biểu, truyện, kí)… Tuy nhiên, văn học giai đoạn này bị chi phối bởi cảm hứng yêu
nước, tự hào dân tộc, nhà thơ quan niệm làm thơ là phải “ngôn chí”, và họ làm thơ
để nói lên chí hướng của mình. Bởi thế, các tác giả có xu hướng chú trọng đến
những vấn đề lớn lao, những vấn đề chung của dân tộc mà bỏ qua những vấn đề
thuộc về quỹ đạo đời thường. Các đề tài của cuộc sống thường nhật không nhiều,
tần số xuất hiện của những nhân vật nữ lại càng thật sự ít ỏi, hiếm hoi và nếu có,
cũng thường là những hình ảnh thoáng qua, ít xem người phụ nữ là đối tượng chính
mà tác phẩm đề cập.
Theo khảo sát của chúng tôi, nhân vật người phụ nữ chỉ xuất hiện trong một
vài bài thơ trữ tình thế kỷ X - XIV. Trong khoảng thời gian năm thế kỉ (X - XIV),
những bài thơ có sự xuất hiện của hình tượng người phụ nữ hết sức thưa thớt và số
lượng thơ xem phụ nữ là đối tượng miêu tả trực tiếp lại càng hiếm hoi hơn. Theo
đó, nhân vật phụ nữ chỉ xuất hiện trong một số bài thơ chữ Hán như người cung nữ
25
đã mất trong Cung viên xuân nhật ức cựu của Trần Thánh Tông, người chinh phụ
trong Khuê oán của Trần Nhân Tông, cô thiếu nữ trong Xuân nhật tức sự của Huyền
Quang, nỗi lòng của người con nhớ mẹ được nhắc đến trong Cống Châu giang
trung phùng tiên kỉ tỵ nhật của Lê Cảnh Tuân.
Hình ảnh người phụ nữ được nhắc đến rất mơ hồ qua một thoáng “nhớ người
cũ” trong Cung viên xuân nhật ức cựu của Trần Thánh Tông:
“Cung môn bán yểm kinh sinh đài,
Bạch trú trầm trầm thiểu vãng lai.
Vạn tử thiên hồng không lạn mạn,
Xuân hoa như hứa vị thùy khai?”
(Cung viên xuân nhật ức cựu - Trần Thánh Tông)
Dịch thơ:
Cửa ngõ lờ mờ dấu bụi rêu,
Chìm chìm ngày bạc vẻ đìu hiu.
Đầy vườn rực rỡ hồng chen tía,
Hoa khéo vì ai vẫn nở nhiều.
(Ngô Tất Tố dich)
Hình ảnh của những người phụ nữ trong tác phẩm nói trên không thật sự rõ
ràng dẫu đối tượng mà tác giả hướng đến trong thơ chính là người phụ nữ (qua cách
đặt tựa đề Cung viên xuân nhật ức cựu). Điều này một phần là vì cái tôi của các tác
giả luôn ẩn kín trong tác phẩm, phần khác là bởi người phụ nữ ấy hiện lên không
bằng hình hài, tính cách hoặc phẩm chất mà là qua nỗi nhớ của nhà thơ. Bài thơ như
một lời bày tỏ tình cảm theo kiểu nhìn cảnh nhớ người khi tác giả dạt dào cảm xúc,
sự hiện diện của tình cảm mà tác giả thể hiện đối với người phụ nữ là điều hết sức
rõ ràng… Bài thơ mang một âm hưởng da diết, hoài niệm, một chút nuối tiếc và
buồn. Cái buồn của cảnh cũ phủ màu ảm đạm của thời gian, vườn cũ bây giờ hoa nở
rực rỡ cho “ai”, vì “ai”… Với dung lượng của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thì
đây là một bài thơ rất ấn tượng bởi nhà thơ đã truyền đạt được cảm xúc (nỗi nhớ,
nỗi buồn) của mình một cách trọn vẹn.
26
Hay một người phụ nữ khác - người chinh phụ - được khắc họa ở khía cạnh
tâm hồn (nỗi nhớ nhung, sầu muộn) trong Khuê oán của Trần Nhân Tông:
“Thụy khởi câu liêm khán trụy hồng,
Hoàng ly bất ngữ oán đông phong.
Vô đoan lạc nhật tây lâu ngoại,
Hoa ảnh, chi đầu tận hướng đông”
(Khuê oán - Trần Nhân Tông)
Dịch thơ:
Vén rèm ngủ dậy ngắm hoa rơi,
Oanh oán gió đông cứ ngậm lời.
Vô cớ bên đoài ô khuất gác,
Bóng hoa đầu ngọn ngóng đông hoài.
(Nỗi oán khuê phòng - Đông A dịch)
Một người phụ nữ đại diện cho rất nhiều người phụ nữ khác trong hoàn cảnh
tương tự - xa chồng trong thời loạn. Bài thơ có thể xem là một tiếng nói cảm thông
cho thân phận của những người phụ nữ bất lực trước hoàn cảnh, không thể chủ động
tận hưởng cuộc sống, tận hưởng tuổi trẻ trong vòng đời ngắn ngủi. Sau một giấc
dài, thiếu phụ thức dậy, cuốn rèm mở cửa “ngắm hoa rơi”; trong khi chim hoàng
oanh im bặt tiếng vì oán hận mùa xuân đã qua, gió xuân không tới nữa. Tuổi trẻ bao
giờ cũng gắn liền với mùa xuân, nhưng mùa xuân đến hẹn lại lên còn tuổi trẻ thì
không bao giờ quay lại. Thiếu phụ nuối tiếc thời gian trôi qua quá chóng vánh, đời
người đang dịch chuyển theo bánh xe thời gian đến ngưỡng tuổi già. Một cảm thức
đầy tính triết lý của tác giả về thời gian, nêu lên quy luật khắc nghiệt của tuần hoàn,
qua mấy vần thơ hàm súc, ý tại ngôn ngoại.
Hoặc ghi nhận một cảm xúc bất chợt của một cô gái trước mùa xuân trong
bài thơ Xuân nhật tức sự của Huyền Quang (trong Thơ văn Lý - Trần tập 2 (Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988) có ý kiến nghi ngờ tác giả bài thơ này
không phải là Huyền Quang). Nhân vật và tác giả như tìm thấy sự đồng điệu trong
tâm hồn:
27
“Nhị bát giai nhân thích tú trì,
Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly.
Khả liên vô hạn thương xuân ý,
Tận tại đình châm bất ngữ thì”
(Xuân nhật tức sự - Huyền Quang)
Dịch thơ:
Lỏng tay thêu gấm, gái yêu kiều,
Hoa rợp, oanh vàng lảnh lót kêu.
Bao nỗi thương xuân, thương biết mấy,
Là khi không nói, chợt dừng thêu.
(Tức cảnh ngày xuân - Huệ Chi dịch)
So với hai bài thơ nói trên của Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông thì cô
gái xuất hiện trong bài thơ này mang hương vị tươi vui, khỏe khoắn hơn. Cảm xúc
đột ngột xuất hiện một cách không tự chủ của chủ thể trước mùa xuân là cảm xúc
mà có thể chúng ta đã từng trải qua trong cuộc đời nhưng không hay biết. Đôi khi
nhìn một buổi hoàng hôn hay một đêm trăng huyền mộng rải ánh vàng lên từng giọt
sương trên lá cỏ mà quên đi hiện tại. Cái giây phút đó là giây phút lòng người tràn
đầy vạn vật. Có thể hiểu rằng thiền sư đã đặt cái nhìn của mình vào tâm của cô gái.
Cô nhìn hoa nở, cô nghe chim hót, bất chợt nảy ra cảm xúc dạt dào “thương xuân,
thương biết mấy” và vô thức dừng tay thêu… Đây là một bài thơ rất đẹp về sự hòa
quyện giữa con người và thiên nhiên, với đối tượng được đề cập là một thiếu nữ
mơn mởn sức sống và mùa xuân mang sự tươi tốt đến cho vạn vật.
Mờ nhạt và mơ hồ là những hình dung tương đối chính xác cho những nhân
vật phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ X - XIV. Số lượng một vài bài thơ này chưa đủ
để tạo nên dấu ấn cho một mảng đề tài, chưa đủ để đưa hình ảnh người phụ nữ bình
thường thành một hình tượng có sức lan tỏa lớn trong văn học. Tuy nhiên, chất
lượng đã một phần bù đắp cho số lượng thơ ít ỏi ấy. Dẫu nhân vật phụ nữ chưa thực
sự được làm nổi bật nhưng sự đặc sắc và trau chuốt trong hình ảnh thơ, ngôn ngữ
thơ là điều không thể phủ nhận. Một vài tiếng nói cảm thông và trân trọng ở thời
28
gian đầu này cũng góp phần không nhỏ khiến các tác giả chú ý hơn đến việc khắc
họa nhân vật phụ nữ ở những tác phẩm giai đoạn sau.
1.2.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XV - XVII
Văn học Việt Nam giai đoạn này tiếp nối cảm hứng yêu nước, chống xâm
lược của giai đoạn trước, các tác giả tập trung viết về cuộc kháng chiến chống quân
Minh (Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Thiên Nam
ngữ lục - tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ Nôm)… Bên cạnh đó, có một bộ
phận tác giả đã bắt đầu đề cập đến những vấn đề hiện thực xã hội, những khía cạnh
khác của đời sống, nội dung các tác phẩm bắt đầu có sự chuyển hướng từ cảm hứng
ngợi ca sang phê phán những suy thoái về đạo đức. Do những thay đổi đáng kể
trong nội dung sáng tác văn học nên người phụ nữ cũng được nhắc đến nhiều hơn
trong thơ trữ tình thế kỷ XV - XVII.
Số lượng các bài thơ có sự xuất hiện của nhân vật phụ nữ nhiều hơn hẳn và
nội dung, hình thức cũng có nhiều thay đổi so với thơ những thế kỷ trước. Phần lớn
các sáng tác này thuộc thể thơ thất ngôn bát cú, tuy nhiều bài chỉ nhắc đến người
phụ nữ như một đối tượng phụ để làm nổi bật chủ đề chính của tác phẩm nhưng
cũng cho thấy được các tác giả đã có ý thức đưa đối tượng này vào văn học, góp
phần nới rộng phạm vi đề tài - chủ đề của tác phẩm.
Có thể điểm qua một số bài thơ của các tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng
Khắc Khoan, Vũ Cán… có nhắc đến những người vợ, người mẹ, hoặc những hình
ảnh phụ nữ đời thường. Dù chỉ là những hình ảnh thoáng qua nhưng ít nhiều cũng
đã có những bài bộc lộ tình cảm yêu thương, xem trọng vai trò của người phụ nữ
như một chỗ dựa tinh thần để nhớ và để trân trọng:
- “Nhật noãn huyên đường nhập vong tần”
(Nắng ấm, ngỡ có hình mẹ già nhiều lần hiện trong mắt)
(Phụng sứ đăng trình tự thuật - Nguyễn Thực)
- “Nhà ngặt bằng ta ai kẻ vì!
Khó khăn phải lụy đến thê nhi”
(Thuật hứng XII - Nguyễn Trãi)
29
- “Mỹ nhân nhất biệt kỷ thu phong”
(Người đẹp xa cách đã mấy độ gió thu về)
(Ức cố nhân - Đặng Minh Bích)
- “Thời cung thung cấp hữu bần thê”
(Bữa lo gạo nước có bần thê)
(Tức sự (nhất) - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- “Sơ văn thú phụ sầu vô mị”
(Mới nghe vợ lính buồn không ngủ)
(Thu thanh - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- “Tú thát giai nhân đê ngọc trướng”
(Nhà vàng người đẹp thầm buông trướng)
(Xuân hàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- “Nhất chủng Tiêu quan chinh phụ oán
Tổng tương ly hận nhập thu thanh”
(Quan ải mịt mù chinh phụ oán
Tiếng thu thảy gợi biệt ly tình)
(Thôn xá thu châm - Nguyễn Trãi)
hoặc nhắc đến người phụ nữ để miêu tả bức tranh sinh hoạt đời thường, ở đây, cuộc
sống hiện lên sinh động, đầy màu sắc:
- “Tiếng nói của đàn bà Mán líu lô thô kệch”
(Sơn hành - Vũ Cán)
- “Cóng thuật lũ khuynh mưu phụ tửu”
(Rượu vợ những nghiêng cong nếp mới)
(Thứ vận Hoàng môn thị lang Nguyễn Cúc pha hạ tân cư thành - Nguyễn Trãi)
- “Ấu phụ thì qua xâm hiểu khứ,
Lão cô sừ đậu hướng bô qui”
(Nàng dâu sớm đã gieo dưa đó.
Bà lão chiều còn xới đậu dây)
(Trừng mại thôn xuân vãn - Nguyễn Bảo)
30
và cũng có khi các tác giả nhắc đến người phụ nữ để tạo ra sự đối lập, khẳng định
chí hướng của kẻ làm trai đội trời đạp đất:
“Tứ phương tự cổ nam nhi chí,
Khẳng luyến trùng khâm bạn nữ nhi?”
(Vùng vẫy bốn phương ấy là chí nam nhi xưa nay,
Há chỉ quyến luyến chăn gối làm bạn với nữ nhi hay sao?)
(Thu dạ hữu hoài - Phùng Khắc Khoan)
Bên cạnh những hình ảnh thoáng qua nói trên, người phụ nữ trong cuộc sống
đã được các tác giả trung đại khắc họa ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đáng chú ý ở
mảng đề tài viết về người phụ nữ thế kỷ XV - XVII là những tác giả Nguyễn Trãi,
Nguyễn Húc, Thái Thuận, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tông, Ngô Chi Lan…
Không chỉ có những bài thơ nhắc đến một cách thoáng qua mà các nhân vật nữ
trong tác phẩm của họ là đối tượng mà các nhà thơ trực tiếp hướng đến, trực tiếp
bộc lộ tình cảm.
Một số tác giả tập trung miêu tả vẻ đẹp của các nhân vật nữ ở nhiều góc độ.
Vẻ đẹp của người ca nữ xinh đẹp, uyển chuyển như “oanh ca”, “yến nhởn” đem
đến niềm vui đến cho người thưởng thức. Đối tượng “đào nương” trong tác phẩm
cùng tên lần đầu được đề cập đến trong thơ trữ tình với những sắc thái tình cảm đẹp
đẽ, với sự tôn trọng và sự nhìn nhận:
“Chói chói danh đà nổi thửa danh,
Nào chiều là chẳng vẹn trong minh.
Xênh xang yến nhởn mười phân đẹp,
Dắng dõi oanh ca may cấp thanh”
(Đào nương - Trịnh Căn)
Hoặc cô thiếu nữ duyên dáng, hòa mình trong vẻ đẹp hài hòa, tươi sáng của
tự nhiên trong Thái liên khúc của Ngô Chi Lan. Vẻ đẹp của cô gái được đặt song
song bên cạnh hoa sen tạo nên một cảm giác thanh thoát:
“Mạc khiến phong suy mấn,
Băng ky nguyên tự lương”
31
(Tóc mây chẳng khiến gió lồng,
Làn da trắng hồng, cảm thấy mát thay! - Băng Tâm dịch)
Nguyễn Thiên Túng với Đề Khâm Châu Trưng nữ tướng miếu đã bộc lộ lòng
kính phục đối với lòng dũng cảm của nữ tướng, đồng thời đề cao người phụ nữ đã
lưu danh sử sách bằng tài năng của mình:
“Lợi tùy lưu thủy phù vân viễn,
Danh dữ nhàn hoa dã thảo hương”
(Lợi đã theo nước chảy như mây nổi,
Danh vẫn thơm sực nức như hoa cỏ ngoài đồng)
Thái Thuận có một số bài đề cập trực tiếp đến người phụ nữ kèm theo nhiều
trạng thái cảm xúc của nhân vật và của chính tác giả:
- “Hồng nhan lạc tận, nga mi lão,
Trường đoạn vô nhân vấn dã hoa”
(Má hồng phôi pha, mày ngài già cỗi,
Đau lòng thay, có ai chú ý đến cánh hoa đồng nội)
(Tây Hồ xuân oán)
- “Kim ốc khước tàm tân yểu điệu,
Thanh lâu uổng tín cựu thuyền quyên”
(Thẹn với những cô gái trẻ đẹp mới vào nhà vàng,
Tin gì nữa người kỹ nữ già ở chốn lầu xanh!)
(Lão kỹ ngâm)
Viết về những người phụ nữ đã hết thời xuân sắc với một thái độ thương cảm
pha lẫn xót xa, nhà thơ để những nhân vật ấy tự cất lên tiếng nói cho phận số mình
tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ cao đối với người tiếp nhận. Đối tượng kỹ nữ vốn bị xã
hội ghẻ lạnh nhưng nhà thơ vẫn bày tỏ sự cảm thông sâu sắc cho tình cảnh già nua,
trơ trọi, bấp bênh, thiếu thốn của họ.
Cũng với cùng một cách thể hiện, nhà thơ còn dành nhiều tình cảm cho
những người chinh phụ, khuê phụ đang chịu cảnh đơn chiếc, giam hãm tuổi xuân
trong khuê phòng:
32
- “Cô chẩm hàn đăng thu cộng lãnh,
Ly sầu biệt hận tửu tranh nồng”
(Gối chiếc, đèn tàn, khí lạnh mùa thu làm cho lạnh thêm,
Hận sầu ly biệt cùng chén rượu tranh nồng)
(Thu khuê)
- “Tái Bắc vân trường cô nhạn ảnh,
Giang Nam xuân tận lão nga mi.
Tạc lai kỷ độ tương tư mộng,
Tằng đáo quân biên tri bất tri”
(Ải Bắc mây lan, bóng nhạn đơn chiếc,
Giang Nam xuân hết, mày xanh lạt phai.
Biết bao lần tương tư trong mộng,
Từng mơ đến bên chàng, chàng có biết chăng?)
(Chinh phụ ngâm)
Điều đặc biệt ở các tác phẩm này là cảm nhận sâu sắc của tác giả về nỗi đau,
nỗi nhớ của những người trong chốn phòng khuê. Tâm trạng của họ, tình cảm và
khát khao hạnh phúc đoàn viên của họ được tác giả thể hiện sinh động qua cách
chọn không gian (chốn khuê phòng), thời gian (đêm khuya) và hình ảnh (gối chiếc,
đèn tàn, trăng tà, hoa tàn, quốc kêu…). Sự kết hợp ấy tạo nên những bài thơ ướt
đẫm tâm trạng sầu hận của nhân vật trữ tình, đồng thời chan chứa tình cảm nhân
đạo của nhà thơ.
Lê Thánh Tông được xem là tác giả có khuynh hướng sáng tác đậm tính
chính thống, xem trọng việc dùng văn chương để thuyết giáo đạo lý cũng có thơ đề
cập trực tiếp đến nhân vật phụ nữ với thái độ ca ngợi và trân trọng:
“Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chi lọ mấy đàn tràng.
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng”
(Điếu Vũ nương)
33
Hoặc một vài tác phẩm khác trong tập Mai hoa thi của Lê Thánh Tông gợi
đến vẻ đẹp ngoại hình và đức hạnh người phụ nữ như Thi, Thân Nhân Trung phụng
họa:
- “Lệ sắc ngưng chi cam tịch mịch,
Tiêm yêu thúc đái nhạ thanh cù”
(Sắc mai đẹp đẽ, da mai mịn màng thế mà lại chịu ở nơi tịch mịch,
Vóc mai mảnh khảnh, thân mai yểu điệu cứ tưởng là khách tru tiên)
(Thi)
- “Cô Dịch thiên tiên tiết tháo cô,
Phục phi tố luyện bội minh chu”
(Tinh thần tiết tháo chốn non xanh,
Lụa trắng thân xòe ngọc trắng tinh)
(Thân Nhân Trung phụng hoa)
Các tác giả thời trung đại nâng niu và thưởng thức vẻ đẹp của người phụ nữ
bằng cách so sánh với hoa, với ngọc, với thiên nhiên để nhấn mạnh sự yêu kiều,
thanh thoát. Hình ảnh của người thiếu nữ mơn mởn sức sống, tiết tháo trong ngần
qua hình ảnh hoa mai đã thể hiện quan điểm của nhà thơ về cái đẹp của người phụ
nữ - nét đẹp tròn đầy, toàn diện cả bên ngoài lẫn bên trong, từ ngoại hình đến nhân
cách phẩm hạnh.
Cùng một cảm hứng trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ, thiên nhiên trong
thơ Nguyễn Trãi cũng đẹp mượt mà, sử dụng nhiều hình ảnh gợi liên tưởng đến nét
đẹp của người phụ nữ trong đời thực. Tính gợi cảm cao của ngôn ngữ tạo nên sự
đồng hiện của hình ảnh thơ, mọi thứ hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau chứ
không tách bạch một cách rõ nét. Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Nôm vịnh cảnh (Dục
Thúy sơn, Vân Đồn và nhiều bài trong Môn hoa mộc…) của Nguyễn Trãi tươi đẹp,
rực rỡ và tràn đầy nhựa sống. Mỗi loài hoa là một vẻ đẹp, một sắc thái khác biệt:
- “Ấy chẳng Tây Thi thì Thái Chân
Trời cho tốt lạ mười phân…”
(Hoa trường an)
34
- “Người đua nhan sắc thuở xuân dương
Nghỉ chờ thu, cực lạ dường”
(Cúc)
- “Một đóa hoa đào khéo tốt tươi
Tường xuân mơn mởn thấy xuân cười”
(Hoa đào)
Thưởng thức cái đẹp là thế nhưng đôi lúc nhà thơ lại rất nghiêm khắc với cái
đẹp, đặc biệt là vẻ đẹp của người phụ nữ. Nguyễn Trãi nhìn nhận và tán thưởng cái
đẹp nhưng ông xem cái đẹp như một thứ thanh tao giúp con người cảm thấy thanh
thản và bình lặng chứ không u mê, chìm đắm trong nó mà quên đi chí hướng, hoài
bão của mình. Qua đó nhắc nhở, nhắn nhủ người “hồng nhan” về cách ứng nhân xử
thế:
- “Trụ mất quốc gia vì Đát Kỷ,
Ngô lìa thiên hạ bởi Tây Thi”
(Răn sắc)
- “Mấy kẻ hồng nhan thì bạc phận
Hồng nhan kia chớ cậy mình thay”
(Hoa nhài)
Trong một trường hợp khác, nhà thơ đề cập trực tiếp đến tâm tình của cô
thiếu nữ trước cảnh hè về. Chỉ bằng một hành động “dùng dằng chỉ biếng thêu”, thi
nhân đã tinh tế cảm nhận được cảm xúc của cô. Băn khoăn tìm câu trả lời cho sự
vận động của đất trời, tạo vật, chợt dấy lên cảm xúc nuối tiếc mùa xuân đến “não
lòng”:
“Vì ai cho cái đỗ quyên kêu
Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu
Lại có hòe hoa chen bóng lục
Thức xuân một điểm não lòng nhau”
(Cảnh hè)
35
Đôi khi, ông lại có những vần thơ da diết bày tỏ nỗi nhớ nhung, tâm trạng cô
đơn hướng tới “khách lầu hồng”. Lời ướm hỏi rụt rè đượm chút hờn trách mượn áo
để đắp lấy hơi mang ước nguyện gắn bó, giao hòa. Câu thơ sáu chữ gợi lên cảm
giác tâm trạng đột nhiên chùng xuống, lạc lõng, cô độc trước hoàn cảnh đối lập
người “đầm ấm” - kẻ “lạnh lùng”:
“Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng,
Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng.
Ngoài ấy dù còn áo lẻ;
Cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng”
(Thơ tiếc cảnh X)
Dẫu rất ít trực tiếp miêu tả chân dung, hoàn cảnh số phận của người phụ nữ
trong xã hội cũ nhưng Nguyễn Trãi viết hay, viết nhiều về những nét đẹp của hình
thể người phụ nữ song song với vẻ đẹp mê hoặc của thế giới tự nhiên.
Nguyễn Húc cũng có những vần thơ rất đẹp, rất đơn thuần theo kiểu “tức
cảnh sinh tình” viết về vẻ đẹp của nữ giới - một nụ cười nhoẻn của một ai đó không
quen biết, một vẻ đẹp trong veo như những hình ảnh từng bắt gặp trong rất nhiều
bức tranh:
“Cô chu dao lạc đối giang can,
Vân cách Vu phong nhập mộng nan.
Doanh đắc ỷ lâu nhân nhất tiếu,
Cáp như xuân ảnh hoạ trung khan”
(Dập dềnh thuyền mọn dọc bờ sông,
Mây cách Non Vu, mộng khó thông.
Chợt thấy trên lầu ai nhoẻn miệng,
Như trong bức hoạ bóng xuân lồng - Vân Trình dịch)
(Chu trung hữu kiến - Nguyễn Húc)
Đồng thời, Nguyễn Húc cũng dành nhiều tình cảm khi viết về nỗi cô đơn,
lạnh lùng của người khuê nữ trong Cưu đài thi tập, như: Phong vũ khuê tư (Nỗi
niềm phòng khuê trong mưa gió), Thu khuê oán (Nỗi oán phòng khuê mùa thu)...
36
- “Tạc dạ nam lâu phong vũ cấp,
Ngọc câu tà quải lang can khấp.
Hiểu lai thấp thúy mãn liêm y,
Yến tử phi phi thương xuất nhập”
(Đêm qua lầu nam mưa gió hắt,
Móc ngọc vén nghiêng lòng thổn thức.
Sáng ngày lệ thấm ướt tua rèm,
Én lượn ra vào như chọc tức - Vân Trình dịch)
(Phong vũ khuê tư - Nguyễn Húc)
Bài thơ nói đến một người khuê nữ ở chốn khuê phòng, lòng đầy tâm sự
trước một đêm mưa gió. Hoàn cảnh trái ngược giữa người và ngoại cảnh đã tạo nên
tâm trạng nặng nề của cô gái. Trong chốn khuê phòng, cô không thể có được cái tự
do, thoải mái, an nhiên giống như loài chim trên bầu trời mà cô trông thấy. Hoàn
toàn cô đơn trong thế giới của mình, cô ngậm ngùi ôm tâm sự về đêm, nuốt nước
mắt vào sâu trong lòng…
Tác giả rất nhạy cảm và tinh tế khi miêu tả những cung bậc cảm xúc của
người khuê nữ trong chốn khuê phòng - nơi người phụ nữ khép kín tuổi xuân, gửi
lại tự do và sự hồn nhiên, vô tư tuổi trẻ. Tác giả dùng những hình ảnh rất chân thực
để ghi nhận và phản ánh, để góp phần lột tả số phận và tâm trạng của một vài cá
nhân tiêu biểu cho rất nhiều những hoàn cảnh tương tự như thế…
- “Tự quân chi xuất hỹ,
Tu chiết thanh thanh liễu.
Nguyệt tác lạc hoa phi,
Tuỳ phong nhập lang thủ”
(Từ ngày chàng ra đi,
Thiếp bẽ bàng bẻ cành liễu xanh.
Nguyện làm cánh hoa rụng,
Bay theo gió vào tay chàng)
(Tự quân chi xuất hĩ - Nguyễn Húc)
37
- “Mộng hồi kinh khỉ tài la trụ,
Tế tiễn thu thanh ký viễn phương”
(Bàng hoàng tỉnh mộng vội lấy lụa cắt áo,
Tưởng như cắt nhỏ tiếng thu gửi cho người phương xa)
(Thu khuê oán - Nguyễn Húc)
Không phải ngẫu nhiên mà những nhân vật phụ nữ này đều được nhà thơ đặt
vào cái không gian bó hẹp của bốn bức tường - khuê phòng. Không gian ấy khiến
họ phải thốt lên những tiếng kêu ai oán, không gian ấy tạo nên và xoáy sâu thêm nỗi
đau của người phụ nữ khi mỗi ngày nhìn thời gian đem tuổi xuân đi qua mà lại bất
lực chẳng thể níu giữ.
Cũng viết về nhân vật phụ nữ, người thiếu phụ trong Khuê tình của Nguyễn
Bỉnh Khiêm có hoàn cảnh cô đơn trong khuê phòng giữa đêm mưa vắng lặng, chợt
buông một tiếng thở dài:
“Hốt văn hàn khí xâm liên mạc,
Thủy giác nhân tình hữu biệt li”
(Bỗng nghe hơi lạnh thấm vào rèm màn,
Mới biết tình người có nỗi biệt ly)
(Khuê tình - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Hoàn cảnh của thiếu phụ này cũng tương tự những người phụ nữ trong các
sáng tác của Nguyễn Húc nói trên, tuổi trẻ bị thời gian lặng lẽ lấy cắp, bị chôn vùi
trong nhớ nhung và chờ đợi, cuộc đời không được tự do sống và tận hưởng nhưng
chưa từng dám oán trách bất cứ ai, họ lặng lẽ chấp nhận xem đó là số phận của
mình và những người phụ nữ giống như mình…
Thái độ của các tác giả nhìn chung đều thể hiện sự tôn trọng, sự cảm thông
và yêu mến đối với những nhân vật phụ nữ ấy. Thơ viết về nhân vật người phụ nữ
giai đoạn này hầu hết là thơ thất ngôn bát cú thay vì thất ngôn tứ tuyệt như ở giai
đoạn trước. Tất nhiên không thể dựa vào dung lượng thơ để khẳng định rằng tình
cảm của các nhà thơ đối với người phụ nữ giai đoạn này dạt dào hơn trước. Thế
38
nhưng điều này cũng phần nào chứng tỏ các tác giả đã có ý thức viết về một bộ
phận chịu nhiều thiệt thòi, bất công trong xã hội phong kiến.
Như vậy, những nhân vật nữ trong thơ trữ tình giai đoạn thế kỷ XV - XVII
đã xuất hiện nhiều hơn so với giai đoạn trước, nội dung và hình thức thơ cũng đã
phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, hình tượng người phụ nữ vẫn
chưa thực sự rõ ràng, phong phú; mảng đề tài về người phụ nữ vẫn chưa có được
một vị trí đáng kể trong tương quan với những đề tài về cuộc sống khác của thơ trữ
tình. Dẫu vậy, sự gia tăng số lượng tác phẩm theo chiều hướng tích cực của các tác
giả vẫn rất đáng ghi nhận, sự hiện diện của người phụ nữ trong văn học ngày một rõ
nét. Chính sự chú ý của tác giả ở những thế kỷ này đã tạo được một nền tảng cơ bản
để hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam trung đại nói chung, trong thơ
trữ tình trung đại nói riêng phát triển một cách rực rỡ, trở thành một trong những
hình tượng văn học lớn cấu thành bộ mặt văn chương trung đại.
1.3. Sự phát triển phong phú và đa dạng của thơ trữ tình viết về người phụ
nữ thế kỷ XVIII - XIX
1.3.1. Sự phong phú về tác giả và tác phẩm
Thế kỷ XVIII - XIX xuất hiện hàng loạt tác giả viết nhiều và viết rất hay về
người phụ nữ ở nhiều thể loại. Ngoài thơ trữ tình, thành tựu mà các thể loại khác
viết về người phụ nữ cũng hết sức đặc sắc, điển hình là hai tác phẩm lớn thuộc hai
thể loại khác nhau: Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều (khúc ngâm thể
song thất lục bát), Truyện Kiều của Nguyễn Du (truyện thơ thể lục bát) cùng với rất
nhiều văn tế thể hiện tình cảm với người phụ nữ (Văn tế Trương Quỳnh Như - Phạm
Thái, Khóc chị - Nguyễn Hữu Chỉnh, Văn tế con gái, Văn tế vợ - Bùi Hữu Nghĩa,
Văn tế sống vợ - Trần Tế Xương…). Với dung lượng dài (ở một số thể loại), tác
phẩm có khả năng đào sâu vào thế giới tâm tưởng của nhân vật, khai thác đời sống
nội tâm nhân vật trong những hoàn cảnh sống khác nhau, từ đó có một tiếng nói
khách quan về số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Mỗi thể loại khác
nhau sẽ có những ưu điểm khác nhau, thơ trữ tình tuy không thể tạo nên nhân vật
với một hình hài chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại có khả năng đặc tả một khía cạnh, một
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam

More Related Content

What's hot

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...nataliej4
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ nataliej4
 

What's hot (20)

Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
 

Similar to Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam

Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfHanaTiti
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Trần Đức Anh
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...nataliej4
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmjackjohn45
 
Khai quat van hoc viet nam tu the ki x denhet the ki xix
Khai quat van hoc viet nam tu the ki x denhet the ki xixKhai quat van hoc viet nam tu the ki x denhet the ki xix
Khai quat van hoc viet nam tu the ki x denhet the ki xixNguyễn Hậu
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhKelsi Luist
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...nataliej4
 
Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...
Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...
Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNuioKila
 

Similar to Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam (20)

Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAYLuận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Khai quat van hoc viet nam tu the ki x denhet the ki xix
Khai quat van hoc viet nam tu the ki x denhet the ki xixKhai quat van hoc viet nam tu the ki x denhet the ki xix
Khai quat van hoc viet nam tu the ki x denhet the ki xix
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
 
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAYLuận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
 
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
 
Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...
Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...
Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía BắcLuận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hoàng Thịnh HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hoàng Thịnh HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - XIX Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KIM CHÂU Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 3. LỜI CẢM ƠN  Sau một thời gian đầu tư thực hiện, luận văn Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX đã được hoàn thành đúng thời hạn. Đó là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc với sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía nhà trường, quý thầy cô cùng bạn bè, đồng nghiệp. Dù rất cố gắng nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, đề xuất để công trình nghiên cứu của chúng tôi hoàn thiện hơn. Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Kim Châu - người đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài luận văn nói trên. Sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo tận tâm của Thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến phòng Sau đại học trường Đại học sư phạm TP. HCM, các giảng viên cùng cán bộ thư viện trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho học viên cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam khóa 21 chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tại trường. Sau cùng, tôi xin được cảm ơn những người thân trong gia đình, những người bạn, những người đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong cả quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Nguyễn Hoàng Thịnh
  • 4. MỤC LỤC  DẪN NHẬP................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5 6. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THƠ TRỮ TÌNH VIẾT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM..........................................7 1.1. Khái quát về thơ trữ tình trung đại...............................................................7 1.1.1. Khái niệm thơ trữ tình...........................................................................7 1.1.2. Đặc điểm và sự phát triển của thơ trữ tình trung đại ............................9 1.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam trước thế kỷ XVIII ...........................................................................................................................24 1.2.1. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ X - XIV..............24 1.2.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XV - XVII..........28 1.3. Sự phát triển phong phú và đa dạng của thơ trữ tình viết về người phụ nữ thế kỷ XVIII - XIX............................................................................................38 1.3.1. Sự phong phú về tác giả và tác phẩm..................................................38 1.3.2. Sự phong phú về kiểu loại nhân vật....................................................40 1.3.3. Sự đa dạng trong cách thể hiện ...........................................................44 1.3.4. Nguyên nhân phát triển.......................................................................49 CHƯƠNG 2. CHÂN DUNG NGƯỜI PHỤ NỮ52 TRONG THƠ TRỮ TÌNH THẾ KỶ XVIII - XIX .........................................................................................52 2.1. Vẻ đẹp và tài năng của người phụ nữ.........................................................52 2.1.1. Vẻ đẹp của người phụ nữ ....................................................................52 2.1.2. Tài năng của người phụ nữ .................................................................60 2.2. Số phận của người phụ nữ..........................................................................65 2.2.1. Sắc đẹp và tài năng bị vùi dập tàn phai, mai một ...............................65
  • 5. 2.2.2. Đời sống tình cảm nhiều bất hạnh.......................................................69 2.3. Khát vọng của người phụ nữ......................................................................77 2.3.1. Khát vọng tình yêu, hạnh phúc ...........................................................77 2.3.2. Khát vọng bình đẳng giới....................................................................82 2.4. Thái độ, tình cảm của tác giả khi miêu tả hình tượng người phụ nữ .........87 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA CHÂN DUNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ TRỮ TÌNH THẾ KỶ XVIII - XIX...........................................97 3.1. Thể thơ .......................................................................................................97 3.1.1. Thể tứ tuyệt .........................................................................................97 3.1.2. Thể bát cú..........................................................................................104 3.1.3. Thể trường thiên................................................................................109 3.2. Nghệ thuật sử dụng hình ảnh ...................................................................112 3.2.1. Các hình ảnh tượng trưng, công thức................................................113 3.2.2. Các hình ảnh đời thường gần gũi, dung dị........................................119 3.3. Ngôn từ.....................................................................................................123 3.3.1. Chất bác học của ngôn từ..................................................................125 3.3.2. Chất bình dân của ngôn từ ................................................................129 KẾT LUẬN............................................................................................................136 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................138
  • 6. 1 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Văn học trung đại Việt Nam (còn được gọi là Văn học cổ Việt Nam, Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX…) đánh dấu sự ra đời của dòng văn học viết từ thế kỷ X với hai bộ phận: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Theo từng giai đoạn của tiến trình phát triển, văn học đạt được những thành tựu rực rỡ với những bước tiến đáng kinh ngạc về cả nội dung và nghệ thuật. Trong đó, thơ trữ tình có chỗ đứng riêng vững chắc do ảnh hưởng của thời đại với sự xuất hiện của nhiều danh gia kiệt tác. Thơ trữ tình xuất hiện từ rất sớm trong tiến trình văn học nước nhà (thậm chí, đã có những biểu hiện rõ nét của chất trữ tình trong ca dao của người Việt xưa) và đạt được những thành tựu nhất định qua từng thời kỳ. Hình thức và nội dung thơ cũng ngày một phát triển phong phú theo hướng hoàn thiện, cách tân mới mẻ. Mười thế kỷ đầy sóng gió của lịch sử nước nhà cũng là khoảng thời gian văn học chịu nhiều biến động, thăng trầm. Thay đổi đáng ghi nhận là sự mở rộng nội dung về phía đời sống, đưa văn học ngày càng gần gũi, gắn bó với quần chúng. Cùng với đó, các nhân vật nữ cũng xuất hiện trong thơ trữ tình với tần suất ngày một nhiều hơn theo chiều dọc tiến trình văn học viết (đặc biệt là ở bộ phận thơ Nôm từ nửa sau thế kỷ XVIII). Người phụ nữ đã xuất hiện trong văn học viết (bao gồm trong thơ trữ tình) ngay từ những thế kỷ đầu và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình, góp phần hoàn chỉnh diện mạo văn học dân tộc. Thơ của các nhà văn trung đại biểu hiện cách nhìn, cách cảm, cách suy nghĩ của họ đối với những vấn đề trong cuộc sống, thế nên, thơ trữ tình trung đại đều ít nhiều có biểu hiện của “cái tôi”, của việc định hình phong cách tác giả. Tìm hiểu “Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX”, chúng tôi mong muốn được đi sâu vào đặc trưng thể loại thơ trữ tình Việt Nam (về cả nội dung và đặc điểm nghệ thuật) thế kỷ XVIII - XIX, khai thác hình ảnh người phụ nữ để có cái nhìn đa chiều, đa diện về cuộc sống của một bộ phận người trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ.
  • 7. 2 2. Lịch sử vấn đề Văn học gắn liền với dân tộc và chặng đường phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của nước nhà, yếu tố thời đại đã tác động mạnh mẽ đến số phận và quá trình sáng tác của các tác giả thời trung đại. Chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình (thế kỷ XVIII - XIX hoặc các thời kỳ trước đó). Dẫu chưa thật sự rõ nét nhưng thơ trữ tình Việt Nam trung đại đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập ở rất nhiều phạm vi, góc độ và mức độ khác nhau. Đề cập đến thơ trữ tình Việt Nam trung đại và hình tượng người phụ nữ trong văn học, có thể kể đến một vài công trình có liên quan: Trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử đề cập đến nhiều vấn đề về thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Trong đó, có chương “Các thể thơ trữ tình” [32, tr.167] miêu tả phạm vi, diện mạo và tiến trình thơ trung đại Việt nam, đồng thời đi vào một số đặc điểm thế loại cụ thể như: thơ tự tình, ngâm khúc, hát nói. Bùi Duy Tân với tác phẩm Khảo và luận một số thể loại - tác gia - tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (tập II) đã khảo sát “Về quan niệm văn học trung đại Việt Nam” [33, tr.38), “Sơ lược về một số thể loại văn học trung đại Việt Nam” [33, tr.83] và “Vấn đề thể loại trong văn học Việt Nam thời cổ” [33, tr.95] có nói đến một số thể thơ chính và tiêu chí phân chia thể loại thơ trung đại Việt Nam. Nguyễn Đăng Điệp trong tác phẩm Giọng điệu trong thơ trữ tình có nhắc đến một số vấn đề về “Giọng điệu trong thơ ca trung đại” [12, tr.138], công trình này đặt thơ ca trung đại trong hệ thống thơ ca dân tộc từ thơ ca truyền thống đến hiện đại. Tác giả cho rằng: “Yếu tố giọng điệu của chủ thể sáng tạo dù đã xuất hiện trong thơ trữ tình trung đại, thể hiện ý thức quẫy đạp của các nhà thơ khỏi những ràng buộc quy phạm đã có từ ngàn năm, song nhìn chung chưa thật rõ nét”; “giọng điệu cá nhân chưa phát triển... khi xuất hiện những yếu tố của “tinh thần Phục Hưng” (đặc biệt trong văn học nửa đầu thế kỷ XVIII), yếu tố cá nhân bắt đầu manh nha được bộc lộ”...
  • 8. 3 Trần Nho Thìn với tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa có đề cập đến “Sáng tác thơ ca thời cổ và sự thể hiện “cái tôi” tác giả” (tr.80) và “Sự thể hiện con người trong văn chương cổ” [36, tr.101], “Trào lưu chủ tình của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và dấu vết ảnh hưởng của sách Thế thuyết tân ngữ” [36, tr.523] nói đến vai trò của “cái chủ quan”, cách thức thể hiện “cái tôi” của nhà Nho trong thơ ca. Trong quyển Văn học Việt Nam - Văn học trung đại (Những công trình nghiên cứu) do Lê Thu Yến chủ biên đã tập hợp một số công trình nghiên cứu có liên quan đến các tác giả mà chúng tôi khảo sát trong luận văn như những bài viết: Thơ Bà Huyện Thanh Quan - Niềm vui và nỗi buồn (Trần Thị Băng Thanh), Văn chương cô Xuân Hương (Hoàng Ngọc Phách), Góp thêm một tiếng nói trong việc đánh giá thơ Hồ Xuân Hương (Đặng Thanh Lê), Tìm hiểu ý thức tư tưởng chủ đạo trong thơ Hồ Xuân Hương (Nguyễn Nghiệp), Nhà thơ dòng Việt, Bà chúa thơ Nôm (Xuân Diệu). Việc tìm hiểu về những nhà thơ và sự nghiệp sáng tác của họ tạo nên tính hệ thống cho công trình nghiên cứu. Nhìn chung, đây là vấn đề đã được đề cập riêng lẻ khi khảo sát tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu nhưng chưa có một công trình có hệ thống khảo sát trên bình diện chung để thấy được toàn bộ diện mạo của người phụ nữ thơ ca giai đoạn này. Qua việc tìm hiểu đề tài Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX, chúng tôi hy vọng góp thêm những hướng nghiên cứu mới, cách tiếp cận mới về mảng thơ ca trữ tình Việt Nam trung đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Những sáng tác văn học Việt Nam trong thế kỷ XVIII và XIX hết sức đồ sộ ở nhiều thể loại khác nhau với đề tài, nội dung lẫn hình thức biểu hiện phong phú, đa dạng. Đề tài Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX giới hạn khảo sát những bài thơ trữ tình dung lượng ngắn (ở các thể thơ: tứ tuyệt, bát cú, trường thiên) có sự xuất hiện của người phụ nữ (bao gồm cả bộ phận thơ chữ Hán và chữ Nôm) trong cả tiến trình văn học Việt Nam trung đại, nhưng
  • 9. 4 đặc biệt đi sâu tìm hiểu hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX ở cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật. Quá trình tổng hợp và phân loại những bài thơ được đề cập trong nghiên cứu này chủ yếu dựa trên những bộ sách mang tính tổng hợp: - Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X - XIX) do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. - Tinh tuyển văn học Việt Nam do Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành. - “Tổng tập” tác phẩm của một số tác giả có vị trí quan trọng trong tiến trình văn học trung đại và một số công trình khảo cứu có liên quan Qua khảo sát những tác phẩm nói trên, chúng tôi tìm được một số bài thơ thể loại thơ trữ tình của nhiều tác giả có đề cập vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp nội tâm, hoàn cảnh, số phận hoặc tính cách của người phụ nữ, tình cảm của nhà văn đối với người phụ nữ. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX đặt ra yêu cầu làm nổi bật những đặc điểm của hình tượng người phụ nữ trong mảng thơ trữ tình văn học Việt Nam trung đại thế kỷ XVIII - XIX. Để giải quyết những yêu cầu của đề tài, người viết sử dụng những phương pháp khoa học sau trong quá trình nghiên cứu: Phương pháp lịch sử - xã hội: Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của thể loại thơ trữ tình, đồng thời tìm hiểu, đánh giá tần suất và nội dung của thơ trữ tình viết về người phụ nữ trong văn học viết các giai đoạn trước. Qua đó, xem xét ảnh hưởng của thời đại đến mối quan tâm đặc biệt của các nhà văn đối với người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX. Phương pháp loại hình: Sử dụng phương pháp loại hình để tìm hiểu đặc điểm loại hình các thể thơ trữ tình nói chung, thơ trữ tình ở các dạng thức trọng điểm mà đề tài đề cập đến nói riêng. Từ đó, rút ra những đặc trưng phân biệt thơ trữ tình với các thể loại thơ khác. Đặc biệt, đề tài đi sâu vào những dạng thức tứ tuyệt,
  • 10. 5 bát cú, trường thiên, đồng thời tìm hiểu những biểu hiện của yếu tố trữ tình trong các dạng thơ này. Phương pháp phân tích - so sánh: Tìm hiểu những đặc trưng của thơ Đường, của thơ ca dân gian Việt Nam để có một cái nhìn khái quát về tiến trình văn học trung đại. Đồng thời, xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn học viết nói chung, thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX nói riêng, từ đó thấy được quá trình phát triển trong mối tương quan nhiều mặt. Phương pháp tâm lý học: Tìm hiểu tâm lý học sáng tác để có cái nhìn rõ nét về cách thể hiện hình ảnh người phụ nữ, cách lựa chọn dạng thức thơ phù hợp trong thể loại thơ trữ tình của các tác giả trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX. Bên cạnh đó, tìm hiểu tâm lý học tiếp nhận để có cái nhìn tổng quan trong việc tiếp nhận văn học qua sự đánh giá của nhiều thành phần độc giả khác nhau. Phương pháp hệ thống: Đặt các tác phẩm nghiên cứu vào hệ thống thể loại thơ để làm nổi bật đặc trưng thể loại, liên hệ tác phẩm với các tác phẩm của cùng tác giả hoặc các tác phẩm có liên quan để có sự tiếp nhận, đánh giá một cách khách quan về các tác phẩm nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp: Sưu tầm và tìm hiểu các tác phẩm trong mối tương quan thời đại để có cái nhìn chính xác về sự phát triển của thơ trữ tình và hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam trung đại. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này không hoàn toàn tách rời mà kết hợp lẫn nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX”, trước hết, chúng tôi hy vọng đóng góp được một cái nhìn tương đối bao quát và toàn diện về hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật, bởi từ trước đến nay, mảng thơ này tương đối ít được đề cập đến hoặc nếu có cũng chỉ là nội dung thơ của một vài tác giả tiêu biểu. Quá trình tìm hiểu về hình tượng người phụ nữ từ thế kỷ X - XVII sẽ
  • 11. 6 tạo được cái nhìn bao quát, toàn diện về đối tượng nghiên cứu, trở thành bước đệm khẳng định thành tựu của thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX về người phụ nữ. Thông qua những kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi cũng hy vọng góp phần chứng minh cho những thành tựu của văn học thế kỷ XVIII - XIX, giai đoạn được đánh giá là phát triển rực rỡ và toàn diện nhất trong lịch sử văn học trung đại. 6. Kết cấu của luận văn Xác định lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng - phạm vi nghiên cứu, mục đích và phương pháp nghiên cứu như trên. Để làm rõ những yêu cầu mà đề tài đặt ra, chúng tôi trình bày hướng phát triển của đề tài như sau: Chương 1. Khái quát về thơ trữ tình viết về người phụ nữ trong văn học trung đại Việt Nam Ở chương này, chúng tôi trình bày khái quát về đặc điểm thơ trữ tình Việt Nam trung đại (thế kỷ X - XIX), tìm hiểu hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ X - XVII và sự phát triển phong phú, đa dạng của thơ trữ tình viết về người phụ nữ thế kỷ XVIII - XIX. Chương 2. Chân dung người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX Chúng tôi đi sâu khai thác hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX ở phương diện nội dung. Cụ thể là tìm hiểu về đối tượng ở khía cạnh vẻ đẹp, tài năng, số phận và khát vọng của người phụ nữ qua cái nhìn của các tác giả đương thời. Đồng thời tìm hiểu thái độ, tình cảm của tác giả khi miêu tả hình tượng người phụ nữ. Chương 3. Nghệ thuật khắc họa chân dung người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX Nghiên cứu nghệ thuật thể hiện chân dung người phụ nữ ở thể thơ, nghệ thuật sử dụng hình ảnh và ngôn từ. Qua đó, xem xét đặc trưng của hai bộ phận thơ chữ Hán và chữ Nôm đã ảnh hưởng như thế nào đến các phương diện nghệ thuật ấy. Phần kết luận - Kết luận ngắn gọn về những vấn đề đã nêu ở phần nội dung, khẳng định sự phát triển của hình tượng người phụ nữ trong văn học (XVIII - XIX).
  • 12. 7 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THƠ TRỮ TÌNH VIẾT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1.1. Khái quát về thơ trữ tình trung đại 1.1.1. Khái niệm thơ trữ tình Văn học Việt Nam trung đại từ thế kỷ X đến hết XIX là một chặng đường dài với sự thay đổi, phát triển nhiều mặt được thể hiện qua những tác phẩm của một lực lượng sáng tác đông đảo bao gồm nhiều thành phần. Tỉ lệ thuận với sự phong phú trong nội dung là sự phát triển về hình thức của tác phẩm văn học. Riêng với những sáng tác thơ, sự phát triển hình thức thể hiện ở cách tác giả sáng tạo ra những hình thức phù hợp với nội dung muốn chuyển tải, tạo ra những thể tài mới từ nguồn nguyên liệu cũ (những cái sẵn có). Thuật ngữ “thơ trữ tình” được chúng tôi sử dụng để giới hạn, làm rõ đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài. Khái niệm “thơ trữ tình” là một khái niệm hiện đại, bởi các nhà thơ trung đại chưa bao giờ gọi thơ mình là “thơ trữ tình”. Thơ trữ tình trung đại Việt Nam phong phú về thể thơ, phần lớn được các tác giả “làm trong các dịp tiễn tặng, họa thơ người khác, đề thơ làm kỷ niệm, tức cảnh, tức sự, thư sự, tức là làm thơ theo sự đòi hỏi, khêu gợi của ngoại cảnh. Và khi muốn bộc lộ nỗi lòng thì họ gọi là “Ngôn hoài”, “Thuật hoài”, “Ngôn chí”, “Tự tình”, “Tự thuật”, “Mạn thuật”, “Trần tình”. Những tên gọi này rất đáng chú ý. “Chí”, “tình”, “hoài”, “sự”, “cảnh”… là nội dung trữ tình, còn “thuật”, “ngôn”, “tự”, “trần”… là cách trữ tình. “Thuật” là kể, “tự” cũng là kể, “ngôn” là nói ra, là tuyên bố cho mọi người biết, “trần” là bày tỏ. Có thể xem đó là những dấu hiệu đặc trưng của ý thức trữ tình truyền thống: trữ tình bằng cách thuật kể nỗi lòng mình, cảm xúc, chí hướng của mình” [32, tr.170-171]. Con người trong thơ trữ tình được đặt trong hệ tọa độ của cuộc sống đời thường, phản ánh tâm tư tình cảm con người bình thường với vai trò bình thường gắn với gia đình, với xã hội. Nội dung thơ trữ tình rất phong phú, đa dạng và không hạn chế, bó hẹp trong một khuôn khổ nhất định nào. Các tác giả làm thơ có thể chỉ đơn giản là bộc lộ sự rung động trước một cảnh thiên nhiên đẹp, một con người đẹp,
  • 13. 8 một hành động đẹp… hoặc thể hiện cách nhìn, quan điểm trước nhiều vấn đề: từ những vấn đề mang tính chất xã hội đến những vấn đề trong phạm vi cá nhân riêng tư. Tóm lại, những bài thơ có tính chất bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ, chí hướng của tác giả đều có thể xem là thơ trữ tình. Về hình thức, thơ trữ tình trung đại từ thế kỷ X - XIX được sáng tác ở nhiều thể nhưng phổ biến nhất vẫn là các thể thơ Đường luật: tứ tuyệt, bát cú, trường thiên bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Khi phân chia thể loại (hay thể tài) tác phẩm văn học, người ta thường căn cứ vào ba loại tiêu chí chủ yếu là: “tố chất thẩm mĩ chủ đạo”, “giọng điệu”, “dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm” [1, tr.188]. Một tổng hòa các tiêu chí như vậy làm nên “nòng cốt” (hay mô hình) thể loại. Nhìn từ góc nhìn loại hình, khái niệm thơ trữ tình là một khái niệm quy định nội dung của một tác phẩm văn học ở phương thức phản ánh đời sống. Thơ trữ tình là sự kết hợp giữa thể thơ (thể song thất lục bát, thể thất ngôn tứ tuyệt, thể thất ngôn bát cú, thể trường thiên…) và loại trữ tình tạo nên thể loại thơ mang đậm chất trữ tình. Thơ chất chứa tâm tư tình cảm của tác giả nhưng vẫn tuân theo quy định của thể thơ. Thơ có thể rất ngắn (bốn câu như thơ tứ tuyệt) hoặc dài hơn (vài chục câu đến hàng trăm câu như thể trường thiên) tùy thuộc vào mạch cảm xúc của tác giả, thơ trữ tình hoàn toàn khác với truyện thơ (là sự kết hợp giữa loại tự sự và loại trữ tình) hoặc những khúc ngâm, hát nói… về mặt thể loại. Đề tài của chúng tôi tập trung khai thác những bài thơ trữ tình miêu tả hình tượng người phụ nữ thế kỷ XVIII - XIX… Cụ thể, chúng tôi đi sâu khai thác những bài thơ tứ tuyệt, bát cú, trường thiên (mà số từ ở câu thơ có thể là ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn…) trong cả thơ tự do (giống như thơ cổ phong Trung Quốc - chỉ có vần chứ không tuân theo niêm luật bằng trắc nhưng vẫn đảm bảo tính nhạc điệu của thơ) và thơ Đường luật miêu tả trực tiếp chân dung người phụ nữ hoặc gián tiếp thể hiện tình cảm của các tác giả đối với người phụ nữ. Như vậy, theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, có thể định nghĩa thơ trữ tình trung đại là những bài thơ có dung lượng ngắn từ vài câu cho đến hàng trăm câu ghi nhận cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng và chí hướng của tác giả.
  • 14. 9 Thơ trữ tình là một bộ phận quan trọng cấu thành tổng thể của nền văn học trung đại Việt Nam rực rỡ thành tựu. Trải qua mỗi thời kỳ, thơ trữ tình cùng với những thể loại văn học khác luôn luôn vận động và phát triển theo hướng phát triển của lịch sử dân tộc, từng bước thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của văn chương Trung Hoa, khẳng định bản sắc dân tộc đậm nét. 1.1.2. Đặc điểm và sự phát triển của thơ trữ tình trung đại Văn học Việt Nam trung đại được xác định cột mốc từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX bao gồm hai bộ phận lớn là bộ phận văn học chữ Hán và bộ phận văn học chữ Nôm. Ở cả hai bộ phận ấy, thơ trữ tình phát triển một cách phong phú và đa dạng về cả nội dung lẫn hình thức. Hầu hết các tác giả trung đại đều có sáng tác thơ trữ tình, số lượng lẫn chất lượng thơ được ghi nhận với một lực lượng sáng tác đông đảo, hùng hậu. 1.1.2.1. Đặc điểm và sự phát triển của thơ trữ tình trong văn học thượng kỳ trung đại Giai đoạn thượng kỳ trung đại là giai đoạn hết sức quan trọng, đóng vai trò nền móng cho toàn bộ nền văn học Việt Nam. Đây là thời kỳ văn học Việt Nam phát triển trong quá trình hoàn chỉnh dần những đặc trưng về nội dung và hình thức nghệ thuật dân tộc cổ truyền, trên cơ sở tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa văn học nước ngoài. Tính chất nền móng sẽ quy định hệ thống cấu trúc cũng như quy mô, phương hướng phát triển của văn học sau này. Ở giai đoạn đầu của nền văn học viết, nội dung của các tác phẩm tuy không bó hẹp trong một đối tượng cụ thể nào nhưng phần lớn đề tài văn học vẫn là những vấn đề mang tính chất cộng đồng. Nội dung văn học rất phù hợp với đặc điểm chung của bộ phận văn học chữ Hán - ghi nhận những cảm xúc, suy nghĩ mang tính chất nghiêm túc, trang trọng. Văn học Việt Nam giai đoạn thượng kỳ trung đại phát triển trong hoàn cảnh đất nước liên tục giành những chiến thắng rực rỡ với ngoại bang phương Bắc: hai lần chiến thắng quân Tống, ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông, kết thúc hai mươi năm chiến đấu và chiến thắng quân Minh. Hòa cùng không khí chiến đấu và chiến thắng của dân tộc, văn học thời kỳ này xem khẳng
  • 15. 10 định dân tộc là chủ đề cơ bản, là tinh thần, là cảm hứng chủ đạo, đồng thời là nội dung trực tiếp, là phương hướng tư tưởng dẫn dắt việc lựa chọn đề tài và loại thể văn học. Cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc là cảm hứng chủ đạo, chi phối những cảm hứng khác. Bộ phận văn học chữ Nôm xuất hiện vào thế kỷ XIII đánh dấu bước nhảy vọt của tinh thần văn hóa dân tộc. Những tác phẩm văn chương chữ Nôm đã bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỉ XIII nhưng chưa ghi được dấu ấn đáng kể (Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là thành tựu lớn nhất của bộ phận văn học chữ Nôm giai đoạn đầu). Thành tựu văn học giai đoạn này được ghi nhận chủ yếu là các tác phẩm văn chương viết bằng chữ Hán bao trùm hào khí Đông A thể hiện tinh thần yêu nước, chống xâm lược và tự hào dân tộc: - “Đề thi khắc vu thạch Trấn ngã Việt tây ngô” (Thân chinh phục Lễ Châu - Lê Thái Tổ) - “Đạo bút phải dùng tài đã vẹn Chỉ thư này chép việc càng chuyên Vệ Nam mãi mãi ra tay thước Điện Bắc đà đà yên phận tiên” (Bảo kính cảnh giới VI - Nguyễn Trãi) Đây “là giai đoạn thịnh đạt của văn chương bác học theo thể chế, khuôn thước Đường Tống, gồm thơ, phú và rất ít văn. Thơ, phú phát triển mạnh và có những thành tựu cao, văn chính luận cũng vậy, nhưng cổ văn theo khuôn khổ Đường Tống bát đại gia thì cực kỳ hiếm” [33, tr.135]. Nghĩa là, so với phú, kí và các thể loại văn chính luận như chiếu, biểu, hịch, cáo… thì thơ trữ tình giai đoạn này không thua kém cả về số lượng và chất lượng. Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIII, thơ trữ tình tồn tại chủ yếu dưới hình thức những bài kệ của các thiền sư thể hiện cảm hứng vô vi theo tư tưởng Phật giáo: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Đáp quốc vương quốc tộ chi vấn (Pháp Thuận thiền sư), Vương lang quy từ (Ngô Chân lưu), Thị đệ tử, Tật lê trầm Bắc thủy (Vạn
  • 16. 11 Hạnh thiền sư), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư), Sinh lão bệnh tử (Diệu Nhân ni sư), Thị tật (Quảng Nghiêm thiền sư), Đáp Từ Đạo Hạnh vấn chân tâm (Kiều Trí Huyền), Thất châu (Đạo Hạnh thiền sư), Cảm hoài (Kiều Phù), Quy thanh chướng (Phan Trường Nguyên), Quy tịch (Bảo Giác)… và thơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng thiền (thơ thiền): Thị chư Thiền lão tham vấn Thiền chỉ (Lý Thái Tông), Truy tán Vạn Hạnh thiền sư, Tán Giác Hải thiền sư, Thông Huyền đạo nhân (Lý Nhân Tông), Tặng Quảng Trí thiền sư, Điệu Chân Không thiền sư (Đoàn Văn Khâm), Sắc không (Lê Thị Ỷ Lan)… Thơ thiền là một mảng sáng tác nổi bật của văn học thượng kỳ trung đại. Các tác giả cảm nhận sự toàn vẹn của thế giới, của vũ trụ, của tự nhiên trong mối giao hòa, đồng điệu với con người. Mọi cảm xúc, cảm giác diễn ra tự nhiên được cô đúc lại bằng ngôn từ hàm súc, người viết cảm nhận bằng tâm và người đọc cũng tiếp nhận bằng tâm. Ở đây, tính chất phi ngã của văn chương Việt Nam trung đại bộc lộ hết sức rõ nét: - “Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (Cáo tật thị chúng - Mãn Giác Thiền Sư) - “Khách lai bất vấn nhân gian sự, Cộng ỷ lan can khán thúy vi” (Xuân cảnh - Trần Nhân Tông) Tính chất phi ngã tạo nên một thế giới thơ thiền vừa khép kín lại vừa rộng mở, vừa đơn giản lại vừa thâm thúy sâu xa… Nghiêm Vũ trong Thương lang thi thoại đã cảm nhận về thơ: “Thơ có tài riêng không liên quan đến sách. Thơ có thú riêng không liên quan đến lý. Đạo thơ ở chỗ diệu ngộ. Chỗ diệu kỳ của nó thấu triệt, lung linh, không thể nắm bắt như thanh âm giữa trời, sắc đẹp trong dung nhan, ánh trăng dưới đáy nước. Lời có hạn mà ý vô cùng” [tr.377]. Khoảng cuối thế kỷ XIII - XIV, số lượng tác giả và tác phẩm dần tăng lên, thơ trữ tình phần nhiều được ghi nhận trong các tập thơ: Thái Tông thi tập (Trần
  • 17. 12 Thái Tông), Thánh Tông di tập (Trần Thánh Tông), Nhân Tông thi tập (Trần Nhân Tông), Lạc đạo tập (Trần Quang Khải), Phi sa tập (Nguyễn Thuyện), Cúc hoa bách vịnh (Trương Hán Siêu), Tiều Ẩn thi tập (Chu Văn An), Hiệp Thạch tập (Phạm Sư Mạnh), Nhị Khê thi tập (Nguyễn Phi Khanh)… cùng một số bài thơ có giá trị khác của các tác giả: Đặng Dung (Cảm hoài), Lê Cảnh Tuân (Cống Châu giang trung phùng tiên tỉ kỵ nhật, Nguyên nhật, Mông Lý dịch ngẫu thành), Phạm Ngũ Lão (Thuật hoài, Vãn thượng tướng quốc công Hưng Đạo đại vương), Phạm Ngộ (Yết vạn tai từ đường, Đại Than dạ bạc, Thu dạ tức sự, Hỷ tình, Vãn cảnh)… Hầu hết là thơ vịnh cảnh, thơ đi sứ, trong đó, rất nhiều thơ vịnh cảnh và thơ “ngôn chí” được làm trong lúc các tác giả đi sứ. - “Hào cảnh phùng nguyên nhật, Vô gia mẫn thử thân” (Cảnh đẹp lại ngày đầu năm, Thương thân vì nước xa xăm quê nhà) (Nguyên nhật giang dịch - Lê Cảnh Tuân) - “Trí chúa hữu hoài phù địa trục, Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà” (Giúp chúa những lăm giằng cốt đất, Rửa dòng không thể vén sông mây) (Cảm hoài - Đặng Dung) Nửa đầu thế kỷ XV lực lượng sáng tác (hầu hết là các nho sĩ) có nhiều biến động do tình hình lịch sử - xã hội của đất nước. Một số nhà nho có thái độ tích cực, tham gia vào cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước khi kháng chiến thắng lợi như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Đào Công Soạn, Nguyễn Thiên Tích, Phan Phu Tiên, Lê Thiếu Dĩnh… một số khác không chịu cộng tác với giặc nên đã chọn giải pháp ẩn dật, lánh đời như Nguyễn Húc, Lý Tử Cấu, Vũ Mộng Nguyên… Tác phẩm của các tác giả này khá phong phú về thể loại (phú, cáo, thơ). Thơ trữ tình có thể kể đến: Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Chuyết Am thi tập (Lý Tử Tấn), Cúc Pha thi tập (Nguyễn Mộng Tuân), Vị Khê thi tập (Vũ Mộng Nguyên), Hạ
  • 18. 13 Trai thi tập (Lý Tử Cấu), Tiết Trai thi tập (Lê Thiếu Dĩnh), Trúc Khê thi tập (Trình Thanh)… Đặc biệt, thơ Nôm thời kỳ này có bước tiến mới với Quốc âm thi tập (còn lại 254 bài thơ) của Nguyễn Trãi sử dụng hoàn toàn chữ Nôm với ý thức vận dụng tính chất độc đáo của ngôn ngữ dân tộc để nêu cao bản sắc Việt Nam: - “Tay ai thì lại làm nuôi miệng, Làm biếng ngồi ăn lở núi non” (Bảo kính cảnh giới, XXII ) - “Ngõ tênh hênh, nằm cửa trúc, Say lểu thểu, đứng đường thông” (Thuật hứng, XVI) - “Nếu có ăn thì có lo, Chẳng bằng cài cửa ngáy pho pho” (Ngôn chí, XIX) Nửa sau thế kỷ XV, văn học được thúc đẩy mạnh mẽ với lực lượng sáng tác là vua, quan và các nhà nho. Văn học chữ Hán nhìn chung vẫn trên đà phát triển mạnh mẽ: Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh (Lê Thánh Tông), Châu Khê thi tập (Nguyễn Bảo), Hu Liêu tập (Nguyễn Trực), Hợp tuyển thơ Nôm Hồng Đức Quốc âm thi tập (nhiều tác giả)… Do điều kiện lịch sử quy định, văn hóa Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa nước ngoài, trong đó, ảnh hưởng sâu sắc nhất là từ văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp... Ở giai đoạn thượng kỳ trung đại, nước ta tuy đã thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc và xây dựng nền độc lập tự chủ dân tộc nhưng ở một mức độ nhất định, vẫn còn chịu sự chi phối nhiều mặt (quan niệm thẩm mỹ, quan niệm văn chương, ngôn ngữ văn tự và thể loại văn học) của Trung Quốc. Đặc biệt là ảnh hưởng một cách sâu rộng về văn hóa gây ra sự chi phối suốt một chặng đường dài văn học trung đại Việt Nam. Sự thâm nhập và truyền bá Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo đã tạo nên dấu ấn rõ nét trong các sáng tác ở giai đoạn đầu mà lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trên (vua, quan, các nhà nho…). Biểu
  • 19. 14 hiện “Văn dĩ tải đạo” (văn chở đạo) và “Thi dĩ ngôn chí” (thơ để nói chí) là hai biểu hiện đặc trưng cho quan niệm văn học Nho giáo từ Trung Quốc ảnh hưởng đến nhiều phương diện của cả nền văn học trung đại nước ta. Thơ trữ tình trung đại với kiểu nhà thơ “ngôn chí” đặt việc tỏ lòng lên hàng đầu là một ảnh hưởng của mô hình kiểu nhà thơ trung đại Trung Hoa - kiểu nhà thơ “tâm vật cảm ứng”. Trong kiểu tác giả này, “việc “ngôn chí” được nêu lên hàng đầu, như một yêu cầu tu dưỡng, khẳng định lý tưởng, lẽ sống. Nhà Nho coi trọng tính độc lập của nhân cách theo lời dạy của Khổng Tử: “Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ”, nghĩa là: chí hướng về đạo, dựa vào đức, nương theo nhân, tìm thú vui trong lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số. Đặc biệt đề cao khí tiết thanh cao, mạnh mẽ” [32, tr.106]. Thơ ngôn chí thiên về khẳng định chí hướng, lí tưởng, hoài bão, tấm lòng; mang tính chất tuyên ngôn, công bố lập trường, thái độ có tính chất lí tính. Vắng bóng cái tôi trữ tình cá thể là một nguyên tắc thi pháp và là một cách thể hiện nghệ thuật của thơ ca trung đại. Đây là một biểu hiện của cấu tứ thơ Đường Trung Hoa - trọng quần thể nhẹ cá thể - các nhà thơ khéo léo ẩn giấu cái tôi cá nhân đi mà đứng trên một lập trường tách biệt để phát biểu, cũng có nghĩa là các tác giả không phát ngôn với tư cách cá nhân mà phát ngôn với tư cách cộng đồng, nói những vấn đề của cộng đồng. “Ai cũng mong “chở đạo đi xa” thu nhỏ cá nhân mình lại và tránh phải đưa ra những ý kiến riêng tư độc đáo của mình. Cái tôi trữ tình, thậm chí cái ta đạo lý ít nhiều đều bị hạn chế” [33, tr.32]. Thơ ca trung đại mang tính chất vô ngã, các nhà thơ trung đại có ý thức giấu đi bản ngã bởi theo quan niệm của các nhà thơ thời bấy giờ, cái tôi càng ẩn kín thì thơ càng hàm súc, gợi mở. Thơ trữ tình giai đoạn này cũng không nằm ngoài sự chi phối của đặc điểm trên. Tính chất phi ngã trong văn học còn là để thực hiện chức năng giáo hóa, tính chất giáo huấn. Để làm tốt nhiệm vụ “tải đạo”, “ngôn chí” các tác giả thường chú trọng đến việc nêu bật đạo lý thánh hiền, cố gắng xóa nhòa cá nhân mình để tạo ra sức lan tỏa, tính đại chúng cho tác phẩm. “Lời thơ trong thơ trung đại không nhấn
  • 20. 15 mạnh chủ ngữ, ít có dấu giọng, ngữ điệu lời nói rất hiếm khi xuất hiện” [12, tr.157]. Do sự thiếu vắng của chủ thể trữ tình, hình tượng tác giả trong thơ trữ tình trung đại được giấu kín, cái tôi ít xuất hiện một cách trần trụi, con người không là của chính mình mà là của cộng đồng, “lời thơ trung đại là lời thơ không của ai cả” [12, tr.152]. Nhà thơ không bộc lộ toàn bộ cách nhìn, cách cảm của mình, tiếng nói của tác giả thông qua thơ không mang tính chất phát ngôn đúng nghĩa. Thơ trung đại do vậy nên có tính mở cao, hướng ra cộng đồng chứ không bó hẹp trong phạm vi cá nhân tác giả, người phát ngôn thơ ấy không đồng nhất với tác giả. Ở giai đoạn thế kỷ X - XV, các tác giả chú trọng đề cao mục đích giáo huấn, tôn thờ tư tưởng trung quân ái quốc. Nội dung của thơ trữ tình không tách rời khỏi “đạo” và “chí”: - “Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng” (Thuật hứng 5 - Nguyễn Trãi) - “Đội trời đạp đất chốn trần ai, Chí khí đường đường há chịu sai” (Ngôn hoài - Nguyễn Chế Nghĩa) - “Nam nhi vi liễu công danh trái, Tư thính nhân gian thuyết Vũ hầu” (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão) Thơ trữ tình thời gian đầu phảng phất phong vị Trung Hoa ở cách các tác giả chọn thể loại, ngôn từ; cảm hứng trách nhiệm (thường viết về các đề tài chính trị, thời sự, nhân sinh), cảm hứng thuận tự nhiên (vô vi, vô vi nhi vô bất vi), cảm hứng thoát tục, trọng quần thể nhẹ cá thể (xem trọng cái cộng đồng hơn cá nhân), tìm kiếm sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, các nguyên tắc biểu hiện (gợi mà không tả, ngôn ngoại chi ý…). Nhưng vượt lên trên những ảnh hưởng mang tính chất tất yếu đó thì “người Việt Nam thông minh, năng động và giàu bản lĩnh, văn hóa Việt Nam hòa nhập những không hòa tan. Cái phần tinh túy nhất của thơ Đường nói riêng và thơ cổ Trung Quốc nói chung đã được ông cha ta tiếp thu, Việt
  • 21. 16 Nam hóa để làm giàu thêm truyền thống văn hóa của chúng ta” [36, tr.29]. Văn học nước ta đã tạo được nét đặc sắc bởi sự sáng tạo từ trong chính những ảnh hưởng đó. Ngay trong giai đoạn thế kỷ X - XV, các tác giả đã bước đầu thấy được tác dụng nhận thức cuộc đời từ quan niệm “Văn dĩ tải đạo” trong văn học: “Nhân gian thử cảnh thùy miêu đắc Tá dữ thi ông vị tả chân” (Cảnh nhân gian này ai vẽ nên được Hãy để cho nhà thơ mượn để tả chân) (Tầm Mai kiều ngoạn nguyệt - Phạm Nhữ Dực) Sự thâm nhập của văn học Trung Quốc dẫu đã tạo nên ảnh hưởng toàn diện và to lớn đến hầu hết các mặt của một tác phẩm văn học nhưng các tác giả đã dần có ý thức thoát ra khỏi những ảnh hưởng đó để tạo ra một nền văn chương mang đậm bản sắc dân tộc. Quá trình tiếp thu và thay đổi để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của dân tộc đó “là điều hiếm thấy trong quan hệ giao lưu văn hóa giữa các dân tộc” [36, tr.27]. Tuy khẳng định văn học Việt Nam trung đại chịu ảnh hưởng hết sức sâu đậm từ văn học Trung Hoa nhưng cũng không thể phủ nhận những nỗ lực, những đóng góp tích cực để sáng tạo cái mới song song với việc tiếp thu cái đã có của các tác giả trung đại Việt Nam. Đây là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định diện mạo và tiến trình văn học Việt Nam. “Nước Việt Nam ta lấy văn hiến dựng nước, thi ca thai nghén từ đời Lý, thịnh vượng ở đời Trần, dấy lên rầm rộ vào thời Hồng Đức triều Lê. Một bộ phận Toàn Việt thi lục về cổ thể thì không nhường thi ca đời Đường, Tống, Nguyên, Minh… nhả ngọc phun châu thật đáng coi là “thi ca chi bang”. Lội qua bến bờ của Trình Hạo, Chu Hy, vượt lên vương quốc của Khuất Nguyên Tống Ngọc, đi vào cung thất của Y Doãn, Chu Đán, ra khỏi con đường của Lý Bạch, Đỗ Phủ…” (Bài tựa trong Tinh sà kỉ hành của Phan Huy Ích) [37, tr.29]. Có thể nói, về nội dung, thơ trữ tình thế kỷ X - XV chủ yếu xoay quanh các vấn đề: đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc; ảnh hưởng rõ nét của triết lý Thiền tông (tư tưởng Phật giáo); các tác giả có xu hướng sáng tác nhằm thể hiện chí
  • 22. 17 hướng, thở than về thời cuộc (nói đạo, nói chí). Về hình thức, thơ được sáng tác chủ yếu bằng chữ Hán, ở thể thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú (thể ngũ ngôn hoặc trường thiên cổ phong gần như không đáng kể). Bút pháp thơ chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn chương Trung Hoa về nhiều mặt, nhưng xét riêng ở phương diện thơ mang hơi hướng Phật giáo, cũng đã tạo được một khoảng trống riêng cho sự sáng tạo của người nghệ sĩ, phần nào thoát khỏi những quy chuẩn mang tính chất sáo mòn cũ. Thơ trữ tình bằng chữ Nôm tuy chưa nhiều và chưa ghi được dấu ấn đậm nét nhưng cũng đã có ý nghĩa nền tảng cho sự phát triển của bộ phận văn học chữ Nôm các thế kỷ kế tiếp. Như vậy, thơ trữ tình Việt Nam giai đoạn thượng kỳ trung đại có đội ngũ tác giả đông đảo, tác phẩm phong phú đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Các tác phẩm giai đoạn này tập trung khai thác cảm hứng thời đại, song hành cùng lịch sử dân tộc. “Văn học đã phản ánh trung thực một xã hội khá vui tươi và hạnh phúc, một đời sống tinh thần đặc biệt cởi mở, nhiều chất dân chủ và tự do nuôi lớn những con người có tâm hồn cao rộng, khí phách hào hùng và bản lĩnh mạnh mẽ” [39, tr.50]. Tuy bộ phận văn học chữ Hán vẫn giữ vị trí chính thống nhưng văn học chữ Nôm đã sớm xuất hiện, đặt nền móng cho những sáng tác có vị trí trên diễn đàn văn học ở những thế kỷ sau. 1.1.2.2. Đặc điểm và sự phát triển của thơ trữ tình trong giai đoạn hạ kỳ trung đại Thơ trữ tình thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XIX tiếp nối những thành tựu của văn học giai đoạn trước cả về nội dung và hình thức với những tác gia - tác giả nổi bật, bên cạnh đó, cũng có những bước phát triển mới vượt bậc tạo tiền đề cho văn học giai đoạn sau. Thành lũy của ý thức hệ phong kiến rạn nứt và sụp đổ đã kéo theo sự thoái trào không cưỡng lại được của văn chương giáo lý nhà Nho. Không còn sự ràng buộc về nhiều mặt, văn học giai đoạn này có điều kiện phát triển phong phú cả về nội dung và hình thức. Với những thành quả đáng tự hào về cả số lượng và chất lượng tác phẩm, văn học dần trưởng thành theo từng chặng đường lịch sử của dân
  • 23. 18 tộc. Văn học từ sau thế kỷ XV mà đặc biệt là văn học thế kỷ XVIII - XIX được đánh giá là bước chuyển mình quan trọng, đưa văn học Việt Nam chuyển từ thời kỳ trung đại sang hiện đại. Nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, ý thức cá nhân của các nhà thơ trỗi dậy mạnh mẽ (thể hiện qua nội dung tác phẩm). Bên cạnh bộ phận thơ chữ Hán vẫn đang tiếp tục phát triển, thơ Nôm Đường luật với những bước đầu thể nghiệm ở cuối giai đoạn thượng kỳ trung đại (từ nửa sau thế kỷ XVIII trở đi) đã có bước phát triển và dần đạt đến độ hoàn thiện. Với những sáng tác của các tác giả nổi bật: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, Phan Văn Trị, Trịnh Doanh, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… thơ Nôm Đường luật đã có một bước phát triển vượt trội, chiếm vị trí chủ đạo với sự xuất hiện của nhiều danh gia - kiệt tác, tạo được một chỗ đứng vững chắc trong tiến trình văn học dân tộc. Từ khoảng thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII, chủ đề cơ bản của văn học là khẳng định nhà nước phong kiến, đồng nghĩa với khẳng định chính quyền, đạo đức, lễ giáo… phong kiến. Thế nhưng, bên cạnh khuynh hướng ca ngợi nhà nước phong kiến một cách tuyệt đối thì văn học đã xuất hiện một khuynh hướng khác phê phán những yếu kém, suy đồi của nhà nước phong kiến. Tuy nhiên, phê phán không phải để phủ nhận xã hội phong kiến mà mục đích của việc phê phán này là để xã hội phong kiến khắc phục những ung nhọt đang có, trở lại thời cực thịnh như lúc trước. Cũng chính do quan niệm của Nho giáo thừa nhận cái chung mà không thừa nhận cái riêng, thấy nghĩa vụ và bổn phận của con người, thấy đạo đức mà không thấy cuộc sống nên văn học những thế kỷ này vẫn chưa xây dựng được những hoàn cảnh mang tính chất tiêu biểu, chưa thật sự đi sâu và bám sát hiện thực. - “Ngã kim dục triển phù nguy lực, Vãn khước quan hà cựu đế thành” (Ta muốn phù nguy ra sức giúp, Quan hà thu lại cự kinh thành) (Cự ngao đới sơn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
  • 24. 19 - “Mục kích ngoa bi thành cảm khái, Bình Ngô công đức đối thương thương” (Nhìn thấy tấm bia nằm mà lòng ngậm ngùi, Công đức bình Ngô đối sánh với trời xanh) (Phỏng Lam Sơn ngẫu thành, kỳ nhất - Giáp Hải) Văn học trung đại thường xem trọng những khuôn phép của xã hội phong kiến, nhấn mạnh tính chất giáo huấn với tính quy phạm cao, đến giai đoạn này đã có một sự cơi nới về đối tượng. Văn học xuất phát từ cuộc sống và hướng đến con người, các tác giả đã bắt đầu chú ý hơn đến những vấn đề mang tính chất đời thường bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức, đến cuộc sống thực tại với nhiều tầng lớp người, đến quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc và thân phận chịu nhiều bất công của người phụ nữ… Đây là biểu hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam. Các tác giả lớn thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII có thể kể đến Nguyễn Bỉnh Khiêm (tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập, tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập), Đào Nghiễm (Phượng thành tảo phát, Lạng Sơn đạo trung, Thu hoài thứ ủy quan diêu kinh lịch thi vận, Kinh Liễu Châu…), Vũ Cẩn (Bắc sứ Nhị Hà sơ phát, Pha Lũy dịch, Niệm Nhai ngẫu thành, Minh Giang dịch…), Phùng Khắc Khoan (các tập thơ Ngôn chí thi tập, Huấn đồng thi tập, Đa thức tập, Mai lĩnh sứ hoa thi tập), Nguyễn Đình Sách (Hoàng hoa thập vịnh), Nguyễn Danh Nho (Cảm hứng, Mộ xuân cảm tác, Hoàng Hạc Lâu…), Nguyễn Cư Trinh (Hà Tiên thập vịnh, Đạm Am thi tập, Quảng Ngãi thập nhị cảnh), Mạc Thiên Tích (Hà Tiên thập vịnh)… Thơ đi sứ phong phú với rất nhiều thi tập của các tác giả: Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Đình Sách, Đặng Đình Tướng, Nguyễn Kiều, Đinh Nho Hoàn, Nguyễn Công Hãng, Nguyễn Tông Khuê… - “Hà tất sơn trung minh nhiên hảo, Phù sinh thiên nhật kỷ phân âm” (Việc gì phải ở trong rừng và ngủ kỹ, Nghìn ngày ở cõi phù sinh đáng mấy phân âm) (Dạ ẩm - Phùng Khắc Khoan)
  • 25. 20 - “Bạc vàng là của trữ tiêu dùng, Thành thị vốn đua tranh giành giật” (Thơ Nôm, bài 69 - Nguyễn Bỉnh Khiêm) Nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, thành tựu của thơ trữ tình được ghi nhận bởi một đội ngũ sáng tác đông đảo, hùng hậu, giàu vốn sống và trải nghiệm: Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ… Nhiều tập thơ chữ Hán đặc sắc của Phạm Nguyễn Du, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thế Lân, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tùng Thiện Vương… xuất hiện và gây được tiếng vang. Xuân Hương thi tập của Hồ Xuân Hương được xem là thành tựu xuất sắc nhất của dòng thơ Nôm Đường luật cuối thế kỷ XVIII bởi nội dung sắc sảo mang tính chất thời đại, nghệ thuật điêu luyện vượt bậc. Khoảng cuối thế kỷ XVIII trở đi cũng là thời gian “những cảm xúc suy ngẫm chân thành ít nhiều bao hàm yêu sách dân chủ và nhân bản” [30, tr.464] được gieo mầm trong thơ Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự, Đoàn Thị Điểm, Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuê, Dương Khuê… góp phần tạo nên sự bùng nổ của “cái khát vọng thành thực” trong phong trào thơ mới sau này. Cuối thế kỷ XIX, văn học hòa cùng không khí chống giặc ngoại xâm của dân tộc, âm hưởng của nó là tinh thần yêu nước chống ngoại xâm. Văn học cuối thế kỷ XIX nói chung, thơ trữ tình cuối thế kỷ XIX nói riêng đề cao vị thế của người nông dân trong chiến đấu. Đây là một dấu ấn mới, chưa từng thấy trong văn học các giai đoạn trước. Các tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Miên Thẩm, Phạm Văn Nghị, Đào Tấn, Vũ Phạm Khải, Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Thiện Kế, Lê Trung Đình, Phan Đình Phùng… đã dùng văn học để bộc lộ quan điểm, chí hướng của mình trước những biến cố của dân tộc. Những nhà thơ này thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc cao độ, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, bất hợp tác với kẻ thù, phê phán những kẻ “rước voi về giày mả tổ”, nêu cao tấm gương anh dũng của các vị anh hùng ngã xuống cho đất nước:
  • 26. 21 - “Linh hồn nay đã tách theo thần, Sáu tỉnh còn roi dấu tướng quân” (Điếu Trương Định - Nguyễn Đình Chiểu) - “Tuy rằng muông cẩu có ân ba, Răng rụng lâu năm nó phải già” (Chó già - Huỳnh Mẫn Đạt) - “Thử thân hà túc tích, Xã tắc ái kỳ khu” (Thân này có tiếc chi, Chỉ thương cho xã tắc) (Tuyệt mệnh thi - Lê Trung Đình) Bên cạnh nhu cầu “ngôn chí”, “tải đạo”, văn học thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XIX đã bắt đầu xuất hiện và phát triển nhanh chóng loại thơ trữ tình ghi nhận tâm trạng, cảm xúc của tác giả trước “những điều trông thấy”. Các tác giả lưu ý đến việc ghi lại cảm xúc, tâm tư, tình cảm, hoài bão của cá nhân mình chứ không sáng tác theo yêu cầu của thời đại, nói thay tiếng nói của cộng đồng nữa (làm thơ do sự đòi hỏi, khêu gợi của ngoại cảnh, không nhất định phải nói về cùng một vấn đề mang tính xã hội mà mọi người đang nói, không nhất thiết phải có quan điểm trùng với quan điểm của moi người). Cũng chính vì thế, nội dung thơ giai đoạn này phong phú hơn với sự chuyển tải nhiều mặt đời sống xã hội, đề cập đến nhiều tầng lớp người trong xã hội, nhiều vấn đề từ lớn đến bé mà trước đây các tác giả ít (hoặc không) đề cập đến: Sơn hành ngẫu tác (Nguyễn Kiều) ghi lại cuộc hành trình đi đường núi của tác giả; Thi hạ dã ngân khoáng hữu cảm (Lê Quý Đôn) thể hiện cảm xúc của tác giả về vấn đề kinh tế của đất nước; Đổ bản quốc phụ nữ phiêu bạt nội địa hữu cảm thứ huệ hiên vận (Lê Quý Đôn), Đồ ngộ đảm nhi tầm phu giả (Đoàn Nguyễn Tuấn) bày tỏ sự thương cảm với những người phụ nữ phải sống cảnh tha phương cầu thực; Đồ gian ngẫu ký (Phạm Nguyễn Du) ghi nhận cuộc sống khổ sở, vất vả của người dân; Nhiệt hà công quán trung thu mạn hứng (Vũ Huy Tấn) bày tỏ nỗi nhớ khi xa quê hương, xa gia đình…
  • 27. 22 Ở giai đoạn hạ kỳ trung đại, các thể thơ có xu hướng bung mở cấu trúc để chuyển tải trọn vẹn thế giới tâm trạng phong phú của nhân vật trữ tình (chùm thơ tứ tuyệt, chùm thơ bát cú, trường thiên). Thực chất, hình thức xâu chuỗi hiều bài thơ ngắn này đã xuất hiện ở những thế kỷ đầu của nền văn học viết nhưng số lượng thơ chưa thật sự nhiều và chưa trở thành một khuynh hướng lớn. Vẫn là những hình thức ngắn nhưng các chùm thơ tứ tuyệt, chùm thơ bát cú ở giai đoạn hạ kỳ trung đại là sự kết hợp những bài thơ ngắn cùng một đề tài, cùng chung chủ đề lại với nhau; thơ cổ phong trường thiên dài hơn, tự do hơn cho phép các tác giả thể hiện phạm vi đề tài rộng hơn, diễn đạt cảm xúc cụ thể hơn. Xu hướng bung mở cấu trúc này một mặt tạo ra một khoảng trống tự do cho nội dung sáng tạo của người nghệ sĩ. Ở một góc độ nào đó nội dung không còn bị hình thức ràng buộc sẽ tác động tích cực trở lại hình thức, thúc đẩy hình thức cùng phát triển, sự cách tân hình thức tạo ra một ấn tượng mới lạ với người tiếp nhận; mặt khác là sự chuyển tải cảm xúc mạnh mẽ về vấn đề được nhắc đến, độc giả có thể cảm nhận được sự liền mạch của cảm xúc tăng dần theo từng bài (đoạn) thơ (thơ khóc vợ - bao gồm cả chùm tứ tuyệt, chùm bát cú - của Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du, chùm tứ tuyệt Mộng đắc thái liên - Nguyễn Du, Thu tứ tứ tuyệt của Ngô Thì Nhậm, Tống nội tử Ngô Vũ Khanh nam quy (Nguyễn Thông), chùm bát cú Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc hoàn…). Sự bung mở cấu trúc thơ trữ tình ở giai đoạn này mang một ý nghĩa tích cực cả về nội dung và hình thức. Theo chiều dài lịch sử, thơ trữ tình giai đoạn văn học Việt Nam trung đại có những bước phát triển tích cực theo hướng mở rộng phạm vi phản ánh và thay đổi đáng kể về ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ. Càng về sau, thơ trữ tình càng mở rộng nội dung hiện thực, tạo nên những tác phẩm mang màu sắc phê phán, châm biếm, tự trào rõ nét (thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…): - “Hôi tanh chẳng thú vị gì, Thế mà ai cũng kẻ vì người yêu…” (Vịnh đồng tiền - Nguyễn Công Trứ)
  • 28. 23 - “Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” (Đề đền Sầm Nghi Đống - Hồ Xuân Hương) - “Chẳng phải quan mà chẳng phải dân, Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần” (Tự trào - Tú Xương) Song hành với sự thay đổi về nội dung, ngôn ngữ và hình ảnh thơ đã có nhiều phá cách mới mẻ, sáng tạo, góp phần thể hiện cá tính người nghệ sĩ. Đặc biệt, từ nửa sau thế kỷ XVIII, rất nhiều tác giả đã tạo ra dấu ấn riêng với những sáng tác độc đáo thể hiện dấu ấn cá nhân đậm nét. “Nhiều nhân vật trữ tình đã xuất hiện dưới hình thức cái tôi của nhiều nhà thơ trong tác phẩm. Những giai đoạn trước thơ trữ tình đã phát triển. Trong những bài “Tự thuật”, “Cảm hoài”, “Ngôn hoài”… nhà thơ nói về tâm sự của mình, nhưng nhà thơ viết về âm sự theo một cái nhìn chung. Cho nên bài thơ tâm sự mà không có tâm trạng, không có cái tôi như một nhân vật trữ tình. Còn ở giai đoạn này, ở một số tác giả tiêu biểu, cái tôi trữ tình đã xuất hiện” [30, tr.482]. Người ta vẫn nhắc đến cái nổi loạn, cái tục và cái chua chát trong thơ Hồ Xuân Hương; màu sắc châm biếm, ngạo nghễ trong thơ Tú Xương; đề cao phẩm hạnh, đạo đức Nho gia cùng với sự khinh bỉ, căm thù đối với quân xâm lược trong thơ Nguyễn Đình Chiểu; tự trào cay đắng và nghiệm sinh sâu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ… - “Mười hai bà mụ ghét chi nhau, Đem cái xuân tình vứt bỏ đâu?” (Quan thị - Hồ Xuân Hương) - “Chẳng khôn cũng biết một hai điều, Chẳng tội gì hơn cái tội nghèo” (Nghèo - Tú Xương) - “Tóc bạc, lòng son chửa dám già, Ơn vua nhờ được nghỉ về nhà” (Về nghỉ nhà - Nguyễn Khuyến)
  • 29. 24 Thơ trữ tình thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XIX đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bộ phận văn học chữ Nôm. Các tác giả từng bước định hình được phong cách thơ, nới rộng các sắc thái trữ tình, tìm tòi những cách thức biểu hiện mới mẻ, đa dạng. Càng về sau các sáng tác văn chương càng chứng tỏ rằng văn học Việt Nam trung đại đã dần thoát ra khỏi cái quy phạm của hình thức thơ, thoát khỏi ảnh hưởng của văn chương Trung Hoa. Như vậy, văn học Việt Nam trung đại nói chung, thơ trữ tình trung đại nói riêng đã có những bước tiến dài ở cả nội dung và hình thức, vận động song hành và phát triển theo tiến trình lịch sử dân tộc. Sự bứt phá trong phong cách thơ của các tác giả từ cuối thế kỷ XVIII tạo nên bước đệm hoàn hảo cho sự phát triển của cái tôi cá nhân trong văn học hiện đại sau này. 1.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam trước thế kỷ XVIII 1.2.1. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ X - XIV Ở giai đoạn thế kỷ X - XIV, thơ trữ tình đã khá phong phú, xét về số lượng lẫn chất lượng không thua kém so với các tác phẩm thuộc thể loại chính luận (chiếu, biểu, truyện, kí)… Tuy nhiên, văn học giai đoạn này bị chi phối bởi cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc, nhà thơ quan niệm làm thơ là phải “ngôn chí”, và họ làm thơ để nói lên chí hướng của mình. Bởi thế, các tác giả có xu hướng chú trọng đến những vấn đề lớn lao, những vấn đề chung của dân tộc mà bỏ qua những vấn đề thuộc về quỹ đạo đời thường. Các đề tài của cuộc sống thường nhật không nhiều, tần số xuất hiện của những nhân vật nữ lại càng thật sự ít ỏi, hiếm hoi và nếu có, cũng thường là những hình ảnh thoáng qua, ít xem người phụ nữ là đối tượng chính mà tác phẩm đề cập. Theo khảo sát của chúng tôi, nhân vật người phụ nữ chỉ xuất hiện trong một vài bài thơ trữ tình thế kỷ X - XIV. Trong khoảng thời gian năm thế kỉ (X - XIV), những bài thơ có sự xuất hiện của hình tượng người phụ nữ hết sức thưa thớt và số lượng thơ xem phụ nữ là đối tượng miêu tả trực tiếp lại càng hiếm hoi hơn. Theo đó, nhân vật phụ nữ chỉ xuất hiện trong một số bài thơ chữ Hán như người cung nữ
  • 30. 25 đã mất trong Cung viên xuân nhật ức cựu của Trần Thánh Tông, người chinh phụ trong Khuê oán của Trần Nhân Tông, cô thiếu nữ trong Xuân nhật tức sự của Huyền Quang, nỗi lòng của người con nhớ mẹ được nhắc đến trong Cống Châu giang trung phùng tiên kỉ tỵ nhật của Lê Cảnh Tuân. Hình ảnh người phụ nữ được nhắc đến rất mơ hồ qua một thoáng “nhớ người cũ” trong Cung viên xuân nhật ức cựu của Trần Thánh Tông: “Cung môn bán yểm kinh sinh đài, Bạch trú trầm trầm thiểu vãng lai. Vạn tử thiên hồng không lạn mạn, Xuân hoa như hứa vị thùy khai?” (Cung viên xuân nhật ức cựu - Trần Thánh Tông) Dịch thơ: Cửa ngõ lờ mờ dấu bụi rêu, Chìm chìm ngày bạc vẻ đìu hiu. Đầy vườn rực rỡ hồng chen tía, Hoa khéo vì ai vẫn nở nhiều. (Ngô Tất Tố dich) Hình ảnh của những người phụ nữ trong tác phẩm nói trên không thật sự rõ ràng dẫu đối tượng mà tác giả hướng đến trong thơ chính là người phụ nữ (qua cách đặt tựa đề Cung viên xuân nhật ức cựu). Điều này một phần là vì cái tôi của các tác giả luôn ẩn kín trong tác phẩm, phần khác là bởi người phụ nữ ấy hiện lên không bằng hình hài, tính cách hoặc phẩm chất mà là qua nỗi nhớ của nhà thơ. Bài thơ như một lời bày tỏ tình cảm theo kiểu nhìn cảnh nhớ người khi tác giả dạt dào cảm xúc, sự hiện diện của tình cảm mà tác giả thể hiện đối với người phụ nữ là điều hết sức rõ ràng… Bài thơ mang một âm hưởng da diết, hoài niệm, một chút nuối tiếc và buồn. Cái buồn của cảnh cũ phủ màu ảm đạm của thời gian, vườn cũ bây giờ hoa nở rực rỡ cho “ai”, vì “ai”… Với dung lượng của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thì đây là một bài thơ rất ấn tượng bởi nhà thơ đã truyền đạt được cảm xúc (nỗi nhớ, nỗi buồn) của mình một cách trọn vẹn.
  • 31. 26 Hay một người phụ nữ khác - người chinh phụ - được khắc họa ở khía cạnh tâm hồn (nỗi nhớ nhung, sầu muộn) trong Khuê oán của Trần Nhân Tông: “Thụy khởi câu liêm khán trụy hồng, Hoàng ly bất ngữ oán đông phong. Vô đoan lạc nhật tây lâu ngoại, Hoa ảnh, chi đầu tận hướng đông” (Khuê oán - Trần Nhân Tông) Dịch thơ: Vén rèm ngủ dậy ngắm hoa rơi, Oanh oán gió đông cứ ngậm lời. Vô cớ bên đoài ô khuất gác, Bóng hoa đầu ngọn ngóng đông hoài. (Nỗi oán khuê phòng - Đông A dịch) Một người phụ nữ đại diện cho rất nhiều người phụ nữ khác trong hoàn cảnh tương tự - xa chồng trong thời loạn. Bài thơ có thể xem là một tiếng nói cảm thông cho thân phận của những người phụ nữ bất lực trước hoàn cảnh, không thể chủ động tận hưởng cuộc sống, tận hưởng tuổi trẻ trong vòng đời ngắn ngủi. Sau một giấc dài, thiếu phụ thức dậy, cuốn rèm mở cửa “ngắm hoa rơi”; trong khi chim hoàng oanh im bặt tiếng vì oán hận mùa xuân đã qua, gió xuân không tới nữa. Tuổi trẻ bao giờ cũng gắn liền với mùa xuân, nhưng mùa xuân đến hẹn lại lên còn tuổi trẻ thì không bao giờ quay lại. Thiếu phụ nuối tiếc thời gian trôi qua quá chóng vánh, đời người đang dịch chuyển theo bánh xe thời gian đến ngưỡng tuổi già. Một cảm thức đầy tính triết lý của tác giả về thời gian, nêu lên quy luật khắc nghiệt của tuần hoàn, qua mấy vần thơ hàm súc, ý tại ngôn ngoại. Hoặc ghi nhận một cảm xúc bất chợt của một cô gái trước mùa xuân trong bài thơ Xuân nhật tức sự của Huyền Quang (trong Thơ văn Lý - Trần tập 2 (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988) có ý kiến nghi ngờ tác giả bài thơ này không phải là Huyền Quang). Nhân vật và tác giả như tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn:
  • 32. 27 “Nhị bát giai nhân thích tú trì, Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly. Khả liên vô hạn thương xuân ý, Tận tại đình châm bất ngữ thì” (Xuân nhật tức sự - Huyền Quang) Dịch thơ: Lỏng tay thêu gấm, gái yêu kiều, Hoa rợp, oanh vàng lảnh lót kêu. Bao nỗi thương xuân, thương biết mấy, Là khi không nói, chợt dừng thêu. (Tức cảnh ngày xuân - Huệ Chi dịch) So với hai bài thơ nói trên của Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông thì cô gái xuất hiện trong bài thơ này mang hương vị tươi vui, khỏe khoắn hơn. Cảm xúc đột ngột xuất hiện một cách không tự chủ của chủ thể trước mùa xuân là cảm xúc mà có thể chúng ta đã từng trải qua trong cuộc đời nhưng không hay biết. Đôi khi nhìn một buổi hoàng hôn hay một đêm trăng huyền mộng rải ánh vàng lên từng giọt sương trên lá cỏ mà quên đi hiện tại. Cái giây phút đó là giây phút lòng người tràn đầy vạn vật. Có thể hiểu rằng thiền sư đã đặt cái nhìn của mình vào tâm của cô gái. Cô nhìn hoa nở, cô nghe chim hót, bất chợt nảy ra cảm xúc dạt dào “thương xuân, thương biết mấy” và vô thức dừng tay thêu… Đây là một bài thơ rất đẹp về sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên, với đối tượng được đề cập là một thiếu nữ mơn mởn sức sống và mùa xuân mang sự tươi tốt đến cho vạn vật. Mờ nhạt và mơ hồ là những hình dung tương đối chính xác cho những nhân vật phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ X - XIV. Số lượng một vài bài thơ này chưa đủ để tạo nên dấu ấn cho một mảng đề tài, chưa đủ để đưa hình ảnh người phụ nữ bình thường thành một hình tượng có sức lan tỏa lớn trong văn học. Tuy nhiên, chất lượng đã một phần bù đắp cho số lượng thơ ít ỏi ấy. Dẫu nhân vật phụ nữ chưa thực sự được làm nổi bật nhưng sự đặc sắc và trau chuốt trong hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ là điều không thể phủ nhận. Một vài tiếng nói cảm thông và trân trọng ở thời
  • 33. 28 gian đầu này cũng góp phần không nhỏ khiến các tác giả chú ý hơn đến việc khắc họa nhân vật phụ nữ ở những tác phẩm giai đoạn sau. 1.2.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XV - XVII Văn học Việt Nam giai đoạn này tiếp nối cảm hứng yêu nước, chống xâm lược của giai đoạn trước, các tác giả tập trung viết về cuộc kháng chiến chống quân Minh (Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Thiên Nam ngữ lục - tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ Nôm)… Bên cạnh đó, có một bộ phận tác giả đã bắt đầu đề cập đến những vấn đề hiện thực xã hội, những khía cạnh khác của đời sống, nội dung các tác phẩm bắt đầu có sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca sang phê phán những suy thoái về đạo đức. Do những thay đổi đáng kể trong nội dung sáng tác văn học nên người phụ nữ cũng được nhắc đến nhiều hơn trong thơ trữ tình thế kỷ XV - XVII. Số lượng các bài thơ có sự xuất hiện của nhân vật phụ nữ nhiều hơn hẳn và nội dung, hình thức cũng có nhiều thay đổi so với thơ những thế kỷ trước. Phần lớn các sáng tác này thuộc thể thơ thất ngôn bát cú, tuy nhiều bài chỉ nhắc đến người phụ nữ như một đối tượng phụ để làm nổi bật chủ đề chính của tác phẩm nhưng cũng cho thấy được các tác giả đã có ý thức đưa đối tượng này vào văn học, góp phần nới rộng phạm vi đề tài - chủ đề của tác phẩm. Có thể điểm qua một số bài thơ của các tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Vũ Cán… có nhắc đến những người vợ, người mẹ, hoặc những hình ảnh phụ nữ đời thường. Dù chỉ là những hình ảnh thoáng qua nhưng ít nhiều cũng đã có những bài bộc lộ tình cảm yêu thương, xem trọng vai trò của người phụ nữ như một chỗ dựa tinh thần để nhớ và để trân trọng: - “Nhật noãn huyên đường nhập vong tần” (Nắng ấm, ngỡ có hình mẹ già nhiều lần hiện trong mắt) (Phụng sứ đăng trình tự thuật - Nguyễn Thực) - “Nhà ngặt bằng ta ai kẻ vì! Khó khăn phải lụy đến thê nhi” (Thuật hứng XII - Nguyễn Trãi)
  • 34. 29 - “Mỹ nhân nhất biệt kỷ thu phong” (Người đẹp xa cách đã mấy độ gió thu về) (Ức cố nhân - Đặng Minh Bích) - “Thời cung thung cấp hữu bần thê” (Bữa lo gạo nước có bần thê) (Tức sự (nhất) - Nguyễn Bỉnh Khiêm) - “Sơ văn thú phụ sầu vô mị” (Mới nghe vợ lính buồn không ngủ) (Thu thanh - Nguyễn Bỉnh Khiêm) - “Tú thát giai nhân đê ngọc trướng” (Nhà vàng người đẹp thầm buông trướng) (Xuân hàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm) - “Nhất chủng Tiêu quan chinh phụ oán Tổng tương ly hận nhập thu thanh” (Quan ải mịt mù chinh phụ oán Tiếng thu thảy gợi biệt ly tình) (Thôn xá thu châm - Nguyễn Trãi) hoặc nhắc đến người phụ nữ để miêu tả bức tranh sinh hoạt đời thường, ở đây, cuộc sống hiện lên sinh động, đầy màu sắc: - “Tiếng nói của đàn bà Mán líu lô thô kệch” (Sơn hành - Vũ Cán) - “Cóng thuật lũ khuynh mưu phụ tửu” (Rượu vợ những nghiêng cong nếp mới) (Thứ vận Hoàng môn thị lang Nguyễn Cúc pha hạ tân cư thành - Nguyễn Trãi) - “Ấu phụ thì qua xâm hiểu khứ, Lão cô sừ đậu hướng bô qui” (Nàng dâu sớm đã gieo dưa đó. Bà lão chiều còn xới đậu dây) (Trừng mại thôn xuân vãn - Nguyễn Bảo)
  • 35. 30 và cũng có khi các tác giả nhắc đến người phụ nữ để tạo ra sự đối lập, khẳng định chí hướng của kẻ làm trai đội trời đạp đất: “Tứ phương tự cổ nam nhi chí, Khẳng luyến trùng khâm bạn nữ nhi?” (Vùng vẫy bốn phương ấy là chí nam nhi xưa nay, Há chỉ quyến luyến chăn gối làm bạn với nữ nhi hay sao?) (Thu dạ hữu hoài - Phùng Khắc Khoan) Bên cạnh những hình ảnh thoáng qua nói trên, người phụ nữ trong cuộc sống đã được các tác giả trung đại khắc họa ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đáng chú ý ở mảng đề tài viết về người phụ nữ thế kỷ XV - XVII là những tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc, Thái Thuận, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tông, Ngô Chi Lan… Không chỉ có những bài thơ nhắc đến một cách thoáng qua mà các nhân vật nữ trong tác phẩm của họ là đối tượng mà các nhà thơ trực tiếp hướng đến, trực tiếp bộc lộ tình cảm. Một số tác giả tập trung miêu tả vẻ đẹp của các nhân vật nữ ở nhiều góc độ. Vẻ đẹp của người ca nữ xinh đẹp, uyển chuyển như “oanh ca”, “yến nhởn” đem đến niềm vui đến cho người thưởng thức. Đối tượng “đào nương” trong tác phẩm cùng tên lần đầu được đề cập đến trong thơ trữ tình với những sắc thái tình cảm đẹp đẽ, với sự tôn trọng và sự nhìn nhận: “Chói chói danh đà nổi thửa danh, Nào chiều là chẳng vẹn trong minh. Xênh xang yến nhởn mười phân đẹp, Dắng dõi oanh ca may cấp thanh” (Đào nương - Trịnh Căn) Hoặc cô thiếu nữ duyên dáng, hòa mình trong vẻ đẹp hài hòa, tươi sáng của tự nhiên trong Thái liên khúc của Ngô Chi Lan. Vẻ đẹp của cô gái được đặt song song bên cạnh hoa sen tạo nên một cảm giác thanh thoát: “Mạc khiến phong suy mấn, Băng ky nguyên tự lương”
  • 36. 31 (Tóc mây chẳng khiến gió lồng, Làn da trắng hồng, cảm thấy mát thay! - Băng Tâm dịch) Nguyễn Thiên Túng với Đề Khâm Châu Trưng nữ tướng miếu đã bộc lộ lòng kính phục đối với lòng dũng cảm của nữ tướng, đồng thời đề cao người phụ nữ đã lưu danh sử sách bằng tài năng của mình: “Lợi tùy lưu thủy phù vân viễn, Danh dữ nhàn hoa dã thảo hương” (Lợi đã theo nước chảy như mây nổi, Danh vẫn thơm sực nức như hoa cỏ ngoài đồng) Thái Thuận có một số bài đề cập trực tiếp đến người phụ nữ kèm theo nhiều trạng thái cảm xúc của nhân vật và của chính tác giả: - “Hồng nhan lạc tận, nga mi lão, Trường đoạn vô nhân vấn dã hoa” (Má hồng phôi pha, mày ngài già cỗi, Đau lòng thay, có ai chú ý đến cánh hoa đồng nội) (Tây Hồ xuân oán) - “Kim ốc khước tàm tân yểu điệu, Thanh lâu uổng tín cựu thuyền quyên” (Thẹn với những cô gái trẻ đẹp mới vào nhà vàng, Tin gì nữa người kỹ nữ già ở chốn lầu xanh!) (Lão kỹ ngâm) Viết về những người phụ nữ đã hết thời xuân sắc với một thái độ thương cảm pha lẫn xót xa, nhà thơ để những nhân vật ấy tự cất lên tiếng nói cho phận số mình tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ cao đối với người tiếp nhận. Đối tượng kỹ nữ vốn bị xã hội ghẻ lạnh nhưng nhà thơ vẫn bày tỏ sự cảm thông sâu sắc cho tình cảnh già nua, trơ trọi, bấp bênh, thiếu thốn của họ. Cũng với cùng một cách thể hiện, nhà thơ còn dành nhiều tình cảm cho những người chinh phụ, khuê phụ đang chịu cảnh đơn chiếc, giam hãm tuổi xuân trong khuê phòng:
  • 37. 32 - “Cô chẩm hàn đăng thu cộng lãnh, Ly sầu biệt hận tửu tranh nồng” (Gối chiếc, đèn tàn, khí lạnh mùa thu làm cho lạnh thêm, Hận sầu ly biệt cùng chén rượu tranh nồng) (Thu khuê) - “Tái Bắc vân trường cô nhạn ảnh, Giang Nam xuân tận lão nga mi. Tạc lai kỷ độ tương tư mộng, Tằng đáo quân biên tri bất tri” (Ải Bắc mây lan, bóng nhạn đơn chiếc, Giang Nam xuân hết, mày xanh lạt phai. Biết bao lần tương tư trong mộng, Từng mơ đến bên chàng, chàng có biết chăng?) (Chinh phụ ngâm) Điều đặc biệt ở các tác phẩm này là cảm nhận sâu sắc của tác giả về nỗi đau, nỗi nhớ của những người trong chốn phòng khuê. Tâm trạng của họ, tình cảm và khát khao hạnh phúc đoàn viên của họ được tác giả thể hiện sinh động qua cách chọn không gian (chốn khuê phòng), thời gian (đêm khuya) và hình ảnh (gối chiếc, đèn tàn, trăng tà, hoa tàn, quốc kêu…). Sự kết hợp ấy tạo nên những bài thơ ướt đẫm tâm trạng sầu hận của nhân vật trữ tình, đồng thời chan chứa tình cảm nhân đạo của nhà thơ. Lê Thánh Tông được xem là tác giả có khuynh hướng sáng tác đậm tính chính thống, xem trọng việc dùng văn chương để thuyết giáo đạo lý cũng có thơ đề cập trực tiếp đến nhân vật phụ nữ với thái độ ca ngợi và trân trọng: “Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt, Giải oan chi lọ mấy đàn tràng. Qua đây mới biết nguồn cơn ấy, Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng” (Điếu Vũ nương)
  • 38. 33 Hoặc một vài tác phẩm khác trong tập Mai hoa thi của Lê Thánh Tông gợi đến vẻ đẹp ngoại hình và đức hạnh người phụ nữ như Thi, Thân Nhân Trung phụng họa: - “Lệ sắc ngưng chi cam tịch mịch, Tiêm yêu thúc đái nhạ thanh cù” (Sắc mai đẹp đẽ, da mai mịn màng thế mà lại chịu ở nơi tịch mịch, Vóc mai mảnh khảnh, thân mai yểu điệu cứ tưởng là khách tru tiên) (Thi) - “Cô Dịch thiên tiên tiết tháo cô, Phục phi tố luyện bội minh chu” (Tinh thần tiết tháo chốn non xanh, Lụa trắng thân xòe ngọc trắng tinh) (Thân Nhân Trung phụng hoa) Các tác giả thời trung đại nâng niu và thưởng thức vẻ đẹp của người phụ nữ bằng cách so sánh với hoa, với ngọc, với thiên nhiên để nhấn mạnh sự yêu kiều, thanh thoát. Hình ảnh của người thiếu nữ mơn mởn sức sống, tiết tháo trong ngần qua hình ảnh hoa mai đã thể hiện quan điểm của nhà thơ về cái đẹp của người phụ nữ - nét đẹp tròn đầy, toàn diện cả bên ngoài lẫn bên trong, từ ngoại hình đến nhân cách phẩm hạnh. Cùng một cảm hứng trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ, thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi cũng đẹp mượt mà, sử dụng nhiều hình ảnh gợi liên tưởng đến nét đẹp của người phụ nữ trong đời thực. Tính gợi cảm cao của ngôn ngữ tạo nên sự đồng hiện của hình ảnh thơ, mọi thứ hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau chứ không tách bạch một cách rõ nét. Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Nôm vịnh cảnh (Dục Thúy sơn, Vân Đồn và nhiều bài trong Môn hoa mộc…) của Nguyễn Trãi tươi đẹp, rực rỡ và tràn đầy nhựa sống. Mỗi loài hoa là một vẻ đẹp, một sắc thái khác biệt: - “Ấy chẳng Tây Thi thì Thái Chân Trời cho tốt lạ mười phân…” (Hoa trường an)
  • 39. 34 - “Người đua nhan sắc thuở xuân dương Nghỉ chờ thu, cực lạ dường” (Cúc) - “Một đóa hoa đào khéo tốt tươi Tường xuân mơn mởn thấy xuân cười” (Hoa đào) Thưởng thức cái đẹp là thế nhưng đôi lúc nhà thơ lại rất nghiêm khắc với cái đẹp, đặc biệt là vẻ đẹp của người phụ nữ. Nguyễn Trãi nhìn nhận và tán thưởng cái đẹp nhưng ông xem cái đẹp như một thứ thanh tao giúp con người cảm thấy thanh thản và bình lặng chứ không u mê, chìm đắm trong nó mà quên đi chí hướng, hoài bão của mình. Qua đó nhắc nhở, nhắn nhủ người “hồng nhan” về cách ứng nhân xử thế: - “Trụ mất quốc gia vì Đát Kỷ, Ngô lìa thiên hạ bởi Tây Thi” (Răn sắc) - “Mấy kẻ hồng nhan thì bạc phận Hồng nhan kia chớ cậy mình thay” (Hoa nhài) Trong một trường hợp khác, nhà thơ đề cập trực tiếp đến tâm tình của cô thiếu nữ trước cảnh hè về. Chỉ bằng một hành động “dùng dằng chỉ biếng thêu”, thi nhân đã tinh tế cảm nhận được cảm xúc của cô. Băn khoăn tìm câu trả lời cho sự vận động của đất trời, tạo vật, chợt dấy lên cảm xúc nuối tiếc mùa xuân đến “não lòng”: “Vì ai cho cái đỗ quyên kêu Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu Lại có hòe hoa chen bóng lục Thức xuân một điểm não lòng nhau” (Cảnh hè)
  • 40. 35 Đôi khi, ông lại có những vần thơ da diết bày tỏ nỗi nhớ nhung, tâm trạng cô đơn hướng tới “khách lầu hồng”. Lời ướm hỏi rụt rè đượm chút hờn trách mượn áo để đắp lấy hơi mang ước nguyện gắn bó, giao hòa. Câu thơ sáu chữ gợi lên cảm giác tâm trạng đột nhiên chùng xuống, lạc lõng, cô độc trước hoàn cảnh đối lập người “đầm ấm” - kẻ “lạnh lùng”: “Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng, Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng. Ngoài ấy dù còn áo lẻ; Cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng” (Thơ tiếc cảnh X) Dẫu rất ít trực tiếp miêu tả chân dung, hoàn cảnh số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ nhưng Nguyễn Trãi viết hay, viết nhiều về những nét đẹp của hình thể người phụ nữ song song với vẻ đẹp mê hoặc của thế giới tự nhiên. Nguyễn Húc cũng có những vần thơ rất đẹp, rất đơn thuần theo kiểu “tức cảnh sinh tình” viết về vẻ đẹp của nữ giới - một nụ cười nhoẻn của một ai đó không quen biết, một vẻ đẹp trong veo như những hình ảnh từng bắt gặp trong rất nhiều bức tranh: “Cô chu dao lạc đối giang can, Vân cách Vu phong nhập mộng nan. Doanh đắc ỷ lâu nhân nhất tiếu, Cáp như xuân ảnh hoạ trung khan” (Dập dềnh thuyền mọn dọc bờ sông, Mây cách Non Vu, mộng khó thông. Chợt thấy trên lầu ai nhoẻn miệng, Như trong bức hoạ bóng xuân lồng - Vân Trình dịch) (Chu trung hữu kiến - Nguyễn Húc) Đồng thời, Nguyễn Húc cũng dành nhiều tình cảm khi viết về nỗi cô đơn, lạnh lùng của người khuê nữ trong Cưu đài thi tập, như: Phong vũ khuê tư (Nỗi niềm phòng khuê trong mưa gió), Thu khuê oán (Nỗi oán phòng khuê mùa thu)...
  • 41. 36 - “Tạc dạ nam lâu phong vũ cấp, Ngọc câu tà quải lang can khấp. Hiểu lai thấp thúy mãn liêm y, Yến tử phi phi thương xuất nhập” (Đêm qua lầu nam mưa gió hắt, Móc ngọc vén nghiêng lòng thổn thức. Sáng ngày lệ thấm ướt tua rèm, Én lượn ra vào như chọc tức - Vân Trình dịch) (Phong vũ khuê tư - Nguyễn Húc) Bài thơ nói đến một người khuê nữ ở chốn khuê phòng, lòng đầy tâm sự trước một đêm mưa gió. Hoàn cảnh trái ngược giữa người và ngoại cảnh đã tạo nên tâm trạng nặng nề của cô gái. Trong chốn khuê phòng, cô không thể có được cái tự do, thoải mái, an nhiên giống như loài chim trên bầu trời mà cô trông thấy. Hoàn toàn cô đơn trong thế giới của mình, cô ngậm ngùi ôm tâm sự về đêm, nuốt nước mắt vào sâu trong lòng… Tác giả rất nhạy cảm và tinh tế khi miêu tả những cung bậc cảm xúc của người khuê nữ trong chốn khuê phòng - nơi người phụ nữ khép kín tuổi xuân, gửi lại tự do và sự hồn nhiên, vô tư tuổi trẻ. Tác giả dùng những hình ảnh rất chân thực để ghi nhận và phản ánh, để góp phần lột tả số phận và tâm trạng của một vài cá nhân tiêu biểu cho rất nhiều những hoàn cảnh tương tự như thế… - “Tự quân chi xuất hỹ, Tu chiết thanh thanh liễu. Nguyệt tác lạc hoa phi, Tuỳ phong nhập lang thủ” (Từ ngày chàng ra đi, Thiếp bẽ bàng bẻ cành liễu xanh. Nguyện làm cánh hoa rụng, Bay theo gió vào tay chàng) (Tự quân chi xuất hĩ - Nguyễn Húc)
  • 42. 37 - “Mộng hồi kinh khỉ tài la trụ, Tế tiễn thu thanh ký viễn phương” (Bàng hoàng tỉnh mộng vội lấy lụa cắt áo, Tưởng như cắt nhỏ tiếng thu gửi cho người phương xa) (Thu khuê oán - Nguyễn Húc) Không phải ngẫu nhiên mà những nhân vật phụ nữ này đều được nhà thơ đặt vào cái không gian bó hẹp của bốn bức tường - khuê phòng. Không gian ấy khiến họ phải thốt lên những tiếng kêu ai oán, không gian ấy tạo nên và xoáy sâu thêm nỗi đau của người phụ nữ khi mỗi ngày nhìn thời gian đem tuổi xuân đi qua mà lại bất lực chẳng thể níu giữ. Cũng viết về nhân vật phụ nữ, người thiếu phụ trong Khuê tình của Nguyễn Bỉnh Khiêm có hoàn cảnh cô đơn trong khuê phòng giữa đêm mưa vắng lặng, chợt buông một tiếng thở dài: “Hốt văn hàn khí xâm liên mạc, Thủy giác nhân tình hữu biệt li” (Bỗng nghe hơi lạnh thấm vào rèm màn, Mới biết tình người có nỗi biệt ly) (Khuê tình - Nguyễn Bỉnh Khiêm) Hoàn cảnh của thiếu phụ này cũng tương tự những người phụ nữ trong các sáng tác của Nguyễn Húc nói trên, tuổi trẻ bị thời gian lặng lẽ lấy cắp, bị chôn vùi trong nhớ nhung và chờ đợi, cuộc đời không được tự do sống và tận hưởng nhưng chưa từng dám oán trách bất cứ ai, họ lặng lẽ chấp nhận xem đó là số phận của mình và những người phụ nữ giống như mình… Thái độ của các tác giả nhìn chung đều thể hiện sự tôn trọng, sự cảm thông và yêu mến đối với những nhân vật phụ nữ ấy. Thơ viết về nhân vật người phụ nữ giai đoạn này hầu hết là thơ thất ngôn bát cú thay vì thất ngôn tứ tuyệt như ở giai đoạn trước. Tất nhiên không thể dựa vào dung lượng thơ để khẳng định rằng tình cảm của các nhà thơ đối với người phụ nữ giai đoạn này dạt dào hơn trước. Thế
  • 43. 38 nhưng điều này cũng phần nào chứng tỏ các tác giả đã có ý thức viết về một bộ phận chịu nhiều thiệt thòi, bất công trong xã hội phong kiến. Như vậy, những nhân vật nữ trong thơ trữ tình giai đoạn thế kỷ XV - XVII đã xuất hiện nhiều hơn so với giai đoạn trước, nội dung và hình thức thơ cũng đã phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, hình tượng người phụ nữ vẫn chưa thực sự rõ ràng, phong phú; mảng đề tài về người phụ nữ vẫn chưa có được một vị trí đáng kể trong tương quan với những đề tài về cuộc sống khác của thơ trữ tình. Dẫu vậy, sự gia tăng số lượng tác phẩm theo chiều hướng tích cực của các tác giả vẫn rất đáng ghi nhận, sự hiện diện của người phụ nữ trong văn học ngày một rõ nét. Chính sự chú ý của tác giả ở những thế kỷ này đã tạo được một nền tảng cơ bản để hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam trung đại nói chung, trong thơ trữ tình trung đại nói riêng phát triển một cách rực rỡ, trở thành một trong những hình tượng văn học lớn cấu thành bộ mặt văn chương trung đại. 1.3. Sự phát triển phong phú và đa dạng của thơ trữ tình viết về người phụ nữ thế kỷ XVIII - XIX 1.3.1. Sự phong phú về tác giả và tác phẩm Thế kỷ XVIII - XIX xuất hiện hàng loạt tác giả viết nhiều và viết rất hay về người phụ nữ ở nhiều thể loại. Ngoài thơ trữ tình, thành tựu mà các thể loại khác viết về người phụ nữ cũng hết sức đặc sắc, điển hình là hai tác phẩm lớn thuộc hai thể loại khác nhau: Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều (khúc ngâm thể song thất lục bát), Truyện Kiều của Nguyễn Du (truyện thơ thể lục bát) cùng với rất nhiều văn tế thể hiện tình cảm với người phụ nữ (Văn tế Trương Quỳnh Như - Phạm Thái, Khóc chị - Nguyễn Hữu Chỉnh, Văn tế con gái, Văn tế vợ - Bùi Hữu Nghĩa, Văn tế sống vợ - Trần Tế Xương…). Với dung lượng dài (ở một số thể loại), tác phẩm có khả năng đào sâu vào thế giới tâm tưởng của nhân vật, khai thác đời sống nội tâm nhân vật trong những hoàn cảnh sống khác nhau, từ đó có một tiếng nói khách quan về số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Mỗi thể loại khác nhau sẽ có những ưu điểm khác nhau, thơ trữ tình tuy không thể tạo nên nhân vật với một hình hài chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại có khả năng đặc tả một khía cạnh, một