SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Quang Hoài
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn tận tình của
PGS.TS Nguyễn Bá Uân và PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng cùng sự giúp đỡ của
cơ quan nơi công tác, các cơ quan hữu quan, tác giả đã hoàn thành đề tài, với tên
gọi: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn” .
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Bá Uân và
PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng – những người thầy đã hướng dẫn tác giả hoàn
thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tấm lòng và tình cảm của những người thân yêu và
gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi.
Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý, các
thầy giáo, cô giáo, cán bộ đang công tác tại các phòng ban của trường Đại học Thủy
lợi, các học viên lớp 16KT, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn,
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và hoàn thành khoá học.
Vì thời gian nghiên cứu không nhiều, đề tài nghiên cứu khá mới, mặc dù có
nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin trân trọng và
mong nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học các thầy cô, bạn bè và
đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2010
Trần Quang Hoài
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vii
DANH MỤC PHỤ LỤC…………………………………………………………..viii
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN............................................4
1.1.Rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn………………………………….4
1.1.1.Rừng ngặp mặn ..................................................................................................4
1.1.2.Vai trò của rừng ngập mặn.................................................................................7
1.2.Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn của Việt Nam……………………………10
1.3.Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn……………………………………………..12
1.3.1.Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn....................................................................12
1.3.2.Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn ................................................14
1.4.Khung lý thuyết về mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ thống kinh tế……….17
1.5.Những nghiên cứu về giá trị kinh tế và hiệu quả kinh tế rừng ngập mặn…….. 18
1.6.Định hướng phát triển hệ thống rừng ngập mặn……………………………… 19
Kết luận chương 1 .....................................................................................................21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN ....................................................................22
2.1.Cơ sở lý luận của các phương pháp……………………………………………24
2.1.1. Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn....................................................26
2.1.2. Hiệu quả xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn............................................34
2.1.3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích ............................................................34
2.2.Hệ thống các chỉ tiêu quả kinh tế sử dụng trong phân tích 36
2.3.Phương pháp xác định các chỉ tiêu 38
2.3.1. Chi phí trồng rừng ngập mặn ..........................................................................38
2.3.2. Tiêu chuẩn lợi nhuận ròng (NPV)...................................................................41
2.3.3. Chỉ số hoàn vốn nội tại (EIRR).......................................................................42
2.3.4. Tiêu chuẩn chỉ số lợi ích/chi phí (B/C)...........................................................44
iv
2.3.5. Phân tích độ nhạy............................................................................................45
Kết luận chương 2.....................................................................................................46
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐÊ BIỂN 1 – THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG....................................................................................................47
3.1. Giới thiệu chung về dự án 47
3.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án...................................................................47
3.1.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội..............................................................50
3.1.3. Quy mô, phương án trồng rừng phòng hộ Đê Biển I......................................50
3.2.Áp dụng phương pháp nghiên cứu cho dự án 56
3.2.1. Xác định các giá trị .........................................................................................56
3.2.2. Ước tính các giá trị..........................................................................................58
3.3.Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án trồng rừng ngập mặn…………………...65
3.3.1. Phân tích kinh tế của dự án .............................................................................65
3.3.2. Phân tích độ nhạy của dự án ...........................................................................67
3.3.3. Bàn luận về kết quả.........................................................................................68
3.4.Hiệu quả về xã hội của dự án…………………………………………………. 69
Kết luận chương 3………………………………………………………………….70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................73
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
RNM Rừng ngập mặn
IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới
UNEP Chương trình Môi trường thế giới
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
VQG Vườn quốc gia
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-2. Giá trị kinh tế toàn phần của hệ sinh thái rừng ngập mặn........................13
Bảng 2.1. Định mức chi phí trồng cây Bần cho một ha............................................38
Bảng 2.2. Chi phí trung bình cho một ha rừng ngập mặn.........................................40
Bảng 3.1. Khối lượng chính của dự án .....................................................................55
Bảng 3.2. Tổng mức đầu tư của dự án ......................................................................56
Bảng 3.3. Sản lượng khai thác hải sản trung bình theo ngày và theo năm của một
người .........................................................................................................................58
Bảng 3.4. Thu nhập hải sản trung bình trong 1 năm của người dân đi khai thác .....59
Bảng 3.5. Sản lượng của từng loại thủy sản trong 9 đầm nuôi thủy sản...................60
Bảng 3.6. Sản lượng và diện tích của các loài trong đầm nuôi.................................60
Bảng 3.7. Giá trị của các loài thuỷ sản trong rừng ngập mặn (ha/năm) ...................61
Bảng 3.8. Phân bố số lượng tôm giống theo khu triều..............................................64
Bảng 3.9. Chi phí vốn đầu tư ban đầu phân theo năm trồng rừng ............................66
Bảng 3.10. Chi phí chăm sóc cây trồng hằng năm....................................................66
Bảng 3.11. Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ..........................................................66
Bảng 3.12. Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế phương án chọn ..........................67
Bảng 3.13. Bảng phân tích độ nhạy của dự án..........................................................68
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hiện trạng cây ngập mặn bảo vệ đê biển 1 (Đồ Sơn – Hải Phòng) ............5
Hình 1.2. Hiện trạng cây ngập mặn bảo vệ đê biển ở Nam Bộ...................................5
Hình 1.3. Quan hệ giữa chế độ ngập triều, thế nền và phân bố loại cây.....................7
Hình 1.4. Tầm quan trọng của RNM ........................................................................10
Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của RNM.............22
Hình 2.2. Giá trị kinh tế các tài nguyên ....................................................................24
viii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 2.1: Định mức chi phí các loại cây trồng rừng ngập mặn............................75
Phụ lục 3.1: Bảng hỏi lượng giá các giá trị kinh tế của rừng ngập mặn...................85
Phụ lục 3.2: Hiệu quả kinh tế dự án..........................................................................90
Phụ lục 3.3: Phân tích độ nhạy của dự án.................................................................94
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Phân tích hiệu quả kinh tế của một dự án là nhằm phân tích đánh giá tính bền
vững và hiệu quả của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trên cơ sở phân
tích tương quan giữa toàn bộ chi phí cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã
hội của dự án đã vạch ra và các lợi ích mà dự án mang lại, thông qua các chỉ tiêu
hiệu quả đầu tư. Phân tích hiệu quả kinh tế dự án là căn cứ quan trọng giúp cho việc
đưa ra những quyết sách đầu tư đúng đắn và hiệu quả.
Rừng ngập mặn là tên gọi chung của những dải rừng ven biển bị ngập nước
mặn thường xuyên hoặc định kỳ bởi thủy triều. Với diện tích rộng, sinh khối lớn,
cấu thành rừng đa dạng và đặc biệt là chúng phân bố ở nơi đầu sóng, ngọn gió, rừng
ngập mặn được xem là đối tượng có giá trị kinh tế và sinh thái to lớn. Nó có khả
năng cung cấp gỗ củi và nhiều hải sản có giá trị, có khả năng cố định bùn cát, chắn
gió, chắn sóng bảo vệ dân cư, đồng ruộng và các công trình kinh tế, văn hóa ven bờ,
góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường ở nhiều vùng duyên hải. Rừng
ngập mặn lại càng có ý nghĩa và hiệu quả trong điều kiện Viện Nam là một trong
những quốc gia bị uy hiếp bởi biến đổi khí hậu.
Từ trước đến nay, ở nhiều vùng duyên hải của Việt Nam, Nhà nước đã cho
triển khai nhiều dự án trồng rừng ngập mặn. Thực tiễn cho thấy, chi phí đầu tư cho
việc trồng, quản lý, bảo vệ và chăm sóc rừng là rất đáng kể, nhưng những nguồn lợi
về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái mà dự án mang lại cũng không hề nhỏ.
Hiệu quả mà rừng ngập mặn mang lại là rõ ràng, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có
những hướng dẫn cụ thể trong việc tính toán, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của
các dự án trồng rừng ngập mặn. Đã đến lúc cần có những nghiên cứu đầy đủ, có cơ
sở khoa học và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng ngập mặn.
2. Mục đích của Đề tài:
- Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn và thành quả việc trồng rùng ngập mặn
ở nước ta trong thời gian vừa qua;
2
- Đề xuất phương pháp xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội của các
dự án trồng rừng ngặp mặn;
- Áp dụng nghiên cứu để làm sáng tỏ tính hiệu quả kinh tế - xã hội của một
dự án trồng rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng
rừng ngập mặn
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng
rừng ngập mặn ở thành phố Hải Phòng
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thống kê, điều tra thực địa;
- Phân tích tích toán;
- Phương pháp giá thị trường;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp phân tích chi phí lợi ích.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài luận văn “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng
ngập mặn” thực hiện với ý những ý nghĩa và đóng góp:
Thứ nhất, luận văn nghiên cứu và cung cấp thông tin khoa học về giá trị kinh
tế tổng thể và từng phần của RNM tại Hải Phòng, từ đó đưa ra các đề xuất sử
dụng/ứng dụng các thông tin này cho quá trình quản lý RNM tại Hải Phòng.
Thứ hai, luận văn ứng dụng thử nghiệm hệ thống các phương pháp lượng giá
được phát triển gần đây trên thế giới vào trường hợp lượng giá giá trị kinh tế và
đánh giá hiệu quả kinh tế của RNM của một tài nguyên cụ thể tại Việt Nam, từ đó
đưa ra khuyến nghị với các nhà quản lý, nghiên cứu về khả năng và quy trình áp
dụng mộ số phương pháp lượng giá tại Việt Nam.
Thứ ba, chủ đề nghiên cứu của luận văn phù hợp với xu thế nghiên cứu chung
của thế giới về đánh giá giá trị tài nguyên phục vụ công tác quản lý.
3
6. Kết quả dự kiến đạt được:
- Tổng quan về rừng ngập mặn ở Việt Nam;
- Đưa ra phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và hệ thống chỉ tiêu
dùng trong phân tích hiệu quả kinh tế của các dự án trồng rừng ngập mặn;
- Kết quả đánh giá về tính hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập
mặn ven biển Hải Phòng.
7. Nội dung của luận văn:
Chương 1: Tổng quan về rừng ngập mặn
1.1. Rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn
1.2. Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn của nước ta
1.3. Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường sinh thái của rừng ngập mặn
1.4. Định hướng phát triển hệ thống rừng ngập mặn
Kết luận chương 1
Chương 2: Nghiên cứu phân tích hiệu quả kinh tế trồng rừng ngập mặn
2.1. Cơ sở lý luận của các phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế
2.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sử dụng trong phân tích
2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
Kết luận chương 2
Chương 3: Áp dụng cho dự án trồng rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng
3.1. Giới thiệu chung về dự án
3.2. Áp dụng phương pháp nghiên cứu cho dự án
3.3. Các kết quả tính toán về hiệu quả kinh tế của dự án
3.4. Bàn luận về kết quả
Kết luận chương 3
Kết luận – Kiến nghị
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN
1.1. Rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn
1.1.1. Rừng ngặp mặn
Rừng ngập mặn (RNM) là rừng phát triển trên vùng đất lầy, ngập nước mặn
vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều
lên xuống hàng ngày. Rừng ngập mặn là rừng chuyển tiếp giữa hệ sinh thái rừng
triều nhiệt đới với đất liền ở trong vùng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều.
Theo tiêu chí của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc
(FAO,1998) thì một quần hợp thực vật được gọi là rừng khi có tối thiểu 10% cây
cối che phủ không phải là cây trồng nông nghiệp, đảm bảo cho sự tồn tại của các
loài động, thực vật và duy trì điều kiện đất đai phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc
xác định và phân chia các loại rừng còn tùy thuộc vào các điều chí kích cỡ cây, tầng
tán, các yếu tố địa lý sinh vật…
Hệ sinh thái rừng ngập mặn được biết đến là nơi cung cấp một lượng lớn hàng
hóa và dịch vụ cho con người, là nơi lưu giữ những nguồn gen cho tương lai, nơi
cung cấp thức ăn và chỗ sinh sản cho rất nhiều loài động vật có giá trị sinh thái và
môi trường cao (Macnae, 1974). Đồng thời, rừng ngập mặn cũng là trạm dừng chân
và là nơi cư trú của rất nhiều loài chim nước di cư. Rừng ngập mặn bảo vệ các
nguồn nước ngọt chống lại sự nhiễm mặn, bảo vệ đất đai khỏi sự xói mòn bởi sóng
và gió (Semesi, 1998) và góp phần ổn định bờ biển. Rừng ngập mặn có thể được coi
là tấm barie tự nhiên bảo vệ hệ thống đê biển, bảo vệ cho tài sản và cuộc sống của
cộng đồng dân cư ven biển trước bão gió [8].
Như vậy, rừng ngập mặn được hình thành bởi các cây ngập mặn nếu diện tích
che phủ đạt trên 10%. Loại rừng này bao gồm các loài cây ngập mặn chính thống,
đó là những loài cây chỉ có ở rừng ngập mặn và các loài cây gia nhập rừng ngập
mặn, những loài cây có thể gặp ở cả trong rừng ngập mặn và những vùng khác nữa
[5].
5
Hình 1.1. Hiện trạng cây ngập mặn bảo vệ đê biển 1 (Đồ Sơn – Hải Phòng)
Hình 1.2. Hiện trạng cây ngập mặn bảo vệ đê biển ở Nam Bộ
Cũng cần phân biệt rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Hệ sinh
thái rừng ngập mặn bao gồm tất cả các thành phần hữu sinh (cây ngập mặn, nấm,
tảo, vi sinh vật trên cây, dưới nước, trong đất rừng ngập mặn và kể cả trong không
khí) và các thành phần vô sinh (không khí,đất và nước). Hai thành phần này luôn
tác động qua lại, quy định lẫn nhau, vận động trong không gian và thời gian [5].
Trong đó:
6
- Thành phần vô sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ngoài ánh sáng mặt
trời còn bao gồm không khí mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển, đất phù sa,
bãi bồi ngập theo nước triều lên xuống trong ngày (nhật triều hoặc bán nhật triều),
nước mặn từ biển vào, nước ngọt từ trong sông ra và nước lợ (hòa lẫn giữa nước
ngọt và nước mặn). Các yếu tố về độ mặn, pH và các thành phần lý hóa của nước
luôn thay đổi theo không gian và thời gian.
- Thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là các sinh vật biển,
sinh vật nội địa và sinh vật đặc trưng trong vùng rừng ngập mặn, đặc biệt là các sinh
vật di cư (chim di cư, rùa biển, bò biển…). Ngoài ra còn có các vi sinh vật, nấm,
phù du thực vật…
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn được đánh giá là một trong các hệ sinh thái có
năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái. Các lá cây ngập mặn rụng xuống
chiếm 50 - 70% năng suất sơ cấp ròng. Đây là nguồn chất hữu cơ phân hủy và hòa
tan trong chuỗi, lưới thức ăn và xuất khẩu theo dòng nước tạo nguồn dinh dưỡng
cho các loài động vật, thủy, hải sản của cả một vùng ven biển rộng lớn. Hệ thống rễ
cây ngập mặn có khả năng lọc và hấp thụ một số chất ô nhiễm độc hại trong đất và
nước. Bùn trầm tích rừng ngập mặn là nơi tích tụ các chất hữu cơ phân hủy tạo điều
kiện cho các loài vi sinh vật hoạt động với năng suất 0,2 – 10g C/m3
/ngày. Rừng
ngập mặn là nơi che chở nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản, là vườn ươm
cho sự sống của biển.
Mỗi loại cây RNM đều có yêu cầu điều kiện môi trường, sinh thái khác nhau
nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung như:
- Sống ở trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, xích đạo.
- Ven biển khu nước lợ, lưu vực của cửa sông thông ra biển, các đầm trũng
nội địa.
- Có ảnh hưởng của triều lên xuống.
- Vùng không có sóng lớn.
- Độ ẩm cao.
7
Ngoài ra chúng còn chịu những tác động khác như loại đất và chế độ ngập
triều dựa vào sơ đồ sau ta thấy sự phân bố của các loại cây trong rừng ngập mặn:
Hình 1.3. Quan hệ giữa chế độ ngập triều, thế nền và phân bố loại cây
1.1.2. Vai trò của rừng ngập mặn
RNM có vai trò như:
- Là “lá phổi xanh” giúp giảm năng lượng của sóng thần. Nhiều cơn bão lớn
đổ bộ vào nước ta những năm qua, nơi nào RNM được trồng và bảo vệ tốt thì các đê
biển vùng đó vẫn vững vàng trước sóng to gió lớn.
- Là hệ sinh thái đa dạng, có vai trò rất quan trọng, được ví như lá chắn
xanh bảo vệ vùng cửa sông, cửa biển để chống xói lở, hạn chế tác hại của gió bão,
mở rộng đất liền.
- Là một nhà máy lọc sinh học khổng lồ, nó không chỉ hấp thụ khí CO2 do
hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải ra, mà còn sinh ra một lượng ô-xy rất lớn,
8
làm cho bầu không khí trong lành. Ngoài ra nó còn có tác dụng xử lý chất dinh
dưỡng từ đất liền và giữ vai trò vùng đệm chống lại các dòng chảy ô nhiễm đồng
thời lọc thức ăn cho các loài động vật biển có vú. Về kinh tế, tài nguyên RNM rất
đa dạng, như: Gỗ, than, ta-nin, chim, thú và nhiều loài hải sản có giá trị xuất khẩu...
- Là “lá phổi xanh” rất quan trọng trong việc làm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, nó giúp tiêu thụ một lượng đáng kể các khí thải độc hại và làm tăng lượng
Oxi cho con người. Nhằm giúp giảm bớt hiện tượng nóng lên của trái đất và ngăn
ngừa tình trạng dâng lên của nước biển gây ảnh hưởng đến đời sống của những
người dân cư ven biển. Theo báo cáo của Ủy ban Liên quốc gia (IPCC) thuộc Liên
Hợp Quốc sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu làm băng tan nhanh, dẫn đến
hiện tượng biển có thể lấy mất tới 12,2% diện tích đất của Việt Nam, đe doạ nơi
sinh sống của 17 triệu người vào cuối thể kỷ XXI.
- Giúp bảo vệ động vật khi nước triều lên cao và sóng lớn như: nhiều loài
động vật sống trong hang hoặc trên mặt bùn khi điều kiện thời tiết bất lợi, nước
triều cao, sóng lớn đã trèo lên cây để tránh sóng như cá Lác, các loại Còng, Cáy,
Ốc. Giúp cho tính đa dạng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tương đối ổn định.
- Là nơi có hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ nhất như nó là vùng nuôi dưỡng
các loài cá con trong rạn san hô, theo thống kê có 164 loài cá sống tại RNM và các
rạng san hô.
- Là nơi có lợi nhuận về kinh tế rất cao, cung cấp nguồn hải sản phong phú
để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, có thể thu nhập từ các nguồn khác
như: nuôi ong lấy mật, bán cây giống, khai thác măng tre, khai thác gỗ cốp pha từ
cây phi lao và số lượng lớn than củi…Trong số 51 loại cây rừng có 30 loài cung cấp
gỗ, củi, than, 14 loại cung cấp tannin, 24 loài có thể sử dụng làm phân xanh nông
nghiệp, 15 loài có thể lam thuốc nam, 21 loài có thể dùng nuôi ong và 1 loài có thể
dùng làm đường sáp (Hồng, 1999).
- Nhờ hệ thống rễ dày đặc của các loài cây RNM có tác dụng bảo vệ đới bờ
và cửa sông tránh tình trạng xói lở và giảm tác hại của bão, sóng đối với hệ thống
đê biển. Độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải RNM với mực biến đổi từ 75%
9
đến 85% từ 1,3m xuống 0,2m - 0,3m. Tương tự, đợt sóng thần khủng khiếp ngày
26- 12-2004 hơn 2 triệu người ở 13 quốc gia Châu Á và Châu Phi bị thiệt mạng,
môi trường bị tàn phá nặng nề, nhưng kết quả khảo sát của IUCN (Hiệp hội Bảo tồn
thiên nhiên thế giới) và UNEP (Chương trình Môi trường thế giới) cùng các nhà
khoa học cho thấy, những làng xóm ở phía sau “bức tường xanh” RNM với băng
rừng rộng gần như còn nguyên vẹn vì năng lượng sóng đã được giảm từ 50% đến
90%, nên thiệt hại về người rất thấp hoặc không bị tổn thất…RNM ở Ấn Độ,
khoảng từ làng xóm ra bờ biển 1km so với nơi không có rừng thiệt hại giảm 50%-
80%. Ngoài ra, nhờ bộ rễ nó còn giúp cản các loài trầm tích lắng đọng, giữ hoa lá,
cành rụng trên mặt bùn và phân hủy tại chỗ giúp tăng chất dinh dưỡng cho đất.
- RNM cũng góp phần giảm chi phí tu bổ đê điều hàng năm. Theo số liệu của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, trước đây chi phí tu bổ đê điều
trung bình hàng năm là 5 triệu đồng/mét dài nhưng kể từ khi có rừng ngập mặn bảo
vệ phía ngoài đê chi phí này đã giảm xuống còn 1,2 triệu đồng/mét dài.
- RNM cũng là nơi tốt để tổ chức du lịch sinh thái, huấn luyện, nghiên cứu và
giảng dạy.
RNM mang lại tầm quan trọng rất lớn đối với môi trường tự nhiên, môi trường
sinh học, môi trường Kinh tế - Xã hội trong khu vực (Hình 1.4).
10
Hình 1.4. Tầm quan trọng của RNM
1.2. Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn của Việt Nam
Nước ta có bờ biển dài khoảng 3.260km và hệ thống sông ngòi dày đặc vận
chuyển phù sa lớn đổ ra cửa sông, ven biển tạo ra nhiều bãi lầy thuận lợi cho sự
hình thành các RNM. Nơi có RNM phát triển tốt nhất là các cửa sông Hồng, sông
Cửu Long đặc biệt là bán đảo Cà Mau.
RNM Việt Nam phân bố ở 4 khu vực từ Bắc vào Nam:
Ven biển Đông bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Đồ Sơn (Hải Phòng).
Ven biển đồng bằng Bắc bộ từ Đồ Sơn đến Lạch Trường (Thanh Hóa).
Ven biển miền Trung kéo dài từ Lạch Trường tới Vũng Tàu.
Ven biển Nam Bộ từ Vũng Tàu tới Hà Tiên, RNM phát triển tốt nhất.
RNM tập trung nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bán đảo Cà Mau
và ba tỉnh phía Bắc là Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định. Các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích RNM chưa đến 100.000 ha tập trung ở các tỉnh
Cà Mau 62.554ha, Bạc Liêu 4.142 ha, Sóc Trăng 2.943 ha, Trà Vinh 8.582 ha, Bến
Tre 7.153 ha, Kiên Giang 322 ha, Long An 400 ha… Rừng ngập mặn Cồn Chim,
đầm Thị Nại tỉnh Bình Định có tổng diện tích 5.060 ha đang được khôi phục. RNM
11
Cần Giờ hay rừng Sác có diện tích rừng và đất rừng là 38.664 ha (trước 40.000ha).
Theo số liệu Bộ NN&PTNT cho thấy, năm 1943 diện tích rừng ngập mặn Việt Nam
trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000 vào năm 2006.
RNM nguyên sinh tự nhiên hiện nay hầu như không còn. Đa số RNM hiện nay là
rừng trồng (62%) còn lại là rừng thứ sinh nghèo hoặc rừng mới tái sinh trên bãi bồi.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và thành
phố.
Kết quả thống kê diện tích RNM từ các tỉnh ven biển Việt Nam tập hợp lại,
tính đến tháng 12/2009 thì Việt Nam có tổng diện tích RNM khoảng 155.290 ha,
chênh lệch 1.318 ha so với số liệu kiểm kê rừng toàn quốc tháng 12/1999
(156.608ha). Trong đó diện tích RNM tự nhiên chỉ có 32.402ha chiếm 21%, diện
tích RNM trồng 122.892 ha chiếm 79%.
Bảng 1-1. Phân bố diện tích đất ngập mặn và RNM theo tỉnh và thành phố
ven biển Việt Nam1
TT
Tỉnh/Thành
phố
Diện tích đất
ngập mặn
Diện tích có
RNM
Diện tích
không có
RNM
Diện tích đầm
nuôi tôm nước
lợ
Diện
tích (ha)
%
Diện
tích
(ha)
%
Diện
tích
(ha)
%
Diện
tích
(ha)
%
Tổng số 606.782 100,0 155.290 100.0 225.394 100.0 226.075 100.0
1 Quảng Ninh 65.000 10,7 22.969 14.8 27.194 12.1 14.837 6.6
2 TP Hải
Phòng
17.000 2,8 11.000 7.1 1.000 0.4 5.000 2.2
3 Thái Bình 23.675 3,9 6.297 4.0 14.526 6.4 2.852 1.3
4 Nam Định 14.843 2,4 3.012 1.9 6.031 2.7 5.800 2.6
5 Ninh Bình 1.817 0,3 533 0.3 1.084 0.5 200 0.1
6 Thanh Hoá 18.000 3,0 1.000 0.6 15.848 7.0 1.152 0.5
1
tính đến tháng 12/2009
12
TT
Tỉnh/Thành
phố
Diện tích đất
ngập mặn
Diện tích có
RNM
Diện tích
không có
RNM
Diện tích đầm
nuôi tôm nước
lợ
Diện
tích (ha)
%
Diện
tích
(ha)
%
Diện
tích
(ha)
%
Diện
tích
(ha)
%
6 Thanh Hoá 18.000 3,0 1.000 0.6 15.848 7.0 1.152 0.5
7 Nghệ An 3.974 0,6 800 0.5 2.137 0.9 1.035 0.4
8 Hà Tĩnh 9.000 1,5 500 0.3 8.182 3.6 918 0.1
9-
19
10 tỉnh và tp
miền Trung
còn lại
13.068 2,1 700 0.4 - - 12.368 5.5
20 Bà Rịa –
Vũng Tàu
37.100 6,1 1.500 1.0 34.360 15.2 1.240 0.5
21 Tp Hồ Chí
Minh
30.000 4,9 24.592 15.8 3.180 1.4 2.228 1.0
22 Long An 1.750 0,3 400 0.2 300 0.1 4.050 0.5
23 Bến Tre 36.276 6,0 7.153 4.6 9.023 4.0 20.100 8.9
24 Tiền Giang 2.828 0,5 560 0.4 120 0.05 2.148 0.9
25 Trà Vinh 39.070 6,4 8.582 5.5 55.007 9.8 8.481 3.7
26 Sóc Trăng 34.834 5,7 2.943 1.9 6.423 2.8 25.468 11.3
27 Bạc Liêu 26.107 4,3 4.142 2.7 1.411 0.6 20.533 9.1
28 Cà Mau 222.003 36,6 5.285 37.5 71.718 31.8 92.000 40.7
29 Kiên Giang 10.437 1,7 322 0.2 850 0.4 9.265 4.1
Nguồn: Đỗ Đình Sâm và các cộng sự, 2009
Hiện nay trên cả nước chưa có một qua hoạch chi tiết cụ thể, mới chỉ các các
quy hoạch vùng cho rừng phòng hộ. Cục đê điều và phòng chống lụt bão đang rà
soát kiểm kê lại diện tích và quy hoạch rừng phòng hộ trong cả nước.
1.3. Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn
1.3.1. Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn
13
Khi có rừng ngập mặn, môi trường sinh thái vùng ven biển đã được cải thiện.
Các loài thủy hải sản cũng phong phú hơn, toàn bộ diện tích từ bãi ngoài, bãi triều
được người dân sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Đời sống người dân vùng dự án và
khu vực lân cận vùng dự án cũng có nhiều đổi thay. Rừng ngập mặn không chỉ là
nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát
triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển, đồng thời là nơi duy
trì đa dạng sinh học cho biển. Đặc biệt hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ ven biển
còn được ví như "bức tường xanh" vững chắc bảo vệ cho toàn bộ tuyến đê trực diện
với biển, bảo vệ an toàn cho cuộc sống của cộng đồng dân cư ven biển. Qua thực tế
những năm có lũ bão, triều cường, toàn bộ hệ thống đê biển và đê đầm thủy sản của
cả nước có rừng che chắn phía ngoài đều được bảo vệ an toàn, tiết kiệm hàng chục
tỷ đồng cho việc tu bổ, sửa chữa đê, kè cống hàng năm.
Với diện tích rừng rộng, sinh khối lớn, cấu thành rừng đa dạng và đặc biệt là
chúng phân bố ở những nơi “đầu sóng, ngọn gió” rừng ngập mặn được xem là đối
tượng có giá trị kinh tế.
Giá trị kinh tế toàn phần (TEV) của một hệ sinh thái rừng ngập mặn được liệt
kê trong Bảng 1.2 TEV bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp
và các giá trị không sử dụng. Các giá trị cơ bản của hệ sinh thái rừng ngập mặn
đang nghiên cứu là rất cần thiết để có thể định giá và phân tích thỏa đáng cho khu
vực dự án.
Bảng 1.2. Giá trị kinh tế toàn phần của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Giá trị sử dụng
Giá trị phi sử dụng
Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị sử dụng gián tiếp
Gỗ
Củi
Than
Thủy sản
Các loại lâm sản: thực
phẩm, thuốc, vật liệu xây
ổn định bờ
Nạp nước ngầm
Khống chế dòng chảy và
lũ lụt
Nơi chứa và tái sinh các
chất thải
Các giá trị thẩm mỹ, văn
hóa và tín ngưỡng, tôn
giáo
14
Giá trị sử dụng
Giá trị phi sử dụng
Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị sử dụng gián tiếp
dựng, thuốc nhuộm, sinh
vật hoang dã
Các loại nông sản
Cung cấp nước
Giao thông thủy
Tài nguyên di truyền
Du lịch và giải trí
Nơi cư trú của con người
Nơi có giá trị giáo dục, lịch
sử và khoa học
Duy trì đa dạng sinh học
Nơi cư trú cho các loài di
cư
Bãi đẻ cho cá
Lưu giữ chất dinh dưỡng
Bảo vệ và duy trì các rạn
san hô
Chống xâm nhập mặn
1.3.2. Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Giá trị hệ sinh thái nói chung và giá trị hệ sinh thái rừng ngập mặn nói riêng
thể hiện sự đồng tiến hoá giữa kinh tế và sự hiểu biết về môi trường tự nhiên của
con người. Lĩnh vực này ngày càng được quan tâm nghiên cứu do tác động nhiều
mặt của các quá trình phát triển kinh tế lên hệ thống tự nhiên. Sự hiểu biết đó sẽ
mang lại kiến thức về cấu trúc tự nhiên, sinh học và xã hội cũng như mối liên hệ về
mặt chức năng giữa kinh tế và các hệ sinh thái. Làm rõ giá trị hệ sinh thái mà cụ thể
là hệ sinh thái rừng ngập mặn chính là góp phần tìm ra những giải pháp kinh tế
thích hợp để bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên này.
Khi xem xét về các giá trị của rừng ngập mặn có các giá trị trực tiếp và giá
trị gián tiếp:
- Giá trị sử dụng trực tiếp (DUV)
+ Giá trị về lâm sản (gỗ, củi…), lâm sản ngoài gỗ (mật ong, đánh bắt thuỷ
sản, thuốc chữa bệnh…). Thảm thực vật của rừng ngập mặn rất đa dạng về thành
phần loài. Trong đó phần lớn là bần chua, trang, đước…là các loài cây gỗ có giá trị
15
kinh tế cao. Một số cây có giá trị làm thuốc chữa bệnh. Một số cho hoa để loài ong
lấy mật (sú, vẹt…)
+ Cung cấp dịch vụ giải trí, du lịch: Hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp
rất nhiều dịch vụ du lịch tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, mức sống và thói quen
của người dân. Các dịch vụ này bao gồm đi câu cá, quan sát chim di cư, chiêm
ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên…Một số nơi như Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh đã kết hợp
giữa du lịch sinh thái với tham quan các di tích lịch sử chiến khu rừng Sát, tham
quan vườn chim, dơi…mang lại hiệu quả cao cả về giáo dục tuyên truyền, phát triển
kinh tế - xã hội.
- Giá trị sử dụng gián tiếp (IDUV)
+ Hạn chế xói lở bờ biển và sông, nước dâng, ngăn cản bão sóng biển để
bảo vệ hoạt động sản xuất và đời sống của con người phía trong khu RNM.
+ Tăng lượng bồi tụ trầm tích: Các hệ thống cây và rễ cây chằng chịt của
rừng ngập mặn góp phần làm giảm lưu lượng nước, dòng chảy tạo điều kiện cho
trầm tích lắng đọng trong các vùng cửa sông ven biển.
+ Cung cấp thức ăn, nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng con non và là vườn ươm cho
các loài thuỷ sản ven biển, nơi ở cho các loài chim di cư: Có thể nói, hệ sinh thái
rừng ngập mặn cung cấp cả thức ăn và nơi ở, nơi che chở và nuôi dưỡng cho các
loài sinh vật trong vòng đời của chúng. Chẳng hạn như một số loài tôm sú, tôm he,
cua bùn, rùa biển…vào vùng rừng ngập mặn đẻ trứng, con non của chúng bơi dần ra
biển đến giai đoạn thành thục, sinh sản chúng lại quay về rừng ngập mặn. Một số
loài chim di cư như cò mỏ thìa vào giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau di cư
từ phương Bắc đến vùng rừng ngập năm của sông Hồng kiếm ăn rồi lại bay xuống
phía Nam.
+ Hấp thụ CO2 và cung cấp khí O2, điều hoà khí hậu: Cũng giống như các
loài thực vật khác trên trái đất, các cây ngập mặn trong môi trường nước hấp thụ
CO2 và thải O2 qua quá trình quang hợp. Chẳng hạn, rừng ngập mặn Cần Giờ, TP
Hồ Chí Minh được xem như lá phổi xanh của thành phố, góp phần cân bằng một
lượng lớn CO2 do các hoạt động của thành phố thải ra rừ ô tô, xe máy, khu công
16
nghiệp, dân cư…Việc hưởng thụ “dịch vụ” không khí mát mẻ, trong lành sau những
giờ làm việc căng thẳng sẽ góp phần tăng năng suất lao động và sức khoẻ của người
dân thành phố.
+ Chức năng lọc nước và hấp thụ các chất độc hại, ô nhiễm vùng cửa sông
ven biển: Hầu hết các cây ngập mặn đều hấp thu các chất khoáng từ đất và nước
thông qua các cơ chế trao đổi chất tích cực và thụ động. Ba cơ chế đặc biệt của cây
ngập mặn là: cơ chế cản muối đi vào cơ thể, cơ chế thải muối thừa qua các tuyến
tiết muối ở lá và cơ chế tích luỹ muối trong các lá già khi rụng cũng là thải đi lượng
muối thừa. Các chất độc hại và ô nhiễm (kim loại nặng, thuốc trừ sâu, chất độc…)
từ các khu công nghiệp, đô thị thải vào sông suối, hoà tan trong nước hoặc lắng
xuống đáy trong thành phần các hạt phù sa, trầm tích được nước sông mang ra các
vùng cửa sông ven biển. Cây ngập mặn hấp thu các sản phẩm này vào trong cơ thể
tạo ra các hợp chất ít độc hại hơn đối với con người. Các vùng cửa sông ở Ấn Độ,
Mỹ, Ôxtraylia đã trồng rất nhiều cây ngập mặn vùng cửa sông ô nhiễm để tận dụng
chức năng này. Tuy nhiên cần thấy rằng, không phải tất cả các chất độc hại đều
được phân hủy mà một phần chúng vẫn tồn lưu trong cơ thể thực vật rồi đi vào
chuỗi lưới thức ăn của hệ sinh thái.
- Giá trị lựa chọn (OV)
+ Giá trị nguồn gen quý: Những thông tin di truyền nằm trong tổ hợp gen
các loài cây ngập mặn có những giá trị đặc biệt. Đó là các tổ hợp gen đã được chọn
lọc trong quá trình thích nghi và đấu tranh sinh tồn hàng triệu năm. Qua nhiều thế
hệ chúng mới có được các cơ chế tiết muối và thải muối thừa qua tuyến tiết muối
trên lá của cây mắm, cơ chế tích luỹ muối trong lá già để sau này rụng xuống ở cây
bần, cây giá và cơ chế cản muối ở cây đước, vẹt…Những cơ chế này đã giúp cho
các loài cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển rất tốt trong nước biển mặn mà
không một cây trồng nào trong nông nghiệp có thể sống được.
+ Rừng ngập mặn còn có những loài cây quí hiếm như cây cóc hồng, còn
rất ít cá thể thuộc danh mục các loài quí hiếm trong sách đỏ của nước ta. Cò mỏ thìa
và các loài chim di cư ở vùng rừng ngập mặn cửa sông Hồng lại có giá trị toàn cầu
17
bởi vì nó là tài sản đa quốc gia. Đặc biệt, các chủng vi sinh vật rừng ngập mặn còn
mang những thông tin di truyền tồn tại cho đến ngày nay qua đấu tranh sinh tồn
hàng triệu năm. Đó là những nguồn gen quí cho việc cải thiện các giống vật nuôi và
cây trồng, thuốc chữa bệnh trong tương lai. Việc bảo tồn các loài quí hiếm chính là
bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì chức năng các hệ sinh thái với sự ổn định và sức
bền trong không gian, thời gian.
+ Ngoài ra rừng ngập mặn còn nhiều giá trị lựa chọn khác.
+ Giá trị tồn tại (EXV): Cung cấp phương tiện và thông tin cho nghiên
cứu, giáo dục, đào tạo, là nguồn cảm hứng cho thơ ca hội hoạ, giá trị nhân văn, nhân
bản, bản sắc văn hoá, tôn giáo và tín ngưỡng: Một số đặc điểm sinh lý, sinh thái đặc
biệt của cây ngập mặn như tuyến tiết muối ở cây mắm, rễ thở của cây bần, rễ đầu
gối của cây vẹt…
1.4. Khung lý thuyết về mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ thống kinh tế
Khung lý thuyết về mối quan hệ sinh thái và hệ thống kinh tế là xuất phát
điểm của việc tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên nói chung và tài
nguyên RNM nói riêng. Về cơ bản, do đời sống và các hoạt động kinh tế của con
người phụ thuộc vào điều kiện sinh thái nên khi đánh giá giá trị kinh tế của hệ sinh
thái phải xem xét kỹ mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế của con người và hệ thống
sinh thái.
Trước hết, trong hệ sinh thái, tại mọi thời điểm luôn có sự tác động qua lại
giữa cấu trúc, quy trình và chức năng của hệ. Cấu của hệ sinh thái bao gồm các
thành phần vô cơ và hữu cơ. Các quá trình bao gồm sự chuyển hóa vật chất và năng
lượng. Tác động qua lại giữa cấu trúc và quá trình hình thành lên chức năng của hệ
sinh thái. Các chức năng này cung cấp hàng hóa, dịch vụ, mạng lại lợi ích cho con
người.
Nếu con người có sự ưu thích (preference) đối với các lợi ích trên và sẵn
lòng chi trả để nhận thêm một lượng lợi ích nhất định từ hệ sinh thái thì các lợi ích
có giá trị kinh tế. Bateman và Willis (1999), giá trị kinh tế là một khái niệm mang
tính cụ thể và không phải là chất lượng và bản chất của bất cứ thứ gì. Giá trị kinh tế
18
chỉ xuất hiện khi có sự tương tác giữa các chủ thể và khách thể kinh tế. Cụ thể hơn,
các thuộc tính môi trường chỉ có giá trị kinh tế khi nó xuất hiện tỏng hàm lợi ích của
một cá nhân hoặc hàm chi phí của một doanh nghiệp. Như vậy, các chức năng của
hệ sinh thái tự nó không mang lại giá trị kinh tế, thay vì đó, các chức năng cung cấp
các hàng hóa và dịch vụ và việc sử dụng các hàng hóa và dịch vụ đó mới mang lại
các giá trị kinh tế cho con người [14].
1.5. Những nghiên cứu về giá trị kinh tế và hiệu quả kinh tế rừng ngập mặn
Ở Việt Nam, việc lượng giá tài nguyên và tác động môi trường bắt đầu vào
giữa những năm 1990 cùng với sự ra đời của Luật bảo vệ môi trường năm 1993 và
Nghị định 175/1994/NĐ-CP trong đó đòi hỏi việc lượng giá môi trường và thiệt hại
do ô nhiễm môi trường gây ra. Gần đây, cùng với quá trình phát triển, việc định giá
tai nguyên và những tổn hại do ô nhiễm môi trường gây ra càng trở nên cấp bách.
Chính vì vậy trong những năm qua, đã có rất nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực
này xuất hiện ở Việt Nam. Các trường hợp lượng giá và các phương pháp lượng giá
cũng ngày càng đa dạng và hoàn thiện. Trước đây các kỹ thuật lượng giá khác đơn
giản được sử dụng phổ biến nhưng hiện nay nhiều kỹ thuật phức tạp hơn về lý
thuyết và triển khai thực tế cũng đang được tiến hành.
Hiện nay phương pháp sử dụng kỹ thuật lượng giá thị trường (makert price)
trong phân tích định giá tài nguyên được sử dụng ở nhiều nghiên cứu khác nhau để
định giá kinh tế và hiệu quả kinh tế của RNM. Nghiên cứu của tác giả Bùi Dũng
Thể (2005), tiếp tục sử dụng kỹ thuật lượng giá này để đánh giá giá trị của các loại
rừng, giá trị của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tác động của thuốc trừ sâu
lên sức khỏe của con người [10]. Nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Phan (2000) về
định giá rừng ngập mặn Cần Giờ của thành phố Hồ Chí Minh sử dụng kỹ thuật này
để lượng giá các giá trị kinh tế của RNM trực tiếp như: củi, gỗ, than, lâm sản ngoài
gỗ, thủy sản, du lịch, nguồn lợi sinh vật hoang dã và giá trị gián tiếp như: chắn
sóng, gió bão, cố định bùn đất…
Ngoài ra, những năm trở lại đây, để đánh giá phần giá trị trong tổng giá trị
kinh tế của tài nguyên (tài sản môi trường), các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã
19
bước đầu nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm phương pháp phức tạp hơn, phổ biến
là kỹ thuật chi phí du lịch, đánh giá ngẫu nhiên. Các kỹ thuật này dựa trên việc dựa
vào thị trường sẵn có và xây dựng thị trường ảo để đánh giá lợi ích của người sử
dụng tài nguyên khi tham gia thị trường, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính
sách. Mở đầu nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1999), về giá trị
du lịch của VQG Cúc Phương thông qua việc sử dụng kỹ thuật TCM [11], phương
pháp TCM, phương pháp CVM cũng được áp dụng phổ biến hơn trong lượng giá
các giá trị phi sử dụng của tài nguyên cũng như lợi ích của việc tiến hành các
chương trình bảo tồn, cải thiện chất lượng môi trường ở Việt Nam.
Nhìn chung, các nghiên cứu cho đến nay về giá trị kinh tế của RNM tại Việt
Nam có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một loại/nhóm giá trị cụ thể
của RNM, phổ biến là giá trị sử dụng trực tiếp, các nhóm giá trị sử dụng gián tiếp
và phi sử dụng chưa nghiên kỹ càng. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể về
tổng giá trị kinh tế của tài nguyên RNM tại Việt Nam.
Thứ hai, các phát hiện mới chỉ dừng lại ở mức độ tính toán sơ bộ, chưa có
sự thảo luận và liên hệ chặt chẽ với bối cảnh quản lý tài nguyên tại Việt Nam bảo
gồm quản lý tại hiện trường và quản lý hệ thống tổng thể. Do đó, các kết quả này
chưa được áp dụng nhiều trong các hoạt động quản lý thực tế.
Thứ ba, các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế và hiệu quả kinh tế của
RNM mới chỉ tập trung vào những kỹ thuật truyền thống như lượng giá thị trường,
chi phí du lịch.
1.6. Định hướng phát triển hệ thống rừng ngập mặn
Luật Đê điều quy định hành lang bảo vệ đê biển, đê cửa sông là 200m về phía
biển. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cũng đã có quy định về bảo vệ phát triển rừng
phòng hộ, trong đó có rừng phòng hộ ven biển.
Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày
14/3/2006 về việc phê duyệt chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê
biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam; Quyết định số
20
667/2006/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 về việc phê duyệt chương trình củng cố, nâng
cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang; Quyết định số 611/1998/QĐ-
TTg ngày 29/1/1998 và Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 về việc
trồng mới 5 triệu ha rừng, trồng rừng phòng hộ ven biển là nhiệm vụ ưu tiên phải
được thực hiện đối với tất cả các khu vực ven biển có điều kiện trồng cây.
Để chủ động phòng ngừa và giảm nhẹ thiệt hại do gió bão, nước biển dâng, sạt
lở đất, đảm bảo an toàn cho hệ thống đê biển, đê cửa sông, đồng thời hạn chế quá
trình sa mạc hóa, cải thiện môi trường sinh thái góp phần phát triển bền vững vùng
đất ven biển. Đẩy mạnh công tác trồng cây chắn sóng tạo rừng phòng hộ ven biển,
đặc biệt ưu tiên các khu vực bãi trước đê biển; kết hợp chặt chẽ giữa trồng mới,
khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ diện tích rừng hiện có.
Các địa phương sử dụng kinh phí được bố trí trong dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 611/1998/QĐ-TTg
ngày 29/7/1998 và Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007, lồng ghép các
chương trình mục tiêu khác và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện.
Những khu vực hiện có bão trước đê biển, đê cửa sông: Trước mắt trồng phủ
kín hành lang bảo vệ đê biển theo quy định tại Luật đê điều là 200m tính từ chân đê
ra phía biển, đối với đê biển từ tỉnh Quảng Ngãi đến tỉnh Kiên Giang trước tuyến đê
phải có bãi trồng rừng ngập mặn có chiều rộng tối thiểu 500m tính từ chân đê trở ra
được coi như một bộ phận cấu thành của đê biển, tiến tới trồng phủ kín toàn bộ
vùng bãi được quy hoạch trồng rừng. Những khu vực hiện có đầm thủy sản trong
hành lang bảo vệ đê, tiến hành thu hồi để trồng cây. Những khu vực có bãi rộng có
thể khai thác một phần diện tích phía ngoài phạm vi bảo vệ đê để nuôi trồng thủy
sản nhưng không được đắp bờ bao khép kín ngăn nước biển vào rừng phòng hộ làm
chết cây chắn sóng.
Những khu vực hiện có đê biển, đê cửa sông nhưng trước đê chưa có bãi hoặc
bãi không đủ chiều rộng theo quy định, khi tiến hành củng cố, nâng cấp cần xem xét
phương án nắn chỉnh tuyến đê lùi vào phía trong để có diện tích trồng cây chắn
sóng. Với những tuyến đê quan trọng không thể nắn lùi tuyến vào trong, có biện
21
pháp để gây bồi tạo bãi trước đê và phải tiến hành các giải pháp để trồng cây ngay
sau khi có bãi.
Những khu vực chưa có đê cần tiến hành trồng cây chắn sóng và khi xây dựng
đê mới cần chọn tuyến lùi vào phía trong để có diện tích trước đê dành cho việc
trồng cây chắn sóng, chiều rộng dải cây tối thiểu 200m.
Kết luận chương 1
Rừng ngập mặn (RNM) không những có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ
biển, hạn chế tác hại của thiên tai mà nguồn lợi trong hệ sinh thái RNM cũng rất
quan trọng; ngoài các lâm sản, phải kể đến tài nguyên thủy sản, được khai thác trực
tiếp không chỉ trong các hệ thống kênh rạch, mà còn cả một vùng ven biển rộng lớn
xung quanh. Tuy nhiên, nhận thức về vai trò của hệ sinh thái RNM vẫn chưa đầy
đủ, tình trạng phá RNM còn diễn ra ở một số nơi. Trong những năm qua, việc thu
hẹp diện tích RNM để phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, đô thị đã diễn ra rộng khắp
ở nhiều địa phương. Chú trọng vào việc phát triển kinh tế trước mắt bằng cách thu
hẹp diện tích RNM đã và đang gánh chịu những tổn thất rất lớn về kinh tế do suy
thoái về chức năng sinh thái của RNM. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang có các chính
sách khuyến khích trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển tại chỉ thị số
85/2007/CT-BNN ngày 11/10/2007 về việc đẩy mạnh trồng rừng và trồng cây chắn
sóng ven biển. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế RNM cung cấp là một trong
những tư liệu quan trọng, hỗ trợ cho các nhà quản lý trong quá trình hoạch định các
chính sách quản lý RNM nói riêng và các chính sách phát triển kinh tế-xã hội một
cách bền vững của cả nước nói chung.
22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ
KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
Về mặt phương pháp luận, nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương
pháp định giá kinh tế tổng hợp cho vùng sinh thái ngập nước do Văn phòng Công
ước RAMSAR và IUCN phối hợp xây dựng và công bố 1997.
Phương pháp này gồm 3 công đoạn với 7 bước thực hiện các nội dung như sơ
đồ Hình 2.1.
Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của RNM
Các bước cơ bản được tiến hành trong nghiên cứu:
Chọn cách tiếp cận: Theo hướng dẫn của IUCN và Văn phòng Công ước
Ramsar (1997), để đánh giá các giá trị kinh tế của một hệ sinh thái đất ngập nước,
23
trong đó có rừng ngập mặn, hiện có ba cách tiếp cận. Cách thứ nhất là Định giá toàn
phần (total valuation), cách thứ hai là Định giá từng phần (partial valuation) và
cách thứ ba là Đánh giá tác động (impact analysis). Trong khuôn khổ nghiên cứu
định giá rừng ngập mặn Cần Giờ, cách tiếp cận Định giá toàn phần được áp dụng, là
cách nhằm đánh giá toàn bộ những lợi ích kinh tế mà hệ sinh thái rừng ngập mặn có
thể đem lại cho xã hội, từ đó chứng tỏ nó xứng đáng được dành làm khu bảo tồn.
Việc ước tính Giá trị kinh tế toàn phần (TEV) của rừng ngập mặn dựa trên việc
phân chia các lợi ích của rừng thành ra các Giá trị sử dụng (Use Value = UV) và
Giá trị phi sử dụng (Non Use Value = NUV), trong đó giá trị sử dụng được chia
thành Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value = DUV) và Giá trị sử dụng gián
tiếp (Indirect Use Value = IUV). Giá trị sử dụng trực tiếp được tính qua các thông
số về doanh thu hay thu nhập từ việc khai thác các sản phẩm của rừng. Giá trị sử
dụng gián tiếp được ước tính trên cơ sở những thiệt hại hay những phí tổn về kinh tế
có thể tránh hay tiết kiệm được nếu như bảo tồn được khu rừng.
Xác định phạm vi khu vực nghiên cứu: Rừng ngập mặn Hải Phòng bao gồm
toàn bộ rừng hiện có và sẽ phát triển khép kín trên diện tích đất lâm nghiệp.
Tiến hành phúc tra tình hình tài nguyên rừng và đất rừng, trên cơ sở tài liệu
điều tra kiểm kê. Thiết kế các tuyến khảo sát kiểm tra (transects) xuyên suốt các
khu, mỗi tuyến do một nhóm kỹ thuật điều tra tài nguyên rừng đảm nhận công việc
chuyên môn (kiểm kê rừng, đánh giá rừng, bản đồ rừng và đất đai...)
Theo phương pháp PRA tiến hành khảo sát về kinh tế xã hội, thu thập những
thông tin, số liệu về sử dụng những sản phẩm của rừng ngập mặn, những kinh
nghiệm truyền thống lợi dụng những tác động hoặc ảnh hưởng tích cực của rừng
ngập mặn. Điều tra hộ để thu thập thông tin về tần số, khối lượng sản phẩm thu
hoạch được và chi phí lao động cho các hoạt động đó. Thu thập những thông tin về
giá trị kinh tế của những sản phẩm trực tiếp của rừng ngập mặn, và các giá trị gián
tiếp của rừng ngập mặn (phòng hộ gió, sóng, triều cường, thanh lọc ô nhiễm, sinh
cảnh đa dạng sinh học, …), từ các cơ quan chuyên môn từ cấp huyện, thành phố,
đặc biệt tài liệu về rừng ngập.
24
Thực hiện các công đoạn tính toán, định giá kinh tế toàn phần các giá trị sản
phẩm trực tiếp và những lợi ích, tác dụng gián tiếp của rừng ngập mặn.
2.1. Cơ sở lý luận của các phương pháp
Tổng giá trị kinh tế (TEV): là tổng giá trị quy thành tiền của các giá trị hợp
phần của hệ sinh thái, được tính toán theo sơ đồ sau:
Hình 2.2. Giá trị kinh tế các tài nguyên
Trong đó: UV: Giá trị sử dụng
NUV: Giá trị phi sử dụng
DUV: Giá trị sử dụng trực tiếp
IDUV: Giá trị sử dụng gián tiếp
OV: Giá trị lựa chọn
EXV: Giá trị tồn tại
BV: Giá trị tuỳ thuộc
QOV: Giá trị lựa chọn một phần
Giá trị sử dụng (UV): được hiểu là những giá trị được con người sử dụng vào
mục đích của mình và vì lợi ích của con người. Trong đó có thể được sử dụng dưới
hai hình thức:
Giá trị sử dụng trực tiếp (DUV): Đây là những giá trị mà trong thực tế nó liên
quan đến số lượng đầu ra của sản phẩm hàng hoá môi trường mà con người có thể
xác lập được chúng trên thị trường thông qua giá cả. Thông thường giá được xác lập
TEV
UV NUV
DUV IDUV OV QOV BV EXV
25
là giá thực. Nghĩa là nếu xác định được khối lượng hàng hoá theo giá thị trường rồi
trừ đi những khoản chi phí thì sẽ xác lập được giá trị của nó theo giá trị thực.
Mô hình hoá: f(DUV) = f(P,Q,C) (2.1)
Với: P là giá cả hàng hoá
Q là sản lượng hàng hoá
C là các khoản chi phí để có được lượng hàng hoá
Giá trị sử dụng gián tiếp (IDUV): Đây là những giá trị có liên quan đến chức
năng của môi trường trong việc hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế, hoạt động sống
của con người. Nó giúp con người phòng tránh được những thảm hoạ của thiên
nhiên (lũ lụt, sóng thần, biến đổi khí hậu…)
Giá trị lựa chọn (OV): Là những giá trị phụ thuộc vào tính chất môi trường
hoặc đặc thù của hệ sinh thái mà người làm đánh giá cần phải xem xét, nghiên cứu.
Nó bao gồm những lợi ích từ các nguồn tài nguyên và nó thể hiện sự khác biệt giữa
các nguồn tài nguyên đó.
Giá trị phi sử dụng (NUV): Là những giá trị thường nằm trong tiềm thức của
người đánh giá về nó nhưng lại không có chỗ đứng trên thị trường (không có giá thị
trường). Đây chính là vấn đề phức tạp nhất trong kinh tế học môi trường mà người
ta cho rằng cần phải có những cách đánh giá tích cực để phục vụ cho việc hoạch
định chính sách. Hiện nay các nhà kinh tế học môi trường đã đưa ra quan điểm cho
rằng có ba giá trị cơ bản thuộc nhóm này. Đó là: Giá trị tồn tại (EXV), giá trị tuỳ
thuộc (BV), giá trị lựa chọn một phần (QOV).
Giá trị tồn tại (EXV): Đây là giá trị nằm trong bản thân của sự vật mà con
người cho rằng nó không thể mất đi. Nó phải được duy trì vì ý nghĩa kinh tế, chính
trị, xã hội của nó.
Giá trị tuỳ thuộc (BV): Đây là giá trị phụ thuộc vào khả năng đáp ứng dịch vụ
sinh thái hoặc dịch vụ môi trường và nằm trong tầm nhận thức của con người về
vấn đề đó.
Giá trị lựa chọn một phần (QOV): Đây thực chất là giá trị tồn tại nhưng ranh
giới không rõ ràng do đó thường khiến con người khó đưa ra quyết định.
26
Thông qua ba giá trị vừa nêu thuộc nhóm giá trị phi sử dụng cho phép khẳng
định một điều: Trong thực tế những giá trị phi sử dụng của hàng hoá chất lượng môi
trường luôn tồn tại nhưng vấn đề nhận dạng, đánh giá, quy đổi chúng ra giá trị tiền
tệ là thách thức lớn nhất đối với các nhà kinh tế học môi trường. Do đó lựa chọn
được phương pháp để đánh giá những giá trị này là không hề đơn giản.
2.1.1. Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn
2.1.1.1. Khái niệm đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn
Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn là một công việc sử dụng các
phương pháp kinh tế để tính toán các giá trị rừng ngập mặn một cách cụ thể, từ đó
đưa ra cách sử dụng và phát triển bền vững.
2.1.1.2. Các phương pháp đánh giá chung
Trên cơ sở tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn, sẽ có được các phương
pháp đánh giá cụ thể ứng với từng giá trị đó. Cụ thể có thể dựa trên quan điểm kinh
tế và mô hình để chia các phương pháp đó thành 2 nhóm sau
2.1.1.3. Phương pháp đánh giá không sử dụng đường cầu
Đây là phương pháp dựa trên cơ sở các cách tiếp cận không đòi hỏi phải sử
dụng hàm cầu. Nghĩa là việc xác định tổng lợi ích không cần phải xem xét miền
giới hạn cho bởi hàm cầu. Về cơ bản có các phương pháp sau:
 Phương pháp liều lượng đáp ứng
 Phương pháp chi phí cơ hội
 Phương pháp liều lượng đáp ứng
Đây là phương pháp dựa trên cơ sở phản ứng của con người và sinh vật trước
tác động của các nhân tố môi trường. Ví dụ: nồng độ ô nhiễm trong nước, trong
không khí, trong đất…
Nội dung tiến hành:
Phương pháp này được tiến hành dựa trên cơ sở mức độ gia tăng của các chất
gây ô nhiễm tác động tới chất lượng môi trường
Bước 1: Xác định lượng ô nhiễm thải ra môi trường theo 1 tần suất nhất định.
27
Bước 2: ứng với mỗi lượng ô nhiễm trên 1 đơn vị thời gian thì mức độ đáp
ứng của môi trường như thế nào.
Bước 3: Đánh giá giá trị tiền tệ của thiệt hại.
Bước 4: Tính toán kết quả thiệt hại trong mối quan hệ: f(thiệt hại) = f(q,t,p…)
Ưu điểm:
 Dễ được xã hội thừa nhận từ những người hoạch định chính sách và người
dân bình thường.
 Trong nhiều trường hợp khi xác lập có thể dùng giá thị trường để dự đoán.
Khi đó mức độ tin cậy sẽ cao và dễ được thừa nhận.
 Việc tính toán xây dựng mô hình và những người thực hiện sẽ không có gì
khó khăn.
Hạn chế:
 Khi sử dụng phương pháp này phải có phương tiện kỹ thuật để đo lường
xem mức độ ô nhiễm thải ra ở nồng độ nào, mức độ thải ra là bao nhiêu…
 Những người thực hiện phương pháp này đòi hỏi kiến thức tương đối toàn
diện: không chỉ am hiểu về khoa học môi trường mà còn am hiểu về kỹ
thuật, quy định, tiêu chuẩn, luật pháp…
 Trong nhiều trường hợp, để xác lập mức thiệt hại do nồng độ ô nhiễm gây
ra theo giá thị trường là không dễ dàng mà thậm chí không có giá thị
trường. Vì vậy độ tin cậy của kết quả đưa ra có thể khó có tính thuyết
phục. Ngoài ra hàng hoá công cộng cũng tác động đến kết quả tính toán khi
sử dụng phương pháp này.
2.1.1.4. Phương pháp chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là chi phí người ta chấp nhận để bỏ tiền ra nhằm đạt được 1
mục đích nào đó. Dạng chi phí này rất phù hợp trong bối cảnh kinh tế thị trường khi
đứng trước một sự lựa chọn có nhiều lợi ích hoặc dịch vụ mà bỏ tiền ra để cuối
cùng chấp nhận một phương án nào đó. Số tiền bỏ ra đó chính là chi phí cơ hội.
Nội dung tiến hành
Bước 1: Xác lập vị trí địa lý, khu vực cần đánh giá.
28
Bước 2: Liệt kê nguồn tài nguyên thiên nhiên có trong khu vực đó.
Bước 3: Tính toán các chi phí bỏ ra để thực hiện dịch vụ trong hoạt động kinh
tế có được nguồn lực trên. Từ đó xác lập được tổng giá trị môi trường.
Thậm chí trong các chi phí tính toán được, còn xác lập ưu tiên các chi phí liệt
kê, nguồn lực nào là quan trọng nhất, nguồn lực nào kém phát triển nhất.
Ưu điểm
 Cách tính này dựa trên chi phí thực để tính toán, đối tượng xác định cụ thể.
Vì vậy người thực hiện dễ xây dựng kế hoạch để tiến hành điều tra, thu
thập, xử lý.
 Kỹ thuật không phức tạp, chủ yếu dựa trên số liệu thống kê đã có.
 Độ tin cậy cao vì tiền bỏ ra là chính xác, thực tế.
Hạn chế
 Phương pháp tiếp cận dựa trên chi phí đã thực hiện vì vậy việc tính toán
liên quan đến thiệt hại hoặc lợi ích do môi trường mang lại là không thực
hiện được.
 Trong quá trình thực hiện gặp một số khó khăn trong điều tra, nắm bắt số
liệu không chính xác do các doanh nghiệp cung cấp không đúng.
2.1.1.5. Phương pháp đánh giá có sử dụng đường cầu
Đây là phương pháp dựa trên cơ sở những nghiên cứu và nền tảng của kinh tế
học vận dụng vào đánh giá giá trị của hàng hoá môi trường trong việc xây dựng mô
hình của hàm cầu. Mô hình này là cơ sở để tính toán lợi ích và giá trị phúc lợi của
tiêu dùng. Do đó các phương pháp trong nhóm này phải xây dựng cho được hàm
cầu hay hàm lợi ích. Nghĩa là phải xây dựng cho được giá trị lợi ích của môi trường
mang lại. Đó là cơ sở xem xét, đánh giá, hoạch định chính sách về mặt kinh tế như
thế nào là phù hợp với giá trị của chất lượng môi trường.
Cụ thể trong nhóm này có các phương pháp sau:
Phương pháp chi phí du lịch
Đây là phương pháp này dựa trên cơ sở thực tiễn là những nơi, địa điểm có
chất lượng môi trường tốt, thường là những nơi thu hút được nhiều khách du lịch.
29
Vì vậy thông qua lượng khách du lịch này để xem xét, đánh giá, nghiên cứu trong
mối quan hệ giữa chi phí cho 1 chuyến đi với số lần tham quan vị trí đó, làm cơ sở
cho việc xây dựng hàm cầu về du lịch. Như vậy chất lượng môi trường được đánh
giá thông qua nhu cầu về giải trí bằng với nhu cầu đáp ứng của khu vực tự nhiên
cần đánh giá.
Nội dung tiến hành
Trước hết phải xác định cho được các yếu tố liên quan đến chi phí du lịch.
Trong đó phải chuẩn bị 1 bản câu hỏi để điều tra phỏng vấn với 1 lượng khách du
lịch cần điều tra.
Hàm mục tiêu cần xây dựng đó là số lần tham quan (Vi) và chi phí cho 1 lần
tham quan (Ci). Như vậy mô hình có thể được xây dựng:
Vi = f(Ci, X1i,X2i…..Xni) (2.2)
Trong đó: Vi là số lần tham quan của người thứ i
Ci là chi phí của 1 lần tham quan của người thứ i
Xi là các biến liên quan khác
Ci bao gồm chi phí đi lại, giá vé vào cửa của khách du lịch. Như vậy khách du
lịch sẽ có những thay đổi hay phản ứng rất nhạy cảm đối với tổng chi phí.
Ci
Vi


< 0 (2.3)
Giả định rằng hàm f là hàm tuyến tính theo chi phí. Trong quá trình xây dựng
cố định vai trò của các biến khác (Xi) và coi chi phí đi lại là Ti, vé vào cửa là P thì
có thể xây dựng được hàm Vi dưới dạng:
Vi = α + βCi +εi = α + β(Ti +P) + εi (2.4)
Trong đó:
- α, β là các hệ số chặn được xác định thông qua hồi quy đối với các yếu tố
ràng buộc trên cơ sở của phiếu điều tra.
- εi là yếu tố ngẫu nhiên (sai số ngẫu nhiên) và giả định tuân theo phân phối
chuẩn độc lập với kỳ vọng bằng 0
30
Cũng phải giả định rằng việc đi lại và các dịch vụ giải trí ở địa điểm đang xem
xét là những bổ sung yếu, chi phí đi lại và chi phí tham quan tương đương về mặt
hành vi.
 Bước 1: Chọn ra một số đại diện (hay phần tử i nào đó) mà họ thường
xuyên sử dụng nơi cần đánh giá làm nơi giải trí.
 Bước 2: Trong việc xây dựng câu hỏi, ngoài những ràng buộc của Xi có 2
vấn đề trong câu hỏi cần chú ý và đảm bảo độ chính xác cao:
 Phải xác định cho được quãng đường mà khách du lịch phải đi để đến nơi
giải trí.
Phải xác định số lần hàng năm họ đi tới vị trí cần đánh giá.
 Bước 3: Phân loại những người thường xuyên lui tới công viên theo nhóm
dựa vào khoảng cách họ đi tới công viên.
 Bước 4: Phải ước lượng thông qua thống kê về chi phí đi lại và số lần đi tới
công viên theo từng nhóm. Và ước tính này dựa trên mô hình mà đã nêu:
Vi.
 Bước 5: Xem xét mối quan hệ giữa chi phí đi lại với số lần đi tới công viên
và mối quan hệ này được thể hiện cơ bản thông qua hàm Vi, đồng thời
phản ánh hàm cầu giữa số lần đi với chi phí cho 1 lần đi.
Chú ý
+ Chi phí về thời gian: Ngoài những chi phí về giao thông, ăn uống, giá vé vào
cửa… cũng phải tính tới thời gian nghỉ làm việc để đi du lịch.
+ Có thể khách du lịch phải trải qua nhiều điểm du lịch khác rồi mới đến được
địa điểm cần điều tra. Như vậy trong Ci của người khách du lịch mà đang xét tới
không phải là chi phí của 1 điểm duy nhất. Đó là sự kết hợp của nhiều điểm. Vì vậy
người làm đánh giá phải bóc tách, loại trừ để xác định chi phí chính của điểm cần
điều tra là bao nhiêu.
+ Các cảnh quan thay thế: Thực tế khi điều tra có thể xảy ra 2 khả năng:
31
Điểm nghiên cứu là điểm được khách ưa thích nhất. Họ đến đó để hưởng thụ
hàng hoá chất lượng môi trường. Trong trường hợp này vấn đề cần xem xét là Vi có
gì thay đổi không.
Người đến thăm quan chỉ có 1 sự lựa chọn. Khi đó cần phải có thêm phỏng
vấn đối với khách du lịch giữa giá trị mà cần xem xét với khả năng thay thế của vị
trí khác.
+ Trong thực tế cũng xảy ra quyết định “mua nhà”. Bản thân khách du lịch
thấy chất lượng môi trường tốt thay vì đến thăm quan nhiều lần thì họ mua luôn nhà
ở nơi đó để thường xuyên lui tới.
Trong trường hợp này phải loại trừ những khách du lịch kiểu này, đưa ra khỏi
mô hình Vi và đưa vào chi phí cố định, từ đó có thể xây dựng 1 giá trị độc lập trong
tổng giá trị mà cần tính toán.
+ Nếu gặp phải những khách du lịch không tốn chi phí nhưng họ vẫn đánh giá
cao về hàng hoá chất lượng môi trường nơi đây thì phải dùng phương pháp khác để
đánh giá và phải loại trừ đối tượng này ra.
Ưu điểm
Đây là phương pháp dễ chấp nhận về lý thuyết và thực tiễn
Hạn chế
+ Phương pháp này chỉ sử dụng ở những nơi có khách du lịch.
+ Liên quan đến quá trình điều tra, xử lý số liệu và xác lập mô hình, nếu người
thực hiện không có chuyên môn nghiệp vụ cao thì không thực hiện được. Ngoài ra
người đánh giá không chỉ hiểu biết về lĩnh vực kinh tế môi trường mà còn phải hiểu
biết cả về lĩnh vực du lịch sinh thái. Như vậy mới xác lập được 1 giá trị chất lượng
môi trường phản ánh đúng thực tiễn.
Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ
Khái niệm: Đây là phương pháp này dựa trên cơ sở những hưởng thụ của con
người do dịch vụ môi trường mang lại.
Nội dung tiến hành
+ Phải xác định và đo lường các đặc tính của môi trường.
32
+ Xây dựng hàm giá hưởng thụ.
+ Thu thập số liệu chuỗi thời gian hoặc dưới dạng hàm số liệu này phải dựa
vào mẫu điều tra trong thực tế (thường là những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn).
+ Sử dụng phân tích hồi quy bội để đánh giá giá trị biến số của môi trường.
+ Xây dựng đường cầu cho chất lượng môi trường.
+ Tính toán những thay đổi thặng dư tiêu dùng từ thay đổi chất lượng môi
trường.
Ưu điểm
+ Về mặt thực tiễn dễ được chấp nhận.
+ Người sử dụng phương pháp này không đến nỗi quá khó hiểu vì tính thực
tiễn của nó.
Hạn chế
+ Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những nơi mà giá hàng hoá thông
thường có chứa đựng giá của hàng hoá môi trường.
+ Trong trường hợp nếu sử dụng giá nhà đất để thay thế thì thị trường bất
động sản cũng như việc bóc tách là có nhiều phức tạp. Trong cấu thành của giá hàng
hoá thông thường đó có nhiều yếu tố khác nhau, môi trường chỉ là 1 yếu tố.
2.1.1.6. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường
không dựa trên phương pháp thuộc về giá thị trường và nó mang tính đặc thù của
đánh giá hàng hoá môi trường trong nhóm phi sử dụng.
Nguyên tắc
Phương pháp đánh giá trực tiếp bằng các cuộc phỏng vấn từ người hưởng lợi
chất lượng môi trường thông qua WTP hoặc WTA.
Nội dung tiến hành
+ Bước 1: Xây dựng các công cụ để tiến hành điều tra như bảng hỏi, hình ảnh,
giải thích bằng từ ngữ…để tìm ra nên sử dụng WTP hay WTA đối với cá nhân sẽ
chịu tác động bởi các công cụ này. Công việc này được phân thành 3 nhóm:
Thiết kế kịch bản giả thuyết
33
Quyết định nên hỏi WTP hay WTA
Tạo ra kịch bản chi trả hay đền bù
+ Bước 2: Sử dụng công cụ điều tra với 1 mẫu.
+ Bước 3: Phân tích các câu trả lời từ kết quả của cuộc điều tra.
+ Bước 4: Tính tổng WTP hay WTA.
+ Bước 5: Phân tích độ nhạy.
Tuy nhiên cần lưu ý:
+ Phải xác định rõ mục tiêu của điều tra.
+ Xác định phương tiện chi trả.
+ Khi tiến hành điều tra, trên cở sở của phương tiện chi trả xác định được để
lựa chọn WTP hay WTA theo phương án có/không (phương án 2 chọn 1) cho phù
hợp.
Thu thập câu trả lời
+ Thực hiện các câu trả lời và phỏng vấn trực tiếp. Tiến hành diều tra thu thập
số liệu tại hiện trường.
Cách này có ưu điểm là thông tin đầy đủ, chính xác, người phỏng vấn có thể
hiểu được những vấn đề mình thu thập. Ngược lại phương pháp này cũng tốn kém
chi phí và thời gian.
+ Thông qua điều tra bằng thư. Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ
biến trên cơ sở sử dụng thông tin mới.
Ưu điểm
+ Cách này là cùng 1 lúc gửi được số lượng phiếu nhiều, không tốn kém
nhưng ngược lại hiệu quả không cao.
+ Thông qua hệ thống thông tin điện thoại để thu thập các số liệu, các yêu cầu
cần có.
+ Cách này có ưu điểm là liên hệ trực tiếp nhưng nhược điểm tốn kém hơn và
trong nhiều trường hợp người nghe điện thoại không sẵn sằng giúp đỡ.
Đánh giá phương pháp
34
Trong kinh tế học, khi đánh giá về giá trị và sở thích của sản phẩm hàng hoá
đối với cá nhân, quan tâm nhiều đến thặng dư tiêu dùng. CVM cố gắng tìm ra giá trị
lợi ích và thặng dư tiêu dùng nhưng bản thân nó cũng gặp nhiều sự phản ứng bởi vì
nó tính toán giá trị phi sử dụng và trong đó còn nhiều vấn đề tranh cãi. Mặc dù
phương pháp này có ưu điểm là tính toán được cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử
dụng, các câu trả lời đối với CVM liên quan đến WTP hay WTA thì nó trực tiếp đo
lường các giá trị bằng tiền nhưng trong nhiều trường hợp nó mang tính giả thuyết,
hay đưa đến nhiều tình huống và nhiều khó khăn khác.
Trên đây là những phương pháp mà tác giả chủ yếu sử dụng để đánh giá giá trị
của RNM. Ngoài ra còn các phương pháp khác như: Lập mô hình lựa chọn hay các
kỹ thuật đánh giá dựa vào hàm sản xuất…Mỗi phương pháp đều có công dụng cũng
như những khó khăn và thuận lợi riêng của nó.
2.1.2. Hiệu quả xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn
Ngoài giá trị về kinh tế, dự án trồng RNM còn có hiệu quả về mặt xã hội như:
Khi có RNM, môi trường sinh thái vùng ven biển đã được cải thiện. Các loài
thủy hải sản cũng phong phú hơn, toàn bộ diện tích từ bãi ngoài, bãi triều được
người dân sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Vì thế, đời sống người dân của vùng dự
án và lân cận cũng có nhiều đổi thay. Góp phần ổn định, đời sống nhân dân được
đảm bảo, an ninh chính trị được đảm bảo, môi trường tự nhiên và xã hội được bảo
vệ. Góp phần phục vụ cho sự phát triển của vùng dự án về văn hóa, chính trị, kinh
tế. Tạo điều kiện cho dân sinh kinh tế xã hội phát triển, cải thiện môi trường sinh
thái.
2.1.3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Phương pháp được áp dụng trong tính toán là phương pháp “phân tích hiệu ích
và chi phí”. Đây là một phương pháp phân tích giúp các nhà ra quyết định hợp lý về
sử dụng và khai thác tài nguyên, quyết định lựa chọn quy mô các dự án đầu tư.
Phân tích chi phí – lợi ích là kỹ thuật phân tích kinh tế, so sánh những lợi ích
thu được do thực hiện các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất
35
do việc thực hiện dự án gây ra, trên cơ sở sử dụng các kết quả phân tích đánh giá
thông qua hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế: NPV, IRR, B/C.
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích là phương pháp rất phù hợp với các
nước đang phát triển, bởi vì sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên, phổ biến
để phát triển kinh tế xã hội tại các nước đó.
Bản chất của phương pháp phân tích hiệu ích- chi phí là so sánh chi phí kinh tế
cho dự án và hiệu ích của dự án mang lại cho nền kinh tế, có xét đến giá trị thời
gian của tiền tệ thông qua tỷ lệ chiết khấu chuẩn (là thông số phản ánh chi phí cơ
hội của nguồn vốn trong nền kinh tế).
Chi phí kinh tế là toàn bộ chi phí cho chuẩn bị, tiến hành đầu tư và khai thác
dự án. Chi phí này không bao gồm các khoản chuyển giao nội bộ như thuế, các chi
phí tài chính. Hiệu ích kinh tế bao gồm giá trị kinh tế của năng lượng nhà máy cấp
cho hệ thống điện và các hiệu ích khác của dự án.
Trong quá trình phân tích lợi ích - chi phí cần lưu ý:
 Cần kể đến những yếu tố quan trọng nhất đối với một dự án như: năng lực
sản xuất của dự án, số lượng lao động mà dự án huy động được, số tiền vốn cần huy
động để đầu tư, …
 Chú ý tới tính đối xứng tương đối của chi phí và lợi ích: Tức là khi một lợi
ích bị bỏ qua thì đó chính là chi phí của dự án và ngược lại nếu tránh được một lợi
ích. Do đó phải chú ý đến khía cạnh lợi ích và chi phí của bất cứ hành động nào.
 Nên tiến hành phân tích lợi ích - chi phí với cả hai trường hợp: có dự án và
không có dự án, sau đó mới so sánh các loại hoặc quy mô mỗi phương án của dự án
với nhau.
 Mọi giả thiết phải đưa ra một cách rõ ràng, có lô gic và phải được áp dụng
thống nhất trong quá trình phân tích mọi phương án của dự án.
 Khi không sử dụng được giá cả trực tiếp của thị trường thì có thể sử dụng
giá cả tương đương để phân tích.
Phương pháp phân tích kinh tế tài chính với kỹ thuật phân tích lợi ích – chi phí
được quốc tế, các ngân hàng và tổ chức tài chính công nhận. Do đó đối với một dự
36
án đầu tư quốc tế nhất thiết phải sử dụng kỹ thuật và phương pháp phân tích này.
Khi so sánh lựa chọn phương án cần chú ý đến tính chất đầu tư của các phương án,
chẳng hạn như: dự án độc lập hay không độc lập, có nguồn tài chính cố định hay
không cố định. Về logic còn có thể nêu lên rằng hai dự án hay hai phương án của
chỉ có thể so sánh với nhau khi chúng đảm bảo những điều kiện để so sánh. Các
điều kiện đảm bảo tính tương thích để so sánh các phương án với nhau là:
 Cùng một mặt bằng và khung thời gian cũng như hệ số chiết khấu
 Cùng năng lực sản xuất và cùng đảm nhiệm được các nhiệm vụ đặt ra
 Có cùng quy mô đầu tư
Trong thực tế, phương pháp phân tích lợi ích - chi phí có ưu điểm là cho thấy
mức độ hấp dẫn của phương án hay dự án đầu tư ngay cả khi chúng không đảm bảo
được tất cả những điều kiện tương thích trên. Đây chính là mặt mạnh của phương
pháp.
Các bước phân tích chi phí – lợi ích:
Khi có thể, nên tiến hành phân tích sau khi hoàn thành dự án nhằm đưa ra định
hướng cho các giám đốc dự án, xác định giá trị của phân tích gốc nhằm cải thiện các
phân tích và các dự án được tiến hành sau này.
 Định nghĩa nhóm lợi ích
 Xác định các phương án thay thế khác nhau
 Nhận diện các chi phí và lợi ích của từng phương án
 Xác định số lượng các chi phí và lợi ích
 Quy đổi các doàng chi phí lợi ích về thước đo tiền tệ
 Chiết khấu các dòng chi phí lợi ích để tính toán các chỉ số sinh lời
 Phân tích độ nhạy
 Truyền đạt thông tin tới các nhà quản lý để ra quyết định.
2.2. Hệ thống các chỉ tiêu quả kinh tế sử dụng trong phân tích
Trong phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) hiệu quả kinh tế của dự án
được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hiệu kinh tế chủ yếu sau:
 Lợi nhuận ròng qui về hiện tại: NPV.
37
 Tỉ lệ hoàn vốn nội tại: IRR.
 Tỉ lệ hiệu ích/ chi phí: B/C.
Phương án được coi là có hiệu quả kinh tế là phương án thỏa mãn các điều
kiện trên và có các chỉ tiêu kinh tế tốt nhất.
Thông số Ick là tỷ lệ chiết khấu, là thông số phản ánh chi phí cơ hội của nguồn
vốn trong nền kinh tế.
Các chỉ tiêu kinh tế khi phân tích hiệu quả kinh tế không những phụ thuộc vào
quy mô dự án, vốn đầu tư và thời gian xây dựng mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ chiết
khấu (còn gọi là tỷ lệ chiết khấu được sử dụng). Chiết khấu là một khái niệm mà
nhờ nó có thể so sánh chi phí và lợi ích ở các điểm khác nhau trên trục thời gian.
Khi sử dụng chiết khấu cần đảm bảo hai điều kiện sau:
 Mọi biến số đưa vào tính chiết khấu phải được đưa về cùng một đơn vị.
Để thuận tiện, thường dùng đơn vị tiền tệ là đồng Đô la Mỹ hay đồng Việt Nam.
 Phải thừa nhận giả định rằng: Gía trị một đơn vị chi phí hay lợi ích hiện tại
là lớn hơn giá trị một đơn vị chi phí hay lợi ích trong tương lai. Bởi vì các yếu tố
ảnh hưởng như: chi phí cơ hội của đồng tiền, chi phí của việc vay mượn tiền và việc
tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu thích hợp cho các dự án đầu tư có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với mỗi quốc gia. Đối với các
doanh nghiệp thì tỷ suất chiết khấu đơn thuần sẽ là lãi phải trả cho những khoản vay
mà họ sử dụng để đầu tư. Nếu sử dụng vốn riêng thì họ sẽ tính tỷ lệ sinh lời của
phần vốn này nếu được đầu tư vào những dự án khác và dùng tỷ lệ sinh lợi đó để
tính toán cho những dự án đầu tư mà họ muốn thực hiện nhưng không có điều kiện
về vốn. Trong trường hợp này thì tỷ lệ sinh lợi tiềm tàng chính là tỷ lệ chiết khấu
tương ứng với vốn họ bỏ ra. Tỷ lệ sinh lợi tiềm tàng này được gọi là chi phí cơ hội
của vốn.
Đối với mỗi quốc gia thì chi phí cơ hội của đồng vốn là tỷ lệ sinh lợi của đồng
vốn ấy khi được đầu tư vào bất cứ khu vực nào của nền kinh tế. Do vậy muốn thúc
38
đẩy tăng trưởng kinh tế thì nhà nước cần chọn dự án có tỷ lệ sinh lợi cao và sử dụng
một tỷ lệ chiết khấu thể hiện được hiệu suất kinh tế của dự án chưa được đầu tư.
2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
2.3.1. Chi phí trồng rừng ngập mặn
Chi phí trồng rừng ngập mặn bao gồm các chi phí từ khi trồng rừng và chi phí
trong quá trình bảo vệ chăm sóc cây hằng năm. Để xác định chi phí của trồng rừng
ngập mặn thì tiến hành xác định tính toán cho từng loại cây và thường tính cho 1 ha.
Chi phí các chi phí chính trồng cây ban đầu thường bao gồm các chi phí:
- Chi phí xác định độ mặn
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
Tùy từng loại cây có chi phí khác nhau nên có chi phí khác nhau, trong Bảng
2.1 trình bày định mức trồng cây Bần cho 1ha.
Bảng 2.1. Định mức chi phí trồng cây Bần cho một ha
TT
Nội dung công
việc
Yêu cầu
kỹ thuật
Đơn vị
tính
Định
mức
Đơn giá
(đồng)
Thành Tiền
(đồng)
1
Chi phí nhân
công
94.529.000
- Nhân công kỹ
thuật.
Nghiên
cứu viên
Công 50 70.000 3.500.000
- Nhân công lao
động phổ thông
Phổ
thông
Công 1.517,15 60.000 91.029.000
+ Đào hố cải tảo
thể nền
Công 406,40
60.000
+ Đào xúc đất
để lấp hố cải tạo
thể nền
Công 406,40
+Vận chuyển
cây từ đê xuống
Công 18
39
TT
Nội dung công
việc
Yêu cầu
kỹ thuật
Đơn vị
tính
Định
mức
Đơn giá
(đồng)
Thành Tiền
(đồng)
hố trồng
+Đào hố trồng
cây
Công 43,20
+Trồng cây công 80
+Lấp hố trồng
cây
Công 33,15
+Dóc buộc cọc
giữ cây
Công 30
+Công chăm sóc Công 100
+Công bảo vệ Công 400
2
Nguyên, vật
liệu.
43.285.000
2.1. Nguyên, vật
liệu, hóa chất
42.960.000
-Phân bón:
+Phân Super lân Kg 320 3000 960.000
- Thuốc bảo vệ
thực vật
Kg 10 30.000 300.000
- Cây giống Cây 1760 12.000 21.120.000
- Cây dóc giữ
cây
Cây 10.000 2.000 20.000.000
- Dây thép Kg 2 40.000 80.000
- Đất phù sa Tấn 4 120.000 480.000
-Dây buộc mềm Kg 2 10.000 20.000
2.2. Dụng cụ,
phụ tùng, vật
325.000
40
TT
Nội dung công
việc
Yêu cầu
kỹ thuật
Đơn vị
tính
Định
mức
Đơn giá
(đồng)
Thành Tiền
(đồng)
mau hỏng
-Bình phun tay Cái 5 20.000 100.000
-Cuốc, xẻng Cái 7 5000 35.000
-Đèn pin Cái 5 20.000 100.000
-Dao, kéo Cái 6 15000 90.000
3 Chi phí khác 14.200.000
- Máy đo độ
mặn
Cái 1 2.200.000
Thuê vận
chuyển nguyên
vật liệu, máy
móc đến địa
điểm trồng cây
km 1500 8.000 12.000.000
Tổng 152.014.000
Nguồn: Định mức chi phí trồng rừng phòng hộ thành phố Hải Phòng.
Trong quá trình khai thác dự án có chi phí trồng rừng ngập mặn có chi phí
bảo vệ chăm sóc cây. Theo thống kê nghiên cứu trong trường hợp ở Vũ Tấn Phương
và Trần Thị Thu Hà (2008) của rừng ngập mặn Xuân Thủy – Nam Định thì chi phí
chăm sóc lớn nhất vào năm thứ nhất và giảm dần các năm sau. Bảng 2.2 trình bày
chi phí trung bình cho một ha rùng ngập mặn.
Bảng 2.2. Chi phí trung bình cho một ha rừng ngập mặn
TT Chi phí Chăm sóc rừng Chi phí tính cho 1ha/năm
1 Chi phí năm thứ nhất 840.000
2 Năm thứ hai 320.000
3 Năm thứ ba 120.000
4 Từ năm thứ tư trở đi 50.000
41
2.3.2. Tiêu chuẩn lợi nhuận ròng (NPV)
Giá trị hiện tại ròng của một dự án là lợi nhuận ròng của dự án trong vòng đời
kinh tế của nó được quy về hiện tại. Lợi nhuận ròng là hiệu số giữa thu nhập và chi
phí của dự án trong một thời đoạn tính toán. Trong đó, thu nhập là tổng nguồn thu
do dự án mang lại, còn chi phí là tổng các chi phí cho dự án.
Giá trị hiện tại ròng của dự án đầu tư có liên quan mật thiết với giá trị thời
gian của đồng tiền, nó được xem như một kỹ thuật ghi tiền vốn được chiết tính vào
ngân quỹ. Tất cả các kỹ thuật như thế, dù là bằng cách này hay cách khác cũng
được khấu trừ các dòng tiền của dự án với một tỷ lệ quy định nào đó. Tỷ lệ này
được gọi là tỷ lệ chiết khấu, chi phí cơ hội hoặc chi phí vốn.
Lợi nhuận dòng quy về hiện tại của dự án trổng rừng ngập mặn được xác định
theo công thức sau:
Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại ròng
Bt
nu
: Giá trị phi sử dụng (triệu đồng/năm)
Bt
f
: Giá trị chức năng (triệu đồng/năm)
Bt
d
: Giá trị sử dụng trực tiếp (triệu đồng/năm)
Ct: Chi phí trồng cây, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn (triệu
đồng/năm)
t: Thời điểm tính toán, thường là cuối các năm, t=1,2,3,4…n
n: thời gian sống dự án (100 năm)
r: Tỷ lệ chiết khấu được chọn
Khi phân tích kinh tế của dự án NPV> 0 thì dự án được xem là được chấp
nhận, NPV = 0 thì dự án được xem là hòa vốn, NPV<0 thì dự án không hiệu quả
dưới góc độ kinh tế.
42
Trong thực tế, khi phân tích hiệu quả kinh tế một dự án đầu tư, có khả năng
xảy ra một số trường hợp tiêu biểu sau:
 Trường hợp các dự án độc lập, tức là các dự án không thay thế cho nhau
được. Trong trường hợp này nếu lượng vốn đầu tư không hạn chế, thì tất cả các dự
án có NPV >0 đều được xem là nên đầu tư.
 Trường hợp có nhiều dự án độc lập và đều có chỉ tiêu NPV>0, trong khi
vốn đầu tư có hạn, thì cần chọn các dự án với tổng số vốn nằm trong giới hạn của
nguồn vốn, đồng thời NPV phải lớn nhất. Và trong trường hợp này nên sử dụng
thêm một số chỉ tiêu kinh tế khác để so chọn.
Ưu điểm của chỉ tiêu NPV: Việc sử dụng chỉ tiêu này đơn giản, nó phản ánh
một cách đầy đủ các khía cạnh của chi phí và kết quả. Hiệu quả của dự án được thể
hiện bằng một đại lượng tuyệt đối cho thấy một hình dung rõ nét và cụ thể về lợi ích
mà nó mang lại. Đồng thời chỉ tiêu này còn có tính đến sự biến động thời gian của
tiền tệ, tính toán cho cả vòng đời của dự án, có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian,
có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát và là xuất phát điểm tính nhiều chỉ tiêu
khác.
Nhược điểm của chỉ tiêu NPV: Chỉ chính xác trong thị trường vốn hoàn hảo.
Độ tin cậy của chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu.
2.3.3. Chỉ số hoàn vốn nội tại (EIRR)
Hệ số hoàn vốn nội tai còn gọi là ”tỷ lệ sinh nội tại” của một dự án được định
nghĩa là tỷ suất chiết khấu khi mà gía trị hiện tại của luồng tiền vào, ra bằng không.
Nói một cách khác, EIRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV= 0.
Chỉ tệ chiết khấu được xác định theo công thức:
EIRR = ia + (ib – ia).
ba
a
NPVNPV
NPV

Trong đó:
ia: là một giá trị nào đó để sao cho NPVa> 0 quy đổi lợi nhuận ròng của dự án
về thời điểm hiện tại.
(2.6)
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY

More Related Content

What's hot

Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019PinkHandmade
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vươngPhân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Slide thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú trong kinh ...
Slide thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú trong kinh ...Slide thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú trong kinh ...
Slide thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú trong kinh ...nataliej4
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4
Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4
Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4Tử Đinh Hương
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải PhòngĐề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng vật liệu chitosan-apatit và thăm dò ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng vật liệu chitosan-apatit và thăm dò ...Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng vật liệu chitosan-apatit và thăm dò ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng vật liệu chitosan-apatit và thăm dò ...
 
Luận văn: Không gian kiến trúc cảnh quan khu nhà ở bắc linh đàm
Luận văn: Không gian kiến trúc cảnh quan khu nhà ở bắc linh đàmLuận văn: Không gian kiến trúc cảnh quan khu nhà ở bắc linh đàm
Luận văn: Không gian kiến trúc cảnh quan khu nhà ở bắc linh đàm
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thépĐề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
 
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAYĐề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà NộiLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
 
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vươngPhân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp ...
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
 
Slide thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú trong kinh ...
Slide thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú trong kinh ...Slide thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú trong kinh ...
Slide thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú trong kinh ...
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4
Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4
Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Đề tài: Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Đề tài: Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, HOTĐề tài: Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Đề tài: Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, HOT
 

Similar to Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY

Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếLuận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điệnĐề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điệnDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yênNghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...hieupham236
 
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Motsophuongphapxulynuoconhiem
MotsophuongphapxulynuoconhiemMotsophuongphapxulynuoconhiem
MotsophuongphapxulynuoconhiemSpring Sun
 
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao BằngĐề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao BằngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY (20)

Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếLuận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Quản lý môi trường huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Quản lý môi trường huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Quản lý môi trường huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Quản lý môi trường huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, HOT
 
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điệnĐề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yênNghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
Motsophuongphapxulynuoconhiem
MotsophuongphapxulynuoconhiemMotsophuongphapxulynuoconhiem
Motsophuongphapxulynuoconhiem
 
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao BằngĐề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY

  • 1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Quang Hoài
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Bá Uân và PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng cùng sự giúp đỡ của cơ quan nơi công tác, các cơ quan hữu quan, tác giả đã hoàn thành đề tài, với tên gọi: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn” . Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Bá Uân và PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng – những người thầy đã hướng dẫn tác giả hoàn thành bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tấm lòng và tình cảm của những người thân yêu và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi. Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ đang công tác tại các phòng ban của trường Đại học Thủy lợi, các học viên lớp 16KT, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và hoàn thành khoá học. Vì thời gian nghiên cứu không nhiều, đề tài nghiên cứu khá mới, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin trân trọng và mong nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2010 Trần Quang Hoài
  • 3. iii MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG..................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vii DANH MỤC PHỤ LỤC…………………………………………………………..viii MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN............................................4 1.1.Rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn………………………………….4 1.1.1.Rừng ngặp mặn ..................................................................................................4 1.1.2.Vai trò của rừng ngập mặn.................................................................................7 1.2.Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn của Việt Nam……………………………10 1.3.Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn……………………………………………..12 1.3.1.Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn....................................................................12 1.3.2.Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn ................................................14 1.4.Khung lý thuyết về mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ thống kinh tế……….17 1.5.Những nghiên cứu về giá trị kinh tế và hiệu quả kinh tế rừng ngập mặn…….. 18 1.6.Định hướng phát triển hệ thống rừng ngập mặn……………………………… 19 Kết luận chương 1 .....................................................................................................21 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN ....................................................................22 2.1.Cơ sở lý luận của các phương pháp……………………………………………24 2.1.1. Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn....................................................26 2.1.2. Hiệu quả xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn............................................34 2.1.3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích ............................................................34 2.2.Hệ thống các chỉ tiêu quả kinh tế sử dụng trong phân tích 36 2.3.Phương pháp xác định các chỉ tiêu 38 2.3.1. Chi phí trồng rừng ngập mặn ..........................................................................38 2.3.2. Tiêu chuẩn lợi nhuận ròng (NPV)...................................................................41 2.3.3. Chỉ số hoàn vốn nội tại (EIRR).......................................................................42 2.3.4. Tiêu chuẩn chỉ số lợi ích/chi phí (B/C)...........................................................44
  • 4. iv 2.3.5. Phân tích độ nhạy............................................................................................45 Kết luận chương 2.....................................................................................................46 CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐÊ BIỂN 1 – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG....................................................................................................47 3.1. Giới thiệu chung về dự án 47 3.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án...................................................................47 3.1.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội..............................................................50 3.1.3. Quy mô, phương án trồng rừng phòng hộ Đê Biển I......................................50 3.2.Áp dụng phương pháp nghiên cứu cho dự án 56 3.2.1. Xác định các giá trị .........................................................................................56 3.2.2. Ước tính các giá trị..........................................................................................58 3.3.Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án trồng rừng ngập mặn…………………...65 3.3.1. Phân tích kinh tế của dự án .............................................................................65 3.3.2. Phân tích độ nhạy của dự án ...........................................................................67 3.3.3. Bàn luận về kết quả.........................................................................................68 3.4.Hiệu quả về xã hội của dự án…………………………………………………. 69 Kết luận chương 3………………………………………………………………….70 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................73
  • 5. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT RNM Rừng ngập mặn IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới UNEP Chương trình Môi trường thế giới Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VQG Vườn quốc gia
  • 6. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1-2. Giá trị kinh tế toàn phần của hệ sinh thái rừng ngập mặn........................13 Bảng 2.1. Định mức chi phí trồng cây Bần cho một ha............................................38 Bảng 2.2. Chi phí trung bình cho một ha rừng ngập mặn.........................................40 Bảng 3.1. Khối lượng chính của dự án .....................................................................55 Bảng 3.2. Tổng mức đầu tư của dự án ......................................................................56 Bảng 3.3. Sản lượng khai thác hải sản trung bình theo ngày và theo năm của một người .........................................................................................................................58 Bảng 3.4. Thu nhập hải sản trung bình trong 1 năm của người dân đi khai thác .....59 Bảng 3.5. Sản lượng của từng loại thủy sản trong 9 đầm nuôi thủy sản...................60 Bảng 3.6. Sản lượng và diện tích của các loài trong đầm nuôi.................................60 Bảng 3.7. Giá trị của các loài thuỷ sản trong rừng ngập mặn (ha/năm) ...................61 Bảng 3.8. Phân bố số lượng tôm giống theo khu triều..............................................64 Bảng 3.9. Chi phí vốn đầu tư ban đầu phân theo năm trồng rừng ............................66 Bảng 3.10. Chi phí chăm sóc cây trồng hằng năm....................................................66 Bảng 3.11. Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ..........................................................66 Bảng 3.12. Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế phương án chọn ..........................67 Bảng 3.13. Bảng phân tích độ nhạy của dự án..........................................................68
  • 7. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hiện trạng cây ngập mặn bảo vệ đê biển 1 (Đồ Sơn – Hải Phòng) ............5 Hình 1.2. Hiện trạng cây ngập mặn bảo vệ đê biển ở Nam Bộ...................................5 Hình 1.3. Quan hệ giữa chế độ ngập triều, thế nền và phân bố loại cây.....................7 Hình 1.4. Tầm quan trọng của RNM ........................................................................10 Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của RNM.............22 Hình 2.2. Giá trị kinh tế các tài nguyên ....................................................................24
  • 8. viii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 2.1: Định mức chi phí các loại cây trồng rừng ngập mặn............................75 Phụ lục 3.1: Bảng hỏi lượng giá các giá trị kinh tế của rừng ngập mặn...................85 Phụ lục 3.2: Hiệu quả kinh tế dự án..........................................................................90 Phụ lục 3.3: Phân tích độ nhạy của dự án.................................................................94
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế của một dự án là nhằm phân tích đánh giá tính bền vững và hiệu quả của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trên cơ sở phân tích tương quan giữa toàn bộ chi phí cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của dự án đã vạch ra và các lợi ích mà dự án mang lại, thông qua các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư. Phân tích hiệu quả kinh tế dự án là căn cứ quan trọng giúp cho việc đưa ra những quyết sách đầu tư đúng đắn và hiệu quả. Rừng ngập mặn là tên gọi chung của những dải rừng ven biển bị ngập nước mặn thường xuyên hoặc định kỳ bởi thủy triều. Với diện tích rộng, sinh khối lớn, cấu thành rừng đa dạng và đặc biệt là chúng phân bố ở nơi đầu sóng, ngọn gió, rừng ngập mặn được xem là đối tượng có giá trị kinh tế và sinh thái to lớn. Nó có khả năng cung cấp gỗ củi và nhiều hải sản có giá trị, có khả năng cố định bùn cát, chắn gió, chắn sóng bảo vệ dân cư, đồng ruộng và các công trình kinh tế, văn hóa ven bờ, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường ở nhiều vùng duyên hải. Rừng ngập mặn lại càng có ý nghĩa và hiệu quả trong điều kiện Viện Nam là một trong những quốc gia bị uy hiếp bởi biến đổi khí hậu. Từ trước đến nay, ở nhiều vùng duyên hải của Việt Nam, Nhà nước đã cho triển khai nhiều dự án trồng rừng ngập mặn. Thực tiễn cho thấy, chi phí đầu tư cho việc trồng, quản lý, bảo vệ và chăm sóc rừng là rất đáng kể, nhưng những nguồn lợi về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái mà dự án mang lại cũng không hề nhỏ. Hiệu quả mà rừng ngập mặn mang lại là rõ ràng, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể trong việc tính toán, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án trồng rừng ngập mặn. Đã đến lúc cần có những nghiên cứu đầy đủ, có cơ sở khoa học và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng ngập mặn. 2. Mục đích của Đề tài: - Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn và thành quả việc trồng rùng ngập mặn ở nước ta trong thời gian vừa qua;
  • 10. 2 - Đề xuất phương pháp xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án trồng rừng ngặp mặn; - Áp dụng nghiên cứu để làm sáng tỏ tính hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án trồng rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn - Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn ở thành phố Hải Phòng 4. Phương pháp nghiên cứu: - Thống kê, điều tra thực địa; - Phân tích tích toán; - Phương pháp giá thị trường; - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp phân tích chi phí lợi ích. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài luận văn “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn” thực hiện với ý những ý nghĩa và đóng góp: Thứ nhất, luận văn nghiên cứu và cung cấp thông tin khoa học về giá trị kinh tế tổng thể và từng phần của RNM tại Hải Phòng, từ đó đưa ra các đề xuất sử dụng/ứng dụng các thông tin này cho quá trình quản lý RNM tại Hải Phòng. Thứ hai, luận văn ứng dụng thử nghiệm hệ thống các phương pháp lượng giá được phát triển gần đây trên thế giới vào trường hợp lượng giá giá trị kinh tế và đánh giá hiệu quả kinh tế của RNM của một tài nguyên cụ thể tại Việt Nam, từ đó đưa ra khuyến nghị với các nhà quản lý, nghiên cứu về khả năng và quy trình áp dụng mộ số phương pháp lượng giá tại Việt Nam. Thứ ba, chủ đề nghiên cứu của luận văn phù hợp với xu thế nghiên cứu chung của thế giới về đánh giá giá trị tài nguyên phục vụ công tác quản lý.
  • 11. 3 6. Kết quả dự kiến đạt được: - Tổng quan về rừng ngập mặn ở Việt Nam; - Đưa ra phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và hệ thống chỉ tiêu dùng trong phân tích hiệu quả kinh tế của các dự án trồng rừng ngập mặn; - Kết quả đánh giá về tính hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng. 7. Nội dung của luận văn: Chương 1: Tổng quan về rừng ngập mặn 1.1. Rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn 1.2. Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn của nước ta 1.3. Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường sinh thái của rừng ngập mặn 1.4. Định hướng phát triển hệ thống rừng ngập mặn Kết luận chương 1 Chương 2: Nghiên cứu phân tích hiệu quả kinh tế trồng rừng ngập mặn 2.1. Cơ sở lý luận của các phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế 2.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sử dụng trong phân tích 2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu Kết luận chương 2 Chương 3: Áp dụng cho dự án trồng rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng 3.1. Giới thiệu chung về dự án 3.2. Áp dụng phương pháp nghiên cứu cho dự án 3.3. Các kết quả tính toán về hiệu quả kinh tế của dự án 3.4. Bàn luận về kết quả Kết luận chương 3 Kết luận – Kiến nghị
  • 12. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN 1.1. Rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn 1.1.1. Rừng ngặp mặn Rừng ngập mặn (RNM) là rừng phát triển trên vùng đất lầy, ngập nước mặn vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày. Rừng ngập mặn là rừng chuyển tiếp giữa hệ sinh thái rừng triều nhiệt đới với đất liền ở trong vùng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều. Theo tiêu chí của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO,1998) thì một quần hợp thực vật được gọi là rừng khi có tối thiểu 10% cây cối che phủ không phải là cây trồng nông nghiệp, đảm bảo cho sự tồn tại của các loài động, thực vật và duy trì điều kiện đất đai phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định và phân chia các loại rừng còn tùy thuộc vào các điều chí kích cỡ cây, tầng tán, các yếu tố địa lý sinh vật… Hệ sinh thái rừng ngập mặn được biết đến là nơi cung cấp một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ cho con người, là nơi lưu giữ những nguồn gen cho tương lai, nơi cung cấp thức ăn và chỗ sinh sản cho rất nhiều loài động vật có giá trị sinh thái và môi trường cao (Macnae, 1974). Đồng thời, rừng ngập mặn cũng là trạm dừng chân và là nơi cư trú của rất nhiều loài chim nước di cư. Rừng ngập mặn bảo vệ các nguồn nước ngọt chống lại sự nhiễm mặn, bảo vệ đất đai khỏi sự xói mòn bởi sóng và gió (Semesi, 1998) và góp phần ổn định bờ biển. Rừng ngập mặn có thể được coi là tấm barie tự nhiên bảo vệ hệ thống đê biển, bảo vệ cho tài sản và cuộc sống của cộng đồng dân cư ven biển trước bão gió [8]. Như vậy, rừng ngập mặn được hình thành bởi các cây ngập mặn nếu diện tích che phủ đạt trên 10%. Loại rừng này bao gồm các loài cây ngập mặn chính thống, đó là những loài cây chỉ có ở rừng ngập mặn và các loài cây gia nhập rừng ngập mặn, những loài cây có thể gặp ở cả trong rừng ngập mặn và những vùng khác nữa [5].
  • 13. 5 Hình 1.1. Hiện trạng cây ngập mặn bảo vệ đê biển 1 (Đồ Sơn – Hải Phòng) Hình 1.2. Hiện trạng cây ngập mặn bảo vệ đê biển ở Nam Bộ Cũng cần phân biệt rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm tất cả các thành phần hữu sinh (cây ngập mặn, nấm, tảo, vi sinh vật trên cây, dưới nước, trong đất rừng ngập mặn và kể cả trong không khí) và các thành phần vô sinh (không khí,đất và nước). Hai thành phần này luôn tác động qua lại, quy định lẫn nhau, vận động trong không gian và thời gian [5]. Trong đó:
  • 14. 6 - Thành phần vô sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ngoài ánh sáng mặt trời còn bao gồm không khí mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển, đất phù sa, bãi bồi ngập theo nước triều lên xuống trong ngày (nhật triều hoặc bán nhật triều), nước mặn từ biển vào, nước ngọt từ trong sông ra và nước lợ (hòa lẫn giữa nước ngọt và nước mặn). Các yếu tố về độ mặn, pH và các thành phần lý hóa của nước luôn thay đổi theo không gian và thời gian. - Thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là các sinh vật biển, sinh vật nội địa và sinh vật đặc trưng trong vùng rừng ngập mặn, đặc biệt là các sinh vật di cư (chim di cư, rùa biển, bò biển…). Ngoài ra còn có các vi sinh vật, nấm, phù du thực vật… - Hệ sinh thái rừng ngập mặn được đánh giá là một trong các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái. Các lá cây ngập mặn rụng xuống chiếm 50 - 70% năng suất sơ cấp ròng. Đây là nguồn chất hữu cơ phân hủy và hòa tan trong chuỗi, lưới thức ăn và xuất khẩu theo dòng nước tạo nguồn dinh dưỡng cho các loài động vật, thủy, hải sản của cả một vùng ven biển rộng lớn. Hệ thống rễ cây ngập mặn có khả năng lọc và hấp thụ một số chất ô nhiễm độc hại trong đất và nước. Bùn trầm tích rừng ngập mặn là nơi tích tụ các chất hữu cơ phân hủy tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật hoạt động với năng suất 0,2 – 10g C/m3 /ngày. Rừng ngập mặn là nơi che chở nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản, là vườn ươm cho sự sống của biển. Mỗi loại cây RNM đều có yêu cầu điều kiện môi trường, sinh thái khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung như: - Sống ở trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, xích đạo. - Ven biển khu nước lợ, lưu vực của cửa sông thông ra biển, các đầm trũng nội địa. - Có ảnh hưởng của triều lên xuống. - Vùng không có sóng lớn. - Độ ẩm cao.
  • 15. 7 Ngoài ra chúng còn chịu những tác động khác như loại đất và chế độ ngập triều dựa vào sơ đồ sau ta thấy sự phân bố của các loại cây trong rừng ngập mặn: Hình 1.3. Quan hệ giữa chế độ ngập triều, thế nền và phân bố loại cây 1.1.2. Vai trò của rừng ngập mặn RNM có vai trò như: - Là “lá phổi xanh” giúp giảm năng lượng của sóng thần. Nhiều cơn bão lớn đổ bộ vào nước ta những năm qua, nơi nào RNM được trồng và bảo vệ tốt thì các đê biển vùng đó vẫn vững vàng trước sóng to gió lớn. - Là hệ sinh thái đa dạng, có vai trò rất quan trọng, được ví như lá chắn xanh bảo vệ vùng cửa sông, cửa biển để chống xói lở, hạn chế tác hại của gió bão, mở rộng đất liền. - Là một nhà máy lọc sinh học khổng lồ, nó không chỉ hấp thụ khí CO2 do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải ra, mà còn sinh ra một lượng ô-xy rất lớn,
  • 16. 8 làm cho bầu không khí trong lành. Ngoài ra nó còn có tác dụng xử lý chất dinh dưỡng từ đất liền và giữ vai trò vùng đệm chống lại các dòng chảy ô nhiễm đồng thời lọc thức ăn cho các loài động vật biển có vú. Về kinh tế, tài nguyên RNM rất đa dạng, như: Gỗ, than, ta-nin, chim, thú và nhiều loài hải sản có giá trị xuất khẩu... - Là “lá phổi xanh” rất quan trọng trong việc làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nó giúp tiêu thụ một lượng đáng kể các khí thải độc hại và làm tăng lượng Oxi cho con người. Nhằm giúp giảm bớt hiện tượng nóng lên của trái đất và ngăn ngừa tình trạng dâng lên của nước biển gây ảnh hưởng đến đời sống của những người dân cư ven biển. Theo báo cáo của Ủy ban Liên quốc gia (IPCC) thuộc Liên Hợp Quốc sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu làm băng tan nhanh, dẫn đến hiện tượng biển có thể lấy mất tới 12,2% diện tích đất của Việt Nam, đe doạ nơi sinh sống của 17 triệu người vào cuối thể kỷ XXI. - Giúp bảo vệ động vật khi nước triều lên cao và sóng lớn như: nhiều loài động vật sống trong hang hoặc trên mặt bùn khi điều kiện thời tiết bất lợi, nước triều cao, sóng lớn đã trèo lên cây để tránh sóng như cá Lác, các loại Còng, Cáy, Ốc. Giúp cho tính đa dạng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tương đối ổn định. - Là nơi có hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ nhất như nó là vùng nuôi dưỡng các loài cá con trong rạn san hô, theo thống kê có 164 loài cá sống tại RNM và các rạng san hô. - Là nơi có lợi nhuận về kinh tế rất cao, cung cấp nguồn hải sản phong phú để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, có thể thu nhập từ các nguồn khác như: nuôi ong lấy mật, bán cây giống, khai thác măng tre, khai thác gỗ cốp pha từ cây phi lao và số lượng lớn than củi…Trong số 51 loại cây rừng có 30 loài cung cấp gỗ, củi, than, 14 loại cung cấp tannin, 24 loài có thể sử dụng làm phân xanh nông nghiệp, 15 loài có thể lam thuốc nam, 21 loài có thể dùng nuôi ong và 1 loài có thể dùng làm đường sáp (Hồng, 1999). - Nhờ hệ thống rễ dày đặc của các loài cây RNM có tác dụng bảo vệ đới bờ và cửa sông tránh tình trạng xói lở và giảm tác hại của bão, sóng đối với hệ thống đê biển. Độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải RNM với mực biến đổi từ 75%
  • 17. 9 đến 85% từ 1,3m xuống 0,2m - 0,3m. Tương tự, đợt sóng thần khủng khiếp ngày 26- 12-2004 hơn 2 triệu người ở 13 quốc gia Châu Á và Châu Phi bị thiệt mạng, môi trường bị tàn phá nặng nề, nhưng kết quả khảo sát của IUCN (Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới) và UNEP (Chương trình Môi trường thế giới) cùng các nhà khoa học cho thấy, những làng xóm ở phía sau “bức tường xanh” RNM với băng rừng rộng gần như còn nguyên vẹn vì năng lượng sóng đã được giảm từ 50% đến 90%, nên thiệt hại về người rất thấp hoặc không bị tổn thất…RNM ở Ấn Độ, khoảng từ làng xóm ra bờ biển 1km so với nơi không có rừng thiệt hại giảm 50%- 80%. Ngoài ra, nhờ bộ rễ nó còn giúp cản các loài trầm tích lắng đọng, giữ hoa lá, cành rụng trên mặt bùn và phân hủy tại chỗ giúp tăng chất dinh dưỡng cho đất. - RNM cũng góp phần giảm chi phí tu bổ đê điều hàng năm. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, trước đây chi phí tu bổ đê điều trung bình hàng năm là 5 triệu đồng/mét dài nhưng kể từ khi có rừng ngập mặn bảo vệ phía ngoài đê chi phí này đã giảm xuống còn 1,2 triệu đồng/mét dài. - RNM cũng là nơi tốt để tổ chức du lịch sinh thái, huấn luyện, nghiên cứu và giảng dạy. RNM mang lại tầm quan trọng rất lớn đối với môi trường tự nhiên, môi trường sinh học, môi trường Kinh tế - Xã hội trong khu vực (Hình 1.4).
  • 18. 10 Hình 1.4. Tầm quan trọng của RNM 1.2. Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn của Việt Nam Nước ta có bờ biển dài khoảng 3.260km và hệ thống sông ngòi dày đặc vận chuyển phù sa lớn đổ ra cửa sông, ven biển tạo ra nhiều bãi lầy thuận lợi cho sự hình thành các RNM. Nơi có RNM phát triển tốt nhất là các cửa sông Hồng, sông Cửu Long đặc biệt là bán đảo Cà Mau. RNM Việt Nam phân bố ở 4 khu vực từ Bắc vào Nam: Ven biển Đông bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Đồ Sơn (Hải Phòng). Ven biển đồng bằng Bắc bộ từ Đồ Sơn đến Lạch Trường (Thanh Hóa). Ven biển miền Trung kéo dài từ Lạch Trường tới Vũng Tàu. Ven biển Nam Bộ từ Vũng Tàu tới Hà Tiên, RNM phát triển tốt nhất. RNM tập trung nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bán đảo Cà Mau và ba tỉnh phía Bắc là Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích RNM chưa đến 100.000 ha tập trung ở các tỉnh Cà Mau 62.554ha, Bạc Liêu 4.142 ha, Sóc Trăng 2.943 ha, Trà Vinh 8.582 ha, Bến Tre 7.153 ha, Kiên Giang 322 ha, Long An 400 ha… Rừng ngập mặn Cồn Chim, đầm Thị Nại tỉnh Bình Định có tổng diện tích 5.060 ha đang được khôi phục. RNM
  • 19. 11 Cần Giờ hay rừng Sác có diện tích rừng và đất rừng là 38.664 ha (trước 40.000ha). Theo số liệu Bộ NN&PTNT cho thấy, năm 1943 diện tích rừng ngập mặn Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000 vào năm 2006. RNM nguyên sinh tự nhiên hiện nay hầu như không còn. Đa số RNM hiện nay là rừng trồng (62%) còn lại là rừng thứ sinh nghèo hoặc rừng mới tái sinh trên bãi bồi. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và thành phố. Kết quả thống kê diện tích RNM từ các tỉnh ven biển Việt Nam tập hợp lại, tính đến tháng 12/2009 thì Việt Nam có tổng diện tích RNM khoảng 155.290 ha, chênh lệch 1.318 ha so với số liệu kiểm kê rừng toàn quốc tháng 12/1999 (156.608ha). Trong đó diện tích RNM tự nhiên chỉ có 32.402ha chiếm 21%, diện tích RNM trồng 122.892 ha chiếm 79%. Bảng 1-1. Phân bố diện tích đất ngập mặn và RNM theo tỉnh và thành phố ven biển Việt Nam1 TT Tỉnh/Thành phố Diện tích đất ngập mặn Diện tích có RNM Diện tích không có RNM Diện tích đầm nuôi tôm nước lợ Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Tổng số 606.782 100,0 155.290 100.0 225.394 100.0 226.075 100.0 1 Quảng Ninh 65.000 10,7 22.969 14.8 27.194 12.1 14.837 6.6 2 TP Hải Phòng 17.000 2,8 11.000 7.1 1.000 0.4 5.000 2.2 3 Thái Bình 23.675 3,9 6.297 4.0 14.526 6.4 2.852 1.3 4 Nam Định 14.843 2,4 3.012 1.9 6.031 2.7 5.800 2.6 5 Ninh Bình 1.817 0,3 533 0.3 1.084 0.5 200 0.1 6 Thanh Hoá 18.000 3,0 1.000 0.6 15.848 7.0 1.152 0.5 1 tính đến tháng 12/2009
  • 20. 12 TT Tỉnh/Thành phố Diện tích đất ngập mặn Diện tích có RNM Diện tích không có RNM Diện tích đầm nuôi tôm nước lợ Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % 6 Thanh Hoá 18.000 3,0 1.000 0.6 15.848 7.0 1.152 0.5 7 Nghệ An 3.974 0,6 800 0.5 2.137 0.9 1.035 0.4 8 Hà Tĩnh 9.000 1,5 500 0.3 8.182 3.6 918 0.1 9- 19 10 tỉnh và tp miền Trung còn lại 13.068 2,1 700 0.4 - - 12.368 5.5 20 Bà Rịa – Vũng Tàu 37.100 6,1 1.500 1.0 34.360 15.2 1.240 0.5 21 Tp Hồ Chí Minh 30.000 4,9 24.592 15.8 3.180 1.4 2.228 1.0 22 Long An 1.750 0,3 400 0.2 300 0.1 4.050 0.5 23 Bến Tre 36.276 6,0 7.153 4.6 9.023 4.0 20.100 8.9 24 Tiền Giang 2.828 0,5 560 0.4 120 0.05 2.148 0.9 25 Trà Vinh 39.070 6,4 8.582 5.5 55.007 9.8 8.481 3.7 26 Sóc Trăng 34.834 5,7 2.943 1.9 6.423 2.8 25.468 11.3 27 Bạc Liêu 26.107 4,3 4.142 2.7 1.411 0.6 20.533 9.1 28 Cà Mau 222.003 36,6 5.285 37.5 71.718 31.8 92.000 40.7 29 Kiên Giang 10.437 1,7 322 0.2 850 0.4 9.265 4.1 Nguồn: Đỗ Đình Sâm và các cộng sự, 2009 Hiện nay trên cả nước chưa có một qua hoạch chi tiết cụ thể, mới chỉ các các quy hoạch vùng cho rừng phòng hộ. Cục đê điều và phòng chống lụt bão đang rà soát kiểm kê lại diện tích và quy hoạch rừng phòng hộ trong cả nước. 1.3. Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn 1.3.1. Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn
  • 21. 13 Khi có rừng ngập mặn, môi trường sinh thái vùng ven biển đã được cải thiện. Các loài thủy hải sản cũng phong phú hơn, toàn bộ diện tích từ bãi ngoài, bãi triều được người dân sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Đời sống người dân vùng dự án và khu vực lân cận vùng dự án cũng có nhiều đổi thay. Rừng ngập mặn không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển, đồng thời là nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển. Đặc biệt hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ ven biển còn được ví như "bức tường xanh" vững chắc bảo vệ cho toàn bộ tuyến đê trực diện với biển, bảo vệ an toàn cho cuộc sống của cộng đồng dân cư ven biển. Qua thực tế những năm có lũ bão, triều cường, toàn bộ hệ thống đê biển và đê đầm thủy sản của cả nước có rừng che chắn phía ngoài đều được bảo vệ an toàn, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho việc tu bổ, sửa chữa đê, kè cống hàng năm. Với diện tích rừng rộng, sinh khối lớn, cấu thành rừng đa dạng và đặc biệt là chúng phân bố ở những nơi “đầu sóng, ngọn gió” rừng ngập mặn được xem là đối tượng có giá trị kinh tế. Giá trị kinh tế toàn phần (TEV) của một hệ sinh thái rừng ngập mặn được liệt kê trong Bảng 1.2 TEV bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và các giá trị không sử dụng. Các giá trị cơ bản của hệ sinh thái rừng ngập mặn đang nghiên cứu là rất cần thiết để có thể định giá và phân tích thỏa đáng cho khu vực dự án. Bảng 1.2. Giá trị kinh tế toàn phần của hệ sinh thái rừng ngập mặn Giá trị sử dụng Giá trị phi sử dụng Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị sử dụng gián tiếp Gỗ Củi Than Thủy sản Các loại lâm sản: thực phẩm, thuốc, vật liệu xây ổn định bờ Nạp nước ngầm Khống chế dòng chảy và lũ lụt Nơi chứa và tái sinh các chất thải Các giá trị thẩm mỹ, văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo
  • 22. 14 Giá trị sử dụng Giá trị phi sử dụng Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị sử dụng gián tiếp dựng, thuốc nhuộm, sinh vật hoang dã Các loại nông sản Cung cấp nước Giao thông thủy Tài nguyên di truyền Du lịch và giải trí Nơi cư trú của con người Nơi có giá trị giáo dục, lịch sử và khoa học Duy trì đa dạng sinh học Nơi cư trú cho các loài di cư Bãi đẻ cho cá Lưu giữ chất dinh dưỡng Bảo vệ và duy trì các rạn san hô Chống xâm nhập mặn 1.3.2. Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn Giá trị hệ sinh thái nói chung và giá trị hệ sinh thái rừng ngập mặn nói riêng thể hiện sự đồng tiến hoá giữa kinh tế và sự hiểu biết về môi trường tự nhiên của con người. Lĩnh vực này ngày càng được quan tâm nghiên cứu do tác động nhiều mặt của các quá trình phát triển kinh tế lên hệ thống tự nhiên. Sự hiểu biết đó sẽ mang lại kiến thức về cấu trúc tự nhiên, sinh học và xã hội cũng như mối liên hệ về mặt chức năng giữa kinh tế và các hệ sinh thái. Làm rõ giá trị hệ sinh thái mà cụ thể là hệ sinh thái rừng ngập mặn chính là góp phần tìm ra những giải pháp kinh tế thích hợp để bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên này. Khi xem xét về các giá trị của rừng ngập mặn có các giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp: - Giá trị sử dụng trực tiếp (DUV) + Giá trị về lâm sản (gỗ, củi…), lâm sản ngoài gỗ (mật ong, đánh bắt thuỷ sản, thuốc chữa bệnh…). Thảm thực vật của rừng ngập mặn rất đa dạng về thành phần loài. Trong đó phần lớn là bần chua, trang, đước…là các loài cây gỗ có giá trị
  • 23. 15 kinh tế cao. Một số cây có giá trị làm thuốc chữa bệnh. Một số cho hoa để loài ong lấy mật (sú, vẹt…) + Cung cấp dịch vụ giải trí, du lịch: Hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp rất nhiều dịch vụ du lịch tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, mức sống và thói quen của người dân. Các dịch vụ này bao gồm đi câu cá, quan sát chim di cư, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên…Một số nơi như Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh đã kết hợp giữa du lịch sinh thái với tham quan các di tích lịch sử chiến khu rừng Sát, tham quan vườn chim, dơi…mang lại hiệu quả cao cả về giáo dục tuyên truyền, phát triển kinh tế - xã hội. - Giá trị sử dụng gián tiếp (IDUV) + Hạn chế xói lở bờ biển và sông, nước dâng, ngăn cản bão sóng biển để bảo vệ hoạt động sản xuất và đời sống của con người phía trong khu RNM. + Tăng lượng bồi tụ trầm tích: Các hệ thống cây và rễ cây chằng chịt của rừng ngập mặn góp phần làm giảm lưu lượng nước, dòng chảy tạo điều kiện cho trầm tích lắng đọng trong các vùng cửa sông ven biển. + Cung cấp thức ăn, nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng con non và là vườn ươm cho các loài thuỷ sản ven biển, nơi ở cho các loài chim di cư: Có thể nói, hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp cả thức ăn và nơi ở, nơi che chở và nuôi dưỡng cho các loài sinh vật trong vòng đời của chúng. Chẳng hạn như một số loài tôm sú, tôm he, cua bùn, rùa biển…vào vùng rừng ngập mặn đẻ trứng, con non của chúng bơi dần ra biển đến giai đoạn thành thục, sinh sản chúng lại quay về rừng ngập mặn. Một số loài chim di cư như cò mỏ thìa vào giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau di cư từ phương Bắc đến vùng rừng ngập năm của sông Hồng kiếm ăn rồi lại bay xuống phía Nam. + Hấp thụ CO2 và cung cấp khí O2, điều hoà khí hậu: Cũng giống như các loài thực vật khác trên trái đất, các cây ngập mặn trong môi trường nước hấp thụ CO2 và thải O2 qua quá trình quang hợp. Chẳng hạn, rừng ngập mặn Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh được xem như lá phổi xanh của thành phố, góp phần cân bằng một lượng lớn CO2 do các hoạt động của thành phố thải ra rừ ô tô, xe máy, khu công
  • 24. 16 nghiệp, dân cư…Việc hưởng thụ “dịch vụ” không khí mát mẻ, trong lành sau những giờ làm việc căng thẳng sẽ góp phần tăng năng suất lao động và sức khoẻ của người dân thành phố. + Chức năng lọc nước và hấp thụ các chất độc hại, ô nhiễm vùng cửa sông ven biển: Hầu hết các cây ngập mặn đều hấp thu các chất khoáng từ đất và nước thông qua các cơ chế trao đổi chất tích cực và thụ động. Ba cơ chế đặc biệt của cây ngập mặn là: cơ chế cản muối đi vào cơ thể, cơ chế thải muối thừa qua các tuyến tiết muối ở lá và cơ chế tích luỹ muối trong các lá già khi rụng cũng là thải đi lượng muối thừa. Các chất độc hại và ô nhiễm (kim loại nặng, thuốc trừ sâu, chất độc…) từ các khu công nghiệp, đô thị thải vào sông suối, hoà tan trong nước hoặc lắng xuống đáy trong thành phần các hạt phù sa, trầm tích được nước sông mang ra các vùng cửa sông ven biển. Cây ngập mặn hấp thu các sản phẩm này vào trong cơ thể tạo ra các hợp chất ít độc hại hơn đối với con người. Các vùng cửa sông ở Ấn Độ, Mỹ, Ôxtraylia đã trồng rất nhiều cây ngập mặn vùng cửa sông ô nhiễm để tận dụng chức năng này. Tuy nhiên cần thấy rằng, không phải tất cả các chất độc hại đều được phân hủy mà một phần chúng vẫn tồn lưu trong cơ thể thực vật rồi đi vào chuỗi lưới thức ăn của hệ sinh thái. - Giá trị lựa chọn (OV) + Giá trị nguồn gen quý: Những thông tin di truyền nằm trong tổ hợp gen các loài cây ngập mặn có những giá trị đặc biệt. Đó là các tổ hợp gen đã được chọn lọc trong quá trình thích nghi và đấu tranh sinh tồn hàng triệu năm. Qua nhiều thế hệ chúng mới có được các cơ chế tiết muối và thải muối thừa qua tuyến tiết muối trên lá của cây mắm, cơ chế tích luỹ muối trong lá già để sau này rụng xuống ở cây bần, cây giá và cơ chế cản muối ở cây đước, vẹt…Những cơ chế này đã giúp cho các loài cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển rất tốt trong nước biển mặn mà không một cây trồng nào trong nông nghiệp có thể sống được. + Rừng ngập mặn còn có những loài cây quí hiếm như cây cóc hồng, còn rất ít cá thể thuộc danh mục các loài quí hiếm trong sách đỏ của nước ta. Cò mỏ thìa và các loài chim di cư ở vùng rừng ngập mặn cửa sông Hồng lại có giá trị toàn cầu
  • 25. 17 bởi vì nó là tài sản đa quốc gia. Đặc biệt, các chủng vi sinh vật rừng ngập mặn còn mang những thông tin di truyền tồn tại cho đến ngày nay qua đấu tranh sinh tồn hàng triệu năm. Đó là những nguồn gen quí cho việc cải thiện các giống vật nuôi và cây trồng, thuốc chữa bệnh trong tương lai. Việc bảo tồn các loài quí hiếm chính là bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì chức năng các hệ sinh thái với sự ổn định và sức bền trong không gian, thời gian. + Ngoài ra rừng ngập mặn còn nhiều giá trị lựa chọn khác. + Giá trị tồn tại (EXV): Cung cấp phương tiện và thông tin cho nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, là nguồn cảm hứng cho thơ ca hội hoạ, giá trị nhân văn, nhân bản, bản sắc văn hoá, tôn giáo và tín ngưỡng: Một số đặc điểm sinh lý, sinh thái đặc biệt của cây ngập mặn như tuyến tiết muối ở cây mắm, rễ thở của cây bần, rễ đầu gối của cây vẹt… 1.4. Khung lý thuyết về mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ thống kinh tế Khung lý thuyết về mối quan hệ sinh thái và hệ thống kinh tế là xuất phát điểm của việc tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên nói chung và tài nguyên RNM nói riêng. Về cơ bản, do đời sống và các hoạt động kinh tế của con người phụ thuộc vào điều kiện sinh thái nên khi đánh giá giá trị kinh tế của hệ sinh thái phải xem xét kỹ mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế của con người và hệ thống sinh thái. Trước hết, trong hệ sinh thái, tại mọi thời điểm luôn có sự tác động qua lại giữa cấu trúc, quy trình và chức năng của hệ. Cấu của hệ sinh thái bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ. Các quá trình bao gồm sự chuyển hóa vật chất và năng lượng. Tác động qua lại giữa cấu trúc và quá trình hình thành lên chức năng của hệ sinh thái. Các chức năng này cung cấp hàng hóa, dịch vụ, mạng lại lợi ích cho con người. Nếu con người có sự ưu thích (preference) đối với các lợi ích trên và sẵn lòng chi trả để nhận thêm một lượng lợi ích nhất định từ hệ sinh thái thì các lợi ích có giá trị kinh tế. Bateman và Willis (1999), giá trị kinh tế là một khái niệm mang tính cụ thể và không phải là chất lượng và bản chất của bất cứ thứ gì. Giá trị kinh tế
  • 26. 18 chỉ xuất hiện khi có sự tương tác giữa các chủ thể và khách thể kinh tế. Cụ thể hơn, các thuộc tính môi trường chỉ có giá trị kinh tế khi nó xuất hiện tỏng hàm lợi ích của một cá nhân hoặc hàm chi phí của một doanh nghiệp. Như vậy, các chức năng của hệ sinh thái tự nó không mang lại giá trị kinh tế, thay vì đó, các chức năng cung cấp các hàng hóa và dịch vụ và việc sử dụng các hàng hóa và dịch vụ đó mới mang lại các giá trị kinh tế cho con người [14]. 1.5. Những nghiên cứu về giá trị kinh tế và hiệu quả kinh tế rừng ngập mặn Ở Việt Nam, việc lượng giá tài nguyên và tác động môi trường bắt đầu vào giữa những năm 1990 cùng với sự ra đời của Luật bảo vệ môi trường năm 1993 và Nghị định 175/1994/NĐ-CP trong đó đòi hỏi việc lượng giá môi trường và thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Gần đây, cùng với quá trình phát triển, việc định giá tai nguyên và những tổn hại do ô nhiễm môi trường gây ra càng trở nên cấp bách. Chính vì vậy trong những năm qua, đã có rất nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực này xuất hiện ở Việt Nam. Các trường hợp lượng giá và các phương pháp lượng giá cũng ngày càng đa dạng và hoàn thiện. Trước đây các kỹ thuật lượng giá khác đơn giản được sử dụng phổ biến nhưng hiện nay nhiều kỹ thuật phức tạp hơn về lý thuyết và triển khai thực tế cũng đang được tiến hành. Hiện nay phương pháp sử dụng kỹ thuật lượng giá thị trường (makert price) trong phân tích định giá tài nguyên được sử dụng ở nhiều nghiên cứu khác nhau để định giá kinh tế và hiệu quả kinh tế của RNM. Nghiên cứu của tác giả Bùi Dũng Thể (2005), tiếp tục sử dụng kỹ thuật lượng giá này để đánh giá giá trị của các loại rừng, giá trị của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tác động của thuốc trừ sâu lên sức khỏe của con người [10]. Nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Phan (2000) về định giá rừng ngập mặn Cần Giờ của thành phố Hồ Chí Minh sử dụng kỹ thuật này để lượng giá các giá trị kinh tế của RNM trực tiếp như: củi, gỗ, than, lâm sản ngoài gỗ, thủy sản, du lịch, nguồn lợi sinh vật hoang dã và giá trị gián tiếp như: chắn sóng, gió bão, cố định bùn đất… Ngoài ra, những năm trở lại đây, để đánh giá phần giá trị trong tổng giá trị kinh tế của tài nguyên (tài sản môi trường), các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã
  • 27. 19 bước đầu nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm phương pháp phức tạp hơn, phổ biến là kỹ thuật chi phí du lịch, đánh giá ngẫu nhiên. Các kỹ thuật này dựa trên việc dựa vào thị trường sẵn có và xây dựng thị trường ảo để đánh giá lợi ích của người sử dụng tài nguyên khi tham gia thị trường, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách. Mở đầu nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1999), về giá trị du lịch của VQG Cúc Phương thông qua việc sử dụng kỹ thuật TCM [11], phương pháp TCM, phương pháp CVM cũng được áp dụng phổ biến hơn trong lượng giá các giá trị phi sử dụng của tài nguyên cũng như lợi ích của việc tiến hành các chương trình bảo tồn, cải thiện chất lượng môi trường ở Việt Nam. Nhìn chung, các nghiên cứu cho đến nay về giá trị kinh tế của RNM tại Việt Nam có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một loại/nhóm giá trị cụ thể của RNM, phổ biến là giá trị sử dụng trực tiếp, các nhóm giá trị sử dụng gián tiếp và phi sử dụng chưa nghiên kỹ càng. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể về tổng giá trị kinh tế của tài nguyên RNM tại Việt Nam. Thứ hai, các phát hiện mới chỉ dừng lại ở mức độ tính toán sơ bộ, chưa có sự thảo luận và liên hệ chặt chẽ với bối cảnh quản lý tài nguyên tại Việt Nam bảo gồm quản lý tại hiện trường và quản lý hệ thống tổng thể. Do đó, các kết quả này chưa được áp dụng nhiều trong các hoạt động quản lý thực tế. Thứ ba, các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế và hiệu quả kinh tế của RNM mới chỉ tập trung vào những kỹ thuật truyền thống như lượng giá thị trường, chi phí du lịch. 1.6. Định hướng phát triển hệ thống rừng ngập mặn Luật Đê điều quy định hành lang bảo vệ đê biển, đê cửa sông là 200m về phía biển. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cũng đã có quy định về bảo vệ phát triển rừng phòng hộ, trong đó có rừng phòng hộ ven biển. Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 về việc phê duyệt chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam; Quyết định số
  • 28. 20 667/2006/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 về việc phê duyệt chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang; Quyết định số 611/1998/QĐ- TTg ngày 29/1/1998 và Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 về việc trồng mới 5 triệu ha rừng, trồng rừng phòng hộ ven biển là nhiệm vụ ưu tiên phải được thực hiện đối với tất cả các khu vực ven biển có điều kiện trồng cây. Để chủ động phòng ngừa và giảm nhẹ thiệt hại do gió bão, nước biển dâng, sạt lở đất, đảm bảo an toàn cho hệ thống đê biển, đê cửa sông, đồng thời hạn chế quá trình sa mạc hóa, cải thiện môi trường sinh thái góp phần phát triển bền vững vùng đất ven biển. Đẩy mạnh công tác trồng cây chắn sóng tạo rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt ưu tiên các khu vực bãi trước đê biển; kết hợp chặt chẽ giữa trồng mới, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ diện tích rừng hiện có. Các địa phương sử dụng kinh phí được bố trí trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 611/1998/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 và Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007, lồng ghép các chương trình mục tiêu khác và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện. Những khu vực hiện có bão trước đê biển, đê cửa sông: Trước mắt trồng phủ kín hành lang bảo vệ đê biển theo quy định tại Luật đê điều là 200m tính từ chân đê ra phía biển, đối với đê biển từ tỉnh Quảng Ngãi đến tỉnh Kiên Giang trước tuyến đê phải có bãi trồng rừng ngập mặn có chiều rộng tối thiểu 500m tính từ chân đê trở ra được coi như một bộ phận cấu thành của đê biển, tiến tới trồng phủ kín toàn bộ vùng bãi được quy hoạch trồng rừng. Những khu vực hiện có đầm thủy sản trong hành lang bảo vệ đê, tiến hành thu hồi để trồng cây. Những khu vực có bãi rộng có thể khai thác một phần diện tích phía ngoài phạm vi bảo vệ đê để nuôi trồng thủy sản nhưng không được đắp bờ bao khép kín ngăn nước biển vào rừng phòng hộ làm chết cây chắn sóng. Những khu vực hiện có đê biển, đê cửa sông nhưng trước đê chưa có bãi hoặc bãi không đủ chiều rộng theo quy định, khi tiến hành củng cố, nâng cấp cần xem xét phương án nắn chỉnh tuyến đê lùi vào phía trong để có diện tích trồng cây chắn sóng. Với những tuyến đê quan trọng không thể nắn lùi tuyến vào trong, có biện
  • 29. 21 pháp để gây bồi tạo bãi trước đê và phải tiến hành các giải pháp để trồng cây ngay sau khi có bãi. Những khu vực chưa có đê cần tiến hành trồng cây chắn sóng và khi xây dựng đê mới cần chọn tuyến lùi vào phía trong để có diện tích trước đê dành cho việc trồng cây chắn sóng, chiều rộng dải cây tối thiểu 200m. Kết luận chương 1 Rừng ngập mặn (RNM) không những có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, hạn chế tác hại của thiên tai mà nguồn lợi trong hệ sinh thái RNM cũng rất quan trọng; ngoài các lâm sản, phải kể đến tài nguyên thủy sản, được khai thác trực tiếp không chỉ trong các hệ thống kênh rạch, mà còn cả một vùng ven biển rộng lớn xung quanh. Tuy nhiên, nhận thức về vai trò của hệ sinh thái RNM vẫn chưa đầy đủ, tình trạng phá RNM còn diễn ra ở một số nơi. Trong những năm qua, việc thu hẹp diện tích RNM để phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, đô thị đã diễn ra rộng khắp ở nhiều địa phương. Chú trọng vào việc phát triển kinh tế trước mắt bằng cách thu hẹp diện tích RNM đã và đang gánh chịu những tổn thất rất lớn về kinh tế do suy thoái về chức năng sinh thái của RNM. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang có các chính sách khuyến khích trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển tại chỉ thị số 85/2007/CT-BNN ngày 11/10/2007 về việc đẩy mạnh trồng rừng và trồng cây chắn sóng ven biển. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế RNM cung cấp là một trong những tư liệu quan trọng, hỗ trợ cho các nhà quản lý trong quá trình hoạch định các chính sách quản lý RNM nói riêng và các chính sách phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững của cả nước nói chung.
  • 30. 22 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN Về mặt phương pháp luận, nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương pháp định giá kinh tế tổng hợp cho vùng sinh thái ngập nước do Văn phòng Công ước RAMSAR và IUCN phối hợp xây dựng và công bố 1997. Phương pháp này gồm 3 công đoạn với 7 bước thực hiện các nội dung như sơ đồ Hình 2.1. Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của RNM Các bước cơ bản được tiến hành trong nghiên cứu: Chọn cách tiếp cận: Theo hướng dẫn của IUCN và Văn phòng Công ước Ramsar (1997), để đánh giá các giá trị kinh tế của một hệ sinh thái đất ngập nước,
  • 31. 23 trong đó có rừng ngập mặn, hiện có ba cách tiếp cận. Cách thứ nhất là Định giá toàn phần (total valuation), cách thứ hai là Định giá từng phần (partial valuation) và cách thứ ba là Đánh giá tác động (impact analysis). Trong khuôn khổ nghiên cứu định giá rừng ngập mặn Cần Giờ, cách tiếp cận Định giá toàn phần được áp dụng, là cách nhằm đánh giá toàn bộ những lợi ích kinh tế mà hệ sinh thái rừng ngập mặn có thể đem lại cho xã hội, từ đó chứng tỏ nó xứng đáng được dành làm khu bảo tồn. Việc ước tính Giá trị kinh tế toàn phần (TEV) của rừng ngập mặn dựa trên việc phân chia các lợi ích của rừng thành ra các Giá trị sử dụng (Use Value = UV) và Giá trị phi sử dụng (Non Use Value = NUV), trong đó giá trị sử dụng được chia thành Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value = DUV) và Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value = IUV). Giá trị sử dụng trực tiếp được tính qua các thông số về doanh thu hay thu nhập từ việc khai thác các sản phẩm của rừng. Giá trị sử dụng gián tiếp được ước tính trên cơ sở những thiệt hại hay những phí tổn về kinh tế có thể tránh hay tiết kiệm được nếu như bảo tồn được khu rừng. Xác định phạm vi khu vực nghiên cứu: Rừng ngập mặn Hải Phòng bao gồm toàn bộ rừng hiện có và sẽ phát triển khép kín trên diện tích đất lâm nghiệp. Tiến hành phúc tra tình hình tài nguyên rừng và đất rừng, trên cơ sở tài liệu điều tra kiểm kê. Thiết kế các tuyến khảo sát kiểm tra (transects) xuyên suốt các khu, mỗi tuyến do một nhóm kỹ thuật điều tra tài nguyên rừng đảm nhận công việc chuyên môn (kiểm kê rừng, đánh giá rừng, bản đồ rừng và đất đai...) Theo phương pháp PRA tiến hành khảo sát về kinh tế xã hội, thu thập những thông tin, số liệu về sử dụng những sản phẩm của rừng ngập mặn, những kinh nghiệm truyền thống lợi dụng những tác động hoặc ảnh hưởng tích cực của rừng ngập mặn. Điều tra hộ để thu thập thông tin về tần số, khối lượng sản phẩm thu hoạch được và chi phí lao động cho các hoạt động đó. Thu thập những thông tin về giá trị kinh tế của những sản phẩm trực tiếp của rừng ngập mặn, và các giá trị gián tiếp của rừng ngập mặn (phòng hộ gió, sóng, triều cường, thanh lọc ô nhiễm, sinh cảnh đa dạng sinh học, …), từ các cơ quan chuyên môn từ cấp huyện, thành phố, đặc biệt tài liệu về rừng ngập.
  • 32. 24 Thực hiện các công đoạn tính toán, định giá kinh tế toàn phần các giá trị sản phẩm trực tiếp và những lợi ích, tác dụng gián tiếp của rừng ngập mặn. 2.1. Cơ sở lý luận của các phương pháp Tổng giá trị kinh tế (TEV): là tổng giá trị quy thành tiền của các giá trị hợp phần của hệ sinh thái, được tính toán theo sơ đồ sau: Hình 2.2. Giá trị kinh tế các tài nguyên Trong đó: UV: Giá trị sử dụng NUV: Giá trị phi sử dụng DUV: Giá trị sử dụng trực tiếp IDUV: Giá trị sử dụng gián tiếp OV: Giá trị lựa chọn EXV: Giá trị tồn tại BV: Giá trị tuỳ thuộc QOV: Giá trị lựa chọn một phần Giá trị sử dụng (UV): được hiểu là những giá trị được con người sử dụng vào mục đích của mình và vì lợi ích của con người. Trong đó có thể được sử dụng dưới hai hình thức: Giá trị sử dụng trực tiếp (DUV): Đây là những giá trị mà trong thực tế nó liên quan đến số lượng đầu ra của sản phẩm hàng hoá môi trường mà con người có thể xác lập được chúng trên thị trường thông qua giá cả. Thông thường giá được xác lập TEV UV NUV DUV IDUV OV QOV BV EXV
  • 33. 25 là giá thực. Nghĩa là nếu xác định được khối lượng hàng hoá theo giá thị trường rồi trừ đi những khoản chi phí thì sẽ xác lập được giá trị của nó theo giá trị thực. Mô hình hoá: f(DUV) = f(P,Q,C) (2.1) Với: P là giá cả hàng hoá Q là sản lượng hàng hoá C là các khoản chi phí để có được lượng hàng hoá Giá trị sử dụng gián tiếp (IDUV): Đây là những giá trị có liên quan đến chức năng của môi trường trong việc hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế, hoạt động sống của con người. Nó giúp con người phòng tránh được những thảm hoạ của thiên nhiên (lũ lụt, sóng thần, biến đổi khí hậu…) Giá trị lựa chọn (OV): Là những giá trị phụ thuộc vào tính chất môi trường hoặc đặc thù của hệ sinh thái mà người làm đánh giá cần phải xem xét, nghiên cứu. Nó bao gồm những lợi ích từ các nguồn tài nguyên và nó thể hiện sự khác biệt giữa các nguồn tài nguyên đó. Giá trị phi sử dụng (NUV): Là những giá trị thường nằm trong tiềm thức của người đánh giá về nó nhưng lại không có chỗ đứng trên thị trường (không có giá thị trường). Đây chính là vấn đề phức tạp nhất trong kinh tế học môi trường mà người ta cho rằng cần phải có những cách đánh giá tích cực để phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Hiện nay các nhà kinh tế học môi trường đã đưa ra quan điểm cho rằng có ba giá trị cơ bản thuộc nhóm này. Đó là: Giá trị tồn tại (EXV), giá trị tuỳ thuộc (BV), giá trị lựa chọn một phần (QOV). Giá trị tồn tại (EXV): Đây là giá trị nằm trong bản thân của sự vật mà con người cho rằng nó không thể mất đi. Nó phải được duy trì vì ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội của nó. Giá trị tuỳ thuộc (BV): Đây là giá trị phụ thuộc vào khả năng đáp ứng dịch vụ sinh thái hoặc dịch vụ môi trường và nằm trong tầm nhận thức của con người về vấn đề đó. Giá trị lựa chọn một phần (QOV): Đây thực chất là giá trị tồn tại nhưng ranh giới không rõ ràng do đó thường khiến con người khó đưa ra quyết định.
  • 34. 26 Thông qua ba giá trị vừa nêu thuộc nhóm giá trị phi sử dụng cho phép khẳng định một điều: Trong thực tế những giá trị phi sử dụng của hàng hoá chất lượng môi trường luôn tồn tại nhưng vấn đề nhận dạng, đánh giá, quy đổi chúng ra giá trị tiền tệ là thách thức lớn nhất đối với các nhà kinh tế học môi trường. Do đó lựa chọn được phương pháp để đánh giá những giá trị này là không hề đơn giản. 2.1.1. Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn 2.1.1.1. Khái niệm đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn là một công việc sử dụng các phương pháp kinh tế để tính toán các giá trị rừng ngập mặn một cách cụ thể, từ đó đưa ra cách sử dụng và phát triển bền vững. 2.1.1.2. Các phương pháp đánh giá chung Trên cơ sở tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn, sẽ có được các phương pháp đánh giá cụ thể ứng với từng giá trị đó. Cụ thể có thể dựa trên quan điểm kinh tế và mô hình để chia các phương pháp đó thành 2 nhóm sau 2.1.1.3. Phương pháp đánh giá không sử dụng đường cầu Đây là phương pháp dựa trên cơ sở các cách tiếp cận không đòi hỏi phải sử dụng hàm cầu. Nghĩa là việc xác định tổng lợi ích không cần phải xem xét miền giới hạn cho bởi hàm cầu. Về cơ bản có các phương pháp sau:  Phương pháp liều lượng đáp ứng  Phương pháp chi phí cơ hội  Phương pháp liều lượng đáp ứng Đây là phương pháp dựa trên cơ sở phản ứng của con người và sinh vật trước tác động của các nhân tố môi trường. Ví dụ: nồng độ ô nhiễm trong nước, trong không khí, trong đất… Nội dung tiến hành: Phương pháp này được tiến hành dựa trên cơ sở mức độ gia tăng của các chất gây ô nhiễm tác động tới chất lượng môi trường Bước 1: Xác định lượng ô nhiễm thải ra môi trường theo 1 tần suất nhất định.
  • 35. 27 Bước 2: ứng với mỗi lượng ô nhiễm trên 1 đơn vị thời gian thì mức độ đáp ứng của môi trường như thế nào. Bước 3: Đánh giá giá trị tiền tệ của thiệt hại. Bước 4: Tính toán kết quả thiệt hại trong mối quan hệ: f(thiệt hại) = f(q,t,p…) Ưu điểm:  Dễ được xã hội thừa nhận từ những người hoạch định chính sách và người dân bình thường.  Trong nhiều trường hợp khi xác lập có thể dùng giá thị trường để dự đoán. Khi đó mức độ tin cậy sẽ cao và dễ được thừa nhận.  Việc tính toán xây dựng mô hình và những người thực hiện sẽ không có gì khó khăn. Hạn chế:  Khi sử dụng phương pháp này phải có phương tiện kỹ thuật để đo lường xem mức độ ô nhiễm thải ra ở nồng độ nào, mức độ thải ra là bao nhiêu…  Những người thực hiện phương pháp này đòi hỏi kiến thức tương đối toàn diện: không chỉ am hiểu về khoa học môi trường mà còn am hiểu về kỹ thuật, quy định, tiêu chuẩn, luật pháp…  Trong nhiều trường hợp, để xác lập mức thiệt hại do nồng độ ô nhiễm gây ra theo giá thị trường là không dễ dàng mà thậm chí không có giá thị trường. Vì vậy độ tin cậy của kết quả đưa ra có thể khó có tính thuyết phục. Ngoài ra hàng hoá công cộng cũng tác động đến kết quả tính toán khi sử dụng phương pháp này. 2.1.1.4. Phương pháp chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là chi phí người ta chấp nhận để bỏ tiền ra nhằm đạt được 1 mục đích nào đó. Dạng chi phí này rất phù hợp trong bối cảnh kinh tế thị trường khi đứng trước một sự lựa chọn có nhiều lợi ích hoặc dịch vụ mà bỏ tiền ra để cuối cùng chấp nhận một phương án nào đó. Số tiền bỏ ra đó chính là chi phí cơ hội. Nội dung tiến hành Bước 1: Xác lập vị trí địa lý, khu vực cần đánh giá.
  • 36. 28 Bước 2: Liệt kê nguồn tài nguyên thiên nhiên có trong khu vực đó. Bước 3: Tính toán các chi phí bỏ ra để thực hiện dịch vụ trong hoạt động kinh tế có được nguồn lực trên. Từ đó xác lập được tổng giá trị môi trường. Thậm chí trong các chi phí tính toán được, còn xác lập ưu tiên các chi phí liệt kê, nguồn lực nào là quan trọng nhất, nguồn lực nào kém phát triển nhất. Ưu điểm  Cách tính này dựa trên chi phí thực để tính toán, đối tượng xác định cụ thể. Vì vậy người thực hiện dễ xây dựng kế hoạch để tiến hành điều tra, thu thập, xử lý.  Kỹ thuật không phức tạp, chủ yếu dựa trên số liệu thống kê đã có.  Độ tin cậy cao vì tiền bỏ ra là chính xác, thực tế. Hạn chế  Phương pháp tiếp cận dựa trên chi phí đã thực hiện vì vậy việc tính toán liên quan đến thiệt hại hoặc lợi ích do môi trường mang lại là không thực hiện được.  Trong quá trình thực hiện gặp một số khó khăn trong điều tra, nắm bắt số liệu không chính xác do các doanh nghiệp cung cấp không đúng. 2.1.1.5. Phương pháp đánh giá có sử dụng đường cầu Đây là phương pháp dựa trên cơ sở những nghiên cứu và nền tảng của kinh tế học vận dụng vào đánh giá giá trị của hàng hoá môi trường trong việc xây dựng mô hình của hàm cầu. Mô hình này là cơ sở để tính toán lợi ích và giá trị phúc lợi của tiêu dùng. Do đó các phương pháp trong nhóm này phải xây dựng cho được hàm cầu hay hàm lợi ích. Nghĩa là phải xây dựng cho được giá trị lợi ích của môi trường mang lại. Đó là cơ sở xem xét, đánh giá, hoạch định chính sách về mặt kinh tế như thế nào là phù hợp với giá trị của chất lượng môi trường. Cụ thể trong nhóm này có các phương pháp sau: Phương pháp chi phí du lịch Đây là phương pháp này dựa trên cơ sở thực tiễn là những nơi, địa điểm có chất lượng môi trường tốt, thường là những nơi thu hút được nhiều khách du lịch.
  • 37. 29 Vì vậy thông qua lượng khách du lịch này để xem xét, đánh giá, nghiên cứu trong mối quan hệ giữa chi phí cho 1 chuyến đi với số lần tham quan vị trí đó, làm cơ sở cho việc xây dựng hàm cầu về du lịch. Như vậy chất lượng môi trường được đánh giá thông qua nhu cầu về giải trí bằng với nhu cầu đáp ứng của khu vực tự nhiên cần đánh giá. Nội dung tiến hành Trước hết phải xác định cho được các yếu tố liên quan đến chi phí du lịch. Trong đó phải chuẩn bị 1 bản câu hỏi để điều tra phỏng vấn với 1 lượng khách du lịch cần điều tra. Hàm mục tiêu cần xây dựng đó là số lần tham quan (Vi) và chi phí cho 1 lần tham quan (Ci). Như vậy mô hình có thể được xây dựng: Vi = f(Ci, X1i,X2i…..Xni) (2.2) Trong đó: Vi là số lần tham quan của người thứ i Ci là chi phí của 1 lần tham quan của người thứ i Xi là các biến liên quan khác Ci bao gồm chi phí đi lại, giá vé vào cửa của khách du lịch. Như vậy khách du lịch sẽ có những thay đổi hay phản ứng rất nhạy cảm đối với tổng chi phí. Ci Vi   < 0 (2.3) Giả định rằng hàm f là hàm tuyến tính theo chi phí. Trong quá trình xây dựng cố định vai trò của các biến khác (Xi) và coi chi phí đi lại là Ti, vé vào cửa là P thì có thể xây dựng được hàm Vi dưới dạng: Vi = α + βCi +εi = α + β(Ti +P) + εi (2.4) Trong đó: - α, β là các hệ số chặn được xác định thông qua hồi quy đối với các yếu tố ràng buộc trên cơ sở của phiếu điều tra. - εi là yếu tố ngẫu nhiên (sai số ngẫu nhiên) và giả định tuân theo phân phối chuẩn độc lập với kỳ vọng bằng 0
  • 38. 30 Cũng phải giả định rằng việc đi lại và các dịch vụ giải trí ở địa điểm đang xem xét là những bổ sung yếu, chi phí đi lại và chi phí tham quan tương đương về mặt hành vi.  Bước 1: Chọn ra một số đại diện (hay phần tử i nào đó) mà họ thường xuyên sử dụng nơi cần đánh giá làm nơi giải trí.  Bước 2: Trong việc xây dựng câu hỏi, ngoài những ràng buộc của Xi có 2 vấn đề trong câu hỏi cần chú ý và đảm bảo độ chính xác cao:  Phải xác định cho được quãng đường mà khách du lịch phải đi để đến nơi giải trí. Phải xác định số lần hàng năm họ đi tới vị trí cần đánh giá.  Bước 3: Phân loại những người thường xuyên lui tới công viên theo nhóm dựa vào khoảng cách họ đi tới công viên.  Bước 4: Phải ước lượng thông qua thống kê về chi phí đi lại và số lần đi tới công viên theo từng nhóm. Và ước tính này dựa trên mô hình mà đã nêu: Vi.  Bước 5: Xem xét mối quan hệ giữa chi phí đi lại với số lần đi tới công viên và mối quan hệ này được thể hiện cơ bản thông qua hàm Vi, đồng thời phản ánh hàm cầu giữa số lần đi với chi phí cho 1 lần đi. Chú ý + Chi phí về thời gian: Ngoài những chi phí về giao thông, ăn uống, giá vé vào cửa… cũng phải tính tới thời gian nghỉ làm việc để đi du lịch. + Có thể khách du lịch phải trải qua nhiều điểm du lịch khác rồi mới đến được địa điểm cần điều tra. Như vậy trong Ci của người khách du lịch mà đang xét tới không phải là chi phí của 1 điểm duy nhất. Đó là sự kết hợp của nhiều điểm. Vì vậy người làm đánh giá phải bóc tách, loại trừ để xác định chi phí chính của điểm cần điều tra là bao nhiêu. + Các cảnh quan thay thế: Thực tế khi điều tra có thể xảy ra 2 khả năng:
  • 39. 31 Điểm nghiên cứu là điểm được khách ưa thích nhất. Họ đến đó để hưởng thụ hàng hoá chất lượng môi trường. Trong trường hợp này vấn đề cần xem xét là Vi có gì thay đổi không. Người đến thăm quan chỉ có 1 sự lựa chọn. Khi đó cần phải có thêm phỏng vấn đối với khách du lịch giữa giá trị mà cần xem xét với khả năng thay thế của vị trí khác. + Trong thực tế cũng xảy ra quyết định “mua nhà”. Bản thân khách du lịch thấy chất lượng môi trường tốt thay vì đến thăm quan nhiều lần thì họ mua luôn nhà ở nơi đó để thường xuyên lui tới. Trong trường hợp này phải loại trừ những khách du lịch kiểu này, đưa ra khỏi mô hình Vi và đưa vào chi phí cố định, từ đó có thể xây dựng 1 giá trị độc lập trong tổng giá trị mà cần tính toán. + Nếu gặp phải những khách du lịch không tốn chi phí nhưng họ vẫn đánh giá cao về hàng hoá chất lượng môi trường nơi đây thì phải dùng phương pháp khác để đánh giá và phải loại trừ đối tượng này ra. Ưu điểm Đây là phương pháp dễ chấp nhận về lý thuyết và thực tiễn Hạn chế + Phương pháp này chỉ sử dụng ở những nơi có khách du lịch. + Liên quan đến quá trình điều tra, xử lý số liệu và xác lập mô hình, nếu người thực hiện không có chuyên môn nghiệp vụ cao thì không thực hiện được. Ngoài ra người đánh giá không chỉ hiểu biết về lĩnh vực kinh tế môi trường mà còn phải hiểu biết cả về lĩnh vực du lịch sinh thái. Như vậy mới xác lập được 1 giá trị chất lượng môi trường phản ánh đúng thực tiễn. Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ Khái niệm: Đây là phương pháp này dựa trên cơ sở những hưởng thụ của con người do dịch vụ môi trường mang lại. Nội dung tiến hành + Phải xác định và đo lường các đặc tính của môi trường.
  • 40. 32 + Xây dựng hàm giá hưởng thụ. + Thu thập số liệu chuỗi thời gian hoặc dưới dạng hàm số liệu này phải dựa vào mẫu điều tra trong thực tế (thường là những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn). + Sử dụng phân tích hồi quy bội để đánh giá giá trị biến số của môi trường. + Xây dựng đường cầu cho chất lượng môi trường. + Tính toán những thay đổi thặng dư tiêu dùng từ thay đổi chất lượng môi trường. Ưu điểm + Về mặt thực tiễn dễ được chấp nhận. + Người sử dụng phương pháp này không đến nỗi quá khó hiểu vì tính thực tiễn của nó. Hạn chế + Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những nơi mà giá hàng hoá thông thường có chứa đựng giá của hàng hoá môi trường. + Trong trường hợp nếu sử dụng giá nhà đất để thay thế thì thị trường bất động sản cũng như việc bóc tách là có nhiều phức tạp. Trong cấu thành của giá hàng hoá thông thường đó có nhiều yếu tố khác nhau, môi trường chỉ là 1 yếu tố. 2.1.1.6. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) Là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường không dựa trên phương pháp thuộc về giá thị trường và nó mang tính đặc thù của đánh giá hàng hoá môi trường trong nhóm phi sử dụng. Nguyên tắc Phương pháp đánh giá trực tiếp bằng các cuộc phỏng vấn từ người hưởng lợi chất lượng môi trường thông qua WTP hoặc WTA. Nội dung tiến hành + Bước 1: Xây dựng các công cụ để tiến hành điều tra như bảng hỏi, hình ảnh, giải thích bằng từ ngữ…để tìm ra nên sử dụng WTP hay WTA đối với cá nhân sẽ chịu tác động bởi các công cụ này. Công việc này được phân thành 3 nhóm: Thiết kế kịch bản giả thuyết
  • 41. 33 Quyết định nên hỏi WTP hay WTA Tạo ra kịch bản chi trả hay đền bù + Bước 2: Sử dụng công cụ điều tra với 1 mẫu. + Bước 3: Phân tích các câu trả lời từ kết quả của cuộc điều tra. + Bước 4: Tính tổng WTP hay WTA. + Bước 5: Phân tích độ nhạy. Tuy nhiên cần lưu ý: + Phải xác định rõ mục tiêu của điều tra. + Xác định phương tiện chi trả. + Khi tiến hành điều tra, trên cở sở của phương tiện chi trả xác định được để lựa chọn WTP hay WTA theo phương án có/không (phương án 2 chọn 1) cho phù hợp. Thu thập câu trả lời + Thực hiện các câu trả lời và phỏng vấn trực tiếp. Tiến hành diều tra thu thập số liệu tại hiện trường. Cách này có ưu điểm là thông tin đầy đủ, chính xác, người phỏng vấn có thể hiểu được những vấn đề mình thu thập. Ngược lại phương pháp này cũng tốn kém chi phí và thời gian. + Thông qua điều tra bằng thư. Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trên cơ sở sử dụng thông tin mới. Ưu điểm + Cách này là cùng 1 lúc gửi được số lượng phiếu nhiều, không tốn kém nhưng ngược lại hiệu quả không cao. + Thông qua hệ thống thông tin điện thoại để thu thập các số liệu, các yêu cầu cần có. + Cách này có ưu điểm là liên hệ trực tiếp nhưng nhược điểm tốn kém hơn và trong nhiều trường hợp người nghe điện thoại không sẵn sằng giúp đỡ. Đánh giá phương pháp
  • 42. 34 Trong kinh tế học, khi đánh giá về giá trị và sở thích của sản phẩm hàng hoá đối với cá nhân, quan tâm nhiều đến thặng dư tiêu dùng. CVM cố gắng tìm ra giá trị lợi ích và thặng dư tiêu dùng nhưng bản thân nó cũng gặp nhiều sự phản ứng bởi vì nó tính toán giá trị phi sử dụng và trong đó còn nhiều vấn đề tranh cãi. Mặc dù phương pháp này có ưu điểm là tính toán được cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng, các câu trả lời đối với CVM liên quan đến WTP hay WTA thì nó trực tiếp đo lường các giá trị bằng tiền nhưng trong nhiều trường hợp nó mang tính giả thuyết, hay đưa đến nhiều tình huống và nhiều khó khăn khác. Trên đây là những phương pháp mà tác giả chủ yếu sử dụng để đánh giá giá trị của RNM. Ngoài ra còn các phương pháp khác như: Lập mô hình lựa chọn hay các kỹ thuật đánh giá dựa vào hàm sản xuất…Mỗi phương pháp đều có công dụng cũng như những khó khăn và thuận lợi riêng của nó. 2.1.2. Hiệu quả xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn Ngoài giá trị về kinh tế, dự án trồng RNM còn có hiệu quả về mặt xã hội như: Khi có RNM, môi trường sinh thái vùng ven biển đã được cải thiện. Các loài thủy hải sản cũng phong phú hơn, toàn bộ diện tích từ bãi ngoài, bãi triều được người dân sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Vì thế, đời sống người dân của vùng dự án và lân cận cũng có nhiều đổi thay. Góp phần ổn định, đời sống nhân dân được đảm bảo, an ninh chính trị được đảm bảo, môi trường tự nhiên và xã hội được bảo vệ. Góp phần phục vụ cho sự phát triển của vùng dự án về văn hóa, chính trị, kinh tế. Tạo điều kiện cho dân sinh kinh tế xã hội phát triển, cải thiện môi trường sinh thái. 2.1.3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích Phương pháp được áp dụng trong tính toán là phương pháp “phân tích hiệu ích và chi phí”. Đây là một phương pháp phân tích giúp các nhà ra quyết định hợp lý về sử dụng và khai thác tài nguyên, quyết định lựa chọn quy mô các dự án đầu tư. Phân tích chi phí – lợi ích là kỹ thuật phân tích kinh tế, so sánh những lợi ích thu được do thực hiện các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất
  • 43. 35 do việc thực hiện dự án gây ra, trên cơ sở sử dụng các kết quả phân tích đánh giá thông qua hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế: NPV, IRR, B/C. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích là phương pháp rất phù hợp với các nước đang phát triển, bởi vì sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên, phổ biến để phát triển kinh tế xã hội tại các nước đó. Bản chất của phương pháp phân tích hiệu ích- chi phí là so sánh chi phí kinh tế cho dự án và hiệu ích của dự án mang lại cho nền kinh tế, có xét đến giá trị thời gian của tiền tệ thông qua tỷ lệ chiết khấu chuẩn (là thông số phản ánh chi phí cơ hội của nguồn vốn trong nền kinh tế). Chi phí kinh tế là toàn bộ chi phí cho chuẩn bị, tiến hành đầu tư và khai thác dự án. Chi phí này không bao gồm các khoản chuyển giao nội bộ như thuế, các chi phí tài chính. Hiệu ích kinh tế bao gồm giá trị kinh tế của năng lượng nhà máy cấp cho hệ thống điện và các hiệu ích khác của dự án. Trong quá trình phân tích lợi ích - chi phí cần lưu ý:  Cần kể đến những yếu tố quan trọng nhất đối với một dự án như: năng lực sản xuất của dự án, số lượng lao động mà dự án huy động được, số tiền vốn cần huy động để đầu tư, …  Chú ý tới tính đối xứng tương đối của chi phí và lợi ích: Tức là khi một lợi ích bị bỏ qua thì đó chính là chi phí của dự án và ngược lại nếu tránh được một lợi ích. Do đó phải chú ý đến khía cạnh lợi ích và chi phí của bất cứ hành động nào.  Nên tiến hành phân tích lợi ích - chi phí với cả hai trường hợp: có dự án và không có dự án, sau đó mới so sánh các loại hoặc quy mô mỗi phương án của dự án với nhau.  Mọi giả thiết phải đưa ra một cách rõ ràng, có lô gic và phải được áp dụng thống nhất trong quá trình phân tích mọi phương án của dự án.  Khi không sử dụng được giá cả trực tiếp của thị trường thì có thể sử dụng giá cả tương đương để phân tích. Phương pháp phân tích kinh tế tài chính với kỹ thuật phân tích lợi ích – chi phí được quốc tế, các ngân hàng và tổ chức tài chính công nhận. Do đó đối với một dự
  • 44. 36 án đầu tư quốc tế nhất thiết phải sử dụng kỹ thuật và phương pháp phân tích này. Khi so sánh lựa chọn phương án cần chú ý đến tính chất đầu tư của các phương án, chẳng hạn như: dự án độc lập hay không độc lập, có nguồn tài chính cố định hay không cố định. Về logic còn có thể nêu lên rằng hai dự án hay hai phương án của chỉ có thể so sánh với nhau khi chúng đảm bảo những điều kiện để so sánh. Các điều kiện đảm bảo tính tương thích để so sánh các phương án với nhau là:  Cùng một mặt bằng và khung thời gian cũng như hệ số chiết khấu  Cùng năng lực sản xuất và cùng đảm nhiệm được các nhiệm vụ đặt ra  Có cùng quy mô đầu tư Trong thực tế, phương pháp phân tích lợi ích - chi phí có ưu điểm là cho thấy mức độ hấp dẫn của phương án hay dự án đầu tư ngay cả khi chúng không đảm bảo được tất cả những điều kiện tương thích trên. Đây chính là mặt mạnh của phương pháp. Các bước phân tích chi phí – lợi ích: Khi có thể, nên tiến hành phân tích sau khi hoàn thành dự án nhằm đưa ra định hướng cho các giám đốc dự án, xác định giá trị của phân tích gốc nhằm cải thiện các phân tích và các dự án được tiến hành sau này.  Định nghĩa nhóm lợi ích  Xác định các phương án thay thế khác nhau  Nhận diện các chi phí và lợi ích của từng phương án  Xác định số lượng các chi phí và lợi ích  Quy đổi các doàng chi phí lợi ích về thước đo tiền tệ  Chiết khấu các dòng chi phí lợi ích để tính toán các chỉ số sinh lời  Phân tích độ nhạy  Truyền đạt thông tin tới các nhà quản lý để ra quyết định. 2.2. Hệ thống các chỉ tiêu quả kinh tế sử dụng trong phân tích Trong phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) hiệu quả kinh tế của dự án được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hiệu kinh tế chủ yếu sau:  Lợi nhuận ròng qui về hiện tại: NPV.
  • 45. 37  Tỉ lệ hoàn vốn nội tại: IRR.  Tỉ lệ hiệu ích/ chi phí: B/C. Phương án được coi là có hiệu quả kinh tế là phương án thỏa mãn các điều kiện trên và có các chỉ tiêu kinh tế tốt nhất. Thông số Ick là tỷ lệ chiết khấu, là thông số phản ánh chi phí cơ hội của nguồn vốn trong nền kinh tế. Các chỉ tiêu kinh tế khi phân tích hiệu quả kinh tế không những phụ thuộc vào quy mô dự án, vốn đầu tư và thời gian xây dựng mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu (còn gọi là tỷ lệ chiết khấu được sử dụng). Chiết khấu là một khái niệm mà nhờ nó có thể so sánh chi phí và lợi ích ở các điểm khác nhau trên trục thời gian. Khi sử dụng chiết khấu cần đảm bảo hai điều kiện sau:  Mọi biến số đưa vào tính chiết khấu phải được đưa về cùng một đơn vị. Để thuận tiện, thường dùng đơn vị tiền tệ là đồng Đô la Mỹ hay đồng Việt Nam.  Phải thừa nhận giả định rằng: Gía trị một đơn vị chi phí hay lợi ích hiện tại là lớn hơn giá trị một đơn vị chi phí hay lợi ích trong tương lai. Bởi vì các yếu tố ảnh hưởng như: chi phí cơ hội của đồng tiền, chi phí của việc vay mượn tiền và việc tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu thích hợp cho các dự án đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với mỗi quốc gia. Đối với các doanh nghiệp thì tỷ suất chiết khấu đơn thuần sẽ là lãi phải trả cho những khoản vay mà họ sử dụng để đầu tư. Nếu sử dụng vốn riêng thì họ sẽ tính tỷ lệ sinh lời của phần vốn này nếu được đầu tư vào những dự án khác và dùng tỷ lệ sinh lợi đó để tính toán cho những dự án đầu tư mà họ muốn thực hiện nhưng không có điều kiện về vốn. Trong trường hợp này thì tỷ lệ sinh lợi tiềm tàng chính là tỷ lệ chiết khấu tương ứng với vốn họ bỏ ra. Tỷ lệ sinh lợi tiềm tàng này được gọi là chi phí cơ hội của vốn. Đối với mỗi quốc gia thì chi phí cơ hội của đồng vốn là tỷ lệ sinh lợi của đồng vốn ấy khi được đầu tư vào bất cứ khu vực nào của nền kinh tế. Do vậy muốn thúc
  • 46. 38 đẩy tăng trưởng kinh tế thì nhà nước cần chọn dự án có tỷ lệ sinh lợi cao và sử dụng một tỷ lệ chiết khấu thể hiện được hiệu suất kinh tế của dự án chưa được đầu tư. 2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu 2.3.1. Chi phí trồng rừng ngập mặn Chi phí trồng rừng ngập mặn bao gồm các chi phí từ khi trồng rừng và chi phí trong quá trình bảo vệ chăm sóc cây hằng năm. Để xác định chi phí của trồng rừng ngập mặn thì tiến hành xác định tính toán cho từng loại cây và thường tính cho 1 ha. Chi phí các chi phí chính trồng cây ban đầu thường bao gồm các chi phí: - Chi phí xác định độ mặn - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí nhân công Tùy từng loại cây có chi phí khác nhau nên có chi phí khác nhau, trong Bảng 2.1 trình bày định mức trồng cây Bần cho 1ha. Bảng 2.1. Định mức chi phí trồng cây Bần cho một ha TT Nội dung công việc Yêu cầu kỹ thuật Đơn vị tính Định mức Đơn giá (đồng) Thành Tiền (đồng) 1 Chi phí nhân công 94.529.000 - Nhân công kỹ thuật. Nghiên cứu viên Công 50 70.000 3.500.000 - Nhân công lao động phổ thông Phổ thông Công 1.517,15 60.000 91.029.000 + Đào hố cải tảo thể nền Công 406,40 60.000 + Đào xúc đất để lấp hố cải tạo thể nền Công 406,40 +Vận chuyển cây từ đê xuống Công 18
  • 47. 39 TT Nội dung công việc Yêu cầu kỹ thuật Đơn vị tính Định mức Đơn giá (đồng) Thành Tiền (đồng) hố trồng +Đào hố trồng cây Công 43,20 +Trồng cây công 80 +Lấp hố trồng cây Công 33,15 +Dóc buộc cọc giữ cây Công 30 +Công chăm sóc Công 100 +Công bảo vệ Công 400 2 Nguyên, vật liệu. 43.285.000 2.1. Nguyên, vật liệu, hóa chất 42.960.000 -Phân bón: +Phân Super lân Kg 320 3000 960.000 - Thuốc bảo vệ thực vật Kg 10 30.000 300.000 - Cây giống Cây 1760 12.000 21.120.000 - Cây dóc giữ cây Cây 10.000 2.000 20.000.000 - Dây thép Kg 2 40.000 80.000 - Đất phù sa Tấn 4 120.000 480.000 -Dây buộc mềm Kg 2 10.000 20.000 2.2. Dụng cụ, phụ tùng, vật 325.000
  • 48. 40 TT Nội dung công việc Yêu cầu kỹ thuật Đơn vị tính Định mức Đơn giá (đồng) Thành Tiền (đồng) mau hỏng -Bình phun tay Cái 5 20.000 100.000 -Cuốc, xẻng Cái 7 5000 35.000 -Đèn pin Cái 5 20.000 100.000 -Dao, kéo Cái 6 15000 90.000 3 Chi phí khác 14.200.000 - Máy đo độ mặn Cái 1 2.200.000 Thuê vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc đến địa điểm trồng cây km 1500 8.000 12.000.000 Tổng 152.014.000 Nguồn: Định mức chi phí trồng rừng phòng hộ thành phố Hải Phòng. Trong quá trình khai thác dự án có chi phí trồng rừng ngập mặn có chi phí bảo vệ chăm sóc cây. Theo thống kê nghiên cứu trong trường hợp ở Vũ Tấn Phương và Trần Thị Thu Hà (2008) của rừng ngập mặn Xuân Thủy – Nam Định thì chi phí chăm sóc lớn nhất vào năm thứ nhất và giảm dần các năm sau. Bảng 2.2 trình bày chi phí trung bình cho một ha rùng ngập mặn. Bảng 2.2. Chi phí trung bình cho một ha rừng ngập mặn TT Chi phí Chăm sóc rừng Chi phí tính cho 1ha/năm 1 Chi phí năm thứ nhất 840.000 2 Năm thứ hai 320.000 3 Năm thứ ba 120.000 4 Từ năm thứ tư trở đi 50.000
  • 49. 41 2.3.2. Tiêu chuẩn lợi nhuận ròng (NPV) Giá trị hiện tại ròng của một dự án là lợi nhuận ròng của dự án trong vòng đời kinh tế của nó được quy về hiện tại. Lợi nhuận ròng là hiệu số giữa thu nhập và chi phí của dự án trong một thời đoạn tính toán. Trong đó, thu nhập là tổng nguồn thu do dự án mang lại, còn chi phí là tổng các chi phí cho dự án. Giá trị hiện tại ròng của dự án đầu tư có liên quan mật thiết với giá trị thời gian của đồng tiền, nó được xem như một kỹ thuật ghi tiền vốn được chiết tính vào ngân quỹ. Tất cả các kỹ thuật như thế, dù là bằng cách này hay cách khác cũng được khấu trừ các dòng tiền của dự án với một tỷ lệ quy định nào đó. Tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ chiết khấu, chi phí cơ hội hoặc chi phí vốn. Lợi nhuận dòng quy về hiện tại của dự án trổng rừng ngập mặn được xác định theo công thức sau: Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại ròng Bt nu : Giá trị phi sử dụng (triệu đồng/năm) Bt f : Giá trị chức năng (triệu đồng/năm) Bt d : Giá trị sử dụng trực tiếp (triệu đồng/năm) Ct: Chi phí trồng cây, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn (triệu đồng/năm) t: Thời điểm tính toán, thường là cuối các năm, t=1,2,3,4…n n: thời gian sống dự án (100 năm) r: Tỷ lệ chiết khấu được chọn Khi phân tích kinh tế của dự án NPV> 0 thì dự án được xem là được chấp nhận, NPV = 0 thì dự án được xem là hòa vốn, NPV<0 thì dự án không hiệu quả dưới góc độ kinh tế.
  • 50. 42 Trong thực tế, khi phân tích hiệu quả kinh tế một dự án đầu tư, có khả năng xảy ra một số trường hợp tiêu biểu sau:  Trường hợp các dự án độc lập, tức là các dự án không thay thế cho nhau được. Trong trường hợp này nếu lượng vốn đầu tư không hạn chế, thì tất cả các dự án có NPV >0 đều được xem là nên đầu tư.  Trường hợp có nhiều dự án độc lập và đều có chỉ tiêu NPV>0, trong khi vốn đầu tư có hạn, thì cần chọn các dự án với tổng số vốn nằm trong giới hạn của nguồn vốn, đồng thời NPV phải lớn nhất. Và trong trường hợp này nên sử dụng thêm một số chỉ tiêu kinh tế khác để so chọn. Ưu điểm của chỉ tiêu NPV: Việc sử dụng chỉ tiêu này đơn giản, nó phản ánh một cách đầy đủ các khía cạnh của chi phí và kết quả. Hiệu quả của dự án được thể hiện bằng một đại lượng tuyệt đối cho thấy một hình dung rõ nét và cụ thể về lợi ích mà nó mang lại. Đồng thời chỉ tiêu này còn có tính đến sự biến động thời gian của tiền tệ, tính toán cho cả vòng đời của dự án, có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian, có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát và là xuất phát điểm tính nhiều chỉ tiêu khác. Nhược điểm của chỉ tiêu NPV: Chỉ chính xác trong thị trường vốn hoàn hảo. Độ tin cậy của chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu. 2.3.3. Chỉ số hoàn vốn nội tại (EIRR) Hệ số hoàn vốn nội tai còn gọi là ”tỷ lệ sinh nội tại” của một dự án được định nghĩa là tỷ suất chiết khấu khi mà gía trị hiện tại của luồng tiền vào, ra bằng không. Nói một cách khác, EIRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV= 0. Chỉ tệ chiết khấu được xác định theo công thức: EIRR = ia + (ib – ia). ba a NPVNPV NPV  Trong đó: ia: là một giá trị nào đó để sao cho NPVa> 0 quy đổi lợi nhuận ròng của dự án về thời điểm hiện tại. (2.6)