SlideShare a Scribd company logo
1 of 39
Download to read offline
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
[
QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 ĐẾN 2015) THỊ TRẤN TAM SƠN –
HUYỆN SÔNG LÔ – TỈNH VĨNH PHÚC
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, là nền tảng xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh
và quốc phòng.
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại
chương 2, điều 18 quy định “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy
hoạch và pháp luật, đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”.
Luật đất đai năm 2003, tại chương 2, điều 6 quy định, quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Thị trấn Tam Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 376,46 ha và 3.250 nhân
khẩu. Trong quá trình phát triển xã hội, nhu cầu về sử dụng đất của thị trấn ngày
càng tăng và có sự thay đổi về phương thức sử dụng cũng như cơ cấu đất đai cho
các mục đích sử dụng đất. Sự thay đổi quá trong quá trình sử dụng đất cộng với
nhu cầu về sử dụng đất ngày càng tăng do sức ép dân số đòi hỏi phải bố trí sắp
xếp lại quá trình sử dụng đất một cách toàn diện về tất cả các phương diện pháp
lý, kỹ thuật cũng như kinh tế.
Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Sông Lô, UBND TT Tam Sơn nghiên cứu xây dựng quy
hoạch sử dụng đất chi tiết TT Tam Sơn - huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2011 - 2020.
2. Căn cứ pháp lý và cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất
2.1. Căn cứ pháp lý
Cơ sở pháp lý của việc quy hoạch sử dụng đất TT Tam Sơn dựa trên các
căn cứ sau:
- Luật đất đai 2003 ngày 26/11/2003;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật đất đai;
- Nghị định 69/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định về
bổ sung quy hoạch, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của
Chính phủ về Quản lý, sử dụng đất lúa;
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đò
2
hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư 19/2010/TT-BTNMT ngày 02/11/2010 của Bộ tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc quy định ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy
hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Căn cứ văn bản số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/08/2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đât đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015;
- Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 28/06/2010 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc phê duyệt dự toán lập dự án Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
xã giai đoạn 2011- 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2014 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm 2011-2015 của huyện Sông Lô;
- Căn cứ Quyết định số 2247/QĐ-UBND ngày 11/08/2010 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao chủ đầu tư thực hiện dự án Điều tra lập Quy hoạch
sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011
- 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Căn cứ Quyết định số 1871/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của
UBND huyện Sông Lô về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu điều tra,
lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Căn cứ quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2014 của Ủy ban
nhân dân huyện Sông Lô về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sông Lô;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm
2015 huyện Sông Lô;
- Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 TT Tam Sơn;
- Các hệ thống tài liệu thống kê, kiểm kê, bản đồ có liên quan;
- Nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn thị trấn.
2.2. Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu lập quy hoạch
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Sông Lô đến năm 2020.
- Quy hoạch sử dụng đất huyện Sông Lô giai đoạn 2011 - 2020;
3
- Niên giám thống kê huyện Sông Lô năm 2010.
- Quy hoạch phát triển các ngành, như: Nông nghiệp, công nghiệp và các
ngành kinh tế khác.
- Số liệu, báo cáo kiểm kê năm 2005 và năm 2010.
- Số liệu thống kê từ năm 2006 đến năm 2009, kinh tế xã hội năm 2010
của TT Tam Sơn.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 TT Tam Sơn.
3. Mục đích, yêu cầu của việc lập quy hoạch sử dụng đất
3.1. Mục đích
- Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng đất đai của thị trấn, tạo ra tầm
nhìn chiến lược trong quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất của thị
trấn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong những năm
trước mắt và lâu dài.
- Phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành, các đối tượng sử dụng đất, đảm
bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế cao.
- Làm định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của các ngành, tạo cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất.
- Tạo cơ sở cho việc thu hút các dự án đầu tư, hình thành các khu chế biến
sản phẩm nông nghiệp, các trung tâm văn hoá - xã hội và dịch vụ, góp phần thực
hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo
chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của thị trấn.
- Bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên
trong quá trình khai thác sử dụng đất.
- Làm cơ sở để quản lý và sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3.2. Yêu cầu
- Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, đảm
bảo sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, phù hợp với điều kiện tự nhiên
kinh tế, xã hội của địa phương.
- Quy hoạch của địa phương đáp ứng được nhu cầu phát triển đồng bộ
giữa các ngành, các lĩnh vực không tách rời quy hoạch tổng thể.
- Bố trí sử dụng đất đai theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
cây trồng trên cơ sở sử dụng đất đai một cách hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế
cao và phát triển bền vững.
4. Phương pháp triển khai tổ chức thực hiện
4
Trong quá trình thực hiện dự án đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra thu thập bổ sung tài liệu, số liệu.
- Phương pháp kế thừa, phân tích tài liệu, số liệu hiện trạng đã có.
- Phương pháp chuyên gia hội thảo và phỏng vấn.
- Phương pháp dự báo và tính toán theo định mức.
- Phương pháp minh hoạ trên bản đồ
5. Sản phẩm của dự án
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp và các bảng biểu, sơ đồ kèm theo.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất TT Tam Sơn năm 2010, tỷ lệ 1: 5000.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TT Tam Sơn đến năm 2020, tỷ lệ 1: 5000.
6. Nội dung chính
- Đặt vấn đề
- Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai
- Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai
- Phần IV: Quy hoạch sử dụng đất
- Kết luận và kiến nghị.
PHẦN I
5
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Tam Sơn là nằm ở trung tâm huyện và là trung tâm kinh tế chính
trị của huyện Sông Lô, cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên khoảng 40 km về
phía Bắc. Với các vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phương Khoan, Đồng Quế.
- Phía Nam giáp xã Như Thụy.
- Phía Đông giáp xã Tân Lập và xã Nhân Đạo.
- Phía Tây giáp xã Tử Đà và xã Bình Lộ huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 376,46 ha, chiếm 2,5% tổng diện
tích đất tự nhiên toàn huyện. Trên địa bàn thị trấn có tuyến tỉnh lộ 307 và con
sông Lô chảy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi buôn
bán với địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thị trấn Tam Sơn có địa hình bị chia cắt, đồi ruộng xen kẽ với nhau. Nhìn
chung địa hình của thị trấn có hướng thấp dần từ Đông Bắc đến Tây Nam và
được chia thành 2 dạng địa hình chính sau:
- Địa hình bằng phẳng thấp trũng chiếm khoảng 70% diện tích đất tự nhiên,
phân bố đều trên toàn thị trấn, có độ dốc trung bình < 30
.
- Địa hình đồi gò thấp chiếm khoảng 30% diện tích đất tự nhiên, độ dốc
trung bình khoảng từ 8 - 150
, hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
1.1.3. Khí hậu
Thị trấn Tam Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
bình quân năm là 230
C, có nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh
khô và lạnh kéo dài về mùa đông. Khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp.
- Nhiệt độ không khí có các đặc trưng sau: cực đại trung bình năm là
20,50
C; cực đại tuyệt đối 41,6 0
C; cực tiểu tuyệt đối 3,1 0
C.
- Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là 83%, độ ẩm cực tiểu tuyệt
đối là 16%.
6
- Hướng gió chủ đạo về mùa đông là Đông - Bắc, về mùa hè là Đông -
Nam, vận tốc gió trung bình năm là 2,4 m/s. Vận tốc gió cực đại có thể xảy ra
theo chu kỳ thời gian 5 năm là 25m/s; 10 năm là 32m/s, 20 năm là 32m/s.
- Lượng mưa trung bình là 1.661 mm, tháng 8 có lượng mưa trung bình
lớn nhất là 3.100 mm.
- Tổng số ngày nắng trong năm là 1.646 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là
tháng 7 với 195 giờ.
- Về mùa hạ thường có nhiều mưa bão gây ảnh hưởng đến sản xuất nhất là
nông nghiệp và đời sống của nhân dân, xảy ra nhiều giông bão từ tháng 5 đến
tháng 8.
1.1.4. Thủy văn
Lượng nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và đời sống của người dân
trên địa bàn thị trấn được lấy từ nguồn nước ngầm, nước mưa, nước từ sông Lô
và một số ao hồ trong thị trấn. Trong nhiều năm qua thị trấn thường xuyên quan
tâm đến công tác làm thuỷ lợi nội đồng. Được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh
phi của huyện, thị trấn đã tiến hành kiên cố hoá một số kênh mương nên đã đảm
bảo cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng ổn định 2 vụ và 3 vụ. Nhìn
chung hệ thống thuỷ văn của thị trấn đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu nước cho
sản xuất và sinh hoạt.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Thị trấn Tam Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 376,46 ha, do ảnh
hưởng của vị trí địa lý và yếu tố địa hình nên đất đai của thị trấn được chia thành
các loại chính sau:
- Đất phù sa: đây là loại đất chiếm phần lớn diện tích đất của thị trấn, loại
này phân bố hầu hết của các xứ đồng trên địa bàn; có cả ở ba dạng địa hình cao,
vàn, thấp; thành phần cơ giới trung bình, đất chua có pHkcl<4,5; hàm lượng lân,
kali ở mức nghèo, hàm lượng mùn trung bình, dung tích hấp thụ và độ no bazơ
thấp nên đất đai đã xuất hiện sắt, nhôm di động; độ phì tầng canh tác ở mức độ
trung bình; ở tầng sâu độ no bazơ có xu thế tăng nhưng vẫn nghèo lân và hàm
lượng hữu cơ, thích hợp với trồng lúa ngô và cây hoa màu.
- Đất xám Feralit điển hình phân bố ở hầu hết trên địa bàn thị trấn, độ dốc
trung bình từ 5 - 150
, đất chua hàm lượng hữu cơ giảm dần theo chiều sâu, độ
phì của đất ở mức trung bình thấp. Loại đất này thích hợp với trồng cây ăn quả.
- Ngoài ra còn một số loại đất khác, loại này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong các
loại đất có trên địa bàn.
7
1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: sông Lô chảy từ phía Bắc xuống phía Nam là ranh giới
tự nhiên với tỉnh Phú Thọ, chảy qua địa bàn thị trấn với chiều dài khoảng 2 km.
Lưu lượng nước bình quân 1.170 m3
/s, lưu lượng lớn nhất vào mùa mưa là 6.610
m3
/s, mùa khô lưu lượng nước sông xuống thấp 331 m3
/s. Mực nước cao trung
bình 13,48 m, mực nước cao nhất là 21,32 m, mực nước xuống thấp nhất 11,31
m so với mặt nước biển. sông Lô là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất
và sinh hoạt của thị trấn.
- Nguồn nước ngầm: có trữ lượng không lớn, chất lượng không cao, ở thị
trấn nhân dân khai thác nguồn nước ngầm từ các giếng khoan với lưu lượng
khoảng 15.000 m3
/ngày đêm nhưng chất lượng hạn chế.
- Ngoài ra lượng nước mưa hàng năm là nguồn nước rất lớn bổ sung cho
cả nguồn nước mặt và nước ngầm, đồng thời cung cấp trực tiếp cho sản xuất và
đời sống của nhân dân.
1.2.3. Tiềm năng du lịch
Nói đến tiềm năng du lịch của thị trấn ta phải nói đến tháp Bình Sơn.
Tháp Bình sơn nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh, thường gọi là chùa
Then thuộc địa phân tổ dân phố Bình Sơn. Tháp được coi là ngôi tháp cao nhất,
còn nguyên vẹn nhất và là một di tích điển hình của Vĩnh Phúc, thu hút được sự
quan tâm của giới nghiên cứu và rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.
Theo sử sách, khi xây dựng tháp có 15 tầng nhưng đến nay chỉ còn lại 11
tầng với chiều cao 16,5 m, kiến trúc trạm trổ hoa văn của tháp rất độc đáo.
Với giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như vậy tháp Bình Sơn có
thể coi là một biểu tượng vững bền của tính dân tộc trước những biến động lịch
sử và tự nhiên. Là một di tích tiêu biểu của Vĩnh Phúc cũng như cả nước, tháp
Bình Sơn cùng với chùa Vĩnh Khánh thường xuyên được Nhà nước và nhân dân
quan tâm tu bổ, tôn tạo. Tháp Bình Sơn chùa Vĩnh Khánh sẽ không chỉ là một
dich tích tiêu biểu mà trở thành một thắng cảnh, một diểm du lịch văn hóa lịch
sử tuyệt đẹp bên bờ dòng Sông Lô.
1.2.4. Tài nguyên về nhân văn
Lịch sử hình thành và phát triển của con người Sông Lô nói chung và Tam
Sơn nói riêng đã có từ vài nghìn năm trước, gắn với lịch sử dựng nước và giữ
nước của cả dân tộc Việt Nam, ngay từ đời Vua Hùng dựng nước Văn Lang, tổ
tiên của chúng ta đã làm ăn sinh sống ở vùng đất này. Ngoài cây trồng chính là
lúa nước, người dân còn có nghề trồng rau và cây ăn quả, gắn với nghề làm
ruộng còn có nghề chăn nuôi, nghề nuôi cá. Nhiều nghề thủ công xuất hiện và
phát triển cùng với nghề nông theo nhu cầu cuộc sống. Trong giai đoạn đấu
tranh dành độc lập và giải phóng dân tộc, nhân dân Tam Sơn có truyền thống
8
5005263
đấu tranh, đóng góp nhiều công sức cùng nhân dân cả nước dành thắng lợi vẻ
vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Với truyền thống lịch sử, nguồn nhân lực dồi dào, có tính cần cù, chịu khó
và những tiềm năng sẵn có, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, UBND huyện Sông
Lô, các cấp ủy Đảng chính quyền, Tam Sơn sẽ trở thành một thị trấn có nền kinh
tế - văn hoá - xã hội phát triển xứng đáng là một trong những địa bàn chiến lược
của huyện Sông Lô.
1.3. Thực trạng môi trường
Là một thị trấn đang ở giai đoạn đổi mới trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế - xã hội, nên mức độ ô nhiễm nguồn nước,
không khí đất đai chưa đến mức báo động. Tuy nhiên, môi trường sinh thái ở
một số khu vực dân cư, hệ sinh thái đồng ruộng ít nhiều bị ô nhiễm do hoạt động
của con người: do việc xử lý rác, chất thải, do thói quen sử dụng phân bón hóa
học, thuốc trừ sâu không theo quy định.
Ngoài ra, thiên nhiên cũng gây áp lực mạnh đối với cảnh quan môi
trường. Sự phân hóa của khí hậu theo mùa nên hay xảy ra bất thường: lũ lụt, xói
lở đất. Để đạt được sự phát triển bền vững cần chú trọng phát triển các khu cây
xanh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống, giữ gìn vệ sinh
trong từng thôn, xóm, bảo vệ cảnh quan, môi trường góp phần làm trong sạch
tầng ô Zôn.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tam Sơn là một thị trấn có nền kinh tế đa dạng có đầy đủ các thành phần
từ trồng trọt, chăn nuôi đến buôn bán dịch vụ. Trong những năm qua hoà nhập
chung với tình hình đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường có sự định hướng của
Nhà nước, nền kinh tế của thị trấn đã từng bước phát triển, đời sống văn hoá xã
hội có sự chuyển biến rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 50,7 tỷ
đồng, đạt 108% so với kế hoạch đề ra, tăng 24% so với năm 2009. Thu nhập
bình quân trên đầu người đạt 15,09 triệu đồng/người/năm.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị trấn trong thời gian qua tiếp tục được chuyển
dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần
tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng năm 2010 là: nông nghiệp chiếm 30,97%,
công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chiếm 29,39%, ngành thương mại - dịch vụ
chiếm 39,64%. Có thể thấy cơ cấu kinh tế của TT Tam Sơn đã có chuyển biến tích
cực đây là tín hiệu đáng mừng đối với nhân dân trên địa bàn thị trấn.
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
9
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
2.2.1.1. Trồng trọt
Được sự quan tâm của cấp Uỷ, chính quyền thị trấn và đoàn thể các cấp
cùng với sự nỗ lực phấn đấu của người dân chủ động trong sản xuất đã góp phần
tạo nên sự thành công trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó:
- Cây Lúa xuân năm 2010 có diện tích là 115 ha, so với cùng kỳ năm 2009
giảm 4 ha. Năng xuất đạt 52,0 tạ/ha, so với cùng kỳ năm 2009 đạt 104%, tăng 2
tạ/ha.
- Cây Lúa mùa năm 2010 có diện tích là 59 ha, so với cùng kỳ năm 2009
diện tích lúa mùa không biến động. Năng xuất đạt 51 tạ/ha, so với cùng kỳ năm
2009 đạt 102%, tăng 1 tạ/ha.
- Cây Ngô năm 2010 có diện tích gieo trồng 29 ha, không có biến động so
với cùng kỳ năm 2009. Năng xuất 45 tạ/ha, so với cùng kỳ năm 2009 không có
biến động gì.
Tổng sản lượng cây lương thực năm 2010 đạt 1060,6 tấn, so với cùng kỳ
năm 2009 đạt 100,85%, tăng 8,9 tấn. Bình quân lương thực đầu người năm 2010
đạt 326,34 kg/người/năm. Doanh thu năm 2010 đạt 9,7 tỷ đồng.
Bảng 01: Tình hình sản xuất nông nghiệp
Cây trồng ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010
1.Lúa xuân
Diện tích Ha 120 120 120 119 115
Năng suất Tạ/ha 47 49 49 50 52
Sản lượng Tấn 564 588 588 595 598
2.Lúa mùa
Diện tích Ha 60 60 59 59 59
Năng suất Tạ/ha 47 48 49 50 51
Sản lượng Tấn 282 288 289,1 295 300,9
3.Ngô
Diện tích Ha 30 30 30 29 29
Năng suất Tạ/ha 40 42 43 45 45
Sản lượng Tấn 120 126 129 130,5 130,5
4.Đậu tương
Diện tích Ha 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5
Năng suất Tạ/ha 27 28 29 30 30
Sản lượng Tấn 6,75 7 7,25 7,5 7,5
5.Sắn
Diện tích Ha 2,8 2,8 2,8 2,6 2,6
Năng suất Tạ/ha 120 120 120 120 120
Sản lượng Tấn 33,6 33,6 33,6 31,2 31,2
6. Lạc
Diện tích Ha 41 41 40,5 40,2 40
Năng suất Tạ/ha 37 38 38 40 40
Sản lượng Tấn 151,7 155,8 153,9 160,8 160
10
Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội hàng năm của thị trấn
2.2.1.2. Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của thị trấn hiện đang được chú trọng phát triển rộng rãi
trong các hộ gia đình nông dân, đàn gia súc gia cầm chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà,
ngan, ngỗng. Việc chăn nuôi ở đây chủ yếu là đơn lẻ, rải rác trong các hộ dân
với quy mô nhỏ nhằm tận dụng các thức ăn thừa và sử dụng lao động nhàn rỗi
trong dân. Trong những năm tới cần phát triển đàn gia súc có quy mô, tập trung
và theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Năm 2010 tổng đàn trâu có 72 con, so với cùng kỳ năm 2009 giảm 1 con.
- Đàn Bò có 360 con, so với cùng kỳ năm 2009 tăng 10 con.
- Đàn Lợn có 2.800 con, so với cùng kỳ năm 2009 tăng 100 con, trong đó:
lợn thịt có 2.200 con; lợn nái 600 con; lợn đực 4 con.
- Đàn gia cầm có 32.700 con, so với cùng kỳ năm 2009 tăng 700 con.
- Nuôi trồng thủy sản năm 2010 có tổng diện tích 70 ha. sản lượng cá ước
đạt 31 tấn.
Tổng thu ngành chăn nuôi ước đạt 6,0 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2009
đạt 120% tăng 1,0 tỷ.
Bảng 02: Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Hạng mục ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010
1.Trâu Con 72 70 75 73 72
2.Bò Con 370 360 355 350 360
+ Bò sữa Con
+ Bò kéo cày Con 365 355 351 345 355
+ Bò đực giống Con 5 5 4 5 5
3.Lợn Con 2.500 2.400 2.600 2.700 2.800
+ Lợn đực Con 4 4 4 4 4
+ Lợm nái Con 450 470 550 560 600
+ Lợn thịt Con 2.046 1.926 2.046 2.136 2.196
4. Gia Cầm Con 30.000 31.000 31.500 32.000 32.700
5. D.tích nuôi thả cá Ha 70 70 70 70 70
+S.lượng nuôi thả cá Tấn 30,00 30,00 31,00 32,00 31,00
Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội hàng năm của thị trấn
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Trong năm 2010 trên địa bàn thị trấn có 5 hộ làm nghề mộc, 7 hộ làm
nghề rèn, tiểu thủ công nghiệp khác có 84 hộ, đang giải quyết việc làm cho
nhiều lao động, mang lại doanh thu cao và hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình.
11
Tổng doanh thu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt
14,9 tỷ đồng, chiếm 39,64% tổng doanh thu toàn thị trấn.
Trong thời gian tới, thị trấn sẽ cố gắng phát triển hơn về công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp cũng như khai thác các mặt hàng truyền thống của địa phương
để nâng cao hơn nữa thu nhập và mức sống cho các hộ gia đình. Để làm được
điều đó cần có sự đầu tư từ nhiều phía, trong đó yêu cầu đầu tiên là có sự bố trí
và sử dụng quỹ đất một cách hợp lý.
2.2.3. Ngành thương mại, dịch vụ
Thương mại, dịch vụ ở thị trấn phát triển với chủ yếu là hình thức buôn
bán nhỏ lẻ tại các hộ gia đình và dịch vụ về nông nghiệp phục vụ cho đời sống
sinh hoạt của người dân trong thị trấn và một số hộ làm các dịch vụ như xây
dựng, dịch vụ vận tải, dịch vụ hàng quán… Hoạt động thương mại ngày càng
phát triển, có 224 hộ tham gia vào lĩnh vực này cho tổng giá trị sản xuất năm
2010 của ngành đạt 20,1 tỷ đồng/năm.
Trong tương lai cần được quan tâm về dịch vụ, thương mại để khai thác
hết tiềm năng của thị trấn, đây là hướng đi đúng đắn trong tương lai của thị trấn
cũng như định hướng phát triển chung của huyện.
Bảng 03: Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ
Chỉ tiêu
Hộ Lao động Doanh thu
(hộ) (người)
(Triệu đồng
/tháng)
Tiểu thủ công nghiệp 96 280 3
- Làm mộc 5 15 2,3
- Rèn 7 20 2,5
- Tiểu thủ công nghiệp khác 84 250 3,1
Dịch vụ 224 670 3,2
- Buôn bán nhỏ 150 450 3,2
- Vận tải 24 72 3,1
- Các ngành nghề dịch vụ khác 50 140 3,2
Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội hàng năm của thị trấn
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
2.3.1. Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư
Dân số toàn thị trấn Tam Sơn năm 2010 là 3.250 nhân khẩu với 920 hộ,
phân bố đều ở 7 tổ dân phố. Mật độ dân số của thị trấn là 863 người/km2
. Trong
những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, tỷ lệ
tăng dân số giảm dần đây là tín hiệu đáng mừng đối với thị trấn Tam Sơn.
2.3.2. Lao động và việc làm, thu nhập
12
Năm 2010, thị trấn Tam Sơn có 1.650 lao động chiếm 50,76% tổng dân
số, trong đó lao động phi nông nghiệp là 578 người, chiếm 17,78% tổng số lao
động, lao động nông nghiệp là 1.072 người chiếm 32,98% tổng số lao động.
Có thể nói nguồn nhân lực của thị trấn khá dồi dào song chất lượng nguồn
nhân lực chưa cao, lao động phổ thông có chiếm tỷ trọng lớn, còn lao động qua đào
tạo có 412 người chiếm tỷ trọng nhỏ. Tình trạng thiếu việc làm nhất là đối với các
thanh thiếu niên tốt nghiệp phổ thông trung học cũng như lao động nông nhàn là
vấn đề bức xúc cần giải quyết trên địa bàn thị trấn cũng như trong toàn huyện.
Do vậy, trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động
nhất là khoa học công nghệ, mới có thể đáp ứng được nhu cầu lao động trong
điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.
Mức sống của dân cư chịu tác động của nhiều yếu tố, nhưng trước hết là
trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội. Tình hình phát triển kinh tế của thị trấn
kéo theo đời sống của đại bộ phận cư dân trên địa bàn được nâng lên rõ rệt. Mức
thu nhập bình quân người dân trung bình 15,09 triệu đồng/người/năm. Ngày
càng có nhiều hộ khá, giàu, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo đang giảm dần.
Bảng 04: Hiện trạng dân số thị trấn Tam Sơn
Chỉ tiêu ĐVT
Toàn
TT
Chia ra các tổ dân phố
1 2 3 4 5 6 7
1.Tổng dân số, trong đó: Người 3250 513 426 621 524 446 340 387
- Dân tộc kinh Người 3230 510 422 617 522 443 338 384
- Dân tộc khác Người 20 3 4 4 2 3 2 3
- Dân số nam Người 1616 256 210 310 270 220 170 190
- Dân số nữ Người 1634 257 216 311 254 226 170 197
- Dân số nông nghiệp Người
- Dân số phi nông nghiệp Người
2.Tổng số hộ, trong đó: Hộ 920 137 111 172 161 128 91 120
- Hộ Nông nghiệp Hộ 598 102 72 130 124 96 70 5
- Hộ phi nông nghiệp Hộ 322 35 39 42 37 32 21 115
3. Tổng số LĐ, trong đó: Người 1650
- Lao động Nông nghiệp Người 1072
- Lao động phi NN Người 578
- Lao động được đào tạo Người 412
4. Tổng số nóc nhà: Nhà 870
2.4. Thực trạng phát triển đô thị
Nhìn chung dân cư của thị trấn phân bố tương đối đều ở 7 tổ dân phố, với
tổng diện tích đất ở tại đô thị là 15,19 ha. Trong những năm qua, được sự quan
tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, đời sống nhân dân dần được
13
cải thiện, cơ sở hạ tầng trong khu dân cư đã được đầu tư đáng kể. Tuy nhiên,
thực trạng khu dân cư còn nhiều vấn đề cần giải quyết, vệ sinh môi trường và
nước sinh hoạt cần được địa phương chú trọng quan tâm hơn.
2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
2.5.1. Giao thông
Trên địa bàn thị trấn có các tuyến giao thông chính sau:
- Đường tỉnh lộ: trên địa bàn thị trấn có tuyến 307 đi qua với chiều dài khoảng
2,3 km chất lượng tốt, đã đáp ứng nhu cầu đi lại trao đổi hàng hóa của bà con.
- Đường liên xã:
+ Tuyến Tỉnh lộ 307 đi Đồng Quế có chiều dài 1,45 km, rộng 4,5 m.
+ Tuyến Tỉnh lộ 307 đi Như Thụy có chiều dài 450 m, rộng 4,5 m
+ Tuyến Tỉnh lộ 307 đi Phương Khoan có chiều dài 1,8 km, rộng 6,5 m.
+ Tuyến Tỉnh lộ 307 Sơn Cầu Nam đi Lạc Kiều có chiều dài 1,2 km, rộng 2,5m.
- Đường giao thông nội thị và đường nội đồng có tổng chiều dài là 6,05
km, độ rộng trung bình là 3,5 m.
Trong năm 2010 thị trấn tập trung giải phóng mặt bằng thi công 02 tuyến
đường vào khu chăn nuôi tập trung ở Chổ Ruồng và đường vào khu sản xuất
ứng dụng công nghệ cao ở Cửa Ngõ.
Nhìn chung hệ thống giao thông của thị trấn được bố trí tương đối hợp lý,
thuận tiên cho việc đi lại của bà con. Hệ thống giao thông cơ bản đã được bê
tông hóa chỉ còn một số tuyến giao thông trong khu dân cư và các tuyến giao
thông nội đồng vẫn là đường đất trong thời gian tới cần đầu tư bê tông hóa.
2.5.2. Thủy lợi
- Trạm bơm: thị trấn có 2 trạm bơm tưới để phục vụ hoạt động sản xuất
nông nghiệp của bà con trên địa bàn.
- Kênh mương nội đồng của thị trấn với tổng chiều dài 7 km, rộng bình
quân từ 1 - 2 m, về chất lượng của các tuyến kênh mương này hiện nay đang
xuống cấp.
Ngoài ra trên địa bàn thị trấn còn có khoảng 2 km sông Lô chảy qua đây
là nguồn cung cấp nước tưới dồi dào cho hoạt động sản xuất của bà con.
Nhìn chung hệ thống thủy lợi của thị trấn được bố trí hợp lý, thuận tiện
cho việc tưới tiêu trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, còn một số
tuyến mương đất đã và đang bị xuống cấp làm ảnh hưởng đến lưu lượng dòng
chảy. Trong khi đó việc đầu tư kinh phí cho việc bảo dưỡng định kỳ, công tác
14
nạo vét, khơi thông dòng chảy ở các tuyến còn hạn chế, hiệu quả sử dụng so với
năng suất thiết kế chưa tương xứng, gây thất thoát nước trong quá trình sử dụng
làm ảnh hưởng đến sản xuất. Trong tương lai cần từng bước đầu tư kiên cố hóa
kênh mương nội đồng.
2.5.3. Năng lượng
Hiện nay thị trấn có 7 trạm biến áp trung gian với công xuất 1.580 KVA,
quản lý 4 km đường dây cao áp, 9 km đương dây hạ thế.
Hiện tại toàn bộ hệ thống điện của địa phương đã được bàn giao sang
ngành điện quản lý vận hành, đã có những kết quả tích cực công trình đã từng
bước được cải tạo nâng cấp hoàn thành đưa vào sử dụng ổn định cuối năm 2009
tiến tới địa phương sẽ phối hợp với ngành điện tiếp tục xây dựng nâng cấp hoàn
thiện hệ thống điện theo đúng quy hoạch về hệ thống dẫn điện và trạm điện phục
vụ sản xuất sinh hoạt trước mắt cũng như lâu dài.
2.5.4. Bưu chính viễn thông
Đài truyền thanh của thị trấn được bố trí xây dựng tại trụ sở UBND thị
trấn với hệ thống loa đến các tổ dân phố đáp ứng được công tác tuyên truyền chủ
trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như việc chỉ đạo sản
xuất của địa phương.
Bưu điện văn hóa của thị trấn được xây dựng trên diện tích 0,02 ha, với
các trang thiết bị hiện có đã phần nào đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc
của bà con trong thị trấn.
2.5.5. Giáo dục - đào tạo
* Về cơ sở vật chất
Hệ thống giáo dục của thị trấn tương đối đầy đủ, có từ trường mầm non
đến trường cấp 2 với tổng diện tích 2,99 ha đã đáp ứng nhu cầu đến trường của
của con em bà con trên địa bàn thị trấn.
* Về chất lượng giáo dục
Năm học 2010 - 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết chuyên đề về
phát triển giáo dục năm 2011 và những năm tiếp theo, sự chuyển biến đồng bộ
cộng với sự vào cuộc của các ngành, các lĩnh vực đã tạo ra sự chuyển biến bước
đầu trong giáo dục. Tiếp tục duy trì tốt chế độ dạy và học, số học sinh bỏ học
không có, tỷ lệ lên lớp đạt cao hơn so với cùng kỳ. Hầu hết các chỉ tiêu lớn đều
đạt được. Hiện nay cả 3 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đang phấn
đấu để trở thành trường chuẩn quốc gia. Kết quả cụ thể như sau:
15
- Trường mầm non: tổng 293 em tăng 56 em so với năm 2009; số lớp là
10, tăng 2 lớp. Chất lượng giáo dục được bảo đảm, giáo viên được tăng cường
thu hút ngày càng đông học sinh kể cả người ngoài thị trấn.
- Trường tiểu học: có tổng 230 học sinh tăng 05 em so với năm 2009; học
sinh giỏi cấp trường 30 em, cấp huyện 15 em, cấp tỉnh 1 em.
- Trường trung học cơ sở: có 247 học sinh; học sinh gỏi là 7,4%, học sinh
khá là 52,2%, học sinh trung bình 35,5%, học sinh yếu 4,9%.
2.5.6. Cơ sở Y tế
Trạm y tế thị trấn có diện tích 800 m2
, được xây dựng khang trang tại khu
trung tâm thị trấn. Trạm tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, năm 2010 đã
tập trung làm tốt những nhiệm vụ chủ yếu như chăm sóc sức khỏe ban đầu, tăng
cường khám, chữa bệnh. Làm tốt công tác bảo hiểm y tế cho nhân dân ở tuyến cơ sở
và phối hợp công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, kết quả cụ thể như sau:
- Khám chữa bệnh cho 1.017 lượt người;
- Điều trị ngoại trú cho 608 lượt người;
- Điều trị nội trú 16 người.
Ngoài ra còn chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, thực hiện tiêm chủng
cho trẻ em đạt 100%. Trạm y tế đã có cố gắng trong việc thực hiện các mục tiêu
chuẩn quốc gia về y tế. 6 tháng cuối năm sau khi chuyển đến trạm y tế mới và được
bổ sung thêm biên chế do vậy mọi hoạt động của trạm đã thuận lợi hơn.
2.5.7. Văn hoá, thông tin, thể thao
Toàn thị trấn đã tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, tập trung chỉ đạo việc khai trương xây
dựng và tổ chức xét duyệt công nhận làng văn hoá. Việc xây dựng nếp sống văn
minh - gia đình văn hóa ở cơ sở được quan tâm. Tập tục lạc hậu đã dần được
thay bằng nếp sống văn minh. Các di tích văn hoá được tôn tạo và bảo vệ. Các lễ
hội truyền thống được tổ chức khá tốt, các hoạt động văn hoá nghệ thuật được
phát triển mạnh ở các khu vực trong toàn thị trấn.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ
HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1. Những thuận lợi, lợi thế
Thị trấn Tam Sơn là trung tâm kinh tế chính trị của huyện nên trong thời gian
tới sẽ được sự quan tâm đầu tư của UBND huyện. Trên địa bàn thị trấn có tuyến
đường tỉnh lộ 307 chạy qua và bến phà Then đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao
lưu trao đổi hàng hóa đối với những địa phương trong và ngoài tỉnh.
16
Ngoài ra trên địa bàn thị trấn còn có tháp Bình Sơn thuộc khu vực chùa
Vĩnh Khánh là một địa điểm thu hút được rất nhiều khách du lịch từ khắp mọi
miền trong cả nước, đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là hạ tầng nông nghiệp nông thôn
ngày càng được các cấp chính quyền và người dân đầu tư và quan tâm hơn.
- Nhân dân trong thị trấn có tinh thần đoàn kết, ham học hỏi. Đội ngũ cán
bộ nhiệt tình, có trách nhiệm, vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn.
- Thị trấn Tam Sơn có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có trình
độ chuyên môn cao. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển các ngành nghề công
nghiệp - TTCN trong thời gian tới.
- Nhờ có sự tăng trưởng kinh tế và có sự quan tâm của toàn xã hội mà cơ
sở hạ tầng có sự thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn trong toàn thị trấn thay đổi rõ rệt,
tạo ra cho thị trấn thế và lực phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước được ban hành kịp
thời phù hợp với giai đoạn phát triển của đất nước và có sự lãnh đạo trực tiếp kịp
thời của huyện ủy Sông Lô đặc biệt là các chủ trương phát triển nông nghiệp
nông thôn, phát triển công nghiệp, phát triển văn hóa xã hội, tạo niềm tin cho
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, đời sống của nhân dân từng bước được
nâng nên đáng kể.
Tình hình an ninh - chính trị ổn định, trật tự, an toàn xã hội cơ bản được
giữ vững. Các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa
phương ngày càng phát triển. Từ những thuận lợi cơ bản trên là yếu tố, điều kiện
góp phần tạo lên những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ chính
trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng mà
thị trấn đã đề ra.
3.2. Những khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi, thị trấn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế:
Những năm qua thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn, ngập úng, rét hại,
sâu bệnh phát triển, kèm theo là các dịch bệnh của gia súc, gia cầm xảy ra trên
diện rộng gây thiệt hại về kinh tế của nhân dân trong thị trấn.
Đời sống của nhân dân cơ bản được ổn định và nâng cao song vẫn còn
một số hộ gặp nhiều khó khăn do nhận thức chậm, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn
sản xuất hoặc chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp thuần túy vì vậy thu nhập kinh
tế gia đình một số hộ vẫn còn ở mức thấp.
17
Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, sản xuất nông
nghiệp tuy đã được chú trọng nhưng giá trị trồng trọt còn thấp, chất lượng chưa
cao. Việc định hướng quy hoạch và tổ chức quy hoạch còn chưa làm được, việc
“dồn điền đổi thửa” chưa được quan tâm đúng mức từ đó làm hạn chế cho việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Diện tích sử dụng chiếm 90,05% tổng diện tích tự nhiên và tương đối ổn
định, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện Sông Lô
và thị trấn Tam Sơn nói riêng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý, bố
trí sử dụng đất đai, nhất là việc bố trí đất ở tại đô thị, đất xây dựng cơ sở hạ tầng.
Vì vậy trong phương án quy hoạch cần quan tâm bố trí đúng mục đích sử dụng,
tránh tình trạng sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí đất đai, đảm bảo sử
dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.
Nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên chất lượng thì chưa cao, tỷ lệ lao động
được qua đào tạo còn thấp, đây cũng là trở ngại không nhỏ của địa phương trong
quá trình phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, thị trường.
Việc thu hút vốn và khả năng đầu tư vốn còn hạn chế.
PHẦN II
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và
thực hiện các văn bản đó
Công tác quản lý đất đai theo luật được chú trọng, đặc biệt là từ khi Luật
đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai
dần được thực hiện có hiệu quả hơn, hạn chế được việc vi phạm và tranh chấp
đất đai. Quỹ đất phần lớn đã được giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
sử dụng ổn định lâu dài. Chính quyền thị trấn quan tâm tới công tác tuyên truyền
giáo dục pháp luật với mục đích giúp dân hiểu và chấp hành tốt luật pháp.
Hàng năm thống kê lập kế hoạch sử dụng đất theo luật định. Tập trung
bám sát quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
18
1.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa
giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CT-TTg của Chính phủ, UBND thị trấn đã phối
hợp với các cơ quan chức năng đã tiến hành hoạch định ranh giới hành chính thị
trấn, cắm mốc giới, ổn định phạm vi quản lý và sử dụng đất trên địa bàn. Hiện
tại, hệ thống hồ sơ địa giới hành chính, vị trí các điểm mốc đã được thống nhất
rõ ràng. Công tác quản lý hồ sơ địa chính được chỉnh lý biến động thường
xuyên. Hàng năm lập đầy đủ các loại hồ sơ sử dụng đất kịp thời theo nhu cầu sử
dung đất.
1.3. Công tác khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Tính đến thời điểm hiện nay, thị trấn đã xây dựng được bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2010, dưới sự đạo của sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc.
1.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử
dụng đất ở thị trấn đã được triển khai khá tốt, thị trấn đã tiến hành lập quy hoạch
sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 đã được các ngành chức năng thẩm định. Đây
thực sự là hành lang pháp lý, là cơ sở để quản lý và sử dụng đất đai, tạo điều
kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư nhằm sử dụng đất có hiệu quả theo
quy hoạch và pháp luật.
Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Thị trấn Tam Sơn được
thực hiện tốt và đúng thời gian quy định. Luôn tổng hợp nhu cầu mới phát sinh
để đề nghị tỉnh bổ sung kế hoạch sử dụng đất, nhất là các công trình để tạo vốn
từ quỹ đất theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện. Lập kế hoạch sử dụng đất
của thị trấn luôn theo hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất góp phần đẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đáp ứng nhu cầu
sử dụng đất và tạo điều kiện phát triển nhanh các thành phần kinh tế.
1.5. Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất
UBND Thị trấn Tam Sơn thực hiện công tác này dựa trên kế hoạch sử
dụng đất hàng năm, đảm bảo việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục
đích theo đúng tiến độ, thời hạn và định mức mà pháp luật về đất đai và UBND
tỉnh Vĩnh Phúc quy định.
1.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
19
Theo quy định của Luật Đất đai, UBND thị trấn Tam Sơn thực hiện cấp
giấy CNQSDĐ nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Đến
hết năm 2010, toàn thị trấn đã cơ bản cấp xong giấy CNQSDĐ, cụ thể như sau:
- Đất nông nghiệp đã cấp cho 1.283 hộ;
- Đất ở đã cấp cho 1.283 hộ;
Còn lại 50 hộ và 12 tổ chức vẫn chưa được cấp giấy CNQSDĐ, trong thời
gian tới tiến hành cấp hết cho 50 hộ và 12 tổ chức này.
1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Sông Lô, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thị
trấn được triển khai khá tốt. Đất đai của thị trấn đã được thống kê hàng năm theo
quy định của ngành. Năm 2010 thị trấn đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai
định kỳ 5 năm theo Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường... với chất lượng được nâng cao, hạn chế được tình
trạng sai lệch về số liệu, bản đồ với thực tế. Kết quả của các công tác này là tài
liệu quan trọng, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên
địa bàn thị trấn.
1.8. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất
Nhìn chung công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất đã được Uỷ ban nhân dân thị trấn quan tâm thông qua
việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu
tiền sử dụng đất ... góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn
thu ngân sách. Tuy nhiên do còn những hạn chế nhất định trong việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nên phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả của công tác này.
1.9. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
UBND thị trấn thường xuyên theo dõi quyền và nghĩa vụ của chủ thể được
giao quyền sử dụng đất. Phối kết hợp với các cơ quan ngành chức năng để giải quyết
trong chanh trấp sử dụng đất đai. Kiên quyết xử lý kịp thời, đúng quy định khi đối
tượng sử dụng đất trái với mục đích sử dụng đất đã được quy hoạch.
20
1.10. Công tác giai quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại,
tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về tranh chấp đất đai tiến hành đạt
kết quả tốt, hầu hết các vụ việc đều được giải quyết theo đúng quy định và đúng
thẩm quyền.
Đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được tiếp nhận và giải quyết một
cách kịp thời, tư vấn, hướng dẫn các thủ tục trong công tác quản lý đất đai tạo sự
thuận tiện cho bà con nhân dân. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật bằng nhiều hình thức, tăng cường chỉ đạo, phối hợp giữa các ngành
công an, quân sự với các đoàn thể, phối hợp giữa UB với tổ dân phố để ngăn
chặn, giải quyết, xử lý các vi phạm có hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định tình
hình nông thôn.
II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất.
2.1.1. Quỹ đất
Năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 376,46 ha, bao gồm:
- Đất nông nghiệp có 229,28 ha, chiếm 60,9% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp có 143,59 ha, chiếm 38,14% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng có 3,59 ha, chiếm 0,95% tổng diện tích đất tự nhiên.
2.1.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất
2.1.2.1. Nhóm đất nông nghiệp
Năm 2010, toàn thị trấn có 229,28 ha đất nông nghiệp chiếm 60,90% tổng
diện tích tự nhiên của thị trấn. Bình quân đất nông nghiệp là 682,38 m2
/người.
Cơ cấu, diện tích đất nông nghiệp cụ thể như sau:
- Đất lúa nước 145,44 ha, chiếm 63,43% diện tích đất nông nghiệp.
- Đất trồng cây hàng năm còn lại 14,37 ha, chiếm 6,27% diện tích đất
nông nghiệp.
- Đất trồng cây lâu năm có 58,48 ha, chiếm 25,51% diện tích đất nông nghiệp.
- Đất rừng sản xuất có 3,5 ha, chiếm 1,53% diện tích đất nông nghiệp.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản có 7,49 ha, chiếm 3,27% diện tích đất nông nghiệp.
Bảng 05: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2010
Thứ
tự
Chỉ tiêu
Mã
Hiện trạng năm 2010
Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 Đất nông nghiệp NNP 229,28 100,00
21
1.1 Đất lúa nước DLN 145,44 63,43
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa
nước
LUC 13,93 6,08
1.2 Đất trồng lúa nương LUN 0,00 0,00
1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 14,37 6,27
1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 58,48 25,51
1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 0,00 0,00
1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 0,00
1.7 Đất rừng sản xuất RSX 3,50 1,53
1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 7,49 3,27
1.9 Đất làm muối LMU 0,00 0,00
1.10 Đất nông nghiệp khác NKH 0,00 0,00
Nguồn: Thống kê đất đai năm 2010 của thị trấn Tam Sơn
2.1.2.2. Nhóm đất phi nông nghiệp
Năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp của thị trấn là 143,59 ha chiếm
34,14% tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn, cụ thể như sau:
- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,92 ha, chiếm 0,64% diện tích
đất phi nông nghiệp.
- Đất an ninh có 0,05 ha, chiếm 0,03% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh có 1,49 ha, chiếm 1,04% diện tích đất phi
nông nghiệp.
- Đất di tích danh thắng có 1,42 ha, chiếm 0,99% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,35 ha, chiếm 1,64% diện tích đất phi nông
nghiệp.
- Đất sông suối có 60,17 ha, chiếm 41,90% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất phát triển hạ tầng 62,0 ha, chiếm 43,18% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất ở tại đô thị có 15,19 ha, chiếm 10,58% diện tích đất phi nông nghiệp.
Biểu 06: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2010
STT Chỉ tiêu Mã
Năm 2010
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
2 Đất phi nông nghiệp PNN 143,59 100,00
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 0,92 0,64
2.2 Đất quốc phòng CQP 0,00 0,00
2.3 Đất an ninh CAN 0,05 0,03
2.4 Đất khu công nghiệp SKK 0,00 0,00
2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 1,49 1,04
2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 0,00 0,00
22
2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,00 0,00
2.8 Đất di tích danh thắng DDT 1,42 0,99
2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0,00 0,00
2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,00 0,00
2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,35 1,64
2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,00 0,00
2.13 Đất sông, suối SON 60,17 41,90
2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 62,00 43,18
Trong đó:
Đất cơ sở văn hóa DVH 2,11 1,47
Đất cơ sở y tế DYT 0,08 0,06
Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 2,99 2,08
Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 0,00 0,00
2.15 Đất ở tại đô thị ODT 15,19 10,58
2.16 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 0,00
Nguồn: Thống kê đất đai năm 2010 của thị trấn Tam Sơn
2.1.2.3. Đất chưa sử dụng
Hiện trạng đất chưa sử dụng năm 2010 của thị trấn là 3,59 ha, chiếm
0,95% tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn.
2.1.2.4. Đất đô thị
Diện tích đất đô thị đến năm 2010 là 376,46 ha, chiếm 100% tổng diện
tích tự nhiên.
2.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010
2.2.1. Biến động diện tích tự nhiên
Theo số liệu kiểm kê năm 2010, diện tích tự nhiên của thị trấn là 376,46
ha. Theo số liệu kiểm kê năm 2001 tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn là
376,02 ha như vậy diện tích đất tự nhiên của thị trấn trong giai đoạn 2001 - 2010
tăng 0,44 ha nguyên nhân do sai lệch giữa các lần kiểm kê.
Cụ thể biến động từng nhóm đất trong giai đoạn 2001 - 2010 như bảng 03:
Bảng 07: Biến động đất đai từ năm 2001 đến năm 2010
Đơn vị: Ha
Thứ
tự
Chỉ tiêu Mã
Năm
2001
Năm
2010
So Sánh
Tổng diện tích tự nhiên 376,02 376,46 0,44
1 Đất nông nghiệp NNP 245,36 229,28 -16,08
1.1 Đất lúa nước DLN 155,52 145,44 -10,08
1.2 Đất trồng lúa nương LUN
1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 17,20 14,37 -2,83
1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 62,52 58,48 -4,04
1.5 Đất rừng phòng hộ RPH
23
1.6 Đất rừng đặc dụng RDD
1.7 Đất rừng sản xuất RSX 0,80 3,50 2,70
1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9,32 7,49 -1,83
1.9 Đất làm muối LMU
1.1 Đất nông nghiệp khác NKH
2 Đất phi nông nghiệp PNN 129,37 143,59 14,22
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 0,64 0,92 0,28
2.2 Đất quốc phòng CQP
2.3 Đất an ninh CAN 0,05 0,05 0,00
2.4 Đất khu công nghiệp SKK
2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0,28 1,49 1,21
2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX
2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS
2.8 Đất di tích danh thắng DDT 2,50 1,42 -1,08
2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA
2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN
2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,35 2,35 0,00
2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC
2.13 Đất sông, suối SON 59,51 60,17 0,66
2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 52,29 62,00 9,71
2.15 Đất ở tại đô thị ODT 11,75 15,19 3,44
2.16 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3 Đất chưa sử dụng CSD 1,29 3,59 2,30
4 Đất đô thị DTD 376,02 376,46 0,44
5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT
6 Đất khu du lịch DDL
7 Đất khu dân cư nông thôn DNT
2.2.2. Biến động các loại đất theo mục đích sử dụng
2.2.2.1. Biến động diện tích đất nông nghiệp
Trong giai đoạn 2001 – 2010, diện tích đất nông nghiệp giảm 16,08 ha,
trong đó:
- Đất lúa nước giảm 10,08 ha, nguyên nhân do: chuyển sang đất ở tại đô
thị 2,40 ha; chuyển sang đất phát triển hạ tầng 6,70 ha; chuyển sang đất cơ quan,
công trình sự nghiệp 0,44 ha.
- Đất trồng cây hàng năm còn lại giảm 2,83 ha, nguyên nhân cụ thể do:
chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh 1,19 ha; chuyển sang đất ở tại đô thị
0,5 ha; chuyển sang đất phát triển hạ tầng 1,14 ha.
- Đất trồng cây lâu năm giảm 4,04 ha, nguyên nhân cụ thể do: chuyển
sang đất rừng sản xuất 2,7 ha; chuyển sang đất phát triển hạ tầng 0,04 ha;
chuyển sang đất đồi núi chưa sử dụng 1,3 ha.
24
5005263
- Đất rừng sản xuất tăng 2,7 ha, nguyên nhân cụ thể là do đất trồng cây
lâu năm chuyển sang.
- Đất nuôi trồng thủy sản giảm 1,83 ha, nguyên nhân cụ thể là do: chuyển
sang đất phát triển hạ tầng 0,73 ha; chuyển sang đất sông suối 0,22 ha và chuyển
sang đất đồi núi chưa sử dụng 0,88 ha.
2.2.2.2. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp
Năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 14,22 ha so với năm 2001,
trong đó:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 0,28 ha, nguyên nhân là
do: nhận từ đất trồng lúa chuyển sang 0,44 ha, đồng thời chuyển sang đất phát
triển hạ tầng 0,22 ha, giảm khác là 0,14 ha.
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 1,21 ha, trong đó:
Biến động tăng là 1,33 ha, cụ thể:
+ Nhận từ đất trồng cây hàng năm còn lại 1,19 ha;
+ Tăng khác là 0,14 ha.
Biến động giảm là 0,12 ha, cụ thể:
Nguyên nhân của biến động giảm là do sự sai lệch giữa các lần kiểm kê.
- Đất di tích danh thắng giảm 1,08 ha, nguyên nhân là do chuyển sang đất
phát triển hạ tầng.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2010 vẫn giữ ổn định không thay đổi so
với năm 2001.
- Đất sông suối tăng 0,66 ha nguyên nhân do đất nuôi trồng thủy sản
chuyển sang 0,22 ha, tăng khác là 0,44 ha.
- Đất phát triển hạ tầng tăng 9,71 ha, nguyên nhân là do: đất trồng lúa
chuyển sang 6,7 ha; đất trồng cây hàng năm còn lại chuyển sang 1,14 ha; đất trồng
cây lâu năm chuyển sang 0,04 ha; đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang 0,73 ha; đất
trụ sở chuyển sang 0,02 ha; đất di tích danh thắng chuyển sang 1,08 ha.
- Giai đoạn 2001 - 2010, diện tích đất ở tại đô thị tăng 3,44 ha, do dất lúa
nước chuyển sang 2,94 ha, đất hàng năm khác chuyển sang 0,5 ha.
Vậy, năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp là 143,59 ha, chiếm 38,14 %
tổng diện tích tự nhiên.
2.2.2.3. Biến động diện tích đất chưa sử dụng
Giai đoạn 2001 - 2010, diện tích chưa sử dụng tăng 2,3 ha, nguyên nhân
do: đất trồng cây lâu năm chuyển sang 1,3 ha; đất nuôi trồng thủy sản chuyển
25
sang 0,88 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh chuyển sang 0,12 ha. Như vậy, tính
đến năm 2010, đất chưa sử dụng có diện tích là 3,59 ha, chiếm 0,95% tổng diện
tích tự nhiên.
2.2.2.4. Biến động diện tích đất đô thị
Giai đoạn 2001 - 2010, diện tích đất đô thị tăng 0,44 ha, nguyên nhân do
sự sai lệch số liệu giữa các lần kiểm kê. Như vậy, đến năm 2010 diện tích đất đô
thị là 376,46 ha, chiếm 100% diện tích đất tự nhiên.
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của
việc sử dụng đất
2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
của việc sử dụng đất
2.3.1.1. Hiệu quả kinh tế xã hội
Các chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phù hợp cùng với việc bố trí sử
dụng đất sản xuất kinh doanh hợp lý, thuận lợi đã đem lại cho thị trấn mức tăng
trưởng kinh tế tương đối bền vững, ổn định và có hiệu quả như:
- Thực hiện giao đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản ổn định cùng
với các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hoá đã làm cho người dân năng động
hơn, bố trí cây trồng, vật nuôi, phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp tăng cao, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ.
- Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng được phát triển mạnh cả đường bộ,
đường thuỷ... hệ thống đường giao thông thị trấn, đường nội thị được mở rộng,
nâng cấp.
Do có sự phát triển các cơ sở hạ tầng các công trình công cộng: văn hoá, y
tế, giáo dục, thể thao, thương mại, du lịch đã tạo việc làm cho người lao động,
từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong thị trấn.
Các khu dân cư mới được hình thành khang trang, nhiều khu dân cư được
chỉnh trang, gọn đẹp thuận lợi cho sinh hoạt.
2.3.1.2. Những tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất, đất đai bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên,
thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và việc khai thác sử dụng của con người.
Căn cứ vào các tài liệu điều tra đánh giá tác động môi trường của tỉnh Vĩnh
Phúc cho thấy tình hình ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng, dẫn
đến việc đất đai bị thoái hoá, chất lượng đất giảm dần, môi trường đất bị ô
nhiễm, tiêu biểu ở một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
26
- Trong quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cũng như sản xuất
tiểu thủ công nghiệp làng nghề khi sản xuất thì lượng chất thải thải ra khá lớn
làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
- Hệ thống giao thông khá phát triển, lượng xe qua lại nhiều cộng với các
loại xe kém chất lượng gây ra tiếng ồn, bụi và khói xe làm ô nhiễm môi trường
không khí. Những hiện tượng nêu trên đều trực tiếp làm ảnh hưởng tới môi
trường trên địa bàn thị trấn.
- Quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật các loại
phương tiện vận chuyển đất, đá... dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí, nguồn
nước, mức độ ô nhiễm còn trong giới hạn cho phép.
- Đối với đất sản xuất nông nghiệp: việc sử dụng một lượng lớn phân hoá
học, thuốc trừ sâu cũng đã làm cho chất lượng đất nông nghiệp nghèo kiệt lượng
mùn, giảm độ phì của đất và đang là nguyên nhân làm giảm số lượng của nhiều
loại vi sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học...
- Đối với các loại đất trong khu vực dân cư: việc thu gom rác thải, chất
thải sinh hoạt chỉ tập trung ở tại vườn đốt hoặc ủi làm phân bón, hoặc thải ra
suối gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Mặt khác hiện tại địa
phương lại chưa xây dựng được khu thu gom rác thải đây là vấn đề cần được
giải quyết ngay đê giảm tình vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
- Quá trình đô thị hoá phát triển mạnh mẽ, hệ thống thoát nước và nước
thải cùng chung một hệ thống, nước sinh hoạt không qua xử lý hoặc xử lý sơ bộ
gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Bên cạnh đó tình trạng ngập úng diễn ra
nhiều nơi, đặc biệt là mùa mưa, chủ yếu các khu dân cư cũ chưa có hệ thống thoát
nước, hoặc hệ thống thoát nước chưa phù hợp, thời gian sử dụng đã lâu...Vì vậy,
trong tương lai khả năng tiêu thoát nước của những hệ thống này không còn phù
hợp với quá trình đô thị hoá mạnh mẽ hiện nay tại Thị trấn Tam Sơn.
2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất
2.3.2.1. Cơ cấu sử dụng đất.
Cơ cấu sử dụng đất của thị trấn đang có hướng chuyển dịch theo hướng hợp
lý hơn, phù hợp với điều kiện của thị trấn và dần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của
thị trấn có 376,46 ha, đã đưa vào sử dụng 99,05%. Diện tích, cơ cấu sử dụng các
loại đất chính như sau:
Tổng diện tích đất: 376,46 ha tỷ lệ 100%; bao gồm:
- Đất nông nghiệp: 229,28 ha, tỷ lệ 60,90%;
- Đất phi nông nghiệp: 143,59 ha, tỷ lệ 38,14%;
27
- Đất chưa sử dụng: 3,59 ha, tỷ lệ 0,95%;
2.3.2.2. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội;
* Đất nông nghiệp
Qua kinh nghiệm sản xuất hàng năm của nhân dân cho thấy đất đai của thị
trấn rất phù hợp nhiều loại cây trồng, trong sản xuất cho năng suất cao, chất
lượng tốt như: cây lúa, ràu màu, nhiều mô hình trang trại đã mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Đất nông nghiệp còn là nguồn dự trữ dồi dào về số lượng để cung cấp cho
các ngành kinh tế khác như: để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ - thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt và sản xuất của
nhân dân.
Đời sống nhân dân nâng lên còn phụ thuộc nhiều vào đất đai, sự vươn lên
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, thâm canh tăng vụ là một biện pháp cần
thiết cho phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng
thích hợp sẽ kích thích kinh tế phát triển mang lại hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nông nghiệp, có vậy mới nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác.
* Đất phi nông nghiệp
Theo số liệu thống kê năm 2010 thì diện tích đất phi nông nghiệp của thị trấn
là 128,40 ha, chiếm 34,11% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích
đất phát triển hạ tầng là 62,0 ha, chiếm 16,47% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
Với diện tích này hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, đi lại và các mục
đích khác của nhân dân địa phương. Song diện tích dành để phát triển kinh tế còn
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay của thị trấn.
Diện tích đất dành cho phát triển sản xuất kinh doanh là 1,49 ha.
Với nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh như hiện nay thì số diện
tích trên chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của thị trấn.
Để phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã
hội của thị trấn như hiện nay thì trước tiên thị trấn phải xây dựng, nâng cấp và
cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi, điện nước phục vụ cho
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại cũng như mở
rộng, xây dựng các công trình văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng, bố trí các
cụm dân cư phù hợp .v.v...
28
2.3.2.3. Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ
thuật trong sử dụng đất tại cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất
- Với điều kiện giao lưu, tuyên truyền phổ biến ngày càng được tăng
cường nên phương thức sản xuất, trình độ trong sử dụng đất không có sự khác
biệt giữa những người sử dụng đất. Người dân biết kết hợp giữa kỹ thuật truyền
thống với kỹ thuật hiện đại phù hợp với điều kiện đất đai, hoàn cảnh kinh tế của
từng gia đình. Trong nhiều năm trở lại đây, diện tích đất bằng thuận lợi cho canh
tác đã được nhân dân khai thác đưa vào sử dụng. Trong quá trình canh tác, đến
nay nhân dân đã áp dụng biện pháp bón phân cho cây trồng, hạn chế tình trạng
rửa trôi, xói mòn đất.
- Mức độ khai thác tiềm năng đất đai phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên
và khả năng đầu tư của con người. Trong những năm qua thị trấn đã từng bước
khai thác đưa vào sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai.
- Đất đai của xã ngày càng được khai thác hiệu quả hơn, hệ số quay vòng
đất đai ngày càng lớn. Hiện nay người dân đã trồng 2 - 3 vụ trong một năm, như
vậy cho ra sản phẩm trên một đơn vị đất đai ngày càng nhiều.
- Người dân đang được tiếp cận các nguồn vốn thông qua hệ thống ngân
hàng, quỹ tín dụng, thông qua trung tâm khuyến nông và các chương trình xoá
đói giảm nghèo để phát triển mạnh mẽ sản xuất nâng cao mức sống.
2.4. Những tồn tại trong việc sử dụng đất:
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở thị trấn đã đạt được những thành
tựu đáng kể góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy
nhiên, đất đai là tài sản đặc biệt, các quan hệ đất đai hết sức nhạy cảm và phức
tạp, chính sách đất đai ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới.
Nhận thức trong nhân dân về quyền sở hữu đất đai không giống nhau đã dẫn đến
khó khăn trong công tác quản lý, sử dụng đất.
Công tác quy hoạch còn chắp vá, chưa đồng bộ.
Hệ thống bản đồ địa chính trên địa bàn thị trấn đang sử dụng đã cũ, độ
chính xác không cao chưa đo vẽ hết các khu vực đặc biệt là lâm nghiệp, đất
nông nghiệp còn nhiều thửa đo bao, công tác cấp giấy chứng nhận đến từng thửa
đất trong khu vực này vẫn chưa cấp được hết mặc dù địa phương rất tích cực
trong công tác này.
Cán bộ còn thiếu trong khi yêu cầu công việc lại nhiều đặc biệt công tác
tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo, bồi thường giải phóng mặt bằng…
Nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề tồn tại nêu trên là:
29
Công tác quản lý đất đai vẫn còn lỏng lẻo, công tác thanh tra, kiểm tra
chưa được làm thường xuyên liên tục.
Nhận thức về chính sách đất đai trong nhân dân không đồng đều, ý thức
của người sử dụng đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai.
Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước cần coi trọng hơn nữa công tác quản
lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đất đai.
Mặt khác, cần tuyên truyền phố biến pháp luật đất đai một cách rộng rãi đến từng
người dân, giúp họ có ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng đất.
* Biện pháp khắc phục, những kinh nghiệm về sử dụng đất
Để khắc phục những tồn tại trong sử dụng đất cần:
- Các ngành, các cấp đều phải tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất
cụ thể của ngành mình, thị trấn mình để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Khi nào có nhu cầu sử dụng đất phải làm tờ trình xin cấp có thẩm quyền
xét duyệt mới được thực hiện.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật công
nghệ về giống cây trồng vật nuôi, xây dựng các mô hình cụ thể làm nơi tham
quan, học tập cho nhân dân.
- Kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng đất sai mục đích.
- Giải quyết hợp tình, hợp lý các vấn đề vướng mắc trong nhân dân về đất
đai để người dân yên tâm sản xuất.
- Có chính sách ưu tiên cho người sản xuất nông nghiệp như: đầu tư
giống, vốn.v.v. cho sản xuất nông nghiệp để phát triển sản xuất, khi có thiên tai,
dịch bệnh xảy ra, cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành để giải quyết kịp
thời tránh tổn thất đến mùa màng.
- Khi nhân dân có nhu cầu sử dụng đất như: giao đất cho dân làm nhà ở,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thì các ngành có liên quan phải xem xét, giải quyết
kịp thời thoả đáng.
Cần tiến hành đo đạc thành lập bản đồ địa chính cho địa phương để thay
thế cho bản đồ 299 đã cũ và độ chính xác không cao.
- Tiến hành bổ sung thêm cán bộ về quản lý đất đai để giảm áp lực công
việc và giúp giải quyết kịp thời các vấn đề trong lĩnh vực đất đai.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC
3.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
Do thực hiện Luật đất đai 2003, việc phân loại đất có thay đổi, hướng dẫn
30
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có
những điểm mới và cụ thể hơn, nên khi đánh giá tình hình biến động đất đai và
kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước, báo cáo chỉ đánh giá một số
loại đất chính có ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn.
3.1.1. Đất nông nghiệp
Chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp của TT Tam Sơn theo phương án quy
hoạch đến 2010 được phê duyệt là 238,19 ha, năm 2010 đã thực hiện 229,28 ha
đạt 96,26% diện tích được duyệt.
Đất lúa nước
Diện tích đất trồng lúa nước theo quy hoạch được phê duyệt là 150,02 ha,
năm 2010 đã thực hiện 145,44 ha đạt 96.95% diện tích được duyệt.
Đất trồng cây hàng năm còn lại
Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại theo quy hoạch được duyệt là
11,95 ha, năm 2010 đã thực hiện 14,37 ha đạt 120,25%.
Đất nuôi trồng cây lâu năm
Diện tích đất trồng cây lâu năm theo quy hoạch được duyệt là 66,44 ha,
năm 2010 đã thực hiện 58,48 ha đạt 88,02% diện tích được duyệt.
Đất rừng sản xuất
Diện tích đất rừng sản xuất theo quy hoạch được duyệt là 0,58 ha, năm
2010 đã thực hiện 3,50 ha tăng 2,92 ha so với phương án quy hoach được duyệt
Đất nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch được duyệt 9,2 ha, năm
2010 đã thực hiện 7,49 ha đạt 81,41%.
3.1.2. Đất phi nông nghiệp
Theo số liệu thống kê, kiểm kê năm 2010 của thị trấn có 143,59 ha, diện
tích quy hoạch được duyệt là 136,58 ha như vậy đạt 105,13%. Việc thực hiện
quy hoạch sử dụng đất theo phương án quy hoạch của các loại đất phi nông
nghiệp cụ thể như sau:
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp theo phướng án quy
hoạch được duyệt là 0,64 ha, năm 2010 đã thực hiện 0,92 ha, tăng 0,28 ha so với
phương án quy hoạch được duyệt.
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy hoạch được duyệt là
0,28 ha, năm 2010 đã thực hiện 1,49 ha tăng 1,21 ha so với phương án quy
hoạch được duyệt.
31
Đất di tích, danh thắng
Diện tích đất di tích danh thắng theo quy hoạch được duyệt 2,50 ha, năm
2010 đã thực hiện 1,42 ha đạt 56,80%.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Trong giai đoạn quy hoạch 2001 - 2010, thị trấn không quy hoạch loại đất
này do đó diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa vẫn được giữ nguyên so với năm
2001 là 2,35 ha.
Đất sông suối
Diện tích đất sông suối theo phương án quy hoạch được duyệt là 59,51 ha,
năm 2010 đã thực hiện 60,17 ha, đạt 101,11%.
Đất phát triển hạ tầng
Diện tích đất phát triển hạ tầng theo quy hoạch được duyệt là 56,80 ha,
năm 2010 đã thực hiện 62 ha đạt 109,15%.
Đất ở tại đô thị
Theo số liệu kiểm kê năm 2010 diện tích đất ở tại đô thị của thị trấn là
14,45 ha, so với diện tích quy hoạch được duyệt là 15,19 đạt 105,12%.
3.1.3. Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng theo số liệu kiểm kê năm 2010 có diện tích 1,25 ha,
theo quy hoạch giai đoạn 2001 - 2010 được duyệt là 3,59 ha, tăng 2,34 ha.
Bảng 8: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch kỳ trước (2001 – 2010)
STT Chỉ tiêu Mã
Theo
PAQH đến
năm 2010
đã phê
duyệt (ha)
Hiện trạng
đầu năm
2010 (ha)
Tỷ lệ thực
hiện(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 361,57 376,46 104,12
1 Đất nông nghiệp NNP 238,19 229,28 96,26
1.1 Đất lúa nước DLN 150,02 145,44 96,95
1.2 Đất trồng lúa nương LUN 0,00 0,00 0,00
1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 11,95 14,37 120,25
1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 66,44 58,48 88,02
1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 0,00 0,00 0,00
1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 0,00 0,00
1.7 Đất rừng sản xuất RSX 0,58 3,50 603,45
1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9,20 7,49 81,41
1.9 Đất làm muối LMU 0,00 0,00 0,00
1.10 Đất nông nghiệp khác NKH 0,00 0,00 0,00
2 Đất phi nông nghiệp PNN 136,58 143,59 105,13
2.1
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
CTS 0,64 0,92 143,75
32
2.2 Đất quốc phòng CQP 0,00 0,00 0,00
2.3 Đất an ninh CAN 0,05 0,05 100,00
2.4 Đất khu công nghiệp SKK 0,00 0,00 0,00
2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0,28 1,49 532,14
2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 0,00 0,00 0,00
2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,00 0,00 0,00
2.8 Đất di tích danh thắng DDT 2,50 1,42 56,80
2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 0,00 0,00 0,00
2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,00 0,00 0,00
2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,35 2,35 100,00
2.12 Đất có mặt nước chuyên dung SMN 0,00 0,00 0,00
2.13 Đất sông, suối SON 59,51 60,17 101,11
2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 56,80 62,00 109,15
2.15 Đất ở tại đô thị ODT 14,45 15,19 105,12
2.16 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 0,00 0,00
3 Đất chưa sử dụng DCS 1,25 3,59 287,20
4 Đất đô thị DTD 361,57 376,46 104,12
5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT 0,00 0,00 0,00
6 Đất khu du lịch DDL 0,00 0,00 0,00
7 Đất khu dân cư nông thôn DNT 0,00 0,00 0,00
3.2. Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy
hoạch sử dụng đất
Trong quá trình quản lý, sử dụng và thực hiện công tác quy hoạch sử dụng
đất đai của thị trấn còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Do quá trình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra nhanh chóng dẫn đến đất
nông nghiệp ở một số nơi giảm, lao động nông nghiệp dôi dư chưa giải quyết
được việc làm, chuyển đổi ngành nghề chậm.
- Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch của các ngành chưa có sự phối hợp
đồng bộ, quy hoạch giữa các ngành còn bị chồng chéo, nhiều quy hoạch chi tiết
nhỏ lẻ dẫn đến mất cân đối trong việc sử dụng đất.
Từ những đánh giá trên, để phát huy hiệu quả quản lý, sử dụng đất, hạn chế
những tồn tại trong công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói
riêng nhằm giúp các ngành các cấp, giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong
việc hoạch định các chính sách về đất đai.
Công tác quy hoạch sử dụng đất không được tiến hành kịp thời, thì những
tồn tại trong quá trình quản lý sử dụng đất đã nêu trên là một thách thức trong
việc khai thác sử dụng đất bền vững, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
33
Tải bản FULL (File word 78 trang): bit.ly/358vb3C
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt mà bất cứ ngành nào cũng cần đến, là
một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng để phát triển các ngành kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của đất đến mỗi ngành có khác nhau, nếu biết
khai thác và sử dụng đất một cách hợp lý, khoa học, bền vững sẽ khai thác được
tiềm năng của đất để phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại nếu không đánh giá
đúng tiềm năng của đất sẽ không khai thác hiệu quả tiềm năng to lớn của nó, mà
còn tự hủy hoại đất, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng
như sự tồn tại và phát triển của loài người.
* Khái quát tiềm năng đất đai của thị trấn Tam Sơn:
Toàn thị trấn hiện có 376,46 ha đất tự nhiên, trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 229,28 ha, chiếm 60,90% diện tích đất tự nhiên;
+ Đất phi nông nghiệp: 143,59 ha, chiếm 38,14% diện tích đất tự nhiên;
+ Đât chưa sử dụng: 3,59 ha, chiếm 0,95% diện tích đất tự nhiên;
* Đất nông nghiệp:
Đối với đất sản xuất nông nghiệp ngoài việc chuyển một phần diện tích đáp
ứng cho các mục đích phi nông nghiệp, tiềm năng đất đai được xác định trên cơ
sở chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo hướng giảm diện tích đất trồng cây hàng
năm ở những khu vực có hiệu quả thấp, phát triển mở rộng diện tích đất như
chuyển sang đất trang trại ... ở nhưng vùng có hiệu quả kinh tế thấp.
* Đất phi nông nghiệp:
Các công trình đất phát triển hạ tầng được phân bố tương đối phù hợp với
điều kiện phân bố dân cư, nên chúng đã được khai thác một cách triệt để và có
hiệu quả. Nhưng trong giai đoạn tới cần mở mang tu bổ các công trình công
cộng để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất ngày càng tốt hơn.
* Đất khu đô thị:
Việc phân bố đất ở trong khu dân cư như hiện nay của thị trấn Tam Sơn là
phù hợp với quy mô phát triển dân số của thị trấn. Phần lớn diện tích đất ở được
nhân dân sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên trong những năm tới thị trấn Tam Sơn
cần đề nghị với cấp trên có những chính sách về phát triển nhà ở đặc biệt là khu
vực trung tâm thị trấn nhằm mục đích thu hút các hộ gia đình có khả năng đầu tư
xây dựng và phát triển dịch vụ về làm ăn sinh sống, góp phần phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương. Bố trí, sắp xếp lại một số khu dân cư sao cho hợp lý trên
cơ sở tận dụng cơ sở hạ tầng đã có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư ra vùng đất
sản xuất nông nghiệp nơi đất màu mỡ.
1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp
34
Quá trình sản xuất nông nghiệp và thủy sản liên quan chặt chẽ với các yếu
tố tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nông hóa của đất và thời tiết khí
hậu… Ngoài ra hiệu quả đem lại từ sản xuất của việc bố trí hợp lý cây trồng, vật
nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mùa vụ… tạo ra các vùng chuyên canh sản
xuất nhằm tạo sản phẩm hàng hóa và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến còn
phụ thuộc vào các điều kiện khác như khả năng tưới tiêu, địa hình, vốn đầu tư,
lao động cũng như các yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Tiềm
năng đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn thị trấn
cần được ưu tiên trong việc bảo vệ đất lúa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên cơ sở dồn ghép,
tích tụ về đất đai tạo ra các vùng chuyên, thâm canh, các vùng sản xuất, chăn
nuôi tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên tập quán. Chuyển dịch cơ cấu lao
động từ nông nghiệp sang các ngành nghề có thu nhập ổn định và cao hơn cho
người dân. Trong đó:
Đối với đất trồng cây hàng năm: Đây là loại hình sử dụng đất rất đa dạng,
có thể thích nghi trên diện rộng.
Khai thác hiệu quả diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện nay bằng các
biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi và chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ nâng cao hệ số sử dụng đất canh tác, nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm…
Đối với đất nuôi trồng thủy sản: Tập trung phát triển nuôi thủy sản ở các ao
hồ đồng thời chuyển một phần diện tích cải tạo đất vùng trũng sang nuôi trồng
thủy sản, hiện nay phần lớn đất nuôi trồng thủy sản được giao cho các hộ dân
quản lý dưới hình thức đấu thầu. Có chính sách hợp lý để chuyển mục đích sử
dụng đất từ đất vùng thấp, trũng, cây trồng ít hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.
2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển ngành
công nghiệp, xây dựng, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn
Đất đai phục vụ cho các mục đích phi nông nghiệp không phụ thuộc nhiều
vào các đặc điểm lý, hóa tính chất, mà phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
- Vị trí phân bố của khu đất.
- Địa hình và cấu tạo địa chất.
- Kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước…
- Hiện trạng sử dụng đất và đặc thù phát triển kinh tế.
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước, tỉnh, huyện.
* Cấu tạo địa chất: Thị trấn Tam Sơn là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và
đồng bằng, cấu tạo địa chất ổn định, có sức chịu nén tốt, việc đầu tư xử lý nền
35
Tải bản FULL (File word 78 trang): bit.ly/358vb3C
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
móng cho các công trình xây dựng cơ bản, công nghiệp đô thị ít tốn kém so với
các địa bàn thuộc vùng Đồng Bằng Bắc Bộ.
* Vị trí phân bố: Thị trấn Tam Sơn là có hệ thống giao thông rất thuận lợi.
Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương khác trong khu
vực.
* Kết cấu hạ tầng: Thị trấn Tam Sơn có kết cấu hạ tầng tương đối phát triển,
về cơ bản đã đáp ứng phần nào nhu cầu hiện nay. Đây là lợi thế lớn của thị trấn
trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội.
Chủ trương đầu tư: Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư,
khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của thị trấn.
3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển du lịch
Tam Sơn là một trong số ít vùng trên địa bàn huyện Sông Lô có tiềm năng
về du lịch. Vì vậy, để phát triển du lịch trong quy hoạch này cần định hướng và
khoanh định quy hoạch các vùng như tháp Bình Sơn thuộc khu vực chùa Vinh
Khánh để định hướng phát triển du lịch cho thị trấn cũng như huyện trong thời
gian tới.
4. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua, thị trấn Tam Sơn tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, phát triển du lịch, thương mại – dịch vụ, nhưng phần lớn diện tích đất đưa
vào sử dụng được khai thác từ quỹ đất nông nghiệp.
Diện tích đất cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây tăng nhanh để phát
triển giao thông, thuỷ lợi, truyền dẫn năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở
văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, các công trình phúc lợi công cộng chủ
yếu sử dụng từ đất nông nghiệp do quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nền kinh tế ngày càng phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố hàng đầu, là nền
tảng của quá trình phát triển trong mọi lĩnh vực. Tiềm năng phát triển đất cơ sở
hạ tầng còn rất lớn có thể khai thác sử dụng, chuyển đổi mục đích sử dụng trong
quỹ đất đang sử dụng và chưa sử dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế
- xã hội về trước mắt và trong tương lai một cách bền vững.
PHẦN IV
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG
THỜI KỲ QUY HOẠCH
1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Mục tiêu phát triển kinh tế
36
- Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13.9%.
- Tổng giá trị thu nhập đạt 98.080 triệu đồng vào năm 2015 và đạt
190.960 triệu đồng vào năm 2020.
- Bình quân thu nhập đầu người năm 2015 đạt 28,06 triệu
đồng/người/năm và đạt 50 triệu vào năm 2020.
- Sản lượng lương thực năm 2015 đạt 4.400 tấn.
- Về nông nghiệp: tăng bình quân hàng năm 11,6%.
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: tăng bình quân hàng năm 14%.
- Thương mại - dịch vụ: tăng bình quân hàng năm 16%.
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 đạt:
+ Khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm 24,64% tổng giá trị sản xuất.
+ Khu vực kinh tế thương mại dịch vụ chiếm 46,43% tổng giá trị sản xuất.
+ Khu vực kinh tế CN-TTCN-XDCB chiếm 28,93% tổng giá trị sản xuất.
* Mục tiêu về dân số, văn hoá, giáo dục y tế và điện nước sinh hoạt
+ Mục tiêu về dân số: ổn định cuộc sống của người dân trong thị trấn,
thực hiện tốt chương trình DSKHHGĐ, giảm tỷ lệ sinh hàng năm là 0,3%.
+ Mục tiêu về văn hoá: 100% số thôn có nhà văn hoá thôn đến năm 2015,
90% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 3 thôn đạt thôn văn hóa cấp
huyện. Vận động nhân dân xoá bỏ thủ tục lạc hậu trong cưới xin, ma chay, xây
dựng nếp sống văn hoá trong cụm dân cư, nâng cao đời sống văn hoá.
+ Mục tiêu về y tế: vận động nhân dân thực hiện chương trình quốc gia về
phòng chống bệnh dịch. Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường.
+ Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo đến năm 2015 còn 2%/năm
+ Mục tiêu về giáo dục: trường tiểu học, trường Trung học cơ sở đạt
chuẩn quốc gia và xây dựng 3 nhà trường đạt trường chất lượng cao.
1.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch
- Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững theo hướng
CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Trên cơ sở khai thác tiềm năng sẵn có của
thị trấn gắn với thị trường hàng hóa trong huyện và các vùng phụ cận, tăng tỷ
trọng ngành kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
nông thôn.
- Tổ chức sản xuất trong cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm
huy động mọi nguồn vốn, nhân lực, vật lực, tạo ra yếu tố bên trong bền vững để
tranh thủ sự hỗ trợ của huyện và cấp trên.
37
- Phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội, cải thiện môi trường đi đôi
với tiết kiệm để tích lũy cho đầu tư phát triển, chú trọng công bằng xã hội, tích
cực xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới.
- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với cũng cố quốc phòng an ninh tiếp
tục được giữ vững và ổn định trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tạo điều kiện
cho phát triển kinh tế.
- Khai thác tốt mọi nguồn lực và tranh thủ hỗ trợ của huyện, cấp trên và
các tổ chức chính trị xã hội kết hợp giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội.
Xây dựng thị trấn Tam Sơn mạnh về mọi mặt, từng bước cải thiện đời sống nhân
dân, tạo cơ sở vật chất cho bước phát triển tiếp theo.
1.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn
với thị trường tiêu thụ để giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích.
- Thực hiện thâm canh trên đồng ruộng đặc biệt là vùng chủ động nước
tăng vụ kể cả diện tích và cây trồng.
- Làm tốt công tác bảo vệ, phát triển mạnh chăn nuôi, chú trọng phát triển
chăn nuôi gia súc, gia cầm có chất lượng cao, sử dụng có hiệu quả diện tích nuôi
cá, cá lúa.
- Tăng cường dịch vụ phục vụ nông nghiệp như: hệ thống bảo vệ thực vật,
thú y, dịch vụ kỷ thuật tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.
- Phát triển ngành chăn nuôi, tăng nhanh tổng đàn, số lượng và chất
lượng, nhằm tăng sản phẩm hàng hóa, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong kinh
tế ngành nông nghiệp.
1.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ
- Khai thác tiềm năng về tài nguyên đất đai, nguồn lực lao động, ngành công
nghiệp của thị trấn theo hướng sản xuất. Khuyến khích phát triển công nghiệp xay
xát, chế biến, các cơ sở sản xuất cơ khí…khuyến khích các hộ đầu tư máy móc để
mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng hợp thị hiếu của người tiêu dùng.
- Xây dựng quầy hàng thu gom sản phẩm của người dân và có chính sách
khuyến khích đối với người sản xuất và mạng lưới thương nghiệp. Nâng cấp và
khuyến khích các hoạt động dịch vụ vận tải tư nhân.
1.2.3. Về môi trường và xã hội
- Các phương án quy hoạch vừa đáp ứng yều cầu thúc đẩy kinh tế, vừa giữ
gìn và bảo vệ môi trường trong lành cho người dân.
- Thực hiện tốt công tác DSKHHGĐ hạ tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ người
dân dùng nước sạch đạt 95%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên.
38
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 ĐẾN 2015) THỊ TRẤN TAM SƠN – HUYỆN SÔNG LÔ – TỈNH VĨNH PHÚC

More Related Content

What's hot

BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019
BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019
BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019PinkHandmade
 
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ Chi
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ ChiQuy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ Chi
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ Chithao3570
 
Thống kê diện tích đất đai trên địa
Thống kê diện tích đất đai trên địaThống kê diện tích đất đai trên địa
Thống kê diện tích đất đai trên địaTuấn Trần
 
Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn_10232212052019
Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn_10232212052019Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn_10232212052019
Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn_10232212052019PinkHandmade
 
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026phantuananh040404
 
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã hòa thạch, huyện quốc oai
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã hòa thạch, huyện quốc oaiQuy hoạch xây dựng nông thôn mới xã hòa thạch, huyện quốc oai
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã hòa thạch, huyện quốc oainataliej4
 
BAO CAO 40M LONG BIEN 032016
BAO CAO 40M LONG BIEN 032016BAO CAO 40M LONG BIEN 032016
BAO CAO 40M LONG BIEN 032016Thuy Linh Nguyen
 
THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...nataliej4
 
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...PinkHandmade
 
DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG
DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG
DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG nataliej4
 
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...CIFOR-ICRAF
 
Nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch xây dựng vùng huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
Nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch xây dựng vùng huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi Nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch xây dựng vùng huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
Nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch xây dựng vùng huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi nataliej4
 
Dự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yên
Dự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yênDự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yên
Dự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yênnataliej4
 
Qd08-2008qd-btnmt-ngay-10-11-2018-cua-bo-tai-nguyen-va-moi-truong
Qd08-2008qd-btnmt-ngay-10-11-2018-cua-bo-tai-nguyen-va-moi-truongQd08-2008qd-btnmt-ngay-10-11-2018-cua-bo-tai-nguyen-va-moi-truong
Qd08-2008qd-btnmt-ngay-10-11-2018-cua-bo-tai-nguyen-va-moi-truongVanBanMuaBanNhanh
 
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...nataliej4
 
đề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng nai
đề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng naiđề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng nai
đề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng naiHUYNHNHI2502
 
T1.2014.baocao gägr.quephong
T1.2014.baocao gägr.quephongT1.2014.baocao gägr.quephong
T1.2014.baocao gägr.quephongcirumvn
 

What's hot (20)

BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019
BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019
BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019
 
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ Chi
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ ChiQuy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ Chi
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ Chi
 
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đấtQuy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất
 
Thống kê diện tích đất đai trên địa
Thống kê diện tích đất đai trên địaThống kê diện tích đất đai trên địa
Thống kê diện tích đất đai trên địa
 
Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn_10232212052019
Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn_10232212052019Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn_10232212052019
Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn_10232212052019
 
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
 
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã hòa thạch, huyện quốc oai
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã hòa thạch, huyện quốc oaiQuy hoạch xây dựng nông thôn mới xã hòa thạch, huyện quốc oai
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã hòa thạch, huyện quốc oai
 
BAO CAO 40M LONG BIEN 032016
BAO CAO 40M LONG BIEN 032016BAO CAO 40M LONG BIEN 032016
BAO CAO 40M LONG BIEN 032016
 
THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...
 
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
 
DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG
DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG
DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG
 
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
 
Nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch xây dựng vùng huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
Nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch xây dựng vùng huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi Nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch xây dựng vùng huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
Nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch xây dựng vùng huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
 
Dự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yên
Dự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yênDự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yên
Dự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yên
 
Qd08-2008qd-btnmt-ngay-10-11-2018-cua-bo-tai-nguyen-va-moi-truong
Qd08-2008qd-btnmt-ngay-10-11-2018-cua-bo-tai-nguyen-va-moi-truongQd08-2008qd-btnmt-ngay-10-11-2018-cua-bo-tai-nguyen-va-moi-truong
Qd08-2008qd-btnmt-ngay-10-11-2018-cua-bo-tai-nguyen-va-moi-truong
 
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
 
đề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng nai
đề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng naiđề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng nai
đề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng nai
 
Đề tài: Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 12000
Đề tài: Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 12000Đề tài: Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 12000
Đề tài: Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 12000
 
T1.2014.baocao gägr.quephong
T1.2014.baocao gägr.quephongT1.2014.baocao gägr.quephong
T1.2014.baocao gägr.quephong
 
Q hchitiet kcn.8.2010
Q hchitiet kcn.8.2010Q hchitiet kcn.8.2010
Q hchitiet kcn.8.2010
 

Similar to QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 ĐẾN 2015) THỊ TRẤN TAM SƠN – HUYỆN SÔNG LÔ – TỈNH VĨNH PHÚC

Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac NinhKhu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninhtranbinhkb
 
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac NinhThuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninhtranbinhkb
 
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac NinhThuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninhtranbinhkb
 
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong TaiThuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Taitranbinhkb
 
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac NinhQuy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninhtranbinhkb
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VIÊN CHỨC MÔN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI.pdf
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VIÊN CHỨC MÔN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI.pdfĐỀ CƯƠNG ÔN THI VIÊN CHỨC MÔN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI.pdf
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VIÊN CHỨC MÔN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI.pdfHanaTiti
 
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đ...
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đ...Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đ...
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đ...nataliej4
 
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020jackjohn45
 
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.netLập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Trần Đức Anh
 

Similar to QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 ĐẾN 2015) THỊ TRẤN TAM SƠN – HUYỆN SÔNG LÔ – TỈNH VĨNH PHÚC (20)

Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.docKế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Quản Lý Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum.doc
Quản Lý Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum.docQuản Lý Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum.doc
Quản Lý Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum.doc
 
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac NinhKhu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
 
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac NinhThuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
 
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đấtQuy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất
 
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac NinhThuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
 
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt NamLuận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
 
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong TaiThuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
 
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac NinhQuy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
 
Quy hoạch
Quy hoạchQuy hoạch
Quy hoạch
 
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình ChánhLuận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCMLuận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VIÊN CHỨC MÔN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI.pdf
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VIÊN CHỨC MÔN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI.pdfĐỀ CƯƠNG ÔN THI VIÊN CHỨC MÔN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI.pdf
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VIÊN CHỨC MÔN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI.pdf
 
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đ...
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đ...Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đ...
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đ...
 
Quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh quảng nam
Quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh quảng namQuản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh quảng nam
Quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh quảng nam
 
Luận Văn Xây Dựng Kế Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020.
Luận Văn Xây Dựng Kế Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020.Luận Văn Xây Dựng Kế Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020.
Luận Văn Xây Dựng Kế Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020.
 
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
 
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.netLập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
 
ĐÔ THỊ HOÁ.pptx
ĐÔ THỊ HOÁ.pptxĐÔ THỊ HOÁ.pptx
ĐÔ THỊ HOÁ.pptx
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 ĐẾN 2015) THỊ TRẤN TAM SƠN – HUYỆN SÔNG LÔ – TỈNH VĨNH PHÚC

  • 1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc [ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 ĐẾN 2015) THỊ TRẤN TAM SƠN – HUYỆN SÔNG LÔ – TỈNH VĨNH PHÚC
  • 2. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, là nền tảng xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại chương 2, điều 18 quy định “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật đất đai năm 2003, tại chương 2, điều 6 quy định, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Thị trấn Tam Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 376,46 ha và 3.250 nhân khẩu. Trong quá trình phát triển xã hội, nhu cầu về sử dụng đất của thị trấn ngày càng tăng và có sự thay đổi về phương thức sử dụng cũng như cơ cấu đất đai cho các mục đích sử dụng đất. Sự thay đổi quá trong quá trình sử dụng đất cộng với nhu cầu về sử dụng đất ngày càng tăng do sức ép dân số đòi hỏi phải bố trí sắp xếp lại quá trình sử dụng đất một cách toàn diện về tất cả các phương diện pháp lý, kỹ thuật cũng như kinh tế. Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Lô, UBND TT Tam Sơn nghiên cứu xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết TT Tam Sơn - huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2020. 2. Căn cứ pháp lý và cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất 2.1. Căn cứ pháp lý Cơ sở pháp lý của việc quy hoạch sử dụng đất TT Tam Sơn dựa trên các căn cứ sau: - Luật đất đai 2003 ngày 26/11/2003; - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai; - Nghị định 69/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định về bổ sung quy hoạch, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; - Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về Quản lý, sử dụng đất lúa; - Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đò 2
  • 3. hiện trạng sử dụng đất; - Thông tư 19/2010/TT-BTNMT ngày 02/11/2010 của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; - Căn cứ văn bản số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/08/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đât đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015; - Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 28/06/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt dự toán lập dự án Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2011- 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; - Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 của huyện Sông Lô; - Căn cứ Quyết định số 2247/QĐ-UBND ngày 11/08/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao chủ đầu tư thực hiện dự án Điều tra lập Quy hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; - Căn cứ Quyết định số 1871/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND huyện Sông Lô về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu điều tra, lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; - Căn cứ quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2014 của Ủy ban nhân dân huyện Sông Lô về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sông Lô; - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2015 huyện Sông Lô; - Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 TT Tam Sơn; - Các hệ thống tài liệu thống kê, kiểm kê, bản đồ có liên quan; - Nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn thị trấn. 2.2. Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu lập quy hoạch - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Sông Lô đến năm 2020. - Quy hoạch sử dụng đất huyện Sông Lô giai đoạn 2011 - 2020; 3
  • 4. - Niên giám thống kê huyện Sông Lô năm 2010. - Quy hoạch phát triển các ngành, như: Nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế khác. - Số liệu, báo cáo kiểm kê năm 2005 và năm 2010. - Số liệu thống kê từ năm 2006 đến năm 2009, kinh tế xã hội năm 2010 của TT Tam Sơn. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 TT Tam Sơn. 3. Mục đích, yêu cầu của việc lập quy hoạch sử dụng đất 3.1. Mục đích - Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng đất đai của thị trấn, tạo ra tầm nhìn chiến lược trong quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất của thị trấn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong những năm trước mắt và lâu dài. - Phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành, các đối tượng sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế cao. - Làm định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các ngành, tạo cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất. - Tạo cơ sở cho việc thu hút các dự án đầu tư, hình thành các khu chế biến sản phẩm nông nghiệp, các trung tâm văn hoá - xã hội và dịch vụ, góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của thị trấn. - Bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong quá trình khai thác sử dụng đất. - Làm cơ sở để quản lý và sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 3.2. Yêu cầu - Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của địa phương. - Quy hoạch của địa phương đáp ứng được nhu cầu phát triển đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực không tách rời quy hoạch tổng thể. - Bố trí sử dụng đất đai theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trên cơ sở sử dụng đất đai một cách hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững. 4. Phương pháp triển khai tổ chức thực hiện 4
  • 5. Trong quá trình thực hiện dự án đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra thu thập bổ sung tài liệu, số liệu. - Phương pháp kế thừa, phân tích tài liệu, số liệu hiện trạng đã có. - Phương pháp chuyên gia hội thảo và phỏng vấn. - Phương pháp dự báo và tính toán theo định mức. - Phương pháp minh hoạ trên bản đồ 5. Sản phẩm của dự án - Báo cáo thuyết minh tổng hợp và các bảng biểu, sơ đồ kèm theo. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất TT Tam Sơn năm 2010, tỷ lệ 1: 5000. - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TT Tam Sơn đến năm 2020, tỷ lệ 1: 5000. 6. Nội dung chính - Đặt vấn đề - Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai - Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai - Phần IV: Quy hoạch sử dụng đất - Kết luận và kiến nghị. PHẦN I 5
  • 6. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Thị trấn Tam Sơn là nằm ở trung tâm huyện và là trung tâm kinh tế chính trị của huyện Sông Lô, cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên khoảng 40 km về phía Bắc. Với các vị trí giáp ranh như sau: - Phía Bắc giáp xã Phương Khoan, Đồng Quế. - Phía Nam giáp xã Như Thụy. - Phía Đông giáp xã Tân Lập và xã Nhân Đạo. - Phía Tây giáp xã Tử Đà và xã Bình Lộ huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ. Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 376,46 ha, chiếm 2,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trên địa bàn thị trấn có tuyến tỉnh lộ 307 và con sông Lô chảy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi buôn bán với địa phương khác trong và ngoài tỉnh. 1.1.2. Địa hình, địa mạo Thị trấn Tam Sơn có địa hình bị chia cắt, đồi ruộng xen kẽ với nhau. Nhìn chung địa hình của thị trấn có hướng thấp dần từ Đông Bắc đến Tây Nam và được chia thành 2 dạng địa hình chính sau: - Địa hình bằng phẳng thấp trũng chiếm khoảng 70% diện tích đất tự nhiên, phân bố đều trên toàn thị trấn, có độ dốc trung bình < 30 . - Địa hình đồi gò thấp chiếm khoảng 30% diện tích đất tự nhiên, độ dốc trung bình khoảng từ 8 - 150 , hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. 1.1.3. Khí hậu Thị trấn Tam Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân năm là 230 C, có nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô và lạnh kéo dài về mùa đông. Khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. - Nhiệt độ không khí có các đặc trưng sau: cực đại trung bình năm là 20,50 C; cực đại tuyệt đối 41,6 0 C; cực tiểu tuyệt đối 3,1 0 C. - Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là 83%, độ ẩm cực tiểu tuyệt đối là 16%. 6
  • 7. - Hướng gió chủ đạo về mùa đông là Đông - Bắc, về mùa hè là Đông - Nam, vận tốc gió trung bình năm là 2,4 m/s. Vận tốc gió cực đại có thể xảy ra theo chu kỳ thời gian 5 năm là 25m/s; 10 năm là 32m/s, 20 năm là 32m/s. - Lượng mưa trung bình là 1.661 mm, tháng 8 có lượng mưa trung bình lớn nhất là 3.100 mm. - Tổng số ngày nắng trong năm là 1.646 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 195 giờ. - Về mùa hạ thường có nhiều mưa bão gây ảnh hưởng đến sản xuất nhất là nông nghiệp và đời sống của nhân dân, xảy ra nhiều giông bão từ tháng 5 đến tháng 8. 1.1.4. Thủy văn Lượng nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn thị trấn được lấy từ nguồn nước ngầm, nước mưa, nước từ sông Lô và một số ao hồ trong thị trấn. Trong nhiều năm qua thị trấn thường xuyên quan tâm đến công tác làm thuỷ lợi nội đồng. Được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phi của huyện, thị trấn đã tiến hành kiên cố hoá một số kênh mương nên đã đảm bảo cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng ổn định 2 vụ và 3 vụ. Nhìn chung hệ thống thuỷ văn của thị trấn đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt. 1.2. Các nguồn tài nguyên 1.2.1. Tài nguyên đất Thị trấn Tam Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 376,46 ha, do ảnh hưởng của vị trí địa lý và yếu tố địa hình nên đất đai của thị trấn được chia thành các loại chính sau: - Đất phù sa: đây là loại đất chiếm phần lớn diện tích đất của thị trấn, loại này phân bố hầu hết của các xứ đồng trên địa bàn; có cả ở ba dạng địa hình cao, vàn, thấp; thành phần cơ giới trung bình, đất chua có pHkcl<4,5; hàm lượng lân, kali ở mức nghèo, hàm lượng mùn trung bình, dung tích hấp thụ và độ no bazơ thấp nên đất đai đã xuất hiện sắt, nhôm di động; độ phì tầng canh tác ở mức độ trung bình; ở tầng sâu độ no bazơ có xu thế tăng nhưng vẫn nghèo lân và hàm lượng hữu cơ, thích hợp với trồng lúa ngô và cây hoa màu. - Đất xám Feralit điển hình phân bố ở hầu hết trên địa bàn thị trấn, độ dốc trung bình từ 5 - 150 , đất chua hàm lượng hữu cơ giảm dần theo chiều sâu, độ phì của đất ở mức trung bình thấp. Loại đất này thích hợp với trồng cây ăn quả. - Ngoài ra còn một số loại đất khác, loại này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong các loại đất có trên địa bàn. 7
  • 8. 1.2.2. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: sông Lô chảy từ phía Bắc xuống phía Nam là ranh giới tự nhiên với tỉnh Phú Thọ, chảy qua địa bàn thị trấn với chiều dài khoảng 2 km. Lưu lượng nước bình quân 1.170 m3 /s, lưu lượng lớn nhất vào mùa mưa là 6.610 m3 /s, mùa khô lưu lượng nước sông xuống thấp 331 m3 /s. Mực nước cao trung bình 13,48 m, mực nước cao nhất là 21,32 m, mực nước xuống thấp nhất 11,31 m so với mặt nước biển. sông Lô là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của thị trấn. - Nguồn nước ngầm: có trữ lượng không lớn, chất lượng không cao, ở thị trấn nhân dân khai thác nguồn nước ngầm từ các giếng khoan với lưu lượng khoảng 15.000 m3 /ngày đêm nhưng chất lượng hạn chế. - Ngoài ra lượng nước mưa hàng năm là nguồn nước rất lớn bổ sung cho cả nguồn nước mặt và nước ngầm, đồng thời cung cấp trực tiếp cho sản xuất và đời sống của nhân dân. 1.2.3. Tiềm năng du lịch Nói đến tiềm năng du lịch của thị trấn ta phải nói đến tháp Bình Sơn. Tháp Bình sơn nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh, thường gọi là chùa Then thuộc địa phân tổ dân phố Bình Sơn. Tháp được coi là ngôi tháp cao nhất, còn nguyên vẹn nhất và là một di tích điển hình của Vĩnh Phúc, thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Theo sử sách, khi xây dựng tháp có 15 tầng nhưng đến nay chỉ còn lại 11 tầng với chiều cao 16,5 m, kiến trúc trạm trổ hoa văn của tháp rất độc đáo. Với giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như vậy tháp Bình Sơn có thể coi là một biểu tượng vững bền của tính dân tộc trước những biến động lịch sử và tự nhiên. Là một di tích tiêu biểu của Vĩnh Phúc cũng như cả nước, tháp Bình Sơn cùng với chùa Vĩnh Khánh thường xuyên được Nhà nước và nhân dân quan tâm tu bổ, tôn tạo. Tháp Bình Sơn chùa Vĩnh Khánh sẽ không chỉ là một dich tích tiêu biểu mà trở thành một thắng cảnh, một diểm du lịch văn hóa lịch sử tuyệt đẹp bên bờ dòng Sông Lô. 1.2.4. Tài nguyên về nhân văn Lịch sử hình thành và phát triển của con người Sông Lô nói chung và Tam Sơn nói riêng đã có từ vài nghìn năm trước, gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc Việt Nam, ngay từ đời Vua Hùng dựng nước Văn Lang, tổ tiên của chúng ta đã làm ăn sinh sống ở vùng đất này. Ngoài cây trồng chính là lúa nước, người dân còn có nghề trồng rau và cây ăn quả, gắn với nghề làm ruộng còn có nghề chăn nuôi, nghề nuôi cá. Nhiều nghề thủ công xuất hiện và phát triển cùng với nghề nông theo nhu cầu cuộc sống. Trong giai đoạn đấu tranh dành độc lập và giải phóng dân tộc, nhân dân Tam Sơn có truyền thống 8 5005263
  • 9. đấu tranh, đóng góp nhiều công sức cùng nhân dân cả nước dành thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Với truyền thống lịch sử, nguồn nhân lực dồi dào, có tính cần cù, chịu khó và những tiềm năng sẵn có, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, UBND huyện Sông Lô, các cấp ủy Đảng chính quyền, Tam Sơn sẽ trở thành một thị trấn có nền kinh tế - văn hoá - xã hội phát triển xứng đáng là một trong những địa bàn chiến lược của huyện Sông Lô. 1.3. Thực trạng môi trường Là một thị trấn đang ở giai đoạn đổi mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế - xã hội, nên mức độ ô nhiễm nguồn nước, không khí đất đai chưa đến mức báo động. Tuy nhiên, môi trường sinh thái ở một số khu vực dân cư, hệ sinh thái đồng ruộng ít nhiều bị ô nhiễm do hoạt động của con người: do việc xử lý rác, chất thải, do thói quen sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu không theo quy định. Ngoài ra, thiên nhiên cũng gây áp lực mạnh đối với cảnh quan môi trường. Sự phân hóa của khí hậu theo mùa nên hay xảy ra bất thường: lũ lụt, xói lở đất. Để đạt được sự phát triển bền vững cần chú trọng phát triển các khu cây xanh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống, giữ gìn vệ sinh trong từng thôn, xóm, bảo vệ cảnh quan, môi trường góp phần làm trong sạch tầng ô Zôn. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế Tam Sơn là một thị trấn có nền kinh tế đa dạng có đầy đủ các thành phần từ trồng trọt, chăn nuôi đến buôn bán dịch vụ. Trong những năm qua hoà nhập chung với tình hình đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, nền kinh tế của thị trấn đã từng bước phát triển, đời sống văn hoá xã hội có sự chuyển biến rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 50,7 tỷ đồng, đạt 108% so với kế hoạch đề ra, tăng 24% so với năm 2009. Thu nhập bình quân trên đầu người đạt 15,09 triệu đồng/người/năm. 2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị trấn trong thời gian qua tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng năm 2010 là: nông nghiệp chiếm 30,97%, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chiếm 29,39%, ngành thương mại - dịch vụ chiếm 39,64%. Có thể thấy cơ cấu kinh tế của TT Tam Sơn đã có chuyển biến tích cực đây là tín hiệu đáng mừng đối với nhân dân trên địa bàn thị trấn. 2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 9
  • 10. 2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp 2.2.1.1. Trồng trọt Được sự quan tâm của cấp Uỷ, chính quyền thị trấn và đoàn thể các cấp cùng với sự nỗ lực phấn đấu của người dân chủ động trong sản xuất đã góp phần tạo nên sự thành công trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó: - Cây Lúa xuân năm 2010 có diện tích là 115 ha, so với cùng kỳ năm 2009 giảm 4 ha. Năng xuất đạt 52,0 tạ/ha, so với cùng kỳ năm 2009 đạt 104%, tăng 2 tạ/ha. - Cây Lúa mùa năm 2010 có diện tích là 59 ha, so với cùng kỳ năm 2009 diện tích lúa mùa không biến động. Năng xuất đạt 51 tạ/ha, so với cùng kỳ năm 2009 đạt 102%, tăng 1 tạ/ha. - Cây Ngô năm 2010 có diện tích gieo trồng 29 ha, không có biến động so với cùng kỳ năm 2009. Năng xuất 45 tạ/ha, so với cùng kỳ năm 2009 không có biến động gì. Tổng sản lượng cây lương thực năm 2010 đạt 1060,6 tấn, so với cùng kỳ năm 2009 đạt 100,85%, tăng 8,9 tấn. Bình quân lương thực đầu người năm 2010 đạt 326,34 kg/người/năm. Doanh thu năm 2010 đạt 9,7 tỷ đồng. Bảng 01: Tình hình sản xuất nông nghiệp Cây trồng ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 1.Lúa xuân Diện tích Ha 120 120 120 119 115 Năng suất Tạ/ha 47 49 49 50 52 Sản lượng Tấn 564 588 588 595 598 2.Lúa mùa Diện tích Ha 60 60 59 59 59 Năng suất Tạ/ha 47 48 49 50 51 Sản lượng Tấn 282 288 289,1 295 300,9 3.Ngô Diện tích Ha 30 30 30 29 29 Năng suất Tạ/ha 40 42 43 45 45 Sản lượng Tấn 120 126 129 130,5 130,5 4.Đậu tương Diện tích Ha 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 Năng suất Tạ/ha 27 28 29 30 30 Sản lượng Tấn 6,75 7 7,25 7,5 7,5 5.Sắn Diện tích Ha 2,8 2,8 2,8 2,6 2,6 Năng suất Tạ/ha 120 120 120 120 120 Sản lượng Tấn 33,6 33,6 33,6 31,2 31,2 6. Lạc Diện tích Ha 41 41 40,5 40,2 40 Năng suất Tạ/ha 37 38 38 40 40 Sản lượng Tấn 151,7 155,8 153,9 160,8 160 10
  • 11. Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội hàng năm của thị trấn 2.2.1.2. Chăn nuôi Ngành chăn nuôi của thị trấn hiện đang được chú trọng phát triển rộng rãi trong các hộ gia đình nông dân, đàn gia súc gia cầm chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng. Việc chăn nuôi ở đây chủ yếu là đơn lẻ, rải rác trong các hộ dân với quy mô nhỏ nhằm tận dụng các thức ăn thừa và sử dụng lao động nhàn rỗi trong dân. Trong những năm tới cần phát triển đàn gia súc có quy mô, tập trung và theo hướng sản xuất hàng hoá. - Năm 2010 tổng đàn trâu có 72 con, so với cùng kỳ năm 2009 giảm 1 con. - Đàn Bò có 360 con, so với cùng kỳ năm 2009 tăng 10 con. - Đàn Lợn có 2.800 con, so với cùng kỳ năm 2009 tăng 100 con, trong đó: lợn thịt có 2.200 con; lợn nái 600 con; lợn đực 4 con. - Đàn gia cầm có 32.700 con, so với cùng kỳ năm 2009 tăng 700 con. - Nuôi trồng thủy sản năm 2010 có tổng diện tích 70 ha. sản lượng cá ước đạt 31 tấn. Tổng thu ngành chăn nuôi ước đạt 6,0 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2009 đạt 120% tăng 1,0 tỷ. Bảng 02: Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Hạng mục ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 1.Trâu Con 72 70 75 73 72 2.Bò Con 370 360 355 350 360 + Bò sữa Con + Bò kéo cày Con 365 355 351 345 355 + Bò đực giống Con 5 5 4 5 5 3.Lợn Con 2.500 2.400 2.600 2.700 2.800 + Lợn đực Con 4 4 4 4 4 + Lợm nái Con 450 470 550 560 600 + Lợn thịt Con 2.046 1.926 2.046 2.136 2.196 4. Gia Cầm Con 30.000 31.000 31.500 32.000 32.700 5. D.tích nuôi thả cá Ha 70 70 70 70 70 +S.lượng nuôi thả cá Tấn 30,00 30,00 31,00 32,00 31,00 Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội hàng năm của thị trấn 2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp Trong năm 2010 trên địa bàn thị trấn có 5 hộ làm nghề mộc, 7 hộ làm nghề rèn, tiểu thủ công nghiệp khác có 84 hộ, đang giải quyết việc làm cho nhiều lao động, mang lại doanh thu cao và hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. 11
  • 12. Tổng doanh thu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 14,9 tỷ đồng, chiếm 39,64% tổng doanh thu toàn thị trấn. Trong thời gian tới, thị trấn sẽ cố gắng phát triển hơn về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng như khai thác các mặt hàng truyền thống của địa phương để nâng cao hơn nữa thu nhập và mức sống cho các hộ gia đình. Để làm được điều đó cần có sự đầu tư từ nhiều phía, trong đó yêu cầu đầu tiên là có sự bố trí và sử dụng quỹ đất một cách hợp lý. 2.2.3. Ngành thương mại, dịch vụ Thương mại, dịch vụ ở thị trấn phát triển với chủ yếu là hình thức buôn bán nhỏ lẻ tại các hộ gia đình và dịch vụ về nông nghiệp phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân trong thị trấn và một số hộ làm các dịch vụ như xây dựng, dịch vụ vận tải, dịch vụ hàng quán… Hoạt động thương mại ngày càng phát triển, có 224 hộ tham gia vào lĩnh vực này cho tổng giá trị sản xuất năm 2010 của ngành đạt 20,1 tỷ đồng/năm. Trong tương lai cần được quan tâm về dịch vụ, thương mại để khai thác hết tiềm năng của thị trấn, đây là hướng đi đúng đắn trong tương lai của thị trấn cũng như định hướng phát triển chung của huyện. Bảng 03: Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ Chỉ tiêu Hộ Lao động Doanh thu (hộ) (người) (Triệu đồng /tháng) Tiểu thủ công nghiệp 96 280 3 - Làm mộc 5 15 2,3 - Rèn 7 20 2,5 - Tiểu thủ công nghiệp khác 84 250 3,1 Dịch vụ 224 670 3,2 - Buôn bán nhỏ 150 450 3,2 - Vận tải 24 72 3,1 - Các ngành nghề dịch vụ khác 50 140 3,2 Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội hàng năm của thị trấn 2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 2.3.1. Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư Dân số toàn thị trấn Tam Sơn năm 2010 là 3.250 nhân khẩu với 920 hộ, phân bố đều ở 7 tổ dân phố. Mật độ dân số của thị trấn là 863 người/km2 . Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, tỷ lệ tăng dân số giảm dần đây là tín hiệu đáng mừng đối với thị trấn Tam Sơn. 2.3.2. Lao động và việc làm, thu nhập 12
  • 13. Năm 2010, thị trấn Tam Sơn có 1.650 lao động chiếm 50,76% tổng dân số, trong đó lao động phi nông nghiệp là 578 người, chiếm 17,78% tổng số lao động, lao động nông nghiệp là 1.072 người chiếm 32,98% tổng số lao động. Có thể nói nguồn nhân lực của thị trấn khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, lao động phổ thông có chiếm tỷ trọng lớn, còn lao động qua đào tạo có 412 người chiếm tỷ trọng nhỏ. Tình trạng thiếu việc làm nhất là đối với các thanh thiếu niên tốt nghiệp phổ thông trung học cũng như lao động nông nhàn là vấn đề bức xúc cần giải quyết trên địa bàn thị trấn cũng như trong toàn huyện. Do vậy, trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động nhất là khoa học công nghệ, mới có thể đáp ứng được nhu cầu lao động trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Mức sống của dân cư chịu tác động của nhiều yếu tố, nhưng trước hết là trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội. Tình hình phát triển kinh tế của thị trấn kéo theo đời sống của đại bộ phận cư dân trên địa bàn được nâng lên rõ rệt. Mức thu nhập bình quân người dân trung bình 15,09 triệu đồng/người/năm. Ngày càng có nhiều hộ khá, giàu, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo đang giảm dần. Bảng 04: Hiện trạng dân số thị trấn Tam Sơn Chỉ tiêu ĐVT Toàn TT Chia ra các tổ dân phố 1 2 3 4 5 6 7 1.Tổng dân số, trong đó: Người 3250 513 426 621 524 446 340 387 - Dân tộc kinh Người 3230 510 422 617 522 443 338 384 - Dân tộc khác Người 20 3 4 4 2 3 2 3 - Dân số nam Người 1616 256 210 310 270 220 170 190 - Dân số nữ Người 1634 257 216 311 254 226 170 197 - Dân số nông nghiệp Người - Dân số phi nông nghiệp Người 2.Tổng số hộ, trong đó: Hộ 920 137 111 172 161 128 91 120 - Hộ Nông nghiệp Hộ 598 102 72 130 124 96 70 5 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 322 35 39 42 37 32 21 115 3. Tổng số LĐ, trong đó: Người 1650 - Lao động Nông nghiệp Người 1072 - Lao động phi NN Người 578 - Lao động được đào tạo Người 412 4. Tổng số nóc nhà: Nhà 870 2.4. Thực trạng phát triển đô thị Nhìn chung dân cư của thị trấn phân bố tương đối đều ở 7 tổ dân phố, với tổng diện tích đất ở tại đô thị là 15,19 ha. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, đời sống nhân dân dần được 13
  • 14. cải thiện, cơ sở hạ tầng trong khu dân cư đã được đầu tư đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng khu dân cư còn nhiều vấn đề cần giải quyết, vệ sinh môi trường và nước sinh hoạt cần được địa phương chú trọng quan tâm hơn. 2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 2.5.1. Giao thông Trên địa bàn thị trấn có các tuyến giao thông chính sau: - Đường tỉnh lộ: trên địa bàn thị trấn có tuyến 307 đi qua với chiều dài khoảng 2,3 km chất lượng tốt, đã đáp ứng nhu cầu đi lại trao đổi hàng hóa của bà con. - Đường liên xã: + Tuyến Tỉnh lộ 307 đi Đồng Quế có chiều dài 1,45 km, rộng 4,5 m. + Tuyến Tỉnh lộ 307 đi Như Thụy có chiều dài 450 m, rộng 4,5 m + Tuyến Tỉnh lộ 307 đi Phương Khoan có chiều dài 1,8 km, rộng 6,5 m. + Tuyến Tỉnh lộ 307 Sơn Cầu Nam đi Lạc Kiều có chiều dài 1,2 km, rộng 2,5m. - Đường giao thông nội thị và đường nội đồng có tổng chiều dài là 6,05 km, độ rộng trung bình là 3,5 m. Trong năm 2010 thị trấn tập trung giải phóng mặt bằng thi công 02 tuyến đường vào khu chăn nuôi tập trung ở Chổ Ruồng và đường vào khu sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Cửa Ngõ. Nhìn chung hệ thống giao thông của thị trấn được bố trí tương đối hợp lý, thuận tiên cho việc đi lại của bà con. Hệ thống giao thông cơ bản đã được bê tông hóa chỉ còn một số tuyến giao thông trong khu dân cư và các tuyến giao thông nội đồng vẫn là đường đất trong thời gian tới cần đầu tư bê tông hóa. 2.5.2. Thủy lợi - Trạm bơm: thị trấn có 2 trạm bơm tưới để phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con trên địa bàn. - Kênh mương nội đồng của thị trấn với tổng chiều dài 7 km, rộng bình quân từ 1 - 2 m, về chất lượng của các tuyến kênh mương này hiện nay đang xuống cấp. Ngoài ra trên địa bàn thị trấn còn có khoảng 2 km sông Lô chảy qua đây là nguồn cung cấp nước tưới dồi dào cho hoạt động sản xuất của bà con. Nhìn chung hệ thống thủy lợi của thị trấn được bố trí hợp lý, thuận tiện cho việc tưới tiêu trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, còn một số tuyến mương đất đã và đang bị xuống cấp làm ảnh hưởng đến lưu lượng dòng chảy. Trong khi đó việc đầu tư kinh phí cho việc bảo dưỡng định kỳ, công tác 14
  • 15. nạo vét, khơi thông dòng chảy ở các tuyến còn hạn chế, hiệu quả sử dụng so với năng suất thiết kế chưa tương xứng, gây thất thoát nước trong quá trình sử dụng làm ảnh hưởng đến sản xuất. Trong tương lai cần từng bước đầu tư kiên cố hóa kênh mương nội đồng. 2.5.3. Năng lượng Hiện nay thị trấn có 7 trạm biến áp trung gian với công xuất 1.580 KVA, quản lý 4 km đường dây cao áp, 9 km đương dây hạ thế. Hiện tại toàn bộ hệ thống điện của địa phương đã được bàn giao sang ngành điện quản lý vận hành, đã có những kết quả tích cực công trình đã từng bước được cải tạo nâng cấp hoàn thành đưa vào sử dụng ổn định cuối năm 2009 tiến tới địa phương sẽ phối hợp với ngành điện tiếp tục xây dựng nâng cấp hoàn thiện hệ thống điện theo đúng quy hoạch về hệ thống dẫn điện và trạm điện phục vụ sản xuất sinh hoạt trước mắt cũng như lâu dài. 2.5.4. Bưu chính viễn thông Đài truyền thanh của thị trấn được bố trí xây dựng tại trụ sở UBND thị trấn với hệ thống loa đến các tổ dân phố đáp ứng được công tác tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như việc chỉ đạo sản xuất của địa phương. Bưu điện văn hóa của thị trấn được xây dựng trên diện tích 0,02 ha, với các trang thiết bị hiện có đã phần nào đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc của bà con trong thị trấn. 2.5.5. Giáo dục - đào tạo * Về cơ sở vật chất Hệ thống giáo dục của thị trấn tương đối đầy đủ, có từ trường mầm non đến trường cấp 2 với tổng diện tích 2,99 ha đã đáp ứng nhu cầu đến trường của của con em bà con trên địa bàn thị trấn. * Về chất lượng giáo dục Năm học 2010 - 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết chuyên đề về phát triển giáo dục năm 2011 và những năm tiếp theo, sự chuyển biến đồng bộ cộng với sự vào cuộc của các ngành, các lĩnh vực đã tạo ra sự chuyển biến bước đầu trong giáo dục. Tiếp tục duy trì tốt chế độ dạy và học, số học sinh bỏ học không có, tỷ lệ lên lớp đạt cao hơn so với cùng kỳ. Hầu hết các chỉ tiêu lớn đều đạt được. Hiện nay cả 3 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đang phấn đấu để trở thành trường chuẩn quốc gia. Kết quả cụ thể như sau: 15
  • 16. - Trường mầm non: tổng 293 em tăng 56 em so với năm 2009; số lớp là 10, tăng 2 lớp. Chất lượng giáo dục được bảo đảm, giáo viên được tăng cường thu hút ngày càng đông học sinh kể cả người ngoài thị trấn. - Trường tiểu học: có tổng 230 học sinh tăng 05 em so với năm 2009; học sinh giỏi cấp trường 30 em, cấp huyện 15 em, cấp tỉnh 1 em. - Trường trung học cơ sở: có 247 học sinh; học sinh gỏi là 7,4%, học sinh khá là 52,2%, học sinh trung bình 35,5%, học sinh yếu 4,9%. 2.5.6. Cơ sở Y tế Trạm y tế thị trấn có diện tích 800 m2 , được xây dựng khang trang tại khu trung tâm thị trấn. Trạm tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, năm 2010 đã tập trung làm tốt những nhiệm vụ chủ yếu như chăm sóc sức khỏe ban đầu, tăng cường khám, chữa bệnh. Làm tốt công tác bảo hiểm y tế cho nhân dân ở tuyến cơ sở và phối hợp công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, kết quả cụ thể như sau: - Khám chữa bệnh cho 1.017 lượt người; - Điều trị ngoại trú cho 608 lượt người; - Điều trị nội trú 16 người. Ngoài ra còn chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, thực hiện tiêm chủng cho trẻ em đạt 100%. Trạm y tế đã có cố gắng trong việc thực hiện các mục tiêu chuẩn quốc gia về y tế. 6 tháng cuối năm sau khi chuyển đến trạm y tế mới và được bổ sung thêm biên chế do vậy mọi hoạt động của trạm đã thuận lợi hơn. 2.5.7. Văn hoá, thông tin, thể thao Toàn thị trấn đã tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, tập trung chỉ đạo việc khai trương xây dựng và tổ chức xét duyệt công nhận làng văn hoá. Việc xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa ở cơ sở được quan tâm. Tập tục lạc hậu đã dần được thay bằng nếp sống văn minh. Các di tích văn hoá được tôn tạo và bảo vệ. Các lễ hội truyền thống được tổ chức khá tốt, các hoạt động văn hoá nghệ thuật được phát triển mạnh ở các khu vực trong toàn thị trấn. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 3.1. Những thuận lợi, lợi thế Thị trấn Tam Sơn là trung tâm kinh tế chính trị của huyện nên trong thời gian tới sẽ được sự quan tâm đầu tư của UBND huyện. Trên địa bàn thị trấn có tuyến đường tỉnh lộ 307 chạy qua và bến phà Then đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa đối với những địa phương trong và ngoài tỉnh. 16
  • 17. Ngoài ra trên địa bàn thị trấn còn có tháp Bình Sơn thuộc khu vực chùa Vĩnh Khánh là một địa điểm thu hút được rất nhiều khách du lịch từ khắp mọi miền trong cả nước, đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là hạ tầng nông nghiệp nông thôn ngày càng được các cấp chính quyền và người dân đầu tư và quan tâm hơn. - Nhân dân trong thị trấn có tinh thần đoàn kết, ham học hỏi. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có trách nhiệm, vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn. - Thị trấn Tam Sơn có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có trình độ chuyên môn cao. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển các ngành nghề công nghiệp - TTCN trong thời gian tới. - Nhờ có sự tăng trưởng kinh tế và có sự quan tâm của toàn xã hội mà cơ sở hạ tầng có sự thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn trong toàn thị trấn thay đổi rõ rệt, tạo ra cho thị trấn thế và lực phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước được ban hành kịp thời phù hợp với giai đoạn phát triển của đất nước và có sự lãnh đạo trực tiếp kịp thời của huyện ủy Sông Lô đặc biệt là các chủ trương phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp, phát triển văn hóa xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, đời sống của nhân dân từng bước được nâng nên đáng kể. Tình hình an ninh - chính trị ổn định, trật tự, an toàn xã hội cơ bản được giữ vững. Các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương ngày càng phát triển. Từ những thuận lợi cơ bản trên là yếu tố, điều kiện góp phần tạo lên những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng mà thị trấn đã đề ra. 3.2. Những khó khăn, hạn chế Bên cạnh những thuận lợi, thị trấn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế: Những năm qua thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn, ngập úng, rét hại, sâu bệnh phát triển, kèm theo là các dịch bệnh của gia súc, gia cầm xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại về kinh tế của nhân dân trong thị trấn. Đời sống của nhân dân cơ bản được ổn định và nâng cao song vẫn còn một số hộ gặp nhiều khó khăn do nhận thức chậm, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn sản xuất hoặc chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp thuần túy vì vậy thu nhập kinh tế gia đình một số hộ vẫn còn ở mức thấp. 17
  • 18. Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, sản xuất nông nghiệp tuy đã được chú trọng nhưng giá trị trồng trọt còn thấp, chất lượng chưa cao. Việc định hướng quy hoạch và tổ chức quy hoạch còn chưa làm được, việc “dồn điền đổi thửa” chưa được quan tâm đúng mức từ đó làm hạn chế cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Diện tích sử dụng chiếm 90,05% tổng diện tích tự nhiên và tương đối ổn định, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện Sông Lô và thị trấn Tam Sơn nói riêng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý, bố trí sử dụng đất đai, nhất là việc bố trí đất ở tại đô thị, đất xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy trong phương án quy hoạch cần quan tâm bố trí đúng mục đích sử dụng, tránh tình trạng sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí đất đai, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên chất lượng thì chưa cao, tỷ lệ lao động được qua đào tạo còn thấp, đây cũng là trở ngại không nhỏ của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, thị trường. Việc thu hút vốn và khả năng đầu tư vốn còn hạn chế. PHẦN II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 1.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và thực hiện các văn bản đó Công tác quản lý đất đai theo luật được chú trọng, đặc biệt là từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai dần được thực hiện có hiệu quả hơn, hạn chế được việc vi phạm và tranh chấp đất đai. Quỹ đất phần lớn đã được giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Chính quyền thị trấn quan tâm tới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật với mục đích giúp dân hiểu và chấp hành tốt luật pháp. Hàng năm thống kê lập kế hoạch sử dụng đất theo luật định. Tập trung bám sát quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 18
  • 19. 1.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Thực hiện Chỉ thị 364/CT-TTg của Chính phủ, UBND thị trấn đã phối hợp với các cơ quan chức năng đã tiến hành hoạch định ranh giới hành chính thị trấn, cắm mốc giới, ổn định phạm vi quản lý và sử dụng đất trên địa bàn. Hiện tại, hệ thống hồ sơ địa giới hành chính, vị trí các điểm mốc đã được thống nhất rõ ràng. Công tác quản lý hồ sơ địa chính được chỉnh lý biến động thường xuyên. Hàng năm lập đầy đủ các loại hồ sơ sử dụng đất kịp thời theo nhu cầu sử dung đất. 1.3. Công tác khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Tính đến thời điểm hiện nay, thị trấn đã xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, dưới sự đạo của sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc. 1.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất ở thị trấn đã được triển khai khá tốt, thị trấn đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 đã được các ngành chức năng thẩm định. Đây thực sự là hành lang pháp lý, là cơ sở để quản lý và sử dụng đất đai, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư nhằm sử dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật. Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Thị trấn Tam Sơn được thực hiện tốt và đúng thời gian quy định. Luôn tổng hợp nhu cầu mới phát sinh để đề nghị tỉnh bổ sung kế hoạch sử dụng đất, nhất là các công trình để tạo vốn từ quỹ đất theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện. Lập kế hoạch sử dụng đất của thị trấn luôn theo hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất và tạo điều kiện phát triển nhanh các thành phần kinh tế. 1.5. Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất UBND Thị trấn Tam Sơn thực hiện công tác này dựa trên kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đảm bảo việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích theo đúng tiến độ, thời hạn và định mức mà pháp luật về đất đai và UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định. 1.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 19
  • 20. Theo quy định của Luật Đất đai, UBND thị trấn Tam Sơn thực hiện cấp giấy CNQSDĐ nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Đến hết năm 2010, toàn thị trấn đã cơ bản cấp xong giấy CNQSDĐ, cụ thể như sau: - Đất nông nghiệp đã cấp cho 1.283 hộ; - Đất ở đã cấp cho 1.283 hộ; Còn lại 50 hộ và 12 tổ chức vẫn chưa được cấp giấy CNQSDĐ, trong thời gian tới tiến hành cấp hết cho 50 hộ và 12 tổ chức này. 1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Lô, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thị trấn được triển khai khá tốt. Đất đai của thị trấn đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành. Năm 2010 thị trấn đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm theo Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường... với chất lượng được nâng cao, hạn chế được tình trạng sai lệch về số liệu, bản đồ với thực tế. Kết quả của các công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn. 1.8. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Nhìn chung công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được Uỷ ban nhân dân thị trấn quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất ... góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên do còn những hạn chế nhất định trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác này. 1.9. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai UBND thị trấn thường xuyên theo dõi quyền và nghĩa vụ của chủ thể được giao quyền sử dụng đất. Phối kết hợp với các cơ quan ngành chức năng để giải quyết trong chanh trấp sử dụng đất đai. Kiên quyết xử lý kịp thời, đúng quy định khi đối tượng sử dụng đất trái với mục đích sử dụng đất đã được quy hoạch. 20
  • 21. 1.10. Công tác giai quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về tranh chấp đất đai tiến hành đạt kết quả tốt, hầu hết các vụ việc đều được giải quyết theo đúng quy định và đúng thẩm quyền. Đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được tiếp nhận và giải quyết một cách kịp thời, tư vấn, hướng dẫn các thủ tục trong công tác quản lý đất đai tạo sự thuận tiện cho bà con nhân dân. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức, tăng cường chỉ đạo, phối hợp giữa các ngành công an, quân sự với các đoàn thể, phối hợp giữa UB với tổ dân phố để ngăn chặn, giải quyết, xử lý các vi phạm có hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định tình hình nông thôn. II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT 2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất. 2.1.1. Quỹ đất Năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 376,46 ha, bao gồm: - Đất nông nghiệp có 229,28 ha, chiếm 60,9% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp có 143,59 ha, chiếm 38,14% tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng có 3,59 ha, chiếm 0,95% tổng diện tích đất tự nhiên. 2.1.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất 2.1.2.1. Nhóm đất nông nghiệp Năm 2010, toàn thị trấn có 229,28 ha đất nông nghiệp chiếm 60,90% tổng diện tích tự nhiên của thị trấn. Bình quân đất nông nghiệp là 682,38 m2 /người. Cơ cấu, diện tích đất nông nghiệp cụ thể như sau: - Đất lúa nước 145,44 ha, chiếm 63,43% diện tích đất nông nghiệp. - Đất trồng cây hàng năm còn lại 14,37 ha, chiếm 6,27% diện tích đất nông nghiệp. - Đất trồng cây lâu năm có 58,48 ha, chiếm 25,51% diện tích đất nông nghiệp. - Đất rừng sản xuất có 3,5 ha, chiếm 1,53% diện tích đất nông nghiệp. - Đất nuôi trồng thuỷ sản có 7,49 ha, chiếm 3,27% diện tích đất nông nghiệp. Bảng 05: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2010 Thứ tự Chỉ tiêu Mã Hiện trạng năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 229,28 100,00 21
  • 22. 1.1 Đất lúa nước DLN 145,44 63,43 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 13,93 6,08 1.2 Đất trồng lúa nương LUN 0,00 0,00 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 14,37 6,27 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 58,48 25,51 1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 0,00 0,00 1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 0,00 1.7 Đất rừng sản xuất RSX 3,50 1,53 1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 7,49 3,27 1.9 Đất làm muối LMU 0,00 0,00 1.10 Đất nông nghiệp khác NKH 0,00 0,00 Nguồn: Thống kê đất đai năm 2010 của thị trấn Tam Sơn 2.1.2.2. Nhóm đất phi nông nghiệp Năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp của thị trấn là 143,59 ha chiếm 34,14% tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn, cụ thể như sau: - Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,92 ha, chiếm 0,64% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất an ninh có 0,05 ha, chiếm 0,03% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất cơ sở sản xuất kinh doanh có 1,49 ha, chiếm 1,04% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất di tích danh thắng có 1,42 ha, chiếm 0,99% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,35 ha, chiếm 1,64% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất sông suối có 60,17 ha, chiếm 41,90% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất phát triển hạ tầng 62,0 ha, chiếm 43,18% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất ở tại đô thị có 15,19 ha, chiếm 10,58% diện tích đất phi nông nghiệp. Biểu 06: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2010 STT Chỉ tiêu Mã Năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2 Đất phi nông nghiệp PNN 143,59 100,00 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 0,92 0,64 2.2 Đất quốc phòng CQP 0,00 0,00 2.3 Đất an ninh CAN 0,05 0,03 2.4 Đất khu công nghiệp SKK 0,00 0,00 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 1,49 1,04 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 0,00 0,00 22
  • 23. 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,00 0,00 2.8 Đất di tích danh thắng DDT 1,42 0,99 2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0,00 0,00 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,00 0,00 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,35 1,64 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,00 0,00 2.13 Đất sông, suối SON 60,17 41,90 2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 62,00 43,18 Trong đó: Đất cơ sở văn hóa DVH 2,11 1,47 Đất cơ sở y tế DYT 0,08 0,06 Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 2,99 2,08 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 0,00 0,00 2.15 Đất ở tại đô thị ODT 15,19 10,58 2.16 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 0,00 Nguồn: Thống kê đất đai năm 2010 của thị trấn Tam Sơn 2.1.2.3. Đất chưa sử dụng Hiện trạng đất chưa sử dụng năm 2010 của thị trấn là 3,59 ha, chiếm 0,95% tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn. 2.1.2.4. Đất đô thị Diện tích đất đô thị đến năm 2010 là 376,46 ha, chiếm 100% tổng diện tích tự nhiên. 2.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 2.2.1. Biến động diện tích tự nhiên Theo số liệu kiểm kê năm 2010, diện tích tự nhiên của thị trấn là 376,46 ha. Theo số liệu kiểm kê năm 2001 tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn là 376,02 ha như vậy diện tích đất tự nhiên của thị trấn trong giai đoạn 2001 - 2010 tăng 0,44 ha nguyên nhân do sai lệch giữa các lần kiểm kê. Cụ thể biến động từng nhóm đất trong giai đoạn 2001 - 2010 như bảng 03: Bảng 07: Biến động đất đai từ năm 2001 đến năm 2010 Đơn vị: Ha Thứ tự Chỉ tiêu Mã Năm 2001 Năm 2010 So Sánh Tổng diện tích tự nhiên 376,02 376,46 0,44 1 Đất nông nghiệp NNP 245,36 229,28 -16,08 1.1 Đất lúa nước DLN 155,52 145,44 -10,08 1.2 Đất trồng lúa nương LUN 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 17,20 14,37 -2,83 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 62,52 58,48 -4,04 1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 23
  • 24. 1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 1.7 Đất rừng sản xuất RSX 0,80 3,50 2,70 1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9,32 7,49 -1,83 1.9 Đất làm muối LMU 1.1 Đất nông nghiệp khác NKH 2 Đất phi nông nghiệp PNN 129,37 143,59 14,22 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 0,64 0,92 0,28 2.2 Đất quốc phòng CQP 2.3 Đất an ninh CAN 0,05 0,05 0,00 2.4 Đất khu công nghiệp SKK 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0,28 1,49 1,21 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 2.8 Đất di tích danh thắng DDT 2,50 1,42 -1,08 2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,35 2,35 0,00 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 2.13 Đất sông, suối SON 59,51 60,17 0,66 2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 52,29 62,00 9,71 2.15 Đất ở tại đô thị ODT 11,75 15,19 3,44 2.16 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3 Đất chưa sử dụng CSD 1,29 3,59 2,30 4 Đất đô thị DTD 376,02 376,46 0,44 5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT 6 Đất khu du lịch DDL 7 Đất khu dân cư nông thôn DNT 2.2.2. Biến động các loại đất theo mục đích sử dụng 2.2.2.1. Biến động diện tích đất nông nghiệp Trong giai đoạn 2001 – 2010, diện tích đất nông nghiệp giảm 16,08 ha, trong đó: - Đất lúa nước giảm 10,08 ha, nguyên nhân do: chuyển sang đất ở tại đô thị 2,40 ha; chuyển sang đất phát triển hạ tầng 6,70 ha; chuyển sang đất cơ quan, công trình sự nghiệp 0,44 ha. - Đất trồng cây hàng năm còn lại giảm 2,83 ha, nguyên nhân cụ thể do: chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh 1,19 ha; chuyển sang đất ở tại đô thị 0,5 ha; chuyển sang đất phát triển hạ tầng 1,14 ha. - Đất trồng cây lâu năm giảm 4,04 ha, nguyên nhân cụ thể do: chuyển sang đất rừng sản xuất 2,7 ha; chuyển sang đất phát triển hạ tầng 0,04 ha; chuyển sang đất đồi núi chưa sử dụng 1,3 ha. 24 5005263
  • 25. - Đất rừng sản xuất tăng 2,7 ha, nguyên nhân cụ thể là do đất trồng cây lâu năm chuyển sang. - Đất nuôi trồng thủy sản giảm 1,83 ha, nguyên nhân cụ thể là do: chuyển sang đất phát triển hạ tầng 0,73 ha; chuyển sang đất sông suối 0,22 ha và chuyển sang đất đồi núi chưa sử dụng 0,88 ha. 2.2.2.2. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp Năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 14,22 ha so với năm 2001, trong đó: - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 0,28 ha, nguyên nhân là do: nhận từ đất trồng lúa chuyển sang 0,44 ha, đồng thời chuyển sang đất phát triển hạ tầng 0,22 ha, giảm khác là 0,14 ha. - Đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 1,21 ha, trong đó: Biến động tăng là 1,33 ha, cụ thể: + Nhận từ đất trồng cây hàng năm còn lại 1,19 ha; + Tăng khác là 0,14 ha. Biến động giảm là 0,12 ha, cụ thể: Nguyên nhân của biến động giảm là do sự sai lệch giữa các lần kiểm kê. - Đất di tích danh thắng giảm 1,08 ha, nguyên nhân là do chuyển sang đất phát triển hạ tầng. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2010 vẫn giữ ổn định không thay đổi so với năm 2001. - Đất sông suối tăng 0,66 ha nguyên nhân do đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang 0,22 ha, tăng khác là 0,44 ha. - Đất phát triển hạ tầng tăng 9,71 ha, nguyên nhân là do: đất trồng lúa chuyển sang 6,7 ha; đất trồng cây hàng năm còn lại chuyển sang 1,14 ha; đất trồng cây lâu năm chuyển sang 0,04 ha; đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang 0,73 ha; đất trụ sở chuyển sang 0,02 ha; đất di tích danh thắng chuyển sang 1,08 ha. - Giai đoạn 2001 - 2010, diện tích đất ở tại đô thị tăng 3,44 ha, do dất lúa nước chuyển sang 2,94 ha, đất hàng năm khác chuyển sang 0,5 ha. Vậy, năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp là 143,59 ha, chiếm 38,14 % tổng diện tích tự nhiên. 2.2.2.3. Biến động diện tích đất chưa sử dụng Giai đoạn 2001 - 2010, diện tích chưa sử dụng tăng 2,3 ha, nguyên nhân do: đất trồng cây lâu năm chuyển sang 1,3 ha; đất nuôi trồng thủy sản chuyển 25
  • 26. sang 0,88 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh chuyển sang 0,12 ha. Như vậy, tính đến năm 2010, đất chưa sử dụng có diện tích là 3,59 ha, chiếm 0,95% tổng diện tích tự nhiên. 2.2.2.4. Biến động diện tích đất đô thị Giai đoạn 2001 - 2010, diện tích đất đô thị tăng 0,44 ha, nguyên nhân do sự sai lệch số liệu giữa các lần kiểm kê. Như vậy, đến năm 2010 diện tích đất đô thị là 376,46 ha, chiếm 100% diện tích đất tự nhiên. 2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất 2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất 2.3.1.1. Hiệu quả kinh tế xã hội Các chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phù hợp cùng với việc bố trí sử dụng đất sản xuất kinh doanh hợp lý, thuận lợi đã đem lại cho thị trấn mức tăng trưởng kinh tế tương đối bền vững, ổn định và có hiệu quả như: - Thực hiện giao đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản ổn định cùng với các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hoá đã làm cho người dân năng động hơn, bố trí cây trồng, vật nuôi, phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tăng cao, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ. - Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng được phát triển mạnh cả đường bộ, đường thuỷ... hệ thống đường giao thông thị trấn, đường nội thị được mở rộng, nâng cấp. Do có sự phát triển các cơ sở hạ tầng các công trình công cộng: văn hoá, y tế, giáo dục, thể thao, thương mại, du lịch đã tạo việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong thị trấn. Các khu dân cư mới được hình thành khang trang, nhiều khu dân cư được chỉnh trang, gọn đẹp thuận lợi cho sinh hoạt. 2.3.1.2. Những tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất, đất đai bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và việc khai thác sử dụng của con người. Căn cứ vào các tài liệu điều tra đánh giá tác động môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy tình hình ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng, dẫn đến việc đất đai bị thoái hoá, chất lượng đất giảm dần, môi trường đất bị ô nhiễm, tiêu biểu ở một số nguyên nhân chủ yếu như sau: 26
  • 27. - Trong quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cũng như sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề khi sản xuất thì lượng chất thải thải ra khá lớn làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. - Hệ thống giao thông khá phát triển, lượng xe qua lại nhiều cộng với các loại xe kém chất lượng gây ra tiếng ồn, bụi và khói xe làm ô nhiễm môi trường không khí. Những hiện tượng nêu trên đều trực tiếp làm ảnh hưởng tới môi trường trên địa bàn thị trấn. - Quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật các loại phương tiện vận chuyển đất, đá... dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, mức độ ô nhiễm còn trong giới hạn cho phép. - Đối với đất sản xuất nông nghiệp: việc sử dụng một lượng lớn phân hoá học, thuốc trừ sâu cũng đã làm cho chất lượng đất nông nghiệp nghèo kiệt lượng mùn, giảm độ phì của đất và đang là nguyên nhân làm giảm số lượng của nhiều loại vi sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học... - Đối với các loại đất trong khu vực dân cư: việc thu gom rác thải, chất thải sinh hoạt chỉ tập trung ở tại vườn đốt hoặc ủi làm phân bón, hoặc thải ra suối gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Mặt khác hiện tại địa phương lại chưa xây dựng được khu thu gom rác thải đây là vấn đề cần được giải quyết ngay đê giảm tình vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. - Quá trình đô thị hoá phát triển mạnh mẽ, hệ thống thoát nước và nước thải cùng chung một hệ thống, nước sinh hoạt không qua xử lý hoặc xử lý sơ bộ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Bên cạnh đó tình trạng ngập úng diễn ra nhiều nơi, đặc biệt là mùa mưa, chủ yếu các khu dân cư cũ chưa có hệ thống thoát nước, hoặc hệ thống thoát nước chưa phù hợp, thời gian sử dụng đã lâu...Vì vậy, trong tương lai khả năng tiêu thoát nước của những hệ thống này không còn phù hợp với quá trình đô thị hoá mạnh mẽ hiện nay tại Thị trấn Tam Sơn. 2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất 2.3.2.1. Cơ cấu sử dụng đất. Cơ cấu sử dụng đất của thị trấn đang có hướng chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện của thị trấn và dần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của thị trấn có 376,46 ha, đã đưa vào sử dụng 99,05%. Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính như sau: Tổng diện tích đất: 376,46 ha tỷ lệ 100%; bao gồm: - Đất nông nghiệp: 229,28 ha, tỷ lệ 60,90%; - Đất phi nông nghiệp: 143,59 ha, tỷ lệ 38,14%; 27
  • 28. - Đất chưa sử dụng: 3,59 ha, tỷ lệ 0,95%; 2.3.2.2. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; * Đất nông nghiệp Qua kinh nghiệm sản xuất hàng năm của nhân dân cho thấy đất đai của thị trấn rất phù hợp nhiều loại cây trồng, trong sản xuất cho năng suất cao, chất lượng tốt như: cây lúa, ràu màu, nhiều mô hình trang trại đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đất nông nghiệp còn là nguồn dự trữ dồi dào về số lượng để cung cấp cho các ngành kinh tế khác như: để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đời sống nhân dân nâng lên còn phụ thuộc nhiều vào đất đai, sự vươn lên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, thâm canh tăng vụ là một biện pháp cần thiết cho phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp sẽ kích thích kinh tế phát triển mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, có vậy mới nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác. * Đất phi nông nghiệp Theo số liệu thống kê năm 2010 thì diện tích đất phi nông nghiệp của thị trấn là 128,40 ha, chiếm 34,11% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất phát triển hạ tầng là 62,0 ha, chiếm 16,47% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Với diện tích này hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, đi lại và các mục đích khác của nhân dân địa phương. Song diện tích dành để phát triển kinh tế còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay của thị trấn. Diện tích đất dành cho phát triển sản xuất kinh doanh là 1,49 ha. Với nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh như hiện nay thì số diện tích trên chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của thị trấn. Để phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn như hiện nay thì trước tiên thị trấn phải xây dựng, nâng cấp và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi, điện nước phục vụ cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại cũng như mở rộng, xây dựng các công trình văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng, bố trí các cụm dân cư phù hợp .v.v... 28
  • 29. 2.3.2.3. Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Với điều kiện giao lưu, tuyên truyền phổ biến ngày càng được tăng cường nên phương thức sản xuất, trình độ trong sử dụng đất không có sự khác biệt giữa những người sử dụng đất. Người dân biết kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống với kỹ thuật hiện đại phù hợp với điều kiện đất đai, hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình. Trong nhiều năm trở lại đây, diện tích đất bằng thuận lợi cho canh tác đã được nhân dân khai thác đưa vào sử dụng. Trong quá trình canh tác, đến nay nhân dân đã áp dụng biện pháp bón phân cho cây trồng, hạn chế tình trạng rửa trôi, xói mòn đất. - Mức độ khai thác tiềm năng đất đai phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên và khả năng đầu tư của con người. Trong những năm qua thị trấn đã từng bước khai thác đưa vào sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai. - Đất đai của xã ngày càng được khai thác hiệu quả hơn, hệ số quay vòng đất đai ngày càng lớn. Hiện nay người dân đã trồng 2 - 3 vụ trong một năm, như vậy cho ra sản phẩm trên một đơn vị đất đai ngày càng nhiều. - Người dân đang được tiếp cận các nguồn vốn thông qua hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng, thông qua trung tâm khuyến nông và các chương trình xoá đói giảm nghèo để phát triển mạnh mẽ sản xuất nâng cao mức sống. 2.4. Những tồn tại trong việc sử dụng đất: Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở thị trấn đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, đất đai là tài sản đặc biệt, các quan hệ đất đai hết sức nhạy cảm và phức tạp, chính sách đất đai ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới. Nhận thức trong nhân dân về quyền sở hữu đất đai không giống nhau đã dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, sử dụng đất. Công tác quy hoạch còn chắp vá, chưa đồng bộ. Hệ thống bản đồ địa chính trên địa bàn thị trấn đang sử dụng đã cũ, độ chính xác không cao chưa đo vẽ hết các khu vực đặc biệt là lâm nghiệp, đất nông nghiệp còn nhiều thửa đo bao, công tác cấp giấy chứng nhận đến từng thửa đất trong khu vực này vẫn chưa cấp được hết mặc dù địa phương rất tích cực trong công tác này. Cán bộ còn thiếu trong khi yêu cầu công việc lại nhiều đặc biệt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo, bồi thường giải phóng mặt bằng… Nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề tồn tại nêu trên là: 29
  • 30. Công tác quản lý đất đai vẫn còn lỏng lẻo, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được làm thường xuyên liên tục. Nhận thức về chính sách đất đai trong nhân dân không đồng đều, ý thức của người sử dụng đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai. Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước cần coi trọng hơn nữa công tác quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đất đai. Mặt khác, cần tuyên truyền phố biến pháp luật đất đai một cách rộng rãi đến từng người dân, giúp họ có ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng đất. * Biện pháp khắc phục, những kinh nghiệm về sử dụng đất Để khắc phục những tồn tại trong sử dụng đất cần: - Các ngành, các cấp đều phải tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất cụ thể của ngành mình, thị trấn mình để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Khi nào có nhu cầu sử dụng đất phải làm tờ trình xin cấp có thẩm quyền xét duyệt mới được thực hiện. - Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ về giống cây trồng vật nuôi, xây dựng các mô hình cụ thể làm nơi tham quan, học tập cho nhân dân. - Kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng đất sai mục đích. - Giải quyết hợp tình, hợp lý các vấn đề vướng mắc trong nhân dân về đất đai để người dân yên tâm sản xuất. - Có chính sách ưu tiên cho người sản xuất nông nghiệp như: đầu tư giống, vốn.v.v. cho sản xuất nông nghiệp để phát triển sản xuất, khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra, cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành để giải quyết kịp thời tránh tổn thất đến mùa màng. - Khi nhân dân có nhu cầu sử dụng đất như: giao đất cho dân làm nhà ở, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thì các ngành có liên quan phải xem xét, giải quyết kịp thời thoả đáng. Cần tiến hành đo đạc thành lập bản đồ địa chính cho địa phương để thay thế cho bản đồ 299 đã cũ và độ chính xác không cao. - Tiến hành bổ sung thêm cán bộ về quản lý đất đai để giảm áp lực công việc và giúp giải quyết kịp thời các vấn đề trong lĩnh vực đất đai. III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC 3.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất Do thực hiện Luật đất đai 2003, việc phân loại đất có thay đổi, hướng dẫn 30
  • 31. lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có những điểm mới và cụ thể hơn, nên khi đánh giá tình hình biến động đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước, báo cáo chỉ đánh giá một số loại đất chính có ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn. 3.1.1. Đất nông nghiệp Chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp của TT Tam Sơn theo phương án quy hoạch đến 2010 được phê duyệt là 238,19 ha, năm 2010 đã thực hiện 229,28 ha đạt 96,26% diện tích được duyệt. Đất lúa nước Diện tích đất trồng lúa nước theo quy hoạch được phê duyệt là 150,02 ha, năm 2010 đã thực hiện 145,44 ha đạt 96.95% diện tích được duyệt. Đất trồng cây hàng năm còn lại Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại theo quy hoạch được duyệt là 11,95 ha, năm 2010 đã thực hiện 14,37 ha đạt 120,25%. Đất nuôi trồng cây lâu năm Diện tích đất trồng cây lâu năm theo quy hoạch được duyệt là 66,44 ha, năm 2010 đã thực hiện 58,48 ha đạt 88,02% diện tích được duyệt. Đất rừng sản xuất Diện tích đất rừng sản xuất theo quy hoạch được duyệt là 0,58 ha, năm 2010 đã thực hiện 3,50 ha tăng 2,92 ha so với phương án quy hoach được duyệt Đất nuôi trồng thủy sản Diện tích nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch được duyệt 9,2 ha, năm 2010 đã thực hiện 7,49 ha đạt 81,41%. 3.1.2. Đất phi nông nghiệp Theo số liệu thống kê, kiểm kê năm 2010 của thị trấn có 143,59 ha, diện tích quy hoạch được duyệt là 136,58 ha như vậy đạt 105,13%. Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo phương án quy hoạch của các loại đất phi nông nghiệp cụ thể như sau: Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp Diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp theo phướng án quy hoạch được duyệt là 0,64 ha, năm 2010 đã thực hiện 0,92 ha, tăng 0,28 ha so với phương án quy hoạch được duyệt. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy hoạch được duyệt là 0,28 ha, năm 2010 đã thực hiện 1,49 ha tăng 1,21 ha so với phương án quy hoạch được duyệt. 31
  • 32. Đất di tích, danh thắng Diện tích đất di tích danh thắng theo quy hoạch được duyệt 2,50 ha, năm 2010 đã thực hiện 1,42 ha đạt 56,80%. Đất nghĩa trang, nghĩa địa Trong giai đoạn quy hoạch 2001 - 2010, thị trấn không quy hoạch loại đất này do đó diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa vẫn được giữ nguyên so với năm 2001 là 2,35 ha. Đất sông suối Diện tích đất sông suối theo phương án quy hoạch được duyệt là 59,51 ha, năm 2010 đã thực hiện 60,17 ha, đạt 101,11%. Đất phát triển hạ tầng Diện tích đất phát triển hạ tầng theo quy hoạch được duyệt là 56,80 ha, năm 2010 đã thực hiện 62 ha đạt 109,15%. Đất ở tại đô thị Theo số liệu kiểm kê năm 2010 diện tích đất ở tại đô thị của thị trấn là 14,45 ha, so với diện tích quy hoạch được duyệt là 15,19 đạt 105,12%. 3.1.3. Đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng theo số liệu kiểm kê năm 2010 có diện tích 1,25 ha, theo quy hoạch giai đoạn 2001 - 2010 được duyệt là 3,59 ha, tăng 2,34 ha. Bảng 8: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch kỳ trước (2001 – 2010) STT Chỉ tiêu Mã Theo PAQH đến năm 2010 đã phê duyệt (ha) Hiện trạng đầu năm 2010 (ha) Tỷ lệ thực hiện(%) Tổng diện tích đất tự nhiên 361,57 376,46 104,12 1 Đất nông nghiệp NNP 238,19 229,28 96,26 1.1 Đất lúa nước DLN 150,02 145,44 96,95 1.2 Đất trồng lúa nương LUN 0,00 0,00 0,00 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 11,95 14,37 120,25 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 66,44 58,48 88,02 1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 0,00 0,00 0,00 1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 0,00 0,00 1.7 Đất rừng sản xuất RSX 0,58 3,50 603,45 1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9,20 7,49 81,41 1.9 Đất làm muối LMU 0,00 0,00 0,00 1.10 Đất nông nghiệp khác NKH 0,00 0,00 0,00 2 Đất phi nông nghiệp PNN 136,58 143,59 105,13 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,64 0,92 143,75 32
  • 33. 2.2 Đất quốc phòng CQP 0,00 0,00 0,00 2.3 Đất an ninh CAN 0,05 0,05 100,00 2.4 Đất khu công nghiệp SKK 0,00 0,00 0,00 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0,28 1,49 532,14 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 0,00 0,00 0,00 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,00 0,00 0,00 2.8 Đất di tích danh thắng DDT 2,50 1,42 56,80 2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 0,00 0,00 0,00 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,00 0,00 0,00 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,35 2,35 100,00 2.12 Đất có mặt nước chuyên dung SMN 0,00 0,00 0,00 2.13 Đất sông, suối SON 59,51 60,17 101,11 2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 56,80 62,00 109,15 2.15 Đất ở tại đô thị ODT 14,45 15,19 105,12 2.16 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 0,00 0,00 3 Đất chưa sử dụng DCS 1,25 3,59 287,20 4 Đất đô thị DTD 361,57 376,46 104,12 5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT 0,00 0,00 0,00 6 Đất khu du lịch DDL 0,00 0,00 0,00 7 Đất khu dân cư nông thôn DNT 0,00 0,00 0,00 3.2. Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất Trong quá trình quản lý, sử dụng và thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất đai của thị trấn còn tồn tại một số vấn đề sau: - Do quá trình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra nhanh chóng dẫn đến đất nông nghiệp ở một số nơi giảm, lao động nông nghiệp dôi dư chưa giải quyết được việc làm, chuyển đổi ngành nghề chậm. - Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch của các ngành chưa có sự phối hợp đồng bộ, quy hoạch giữa các ngành còn bị chồng chéo, nhiều quy hoạch chi tiết nhỏ lẻ dẫn đến mất cân đối trong việc sử dụng đất. Từ những đánh giá trên, để phát huy hiệu quả quản lý, sử dụng đất, hạn chế những tồn tại trong công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng nhằm giúp các ngành các cấp, giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong việc hoạch định các chính sách về đất đai. Công tác quy hoạch sử dụng đất không được tiến hành kịp thời, thì những tồn tại trong quá trình quản lý sử dụng đất đã nêu trên là một thách thức trong việc khai thác sử dụng đất bền vững, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. PHẦN III ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 33 Tải bản FULL (File word 78 trang): bit.ly/358vb3C Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 34. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt mà bất cứ ngành nào cũng cần đến, là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng để phát triển các ngành kinh tế - xã hội. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của đất đến mỗi ngành có khác nhau, nếu biết khai thác và sử dụng đất một cách hợp lý, khoa học, bền vững sẽ khai thác được tiềm năng của đất để phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại nếu không đánh giá đúng tiềm năng của đất sẽ không khai thác hiệu quả tiềm năng to lớn của nó, mà còn tự hủy hoại đất, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như sự tồn tại và phát triển của loài người. * Khái quát tiềm năng đất đai của thị trấn Tam Sơn: Toàn thị trấn hiện có 376,46 ha đất tự nhiên, trong đó: + Đất nông nghiệp: 229,28 ha, chiếm 60,90% diện tích đất tự nhiên; + Đất phi nông nghiệp: 143,59 ha, chiếm 38,14% diện tích đất tự nhiên; + Đât chưa sử dụng: 3,59 ha, chiếm 0,95% diện tích đất tự nhiên; * Đất nông nghiệp: Đối với đất sản xuất nông nghiệp ngoài việc chuyển một phần diện tích đáp ứng cho các mục đích phi nông nghiệp, tiềm năng đất đai được xác định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo hướng giảm diện tích đất trồng cây hàng năm ở những khu vực có hiệu quả thấp, phát triển mở rộng diện tích đất như chuyển sang đất trang trại ... ở nhưng vùng có hiệu quả kinh tế thấp. * Đất phi nông nghiệp: Các công trình đất phát triển hạ tầng được phân bố tương đối phù hợp với điều kiện phân bố dân cư, nên chúng đã được khai thác một cách triệt để và có hiệu quả. Nhưng trong giai đoạn tới cần mở mang tu bổ các công trình công cộng để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất ngày càng tốt hơn. * Đất khu đô thị: Việc phân bố đất ở trong khu dân cư như hiện nay của thị trấn Tam Sơn là phù hợp với quy mô phát triển dân số của thị trấn. Phần lớn diện tích đất ở được nhân dân sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên trong những năm tới thị trấn Tam Sơn cần đề nghị với cấp trên có những chính sách về phát triển nhà ở đặc biệt là khu vực trung tâm thị trấn nhằm mục đích thu hút các hộ gia đình có khả năng đầu tư xây dựng và phát triển dịch vụ về làm ăn sinh sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bố trí, sắp xếp lại một số khu dân cư sao cho hợp lý trên cơ sở tận dụng cơ sở hạ tầng đã có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư ra vùng đất sản xuất nông nghiệp nơi đất màu mỡ. 1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp 34
  • 35. Quá trình sản xuất nông nghiệp và thủy sản liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nông hóa của đất và thời tiết khí hậu… Ngoài ra hiệu quả đem lại từ sản xuất của việc bố trí hợp lý cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mùa vụ… tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất nhằm tạo sản phẩm hàng hóa và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như khả năng tưới tiêu, địa hình, vốn đầu tư, lao động cũng như các yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn thị trấn cần được ưu tiên trong việc bảo vệ đất lúa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên cơ sở dồn ghép, tích tụ về đất đai tạo ra các vùng chuyên, thâm canh, các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên tập quán. Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề có thu nhập ổn định và cao hơn cho người dân. Trong đó: Đối với đất trồng cây hàng năm: Đây là loại hình sử dụng đất rất đa dạng, có thể thích nghi trên diện rộng. Khai thác hiệu quả diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện nay bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ nâng cao hệ số sử dụng đất canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm… Đối với đất nuôi trồng thủy sản: Tập trung phát triển nuôi thủy sản ở các ao hồ đồng thời chuyển một phần diện tích cải tạo đất vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản, hiện nay phần lớn đất nuôi trồng thủy sản được giao cho các hộ dân quản lý dưới hình thức đấu thầu. Có chính sách hợp lý để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vùng thấp, trũng, cây trồng ít hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. 2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển ngành công nghiệp, xây dựng, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn Đất đai phục vụ cho các mục đích phi nông nghiệp không phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm lý, hóa tính chất, mà phụ thuộc vào các yếu tố như sau: - Vị trí phân bố của khu đất. - Địa hình và cấu tạo địa chất. - Kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước… - Hiện trạng sử dụng đất và đặc thù phát triển kinh tế. - Cơ chế, chính sách của Nhà nước, tỉnh, huyện. * Cấu tạo địa chất: Thị trấn Tam Sơn là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, cấu tạo địa chất ổn định, có sức chịu nén tốt, việc đầu tư xử lý nền 35 Tải bản FULL (File word 78 trang): bit.ly/358vb3C Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 36. móng cho các công trình xây dựng cơ bản, công nghiệp đô thị ít tốn kém so với các địa bàn thuộc vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. * Vị trí phân bố: Thị trấn Tam Sơn là có hệ thống giao thông rất thuận lợi. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương khác trong khu vực. * Kết cấu hạ tầng: Thị trấn Tam Sơn có kết cấu hạ tầng tương đối phát triển, về cơ bản đã đáp ứng phần nào nhu cầu hiện nay. Đây là lợi thế lớn của thị trấn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Chủ trương đầu tư: Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của thị trấn. 3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển du lịch Tam Sơn là một trong số ít vùng trên địa bàn huyện Sông Lô có tiềm năng về du lịch. Vì vậy, để phát triển du lịch trong quy hoạch này cần định hướng và khoanh định quy hoạch các vùng như tháp Bình Sơn thuộc khu vực chùa Vinh Khánh để định hướng phát triển du lịch cho thị trấn cũng như huyện trong thời gian tới. 4. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng Trong những năm qua, thị trấn Tam Sơn tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch, thương mại – dịch vụ, nhưng phần lớn diện tích đất đưa vào sử dụng được khai thác từ quỹ đất nông nghiệp. Diện tích đất cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây tăng nhanh để phát triển giao thông, thuỷ lợi, truyền dẫn năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, các công trình phúc lợi công cộng chủ yếu sử dụng từ đất nông nghiệp do quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế ngày càng phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố hàng đầu, là nền tảng của quá trình phát triển trong mọi lĩnh vực. Tiềm năng phát triển đất cơ sở hạ tầng còn rất lớn có thể khai thác sử dụng, chuyển đổi mục đích sử dụng trong quỹ đất đang sử dụng và chưa sử dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội về trước mắt và trong tương lai một cách bền vững. PHẦN IV PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT I. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH 1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế * Mục tiêu phát triển kinh tế 36
  • 37. - Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13.9%. - Tổng giá trị thu nhập đạt 98.080 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 190.960 triệu đồng vào năm 2020. - Bình quân thu nhập đầu người năm 2015 đạt 28,06 triệu đồng/người/năm và đạt 50 triệu vào năm 2020. - Sản lượng lương thực năm 2015 đạt 4.400 tấn. - Về nông nghiệp: tăng bình quân hàng năm 11,6%. - Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: tăng bình quân hàng năm 14%. - Thương mại - dịch vụ: tăng bình quân hàng năm 16%. - Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 đạt: + Khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm 24,64% tổng giá trị sản xuất. + Khu vực kinh tế thương mại dịch vụ chiếm 46,43% tổng giá trị sản xuất. + Khu vực kinh tế CN-TTCN-XDCB chiếm 28,93% tổng giá trị sản xuất. * Mục tiêu về dân số, văn hoá, giáo dục y tế và điện nước sinh hoạt + Mục tiêu về dân số: ổn định cuộc sống của người dân trong thị trấn, thực hiện tốt chương trình DSKHHGĐ, giảm tỷ lệ sinh hàng năm là 0,3%. + Mục tiêu về văn hoá: 100% số thôn có nhà văn hoá thôn đến năm 2015, 90% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 3 thôn đạt thôn văn hóa cấp huyện. Vận động nhân dân xoá bỏ thủ tục lạc hậu trong cưới xin, ma chay, xây dựng nếp sống văn hoá trong cụm dân cư, nâng cao đời sống văn hoá. + Mục tiêu về y tế: vận động nhân dân thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống bệnh dịch. Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường. + Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo đến năm 2015 còn 2%/năm + Mục tiêu về giáo dục: trường tiểu học, trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia và xây dựng 3 nhà trường đạt trường chất lượng cao. 1.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch - Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Trên cơ sở khai thác tiềm năng sẵn có của thị trấn gắn với thị trường hàng hóa trong huyện và các vùng phụ cận, tăng tỷ trọng ngành kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ nông thôn. - Tổ chức sản xuất trong cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm huy động mọi nguồn vốn, nhân lực, vật lực, tạo ra yếu tố bên trong bền vững để tranh thủ sự hỗ trợ của huyện và cấp trên. 37
  • 38. - Phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội, cải thiện môi trường đi đôi với tiết kiệm để tích lũy cho đầu tư phát triển, chú trọng công bằng xã hội, tích cực xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới. - Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với cũng cố quốc phòng an ninh tiếp tục được giữ vững và ổn định trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. - Khai thác tốt mọi nguồn lực và tranh thủ hỗ trợ của huyện, cấp trên và các tổ chức chính trị xã hội kết hợp giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội. Xây dựng thị trấn Tam Sơn mạnh về mọi mặt, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, tạo cơ sở vật chất cho bước phát triển tiếp theo. 1.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp - Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ để giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích. - Thực hiện thâm canh trên đồng ruộng đặc biệt là vùng chủ động nước tăng vụ kể cả diện tích và cây trồng. - Làm tốt công tác bảo vệ, phát triển mạnh chăn nuôi, chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm có chất lượng cao, sử dụng có hiệu quả diện tích nuôi cá, cá lúa. - Tăng cường dịch vụ phục vụ nông nghiệp như: hệ thống bảo vệ thực vật, thú y, dịch vụ kỷ thuật tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. - Phát triển ngành chăn nuôi, tăng nhanh tổng đàn, số lượng và chất lượng, nhằm tăng sản phẩm hàng hóa, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong kinh tế ngành nông nghiệp. 1.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ - Khai thác tiềm năng về tài nguyên đất đai, nguồn lực lao động, ngành công nghiệp của thị trấn theo hướng sản xuất. Khuyến khích phát triển công nghiệp xay xát, chế biến, các cơ sở sản xuất cơ khí…khuyến khích các hộ đầu tư máy móc để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng hợp thị hiếu của người tiêu dùng. - Xây dựng quầy hàng thu gom sản phẩm của người dân và có chính sách khuyến khích đối với người sản xuất và mạng lưới thương nghiệp. Nâng cấp và khuyến khích các hoạt động dịch vụ vận tải tư nhân. 1.2.3. Về môi trường và xã hội - Các phương án quy hoạch vừa đáp ứng yều cầu thúc đẩy kinh tế, vừa giữ gìn và bảo vệ môi trường trong lành cho người dân. - Thực hiện tốt công tác DSKHHGĐ hạ tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ người dân dùng nước sạch đạt 95%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên. 38