SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM VĂN ÚT
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƢỢNG ,
TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM VĂN ÚT
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƢỢNG ,
TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
Tiến sĩ: Trần Nghị
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
-------
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
thực hiện từ tháng 10 năm 2016 và hoàn thành vào tháng 6 năm 2017. Các số
liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Các kết qủa nghiên cứu của luận
văn không trùng với bất kỳ công trình nào khác.
PHẠM VĂN ÚT
LỜI CẢM ƠN
------
Trƣớc hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi
lời cảm ơn đến thầy Tiến sĩ Trần Nghị đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ em
hoàn thành luận văn này
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, phòng quản lý sau đại
học thuộc học viên hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã trực tiếp giản dạy và
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện, các cơ quan, ban,
ngành của huyện U Minh Thƣợng, các xã và hộ gia đình đã tạo điều kiện,
cung cấp thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, gia đình,
ngƣời thân đã động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài
Kiên Giang, ngày 20 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn
Phạm Văn Út
Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn....................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6
3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ của luận văn ....................................................................... 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................7
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................... 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn................................................... 7
6. Những đóng góp của luận văn .................................................................8
7. Kết cấu của luận văn................................................................................ 8
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI....................................................... 9
1.1 Những vấn đề chung về chính sách........................................................ 9
1.1.1 Khái niệm ...................................................................................... 9
1.1.2 Đăc điểm của chính sách .............................................................. 10
1.1.3 Các loại chính sách....................................................................... 12
1.2 Nông thôn và Nông thôn mới............................................................ 12
1.2.1 Khái niệm nông thôn.................................................................. 12
1.2.2 Khái niệm về nông thôn mới......................................................... 14
1.2.3 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới ............................................... 15
1.2.4 Đặc điểm xây dựng nông thôn mới.............................................. 15
1.2.5 Nội dung chính sách xây dựng nông thôn mới............................. 19
1.3 Thực hiện chính sách.......................................................................... 21
1.3.1Chu trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới .............. 21
1.3.2 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ..................... 25
1.3.3 Phổ biến, tuyên truyền chính sách................................................ 26
1.3.4 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách ................................... 27
1.3.5 Duy trì chính sách........................................................................ 27
1.3.6 Điều chỉnh chính sách.................................................................. 28
1.3.7 Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách.................. 29
1.3.8 Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm............................................... 30
1.4 Vai trò ý nghĩa của chính sách xây dựng nông thôn mới..................... 31
1.4.1 Vai trò ......................................................................................... 33
1.4.2 Ý nghĩa........................................................................................ 34
1.5 Những bài học kinh nghiệm................................................................ 35
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 37
Chƣơng 2:THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG....... 38
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN........................................... 38
U MINH THƢỢNG, TỈNH KIÊN GIANG .................................................. 38
2.1 Đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội huyện U Minh Thƣợng .............. 38
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên........................................................................ 38
2.1.2 Dân số và lao động ...................................................................... 40
2.1.3 Dân tộc và tôn giáo...................................................................... 41
2.1.4 Đặc điểm sử dụng đất .................................................................. 42
2.2 Tình hình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện U Minh Thƣợng, tỉnh kiên giang giai đoạn 2012-2016................... 43
2.2.1 Công tác tổ chức, điều hành......................................................... 43
2.2.2 Công tác tuyên truyền.................................................................. 50
2.2.3 Công tác đào tạo, bồi dƣỡng ........................................................ 52
2.2.4 Kết quả thực hiện nội dung xây dựng NTM................................. 52
2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới................................................................................................... 69
2.4.1 Chủ quan ..................................................................................... 70
2.4.2 Khách quan.................................................................................. 71
2.5 Đánh giá chung việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện U Minh Thƣợng tỉnh Kiên Giang giai đoạn từ năm 2012-
2016 ......................................................................................................... 73
2.5.1 Ƣu điểm....................................................................................... 74
2.5.2 Hạn chế ....................................................................................... 77
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 81
Chƣơng 3 ..................................................................................................... 83
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH
THƢỢNG, TỈNH KIÊN GIANG ................................................................. 83
3.1 Quan điểm và định hƣớng................................................................... 83
3.1.1 Quan điểm ................................................................................... 83
3.1.2 Định hƣớng.................................................................................. 84
3.2 Các giải pháp tiếp tục thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới . 87
3.2.1 Giải pháp về nhận thức và tuyên truyền....................................... 87
3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực............................ 89
3.2.3 Giải pháp hỗ trợ nguồn nhân lực phát triển.................................. 91
3.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực thi chính sách xây dựng
nông thôn mới ...................................................................................... 93
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp....................................................... 97
KIẾN NGHỊ............................................................................................... 100
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 102
KẾT LUẬN................................................................................................ 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 105
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình lãnh đạo đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có rất nhiều
chủ trƣơng, chính sách nhằm không ngừng hoàn thiện chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Những chính sách này đang khơi dậy và phát huy cao
độ các nguồn lực để phát triển nông nghiệp, nông thôn của đất nƣớc.
Khi Việt Nam gia nhập WTO, tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh tế
lớn của khu vực và thế giới, sức ép của hội nhập và phát triển ngày một lớn,
đặt ra yêu cầu rất cao đối với nền kinh tế nƣớc ta, trong đó lĩnh vực nông
nghiệp là lĩnh vực phải đối mặt với nhiều thách thức nhất. Trƣớc yêu cầu phát
triển và hội nhập hiện nay, thực hiện mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc, đã đến lúc đòi hỏi phải có nhiều chính sách đột phá và
đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá nông
thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa
chiến lƣợc đối với sự ổn định và phát triển đất nƣớc.
Kiên Giang là một tỉnh nông nghiệp, nông dân đang chiếm trên 70% dân
số và chiếm đến 53,67 % lao động xã hội, 118 xã nông nghiệp/145 xã,
phƣờng, thị trấn; GDP khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm 39,21% GDP
của tỉnh; nông nghiệp - nông thôn Kiên Giang đã và đang có vai trò, vị trí đặc
biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh nhà, vừa bảo đảm an sinh
xã hội, vừa là nền tảng cho công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ phát triển. Mặc dù
vậy, các chính sách phát triển nông nghiệp trƣớc đây thực thi ở Kiên Giang
thƣờng thiên về thúc đẩy phát triển ngành, có phần xem nhẹ vai trò, lợi ích
của chủ thể chính, động lực chính của phát triển nông nghiệp là nông dân.
Phần lớn các chính sách hầu nhƣ chƣa quan tâm xử lý tổng thể và hợp lý mối
quan hệ giữa các vùng, các lĩnh vực trong ngành, giữa nông thôn và đô thị, chƣa
đặt ra và giải quyết triệt để mối quan hệ giữa các yếu tố chính của mô hình phát
2
triển nông nghiệp, nông thôn…Đây là nguyên nhân chủ yếu, khiến cho sau nhiều
thập kỷ chuyển đổi nền nông nghiệp sang thị trƣờng, đến nay về cơ bản nông
nghiệp, nông thôn Kiên Giang vẫn mang tính khép kín, tự cấp tự túc. Thời
gian qua, tỉnh Kiên Giang đã triển khai tốt các Chƣơng trình của Trung ƣơng,
các tổ chức quốc tế cho nên công tác xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và
tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng lên, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo
giữa thành thị và nông thôn, môi trƣờng thiên nhiên và môi trƣờng xã hội ở
nông thôn đƣợc cải thiện. Tuy vậy, nhìn chung, các chính sách của Nhà nƣớc
đối với nông nghiệp, nông thôn chƣa thực sự hiệu quả, thiếu bền vững, ở
nhiều mặt có thể nói chƣa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn, chƣa đƣa sản xuất nông nghiệp ở nông thôn thành sản xuất hàng hoá thực
sự.
Một trong những nguyên nhân cơ bản là chƣa định hƣớng rõ mô hình
phát triển, thể hiện ở việc nhận thức chƣa thấu đáo các vấn đề nhƣ: Tầm nhìn
(mục tiêu), mô hình phát triển, các nguồn lực và thiếu sự xác định lợi ích thực tế
của các bên liên quan trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, dẫn đến
tình trạng thiếu cụ thể, thiếu tính khoa học trong quy trình thực hiện và triển
khai chính sách; có nhiều chính sách, nhƣng hiệu quả kinh tế, hiệu ứng xã hội
của các chính sách không tƣơng xứng với nguồn lực đầu tƣ hoặc thiếu bền
vững.
Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đồng thời tiếp tục
cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đi
vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, việc cần
làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho đƣợc các mô hình nông thôn mới
đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông thôn,
đủ điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới.
3
Để thực hiện các mục tiêu trên, cần có nhiều chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn mang tính đồng bộ, trong đó chính sách có ý nghĩa quyết
định là chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới. Chính sách này vừa
mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn
đề cụ thể, đồng thời phải giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác,
các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục
đƣợc tình trạng tuỳ tiện, rời rạc, ngẫu hứng hoặc duy ý chí trong các chính
sách nói chung và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng từ
trƣớc đến nay ở Việt Nam.
U Minh Thƣợng đƣợc thành lập trên cơ sở chia tách 03 huyện An Biên,
An Minh và Vĩnh Thuận từ tháng 5/2007, mới thành lập không nhiều thuận lợi
về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện khí hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn
chung còn yếu kém, trình độ phát triển hiện còn thấp so với bình quân cả tỉnh;
cơ sở hạ tầng điện, đƣờng, trƣờng, trạm và các dịch vụ công cộng thiếu và
yếu…Để có bƣớc phát triển nhanh, bền vững, thực hiện chủ trƣơng của Đảng
và Nhà nƣớc, hiện nay, U Minh Thƣợng đang triển khai nhiều chính sách
kinh tế - xã hội mang tính bứt phá. Trong nông nghiệp và nông thôn, các cơ
quan thực hiện chính sách đang tìm tòi mô hình phát triển nông thôn thật sự
phù hợp, có khả năng bảo đảm ổn định chính trị, kinh tế -xã hội, phát huy đƣợc
các truyền thống lịch sử văn hoá, thích ứng nhanh với những đòi hỏi của nền
kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, đáp ứng đƣợc yêu cầu CNH, HĐH đất
nƣớc và nông nghiệp nông thôn…Mô hình nông thôn nhƣ vậy, thể hiện trong
ý tƣởng của Trung ƣơng Đảng, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, cũng nhƣ của Hội Nông dân Việt Nam là mô hình nông thôn mới.
Xây dựng mô hình nông thôn mới đòi hỏi phải có chính sách cụ thể.
Hiện nay, đã và đang triển khai, Trung ƣơng đã có một số đề án đang triển
khai mô hình này…Nhƣng chính sách chƣa cụ thể, có những chính sách ban
4
hành đã lâu nên lạc hậu so với cuộc sống nhƣ: Cơ chế phân cấp về quyết định
đầu tƣ và phân bổ vốn theo hƣớng tăng cƣờng quyền quyết định cho cơ sở là
phù hợp, nhƣng thiếu các biện pháp đồng bộ và tăng cƣờng kiểm tra, kiểm
soát đã dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án đầu tƣ mà không tính
đến khả năng cân đối về nguồn vốn dẫn tới tình trạng đầu tƣ bị phân tán, dàn
trải, thời gian thi công kéo dài gây lãng phí, thất thoát nguồn lực của Nhà nƣớc.
Cơ chế, chính sách để xây dựng nông thôn mới hiện còn chƣa đồng bộ, ngoài 07
nội dung đƣợc hỗ trợ 100% theo Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tƣớng
Chính phủ, phần còn lại mức hỗ trợ cho từng đối tƣợng chƣa rõ, chính sách hỗ
trợ xây dựng nông thôn mới cho các xã theo khu vực chƣa đƣợc xác định cụ
thể, thiếu cơ chế gắn kết, lồng ghép, phối hợp giữa các chƣơng trình, dự án trên
một địa bàn . Đối với huyện U Minh Thƣợng, chính sách xây dựng nông thôn
mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ mang tính
chiến lƣợc để tạo đột phá trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn.Quá
trình công tác, học tập và nghiên cứu tôi chọn đề tài về "Thực hiện chính sách
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng tỉnh Kiên Giang"
làm Luận văn thạc sĩ Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải
quyết vấn đề nông dân là những chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều cơ quan quản lý, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế
giới cũng nhƣ ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, còn một số nghiên cứu khác, trong đó nhiều nghiên cứu
giới thiệu trên các tạp chí khoa học. Điểm chung nhất của các nghiên cứu này
và sau khi phân tích thực tiễn giải quyết vấn đề quản lý Nhà nƣớc nói chung
và việc xây dựng chỉ đạo chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc
ngoài, các tác giả đều cố gắng gợi mở, nêu lên những kinh nghiệm để có thể
5
vận dụng cho giải quyết những vấn đề thực tiễn của Việt Nam.
Công trình: “Phát triển nông thôn" do GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên)
Nxb Khoa học xã hội ấn hành năm 1997, là một công trình nghiên cứu chuyên
sâu về phát triển nông thôn.
Công trình: “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong
lịch sử” do GS. Phan Đại Doãn và PGS. Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên,
Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1994, là công trình nghiên cứu những
vấn đề lịch sử trong phát triển nông thôn nƣớc ta.
Đặc biệt, công trình nghiên cứu do PGS. TS. Vũ Trọng Khải chủ trì
đƣợc Nxb nông nghiệp ấn hành năm 2004 là một công trình nghiên cứu công
phu về mô hình phát triển của nông thôn Việt Nam. Công trình nghiên cứu này
đƣợc xuất bản trên cơ sở đề tài cấp Nhà nƣớc do tác giả làm chủ nhiệm với
tiêu đề: “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế- xã hội nông thôn
mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại”.
Công trình nghiên cứu: “Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế” do GS,TS Bùi Xuân Lƣu, Nxb Thống kê ấn hành
năm 2004. Trong công trình này, các tác giả đã phân tích những đặc trƣng của
hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp; phân tích khái quát những thành
tựu cũng nhƣ hạn chế của nông nghiệp nƣớc ta trong hội nhập kinh tế quốc tế;
đồng thời khuyến nghị về sửa đổi các chính sách và hoàn thiện vai trò của Nhà
nƣớc để nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta hội nhập thành công.
- Đề tài “Đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với nông nghiệp Việt Nam” của
Hoàng Sỹ Kim, luận văn thạc sĩ hành chính công năm 2001 đã chú trọng đến
những giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp của Việt
Nam.
- Đề tài “Nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc của cán bộ, công chức Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
6
đại hóa nông nghiệp, nông thôn” của Lê Thị Bình, luận văn thạc sĩ hành chính
công năm 2001 đã chú trọng đến những giải pháp nâng cao năng lực quản lý
của cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp, nông thôn.
- Đề tài “Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới – từ thực tiễn
huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh của Huỳnh Trần Huy, luận văn
thạc sĩ quản lý công năm 2013 đã chú trọng đến những giải pháp quản lý nhà
nƣớc về xây dựng nông thôn mới.
- Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Hóc Môn TP. Hồ Chí Minh
của bộ môn khoa học hành chính cơ sở Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí
Minh. Đề tài này chủ yếu nghiên cứu các xã ở huyện Hóc Môn.
Những công trình đó đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ
liệu rất quan trọng cho việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông
thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nƣớc ta. Tuy nhiên,
các công trình ấy không đi sâu nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách về
nông nghiệp, nông thôn nói chung và mô hình nông thôn mới nó riêng. Những
kết quả nghiên cứu đã nêu cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác
giả tiếp thu và sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn này và trong
những công trình nghiên cứu của mình về sau.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu, đánh giá quá trình thực hiện chính sách trong
phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam và tỉnh Kiên Giang từ khi đổi
mới đến nay; Luận văn nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thƣợng, đề xuất các kiến nghị và giải
pháp làm cơ sở để các cơ quan, ban, ngành thực hiện tốt hơn các chu trình
thực hiện chính sách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phƣơng,
xây dựng thành công nông thôn mới.
7
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách và việc thực hiện chính sách.
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của chính sách trong phát
triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, xây dựng mô hình nông thôn mới nói
riêng của Đảng và Nhà nƣớc ta từ sau đổi mới đến nay.
Phân tích quá trình thực hiện chính sách xây dựng mô hình nông thôn
mới ở địa phƣơng.
Trên cơ sở đó, luận văn đƣa ra những kiến nghị mang tính giải pháp
nhằm thực hiện một cách khoa học các chu trình thực hiện chính sách trong
xây dựng mô hình nông thôn mới, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện giai đoạn 2017-2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các hoạt động thực hiện chính sách xây dựng
nông thôn mới.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng, tỉnh
Kiên Giang.
- Về thời gian: Nghiên cứu các vấn đề thực thi chính sách xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên Giang, giai
đoạn 2012-2017 và giải pháp thực hiện đến năm 2020.
- Phạm vi về nội dung: Quy trình thực thi chính sách về xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phƣơng pháp thống kê mô tả, kết hợp phƣơng pháp so sánh, phân
tích.
8
- Phƣơng pháp điều tra các thông tin cơ bản về thực trạng xây dựng
nông thôn mới.
- Phƣơng pháp hệ thống.
6. Những đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở để Huyện ủy, Ủy ban nhân dân
huyện U Minh Thƣợng tiếp tục thực hiện chính sách về xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Luận văn có thể dùng làm tài liệu
phục vụ học tập, giảng dạy và vận dụng vào quản lý nhà nƣớc về xây dựng
nông thôn mới
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chính sách và thực hiện chính sách về xây
dựng nông thôn mới.
Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên Giang.
Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp tiếp tục thực hiện chính sách xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên Giang.
9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1 Những vấn đề chung về chính sách
1.1.1 Khái niệm
Chính sách là một công cụ quan trọng của quản lí . Mọi tổ chức, mọi
cấp quản lí đều phải sử dụng các công cụ quản lí nhƣ chiến lƣợc , kế hoạch,
chính sách và quyết định quản lí để tác động lên đối tƣợng quản lí theo một
cách thức nào đó nhằm đạt mục tiêu mong muốn.
Hiểu một cách đơn giản chính sách là một chƣơng trình hành động do
các nhà quản lí đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó. Một số chính sách đƣợc
đề ra và thực hiện trong phạm vi một doanh nghiệp, một tổ chức, một cộng
đồng nhỏ, các chính sách nhƣ vậy chỉ liên quan đến một số ít ngƣời. Các chính
sách khác có thể do chính phủ, một bộ đề ra có liên quan đến lợi ích rộng lớn
hơn.
Nhìn chung có thể coi chính sách là một công cụ của quản lí để đều
hành các hoạt động kinh tế xã hội theo những mục tiêu nhất định.
Vậy, chính sách là một tập hợp các chủ trƣơng và hành động về phƣơng
diện nào đó của chính phủ bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt đƣợc
và cách làm để thực hiên các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự
phát triển toàn diện trên cá lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, môi trƣờng.
Chính sách phát triển nông thôn là tâp hợp các chủ trƣơng và hành
động của chính phủ nhằm tạo cho nông thôn phát triển bằng cách tác động vào
việc cung cấp các yếu tố đầu vào nhƣ: đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ
tầng…Tác động tới đầu vào và đầu ra ở nông thôn, tác động về việc thây đổi tổ
chức. Trong đó thị trƣờng đầ vào và đầu ra đƣợc thực hiện, tác động vào
chuyển giao công nghệ.
10
Ở đây chúng ta đi sâu nghiên cứu về các chính sách có tác động đến
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều ngƣời, đó là chính sách công mà cụ
thể là chính sách xây dựng nông thôn mới . Đây là nhƣng chính sách do nhà
nƣớc đề ra có phạm vi tác động rộng lớn đến đời sống chính trị , kinh tế, xã hội
trên phạm vi quốc gia, vùng, miền…
1.1.2 Đăc điểm của chính sách
Chính sách có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất: Chính sách mang tính cộng đồng
Chính sách mang tính cộng đồng là đo chính sách bắt nguồn từ ý chí
chính trị của nhà nƣớc đƣợc thể hiện dƣới dạng thể chế bằng văn bản quy phạm
pháp luật. Ý chí chính trị của mỗi nhà nƣớc đều đƣợc xác lập trên cơ sở mục
tiêu phát triển chung toàn xã hội mà nhà nƣớc là ngƣời có trách nhiệm tổ chức
thực hiện.
Thứ hai: Chính sách mang tính hệ thống, đồng bộ
Về mặt hình thức, tính hệ thống của chính sách thể hiện là những tập
hợp các quyết định hình thành trong những giai đoạn khác nhau vƣợt ra ngoài
giai đoạn hoạch định chính sách ban đầu. Ở cấp hoạch định, chính sách cũng
không nhất thiết, thể hiện rõ ràng trong một quyết định duy nhất. Mà có thể
đƣợc phản ảnh trong một chuỗi các quyết định có liên hệ với nhau, giúp chúng
ta nhận thức đƣợc nội hàm của chính sách .
Về mặt nội dung, tính hệ thống của chính sách bao hàm sự thống nhất
giữa các mục tiêu và biện pháp thực hiện trong mỗi loại chính sách. Ngoài ra
giữa các loại chính sách và giữa chính sách và công cụ quản lí vĩ mô khác nhau
cũng hợp thành một hệ thống hƣớng đến mục tiêu phát triển chung toàn xã hội.
Thứ ba: Chính sách mang tính ổn tƣơng đối
Về mặt lý thuyết, nội dung chính sách về mặt cơ bản là ổn định trong
một giai đoạn nhất định. Bởi chính sách là kết quả của ý chí chính trị của nhà
11
nƣớc nên nó không dễ gì thay đổi. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta cũng có thể
thấy chính sách công có sự thay đổi theo thời gian. Vì trong quá trình tồn tại
chính sách vẫn cần đƣợc điều chỉnh về mục tiêu hay biện pháp cho phù hợp với
điều kiện thực tế, hoặc do những thay đổi trong định hƣớng chính trị ban đầu,
hoặc kinh nghiệm về thực thi chính sách có thể đƣợc phản hồi vào quá trình ra
quyết định chính sách . Điều này không có nghĩa là các chính sách luôn thay
đổi , mà do quá trình thực thi chính sách luôn năng động, thích ứng. Ngay cả
nhận thức chính trị về các vấn đề chính sách cũng thay đổi qua các thời kỳ.
Thứ tƣ: Chính sách vừa là sản phẩm của hoạt động quản lý Nhà
nƣớc vừa là công cụ thực hiện chức năng quản lý xã hội
Nhìn một cách thực chất, về cơ bản chính sách đƣợc xem là đầu ra của
quá trình quản lý Nhà nƣớc, là sản phẩm trí tuệ của đội ngủ cán bộ, công chức,
thậm chí là sản phẩm chung của xã hội. Về đặc điểm này có thể nhận biết qua
việc chấp nhận mục tiêu và các biện pháp thực thi chính sách của các tầng lớp
nhân dân trong xã hội, cũng nhƣ kết quả triển khai thực hiện những chính sách
này. Từ chỗ nhận thức đƣợc “ chính sách là sản phẩm của hoạt động quản lý
Nhà nƣớc”. ngƣời dân có thể đánh giá đƣợc kết quả hoạt động của chính phủ
qua chất lƣợng của chính sách. Nếu mục tiêu chính sách do Nhà nƣớc đề xuất
phù hợp với nguyện vọng của nhân dân thì mới dễ dàng đi vào cuộc sống. Còn
ngƣợc lại một chính sách có mục tiêu không rõ ràng, không cụ thể, không vì lợi
ích của cộng đồng dân cƣ thì khó chấp nhận hoặc tính khả thi không cao.
Các biện pháp đề xuất trong chính sách thích hợp sẽ đƣợc ứng dụng
rộng rãi, tạo ra động lực mạnh trong việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân
tích cực phát huy nội lực, tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài vào thực hiện mục
tiêu một cách có hiệu quả.
Việc duy trì chính sách ra sao cũng phản ánh trình độ quản lý, điều
hành, phối hợp các quá trình kinh tế - xã hội của quốc gia. Nhƣ vậy việc triển
12
khai thực hiện chính sách cũng là thƣớc đo giá trị để đánh gá kết quả quản lý
xã hội của bộ máy Nhà nƣớc
1.1.3 Các loại chính sách
Trƣớc nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ hội nhập kinh tế
quốc tế, thời gian qua nhiều chính sách đƣợc ban hành tạo khung pháp lý cho
các hoạt động kinh tế xã hội. Có nhiều loại chính sách trong đó có các loại nhƣ:
- Chính sách đối ngoại của Nhà nƣớc: Là những chủ trƣơng, chính sách
mang tính đối ngoại của quốc gia
- Chính sách kinh tế: Là chính sách phát triển các ngành kinh tế
- Chính sách xã hội: Là chính sách ƣu đãi, trợ giúp cho một số tầng lớp của xã
hội nhất định nhƣ chính sách đối với công tác giáo dục ở vùng cao, vùng sâu,
chính sách xã hội đối với thƣơng binh, liệt sĩ…
Trong các loại chính sách chung thì có các loại chính sách đối với từng
lĩnh vực. Ví dụ: Trong chính sách kinh tế có các chính sách mậu dịch tự do,
chính sách bảo hộ thuế quan, chính sách tài chính, trong chính sách xã hội thì
có chính sách dân tộc. Tóm lại có nhiều loại chính sách khác nhau, có chính
sách chung, chính sách cụ thể tùy thuộc vào nội dung và lĩnh vực kinh tế xã hội
Ở góc độ đề tài của luận văn chỉ nghiên cứu đến các chính sách nghiên
cứu xã hội về xây dựng nông thôn mới
1.2 Nông thôn và Nông thôn mới
1.2.1 Khái niệm nông thôn
Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau, chƣa có định
nghĩa chuẩn xác về nông thôn, có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu
trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ
tầng không phát triển bằng vùng đô thị. Quan điểm khác lại cho rằng dựa vào
các chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trƣờng phát triển hàng hóa để xác định vùng
nông thôn vì cho rằng nông thôn có trình độ phát triển thấp hơn và khả năng
13
tiếp cận thị trƣờng so với đô thị là thấp hơn. cũng có ý kiến cho rằng nên dùng
chỉ tiêu mật độ dân cƣ với số lƣợng dân trong vùng để xác định. Theo quan
điểm này vùng nông thôn có quy mô dân số và mật độ thấp hơn vùng đô thị.
Một quan điểm khác lại nêu ra vùng nông thôn là vùng có dân cƣ làm
nông nghiệp chủ yếu, số đông ngƣời dân trong vùng bằng chính nghề sản xuất
nông nghiệp, những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng
quốc gia, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho
nến kinh tế, đối với những nƣớc đang thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa
chuyển từ sản xuất thuần nông sang phát triển các ngành phát triển công nghiệp
và dịch vụ, xây dựng các khu đô thị nhỏ, thị trấn, thì từ rải rác các vùng nông
thôn thì khái niệm về nông thôn có những đổi khác so với khái niệm trƣớc đây.
Các khái niệm trƣớc đây đã cho thấy một điều rằng khái niệm nông
thông dƣờng nhƣ đƣợc quan tâm một cách khiêm tốn hơn so với khái niệm về
đô thị vì cách nhình nhận về nông thôn luôn đi theo những xác định những nội
dung của nông thôn chứ ít khi đƣa ra một định nghĩa chung cho khái niệm
nông thôn.
Ở Việt Nam, theo Thông tƣ 41/2013 /TT-BNNPTNT ngày 4/10/2013
của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nêu khái niệm "nông thôn là một
phần lãnh thổ đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã,
nông thôn là tên gọi chung của thôn, làng, xóm, ấp, bản, buôn, phum, sóc,... là
tổ chức tự quản của cộng đồng dân cƣ có chung địa bàn cƣ trú trong một xã.
Theo quan điểm chung về chỉ tiêu "Nông thôn là khái niệm của hệ thống
cộng đồng xã hội, lãnh thổ đƣợc hình thành trong quá trình phân công lao động
xã hội mà ở đó mật độ dân cƣ tƣơng đối thấp, lao động nông nghiệp chiếm tỷ
trọng cao, mối quan hệ cộng đồng chặc chẽ, lối sống, phƣơng thức sống của
cộng đồng dân cƣ nông thôn khác biệt cộng đồng dân cƣ thành thị.
14
1.2.2 Khái niệm về nông thôn mới
Hiện nay chƣa có khái niệm chính thức về nông thôn mới (NTM) Nông
thôn phát triển nhƣ thế nào ở mức độ nào thì đƣợc gọi là nông thôn mới vấn
đề này có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia và tùy theo từng thời điểm phát
triển lịch sử khác nhau ngƣời ta có thể nhìn nhận về Nông thôn mới khác
nhau.
Tại hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ƣơng Đảng (Khóa X) ban hành Nghị
quyết số 26 -NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng Nông thôn mới đến năm 2020
Nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từng
bƣớc hiện đại cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất lợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển công nghiệp dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị
theo quy định: xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi
trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, An ninh trật tự đƣợc giữ vững, đời sống vật chất
tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, theo định hƣớng XHCN.
Hiện nay để xác định nông thôn mới chính phủ ban hành Quyết định số
491-QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, ban hành bộ tiêu chí
quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Quyết định số 800/QĐ-TTG ngày
4/6/2010 phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới (2010-2020) và Quyết định số 342 /QĐ-TTG ngày 20/3/2013 của Thủ
tƣớng chính phủ về sữa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí về quốc gia về xây
dựng nông thôn mới, hiện nay để xác định nông thôn mới Chính phủ ban
hành Quyết định số 1980 -QĐ/TTg, ngày 17/10/2016 của Thủ tƣớng Chính
phủ trong đó chính phủ đã quy định cụ thể theo 19 tiêu chí bao gồm: 1. Quy
hoạch và thực hiện Quy hoạch 2. Giao thông, 3. Thủy lợi, 4. Điện, 5. Trƣờng
học, 6. Cơ sở vật chất văn hóa, 7. Chợ nông thôn, 8. Bƣu điện, 9. Nhà ở dân
cƣ, 10. Thu nhập, 11. Tỷ lệ hộ nghèo, 12. Tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng
15
xuyên, 13. hình thức tổ chức sản xuất, 14. Giáo dục, 15. Y tế, 16. Văn hóa,
17. Môi trƣờng, 18. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, 19. An ninh
trật tự xã hội đƣợc giữ vững ổn định.
Trong mỗi tiêu chí xác định cụ thể mức độ phát triển đảm bảo đạt tiêu
chuẩn nông thôn mới, có thể khái quát nông thôn mới theo 5 nội dung cơ bản
sau: nông thôn mới là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất
phát triển bền vững theo hƣớng kinh tế hàng hóa; đời sống vật chất và tinh
thần của ngƣời dân nông thôn càng đƣợc nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc
đƣợc giữ vững và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
1.2.3 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
1. Xây dựng cộng đồng văn minh, cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức
tổ chức sản xuất tiên tiến.
2. Gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp dịch vụ và du lịch, gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bƣớc thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
3. Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa,
dân tộc; trình độ dân trí đƣợc nâng cao; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ.
4. Hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, An ninh trật tự đƣợc giử
vững, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải
thiện và nâng cao.
1.2.4 Đặc điểm xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế-xã
hội mà là vấn đề kinh tế chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho
nhân dân có niềm tin trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết, giúp đỡ nhau, xây
dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
16
Khi nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới cần nhận
thức rõ mục tiêu, quan điểm, chức năng của hoạt động xây dựng nông thôn
mới. qua đó thấy đƣợc vay trò của xây dựng nông thôn mới trong quá trình
phát triển, cũng nhƣ xác định đƣợc vai trò, nội dung của quản lý nhà nƣớc đối
với xây dựng nông thôn mới, các đặc điểm xây dựng nông thôn mới đó là:
Một là: Tính kinh tế
Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại, hiệu quả bền
vững trên cơ sở phát huy những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, xây
dựng nông thôn có nền sản xuất hàng hóa nhỏ, hƣớng đến thị trƣờng, giao
lƣu, hội nhập.
Để đạt đƣợc điều đó kết cấu hạ tầng của nông thôn phải đƣợc hiện đại,
tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lƣu mua bán, thúc đẩy nông nghiệp,
nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi ngƣời cùng tham gia vào thị
trƣờng, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh giảm bớt sự phân hóa giàu
nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị,
đời sống vật chất và tinh thần của dân cƣ nông thôn đƣợc nâng cao, sản xuất
hàng hóa có chất lƣợng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa
phƣơng.
Hai là: Tính văn hóa-xã hội
Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế xã hội
hiện đại, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, các giá trị truyền thống làng xã
đƣợc phát huy tối đa tạo ra bầu không khí xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái
cân bằng trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn, giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội,... nhằm hình thành môi trƣờng thuận lợi cho phát
triển kinh tế nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ, giúp nhau
xóa đói giảm nghèo vƣơn lên làm giàu chính đáng, ngƣời nông dân có cuộc
sống ổn định, giàu có, trình độ văn hóa, khoa học kỷ thuật và tay nghề cao, lối
17
sống văn minh, hiện đại nhƣng vẫn giử vững đƣợc nét văn hóa, bản sắc truyền
thống "Tối lửa, tắt đèn" có nhau. tin tƣởng vào sự quản lý của Nhà nƣớc,
tham gia tích cực với phong trào chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ANQP,
đối ngoại,... nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lƣợng cuộc sống
của mỗi gia đình, vừa góp phần xây dựng quê hƣơng văn minh giàu đẹp.
Ba là: Tính dân chủ
Dân chủ nông thôn đƣợc mở rộng và đi vào thực chất, ngƣời dân vì
cộng đồng phát huy vai trò làm chủ trong quá trình giám sát đánh giá trực tiếp
các dự án đầuu tƣ tại địa phƣơng, các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn,
chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà nƣớc, tƣ nhân,...)
có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào quá trình ra quyết
định về chính sách phát triển nông thôn, thông tin minh bạch, thông suốt với
hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan, phân phối công bằng, ngƣời nông
dân thật sự "đƣợc tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mình"
lựa chọn phƣơng án sản xuất, kinh doanh và làm giàu cho mình, cho quê
hƣơng theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Phát huy dân chủ trên
tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn lệ làng, hƣơng ƣớc với pháp luật, để điều
chỉnh hành vi của con ngƣời, bảo đảm tính pháp lý, tôn trọng kỷ cƣơng, phép
nƣớc, phát huy tính tự chủ của làng xã. Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ
sở, tôn trọng hoạt động của các hộ, các đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi
ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực về xây dựng nông thôn mới.
Bốn là: Tính phối hợp
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội, cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chủ đạo, điều hành quá trình
xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Đây là công việc
mới vừa làm vừa rút kinh nghiệm, do đó sự phối hợp giữa các ngành, mặt
trận, các đoàn thể, ban chỉ đạo và ban quản lý xã phải chặt chẽ, đồng bộ để
18
hạn chế những thiếu xót . Căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể, lợi thế và nhu
cầu thiết thực của địa phƣơng, của ngƣời dân để chọn nội dung nào làm trƣớc,
nội dung nào làm sau, phân công, phân cấp trong thực hiện nhƣng cần có sự
chỉ đạo tập trung liên tục và huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính
trị, của ban chỉ đạo các cấp trong công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát các
hoạt động quản lý xây dựng Nông thôn mới, nhằm thúc đẫy thực hiện một
cách hiệu quả.
Năm là: Tính định hƣớng
Nhà nƣớc đóng vai trò định hƣớng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,
chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hƣớng dẫn thực hiện các hoạt
động cụ thể do chính cộng đồng ngƣời dân tại địa phƣơng bàn bạc dân chủ để
quyết định và tổ chức thực hiện, trên tinh thần đó các chính sách kinh tế xã
hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới. Bên
cạnh đó nhà nƣớc thí điểm một số xã làm cơ sở để nhân rộng cho các xã còn
lại nhằm xây dựng thành công mô hình nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.
Sáu là: Tính đa dạng
Xây dựng nông thôn mới phải huy động tổng hợp các nguồn lực: Vốn
cộng đồng, vốn doanh nghiệp, tác tổ chức tín dụng xã hội, vốn nhà nƣớc, vốn
nhà nƣớc chủ yếu đầu tƣ các công trình thiết yếu, có sức lan tỏa tạo động lực,
tạo niềm tin cho ngƣời dân và toàn xã hội tham gia, huy động nguồn lực từ
cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan
trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc là cần thiết, bên cạnh đó đa dạng hình
thức sản xuất, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo mô hình kinh
doanh đa ngành, hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
phù hợp với phƣơng án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông
thôn.
19
1.2.5 Nội dung chính sách xây dựng nông thôn mới
So với trƣớc đây xây dựng nông thôn thƣờng thông qua các chƣơng
trình hay dự án mới chỉ giải quyết một số khía cạnh riêng lẽ ở nông thôn thì
xây dựng nông thôn mới là phát triển nông thôn một cách toàn diện có 5 nội
dung với 19 tiêu chí. (Theo quyết định số 491-QĐ/TTg của Thủ tƣớng chính
phủ)
Một là: Về Quy hoạch: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch (có quy định
sử dụng đất, quy định phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, môi trƣờng; quy hoạch
phát triển các khu dân cƣ)
Hai là: Về hạ tầng kinh tế kỷ thuật, gồm tiêu chí 2 giao thông (tỷ kệ
100% km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn
theo cấp kỷ thuật của Bộ giao thông vận tải. Tỷ lệ 100% khu đƣờng ngỏ, xóm
sạch và không có lầy lội vào mùa mƣa); Tiêu chí 3 Thủy lợi (Hệ thống thủy
lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, tỷ lệ từ 65% km kênh
mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa) Tiêu chí 4, Điện (Tỷ lệ hộ sử dụng
điện thƣờng xuyên, an toàn) Tiêu chí 5 Trƣờng học (các trƣờng đạt chuẩn
quốc gia) Tiêu chí 6 Cơ sở vật chất, văn hóa (Có khu thể thao, nhà văn hóa
xã, thôn) Tiêu chí 7 Chợ nông thôn (Đạt chuẩn bộ xây dựng) Tiêu chí 8, Bƣu
điện (có điểm bƣu điện, internet) Tiêu chí 9 Nhà ở dân cƣ (không có nhà tạm,
dột nát; tỷ lệ hộ có nhà đạt chuẩn của bộ xây dựng)
Ba là: về kinh tế và tổ chức sản xuất, gồm tiêu chí 10 thu nhập (thu
nhập bình quân đầu ngƣời/ năm cao hơn trung bình 1,4 lần so với mức bình
quân chung) Tiêu chí 11, hộ nghèo (Tỷ lệ hộ nghèo chung thấp hơn 4%) Tiêu
chí 12, Cơ cấu lao động (tỷ lệ hộ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh
vực nông thôn, nghề nghiệp trung bình thấp hơn 30%) Tiêu chí 13, hình thức
tổ chức sản xuất (Có tổ hợp tác, hợp tác xã làm ăn có hiệu quả).
Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã;
20
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;
Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại
hình kinh tế ở nông thôn.
Bốn là. Về văn hóa xã hội, môi trƣờng gồm: Tiêu chí 14 Giáo dục: Đạt
phổ cập giáo dục trung học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục
học trung học phổ thông, bổ túc, học nghề đạt 85 % tỷ lệ lao động qua đào tạo
đạt trên 35% Tiếp tục thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực
về giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới;
Tiêu chí 15: Y tế (xã đạt chuẩn y tế; Tỷ lệ ngƣời dân tham gia các bảo
hiểm y tế đạt từ 70% trở lên) Tiếp tục thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc
gia trong lĩnh vực về y tế đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn
mới;
Tiêu chí 16 :Văn hóa (Có từ 70% Thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng
văn hóa theo quy định của bộ văn hóa thể thao-du lịch) Tiếp tục thực hiện
chƣơng trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực về văn hóa đáp ứng yêu cầu bộ
tiêu chí Quốc gia nông thôn mới;
Tiêu chí 17 Môi trƣờng; (Tỷ lệ hộ sử dung nƣớc sạch đạt chung là
85%; các cơ sở sản xuất đạt về môi trƣờng, không có các hoạt động suy giảm
về môi trƣờng và có các hoạt động phát triển môi trƣờng xanh, sạch, đẹp;
Nghĩa trang xây dựng theo quy định; chất thải đƣợc thu gom và xử lý; Tiếp
tục thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực về nƣớc sạch và
vệ sinh môi trƣờng đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới.
Năm là: Về hệ thống chính trị gồm: Tiêu chí 18, hệ thống tổ chức chính
trị xã hội vững mạnh, (cáng bộ xã đạt chuẩn, có đủ các tổ chức trong hệ thống
chính trị cơ sở theo quy định, Đảng bộ, chính quyền xã đạt trong sạch vững
mạnh, các tổ chức chính trị của xã điều đạt danh hiệu từ tiên tiến trở lên) Tiêu
chí 19, an ninh trật tự xã hội (an ninh trật tự xã hội giữ vững). Mới đây Thủ
21
tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 1980 -QĐ/TTg quy định về bộ tiêu chí
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ nội vụ, đáp ứng
yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút
cán bộ trẻ đƣợc đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác, đặc biệt là các vùng sâu,
vùng xa, vùng đặt biệt khó khăn để nhanh chống chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở
các vùng này. Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ
chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Ban hành nội quy, quy ƣớc làng xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống
các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; điều chỉnh và bổ sung chức năng
nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng
nông thôn mới.
1.3 Thực hiện chính sách
1.3.1 Chu trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn từ trong quá trình
lịch sử hình thành quốc gia dân tộc và trong sự nghiệp đấu tranh giành độc
lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua các giai
đoạn cách mạng, nông dân luôn là lực lƣợng hùng hậu, trung thành nhất đi
theo Đảng, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của ngƣời nông dân.
Trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung
ƣơng 7, khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới.
Về mục tiêu cụ thể, Nghị quyết xác định, đến năm 2015: 20% số xã đạt
chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020,: 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
22
trên tổng số 9.121 xã của cả nƣớc theo 19 tiêu chí đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ
ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16-4-2009.
Nông thôn mới có thể khái quát theo 5 nội dung cơ bản: Thứ nhất, đó là
làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Thứ hai, sản xuất phải phát
triển bền vững theo hƣớng kinh tế hàng hóa; Thứ ba, đời sống vật chất và tinh
thần của nông dân, nông thôn ngày càng nâng cao; Thứ tư, bản sắc văn hóa
dân tộc đƣợc giữ gìn; Thứ năm,xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
Trên cơ sở bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 5 nhóm
nội dung (nhóm quy hoạch, nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội, nhóm kinh tế và tổ
chức sản xuất, nhóm văn hóa - xã hội - môi trƣờng, nhóm hệ thống chính trị),
Chính phủ đã ban hành Quyết định 800 QĐ-TTg, ngày 04-6-2010 về Chƣơng
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, nêu
rõ 19 tiêu chí và 7 nhóm giải pháp.
Có thể nói, Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình
trọng tâm, xuyên suốt của Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn; là chƣơng trình khung, tổng thể phát triển nông thôn với 11
nội dung lớn, tổng hợp của 16 chƣơng trình mục tiêu quốc gia và 14 chƣơng
trình hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai ở địa bàn nông thôn trên phạm vi cả
nƣớc. Xây dựng nông thôn mới thực chất là chƣơng trình do nhân dân lựa
chọn, đóng góp công sức thực hiện và trực tiếp hƣởng lợi. Chƣơng trình xây
dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế - chính trị - xã hội vì nó
mang lại lợi ích thiết thân cho cƣ dân nông thôn, thông qua đó, chƣơng trình
sẽ điều hòa lợi ích, thành quả công cuộc đổi mới cho ngƣời dân khu vực nông
thôn.
Để chính sách mang lại hiệu quả cao, đúng mục tiêu mà chính sách đó
đề ra cũng nhƣ theo một chu trình nhất định, đó là quá trình mà chính sách
23
trải qua từ khi bắt đầu hình thành đến khi kết thúc và chu trình thực hiện
chính sách xây dựng nông thôn mới cũng không ngoại lệ.
Dƣới góc độ các hoạt động đƣợc thực hiện thì chính sách xây dựng
nông thôn mới bao gồm các hoạt động chính là thiết kê chính sách, tổ chức
triển khai thực thi chính sách và tổ chức giám sát đánh giá thực hiện chính
sách.
Thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thành những kết
quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nƣớc
nhằm thực hiện những mục tiêu mà chính sách đó đã đề ra.
Thực hiện chính sách có vai trò quan trọng; nó là cơ sở để giải quyết
các vấn đề bức xúc của xã hội đặt ra, nếu không có việc thực hiện chính sách
để đạt đƣợc những kết quả nhất định thì những chủ trƣơng, chế độ chỉ là
những khẩu hiệu, nếu công tác tổ chức thực thi chính sách góp phần hoàn
chỉnh bổ sung chính sách. Có những vấn đề trong giai đoạn hoạch định chính
sách chƣa phát sinh, bộc lộ hoặc đã phát sinh nhƣng các nhà hoạch định chƣa
nhận thấy đến giai đoạn thực thi mới phát hiện. Quá trình thực thi chính sách
với những hành động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện
chính sách phù hợp với thực tiển, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Việc phân
tích, đánh giá một chính sách (mức độ tốt, xấu) chỉ có thể đầy đủ, có sức
thuyết phục là sau khi thực hiện chính sách. Qua đó tổ chức thực thi của cơ
quan chức năng mới có thể biết chính sách đó đƣợc đại đa số nhân dân chấp
thuận hay không, đi vào cuộc sống hay không.
Thực hiện chính sách là một khâu hợp thành chu trình chính sách là
khâu trung tâm kết nối các bƣớc trong chu trình chính sách. Việc tổ chức thực
thi chính sách xây dựng Nông thôn mới đƣợc thực hiên từ cấp chính quyền
trung ƣơng đến chính quyền địa phƣơng, mỗi cấp chính quyền điều có những
nhiệm vụ khác nhau, để thực hiện mục tiêu mà chính sách đã đề ra, trong đó
24
cấp chính quyền địa phƣơng việc thực thi thƣờng đƣợc thể hiện rỏ nét hơn.
Trƣớc tiên ta cần hiểu về các chủ thể có liên quan trong việc thực hiên chính
sách xây dựng nông thôn mới.
Chủ thể thực thi chính sách.
Việc thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta hiện nay
đƣợc thực hiện theo 4 cấp:
+ Đối với cấp trung ƣơng: Chính phủ, Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông
thôn, các bộ ngành có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện ban hành các văn
bản dƣới luật hƣớng dẫn thực hiện các quy định, các tiêu chí, cơ chế chính
sách,... để thực hiện xây dựng nông thôn mới.
+ Ở cấp tỉnh, thành phố (Thuộc trung ƣơng) Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn tham mƣu xây dựng kế hoạch, hƣớng dẫn tổ chức thực hiện
các chính sách trên địa bàn.
+ Ở cấp huyện, xã: là cấp thực hiện trực tiếp truyền tải các chính sách
đến cán bộ đảng viên và nhân dân, ở cấp huyện thì phòng nông nghiệp và
phát triển nông thôn (cơ quan thƣờng trực) giúp ban chỉ đạo huyện và ủy ban
Nhân dân huyện tổ chức triển khai và thực hiện chính sách theo 19 tiêu chí
đến tận ngƣời dân, hƣớng dẫn các xã đăng ký thực hiện từng tiêu chí cũng
nhƣ lộ trình thực hiện của từng đơn vị.
Song bên cạnh đó còn có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị
xã hội, hội quần chúng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đƣợc pháp luật quy
định hoặc cho phép, phối hợp cùng các cơ quan chức năng tham gia giám sát,
vận động các nguồn lực, và nhân dân để thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới, các tổ chức phi chính phủ, xã hội tự nguyện trên cơ sở mục đích,
tôn chỉ hoạt động đƣợc pháp luật cho phép vận động các nguồn kinh phí của
tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm thực hiện các hoạt động có liên quan
đến xây dựng nông thôn mới để giúp địa phƣơng khắc phục khó khăn, vƣơn
25
tới cuộc sống mới, góp phần hình thành xây dựng nông thôn mới ở địa
phƣơng.
- Chủ thể thụ hƣởng.
Chủ thể thụ hƣởng là hệ thống chính trị và của mọi ngƣời dân với mục
đích cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Với tầm quan trọng của giai đoạn thực hiện chính sách nên các chủ thể
có liên quan cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao công tác tổ chức triển khai
thực hiện các chủ thể có liên quan cần phải thực hiện nhiều nội dung quản lý
khác nhau.
Chu trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới phải trải qua
các bƣớc cơ bản sau:
1.3.2 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp diễn ra trong một thời
gian dài, vì thế việc lập kế hoạch là bƣớc cần thiết và quan trọng, điều này sẽ
giúp cơ quan nhà nƣớc triển khai thực hiện chính sách một cách chủ động. Kế
hoạch phải đƣợc xây dựng trƣớc khi đƣa chính sách vào cuộc sống các cơ
quan triển khai từ trung ƣơng điều phải lập kế hoạch gồm những nội dung
sau;
- Kế hoạch về tổ chức, điều hành: Gồm những dự kiến về hệ thống các
cơ quan chủ thể và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lƣợng và chất
lƣợng nhân sự tham gia tổ chức thực thi, cơ chế thực thi,...
- Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực nhƣ: nguồn lực về tài chính,
trang thiết bị hỗ trợ,...
- Kế hoạch về thời gian triển khai thực hiện: Dự kiến thời gian duy trì
chính sách, dự kiến các bƣớc tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền
chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bƣớc đều có mục tiêu cần đạt
đƣợc và thời gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu.
26
- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách: Là những dự kiến về
tiến độ, hình thức, phƣơng pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính
sách.
- Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức điều hành: Về trách
nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công chức và các cơ quan nhà
nƣớc tham gia tổ chức điều hành chính sách.
- Dự kiến kế hoạch thực thi chính sách ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó
xem xét thời gian, kế hoạch thực thi chính sách, mạng giá trị pháp lý, đƣợc
các chủ thể có liên quan chấp hành thực hiện, việc điều chỉnh kế hoạch cũng
do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.
1.3.3 Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đƣợc thông qua, việc
trƣớc tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền, vận động nhân dân
tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, đây là một hoạt động
quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với cơ quan nhà nƣớc và các đối tƣợng thực thi
chính sách, phổ biến tuyên truyền chính sách tốt sẽ giúp các đối tƣợng tham
gia thực thi chính sách và mọi ngƣời dân tham gia thực thi hiểu về mục đích,
yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn
cảnh của từng địa phƣơng, đơn vị và tính khả thi của chính sách,... để họ tự
giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nƣớc, đồng thời giúp cho mỗi cán
bộ, công chức có trách nhiệm thực thi nhận thức đầy đủ tính chất, trình độ của
chính sách đối với đời sống xã hội để chủ động, tích cực tìm kiếm các giải
pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện
có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách đƣợc giao.
Việc làm này cần đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ về trình độ chuyên môn,
phẩm chất chính trị, về trang thiết bị kỷ thuật,... nhằm nâng cao chất lƣợng
tuyên truyền, vận động đây là đòi hỏi của thực tế khách quan.
27
1.3.4 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Việc phân công, phối hợp của các cơ quan đơn vị tổ chức thực hiện
chính sách theo kế hoạch đƣợc phê duyệt chính sách đƣợc thực hiện trên
phạm vi rộng lớn, tối thiểu cũng một vùng, miền vì thế mà số lƣợng cá nhân
và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn, số lƣợng tham gia bao gồm
các đối tƣợng tác động của chính sách, nhân dân thực hiện và bộ máy thực thi
của nhà nƣớc, không chỉ có vậy các hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách
diễn ra cũng hết sức phong phú, đa dạng theo không gian và thời gian, chúng
đan xen nhau, thúc đẩy nhau hay kìm hãm nhau theo quy luật,...
Bởi vậy muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả thì phải tiến
hành phân công phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính
quyền địa phƣơng, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình
ảnh hƣởng đến thực hiện mục tiêu chính sách, trong thực tế thƣờng hay phân
công các cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện một chính sách cụ
thể nào đó, chính sách có thể tác động đến một bộ phận dân cƣ nhƣng kết quả
tác động lại liên quan nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau
nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý.
Hoạt động phân công, phối hơp diễn ra theo quá trình thực hiện chính
sách đƣợc ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.
1.3.5 Duy trì chính sách
Có nghĩa là làm cho chính sách đƣợc tồn tại và phát huy hiệu quả trong
môi trƣờng thực tế, muốn cho chính sách đƣợc duy trì đòi hỏi phải có sự đồng
tâm hiệp lực của cả ngƣời tổ chức, ngƣời thực thi và môi trƣờng tồn tại. Đối
với các cơ quan nhà nƣớc ngƣời chủ động thực thi chính sách phải thƣờng
xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện.
Nếu thực hiện còn vƣớng những khó khăn do môi trƣờng thực tế biến động
thì các cơ quan nhà nƣớc sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm
28
tạo lập môi trƣờng thuận lợi việc thực thi chính sách, đồng thời chủ động điều
chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới.Khi thật sự cần thiết, nhằm
bảo đảm lợi ích chung của xã hội, các cơ quan nhà nƣớc có thể kết hợp sử
dụng biện pháp hành chính để duy trì chính sách.
Đối với ngƣời chấp hành chính sách có trách nhiệm tham gia thực hiện
đầy đủ theo yêu cầu của nhà nƣớc và vận động lẫn nhau tích cực chấp hành
phải làm cho ngƣời dân nhận thức về vai trò, quyền, nghĩa vụ của mình trong
việc chấp hành chính sách, phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ của nhân dân
để nhân dân tích cực tham gia quản lý xã hội. Trong đó vừa chấp hành chính
sách vừa tham gia tìm kiếm, đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu với cơ
quan nhà nƣớc để bổ sung chính sách ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng thời
đối tƣợng thực thi chính sách cũng là chủ thể tồn tại trong môi trƣờng sống, vì
thế mà họ có thể tác động lại cho môi trƣờng thuận lợi hơn.
1.3.6 Điều chỉnh chính sách
Đây là một hoạt động rất cần thiết diễn ra thƣờng xuyên trong quá trình
tổ chức thực hiện chính sách, nó đƣợc thực hiện bởi cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền để cho chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình
hình thực tế, theo quy định thì cơ quan nào ban hành chính sách thì có quyền
điều chỉnh, bổ sung chính sách đó, nhƣng trên thực tế thì việc điều chỉnh các
biện pháp, cơ chế chính sách diễn ra rất năng động, linh hoạt vì thế mà các
ngành, các cấp chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách để thực hiện
có hiệu quả miễn là không làm thay đổi mục tiêu của chính sách, Nếu cần
hoàn thiện mục tiêu chính sách thì cơ quan nhà nƣớc của ngành, địa phƣơng
phải chủ động đề xuất để cơ quan ban hành thực hiện.
Một nội dung rất quan trọng trong điều chỉnh chính sách là: để chính
sách tiếp tục tồn tại thì chỉ đƣợc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện
mục tiêu hoặc bổ sung hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu của thực tế. Nếu
29
điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu nghĩa là làm thay đổi chính sách thì coi nhƣ
chính sách không còn tồn tại.
Hoạt động điều chỉnh chính sách đòi hỏi phải chính xác, hợp lý nếu
không sẽ làm sai lệch, biến dạng chính sách, làm cho chúng trở nên kém hiệu
quả, thậm chí không tồn tại đƣợc, để thực hiện đƣợc yêu cầu trên thì cơ quan
nhà nƣớc các cấp, các ngành phải thƣờng xuyên theo dõi, đôn đốc việc tổ
chức thực hiện để kịp thời phát hiện những sai lệch để điều chỉnh kịp thời.
1.3.7 Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Quá trình thực thi chính sách đƣợc thực hiện đồng bộ và có nhiều cơ
quan, tổ chức và nhân dân tham gia, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội ở từng nơi khác nhau trình độ tổ chức thực thi của cán bộ, công chức
không đồng điều. Do vậy các cơ quan nhà nƣớc phải thƣờng xuyên kiểm tra
đôn đốc việc thực hiện chính sách, qua kiểm tra, đôn đốc các mục tiêu và biện
pháp chủ yếu của chính sách lại đƣợc khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ,
công chức cũng nhƣ đối tƣợng thực thi chính sách tập trung chú ý những nội
dung ƣu tiên trong quá trình thực hiện chính sách, Căn cứ kế hoạch kiểm tra,
đôn đốc đã đƣợc phê duyệt, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổ chức thực
hiện có hiệu quả.
Kiểm tra thƣờng xuyên sẽ giúp cho nhà quản lý nắm chắc tình hình
thực thi chính sách, từ đó có cơ sở đánh giá đƣợc mặt mạnh, yếu của công tác
tổ chức thực thi chính sách, giúp phát hiện những thiếu xót trong công tác lập
kế hoạch, tổ chức thực thi để điều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng
các hoạt động độc lập của cơ quan, đối tƣợng thực thi chính sách, kịp thời
phát hiện những nhân tố tích cực để nhân rộng và tạo ra phong trào thiết thực
cho việc thực hiện mục tiêu.
Công tác kiểm tra, đôn đốc này còn giúp cho đối tƣợng thực thi chính
sách biết đƣợc những hạn chế của mình để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện.
30
Giúp họ nhận thức đúng đắn vị trí của mình để yên tâm thực hiện có trách
nhiệm công việc đƣợc giao và giúp cho ngƣời dân nắm chắc quyền lợi, nghĩa
vụ của mình để yêu cầu, giám sát cơ quan nhà nƣớc thực hiện đầy đủ theo quy
định.
Thực hiện tốt vấn đề trên vừa kịp thời hoàn thiện, bổ sung chính sách
vừa chấn trỉnh công tác tổ chức thực thi chính sách góp phần nâng cao hiệu
lực hiệu quả việc thực thi chính sách.
1.3.8 Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm
Tổ chức thực thi chính sách đƣợc tiến hành liên tục trong thời gian duy
trì chính sách, trong thời gian đó ngƣời ta có thể đánh giá từng phần hay toàn
bộ kết quả thực hiện chính sách, Trong đó đánh giá toàn bộ đƣợc thực hiện
sau khi kết thúc chính sách, đánh giá tống kết từng bƣớc thực thi chính sách
đƣợc hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành
chính sách của các đối tƣợng thực thi chính sách.
Đối tƣợng đƣợc xem xét, đánh giá tổng kết và chỉ đạo điều hành thực
thi chính sách là cơ quan nhà nƣớc từ trung ƣơng đến cơ sở, ngoài ra còn xem
xét cả vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, xã hội trong việc tham gia
thực thi chính sách, cơ sở để tổng kết công tác chỉ đạo điều hành thực thi
chính sách trong các cơ quan nhà nƣớc là kế hoạch đƣợc giao và những nội
quy, quy chế đƣợc xây dựng, đồng thời có kết hợp việc sử dụng các văn bản
có liên quan giữa cơ quan nhà nƣớc với các tổ chức xã hội và các văn bản quy
phạm khác để xem xét tình hình phối hợp, chỉ đạo điều hành thực thi chính
sách của các tổ chức chính trị và xã hội với nhà nƣớc.
Bên cạnh việc đánh giá, tổng kết kết quả chỉ đạo điều hành của các cơ
quan nhà nƣớc, chúng ta còn xem xét đánh giá việc thực thi của các đối tƣợng
tham gia thực hiện chính sách bao gồm: các đối tƣợng thụ hƣởng lợi ích trực
tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả thành viên trong xã hội với tƣ
31
cách là công dân, thƣớc đo đánh giá kết quả thực thi của các đối tƣợng này là
tinh thần hƣởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy
định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành để
thực hiện, mục tiêu chính sách trong từng điều kiện và thời gian và không
gian.
Trên đây là chu trình thực thi chính sách nói chung và chính sách xây
dựng nông thôn mới nói riêng để đảm bảo chính sách thực thi có hiệu quả, đạt
đƣợc mục tiêu đề ra thì đòi hỏi việc tuân thủ đúng quy trình trên đây trong
việc thực thi chính sách.
1.4 Vai trò ý nghĩa của chính sách xây dựng nông thôn mới
Ngay trong những năm đầu triển khai, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới đã nhanh chóng trở thành phong trào của cả nƣớc.
Nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới đƣợc xác định rõ trong nghị quyết đại
hội Đảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Ban Bí thƣ Trung ƣơng khóa X đã
trực tiếp chỉ đạo Chƣơng trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp
xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền. Bộ máy
quản lý và điều hành Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đã đƣợc hình
thành từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng. Các bộ, ngành đã ban hành 25 loại
văn bản hƣớng dẫn địa phƣơng về tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, quy
hoạch nông thôn mới. Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã
triển khai cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
gắn với xây dựng nông thôn mới”. Ngày 08-6-2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã
chính thức phát động thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Thực hiện đƣờng lối của Đảng, trong những năm qua, phong trào xây
dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phƣơng trên cả nƣớc,
thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy đƣợc sức mạnh của cả xã hội.
Quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo Trung ƣơng đã kế
32
thừa kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm của Ban Bí
thƣ Trung ƣơng Đảng, tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền nhằm nâng cao
nhận thức về xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch và lập đề án xây
dựng xã nông thôn mới. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, Ban Chỉ đạo đã
thống nhất các xã lựa chọn những tiêu chí mà đa số ngƣời dân thấy cần thì tập
trung làm trƣớc, khuyến khích triển khai những công việc từng thôn, xóm,
từng hộ dân có thể tự làm đƣợc đã tập trung cao cho nhiệm vụ phát triển sản
xuất, dồn điền, đổi thửa, tập trung ruộng đất gắn với quy hoạch đồng ruộng,
cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến và đẩy mạnh ứng dụng
khoa học - công nghệ vào sản xuất. Đã huy động tổng lực các nguồn vốn cho
xây dựng nông thôn mới, ngoài nguồn vốn Nhà nƣớc hỗ trợ, rất chú trọng huy
động các nguồn vốn khác, nhƣ từ ngân hàng, doanh nghiệp và xã hội, đặc biệt
là huy động nội lực trong nhân dân, nhƣ góp công lao động, hiến đất, vật liệu,
tiền, đóng góp tinh thần và động viên ngƣời thân thành đạt tham gia. Bên
cạnh đó, đã quan tâm tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo
hƣớng nâng cao kỹ năng tay nghề, giải quyết việc làm cho nông dân theo cả
hai hƣớng phi nông nghiệp và nông nghiệp; quan tâm tới chất lƣợng các lĩnh
vực giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng tình làng nghĩa xóm, giữ gìn vệ sinh
môi trƣờng và an ninh nông thôn. Đồng thời, chú trọng phát động và tổ chức
rộng khắp phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trƣơng lớn của Đảng và nhà nƣớc
ta đƣợc cả hệ thống chính trị và nhân dân đồng tình hƣởng ứng, nó có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh và trật tự xã hội ổn định góp phần đƣa nƣớc ta phát triển nhanh so
với khu vực hiện tại củng nhƣ tƣơng lai.
33
1.4.1 Vai trò
Xây dựng nông thôn mới đóng vai trò tích cực trong sự phát triển của
đất nƣớc, vấn đề này dễ nhận thấy vì nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp phần
lớn dân số sống ở nông thôn, sau hơn 30 năm đổi mới tuy chúng ta gặt hái
nhiều kết quả song kinh tế xã hội ở nông thôn còn bấp bênh, đời sống vật chất
và tinh thần còn nhiều hạn chế, trật tự xã hội từng lúc từng nơi thiếu ổn định,
cho nên việc xây dựng các chính sách xây dựng nông thôn mới đƣợc đảng,
nhà nƣớc đặt biệt quan tâm để ngƣời dân ở nông thôn tiếp cận, hƣởng thụ
từng chính sách trên các lĩnh vực, nâng cao dân trí, đào tạo nghề nghiệp, tiếp
cận khoa học kỷ thuật và mục đích cuối cùng là nâng cao mức sống của ngƣời
dân. Từ đó mà niềm tin của dân đặt chọn vào chính sách và đã tự giác thực
hiện suốt thời gian qua và đã mang lại nhiều kết quả tích cực, chống lại những
hoạt động gây mất ổn định chính trị của các thế lực thù địch trong và ngoài
nƣớc.
Xây dựng nông thôn mới góp phần thúc đẩy kinh tế, nhất là kinh tế ở
nông thôn phát triển tích cực, một quốc gia mà sự chênh lệch giàu nghèo quá
lớn, thiếu sự công bằng trong hƣởng thụ thì sẽ gây ra nhiều khó khăn cho
chiến lƣợc phát triển chung của quốc gia đó, với ý nghĩa thiết thực của các
chính sách hƣớng về nông thôn nhƣ: phát triển sản xuất, đào tạo nghề, đầu tƣ
xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất củng nhƣ đời sống đã làm cho
ngƣời dân nông thôn phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập, tiếp cận các dịch
vụ y tế, giáo dục, bảo hiểm,... góp phần quan trọng vào sự phát triển và ổn
định của đất nƣớc, tạo sự bền vững trong chiến lƣợt phát triển bởi vấn đề
nông nghiệp, nông thôn đƣợc quan tâm giải quyết thì đất nƣớc sẽ ổn định và
phát triển và ngƣợc lại, kinh tế xã hội ổn định sẽ tác động tích cực và nền
chính trị sẽ càng vững mạnh hơn.
34
Thông qua thực hiện các chính sách thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới là điều kiện để phát triển đồng điều hơn giữa
các vùng, miền, địa phƣơng của đất nƣớc, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng
có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, khoảng cách vùng, miền, nông
thôn thành thị, giàu nghèo dần đƣợc điều chỉnh một cách hợp lý.
Hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ đƣợc tiếp cận tốt hơn nhƣ: khám
và điều trị bệnh, giáo dục và đào tạo, bƣu chính viễn thông,... việc cung cấp
các dịch vụ này cơ bản sẽ là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội, giử vững an
ninh trật tự và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh góp phần vào sự phát
triển chung của quốc gia.
Tóm lại: Chính sách xây dựng nông thôn mới có vai trò quan trọng
trong việc định hƣớng mục tiêu phát triển của đất nƣớc, đời sống của nhân
dân sẽ đƣợc nâng lên về vật chất và tinh thần, dân chủ ở cơ sở đƣợc phát huy
mạnh mẽ, vị trí của các chủ thể thực thi chính sách về xây dựng nông thôn
mới đƣợc thể hiện rỏ nét và có sự lan tỏa và ảnh hƣởng lớn đến các vấn đề
chính trị, trật tự an toàn của đất nƣớc.
1.4.2 Ý nghĩa
Chính sách xây dựng nông thôn mới nhƣ là một phƣơng tiện "bà đỡ"
cho phát triển mọi mặt ở nông thôn, nhất là những vùng miền có điều kiện
kinh tế-xã hội khó khăn, những hộ gia đình và ngƣời dân yếu thế trong xã hội
thì có điều kiện vƣơn lên cải thiện đời sống và có đủ điều kiện để hòa nhập
cộng đồng; xóa bỏ mặt cảm, tự ti trong cộng đồng dân cƣ; dân chủ trong xã
hội đƣợc phát huy, quyền con ngƣời đƣợc bảo đảm.
Thông qua chính sách xây dựng nông thôn mới tính tích cực của xã hội
thể hiện rỏ nét hơn đó là truyền thống đoàn kết thƣơng yêu, giúp đỡ lẫn nhau,
tính tự lực vƣơn lên của mỗi ngƣời, từng hộ gia đình, làng xã đƣợc phát huy
có sự hỗ trợ của nhà nƣớc; tránh sự chồng chéo, ỷ lại vào nhà nƣớc, đây là nét
35
đẹp là tính cần cù sáng tạo của ngƣời dân Việt Nam và cũng là nhân tố tích
cực để ổn định và phát triển mọi mặt của xã hội và cũng thể hiện tính nhân
văn trong phát triển đất nƣớc một cách toàn diện hơn, và đây là những dự báo
quan trọng cho việc thực hiện chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ tổ quốc và định
hƣớng xây dựng chủ nghĩa xã hội của nƣớc ta trong điều kiện phát triển kinh
tế thị trƣờng.
Xây dựng nông thôn mới không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế, xã hội mà
còn thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp và nhân văn sâu sắc của dân tộc ta.
Thực hiện tốt chính sách xây dựng nông thôn mới sẽ góp phần bảo đảm
an sinh xã hội của quốc gia, khoảng cách vùng miền, giàu nghèo đƣợc rút
ngắn và hƣớng tới một xã hội công bằng hơn.
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu vừa là
yêu cầu của sự phát triển bền vững vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chủ
trƣơng có tầm chiến lƣợt đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của
đảng, nhà nƣớc và nhân dân ta. Qua đó tạo sự đồng thuận và phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm hiệp lực của toàn xã
hội trong triển khai thực hiện nông thôn mới.
Với những quyết sách của chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ của các
bộ ngành và địa phƣơng thì việc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam đang
trở thành một cuộc vận động mạnh mẽ trên con đƣờng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa vì mục tiêu "Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh" mà Đảng, Bác hồ và Nhân dân ta đã chọn.
1.5 Những bài học kinh nghiệm
Từ những phân tích trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để
thời gian tới thực hiện một cách hiệu quả hơn.
Một là, xây dựng nông thôn mới thực chất là thực hiện các nội dung cụ
thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn
36
xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Hai là, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân. Công tác
tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu.
Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hƣởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế,
đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố
quyết định sự thành công của Chƣơng trình.
Ba là, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thƣờng xuyên sâu sát,
quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt
chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. Trong đó, ngƣời đứng đầu cấp ủy và chính
quyền giữ vai trò rất quan trọng. Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chính
quyền, đoàn thể thực sự quan tâm vào cuộc thƣờng xuyên, quyết liệt thì trong
cùng hoàn cảnh còn nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét.
Bốn là, phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng
thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ƣu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế
chính sách. Có phƣơng thức huy động các nguồn lực phù hợp.
Năm là, phải có hệ thống chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp
việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo
cho công tác chỉ đạo có hiệu quả .
Sáu là, lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà
nƣớc và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của ngƣời dân phải
đƣợc thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gƣợng
ép quá sức dân.
37
Tiểu kết chƣơng 1
Xây dựng Nông thôn mới là cuộc cách mạng, là cuộc vận động lớn để
xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng, kinh tế-xã hội từng bƣớc hiện
đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp-dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị
theo quy hoạch; xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi
trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, an ninh trật tự đƣợc giữ vững, đời sống vật chất
và tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao, phát triển theo định hƣớng xã hội
chủ nghĩa.
Thực hiện chính sách về xây dựng nông thôn mới là sự tác động có tổ
chức và bằng quyền lực của nhà nƣớc đối với các hoạt động xây dựng nông
thôn mới và các chủ thể có liên quan nhằm phát triển nông thôn đúng hƣớng,
tạo sự phát triển bền vững và hiệu quả, hoàn thành 19 tiêu chí trong bộ tiêu
chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
38
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
U MINH THƢỢNG, TỈNH KIÊN GIANG
2.1 Đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội huyện U Minh Thượng
Trong hơn 30 năm đổi mới, thực hiện công nghệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Đảng và
Nhà nƣớc đã ban hành rất nhiều chính sách nông nghiệp nông thôn. Có thể
chia thành 02 loại chính sách dựa theo tiêu chí "cởi trói" và "thúc đẩy" để
chuyển từ nền kinh tế nhà nƣớc hóa, bao cấp, kế hoạch hóa tập trung quan
liêu sanh nền kinh tế thị trƣờng trong nông nghiệp, nông thôn, hƣớng tới mục
tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Mọi chính sách của
Đảng và nhà nƣớc điều vì mục tiêu phát triển, nhƣng có đạt đƣợc mục tiêu
này hay không còn tùy thuộc vào sự đúng đắn và kịp thời của chính sách.
Tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới triên địa bàn huyện U
Minh Thƣợng: Mục tiêu của huyện phấn đấu đến năm 2015 có 20% xã đạt
chuẩn nông thôn mới, đến năm 2020 có 100% xã đạt chuẩn về nông thôn mới
và huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới; trong quá trình thực hiện huyện
chọn 02 xã Vĩnh Hòa và Thạnh Yên làm điểm chỉ đạo.
Huyện U Minh Thƣợng đƣợc thành lập vào tháng 5 năm 2007 trên cơ
sở chia tách từ 3 huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận. Điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng thấp so với các huyện trong khu vực, kinh tế
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý: U Minh Thƣợng là một trong những huyện có điều kiện
kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn của tỉnh Kiên Giang, Phía Bắc giáp sông
Cái lớn huyện Gò Quao, phía Nam giáp huyện huyện Thới Bình – tỉnh Cà
39
Mau, phía Tây giáp huyện An Biên Và An Minh, phía Đông giáp huyện Vĩnh
Thuận. Huyện U Minh Thƣợng có nhiều kênh gạch chằn chịch, địa bàn rộng,
dân cƣ sống không tập trung, đa số sống rải rác ven các bờ sông
Đơn vị hành chính của huyện đƣợc chia thành 06 xã bao gồm: xã
Thạnh Yên, Thạnh Yên A, Vĩnh Hòa, Hòa Chánh, Minh Thuận và An Minh
Bắc
Điều kiện tự nhiên: Huyện có diện tích tự nhiên 43.270,13 ha, trong
đó diện tích đất rừng các loại là 9.361,26 ha, còn lại là đất sản xuất nông
nghiệp, đất ở
Về địa hình, khí hậu, thủy văn
Địa hình: Huyện có địa hình bằng phẳng và tƣơng đối thấp nhƣ các nơi
khác của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
Khí hậu: U Minh Thƣợng chịu tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Khí hậu nóng và ẩm, có hai mùa mƣa và nắng rõ rệt. Mùa mƣa thƣờng từ
khoảng tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu khoảng tháng 12 đến tháng 4
năm sau
Hƣớng gió phổ biến là gió Tây Nam vào mùa mƣa và gió Đông Bắc
hoặc Đông Nam (gió chƣớng) vào mùa khô, Tốc độ gió ở mức trung bình của
đồng bằng.
Nhiệt độ trung bình từ 25-280
C. Cao nhất 35,50
C. (tháng 4 và tháng 5).
Thấp nhất 17,10
C (tháng 1 và tháng 2). Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ
2.000 đến 2.100m/m, tập trung nhiều nhất vào tháng 8, tháng 9 (hơn 340
m/m). Tháng 1 và tháng 2 hầu nhƣ không có mƣa. Tuy vậy, trong vài năm
gần đây do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu nên thỉnh thoãng vẫn có mƣa
trong mùa khô. Độ ẩm không khí biến động ở 963 từ 78-82%. Độ ẩm không
khí tăng dần trong mùa mƣa (83-86%) và giảm dần trong các mùa khô (74-
80%), thích hợp cho phát triển cây trồng, vật nuôi kể cả trong mùa nắng.
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng

More Related Content

What's hot

LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...KhoTi1
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập kinh tế lượng
Bài tập kinh tế lượngBài tập kinh tế lượng
Bài tập kinh tế lượngJuz0311
 
Thuế, phí và lệ phí môi trường
Thuế, phí và lệ phí môi trườngThuế, phí và lệ phí môi trường
Thuế, phí và lệ phí môi trườnglichnguyen224
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGDigiword Ha Noi
 

What's hot (20)

LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAYLuận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Đề tài: Quản lý về xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành
Đề tài: Quản lý về xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang ThànhĐề tài: Quản lý về xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành
Đề tài: Quản lý về xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành
 
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đLuận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
 
Bài tập kinh tế lượng
Bài tập kinh tế lượngBài tập kinh tế lượng
Bài tập kinh tế lượng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình Dương
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình DươngĐề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình Dương
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình Dương
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk NôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
 
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng NinhLuận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
 
Thuế, phí và lệ phí môi trường
Thuế, phí và lệ phí môi trườngThuế, phí và lệ phí môi trường
Thuế, phí và lệ phí môi trường
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình ĐịnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
 

Similar to Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng

Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng (20)

Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam ĐịnhChính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
 
Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghĩa Hưng...
Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghĩa Hưng...Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghĩa Hưng...
Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghĩa Hưng...
 
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà NộiĐề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
 
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAYĐề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An BiênLuận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
 
Đề tài: Chất lượng hoạt động tiếp công dân ở huyện An Biên, HAY
Đề tài: Chất lượng hoạt động tiếp công dân ở huyện An Biên, HAYĐề tài: Chất lượng hoạt động tiếp công dân ở huyện An Biên, HAY
Đề tài: Chất lượng hoạt động tiếp công dân ở huyện An Biên, HAY
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
 
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOTLuận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà NộiĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức phường ở tỉnh Quảng Ngãi
Năng lực thực thi công vụ của công chức phường ở tỉnh Quảng NgãiNăng lực thực thi công vụ của công chức phường ở tỉnh Quảng Ngãi
Năng lực thực thi công vụ của công chức phường ở tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOTĐề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
 
Luận văn: Công tác giảm nghèo tại quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
Luận văn: Công tác giảm nghèo tại quận Đống Đa, Hà Nội, HAYLuận văn: Công tác giảm nghèo tại quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
Luận văn: Công tác giảm nghèo tại quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên Giang
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên GiangĐề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên Giang
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên Giang
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM VĂN ÚT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƢỢNG , TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM VĂN ÚT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƢỢNG , TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC Tiến sĩ: Trần Nghị TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN ------- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi thực hiện từ tháng 10 năm 2016 và hoàn thành vào tháng 6 năm 2017. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Các kết qủa nghiên cứu của luận văn không trùng với bất kỳ công trình nào khác. PHẠM VĂN ÚT
  • 4. LỜI CẢM ƠN ------ Trƣớc hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Tiến sĩ Trần Nghị đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, phòng quản lý sau đại học thuộc học viên hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã trực tiếp giản dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Xin cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện, các cơ quan, ban, ngành của huyện U Minh Thƣợng, các xã và hộ gia đình đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, ngƣời thân đã động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài Kiên Giang, ngày 20 tháng 7 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Văn Út
  • 5. Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn....................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6 3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 6 3.2. Nhiệm vụ của luận văn ....................................................................... 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................7 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................... 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn................................................... 7 6. Những đóng góp của luận văn .................................................................8 7. Kết cấu của luận văn................................................................................ 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI....................................................... 9 1.1 Những vấn đề chung về chính sách........................................................ 9 1.1.1 Khái niệm ...................................................................................... 9 1.1.2 Đăc điểm của chính sách .............................................................. 10 1.1.3 Các loại chính sách....................................................................... 12 1.2 Nông thôn và Nông thôn mới............................................................ 12 1.2.1 Khái niệm nông thôn.................................................................. 12 1.2.2 Khái niệm về nông thôn mới......................................................... 14 1.2.3 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới ............................................... 15 1.2.4 Đặc điểm xây dựng nông thôn mới.............................................. 15 1.2.5 Nội dung chính sách xây dựng nông thôn mới............................. 19 1.3 Thực hiện chính sách.......................................................................... 21
  • 6. 1.3.1Chu trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới .............. 21 1.3.2 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ..................... 25 1.3.3 Phổ biến, tuyên truyền chính sách................................................ 26 1.3.4 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách ................................... 27 1.3.5 Duy trì chính sách........................................................................ 27 1.3.6 Điều chỉnh chính sách.................................................................. 28 1.3.7 Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách.................. 29 1.3.8 Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm............................................... 30 1.4 Vai trò ý nghĩa của chính sách xây dựng nông thôn mới..................... 31 1.4.1 Vai trò ......................................................................................... 33 1.4.2 Ý nghĩa........................................................................................ 34 1.5 Những bài học kinh nghiệm................................................................ 35 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 37 Chƣơng 2:THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG....... 38 NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN........................................... 38 U MINH THƢỢNG, TỈNH KIÊN GIANG .................................................. 38 2.1 Đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội huyện U Minh Thƣợng .............. 38 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên........................................................................ 38 2.1.2 Dân số và lao động ...................................................................... 40 2.1.3 Dân tộc và tôn giáo...................................................................... 41 2.1.4 Đặc điểm sử dụng đất .................................................................. 42 2.2 Tình hình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng, tỉnh kiên giang giai đoạn 2012-2016................... 43 2.2.1 Công tác tổ chức, điều hành......................................................... 43 2.2.2 Công tác tuyên truyền.................................................................. 50 2.2.3 Công tác đào tạo, bồi dƣỡng ........................................................ 52 2.2.4 Kết quả thực hiện nội dung xây dựng NTM................................. 52
  • 7. 2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới................................................................................................... 69 2.4.1 Chủ quan ..................................................................................... 70 2.4.2 Khách quan.................................................................................. 71 2.5 Đánh giá chung việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng tỉnh Kiên Giang giai đoạn từ năm 2012- 2016 ......................................................................................................... 73 2.5.1 Ƣu điểm....................................................................................... 74 2.5.2 Hạn chế ....................................................................................... 77 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 81 Chƣơng 3 ..................................................................................................... 83 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƢỢNG, TỈNH KIÊN GIANG ................................................................. 83 3.1 Quan điểm và định hƣớng................................................................... 83 3.1.1 Quan điểm ................................................................................... 83 3.1.2 Định hƣớng.................................................................................. 84 3.2 Các giải pháp tiếp tục thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới . 87 3.2.1 Giải pháp về nhận thức và tuyên truyền....................................... 87 3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực............................ 89 3.2.3 Giải pháp hỗ trợ nguồn nhân lực phát triển.................................. 91 3.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới ...................................................................................... 93 3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp....................................................... 97 KIẾN NGHỊ............................................................................................... 100 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 102
  • 8. KẾT LUẬN................................................................................................ 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 105
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình lãnh đạo đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có rất nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm không ngừng hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những chính sách này đang khơi dậy và phát huy cao độ các nguồn lực để phát triển nông nghiệp, nông thôn của đất nƣớc. Khi Việt Nam gia nhập WTO, tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh tế lớn của khu vực và thế giới, sức ép của hội nhập và phát triển ngày một lớn, đặt ra yêu cầu rất cao đối với nền kinh tế nƣớc ta, trong đó lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực phải đối mặt với nhiều thách thức nhất. Trƣớc yêu cầu phát triển và hội nhập hiện nay, thực hiện mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, đã đến lúc đòi hỏi phải có nhiều chính sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa chiến lƣợc đối với sự ổn định và phát triển đất nƣớc. Kiên Giang là một tỉnh nông nghiệp, nông dân đang chiếm trên 70% dân số và chiếm đến 53,67 % lao động xã hội, 118 xã nông nghiệp/145 xã, phƣờng, thị trấn; GDP khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm 39,21% GDP của tỉnh; nông nghiệp - nông thôn Kiên Giang đã và đang có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh nhà, vừa bảo đảm an sinh xã hội, vừa là nền tảng cho công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ phát triển. Mặc dù vậy, các chính sách phát triển nông nghiệp trƣớc đây thực thi ở Kiên Giang thƣờng thiên về thúc đẩy phát triển ngành, có phần xem nhẹ vai trò, lợi ích của chủ thể chính, động lực chính của phát triển nông nghiệp là nông dân. Phần lớn các chính sách hầu nhƣ chƣa quan tâm xử lý tổng thể và hợp lý mối quan hệ giữa các vùng, các lĩnh vực trong ngành, giữa nông thôn và đô thị, chƣa đặt ra và giải quyết triệt để mối quan hệ giữa các yếu tố chính của mô hình phát
  • 10. 2 triển nông nghiệp, nông thôn…Đây là nguyên nhân chủ yếu, khiến cho sau nhiều thập kỷ chuyển đổi nền nông nghiệp sang thị trƣờng, đến nay về cơ bản nông nghiệp, nông thôn Kiên Giang vẫn mang tính khép kín, tự cấp tự túc. Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã triển khai tốt các Chƣơng trình của Trung ƣơng, các tổ chức quốc tế cho nên công tác xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng lên, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, môi trƣờng thiên nhiên và môi trƣờng xã hội ở nông thôn đƣợc cải thiện. Tuy vậy, nhìn chung, các chính sách của Nhà nƣớc đối với nông nghiệp, nông thôn chƣa thực sự hiệu quả, thiếu bền vững, ở nhiều mặt có thể nói chƣa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, chƣa đƣa sản xuất nông nghiệp ở nông thôn thành sản xuất hàng hoá thực sự. Một trong những nguyên nhân cơ bản là chƣa định hƣớng rõ mô hình phát triển, thể hiện ở việc nhận thức chƣa thấu đáo các vấn đề nhƣ: Tầm nhìn (mục tiêu), mô hình phát triển, các nguồn lực và thiếu sự xác định lợi ích thực tế của các bên liên quan trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, dẫn đến tình trạng thiếu cụ thể, thiếu tính khoa học trong quy trình thực hiện và triển khai chính sách; có nhiều chính sách, nhƣng hiệu quả kinh tế, hiệu ứng xã hội của các chính sách không tƣơng xứng với nguồn lực đầu tƣ hoặc thiếu bền vững. Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đồng thời tiếp tục cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho đƣợc các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới.
  • 11. 3 Để thực hiện các mục tiêu trên, cần có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn mang tính đồng bộ, trong đó chính sách có ý nghĩa quyết định là chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới. Chính sách này vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời phải giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục đƣợc tình trạng tuỳ tiện, rời rạc, ngẫu hứng hoặc duy ý chí trong các chính sách nói chung và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng từ trƣớc đến nay ở Việt Nam. U Minh Thƣợng đƣợc thành lập trên cơ sở chia tách 03 huyện An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận từ tháng 5/2007, mới thành lập không nhiều thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện khí hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn yếu kém, trình độ phát triển hiện còn thấp so với bình quân cả tỉnh; cơ sở hạ tầng điện, đƣờng, trƣờng, trạm và các dịch vụ công cộng thiếu và yếu…Để có bƣớc phát triển nhanh, bền vững, thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, hiện nay, U Minh Thƣợng đang triển khai nhiều chính sách kinh tế - xã hội mang tính bứt phá. Trong nông nghiệp và nông thôn, các cơ quan thực hiện chính sách đang tìm tòi mô hình phát triển nông thôn thật sự phù hợp, có khả năng bảo đảm ổn định chính trị, kinh tế -xã hội, phát huy đƣợc các truyền thống lịch sử văn hoá, thích ứng nhanh với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, đáp ứng đƣợc yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc và nông nghiệp nông thôn…Mô hình nông thôn nhƣ vậy, thể hiện trong ý tƣởng của Trung ƣơng Đảng, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng nhƣ của Hội Nông dân Việt Nam là mô hình nông thôn mới. Xây dựng mô hình nông thôn mới đòi hỏi phải có chính sách cụ thể. Hiện nay, đã và đang triển khai, Trung ƣơng đã có một số đề án đang triển khai mô hình này…Nhƣng chính sách chƣa cụ thể, có những chính sách ban
  • 12. 4 hành đã lâu nên lạc hậu so với cuộc sống nhƣ: Cơ chế phân cấp về quyết định đầu tƣ và phân bổ vốn theo hƣớng tăng cƣờng quyền quyết định cho cơ sở là phù hợp, nhƣng thiếu các biện pháp đồng bộ và tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát đã dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án đầu tƣ mà không tính đến khả năng cân đối về nguồn vốn dẫn tới tình trạng đầu tƣ bị phân tán, dàn trải, thời gian thi công kéo dài gây lãng phí, thất thoát nguồn lực của Nhà nƣớc. Cơ chế, chính sách để xây dựng nông thôn mới hiện còn chƣa đồng bộ, ngoài 07 nội dung đƣợc hỗ trợ 100% theo Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, phần còn lại mức hỗ trợ cho từng đối tƣợng chƣa rõ, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cho các xã theo khu vực chƣa đƣợc xác định cụ thể, thiếu cơ chế gắn kết, lồng ghép, phối hợp giữa các chƣơng trình, dự án trên một địa bàn . Đối với huyện U Minh Thƣợng, chính sách xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ mang tính chiến lƣợc để tạo đột phá trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn.Quá trình công tác, học tập và nghiên cứu tôi chọn đề tài về "Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng tỉnh Kiên Giang" làm Luận văn thạc sĩ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân là những chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan quản lý, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, còn một số nghiên cứu khác, trong đó nhiều nghiên cứu giới thiệu trên các tạp chí khoa học. Điểm chung nhất của các nghiên cứu này và sau khi phân tích thực tiễn giải quyết vấn đề quản lý Nhà nƣớc nói chung và việc xây dựng chỉ đạo chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ngoài, các tác giả đều cố gắng gợi mở, nêu lên những kinh nghiệm để có thể
  • 13. 5 vận dụng cho giải quyết những vấn đề thực tiễn của Việt Nam. Công trình: “Phát triển nông thôn" do GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên) Nxb Khoa học xã hội ấn hành năm 1997, là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông thôn. Công trình: “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử” do GS. Phan Đại Doãn và PGS. Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1994, là công trình nghiên cứu những vấn đề lịch sử trong phát triển nông thôn nƣớc ta. Đặc biệt, công trình nghiên cứu do PGS. TS. Vũ Trọng Khải chủ trì đƣợc Nxb nông nghiệp ấn hành năm 2004 là một công trình nghiên cứu công phu về mô hình phát triển của nông thôn Việt Nam. Công trình nghiên cứu này đƣợc xuất bản trên cơ sở đề tài cấp Nhà nƣớc do tác giả làm chủ nhiệm với tiêu đề: “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế- xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại”. Công trình nghiên cứu: “Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” do GS,TS Bùi Xuân Lƣu, Nxb Thống kê ấn hành năm 2004. Trong công trình này, các tác giả đã phân tích những đặc trƣng của hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp; phân tích khái quát những thành tựu cũng nhƣ hạn chế của nông nghiệp nƣớc ta trong hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời khuyến nghị về sửa đổi các chính sách và hoàn thiện vai trò của Nhà nƣớc để nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta hội nhập thành công. - Đề tài “Đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với nông nghiệp Việt Nam” của Hoàng Sỹ Kim, luận văn thạc sĩ hành chính công năm 2001 đã chú trọng đến những giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp của Việt Nam. - Đề tài “Nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc của cán bộ, công chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
  • 14. 6 đại hóa nông nghiệp, nông thôn” của Lê Thị Bình, luận văn thạc sĩ hành chính công năm 2001 đã chú trọng đến những giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp, nông thôn. - Đề tài “Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới – từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh của Huỳnh Trần Huy, luận văn thạc sĩ quản lý công năm 2013 đã chú trọng đến những giải pháp quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới. - Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Hóc Môn TP. Hồ Chí Minh của bộ môn khoa học hành chính cơ sở Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh. Đề tài này chủ yếu nghiên cứu các xã ở huyện Hóc Môn. Những công trình đó đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu rất quan trọng cho việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nƣớc ta. Tuy nhiên, các công trình ấy không đi sâu nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách về nông nghiệp, nông thôn nói chung và mô hình nông thôn mới nó riêng. Những kết quả nghiên cứu đã nêu cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tiếp thu và sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn này và trong những công trình nghiên cứu của mình về sau. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu, đánh giá quá trình thực hiện chính sách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam và tỉnh Kiên Giang từ khi đổi mới đến nay; Luận văn nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách trong xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thƣợng, đề xuất các kiến nghị và giải pháp làm cơ sở để các cơ quan, ban, ngành thực hiện tốt hơn các chu trình thực hiện chính sách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phƣơng, xây dựng thành công nông thôn mới.
  • 15. 7 3.2 Nhiệm vụ của luận văn Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách và việc thực hiện chính sách. Phân tích quá trình hình thành và phát triển của chính sách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, xây dựng mô hình nông thôn mới nói riêng của Đảng và Nhà nƣớc ta từ sau đổi mới đến nay. Phân tích quá trình thực hiện chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa phƣơng. Trên cơ sở đó, luận văn đƣa ra những kiến nghị mang tính giải pháp nhằm thực hiện một cách khoa học các chu trình thực hiện chính sách trong xây dựng mô hình nông thôn mới, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu các hoạt động thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên Giang. - Về thời gian: Nghiên cứu các vấn đề thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2012-2017 và giải pháp thực hiện đến năm 2020. - Phạm vi về nội dung: Quy trình thực thi chính sách về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên Giang. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phƣơng pháp thống kê mô tả, kết hợp phƣơng pháp so sánh, phân tích.
  • 16. 8 - Phƣơng pháp điều tra các thông tin cơ bản về thực trạng xây dựng nông thôn mới. - Phƣơng pháp hệ thống. 6. Những đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở để Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thƣợng tiếp tục thực hiện chính sách về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Luận văn có thể dùng làm tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy và vận dụng vào quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chính sách và thực hiện chính sách về xây dựng nông thôn mới. Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên Giang. Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp tiếp tục thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên Giang.
  • 17. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1 Những vấn đề chung về chính sách 1.1.1 Khái niệm Chính sách là một công cụ quan trọng của quản lí . Mọi tổ chức, mọi cấp quản lí đều phải sử dụng các công cụ quản lí nhƣ chiến lƣợc , kế hoạch, chính sách và quyết định quản lí để tác động lên đối tƣợng quản lí theo một cách thức nào đó nhằm đạt mục tiêu mong muốn. Hiểu một cách đơn giản chính sách là một chƣơng trình hành động do các nhà quản lí đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó. Một số chính sách đƣợc đề ra và thực hiện trong phạm vi một doanh nghiệp, một tổ chức, một cộng đồng nhỏ, các chính sách nhƣ vậy chỉ liên quan đến một số ít ngƣời. Các chính sách khác có thể do chính phủ, một bộ đề ra có liên quan đến lợi ích rộng lớn hơn. Nhìn chung có thể coi chính sách là một công cụ của quản lí để đều hành các hoạt động kinh tế xã hội theo những mục tiêu nhất định. Vậy, chính sách là một tập hợp các chủ trƣơng và hành động về phƣơng diện nào đó của chính phủ bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt đƣợc và cách làm để thực hiên các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên cá lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, môi trƣờng. Chính sách phát triển nông thôn là tâp hợp các chủ trƣơng và hành động của chính phủ nhằm tạo cho nông thôn phát triển bằng cách tác động vào việc cung cấp các yếu tố đầu vào nhƣ: đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng…Tác động tới đầu vào và đầu ra ở nông thôn, tác động về việc thây đổi tổ chức. Trong đó thị trƣờng đầ vào và đầu ra đƣợc thực hiện, tác động vào chuyển giao công nghệ.
  • 18. 10 Ở đây chúng ta đi sâu nghiên cứu về các chính sách có tác động đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều ngƣời, đó là chính sách công mà cụ thể là chính sách xây dựng nông thôn mới . Đây là nhƣng chính sách do nhà nƣớc đề ra có phạm vi tác động rộng lớn đến đời sống chính trị , kinh tế, xã hội trên phạm vi quốc gia, vùng, miền… 1.1.2 Đăc điểm của chính sách Chính sách có các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất: Chính sách mang tính cộng đồng Chính sách mang tính cộng đồng là đo chính sách bắt nguồn từ ý chí chính trị của nhà nƣớc đƣợc thể hiện dƣới dạng thể chế bằng văn bản quy phạm pháp luật. Ý chí chính trị của mỗi nhà nƣớc đều đƣợc xác lập trên cơ sở mục tiêu phát triển chung toàn xã hội mà nhà nƣớc là ngƣời có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Thứ hai: Chính sách mang tính hệ thống, đồng bộ Về mặt hình thức, tính hệ thống của chính sách thể hiện là những tập hợp các quyết định hình thành trong những giai đoạn khác nhau vƣợt ra ngoài giai đoạn hoạch định chính sách ban đầu. Ở cấp hoạch định, chính sách cũng không nhất thiết, thể hiện rõ ràng trong một quyết định duy nhất. Mà có thể đƣợc phản ảnh trong một chuỗi các quyết định có liên hệ với nhau, giúp chúng ta nhận thức đƣợc nội hàm của chính sách . Về mặt nội dung, tính hệ thống của chính sách bao hàm sự thống nhất giữa các mục tiêu và biện pháp thực hiện trong mỗi loại chính sách. Ngoài ra giữa các loại chính sách và giữa chính sách và công cụ quản lí vĩ mô khác nhau cũng hợp thành một hệ thống hƣớng đến mục tiêu phát triển chung toàn xã hội. Thứ ba: Chính sách mang tính ổn tƣơng đối Về mặt lý thuyết, nội dung chính sách về mặt cơ bản là ổn định trong một giai đoạn nhất định. Bởi chính sách là kết quả của ý chí chính trị của nhà
  • 19. 11 nƣớc nên nó không dễ gì thay đổi. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta cũng có thể thấy chính sách công có sự thay đổi theo thời gian. Vì trong quá trình tồn tại chính sách vẫn cần đƣợc điều chỉnh về mục tiêu hay biện pháp cho phù hợp với điều kiện thực tế, hoặc do những thay đổi trong định hƣớng chính trị ban đầu, hoặc kinh nghiệm về thực thi chính sách có thể đƣợc phản hồi vào quá trình ra quyết định chính sách . Điều này không có nghĩa là các chính sách luôn thay đổi , mà do quá trình thực thi chính sách luôn năng động, thích ứng. Ngay cả nhận thức chính trị về các vấn đề chính sách cũng thay đổi qua các thời kỳ. Thứ tƣ: Chính sách vừa là sản phẩm của hoạt động quản lý Nhà nƣớc vừa là công cụ thực hiện chức năng quản lý xã hội Nhìn một cách thực chất, về cơ bản chính sách đƣợc xem là đầu ra của quá trình quản lý Nhà nƣớc, là sản phẩm trí tuệ của đội ngủ cán bộ, công chức, thậm chí là sản phẩm chung của xã hội. Về đặc điểm này có thể nhận biết qua việc chấp nhận mục tiêu và các biện pháp thực thi chính sách của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, cũng nhƣ kết quả triển khai thực hiện những chính sách này. Từ chỗ nhận thức đƣợc “ chính sách là sản phẩm của hoạt động quản lý Nhà nƣớc”. ngƣời dân có thể đánh giá đƣợc kết quả hoạt động của chính phủ qua chất lƣợng của chính sách. Nếu mục tiêu chính sách do Nhà nƣớc đề xuất phù hợp với nguyện vọng của nhân dân thì mới dễ dàng đi vào cuộc sống. Còn ngƣợc lại một chính sách có mục tiêu không rõ ràng, không cụ thể, không vì lợi ích của cộng đồng dân cƣ thì khó chấp nhận hoặc tính khả thi không cao. Các biện pháp đề xuất trong chính sách thích hợp sẽ đƣợc ứng dụng rộng rãi, tạo ra động lực mạnh trong việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực phát huy nội lực, tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài vào thực hiện mục tiêu một cách có hiệu quả. Việc duy trì chính sách ra sao cũng phản ánh trình độ quản lý, điều hành, phối hợp các quá trình kinh tế - xã hội của quốc gia. Nhƣ vậy việc triển
  • 20. 12 khai thực hiện chính sách cũng là thƣớc đo giá trị để đánh gá kết quả quản lý xã hội của bộ máy Nhà nƣớc 1.1.3 Các loại chính sách Trƣớc nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian qua nhiều chính sách đƣợc ban hành tạo khung pháp lý cho các hoạt động kinh tế xã hội. Có nhiều loại chính sách trong đó có các loại nhƣ: - Chính sách đối ngoại của Nhà nƣớc: Là những chủ trƣơng, chính sách mang tính đối ngoại của quốc gia - Chính sách kinh tế: Là chính sách phát triển các ngành kinh tế - Chính sách xã hội: Là chính sách ƣu đãi, trợ giúp cho một số tầng lớp của xã hội nhất định nhƣ chính sách đối với công tác giáo dục ở vùng cao, vùng sâu, chính sách xã hội đối với thƣơng binh, liệt sĩ… Trong các loại chính sách chung thì có các loại chính sách đối với từng lĩnh vực. Ví dụ: Trong chính sách kinh tế có các chính sách mậu dịch tự do, chính sách bảo hộ thuế quan, chính sách tài chính, trong chính sách xã hội thì có chính sách dân tộc. Tóm lại có nhiều loại chính sách khác nhau, có chính sách chung, chính sách cụ thể tùy thuộc vào nội dung và lĩnh vực kinh tế xã hội Ở góc độ đề tài của luận văn chỉ nghiên cứu đến các chính sách nghiên cứu xã hội về xây dựng nông thôn mới 1.2 Nông thôn và Nông thôn mới 1.2.1 Khái niệm nông thôn Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau, chƣa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn, có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng vùng đô thị. Quan điểm khác lại cho rằng dựa vào các chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trƣờng phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng nông thôn có trình độ phát triển thấp hơn và khả năng
  • 21. 13 tiếp cận thị trƣờng so với đô thị là thấp hơn. cũng có ý kiến cho rằng nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cƣ với số lƣợng dân trong vùng để xác định. Theo quan điểm này vùng nông thôn có quy mô dân số và mật độ thấp hơn vùng đô thị. Một quan điểm khác lại nêu ra vùng nông thôn là vùng có dân cƣ làm nông nghiệp chủ yếu, số đông ngƣời dân trong vùng bằng chính nghề sản xuất nông nghiệp, những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng quốc gia, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho nến kinh tế, đối với những nƣớc đang thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa chuyển từ sản xuất thuần nông sang phát triển các ngành phát triển công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các khu đô thị nhỏ, thị trấn, thì từ rải rác các vùng nông thôn thì khái niệm về nông thôn có những đổi khác so với khái niệm trƣớc đây. Các khái niệm trƣớc đây đã cho thấy một điều rằng khái niệm nông thông dƣờng nhƣ đƣợc quan tâm một cách khiêm tốn hơn so với khái niệm về đô thị vì cách nhình nhận về nông thôn luôn đi theo những xác định những nội dung của nông thôn chứ ít khi đƣa ra một định nghĩa chung cho khái niệm nông thôn. Ở Việt Nam, theo Thông tƣ 41/2013 /TT-BNNPTNT ngày 4/10/2013 của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nêu khái niệm "nông thôn là một phần lãnh thổ đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã, nông thôn là tên gọi chung của thôn, làng, xóm, ấp, bản, buôn, phum, sóc,... là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cƣ có chung địa bàn cƣ trú trong một xã. Theo quan điểm chung về chỉ tiêu "Nông thôn là khái niệm của hệ thống cộng đồng xã hội, lãnh thổ đƣợc hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội mà ở đó mật độ dân cƣ tƣơng đối thấp, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, mối quan hệ cộng đồng chặc chẽ, lối sống, phƣơng thức sống của cộng đồng dân cƣ nông thôn khác biệt cộng đồng dân cƣ thành thị.
  • 22. 14 1.2.2 Khái niệm về nông thôn mới Hiện nay chƣa có khái niệm chính thức về nông thôn mới (NTM) Nông thôn phát triển nhƣ thế nào ở mức độ nào thì đƣợc gọi là nông thôn mới vấn đề này có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia và tùy theo từng thời điểm phát triển lịch sử khác nhau ngƣời ta có thể nhìn nhận về Nông thôn mới khác nhau. Tại hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ƣơng Đảng (Khóa X) ban hành Nghị quyết số 26 -NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng Nông thôn mới đến năm 2020 Nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từng bƣớc hiện đại cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất lợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy định: xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, An ninh trật tự đƣợc giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, theo định hƣớng XHCN. Hiện nay để xác định nông thôn mới chính phủ ban hành Quyết định số 491-QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Quyết định số 800/QĐ-TTG ngày 4/6/2010 phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (2010-2020) và Quyết định số 342 /QĐ-TTG ngày 20/3/2013 của Thủ tƣớng chính phủ về sữa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí về quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hiện nay để xác định nông thôn mới Chính phủ ban hành Quyết định số 1980 -QĐ/TTg, ngày 17/10/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ trong đó chính phủ đã quy định cụ thể theo 19 tiêu chí bao gồm: 1. Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch 2. Giao thông, 3. Thủy lợi, 4. Điện, 5. Trƣờng học, 6. Cơ sở vật chất văn hóa, 7. Chợ nông thôn, 8. Bƣu điện, 9. Nhà ở dân cƣ, 10. Thu nhập, 11. Tỷ lệ hộ nghèo, 12. Tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng
  • 23. 15 xuyên, 13. hình thức tổ chức sản xuất, 14. Giáo dục, 15. Y tế, 16. Văn hóa, 17. Môi trƣờng, 18. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, 19. An ninh trật tự xã hội đƣợc giữ vững ổn định. Trong mỗi tiêu chí xác định cụ thể mức độ phát triển đảm bảo đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, có thể khái quát nông thôn mới theo 5 nội dung cơ bản sau: nông thôn mới là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hƣớng kinh tế hàng hóa; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn càng đƣợc nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc giữ vững và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. 1.2.3 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới 1. Xây dựng cộng đồng văn minh, cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến. 2. Gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp dịch vụ và du lịch, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bƣớc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 3. Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa, dân tộc; trình độ dân trí đƣợc nâng cao; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ. 4. Hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, An ninh trật tự đƣợc giử vững, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao. 1.2.4 Đặc điểm xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế-xã hội mà là vấn đề kinh tế chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nhân dân có niềm tin trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết, giúp đỡ nhau, xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
  • 24. 16 Khi nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới cần nhận thức rõ mục tiêu, quan điểm, chức năng của hoạt động xây dựng nông thôn mới. qua đó thấy đƣợc vay trò của xây dựng nông thôn mới trong quá trình phát triển, cũng nhƣ xác định đƣợc vai trò, nội dung của quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới, các đặc điểm xây dựng nông thôn mới đó là: Một là: Tính kinh tế Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại, hiệu quả bền vững trên cơ sở phát huy những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, xây dựng nông thôn có nền sản xuất hàng hóa nhỏ, hƣớng đến thị trƣờng, giao lƣu, hội nhập. Để đạt đƣợc điều đó kết cấu hạ tầng của nông thôn phải đƣợc hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lƣu mua bán, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi ngƣời cùng tham gia vào thị trƣờng, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, đời sống vật chất và tinh thần của dân cƣ nông thôn đƣợc nâng cao, sản xuất hàng hóa có chất lƣợng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa phƣơng. Hai là: Tính văn hóa-xã hội Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế xã hội hiện đại, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, các giá trị truyền thống làng xã đƣợc phát huy tối đa tạo ra bầu không khí xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,... nhằm hình thành môi trƣờng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ, giúp nhau xóa đói giảm nghèo vƣơn lên làm giàu chính đáng, ngƣời nông dân có cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hóa, khoa học kỷ thuật và tay nghề cao, lối
  • 25. 17 sống văn minh, hiện đại nhƣng vẫn giử vững đƣợc nét văn hóa, bản sắc truyền thống "Tối lửa, tắt đèn" có nhau. tin tƣởng vào sự quản lý của Nhà nƣớc, tham gia tích cực với phong trào chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ANQP, đối ngoại,... nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của mỗi gia đình, vừa góp phần xây dựng quê hƣơng văn minh giàu đẹp. Ba là: Tính dân chủ Dân chủ nông thôn đƣợc mở rộng và đi vào thực chất, ngƣời dân vì cộng đồng phát huy vai trò làm chủ trong quá trình giám sát đánh giá trực tiếp các dự án đầuu tƣ tại địa phƣơng, các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà nƣớc, tƣ nhân,...) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn, thông tin minh bạch, thông suốt với hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan, phân phối công bằng, ngƣời nông dân thật sự "đƣợc tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mình" lựa chọn phƣơng án sản xuất, kinh doanh và làm giàu cho mình, cho quê hƣơng theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Phát huy dân chủ trên tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn lệ làng, hƣơng ƣớc với pháp luật, để điều chỉnh hành vi của con ngƣời, bảo đảm tính pháp lý, tôn trọng kỷ cƣơng, phép nƣớc, phát huy tính tự chủ của làng xã. Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các hộ, các đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực về xây dựng nông thôn mới. Bốn là: Tính phối hợp Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chủ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Đây là công việc mới vừa làm vừa rút kinh nghiệm, do đó sự phối hợp giữa các ngành, mặt trận, các đoàn thể, ban chỉ đạo và ban quản lý xã phải chặt chẽ, đồng bộ để
  • 26. 18 hạn chế những thiếu xót . Căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể, lợi thế và nhu cầu thiết thực của địa phƣơng, của ngƣời dân để chọn nội dung nào làm trƣớc, nội dung nào làm sau, phân công, phân cấp trong thực hiện nhƣng cần có sự chỉ đạo tập trung liên tục và huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, của ban chỉ đạo các cấp trong công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý xây dựng Nông thôn mới, nhằm thúc đẫy thực hiện một cách hiệu quả. Năm là: Tính định hƣớng Nhà nƣớc đóng vai trò định hƣớng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hƣớng dẫn thực hiện các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng ngƣời dân tại địa phƣơng bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện, trên tinh thần đó các chính sách kinh tế xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới. Bên cạnh đó nhà nƣớc thí điểm một số xã làm cơ sở để nhân rộng cho các xã còn lại nhằm xây dựng thành công mô hình nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. Sáu là: Tính đa dạng Xây dựng nông thôn mới phải huy động tổng hợp các nguồn lực: Vốn cộng đồng, vốn doanh nghiệp, tác tổ chức tín dụng xã hội, vốn nhà nƣớc, vốn nhà nƣớc chủ yếu đầu tƣ các công trình thiết yếu, có sức lan tỏa tạo động lực, tạo niềm tin cho ngƣời dân và toàn xã hội tham gia, huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc là cần thiết, bên cạnh đó đa dạng hình thức sản xuất, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành, hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với phƣơng án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn.
  • 27. 19 1.2.5 Nội dung chính sách xây dựng nông thôn mới So với trƣớc đây xây dựng nông thôn thƣờng thông qua các chƣơng trình hay dự án mới chỉ giải quyết một số khía cạnh riêng lẽ ở nông thôn thì xây dựng nông thôn mới là phát triển nông thôn một cách toàn diện có 5 nội dung với 19 tiêu chí. (Theo quyết định số 491-QĐ/TTg của Thủ tƣớng chính phủ) Một là: Về Quy hoạch: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch (có quy định sử dụng đất, quy định phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, môi trƣờng; quy hoạch phát triển các khu dân cƣ) Hai là: Về hạ tầng kinh tế kỷ thuật, gồm tiêu chí 2 giao thông (tỷ kệ 100% km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỷ thuật của Bộ giao thông vận tải. Tỷ lệ 100% khu đƣờng ngỏ, xóm sạch và không có lầy lội vào mùa mƣa); Tiêu chí 3 Thủy lợi (Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, tỷ lệ từ 65% km kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa) Tiêu chí 4, Điện (Tỷ lệ hộ sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn) Tiêu chí 5 Trƣờng học (các trƣờng đạt chuẩn quốc gia) Tiêu chí 6 Cơ sở vật chất, văn hóa (Có khu thể thao, nhà văn hóa xã, thôn) Tiêu chí 7 Chợ nông thôn (Đạt chuẩn bộ xây dựng) Tiêu chí 8, Bƣu điện (có điểm bƣu điện, internet) Tiêu chí 9 Nhà ở dân cƣ (không có nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà đạt chuẩn của bộ xây dựng) Ba là: về kinh tế và tổ chức sản xuất, gồm tiêu chí 10 thu nhập (thu nhập bình quân đầu ngƣời/ năm cao hơn trung bình 1,4 lần so với mức bình quân chung) Tiêu chí 11, hộ nghèo (Tỷ lệ hộ nghèo chung thấp hơn 4%) Tiêu chí 12, Cơ cấu lao động (tỷ lệ hộ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông thôn, nghề nghiệp trung bình thấp hơn 30%) Tiêu chí 13, hình thức tổ chức sản xuất (Có tổ hợp tác, hợp tác xã làm ăn có hiệu quả). Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã;
  • 28. 20 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn. Bốn là. Về văn hóa xã hội, môi trƣờng gồm: Tiêu chí 14 Giáo dục: Đạt phổ cập giáo dục trung học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc, học nghề đạt 85 % tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 35% Tiếp tục thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực về giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới; Tiêu chí 15: Y tế (xã đạt chuẩn y tế; Tỷ lệ ngƣời dân tham gia các bảo hiểm y tế đạt từ 70% trở lên) Tiếp tục thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực về y tế đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới; Tiêu chí 16 :Văn hóa (Có từ 70% Thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của bộ văn hóa thể thao-du lịch) Tiếp tục thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực về văn hóa đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới; Tiêu chí 17 Môi trƣờng; (Tỷ lệ hộ sử dung nƣớc sạch đạt chung là 85%; các cơ sở sản xuất đạt về môi trƣờng, không có các hoạt động suy giảm về môi trƣờng và có các hoạt động phát triển môi trƣờng xanh, sạch, đẹp; Nghĩa trang xây dựng theo quy định; chất thải đƣợc thu gom và xử lý; Tiếp tục thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực về nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới. Năm là: Về hệ thống chính trị gồm: Tiêu chí 18, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, (cáng bộ xã đạt chuẩn, có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định, Đảng bộ, chính quyền xã đạt trong sạch vững mạnh, các tổ chức chính trị của xã điều đạt danh hiệu từ tiên tiến trở lên) Tiêu chí 19, an ninh trật tự xã hội (an ninh trật tự xã hội giữ vững). Mới đây Thủ
  • 29. 21 tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 1980 -QĐ/TTg quy định về bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đƣợc đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặt biệt khó khăn để nhanh chống chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này. Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Ban hành nội quy, quy ƣớc làng xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; điều chỉnh và bổ sung chức năng nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới. 1.3 Thực hiện chính sách 1.3.1 Chu trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn từ trong quá trình lịch sử hình thành quốc gia dân tộc và trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua các giai đoạn cách mạng, nông dân luôn là lực lƣợng hùng hậu, trung thành nhất đi theo Đảng, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của ngƣời nông dân. Trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ƣơng 7, khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Về mục tiêu cụ thể, Nghị quyết xác định, đến năm 2015: 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020,: 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
  • 30. 22 trên tổng số 9.121 xã của cả nƣớc theo 19 tiêu chí đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16-4-2009. Nông thôn mới có thể khái quát theo 5 nội dung cơ bản: Thứ nhất, đó là làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Thứ hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hƣớng kinh tế hàng hóa; Thứ ba, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nông thôn ngày càng nâng cao; Thứ tư, bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc giữ gìn; Thứ năm,xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. Trên cơ sở bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 5 nhóm nội dung (nhóm quy hoạch, nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội, nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất, nhóm văn hóa - xã hội - môi trƣờng, nhóm hệ thống chính trị), Chính phủ đã ban hành Quyết định 800 QĐ-TTg, ngày 04-6-2010 về Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, nêu rõ 19 tiêu chí và 7 nhóm giải pháp. Có thể nói, Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình trọng tâm, xuyên suốt của Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; là chƣơng trình khung, tổng thể phát triển nông thôn với 11 nội dung lớn, tổng hợp của 16 chƣơng trình mục tiêu quốc gia và 14 chƣơng trình hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai ở địa bàn nông thôn trên phạm vi cả nƣớc. Xây dựng nông thôn mới thực chất là chƣơng trình do nhân dân lựa chọn, đóng góp công sức thực hiện và trực tiếp hƣởng lợi. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế - chính trị - xã hội vì nó mang lại lợi ích thiết thân cho cƣ dân nông thôn, thông qua đó, chƣơng trình sẽ điều hòa lợi ích, thành quả công cuộc đổi mới cho ngƣời dân khu vực nông thôn. Để chính sách mang lại hiệu quả cao, đúng mục tiêu mà chính sách đó đề ra cũng nhƣ theo một chu trình nhất định, đó là quá trình mà chính sách
  • 31. 23 trải qua từ khi bắt đầu hình thành đến khi kết thúc và chu trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới cũng không ngoại lệ. Dƣới góc độ các hoạt động đƣợc thực hiện thì chính sách xây dựng nông thôn mới bao gồm các hoạt động chính là thiết kê chính sách, tổ chức triển khai thực thi chính sách và tổ chức giám sát đánh giá thực hiện chính sách. Thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nƣớc nhằm thực hiện những mục tiêu mà chính sách đó đã đề ra. Thực hiện chính sách có vai trò quan trọng; nó là cơ sở để giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội đặt ra, nếu không có việc thực hiện chính sách để đạt đƣợc những kết quả nhất định thì những chủ trƣơng, chế độ chỉ là những khẩu hiệu, nếu công tác tổ chức thực thi chính sách góp phần hoàn chỉnh bổ sung chính sách. Có những vấn đề trong giai đoạn hoạch định chính sách chƣa phát sinh, bộc lộ hoặc đã phát sinh nhƣng các nhà hoạch định chƣa nhận thấy đến giai đoạn thực thi mới phát hiện. Quá trình thực thi chính sách với những hành động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện chính sách phù hợp với thực tiển, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Việc phân tích, đánh giá một chính sách (mức độ tốt, xấu) chỉ có thể đầy đủ, có sức thuyết phục là sau khi thực hiện chính sách. Qua đó tổ chức thực thi của cơ quan chức năng mới có thể biết chính sách đó đƣợc đại đa số nhân dân chấp thuận hay không, đi vào cuộc sống hay không. Thực hiện chính sách là một khâu hợp thành chu trình chính sách là khâu trung tâm kết nối các bƣớc trong chu trình chính sách. Việc tổ chức thực thi chính sách xây dựng Nông thôn mới đƣợc thực hiên từ cấp chính quyền trung ƣơng đến chính quyền địa phƣơng, mỗi cấp chính quyền điều có những nhiệm vụ khác nhau, để thực hiện mục tiêu mà chính sách đã đề ra, trong đó
  • 32. 24 cấp chính quyền địa phƣơng việc thực thi thƣờng đƣợc thể hiện rỏ nét hơn. Trƣớc tiên ta cần hiểu về các chủ thể có liên quan trong việc thực hiên chính sách xây dựng nông thôn mới. Chủ thể thực thi chính sách. Việc thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta hiện nay đƣợc thực hiện theo 4 cấp: + Đối với cấp trung ƣơng: Chính phủ, Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, các bộ ngành có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện ban hành các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thực hiện các quy định, các tiêu chí, cơ chế chính sách,... để thực hiện xây dựng nông thôn mới. + Ở cấp tỉnh, thành phố (Thuộc trung ƣơng) Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mƣu xây dựng kế hoạch, hƣớng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách trên địa bàn. + Ở cấp huyện, xã: là cấp thực hiện trực tiếp truyền tải các chính sách đến cán bộ đảng viên và nhân dân, ở cấp huyện thì phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn (cơ quan thƣờng trực) giúp ban chỉ đạo huyện và ủy ban Nhân dân huyện tổ chức triển khai và thực hiện chính sách theo 19 tiêu chí đến tận ngƣời dân, hƣớng dẫn các xã đăng ký thực hiện từng tiêu chí cũng nhƣ lộ trình thực hiện của từng đơn vị. Song bên cạnh đó còn có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội, hội quần chúng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đƣợc pháp luật quy định hoặc cho phép, phối hợp cùng các cơ quan chức năng tham gia giám sát, vận động các nguồn lực, và nhân dân để thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, các tổ chức phi chính phủ, xã hội tự nguyện trên cơ sở mục đích, tôn chỉ hoạt động đƣợc pháp luật cho phép vận động các nguồn kinh phí của tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm thực hiện các hoạt động có liên quan đến xây dựng nông thôn mới để giúp địa phƣơng khắc phục khó khăn, vƣơn
  • 33. 25 tới cuộc sống mới, góp phần hình thành xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng. - Chủ thể thụ hƣởng. Chủ thể thụ hƣởng là hệ thống chính trị và của mọi ngƣời dân với mục đích cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Với tầm quan trọng của giai đoạn thực hiện chính sách nên các chủ thể có liên quan cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao công tác tổ chức triển khai thực hiện các chủ thể có liên quan cần phải thực hiện nhiều nội dung quản lý khác nhau. Chu trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới phải trải qua các bƣớc cơ bản sau: 1.3.2 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp diễn ra trong một thời gian dài, vì thế việc lập kế hoạch là bƣớc cần thiết và quan trọng, điều này sẽ giúp cơ quan nhà nƣớc triển khai thực hiện chính sách một cách chủ động. Kế hoạch phải đƣợc xây dựng trƣớc khi đƣa chính sách vào cuộc sống các cơ quan triển khai từ trung ƣơng điều phải lập kế hoạch gồm những nội dung sau; - Kế hoạch về tổ chức, điều hành: Gồm những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ thể và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lƣợng và chất lƣợng nhân sự tham gia tổ chức thực thi, cơ chế thực thi,... - Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực nhƣ: nguồn lực về tài chính, trang thiết bị hỗ trợ,... - Kế hoạch về thời gian triển khai thực hiện: Dự kiến thời gian duy trì chính sách, dự kiến các bƣớc tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bƣớc đều có mục tiêu cần đạt đƣợc và thời gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu.
  • 34. 26 - Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách: Là những dự kiến về tiến độ, hình thức, phƣơng pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách. - Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức điều hành: Về trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công chức và các cơ quan nhà nƣớc tham gia tổ chức điều hành chính sách. - Dự kiến kế hoạch thực thi chính sách ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem xét thời gian, kế hoạch thực thi chính sách, mạng giá trị pháp lý, đƣợc các chủ thể có liên quan chấp hành thực hiện, việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định. 1.3.3 Phổ biến, tuyên truyền chính sách Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đƣợc thông qua, việc trƣớc tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với cơ quan nhà nƣớc và các đối tƣợng thực thi chính sách, phổ biến tuyên truyền chính sách tốt sẽ giúp các đối tƣợng tham gia thực thi chính sách và mọi ngƣời dân tham gia thực thi hiểu về mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh của từng địa phƣơng, đơn vị và tính khả thi của chính sách,... để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nƣớc, đồng thời giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm thực thi nhận thức đầy đủ tính chất, trình độ của chính sách đối với đời sống xã hội để chủ động, tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách đƣợc giao. Việc làm này cần đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ về trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, về trang thiết bị kỷ thuật,... nhằm nâng cao chất lƣợng tuyên truyền, vận động đây là đòi hỏi của thực tế khách quan.
  • 35. 27 1.3.4 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách Việc phân công, phối hợp của các cơ quan đơn vị tổ chức thực hiện chính sách theo kế hoạch đƣợc phê duyệt chính sách đƣợc thực hiện trên phạm vi rộng lớn, tối thiểu cũng một vùng, miền vì thế mà số lƣợng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn, số lƣợng tham gia bao gồm các đối tƣợng tác động của chính sách, nhân dân thực hiện và bộ máy thực thi của nhà nƣớc, không chỉ có vậy các hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách diễn ra cũng hết sức phong phú, đa dạng theo không gian và thời gian, chúng đan xen nhau, thúc đẩy nhau hay kìm hãm nhau theo quy luật,... Bởi vậy muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả thì phải tiến hành phân công phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hƣởng đến thực hiện mục tiêu chính sách, trong thực tế thƣờng hay phân công các cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó, chính sách có thể tác động đến một bộ phận dân cƣ nhƣng kết quả tác động lại liên quan nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý. Hoạt động phân công, phối hơp diễn ra theo quá trình thực hiện chính sách đƣợc ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách. 1.3.5 Duy trì chính sách Có nghĩa là làm cho chính sách đƣợc tồn tại và phát huy hiệu quả trong môi trƣờng thực tế, muốn cho chính sách đƣợc duy trì đòi hỏi phải có sự đồng tâm hiệp lực của cả ngƣời tổ chức, ngƣời thực thi và môi trƣờng tồn tại. Đối với các cơ quan nhà nƣớc ngƣời chủ động thực thi chính sách phải thƣờng xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện. Nếu thực hiện còn vƣớng những khó khăn do môi trƣờng thực tế biến động thì các cơ quan nhà nƣớc sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm
  • 36. 28 tạo lập môi trƣờng thuận lợi việc thực thi chính sách, đồng thời chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới.Khi thật sự cần thiết, nhằm bảo đảm lợi ích chung của xã hội, các cơ quan nhà nƣớc có thể kết hợp sử dụng biện pháp hành chính để duy trì chính sách. Đối với ngƣời chấp hành chính sách có trách nhiệm tham gia thực hiện đầy đủ theo yêu cầu của nhà nƣớc và vận động lẫn nhau tích cực chấp hành phải làm cho ngƣời dân nhận thức về vai trò, quyền, nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành chính sách, phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ của nhân dân để nhân dân tích cực tham gia quản lý xã hội. Trong đó vừa chấp hành chính sách vừa tham gia tìm kiếm, đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu với cơ quan nhà nƣớc để bổ sung chính sách ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng thời đối tƣợng thực thi chính sách cũng là chủ thể tồn tại trong môi trƣờng sống, vì thế mà họ có thể tác động lại cho môi trƣờng thuận lợi hơn. 1.3.6 Điều chỉnh chính sách Đây là một hoạt động rất cần thiết diễn ra thƣờng xuyên trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, nó đƣợc thực hiện bởi cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để cho chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế, theo quy định thì cơ quan nào ban hành chính sách thì có quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách đó, nhƣng trên thực tế thì việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế chính sách diễn ra rất năng động, linh hoạt vì thế mà các ngành, các cấp chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách để thực hiện có hiệu quả miễn là không làm thay đổi mục tiêu của chính sách, Nếu cần hoàn thiện mục tiêu chính sách thì cơ quan nhà nƣớc của ngành, địa phƣơng phải chủ động đề xuất để cơ quan ban hành thực hiện. Một nội dung rất quan trọng trong điều chỉnh chính sách là: để chính sách tiếp tục tồn tại thì chỉ đƣợc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu hoặc bổ sung hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu của thực tế. Nếu
  • 37. 29 điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu nghĩa là làm thay đổi chính sách thì coi nhƣ chính sách không còn tồn tại. Hoạt động điều chỉnh chính sách đòi hỏi phải chính xác, hợp lý nếu không sẽ làm sai lệch, biến dạng chính sách, làm cho chúng trở nên kém hiệu quả, thậm chí không tồn tại đƣợc, để thực hiện đƣợc yêu cầu trên thì cơ quan nhà nƣớc các cấp, các ngành phải thƣờng xuyên theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện để kịp thời phát hiện những sai lệch để điều chỉnh kịp thời. 1.3.7 Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách Quá trình thực thi chính sách đƣợc thực hiện đồng bộ và có nhiều cơ quan, tổ chức và nhân dân tham gia, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở từng nơi khác nhau trình độ tổ chức thực thi của cán bộ, công chức không đồng điều. Do vậy các cơ quan nhà nƣớc phải thƣờng xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chính sách, qua kiểm tra, đôn đốc các mục tiêu và biện pháp chủ yếu của chính sách lại đƣợc khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức cũng nhƣ đối tƣợng thực thi chính sách tập trung chú ý những nội dung ƣu tiên trong quá trình thực hiện chính sách, Căn cứ kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã đƣợc phê duyệt, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả. Kiểm tra thƣờng xuyên sẽ giúp cho nhà quản lý nắm chắc tình hình thực thi chính sách, từ đó có cơ sở đánh giá đƣợc mặt mạnh, yếu của công tác tổ chức thực thi chính sách, giúp phát hiện những thiếu xót trong công tác lập kế hoạch, tổ chức thực thi để điều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của cơ quan, đối tƣợng thực thi chính sách, kịp thời phát hiện những nhân tố tích cực để nhân rộng và tạo ra phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu. Công tác kiểm tra, đôn đốc này còn giúp cho đối tƣợng thực thi chính sách biết đƣợc những hạn chế của mình để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện.
  • 38. 30 Giúp họ nhận thức đúng đắn vị trí của mình để yên tâm thực hiện có trách nhiệm công việc đƣợc giao và giúp cho ngƣời dân nắm chắc quyền lợi, nghĩa vụ của mình để yêu cầu, giám sát cơ quan nhà nƣớc thực hiện đầy đủ theo quy định. Thực hiện tốt vấn đề trên vừa kịp thời hoàn thiện, bổ sung chính sách vừa chấn trỉnh công tác tổ chức thực thi chính sách góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả việc thực thi chính sách. 1.3.8 Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm Tổ chức thực thi chính sách đƣợc tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách, trong thời gian đó ngƣời ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính sách, Trong đó đánh giá toàn bộ đƣợc thực hiện sau khi kết thúc chính sách, đánh giá tống kết từng bƣớc thực thi chính sách đƣợc hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tƣợng thực thi chính sách. Đối tƣợng đƣợc xem xét, đánh giá tổng kết và chỉ đạo điều hành thực thi chính sách là cơ quan nhà nƣớc từ trung ƣơng đến cơ sở, ngoài ra còn xem xét cả vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, xã hội trong việc tham gia thực thi chính sách, cơ sở để tổng kết công tác chỉ đạo điều hành thực thi chính sách trong các cơ quan nhà nƣớc là kế hoạch đƣợc giao và những nội quy, quy chế đƣợc xây dựng, đồng thời có kết hợp việc sử dụng các văn bản có liên quan giữa cơ quan nhà nƣớc với các tổ chức xã hội và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hình phối hợp, chỉ đạo điều hành thực thi chính sách của các tổ chức chính trị và xã hội với nhà nƣớc. Bên cạnh việc đánh giá, tổng kết kết quả chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nƣớc, chúng ta còn xem xét đánh giá việc thực thi của các đối tƣợng tham gia thực hiện chính sách bao gồm: các đối tƣợng thụ hƣởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả thành viên trong xã hội với tƣ
  • 39. 31 cách là công dân, thƣớc đo đánh giá kết quả thực thi của các đối tƣợng này là tinh thần hƣởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành để thực hiện, mục tiêu chính sách trong từng điều kiện và thời gian và không gian. Trên đây là chu trình thực thi chính sách nói chung và chính sách xây dựng nông thôn mới nói riêng để đảm bảo chính sách thực thi có hiệu quả, đạt đƣợc mục tiêu đề ra thì đòi hỏi việc tuân thủ đúng quy trình trên đây trong việc thực thi chính sách. 1.4 Vai trò ý nghĩa của chính sách xây dựng nông thôn mới Ngay trong những năm đầu triển khai, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã nhanh chóng trở thành phong trào của cả nƣớc. Nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới đƣợc xác định rõ trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Ban Bí thƣ Trung ƣơng khóa X đã trực tiếp chỉ đạo Chƣơng trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền. Bộ máy quản lý và điều hành Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đã đƣợc hình thành từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng. Các bộ, ngành đã ban hành 25 loại văn bản hƣớng dẫn địa phƣơng về tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, quy hoạch nông thôn mới. Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”. Ngày 08-6-2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã chính thức phát động thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Thực hiện đƣờng lối của Đảng, trong những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phƣơng trên cả nƣớc, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy đƣợc sức mạnh của cả xã hội. Quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo Trung ƣơng đã kế
  • 40. 32 thừa kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng xã nông thôn mới. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, Ban Chỉ đạo đã thống nhất các xã lựa chọn những tiêu chí mà đa số ngƣời dân thấy cần thì tập trung làm trƣớc, khuyến khích triển khai những công việc từng thôn, xóm, từng hộ dân có thể tự làm đƣợc đã tập trung cao cho nhiệm vụ phát triển sản xuất, dồn điền, đổi thửa, tập trung ruộng đất gắn với quy hoạch đồng ruộng, cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất. Đã huy động tổng lực các nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới, ngoài nguồn vốn Nhà nƣớc hỗ trợ, rất chú trọng huy động các nguồn vốn khác, nhƣ từ ngân hàng, doanh nghiệp và xã hội, đặc biệt là huy động nội lực trong nhân dân, nhƣ góp công lao động, hiến đất, vật liệu, tiền, đóng góp tinh thần và động viên ngƣời thân thành đạt tham gia. Bên cạnh đó, đã quan tâm tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hƣớng nâng cao kỹ năng tay nghề, giải quyết việc làm cho nông dân theo cả hai hƣớng phi nông nghiệp và nông nghiệp; quan tâm tới chất lƣợng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng tình làng nghĩa xóm, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng và an ninh nông thôn. Đồng thời, chú trọng phát động và tổ chức rộng khắp phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Xây dựng nông thôn mới là một chủ trƣơng lớn của Đảng và nhà nƣớc ta đƣợc cả hệ thống chính trị và nhân dân đồng tình hƣởng ứng, nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và trật tự xã hội ổn định góp phần đƣa nƣớc ta phát triển nhanh so với khu vực hiện tại củng nhƣ tƣơng lai.
  • 41. 33 1.4.1 Vai trò Xây dựng nông thôn mới đóng vai trò tích cực trong sự phát triển của đất nƣớc, vấn đề này dễ nhận thấy vì nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp phần lớn dân số sống ở nông thôn, sau hơn 30 năm đổi mới tuy chúng ta gặt hái nhiều kết quả song kinh tế xã hội ở nông thôn còn bấp bênh, đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều hạn chế, trật tự xã hội từng lúc từng nơi thiếu ổn định, cho nên việc xây dựng các chính sách xây dựng nông thôn mới đƣợc đảng, nhà nƣớc đặt biệt quan tâm để ngƣời dân ở nông thôn tiếp cận, hƣởng thụ từng chính sách trên các lĩnh vực, nâng cao dân trí, đào tạo nghề nghiệp, tiếp cận khoa học kỷ thuật và mục đích cuối cùng là nâng cao mức sống của ngƣời dân. Từ đó mà niềm tin của dân đặt chọn vào chính sách và đã tự giác thực hiện suốt thời gian qua và đã mang lại nhiều kết quả tích cực, chống lại những hoạt động gây mất ổn định chính trị của các thế lực thù địch trong và ngoài nƣớc. Xây dựng nông thôn mới góp phần thúc đẩy kinh tế, nhất là kinh tế ở nông thôn phát triển tích cực, một quốc gia mà sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn, thiếu sự công bằng trong hƣởng thụ thì sẽ gây ra nhiều khó khăn cho chiến lƣợc phát triển chung của quốc gia đó, với ý nghĩa thiết thực của các chính sách hƣớng về nông thôn nhƣ: phát triển sản xuất, đào tạo nghề, đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất củng nhƣ đời sống đã làm cho ngƣời dân nông thôn phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập, tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, bảo hiểm,... góp phần quan trọng vào sự phát triển và ổn định của đất nƣớc, tạo sự bền vững trong chiến lƣợt phát triển bởi vấn đề nông nghiệp, nông thôn đƣợc quan tâm giải quyết thì đất nƣớc sẽ ổn định và phát triển và ngƣợc lại, kinh tế xã hội ổn định sẽ tác động tích cực và nền chính trị sẽ càng vững mạnh hơn.
  • 42. 34 Thông qua thực hiện các chính sách thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là điều kiện để phát triển đồng điều hơn giữa các vùng, miền, địa phƣơng của đất nƣớc, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, khoảng cách vùng, miền, nông thôn thành thị, giàu nghèo dần đƣợc điều chỉnh một cách hợp lý. Hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ đƣợc tiếp cận tốt hơn nhƣ: khám và điều trị bệnh, giáo dục và đào tạo, bƣu chính viễn thông,... việc cung cấp các dịch vụ này cơ bản sẽ là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội, giử vững an ninh trật tự và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh góp phần vào sự phát triển chung của quốc gia. Tóm lại: Chính sách xây dựng nông thôn mới có vai trò quan trọng trong việc định hƣớng mục tiêu phát triển của đất nƣớc, đời sống của nhân dân sẽ đƣợc nâng lên về vật chất và tinh thần, dân chủ ở cơ sở đƣợc phát huy mạnh mẽ, vị trí của các chủ thể thực thi chính sách về xây dựng nông thôn mới đƣợc thể hiện rỏ nét và có sự lan tỏa và ảnh hƣởng lớn đến các vấn đề chính trị, trật tự an toàn của đất nƣớc. 1.4.2 Ý nghĩa Chính sách xây dựng nông thôn mới nhƣ là một phƣơng tiện "bà đỡ" cho phát triển mọi mặt ở nông thôn, nhất là những vùng miền có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, những hộ gia đình và ngƣời dân yếu thế trong xã hội thì có điều kiện vƣơn lên cải thiện đời sống và có đủ điều kiện để hòa nhập cộng đồng; xóa bỏ mặt cảm, tự ti trong cộng đồng dân cƣ; dân chủ trong xã hội đƣợc phát huy, quyền con ngƣời đƣợc bảo đảm. Thông qua chính sách xây dựng nông thôn mới tính tích cực của xã hội thể hiện rỏ nét hơn đó là truyền thống đoàn kết thƣơng yêu, giúp đỡ lẫn nhau, tính tự lực vƣơn lên của mỗi ngƣời, từng hộ gia đình, làng xã đƣợc phát huy có sự hỗ trợ của nhà nƣớc; tránh sự chồng chéo, ỷ lại vào nhà nƣớc, đây là nét
  • 43. 35 đẹp là tính cần cù sáng tạo của ngƣời dân Việt Nam và cũng là nhân tố tích cực để ổn định và phát triển mọi mặt của xã hội và cũng thể hiện tính nhân văn trong phát triển đất nƣớc một cách toàn diện hơn, và đây là những dự báo quan trọng cho việc thực hiện chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ tổ quốc và định hƣớng xây dựng chủ nghĩa xã hội của nƣớc ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng. Xây dựng nông thôn mới không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế, xã hội mà còn thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp và nhân văn sâu sắc của dân tộc ta. Thực hiện tốt chính sách xây dựng nông thôn mới sẽ góp phần bảo đảm an sinh xã hội của quốc gia, khoảng cách vùng miền, giàu nghèo đƣợc rút ngắn và hƣớng tới một xã hội công bằng hơn. Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu của sự phát triển bền vững vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chủ trƣơng có tầm chiến lƣợt đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của đảng, nhà nƣớc và nhân dân ta. Qua đó tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện nông thôn mới. Với những quyết sách của chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành và địa phƣơng thì việc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam đang trở thành một cuộc vận động mạnh mẽ trên con đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu "Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" mà Đảng, Bác hồ và Nhân dân ta đã chọn. 1.5 Những bài học kinh nghiệm Từ những phân tích trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để thời gian tới thực hiện một cách hiệu quả hơn. Một là, xây dựng nông thôn mới thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn
  • 44. 36 xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Hai là, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hƣởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công của Chƣơng trình. Ba là, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thƣờng xuyên sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. Trong đó, ngƣời đứng đầu cấp ủy và chính quyền giữ vai trò rất quan trọng. Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự quan tâm vào cuộc thƣờng xuyên, quyết liệt thì trong cùng hoàn cảnh còn nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét. Bốn là, phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ƣu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Có phƣơng thức huy động các nguồn lực phù hợp. Năm là, phải có hệ thống chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo có hiệu quả . Sáu là, lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nƣớc và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của ngƣời dân phải đƣợc thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gƣợng ép quá sức dân.
  • 45. 37 Tiểu kết chƣơng 1 Xây dựng Nông thôn mới là cuộc cách mạng, là cuộc vận động lớn để xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng, kinh tế-xã hội từng bƣớc hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp-dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, an ninh trật tự đƣợc giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao, phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chính sách về xây dựng nông thôn mới là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực của nhà nƣớc đối với các hoạt động xây dựng nông thôn mới và các chủ thể có liên quan nhằm phát triển nông thôn đúng hƣớng, tạo sự phát triển bền vững và hiệu quả, hoàn thành 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
  • 46. 38 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƢỢNG, TỈNH KIÊN GIANG 2.1 Đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội huyện U Minh Thượng Trong hơn 30 năm đổi mới, thực hiện công nghệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành rất nhiều chính sách nông nghiệp nông thôn. Có thể chia thành 02 loại chính sách dựa theo tiêu chí "cởi trói" và "thúc đẩy" để chuyển từ nền kinh tế nhà nƣớc hóa, bao cấp, kế hoạch hóa tập trung quan liêu sanh nền kinh tế thị trƣờng trong nông nghiệp, nông thôn, hƣớng tới mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Mọi chính sách của Đảng và nhà nƣớc điều vì mục tiêu phát triển, nhƣng có đạt đƣợc mục tiêu này hay không còn tùy thuộc vào sự đúng đắn và kịp thời của chính sách. Tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới triên địa bàn huyện U Minh Thƣợng: Mục tiêu của huyện phấn đấu đến năm 2015 có 20% xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến năm 2020 có 100% xã đạt chuẩn về nông thôn mới và huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới; trong quá trình thực hiện huyện chọn 02 xã Vĩnh Hòa và Thạnh Yên làm điểm chỉ đạo. Huyện U Minh Thƣợng đƣợc thành lập vào tháng 5 năm 2007 trên cơ sở chia tách từ 3 huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng thấp so với các huyện trong khu vực, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý: U Minh Thƣợng là một trong những huyện có điều kiện kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn của tỉnh Kiên Giang, Phía Bắc giáp sông Cái lớn huyện Gò Quao, phía Nam giáp huyện huyện Thới Bình – tỉnh Cà
  • 47. 39 Mau, phía Tây giáp huyện An Biên Và An Minh, phía Đông giáp huyện Vĩnh Thuận. Huyện U Minh Thƣợng có nhiều kênh gạch chằn chịch, địa bàn rộng, dân cƣ sống không tập trung, đa số sống rải rác ven các bờ sông Đơn vị hành chính của huyện đƣợc chia thành 06 xã bao gồm: xã Thạnh Yên, Thạnh Yên A, Vĩnh Hòa, Hòa Chánh, Minh Thuận và An Minh Bắc Điều kiện tự nhiên: Huyện có diện tích tự nhiên 43.270,13 ha, trong đó diện tích đất rừng các loại là 9.361,26 ha, còn lại là đất sản xuất nông nghiệp, đất ở Về địa hình, khí hậu, thủy văn Địa hình: Huyện có địa hình bằng phẳng và tƣơng đối thấp nhƣ các nơi khác của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long Khí hậu: U Minh Thƣợng chịu tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nóng và ẩm, có hai mùa mƣa và nắng rõ rệt. Mùa mƣa thƣờng từ khoảng tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu khoảng tháng 12 đến tháng 4 năm sau Hƣớng gió phổ biến là gió Tây Nam vào mùa mƣa và gió Đông Bắc hoặc Đông Nam (gió chƣớng) vào mùa khô, Tốc độ gió ở mức trung bình của đồng bằng. Nhiệt độ trung bình từ 25-280 C. Cao nhất 35,50 C. (tháng 4 và tháng 5). Thấp nhất 17,10 C (tháng 1 và tháng 2). Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.100m/m, tập trung nhiều nhất vào tháng 8, tháng 9 (hơn 340 m/m). Tháng 1 và tháng 2 hầu nhƣ không có mƣa. Tuy vậy, trong vài năm gần đây do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu nên thỉnh thoãng vẫn có mƣa trong mùa khô. Độ ẩm không khí biến động ở 963 từ 78-82%. Độ ẩm không khí tăng dần trong mùa mƣa (83-86%) và giảm dần trong các mùa khô (74- 80%), thích hợp cho phát triển cây trồng, vật nuôi kể cả trong mùa nắng.