SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THÙY DUNG
PHÁT TRI ỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔ G DÙNG TI ỀN
MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRI ỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QU ẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: QU ẢN LÝ KINH T Ế
MÃ S Ố: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN
HUẾ - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các s ố liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có ngu ồn gốc rõ ràng và ch ưa từng
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác. Tôi c ũng xin cam đoan rằng mọi sự
giúp đỡ cho việc hoàn thành lu ận văn này đã được cám ơn.
Tôi xin ch ịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả
Nguyễn Thùy Dung
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này hoàn thành cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến tất cả những tổ chức và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong su ốt quá
trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài
Tôi xin trân tr ọng cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Quý
Thầy - Cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã truyền đạt kiến thức, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong th ời gian học tập cũng như quá trình nghiên cứu
thực hiện luận văn vừa qua.
Tôi xin bày t ỏ lòng bi ết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Trương Tấn Quân, giảng
viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Ban Giám đốc và anh chị em đồng
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị,
Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong
quá trình thu thập thông tin, s ố liệu phục vụ nghiên cứu.
Cám ơn sự hỗ trợ, chia sẽ, động viên, nhiệt tình giúp đỡ của các đồng
nghiệp, bạn bè và người thân trong suốt quá trình học tập và nghiên c ứu.
Luận văn hoàn thành chắ c chắn không tránh kh ỏi những thiếu sót và h ạn
chế. Kính mong quý Thầy, Cô giáo, các chuyên gia, b ạn bè, đồng nghiệp tiếp tục
giú p đỡ, đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin trân tr ọng cảm ơn!
Huế, tháng 09 năm 2018
TÁC GI Ả
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH
TẾ Họ và tên h ọc viên: NGUYỄN THÙY DUNG
Chuyên ngành: Qu ản lý kinh t ế Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG TẤN Q ÂN
Tên đề tài: PHÁT TRI ỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRI ỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QU ẢNG
TRỊ 1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt là tất yếu khách quan của
xu thế kết nối toàn cầu; thực hiện đa dạng hóa s ản phẩm dịch vụ hiện đại hóa công
nghệ ngân hàng đối với các ngân hàng Vi ệt am, trong đó có ngân hàng TMCP Đầu
tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Qua nghiên cứu, tìm hiểu tôi nh ận thấy dịch vụ
thanh toán không dùng ti ền mặt trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhi ều bất cập, chưa thực
sự tương xứng với tiềm năng phát triển của nó. Xu ất phát từ thực tế trên, tác giả đã
lựa chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại Ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị” làm luận
văn nghiên cứu của mình.
2. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp điều tra khảo sát: số liệu được thu thập sơ bộ từ BIDV Quảng
Trị và từ khách hàng c ủa BIDV Quảng Trị
+ Phương pháp thống kê: dựa vào số liệu thống kê từ các nguồn báo cáo c ủa
BIDV Quảng Trị, các tạp chí, sách báo, internet, phân tích định tính và đinh lượng.
3. Kết quả nghiên cứu và nh ững đóng góp khoa học của luận văn:
Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển dịch vụ thanh
toán không dùng ti ền mặt và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện việc phát triển dịch
vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Quảng Trị. Nghiên cứu có giá tr ị ứng dụng trong thực tiễn và là
nguồn tài liệu tham khảo không ch ỉ cho các nhà qu ản lý t ại BIDV Quảng Trị mà
còn cho t ất cả các ngân hàng khác có s ự quan tâm.
iii
DANH MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT
BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BIDV Quảng Trị : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
chi nhánh
Quảng Trị
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CTCP : Công ty C ổ phần
GDKH : Giao dịch khách hàng
HĐV : Huy động vốn
HĐV BQ : Huy động vốn bình quân
HĐV CK : Huy động vốn cuối kỳ
KH : Khách hàng
KHCN : Khách hàng cá nhân
KHDN : Khách hàng doanh nghi ệp
KHTC : Kế hoạch tài chính
KQKD : Kết quả kinh doanh
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
QL&DV : Quản lý và d ịch vụ
QLKH : Quan lý khách hàng
QLRR : Quản lý r ủi ro
TCHC : Tổ chức hành chính
TTKDTM : Thanh toán không dùng ti ền mặt
XHTDNB : Xếp hạng tín dụng nội bộ
iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................................i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................................ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt....................................................................................................................iv
Mục lục...........................................................................................................................................................v
Danh mục các hình, biểu đồ..................................................................................................................x
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên c ứu...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên c ứu của đề tài.....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................3
5. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................................................4
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU........................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ PHÁT TRI ỂN DỊCH
VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TI ỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.........................................................................................................................................5
1.1. Khái niệm về NHTM và thanh toán không dùng ti ền mặt............................................5
1.1.1 Khái niệm về NHTM..................................................................................................................5
1.1.2 Khái niệm về thanh toán không dùng ti ền mặt..............................................................5
1.1.3 Nội dung của phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt.....................12
1.2 Phát triển thanh toán không dùng ti ền mặt của NHTM và các nhân t ố ảnh
hưởng............................................................................................................................................................15
1.2.1 Khái niệm và các phương thức phát triển thanh toán không dùng ti ền mặt của
NHTM..........................................................................................................................................................15
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền
mặt của NHTM.........................................................................................................................................18
1.2.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền
mặt của NHTM.........................................................................................................................................21
v
1.3 Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt ở một số
ngân hàng trên th ế giới và Việt Nam, bài học kinh nghiệm đối với BIDV.................25
1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt ở một số
ngân hàng trên th ế giới và Việt Nam............................................................................................25
1.3.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt
cho BIDV và BIDV Quảng Trị.........................................................................................................29
TÓM T ẮT CHƯƠNG 1......................................................................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRI ỂN THANH OÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM CHI NHÁNH QU ẢNG TRỊ.............................................................................................32
2.1.Khái quát v ề Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng
Trị...................................................................................................................................................................32
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của BIDV Quảng Trị.................32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý c ủa BIDV Quảng Trị......................................33
2.1.3. Thực trạng về mạng lưới hoạt động..................................................................................35
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015-2017
35
2.2. Thực trạng về thanh toán không dùng ti ền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và
phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị (BIDV Quảng Trị)...........................................41
2.2.1 Tổng quát về thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị................41
2.2.2 Các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị
44
2.2.3 So sánh thực trạng thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị và một
số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị...........................................................59
2.3 Đánh giá của khách hàng v ề chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng ti ền
mặt của BIDV Quảng Trị....................................................................................................................61
2.3.1 Cơ cấu mẫu điều tra.................................................................................................................61
2.3.2. Đánh giá của khách hàng v ề dịch vụ TTKDTM tại BIDV Quảng Trị.............63
2.4 Đánh giá thực trạng về thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị .69
2.4.1 Những kết quả đạt được.........................................................................................................69
2.4.2 Những mặt hạn chế...................................................................................................................70
vi
2.4.3 Nguyên nhân c ủa những hạn chế......................................................................................71
TÓM T ẮT CHƯƠNG 2......................................................................................................................75
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRI ỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM CHI NHÁNH QU ẢNG TRỊ.............................................................................................76
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển BIDV Quảng Trị và dịch vụ thanh toán
không dùng ti ền mặt trong thời gian tới......................................................................................76
3.1.1 Mục tiêu phát tri ển BIDV Quảng Trị đến năm 2020...............................................76
3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV
Quảng Trị đến năm 2020.....................................................................................................................78
3.2 Giải pháp phát tri ển thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị......79
3.2.1 Giải pháp cụ thể đối với từng hình thức thanh toán không dùng ti ền mặt.....79
3.2.2 Giải pháp về công ngh ệ.........................................................................................................81
3.2.3 Giải pháp marketing.................................................................................................................81
3.2.4 Giải pháp nâng cao ch ất lượng dịch vụ..........................................................................83
3.2.5 Giải pháp hạn chế rui ro trong việc cung cấp dịch vụ TTKDTM.......................85
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ.................................................................................87
1. Kết luận...................................................................................................................................................87
2. Kiến nghị................................................................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LI Ệ U THAM KHẢO...............................................................................94
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH L ẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC
SĨ BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN
XÉT LU ẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LU Ậ VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NH
ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN
vii
DANH MỤC CÁC B ẢNG
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015-2017
................................................................................................................. 35
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn của của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2017 .36
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện dịch vụ của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015-2017... 40
Bảng 2.4: Tình hình thanh toán nội địa của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015-2017
................................................................................................................. 41
Bảng 2.5: Cơ cấu về số lượng giao dịch của các phương thức TTKDTM tại BIDV
Quảng Trị giai đoạn 2015-2017............................................................... 42
Bảng 2.6: Cơ cấu về doanh số thanh toán của các phương thức TTKDTM tại BIDV
Quảng Trị giai đoạn 2015-2017............................................................... 43
Bảng 2.7: Thực trạng thanh toán ủy nhiệm chi tại BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015-
2017 ......................................................................................................... 45
Bảng 2.8: Thực trạng thanh toán ủy nhiệm thu tại BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015-
2017 ......................................................................................................... 46
Bảng 2.9: Kết quả thực hiện dịch vụ thẻ của BIDV Chi nhánh Quảng Trị giai đoạn
2015 – 2017 ............................................................................................. 48
Bảng 2.10: Thực trạng thanh toán ngân hàng điện tử tại BIDV Quảng Trị giai đoạn
2015-2017 ................................................................................................55
Bảng 2.11: So sánh các phương thức TTKDTM của BIDV Quảng Trị với một số
NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.........................................................59
Bảng 2.12: So sánh dịch vụ khách hàng cá nhân .......................................................60
Bảng 2.13: Cơ cấu mẫu điều tra ................................................................................. 62
Bảng 2.14 : Thời gian khách hàng có quan h ệ giao dịch TTKDTM với BIDV Quảng
Trị ............................................................................................................ 63
Bảng 2.15: Các loại dịch vụ TTKDTM mà khách hàng s ử dụng tại BIDV Quảng Trị
.................................................................................................................64
viii
Bảng 2.16: Lý do KH ch ưa sử dụng hay chưa sử dụng một số dịch vụ TTKDTM của
BIDV Quảng Trị...............................................................................................................65
Bảng 2.17: Nguồn thông tin khách hàng s ử dụng để tiếp cận dịch vụ TTKDTM.....66
Bảng 2.18: Ý ki ến của khách hàng v ề các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và chất
lượng dịch vụ TTKDTM tại BIDV Quảng Trị...................................................67
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, BI ỂU ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý c ủa BIDV Quảng Trị .............................. 33
Hình 2.2: Cơ cấu dư nợ của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2017 .................... 38
Hình 2.3: Thị phần tín dụng của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm
2017 ......................................................................................................... 39
Hình 2.4: Số lượng máy ATM, EDC/POS các NH t ỉnh Quảng Trị năm 2017 ....... 54
x
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên c ứu
Cùng v ới sự phát triển của nền kinh tế nói chung và l ĩnh vực công ngh ệ
thông tin nói riêng, xu th ế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới diễn ra ngày càng
mạnh mẽ, hoạt động thanh toán không dùng ti ền mặt đã có nh ững bước phát triển
vượt bậc và đang ngày càng chiếm ưu thế so với các phương tiện thanh toán truyền
thống tại Việt Nam. Khắc phục được những nhược điểm của thanh toán bằng tiền
mặt, thanh toán không dùng ti ền mặt là phương tiện thanh toán ưu việt hơn đáp ứng
một cách toàn di ện cho nhu cầu của sự phát triển kinh tế. Thêm vào đó góp phần
thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hi ện đại hóa đất nước. Chính vì thế, việc
nghiên cứu nhằm đưa ra định hướng phát triển bền vững cho hoạt động của hệ
thống thanh toán là r ất cần thiết. Với định hướng phát triển trở thành một trong
những ngân hàng bán l ẻ hàng đầu vào năm 2020, BIDV đang đẩy mạnh phát triển
các dịch vụ ngân hàng điện tử, hiện đại hóa các kênh thanh toán, giao d ịch, mang
lại tiện ích cho khách hàng, góp ph ần cùng h ệ thống ngân hàng đẩy mạnh thanh
toán không dùng ti ền mặt theo mục tiêu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Xét về mặt quản lý, hình thức thanh toán không dùng ti ền mặt góp ph ần
giảm tải khối lượng công vi ệc cho cán bộ ngân hàng, giảm thiểu thời gian đi lại,
giao dịch của khách hàng khi đến với ngân hàng. Đồng thời đây là kênh thu được
lợi nhuận cao và hiệu quả, giảm thiểu được khối lượng lớn tiền mặt lưu thông trên
thị trường đây là yếu tố cần thiết căn bản để ổn định tiền tệ, chống và kiềm chế lạm
phát, hạn chế được vấn nạn tiền giả hiện nay.
Trong những năm gần đây, BIDV Quảng Trị không nh ững ngày càng hoàn
thiện các phương thức thanh toán truyền thống mà còn t ập trung phát triển nhưng
phương thức thanh toán ngân hàng hi ện đại có ch ất lượng cao, an toàn, hiệu quả
nhằm làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao c ủa khách hàng. Song, th ực tiễn phát
triển thanh toán không dùng ti ền mặt của BIDV Quảng Trị vẫn còn t ồn tại những
khó khăn và hạn chế. Việc tìm ra được các biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển
của các phương thức thanh toán không dùng ti ền mặt cũng như giúp hệ thống Ngân
1
hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam khẳng định vị thế, thương
hiệu của mình trong thời kỳ cạnh tranh, hội nhập và phát tri ển vẫn đang là vấn đề
khá bức thiết.
Với mong muốn có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển dịch vụ thanh toán
không dùng ti ền mặt tại ngân hàng, trên cơ sở những lý lu ận chung đã được học và
thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị,
tôi đã chọn đề tài: “ Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại Ngân
hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị” làm
luận văn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu chung:
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thành toán không dùng ti ền
mặt của BIDV Quảng Trị,từ đó đưa ra định hướng và giải pháp phát tri ển dịch vụ
thanh toán không dùng ti ền mặt tại chi nhánh, góp ph ần nâng cao năng lực cạnh
tranh cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
* Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý lu ận và thực tiễn về dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt của ngân hàng thương mại;
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thành toán không dùng ti ền
mặt tại Ngân hàng TMCP ầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị;
- Đề xuất giải pháp và m ột số kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thanh toán
không dùng ti ền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Quảng Trị;
3. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu
- Đối thương nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến phát triển dịch vụ
thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại BIDV Quảng Trị.
2
+ Phạm vi thời gian: Các số liệu dùng để phân tích trong đề tài chủ yếu được
thu thập từ năm 2015 - 2017. Đề xuất giải pháp phát tri ển dịch vụ thanh toán không
dùng ti ền mặt tầm nhìn 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
4.1.1. Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ các tài li ệu và báo cáo ho ạt động sản xuất kinh doanh
BIDV Quảng Trị, báo cáo c ủa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn; thông tin đã
được công b ố trên các t ạp chí khoa học, công trình và đề tài khoa học, từ các
Website, và các tài li ệu liên quan khác.
4.1.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được chọn theo phương pháp chọn đối tượng khách hàng ng
ẫu nhiên. Cụ thể sẽ tìm kiếm ngẫu nhiên 150 khách hàng hi ện đang sử dụng sản
phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt của BIDV Quảng Trị. Sau đó, mời
các đối tượng nghiên cứu đến ngân hàng để tham gia phỏng vấn thử thông qua tr ả
lời bảng câu hỏi. Với những trường hợp đối tượng không đến được, sẽ phỏng vấn
khách hàng qua các phương tiện liên lạc khác như điện thoại, thư, Internet,…Trong
quá trình điều tra, thu thập được 124 phiếu hợp lệ. Mục đích của việc thu thập số
liệu này nhằm khảo sát, đánh giá sự thực trạng sử dụng dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt của khách hàng và s ự hài lòng c ủa khách hàng đối với dịch vụ thanh
toán không dùng ti ền mặt. Bên cạnh đó, số liệu điều tra cũng tìm hiểu về thái độ và
hành vị sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt của người dân tỉnh Quảng
trị. Số liệu được thu thập từ tháng 03/2018 đến tháng 06/2018.
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý s ố liệu
- Thống kê mô t ả: Thống kê phân t ổ, tổng hợp số liệu từ các báo cáo, th ống
kê kết quả điều tra từ các khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ thanh toán
không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị, thống kê đánh giá ý ki ến của khách hàng.
- Phân tích dữ liệu, so sánh, tổng hợp: Vận dụng các phương pháp phân tích
như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân; phương pháp so sánh, tổng hợp để
3
phân tích thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị
qua các năm, sau đó tổng hợp rút ra điểm mạnh, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát tri ển dịch vụ thanh toán
không dùng ti ền mặt.
- Trên cơ sở các tài li ệu đã được xử lý, t ổng hợp, vận dụng các phương pháp
phân tích thống kê, phân tích kinh tế để đánh giá thực trạng hoạt động hệ thống
kênh phân ph ối.
- Việc xử lý và tính toán các s ố liệu và chỉ tiêu nghiê n cứu được tiến hành
trên máy tính theo các phần mềm EXCEL, SPSS 16.0 .
5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý lu ận và thực tiễn về phát triển dịch vụ thanh toán không
dùng ti ền mặt của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị.
Chương 3: Giải pháp phát tri ển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị.
4
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ PHÁT TRI ỂN DỊCH VỤ THANH
TOÁN KHÔNG DÙNG TI ỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 . Khái ni ệm về NHTM và thanh toán không dùng ti ền mặt
1.1.1 Khái ni ệm về NHTM
Ngân hàng Thương mại (NHTM) là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng b ằng cách huy động vốn tức là nhận tiền gửi và phát hành gi ấy tờ có
giá, rồi sử dụng số vốn huy động đó vào nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, làm dịch vụ
thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho t ất cả các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế và cá nhân. [9]
Với chức năng của nó, ngân hàng Thương mại(NHTM) đã hình thành, tồn tại
và phát tri ển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. S ự
phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của nền
kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát tri ển mạnh mẽ, cụ thể kinh tế thị
trường càng được phát triển thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở
thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
Như vậy, có th ể nói r ằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng
vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường về lĩnh vực kinh doanh tiền tệ - tín
dụng và dịch vụ ngân hàng liên quan đến mọi ngành.
1.1.2 Khái ni ệm về thanh toán không dùng ti ền mặt
1.1.2.1Khái ni ệm thanh toán không dùng ti ền mặt
Thanh toán không dùng ti ền mặt là cách th ức thanh toán trong đó không có
sự xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển
trên các tài kho ản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh toán.
Thanh toán không dùng ti ền mặt còn được định nghĩa là phương thức thanh
5
toán không tr ực tiếp dùng ti ền mặt mà dựa vào các ch ứng từ hợp pháp như giấy
nhờ thu, ủy nhiệm chi, séc,… để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của đơn vị này
sang tài khoản của đơn vị khác ở Ngân hàng. Thanh toán không dùng ti ền mặt gắn
với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ.[7]
1.1.2.2 Đặc điểm của thanh toán không dùng ti ền mặt
Sự ra đời của hình thức Thanh toán không dùng ti ền mặt (TTKDTM) gắn
liền với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ và sự phát triể n của nó g ắn liền với sự phát
triển của hệ thống Ngân hàng. S ự tồn tại và lớn mạnh của hệ thống này đã tạo điều
kiện cho cá nhân và các t ổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và th
ực hiện việc thanh toán thông qua vi ệc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng.
TTKDTM là một hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công c ụ để kế
toán, vừa là công c ụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và d ịch vụ. Nó
có một số đặc điểm sau:
- Thứ nhất, sự vận động của tiền tệ có th ể tách rời hoặc độc lập tương đối với
sự vận động của hàng hóa c ả về không gian và th ời gian. Cụ thể hơn, việc giao
nhận hàng hóa có th ể được tiến hành tại một thời điểm của một nơi nào đó nhưng
việc thanh toán có th ể được thực hiện tại một địa đểm của một nơi khác.
- Thứ hai, trong thanh toán không dùng ti ền mặt, tiền tệ xuất hiện không dưới
vai trò là trung gian trao đổi, mà xuất hiện dưới vai trò là ti ền ghi sổ (tiền ngân
hàng) và được ghi chép trên các ch ứng từ sổ sách. Do đó thanh toán không dùng
tiền mặt yêu cầu mỗi bên tham gia phải có tài kho ản tại các ngân hàng.
- Thứ ba, trong thanh toán không dùng ti ền mặt, vai trò c ủa ngân hàng là
đặc biệt quan trọng và không th ể thiếu trong phương thức thanh toán này. N ếu như
thanh toán bằng tiền mặt được thực hiện bằng mối quan hệ trực tiếp giữa người mua
và người bán thì thanh toán không dùng ti ền mặt được thực hiện thông qua s ự
tham gia của ít nhất một ngân hàng. Do đó, ngân hàng đóng vai trò không th ể thiếu
trong thanh toán chuyển khoản, và trở thành trung tâm thanh toán cho toàn xã h ội.
1.1.2.3 Các hình thức thanh toán không dùng ti ền mặt hiện hành
- Căn cứ vào chủ thể tham gia trong quan hệ thanh toán, người ta chia hoạt
6
động TTKDTM thành: thanh toán gi ữa ngân hàng v ới khách hàng và thanh toán liên
ngân hàng (thanh toán trong h ệ thống ngân hàng và gi ữa các ngân hàng khác h ệ
thống, thanh toán với NHTW/ NHNN). Trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ đề cập đến
thanh toán giữa ngân hàng v ới khách hàng không nghiên c ứu thanh toán liên
ngân hàng.
- Căn cứ vào phạm vi TTKDTM, người ta chia hoạt động TTKDTM của
NHTM thành: TTKDTM nội địa và TTKDTM quốc t ế. Trong phạm vi nghiên cứu
đề tài chỉ đề cập đến TTKDTM nội địa, không nghiên c ứu TKDTM quốc tế.
 Thanh toán không dùng ti ền mặt trong thanh toán nội địa:
TTKDTM nội địa là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi
về tiền tệ (không dùng ti ền mặt) phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi
kinh tế giữa các chủ thể của một nước.
TTKDTM nội địa bao gồm các hình thức sau:
- Ủy nhiệm chi
- Ủy nhiệm thu
- Séc: séc chuy ển khoản, séc bảo chi
- Thẻ thanh toán
Ngoài ra còn có thêm m ộ t số phương tiện thanh toán khác như: các giao
dịch xử lý qua Internet, Mobile, PC m ạng, …
Mỗi phương tiện thanh toán đều có nh ững ưu và nhược điểm riêng, phạm vi
áp dụng khác nhau nên trách nhi ệm của các NHTM là hướng dẫn, tư vấn cho khách
hàng hiểu và sử dụng phương thức nào cho phù h ợp và hiệu quả nhất.
a) Ủy nhiệm chi
Ủy nhiệm chi (hoặc lệnh chi) là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập
lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định gửi cho Ngân hàng nơi mở tài
khoản yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài kho ản của mình để trả
cho người thụ hưởng.
Ủy nhiệm chi phải do khách hàng l ập, ký và ch ỉ căn cứ vào lệnh đó để trích
tiền từ tài khoản khách hàng chuy ển trả cho đơn vị thụ hưởng. Việc ngân hàng t ự
7
động trích tài khoản của khách hàng là không được phép trừ trường hợp có th ỏa
thuận trước bằng văn bản.
b) Ủy nhiệm thu
Ủy nhiệm thu (hay nhờ thu) là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởng
lập lệnh thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy định gửi cho ngân hàng, ủy thác thu
hộ mình một số tiền nhất định.
Ủy nhiệm thu chủ yếu được sử dụng giữa hai bên mua bán có tín nhi ệm lẫn
nhau. Bên mua và bên bán ph ải thống nhất thỏa thuận dùng hình thức thanh toán ủy
nhiệm thu, đồng thời phải thông báo b ằng Văn bản cho Ngân hàng c ủa bên thụ
hưởng để có căn cứ hạch toán ủy nhiệm thu.
Ủy nhiệm thu phải được lập theo mẫu do gân hàng Nhà nước Việt Nam quy
định. Nếu khả năng thanh toán của người trả tiền không đủ để chi trả số tiền trên ủy
nhiệm thu thì Ngân hàng phải có trách nhi ệm thông báo cho người trả tiền và người
thụ hưởng biết và xử lý tr ả lại ủy nhiệm thu cho người thụ hưởng (nếu người thụ
hưởng yêu cầu) hoặc tiếp tục lưu giữ ủy nhiệm thu đến khi người trả tiền đủ khả
năng thanh toán để hạch toán.
Phạm vi thanh toán của ủy nhiệm thu: được áp dụng cho các đơn vị sử dụng
dịch vụ thanh toán có tài kho ản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở có th ỏa thuận hoặc
hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên th ụ hưởng.
c) Séc
Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát l ập dưới hình thức chứng
từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số
tiền nhất định cho người thụ hưởng.
Séc là công c ụ thanh toán truyền thống lâu đời và đã sử dụng phổ biến trên thế
giới. Séc là l ệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu do Ngân hàng Nhà nước
quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán
của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc ho ặc người cầm séc.
Séc là m ột phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các n ước có
hệ thống ngân hàng phát tri ển. Hiện nay séc là phương tiện chi trả được dùng h ầu
8
như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng sử dụng rộng
rãi trong thanh toán qu ốc tế về hàng hóa, du l ịch và các chi tr ả phi mậu dịch khác.
d) Thẻ thanh toán
Thẻ Ngân hàng là phương tiện thanh toán do ngân hàng phát hành và c ấp cho
người sử dụng dịch vụ thanh toán để sử dụng theo hợp đồng ký k ết giữa ngân hàng
và khách hàng
Các chủ thể trong thanh toán thẻ:
- Tổ chức phát hành thẻ: là ngân hàng, t ổ chứ c tín dụng phi ngân hàng, t ổ
chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không ph ải là tổ chức tín dụng được phép phát
hành thẻ.
- Chủ thẻ: là cá nhân ho ặc tổ chức được tổ chức phát hành th ẻ cung cấp thẻ
để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ.
- Đơn vị chấp nhận thẻ: là tổ chức, cá nhân ch ấp nhận thanh toán hàng hóa
và dịch vụ; cung cấp dịch vụ nộp, rút ti ền mặt bằng thẻ.
- Tổ chức thanh toán thẻ: là ngân hàng, t ổ chức khác không ph ải là ngân
hàng được phép thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ
- Phân loại thẻ:
- Theo đặc tính kỹ thuật, bao gồm: Thẻ băng từ, Thẻ thông minh
- Phân loại theo tính chất thanh toán (nội dung kinh tế) của thẻ: Thẻ ghi nợ
(Debit card), Thẻ trả trước (Prepaid card), Thẻ tín dụng (Credit card)
Khi người sử dụng thẻ không s ử dụng thẻ hoặc đã sử dụng hết số tiền của thẻ
thì ngân hàng phát hành thẻ và người sử dụng thẻ sẽ hoàn tất quy trình sử dụng thẻ
Các Ngân hàng khi phát hành th ẻ tín dụng cho khách hàng d ựa trên uy tín
và khả năng đảm bảo chi trả của khách hàng. Do đó, mỗi khách hàng có m ột hạn
mức tín dụng khác nhau.
1.1.2.4 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị
trường
Khi nền kinh tế thị trường phát triển thì thanh toán không dùng ti ền mặt có v ị
trí vô cùng quan tr ọng. Thanh toán không dùng ti ền mặt là khâu m ở đầu và kết thúc
9
của một chu trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế
cao và là m ột phần không th ể thiếu trong hoạt động kinh tế. Điều đó thể hiện vai
trò đặc biệt quan trọng của thanh toán không dùng ti ền mặt trong nền kinh tế. Vai
trò này thể hiện trên các khía cạnh như sau:
Thứ nhất, thanh toán không dùng ti ền mặt thúc đẩy nhanh tốc độ thanh
toán, tốc độ chu chuyển vốn làm rút ng ắn chu kỳ sản xuất, đẩy nhanh quá trình tái
sản xuất và tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bởi, thanh toán
không dùng ti ền mặt phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Một
chu kỳ sản xuất, lưu thông hàng hóa được bắt đầu và kết thúc b ằng thanh toán, đó
là một quá trình mua nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thi ết bị, trả lương công
nhân, đến việc tiêu thụ hàng hóa, d ịch vụ đầu ra. Do đó, nếu công tác thanh toán
được tổ chức nhanh gọn, chính xác, an toàn và hiệu quả thì sẽ rút ng ắn được chu kỳ
sản xuất, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn. Đứng ở tầm vi mô, ho ạt động thanh
toán ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh đối với từng doanh nghiệp.
Thứ hai, thanh toán không dùng ti ền mặt tạo nguồn vốn cho các Ngân hàng
thương mại, giúp cho Ngân hàng huy động được tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
trong nền kinh tế để tiến hành đầu tư, cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế.
Vì để thực hiện thanh toán được qua Ngân hàng, các cá nhân , doanh nghi ệp phải mở
tài khoản tiền gửi thanh toán và g ửi tiền vào đó. Do vậy, trên các tài kho ản này luôn
lưu ký m ột số dư nhất định để tiến hành cho việc chi trả. Tuy nhiên, không phải lúc
nào các l ệnh chi trả cũng được tiến hành ngay do phụ thuộc vào quá trình sản xuất
kinh doanh, do sự thỏa thuận giữa các bên. Ho ặc cũng phát sinh các trường hợp khi
một người ủy quyền cho Ngân hàng trích tiền chuyển đi thì một số khác lại có ti ền
chuyển về. Đây là một nguồn vốn lớn và tương đối ổn định, nếu Ngân hàng có k ế
hoạch tốt để sử dụng thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho toàn bộ nền kinh tế.
Thứ ba, thanh toán không dùng ti ền mặt giúp gi ảm thấp tỷ trọng tiền mặt
trong lưu thông, từ đó giúp giảm thấp chi phí lưu thông của xã hội. Đây là một hình
thức tạo ra sự chuyển hóa gi ữa tiền mặt và tiền chuyển khoản thông qua trung gian
10
thanh toán là Ngân hàng. C ả hai khía cạnh đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác kế hoạch hóa và điều hòa l ưu thông tiền tệ. Kinh tế càng phát tri ển, khối lượng
hàng hóa d ịch vụ ngày càng phong phú và đa dạng, thanh toán bằng tiền mặt bộc lộ
những hạn chế như: chi phí bảo quản, lưu thông cao; không an toàn; dễ bị tham ô,
lợi dụng; giảm vòng quay c ủa vốn làm quá trình sản xuất kinh doanh bị chậm lại,
ảnh hưởng tới hiệu quả toàn xã h ội. Thanh toán không dùng ti ền mặt khắc phục
được các nhược điểm đó, kết hợp chặt chẽ với các dịch vụ khác của Ngân hàng
nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư trở lại nền kinh tế,
làm tăng hệ số tạo tiền cho các Ngân hàng thương mại.
Thứ tư, khi nền kinh tế càng phát tri ển thanh toán không dùng ti ền mặt trở
thành một trong những công c ụ cạnh tranh hiệu quả của Ngân hàng để thu hút
khách hàng . Ngày nay, khách hàng đến với Ngân hàng không ch ỉ để gửi tiền và
hưởng lãi mà h ọ còn mong mu ốn được sử dụng các dịch vụ tiện ích của Ngân
hàng. Vì vậy một Ngân hàng được gọi là có l ợi thế cạnh tranh khi biết khai thác có
hi ệu quả dịch vụ Ngân hàng nh ằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang l ại sự
tiện ích. Phát triển dịch vụ trong đó có dị ch vụ thanh toán.
Thứ năm, phục vụ việc chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của
Ngân hàng trung ương và NHNN. Phát triển thanh toán không dùng ti ền mặt tạo
điều kiện cho NHNN quản lý m ột cách tổng thể quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hóa, s ử dụng có hi ệu quả các công c ụ thanh toán kiểm soát mức tạo tiền và
tăng tín dụng, góp ph ần thực hiện chính sách tiền tệ, là giải pháp tích cực nhằm hạn
chế lạm phát, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế.
tr ọng tâm và đặc biệt quan trọng.
1.1.3 Nội dung của phát tri ển dịch vụ TTKDTM
1.1.3.1 Tăng quy mô dịch vụ TTKDTM
11
Quy mô d ịch vụ TTKDTM tăng lên đồng nghĩa đồng nghĩa với tiềm lực
ngân hàng đó càng mạnh vì đặc thù c ủa các sản phẩm dịch này được xây dựng dựa
trên nền tảng công ngh ệ thông tin, vi ệc gia tăng các sản phẩm, dịch vụ này cho
thấy mức đô công nghệ hóa c ủa bản than ngân hàng ngày càng tăng cao. Việc tăng
quy mô dịch vụ TTKDTM bao gồm các hình thức sau:
- Gia tăng số lượng sản phẩm, dịch vụ TTKDTM: đây là yếu tố quan trong
đầu tiên thể hiện sự phát triển về quy mô d ịch vụ ngân hàng s ố hiện đại bởi khi đáp
ứng ngày càng cao nhu c ầu của khách hàng ngân hàng s ẻ thu hút được một lượng
lớn khách hàng nh ằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho đơn vị.
- Mở rộng kênh phân ph ối và phương thức cung cấp dịch vụ: Để tăng hiệu
quả sử dụng sản phẩm dịch vụ TTKDTM, cũng như đáp ứng hiệu quả kinh doanh
của ngân hàng thì việc mở rộng kênh phân ph ối và phương thức cung cấp dịch vụ là
điều vô cùng c ần thiết, nó ph ản ánh qua tỷ lệ chiếm lĩnh thị phần sử dụng sản phẩm
của Ngân hàng mình với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Tuy nhiên vi ệc mở
rộng kênh phân ph ối và phương thức cung cấp dịch vụ là điều vô cùng khó khăn vì
do sự chênh lệch về mức sồng, trình độ học vấn, độ tuổi (do đây là sản phẩm có y ếu
tố kỹ thuật cao). Vì vậy, nếu mở rộng được thị trường sử dụng dịch vụ TTKDTM thì
coi như ngân hàng thật sự phát triển về dịch vụ đó.
- Tăng lượng khách hàng s ử dụng: mở rộng khách hàng s ử dụng tùy theo độ
tuổi, giới tính, trìnhđộ,thu nhập… Gia tăng lượng khách hàng s ử dụng cũng là tiêu
chí để đánh giá sự gia tăng của dịch vụ.
1.1.3.2 Đa dạng hóa ch ủng loại sản phẩm dịch vụ
Như chúng ta đã biết, tại Việt Nam, các ngân hàng đã triển khai ngân hàng
điện tử từ 5 năm trước đây. Đến nay, sau nhiều năm, hầu hết các đơn vị đều đã có
ứng dụng như TTKDTM nhưng chưa thực sự đa dạng bởi đây vẫn được các khách
hàng xem là kênh h ỗ trợ để chuyển tiền, thanh toán các d ịch vụ điện, nước,
Internet... online thay vì tối ưu hóa dòng ti ền trong tài khoản của mình. Một số NH
đã tích hợp một vài tính năng khác vào Internet Mobile Banking nhưng nhìn chung
vẫn còn khá đơn giản.
12
Đa dạng hóa ch ủng loại sản phẩm dịch vụ TTKDTM là sựu biến đổi danh
mục sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng g ắn liền với sự phát triển theo nhiều chiều
hướng khác nhau. Cố thể định kỳ đánh giá lại khả năng sinh lời và tiềm năng tăng
trưởng của các chủng loại sản phẩm, dịch vụ để bộ trợ kịp thời những loại sản
phẩm, dịch vụ tốt, cắt giảm và loại bỏ hay bổ sung những chủng loại mới. Ngân
hàng phải thường xuyên nghiên c ứu và cho ra đời những loại sản phẩm, dịch vụ
mới vì đặc điểm của sản phẩm công ngh ệ thông tin có chu k ỳ sống ngắn do sự phát
triển mạnh mẻ và liên t ục của khoa học công ngh ệ, nên tốc độ ra đời của các sản
phẩm mới là vô cùng nhanh chóng và s ẽ thay thế các sản phẩm đã có tr ước đó.
Theo đó việc đa dạng hóa ch ủng loại sản phẩm, dịch vụ có th ể là:
- Hoàn thiện sản phẩm hiện có: hoàn thi ện cả về hình thức lẫn nội dung những sản
phẩm, dịch vụ hiện có nh ằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao c ủa khách
hàng, tăng khả năng cạnh tranh.
- Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới: điều này có th ể mang lại một nguồn lợi lớn và
quan trọng đối với một số doanh nghiệp, tuy nhiên cũng đòng ngh ĩa với rủi ro lớn,
chi phí cao, cần phải có s ự đầu tư về công ngh ệ và nghiên c ứu thị trường một cách
đúng đắn, phân đoạn khách hàng để tìm ra những sản phẩm, dịch vụ thích hợp.
1.1.3.3 Nâng cao ch ất lượng dịch vụ TTKDTM
Đầu tư và phát triển dịch vụ TTKDTM là một trong những giải pháp gia tăng
tính cạnh tranh, nâng cao vị thế của một ngân hàng trên th ị trường sôi động hiên nay.
Một trong những cách để có được sự mức độ hài lòng hay lòng trung thành cao c ủa
khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ mà NH cung cấp, thì chất lượng các dịch vụ
phải cao. Chất lượng dịch vụ càng cao thì lợi thế cạnh tranh càng lớn. Để nâng cao chất
lượng dịch vụ TTKDTM, các NHTM phải lưu ý đến những yếu tố sau:
- Đầu tư thêm co sở vật chất, công nghê thông tin nh ằm cung cấp dịch vụ
nhanh, chinh xác. Tất cả các giao dịch của khách hàng t ại ngân hàng đều liên quan
đến tiền tệ. Do đó mọi khách hàng đều muốn ngân hàng b ảo đảm rằng giao dịch
của họ phải được thực hiện một cách chính xác, giảm thiểu các sai sot, lỗi kỹ thuật
của hệ thống truyền tải thông tin và r ủi ro xảy ra trong quá trình giao dịch. Nếu quá
13
trình này sai sót sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, gây ảnh hưởng đến
uy tín và thu nhập của ngân hàng, gây m ất lòng tin v ề dịch vụ TTKDTM của
khách đối với ngân hàng. Do v ậy, một khi hệ thống công ngh ệ ngân hàng chưa
thỏa mãn được tính chính xác và kịp thời của giao dịch, sản phẩm dịch vụ chưa
thuận tiện, đơn giản và nhanh chóng thì vẫn chưa được đánh giá là có chất lượng.
- Gia tăng sự hài lòng c ủa khách hàng thông qua các d ịch vụ hỗ trợ. Dịch vụ
TTKDTM muốn được đánh giá là có chất lượng và hiệu quả thì phải đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng về sự tiện ích và giá cả hợp lý vì dịch vụ được tạo ra nhằm
đáp ứng nhu cầu khách hàng. N ếu khách hàng c ảm thấy dịch vụ không đáp ứng
được nhu cầu của mình thì họ sẽ khó có s ự hài lòng v ới chất lượng dịch vụ mà họ
nhận được. Trong môi trường kinh doanh hiện đại thì đặc điểm này càng tr ở nên
quan trọng hơn bao giờ hết vì các nhà cung cấp dịch vụ phải luôn hướng đến nhu
cầu của khách hàng và c ố gắng hết mình để đáp ứng các nhu cầu đó. Sẽ là vô ích
nếu cung cấp các dịch vụ mà khách hàng đánh giá là không có giá trị. Vì vậy, để
phát triển dịch vụ TTKDTM thì ngân hàng cần phải đạt được sự hài lòng cao nh ất
của khách hàng, gi ảm thiểu nhữ ng lời phàn nàn và khi ếu nại, khiếu kiện của khách
hàng đối với ngân hàng, t ừ đó mới giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng m
ới, tăng trưởng thị phân cũng như tăng thu nhập của ngân hàng.
1.1.3.4 Kiểm soát r ủi ro trong quá trình phát triển dịch vụ TTKDTM
Rủi ro trong hoạt động của dịch vụ TTKDTM là khả năng xảy ra tổn thất khi
thực hiện các hoạt động về dịch vụ TTKDTM. Các rủi ro trong hoạt động
TTKDTM bao gồm các hành động vô ý hay c ố ý x ảy ra trong hoạt động làm ảnh
hưởng đến uy tín, thương hiệu, hoạt động hàng ngày, gây th ất thoát tài s ản của
ngân hàng và k hách hàng. Vi ệc kiểm soát được những rủi ro này sẽ góp ph ần hoàn
thiện hơn cho công việc phát triển dịch vụ TTKDTM.
- Kiểm soát rủi ro hoạt động : rủi ro hoạt động phát sinh từ khả năng thất thoát
tiềm tàng do sự thiếu hoàn chỉnh và độ tin cậy của hệ thống. Các ngân hàng có thể bị
tấn công t ừ bên ngoài c ũng như từ bên trong đối với hệ thống và các s ản phẩm điện tử
của mình. Rủi ro trong hoạt động cũng có th ể phát sình từ sự nhầm lẫn
14
của khách hàng, t ừ hệ thống ngân hàng được thiết kế lắp đặt không chính xác, gây
ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. C ần phải kiểm soát rủi ro này.
- Kiểm soát rủi ro danh tiếng : là rủi ro danh tiếng là quá trình phát sinh
những quan điểm tiêu cực của công chúng v ề ngân hàng d ẫn đến tình trạng thiệt
hại về nguồn huy động vốn hoặc mất khách hàng. R ủi ro danh tiếng có th ể phát
sinh khi các khách hàng g ặp phải trở ngại đối với dịch vụ mới nhưng không được
cung cấp thông tin đầy đủ về việc sử dụng và thủ tục giải quyế t những khó khăn.
Do đó, khi một NHTM bị khách hàng chê trách là một ngân hàng b ất tiện thì đây là
lúc kiểm soát lại vấn đề về danh tiếng của mình.
- Kiểm soát rủi ro luật pháp: rủi ro luật pháp có th ể phát sinh do qui trình
thực hiện các dịch vụ TTKDTM không tuân th ủ quy định của pháp luật tại một thời
điểm nào đó. Ví dụ do kiểm soát giao dịch không t ốt vô tình cho phép những giao
dịch rửa tiền, tin tặc mạo danh nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng để lừa gạt khách
hàng hay ngân hàng t ự động xác lập những tính năng mới của dịch vụ TTKDTM
nhưng không ký l ại hợp đồng với khách hàng. Rủi ro có th ể dẫn đến hậu quả là mất
khách hàng, th ất thoát tài s ản c ủa ngân hàng ho ặc dịch vụ bị ngưng trệ do không
được cơ quan chức năng cho phép tiếp tục cung cấp.
1.2 Phát tri ển thanh toán không dùng ti ền mặt của NHTM và các nhân
tố ảnh hưởng
1.2.1 Khái ni ệm và các phương thức phát tri ển thanh toán không dùng
tiền mặt của NHTM
1.2.1.1 Khái niệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM
Phát triển được hiểu là sự biến đổi cả về số lượng và chất lượng theo hướng
mang lại những kết quả tích cực.
Phát triển trong lĩnh vực kinh tế là sự gia tăng về số lượng, mở rộng quy mô
và nâng cao ch ất lượng mỗi thành tố. Phát triển bao hàm cả sự tăng trưởng về số
lượng và nâng cao ch ất lượng.
15
Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt của NHTM là sự gia tăng
về số lượng loại hình dịch vụ TTKDTM, về tiện ích cung cấp, về giá trị giao dịch,
về quy mô và ch ất lượng dịch vụ TTKDTM của NHTM.[8]
Thanh toán không dùng ti ền mặt ngày càng có ý ngh ĩa quan trọng trong sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây là một giải pháp quan trọng thúc đẩy
quay vòng v ốn nhanh, hiệu quả và kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho bất kỳ một
đơn vị sản xuất kinh doanh nào. Trên cơ sở đó đồng vốn được sử dụng hiệu quả
trong nền kinh tế.
1.2.1.2 Các phương thức phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền
mặt của NHTM
a) Phát tri ển sản phẩm dịch vụ
Để tồn tại và phát tri ển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hoạt động cung
ứng dịch vụ tài chính như hiện nay, các NHTM đã không ng ừng phát triển các sản
phẩm dịch vụ mới đặc biệt là các s ản phẩm dịch vụ TTKDTM. Điều này giúp t ạo
khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và phát huy được lợi thế đặc thù c ủa mình. Để
phát triển dịch vụ mới, NHTM có th ể thực hiện bằng các phương thức sau:
 Phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ
hiện có v ề hình thức và nội dung.
- Hoàn thiện về mặt hình thức, sự đa dạng hóa s ản phẩm dịch vụ hiện có
theo phương thức cá biệt hóa ho ặc thay đổi tên gọi dịch vụ.
- Hoàn thiện về mặt nội dung bao hàm nội dung nâng cao chất lượng sản
phẩm dịch vụ. Hệ thống danh mục dịch vụ không thay đổi nhưng giá trị sử dụng và
tính năng sản phẩm đã thay đổi.
- Hoàn thiện dịch vụ về hình thức và nội dung
 Phát triển sản phẩm dịch vụ mới tương đối.
Sản phẩm này đã được triển khai cung ứng trên thị trường, NHTM có th ể học
hỏi kinh nghiệm trong hoạt động cung ứng dịch vụ và có l ợi thế về tiết kiệm chi phí
nghiên cứu triển khai, cải tiến dịch vụ cho phù h ợp nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên,
trong quá trình triển khai NHTM thường bị động trong triển khai, tiếp cận thị
16
trường. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ mới
tương đối, NHTM cần tạo ra tính khác biệt vượt trội về tính năng, công dụng, giá trị
sử dụng và lợi thế giá cả, chi phí dịch vụ.
 Phát triển dịch vụ mới tuyệt đối.
Sản phẩm dịch vụ mới tuyệt đối là sản phẩm mới đối với tất cả các NHTM.
Khi phát triển dịch vụ mới tuyệt đối, NHTM phải đầu tư cho quá trình nghiên cứu
thị trường và sản phẩm… Tuy nhiên, khi NHTM cung cấp sản phẩm dịch vụ mới
đáp ứng tốt nhu cầu thị trường sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho NHTM so với đối thủ.
b, Phát tri ển kênh phân ph ối
Căn cứ vào thời gian hình thành và trình độ kĩ thuật công ngh ệ, có th ể phân
chia hệ thống kênh phân ph ối của NHTM thành 2 loại: kênh phân ph ối truyền
thống và kênh phân ph ối hiện đại.
Kênh phân ph ối truyền thống: là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng đến khách hàng d ựa trên lao động trực tiếp của đội ngũ cán bộ nhân
viên ngân hàng.
Kênh phân ph ối hiện đại: là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng đến khách hàng d ựa trên việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật đặc
biệt là ứng dụng các thành t ựu c ủa công ngh ệ thông tin trong l ĩnh vực ngân hàng.
Đối với các ngân hàng thương mại, việc phát triển kênh phân ph ối cũng
đang là một trong những giải pháp mang tính tiên quyết cho phát triển.Việc đa dạng
hoá kênh phân ph ối đóng vai trò là m ột trong những yếu tố làm lên thành công
trong cuộc đua cạnh tranh ngày càng gay g ắt về cung cấp các sản phẩm và dịch vụ.
c, Phát tri ển thị trường mới
Phát triển thị trường mới là một trong phương thức phát triển dịch vụ quan
trọng của NHTM. Phát tri ển thị trường mới bao gồm phát triển thị trường mới về
mặt địa lý và phát tri ển thị trường theo đối tượng khách hàn g.
Phát triển thị trường mới về địa lý: NHTM phát tri ển mạng lưới chi nhánh,
đại lý ở vị trí địa lý khác nhau trên lãnh th ổ Việt nam hoặc phát triển chi nhánh, đại
lý ở thị trường nước ngoài. Phát tri ển thị trường về địa lý NHTM có th ể thực hiện
17
cung ứng sản phẩm dịch vụ có l ợi thế cạnh tranh ra thị trường mới từ đó xây dựng
và củng cố thương hiệu, phát triển thị phần trên thị trường mới.
Phát triển thị trường mới theo đối tượng khách hàng: đa dạng hóa khách hàng
theo nhiều tiêu thức, mở rộng cung ứng dịch vụ cho các đối tượng khách hàng khác
nhau sẽ tác động tích cực tới sự phát triển sản phẩm dị ch vụ mới của NHTM. Chất
lượng sản phẩm dịch vụ là một trong yếu tố quyết định đến sự phát triển dịch vụ.
Khi NHTM phát triển đối tượng khách hàng đi kèm đa dạng hóa d ịch vụ phù hợp
với yêu cầu của khách hàng .
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát tri ể n dịch vụ thanh toán
không dùng ti ền mặt của NHTM
1.2.2.1 Các ch ỉ tiêu về số lượng
- Số lượng loại hình dịch vụ TTKDTM
Là chỉ tiêu cho biết số lượng các d ịch vụ và tiện ích TTKDTM mà NHTM
cung cấp đến khách hàng.
Sự gia tăng về số lượng sản phẩm TTKDTM phản ánh sự phát triển của dịch
vụ và mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vi ệc gia tăng về số lượng sản
phẩm TTKDTM sẽ tác động trực tiếp lên số lượng khách hàng s ử dụng dịch vụ và
từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ TTKDTM
Mỗi loại dịch vụ NH có ưu nhược điểm riêng và hướng tới đáp ứng một số
yêu cầu nhất định của khách hàng. Do đó sự phát triển dịch vụ phải được thể hiện
qua số lượng loại hình dịch vụ NHHĐ và tiện ích mà các NHTM cung ứng. Số
lượng dịch vụ NHHĐ và tiện ích mà dịch vụ cung ứng cho khách hàng càng tăng
càng chứng tỏ sự phát triển của dịch vụ này.
- Số lượng và giá tr ị giao dịch
Là chỉ tiêu cho biết số lượng khách hàng đã sử dụng một sản phẩm dịch vụ
TTKDTM giá trị của các giao dịch trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm).
Chỉ tiêu này được đo lường bởi số lần khách hàng s ử dụng dịch vụ và quy mô
(doanh số) các giá tr ị giao dịch. Số lần khách hàng s ử dụng dịch vụ/ đơn vị thời gian
và doanh số dịch vụ cung ứng cho khách hàng càng tăng càng chứng tỏ sự phát triển
18
của dịch vụ này.
- Số lượng khách hàng m ở tài kho ản thanh toán, sử dụng dịch vụ TTKDTM
Là chỉ tiêu cho biết số lượng khách hàng đã mở tài khoản thanh toán và sử dụng
dịch vụ TT KTDTM của một NHTM trong một đơn vị thời gian(thường là 1 năm).
Thông qua s ố lượng khách hàng m ở tài khoản qua các năm chúng ta sẽ nhận
biết được tình hình TTKDTM trong dân cư diễn biến như thế nào. Do thanh toán
KDTM là việc thanh toán tiền hàng hóa, d ịch vụ, … thông qua trung gian thanh toán là
các Ngân hàng nên khi s ố lượng tài khoản thanh toán của khách hàng trong Ngân hàng
năm sau tăng hơn so với năm trước chứng tỏ TTKDTM đã được tăng lên.
1.2.2.2 Các ch ỉ tiêu về chất lượng
Chất lượng luôn là m ột trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành
công của một sản phẩm dịch vụ. Chất lượng của dịch vụ TTKDTM thể hiện qua: (1)
Tính an toàn của sản phẩm dịch vụ và (2) Thời gian xử lí giao dịch (3) tính thuận
tiện của sản phẩm dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên tiêu chí an ninh và bảo mật của
dịch vụ TTKDTM. Bất cứ một sự cố an ninh và bảo mật nào xảy ra đều đe dọa đến
sự phát triển của dịch vụ. Do đó chất lượng dịch vụ phải được đánh giá qua số
lượng cũng như tính chất các vụ việc liên quan tới an ninh và bảo mật trong hoạt
động cung cấp dịch vụ TTKDTM.
1.2.2.3 Chỉ tiêu về tỉ lệ tăng trưởng
Bên cạnh các tiêu chí về số lượng và chất lượng sự phát triển dịch vụ NHHĐ
được đánh giá thông qua các ch ỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng. Các chỉ tiêu này không
chỉ cho thấy thực trạng phát triển dịch vụ mà còn cho th ấy tiềm năng phát triển của
thị trường dịch vụ TTKDTM trong tương lai.
a. Chỉ tiêu doanh số thanh toán
Là chỉ tiêu cho biết tổng giá trị thanh toán KDTM trong một đơn vị thời gian
(thường là 1 năm).
Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ tiếp cận và sử dụng các
sản phẩm dịch vụ của khách hàng trong ho ạt động TTKDTM. Khi doanh số thanh
19
toán qua tài kho ản tăng lên chứng tỏ khách hàng đã quan tâm nhi ều hơn tới các
phương thức TTKDTM, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Ngoài ra,
doanh số thanh toán qua tài khoản tăng cũng phản ánh khách hàng đã nhận thức
được tầm quan trọng và tiện ích của các phương thức TTKDTM, cụ thể là họ sẽ
không c ần dùng ti ền mặt để thanh toán tiền hàng hóa (k ể cả khi số tiền thanh toán
là rất lớn), việc thanh toán này s ẽ thông qua tài kho ản của khách hàng t ại Ngân
hàng, và điều này làm cho lượng tiền mặt trong lưu thông giảm xuống.
b. Chỉ tiêu thu nhập từ dịch vụ TTKDTM
Thu nhập từ hoạt động TTKDTM là số tiền Ngân hàng thu được từ dịch vụ
TTKDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm) như phí chuyển UNC,
UNT, phí dịch vụ thẻ, …
Chỉ tiêu này cho bi ết tổng số tiền Ngân hàng thu được từ hoạt động
TTKDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm) qua đó đánh giá được mức
độ sử dụng loại hình thanh toán KDTM của khách hàng.
Đánh giá thu nhập từ dịch vụ TTKDTM trong hoạt động thanh toán sẽ biết được
tình trạng TTKDTM hiện tại của NHTM. Hiệu quả mà phương thức thanh toán này
mang l ại cho hoạt động thanh toán của ngân hàng. Các NHTM luôn n ỗ lực để tăng thu
nhập từ khu vực TTKDTM trong tổng thu nhập từ dịch vụ thanh toán.
c. Tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán
= Tổng khối lượng TTKDTM
Tỷ trọng TTKDTM trong
hoạt động thanh toán
Tổng khối lượng TT qua NH
Chỉ tiêu này ph ản ánh khách hàng c ủa ngân hàng th ực hiện TTKDTM ở mức
độ nào. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét sự phát triển TTKDTM của một
ngân hàng.
Đánh giá tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán tức là xem xét t ỷ lệ
(gồm cả giá trị tiền tệ và số món phát sinh) các phương thức TTKDTM trong tổng
20
khối lượng thanh toán của một NHTM. Chúng ta bi ết rằng hoạt động thanh toán
trong một ngân hàng bao g ồm thanh toán bằng tiền mặt và TTKDTM. Nếu tỷ trọng
TTKDTM trong hoạt động thanh toán là cao t ức là khách hàng đã tiếp cận gần hơn
với các phương thức TTKDTM của NHTM.
Để đạt được kết quả này các NHTM ph ải đề ra chiến lược kinh doanh phù
hợp, nâng cao trình độ công ngh ệ, phát triển các loại hình dịch vụ mang tính tiện
ích cao cho khách hàng. Khi khách hàng đã nhận thức được tầm quan trọng ngày
càng cao của TTKDTM sẽ giảm được lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, từ
đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước.
1.2.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến phát tri ển dịch vụ thanh toán không
dùng ti ền mặt của NHTM
1.2.3.1 Các nhân t ố chủ quan
a) Yếu tố nguồn nhân l ực
Con người là nhân t ố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã
hội nói chung và ngân hàng nói riêng. M ọi hoạt động của nền kinh tế xã hội đều
phải thông qua tác động của con người, nếu hoạt động của con người có hi ệu quả,
phát huy được đầy đủ năng lực sẽ thúc đẩy nền kinh tế ở mức cao. Trong lĩnh vực
kinh doanh của ngân hàng c ũng vậy, yếu tố con người được coi trọng và sử dụng
đúng đắn sẽ góp ph ần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngược lại nếu
sử dụng những cán bộ thiếu năng lực và kém đạo đức nghề nghiệp sẽ dẫn đến thiệt
hại vô cùng to l ớn.
Đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng: ph ẩm chất và năng lực của nhân viên
giao dịch giữ vai trò ch ủ đạo và đóng góp khá tích cực vào việc tạo ra những dịch
vụ ngân hàng có ch ất lượng cao, sự tham gia của họ thể hiện ở chất lượng giao tiếp
nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh ngân hàng, s ự tự tin và tính chuyên nghiệp
trong việc nhanh chóng nh ận biết nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng, x ử lý
thành thạo các thủ tục dịch vụ đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Ch ủ
động giúp đỡ, đề nghị các giải pháp hiệu quả có th ể giải toả được lúng túng dè d ặt
phát sinh từ phía khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ. Do vậy, trong hoạt động
21
ngân hàng mu ốn nâng cao hiệu quả thì việc chú tr ọng phát triển nguồn nhân lực có
ý ngh ĩa to lớn. Một ngân hàng với điều kiện cơ sở yêu cầu kỹ thuật cao, với đội ngũ
cán bộ nhân viên có ph ẩm chất, tinh thông ngh ề nghiệp sẽ thu hút được nhiều khách
hàng và là điều kiện cơ bản để hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao.
Như vậy, đây là một quan hệ hai chiều, ngân hàng ph ải không ng ừng nâng
cao trình độ nhân viên, ứng dụng các công ngh ệ mới mà chúng ta c ũng cần phải
cập nhật thông tin để nâng cao sự hiểu biết của mình cũng như vận dụng chúng vào
cuộc sống hàng ngày.
b) Yếu tố cơ sở vật chất
Điều này thể hiện ở trụ sở giao dịch của ngân hàng ph ải khang trang, các
phương tiện thiết bị phục vụ khách hàng như bàn ghế, quầy giao dịch phù h ợp, các
tài liệu giấy tờ với mẫu mã đẹp, sổ séc, thẻ tín dụng, máy rút ti ền tự động, các trang
thiết bị ngân hàng s ử dụng nội bộ như mạng vi tính với hệ thống thanh toán nhanh,
chính xác, an toàn…tăng thêm lòng tin c ủa khách hàng đối với ngân hàng.
Ngoài ra hệ thống mạng lưới chi nhánh cũng luôn là s ự quan tâm của khách
hàng khi đến với một Ngân hàng. V ới Ngân hàng có h ệ thống chi nhánh, phòng
giao dịch rộng khắp sẽ tạo thu ận lợi cho khách hàng khi t ới giao dịch bởi họ sẽ
được hưởng các chính sách ưu đãi và các s ản phẩm dịch vụ đồng nhất trong toàn hệ
thống, cũng như sự nhanh chóng, chính xác khi giao dịch trong cùng m ột hệ thống.
c) Hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng
Mỗi ngân hàng khi tri ển khai bất kỳ một mảng dịch vụ nào cũng phải xác
định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách th ức đang chờ đợi mình.
Bên cạnh đó bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng d ựng cho mình một kế
hoạch kinh doanh, một tầm nhìn phù hợp. Đó chính là chiến lược kinh doanh, được
xây dựng trên nền tảng điều tra, khảo sát các đối tượng khách hàng m ục tiêu, môi
trường công ngh ệ, môi trường cạnh tranh, nguồn lực cơ bản của ngân hàng.
Chiến lược Marketing giúp khách hàng đến gần hơn với dịch vụ Ngân hàng.
ừ đó thấy được sự tiện lợi của các dịch vụ thanh toán KDTM, giúp người dân dễ
dàng tiếp cận và sử dụng.
22
Như vậy, NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to
lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung
cấp cho khách hàng nhi ều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, UNC, UNT, thẻ
rút ti ền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,... Do đó, hoạt động kinh doanh chung của
ngân hàng sẽ ảnh hưởng khá mạnh mẽ tới TTKDTM của NHTM.
1.2.3.2 Các nhân t ố khách quan
a) Các y ếu tố thuộc về khách hàng
- Thói quen s ử dụng tiền mặt của người dân, thói quen và tâm lý ưa dùng
tiền mặt có ảnh hưởng lớn đến hoạt động TTKDTM. Nếu người dân ở đâu mà có
tâm lý và thói quen dùng ti ền mặt thì ở đó TTKDTM kém phát triển, vì vậy cần
phải có những giải pháp nhằm thay đổi thói quen này thì hoạt động TTKDTM mới
phát triển được.
- Thu nhập của người dân, thu nhập có ảnh hưởng không nh ỏ đến hoạt động
TTKDTM, thu nhập của người dân càn g cao thì nhu cầu sử dụng dịch vụ
TTKDTM càng lớn và khi đó TTKDTM có cơ hội để phát triển.
- Trình độ dân trí: TT KDMT thường gắn liền với sự phát triển của khoa học
công ngh ệ. Khi trình độ dân trí thấp nhu cầu sử dụng các dịch vụ TTKDTM cũng
thấp và ngược lại.
b) Các y ếu tố môi trường
- Môi trường ngành
Cạnh tranh giữa các ngân hàng nói chung và các ngân hàng trên cùng địa bàn
nói riêng là y ếu tố quyết định đến việc mở rộng và thu hẹp thị phần của một ngân
hàng. Nếu trên thị trường chỉ có m ột ngân hàng cung c ấp dịch vụ thẻ thì ngân hàng
này sẽ có được lợi thế độc quyền nhưng phí lại có th ể rất cao và thị trường khó tr ở
nên sôi động. Nhưng khi nhiều ngân hàng tham gia vào th ị trường thì cạnh tranh
diễn ra ngày càng gay g ắt, và mỗi ngân hàng đều dựa vào thế mạnh của mình để
làm cho sản phẩm vượt trội hơn đối thủ.
- Môi trường kinh tế xã h ội
23
Ngân hàng là ngành kinh doanh ti ền tệ trong nền kinh tế, nên các s ản phẩm
dịch vụ ngân hàng có nh ững tác động to lớn đến hoạt động kinh tế và xã h ội của mỗi
quốc gia. Do vậy, Chính phủ các quốc gia đều phải quản lý ch ặt chẽ hoạt động của hệ
thống ngân hàng thông qua lu ật pháp. Vì lẽ đó, những thay đổi trong chính sách, luật
pháp của nhà nước sẽ ảnh hưởng cả trực tiếp và gián ti ếp tới hoạt động kinh doanh
ngân hàng nói chung và t ới danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói riêng.
Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của TTKDTM. Với một nền kinh tế phát triển mạnh, khối lượng hàng hóa
được sản xuất ra nhiều hơn và tiêu thụ với khối lượng lớn, người dân sẽ có khuynh
hướng ưa chuộng việc sử dụng Ngân hàng như một trung gian thanh toán bởi ngân
hàng cung c ấp các tiện ích cho phép khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm tải
được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán
bằng tiền mặt, đồng thờ i giúp quá trình thanh toán thu ận tiện,
nhanh chóng, và an toàn.
Ngược lại nếu một nền kinh tế không ổn định, những biến động lớn của nền
kinh tế có th ể dẫn tới sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và ảnh hưởng thường mang
tính hệ thống. Đây là một yếu tố hết sức nhạy cảm làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động của ngân hàng và TTKDTM vì trong quan niệm của hầu hết mọi người thì
ngân hàng là m ột nơi cất trữ tài sản an toàn nhất thế mà ngân hàng còn s ụp đổ thì
chúng ta có nên g ửi tài sản vào ngân hàng n ữa hay không?
Chính vì thế, môi trường kinh tế vĩ mô có tác động rất lớn đến toàn bộ hoạt
động của các ngân hàng nói chung và TTKDTM nói riêng.
- Môi trường pháp lý
Ngân hàng là m ột tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - một lĩnh vực
khá nhạy cảm và có vai trò quan tr ọng trong nền kinh tế nên được sự quan tâm của
nhiều cơ quan ban ngành như: Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước... Vì thế
ngành ngân hàng ph ải tuân thủ theo các luật như: luật Ngân hàng Nhà nước, luật Tổ
chức tín dụng,... hoặc nhận sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp từ Chính phủ. Do đó đã
tạo hành lang pháp lý c ơ bản cho hệ thống ngân hàng ho ạt động và phát tri ển.
24
Luật pháp tạo cơ sở pháp lý cho ho ạt động ngân hàng. Đó là những quy định
bắt buộc các ngân hàng ph ải tuân theo, đồng thời cũng là cơ sở giải quyết các tranh
chấp phát sinh trong quá trình hoạt động ngân hàng. N ếu các quy định của pháp
luật không đầy đủ, không rõ ràng và thi ếu tính đồng bộ nhất quán thì sẽ gây khó
khăn cho các hoạt động ngân hàng. Ngược lại, một hệ thống pháp luật đầy đủ và
hoàn chỉnh sẽ là một hành lang pháp lý v ững chắc cho các ngân hàng trong ho ạt
động của mình. Khi đó pháp luật sẽ có tác động tích cực, trở thành động lực giúp
cho ngân hàng hoạt động có hi ệu quả hơn.
Như vậy hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phối của
pháp luật và TTKDTM là m ột trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng nên
cũng chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật.
1.3 Kinh nghiệm về phát tri ển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt
ở một số ngân hàng trên th ế giới và Vi ệt Nam, bài h ọc kinh nghiệm đối với
BIDV
1.3.1 Kinh nghiệm về phát tri ển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền
mặt ở một số ngân hàng trên th ế giới và Vi ệt Nam.
1.3.1.1 Sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Châu Âu:
Séc đã là m ột trong những phương tiện thanh toán từ lâu ở các nước phát
triển tại Châu Âu. T ại các nước Châu Âu đều có Trung tâm x ử lý thanh toán bù tr
ừ séc do NHTW quản lý, chính vì vậy Séc được sử dụng phổ biến. Hiện nay, không
chỉ có séc mà các phương thức thanh toán khác như: thẻ thanh toán, UNC, ngân
hàng điện tử và các phương tiện TTKDTM khác ngày càng ph ổ biến.
Thụy Điển: là quốc gia đã mạnh dạn thay đổi phương thức thanh toán truyền
thống và áp dụng phương thức thanh toán mới khi nền tảng công nghi ệp tiên tiến,
đào tạo đội ngũ nhân viên ngân hàng, đổi mới bộ máy tổ chức, tạo ra thói quen
TTKDTM cho người dân. Công cu ộc TTKDTM ở Thuỵ Điển mới bắt đầu năm
1999, vậy mà sau năm 2000, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của
hụy Điển chỉ còn 0,7%, bi ết rằng trước năm 1999 còn s ố này là 17%. [10]
25
1.3.1.2 Sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Trung Quốc
Trong những năm gần đây, tại Trung Quốc các phương tiện TTKDTM đóng
vai trò quan tr ọng trong việc thay thế tiền mặt. Để đẩy mạnh TTKDTM, Trung
Quốc đã áp d ụng đồng bộ nhiều biện pháp: biện pháp hành chính bắt buộc trong
quan hệ thanh toán đối với chi tiêu ngân sách, bi ện pháp phối hợp chặt chẽ giữa các
bộ ngành liên quan mà nh ất là Bộ công an trong vi ệc đảm bảo an toàn cho các
phương tiện TTKDTM, thiết lập hệ thống thanh toán an toàn và hi ệu quả gồm 3
cấp: NHTW, NHTM, các tổ chức phi tài chính. Cùng với sự giám sát và qu ản lý c
ủa NHTW, hoàn thiện khuôn kh ổ pháp lý, h ạ tầng từ thành thị đến nông thôn cho
ho ạt động thanh toán.
Hiện nay hệ thống thanh toán của Trung Quốc là hệ thống đồng bộ gồm: hệ
thống thanh toán giá tr ị cao, hệ thống thanh toán điện tử giá trị thấp theo lô, h ệ
thống thanh toán séc, h ệ thống thanh toán bù tr ừ tự động, hệ thống thanh toán nội
bộ của các NHTM, hệ thống thanh toán bù tr ừ thẻ liên ngân hàng, h ệ thống thanh
toán ngoại tệ trong nước. Xu hướng sắp tới, Trung Quốc phát triển phương thức
TTKDTM trên hệ thống internet, giảm số lượng tiền mặt lưu thông cũng như số
lượng thẻ có chi ều hướng giảm.
1.3.1.3 Sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của một số ngân
hàng thương mại ở Việt Nam
Nắm bắt sự phát triển nhanh chóng c ũng như lợi ích mang lại, các NHTM
Việt Nam đã và đang ứng dụng, triển khai những công ngh ệ mới nhất trong hoạt
động kinh doanh nói chung, d ịch vụ thanh toán nói riêng, đặc biệt về dịch vụ
Internet, dịch vụ qua thiết bị di động, dịch vụ thẻ. Tính đến nay, ở Việt Nam, có 65
NHTM đã cung ứng dịch vụ TTKDTM, 35 NHTM cung cấp dịch vụ thanh toán
Mobile Banking, hơn 60 NHTM cung ứng dịch vụ thẻ. Ngoài ra, còn có r ất nhiều tổ
chức trung gian thanh toán có th ể hỗ trợ cho các khách hàng tham gia thanh toán
online, phục vụ thanh toán điện tử. Một số NHTM Việt Nam đã chủ động đầu tư,
ứng dụng các giải pháp công ngh ệ thanh toán mới, hiện đại, như: xác thực vân tay,
26
sinh trắc, sử dụng mã QR code, thanh toán phi tr ực tiếp… để mang lại tiện lợi và
an toàn trong giao dịch thanh toán điện tử.
Với sự triển khai mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi nói trên, nên ho ạt động
thanh toán không dùng ti ền mặt (TTKDTM) trong nền kinh tế Việt Nam đã có
nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tỷ trọng tiền mặt trên tổng
phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần, từ 14,02% năm 2010 xuống còn
khoảng 12% hiện nay. Tỉ lệ người dân có tài kho ản tại NHTM ở mức khá cao. Tính
đến cuối tháng 10/2016, đã đạt trên 67,4 triệu tài kho ản cá nhân, tăng 4 lần so với
năm 2010, ước tính đến cuối tháng 9/2017, đạt trên 68 triệu tài khoản. Số lượng thẻ
do các NHTM phát hành c ũng tăng lên nhanh, đến nay đạt trên 110 triệu thẻ các
loại, trong đó có khoảng gần 9% là thẻ tín dụng quốc tế.
Trong thời gian qua, để phát triển TT DTM, nâng cao hiệu quả phát triển
dịch vụ thanh toán, các NHTM đã chủ động chia sẻ về những kinh nghiệm kết nối
với các đơn vị bán lẻ và cung ứng dịch vụ để triển khai thanh toán điện tử, tạo thuận
tiện và linh hoạt hơn cho người tiêu dùng; K ết quả đạt được và những khó khăn,
thách thức trong lĩnh vực này; Định hướng đầu tư và ứng dụng công ngh ệ hiện đại
của các NHTM trong thanh toán điện tử nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và
kỳ vọng của khách hàng .
 Kinh nghiệm của Ngân hàng Công thương
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng là ngân hàng
có s ố lượng thẻ phát hành l ớn, chiếm thị phần 21,04%. Doanh số sử dụng thẻ nội
địa cao, chiếm 18,76% thị phần. Trong thời gian qua, Vietinbank triển khai rất
mạnh việc phát triển dịch vụ TTKDTM với các đơn vị cung ứng dịch vụ công trên
địa bàn một số thành phố lớn của cả nước, như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,
… về thu viện phí, thu học phí, thanh toán phí đường bộ, thu thuế, tiền điện…
VietinBank đã cung cấp cho khách hàng r ất nhiều các kênh t hanh toán như: thanh
toán trực tuyến qua thẻ, thanh toán qua TTKDTM, mobile banking, thanh toán qua
hệ thống của đối tác… trên nền tảng core banking mới triển khai rất thành công.
Các kênh cung c ấp cho khách hàng luôn hướng tới mục tiêu đa dạng hóa d ịch vụ,
27
cung cấp trải nghiệm tốt nhất đến cho khách hàng, cùng chính sách phí cạnh tranh,
từ đó dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến luôn có được sự phát triển
nhanh chóng và b ứt phá, tốc độ tăng trưởng dịch vụ luôn ở mức rất cao. Trong
những năm gần đây, VietinBank luôn đi đầu khi cho ra đời nhiều hình thức thanh
toán mới, như: thanh toán dùng QRCode, cung c ấp mua sắm trực tuyến ngay trên
ứng dụng ngân hàng thay vì qua Lazada, Amazon, thanh toán học phí, thanh toán
phí cầu đường, thanh toán viện phí, tiền điện, nộp thuế và rất nhiều hình thức thanh
toán kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với từng cá nhân.
Đầu năm 2017, VietinBank đã triển khai thành công h ệ thống ngân hàng lõi - Core
banking. Dựa trên nền tảng ngân hàng lõi này, Vietinbank đang tiếp tục triển khai
nhiều dịch vụ vượt trội. Một trong các dịch vụ đó là dịch vụ hành chính công áp
dụng cho các sở, ban, ngành tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. [14]
 Kinh nghiệm của Ngân hàng Ngo ại thương
Hiện nay, Vietcombank đang duy trì vị thế số 1 về cạnh tranh trên th ị trường
thẻ, được các tổ chức thẻ quốc tế: Visa và MasterCard trao giải ngân hàng có doanh
s ố sử dụng thẻ và doanh số thanh toán tại đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) cao nhất
Việt Nam. Vietcombank cũng là ngân hàng duy nh ất tại Việt Nam độc quyền phát
hành và ch ấp nhận thanh toán thẻ American Express. Được biết, Vietcombank là
ngân hàng tiên phong tri ển khai dịch vụ thẻ tại thị trường Việt Nam từ những năm
90, với một số lợi thế như: Là ngân hàng đầu tiên triển khai thanh toán tr ực tuyến
năm 2007 và hiện nay đang dẫn đầu thị phần thanh toán trực tuyến, 96% thẻ quốc tế
và 60% thẻ nội địa tại Việt Nam. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên ứng dụng
EMV trong phát hành và thanh toán th ẻ. Là ngân hàng duy nh ất hiện nay chấp
nhận thanh toán 7 thương hiệu thẻ quốc tế lớn nhất thế giới: American Express,
Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay. Vietcombanmk c ũng
có hơn 2.500 máy ATM và 85.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn
qu ốc.
Để thỏa mãn nhu cầu và kỳ vọng ngày càng cao c ủa khách hàng trong thanh
toán thẻ, hiện nay, Vietcombank đang thực hiện, nghiên cứu và chuẩn bị đưa vào
28
triển khai: giải pháp thanh toán th ẻ qua thiết bị di động (Moca/mVisa sử dụng công
nghệ QR code, SamsungPay sử dụng công ngh ệ Tokenization,…); Triển khai chip
hóa th ẻ nội địa theo lộ trình của NHNN; Triển khai EMV contactless cho các sản
phẩm thẻ do Vietcombank phát hành nh ằm tối ưu hóa tính năng thẻ và an toàn, ti ện
lợi cho người dùng. L ộ trình Vietcombank triển khai sẽ bắt đầu từ năm 2018, với
độ bao phủ rộng lớn cho cả lĩnh vực phát hành và thanh toán th ẻ, áp dụng cho cả
sản phẩm thẻ quốc tế và nội địa. Triển khai những sản ph ẩm thẻ cao cấp bậc nhất
hiện nay, với nhiều tính năng và ưu đãi vượt trội, để tạo thêm nhiều lựa chọn cho
khách hàng như: sản phẩm thẻ American Express Centurion, Visa infinite, World
MasterCard,…[12]
1.3.2 Bài h ọc kinh nghiệm về phát tri ển dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt cho BIDV và BIDV Qu ảng Trị.
Qua nghiên cứu Sự phát triển thanh toán không dùng ti ền mặt của một số
nước trên thế giới và các NHTM trong nước trên các khía cạnh khác nhau, có th ể
rút ra m ột số kinh nghiệm vận dụng vào việc phát triển thanh toán không dùng ti ền
mặt như sau:
Một là, phương tiện thanh toán không dùng t iền mặt chủ yếu của các nước
là: Séc, UNC, UNT và các phương tiện thanh toán điện tử như thẻ, lệnh thanh toán;
các hệ thống thanh toán hướng tới giải quyết vấn đề tốc độ thanh toán, thuận lợi
trong giao dịch, quản lý v ốn hiệu quả.
Hai là, những thành tựu về công ngh ệ đang góp phần đẩy nhanh quá trình
cung cấp dịch vụ và tạo thói quen sử dụng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng.
Còn các t ổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì không ngừng cải tiến các hệ thống
truyền tải dịch vụ của mình đến khách hàng và không ng ừng cải tiến các dịch vụ
đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thu ận tiện.
Ba là, nhiều loại hình dịch vụ mới đang bùng nổ, đáng chú ý là các giao dịch
thanh toán điện tử, qua hệ thống máy tính. Thẻ trả trước là một phương tiện thanh
toán phát tri ển cùng v ới sự phát triển của lĩnh vực công ngh ệ thông tin, đặc biệt là
Internet. Lo ại thẻ này có th ể phục vụ đắc lực cho việc phát triển thương
29
mại điện tử do khả năng giao dịch của các cá nhân có th ẻ, qua Internet hoặc Mobile
phone và không nh ất thiết thông qua tài kho ản NH. Thẻ có th ể phát hành với
mệnh giá nhỏ thích hợp với những khoản chi tiêu nhỏ, lẻ và việc phát hành không
nh ất thiết phải có tên ch ủ thẻ và tài kho ản ở Ngân hàng. Vì vậy loại thẻ này có ti
ềm năng rất lớn ở các nước đang phát triển, nơi mà một bộ phận lớn dân cư chưa có
tài khoản ở NH. Đặc điểm thẻ trả trước thanh toán nhanh chóng, t ức thời khiến cho
việc thanh toán thẻ trả trước thuận tiệ n gần như tiền mặt trong các giao dịch thanh
toán tại điểm bán hàng.
Bốn là, để thúc đẩy luân chuyển vốn trong nền kinh tế, giữa các nền kinh tế
thì cơ sở vật chất của hoạt động thanh toán mà đặc biệt là công ngh ệ thông tin là
yếu tố then chốt, bao gồm hệ thống mạng lưới viễn thông điện tử, đường truyền hệ
thống tốc độ cao, các hệ thống mạng lưới chuyển tiền điện tử, các phương tiện
truyền và sử lý s ố liệu khác.
Năm là, khuôn kh ổ pháp lý v ững ch ắc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tốc
độ phát triển công ngh ệ thanh toán, đó là nhiệm vụ của Chính phủ, NHNN và Bộ Tài
chính. Cần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, cơ chế chính sách một cách đồng bộ,
nhất quán phù h ợp với thông l ệ quốc tế, tình hình phát triển kinh tế, xã hội
và CNTT.
Sáu là, chính sách đầu tư của Chính phủ có tính chất quyết định tới sự phát
triển công ngh ệ thanh toán, thông qua vi ệc xây dựng hệ thống mạng lưới hạ tầng
cơ sở kỹ thuật cho hệ thống thanh toán quốc gia bằng nguồn vốn Ngân sách ho ặc
bằng nguồn vốn nước ngoài thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và khu vực,
hoặc khuyến khích khu vực tư nhân bỏ vốn đầu tư theo các chuẩn mực xác định
hoặc thành lập các hệ thống liên kết chung.[6]
30
TÓM T ẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã nêu khái quát được các vấn đề liền quan đến các
phương thức thanh toán không dùng ti ền mặt hiện nay. Qua nghiên cứu chương 1,
rút ra được:
- Khái niệm và tổng quan về thanh toán không dùng ti ền mặt.
- Các tiêu chí đưa ra để đánh gia được mức độ phát triển dịch vụ thanh toán
không dùng ti ền mặt.
- Các nhận tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền
mặt.
- Các phương thức thanh toán không dùng ti ền mặt của các ngân hàng
thương mại hiện nay như: sec thanh toán, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, ngân hàng
điện tử, thẻ…
- Kinh nghiệm phát triển thanh toán không dùng ti ền mặt tại một số quốc gia
trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV nó i chung
và BIDV Quảng Trị nói riêng.
31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRI ỂN THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ
2.1. Khái quát v ề Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi
nhánh Quảng Trị
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát tri ển của BIDV Quảng Trị
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị được
thành lập từ tiền thân là Phòng đại diện Ngân hàng Ki ến thiết khu vực Vĩnh Linh
tỉnh Quảng Trị (thành lập tháng 2 năm 1961). Sau ngày tỉnh Quảng Trị được giải
phóng (1972), tháng 4 năm 1973 thành lập Phòng Ki ến thiết cơ bản trực thuộc Ty
Tài chính Quảng Trị. Đến tháng 5 năm 1975, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết
Quảng Trị được hình thành và đến tháng 6 năm 1976 nhập chung vào Chi nhánh
Ngân hàng Ki ến thiết Bình Trị Thiên.
Tháng 7 năm 1989, cùng với việc chia tách 3 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị -
Thừa Thiên Huế, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Trị được thành
lập. Đến năm 1990, theo quyết định số 105 - NH/QĐ ngày 26/11/1990 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đơn vị được đổi tên thành Chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Trị.
Từ 01/05/2012, sau khi cổ phần hóa, Chi nhánh b ắt đầu chính thức hoạt
động với tên gọi mới: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Quảng Trị. [11]
Với lịch sử xây dựng, phát triển và trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, BIDV Quảng Trị đã không ng ừng đổi mới và phát tri ển mạnh
mẽ trở thành một trong những ngân hàng ch ủ lực phục vụ cho sự nghiệp đầu tư phát
triển trước đây và công cuộc công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa trên địa bàn tỉnh Quảng rị
ngày nay. BIDV Quảng Trị đã từng bước khơi thông dòng v ốn phục vụ đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng, giúp các doanh nghi ệp và cá nhân phát tri ển sản xuất
32
kinh doanh, tạo việc làm, ổn định đời sống cho nhiều người lao động và góp ph ần
tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
Trong tiến trình hình thành, xây dựng và phát tri ển, BIDV Quảng Trị quyết tâm
đổi mới, tái cấu trúc toàn di ện, phát triển bền vững, góp ph ần thúc đẩy sự nghiệp
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy qu ản lý c ủa BIDV Quảng Trị
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau:
(Nguồn: Phòng T ổ chức- Hành chính BIDV Quảng Trị)
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy qu ản lý c ủa BIDV Quảng Trị
Cụ thể, chức năng của các bộ phận như sau:
- Ban giám đốc
Ban giám đốc của Chi nhánh gồm có Giám đốc và 02 Phó giám đốc. Trong
đó, Giám đốc Chi nhánh là người điều hành chung và ch ịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc BIDV về toàn bộ hoạt động, kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Phó giám
đốc là người giúp vi ệc cho Giám đốc theo sự phân công và ủy quyền, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về các công vi ệc được phân công, ủy quyền đó.
33
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!

More Related Content

What's hot

Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.taothichmi
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAYĐề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
 
Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM tại SacombankSự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM tại Sacombank
 
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đPhân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngân hàng Agribank, HAY, 9đ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngân hàng Agribank, HAY, 9đBáo cáo thực tập tốt nghiệp Ngân hàng Agribank, HAY, 9đ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngân hàng Agribank, HAY, 9đ
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HAY
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HAYĐề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HAY
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HAY
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại SacombankĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng công thương Việt Nam, HAY
Báo cáo thực tập tại ngân hàng công thương Việt Nam, HAYBáo cáo thực tập tại ngân hàng công thương Việt Nam, HAY
Báo cáo thực tập tại ngân hàng công thương Việt Nam, HAY
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCMThực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HOT
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HOTLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HOT
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HOT
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
 
Đề tài: Phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tại Sacombank
Đề tài: Phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tại SacombankĐề tài: Phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tại Sacombank
Đề tài: Phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tại Sacombank
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
 

Similar to Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!

Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...NOT
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT! (20)

lv: Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông...
lv: Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông...lv: Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông...
lv: Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vịLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng AGRIBANK
 Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng AGRIBANK Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng AGRIBANK
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt NamLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
 
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANKLV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
 
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàngLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
 
Luận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAY
Luận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAYLuận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAY
Luận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nh...Luận văn: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nh...
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vayLuận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sáchLuận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doan...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doan...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doan...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doan...
 
LV:Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
LV:Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...LV:Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
LV:Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
 
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt NamLV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
 
lv:Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châu
lv:Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châulv:Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châu
lv:Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châu
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK – Chi nhánh Bình T...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK – Chi nhánh Bình T...Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK – Chi nhánh Bình T...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK – Chi nhánh Bình T...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!

  • 1. BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THÙY DUNG PHÁT TRI ỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔ G DÙNG TI ỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRI ỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QU ẢNG TRỊ CHUYÊN NGÀNH: QU ẢN LÝ KINH T Ế MÃ S Ố: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN HUẾ - 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các s ố liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có ngu ồn gốc rõ ràng và ch ưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác. Tôi c ũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành lu ận văn này đã được cám ơn. Tôi xin ch ịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả Nguyễn Thùy Dung i
  • 3. LỜI CẢM ƠN Luận văn này hoàn thành cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả những tổ chức và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong su ốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài Tôi xin trân tr ọng cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Quý Thầy - Cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong th ời gian học tập cũng như quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn vừa qua. Tôi xin bày t ỏ lòng bi ết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Trương Tấn Quân, giảng viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Ban Giám đốc và anh chị em đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, s ố liệu phục vụ nghiên cứu. Cám ơn sự hỗ trợ, chia sẽ, động viên, nhiệt tình giúp đỡ của các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong suốt quá trình học tập và nghiên c ứu. Luận văn hoàn thành chắ c chắn không tránh kh ỏi những thiếu sót và h ạn chế. Kính mong quý Thầy, Cô giáo, các chuyên gia, b ạn bè, đồng nghiệp tiếp tục giú p đỡ, đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin trân tr ọng cảm ơn! Huế, tháng 09 năm 2018 TÁC GI Ả ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên h ọc viên: NGUYỄN THÙY DUNG Chuyên ngành: Qu ản lý kinh t ế Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG TẤN Q ÂN Tên đề tài: PHÁT TRI ỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRI ỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QU ẢNG TRỊ 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt là tất yếu khách quan của xu thế kết nối toàn cầu; thực hiện đa dạng hóa s ản phẩm dịch vụ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đối với các ngân hàng Vi ệt am, trong đó có ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Qua nghiên cứu, tìm hiểu tôi nh ận thấy dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhi ều bất cập, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển của nó. Xu ất phát từ thực tế trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị” làm luận văn nghiên cứu của mình. 2. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp điều tra khảo sát: số liệu được thu thập sơ bộ từ BIDV Quảng Trị và từ khách hàng c ủa BIDV Quảng Trị + Phương pháp thống kê: dựa vào số liệu thống kê từ các nguồn báo cáo c ủa BIDV Quảng Trị, các tạp chí, sách báo, internet, phân tích định tính và đinh lượng. 3. Kết quả nghiên cứu và nh ững đóng góp khoa học của luận văn: Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện việc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị. Nghiên cứu có giá tr ị ứng dụng trong thực tiễn và là nguồn tài liệu tham khảo không ch ỉ cho các nhà qu ản lý t ại BIDV Quảng Trị mà còn cho t ất cả các ngân hàng khác có s ự quan tâm. iii
  • 5. DANH MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Quảng Trị : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị CBCNV : Cán bộ công nhân viên CTCP : Công ty C ổ phần GDKH : Giao dịch khách hàng HĐV : Huy động vốn HĐV BQ : Huy động vốn bình quân HĐV CK : Huy động vốn cuối kỳ KH : Khách hàng KHCN : Khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghi ệp KHTC : Kế hoạch tài chính KQKD : Kết quả kinh doanh NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần QL&DV : Quản lý và d ịch vụ QLKH : Quan lý khách hàng QLRR : Quản lý r ủi ro TCHC : Tổ chức hành chính TTKDTM : Thanh toán không dùng ti ền mặt XHTDNB : Xếp hạng tín dụng nội bộ iv
  • 6. MỤC LỤC Lời cam đoan................................................................................................................................................i Lời cảm ơn....................................................................................................................................................ii Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế................................................................................iii Danh mục các chữ viết tắt....................................................................................................................iv Mục lục...........................................................................................................................................................v Danh mục các hình, biểu đồ..................................................................................................................x PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên c ứu...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên c ứu của đề tài.....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................3 5. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................................................4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU........................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ PHÁT TRI ỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TI ỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.........................................................................................................................................5 1.1. Khái niệm về NHTM và thanh toán không dùng ti ền mặt............................................5 1.1.1 Khái niệm về NHTM..................................................................................................................5 1.1.2 Khái niệm về thanh toán không dùng ti ền mặt..............................................................5 1.1.3 Nội dung của phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt.....................12 1.2 Phát triển thanh toán không dùng ti ền mặt của NHTM và các nhân t ố ảnh hưởng............................................................................................................................................................15 1.2.1 Khái niệm và các phương thức phát triển thanh toán không dùng ti ền mặt của NHTM..........................................................................................................................................................15 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt của NHTM.........................................................................................................................................18 1.2.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt của NHTM.........................................................................................................................................21 v
  • 7. 1.3 Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt ở một số ngân hàng trên th ế giới và Việt Nam, bài học kinh nghiệm đối với BIDV.................25 1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt ở một số ngân hàng trên th ế giới và Việt Nam............................................................................................25 1.3.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt cho BIDV và BIDV Quảng Trị.........................................................................................................29 TÓM T ẮT CHƯƠNG 1......................................................................................................................31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRI ỂN THANH OÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QU ẢNG TRỊ.............................................................................................32 2.1.Khái quát v ề Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị...................................................................................................................................................................32 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của BIDV Quảng Trị.................32 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý c ủa BIDV Quảng Trị......................................33 2.1.3. Thực trạng về mạng lưới hoạt động..................................................................................35 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 35 2.2. Thực trạng về thanh toán không dùng ti ền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị (BIDV Quảng Trị)...........................................41 2.2.1 Tổng quát về thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị................41 2.2.2 Các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị 44 2.2.3 So sánh thực trạng thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị và một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị...........................................................59 2.3 Đánh giá của khách hàng v ề chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt của BIDV Quảng Trị....................................................................................................................61 2.3.1 Cơ cấu mẫu điều tra.................................................................................................................61 2.3.2. Đánh giá của khách hàng v ề dịch vụ TTKDTM tại BIDV Quảng Trị.............63 2.4 Đánh giá thực trạng về thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị .69 2.4.1 Những kết quả đạt được.........................................................................................................69 2.4.2 Những mặt hạn chế...................................................................................................................70 vi
  • 8. 2.4.3 Nguyên nhân c ủa những hạn chế......................................................................................71 TÓM T ẮT CHƯƠNG 2......................................................................................................................75 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRI ỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QU ẢNG TRỊ.............................................................................................76 3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển BIDV Quảng Trị và dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt trong thời gian tới......................................................................................76 3.1.1 Mục tiêu phát tri ển BIDV Quảng Trị đến năm 2020...............................................76 3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị đến năm 2020.....................................................................................................................78 3.2 Giải pháp phát tri ển thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị......79 3.2.1 Giải pháp cụ thể đối với từng hình thức thanh toán không dùng ti ền mặt.....79 3.2.2 Giải pháp về công ngh ệ.........................................................................................................81 3.2.3 Giải pháp marketing.................................................................................................................81 3.2.4 Giải pháp nâng cao ch ất lượng dịch vụ..........................................................................83 3.2.5 Giải pháp hạn chế rui ro trong việc cung cấp dịch vụ TTKDTM.......................85 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ.................................................................................87 1. Kết luận...................................................................................................................................................87 2. Kiến nghị................................................................................................................................................88 DANH MỤC TÀI LI Ệ U THAM KHẢO...............................................................................94 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH L ẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LU ẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LU Ậ VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN vii
  • 9. DANH MỤC CÁC B ẢNG Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 ................................................................................................................. 35 Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn của của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2017 .36 Bảng 2.3: Kết quả thực hiện dịch vụ của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015-2017... 40 Bảng 2.4: Tình hình thanh toán nội địa của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 ................................................................................................................. 41 Bảng 2.5: Cơ cấu về số lượng giao dịch của các phương thức TTKDTM tại BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015-2017............................................................... 42 Bảng 2.6: Cơ cấu về doanh số thanh toán của các phương thức TTKDTM tại BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015-2017............................................................... 43 Bảng 2.7: Thực trạng thanh toán ủy nhiệm chi tại BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015- 2017 ......................................................................................................... 45 Bảng 2.8: Thực trạng thanh toán ủy nhiệm thu tại BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015- 2017 ......................................................................................................... 46 Bảng 2.9: Kết quả thực hiện dịch vụ thẻ của BIDV Chi nhánh Quảng Trị giai đoạn 2015 – 2017 ............................................................................................. 48 Bảng 2.10: Thực trạng thanh toán ngân hàng điện tử tại BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 ................................................................................................55 Bảng 2.11: So sánh các phương thức TTKDTM của BIDV Quảng Trị với một số NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.........................................................59 Bảng 2.12: So sánh dịch vụ khách hàng cá nhân .......................................................60 Bảng 2.13: Cơ cấu mẫu điều tra ................................................................................. 62 Bảng 2.14 : Thời gian khách hàng có quan h ệ giao dịch TTKDTM với BIDV Quảng Trị ............................................................................................................ 63 Bảng 2.15: Các loại dịch vụ TTKDTM mà khách hàng s ử dụng tại BIDV Quảng Trị .................................................................................................................64 viii
  • 10. Bảng 2.16: Lý do KH ch ưa sử dụng hay chưa sử dụng một số dịch vụ TTKDTM của BIDV Quảng Trị...............................................................................................................65 Bảng 2.17: Nguồn thông tin khách hàng s ử dụng để tiếp cận dịch vụ TTKDTM.....66 Bảng 2.18: Ý ki ến của khách hàng v ề các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng dịch vụ TTKDTM tại BIDV Quảng Trị...................................................67 ix
  • 11. DANH MỤC CÁC HÌNH, BI ỂU ĐỒ Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý c ủa BIDV Quảng Trị .............................. 33 Hình 2.2: Cơ cấu dư nợ của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2017 .................... 38 Hình 2.3: Thị phần tín dụng của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2017 ......................................................................................................... 39 Hình 2.4: Số lượng máy ATM, EDC/POS các NH t ỉnh Quảng Trị năm 2017 ....... 54 x
  • 12. PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên c ứu Cùng v ới sự phát triển của nền kinh tế nói chung và l ĩnh vực công ngh ệ thông tin nói riêng, xu th ế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hoạt động thanh toán không dùng ti ền mặt đã có nh ững bước phát triển vượt bậc và đang ngày càng chiếm ưu thế so với các phương tiện thanh toán truyền thống tại Việt Nam. Khắc phục được những nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán không dùng ti ền mặt là phương tiện thanh toán ưu việt hơn đáp ứng một cách toàn di ện cho nhu cầu của sự phát triển kinh tế. Thêm vào đó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hi ện đại hóa đất nước. Chính vì thế, việc nghiên cứu nhằm đưa ra định hướng phát triển bền vững cho hoạt động của hệ thống thanh toán là r ất cần thiết. Với định hướng phát triển trở thành một trong những ngân hàng bán l ẻ hàng đầu vào năm 2020, BIDV đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, hiện đại hóa các kênh thanh toán, giao d ịch, mang lại tiện ích cho khách hàng, góp ph ần cùng h ệ thống ngân hàng đẩy mạnh thanh toán không dùng ti ền mặt theo mục tiêu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Xét về mặt quản lý, hình thức thanh toán không dùng ti ền mặt góp ph ần giảm tải khối lượng công vi ệc cho cán bộ ngân hàng, giảm thiểu thời gian đi lại, giao dịch của khách hàng khi đến với ngân hàng. Đồng thời đây là kênh thu được lợi nhuận cao và hiệu quả, giảm thiểu được khối lượng lớn tiền mặt lưu thông trên thị trường đây là yếu tố cần thiết căn bản để ổn định tiền tệ, chống và kiềm chế lạm phát, hạn chế được vấn nạn tiền giả hiện nay. Trong những năm gần đây, BIDV Quảng Trị không nh ững ngày càng hoàn thiện các phương thức thanh toán truyền thống mà còn t ập trung phát triển nhưng phương thức thanh toán ngân hàng hi ện đại có ch ất lượng cao, an toàn, hiệu quả nhằm làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao c ủa khách hàng. Song, th ực tiễn phát triển thanh toán không dùng ti ền mặt của BIDV Quảng Trị vẫn còn t ồn tại những khó khăn và hạn chế. Việc tìm ra được các biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các phương thức thanh toán không dùng ti ền mặt cũng như giúp hệ thống Ngân 1
  • 13. hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam khẳng định vị thế, thương hiệu của mình trong thời kỳ cạnh tranh, hội nhập và phát tri ển vẫn đang là vấn đề khá bức thiết. Với mong muốn có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại ngân hàng, trên cơ sở những lý lu ận chung đã được học và thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị, tôi đã chọn đề tài: “ Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị” làm luận văn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài * Mục tiêu chung: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thành toán không dùng ti ền mặt của BIDV Quảng Trị,từ đó đưa ra định hướng và giải pháp phát tri ển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại chi nhánh, góp ph ần nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. * Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá cơ sở lý lu ận và thực tiễn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại; - Phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thành toán không dùng ti ền mặt tại Ngân hàng TMCP ầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị; - Đề xuất giải pháp và m ột số kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị; 3. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu - Đối thương nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại BIDV Quảng Trị. 2
  • 14. + Phạm vi thời gian: Các số liệu dùng để phân tích trong đề tài chủ yếu được thu thập từ năm 2015 - 2017. Đề xuất giải pháp phát tri ển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tầm nhìn 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 4.1.1. Số liệu thứ cấp Được thu thập từ các tài li ệu và báo cáo ho ạt động sản xuất kinh doanh BIDV Quảng Trị, báo cáo c ủa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn; thông tin đã được công b ố trên các t ạp chí khoa học, công trình và đề tài khoa học, từ các Website, và các tài li ệu liên quan khác. 4.1.2. Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được chọn theo phương pháp chọn đối tượng khách hàng ng ẫu nhiên. Cụ thể sẽ tìm kiếm ngẫu nhiên 150 khách hàng hi ện đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt của BIDV Quảng Trị. Sau đó, mời các đối tượng nghiên cứu đến ngân hàng để tham gia phỏng vấn thử thông qua tr ả lời bảng câu hỏi. Với những trường hợp đối tượng không đến được, sẽ phỏng vấn khách hàng qua các phương tiện liên lạc khác như điện thoại, thư, Internet,…Trong quá trình điều tra, thu thập được 124 phiếu hợp lệ. Mục đích của việc thu thập số liệu này nhằm khảo sát, đánh giá sự thực trạng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng và s ự hài lòng c ủa khách hàng đối với dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt. Bên cạnh đó, số liệu điều tra cũng tìm hiểu về thái độ và hành vị sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt của người dân tỉnh Quảng trị. Số liệu được thu thập từ tháng 03/2018 đến tháng 06/2018. 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý s ố liệu - Thống kê mô t ả: Thống kê phân t ổ, tổng hợp số liệu từ các báo cáo, th ống kê kết quả điều tra từ các khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị, thống kê đánh giá ý ki ến của khách hàng. - Phân tích dữ liệu, so sánh, tổng hợp: Vận dụng các phương pháp phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân; phương pháp so sánh, tổng hợp để 3
  • 15. phân tích thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Quảng Trị qua các năm, sau đó tổng hợp rút ra điểm mạnh, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát tri ển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt. - Trên cơ sở các tài li ệu đã được xử lý, t ổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế để đánh giá thực trạng hoạt động hệ thống kênh phân ph ối. - Việc xử lý và tính toán các s ố liệu và chỉ tiêu nghiê n cứu được tiến hành trên máy tính theo các phần mềm EXCEL, SPSS 16.0 . 5. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý lu ận và thực tiễn về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị. Chương 3: Giải pháp phát tri ển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị. 4
  • 16. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ PHÁT TRI ỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TI ỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 . Khái ni ệm về NHTM và thanh toán không dùng ti ền mặt 1.1.1 Khái ni ệm về NHTM Ngân hàng Thương mại (NHTM) là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng b ằng cách huy động vốn tức là nhận tiền gửi và phát hành gi ấy tờ có giá, rồi sử dụng số vốn huy động đó vào nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, làm dịch vụ thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho t ất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân. [9] Với chức năng của nó, ngân hàng Thương mại(NHTM) đã hình thành, tồn tại và phát tri ển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. S ự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát tri ển mạnh mẽ, cụ thể kinh tế thị trường càng được phát triển thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Như vậy, có th ể nói r ằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường về lĩnh vực kinh doanh tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng liên quan đến mọi ngành. 1.1.2 Khái ni ệm về thanh toán không dùng ti ền mặt 1.1.2.1Khái ni ệm thanh toán không dùng ti ền mặt Thanh toán không dùng ti ền mặt là cách th ức thanh toán trong đó không có sự xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài kho ản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh toán. Thanh toán không dùng ti ền mặt còn được định nghĩa là phương thức thanh 5
  • 17. toán không tr ực tiếp dùng ti ền mặt mà dựa vào các ch ứng từ hợp pháp như giấy nhờ thu, ủy nhiệm chi, séc,… để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của đơn vị này sang tài khoản của đơn vị khác ở Ngân hàng. Thanh toán không dùng ti ền mặt gắn với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ.[7] 1.1.2.2 Đặc điểm của thanh toán không dùng ti ền mặt Sự ra đời của hình thức Thanh toán không dùng ti ền mặt (TTKDTM) gắn liền với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ và sự phát triể n của nó g ắn liền với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng. S ự tồn tại và lớn mạnh của hệ thống này đã tạo điều kiện cho cá nhân và các t ổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và th ực hiện việc thanh toán thông qua vi ệc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng. TTKDTM là một hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công c ụ để kế toán, vừa là công c ụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và d ịch vụ. Nó có một số đặc điểm sau: - Thứ nhất, sự vận động của tiền tệ có th ể tách rời hoặc độc lập tương đối với sự vận động của hàng hóa c ả về không gian và th ời gian. Cụ thể hơn, việc giao nhận hàng hóa có th ể được tiến hành tại một thời điểm của một nơi nào đó nhưng việc thanh toán có th ể được thực hiện tại một địa đểm của một nơi khác. - Thứ hai, trong thanh toán không dùng ti ền mặt, tiền tệ xuất hiện không dưới vai trò là trung gian trao đổi, mà xuất hiện dưới vai trò là ti ền ghi sổ (tiền ngân hàng) và được ghi chép trên các ch ứng từ sổ sách. Do đó thanh toán không dùng tiền mặt yêu cầu mỗi bên tham gia phải có tài kho ản tại các ngân hàng. - Thứ ba, trong thanh toán không dùng ti ền mặt, vai trò c ủa ngân hàng là đặc biệt quan trọng và không th ể thiếu trong phương thức thanh toán này. N ếu như thanh toán bằng tiền mặt được thực hiện bằng mối quan hệ trực tiếp giữa người mua và người bán thì thanh toán không dùng ti ền mặt được thực hiện thông qua s ự tham gia của ít nhất một ngân hàng. Do đó, ngân hàng đóng vai trò không th ể thiếu trong thanh toán chuyển khoản, và trở thành trung tâm thanh toán cho toàn xã h ội. 1.1.2.3 Các hình thức thanh toán không dùng ti ền mặt hiện hành - Căn cứ vào chủ thể tham gia trong quan hệ thanh toán, người ta chia hoạt 6
  • 18. động TTKDTM thành: thanh toán gi ữa ngân hàng v ới khách hàng và thanh toán liên ngân hàng (thanh toán trong h ệ thống ngân hàng và gi ữa các ngân hàng khác h ệ thống, thanh toán với NHTW/ NHNN). Trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ đề cập đến thanh toán giữa ngân hàng v ới khách hàng không nghiên c ứu thanh toán liên ngân hàng. - Căn cứ vào phạm vi TTKDTM, người ta chia hoạt động TTKDTM của NHTM thành: TTKDTM nội địa và TTKDTM quốc t ế. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ đề cập đến TTKDTM nội địa, không nghiên c ứu TKDTM quốc tế.  Thanh toán không dùng ti ền mặt trong thanh toán nội địa: TTKDTM nội địa là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ (không dùng ti ền mặt) phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các chủ thể của một nước. TTKDTM nội địa bao gồm các hình thức sau: - Ủy nhiệm chi - Ủy nhiệm thu - Séc: séc chuy ển khoản, séc bảo chi - Thẻ thanh toán Ngoài ra còn có thêm m ộ t số phương tiện thanh toán khác như: các giao dịch xử lý qua Internet, Mobile, PC m ạng, … Mỗi phương tiện thanh toán đều có nh ững ưu và nhược điểm riêng, phạm vi áp dụng khác nhau nên trách nhi ệm của các NHTM là hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng hiểu và sử dụng phương thức nào cho phù h ợp và hiệu quả nhất. a) Ủy nhiệm chi Ủy nhiệm chi (hoặc lệnh chi) là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định gửi cho Ngân hàng nơi mở tài khoản yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài kho ản của mình để trả cho người thụ hưởng. Ủy nhiệm chi phải do khách hàng l ập, ký và ch ỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản khách hàng chuy ển trả cho đơn vị thụ hưởng. Việc ngân hàng t ự 7
  • 19. động trích tài khoản của khách hàng là không được phép trừ trường hợp có th ỏa thuận trước bằng văn bản. b) Ủy nhiệm thu Ủy nhiệm thu (hay nhờ thu) là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởng lập lệnh thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy định gửi cho ngân hàng, ủy thác thu hộ mình một số tiền nhất định. Ủy nhiệm thu chủ yếu được sử dụng giữa hai bên mua bán có tín nhi ệm lẫn nhau. Bên mua và bên bán ph ải thống nhất thỏa thuận dùng hình thức thanh toán ủy nhiệm thu, đồng thời phải thông báo b ằng Văn bản cho Ngân hàng c ủa bên thụ hưởng để có căn cứ hạch toán ủy nhiệm thu. Ủy nhiệm thu phải được lập theo mẫu do gân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Nếu khả năng thanh toán của người trả tiền không đủ để chi trả số tiền trên ủy nhiệm thu thì Ngân hàng phải có trách nhi ệm thông báo cho người trả tiền và người thụ hưởng biết và xử lý tr ả lại ủy nhiệm thu cho người thụ hưởng (nếu người thụ hưởng yêu cầu) hoặc tiếp tục lưu giữ ủy nhiệm thu đến khi người trả tiền đủ khả năng thanh toán để hạch toán. Phạm vi thanh toán của ủy nhiệm thu: được áp dụng cho các đơn vị sử dụng dịch vụ thanh toán có tài kho ản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở có th ỏa thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên th ụ hưởng. c) Séc Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát l ập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng. Séc là công c ụ thanh toán truyền thống lâu đời và đã sử dụng phổ biến trên thế giới. Séc là l ệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc ho ặc người cầm séc. Séc là m ột phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các n ước có hệ thống ngân hàng phát tri ển. Hiện nay séc là phương tiện chi trả được dùng h ầu 8
  • 20. như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng sử dụng rộng rãi trong thanh toán qu ốc tế về hàng hóa, du l ịch và các chi tr ả phi mậu dịch khác. d) Thẻ thanh toán Thẻ Ngân hàng là phương tiện thanh toán do ngân hàng phát hành và c ấp cho người sử dụng dịch vụ thanh toán để sử dụng theo hợp đồng ký k ết giữa ngân hàng và khách hàng Các chủ thể trong thanh toán thẻ: - Tổ chức phát hành thẻ: là ngân hàng, t ổ chứ c tín dụng phi ngân hàng, t ổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không ph ải là tổ chức tín dụng được phép phát hành thẻ. - Chủ thẻ: là cá nhân ho ặc tổ chức được tổ chức phát hành th ẻ cung cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. - Đơn vị chấp nhận thẻ: là tổ chức, cá nhân ch ấp nhận thanh toán hàng hóa và dịch vụ; cung cấp dịch vụ nộp, rút ti ền mặt bằng thẻ. - Tổ chức thanh toán thẻ: là ngân hàng, t ổ chức khác không ph ải là ngân hàng được phép thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ - Phân loại thẻ: - Theo đặc tính kỹ thuật, bao gồm: Thẻ băng từ, Thẻ thông minh - Phân loại theo tính chất thanh toán (nội dung kinh tế) của thẻ: Thẻ ghi nợ (Debit card), Thẻ trả trước (Prepaid card), Thẻ tín dụng (Credit card) Khi người sử dụng thẻ không s ử dụng thẻ hoặc đã sử dụng hết số tiền của thẻ thì ngân hàng phát hành thẻ và người sử dụng thẻ sẽ hoàn tất quy trình sử dụng thẻ Các Ngân hàng khi phát hành th ẻ tín dụng cho khách hàng d ựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của khách hàng. Do đó, mỗi khách hàng có m ột hạn mức tín dụng khác nhau. 1.1.2.4 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường Khi nền kinh tế thị trường phát triển thì thanh toán không dùng ti ền mặt có v ị trí vô cùng quan tr ọng. Thanh toán không dùng ti ền mặt là khâu m ở đầu và kết thúc 9
  • 21. của một chu trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao và là m ột phần không th ể thiếu trong hoạt động kinh tế. Điều đó thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của thanh toán không dùng ti ền mặt trong nền kinh tế. Vai trò này thể hiện trên các khía cạnh như sau: Thứ nhất, thanh toán không dùng ti ền mặt thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn làm rút ng ắn chu kỳ sản xuất, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất và tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bởi, thanh toán không dùng ti ền mặt phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Một chu kỳ sản xuất, lưu thông hàng hóa được bắt đầu và kết thúc b ằng thanh toán, đó là một quá trình mua nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thi ết bị, trả lương công nhân, đến việc tiêu thụ hàng hóa, d ịch vụ đầu ra. Do đó, nếu công tác thanh toán được tổ chức nhanh gọn, chính xác, an toàn và hiệu quả thì sẽ rút ng ắn được chu kỳ sản xuất, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn. Đứng ở tầm vi mô, ho ạt động thanh toán ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với từng doanh nghiệp. Thứ hai, thanh toán không dùng ti ền mặt tạo nguồn vốn cho các Ngân hàng thương mại, giúp cho Ngân hàng huy động được tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để tiến hành đầu tư, cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Vì để thực hiện thanh toán được qua Ngân hàng, các cá nhân , doanh nghi ệp phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán và g ửi tiền vào đó. Do vậy, trên các tài kho ản này luôn lưu ký m ột số dư nhất định để tiến hành cho việc chi trả. Tuy nhiên, không phải lúc nào các l ệnh chi trả cũng được tiến hành ngay do phụ thuộc vào quá trình sản xuất kinh doanh, do sự thỏa thuận giữa các bên. Ho ặc cũng phát sinh các trường hợp khi một người ủy quyền cho Ngân hàng trích tiền chuyển đi thì một số khác lại có ti ền chuyển về. Đây là một nguồn vốn lớn và tương đối ổn định, nếu Ngân hàng có k ế hoạch tốt để sử dụng thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho toàn bộ nền kinh tế. Thứ ba, thanh toán không dùng ti ền mặt giúp gi ảm thấp tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giúp giảm thấp chi phí lưu thông của xã hội. Đây là một hình thức tạo ra sự chuyển hóa gi ữa tiền mặt và tiền chuyển khoản thông qua trung gian 10
  • 22. thanh toán là Ngân hàng. C ả hai khía cạnh đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hóa và điều hòa l ưu thông tiền tệ. Kinh tế càng phát tri ển, khối lượng hàng hóa d ịch vụ ngày càng phong phú và đa dạng, thanh toán bằng tiền mặt bộc lộ những hạn chế như: chi phí bảo quản, lưu thông cao; không an toàn; dễ bị tham ô, lợi dụng; giảm vòng quay c ủa vốn làm quá trình sản xuất kinh doanh bị chậm lại, ảnh hưởng tới hiệu quả toàn xã h ội. Thanh toán không dùng ti ền mặt khắc phục được các nhược điểm đó, kết hợp chặt chẽ với các dịch vụ khác của Ngân hàng nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư trở lại nền kinh tế, làm tăng hệ số tạo tiền cho các Ngân hàng thương mại. Thứ tư, khi nền kinh tế càng phát tri ển thanh toán không dùng ti ền mặt trở thành một trong những công c ụ cạnh tranh hiệu quả của Ngân hàng để thu hút khách hàng . Ngày nay, khách hàng đến với Ngân hàng không ch ỉ để gửi tiền và hưởng lãi mà h ọ còn mong mu ốn được sử dụng các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng. Vì vậy một Ngân hàng được gọi là có l ợi thế cạnh tranh khi biết khai thác có hi ệu quả dịch vụ Ngân hàng nh ằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang l ại sự tiện ích. Phát triển dịch vụ trong đó có dị ch vụ thanh toán. Thứ năm, phục vụ việc chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng trung ương và NHNN. Phát triển thanh toán không dùng ti ền mặt tạo điều kiện cho NHNN quản lý m ột cách tổng thể quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, s ử dụng có hi ệu quả các công c ụ thanh toán kiểm soát mức tạo tiền và tăng tín dụng, góp ph ần thực hiện chính sách tiền tệ, là giải pháp tích cực nhằm hạn chế lạm phát, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế. tr ọng tâm và đặc biệt quan trọng. 1.1.3 Nội dung của phát tri ển dịch vụ TTKDTM 1.1.3.1 Tăng quy mô dịch vụ TTKDTM 11
  • 23. Quy mô d ịch vụ TTKDTM tăng lên đồng nghĩa đồng nghĩa với tiềm lực ngân hàng đó càng mạnh vì đặc thù c ủa các sản phẩm dịch này được xây dựng dựa trên nền tảng công ngh ệ thông tin, vi ệc gia tăng các sản phẩm, dịch vụ này cho thấy mức đô công nghệ hóa c ủa bản than ngân hàng ngày càng tăng cao. Việc tăng quy mô dịch vụ TTKDTM bao gồm các hình thức sau: - Gia tăng số lượng sản phẩm, dịch vụ TTKDTM: đây là yếu tố quan trong đầu tiên thể hiện sự phát triển về quy mô d ịch vụ ngân hàng s ố hiện đại bởi khi đáp ứng ngày càng cao nhu c ầu của khách hàng ngân hàng s ẻ thu hút được một lượng lớn khách hàng nh ằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho đơn vị. - Mở rộng kênh phân ph ối và phương thức cung cấp dịch vụ: Để tăng hiệu quả sử dụng sản phẩm dịch vụ TTKDTM, cũng như đáp ứng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thì việc mở rộng kênh phân ph ối và phương thức cung cấp dịch vụ là điều vô cùng c ần thiết, nó ph ản ánh qua tỷ lệ chiếm lĩnh thị phần sử dụng sản phẩm của Ngân hàng mình với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Tuy nhiên vi ệc mở rộng kênh phân ph ối và phương thức cung cấp dịch vụ là điều vô cùng khó khăn vì do sự chênh lệch về mức sồng, trình độ học vấn, độ tuổi (do đây là sản phẩm có y ếu tố kỹ thuật cao). Vì vậy, nếu mở rộng được thị trường sử dụng dịch vụ TTKDTM thì coi như ngân hàng thật sự phát triển về dịch vụ đó. - Tăng lượng khách hàng s ử dụng: mở rộng khách hàng s ử dụng tùy theo độ tuổi, giới tính, trìnhđộ,thu nhập… Gia tăng lượng khách hàng s ử dụng cũng là tiêu chí để đánh giá sự gia tăng của dịch vụ. 1.1.3.2 Đa dạng hóa ch ủng loại sản phẩm dịch vụ Như chúng ta đã biết, tại Việt Nam, các ngân hàng đã triển khai ngân hàng điện tử từ 5 năm trước đây. Đến nay, sau nhiều năm, hầu hết các đơn vị đều đã có ứng dụng như TTKDTM nhưng chưa thực sự đa dạng bởi đây vẫn được các khách hàng xem là kênh h ỗ trợ để chuyển tiền, thanh toán các d ịch vụ điện, nước, Internet... online thay vì tối ưu hóa dòng ti ền trong tài khoản của mình. Một số NH đã tích hợp một vài tính năng khác vào Internet Mobile Banking nhưng nhìn chung vẫn còn khá đơn giản. 12
  • 24. Đa dạng hóa ch ủng loại sản phẩm dịch vụ TTKDTM là sựu biến đổi danh mục sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng g ắn liền với sự phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau. Cố thể định kỳ đánh giá lại khả năng sinh lời và tiềm năng tăng trưởng của các chủng loại sản phẩm, dịch vụ để bộ trợ kịp thời những loại sản phẩm, dịch vụ tốt, cắt giảm và loại bỏ hay bổ sung những chủng loại mới. Ngân hàng phải thường xuyên nghiên c ứu và cho ra đời những loại sản phẩm, dịch vụ mới vì đặc điểm của sản phẩm công ngh ệ thông tin có chu k ỳ sống ngắn do sự phát triển mạnh mẻ và liên t ục của khoa học công ngh ệ, nên tốc độ ra đời của các sản phẩm mới là vô cùng nhanh chóng và s ẽ thay thế các sản phẩm đã có tr ước đó. Theo đó việc đa dạng hóa ch ủng loại sản phẩm, dịch vụ có th ể là: - Hoàn thiện sản phẩm hiện có: hoàn thi ện cả về hình thức lẫn nội dung những sản phẩm, dịch vụ hiện có nh ằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao c ủa khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh. - Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới: điều này có th ể mang lại một nguồn lợi lớn và quan trọng đối với một số doanh nghiệp, tuy nhiên cũng đòng ngh ĩa với rủi ro lớn, chi phí cao, cần phải có s ự đầu tư về công ngh ệ và nghiên c ứu thị trường một cách đúng đắn, phân đoạn khách hàng để tìm ra những sản phẩm, dịch vụ thích hợp. 1.1.3.3 Nâng cao ch ất lượng dịch vụ TTKDTM Đầu tư và phát triển dịch vụ TTKDTM là một trong những giải pháp gia tăng tính cạnh tranh, nâng cao vị thế của một ngân hàng trên th ị trường sôi động hiên nay. Một trong những cách để có được sự mức độ hài lòng hay lòng trung thành cao c ủa khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ mà NH cung cấp, thì chất lượng các dịch vụ phải cao. Chất lượng dịch vụ càng cao thì lợi thế cạnh tranh càng lớn. Để nâng cao chất lượng dịch vụ TTKDTM, các NHTM phải lưu ý đến những yếu tố sau: - Đầu tư thêm co sở vật chất, công nghê thông tin nh ằm cung cấp dịch vụ nhanh, chinh xác. Tất cả các giao dịch của khách hàng t ại ngân hàng đều liên quan đến tiền tệ. Do đó mọi khách hàng đều muốn ngân hàng b ảo đảm rằng giao dịch của họ phải được thực hiện một cách chính xác, giảm thiểu các sai sot, lỗi kỹ thuật của hệ thống truyền tải thông tin và r ủi ro xảy ra trong quá trình giao dịch. Nếu quá 13
  • 25. trình này sai sót sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, gây ảnh hưởng đến uy tín và thu nhập của ngân hàng, gây m ất lòng tin v ề dịch vụ TTKDTM của khách đối với ngân hàng. Do v ậy, một khi hệ thống công ngh ệ ngân hàng chưa thỏa mãn được tính chính xác và kịp thời của giao dịch, sản phẩm dịch vụ chưa thuận tiện, đơn giản và nhanh chóng thì vẫn chưa được đánh giá là có chất lượng. - Gia tăng sự hài lòng c ủa khách hàng thông qua các d ịch vụ hỗ trợ. Dịch vụ TTKDTM muốn được đánh giá là có chất lượng và hiệu quả thì phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về sự tiện ích và giá cả hợp lý vì dịch vụ được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. N ếu khách hàng c ảm thấy dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của mình thì họ sẽ khó có s ự hài lòng v ới chất lượng dịch vụ mà họ nhận được. Trong môi trường kinh doanh hiện đại thì đặc điểm này càng tr ở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì các nhà cung cấp dịch vụ phải luôn hướng đến nhu cầu của khách hàng và c ố gắng hết mình để đáp ứng các nhu cầu đó. Sẽ là vô ích nếu cung cấp các dịch vụ mà khách hàng đánh giá là không có giá trị. Vì vậy, để phát triển dịch vụ TTKDTM thì ngân hàng cần phải đạt được sự hài lòng cao nh ất của khách hàng, gi ảm thiểu nhữ ng lời phàn nàn và khi ếu nại, khiếu kiện của khách hàng đối với ngân hàng, t ừ đó mới giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng m ới, tăng trưởng thị phân cũng như tăng thu nhập của ngân hàng. 1.1.3.4 Kiểm soát r ủi ro trong quá trình phát triển dịch vụ TTKDTM Rủi ro trong hoạt động của dịch vụ TTKDTM là khả năng xảy ra tổn thất khi thực hiện các hoạt động về dịch vụ TTKDTM. Các rủi ro trong hoạt động TTKDTM bao gồm các hành động vô ý hay c ố ý x ảy ra trong hoạt động làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, hoạt động hàng ngày, gây th ất thoát tài s ản của ngân hàng và k hách hàng. Vi ệc kiểm soát được những rủi ro này sẽ góp ph ần hoàn thiện hơn cho công việc phát triển dịch vụ TTKDTM. - Kiểm soát rủi ro hoạt động : rủi ro hoạt động phát sinh từ khả năng thất thoát tiềm tàng do sự thiếu hoàn chỉnh và độ tin cậy của hệ thống. Các ngân hàng có thể bị tấn công t ừ bên ngoài c ũng như từ bên trong đối với hệ thống và các s ản phẩm điện tử của mình. Rủi ro trong hoạt động cũng có th ể phát sình từ sự nhầm lẫn 14
  • 26. của khách hàng, t ừ hệ thống ngân hàng được thiết kế lắp đặt không chính xác, gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. C ần phải kiểm soát rủi ro này. - Kiểm soát rủi ro danh tiếng : là rủi ro danh tiếng là quá trình phát sinh những quan điểm tiêu cực của công chúng v ề ngân hàng d ẫn đến tình trạng thiệt hại về nguồn huy động vốn hoặc mất khách hàng. R ủi ro danh tiếng có th ể phát sinh khi các khách hàng g ặp phải trở ngại đối với dịch vụ mới nhưng không được cung cấp thông tin đầy đủ về việc sử dụng và thủ tục giải quyế t những khó khăn. Do đó, khi một NHTM bị khách hàng chê trách là một ngân hàng b ất tiện thì đây là lúc kiểm soát lại vấn đề về danh tiếng của mình. - Kiểm soát rủi ro luật pháp: rủi ro luật pháp có th ể phát sinh do qui trình thực hiện các dịch vụ TTKDTM không tuân th ủ quy định của pháp luật tại một thời điểm nào đó. Ví dụ do kiểm soát giao dịch không t ốt vô tình cho phép những giao dịch rửa tiền, tin tặc mạo danh nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng để lừa gạt khách hàng hay ngân hàng t ự động xác lập những tính năng mới của dịch vụ TTKDTM nhưng không ký l ại hợp đồng với khách hàng. Rủi ro có th ể dẫn đến hậu quả là mất khách hàng, th ất thoát tài s ản c ủa ngân hàng ho ặc dịch vụ bị ngưng trệ do không được cơ quan chức năng cho phép tiếp tục cung cấp. 1.2 Phát tri ển thanh toán không dùng ti ền mặt của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng 1.2.1 Khái ni ệm và các phương thức phát tri ển thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM 1.2.1.1 Khái niệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM Phát triển được hiểu là sự biến đổi cả về số lượng và chất lượng theo hướng mang lại những kết quả tích cực. Phát triển trong lĩnh vực kinh tế là sự gia tăng về số lượng, mở rộng quy mô và nâng cao ch ất lượng mỗi thành tố. Phát triển bao hàm cả sự tăng trưởng về số lượng và nâng cao ch ất lượng. 15
  • 27. Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt của NHTM là sự gia tăng về số lượng loại hình dịch vụ TTKDTM, về tiện ích cung cấp, về giá trị giao dịch, về quy mô và ch ất lượng dịch vụ TTKDTM của NHTM.[8] Thanh toán không dùng ti ền mặt ngày càng có ý ngh ĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây là một giải pháp quan trọng thúc đẩy quay vòng v ốn nhanh, hiệu quả và kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào. Trên cơ sở đó đồng vốn được sử dụng hiệu quả trong nền kinh tế. 1.2.1.2 Các phương thức phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt của NHTM a) Phát tri ển sản phẩm dịch vụ Để tồn tại và phát tri ển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính như hiện nay, các NHTM đã không ng ừng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới đặc biệt là các s ản phẩm dịch vụ TTKDTM. Điều này giúp t ạo khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và phát huy được lợi thế đặc thù c ủa mình. Để phát triển dịch vụ mới, NHTM có th ể thực hiện bằng các phương thức sau:  Phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có v ề hình thức và nội dung. - Hoàn thiện về mặt hình thức, sự đa dạng hóa s ản phẩm dịch vụ hiện có theo phương thức cá biệt hóa ho ặc thay đổi tên gọi dịch vụ. - Hoàn thiện về mặt nội dung bao hàm nội dung nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Hệ thống danh mục dịch vụ không thay đổi nhưng giá trị sử dụng và tính năng sản phẩm đã thay đổi. - Hoàn thiện dịch vụ về hình thức và nội dung  Phát triển sản phẩm dịch vụ mới tương đối. Sản phẩm này đã được triển khai cung ứng trên thị trường, NHTM có th ể học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động cung ứng dịch vụ và có l ợi thế về tiết kiệm chi phí nghiên cứu triển khai, cải tiến dịch vụ cho phù h ợp nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai NHTM thường bị động trong triển khai, tiếp cận thị 16
  • 28. trường. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ mới tương đối, NHTM cần tạo ra tính khác biệt vượt trội về tính năng, công dụng, giá trị sử dụng và lợi thế giá cả, chi phí dịch vụ.  Phát triển dịch vụ mới tuyệt đối. Sản phẩm dịch vụ mới tuyệt đối là sản phẩm mới đối với tất cả các NHTM. Khi phát triển dịch vụ mới tuyệt đối, NHTM phải đầu tư cho quá trình nghiên cứu thị trường và sản phẩm… Tuy nhiên, khi NHTM cung cấp sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng tốt nhu cầu thị trường sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho NHTM so với đối thủ. b, Phát tri ển kênh phân ph ối Căn cứ vào thời gian hình thành và trình độ kĩ thuật công ngh ệ, có th ể phân chia hệ thống kênh phân ph ối của NHTM thành 2 loại: kênh phân ph ối truyền thống và kênh phân ph ối hiện đại. Kênh phân ph ối truyền thống: là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng d ựa trên lao động trực tiếp của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng. Kênh phân ph ối hiện đại: là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng d ựa trên việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật đặc biệt là ứng dụng các thành t ựu c ủa công ngh ệ thông tin trong l ĩnh vực ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại, việc phát triển kênh phân ph ối cũng đang là một trong những giải pháp mang tính tiên quyết cho phát triển.Việc đa dạng hoá kênh phân ph ối đóng vai trò là m ột trong những yếu tố làm lên thành công trong cuộc đua cạnh tranh ngày càng gay g ắt về cung cấp các sản phẩm và dịch vụ. c, Phát tri ển thị trường mới Phát triển thị trường mới là một trong phương thức phát triển dịch vụ quan trọng của NHTM. Phát tri ển thị trường mới bao gồm phát triển thị trường mới về mặt địa lý và phát tri ển thị trường theo đối tượng khách hàn g. Phát triển thị trường mới về địa lý: NHTM phát tri ển mạng lưới chi nhánh, đại lý ở vị trí địa lý khác nhau trên lãnh th ổ Việt nam hoặc phát triển chi nhánh, đại lý ở thị trường nước ngoài. Phát tri ển thị trường về địa lý NHTM có th ể thực hiện 17
  • 29. cung ứng sản phẩm dịch vụ có l ợi thế cạnh tranh ra thị trường mới từ đó xây dựng và củng cố thương hiệu, phát triển thị phần trên thị trường mới. Phát triển thị trường mới theo đối tượng khách hàng: đa dạng hóa khách hàng theo nhiều tiêu thức, mở rộng cung ứng dịch vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau sẽ tác động tích cực tới sự phát triển sản phẩm dị ch vụ mới của NHTM. Chất lượng sản phẩm dịch vụ là một trong yếu tố quyết định đến sự phát triển dịch vụ. Khi NHTM phát triển đối tượng khách hàng đi kèm đa dạng hóa d ịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng . 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát tri ể n dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt của NHTM 1.2.2.1 Các ch ỉ tiêu về số lượng - Số lượng loại hình dịch vụ TTKDTM Là chỉ tiêu cho biết số lượng các d ịch vụ và tiện ích TTKDTM mà NHTM cung cấp đến khách hàng. Sự gia tăng về số lượng sản phẩm TTKDTM phản ánh sự phát triển của dịch vụ và mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vi ệc gia tăng về số lượng sản phẩm TTKDTM sẽ tác động trực tiếp lên số lượng khách hàng s ử dụng dịch vụ và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ TTKDTM Mỗi loại dịch vụ NH có ưu nhược điểm riêng và hướng tới đáp ứng một số yêu cầu nhất định của khách hàng. Do đó sự phát triển dịch vụ phải được thể hiện qua số lượng loại hình dịch vụ NHHĐ và tiện ích mà các NHTM cung ứng. Số lượng dịch vụ NHHĐ và tiện ích mà dịch vụ cung ứng cho khách hàng càng tăng càng chứng tỏ sự phát triển của dịch vụ này. - Số lượng và giá tr ị giao dịch Là chỉ tiêu cho biết số lượng khách hàng đã sử dụng một sản phẩm dịch vụ TTKDTM giá trị của các giao dịch trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm). Chỉ tiêu này được đo lường bởi số lần khách hàng s ử dụng dịch vụ và quy mô (doanh số) các giá tr ị giao dịch. Số lần khách hàng s ử dụng dịch vụ/ đơn vị thời gian và doanh số dịch vụ cung ứng cho khách hàng càng tăng càng chứng tỏ sự phát triển 18
  • 30. của dịch vụ này. - Số lượng khách hàng m ở tài kho ản thanh toán, sử dụng dịch vụ TTKDTM Là chỉ tiêu cho biết số lượng khách hàng đã mở tài khoản thanh toán và sử dụng dịch vụ TT KTDTM của một NHTM trong một đơn vị thời gian(thường là 1 năm). Thông qua s ố lượng khách hàng m ở tài khoản qua các năm chúng ta sẽ nhận biết được tình hình TTKDTM trong dân cư diễn biến như thế nào. Do thanh toán KDTM là việc thanh toán tiền hàng hóa, d ịch vụ, … thông qua trung gian thanh toán là các Ngân hàng nên khi s ố lượng tài khoản thanh toán của khách hàng trong Ngân hàng năm sau tăng hơn so với năm trước chứng tỏ TTKDTM đã được tăng lên. 1.2.2.2 Các ch ỉ tiêu về chất lượng Chất lượng luôn là m ột trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của một sản phẩm dịch vụ. Chất lượng của dịch vụ TTKDTM thể hiện qua: (1) Tính an toàn của sản phẩm dịch vụ và (2) Thời gian xử lí giao dịch (3) tính thuận tiện của sản phẩm dịch vụ. Chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên tiêu chí an ninh và bảo mật của dịch vụ TTKDTM. Bất cứ một sự cố an ninh và bảo mật nào xảy ra đều đe dọa đến sự phát triển của dịch vụ. Do đó chất lượng dịch vụ phải được đánh giá qua số lượng cũng như tính chất các vụ việc liên quan tới an ninh và bảo mật trong hoạt động cung cấp dịch vụ TTKDTM. 1.2.2.3 Chỉ tiêu về tỉ lệ tăng trưởng Bên cạnh các tiêu chí về số lượng và chất lượng sự phát triển dịch vụ NHHĐ được đánh giá thông qua các ch ỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng. Các chỉ tiêu này không chỉ cho thấy thực trạng phát triển dịch vụ mà còn cho th ấy tiềm năng phát triển của thị trường dịch vụ TTKDTM trong tương lai. a. Chỉ tiêu doanh số thanh toán Là chỉ tiêu cho biết tổng giá trị thanh toán KDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm). Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của khách hàng trong ho ạt động TTKDTM. Khi doanh số thanh 19
  • 31. toán qua tài kho ản tăng lên chứng tỏ khách hàng đã quan tâm nhi ều hơn tới các phương thức TTKDTM, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Ngoài ra, doanh số thanh toán qua tài khoản tăng cũng phản ánh khách hàng đã nhận thức được tầm quan trọng và tiện ích của các phương thức TTKDTM, cụ thể là họ sẽ không c ần dùng ti ền mặt để thanh toán tiền hàng hóa (k ể cả khi số tiền thanh toán là rất lớn), việc thanh toán này s ẽ thông qua tài kho ản của khách hàng t ại Ngân hàng, và điều này làm cho lượng tiền mặt trong lưu thông giảm xuống. b. Chỉ tiêu thu nhập từ dịch vụ TTKDTM Thu nhập từ hoạt động TTKDTM là số tiền Ngân hàng thu được từ dịch vụ TTKDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm) như phí chuyển UNC, UNT, phí dịch vụ thẻ, … Chỉ tiêu này cho bi ết tổng số tiền Ngân hàng thu được từ hoạt động TTKDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm) qua đó đánh giá được mức độ sử dụng loại hình thanh toán KDTM của khách hàng. Đánh giá thu nhập từ dịch vụ TTKDTM trong hoạt động thanh toán sẽ biết được tình trạng TTKDTM hiện tại của NHTM. Hiệu quả mà phương thức thanh toán này mang l ại cho hoạt động thanh toán của ngân hàng. Các NHTM luôn n ỗ lực để tăng thu nhập từ khu vực TTKDTM trong tổng thu nhập từ dịch vụ thanh toán. c. Tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán = Tổng khối lượng TTKDTM Tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán Tổng khối lượng TT qua NH Chỉ tiêu này ph ản ánh khách hàng c ủa ngân hàng th ực hiện TTKDTM ở mức độ nào. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét sự phát triển TTKDTM của một ngân hàng. Đánh giá tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán tức là xem xét t ỷ lệ (gồm cả giá trị tiền tệ và số món phát sinh) các phương thức TTKDTM trong tổng 20
  • 32. khối lượng thanh toán của một NHTM. Chúng ta bi ết rằng hoạt động thanh toán trong một ngân hàng bao g ồm thanh toán bằng tiền mặt và TTKDTM. Nếu tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán là cao t ức là khách hàng đã tiếp cận gần hơn với các phương thức TTKDTM của NHTM. Để đạt được kết quả này các NHTM ph ải đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp, nâng cao trình độ công ngh ệ, phát triển các loại hình dịch vụ mang tính tiện ích cao cho khách hàng. Khi khách hàng đã nhận thức được tầm quan trọng ngày càng cao của TTKDTM sẽ giảm được lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước. 1.2.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến phát tri ển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt của NHTM 1.2.3.1 Các nhân t ố chủ quan a) Yếu tố nguồn nhân l ực Con người là nhân t ố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung và ngân hàng nói riêng. M ọi hoạt động của nền kinh tế xã hội đều phải thông qua tác động của con người, nếu hoạt động của con người có hi ệu quả, phát huy được đầy đủ năng lực sẽ thúc đẩy nền kinh tế ở mức cao. Trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng c ũng vậy, yếu tố con người được coi trọng và sử dụng đúng đắn sẽ góp ph ần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngược lại nếu sử dụng những cán bộ thiếu năng lực và kém đạo đức nghề nghiệp sẽ dẫn đến thiệt hại vô cùng to l ớn. Đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng: ph ẩm chất và năng lực của nhân viên giao dịch giữ vai trò ch ủ đạo và đóng góp khá tích cực vào việc tạo ra những dịch vụ ngân hàng có ch ất lượng cao, sự tham gia của họ thể hiện ở chất lượng giao tiếp nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh ngân hàng, s ự tự tin và tính chuyên nghiệp trong việc nhanh chóng nh ận biết nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng, x ử lý thành thạo các thủ tục dịch vụ đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Ch ủ động giúp đỡ, đề nghị các giải pháp hiệu quả có th ể giải toả được lúng túng dè d ặt phát sinh từ phía khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ. Do vậy, trong hoạt động 21
  • 33. ngân hàng mu ốn nâng cao hiệu quả thì việc chú tr ọng phát triển nguồn nhân lực có ý ngh ĩa to lớn. Một ngân hàng với điều kiện cơ sở yêu cầu kỹ thuật cao, với đội ngũ cán bộ nhân viên có ph ẩm chất, tinh thông ngh ề nghiệp sẽ thu hút được nhiều khách hàng và là điều kiện cơ bản để hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Như vậy, đây là một quan hệ hai chiều, ngân hàng ph ải không ng ừng nâng cao trình độ nhân viên, ứng dụng các công ngh ệ mới mà chúng ta c ũng cần phải cập nhật thông tin để nâng cao sự hiểu biết của mình cũng như vận dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày. b) Yếu tố cơ sở vật chất Điều này thể hiện ở trụ sở giao dịch của ngân hàng ph ải khang trang, các phương tiện thiết bị phục vụ khách hàng như bàn ghế, quầy giao dịch phù h ợp, các tài liệu giấy tờ với mẫu mã đẹp, sổ séc, thẻ tín dụng, máy rút ti ền tự động, các trang thiết bị ngân hàng s ử dụng nội bộ như mạng vi tính với hệ thống thanh toán nhanh, chính xác, an toàn…tăng thêm lòng tin c ủa khách hàng đối với ngân hàng. Ngoài ra hệ thống mạng lưới chi nhánh cũng luôn là s ự quan tâm của khách hàng khi đến với một Ngân hàng. V ới Ngân hàng có h ệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp sẽ tạo thu ận lợi cho khách hàng khi t ới giao dịch bởi họ sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi và các s ản phẩm dịch vụ đồng nhất trong toàn hệ thống, cũng như sự nhanh chóng, chính xác khi giao dịch trong cùng m ột hệ thống. c) Hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng Mỗi ngân hàng khi tri ển khai bất kỳ một mảng dịch vụ nào cũng phải xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách th ức đang chờ đợi mình. Bên cạnh đó bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng d ựng cho mình một kế hoạch kinh doanh, một tầm nhìn phù hợp. Đó chính là chiến lược kinh doanh, được xây dựng trên nền tảng điều tra, khảo sát các đối tượng khách hàng m ục tiêu, môi trường công ngh ệ, môi trường cạnh tranh, nguồn lực cơ bản của ngân hàng. Chiến lược Marketing giúp khách hàng đến gần hơn với dịch vụ Ngân hàng. ừ đó thấy được sự tiện lợi của các dịch vụ thanh toán KDTM, giúp người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng. 22
  • 34. Như vậy, NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhi ều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, UNC, UNT, thẻ rút ti ền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,... Do đó, hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng sẽ ảnh hưởng khá mạnh mẽ tới TTKDTM của NHTM. 1.2.3.2 Các nhân t ố khách quan a) Các y ếu tố thuộc về khách hàng - Thói quen s ử dụng tiền mặt của người dân, thói quen và tâm lý ưa dùng tiền mặt có ảnh hưởng lớn đến hoạt động TTKDTM. Nếu người dân ở đâu mà có tâm lý và thói quen dùng ti ền mặt thì ở đó TTKDTM kém phát triển, vì vậy cần phải có những giải pháp nhằm thay đổi thói quen này thì hoạt động TTKDTM mới phát triển được. - Thu nhập của người dân, thu nhập có ảnh hưởng không nh ỏ đến hoạt động TTKDTM, thu nhập của người dân càn g cao thì nhu cầu sử dụng dịch vụ TTKDTM càng lớn và khi đó TTKDTM có cơ hội để phát triển. - Trình độ dân trí: TT KDMT thường gắn liền với sự phát triển của khoa học công ngh ệ. Khi trình độ dân trí thấp nhu cầu sử dụng các dịch vụ TTKDTM cũng thấp và ngược lại. b) Các y ếu tố môi trường - Môi trường ngành Cạnh tranh giữa các ngân hàng nói chung và các ngân hàng trên cùng địa bàn nói riêng là y ếu tố quyết định đến việc mở rộng và thu hẹp thị phần của một ngân hàng. Nếu trên thị trường chỉ có m ột ngân hàng cung c ấp dịch vụ thẻ thì ngân hàng này sẽ có được lợi thế độc quyền nhưng phí lại có th ể rất cao và thị trường khó tr ở nên sôi động. Nhưng khi nhiều ngân hàng tham gia vào th ị trường thì cạnh tranh diễn ra ngày càng gay g ắt, và mỗi ngân hàng đều dựa vào thế mạnh của mình để làm cho sản phẩm vượt trội hơn đối thủ. - Môi trường kinh tế xã h ội 23
  • 35. Ngân hàng là ngành kinh doanh ti ền tệ trong nền kinh tế, nên các s ản phẩm dịch vụ ngân hàng có nh ững tác động to lớn đến hoạt động kinh tế và xã h ội của mỗi quốc gia. Do vậy, Chính phủ các quốc gia đều phải quản lý ch ặt chẽ hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua lu ật pháp. Vì lẽ đó, những thay đổi trong chính sách, luật pháp của nhà nước sẽ ảnh hưởng cả trực tiếp và gián ti ếp tới hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và t ới danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói riêng. Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của TTKDTM. Với một nền kinh tế phát triển mạnh, khối lượng hàng hóa được sản xuất ra nhiều hơn và tiêu thụ với khối lượng lớn, người dân sẽ có khuynh hướng ưa chuộng việc sử dụng Ngân hàng như một trung gian thanh toán bởi ngân hàng cung c ấp các tiện ích cho phép khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm tải được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thờ i giúp quá trình thanh toán thu ận tiện, nhanh chóng, và an toàn. Ngược lại nếu một nền kinh tế không ổn định, những biến động lớn của nền kinh tế có th ể dẫn tới sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và ảnh hưởng thường mang tính hệ thống. Đây là một yếu tố hết sức nhạy cảm làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng và TTKDTM vì trong quan niệm của hầu hết mọi người thì ngân hàng là m ột nơi cất trữ tài sản an toàn nhất thế mà ngân hàng còn s ụp đổ thì chúng ta có nên g ửi tài sản vào ngân hàng n ữa hay không? Chính vì thế, môi trường kinh tế vĩ mô có tác động rất lớn đến toàn bộ hoạt động của các ngân hàng nói chung và TTKDTM nói riêng. - Môi trường pháp lý Ngân hàng là m ột tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - một lĩnh vực khá nhạy cảm và có vai trò quan tr ọng trong nền kinh tế nên được sự quan tâm của nhiều cơ quan ban ngành như: Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước... Vì thế ngành ngân hàng ph ải tuân thủ theo các luật như: luật Ngân hàng Nhà nước, luật Tổ chức tín dụng,... hoặc nhận sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp từ Chính phủ. Do đó đã tạo hành lang pháp lý c ơ bản cho hệ thống ngân hàng ho ạt động và phát tri ển. 24
  • 36. Luật pháp tạo cơ sở pháp lý cho ho ạt động ngân hàng. Đó là những quy định bắt buộc các ngân hàng ph ải tuân theo, đồng thời cũng là cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động ngân hàng. N ếu các quy định của pháp luật không đầy đủ, không rõ ràng và thi ếu tính đồng bộ nhất quán thì sẽ gây khó khăn cho các hoạt động ngân hàng. Ngược lại, một hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ là một hành lang pháp lý v ững chắc cho các ngân hàng trong ho ạt động của mình. Khi đó pháp luật sẽ có tác động tích cực, trở thành động lực giúp cho ngân hàng hoạt động có hi ệu quả hơn. Như vậy hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phối của pháp luật và TTKDTM là m ột trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng nên cũng chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật. 1.3 Kinh nghiệm về phát tri ển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt ở một số ngân hàng trên th ế giới và Vi ệt Nam, bài h ọc kinh nghiệm đối với BIDV 1.3.1 Kinh nghiệm về phát tri ển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt ở một số ngân hàng trên th ế giới và Vi ệt Nam. 1.3.1.1 Sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Châu Âu: Séc đã là m ột trong những phương tiện thanh toán từ lâu ở các nước phát triển tại Châu Âu. T ại các nước Châu Âu đều có Trung tâm x ử lý thanh toán bù tr ừ séc do NHTW quản lý, chính vì vậy Séc được sử dụng phổ biến. Hiện nay, không chỉ có séc mà các phương thức thanh toán khác như: thẻ thanh toán, UNC, ngân hàng điện tử và các phương tiện TTKDTM khác ngày càng ph ổ biến. Thụy Điển: là quốc gia đã mạnh dạn thay đổi phương thức thanh toán truyền thống và áp dụng phương thức thanh toán mới khi nền tảng công nghi ệp tiên tiến, đào tạo đội ngũ nhân viên ngân hàng, đổi mới bộ máy tổ chức, tạo ra thói quen TTKDTM cho người dân. Công cu ộc TTKDTM ở Thuỵ Điển mới bắt đầu năm 1999, vậy mà sau năm 2000, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của hụy Điển chỉ còn 0,7%, bi ết rằng trước năm 1999 còn s ố này là 17%. [10] 25
  • 37. 1.3.1.2 Sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Trung Quốc Trong những năm gần đây, tại Trung Quốc các phương tiện TTKDTM đóng vai trò quan tr ọng trong việc thay thế tiền mặt. Để đẩy mạnh TTKDTM, Trung Quốc đã áp d ụng đồng bộ nhiều biện pháp: biện pháp hành chính bắt buộc trong quan hệ thanh toán đối với chi tiêu ngân sách, bi ện pháp phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan mà nh ất là Bộ công an trong vi ệc đảm bảo an toàn cho các phương tiện TTKDTM, thiết lập hệ thống thanh toán an toàn và hi ệu quả gồm 3 cấp: NHTW, NHTM, các tổ chức phi tài chính. Cùng với sự giám sát và qu ản lý c ủa NHTW, hoàn thiện khuôn kh ổ pháp lý, h ạ tầng từ thành thị đến nông thôn cho ho ạt động thanh toán. Hiện nay hệ thống thanh toán của Trung Quốc là hệ thống đồng bộ gồm: hệ thống thanh toán giá tr ị cao, hệ thống thanh toán điện tử giá trị thấp theo lô, h ệ thống thanh toán séc, h ệ thống thanh toán bù tr ừ tự động, hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM, hệ thống thanh toán bù tr ừ thẻ liên ngân hàng, h ệ thống thanh toán ngoại tệ trong nước. Xu hướng sắp tới, Trung Quốc phát triển phương thức TTKDTM trên hệ thống internet, giảm số lượng tiền mặt lưu thông cũng như số lượng thẻ có chi ều hướng giảm. 1.3.1.3 Sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam Nắm bắt sự phát triển nhanh chóng c ũng như lợi ích mang lại, các NHTM Việt Nam đã và đang ứng dụng, triển khai những công ngh ệ mới nhất trong hoạt động kinh doanh nói chung, d ịch vụ thanh toán nói riêng, đặc biệt về dịch vụ Internet, dịch vụ qua thiết bị di động, dịch vụ thẻ. Tính đến nay, ở Việt Nam, có 65 NHTM đã cung ứng dịch vụ TTKDTM, 35 NHTM cung cấp dịch vụ thanh toán Mobile Banking, hơn 60 NHTM cung ứng dịch vụ thẻ. Ngoài ra, còn có r ất nhiều tổ chức trung gian thanh toán có th ể hỗ trợ cho các khách hàng tham gia thanh toán online, phục vụ thanh toán điện tử. Một số NHTM Việt Nam đã chủ động đầu tư, ứng dụng các giải pháp công ngh ệ thanh toán mới, hiện đại, như: xác thực vân tay, 26
  • 38. sinh trắc, sử dụng mã QR code, thanh toán phi tr ực tiếp… để mang lại tiện lợi và an toàn trong giao dịch thanh toán điện tử. Với sự triển khai mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi nói trên, nên ho ạt động thanh toán không dùng ti ền mặt (TTKDTM) trong nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần, từ 14,02% năm 2010 xuống còn khoảng 12% hiện nay. Tỉ lệ người dân có tài kho ản tại NHTM ở mức khá cao. Tính đến cuối tháng 10/2016, đã đạt trên 67,4 triệu tài kho ản cá nhân, tăng 4 lần so với năm 2010, ước tính đến cuối tháng 9/2017, đạt trên 68 triệu tài khoản. Số lượng thẻ do các NHTM phát hành c ũng tăng lên nhanh, đến nay đạt trên 110 triệu thẻ các loại, trong đó có khoảng gần 9% là thẻ tín dụng quốc tế. Trong thời gian qua, để phát triển TT DTM, nâng cao hiệu quả phát triển dịch vụ thanh toán, các NHTM đã chủ động chia sẻ về những kinh nghiệm kết nối với các đơn vị bán lẻ và cung ứng dịch vụ để triển khai thanh toán điện tử, tạo thuận tiện và linh hoạt hơn cho người tiêu dùng; K ết quả đạt được và những khó khăn, thách thức trong lĩnh vực này; Định hướng đầu tư và ứng dụng công ngh ệ hiện đại của các NHTM trong thanh toán điện tử nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và kỳ vọng của khách hàng .  Kinh nghiệm của Ngân hàng Công thương Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng là ngân hàng có s ố lượng thẻ phát hành l ớn, chiếm thị phần 21,04%. Doanh số sử dụng thẻ nội địa cao, chiếm 18,76% thị phần. Trong thời gian qua, Vietinbank triển khai rất mạnh việc phát triển dịch vụ TTKDTM với các đơn vị cung ứng dịch vụ công trên địa bàn một số thành phố lớn của cả nước, như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, … về thu viện phí, thu học phí, thanh toán phí đường bộ, thu thuế, tiền điện… VietinBank đã cung cấp cho khách hàng r ất nhiều các kênh t hanh toán như: thanh toán trực tuyến qua thẻ, thanh toán qua TTKDTM, mobile banking, thanh toán qua hệ thống của đối tác… trên nền tảng core banking mới triển khai rất thành công. Các kênh cung c ấp cho khách hàng luôn hướng tới mục tiêu đa dạng hóa d ịch vụ, 27
  • 39. cung cấp trải nghiệm tốt nhất đến cho khách hàng, cùng chính sách phí cạnh tranh, từ đó dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến luôn có được sự phát triển nhanh chóng và b ứt phá, tốc độ tăng trưởng dịch vụ luôn ở mức rất cao. Trong những năm gần đây, VietinBank luôn đi đầu khi cho ra đời nhiều hình thức thanh toán mới, như: thanh toán dùng QRCode, cung c ấp mua sắm trực tuyến ngay trên ứng dụng ngân hàng thay vì qua Lazada, Amazon, thanh toán học phí, thanh toán phí cầu đường, thanh toán viện phí, tiền điện, nộp thuế và rất nhiều hình thức thanh toán kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với từng cá nhân. Đầu năm 2017, VietinBank đã triển khai thành công h ệ thống ngân hàng lõi - Core banking. Dựa trên nền tảng ngân hàng lõi này, Vietinbank đang tiếp tục triển khai nhiều dịch vụ vượt trội. Một trong các dịch vụ đó là dịch vụ hành chính công áp dụng cho các sở, ban, ngành tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. [14]  Kinh nghiệm của Ngân hàng Ngo ại thương Hiện nay, Vietcombank đang duy trì vị thế số 1 về cạnh tranh trên th ị trường thẻ, được các tổ chức thẻ quốc tế: Visa và MasterCard trao giải ngân hàng có doanh s ố sử dụng thẻ và doanh số thanh toán tại đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) cao nhất Việt Nam. Vietcombank cũng là ngân hàng duy nh ất tại Việt Nam độc quyền phát hành và ch ấp nhận thanh toán thẻ American Express. Được biết, Vietcombank là ngân hàng tiên phong tri ển khai dịch vụ thẻ tại thị trường Việt Nam từ những năm 90, với một số lợi thế như: Là ngân hàng đầu tiên triển khai thanh toán tr ực tuyến năm 2007 và hiện nay đang dẫn đầu thị phần thanh toán trực tuyến, 96% thẻ quốc tế và 60% thẻ nội địa tại Việt Nam. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên ứng dụng EMV trong phát hành và thanh toán th ẻ. Là ngân hàng duy nh ất hiện nay chấp nhận thanh toán 7 thương hiệu thẻ quốc tế lớn nhất thế giới: American Express, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay. Vietcombanmk c ũng có hơn 2.500 máy ATM và 85.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn qu ốc. Để thỏa mãn nhu cầu và kỳ vọng ngày càng cao c ủa khách hàng trong thanh toán thẻ, hiện nay, Vietcombank đang thực hiện, nghiên cứu và chuẩn bị đưa vào 28
  • 40. triển khai: giải pháp thanh toán th ẻ qua thiết bị di động (Moca/mVisa sử dụng công nghệ QR code, SamsungPay sử dụng công ngh ệ Tokenization,…); Triển khai chip hóa th ẻ nội địa theo lộ trình của NHNN; Triển khai EMV contactless cho các sản phẩm thẻ do Vietcombank phát hành nh ằm tối ưu hóa tính năng thẻ và an toàn, ti ện lợi cho người dùng. L ộ trình Vietcombank triển khai sẽ bắt đầu từ năm 2018, với độ bao phủ rộng lớn cho cả lĩnh vực phát hành và thanh toán th ẻ, áp dụng cho cả sản phẩm thẻ quốc tế và nội địa. Triển khai những sản ph ẩm thẻ cao cấp bậc nhất hiện nay, với nhiều tính năng và ưu đãi vượt trội, để tạo thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng như: sản phẩm thẻ American Express Centurion, Visa infinite, World MasterCard,…[12] 1.3.2 Bài h ọc kinh nghiệm về phát tri ển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho BIDV và BIDV Qu ảng Trị. Qua nghiên cứu Sự phát triển thanh toán không dùng ti ền mặt của một số nước trên thế giới và các NHTM trong nước trên các khía cạnh khác nhau, có th ể rút ra m ột số kinh nghiệm vận dụng vào việc phát triển thanh toán không dùng ti ền mặt như sau: Một là, phương tiện thanh toán không dùng t iền mặt chủ yếu của các nước là: Séc, UNC, UNT và các phương tiện thanh toán điện tử như thẻ, lệnh thanh toán; các hệ thống thanh toán hướng tới giải quyết vấn đề tốc độ thanh toán, thuận lợi trong giao dịch, quản lý v ốn hiệu quả. Hai là, những thành tựu về công ngh ệ đang góp phần đẩy nhanh quá trình cung cấp dịch vụ và tạo thói quen sử dụng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Còn các t ổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì không ngừng cải tiến các hệ thống truyền tải dịch vụ của mình đến khách hàng và không ng ừng cải tiến các dịch vụ đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thu ận tiện. Ba là, nhiều loại hình dịch vụ mới đang bùng nổ, đáng chú ý là các giao dịch thanh toán điện tử, qua hệ thống máy tính. Thẻ trả trước là một phương tiện thanh toán phát tri ển cùng v ới sự phát triển của lĩnh vực công ngh ệ thông tin, đặc biệt là Internet. Lo ại thẻ này có th ể phục vụ đắc lực cho việc phát triển thương 29
  • 41. mại điện tử do khả năng giao dịch của các cá nhân có th ẻ, qua Internet hoặc Mobile phone và không nh ất thiết thông qua tài kho ản NH. Thẻ có th ể phát hành với mệnh giá nhỏ thích hợp với những khoản chi tiêu nhỏ, lẻ và việc phát hành không nh ất thiết phải có tên ch ủ thẻ và tài kho ản ở Ngân hàng. Vì vậy loại thẻ này có ti ềm năng rất lớn ở các nước đang phát triển, nơi mà một bộ phận lớn dân cư chưa có tài khoản ở NH. Đặc điểm thẻ trả trước thanh toán nhanh chóng, t ức thời khiến cho việc thanh toán thẻ trả trước thuận tiệ n gần như tiền mặt trong các giao dịch thanh toán tại điểm bán hàng. Bốn là, để thúc đẩy luân chuyển vốn trong nền kinh tế, giữa các nền kinh tế thì cơ sở vật chất của hoạt động thanh toán mà đặc biệt là công ngh ệ thông tin là yếu tố then chốt, bao gồm hệ thống mạng lưới viễn thông điện tử, đường truyền hệ thống tốc độ cao, các hệ thống mạng lưới chuyển tiền điện tử, các phương tiện truyền và sử lý s ố liệu khác. Năm là, khuôn kh ổ pháp lý v ững ch ắc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tốc độ phát triển công ngh ệ thanh toán, đó là nhiệm vụ của Chính phủ, NHNN và Bộ Tài chính. Cần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, cơ chế chính sách một cách đồng bộ, nhất quán phù h ợp với thông l ệ quốc tế, tình hình phát triển kinh tế, xã hội và CNTT. Sáu là, chính sách đầu tư của Chính phủ có tính chất quyết định tới sự phát triển công ngh ệ thanh toán, thông qua vi ệc xây dựng hệ thống mạng lưới hạ tầng cơ sở kỹ thuật cho hệ thống thanh toán quốc gia bằng nguồn vốn Ngân sách ho ặc bằng nguồn vốn nước ngoài thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và khu vực, hoặc khuyến khích khu vực tư nhân bỏ vốn đầu tư theo các chuẩn mực xác định hoặc thành lập các hệ thống liên kết chung.[6] 30
  • 42. TÓM T ẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 của luận văn đã nêu khái quát được các vấn đề liền quan đến các phương thức thanh toán không dùng ti ền mặt hiện nay. Qua nghiên cứu chương 1, rút ra được: - Khái niệm và tổng quan về thanh toán không dùng ti ền mặt. - Các tiêu chí đưa ra để đánh gia được mức độ phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt. - Các nhận tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán không dùng ti ền mặt. - Các phương thức thanh toán không dùng ti ền mặt của các ngân hàng thương mại hiện nay như: sec thanh toán, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, ngân hàng điện tử, thẻ… - Kinh nghiệm phát triển thanh toán không dùng ti ền mặt tại một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV nó i chung và BIDV Quảng Trị nói riêng. 31
  • 43. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRI ỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 2.1. Khái quát v ề Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát tri ển của BIDV Quảng Trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị được thành lập từ tiền thân là Phòng đại diện Ngân hàng Ki ến thiết khu vực Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị (thành lập tháng 2 năm 1961). Sau ngày tỉnh Quảng Trị được giải phóng (1972), tháng 4 năm 1973 thành lập Phòng Ki ến thiết cơ bản trực thuộc Ty Tài chính Quảng Trị. Đến tháng 5 năm 1975, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Quảng Trị được hình thành và đến tháng 6 năm 1976 nhập chung vào Chi nhánh Ngân hàng Ki ến thiết Bình Trị Thiên. Tháng 7 năm 1989, cùng với việc chia tách 3 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Trị được thành lập. Đến năm 1990, theo quyết định số 105 - NH/QĐ ngày 26/11/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đơn vị được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Trị. Từ 01/05/2012, sau khi cổ phần hóa, Chi nhánh b ắt đầu chính thức hoạt động với tên gọi mới: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị. [11] Với lịch sử xây dựng, phát triển và trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV Quảng Trị đã không ng ừng đổi mới và phát tri ển mạnh mẽ trở thành một trong những ngân hàng ch ủ lực phục vụ cho sự nghiệp đầu tư phát triển trước đây và công cuộc công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa trên địa bàn tỉnh Quảng rị ngày nay. BIDV Quảng Trị đã từng bước khơi thông dòng v ốn phục vụ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giúp các doanh nghi ệp và cá nhân phát tri ển sản xuất 32
  • 44. kinh doanh, tạo việc làm, ổn định đời sống cho nhiều người lao động và góp ph ần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Trong tiến trình hình thành, xây dựng và phát tri ển, BIDV Quảng Trị quyết tâm đổi mới, tái cấu trúc toàn di ện, phát triển bền vững, góp ph ần thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy qu ản lý c ủa BIDV Quảng Trị Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau: (Nguồn: Phòng T ổ chức- Hành chính BIDV Quảng Trị) Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy qu ản lý c ủa BIDV Quảng Trị Cụ thể, chức năng của các bộ phận như sau: - Ban giám đốc Ban giám đốc của Chi nhánh gồm có Giám đốc và 02 Phó giám đốc. Trong đó, Giám đốc Chi nhánh là người điều hành chung và ch ịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc BIDV về toàn bộ hoạt động, kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Phó giám đốc là người giúp vi ệc cho Giám đốc theo sự phân công và ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công vi ệc được phân công, ủy quyền đó. 33