SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
II Thực trạng về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam thời 
gian qua 
1. Hình thành và phát triển 
a.Nguồn gốc của thanh toán không dùng tiền mặt 
Trong xã hội loài người, nếu còn sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa, thì sự tồn 
tại của mối quan hệ Tiền - Hàng là một tất yếu khách quan. Đó là mối quan hệ biện 
chứng và tác động lẫn nhau. 
Theo tiến trình lịch sử hình thành tiền tệ, đồng tiền đã có nhũng bước phát triển từ thấp 
đến cao. Trong nền kinh tế tự nhiên khép kín, do nhu cầu còn rất đơn giản, con người 
tự sán xuất được những gì mình cần và do đó họ không có nhu cầu trao đổi. Khi xã hội 
phát triển và mở rộng hơn, họ thấy rằng mình không thể tự sản xuất mọi thứ mà mình 
cần do nhiều lý do, lúc này nhu cầu trao đổi xuất hiện và vấn đề trao đổi là như thế 
nào. vấn đề trùng lặp nhu cầu trao đổi xuất hiện. Nhưng không phải lúc nào và ở đâu 
cũng có sự trùng lặp nhu cầu. Muốn trao đổi đụoc hàng hóa thì người ta nghĩ tới một 
hàng hóa mà nhiều người cùng cần, đó là vật đúng ra làm vật ngang giá chung - hình 
thúc đầu tiên của tiền tệ. Lúc đầu vật ngang gíá chung rất đơn giản, nó có thể là vỏ sò, 
hến hay con bò miếng đồng ...Do yêu cầu thuận tiện trong trao đổi người ta thấy rằng 
cần phải có vật ngang giá chung thế nào đó dễ vận chuyển, dễ chia nhò, không hao 
mòn và có thể tích trữ dùng cho sau này. Con người đã chọn vàng. 
Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa đưa vào ltru thông ngày càng nhiều 
đòi hỏi phải có thêm lượng tiền đưa vào đáp ứng nhu cầu của hàng hóa đưa vào lưu 
thông. Hơn nữa người ta thấy rằng trong mua bán chịu, tờ giấy ghi nợ cũng có giá trị 
như tiền vậy. Tiền giấy ra đời và giúp cho việc trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi hơn 
rất nhiều. 
Nhưng sản xuất không ngừng phát triển, khối lượng tiền được đưa vào lưu thông ngày 
một lớn, đặc biệt là khi có lạm phát. Tiền giấy bộc lộ những hạn chế nhất định như chi 
phí in ấn, bảo quản, tiền giả, kiểm đếm... Hơn nữa, trong nền kinh tế phát triển như 
ngày nay khối lượng tiền trong giao dịch là rất lón, nếu thanh toán bằng tiền mặt thì rõ 
ràng là bất tiện. Như vậy, đòi hỏi phải có phương thức thanh toán mới ưu việt hơn 
khắc phục được những hạn chế trên, phù hợp với một giai đoạn phát triển kinh tế mới. 
TTKDTM xuất hiện như một tất yếu, thể hiện bước phát triển và hoàn thiện ỏ đinh cao 
của lịch sử phát triển tiền tệ 
b Cơ sở pháp lý của hệ thống các hình thức TTKDTM ở Việt nam
Để hoạt động TTKDTM ngày càng hoàn thiện hơn , Chính phủ và Ngân hàng Nhà 
nước Việt Nam không ngừng nghiên cứu và đưa ra các văn bản có tính pháp lý, tạo 
hành lang pháp lý cho hoạt động không dùng tiền mặt và các hình thức TTKDTM phát 
huy tác dụng . Hệ thống các văn bản pháp quy đó bao gồm : 
-Luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997 , trong đó có đề cập đến 
vấn đề thanh toán qua ngân hàng . 
-Quyết định 371/QD-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 19/10/1999 về quy 
chế phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng . 
-Nghị định 64/2001/ND-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/09/2001 về hoạt động 
thanh toán qua tổ chức tcung ứng dịch vụ thanh toán . 
-Quyết định 226/2002/QD-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 26/03/2002 
về ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức dịch vụ thanh toán . 
-Quyết định 235/2002/QD-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 01/04/2002 
về chấm dứt phát hành ngân phiếu thanh toán . 
-Quyết định 1092/2002/QD-NHNN của thống đốc NHNN ban hành ngày 08/10/2002 
quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán . 
-Nghị định 159/2003/ND-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/12/2003 về cung ứng 
và sử dụng séc có hiệu lực thi hành ngày 01/04/2004. 
Đã có một thời , việc kiểm soát tiền mặt tồn quỹ được thực hiện ráo riết , tỷ trọng 
thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng ) tăng cao , thanh toán bằng tiền mặt 
giảm mạnh. Nhưng biện pháp hành chính đó không phù hợp với cơ chế thị trường 
.Đến nay , nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng thanh toán không dung tiền mặt ở 
Việt Nam vẫn chiếm tỉ lệ thấp , khoảng 30% tổng doanh số thanh toán trong nền kinh 
tế .Nhiều nghìn tỷ đồng tiền mặt trong từng cá nhân , gia đình , quỹ cơ quan , đơn vị , 
doanh nghiệp để thanh toán trực tiếp khi mua hàng hóa , kể cả mua bất động sản trị 
giá hàng tỷ đồng . Sử dụng tiền mặt phổ biến trong thanh toán vừa gây ra qua nhiều 
lãng phí , vừa là kẽ hở cho nạn tham nhũng, buôn lậu , trốn thuế luồn lách, lẩn trốn sự 
kiểm soát của Nhà nước và xã hội 
2.1 Những thành tựu trong họat động TTKDTM ở Việt Nam thời gian qua 
Trong thời gian qua hoạt động TTKDTM tại các ngân hàng có sự chuyển biến 
mạnh mẽ. Nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích 
ra đời, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, với
phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Những bước phát triển 
gần đây trong lĩnh vực TTKDTM tại các ngân hàng thể hiện ở những khía cạnh sau: 
-Những con số biết nói 
Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướnng giảm dần qua các 
năm, điều này ta có thể thấy rõ qua biểu đo sau. 
Biểu đồ 1: Tỉ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán 
Nguồn:http://cafef.vn/20!00107082155912CA34/thanh-toan-khong-dung-tien-mat- 
ve-dich-som.chn 
Từ biểu đồ trên ta thấy rằng, tỉ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giám 
qua các năm, từ mức 32.2% năm 1997, giảm xuống còn 23.7% năm 2001, 22.56% 
năm 2002, 22.03% năm 2003, 20.3% năm 2004, 19% năm 2005, 18.5% năm 2006, 
18% năm 2007, 14.4% năm 2008 , năm 2009 14% và tiếp tục giảm từ năm 2010 cho 
đến nay. Đây là một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế .Điều đó thể hiện được những 
thành quả mà chúng ta đã đạt được trong hoạt động TTKDTM thời gian qua. 
Trước sự phát triển không ngừng của hình thức TTKDTM thời gian qua , ngày 
27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không 
dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu cụ thể: 
- đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp 
hơn 11%; 
- đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh 
toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40% dân số;
- thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai 
đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 
1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010; 
- phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm 
chấp nhận thẻ. Đến năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp 
nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao 
dịch/năm; 
- áp dụng một số hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm 
của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 
Nhờ những chính sách đúng đắn của Chính phủ, các Bộ, ngành, sự nỗ lực của 
các NHTM và sự hợp tác của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cũng như sự 
ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, phương thức TTKDTM ở nước ta đã phát 
triển mạnh và đa dạng tại các thành phố và các khu công nghiệp, làm giảm dần 
tiền mặt trong lưu thông. Các NHTM đã chủ động triển khai nhiều phương tiện, 
dịch vụ TTKDTM tới khách hàng. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và phát 
triển các phương thức truyền thống như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, một số 
phương tiện và dịch vụ thanh toán mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin 
xuất hiện và đi dần vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước 
trong khu vực và trên thế giới như thẻ ATM, các loại thẻ tín dụng, Mobile 
Banking, Internet Banking, SMS Banking, Ví điện tử... 
Các NHTM cũng quan tâm hơn đến phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, 
khách hàng cá nhân, tình hình mở và sử dụng tài khoản cá nhân tăng lên đáng 
kể, đặc biệt từ khi dịch vụ trả lương qua tài khoản được triển khai; đồng thời, 
các NHTM cũng đã triển khai nhiều dịch vụ TTKDTM như thanh toán tiền 
điện, tiền nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, phí bảo hiểm 
và một số khoản thu khác như học phí, viện phí... 
Đối với thị trường thẻ, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 
2013, có tổng cộng khoảng 64 triệu thẻ do các 54 tổ chức tín dụng phát hành. 
Như vậy, với dân số 90 triệu người tại Việt Nam thì trung bình cứ khoảng 1,4 
người thì có 1 thẻ ngân hàng. Phần lớn vẫn là thẻ nội địa (ATM) với con số hơn 
57 triệu thẻ. Trong năm 2013, các ngân hàng đã phát triển được khoảng 
100.000 máy POS trên toàn quốc, tuy nhiên tỷ lệ máy POS tính trên đầu người 
ở Việt Nam còn khá thấp, mới chỉ đạt khoảng 1.000 người/POS. Trong khi đó, 
các nước phát triển ở khu vực châu Á đạt mức trung bình1.000 người/50 POS.
Để tạo thuận lợi cho chủ thẻ giao dịch thanh toán, các công ty chuyển mạch thẻ 
đã hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, nhờ đo, 
thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng để rút tiền và thanh toán tại hầu hết 
ATM của các ngân hàng khác. 
NHNN cũng đã chỉ đạo NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, các NHTM và 
các công ty chuyển mạch triển khai kết nối liên thông mạng lưới POS trên toàn 
quốc; đến nay cơ bản hoàn thành kết nối về kỹ thuật trên toàn quốc với sự tham 
gia của trên 30 NHTM (533 chi nhánh) và hỗ trợ xử lý hàng triệu giao dịch với 
giá trị thanh toán hàng nghìn tỷ đồng qua hệ thống POS được kết nối. 
Việc thống nhất mạng lưới ATM/POS trên toàn quốc đã giúp tạo ra các tiện ích 
và giá trị lớn hơn cho người sử dụng thẻ, tiết kiệm chi phí đầu tư mở rộng mạng 
lưới POS, giảm tải cho hệ thống ATM. Từ đó, việc thanh toán thẻ qua POS đã 
có nhiều chuyển biến tích cực. Tại các thành phố lớn, xu hướng thanh toán bằng 
thẻ của dân cư đang tăng lên khá nhanh. 
Có được kết quả như' trên là do nhiều yếu tố tác động như: môi trường pháp lý 
trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng có những thay đổi theo hướng phù hợp 
hơn, mạng lưới điểm giao dịch phục vụ khách hàng của các ngân hàng được mở 
rộng, thanh toán điện tủ liên ngân hàng được triển khai có hiệu quá,... Nhưng có 
một số lý do chính trực tiếp thúc đẩy sự gia tăng tài khoản cá nhân trong thời 
gian qua, đó là: các NHTM đã có nhiều nỗ lực trong quá trình phát triển cơ sở 
hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán của khách 
hàng; chú trọng phát triển đa dạng và phong phú các sản phẩm dịch vụ ngân 
hàng hiện đại, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những ứng dụng 
công nghệ tin học tiên tiến bắt đầu quan tâm đến công tác tiếp thị, tuyên truyền 
quáng cáo, khuyến mãi cho các sản phẩm dịch vụ của mình khi đưa ra thị 
trường. Một số ngân hàng còn chủ động tiếp cận vào các doanh nghiệp có đông 
nhân viên với mức thu nhập ổn định đề thực hiện dịch vụ trả lương qua tài 
khoản ngân hàng. 
- Đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở 
các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phải 
ngân hàng như Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Thị trường dịch vụ thanh 
toán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉ giữa các ngân hàng mà còn giữa ngân 
hàng và các tổ chức không phải ngân hàng làm dịch vụ thanh toán. Mỗi một mô 
hình tổ chức có những đặc trưng riêng, lợi thế riêng và chiến lược khách hàng
riêng, theo đó mà các nhu cầu khác nhau của từng loại đối tượng khách hàng 
được đáp ứng. 
- Xu hướng liên doanh liên kết giữa các ngân hàng đã hình thành, giúp 
cho nhiều ngân hàng thương mại nhỏ vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư 
vào công nghệ và trang thiết bị phục vụ cho hệ thống thanh toán. Việc liên 
doanh liên kết trong phát hành và thanh toán thẻ trở thành một yếu tố không 
nhỏ góp phần vào sự tăng trưởng lượng thẻ phát hành ra lưu thông gần đây. Đặc 
biệt, vào năm 2008 chúng ta đã kết nối thành công hai hệ thống thẻ liên ngân 
hàng là banknetvn và Smartlink trở thành một hệ thống thẻ thống nhất trên toàn 
quốc. Đây là nền tảng cơ bản để hướng tới xây dựng và phát triển một hệ thống 
thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng chỉ đạo cua Thủ tướng Chính phủ. 
Khi đi vào hoạt động, hai hệ thống này sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp 
dịch vụ tới khách hàng, đảm bảo tính ổn định và thông suốt với chất lượng dịch 
vụ tốt nhất. 
2.2 Những hạn chế trong TTKDTM ở Việt Nam 
Mặc dù hoạt động giao dịch không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang tăng 
nhanh, song Ngân hàng nhà nước cho rằng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. 
- Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện phương tiện thanh toán 
không dùng tiền mặt 
thẻ với ngân hàng nhưng vẫn tìm nhiều cách hạn chế các giao dịch bằng thẻ của khách 
hàng như để máy cà thẻ vào nơi khuất, ưu tiên khách hàng trả tiền mặt,… 
- Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển chưa 
đồng bộ, bởi đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn nên thường chỉ có các ngân hàng 
thương mại có tiềm lực về tài chính mới có khả năng đầu tư các trang thiết bị 
phục vụ hoạt động thanh toán. 
- Với sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thông, nhiều dịch 
vụ thanh toán mới ra đời nhưng hành lang pháp lý chưa được thiết lập. Các cơ 
chế, chính sách nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt chưa thật đồng 
bộ, chưa khuyến khích đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng; sự phối kết hợp giữa 
những biện pháp hành chính và biện pháp kích thích kinh tế chưa đủ mạnh đề 
đưa chủ trương đi vào cuộc sống. 
Nguyên nhân 
Xã hội : Sau đổi mới ngành ngân hàng, toàn bộ những yêu cầu quản lý tiền mặt 
áp dụng trước đó được loại bỏ . Tiền mặt trở thành một công cụ thanh toán
không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Hầu hết chi phí liên quan đến 
tiền mặt trong lưu thông như in ấn, phát hành, thu huỷ, vận chuyểnbao quản, an 
ninh là chi phí xã hội và do Nhà nước phải chịu. Cá nhân người thanh toán chỉ 
phải chịu phần chi phí nhỏ trong đó (kiểm đếm, vận chuyển), trong khi đó tiền 
mặt có điểm ưu việt rất lớn là thanh toán tức thời và vô danh, thủ tục đơn giản. 
Vì vậy, tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán 
và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều 
doanh nghiệp. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản 
lớn trong việc phát triển TTKDTM. 
- Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích TTKDTM: đối với 
nhiều đối tượng giao dịch, các công cụ và dịch vụ TTKDTM không chứng tỏ có 
lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với tiền mặt. Ngược lại, TTKDTM còn phải trả phí 
cho ngân hàng, thậm chí còn bị tính giá cao hơn (đối với một số đơn vị chấp 
nhận thẻ), không được chào đón tại các quầy thanh toán... 
- Nước ta có một nền kinh tế xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản 
phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ, với loại hình này thì khả năng tiếp nhận phương tiện 
TTKDTM là rất khó khăn. Ngoài ra, một bộ phận rất lớn của nền kinh tế không 
chính thức là kinh tế ngầm liên quan tới hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận 
thương mại, tham nhũng..., luồng luân chuyển tiền tệ phục vụ các hoạt động 
này có thể rất lớn. Đối với những người tham gia các giao dịch này, cho dù 
phương tiện TTKDTM có thuận tiện thì đó vẫn không phải là phương tiện 
thanh toán được lựa chọn, xuất phát từ nhu cầu che dấu nguồn gốc giao dịch và 
danh tính của đối tượng tham gia. 
-Hành lang pháp lý: trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù trong 
thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vục thanh toán đã cải thiện 
nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn 
đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Ví dụ như đối với 
giao dịch điện tử, chưa đủ cơ sở đề các ngân hàng tổ chúc triển khai các kênh 
giao dịch điện tú vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt động 
thương mại điện tử trong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp nhận đồng bộ giao 
dịch điện tú, chứng từ điện tử' giũa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan 
(như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hái quan,...). Ngày 19 tháng 11 năm 2005, Luật 
Giao dich điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà nước được 
Quốc Hội thông qua, đây là một bước tiến mới mang tính đột phá cúa Việt Nam
trong ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển kinh tế xã hội. Nó tạo nên một 
nền táng hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo 
điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng vào các hoạt động thương mại điện 
tử, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thẻ tham gia kinh doanh trực 
tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, để luật này đi vào cuộc 
sống là cả một quá trình phấn đấu không chi của riêng ngành ngân hàng mà của 
toàn xã hội. Hệ thống văn bán pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn 
còn những điểm cần phải tiếp tục được chinh sửa, thay thế để có thể phù hợp 
vớii thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng. Một số văn bàn còn thể 
hiện nhiều bất cập và chưaa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị 
trường. Ngoài ra, với tốc độ phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và sự ra 
đời của hàng loạt các sán phẩm dịch vụ ngân hàng, nền tảng pháp lý cần được 
hoàn chinh gấp để bao hàm cả các loại hình tổ chúc cung ứng dịch vụ thanh 
toán không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng những 
sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh 
toán, chẳng hạn như những công ty cung cấp giải pháp công nghệ qua mạng 
Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ 
thanh toán bù trù... 
- Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành hữu quan, chính quyền 
địa phương các cấp trong việc tạo ra môi truòng kinh tế, xã hội thuận lợi cho 
việc phát triền TTKDTM. 
Ngân hàng: vốn đầu tư vừa thiếu, vừa được sử dụng thiếu hiệu quả: từ góc độ 
các ngân hàng thương mại, vấn đề lớn nhất trong phát triển hoạt động thanh 
toán là nhũng hạn chế về vốn đầu tư. Vốn đầu tư đòi hỏi phải rất lớn và thời 
gian thu hồi vốn dài hạn. Vì vậy, chi có những ngân hàng lớn, có tiềm lực mạnh 
về tài chính, chú yếu là các ngân hàng thương mại Nhà nước hiện nay mới có 
khả năng tập trung đầu tư lớn về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh 
toán.Các ngân hàng nhó chủ yếu chọn cách chia sẻ mạng lưới với các ngân 
hàng lón. Tuy nhiên, khả năng chia sẻ mạng lưới và hạ tầng kỹ thuật khác giữa 
các ngân hàng còn hạn chế, do các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung để 
đi đến thỏa thuận kết nối thống nhất nhằm chia sé hạ tầng kỹ thuật. 
- Cơ cấu tính phí dịch vụ thanh toán còn bất hợp lý, thể hiện ngay cả các 
giao dịch thanh toán qua ngân hàng nhà nước, cũng như trong nội bộ tổ chức tín 
dụng.
- Trình độ cán bộ phục vụ cho hoạt động thanh toán rất bất cập, chú yếu 
do công tác đào tạo ca bán cũng như chuyên sâu trong lĩnh vực thanh toán chưa 
đáp ứng được yêu cầu. Thực tế này không chi phổ biến ở các ngân hàng thương 
mại, mà ngay cả ở Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý 
Nhà nước trong thanh toán; 
- Thông tin tuyên truyền chưa được định hướng đúng đắn: công tác thông 
tin tuyên truyền chưa được quan tâm, chú trọng. Những mục tiêu chiến lược, 
định hướng và các chính sách lớn để phát triển hoạt động thanh toán chưa được 
công bố đầy đú cho công chúng. Vì vậy, không chỉ người dân mà thậm chí 
nhiều doanh nghiệp còn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về các dich vụ 
thanh toán và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra, các 
phương tiện thông tin đại chúng đôi khi còn phản ánh thiên lệch, khai thác 
những yếu điểm, lỗi kỹ thuật hoặc những yếu tố tiêu cực mang tính cá biệt để 
đưa lên công luận, khiến cho thông tin đến với những người tiêu dùng thường 
một chiều, thậm chí sai lạc, gây mất lòng tin vào một công cụ thanh toán nào đó 
ngay từ khi mới bắt đầu phát triển, mối liên kết giữa các ngân hàng chưa được 
nâng cao. 
2.2 Thực trạng của từng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt 
Ở Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương thức thanh toán không 
dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng 
công nghệ thông tin, như: internet banking, mobile banking, ví điện tử… đang dần đi 
vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế 
giới. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên 
tổng phương tiện thanh toán đang có xu hướng giảm dần từ 20,3% năm 2004, xuống 
14% năm 2010 và hiện còn khoảng 12%. Có hơn 65% đơn vị thực hiện chi trả lương 
qua tài khoản cho đến năm 2013. Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến 
khích và đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại 
nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Nó sẽ tạo sự minh bạch trong 
các khoản chi tiêu và giao dịch của Chính phủ, các đơn vị kinh doanh và cá nhân, giúp 
dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn.
1Tình hình thanh toán bằng séc 
Ngày 9/5/1996, Chính phú đã ban hành nghị định 30 về phát hành và sử dụng 
Séc. Ngày 27/12/1996 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư 07 hướng 
dẫn thi hành nghị định trên của chính phủ. Những văn bản pháp quy về phát 
hành và sử dụng Séc có hiệu lực đến nay. Nhưng Séc vẫn chưa đi vào cuộc 
sống. Ta có thể thấy rõ điều này qua các con số thống kê về TTKDTM tại thành 
phố Hồ Chí Minh. 
Thành phố HCM là một thành phố lán có tốc độ phát trien và thu nhập bình 
quân đầu người cao nhất cà nước. Nhưng các hình thúc TTKDTM cũng phát 
tiển rất chậm. 
Ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, 
phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có 
nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký 
séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là 
có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh 
toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt; Ông 
Vũ Huy Toản - Phó Giám đốc NHNN thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nguyên 
nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do chưa có quy định bắt buộc về hạn 
mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ “động viên” dùng séc và một nguyên 
nhân khác là sự lo ngại của người bán hàng sợ tài khoản của người mua không 
còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền 
phức nếu khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, 
buộc các NHTM phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN nhưng 
hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
- Những khó khăn khi thực hiện thanh toán bằng Séc: 
Việc thanh toán séc gặp không ít phiền phức. Hiện nay, khách mua và khách 
bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi khách bán đến ngân hàng 
để nộp séc, ngân hàng sẽ ghi có trên tài khoản khách bán và ghi nợ trên tài 
khoản khách mua. Nhưng khi khách mua và khách bán không có tài khoán ở 
cùng một ngân hàng, các ngân hàng thương mại phải thông qua hệ thống thanh 
toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước. Mỗi ngày chỉ có 2 phiên thanh toán bù trù 
(vào lúc 10 giờ sáng và 15 giờ chiều) và việc kiểm tra séc ở Ngân hàng Nhà 
nước vẫn chủ yếu là thủ công. Nếu các ngân hàng phát hành vài chục nghìn tờ 
séc mỗi ngày thì việc thanh toán bù trừ trong ngày gặp rất nhiều khó khăn. 
Thêm vào đó, tâm lý của người bán nhận séc thường lo ngại trên tài khoản của 
người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch nên hay từ 
chối việc thanh toán séc. 
Hiện nay, số khách hàng sử dụng séc không tốt, séc giả tăng lên rất nhiều. Công 
nghệ khoa học càng hiện đại thì hình thức và cách thức sử dụng séc giả càng 
tinh vi hơn, thú thuật hơn. Đây là một bất lợi cho thị trường séc vì nó không chỉ 
ảnh hưởng đến doanh số mà còn ảnh hưởng đến cả lòng tin của khách hàng vào 
hình thức thanh toán vẫn còn chưa phổ biến này. Nhiều khi nó còn ảnh hưởng 
đến cả uy tín của ngân hàng phục vụ người trả tiền cũng như uy tín của ngân 
hàng phục vụ người thụ hưởng. Đây là mới hiểm hoạ lớn nhất cho thị trường 
séc 
2. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng 
- Mục tiêu đưa ra trong đề án TTKDTM giai đoạn 2011-2015: phát triển dịch vụ 
thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ. Đến năm 
2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số 
lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy 
những năm gần đây,thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam đã có những bước phát 
triển mạnh mẽ. 
+ Nếu như năm 2007, toàn thị trường mới có khoảng gần 9,34 triệu thẻ thì đến hết 
năm 2012, con số đó đã lên tới hơn 54,9 triệu thẻ tăng gần 5,6 lần. Số thương hiệu thẻ 
cũng tăng từ 95 thương hiệu lên khoảng 350 thương hiệu thẻ các loại. Trong tổng số
54,9 triệu thẻ (tính đến cuối năm 2012) hơn 90% là thẻ ghi nợ nội địa (49,4 triệu thẻ), 
1,88 triệu thẻ ghi nợ quốc tế chiếm 3,6%, 1,52 triệu thẻ tín dụng quốc tế chiếm 28%… 
+ Nếu quí II-2012 chỉ có 4,95 triệu giao dịch được thực hiện thông qua các loại thẻ 
với tổng giá trị 17.730 tỉ đồng, thì hai con số này đã có mức tăng trưởng là 33% và 
57% trong quí II-2013, đạt 6,57 triệu giao dịch với tổng giá trị là 27.890 tỉ đồng. Nếu 
xét theo từng quí thì hai con số này cũng có mức độ tăng dần trong bốn quí gần 
đây.Thanh toán qua thẻ được thống kê ở trên đã loại trừ các giao dịch thanh toán quốc 
tế, giao dịch của thẻ do các ngân hàng ở nước ngoài phát hành, các khoản gửi, rút tiền 
hoặc chuyển tiền mà người gửi và người nhận là một, và các khoản thanh toán giữa 
các tổ chức tín dụng và khách hàng như cho vay, trả nợ… Như vậy, các giao dịch qua 
thẻ ở trên thuần túy là giao dịch mua bán hàng hóa.Con số thẻ phát hành của các ngân 
hàng trong nước kể cả thẻ thanh toán nội địa và quốc tế đều tăng. Đến cuối quí 2 năm 
2013, cả nước có 54,89 triệu thẻ thanh toán nội địa và 5,26 triệu thẻ thanh toán quốc 
tế. Nếu xét theo loại thẻ thì đến cuối tháng 6 đã có 55,75 triệu thẻ ghi nợ, gần 2,1 triệu 
thẻ tín dụng và 2,31 triệu thẻ trả trước đã được phát hành. 
Nguồn: NHNN 
+ Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước tính đến cuối năm 2013, thị trường thẻ 
ngân hàng tại Việt Nam tăng hơn 20%. Tính đến 31/12/2013, tổng số lượng thẻ 
phát hành của 50 tổ chức phát hành đạt hơn 66,2 triệu thẻ, tăng hơn 20% so với 
2012 (trong đó thẻ ghi nợ chiếm 92,3%, thẻ tín dụng 3,67% và thẻ trả trước 
4,03%).
+Tổng doanh số thanh toán thẻ đạt hơn 1.206.704 tỷ VND, tăng hơn 23,37% so với 
2012; lắp đặt được khoảng 15.300 ATM và gần 130.000 POS. 
+ Số liệu mới nhất của Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tại thời 
điểm cuối quý 1/2014, cả nước có 68,55 triệu thẻ ngân hàng, tăng 2,34 triệu thẻ tức 
3,5% so với cuối 2013. 
Trong đó, thẻ nội địa là 61,83 triệu thẻ và thẻ quốc tế chiếm 6,72 triệu thẻ, tăng lần 
lượt 1,96 triệu thẻ tức 3,27% và 380 nghìn thẻ tức 6% so với cuối 2013. 
Phân chia theo nguồn tài chính, thẻ ghi nợ chiếm 63,17 triệu thẻ, tăng 2,06 triệu thẻ so 
với cuối 2013; thẻ tín dụng là 2,52 triệu thẻ và thẻ trả trước là 2,86 triệu thẻ. 
Song song với hoạt động phát hành thẻ, hoạt động phát triển mạng lưới chấp 
nhận và thanh toán thẻ cũng có sự phát triển khá ấn tượng. Hệ thống ATM và Đơn vị 
chấp nhận thanh toán thẻ - POS đã có sự tăng trưởng đáng kể, nhất là giai đoạn 2007 - 
2012. 
Nếu năm 2007, cả thị trường mới có hơn 11.000 POS thì đến 2012 đã lên tới hơn 
104.427 POS, tăng gần 11 lần. Bên cạnh đó là 14.442 thiết bị ATM phục vụ hoạt động 
rút tiền thanh toán của chủ thẻ. 
Việc chia sẻ mạng lưới và đẩy mạnh kết nối liên thông hệ thống ATM, POS cũng được 
tích cực thực hiện đã không chỉ góp phần gia tăng thuận tiện cho chủ thẻ mà còn góp 
phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thẻ của các ngân hàng thương mại (NHTM), 
tiết kiệm chi phí đầu tư cho mỗi ngân hàng và cho toàn xã hội.
Đây là những con số vừa được Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam công bố tại Hội nghị 
thường niên Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2014 diễn ra tại Nha Trang, ngày 
18/4/2014. 
Theo báo cáo, toàn hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục triển khai thực hiện kết nối 
liên thông ATM/POS và đẩy nhanh quá trình xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ 
thống nhất cũng như từng bước áp dụng công nghệ hiện đại phát triển thanh toán thẻ. 
Ngoài các dịch vụ truyền thống như rút tiền mặt, chuyển khoản, sao kê, các ngân hàng 
thương mại đã tích hợp thêm nhiều tính năng vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán 
hóa đơn hàng hóa, dịch vụ, đồng thời ngày càng quan tâm đến việc cải thiện chất 
lượng dịch vụ thẻ; chú trọng hoạt động quản lý rủi ro thẻ trong trao đổi thông tin, đào 
tạo và phối hợp với ngành công an phòng chống tội phạm thẻ. 
Bên cạnh những kết quả đạt được kể trên, hoạt động thanh toán thẻ thời 
gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: 
- Cơ sở hạ tầng thanh toán phân bố chưa đều, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, 
nên phát triển dịch vụ thanh toán, nhất là thanh toán thẻ qua POS ở khu vực nông thôn, 
miền núi còn gặp nhiều trở ngại; 
- Thanh toán thẻ nội địa qua POS chưa nhiều; hệ thống đường truyền đôi khi bị tắc 
nghẽn; doanh nghiệp, người dân còn chưa mặn mà với thanh toán qua POS, tình trạng 
đơn vị chấp nhận thẻ thu phụ phí của khách hàng thanh toán bằng thẻ chưa được khắc 
phục triệt để;
- Mặc dù số lượng tài khoản thẻ đã tăng lên đáng kể, nhưng việc sử dụng thẻ để thanh 
toán cho hàng hóa và dịch vụ chưa tăng tương xứng, do đó tác dụng giảm sử dụng tiền 
mặt trong thanh toán chưa nhiều, mặt khác làm tăng áp lực đối với việc duy trì hoạt 
động và tiếp quỹ tiền mặt cho ATM; 
- Một số ngân hàng chưa tích cực hoàn thành việc chuyển đổi mã tổ chức phát hành 
thẻ để mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng cho thẻ thanh toán; 
- Công tác thông tin-tuyên truyền về hoạt động thanh toán thẻ của các NHTM đã có 
nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu.Mặc dù cả doanh số thanh toán qua thẻ lẫn 
số lượng thẻ phát hành đều tăng nhưng mức tăng này chưa tương xứng. Với doanh số 
thanh toán qua thẻ và số lượng thẻ cả nước vào cuối tháng 6 thì riêng trong quí 2 trung 
bình cứ 9 thẻ mới có một giao dịch được thực hiện và mỗi thẻ trong vòng ba tháng chỉ 
thực hiện thanh toán chưa đến 500.000 đồng. 
Điều này có thể lý giải bằng hai cách, đó là có nhiều thẻ được phát hành nhưng không 
hoạt động hoặc người dùng chủ yếu sử dụng thẻ để rút tiền mặt qua ATM. Thống kê 
của NHNN cho thấy đến cuối tháng 6 năm nay, cả nước có 14.410 máy ATM và hơn 
110.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ (POS). Tuy nhiên, trong quí 2 có đến hơn 
134 triệu giao dịch thực hiện qua ATM với tổng giá trị hơn 237.000 tỉ đồng, trong khi 
chỉ có gần 5,7 triệu giao dịch thanh toán qua POS với tổng giá trị là hơn 29.600 tỉ 
đồng. 
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số tồn tại cần sớm khắc phục trong hoạt động thanh 
toán thẻ ở Việt Nam như: Các giao dịch thẻ hiện chủ yếu là rút tiền mặt trên ATM, các 
loại dịch vụ khác và thanh toán qua POS còn chưa phát triển; hạ tầng cơ sở kỹ thuật 
phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ phát triển chưa đồng đều; công tác thông tin – 
tuyên truyền về hoạt động thanh toán thẻ còn hạn chế… 
3

More Related Content

What's hot

Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Dương Hà
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...hieu anh
 
Ngân hàng Techcombank chiến lược kênh phân phối điện tử
Ngân hàng Techcombank   chiến lược kênh phân phối điện tửNgân hàng Techcombank   chiến lược kênh phân phối điện tử
Ngân hàng Techcombank chiến lược kênh phân phối điện tửBankaz Vietnam
 
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamHoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamDương Hà
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...vietlod.com
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuguest3c41775
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Hạnh Ngọc
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từtaothichmi
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829nataliej4
 
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangMot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangHạnh Ngọc
 
Chủ đề 2 thị trường lnh một số nước và vn
Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vnChủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn
Chủ đề 2 thị trường lnh một số nước và vntttt999
 
Chính sách thương mại biên giới của trung quốc
Chính sách thương mại biên giới của trung quốcChính sách thương mại biên giới của trung quốc
Chính sách thương mại biên giới của trung quốcvutrung1983
 
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingTrường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingmaytrang20075
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao suaPhi FA
 
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpĐề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
 
Lv (22)
Lv (22)Lv (22)
Lv (22)
 
Hậu thuc trang
Hậu thuc trangHậu thuc trang
Hậu thuc trang
 
Ngân hàng Techcombank chiến lược kênh phân phối điện tử
Ngân hàng Techcombank   chiến lược kênh phân phối điện tửNgân hàng Techcombank   chiến lược kênh phân phối điện tử
Ngân hàng Techcombank chiến lược kênh phân phối điện tử
 
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamHoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
 
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangMot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
 
Chủ đề 2 thị trường lnh một số nước và vn
Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vnChủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn
Chủ đề 2 thị trường lnh một số nước và vn
 
Chính sách thương mại biên giới của trung quốc
Chính sách thương mại biên giới của trung quốcChính sách thương mại biên giới của trung quốc
Chính sách thương mại biên giới của trung quốc
 
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingTrường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
 
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPBThanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao sua
 
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpĐề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
 

Viewers also liked

For travel agency
For travel agencyFor travel agency
For travel agencykatekudrina
 
Aprica presto-stroller-tea-leaf-green.ppt
Aprica presto-stroller-tea-leaf-green.pptAprica presto-stroller-tea-leaf-green.ppt
Aprica presto-stroller-tea-leaf-green.pptJohn_joe
 
Jeep liberty-limited-urban-terrain-stroller-spark.ppt
Jeep liberty-limited-urban-terrain-stroller-spark.pptJeep liberty-limited-urban-terrain-stroller-spark.ppt
Jeep liberty-limited-urban-terrain-stroller-spark.pptJohn_joe
 
Интермарк Хоспиталити
Интермарк ХоспиталитиИнтермарк Хоспиталити
Интермарк Хоспиталитиkatekudrina
 
Isa presentation english
Isa presentation englishIsa presentation english
Isa presentation englishkatekudrina
 
Intermark Serviced Apartments
Intermark Serviced ApartmentsIntermark Serviced Apartments
Intermark Serviced Apartmentskatekudrina
 
Jeep liberty-sport-x-all-terrain-stroller-sonar.ppt
Jeep liberty-sport-x-all-terrain-stroller-sonar.pptJeep liberty-sport-x-all-terrain-stroller-sonar.ppt
Jeep liberty-sport-x-all-terrain-stroller-sonar.pptJohn_joe
 
Graco metro lite-stroller-rittenhouse.ppt
Graco metro lite-stroller-rittenhouse.pptGraco metro lite-stroller-rittenhouse.ppt
Graco metro lite-stroller-rittenhouse.pptJohn_joe
 
Henryfordforddatthegioilen4banhxe
Henryfordforddatthegioilen4banhxeHenryfordforddatthegioilen4banhxe
Henryfordforddatthegioilen4banhxeVinh Văn
 
Chia khoa song gian di
Chia khoa song gian diChia khoa song gian di
Chia khoa song gian diVinh Văn
 

Viewers also liked (14)

For travel agency
For travel agencyFor travel agency
For travel agency
 
Aprica presto-stroller-tea-leaf-green.ppt
Aprica presto-stroller-tea-leaf-green.pptAprica presto-stroller-tea-leaf-green.ppt
Aprica presto-stroller-tea-leaf-green.ppt
 
Jeep liberty-limited-urban-terrain-stroller-spark.ppt
Jeep liberty-limited-urban-terrain-stroller-spark.pptJeep liberty-limited-urban-terrain-stroller-spark.ppt
Jeep liberty-limited-urban-terrain-stroller-spark.ppt
 
Интермарк Хоспиталити
Интермарк ХоспиталитиИнтермарк Хоспиталити
Интермарк Хоспиталити
 
Isa presentation english
Isa presentation englishIsa presentation english
Isa presentation english
 
Huong trang-giai phap
Huong trang-giai phapHuong trang-giai phap
Huong trang-giai phap
 
Intermark Serviced Apartments
Intermark Serviced ApartmentsIntermark Serviced Apartments
Intermark Serviced Apartments
 
Jeep liberty-sport-x-all-terrain-stroller-sonar.ppt
Jeep liberty-sport-x-all-terrain-stroller-sonar.pptJeep liberty-sport-x-all-terrain-stroller-sonar.ppt
Jeep liberty-sport-x-all-terrain-stroller-sonar.ppt
 
Graco metro lite-stroller-rittenhouse.ppt
Graco metro lite-stroller-rittenhouse.pptGraco metro lite-stroller-rittenhouse.ppt
Graco metro lite-stroller-rittenhouse.ppt
 
About Me Presentation
About Me PresentationAbout Me Presentation
About Me Presentation
 
Literacy at stdl
Literacy at stdlLiteracy at stdl
Literacy at stdl
 
Henryfordforddatthegioilen4banhxe
Henryfordforddatthegioilen4banhxeHenryfordforddatthegioilen4banhxe
Henryfordforddatthegioilen4banhxe
 
Chia khoa song gian di
Chia khoa song gian diChia khoa song gian di
Chia khoa song gian di
 
Duc giai phap
Duc giai phapDuc giai phap
Duc giai phap
 

Similar to Thuy ngoc-thuc trangnhanxet

Báo Cáo Thực Tập Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát ...
Báo Cáo Thực Tập Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát ...Báo Cáo Thực Tập Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát ...
Báo Cáo Thực Tập Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...taothichmi
 
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.docnh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doccuong19011996
 
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...luanvantrust
 
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Dương Hà
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).docNguyễn Công Huy
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tâyhieu anh
 

Similar to Thuy ngoc-thuc trangnhanxet (20)

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ...
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ...Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ...
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ...
 
Báo Cáo Thực Tập Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát ...
Báo Cáo Thực Tập Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát ...Báo Cáo Thực Tập Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát ...
Báo Cáo Thực Tập Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát ...
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thươn...
Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thươn...Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thươn...
Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thươn...
 
Cơ sở lý thuyết về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.docx
Cơ sở lý thuyết về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.docxCơ sở lý thuyết về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.docx
Cơ sở lý thuyết về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.docx
 
Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.docnh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
 
Khoá Luận Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Agribank.
Khoá Luận Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Agribank.Khoá Luận Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Agribank.
Khoá Luận Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Agribank.
 
Khoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Vietcombank
Khoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng VietcombankKhoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Vietcombank
Khoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại BidvLuận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
 
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
 
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
 
Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Việt Nam...
Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Việt Nam...Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Việt Nam...
Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Việt Nam...
 
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đ
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đDịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đ
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đ
 
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...
 
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
 
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Thuy ngoc-thuc trangnhanxet

  • 1. II Thực trạng về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam thời gian qua 1. Hình thành và phát triển a.Nguồn gốc của thanh toán không dùng tiền mặt Trong xã hội loài người, nếu còn sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa, thì sự tồn tại của mối quan hệ Tiền - Hàng là một tất yếu khách quan. Đó là mối quan hệ biện chứng và tác động lẫn nhau. Theo tiến trình lịch sử hình thành tiền tệ, đồng tiền đã có nhũng bước phát triển từ thấp đến cao. Trong nền kinh tế tự nhiên khép kín, do nhu cầu còn rất đơn giản, con người tự sán xuất được những gì mình cần và do đó họ không có nhu cầu trao đổi. Khi xã hội phát triển và mở rộng hơn, họ thấy rằng mình không thể tự sản xuất mọi thứ mà mình cần do nhiều lý do, lúc này nhu cầu trao đổi xuất hiện và vấn đề trao đổi là như thế nào. vấn đề trùng lặp nhu cầu trao đổi xuất hiện. Nhưng không phải lúc nào và ở đâu cũng có sự trùng lặp nhu cầu. Muốn trao đổi đụoc hàng hóa thì người ta nghĩ tới một hàng hóa mà nhiều người cùng cần, đó là vật đúng ra làm vật ngang giá chung - hình thúc đầu tiên của tiền tệ. Lúc đầu vật ngang gíá chung rất đơn giản, nó có thể là vỏ sò, hến hay con bò miếng đồng ...Do yêu cầu thuận tiện trong trao đổi người ta thấy rằng cần phải có vật ngang giá chung thế nào đó dễ vận chuyển, dễ chia nhò, không hao mòn và có thể tích trữ dùng cho sau này. Con người đã chọn vàng. Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa đưa vào ltru thông ngày càng nhiều đòi hỏi phải có thêm lượng tiền đưa vào đáp ứng nhu cầu của hàng hóa đưa vào lưu thông. Hơn nữa người ta thấy rằng trong mua bán chịu, tờ giấy ghi nợ cũng có giá trị như tiền vậy. Tiền giấy ra đời và giúp cho việc trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. Nhưng sản xuất không ngừng phát triển, khối lượng tiền được đưa vào lưu thông ngày một lớn, đặc biệt là khi có lạm phát. Tiền giấy bộc lộ những hạn chế nhất định như chi phí in ấn, bảo quản, tiền giả, kiểm đếm... Hơn nữa, trong nền kinh tế phát triển như ngày nay khối lượng tiền trong giao dịch là rất lón, nếu thanh toán bằng tiền mặt thì rõ ràng là bất tiện. Như vậy, đòi hỏi phải có phương thức thanh toán mới ưu việt hơn khắc phục được những hạn chế trên, phù hợp với một giai đoạn phát triển kinh tế mới. TTKDTM xuất hiện như một tất yếu, thể hiện bước phát triển và hoàn thiện ỏ đinh cao của lịch sử phát triển tiền tệ b Cơ sở pháp lý của hệ thống các hình thức TTKDTM ở Việt nam
  • 2. Để hoạt động TTKDTM ngày càng hoàn thiện hơn , Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngừng nghiên cứu và đưa ra các văn bản có tính pháp lý, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động không dùng tiền mặt và các hình thức TTKDTM phát huy tác dụng . Hệ thống các văn bản pháp quy đó bao gồm : -Luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997 , trong đó có đề cập đến vấn đề thanh toán qua ngân hàng . -Quyết định 371/QD-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 19/10/1999 về quy chế phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng . -Nghị định 64/2001/ND-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua tổ chức tcung ứng dịch vụ thanh toán . -Quyết định 226/2002/QD-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 26/03/2002 về ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức dịch vụ thanh toán . -Quyết định 235/2002/QD-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 01/04/2002 về chấm dứt phát hành ngân phiếu thanh toán . -Quyết định 1092/2002/QD-NHNN của thống đốc NHNN ban hành ngày 08/10/2002 quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán . -Nghị định 159/2003/ND-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/12/2003 về cung ứng và sử dụng séc có hiệu lực thi hành ngày 01/04/2004. Đã có một thời , việc kiểm soát tiền mặt tồn quỹ được thực hiện ráo riết , tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng ) tăng cao , thanh toán bằng tiền mặt giảm mạnh. Nhưng biện pháp hành chính đó không phù hợp với cơ chế thị trường .Đến nay , nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng thanh toán không dung tiền mặt ở Việt Nam vẫn chiếm tỉ lệ thấp , khoảng 30% tổng doanh số thanh toán trong nền kinh tế .Nhiều nghìn tỷ đồng tiền mặt trong từng cá nhân , gia đình , quỹ cơ quan , đơn vị , doanh nghiệp để thanh toán trực tiếp khi mua hàng hóa , kể cả mua bất động sản trị giá hàng tỷ đồng . Sử dụng tiền mặt phổ biến trong thanh toán vừa gây ra qua nhiều lãng phí , vừa là kẽ hở cho nạn tham nhũng, buôn lậu , trốn thuế luồn lách, lẩn trốn sự kiểm soát của Nhà nước và xã hội 2.1 Những thành tựu trong họat động TTKDTM ở Việt Nam thời gian qua Trong thời gian qua hoạt động TTKDTM tại các ngân hàng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích ra đời, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, với
  • 3. phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Những bước phát triển gần đây trong lĩnh vực TTKDTM tại các ngân hàng thể hiện ở những khía cạnh sau: -Những con số biết nói Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướnng giảm dần qua các năm, điều này ta có thể thấy rõ qua biểu đo sau. Biểu đồ 1: Tỉ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán Nguồn:http://cafef.vn/20!00107082155912CA34/thanh-toan-khong-dung-tien-mat- ve-dich-som.chn Từ biểu đồ trên ta thấy rằng, tỉ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giám qua các năm, từ mức 32.2% năm 1997, giảm xuống còn 23.7% năm 2001, 22.56% năm 2002, 22.03% năm 2003, 20.3% năm 2004, 19% năm 2005, 18.5% năm 2006, 18% năm 2007, 14.4% năm 2008 , năm 2009 14% và tiếp tục giảm từ năm 2010 cho đến nay. Đây là một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế .Điều đó thể hiện được những thành quả mà chúng ta đã đạt được trong hoạt động TTKDTM thời gian qua. Trước sự phát triển không ngừng của hình thức TTKDTM thời gian qua , ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu cụ thể: - đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%; - đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40% dân số;
  • 4. - thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010; - phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ. Đến năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm; - áp dụng một số hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nhờ những chính sách đúng đắn của Chính phủ, các Bộ, ngành, sự nỗ lực của các NHTM và sự hợp tác của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cũng như sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, phương thức TTKDTM ở nước ta đã phát triển mạnh và đa dạng tại các thành phố và các khu công nghiệp, làm giảm dần tiền mặt trong lưu thông. Các NHTM đã chủ động triển khai nhiều phương tiện, dịch vụ TTKDTM tới khách hàng. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển các phương thức truyền thống như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, một số phương tiện và dịch vụ thanh toán mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin xuất hiện và đi dần vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới như thẻ ATM, các loại thẻ tín dụng, Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking, Ví điện tử... Các NHTM cũng quan tâm hơn đến phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, khách hàng cá nhân, tình hình mở và sử dụng tài khoản cá nhân tăng lên đáng kể, đặc biệt từ khi dịch vụ trả lương qua tài khoản được triển khai; đồng thời, các NHTM cũng đã triển khai nhiều dịch vụ TTKDTM như thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, phí bảo hiểm và một số khoản thu khác như học phí, viện phí... Đối với thị trường thẻ, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2013, có tổng cộng khoảng 64 triệu thẻ do các 54 tổ chức tín dụng phát hành. Như vậy, với dân số 90 triệu người tại Việt Nam thì trung bình cứ khoảng 1,4 người thì có 1 thẻ ngân hàng. Phần lớn vẫn là thẻ nội địa (ATM) với con số hơn 57 triệu thẻ. Trong năm 2013, các ngân hàng đã phát triển được khoảng 100.000 máy POS trên toàn quốc, tuy nhiên tỷ lệ máy POS tính trên đầu người ở Việt Nam còn khá thấp, mới chỉ đạt khoảng 1.000 người/POS. Trong khi đó, các nước phát triển ở khu vực châu Á đạt mức trung bình1.000 người/50 POS.
  • 5. Để tạo thuận lợi cho chủ thẻ giao dịch thanh toán, các công ty chuyển mạch thẻ đã hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, nhờ đo, thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng để rút tiền và thanh toán tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác. NHNN cũng đã chỉ đạo NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, các NHTM và các công ty chuyển mạch triển khai kết nối liên thông mạng lưới POS trên toàn quốc; đến nay cơ bản hoàn thành kết nối về kỹ thuật trên toàn quốc với sự tham gia của trên 30 NHTM (533 chi nhánh) và hỗ trợ xử lý hàng triệu giao dịch với giá trị thanh toán hàng nghìn tỷ đồng qua hệ thống POS được kết nối. Việc thống nhất mạng lưới ATM/POS trên toàn quốc đã giúp tạo ra các tiện ích và giá trị lớn hơn cho người sử dụng thẻ, tiết kiệm chi phí đầu tư mở rộng mạng lưới POS, giảm tải cho hệ thống ATM. Từ đó, việc thanh toán thẻ qua POS đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tại các thành phố lớn, xu hướng thanh toán bằng thẻ của dân cư đang tăng lên khá nhanh. Có được kết quả như' trên là do nhiều yếu tố tác động như: môi trường pháp lý trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng có những thay đổi theo hướng phù hợp hơn, mạng lưới điểm giao dịch phục vụ khách hàng của các ngân hàng được mở rộng, thanh toán điện tủ liên ngân hàng được triển khai có hiệu quá,... Nhưng có một số lý do chính trực tiếp thúc đẩy sự gia tăng tài khoản cá nhân trong thời gian qua, đó là: các NHTM đã có nhiều nỗ lực trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán của khách hàng; chú trọng phát triển đa dạng và phong phú các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến bắt đầu quan tâm đến công tác tiếp thị, tuyên truyền quáng cáo, khuyến mãi cho các sản phẩm dịch vụ của mình khi đưa ra thị trường. Một số ngân hàng còn chủ động tiếp cận vào các doanh nghiệp có đông nhân viên với mức thu nhập ổn định đề thực hiện dịch vụ trả lương qua tài khoản ngân hàng. - Đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phải ngân hàng như Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉ giữa các ngân hàng mà còn giữa ngân hàng và các tổ chức không phải ngân hàng làm dịch vụ thanh toán. Mỗi một mô hình tổ chức có những đặc trưng riêng, lợi thế riêng và chiến lược khách hàng
  • 6. riêng, theo đó mà các nhu cầu khác nhau của từng loại đối tượng khách hàng được đáp ứng. - Xu hướng liên doanh liên kết giữa các ngân hàng đã hình thành, giúp cho nhiều ngân hàng thương mại nhỏ vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị phục vụ cho hệ thống thanh toán. Việc liên doanh liên kết trong phát hành và thanh toán thẻ trở thành một yếu tố không nhỏ góp phần vào sự tăng trưởng lượng thẻ phát hành ra lưu thông gần đây. Đặc biệt, vào năm 2008 chúng ta đã kết nối thành công hai hệ thống thẻ liên ngân hàng là banknetvn và Smartlink trở thành một hệ thống thẻ thống nhất trên toàn quốc. Đây là nền tảng cơ bản để hướng tới xây dựng và phát triển một hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng chỉ đạo cua Thủ tướng Chính phủ. Khi đi vào hoạt động, hai hệ thống này sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng, đảm bảo tính ổn định và thông suốt với chất lượng dịch vụ tốt nhất. 2.2 Những hạn chế trong TTKDTM ở Việt Nam Mặc dù hoạt động giao dịch không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang tăng nhanh, song Ngân hàng nhà nước cho rằng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. - Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thẻ với ngân hàng nhưng vẫn tìm nhiều cách hạn chế các giao dịch bằng thẻ của khách hàng như để máy cà thẻ vào nơi khuất, ưu tiên khách hàng trả tiền mặt,… - Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển chưa đồng bộ, bởi đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn nên thường chỉ có các ngân hàng thương mại có tiềm lực về tài chính mới có khả năng đầu tư các trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán. - Với sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thông, nhiều dịch vụ thanh toán mới ra đời nhưng hành lang pháp lý chưa được thiết lập. Các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt chưa thật đồng bộ, chưa khuyến khích đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng; sự phối kết hợp giữa những biện pháp hành chính và biện pháp kích thích kinh tế chưa đủ mạnh đề đưa chủ trương đi vào cuộc sống. Nguyên nhân Xã hội : Sau đổi mới ngành ngân hàng, toàn bộ những yêu cầu quản lý tiền mặt áp dụng trước đó được loại bỏ . Tiền mặt trở thành một công cụ thanh toán
  • 7. không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Hầu hết chi phí liên quan đến tiền mặt trong lưu thông như in ấn, phát hành, thu huỷ, vận chuyểnbao quản, an ninh là chi phí xã hội và do Nhà nước phải chịu. Cá nhân người thanh toán chỉ phải chịu phần chi phí nhỏ trong đó (kiểm đếm, vận chuyển), trong khi đó tiền mặt có điểm ưu việt rất lớn là thanh toán tức thời và vô danh, thủ tục đơn giản. Vì vậy, tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển TTKDTM. - Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích TTKDTM: đối với nhiều đối tượng giao dịch, các công cụ và dịch vụ TTKDTM không chứng tỏ có lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với tiền mặt. Ngược lại, TTKDTM còn phải trả phí cho ngân hàng, thậm chí còn bị tính giá cao hơn (đối với một số đơn vị chấp nhận thẻ), không được chào đón tại các quầy thanh toán... - Nước ta có một nền kinh tế xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ, với loại hình này thì khả năng tiếp nhận phương tiện TTKDTM là rất khó khăn. Ngoài ra, một bộ phận rất lớn của nền kinh tế không chính thức là kinh tế ngầm liên quan tới hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, tham nhũng..., luồng luân chuyển tiền tệ phục vụ các hoạt động này có thể rất lớn. Đối với những người tham gia các giao dịch này, cho dù phương tiện TTKDTM có thuận tiện thì đó vẫn không phải là phương tiện thanh toán được lựa chọn, xuất phát từ nhu cầu che dấu nguồn gốc giao dịch và danh tính của đối tượng tham gia. -Hành lang pháp lý: trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vục thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Ví dụ như đối với giao dịch điện tử, chưa đủ cơ sở đề các ngân hàng tổ chúc triển khai các kênh giao dịch điện tú vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử trong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp nhận đồng bộ giao dịch điện tú, chứng từ điện tử' giũa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hái quan,...). Ngày 19 tháng 11 năm 2005, Luật Giao dich điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà nước được Quốc Hội thông qua, đây là một bước tiến mới mang tính đột phá cúa Việt Nam
  • 8. trong ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển kinh tế xã hội. Nó tạo nên một nền táng hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng vào các hoạt động thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thẻ tham gia kinh doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, để luật này đi vào cuộc sống là cả một quá trình phấn đấu không chi của riêng ngành ngân hàng mà của toàn xã hội. Hệ thống văn bán pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chinh sửa, thay thế để có thể phù hợp vớii thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng. Một số văn bàn còn thể hiện nhiều bất cập và chưaa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, với tốc độ phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và sự ra đời của hàng loạt các sán phẩm dịch vụ ngân hàng, nền tảng pháp lý cần được hoàn chinh gấp để bao hàm cả các loại hình tổ chúc cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, chẳng hạn như những công ty cung cấp giải pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh toán bù trù... - Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành hữu quan, chính quyền địa phương các cấp trong việc tạo ra môi truòng kinh tế, xã hội thuận lợi cho việc phát triền TTKDTM. Ngân hàng: vốn đầu tư vừa thiếu, vừa được sử dụng thiếu hiệu quả: từ góc độ các ngân hàng thương mại, vấn đề lớn nhất trong phát triển hoạt động thanh toán là nhũng hạn chế về vốn đầu tư. Vốn đầu tư đòi hỏi phải rất lớn và thời gian thu hồi vốn dài hạn. Vì vậy, chi có những ngân hàng lớn, có tiềm lực mạnh về tài chính, chú yếu là các ngân hàng thương mại Nhà nước hiện nay mới có khả năng tập trung đầu tư lớn về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh toán.Các ngân hàng nhó chủ yếu chọn cách chia sẻ mạng lưới với các ngân hàng lón. Tuy nhiên, khả năng chia sẻ mạng lưới và hạ tầng kỹ thuật khác giữa các ngân hàng còn hạn chế, do các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung để đi đến thỏa thuận kết nối thống nhất nhằm chia sé hạ tầng kỹ thuật. - Cơ cấu tính phí dịch vụ thanh toán còn bất hợp lý, thể hiện ngay cả các giao dịch thanh toán qua ngân hàng nhà nước, cũng như trong nội bộ tổ chức tín dụng.
  • 9. - Trình độ cán bộ phục vụ cho hoạt động thanh toán rất bất cập, chú yếu do công tác đào tạo ca bán cũng như chuyên sâu trong lĩnh vực thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế này không chi phổ biến ở các ngân hàng thương mại, mà ngay cả ở Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước trong thanh toán; - Thông tin tuyên truyền chưa được định hướng đúng đắn: công tác thông tin tuyên truyền chưa được quan tâm, chú trọng. Những mục tiêu chiến lược, định hướng và các chính sách lớn để phát triển hoạt động thanh toán chưa được công bố đầy đú cho công chúng. Vì vậy, không chỉ người dân mà thậm chí nhiều doanh nghiệp còn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về các dich vụ thanh toán và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng đôi khi còn phản ánh thiên lệch, khai thác những yếu điểm, lỗi kỹ thuật hoặc những yếu tố tiêu cực mang tính cá biệt để đưa lên công luận, khiến cho thông tin đến với những người tiêu dùng thường một chiều, thậm chí sai lạc, gây mất lòng tin vào một công cụ thanh toán nào đó ngay từ khi mới bắt đầu phát triển, mối liên kết giữa các ngân hàng chưa được nâng cao. 2.2 Thực trạng của từng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt Ở Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, như: internet banking, mobile banking, ví điện tử… đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đang có xu hướng giảm dần từ 20,3% năm 2004, xuống 14% năm 2010 và hiện còn khoảng 12%. Có hơn 65% đơn vị thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho đến năm 2013. Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Nó sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của Chính phủ, các đơn vị kinh doanh và cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn.
  • 10. 1Tình hình thanh toán bằng séc Ngày 9/5/1996, Chính phú đã ban hành nghị định 30 về phát hành và sử dụng Séc. Ngày 27/12/1996 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư 07 hướng dẫn thi hành nghị định trên của chính phủ. Những văn bản pháp quy về phát hành và sử dụng Séc có hiệu lực đến nay. Nhưng Séc vẫn chưa đi vào cuộc sống. Ta có thể thấy rõ điều này qua các con số thống kê về TTKDTM tại thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố HCM là một thành phố lán có tốc độ phát trien và thu nhập bình quân đầu người cao nhất cà nước. Nhưng các hình thúc TTKDTM cũng phát tiển rất chậm. Ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt; Ông Vũ Huy Toản - Phó Giám đốc NHNN thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nguyên nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do chưa có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ “động viên” dùng séc và một nguyên nhân khác là sự lo ngại của người bán hàng sợ tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
  • 11. - Những khó khăn khi thực hiện thanh toán bằng Séc: Việc thanh toán séc gặp không ít phiền phức. Hiện nay, khách mua và khách bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi khách bán đến ngân hàng để nộp séc, ngân hàng sẽ ghi có trên tài khoản khách bán và ghi nợ trên tài khoản khách mua. Nhưng khi khách mua và khách bán không có tài khoán ở cùng một ngân hàng, các ngân hàng thương mại phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước. Mỗi ngày chỉ có 2 phiên thanh toán bù trù (vào lúc 10 giờ sáng và 15 giờ chiều) và việc kiểm tra séc ở Ngân hàng Nhà nước vẫn chủ yếu là thủ công. Nếu các ngân hàng phát hành vài chục nghìn tờ séc mỗi ngày thì việc thanh toán bù trừ trong ngày gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, tâm lý của người bán nhận séc thường lo ngại trên tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch nên hay từ chối việc thanh toán séc. Hiện nay, số khách hàng sử dụng séc không tốt, séc giả tăng lên rất nhiều. Công nghệ khoa học càng hiện đại thì hình thức và cách thức sử dụng séc giả càng tinh vi hơn, thú thuật hơn. Đây là một bất lợi cho thị trường séc vì nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh số mà còn ảnh hưởng đến cả lòng tin của khách hàng vào hình thức thanh toán vẫn còn chưa phổ biến này. Nhiều khi nó còn ảnh hưởng đến cả uy tín của ngân hàng phục vụ người trả tiền cũng như uy tín của ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. Đây là mới hiểm hoạ lớn nhất cho thị trường séc 2. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng - Mục tiêu đưa ra trong đề án TTKDTM giai đoạn 2011-2015: phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ. Đến năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những năm gần đây,thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. + Nếu như năm 2007, toàn thị trường mới có khoảng gần 9,34 triệu thẻ thì đến hết năm 2012, con số đó đã lên tới hơn 54,9 triệu thẻ tăng gần 5,6 lần. Số thương hiệu thẻ cũng tăng từ 95 thương hiệu lên khoảng 350 thương hiệu thẻ các loại. Trong tổng số
  • 12. 54,9 triệu thẻ (tính đến cuối năm 2012) hơn 90% là thẻ ghi nợ nội địa (49,4 triệu thẻ), 1,88 triệu thẻ ghi nợ quốc tế chiếm 3,6%, 1,52 triệu thẻ tín dụng quốc tế chiếm 28%… + Nếu quí II-2012 chỉ có 4,95 triệu giao dịch được thực hiện thông qua các loại thẻ với tổng giá trị 17.730 tỉ đồng, thì hai con số này đã có mức tăng trưởng là 33% và 57% trong quí II-2013, đạt 6,57 triệu giao dịch với tổng giá trị là 27.890 tỉ đồng. Nếu xét theo từng quí thì hai con số này cũng có mức độ tăng dần trong bốn quí gần đây.Thanh toán qua thẻ được thống kê ở trên đã loại trừ các giao dịch thanh toán quốc tế, giao dịch của thẻ do các ngân hàng ở nước ngoài phát hành, các khoản gửi, rút tiền hoặc chuyển tiền mà người gửi và người nhận là một, và các khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng như cho vay, trả nợ… Như vậy, các giao dịch qua thẻ ở trên thuần túy là giao dịch mua bán hàng hóa.Con số thẻ phát hành của các ngân hàng trong nước kể cả thẻ thanh toán nội địa và quốc tế đều tăng. Đến cuối quí 2 năm 2013, cả nước có 54,89 triệu thẻ thanh toán nội địa và 5,26 triệu thẻ thanh toán quốc tế. Nếu xét theo loại thẻ thì đến cuối tháng 6 đã có 55,75 triệu thẻ ghi nợ, gần 2,1 triệu thẻ tín dụng và 2,31 triệu thẻ trả trước đã được phát hành. Nguồn: NHNN + Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước tính đến cuối năm 2013, thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam tăng hơn 20%. Tính đến 31/12/2013, tổng số lượng thẻ phát hành của 50 tổ chức phát hành đạt hơn 66,2 triệu thẻ, tăng hơn 20% so với 2012 (trong đó thẻ ghi nợ chiếm 92,3%, thẻ tín dụng 3,67% và thẻ trả trước 4,03%).
  • 13. +Tổng doanh số thanh toán thẻ đạt hơn 1.206.704 tỷ VND, tăng hơn 23,37% so với 2012; lắp đặt được khoảng 15.300 ATM và gần 130.000 POS. + Số liệu mới nhất của Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tại thời điểm cuối quý 1/2014, cả nước có 68,55 triệu thẻ ngân hàng, tăng 2,34 triệu thẻ tức 3,5% so với cuối 2013. Trong đó, thẻ nội địa là 61,83 triệu thẻ và thẻ quốc tế chiếm 6,72 triệu thẻ, tăng lần lượt 1,96 triệu thẻ tức 3,27% và 380 nghìn thẻ tức 6% so với cuối 2013. Phân chia theo nguồn tài chính, thẻ ghi nợ chiếm 63,17 triệu thẻ, tăng 2,06 triệu thẻ so với cuối 2013; thẻ tín dụng là 2,52 triệu thẻ và thẻ trả trước là 2,86 triệu thẻ. Song song với hoạt động phát hành thẻ, hoạt động phát triển mạng lưới chấp nhận và thanh toán thẻ cũng có sự phát triển khá ấn tượng. Hệ thống ATM và Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ - POS đã có sự tăng trưởng đáng kể, nhất là giai đoạn 2007 - 2012. Nếu năm 2007, cả thị trường mới có hơn 11.000 POS thì đến 2012 đã lên tới hơn 104.427 POS, tăng gần 11 lần. Bên cạnh đó là 14.442 thiết bị ATM phục vụ hoạt động rút tiền thanh toán của chủ thẻ. Việc chia sẻ mạng lưới và đẩy mạnh kết nối liên thông hệ thống ATM, POS cũng được tích cực thực hiện đã không chỉ góp phần gia tăng thuận tiện cho chủ thẻ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thẻ của các ngân hàng thương mại (NHTM), tiết kiệm chi phí đầu tư cho mỗi ngân hàng và cho toàn xã hội.
  • 14. Đây là những con số vừa được Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam công bố tại Hội nghị thường niên Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2014 diễn ra tại Nha Trang, ngày 18/4/2014. Theo báo cáo, toàn hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục triển khai thực hiện kết nối liên thông ATM/POS và đẩy nhanh quá trình xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất cũng như từng bước áp dụng công nghệ hiện đại phát triển thanh toán thẻ. Ngoài các dịch vụ truyền thống như rút tiền mặt, chuyển khoản, sao kê, các ngân hàng thương mại đã tích hợp thêm nhiều tính năng vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ, đồng thời ngày càng quan tâm đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ; chú trọng hoạt động quản lý rủi ro thẻ trong trao đổi thông tin, đào tạo và phối hợp với ngành công an phòng chống tội phạm thẻ. Bên cạnh những kết quả đạt được kể trên, hoạt động thanh toán thẻ thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: - Cơ sở hạ tầng thanh toán phân bố chưa đều, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, nên phát triển dịch vụ thanh toán, nhất là thanh toán thẻ qua POS ở khu vực nông thôn, miền núi còn gặp nhiều trở ngại; - Thanh toán thẻ nội địa qua POS chưa nhiều; hệ thống đường truyền đôi khi bị tắc nghẽn; doanh nghiệp, người dân còn chưa mặn mà với thanh toán qua POS, tình trạng đơn vị chấp nhận thẻ thu phụ phí của khách hàng thanh toán bằng thẻ chưa được khắc phục triệt để;
  • 15. - Mặc dù số lượng tài khoản thẻ đã tăng lên đáng kể, nhưng việc sử dụng thẻ để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ chưa tăng tương xứng, do đó tác dụng giảm sử dụng tiền mặt trong thanh toán chưa nhiều, mặt khác làm tăng áp lực đối với việc duy trì hoạt động và tiếp quỹ tiền mặt cho ATM; - Một số ngân hàng chưa tích cực hoàn thành việc chuyển đổi mã tổ chức phát hành thẻ để mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng cho thẻ thanh toán; - Công tác thông tin-tuyên truyền về hoạt động thanh toán thẻ của các NHTM đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu.Mặc dù cả doanh số thanh toán qua thẻ lẫn số lượng thẻ phát hành đều tăng nhưng mức tăng này chưa tương xứng. Với doanh số thanh toán qua thẻ và số lượng thẻ cả nước vào cuối tháng 6 thì riêng trong quí 2 trung bình cứ 9 thẻ mới có một giao dịch được thực hiện và mỗi thẻ trong vòng ba tháng chỉ thực hiện thanh toán chưa đến 500.000 đồng. Điều này có thể lý giải bằng hai cách, đó là có nhiều thẻ được phát hành nhưng không hoạt động hoặc người dùng chủ yếu sử dụng thẻ để rút tiền mặt qua ATM. Thống kê của NHNN cho thấy đến cuối tháng 6 năm nay, cả nước có 14.410 máy ATM và hơn 110.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ (POS). Tuy nhiên, trong quí 2 có đến hơn 134 triệu giao dịch thực hiện qua ATM với tổng giá trị hơn 237.000 tỉ đồng, trong khi chỉ có gần 5,7 triệu giao dịch thanh toán qua POS với tổng giá trị là hơn 29.600 tỉ đồng. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số tồn tại cần sớm khắc phục trong hoạt động thanh toán thẻ ở Việt Nam như: Các giao dịch thẻ hiện chủ yếu là rút tiền mặt trên ATM, các loại dịch vụ khác và thanh toán qua POS còn chưa phát triển; hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ phát triển chưa đồng đều; công tác thông tin – tuyên truyền về hoạt động thanh toán thẻ còn hạn chế… 3