SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đại học và bài luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý kiến nhiệt tình của quí thầy cô trường Đại Học Lạc
Hồng, tập thể ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An và đặc biệt là giáo
viên hướng dẫn đề tài nghiên cứu Thầy Th.s Nguyễn Văn Dũng.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô Khoa Quản trị Kinh tế - Quốc
tế trường Đại học Lạc Hồng, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Th.s Nguyễn Văn Dũng đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn quí anh chị, các cô chú trong Công ty Cổ
phần Đầu tư Toàn An đã hổ trợ, cung cấp số liệu về Công ty để tiến hành nghiên
cứu dề tài.
Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép
nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự
cảm thông và tận tình chỉ bảo của Quí Thầy cô và các bạn.
Trân trọng
Tác giả
Đỗ Anh Khôi
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng biểu
Phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................Trang 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ...........................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ....................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:...............................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:. ..........................................................................2
Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ.......................3
1.1Một số quan điểm cơ bản về thị trường. ..................................................................3
1.1.2 Phân loại và phân đoạn thị trường..................................................................4
1.1.2.1 Phân loại thị trường. .................................................................................4
1.1.2.2 Phân đoạn thị trường.................................................................................6
1.1.3 Vai trò và chức năng của thị trường...............................................................6
1.1.3.1 Vai trò của thị trường................................................................................6
1.1.3.2 Chức năng của thị trường..........................................................................7
1.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ trong
doanh nghiệp. ................................................................................................................9
1.2.1 Thế nào là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. .........................................9
1.2.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ
trong doanh nghiệp......................................................................................................10
1.2.2.1 Quan hệ cung cầu_giá cả trên thị trường................................................10
1.2.2.2 Nhịp độ phát triển sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế quốc dân. ....10
1.2.2.3 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp ...........................................................11
1.2.2.4 Nhân tố về kĩ thuật công nghệ. ...............................................................12
1.2.2.5 Nhân tố tiềm năng của doanh nghiệp. ....................................................12
1.3 Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường. ........................................................13
1.3.1 Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường. ..................................13
1.3.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm. .................................................................13
1.3.3 Hoàn thiện chính sách giá.............................................................................14
1.3.4 Hoàn thiện chính sách phân phối..................................................................15
1.4 Đặc điểm kinh tế về thị trường Bình Dương.........................................................16
1.4.1 Đặc điểm vị trí địa lý....................................................................................16
1.4.2 Đặc điểm kinh tế...........................................................................................16
KẾT LUẬN................................................................................................................17
Chương 2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
Đầu tư Toàn An...........................................................................................................3
2.1 Giới thiệu chung về Công ty. ................................................................................18
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty............................................18
2.1.2 Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của Công ty............................................19
2.1.2.1 Chức năng:..............................................................................................19
2.1.2.2 Nhiệm vụ: ...............................................................................................19
2.1.2.3 Quyền hạn:..............................................................................................20
2.1.2.4 Mục tiêu:.................................................................................................20
2.1.3 Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban......................21
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy ..........................................................................................21
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các bộ phận: ..................................22
2.1.4 Một số đặc điểm của Công ty.......................................................................24
2.1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm............................................................................24
2.1.4.2 Đặc điểm về thị trường. ..........................................................................26
2.1.4.3 Đặc điểm về công nghệ...........................................................................26
2.1.4.4 Đặc điểm về quản lí chất lượng sản phẩm..............................................27
2.1.4.5 Đặc điểm về nguồn nhân lực. .................................................................28
2.2 Thực trạng hoat động sản xuất kinh doanh những năm qua. ................................31
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An........31
2.2.2 Thực trạng về thị trường tiệu thụ sản phẩm của Công ty.............................34
2.2.2.1 Phân tích thị trường theo cơ cấu sản phẩm.............................................34
2.2.2.2 Phân tích thị trường theo khu vực địa lý.................................................35
2.3 Thực trạng hoạt động Marketing những năm qua từ năm 2008-2010..................37
2.3.1 Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty. ..............................................37
2.3.1.1 Nghiên cứu thị trường.............................................................................37
2.3.1.2 Chiến lược sản phẩm ..............................................................................41
2.3.1.3 Chiến lược về giá....................................................................................43
2.3.1.4 Chiến lược kênh phân phối:....................................................................46
2.3.1.5 Chính sách xúc tiến bán hàng. ................................................................49
2.3.1.6 Chi phí Marketing:..................................................................................49
2.4 Những thuận thuận lợi và khó khăn của Công ty cổ phần đầu tư Toàn An..........51
2.4.1 Thuận lợi.......................................................................................................51
2.4.2 Khó khăn.......................................................................................................51
2.4.3 Nguyên nhân tồn tại của những khó khăn....................................................53
2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan. ..........................................................................53
2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan........................................................................55
KẾT LUẬN................................................................................................................55
Chương 3 Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than của Công
ty Cổ phần Đầu tư Toàn An.....................................................................................57
3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới.................57
3.1.1 Phương hướng phát triển của công ty...........................................................57
3.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty. ..................................................................58
3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Bình Dương...58
3.2.1 Xây dựng chính sách giá hợp lý. ..................................................................59
3.2.2 Chính sách phân phối. ..................................................................................62
3.2.3 Tăng cường các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng....................................64
3.2.4.Thành lập phòng Marketing. ........................................................................65
3.2.5 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường Bình Dương.. .......................67
3.3 Một số kiến nghị với nhà nước. ............................................................................69
KẾT LUẬN................................................................................................................71
Tài liệu tham khảo
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng kết cấu sản phẩm............................................................................. 25
Bảng 2.2: Bảng tình hình số lượng lao động (2009_2010)....................................... 28
Bảng 2.3: Bảng phân tích tình hình số lượng lao động (2009_2010)....................... 30
Bảng 2.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2008-2010)................ 31
Bảng 2.5: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
(2008_2010) .............................................................................................................. 32
Bảng 2.6: Bảng tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm.......................................... 34
Bảng 2.7: Bảng tỉ lệ phần trăm lượng than tiêu thụ tại một số thị trường ................ 36
Bảng 2.8: Bảng chi phí nghiên cứu thị trường của Công ty (2008_2010)................ 38
Bảng 2.9: Bảng các kết quả nghiên cứu thị trường................................................... 39
Bảng 2.10: Bảng tỉ lệ tiêu thụ năng lượng than trong các ngành.............................. 39
Bảng 2.11: Bảng một số loại than được bổ xung (2011_2012) ................................ 42
Bảng 2.12: Bảng báo giá của Công ty (2008_2010)................................................. 43
Bảng 2.13: Bảng so sánh mức chênh lệch giá của Công ty (2008_2010) ................ 44
Bảng 2.14: Bảng giá bán một số loại than chủ yếu của Công ty so với đối thủ cạnh
tranh chính................................................................................................................. 45
Bảng 2.15: Bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm qua các phương thức bán hàng............ 48
Bảng 2.16: Bảng giá chiết khấu cho Khách hàng. ................................................... 49
Bảng 2.17: Bảng doanh thu và chi phí Marketing của Công ty (2008-2010)........... 50
Bảng 2.18: Bảng so sánh tỉ lệ chi phí Marketing và doanh thu ................................ 50
Bảng 3.1: Bảng giá bán đề xuất 6 tháng đầu năm..................................................... 61
Bảng 3.2: Bảng tỉ lệ phần trăm ngành nghề kinh doanh tại một số KCN................. 68
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tồ chức của Công ty.................................................................... 22
Sơ đồ 2.2: Mô hình kênh phân phối của Công ty cổ phần đầu Tư Toàn An trên thị
trường........................................................................................................................ 47
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ xác định mức giá bán tối ưu......................................................... 59
Sơ đồ 3.2: Mô hình kênh phân phối đề xuất ............................................................ 63
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ phòng Marketing đề xuất.............................................................. 65
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1 Tổng doanh thu của Công ty (2008-2010) ................................................. 32
Biểu 2.2 Lợi nhuận của Công ty (2008_2010).......................................................... 33
Biểu 2.3 Biểu đồ phần trăm lượng than tiêu thụ tại một số thị trường ..................... 36
Biểu 2.4 Biểu tỉ lệ tiêu thụ năng lượng than trong các ngành................................... 40
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí địa lý tỉnh Bình Dương..................................................................... 16
Hình 2.1 Hệ thống sàn tuyển..................................................................................... 26
Hình 3.1 Vị trí địa lý thị trường huyện Tân Uyên và Bến Cát.................................. 67
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với tình hình cạnh tranh ngày càng gay
gắt, đòi hỏi mỗi chủ thể trong nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp thương
mại nói riêng phải biết phát huy, nỗ lực vươn lên, tạo chỗ đứng cho mình trên
thương trường để có thể tồn tại và phát triển. Để có được kết quả như vậy, các
doanh nghiệp phải tìm cho riêng mình một thị trường tiêu thụ sản phẩm thích hợp.
Các doanh nghiệp muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì thị trường của doanh
nghiệp phải được mở rộng. Chính vì vậy, trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp
phải tìm mọi cách đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, từ đó mở rộng thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường, nâng cao uy tín, vị thế của doanh nghiệp. [3_trang 2]
Hoạt động tiêu thụ hàng hóa và việc mở rộng thị trường tiêu thụ luôn gắn liền
với sự sống còn của doanh nghiệp. Mọi nỗ lực hoạt động trên thương trường của
doanh nghiệp chỉ nhằm vào một mục tiêu duy nhất là đẩy mạnh doanh số mở rộng
thị trường tiêu thụ, nhờ đó hàng hóa được chuyển thành tiền, thực hiện vòng chu
chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục
vụ cho các nhu cầu xã hội. [3_trang 2]
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An cùng với việc tìm
hiều, xem xét tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty tôi thấy hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt một số kết quả nhưng bên cạnh đó Công ty
cũng gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xuất
phát từ thực tế, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, Thầy giáo Th.s
Nguyễn Văn Dũng và sự giúp đỡ của Công ty, các anh chị phòng kinh doanh, tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu
thụ than tại Bình Dương của Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An” cho luận án tốt
nghiệp của mình.
2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng
thị trường tiêu thụ than tại Bình Dương của Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An”
là phân tích, tìm hiểu, nghiên cứu quá trình hoạt động, đánh giá hiện trạng thị
trường tiêu thụ của Công ty. Từ đó tìm ra một số giải pháp thích hợp nhằm mở rộng
thị trường tiêu thụ cho Công ty trong thời gian đến.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động tiêu thụ và mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu Tư Toàn An. Tác giả đứng trên
gốc độ của doanh nghiệp để phân tích, luận giải và đề xuất các giải pháp, các ý kiến
nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
• Pháp thu thập số liệu.
- Trực tiếp xin số liệu ở Công ty.
- Thu thập các số liệu trên Internet, báo chí và kiến thức đã học.
• Phương pháp phân tích số liệu.
Trong quá trình phân tích phương pháp sử dụng chủ yếu là so sánh. Đây là
phương pháp dùng để so sánh giữa kì này với kì khác, từ đó thấy được sự tăng giảm
của các chỉ tiêu qua các thời kì khác nhau.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ.
3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ.
1.1 Một số quan điểm cơ bản về thị trường.
Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, nó là môi trường để tiến
hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại của mọi doanh nghiệp
công nghiệp. Trong một xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết chỉ là địa
điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán mà doanh nghiệp và
khách hàng có thể chỉ giao dịch thỏa thuận với nhau thông qua các phương tiện
thông tin viễn thông hiện đại. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, khái
niệm về thị trường ngày càng trở nên phong phú. Có một số khái niệm phổ biến về
thị trường như sau:[2_trang 6]
- Thị trường là nơi mua bán hàng hóa, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua
bán giữa người mua và người bán.[11]
- Thị trường là phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hóa. Hoạt động cơ bản của
thị trường được thể hiện qua ba nhân tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau: nhu cầu
hàng hóa dịch vụ, cung ứng hàng hóa dịch vụ và giá cả hàng hóa dịch vụ.[11]
- Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua và người
bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán nhiều hay ít phản
ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay bán hàng hóa
dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định. Từ đó
ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp giữa hai khâu sản xuất và tiêu
dùng hàng hóa.[10]
- Theo David Beg thì thị trường là tập hợp các sự thõa mãn thông qua đó người
bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.[10]
- Theo Các-Mác hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao động xã hội và có sản
xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy sẽ có thị trường. Thị trường chẳng qua là sự biểu
hiện của phân công lao động xã hội và do đó có thể phát triển vô cùng tận.[10]
4
- Theo quan điểm của Marketing hiện đại: Thị trường bao gồm những khách
hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể sẵn sàng có khả năng
tham gia trao đổi để thõa mãn nhu cầu hay mong muốn đó.[2_trang 25]
Tóm lại, thị trường là nơi trao đổi giữa bên bán và bên mua đã hình thành những
mối quan hệ nhất định, đó là mối quan hệ giữa người bán và người mua. Hoạt động
trao đổi chỉ xảy ra khi nó thoã mãn đủ 5 điều kiện sau:[11]
1. Ít nhất phải có hai bên.
2. Mỗi bên phải có ít nhất một thứ gì đó có thể có giá trị đối với bên kia.
3. Mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao hàng hoá của mình.
4. Mỗi bên đều có quyền tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của bên kia.
5. Mỗi bên đều tin chắc là mình nên hay muốn giao dịch với bên kia.
1.1.2 Phân loại và phân đoạn thị trường.[3_trang 8]
1.1.2.1 Phân loại thị trường.
Một trong những điều kiện cơ bản để sản xuất kinh doanh có hiệu quả là
doanh nghiệp phải hiểu biết thị trường và việc nghiên cứu phân loại thị trường là rất
cần thiết. Có 4 cách phân loại thị trường phổ biến như sau:
Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:
Thị trường địa phương: bao gồm tập hợp khách hàng trong phạm vi địa
phương nơi thuộc địa phận phân bố của doanh nghiệp.
Thị trường vùng: bao gồm tập hợp khách hàng ở một vùng vị trí địa lý nhất
định. Vùng này được hiểu như một khu vực địa lý rộng lớn có sự đồng nhất về kinh
tế_xã hội.
Thị trường toàn quốc: hàng hóa và dịch vụ được lưu thông trên tất cả các vùng,
các địa phương của một nước.
5
Thị trường quốc tế: là nơi diễn ra các giao dịch buôn bán hàng hóa và dịch vụ
giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau.
Phân loại theo mối quan hệ giữa người mua và người bán:
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: trên thị trường này có nhiều người mua và
người bán cùng một loại hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa đó mang tính đồng nhất và
giá cả là do thị trường quyết định.
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: trên thị trường này có nhiều người mua
và người bán cùng một loại hàng hóa, sản phẩm nhưng chúng không đồng nhất.
Điều này có nghĩa loại hàng hóa sản phẩm đó có nhiều kiểu dáng, mẫu mã, bao bì,
nhãn mác, kích thước…khác nhau. Giá cả hàng hóa được ấn định một cách linh
hoạt theo tình hình tiêu thụ trên thị trường.
Thị trường độc quyền: trên thị trường chỉ có một hoặc một nhóm người liên
kết với nhau cùng sản xuất ra một loại hàng hóa. Họ có thể kiểm soát hoàn toàn số
lượng dự tính bán ra thị trường cũng như giá cả của chúng.
Phân loại theo mục đích sử dụng của hàng hóa:
Thị trường tư liệu sản xuất: đối tượng hàng hóa lưu thông trên thị trường là các
tư liệu sản xuất như: nguyên vật liệu, năng lượng, động lực, máy móc, thiết bị…
Thị trường tư liệu tiêu dùng: đối tượng hàng hóa lưu thông trên thị trường là
các vật phẩm tiêu dùng phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của dân cư như: quần
áo, các loại thức ăn chế biến, đồ dùng dân dụng…
Phân loại theo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp:
Thị trường đầu vào: là nơi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch nhẳm mua các
yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất. Có bao nhiêu yếu tố đầu vào thì có bấy nhiêu
thị trường đầu vào (thị trường tài chính_tiền tệ, thị trường lao động, thị trường khoa
học_công nghệ, thị trường bất động sản…).
6
Thị trường đầu vào: là nơi doanh nghiệp tiến hành các giao dịch nhằm bán các
sản phẩm đầu ra của mình. Tùy theo tính chất sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp
mà thị trường đầu ra là thị trường tư liệu sản xuất hay tư liệu tiêu dùng.
1.1.2.2 Phân đoạn thị trường.
Phân đoạn thị trường còn gọi là phân khúc thị trường hoặc cắt lát thị trường.
Phân đoạn thị trường là tiến hành phân chia thị trường thành những bộ phận người
tiêu dùng theo một số tiêu chuẩn nào đó, trên cơ sở những những quan điểm khác
biệt về nhu cầu, ví dụ như phân theo lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập…
Đoạn thị trường (khúc thị trường) là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng
như nhau đối với cùng một tập hợp những kích thích của Marketing. Đây là nhóm
lớn có thể nhận biết. Nhóm nhỏ thị trường là nhóm nhỏ hẹp hơn và có thể tìm kiếm
một số những lợi ích đặc biệt.
1.1.3 Vai trò và chức năng của thị trường.[3_trang 12]
1.1.3.1 Vai trò của thị trường.
Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hóa, kinh doanh và
quản lý kinh tế. Bất kì quá trình sản xuất hàng hóa nào cũng đều qua khâu lưu thông
và phải qua thị trường. Như vậy thị trường là khâu tất yếu của sản xuất hàng hóa.
Thị trường chỉ mất khi sản xuất hàng hóa không còn. Như vậy, không thể coi phạm
trù thị trường chỉ gắn với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thị trường là chiếc “cầu
nối” của sản xuất và tiêu dùng. Thị trường là mục tiêu của quá trình sản xuất hàng
hóa (hiểu theo nghĩa rộng). Thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản
xuất hàng hóa. Để sản xuất hàng hóa, xã hội phải chi phí sản xuất, chi phí lưu
thông. Thị trường là nơi kiểm nghiệm các chi phí đó và thực hiện yêu cầu quy luật
tiết kiệm lao động xã hội.
Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán mà nó còn thể hiện
các quan hệ hàng hóa tiền tệ. Do đó thị trường được coi là môi trường của kinh
doanh, kích thích mở rộng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ từ đó mở rộng sản xuất,
7
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thị trường phá vỡ ranh giới về sản xuất tự nhiên, tự
cấp, tự túc, chuyển từ nền kinh tế này sang nền kinh tế thị trường.
Thị trường sản xuất kinh doanh thông qua sự biều hiện về cung cầu_giá cả trên
thị trường. Các nhà sản xuất kinh doanh nghiên cứu những biểu hiện đó để xác định
nhu cầu của khách hàng từ đó tìm cách giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của mình
là: Sản xuất cái gì? Cho ai? Bằng cách nào? Do vậy thị trường được coi là “tấm
gương” để các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận biết được nhu cầu của xã hội và để
đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính bản thân mình. Thị trường là thước
đo khách quan của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trong quản lý kinh tế thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Thị trường là
đối tượng, là căn cứ của kế hoạch hóa. Thị trường là công cụ bổ sung cho các công
cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhà nước. Thị trường là môi trường kinh doanh, là nơi
nhà nước tác động vào quá trình kinh doanh cơ sở.
1.1.3.2 Chức năng của thị trường.
Chức năng của thị trường là những tác động khách quan vốn có bắt nguồn từ
bản chất của thị trường tới quá trình sản xuất và đời sống kinh tế xã hội. Thị trường
có một số chức năng cơ bản sau:
Chức năng thừa nhận:
Hàng hóa được sản xuất ra, người sản xuất phải bán nó. Việc bán hàng được
thực hiện thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa nhận
chính là người mua chấp nhận thì cũng có nghĩa là về cơ bản quá trình tái sản xuất
xã hội của hàng hóa được hoàn thành. Bởi vì bản thân việc tiêu dùng sản phẩm và
các chi phí tiêu dùng cũng khẳng định trên thị trường hàng hóa được bán.
Thị trường thừa nhận tổng khối lượng hàng hóa đưa ra thị trường, cơ cấu của
cung cầu quan hệ cung cầu đối với từng hàng hóa, thừa nhận giá trị sử dụng và giá
trị của hàng hóa, chuyển giá trị sử dụng và giá trị cá biệt thành giá trị sử dụng và giá
trị xã hội, thừa nhận các giá trị mua và bán…
8
Thị trường không phải chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản
xuất, quá trình mua bán mà thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị
trường và thị trường còn kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất, quá trính mua bán đó.
Chức năng thực hiện:
Hoạt động mua bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm cả thị trường. thực hiện
hoạt động này là cơ sở quan trọng có tính chất quyết định đối với việc thực hiện các
quan hệ hoạt động khác.
Thị trường thực hiện bao gồm: hành vi trao đổi hàng hóa, thực hiện tổng số
cung và tổng số cầu trên thị trường thực hiện bằng cung_cầu từng thứ hàng hóa thực
hiện giá trị (thông qua giá cả) thực hiện trao đổi giá trị. Thông qua chức năng thực
hiện của thị trường, các hàng hóa hình thành nên các giá trị trao đổi của mình. Giá
trị trao đổi là cơ sở vô cùng quan trọng để hình thành nên cơ cấu sản phẩm, các
quan hệ tỷ lệ và kinh tế trên thị trường.
Chức năng điều tiết và kích thích:
Chức năng điều tiết và kích thích thể hiện ở chỗ: thông qua nhu cầu của thị
trường người sản xuất tự động di chuyển tư liệu sản xuất, vốn và lao động từ ngành
này sang ngành khác, từ sản xuất sản phầm này sang sản xuất sản phẩm khác để thu
lợi nhuận cao hơn. Thông qua các hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường,
người sản xuất có lợi thế trong cạnh tranh sẽ tận dụng khả năng của mình để phát
triển sản xuất.
Thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường người tiêu
dùng phải cân nhắc, tính toán giá thành tiêu dùng của mình. Do đó thị trường có vai
trò to lớn đối với việc hướng dẫn người tiêu dùng.
Trong quá trình tái sản xuất, không phải người sản xuất tự thực hiện lưu thông,
tự đặt ra mức chi phí thấp hơn hoặc bằng mức trung bình của xã hội. Do đó thị
trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc kích thích tiết kiệm chi phí, tiết
kiệm lao động.
9
Chức năng thông tin
Thông tin thị trường về tổng số cung và tổng số cầu, cơ cấu cung cầu, quan hệ
cung cầu về từng loại hàng hóa, giá cả, thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị
trường, đến mua và bán, các quan hệ về tỷ lệ đối với từng loại sản phẩm.
Thông tin thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với quản lý kinh tế.
Trong quản lý kinh tế, một trong những nội dung quan trọng nhất là ra quyết định.
Để có quyết định thì phải có thông tin. Các thông tin quan trọng nhất là các thông
tin từ thị trường. bởi vì các thông tin đó là khách quan, được xã hội thừa nhận.
1.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ
trong doanh nghiệp.
1.2.1 Thế nào là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.[1_trang 42]
Mở rộng thị trường tiêu thủ sản phẩm là việc mở rộng nơi trao đổi, mua bán hàng
hóa và dịch vụ, thực chất là tăng thêm khách hàng của doanh nghiệp.
Việc mở rộng thị trường có thể được thực hiện theo 2 cách, đó là mở rộng thị
trường theo chiều rộng và mở rộng thị trường theo chiều sâu.
- Mở rộng thị trường theo chiều rộng nghĩa là lôi kéo khách hàng mới, khách
hàng theo vùng địa lý, tăng doanh số bán với khách hàng cũ.
- Mở rộng thị trường theo chiều sâu nghĩa là phân đoạn cắt lớp thị trường để thỏa
mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Mở rộng thị trường theo chiều sâu là qua sản
phẩm để thõa mãn từng lớp nhu cầu, từ đó mở rộng theo vùng đại lý. Đó vừa là tăng
số lượng sản phẩm bán ra, vừa tạo nên sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của
doanh nghiệp trên thị trường. Đây là việc mà doanh nghiệp giữ vững, thậm chí tăng
số lượng sản phẩm cũ đã tiêu thụ trên thị trường, đồng thời tiêu thụ được những sản
phẩm mới trên thị trường đó. Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm và nâng cao số
lượng bán ra là mở rộng thị trường theo chiều sâu.
10
1.2.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu
thụ trong doanh nghiệp. [11]
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời cũng là các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường. Thị trường là một lĩnh vực
kinh tế phức tạp cho nên các nhân tố ảnh hưởng đến nó cũng rất phong phú và phức
tạp, thường là các nhân tố sau:
1.2.2.1 Quan hệ cung cầu_giá cả trên thị trường.
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mở rộng thị trường. Các
hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của quy
luật cung cầu và giá cả. Trong cơ chế thị trường, giá cả là một nhân tố tác động, các
doanh nghiệp muốn thắng đối thủ cạnh tranh của mình đều phải có những chính
sách giá cả mềm mỏng, linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn, trường hợp. Việc định
ra chính sách giá bán phù hợp với cung-cầu trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đạt
được mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, bản thân công cụ giá trong kinh doanh chứa
đựng nội dung phức tạp hay biến động do phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên trong
thực tế khó có thể lường hết được các tình huống có thể xảy ra. Các doanh nghiệp
hiện nay tùy thuộc từng trường hợp sử dụng một chính sách định giá sau:
- Chính sách định giá theo thị trường
- Chính sách định giá thấp
- Chính sách định giá cao
- Chính sách định ổn định giá bán
- Chính sách bán phá giá
1.2.2.2 Nhịp độ phát triển sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế quốc
dân.
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường. Sự phát triển của sản xuất
sẽ tác động đến cung-cầu hàng hóa, thị trường ngày càng mở rộng. Ngoài ra, nhịp
11
độ phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật cũng tác động đến thị trường. Khi
khoa học phát triển, tạo ra thiết bị công nghệ mới, chất lượng cao hạ giá thành sản
phẩm. Từ đó hàng hóa sản xuất ra sẽ đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách
hàng và đáp ứng được khả năng thanh toán của họ, làm tăng sức mua trên thị trường
và kết quả là thị trường được mở rộng.
1.2.2.3 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phản ánh tương quan về thế và lực của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh
trên thị trường. Nó thể hiện khả năng duy trì phần thị trường hiện có và chiếm lĩnh
thị trường mới. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp biểu hiện ở 3 yếu tố sau:
Chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất cùng
một loại sản phẩm trên thị trường. Chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, đảm bảo
độ tin cậy thì lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng lên và đương nhiên sẽ trở
thành một công cụ quảng cáo hữu hiệu, tạo uy tín cho doanh nghiệp. Vì thế, doanh
nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng và khai thác tối đa giá trị sử dụng
của sản phẩm để phục vụ những nhu cầu của khách hàng.
Giá cả sản phẩm.
Giá cả có ảnh hưởng lớn đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm. Nó thường xuyên
là tiêu chuẩn trong việc mua bán và lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Vì mục tiêu
nhập hàng hóa về bán, doanh nghiệp sử dụng giá như một vũ khí cạnh tranh sắc
bén. Việc xác lập giá cả đúng đắn là điều kiện rất quan trọng nhằm biến đổi hoạt
động kinh doanh có lãi, có hiệu quả và chiếm lĩnh thị trường. Muốn vậy, doanh
nghiệp phải có môt cơ chế giá linh hoạt, phù hợp với nhu cầu xã hội.
Biện pháp Marketing.
Nhằm nâng cao thế lực của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh. Biện pháp
này bao gồm khả năng nắm bắt các nhu cầu mới: các biện pháp về quảng cáo, xúc
tiến bán hàng, các dịch vụ sau bán hàng. Các biện pháp này giúp cho doanh nghiệp
12
tạo được chữ tín đối với khách hàng, giúp khách hàng quan tâm đến sản phẩm của
doanh nghiệp qua đó thu hút khách hàng về phía mình.
1.2.2.4 Nhân tố về kĩ thuật công nghệ.
Kĩ thuật, công nghệ là hai yếu tố rất năng động và ảnh hưởng ngày càng lớn
tới tiêu thụ. Sự gia tăng trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực
tiễn sản xuất tác động nhanh chóng và sâu sắc bởi hai yếu tố cơ bản tạo nên khả
năng cạnh tranh là chất lượng và giá bán của sản phẩm hàng hóa. Mặt khác sự xuất
hiện ngày càng nhanh chóng của phương pháp công nghệ mới, nguyên liệu mới, sản
phẩm ngày càng mới đã tác động đến chu kì kinh doanh sản phẩm ngày càng nhanh,
được cải tiến cả về công dụng, mẫu mã, chất lượng. Do đó, các doanh nghiệp phải
quan tâm, phân tích kĩ lưỡng tác động này để ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất, tạo điều kiện cho tiêu thụ ngày càng lớn.
1.2.2.5 Nhân tố tiềm năng của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp đều có tiềm năng riêng của mình, phản ánh thực lực của
doanh nghiệp trên thị trường. Khi có một cách đánh giá đúng đắn về tiềm năng của
doanh nghiệp, sẽ cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh,
tận dụng thời cơ và chi phí thấp để mang lại hiêu quả kinh tế cao.
- Tiềm năng về vốn: khi doanh nghiệp có một khả năng và nguồn lực về tài
chính thì doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong sản xuất kinh doanh. Khả năng
về tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trước các biến động bất ngờ của
thị trường và là cơ sở cho hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.
- Uy tín của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp luôn cố gắng tạo một hình ảnh
đẹp của doanh nghiệp mình trong con mắt của khách hàng và bạn hàng. Một chữ tín
về doanh nghiệp tốt đẹp là điều kiện rất tốt để khách hàng đón nhận hàng hóa của
doanh nghiệp một cách nhiệt tình. Qua đó, doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế hơn so
với đối thủ và việc mở rộng thị trường sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
13
1.3 Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường.[10]
Mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong kinh doanh suy cho cùng đều
xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận. Để có lợi nhuận, sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp
với thị hiếu của khách hàng và được khách hàng chấp nhận. Câu hỏi đặt ra với mỗi
doanh nghiệp là phải làm gì để có thể mở rộng thị trường, thu hút khách hàng.
Một số biện pháp mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thể sử dụng để
mở rộng thị trường tiêu thụ:
1.3.1 Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường.
Nhu cầu thị trường là căn cứ quan trọng nhất để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm chỉ tiêu thụ được khi nó đáp ứng được nhu
cầu của thị trường. Để đạt dược điều đó doanh nghiệp cần tăng cường công tác điều
tra nghiên cứu nhu cầu thị trường. Công việc này cần xác định được:
- Đâu là thị trường then chốt, có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh
nghiệp, khả năng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường là bao
nhiêu? Doanh nghiệp cần có những chính sách như thế nào để tăng cường khả năng
bán hàng ?
- Doanh nghiệp phải xác định: ai là người tiêu dùng sản phẩm của mình? Họ có
mong muốn gì về sản phẩm của doanh nghiệp về chất lượng, giá cả, phương thức
thanh toán…
Qua việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp sẽ có các giải pháp về
chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược giao tiếp
khuyếch trương…cho phù hợp
1.3.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm.
Chính sách sản phẩm đươc xem là một trong bốn yếu tố cơ bản của
Marketing_Mix. Tức là, đây là phương thức kinh doanh có hiệu quả đảm bảo nhu
cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
14
Chiến sách sản phẩm giữ một vai trò rất quan trọng. Nó là nền tảng của chiến
lược nghiên cứu thị trường sản phẩm, là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh trên thị
trường.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa hoc kĩ thuật, nhiều loại sản phẩm mới ra đời
và đáp ứng được nhiều yêu cầu của khách hàng. Nếu như trước đây sự cạnh tranh
trên thị trường chủ yếu hướng vào giá cả, thì ngày nay đã hướng vào chất lượng sản
phẩm nhiều hơn. Do đó, yếu tố có ý nghĩa quyết định đến thành công của doanh
nghiệp chính là sản phẩm.
Để hoàn thiện chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp cần chú trọng những nội dung
sau:
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất
nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng, giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh
tranh với doanh nghiệp khác.
- Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Vì nhu cầu thị trường rất đa dạng
và phong phú nên đa dạng hóa sản phẩm là một biện pháp để khai thác tối đa nhu
cầu thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.3.3 Hoàn thiện chính sách giá.
Giá cả là một yếu tố ảnh hường rất lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Doanh
nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một chính sách giá cả hợp lí để tăng cường công
tác tiêu thụ sản phẩm. Chính sách giá cả của một sản phẩm không được quy định
một cách cố định khi tung sản phẩm ra thị trường mà nó được xem xét lại định kì
trong suốt vòng đời sản phẩm tùy theo những thay đổi về mục tiêu của doanh
nghiệp, sự vận động của thị trường và chi phí cho sản xuất, tiêu thụ và tùy theo
chính sách đối với đối thủ cạnh tranh
Việc quy định giá cả sản phẩm là một quyết định rất quan trọng của doanh
nghiệp và giá cả ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng tiêu thụ của doanh nghiệp, nó
thường là tiêu chí quan trọng của việc mua và lựa chọn của khách hàng. Nếu định
15
giá không chuẩn xác, quá cao hoặc quá thấp đều có thể dẫn đến không tiêu thụ được
sản phẩm, không bù đắp được chi phí và sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ,
có thể dẫn đến phá sản.
Vì vậy, việc xác định một chính sách giá cả hợp lý đòi hỏi doanh nghiệp giải
quyết nhiều vần đề, không có một cơ sở lí luận chung nào cho hoạt động chính sách
giá cả.
1.3.4 Hoàn thiện chính sách phân phối.
Là phương hướng thể hiện cách thức doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ
của mình trên thị trường mục tiêu. Chính sách phân phối có vai trò quan trọng đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào. Việc xây dựng một
chính sách phân phối hợp lý sẽ tạo sự an toàn, tăng khả năng liên kết trong kinh
doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa được
nhanh chóng.
Đối với doanh nghiệp sản xuát kinh doanh, trong chính sách phân phối để mở
rộng thị trường có thể sử dụng các kênh phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp.
Kênh phân phối trực tiếp:
- Theo hình thức này, doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với khách hàng, không
thông qua khâu tiêu thụ trung gian. Thông qua hình thức này doanh nghiệp có điều
kiện để thu thập, nắm bắt thông tin từ khách hàng về giá cả, chủng loại, quy cách
của sản phẩm.
- Phân phối trực tiếp cho phép các doanh nghiệp khai thác các hợp đồng và các
đơn hàng cá biệt. Tuy nhiên, sử dụng kênh phân phối trực tiếp doanh nghiệp phải
quan hệ với nhiều bạn hàng nên tốc độ tiêu thụ chậm, tốc độ chu chuyển vốn chậm
sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kênh phân phối gián tiếp:
- Là hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm tới khách hàng thông qua khâu trung
gian. Khâu trung gian có thể là người môi giới, bán buôn, đại lý…
16
- Sử dụng hình thức này sản phầm của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ trong thời
gian ngắn nhất, tiết kiệm chi phí bảo quản và hao hụt, thu hồi vốn nhanh nhưng chi
phí tiêu thụ lại tăng, công ty khó kiểm soát được khâu trung gian.
1.4 Đặc điểm kinh tế về thị trường Bình Dương. [9]
1.4.1 Đặc điểm vị trí địa lý.
Bình Dương là 1 tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.695,5 km2
,
chiếm 0,83% diện tích cả nước (số liệu năm 2003). Phía bắc giáp tỉnh Bình Phước,
phía nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp
tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 1.1 Vị trí địa lý tỉnh Bình Dương
1.4.2 Đặc điểm kinh tế.
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu
tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại
Việt Nam, tính đến tháng 10/2007, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ
507 triệu USD. Năm 2008, tỉnh Bình Dương đạt mục tiêu thu hút trên 900 triệu
USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái. Vào năm
17
2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi
tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự hợp tác rất
tích cực từ các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh sát thực nguyện vọng của các
doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2008, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng đầu với 76,23 điểm,
trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của
cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm
Bình Dương có 13 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công
nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp
A, Việt Hương, Sóng Thần 1. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938
dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu
USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu hút
đầu tư; hiện nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra
các huyện phía bắc của tỉnh (Mỹ Phước 1,2,3; 6 khu công nghiệp trong Khu liên
hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương, Tân Uyên).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tóm lại, muốn kinh doanh bất kì loại hàng hóa nào đạt hiệu quả thì trước tiên
cần phải nghĩ tới tìm cho được thị trường tiêu thụ hàng hóa đó, tìm mọi cách để
ngày càng mở rộng và phát triển hàng hóa. Chúng ta không thể kiểm soát và chủ
động điều chỉnh được nhu cầu. Vì vậy, nghiên cứu thị trường là để phát hiện được
nhu cầu và lựa chọn được những công cụ, giải pháp thích hợp để hoạt động
Marketing có hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ TOÀN AN.
18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TOÀN AN.
2.1 Giới thiệu chung về Công ty.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An, thành lập theo Quyết định số 15/2005/QĐ-
BTC ngày 20/03/2005 của Bộ Trưởng BTC.
Trụ sở chính : 12G – Nguyễn Quang Bích – P.13 – Q. Tân Bình – TP.HCM.
Viết bằng tiếng nước ngoài: TOAN AN INVESTMENT JOINT STOCK
COMPANY.
Mã số thuế: 0 3 0 4 2 4 5 8 4 4
Ngày đầu thành lập, Công ty chỉ có gần 40 cán bộ công nhân. Từ một Công ty
chỉ khai thác và sản xuất than với sản lượng khai thác và kinh doanh thấp, Ban giám
đốc đã quyết định tập trung nội lực, mạnh dạn vay vốn Ngân hàng, đầu tư xây dựng
và mở rộng kho chứa Than tại khu công nghiệp Amata, Đồng Nai.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: sản xuất,mua bán chế biến Than, kinh doanh
vận chuyển hàng hóa bằng ô tô và phương tiện thủy nội địa.
Ngày 12 tháng 02 năm 2006, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã ký Quyết định số
3933/GP –UBND cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An khai thác điểm mỏ
than xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều.
Vị trí mỏ than Công ty Cổ phần đầu tư Toàn An được khai thác là tại Xã Nguyễn
Huệ, huyện Đông Triều, diện tích khu vực khai thác 32,8 ha, được giới hạn bởi các
điểm góc từ 01 đến 10, có toạ độ hệ toạ độ VN-2000. Phương pháp khai thác: hầm
lò, trữ lượng của mỏ được khai thác: 500.000 tấn/năm, thời gian khai thác: 20 năm.
Ngày 25 tháng 10 năm 2006, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn
An đã ban hành Quyết định số 906/QĐ-HĐQT về việc thành lập Xí nghiệp Khai
thác Than Toàn An đồng thời tại Quyết định số 907/QĐ-HĐQT đã bổ nhiệm ông
19
Vũ Nhất Tâm làm Giám đốc Xí nghiệp. Ngành nghề kinh doanh là: Khai thác chế
biến và kinh doanh than các loại.
Việc thành lập mới Xí nghiệp khai thác Than Toàn An được Hội đồng Quản trị
thống nhất và đã được Đại hội cổ đông thông qua, quyết định giao cho Hội đồng
quản trị, Ban giám đốc Công ty có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục cần thiết đối với
cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc thành lập xí nghiệp mới trực thuộc Công ty
Cổ phần Đầu tư Toàn An.
Đây cũng là một trong những thuận lợi lớn của Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An
khi được UBND cho phép khai thác mỏ than trong tỉnh. Việc thành lập Xí nghiệp
khai thác Than Toàn An đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động địa
phương, góp phần vào việc nộp ngân sách và mang lại lợi nhuận cho các Công ty
cũng như các cổ đông của Công ty.
2.1.2 Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của Công ty.
2.1.2.1 Chức năng:
Chức năng chính của Công ty là sản xuất, mua bán chế biến Than, vật liệu xây
dựng, xây dựng dân dụng, công nghiệp và kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ô
tô và phương tiện thủy nội địa.
2.1.2.2 Nhiệm vụ:
Chấp hành các chế độ chính sách của nhà nước cũng như đường lối chủ trương
của Đảng nói chung và của ngành nói riêng.
Chấp hành các chế độ và chính sách của Tổng Công ty.
Tận dụng triệt để các nguồn vốn đầu tư , công nghệ kỹ thuật mới để phục vụ
cho công tác quản trị và sản xuất kinh doanh.
Chấp hành triệt để nghĩa vụ đối với nhà nước như: nộp thuế các loại,và các
khoản phải nộp khác, góp phần bảo vệ môi trường sinh.
20
2.1.2.3 Quyền hạn:
Công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn do các cổ đông đóng góp, đất đai và tài
nguyên được giao sử dụng và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ kinh doanh của công ty.
Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp mục
tiêu, nhiệm vụ của Công ty, phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực
thuộc trong Công ty đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả
kinh doanh của Công ty.
Được quyền mở rộng, chủ động trong mọI hiình thức kinh doanh, liên kết với
các cơ quan nghiên cứu, tập thể cá nhân hay tổ chức khoa học áp dụng công nghệ
mới.
Chủ động xác định các nguồn vốn để thực hiện các chương trình sản xuất kinh
doanh, được quyền vay, mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng giao dịch, được sử
dụng vốn của nhà nước giao, đi vay hay huy động các nguồn vốn từ cán bộ công
nhân viên trong Công ty. Công ty được quyền chủ động xây dựng phương án sản
xuất kinh doanh.
Có quyền cân đối năng lực sản xuất, hoàn thiện cơ cấu sản phẩm theo yêu cầu
của quy trình công nghệ mới, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.1.2.4 Mục tiêu:
Trở thành một trong những Công ty có uy tín về lĩnh vực sản xuất, mua bán
chế biến Than và kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ô tô và phương tiện thủy
nội địa.
Công ty cũng quan tâm đến thỏa mãn nhu cầu của khách thông qua các biện
pháp huấn luyện, đào tạo công nhân viên ý thức trách nhiệm cao và quản lý tốt quá
trình xản xuất và kinh doanh.
21
Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An ra đời phục vụ nhu cầu vận chuyển và năng
lượng, góp phần vào phát triển đổi mới kinh tế Việt Nam. Công ty Cổ Phần đầu tư
Toàn An không ngừng phát triển kinh doanh. Đầu tư khai thác tiềm năng tạo công
ăn việc làm và góp phần ổn định đời sống công nhân viên ở Công ty.
2.1.3 Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban.
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tồ chức của Công ty.
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính [8]
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC
P. KẾ TOÁN TÀI
VỤ
P. KINH DOANH P. TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
P. KẾ HOẠCH KĨ
THUẬT
QUẢN ĐỐC
KHO HÀNG
22
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các bộ phận.
Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc
điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp
và Điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
Ban kiểm soát:
Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động kinh
doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội
đồng quản trị và Ban Giám đốc.
Tổng Giám đốc:
Tổng Giám đốc điều hành Công ty là người Đại diện của Công ty trong việc
điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng Giám đốc điều hành Công ty
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Phó Tổng Giám đốc:
Thay quyền tổng giám đốc khi đi vắng và phải được ủy quyền của tổng giám
đốc
Chức năng các phòng ban:
Phòng Kế Toán - Tài Vụ:
Chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế hoạch phù hợp với hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty theo đúng quy định hiện hành của Nhà Nước.
Tổ chức và hướng dẫn thực hiện chế độ ghi chép sổ, lập và luân chuyển các
chứng từ của phòng ban trong Công ty.
23
Tham mưu cho giám đốc các chế độ thể lệ và quản lý kinh tế, tài chính và các
vấn đề về nghiệp vụ có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế, giúp ban lãnh đạo thấy rõ
tình hình hoạt động kinh doanh theo các thương vụ, từ đó đề ra các giải pháp giải
quyết và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Trích lập đầy đủ các khoản nộp theo đúng quy định, thanh toán và giải quyết
nhanh gọn các khoản tiền vay công nợ, phải trả và phải thu.
Tổ chức vốn sao cho cung cấp vốn kịp thời và đầy đủ để quá trình kinh doanh
được liên tục.
Tiến hành phân phối vốn pháp lý để sử dụng vốn một cách có hiệu quả, tiết
kiệm chi phí và tăng lãi cho Công ty.
Có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, chứng từ và cung cấp đầy đủ số liệu trong sản
xuất kinh doanh.
Quyết toán quý, năm và lập báo cáo quyết toán gởi cho Công ty và cơ quan
chức năng có liên quan.
Phòng Tổ Chức Hành Chánh:
Chịu trách nhiệm tuyển chọn nhân viên, chăm lo y tế xã hội cho công nhân
viên. Tham mưu co giám đốc về công tác tổ chức, bố trí sắp xếp cơ cấu nhân viên.
Soạn thảo các qui chế qui định trong Công ty, tổng hợp tình hình hoạt động,
văn thư lưu trữ, đối ngoại pháp lý, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động
kinh doanh của Công ty.
Phòng Kế Hoạch-Kỹ Thuật:
Chịu trách nhiệm khâu kỹ thuật sản xuất, phân tích mặt hàng, chịu trách nhiệm
về sản phẩm, bố trí theo yêu cầu của khách hàng.
Phòng kinh doanh:
Hoạch định các chiến lược kinh doanh, tìm hiểu và phát triển thị trường, theo
dõi và tiến hành kí kết các hợp đồng kinh doanh.
24
Quản đốc phân xưởng:
Chịu trách nhiệm trực tiếp mọi hoạt động sản xuất trong xưởng, hướng dẫn,
chỉ đạo nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong sản xuất.
Quản lý, đôn đốc lực lượng lao động trong mọi phân xưởng, nâng cao tinh
thần sản xuất làm việc, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm đúng như
tiến độ hoạch định ban đầu.
Tiến hành phân bổ một cách hợp lý vào từng khâu sản xuất, lực lượng lao
động , không gây uổng phí hoặc ứ động lao động trong doanh nghiệp.
Những khó khăn ngoài khả năng giải quyết sẽ được trình lên Giám đốc lấy ý
kiến tiến hành thực hiện.
2.1.4 Một số đặc điểm của Công ty.
2.1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm.
Than đá là loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp,
đặc biệt là sử dụng cho những nhà máy sản xuất thép, gạch ngói, nồi hơi. Than hay
các loại nhiên liệu rắn khác có những đặc tính cần thiết để có thể phân biệt thành
các loại than tốt , than xấu, than dễ cháy, khó cháy, có nhiệt lượng cao, nhiệt lượng
thấp v.v. Để có thể hiểu được đặc điểm của than ta có các đặc tính sau:
25
Bảng 2.1: Bảng kết cấu sản phẩm
Cỡ hạt Độ tro (AK%)
Độ ẩm
TB
Chất bốc
TB
Lưu
huỳnh
Nhiệt nặng Yêu cầu
Loại than
mm
Trung
bình
Giới hạn
WlvT
B%
VKTB% SKTB%
QKmin(Cal/
g)
QKmin(Cal/g)
Than cục
Cục 2a 50-100 7 6.00-8.00 3 6 0.6 7500 7800
" 25-60 7 6.00-8.00 3 6 0.6 7500 7800
Cục 2b 50-100 9 8.01-10.0 3.5 6 0.6 7000 7650
" 25-200 9 8.01-10.0 3.5 6 0.6 7000 7650
Cục 3a 35-50 4 3.01-5.00 3 6 0.6 8000 8100
Cục 4a 15-35 5 4.01-6.00 3.5 6 0.6 8000 8000
Cục 4b 15-35 9 6.01-12.0 3.5 6 0.6 7000 7450
Cục 5a 6-18 6 5.00-7.00 3.5 6 0.6 7000 7900
Cục 5b 6-18 7 6.00-8.00 4 6 0.6 7000 7450
Than cám
Cám 1 0-15 7 6.00-8.00 8 6.5 0.6 7500 7800
Cám 2a 0-15 9 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600
Cám 2a 1-10 8.5 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600
Cám 2b 1-6 8.5 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600
Cám 2b 1-5 9 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600
Cám 2c 1-15 9 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600
Cám 3a 1-15 11.5 10.01-13 8 6.5 0.6 6500 7350
Cám 3b 1-15 14 13.01-15 8 6.5 0.6 6500 7050
Cám 3c 1-15 16.5 15.01-18 8 6.5 0.6 6500 6850
Cám 4a 1-15 20 18.01-22 8 6.5 0.6 6500 6500
Cám 4b 1-15 24 22.01-26 8 6.5 0.6 6500 6050
Cám 5 1-15 30 26.01-33 8 6.5 0.6 5500 5500
Cám 6 1-15 36 33.01-40 8 6.5 0.6 5000 4850
Nguồn: Phòng Kế hoạch kĩ thuật [5]
Sản phẩm chính của Công ty là than cục và than cám. Nhìn chung, chất lượng
sản phẩm tốt, đều đạt chất lượng theo yêu cầu, tuy nhiên mức giá còn khá cao
(Bảng 2.14), nguyên nhân là do chi phí khai thác và chi phí nguyên vật liệu đắt,địa
điểm khai thác xa làm tăng chi phí vẩn chuyển hàng hóa, mẫu mã đẹp nhưng chưa
phong phú. Càng ngày, chất lượng sản phẩm than của Công ty Toàn An tốt hơn các
Công ty khác. Hơn nữa, chúng ngày càng được hoàn thiện nhờ có sự quan tâm thích
26
đáng đối với công tác kỹ thuật. Các cuộc thí nghiệm và kiểm đỉnh chất lượng
thường xuyên được tổ chức nhầm tiếp tục hoàn thiện tính năng của sản phẩm.
2.1.4.2 Đặc điểm về thị trường.
Hiện tại thị trường của Công ty có mặt ở 3 tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ.
Trong đó đặc biệt phải nói đến tỉnh Đồng Nai và Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là
thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất (về doanh thu và mức lợi nhuận lớn nhất). Ngoài
ra, đến năm 2008 Công ty đã bắt đầu có thị trường tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và
Bình Dương. Trong đó Công ty xác định thị trường Bình Dương là thị trường tiềm
năng trong tương lai. Vì ở đây có đặc điểm về vị trí về địa lý, kinh tế , các khu công
nghiệp phát triển nên có thể tiêu thụ được khối lượng lớn.
2.1.4.3 Đặc điểm về công nghệ.
Với nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển than nguyên khai của các mỏ về sàng
tuyển, chế biến ra các chủng loại than thương phẩm đưa đi tiêu thụ, những năm qua
Công ty Toàn An đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp công nghệ mới để không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hình 2.1 Hệ thống sàng tuyển của Công ty.
Năm 2007 Công ty đã mạnh dạn đầu tư và lắp đặt thêm hai hệ thống sàng
tuyển cùng hệ thống bơm xoáy lốc nhằm nâng cao sản lượng than nguyên khai vào
27
sàng từ 80 tấn/giờ lên 300 tấn/giờ, nâng công suất của nhà máy sàng tuyển Toàn An
từ 150 tấn/năm 2006 lên hơn 300.000 tấn/năm 2007, vượt mức so với công suất
thiết kế 50%. Cùng với đó Công ty đưa bể Huyền phù vào sử dụng để loại bỏ tạp
chất lẫn trong than đã góp phần nâng tỷ lệ than sạch đạt tiêu chuẩn sau khi tuyển
rửa lên hơn 95%. Từ năm 2006 đến nay, Công ty đã áp dụng công nghệ pha trộn sản
phẩm ngay trên dây chuyền nên đã giảm được chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận
cho Công ty mỗi năm. Bên cạnh đó, việc lắp đặt hệ thống băng tải vận chuyển phân
chia than thành phẩm ra hệ thống kho đã giảm được cung đường vận chuyển và
giảm độ bụi, ồn ở khu vực sản xuất. Xác định đa dạng hóa sản phẩm là mục tiêu
quan trọng hàng đầu trong sản xuất kinh doanh, vì vậy Công ty Toàn An đã nghiên
cứu và ứng dụng thành công một số quy trình sản xuất các loại than cám, than cục
đặc chủng chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, góp phần nâng cao
sản lượng tiêu thụ hằng năm tăng cao hơn so với kế hoạch đặt ra.
2.1.4.4 Đặc điểm về quản lí chất lượng sản phẩm.
Đây là một công việc rất quan trọng vì nó liên quan đến việc tiêu hao nguyên
liệu, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và giá thành sản phẩm của Công ty.
Do đó trong nhưng năm qua, Công ty đã tập trung kiện toàn công tác này. Nhiệm vụ
quản lý kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm được giao cho bộ phận quản lý kỹ
thuật (Phòng Kế Hoạch Kĩ Thuật) và các đơn vị phân xưởng trong Công ty.
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm, bao gồm quản lý chất lượng nguyên
liệu vật tư, hóa chất đều được quan tâm đúng mức. Vì vậy đã góp phần vào việc tiết
kiệm nguyên vật liệu chất lượng sản phẩm được đồng đều hơn, giúp cho việc mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
28
2.1.4.5 Đặc điểm về nguồn nhân lực.
Bảng 2.2: Bảng tình hình số lượng lao động (2009_2010)
2009 2010 Chênh Lệch
STT Các chỉ tiêu
Số người % Số người % Số người %
1 Tổng số nhân viên 200 100 210 100 10 5,0
Theo tính chất lao động
- Trực tiếp kinh doanh 145 72,5 152 72,38 7 4,832
- Gián tiếp kinh doanh 55 27,5 58 27,62 3 5,45
Theo giới tính
- Nam 112 56,0 115 54,76 3 2,683
- Nữ 88 44,0 95 45,24 7 7,95
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính [8]
Ta có thể thấy ngay rằng nguồn nhân lực của Công ty năm 2010 so với năm
2009 chỉ tăng 5,0% tương đương là 10 người..
- Về cơ cấu lao động:
Cơ cấu lao động trực tiếp kinh doanh: Năm 2009 toàn Công ty có 145 người
chiếm 72,5 % số lao động. Đến năm 2010 thì số lao động là 152 người chiếm 72,38
% số lao động. Như vậy năm 2010 số lao động trực tiếp kinh doanh tăng lên 7
người nhưng tỷ trọng lại giảm (72,38% -72,5% = -0,12%) do Công ty tập trung
nhân lực vào việc tiêu thụ sản phẩm.
Cơ cấu lao động gián tiếp kinh doanh: trong những năm qua lao động gián tiếp
chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2009 là 55 người chiếm 27,5% đến năm 2010 là 58
người chiếm 27,62% do Công ty đã tăng số nhân viên kế toán. Nhìn chung số lao
động trực tiếp và gián tiếp kinh doanh của Công ty có tăng nhưng không nhiều. Số
29
lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng cao phù hợp với hình thức hoạt động kinh doanh
của Công ty.
Tình hình sử dụng lao động nam và nữ: số lao động nam làm việc trong công
ty luôn lớn hơn số lao động nữ. Năm 2009 có 112 lao động nam chiếm 56% thì số
lao động nữ là 88 người chiếm 44%. Đến năm 2010 số lao động nam tăng lên 3
người là 115 người chiếm 54,76%, lao động nữ tăng thêm 7 người là 95 người.
Qua phân tích trên đây ta thấy vấn đề sử dụng lao động nam hay nữ là tuỳ
thuộc vào tính chất, đặc điểm của công việc, khối lượng công việc để có sự bố trí
sắp xếp lao động sao cho hợp lý để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.
Số lượng lao động thích hợp, phân bố hợp lý chỉ là bề nổi của tình hình nhân
lực của chuyên môn. Điều cần phải quan tâm nhất hiện nay của các doanh nghiệp là
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp hay chính là trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của của đội ngũ cán bộ, nhân viên của Công ty.
Về chất lượng đội ngũ người lao động của Công ty
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của Công ty được phản ánh bảng sau.
30
Bảng 2.3: Bảng phân tích tình hình số lượng lao động (2009_2010)
2009 2010 Chênh lệch
Chỉ tiêu Giá
trị
TT (%)
Giá
trị
TT(%)
Giá
trị
%
Số nhân viên 200 100 210 100 10 5,00
- Đại học 40 20 47 22,38 7 17,5
- Trung cấp, cao đẳng 130 65 133 63,33 3 2,3
- Công nhân kỹ thuật 10 5 10 4,76 0 (0.24)
- Lao động khác 20 10 20 9,52 0 (0.48)
Số nhân viên cử đi học 18 100 19 100 1 5,56
- Ngắn hạn 10 55,56 11 57,89 1 10,0
- Dài hạn 8 44,44 8 42,11 0 (2.33)
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính [8]
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
Tỷ lệ tốt nghiệp đại học của công ty chiếm khoảng 20% năm 2009 và 22,38%
năm 2010. Trong hai năm tăng 17,5% tương đương với 7 người, con số này là rất
thấp, do những năm qua Công ty đã tuyển dụng một số nhân viên vào vị trí cần thiết
dựa trên nhu cầu của Công ty. Từ đó đến nay số lượng lao động của Công ty vẫn ổn
định, không có nhu cầu tuyển dụng thêm nhiều lao động .
Tỷ lệ đại học chủ yếu rơi vào đội ngũ lãnh đạo của Công ty và một số lao động
mới tuyển dụng năm 2010. Điều này thuận lợi cho Công ty trong lĩnh vực quản lý
và hoạch định chiến lược kinh doanh, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ ở khu vực
Bình Dương.
31
Tỷ lệ trung cấp của Công ty lại chiếm tỷ lệ lớn 65% số cán bộ, nhân viên năm
2009 và 63,33% trong năm 2010. Số lượng lao động này đều thay đổi không đáng
kể.
Theo như lời nhận xét của ban giám đốc Công ty trong hai năm 2009 và 2010
không có biến động, các cán bộ, nhân viên hoạt động tích cực có hiệu quả nên
không cần tuyển thêm nhiều lao động nữa, nếu ở đơn vị nào cần thì báo cáo để
Công ty xét duyệt và tuyển dụng.
2.2 Thực trạng hoat động sản xuất kinh doanh những năm qua.
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An.
Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường
than đá, Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An đã phát huy hết khả năng kinh doanh của
mình để có thể trụ vững và định hướng phát triển trở thành Công ty kinh doanh than
lớn mạnh tại Miền Nam. Hiện nay, sản phẩm của Công ty không chỉ có mặt tại một
số tỉnh miền Đông Nam Bộ mà còn ở các tỉnh miền Tây.
Bảng 2.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2008-2010)
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tổng doanh thu 191,571,750,000 214,820,250,000 268,070,250,000
Chi phí 183,993,162,500 203,829,237,500 254,666,737,500
Lợi nhuận 7,578,587,500 10,991,012,500 13,403,512,500
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ[6]
32
Bảng 2.5: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
(2008_2010)
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009
Chỉ tiêu
(+/_) (%) (+/_) (%)
Tổng doanh thu 23,248,500,000 12,1 53,250,000,000 24,8
Chi phí 19,836,075,000 10,8 50,837,500,000 24,9
Lợi nhuận 3,412,425,000 45,0 2,412,500,000 21,9
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ[6]
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ[6]
Biểu 2.1: Tổng doanh thu của Công ty từ năm 2008-2010
Qua bảng phân tích trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng
rất cao. Trong đó tổng doanh thu năm 2008 đạt 191,571 tỉ đồng, năm 2009 đạt
214,820 tỉ đồng tăng 23,248 tỉ đồng, tức tăng 12,1%. Năm 2010 là 268,070 tỉ đồng,
tăng 53,250 tỉ đồng so với năm 2009, tức tăng 24,8%. Tổng doanh thu của Công ty
tăng cao là do Công ty mở rộng ngành nghề kinh doanh ngoài việc kinh doanh
chính là kinh doanh Than.
33
Tổng chi phí của Công ty thay đổi theo sự biến đổi của tổng doanh thu, mức
tăng và tốc độ tăng khác nhau. Năm 2008 tổng chi phí của Công ty là 183,993 tỉ
đồng. Năm 2009 tổng chi phí là 203,829 tỉ đồng tăng so với năm 2008 là 19,836 tỉ
đồng tương đương với tăng 10,8%. Còn năm 2010 tổng chi phí của Công ty là
254,666 tỉ đồng, tăng so với năm 2009 là 50,837 tỉ đồng tương ứng với tăng 24,9 %.
Năm 2010 so với năm 2009 thì tốc độ tăng của doanh thu cao hơn so với tốc độ
tăng của chi phí nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 2009 lớn hơn năm 2008.
Tuy nhiên, đến năm 2010 thì tốc độ tăng của doanh thu không chênh lệch nhiều so
với tốc độ tăng chi phí của năm 2009 nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm
2010 thấp hơn năm 2009. Vì vậy, lợi nhuận của Công ty chưa cao, cần phải giảm
chi phí đầu vào, tăng doanh thu tức là tăng sản lượng tiêu thụ trên thị trường.
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ[6]
Biểu 2.2: Lợi nhuận của Công ty (2008_2010)
Cùng với sự tăng lên của doanh thu và chi phí trong 3 năm thì lợi nhuận sau thuế
đã đạt được của Công ty cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm
2008 là 7,578 tỉ đồng, năm 2009 là 10,991 tỉ đồng, tăng 3,412 tỉ đồng, tức tăng
45%. Năm 2010 đạt 13,403 tỉ đồng, tăng 2,412 tỉ đồng so với năm 2009, tức tăng
21,9%. Như vậy lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng so với năm 2008, năm 2009.
34
Điều này phản ánh tình hình Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối hiệu
quả và cũng góp phần làm cho thu nhập và đời sống nhân viên ổn định.
2.2.2 Thực trạng về thị trường tiệu thụ sản phẩm của Công ty.
2.2.2.1 Phân tích thị trường theo cơ cấu sản phẩm.
Cổ phần Đầu tư Toàn An đã đưa ra thị trường hơn 17 chủng loại sản phẩm,
công tác nghiên cứu và đưa ra những loại sản phẩm than mới đã góp phần làm cho
danh mục sản phẩm của Công ty ngày càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách hàng. Những chủng loại sản phẩm đa dạng đã góp phần lắp đầy
khoảng trống của thị trường và gia tăng mức độ tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 2.6: Bảng tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm
Đơn vị tính: Tấn
Thực hiện Tỉ trọng cơ cấu sản phẩm (%)
Các chỉ tiêu
2008 2009 2010 2008 2009 2010
Than cục 35.000 38.000 43.000 31.3 28.4 27.2
Cục 2 8.000 9.000 11.000 7.1 6.7 7.0
Cục 3 10.000 11.000 12.000 8.9 8.2 7.6
Cục 4 8.000 9.000 10.000 7.1 6.7 6.3
Cục 5 9.000 9.000 10.000 8.0 6.7 6.3
Than cám 77.000 96.000 115.000 68.8 71.6 72.8
Cám 1 9.000 13000 15000 8.0 9.7 9.5
Cám 2 11.000 14000 17000 9.8 10.4 10.8
Cám 3 26.000 32000 37000 23.2 23.9 23.4
Cám 4 14000 19000 21000 12.5 14.2 13.3
Cám 5 10000 12000 17000 8.9 9.0 10.8
Cám 6 7000 6000 8000 6.3 4.5 5.1
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ[6]
35
Qua bảng trên ta thấy, than cám là sản phẩm chủ yếu của Công ty, chiếm tỉ
trọng lớn trong tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty. Số lượng than cám tăng mạnh
theo từng năm, than Cám 2, Cám 3, Cám 4 trong nhóm than cám là loại được tiêu
thụ nhiều nhất, số lượng than cám tăng mạnh là do số lượng than Cám 3 tăng. Danh
mục sản phẩm của Công ty rất đa dạng, phong phú có thể đáp ứng được tương đối
nhu cầu của doanh nghiệp tiêu thụ than. Sản phẩm than Cám là sản phẩm chiến
lược của Công ty nên chiếm tỉ trọng lớn, chiếm đến 68.8 % trong năm 2008, 71.6 %
trong năm 2009 và 72.8 % trong năm 2010. Trong khi đó, tỉ lệ tiêu thụ sản phẩm
than Cục trong những năm gần đây có tăng, tuy nhiên sản phẩm than Cục thì chiếm
tỉ trọng còn khiêm tốn, năm 2008 chiếm 31.3 % nhưng đến năm 2009 đã tụt giảm
chỉ còn 28.4 % và năm 2010 là 27.2 %. Công ty chỉ mới tiêu thụ mạnh sản phẩm
của mình ở những loại sản phẩm có giá trung bình và thấp, chưa có khả năng tiêu
thụ lớn những sản phẩm có chất lượng tốt và giá bán cao, than cục là nhựng loại sản
phẩm sẽ giúp cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty thu được từ các mặt hàng này
là rất cao, Công ty cần phải tập trung phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ các loại
sản phẩm này. Điểm này đã làm giảm khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường
tiêu thụ của Công ty. Có thể lấy một ví dụ điển hình là Công ty Đông Bắc, đối thủ
cạnh tranh của Công ty Toàn An trên thị trường than đá tại miền Nam. Sản phẩm
của Công ty Đông Bắc phong phú, đa dạng hơn về chủng loại, có nhiều cơ sở chính
ở khu vực miền Đông Nam Bộ, nơi có nhiều khu công nghiệp phát triển. Sản phẩm
than của Công ty Đông Bắc vừa đa dạng, chất lượng nhưng mức giá bán lại rất phù
hợp. Đây là vấn đề rất quan trọng mà Công ty Toàn An phải nghiên cứu kĩ.
2.2.2.2 Phân tích thị trường theo khu vực địa lý.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng loại doanh nghiệp có ảnh hưởng sâu
sắc đến nhu cầu của thị trường. Nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm than của từng thị
trường là khác nhau, vì vậy khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường
Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương sẽ khác nhau.
36
Bảng 2.7: Bảng tỉ lệ phần trăm lượng than tiêu thụ tại một số thị trường
Đơn vị tính: %
Thị trường Lượng than tiêu thụ
Đồng Nai 30.7
Hồ Chí Minh 25.6
Bà Rịa Vũng Tàu 18.9
Bình Dương 9.2
Thị trường khác 15.6
Nguồn: Phòng kinh doanh [7]
15.60%
18.90%
30.70%
25.60%
9.20%
Hồ Chí Minh
Đồng Nai
Bà Rịa Vũng
Tàu
Thị trường
khác
Bình Dương
Nguồn: Phòng kinh doanh [7]
Biểu 2.3: Biểu đồ phần trăm lượng than tiêu thụ tại một số thị trường
Qua biểu đồ ta thấy, sản phẩm của Công ty ngoài tiêu thụ chủ yếu ở Đồng Nai
mà còn các thị trường khác như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu trong đó
Đồng Nai là thị trường lớn nhất và sự chênh lệch về tiêu thụ sản phẩm của từng thị
trường cũng khá lớn. Sản phẩm tiêu thụ tại thị trường Bình Dương còn khá thấp, chỉ
chiếm 9.2% thị phần tiêu thụ của toàn thị trường, điều này chưa tương xứng với thị
37
trường đầy tiềm năng và hấp dẫn này. Việc khai thác tốt thị trường Bình Dương sẽ
giúp cho Công ty có một thị trường tiêu thụ sản phẩm rất rộng lớn. Vì vậy, Công ty
cần xúc tiến và đẩy mạnh nhanh hơn nữa việc nghiên cứu thị trường Bình Dương.
Thị trường Bình Dương là một thị trường rộng lớn và hấp dẫn. Lí do là vì Bình
Dương có rất nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp tọa lạc tại đây: huyện Tân
Uyên có KCN Nam Tân Uyên I, Nam Tân Uyên II, KCN Khánh Bình, CCN Thạc
Ban-Khánh Bình, CNN Dốc Bà Nghĩa-Hội Nghĩa-Khánh Bình… Bến cát có KCN
Phú Gia, KCN Mỹ Phước, KCN An Tây... nơi đây chủ yếu là các loại công nghiệp
nặng như gạch, ngói, sắt, giấy, luyện kim… nên tiêu thụ rất nhiều năng lượng, trong
đó năng lượng than chiếm một phần lớn trong tổng năng lượng mà ngành công
nghiệp ở đây tiêu thụ.
Qua thông tin trên thị trường và thực tế kinh doanh thì ta thấy Công ty nên tập
trung bán hàng vào các huyện Tân Uyên và Bến Cát, và tập trung vào các Công ty
tiệu thụ năng lượng nhiều như luyện kim, sản xuất gạch, ngói. Vì xác định được đối
tượng khách hàng mà sản lượng kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Cùng
với việc xác định đối tượng khách hàng là chính sách sản phẩm, chính sách giá,
chính sách phân phối phù hợp với thị trường trên.
Nhìn chung, thị trường Bình Dương là thuận lợi cho việc mở rộng của Công ty
tại thị trường này. Đây là thị trường tiềm năng tập trung nhiều khu công nghiệp.
Ngoài ra việc sản xuất của công ty thực sự đã ổn định và có vị trí được sự tín nhiệm
khá tốt từ khách hàng. Thị trường Bình Dương có vị trí địa lí thuận lợi gần với cơ sở
chứa than của Công ty, vì vậy chi phí vận chuyển thấp, việc tiếp cận và quản lí
thuận lợi hơn.
2.3 Thực trạng hoạt động Marketing những năm qua từ năm 2008-2010
2.3.1 Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty.
2.3.1.1 Nghiên cứu thị trường.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, hoạt động Marketing của Công
ty vô cùng quan trọng. Cũng như nhiều Công ty kinh doanh khác, ngay từ ngày đầu
38
thành lập, Công ty đã rất chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường, với phương
châm “có thị trường là có tất cả”. Công tác nghiên cứu thị trường được phòng kinh
doanh than trực tiếp tiến hành.
Hoạt động nghiên cứu thị trường trên một số thị trường trọng điểm của Công
ty như: thị trường Bình Dương. Các thông tin này được thu thập thông qua thông tin
trên mạng Internet và từ những chuyến khảo sát thực tế của nhân viên trên từng thị
trường cụ thể cũng như thông tin thu được từ Hội nghị khách hàng do Công ty tổ
chức hàng năm.
Bảng 2.8: Bảng chi phí nghiên cứu thị trường của Công ty (2008_2010)
Đơn vị tính: đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
50,000,000 75,000,000 120,000,000
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ[6]
Thị trường chủ yếu hay thị trường truyền thống là những thị trường tập trung
những nhà nhập khẩu lớn có nhu cầu ổn định. Đây là những khách hàng đóng vai
trò then chốt trong việc tiêu thụ than của Công ty. Họ thường là những Công ty
thương mại lớn và hợp đồng được kí thường là hợp đồng dài hạn (hơn 3 năm). Tại
thị trường này, khách hàng dược chia làm 2 loại là các Công ty thương mại và các
Công ty sản xuất.
Các Công ty thương mại đóng vai quan trọng là những nhà môi giới cho Công
ty, còn các Công ty sản xuất là những cơ sở tiêu thụ trực tiếp than. Họ mua than về
phục vụ cho quá trình sản xuất như luyện thép, sản xuất xi măng, gạch ngói, phát
điện… Đây là những Công ty có quan hệ truyền thống với Công ty, khối lượng tiêu
thụ khá ổn định, mặt khác qui mô sản xuất của họ lớn, do đó nguyên liệu đốt phục
vụ sản xuất khó có thể thay đổi sang dạng khác vì như vậy sẽ kéo theo sự thay đổi
công nghệ máy móc. Vì vậy, mức độ trung thành của họ rất cao. Các khách hàng
dạng này của Công ty thường tập trung nhiều nhất trên thị trường Bình Dương.
39
Bảng 2.9: Bảng các kết quả nghiên cứu thị trường
Những ngành sử dụng than cục
Luyện kim
Gạch, ngói
Thủy tinh…
Những ngành sử dụng than cám
Giấy
Nhựa, gỗ
Thủ công mỹ nghệ…
Nguồn: Phòng kinh doanh[7]
Bảng 2.10: Bảng tỉ lệ tiêu thụ năng lượng than trong các ngành
Đơn vị tính :%
Luyện kim 35
Gạch, ngói 21
Thủy tinh 13
Giấy 10
Nhựa, gỗ 8
Thủ công mỹ nghệ 5
Các ngành khác 8
Nguồn: Phòng kinh doanh [7]
40
13%
10%
8%
5% 8%
35%
21%
Luyện kim
Gạch, ngói
Thủy tinh
Giấy
Nhựa, gỗ
Thủ công mỹ nghệ
Các ngành khác
Nguồn: Phòng kinh doanh[7]
Biểu 2.4 Biểu tỉ lệ tiêu thụ năng lượng than trong các ngành
Qua biểu đồ ta thấy, năng lượng than được tiêu thụ chủ yếu là ngành Luyện
kim và sản xuất Gạch ngói, các ngành còn lại do đặc điểm về sản xuất kinh doanh
nên sử dụng ít hơn. Các thị trường thứ yếu là những thị trường có nhu cầu tiêu thụ
thấp, mức độ trung thành không cao. Phần lớn thị trường là các Công ty nhỏ hoạt
động trong các lĩnh vực như nung vôi, sản xuất giấy, ép gỗ. Do vậy, với thị trường
này hàng năm Công ty chỉ tiến hành gửi bản chào hàng chứ không cử nhân viên tới
tận nơi để chào hàng và đàm phán nhằm giảm bớt chi phí, tránh dàn trải nguồn lực
và để tập trung nguồn lực cho các thị trường lớn, trọng điểm trong quá trình tiến
hành thâm nhập.
Những thị trường với qui mô lớn, tỉ suất lợi nhuận và mức độ trung thành cao
sẽ là những thị trường mục tiêu cho chiến lược lâu dài của Công ty. Đó là các thị
trường đặc biệt là thị trường Bình Dương. Với những thị trường này Công ty tổ
chức nghiên cứu kỹ lưỡng khách hàng, môi trường kinh doanh, dự báo nhu cầu tiêu
thụ của các cơ sở tiêu thụ đồng thời tiến hành thăm dò các đối thủ cạnh tranh có khả
năng cung cấp than cùng chủng loại nhằm đưa ra những chiến lược Marketing hữu
hiệu nhất.
41
Những thị trường có qui mô nhỏ, tỉ suất lợi nhuận và mức độ trung thành
không cao như Bà Rịa Vũng Tàu sẽ không phải là những thị trường mục tiêu của
Công ty. Đối với những thị trường này, Công ty đưa ra kế hoạch Marketing cho cả
vùng, hay cả nhóm chứ không tiến hành Marketing riêng biệt cho từng tỉnh nhằm
giảm chi phí trong việc nghiên cứu thị trường. Thực tế cho thấy, than là mặt hàng có
sự tương đồng trong tiêu thụ và đòi hỏi về chất lượng nên Công ty áp dụng chiến
lược trải rộng thị trường trên những thị trường này khá thành công.
Qua những số liệu trên ta thấy Công ty bắt đầu chú trọng đến nghiên cứu thị
trường và theo bảng kết quả kinh doanh thì ngày càng tăng cao, có thể là nhờ những
chiến lược ngiên cứu thị trường mà công ty có những chiến lược kinh doanh đúng
đắn.
2.3.1.2 Chiến lược sản phẩm.
Là một Công ty thương mại, sản xuất, nên các sản phẩm kinh doanh của Công
ty Cổ phần Đầu tư Toàn An khá đa dạng, phong phú về chủng loại, hình thức và
được thị trường chấp nhận tích cực.
Công tác đa dạng hóa sản phẩm:
Để thích ứng được với những biến đổi của nhu cầu thị trường, việc tìm kiếm
mặt hàng kinh doanh mới là vô cùng cấp thiết. Với đặc điểm là một Công ty thương
mại sản xuất nên việc đa dạng hóa sản phẩm cũng chính là việc tìm kiếm nghiên
cứu khai thác các sản phẩm mới. Để đa dạng hóa sản phẩm, Công ty thu thập thông
tin khách hàng về sản phẩm nào như nhiệt độ cần đạt tới, độ mịn, kích cỡ hạt, giá
cả… Sau đó, Công ty tiến hành tổng hợp và khai thác ở các mỏ than để phục vụ cho
khách hàng. Trong năm 2011 và năm 2012 sắp tới, Công ty sẽ bổ xung thêm một số
loại than nhằm hoàn thành công tác đa dạng hóa sản phẩm cũng như đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
42
Bảng 2.11: Bảng một số loại than được bổ xung (2011_2012)
Cỡ hạt Độ tro (AK
%)
Độ ẩm
TB
Chất
bốc TB
Lưu
huỳnh
Nhiệt
năng
STT Loại than
mm
Trung
bình
Giới
hạn
Wlv
TB
%
VK
TB% SK
TB% QK
min(
Cal/g)
I Than cục
1 Cục xô 1a 25-250 7 10.5 3 6 0.6 8200
2 Cục xô 1b 25-250 7 15 3 6 0.6 8200
3 Cục xô 1c 25-250 8 19.5 3.5 6 0.6 8000
4 Cục 7a 15-100 9 36 3.5 6 0.6 7200
5 Cục 7b 15-100 5 41.5 3 6 0.6 7200
6 Cục 7c 15-100 6 47.5 3.5 6 0.6 7000
7 Cục 8a 15-100 9 57.5 3.5 6 0.6 6500
8 Cục 8b 25-100 6 60 3.5 6 0.6 6530
II Than cám
1 Cám 7a 0-20 38 47.5 8 7 0.6 4800
2 Cám 7b 0-20 40 49.5 8 7 0.6 4750
Nguồn: Phòng Kế hoạch kĩ thuật[8]
Nếu Công ty hoàn thành được công tác đa dạng hóa sản phẩm như kế hoạch
đặt ra thì việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy
nhiên, hạn chế trong công tác phát triển sản phẩm mới của Công ty là thiếu một
phòng Marketing theo đúng nghĩa. Hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường, vạch
ra các chính sách cho Marketing… đều do phòng kinh doanh đảm nhận. Đội ngũ
nhân viên kinh doanh có trình độ nhưng chưa được đào tạo căn bản về Marketing,
kiến thức cơ bản còn yếu, nhiều khi chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân. Một hạn chế
nữa là kinh phí cho việc nghiên cứu thị trường còn hạn chế.
Nâng cao chất lượng sản phẩm:
43
Nâng cao chất lượng trong khâu khai thác, vận chuyển và bảo quản… để sản
phẩm đạt đúng chất lượng, tiêu chuẩn đặt ra của nhà nước hay yêu cầu của khách
hàng. Cơ cấu trong hệ thống chất lượng cũng có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù
hợp với thực tế. Chính sách mục tiêu chất lượng được lập và đưa đến tất cả các
phòng, ban phân xưởng nhằm để động viên các cán bộ nhân viên trong Công ty
cùng nhau phấn đấu vì sự phát triển của Công ty.
2.3.1.3 Chiến lược về giá.
Giá cả là một vấn đề nhạy cảm đối với bất kỳ một doanh nghiệp thương mại
nào. Nó quyết định tới thị phần, lợi nhuận, doanh thu… Chính vì thế có một chính
sách giá hợp lí là điều rất cần thiết. Hiện tại Công ty đang phải cạnh tranh về giá đối
với các đối thủ trong cùng thị trường. Và có thể đứng vững được Công ty cần phải
đưa các chính sách giá phù hợp với từng thời điểm. Chính sách giá được thể hiện rõ
qua bảng sau:
Bảng 2.12: Bảng báo giá của Công ty (2008_2010)
Đơn vị tính : Đồng/tấn
STT Loại than 2008 2009 2010
I Than cục
1 Cục 2 2.800.000 3.260.000 4.000.000
2 Cục 3 2.750.000 3.215.000 3.500.000
3 Cục 4 2.220.000 2.840.000 3.200.000
4 Cục 5 1.950.000 2.210.000 3.000.000
II Than cám
1 Cám 1 2.120.000 2.410.000 2.700.000
2 Cám 2 1.950.000 2.220.000 2.600.000
3 Cám 3 1.900.000 2.100.000 2.500.000
4 Cám 4 1.450.000 1.855.000 2.300.000
5 Cám 5 1.120.000 1.550.000 1.850.000
6 Cám 6 850.000 1.000.000 1.200.000
Nguồn:Phòng Kinh doanh[7]
44
Bảng 2.13: Bảng so sánh mức chênh lệch giá của Công ty (2008_2010)
Đơn vị tính : Đồng/tấn
Loại than Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009
Than cục (+/-) % (+/-) %
Cục 2 460.000 16.4 740.000 22.7
Cục 3 465.000 16.9 285.000 8.9
Cục 4 620.000 27.9 360.000 12.7
Cục 5 260.000 13.3 790.000 35.7
Than cám
Cám 1 290.000 13.7 290.000 12
Cám 2 270.000 13.8 380.000 17.1
Cám 3 200.000 10.5 400.000 19
Cám 4 405.000 27.9 445.000 24
Cám 5 430.000 38.4 300.000 19.4
Cám 6 150.000 17.6 200.000 20
Nguồn:Phòng Kinh doanh[7]
Qua bảng báo giá và bảng so sánh mức giá 3 năm qua của Công ty, giá bán của
tất cả các loại than đều tăng theo từng năm, nguyên nhân chủ yếu tác động đến giá
than tăng là do chi phí vận chuyển và chi phí nhân công tăng. Chính vì vậy, ban
lãnh đạo của Công ty Toàn An luôn xác định mục tiêu đưa ra mức giá cụ thể cho
từng loại than sao cho đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, chính sách
giá của Công ty còn cao, đặc biệt là sản phẩm than Cục do nguồn nguyên vật liệu
đầu vào cao. Vì chính sách giá đối với sản phẩm than Cục chưa phù hợp đã dẫn đến
công tác hoạt động mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn.
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY

More Related Content

What's hot

Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix tại công ty mỹ phẩm Điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix tại công ty mỹ phẩm Điểm cao - sdt/ ZALO 0...Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix tại công ty mỹ phẩm Điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix tại công ty mỹ phẩm Điểm cao - sdt/ ZALO 0...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY C...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY C...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY C...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY C...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...luanvantrust
 
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAYLuận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách marketing mix dịch vụ viễn thông, HAY
Luận văn: Hoàn thiện chính sách marketing mix dịch vụ viễn thông, HAYLuận văn: Hoàn thiện chính sách marketing mix dịch vụ viễn thông, HAY
Luận văn: Hoàn thiện chính sách marketing mix dịch vụ viễn thông, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...Giang Coffee
 
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁNBÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁNThuy Ngo
 
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bảo vệ khoá luận "Hoàn thiện công tác Marketing 7P"
Bảo vệ khoá luận "Hoàn thiện công tác Marketing 7P"Bảo vệ khoá luận "Hoàn thiện công tác Marketing 7P"
Bảo vệ khoá luận "Hoàn thiện công tác Marketing 7P"TrinhUng1
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Marketing-Mix Tại Cty CP In Bao Bì Đạt Thành
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Marketing-Mix Tại Cty CP In Bao Bì Đạt ThànhNâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Marketing-Mix Tại Cty CP In Bao Bì Đạt Thành
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Marketing-Mix Tại Cty CP In Bao Bì Đạt Thànhluanvantrust
 
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing mix nhằm thu hút học viên trung tâm n...
Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing mix nhằm thu hút học viên trung tâm n...Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing mix nhằm thu hút học viên trung tâm n...
Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing mix nhằm thu hút học viên trung tâm n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing tại công ty chè, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing tại công ty chè, 9đĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing tại công ty chè, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing tại công ty chè, 9đ
 
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
 
Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix tại công ty mỹ phẩm Điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix tại công ty mỹ phẩm Điểm cao - sdt/ ZALO 0...Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix tại công ty mỹ phẩm Điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix tại công ty mỹ phẩm Điểm cao - sdt/ ZALO 0...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY C...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY C...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY C...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY C...
 
Đề tài: Giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Đề tài: Giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh Đề tài: Giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Đề tài: Giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
 
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty may
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty mayĐề tài: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty may
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty may
 
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
 
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAYLuận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách marketing mix dịch vụ viễn thông, HAY
Luận văn: Hoàn thiện chính sách marketing mix dịch vụ viễn thông, HAYLuận văn: Hoàn thiện chính sách marketing mix dịch vụ viễn thông, HAY
Luận văn: Hoàn thiện chính sách marketing mix dịch vụ viễn thông, HAY
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...
 
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁNBÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
 
Đề tài: Hoạt động marketing dịch vụ chuyển phát nhanh, vận tải tại Công ty TN...
Đề tài: Hoạt động marketing dịch vụ chuyển phát nhanh, vận tải tại Công ty TN...Đề tài: Hoạt động marketing dịch vụ chuyển phát nhanh, vận tải tại Công ty TN...
Đề tài: Hoạt động marketing dịch vụ chuyển phát nhanh, vận tải tại Công ty TN...
 
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...
 
Bảo vệ khoá luận "Hoàn thiện công tác Marketing 7P"
Bảo vệ khoá luận "Hoàn thiện công tác Marketing 7P"Bảo vệ khoá luận "Hoàn thiện công tác Marketing 7P"
Bảo vệ khoá luận "Hoàn thiện công tác Marketing 7P"
 
Đề tài marketing online công ty thương mại, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài marketing online công ty thương mại, HAY, ĐIỂM 8Đề tài marketing online công ty thương mại, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài marketing online công ty thương mại, HAY, ĐIỂM 8
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Marketing-Mix Tại Cty CP In Bao Bì Đạt Thành
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Marketing-Mix Tại Cty CP In Bao Bì Đạt ThànhNâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Marketing-Mix Tại Cty CP In Bao Bì Đạt Thành
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Marketing-Mix Tại Cty CP In Bao Bì Đạt Thành
 
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
 
Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing mix nhằm thu hút học viên trung tâm n...
Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing mix nhằm thu hút học viên trung tâm n...Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing mix nhằm thu hút học viên trung tâm n...
Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing mix nhằm thu hút học viên trung tâm n...
 
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAYĐề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
 

Similar to Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY

Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công TyĐánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công TyDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát ĐạtKhóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát ĐạtViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty Cường Phát
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty Cường PhátĐánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty Cường Phát
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty Cường PhátDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việt
Phân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việtPhân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việt
Phân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...luanvantrust
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtechttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...
Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...
Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...luanvantrust
 
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NG...
GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NG...GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NG...
GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NG...hieu anh
 

Similar to Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY (20)

Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công TyĐánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
 
Đề tài giải pháp hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, HAY
Đề tài giải pháp hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, HAYĐề tài giải pháp hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, HAY
Đề tài giải pháp hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, HAY
 
Đề tài: Các giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường của công ty Tân Long ...
Đề tài: Các giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường của công ty Tân Long ...Đề tài: Các giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường của công ty Tân Long ...
Đề tài: Các giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường của công ty Tân Long ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát ĐạtKhóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
 
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty Cường Phát
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty Cường PhátĐánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty Cường Phát
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty Cường Phát
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty dịch vụ thương mại, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty dịch vụ thương mại, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty dịch vụ thương mại, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty dịch vụ thương mại, HAY
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việt
Phân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việtPhân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việt
Phân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việt
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
 
Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...
Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...
Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...
 
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAYĐề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
 
Đề tài- Hoạt động marketing bất động sản của công ty BĐS, 9 ĐIỂM
Đề tài- Hoạt động marketing bất động sản của công ty BĐS, 9 ĐIỂMĐề tài- Hoạt động marketing bất động sản của công ty BĐS, 9 ĐIỂM
Đề tài- Hoạt động marketing bất động sản của công ty BĐS, 9 ĐIỂM
 
Đề tài nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải Pháp Marketing Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng.docx
Giải Pháp Marketing Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng.docxGiải Pháp Marketing Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng.docx
Giải Pháp Marketing Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
 
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOTĐề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
 
GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NG...
GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NG...GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NG...
GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NG...
 
Đề tài giải pháp marketing phát triển các dịch vụ ngân hàng, HOT 2018
Đề tài giải pháp marketing phát triển các dịch vụ ngân hàng, HOT 2018Đề tài giải pháp marketing phát triển các dịch vụ ngân hàng, HOT 2018
Đề tài giải pháp marketing phát triển các dịch vụ ngân hàng, HOT 2018
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY

  • 1. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đại học và bài luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý kiến nhiệt tình của quí thầy cô trường Đại Học Lạc Hồng, tập thể ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn đề tài nghiên cứu Thầy Th.s Nguyễn Văn Dũng. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô Khoa Quản trị Kinh tế - Quốc tế trường Đại học Lạc Hồng, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Th.s Nguyễn Văn Dũng đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn quí anh chị, các cô chú trong Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An đã hổ trợ, cung cấp số liệu về Công ty để tiến hành nghiên cứu dề tài. Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của Quí Thầy cô và các bạn. Trân trọng Tác giả Đỗ Anh Khôi
  • 2. MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng biểu Phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................Trang 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ...........................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ....................................................................................2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:...............................2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:. ..........................................................................2 Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ.......................3 1.1Một số quan điểm cơ bản về thị trường. ..................................................................3 1.1.2 Phân loại và phân đoạn thị trường..................................................................4 1.1.2.1 Phân loại thị trường. .................................................................................4 1.1.2.2 Phân đoạn thị trường.................................................................................6 1.1.3 Vai trò và chức năng của thị trường...............................................................6 1.1.3.1 Vai trò của thị trường................................................................................6 1.1.3.2 Chức năng của thị trường..........................................................................7 1.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ trong doanh nghiệp. ................................................................................................................9 1.2.1 Thế nào là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. .........................................9 1.2.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ trong doanh nghiệp......................................................................................................10
  • 3. 1.2.2.1 Quan hệ cung cầu_giá cả trên thị trường................................................10 1.2.2.2 Nhịp độ phát triển sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế quốc dân. ....10 1.2.2.3 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp ...........................................................11 1.2.2.4 Nhân tố về kĩ thuật công nghệ. ...............................................................12 1.2.2.5 Nhân tố tiềm năng của doanh nghiệp. ....................................................12 1.3 Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường. ........................................................13 1.3.1 Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường. ..................................13 1.3.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm. .................................................................13 1.3.3 Hoàn thiện chính sách giá.............................................................................14 1.3.4 Hoàn thiện chính sách phân phối..................................................................15 1.4 Đặc điểm kinh tế về thị trường Bình Dương.........................................................16 1.4.1 Đặc điểm vị trí địa lý....................................................................................16 1.4.2 Đặc điểm kinh tế...........................................................................................16 KẾT LUẬN................................................................................................................17 Chương 2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An...........................................................................................................3 2.1 Giới thiệu chung về Công ty. ................................................................................18 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty............................................18 2.1.2 Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của Công ty............................................19 2.1.2.1 Chức năng:..............................................................................................19 2.1.2.2 Nhiệm vụ: ...............................................................................................19 2.1.2.3 Quyền hạn:..............................................................................................20 2.1.2.4 Mục tiêu:.................................................................................................20
  • 4. 2.1.3 Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban......................21 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy ..........................................................................................21 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các bộ phận: ..................................22 2.1.4 Một số đặc điểm của Công ty.......................................................................24 2.1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm............................................................................24 2.1.4.2 Đặc điểm về thị trường. ..........................................................................26 2.1.4.3 Đặc điểm về công nghệ...........................................................................26 2.1.4.4 Đặc điểm về quản lí chất lượng sản phẩm..............................................27 2.1.4.5 Đặc điểm về nguồn nhân lực. .................................................................28 2.2 Thực trạng hoat động sản xuất kinh doanh những năm qua. ................................31 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An........31 2.2.2 Thực trạng về thị trường tiệu thụ sản phẩm của Công ty.............................34 2.2.2.1 Phân tích thị trường theo cơ cấu sản phẩm.............................................34 2.2.2.2 Phân tích thị trường theo khu vực địa lý.................................................35 2.3 Thực trạng hoạt động Marketing những năm qua từ năm 2008-2010..................37 2.3.1 Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty. ..............................................37 2.3.1.1 Nghiên cứu thị trường.............................................................................37 2.3.1.2 Chiến lược sản phẩm ..............................................................................41 2.3.1.3 Chiến lược về giá....................................................................................43 2.3.1.4 Chiến lược kênh phân phối:....................................................................46 2.3.1.5 Chính sách xúc tiến bán hàng. ................................................................49 2.3.1.6 Chi phí Marketing:..................................................................................49 2.4 Những thuận thuận lợi và khó khăn của Công ty cổ phần đầu tư Toàn An..........51
  • 5. 2.4.1 Thuận lợi.......................................................................................................51 2.4.2 Khó khăn.......................................................................................................51 2.4.3 Nguyên nhân tồn tại của những khó khăn....................................................53 2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan. ..........................................................................53 2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan........................................................................55 KẾT LUẬN................................................................................................................55 Chương 3 Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than của Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An.....................................................................................57 3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới.................57 3.1.1 Phương hướng phát triển của công ty...........................................................57 3.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty. ..................................................................58 3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Bình Dương...58 3.2.1 Xây dựng chính sách giá hợp lý. ..................................................................59 3.2.2 Chính sách phân phối. ..................................................................................62 3.2.3 Tăng cường các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng....................................64 3.2.4.Thành lập phòng Marketing. ........................................................................65 3.2.5 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường Bình Dương.. .......................67 3.3 Một số kiến nghị với nhà nước. ............................................................................69 KẾT LUẬN................................................................................................................71 Tài liệu tham khảo
  • 6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng kết cấu sản phẩm............................................................................. 25 Bảng 2.2: Bảng tình hình số lượng lao động (2009_2010)....................................... 28 Bảng 2.3: Bảng phân tích tình hình số lượng lao động (2009_2010)....................... 30 Bảng 2.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2008-2010)................ 31 Bảng 2.5: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2008_2010) .............................................................................................................. 32 Bảng 2.6: Bảng tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm.......................................... 34 Bảng 2.7: Bảng tỉ lệ phần trăm lượng than tiêu thụ tại một số thị trường ................ 36 Bảng 2.8: Bảng chi phí nghiên cứu thị trường của Công ty (2008_2010)................ 38 Bảng 2.9: Bảng các kết quả nghiên cứu thị trường................................................... 39 Bảng 2.10: Bảng tỉ lệ tiêu thụ năng lượng than trong các ngành.............................. 39 Bảng 2.11: Bảng một số loại than được bổ xung (2011_2012) ................................ 42 Bảng 2.12: Bảng báo giá của Công ty (2008_2010)................................................. 43 Bảng 2.13: Bảng so sánh mức chênh lệch giá của Công ty (2008_2010) ................ 44 Bảng 2.14: Bảng giá bán một số loại than chủ yếu của Công ty so với đối thủ cạnh tranh chính................................................................................................................. 45 Bảng 2.15: Bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm qua các phương thức bán hàng............ 48 Bảng 2.16: Bảng giá chiết khấu cho Khách hàng. ................................................... 49 Bảng 2.17: Bảng doanh thu và chi phí Marketing của Công ty (2008-2010)........... 50
  • 7. Bảng 2.18: Bảng so sánh tỉ lệ chi phí Marketing và doanh thu ................................ 50 Bảng 3.1: Bảng giá bán đề xuất 6 tháng đầu năm..................................................... 61 Bảng 3.2: Bảng tỉ lệ phần trăm ngành nghề kinh doanh tại một số KCN................. 68 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Bộ máy tồ chức của Công ty.................................................................... 22 Sơ đồ 2.2: Mô hình kênh phân phối của Công ty cổ phần đầu Tư Toàn An trên thị trường........................................................................................................................ 47 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ xác định mức giá bán tối ưu......................................................... 59 Sơ đồ 3.2: Mô hình kênh phân phối đề xuất ............................................................ 63 Sơ đồ 3.3: Sơ đồ phòng Marketing đề xuất.............................................................. 65 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu 2.1 Tổng doanh thu của Công ty (2008-2010) ................................................. 32 Biểu 2.2 Lợi nhuận của Công ty (2008_2010).......................................................... 33 Biểu 2.3 Biểu đồ phần trăm lượng than tiêu thụ tại một số thị trường ..................... 36 Biểu 2.4 Biểu tỉ lệ tiêu thụ năng lượng than trong các ngành................................... 40 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Vị trí địa lý tỉnh Bình Dương..................................................................... 16 Hình 2.1 Hệ thống sàn tuyển..................................................................................... 26 Hình 3.1 Vị trí địa lý thị trường huyện Tân Uyên và Bến Cát.................................. 67
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi mỗi chủ thể trong nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng phải biết phát huy, nỗ lực vươn lên, tạo chỗ đứng cho mình trên thương trường để có thể tồn tại và phát triển. Để có được kết quả như vậy, các doanh nghiệp phải tìm cho riêng mình một thị trường tiêu thụ sản phẩm thích hợp. Các doanh nghiệp muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì thị trường của doanh nghiệp phải được mở rộng. Chính vì vậy, trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải tìm mọi cách đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, từ đó mở rộng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, nâng cao uy tín, vị thế của doanh nghiệp. [3_trang 2] Hoạt động tiêu thụ hàng hóa và việc mở rộng thị trường tiêu thụ luôn gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp. Mọi nỗ lực hoạt động trên thương trường của doanh nghiệp chỉ nhằm vào một mục tiêu duy nhất là đẩy mạnh doanh số mở rộng thị trường tiêu thụ, nhờ đó hàng hóa được chuyển thành tiền, thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho các nhu cầu xã hội. [3_trang 2] Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An cùng với việc tìm hiều, xem xét tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty tôi thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt một số kết quả nhưng bên cạnh đó Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xuất phát từ thực tế, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, Thầy giáo Th.s Nguyễn Văn Dũng và sự giúp đỡ của Công ty, các anh chị phòng kinh doanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than tại Bình Dương của Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An” cho luận án tốt nghiệp của mình.
  • 9. 2 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than tại Bình Dương của Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An” là phân tích, tìm hiểu, nghiên cứu quá trình hoạt động, đánh giá hiện trạng thị trường tiêu thụ của Công ty. Từ đó tìm ra một số giải pháp thích hợp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho Công ty trong thời gian đến. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu Tư Toàn An. Tác giả đứng trên gốc độ của doanh nghiệp để phân tích, luận giải và đề xuất các giải pháp, các ý kiến nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. • Pháp thu thập số liệu. - Trực tiếp xin số liệu ở Công ty. - Thu thập các số liệu trên Internet, báo chí và kiến thức đã học. • Phương pháp phân tích số liệu. Trong quá trình phân tích phương pháp sử dụng chủ yếu là so sánh. Đây là phương pháp dùng để so sánh giữa kì này với kì khác, từ đó thấy được sự tăng giảm của các chỉ tiêu qua các thời kì khác nhau.
  • 10. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ.
  • 11. 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ. 1.1 Một số quan điểm cơ bản về thị trường. Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, nó là môi trường để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại của mọi doanh nghiệp công nghiệp. Trong một xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết chỉ là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán mà doanh nghiệp và khách hàng có thể chỉ giao dịch thỏa thuận với nhau thông qua các phương tiện thông tin viễn thông hiện đại. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, khái niệm về thị trường ngày càng trở nên phong phú. Có một số khái niệm phổ biến về thị trường như sau:[2_trang 6] - Thị trường là nơi mua bán hàng hóa, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán giữa người mua và người bán.[11] - Thị trường là phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hóa. Hoạt động cơ bản của thị trường được thể hiện qua ba nhân tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau: nhu cầu hàng hóa dịch vụ, cung ứng hàng hóa dịch vụ và giá cả hàng hóa dịch vụ.[11] - Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay bán hàng hóa dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp giữa hai khâu sản xuất và tiêu dùng hàng hóa.[10] - Theo David Beg thì thị trường là tập hợp các sự thõa mãn thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.[10] - Theo Các-Mác hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao động xã hội và có sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy sẽ có thị trường. Thị trường chẳng qua là sự biểu hiện của phân công lao động xã hội và do đó có thể phát triển vô cùng tận.[10]
  • 12. 4 - Theo quan điểm của Marketing hiện đại: Thị trường bao gồm những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể sẵn sàng có khả năng tham gia trao đổi để thõa mãn nhu cầu hay mong muốn đó.[2_trang 25] Tóm lại, thị trường là nơi trao đổi giữa bên bán và bên mua đã hình thành những mối quan hệ nhất định, đó là mối quan hệ giữa người bán và người mua. Hoạt động trao đổi chỉ xảy ra khi nó thoã mãn đủ 5 điều kiện sau:[11] 1. Ít nhất phải có hai bên. 2. Mỗi bên phải có ít nhất một thứ gì đó có thể có giá trị đối với bên kia. 3. Mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao hàng hoá của mình. 4. Mỗi bên đều có quyền tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của bên kia. 5. Mỗi bên đều tin chắc là mình nên hay muốn giao dịch với bên kia. 1.1.2 Phân loại và phân đoạn thị trường.[3_trang 8] 1.1.2.1 Phân loại thị trường. Một trong những điều kiện cơ bản để sản xuất kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp phải hiểu biết thị trường và việc nghiên cứu phân loại thị trường là rất cần thiết. Có 4 cách phân loại thị trường phổ biến như sau: Phân loại theo phạm vi lãnh thổ: Thị trường địa phương: bao gồm tập hợp khách hàng trong phạm vi địa phương nơi thuộc địa phận phân bố của doanh nghiệp. Thị trường vùng: bao gồm tập hợp khách hàng ở một vùng vị trí địa lý nhất định. Vùng này được hiểu như một khu vực địa lý rộng lớn có sự đồng nhất về kinh tế_xã hội. Thị trường toàn quốc: hàng hóa và dịch vụ được lưu thông trên tất cả các vùng, các địa phương của một nước.
  • 13. 5 Thị trường quốc tế: là nơi diễn ra các giao dịch buôn bán hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau. Phân loại theo mối quan hệ giữa người mua và người bán: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: trên thị trường này có nhiều người mua và người bán cùng một loại hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa đó mang tính đồng nhất và giá cả là do thị trường quyết định. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: trên thị trường này có nhiều người mua và người bán cùng một loại hàng hóa, sản phẩm nhưng chúng không đồng nhất. Điều này có nghĩa loại hàng hóa sản phẩm đó có nhiều kiểu dáng, mẫu mã, bao bì, nhãn mác, kích thước…khác nhau. Giá cả hàng hóa được ấn định một cách linh hoạt theo tình hình tiêu thụ trên thị trường. Thị trường độc quyền: trên thị trường chỉ có một hoặc một nhóm người liên kết với nhau cùng sản xuất ra một loại hàng hóa. Họ có thể kiểm soát hoàn toàn số lượng dự tính bán ra thị trường cũng như giá cả của chúng. Phân loại theo mục đích sử dụng của hàng hóa: Thị trường tư liệu sản xuất: đối tượng hàng hóa lưu thông trên thị trường là các tư liệu sản xuất như: nguyên vật liệu, năng lượng, động lực, máy móc, thiết bị… Thị trường tư liệu tiêu dùng: đối tượng hàng hóa lưu thông trên thị trường là các vật phẩm tiêu dùng phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của dân cư như: quần áo, các loại thức ăn chế biến, đồ dùng dân dụng… Phân loại theo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp: Thị trường đầu vào: là nơi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch nhẳm mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất. Có bao nhiêu yếu tố đầu vào thì có bấy nhiêu thị trường đầu vào (thị trường tài chính_tiền tệ, thị trường lao động, thị trường khoa học_công nghệ, thị trường bất động sản…).
  • 14. 6 Thị trường đầu vào: là nơi doanh nghiệp tiến hành các giao dịch nhằm bán các sản phẩm đầu ra của mình. Tùy theo tính chất sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp mà thị trường đầu ra là thị trường tư liệu sản xuất hay tư liệu tiêu dùng. 1.1.2.2 Phân đoạn thị trường. Phân đoạn thị trường còn gọi là phân khúc thị trường hoặc cắt lát thị trường. Phân đoạn thị trường là tiến hành phân chia thị trường thành những bộ phận người tiêu dùng theo một số tiêu chuẩn nào đó, trên cơ sở những những quan điểm khác biệt về nhu cầu, ví dụ như phân theo lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập… Đoạn thị trường (khúc thị trường) là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp những kích thích của Marketing. Đây là nhóm lớn có thể nhận biết. Nhóm nhỏ thị trường là nhóm nhỏ hẹp hơn và có thể tìm kiếm một số những lợi ích đặc biệt. 1.1.3 Vai trò và chức năng của thị trường.[3_trang 12] 1.1.3.1 Vai trò của thị trường. Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hóa, kinh doanh và quản lý kinh tế. Bất kì quá trình sản xuất hàng hóa nào cũng đều qua khâu lưu thông và phải qua thị trường. Như vậy thị trường là khâu tất yếu của sản xuất hàng hóa. Thị trường chỉ mất khi sản xuất hàng hóa không còn. Như vậy, không thể coi phạm trù thị trường chỉ gắn với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thị trường là chiếc “cầu nối” của sản xuất và tiêu dùng. Thị trường là mục tiêu của quá trình sản xuất hàng hóa (hiểu theo nghĩa rộng). Thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hóa. Để sản xuất hàng hóa, xã hội phải chi phí sản xuất, chi phí lưu thông. Thị trường là nơi kiểm nghiệm các chi phí đó và thực hiện yêu cầu quy luật tiết kiệm lao động xã hội. Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán mà nó còn thể hiện các quan hệ hàng hóa tiền tệ. Do đó thị trường được coi là môi trường của kinh doanh, kích thích mở rộng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ từ đó mở rộng sản xuất,
  • 15. 7 thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thị trường phá vỡ ranh giới về sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc, chuyển từ nền kinh tế này sang nền kinh tế thị trường. Thị trường sản xuất kinh doanh thông qua sự biều hiện về cung cầu_giá cả trên thị trường. Các nhà sản xuất kinh doanh nghiên cứu những biểu hiện đó để xác định nhu cầu của khách hàng từ đó tìm cách giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của mình là: Sản xuất cái gì? Cho ai? Bằng cách nào? Do vậy thị trường được coi là “tấm gương” để các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận biết được nhu cầu của xã hội và để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính bản thân mình. Thị trường là thước đo khách quan của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong quản lý kinh tế thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Thị trường là đối tượng, là căn cứ của kế hoạch hóa. Thị trường là công cụ bổ sung cho các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhà nước. Thị trường là môi trường kinh doanh, là nơi nhà nước tác động vào quá trình kinh doanh cơ sở. 1.1.3.2 Chức năng của thị trường. Chức năng của thị trường là những tác động khách quan vốn có bắt nguồn từ bản chất của thị trường tới quá trình sản xuất và đời sống kinh tế xã hội. Thị trường có một số chức năng cơ bản sau: Chức năng thừa nhận: Hàng hóa được sản xuất ra, người sản xuất phải bán nó. Việc bán hàng được thực hiện thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa nhận chính là người mua chấp nhận thì cũng có nghĩa là về cơ bản quá trình tái sản xuất xã hội của hàng hóa được hoàn thành. Bởi vì bản thân việc tiêu dùng sản phẩm và các chi phí tiêu dùng cũng khẳng định trên thị trường hàng hóa được bán. Thị trường thừa nhận tổng khối lượng hàng hóa đưa ra thị trường, cơ cấu của cung cầu quan hệ cung cầu đối với từng hàng hóa, thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa, chuyển giá trị sử dụng và giá trị cá biệt thành giá trị sử dụng và giá trị xã hội, thừa nhận các giá trị mua và bán…
  • 16. 8 Thị trường không phải chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán mà thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường và thị trường còn kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất, quá trính mua bán đó. Chức năng thực hiện: Hoạt động mua bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm cả thị trường. thực hiện hoạt động này là cơ sở quan trọng có tính chất quyết định đối với việc thực hiện các quan hệ hoạt động khác. Thị trường thực hiện bao gồm: hành vi trao đổi hàng hóa, thực hiện tổng số cung và tổng số cầu trên thị trường thực hiện bằng cung_cầu từng thứ hàng hóa thực hiện giá trị (thông qua giá cả) thực hiện trao đổi giá trị. Thông qua chức năng thực hiện của thị trường, các hàng hóa hình thành nên các giá trị trao đổi của mình. Giá trị trao đổi là cơ sở vô cùng quan trọng để hình thành nên cơ cấu sản phẩm, các quan hệ tỷ lệ và kinh tế trên thị trường. Chức năng điều tiết và kích thích: Chức năng điều tiết và kích thích thể hiện ở chỗ: thông qua nhu cầu của thị trường người sản xuất tự động di chuyển tư liệu sản xuất, vốn và lao động từ ngành này sang ngành khác, từ sản xuất sản phầm này sang sản xuất sản phẩm khác để thu lợi nhuận cao hơn. Thông qua các hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường, người sản xuất có lợi thế trong cạnh tranh sẽ tận dụng khả năng của mình để phát triển sản xuất. Thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường người tiêu dùng phải cân nhắc, tính toán giá thành tiêu dùng của mình. Do đó thị trường có vai trò to lớn đối với việc hướng dẫn người tiêu dùng. Trong quá trình tái sản xuất, không phải người sản xuất tự thực hiện lưu thông, tự đặt ra mức chi phí thấp hơn hoặc bằng mức trung bình của xã hội. Do đó thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc kích thích tiết kiệm chi phí, tiết kiệm lao động.
  • 17. 9 Chức năng thông tin Thông tin thị trường về tổng số cung và tổng số cầu, cơ cấu cung cầu, quan hệ cung cầu về từng loại hàng hóa, giá cả, thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, đến mua và bán, các quan hệ về tỷ lệ đối với từng loại sản phẩm. Thông tin thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với quản lý kinh tế. Trong quản lý kinh tế, một trong những nội dung quan trọng nhất là ra quyết định. Để có quyết định thì phải có thông tin. Các thông tin quan trọng nhất là các thông tin từ thị trường. bởi vì các thông tin đó là khách quan, được xã hội thừa nhận. 1.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ trong doanh nghiệp. 1.2.1 Thế nào là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.[1_trang 42] Mở rộng thị trường tiêu thủ sản phẩm là việc mở rộng nơi trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ, thực chất là tăng thêm khách hàng của doanh nghiệp. Việc mở rộng thị trường có thể được thực hiện theo 2 cách, đó là mở rộng thị trường theo chiều rộng và mở rộng thị trường theo chiều sâu. - Mở rộng thị trường theo chiều rộng nghĩa là lôi kéo khách hàng mới, khách hàng theo vùng địa lý, tăng doanh số bán với khách hàng cũ. - Mở rộng thị trường theo chiều sâu nghĩa là phân đoạn cắt lớp thị trường để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Mở rộng thị trường theo chiều sâu là qua sản phẩm để thõa mãn từng lớp nhu cầu, từ đó mở rộng theo vùng đại lý. Đó vừa là tăng số lượng sản phẩm bán ra, vừa tạo nên sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là việc mà doanh nghiệp giữ vững, thậm chí tăng số lượng sản phẩm cũ đã tiêu thụ trên thị trường, đồng thời tiêu thụ được những sản phẩm mới trên thị trường đó. Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm và nâng cao số lượng bán ra là mở rộng thị trường theo chiều sâu.
  • 18. 10 1.2.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ trong doanh nghiệp. [11] Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời cũng là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường. Thị trường là một lĩnh vực kinh tế phức tạp cho nên các nhân tố ảnh hưởng đến nó cũng rất phong phú và phức tạp, thường là các nhân tố sau: 1.2.2.1 Quan hệ cung cầu_giá cả trên thị trường. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mở rộng thị trường. Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của quy luật cung cầu và giá cả. Trong cơ chế thị trường, giá cả là một nhân tố tác động, các doanh nghiệp muốn thắng đối thủ cạnh tranh của mình đều phải có những chính sách giá cả mềm mỏng, linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn, trường hợp. Việc định ra chính sách giá bán phù hợp với cung-cầu trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, bản thân công cụ giá trong kinh doanh chứa đựng nội dung phức tạp hay biến động do phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên trong thực tế khó có thể lường hết được các tình huống có thể xảy ra. Các doanh nghiệp hiện nay tùy thuộc từng trường hợp sử dụng một chính sách định giá sau: - Chính sách định giá theo thị trường - Chính sách định giá thấp - Chính sách định giá cao - Chính sách định ổn định giá bán - Chính sách bán phá giá 1.2.2.2 Nhịp độ phát triển sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế quốc dân. Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường. Sự phát triển của sản xuất sẽ tác động đến cung-cầu hàng hóa, thị trường ngày càng mở rộng. Ngoài ra, nhịp
  • 19. 11 độ phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật cũng tác động đến thị trường. Khi khoa học phát triển, tạo ra thiết bị công nghệ mới, chất lượng cao hạ giá thành sản phẩm. Từ đó hàng hóa sản xuất ra sẽ đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng và đáp ứng được khả năng thanh toán của họ, làm tăng sức mua trên thị trường và kết quả là thị trường được mở rộng. 1.2.2.3 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Phản ánh tương quan về thế và lực của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nó thể hiện khả năng duy trì phần thị trường hiện có và chiếm lĩnh thị trường mới. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp biểu hiện ở 3 yếu tố sau: Chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm trên thị trường. Chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, đảm bảo độ tin cậy thì lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng lên và đương nhiên sẽ trở thành một công cụ quảng cáo hữu hiệu, tạo uy tín cho doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng và khai thác tối đa giá trị sử dụng của sản phẩm để phục vụ những nhu cầu của khách hàng. Giá cả sản phẩm. Giá cả có ảnh hưởng lớn đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm. Nó thường xuyên là tiêu chuẩn trong việc mua bán và lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Vì mục tiêu nhập hàng hóa về bán, doanh nghiệp sử dụng giá như một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Việc xác lập giá cả đúng đắn là điều kiện rất quan trọng nhằm biến đổi hoạt động kinh doanh có lãi, có hiệu quả và chiếm lĩnh thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có môt cơ chế giá linh hoạt, phù hợp với nhu cầu xã hội. Biện pháp Marketing. Nhằm nâng cao thế lực của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh. Biện pháp này bao gồm khả năng nắm bắt các nhu cầu mới: các biện pháp về quảng cáo, xúc tiến bán hàng, các dịch vụ sau bán hàng. Các biện pháp này giúp cho doanh nghiệp
  • 20. 12 tạo được chữ tín đối với khách hàng, giúp khách hàng quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp qua đó thu hút khách hàng về phía mình. 1.2.2.4 Nhân tố về kĩ thuật công nghệ. Kĩ thuật, công nghệ là hai yếu tố rất năng động và ảnh hưởng ngày càng lớn tới tiêu thụ. Sự gia tăng trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất tác động nhanh chóng và sâu sắc bởi hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh là chất lượng và giá bán của sản phẩm hàng hóa. Mặt khác sự xuất hiện ngày càng nhanh chóng của phương pháp công nghệ mới, nguyên liệu mới, sản phẩm ngày càng mới đã tác động đến chu kì kinh doanh sản phẩm ngày càng nhanh, được cải tiến cả về công dụng, mẫu mã, chất lượng. Do đó, các doanh nghiệp phải quan tâm, phân tích kĩ lưỡng tác động này để ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo điều kiện cho tiêu thụ ngày càng lớn. 1.2.2.5 Nhân tố tiềm năng của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có tiềm năng riêng của mình, phản ánh thực lực của doanh nghiệp trên thị trường. Khi có một cách đánh giá đúng đắn về tiềm năng của doanh nghiệp, sẽ cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tận dụng thời cơ và chi phí thấp để mang lại hiêu quả kinh tế cao. - Tiềm năng về vốn: khi doanh nghiệp có một khả năng và nguồn lực về tài chính thì doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong sản xuất kinh doanh. Khả năng về tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trước các biến động bất ngờ của thị trường và là cơ sở cho hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. - Uy tín của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp luôn cố gắng tạo một hình ảnh đẹp của doanh nghiệp mình trong con mắt của khách hàng và bạn hàng. Một chữ tín về doanh nghiệp tốt đẹp là điều kiện rất tốt để khách hàng đón nhận hàng hóa của doanh nghiệp một cách nhiệt tình. Qua đó, doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế hơn so với đối thủ và việc mở rộng thị trường sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
  • 21. 13 1.3 Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường.[10] Mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong kinh doanh suy cho cùng đều xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận. Để có lợi nhuận, sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị hiếu của khách hàng và được khách hàng chấp nhận. Câu hỏi đặt ra với mỗi doanh nghiệp là phải làm gì để có thể mở rộng thị trường, thu hút khách hàng. Một số biện pháp mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thể sử dụng để mở rộng thị trường tiêu thụ: 1.3.1 Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường. Nhu cầu thị trường là căn cứ quan trọng nhất để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm chỉ tiêu thụ được khi nó đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Để đạt dược điều đó doanh nghiệp cần tăng cường công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường. Công việc này cần xác định được: - Đâu là thị trường then chốt, có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp, khả năng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường là bao nhiêu? Doanh nghiệp cần có những chính sách như thế nào để tăng cường khả năng bán hàng ? - Doanh nghiệp phải xác định: ai là người tiêu dùng sản phẩm của mình? Họ có mong muốn gì về sản phẩm của doanh nghiệp về chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán… Qua việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp sẽ có các giải pháp về chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược giao tiếp khuyếch trương…cho phù hợp 1.3.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm. Chính sách sản phẩm đươc xem là một trong bốn yếu tố cơ bản của Marketing_Mix. Tức là, đây là phương thức kinh doanh có hiệu quả đảm bảo nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 22. 14 Chiến sách sản phẩm giữ một vai trò rất quan trọng. Nó là nền tảng của chiến lược nghiên cứu thị trường sản phẩm, là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh trên thị trường. Ngày nay, với sự phát triển của khoa hoc kĩ thuật, nhiều loại sản phẩm mới ra đời và đáp ứng được nhiều yêu cầu của khách hàng. Nếu như trước đây sự cạnh tranh trên thị trường chủ yếu hướng vào giá cả, thì ngày nay đã hướng vào chất lượng sản phẩm nhiều hơn. Do đó, yếu tố có ý nghĩa quyết định đến thành công của doanh nghiệp chính là sản phẩm. Để hoàn thiện chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp cần chú trọng những nội dung sau: - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng, giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh với doanh nghiệp khác. - Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Vì nhu cầu thị trường rất đa dạng và phong phú nên đa dạng hóa sản phẩm là một biện pháp để khai thác tối đa nhu cầu thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.3.3 Hoàn thiện chính sách giá. Giá cả là một yếu tố ảnh hường rất lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một chính sách giá cả hợp lí để tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm. Chính sách giá cả của một sản phẩm không được quy định một cách cố định khi tung sản phẩm ra thị trường mà nó được xem xét lại định kì trong suốt vòng đời sản phẩm tùy theo những thay đổi về mục tiêu của doanh nghiệp, sự vận động của thị trường và chi phí cho sản xuất, tiêu thụ và tùy theo chính sách đối với đối thủ cạnh tranh Việc quy định giá cả sản phẩm là một quyết định rất quan trọng của doanh nghiệp và giá cả ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng tiêu thụ của doanh nghiệp, nó thường là tiêu chí quan trọng của việc mua và lựa chọn của khách hàng. Nếu định
  • 23. 15 giá không chuẩn xác, quá cao hoặc quá thấp đều có thể dẫn đến không tiêu thụ được sản phẩm, không bù đắp được chi phí và sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ, có thể dẫn đến phá sản. Vì vậy, việc xác định một chính sách giá cả hợp lý đòi hỏi doanh nghiệp giải quyết nhiều vần đề, không có một cơ sở lí luận chung nào cho hoạt động chính sách giá cả. 1.3.4 Hoàn thiện chính sách phân phối. Là phương hướng thể hiện cách thức doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình trên thị trường mục tiêu. Chính sách phân phối có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào. Việc xây dựng một chính sách phân phối hợp lý sẽ tạo sự an toàn, tăng khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa được nhanh chóng. Đối với doanh nghiệp sản xuát kinh doanh, trong chính sách phân phối để mở rộng thị trường có thể sử dụng các kênh phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp. Kênh phân phối trực tiếp: - Theo hình thức này, doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với khách hàng, không thông qua khâu tiêu thụ trung gian. Thông qua hình thức này doanh nghiệp có điều kiện để thu thập, nắm bắt thông tin từ khách hàng về giá cả, chủng loại, quy cách của sản phẩm. - Phân phối trực tiếp cho phép các doanh nghiệp khai thác các hợp đồng và các đơn hàng cá biệt. Tuy nhiên, sử dụng kênh phân phối trực tiếp doanh nghiệp phải quan hệ với nhiều bạn hàng nên tốc độ tiêu thụ chậm, tốc độ chu chuyển vốn chậm sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kênh phân phối gián tiếp: - Là hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm tới khách hàng thông qua khâu trung gian. Khâu trung gian có thể là người môi giới, bán buôn, đại lý…
  • 24. 16 - Sử dụng hình thức này sản phầm của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm chi phí bảo quản và hao hụt, thu hồi vốn nhanh nhưng chi phí tiêu thụ lại tăng, công ty khó kiểm soát được khâu trung gian. 1.4 Đặc điểm kinh tế về thị trường Bình Dương. [9] 1.4.1 Đặc điểm vị trí địa lý. Bình Dương là 1 tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.695,5 km2 , chiếm 0,83% diện tích cả nước (số liệu năm 2003). Phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Hình 1.1 Vị trí địa lý tỉnh Bình Dương 1.4.2 Đặc điểm kinh tế. Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2007, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2008, tỉnh Bình Dương đạt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái. Vào năm
  • 25. 17 2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự hợp tác rất tích cực từ các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh sát thực nguyện vọng của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2008, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng đầu với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm Bình Dương có 13 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, Sóng Thần 1. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư; hiện nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh (Mỹ Phước 1,2,3; 6 khu công nghiệp trong Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương, Tân Uyên). KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Tóm lại, muốn kinh doanh bất kì loại hàng hóa nào đạt hiệu quả thì trước tiên cần phải nghĩ tới tìm cho được thị trường tiêu thụ hàng hóa đó, tìm mọi cách để ngày càng mở rộng và phát triển hàng hóa. Chúng ta không thể kiểm soát và chủ động điều chỉnh được nhu cầu. Vì vậy, nghiên cứu thị trường là để phát hiện được nhu cầu và lựa chọn được những công cụ, giải pháp thích hợp để hoạt động Marketing có hiệu quả hơn.
  • 26. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TOÀN AN.
  • 27. 18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TOÀN AN. 2.1 Giới thiệu chung về Công ty. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An, thành lập theo Quyết định số 15/2005/QĐ- BTC ngày 20/03/2005 của Bộ Trưởng BTC. Trụ sở chính : 12G – Nguyễn Quang Bích – P.13 – Q. Tân Bình – TP.HCM. Viết bằng tiếng nước ngoài: TOAN AN INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY. Mã số thuế: 0 3 0 4 2 4 5 8 4 4 Ngày đầu thành lập, Công ty chỉ có gần 40 cán bộ công nhân. Từ một Công ty chỉ khai thác và sản xuất than với sản lượng khai thác và kinh doanh thấp, Ban giám đốc đã quyết định tập trung nội lực, mạnh dạn vay vốn Ngân hàng, đầu tư xây dựng và mở rộng kho chứa Than tại khu công nghiệp Amata, Đồng Nai. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: sản xuất,mua bán chế biến Than, kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ô tô và phương tiện thủy nội địa. Ngày 12 tháng 02 năm 2006, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã ký Quyết định số 3933/GP –UBND cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An khai thác điểm mỏ than xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Vị trí mỏ than Công ty Cổ phần đầu tư Toàn An được khai thác là tại Xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều, diện tích khu vực khai thác 32,8 ha, được giới hạn bởi các điểm góc từ 01 đến 10, có toạ độ hệ toạ độ VN-2000. Phương pháp khai thác: hầm lò, trữ lượng của mỏ được khai thác: 500.000 tấn/năm, thời gian khai thác: 20 năm. Ngày 25 tháng 10 năm 2006, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An đã ban hành Quyết định số 906/QĐ-HĐQT về việc thành lập Xí nghiệp Khai thác Than Toàn An đồng thời tại Quyết định số 907/QĐ-HĐQT đã bổ nhiệm ông
  • 28. 19 Vũ Nhất Tâm làm Giám đốc Xí nghiệp. Ngành nghề kinh doanh là: Khai thác chế biến và kinh doanh than các loại. Việc thành lập mới Xí nghiệp khai thác Than Toàn An được Hội đồng Quản trị thống nhất và đã được Đại hội cổ đông thông qua, quyết định giao cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Công ty có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục cần thiết đối với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc thành lập xí nghiệp mới trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An. Đây cũng là một trong những thuận lợi lớn của Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An khi được UBND cho phép khai thác mỏ than trong tỉnh. Việc thành lập Xí nghiệp khai thác Than Toàn An đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động địa phương, góp phần vào việc nộp ngân sách và mang lại lợi nhuận cho các Công ty cũng như các cổ đông của Công ty. 2.1.2 Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của Công ty. 2.1.2.1 Chức năng: Chức năng chính của Công ty là sản xuất, mua bán chế biến Than, vật liệu xây dựng, xây dựng dân dụng, công nghiệp và kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ô tô và phương tiện thủy nội địa. 2.1.2.2 Nhiệm vụ: Chấp hành các chế độ chính sách của nhà nước cũng như đường lối chủ trương của Đảng nói chung và của ngành nói riêng. Chấp hành các chế độ và chính sách của Tổng Công ty. Tận dụng triệt để các nguồn vốn đầu tư , công nghệ kỹ thuật mới để phục vụ cho công tác quản trị và sản xuất kinh doanh. Chấp hành triệt để nghĩa vụ đối với nhà nước như: nộp thuế các loại,và các khoản phải nộp khác, góp phần bảo vệ môi trường sinh.
  • 29. 20 2.1.2.3 Quyền hạn: Công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn do các cổ đông đóng góp, đất đai và tài nguyên được giao sử dụng và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty. Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty, phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc trong Công ty đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Được quyền mở rộng, chủ động trong mọI hiình thức kinh doanh, liên kết với các cơ quan nghiên cứu, tập thể cá nhân hay tổ chức khoa học áp dụng công nghệ mới. Chủ động xác định các nguồn vốn để thực hiện các chương trình sản xuất kinh doanh, được quyền vay, mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng giao dịch, được sử dụng vốn của nhà nước giao, đi vay hay huy động các nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty được quyền chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh. Có quyền cân đối năng lực sản xuất, hoàn thiện cơ cấu sản phẩm theo yêu cầu của quy trình công nghệ mới, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.1.2.4 Mục tiêu: Trở thành một trong những Công ty có uy tín về lĩnh vực sản xuất, mua bán chế biến Than và kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ô tô và phương tiện thủy nội địa. Công ty cũng quan tâm đến thỏa mãn nhu cầu của khách thông qua các biện pháp huấn luyện, đào tạo công nhân viên ý thức trách nhiệm cao và quản lý tốt quá trình xản xuất và kinh doanh.
  • 30. 21 Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An ra đời phục vụ nhu cầu vận chuyển và năng lượng, góp phần vào phát triển đổi mới kinh tế Việt Nam. Công ty Cổ Phần đầu tư Toàn An không ngừng phát triển kinh doanh. Đầu tư khai thác tiềm năng tạo công ăn việc làm và góp phần ổn định đời sống công nhân viên ở Công ty. 2.1.3 Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy. Sơ đồ 2.1: Bộ máy tồ chức của Công ty. Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính [8] ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC P. KẾ TOÁN TÀI VỤ P. KINH DOANH P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. KẾ HOẠCH KĨ THUẬT QUẢN ĐỐC KHO HÀNG
  • 31. 22 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các bộ phận. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và Điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định. Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc điều hành Công ty là người Đại diện của Công ty trong việc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng Giám đốc điều hành Công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó Tổng Giám đốc: Thay quyền tổng giám đốc khi đi vắng và phải được ủy quyền của tổng giám đốc Chức năng các phòng ban: Phòng Kế Toán - Tài Vụ: Chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế hoạch phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng quy định hiện hành của Nhà Nước. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện chế độ ghi chép sổ, lập và luân chuyển các chứng từ của phòng ban trong Công ty.
  • 32. 23 Tham mưu cho giám đốc các chế độ thể lệ và quản lý kinh tế, tài chính và các vấn đề về nghiệp vụ có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế, giúp ban lãnh đạo thấy rõ tình hình hoạt động kinh doanh theo các thương vụ, từ đó đề ra các giải pháp giải quyết và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trích lập đầy đủ các khoản nộp theo đúng quy định, thanh toán và giải quyết nhanh gọn các khoản tiền vay công nợ, phải trả và phải thu. Tổ chức vốn sao cho cung cấp vốn kịp thời và đầy đủ để quá trình kinh doanh được liên tục. Tiến hành phân phối vốn pháp lý để sử dụng vốn một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tăng lãi cho Công ty. Có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, chứng từ và cung cấp đầy đủ số liệu trong sản xuất kinh doanh. Quyết toán quý, năm và lập báo cáo quyết toán gởi cho Công ty và cơ quan chức năng có liên quan. Phòng Tổ Chức Hành Chánh: Chịu trách nhiệm tuyển chọn nhân viên, chăm lo y tế xã hội cho công nhân viên. Tham mưu co giám đốc về công tác tổ chức, bố trí sắp xếp cơ cấu nhân viên. Soạn thảo các qui chế qui định trong Công ty, tổng hợp tình hình hoạt động, văn thư lưu trữ, đối ngoại pháp lý, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động kinh doanh của Công ty. Phòng Kế Hoạch-Kỹ Thuật: Chịu trách nhiệm khâu kỹ thuật sản xuất, phân tích mặt hàng, chịu trách nhiệm về sản phẩm, bố trí theo yêu cầu của khách hàng. Phòng kinh doanh: Hoạch định các chiến lược kinh doanh, tìm hiểu và phát triển thị trường, theo dõi và tiến hành kí kết các hợp đồng kinh doanh.
  • 33. 24 Quản đốc phân xưởng: Chịu trách nhiệm trực tiếp mọi hoạt động sản xuất trong xưởng, hướng dẫn, chỉ đạo nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong sản xuất. Quản lý, đôn đốc lực lượng lao động trong mọi phân xưởng, nâng cao tinh thần sản xuất làm việc, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm đúng như tiến độ hoạch định ban đầu. Tiến hành phân bổ một cách hợp lý vào từng khâu sản xuất, lực lượng lao động , không gây uổng phí hoặc ứ động lao động trong doanh nghiệp. Những khó khăn ngoài khả năng giải quyết sẽ được trình lên Giám đốc lấy ý kiến tiến hành thực hiện. 2.1.4 Một số đặc điểm của Công ty. 2.1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm. Than đá là loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là sử dụng cho những nhà máy sản xuất thép, gạch ngói, nồi hơi. Than hay các loại nhiên liệu rắn khác có những đặc tính cần thiết để có thể phân biệt thành các loại than tốt , than xấu, than dễ cháy, khó cháy, có nhiệt lượng cao, nhiệt lượng thấp v.v. Để có thể hiểu được đặc điểm của than ta có các đặc tính sau:
  • 34. 25 Bảng 2.1: Bảng kết cấu sản phẩm Cỡ hạt Độ tro (AK%) Độ ẩm TB Chất bốc TB Lưu huỳnh Nhiệt nặng Yêu cầu Loại than mm Trung bình Giới hạn WlvT B% VKTB% SKTB% QKmin(Cal/ g) QKmin(Cal/g) Than cục Cục 2a 50-100 7 6.00-8.00 3 6 0.6 7500 7800 " 25-60 7 6.00-8.00 3 6 0.6 7500 7800 Cục 2b 50-100 9 8.01-10.0 3.5 6 0.6 7000 7650 " 25-200 9 8.01-10.0 3.5 6 0.6 7000 7650 Cục 3a 35-50 4 3.01-5.00 3 6 0.6 8000 8100 Cục 4a 15-35 5 4.01-6.00 3.5 6 0.6 8000 8000 Cục 4b 15-35 9 6.01-12.0 3.5 6 0.6 7000 7450 Cục 5a 6-18 6 5.00-7.00 3.5 6 0.6 7000 7900 Cục 5b 6-18 7 6.00-8.00 4 6 0.6 7000 7450 Than cám Cám 1 0-15 7 6.00-8.00 8 6.5 0.6 7500 7800 Cám 2a 0-15 9 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600 Cám 2a 1-10 8.5 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600 Cám 2b 1-6 8.5 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600 Cám 2b 1-5 9 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600 Cám 2c 1-15 9 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7500 7600 Cám 3a 1-15 11.5 10.01-13 8 6.5 0.6 6500 7350 Cám 3b 1-15 14 13.01-15 8 6.5 0.6 6500 7050 Cám 3c 1-15 16.5 15.01-18 8 6.5 0.6 6500 6850 Cám 4a 1-15 20 18.01-22 8 6.5 0.6 6500 6500 Cám 4b 1-15 24 22.01-26 8 6.5 0.6 6500 6050 Cám 5 1-15 30 26.01-33 8 6.5 0.6 5500 5500 Cám 6 1-15 36 33.01-40 8 6.5 0.6 5000 4850 Nguồn: Phòng Kế hoạch kĩ thuật [5] Sản phẩm chính của Công ty là than cục và than cám. Nhìn chung, chất lượng sản phẩm tốt, đều đạt chất lượng theo yêu cầu, tuy nhiên mức giá còn khá cao (Bảng 2.14), nguyên nhân là do chi phí khai thác và chi phí nguyên vật liệu đắt,địa điểm khai thác xa làm tăng chi phí vẩn chuyển hàng hóa, mẫu mã đẹp nhưng chưa phong phú. Càng ngày, chất lượng sản phẩm than của Công ty Toàn An tốt hơn các Công ty khác. Hơn nữa, chúng ngày càng được hoàn thiện nhờ có sự quan tâm thích
  • 35. 26 đáng đối với công tác kỹ thuật. Các cuộc thí nghiệm và kiểm đỉnh chất lượng thường xuyên được tổ chức nhầm tiếp tục hoàn thiện tính năng của sản phẩm. 2.1.4.2 Đặc điểm về thị trường. Hiện tại thị trường của Công ty có mặt ở 3 tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ. Trong đó đặc biệt phải nói đến tỉnh Đồng Nai và Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất (về doanh thu và mức lợi nhuận lớn nhất). Ngoài ra, đến năm 2008 Công ty đã bắt đầu có thị trường tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Dương. Trong đó Công ty xác định thị trường Bình Dương là thị trường tiềm năng trong tương lai. Vì ở đây có đặc điểm về vị trí về địa lý, kinh tế , các khu công nghiệp phát triển nên có thể tiêu thụ được khối lượng lớn. 2.1.4.3 Đặc điểm về công nghệ. Với nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển than nguyên khai của các mỏ về sàng tuyển, chế biến ra các chủng loại than thương phẩm đưa đi tiêu thụ, những năm qua Công ty Toàn An đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp công nghệ mới để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Hình 2.1 Hệ thống sàng tuyển của Công ty. Năm 2007 Công ty đã mạnh dạn đầu tư và lắp đặt thêm hai hệ thống sàng tuyển cùng hệ thống bơm xoáy lốc nhằm nâng cao sản lượng than nguyên khai vào
  • 36. 27 sàng từ 80 tấn/giờ lên 300 tấn/giờ, nâng công suất của nhà máy sàng tuyển Toàn An từ 150 tấn/năm 2006 lên hơn 300.000 tấn/năm 2007, vượt mức so với công suất thiết kế 50%. Cùng với đó Công ty đưa bể Huyền phù vào sử dụng để loại bỏ tạp chất lẫn trong than đã góp phần nâng tỷ lệ than sạch đạt tiêu chuẩn sau khi tuyển rửa lên hơn 95%. Từ năm 2006 đến nay, Công ty đã áp dụng công nghệ pha trộn sản phẩm ngay trên dây chuyền nên đã giảm được chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho Công ty mỗi năm. Bên cạnh đó, việc lắp đặt hệ thống băng tải vận chuyển phân chia than thành phẩm ra hệ thống kho đã giảm được cung đường vận chuyển và giảm độ bụi, ồn ở khu vực sản xuất. Xác định đa dạng hóa sản phẩm là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong sản xuất kinh doanh, vì vậy Công ty Toàn An đã nghiên cứu và ứng dụng thành công một số quy trình sản xuất các loại than cám, than cục đặc chủng chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, góp phần nâng cao sản lượng tiêu thụ hằng năm tăng cao hơn so với kế hoạch đặt ra. 2.1.4.4 Đặc điểm về quản lí chất lượng sản phẩm. Đây là một công việc rất quan trọng vì nó liên quan đến việc tiêu hao nguyên liệu, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và giá thành sản phẩm của Công ty. Do đó trong nhưng năm qua, Công ty đã tập trung kiện toàn công tác này. Nhiệm vụ quản lý kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm được giao cho bộ phận quản lý kỹ thuật (Phòng Kế Hoạch Kĩ Thuật) và các đơn vị phân xưởng trong Công ty. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm, bao gồm quản lý chất lượng nguyên liệu vật tư, hóa chất đều được quan tâm đúng mức. Vì vậy đã góp phần vào việc tiết kiệm nguyên vật liệu chất lượng sản phẩm được đồng đều hơn, giúp cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  • 37. 28 2.1.4.5 Đặc điểm về nguồn nhân lực. Bảng 2.2: Bảng tình hình số lượng lao động (2009_2010) 2009 2010 Chênh Lệch STT Các chỉ tiêu Số người % Số người % Số người % 1 Tổng số nhân viên 200 100 210 100 10 5,0 Theo tính chất lao động - Trực tiếp kinh doanh 145 72,5 152 72,38 7 4,832 - Gián tiếp kinh doanh 55 27,5 58 27,62 3 5,45 Theo giới tính - Nam 112 56,0 115 54,76 3 2,683 - Nữ 88 44,0 95 45,24 7 7,95 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính [8] Ta có thể thấy ngay rằng nguồn nhân lực của Công ty năm 2010 so với năm 2009 chỉ tăng 5,0% tương đương là 10 người.. - Về cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động trực tiếp kinh doanh: Năm 2009 toàn Công ty có 145 người chiếm 72,5 % số lao động. Đến năm 2010 thì số lao động là 152 người chiếm 72,38 % số lao động. Như vậy năm 2010 số lao động trực tiếp kinh doanh tăng lên 7 người nhưng tỷ trọng lại giảm (72,38% -72,5% = -0,12%) do Công ty tập trung nhân lực vào việc tiêu thụ sản phẩm. Cơ cấu lao động gián tiếp kinh doanh: trong những năm qua lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2009 là 55 người chiếm 27,5% đến năm 2010 là 58 người chiếm 27,62% do Công ty đã tăng số nhân viên kế toán. Nhìn chung số lao động trực tiếp và gián tiếp kinh doanh của Công ty có tăng nhưng không nhiều. Số
  • 38. 29 lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng cao phù hợp với hình thức hoạt động kinh doanh của Công ty. Tình hình sử dụng lao động nam và nữ: số lao động nam làm việc trong công ty luôn lớn hơn số lao động nữ. Năm 2009 có 112 lao động nam chiếm 56% thì số lao động nữ là 88 người chiếm 44%. Đến năm 2010 số lao động nam tăng lên 3 người là 115 người chiếm 54,76%, lao động nữ tăng thêm 7 người là 95 người. Qua phân tích trên đây ta thấy vấn đề sử dụng lao động nam hay nữ là tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của công việc, khối lượng công việc để có sự bố trí sắp xếp lao động sao cho hợp lý để đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Số lượng lao động thích hợp, phân bố hợp lý chỉ là bề nổi của tình hình nhân lực của chuyên môn. Điều cần phải quan tâm nhất hiện nay của các doanh nghiệp là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp hay chính là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của của đội ngũ cán bộ, nhân viên của Công ty. Về chất lượng đội ngũ người lao động của Công ty Trình độ chuyên môn kỹ thuật của Công ty được phản ánh bảng sau.
  • 39. 30 Bảng 2.3: Bảng phân tích tình hình số lượng lao động (2009_2010) 2009 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị TT (%) Giá trị TT(%) Giá trị % Số nhân viên 200 100 210 100 10 5,00 - Đại học 40 20 47 22,38 7 17,5 - Trung cấp, cao đẳng 130 65 133 63,33 3 2,3 - Công nhân kỹ thuật 10 5 10 4,76 0 (0.24) - Lao động khác 20 10 20 9,52 0 (0.48) Số nhân viên cử đi học 18 100 19 100 1 5,56 - Ngắn hạn 10 55,56 11 57,89 1 10,0 - Dài hạn 8 44,44 8 42,11 0 (2.33) Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính [8] Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ lệ tốt nghiệp đại học của công ty chiếm khoảng 20% năm 2009 và 22,38% năm 2010. Trong hai năm tăng 17,5% tương đương với 7 người, con số này là rất thấp, do những năm qua Công ty đã tuyển dụng một số nhân viên vào vị trí cần thiết dựa trên nhu cầu của Công ty. Từ đó đến nay số lượng lao động của Công ty vẫn ổn định, không có nhu cầu tuyển dụng thêm nhiều lao động . Tỷ lệ đại học chủ yếu rơi vào đội ngũ lãnh đạo của Công ty và một số lao động mới tuyển dụng năm 2010. Điều này thuận lợi cho Công ty trong lĩnh vực quản lý và hoạch định chiến lược kinh doanh, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ ở khu vực Bình Dương.
  • 40. 31 Tỷ lệ trung cấp của Công ty lại chiếm tỷ lệ lớn 65% số cán bộ, nhân viên năm 2009 và 63,33% trong năm 2010. Số lượng lao động này đều thay đổi không đáng kể. Theo như lời nhận xét của ban giám đốc Công ty trong hai năm 2009 và 2010 không có biến động, các cán bộ, nhân viên hoạt động tích cực có hiệu quả nên không cần tuyển thêm nhiều lao động nữa, nếu ở đơn vị nào cần thì báo cáo để Công ty xét duyệt và tuyển dụng. 2.2 Thực trạng hoat động sản xuất kinh doanh những năm qua. 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An. Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường than đá, Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An đã phát huy hết khả năng kinh doanh của mình để có thể trụ vững và định hướng phát triển trở thành Công ty kinh doanh than lớn mạnh tại Miền Nam. Hiện nay, sản phẩm của Công ty không chỉ có mặt tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ mà còn ở các tỉnh miền Tây. Bảng 2.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2008-2010) Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng doanh thu 191,571,750,000 214,820,250,000 268,070,250,000 Chi phí 183,993,162,500 203,829,237,500 254,666,737,500 Lợi nhuận 7,578,587,500 10,991,012,500 13,403,512,500 Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ[6]
  • 41. 32 Bảng 2.5: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2008_2010) Đơn vị tính: đồng Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu (+/_) (%) (+/_) (%) Tổng doanh thu 23,248,500,000 12,1 53,250,000,000 24,8 Chi phí 19,836,075,000 10,8 50,837,500,000 24,9 Lợi nhuận 3,412,425,000 45,0 2,412,500,000 21,9 Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ[6] Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ[6] Biểu 2.1: Tổng doanh thu của Công ty từ năm 2008-2010 Qua bảng phân tích trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng rất cao. Trong đó tổng doanh thu năm 2008 đạt 191,571 tỉ đồng, năm 2009 đạt 214,820 tỉ đồng tăng 23,248 tỉ đồng, tức tăng 12,1%. Năm 2010 là 268,070 tỉ đồng, tăng 53,250 tỉ đồng so với năm 2009, tức tăng 24,8%. Tổng doanh thu của Công ty tăng cao là do Công ty mở rộng ngành nghề kinh doanh ngoài việc kinh doanh chính là kinh doanh Than.
  • 42. 33 Tổng chi phí của Công ty thay đổi theo sự biến đổi của tổng doanh thu, mức tăng và tốc độ tăng khác nhau. Năm 2008 tổng chi phí của Công ty là 183,993 tỉ đồng. Năm 2009 tổng chi phí là 203,829 tỉ đồng tăng so với năm 2008 là 19,836 tỉ đồng tương đương với tăng 10,8%. Còn năm 2010 tổng chi phí của Công ty là 254,666 tỉ đồng, tăng so với năm 2009 là 50,837 tỉ đồng tương ứng với tăng 24,9 %. Năm 2010 so với năm 2009 thì tốc độ tăng của doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng của chi phí nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 2009 lớn hơn năm 2008. Tuy nhiên, đến năm 2010 thì tốc độ tăng của doanh thu không chênh lệch nhiều so với tốc độ tăng chi phí của năm 2009 nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 2010 thấp hơn năm 2009. Vì vậy, lợi nhuận của Công ty chưa cao, cần phải giảm chi phí đầu vào, tăng doanh thu tức là tăng sản lượng tiêu thụ trên thị trường. Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ[6] Biểu 2.2: Lợi nhuận của Công ty (2008_2010) Cùng với sự tăng lên của doanh thu và chi phí trong 3 năm thì lợi nhuận sau thuế đã đạt được của Công ty cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 7,578 tỉ đồng, năm 2009 là 10,991 tỉ đồng, tăng 3,412 tỉ đồng, tức tăng 45%. Năm 2010 đạt 13,403 tỉ đồng, tăng 2,412 tỉ đồng so với năm 2009, tức tăng 21,9%. Như vậy lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng so với năm 2008, năm 2009.
  • 43. 34 Điều này phản ánh tình hình Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối hiệu quả và cũng góp phần làm cho thu nhập và đời sống nhân viên ổn định. 2.2.2 Thực trạng về thị trường tiệu thụ sản phẩm của Công ty. 2.2.2.1 Phân tích thị trường theo cơ cấu sản phẩm. Cổ phần Đầu tư Toàn An đã đưa ra thị trường hơn 17 chủng loại sản phẩm, công tác nghiên cứu và đưa ra những loại sản phẩm than mới đã góp phần làm cho danh mục sản phẩm của Công ty ngày càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Những chủng loại sản phẩm đa dạng đã góp phần lắp đầy khoảng trống của thị trường và gia tăng mức độ tiêu thụ sản phẩm. Bảng 2.6: Bảng tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm Đơn vị tính: Tấn Thực hiện Tỉ trọng cơ cấu sản phẩm (%) Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 2008 2009 2010 Than cục 35.000 38.000 43.000 31.3 28.4 27.2 Cục 2 8.000 9.000 11.000 7.1 6.7 7.0 Cục 3 10.000 11.000 12.000 8.9 8.2 7.6 Cục 4 8.000 9.000 10.000 7.1 6.7 6.3 Cục 5 9.000 9.000 10.000 8.0 6.7 6.3 Than cám 77.000 96.000 115.000 68.8 71.6 72.8 Cám 1 9.000 13000 15000 8.0 9.7 9.5 Cám 2 11.000 14000 17000 9.8 10.4 10.8 Cám 3 26.000 32000 37000 23.2 23.9 23.4 Cám 4 14000 19000 21000 12.5 14.2 13.3 Cám 5 10000 12000 17000 8.9 9.0 10.8 Cám 6 7000 6000 8000 6.3 4.5 5.1 Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ[6]
  • 44. 35 Qua bảng trên ta thấy, than cám là sản phẩm chủ yếu của Công ty, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty. Số lượng than cám tăng mạnh theo từng năm, than Cám 2, Cám 3, Cám 4 trong nhóm than cám là loại được tiêu thụ nhiều nhất, số lượng than cám tăng mạnh là do số lượng than Cám 3 tăng. Danh mục sản phẩm của Công ty rất đa dạng, phong phú có thể đáp ứng được tương đối nhu cầu của doanh nghiệp tiêu thụ than. Sản phẩm than Cám là sản phẩm chiến lược của Công ty nên chiếm tỉ trọng lớn, chiếm đến 68.8 % trong năm 2008, 71.6 % trong năm 2009 và 72.8 % trong năm 2010. Trong khi đó, tỉ lệ tiêu thụ sản phẩm than Cục trong những năm gần đây có tăng, tuy nhiên sản phẩm than Cục thì chiếm tỉ trọng còn khiêm tốn, năm 2008 chiếm 31.3 % nhưng đến năm 2009 đã tụt giảm chỉ còn 28.4 % và năm 2010 là 27.2 %. Công ty chỉ mới tiêu thụ mạnh sản phẩm của mình ở những loại sản phẩm có giá trung bình và thấp, chưa có khả năng tiêu thụ lớn những sản phẩm có chất lượng tốt và giá bán cao, than cục là nhựng loại sản phẩm sẽ giúp cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty thu được từ các mặt hàng này là rất cao, Công ty cần phải tập trung phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm này. Điểm này đã làm giảm khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty. Có thể lấy một ví dụ điển hình là Công ty Đông Bắc, đối thủ cạnh tranh của Công ty Toàn An trên thị trường than đá tại miền Nam. Sản phẩm của Công ty Đông Bắc phong phú, đa dạng hơn về chủng loại, có nhiều cơ sở chính ở khu vực miền Đông Nam Bộ, nơi có nhiều khu công nghiệp phát triển. Sản phẩm than của Công ty Đông Bắc vừa đa dạng, chất lượng nhưng mức giá bán lại rất phù hợp. Đây là vấn đề rất quan trọng mà Công ty Toàn An phải nghiên cứu kĩ. 2.2.2.2 Phân tích thị trường theo khu vực địa lý. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng loại doanh nghiệp có ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu của thị trường. Nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm than của từng thị trường là khác nhau, vì vậy khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương sẽ khác nhau.
  • 45. 36 Bảng 2.7: Bảng tỉ lệ phần trăm lượng than tiêu thụ tại một số thị trường Đơn vị tính: % Thị trường Lượng than tiêu thụ Đồng Nai 30.7 Hồ Chí Minh 25.6 Bà Rịa Vũng Tàu 18.9 Bình Dương 9.2 Thị trường khác 15.6 Nguồn: Phòng kinh doanh [7] 15.60% 18.90% 30.70% 25.60% 9.20% Hồ Chí Minh Đồng Nai Bà Rịa Vũng Tàu Thị trường khác Bình Dương Nguồn: Phòng kinh doanh [7] Biểu 2.3: Biểu đồ phần trăm lượng than tiêu thụ tại một số thị trường Qua biểu đồ ta thấy, sản phẩm của Công ty ngoài tiêu thụ chủ yếu ở Đồng Nai mà còn các thị trường khác như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu trong đó Đồng Nai là thị trường lớn nhất và sự chênh lệch về tiêu thụ sản phẩm của từng thị trường cũng khá lớn. Sản phẩm tiêu thụ tại thị trường Bình Dương còn khá thấp, chỉ chiếm 9.2% thị phần tiêu thụ của toàn thị trường, điều này chưa tương xứng với thị
  • 46. 37 trường đầy tiềm năng và hấp dẫn này. Việc khai thác tốt thị trường Bình Dương sẽ giúp cho Công ty có một thị trường tiêu thụ sản phẩm rất rộng lớn. Vì vậy, Công ty cần xúc tiến và đẩy mạnh nhanh hơn nữa việc nghiên cứu thị trường Bình Dương. Thị trường Bình Dương là một thị trường rộng lớn và hấp dẫn. Lí do là vì Bình Dương có rất nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp tọa lạc tại đây: huyện Tân Uyên có KCN Nam Tân Uyên I, Nam Tân Uyên II, KCN Khánh Bình, CCN Thạc Ban-Khánh Bình, CNN Dốc Bà Nghĩa-Hội Nghĩa-Khánh Bình… Bến cát có KCN Phú Gia, KCN Mỹ Phước, KCN An Tây... nơi đây chủ yếu là các loại công nghiệp nặng như gạch, ngói, sắt, giấy, luyện kim… nên tiêu thụ rất nhiều năng lượng, trong đó năng lượng than chiếm một phần lớn trong tổng năng lượng mà ngành công nghiệp ở đây tiêu thụ. Qua thông tin trên thị trường và thực tế kinh doanh thì ta thấy Công ty nên tập trung bán hàng vào các huyện Tân Uyên và Bến Cát, và tập trung vào các Công ty tiệu thụ năng lượng nhiều như luyện kim, sản xuất gạch, ngói. Vì xác định được đối tượng khách hàng mà sản lượng kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Cùng với việc xác định đối tượng khách hàng là chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối phù hợp với thị trường trên. Nhìn chung, thị trường Bình Dương là thuận lợi cho việc mở rộng của Công ty tại thị trường này. Đây là thị trường tiềm năng tập trung nhiều khu công nghiệp. Ngoài ra việc sản xuất của công ty thực sự đã ổn định và có vị trí được sự tín nhiệm khá tốt từ khách hàng. Thị trường Bình Dương có vị trí địa lí thuận lợi gần với cơ sở chứa than của Công ty, vì vậy chi phí vận chuyển thấp, việc tiếp cận và quản lí thuận lợi hơn. 2.3 Thực trạng hoạt động Marketing những năm qua từ năm 2008-2010 2.3.1 Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty. 2.3.1.1 Nghiên cứu thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, hoạt động Marketing của Công ty vô cùng quan trọng. Cũng như nhiều Công ty kinh doanh khác, ngay từ ngày đầu
  • 47. 38 thành lập, Công ty đã rất chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường, với phương châm “có thị trường là có tất cả”. Công tác nghiên cứu thị trường được phòng kinh doanh than trực tiếp tiến hành. Hoạt động nghiên cứu thị trường trên một số thị trường trọng điểm của Công ty như: thị trường Bình Dương. Các thông tin này được thu thập thông qua thông tin trên mạng Internet và từ những chuyến khảo sát thực tế của nhân viên trên từng thị trường cụ thể cũng như thông tin thu được từ Hội nghị khách hàng do Công ty tổ chức hàng năm. Bảng 2.8: Bảng chi phí nghiên cứu thị trường của Công ty (2008_2010) Đơn vị tính: đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 50,000,000 75,000,000 120,000,000 Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ[6] Thị trường chủ yếu hay thị trường truyền thống là những thị trường tập trung những nhà nhập khẩu lớn có nhu cầu ổn định. Đây là những khách hàng đóng vai trò then chốt trong việc tiêu thụ than của Công ty. Họ thường là những Công ty thương mại lớn và hợp đồng được kí thường là hợp đồng dài hạn (hơn 3 năm). Tại thị trường này, khách hàng dược chia làm 2 loại là các Công ty thương mại và các Công ty sản xuất. Các Công ty thương mại đóng vai quan trọng là những nhà môi giới cho Công ty, còn các Công ty sản xuất là những cơ sở tiêu thụ trực tiếp than. Họ mua than về phục vụ cho quá trình sản xuất như luyện thép, sản xuất xi măng, gạch ngói, phát điện… Đây là những Công ty có quan hệ truyền thống với Công ty, khối lượng tiêu thụ khá ổn định, mặt khác qui mô sản xuất của họ lớn, do đó nguyên liệu đốt phục vụ sản xuất khó có thể thay đổi sang dạng khác vì như vậy sẽ kéo theo sự thay đổi công nghệ máy móc. Vì vậy, mức độ trung thành của họ rất cao. Các khách hàng dạng này của Công ty thường tập trung nhiều nhất trên thị trường Bình Dương.
  • 48. 39 Bảng 2.9: Bảng các kết quả nghiên cứu thị trường Những ngành sử dụng than cục Luyện kim Gạch, ngói Thủy tinh… Những ngành sử dụng than cám Giấy Nhựa, gỗ Thủ công mỹ nghệ… Nguồn: Phòng kinh doanh[7] Bảng 2.10: Bảng tỉ lệ tiêu thụ năng lượng than trong các ngành Đơn vị tính :% Luyện kim 35 Gạch, ngói 21 Thủy tinh 13 Giấy 10 Nhựa, gỗ 8 Thủ công mỹ nghệ 5 Các ngành khác 8 Nguồn: Phòng kinh doanh [7]
  • 49. 40 13% 10% 8% 5% 8% 35% 21% Luyện kim Gạch, ngói Thủy tinh Giấy Nhựa, gỗ Thủ công mỹ nghệ Các ngành khác Nguồn: Phòng kinh doanh[7] Biểu 2.4 Biểu tỉ lệ tiêu thụ năng lượng than trong các ngành Qua biểu đồ ta thấy, năng lượng than được tiêu thụ chủ yếu là ngành Luyện kim và sản xuất Gạch ngói, các ngành còn lại do đặc điểm về sản xuất kinh doanh nên sử dụng ít hơn. Các thị trường thứ yếu là những thị trường có nhu cầu tiêu thụ thấp, mức độ trung thành không cao. Phần lớn thị trường là các Công ty nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực như nung vôi, sản xuất giấy, ép gỗ. Do vậy, với thị trường này hàng năm Công ty chỉ tiến hành gửi bản chào hàng chứ không cử nhân viên tới tận nơi để chào hàng và đàm phán nhằm giảm bớt chi phí, tránh dàn trải nguồn lực và để tập trung nguồn lực cho các thị trường lớn, trọng điểm trong quá trình tiến hành thâm nhập. Những thị trường với qui mô lớn, tỉ suất lợi nhuận và mức độ trung thành cao sẽ là những thị trường mục tiêu cho chiến lược lâu dài của Công ty. Đó là các thị trường đặc biệt là thị trường Bình Dương. Với những thị trường này Công ty tổ chức nghiên cứu kỹ lưỡng khách hàng, môi trường kinh doanh, dự báo nhu cầu tiêu thụ của các cơ sở tiêu thụ đồng thời tiến hành thăm dò các đối thủ cạnh tranh có khả năng cung cấp than cùng chủng loại nhằm đưa ra những chiến lược Marketing hữu hiệu nhất.
  • 50. 41 Những thị trường có qui mô nhỏ, tỉ suất lợi nhuận và mức độ trung thành không cao như Bà Rịa Vũng Tàu sẽ không phải là những thị trường mục tiêu của Công ty. Đối với những thị trường này, Công ty đưa ra kế hoạch Marketing cho cả vùng, hay cả nhóm chứ không tiến hành Marketing riêng biệt cho từng tỉnh nhằm giảm chi phí trong việc nghiên cứu thị trường. Thực tế cho thấy, than là mặt hàng có sự tương đồng trong tiêu thụ và đòi hỏi về chất lượng nên Công ty áp dụng chiến lược trải rộng thị trường trên những thị trường này khá thành công. Qua những số liệu trên ta thấy Công ty bắt đầu chú trọng đến nghiên cứu thị trường và theo bảng kết quả kinh doanh thì ngày càng tăng cao, có thể là nhờ những chiến lược ngiên cứu thị trường mà công ty có những chiến lược kinh doanh đúng đắn. 2.3.1.2 Chiến lược sản phẩm. Là một Công ty thương mại, sản xuất, nên các sản phẩm kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn An khá đa dạng, phong phú về chủng loại, hình thức và được thị trường chấp nhận tích cực. Công tác đa dạng hóa sản phẩm: Để thích ứng được với những biến đổi của nhu cầu thị trường, việc tìm kiếm mặt hàng kinh doanh mới là vô cùng cấp thiết. Với đặc điểm là một Công ty thương mại sản xuất nên việc đa dạng hóa sản phẩm cũng chính là việc tìm kiếm nghiên cứu khai thác các sản phẩm mới. Để đa dạng hóa sản phẩm, Công ty thu thập thông tin khách hàng về sản phẩm nào như nhiệt độ cần đạt tới, độ mịn, kích cỡ hạt, giá cả… Sau đó, Công ty tiến hành tổng hợp và khai thác ở các mỏ than để phục vụ cho khách hàng. Trong năm 2011 và năm 2012 sắp tới, Công ty sẽ bổ xung thêm một số loại than nhằm hoàn thành công tác đa dạng hóa sản phẩm cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • 51. 42 Bảng 2.11: Bảng một số loại than được bổ xung (2011_2012) Cỡ hạt Độ tro (AK %) Độ ẩm TB Chất bốc TB Lưu huỳnh Nhiệt năng STT Loại than mm Trung bình Giới hạn Wlv TB % VK TB% SK TB% QK min( Cal/g) I Than cục 1 Cục xô 1a 25-250 7 10.5 3 6 0.6 8200 2 Cục xô 1b 25-250 7 15 3 6 0.6 8200 3 Cục xô 1c 25-250 8 19.5 3.5 6 0.6 8000 4 Cục 7a 15-100 9 36 3.5 6 0.6 7200 5 Cục 7b 15-100 5 41.5 3 6 0.6 7200 6 Cục 7c 15-100 6 47.5 3.5 6 0.6 7000 7 Cục 8a 15-100 9 57.5 3.5 6 0.6 6500 8 Cục 8b 25-100 6 60 3.5 6 0.6 6530 II Than cám 1 Cám 7a 0-20 38 47.5 8 7 0.6 4800 2 Cám 7b 0-20 40 49.5 8 7 0.6 4750 Nguồn: Phòng Kế hoạch kĩ thuật[8] Nếu Công ty hoàn thành được công tác đa dạng hóa sản phẩm như kế hoạch đặt ra thì việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hạn chế trong công tác phát triển sản phẩm mới của Công ty là thiếu một phòng Marketing theo đúng nghĩa. Hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường, vạch ra các chính sách cho Marketing… đều do phòng kinh doanh đảm nhận. Đội ngũ nhân viên kinh doanh có trình độ nhưng chưa được đào tạo căn bản về Marketing, kiến thức cơ bản còn yếu, nhiều khi chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân. Một hạn chế nữa là kinh phí cho việc nghiên cứu thị trường còn hạn chế. Nâng cao chất lượng sản phẩm:
  • 52. 43 Nâng cao chất lượng trong khâu khai thác, vận chuyển và bảo quản… để sản phẩm đạt đúng chất lượng, tiêu chuẩn đặt ra của nhà nước hay yêu cầu của khách hàng. Cơ cấu trong hệ thống chất lượng cũng có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Chính sách mục tiêu chất lượng được lập và đưa đến tất cả các phòng, ban phân xưởng nhằm để động viên các cán bộ nhân viên trong Công ty cùng nhau phấn đấu vì sự phát triển của Công ty. 2.3.1.3 Chiến lược về giá. Giá cả là một vấn đề nhạy cảm đối với bất kỳ một doanh nghiệp thương mại nào. Nó quyết định tới thị phần, lợi nhuận, doanh thu… Chính vì thế có một chính sách giá hợp lí là điều rất cần thiết. Hiện tại Công ty đang phải cạnh tranh về giá đối với các đối thủ trong cùng thị trường. Và có thể đứng vững được Công ty cần phải đưa các chính sách giá phù hợp với từng thời điểm. Chính sách giá được thể hiện rõ qua bảng sau: Bảng 2.12: Bảng báo giá của Công ty (2008_2010) Đơn vị tính : Đồng/tấn STT Loại than 2008 2009 2010 I Than cục 1 Cục 2 2.800.000 3.260.000 4.000.000 2 Cục 3 2.750.000 3.215.000 3.500.000 3 Cục 4 2.220.000 2.840.000 3.200.000 4 Cục 5 1.950.000 2.210.000 3.000.000 II Than cám 1 Cám 1 2.120.000 2.410.000 2.700.000 2 Cám 2 1.950.000 2.220.000 2.600.000 3 Cám 3 1.900.000 2.100.000 2.500.000 4 Cám 4 1.450.000 1.855.000 2.300.000 5 Cám 5 1.120.000 1.550.000 1.850.000 6 Cám 6 850.000 1.000.000 1.200.000 Nguồn:Phòng Kinh doanh[7]
  • 53. 44 Bảng 2.13: Bảng so sánh mức chênh lệch giá của Công ty (2008_2010) Đơn vị tính : Đồng/tấn Loại than Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Than cục (+/-) % (+/-) % Cục 2 460.000 16.4 740.000 22.7 Cục 3 465.000 16.9 285.000 8.9 Cục 4 620.000 27.9 360.000 12.7 Cục 5 260.000 13.3 790.000 35.7 Than cám Cám 1 290.000 13.7 290.000 12 Cám 2 270.000 13.8 380.000 17.1 Cám 3 200.000 10.5 400.000 19 Cám 4 405.000 27.9 445.000 24 Cám 5 430.000 38.4 300.000 19.4 Cám 6 150.000 17.6 200.000 20 Nguồn:Phòng Kinh doanh[7] Qua bảng báo giá và bảng so sánh mức giá 3 năm qua của Công ty, giá bán của tất cả các loại than đều tăng theo từng năm, nguyên nhân chủ yếu tác động đến giá than tăng là do chi phí vận chuyển và chi phí nhân công tăng. Chính vì vậy, ban lãnh đạo của Công ty Toàn An luôn xác định mục tiêu đưa ra mức giá cụ thể cho từng loại than sao cho đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, chính sách giá của Công ty còn cao, đặc biệt là sản phẩm than Cục do nguồn nguyên vật liệu đầu vào cao. Vì chính sách giá đối với sản phẩm than Cục chưa phù hợp đã dẫn đến công tác hoạt động mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn.