SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÙI THỊ THUỲ LINH
T¦ T¦ëNG PH¸P QUYÒN, D¢N CHñ Hå CHÝ MINH
TRONG TUY£N NG¤N §éC LËP,
HIÕN PH¸P 1946 Vµ NH÷NG GI¸ TRÞ KÕ THõA
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Bùi Thị Thùy Linh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ
TƯỞNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN ................................... 6
1.1. Tư tưởng pháp quyền phương Tây................................................ 6
1.2. Tư tưởng pháp quyền phương Đông ...........................................13
1.3. Tư tưởng pháp quyền ở Việt Nam trong lịch sử trung cận đại......18
1.4. Nhận thức chung về nhà nước pháp quyền.................................21
Chương 2: TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN, DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ
MINH TRONG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1945 VÀ HIẾN
PHÁP 1946 .....................................................................................33
2.1. Những nội dung tư tưởng chủ yếu của Tuyên ngôn Độc lập
năm 1945, Hiến pháp 1946............................................................33
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời cơ bản của Tuyên ngôn độc lập năm 1945,
Hiến pháp 1946................................................................................33
2.1.2. Những nội dung cơ bản của Tuyên ngôn độc lập 1945 và Hiến
pháp 1946.........................................................................................38
2.2. Giá trị lịch sử của Tuyên ngôn độc lập 1945 và Hiến pháp 1946...43
2.2.1. Đề cao và bảo vệ quyền con người..................................................43
2.2.2. Xây dựng chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân..........54
2.2.3. Cơ chế tổ chức bộ máy nhà nước bảo đảm sự kiểm soát quyền lực ......59
2.2.4. Đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật .........................................63
Chương 3: GIÁ TRỊ KẾ THỪA TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN, DÂN
CHỦ TRONG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1945 VÀ HIẾN
PHÁP 1946 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA.......68
3.1. Những tiền đề, điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam.........................................................................................68
3.1.1 Tiền đề về tư tưởng và quan điểm...................................................68
3.1.2. Tiền đề chính trị...............................................................................69
3.1.3. Tiền đề kinh tế .................................................................................70
3.1.4. Tiền đề về cơ sở xã hội....................................................................70
3.2. Quan điểm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân của Đảng cộng
sản Việt Nam ..................................................................................72
3.3. Những phương hướng cơ bản xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta .......84
3.3.1. Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước.........................84
3.3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động và kiện toàn tổ chức quốc hội..........87
3.3.3. Tiếp tục cải chính nền hành chính của nhà nước ............................89
3.3.4. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương...........92
3.3.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức..............................................93
3.3.6. Đẩy mạnh cải cách tư pháp..............................................................94
3.3.7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.....................96
KẾT LUẬN....................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................101
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với Việt Nam, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền đang được
đặt ra như một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan.
Tính tất yếu lịch sử của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam bắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của nhà nước ta. Ngay
từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã và luôn là một nhà
nước hợp hiến, hợp pháp. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các
quy định của Hiến pháp và pháp luật, luôn vận hành trong khuôn khổ hiến
pháp và pháp luật.
Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây dựng
một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chính vì vậy tìm hiểu và nghiên cứu Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ
Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa
hiện nay ở nước ta trở thành vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết. Khi mà
Đảng và nhà nước, nhân dân ta đã và đang quyết tâm xây dựng một nhà nước
pháp quyền của dân do dân và vì dân. Đây chính là lí do để em chọn đề tài:
“Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập,
Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa” để làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của việc nghiên cứu đề tài: “Tư tưởng pháp quyền,
dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên Ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và
những giá trị kế thừa” sẽ làm cơ sở lí luận cho các nhà quản lí nhà nước. Từ
đó hoạch định đề ra các phương hướng, biện pháp giải quyết, hoàn thiện hiến
pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo mục tiêu xây dựng nhà nước của
dân do dân và vì dân, đảm bảo người dân là chủ của đất nước.
2
2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở của mục tiêu tổng quát, trong quá trình nghiên cứu đề tài
cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau đây:
- Cần làm rõ những nội dung cơ bản nhất trong Tuyên ngôn Độc lập
1945 và Hiến pháp năm 1946 thể hiện tư tưởng pháp quyền, dân chủ của Hồ
Chí Minh.
- So sánh với lý luận chung về nhà nước pháp quyền, dân chủ ở các
nước trên thế giới.
- Trên sở so sánh đó để tìm ra những giá trị đã kết tinh trong Tuyên
ngôn Độc lập và Hiến pháp 1946 thể hiện tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh.
Từ đó rút ra những giá trị kế thừa mà nhà nước ta cần phải tiếp thu và phát
triển trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Pháp quyền, dân chủ là tư tưởng không phải mới mẻ trên thế giới. Đối
với Việt Nam thì tư tưởng pháp quyền, dân chủ đã được Hồ Chủ Tịch tiếp thu
các giá trị tư tưởng tiến bộ trên thế giới rồi Người kết tinh những giá trị đó
trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946. Mặc dù đã qua
gần 70 năm, thực tiễn cũng đã có nhiều tác giả, tác phẩm đã nghiên cứu đề tài
này ở nhiều phương diện, khía cạnh và cấp độ khác nhau. Nhưng cho đến nay
vẫn chưa có một tác giả và một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
đầy đủ và toàn diện về đề tài này. Chính vì vậy đề tài "Tư tưởng pháp quyền,
dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên Ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và
những giá trị kế thừa" vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cả về
mặt lí luận và thực tiễn. Đặc biệt hiện nay công cuộc sửa đổi hiến pháp lại
càng cần thiết phải có những công trình nghiên cứu những giá trị tư tưởng
pháp quyền dân chủ của Hồ Chủ Tịch trong Tuyên ngôn Độc lập và Hiến
pháp 1946 làm cơ sở lý luận để vận dụng, kế thừa những giá trị đó.
3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 và
Hiến pháp năm 1946. Qua phân tích tư tưởng pháp quyền, dân chủ trong hai
văn bản trên đã đạt được để rút ra những giá trị kế thừa để xây dựng hiến
pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do điều kiện về thời gian và trong khuân khổ thạc sĩ chuyên ngành lí
luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Do vậy với đề tài Tư tưởng pháp
quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên Ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và
những giá trị kế thừa, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu những vấn đề chung
nhất, tiêu biểu nhất dưới góc độ lịch sử và lý luận từ đó rút ra được những giá
trị mà hiện nay Việt Nam cần phải kế thừa để xây dựng một nhà nước pháp
quyền, dân chủ.
5. Ý nghĩa của Luận văn
Với những kết quả của Luận văn, hi vọng rằng Luận văn sẽ là tài liệu
tham khảo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, lý luận của các luật gia, đồng
thời sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên
cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam về giá trị, ý nghĩa của tư
tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập 1945 và
Hiến pháp 1946.
6. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm những năm gần đây đã có một số đề tài, công trình
nghiên cứu tư tưởng pháp quyền, dân chủ của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn
độc lập 1945, Hiến pháp 1946 và giá trị kế thừa hiện nay ở nước ta với mục
đích, góc độ phạm vi tiếp cận khác nhau trong đó ít nhiều đề cập tới vấn đề
học viên đang nghiên cứu. Các tài liệu học viên được tiếp cận gồm:
4
- GS. TSKH Đào Trí Úc (Chủ biên): Xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2005.
- GS. TSKH Đào Trí Úc (Chủ biên): Mô hình tổ chức và hoạt động của
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Nhà xuất bản Tư pháp 2006.
- Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, Một số tiểu luận của các học
giả nước ngoài – Sách tham khảo, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
- Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn- Sách chuyên khảo,
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra, còn có một số bài viết của các chuyên gia luật học liên quan
đến đề tài luận văn đã được đăng trên các tạp chí - đặc san Luật học, trên trang
tin điện tử của Chính phủ, Bộ tư pháp, một số bài viết về tư tưởng pháp quyền,
dân chủ của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập 1945, Hiến pháp 1946.
Tài liệu và bài viết của các tác giả trên đã có những đóng góp đáng
kể trong trong việc hoàn thiện các quy định của Hiến pháp về xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Qua tham khảo đã giúp học viên có
thêm những kinh nghiệm quý để triển khai những vấn đề, nội dung chưa
được đề cập, tiếp cận sâu.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước và pháp luật.
Ngoài ra luận văn còn kết hợp sử dụng tổng hợp các biện pháp cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích- tổng hợp;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp liệt kê;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp xã hội học và các phương pháp hỗ trợ khác...
5
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận
văn dự kiến có bố cục như sau:
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng về nhà nước
pháp quyền.
Chương 2: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh thể hiện trong
Tuyên ngôn Độc lập 1945, Hiến pháp 1946.
Chương 3: Giá trị kế thừa tư tưởng pháp quyền, dân chủ trong Tuyên
ngôn Độc lập 1945 và Hiến pháp 1946 trong giai đoạn
hiện nay ở nước ta.
6
Chương 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
1.1. Tư tưởng pháp quyền phương Tây
Tư tưởng nhà nước pháp quyền đã hình thành sớm trong lịch sử tư
tưởng chính trị - pháp lý của nhân loại và ngày càng được bổ sung với những
nội dung mới. Nhiều người lầm tưởng nhà nước pháp quyền là một hình thức
nhà nước – một nhà nước đạt trình độ cao. Thực chất nhà nước pháp quyền
không phải một hình thức nhà nước, mà là một phương thức quản lý, điều
hành nhà nước: Quản lý, điều hành bằng pháp luật.
Tư tưởng nhà nước pháp quyền xuất hiện từ thời cổ đại ngay từ khi xã
hội nguyên thủy tan ra, chuyển sang xã hội chiếm hữu nô lệ. Cùng với sự phát
triển của nền văn minh Hy Lạp – La Mã, các nhà tư tưởng đã tìm kiếm những
nguyên tắc, những hình thức, cơ chế trong sự tương hỗ giữa pháp luật với tổ
chức và hoạt động của nhà nước, nhằm có được một phương thức quản lý,
điều hành nhà nước hiệu quả, đáp ứng mục đích cao đẹp của con người.
Nhà nước pháp quyền là học thuyết về việc tổ chức và hoạt động nhà
nước được sinh ra trong phong trào đấu tranh để giải phóng nhân loại khỏi chế
độ phong kiến chuyên chế do các học giả phương Tây đưa ra vào thế kỷ XVIII
- XIX mặc dù tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã sớm hình thành từ thời cổ
đại, người ta đã tìm kiếm các nguyên tắc, hình thức và cơ chế để thiết lập mối
quan hệ qua lại, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tác động qua lại giữ pháp luật và
quyền lực. Nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến một nhà nước được tổ
chức hài hòa giữa quyền lực và pháp luật, tôn trong tính tối cao của luật. Do
vậy người ta thường gắn Nhà nước pháp quyền với dân chủ. Vào thế kỷ VI
trước Công nguyên, nhà thông thái Xôlông đã đưa ra tư tưởng táo bạo và
7
không thể chấp nhận với thời bấy giờ khi người ta coi pháp luật hoàn toàn
thuộc về kẻ mạnh. Ông đã diễn đạt tư tướng đó của mình… Ta giải phóng tất
cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp sức mạnh với
pháp luật. Xôlông đã đưa ra những nguyên tắc tổ chức nhà nước, mong sao có
sự nhượng bộ cho nhân dân, hạn chế những đặc quyền, đặc lợi của giới quý
tộc. Dân chúng có những quyền nhất định như quyền bầu ra những người cai
quản mình, quyền giám sát họ. Ông cho rằng, đất nước chỉ có thể thanh bình
nếu như có những đảm bảo: chính quyền mạnh và có pháp luật, chỉ có pháp
luật mới đảm bảo được trật tự và sự hòa hợp. Trong nhà nước pháp quyền thì
không chỉ đảm bảo việc tôn trọng pháp luật mà còn phải đảm bảo pháp luật
chứa đựng nội dung công bằng, của công lý và của số đông. Platon cho rằng:
Chúng ta thừa nhận những nơi mà luật được định ra vì lợi ích của một số
người, thì ở đó không có chế độ nhà nước, chỉ có thể gọi là nhà nước khi có sự
công bằng. Tiếp nhận một cách xứng đáng những thành quả của người thầy của
mình. Arixtốt cho rằng, nơi nào không có sức mạnh của luật thì nơi đó không
có hình thức nhà nước. Theo ông khái niệm công bằng gắn liền với quan niệm
của nhà nước, bởi vì pháp luật – tiêu chuẩn của sự công bằng là quy phạm điều
chỉnh của giao tiếp chính trị. Ông lên án việc cầm quyền không tuân theo luật,
chà đạp lên đạo luật, mưu toan thống trị bằng bạo lực [28].
Tới đầu Công nguyên, Xixenron tiến thêm một bước: Các đạo luật do
nhà nước quy định phải phù hợp với tính công minh và quyền tự nhiên vì: Sự
phù hợp chính là tiêu chuẩn để đánh giá tính công minh của chúng. Người
điều hành công việc nhà nước phải công minh, sang suốt, phải hiểu biết
những nguyên lý cơ bản của pháp luật; nếu không có những năng lực đó thì
người ta không thể công minh được.
Tư tưởng nhà nước pháp quyền phát triển thành hệ thống từ sau thắng
lợi của các cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, độc
8
tài. Thời kỳ này, các nhà tư tưởng không chỉ đề cao pháp luật mà còn nâng
cao tinh thần pháp luật trong nhà nước và xã hội.
Linbéc đòi xóa bỏ chế độ nhà nước quân chủ và cùng với nó là quyền
lực tập trung ở nhà vua, tách quyền lập pháp khỏi quyền hành pháp, bảo đảm
pháp chế dân chủ tư sản và quyền tự do dân chủ. Còn theo Spinoza xã hội sẽ
tốt đẹp hơn khi nó được xây dựng trên cơ sở một khế ước chuyển sức mạnh
và quyền của mỗi con người thành sức mạnh chung của toàn xã hôi; ông chủ
trương xây dựng một nhà nước mà trong đó quyền lực tối cao thuộc cơ quan
đại diện ban hành luật và kiểm tra việc tuân thủ luật.
Thừa kế và phát triển tư tưởng pháp luật, tinh thần pháp quyền của xã
hội Jonh Locke vạch ra nguy cơ của sự tùy tiện và xâm phạm từ phía quyền
lực nhà nước đối với các quyền tự do của con người bắt nguồn từ độc quyền
của người cầm quyền. Ông đặc biệt đề cao chủ quyền nhân dân, chủ quyền
của nhân dân cao hơn, quan trọng hơn. Chủ quyền của nhà nước do nhân dân
lập nên, việc điều hành nhà nước phải có đạo luật và dựa trên các đạo luật do
nhân dân tuyên bố. Jonh Locke đã đưa ra ba kết luận quan trọng. Quyền lực
nhà nước về bản chất là quyền lực của dân. Quyền lực của dân là cơ sở, nền
tảng của quyền lực nhà nước. Trong quan hệ với dân, về bản chất nhà nước
không có quyền mà chỉ là thực hiện sự ủy quyền của dân [28].
Nhà nước – xã hội chính trị -xã hội công dân, thực chất là một “khế ước
xã hội”, trong đó các công dân nhượng một phần quyền lực của mình để hình
thành quyền lực chung – quyền lực nhà nước. Nhà nước với quyền lực chung
đó là điều hành, quản lý xã hội nhằm bảo toàn quyền lực tự nhiên của mỗi cá
nhân công dân. Vì thế, mỗi khi hợp đồng bị vi phạm, chính quyền làm sai, lạc
mục đích của hợp đồng, khi đó công dân có quyền hủy bỏ “khế ước” đã ký.
Bảo toàn quyền tự nhiên của mỗi cá nhân con người đó cũng là tiêu chí
căn bản xác định giới hạn và phạm vi hoạt động của nhà nước. Đi qua giới
9
hạn này, chính quyền dễ trở thành chuyên chế, kẻ thù của tự do, đối tượng của
cách mạng. Tư tưởng chính trị của Jonh Locke gắn liền với các sự kiện tiến
bộ trong lịch sử phát triển của nhân loại suốt thể kỷ XVIII, XIX. Các nhà lịch
sử tư tưởng chính trị đều coi ông là “người cha của chủ nghĩa tự do” [28].
Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” Montesquieu không chỉ làm rõ
tính tất yếu của pháp luật trong điều hành nhà nước, mà còn đòi hỏi nhà nước
phải sử dụng luật có hiệu lực và hiệu quả. Theo ông, tự do chính trị của công
dân đó là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật cho phép. Như
vậy tự do chính trị chỉ có ở những quốc gia mà tất cả các quan hệ đều được
pháp luật công nhận, pháp luật như vậy đã trở thành thước đo tự do. Nhưng
pháp luật sẽ bị phá bỏ nếu những người nắm quyền lực tối cao lạm quyền.
Trong khi đó, “kinh nghiệm thực tế từ bao thế kỷ đều cho thấy rằng những
người nắm quyền lực đều có thiên hướng lạm quyền” mà cách hữu hiệu nhất
để chống lạm quyền là chống độc quyền, là phân chia để cho “quyền lực kiềm
chế quyền lực” [19]. Khi đó sự tối cao của pháp luật được đảm bảo, công dân
được tự do. Montesquieu chủ trương thể chế chính trị tư do phải là thể chế
chính trị mà trong đó, quyền lực tôi cao được phân chi thành 3 quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Sao cho 3 quyền ấy cân bằng và kiềm chế lẫn nhau.
Theo Rousseau, xã hội phải lập ra khế ước và mọi người phải tuân thủ
khế ước đó. Quyền lực nhà nước thuộc về xã hội, nó phải là quyền lập pháp
và hành pháp. Quyền lập pháp là ý chí của nhà nước, quyền hành pháp thể
hiện sức mạnh của nhà nước, nó thuộc về ai là do nhân dân quyết định. Bên
cạnh đó có một cơ quan đặc biệt để bảo vệ pháp luật, đó là tòa án.
Nhà triết học Kant nâng cao thêm một bước về bản chất và ý nghĩa của
nhà nước pháp quyền. Theo ông, nguồn gốc của các đạo luật có tính pháp
quyền và hợp đạo đức chính là lý trí thực tế hay ý chí tự do của con người;
pháp luật là cái bảo đảm quan hệ văn minh giữa người với người; nhà nước là
10
sự hợp nhất của nhiều người biết phục tùng các đạo luật có tính pháp quyền
nhằm bảo vệ trật tự xã hội. Theo Kant, quan hệ văn minh đó thể hiện ở sự
bình đẳng của mỗi công dân trước pháp luật. Điều đó nói lên chủ quyền của
công dân trong nhà nước. Chủ quyền đó chỉ được thực hiện trên thực tế thông
qua sự phân công quyền lực nhà nước. Chỉ có sự phân công và phối hợp hài
hòa giữa 3 quyền mới ngăn ngừa được sự chuyên chế, độc tài.
Tinh thần pháp quyền của nhà nước, của xã hội cũng được nâng lên
một tầm mới trong tư tưởng của Heeghen. Trong triết học pháp quyền,
Heeghen cho rằng nhà nước pháp quyền là nhà nước do các yếu tố xã hội
công dân, trật tự pháp luật và các đạo luật mang tính pháp quyền tạo ra. Đối
lập với nhà nước pháp quyền là nhà nước cực quyền với cấu trúc của nó là các
yếu tố xã hội khép kín, bộ máy nhà nước quan lieu và hệ thống pháp luật
mang tính chất mệnh lệnh, tùy tiện.
Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại tiếp thu, phát triển các
tư tưởng của các nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà chính trị, đặc biệt là của
Jonh Locke, Montesquieu, Kant, Heeghen, chúng được phát triển ngày càng
sâu sắc trong tư tưởng của các nhà chính trị học, nhà luật học như Tô mát
Jêphécxơn tác giả của Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776, Tô mát Pen, Jon
Addam, JemMe đi xơn [28].
Điểm chung của các nhà tư tưởng thời cận đại là: Nhà nước tổ chức,
vận hành trên cơ sở pháp luật, nó phải tuân thủ pháp luật, đặt mình dưới
pháp luật. Mặc dù pháp luật là do chính nhân dân đặt ra. Tư tưởng nhà
nước pháp quyền thời cận đại thực sự trở thành nền tảng lý thuyết cho việc
xây dựng, tổ chức và hoạt động của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nó
đem lại những thành tựu to lớn trong phát triển xã hội. Tư tưởng nhà nước
pháp quyền cũng là một cơ sở cho Mác – Ăngghen hình thành tư tưởng
triết học pháp quyền của mình.
11
Trong quá trình nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của xã hội.
Mác và Ăngghen chưa đi sâu vào những vấn đề cụ thể của nhà nước pháp
quyền. Tuy nhiên trong các tác phẩm của họ, ta thấy Mác và Ăngghen đưa ra
những quan điểm khái quát về nhà nước, nó trở thành nền móng cho xây dựng
tư tưởng về nhà nước pháp quyền kiểu mới.
Phê phán quan điểm của Heeghen, Mác cho rằng xã hội mà người dân
cần là xã hội dân chủ, ở đó nhà nước là công cụ quản lý, điều hành xã hôi. Đó
là xã hội tự do. Pháp luật thực sự là công cụ, phương tiện của nhân dân và của
bản thân nhà nước để thực hiện mục đích và yêu cầu dân chủ. Mác nhấn
mạnh, dưới chế độ dân chủ không phải con người vì pháp luật mà pháp luật
tồn tại vì con người.
Trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác và Ăngghen phê phán bản
chất pháp luật tư sản: “pháp luật của các ông là ý chí của giai cấp các ông
được nâng lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện vật chất
và đời sống của giai cấp các ông quyết định” [28]. Theo Mác và Ăngghen,
pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp, nhưng mặc khác nó cũng là giá trị của
xã hội là thước đo hành vi của mọi thành viên trong xã hội, hướng đến lợi ích
chung của toàn xã hội. Pháp luật không vượt qua điều kiện kinh tế xã hội, xã
hội không lấy pháp luật là cơ sở, pháp luật biểu hiện lợi ích và nhu cầu chung
của xã hội [28].
Nhà nước pháp quyền đảm bảo chủ quyền của nhân dân, quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân, ngay cả khi cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực
của mình chỉ là đại diện chủ quyền của nhân dân. Khi phê phán Heeghen,
Mác chỉ rõ nếu nhà nước có chủ quyền, vì đại biểu cho sự thống nhất của
nhân dân, thì bản thân nhà vua cũng chỉ là người đại biểu cho chủ quyền của
nhân dân, là tượng trưng của chủ quyền đó. Chủ quyền của nhân dân không
phải là cái phát sinh từ chủ quyền của nhà vua mà ngược lại, quyền của nhà
vua dựa trên chủ quyền của nhân dân.
12
Nhà nước, bằng pháp luật phải đem lại dân chủ thực sự cho nhân dân,
cho nên theo Mác phải có cơ chế ngăn ngừa sự tùy tiện lạm quyền của công
chức nhà nước. Mác chưa bàn sâu về vấn đề nhân quyền trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước, nhưng ông cơ bản nhất trí với Heeghen về vấn đề
phân chia quyền lực nhà nước, vị trí vai trò của các cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Mác đã vượt lên khi ông cho rằng việc phân chia quyền lực
nhà nước không chỉ đơn thuần là sự phân chia máy móc mà là sự phân chia có
sức sống và hợp lý [28].
Nếu mọi người bình đẳng trước pháp luật thì pháp luật phải là tối
thượng. Mọi thành viên trong xã hội, từ công chức nhà nước đến mọi người
dân, đều phải tuân thủ pháp luật. Chỉ có như vậy, pháp luật mới trở thành
chuẩn mực chung, thước đo hành vi của mọi công dân. Mác nhấn mạnh
“không một người nào, ngay cả nhà lập pháp ưu tú nhất cũng không được đặt
cá nhân cao hơn luật pháp do mình bảo vệ, Tính tối thượng của pháp luật
trong xã hội được Mác phân tích sâu sắc khi nói đến thẩm quyền của Quốc
hội. Quốc hội là cơ quan lập pháp, nhưng bản thân Quốc hội không có quyền
nào hết, nhân dân chỉ ủy thác cho Quốc hội quyền bảo vệ nhân dân.
Lý luận nguyên thủy về nhà nước pháp quyền là lý luận nhà nước pháp
quyền tư sản với hạt nhân cấu thành của nó là thuyết phân quyền. Chính nó đã
góp phần tạo lập những nguyên tắc căn bản cho việc hình thành những nhà
nước pháp quyền tư sản đầu tiên trên thế giới vốn được xem như những chuẩn
mực về tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng chống tập quyền độc đoán, cực
đoan và vi phạm dân chủ, quyền con người. Tuy nhiên, càng về sau, lý luận
đó đã không còn giữ nguyên được những giá trị chỉ dẫn ban đầu của nó trong
thời đại ngày càng phát triển đa dạng và nhanh chóng. Nhiều nhà nước tư sản
sau này cũng đã nhìn thấy trong lý thuyết phân quyền cổ điển những hạn chế
để không áp dụng nguyên si nó trong điều kiện của mình và của thời đại. Xây
13
dựng nhà nước pháp quyền là một tất yếu khách quan của lịch sử, các nhà
kinh điển trên thế giới đã cho ta thấy nhà nước pháp quyền là một trong
những giá trị xã hội quý báu được tích lũy và phát triển trong lịch sử tư tưởng
nhân loại và đã đưa ra mô hình theo thuyết tan quyền phân lập. Tuy nhiên ở
mỗi quốc gia khác nhau có sự vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với điều
kiện của quốc gia đó [28].
1.2. Tư tưởng pháp quyền phương Đông
Lịch sử về tư tưởng nhà nước pháp quyền không chỉ tìm thấy ở các
nước phương Tây mà còn tìm thấy ở phương Đông trong đó có Trung Quốc
và Việt Nam.
Trong lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới cũng đã tồn tại một loại
hình tư tưởng gần với Nhà nước pháp quyền. Đó là nhà nước pháp trị. Loại
hình nhà nước này đối lập với nhà nước pháp trị. Những tư tưởng của hai loại
hình nhà nước này được sinh ra ở phương Đông trong thời kỳ nhà nước Trung
Quốc cổ đại.
Nhà tư tưởng lớn nhất thời Trung quốc cổ đại – Khổng Tử (551-479
trước công nguyên) đã xây dựng một học thuyết Nho giáo với nội dung đức
trị. Sau đó Mạnh Tử, Tuân Tử, Đổng Trọng Thư và các đồ đệ khác bổ sung
hoàn chỉnh đạo Khổng, đề cao “Nhân” và “Lễ”, nghĩa là lấy nhân ái mà trị
quốc và khuyên dạy người ta làm những điều hợp với lễ nghĩa, cư xử đóng
đạo lý trong các quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng. Trong đó, lấy tu nhân
làm gốc, bởi vậy nó không cần tới pháp luật. Nội dung cơ bản cách thức cai
trị của Nho giáo là đức trị, đề cao quy phạm đạo đức để điều chỉnh tất cả các
quan hệ xã hội. Đề ra các chính sách nhằm thiết lập tôn ty, đẳng cấp, bắt dưới
phục tùng trên, mạt sát người lao động, đề cao quyền lực của hoàng đế. Đức
trị, lễ trị, nhân trị là một tính chất đặc trưng của pháp luật Trung Quốc cổ đại,
dung quy phạm đạo đức để duy trì trật tự xã hội của giai cấp cầm quyền.
14
Đối lập với thuyết đức trị của Khổng Tử, thuyết pháp trị của các nhà
luật học phái pháp gia do Quản Trọng, Thương Uyển, Thân Bất Hại, Thận
Đáo đề xướng Hàn Phi Tử phát triển và hoàn chỉnh. Nội dung cơ bản và quan
điểm cai trị của học thuyết là chỉ thừa nhận pháp luật và nghiêm hình phạt. Vì
vậy không thừa nhận Nho giáo. Theo thuyết pháp trị thì Vua trị nước phải có
ba yếu tố đó là pháp, thế, thuật. Nghĩa là pháp luật, mệnh lệnh và chiếu chỉ
của vua là khuôn mẫu của thiên hạ, nhằm trang trị, răn đe dân phải sợ, phải
tuân theo. Vua phái có thế, phải tạo ra quyền uy, quyền tuyệt đối cho mình.
Vua phải có thuật dùng người và chế độ thưởng phạt. Một khi vua đã có đủ ba
yếu tố pháp, thế, thuật thì vua phải chuyên quyền, độc đoán, thẳng tay dùng
nghiêm hình phạt để cai trị [28].
Nêu như đạo Khổng muốn xây dựng đế chế Trung Quốc bao gồm tất cả
mọi dân tộc và quốc gia trên trái đất, thì thuyết pháp trị đề ra những biện pháp
thích hợp để đi đến mục tiêu đó. Chính vì thế, đến triều đại nhà Hán, hai học
thuyết đó hợp lai với nhau trở thành hệ thống chính trị pháp lý của nhà nước
phong kiến Trung Quốc tồn tại suốt 2000 năm.
Mô hình pháp luật Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến các nước phương
Đông từ thời cổ đại, trung đại, cận đại và cho đến nay.
Nhà nước pháp trị của Trung Quốc không phải là nhà nước pháp quyền,
mặc dù ở đấu cùng đề cao pháp luật. Nhà nước pháp trị là luận điểm của các
pháp gia Trung Quốc cổ đại, mà đặc biệt là Hàn Phi Tử. Nhà nước có điểm
tiến bộ là đã chống lại nhà nước đức trị đã ngự trị hàng nghìn năm trước đó
của hệ tư tưởng của đạo Khổng. Hình phạt chỉ dành cho hạng thứ dân mà bậc
trượng phu không phải chịu hình phạt. Nguyên tắc pháp trị chỉ dành cho bậc
thần dân nô lệ, với sự phục tùng đối với pháp luật tối thượng của nhà Vua. Đó
là sự bồi đắp lại quan điểm ngự trị lúc bấy giờ “Nhân chi sơ vốn bản ác vụ lợi
và ích kỷ”. Điều này có nghĩa là phải dùng pháp luật mới cai trị được tính ích
kỷ và vụ lợi của các quan lại và các thần dân.
15
Những người theo trường phái pháp gia tuy đều có tư tưởng chung là
đề cao vai trò của pháp luật, nhưng không phải giữa họ có lập trường hoàn
toàn giống nhau. Thương Ưởng là đại diện cho một phái: Chủ trương dùng
pháp luật để trị nước; phái Thân Bát Hại chủ trương dùng thế; phải Hàn Phi
Tử chủ trương dùng thuật nhưng cũng kết hợp chủ trương của Thương Ưởng
và Thân Bất Hại [28].
Hàn Phi Tử cho rằng, trong việc trị nước thì pháp luật là cái quan trọng
nhất: “Không có nước nào luôn luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn
luôn yếu. Hễ những người thi hành pháp luật mà mạnh thì nước mạnh, còn hễ
những người thi hành pháp luật mà yếu thì nước yếu” [28]. Mọi việc làm của
Vua đều phải dựa vào pháp luật, ngay cả việc tiến cử người giữ những chức
vụ nhất định cũng vậy:
Bậc vua sáng khiến pháp luật chọn người chứ không tự mình
tiến cử, khiến pháp luật đo lường công lao chứ không tự mình tính
toán. Kẻ có tài năng không thể bị che đậy; kẻ kém không thể tô vẽ;
kẻ được khen không thể tiến chức, kẻ bị chê không thể bị đẩy lùi.
Như thế giữa vua với tôi phân biệt rõ ràng và nước dễ cai trị. Chỉ
cần nhà vua theo pháp luật là có thể làm được như thế [28].
Một khi pháp luật đã được ban hành thì việc thi hành pháp luật phải
như nhau đối với mọi người, có nghĩa là mọi người kể cả vua cũng bình đẳng
trước pháp luật. Theo Hàn Phi Tử:
Pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không uấn
mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng
không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tránh. Trừng trị cái sai
không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu.
Cho nên, điều sửa chữa được sai lầm của người trên, trị được cái
gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điều sai, thống nhất
16
đường lối của dân không có gì bằng pháp luật…. Kẻ làm vua nếu
bỏ pháp luật mà làm theo ý riêng thì trên dưới không phân biệt [28].
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thấy rằng, Hàn Phi Tử chưa có quan điểm
rõ ràng về bản chất của pháp luật. “Luật” của Hàn Phi Tử chính là “phép tắc
của tiên vương”. Nhà Vua trị nước bằng pháp luật chính là bằng những quy
định do nhà vua ban ra. “Luật” theo tư tưởng của Hàn Phi Tử là chuẩn mực, là
thước đo việc làm của quan, của dân và kể cả của Vua. Thế nhưng cái gì làm
chuẩn mực của “Luật” thì Hàn Phi Tử không nói tới. Hàn Phi Tử thiên về
chức năng “trừng phạt” của pháp luật pháp luật là cái để ngăn cấm việc riêng tư
sai lầm vượt ra ngoài pháp luật. Hình phạt nghiêm là để cho lệnh được thi hành
và trừng trị cấp dưới. Cái uy không thể cho mượn, cái quyền không thể cho
mượn, cái quyền không cùng chung với người khác. Nếu uy quyền chung với
người khác thì bọn gian tà nhan nhản. Pháp luật không chắc chắn thì nhà Vua bị
nguy, hình phạt không quyết đoán thì không thắng được kẻ gian….. Điều dung
để răn đe các quan, ra uy với dân, khiến sự dâm dật phải lùi, điều dối trá bị chặn,
không gì bằng hình phạt. Hình phạt nặng thì không ai dám lấy sang kinh hèn.
Đương nhiên, theo Hàn Phi Tử, khi dung pháp luật để trừng phạt kẻ
làm bậy cũng phải hết sức thận trọng cũng như khi xét thưởng cho người có
công lao. Ông nói:
Cho nên bậc vua sáng không khen thưởng bừa, không tha việc
trừng phạt. Khen thưởng bừa bãi thì những bầy tôi có công lao bỏ
bê công việc của mình. Tha việc trừng phạt thì bọn gian thần dễ làm
bậy. Cho nên, nếu như người ta quả thực có công thì dù là người xa
và hèn hạ cũng cứ thưởng. Nếu người ta quả thực phạm sai lầm thì
dù là người gần và yêu vẫn cứ trị. Nếu người gần và yêu cũng cứ trị
thì người xa và hèn hạ cũng không dám lười biếng và những người
gần và được yêu cũng không dám kiêu căng [28].
17
Như vậy, Hàn Phi Tử không dùng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền”
nhưng về cơ bản ông có tư tưởng về sự ngự trị, sự thống trị của pháp luật.
Trong lịch sử Việt Nam cũng đã có những biểu hiện của tư tưởng đề
cao tính tối thượng của pháp luật, đặc biệt là giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XIV
đến giữa thể kỷ XVIII. Thời kỳ Lý- Trần thế kỷ XII-XIV, các đời vua đã coi
trọng tới việc dùng pháp luật để trị nước. Thí dụ, năm 1340 Trần Dụ Tông đã
sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu cũng soạn Hình Thư gồm một
quyền để ban hành. Tuy nhiên, rất không may bộ Hình Thư này đã không còn
nữa. Các nhà sử học đã nghiên cứu các nguồn sử liệu để có thể phần nào biết
về nội dung của các văn bản pháp luật này. Sang thế kỷ thứ XV, việc ban
hành pháp luật có lẽ được xúc tiến mạnh nhất so với bất cứ hời kỳ lịch sử nào
trước đó. Điều đó thể hiện các triều vua phong kiến Việt Nam trong thời gian
này rất quan tâm tới pháp luật. Thời Lê Sơ đã để lại cho chúng ta nhiều công
trình, văn bản luật đã được pháp điển hóa. Đó là Quốc triều hình luật gồm 6
quyển, do Nguyễn Trãi biên soạn vào năm 1440-1442, Quốc triều luật lệnh
gồm 6 quyển do Phan Thùy Tiên soạn vào năm 1440-1442… Quốc triều hình
luật là bộ luật quan trọng và chính thống không chỉ trong thời Lê Sơ mà còn
đối với cả triều Hậu Lê nói chung (1428-1789). Bộ luật này được ban hành
vào thời Lê Thánh Tông (năm 1483- niên hiệu Hồng Đức) nên còn được gọi
là Bộ luật Hồng Đức.
Tư tưởng pháp trị của triều Lê đã rõ. Tuy nhiên, việc dùng pháp luật để
quản lý xã hội không thể tránh khỏi những hạn chế về quan điểm, về sự công
bằng, về tính khách quan của pháp luật. Và rõ ràng, mặc dù có pháp luật
nhưng chưa thể nói bấy giờ có tư tưởng Nhà nước pháp quyền [28].
Sau này vào thế kỷ XIX lịch sử Việt Nam có một người theo chủ nghĩa
cách tân, ủng hộ quan điểm pháp trị và ở những chừng mực nhất định đã có suy
nghĩ về tính khách quan của pháp luật, về sự bình đẳng của mọi người kể cả
18
Vua trước pháp luật. Người đó là Nguyễn Trường Tộ (1830-1871). Ông có
quan điểm cho rằng nói đến phép trị nước tức là phải nói đến dùng pháp luật để
duy trì trật tự. Luật pháp theo quan điểm của Nguyễn Trường Tộ phải hợp với
lòng người, lòng trời. Muốn vậy luật pháp không nên cưỡng ép mà phải xét đến
những yếu tố ở trọng tâm, tức là được xây dựng trên cơ sở tự do và công bằng.
Theo ông, luật đã được ban hành thì phải được mọi người tuân thủ, mọi người
đều bị ràng buộc bởi pháp luật, kể cả những người đã ban hành ra luật. Ông
ủng hộ chủ nghĩa cách tân và cho rằng muốn cách tân phải có những con người
cách tân, những con người khép mình theo pháp luật chung. Ông cho rằng: Kẻ
làm vua biết rõ cái điều trời phó thác cho mình là nặng nề, mọi phúc họa đều
do trách nhiệm của vua cho nên tự hạ mình khép vào vòng pháp luật. Như vậy,
có thể thấy rằng, trong tư tưởng cách tân, quan điểm ủng hộ thuyết pháp trị của
Nguyễn Trường Tộ ở mức độ nhất định đã có những dấu hiệu của tư tưởng về
một nhà nước pháp quyền. Đó là vì quan điểm của Nguyễn Trường Tộ về pháp
luật cơ bản là: Pháp luật không phải là sản phẩm của sự duy ý chí, tùy tiện, một
khi pháp luật đã ban hành thì phải thực hiện nguyên tắc mọi người (kể cả Vua)
đều phải bình đẳng trước pháp luật [28].
1.3. Tư tưởng pháp quyền ở Việt Nam trong lịch sử trung cận đại
Có lẽ người Việt Nam đầu tiên nói đến pháp quyền là Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Năm 1919 trong Bản yêu sách gửi đến hội nghị Vecxây, yêu sách thứ 7
được Người đề ra là pháp quyền. Sau này, yêu sách đó được thể hiện thành lời ca:
“Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” [14].
Điều dễ nhận thấy là Bác đã không đưa ra yêu sách về một “nhà nước pháp
quyền” mà chỉ về “pháp quyền”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam đồng
thời là người sáng lập chủ thuyết về chủ nghĩa lập hiến Việt Nam hiện đại.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân luôn là phạm trù trung tâm. Người coi
19
“mọi quyền hành đều ở nơi dân”. Từ quan điểm dân là chủ của quyền lực
chính trị, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mối liên hệ không thể thiếu được giữa sự
hiện diện của dân chủ với nhu cầu cần phải có Hiến pháp. Tại phiên họp đầu
tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày
3/9/1945, có nghĩa là chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ
tại Quảng trường Ba Đình, Người đã nói:
Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi
đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta
không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do
dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị
Chính phủ phải tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với
chế độ phổ thông đầu phiếu [14].
Tổng tuyển cử, quyền tự do dân chủ, như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí
Minh đã gắn quyê ̣n với nhau. Ở đó, dân chủ là gốc, Hiến pháp sẽ là tiền đề, sự
tôn trọng và bảo đảm quyền tự do dân chủ là nền tảng mang tính xung lực và
là mục tiêu cần đạt được. Đây chính là công thức về một nhà nước dân chủ
lập hiến cần có ở Việt Nam mà Hồ Chí Minh là người sáng lập. Tư tưởng đó
là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng và phát triển một nền chính trị dựa
trên nền tảng Hiến pháp.
Với tư tưởng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi tới cùng của vấn đề - đó
là bảo đảm quyền tự do, hạnh phúc cho con người. Người đã từng nói: “Nếu
nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng
chẳng có ý nghĩa gì” [14]. Mục tiêu trực tiếp của nền dân chủ và của tư tưởng
lập hiến là làm cho con người thành những người tự do, hanh phúc. Do đó, tư
tưởng lập hiến có mục tiêu đưa quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước vào
quỹ đạo của Hiến pháp để phục vụ lợi ích của nhân dân, của con người.
Sở dĩ trong tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh các yếu tố dân
chủ (quyền của nhân dân), Hiến pháp và pháp luật, quyền của con người gắn
20
bó mật thiết với nhau vì Hiến pháp được coi là tiền đề, nền tảng pháp lý cho
quyền lực chính trị của nhân dân và là bảo đảm của các quyền tự do thực sự
của con người. Ở nghĩa đó, Hiến pháp thể hiện sự đồng thuận của nhân dân về
những mục tiêu và Hiến pháp làm được chức năng người bảo vệ lợi ích và các
quyền tự do của con người, của công dân vì không chỉ quy định quyền tự do
mà còn ghi nhận sự hạn chế của quyền lực nhà nước, mọi cơ cấu và hoạt động
quyền lực của bộ máy công quyền đều phải tuân thủ các chuẩn mực hiến định.
Ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đặt hoạt động của bộ máy
nhà nước dưới sự giám sát của nhân dân. Người kêu gọi: “Từ ngày thành lập
Chính phủ, trong nhân viên còn có nhiều khuyết điểm. Có người làm quan
cách mạng, chợ đen, chợ đỏ, mưu vinh thân phì gia, xin đồng bào hãy phê
bình, giám sát công việc của Chính phủ” [14]. Và theo thiết kế của Chủ tịch
Hồ Chí Minh thì tất cả các cơ quan đại diện cho nhân dân ở các cấp đều do
nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân địa phương.
Như vậy, theo tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, Hiến pháp là sự tổng
hoà của các yếu tố: tư tưởng về dân chủ, sự ràng buộc của quyền lực nhà nước
bởi Hiến pháp và pháp luật để qua đó mà kiểm soát quyền lực, sự bảo đảm
của các nguyên tắc pháp quyền, tôn trọng và bảo đảm nhân quyền. Có thể nói
rằng, đó là những định hướng và tiền đề tư tưởng của chủ nghĩa lập hiến
mang tính phổ biến mà tư tưởng Hồ Chí Minh đã tiếp thu, được kiểm nghiệm
trong thực tiễn Việt Nam [19].
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của sự kết hợp của những giá trị
truyền thống của dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại. Do đó, chắc chắn
rằng, tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng lập hiến, đều chứa đựng
những giá trị tư tưởng phổ biến và những nét truyền thống Việt Nam.
Như đã nói ở trên, giá trị chung nhất đó là tư tưởng về nhân dân,
Montesqieu trong tác phẩm nổi tiếng của ông: “Tinh thần của pháp luật” đã
nhắc đến yêu cầu phải lấy tinh thần của pháp luật từ tinh thần của nhân dân.
21
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Hiến pháp, pháp luật, các quyết sách
chính trị luôn phải gắn với sự đoàn kết dân tộc, sự đồng thuận xã hội, với đạo
đức, với cần kiệm, liên chính, chí công vô tư. Tính nghiêm minh của pháp
luật luôn đi liền với đạo lý, với tình thương và sự khoan dung. Ví dụ, khi nói
về tư pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp
cũng như mọi vấn đề khác là vấn đề ở đời và làm người” [14], cho nên, có thể
khẳng định rằng, chủ nghĩa lập hiến trong tư tưởng pháp quyền của Hồ Chí
Minh là chủ nghĩa lập hiến dựa trên truyền thống tôn trọng đại nghĩa của dân
tộc Việt Nam, là tư tưởng khoan dung và nhân nghĩa.
1.4. Nhận thức chung về nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền không phải là vấn đề hoàn toàn mới lạ mà là một
phạm trù có nguồn gốc lịch sử tư tưởng từ xa xưa. Sự ra đời và phát triển của tư
tưởng “Nhà nước pháp quyền” gắn liền với sự ra đời và phát triển của dân chủ,
của tư tưởng loại tra sự chuyên quyền, độc đoán, vô chính phú, vô pháp luật.
Nhà nước pháp quyền đòi hòi phái có sự thống nhất giữa tính tối cao của pháp
luật với hình thức pháp lý của tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước. Đó là hai
yếu tố không thể thiếu được khi nói đến nhà nước pháp quyền nói chung.
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Nhà nước tồn tại không thể thiếu pháp luật, ngược lại thiếu nhà
nước, pháp luật trở nên vô nghĩa. Bời vì, pháp luật do Nhà nước ban hành và
đảm bảo thực hiện. Nhà nước cần đến pháp luật vì thông qua pháp luật, dựa
vào pháp luật, nhà nước mới quản lý được đời sống xã hội. Dựa trên pháp luật
và các công cụ khác, nhà nước thiết lập một trật tự xã hội. Tuy vậy, lịch sử
cho thấy không phải khi nào có nhà nước, có pháp luật là có ngay nhà nước
pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không phải là kiểu nhà nước xét theo học
thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế xã hội. Nhà nước pháp quyền ra đời ở
một giai đoạn phát triển nhất của xã hội. Nhà nước pháp quyền từ quan điểm,
tư tưởng đã dần trở thành thực tế lịch sử [28].
22
Trong khoa học pháp lý bàn về khái niệm nhà nước pháp quyền vẫn
còn nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Có ý kiến cho rằng Nhà
nước pháp quyền là một hình thức nhà nước. Ý kiến khác lại cho rằng nhà
nước pháp quyền là một phương thức quản lý xã hội và thực hiện quyền lực
nhà nước. Nhiều ý kiến cho rằng có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhưng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
trình độ phát triển cao hơn nhà nước pháp quyền tư sản.
Tuy vậy, Nhà nước pháp quyền được hiểu tập trung theo hai khía cạnh
chủ yếu sau:
Ở nghĩa chung nhất, nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong đó pháp
luật thống trị trong xã hội. Nhà nước phải điều chỉnh được các quan hệ xã hội
bằng pháp luật, một quốc gia nào đó chủ yếu điều chỉnh bằng văn bản dưới
luật thì quốc gia đó chưa đủ về chất của nhà nước pháp quyền.
Mặt khác, nhà nước pháp quyền còn được hiểu là một hình thức tổ chức
nhà nước và hoạt động chính trị quyền lực công khai, thể hiện mối quan hệ
bình đẳng giữa các cá nhân và nhà nước dựa trên cơ sở của pháp luật.
Là một khái niệm có nội hàm khái niệm rộng lớn, nhà nước pháp quyền
bao gồm nhiều thành tố cấu thành trong mối quan hệ biện chứng, nhà nước và
pháp luật, nhà nước và xã hội công dân, dân chủ. Nhà nước pháp quyền là
một hình thức nhà nước.
Hiện nay, trong luật học đã có sự thừa nhận chung về khái niệm nhà
nước pháp quyền, tức là một khái niệm cho phép thể hiện được những đặc
điểm cơ bản nhất, tiêu biểu nhất của nhà nước pháp quyền [28].
Nhà nước pháp quyền là một hình thức tố chức nhà nước với sự phân
công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước được tổ chức và hoạt động
trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo vệ pháp luật
23
có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con
người. Từ khái niệm trên ta có thể thấy những đặc trưng cơ bản của nhà nước
pháp quyền như sau:
- Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước.
Câu hỏi đặt ra qua các thời đại là quyền lực nhà nước bắt nguồn từ đâu,
quyền lực nhà nước là của ai. Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế, chính trị,
xã hội và văn hóa của mỗi thời đại, mỗi dân tộc mà người ta đưa ra những câu
trả lời khác nhau. Trước tiên, quyền lực nhà nước được coi là bắt nguồn từ
một lực lượng siêu nhiên như chúa trời hay thượng đế. Quyền lực đó được
trao cho Vua thay trời trị vì hạ giới và chăn dắt dân lành. Với quan niệm ấy,
quyền lực nhà nước là tài sản riêng của Vua và tồn tại vĩnh viễn như một
thiên mệnh. Quyền lực nhà nước là từ bên trên và bên ngoài nhân dân chứ
không phải là từ nhân dân và của nhân dân. Có ông vua nào đó vì dân thì
cũng là đề vì minh và vì gia tộc. Quyền lợi cá nhân và hoàng tộc của những
người thân tín là cái chi phối Vua chứ không phải quyền lợi của nhân dân, Lại
có cách trả lời khác rằng, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ đạo đức hay từ lý
trí tối cao. Nhà nước là hiện thân của đạo đức và của ý chí tối cao áp đặt cho
con người và xã hội. Với sự xuất hiện của tư tưởng về nhà nước pháp quyền
nhân loại tim ra câu trả lời đóng đắn rằng, quyền lực nhà nước là của nhân
dân hay chỉ có nhân dân mới là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực đó.
Với câu trả lời này, nhân loại đã kéo Nhà nước từ đình xuống trần gian và từ
đạo đức, lý trí được lý tưởng hóa của giai cấp cầm quyền áp bức, bóc lột
xuống thành của chính người dân. Chỉ có nhân dân bằng ý chí chung của
mình liên hợp lại và lập nên Nhà nước. Tính cách mạng của quan niệm này là
ở chỗ nhân dân có quyền lựa chọn nhà nước, lựa chọn các đại biểu của mình
tham gia công việc nhà nước. Khi nhà nước không đáp ứng yêu cầu của nhân
dân thì chính nhân dân có quyền thay thế nhà nước ấy bằng một nhà nước
24
khác. Bản thân nhà nước không có quyền mà chỉ được nhân dân ủy quyền.
Quyền lực của người cầm quyền có thể bị tước bỏ. Chủ quyền tối cao là sự
thể hiện ý chí chung nên không thể tự nó bỏ nó đi được [28].
Nhà nước pháp quyền về mặt lý thuyết, trước hết là nhà nước được tạo
nên bằng ý chí chung của nhân dân, nhằm bảo vệ tư do và tài sản của mỗi
thành viên của nó. Mỗi thành viên tuân thủ ý chí chung cũng tức là tuân thủ ý
chí của riêng mình mà vẫn tự do. Quá trình chuyển nhà nước từ cá nhân vua
chúa, từ ý chí tối cao thành nhà nước của nhân dân trở thành quá trình xóa bỏ
các chế độ độc đoán, chuyên quyền và tách nhà nước ra khỏi nhà thờ, xã hội
dân sự ra khỏi xã hội công dân. Các mệnh đề nhân dân vì nhà nước hay nhân
dân của chế độ nhà nước như một định mệnh được thay bằng nhà nước vì nhân
dân hay chế độ nhà nước của nhân dân. Nhà nước không có mục đích tự thân
nào mà chỉ là công cụ phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển của xã hội.
Đi liền với quá trình khám phá cội nguồn của quyền lực nhà nước là việc tìm
kiếm hình thức nhà nước thích hợp với các chuẩn mực của một nhà nước pháp
quyền. Nếu ở thời cổ đại hình thức nhà nước hỗn hợp (kết hợp ba hình thức
quân chủ, quý tộc và cộng hòa) được coi là thích hợp thì ở thời cận và hiện đại
hình thức cộng hòa dân chủ được coi là thích hợp và đáp ứng được yêu cầu
phát triển của xã hội. Sự ra đời của nhà nước pháp quyền đồng thời phủ nhận
nhà nước chuyên chế, cực quyền, độc quyền và phát xít. Tiêu chí đầu tiên của
một nhà nước pháp quyền là nhà nước mà toàn bộ quyền lực của nó thuộc về
nhân dân và trở thành vấn đề mang tính pháp lý. Đây thực sự là một bước tiến
lớn lao trong lịch sử chính trị của nhân loại. Trong các nước chuyên chế, phát
xít, nhân dân không là chủ thể mà chỉ là khách thể của quyền lực. Trong nhà
nước pháp quyền. về mặt nguyên tắc thì quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
và nhân dân mới có quyền kiểm tra, giám sát quyền lực đó [28].
25
Quyền lực của ai, pháp luật của ai là vấn đề hàng đầu của Nhà nước
pháp quyền. Pháp luật không có mục đích tự thân mà chỉ là công cụ thực hiện
quyền lực của chủ thể.
- Tôn trọng và bảo vệ quyền công dân và quyền con người.
Phải nói ngay rằng đây là giá trị của mọi giá trị tư tưởng về nhà nước
pháp quyền mà tư duy nhân loại đã đạt đến. Với sự ra đời của học thuyết về
nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền tư sản trong hiện thực, lần đầu
tiên trong lịch sử con người đã bước từ địa vị nô lệ trong xã hội thần dân sang
địa vị người công dân trong xã hội công dân. Người công dân trong mối quan
hệ với nhà nước pháp quyền là cong người mà các quyền cơ bản, thiên liêng
nhất của nó như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc,
quyền sử hữu tài sản… được nhà nước bảo vệ bằng pháp luật. Về lý thuyết,
mỗi cá nhân có thể phát triển bình đẳng và tự do trước pháp luật, có đủ cơ hội
pháp lý để phát huy mọi khả năng của mình. Nhà nước cam kết, tôn trọng trên
thực tế và bằng pháp luật các quyền, lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm
của công dân. Con người được sống trong công lý và lẽ phải. Pháp luật về lý
thuyết, là phương tiện để con người dạt tới tự do. Trong nhà nước pháp
quyền, người công dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước,
kể cả quyền thay đổi nhà nước khi nó xâm phạm đến các quyền và lợi ích của
bản thân và xã hội. Không gian xã hội cho sự sinh tồn và hoạt động của con
người được mở rộng. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật nên nó có đặc điểm là hoạt động công khai và dân chủ. Đặc điểm
này giúp cho mọi công dân có thể giám sát, phê bình nhà nước một cách công
khai, dân chủ. Nguyên tắc công dân có thể làm những gì pháp luật không
cấm, về lý thuyết đã tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển và hoàn thiện cá nhân.
Công dân có quyền và nghĩa vụ chống lại sự xâm phạm hay can thiệp tùy tiện,
trái pháp luật của nhà nước. Điểm khác biệt với các nhà nước không phải là
26
nhà nước pháp quyền là ở chỗ đó, nơi người dân phải làm các nghĩa vụ với
nhà nước còn nhà nước thì không [28].
Với sự ra đời của Nhà nước pháp quyền, nhà nước trở về đóng vị trí
của mình trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân.
Trong nhà nước pháp quyền về mặt nguyên lý, quyền con người, quyền
công dân được xác lập về mặt pháp lý, tạo cơ sở cho việc xây dựng một xã
hội bình đẳng và công bằng. Các quyền đó được mở rộng và nâng cao bao
nhiêu thì quyền hạn nhà nước bị giới hạn và bị kiểm soát chặt chẽ bấy nhiêu.
Con người được đặt vào vị trí công dân với các quyền, nghĩa vụ pháp lý và trở
thành yếu tố cơ bản nhất của sự phát triển xã hội. Với sự ra đời của nhà nước
pháp quyền tư sản, con người đã được giải phóng một bước cơ bản so với xã
hội phong kiến trung cổ. Theo đó về mặt lý thuyết con người với tư cách là
một nguồn lực của sự phát triển xã hội được khai thác có hiệu quả hơn.
- Đảm bảo và phát huy dân chủ:
Nhìn lại tiến trình lịch sử nhân loại toàn bộ tư tưởng học thuyết và thiết
chế nhà nước pháp quyền ra đời và phát triển là do yêu cầu dân chủ. Dân chủ
vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện của nhà nước pháp quyền. Dân chủ luôn
mang tính giai cấp, dân chủ của chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ
nghĩa… về mặt lý thuyết đều đòi hỏi nhà nước phải được tổ chức và hoạt
động theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Không phải nhà nước
nào cùng phải được thực hiện thông qua nhà nước. Nhà nước pháp quyền tạo
ra những cơ chế, thiết chế thực hiện các quyết định của pháp luật, duy trì trật
tự và tự do công cộng như là những điều kiện cần thiết cho các biểu hiện của
dân chủ như:
Sự quản lý của đa số
Quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý
Các thủ tục ra quyết định
27
Sự tham gia của nhân dân vào việc ra các quyết định quản lý – chính trị
Nhà nước pháp quyền- quyền lực thuộc về nhân dân, quản lý xã hội và
bản thân nó bằng pháp luật – là hình thức biểu hiện của dân chủ. Dân chủ cần
đến tính pháp lý và tính nhân văn của nhà nước pháp quyền. Kinh nghiệm lịch
sử cho thấy, không có nhà nước pháp quyền thì không thể có dân chủ với
đóng ý nghĩa của nó. Có thể nói hạt nhân của lý luận nhà nước pháp quyền là
vấn đề dân chủ. Nói đến dân chủ là nói đến pháp luật. Pháp luật vừa là sự
phản ánh yêu cầu dân chủ vừa là công cụ để thực hiện dân chủ. Quan hệ nội
tại giữa pháp luật và dân chủ biểu hiện ở chỗ nền dân chủ nào cũng cần đến
pháp luật. Quá trình dân chủ hóa xã hội là quá trình xây dựng và hoàn thiện
không ngừng pháp luật. Càng dân chủ hóa càng cần pháp luật. Tuy nhiên,
trong xã hội có lúc có pháp luật nhưng lại không có dân chủ. Đó là lúc tồn tại
nhà nước pháp trị thuần túy. Chế độ phong kiến độc đoán, chuyên quyền,
không có dân chủ nên không có nhu cầu và tiền đề cho sự ra đời của nhà nước
pháp quyền. Sự ra đời của nhà nước pháp quyền gắn liền với quá trình dân
chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội. Dân chủ, như thực tế cho thấy, là quá
trình tìm kiếm và bảo vệ lợi ích của đa số người trong xã hội đặc biệt là dân
chủ xã hội chủ nghĩa, hạn chế quyền, lợi ích không chính đáng của người cầm
quyền, dân ủy quyền nhưng không mất quyền [28].
Dân chủ trước hết là dân chủ về chính trị, có nội dung cốt lõi là quyền
lực nhà nước thuộc về ai, quyền lực được tổ chức và vận hành theo phương
thức nào. Trong thiết chế dân chủ, nhân dân lập nên nhà nước, ủy quyền cho
nhà nước thực hiện quyền làm chủ của mình. Trong nhà nước pháp
quyền,pháp luật quy định các thiết chế dân chủ như quyền bầu cử, ứng cử,
quyền kiểm tra và giám sát của công dân đối với các hoạt động của nhà nước.
Pháp luật trong nhà nước pháp quyền về lý thuyết trở thành phương tiện làm
chủ của công dân đối với nhà nước và xã hội, quy định tổ chức và thẩm quyền
28
của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và vận hành các thiết chế dân
chủ. Dân chủ cần sự điều chỉnh của pháp luật và dân chủ trong khuôn khổ
pháp luật. Hình thức tổ chức nhà nước theo mô hình nhà nước pháp quyền có
thể khắc phục được sự biến dạng của dân chủ thành tập trung quan liêu và độc
tài hoặc vô chính phủ, hỗn loạn, phường hội và lệ làng thay phép nước. Dân
chủ cần đến một hệ thống các nhân tố bảo đảm như: hệ thống pháp luật đồng
bộ, phản ánh đóng quy luật khách quan của sự phát triển xã hội; hệ thống
tuyên truyền, giáo dục pháp luật và hình thành văn hóa pháp luật trong xã hội,
hệ thống các cơ quan thi hành, bảo vệ pháp luật và dội ngũ công chức nhà
nước trong sạch, vững mạnh. Dân chủ thực chất là xây dựng quyền lực của
dân, tạo môi trường cho hoạt động tự do và sáng tạo của mọi người dân. Các
quan hệ giữa công dân và nhà nước, công dân với công dân và giữa các quốc
gia được đảm bảo bằng pháp luật [28].
- Sự ngự trị của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội.
Với sự ra đời của các tư tưởng và học thuyết về nhà nước pháp quyền
mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật đã có sự thay đổi căn bản. Pháp luật
do nhà nước ban hành giữ vai trò thống trị không chỉ đối với xã hội mà còn đối
với bản thân nhà nước. Đây là sự kết hợp giữa tổ chức quyền lực của xã hội và
giai cấp cầm quyền với hệ thống các quy tắc xử sự trong xã hội thể hiện ý chí
của giai cấp cầm quyền, với công lý và công bằng. Quyền lực nhà nước không
dựa trên công lý thì chỉ là bạo lực thô bạo. Công lý và lẽ phải mà không có sự
bảo đảm của quyền lực nhà nước thì bất lực. Nhà nước ban hành pháp luật
không chỉ để tổ chức và quản lý xã hội mà còn để tổ chức và quản lý bản thân
mình. Pháp luật trở thành công cụ chế ước, quy định kiểm tra, giám sát tổ chức
và phương thức hoạt động của nhà nước. Nhà nước pháp quyền về mặt lý
thuyết tự đặt mình dưới pháp luật, chứ không đứng trên và đứng ngoài pháp
luật. Pháp luật không chỉ là công cụ duy trì và phát triển xã hội mà còn là công
29
cụ duy trì sự tồn tại của chính nhà nước. Chức năng quyền hạn của nhà nước
chỉ nằm trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được
xây dựng trên cơ sở lý trí, hợp hiến, hợp pháp và chế độ trách nhiệm có tính
pháp lý. Trong nhà nước pháp quyền về mặt lý thuyết viên chức nhà nước chỉ
được làm những gì pháp luật cho phép còn công dân lại được làm tất cả những
gì pháp luật không cấm. Với nguyên tắc pháp luật chi phối mối quan hệ giữa
công dân và nhà nước cũng có sự thay đổi. Nhà nước và công dân đều có
quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật. Công dân có trách nhiệm với nhà nước
như thế nào thì nhà nước có trách nhiệm với công dân như vậy. Cơ chế song vụ
này đòi hỏi nhà nước và công dân đều phải làm tròn bổn phận của mình trước
pháp luật, tức là trước cộng đồng và xã hội [28].
Về lý thuyết, pháp luật trong nhà nước pháp quyền - ý chí nguyện
vọng, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân được luật hóa - là tiếng nói của
công lý và lý trí. Pháp luật là một thực thể hay một đại lượng chung có tính
phổ biến đảm bảo tự do và bình đẳng của mọi thành viên trong xã hội. TÍnh
quy phạm của xã hội là tính tất yếu được hình thành qua vô số sự ngẫu nhiên.
Pháp luật chứa đựng những giá trị ổn định. Chuẩn mực hóa những quan hệ xã
hội và có các chức năng đặc biệt là tổ chức, bảo vệ, trọng tài và tư tưởng.
Pháp luật là sản phẩm của quá trình con người khách quan hóa cái chủ quan là
lợi ích của chủ thể cầm quyền và mọi người phải tuân theo như một tất yếu
khách quan. Nhưng muốn được khách quan hóa thì cái chủ quan phải phản
ánh được quy luật khách quan. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng
pháp luật là quản lý bằng lý trí phổ biến của nhân dân được luật hóa, chứ
không phải bằng chỉ lệnh, luật lệnh tùy tiện của cá nhân. Nhờ pháp luật mà
cái vốn là của một giai cấp trở thành của toàn xã hội. Đây tuyệt nhiên không
phải là ý chí chủ quan, ý muốn tùy tiện, sự chiếm đoạt, sự lừa dối hay mánh
khóe của cá nhận hoặc một nhóm người cầm quyền và không phải tiếng nói
30
của kẻ mạnh. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền đặc biệt là nhà nước pháp
quyền xã hôi.
Trong lịch sử không phải nhà nước nào quản lý xã hội bằng pháp luật
cũng là nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp trị quản lý nhà nước bằng pháp
luật của vua không phải là nhà nước pháp quyền vì những người cầm quyền
không hề bị ràng buộc bởi pháp luật, dân phải sống theo pháp luật của vua
còn vua có thể hành động tùy tiện theo ý của mình. Quản lý xã hội bằng pháp
luật trong nhà nước pháp quyền khác về chất so với quản lý bằng đạo đức
theo kiểu nhân – lễ trị thuần túy, ràng buộc con người và xã hội bằng tam
cương và ngũ thường khắt khe, hạn chế sự vận động và phát triển của xã hội.
Quản lý xã hội bằng pháp luật và nhà nước đặt mình dưới pháp luật thống trị,
tính ổn định về tổ chức và hoạt động của nhà nước được duy trì, tính thống
nhất, hiệu lực và hiệu quả của các chính sách được đảm bảo, quan hệ nhà
nước, công dân chuyển từ quan hệ quyền lực sang quan hệ pháp lý [28].
- Tổ chức theo nguyên tắc phân định quyền lực, dùng quyền lực kiểm
tra và giám sát quyền lực.
Hạt nhân hợp lý của học thuyết tam quyền phân lập là ở sự phân công
rành mạch trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực. Điều này có ý nghĩa
đảm bảo cho dân chủ và chống lạm quyền. Chế độ phân công quyền lực là tất
yếu trong một chế độ pháp quyền. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của
nhà nước pháp quyền là phải có sự phân công quyền lực thành các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Đây chính là đóng góp to lớn của những cha đẻ
của học thuyết phân quyền đối với lý luận về nhà nước pháp quyền.
Tất cả các nhà nước trong lịch sử, dù là quân chủ, quý tộc hay cộng
hòa, cuối cùng quyền lực nhà nước đều phải thực hiên qua các cá nhân cầm
quyền. Quyền lực chung giao cho cá nhân luôn luôn có xu hướng bị lạm
dụng, bị thoái hóa thành quyền lực riêng. Tập trung quyền lực nhà nước vào
31
một cá nhân, một nhóm hay một cơ quan đều có nguy cơ dẫn đến sự lạm
quyền, sự độc đoán, chuyên quyền. Để khắc phục tình trạng đó, theo lý luận
về nhà nước pháp quyền, quyền lực phải được phân chia thành lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Các quyền lực này được giao cho Quốc Hội hay Nghị viện,
quyền hành pháp giao cho Chính phủ, quyền tư pháp giao cho Tòa án. Phân
định quyền lực như vậy là yếu tố cơ bản đảm bảo quyền lực nhà nước, quyền
lực do nhân dân ủy nhiệm không bị lợi dụng. Việc phân định này là do đặc
điểm của quyền lực nói chung [28].
Quyền lập pháp là quyền thể hiện ý chí chung của quốc gia. Quốc hội
hay cơ quan dân chủ đại diện do phổ thông đầu phiếu bầu lên- thực hiên. Cơ
quan này có các chức năng cơ bản như lập hiến, lập pháp, đại diện, giám sát
và quyết định các vấn đề quốc kế, dân sinh. Các quyền này thể hiện qua chế
độ làm việc và quyết định tập thể của Quốc hội. Quyền hành pháp – quyền
thực hiện ý chí chung của quốc gia giao cho chính phủ. Chức năng của chính
phủ là thực hiện pháp luật trong việc quản lý nhà nước. Quyền này đòi hỏi sự
quyết đoán, nhanh nhậy và tập trung cao. Quyền tư pháp thuộc về tòa án.
Chức năng của cơ quan này là xét xử xác hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp
luật từ phía công dân và nhà nước, bảo vệ pháp luật, công lý, tự do của công
dân và trật tự an toàn xã hôi. Tòa án giám sát tính hợp hiến, hợp pháp, tính
trật tự và hệ thống của hệ thống pháp luật.
Trên thực tế, khi chúng ta nhìn lại lịch sử phát triển của Nhà nước thì
thấy. Lúc ban đầu toàn bộ quyền lực nhà nước đều nằm trong tay nhà Vua
(Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp). Chính vì thế những ông Vua thường
có xu hướng lạm dụng quyền lực và trở nên độc tài. Khi đó yêu cầu lịch sử
đặt ra yêu cầu Vua phải nhường quyền lập pháp cho dân. Nhà Vua chỉ nắm
quyền hành pháp và tư pháp. Điều này phần nào hạn chế sư hoành hành, lạm
quyền và ức hiếp dân chúng của nhà Vua. Tuy nhiên để hạn chế được sự lạm
32
quyền hơn nữa của nhà Vua thì yêu cầu đặt ra là phải giao quyền tư pháp cho
một cơ quan khác. Và đó chính là Tòa án. Khi đó nhà Vua chỉ còn nắm quyền
hành pháp, quyền lập pháp thuộc về quốc hội, quyền tư pháp thuộc về Tòa án.
Sự phân chia quyền lực nhà nước như vậy hạn chế được sự lạm quyền,
chuyên quyền của cơ quan, cá nhân được nhà nước trao quyền lực nhà nước.
Mặc dù được phân chia quyền lực thành 3 quyền: Lập pháp, hành pháp và tư
pháp song các quyền này ràng buộc lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Đây là
nguyên tắc kiềm chế và đối trọng mà học thuyết phân quyền đưa ra nhằm hạn
chế quyền lực của cơ quan quyền lực nhà nước. Ý tưởng phân quyền trong
nhà nước đã có từ thời cổ đại, khi nền dân chủ và chế độ cộng hòa dân chủ
quý tộc Hy Lạp – La Mã hoàn toàn nằm trong tay gia cấp chủ nô. Sự phân
quyền bắt nguồn từ yêu cầu tổ chức quyền lực nhà nước là ra quyết định, thực
thi quyết định, và giám sát, kiểm tra, xét xử việc thực thi đó. Sự phân quyền
với nghĩa phân công chức năng và kiểm soát quyền lực trở thành phương thức
tồn tại của chính nó, phân quyền càng rõ ràng thì kiểm soát quyền lực càng
chặt chẽ. Phân quyền như vậy rõ ràng là một hiện tượng xã hội phổ biến [28].
Các nhà tư tưởng như Jonh Locke, Montesquieu không chỉ kế thừa tính
kỹ thuật, tính pháp lý của ý tưởng phân quyền mà còn phát triển ý tưởng đó
thành sự phân chia quyền lực hoàn toàn độc lập với nhau.
33
Chương 2
TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN, DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH
TRONG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1945 VÀ HIẾN PHÁP 1946
2.1. Những nội dung tư tưởng chủ yếu của Tuyên ngôn Độc lập
năm 1945, Hiến pháp 1946
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời cơ bản của Tuyên ngôn độc lập năm 1945,
Hiến pháp 1946
* Hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn độc lập 1945
Cách mạng Tháng Tám nổ ra trong hoàn cảnh khách quan rất thuận lợi:
kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta là phát xít Nhật đã bị Liên Xô và Đồng minh
đánh bại, quân đội Nhật ở Đông Dương mất hết tinh thần chiến đấu, chính phủ
Trần Trọng Kim rệu rã. Đảng Cộng sản Đông Dương đã chớp thời cơ đó phát
động toàn dân nổi dậy nên đã giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu.
Cách mạng Tháng Tám là kết quả và đỉnh cao của 15 năm đấu tranh
của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là phong trào giải
phóng dân tộc 1939-1945. Trong quá trình đó, Đảng đã xây dựng được một
lực lượng chính trị hùng hậu; từng bước xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân, được nhân dân nuôi dưỡng và đùm bọc, có chỗ đứng chân ngày càng
vững chắc trong căn cứ địa cách mạng, giữ vai trò nòng cốt, xung kích, hỗ trợ
cho quần chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Đảng Cộng sản Đông Dương là người tổ chức và lãnh đạo cuộc Cách
mạng Tháng Tám. Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dạn kinh
nghiệm đấu tranh, bắt rễ sâu trong quần chúng, đoàn kết và thống nhất, quyết
tâm lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền. Sự lãnh đạo của Đảng
là điều kiện cơ bản nhất, quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng
34
dân tộc điển hình do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lần đầu tiên giành thắng lợi ở
một nước thuộc địa. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Việt
Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thế kỷ
trên đất nước ta, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ngót
nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước do nhân dân
lao động làm chủ. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân
độc lập, tự do, người làm chủ vận mệnh của mình. Nước ta từ một nước thuộc
địa trở thành một nước độc lập và tự do. Đảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ
phải hoạt động bí mật, không hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền và hoạt
động công khai. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám:
Chẳng những giai cấp lao động mà nhân dân Việt Nam ta có
thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi
khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử
cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một
Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính
quyền toàn quốc [14].
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy
vọt trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới của
lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do.
Về mặt quốc tế, Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã chọc thủng một
khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu thời
kỳ suy sụp và tan rã không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ, góp
phần cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa thực dân và giải
phóng dân tộc trên thế giới.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào
giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của tư tưởng độc lập
tự do của Hồ Chí Minh và đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo
35
của Đảng. Nó chứng tỏ rằng: ở thời đại chúng ta, một cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc do giai cấp công nhân lãnh đạo hoàn toàn có khả năng thắng
lợi ở một nước thuộc địa. Cuộc cách mạng đó quan hệ mật thiết với cách
mạng vô sản ở "chính quốc", nhưng không lệ thuộc vào cách mạng ở "chính
quốc". Trái lại, nó có thể giành được thắng lợi trước khi giai cấp công nhân
"chính quốc" lên nắm chính quyền.
Giữa những ngày cách mạng Tháng 8 đang diễn ra sôi sục tại thành phố
Hà nội, Huế, Sài Gòn đã dành được chính quyền.
Ngày 25/8/1945 Hồ Chủ tịch cùng với Trung ương Đảng, Ủy ban dân
tộc giải phóng từ Tân Trào về đến Hà Nội. Theo đề nghị của Người, một
chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, công
cuộc chuẩn bị cho ngày chính phủ lâm thời ra mắt trước quốc dân đồng bào
được tiến hành khẩn trương. Ngày 28/8/1945 chính quyền đã dành được trong
toàn quốc, Việt Nam thực sự trở thành một nước độc lập, tự do. Thay mặt cho
chính phủ lâm thời Hồ Chủ tịch viết "Tuyên ngôn độc lập" tại gác 2 số 48 phố
hàng ngang - Hà Nội.
Và ngày 2/9/1945 trước sự chứng kiến của hàng vạn nhân dân thủ đô -
đại diện cho nhân dân cả nước, thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, Hồ Chủ tịch trịnh trọng tuyên bố với nhân dân cả nước và
nhân dân thế giới bản "Tuyên ngôn độc lập" khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa.
* Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1946.
Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3-9-1945, chỉ
một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ nói:
Sau 80 năm bị áp bức, bóc lột và dưới chính sách ngu dân của
thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta đều chưa quen với kỹ thuật
hành chính nhưng điều đó không làm chúng ta lo ngại. Chúng ta
36
vừa làm vừa học. Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng
chúng ta sẽ sửa chữa khuyết điểm. Với lòng yêu nước và yêu nhân
dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công [14].
Ngay sau khi Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945
tại quảng trường Ba Đình, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3-9-
1945, Hồ Chủ tịch đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ. Một trong
những nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng Hiến pháp. Người viết: "Trước chúng
ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém
phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được
hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ" [14].
Bác cho rằng một trong những cơ sở cần có đầu tiên của một nhà nước
là hiến pháp và muốn có hiến pháp thì phải có quốc hội. Vì vậy, mặc dù tình
hình đất nước đang vô cùng khó khăn nhưng trong 6 nhiệm vụ cấp bách của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác vẫn đề ra nhiệm vụ là phải tổ
chức một cuộc tổng tuyển cử càng sớm càng tốt. Bác nói:
Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi
đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta
không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do
dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị
Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay một cuộc tổng tuyển cử với
chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái, 18 tuổi đều có
quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo,
dòng giống, v.v… [14].
Ngày 8-9-1945, đúng một tuần sau ngày tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký Sắc lệnh số 14, quyết định tổ chức tổng tuyển cử trên phạm vi
toàn quốc. Với sự kiện trọng đại này, dân tộc Việt Nam sau khi là dân tộc đầu
tiên ở Đông Nam Á làm cuộc giải phóng dân tộc thành công, trở thành dân
37
tộc đầu tiên thiết lập được Nhà nước có thể chế chính trị với hình thức dân
chủ cao nhất là phổ thông đầu phiếu.
Ngày 31-12-1945, Bác viết bài đăng trên báo Cứu quốc số 130:
Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn
người có tài, có đức để gánh vác công việc nước Nhà.
Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì
đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo,
nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có 2
quyền đó.
Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội cử ra
Chính phủ. Chính phủ đó thực ra là Chính phủ của toàn dân [14].
Ngày 20-9-1945, Chính phủ Lâm thời ra Sắc lệnh thành lập Ban dự
thảo Hiến pháp gồm 7 người do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Tháng 11-
1945, Ban dự thảo đã hoàn thành công việc và bản dự thảo được công bố rộng
rãi cho toàn thể nhân dân thảo luận. Hàng triệu người Việt Nam hăng hái
tham gia đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Hiến pháp chứa đựng mơ ước bao
đời của nhân dân ta về độc lập và tự do.
Ngày 6-1-1946, cuộc tổng tuyển cử thắng lợi.
Ngày 2-3-1946, Quốc hội đã nghe Chính phủ trình bày bản dự thảo
Hiến pháp. Trên cơ sở đó, Quốc hội (Khoá I, Kỳ họp thứ nhất) đã thành lập
Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 người, đại biểu của nhiều tổ chức, đảng phái
khác nhau do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Ban dự thảo có nhiệm vụ tổng
kết tất cả các ý kiến đóng góp của nhân dân và xây dựng nên bản dự thảo cuối
cùng để đưa ra Quốc hội xem xét và thông qua.
Ngày 28-10-1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, kỳ họp thứ hai của Quốc hội
khoá I đã khai mạc. Ngày 9-11-1946, sau hơn mười ngày làm việc khẩn trương,
tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước
38
Việt Nam dân chủ cộng hoà với Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống.
Vào thời điểm Quốc hội thông qua Hiến pháp, thực dân Pháp phản bội
các hiệp định đã ký kết với Chính phủ ta, chúng không ngừng khiêu khích và
tấn công chúng ta bằng vũ lực, hòng lập lại ách thống trị của chúng ở Việt
Nam. Trước tình hình đó, trong phiên họp ngày 9-11-1946, sau khi tuyên bố
Hiến pháp đã trở thành chính thức, Quốc hội ra Nghị quyết giao nhiệm vụ cho
Ban thường trực Quốc hội cùng với Chính phủ ban bố và thi hành Hiến pháp
khi có điều kiện thuận lợi. Theo Nghị quyết của Quốc hội trong điều kiện
chưa thi hành được Hiến pháp thì Chính phủ phải dựa vào những nguyên tắc
đã quy định trong Hiến pháp để ban hành các sắc luật. Ngày 19-12-1946,
mười ngày sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp, cuộc kháng chiến toàn
quốc bùng nổ. Do hoàn cảnh chiến tranh mà Hiến pháp 1946 không được
chính thức công bố, việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân không
có điều kiện thực hiện. Tuy nhiên Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ
tịch cùng với Ban thường vụ Quốc hội luôn luôn dựa vào tinh thần và nội
dung của Hiến pháp 1946 để điều hành mọi hoạt động của Nhà nước.
Vậy là, qua một chặng đường dài sau gần 3 thập kỷ kể từ Bản yêu sách
của dân An Nam (năm 1919) gửi hội nghị Versailles đến năm l946, tư tưởng về
nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thực hiện. Hiến pháp
ra đời đặt nền tảng cho quốc gia đi vào xây dựng một thể chế chính trị dân chủ
được thiết lập vững chắc, với đầy đủ các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành
pháp, đoạn tuyệt với chế độ chính trị thực dân và quân chủ phong kiến.
2.1.2. Những nội dung cơ bản của Tuyên ngôn độc lập 1945 và Hiến
pháp 1946
* Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn độc lập 1945:
Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chủ tịch trích dẫn hai lời Tuyên
39
ngôn độc lập của nước Mỹ (năm 1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền của Pháp
(năm 1791) để khẳng định những quyền thiêng liêng cơ bản của con người mà
không ai có thể xâm phạm được. Từ đó Người suy ra” Tất cả các dân tộc trên
thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng, quyền tự do” [17]. Tuyên ngôn khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do độc lập” [17].
Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chủ tịch đã tố cáo mạnh mẽ tội ác
cuả thực dân Pháp hơn 80 năm cướp nước ta, áp bức đồng bào ta, thi hành
những luật pháp dã man, lập ra những nhà tù nhiều hơn trường học, tắm các
cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong bể máu, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý
khiến cho nhân dân ta bị bần cùng, nước ta tiêu điều xơ xác về mọi mặt.
Tuyên ngôn cũng tố cáo thực dân Pháp đã quỳ gối đầu hàng Nhật kể từ
mùa thu 1940 nước ta trở thành thuộc địa của Nhật – Pháp. Nhưng từ
9/3/1945 Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, nước ta đã trở thành thuộc địa duy
nhất của Nhật. Khi Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện, ngày
14/8/1945 nhân dân cả nước đã nổi dậy dành chính quyền từ tay Nhật lập nên
nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
Tuyên ngôn còn khẳng định: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái
vị nhân dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm nay, đánh đổ chế
độ quân chủ chuyên chế mấy mươi thế kỷ, lập nên nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa.
- Tuyên ngôn tuyên bố thoát li mọi quan hệ với Pháp, xoá bỏ mọi đặc
quyền của Pháp ở Việt Nam và các Hiệp ước Pháp ký về Việt Nam, nhân dân
Việt Nam kiên quyết chống lại mọi âm mưu quay trở lại của thực dân Pháp,
đồng thời kêu gọi các nước đồng minh công nhận quyền độc lập của nhân dân
Việt Nam vừa dành được từ tay phát xít Nhật.
- Cuối cùng bản Tuyên ngôn khẳng định nước Việt Nam đã được tự do
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT

More Related Content

What's hot

Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápnguoitinhmenyeu
 

What's hot (16)

Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAY
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAYLuận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAY
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAY
 
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAYĐề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý về xuất bản tại Nhà xuất bản ĐH Quốc gia, HAY
Luận văn: Quản lý về xuất bản tại Nhà xuất bản ĐH Quốc gia, HAYLuận văn: Quản lý về xuất bản tại Nhà xuất bản ĐH Quốc gia, HAY
Luận văn: Quản lý về xuất bản tại Nhà xuất bản ĐH Quốc gia, HAY
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOTPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAYLuận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAYLuận văn: Địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAY
 
Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền
Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyềnMối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền
Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền
 
Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến pháp
 
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
 
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luậtĐề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
 
Quản lý về lý lịch tư pháp tại các tỉnh miền núi phía Bắc, HAY, 9đ
Quản lý về lý lịch tư pháp tại các tỉnh miền núi phía Bắc, HAY, 9đQuản lý về lý lịch tư pháp tại các tỉnh miền núi phía Bắc, HAY, 9đ
Quản lý về lý lịch tư pháp tại các tỉnh miền núi phía Bắc, HAY, 9đ
 
Giáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường cao đẳng nghề, 9đ
Giáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường cao đẳng nghề, 9đGiáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường cao đẳng nghề, 9đ
Giáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường cao đẳng nghề, 9đ
 
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của người khác gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của người khác gây raTrách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của người khác gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của người khác gây ra
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt NamLuận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
 
Đề tài: Kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Thái Bình, HAY
Đề tài: Kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Thái Bình, HAYĐề tài: Kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Thái Bình, HAY
Đề tài: Kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Thái Bình, HAY
 

Similar to Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT

BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con ngườiBÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con ngườiViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfgiao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfNgnNK
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...hieu anh
 
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT (20)

Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946, HAY
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946, HAYĐề tài: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946, HAY
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946, HAY
 
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAYLuận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAY
 
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> ...Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
 
Luận văn: quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam
Luận văn: quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt NamLuận văn: quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam
Luận văn: quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam
 
Đề tài: Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua Hiến pháp
Đề tài: Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua Hiến phápĐề tài: Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua Hiến pháp
Đề tài: Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua Hiến pháp
 
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAYĐề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, HAY
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, HAYLuận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, HAY
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáoLuận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
 
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAYLuận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
 
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con ngườiBÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
 
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfgiao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn TâyTuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
 
Luận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOT
Luận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOTLuận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOT
Luận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOT
 
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOTĐề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
 
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
 
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOTLuận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 

Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ THUỲ LINH T¦ T¦ëNG PH¸P QUYÒN, D¢N CHñ Hå CHÝ MINH TRONG TUY£N NG¤N §éC LËP, HIÕN PH¸P 1946 Vµ NH÷NG GI¸ TRÞ KÕ THõA Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Bùi Thị Thùy Linh
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN ................................... 6 1.1. Tư tưởng pháp quyền phương Tây................................................ 6 1.2. Tư tưởng pháp quyền phương Đông ...........................................13 1.3. Tư tưởng pháp quyền ở Việt Nam trong lịch sử trung cận đại......18 1.4. Nhận thức chung về nhà nước pháp quyền.................................21 Chương 2: TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN, DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1945 VÀ HIẾN PHÁP 1946 .....................................................................................33 2.1. Những nội dung tư tưởng chủ yếu của Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Hiến pháp 1946............................................................33 2.1.1. Hoàn cảnh ra đời cơ bản của Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hiến pháp 1946................................................................................33 2.1.2. Những nội dung cơ bản của Tuyên ngôn độc lập 1945 và Hiến pháp 1946.........................................................................................38 2.2. Giá trị lịch sử của Tuyên ngôn độc lập 1945 và Hiến pháp 1946...43 2.2.1. Đề cao và bảo vệ quyền con người..................................................43 2.2.2. Xây dựng chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân..........54 2.2.3. Cơ chế tổ chức bộ máy nhà nước bảo đảm sự kiểm soát quyền lực ......59 2.2.4. Đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật .........................................63
  • 4. Chương 3: GIÁ TRỊ KẾ THỪA TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN, DÂN CHỦ TRONG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1945 VÀ HIẾN PHÁP 1946 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA.......68 3.1. Những tiền đề, điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.........................................................................................68 3.1.1 Tiền đề về tư tưởng và quan điểm...................................................68 3.1.2. Tiền đề chính trị...............................................................................69 3.1.3. Tiền đề kinh tế .................................................................................70 3.1.4. Tiền đề về cơ sở xã hội....................................................................70 3.2. Quan điểm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân của Đảng cộng sản Việt Nam ..................................................................................72 3.3. Những phương hướng cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta .......84 3.3.1. Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước.........................84 3.3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động và kiện toàn tổ chức quốc hội..........87 3.3.3. Tiếp tục cải chính nền hành chính của nhà nước ............................89 3.3.4. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương...........92 3.3.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức..............................................93 3.3.6. Đẩy mạnh cải cách tư pháp..............................................................94 3.3.7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.....................96 KẾT LUẬN....................................................................................................99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................101
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với Việt Nam, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền đang được đặt ra như một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan. Tính tất yếu lịch sử của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam bắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của nhà nước ta. Ngay từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã và luôn là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật, luôn vận hành trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chính vì vậy tìm hiểu và nghiên cứu Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa hiện nay ở nước ta trở thành vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết. Khi mà Đảng và nhà nước, nhân dân ta đã và đang quyết tâm xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân. Đây chính là lí do để em chọn đề tài: “Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của việc nghiên cứu đề tài: “Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên Ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa” sẽ làm cơ sở lí luận cho các nhà quản lí nhà nước. Từ đó hoạch định đề ra các phương hướng, biện pháp giải quyết, hoàn thiện hiến pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo mục tiêu xây dựng nhà nước của dân do dân và vì dân, đảm bảo người dân là chủ của đất nước.
  • 6. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở của mục tiêu tổng quát, trong quá trình nghiên cứu đề tài cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau đây: - Cần làm rõ những nội dung cơ bản nhất trong Tuyên ngôn Độc lập 1945 và Hiến pháp năm 1946 thể hiện tư tưởng pháp quyền, dân chủ của Hồ Chí Minh. - So sánh với lý luận chung về nhà nước pháp quyền, dân chủ ở các nước trên thế giới. - Trên sở so sánh đó để tìm ra những giá trị đã kết tinh trong Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp 1946 thể hiện tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh. Từ đó rút ra những giá trị kế thừa mà nhà nước ta cần phải tiếp thu và phát triển trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Pháp quyền, dân chủ là tư tưởng không phải mới mẻ trên thế giới. Đối với Việt Nam thì tư tưởng pháp quyền, dân chủ đã được Hồ Chủ Tịch tiếp thu các giá trị tư tưởng tiến bộ trên thế giới rồi Người kết tinh những giá trị đó trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946. Mặc dù đã qua gần 70 năm, thực tiễn cũng đã có nhiều tác giả, tác phẩm đã nghiên cứu đề tài này ở nhiều phương diện, khía cạnh và cấp độ khác nhau. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một tác giả và một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về đề tài này. Chính vì vậy đề tài "Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên Ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa" vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cả về mặt lí luận và thực tiễn. Đặc biệt hiện nay công cuộc sửa đổi hiến pháp lại càng cần thiết phải có những công trình nghiên cứu những giá trị tư tưởng pháp quyền dân chủ của Hồ Chủ Tịch trong Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp 1946 làm cơ sở lý luận để vận dụng, kế thừa những giá trị đó.
  • 7. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946. Qua phân tích tư tưởng pháp quyền, dân chủ trong hai văn bản trên đã đạt được để rút ra những giá trị kế thừa để xây dựng hiến pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Do điều kiện về thời gian và trong khuân khổ thạc sĩ chuyên ngành lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Do vậy với đề tài Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên Ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu những vấn đề chung nhất, tiêu biểu nhất dưới góc độ lịch sử và lý luận từ đó rút ra được những giá trị mà hiện nay Việt Nam cần phải kế thừa để xây dựng một nhà nước pháp quyền, dân chủ. 5. Ý nghĩa của Luận văn Với những kết quả của Luận văn, hi vọng rằng Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, lý luận của các luật gia, đồng thời sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam về giá trị, ý nghĩa của tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập 1945 và Hiến pháp 1946. 6. Tình hình nghiên cứu Trong những năm những năm gần đây đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu tư tưởng pháp quyền, dân chủ của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập 1945, Hiến pháp 1946 và giá trị kế thừa hiện nay ở nước ta với mục đích, góc độ phạm vi tiếp cận khác nhau trong đó ít nhiều đề cập tới vấn đề học viên đang nghiên cứu. Các tài liệu học viên được tiếp cận gồm:
  • 8. 4 - GS. TSKH Đào Trí Úc (Chủ biên): Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2005. - GS. TSKH Đào Trí Úc (Chủ biên): Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Nhà xuất bản Tư pháp 2006. - Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài – Sách tham khảo, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội - Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn- Sách chuyên khảo, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, còn có một số bài viết của các chuyên gia luật học liên quan đến đề tài luận văn đã được đăng trên các tạp chí - đặc san Luật học, trên trang tin điện tử của Chính phủ, Bộ tư pháp, một số bài viết về tư tưởng pháp quyền, dân chủ của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập 1945, Hiến pháp 1946. Tài liệu và bài viết của các tác giả trên đã có những đóng góp đáng kể trong trong việc hoàn thiện các quy định của Hiến pháp về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Qua tham khảo đã giúp học viên có thêm những kinh nghiệm quý để triển khai những vấn đề, nội dung chưa được đề cập, tiếp cận sâu. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Ngoài ra luận văn còn kết hợp sử dụng tổng hợp các biện pháp cơ bản sau: - Phương pháp phân tích- tổng hợp; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp liệt kê; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp xã hội học và các phương pháp hỗ trợ khác...
  • 9. 5 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn dự kiến có bố cục như sau: Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng về nhà nước pháp quyền. Chương 2: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập 1945, Hiến pháp 1946. Chương 3: Giá trị kế thừa tư tưởng pháp quyền, dân chủ trong Tuyên ngôn Độc lập 1945 và Hiến pháp 1946 trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
  • 10. 6 Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 1.1. Tư tưởng pháp quyền phương Tây Tư tưởng nhà nước pháp quyền đã hình thành sớm trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý của nhân loại và ngày càng được bổ sung với những nội dung mới. Nhiều người lầm tưởng nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước – một nhà nước đạt trình độ cao. Thực chất nhà nước pháp quyền không phải một hình thức nhà nước, mà là một phương thức quản lý, điều hành nhà nước: Quản lý, điều hành bằng pháp luật. Tư tưởng nhà nước pháp quyền xuất hiện từ thời cổ đại ngay từ khi xã hội nguyên thủy tan ra, chuyển sang xã hội chiếm hữu nô lệ. Cùng với sự phát triển của nền văn minh Hy Lạp – La Mã, các nhà tư tưởng đã tìm kiếm những nguyên tắc, những hình thức, cơ chế trong sự tương hỗ giữa pháp luật với tổ chức và hoạt động của nhà nước, nhằm có được một phương thức quản lý, điều hành nhà nước hiệu quả, đáp ứng mục đích cao đẹp của con người. Nhà nước pháp quyền là học thuyết về việc tổ chức và hoạt động nhà nước được sinh ra trong phong trào đấu tranh để giải phóng nhân loại khỏi chế độ phong kiến chuyên chế do các học giả phương Tây đưa ra vào thế kỷ XVIII - XIX mặc dù tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã sớm hình thành từ thời cổ đại, người ta đã tìm kiếm các nguyên tắc, hình thức và cơ chế để thiết lập mối quan hệ qua lại, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tác động qua lại giữ pháp luật và quyền lực. Nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến một nhà nước được tổ chức hài hòa giữa quyền lực và pháp luật, tôn trong tính tối cao của luật. Do vậy người ta thường gắn Nhà nước pháp quyền với dân chủ. Vào thế kỷ VI trước Công nguyên, nhà thông thái Xôlông đã đưa ra tư tưởng táo bạo và
  • 11. 7 không thể chấp nhận với thời bấy giờ khi người ta coi pháp luật hoàn toàn thuộc về kẻ mạnh. Ông đã diễn đạt tư tướng đó của mình… Ta giải phóng tất cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp sức mạnh với pháp luật. Xôlông đã đưa ra những nguyên tắc tổ chức nhà nước, mong sao có sự nhượng bộ cho nhân dân, hạn chế những đặc quyền, đặc lợi của giới quý tộc. Dân chúng có những quyền nhất định như quyền bầu ra những người cai quản mình, quyền giám sát họ. Ông cho rằng, đất nước chỉ có thể thanh bình nếu như có những đảm bảo: chính quyền mạnh và có pháp luật, chỉ có pháp luật mới đảm bảo được trật tự và sự hòa hợp. Trong nhà nước pháp quyền thì không chỉ đảm bảo việc tôn trọng pháp luật mà còn phải đảm bảo pháp luật chứa đựng nội dung công bằng, của công lý và của số đông. Platon cho rằng: Chúng ta thừa nhận những nơi mà luật được định ra vì lợi ích của một số người, thì ở đó không có chế độ nhà nước, chỉ có thể gọi là nhà nước khi có sự công bằng. Tiếp nhận một cách xứng đáng những thành quả của người thầy của mình. Arixtốt cho rằng, nơi nào không có sức mạnh của luật thì nơi đó không có hình thức nhà nước. Theo ông khái niệm công bằng gắn liền với quan niệm của nhà nước, bởi vì pháp luật – tiêu chuẩn của sự công bằng là quy phạm điều chỉnh của giao tiếp chính trị. Ông lên án việc cầm quyền không tuân theo luật, chà đạp lên đạo luật, mưu toan thống trị bằng bạo lực [28]. Tới đầu Công nguyên, Xixenron tiến thêm một bước: Các đạo luật do nhà nước quy định phải phù hợp với tính công minh và quyền tự nhiên vì: Sự phù hợp chính là tiêu chuẩn để đánh giá tính công minh của chúng. Người điều hành công việc nhà nước phải công minh, sang suốt, phải hiểu biết những nguyên lý cơ bản của pháp luật; nếu không có những năng lực đó thì người ta không thể công minh được. Tư tưởng nhà nước pháp quyền phát triển thành hệ thống từ sau thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, độc
  • 12. 8 tài. Thời kỳ này, các nhà tư tưởng không chỉ đề cao pháp luật mà còn nâng cao tinh thần pháp luật trong nhà nước và xã hội. Linbéc đòi xóa bỏ chế độ nhà nước quân chủ và cùng với nó là quyền lực tập trung ở nhà vua, tách quyền lập pháp khỏi quyền hành pháp, bảo đảm pháp chế dân chủ tư sản và quyền tự do dân chủ. Còn theo Spinoza xã hội sẽ tốt đẹp hơn khi nó được xây dựng trên cơ sở một khế ước chuyển sức mạnh và quyền của mỗi con người thành sức mạnh chung của toàn xã hôi; ông chủ trương xây dựng một nhà nước mà trong đó quyền lực tối cao thuộc cơ quan đại diện ban hành luật và kiểm tra việc tuân thủ luật. Thừa kế và phát triển tư tưởng pháp luật, tinh thần pháp quyền của xã hội Jonh Locke vạch ra nguy cơ của sự tùy tiện và xâm phạm từ phía quyền lực nhà nước đối với các quyền tự do của con người bắt nguồn từ độc quyền của người cầm quyền. Ông đặc biệt đề cao chủ quyền nhân dân, chủ quyền của nhân dân cao hơn, quan trọng hơn. Chủ quyền của nhà nước do nhân dân lập nên, việc điều hành nhà nước phải có đạo luật và dựa trên các đạo luật do nhân dân tuyên bố. Jonh Locke đã đưa ra ba kết luận quan trọng. Quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực của dân. Quyền lực của dân là cơ sở, nền tảng của quyền lực nhà nước. Trong quan hệ với dân, về bản chất nhà nước không có quyền mà chỉ là thực hiện sự ủy quyền của dân [28]. Nhà nước – xã hội chính trị -xã hội công dân, thực chất là một “khế ước xã hội”, trong đó các công dân nhượng một phần quyền lực của mình để hình thành quyền lực chung – quyền lực nhà nước. Nhà nước với quyền lực chung đó là điều hành, quản lý xã hội nhằm bảo toàn quyền lực tự nhiên của mỗi cá nhân công dân. Vì thế, mỗi khi hợp đồng bị vi phạm, chính quyền làm sai, lạc mục đích của hợp đồng, khi đó công dân có quyền hủy bỏ “khế ước” đã ký. Bảo toàn quyền tự nhiên của mỗi cá nhân con người đó cũng là tiêu chí căn bản xác định giới hạn và phạm vi hoạt động của nhà nước. Đi qua giới
  • 13. 9 hạn này, chính quyền dễ trở thành chuyên chế, kẻ thù của tự do, đối tượng của cách mạng. Tư tưởng chính trị của Jonh Locke gắn liền với các sự kiện tiến bộ trong lịch sử phát triển của nhân loại suốt thể kỷ XVIII, XIX. Các nhà lịch sử tư tưởng chính trị đều coi ông là “người cha của chủ nghĩa tự do” [28]. Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” Montesquieu không chỉ làm rõ tính tất yếu của pháp luật trong điều hành nhà nước, mà còn đòi hỏi nhà nước phải sử dụng luật có hiệu lực và hiệu quả. Theo ông, tự do chính trị của công dân đó là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật cho phép. Như vậy tự do chính trị chỉ có ở những quốc gia mà tất cả các quan hệ đều được pháp luật công nhận, pháp luật như vậy đã trở thành thước đo tự do. Nhưng pháp luật sẽ bị phá bỏ nếu những người nắm quyền lực tối cao lạm quyền. Trong khi đó, “kinh nghiệm thực tế từ bao thế kỷ đều cho thấy rằng những người nắm quyền lực đều có thiên hướng lạm quyền” mà cách hữu hiệu nhất để chống lạm quyền là chống độc quyền, là phân chia để cho “quyền lực kiềm chế quyền lực” [19]. Khi đó sự tối cao của pháp luật được đảm bảo, công dân được tự do. Montesquieu chủ trương thể chế chính trị tư do phải là thể chế chính trị mà trong đó, quyền lực tôi cao được phân chi thành 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sao cho 3 quyền ấy cân bằng và kiềm chế lẫn nhau. Theo Rousseau, xã hội phải lập ra khế ước và mọi người phải tuân thủ khế ước đó. Quyền lực nhà nước thuộc về xã hội, nó phải là quyền lập pháp và hành pháp. Quyền lập pháp là ý chí của nhà nước, quyền hành pháp thể hiện sức mạnh của nhà nước, nó thuộc về ai là do nhân dân quyết định. Bên cạnh đó có một cơ quan đặc biệt để bảo vệ pháp luật, đó là tòa án. Nhà triết học Kant nâng cao thêm một bước về bản chất và ý nghĩa của nhà nước pháp quyền. Theo ông, nguồn gốc của các đạo luật có tính pháp quyền và hợp đạo đức chính là lý trí thực tế hay ý chí tự do của con người; pháp luật là cái bảo đảm quan hệ văn minh giữa người với người; nhà nước là
  • 14. 10 sự hợp nhất của nhiều người biết phục tùng các đạo luật có tính pháp quyền nhằm bảo vệ trật tự xã hội. Theo Kant, quan hệ văn minh đó thể hiện ở sự bình đẳng của mỗi công dân trước pháp luật. Điều đó nói lên chủ quyền của công dân trong nhà nước. Chủ quyền đó chỉ được thực hiện trên thực tế thông qua sự phân công quyền lực nhà nước. Chỉ có sự phân công và phối hợp hài hòa giữa 3 quyền mới ngăn ngừa được sự chuyên chế, độc tài. Tinh thần pháp quyền của nhà nước, của xã hội cũng được nâng lên một tầm mới trong tư tưởng của Heeghen. Trong triết học pháp quyền, Heeghen cho rằng nhà nước pháp quyền là nhà nước do các yếu tố xã hội công dân, trật tự pháp luật và các đạo luật mang tính pháp quyền tạo ra. Đối lập với nhà nước pháp quyền là nhà nước cực quyền với cấu trúc của nó là các yếu tố xã hội khép kín, bộ máy nhà nước quan lieu và hệ thống pháp luật mang tính chất mệnh lệnh, tùy tiện. Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại tiếp thu, phát triển các tư tưởng của các nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà chính trị, đặc biệt là của Jonh Locke, Montesquieu, Kant, Heeghen, chúng được phát triển ngày càng sâu sắc trong tư tưởng của các nhà chính trị học, nhà luật học như Tô mát Jêphécxơn tác giả của Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776, Tô mát Pen, Jon Addam, JemMe đi xơn [28]. Điểm chung của các nhà tư tưởng thời cận đại là: Nhà nước tổ chức, vận hành trên cơ sở pháp luật, nó phải tuân thủ pháp luật, đặt mình dưới pháp luật. Mặc dù pháp luật là do chính nhân dân đặt ra. Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cận đại thực sự trở thành nền tảng lý thuyết cho việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nó đem lại những thành tựu to lớn trong phát triển xã hội. Tư tưởng nhà nước pháp quyền cũng là một cơ sở cho Mác – Ăngghen hình thành tư tưởng triết học pháp quyền của mình.
  • 15. 11 Trong quá trình nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của xã hội. Mác và Ăngghen chưa đi sâu vào những vấn đề cụ thể của nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên trong các tác phẩm của họ, ta thấy Mác và Ăngghen đưa ra những quan điểm khái quát về nhà nước, nó trở thành nền móng cho xây dựng tư tưởng về nhà nước pháp quyền kiểu mới. Phê phán quan điểm của Heeghen, Mác cho rằng xã hội mà người dân cần là xã hội dân chủ, ở đó nhà nước là công cụ quản lý, điều hành xã hôi. Đó là xã hội tự do. Pháp luật thực sự là công cụ, phương tiện của nhân dân và của bản thân nhà nước để thực hiện mục đích và yêu cầu dân chủ. Mác nhấn mạnh, dưới chế độ dân chủ không phải con người vì pháp luật mà pháp luật tồn tại vì con người. Trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác và Ăngghen phê phán bản chất pháp luật tư sản: “pháp luật của các ông là ý chí của giai cấp các ông được nâng lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện vật chất và đời sống của giai cấp các ông quyết định” [28]. Theo Mác và Ăngghen, pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp, nhưng mặc khác nó cũng là giá trị của xã hội là thước đo hành vi của mọi thành viên trong xã hội, hướng đến lợi ích chung của toàn xã hội. Pháp luật không vượt qua điều kiện kinh tế xã hội, xã hội không lấy pháp luật là cơ sở, pháp luật biểu hiện lợi ích và nhu cầu chung của xã hội [28]. Nhà nước pháp quyền đảm bảo chủ quyền của nhân dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ngay cả khi cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực của mình chỉ là đại diện chủ quyền của nhân dân. Khi phê phán Heeghen, Mác chỉ rõ nếu nhà nước có chủ quyền, vì đại biểu cho sự thống nhất của nhân dân, thì bản thân nhà vua cũng chỉ là người đại biểu cho chủ quyền của nhân dân, là tượng trưng của chủ quyền đó. Chủ quyền của nhân dân không phải là cái phát sinh từ chủ quyền của nhà vua mà ngược lại, quyền của nhà vua dựa trên chủ quyền của nhân dân.
  • 16. 12 Nhà nước, bằng pháp luật phải đem lại dân chủ thực sự cho nhân dân, cho nên theo Mác phải có cơ chế ngăn ngừa sự tùy tiện lạm quyền của công chức nhà nước. Mác chưa bàn sâu về vấn đề nhân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nhưng ông cơ bản nhất trí với Heeghen về vấn đề phân chia quyền lực nhà nước, vị trí vai trò của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mác đã vượt lên khi ông cho rằng việc phân chia quyền lực nhà nước không chỉ đơn thuần là sự phân chia máy móc mà là sự phân chia có sức sống và hợp lý [28]. Nếu mọi người bình đẳng trước pháp luật thì pháp luật phải là tối thượng. Mọi thành viên trong xã hội, từ công chức nhà nước đến mọi người dân, đều phải tuân thủ pháp luật. Chỉ có như vậy, pháp luật mới trở thành chuẩn mực chung, thước đo hành vi của mọi công dân. Mác nhấn mạnh “không một người nào, ngay cả nhà lập pháp ưu tú nhất cũng không được đặt cá nhân cao hơn luật pháp do mình bảo vệ, Tính tối thượng của pháp luật trong xã hội được Mác phân tích sâu sắc khi nói đến thẩm quyền của Quốc hội. Quốc hội là cơ quan lập pháp, nhưng bản thân Quốc hội không có quyền nào hết, nhân dân chỉ ủy thác cho Quốc hội quyền bảo vệ nhân dân. Lý luận nguyên thủy về nhà nước pháp quyền là lý luận nhà nước pháp quyền tư sản với hạt nhân cấu thành của nó là thuyết phân quyền. Chính nó đã góp phần tạo lập những nguyên tắc căn bản cho việc hình thành những nhà nước pháp quyền tư sản đầu tiên trên thế giới vốn được xem như những chuẩn mực về tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng chống tập quyền độc đoán, cực đoan và vi phạm dân chủ, quyền con người. Tuy nhiên, càng về sau, lý luận đó đã không còn giữ nguyên được những giá trị chỉ dẫn ban đầu của nó trong thời đại ngày càng phát triển đa dạng và nhanh chóng. Nhiều nhà nước tư sản sau này cũng đã nhìn thấy trong lý thuyết phân quyền cổ điển những hạn chế để không áp dụng nguyên si nó trong điều kiện của mình và của thời đại. Xây
  • 17. 13 dựng nhà nước pháp quyền là một tất yếu khách quan của lịch sử, các nhà kinh điển trên thế giới đã cho ta thấy nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị xã hội quý báu được tích lũy và phát triển trong lịch sử tư tưởng nhân loại và đã đưa ra mô hình theo thuyết tan quyền phân lập. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia khác nhau có sự vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với điều kiện của quốc gia đó [28]. 1.2. Tư tưởng pháp quyền phương Đông Lịch sử về tư tưởng nhà nước pháp quyền không chỉ tìm thấy ở các nước phương Tây mà còn tìm thấy ở phương Đông trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Trong lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới cũng đã tồn tại một loại hình tư tưởng gần với Nhà nước pháp quyền. Đó là nhà nước pháp trị. Loại hình nhà nước này đối lập với nhà nước pháp trị. Những tư tưởng của hai loại hình nhà nước này được sinh ra ở phương Đông trong thời kỳ nhà nước Trung Quốc cổ đại. Nhà tư tưởng lớn nhất thời Trung quốc cổ đại – Khổng Tử (551-479 trước công nguyên) đã xây dựng một học thuyết Nho giáo với nội dung đức trị. Sau đó Mạnh Tử, Tuân Tử, Đổng Trọng Thư và các đồ đệ khác bổ sung hoàn chỉnh đạo Khổng, đề cao “Nhân” và “Lễ”, nghĩa là lấy nhân ái mà trị quốc và khuyên dạy người ta làm những điều hợp với lễ nghĩa, cư xử đóng đạo lý trong các quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng. Trong đó, lấy tu nhân làm gốc, bởi vậy nó không cần tới pháp luật. Nội dung cơ bản cách thức cai trị của Nho giáo là đức trị, đề cao quy phạm đạo đức để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội. Đề ra các chính sách nhằm thiết lập tôn ty, đẳng cấp, bắt dưới phục tùng trên, mạt sát người lao động, đề cao quyền lực của hoàng đế. Đức trị, lễ trị, nhân trị là một tính chất đặc trưng của pháp luật Trung Quốc cổ đại, dung quy phạm đạo đức để duy trì trật tự xã hội của giai cấp cầm quyền.
  • 18. 14 Đối lập với thuyết đức trị của Khổng Tử, thuyết pháp trị của các nhà luật học phái pháp gia do Quản Trọng, Thương Uyển, Thân Bất Hại, Thận Đáo đề xướng Hàn Phi Tử phát triển và hoàn chỉnh. Nội dung cơ bản và quan điểm cai trị của học thuyết là chỉ thừa nhận pháp luật và nghiêm hình phạt. Vì vậy không thừa nhận Nho giáo. Theo thuyết pháp trị thì Vua trị nước phải có ba yếu tố đó là pháp, thế, thuật. Nghĩa là pháp luật, mệnh lệnh và chiếu chỉ của vua là khuôn mẫu của thiên hạ, nhằm trang trị, răn đe dân phải sợ, phải tuân theo. Vua phái có thế, phải tạo ra quyền uy, quyền tuyệt đối cho mình. Vua phải có thuật dùng người và chế độ thưởng phạt. Một khi vua đã có đủ ba yếu tố pháp, thế, thuật thì vua phải chuyên quyền, độc đoán, thẳng tay dùng nghiêm hình phạt để cai trị [28]. Nêu như đạo Khổng muốn xây dựng đế chế Trung Quốc bao gồm tất cả mọi dân tộc và quốc gia trên trái đất, thì thuyết pháp trị đề ra những biện pháp thích hợp để đi đến mục tiêu đó. Chính vì thế, đến triều đại nhà Hán, hai học thuyết đó hợp lai với nhau trở thành hệ thống chính trị pháp lý của nhà nước phong kiến Trung Quốc tồn tại suốt 2000 năm. Mô hình pháp luật Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến các nước phương Đông từ thời cổ đại, trung đại, cận đại và cho đến nay. Nhà nước pháp trị của Trung Quốc không phải là nhà nước pháp quyền, mặc dù ở đấu cùng đề cao pháp luật. Nhà nước pháp trị là luận điểm của các pháp gia Trung Quốc cổ đại, mà đặc biệt là Hàn Phi Tử. Nhà nước có điểm tiến bộ là đã chống lại nhà nước đức trị đã ngự trị hàng nghìn năm trước đó của hệ tư tưởng của đạo Khổng. Hình phạt chỉ dành cho hạng thứ dân mà bậc trượng phu không phải chịu hình phạt. Nguyên tắc pháp trị chỉ dành cho bậc thần dân nô lệ, với sự phục tùng đối với pháp luật tối thượng của nhà Vua. Đó là sự bồi đắp lại quan điểm ngự trị lúc bấy giờ “Nhân chi sơ vốn bản ác vụ lợi và ích kỷ”. Điều này có nghĩa là phải dùng pháp luật mới cai trị được tính ích kỷ và vụ lợi của các quan lại và các thần dân.
  • 19. 15 Những người theo trường phái pháp gia tuy đều có tư tưởng chung là đề cao vai trò của pháp luật, nhưng không phải giữa họ có lập trường hoàn toàn giống nhau. Thương Ưởng là đại diện cho một phái: Chủ trương dùng pháp luật để trị nước; phái Thân Bát Hại chủ trương dùng thế; phải Hàn Phi Tử chủ trương dùng thuật nhưng cũng kết hợp chủ trương của Thương Ưởng và Thân Bất Hại [28]. Hàn Phi Tử cho rằng, trong việc trị nước thì pháp luật là cái quan trọng nhất: “Không có nước nào luôn luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn luôn yếu. Hễ những người thi hành pháp luật mà mạnh thì nước mạnh, còn hễ những người thi hành pháp luật mà yếu thì nước yếu” [28]. Mọi việc làm của Vua đều phải dựa vào pháp luật, ngay cả việc tiến cử người giữ những chức vụ nhất định cũng vậy: Bậc vua sáng khiến pháp luật chọn người chứ không tự mình tiến cử, khiến pháp luật đo lường công lao chứ không tự mình tính toán. Kẻ có tài năng không thể bị che đậy; kẻ kém không thể tô vẽ; kẻ được khen không thể tiến chức, kẻ bị chê không thể bị đẩy lùi. Như thế giữa vua với tôi phân biệt rõ ràng và nước dễ cai trị. Chỉ cần nhà vua theo pháp luật là có thể làm được như thế [28]. Một khi pháp luật đã được ban hành thì việc thi hành pháp luật phải như nhau đối với mọi người, có nghĩa là mọi người kể cả vua cũng bình đẳng trước pháp luật. Theo Hàn Phi Tử: Pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không uấn mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tránh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu. Cho nên, điều sửa chữa được sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điều sai, thống nhất
  • 20. 16 đường lối của dân không có gì bằng pháp luật…. Kẻ làm vua nếu bỏ pháp luật mà làm theo ý riêng thì trên dưới không phân biệt [28]. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thấy rằng, Hàn Phi Tử chưa có quan điểm rõ ràng về bản chất của pháp luật. “Luật” của Hàn Phi Tử chính là “phép tắc của tiên vương”. Nhà Vua trị nước bằng pháp luật chính là bằng những quy định do nhà vua ban ra. “Luật” theo tư tưởng của Hàn Phi Tử là chuẩn mực, là thước đo việc làm của quan, của dân và kể cả của Vua. Thế nhưng cái gì làm chuẩn mực của “Luật” thì Hàn Phi Tử không nói tới. Hàn Phi Tử thiên về chức năng “trừng phạt” của pháp luật pháp luật là cái để ngăn cấm việc riêng tư sai lầm vượt ra ngoài pháp luật. Hình phạt nghiêm là để cho lệnh được thi hành và trừng trị cấp dưới. Cái uy không thể cho mượn, cái quyền không thể cho mượn, cái quyền không cùng chung với người khác. Nếu uy quyền chung với người khác thì bọn gian tà nhan nhản. Pháp luật không chắc chắn thì nhà Vua bị nguy, hình phạt không quyết đoán thì không thắng được kẻ gian….. Điều dung để răn đe các quan, ra uy với dân, khiến sự dâm dật phải lùi, điều dối trá bị chặn, không gì bằng hình phạt. Hình phạt nặng thì không ai dám lấy sang kinh hèn. Đương nhiên, theo Hàn Phi Tử, khi dung pháp luật để trừng phạt kẻ làm bậy cũng phải hết sức thận trọng cũng như khi xét thưởng cho người có công lao. Ông nói: Cho nên bậc vua sáng không khen thưởng bừa, không tha việc trừng phạt. Khen thưởng bừa bãi thì những bầy tôi có công lao bỏ bê công việc của mình. Tha việc trừng phạt thì bọn gian thần dễ làm bậy. Cho nên, nếu như người ta quả thực có công thì dù là người xa và hèn hạ cũng cứ thưởng. Nếu người ta quả thực phạm sai lầm thì dù là người gần và yêu vẫn cứ trị. Nếu người gần và yêu cũng cứ trị thì người xa và hèn hạ cũng không dám lười biếng và những người gần và được yêu cũng không dám kiêu căng [28].
  • 21. 17 Như vậy, Hàn Phi Tử không dùng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” nhưng về cơ bản ông có tư tưởng về sự ngự trị, sự thống trị của pháp luật. Trong lịch sử Việt Nam cũng đã có những biểu hiện của tư tưởng đề cao tính tối thượng của pháp luật, đặc biệt là giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XIV đến giữa thể kỷ XVIII. Thời kỳ Lý- Trần thế kỷ XII-XIV, các đời vua đã coi trọng tới việc dùng pháp luật để trị nước. Thí dụ, năm 1340 Trần Dụ Tông đã sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu cũng soạn Hình Thư gồm một quyền để ban hành. Tuy nhiên, rất không may bộ Hình Thư này đã không còn nữa. Các nhà sử học đã nghiên cứu các nguồn sử liệu để có thể phần nào biết về nội dung của các văn bản pháp luật này. Sang thế kỷ thứ XV, việc ban hành pháp luật có lẽ được xúc tiến mạnh nhất so với bất cứ hời kỳ lịch sử nào trước đó. Điều đó thể hiện các triều vua phong kiến Việt Nam trong thời gian này rất quan tâm tới pháp luật. Thời Lê Sơ đã để lại cho chúng ta nhiều công trình, văn bản luật đã được pháp điển hóa. Đó là Quốc triều hình luật gồm 6 quyển, do Nguyễn Trãi biên soạn vào năm 1440-1442, Quốc triều luật lệnh gồm 6 quyển do Phan Thùy Tiên soạn vào năm 1440-1442… Quốc triều hình luật là bộ luật quan trọng và chính thống không chỉ trong thời Lê Sơ mà còn đối với cả triều Hậu Lê nói chung (1428-1789). Bộ luật này được ban hành vào thời Lê Thánh Tông (năm 1483- niên hiệu Hồng Đức) nên còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức. Tư tưởng pháp trị của triều Lê đã rõ. Tuy nhiên, việc dùng pháp luật để quản lý xã hội không thể tránh khỏi những hạn chế về quan điểm, về sự công bằng, về tính khách quan của pháp luật. Và rõ ràng, mặc dù có pháp luật nhưng chưa thể nói bấy giờ có tư tưởng Nhà nước pháp quyền [28]. Sau này vào thế kỷ XIX lịch sử Việt Nam có một người theo chủ nghĩa cách tân, ủng hộ quan điểm pháp trị và ở những chừng mực nhất định đã có suy nghĩ về tính khách quan của pháp luật, về sự bình đẳng của mọi người kể cả
  • 22. 18 Vua trước pháp luật. Người đó là Nguyễn Trường Tộ (1830-1871). Ông có quan điểm cho rằng nói đến phép trị nước tức là phải nói đến dùng pháp luật để duy trì trật tự. Luật pháp theo quan điểm của Nguyễn Trường Tộ phải hợp với lòng người, lòng trời. Muốn vậy luật pháp không nên cưỡng ép mà phải xét đến những yếu tố ở trọng tâm, tức là được xây dựng trên cơ sở tự do và công bằng. Theo ông, luật đã được ban hành thì phải được mọi người tuân thủ, mọi người đều bị ràng buộc bởi pháp luật, kể cả những người đã ban hành ra luật. Ông ủng hộ chủ nghĩa cách tân và cho rằng muốn cách tân phải có những con người cách tân, những con người khép mình theo pháp luật chung. Ông cho rằng: Kẻ làm vua biết rõ cái điều trời phó thác cho mình là nặng nề, mọi phúc họa đều do trách nhiệm của vua cho nên tự hạ mình khép vào vòng pháp luật. Như vậy, có thể thấy rằng, trong tư tưởng cách tân, quan điểm ủng hộ thuyết pháp trị của Nguyễn Trường Tộ ở mức độ nhất định đã có những dấu hiệu của tư tưởng về một nhà nước pháp quyền. Đó là vì quan điểm của Nguyễn Trường Tộ về pháp luật cơ bản là: Pháp luật không phải là sản phẩm của sự duy ý chí, tùy tiện, một khi pháp luật đã ban hành thì phải thực hiện nguyên tắc mọi người (kể cả Vua) đều phải bình đẳng trước pháp luật [28]. 1.3. Tư tưởng pháp quyền ở Việt Nam trong lịch sử trung cận đại Có lẽ người Việt Nam đầu tiên nói đến pháp quyền là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1919 trong Bản yêu sách gửi đến hội nghị Vecxây, yêu sách thứ 7 được Người đề ra là pháp quyền. Sau này, yêu sách đó được thể hiện thành lời ca: “Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” [14]. Điều dễ nhận thấy là Bác đã không đưa ra yêu sách về một “nhà nước pháp quyền” mà chỉ về “pháp quyền”. Chủ tịch Hồ Chí Minh – người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam đồng thời là người sáng lập chủ thuyết về chủ nghĩa lập hiến Việt Nam hiện đại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân luôn là phạm trù trung tâm. Người coi
  • 23. 19 “mọi quyền hành đều ở nơi dân”. Từ quan điểm dân là chủ của quyền lực chính trị, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mối liên hệ không thể thiếu được giữa sự hiện diện của dân chủ với nhu cầu cần phải có Hiến pháp. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 3/9/1945, có nghĩa là chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ tại Quảng trường Ba Đình, Người đã nói: Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ phải tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu [14]. Tổng tuyển cử, quyền tự do dân chủ, như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã gắn quyê ̣n với nhau. Ở đó, dân chủ là gốc, Hiến pháp sẽ là tiền đề, sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do dân chủ là nền tảng mang tính xung lực và là mục tiêu cần đạt được. Đây chính là công thức về một nhà nước dân chủ lập hiến cần có ở Việt Nam mà Hồ Chí Minh là người sáng lập. Tư tưởng đó là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng và phát triển một nền chính trị dựa trên nền tảng Hiến pháp. Với tư tưởng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi tới cùng của vấn đề - đó là bảo đảm quyền tự do, hạnh phúc cho con người. Người đã từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì” [14]. Mục tiêu trực tiếp của nền dân chủ và của tư tưởng lập hiến là làm cho con người thành những người tự do, hanh phúc. Do đó, tư tưởng lập hiến có mục tiêu đưa quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước vào quỹ đạo của Hiến pháp để phục vụ lợi ích của nhân dân, của con người. Sở dĩ trong tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh các yếu tố dân chủ (quyền của nhân dân), Hiến pháp và pháp luật, quyền của con người gắn
  • 24. 20 bó mật thiết với nhau vì Hiến pháp được coi là tiền đề, nền tảng pháp lý cho quyền lực chính trị của nhân dân và là bảo đảm của các quyền tự do thực sự của con người. Ở nghĩa đó, Hiến pháp thể hiện sự đồng thuận của nhân dân về những mục tiêu và Hiến pháp làm được chức năng người bảo vệ lợi ích và các quyền tự do của con người, của công dân vì không chỉ quy định quyền tự do mà còn ghi nhận sự hạn chế của quyền lực nhà nước, mọi cơ cấu và hoạt động quyền lực của bộ máy công quyền đều phải tuân thủ các chuẩn mực hiến định. Ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đặt hoạt động của bộ máy nhà nước dưới sự giám sát của nhân dân. Người kêu gọi: “Từ ngày thành lập Chính phủ, trong nhân viên còn có nhiều khuyết điểm. Có người làm quan cách mạng, chợ đen, chợ đỏ, mưu vinh thân phì gia, xin đồng bào hãy phê bình, giám sát công việc của Chính phủ” [14]. Và theo thiết kế của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì tất cả các cơ quan đại diện cho nhân dân ở các cấp đều do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân địa phương. Như vậy, theo tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, Hiến pháp là sự tổng hoà của các yếu tố: tư tưởng về dân chủ, sự ràng buộc của quyền lực nhà nước bởi Hiến pháp và pháp luật để qua đó mà kiểm soát quyền lực, sự bảo đảm của các nguyên tắc pháp quyền, tôn trọng và bảo đảm nhân quyền. Có thể nói rằng, đó là những định hướng và tiền đề tư tưởng của chủ nghĩa lập hiến mang tính phổ biến mà tư tưởng Hồ Chí Minh đã tiếp thu, được kiểm nghiệm trong thực tiễn Việt Nam [19]. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của sự kết hợp của những giá trị truyền thống của dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại. Do đó, chắc chắn rằng, tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng lập hiến, đều chứa đựng những giá trị tư tưởng phổ biến và những nét truyền thống Việt Nam. Như đã nói ở trên, giá trị chung nhất đó là tư tưởng về nhân dân, Montesqieu trong tác phẩm nổi tiếng của ông: “Tinh thần của pháp luật” đã nhắc đến yêu cầu phải lấy tinh thần của pháp luật từ tinh thần của nhân dân.
  • 25. 21 Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Hiến pháp, pháp luật, các quyết sách chính trị luôn phải gắn với sự đoàn kết dân tộc, sự đồng thuận xã hội, với đạo đức, với cần kiệm, liên chính, chí công vô tư. Tính nghiêm minh của pháp luật luôn đi liền với đạo lý, với tình thương và sự khoan dung. Ví dụ, khi nói về tư pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác là vấn đề ở đời và làm người” [14], cho nên, có thể khẳng định rằng, chủ nghĩa lập hiến trong tư tưởng pháp quyền của Hồ Chí Minh là chủ nghĩa lập hiến dựa trên truyền thống tôn trọng đại nghĩa của dân tộc Việt Nam, là tư tưởng khoan dung và nhân nghĩa. 1.4. Nhận thức chung về nhà nước pháp quyền Nhà nước pháp quyền không phải là vấn đề hoàn toàn mới lạ mà là một phạm trù có nguồn gốc lịch sử tư tưởng từ xa xưa. Sự ra đời và phát triển của tư tưởng “Nhà nước pháp quyền” gắn liền với sự ra đời và phát triển của dân chủ, của tư tưởng loại tra sự chuyên quyền, độc đoán, vô chính phú, vô pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hòi phái có sự thống nhất giữa tính tối cao của pháp luật với hình thức pháp lý của tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước. Đó là hai yếu tố không thể thiếu được khi nói đến nhà nước pháp quyền nói chung. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhà nước tồn tại không thể thiếu pháp luật, ngược lại thiếu nhà nước, pháp luật trở nên vô nghĩa. Bời vì, pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. Nhà nước cần đến pháp luật vì thông qua pháp luật, dựa vào pháp luật, nhà nước mới quản lý được đời sống xã hội. Dựa trên pháp luật và các công cụ khác, nhà nước thiết lập một trật tự xã hội. Tuy vậy, lịch sử cho thấy không phải khi nào có nhà nước, có pháp luật là có ngay nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không phải là kiểu nhà nước xét theo học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế xã hội. Nhà nước pháp quyền ra đời ở một giai đoạn phát triển nhất của xã hội. Nhà nước pháp quyền từ quan điểm, tư tưởng đã dần trở thành thực tế lịch sử [28].
  • 26. 22 Trong khoa học pháp lý bàn về khái niệm nhà nước pháp quyền vẫn còn nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Có ý kiến cho rằng Nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước. Ý kiến khác lại cho rằng nhà nước pháp quyền là một phương thức quản lý xã hội và thực hiện quyền lực nhà nước. Nhiều ý kiến cho rằng có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhưng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở trình độ phát triển cao hơn nhà nước pháp quyền tư sản. Tuy vậy, Nhà nước pháp quyền được hiểu tập trung theo hai khía cạnh chủ yếu sau: Ở nghĩa chung nhất, nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong đó pháp luật thống trị trong xã hội. Nhà nước phải điều chỉnh được các quan hệ xã hội bằng pháp luật, một quốc gia nào đó chủ yếu điều chỉnh bằng văn bản dưới luật thì quốc gia đó chưa đủ về chất của nhà nước pháp quyền. Mặt khác, nhà nước pháp quyền còn được hiểu là một hình thức tổ chức nhà nước và hoạt động chính trị quyền lực công khai, thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các cá nhân và nhà nước dựa trên cơ sở của pháp luật. Là một khái niệm có nội hàm khái niệm rộng lớn, nhà nước pháp quyền bao gồm nhiều thành tố cấu thành trong mối quan hệ biện chứng, nhà nước và pháp luật, nhà nước và xã hội công dân, dân chủ. Nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước. Hiện nay, trong luật học đã có sự thừa nhận chung về khái niệm nhà nước pháp quyền, tức là một khái niệm cho phép thể hiện được những đặc điểm cơ bản nhất, tiêu biểu nhất của nhà nước pháp quyền [28]. Nhà nước pháp quyền là một hình thức tố chức nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo vệ pháp luật
  • 27. 23 có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người. Từ khái niệm trên ta có thể thấy những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền như sau: - Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Câu hỏi đặt ra qua các thời đại là quyền lực nhà nước bắt nguồn từ đâu, quyền lực nhà nước là của ai. Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của mỗi thời đại, mỗi dân tộc mà người ta đưa ra những câu trả lời khác nhau. Trước tiên, quyền lực nhà nước được coi là bắt nguồn từ một lực lượng siêu nhiên như chúa trời hay thượng đế. Quyền lực đó được trao cho Vua thay trời trị vì hạ giới và chăn dắt dân lành. Với quan niệm ấy, quyền lực nhà nước là tài sản riêng của Vua và tồn tại vĩnh viễn như một thiên mệnh. Quyền lực nhà nước là từ bên trên và bên ngoài nhân dân chứ không phải là từ nhân dân và của nhân dân. Có ông vua nào đó vì dân thì cũng là đề vì minh và vì gia tộc. Quyền lợi cá nhân và hoàng tộc của những người thân tín là cái chi phối Vua chứ không phải quyền lợi của nhân dân, Lại có cách trả lời khác rằng, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ đạo đức hay từ lý trí tối cao. Nhà nước là hiện thân của đạo đức và của ý chí tối cao áp đặt cho con người và xã hội. Với sự xuất hiện của tư tưởng về nhà nước pháp quyền nhân loại tim ra câu trả lời đóng đắn rằng, quyền lực nhà nước là của nhân dân hay chỉ có nhân dân mới là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực đó. Với câu trả lời này, nhân loại đã kéo Nhà nước từ đình xuống trần gian và từ đạo đức, lý trí được lý tưởng hóa của giai cấp cầm quyền áp bức, bóc lột xuống thành của chính người dân. Chỉ có nhân dân bằng ý chí chung của mình liên hợp lại và lập nên Nhà nước. Tính cách mạng của quan niệm này là ở chỗ nhân dân có quyền lựa chọn nhà nước, lựa chọn các đại biểu của mình tham gia công việc nhà nước. Khi nhà nước không đáp ứng yêu cầu của nhân dân thì chính nhân dân có quyền thay thế nhà nước ấy bằng một nhà nước
  • 28. 24 khác. Bản thân nhà nước không có quyền mà chỉ được nhân dân ủy quyền. Quyền lực của người cầm quyền có thể bị tước bỏ. Chủ quyền tối cao là sự thể hiện ý chí chung nên không thể tự nó bỏ nó đi được [28]. Nhà nước pháp quyền về mặt lý thuyết, trước hết là nhà nước được tạo nên bằng ý chí chung của nhân dân, nhằm bảo vệ tư do và tài sản của mỗi thành viên của nó. Mỗi thành viên tuân thủ ý chí chung cũng tức là tuân thủ ý chí của riêng mình mà vẫn tự do. Quá trình chuyển nhà nước từ cá nhân vua chúa, từ ý chí tối cao thành nhà nước của nhân dân trở thành quá trình xóa bỏ các chế độ độc đoán, chuyên quyền và tách nhà nước ra khỏi nhà thờ, xã hội dân sự ra khỏi xã hội công dân. Các mệnh đề nhân dân vì nhà nước hay nhân dân của chế độ nhà nước như một định mệnh được thay bằng nhà nước vì nhân dân hay chế độ nhà nước của nhân dân. Nhà nước không có mục đích tự thân nào mà chỉ là công cụ phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển của xã hội. Đi liền với quá trình khám phá cội nguồn của quyền lực nhà nước là việc tìm kiếm hình thức nhà nước thích hợp với các chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền. Nếu ở thời cổ đại hình thức nhà nước hỗn hợp (kết hợp ba hình thức quân chủ, quý tộc và cộng hòa) được coi là thích hợp thì ở thời cận và hiện đại hình thức cộng hòa dân chủ được coi là thích hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Sự ra đời của nhà nước pháp quyền đồng thời phủ nhận nhà nước chuyên chế, cực quyền, độc quyền và phát xít. Tiêu chí đầu tiên của một nhà nước pháp quyền là nhà nước mà toàn bộ quyền lực của nó thuộc về nhân dân và trở thành vấn đề mang tính pháp lý. Đây thực sự là một bước tiến lớn lao trong lịch sử chính trị của nhân loại. Trong các nước chuyên chế, phát xít, nhân dân không là chủ thể mà chỉ là khách thể của quyền lực. Trong nhà nước pháp quyền. về mặt nguyên tắc thì quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân mới có quyền kiểm tra, giám sát quyền lực đó [28].
  • 29. 25 Quyền lực của ai, pháp luật của ai là vấn đề hàng đầu của Nhà nước pháp quyền. Pháp luật không có mục đích tự thân mà chỉ là công cụ thực hiện quyền lực của chủ thể. - Tôn trọng và bảo vệ quyền công dân và quyền con người. Phải nói ngay rằng đây là giá trị của mọi giá trị tư tưởng về nhà nước pháp quyền mà tư duy nhân loại đã đạt đến. Với sự ra đời của học thuyết về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền tư sản trong hiện thực, lần đầu tiên trong lịch sử con người đã bước từ địa vị nô lệ trong xã hội thần dân sang địa vị người công dân trong xã hội công dân. Người công dân trong mối quan hệ với nhà nước pháp quyền là cong người mà các quyền cơ bản, thiên liêng nhất của nó như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền sử hữu tài sản… được nhà nước bảo vệ bằng pháp luật. Về lý thuyết, mỗi cá nhân có thể phát triển bình đẳng và tự do trước pháp luật, có đủ cơ hội pháp lý để phát huy mọi khả năng của mình. Nhà nước cam kết, tôn trọng trên thực tế và bằng pháp luật các quyền, lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân. Con người được sống trong công lý và lẽ phải. Pháp luật về lý thuyết, là phương tiện để con người dạt tới tự do. Trong nhà nước pháp quyền, người công dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước, kể cả quyền thay đổi nhà nước khi nó xâm phạm đến các quyền và lợi ích của bản thân và xã hội. Không gian xã hội cho sự sinh tồn và hoạt động của con người được mở rộng. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật nên nó có đặc điểm là hoạt động công khai và dân chủ. Đặc điểm này giúp cho mọi công dân có thể giám sát, phê bình nhà nước một cách công khai, dân chủ. Nguyên tắc công dân có thể làm những gì pháp luật không cấm, về lý thuyết đã tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển và hoàn thiện cá nhân. Công dân có quyền và nghĩa vụ chống lại sự xâm phạm hay can thiệp tùy tiện, trái pháp luật của nhà nước. Điểm khác biệt với các nhà nước không phải là
  • 30. 26 nhà nước pháp quyền là ở chỗ đó, nơi người dân phải làm các nghĩa vụ với nhà nước còn nhà nước thì không [28]. Với sự ra đời của Nhà nước pháp quyền, nhà nước trở về đóng vị trí của mình trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân. Trong nhà nước pháp quyền về mặt nguyên lý, quyền con người, quyền công dân được xác lập về mặt pháp lý, tạo cơ sở cho việc xây dựng một xã hội bình đẳng và công bằng. Các quyền đó được mở rộng và nâng cao bao nhiêu thì quyền hạn nhà nước bị giới hạn và bị kiểm soát chặt chẽ bấy nhiêu. Con người được đặt vào vị trí công dân với các quyền, nghĩa vụ pháp lý và trở thành yếu tố cơ bản nhất của sự phát triển xã hội. Với sự ra đời của nhà nước pháp quyền tư sản, con người đã được giải phóng một bước cơ bản so với xã hội phong kiến trung cổ. Theo đó về mặt lý thuyết con người với tư cách là một nguồn lực của sự phát triển xã hội được khai thác có hiệu quả hơn. - Đảm bảo và phát huy dân chủ: Nhìn lại tiến trình lịch sử nhân loại toàn bộ tư tưởng học thuyết và thiết chế nhà nước pháp quyền ra đời và phát triển là do yêu cầu dân chủ. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện của nhà nước pháp quyền. Dân chủ luôn mang tính giai cấp, dân chủ của chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa… về mặt lý thuyết đều đòi hỏi nhà nước phải được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Không phải nhà nước nào cùng phải được thực hiện thông qua nhà nước. Nhà nước pháp quyền tạo ra những cơ chế, thiết chế thực hiện các quyết định của pháp luật, duy trì trật tự và tự do công cộng như là những điều kiện cần thiết cho các biểu hiện của dân chủ như: Sự quản lý của đa số Quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý Các thủ tục ra quyết định
  • 31. 27 Sự tham gia của nhân dân vào việc ra các quyết định quản lý – chính trị Nhà nước pháp quyền- quyền lực thuộc về nhân dân, quản lý xã hội và bản thân nó bằng pháp luật – là hình thức biểu hiện của dân chủ. Dân chủ cần đến tính pháp lý và tính nhân văn của nhà nước pháp quyền. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, không có nhà nước pháp quyền thì không thể có dân chủ với đóng ý nghĩa của nó. Có thể nói hạt nhân của lý luận nhà nước pháp quyền là vấn đề dân chủ. Nói đến dân chủ là nói đến pháp luật. Pháp luật vừa là sự phản ánh yêu cầu dân chủ vừa là công cụ để thực hiện dân chủ. Quan hệ nội tại giữa pháp luật và dân chủ biểu hiện ở chỗ nền dân chủ nào cũng cần đến pháp luật. Quá trình dân chủ hóa xã hội là quá trình xây dựng và hoàn thiện không ngừng pháp luật. Càng dân chủ hóa càng cần pháp luật. Tuy nhiên, trong xã hội có lúc có pháp luật nhưng lại không có dân chủ. Đó là lúc tồn tại nhà nước pháp trị thuần túy. Chế độ phong kiến độc đoán, chuyên quyền, không có dân chủ nên không có nhu cầu và tiền đề cho sự ra đời của nhà nước pháp quyền. Sự ra đời của nhà nước pháp quyền gắn liền với quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội. Dân chủ, như thực tế cho thấy, là quá trình tìm kiếm và bảo vệ lợi ích của đa số người trong xã hội đặc biệt là dân chủ xã hội chủ nghĩa, hạn chế quyền, lợi ích không chính đáng của người cầm quyền, dân ủy quyền nhưng không mất quyền [28]. Dân chủ trước hết là dân chủ về chính trị, có nội dung cốt lõi là quyền lực nhà nước thuộc về ai, quyền lực được tổ chức và vận hành theo phương thức nào. Trong thiết chế dân chủ, nhân dân lập nên nhà nước, ủy quyền cho nhà nước thực hiện quyền làm chủ của mình. Trong nhà nước pháp quyền,pháp luật quy định các thiết chế dân chủ như quyền bầu cử, ứng cử, quyền kiểm tra và giám sát của công dân đối với các hoạt động của nhà nước. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền về lý thuyết trở thành phương tiện làm chủ của công dân đối với nhà nước và xã hội, quy định tổ chức và thẩm quyền
  • 32. 28 của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và vận hành các thiết chế dân chủ. Dân chủ cần sự điều chỉnh của pháp luật và dân chủ trong khuôn khổ pháp luật. Hình thức tổ chức nhà nước theo mô hình nhà nước pháp quyền có thể khắc phục được sự biến dạng của dân chủ thành tập trung quan liêu và độc tài hoặc vô chính phủ, hỗn loạn, phường hội và lệ làng thay phép nước. Dân chủ cần đến một hệ thống các nhân tố bảo đảm như: hệ thống pháp luật đồng bộ, phản ánh đóng quy luật khách quan của sự phát triển xã hội; hệ thống tuyên truyền, giáo dục pháp luật và hình thành văn hóa pháp luật trong xã hội, hệ thống các cơ quan thi hành, bảo vệ pháp luật và dội ngũ công chức nhà nước trong sạch, vững mạnh. Dân chủ thực chất là xây dựng quyền lực của dân, tạo môi trường cho hoạt động tự do và sáng tạo của mọi người dân. Các quan hệ giữa công dân và nhà nước, công dân với công dân và giữa các quốc gia được đảm bảo bằng pháp luật [28]. - Sự ngự trị của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội. Với sự ra đời của các tư tưởng và học thuyết về nhà nước pháp quyền mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật đã có sự thay đổi căn bản. Pháp luật do nhà nước ban hành giữ vai trò thống trị không chỉ đối với xã hội mà còn đối với bản thân nhà nước. Đây là sự kết hợp giữa tổ chức quyền lực của xã hội và giai cấp cầm quyền với hệ thống các quy tắc xử sự trong xã hội thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, với công lý và công bằng. Quyền lực nhà nước không dựa trên công lý thì chỉ là bạo lực thô bạo. Công lý và lẽ phải mà không có sự bảo đảm của quyền lực nhà nước thì bất lực. Nhà nước ban hành pháp luật không chỉ để tổ chức và quản lý xã hội mà còn để tổ chức và quản lý bản thân mình. Pháp luật trở thành công cụ chế ước, quy định kiểm tra, giám sát tổ chức và phương thức hoạt động của nhà nước. Nhà nước pháp quyền về mặt lý thuyết tự đặt mình dưới pháp luật, chứ không đứng trên và đứng ngoài pháp luật. Pháp luật không chỉ là công cụ duy trì và phát triển xã hội mà còn là công
  • 33. 29 cụ duy trì sự tồn tại của chính nhà nước. Chức năng quyền hạn của nhà nước chỉ nằm trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được xây dựng trên cơ sở lý trí, hợp hiến, hợp pháp và chế độ trách nhiệm có tính pháp lý. Trong nhà nước pháp quyền về mặt lý thuyết viên chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép còn công dân lại được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Với nguyên tắc pháp luật chi phối mối quan hệ giữa công dân và nhà nước cũng có sự thay đổi. Nhà nước và công dân đều có quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật. Công dân có trách nhiệm với nhà nước như thế nào thì nhà nước có trách nhiệm với công dân như vậy. Cơ chế song vụ này đòi hỏi nhà nước và công dân đều phải làm tròn bổn phận của mình trước pháp luật, tức là trước cộng đồng và xã hội [28]. Về lý thuyết, pháp luật trong nhà nước pháp quyền - ý chí nguyện vọng, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân được luật hóa - là tiếng nói của công lý và lý trí. Pháp luật là một thực thể hay một đại lượng chung có tính phổ biến đảm bảo tự do và bình đẳng của mọi thành viên trong xã hội. TÍnh quy phạm của xã hội là tính tất yếu được hình thành qua vô số sự ngẫu nhiên. Pháp luật chứa đựng những giá trị ổn định. Chuẩn mực hóa những quan hệ xã hội và có các chức năng đặc biệt là tổ chức, bảo vệ, trọng tài và tư tưởng. Pháp luật là sản phẩm của quá trình con người khách quan hóa cái chủ quan là lợi ích của chủ thể cầm quyền và mọi người phải tuân theo như một tất yếu khách quan. Nhưng muốn được khách quan hóa thì cái chủ quan phải phản ánh được quy luật khách quan. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật là quản lý bằng lý trí phổ biến của nhân dân được luật hóa, chứ không phải bằng chỉ lệnh, luật lệnh tùy tiện của cá nhân. Nhờ pháp luật mà cái vốn là của một giai cấp trở thành của toàn xã hội. Đây tuyệt nhiên không phải là ý chí chủ quan, ý muốn tùy tiện, sự chiếm đoạt, sự lừa dối hay mánh khóe của cá nhận hoặc một nhóm người cầm quyền và không phải tiếng nói
  • 34. 30 của kẻ mạnh. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền đặc biệt là nhà nước pháp quyền xã hôi. Trong lịch sử không phải nhà nước nào quản lý xã hội bằng pháp luật cũng là nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp trị quản lý nhà nước bằng pháp luật của vua không phải là nhà nước pháp quyền vì những người cầm quyền không hề bị ràng buộc bởi pháp luật, dân phải sống theo pháp luật của vua còn vua có thể hành động tùy tiện theo ý của mình. Quản lý xã hội bằng pháp luật trong nhà nước pháp quyền khác về chất so với quản lý bằng đạo đức theo kiểu nhân – lễ trị thuần túy, ràng buộc con người và xã hội bằng tam cương và ngũ thường khắt khe, hạn chế sự vận động và phát triển của xã hội. Quản lý xã hội bằng pháp luật và nhà nước đặt mình dưới pháp luật thống trị, tính ổn định về tổ chức và hoạt động của nhà nước được duy trì, tính thống nhất, hiệu lực và hiệu quả của các chính sách được đảm bảo, quan hệ nhà nước, công dân chuyển từ quan hệ quyền lực sang quan hệ pháp lý [28]. - Tổ chức theo nguyên tắc phân định quyền lực, dùng quyền lực kiểm tra và giám sát quyền lực. Hạt nhân hợp lý của học thuyết tam quyền phân lập là ở sự phân công rành mạch trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực. Điều này có ý nghĩa đảm bảo cho dân chủ và chống lạm quyền. Chế độ phân công quyền lực là tất yếu trong một chế độ pháp quyền. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của nhà nước pháp quyền là phải có sự phân công quyền lực thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây chính là đóng góp to lớn của những cha đẻ của học thuyết phân quyền đối với lý luận về nhà nước pháp quyền. Tất cả các nhà nước trong lịch sử, dù là quân chủ, quý tộc hay cộng hòa, cuối cùng quyền lực nhà nước đều phải thực hiên qua các cá nhân cầm quyền. Quyền lực chung giao cho cá nhân luôn luôn có xu hướng bị lạm dụng, bị thoái hóa thành quyền lực riêng. Tập trung quyền lực nhà nước vào
  • 35. 31 một cá nhân, một nhóm hay một cơ quan đều có nguy cơ dẫn đến sự lạm quyền, sự độc đoán, chuyên quyền. Để khắc phục tình trạng đó, theo lý luận về nhà nước pháp quyền, quyền lực phải được phân chia thành lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các quyền lực này được giao cho Quốc Hội hay Nghị viện, quyền hành pháp giao cho Chính phủ, quyền tư pháp giao cho Tòa án. Phân định quyền lực như vậy là yếu tố cơ bản đảm bảo quyền lực nhà nước, quyền lực do nhân dân ủy nhiệm không bị lợi dụng. Việc phân định này là do đặc điểm của quyền lực nói chung [28]. Quyền lập pháp là quyền thể hiện ý chí chung của quốc gia. Quốc hội hay cơ quan dân chủ đại diện do phổ thông đầu phiếu bầu lên- thực hiên. Cơ quan này có các chức năng cơ bản như lập hiến, lập pháp, đại diện, giám sát và quyết định các vấn đề quốc kế, dân sinh. Các quyền này thể hiện qua chế độ làm việc và quyết định tập thể của Quốc hội. Quyền hành pháp – quyền thực hiện ý chí chung của quốc gia giao cho chính phủ. Chức năng của chính phủ là thực hiện pháp luật trong việc quản lý nhà nước. Quyền này đòi hỏi sự quyết đoán, nhanh nhậy và tập trung cao. Quyền tư pháp thuộc về tòa án. Chức năng của cơ quan này là xét xử xác hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật từ phía công dân và nhà nước, bảo vệ pháp luật, công lý, tự do của công dân và trật tự an toàn xã hôi. Tòa án giám sát tính hợp hiến, hợp pháp, tính trật tự và hệ thống của hệ thống pháp luật. Trên thực tế, khi chúng ta nhìn lại lịch sử phát triển của Nhà nước thì thấy. Lúc ban đầu toàn bộ quyền lực nhà nước đều nằm trong tay nhà Vua (Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp). Chính vì thế những ông Vua thường có xu hướng lạm dụng quyền lực và trở nên độc tài. Khi đó yêu cầu lịch sử đặt ra yêu cầu Vua phải nhường quyền lập pháp cho dân. Nhà Vua chỉ nắm quyền hành pháp và tư pháp. Điều này phần nào hạn chế sư hoành hành, lạm quyền và ức hiếp dân chúng của nhà Vua. Tuy nhiên để hạn chế được sự lạm
  • 36. 32 quyền hơn nữa của nhà Vua thì yêu cầu đặt ra là phải giao quyền tư pháp cho một cơ quan khác. Và đó chính là Tòa án. Khi đó nhà Vua chỉ còn nắm quyền hành pháp, quyền lập pháp thuộc về quốc hội, quyền tư pháp thuộc về Tòa án. Sự phân chia quyền lực nhà nước như vậy hạn chế được sự lạm quyền, chuyên quyền của cơ quan, cá nhân được nhà nước trao quyền lực nhà nước. Mặc dù được phân chia quyền lực thành 3 quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp song các quyền này ràng buộc lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Đây là nguyên tắc kiềm chế và đối trọng mà học thuyết phân quyền đưa ra nhằm hạn chế quyền lực của cơ quan quyền lực nhà nước. Ý tưởng phân quyền trong nhà nước đã có từ thời cổ đại, khi nền dân chủ và chế độ cộng hòa dân chủ quý tộc Hy Lạp – La Mã hoàn toàn nằm trong tay gia cấp chủ nô. Sự phân quyền bắt nguồn từ yêu cầu tổ chức quyền lực nhà nước là ra quyết định, thực thi quyết định, và giám sát, kiểm tra, xét xử việc thực thi đó. Sự phân quyền với nghĩa phân công chức năng và kiểm soát quyền lực trở thành phương thức tồn tại của chính nó, phân quyền càng rõ ràng thì kiểm soát quyền lực càng chặt chẽ. Phân quyền như vậy rõ ràng là một hiện tượng xã hội phổ biến [28]. Các nhà tư tưởng như Jonh Locke, Montesquieu không chỉ kế thừa tính kỹ thuật, tính pháp lý của ý tưởng phân quyền mà còn phát triển ý tưởng đó thành sự phân chia quyền lực hoàn toàn độc lập với nhau.
  • 37. 33 Chương 2 TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN, DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1945 VÀ HIẾN PHÁP 1946 2.1. Những nội dung tư tưởng chủ yếu của Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Hiến pháp 1946 2.1.1. Hoàn cảnh ra đời cơ bản của Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hiến pháp 1946 * Hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn độc lập 1945 Cách mạng Tháng Tám nổ ra trong hoàn cảnh khách quan rất thuận lợi: kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta là phát xít Nhật đã bị Liên Xô và Đồng minh đánh bại, quân đội Nhật ở Đông Dương mất hết tinh thần chiến đấu, chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã. Đảng Cộng sản Đông Dương đã chớp thời cơ đó phát động toàn dân nổi dậy nên đã giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu. Cách mạng Tháng Tám là kết quả và đỉnh cao của 15 năm đấu tranh của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945. Trong quá trình đó, Đảng đã xây dựng được một lực lượng chính trị hùng hậu; từng bước xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng và đùm bọc, có chỗ đứng chân ngày càng vững chắc trong căn cứ địa cách mạng, giữ vai trò nòng cốt, xung kích, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đảng Cộng sản Đông Dương là người tổ chức và lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám. Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dạn kinh nghiệm đấu tranh, bắt rễ sâu trong quần chúng, đoàn kết và thống nhất, quyết tâm lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cơ bản nhất, quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng
  • 38. 34 dân tộc điển hình do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lần đầu tiên giành thắng lợi ở một nước thuộc địa. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thế kỷ trên đất nước ta, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ngót nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập, tự do, người làm chủ vận mệnh của mình. Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập và tự do. Đảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ phải hoạt động bí mật, không hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền và hoạt động công khai. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám: Chẳng những giai cấp lao động mà nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc [14]. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do. Về mặt quốc tế, Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã chọc thủng một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ, góp phần cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc trên thế giới. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh và đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo
  • 39. 35 của Đảng. Nó chứng tỏ rằng: ở thời đại chúng ta, một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do giai cấp công nhân lãnh đạo hoàn toàn có khả năng thắng lợi ở một nước thuộc địa. Cuộc cách mạng đó quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở "chính quốc", nhưng không lệ thuộc vào cách mạng ở "chính quốc". Trái lại, nó có thể giành được thắng lợi trước khi giai cấp công nhân "chính quốc" lên nắm chính quyền. Giữa những ngày cách mạng Tháng 8 đang diễn ra sôi sục tại thành phố Hà nội, Huế, Sài Gòn đã dành được chính quyền. Ngày 25/8/1945 Hồ Chủ tịch cùng với Trung ương Đảng, Ủy ban dân tộc giải phóng từ Tân Trào về đến Hà Nội. Theo đề nghị của Người, một chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, công cuộc chuẩn bị cho ngày chính phủ lâm thời ra mắt trước quốc dân đồng bào được tiến hành khẩn trương. Ngày 28/8/1945 chính quyền đã dành được trong toàn quốc, Việt Nam thực sự trở thành một nước độc lập, tự do. Thay mặt cho chính phủ lâm thời Hồ Chủ tịch viết "Tuyên ngôn độc lập" tại gác 2 số 48 phố hàng ngang - Hà Nội. Và ngày 2/9/1945 trước sự chứng kiến của hàng vạn nhân dân thủ đô - đại diện cho nhân dân cả nước, thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chủ tịch trịnh trọng tuyên bố với nhân dân cả nước và nhân dân thế giới bản "Tuyên ngôn độc lập" khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. * Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1946. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3-9-1945, chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ nói: Sau 80 năm bị áp bức, bóc lột và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta đều chưa quen với kỹ thuật hành chính nhưng điều đó không làm chúng ta lo ngại. Chúng ta
  • 40. 36 vừa làm vừa học. Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa khuyết điểm. Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công [14]. Ngay sau khi Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3-9- 1945, Hồ Chủ tịch đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ. Một trong những nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng Hiến pháp. Người viết: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ" [14]. Bác cho rằng một trong những cơ sở cần có đầu tiên của một nhà nước là hiến pháp và muốn có hiến pháp thì phải có quốc hội. Vì vậy, mặc dù tình hình đất nước đang vô cùng khó khăn nhưng trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác vẫn đề ra nhiệm vụ là phải tổ chức một cuộc tổng tuyển cử càng sớm càng tốt. Bác nói: Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay một cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái, 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống, v.v… [14]. Ngày 8-9-1945, đúng một tuần sau ngày tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14, quyết định tổ chức tổng tuyển cử trên phạm vi toàn quốc. Với sự kiện trọng đại này, dân tộc Việt Nam sau khi là dân tộc đầu tiên ở Đông Nam Á làm cuộc giải phóng dân tộc thành công, trở thành dân
  • 41. 37 tộc đầu tiên thiết lập được Nhà nước có thể chế chính trị với hình thức dân chủ cao nhất là phổ thông đầu phiếu. Ngày 31-12-1945, Bác viết bài đăng trên báo Cứu quốc số 130: Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn người có tài, có đức để gánh vác công việc nước Nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có 2 quyền đó. Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thực ra là Chính phủ của toàn dân [14]. Ngày 20-9-1945, Chính phủ Lâm thời ra Sắc lệnh thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Tháng 11- 1945, Ban dự thảo đã hoàn thành công việc và bản dự thảo được công bố rộng rãi cho toàn thể nhân dân thảo luận. Hàng triệu người Việt Nam hăng hái tham gia đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Hiến pháp chứa đựng mơ ước bao đời của nhân dân ta về độc lập và tự do. Ngày 6-1-1946, cuộc tổng tuyển cử thắng lợi. Ngày 2-3-1946, Quốc hội đã nghe Chính phủ trình bày bản dự thảo Hiến pháp. Trên cơ sở đó, Quốc hội (Khoá I, Kỳ họp thứ nhất) đã thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 người, đại biểu của nhiều tổ chức, đảng phái khác nhau do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Ban dự thảo có nhiệm vụ tổng kết tất cả các ý kiến đóng góp của nhân dân và xây dựng nên bản dự thảo cuối cùng để đưa ra Quốc hội xem xét và thông qua. Ngày 28-10-1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá I đã khai mạc. Ngày 9-11-1946, sau hơn mười ngày làm việc khẩn trương, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước
  • 42. 38 Việt Nam dân chủ cộng hoà với Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống. Vào thời điểm Quốc hội thông qua Hiến pháp, thực dân Pháp phản bội các hiệp định đã ký kết với Chính phủ ta, chúng không ngừng khiêu khích và tấn công chúng ta bằng vũ lực, hòng lập lại ách thống trị của chúng ở Việt Nam. Trước tình hình đó, trong phiên họp ngày 9-11-1946, sau khi tuyên bố Hiến pháp đã trở thành chính thức, Quốc hội ra Nghị quyết giao nhiệm vụ cho Ban thường trực Quốc hội cùng với Chính phủ ban bố và thi hành Hiến pháp khi có điều kiện thuận lợi. Theo Nghị quyết của Quốc hội trong điều kiện chưa thi hành được Hiến pháp thì Chính phủ phải dựa vào những nguyên tắc đã quy định trong Hiến pháp để ban hành các sắc luật. Ngày 19-12-1946, mười ngày sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Do hoàn cảnh chiến tranh mà Hiến pháp 1946 không được chính thức công bố, việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân không có điều kiện thực hiện. Tuy nhiên Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch cùng với Ban thường vụ Quốc hội luôn luôn dựa vào tinh thần và nội dung của Hiến pháp 1946 để điều hành mọi hoạt động của Nhà nước. Vậy là, qua một chặng đường dài sau gần 3 thập kỷ kể từ Bản yêu sách của dân An Nam (năm 1919) gửi hội nghị Versailles đến năm l946, tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thực hiện. Hiến pháp ra đời đặt nền tảng cho quốc gia đi vào xây dựng một thể chế chính trị dân chủ được thiết lập vững chắc, với đầy đủ các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp, đoạn tuyệt với chế độ chính trị thực dân và quân chủ phong kiến. 2.1.2. Những nội dung cơ bản của Tuyên ngôn độc lập 1945 và Hiến pháp 1946 * Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn độc lập 1945: Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chủ tịch trích dẫn hai lời Tuyên
  • 43. 39 ngôn độc lập của nước Mỹ (năm 1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền của Pháp (năm 1791) để khẳng định những quyền thiêng liêng cơ bản của con người mà không ai có thể xâm phạm được. Từ đó Người suy ra” Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do” [17]. Tuyên ngôn khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do độc lập” [17]. Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chủ tịch đã tố cáo mạnh mẽ tội ác cuả thực dân Pháp hơn 80 năm cướp nước ta, áp bức đồng bào ta, thi hành những luật pháp dã man, lập ra những nhà tù nhiều hơn trường học, tắm các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong bể máu, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý khiến cho nhân dân ta bị bần cùng, nước ta tiêu điều xơ xác về mọi mặt. Tuyên ngôn cũng tố cáo thực dân Pháp đã quỳ gối đầu hàng Nhật kể từ mùa thu 1940 nước ta trở thành thuộc địa của Nhật – Pháp. Nhưng từ 9/3/1945 Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, nước ta đã trở thành thuộc địa duy nhất của Nhật. Khi Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện, ngày 14/8/1945 nhân dân cả nước đã nổi dậy dành chính quyền từ tay Nhật lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Tuyên ngôn còn khẳng định: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị nhân dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm nay, đánh đổ chế độ quân chủ chuyên chế mấy mươi thế kỷ, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - Tuyên ngôn tuyên bố thoát li mọi quan hệ với Pháp, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp ở Việt Nam và các Hiệp ước Pháp ký về Việt Nam, nhân dân Việt Nam kiên quyết chống lại mọi âm mưu quay trở lại của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi các nước đồng minh công nhận quyền độc lập của nhân dân Việt Nam vừa dành được từ tay phát xít Nhật. - Cuối cùng bản Tuyên ngôn khẳng định nước Việt Nam đã được tự do