SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
Tính tối cao của hiến pháp
Mục đích bài viết làm sáng tỏ nhận định “Tính tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp
luật và đời sống xã hội”. Với nội dung thứ nhất, bài viết nêu lên các khái niệm, cách nhìn từ
nhiều góc độ đối với Hiến pháp, tiêu biểu là Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam.
Từ đó, việc nhìn nhận vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội là
cần thiết có sự quản lý chặt chẽ và hệ thống nhằm đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp được
thực thi. Ngoài ra bài viết còn có sự liên kết với các sự kiện, đã và đang xảy ra trong đời sống
xã hội Việt Nam để dẫn đến các câu hỏi “Tính tối cao của Hiến pháp có thật sự được đảm
bảo?”, “Làm gì để Hiến pháp thể hiện được tính tối cao?”.
Từ sự kết nối hai nội dung trên, nội dung thứ ba đánh giá tổng quát tính tối cao của Hiến
pháp nhằm đúc kết những ưu, khuyết trong việc đưa Hiến pháp vào đời sống xã hội và đồng
thời nêu bật các kiến nghị để Hiến pháp đảm bảo được tính tối cao và vai trò của người dân
trong việc xây dựng và bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp.
Nội dụng của đề tài Tính tối cao của hiến pháp
2. Nội dung chuyên đề
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Hiến pháp
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam,”Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, do
cơ quan đại diện và quyền lực nhà nước cao nhất ban hành hoặc sửa đổi theo một trình tự
nghiêm ngặt; là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất, có ý nghĩa chính trị - pháp lí lớn. Hiến
pháp quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng và quyết định của đời sống xã hội, như hình
thức tổ chức nhà nước, cơ cấu và thẩm quyền của bộ máy nhà nước, trình tự hình thành các
cơ quan nhà nước, chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước; quyền, nghĩa vụ cơ bản của
công dân; những nguyên tắc chung nhất thể hiện mục đích, xu hướng vận động của xã hội
trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Các quy định của Hiến pháp là những quy định xác lập,
có giá trị xuất phát điểm; chúng điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất và đồng
thời là cơ sở pháp luật cho tất cả các ngành luật nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống
pháp luật của một nước. Các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Những văn
bản trái với Hiến pháp bị xem là vi phạm Hiến pháp, phải bị xoá bỏ”.
Theo Nguyễn Đăng Dung (2006), “Hiến pháp là một đạo luật cơ bản do cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất ban hành quy định việc tổ chức nhà nước, cơ cấu, thẩm quyền các cơ quan
nhà nước Trung ương và quyền cơ bản của con người. Mọi cơ quan và mọi tổ chức phải có
nghĩa vụ tuân thủ hiến pháp”
Theo Đề cương những vấn đề cơ bản về Luật Hiến pháp của Giảng viên Lưu Đức Quang
Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2010), “Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước
do cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông qua hoặc nhân dân trực tiếp
thông qua; trong đó quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của chế độ chính trị, kinh
tế, văn hóa – xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của các cơ
quan nhà nước then chốt; thể hiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của
lực lượng cầm quyền trong xã hội”.
Từ các khái niệm trên, Hiến pháp có thể được hiểu như đạo luật cơ bản của Nhà nước do cơ
quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông qua hoặc nhân dân trực tiếp thông
qua thể hiện ý chí, lợi ích của nhà cầm quyền gồm những nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ
chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và các quyền cơ bản của công dân.
2.1.2. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định khái quát về chế độ, quyền,
nghĩa vụ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các lĩnh vực trong đời sống xã hội, của công
dân Việt Nam và thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng – Nhà nước – Nhân dân. Hiến pháp
điều chỉnh 4 nhóm quan hệ xã hội chính như (Trung tâm TTTH, 2009):
2.1.3. Tính tối cao của Hiến pháp
2.1.3.1. Tại sao Hiến pháp mang tính tối cao?
Hiến pháp ra đời nhằm bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp thống trị đối với các giai cấp
khác, bảo vệ quan hệ sản xuất, các quyền và lợi ích của con người, công dân. Bên cạnh đó, về
bản chất, Hiến pháp là 1 văn bản để hạn chế quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền lợi của
người dân. Với tầm quan trọng và bản chất đặc biệt của Hiến pháp như “là văn bản của quyền
lực gốc, điều chỉnh mối quan hệ, xác định hình thức nhà nước, mô hình tổ chức thực hiện
quyền lực nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, địa vị pháp lý của công dân, mối quan
hệ giữa công dân và Nhà nước” (ĐBQH Vũ Hồng Anh, 2009), Hiến pháp nhất thiết phải có
vị trí tối cao trong hệ thống pháp luật và cần thiết phải đảm bảo tính hợp hiến trong hoạt động
lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước để Hiến pháp thực sự áp dụng vào cuộc sống một
cách hiệu quả.
Tính tối cao của Hiến pháp thể hiện trước hết qua việc ghi nhận chủ quyền tối cao của nhân
dân. Vì vậy, Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý chứa đựng những giá trị cơ bản, cao quý
nhất của xã hội (Tào Thị Quyên, 2009).
Tính tối cao của Hiến pháp thể hiện thông qua quy trình, thủ tục pháp lý đối với việc ban
hành, sửa đổi và hiệu lực pháp lý được quy định tại các điều 146, 147 Hiến pháp 1992. Việc
ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải thuộc quyền của nhân dân nói chung, hoặc cơ
quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân (Quốc hội) thông qua theo một trình tự
thủ tục đặc biệt vì Hiến pháp điều chỉnh và bảo vệ những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ
bản nhất, và là công cụ để bảo vệ thành quả đấu tranh Cách mạng. Bên cạnh đó, điều 146
Hiến pháp 1992 quy định, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp, không
được trái với Hiến pháp, cho thấy Hiến pháp là văn bản pháp luật duy nhất quy định và thực
hiện toàn bộ quyền lực nhà nước – lập pháp, hành pháp, tư pháp (Trường Đại học Luật Tp.Hồ
Chí Minh, 2010).
2.1.4. Cơ chế bảo hiến
2.1.4.1. Tại sao phải bảo vệ Hiến pháp?
Do tính chất và tầm quan trọng của Hiến pháp nên xuất hiện yêu cầu về sự cần thiết phải đảm
bảo tính hợp hiến trong hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước (Vũ Hồng
Anh, 2009).
Xét về bản chất, hiến pháp là một văn bản để hạn chế quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền
lợi của người dân theo nguyên tắc: cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật định và
người dân có quyền làm những gì luật không cấm. “Thông qua Hiến pháp, nhân dân trao
quyền cho các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước phải bị
giới hạn bởi Hiến pháp” (Vũ Hồng Anh, 2009). Về lý thuyết, quyền lực Nhà nước bị giới
hạn, tuy nhiên, với vai trò là người ban hành luật và giám sát việc thực hiện, các cơ quan nhà
nước có đầy đủ quyền lực để có xu hướng lạm quyền, chuyên quyền, tìm cách để vượt khỏi
sự kiểm soát của hiến pháp cũng tức là vi phạm hiến pháp (Nguyễn Đăng Dung, 2004). Như
vậy, tất yếu cần phải có một cơ chế đặc biệt để bảo vệ hiến pháp khỏi sự vi phạm đó của các
cơ quan nhà nước.
2.1.4.2. Sự cần thiết phải có cơ chế giám sát Hiến pháp
Theo Điều 12 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi) đã ghi nhận rằng: “Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan Nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành
Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phong ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp
và pháp luật”. Ngoài ra, trong một nhà nước pháp quyền, tính tối cao và bất khả xâm phạm
của Hiến pháp đòi hỏi phải được tuân thủ tuyệt đối (Trần Thị Hạnh Dung, 2009). Bên cạnh
đó, vì Hiến pháp còn được nhìn nhận như một loại khế ước của nhân dân, xác lập chế độ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khẳng định quyền lực nhà nước và chủ quyền thuộc về
nhân dân, ghi nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của con người và với tính chất quan trọng đó,
cơ chế bảo hiến cần được xây dựng một cách hoàn chỉnh.
Nhiều quy định của Hiến pháp chưa thật sự đi vào đời sống hoặc chưa được cụ thể hoá trong
đời sống pháp luật dẫn đến việc thực thi pháp luật còn nhiều rào cản, bất cập. Ngoài ra, các
hình thức kiến nghị, giám sát quyền lực còn tỏ ra thiếu đồng bộ, nhất quán, thiếu kinh nghiệm
về pháp luật và thiếu cơ chế trách nhiệm rõ ràng dẫn đến việc hiệu quả giám sát vẫn còn thấp.
Hơn nữa, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định trách nhiệm phát sinh từ các văn bản
pháp luật vi hiến hiện đang là tồn tại trong sự phân định giữa quyền lực của Quốc hội với
quyền lực của Hiến pháp. Đối với người dân, khi quyền và lợi ích của mình bị vi phạm thì
công dân chưa có đầy đủ nguồn làm sở cứ và tư duy kiện ra trước Tòa án hay các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Do đó, để tiến tới nhà nước pháp quyền với đầy đủ sự tối cao của
Hiến pháp cần phải có giải quyết hữu hiệu cho cơ chế ban hành, kiến nghị, kiểm tra tính hợp
hiến và các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trần Thị Hạnh Dung,
2009).
2.1.4.3. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo quy định của pháp luật hiện hành
Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp của quy định hiện hành theo cơ chế phân công phân nhiệm
vụ mà trong đó Quốc hội giữa vai trò giám sát chính đã được quy định tại Điều 83, 84 Hiến
pháp 1992 như “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của
Nhà nước”, “thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội” (Trần Thị Hạnh Dung, 2009):
Việc giám sát Hiến pháp đã có luật quy định tương đối toàn diện như: Hiến pháp 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001; Luật tổ chức Quốc hội năm 2001; Luật hoạt động giám sát của Quốc
hội năm 2004; Luật tổ chức Chính phủ năm 2001; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 1996 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002); Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004; Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân năm 2003; Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội; quy chế hoạt
động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội…(Trần Thị Hạnh Dung, 2009).
- Quốc hội giám sát: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng
chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung
ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, văn bản quy phạm của Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Hội đồng dân tộc và Ủy ban Quốc hội giám sát: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh
vực mà Hội đồng và các Ủy ban phụ trách.
- Chủ tịch nước cũng giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và
Viện kiểm sát nhân dân.
- Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên
quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách.
- Tòa án nhân dân khi xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính mà phát hiện các
văn bản quy phạm pháp luật sai trái là nguyên nhân gây ra vụ án thì có quyền đề nghị cơ quan
có thẩm quyền sửa chữa, bãi bỏ.
- Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Hội đồng nhân dân, thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát,
kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp dưới
trực tiếp, Hội đồng nhân dân giám sát văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Như là Hội
đồng nhân dân bãi bỏ những quyết định sai trái của Ủy ban nhân dân cùng cấp, những nghị
quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.
Theo Trần Thị Hạnh Dung (2009), việc bảo vệ Hiến pháp theo cơ chế hiện hành đang tồn tại
sự nhập nhằng, giám sát lẫn nhau, chồng chéo, có sự lẫn lộn giữa quyền lập hiến và quyền tài
phán. Ngoài ra, giám sát tối cao của Quốc hội lại phụ thuộc vào cơ quan của Quốc hội nên
chắc chắn sẽ có tình trạng dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến.
Thực tiễn đánh giá Tính tối cao của hiến pháp
2.2. Thực tiễn
Mặc dù đã có quy chế giám sát việc thực hiện và bảo vệ Hiến pháp, tuy nhiên Hiến pháp vẫn
đang bị vi phạm và các vi phạm đó vẫn chưa được khắc phục. Một vài ví dụ thực tiễn được
minh hoạ dưới đây có thể phần nào trả câu hỏi “ Hiến pháp Việt Nam thật sự đã được đảm
bảo tính tối cao trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội hay chưa?”
1) Vi phạm Hiến pháp của Liên đoàn bóng đá VN (VFF) trong việc hạn chế các cầu thủ
nước ngoài đã nhập tịch được tham gia đội tuyển quốc gia và tham gia vào các Câu lạc
bộ bóng đá chuyên nghiệp từ năm 2011.
Trong luật quốc tịch và trong tất cả văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam không có khái
niệm công dân nhập quốc tịch. Mọi công dân đã nhập quốc tịch thì được đối xử như một công
dân Việt Nam và được quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình là công dân Việt
Nam. Điều 52 Hiến pháp quy định: “Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật”.
Và luật lao động ghi rõ: “Mọi công dân đều có quyền được lao động, quyền tự do lựa chọn
lao động... Cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị, dù người đó thuộc màu da, dân tộc hay
tôn giáo nào,...”.
Còn luật dân sự thì: “Mọi công dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau”. Nghị quyết của
VFF ngoài việc vi phạm Luật quốc tịch, Hiến Pháp đã vi phạm chính điều lệ VFF (cấm hành
vi kỳ thị, phân biệt đối xử) lẫn vi phạm quy chế thành viên của FIFA. Nhiều khả năng VFF sẽ
đối mặt với những vụ kiện trong tương lai từ những cầu thủ nhập tịch do thể hiện sự phân biệt
đối xử. Cần lưu ý rằng quy chế bóng đá hay các quy định của VFF cũng phải đảm bảo
nguyên tắc pháp chế, tức là không được trái hiến pháp, Luật quốc tịch, Bộ luật lao động (Tuổi
Trẻ, 2009).
Theo báo Tuổi Trẻ ngày 22/11/2009 xung quanh quy định mỗi CLB chỉ có một cầu thủ nhập
tịch thi đấu trên sân ở V-League 2010 của VFF Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn
mạnh “Đã là công dân thì được đối xử bình đẳng” (Tuổi Trẻ, 2009)
2) Tình trạng cố ý vi phạm luật thông qua các văn bản quy phạm pháp luật
Theo Thông tấn xã Việt Nam (chẳng hạn ngày 22-9-2010, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn đã gửi văn bản nhắc nhở 7 Bộ, ngành cùng
13 tỉnh, thành trong việc ban hành văn bản có dấu hiệu trái luật. Bộ Tài chính (3 văn bản); Bộ
Xây dựng (2 văn bản); UBND tỉnh Nghệ An (2 văn bản); đồng thời, có một số Bộ và địa
phương quá chậm trong việc xử lý văn bản được thông báo như: Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (có văn bản trái pháp luật đã được thông báo ngày 05-02-2009); Bộ Tài chính
(có văn bản trái pháp luật đã được thông báo ngày 05-8-2009); UBND tỉnh Nghệ An (có văn
bản trái pháp luật đã được thông báo ngày 05-02-2009 và ngày 10-6-2009); UBND tỉnh Hưng
Yên (có văn bản trái pháp luật đã được thông báo ngày 07/4/2009)
Nội dung văn bản trên khẳng định, nếu các đơn vị không thực hiện việc tự kiểm tra, xử lý văn
bản trái pháp luật theo quy định, Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp sẽ báo cáo Bộ trưởng
Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
3) Hàng ngàn văn bản trái luật được ban hành theo Hoàng Khuê (báo VnExpress, 2008)
Bộ Tư pháp cho biết, khoảng 12% số văn bản được kiểm tra do các cơ quan chức năng ban
hành đã bị phát hiện có dấu hiệu trái luật, kiểm tra và xử lý văn bản pháp luật từ năm 2003-
2008. Chỉ riêng 800 văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thấy khoảng 200
văn bản trái luật. Con số này tại Bộ Giao thông vận tải là 12 trong số gần 60 văn bản được
kiểm tra.Tại tỉnh Cao Bằng có một nửa trong số 124 văn bản kiểm tra có sai phạm.
Tỷ lệ này ở Nghệ An là 660 trong 1.000 văn bản được kiểm tra, hay tại Bình Thuận có 111
văn bản hết hiệu lực pháp luật và đã được thay thế, bãi bỏ. Tổng cộng, 63 địa phương kiểm
tra hơn 26.000 văn bản thì con số sai phạm bị phát hiện là hơn 3.100. Còn qua việc kiểm tra
của Bộ Tư pháp, trong hơn 35.800 văn bản tiếp nhận do các đơn vị ban hành đã phát hiện hơn
4.300 sai luật.
- Thông tư 02 ngày 13-1-2003 của Bộ Công an về hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký, biển số
phương tiện giao thông cơ giới đã quy định: "...Mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe môtô hoặc
xe gắn máy". Quy định này đã hạn chế Quyền sở hữu của công dân, được quy định tại Điều
58 Hiến pháp 1992, vi phạm khoản 1, Điều 221 của Bộ luật hình sự là công dân có quyền sở
hữu tài sản không bị hạn chế về số lượng, giá trị. Quy định trên đã gián tiếp tạo ra những thủ
tục rườm rà, gây khó khăn trong các giao dịch mua bán xe máy, buộc người mua xe phải chi
thêm những khoản tiền vô lý. Thực tế, quy định này cũng không phải là giải pháp có hiệu quả
nhằm tiến tới giảm dần số vụ tai nạn giao thông, khắc phục được tình trạng ùn tắc bởi "một
người dù mua nhiều xe, nhưng ra đường cũng chỉ sử dụng được 1 chiếc".
- Nhiều văn bản có nội dung trái luật đã bị công luận lên tiếng như nội dung trái luật trong
công văn không cho phép học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn nghệ thuật tại vũ trường,
quán karaoke; hay quyết định của Bộ Y tế về việc người dưới 40 kg không được điều khiển
xe máy trên 50 phân khối.
Đánh giá về "Tính tối cao của hiến pháp"
2.3. Đánh giá
2.3.1. Đánh giá về tính tối cao của Hiến pháp
Dưới góc độ chính trị, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về tổ chức quyền lực Nhà
nước, thể hiện tư tưởng của giai cấp cầm quyền. Dưới góc độ pháp lý, Hiến pháp là luật cơ
bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Ở bất cứ quốc gia nào Hiến pháp là biểu
tượng của nền dân chủ, là giới hạn của quyền lực nhà nước, là cơ sở pháp lý cao nhất bảo
đảm các quyền tự do cá nhân.
2.3.1.1. Mặt tích cực
Tính tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội được đảm bảo, đã
thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, phổ biến rộng
rãi, hiểu và thực hiện. Từ đó đã bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân đồng thời góp phần
giữ được ổn định về chính trị xã hội của đất nước
Các cơ quan có thẩm quyền luôn chú trọng xây dựng pháp luật dựa trên Hiến pháp và từ thực
tiễn đời sống, như tố chức lấy ý kiến người dân, phát huy chính kiến của đại biểu Quốc hội
đối với họat động của Nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân, cũng
chính là bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp.
Ở góc độ quản lý Nhà nước, Hiến pháp ra đời nhằm kiểm tra và cân bằng quyền lực Nhà
nước, tránh việc lạm quyền và bảo vệ quyền công dân - quyền con người (Nguyễn Đăng
Dung, 2004, Nguyễn Vân Nam, 2009).
2.3.1.2. Mặt hạn chế:
Thứ nhất là vẫn còn tình trạng các cơ quan công quyền thực thi pháp luật vượt quyền, lạm
quyền, vi phạm thẩm quyền được Hiến pháp ghi nhận, ban hành các văn bản hoặc thực hiện
các hành vi trái Hiến pháp có khả năng hoặc thực sự đã gây thiệt hại cho công dân, cho các tổ
chức và xã hội.
Thứ hai là các văn bản pháp luật chưa bảo đảm giá trị pháp lý do trong quá trình xây dựng có
lúc còn chưa khoa học và khách quan, cụ thể :
- Hiến pháp chưa có giá trị pháp lý bền vững do cơ chế bảo hiến chưa thật sự hiệu quả. Mặt
khác theo TS Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp nhận xét “chúng ta không có
truyền thống hiến pháp và có thể đó là lý do khiến cho hiến pháp của ta rất hay thay đổi theo
hoàn cảnh lịch sử” vàdo chưa có cơ chế bảo hiến, Hiến pháp của Việt Nam dễ bị vi phạm
(Văn Tiến, 2010).
- Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa có các quy định bảo đảm phải dựa trên
những nghiên cứu, đánh giá khoa học, đặc biệt là đánh giá dự báo tác động pháp luật – kinh
tế - xã hội của những chính sách, quy định pháp luật sẽ được ban hành; Chưa thực sự phát
huy được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân liên quan, việc lấy ý kiến của nhân dân, của
đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và tiếp thu ý kiến phản biện của xã hội còn
hình thức, thiếu cơ chế đề cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo trong việc nghiên cứu, tiếp
thu để chỉnh lý dự thảo.
Thứ ba là các cơ quan nhà nước có nghĩa vụ đã không ban hành những văn bản quy phạm
pháp luật để cụ thể hóa việc thực hiện các quy định của Hiến pháp hoặc không ban hành
những văn bản quy phạm pháp luật mà theo quy định là phải ban hành.
Thứ tư là quyền thông tin của nhân dân chưa thật sự quán triệt đến các cơ quan nhà nước,
người dân chưa được cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch nên không thể xác định, kiểm tra
và đánh giá đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy địnhvà phát huy tốt
quyền làm chủ của mình trong việc tham gia xây dựng, củng cố chính quyền. Tuy nhiên,
nguyên nhân chủ yếu nhất là quyền Hiến định về đảm bảo thông tin của nhân dân chưa được
cụ thể hóa thành luật. Chính vì thế, vai trò của Quốc hội là ban hành Luật Tiếp cận thông tin
để phân định rõ quyền của người dân (Nguyễn Phi Hùng, 2010).
Thứ năm là người dân chưa thật sự chú ý kiến thức pháp luật. Do bản chất văn hóa truyền
thống của người Việt nam là trọng tình, ảnh hưởng lối xử lý theo tình cảm. Song song đó,
việc giáo dục pháp luật cho nhân dân chưa hiệu quả, có phổ biến nhưng người dân thờ ơ,
không quan tâm, chỉ đến khi bị xử lý vi phạm mới biết. Vì vậy người dân chưa nhận thức đầy
đủ vị trí pháp luật của mình trong xã hội, chưa thực hiện tốt nghĩa vụ công dân và giám sát
hoạt động của các cơ quan công quyền, đóng góp ý kiến, phản biện xã hội xây dựng pháp
luật.
2.3.2. Kiến nghị qua một số biện pháp
Từ thực tiễn trên cho thấy cần thiết phải có cơ chế hữu hiệu bảo vệ tính tối cao của Hiến
pháp, phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư
pháp, thậm chí việc lập pháp của Quốc hội có thể cũng có lúc vi hiến mà Hiến pháp giao cho
Quốc hội tự mình giám sát, xử lý văn bản luật nếu trái với Hiến pháp (quy định tại Điều 83,
84 Hiến pháp 1992) cũng là không khách quan. Trong khi từ trước đến nay, chưa có cơ quan
nhà nước nào ở trung ương cũng như ở địa phương, kể cả Quốc hội xử lý văn bản pháp luật
trái với Hiến pháp, mặc dù đã có quy định. Do đó phải có một cơ quan độc lập kiểm tra, giám
sát chính Quốc hội, đó chính là việc thành lập Tòa án Hiến pháp (Nguyễn Vân Nam, 2009).
- Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng về phương hướng "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN" đã
xác định nhiệm vụ : "Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp
pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền", "Xây dựng cơ chế
phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp".
- Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (2007)"Nếu được thành lập, tòa án hiến pháp sẽ là một thiết
chế để bảo vệ nhân dân, tránh sự cẩu thả và suy diễn, cũng như thói quen làm việc mà không
cần nghĩ đến luật của các cơ quan nhà nước". "Từ sự phán quyết của tòa án này dựa trên cơ
sở hiến pháp, tiền đề cho một nhà nước pháp quyền mới được xây dựng. Bởi nếu chỉ có công
dân tuân theo pháp luật thôi chưa đủ".
Nhà nước cần phải đề ra những biện pháp hiệu quả không chỉ tuyên truyền, phổ biến mà còn
phải giáo dục pháp luật từ nhà trường đến cuộc sống song song với xây dựng nhà nước pháp
quyền. Phải xây dựng cho công dân ý thức thượng tôn pháp luật, nhận thức đúng ví trị pháp
lý và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân của mình.
3. Kết luận
Tình trạng Hiến pháp chưa được đảm bảo tính tối cao hiện nay là một nội dung cần phải khắc
phục nhanh chóng, không chỉ trong tư duy lãnh đạo mà phải bằng những giải pháp cụ thể của
Nhà nước. Trong tiến trình xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cùng với
yêu cầu hội nhập sâu rộng về nhiều mặt trong các quan hệ quốc tế, thì việc Việt Nam có được
một cơ quan bảo hiến độc lập và chuyên trách để đảm bảo những quy định của Hiến pháp
luôn được tôn trọng và thực thi là vô cùng cấp bách. Bên cạnh đó, để bảo vệ tính tối cao của
Hiến pháp, người dân cần thiết hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, vai trò của một công
dân đối với đất nước và từ đó có các động thái tích cực trong đóng góp, xây dựng pháp luật.
ài liệu tham khảo đề tài "Tính tối cao của hiến pháp"
Nguồn tham khảo
1. Nguyễn Đăng Dung – chủ biên (2006), Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Từ điển bách khoa toàn thư, truy cập ngày 10/12/2010.
3. Lưu Đức Quang (2010), Đề cương những vấn đề cơ bản về Luật Hiến
pháp,Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh.
4. Trung tâm TTTH (2009), Hiến pháp là gì? Hiến pháp của nước ta quy định
những vấn đề gì?, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương, truy cập ngày
10/12/2010
5. Tào Thị Quyên (2009),Cơ sở của chế độ giám sát tư pháp Hiến pháp, Luật
Việt, truy cập ngày 11/11/2010
6. ĐBQH Vũ Hồng Anh (2009), Trao đổi: Về tính hợp hiến, hợp pháp, tính
thống nhất của hệ thống pháp luật, Báo Đại Biểu Nhân Dân, truy cập ngày
10/12/2010
7. Kim Xuân, Minh Luận (2009), Hạn chế cầu thủ nhập tịch thi đấu: Phạm luật,
Báo Tuổi Trẻ, truy cập ngày 6/12/2010
8. V.V.Thành (2009), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Đã là công dân
VN thì được đối xử bình đẳng, Báo Tuổi Trẻ, truy cập ngày 6/12/2010
9. Thông tấn xã Việt Nam (2010), Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật- Bộ
Tư pháp: Nhắc nhở 7 Bộ, ngành, 13 tỉnh, thành phố trong việc ban hành văn
bản có dấu hiệu trái luật , Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, truy cập
ngày 6/12/2010
10. Hoàng Khuê (2008), Gần 6.900 văn bản trái luật đã được ban hành, Báo điện
tử VnExpress, truy cập ngày 6/12/2010
11. Văn Tiến (2010), Hiến pháp 1946 – Thành tựu độc đáo về tư tưởng - Bài 2:
Nhân dân có quyền phúc quyết hiến pháp, Báo Pháp luật, truy cập ngày
11/12/2010
12. Nguyễn Đăng Dung (2004), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb: Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
13. TS.Lê Đăng Doanh (2007), Đã đến lúc lập toà án Hiến pháp, Báo Tuổi Trẻ,
truy cập ngày 11/12/2010
14. Trần Thị Hạnh Dung (2009), Cơ chế bảo hiến trong nhà nước pháp quyền,
Connections, truy cập ngày 11/12/2010
15. Nguyễn Vân Nam (2009), Toà bảo hiến ở Việt Nam, truy cập ngày 11/12/2010

More Related Content

What's hot

BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhHọc Huỳnh Bá
 

What's hot (20)

Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAYĐề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAYLuận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Luận văn: Chứng thực của UBND xã huyện Mỹ Đức, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chứng thực của UBND xã huyện Mỹ Đức, Hà Nội, 9đLuận văn: Chứng thực của UBND xã huyện Mỹ Đức, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chứng thực của UBND xã huyện Mỹ Đức, Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOTLuận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luậtLuận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
 
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt NamLuận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
 
Luận văn: Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAYLuận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú ThọLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 

Similar to Tính tối cao của hiến pháp

Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namnguoitinhmenyeu
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...phamhieu56
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...Bùi Quang Xuân
 
1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)
1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)
1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)Phương Huỳnh
 
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục nataliej4
 
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sựLuận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013
TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013
TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013Minh Chanh
 

Similar to Tính tối cao của hiến pháp (20)

Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
 
Luận án: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HAYLuận án: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện Nay
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện NayCơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện Nay
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện Nay
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện Nay.
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện Nay.Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện Nay.
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện Nay.
 
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vnHoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
 
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOTLuận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
 
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nướcĐề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
 
Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện Nay.
Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện Nay.Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện Nay.
Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện Nay.
 
Bài mẫu Luận văn giải quyết khiếu nại tố cáo, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn giải quyết khiếu nại tố cáo, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn giải quyết khiếu nại tố cáo, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn giải quyết khiếu nại tố cáo, 9 ĐIỂM
 
1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)
1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)
1. cau tra loi tham khao cuoc thi hp (1)
 
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
 
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sựLuận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
 
TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013
TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013
TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại, tố cáo ở huyện Gia Lâm, Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại, tố cáo ở huyện Gia Lâm, Hà NộiLuận văn: Giải quyết khiếu nại, tố cáo ở huyện Gia Lâm, Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại, tố cáo ở huyện Gia Lâm, Hà Nội
 
Giám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước ta
Giám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước taGiám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước ta
Giám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước ta
 
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘIGIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 

More from nguoitinhmenyeu

Mau chuong trinh giao trinh dao tao
Mau chuong trinh giao trinh dao taoMau chuong trinh giao trinh dao tao
Mau chuong trinh giao trinh dao taonguoitinhmenyeu
 
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan ly
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan lyNhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan ly
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan lynguoitinhmenyeu
 
800 mẹo vặt trong cuộc sống
800 mẹo vặt trong cuộc sống800 mẹo vặt trong cuộc sống
800 mẹo vặt trong cuộc sốngnguoitinhmenyeu
 
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơn
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơnNgủ ít hơn làm việc hiệu quả hơn
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơnnguoitinhmenyeu
 
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  noTu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua nonguoitinhmenyeu
 
đổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luậtđổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luậtnguoitinhmenyeu
 
Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat
Nghiep vu theo doi thi hanh phap luatNghiep vu theo doi thi hanh phap luat
Nghiep vu theo doi thi hanh phap luatnguoitinhmenyeu
 
Luat su cong chung chung thuc
Luat su cong chung chung thucLuat su cong chung chung thuc
Luat su cong chung chung thucnguoitinhmenyeu
 
Bai tap phap luat dai cuong
Bai tap phap luat dai cuongBai tap phap luat dai cuong
Bai tap phap luat dai cuongnguoitinhmenyeu
 
De cuong ly luan nnpl dhqghn
De cuong ly luan nnpl dhqghnDe cuong ly luan nnpl dhqghn
De cuong ly luan nnpl dhqghnnguoitinhmenyeu
 
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua macSo sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua macnguoitinhmenyeu
 
Babolat pure drive roddick plus
Babolat pure drive roddick plusBabolat pure drive roddick plus
Babolat pure drive roddick plusnguoitinhmenyeu
 
Các phím tắt trong word microsoft word
Các phím tắt trong word microsoft wordCác phím tắt trong word microsoft word
Các phím tắt trong word microsoft wordnguoitinhmenyeu
 
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubndNhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubndnguoitinhmenyeu
 
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luat
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luatDoi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luat
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luatnguoitinhmenyeu
 

More from nguoitinhmenyeu (20)

Phong chong tham nhung
Phong chong tham nhungPhong chong tham nhung
Phong chong tham nhung
 
Mau chuong trinh giao trinh dao tao
Mau chuong trinh giao trinh dao taoMau chuong trinh giao trinh dao tao
Mau chuong trinh giao trinh dao tao
 
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan ly
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan lyNhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan ly
Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan ly
 
800 mẹo vặt trong cuộc sống
800 mẹo vặt trong cuộc sống800 mẹo vặt trong cuộc sống
800 mẹo vặt trong cuộc sống
 
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơn
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơnNgủ ít hơn làm việc hiệu quả hơn
Ngủ ít hơn làm việc hiệu quả hơn
 
37 tinh huong chuan
37 tinh huong chuan37 tinh huong chuan
37 tinh huong chuan
 
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  noTu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua no
 
đổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luậtđổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luật
 
Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat
Nghiep vu theo doi thi hanh phap luatNghiep vu theo doi thi hanh phap luat
Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat
 
Luat su cong chung chung thuc
Luat su cong chung chung thucLuat su cong chung chung thuc
Luat su cong chung chung thuc
 
Bai tap phap luat dai cuong
Bai tap phap luat dai cuongBai tap phap luat dai cuong
Bai tap phap luat dai cuong
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
De cuong ly luan nnpl dhqghn
De cuong ly luan nnpl dhqghnDe cuong ly luan nnpl dhqghn
De cuong ly luan nnpl dhqghn
 
Giao duc phap luat
Giao duc phap luatGiao duc phap luat
Giao duc phap luat
 
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua macSo sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
 
Babolat pure drive roddick plus
Babolat pure drive roddick plusBabolat pure drive roddick plus
Babolat pure drive roddick plus
 
Các phím tắt trong word microsoft word
Các phím tắt trong word microsoft wordCác phím tắt trong word microsoft word
Các phím tắt trong word microsoft word
 
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubndNhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
 
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luat
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luatDoi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luat
Doi moi quy_trinh_lap_phap_va_lap_quy_trong_mot_van_ban_luat
 
Hanh chinh theo bnv
Hanh chinh theo bnvHanh chinh theo bnv
Hanh chinh theo bnv
 

Tính tối cao của hiến pháp

  • 1. Tính tối cao của hiến pháp Mục đích bài viết làm sáng tỏ nhận định “Tính tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội”. Với nội dung thứ nhất, bài viết nêu lên các khái niệm, cách nhìn từ nhiều góc độ đối với Hiến pháp, tiêu biểu là Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, việc nhìn nhận vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội là cần thiết có sự quản lý chặt chẽ và hệ thống nhằm đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp được thực thi. Ngoài ra bài viết còn có sự liên kết với các sự kiện, đã và đang xảy ra trong đời sống xã hội Việt Nam để dẫn đến các câu hỏi “Tính tối cao của Hiến pháp có thật sự được đảm bảo?”, “Làm gì để Hiến pháp thể hiện được tính tối cao?”. Từ sự kết nối hai nội dung trên, nội dung thứ ba đánh giá tổng quát tính tối cao của Hiến pháp nhằm đúc kết những ưu, khuyết trong việc đưa Hiến pháp vào đời sống xã hội và đồng thời nêu bật các kiến nghị để Hiến pháp đảm bảo được tính tối cao và vai trò của người dân trong việc xây dựng và bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Nội dụng của đề tài Tính tối cao của hiến pháp 2. Nội dung chuyên đề 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Hiến pháp Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam,”Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, do cơ quan đại diện và quyền lực nhà nước cao nhất ban hành hoặc sửa đổi theo một trình tự nghiêm ngặt; là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất, có ý nghĩa chính trị - pháp lí lớn. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng và quyết định của đời sống xã hội, như hình thức tổ chức nhà nước, cơ cấu và thẩm quyền của bộ máy nhà nước, trình tự hình thành các cơ quan nhà nước, chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; những nguyên tắc chung nhất thể hiện mục đích, xu hướng vận động của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Các quy định của Hiến pháp là những quy định xác lập, có giá trị xuất phát điểm; chúng điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất và đồng thời là cơ sở pháp luật cho tất cả các ngành luật nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật của một nước. Các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Những văn bản trái với Hiến pháp bị xem là vi phạm Hiến pháp, phải bị xoá bỏ”. Theo Nguyễn Đăng Dung (2006), “Hiến pháp là một đạo luật cơ bản do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành quy định việc tổ chức nhà nước, cơ cấu, thẩm quyền các cơ quan nhà nước Trung ương và quyền cơ bản của con người. Mọi cơ quan và mọi tổ chức phải có nghĩa vụ tuân thủ hiến pháp” Theo Đề cương những vấn đề cơ bản về Luật Hiến pháp của Giảng viên Lưu Đức Quang Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2010), “Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước do cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông qua hoặc nhân dân trực tiếp thông qua; trong đó quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của các cơ
  • 2. quan nhà nước then chốt; thể hiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội”. Từ các khái niệm trên, Hiến pháp có thể được hiểu như đạo luật cơ bản của Nhà nước do cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông qua hoặc nhân dân trực tiếp thông qua thể hiện ý chí, lợi ích của nhà cầm quyền gồm những nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và các quyền cơ bản của công dân. 2.1.2. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định khái quát về chế độ, quyền, nghĩa vụ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các lĩnh vực trong đời sống xã hội, của công dân Việt Nam và thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng – Nhà nước – Nhân dân. Hiến pháp điều chỉnh 4 nhóm quan hệ xã hội chính như (Trung tâm TTTH, 2009): 2.1.3. Tính tối cao của Hiến pháp 2.1.3.1. Tại sao Hiến pháp mang tính tối cao? Hiến pháp ra đời nhằm bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác, bảo vệ quan hệ sản xuất, các quyền và lợi ích của con người, công dân. Bên cạnh đó, về bản chất, Hiến pháp là 1 văn bản để hạn chế quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền lợi của người dân. Với tầm quan trọng và bản chất đặc biệt của Hiến pháp như “là văn bản của quyền lực gốc, điều chỉnh mối quan hệ, xác định hình thức nhà nước, mô hình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, địa vị pháp lý của công dân, mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước” (ĐBQH Vũ Hồng Anh, 2009), Hiến pháp nhất thiết phải có vị trí tối cao trong hệ thống pháp luật và cần thiết phải đảm bảo tính hợp hiến trong hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước để Hiến pháp thực sự áp dụng vào cuộc sống một cách hiệu quả. Tính tối cao của Hiến pháp thể hiện trước hết qua việc ghi nhận chủ quyền tối cao của nhân dân. Vì vậy, Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý chứa đựng những giá trị cơ bản, cao quý nhất của xã hội (Tào Thị Quyên, 2009). Tính tối cao của Hiến pháp thể hiện thông qua quy trình, thủ tục pháp lý đối với việc ban hành, sửa đổi và hiệu lực pháp lý được quy định tại các điều 146, 147 Hiến pháp 1992. Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải thuộc quyền của nhân dân nói chung, hoặc cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân (Quốc hội) thông qua theo một trình tự thủ tục đặc biệt vì Hiến pháp điều chỉnh và bảo vệ những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất, và là công cụ để bảo vệ thành quả đấu tranh Cách mạng. Bên cạnh đó, điều 146 Hiến pháp 1992 quy định, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp, cho thấy Hiến pháp là văn bản pháp luật duy nhất quy định và thực hiện toàn bộ quyền lực nhà nước – lập pháp, hành pháp, tư pháp (Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, 2010). 2.1.4. Cơ chế bảo hiến 2.1.4.1. Tại sao phải bảo vệ Hiến pháp?
  • 3. Do tính chất và tầm quan trọng của Hiến pháp nên xuất hiện yêu cầu về sự cần thiết phải đảm bảo tính hợp hiến trong hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước (Vũ Hồng Anh, 2009). Xét về bản chất, hiến pháp là một văn bản để hạn chế quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền lợi của người dân theo nguyên tắc: cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật định và người dân có quyền làm những gì luật không cấm. “Thông qua Hiến pháp, nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước phải bị giới hạn bởi Hiến pháp” (Vũ Hồng Anh, 2009). Về lý thuyết, quyền lực Nhà nước bị giới hạn, tuy nhiên, với vai trò là người ban hành luật và giám sát việc thực hiện, các cơ quan nhà nước có đầy đủ quyền lực để có xu hướng lạm quyền, chuyên quyền, tìm cách để vượt khỏi sự kiểm soát của hiến pháp cũng tức là vi phạm hiến pháp (Nguyễn Đăng Dung, 2004). Như vậy, tất yếu cần phải có một cơ chế đặc biệt để bảo vệ hiến pháp khỏi sự vi phạm đó của các cơ quan nhà nước. 2.1.4.2. Sự cần thiết phải có cơ chế giám sát Hiến pháp Theo Điều 12 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi) đã ghi nhận rằng: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phong ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật”. Ngoài ra, trong một nhà nước pháp quyền, tính tối cao và bất khả xâm phạm của Hiến pháp đòi hỏi phải được tuân thủ tuyệt đối (Trần Thị Hạnh Dung, 2009). Bên cạnh đó, vì Hiến pháp còn được nhìn nhận như một loại khế ước của nhân dân, xác lập chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khẳng định quyền lực nhà nước và chủ quyền thuộc về nhân dân, ghi nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của con người và với tính chất quan trọng đó, cơ chế bảo hiến cần được xây dựng một cách hoàn chỉnh. Nhiều quy định của Hiến pháp chưa thật sự đi vào đời sống hoặc chưa được cụ thể hoá trong đời sống pháp luật dẫn đến việc thực thi pháp luật còn nhiều rào cản, bất cập. Ngoài ra, các hình thức kiến nghị, giám sát quyền lực còn tỏ ra thiếu đồng bộ, nhất quán, thiếu kinh nghiệm về pháp luật và thiếu cơ chế trách nhiệm rõ ràng dẫn đến việc hiệu quả giám sát vẫn còn thấp. Hơn nữa, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định trách nhiệm phát sinh từ các văn bản pháp luật vi hiến hiện đang là tồn tại trong sự phân định giữa quyền lực của Quốc hội với quyền lực của Hiến pháp. Đối với người dân, khi quyền và lợi ích của mình bị vi phạm thì công dân chưa có đầy đủ nguồn làm sở cứ và tư duy kiện ra trước Tòa án hay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, để tiến tới nhà nước pháp quyền với đầy đủ sự tối cao của Hiến pháp cần phải có giải quyết hữu hiệu cho cơ chế ban hành, kiến nghị, kiểm tra tính hợp hiến và các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trần Thị Hạnh Dung, 2009). 2.1.4.3. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo quy định của pháp luật hiện hành Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp của quy định hiện hành theo cơ chế phân công phân nhiệm vụ mà trong đó Quốc hội giữa vai trò giám sát chính đã được quy định tại Điều 83, 84 Hiến pháp 1992 như “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”, “thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội” (Trần Thị Hạnh Dung, 2009):
  • 4. Việc giám sát Hiến pháp đã có luật quy định tương đối toàn diện như: Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001; Luật tổ chức Quốc hội năm 2001; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2004; Luật tổ chức Chính phủ năm 2001; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002); Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004; Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội; quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội…(Trần Thị Hạnh Dung, 2009). - Quốc hội giám sát: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, văn bản quy phạm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. - Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Hội đồng dân tộc và Ủy ban Quốc hội giám sát: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực mà Hội đồng và các Ủy ban phụ trách. - Chủ tịch nước cũng giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. - Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. - Tòa án nhân dân khi xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính mà phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật sai trái là nguyên nhân gây ra vụ án thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa chữa, bãi bỏ. - Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp. - Hội đồng nhân dân, thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, Hội đồng nhân dân giám sát văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Như là Hội đồng nhân dân bãi bỏ những quyết định sai trái của Ủy ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp. Theo Trần Thị Hạnh Dung (2009), việc bảo vệ Hiến pháp theo cơ chế hiện hành đang tồn tại sự nhập nhằng, giám sát lẫn nhau, chồng chéo, có sự lẫn lộn giữa quyền lập hiến và quyền tài phán. Ngoài ra, giám sát tối cao của Quốc hội lại phụ thuộc vào cơ quan của Quốc hội nên chắc chắn sẽ có tình trạng dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến.
  • 5. Thực tiễn đánh giá Tính tối cao của hiến pháp 2.2. Thực tiễn Mặc dù đã có quy chế giám sát việc thực hiện và bảo vệ Hiến pháp, tuy nhiên Hiến pháp vẫn đang bị vi phạm và các vi phạm đó vẫn chưa được khắc phục. Một vài ví dụ thực tiễn được minh hoạ dưới đây có thể phần nào trả câu hỏi “ Hiến pháp Việt Nam thật sự đã được đảm bảo tính tối cao trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội hay chưa?” 1) Vi phạm Hiến pháp của Liên đoàn bóng đá VN (VFF) trong việc hạn chế các cầu thủ nước ngoài đã nhập tịch được tham gia đội tuyển quốc gia và tham gia vào các Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp từ năm 2011. Trong luật quốc tịch và trong tất cả văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam không có khái niệm công dân nhập quốc tịch. Mọi công dân đã nhập quốc tịch thì được đối xử như một công dân Việt Nam và được quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình là công dân Việt Nam. Điều 52 Hiến pháp quy định: “Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật”. Và luật lao động ghi rõ: “Mọi công dân đều có quyền được lao động, quyền tự do lựa chọn lao động... Cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị, dù người đó thuộc màu da, dân tộc hay tôn giáo nào,...”. Còn luật dân sự thì: “Mọi công dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau”. Nghị quyết của VFF ngoài việc vi phạm Luật quốc tịch, Hiến Pháp đã vi phạm chính điều lệ VFF (cấm hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử) lẫn vi phạm quy chế thành viên của FIFA. Nhiều khả năng VFF sẽ đối mặt với những vụ kiện trong tương lai từ những cầu thủ nhập tịch do thể hiện sự phân biệt đối xử. Cần lưu ý rằng quy chế bóng đá hay các quy định của VFF cũng phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế, tức là không được trái hiến pháp, Luật quốc tịch, Bộ luật lao động (Tuổi Trẻ, 2009). Theo báo Tuổi Trẻ ngày 22/11/2009 xung quanh quy định mỗi CLB chỉ có một cầu thủ nhập tịch thi đấu trên sân ở V-League 2010 của VFF Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh “Đã là công dân thì được đối xử bình đẳng” (Tuổi Trẻ, 2009) 2) Tình trạng cố ý vi phạm luật thông qua các văn bản quy phạm pháp luật Theo Thông tấn xã Việt Nam (chẳng hạn ngày 22-9-2010, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn đã gửi văn bản nhắc nhở 7 Bộ, ngành cùng 13 tỉnh, thành trong việc ban hành văn bản có dấu hiệu trái luật. Bộ Tài chính (3 văn bản); Bộ Xây dựng (2 văn bản); UBND tỉnh Nghệ An (2 văn bản); đồng thời, có một số Bộ và địa phương quá chậm trong việc xử lý văn bản được thông báo như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có văn bản trái pháp luật đã được thông báo ngày 05-02-2009); Bộ Tài chính (có văn bản trái pháp luật đã được thông báo ngày 05-8-2009); UBND tỉnh Nghệ An (có văn bản trái pháp luật đã được thông báo ngày 05-02-2009 và ngày 10-6-2009); UBND tỉnh Hưng Yên (có văn bản trái pháp luật đã được thông báo ngày 07/4/2009) Nội dung văn bản trên khẳng định, nếu các đơn vị không thực hiện việc tự kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định, Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp sẽ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
  • 6. 3) Hàng ngàn văn bản trái luật được ban hành theo Hoàng Khuê (báo VnExpress, 2008) Bộ Tư pháp cho biết, khoảng 12% số văn bản được kiểm tra do các cơ quan chức năng ban hành đã bị phát hiện có dấu hiệu trái luật, kiểm tra và xử lý văn bản pháp luật từ năm 2003- 2008. Chỉ riêng 800 văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thấy khoảng 200 văn bản trái luật. Con số này tại Bộ Giao thông vận tải là 12 trong số gần 60 văn bản được kiểm tra.Tại tỉnh Cao Bằng có một nửa trong số 124 văn bản kiểm tra có sai phạm. Tỷ lệ này ở Nghệ An là 660 trong 1.000 văn bản được kiểm tra, hay tại Bình Thuận có 111 văn bản hết hiệu lực pháp luật và đã được thay thế, bãi bỏ. Tổng cộng, 63 địa phương kiểm tra hơn 26.000 văn bản thì con số sai phạm bị phát hiện là hơn 3.100. Còn qua việc kiểm tra của Bộ Tư pháp, trong hơn 35.800 văn bản tiếp nhận do các đơn vị ban hành đã phát hiện hơn 4.300 sai luật. - Thông tư 02 ngày 13-1-2003 của Bộ Công an về hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đã quy định: "...Mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe môtô hoặc xe gắn máy". Quy định này đã hạn chế Quyền sở hữu của công dân, được quy định tại Điều 58 Hiến pháp 1992, vi phạm khoản 1, Điều 221 của Bộ luật hình sự là công dân có quyền sở hữu tài sản không bị hạn chế về số lượng, giá trị. Quy định trên đã gián tiếp tạo ra những thủ tục rườm rà, gây khó khăn trong các giao dịch mua bán xe máy, buộc người mua xe phải chi thêm những khoản tiền vô lý. Thực tế, quy định này cũng không phải là giải pháp có hiệu quả nhằm tiến tới giảm dần số vụ tai nạn giao thông, khắc phục được tình trạng ùn tắc bởi "một người dù mua nhiều xe, nhưng ra đường cũng chỉ sử dụng được 1 chiếc". - Nhiều văn bản có nội dung trái luật đã bị công luận lên tiếng như nội dung trái luật trong công văn không cho phép học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn nghệ thuật tại vũ trường, quán karaoke; hay quyết định của Bộ Y tế về việc người dưới 40 kg không được điều khiển xe máy trên 50 phân khối. Đánh giá về "Tính tối cao của hiến pháp" 2.3. Đánh giá 2.3.1. Đánh giá về tính tối cao của Hiến pháp Dưới góc độ chính trị, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về tổ chức quyền lực Nhà nước, thể hiện tư tưởng của giai cấp cầm quyền. Dưới góc độ pháp lý, Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Ở bất cứ quốc gia nào Hiến pháp là biểu tượng của nền dân chủ, là giới hạn của quyền lực nhà nước, là cơ sở pháp lý cao nhất bảo đảm các quyền tự do cá nhân. 2.3.1.1. Mặt tích cực Tính tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội được đảm bảo, đã thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, hiểu và thực hiện. Từ đó đã bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân đồng thời góp phần giữ được ổn định về chính trị xã hội của đất nước
  • 7. Các cơ quan có thẩm quyền luôn chú trọng xây dựng pháp luật dựa trên Hiến pháp và từ thực tiễn đời sống, như tố chức lấy ý kiến người dân, phát huy chính kiến của đại biểu Quốc hội đối với họat động của Nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân, cũng chính là bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Ở góc độ quản lý Nhà nước, Hiến pháp ra đời nhằm kiểm tra và cân bằng quyền lực Nhà nước, tránh việc lạm quyền và bảo vệ quyền công dân - quyền con người (Nguyễn Đăng Dung, 2004, Nguyễn Vân Nam, 2009). 2.3.1.2. Mặt hạn chế: Thứ nhất là vẫn còn tình trạng các cơ quan công quyền thực thi pháp luật vượt quyền, lạm quyền, vi phạm thẩm quyền được Hiến pháp ghi nhận, ban hành các văn bản hoặc thực hiện các hành vi trái Hiến pháp có khả năng hoặc thực sự đã gây thiệt hại cho công dân, cho các tổ chức và xã hội. Thứ hai là các văn bản pháp luật chưa bảo đảm giá trị pháp lý do trong quá trình xây dựng có lúc còn chưa khoa học và khách quan, cụ thể : - Hiến pháp chưa có giá trị pháp lý bền vững do cơ chế bảo hiến chưa thật sự hiệu quả. Mặt khác theo TS Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp nhận xét “chúng ta không có truyền thống hiến pháp và có thể đó là lý do khiến cho hiến pháp của ta rất hay thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử” vàdo chưa có cơ chế bảo hiến, Hiến pháp của Việt Nam dễ bị vi phạm (Văn Tiến, 2010). - Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa có các quy định bảo đảm phải dựa trên những nghiên cứu, đánh giá khoa học, đặc biệt là đánh giá dự báo tác động pháp luật – kinh tế - xã hội của những chính sách, quy định pháp luật sẽ được ban hành; Chưa thực sự phát huy được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân liên quan, việc lấy ý kiến của nhân dân, của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và tiếp thu ý kiến phản biện của xã hội còn hình thức, thiếu cơ chế đề cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo trong việc nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo. Thứ ba là các cơ quan nhà nước có nghĩa vụ đã không ban hành những văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa việc thực hiện các quy định của Hiến pháp hoặc không ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mà theo quy định là phải ban hành. Thứ tư là quyền thông tin của nhân dân chưa thật sự quán triệt đến các cơ quan nhà nước, người dân chưa được cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch nên không thể xác định, kiểm tra và đánh giá đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy địnhvà phát huy tốt quyền làm chủ của mình trong việc tham gia xây dựng, củng cố chính quyền. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu nhất là quyền Hiến định về đảm bảo thông tin của nhân dân chưa được cụ thể hóa thành luật. Chính vì thế, vai trò của Quốc hội là ban hành Luật Tiếp cận thông tin để phân định rõ quyền của người dân (Nguyễn Phi Hùng, 2010). Thứ năm là người dân chưa thật sự chú ý kiến thức pháp luật. Do bản chất văn hóa truyền thống của người Việt nam là trọng tình, ảnh hưởng lối xử lý theo tình cảm. Song song đó, việc giáo dục pháp luật cho nhân dân chưa hiệu quả, có phổ biến nhưng người dân thờ ơ, không quan tâm, chỉ đến khi bị xử lý vi phạm mới biết. Vì vậy người dân chưa nhận thức đầy đủ vị trí pháp luật của mình trong xã hội, chưa thực hiện tốt nghĩa vụ công dân và giám sát
  • 8. hoạt động của các cơ quan công quyền, đóng góp ý kiến, phản biện xã hội xây dựng pháp luật. 2.3.2. Kiến nghị qua một số biện pháp Từ thực tiễn trên cho thấy cần thiết phải có cơ chế hữu hiệu bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp, thậm chí việc lập pháp của Quốc hội có thể cũng có lúc vi hiến mà Hiến pháp giao cho Quốc hội tự mình giám sát, xử lý văn bản luật nếu trái với Hiến pháp (quy định tại Điều 83, 84 Hiến pháp 1992) cũng là không khách quan. Trong khi từ trước đến nay, chưa có cơ quan nhà nước nào ở trung ương cũng như ở địa phương, kể cả Quốc hội xử lý văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, mặc dù đã có quy định. Do đó phải có một cơ quan độc lập kiểm tra, giám sát chính Quốc hội, đó chính là việc thành lập Tòa án Hiến pháp (Nguyễn Vân Nam, 2009). - Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về phương hướng "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN" đã xác định nhiệm vụ : "Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền", "Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp". - Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (2007)"Nếu được thành lập, tòa án hiến pháp sẽ là một thiết chế để bảo vệ nhân dân, tránh sự cẩu thả và suy diễn, cũng như thói quen làm việc mà không cần nghĩ đến luật của các cơ quan nhà nước". "Từ sự phán quyết của tòa án này dựa trên cơ sở hiến pháp, tiền đề cho một nhà nước pháp quyền mới được xây dựng. Bởi nếu chỉ có công dân tuân theo pháp luật thôi chưa đủ". Nhà nước cần phải đề ra những biện pháp hiệu quả không chỉ tuyên truyền, phổ biến mà còn phải giáo dục pháp luật từ nhà trường đến cuộc sống song song với xây dựng nhà nước pháp quyền. Phải xây dựng cho công dân ý thức thượng tôn pháp luật, nhận thức đúng ví trị pháp lý và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân của mình. 3. Kết luận Tình trạng Hiến pháp chưa được đảm bảo tính tối cao hiện nay là một nội dung cần phải khắc phục nhanh chóng, không chỉ trong tư duy lãnh đạo mà phải bằng những giải pháp cụ thể của Nhà nước. Trong tiến trình xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cùng với yêu cầu hội nhập sâu rộng về nhiều mặt trong các quan hệ quốc tế, thì việc Việt Nam có được một cơ quan bảo hiến độc lập và chuyên trách để đảm bảo những quy định của Hiến pháp luôn được tôn trọng và thực thi là vô cùng cấp bách. Bên cạnh đó, để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, người dân cần thiết hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, vai trò của một công dân đối với đất nước và từ đó có các động thái tích cực trong đóng góp, xây dựng pháp luật. ài liệu tham khảo đề tài "Tính tối cao của hiến pháp" Nguồn tham khảo 1. Nguyễn Đăng Dung – chủ biên (2006), Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 2. Từ điển bách khoa toàn thư, truy cập ngày 10/12/2010.
  • 9. 3. Lưu Đức Quang (2010), Đề cương những vấn đề cơ bản về Luật Hiến pháp,Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh. 4. Trung tâm TTTH (2009), Hiến pháp là gì? Hiến pháp của nước ta quy định những vấn đề gì?, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương, truy cập ngày 10/12/2010 5. Tào Thị Quyên (2009),Cơ sở của chế độ giám sát tư pháp Hiến pháp, Luật Việt, truy cập ngày 11/11/2010 6. ĐBQH Vũ Hồng Anh (2009), Trao đổi: Về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Báo Đại Biểu Nhân Dân, truy cập ngày 10/12/2010 7. Kim Xuân, Minh Luận (2009), Hạn chế cầu thủ nhập tịch thi đấu: Phạm luật, Báo Tuổi Trẻ, truy cập ngày 6/12/2010 8. V.V.Thành (2009), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Đã là công dân VN thì được đối xử bình đẳng, Báo Tuổi Trẻ, truy cập ngày 6/12/2010 9. Thông tấn xã Việt Nam (2010), Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật- Bộ Tư pháp: Nhắc nhở 7 Bộ, ngành, 13 tỉnh, thành phố trong việc ban hành văn bản có dấu hiệu trái luật , Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, truy cập ngày 6/12/2010 10. Hoàng Khuê (2008), Gần 6.900 văn bản trái luật đã được ban hành, Báo điện tử VnExpress, truy cập ngày 6/12/2010 11. Văn Tiến (2010), Hiến pháp 1946 – Thành tựu độc đáo về tư tưởng - Bài 2: Nhân dân có quyền phúc quyết hiến pháp, Báo Pháp luật, truy cập ngày 11/12/2010 12. Nguyễn Đăng Dung (2004), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 13. TS.Lê Đăng Doanh (2007), Đã đến lúc lập toà án Hiến pháp, Báo Tuổi Trẻ, truy cập ngày 11/12/2010 14. Trần Thị Hạnh Dung (2009), Cơ chế bảo hiến trong nhà nước pháp quyền, Connections, truy cập ngày 11/12/2010 15. Nguyễn Vân Nam (2009), Toà bảo hiến ở Việt Nam, truy cập ngày 11/12/2010