SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ MINH HIỀN
PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ
BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
KHOA hỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ MINH HIỀN
PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ
BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
KHOA hỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT N AM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuyến
HÀ NỘI - 2015
3
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn
cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ
trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh
x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña
luËn v¨n ch­a tõng ®­îc ai c«ng bè trong bÊt kú
c«ng tr×nh nµo kh¸c.
T¸c gi¶ luËn v¨n
Ph¹m ThÞ Minh HiÒn
4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG
VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
5
1.1. Những vấn đề lý luận về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước
cho khoa học công nghệ
5
1.1.1. Nguyên tắc và phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà
nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
5
1.1.2. Quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong
lĩnh vực khoa học và công nghệ
9
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư
bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
10
1.2.1. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân
sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
10
1.2.2. Các bộ phận cấu thành của pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân
sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
11
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
13
2.1. Thực trạng pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước
cho khoa học công nghệ
13
2.1.1. Thực trạng quy định về chủ thể tham gia hoạt động đầu tư
bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
13
5
2.1.2. Thực trạng quy định về nguyên tắc và phương thức đầu tư
bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
19
2.1.3. Thực trạng quy định về quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn
ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
23
2.2. Thực tiễn thực hiện hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà
nước cho khoa học công nghệ
26
2.2.1. Đánh giá khái quát về hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách
nhà nước cho khoa học và công nghệ
26
2.2.2. Đánh giá hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa
học và công nghệ thông qua Quỹ Phát triển khoa học và công
nghệ quốc gia
36
2.3. Những hạn chế của pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách
nhà nước cho khoa học công nghệ
40
2.3.1. Hạn chế của các quy định liên quan đến huy động các nguồn
lực tài chính cho khoa học và công nghệ
40
2.3.2. Hạn chế của các quy định về phân bổ các nguồn lực tài chính
cho các hoạt động khoa học và công nghệ
45
2.3.3. Hạn chế của các quy định về sử dụng các nguồn lực tài chính
dành cho khoa học và công nghệ
47
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ Ở VIỆT NAM
51
3.1. Mở rộng chính sách ưu đãi đối với các tổ chức hoạt động
khoa học và công nghệ
51
3.2. Phân bổ nguồn lực trong đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước
cho khoa học và công nghệ
52
3.3. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các nguồn kinh phí
cho nghiên cứu khoa học và công nghệ
56
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1 Tình hình chi cho khoa học và công nghệ và môi trường 7
2.1 Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
(chưa tính kinh phí sự nghiệp môi trường và an ninh,
quốc phòng và bổ sung lương mới của năm 2012)
29
2.2 Kinh phí dành cho khoa học và công nghệ từ ngân sách
nhà nước theo khu vực
30
2.3 Cơ cấu kinh phí cho khoa học và công nghệ từ ngân sách
nhà nước
31
2.4 Tỷ lệ cơ cấu chi đầu tư phát triển khoa học và công nghệ
từ ngân sách nhà nước theo trung ương và địa phương
32
2.5 Tỷ trọng đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ ở
trung ương và địa phương trong tổng kinh phí sự nghiệp
khoa học
34
2.6 Nội dung chi kinh phí sự nghiệp khoa học Trung ương 35
2.7 Cơ cấu chi của nhiệm vụ cấp bộ 35
7
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
2.1 Ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ
theo năm
29
2.2 Chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ của
trung ương và địa phương
30
2.3 Cơ cấu kinh phí từ ngân sách nhà nước cho khoa học và
công nghệ
31
2.4 Kinh phí từ sự nghiệp khoa học cho khoa học và công
nghệ từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương
34
8
MỞ ĐẦU
Với Việt Nam, năm 2020 đang đến gần. Đây cũng là đích đến cho
những nỗ lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để duy trì tốc độ tăng
trưởng GDP 7 đến 8% năm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khi điểm xuất phát
thấp, thì việc đưa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lực lượng lao
động phổ thông… chỉ là những yếu tố ban đầu, khơi dòng cho sự phát triển.
Nhưng để bước đi vững chắc, lâu dài thì không thể dựa vào tư duy phát triển
kinh tế khai thác tiềm năng sẵn có, lương nhân công thấp, chạy theo nền kinh
tế dự án… Chính vì vậy khoa học và công nghệ trở thành chính sách cốt lõi
trong phát triển kinh tế tri thức. Nhận thức về vị trí vai trò của khoa học và
công nghệ khoa học và công nghệ đúng đắn sẽ tác động đến việc đầu tư ngân
sách, đến bỏ đồng vốn cho khoa học và công nghệ. Chính đầu tư cho khoa
học và công nghệ là đầu tư cho phát triển kinh tế theo chiều sâu, chất lượng,
hiệu quả, là đầu tư của xã hội. Ngân sách đầu tư cho khoa học và công nghệ
không chỉ để chi tiêu cho hoạt động quản lý của bộ máy hành chính mà phần
chính là cho ra đời các thành tựu, kết quả, các sản phẩm phục vụ phát triển
kinh tế xã hội. Như vậy việc quản lý ngân sách, sử dụng ngân sách cho khoa
học và công nghệ phải thay đổi, hướng tới đội ngũ trực tiếp làm khoa học và
công nghệ, tới sản phẩm, kết quả nghiện cứu ứng dụng phục vụ đời sống, sản
xuất và các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cụ thể đặt ra.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên nguyên tắc, tổng ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp khoa học
và công nghệ ở Việt Nam lâu nay được cân đối theo ngân sách Trung ương và
ngân sách địa phương. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu để Nhà nước thực hiện
chính sách đầu tư cho khoa học và công nghệ, trong đó có việc triển khai các
chương trình, đề tài nghiên cứu, các dự án sản xuất thử nghiệm và các nhiệm
vụ khoa học và công nghệ khác (các hoạt động thông tin, tiêu chuẩn đo lường
9
chất lượng, hợp tác quốc tế, đào tạo…) phục vụ cho phát triển khoa học và
công nghệ của Bộ ngành và địa phương.
Theo đánh giá từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư cho khoa học và
công nghệ đã dần được tăng lên trong những năm gần đây song vẫn còn thấp
so với yêu cầu thực tế, trong đó, phần lớn là từ nguồn ngân sách nhà nước.
Mặc dù vậy, nguồn vốn đầu tư này cũng mới chỉ đủ đáp ứng cho 30 - 50%
nhu cầu phát triển khoa học và công nghệ. Xung quanh vấn đề "cởi trói" cho
cơ chế đầu tư khoa học và công nghệ vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.
Hiện nay chúng ta đang định hướng đến việc đổi mới làm sao để cho các nhà
khoa học có đóng góp, cống hiến được hưởng đãi ngộ xứng đáng về lương,
thu nhập và điều kiện đi kèm môi trường nghiên cứu, kể cả ưu đãi chính sách
về nhà ở. Quan điểm của Nhà nước là làm sao tiền đầu tư cho khoa học và
công nghệ đến được với các nhà nghiên cứu khoa học có năng lực, trình độ
nhất trong các ngành, lĩnh vực...
Việc giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư từ vốn ngân sách là trách
nhiệm của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo sự lành mạnh của nền tài
chính quốc gia. Hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý vốn ngân sách nhà
nước đầu tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đang là vấn đề cần được xã
hội quan tâm.
Từ những phân tích trên đây cho thấy việc nghiên cứu đề tài liên quan
đến đầu tư vốn nhà nước cho khoa học và công nghệ là rất cần thiết. Đây cũng
chính là lý do để em lựa chọn đề tài nghiên cứu là "Pháp luật về đầu tư bằng
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở Việt Nam".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đầu tư từ ngân sách nhà nước nói chung và đầu tư từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước cho khoa học và công nghệ nói riêng là một vấn đề rất được
quan tâm bởi các nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế.
Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
10
- Bài viết: "Đổi mới cơ chế quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước cho
khoa học và công nghệ", TS. Đinh Thị Nga, Tạp chí Khoa học và công nghệ
Việt Nam, số 14/2013;
- Bài viết: "Vấn đề đầu tư và vốn cho khoa học và công nghệ ở nước
ta", tác giả Nguyễn Mậu Trung, đăng trên trang thông tin điện tử Liên hiệp
các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam;
- "Tăng cường quản lý nguồn ngân sách nhà nước cấp tỉnh cho hoạt
động khoa học và công nghệ ở tỉnh Vĩnh Phúc", Nguyễn Thị Thùy Linh, Luận
văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Thái Nguyên, năm 2014.
Đây là nguồn tài liệu tham khảo phong phú để tác giả kế thừa và phát
triển khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể nhận thấy ngoài các công
trình tiêu biểu kể trên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào ở cấp
độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu chuyên sâu về đề tài pháp luật về đầu tư
bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ. Vì vậy, việc tác giả
nghiên cứu vấn đề này trong bối cảnh hiện nay sẽ đóng góp một phần nhỏ bé
về mặt lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến hoạt động đầu tư bằng vốn
ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là nhằm đưa ra các giải pháp
hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho khoa học và
công nghệ ở Việt Nam.
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là làm
sáng tỏ các vấn đề sau:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và pháp luật về đầu tư vốn ngân sách
nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ;
- Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về đầu tư bằng
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ;
11
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân
sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
4. Phương pháp nghiên cứu luận văn
Trên cơ sở, nền tảng phương pháp luận cơ bản là phép duy vật biện
chứng, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu có tính phổ quát trong
khoa học xã hội như:
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu;
- Phương pháp thống kê, khảo sát…
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các văn bản pháp luật
quy định về vấn sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm Luật Ngân sách nhà nước
cùng các các văn bản hướng dẫn thi hành, một số luật và pháp lệnh có liên quan.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực trạng và hiệu quả hoạt động
đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Trên cơ sở đó, kết hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà
nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và pháp luật về đầu tư vốn ngân
sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà
nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và thực tiễn thực hiện.
Chương 3: Những hạn chế của pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách
nhà nước cho khoa học và công nghệ và một số kiến nghị.
12
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ
BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CHO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
1.1.1. Nguyên tắc và phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà
nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
1.1.1.1. Nguyên tắc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh
vực khoa học và công nghệ
Về lý thuyết, việc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học
và công nghệ được coi là một trong những khoản chi thường xuyên của ngân
sách nhà nước. Chính vì vậy, việc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cũng
phải tuân thủ các nguyên tắc chung dành cho các khoản chi thường xuyên do
pháp luật quy định. Cụ thể là:
Thứ nhất, nguồn vốn sử dụng để đầu tư cho khoa học và công nghệ
chủ yếu từ các khoản thu về thuế, lệ phí, phí và các khoản thu khác của ngân
sách nhà nước (trừ khoản thu về vay nợ sẽ được dùng để chi đầu tư phát
triển). Việc tuân thủ nguyên tắc này cho phép các cơ quan có thẩm quyền cấp
kinh phí chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn thu, chủ động bố trí kinh
phí để cấp kịp thời cho các đơn vị dự toán ngân sách thuộc đối tượng được
hưởng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.
Thứ hai, việc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa
học và công nghệ phải dựa trên dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan
có thẩm quyền quyết định và được ghi trong Mục lục ngân sách hàng năm đã
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
13
Thứ ba, việc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa
học và công nghệ phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục cấp kinh phí và sử
dụng kinh phí do pháp luật quy định. Nguyên tắc này đảm bảo sự kiểm soát
hiệu quả hơn từ phía Nhà nước đối với hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách
nói chung và đầu tư bằng vốn ngân sách cho khoa học và công nghệ nói riêng.
Thứ tư, việc cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
sử dụng ngân sách nhà nước phải kịp thời, phù hợp với tiến độ đặt hàng và
phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Thứ năm, kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được
cấp thông qua quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước hoặc
chuyển vào tài khoản tiền gửi của cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ tại Kho bạc Nhà nước.
Thứ sáu, việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ được thực hiện theo ủy nhiệm chi của cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ và quyết toán khi kết thúc hợp đồng, không phụ
thuộc vào năm tài chính.
1.1.1.2. Phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong
lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đầu tư là một hoạt động mang tính kinh tế, là bộ phận không thể thiếu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọi lĩnh vực. Đối với các nước đang
phát triển như nước ta, khi cơ sở vật chất hạ tầng còn thiếu thốn, chưa đảm
bảo, nhu cầu vốn sản xuất rất lớn của các ngành thì đầu tư là điều kiện bắt
buộc phải có trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt
đầu tư càng cần thiết hơn trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Đầu tư bao
gồm rất nhiều hình thức như đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài. Hoạt động
đầu tư trong nước lại bao gồm: đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư từ vốn tự
có của các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước, doanh nghiệp thuộc khu
vực tư nhân… Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam dựa
14
nhiều vào đầu tư và qua số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam đang dựa ngày
càng nhiều vào đầu tư nước ngoài để chi trả cho đầu tư trong nước. Mô hình
tăng trưởng dựa trên đầu tư, nhất là dựa trên FDI tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt
là khi FDI sụt giảm. Vì thế, cần nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà
nước, bên cạnh việc khuyến khích luồng vốn đầu tư tư nhân để đảm bảo tính
bền vững của tăng trưởng. Đầu tư nhà nước có vai trò quan trọng trong thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực cần cho
quốc kế dân sinh mà cơ chế thị trường ít phát huy tác dụng hoặc tư nhân
không đủ sức, ít quan tâm vì rủi ro và lợi nhuận thấp. Nhưng nếu nguồn tài
lực không được quản lý, sử dụng hiệu quả thì không những không đạt được
mục đích mong muốn, mà ngược lại còn có thể là nguyên nhân làm đất nước
lâm cảnh nợ nần.
Trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước, chi về khoa học và công nghệ
là một trong những khoản chi của ngân sách nhằm tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nếu trong thời gian từ 1991-1995 mức chi bình quân cho khoa học,
công nghệ và môi trường chỉ chiếm 1 % tổng chi ngân sách nhà nước thì từ năm
2006 đến nay tỷ lệ chi khoa học và công nghệ đã tăng gần 2% tổng chi ngân
sách nhà nước. Có thể thấy rõ điều này qua con số thống kê tại Bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1. Tình hình chi cho khoa học và công nghệ và môi trường
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Chi khoa học và công nghệ 3.191 3.580 3.827 4.390 4.963
Nguồn: Bộ Khoa học và công nghệ.
Trong thời gian qua, chi cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà
nước đã đáp ứng cho hoạt động nghiên cứu phục vụ trong nông nghiệp như
nghiên cứu giống cây trồng vật nuôi, phục vụ trong công nghiệp chế biến, bảo
15
quản sản phẩm nông sản, hải sản… từng bước đưa khoa học và công nghệ về
nông thôn, miến núi. Ngoài ra, một số chương trình mục tiêu về lĩnh vực công
nghệ, môi trường đã được triển khai như chương trình nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn.
Về phương diện lý thuyết, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học
và công nghệ có thể được thực hiện thông qua các phương thức cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước trực tiếp cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho
các chương trình, dự án khoa học và công nghệ do các bộ ngành, Ủy ban nhân
dân các cấp hoặc các nhà khoa học thuộc các đơn vị sự nghiệp khoa học và
công nghệ công lập thực hiện theo nhiệm vụ Nhà nước giao cho. Theo
phương thức này, việc đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị làm
khoa học và công nghệ sẽ được thực hiện theo hình thức chi ngân sách nhà
nước, theo mục lục ngân sách nhà nước hàng năm đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt. Sau khi nhận được kinh phí, các đơn vị làm khoa học và
công nghệ có trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích,
đảm bảo tính hiệu quả và tuân thủ đúng các nguyên tắc, trình tự thủ tục chi
ngân sách nhà nước hiện hành. Đặc thù của phương thức này là đơn vị dự
toán được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
phải xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp lệ thì mới được quyết toán kinh
phí đầu tư cho khoa học và công nghệ.
Thứ hai, Nhà nước áp dụng phương thức khoán chi thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ cho các tổ chức, cá nhân được giao thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Phương thức khoán chi được áp dụng đối
với nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh
vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và
công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mục tiêu, nội dung, yêu
cầu về sản phẩm nghiên cứu và dự toán kinh phí (khoản 1 Điều 52 Luật khoa
học và công nghệ 2013). Ngoài ra, trong trường hợp nhiệm vụ khoa học và
16
công nghệ đã xác định được rõ tiêu chí đối với sản phẩm cuối cùng trên cơ sở
thẩm định thuyết minh và dự toán kinh phí thì được áp dụng khoán chi đến
sản phẩm cuối cùng.
Thứ ba, trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể đầu tư bằng vốn
ngân sách cho khoa học và công nghệ bằng phương thức mua kết quả nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân.
Trong trường hợp này, Nhà nước sẽ ký hợp đồng mua kết quả nghiên cứu của
các chủ thể là tổ chức khoa học và công nghệ và cá nhân nhà khoa học.
1.1.2. Quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ là vấn đề luôn được quan tâm ở bất cứ quốc gia nào.
Trên phương diện lý thuyết, vấn đề này được thể hiện trên những khía cạnh
chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, các chủ thể tham gia quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm trước hết
là các cơ quan hành pháp như Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và đầu
tư, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân các cấp.
Ngoài ra, chủ thể tham gia quản lý hoạt động đầu tư còn có thể bao gồm
một số cơ quan nhà nước khác như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
(với tư cách là những chủ thể thực hiện vai trò quyết định đầu tư và giám sát
hoạt động đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Thứ hai, nội dung quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà
nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm các hoạt động cơ bản
như: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ,
trong đó có các quy định về đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và
công nghệ; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật
trong quá trình đầu tư vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và
17
công nghệ… Những hoạt động này được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền như đã đề cập ở trên.
Thứ ba, về việc đánh giá tính hiệu quả của hoạt động đầu tư bằng vốn
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trên nguyên tắc,
tính hiệu quả của hoạt động đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và
công nghệ có thể được đánh giá thông qua các tiêu chí cơ bản như: tính kinh
tế của việc đầu tư vốn cho khoa học và công nghệ cao hay thấp (trên cơ sở so
sánh giữa chi phí đầu tư và các lợi ích thu được từ hoạt động đầu tư vốn cho
khoa học và công nghệ); mức độ khả thi của các dự án đầu tư vốn cho khoa
học và công nghệ; khả năng ứng dụng của các kết quả nghiên cứu khoa học
và công nghệ được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước.
Thứ tư, về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm
pháp luật trong hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực
khoa học và công nghệ.
Đây là một trong những khía cạnh chủ yếu của hoạt động quản lý đầu
tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ, bởi lẽ nếu không có
hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm thì sẽ không thể
phát hiện được những hành vi vi phạm và do đó không đảm bảo tính hiệu quả
của hoạt động đầu tư.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Giống như bất kỳ lĩnh vực pháp luật nào, pháp luật điều chỉnh hoạt
động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công
nghệ cũng cần được tiếp cận từ những khía cạnh cơ bản sau đây.
1.2.1. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân
sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Về phương diện luật học, phạm vi điều chỉnh của một ngành luật hoặc
của một lĩnh vực pháp luật được hiểu là các quan hệ xã hội phát sinh trong
18
một lĩnh vực nhất định, có cùng tính chất và đặc điểm giống nhau. Vì thế,
phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng được hiểu bao gồm các quan hệ
xã hội phát sinh trong việc đầu tư vốn bằng ngân sách nhà nước cho các chủ
thể được nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
1.2.2. Các bộ phận cấu thành của pháp luật về đầu tư bằng vốn
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Như đã phân tích ở trên, pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà
nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình lập dự toán ngân sách cho khoa học và công nghệ,
chấp hành dự toán ngân sách cho khoa học và công nghệ và quyết toán ngân
sách nhà nước cho khoa học và công nghệ. Các quan hệ xã hội này khi được
pháp luật điều chỉnh sẽ trở thành các quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước
phát sinh trong hoạt động đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa
học và công nghệ. Về lý thuyết, để điều chỉnh các quan hệ xã hội này, pháp
luật phải quy định những vấn đề cơ bản sau đây:
(i) Quy định về chủ thể và quyền, nghĩa vụ của các chủ thể (thể hiện
mối quan hệ giữa các chủ thể) tham gia hoạt động đầu tư bằng vốn ngân
sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nhóm quy phạm pháp
luật này có nhiệm vụ quy định về thành phần chủ thể tham gia vào các quan
hệ đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ (ví
dụ: các cơ quan hành pháp, các cơ quan lập pháp, các đơn vị dự toán ngân
sách trong lĩnh vực khoa học và công nghệ…); tư cách pháp lý của các chủ
thể trong quan hệ đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
(thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể khi tham gia vào các
quan hệ pháp luật liên quan đến đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa
học và công nghệ).
(ii) Quy định về nguyên tắc và phương thức đầu tư bằng vốn ngân
sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nhóm quy phạm pháp
19
luật này có nhiệm vụ quy định về các nguyên tắc cũng như phương thức đầu
tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
(iii) Quy định về quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà
nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nhóm quy phạm pháp luật này
có nhiệm vụ quy định về nội dung quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân
sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Ba vấn đề nêu trên chính là các bộ phận cấu thành của pháp luật về
đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ và
sẽ được phân tích, bình luận, đánh giá rõ hơn trong Chương 2 của luận văn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nhận thức về vị trí vài trò của khoa học và công nghệ đúng đắn sẽ tác
động đến việc đầu tư ngân sách, đến bỏ đồng vốn cho khoa học và công nghệ.
Chính đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển kinh tế theo
chiều sâu, chất lượng, hiệu quả, là đầu tư của xã hội. Ngân sách đầu tư cho
khoa học và công nghệ không chỉ để chi tiêu cho hoạt động quản lý của bộ
máy hành chính mà phần chính là cho ra đời các thành tựu, kết quả, các sản
phẩm phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Như vậy việc quản lý ngân sách, sử
dụng ngân sách cho khoa học và công nghệ phải thay đổi, hướng tới đội ngũ
trực tiếp làm khoa học và công nghệ, tới sản phẩm, kết quả nghiện cứu ứng
dụng phục vụ đời sống, sản xuất và các yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội cụ
thể đặt ra. Theo Bộ trưởng, Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân: Chúng
ta vẫn đang áp dụng cơ chế tài chính mang nặng tính hành chính khi đầu tư
vào khoa học và công nghệ. Những quy định hiện hành về sử dụng ngân sách
nhà nước khi áp dụng vào chi cho khoa học và công nghệ bị trở thành cứng
nhắc, không gắn với hiệu quả nghiên cứu, và không thể hiện một tầm nhìn xa
của một khoản đầu tư mang tính đi trước vì những giá trị kinh tế xã hội lâu
dài… không còn thiết thực hoặc lạc hậu.
20
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ
BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CHO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
2.1.1. Thực trạng quy định về chủ thể tham gia hoạt động đầu tư
bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
Như đã đề cập ở trên, do hoạt động đầu tư vốn ngân sách cho lĩnh vực
khoa học và công nghệ thực chất là hoạt động chi ngân sách nhà nước cho
khoa học và công nghệ nên chủ thể tham gia hoạt động đầu tư vốn ngân sách
nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sẽ bao gồm: (i) Chủ thể tham
gia cấp kinh phí cho lĩnh vực khoa học và công nghệ; và (ii) Chủ thể tiếp
nhận và quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho khoa học và
công nghệ.
Phần tiếp theo dưới đây sẽ phân tích kỹ hơn về thực trạng quy định
pháp luật liên quan đến hai loại chủ thể này (bao gồm cả các quy định về
quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động đầu tư vốn ngân sách cho
khoa học và công nghệ).
2.1.1.1. Các quy định về chủ thể cấp kinh phí từ ngân sách nhà
nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ
Chủ thể cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và
công nghệ là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phân cấp quản lý
ngân sách nhà nước. Theo pháp luật hiện hành, các chủ thể này bao gồm:
- Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp: Các cơ quan này tham gia
hoạt động đầu tư vốn ngân sách nhà nước (thực chất là hoạt động chi ngân sách
nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ) với tư cách là chủ thể quyết
21
định dự toán chi ngân sách và giám sát việc chấp hành dự toán chi ngân sách
nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Để thực hiện tư cách pháp lý này, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp có những trách nhiệm và quyền hạn cụ thể sau đây:
+ Quyết định tổng số chi trong dự toán ngân sách nhà nước, bao gồm
chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương, trong đó có khoản chi
cho lĩnh vực khoa học và công nghệ;
+ Quyết định phân bổ ngân sách trung ương, bao gồm tổng số và mức
chi từng lĩnh vực; dự toán chi của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực, trong đó có chi
cho lĩnh vực khoa học và công nghệ;
+ Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, trong đó có việc giám
sát dự toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ;
- Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp: Các cơ quan này tham gia
hoạt động chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ với tư
cách là chủ thể lập dự toán chi ngân sách và tổ chức chấp hành dự toán chi
ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Để thực hiện tư cách pháp lý này, Chính phủ, các cơ quan của Chính
phủ và Ủy ban nhân dân các cấp có những trách nhiệm và quyền hạn cụ thể
sau đây:
+ Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án
phân bổ ngân sách trung ương hàng năm; dự toán điều chỉnh ngân sách nhà
nước trong trường hợp cần thiết, trong đó có dự toán ngân sách nhà nước cho
lĩnh vực khoa học và công nghệ;
+ Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước
và phân bổ ngân sách trung ương, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân
sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan
22
khác ở trung ương, trong đó có dự toán ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa
học và công nghệ;
+ Tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà nước được Quốc hội
quyết định, kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước, báo cáo Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, trong đó
có dự toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ;
+ Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về dự toán
ngân sách, quyết toán ngân sách và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực tài chính -
ngân sách, trong đó có dự toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học
và công nghệ;
+ Lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước, trong đó có
nội dung quyết toán ngân sách nhà nước về lĩnh vực khoa học và công nghệ.
- Các cơ quan tài chính (bao gồm Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước):
Các cơ quan này tham gia vào hoạt động chi ngân sách cho lĩnh vực khoa học
và công nghệ với tư cách là chủ thể cấp kinh phí và kiểm soát, quản lý việc sử
dụng kinh phí trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Để thực hiện tư cách pháp lý này, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước có
những trách nhiệm và quyền hạn cụ thể sau đây:
+ Tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được
giao, trong đó có dự toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và
công nghệ;
+ Thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách, xử lý hoặc kiến nghị cấp
có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về chế
độ quản lý tài chính - ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, các tổ chức kinh tế,
đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp
ngân sách nhà nước và sử dụng ngân sách nhà nước (trong đó có dự toán chi
ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ);
23
+ Thực hiện quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và
các quỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
2.1.1.2. Các quy định về chủ thể tiếp nhận và quản lý, sử dụng kinh
phí từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ
Chủ thể tiếp nhận và quản lý, sử dụng kinh phí trong lĩnh vực khoa
học và công nghệ là các đơn vị khoa học và công nghệ. Trong quan hệ đầu tư
bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ, các đơn vị
khoa học và công nghệ có tư cách pháp lý là đơn vị dự toán ngân sách và phải
thực hiện các quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước và các văn bản có liên quan.
Theo quy định hiện hành của Luật Khoa học và công nghệ năm 2013,
các đơn vị khoa học và công nghệ (hay còn gọi là tổ chức khoa học và công
nghệ) là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu
triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ,
được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
Xét về phương diện hình thức tổ chức, các tổ chức khoa học và công
nghệ được thành lập dưới các hình thức chủ yếu gồm:
(i) Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm,
phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình
thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
(ii) Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo
dục đại học;
(iii) Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình
thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Theo pháp luật hiện hành, các tổ chức khoa học và công nghệ là rất đa
dạng và có thể được phân loại dựa vào những tiêu chí sau đây:
24
Nếu dựa vào tiêu chí thẩm quyền thành lập, tổ chức khoa học và công
nghệ bao gồm:
- Tổ chức khoa học và công nghệ do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội thành lập;
- Tổ chức khoa học và công nghệ do Chính phủ thành lập;
- Tổ chức khoa học và công nghệ do Tòa án nhân dân tối cao thành lập;
- Tổ chức khoa học và công nghệ do Viện kiểm sát nhân dân tối cao
thành lập;
- Tổ chức khoa học và công nghệ do Thủ tướng Chính phủ thành lập
hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ thành lập;
- Tổ chức khoa học và công nghệ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ
thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp do Thủ
tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ thành lập;
- Tổ chức khoa học và công nghệ ở địa phương do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh thành lập;
- Tổ chức khoa học và công nghệ do tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập;
- Tổ chức khoa học và công nghệ do doanh nghiệp, tổ chức khác, cá
nhân thành lập.
Nếu dựa vào tiêu chí chức năng hoạt động, tổ chức khoa học và công
nghệ bao gồm:
- Tổ chức nghiên cứu cơ bản;
- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng;
- Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ.
Nếu dựa vào tiêu chi hình thức sở hữu, tổ chức khoa học và công nghệ
bao gồm:
25
- Tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
- Tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập;
- Tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài.
Trong quá trình tiếp nhận và quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước
cấp cho hoạt động khoa học và công nghệ - với tư cách là đơn vị dự toán ngân
sách, các đơn vị khoa học và công nghệ có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ
thể sau đây:
+ Tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý, thực
hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị
trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền;
+ Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ,
đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng
chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm; quản lý, sử dụng tài sản
của Nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ quy định;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các
đơn vị trực thuộc;
+ Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo
cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp
luật; duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới;
+ Đối với các đơn vị dự toán là đơn vị sự nghiệp, ngoài nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 27 Luật Ngân sách nhà
nước, được chủ động sử dụng nguồn thu sự nghiệp để phát triển và nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động theo quy định của Chính phủ.
+ Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao và yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho
bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần
thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các
điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật Ngân sách nhà nước.
26
Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn trên đây trong hoạt động đầu tư bằng
vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ, tổ chức khoa
học và công nghệ còn phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ chung theo quy
định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013.
2.1.2. Thực trạng quy định về nguyên tắc và phương thức đầu tư
bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
2.1.2.1. Thực trạng quy định về nguyên tắc đầu tư bằng vốn ngân
sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Như đã đề cập ở trên, đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh
vực khoa học và công nghệ hiện nay ở Việt Nam đã được nhìn nhận như là hoạt
động chi thường xuyên (điều này đã được ghi nhận tại điểm a khoản 2 Điều 31 và
điểm a khoản 2 Điều 33 Luật ngân sách nhà nước 2002, theo đó chi thường xuyên
của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương bao gồm nhiệm vụ chi cho khoa
học và công nghệ). Chính vì vậy, việc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho
lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng sẽ phải tuân thủ các quy định về nguyên
tắc chi thường xuyên.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động chi thường xuyên
của ngân sách nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguồn vốn sử dụng để đầu tư cho khoa học và công nghệ chủ yếu từ
các khoản thu về thuế, lệ phí, phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà
nước (trừ khoản thu về vay nợ sẽ được dùng để chi đầu tư phát triển) {Khoản 1
Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước 2002 quy định: "Ngân sách nhà nước được cân đối
theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường
xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển" [28]. Điều này
có nghĩa là các khoản chi thường xuyên, trong đó có khoản chi cho khoa học và
công nghệ chỉ có thể được tài trợ từ các khoản thu thuế, lệ phí, phí và các khoản thu
khác (trừ khoản thu về vay nợ trong nước và nước ngoài)}. Nguyên tắc này là cơ
sở để các cơ quan có thẩm quyền chủ động tìm kiếm nguồn thu, chủ động bố
27
trí kinh phí để cấp kịp thời cho các đơn vị dự toán ngân sách thuộc đối tượng
được hưởng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, góp phần nâng cao
tính hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và
công nghệ.
- Hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nói chung và đầu tư
bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ nói riêng
phải dựa trên dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền
quyết định và được ghi trong Mục lục ngân sách hàng năm đã được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt. Nguyên tắc này được dự liệu tại khoản 2 Điều 5
Luật Ngân sách nhà nước 2002 và được quy định cụ thể hơn trong các văn bản
hướng dẫn thi hành đạo luật này (Khoản 2 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2002
quy định một trong những điều kiện chi ngân sách nhà nước là khoản chi phải được
ghi nhận trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định
và phân bổ cho các đơn vị dự toán ngân sách). Trên thực tế, nguyên tắc này luôn
được xem là một trong những điều kiện chi ngân sách nhà nước và được Kho
bạc nhà nước kiểm soát việc tuân thủ trong quá trình chi ngân sách nhà nước.
- Hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa
học và công nghệ phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục cấp kinh phí và sử
dụng kinh phí do pháp luật quy định (Khoản 2 Điều 5 Luật Ngân sách nhà
nước 2002 cũng quy định việc chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo đúng chế
độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và đã
được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết
định chi. Ngoài ra, khoản 2 Điều 53 Luật Ngân sách nhà nước 2002 cũng quy
định mọi tổ chức, cá nhân phải sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng
mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả). Nguyên tắc này đảm bảo sự
kiểm soát hiệu quả hơn từ phía Nhà nước đối với hoạt động đầu tư bằng vốn
ngân sách nói chung và đầu tư bằng vốn ngân sách cho khoa học và công
nghệ nói riêng.
28
Thứ tư, việc cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
sử dụng ngân sách nhà nước phải kịp thời, phù hợp với tiến độ đặt hàng và
phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Thứ năm, kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được
cấp thông qua quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước hoặc
chuyển vào tài khoản tiền gửi của cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ tại Kho bạc Nhà nước.
Thứ sáu, việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ được thực hiện theo ủy nhiệm chi của cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ và quyết toán khi kết thúc hợp đồng, không phụ
thuộc vào năm tài chính.
2.1.2.2. Thực trạng quy định về phương thức đầu tư bằng vốn ngân
sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Như đã đề cập trong chương trước, việc đầu tư bằng vốn ngân sách
nhà nước cho khoa học và công nghệ có thể được thực hiện thông qua những
phương thức nhất định. Theo pháp luật hiện hành, các phương thức đầu tư
bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ bao gồm:
- Phương thức đầu tư trực tiếp bằng cơ chế cấp kinh phí sự nghiệp
khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước: Với phương thức này, Nhà
nước trực tiếp cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự
án khoa học và công nghệ do các bộ ngành, ủy ban nhân dân các cấp hoặc các
nhà khoa học thuộc các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập
thực hiện theo nhiệm vụ Nhà nước giao cho. Theo phương thức này, việc đầu
tư vốn từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị làm khoa học và công nghệ sẽ
được thực hiện theo hình thức chi ngân sách nhà nước, theo mục lục ngân
sách nhà nước hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi
nhận được kinh phí, các đơn vị làm khoa học và công nghệ có trách nhiệm
29
quản lý và sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, đảm bảo tính hiệu quả và
tuân thủ đúng các nguyên tắc, trình tự thủ tục chi ngân sách nhà nước hiện
hành. Đặc thù của phương thức này là đơn vị dự toán được hưởng kinh phí từ
ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ phải xuất trình được hóa đơn,
chứng từ hợp lệ thì mới được quyết toán kinh phí đầu tư cho khoa học và
công nghệ.
- Phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và
công nghệ theo cơ chế khoán chi: Với phương thức này, Nhà nước thực hiện
việc khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho các tổ chức,
cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Phương thức
khoán chi được áp dụng đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng
ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt mục tiêu, nội dung, yêu cầu về sản phẩm nghiên cứu và dự toán
kinh phí. Ngoài ra, trong trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã
xác định được rõ tiêu chí đối với sản phẩm cuối cùng trên cơ sở thẩm định
thuyết minh và dự toán kinh phí thì được áp dụng khoán chi đến sản phẩm
cuối cùng.
- Phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách cho khoa học và công nghệ
thông qua cơ chế mua kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước. Với phương thức này, khi xét thấy cần thiết, Nhà
nước có thể thực hiện đầu tư bằng vốn ngân sách cho khoa học và công nghệ
theo cơ chế mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên cơ
sở thỏa thuận với tổ chức, cá nhân. Trong trường hợp này, Nhà nước sẽ ký
hợp đồng mua kết quả nghiên cứu của các chủ thể là tổ chức khoa học và
công nghệ và cá nhân nhà khoa học.
Theo quy định hiện hành, việc cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước phải kịp thời, phù hợp với tiến
30
độ đặt hàng và phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Kinh phí thực
hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cấp thông qua quỹ phát triển khoa
học và công nghệ của Nhà nước hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi của cơ
quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Kho bạc Nhà
nước. Việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được
thực hiện theo ủy nhiệm chi của cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học
và công nghệ và quyết toán khi kết thúc hợp đồng, không phụ thuộc vào năm
tài chính.
2.1.3. Thực trạng quy định về quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn
ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
Trong nhiều năm qua, để thực hiện việc đầu tư bằng vốn ngân sách
nhà nước cho hiệu quả hơn, nhà nước đã ban hành một số quy định, trong đó
có các quy định về quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Thực tiễn cho thấy việc điều chỉnh
bằng pháp luật đối với vấn đề này được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu
sau đây:
- Pháp luật quy định rõ thành phần chủ thể tham gia quản lý hoạt
động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ, đồng
thời quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể này trong
hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ.
Chẳng hạn, pháp luật hiện hành đã quy định các chủ thể tham gia quản lý
hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và
công nghệ bao gồm trước hết và chủ yếu là các cơ quan hành pháp như
Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ kế hoạch và đầu
tư, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân các cấp. Ngoài ra, chủ thể tham gia
quản lý hoạt động đầu tư còn có thể bao gồm một số cơ quan nhà nước khác
như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (với tư cách là những chủ thể
31
thực hiện vai trò quyết định đầu tư và giám sát hoạt động đầu tư vốn ngân
sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ.
- Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động
khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí
tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và
hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý
theo quy định của pháp luật.
- Bộ Khoa học và Công nghệ: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa
phương xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học
và công nghệ để trình Chính phủ; tổng hợp và cung cấp thông tin về các định
hướng, xu thế phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới và của Việt Nam
cho các Bộ, ngành và địa phương; cân đối và phân bổ phần ngân sách nhà
nước dành cho hoạt động khoa học và công nghệ; quản lý các nhiệm vụ khoa
học và công nghệ trọng điểm quốc gia và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn; tổ chức đánh giá tiềm lực, trình độ khoa học và công nghệ của đất
nước; thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động khoa học và công nghệ.
- Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ, các
trường đại học, bảo đảm hoạt động có hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu và
định hướng nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ trong từng giai đoạn.
Xây dựng các trung tâm nghiên cứu hiện đại, làm hạt nhân cho việc nghiên
cứu, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ ở các lĩnh vực được ưu
tiên. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức dịch vụ khoa học và
công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
- Thực hiện triệt để cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
khoa học và công nghệ công lập về nhân lực, kinh phí hoạt động dựa trên kết
quả và hiệu quả hoạt động. Tăng cường liên kết giữa tổ chức khoa học và
công nghệ với doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng
32
dụng, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực. Thí điểm thực hiện cơ chế hợp tác
công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Giao quyền
sở hữu các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng
ngân sách nhà nước cho cơ quan chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ,
đồng thời có cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì
và tác giả. Tạo điều kiện để các tổ chức khoa học và công nghệ được vay vốn
từ các quỹ dành cho khoa học và công nghệ hoặc các tổ chức tín dụng.
- Pháp luật quy định rõ nội dung quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Theo đó, việc
quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công
nghệ bao gồm các hoạt động cơ bản như: (i) ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật về khoa học và công nghệ, trong đó có các quy định về đầu tư vốn
ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ; (ii) thực hiện công tác thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình đầu tư vốn ngân sách
nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ… Trong quá trình quản lý
hoạt động đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ, nhà
nước phải tiến hành đánh giá tính hiệu quả của hoạt động đầu tư bằng vốn
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Theo đó, tính hiệu
quả của hoạt động đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
có thể được đánh giá thông qua các tiêu chí cơ bản như: tính kinh tế của việc
đầu tư vốn cho khoa học và công nghệ cao hay thấp (trên cơ sở so sánh giữa
chi phí đầu tư và các lợi ích thu được từ hoạt động đầu tư vốn cho khoa học
và công nghệ); mức độ khả thi của các dự án đầu tư vốn cho khoa học và
công nghệ; khả năng ứng dụng của các kết quả nghiên cứu khoa học và công
nghệ được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, nhà nước cần đặc biệt chú ý đến công tác thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư bằng vốn ngân
sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đây là một trong những
33
khía cạnh chủ yếu của hoạt động quản lý đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho
khoa học và công nghệ, bởi lẽ nếu không có hoạt động thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán và xử lý vi phạm thì sẽ không thể phát hiện được những hành vi vi
phạm và do đó không đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đầu tư.
2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CHO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
2.2.1. Đánh giá khái quát về hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách
nhà nước cho khoa học và công nghệ
Yếu tố con người với ý thức tổ chức kỷ luật, sáng tạo, cần cù và phát
triển khoa học và công nghệ phục vụ cuộc sống chính là điểm cơ bản dẫn dắt
các nước nghèo tài nguyên, đông dân, bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh bứt
phá thành các nước có nền kinh tế phát triển. Ở đó, người dân có mức sống
cao, được thụ hưởng các thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại. Hàn
Quốc là một quốc gia vượt lên sau chiến tranh. Yếu tố con người và khoa học
và công nghệ được đặt đúng vị trí trong chiến lược phát triển. Ngay từ những
năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ XX, Hàn Quốc đã quan tâm nghiên cứu khoa
học kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển đất nước. Đầu tư cho đội ngũ khoa
học, cơ sở khoa học ban đầu là rất lớn so với khả năng kinh tế nhất là sau
chiến tranh và không tránh khỏi sự phản đối và ý kiến trái chiều của dư luận
xã hội. Sự ra đời của Viện KIST, các trường đại học, các trung tâm nghiên
cứu, các chính sách mạnh bạo đã thu hút và sử dụng nhân tài khắp thế giới.
Khoa học và công nghệ trở thành chính sách cốt lõi trong phát triển
kinh tế tri thức. Mỗi phát minh, sáng chế đều mang lại giá trị kinh tế, xã hội.
Hàm lượng tri thức trong một sản phẩm tiêu dùng xã hội bảo đảm cho sự phát
triển bền vững của kinh tế. Từ hàng mỹ phẩm, điện tử, ô tô, vật liệu mới, công
nghệ sinh học, gen… là những bước tiến của khoa học và công nghệ vào cuộc
sống và mang lại những lợi nhuận khổng lồ. Bán mà không mất, mua chỉ
được quyền sử dụng… Trong khi để có được sản phẩm tiêu dùng, các nước
34
nghèo như chúng ta phải bán đứt khoáng sản, sức lao động giản đơn, đất đai
và thậm chí là quyền tự chủ, sáng tạo…
Khi người làm khoa học và công nghệ, người chủ đề tài của nhà nước
hay doanh nghiệp được cung cấp nguồn lực từ ngân sách và tự quyết định
dùng đồng tiền đó để làm ra sản phẩm theo yêu cầu. Khi đó đồng tiền mới
thực sự phục vụ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, phục vụ cuộc sống.
Có cần thiết không hội đồng thẩm định, nghiệm thu đề tài cấp này, cấp khác
trong khi ý nghĩa thực tiễn của đề tài vẫn là vấn đề bỏ ngỏ ? Một đề tài hay
chương trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn, giá trị kinh tế xã hội ắt được xã
hội tôn trọng, tiếp nhận và sẵn sàng mua lại để đưa vào cuộc sống. Thành tựu
đó có đời sống thực tiễn sinh động, hiển hiện không nằm trong ngăn kéo, tủ
sách kê cao. Và như vậy đồng tiền cho nghiên cứu khoa học và công nghệ
không hề uổng phí. Uy tín của các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ,
của các chuyên gia, nhà khoa học là ở đây. Ở đời sống của kết quả nghiên cứu
áp dụng. Nếu dòng tiền chảy vào khoa học và công nghệ đều mang lại lợi ích
thiết thực như vậy thì quả thực đầu tư cho khoa học và công nghệ cũng chính
là đầu tư cho con người, cho phát triển về chất. Có thể thấy bộ phận cốt lõi
của doanh nghiệp làm ra sản phẩm mới, ưu thế vượt trội, chiếm lĩnh thị
trường chính là bộ phận nghiên cứu đổi mới công nghệ. Cách tổ chức có thể
trực tiếp, có thể đặt hàng các chuyên gia, nhà khoa học, các viên nghiên cứu,
trường đại học hay các trung tâm chuyên ngành. Đối với các quốc gia phát
triển cũng vậy, chính sách thu hút nhân tài, ưu đãi, sử dụng nhân tài, ưu tiên
các điều kiện về cơ sở vật chất ngân sách cho khoa học và công nghệ luôn
được đạt lên hàng đầu.
Có coi trọng, nâng niu, tạo điều kiện và đòi hỏi thực tế thì mới nhận
được "quả ngọt" từ khoa học và công nghệ, mới tạo ra đội ngũ lao động mới,
có trình độ, có kỷ luật, có đam mê và tự hào dân tộc. Nếu chỉ dựa vào những
ưu đãi của thiên nhiên thì tài nguyên cạn kiệt, dựa vào lực lượng lao động phổ
35
thông, trình độ thấp thì chỉ gia công, làm thuê… không tránh khỏi con đường
của nền kinh tế thấp kém, lệ thuộc, của cái bẫy thu nhập trung bình.
Ngân sách từ các nguồn thuế của người dân, của doanh nghiệp đóng
góp và các nguồn khác như khai thác khoáng sản, vay nợ… Vì vậy, ngân sách
nhà nước được phân cho các ngành, các địa phương, các lĩnh vực theo tỷ lệ và
do Quốc hội quyết định. Ngân sách dành cho khoa học và công nghệ của
nước ta đã được nâng lên nhưng chưa tương xứng với tầm vóc và yêu cầu
công nghiệp hóa hiện đại hóa. Các quốc gia phát triển giành ưu thế ngân sách
dành cho khoa học và công nghệ. Ở Hàn Quốc, tổng đầu tư cho khoa học và
công nghệ là khoảng 46,5 tỷ USD, trong đó nhà nước đầu tư 13,2 tỷ USD
(chiếm 28,3%). Phần kinh phí còn lại thuộc về các tập đoàn kinh tế, doanh
nghiệp. Các công ty như Sansung, LG, Huyndai, Posco… cũng dành nhiều
tiền cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ áp dụng cho từng sản phẩm.
Còn ở Việt Nam, theo Bộ trưởng, Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân
thì: Tỷ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước tính trên
GDP của Việt Nam là 0,5%, không thấp so với thế giới. Nhưng mức đầu tư
của xã hội và doanh nghiệp ngoài nhà nước cho khoa học và công nghệ còn
rất thấp, khoảng 0,3-0,4% GDP. Như vậy, tổng đầu tư của Việt Nam cho khoa
học và công nghệ hằng năm vẫn dưới 1% GDP. Trong khi đó, mức đầu tư của
Trung Quốc năm 2010 là 2,2% GDP, của Hàn Quốc là 4,5% GDP. Nếu tới
năm 2020, tổng mức đầu tư cho khoa học và công nghệ của Việt Nam không
đạt 2% GDP, thì rất khó để chúng ta thành công trong công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, hoạt động khoa học và công nghệ chủ yếu được đầu tư từ
ngân sách nhà nước. Nhà nước duy trì mức đầu tư cho hoạt động khoa học và
công nghệ (chưa tính kinh phí sự nghiệp môi trường và an ninh, quốc phòng)
với tỷ lệ khoảng 1,46 - 1,85% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm (có thể
xem thêm bảng 2.1 và hình 2.1).
36
Theo số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2012 ngân sách nhà
nước đầu tư cho khoa học và công nghệ đạt 13.168 tỷ VNĐ, tăng 14,51% so
với năm trước. Mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
năm 2013 ước đạt 14.144 tỷ VNĐ (tăng 7,41% so với năm 2012).
Bảng 2.1: Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
(chưa tính kinh phí sự nghiệp môi trường và an ninh, quốc phòng
và bổ sung lương mới của năm 2012)
Năm
Tổng chi
ngân sách
nhà nước
(tỷ đồng)
Tổng chi cho khoa
học và công nghệ
từ ngân sách nhà
nước (tỷ đồng)
Tỷ lệ chi khoa học
và công nghệ so
với tổng chi ngân
sách nhà nước (%)
Tốc độ tăng
trưởng kinh phí
cho khoa học và
công nghệ (%)
2006 292.700 5.429 1,85
2007 348.000 6.310 1,81 16,22
2008 390.000 6.585 1,69 4,36
2009 486.000 7.867 1,62 19,46
2010 575.000 9.178 1,60 16,66
2011 725.600 11.499 1,58 25,28
2012* 903.100 13.168 1,46 14,51
2013* 978.000 14.144 1,44 7,41
Ghi chú: * Số liệu dự toán từ Bộ Tài chính.
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hình 2.1: Ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ theo năm
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ.
37
Kinh phí dành cho khoa học và công nghệ được phân bố cho khu vực
Trung ương và địa phương theo tỷ lệ từ 63%: 37% đến 67%: 33%. Tỷ lệ này
thay đổi tùy theo năm (có thể xem thêm bảng 2.2 và hình 2.2).
Bảng 2.2: Kinh phí dành cho khoa học và công nghệ
từ ngân sách nhà nước theo khu vực
Năm
Tổng chi cho
khoa học và
công nghệ
(tỷ đồng)
Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
2006 5.429 3.656 67 1.773 33
2007 6.310 4.230 67 2.080 33
2008 6.585 4.138 63 2.447 37
2009 7.867 5.172 66 2.695 34
2010 9.178 5.789 63 3.389 37
2011 11.499 7.224 63 4.275 37
2012 13.168 8.428 64 4.740 36
2013 14.144 8.924 63 5.220 37
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hình 2.2: Chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
của trung ương và địa phương
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ.
38
Năm 2012, kinh phí dành cho khoa học và công nghệ từ ngân sách
Trung ương đạt 8,428 tỷ (chiếm 64%) trong khi từ ngân sách địa phương là
4,740 tỷ (chiếm 36%). Tỷ lệ giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa
phương thời gian qua thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngân sách địa
phương (từ tỷ lệ Trung ương: địa phương 67: 33 năm 2006, đến năm 2013 tỷ
lệ này là 67: 37) (có thể xem thêm bảng 2.2 và hình 2.2).
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh phí cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước
Năm
Tổng chi cho
khoa học và
công nghệ
(tỷ đồng)
Đầu tư phát triển * Sự nghiệp khoa học
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
2006 5.429 2.272 42 3.157 58
2007 6.310 2.730 43 3.580 57
2008 6.585 2.758 42 3.827 58
2009 7.867 3.477 44 4.390 56
2010 9.178 4.088 45 5.090 55
2011 11.499 5.069 44 6.430 56
2012 13.168 6.008 46 7.160 54
2013 14.144 6.136 43,4 8.008 56,6
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ. * Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hình 2.3: Cơ cấu kinh phí từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ.
39
Cơ cấu chi từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ gồm hai
mục chính: Chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp khoa học.
Trong giai đoạn 2006-2012, tỷ trọng kinh phí đầu tư phát triển trong
tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ có xu hướng tăng, từ
42% năm 2006 lên 46% năm 2012, trong khi chi sự nghiệp khoa học có xu
hướng giảm (có thể xem thêm bảng 2.3 và hình 2.3).
Trong năm 2012, chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa
học và công nghệ đạt 6.008 tỷ và sự nghiệp khoa học đạt 7.160 tỷ VNĐ.
Về kinh phí đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2006-2013, vốn đầu tư
phát triển không chỉ tăng dần về giá trị tuyệt đối, mà tỷ trọng đầu tư phát triển
trong tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ luôn tăng từ
42% năm 2006 lên 46% năm 2012, tuy nhiên năm 2013, tỷ lệ này là 43,4%
(xem Bảng C). Ngoài ra, vốn đầu tư phát triển được phân bố theo khu vực
Trung ương và địa phương cũng được thay đổi theo năm từ 55%: 45% năm
2006 xuống 46,2%: 53,8% năm 2013 (có thể xem bảng 2.4 và hình 2.3).
Bảng 2.4: Tỷ lệ cơ cấu chi đầu tư phát triển khoa học và công nghệ
từ ngân sách nhà nước theo trung ương và địa phương
Năm
Vốn đầu tư
phát triển
Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
2006 2.272 1.252 55 1.020 45
2007 2.730 1.530 56 1.200 44
2008 2.758 1.268 46 1.490 54
2009 3.477 1.862 53,5 1.615 46,5
2010 4.088 1.939 47,4 2.149 52,6
2011 5.069 2.354 46,4 2.715 53,6
2012 6.008 3.018 50,2 2.990 49,8
2013 6.136 2.836 46,2 3.300 53,8
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
40
Trong những năm qua, chi đầu tư phát triển cho khoa học và công
nghệ từ ngân sách nhà nước được tập trung vào một số nội dung chủ yếu
sau đây:
(i) Đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ ở Trung ương gồm:
đầu tư phát triển cho các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đầu tư phát triển các phòng thí
nghiệm trọng điểm quốc gia, các phòng thí nghiệm chuyên ngành; các khu
công nghệ cao.
(ii) Đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ ở địa phương: Nguồn
đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ ở địa phương được dành cho các
tổ chức khoa học và công nghệ thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Tuy nhiên, trong thực tế có một số địa phương đã dùng sai mục đích,
dành nguồn kinh phí khoa học và công nghệ này đầu tư làm đường, xây bệnh
viện, chi cho hoạt động công nghệ thông tin thuần túy…
Về kinh phí sự nghiệp khoa học. Kinh phí sự nghiệp khoa học được
đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của các Bộ, ngành, địa phương
và cho triển khai các nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia. Kinh phí sự nghiệp
khoa học được phân bố cho hai khu vực: sự nghiệp khoa học ở Trung ương;
sự nghiệp khoa học ở địa phương.
Năm 2013, nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học Trung ương đạt 6.088 tỷ
VNĐ (chiếm 76%) còn kinh phí sự nghiệp khoa học từ ngân sách địa phương
đạt 1.920 tỷ VNĐ (chiếm 24%).
Nhìn chung, trong giai đoạn 2006-2013, mức chi cho sự nghiệp khoa
học ở cả hai khu vực đều tăng và tỷ trọng kinh phí sự nghiệp khoa học khu
vực Trung ương và địa phương duy trì tỷ lệ 76:24 (có thể xem thêm bảng 2.5
và hình 2.4).
41
Bảng 2.5: Tỷ trọng đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ
ở trung ương và địa phương trong tổng kinh phí sự nghiệp khoa học
Năm
Tổng kinh phí
sự nghiệp khoa
học (tỷ đồng)
Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
2006 3.157 2.404 76 753 24
2007 3.580 2.700 75 880 24
2008 3.827 2.870 75 957 25
2009 4.390 3.310 76 1.080 25
2010 5.090 3.805 76 1.240 24
2011 6.430 4.870 76 1.560 24
2012 7.160 5.410 76 1.750 24
2013 8.008 6.008 76 1.920 24
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trên thực tế, kinh phí sự nghiệp khoa học từ nguồn ngân sách Trung
ương được chi cho các nội dung sau:
- Chi cho các hoạt động và nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ
(bao gồm cả chi lương và hoạt động khoa học và công nghệ cấp Bộ;
- Chi cho thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước;
- Kinh phí cấp cho Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Hình 2.4: Kinh phí từ sự nghiệp khoa học cho khoa học và công nghệ
từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ.
42
Năm 2013, trong số 6.088 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp khoa học, 3.749 tỷ
đồng được cấp cho các hoạt động và nhiệm vụ cấp bộ (chiếm 61,6%), các
nhiệm vụ cấp nhà nước được cấp 2.339 tỷ đồng (chiếm 38,4%) (có thể xem
thêm bảng 2.6).
Bảng 2.6: Nội dung chi kinh phí sự nghiệp khoa học Trung ương
(Kinh phí: tỷ đồng)
TT Nội dung chi
2010 2011 2012 2013
Kinh phí
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Kinh phí
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Kinh phí
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Kinh phí
(tỷ
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Tổng kinh phí
Trong đó:
3.850,00 100 4.870,00 100 5.410,00 100 6.088 100
I Nhiệm vụ cấp Bộ 2.468,63 64 2.767,02 57 3.373,24 62 3.748,88 61,65
II
Nhiệm vụ cấp
Nhà nước
1.481,37
trong đó có
100 tỷ bổ
sung cho
Quỹ Phát
triển khoa
học và
công nghệ
Quốc gia
36
1.702,98
trong đó
có 150 tỷ
bổ sung
cho Quỹ
43
2.036,76
trong đó
có 250 tỷ
bổ sung
cho Quỹ
38
2.339,12
trong đó
có 200 tỷ
bổ sung
cho Quỹ
38,4
III
Quỹ Phát triển
khoa học và
công nghệ
Quốc gia
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ.
Về nội dung chi cho các nhiệm vụ cấp Bộ, có thể xem thêm số liệu
thống kê trong Bảng 2.7 dưới đây:
Bảng 2.7: Cơ cấu chi của nhiệm vụ cấp bộ
TT Nội dung chi
2010 2011 2012 2013
Kinh phí
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Kinh phí
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Kinh phí
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Kinh phí
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
I Nhiệm vụ cấp Bộ 2.468,6 2.767,0 3.373,2 3.748,881
1
Hoạt động khoa học
và công nghệ cấp Bộ
2.265,6 91,7 2.611,8 94,4 3.185,2 94,4 3.743,881 92,6
2 Chi bổ sung tiền lương 53,0 2,2 38,2 1,4 56,0 1,7 275 7,4
3
Chi bằng viện trợ,
vay của nước ngoài
150,0 6,1 117,0 4,2 132,0 3,9
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ.
43
Tóm lại, nhìn chung, trong giai đoạn 2008-2013, kinh phí dành cho
nhiệm vụ cấp bộ tăng lên hàng năm. Các bộ, ngành đã tập trung đầu tư kinh
phí cho hoạt động khoa học và công nghệ có trọng tâm, trọng điểm và có các
biện pháp quản lý hiệu quả hơn đối với nguồn vốn đầu tư.
2.2.2. Đánh giá hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học
và công nghệ thông qua Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) được
thành lập theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/2/2003 của Chính phủ
về việc hướng dẫn Điều 39 của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000. Quỹ
Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia hoạt động không vì mục đích lợi
nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ do tổ chức, cá nhân đề xuất.
Hiện nay, các chương trình tài trợ của NAFOSTED gồm:
- Chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản (trong khoa học tự nhiên và
trong khoa học xã hội);
- Chương trình hỗ trợ nghiên cứu khoa học;
- Chương trình hợp tác quốc tế;
- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp;
- Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất mới phát sinh;
- Chương trình vay vốn.
Ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, Bộ Khoa học và Công nghệ,
Bộ Tài chính và Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã ban
hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý về hoạt động và tài chính theo
cơ chế mới, hướng tới các chuẩn mực quốc tế về chất lượng nghiên cứu và
quản lý.
Cơ chế tài chính của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
được đổi mới theo hướng tập trung vào chất lượng kết quả nghiên cứu, đơn giản
44
hóa thủ tục, linh hoạt trong việc cấp tài chính đối với các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ, phù hợp với đặc thù của công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Qua thực tiễn hoạt động, cơ chế tài chính của Quỹ Phát triển Khoa học
và Công nghệ Quốc gia đã được tổng kết, đánh giá và đưa vào Luật Khoa học
và Công nghệ năm 2013 để mở rộng áp dụng đối với việc tổ chức thực hiện
và quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (tại Khoản 2, Điều 53 của
Luật). Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia được quy định tại
Điều 60 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, trong đó khoản 3 điều này
giao cho Chính phủ thẩm quyền quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động của
Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Nghị định số 23/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia bao gồm 4
chương, 18 điều. Trên thực tế, Nghị định này có một số điểm mới so với Nghị
định số 122/2003/NĐ-CP như sau:
Thứ nhất, Nghị định này có bổ sung một số chức năng mới của Quỹ
Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia theo Luật Khoa học và Công
nghệ năm 2013, bao gồm bảo lãnh vốn vay; cấp kinh phí để thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ thông qua Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ
Quốc gia; hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ.
Các nhiệm vụ cũng được mở rộng đối với các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng;
nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng.
Thứ hai, Nghị định này kế thừa Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về tổ
chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc
gia; bộ máy quản lý và điều hành Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ
Quốc gia; nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chí và chế độ đối với Hội đồng quản lý
Quỹ; cơ quan điều hành Quỹ; ban kiểm soát Quỹ; hội đồng khoa học và công
nghệ được làm rõ hơn, nhằm đảm bảo cho Quỹ Phát triển Khoa học và Công
45
nghệ Quốc gia làm việc có hiệu quả để nâng cao chất lượng nghiên cứu và
quản lý các hoạt động của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
theo chuẩn mực quốc tế.
Ngoài ra, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã bổ sung quy định
mới về phạm vi hoạt động của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc
gia như: tài trợ cho nghiên cứu ứng dụng, nhiệm vụ khoa học và công nghệ
tiềm năng; hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ;
bảo lãnh vốn vay.
Thứ ba, ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp thông qua
Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia cho các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý. Việc cấp kinh
phí cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua Quỹ Phát triển Khoa
học và Công nghệ Quốc gia là nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà khoa học, được giải ngân kịp thời để đảm bảo tiến độ và phù hợp với tính
đặc thù của công tác nghiên cứu khoa học.
Trong năm 2013, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
tiếp tục triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ và thực hiện đánh giá kết
quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tài trợ giai đoạn
2010-2020. Trong năm, hoạt động tài trợ nghiên cứu cơ bản vẫn tiếp tục thu
hút số lượng hồ sơ đăng ký với xu thế tăng so với các năm trước, bao gồm
382 hồ sơ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, 151 hồ sơ trong lĩnh vực khoa
học xã hội và nhân văn.
Về hợp tác song phương, sau thành công của giai đoạn I (2009 - 2012),
hai Quỹ NAFOSTED và Flanders (Bỉ) đã tiến hành ký Biên bản ghi nhớ hợp
tác giai đoạn II (2012 - 2016). Bên cạnh đó, Quỹ Phát triển Khoa học và Công
nghệ Quốc gia tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, bao gồm
hỗ trợ tín dụng với chương trình cho vay vốn để hỗ trợ các đơn vị thực hiện
46
các dự án khoa học và công nghệ, quản lý Quỹ bảo lãnh vốn vay cho các dự
án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ; hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện đề tài
NC&PT theo chương trình khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt
động khoa học và công nghệ theo Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày
18/9/1999 của Chính phủ.
Sau hơn 5 năm hoạt động cho thấy các cơ chế quản lý của Quỹ Phát
triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã có những tác động tích cực đối với
việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, xây dựng đội ngũ các nhà khoa học đạt
trình độ quốc tế, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu ở các trường đại học, viện
nghiên cứu, góp phần thu hút đội ngũ cán bộ khoa học trẻ tốt nghiệp tiến sĩ ở
nước ngoài trở về làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học trong
nước. Với những đóng góp và thành tựu đạt được nêu trên, Quỹ Phát triển
Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã nhận được đánh giá tích cực từ các cơ
quan quản lý khoa học và công nghệ cũng như sự hưởng ứng của các nhà
khoa học có uy tín và các tổ chức khoa học và công nghệ.
Kết quả cho thấy các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ có kết
quả thực hiện tốt, tiếp cận với chuẩn mực quốc tế. Số lượng công bố quốc tế
ISI trong những năm qua tăng đều, mỗi năm tăng trên 30%, đến năm 2013 sơ
bộ đạt trên 1.000 bài báo.
Thống kê cũng cho thấy số lượng hồ sơ đăng ký gia tăng một cách bền
vững, chất lượng các hồ sơ cũng đồng đều hơn. Số lượng các nhà khoa học trẻ
làm chủ nhiệm đề tài do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài
trợ cũng tăng nhanh chóng, chiếm tới trên 60% ở độ tuổi dưới 40 (so với
khoảng 5% năm 2009). Quỹ cũng thực hiện minh bạch hóa hoạt động tài trợ
thông qua công bố thông tin (về chương trình tài trợ, danh mục hồ sơ được tài
trợ và kết quả đánh giá kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ) và tuyên
truyền về các hoạt động tài trợ.
47
2.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
2.3.1. Hạn chế của các quy định liên quan đến huy động các nguồn
lực tài chính cho khoa học và công nghệ
Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế cũng như kinh nghiệm phát triển
kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới cho thấy, khoa học và công nghệ là
yếu tố then chốt, quyết định mức thu nhập bình quân/đầu người của mỗi quốc
gia. Để đạt được mức thu nhập bình quân/đầu người cao như hiện nay, các
nước phát triển trong một thời gian dài đã liên tục dành một nguồn lực đáng
kể để đầu tư cho khoa học và công nghệ.
Các nguồn lực này được huy động theo nhiều cách thức khác nhau và
từ các thành phần kinh tế khác nhau, bởi trong nền kinh tế thị trường có rất
nhiều các đối tượng khác nhau được hưởng lợi từ những thành quả mà khoa
học và công nghệ đem lại và do đó họ sẵn sàng đầu tư cho khoa học và
công nghệ.
Áp dụng kinh nghiệm của các nước đi trước, trong những năm qua,
Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tạo nên những khuyến khích cần
thiết, để các đối tượng khác nhau tham gia tài trợ cho các hoạt động khoa học
và công nghệ. Nói cách khác Việt Nam đã có một chủ trương đúng đắn là
thực hiện đa dạng hóa các nguồn tài trợ cho khoa học và công nghệ. Các
chính sách cụ thể như sau:
- Năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ-CP
về các chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào hoạt động khoa học và công nghệ. Theo Nghị định này, các doanh
nghiệp, khi thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ sẽ được hưởng
những ưu đãi nhất định về thuế, tín dụng, quyền sử dụng đất... Ngoài ra, Nhà
nước còn hỗ trợ kinh phí ở mức không quá 30% tổng kinh phí đối với các đề
tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề Nhà nước ưu
48
tiên do doanh nghiệp chủ trì hoặc kết hợp với các tổ chức khoa học và công
nghệ khác.
- Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2003/NĐ-CP
về Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia nhằm thu hút các nguồn
lực tài chính khác nhau đầu tư cho khoa học và công nghệ. Với sự ra đời của
Nghị định 117/2005/NĐ-CP các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương cũng đã có cơ sở pháp lý để thu hút các nguồn vốn đầu tư
cho khoa học và công nghệ thông qua các quỹ phát triển khoa học và công
nghệ của riêng mình.
- Một trong những thay đổi lớn về cơ chế tài chính đối với các hoạt
động khoa học và công nghệ là sự ra đời của Nghị định 115/2005/NĐ-CP,
theo đó sẽ thực hiện chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập
sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Năm 2007, cơ sở cho việc hình thành các doanh nghiệp khoa học và
công nghệ đã được thiết lập với sự ra đời của Nghị định 80/2007/NĐ-CP.
Tiếp đó, Nghị định 80/2010/NĐ-CP còn cho phép thành lập văn phòng đại
diện, chi nhánh khoa học và công nghệ nước ngoài, tổ chức khoa học và công
nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam trong một số lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu.
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất, Chính phủ còn chủ trương
khuyến khích tự trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ từ 10% thu nhập
tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nhận thấy mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật và chính sách đúng đắn về chủ trương, các kết quả đạt được cho
đến nay vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Số
lượng các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện chuyển đổi sang cơ chế tự
chủ cũng như số lượng các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thành lập
mới còn chưa nhiều. Quy mô các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY
Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sởLuận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
 
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOTLuận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoàiThẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
 
Luận văn: Pháp luật quản lý về hộ tịch tại quận Hai Bà Trưng, 9đ
Luận văn: Pháp luật quản lý về hộ tịch tại quận Hai Bà Trưng, 9đLuận văn: Pháp luật quản lý về hộ tịch tại quận Hai Bà Trưng, 9đ
Luận văn: Pháp luật quản lý về hộ tịch tại quận Hai Bà Trưng, 9đ
 
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự, HOTLuận văn: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đaiLuận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
 
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOTLuận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
 
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sựĐề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại TP Bắc Giang, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại TP Bắc Giang, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại TP Bắc Giang, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại TP Bắc Giang, HOT
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại của Thanh tra cấp huyện Tp Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại của Thanh tra cấp huyện Tp Hà NộiLuận văn: Giải quyết khiếu nại của Thanh tra cấp huyện Tp Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại của Thanh tra cấp huyện Tp Hà Nội
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 

Similar to Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY

Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY (20)

Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)
 
Luận văn: Chính sách khoa học và công nghệ tại tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách khoa học và công nghệ tại tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách khoa học và công nghệ tại tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách khoa học và công nghệ tại tỉnh Lạng Sơn
 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
 
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đChính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
 
La0230
La0230La0230
La0230
 
Luận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài Chính
Luận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài ChínhLuận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài Chính
Luận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài Chính
 
Phát Triển Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Đắk Lắk.docPhát Triển Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Đắk Lắk.doc
 
Luận văn: Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa họcLuận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
 
Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đỨng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
 
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
 
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệThương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
 
Hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOT
Hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOTHoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOT
Hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOT
 
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
 
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách ...Luận Văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách ...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tế
Đề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tếĐề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tế
Đề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tế
 
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
 
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.docQuản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
 
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng ChănLuận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 

Đề tài: Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, HAY

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ MINH HIỀN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA hỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ MINH HIỀN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA hỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT N AM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuyến HÀ NỘI - 2015
  • 3. 3 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch­a tõng ®­îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Ph¹m ThÞ Minh HiÒn
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 5 1.1. Những vấn đề lý luận về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ 5 1.1.1. Nguyên tắc và phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ 5 1.1.2. Quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ 9 1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ 10 1.2.1. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ 10 1.2.2. Các bộ phận cấu thành của pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ 11 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 13 2.1. Thực trạng pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ 13 2.1.1. Thực trạng quy định về chủ thể tham gia hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ 13
  • 5. 5 2.1.2. Thực trạng quy định về nguyên tắc và phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ 19 2.1.3. Thực trạng quy định về quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ 23 2.2. Thực tiễn thực hiện hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ 26 2.2.1. Đánh giá khái quát về hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ 26 2.2.2. Đánh giá hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ thông qua Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia 36 2.3. Những hạn chế của pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ 40 2.3.1. Hạn chế của các quy định liên quan đến huy động các nguồn lực tài chính cho khoa học và công nghệ 40 2.3.2. Hạn chế của các quy định về phân bổ các nguồn lực tài chính cho các hoạt động khoa học và công nghệ 45 2.3.3. Hạn chế của các quy định về sử dụng các nguồn lực tài chính dành cho khoa học và công nghệ 47 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM 51 3.1. Mở rộng chính sách ưu đãi đối với các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ 51 3.2. Phân bổ nguồn lực trong đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ 52 3.3. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các nguồn kinh phí cho nghiên cứu khoa học và công nghệ 56 KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
  • 6. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1 Tình hình chi cho khoa học và công nghệ và môi trường 7 2.1 Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ (chưa tính kinh phí sự nghiệp môi trường và an ninh, quốc phòng và bổ sung lương mới của năm 2012) 29 2.2 Kinh phí dành cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước theo khu vực 30 2.3 Cơ cấu kinh phí cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước 31 2.4 Tỷ lệ cơ cấu chi đầu tư phát triển khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước theo trung ương và địa phương 32 2.5 Tỷ trọng đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ ở trung ương và địa phương trong tổng kinh phí sự nghiệp khoa học 34 2.6 Nội dung chi kinh phí sự nghiệp khoa học Trung ương 35 2.7 Cơ cấu chi của nhiệm vụ cấp bộ 35
  • 7. 7 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 2.1 Ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ theo năm 29 2.2 Chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ của trung ương và địa phương 30 2.3 Cơ cấu kinh phí từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ 31 2.4 Kinh phí từ sự nghiệp khoa học cho khoa học và công nghệ từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương 34
  • 8. 8 MỞ ĐẦU Với Việt Nam, năm 2020 đang đến gần. Đây cũng là đích đến cho những nỗ lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 7 đến 8% năm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khi điểm xuất phát thấp, thì việc đưa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lực lượng lao động phổ thông… chỉ là những yếu tố ban đầu, khơi dòng cho sự phát triển. Nhưng để bước đi vững chắc, lâu dài thì không thể dựa vào tư duy phát triển kinh tế khai thác tiềm năng sẵn có, lương nhân công thấp, chạy theo nền kinh tế dự án… Chính vì vậy khoa học và công nghệ trở thành chính sách cốt lõi trong phát triển kinh tế tri thức. Nhận thức về vị trí vai trò của khoa học và công nghệ khoa học và công nghệ đúng đắn sẽ tác động đến việc đầu tư ngân sách, đến bỏ đồng vốn cho khoa học và công nghệ. Chính đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển kinh tế theo chiều sâu, chất lượng, hiệu quả, là đầu tư của xã hội. Ngân sách đầu tư cho khoa học và công nghệ không chỉ để chi tiêu cho hoạt động quản lý của bộ máy hành chính mà phần chính là cho ra đời các thành tựu, kết quả, các sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Như vậy việc quản lý ngân sách, sử dụng ngân sách cho khoa học và công nghệ phải thay đổi, hướng tới đội ngũ trực tiếp làm khoa học và công nghệ, tới sản phẩm, kết quả nghiện cứu ứng dụng phục vụ đời sống, sản xuất và các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cụ thể đặt ra. 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên nguyên tắc, tổng ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam lâu nay được cân đối theo ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu để Nhà nước thực hiện chính sách đầu tư cho khoa học và công nghệ, trong đó có việc triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu, các dự án sản xuất thử nghiệm và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác (các hoạt động thông tin, tiêu chuẩn đo lường
  • 9. 9 chất lượng, hợp tác quốc tế, đào tạo…) phục vụ cho phát triển khoa học và công nghệ của Bộ ngành và địa phương. Theo đánh giá từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ đã dần được tăng lên trong những năm gần đây song vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tế, trong đó, phần lớn là từ nguồn ngân sách nhà nước. Mặc dù vậy, nguồn vốn đầu tư này cũng mới chỉ đủ đáp ứng cho 30 - 50% nhu cầu phát triển khoa học và công nghệ. Xung quanh vấn đề "cởi trói" cho cơ chế đầu tư khoa học và công nghệ vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Hiện nay chúng ta đang định hướng đến việc đổi mới làm sao để cho các nhà khoa học có đóng góp, cống hiến được hưởng đãi ngộ xứng đáng về lương, thu nhập và điều kiện đi kèm môi trường nghiên cứu, kể cả ưu đãi chính sách về nhà ở. Quan điểm của Nhà nước là làm sao tiền đầu tư cho khoa học và công nghệ đến được với các nhà nghiên cứu khoa học có năng lực, trình độ nhất trong các ngành, lĩnh vực... Việc giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư từ vốn ngân sách là trách nhiệm của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo sự lành mạnh của nền tài chính quốc gia. Hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước đầu tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đang là vấn đề cần được xã hội quan tâm. Từ những phân tích trên đây cho thấy việc nghiên cứu đề tài liên quan đến đầu tư vốn nhà nước cho khoa học và công nghệ là rất cần thiết. Đây cũng chính là lý do để em lựa chọn đề tài nghiên cứu là "Pháp luật về đầu tư bằng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở Việt Nam". 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đầu tư từ ngân sách nhà nước nói chung và đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ nói riêng là một vấn đề rất được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế. Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
  • 10. 10 - Bài viết: "Đổi mới cơ chế quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ", TS. Đinh Thị Nga, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, số 14/2013; - Bài viết: "Vấn đề đầu tư và vốn cho khoa học và công nghệ ở nước ta", tác giả Nguyễn Mậu Trung, đăng trên trang thông tin điện tử Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; - "Tăng cường quản lý nguồn ngân sách nhà nước cấp tỉnh cho hoạt động khoa học và công nghệ ở tỉnh Vĩnh Phúc", Nguyễn Thị Thùy Linh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Thái Nguyên, năm 2014. Đây là nguồn tài liệu tham khảo phong phú để tác giả kế thừa và phát triển khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể nhận thấy ngoài các công trình tiêu biểu kể trên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu chuyên sâu về đề tài pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ. Vì vậy, việc tác giả nghiên cứu vấn đề này trong bối cảnh hiện nay sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về mặt lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ các vấn đề sau: - Những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và pháp luật về đầu tư vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; - Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về đầu tư bằng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ;
  • 11. 11 - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. 4. Phương pháp nghiên cứu luận văn Trên cơ sở, nền tảng phương pháp luận cơ bản là phép duy vật biện chứng, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu có tính phổ quát trong khoa học xã hội như: - Phương pháp phân tích tổng hợp; - Phương pháp quy nạp và diễn dịch; - Phương pháp so sánh, đối chiếu; - Phương pháp thống kê, khảo sát… 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các văn bản pháp luật quy định về vấn sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm Luật Ngân sách nhà nước cùng các các văn bản hướng dẫn thi hành, một số luật và pháp lệnh có liên quan. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực trạng và hiệu quả hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trên cơ sở đó, kết hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và pháp luật về đầu tư vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Chương 2: Thực trạng pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và thực tiễn thực hiện. Chương 3: Những hạn chế của pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ và một số kiến nghị.
  • 12. 12 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 1.1.1. Nguyên tắc và phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ 1.1.1.1. Nguyên tắc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Về lý thuyết, việc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ được coi là một trong những khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, việc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cũng phải tuân thủ các nguyên tắc chung dành cho các khoản chi thường xuyên do pháp luật quy định. Cụ thể là: Thứ nhất, nguồn vốn sử dụng để đầu tư cho khoa học và công nghệ chủ yếu từ các khoản thu về thuế, lệ phí, phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (trừ khoản thu về vay nợ sẽ được dùng để chi đầu tư phát triển). Việc tuân thủ nguyên tắc này cho phép các cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn thu, chủ động bố trí kinh phí để cấp kịp thời cho các đơn vị dự toán ngân sách thuộc đối tượng được hưởng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ. Thứ hai, việc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ phải dựa trên dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được ghi trong Mục lục ngân sách hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • 13. 13 Thứ ba, việc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục cấp kinh phí và sử dụng kinh phí do pháp luật quy định. Nguyên tắc này đảm bảo sự kiểm soát hiệu quả hơn từ phía Nhà nước đối với hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nói chung và đầu tư bằng vốn ngân sách cho khoa học và công nghệ nói riêng. Thứ tư, việc cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước phải kịp thời, phù hợp với tiến độ đặt hàng và phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thứ năm, kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cấp thông qua quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi của cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Kho bạc Nhà nước. Thứ sáu, việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo ủy nhiệm chi của cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và quyết toán khi kết thúc hợp đồng, không phụ thuộc vào năm tài chính. 1.1.1.2. Phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Đầu tư là một hoạt động mang tính kinh tế, là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọi lĩnh vực. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, khi cơ sở vật chất hạ tầng còn thiếu thốn, chưa đảm bảo, nhu cầu vốn sản xuất rất lớn của các ngành thì đầu tư là điều kiện bắt buộc phải có trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt đầu tư càng cần thiết hơn trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Đầu tư bao gồm rất nhiều hình thức như đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài. Hoạt động đầu tư trong nước lại bao gồm: đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư từ vốn tự có của các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước, doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân… Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam dựa
  • 14. 14 nhiều vào đầu tư và qua số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam đang dựa ngày càng nhiều vào đầu tư nước ngoài để chi trả cho đầu tư trong nước. Mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư, nhất là dựa trên FDI tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là khi FDI sụt giảm. Vì thế, cần nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước, bên cạnh việc khuyến khích luồng vốn đầu tư tư nhân để đảm bảo tính bền vững của tăng trưởng. Đầu tư nhà nước có vai trò quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực cần cho quốc kế dân sinh mà cơ chế thị trường ít phát huy tác dụng hoặc tư nhân không đủ sức, ít quan tâm vì rủi ro và lợi nhuận thấp. Nhưng nếu nguồn tài lực không được quản lý, sử dụng hiệu quả thì không những không đạt được mục đích mong muốn, mà ngược lại còn có thể là nguyên nhân làm đất nước lâm cảnh nợ nần. Trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước, chi về khoa học và công nghệ là một trong những khoản chi của ngân sách nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu trong thời gian từ 1991-1995 mức chi bình quân cho khoa học, công nghệ và môi trường chỉ chiếm 1 % tổng chi ngân sách nhà nước thì từ năm 2006 đến nay tỷ lệ chi khoa học và công nghệ đã tăng gần 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Có thể thấy rõ điều này qua con số thống kê tại Bảng 1.1 dưới đây: Bảng 1.1. Tình hình chi cho khoa học và công nghệ và môi trường Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Chi khoa học và công nghệ 3.191 3.580 3.827 4.390 4.963 Nguồn: Bộ Khoa học và công nghệ. Trong thời gian qua, chi cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước đã đáp ứng cho hoạt động nghiên cứu phục vụ trong nông nghiệp như nghiên cứu giống cây trồng vật nuôi, phục vụ trong công nghiệp chế biến, bảo
  • 15. 15 quản sản phẩm nông sản, hải sản… từng bước đưa khoa học và công nghệ về nông thôn, miến núi. Ngoài ra, một số chương trình mục tiêu về lĩnh vực công nghệ, môi trường đã được triển khai như chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Về phương diện lý thuyết, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ có thể được thực hiện thông qua các phương thức cơ bản sau đây: Thứ nhất, Nhà nước trực tiếp cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án khoa học và công nghệ do các bộ ngành, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc các nhà khoa học thuộc các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập thực hiện theo nhiệm vụ Nhà nước giao cho. Theo phương thức này, việc đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị làm khoa học và công nghệ sẽ được thực hiện theo hình thức chi ngân sách nhà nước, theo mục lục ngân sách nhà nước hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi nhận được kinh phí, các đơn vị làm khoa học và công nghệ có trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, đảm bảo tính hiệu quả và tuân thủ đúng các nguyên tắc, trình tự thủ tục chi ngân sách nhà nước hiện hành. Đặc thù của phương thức này là đơn vị dự toán được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ phải xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp lệ thì mới được quyết toán kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ. Thứ hai, Nhà nước áp dụng phương thức khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho các tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Phương thức khoán chi được áp dụng đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mục tiêu, nội dung, yêu cầu về sản phẩm nghiên cứu và dự toán kinh phí (khoản 1 Điều 52 Luật khoa học và công nghệ 2013). Ngoài ra, trong trường hợp nhiệm vụ khoa học và
  • 16. 16 công nghệ đã xác định được rõ tiêu chí đối với sản phẩm cuối cùng trên cơ sở thẩm định thuyết minh và dự toán kinh phí thì được áp dụng khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Thứ ba, trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể đầu tư bằng vốn ngân sách cho khoa học và công nghệ bằng phương thức mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân. Trong trường hợp này, Nhà nước sẽ ký hợp đồng mua kết quả nghiên cứu của các chủ thể là tổ chức khoa học và công nghệ và cá nhân nhà khoa học. 1.1.2. Quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là vấn đề luôn được quan tâm ở bất cứ quốc gia nào. Trên phương diện lý thuyết, vấn đề này được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây: Thứ nhất, các chủ thể tham gia quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm trước hết là các cơ quan hành pháp như Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân các cấp. Ngoài ra, chủ thể tham gia quản lý hoạt động đầu tư còn có thể bao gồm một số cơ quan nhà nước khác như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (với tư cách là những chủ thể thực hiện vai trò quyết định đầu tư và giám sát hoạt động đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ. Thứ hai, nội dung quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm các hoạt động cơ bản như: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ, trong đó có các quy định về đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình đầu tư vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và
  • 17. 17 công nghệ… Những hoạt động này được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đã đề cập ở trên. Thứ ba, về việc đánh giá tính hiệu quả của hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trên nguyên tắc, tính hiệu quả của hoạt động đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ có thể được đánh giá thông qua các tiêu chí cơ bản như: tính kinh tế của việc đầu tư vốn cho khoa học và công nghệ cao hay thấp (trên cơ sở so sánh giữa chi phí đầu tư và các lợi ích thu được từ hoạt động đầu tư vốn cho khoa học và công nghệ); mức độ khả thi của các dự án đầu tư vốn cho khoa học và công nghệ; khả năng ứng dụng của các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Thứ tư, về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đây là một trong những khía cạnh chủ yếu của hoạt động quản lý đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ, bởi lẽ nếu không có hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm thì sẽ không thể phát hiện được những hành vi vi phạm và do đó không đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đầu tư. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Giống như bất kỳ lĩnh vực pháp luật nào, pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng cần được tiếp cận từ những khía cạnh cơ bản sau đây. 1.2.1. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Về phương diện luật học, phạm vi điều chỉnh của một ngành luật hoặc của một lĩnh vực pháp luật được hiểu là các quan hệ xã hội phát sinh trong
  • 18. 18 một lĩnh vực nhất định, có cùng tính chất và đặc điểm giống nhau. Vì thế, phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng được hiểu bao gồm các quan hệ xã hội phát sinh trong việc đầu tư vốn bằng ngân sách nhà nước cho các chủ thể được nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 1.2.2. Các bộ phận cấu thành của pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Như đã phân tích ở trên, pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lập dự toán ngân sách cho khoa học và công nghệ, chấp hành dự toán ngân sách cho khoa học và công nghệ và quyết toán ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ. Các quan hệ xã hội này khi được pháp luật điều chỉnh sẽ trở thành các quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước phát sinh trong hoạt động đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ. Về lý thuyết, để điều chỉnh các quan hệ xã hội này, pháp luật phải quy định những vấn đề cơ bản sau đây: (i) Quy định về chủ thể và quyền, nghĩa vụ của các chủ thể (thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể) tham gia hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ quy định về thành phần chủ thể tham gia vào các quan hệ đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ (ví dụ: các cơ quan hành pháp, các cơ quan lập pháp, các đơn vị dự toán ngân sách trong lĩnh vực khoa học và công nghệ…); tư cách pháp lý của các chủ thể trong quan hệ đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ (thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật liên quan đến đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ). (ii) Quy định về nguyên tắc và phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nhóm quy phạm pháp
  • 19. 19 luật này có nhiệm vụ quy định về các nguyên tắc cũng như phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. (iii) Quy định về quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ quy định về nội dung quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Ba vấn đề nêu trên chính là các bộ phận cấu thành của pháp luật về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ và sẽ được phân tích, bình luận, đánh giá rõ hơn trong Chương 2 của luận văn. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nhận thức về vị trí vài trò của khoa học và công nghệ đúng đắn sẽ tác động đến việc đầu tư ngân sách, đến bỏ đồng vốn cho khoa học và công nghệ. Chính đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển kinh tế theo chiều sâu, chất lượng, hiệu quả, là đầu tư của xã hội. Ngân sách đầu tư cho khoa học và công nghệ không chỉ để chi tiêu cho hoạt động quản lý của bộ máy hành chính mà phần chính là cho ra đời các thành tựu, kết quả, các sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Như vậy việc quản lý ngân sách, sử dụng ngân sách cho khoa học và công nghệ phải thay đổi, hướng tới đội ngũ trực tiếp làm khoa học và công nghệ, tới sản phẩm, kết quả nghiện cứu ứng dụng phục vụ đời sống, sản xuất và các yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội cụ thể đặt ra. Theo Bộ trưởng, Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân: Chúng ta vẫn đang áp dụng cơ chế tài chính mang nặng tính hành chính khi đầu tư vào khoa học và công nghệ. Những quy định hiện hành về sử dụng ngân sách nhà nước khi áp dụng vào chi cho khoa học và công nghệ bị trở thành cứng nhắc, không gắn với hiệu quả nghiên cứu, và không thể hiện một tầm nhìn xa của một khoản đầu tư mang tính đi trước vì những giá trị kinh tế xã hội lâu dài… không còn thiết thực hoặc lạc hậu.
  • 20. 20 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2.1.1. Thực trạng quy định về chủ thể tham gia hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ Như đã đề cập ở trên, do hoạt động đầu tư vốn ngân sách cho lĩnh vực khoa học và công nghệ thực chất là hoạt động chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ nên chủ thể tham gia hoạt động đầu tư vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sẽ bao gồm: (i) Chủ thể tham gia cấp kinh phí cho lĩnh vực khoa học và công nghệ; và (ii) Chủ thể tiếp nhận và quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho khoa học và công nghệ. Phần tiếp theo dưới đây sẽ phân tích kỹ hơn về thực trạng quy định pháp luật liên quan đến hai loại chủ thể này (bao gồm cả các quy định về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động đầu tư vốn ngân sách cho khoa học và công nghệ). 2.1.1.1. Các quy định về chủ thể cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ Chủ thể cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Theo pháp luật hiện hành, các chủ thể này bao gồm: - Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp: Các cơ quan này tham gia hoạt động đầu tư vốn ngân sách nhà nước (thực chất là hoạt động chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ) với tư cách là chủ thể quyết
  • 21. 21 định dự toán chi ngân sách và giám sát việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ. Để thực hiện tư cách pháp lý này, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có những trách nhiệm và quyền hạn cụ thể sau đây: + Quyết định tổng số chi trong dự toán ngân sách nhà nước, bao gồm chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương, trong đó có khoản chi cho lĩnh vực khoa học và công nghệ; + Quyết định phân bổ ngân sách trung ương, bao gồm tổng số và mức chi từng lĩnh vực; dự toán chi của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực, trong đó có chi cho lĩnh vực khoa học và công nghệ; + Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, trong đó có việc giám sát dự toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ; - Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp: Các cơ quan này tham gia hoạt động chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ với tư cách là chủ thể lập dự toán chi ngân sách và tổ chức chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ. Để thực hiện tư cách pháp lý này, Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp có những trách nhiệm và quyền hạn cụ thể sau đây: + Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm; dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết, trong đó có dự toán ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ; + Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan
  • 22. 22 khác ở trung ương, trong đó có dự toán ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ; + Tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định, kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước, báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, trong đó có dự toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ; + Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách, trong đó có dự toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ; + Lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước, trong đó có nội dung quyết toán ngân sách nhà nước về lĩnh vực khoa học và công nghệ. - Các cơ quan tài chính (bao gồm Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước): Các cơ quan này tham gia vào hoạt động chi ngân sách cho lĩnh vực khoa học và công nghệ với tư cách là chủ thể cấp kinh phí và kiểm soát, quản lý việc sử dụng kinh phí trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Để thực hiện tư cách pháp lý này, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước có những trách nhiệm và quyền hạn cụ thể sau đây: + Tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được giao, trong đó có dự toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ; + Thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về chế độ quản lý tài chính - ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và sử dụng ngân sách nhà nước (trong đó có dự toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ);
  • 23. 23 + Thực hiện quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật; 2.1.1.2. Các quy định về chủ thể tiếp nhận và quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ Chủ thể tiếp nhận và quản lý, sử dụng kinh phí trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là các đơn vị khoa học và công nghệ. Trong quan hệ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ, các đơn vị khoa học và công nghệ có tư cách pháp lý là đơn vị dự toán ngân sách và phải thực hiện các quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan. Theo quy định hiện hành của Luật Khoa học và công nghệ năm 2013, các đơn vị khoa học và công nghệ (hay còn gọi là tổ chức khoa học và công nghệ) là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Xét về phương diện hình thức tổ chức, các tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập dưới các hình thức chủ yếu gồm: (i) Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định; (ii) Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học; (iii) Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định. Theo pháp luật hiện hành, các tổ chức khoa học và công nghệ là rất đa dạng và có thể được phân loại dựa vào những tiêu chí sau đây:
  • 24. 24 Nếu dựa vào tiêu chí thẩm quyền thành lập, tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm: - Tổ chức khoa học và công nghệ do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập; - Tổ chức khoa học và công nghệ do Chính phủ thành lập; - Tổ chức khoa học và công nghệ do Tòa án nhân dân tối cao thành lập; - Tổ chức khoa học và công nghệ do Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành lập; - Tổ chức khoa học và công nghệ do Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập; - Tổ chức khoa học và công nghệ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập; - Tổ chức khoa học và công nghệ ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập; - Tổ chức khoa học và công nghệ do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập; - Tổ chức khoa học và công nghệ do doanh nghiệp, tổ chức khác, cá nhân thành lập. Nếu dựa vào tiêu chí chức năng hoạt động, tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm: - Tổ chức nghiên cứu cơ bản; - Tổ chức nghiên cứu ứng dụng; - Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ. Nếu dựa vào tiêu chi hình thức sở hữu, tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm:
  • 25. 25 - Tổ chức khoa học và công nghệ công lập; - Tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập; - Tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài. Trong quá trình tiếp nhận và quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động khoa học và công nghệ - với tư cách là đơn vị dự toán ngân sách, các đơn vị khoa học và công nghệ có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây: + Tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý, thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền; + Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm; quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ quy định; + Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc; + Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật; duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới; + Đối với các đơn vị dự toán là đơn vị sự nghiệp, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 27 Luật Ngân sách nhà nước, được chủ động sử dụng nguồn thu sự nghiệp để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo quy định của Chính phủ. + Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật Ngân sách nhà nước.
  • 26. 26 Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn trên đây trong hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ còn phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ chung theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. 2.1.2. Thực trạng quy định về nguyên tắc và phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ 2.1.2.1. Thực trạng quy định về nguyên tắc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Như đã đề cập ở trên, đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ hiện nay ở Việt Nam đã được nhìn nhận như là hoạt động chi thường xuyên (điều này đã được ghi nhận tại điểm a khoản 2 Điều 31 và điểm a khoản 2 Điều 33 Luật ngân sách nhà nước 2002, theo đó chi thường xuyên của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương bao gồm nhiệm vụ chi cho khoa học và công nghệ). Chính vì vậy, việc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng sẽ phải tuân thủ các quy định về nguyên tắc chi thường xuyên. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động chi thường xuyên của ngân sách nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây: - Nguồn vốn sử dụng để đầu tư cho khoa học và công nghệ chủ yếu từ các khoản thu về thuế, lệ phí, phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (trừ khoản thu về vay nợ sẽ được dùng để chi đầu tư phát triển) {Khoản 1 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước 2002 quy định: "Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển" [28]. Điều này có nghĩa là các khoản chi thường xuyên, trong đó có khoản chi cho khoa học và công nghệ chỉ có thể được tài trợ từ các khoản thu thuế, lệ phí, phí và các khoản thu khác (trừ khoản thu về vay nợ trong nước và nước ngoài)}. Nguyên tắc này là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền chủ động tìm kiếm nguồn thu, chủ động bố
  • 27. 27 trí kinh phí để cấp kịp thời cho các đơn vị dự toán ngân sách thuộc đối tượng được hưởng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, góp phần nâng cao tính hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ. - Hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nói chung và đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ nói riêng phải dựa trên dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được ghi trong Mục lục ngân sách hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nguyên tắc này được dự liệu tại khoản 2 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2002 và được quy định cụ thể hơn trong các văn bản hướng dẫn thi hành đạo luật này (Khoản 2 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2002 quy định một trong những điều kiện chi ngân sách nhà nước là khoản chi phải được ghi nhận trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định và phân bổ cho các đơn vị dự toán ngân sách). Trên thực tế, nguyên tắc này luôn được xem là một trong những điều kiện chi ngân sách nhà nước và được Kho bạc nhà nước kiểm soát việc tuân thủ trong quá trình chi ngân sách nhà nước. - Hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục cấp kinh phí và sử dụng kinh phí do pháp luật quy định (Khoản 2 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2002 cũng quy định việc chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. Ngoài ra, khoản 2 Điều 53 Luật Ngân sách nhà nước 2002 cũng quy định mọi tổ chức, cá nhân phải sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả). Nguyên tắc này đảm bảo sự kiểm soát hiệu quả hơn từ phía Nhà nước đối với hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nói chung và đầu tư bằng vốn ngân sách cho khoa học và công nghệ nói riêng.
  • 28. 28 Thứ tư, việc cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước phải kịp thời, phù hợp với tiến độ đặt hàng và phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thứ năm, kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cấp thông qua quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi của cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Kho bạc Nhà nước. Thứ sáu, việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo ủy nhiệm chi của cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và quyết toán khi kết thúc hợp đồng, không phụ thuộc vào năm tài chính. 2.1.2.2. Thực trạng quy định về phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Như đã đề cập trong chương trước, việc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ có thể được thực hiện thông qua những phương thức nhất định. Theo pháp luật hiện hành, các phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ bao gồm: - Phương thức đầu tư trực tiếp bằng cơ chế cấp kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước: Với phương thức này, Nhà nước trực tiếp cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án khoa học và công nghệ do các bộ ngành, ủy ban nhân dân các cấp hoặc các nhà khoa học thuộc các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập thực hiện theo nhiệm vụ Nhà nước giao cho. Theo phương thức này, việc đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị làm khoa học và công nghệ sẽ được thực hiện theo hình thức chi ngân sách nhà nước, theo mục lục ngân sách nhà nước hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi nhận được kinh phí, các đơn vị làm khoa học và công nghệ có trách nhiệm
  • 29. 29 quản lý và sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, đảm bảo tính hiệu quả và tuân thủ đúng các nguyên tắc, trình tự thủ tục chi ngân sách nhà nước hiện hành. Đặc thù của phương thức này là đơn vị dự toán được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ phải xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp lệ thì mới được quyết toán kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ. - Phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ theo cơ chế khoán chi: Với phương thức này, Nhà nước thực hiện việc khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho các tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Phương thức khoán chi được áp dụng đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mục tiêu, nội dung, yêu cầu về sản phẩm nghiên cứu và dự toán kinh phí. Ngoài ra, trong trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã xác định được rõ tiêu chí đối với sản phẩm cuối cùng trên cơ sở thẩm định thuyết minh và dự toán kinh phí thì được áp dụng khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. - Phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách cho khoa học và công nghệ thông qua cơ chế mua kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Với phương thức này, khi xét thấy cần thiết, Nhà nước có thể thực hiện đầu tư bằng vốn ngân sách cho khoa học và công nghệ theo cơ chế mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên cơ sở thỏa thuận với tổ chức, cá nhân. Trong trường hợp này, Nhà nước sẽ ký hợp đồng mua kết quả nghiên cứu của các chủ thể là tổ chức khoa học và công nghệ và cá nhân nhà khoa học. Theo quy định hiện hành, việc cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước phải kịp thời, phù hợp với tiến
  • 30. 30 độ đặt hàng và phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cấp thông qua quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi của cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Kho bạc Nhà nước. Việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo ủy nhiệm chi của cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và quyết toán khi kết thúc hợp đồng, không phụ thuộc vào năm tài chính. 2.1.3. Thực trạng quy định về quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ Trong nhiều năm qua, để thực hiện việc đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho hiệu quả hơn, nhà nước đã ban hành một số quy định, trong đó có các quy định về quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Thực tiễn cho thấy việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề này được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây: - Pháp luật quy định rõ thành phần chủ thể tham gia quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ, đồng thời quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể này trong hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ. Chẳng hạn, pháp luật hiện hành đã quy định các chủ thể tham gia quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm trước hết và chủ yếu là các cơ quan hành pháp như Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ kế hoạch và đầu tư, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân các cấp. Ngoài ra, chủ thể tham gia quản lý hoạt động đầu tư còn có thể bao gồm một số cơ quan nhà nước khác như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (với tư cách là những chủ thể
  • 31. 31 thực hiện vai trò quyết định đầu tư và giám sát hoạt động đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ. - Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. - Bộ Khoa học và Công nghệ: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ để trình Chính phủ; tổng hợp và cung cấp thông tin về các định hướng, xu thế phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới và của Việt Nam cho các Bộ, ngành và địa phương; cân đối và phân bổ phần ngân sách nhà nước dành cho hoạt động khoa học và công nghệ; quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; tổ chức đánh giá tiềm lực, trình độ khoa học và công nghệ của đất nước; thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động khoa học và công nghệ. - Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ, các trường đại học, bảo đảm hoạt động có hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu và định hướng nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ trong từng giai đoạn. Xây dựng các trung tâm nghiên cứu hiện đại, làm hạt nhân cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ ở các lĩnh vực được ưu tiên. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học và công nghệ. - Thực hiện triệt để cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập về nhân lực, kinh phí hoạt động dựa trên kết quả và hiệu quả hoạt động. Tăng cường liên kết giữa tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng
  • 32. 32 dụng, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực. Thí điểm thực hiện cơ chế hợp tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Giao quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đồng thời có cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả. Tạo điều kiện để các tổ chức khoa học và công nghệ được vay vốn từ các quỹ dành cho khoa học và công nghệ hoặc các tổ chức tín dụng. - Pháp luật quy định rõ nội dung quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Theo đó, việc quản lý hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ bao gồm các hoạt động cơ bản như: (i) ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ, trong đó có các quy định về đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ; (ii) thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình đầu tư vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ… Trong quá trình quản lý hoạt động đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ, nhà nước phải tiến hành đánh giá tính hiệu quả của hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Theo đó, tính hiệu quả của hoạt động đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ có thể được đánh giá thông qua các tiêu chí cơ bản như: tính kinh tế của việc đầu tư vốn cho khoa học và công nghệ cao hay thấp (trên cơ sở so sánh giữa chi phí đầu tư và các lợi ích thu được từ hoạt động đầu tư vốn cho khoa học và công nghệ); mức độ khả thi của các dự án đầu tư vốn cho khoa học và công nghệ; khả năng ứng dụng của các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Ngoài ra, nhà nước cần đặc biệt chú ý đến công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đây là một trong những
  • 33. 33 khía cạnh chủ yếu của hoạt động quản lý đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ, bởi lẽ nếu không có hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm thì sẽ không thể phát hiện được những hành vi vi phạm và do đó không đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đầu tư. 2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2.2.1. Đánh giá khái quát về hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ Yếu tố con người với ý thức tổ chức kỷ luật, sáng tạo, cần cù và phát triển khoa học và công nghệ phục vụ cuộc sống chính là điểm cơ bản dẫn dắt các nước nghèo tài nguyên, đông dân, bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh bứt phá thành các nước có nền kinh tế phát triển. Ở đó, người dân có mức sống cao, được thụ hưởng các thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại. Hàn Quốc là một quốc gia vượt lên sau chiến tranh. Yếu tố con người và khoa học và công nghệ được đặt đúng vị trí trong chiến lược phát triển. Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ XX, Hàn Quốc đã quan tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển đất nước. Đầu tư cho đội ngũ khoa học, cơ sở khoa học ban đầu là rất lớn so với khả năng kinh tế nhất là sau chiến tranh và không tránh khỏi sự phản đối và ý kiến trái chiều của dư luận xã hội. Sự ra đời của Viện KIST, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, các chính sách mạnh bạo đã thu hút và sử dụng nhân tài khắp thế giới. Khoa học và công nghệ trở thành chính sách cốt lõi trong phát triển kinh tế tri thức. Mỗi phát minh, sáng chế đều mang lại giá trị kinh tế, xã hội. Hàm lượng tri thức trong một sản phẩm tiêu dùng xã hội bảo đảm cho sự phát triển bền vững của kinh tế. Từ hàng mỹ phẩm, điện tử, ô tô, vật liệu mới, công nghệ sinh học, gen… là những bước tiến của khoa học và công nghệ vào cuộc sống và mang lại những lợi nhuận khổng lồ. Bán mà không mất, mua chỉ được quyền sử dụng… Trong khi để có được sản phẩm tiêu dùng, các nước
  • 34. 34 nghèo như chúng ta phải bán đứt khoáng sản, sức lao động giản đơn, đất đai và thậm chí là quyền tự chủ, sáng tạo… Khi người làm khoa học và công nghệ, người chủ đề tài của nhà nước hay doanh nghiệp được cung cấp nguồn lực từ ngân sách và tự quyết định dùng đồng tiền đó để làm ra sản phẩm theo yêu cầu. Khi đó đồng tiền mới thực sự phục vụ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, phục vụ cuộc sống. Có cần thiết không hội đồng thẩm định, nghiệm thu đề tài cấp này, cấp khác trong khi ý nghĩa thực tiễn của đề tài vẫn là vấn đề bỏ ngỏ ? Một đề tài hay chương trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn, giá trị kinh tế xã hội ắt được xã hội tôn trọng, tiếp nhận và sẵn sàng mua lại để đưa vào cuộc sống. Thành tựu đó có đời sống thực tiễn sinh động, hiển hiện không nằm trong ngăn kéo, tủ sách kê cao. Và như vậy đồng tiền cho nghiên cứu khoa học và công nghệ không hề uổng phí. Uy tín của các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, của các chuyên gia, nhà khoa học là ở đây. Ở đời sống của kết quả nghiên cứu áp dụng. Nếu dòng tiền chảy vào khoa học và công nghệ đều mang lại lợi ích thiết thực như vậy thì quả thực đầu tư cho khoa học và công nghệ cũng chính là đầu tư cho con người, cho phát triển về chất. Có thể thấy bộ phận cốt lõi của doanh nghiệp làm ra sản phẩm mới, ưu thế vượt trội, chiếm lĩnh thị trường chính là bộ phận nghiên cứu đổi mới công nghệ. Cách tổ chức có thể trực tiếp, có thể đặt hàng các chuyên gia, nhà khoa học, các viên nghiên cứu, trường đại học hay các trung tâm chuyên ngành. Đối với các quốc gia phát triển cũng vậy, chính sách thu hút nhân tài, ưu đãi, sử dụng nhân tài, ưu tiên các điều kiện về cơ sở vật chất ngân sách cho khoa học và công nghệ luôn được đạt lên hàng đầu. Có coi trọng, nâng niu, tạo điều kiện và đòi hỏi thực tế thì mới nhận được "quả ngọt" từ khoa học và công nghệ, mới tạo ra đội ngũ lao động mới, có trình độ, có kỷ luật, có đam mê và tự hào dân tộc. Nếu chỉ dựa vào những ưu đãi của thiên nhiên thì tài nguyên cạn kiệt, dựa vào lực lượng lao động phổ
  • 35. 35 thông, trình độ thấp thì chỉ gia công, làm thuê… không tránh khỏi con đường của nền kinh tế thấp kém, lệ thuộc, của cái bẫy thu nhập trung bình. Ngân sách từ các nguồn thuế của người dân, của doanh nghiệp đóng góp và các nguồn khác như khai thác khoáng sản, vay nợ… Vì vậy, ngân sách nhà nước được phân cho các ngành, các địa phương, các lĩnh vực theo tỷ lệ và do Quốc hội quyết định. Ngân sách dành cho khoa học và công nghệ của nước ta đã được nâng lên nhưng chưa tương xứng với tầm vóc và yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa. Các quốc gia phát triển giành ưu thế ngân sách dành cho khoa học và công nghệ. Ở Hàn Quốc, tổng đầu tư cho khoa học và công nghệ là khoảng 46,5 tỷ USD, trong đó nhà nước đầu tư 13,2 tỷ USD (chiếm 28,3%). Phần kinh phí còn lại thuộc về các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp. Các công ty như Sansung, LG, Huyndai, Posco… cũng dành nhiều tiền cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ áp dụng cho từng sản phẩm. Còn ở Việt Nam, theo Bộ trưởng, Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân thì: Tỷ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước tính trên GDP của Việt Nam là 0,5%, không thấp so với thế giới. Nhưng mức đầu tư của xã hội và doanh nghiệp ngoài nhà nước cho khoa học và công nghệ còn rất thấp, khoảng 0,3-0,4% GDP. Như vậy, tổng đầu tư của Việt Nam cho khoa học và công nghệ hằng năm vẫn dưới 1% GDP. Trong khi đó, mức đầu tư của Trung Quốc năm 2010 là 2,2% GDP, của Hàn Quốc là 4,5% GDP. Nếu tới năm 2020, tổng mức đầu tư cho khoa học và công nghệ của Việt Nam không đạt 2% GDP, thì rất khó để chúng ta thành công trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, hoạt động khoa học và công nghệ chủ yếu được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nhà nước duy trì mức đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ (chưa tính kinh phí sự nghiệp môi trường và an ninh, quốc phòng) với tỷ lệ khoảng 1,46 - 1,85% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm (có thể xem thêm bảng 2.1 và hình 2.1).
  • 36. 36 Theo số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2012 ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ đạt 13.168 tỷ VNĐ, tăng 14,51% so với năm trước. Mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ năm 2013 ước đạt 14.144 tỷ VNĐ (tăng 7,41% so với năm 2012). Bảng 2.1: Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ (chưa tính kinh phí sự nghiệp môi trường và an ninh, quốc phòng và bổ sung lương mới của năm 2012) Năm Tổng chi ngân sách nhà nước (tỷ đồng) Tổng chi cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước (tỷ đồng) Tỷ lệ chi khoa học và công nghệ so với tổng chi ngân sách nhà nước (%) Tốc độ tăng trưởng kinh phí cho khoa học và công nghệ (%) 2006 292.700 5.429 1,85 2007 348.000 6.310 1,81 16,22 2008 390.000 6.585 1,69 4,36 2009 486.000 7.867 1,62 19,46 2010 575.000 9.178 1,60 16,66 2011 725.600 11.499 1,58 25,28 2012* 903.100 13.168 1,46 14,51 2013* 978.000 14.144 1,44 7,41 Ghi chú: * Số liệu dự toán từ Bộ Tài chính. Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ. Hình 2.1: Ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ theo năm Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • 37. 37 Kinh phí dành cho khoa học và công nghệ được phân bố cho khu vực Trung ương và địa phương theo tỷ lệ từ 63%: 37% đến 67%: 33%. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo năm (có thể xem thêm bảng 2.2 và hình 2.2). Bảng 2.2: Kinh phí dành cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước theo khu vực Năm Tổng chi cho khoa học và công nghệ (tỷ đồng) Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2006 5.429 3.656 67 1.773 33 2007 6.310 4.230 67 2.080 33 2008 6.585 4.138 63 2.447 37 2009 7.867 5.172 66 2.695 34 2010 9.178 5.789 63 3.389 37 2011 11.499 7.224 63 4.275 37 2012 13.168 8.428 64 4.740 36 2013 14.144 8.924 63 5.220 37 Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ. Hình 2.2: Chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ của trung ương và địa phương Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • 38. 38 Năm 2012, kinh phí dành cho khoa học và công nghệ từ ngân sách Trung ương đạt 8,428 tỷ (chiếm 64%) trong khi từ ngân sách địa phương là 4,740 tỷ (chiếm 36%). Tỷ lệ giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương thời gian qua thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngân sách địa phương (từ tỷ lệ Trung ương: địa phương 67: 33 năm 2006, đến năm 2013 tỷ lệ này là 67: 37) (có thể xem thêm bảng 2.2 và hình 2.2). Bảng 2.3: Cơ cấu kinh phí cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước Năm Tổng chi cho khoa học và công nghệ (tỷ đồng) Đầu tư phát triển * Sự nghiệp khoa học Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2006 5.429 2.272 42 3.157 58 2007 6.310 2.730 43 3.580 57 2008 6.585 2.758 42 3.827 58 2009 7.867 3.477 44 4.390 56 2010 9.178 4.088 45 5.090 55 2011 11.499 5.069 44 6.430 56 2012 13.168 6.008 46 7.160 54 2013 14.144 6.136 43,4 8.008 56,6 Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ. * Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hình 2.3: Cơ cấu kinh phí từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • 39. 39 Cơ cấu chi từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ gồm hai mục chính: Chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp khoa học. Trong giai đoạn 2006-2012, tỷ trọng kinh phí đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ có xu hướng tăng, từ 42% năm 2006 lên 46% năm 2012, trong khi chi sự nghiệp khoa học có xu hướng giảm (có thể xem thêm bảng 2.3 và hình 2.3). Trong năm 2012, chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ đạt 6.008 tỷ và sự nghiệp khoa học đạt 7.160 tỷ VNĐ. Về kinh phí đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2006-2013, vốn đầu tư phát triển không chỉ tăng dần về giá trị tuyệt đối, mà tỷ trọng đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ luôn tăng từ 42% năm 2006 lên 46% năm 2012, tuy nhiên năm 2013, tỷ lệ này là 43,4% (xem Bảng C). Ngoài ra, vốn đầu tư phát triển được phân bố theo khu vực Trung ương và địa phương cũng được thay đổi theo năm từ 55%: 45% năm 2006 xuống 46,2%: 53,8% năm 2013 (có thể xem bảng 2.4 và hình 2.3). Bảng 2.4: Tỷ lệ cơ cấu chi đầu tư phát triển khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước theo trung ương và địa phương Năm Vốn đầu tư phát triển Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2006 2.272 1.252 55 1.020 45 2007 2.730 1.530 56 1.200 44 2008 2.758 1.268 46 1.490 54 2009 3.477 1.862 53,5 1.615 46,5 2010 4.088 1.939 47,4 2.149 52,6 2011 5.069 2.354 46,4 2.715 53,6 2012 6.008 3.018 50,2 2.990 49,8 2013 6.136 2.836 46,2 3.300 53,8 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • 40. 40 Trong những năm qua, chi đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước được tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây: (i) Đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ ở Trung ương gồm: đầu tư phát triển cho các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đầu tư phát triển các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, các phòng thí nghiệm chuyên ngành; các khu công nghệ cao. (ii) Đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ ở địa phương: Nguồn đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ ở địa phương được dành cho các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, trong thực tế có một số địa phương đã dùng sai mục đích, dành nguồn kinh phí khoa học và công nghệ này đầu tư làm đường, xây bệnh viện, chi cho hoạt động công nghệ thông tin thuần túy… Về kinh phí sự nghiệp khoa học. Kinh phí sự nghiệp khoa học được đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của các Bộ, ngành, địa phương và cho triển khai các nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia. Kinh phí sự nghiệp khoa học được phân bố cho hai khu vực: sự nghiệp khoa học ở Trung ương; sự nghiệp khoa học ở địa phương. Năm 2013, nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học Trung ương đạt 6.088 tỷ VNĐ (chiếm 76%) còn kinh phí sự nghiệp khoa học từ ngân sách địa phương đạt 1.920 tỷ VNĐ (chiếm 24%). Nhìn chung, trong giai đoạn 2006-2013, mức chi cho sự nghiệp khoa học ở cả hai khu vực đều tăng và tỷ trọng kinh phí sự nghiệp khoa học khu vực Trung ương và địa phương duy trì tỷ lệ 76:24 (có thể xem thêm bảng 2.5 và hình 2.4).
  • 41. 41 Bảng 2.5: Tỷ trọng đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ ở trung ương và địa phương trong tổng kinh phí sự nghiệp khoa học Năm Tổng kinh phí sự nghiệp khoa học (tỷ đồng) Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2006 3.157 2.404 76 753 24 2007 3.580 2.700 75 880 24 2008 3.827 2.870 75 957 25 2009 4.390 3.310 76 1.080 25 2010 5.090 3.805 76 1.240 24 2011 6.430 4.870 76 1.560 24 2012 7.160 5.410 76 1.750 24 2013 8.008 6.008 76 1.920 24 Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ. Trên thực tế, kinh phí sự nghiệp khoa học từ nguồn ngân sách Trung ương được chi cho các nội dung sau: - Chi cho các hoạt động và nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ (bao gồm cả chi lương và hoạt động khoa học và công nghệ cấp Bộ; - Chi cho thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước; - Kinh phí cấp cho Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Hình 2.4: Kinh phí từ sự nghiệp khoa học cho khoa học và công nghệ từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • 42. 42 Năm 2013, trong số 6.088 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp khoa học, 3.749 tỷ đồng được cấp cho các hoạt động và nhiệm vụ cấp bộ (chiếm 61,6%), các nhiệm vụ cấp nhà nước được cấp 2.339 tỷ đồng (chiếm 38,4%) (có thể xem thêm bảng 2.6). Bảng 2.6: Nội dung chi kinh phí sự nghiệp khoa học Trung ương (Kinh phí: tỷ đồng) TT Nội dung chi 2010 2011 2012 2013 Kinh phí (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Kinh phí (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Kinh phí (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Kinh phí (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng kinh phí Trong đó: 3.850,00 100 4.870,00 100 5.410,00 100 6.088 100 I Nhiệm vụ cấp Bộ 2.468,63 64 2.767,02 57 3.373,24 62 3.748,88 61,65 II Nhiệm vụ cấp Nhà nước 1.481,37 trong đó có 100 tỷ bổ sung cho Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia 36 1.702,98 trong đó có 150 tỷ bổ sung cho Quỹ 43 2.036,76 trong đó có 250 tỷ bổ sung cho Quỹ 38 2.339,12 trong đó có 200 tỷ bổ sung cho Quỹ 38,4 III Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ. Về nội dung chi cho các nhiệm vụ cấp Bộ, có thể xem thêm số liệu thống kê trong Bảng 2.7 dưới đây: Bảng 2.7: Cơ cấu chi của nhiệm vụ cấp bộ TT Nội dung chi 2010 2011 2012 2013 Kinh phí (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Kinh phí (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Kinh phí (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Kinh phí (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) I Nhiệm vụ cấp Bộ 2.468,6 2.767,0 3.373,2 3.748,881 1 Hoạt động khoa học và công nghệ cấp Bộ 2.265,6 91,7 2.611,8 94,4 3.185,2 94,4 3.743,881 92,6 2 Chi bổ sung tiền lương 53,0 2,2 38,2 1,4 56,0 1,7 275 7,4 3 Chi bằng viện trợ, vay của nước ngoài 150,0 6,1 117,0 4,2 132,0 3,9 Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • 43. 43 Tóm lại, nhìn chung, trong giai đoạn 2008-2013, kinh phí dành cho nhiệm vụ cấp bộ tăng lên hàng năm. Các bộ, ngành đã tập trung đầu tư kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ có trọng tâm, trọng điểm và có các biện pháp quản lý hiệu quả hơn đối với nguồn vốn đầu tư. 2.2.2. Đánh giá hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ thông qua Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) được thành lập theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/2/2003 của Chính phủ về việc hướng dẫn Điều 39 của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000. Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân đề xuất. Hiện nay, các chương trình tài trợ của NAFOSTED gồm: - Chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản (trong khoa học tự nhiên và trong khoa học xã hội); - Chương trình hỗ trợ nghiên cứu khoa học; - Chương trình hợp tác quốc tế; - Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp; - Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất mới phát sinh; - Chương trình vay vốn. Ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý về hoạt động và tài chính theo cơ chế mới, hướng tới các chuẩn mực quốc tế về chất lượng nghiên cứu và quản lý. Cơ chế tài chính của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia được đổi mới theo hướng tập trung vào chất lượng kết quả nghiên cứu, đơn giản
  • 44. 44 hóa thủ tục, linh hoạt trong việc cấp tài chính đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, phù hợp với đặc thù của công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ. Qua thực tiễn hoạt động, cơ chế tài chính của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã được tổng kết, đánh giá và đưa vào Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 để mở rộng áp dụng đối với việc tổ chức thực hiện và quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (tại Khoản 2, Điều 53 của Luật). Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia được quy định tại Điều 60 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, trong đó khoản 3 điều này giao cho Chính phủ thẩm quyền quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Nghị định số 23/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia bao gồm 4 chương, 18 điều. Trên thực tế, Nghị định này có một số điểm mới so với Nghị định số 122/2003/NĐ-CP như sau: Thứ nhất, Nghị định này có bổ sung một số chức năng mới của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, bao gồm bảo lãnh vốn vay; cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia; hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ. Các nhiệm vụ cũng được mở rộng đối với các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng; nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng. Thứ hai, Nghị định này kế thừa Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia; bộ máy quản lý và điều hành Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia; nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chí và chế độ đối với Hội đồng quản lý Quỹ; cơ quan điều hành Quỹ; ban kiểm soát Quỹ; hội đồng khoa học và công nghệ được làm rõ hơn, nhằm đảm bảo cho Quỹ Phát triển Khoa học và Công
  • 45. 45 nghệ Quốc gia làm việc có hiệu quả để nâng cao chất lượng nghiên cứu và quản lý các hoạt động của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia theo chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã bổ sung quy định mới về phạm vi hoạt động của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia như: tài trợ cho nghiên cứu ứng dụng, nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng; hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ; bảo lãnh vốn vay. Thứ ba, ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp thông qua Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý. Việc cấp kinh phí cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia là nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, được giải ngân kịp thời để đảm bảo tiến độ và phù hợp với tính đặc thù của công tác nghiên cứu khoa học. Trong năm 2013, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tiếp tục triển khai các chương trình tài trợ, hỗ trợ và thực hiện đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tài trợ giai đoạn 2010-2020. Trong năm, hoạt động tài trợ nghiên cứu cơ bản vẫn tiếp tục thu hút số lượng hồ sơ đăng ký với xu thế tăng so với các năm trước, bao gồm 382 hồ sơ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, 151 hồ sơ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Về hợp tác song phương, sau thành công của giai đoạn I (2009 - 2012), hai Quỹ NAFOSTED và Flanders (Bỉ) đã tiến hành ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn II (2012 - 2016). Bên cạnh đó, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, bao gồm hỗ trợ tín dụng với chương trình cho vay vốn để hỗ trợ các đơn vị thực hiện
  • 46. 46 các dự án khoa học và công nghệ, quản lý Quỹ bảo lãnh vốn vay cho các dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ; hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện đề tài NC&PT theo chương trình khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ theo Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ. Sau hơn 5 năm hoạt động cho thấy các cơ chế quản lý của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã có những tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, xây dựng đội ngũ các nhà khoa học đạt trình độ quốc tế, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu, góp phần thu hút đội ngũ cán bộ khoa học trẻ tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài trở về làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước. Với những đóng góp và thành tựu đạt được nêu trên, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã nhận được đánh giá tích cực từ các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ cũng như sự hưởng ứng của các nhà khoa học có uy tín và các tổ chức khoa học và công nghệ. Kết quả cho thấy các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ có kết quả thực hiện tốt, tiếp cận với chuẩn mực quốc tế. Số lượng công bố quốc tế ISI trong những năm qua tăng đều, mỗi năm tăng trên 30%, đến năm 2013 sơ bộ đạt trên 1.000 bài báo. Thống kê cũng cho thấy số lượng hồ sơ đăng ký gia tăng một cách bền vững, chất lượng các hồ sơ cũng đồng đều hơn. Số lượng các nhà khoa học trẻ làm chủ nhiệm đề tài do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ cũng tăng nhanh chóng, chiếm tới trên 60% ở độ tuổi dưới 40 (so với khoảng 5% năm 2009). Quỹ cũng thực hiện minh bạch hóa hoạt động tài trợ thông qua công bố thông tin (về chương trình tài trợ, danh mục hồ sơ được tài trợ và kết quả đánh giá kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ) và tuyên truyền về các hoạt động tài trợ.
  • 47. 47 2.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2.3.1. Hạn chế của các quy định liên quan đến huy động các nguồn lực tài chính cho khoa học và công nghệ Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế cũng như kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới cho thấy, khoa học và công nghệ là yếu tố then chốt, quyết định mức thu nhập bình quân/đầu người của mỗi quốc gia. Để đạt được mức thu nhập bình quân/đầu người cao như hiện nay, các nước phát triển trong một thời gian dài đã liên tục dành một nguồn lực đáng kể để đầu tư cho khoa học và công nghệ. Các nguồn lực này được huy động theo nhiều cách thức khác nhau và từ các thành phần kinh tế khác nhau, bởi trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều các đối tượng khác nhau được hưởng lợi từ những thành quả mà khoa học và công nghệ đem lại và do đó họ sẵn sàng đầu tư cho khoa học và công nghệ. Áp dụng kinh nghiệm của các nước đi trước, trong những năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tạo nên những khuyến khích cần thiết, để các đối tượng khác nhau tham gia tài trợ cho các hoạt động khoa học và công nghệ. Nói cách khác Việt Nam đã có một chủ trương đúng đắn là thực hiện đa dạng hóa các nguồn tài trợ cho khoa học và công nghệ. Các chính sách cụ thể như sau: - Năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về các chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ. Theo Nghị định này, các doanh nghiệp, khi thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ sẽ được hưởng những ưu đãi nhất định về thuế, tín dụng, quyền sử dụng đất... Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ kinh phí ở mức không quá 30% tổng kinh phí đối với các đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề Nhà nước ưu
  • 48. 48 tiên do doanh nghiệp chủ trì hoặc kết hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ khác. - Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia nhằm thu hút các nguồn lực tài chính khác nhau đầu tư cho khoa học và công nghệ. Với sự ra đời của Nghị định 117/2005/NĐ-CP các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã có cơ sở pháp lý để thu hút các nguồn vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ thông qua các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của riêng mình. - Một trong những thay đổi lớn về cơ chế tài chính đối với các hoạt động khoa học và công nghệ là sự ra đời của Nghị định 115/2005/NĐ-CP, theo đó sẽ thực hiện chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. - Năm 2007, cơ sở cho việc hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã được thiết lập với sự ra đời của Nghị định 80/2007/NĐ-CP. Tiếp đó, Nghị định 80/2010/NĐ-CP còn cho phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh khoa học và công nghệ nước ngoài, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong một số lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu. - Đối với các doanh nghiệp sản xuất, Chính phủ còn chủ trương khuyến khích tự trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ từ 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, có thể nhận thấy mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách đúng đắn về chủ trương, các kết quả đạt được cho đến nay vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Số lượng các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ cũng như số lượng các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thành lập mới còn chưa nhiều. Quy mô các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của