SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
SOUKANH MIENGLAVANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ Ở TỈNH ẮT TẠ PƯ, NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
SOUKANH MIENGLAVANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ Ở TỈNH ẮT TẠ PƯ, NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
SOUKANH MIENGLAVANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ Ở TỈNH ẮT TẠ PƯ, NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG ĐÌNH THANH
HÀ NỘI – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
SOUKANH MIENGLAVANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ Ở TỈNH ẮT TẠ PƯ, NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG ĐÌNH THANH
HÀ NỘI – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Soukanh Mienglavanh
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi
lời cảm ơn tới:
Hội đồng Khoa học thuộc Học viện Hành chính.
Các Thầy giáo, Cô giáo đã trang bị những kiến thức quý báu và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính;
Tiến sĩ Đặng Đình Thanh, người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Soukanh Mienglavanh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCKT : Cơ cấu kinh tế
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
DKKD : Đăng kí kinh doanh
QLNN : Quản lý nhà nước
SXKD : Sản xuất kinh doanh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ...........................................................................................6
1.1. Những vấn đề cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế........................6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................6
1.1.2. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế................8
1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế...................................................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế................................................................................. 11
1.2.2. Mục tiêu, nội dung của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.................................................................................................... 18
1.2.3. Những nhân tố ảnh hướng tới quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ............................................................................................. 20
1.3. Kinh nghiệm và bài học cho tỉnh Ắt tạ pư trong quản lý nhà nước
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................................................. 22
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ở nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào......................................................................................... 22
1.3.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia................................................ 26
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Ắt tạ pư trong quản lý nhà
nước đối với chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................ 28
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 29
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ Ở TỈNH ẮT TẠ PƯ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 31
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, những thuận lợi và
khó khăn trong quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh
Ắt tạ pư nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ................................... 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.............................................. 31
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nước về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư ......................................................... 37
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh
Ắt tạ pư nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ................................... 38
2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư thời gian qua 38
2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh
Ắt tạ pư thời gian qua ............................................................................ 48
2.3. Đánh giá chung trong quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư ............................................................................ 53
2.3.1. Những thành tựu đạt được............................................................ 53
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại................................................................. 55
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại...................................... 56
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 57
Chương 3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Ở TỈNH ẮT TẠ PƯ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............... 59
3.1. Quan điểm và phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư ....................................... 59
3.1.1. Quan điểm ................................................................................... 59
3.1.3. Mục tiêu....................................................................................... 62
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư...................................................................... 65
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy
hoạch..................................................................................................... 65
3.2.2. Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi ..................................... 69
3.2.3. Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực................................................................................................. 72
3.2.4. Tăng cường đầu tư và thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.... 76
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra.................... 79
3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ............................... 80
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 83
KẾT LUẬN.................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 85
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vòng 4 năm
(2012 - 2015)
46
Bảng 2 Dự kiến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tỷ trọng của
các ngành trong GDP
64
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) là một tất yêu khách quan trong
quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Chuyển dịch CCKT tạo nên sự
chuyển đổi căn bản của nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực như, phân công lại lao
động xã hội, chuyển dịch các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất, gia
tăng năng lực sản xuất, tăng sản phẩm xã hội, góp phần thỏa mãn nhu cầu
ngày càng tốt hơn. Cũng như bất cứ một vấn đề nào trong đời sống xã hội,
vấn để chuyển dịch CCKT cũng đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước
(QLNN) mới thực sự trở nên hiệu quả. Trong quá trình chuyển dịch CCKT
đó, Nhà nước sẽ sử dụng những công cụ của mình để tác động, điều chỉnh để
hoạt động quản lý về chuyển dịch CCKT đi theo đúng hướng của Đảng và
Nhà nước.
Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào là một quốc gia
nằm ở Đông Nam Á, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Với những
thuận lợi trên, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2011) Đảng nhân dân
cách mạng Lào đã đưa ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo
định hướng XHCN. Để triển khai đường lối của Đảng vào thực tiễn, Chính
phủ Lào đã xây dựng và vạch ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2011-2020 xác định phương hướng, mục tiêu cơ bản, lâu dài, những
nhiệm vụ kinh tế - xã hội tầm vĩ mô, dài hạn phát triển đất nước, đồng thời
cũng xác định những phương tiện, biện pháp để thực hiện thành công các
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đó. Một trong những mục tiêu chiến lược
trong Chiến lược phát triển phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 là
tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo giữ vững tốc độ phát triển kinh
tế liên tục, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020.
Trong thời gian qua, các địa phương ở Lào đã quán triệt và thực hiện quyết
liệt chủ trương về chuyển dịch CCKT, hoạt động QLNN về chuyển dịch
CCKT cũng được quan tâm hơn.
Tỉnh Ắt tạ pư là một tỉnh nằm ở miền nam của nước CHDCND Lào,
đây là một tỉnh có nhiều điều kiện phát triển kinh tế theo hướng đa ngành, đa
lĩnh vực, tuy nhiên nền kinh tế của Ắt tạ pư hiện nay lại chủ yếu là nông
nghiệp, các ngành như du lịch, dịch vụ, thương mại, khai thác khoáng sản,
công nghiệp nặng chưa được quan tâm đúng mức. Thời gian qua, hoạt động
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Ắt tạ pư cũng đã được quan tâm nhưng chưa
thực sự xứng đáng với tiềm năng hiện có. Sở dĩ có tình trạng này là do hoạt
động QLNN về chuyển dịch CCKT chưa được đẩy mạnh, đặc biệt là các vấn
đề về khuyến khích, các biện pháp hỗ trợ chuyển dịch CCKT chưa được chính
quyền địa phương quan tâm thực hiện.
Chính vì lẽ đó, với mong muốn làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn, thông qua đó xây dựng, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư, tôi đã quyết định chọn đề tài:
“Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sĩ chuyên ngành quản lý công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Bàn về chuyển dịch CCKT là một vấn đề được các học giả trong và
ngoài nước CHDCND Lào quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, bàn về QLNN về
chuyển dịch CCKT thì vẫn là một vấn đề mới chưa được nhiều các học giả
quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu về QLNN về chuyển dịch CCKT
ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào. Tuy nhiên, có thể liệt kê một số công
trình nghiên cứu sau có liên quan đến đề tài: Phomma Phamthalangsy (2002),
Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Khăm Muộn, Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế; Humphen
Xaynasin (2001), Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp ở Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế; Bunlot Chanthachon (2009), Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Salavan, nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiễn sĩ kinh tế; Liane Thikeo
(2001), Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường
ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ quản lý công… Như
vậy, sau khi liệt kê một số công trình tiêu biểu trên, có thể thấy vấn đề chuyển
dịch CCKT ở nước CHDCND Lào chủ yếu được nghiên cứu dưới góc độ
kinh tế và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về chuyển dịch CCKT ở
tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào. Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý
nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào hiện nay” là thực sự có tính cấp thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về chuyển dịch CCKT, QLNN về chuyển dịch CCKT; phân tích thực
trạng QLNN về chuyển dịch CCKT, thực trạng chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt
tạ pư nước CHDCND Lào; đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND
Lào.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nói trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT,
QLNN về chuyển dịch CCKT;
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương tại Lào và một số
quốc gia khác trong QLNN về chuyển dịch CCKT và rút ra những kinh
nghiệm cho tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào;
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng QLNN về chuyển dịch CCKT,
QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào;
- Từ đó, đề xuất định hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào trong thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các vấn đề về chuyển
dịch CCKT, QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND
Lào , trong đó tập trung chủ yếu vào nghiên cứu vấn đề xây dựng chiến lược
về kế hoạch; xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật; kiểm tra, giám sát và bộ
máy tổ chức QLNN chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn có phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là trong lĩnh vực
QLNN về kinh tế, cụ thể là QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư
nước CHDCND Lào.
Luận văn có phạm vi nghiên cứu về nội dung chính là các nội dung của
chuyển dịch CCKT, các nội dung của QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt
tạ pư nước CHDCND Lào.
Luận văn có phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là trong thời gian là
từ năm 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020 về chuyển dịch CCKT,
QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những quan điểm
lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước Lào về phát triển nền kinh tế theo hướng CNH - HĐH.
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương
pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử
của triết học Mác - Lênin; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp
thống kê, so sánh; phương pháp tổng kết thực tiễn và phương pháp dự báo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Khi luận văn được thực hiện, kết quả của luận văn sẽ có những ý nghĩa
lý luận và thực tiễn sau:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chuyển dịch CCKT, QLNN về
chuyển dịch CCKT;
- Từ việc phân tích và đánh giá thực trạng, luận văn sẽ chỉ ra những
điểm được và chưa được trong quá trình chuyển dịch CCKT, QLNN về
chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào;
- Việc đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
QLNN về chuyển dịch CCKT sẽ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, nó là cơ sở, là
đề xuất, là gợi mở quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền xây dựng các
biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh
Ắt tạ pư nước CHDCND Lào.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ở tỉnh Ắt tạ pư nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Chương 3. Quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Những vấn đề cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm
Để hiểu rõ khái niệm chuyển dịch CCKT thì cần phải tìm hiểu khái
niệm CCKT.
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “CCKT là tổng thể các
ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp
thành”. Từ đây, chúng ta có thể xem xét khái niệm CCKT trên hai mặt là: Số
lượng và chất lượng.
Như vậy, có thể định nghĩa: “Chuyển dịch CCKT là một tổng thể hệ
thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau về số lượng
và chất lượng trong một không gian và thời gian, với những điều kiện xã hội
cụ thể hướng vào mục tiêu đã định”.
Từ khái niệm về CCKT, có thể thấy trong quá trình phát triển, CCKT
của một quốc gia luôn luôn thay đổi. Đó là sự thay đổi về quy mô của ngành
hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, vùng, các thành phần cụ thể.
Và chính sự thay đổi về trạng thái cho phù hợp với môi trường phát triển,
định hướng của một quốc gia về nền kinh tế được gọi là chuyển dịch CCKT.
Chính sự biến đổi về số lượng để đến một thời điểm nào đó tạo thành
sự chuyển hóa về chất lượng của nền kinh tế. Hay thực chất đó là quá trình
biến đổi các yếu tố bên trong của cấu trúc và mối quan hệ của các yếu tố hợp
thành nền kinh tế theo những chủ đích và phương hướng xác định.
1.1.1.2. Đặc điểm
Chuyển dịch CCKT phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế theo
hướng CNH - HĐH, tạo tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng, ổn định của nền
kinh tế.
Việc đánh giá CCKT là hợp lý hoặc tối ưu được xem xét qua các đặc
điểm sau:
+ Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo;
+ Đảm bảo khai thác tối đa các tiềm năng, nguồn lực của đất nước, của
ngành, của địa phương;
+ Phản ánh đúng các quy luật khách quan bao gồm các quy luật tự
nhiên, kinh tế và xã hội. Chẳng hạn như việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi làm
sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của vùng. Và đặc biệt
là quy luật kinh tế và quy luật kinh tế thị trường;
+ Sử dụng ngày càng nhiều lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của trong
nước và ngoài nước, giữa các vùng ở trong nước với nhau;
+ Phản ánh được các xu hướng phát triển của cuộc cách mạng khoa học
- công nghệ, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực;
Quá trình chuyển dịch CCKT phải diễn ra trên cả ba mặt đó là:
+ Chuyển dịch cơ cấu theo ngành.
+ Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ.
+ Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế.
1.1.1.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, CCKT luôn luôn
thay đổi. Sự thay đổi của CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác cho
phù hợp với môi trường phát triển theo từng thời kỳ phát triển gọi là chuyển
dịch CCKT.
Chuyển dịch CCKT là một quá trình tất yếu gắn liền với sự phát triển
kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là quá trình phát triển trong quá trình hội
nhập. Quá trình chuyển dịch CCKT diễn ra phụ thuộc vào các yếu tố như quy
luật kinh tế, mức độ mở cửa của nền kinh tế với bên ngoài, dân số của quốc
gia, các lợi thế về tự nhiên, nhân lực, điều kiện kinh tế, văn hóa... Nhân tố
quan trọng giúp phần thúc đẩy chuyển dịch CCKT đó là quá trình chuyển hóa
trong phạm vi quốc gia và mở rộng chuyển hóa quốc tế và thay đổi công nghệ
tiến bộ kỹ thuật. Chuyển hóa mở đường cho việc trang bị kỹ thuật hiện đại, áp
dụng công nghệ tiên tiến, hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng suất lao động xã
hội. Chuyển môn hóa cũng tạo ra những hoạt động dịch vụ và chế biến mới.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại thúc đẩy quá trình chuyên môn
hóa. Điều đó làm cho tỷ trọng các ngành truyền thống giảm đi, tỷ trọng các
ngành dịch vụ kỹ thuật mới tăng trưởng nhanh chóng và dần chiếm ưu thế.
Phân công lao động và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển
sâu sắc tạo ra những tiền đề cho việc phát triển thị trường các yếu tố sản xuất.
Và ngược lại, việc phát triển thị trường các yếu tố sản xuất lại thúc đẩy quá
trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và do vậy làm sâu sắc thêm quá trình
chuyển dịch CCKT.
Việc chuyển dịch CCKT phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó
nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù
hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm
biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã
hội đó xác định cho từng thời kỳ phát triển.
Thực chất của chuyển dịch CCKT là sự phát triển không đều giữa các
ngành. Ngành có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền
kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại, ngành có tốc độ thấp hơn sẽ giảm tỷ
trọng. Nếu tất cả các ngành có cùng một tốc độ tăng trưởng thì tỷ trọng các
ngành sẽ không đổi, nghĩa là không có chuyển dịch cơ cấu ngành.
1.1.2. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào cũng tồn tại một cơ cấu kinh tế
thích ứng hay phù hợp với kiểu tổ chức của hình thái kinh tế xã hội ấy. Mà
trong đó cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận của nền kinh tế với qui mô, vị
trí các quan hệ tỷ lệ tương đối ổn định hợp thành trong một thời kỳ nhất định.
Cơ cấu kinh tế không tồn tại vĩnh viễn mà có sự vận động, biến đổi tùy thuộc
vào những điều kiện khách quan, chủ quan ở trong nước và quốc tế. Sự biến
đổi đó là chuyển dịch CCKT và được hiểu là sự biến đổi CCKT từ trạng thái
này sang trạng thái khác trên cơ sở phù hợp với điều kiện khách quan, chủ
quan, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển.
Chuyển dịch CCKTcó là sự biến đổi tất yếu và có ý nghĩa quan trọng
đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhưng quá trình chuyển dịch theo quy
luật của nền kinh tế đặc biệt có sự tác động của các nhân tố sau:
- Chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia:
Chiến lược mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
có ảnh hưởng quyết định đến chuyển dịch CCKT. Về bản chất, CCKT là sự
biểu hiện tập trung chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Các
chủ thể của quốc gia đó mà đại diện là Nhà nước là người đề xướng, xây dựng
và hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu, nội dung, định
hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội rõ ràng, có chất lượng cao
càng tạo điều kiện để xây dựng, hoàn thiện cơ cấu kinh tế hợp lý. Khi đó,
CCKT hợp lý sẽ góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển mỗi quốc gia.
Như vậy, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội thông qua việc định hướng, chi phối chuyển dịch CCKT theo
hướng tiến bộ ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế.
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và đặc điểm của các nguồn
lực trong phát triển kinh tế: Khi lực lượng sản xuất phát triển, việc cải tiến,
phát minh thiết bị, công nghệ mới hiện đại sẽ làm biến đổi căn bản qui mô cơ
cấu, cách thức sản xuất; là gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất
kinh doanh (SXKD) của tất cả các ngành, lĩnh vực bộ phận CCKT. Chính sự
phát triển của lực lượng sản xuất đã phá vỡ cân đối cũ, hình thành CCKT mới
với vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận phù hợp và thích ứng với yêu
cầu phát triển của lực lượng sản xuất, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Quá trình thay đổi hay chuyển dịch CCKT một cách khách quan, được Nhà
nước định hướng và dẫn dắt hình thành CCKT mới.
Đặc điểm của nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế ảnh hưởng tới hình
thành CCKT. Bất cứ một quốc gia nào xây dựng chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội nói chung, CCKT nói riêng cũng phải dựa vào nguồn lực hiện có. Các
nguồn lực vật chất và phi vật chất mỗi quốc gia chính là lợi thế, là tiềm năng
để hình thành cơ cấu và chuyển dịch kinh tế. Quốc gia có nguồn lực càng lớn
thì việc chuyển dịch nhanh và hợp lý. Không thể xây dựng CCKT hợp lý mà
không dựa vào nguồn lực.
- Yêu cầu của thị trường và khả năng tiêu dùng của xã hội. Đây là nhân
tố quyết định tới việc hình thành cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyển CCKT.
Thị trường là khả năng hay năng lực tiêu dùng của xã hội chính là đơn
đặt hàng cho tất cả các chủ thế sản xuất kinh tế. Vì vậy yêu cầu của thị trường
và khả năng tiêu dùng của xã hội định hướng, dẫn dắt quá trình hình thành
CCKT và chuyển dịch CCKT. Cụ thể hơn, nó tác động trực tiếp đến việc hình
thành qui mô, tỷ trọng, vị trí, vai trò chức năng cũng như quyết định chất
lượng hình thành và phát triển ngành, lĩnh vực, và bộ phận của nền kinh tế.
- Môi trường, thể chế kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp, song vô cùng
quan trọng trong việc hình thành CCKT, chuyển dịch CCKT theo hướng hiện
đại.
Môi trường phát triển dưới góc độ kinh tế, chuyển dịch CCKT bao
gồm: môi trường kinh tế, môi trường chính trị - xã hội và môi trường pháp lý.
Môi trường kinh tế tốt, nguồn lực được khai thác sử dụng hiệu quả, nhất là
nguồn lực về tài chính sẽ tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho xây dựng và
chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại, phát huy được sức mạnh của tất cả
các ngành, lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế quốc dân.
Môi tường chính trị - xã hội ổn định, phát triển, nguồn lực con người
với tinh hoa văn hóa, truyền thống… được phát huy sẽ có tác động tích cực
tới hình thành và chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại, có CCKT hợp lý,
hiệu quả.
Môi trường pháp lý mạnh, hành lang pháp lý thông thoáng sẽ thúc đẩy
vừa ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình xây dựng cơ
cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch CCKT một cách hiệu quả. Một khi môi
trường kinh tế hạn chế, môi trường chính trị - xã hội bất ổn, môi trường pháp
lý không thuận lợi sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc xây dựng CCKT hợp lý và
chuyển dịch CCKT.
Thể chế kinh tế do Nhà nước tác động đến việc điều tiết vĩ mô các bộ
phận, các ngành, lĩnh vực kinh tế, tác động xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và
chuyển dịch CCKT hiệu quả.
- Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế chi phối sự hình
thành CCKT và xu hướng chuyển dịch CCKT.
Trong thời đại xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, bất cứ quốc gia nào
muốn tồn tại và phát triển phải tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đây là xu
hướng tất yếu khách quan, do đó mỗi quốc gia cần phải xác định thế mạnh
của mình, tìm ra khâu đột phá, tận dụng thời cơ để phát huy lợi thế các nguồn
lực do toàn cầu hóa mang lại; đồng thời nhận thức rõ điểm yếu để hạn chế
những tác động tiêu cực do toàn cầu hóa tạo ra. Như vậy, toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh đến việc hình thành CCKT và chuyển
dịch CCKT theo hướng hiện đại.
1.2. Những vấn đề cơ bản của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
- Khái niệm quản lý nhà nước về chuyển dịch CCKT
QLNN là sự tác động mang tính quyền lực - tổ chức của các cơ quan
nhà nước, sự quản lý của các cá nhân có thẩm quyền đến các đối tượng bị
quản lý nhằm đạt được các mục tiêu mà chủ thể QLNN đã đặt ra ngay từ đầu.
Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành của chủ thể QLNN để thực
thi quyền lực nhà nước, là tổng thể về thể chế, pháp luật, quy chế về tổ chức
và cán bộ của bộ máy nhà nước, những chủ thể này có trách nhiệm quản lý
các công việc của Nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành trên các văn
bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà
nhà nước giao cho trong việc tổ chức, điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành
vi của công dân.
Quản lý nhà nước về chuyển dịch CCKT là sự tác động của Nhà nước
đến quá trình chuyển dịch CCKT làm biến đổi về lượng, thay đổi mối quan hệ
về chất của các bộ phận hợp thành CCKT, tạo nên một CCKT phù hợp theo
định hướng nhằm đạt mục tiêu mà Nhà nước đề ra.
- Đặc điểm của quản lý nhà nước về chuyển dịch CCKT
+ Sự tác động mang tính quyền lực nhà nước của các chủ thể có thẩm
quyền nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra;
+ Các chủ thể QLNN thay mặt Nhà nước điều hành và thực thi quyền
lực nhà nước, quản lý các công việc của Nhà nước do các cơ quan nhà nước
tiến hành dựa trên văn bản quy phạm pháp luật;
+ Nhà nước tác động đến các hệ thống đó và điều khiển nhằm đạt được
mục tiêu đã đề ra;
+ Sự tác động của nhà nước nhằm thay đổi, biến đổi về lượng và chất
để cho phù hợp và nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
1.2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Quản lý nhà nước về chuyển dịch CCKT theo hướng CNH - HĐH là
quá trình Nhà nước xây dựng và vận hành cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hôi, phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan để tác
động vào hệ thống kinh tế làm biến đổi về lượng, thay đổi mối quan hệ về
chất của các bộ phận hợp thành hệ thống kinh tế theo hướng CNH – HĐH.
Tuy nhiên, một hệ thống thị trường hoàn chỉnh và đồng bộ lại không
phải là có sẵn và Nhà nước buộc phải tham gia vào việc hình thành, phát
triển, hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường. Như vậy, vai trò của Nhà nước
đối với quá trình chuyển dịch CCKT trước hết chính là vai trò làm “bà đỡ”
cho thị trường hình thành và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước thì sự can thiệp, điều tiết “bản tay hữu hình” và khả
năng tự điều tiết của thị trường “bản tay vô hình” đã góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình chuyển dịch CCKT. Vì vậy, trong QLNN về kinh tế
nói chung và chuyển dịch CCKT nói riêng, hoạt động quản lý của Nhà nước
có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện:
Thứ nhất: Nhà nước phải sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật để cho
thị trường phát triển, xoá bỏ các luật lệ, quy định gây cản trở hoạt động của
thị trường, xây dựng hệ thống luật pháp phù hợp với quy luật của nền kinh tế
thị trường. Như vậy vai trò của Nhà nước trong quá trình chuyển dịch CCKT
trước hết là vai trò làm bà đỡ cho thị trường hình thành và phát triển dược thể
hiện ở các nhiệm vụ sau đây:
+ Nhà nước phải sửa đổi, thay đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật để
cho thị trường phát triển, các luật lệ, quy định không phù hợp nếu vẫn để nó
tồn tại sẽ gây khó khăn, cản trở trong hoạt động của thị trường, cho nên Nhà
nước cần phải xây dựng hệ thống pháp luật làm sao cho phù hợp với nền kinh
tế thị trường hiện nay.
+ Thị trường không phải nó đứng im một chỗ mà nó luôn có sự vận
động biến đổi, vì vậy việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
làm sao để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đưa hệ thống pháp
luật đã xây dựng đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả nhất, quản lý xã hội,
quản lý kinh tế bằng pháp luật, nâng cao năng lực điều hành, ổn định kinh tế
vĩ mô.
+ Nhà nước với tư cách vừa là một chủ thể lớn, vừa là một nhà đầu tư
và cũng vừa là “người tiêu dùng” lớn của quốc gia. Vì vậy mà các hoạt động
đầu tư, chi tiêu của Nhà nước, nếu như tuân thủ theo các quy luật của thị
trường sẽ cũng một phần nào đó góp vào hoạt động làm lành mạnh, minh
bạch các hoạt động kinh tế, đồng thời như vậy mà các chủ thể kinh tế khác
hoạt động theo cơ chế thị trường.
+ Ngoài ra với tư cách là người quản lý, nhà nước cũng cần phải nhạy
bén hơn nữa trong việc quản lý và phân bổ nguồn lực của quốc gia làm sao
cho hợp lý nhất theo nguyên tắc thị trường, hình thành và hoàn thiện thị
trường đất đai, đó chính là một yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị
trường hiện nay.
+ Hiện nay theo như khảo sát cho thấy doanh nghiệp nhà nước hiện
đang nắm giữ tỷ trọng lớn trong nền kinh tế cả về giá trị trong GDP, số vốn và
cả những ngành kinh tế then chốt của quốc gia. Do vậy nếu muốn nền kinh tế
thị trường phát triển được một cách ổn định việc quản lý các doanh nghiệp
nhà nước là một việc rất cần thiết. Việc vận hành theo cơ chế thị trường cải
cách doanh nghiệp nhà nước cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình
thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường.
Như vậy, vai trò của QLNN đối với quá trình chuyển dịch CCKT trước
hết đó là việc xoá bỏ các rào cản, tạo điều kiện cho thị trường phát triển. Đây
có thể coi là vai trò quan trọng nhất của QLNN đối với quá trình chuyển dịch
CCKT ở Lào. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế, không phải chủ thể kinh tế nào cũng luôn có
khả năng nắm bắt và hành động theo các quy luật kinh tế thị trường. Trước
hết, đó là khó khăn trong việc tiếp cận và khả năng phân tích thông tin; sau đó
là các điều kiện để thực hiện các quyết định kinh doanh khi đã nắm chắc được
cơ hội. Đây là lý do khách quan cần có vai trò của Nhà nước trong việc định
hướng, hỗ trợ, điều tiết các chủ thể kinh tế trong việc chuyển dịch CCKT đảm
bảo phát triển kinh tế bền vững.
Thứ hai: Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phù hợp
với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa hệ
thống pháp luật vào cuộc sống; quản lý xã hội, quản lý kinh tế bằng pháp luật;
nâng cao năng lực điều hành, ổn định kinh tế vĩ mô.
+ Vai trò này của Nhà nước được đảm bảo bằng một hệ thống chính
sách pháp luật, tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương sẽ có
tác động không nhỏ đến việc thực hiện chức năng của Nhà nước. Ngoài ra, sự
định hướng đó còn được thể hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức thực
hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch, kế hoạch ngắn
hạn, dài hạn.
+ Các chủ thể kinh tế trong việc tiếp cận thông tin sẽ được Nhà nước hỗ
trợ một phần nào đó nhằm giúp cho các chủ thể này dễ dàng hơn trong việc
tiếp cận thông tin, phân tích xu hướng, nhu cầu của thị trường, trực tiếp hỗ trợ
về vốn, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các hoạt động
xuất khẩu…
+ Trực tiếp hỗ trợ, tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch CCKT
thông qua đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông,
thuỷ lợi, cung cấp điện, nước sạch… là một điều kiện quan trọng hàng đầu để
chuyển dịch CCKT theo hướng CNH - HĐH. Đây là những hoạt động đầu tư
đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, nhưng lại rất khó thu lợi nhuận trực tiếp, do vậy
mặc dù đã có nhiều giải pháp thu hút vốn đầu tư tư nhân, nhưng cho đến nay
và cả trong tương lai, Nhà nước vẫn là người đầu tư chính vào lĩnh vực này.
Thứ ba: Vai trò của nhà nước trong quá trình chuyển dịch CCKT là
kiểm soát, hạn chế những mặt trái của cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền
kinh tế phát triển bền vững. Có thể thấy rõ, vai trò này của Nhà nước qua một
số nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Đó là bảo vệ môi trường sinh thái. Các chủ thể kinh tế trong nền kinh
tế đều tìm cách tối đa hoá lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, trong chi phí của họ
không bao gồm những thiệt hại về môi trường mà các hoạt động sản xuất của
họ gây ra cho xã hội. Do vậy, để bảo vệ môi trường, đảm bảo hiệu quả xét
trên góc độ toàn xã hội đạt mức cao nhất thì nhà nước phải có những biện
pháp phù hợp để bảo vệ môi trường sinh thái. Những biện pháp này có thể là
đặt ra các tiêu chuẩn về môi trường, đặt ra các mức thuế áp dụng cho các hoạt
động sản xuất gây ô nhiễm…
+ Chống độc quyền. Độc quyền là một khuyết tật của kinh tế thị
trường, làm cho thị trường hoạt động kém hiệu quả. Nhà nước phải tìm ra các
giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng độc quyền, bao gồm cả độc quyền
tự nhiên cũng như độc quyền tồn tại do chính sách hạn chế cạnh tranh trong
và ngoài nước.
+ Thực hiện các chính sách xã hội, phát triển kinh tế ở những vùng khó
khăn. Cơ chế thị trường bao giờ cũng khuyến khích các chủ thể kinh tế đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh ở những khu vực thành thị có điều kiện thuận
lợi. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa các vùng
trong nước, nới rộng khoảng cách phát triển giữa thành thị với nông thôn đặc
biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Sự bất bình đẳng này về lâu dài sẽ ảnh
hưởng không tốt tới sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Để giải quyết
vấn đề này, ngoài công cụ chính sách để khuyến khích, thu hút các thành phần
kinh tế đầu tư vào những địa bàn khó khăn, thì nhà nước phải bằng thực lực
kinh tế của mình tiến hành đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống
của nhân dân ở những vùng này.
Như vậy, để chuyển dịch CCKT ở Lào theo hướng CNH - HĐH, Nhà
nước phải chủ động phát triển, sử dụng cơ chế thị trường như một công cụ
chủ yếu, hữu hiệu để chuyển dịch CCKT; đồng thời luôn có giải pháp hạn
chế, sửa chữa các khuyết tật thị trường, cũng như định hướng, kiểm soát nền
kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các công cụ điều hành kinh tế
vĩ mô. Những điều này khẳng định vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định
của QLNN đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH -
HĐH ở nước Lào.
Tóm lại: QLNN trong chuyển dịch CCKT là một nội dung của QLNN
về lĩnh vực kinh tế. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thông qua các
kết quả đã phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo tình hình, nhà nước sẽ
định hướng trước những ngành nào phải thực hiện và được ưu tiên phát triển
hàng đầu, và xem xét xem những ngành nào không cần thiết và cần hạn chế;
quy hoạch, hỗ trợ vùng nào, thành phần kinh tế nào để đáp ứng tốt nhất để
yêu cầu phát triển trong tương lai. Từ đó, nhà nước xây dựng và triển khai các
cơ chế, chính sách để điều hành nền kinh tế làm sao cho phát triển nhanh
chóng và ổn định nhất. Nhà nước cần thực hiện và phát huy chức năng quản
lý trong chuyển dịch CCKT thông qua hệ thống pháp luật và các công cụ điều
tiết như quy định về điều kiện SXKD, chế độ thuế, phí, ưu đãi đầu tư,…nhằm
khuyến khích, thúc đẩy các ngành, các vùng và thành phần kinh tế dịch
chuyển cho phù hợp với định hướng của mình.
Nhà nước cần xác định chính sách và thể chế sao cho phù hợp đó chính
là một nguồn nội lực có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển dịch CCKT,
mà chúng ta có thể nhìn rõ nét nhất là trong chuyển dịch cơ cấu các ngành
kinh tế. Hiện nay thực tế đã cho thấy, để có được một nền sản xuất mạnh mẽ
thì chúng ta cần phải có những chính sách và giải pháp phù hợp với nền
SXKD đó thì việc mở ra một nền sản xuất mạnh mẽ là điều tất yếu xảy ra.
Không những như vậy mà nó sẽ còn có thể tạo ra những bước tăng trưởng
nhảy vọt trong từng lĩnh vực hiện nay, đặc biệt là việc chúng ta cần phải tìm
ra những ưu thế và tiêm năng để từ đó đi đến việc khai thác tốt nhất có thể
những ưu thế và các tiềm năng sẵn có trong nội bộ từng ngành.
Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy, để đảm bảo chuyển dịch CCKT
thành công, thì các cơ chế, chính sách thì nó phải được hình thành và thực thi
một cách đồng bộ và nhất quán nhất trong từng lĩnh vực, và thông qua đó với các
nội dung và từng bước đi cụ thể, rõ ràng để hướng dẫn các doanh nghiệp và địa
phương để xây dựng được chiến lược phát triển của mình. Chính vì vậy mà nhà
nước cũng phải đóng vai trò hỗ trợ thật sự đối với các doanh nghiệp, Nhà nước
phải xác định chức năng quản lý của từng cấp, từng ngành và từng địa phương.
Nhà nước cần phải cương quyết xóa bỏ đi những công cụ và phương thức
QLNN đang cản trở đến sự vận động bình thường của thị trường hiện nay.
Như vậy, từ sự phân tích trên có thể thấy được vai trò quan trọng, có ý
nghĩa quyết định của QLNN đối với quá trình chuyển dịch CCKT.
1.2.2. Mục tiêu, nội dung của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
1.2.2.1. Mục tiêu của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch CCKT, phát triển
nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học
công nghệ cao, giá trị gia tăng cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao,
nông nghiệp sinh thái; chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển
theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả
cao và bền vững.
Thực hiện điều chỉnh CCKT ngành theo hướng phát triển tuần tự kết
hợp với tác động để tạo tăng trưởng mang tính đột phá để tăng nhanh khu vực
có năng suất lao động cao và hiệu quả lớn.
- Điều chỉnh CCKT theo vùng lãnh thổ, tìm ra lợi thế, thế mạnh của
từng vùng và hướng tới sử dụng có hiệu quả, phát huy lợi thế của từng vùng
đó.
- Điều chỉnh CCKT theo thành phần kinh tế, phát huy các nguồn lực để
tăng trưởng nhanh, bền vững.
- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư để phát huy hiệu quả đầu tư.
- Điều chỉnh cơ cấu lao động làm sao cho phù hợp, hạn chế chuyển
dịch lao động sang khu vực có năng suất lao động thấp, thực hiện chuyển dịch
lao động sang khu vực có năng suất lao động cao, nâng cao tiềm lực khoa học
công nghệ, khắc phục những thiếu sót của mô hình tăng trưởng trong thời
gian qua.
- Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực,
xây dựng từng vùng trở thành trung tâm đào tạo và dạy nghề của khu vực.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội. Huy động nhiều
nguồn lực chăm lo phát triển văn hóa; bảo tồn và phát huy truyền thống văn
hóa của cộng đồng các dân tộc, gìn giữ sự thống nhất, đa dạng và phong phú
của văn hóa địa phương.
1.2.2.2. Nội dung của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chuyển dịch
CCKT: Nhà nước cần phải thông qua các chính sách, chiến lược, quy hoạch
để phát triển kinh tế - xã hội, công việc mà nhà nước cần phải làm đó là xem
xét những ngành nào quan trọng để từ đó định hướng ưu tiên phát triển ngành
đó, những ngành nào không quan trọng thì cần hạn chế đầu tư để tránh bị tốn
kém và lãng phí. Sự khuyến khích của Nhà nước hay không khuyến khích sẽ
có những tác động phần nào đó tới việc gia tăng mức tăng trưởng hoặc là kìm
hãm một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định.
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch chuyển dịch CCKT: Nhà nước
cần phải tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch thông qua công tác xây dựng
quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bộ máy nhà nước, phân công, phân cấp thực
hiện, cải cách thủ tục hành chính.
- Thực hiện các chương trình hỗ trợ quá trình chuyển dịch CCKT: Việc
Nhà nước đề ra các chương trình để hỗ trợ quá trình chuyển dịch CCKT là
một việc cũng rất quan trọng, không chỉ đề ra các chương trình mà Nhà nước
cũng cần phải đi đầu trong việc thực hiện các chương trình đó.
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; thu hút, mời gọi đầu tư: Việc đầu tư
kết cấu hạ tầng, cơ sở hạ tầng sao cho phù hợp với hình thái kinh tế thị
trường, để từ đó có các điều kiện phát triển kinh tế được tốt nhất, ngoài ra thì
nhà nước cũng cần phải có những chính sách để thu hút và mời gọi các nhà
đầu tư trong nước và ngoài nước.
- Tổ chức, thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin, dự báo và định hướng
thị trường: Việc thị trường biến đổi hàng ngày là điều khó tránh khỏi vì vậy
mà nhà nước cần phải có những cách thu nhận, tiếp cận và sử lý thông tin về
tình hình biến đổi từ thị trường để từ đó có thể dự báo được tình thình thị
trường trong tương lai và đưa ra được các chính sách phát triển sao cho phù
hợp nhất.
- Đào tạo, xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ công
chức làm công tác chuyển dịch CCKT: Việc chuyển dịch nền kinh tế sang
hình thái mới cũng cần phải có một đội ngũ nguồn nhân lực có thể bắt kịp với
thời đại và có kinh nghiệm để có thể đáp ứng được công việc, Nhà nước cần
phải chú trọng vào công tác đào tạo xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực sao cho
phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, ngoài ra Nhà nước cũng cần
phải có một đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyển dịch CCKT để có
thể đưa ra được những chính sách phù hợp nhất.
- Kiểm tra, giám sát, thanh tra: để cho quá trình chuyển dịch CCKT
được thực hiện một cách tốt nhất thì các cơ quan có thẩm quyền cần phải thực
hiện thật tốt quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với các cơ quan được
giao nhiệm vụ chuyên trách về quá trình chuyển dịch CCKT. Đây là một công
tác quan trọng đối với quá trình chuyển dịch CCKT nên cần phải được thực
hiện một cách thường xuyên và theo đúng với quy định của pháp luật.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hướng tới quản lý nhà nước về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
1.2.3.1. Những nhân tố bên trong
Thứ nhất: Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Thị
truờng và nhu cầu xã hội là người đặt hàng cho tất cả các ngành, lĩnh vực, bộ
phận trong toàn bộ nền kinh tế. Nếu như xã hội không có nhu cầu thì tất nhiên
sẽ không có bất kỳ một quá trình sản xuất nào. Cũng như vậy, không có thị
trường thì không có kinh tế hàng hoá. Thị trường và nhu cầu xã hội còn quy
định chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nên tác động trực tiếp đến việc Nhà
nước quản lý về quy mô, trình độ phát triển của các cơ sở kinh tế, đến xu
hướng phát triển và phân công lao động xã hội, đến vị trí, tỷ trọng các ngành,
lĩnh vực trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất
là động lực phát triển của xã hội. Nhu cầu xã hội là vô tận và mỗi ngày một
cao. Muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trước hết phải phát triển lực
lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến
việc QLNN và sự hình thành CCKT. Lực lượng sản xuất phát triển không
ngừng, nên cơ cấu kinh tế luôn luôn thay đổi, song sự biến đổi của cơ cấu
kinh tế diễn ra chậm chạp, không mang tính đột biến như chính sách, cơ chế
quản lý. Vì vậy đòi hỏi nhà nước làm sao phải cân đối được lực lượng sản
xuất và bắt kịp được với sự thay đổi của CCKT.
Thứ ba: Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước
trong mỗi giai đoạn nhất định. CCKT là biểu hiện tóm tắt những nội dung,
mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù cơ cấu
kinh tế mang tính chất khách quan và lịch sử xã hội, nhưng các tính chất đó
của CCKT lại có sự tác động, chi phối của Nhà nước. Nhà nước tuy không
trực tiếp sắp đặt các ngành nghề, quy định các tỷ lệ của CCKT, nhưng vẫn có
sự tác động gián tiếp bằng cách định hướng phát triển, để thực hiện mục tiêu
đáp ứng nhu cầu xã hội. Định hướng phát triển của Nhà nước không chỉ nhằm
khuyến khích mọi lực lượng sản xuất xã hội đạt mục tiêu đề ra, mà còn đưa ra
các dự án để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia, nếu không đạt được thì
Nhà nước phải trực tiếp tổ chức sản xuất, đảm bảo sự cân đối giữa các sản
phẩm, các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế.
Thứ tư: Cơ chế quản lý ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển
dịch CCKT. Mọi sự hoạt động của nền kinh tế đều có sự điều tiết của Nhà
nước, song không phải Nhà nước can thiệp trực tiếp vào quá trình SXKD của
các đơn vị kinh tế. Nhà nước điều hành thông qua hệ thống pháp luật và các
chính sách kinh tế.
Những sản phẩm nào, ngành nào cần khuyến khích thì Nhà nước giảm
thuế, hoặc quy định thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao, còn đối
với những ngành hàng cần hạn chế thì đánh thuế cao, người sản xuất thu được
ít lợi nhuận, tất nhiên họ sẽ hạn chế đầu tư phát triển. Những ngành hàng hoặc
lĩnh vực không ai muốn đầu tư sản xuất, nhưng sản phẩm của nó lại rất cần
cho xã hội thì Nhà nước tự đầu tư, tự tổ chức sản xuất. Nhà nước cũng có thể
khuyến khích lao động chuyển đến các nơi có tài nguyên, có nhu cầu lao động
thông qua các chính sách kinh tế, xã hội; ngược lại, muốn hạn chế di dân thì
phải đầu tư phát triển các thị xã, thôn bản để có điều kiện sinh hoạt vật chất
và tinh thần tương đương như các đô thị lớn.
Sự tác động đến cơ chế quản lý sẽ thực hiện được cơ cấu sản xuất, cơ
cấu dân cư, tạo ra sự cân đối lực lượng lao động và thu nhập giữa các vùng và
giảm bớt khoảng cách thành thị và nông thôn.
1.2.3.2. Những nhân tố bên ngoài
Thư nhất: Xu thế chính trị, xã hội trong khu vực và thế giới ảnh hưởng
đến sự hình thành và chuyển dịch CCKT. Xét đến cùng, chính trị là biểu hiện
tập trung của kinh tế. Sự biến động về chính trị, xã hội của một nước hay một
số nước, nhất là nước lớn, sẽ tác động mạnh đến các hoạt động ngoại thương,
thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ…của các nước khác trên thế giới
và khu vực. Do đó, thị trường và nguồn lực nước ngoài cũng thay đổi, buộc
các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển và chuyển dịch CCKT, đảm
bảo cho nền kinh tế nước mình ổn định và phát triển.
Thứ hai: Xu thế toàn cầu hoá kinh tế, quốc tế hoá lực lượng sản xuất.
Các thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ thông tin,
tạo điều kiện cho các nhà sản xuất - kinh doanh nắm bắt thông tin, hiểu thị
trường và hiểu đối tác mà mình muốn hợp tác. Từ đó giúp họ định hướng
SXKD, thay đổi cơ cấu SXKD phù hợp với xu thế hợp tác đan xen vào nhau,
khai thác thế mạnh của nhau, cùng nhau phân chia lợi nhuận.
1.3. Kinh nghiệm và bài học cho tỉnh Ắt tạ pư trong quản lý nhà
nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ở nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào
Tỉnh Xay Nha Bu Ly: tỉnh Xay nha bu ly là một trong 8 tỉnh miền Bắc
của CHDCND Lào. Tỉnh Xay nha bu ly có chung biên giới với 6 tỉnh của
Thán Lan, bị ảnh hưởng rất nhiều về mặt kinh tế, văn hóa, an ninh, chính trị.
Đặc biệt là đối với các huyện giáp với biên giới Thái Lan, nhân dân còn dựa
vào nền kinh tế của Thái Lan là chính.
Trước đây, tỉnh Xay Nha Bu Ly là một tỉnh lạc hậu với nền kinh tế
nông nghiệp cổ truyền lạc hậu là làm lúa nước, nương rẫy, tự cung tự cấp theo
phương thức tự nhiên, một bộ phận dân cư vẫn còn sống du canh, du cư với
công cụ lao động thô sơ. Đội ngũ cán bộ còn ít ỏi, trình độ kinh nghiệm còn
thấp, nạn mù chữ còn khá phổ biến, phân công lao động chưa phát triển, năng
suất lao động thấp, giao lưu hàng hóa chưa phát triển, việc giao lưu buôn bán
chủ yếu là với Thái Lan. Nhìn chung, thị trường ở tỉnh còn nhỏ bé, nhất là
vùng nông thôn, miền núi còn nhiều bản chưa có chợ. Với tình hình như vậy
thì tỉnh Xay nha bu ly chuyển dịch cơ cấu dựa trên các nội dung sau:
Thứ nhất: Tập trung vốn cho sự phát triển cơ sở hạ tầng về mặt vật chất
kỹ thuật cần thiết như: củng cố và xây dựng hệ thống thủy lợi và hệ thống
thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện. Tập trung vào việc sản xuất lương
thực thực phẩm đủ ăn và có xuất khẩu. Chú trọng vào việc chế biến công
nghiệp và phát triển các ngành dịch vụ.
Thư hai: Để tăng cường hiệu quả trong sản xuất thì cần phải sử dụng
các công nghệ, khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất và tính đến thời điểm
hiện tại thì cả tỉnh có máy cày 5.674 chiếc (bình quân 3 hộ gia đình/1 chiếc).
Ngoài ra cũng cần phải mở lớp bồi dưỡng kỹ thuật cho nông dân, thay đổi
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để cho đời sống nhân dân được
cải thiện.
Thứ ba: Ngoài ngành sản xuất chính là trồng lúa thì cũng cần quan tâm
đến việc thúc đẩy và khuyến khích trồng trọt để sản xuất ra hàng hóa khác
như bông, ngô, cam. Tỉnh còn khuyến khích việc chế biến sản phẩm nông
nghiệp làm hàng hóa tiêu dùng để giảm bớt nhập khẩu. hiện nay cả tỉnh có
2006 đơn vị tiểu thủ công nghiệp - công nghiệp hoạt động sản xuất (tăng 661
đơn vị so với năm 2005) với tổng giá trị đầu tư 263,92 tỷ kíp.
Thứ tư: Với địa thế như hiện nay của tỉnh thì cần tập trung vào xây
dựng cơ sở hạ tầng như xây dụng đường từ trung tâm tỉnh đến các huyện xa
xôi của tỉnh, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh được thuận lợi đã
tập trung vốn vào việc củng cố và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật về kinh tế
- xã hội.
Thứ năm: Ngoài ra cũng cần chú trọng đến công tác phát triển y tế,
chăm sóc sức khỏe, nâng cao trình độ phục vụ của các bác sĩ, y tá, phát triển
mạng lưới y tế tới nông thôn. Hoạt động văn hóa còn hạn chế, chương trình
phát thanh và truyền hình còn nhỏ bé, nghèo nàn chưa thu hút được người
dân. Đây một nguyên nhân khó khăn trong công tác tuyên truyền phổ biến
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống nhân
dân. Trong khi đó, đa số người dân lại bị ảnh hưởng từ kênh truyền hình của
Thái Lan lấn át truyền thông trong nước cũng như của tỉnh. Vì vậy mà cũng
cần có những chính sách phát triển đối với các hoạt động văn hóa, phát thanh
và truyền hình của tỉnh.
Tỉnh Xiêng khoảng: Ở tỉnh Xiêng khoảng hiện nay kinh tế nông
nghiệp nông thôn vẫn là lĩnh vực bao trùm. Tuy nhiên tương quan giữa các
ngành trong cơ cấu kinh tế ở tỉnh Xiêng Khoảng sẽ có những chuyển biến
quan trọng theo hướng đa dạng hóa, sản xuất hàng hóa.
Để đẩy mạnh việc chuyển dịch CCKT, tỉnh Xiêng khoảng chủ trương
thực hiện đồng bộ các giải pháp như:
Thứ nhất: CNH - HĐH nền kinh tế muốn dựa vào thị trường trong
nước thì trước hết phải là thị trường nông nghiệp, nông thôn đây là thị trường
quan trọng để cung cấp nguồn nhân lực quan trọng để thực hiện CNH - HĐH.
quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển
công nghiệp, dịch vụ thì cũng là quá trình chuyển lao động từ ngành nông
nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ. Từ các tổ chức kinh tế lớn cho tới
các hộ nông thôn phải có được định hướng cơ cấu kinh tế hợp lý, có các bước
đi thích hợp cho từng kỳ phát triển kinh tế nông thôn.
Thứ hai: Coi trọng việc chuyển dịch CCKT nông nghiệp nông thôn
trong đó đặc biệt chú ý đến việc đổi mới cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ,
trong cơ cấu cây trồng thì tỉnh đã quan tâm đến việc giảm diện tích cây lương
thực và tăng diện tích cây công nghiệp, cây ăn trái và cây lâm nghiệp.
Thứ ba: Xóa bỏ tình trạng độc quyền, hạn chế rủi ro thị trường bằng
việc cải thiện điều kiện mua bán sản phẩm của người nông dân; củng cố và
nâng cao chất lượng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm cũng như đội ngũ cán
bộ làm công tác này để có thể nhanh chóng ứng dụng khoa học công nghệ tiên
tiến vào sản xuất nông nghiệp. Xúc tiến công tác đào tạo nông dân cả về kỹ
thuật sản xuất và quản lý kinh doanh để giúp họ chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi.
Thứ tư: Kết hợp truyền thống và hiện đại để phát huy hiệu quả các tiềm
năng hiện có, nhất là vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, vừa mở mang các loại
hình du lịch làng nghề truyền thống.
Thứ năm: Đẩy mạnh hình thành mạng lưới đô thị, tiếp tục nghiên cứu
các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính
sách đất đai… nhất là hệ thống pháp luật kinh tế nhằm cụ thể hóa, tổ chức
triển khai thực hiện có hiệu quả, phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế
trên địa bàn. Khuyến khích và tạo điều kiện cho nông dân hoạt động có hiệu
quả. Tăng cường các hoạt động phổ biến, hướng dẫn, sử dụng và chuyển giao
quy trình công nghệ mới với các hình thức thích hợp. Tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của kinh tế hộ - với tư cách đơn vị sản xuất hàng hóa trong
nền kinh tế thị trường.
Thứ sáu: khuyến khích phát triển các mô hình hợp tác mới đây là loại
hình tổ chức kinh doanh thuộc trong khu vực nông nghiệp. Sắp xếp lại và đổi
mới doanh nghiệp nhà nước, thực hiện đa dạng hóa hình thức sở hữu các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh; thay đổi cơ chế hoạt động của các doanh
nghiệp hoạt động công ích thành những doanh nghiệp mạnh, đóng vai trò chủ
đạo trong việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật, cung ứng giống, tìm kiếm thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
Thứ bảy: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển vùng
trong phạm vi toàn tỉnh, quan hệ kinh tế giữa các vùng trên cơ sở phát huy tối
đa lợi thế so sánh của từng vùng. Định hướng, quy hoạch phát triển mạnh hệ
thống thị trường tiểu thụ các mặt hàng nông sản, nâng cao sức mua của thị
trường nông thôn, và chợ nông thôn.
1.3.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia
Trung Quốc: Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng đã có những
tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc, cái gì cũng có 2 mặt của nó,
song song với mặt tiêu cực là mặt tích cực, chính vì vậy mà nó cũng đã làm lộ
ra những yếu kém tồn lại lâu nay về mô hình phát triển của nước này. Cuộc
khủng hoảng đã chấm dứt chuỗi thời gian thành công của mô hình công
nghiệp chế biến dựa vào xuất khẩu, lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. Khi
thực hiện chuyển dịch CCKT thì Trung Quốc chủ yếu chuyển đổi theo các
hướng sau đây:
Thứ nhất: Thay đổi kiểu tăng trưởng kinh tế, với việc nhằm duy trì tăng
trưởng thì Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh cải cách định hướng thị trường và
thúc đẩy thị trường, để phát huy những yếu tố tiềm năng cho tăng trưởng thì
Trung Quốc dựa theo các hương như: Triệt để cơ cấu lại thị trường nhân tố
sản xuất do sự lạc hậu của thị trường nhân tố sản xuất như vốn, đất đai; cải
cách hệ thống quyền về tài sản chưa triệt để; cải cách hệ thống tài chính.
Thứ hai: Song song với việc tăng trưởng thì cũng cần phải tạo việc làm
mới, để làm được công việc này thì cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng
làm sao cho phù hợp với đòi hỏi của hiện tại. khi thay đổi mô hình tăng
trưởng cần chú trọng đến chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng và thực hiện
sự phát triển xanh.
Thứ ba: Việc cải cách thị trường cũng cần phải tiếp tục được thực hiện
như: cải cách cơ cấu, giảm và xóa bỏ độc quyền, chú trọng chính sách vĩ mô
trong trung hạn thay vì quá tập trung như và ngắn hạn hiện nay; cải cách lĩnh
vực xã hội hướng tới người dễ bị tổn thương, tăng dịch vụ công nhằm tạo
lòng tin đối với người dân, vấn đề dài hạn là kết hợp cải cách kinh tế, cải cách
xã hội và cải cách dịch vụ; việc mở cửa kinh tế cũng cần được tiếp tục thực
hiện, tăng cường hợp tác để chống bảo hộ mậu dịch, tăng hợp tác trong lĩnh
vực tài chính - tiền tệ với các nước khác; đối với các ngành được bảo hộ thì
cần điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp.
Thứ tư: Trong chiến lược phát triển của Trung Quốc, việc hướng nội sẽ
được hướng tới nhiều hơn so với trước đây, những ngành như tiêu dùng nội
địa sẽ được kích thích nhiều hơn, hướng tới việc đưa tiêu dùng nội địa thành
động lực của tăng trưởng, đảm bảo phát triển trên cơ sở kết hợp hài hòa thị
trường nội địa và xuất khẩu, các ngành then chốt bao gồm cả các ngành công
nghiệp mũi nhọn sẽ được khuyến khích và củng cố để phát triển.
Thái lan: Ở Đông Nam Á, Thái Lan là một nước đang trong quá trình
chuyển đổi từ một nền kinh tế hiện đang là nông nghiệp là chủ yếu sang một
ngành kinh tế khác với mức thu nhập cao hơn như với ngành chế tác và các
ngành dịch vụ đa dạng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 Thái Lan
đã có chương trình chuyển dịch CCKT, trong kế hoạch chuyển dịch CCKT
Thái Lan đã nêu rõ là cần thiết để đạt được cân bằng và bền vững để phù hợp
với nguyên tắc hài hòa, hợp lý và miễn nhiễm. trong giai đoạn 2007 - 2011
chuyển dịch CCKT ở Thái Lan tập trung vào một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất: Với tình hình kinh tế hiện tại thì Thái Lan tập trung chuyển
dịch CCKT theo hướng: Để nâng cao được năng suất lao động và tăng thêm
các hàng hóa dịch vụ, trên cơ sở tri thức bản địa và văn hóa Thái Lan thì việc
tập trung vào chuyển dịch cơ cấu sản xuất là điều bắt buộc phải thực hiện; xây
dựng các hệ thồng miễn nhiễm và quản lý rủi ro cho các lĩnh vực hàng hóa và
dịch vụ, thị trường tài chính, tài nguyên thiên nhiên; với thế mạnh là ngành
nông nghiệp thì tập trung vào phát triển nông nghiệp trở thành cơ sở lương
thực an toàn và đầy đủ cho thế giới; mục tiêu cho ngành công nghiệp là nâng
cao chuỗi giá trị trong nông nghiệp, với mục tiêu như vậy thì cần phải thông
qua hợp nhất các khu vực hợp nhất khác nhau như cần phải phát triển các cụm
công nghiệp và ứng dụng các công nghệ giảm tiêu thụ năng lượng cũng như
sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Thứ hai: Với việc thúc đẩy đầu tư theo hướng khuyến khích tiết kiệm
trong nước để tăng cường năng lực đầu tư của quốc gia và thực hiện an sinh
xã hội, với việc phụ thuộc vào bên ngoài quá lớn thì cần phải giảm bớt mức
độ phụ thuộc vào bên ngoài nhất là ở vấn đề vốn vay và vốn cổ phần ngắn
hạn. cần phải có kế hoạch quản lý thích đáng về vấn đề tài chính để tạo ra sự
cân đối cần thiết cho ngân sách Nhà nước trong tầm trung hạn, để tạo được
điều kiện cho việc sản xuất trong nước phát triển thì cần tập trung vào việc
huy động vốn làm sao cho hiệu quả nhất.
Thứ ba: Cần phải lên kế hoạch cho sự phân phối theo hướng cạnh tranh
và phân phối của cải bình đẳng và thúc đẩy sự phân phối một cách công bằng
nhất tạo ra sự hợp lý về việc cân bằng lợi ích kinh tế cuẩ toàn bộ tăng trưởng
trong toàn xã hội.
Thứ ba: Với việc tiêu thụ năng lượng và việc phát triển các nguồn năng
lượng hiện nay thì cần phải có một chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả,
với mục tiêu nhằm giảm mức độ nhạy cảm về năng lượng hiện nay và mức độ
phụ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài vào.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Ắt Tạ Pư trong quản lý
nhà nước đối với chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Qua tìm hiểu kinh nghiệm công tác QLNN đối với quá trình chuyển
dịch CCKT ở một số nước láng giềng và một số địa phương của nước
CHDCND Lào. Chúng ta có thể thấy rằng chuyển dịch CCKT là yêu cầu cấp
thiết của tất cả các quốc gia và các địa phương. Xem qua thì chúng ta có thể
thấy được mỗi quốc gia và địa phương đều có những cách làm và những bước
đi trong chuyển dịch CCKT là khác nhau, nhưng có một điểm chung đó là các
quốc gia đều dựa trên những lợi thế và ưu điểm sẵn có của mình để phát triển.
Trên cơ sở đó, để quá trình chuyển dịch CCKT diễn ra một cách nhanh chóng
và bền vững thì việc các chủ thể quản lý cần có những quy hoạch tổng thể là
một việc làm rất quan trọng, biết khai thác lợi thế so sánh của mỗi vùng để
đầu tư phát triển theo hướng chuyên sâu trên cơ sở áp dụng những tiến bộ
khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất…với mục tiêu đó là nâng cao
chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; tăng cường các hoạt động hỗ trợ
doanh nghiệp thực hiện chuyển dịch CCKT như đảm bảo mặt bằng cho sản
xuất, kinh doanh; quan tâm công tác mời gọi đầu tư; hỗ trợ cung cấp thông
tin; hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở... những thành công và hạn chế trong
quá trình phát triển kinh tế nói chung, chuyển dịch CCKT nói riêng ở các
nước và các địa phương sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu để tỉnh Ắt tạ pư
học tập và áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mình để đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch CCKT ổn định và bền vững theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Như vậy, với một nền kinh tế kém phát triển, lỗi thời, lạc hậu thì cần
phải có một chủ trương cụ thể cho việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế sao cho
phù hợp với xu thế của thời đại là rất cần thiết. Việc các chủ thể quản lý tiến
hành chiến lược phát triển cũng là việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý.
Một cơ cấu phù hợp với xu thế vận động của thời đại sẽ thúc đẩy kinh tế - xã
hội phát triển, ngược lại nếu như nó không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng kinh
tế - xã hội trì trệ, kém phát triển và thậm chí còn có thể bị khủng hoảng,
chuyển dịch CCKT có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh
tế, vừa là kết quả của phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn nhất định
vừa là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội lên trình độ mới.
Tuy nhiên để việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra một cách không bị gián
đoạn, đi đúng hướng và ảnh hưởng đến những vùng khác thì việc QLNN về
chuyển dịch CCKT là một yếu tố rất quan trọng, góp một phần nào đó vào
việc chuyển dịch CCKT được diễn ra theo chiều hướng tích cực thì không thể
thiếu được sự QLNN. Ngoài ra để cho việc chuyển dịch CCKT diễn ra được
thành công thì cũng cần phải học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia và các
vùng khác nhau để từ đó thấy được những mặt tích cực cần tiếp thu và tránh
xa những mặt hạn chế để không đi vào vết xe đổ của các nước và các vùng đã
thực hiện chuyển đổi CCKT.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ Ở TỈNH ẮT TẠ PƯ NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, những thuận
lợi và khó khăn trong quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
tỉnh Ắt tạ pư nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
* Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Ắt tạ pư nằm ở miền Nam của nước CHDCND Lào, với diện tích
là 10.320 km2, được chia thành hai vùng: Vùng đồng bằng với diện tích
3.199,2 km2 và vùng núi cao nguyên với diện tích 7.120,8 km2, chiếm 69%
diện tích của toàn tỉnh. Phía Bắc giáp biên giới tỉnh Xê kông, với chiều dài
137,6 km, phía Nam giáp biên giới tỉnh Lắt Ta Na Khi Ly của vương quốc
Cam Pu Chia với chiều dài 224,25 km, phía Đông giáp biên giới tỉnh Kon
Tum của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chiều dài 58 km và
phía Tây giáp biên giới tỉnh Chăm Pa Sắc với chiều dài 180 km.
Tỉnh Ắt tạ pư là một trong những tỉnh của nước CHDCND Lào có điều
kiện về tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên thiên rất phong phú, điển hình
chúng ta có thể nêu ra như một số loại kim loại như mỏ đồng, mỏ vàng, bạc,
ngọc thạch, đá quý,…ngoài ra thì tỉnh Ắt tạ pư cũng có rất nhiều các con sông
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông - lâm nghiệp của vùng, dựa
vào điều kiện tự nhiên và sự thuận lợi mà các con sông mang lại thì một số
con sông đã trở thành con đường giao thông phục vụ thuận lợi cho việc đi lại
ở trên địa bàn tỉnh và quan trọng hơn là nó trở thành những tuyến giao thông
quan trọng nối giữa các bản, huyện, tỉnh, đồng thời nó cũng đã trở thành thế
mạnh trong việc xây dựng thủy điện, hệ thống thủy lợi cỡ vừa và nhỏ ở nhiều
nơi trên địa bàn của tỉnh.
Tỉnh Ắt tạ pư là một tỉnh tuy có diện tích nhỏ bé, nhưng cũng có những
điều kiện để thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Để có được những chính sách
phù hợp cho sự phát triển tỉnh đã tiến hành thăm dò và phân tích đất đai trong
cả tỉnh thành công và đã thu được những số liệu cần thiết về chúng nhằm xây
dựng quy hoạch và sử dụng phù hợp với từng loại đất. Ngoài ra, trên địa bàn
tỉnh còn có những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa
dạng, có rất nhiều các loại gỗ quý, phong cảnh thiên nhiên đẹp rất thuận lợi
cho việc phát triển du lịch của vùng này. Tỉnh Ắt tạ pư với diện tích một nửa
là vùng núi cao nguyên, chính vì vậy mà có rất nhiều rừng với những loại cây
gỗ quý hiếm và đây cũng là nơi sinh sống của rất nhiều loại động vật; với địa
hình như vậy nên hầu như ở mỗi huyện đều có những thác nước và những
hang động, điều quan trọng đáng được chú ý ở đây là những phong cảnh này
có điều kiện để phát triển thành khu du lịch; ngoài ra thì ở từng huyện của
tỉnh đều có thế mạnh là có những loại khoáng sản đang được khai thác và
ngoài ra thì tỉnh cũng có những dự án để khai thác một cách có hiệu quả
nguồn tài nguyên khoáng sản, ở tỉnh này chủ yếu là các mỏ đá, mỏ vàng, cho
thấy đây là các khoáng sản có giá trị kinh tế rất cao thuận tiện cho việc phát
triển kinh tế thúc đẩy sự phát triển của vùng.
Vì điều kiện thiên nhiên phong phú dồi dào, có nhiều thác nước, có
nhiều tiềm năng về lâm nghiệp, đất rừng cây cối chiếm đến 70 % diện tích tự
nhiên cả tỉnh. Có nhiều loại đất rất phù hợp với việc trồng các loại cây cối tạo
điều kiện thuận lợi để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và đặc biệt là có thể
tạo ra các vùng sản xuất kinh tế hàng hóa mang lại những giá trị cao. Với các
loại đất tốt phù hợp với điều kiện trồng rừng và có những diện tích rừng như
vậy tỉnh Ắt tạ pư có rất nhiều loại gỗ quý hiếm và có giá trị kinh tế cao điển
hình như một số loại cây là tếch, hương, lim, trắc, cẩm lai, trai, dổi, sao, vàng
tâm, sa mu, táu, de, chò chỉ,…và các loại luồng tre, nứa lớn nhất cả nước.
Tỉnh có diện tích khoảng 608.984,87 ha là đồng cỏ có thể sử dụng cho
chăn nuôi đại gia súc và có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ thích hợp cho việc
khai thác ngành du lịch. Có thể nói tỉnh Ắt tạ pư có tiềm năng phát triển
ngành du lịch rất lớn cho Tỉnh.
* Điều kiện về kinh tế - xã hội
Tỉnh Ắt tạ pư, trước đây là một tỉnh có thể nói là lạc hậu với nền kinh tế
nông nghiệp cổ truyền lạc hậu của tỉnh đó là làm lúa nước, nương rẫy, với một
nền kinh tế theo phương thức là tự cung tự cấp và dựa theo thiên nhiên. Nói về
nguồn nhân lực thì đội ngũ cán bộ của tỉnh hiện rất ít, không những vậy mà
trình độ kinh nghiệm của cán bộ cũng còn rất thấp, với trình độ văn hóa của
nhân dân còn thấp, nạn mù chữ còn khá phổ biến trên địa bàn tỉnh, năng suất
lao động vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, chưa có sự phân công lao động rõ
ràng và cụ thể, giao lưu hàng hóa với bên ngoài cũng chưa được phát triển,
thực tế cho thấy việc giao lưu hàng hóa được thực hiện chủ yếu là với Thái
Lan, qua đó cho thấy rằng thị trường ở tỉnh vẫn còn nhỏ bé, nhất là ở các vùng
nông thôn và vùng miền núi, nhiều nơi vẫn còn chưa có chợ để buôn bán.
Nói đến văn hóa thì tỉnh Ắt tạ pư có chung biên giới với 2 nước như:
Nước bạn Việt Nam và nước vương quốc Cam Pu Chia, chính vì vậy mà bị
ảnh hưởng rất nhiều về mặt kinh tế, văn hóa, an ninh, chính trị. Đặc biệt là đối
với các huyện giáp với biên giới của hai nước láng giềng thì việc họ có nền
văn hóa giống với các nước láng giềng là có thể xảy ra.
Thông qua việc tỉnh tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, đường lối
đổi mới của Đảng, đặc biệt qua những năm gần đây đã cho thấy tỉnh đã có sự
chuẩn bị và tập trung vào việc chuyển đổi CCKT như đã có sự tập trung nhất
định về vốn cho sự phát triển cơ sở hạ tầng và đặc biệt là về mặt vật chất kỹ
thuật, có thể nêu ra điển hình như là: Củng cố và xây dựng hệ thống thủy lợi
và hệ thống thông tin liên lạc, để phát triển về mặt văn hóa tỉnh đã xây dựng
các trường học, bệnh viện để phục vụ cho nhân dân. Với điều kiện tự nhiên
thuận lợi như vậy tỉnh đã cho thấy khả năng sản xuất lương thực thực phẩm
có đủ ăn và có thể xuất khẩu ra bên ngoài nhằm góp phần vào sự phát triển
của tỉnh. Tỉnh đã có những chính sách khuyến khích nhân dân sản suất hàng
hóa, và những phong trào như vậy đã được nông dân hưởng ứng và ngày càng
phát triển. Cùng với đó là hoạt động chế biến công nghiệp và dịch vụ cũng đã
có những bước tiến đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống
của nhân dân; đời sống của nhân dân các bộ tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
cũng đã được cải thiện đáng kể; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 4 năm
nay (2012 - 2015) đạt khoảng 13,8%/năm. Năm 2015, tổng sản phẩm quốc
nội - GDP đạt được 1.184,48 tỷ kíp tăng 5,16% so với năm 2012, bình quân
đầu người là 1.770 USD tăng 21% so với năm 2012 là 1.200 USD [22; tr 7].
Tỉnh Ắt tạ pư là một tỉnh có vị trí địa lý quan trọng về mặt an ninh,
quốc phòng, là một tỉnh được chia ra thành hai vùng như vùng đồng bằng và
vùng núi cao nguyên, chính vì vậy mà nhân dân các dân tộc thiểu số có trình
độ văn hóa, phong tục tập quán khác hẳn với trình độ văn hóa và phong tục
tập quán của nhân dân thành thị. Căn cứ vào tình hình đó tỉnh đã phân chia
các vùng phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm nông thôn thành 155 vùng phát
triển, trong đó tập trung vào 5 vùng trọng điểm kinh tế và có 2 vùng phải đặc
biệt quan tâm về công tác quốc phòng, an ninh, chính trị (những vùng giáp
biên giới).
Trong cơ cấu GDP của tỉnh, ngành nông nghiệp chiếm 47,5%, ngành
công nghiệp chiếm 28,2%, ngành dịch vụ chiếm 24,3% [22; tr 8]. Tỉnh đã tích
cực phấn đấu tổ chức thực hiện 11 chương trình ưu tiên của Chính phủ đề ra.
Dựa vào điều kiện tự nhiên như vậy trên địa bàn tỉnh, tỉnh cũng đã quan
tâm xây dựng hệ thống thủy lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đi cùng
với đó là việc khai hoang diện tích đất để sản xuất, góp phần vào cải thiện đời
sống của nhân dân.
Đến năm 2015, cả tỉnh có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và được sử
dụng 18 nơi, xây dựng đê ngăn nước 8 nơi, trạm bơm nước bằng máy điện 10
nơi và hệ thống thủy lợi tăng lên 5 nơi so với năm 2012.
Năm 2012, diện tích sản xuất lúa cả tỉnh là 24.863 ha, diện tích ruộng
chiếm 23.135 ha, diện tích nương rẫy 1.727 ha. Năm 2015, diện tích sản xuất
lúa vụ là 25.817 ha, diện tích ruộng 24.389 ha, diện tích rẫy chỉ còn 1.428 ha
[23; tr 10].
Để phát triển kinh tế tỉnh cũng đã có những chính sách để phát triển các
ngành chăn nuôi phục vụ cho nhu cầu của người dân trong địa bàn tỉnh được
thể hiện qua những con số như: Trâu có 47.747 con, bò 23.933 con, lợn
69.736 con, dê 5.517 con, gia cầm 877.849 con, ao cá 650 ao, sản xuất cá
giống được 8,6 triệu con. Để việc sản xuất được tăng cường hiệu quả hơn
nữa, tỉnh đã áp dụng các ứng dụng khoa học - kỹ thuật trên thế giới vào trong
sản xuất để việc sản xuất của bà con trên địa bàn tỉnh không phải vất vả
nhưng bù lại đó hiệu quả thu lại vẫn như mong muốn khi sản xuất, tỉnh có
máy cày 5.674 chiếc (bình quân 3 hộ gia đình/1 chiếc) [22; tr 15]; song song
với việc áp dụng các công nghệ, khoa học kỹ thuật như vậy tỉnh cũng đã mở
những lớp bồi dưỡng kỹ thuật cho nông dân để họ có thể bắt kịp với khoa học
- công nghệ tiên tiến và không bị lạc hậu so với xu thế phát triển của công
cuộc CNH - HĐH. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã làm cho
đời sống của nhân dân các bộ tộc trong tỉnh ngày càng được cải thiện hơn cả
về mặt tinh thần và vật chất.
Với việc chuyển dịch cơ cấu như hiện nay, ngoài việc trồng lúa để phát
triển nền kinh tế ra thì tỉnh cũng đã và đang quan tâm đến việc thúc đẩy,
khuyến khích trồng cây công nghiệp với mục đích là sản xuất ra các loại hàng
hóa như: cây cao su, cây tếch, cây keo, cây bạch đàn,…với diện tích
22.922,82 ha. Không chỉ dừng lại ở đó, tỉnh còn khuyến khích việc chế biến
các sản phẩm nông nghiệp để làm ra các loại hàng hóa thuận lợi cho nhu cầu
tiêu dùng thiết yếu của tỉnh nhằm làm giảm bớt đi việc nhập khẩu hàng hóa từ
bên ngoài vào. Hiện nay, cả tỉnh có 650 đơn vị tiểu thủ công nghiệp - công
nghiệp hoạt động sản xuất (tăng 150 đơn vị so với năm 2012) với tổng giá trị
đầu tư 225,84 tỷ kíp. Xét thấy tình hình thực tế, tỉnh đã chủ động xây dựng và
thực hiện chính sách vận động nhân dân các bộ tộc trên địa bàn tỉnh, phát
triển tay nghề sẵn có của mình thành các phong trào, nhằm mở rộng quy mô
sản xuất cho các bộ tộc thành những nơi có nghề truyền thống và không bị
mai một, ngoài ra còn giải quyết được vấn đề việc làm cho nhân dân, với
những chính sách như vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng đã có rất nhiều hộ
gia đình phát triển nghề của mình thành chuyên nghiệp, mở rộng quy mô sản
xuất để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng phục vụ cho nhu cầu của nhân
dân và có thể xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài để quảng bá
thương hiệu của các hộ kinh doanh.
Với tinh thần như hiện nay, tỉnh đã phấn đấu thực hiện những chính
sách và các chương trình để phát triển nông nghiệp như chính sách giao đất,
giao rừng cho nhân dân để họ có thể vừa quản lỹ, vừa để sử dụng vào sản
xuất. Hiện nay, việc giao đất, giao rừng đã thực hiện được 147 bản với 22.921
hộ gia đình (chiếm 100% đối với hộ gia đình ở nông thôn dựa vào nông
nghiệp), trong đó giao đất sản xuất 985 chỗ với 69.263 ha, giao rừng cho nhân
dân quản lý và sử dụng 190.368 ha, trong đó cả 5 huyện đã làm thành công
trong việc giao đất, giao rừng. Tỉnh còn diện tích rừng khoảng 365.784 ha,
trong đó rừng tự nhiên chưa khai thác là 18%, diện tích rừng khai thác
154.312 ha và phải trồng rừng thêm 54.732 ha [22; tr 18].
Dựa vào những đặc trưng và thế mạnh của tỉnh, trong những năm gần
đây, tỉnh đã tập trung vốn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhằm thuận tiện
cho việc đi lại tỉnh cũng đã xây dựng những con đường từ trung tâm tỉnh cho
đến các huyện xa xôi từ thành thị đến các bản. Cả tỉnh có các tuyến đường
giao thông dài 1.367 km, trong đó đường nhựa dài 289,55 km.
Nhằm thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách liên lạc giữa các vùng trên địa
bàn Tỉnh với nhau, tỉnh đã thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống thông tin liên
lạc ở trung tâm tỉnh. Ngoài ra tỉnh còn được nhà nước tập trung hỗ trợ vốn
vào việc củng cố và xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật về kinh tế - xã hội
với vốn đầu tư 2.323 tỷ kíp, trong đó vốn trong nước 941 tỷ kíp và vốn đầu tư
nước ngoài 10,43 triệu USD [22; tr 16].
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nước về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư
* Thuận lợi
Bộ máy QLNN hiện nay đã được tổ chức theo hướng gọn nhẹ hơn nên
rất thuận tiện trong việc QLNN và mang lại hiệu quả cao hơn.
Việc quy hoạch các ngành nghề để phát triển của tỉnh hiện nay rất phù
hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, điều này giúp cho việc QLNN trong việc
chuyển dịch CCKT của tỉnh được dễ dàng hơn rất nhiều, không còn khó và
phức tạp như trước nữa.
Hiện nay những thủ tục hành chính có liên quan trực tiếp đến việc
chuyển dịch CCKT đã được cải tiến rất nhiều theo hướng tích cực, giúp cho
các cơ quan hành chính của tỉnh có điều kiện dễ dàng thuận tiện để hoạt động
và đưa ra được các chính sách để phát triển kinh tế của vùng.
* Khó khăn
Hiện nay trình độ của các cán bộ trong QLNN về chuyển dịch CCKT
vẫn đang còn rất kém về năng lực, chính vì vậy mà các chủ trương, chính sách
và pháp luật của Nhà nước và tỉnh đưa ra vẫn còn chưa hiểu biết hết được,
khả năng tư duy của các cán bộ còn rất nhiều những yếu kém, khả năng hạn
chế như vậy đã khiến họ mất đi sự nhạy bén trong công việc, với những yêu
cầu cần tìm tòi và phát hiện ra lợi thế của vùng để phát triển nó thì lại không
tìm được.
Việc các cơ quan QLNN hoạt động vẫn chưa có được sự phối hợp
mạch lạc với nhau, trong hoạt động thì chưa có sự gắn kết để tạo ra được một
khối thống nhất và mạnh mẽ, vẫn chưa có những chính sách thích hợp nhất để
phát triển các nguồn nhân lực, trong quá trình chuyển dịch CCKT thì nguồn
nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu được, vì thế mà
các chủ thể quản lý vẫn còn khó khăn trong việc đưa ra các chính sách phù
hợp để phát triển đội ngũ này trong tương lai.
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách ...
Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách ...Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách ...
Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách ...
 
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà TĩnhLuận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
 
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOTĐề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
 
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông GiangQuản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOTLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
 
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAYĐề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông n...
Luận văn: Hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông n...Luận văn: Hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông n...
Luận văn: Hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông n...
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sáchLuận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
 
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
 
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải Hậu
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải HậuQuản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải Hậu
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải Hậu
 
Luận văn: Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý của hệ thống kho bạc Nhà n...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý của hệ thống kho bạc Nhà n...Luận văn: Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý của hệ thống kho bạc Nhà n...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý của hệ thống kho bạc Nhà n...
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 

Similar to Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT

Similar to Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT (20)

Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAYChuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
 
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
 
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu sốQuản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóaLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa
 
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...
 
luan an co che quan li tai chinh o tong cong ty song da, hay
luan an co che quan li tai chinh o tong cong ty song da, hayluan an co che quan li tai chinh o tong cong ty song da, hay
luan an co che quan li tai chinh o tong cong ty song da, hay
 
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng NamLuận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
 
Quản lý về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại ĐB sông Hồng
Quản lý về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại ĐB sông HồngQuản lý về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại ĐB sông Hồng
Quản lý về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại ĐB sông Hồng
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAYLuận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...
 
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh PhúcĐề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
 
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOT
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOTĐề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOT
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOT
 
Đề tài: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Đề tài: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà TĩnhĐề tài: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Đề tài: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
 
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, Hà TĩnhLuận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, Hà Tĩnh
 
Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, 9đ
Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, 9đQuản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, 9đ
Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SOUKANH MIENGLAVANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH ẮT TẠ PƯ, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SOUKANH MIENGLAVANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH ẮT TẠ PƯ, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SOUKANH MIENGLAVANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH ẮT TẠ PƯ, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG ĐÌNH THANH HÀ NỘI – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SOUKANH MIENGLAVANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH ẮT TẠ PƯ, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG ĐÌNH THANH HÀ NỘI – 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Soukanh Mienglavanh
  • 4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Hội đồng Khoa học thuộc Học viện Hành chính. Các Thầy giáo, Cô giáo đã trang bị những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính; Tiến sĩ Đặng Đình Thanh, người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Soukanh Mienglavanh
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CCKT : Cơ cấu kinh tế CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DKKD : Đăng kí kinh doanh QLNN : Quản lý nhà nước SXKD : Sản xuất kinh doanh
  • 6. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ...........................................................................................6 1.1. Những vấn đề cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế........................6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................6 1.1.2. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế................8 1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................................................................... 11 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................................................................. 11 1.2.2. Mục tiêu, nội dung của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.................................................................................................... 18 1.2.3. Những nhân tố ảnh hướng tới quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................................................................. 20 1.3. Kinh nghiệm và bài học cho tỉnh Ắt tạ pư trong quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................................................. 22 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào......................................................................................... 22 1.3.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia................................................ 26 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Ắt tạ pư trong quản lý nhà nước đối với chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................ 28 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 29 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH ẮT TẠ PƯ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 31
  • 7. 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ................................... 31 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.............................................. 31 2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư ......................................................... 37 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ................................... 38 2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư thời gian qua 38 2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư thời gian qua ............................................................................ 48 2.3. Đánh giá chung trong quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư ............................................................................ 53 2.3.1. Những thành tựu đạt được............................................................ 53 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại................................................................. 55 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại...................................... 56 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 57 Chương 3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH ẮT TẠ PƯ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............... 59 3.1. Quan điểm và phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư ....................................... 59 3.1.1. Quan điểm ................................................................................... 59 3.1.3. Mục tiêu....................................................................................... 62 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư...................................................................... 65
  • 8. 3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch..................................................................................................... 65 3.2.2. Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi ..................................... 69 3.2.3. Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực................................................................................................. 72 3.2.4. Tăng cường đầu tư và thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.... 76 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra.................... 79 3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ............................... 80 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 83 KẾT LUẬN.................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 85
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vòng 4 năm (2012 - 2015) 46 Bảng 2 Dự kiến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tỷ trọng của các ngành trong GDP 64
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) là một tất yêu khách quan trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Chuyển dịch CCKT tạo nên sự chuyển đổi căn bản của nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực như, phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất, gia tăng năng lực sản xuất, tăng sản phẩm xã hội, góp phần thỏa mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn. Cũng như bất cứ một vấn đề nào trong đời sống xã hội, vấn để chuyển dịch CCKT cũng đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước (QLNN) mới thực sự trở nên hiệu quả. Trong quá trình chuyển dịch CCKT đó, Nhà nước sẽ sử dụng những công cụ của mình để tác động, điều chỉnh để hoạt động quản lý về chuyển dịch CCKT đi theo đúng hướng của Đảng và Nhà nước. Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào là một quốc gia nằm ở Đông Nam Á, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Với những thuận lợi trên, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2011) Đảng nhân dân cách mạng Lào đã đưa ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo định hướng XHCN. Để triển khai đường lối của Đảng vào thực tiễn, Chính phủ Lào đã xây dựng và vạch ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 xác định phương hướng, mục tiêu cơ bản, lâu dài, những nhiệm vụ kinh tế - xã hội tầm vĩ mô, dài hạn phát triển đất nước, đồng thời cũng xác định những phương tiện, biện pháp để thực hiện thành công các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đó. Một trong những mục tiêu chiến lược trong Chiến lược phát triển phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 là tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo giữ vững tốc độ phát triển kinh tế liên tục, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020. Trong thời gian qua, các địa phương ở Lào đã quán triệt và thực hiện quyết
  • 11. liệt chủ trương về chuyển dịch CCKT, hoạt động QLNN về chuyển dịch CCKT cũng được quan tâm hơn. Tỉnh Ắt tạ pư là một tỉnh nằm ở miền nam của nước CHDCND Lào, đây là một tỉnh có nhiều điều kiện phát triển kinh tế theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, tuy nhiên nền kinh tế của Ắt tạ pư hiện nay lại chủ yếu là nông nghiệp, các ngành như du lịch, dịch vụ, thương mại, khai thác khoáng sản, công nghiệp nặng chưa được quan tâm đúng mức. Thời gian qua, hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Ắt tạ pư cũng đã được quan tâm nhưng chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng hiện có. Sở dĩ có tình trạng này là do hoạt động QLNN về chuyển dịch CCKT chưa được đẩy mạnh, đặc biệt là các vấn đề về khuyến khích, các biện pháp hỗ trợ chuyển dịch CCKT chưa được chính quyền địa phương quan tâm thực hiện. Chính vì lẽ đó, với mong muốn làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, thông qua đó xây dựng, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Bàn về chuyển dịch CCKT là một vấn đề được các học giả trong và ngoài nước CHDCND Lào quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, bàn về QLNN về chuyển dịch CCKT thì vẫn là một vấn đề mới chưa được nhiều các học giả quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu về QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào. Tuy nhiên, có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu sau có liên quan đến đề tài: Phomma Phamthalangsy (2002), Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Khăm Muộn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế; Humphen Xaynasin (2001), Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế; Bunlot Chanthachon (2009), Chuyển dịch cơ
  • 12. cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiễn sĩ kinh tế; Liane Thikeo (2001), Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ quản lý công… Như vậy, sau khi liệt kê một số công trình tiêu biểu trên, có thể thấy vấn đề chuyển dịch CCKT ở nước CHDCND Lào chủ yếu được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào. Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” là thực sự có tính cấp thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT, QLNN về chuyển dịch CCKT; phân tích thực trạng QLNN về chuyển dịch CCKT, thực trạng chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào; đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nói trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT, QLNN về chuyển dịch CCKT; - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương tại Lào và một số quốc gia khác trong QLNN về chuyển dịch CCKT và rút ra những kinh nghiệm cho tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào; - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng QLNN về chuyển dịch CCKT, QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào;
  • 13. - Từ đó, đề xuất định hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các vấn đề về chuyển dịch CCKT, QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào , trong đó tập trung chủ yếu vào nghiên cứu vấn đề xây dựng chiến lược về kế hoạch; xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật; kiểm tra, giám sát và bộ máy tổ chức QLNN chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn có phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là trong lĩnh vực QLNN về kinh tế, cụ thể là QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào. Luận văn có phạm vi nghiên cứu về nội dung chính là các nội dung của chuyển dịch CCKT, các nội dung của QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào. Luận văn có phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là trong thời gian là từ năm 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020 về chuyển dịch CCKT, QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào. 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về phát triển nền kinh tế theo hướng CNH - HĐH. - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp tổng kết thực tiễn và phương pháp dự báo.
  • 14. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Khi luận văn được thực hiện, kết quả của luận văn sẽ có những ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau: - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chuyển dịch CCKT, QLNN về chuyển dịch CCKT; - Từ việc phân tích và đánh giá thực trạng, luận văn sẽ chỉ ra những điểm được và chưa được trong quá trình chuyển dịch CCKT, QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào; - Việc đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về chuyển dịch CCKT sẽ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, nó là cơ sở, là đề xuất, là gợi mở quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về chuyển dịch CCKT ở tỉnh Ắt tạ pư nước CHDCND Lào. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Chương 3. Quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
  • 15. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1. Những vấn đề cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm Để hiểu rõ khái niệm chuyển dịch CCKT thì cần phải tìm hiểu khái niệm CCKT. Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “CCKT là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành”. Từ đây, chúng ta có thể xem xét khái niệm CCKT trên hai mặt là: Số lượng và chất lượng. Như vậy, có thể định nghĩa: “Chuyển dịch CCKT là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau về số lượng và chất lượng trong một không gian và thời gian, với những điều kiện xã hội cụ thể hướng vào mục tiêu đã định”. Từ khái niệm về CCKT, có thể thấy trong quá trình phát triển, CCKT của một quốc gia luôn luôn thay đổi. Đó là sự thay đổi về quy mô của ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, vùng, các thành phần cụ thể. Và chính sự thay đổi về trạng thái cho phù hợp với môi trường phát triển, định hướng của một quốc gia về nền kinh tế được gọi là chuyển dịch CCKT. Chính sự biến đổi về số lượng để đến một thời điểm nào đó tạo thành sự chuyển hóa về chất lượng của nền kinh tế. Hay thực chất đó là quá trình biến đổi các yếu tố bên trong của cấu trúc và mối quan hệ của các yếu tố hợp thành nền kinh tế theo những chủ đích và phương hướng xác định. 1.1.1.2. Đặc điểm Chuyển dịch CCKT phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế theo hướng CNH - HĐH, tạo tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng, ổn định của nền kinh tế.
  • 16. Việc đánh giá CCKT là hợp lý hoặc tối ưu được xem xét qua các đặc điểm sau: + Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo; + Đảm bảo khai thác tối đa các tiềm năng, nguồn lực của đất nước, của ngành, của địa phương; + Phản ánh đúng các quy luật khách quan bao gồm các quy luật tự nhiên, kinh tế và xã hội. Chẳng hạn như việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi làm sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của vùng. Và đặc biệt là quy luật kinh tế và quy luật kinh tế thị trường; + Sử dụng ngày càng nhiều lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của trong nước và ngoài nước, giữa các vùng ở trong nước với nhau; + Phản ánh được các xu hướng phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực; Quá trình chuyển dịch CCKT phải diễn ra trên cả ba mặt đó là: + Chuyển dịch cơ cấu theo ngành. + Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ. + Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế. 1.1.1.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, CCKT luôn luôn thay đổi. Sự thay đổi của CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển theo từng thời kỳ phát triển gọi là chuyển dịch CCKT. Chuyển dịch CCKT là một quá trình tất yếu gắn liền với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là quá trình phát triển trong quá trình hội nhập. Quá trình chuyển dịch CCKT diễn ra phụ thuộc vào các yếu tố như quy luật kinh tế, mức độ mở cửa của nền kinh tế với bên ngoài, dân số của quốc gia, các lợi thế về tự nhiên, nhân lực, điều kiện kinh tế, văn hóa... Nhân tố quan trọng giúp phần thúc đẩy chuyển dịch CCKT đó là quá trình chuyển hóa trong phạm vi quốc gia và mở rộng chuyển hóa quốc tế và thay đổi công nghệ
  • 17. tiến bộ kỹ thuật. Chuyển hóa mở đường cho việc trang bị kỹ thuật hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng suất lao động xã hội. Chuyển môn hóa cũng tạo ra những hoạt động dịch vụ và chế biến mới. Tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa. Điều đó làm cho tỷ trọng các ngành truyền thống giảm đi, tỷ trọng các ngành dịch vụ kỹ thuật mới tăng trưởng nhanh chóng và dần chiếm ưu thế. Phân công lao động và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển sâu sắc tạo ra những tiền đề cho việc phát triển thị trường các yếu tố sản xuất. Và ngược lại, việc phát triển thị trường các yếu tố sản xuất lại thúc đẩy quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và do vậy làm sâu sắc thêm quá trình chuyển dịch CCKT. Việc chuyển dịch CCKT phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội đó xác định cho từng thời kỳ phát triển. Thực chất của chuyển dịch CCKT là sự phát triển không đều giữa các ngành. Ngành có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại, ngành có tốc độ thấp hơn sẽ giảm tỷ trọng. Nếu tất cả các ngành có cùng một tốc độ tăng trưởng thì tỷ trọng các ngành sẽ không đổi, nghĩa là không có chuyển dịch cơ cấu ngành. 1.1.2. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào cũng tồn tại một cơ cấu kinh tế thích ứng hay phù hợp với kiểu tổ chức của hình thái kinh tế xã hội ấy. Mà trong đó cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận của nền kinh tế với qui mô, vị trí các quan hệ tỷ lệ tương đối ổn định hợp thành trong một thời kỳ nhất định. Cơ cấu kinh tế không tồn tại vĩnh viễn mà có sự vận động, biến đổi tùy thuộc vào những điều kiện khách quan, chủ quan ở trong nước và quốc tế. Sự biến đổi đó là chuyển dịch CCKT và được hiểu là sự biến đổi CCKT từ trạng thái
  • 18. này sang trạng thái khác trên cơ sở phù hợp với điều kiện khách quan, chủ quan, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Chuyển dịch CCKTcó là sự biến đổi tất yếu và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhưng quá trình chuyển dịch theo quy luật của nền kinh tế đặc biệt có sự tác động của các nhân tố sau: - Chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia: Chiến lược mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến chuyển dịch CCKT. Về bản chất, CCKT là sự biểu hiện tập trung chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Các chủ thể của quốc gia đó mà đại diện là Nhà nước là người đề xướng, xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu, nội dung, định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội rõ ràng, có chất lượng cao càng tạo điều kiện để xây dựng, hoàn thiện cơ cấu kinh tế hợp lý. Khi đó, CCKT hợp lý sẽ góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển mỗi quốc gia. Như vậy, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc định hướng, chi phối chuyển dịch CCKT theo hướng tiến bộ ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế. - Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và đặc điểm của các nguồn lực trong phát triển kinh tế: Khi lực lượng sản xuất phát triển, việc cải tiến, phát minh thiết bị, công nghệ mới hiện đại sẽ làm biến đổi căn bản qui mô cơ cấu, cách thức sản xuất; là gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của tất cả các ngành, lĩnh vực bộ phận CCKT. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã phá vỡ cân đối cũ, hình thành CCKT mới với vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận phù hợp và thích ứng với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Quá trình thay đổi hay chuyển dịch CCKT một cách khách quan, được Nhà nước định hướng và dẫn dắt hình thành CCKT mới. Đặc điểm của nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế ảnh hưởng tới hình thành CCKT. Bất cứ một quốc gia nào xây dựng chiến lược phát triển kinh tế
  • 19. - xã hội nói chung, CCKT nói riêng cũng phải dựa vào nguồn lực hiện có. Các nguồn lực vật chất và phi vật chất mỗi quốc gia chính là lợi thế, là tiềm năng để hình thành cơ cấu và chuyển dịch kinh tế. Quốc gia có nguồn lực càng lớn thì việc chuyển dịch nhanh và hợp lý. Không thể xây dựng CCKT hợp lý mà không dựa vào nguồn lực. - Yêu cầu của thị trường và khả năng tiêu dùng của xã hội. Đây là nhân tố quyết định tới việc hình thành cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyển CCKT. Thị trường là khả năng hay năng lực tiêu dùng của xã hội chính là đơn đặt hàng cho tất cả các chủ thế sản xuất kinh tế. Vì vậy yêu cầu của thị trường và khả năng tiêu dùng của xã hội định hướng, dẫn dắt quá trình hình thành CCKT và chuyển dịch CCKT. Cụ thể hơn, nó tác động trực tiếp đến việc hình thành qui mô, tỷ trọng, vị trí, vai trò chức năng cũng như quyết định chất lượng hình thành và phát triển ngành, lĩnh vực, và bộ phận của nền kinh tế. - Môi trường, thể chế kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp, song vô cùng quan trọng trong việc hình thành CCKT, chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại. Môi trường phát triển dưới góc độ kinh tế, chuyển dịch CCKT bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường chính trị - xã hội và môi trường pháp lý. Môi trường kinh tế tốt, nguồn lực được khai thác sử dụng hiệu quả, nhất là nguồn lực về tài chính sẽ tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho xây dựng và chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại, phát huy được sức mạnh của tất cả các ngành, lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Môi tường chính trị - xã hội ổn định, phát triển, nguồn lực con người với tinh hoa văn hóa, truyền thống… được phát huy sẽ có tác động tích cực tới hình thành và chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại, có CCKT hợp lý, hiệu quả. Môi trường pháp lý mạnh, hành lang pháp lý thông thoáng sẽ thúc đẩy vừa ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch CCKT một cách hiệu quả. Một khi môi
  • 20. trường kinh tế hạn chế, môi trường chính trị - xã hội bất ổn, môi trường pháp lý không thuận lợi sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc xây dựng CCKT hợp lý và chuyển dịch CCKT. Thể chế kinh tế do Nhà nước tác động đến việc điều tiết vĩ mô các bộ phận, các ngành, lĩnh vực kinh tế, tác động xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch CCKT hiệu quả. - Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế chi phối sự hình thành CCKT và xu hướng chuyển dịch CCKT. Trong thời đại xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, bất cứ quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển phải tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đây là xu hướng tất yếu khách quan, do đó mỗi quốc gia cần phải xác định thế mạnh của mình, tìm ra khâu đột phá, tận dụng thời cơ để phát huy lợi thế các nguồn lực do toàn cầu hóa mang lại; đồng thời nhận thức rõ điểm yếu để hạn chế những tác động tiêu cực do toàn cầu hóa tạo ra. Như vậy, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh đến việc hình thành CCKT và chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại. 1.2. Những vấn đề cơ bản của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Khái niệm quản lý nhà nước về chuyển dịch CCKT QLNN là sự tác động mang tính quyền lực - tổ chức của các cơ quan nhà nước, sự quản lý của các cá nhân có thẩm quyền đến các đối tượng bị quản lý nhằm đạt được các mục tiêu mà chủ thể QLNN đã đặt ra ngay từ đầu. Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành của chủ thể QLNN để thực thi quyền lực nhà nước, là tổng thể về thể chế, pháp luật, quy chế về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước, những chủ thể này có trách nhiệm quản lý
  • 21. các công việc của Nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành trên các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà nhà nước giao cho trong việc tổ chức, điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân. Quản lý nhà nước về chuyển dịch CCKT là sự tác động của Nhà nước đến quá trình chuyển dịch CCKT làm biến đổi về lượng, thay đổi mối quan hệ về chất của các bộ phận hợp thành CCKT, tạo nên một CCKT phù hợp theo định hướng nhằm đạt mục tiêu mà Nhà nước đề ra. - Đặc điểm của quản lý nhà nước về chuyển dịch CCKT + Sự tác động mang tính quyền lực nhà nước của các chủ thể có thẩm quyền nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra; + Các chủ thể QLNN thay mặt Nhà nước điều hành và thực thi quyền lực nhà nước, quản lý các công việc của Nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành dựa trên văn bản quy phạm pháp luật; + Nhà nước tác động đến các hệ thống đó và điều khiển nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra; + Sự tác động của nhà nước nhằm thay đổi, biến đổi về lượng và chất để cho phù hợp và nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. 1.2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quản lý nhà nước về chuyển dịch CCKT theo hướng CNH - HĐH là quá trình Nhà nước xây dựng và vận hành cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hôi, phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan để tác động vào hệ thống kinh tế làm biến đổi về lượng, thay đổi mối quan hệ về chất của các bộ phận hợp thành hệ thống kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Tuy nhiên, một hệ thống thị trường hoàn chỉnh và đồng bộ lại không phải là có sẵn và Nhà nước buộc phải tham gia vào việc hình thành, phát triển, hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường. Như vậy, vai trò của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch CCKT trước hết chính là vai trò làm “bà đỡ” cho thị trường hình thành và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường có sự
  • 22. quản lý của Nhà nước thì sự can thiệp, điều tiết “bản tay hữu hình” và khả năng tự điều tiết của thị trường “bản tay vô hình” đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch CCKT. Vì vậy, trong QLNN về kinh tế nói chung và chuyển dịch CCKT nói riêng, hoạt động quản lý của Nhà nước có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện: Thứ nhất: Nhà nước phải sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật để cho thị trường phát triển, xoá bỏ các luật lệ, quy định gây cản trở hoạt động của thị trường, xây dựng hệ thống luật pháp phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường. Như vậy vai trò của Nhà nước trong quá trình chuyển dịch CCKT trước hết là vai trò làm bà đỡ cho thị trường hình thành và phát triển dược thể hiện ở các nhiệm vụ sau đây: + Nhà nước phải sửa đổi, thay đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật để cho thị trường phát triển, các luật lệ, quy định không phù hợp nếu vẫn để nó tồn tại sẽ gây khó khăn, cản trở trong hoạt động của thị trường, cho nên Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống pháp luật làm sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. + Thị trường không phải nó đứng im một chỗ mà nó luôn có sự vận động biến đổi, vì vậy việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước làm sao để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đưa hệ thống pháp luật đã xây dựng đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả nhất, quản lý xã hội, quản lý kinh tế bằng pháp luật, nâng cao năng lực điều hành, ổn định kinh tế vĩ mô. + Nhà nước với tư cách vừa là một chủ thể lớn, vừa là một nhà đầu tư và cũng vừa là “người tiêu dùng” lớn của quốc gia. Vì vậy mà các hoạt động đầu tư, chi tiêu của Nhà nước, nếu như tuân thủ theo các quy luật của thị trường sẽ cũng một phần nào đó góp vào hoạt động làm lành mạnh, minh bạch các hoạt động kinh tế, đồng thời như vậy mà các chủ thể kinh tế khác hoạt động theo cơ chế thị trường.
  • 23. + Ngoài ra với tư cách là người quản lý, nhà nước cũng cần phải nhạy bén hơn nữa trong việc quản lý và phân bổ nguồn lực của quốc gia làm sao cho hợp lý nhất theo nguyên tắc thị trường, hình thành và hoàn thiện thị trường đất đai, đó chính là một yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. + Hiện nay theo như khảo sát cho thấy doanh nghiệp nhà nước hiện đang nắm giữ tỷ trọng lớn trong nền kinh tế cả về giá trị trong GDP, số vốn và cả những ngành kinh tế then chốt của quốc gia. Do vậy nếu muốn nền kinh tế thị trường phát triển được một cách ổn định việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước là một việc rất cần thiết. Việc vận hành theo cơ chế thị trường cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Như vậy, vai trò của QLNN đối với quá trình chuyển dịch CCKT trước hết đó là việc xoá bỏ các rào cản, tạo điều kiện cho thị trường phát triển. Đây có thể coi là vai trò quan trọng nhất của QLNN đối với quá trình chuyển dịch CCKT ở Lào. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, không phải chủ thể kinh tế nào cũng luôn có khả năng nắm bắt và hành động theo các quy luật kinh tế thị trường. Trước hết, đó là khó khăn trong việc tiếp cận và khả năng phân tích thông tin; sau đó là các điều kiện để thực hiện các quyết định kinh doanh khi đã nắm chắc được cơ hội. Đây là lý do khách quan cần có vai trò của Nhà nước trong việc định hướng, hỗ trợ, điều tiết các chủ thể kinh tế trong việc chuyển dịch CCKT đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Thứ hai: Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa hệ thống pháp luật vào cuộc sống; quản lý xã hội, quản lý kinh tế bằng pháp luật; nâng cao năng lực điều hành, ổn định kinh tế vĩ mô. + Vai trò này của Nhà nước được đảm bảo bằng một hệ thống chính sách pháp luật, tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương sẽ có
  • 24. tác động không nhỏ đến việc thực hiện chức năng của Nhà nước. Ngoài ra, sự định hướng đó còn được thể hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn. + Các chủ thể kinh tế trong việc tiếp cận thông tin sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần nào đó nhằm giúp cho các chủ thể này dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin, phân tích xu hướng, nhu cầu của thị trường, trực tiếp hỗ trợ về vốn, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu… + Trực tiếp hỗ trợ, tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch CCKT thông qua đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, cung cấp điện, nước sạch… là một điều kiện quan trọng hàng đầu để chuyển dịch CCKT theo hướng CNH - HĐH. Đây là những hoạt động đầu tư đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, nhưng lại rất khó thu lợi nhuận trực tiếp, do vậy mặc dù đã có nhiều giải pháp thu hút vốn đầu tư tư nhân, nhưng cho đến nay và cả trong tương lai, Nhà nước vẫn là người đầu tư chính vào lĩnh vực này. Thứ ba: Vai trò của nhà nước trong quá trình chuyển dịch CCKT là kiểm soát, hạn chế những mặt trái của cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Có thể thấy rõ, vai trò này của Nhà nước qua một số nhiệm vụ cụ thể sau: + Đó là bảo vệ môi trường sinh thái. Các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế đều tìm cách tối đa hoá lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, trong chi phí của họ không bao gồm những thiệt hại về môi trường mà các hoạt động sản xuất của họ gây ra cho xã hội. Do vậy, để bảo vệ môi trường, đảm bảo hiệu quả xét trên góc độ toàn xã hội đạt mức cao nhất thì nhà nước phải có những biện pháp phù hợp để bảo vệ môi trường sinh thái. Những biện pháp này có thể là đặt ra các tiêu chuẩn về môi trường, đặt ra các mức thuế áp dụng cho các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm…
  • 25. + Chống độc quyền. Độc quyền là một khuyết tật của kinh tế thị trường, làm cho thị trường hoạt động kém hiệu quả. Nhà nước phải tìm ra các giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng độc quyền, bao gồm cả độc quyền tự nhiên cũng như độc quyền tồn tại do chính sách hạn chế cạnh tranh trong và ngoài nước. + Thực hiện các chính sách xã hội, phát triển kinh tế ở những vùng khó khăn. Cơ chế thị trường bao giờ cũng khuyến khích các chủ thể kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở những khu vực thành thị có điều kiện thuận lợi. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa các vùng trong nước, nới rộng khoảng cách phát triển giữa thành thị với nông thôn đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Sự bất bình đẳng này về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, ngoài công cụ chính sách để khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào những địa bàn khó khăn, thì nhà nước phải bằng thực lực kinh tế của mình tiến hành đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân ở những vùng này. Như vậy, để chuyển dịch CCKT ở Lào theo hướng CNH - HĐH, Nhà nước phải chủ động phát triển, sử dụng cơ chế thị trường như một công cụ chủ yếu, hữu hiệu để chuyển dịch CCKT; đồng thời luôn có giải pháp hạn chế, sửa chữa các khuyết tật thị trường, cũng như định hướng, kiểm soát nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các công cụ điều hành kinh tế vĩ mô. Những điều này khẳng định vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định của QLNN đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH ở nước Lào. Tóm lại: QLNN trong chuyển dịch CCKT là một nội dung của QLNN về lĩnh vực kinh tế. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thông qua các kết quả đã phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo tình hình, nhà nước sẽ định hướng trước những ngành nào phải thực hiện và được ưu tiên phát triển hàng đầu, và xem xét xem những ngành nào không cần thiết và cần hạn chế;
  • 26. quy hoạch, hỗ trợ vùng nào, thành phần kinh tế nào để đáp ứng tốt nhất để yêu cầu phát triển trong tương lai. Từ đó, nhà nước xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách để điều hành nền kinh tế làm sao cho phát triển nhanh chóng và ổn định nhất. Nhà nước cần thực hiện và phát huy chức năng quản lý trong chuyển dịch CCKT thông qua hệ thống pháp luật và các công cụ điều tiết như quy định về điều kiện SXKD, chế độ thuế, phí, ưu đãi đầu tư,…nhằm khuyến khích, thúc đẩy các ngành, các vùng và thành phần kinh tế dịch chuyển cho phù hợp với định hướng của mình. Nhà nước cần xác định chính sách và thể chế sao cho phù hợp đó chính là một nguồn nội lực có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển dịch CCKT, mà chúng ta có thể nhìn rõ nét nhất là trong chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế. Hiện nay thực tế đã cho thấy, để có được một nền sản xuất mạnh mẽ thì chúng ta cần phải có những chính sách và giải pháp phù hợp với nền SXKD đó thì việc mở ra một nền sản xuất mạnh mẽ là điều tất yếu xảy ra. Không những như vậy mà nó sẽ còn có thể tạo ra những bước tăng trưởng nhảy vọt trong từng lĩnh vực hiện nay, đặc biệt là việc chúng ta cần phải tìm ra những ưu thế và tiêm năng để từ đó đi đến việc khai thác tốt nhất có thể những ưu thế và các tiềm năng sẵn có trong nội bộ từng ngành. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy, để đảm bảo chuyển dịch CCKT thành công, thì các cơ chế, chính sách thì nó phải được hình thành và thực thi một cách đồng bộ và nhất quán nhất trong từng lĩnh vực, và thông qua đó với các nội dung và từng bước đi cụ thể, rõ ràng để hướng dẫn các doanh nghiệp và địa phương để xây dựng được chiến lược phát triển của mình. Chính vì vậy mà nhà nước cũng phải đóng vai trò hỗ trợ thật sự đối với các doanh nghiệp, Nhà nước phải xác định chức năng quản lý của từng cấp, từng ngành và từng địa phương. Nhà nước cần phải cương quyết xóa bỏ đi những công cụ và phương thức QLNN đang cản trở đến sự vận động bình thường của thị trường hiện nay. Như vậy, từ sự phân tích trên có thể thấy được vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định của QLNN đối với quá trình chuyển dịch CCKT.
  • 27. 1.2.2. Mục tiêu, nội dung của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.2.2.1. Mục tiêu của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch CCKT, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái; chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao và bền vững. Thực hiện điều chỉnh CCKT ngành theo hướng phát triển tuần tự kết hợp với tác động để tạo tăng trưởng mang tính đột phá để tăng nhanh khu vực có năng suất lao động cao và hiệu quả lớn. - Điều chỉnh CCKT theo vùng lãnh thổ, tìm ra lợi thế, thế mạnh của từng vùng và hướng tới sử dụng có hiệu quả, phát huy lợi thế của từng vùng đó. - Điều chỉnh CCKT theo thành phần kinh tế, phát huy các nguồn lực để tăng trưởng nhanh, bền vững. - Điều chỉnh cơ cấu đầu tư để phát huy hiệu quả đầu tư. - Điều chỉnh cơ cấu lao động làm sao cho phù hợp, hạn chế chuyển dịch lao động sang khu vực có năng suất lao động thấp, thực hiện chuyển dịch lao động sang khu vực có năng suất lao động cao, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ, khắc phục những thiếu sót của mô hình tăng trưởng trong thời gian qua. - Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng từng vùng trở thành trung tâm đào tạo và dạy nghề của khu vực. Thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội. Huy động nhiều nguồn lực chăm lo phát triển văn hóa; bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của cộng đồng các dân tộc, gìn giữ sự thống nhất, đa dạng và phong phú của văn hóa địa phương.
  • 28. 1.2.2.2. Nội dung của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chuyển dịch CCKT: Nhà nước cần phải thông qua các chính sách, chiến lược, quy hoạch để phát triển kinh tế - xã hội, công việc mà nhà nước cần phải làm đó là xem xét những ngành nào quan trọng để từ đó định hướng ưu tiên phát triển ngành đó, những ngành nào không quan trọng thì cần hạn chế đầu tư để tránh bị tốn kém và lãng phí. Sự khuyến khích của Nhà nước hay không khuyến khích sẽ có những tác động phần nào đó tới việc gia tăng mức tăng trưởng hoặc là kìm hãm một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định. - Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch chuyển dịch CCKT: Nhà nước cần phải tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch thông qua công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bộ máy nhà nước, phân công, phân cấp thực hiện, cải cách thủ tục hành chính. - Thực hiện các chương trình hỗ trợ quá trình chuyển dịch CCKT: Việc Nhà nước đề ra các chương trình để hỗ trợ quá trình chuyển dịch CCKT là một việc cũng rất quan trọng, không chỉ đề ra các chương trình mà Nhà nước cũng cần phải đi đầu trong việc thực hiện các chương trình đó. - Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; thu hút, mời gọi đầu tư: Việc đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở hạ tầng sao cho phù hợp với hình thái kinh tế thị trường, để từ đó có các điều kiện phát triển kinh tế được tốt nhất, ngoài ra thì nhà nước cũng cần phải có những chính sách để thu hút và mời gọi các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. - Tổ chức, thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin, dự báo và định hướng thị trường: Việc thị trường biến đổi hàng ngày là điều khó tránh khỏi vì vậy mà nhà nước cần phải có những cách thu nhận, tiếp cận và sử lý thông tin về tình hình biến đổi từ thị trường để từ đó có thể dự báo được tình thình thị trường trong tương lai và đưa ra được các chính sách phát triển sao cho phù hợp nhất.
  • 29. - Đào tạo, xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ công chức làm công tác chuyển dịch CCKT: Việc chuyển dịch nền kinh tế sang hình thái mới cũng cần phải có một đội ngũ nguồn nhân lực có thể bắt kịp với thời đại và có kinh nghiệm để có thể đáp ứng được công việc, Nhà nước cần phải chú trọng vào công tác đào tạo xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực sao cho phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, ngoài ra Nhà nước cũng cần phải có một đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyển dịch CCKT để có thể đưa ra được những chính sách phù hợp nhất. - Kiểm tra, giám sát, thanh tra: để cho quá trình chuyển dịch CCKT được thực hiện một cách tốt nhất thì các cơ quan có thẩm quyền cần phải thực hiện thật tốt quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với các cơ quan được giao nhiệm vụ chuyên trách về quá trình chuyển dịch CCKT. Đây là một công tác quan trọng đối với quá trình chuyển dịch CCKT nên cần phải được thực hiện một cách thường xuyên và theo đúng với quy định của pháp luật. 1.2.3. Những nhân tố ảnh hướng tới quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.2.3.1. Những nhân tố bên trong Thứ nhất: Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Thị truờng và nhu cầu xã hội là người đặt hàng cho tất cả các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong toàn bộ nền kinh tế. Nếu như xã hội không có nhu cầu thì tất nhiên sẽ không có bất kỳ một quá trình sản xuất nào. Cũng như vậy, không có thị trường thì không có kinh tế hàng hoá. Thị trường và nhu cầu xã hội còn quy định chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nên tác động trực tiếp đến việc Nhà nước quản lý về quy mô, trình độ phát triển của các cơ sở kinh tế, đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội, đến vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Thứ hai: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là động lực phát triển của xã hội. Nhu cầu xã hội là vô tận và mỗi ngày một cao. Muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trước hết phải phát triển lực
  • 30. lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến việc QLNN và sự hình thành CCKT. Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, nên cơ cấu kinh tế luôn luôn thay đổi, song sự biến đổi của cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp, không mang tính đột biến như chính sách, cơ chế quản lý. Vì vậy đòi hỏi nhà nước làm sao phải cân đối được lực lượng sản xuất và bắt kịp được với sự thay đổi của CCKT. Thứ ba: Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước trong mỗi giai đoạn nhất định. CCKT là biểu hiện tóm tắt những nội dung, mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù cơ cấu kinh tế mang tính chất khách quan và lịch sử xã hội, nhưng các tính chất đó của CCKT lại có sự tác động, chi phối của Nhà nước. Nhà nước tuy không trực tiếp sắp đặt các ngành nghề, quy định các tỷ lệ của CCKT, nhưng vẫn có sự tác động gián tiếp bằng cách định hướng phát triển, để thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội. Định hướng phát triển của Nhà nước không chỉ nhằm khuyến khích mọi lực lượng sản xuất xã hội đạt mục tiêu đề ra, mà còn đưa ra các dự án để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia, nếu không đạt được thì Nhà nước phải trực tiếp tổ chức sản xuất, đảm bảo sự cân đối giữa các sản phẩm, các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Thứ tư: Cơ chế quản lý ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch CCKT. Mọi sự hoạt động của nền kinh tế đều có sự điều tiết của Nhà nước, song không phải Nhà nước can thiệp trực tiếp vào quá trình SXKD của các đơn vị kinh tế. Nhà nước điều hành thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Những sản phẩm nào, ngành nào cần khuyến khích thì Nhà nước giảm thuế, hoặc quy định thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao, còn đối với những ngành hàng cần hạn chế thì đánh thuế cao, người sản xuất thu được ít lợi nhuận, tất nhiên họ sẽ hạn chế đầu tư phát triển. Những ngành hàng hoặc lĩnh vực không ai muốn đầu tư sản xuất, nhưng sản phẩm của nó lại rất cần cho xã hội thì Nhà nước tự đầu tư, tự tổ chức sản xuất. Nhà nước cũng có thể
  • 31. khuyến khích lao động chuyển đến các nơi có tài nguyên, có nhu cầu lao động thông qua các chính sách kinh tế, xã hội; ngược lại, muốn hạn chế di dân thì phải đầu tư phát triển các thị xã, thôn bản để có điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần tương đương như các đô thị lớn. Sự tác động đến cơ chế quản lý sẽ thực hiện được cơ cấu sản xuất, cơ cấu dân cư, tạo ra sự cân đối lực lượng lao động và thu nhập giữa các vùng và giảm bớt khoảng cách thành thị và nông thôn. 1.2.3.2. Những nhân tố bên ngoài Thư nhất: Xu thế chính trị, xã hội trong khu vực và thế giới ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch CCKT. Xét đến cùng, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Sự biến động về chính trị, xã hội của một nước hay một số nước, nhất là nước lớn, sẽ tác động mạnh đến các hoạt động ngoại thương, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ…của các nước khác trên thế giới và khu vực. Do đó, thị trường và nguồn lực nước ngoài cũng thay đổi, buộc các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển và chuyển dịch CCKT, đảm bảo cho nền kinh tế nước mình ổn định và phát triển. Thứ hai: Xu thế toàn cầu hoá kinh tế, quốc tế hoá lực lượng sản xuất. Các thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ thông tin, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất - kinh doanh nắm bắt thông tin, hiểu thị trường và hiểu đối tác mà mình muốn hợp tác. Từ đó giúp họ định hướng SXKD, thay đổi cơ cấu SXKD phù hợp với xu thế hợp tác đan xen vào nhau, khai thác thế mạnh của nhau, cùng nhau phân chia lợi nhuận. 1.3. Kinh nghiệm và bài học cho tỉnh Ắt tạ pư trong quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Tỉnh Xay Nha Bu Ly: tỉnh Xay nha bu ly là một trong 8 tỉnh miền Bắc của CHDCND Lào. Tỉnh Xay nha bu ly có chung biên giới với 6 tỉnh của Thán Lan, bị ảnh hưởng rất nhiều về mặt kinh tế, văn hóa, an ninh, chính trị.
  • 32. Đặc biệt là đối với các huyện giáp với biên giới Thái Lan, nhân dân còn dựa vào nền kinh tế của Thái Lan là chính. Trước đây, tỉnh Xay Nha Bu Ly là một tỉnh lạc hậu với nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền lạc hậu là làm lúa nước, nương rẫy, tự cung tự cấp theo phương thức tự nhiên, một bộ phận dân cư vẫn còn sống du canh, du cư với công cụ lao động thô sơ. Đội ngũ cán bộ còn ít ỏi, trình độ kinh nghiệm còn thấp, nạn mù chữ còn khá phổ biến, phân công lao động chưa phát triển, năng suất lao động thấp, giao lưu hàng hóa chưa phát triển, việc giao lưu buôn bán chủ yếu là với Thái Lan. Nhìn chung, thị trường ở tỉnh còn nhỏ bé, nhất là vùng nông thôn, miền núi còn nhiều bản chưa có chợ. Với tình hình như vậy thì tỉnh Xay nha bu ly chuyển dịch cơ cấu dựa trên các nội dung sau: Thứ nhất: Tập trung vốn cho sự phát triển cơ sở hạ tầng về mặt vật chất kỹ thuật cần thiết như: củng cố và xây dựng hệ thống thủy lợi và hệ thống thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện. Tập trung vào việc sản xuất lương thực thực phẩm đủ ăn và có xuất khẩu. Chú trọng vào việc chế biến công nghiệp và phát triển các ngành dịch vụ. Thư hai: Để tăng cường hiệu quả trong sản xuất thì cần phải sử dụng các công nghệ, khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất và tính đến thời điểm hiện tại thì cả tỉnh có máy cày 5.674 chiếc (bình quân 3 hộ gia đình/1 chiếc). Ngoài ra cũng cần phải mở lớp bồi dưỡng kỹ thuật cho nông dân, thay đổi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để cho đời sống nhân dân được cải thiện. Thứ ba: Ngoài ngành sản xuất chính là trồng lúa thì cũng cần quan tâm đến việc thúc đẩy và khuyến khích trồng trọt để sản xuất ra hàng hóa khác như bông, ngô, cam. Tỉnh còn khuyến khích việc chế biến sản phẩm nông nghiệp làm hàng hóa tiêu dùng để giảm bớt nhập khẩu. hiện nay cả tỉnh có 2006 đơn vị tiểu thủ công nghiệp - công nghiệp hoạt động sản xuất (tăng 661 đơn vị so với năm 2005) với tổng giá trị đầu tư 263,92 tỷ kíp.
  • 33. Thứ tư: Với địa thế như hiện nay của tỉnh thì cần tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dụng đường từ trung tâm tỉnh đến các huyện xa xôi của tỉnh, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh được thuận lợi đã tập trung vốn vào việc củng cố và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật về kinh tế - xã hội. Thứ năm: Ngoài ra cũng cần chú trọng đến công tác phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe, nâng cao trình độ phục vụ của các bác sĩ, y tá, phát triển mạng lưới y tế tới nông thôn. Hoạt động văn hóa còn hạn chế, chương trình phát thanh và truyền hình còn nhỏ bé, nghèo nàn chưa thu hút được người dân. Đây một nguyên nhân khó khăn trong công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống nhân dân. Trong khi đó, đa số người dân lại bị ảnh hưởng từ kênh truyền hình của Thái Lan lấn át truyền thông trong nước cũng như của tỉnh. Vì vậy mà cũng cần có những chính sách phát triển đối với các hoạt động văn hóa, phát thanh và truyền hình của tỉnh. Tỉnh Xiêng khoảng: Ở tỉnh Xiêng khoảng hiện nay kinh tế nông nghiệp nông thôn vẫn là lĩnh vực bao trùm. Tuy nhiên tương quan giữa các ngành trong cơ cấu kinh tế ở tỉnh Xiêng Khoảng sẽ có những chuyển biến quan trọng theo hướng đa dạng hóa, sản xuất hàng hóa. Để đẩy mạnh việc chuyển dịch CCKT, tỉnh Xiêng khoảng chủ trương thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Thứ nhất: CNH - HĐH nền kinh tế muốn dựa vào thị trường trong nước thì trước hết phải là thị trường nông nghiệp, nông thôn đây là thị trường quan trọng để cung cấp nguồn nhân lực quan trọng để thực hiện CNH - HĐH. quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ thì cũng là quá trình chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ. Từ các tổ chức kinh tế lớn cho tới các hộ nông thôn phải có được định hướng cơ cấu kinh tế hợp lý, có các bước đi thích hợp cho từng kỳ phát triển kinh tế nông thôn.
  • 34. Thứ hai: Coi trọng việc chuyển dịch CCKT nông nghiệp nông thôn trong đó đặc biệt chú ý đến việc đổi mới cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, trong cơ cấu cây trồng thì tỉnh đã quan tâm đến việc giảm diện tích cây lương thực và tăng diện tích cây công nghiệp, cây ăn trái và cây lâm nghiệp. Thứ ba: Xóa bỏ tình trạng độc quyền, hạn chế rủi ro thị trường bằng việc cải thiện điều kiện mua bán sản phẩm của người nông dân; củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác này để có thể nhanh chóng ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Xúc tiến công tác đào tạo nông dân cả về kỹ thuật sản xuất và quản lý kinh doanh để giúp họ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thứ tư: Kết hợp truyền thống và hiện đại để phát huy hiệu quả các tiềm năng hiện có, nhất là vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, vừa mở mang các loại hình du lịch làng nghề truyền thống. Thứ năm: Đẩy mạnh hình thành mạng lưới đô thị, tiếp tục nghiên cứu các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai… nhất là hệ thống pháp luật kinh tế nhằm cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế trên địa bàn. Khuyến khích và tạo điều kiện cho nông dân hoạt động có hiệu quả. Tăng cường các hoạt động phổ biến, hướng dẫn, sử dụng và chuyển giao quy trình công nghệ mới với các hình thức thích hợp. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế hộ - với tư cách đơn vị sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Thứ sáu: khuyến khích phát triển các mô hình hợp tác mới đây là loại hình tổ chức kinh doanh thuộc trong khu vực nông nghiệp. Sắp xếp lại và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thực hiện đa dạng hóa hình thức sở hữu các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh; thay đổi cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động công ích thành những doanh nghiệp mạnh, đóng vai trò chủ
  • 35. đạo trong việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật, cung ứng giống, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thứ bảy: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển vùng trong phạm vi toàn tỉnh, quan hệ kinh tế giữa các vùng trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng. Định hướng, quy hoạch phát triển mạnh hệ thống thị trường tiểu thụ các mặt hàng nông sản, nâng cao sức mua của thị trường nông thôn, và chợ nông thôn. 1.3.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia Trung Quốc: Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng đã có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc, cái gì cũng có 2 mặt của nó, song song với mặt tiêu cực là mặt tích cực, chính vì vậy mà nó cũng đã làm lộ ra những yếu kém tồn lại lâu nay về mô hình phát triển của nước này. Cuộc khủng hoảng đã chấm dứt chuỗi thời gian thành công của mô hình công nghiệp chế biến dựa vào xuất khẩu, lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. Khi thực hiện chuyển dịch CCKT thì Trung Quốc chủ yếu chuyển đổi theo các hướng sau đây: Thứ nhất: Thay đổi kiểu tăng trưởng kinh tế, với việc nhằm duy trì tăng trưởng thì Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh cải cách định hướng thị trường và thúc đẩy thị trường, để phát huy những yếu tố tiềm năng cho tăng trưởng thì Trung Quốc dựa theo các hương như: Triệt để cơ cấu lại thị trường nhân tố sản xuất do sự lạc hậu của thị trường nhân tố sản xuất như vốn, đất đai; cải cách hệ thống quyền về tài sản chưa triệt để; cải cách hệ thống tài chính. Thứ hai: Song song với việc tăng trưởng thì cũng cần phải tạo việc làm mới, để làm được công việc này thì cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng làm sao cho phù hợp với đòi hỏi của hiện tại. khi thay đổi mô hình tăng trưởng cần chú trọng đến chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng và thực hiện sự phát triển xanh. Thứ ba: Việc cải cách thị trường cũng cần phải tiếp tục được thực hiện như: cải cách cơ cấu, giảm và xóa bỏ độc quyền, chú trọng chính sách vĩ mô
  • 36. trong trung hạn thay vì quá tập trung như và ngắn hạn hiện nay; cải cách lĩnh vực xã hội hướng tới người dễ bị tổn thương, tăng dịch vụ công nhằm tạo lòng tin đối với người dân, vấn đề dài hạn là kết hợp cải cách kinh tế, cải cách xã hội và cải cách dịch vụ; việc mở cửa kinh tế cũng cần được tiếp tục thực hiện, tăng cường hợp tác để chống bảo hộ mậu dịch, tăng hợp tác trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ với các nước khác; đối với các ngành được bảo hộ thì cần điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp. Thứ tư: Trong chiến lược phát triển của Trung Quốc, việc hướng nội sẽ được hướng tới nhiều hơn so với trước đây, những ngành như tiêu dùng nội địa sẽ được kích thích nhiều hơn, hướng tới việc đưa tiêu dùng nội địa thành động lực của tăng trưởng, đảm bảo phát triển trên cơ sở kết hợp hài hòa thị trường nội địa và xuất khẩu, các ngành then chốt bao gồm cả các ngành công nghiệp mũi nhọn sẽ được khuyến khích và củng cố để phát triển. Thái lan: Ở Đông Nam Á, Thái Lan là một nước đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế hiện đang là nông nghiệp là chủ yếu sang một ngành kinh tế khác với mức thu nhập cao hơn như với ngành chế tác và các ngành dịch vụ đa dạng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 Thái Lan đã có chương trình chuyển dịch CCKT, trong kế hoạch chuyển dịch CCKT Thái Lan đã nêu rõ là cần thiết để đạt được cân bằng và bền vững để phù hợp với nguyên tắc hài hòa, hợp lý và miễn nhiễm. trong giai đoạn 2007 - 2011 chuyển dịch CCKT ở Thái Lan tập trung vào một số vấn đề sau đây: Thứ nhất: Với tình hình kinh tế hiện tại thì Thái Lan tập trung chuyển dịch CCKT theo hướng: Để nâng cao được năng suất lao động và tăng thêm các hàng hóa dịch vụ, trên cơ sở tri thức bản địa và văn hóa Thái Lan thì việc tập trung vào chuyển dịch cơ cấu sản xuất là điều bắt buộc phải thực hiện; xây dựng các hệ thồng miễn nhiễm và quản lý rủi ro cho các lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ, thị trường tài chính, tài nguyên thiên nhiên; với thế mạnh là ngành nông nghiệp thì tập trung vào phát triển nông nghiệp trở thành cơ sở lương thực an toàn và đầy đủ cho thế giới; mục tiêu cho ngành công nghiệp là nâng
  • 37. cao chuỗi giá trị trong nông nghiệp, với mục tiêu như vậy thì cần phải thông qua hợp nhất các khu vực hợp nhất khác nhau như cần phải phát triển các cụm công nghiệp và ứng dụng các công nghệ giảm tiêu thụ năng lượng cũng như sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Thứ hai: Với việc thúc đẩy đầu tư theo hướng khuyến khích tiết kiệm trong nước để tăng cường năng lực đầu tư của quốc gia và thực hiện an sinh xã hội, với việc phụ thuộc vào bên ngoài quá lớn thì cần phải giảm bớt mức độ phụ thuộc vào bên ngoài nhất là ở vấn đề vốn vay và vốn cổ phần ngắn hạn. cần phải có kế hoạch quản lý thích đáng về vấn đề tài chính để tạo ra sự cân đối cần thiết cho ngân sách Nhà nước trong tầm trung hạn, để tạo được điều kiện cho việc sản xuất trong nước phát triển thì cần tập trung vào việc huy động vốn làm sao cho hiệu quả nhất. Thứ ba: Cần phải lên kế hoạch cho sự phân phối theo hướng cạnh tranh và phân phối của cải bình đẳng và thúc đẩy sự phân phối một cách công bằng nhất tạo ra sự hợp lý về việc cân bằng lợi ích kinh tế cuẩ toàn bộ tăng trưởng trong toàn xã hội. Thứ ba: Với việc tiêu thụ năng lượng và việc phát triển các nguồn năng lượng hiện nay thì cần phải có một chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả, với mục tiêu nhằm giảm mức độ nhạy cảm về năng lượng hiện nay và mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài vào. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Ắt Tạ Pư trong quản lý nhà nước đối với chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế Qua tìm hiểu kinh nghiệm công tác QLNN đối với quá trình chuyển dịch CCKT ở một số nước láng giềng và một số địa phương của nước CHDCND Lào. Chúng ta có thể thấy rằng chuyển dịch CCKT là yêu cầu cấp thiết của tất cả các quốc gia và các địa phương. Xem qua thì chúng ta có thể thấy được mỗi quốc gia và địa phương đều có những cách làm và những bước đi trong chuyển dịch CCKT là khác nhau, nhưng có một điểm chung đó là các quốc gia đều dựa trên những lợi thế và ưu điểm sẵn có của mình để phát triển.
  • 38. Trên cơ sở đó, để quá trình chuyển dịch CCKT diễn ra một cách nhanh chóng và bền vững thì việc các chủ thể quản lý cần có những quy hoạch tổng thể là một việc làm rất quan trọng, biết khai thác lợi thế so sánh của mỗi vùng để đầu tư phát triển theo hướng chuyên sâu trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất…với mục tiêu đó là nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển dịch CCKT như đảm bảo mặt bằng cho sản xuất, kinh doanh; quan tâm công tác mời gọi đầu tư; hỗ trợ cung cấp thông tin; hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở... những thành công và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, chuyển dịch CCKT nói riêng ở các nước và các địa phương sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu để tỉnh Ắt tạ pư học tập và áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mình để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT ổn định và bền vững theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Như vậy, với một nền kinh tế kém phát triển, lỗi thời, lạc hậu thì cần phải có một chủ trương cụ thể cho việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế sao cho phù hợp với xu thế của thời đại là rất cần thiết. Việc các chủ thể quản lý tiến hành chiến lược phát triển cũng là việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý. Một cơ cấu phù hợp với xu thế vận động của thời đại sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, ngược lại nếu như nó không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng kinh tế - xã hội trì trệ, kém phát triển và thậm chí còn có thể bị khủng hoảng, chuyển dịch CCKT có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa là kết quả của phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn nhất định vừa là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội lên trình độ mới. Tuy nhiên để việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra một cách không bị gián đoạn, đi đúng hướng và ảnh hưởng đến những vùng khác thì việc QLNN về chuyển dịch CCKT là một yếu tố rất quan trọng, góp một phần nào đó vào
  • 39. việc chuyển dịch CCKT được diễn ra theo chiều hướng tích cực thì không thể thiếu được sự QLNN. Ngoài ra để cho việc chuyển dịch CCKT diễn ra được thành công thì cũng cần phải học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia và các vùng khác nhau để từ đó thấy được những mặt tích cực cần tiếp thu và tránh xa những mặt hạn chế để không đi vào vết xe đổ của các nước và các vùng đã thực hiện chuyển đổi CCKT.
  • 40. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH ẮT TẠ PƯ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội * Điều kiện tự nhiên Tỉnh Ắt tạ pư nằm ở miền Nam của nước CHDCND Lào, với diện tích là 10.320 km2, được chia thành hai vùng: Vùng đồng bằng với diện tích 3.199,2 km2 và vùng núi cao nguyên với diện tích 7.120,8 km2, chiếm 69% diện tích của toàn tỉnh. Phía Bắc giáp biên giới tỉnh Xê kông, với chiều dài 137,6 km, phía Nam giáp biên giới tỉnh Lắt Ta Na Khi Ly của vương quốc Cam Pu Chia với chiều dài 224,25 km, phía Đông giáp biên giới tỉnh Kon Tum của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chiều dài 58 km và phía Tây giáp biên giới tỉnh Chăm Pa Sắc với chiều dài 180 km. Tỉnh Ắt tạ pư là một trong những tỉnh của nước CHDCND Lào có điều kiện về tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên thiên rất phong phú, điển hình chúng ta có thể nêu ra như một số loại kim loại như mỏ đồng, mỏ vàng, bạc, ngọc thạch, đá quý,…ngoài ra thì tỉnh Ắt tạ pư cũng có rất nhiều các con sông để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông - lâm nghiệp của vùng, dựa vào điều kiện tự nhiên và sự thuận lợi mà các con sông mang lại thì một số con sông đã trở thành con đường giao thông phục vụ thuận lợi cho việc đi lại ở trên địa bàn tỉnh và quan trọng hơn là nó trở thành những tuyến giao thông quan trọng nối giữa các bản, huyện, tỉnh, đồng thời nó cũng đã trở thành thế mạnh trong việc xây dựng thủy điện, hệ thống thủy lợi cỡ vừa và nhỏ ở nhiều nơi trên địa bàn của tỉnh.
  • 41. Tỉnh Ắt tạ pư là một tỉnh tuy có diện tích nhỏ bé, nhưng cũng có những điều kiện để thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Để có được những chính sách phù hợp cho sự phát triển tỉnh đã tiến hành thăm dò và phân tích đất đai trong cả tỉnh thành công và đã thu được những số liệu cần thiết về chúng nhằm xây dựng quy hoạch và sử dụng phù hợp với từng loại đất. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, có rất nhiều các loại gỗ quý, phong cảnh thiên nhiên đẹp rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch của vùng này. Tỉnh Ắt tạ pư với diện tích một nửa là vùng núi cao nguyên, chính vì vậy mà có rất nhiều rừng với những loại cây gỗ quý hiếm và đây cũng là nơi sinh sống của rất nhiều loại động vật; với địa hình như vậy nên hầu như ở mỗi huyện đều có những thác nước và những hang động, điều quan trọng đáng được chú ý ở đây là những phong cảnh này có điều kiện để phát triển thành khu du lịch; ngoài ra thì ở từng huyện của tỉnh đều có thế mạnh là có những loại khoáng sản đang được khai thác và ngoài ra thì tỉnh cũng có những dự án để khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, ở tỉnh này chủ yếu là các mỏ đá, mỏ vàng, cho thấy đây là các khoáng sản có giá trị kinh tế rất cao thuận tiện cho việc phát triển kinh tế thúc đẩy sự phát triển của vùng. Vì điều kiện thiên nhiên phong phú dồi dào, có nhiều thác nước, có nhiều tiềm năng về lâm nghiệp, đất rừng cây cối chiếm đến 70 % diện tích tự nhiên cả tỉnh. Có nhiều loại đất rất phù hợp với việc trồng các loại cây cối tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và đặc biệt là có thể tạo ra các vùng sản xuất kinh tế hàng hóa mang lại những giá trị cao. Với các loại đất tốt phù hợp với điều kiện trồng rừng và có những diện tích rừng như vậy tỉnh Ắt tạ pư có rất nhiều loại gỗ quý hiếm và có giá trị kinh tế cao điển hình như một số loại cây là tếch, hương, lim, trắc, cẩm lai, trai, dổi, sao, vàng tâm, sa mu, táu, de, chò chỉ,…và các loại luồng tre, nứa lớn nhất cả nước. Tỉnh có diện tích khoảng 608.984,87 ha là đồng cỏ có thể sử dụng cho chăn nuôi đại gia súc và có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ thích hợp cho việc
  • 42. khai thác ngành du lịch. Có thể nói tỉnh Ắt tạ pư có tiềm năng phát triển ngành du lịch rất lớn cho Tỉnh. * Điều kiện về kinh tế - xã hội Tỉnh Ắt tạ pư, trước đây là một tỉnh có thể nói là lạc hậu với nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền lạc hậu của tỉnh đó là làm lúa nước, nương rẫy, với một nền kinh tế theo phương thức là tự cung tự cấp và dựa theo thiên nhiên. Nói về nguồn nhân lực thì đội ngũ cán bộ của tỉnh hiện rất ít, không những vậy mà trình độ kinh nghiệm của cán bộ cũng còn rất thấp, với trình độ văn hóa của nhân dân còn thấp, nạn mù chữ còn khá phổ biến trên địa bàn tỉnh, năng suất lao động vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, chưa có sự phân công lao động rõ ràng và cụ thể, giao lưu hàng hóa với bên ngoài cũng chưa được phát triển, thực tế cho thấy việc giao lưu hàng hóa được thực hiện chủ yếu là với Thái Lan, qua đó cho thấy rằng thị trường ở tỉnh vẫn còn nhỏ bé, nhất là ở các vùng nông thôn và vùng miền núi, nhiều nơi vẫn còn chưa có chợ để buôn bán. Nói đến văn hóa thì tỉnh Ắt tạ pư có chung biên giới với 2 nước như: Nước bạn Việt Nam và nước vương quốc Cam Pu Chia, chính vì vậy mà bị ảnh hưởng rất nhiều về mặt kinh tế, văn hóa, an ninh, chính trị. Đặc biệt là đối với các huyện giáp với biên giới của hai nước láng giềng thì việc họ có nền văn hóa giống với các nước láng giềng là có thể xảy ra. Thông qua việc tỉnh tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt qua những năm gần đây đã cho thấy tỉnh đã có sự chuẩn bị và tập trung vào việc chuyển đổi CCKT như đã có sự tập trung nhất định về vốn cho sự phát triển cơ sở hạ tầng và đặc biệt là về mặt vật chất kỹ thuật, có thể nêu ra điển hình như là: Củng cố và xây dựng hệ thống thủy lợi và hệ thống thông tin liên lạc, để phát triển về mặt văn hóa tỉnh đã xây dựng các trường học, bệnh viện để phục vụ cho nhân dân. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy tỉnh đã cho thấy khả năng sản xuất lương thực thực phẩm có đủ ăn và có thể xuất khẩu ra bên ngoài nhằm góp phần vào sự phát triển của tỉnh. Tỉnh đã có những chính sách khuyến khích nhân dân sản suất hàng
  • 43. hóa, và những phong trào như vậy đã được nông dân hưởng ứng và ngày càng phát triển. Cùng với đó là hoạt động chế biến công nghiệp và dịch vụ cũng đã có những bước tiến đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống của nhân dân; đời sống của nhân dân các bộ tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cũng đã được cải thiện đáng kể; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 4 năm nay (2012 - 2015) đạt khoảng 13,8%/năm. Năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội - GDP đạt được 1.184,48 tỷ kíp tăng 5,16% so với năm 2012, bình quân đầu người là 1.770 USD tăng 21% so với năm 2012 là 1.200 USD [22; tr 7]. Tỉnh Ắt tạ pư là một tỉnh có vị trí địa lý quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng, là một tỉnh được chia ra thành hai vùng như vùng đồng bằng và vùng núi cao nguyên, chính vì vậy mà nhân dân các dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa, phong tục tập quán khác hẳn với trình độ văn hóa và phong tục tập quán của nhân dân thành thị. Căn cứ vào tình hình đó tỉnh đã phân chia các vùng phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm nông thôn thành 155 vùng phát triển, trong đó tập trung vào 5 vùng trọng điểm kinh tế và có 2 vùng phải đặc biệt quan tâm về công tác quốc phòng, an ninh, chính trị (những vùng giáp biên giới). Trong cơ cấu GDP của tỉnh, ngành nông nghiệp chiếm 47,5%, ngành công nghiệp chiếm 28,2%, ngành dịch vụ chiếm 24,3% [22; tr 8]. Tỉnh đã tích cực phấn đấu tổ chức thực hiện 11 chương trình ưu tiên của Chính phủ đề ra. Dựa vào điều kiện tự nhiên như vậy trên địa bàn tỉnh, tỉnh cũng đã quan tâm xây dựng hệ thống thủy lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đi cùng với đó là việc khai hoang diện tích đất để sản xuất, góp phần vào cải thiện đời sống của nhân dân. Đến năm 2015, cả tỉnh có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và được sử dụng 18 nơi, xây dựng đê ngăn nước 8 nơi, trạm bơm nước bằng máy điện 10 nơi và hệ thống thủy lợi tăng lên 5 nơi so với năm 2012. Năm 2012, diện tích sản xuất lúa cả tỉnh là 24.863 ha, diện tích ruộng chiếm 23.135 ha, diện tích nương rẫy 1.727 ha. Năm 2015, diện tích sản xuất
  • 44. lúa vụ là 25.817 ha, diện tích ruộng 24.389 ha, diện tích rẫy chỉ còn 1.428 ha [23; tr 10]. Để phát triển kinh tế tỉnh cũng đã có những chính sách để phát triển các ngành chăn nuôi phục vụ cho nhu cầu của người dân trong địa bàn tỉnh được thể hiện qua những con số như: Trâu có 47.747 con, bò 23.933 con, lợn 69.736 con, dê 5.517 con, gia cầm 877.849 con, ao cá 650 ao, sản xuất cá giống được 8,6 triệu con. Để việc sản xuất được tăng cường hiệu quả hơn nữa, tỉnh đã áp dụng các ứng dụng khoa học - kỹ thuật trên thế giới vào trong sản xuất để việc sản xuất của bà con trên địa bàn tỉnh không phải vất vả nhưng bù lại đó hiệu quả thu lại vẫn như mong muốn khi sản xuất, tỉnh có máy cày 5.674 chiếc (bình quân 3 hộ gia đình/1 chiếc) [22; tr 15]; song song với việc áp dụng các công nghệ, khoa học kỹ thuật như vậy tỉnh cũng đã mở những lớp bồi dưỡng kỹ thuật cho nông dân để họ có thể bắt kịp với khoa học - công nghệ tiên tiến và không bị lạc hậu so với xu thế phát triển của công cuộc CNH - HĐH. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã làm cho đời sống của nhân dân các bộ tộc trong tỉnh ngày càng được cải thiện hơn cả về mặt tinh thần và vật chất. Với việc chuyển dịch cơ cấu như hiện nay, ngoài việc trồng lúa để phát triển nền kinh tế ra thì tỉnh cũng đã và đang quan tâm đến việc thúc đẩy, khuyến khích trồng cây công nghiệp với mục đích là sản xuất ra các loại hàng hóa như: cây cao su, cây tếch, cây keo, cây bạch đàn,…với diện tích 22.922,82 ha. Không chỉ dừng lại ở đó, tỉnh còn khuyến khích việc chế biến các sản phẩm nông nghiệp để làm ra các loại hàng hóa thuận lợi cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của tỉnh nhằm làm giảm bớt đi việc nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài vào. Hiện nay, cả tỉnh có 650 đơn vị tiểu thủ công nghiệp - công nghiệp hoạt động sản xuất (tăng 150 đơn vị so với năm 2012) với tổng giá trị đầu tư 225,84 tỷ kíp. Xét thấy tình hình thực tế, tỉnh đã chủ động xây dựng và thực hiện chính sách vận động nhân dân các bộ tộc trên địa bàn tỉnh, phát triển tay nghề sẵn có của mình thành các phong trào, nhằm mở rộng quy mô
  • 45. sản xuất cho các bộ tộc thành những nơi có nghề truyền thống và không bị mai một, ngoài ra còn giải quyết được vấn đề việc làm cho nhân dân, với những chính sách như vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng đã có rất nhiều hộ gia đình phát triển nghề của mình thành chuyên nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng phục vụ cho nhu cầu của nhân dân và có thể xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài để quảng bá thương hiệu của các hộ kinh doanh. Với tinh thần như hiện nay, tỉnh đã phấn đấu thực hiện những chính sách và các chương trình để phát triển nông nghiệp như chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân để họ có thể vừa quản lỹ, vừa để sử dụng vào sản xuất. Hiện nay, việc giao đất, giao rừng đã thực hiện được 147 bản với 22.921 hộ gia đình (chiếm 100% đối với hộ gia đình ở nông thôn dựa vào nông nghiệp), trong đó giao đất sản xuất 985 chỗ với 69.263 ha, giao rừng cho nhân dân quản lý và sử dụng 190.368 ha, trong đó cả 5 huyện đã làm thành công trong việc giao đất, giao rừng. Tỉnh còn diện tích rừng khoảng 365.784 ha, trong đó rừng tự nhiên chưa khai thác là 18%, diện tích rừng khai thác 154.312 ha và phải trồng rừng thêm 54.732 ha [22; tr 18]. Dựa vào những đặc trưng và thế mạnh của tỉnh, trong những năm gần đây, tỉnh đã tập trung vốn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhằm thuận tiện cho việc đi lại tỉnh cũng đã xây dựng những con đường từ trung tâm tỉnh cho đến các huyện xa xôi từ thành thị đến các bản. Cả tỉnh có các tuyến đường giao thông dài 1.367 km, trong đó đường nhựa dài 289,55 km. Nhằm thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách liên lạc giữa các vùng trên địa bàn Tỉnh với nhau, tỉnh đã thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống thông tin liên lạc ở trung tâm tỉnh. Ngoài ra tỉnh còn được nhà nước tập trung hỗ trợ vốn vào việc củng cố và xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật về kinh tế - xã hội với vốn đầu tư 2.323 tỷ kíp, trong đó vốn trong nước 941 tỷ kíp và vốn đầu tư nước ngoài 10,43 triệu USD [22; tr 16].
  • 46. 2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư * Thuận lợi Bộ máy QLNN hiện nay đã được tổ chức theo hướng gọn nhẹ hơn nên rất thuận tiện trong việc QLNN và mang lại hiệu quả cao hơn. Việc quy hoạch các ngành nghề để phát triển của tỉnh hiện nay rất phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, điều này giúp cho việc QLNN trong việc chuyển dịch CCKT của tỉnh được dễ dàng hơn rất nhiều, không còn khó và phức tạp như trước nữa. Hiện nay những thủ tục hành chính có liên quan trực tiếp đến việc chuyển dịch CCKT đã được cải tiến rất nhiều theo hướng tích cực, giúp cho các cơ quan hành chính của tỉnh có điều kiện dễ dàng thuận tiện để hoạt động và đưa ra được các chính sách để phát triển kinh tế của vùng. * Khó khăn Hiện nay trình độ của các cán bộ trong QLNN về chuyển dịch CCKT vẫn đang còn rất kém về năng lực, chính vì vậy mà các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước và tỉnh đưa ra vẫn còn chưa hiểu biết hết được, khả năng tư duy của các cán bộ còn rất nhiều những yếu kém, khả năng hạn chế như vậy đã khiến họ mất đi sự nhạy bén trong công việc, với những yêu cầu cần tìm tòi và phát hiện ra lợi thế của vùng để phát triển nó thì lại không tìm được. Việc các cơ quan QLNN hoạt động vẫn chưa có được sự phối hợp mạch lạc với nhau, trong hoạt động thì chưa có sự gắn kết để tạo ra được một khối thống nhất và mạnh mẽ, vẫn chưa có những chính sách thích hợp nhất để phát triển các nguồn nhân lực, trong quá trình chuyển dịch CCKT thì nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu được, vì thế mà các chủ thể quản lý vẫn còn khó khăn trong việc đưa ra các chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ này trong tương lai.