SlideShare a Scribd company logo
1 of 183
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ CÔNG LƯƠNG
ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
Mã số : 62 31 02 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Phan Hữu Tích
2. TS Hoàng Mạnh Đoàn
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6
1.2. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo và vấn đề
đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 21
Chương 2: ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG
TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 24
2.1. Trí thức và công tác vận động trí thức ở nước ta 24
2.2. Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức và đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác vận động trí thức - khái niệm, nội dung
và phương thức
41
Chương 3: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC VÀ ĐỔI MỚI SỰ
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG
TRÍTHỨC-THỰCTRẠNG,NGUYÊNNHÂNVÀKINHNGHIỆM 60
3.1. Thực trạng đội ngũ trí thức và công tác vận động trí thức ở nước
ta hiện nay 60
3.2. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức -
thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm 79
Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU TIẾP TỤC ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC ĐẾN NĂM 2025 116
4.1. Những nhân tố tác động và yêu cầu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác vận động trí thức 116
4.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác vận động trí thức giai đoạn hiện nay 125
KẾT LUẬN 154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢCÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
PHỤ LỤC 169
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
KH&CN Khoa học và công nghệ
KH&KT Khoa học và kỹ thuật
KTTT Kinh tế tri thức
KT-XH Kinh tế - xã hội
LHH Liên Hiệp hội
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trí thức là vốn quý của dân tộc, là lực lượng tiêu biểu, thể hiện trình độ trí
tuệ của một quốc gia và có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Lịch sử cho thấy rằng: ở thời nào cũng vậy, sự hưng thịnh của đất nước
tùy thuộc phần lớn vào việc coi trọng và sử dụng đội ngũ trí thức như thế nào. Cách
đây hơn năm thế kỷ, trong bài Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu
Đại Bảo năm thứ 3(1942),Thân Nhân Trung đã nêu bật được tầm quan trọng của
giáo dục nhân tài đối với sự hưng thịnh của đất nước:
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà
hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế
vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn
kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết [137].
Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về sự tụt hậu ngày càng
xa so với các nước trong khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH, HĐH) để từng bước vượt qua thách thức đó. Đội ngũ trí thức với
đặc thù lao động của mình có vai trò quan trọng, có ý nghĩa rất quan trọng. Không có
đội ngũ trí thức đủ mạnh thì không thể tiến hành CNH, HĐH đất nước, không thể xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Trí thức vừa là một bộ phận của nguồn lực con người, vừa là nguồn tiềm năng
khoa học, kỹ thuật, trực tiếp tham gia vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân
lực cho đất nước. Đánh giá về xu thế phát triển này, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI đã khẳng định: “Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó, con người và tri thức
càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia” [50, tr.97]. Nối tiếp
truyền thống của dân tộc, vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, trong sự nghiệp đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn quan tâm lãnh đạo công tác vận động đội ngũ trí thức. Đảng đã ban hành nhiều
nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo công tác vận động trí thức, điển hình là Nghị quyết
số 27-NQ/TW, về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH
(2008). Quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng chậm được cụ thể hóa vào tình
2
hình thực tế, chưa tạo ra được những chính sách đồng bộ đủ mạnh để gắn kết khoa
học công nghệ với giáo dục đào tạo và sản xuất kinh doanh, phục vụ sự phát triển
của đời sống xã hội. Đảng bộ, chính quyền các cấp có lúc, có nơi chưa thấy hết vai
trò, vị trí của trí thức trong sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), đặc biệt trong
phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa. Trong công tác quy hoạch đào
tạo, bồi dưỡng sử dụng, đãi ngộ đối với trí thức còn thiếu tính chiến lược, chưa
được xem như là một bộ phận cấu thành của chiến lược con người, chiến lược phát
triển KT - XH nên chưa tạo ra được một đội ngũ trí thức có cơ cấu đồng bộ, hợp lý
đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH. Sự quan tâm chỉ đạo đầu tư xây dựng các tổ
chức của trí thức chưa đúng mức, cả về tổ chức cũng như kinh phí hoạt động…
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, các thế lực thù địch với chiến lược “diễn
biến hòa bình” đang tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng nước ta, phá
hoại khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ dân với Đảng, đặc biệt chúng tập trung lôi kéo,
lợi dụng trí thức nhằm hạ thấp, làm lu mờ vai trò lãnh đạo của Đảng. Tình hình đó
đòi hỏi chúng ta phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
dân vận nói chung và công tác vận động trí thức nói riêng. Ngày 03/6/2013, Hội
nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đã ra Nghị quyết số 25-
NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận
trong tình hình mới”. Nghị quyết đã nhấn mạnh mục tiêu lớn nhất của công tác dân
vận trong tình hình mới, tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác dân vận để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, thực hiện thắng
lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vận động trí thức là bộ phận trong công
tác dân vận, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức góp
phần tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong
tình hình mới là yêu cầu bức thiết. Do đó, tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới nội dung,
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đang đặt ra
những vấn đề về lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu, làm sang tỏ thêm.
Xuất phát từ cách nhìn nhận, tiếp cận đó; từ yêu cầu nhiệm vụ, thực tiễn
công tác của bản thân, tác giả lựa chọn vấn đề: “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ
3
chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, tại Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác vận động trí thức, đề xuất phương hướng, mục tiêu và giải pháp tiếp tục
đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án, làm rõ kết quả
nghiên cứu về trí thức và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức;
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
vận động trí thức;
- Đánh giá thực trạng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận
động trí thức, nêu nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm;
- Xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức là một vấn
đề rất rộng và phức tạp. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về
trí thức và công tác vận động trí thức; nghiên cứu thực trạng đổi mới nội dung,
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức từ năm 1986 đến
nay, trong đó tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2000 đến 2013. Luận án cũng đề cập
đến những nhân tố tác động và những yêu cầu đặt ra đối với đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác vận động trí thức, từ đó đề ra những giải pháp để tiếp tục
đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn từ
nay đến năm 2025.
4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
về trí thức và công tác vận động trí thức.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin đồng thời sử dụng
các phương pháp nghiên cứu lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, điều
tra, khảo sát thực tiễn, phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học
- Nghiên cứu và đưa ra khái niệm về trí thức và công tác vận động trí thức;
nội dung, phương thức lãnh đạo trí thức và xây dựng luận cứ khoa học khẳng định
tính tất yếu phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và rút ra những
kinh nghiệm lãnh đạo công tác vận động trí thức làm cơ sở thực tiễn cho việc đổi
mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức.
- Dự báo thuận lợi, khó khăn, từ đó xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất các
giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
đến năm 2025.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tiếp tục nghiên cứu về lý luận và
thực tiễn để tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
trong tình hình hiện nay. Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc đổi
mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong tình hình hiện nay
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo,
nghiên cứu giảng dạy trong hệ thống trường chính trị, các cơ quan, tổ chức và cá
nhân quan tâm.
7. Kết cấu của luận án
Gồm phần mở đầu, 4 chương với 8 tiết, kết luận, danh mục công trình nghiên
cứu đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Trí thức và công tác vận động trí thức có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự
phát triển của đất nước. Chính vì vậy, ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về đội ngũ trí thức và công tác vận động trí thức với nhiều khía cạnh,
quy mô khác nhau, trong đó có một số công trình khoa học đã đề cập đến các nội
dung mà luận án cần nghiên cứu nghiên cứu tham khảo và kế thừa.
1.1.1.1. Sách
- Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng, (1995) do Phạm Tất Dong (chủ
biên) [22]: Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu, sâu sắc về đội ngũ trí
thức Việt Nam. Từ lý luận đến thực tiễn, tác giả đã đi sâu phân tích quan niệm hiện
đại về “trí thức”, trên cơ sở đó nghiên cứu đội ngũ trí thức Việt Nam qua các thời
kỳ lịch sử của thế kỷ XX. Từ việc nghiên cứu thực trạng về số lượng, cơ cấu… đến
tâm trạng, nguyện vọng của đội ngũ trí thức, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị
nhằm phát triển đội ngũ trí thức nước ta hiện nay.
- Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, do Phạm Tất Dong (chủ biên) [24]: Trên cơ sở nghiên cứu khái quát
tình hình CNH, HĐH đất nước và một số yêu cầu đặt ra về nguồn lực trí tuệ; tác giả
đã khẳng định vai trò của đội ngũ trí thức trong CNH, HĐH, trong phát triển lực
lượng sản xuất, trong sáng tạo văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc, trong lãnh đạo,
quản lý và điều hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với thái độ tôn trọng trí thức,
tác giả khẳng định, trong nền kinh tế thị trường, “sản phẩm lao động của trí thức là
một loại hàng hóa đặc biệt, nó có thể mất đi hoặc bị chiếm đoạt mà không ai biết,
song nó cũng có thể được lưu thông và trả giá xứng đáng như bao thứ hàng quý
hiếm khác” [24, tr.330]. Đây chính là khởi nguồn cho sự đổi mới tư duy khi xem
6
tiền lương và các loại phụ cấp của trí thức như những chính sách đầu tư có lợi nhất
để mua lại “chất xám” - một loại sản phẩm đặc biệt trong nền kinh tế thị trường.
- Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước (1995) của
Đỗ Mười [117]. Tác phẩm tập hợp những bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư
Đỗ Mười về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước do Nguyễn Quốc Bảo, Đoàn Thị
Lịch (đồng chủ biên) [7]: Tác phẩm đã khái quát tình hình biến đổi của trí thức Việt
Nam trong công cuộc đổi mới, phân tích những hạn chế, ưu điểm của trí thức Việt
Nam, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ trí thức nhằm đáp
ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.
- Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
theo tư tưởng Hồ Chí Minh do Nguyễn Khánh Bật, Trần Thị Huyền (đồng chủ
biên), [8]. Đây là công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về trí thức dưới góc
độ tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng và Nhà nước
ta trong công tác xây dựng trí thức; đồng thời đánh giá những đóng góp, hạn chế
của đội ngũ này trong cách mạng Việt Nam, trên có sở đó, đi sâu phân tích, đề xuất
những giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức ở nước ta thời kỳ 2011- 2020 đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của Nguyễn Thanh Tuấn [138]. Tác giả
đã đi sâu nghiên cứu về trí thức, vai trò của trí thức nói chung đối với tiến bộ xã hội;
làm rõ những đặc điểm của trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử và dự báo xu
hướng phát triển của đội ngũ này. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra những phương
hướng đổi mới công tác quản lý và chính sách KT - XH đối với đội ngũ trí thức
Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, của Nguyễn Đắc
Hưng [67]. Trong tác phẩm này, tác giả đã làm rõ quan niệm về trí thức; vị trí, vai
trò của trí thức; những phương hướng chủ yếu để xây dựng và phát triển đội ngũ trí
thức ở nước ta đáp ứng yêu cầu của thời đại. Trên cơ sở khẳng định nội hàm rất
7
rộng của khái niệm trí thức, tác giả đã chỉ rõ: Trí thức là những người không chỉ có
trình độ học vấn cao mà điều quan trọng nhất là họ thực sự lao động bằng trí tuệ có
tính sáng tạo, có những cống hiến nhất định, hữu ích cho xã hội và phải được xã hội
kiểm định chất lượng thông qua hoạt động thực tiễn. Đây là sự đổi mới tư duy về trí
thức, từ chỗ chỉ coi trọng bằng cấp đến chỗ thừa nhận và đòi hỏi năng lực lao động
thực tế thông qua sự đánh giá khách quan của xã hội.
- Cộng đồng và đội ngũ trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu
những năm đầu thế kỷ XXI, do Nguyễn An Hà chủ biên [58]. Cuốn sách gồm ba
phần đã trình bày khái quát thực trạng, những nhân tố tác động và quan điểm chính
sách của Đảng và Nhà nước ta đối với cộng đồng người Việt và đội ngũ trí thức
người Việt ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI.
- Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, của Bùi Thị Ngọc
Lan [84]. Trong công trình này, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một cách khá công
phu về vị trí, vai trò và thực trạng nguồn lực trí tuệ của đất nước, tác giả đã tập
trung xây dựng hệ thống các giải pháp thiết thực, cấp bách nhằm phát huy có hiệu
quả nguồn lực này trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
1.1.1.2. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
- Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay, Luận án
phó tiến sĩ Triết học của Phan Thanh Khôi [81]. Luận án tập trung nghiên cứu
những vấn đề lý luận và thực tiễn lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức, từ đó đề ra
phương hướng và giải pháp để phát huy tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ trí
thức trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của đất
nước nhiều vấn đề liên quan đến động lực của trí thức trong lao động sáng tạo cũng
có những biến đổi.
- Vai trò của trí thức thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Xuân Phương [124]. Luận
án đã phân tích thực trạng và vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức thủ đô Hà Nội
từ đó đưa ra được những nhiệm vụ và giải pháp để phát huy tiềm năng trí tuệ của
đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
8
- Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của đội
ngũ trí thức từ năm 1997 đến năm 2007, Luận án tiến sĩ Lịch sử của Lương Quang
Hiển [63]. Luận án đã đánh giá khái quát công tác xây dựng đội ngũ trí thức của
Đảng bộ thành phố Hà Nội trong 10 năm 1997 - 2007, từ đó xác định phương
hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Thủ đô trong thời kỳ CNH,
HĐH đất nước.
- Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới, Luận
án tiến sĩ Triết học của Trịnh Quang Cảnh [9]. Luận án đã khái quát được thực trạng
đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số (chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc), chỉ ra được
những hạn chế của trí thức và công tác xây dựng trí thức người dân tộc thiểu số của
Đảng, từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí
thức người dân tộc thiểu số trong giai đoạn đổi mới, xây dựng đất nước.
- Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay,
Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Thị Giáng Hương [69]. Luận án đã làm rõ sự
cần thiết và những điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến việc
phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, đánh giá thực
trạng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số
giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
- Giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học của Lương Công Lý [95]. Luận án đã
làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng vai trò của giáo dục - đào tạo với
việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất một số phương hướng và
giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức từ 1991 đến
2005¸ Luận án tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Thắng Lợi [93]. Luận án đã đánh giá quá
trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam từ khi thành lập Đảng đến nay.
Dưới góc nhìn của lịch sử, tác giả đã phân tích rõ những thành công cùng như
những khuyết điểm, hạn chế của Đảng trong lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức,
9
một lực lượng quan trong trong liên minh công - nông - trí. Trên cơ sở phân tích
nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm, tác giả đã đưa ra những giải pháp
để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nhằm phát huy cao nhất tiềm
năng trí tuệ của đội ngũ trí thức trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Xây dựng đội ngũ tri thức tại Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Triết học của Trương Văn
Tuấn [140]. Luận án phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của trí thức
đối với sự phát triển xã hội; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH;
Tính tất yếu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức ở Thành phố Hồ Chí
Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Những thành tựu, hạn chế và
những yếu tố tác động đến trí thức và công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trí
thức; Một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức
Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp CNH, HĐH. Luận án xác định mục tiêu,
phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và phát triển đội
ngũ trí thức ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
- Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930
đến năm 1945, Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Đặng Thị
Minh Phượng [125]. Luận án đã đề cập đến quá trình chuyển biến, phát triển nhận
thức trong tư duy về vận động trí thức và một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận,
thực tiễn và cũng là yếu tố tạo nên sự thành công của công tác vận động trí thức của
Đảng từ năm 1930 đến năm 1945. Luận án khẳng định: Đường lối cứu nước đúng
đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của công tác vận động trí thức và
phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức, Luận án tiến sĩ Triết học
của Nguyễn Công Trí [135]. Từ cách tiếp cận tổng hợp, luận án nêu ra những đặc
trưng, tiêu chí cơ bản để xác định trí thức, vai trò của đội ngũ này trong điều kiện
phát triển kinh tế tri thức. Luận án xác định, trí thức là người lao động trí óc và
thường có trình độ học vấn cao, được đào tạo hoặc tự đào tạo. Giá trị quan trọng
10
nhất của người trí thức chân chính đó là chân lý và lẽ phải; trí thức là người tự tin
và ngay thẳng, có lòng tự trọng, khả năng hành xử đúng mực và thích ứng cao với
các biến đổi của môi trường tự nhiên, xã hội.
- Phát triển đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa , Luận văn thạc sĩ Triết học của Trần Văn Thành [129]. Luận văn
góp phần làm rõ một số quan điểm của Mác - Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng
sản Việt Nam về trí thức. Luận văn đã cơ bản xây dựng được khái niệm về đội ngũ
trí thức; Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính khả thi để xây dựng và phát triển
đội ngũ trí thức Hà Tĩnh hiện nay; Luận văn góp phần làm luận cứ khoa học cho
việc xây dựng chính sách đối với đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh và làm tài liệu tham
khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức và
sự vận dụng trong thời kì đổi mới, Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Thuận [133]. Luận
văn đã làm rõ cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng,
phát huy vai trò của đội ngũ trí thức: Những giá trị tư tưởng, truyền thống dân tộc;
tinh hoa văn hóa nhân loại; kinh nghiệm cách mạng thực tiễn Việt Nam và thế giới
mà Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển trong xây dựng tư tưởng của mình; Luận văn
cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước, bản thân đội ngũ trí thức
nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí
thức trong thời kì đổi mới.
Các đề tài, công trình nghiên cứu trên đây đã làm rõ cơ sở lý luận, tổng kết
thực tiễn và đề xuất một số kiến nghị giải pháp về xây dựng đội ngũ trí thức ở nhiều
góc độ khác nhau.
1.1.1.3. Đề tài khoa học
- Đề cương báo cáo tình hình đội ngũ trí thức và công tác trí thức của Đảng
của Nguyễn Đình Tứ [142] đã đánh giá một cách tổng quát tình hình đội ngũ trí
thức Việt Nam sau 10 năm đổi mới và trình bày những quan điểm của Đảng ta về trí
thức và những giải pháp để xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới.
- Đề tài khoa học cấp nhà nước “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai
đoạn 2011 -2020”, Mã số KX.04/06-10, do Đàm Đức Vượng làm Chủ nhiệm [146].
11
Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, đặc điểm của đội ngũ trí
thức Việt Nam trong công cuộc đổi mới và trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,
trong đó, có tham khảo kinh nghiệm xây dựng và sử dụng đội ngũ trí thức ở một số
nước phát triển; Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam và chính sách
của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ trí thức qua hơn 20 năm đổi mới và hiện
nay; Dự báo xu hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam đến năm 2020. Đề xuất
mục tiêu, quan điểm, phương hướng, giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ trí thức
giai đoạn 2011-2020; Kiến nghị những nội dung cụ thể về xây dựng đội ngũ trí thức
Việt Nam đến năm 2020, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng chiến lược phát triển
KT - XH Việt Nam giai đoạn 2011-2020; chiến lược phát triển và trọng dụng nhân
tài quốc gia Việt Nam; trình Trung ương xem xét để bổ sung, phát triển Cương lĩnh
năm 1991 và dự thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng.
- Đề tài cấp bộ “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức
nước ta hiện nay” do Ngô Huy Tiếp làm Chủ nhiệm đề tài [134]. Nhóm tác giả làm
rõ những vấn đề lý luận về nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng; khái quát
được về thực trạng, mục tiêu, phương hướng và giải pháp đổi mới đối với đội ngũ
trí thức Việt Nam, từ đó làm rõ được một số vấn đề về đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trong điều kiện
mới”, mã số KX. 04-02/11/15 thuộc chương trình khoa học xã hội và công nghệ
trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011-
2015” do PGS, TS Trần Khắc Việt làm chủ nhiệm [144]. Đề tài đã phân tích lý luận
và tổng kết thực tiễn đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trong gần 30 năm thực hiện đường
lối đổi mới. Đề tài đã khẳng định những thành quả đạt được, chỉ ra những hạn chế,
thiếu sót trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất hệ
thống quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của
Đảng, bảo đảm giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trong điều kiện mới.
12
1.1.1.4. Các bài viết đăng tạp chí
Trí thức là một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành, nhiều đối tượng,
nhiều lĩnh vực, vì thế có khá nhiều bài viết , đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này.
Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có một số bài viết và đề tài nghiên cứu,
tiêu biểu là:
- Cơ cấu xã hội của giới trí thức Việt Nam thời xưa; Cơ cấu xã hội và sứ
mệnh lịch sử của người trí thức Việt Nam hiện nay của Vũ Khiêu [79,80]. Trong hai
bài viết này đã đề cập đến vai trò, vị trí của trí thức dưới chế độ phong kiến Việt
Nam và vai trò, vị trí của người trí thức hiện nay, từ đó giúp người đọc hiểu thêm về
quá trình hình thành phát triển và sứ mệnh lịch sử của đội ngũ trí thức Việt Nam
xưa và nay.
- Quá trình vận động và biến đổi cơ cấu xã hội tầng lớp trí thức Việt Nam
của Nguyễn Duy Quý [126]. Bài viết đã đề cập đến quá trình vận động và biến đổi
cơ cấu của tầng lớp trí thức dưới góc nhìn của xã hội học, từ đó tác giả đưa ra
những dự báo, khuyến nghị về công tác vận động trí thức
- Đảng,nhà nước và nhân dân tin tưởng, đặt kỳ vọng vào những đóng góp
tích cực,to lớn,hiệu quả của đội ngũ trí thức của Trương Tấn Sang [127]. Bài viết
tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng đối với trí thức, mong muốn trí thức phát
huy hơn nữa tinh thần yêu nước, thi đua lao động sáng tạo, góp phần xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
- Mấy vấn đề cần đổi mới tạo động lực và điều kiện để trí thức nước ta phát
huy tài năng trí tuệ (1995) và nhận thức về vấn đề trí thức [2,3] của Nguyễn Đức
Bách. Bài viết đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về trí thức, sự cần thiết phải đổi
mới tư duy, tạo điều kiện để trí thức phát huy vai trò của mình trong quá trình CNH,
HĐH, hội nhập, phát triển kinh tế tri thức.
- Trí thức Việt Nam với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Nguyễn
Văn Khánh [75]. Dưới góc độ sử học, tác giả đã phân tích những cống hiến đóng góp
to lớn của trí thức Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
- Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của Phùng Hữu Phú [123]. Trong bài viết tác giả đã đưa ra khái niệm chung về trí
13
thức, đánh giá tình hình đội ngũ trí thức nước ta và công tác xây dựng đội ngũ trí thức
của Đảng và Nhà nước ta. xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và các giải
pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu,
nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới của Trường Lưu [94]. Trong bài viết tác giả
đã đề cập đến vai trò vị trí của trí thức trong lịch sử nhân loại; Trí thức Việt Nam và sứ
mệnh của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức nước ta hiện nay và đề ra
một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam đáp ứng đòi hỏi
cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Phạm Tất Dong, Tác động của KTTT và sự phát triển đội ngũ trí thức Việt
Nam [25]. Dưới góc độ của một người nhiều năm làm công tác khoa giáo tác giả đã
thể hiện một tầm nhìn sâu sắc về những tác động, những thuận lợi, thời cơ và thách
thức của kinh tế trí thức, từ đó chỉ ra sự cấp thiết cần phải xây dựng và phát huy vai
trò của trí thức trong thời kỳ hội nhập quốc tế và KTTT.
- Hoàng Tụy, Những bài học về chính sách với trí thức [141]. Tác giả đã
tổng kết, khái quát hóa những bài học, những khuyết điểm, hạn chế trong việc sử
dụng nhân tài, đãi ngộ đối với trí thức, nhất là trí thức bậc cao trong thời kỳ CNH,
HĐH đất nước.
Ngoài các bài viết về công tác vận động trí thức, còn có rất nhiều bài viết đề
cập đến vấn đề đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ
thống chính trị nói chung và đối với Nhà nước, Quốc hội, MTTQ và các đoàn thể…
trong tiến trình đổi mới, CNH, HĐH đất nước, tiêu biểu là:
- Công tác vận động nhân dân của Đảng qua gần 30 năm đổi mới: Những
kết quả chủ yếu, bài học kinh nghiệm và vấn đề đặt ra của Hà Thị Khiết [77]. Tác
giả đã đánh giá kết quả công tác vận động nhân dân của Đảng; rút ra những kinh
nghiệm về công tác vận động nhân dân và những vấn đề đang đặt ra với công tác
vận động nhân dân của Đảng.
- Tiếp tục đổi mới công tác dân vận của Đảng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới của Hà Thị Khiết [78]. Với tư cách là Trưởng Ban Dân
14
vận của Đảng, tác giả khẳng định: Tiếp tục đổi mới công tác dân vận, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế là vấn đề có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước ta trong tình hình hiện nay. Thực chất của
công tác dân vận trong thời kỳ mới là xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp, bảo đảm cho các chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, thực hiện
thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
- Lê Hữu Nghĩa, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống
chính trị ở nước ta [120]. Trong bài viết tác giả đã khẳng định để nâng cao hiệu quả
lãnh đạo không chỉ phụ thuộc vào đổi mới nội dung lãnh đạo mà còn phụ thuộc vào
đổi mới phương thức lãnh đạo.Trong những năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam
ngày càng nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của phương thức lãnh đạo và
yêu cầu phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống
chính trị về hệ thống những hình thức, biện pháp, cách thức lãnh đạo và đã mang lại
những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, đồng
thời phát huy tốt hơn vai trò của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Tác giả
cũng chỉ rõ những thành tựu và hạn chế trong đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, từ đó đề ra những giải
pháp để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
- Lưu Văn An, Đổi mới nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trong
điều kiện hiện nay [1]. Theo tác giả, trong mỗi giai đoạn cách mạng, năng lực cầm
quyền và nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng là vấn đề luôn mới bởi những
điều kiện cụ thể và nhân tố ảnh hưởng luôn có sự thay đổi. Nâng cao năng lực cầm
quyền của Đảng trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi
mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, là giải pháp quan trọng
củng cố vị trí cầm quyền của Đảng, khẳng định sức sống mãnh liệt của CNXH.
- Nhị Lê, Đổi mới và tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra, không ngừng
hoàn thiện phương thức lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay [87].
Tác giả nhận định, thực tiễn phát triển phong phú và phức tạp về quy mô, tốc độ và
chiều sâu sau 70 năm cầm quyền, nhất là gần 30 năm của công cuộc đổi mới cấp
15
bách đòi hỏi phải không ngừng xây dựng, chỉnh đốn nhằm nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm nhiệm vụ. Một trong những nhiệm vụ
bảo đảm cho Đảng hoàn thành trọng trách đó là phải tiếp tục đổi mới, từng bước
hoàn thiện phương thức lãnh đạo phù hợp với sự vận động của thực tiễn xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện Đảng cầm quyền. Để thực hiện
thành công những quyết sách mới, nhiều nhiệm vụ rất nặng nề, Đảng phải Đổi mới
và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm vừa nâng cao vai trò lãnh
đạo của Đảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của Nhà
nước, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân, và người đứng đầu; khắc phục khuynh
hướng buông lỏng lãnh đạo hoặc bao biện làm thay; phát huy sức mạnh của cả hệ
thống chính trị, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
- Trần Ngọc Đường, Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
Quốc hội ở nước ta hiện nay [57]. Trong bài viết tác giả khẳng định: Tổ chức và
hoạt động của Quốc hội có những đặc trưng khác so với các cơ quan trong bộ máy
Nhà nước nên nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội có
những nét đặc thù riêng biệt. Không thể rập khuôn, máy móc sử dụng một phương
thức lãnh đạo giống nhau cho các cơ quan Nhà nước khác nhau. Đảng lãnh đạo, chứ
Đảng không chỉ đạo công việc cụ thể của Quốc hội. Đảng lãnh đạo nhưng phải thực
sự tôn trọng Quốc hội với tư cách là cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất. Phải thừa nhận về phương diện chính trị và pháp lý rằng, Quốc hội chính
là cơ quan được nhân dân chính thức giao quyền lực Nhà nước và nhân dân thực
hiện quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội. Đổi mới nội dung và phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội phải bảo đảm cho nền tảng chính trị - pháp lý
của quốc gia phát triển bền vững, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với
Quốc hội và nhân dân.
- Nguyễn Thế Trung, Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội [136]. Theo tác
giả: Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó “máu thịt” giữa Đảng - Dân. Ở thời kỳ nào,
công tác vận động và tổ chức quần chúng làm cách mạng cũng có ý nghĩa chiến
lược. Quần chúng được thu hút, tập hợp trong các tổ chức chính trị - xã hội. Các tổ
16
chức chính trị - xã hội vừa là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng, vừa là chỗ dựa
của chính quyền. Vì thế, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và
các tổ chức chính trị - xã hội trong tình hình mới là một đòi hỏi cấp thiết.
- Trương Tấn Sang, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH [127]. Theo đồng chí Trương Tấn Sang
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH không chỉ là yêu cầu khách quan của tình hình thanh niên và yêu cầu
phát triển của đất nước, mà còn là yêu cầu chủ quan tự thân của Đảng với vai trò là
lực lượng lãnh đạo xã hội; góp phần quan trọng bảo đảm phát huy tốt nhất mọi
nguồn lực và trí tuệ cho việc bồi dưỡng, đào tạo, hình thành thế hệ thanh niên cách
mạng “vừa hồng, vừa chuyên” của Đảng, phục vụ tốt nhất sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
1.1.2.1. Sách
- Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước,
do hai tác giả người Trung Quốc Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diện (chủ biên) [72].
Đây là cuốn sách có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới,
CNH, HĐH đất nước hiện nay. Nội dung cuốn sách là một công trình phân tích một
cách có hệ thống tư tưởng Đặng Tiểu Bình về trí thức, nhân tài, về tôn trọng và phát
triển nhân tài, về giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong
quá trình cải cách, mở cửa. Đặng Tiểu Bình là người đã kết hợp những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn Trung Quốc, sáng lập ra lý luận xây
dựng mô hình CNXH đặc sắc Trung Quốc.
- Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới của Vương Huy Diệu [20].
Tác giả đã trình bày chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Trung
Quốc, phân tích những vấn đề cơ bản về nhân tài, đánh giá tình hình nhân tài Trung
Quốc hiện nay; đề xuất những chủ trương, nội dung, chính sách, đặc biệt là giáo dục
và đào tạo (GD&ĐT) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong
thời kỳ phát triển mới.
17
- Trí thức, lịch sử và cách mạng - Bút ký về cuộc sống của nước Nga hiện
nay của Vladimir Alexanderovits Mau,do Ngân Xuyên dịch [143]. Trong tác phẩm
này tác giả khẳng định: Giới trí thức đã đưa lại cho đất nước một khối lượng cơ bản
các nhà lý thuyết và thủ lĩnh của cách mạng, chính xác hơn, của các cuộc cách
mạng; Các cuộc tranh luận về trí thức là gì, về sự khác biệt giữa giới có học và giới
trí thức, rất là lý thú, nhưng cũng rất là bất tận. Chúng ta chỉ cần hiểu “trí thức” theo
nghĩa Nga của từ này là đủ: đó là người xuất thân quý tộc có học, tách khỏi giai
tầng hay giai cấp của mình, không có các gốc rễ xã hội, thế nhưng lại có khả năng
và thị hiếu suy luận dài dòng về ý nghĩa cuộc sống và vai trò của mình trong lịch sử
toàn thế giới; Có ba dấu hiệu của giới trí thức về mặt nguyên tắc phân biệt nó với
các nhóm xã hội khác: thái độ đối với sự giàu có, với lịch sử và với nhà nước.
- Khủng hoảng trí tuệ và sứ mệnh tầng lớp trí thức của N. A. Berdaev [118].
Một trong những vấn đề tác giả đặt ra là những người trí thức, những người sáng
tạo văn hóa tinh thần hiện nay cần phải thực hiện các đơn đặt hàng của đời sống,
phải phụng sự các quyền lợi của xã hội.
- Chính trị và kinh tế Nhật Bản của Okuhina Yasuhiro [122] đã nêu rõ những
vấn đề cơ bản về nhân tài; chính sách trong công tác cán bộ, phát triển nhân tài;
phân tích những kinh nghiệm trong việc đánh giá và luân chuyển cán bộ, phát huy
người tài của Nhật Bản trên cơ sở đặc điểm xã hội Nhật Bản; nhấn mạnh việc cố
gắng bảo tồn và phát huy yếu tố truyền thống dân tộc; thực hiện chế độ đào tạo,
quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền, chú trọng xây dựng các
phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất trung thành của cán bộ; bảo đảm chế độ chính
sách và tiền lương cho cán bộ yên tâm cống hiến.
- Tuyển 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu [20] đã thể hiện rõ những tư
tưởng của Lý Quang Diệu về trọng dụng nhân tài đất nước, về tầm quan trọng của
nhân tài, vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo
nhân tài; nhấn mạnh “chế độ Singapore thực hành là chế độ trọng dụng nhân tài”,
coi việc biết đào tạo và dùng người tài là bí quyết thành công của Singapore trong
phát triển nhân lực bậc cao, phát triển nhân tài của Singapore
18
1.1.2.2. Luận án
- Thực trạng và xu hướng biến đổi của nhóm xã hội trí thức trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ Khoa
học Chính trị của In pon nhôt xa vông [73]. Luận án đã nghiên cứu thực trạng đội
ngũ trí thức nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, chỉ ra được những mặt mạnh.
Mặt tồn tại hạn chế và những đóng góp của nhóm trí thức trong quá trình phát triển
của đất nước Lào, đồng thời đưa ra những dự báo về xu hướng biến đổi và vai trò
của đội ngũ trí thức trong phát triển kinh tế xã hội.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị của Khăm Phăn
Vông Pha Chăn [76]. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc
đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào, luận án xác định quan điểm, phương hướng và đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống
chính trị đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào hiện nay.
1.1.2.3. Bài viết về xây dựng đội ngũ trí thức, đào tạo thu hút nhân tài
Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao trên thế giới hiện nay như: Anh,
Pháp, Đức, Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore... đều khẳng định
vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức, nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển KT -
XH và tiến bộ xã hội. Vì thế, khi xây dựng chiến lược phát triển khoa học - công
nghệ, giáo dục - đào tạo, các quốc gia này đều gắn với chiến lược xây dựng, phát
triển nguồn nhân lực tài năng. Nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục - đào tạo là
động lực, là chìa khóa cho sự phát triển KT - XH , các quốc gia nói trên đều rất
quan tâm việc đầu tư trọng điểm vào chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo gắn
với chiến lược trí thức, nhân tài. Sau đây là một số tài liệu nghiên cứu về xây dựng
đội ngũ trí thức, phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ (KH&CN) qua các
chuyến đi nghiên cứu thực tế ở nước ngoài.
19
- “Về tình hình đội ngũ trí thức Trung Quốc và hoạt động của CAST” của
Hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc tại phiên làm việc với Đoàn Cán bộ
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, sáng ngày 01-11-2011 [12]. Báo
cáo đã khái quát công tác trí thức của Đảng Cộng sản Trung quốc và quá trình xây
dựng phát triển của CAST. Báo cáo cho biết Đảng và Chính phủ Trung Quốc
thường xuyên coi trọng công tác đội ngũ trí thức, tiến hành nghiên cứu phân tích rất
sâu sắc tình hình biến động qua từng thời kỳ đối với đội ngũ trí thức, phát hiện và
giải quyết những vấn đề như nạn chảy máu chất xám, trí thức quay lưng với chính
trị... Trong công tác trí thức, Trung Quốc chia làm hai loại đối tượng là trí thức
trong Đảng và trí thức ngoài Đảng. Về cơ cấu bộ máy của Đảng, có một Ban của
Đảng là Ban công tác Mặt trận thống nhất (gọi tắt Ban Thống chiến), tương đương
Ban Dân vận của ta làm công tác trí thức, trong đó chủ yếu là đối với trí thức ngoài
Đảng. Công tác trí thức luôn được khẳng định là công tác chung của toàn Đảng,
nhiều bộ, ban, ngành của Đảng và Nhà nước có chức trách trong công tác này. Báo
cáo cho biết Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc có 198 Hội ngành toàn
quốc, mỗi tỉnh có một hiệp hội khoa học và kỹ thuật (quan hệ giữa Liên hiệp hội
(LHH) trung ương và LHH địa phương chỉ là quan hệ hướng dẫn, định hướng chứ
không phải quan hệ lãnh đạo, độc lập hoàn toàn về kinh phí). Cơ quan trung ương
CAST có 160 người, 14 ban/ phòng (Ban Hợp tác Quốc tế có 18 người, trong đó có
02 người tham gia đi sứ nước ngoài). Khi cao nhất có đến 10.000 người làm việc
trong tổ chức CAST. Hàng năm, kinh phí bình quân, chính phủ Trung Quốc cấp cho
CAST 150 triệu USD.
- “Về chính sách đào tạo và sử dụng trí thức ở Trung Quốc” của Dương Tú
Cầm [10]. Theo báo cáo đến ngày 28-4-2011, tổng số dân của nước này hiện vào
khoảng 1,3 tỉ người, trong đó nguồn nhân lực dành cho ngành khoa học công nghệ
chiếm khoảng 36 triệu người và trở thành đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ với
quy mô hùng hậu đứng đầu thế giới. Trung Quốc chi ra hàng tỷ USD cho nghiên
cứu khoa học, hầu như mỗi bộ ngành của nước này đều có hàng loạt chương trình
nghiên cứu với mong muốn có được thành tựu vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực, từ
tên lửa đạn đạo đến y khoa.
20
1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH LUẬN ÁN CẦN THAM
KHẢO VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và quốc tế về trí thức với
nhiều công trình nghiên cứu công phu, cho thấy tính chất đặc biệt quan trọng của vấn
đề này đối với tiến trình phát triển của mỗi quốc gia. Giá trị khoa học của khối lượng
lớn những tài liệu, công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về trí thức và vận động
trí thức đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả luận án nghiên cứu về vấn đề đổi mới sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức ở nước ta hiện nay. Tổng quan
các công trình nghiên cứu đó, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu của các tác
giả trong nước và nước ngoài đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về trí
thức và công tác trí thức của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam, cụ thể là:
Một là, các công trình khoa học kể trên đã đề cập đến những vấn đề về lý
luận, vạch ra một hệ thống các phương pháp tiếp cận về về trí thức và công tác vận
động trí thức. Đáng chú ý là những quan điểm xem trí thức như một lực lượng xã
hội, một nhóm xã hội - nghề nghiệp được nhận diện và phân định bởi phương thức,
tính chất lao động trí óc, sáng tạo và phức tạp. Trong những năm gần đây, các công
trình nghiên cứu khi quan niệm về trí thức thường chú trọng nhấn mạnh tiêu chí
trách nhiệm và hiệu quả đóng góp cho sự phát triển xã hội từ từ đặc thù lao động trí
tuệ, lao động sáng tạo và tư duy phản biện xã hội của trí thức.
Hai là, các công trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm,
tầm quan trọng của đội ngũ trí thức trong xây dựng và phát triển đất nước nói chung
và trong công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước.
Ba là, một số công trình khoa học đã nghiên cứu thực trạng đội ngũ trí thức
và vấn đề xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, đặc biệt là các ngành khoa
học, các chuyên gia đầu ngành trong giai đoạn hiện nay.
Bốn là, một số công trình khoa học cũng đã tập trung nghiên cứu công tác vận
động trí thức của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Trong khi nghiên cứu
về trí thức và công tác vận động trí thức, các công trình khoa học nêu trên đều khẳng
định vai trò quan trọng của trí thức và công tác vận động trí thức; khẳng định việc xây
dựng đội ngũ trí thức là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và hệ thống chính trị.
21
Năm là, có một số công trình đề cập chừng mực nhất định về nội dung,
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức và công tác vận động trí thức. Các
công trình này bước đầu đề cập đến nội dung lãnh đạo, phương thức lãnh đạo của
Đảng, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ trí thức và đổi mới
công tác vận động trí thức. Đây chính là sự bổ sung vào cách tiếp cận mới về trí
thức, nó được thai nghén và dần trở thành hướng nghiên cứu trọng tâm trong quá
trình đổi mới tư duy về trí thức và công tác vận động trí thức, nhất là trong bối cảnh
phát triển kinh tế tri thức, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan
đến luận án đều có giá trị tham khảo về phương pháp tiếp cận, cung cấp tư liệu, giải
quyết vấn đề nghiên cứu. Những đề xuất các nhà khoa học về đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng trong xây dựng đội ngũ trí thức và đổi mới công tác vận động trí thức đều
có giá trị tham khảo trong quá trình triển khai thực hiện luận án.
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án có mục tiêu, nhiệm vụ
nghiên cứu và cách thức tiếp cận khác nhau nên những công trình này nghiên cứu,
giải quyết ở góc độ, hay khía cạnh nhất định về lãnh đạo, tập hợp trí thức.. Những
nghiên cứu lý luận về trí thức và công tác vận động trí thức là khá phong phú nhưng
nghiên cứu về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
chưa được đề cập nhiều. Một số công trình đã giải quyết được một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về trí thức, đặc điểm của trí thức, thực trạng đội ngũ trí thức và công tác
vận động trí thức. Tuy nhiên, các công trình đã công bố đã lâu, nhiều cách tiếp cận
và tư duy chưa cập nhật, các số liệu tiêu chí đánh giá đã cũ, cần được bổ sung. Chưa
có công trình nào trực tiếp đi sâu luận giải sâu về vấn đề đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay.
Thông qua việc khai thác, kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa
học trong và ngoài nước có liên quan, với phương pháp tiếp cận liên ngành triết học
- chính trị - xã hội - xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, luận án bổ sung nhận
thức, quan niệm có tính hệ thống về trí thức và công tác vận động trí thức, xây dựng
luận cứ khoa học đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
22
trong giai đoạn hiện nay. Luận án làm rõ thực trạng công tác vận động trí thức và
đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn
hiện nay để làm cơ sở thực tiễn đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận
động trí thức trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu những cơ hội và thách thức, yêu
cầu và đề xuất những giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay.
23
Chương 2
ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. TRÍ THỨC VÀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC Ở NƯỚC TA
2.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của trí thức
2.1.1.1. Khái niệm trí thức
Mỗi xã hội có sự nhìn nhận về trí thức khác nhau, cho đến nay trong giới
khoa học đang còn nhiều quan niệm khác nhau về trí thức. Theo thống kê, hiện nay
trên thế giới có trên 60 định nghĩa “trí thức”. Tùy góc độ tiếp cận mỗi người có sự
luận giải, quan niệm khác nhau về trí thức, luận án tập trung phân tích một số quan
niệm chủ yếu sau đây:
Thuật ngữ “trí thức” có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Intelligentia” nghĩa là sự
hiểu biết, nhận thức, kiến thức. Từ chữ “Intelligens” nghĩa là thông minh, trí tuệ, có
nhận thức hiểu biết, suy nghĩ. Theo một số nhà nghiên cứu, thuật ngữ trí thức được
dùng nhiều vào những năm nửa sau thế kỷ XIX để biểu thị một lực lượng xã hội
gồm những người có học thức.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra sự nhìn nhận về người trí thức và giới trí
thức: Giới trí thức tham gia các hoạt động xã hội với tư cách là “thuộc tính chung
của những sinh vật có trí tuệ”. Theo C.Mác, người trí thức là người sáng tạo tinh
thần, sản xuất tinh thần, là bộ phận tinh hoa của xã hội. Trí thức là một tầng lớp xã
hội đặc biệt chuyên lao động trí óc phức tạp, có trình độ học vấn, đại diện cho trí tuệ
đương thời mà xã hội đạt được. Họ là những người sáng tạo, phổ biến và vận dụng
tri thức vào đời sống xã hội, thúc đẩy nhanh sự phát triển văn hóa và tiến bộ xã hội.
V.I. Lênin, khi bàn về trí thức đã khẳng định: “Trí thức bao hàm không những chỉ
các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại
biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của lao động trí óc”. Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, sau khi đánh giá cao vai trò của
24
những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến, định nghĩa: “Trí
thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự tranh
đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và
tranh đấu xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra. Ngoài hai cái đó không có trí thức
nào khác...” [104, tr. 235].
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm trí thức thì phải có tri thức. Tri thức là sự
hiểu biết, có hiểu biết và điều quan trọng là phải đem tri thức đó phục vụ cho nhân
dân, cho xã hội, qua đó góp phần cải tạo thực tiễn và nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của xã hội. Nhìn chung, trong nhiều định nghĩa về trí thức ta thấy có hai
dấu hiệu cơ bản:
- Có trình độ học vấn cao.
- Lao động trí óc có chuyên môn cao.
Ngoài tiêu chuẩn về trình độ học vấn cao, người trí thức cần phải có tinh thần
sáng tạo và tiêu chuẩn đạo đức.
Những người trí thức ban đầu của xã hội, dân tộc có thể hình thành một cách
tự phát, không qua trường lớp. Nhưng để có đội ngũ trí thức thật sự thì nhất thiết
phải có hệ thống đào tạo chính quy với những bằng cấp, học vấn khác nhau đồng
thời cũng không phủ nhận các hình thức đào tạo khác kể cả tự học. Ngày nay trên
thế giới đã có sự thống nhất tương đối về nội dung đào tạo và bằng cấp. Sự xác định
trình độ tối thiểu của trí thức chưa thật giống nhau, nhưng ở nước ta ít nhất cũng
phải tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên. Với trình độ tri thức ban đầu như thế, người trí
thức mới có khả năng tiếp cận với lao động sáng tạo.
Bằng cấp là hình thức thể hiện học vấn, qua các chức danh về học vị, học
hàm nhưng đó mới chỉ là dấu bên ngoài vì đôi khi bằng cấp không tương xứng với
trình độ học vấn. Cá biệt có những người có bằng cấp cao song vẫn không đóng vai
trò của trí thức, trong phân công lao động xã hội. Họ không đáp ứng được yêu cầu
của lao động sáng tạo, hoặc họ từ bỏ lao động sáng tạo và đi vào kiểu lao động giản
đơn, lao động chân tay tay hoặc buôn bán nhỏ, thậm chí, không làm gì, làm những
nghề không lương thiện. Những người này, theo như Chủ tịch Hồ Chí Minh, họ
cũng chỉ được gọi là “người có học” “người đỗ đạt” người làm việc bằng trí óc mà
thôi chứ chưa phải là trí thức đầy đủ.
25
Bên cạnh đó, có những người bằng cấp không cao nhưng do tư chất thông
minh, lại chịu học hỏi nên có vốn tri thức khá sâu sắc và có nhiều sáng tạo được ghi
nhận trong những lĩnh vực chuyên môn nhất định, có người không được đào tạo
nhiều qua trường lớp nhưng họ tự trang bị kiến thức qua tài liệu và kinh nghiệm
thực tế cuộc sống mà thực hiện được công việc sáng tạo khoa học thì họ vẫn xứng
đáng được gọi là trí thức. Trong thực tế, không ít người trong số đó trở thành những
nhà bác học lớn, những trí thức hàng đầu, những nhà phát minh, sáng chế. Những
nhà phát minh vĩ đại như Ê- đi -xơn, như Bin - Ghết (Hoa Kỳ), những nhà văn hóa
dân gian hay những nhà sáng chế “Hai lúa” ở Việt Nam là những điển hình tiêu
biểu. Do vậy, nhìn nhận và đánh giá trí thức không chỉ trên cơ sở bằng cấp, trên sự
phân công lao động xã hội thuần túy mà chủ yếu ở tính chất lao động của họ. Trí
thức là "người lao động sáng tạo khoa học". Chính kiểu lao động thực sự đó của trí
thức mà làm cho tầng lớp này khác với những bộ phận lao động khác trong xã hội,
nhất là đối với nội bộ nhóm lao động trí óc...
Nói cách khác, người trí thức chân chính phải có tài và có đức. Thực chất hai
nhân tố đức và tài gắn bó với nhau, một con người không có khả năng sáng tạo hoặc
thiếu đạo đức đều không phải là trí thức hoàn toàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn
về phẩm chất của con người đã đề cập đến “đức” và “tài” trong đó “đức là gốc còn
tài là quan trọng”. Đức và tài là những yếu tố không thể thiếu được trong đội ngũ trí
thức, đặc biệt là những trí thức làm công tác lãnh đạo quản lý. Có tài mà không có
đức thì không chỉ không đem lại lợi ích thích đáng cho xã hội mà còn có thể gây tai
họa cho xã hội, ngược lại nếu có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó thậm
chí làm hỏng việc.
Về phương diện chính trị, trí thức tự bản thân không có hệ tư tưởng độc lập
nhưng lại góp phần quan trọng trong việc tổng kết, hình thành nên hệ thống tư
tưởng, học thuyết lý luận cho các giai cấp. Trong một thể chế chính trị nhất định,
tính giai cấp của đội ngũ trí thức là do tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định.
Kế thừa và phát triển quan niệm của Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về trí thức, Nghị quyết số 27- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về
“Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”,
26
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra quan niệm về trí thức Việt Nam như sau: “Trí
thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên
môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức,
tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”.
Quan niệm này thể hiện nhận thức sâu sắc của Đảng về trí thức phù hợp với
điều kiện phát triển của xã hội nói chung cũng như sự biến đổi của cơ cấu xã hội -
giai cấp trong tình hình mới ở Việt Nam nói riêng. Qua đó làm cơ sở để Đảng ta và
toàn xã hội thống nhất trong nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan vị trí, vai trò
của trí thức đối với sự phát triển đất nước.
2.1.1.2. Vai trò của trí thức
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều
đánh giá cao vai trò của trí thức. Theo C.Mác, người trí thức là người sáng tạo tinh
thần, sản xuất tinh thần. Họ là những người sáng tạo, phổ biến và vận dụng tri thức
vào đời sống xã hội, thúc đẩy nhanh sự phát triển văn hóa và tiến bộ xã hội. Trong
bức thư gửi V.IDaxulich, Ph.Ănghen đã nói tới thái độ kiên quyết và lòng nhiệt tình
của những người trí thức dân tộc trong việc “chặt đứt xiềng xích đang giam cầm
họ”, tức là nền quân chủ. Ph. Ănghen khẳng định, “để điều hành bộ máy hành chính
và toàn bộ nền sản xuất xã hội, hoàn toàn không cần những lời nói suông, mà cần
những trí thức vững vàng”[96, tr.432].
Tiếp thu quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin cũng đề cao vai trò
của trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Người nói: “Sự hợp tác giữa
đại biểu khoa học và công nhân - chỉ có một sự hợp tác như thế mới có thể thủ tiêu
được toàn bộ nạn nghèo khổ, bệnh tật và bẩn thỉu... trước sự liên minh của các đại biểu
khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, không một thế lực đen tối nào đứng vững
được” [148, tr. 218]. Mặc dù trí thức không phải là giai cấp kinh tế độc lập và vì thế
không phải là lực lượng chính trị độc lập nhưng V.I.Lênin đánh giá cao vai trò của
trí thức. Khi bàn về vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình xây dựng CNXH
hiện thực, V.I.Lênin đã khẳng định: “Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am
hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm thì không thể chuyển lên
CNXH được, vì CNXH đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng
27
để đi tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản đã đạt
được” [148, tr. 217].
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc
và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin về trí thức trong sự nghiệp cách
mạng của Việt Nam. Người đã sớm nhận thức chính xác vai trò, vị trí của trí thức trong
xã hội. Người nhận định, trí thức là một bộ phận quan trọng trong lực lượng cách mạng
và là “vốn liếng quý báu của dân tộc. Ngay từ những ngày đầu của chế độ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Những người trí thức tham gia
cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì
công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều” [4, tr. 235, 238].
Từ các quan điểm của C.Mác - Ph.Ăng ghen, V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, từ chức năng của trí thức trong sự phát triển xã hội nói chung, vai trò của đội
ngũ trí thức được thể hiện trên các mặt sau đây:
Một là, trí thức là vốn quý của đất nước, của nhân dân và dân tộc, có vai trò
quyết định sức sáng tạo và trình độ phát triển của quốc gia.
Trí thức là tầng lớp xã hội đặc biệt, thể hiện trình độ trí tuệ của mỗi quốc gia.
Trí thức là một nguồn lực phát triển của quốc gia. Từ xa xưa cha ông ta đã từng
nâng niu, trân trọng và đánh giá cao vai trò của trí thức. Ngày nay, trí thức hoạt
động trong hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội.
Hai là, đội ngũ trí thức là lực lượng trực tiếp nghiên cứu phát triển lý luận,
tổng kết thực tiễn, cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối,
chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ.
Đội ngũ trí thức là một tầng lớp xã hội có tính đặc thù, đặc biệt là những cá
nhân tiêu biểu, xuất sắc, họ có mặt trong các giai cấp và trở thành đại biểu cho ý chí
và lợi ích của các giai cấp cơ bản trong xã hội mà trước hết là giai cấp nắm quyền
lãnh đạo. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra đối với đội ngũ trí thức trong tất
cả các ngành khoa học khác nhau: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học
kỹ thuật. Đội ngũ trí thức tham gia đắc lực vào tổng kết thực tiễn, cung cấp những
luận cứ khoa học, phát triển lý luận của Đảng góp phần xây dựng làm sáng tỏ những
vấn đề về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đấu tranh chống những quan điểm lệch lạc
28
sai trái, những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ của các thế lực thù địch, bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng và chế độ.
Ba là, trí thức là chủ thể của cách mạng khoa học - kỹ thuật là động lực thúc
đẩy phát triển công nghệ hiện đại.
Không có trí thức, không có khoa học thì không thể xây dựng đất nước. Trí
thức sáng tạo ra công nghệ hiện đại. Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động trí tuệ, là
chủ thể đi đầu thực hiện những nhiệm vụ khoa học kỹ thuật. Họ có vai trò quan trọng
trong việc nghiên cứu, thiết kế triển khai tổ chức thực hiện sự lựa chọn và áp dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn khoa học với sản xuất. Người trí
thức không chỉ có vai trò đào tạo xây dựng đội ngũ làm công tác khoa học mà còn là
người trực tiếp sử dụng và phát huy tiềm năng trí tuệ để giải quyết các vấn đề đặt ra
trong khoa học và thực tiễn. Bằng tài năng trí tuệ của mình, trí thức là người luôn
luôn tìm tòi sáng tạo ra cái mới, cái mà xã hội có nhu cầu. Trí thức có khả năng hợp
tác trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đảm nhiệm vai trò tư vấn, phản biện,
giám định các dự thảo về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các dự luật,
dự án kinh tế - xã hội, công nghệ ở tầm quốc gia, khu vực và thế giới.
Bốn là, trí thức là lực lượng có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định
trong sự nghiệp GD&ĐT, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Xét về quá trình đào tạo nguồn lực con người các thế hệ nối tiếp nhau, đội
ngũ trí thức tỏ rõ vai trò chủ lực trong việc giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho
xã hội với trình độ ngày càng cao. Trong KTTT hiện nay, vai trò đội ngũ trí thức
ở mọi quốc gia càng thể hiện rõ trong việc trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và trong vô vàn các lĩnh vực, các ngành
nghề mới, ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Thực tiễn đã chứng minh sự phát
triển nền kinh tế - xã hội hiện đại, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước cần phải có những con người hiện đại. Đội ngũ trí thức có vai trò và
trách nhiệm lớn lao trong việc đẩy mạnh đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo ra
lớp người có năng lực cao và phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng cho những nhu cầu
lao động hiện nay.
29
Năm là, trí thức là lực lượng trực tiếp tham gia giữ gìn và phát triển những giá trị
văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa giá trị văn hoá của
nhân loại nhằm làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân và đất nước.
Quá trình sản sinh, giữ gìn, phát huy, kế thừa các truyền thống giá trị văn hóa
của các dân tộc và của nhân loại, đội ngũ trí thức cũng là lực lượng xã hội có vai trò
nổi bật nhất. Mọi thành tựu, giá trị văn hóa, truyền thống và hiện đại của mỗi dân tộc,
của nhân loại đều gắn với những trí thức tiêu biểu, những danh nhân văn hóa. Trong
nền tảng văn hóa do nhân dân tạo ra, trí thức là những người vừa tham gia tạo dựng,
vừa có công khái quát giá trị (lý luận, khoa học, sách báo, di sản...) và hướng dẫn,
truyền bá, thực hiện bảo tồn, duy trì, phát triển... đối với xã hội về những giá trị di sản
văn hóa đó. Do đó, đội ngũ trí thức không chỉ thể hiện trong lĩnh vực sáng tạo ra của
cải vật chất, mà cả trong lĩnh vực sáng tạo những giá trị của đời sống tinh thần. Công
cuộc đổi mới đất nước đã hướng tất cả đội ngũ trí thức phát huy lao động sáng tạo
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, ra sức khắc phục tình trạng đói nghèo về trí tuệ,
văn hóa, thông tin, mở mang tri thức, giao lưu văn hóa, tiếp thu những tinh hoa văn
hóa nhân loại góp phần làm cho đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong
phú và trong sáng. Người trí thức trên mặt trận văn hóa phải thực sự là các chiến sĩ
tiên phong chống những tàn dư văn hóa cũ, độc hại, hướng con người đến những giá
trị chân - thiện - mỹ, trực tiếp tham gia phát triển và phổ biến văn hóa. Giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới.
2.1.1.3. Đặc điểm của trí thức Việt Nam
Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, trí thức Việt Nam là lực lượng đại
diện cho trí tuệ của nhân dân và dân tộc, cho trình độ lao động phức tạp, lao động
sáng tạo và là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển, sự
phồn vinh của đất nước và dân tộc. Ngoài các đặc điểm của trí thức nói chung, trí
thức nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, trí thức Việt Nam là những người lao động trí óc có tính sáng tạo,
sản phẩm lao động của họ thường mang đậm dấu ấn cá nhân.
Lao động trí óc của trí thức thường mang tính sáng tạo với những sản phẩm
lao động là các giá trị tinh thần, đòi hỏi họ phải có sự chi phí hàm lượng trí tuệ lớn
30
trong quá trình lao động và đặc biệt là phải có sự sáng tạo, tức dùng tri thức đã có
để sáng tạo ra tri thức mới, các sản phẩm vật chất và tinh thần mới có giá trị đối với
xã hội. Hay nói cách khác, lao động của trí thức là sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo
cái mới, tiến bộ, đòi hỏi phải có tư duy ở mức độ cao, sự hao phí của năng lượng,
hoạt động của bộ não là chủ yếu. Đó có thể là các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải
pháp hữu ích giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm mà hiệu
quả của nó có thể đo đếm, định lượng được; hoặc nó có thể là những luận điểm.
luận cứ, giải pháp để giúp Đảng, Nhà nước xây dựng đường lối, chủ trương, chính
sách đúng đắn. Trường hợp này, việc đánh giá hiệu quả của nó chỉ có thể bằng
phương pháp định tính mặc dù có những kết quả nghiên cứu khoa học xã hội - nhân
văn có ý nghĩa rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành. Những quan
điểm, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng ta là một ví dụ tiêu biểu. Mặt khác,
tính sáng tạo trong lao động của trí thức có thể gắn liền với kết quả trong thực tiễn,
ý tưởng sáng tạo gắn liền với việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Chính nhờ đặc điểm
này mà trí thức đóng vai trò nhân tố quan trọng thúc đẩy khoa học - công nghệ, văn
hóa - nghệ thuật, kinh tế - xã hội phát triển.
Sản phẩm lao động của trí thức mang đậm dấu ấn cá nhân. Trong thực tế,
không phải không có sản phẩm trí tuệ là kết quả chung của một nhóm người, của
một tập thể các nhà khoa học, của một đơn vị nghiên cứu, giảng dạy. Thế nhưng, dù
là sản phẩm của một cá nhân hoặc là sản phẩm của nhiều người thì tính sáng tạo cá
nhân vẫn thường được thể hiện rõ, nhất là các công trình khoa học của cá nhân.
Hai là, trí thức Việt Nam đã tiếp nối và phát huy được truyền thống văn hiến
của dân tộc, luôn đồng hành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc,của Đảng và có
đóng góp đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Sinh ra và lớn lên trong lòng một dân tộc bị thực dân và phong kiến áp bức,
trí thức Việt Nam cũng chịu chung số phận với quần chúng nhân dân lao động. Trí
thức Việt Nam, thế hệ nối tiếp thế hệ, đã phát huy được truyền thống hiếu học của
dân tộc, Trí thức nói chung rất ham học, ham đọc. Nhờ đó mà người trí thức luôn
luôn tiếp cận được cái mới, do đó trình độ lý luận không ngừng được nâng cao. Phát
huy tinh thần cần cù, không ngại gian khó của dân tộc, nhiều trí thức đã từ bỏ vinh
31
hoa phú quý, từ bỏ chế độ đãi ngộ cao ở nước ngoài, trở về chia ngọt sẻ bùi, chấp
nhận gian khổ cùng nhân dân, phấn đấu cho sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, cho công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Đặc điểm này rất đáng trân trọng, nhưng nếu không có ý chí quyết tâm
cao để vượt khó, dễ nảy sinh tư tưởng chấp nhận, an phận thủ thường, thiếu ý chí
vươn lên trong cuộc sống.
Lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy quá trình hình thành và
phát triển của Đảng luôn có sự tham gia đắc lực của trí thức. Những trí thức như
Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong… Đó là thế hệ cán bộ đầu tiên của
Đảng, có công lớn trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam,
góp phần làm nên sự thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Khi nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời còn muôn vàn khó khăn, theo lời
kêu gọi của Đảng, của Bác, nhiều trí thức được đào tạo dưới chế độ cũ và ở nước
ngoài, sẵn sàng rời bỏ môi trường làm việc thuận lợi sung sướng, rời bỏ vinh hoa
phú quý, gia nhập vào đoàn quân cách mạng, chấp nhận gian khổ, hy sinh cùng
với quân và dân lập nên bao chiến công anh hùng trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ.
Đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất thân là con em nông dân,
công nhân, hoặc được hình thành trong quá trình trí thức hóa giai cấp công nhân
và nông dân, có mối quan hệ mật thiết với hai giai cấp này. Đây là tiền đề quan
trọng để trí thức tham gia và góp phần xây dựng liên minh công nhân, nông dân và
trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. đồng thời gắn bó chặt chẽ với dân tộc. Đây là
một đặc điểm riêng của đội ngũ trí thức Việt Nam so với giới trí thức của nhiều
nước đã trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản. Nhìn chung, chỉ có một số
ít được thừa hưởng truyền thống của các gia đình dòng dõi. Đặc điểm đó đã tạo
cho giới trí thức nước ta một ý thức gắn bó sâu sắc với nhân dân lao động, thông
cảm với người lao động vất vả, cực nhọc, với hoàn cảnh nghèo nàn, lạc hậu của
đất nước, thiết tha mong muốn xây dựng nước ta thành một quốc gia dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, có thể sánh vai với các nước có
nền kinh tế phát triển trên thế giới.
32
Ba là, trí thức Việt Nam được hình thành từ nhiều nguồn, có sự khác nhau;
qua biến cố của lịch sử nhưng không phản bội Tổ quốc, có những đóng góp về tư
tưởng, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, công nghệ.
Đội ngũ trí thức Việt Nam trưởng thành như hiện nay là đã ra đời và phát
triển trải qua những giai đoạn cách mạng do Đảng lãnh đạo. Với tính chất của cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, coi trí thức là một bộ phận có khả năng cách
mạng, nên Đảng ta đã tuyên truyền, động viên, thu hút nhiều trí thức yêu nước,
không kể xuất thân từ giai cấp, tầng lớp nào. Trong quá trình xây dựng đội ngũ trí
thức, từ bản chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, với thực tế đi lên từ một
nước nông nghiệp lạc hậu và vận dụng quan điểm mác xít, đường lối của Đảng ta là:
sử dụng và cải tạo trí thức cũ, đồng thời đào tạo trí thức mới từ con em nhân dân lao
động, nhất là từ công nhân và nông dân. Do nguồn gốc xuất thân và nguyên nhân
chủ quan, khách quan nên việc xem xét, đánh giá, đối xử với một số trí thức có lúc
chưa đúng mức, thậm chí nặng nề, nhưng không có biểu hiện phản bội Tổ quốc, họ
vẫn âm thầm sống và đóng góp, tiêu biểu như Trần Đức Thảo và một số trí thức
sống ở nước ngoài. Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, để đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT, chính sách phát triển GD&ĐT,
KH&CN từng bước đổi mới theo hướng ngày càng tiến bộ, phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại. Những chính sách đó mở ra nhiều cơ hội cho trí thức Việt Nam
ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng. Do đó, thành phần xuất thân của trí
thức đa dạng hơn và cũng phức tạp hơn. Bên cạnh số đông trí thức xuất thân từ giai
cấp công nhân, nông dân thì có một bộ phận không ít trí thức sinh ra trong các gia
đình giàu có, gia đình tư sản, chủ các doanh nghiệp, trang trại lớn... Hơn nữa, đường
lối đối ngoại rộng mở, nhiều trí thức được đào tạo ở nước ngoài theo các hình thức
khác nhau. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi để hình thành đội ngũ trí thức
đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển KTTT
hiện nay. Cùng với đội ngũ trí thức hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật,
công nghệ; nghiên cứu lý luận chính trị, văn hóa-xã hội khá đông đảo trong các cơ
quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước… là các trí thức xuất thân từ môi trường lao
động trực tiếp sản xuất trên đồng ruộng, doanh nghiệp tư nhân, hoạt động văn hóa,
33
nghệ thuật. Họ được gọi tên thân thương là “kỹ sư hai lúa, kỹ sư chân đất”, sang chế
được nhiều máy móc đem lại tiện ích và hiệu quả kinh tế cao, sưu tầm, lưu giữ,
truyền bá văn hóa dân gian… họ được gọi là “nghệ sĩ, nhà văn hóa” của làng quê,
bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
Bốn là, trí thức Việt Nam được tổ chức thành đội ngũ, chủ yếu hoạt động
trong các tập thể khoa học công lập, do Nhà nước cấp kinh phí hoạt động và một bộ
phận hoạt động trong các tập thể khoa học ngoài công lập.
Hiện nay, lực lượng trí thức làm việc trong khu vực công chiếm tỷ lệ cao trên
(80%), nhất là lĩnh vực giáo dục và y tế. Trước hết, lực lượng này nằm ở các trường
đại học, nơi có đông trí thức đồng thời cũng là nơi đào tạo trí thức chủ yếu cho cả
nước. Thứ hai là các viện nghiên cứu nhà nước. Có một hệ thống các viện đồ sộ
được lập nên gồm các viện của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa
học xã hội Việt Nam và các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc các bộ và các cơ quan
của bộ máy nhà nước, đảng. Chức năng của các viện là nghiên cứu khoa học và
phục vụ cho các yêu cầu của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Ngoài các trí thức
hoạt động trong các tập thể khoa học công lập, có khoảng 20% trí thức hoạt động
trong các đơn vị khoa học và công nghệ ngoài nhà nước. Với sự ra đời của Nghị
định số 35/1992 và sau đó là Nghị định số 81/2003, hiện nay là Nghị định số
08/2013, hàng ngàn tổ chức nghiên cứu khoa học độc lập, viện, trung tâm và các tên
gọi khác, tự trang trải ra đời. Các tổ chức này hoạt động rất đa dạng, năng động,
mạnh mẽ, đáp ứng linh hoạt các nhu cầu của xã hội.
Năm là, một số trí thức Việt Nam chịu ảnh hưởng của tàn dư phong kiến,
thiếu sự liên kết chặt chẽ trong sáng tạo khoa học, tinh thần hợp tác chưa cao.
Từ một nước nông nghiệp, hàng ngàn năm nay, nền kinh tế nước ta, sản xuất
nhỏ là phổ biến. Nó để lại hậu quả khá nặng nề trong đời sống văn hóa và tinh thần
của xã hội ta kể cả trí thức. Những mặt tiêu cực và hạn chế của nó đã in rất đậm, rất
sâu trong nếp nghĩ, trong tư tưởng người sản xuất nhỏ biến thành thói quen, lối sống
cố hữu. Nhiều quan điểm về đạo đức bị ràng buộc bởi những khuôn khổ hết sức khắc
nghiệt của lễ giáo phong kiến, như tư tưởng đẳng cấp, tư tưởng xem thường lao động
chân tay, tư tưởng trọng nam khinh nữ, v.v.. người trí thức chịu ảnh hưởng của tư
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức

More Related Content

What's hot

Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chó Minh
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chó MinhTiểu luận Tư tưởng Hồ Chó Minh
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chó Minhking2vein
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấptiểu minh
 
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhCau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhBinh Boong
 
Danh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa Chọn
Danh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa ChọnDanh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa Chọn
Danh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa ChọnDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
lịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 ch
lịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 chlịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 ch
lịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 ch21040698ngNgcLinh
 
Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
 Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NaySứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NayVuKirikou
 

What's hot (20)

Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chó Minh
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chó MinhTiểu luận Tư tưởng Hồ Chó Minh
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chó Minh
 
Luận án: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ giảng viên
Luận án: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ giảng viênLuận án: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ giảng viên
Luận án: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ giảng viên
 
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộcLuận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
Luận án: Phong trào công nhân ở các nước Tây Âu (1991 - 2011)
Luận án: Phong trào công nhân ở các nước Tây Âu (1991 - 2011)Luận án: Phong trào công nhân ở các nước Tây Âu (1991 - 2011)
Luận án: Phong trào công nhân ở các nước Tây Âu (1991 - 2011)
 
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dânLuận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAYLuận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAY
 
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhCau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
 
Danh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa Chọn
Danh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa ChọnDanh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa Chọn
Danh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa Chọn
 
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đLuận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
 
lịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 ch
lịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 chlịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 ch
lịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 ch
 
Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
 Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây NinhLuận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
 
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAYLuận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
 
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NaySứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
 
Luận án: Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam, HAY
 

Similar to Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức

Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...
Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...
Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...jackjohn45
 
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183nataliej4
 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfVẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019hanhha12
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởngLuận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ...
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ...Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ...
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực tại UBND Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực tại UBND Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Phát triển nguồn nhân lực tại UBND Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực tại UBND Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docsividocz
 

Similar to Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức (20)

Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAYLuận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
 
Luận án: Nâng cao tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo nước ta
Luận án: Nâng cao tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo nước taLuận án: Nâng cao tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo nước ta
Luận án: Nâng cao tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo nước ta
 
Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...
Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...
Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...
 
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở LàoLuận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây NinhLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
 
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, HAY
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, HAYLuận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, HAY
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, HAY
 
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183
 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfVẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019
 
Đề tài: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ công tác thi đua TPHCM, HOT
Đề tài: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ công tác thi đua TPHCM, HOTĐề tài: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ công tác thi đua TPHCM, HOT
Đề tài: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ công tác thi đua TPHCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởngLuận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng
 
Luận án: Quan niệm về con người trong triết học của C.Mác, HAY
Luận án: Quan niệm về con người trong triết học của C.Mác, HAYLuận án: Quan niệm về con người trong triết học của C.Mác, HAY
Luận án: Quan niệm về con người trong triết học của C.Mác, HAY
 
Luận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
Luận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộLuận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
Luận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAYĐề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
 
Luận văn: Vai trò đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Vai trò đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh, HOTLuận văn: Vai trò đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Vai trò đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh, HOT
 
Luận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nay
Luận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nayLuận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nay
Luận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nay
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực của Đài tiếng nói Việt Nam, 9đ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực của Đài tiếng nói Việt Nam, 9đLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực của Đài tiếng nói Việt Nam, 9đ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực của Đài tiếng nói Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộLuận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
 
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ...
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ...Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ...
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ...
 
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực tại UBND Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực tại UBND Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Phát triển nguồn nhân lực tại UBND Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực tại UBND Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 

Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ CÔNG LƯƠNG ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước Mã số : 62 31 02 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Phan Hữu Tích 2. TS Hoàng Mạnh Đoàn HÀ NỘI - 2016
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 21 Chương 2: ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 24 2.1. Trí thức và công tác vận động trí thức ở nước ta 24 2.2. Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức - khái niệm, nội dung và phương thức 41 Chương 3: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC VÀ ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍTHỨC-THỰCTRẠNG,NGUYÊNNHÂNVÀKINHNGHIỆM 60 3.1. Thực trạng đội ngũ trí thức và công tác vận động trí thức ở nước ta hiện nay 60 3.2. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức - thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm 79 Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC ĐẾN NĂM 2025 116 4.1. Những nhân tố tác động và yêu cầu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức 116 4.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức giai đoạn hiện nay 125 KẾT LUẬN 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢCÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 169
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo KH&CN Khoa học và công nghệ KH&KT Khoa học và kỹ thuật KTTT Kinh tế tri thức KT-XH Kinh tế - xã hội LHH Liên Hiệp hội MTTQ Mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trí thức là vốn quý của dân tộc, là lực lượng tiêu biểu, thể hiện trình độ trí tuệ của một quốc gia và có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử cho thấy rằng: ở thời nào cũng vậy, sự hưng thịnh của đất nước tùy thuộc phần lớn vào việc coi trọng và sử dụng đội ngũ trí thức như thế nào. Cách đây hơn năm thế kỷ, trong bài Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3(1942),Thân Nhân Trung đã nêu bật được tầm quan trọng của giáo dục nhân tài đối với sự hưng thịnh của đất nước: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết [137]. Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về sự tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) để từng bước vượt qua thách thức đó. Đội ngũ trí thức với đặc thù lao động của mình có vai trò quan trọng, có ý nghĩa rất quan trọng. Không có đội ngũ trí thức đủ mạnh thì không thể tiến hành CNH, HĐH đất nước, không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH). Trí thức vừa là một bộ phận của nguồn lực con người, vừa là nguồn tiềm năng khoa học, kỹ thuật, trực tiếp tham gia vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Đánh giá về xu thế phát triển này, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó, con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia” [50, tr.97]. Nối tiếp truyền thống của dân tộc, vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, trong sự nghiệp đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm lãnh đạo công tác vận động đội ngũ trí thức. Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo công tác vận động trí thức, điển hình là Nghị quyết số 27-NQ/TW, về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH (2008). Quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng chậm được cụ thể hóa vào tình
  • 6. 2 hình thực tế, chưa tạo ra được những chính sách đồng bộ đủ mạnh để gắn kết khoa học công nghệ với giáo dục đào tạo và sản xuất kinh doanh, phục vụ sự phát triển của đời sống xã hội. Đảng bộ, chính quyền các cấp có lúc, có nơi chưa thấy hết vai trò, vị trí của trí thức trong sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), đặc biệt trong phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa. Trong công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng, đãi ngộ đối với trí thức còn thiếu tính chiến lược, chưa được xem như là một bộ phận cấu thành của chiến lược con người, chiến lược phát triển KT - XH nên chưa tạo ra được một đội ngũ trí thức có cơ cấu đồng bộ, hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH. Sự quan tâm chỉ đạo đầu tư xây dựng các tổ chức của trí thức chưa đúng mức, cả về tổ chức cũng như kinh phí hoạt động… Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, các thế lực thù địch với chiến lược “diễn biến hòa bình” đang tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng nước ta, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ dân với Đảng, đặc biệt chúng tập trung lôi kéo, lợi dụng trí thức nhằm hạ thấp, làm lu mờ vai trò lãnh đạo của Đảng. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận nói chung và công tác vận động trí thức nói riêng. Ngày 03/6/2013, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đã ra Nghị quyết số 25- NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Nghị quyết đã nhấn mạnh mục tiêu lớn nhất của công tác dân vận trong tình hình mới, tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vận động trí thức là bộ phận trong công tác dân vận, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức góp phần tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới là yêu cầu bức thiết. Do đó, tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đang đặt ra những vấn đề về lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu, làm sang tỏ thêm. Xuất phát từ cách nhìn nhận, tiếp cận đó; từ yêu cầu nhiệm vụ, thực tiễn công tác của bản thân, tác giả lựa chọn vấn đề: “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ
  • 7. 3 chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức, đề xuất phương hướng, mục tiêu và giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án, làm rõ kết quả nghiên cứu về trí thức và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức; - Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức; - Đánh giá thực trạng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức, nêu nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm; - Xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức là một vấn đề rất rộng và phức tạp. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về trí thức và công tác vận động trí thức; nghiên cứu thực trạng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức từ năm 1986 đến nay, trong đó tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2000 đến 2013. Luận án cũng đề cập đến những nhân tố tác động và những yêu cầu đặt ra đối với đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức, từ đó đề ra những giải pháp để tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
  • 8. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và công tác vận động trí thức. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát thực tiễn, phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học - Nghiên cứu và đưa ra khái niệm về trí thức và công tác vận động trí thức; nội dung, phương thức lãnh đạo trí thức và xây dựng luận cứ khoa học khẳng định tính tất yếu phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay. - Đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo công tác vận động trí thức làm cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức. - Dự báo thuận lợi, khó khăn, từ đó xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tiếp tục nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong tình hình hiện nay. Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong tình hình hiện nay - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu giảng dạy trong hệ thống trường chính trị, các cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm. 7. Kết cấu của luận án Gồm phần mở đầu, 4 chương với 8 tiết, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 9. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Trí thức và công tác vận động trí thức có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đội ngũ trí thức và công tác vận động trí thức với nhiều khía cạnh, quy mô khác nhau, trong đó có một số công trình khoa học đã đề cập đến các nội dung mà luận án cần nghiên cứu nghiên cứu tham khảo và kế thừa. 1.1.1.1. Sách - Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng, (1995) do Phạm Tất Dong (chủ biên) [22]: Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu, sâu sắc về đội ngũ trí thức Việt Nam. Từ lý luận đến thực tiễn, tác giả đã đi sâu phân tích quan niệm hiện đại về “trí thức”, trên cơ sở đó nghiên cứu đội ngũ trí thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử của thế kỷ XX. Từ việc nghiên cứu thực trạng về số lượng, cơ cấu… đến tâm trạng, nguyện vọng của đội ngũ trí thức, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển đội ngũ trí thức nước ta hiện nay. - Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do Phạm Tất Dong (chủ biên) [24]: Trên cơ sở nghiên cứu khái quát tình hình CNH, HĐH đất nước và một số yêu cầu đặt ra về nguồn lực trí tuệ; tác giả đã khẳng định vai trò của đội ngũ trí thức trong CNH, HĐH, trong phát triển lực lượng sản xuất, trong sáng tạo văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc, trong lãnh đạo, quản lý và điều hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với thái độ tôn trọng trí thức, tác giả khẳng định, trong nền kinh tế thị trường, “sản phẩm lao động của trí thức là một loại hàng hóa đặc biệt, nó có thể mất đi hoặc bị chiếm đoạt mà không ai biết, song nó cũng có thể được lưu thông và trả giá xứng đáng như bao thứ hàng quý hiếm khác” [24, tr.330]. Đây chính là khởi nguồn cho sự đổi mới tư duy khi xem
  • 10. 6 tiền lương và các loại phụ cấp của trí thức như những chính sách đầu tư có lợi nhất để mua lại “chất xám” - một loại sản phẩm đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. - Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước (1995) của Đỗ Mười [117]. Tác phẩm tập hợp những bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước do Nguyễn Quốc Bảo, Đoàn Thị Lịch (đồng chủ biên) [7]: Tác phẩm đã khái quát tình hình biến đổi của trí thức Việt Nam trong công cuộc đổi mới, phân tích những hạn chế, ưu điểm của trí thức Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ trí thức nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. - Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh do Nguyễn Khánh Bật, Trần Thị Huyền (đồng chủ biên), [8]. Đây là công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về trí thức dưới góc độ tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta trong công tác xây dựng trí thức; đồng thời đánh giá những đóng góp, hạn chế của đội ngũ này trong cách mạng Việt Nam, trên có sở đó, đi sâu phân tích, đề xuất những giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức ở nước ta thời kỳ 2011- 2020 đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của Nguyễn Thanh Tuấn [138]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về trí thức, vai trò của trí thức nói chung đối với tiến bộ xã hội; làm rõ những đặc điểm của trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử và dự báo xu hướng phát triển của đội ngũ này. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra những phương hướng đổi mới công tác quản lý và chính sách KT - XH đối với đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai đoạn mới. - Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, của Nguyễn Đắc Hưng [67]. Trong tác phẩm này, tác giả đã làm rõ quan niệm về trí thức; vị trí, vai trò của trí thức; những phương hướng chủ yếu để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức ở nước ta đáp ứng yêu cầu của thời đại. Trên cơ sở khẳng định nội hàm rất
  • 11. 7 rộng của khái niệm trí thức, tác giả đã chỉ rõ: Trí thức là những người không chỉ có trình độ học vấn cao mà điều quan trọng nhất là họ thực sự lao động bằng trí tuệ có tính sáng tạo, có những cống hiến nhất định, hữu ích cho xã hội và phải được xã hội kiểm định chất lượng thông qua hoạt động thực tiễn. Đây là sự đổi mới tư duy về trí thức, từ chỗ chỉ coi trọng bằng cấp đến chỗ thừa nhận và đòi hỏi năng lực lao động thực tế thông qua sự đánh giá khách quan của xã hội. - Cộng đồng và đội ngũ trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI, do Nguyễn An Hà chủ biên [58]. Cuốn sách gồm ba phần đã trình bày khái quát thực trạng, những nhân tố tác động và quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với cộng đồng người Việt và đội ngũ trí thức người Việt ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI. - Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, của Bùi Thị Ngọc Lan [84]. Trong công trình này, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một cách khá công phu về vị trí, vai trò và thực trạng nguồn lực trí tuệ của đất nước, tác giả đã tập trung xây dựng hệ thống các giải pháp thiết thực, cấp bách nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực này trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 1.1.1.2. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ - Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Triết học của Phan Thanh Khôi [81]. Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức, từ đó đề ra phương hướng và giải pháp để phát huy tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của đất nước nhiều vấn đề liên quan đến động lực của trí thức trong lao động sáng tạo cũng có những biến đổi. - Vai trò của trí thức thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Xuân Phương [124]. Luận án đã phân tích thực trạng và vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức thủ đô Hà Nội từ đó đưa ra được những nhiệm vụ và giải pháp để phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  • 12. 8 - Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức từ năm 1997 đến năm 2007, Luận án tiến sĩ Lịch sử của Lương Quang Hiển [63]. Luận án đã đánh giá khái quát công tác xây dựng đội ngũ trí thức của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong 10 năm 1997 - 2007, từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Thủ đô trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. - Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới, Luận án tiến sĩ Triết học của Trịnh Quang Cảnh [9]. Luận án đã khái quát được thực trạng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số (chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc), chỉ ra được những hạn chế của trí thức và công tác xây dựng trí thức người dân tộc thiểu số của Đảng, từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số trong giai đoạn đổi mới, xây dựng đất nước. - Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Thị Giáng Hương [69]. Luận án đã làm rõ sự cần thiết và những điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. - Giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học của Lương Công Lý [95]. Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. - Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức từ 1991 đến 2005¸ Luận án tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Thắng Lợi [93]. Luận án đã đánh giá quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam từ khi thành lập Đảng đến nay. Dưới góc nhìn của lịch sử, tác giả đã phân tích rõ những thành công cùng như những khuyết điểm, hạn chế của Đảng trong lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức,
  • 13. 9 một lực lượng quan trong trong liên minh công - nông - trí. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm, tác giả đã đưa ra những giải pháp để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nhằm phát huy cao nhất tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức trong xây dựng và bảo vệ đất nước. - Xây dựng đội ngũ tri thức tại Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Triết học của Trương Văn Tuấn [140]. Luận án phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của trí thức đối với sự phát triển xã hội; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH; Tính tất yếu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức ở Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Những thành tựu, hạn chế và những yếu tố tác động đến trí thức và công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức; Một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp CNH, HĐH. Luận án xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. - Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945, Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Đặng Thị Minh Phượng [125]. Luận án đã đề cập đến quá trình chuyển biến, phát triển nhận thức trong tư duy về vận động trí thức và một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và cũng là yếu tố tạo nên sự thành công của công tác vận động trí thức của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945. Luận án khẳng định: Đường lối cứu nước đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của công tác vận động trí thức và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức, Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Công Trí [135]. Từ cách tiếp cận tổng hợp, luận án nêu ra những đặc trưng, tiêu chí cơ bản để xác định trí thức, vai trò của đội ngũ này trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức. Luận án xác định, trí thức là người lao động trí óc và thường có trình độ học vấn cao, được đào tạo hoặc tự đào tạo. Giá trị quan trọng
  • 14. 10 nhất của người trí thức chân chính đó là chân lý và lẽ phải; trí thức là người tự tin và ngay thẳng, có lòng tự trọng, khả năng hành xử đúng mực và thích ứng cao với các biến đổi của môi trường tự nhiên, xã hội. - Phát triển đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa , Luận văn thạc sĩ Triết học của Trần Văn Thành [129]. Luận văn góp phần làm rõ một số quan điểm của Mác - Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức. Luận văn đã cơ bản xây dựng được khái niệm về đội ngũ trí thức; Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính khả thi để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Hà Tĩnh hiện nay; Luận văn góp phần làm luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách đối với đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh và làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức và sự vận dụng trong thời kì đổi mới, Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Thuận [133]. Luận văn đã làm rõ cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức: Những giá trị tư tưởng, truyền thống dân tộc; tinh hoa văn hóa nhân loại; kinh nghiệm cách mạng thực tiễn Việt Nam và thế giới mà Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển trong xây dựng tư tưởng của mình; Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước, bản thân đội ngũ trí thức nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kì đổi mới. Các đề tài, công trình nghiên cứu trên đây đã làm rõ cơ sở lý luận, tổng kết thực tiễn và đề xuất một số kiến nghị giải pháp về xây dựng đội ngũ trí thức ở nhiều góc độ khác nhau. 1.1.1.3. Đề tài khoa học - Đề cương báo cáo tình hình đội ngũ trí thức và công tác trí thức của Đảng của Nguyễn Đình Tứ [142] đã đánh giá một cách tổng quát tình hình đội ngũ trí thức Việt Nam sau 10 năm đổi mới và trình bày những quan điểm của Đảng ta về trí thức và những giải pháp để xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới. - Đề tài khoa học cấp nhà nước “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 -2020”, Mã số KX.04/06-10, do Đàm Đức Vượng làm Chủ nhiệm [146].
  • 15. 11 Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, đặc điểm của đội ngũ trí thức Việt Nam trong công cuộc đổi mới và trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trong đó, có tham khảo kinh nghiệm xây dựng và sử dụng đội ngũ trí thức ở một số nước phát triển; Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ trí thức qua hơn 20 năm đổi mới và hiện nay; Dự báo xu hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam đến năm 2020. Đề xuất mục tiêu, quan điểm, phương hướng, giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ trí thức giai đoạn 2011-2020; Kiến nghị những nội dung cụ thể về xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam đến năm 2020, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng chiến lược phát triển KT - XH Việt Nam giai đoạn 2011-2020; chiến lược phát triển và trọng dụng nhân tài quốc gia Việt Nam; trình Trung ương xem xét để bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 và dự thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng. - Đề tài cấp bộ “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay” do Ngô Huy Tiếp làm Chủ nhiệm đề tài [134]. Nhóm tác giả làm rõ những vấn đề lý luận về nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng; khái quát được về thực trạng, mục tiêu, phương hướng và giải pháp đổi mới đối với đội ngũ trí thức Việt Nam, từ đó làm rõ được một số vấn đề về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay. - Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trong điều kiện mới”, mã số KX. 04-02/11/15 thuộc chương trình khoa học xã hội và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011- 2015” do PGS, TS Trần Khắc Việt làm chủ nhiệm [144]. Đề tài đã phân tích lý luận và tổng kết thực tiễn đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trong gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới. Đề tài đã khẳng định những thành quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất hệ thống quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trong điều kiện mới.
  • 16. 12 1.1.1.4. Các bài viết đăng tạp chí Trí thức là một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành, nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực, vì thế có khá nhiều bài viết , đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có một số bài viết và đề tài nghiên cứu, tiêu biểu là: - Cơ cấu xã hội của giới trí thức Việt Nam thời xưa; Cơ cấu xã hội và sứ mệnh lịch sử của người trí thức Việt Nam hiện nay của Vũ Khiêu [79,80]. Trong hai bài viết này đã đề cập đến vai trò, vị trí của trí thức dưới chế độ phong kiến Việt Nam và vai trò, vị trí của người trí thức hiện nay, từ đó giúp người đọc hiểu thêm về quá trình hình thành phát triển và sứ mệnh lịch sử của đội ngũ trí thức Việt Nam xưa và nay. - Quá trình vận động và biến đổi cơ cấu xã hội tầng lớp trí thức Việt Nam của Nguyễn Duy Quý [126]. Bài viết đã đề cập đến quá trình vận động và biến đổi cơ cấu của tầng lớp trí thức dưới góc nhìn của xã hội học, từ đó tác giả đưa ra những dự báo, khuyến nghị về công tác vận động trí thức - Đảng,nhà nước và nhân dân tin tưởng, đặt kỳ vọng vào những đóng góp tích cực,to lớn,hiệu quả của đội ngũ trí thức của Trương Tấn Sang [127]. Bài viết tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng đối với trí thức, mong muốn trí thức phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước, thi đua lao động sáng tạo, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Mấy vấn đề cần đổi mới tạo động lực và điều kiện để trí thức nước ta phát huy tài năng trí tuệ (1995) và nhận thức về vấn đề trí thức [2,3] của Nguyễn Đức Bách. Bài viết đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về trí thức, sự cần thiết phải đổi mới tư duy, tạo điều kiện để trí thức phát huy vai trò của mình trong quá trình CNH, HĐH, hội nhập, phát triển kinh tế tri thức. - Trí thức Việt Nam với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Nguyễn Văn Khánh [75]. Dưới góc độ sử học, tác giả đã phân tích những cống hiến đóng góp to lớn của trí thức Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. - Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Phùng Hữu Phú [123]. Trong bài viết tác giả đã đưa ra khái niệm chung về trí
  • 17. 13 thức, đánh giá tình hình đội ngũ trí thức nước ta và công tác xây dựng đội ngũ trí thức của Đảng và Nhà nước ta. xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và các giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới của Trường Lưu [94]. Trong bài viết tác giả đã đề cập đến vai trò vị trí của trí thức trong lịch sử nhân loại; Trí thức Việt Nam và sứ mệnh của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức nước ta hiện nay và đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. - Phạm Tất Dong, Tác động của KTTT và sự phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam [25]. Dưới góc độ của một người nhiều năm làm công tác khoa giáo tác giả đã thể hiện một tầm nhìn sâu sắc về những tác động, những thuận lợi, thời cơ và thách thức của kinh tế trí thức, từ đó chỉ ra sự cấp thiết cần phải xây dựng và phát huy vai trò của trí thức trong thời kỳ hội nhập quốc tế và KTTT. - Hoàng Tụy, Những bài học về chính sách với trí thức [141]. Tác giả đã tổng kết, khái quát hóa những bài học, những khuyết điểm, hạn chế trong việc sử dụng nhân tài, đãi ngộ đối với trí thức, nhất là trí thức bậc cao trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Ngoài các bài viết về công tác vận động trí thức, còn có rất nhiều bài viết đề cập đến vấn đề đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nói chung và đối với Nhà nước, Quốc hội, MTTQ và các đoàn thể… trong tiến trình đổi mới, CNH, HĐH đất nước, tiêu biểu là: - Công tác vận động nhân dân của Đảng qua gần 30 năm đổi mới: Những kết quả chủ yếu, bài học kinh nghiệm và vấn đề đặt ra của Hà Thị Khiết [77]. Tác giả đã đánh giá kết quả công tác vận động nhân dân của Đảng; rút ra những kinh nghiệm về công tác vận động nhân dân và những vấn đề đang đặt ra với công tác vận động nhân dân của Đảng. - Tiếp tục đổi mới công tác dân vận của Đảng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới của Hà Thị Khiết [78]. Với tư cách là Trưởng Ban Dân
  • 18. 14 vận của Đảng, tác giả khẳng định: Tiếp tục đổi mới công tác dân vận, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước ta trong tình hình hiện nay. Thực chất của công tác dân vận trong thời kỳ mới là xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp, bảo đảm cho các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". - Lê Hữu Nghĩa, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở nước ta [120]. Trong bài viết tác giả đã khẳng định để nâng cao hiệu quả lãnh đạo không chỉ phụ thuộc vào đổi mới nội dung lãnh đạo mà còn phụ thuộc vào đổi mới phương thức lãnh đạo.Trong những năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của phương thức lãnh đạo và yêu cầu phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị về hệ thống những hình thức, biện pháp, cách thức lãnh đạo và đã mang lại những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy tốt hơn vai trò của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Tác giả cũng chỉ rõ những thành tựu và hạn chế trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, từ đó đề ra những giải pháp để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. - Lưu Văn An, Đổi mới nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện hiện nay [1]. Theo tác giả, trong mỗi giai đoạn cách mạng, năng lực cầm quyền và nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng là vấn đề luôn mới bởi những điều kiện cụ thể và nhân tố ảnh hưởng luôn có sự thay đổi. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, là giải pháp quan trọng củng cố vị trí cầm quyền của Đảng, khẳng định sức sống mãnh liệt của CNXH. - Nhị Lê, Đổi mới và tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra, không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay [87]. Tác giả nhận định, thực tiễn phát triển phong phú và phức tạp về quy mô, tốc độ và chiều sâu sau 70 năm cầm quyền, nhất là gần 30 năm của công cuộc đổi mới cấp
  • 19. 15 bách đòi hỏi phải không ngừng xây dựng, chỉnh đốn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm nhiệm vụ. Một trong những nhiệm vụ bảo đảm cho Đảng hoàn thành trọng trách đó là phải tiếp tục đổi mới, từng bước hoàn thiện phương thức lãnh đạo phù hợp với sự vận động của thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện Đảng cầm quyền. Để thực hiện thành công những quyết sách mới, nhiều nhiệm vụ rất nặng nề, Đảng phải Đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm vừa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân, và người đứng đầu; khắc phục khuynh hướng buông lỏng lãnh đạo hoặc bao biện làm thay; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. - Trần Ngọc Đường, Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội ở nước ta hiện nay [57]. Trong bài viết tác giả khẳng định: Tổ chức và hoạt động của Quốc hội có những đặc trưng khác so với các cơ quan trong bộ máy Nhà nước nên nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội có những nét đặc thù riêng biệt. Không thể rập khuôn, máy móc sử dụng một phương thức lãnh đạo giống nhau cho các cơ quan Nhà nước khác nhau. Đảng lãnh đạo, chứ Đảng không chỉ đạo công việc cụ thể của Quốc hội. Đảng lãnh đạo nhưng phải thực sự tôn trọng Quốc hội với tư cách là cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Phải thừa nhận về phương diện chính trị và pháp lý rằng, Quốc hội chính là cơ quan được nhân dân chính thức giao quyền lực Nhà nước và nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội phải bảo đảm cho nền tảng chính trị - pháp lý của quốc gia phát triển bền vững, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Quốc hội và nhân dân. - Nguyễn Thế Trung, Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội [136]. Theo tác giả: Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó “máu thịt” giữa Đảng - Dân. Ở thời kỳ nào, công tác vận động và tổ chức quần chúng làm cách mạng cũng có ý nghĩa chiến lược. Quần chúng được thu hút, tập hợp trong các tổ chức chính trị - xã hội. Các tổ
  • 20. 16 chức chính trị - xã hội vừa là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng, vừa là chỗ dựa của chính quyền. Vì thế, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong tình hình mới là một đòi hỏi cấp thiết. - Trương Tấn Sang, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH [127]. Theo đồng chí Trương Tấn Sang Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH không chỉ là yêu cầu khách quan của tình hình thanh niên và yêu cầu phát triển của đất nước, mà còn là yêu cầu chủ quan tự thân của Đảng với vai trò là lực lượng lãnh đạo xã hội; góp phần quan trọng bảo đảm phát huy tốt nhất mọi nguồn lực và trí tuệ cho việc bồi dưỡng, đào tạo, hình thành thế hệ thanh niên cách mạng “vừa hồng, vừa chuyên” của Đảng, phục vụ tốt nhất sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài 1.1.2.1. Sách - Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, do hai tác giả người Trung Quốc Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diện (chủ biên) [72]. Đây là cuốn sách có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước hiện nay. Nội dung cuốn sách là một công trình phân tích một cách có hệ thống tư tưởng Đặng Tiểu Bình về trí thức, nhân tài, về tôn trọng và phát triển nhân tài, về giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình cải cách, mở cửa. Đặng Tiểu Bình là người đã kết hợp những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn Trung Quốc, sáng lập ra lý luận xây dựng mô hình CNXH đặc sắc Trung Quốc. - Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới của Vương Huy Diệu [20]. Tác giả đã trình bày chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Trung Quốc, phân tích những vấn đề cơ bản về nhân tài, đánh giá tình hình nhân tài Trung Quốc hiện nay; đề xuất những chủ trương, nội dung, chính sách, đặc biệt là giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kỳ phát triển mới.
  • 21. 17 - Trí thức, lịch sử và cách mạng - Bút ký về cuộc sống của nước Nga hiện nay của Vladimir Alexanderovits Mau,do Ngân Xuyên dịch [143]. Trong tác phẩm này tác giả khẳng định: Giới trí thức đã đưa lại cho đất nước một khối lượng cơ bản các nhà lý thuyết và thủ lĩnh của cách mạng, chính xác hơn, của các cuộc cách mạng; Các cuộc tranh luận về trí thức là gì, về sự khác biệt giữa giới có học và giới trí thức, rất là lý thú, nhưng cũng rất là bất tận. Chúng ta chỉ cần hiểu “trí thức” theo nghĩa Nga của từ này là đủ: đó là người xuất thân quý tộc có học, tách khỏi giai tầng hay giai cấp của mình, không có các gốc rễ xã hội, thế nhưng lại có khả năng và thị hiếu suy luận dài dòng về ý nghĩa cuộc sống và vai trò của mình trong lịch sử toàn thế giới; Có ba dấu hiệu của giới trí thức về mặt nguyên tắc phân biệt nó với các nhóm xã hội khác: thái độ đối với sự giàu có, với lịch sử và với nhà nước. - Khủng hoảng trí tuệ và sứ mệnh tầng lớp trí thức của N. A. Berdaev [118]. Một trong những vấn đề tác giả đặt ra là những người trí thức, những người sáng tạo văn hóa tinh thần hiện nay cần phải thực hiện các đơn đặt hàng của đời sống, phải phụng sự các quyền lợi của xã hội. - Chính trị và kinh tế Nhật Bản của Okuhina Yasuhiro [122] đã nêu rõ những vấn đề cơ bản về nhân tài; chính sách trong công tác cán bộ, phát triển nhân tài; phân tích những kinh nghiệm trong việc đánh giá và luân chuyển cán bộ, phát huy người tài của Nhật Bản trên cơ sở đặc điểm xã hội Nhật Bản; nhấn mạnh việc cố gắng bảo tồn và phát huy yếu tố truyền thống dân tộc; thực hiện chế độ đào tạo, quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền, chú trọng xây dựng các phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất trung thành của cán bộ; bảo đảm chế độ chính sách và tiền lương cho cán bộ yên tâm cống hiến. - Tuyển 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu [20] đã thể hiện rõ những tư tưởng của Lý Quang Diệu về trọng dụng nhân tài đất nước, về tầm quan trọng của nhân tài, vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài; nhấn mạnh “chế độ Singapore thực hành là chế độ trọng dụng nhân tài”, coi việc biết đào tạo và dùng người tài là bí quyết thành công của Singapore trong phát triển nhân lực bậc cao, phát triển nhân tài của Singapore
  • 22. 18 1.1.2.2. Luận án - Thực trạng và xu hướng biến đổi của nhóm xã hội trí thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị của In pon nhôt xa vông [73]. Luận án đã nghiên cứu thực trạng đội ngũ trí thức nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, chỉ ra được những mặt mạnh. Mặt tồn tại hạn chế và những đóng góp của nhóm trí thức trong quá trình phát triển của đất nước Lào, đồng thời đưa ra những dự báo về xu hướng biến đổi và vai trò của đội ngũ trí thức trong phát triển kinh tế xã hội. - Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị của Khăm Phăn Vông Pha Chăn [76]. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, luận án xác định quan điểm, phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. 1.1.2.3. Bài viết về xây dựng đội ngũ trí thức, đào tạo thu hút nhân tài Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao trên thế giới hiện nay như: Anh, Pháp, Đức, Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore... đều khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức, nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển KT - XH và tiến bộ xã hội. Vì thế, khi xây dựng chiến lược phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, các quốc gia này đều gắn với chiến lược xây dựng, phát triển nguồn nhân lực tài năng. Nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục - đào tạo là động lực, là chìa khóa cho sự phát triển KT - XH , các quốc gia nói trên đều rất quan tâm việc đầu tư trọng điểm vào chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo gắn với chiến lược trí thức, nhân tài. Sau đây là một số tài liệu nghiên cứu về xây dựng đội ngũ trí thức, phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ (KH&CN) qua các chuyến đi nghiên cứu thực tế ở nước ngoài.
  • 23. 19 - “Về tình hình đội ngũ trí thức Trung Quốc và hoạt động của CAST” của Hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc tại phiên làm việc với Đoàn Cán bộ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, sáng ngày 01-11-2011 [12]. Báo cáo đã khái quát công tác trí thức của Đảng Cộng sản Trung quốc và quá trình xây dựng phát triển của CAST. Báo cáo cho biết Đảng và Chính phủ Trung Quốc thường xuyên coi trọng công tác đội ngũ trí thức, tiến hành nghiên cứu phân tích rất sâu sắc tình hình biến động qua từng thời kỳ đối với đội ngũ trí thức, phát hiện và giải quyết những vấn đề như nạn chảy máu chất xám, trí thức quay lưng với chính trị... Trong công tác trí thức, Trung Quốc chia làm hai loại đối tượng là trí thức trong Đảng và trí thức ngoài Đảng. Về cơ cấu bộ máy của Đảng, có một Ban của Đảng là Ban công tác Mặt trận thống nhất (gọi tắt Ban Thống chiến), tương đương Ban Dân vận của ta làm công tác trí thức, trong đó chủ yếu là đối với trí thức ngoài Đảng. Công tác trí thức luôn được khẳng định là công tác chung của toàn Đảng, nhiều bộ, ban, ngành của Đảng và Nhà nước có chức trách trong công tác này. Báo cáo cho biết Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc có 198 Hội ngành toàn quốc, mỗi tỉnh có một hiệp hội khoa học và kỹ thuật (quan hệ giữa Liên hiệp hội (LHH) trung ương và LHH địa phương chỉ là quan hệ hướng dẫn, định hướng chứ không phải quan hệ lãnh đạo, độc lập hoàn toàn về kinh phí). Cơ quan trung ương CAST có 160 người, 14 ban/ phòng (Ban Hợp tác Quốc tế có 18 người, trong đó có 02 người tham gia đi sứ nước ngoài). Khi cao nhất có đến 10.000 người làm việc trong tổ chức CAST. Hàng năm, kinh phí bình quân, chính phủ Trung Quốc cấp cho CAST 150 triệu USD. - “Về chính sách đào tạo và sử dụng trí thức ở Trung Quốc” của Dương Tú Cầm [10]. Theo báo cáo đến ngày 28-4-2011, tổng số dân của nước này hiện vào khoảng 1,3 tỉ người, trong đó nguồn nhân lực dành cho ngành khoa học công nghệ chiếm khoảng 36 triệu người và trở thành đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ với quy mô hùng hậu đứng đầu thế giới. Trung Quốc chi ra hàng tỷ USD cho nghiên cứu khoa học, hầu như mỗi bộ ngành của nước này đều có hàng loạt chương trình nghiên cứu với mong muốn có được thành tựu vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực, từ tên lửa đạn đạo đến y khoa.
  • 24. 20 1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH LUẬN ÁN CẦN THAM KHẢO VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo Từ tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và quốc tế về trí thức với nhiều công trình nghiên cứu công phu, cho thấy tính chất đặc biệt quan trọng của vấn đề này đối với tiến trình phát triển của mỗi quốc gia. Giá trị khoa học của khối lượng lớn những tài liệu, công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về trí thức và vận động trí thức đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả luận án nghiên cứu về vấn đề đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức ở nước ta hiện nay. Tổng quan các công trình nghiên cứu đó, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về trí thức và công tác trí thức của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam, cụ thể là: Một là, các công trình khoa học kể trên đã đề cập đến những vấn đề về lý luận, vạch ra một hệ thống các phương pháp tiếp cận về về trí thức và công tác vận động trí thức. Đáng chú ý là những quan điểm xem trí thức như một lực lượng xã hội, một nhóm xã hội - nghề nghiệp được nhận diện và phân định bởi phương thức, tính chất lao động trí óc, sáng tạo và phức tạp. Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu khi quan niệm về trí thức thường chú trọng nhấn mạnh tiêu chí trách nhiệm và hiệu quả đóng góp cho sự phát triển xã hội từ từ đặc thù lao động trí tuệ, lao động sáng tạo và tư duy phản biện xã hội của trí thức. Hai là, các công trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức trong xây dựng và phát triển đất nước nói chung và trong công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước. Ba là, một số công trình khoa học đã nghiên cứu thực trạng đội ngũ trí thức và vấn đề xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, đặc biệt là các ngành khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong giai đoạn hiện nay. Bốn là, một số công trình khoa học cũng đã tập trung nghiên cứu công tác vận động trí thức của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Trong khi nghiên cứu về trí thức và công tác vận động trí thức, các công trình khoa học nêu trên đều khẳng định vai trò quan trọng của trí thức và công tác vận động trí thức; khẳng định việc xây dựng đội ngũ trí thức là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và hệ thống chính trị.
  • 25. 21 Năm là, có một số công trình đề cập chừng mực nhất định về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức và công tác vận động trí thức. Các công trình này bước đầu đề cập đến nội dung lãnh đạo, phương thức lãnh đạo của Đảng, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ trí thức và đổi mới công tác vận động trí thức. Đây chính là sự bổ sung vào cách tiếp cận mới về trí thức, nó được thai nghén và dần trở thành hướng nghiên cứu trọng tâm trong quá trình đổi mới tư duy về trí thức và công tác vận động trí thức, nhất là trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến luận án đều có giá trị tham khảo về phương pháp tiếp cận, cung cấp tư liệu, giải quyết vấn đề nghiên cứu. Những đề xuất các nhà khoa học về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng đội ngũ trí thức và đổi mới công tác vận động trí thức đều có giá trị tham khảo trong quá trình triển khai thực hiện luận án. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án có mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và cách thức tiếp cận khác nhau nên những công trình này nghiên cứu, giải quyết ở góc độ, hay khía cạnh nhất định về lãnh đạo, tập hợp trí thức.. Những nghiên cứu lý luận về trí thức và công tác vận động trí thức là khá phong phú nhưng nghiên cứu về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức chưa được đề cập nhiều. Một số công trình đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trí thức, đặc điểm của trí thức, thực trạng đội ngũ trí thức và công tác vận động trí thức. Tuy nhiên, các công trình đã công bố đã lâu, nhiều cách tiếp cận và tư duy chưa cập nhật, các số liệu tiêu chí đánh giá đã cũ, cần được bổ sung. Chưa có công trình nào trực tiếp đi sâu luận giải sâu về vấn đề đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc khai thác, kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan, với phương pháp tiếp cận liên ngành triết học - chính trị - xã hội - xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, luận án bổ sung nhận thức, quan niệm có tính hệ thống về trí thức và công tác vận động trí thức, xây dựng luận cứ khoa học đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
  • 26. 22 trong giai đoạn hiện nay. Luận án làm rõ thực trạng công tác vận động trí thức và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay để làm cơ sở thực tiễn đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu những cơ hội và thách thức, yêu cầu và đề xuất những giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay.
  • 27. 23 Chương 2 ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. TRÍ THỨC VÀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC Ở NƯỚC TA 2.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của trí thức 2.1.1.1. Khái niệm trí thức Mỗi xã hội có sự nhìn nhận về trí thức khác nhau, cho đến nay trong giới khoa học đang còn nhiều quan niệm khác nhau về trí thức. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có trên 60 định nghĩa “trí thức”. Tùy góc độ tiếp cận mỗi người có sự luận giải, quan niệm khác nhau về trí thức, luận án tập trung phân tích một số quan niệm chủ yếu sau đây: Thuật ngữ “trí thức” có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Intelligentia” nghĩa là sự hiểu biết, nhận thức, kiến thức. Từ chữ “Intelligens” nghĩa là thông minh, trí tuệ, có nhận thức hiểu biết, suy nghĩ. Theo một số nhà nghiên cứu, thuật ngữ trí thức được dùng nhiều vào những năm nửa sau thế kỷ XIX để biểu thị một lực lượng xã hội gồm những người có học thức. C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra sự nhìn nhận về người trí thức và giới trí thức: Giới trí thức tham gia các hoạt động xã hội với tư cách là “thuộc tính chung của những sinh vật có trí tuệ”. Theo C.Mác, người trí thức là người sáng tạo tinh thần, sản xuất tinh thần, là bộ phận tinh hoa của xã hội. Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt chuyên lao động trí óc phức tạp, có trình độ học vấn, đại diện cho trí tuệ đương thời mà xã hội đạt được. Họ là những người sáng tạo, phổ biến và vận dụng tri thức vào đời sống xã hội, thúc đẩy nhanh sự phát triển văn hóa và tiến bộ xã hội. V.I. Lênin, khi bàn về trí thức đã khẳng định: “Trí thức bao hàm không những chỉ các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của lao động trí óc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, sau khi đánh giá cao vai trò của
  • 28. 24 những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến, định nghĩa: “Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra. Ngoài hai cái đó không có trí thức nào khác...” [104, tr. 235]. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm trí thức thì phải có tri thức. Tri thức là sự hiểu biết, có hiểu biết và điều quan trọng là phải đem tri thức đó phục vụ cho nhân dân, cho xã hội, qua đó góp phần cải tạo thực tiễn và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Nhìn chung, trong nhiều định nghĩa về trí thức ta thấy có hai dấu hiệu cơ bản: - Có trình độ học vấn cao. - Lao động trí óc có chuyên môn cao. Ngoài tiêu chuẩn về trình độ học vấn cao, người trí thức cần phải có tinh thần sáng tạo và tiêu chuẩn đạo đức. Những người trí thức ban đầu của xã hội, dân tộc có thể hình thành một cách tự phát, không qua trường lớp. Nhưng để có đội ngũ trí thức thật sự thì nhất thiết phải có hệ thống đào tạo chính quy với những bằng cấp, học vấn khác nhau đồng thời cũng không phủ nhận các hình thức đào tạo khác kể cả tự học. Ngày nay trên thế giới đã có sự thống nhất tương đối về nội dung đào tạo và bằng cấp. Sự xác định trình độ tối thiểu của trí thức chưa thật giống nhau, nhưng ở nước ta ít nhất cũng phải tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên. Với trình độ tri thức ban đầu như thế, người trí thức mới có khả năng tiếp cận với lao động sáng tạo. Bằng cấp là hình thức thể hiện học vấn, qua các chức danh về học vị, học hàm nhưng đó mới chỉ là dấu bên ngoài vì đôi khi bằng cấp không tương xứng với trình độ học vấn. Cá biệt có những người có bằng cấp cao song vẫn không đóng vai trò của trí thức, trong phân công lao động xã hội. Họ không đáp ứng được yêu cầu của lao động sáng tạo, hoặc họ từ bỏ lao động sáng tạo và đi vào kiểu lao động giản đơn, lao động chân tay tay hoặc buôn bán nhỏ, thậm chí, không làm gì, làm những nghề không lương thiện. Những người này, theo như Chủ tịch Hồ Chí Minh, họ cũng chỉ được gọi là “người có học” “người đỗ đạt” người làm việc bằng trí óc mà thôi chứ chưa phải là trí thức đầy đủ.
  • 29. 25 Bên cạnh đó, có những người bằng cấp không cao nhưng do tư chất thông minh, lại chịu học hỏi nên có vốn tri thức khá sâu sắc và có nhiều sáng tạo được ghi nhận trong những lĩnh vực chuyên môn nhất định, có người không được đào tạo nhiều qua trường lớp nhưng họ tự trang bị kiến thức qua tài liệu và kinh nghiệm thực tế cuộc sống mà thực hiện được công việc sáng tạo khoa học thì họ vẫn xứng đáng được gọi là trí thức. Trong thực tế, không ít người trong số đó trở thành những nhà bác học lớn, những trí thức hàng đầu, những nhà phát minh, sáng chế. Những nhà phát minh vĩ đại như Ê- đi -xơn, như Bin - Ghết (Hoa Kỳ), những nhà văn hóa dân gian hay những nhà sáng chế “Hai lúa” ở Việt Nam là những điển hình tiêu biểu. Do vậy, nhìn nhận và đánh giá trí thức không chỉ trên cơ sở bằng cấp, trên sự phân công lao động xã hội thuần túy mà chủ yếu ở tính chất lao động của họ. Trí thức là "người lao động sáng tạo khoa học". Chính kiểu lao động thực sự đó của trí thức mà làm cho tầng lớp này khác với những bộ phận lao động khác trong xã hội, nhất là đối với nội bộ nhóm lao động trí óc... Nói cách khác, người trí thức chân chính phải có tài và có đức. Thực chất hai nhân tố đức và tài gắn bó với nhau, một con người không có khả năng sáng tạo hoặc thiếu đạo đức đều không phải là trí thức hoàn toàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về phẩm chất của con người đã đề cập đến “đức” và “tài” trong đó “đức là gốc còn tài là quan trọng”. Đức và tài là những yếu tố không thể thiếu được trong đội ngũ trí thức, đặc biệt là những trí thức làm công tác lãnh đạo quản lý. Có tài mà không có đức thì không chỉ không đem lại lợi ích thích đáng cho xã hội mà còn có thể gây tai họa cho xã hội, ngược lại nếu có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó thậm chí làm hỏng việc. Về phương diện chính trị, trí thức tự bản thân không có hệ tư tưởng độc lập nhưng lại góp phần quan trọng trong việc tổng kết, hình thành nên hệ thống tư tưởng, học thuyết lý luận cho các giai cấp. Trong một thể chế chính trị nhất định, tính giai cấp của đội ngũ trí thức là do tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định. Kế thừa và phát triển quan niệm của Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, Nghị quyết số 27- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”,
  • 30. 26 Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra quan niệm về trí thức Việt Nam như sau: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Quan niệm này thể hiện nhận thức sâu sắc của Đảng về trí thức phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội nói chung cũng như sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp trong tình hình mới ở Việt Nam nói riêng. Qua đó làm cơ sở để Đảng ta và toàn xã hội thống nhất trong nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan vị trí, vai trò của trí thức đối với sự phát triển đất nước. 2.1.1.2. Vai trò của trí thức Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều đánh giá cao vai trò của trí thức. Theo C.Mác, người trí thức là người sáng tạo tinh thần, sản xuất tinh thần. Họ là những người sáng tạo, phổ biến và vận dụng tri thức vào đời sống xã hội, thúc đẩy nhanh sự phát triển văn hóa và tiến bộ xã hội. Trong bức thư gửi V.IDaxulich, Ph.Ănghen đã nói tới thái độ kiên quyết và lòng nhiệt tình của những người trí thức dân tộc trong việc “chặt đứt xiềng xích đang giam cầm họ”, tức là nền quân chủ. Ph. Ănghen khẳng định, “để điều hành bộ máy hành chính và toàn bộ nền sản xuất xã hội, hoàn toàn không cần những lời nói suông, mà cần những trí thức vững vàng”[96, tr.432]. Tiếp thu quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin cũng đề cao vai trò của trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Người nói: “Sự hợp tác giữa đại biểu khoa học và công nhân - chỉ có một sự hợp tác như thế mới có thể thủ tiêu được toàn bộ nạn nghèo khổ, bệnh tật và bẩn thỉu... trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, không một thế lực đen tối nào đứng vững được” [148, tr. 218]. Mặc dù trí thức không phải là giai cấp kinh tế độc lập và vì thế không phải là lực lượng chính trị độc lập nhưng V.I.Lênin đánh giá cao vai trò của trí thức. Khi bàn về vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình xây dựng CNXH hiện thực, V.I.Lênin đã khẳng định: “Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm thì không thể chuyển lên CNXH được, vì CNXH đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng
  • 31. 27 để đi tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản đã đạt được” [148, tr. 217]. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin về trí thức trong sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Người đã sớm nhận thức chính xác vai trò, vị trí của trí thức trong xã hội. Người nhận định, trí thức là một bộ phận quan trọng trong lực lượng cách mạng và là “vốn liếng quý báu của dân tộc. Ngay từ những ngày đầu của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều” [4, tr. 235, 238]. Từ các quan điểm của C.Mác - Ph.Ăng ghen, V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ chức năng của trí thức trong sự phát triển xã hội nói chung, vai trò của đội ngũ trí thức được thể hiện trên các mặt sau đây: Một là, trí thức là vốn quý của đất nước, của nhân dân và dân tộc, có vai trò quyết định sức sáng tạo và trình độ phát triển của quốc gia. Trí thức là tầng lớp xã hội đặc biệt, thể hiện trình độ trí tuệ của mỗi quốc gia. Trí thức là một nguồn lực phát triển của quốc gia. Từ xa xưa cha ông ta đã từng nâng niu, trân trọng và đánh giá cao vai trò của trí thức. Ngày nay, trí thức hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội. Hai là, đội ngũ trí thức là lực lượng trực tiếp nghiên cứu phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn, cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối, chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ. Đội ngũ trí thức là một tầng lớp xã hội có tính đặc thù, đặc biệt là những cá nhân tiêu biểu, xuất sắc, họ có mặt trong các giai cấp và trở thành đại biểu cho ý chí và lợi ích của các giai cấp cơ bản trong xã hội mà trước hết là giai cấp nắm quyền lãnh đạo. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra đối với đội ngũ trí thức trong tất cả các ngành khoa học khác nhau: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Đội ngũ trí thức tham gia đắc lực vào tổng kết thực tiễn, cung cấp những luận cứ khoa học, phát triển lý luận của Đảng góp phần xây dựng làm sáng tỏ những vấn đề về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đấu tranh chống những quan điểm lệch lạc
  • 32. 28 sai trái, những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ. Ba là, trí thức là chủ thể của cách mạng khoa học - kỹ thuật là động lực thúc đẩy phát triển công nghệ hiện đại. Không có trí thức, không có khoa học thì không thể xây dựng đất nước. Trí thức sáng tạo ra công nghệ hiện đại. Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động trí tuệ, là chủ thể đi đầu thực hiện những nhiệm vụ khoa học kỹ thuật. Họ có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, thiết kế triển khai tổ chức thực hiện sự lựa chọn và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn khoa học với sản xuất. Người trí thức không chỉ có vai trò đào tạo xây dựng đội ngũ làm công tác khoa học mà còn là người trực tiếp sử dụng và phát huy tiềm năng trí tuệ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong khoa học và thực tiễn. Bằng tài năng trí tuệ của mình, trí thức là người luôn luôn tìm tòi sáng tạo ra cái mới, cái mà xã hội có nhu cầu. Trí thức có khả năng hợp tác trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đảm nhiệm vai trò tư vấn, phản biện, giám định các dự thảo về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các dự luật, dự án kinh tế - xã hội, công nghệ ở tầm quốc gia, khu vực và thế giới. Bốn là, trí thức là lực lượng có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp GD&ĐT, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Xét về quá trình đào tạo nguồn lực con người các thế hệ nối tiếp nhau, đội ngũ trí thức tỏ rõ vai trò chủ lực trong việc giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội với trình độ ngày càng cao. Trong KTTT hiện nay, vai trò đội ngũ trí thức ở mọi quốc gia càng thể hiện rõ trong việc trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và trong vô vàn các lĩnh vực, các ngành nghề mới, ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Thực tiễn đã chứng minh sự phát triển nền kinh tế - xã hội hiện đại, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cần phải có những con người hiện đại. Đội ngũ trí thức có vai trò và trách nhiệm lớn lao trong việc đẩy mạnh đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo ra lớp người có năng lực cao và phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng cho những nhu cầu lao động hiện nay.
  • 33. 29 Năm là, trí thức là lực lượng trực tiếp tham gia giữ gìn và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa giá trị văn hoá của nhân loại nhằm làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân và đất nước. Quá trình sản sinh, giữ gìn, phát huy, kế thừa các truyền thống giá trị văn hóa của các dân tộc và của nhân loại, đội ngũ trí thức cũng là lực lượng xã hội có vai trò nổi bật nhất. Mọi thành tựu, giá trị văn hóa, truyền thống và hiện đại của mỗi dân tộc, của nhân loại đều gắn với những trí thức tiêu biểu, những danh nhân văn hóa. Trong nền tảng văn hóa do nhân dân tạo ra, trí thức là những người vừa tham gia tạo dựng, vừa có công khái quát giá trị (lý luận, khoa học, sách báo, di sản...) và hướng dẫn, truyền bá, thực hiện bảo tồn, duy trì, phát triển... đối với xã hội về những giá trị di sản văn hóa đó. Do đó, đội ngũ trí thức không chỉ thể hiện trong lĩnh vực sáng tạo ra của cải vật chất, mà cả trong lĩnh vực sáng tạo những giá trị của đời sống tinh thần. Công cuộc đổi mới đất nước đã hướng tất cả đội ngũ trí thức phát huy lao động sáng tạo trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, ra sức khắc phục tình trạng đói nghèo về trí tuệ, văn hóa, thông tin, mở mang tri thức, giao lưu văn hóa, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại góp phần làm cho đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú và trong sáng. Người trí thức trên mặt trận văn hóa phải thực sự là các chiến sĩ tiên phong chống những tàn dư văn hóa cũ, độc hại, hướng con người đến những giá trị chân - thiện - mỹ, trực tiếp tham gia phát triển và phổ biến văn hóa. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới. 2.1.1.3. Đặc điểm của trí thức Việt Nam Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, trí thức Việt Nam là lực lượng đại diện cho trí tuệ của nhân dân và dân tộc, cho trình độ lao động phức tạp, lao động sáng tạo và là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển, sự phồn vinh của đất nước và dân tộc. Ngoài các đặc điểm của trí thức nói chung, trí thức nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau: Một là, trí thức Việt Nam là những người lao động trí óc có tính sáng tạo, sản phẩm lao động của họ thường mang đậm dấu ấn cá nhân. Lao động trí óc của trí thức thường mang tính sáng tạo với những sản phẩm lao động là các giá trị tinh thần, đòi hỏi họ phải có sự chi phí hàm lượng trí tuệ lớn
  • 34. 30 trong quá trình lao động và đặc biệt là phải có sự sáng tạo, tức dùng tri thức đã có để sáng tạo ra tri thức mới, các sản phẩm vật chất và tinh thần mới có giá trị đối với xã hội. Hay nói cách khác, lao động của trí thức là sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo cái mới, tiến bộ, đòi hỏi phải có tư duy ở mức độ cao, sự hao phí của năng lượng, hoạt động của bộ não là chủ yếu. Đó có thể là các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp hữu ích giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm mà hiệu quả của nó có thể đo đếm, định lượng được; hoặc nó có thể là những luận điểm. luận cứ, giải pháp để giúp Đảng, Nhà nước xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn. Trường hợp này, việc đánh giá hiệu quả của nó chỉ có thể bằng phương pháp định tính mặc dù có những kết quả nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn có ý nghĩa rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành. Những quan điểm, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng ta là một ví dụ tiêu biểu. Mặt khác, tính sáng tạo trong lao động của trí thức có thể gắn liền với kết quả trong thực tiễn, ý tưởng sáng tạo gắn liền với việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Chính nhờ đặc điểm này mà trí thức đóng vai trò nhân tố quan trọng thúc đẩy khoa học - công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, kinh tế - xã hội phát triển. Sản phẩm lao động của trí thức mang đậm dấu ấn cá nhân. Trong thực tế, không phải không có sản phẩm trí tuệ là kết quả chung của một nhóm người, của một tập thể các nhà khoa học, của một đơn vị nghiên cứu, giảng dạy. Thế nhưng, dù là sản phẩm của một cá nhân hoặc là sản phẩm của nhiều người thì tính sáng tạo cá nhân vẫn thường được thể hiện rõ, nhất là các công trình khoa học của cá nhân. Hai là, trí thức Việt Nam đã tiếp nối và phát huy được truyền thống văn hiến của dân tộc, luôn đồng hành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc,của Đảng và có đóng góp đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Sinh ra và lớn lên trong lòng một dân tộc bị thực dân và phong kiến áp bức, trí thức Việt Nam cũng chịu chung số phận với quần chúng nhân dân lao động. Trí thức Việt Nam, thế hệ nối tiếp thế hệ, đã phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc, Trí thức nói chung rất ham học, ham đọc. Nhờ đó mà người trí thức luôn luôn tiếp cận được cái mới, do đó trình độ lý luận không ngừng được nâng cao. Phát huy tinh thần cần cù, không ngại gian khó của dân tộc, nhiều trí thức đã từ bỏ vinh
  • 35. 31 hoa phú quý, từ bỏ chế độ đãi ngộ cao ở nước ngoài, trở về chia ngọt sẻ bùi, chấp nhận gian khổ cùng nhân dân, phấn đấu cho sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cho công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đặc điểm này rất đáng trân trọng, nhưng nếu không có ý chí quyết tâm cao để vượt khó, dễ nảy sinh tư tưởng chấp nhận, an phận thủ thường, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống. Lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy quá trình hình thành và phát triển của Đảng luôn có sự tham gia đắc lực của trí thức. Những trí thức như Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong… Đó là thế hệ cán bộ đầu tiên của Đảng, có công lớn trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, góp phần làm nên sự thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời còn muôn vàn khó khăn, theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác, nhiều trí thức được đào tạo dưới chế độ cũ và ở nước ngoài, sẵn sàng rời bỏ môi trường làm việc thuận lợi sung sướng, rời bỏ vinh hoa phú quý, gia nhập vào đoàn quân cách mạng, chấp nhận gian khổ, hy sinh cùng với quân và dân lập nên bao chiến công anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất thân là con em nông dân, công nhân, hoặc được hình thành trong quá trình trí thức hóa giai cấp công nhân và nông dân, có mối quan hệ mật thiết với hai giai cấp này. Đây là tiền đề quan trọng để trí thức tham gia và góp phần xây dựng liên minh công nhân, nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. đồng thời gắn bó chặt chẽ với dân tộc. Đây là một đặc điểm riêng của đội ngũ trí thức Việt Nam so với giới trí thức của nhiều nước đã trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản. Nhìn chung, chỉ có một số ít được thừa hưởng truyền thống của các gia đình dòng dõi. Đặc điểm đó đã tạo cho giới trí thức nước ta một ý thức gắn bó sâu sắc với nhân dân lao động, thông cảm với người lao động vất vả, cực nhọc, với hoàn cảnh nghèo nàn, lạc hậu của đất nước, thiết tha mong muốn xây dựng nước ta thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, có thể sánh vai với các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới.
  • 36. 32 Ba là, trí thức Việt Nam được hình thành từ nhiều nguồn, có sự khác nhau; qua biến cố của lịch sử nhưng không phản bội Tổ quốc, có những đóng góp về tư tưởng, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, công nghệ. Đội ngũ trí thức Việt Nam trưởng thành như hiện nay là đã ra đời và phát triển trải qua những giai đoạn cách mạng do Đảng lãnh đạo. Với tính chất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, coi trí thức là một bộ phận có khả năng cách mạng, nên Đảng ta đã tuyên truyền, động viên, thu hút nhiều trí thức yêu nước, không kể xuất thân từ giai cấp, tầng lớp nào. Trong quá trình xây dựng đội ngũ trí thức, từ bản chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, với thực tế đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu và vận dụng quan điểm mác xít, đường lối của Đảng ta là: sử dụng và cải tạo trí thức cũ, đồng thời đào tạo trí thức mới từ con em nhân dân lao động, nhất là từ công nhân và nông dân. Do nguồn gốc xuất thân và nguyên nhân chủ quan, khách quan nên việc xem xét, đánh giá, đối xử với một số trí thức có lúc chưa đúng mức, thậm chí nặng nề, nhưng không có biểu hiện phản bội Tổ quốc, họ vẫn âm thầm sống và đóng góp, tiêu biểu như Trần Đức Thảo và một số trí thức sống ở nước ngoài. Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT, chính sách phát triển GD&ĐT, KH&CN từng bước đổi mới theo hướng ngày càng tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Những chính sách đó mở ra nhiều cơ hội cho trí thức Việt Nam ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng. Do đó, thành phần xuất thân của trí thức đa dạng hơn và cũng phức tạp hơn. Bên cạnh số đông trí thức xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân thì có một bộ phận không ít trí thức sinh ra trong các gia đình giàu có, gia đình tư sản, chủ các doanh nghiệp, trang trại lớn... Hơn nữa, đường lối đối ngoại rộng mở, nhiều trí thức được đào tạo ở nước ngoài theo các hình thức khác nhau. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi để hình thành đội ngũ trí thức đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển KTTT hiện nay. Cùng với đội ngũ trí thức hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ; nghiên cứu lý luận chính trị, văn hóa-xã hội khá đông đảo trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước… là các trí thức xuất thân từ môi trường lao động trực tiếp sản xuất trên đồng ruộng, doanh nghiệp tư nhân, hoạt động văn hóa,
  • 37. 33 nghệ thuật. Họ được gọi tên thân thương là “kỹ sư hai lúa, kỹ sư chân đất”, sang chế được nhiều máy móc đem lại tiện ích và hiệu quả kinh tế cao, sưu tầm, lưu giữ, truyền bá văn hóa dân gian… họ được gọi là “nghệ sĩ, nhà văn hóa” của làng quê, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Bốn là, trí thức Việt Nam được tổ chức thành đội ngũ, chủ yếu hoạt động trong các tập thể khoa học công lập, do Nhà nước cấp kinh phí hoạt động và một bộ phận hoạt động trong các tập thể khoa học ngoài công lập. Hiện nay, lực lượng trí thức làm việc trong khu vực công chiếm tỷ lệ cao trên (80%), nhất là lĩnh vực giáo dục và y tế. Trước hết, lực lượng này nằm ở các trường đại học, nơi có đông trí thức đồng thời cũng là nơi đào tạo trí thức chủ yếu cho cả nước. Thứ hai là các viện nghiên cứu nhà nước. Có một hệ thống các viện đồ sộ được lập nên gồm các viện của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc các bộ và các cơ quan của bộ máy nhà nước, đảng. Chức năng của các viện là nghiên cứu khoa học và phục vụ cho các yêu cầu của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Ngoài các trí thức hoạt động trong các tập thể khoa học công lập, có khoảng 20% trí thức hoạt động trong các đơn vị khoa học và công nghệ ngoài nhà nước. Với sự ra đời của Nghị định số 35/1992 và sau đó là Nghị định số 81/2003, hiện nay là Nghị định số 08/2013, hàng ngàn tổ chức nghiên cứu khoa học độc lập, viện, trung tâm và các tên gọi khác, tự trang trải ra đời. Các tổ chức này hoạt động rất đa dạng, năng động, mạnh mẽ, đáp ứng linh hoạt các nhu cầu của xã hội. Năm là, một số trí thức Việt Nam chịu ảnh hưởng của tàn dư phong kiến, thiếu sự liên kết chặt chẽ trong sáng tạo khoa học, tinh thần hợp tác chưa cao. Từ một nước nông nghiệp, hàng ngàn năm nay, nền kinh tế nước ta, sản xuất nhỏ là phổ biến. Nó để lại hậu quả khá nặng nề trong đời sống văn hóa và tinh thần của xã hội ta kể cả trí thức. Những mặt tiêu cực và hạn chế của nó đã in rất đậm, rất sâu trong nếp nghĩ, trong tư tưởng người sản xuất nhỏ biến thành thói quen, lối sống cố hữu. Nhiều quan điểm về đạo đức bị ràng buộc bởi những khuôn khổ hết sức khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến, như tư tưởng đẳng cấp, tư tưởng xem thường lao động chân tay, tư tưởng trọng nam khinh nữ, v.v.. người trí thức chịu ảnh hưởng của tư